39
Chương trình REDD+ Vit Nam Tài liu tho lun CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD 21/2/2011

Chương trình REDD+ Việt Nam - vietnam-redd.org · hầu hết các nội dung về lâm nghiệp đều liên quan đến việc thích ứng, và vai trò của rừng trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chương trình REDD+ Việt Nam Tài liệu thảo luận CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD 21/2/2011

2    

1 Giới thiệu

Vấn đề “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) đã được Papua New Guinea và Costa Rica đưa vào chương trình nghị sự UNFCCC trong Hội nghị các bên lần thứ 11 (COP) năm 2005. Lý do đáng chú ý nhất để đạt được sự đồng thuận về REDD là 17,4% tổng lượng phát thải khí nhà kính, và khoảng 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu, là từ mất rừng. Do đó, mặc dù có những thách thức lớn, các bên đã đạt được sự đồng thuận lớn về việc UNFCCC nên xem nguồn phát thải này là mối quan tâm của tất cả các thành viên công ước và biến REDD thành một công cụ để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Kể từ đó, REDD đã được đưa vào trong Lộ trình Bali, được COP-13 của UNFCCC phê duyệt.

REDD đã chính thức được mở rộng thành “REDD+” tại những cuộc họp sau đó. REDD+ có nghĩa là giảm phát thải thông qua việc giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường bể chứa các bon của rừng. REDD+ đã được đưa vào trong Hiệp ước Copenhagen tại UNFCCC COP-15 năm 2009; Hiệp ước này đã được nhiều nước thành viên tham gia. Việt Nam ủng hộ hoàn toàn Hiệp ước Copenhagen1. REDD hiện vẫn đang được thảo luận trong khuôn khổ UNFCCC, nhưng việc thí điểm chủ đề này đã được bắt đầu với sự quan tâm và hỗ trợ tài chính đáng kể từ cộng đồng quốc tế, cả chính phủ, phi chính phủ và xã hội dân sự. Mục tiêu là từ nay đến COP-17 tại Johannesburg vào tháng 12/2011, các quy định, mô hình và hướng dẫn quản lý REDD+ theo một cơ chế giảm thiểu biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ được đàm phán chi tiết đến một mức đủ để cho phép lồng ghép REDD+ vào trong một bộ hiệp định, hy vọng sẽ có được tại COP Johannesburg.

1.1 Tổng quát về tình hình phát triển liên quan đến REDD+ tại Việt Nam

1.1.1 Phát triển về mặt dân số  Trong 100 năm qua, dân số Việt Nam đã tăng nhanh, từ khoảng 15 triệu người trong những năm

đầu thế kỷ 20 lên đến 25 triệu vào năm 1940, và tới 84 triệu vào năm 2007, với mật độ bình quân là 254 người/km2. Con số này hơn gấp năm lần so với mật độ dân số bình quân thế giới (GSO2007). Khoảng 25 triệu người trong số này sống tại các khu vực vùng núi và nông thôn. Hầu hết người dân vùng núi sống phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, tài nguyên rừng và các hoạt động dựa vào rừng. Họ thường là người nghèo do khó tiếp cận các thị trường, cơ sở hạ tầng kém, đất đai thoái hóa, canh tác nhỏ và trình độ giáo dục thấp. Người nghèo ở các vùng sâu vùng xa phải phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác và sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp từ gỗ và ngoài gỗ, và dựa vào đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số nhanh tại các khu vực này tạo thêm áp lực cho rừng và đất lâm nghiệp, và do đó càng tăng mức độ nghèo đói.  

Với mức tăng trưởng dự kiến 1,3% trong giai đoạn 2011-2020 (con số này của giai đoạn từ 2001-2010 là 1,5%), dân số Việt Nam dự kiến sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2020.

1.1.2 Những tác động của biến đổi khí hậu Thông báo Khí hậu quốc gia Việt Nam 2009 đã cung cấp những dự đoán về tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam2:

• Tăng nhiệt độ không khí bề mặt từ 1,1 đến 1,9oC trong kịch bản thấp và từ 2,1 đến 2,6oC trong kịch bản phát thải cao trước năm 2070, có thể có mức tăng cao hơn đáng kể tại các khu vực cao nguyên;

                                                                                                                       1  Letter  of  VN  Ambassador  to  UN    to  Executive  Secretary  UNFCCC,  dated  31-­‐03-­‐2010  2  Institute  of  Strategy  and  Policy  on  Natural  Resources  and  Environment  (ISPONRE),  2009:  Viet  Nam  Assessment  Report  on  Climate  Change,  Hanoi.  

3    

• Tăng nhiệt độ trung bình tối thiểu và tối đa trong năm; • Tăng số ngày có nhiệt độ dưới 20oC và trên 25oC; • Thay đổi hình thái lượng mưa; • Tăng mực nước biển từ 15 đến 90cm; • Tăng tần số và cường độ các hiện tượng khí hậu nghiêm trọng.

Những sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến cây trồng nông nghiệp và các chủng loài trong rừng, và dẫn đến sự tăng lượng sâu bệnh. Việc tăng tần số và cường độ của bão, lụt và hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và hạn hán sẽ có thể dẫn đến cháy rừng lan rộng. Bờ biển dài của Việt Nam với các khu rừng ngập mặn còn lại, và các khu vực sản xuất lúa thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và các tác động của nó3. ADB4 báo cáo rằng hiện nay sản xuất nông nghiệp và các khu rừng tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu dưới nhiều hình thức. Mực nước biển dâng cao đã làm tăng nhanh hiện tượng xói lở bờ biển, đe dọa hủy hoại các khu rừng ngập mặn, ví dụ như khu vực mũi Cà Mau (ADB 2009). Các tác động của biến đổi khí hậu cũng mang theo nguy cơ gây nhiễm mặn, và mất đất sản xuất lúa tại vùng duyên hải và vùng đồng bằng trũng, và gây ra thiếu nước vào mùa khô. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, đến an ninh lương thực cũng như kinh tế của cả nước. Việc mất đất lâm nghiệp dọc theo bờ biển và sông cũng sẽ dẫn đến nguy cơ tăng áp lực đối với các diện tích rừng còn lại.

Do vậy, UNFCCC COP-13 tại Bali đã công nhận Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Những phương án lựa chọn để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp bao gồm:

• Tiếp tục tăng cường năng lực dự báo lũ lụt; • Ngăn chặn phá rừng tràm và rừng ngập mặn; • Tăng độ che phủ rừng ngập mặn; • Bảo vệ rừng trên đất chua phèn. Các nghiên cứu5 đã cho thấy rừng có thể giúp ém phèn, hỗ

trợ giảm ô nhiễm gây ra bởi chua phèn. Việc tác động đến các loại đất này, ví dụ như chuyển đổi đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác, sẽ làm tăng quá trình giải phóng axit6;

• Ngăn chặn phá rừng và suy thoái rừng trên đất dốc và các lưu vực; • Phòng và chống cháy rừng; • Tăng độ che phủ rừng; • Giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ để tránh ô nhiễm nước; • Đa dạng giống lúa, ví dụ như làm ra các giống lúa chịu úng lâu, và chịu được đất chua; • Tăng độ cao của thân đê; • Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi, bao gồm các hồ chứa nước nhằm thích ứng với hạn

hán; • Tạo các cơ hội thu nhập ngoài canh tác nông nghiệp.

1.2 Mục tiêu Chương trình REDD+ quốc gia (NRP)7 sẽ đóng góp cho việc giảm phát thải từ mất rừng và suy

thoái rừng (REDD), nhằm thúc đẩy việc bảo vệ rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường

                                                                                                                       3  WB,  2003:  Climate  Change  and  Development  in  Viet  Nam:  Agriculture  and  adaptation  for  the  Mekong  Delta  Region.  Climate  Protection  Programme

 

4  Asian  Development  Bank  (ADB),  2009:  The  economics  of  climate  change  in  Southeast  Asia:  a  regional  review,  Manila.  

5  WB,  2003:  Climate  Change  and  Development  in  Viet  Nam:  Agriculture  and  adaptation  for  the  Mekong  Delta  Region.  Climate  Protection  Programme  

 

6  idem  

4    

bể chứa các bon (REDD+), và đồng thời cải thiện sinh kế của người dân nông thôn Việt Nam8. Đặc biệt, NRP sẽ tăng cường:

• Những lợi ích cho người dân sống trong và gần rừng của Việt Nam; • Quản lý bền vững các diện tích rừng tại Việt Nam; • Sự quan tâm của các nhà tài trợ và nhà đầu tư cho việc hỗ trợ hoặc tham gia tổ chức vận hành

NRP.

1.3 Cơ sở pháp lý, lý luận và quy mô Cơ sở pháp lý của một chương trình REDD+ dựa vào một số văn bản luật, chiến lược và chương

trình của nhà nước (được nêu trong Phụ lục 1.4, 1.5 và 1.6), cũng như một số thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Vào tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP) nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt9. Dựa trên chương trình này, các tỉnh và các cơ quan chính phủ, bao gồm Bộ NN&PTNT, được giao nhiệm vụ xây dựng khung Kế hoạch hành động nhằm thích ứng10 với biến đổi khí hậu. NTP đòi hỏi các cơ quan chính phủ phải quyết định các phương pháp thực hiện và lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong các kế hoạch chiến lược phát triển ngành. Do NTP chủ yếu được xây dựng trước khi REDD+ trở thành một vấn đề quốc tế chủ đạo, nên hầu hết các nội dung về lâm nghiệp đều liên quan đến việc thích ứng, và vai trò của rừng trong việc bảo vệ trước các tác động của biến đổi khí hậu, chứ không phải là giảm thiểu. Tuy nhiên, mặc dù REDD+ chưa được nhắc đến một cách cụ thể trong văn kiện NTP, các phương pháp thực hiện liên quan đến REDD+ đã được nêu trong chương trình quốc gia này.

NTP cũng đã dựa trên Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-202011. Một trong những nguyên tắc chính của chiến lược này là quản lý lâm nghiệp bền vững được coi là cơ sở cho phát triển lâm nghiệp Việt Nam.

Ở cấp quốc tế, Việt Nam đã ký kết UNFCCC, Nghị định thư Kyoto, và Công ước về Đa dạng sinh học (CBD). Việt Nam cũng áp dụng “Công cụ không mang tính ràng buộc pháp lý về tất cả các loại rừng” của Diễn đàn Liên hợp quốc về lâm nghiệp (UNFF). Ngoài ra, ở cấp khu vực, năm 2009, Việt Nam đã áp dụng Khung hành động đa ngành của ASEAN về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và Lâm nghiệp hướng tới An ninh lương thực, trong đó có các yếu tố REDD+.

Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện REDD+, có sự tham vấn với các bên liên quan. Với tính chất và những yêu cầu của REDD+ và những hạn chế trong hệ thống pháp lý hiện hành12 cho quản lý rừng Việt Nam, khung pháp lý này sẽ bao gồm tất cả các loại hình quy định liên quan tới khía cạnh kinh tế, xã hội và hành chính, tránh các mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề còn tồn tại, như được mô tả trong văn bản RPP13.

Nguyên nhân và động cơ gây phá rừng và suy thoái rừng tại Việt nam không chỉ bắt nguồn từ ngành lâm nghiệp, mà còn từ các ngành khác, ví dụ như nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Do đó REDD+

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   7  The  National  REDD+  Program  results  from  a  Decision  issued  by  the  Prime  Minister  of  Viet  Nam  overarching  and  governing  any  activity  that  will  be  undertaken  –  irrespective  of  what  Ministry,  Department  or  Institution  (MDI)  is  undertaking  it.  8  See  also  Decision  -­‐/CP.16  (Outcome  of  the  work  of  the  AWGLCA)  9  PM  decision  158  on  approval  of  NTP  on  climate  change,  December  2008  10  The  Action  Plan  Framework  (APF)  for  Adaptation  to  Climate  Change  in  the  Agriculture  and  Rural  Development  Sector  for  the  period  2008-­‐2020  was  also  launched  by  MARD  in  2008  11  PM  decision  18/2007/  QD-­‐TTg  dated  February  05th  2007,  12  MARD,  August  2010;  Vietnam  R-­‐PP   to  WB,   ‘the   legal   framework   is   still  ambiguous,  over-­‐complex  and  contains   loopholes   that  enable  criminals  to  make  easy  financial  gains  with  little  risk  of  legal  sanction.  Prosecutions  are  minimal  and  fines  for  forest  crimes  are  extremely  low  in  relation  to  gains  that  can  accrue’.  13  idem  

5    

cần bao gồm các ngành kinh tế khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau với mức phát triển khác nhau và mang tính đa dạng hóa về yếu tố xã hội và địa lý.

Do việc giảm mất rừng và suy thoái rừng là một chủ đề đa ngành ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và ngành nghề, Việt Nam cần phải cân bằng giữa các mục tiêu phát triển và các mối quan tâm khác nhau. Cho đến gần đây, rừng vẫn bị xem như sự cản trở cho việc phát triển, và phải nhường chỗ cho việc mở rộng nông nghiệp, quy mô đô thị, v.v… để tăng GDP.

Tuy nhiên, với việc tăng mức độ quan tâm gần đây đối với REDD+, rừng và ngành lâm nghiệp đã có một cơ hội để đóng góp đáng kể cho việc tạo việc làm và tạo thu nhập, đóng góp cho GDP. Để có thể tận dụng cơ hội này, cần thay đổi quan điểm về ngành lâm nghiệp, và điều chỉnh các mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển của Việt Nam.

1.4 Các nguyên tắc chủ đạo • Chương trình REDD+ quốc gia (sau đây gọi là NRP) phải đề cao luật pháp quốc gia, bao gồm

các quyền lợi truyền thống và theo tục lệ của người dân bản địa, thúc đẩy bình đẳng giới; và tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết;

• Hệ thống pháp lý cần hỗ trợ việc thực hiện NRP và liên kết với các sáng kiến/quy trình liên quan, ví dụ như FLEGT. Do tính chất đa ngành, NRP cần bao gồm tất cả các loại văn bản quy định (kinh tế, thương mại, phát triển nông thôn, hành chính, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, v.v…), tránh sự thiếu nhất quán, và giúp cân đối các mục tiêu phát triển, lồng ghép các nội dung của REDD+ vào các ngành khác, ngoài lâm nghiệp;

• NRP cần dựa trên cách tiếp cận quy hoạch và phân vùng sử dụng đất phù hợp. • Việt Nam không nên vay nợ trong quá trình thiết lập hệ thống thể chế và xây dựng năng lực để

thực hiện và quản lý NRP; • NRP phải có cơ cấu điều hành rõ ràng, bao gồm đại diện của các nhóm liên quan và người sở

hữu tài nguyên; • Các quyết định liên quan đến NRP cần hướng đến tính minh bạch, công bằng, bình đẳng, loại

bỏ tham nhũng, bình đẳng giới và tôn trọng các quyền lợi của cá nhân và tập thể; • NRP sẽ tiếp tục được xây dựng theo phương thức có sự tham gia và mang tính minh bạch

thông qua việc áp dụng FPIC; • Hệ thống PFES trong NRP cần phải công bằng và minh bạch, và phần lớn lợi ích phải đóng

góp trực tiếp cho sinh kế ổn định bền vững và phúc lợi của các cộng đồng địa phương, đồng thời tránh việc lệ thuộc hoàn toàn và hy vọng quá mức vào hợp phần các bon của PFES như một nguồn thu nhập duy nhất cho các cộng đồng địa phương;

• Các thỏa thuận PFES chỉ có thể được thực hiện với các chủ sở hữu/sử dụng hợp pháp tài nguyên và phải tôn trọng hệ thống truyền thống về sở hữu rừng và sử dụng đất: ít nhất 75% chủ tài nguyên phải thể hiện sự đồng thuận tự nguyện với đầy đủ thông tin;

• Việc chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sẽ không thích hợp cho PFES và các giấy phép khai thác gỗ và/hoặc quản lý lâm nghiệp chỉ có thể áp dụng cho PFES nếu nguyên tắc 7 được tuân thủ, và nếu hiện tượng rò rỉ các bon giữa các ngành trong nước được loại trừ;

• NRP cần bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại; và các hoạt động xây dựng năng lực cho các tổ chức hỗ trợ/xúc tiến tại địa phương;

• NRP phải được hỗ trợ bằng việc thu thuế sử dụng đất cho mục đích công nghiệp và các hoạt động làm giảm khả năng của đất lâm nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường, được công nhận trong Nghị định 99/2010/ND-CP;

• MRV phải đưa ra các ước tính chính xác, giảm các yếu tố khó lượng hóa, và được thực hiện một cách minh bạch, có tính thống nhất theo chuỗi thời gian.

6    

2 Các yêu cầu về REDD và các vấn đề khác liên quan đến biến đổi khí hậu

2.1 Tình hình đàm phán hiện tại Các kết quả về REDD tại Copenhagen vẫn chưa đầy đủ. Mặc dù đã có một số tiến triển, hiện tại

vẫn còn một số tồn tại đáng kể, đặc biệt là trong việc xác định các đích đến. Hiệp ước Copenhagen đã đặt ra được một cột mốc: đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên về đóng góp các nguồn lực tài chính để hỗ trợ REDD+. Australia, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Anh và Mỹ đã đề xuất gói tài chính 35 tỷ USD cho việc chuẩn bị sẵn sàng cho REDD. Từ đó đến nay, các nguồn tài chính bổ sung đã được thực hiện. Thỏa thuận này cũng đã xác định rõ các nội dung mang tính chất kỹ thuật trong việc hỗ trợ các nước khẩn trương thí điểm để đúc rút kinh nghiệm. Nhưng một số vấn đề vẫn chưa được hoàn tất, trong đó bao gồm các mức phát thải tham chiếu, vài trò của cấp địa phương và cách lồng ghép REDD vào các sáng kiến và phương tiếp cận ở tầm quốc gia. Đây là các vấn đề quan trọng đối với các nước có nhiều rừng với nhiều loại hình đa dạng, chịu nhiều loại áp lực – bao gồm Việt Nam.

Sau Copenhagen, cam kết về chính trị đã giảm bớt một thời gian, nhưng COP tại Cancun đã có những tiến triển đáng kể. Các yếu tố trong Các thỏa thuận Cancun bao gồm14:

• Các nước công nghiệp phát triển là thành viên chính thức của các cam kết đa phương cần xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển các bon thấp, và đưa ra cách tốt nhất để đạt được điều đó, như thông qua các cơ chế thị trường, và báo cáo số liệu thống kê hàng năm.

• Các hành động giảm phát thải của các nước đang phát triển được công nhận chính thức qua một cam kết đa phương. Một danh sách đăng ký sẽ được thành lập để ghi lại và liên kết các hành động giảm thiểu của các nước đang phát triển với các khoản hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các nước phát triển. Các nước đang phát triển sẽ công bố các báo cáo tiến độ hai năm một lần.

• Các thành viên tham gia Nghị định thư Kyoto đã thỏa thuận tiếp tục các phiên đàm phán để hoàn thành giai đoạn cam kết đầu tiên và đảm bảo sẽ không có khoảng trống giữa giai đoạn cam kết đầu tiên và thứ hai của Nghị định.

• Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto đã được củng cố để thúc đẩy thêm những khoản đầu tư và công nghệ lớn vào các dự án giảm phát thải mạnh và bền vững cho thế giới đang phát triển.

• Các bên đã khởi động một loạt các sáng kiến và thể chế để bảo vệ các bên dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và huy động tiền và công nghệ mà các nước đang phát triển cần để lập kế hoạch và xây dựng tương lai bền vững của các nước này.

• Các nước công nghiệp ra quyết định cung cấp 30 tỷ USD để khởi động nhanh hỗ trợ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển cho đến năm 2012 và dự định huy động 100 tỷ USD cho giai đoạn sau năm 2012 đến 2020.

• Về khía cạnh tài chính khí hậu, một quy trình nhằm xây dựng một Quỹ Khí hậu xanh theo tinh thần COP, với một ban quản lý Quỹ gồm các đại diện bình đẳng từ các nước phát triển và đang phát triển, đã được thiết lập.

• Một “Khung thích ứng Cancun” mới đã được xây dựng để cho phép việc lập kế hoạch và thực hiện tốt hơn các dự án thích ứng tại các nước đang phát triển, thông qua việc tăng cường hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, bao gồm cả một quy trình rõ ràng để tiếp tục các công việc liên quan đến đánh giá mất mát và thiệt hại.

• Các chính phủ đồng ý thúc đẩy hành động REDD+ tại các nước đang phát triển với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển.

                                                                                                                       14     UNFCCC  Secretariat,  11,  December  2010:  official  press  release.  

7    

• Các bên đã thành lập một cơ chế kỹ thuật, đó là Ủy ban điều hành công nghệ, Trung tâm và Mạng lưới công nghệ khí hậu nhằm tăng cường hợp tác về công nghệ để hỗ trợ hoạt động thích ứng và giảm thiểu.”

Dấu ‘+’ trong REDD+ hiện đã được khẳng định và năm hoạt động phù hợp đã được xác định là: (a) Giảm phát thải từ mất rừng; (b) Giảm phát thải từ suy thoái rừng; (c) Bảo tồn bể chứa các bon rừng; (d) Quản lý bền vững tài nguyên rừng; và (e) Tăng cường bể chứa các bon rừng. Các hoạt động này sẽ được thực hiện, có xem xét các hình thức ‘đảm bảo’ sau:

i. Các hoạt động phải hỗ trợ hoặc thống nhất với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và công ước cũng như thỏa thuận quốc tế có liên quan;

ii. Có cơ chế quản lý rừng quốc gia một cách minh bạch và hiệu quả, tôn trọng luật pháp và chủ quyền quốc gia;

iii. Tôn trọng kiến thức và quyền lợi của người dân bản địa và thành viên cộng đồng địa phương, có xem xét các nghĩa vụ quốc tế, hoàn cảnh và luật pháp trong nước, và chú ý rằng Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa;

iv. Sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các biên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và các cộng đồng địa phương;15

v. Các hoạt động phải thống nhất với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo rằng năm loại hoạt động phù hợp không dùng cho việc bảo tồn rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để tạo động lực cho việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ sinh thái rừng, để nâng cao các lợi ích khác về mặt xã hội và môi trường;16

vi. Các hoạt động giải quyết nguy cơ tác động theo chiều ngược lại; vii. Các hoạt động giảm dịch chuyển địa điểm phát thải.

Để xúc tiến việc thực hiện các hoạt động REDD+, các nước đang phát triển cần xây dựng những nội dung sau:

(a) Một chiến lược hoặc kế hoạch hành động quốc gia; (b) Một mức phát thải tham chiếu và/hoặc mức tham chiếu lâm nghiệp17 cấp quốc gia, hoặc nếu

thích hợp thì cả ở cấp thấp hơn với vai trò là hình thức tạm thời, phù hợp với hoàn cảnh trong nước, với các nội dung đã có trong Quyết định 4/CP.15, và với các nội dung mở rộng đã được COP chấp thuận;

(c) Một hệ thống giám sát rừng cấp quốc gia minh bạch và bền vững để giám sát và báo cáo các hoạt động liên quan tới các nội dung trên, và nếu thích hợp thì có cả hệ thống giám sát và báo cáo cấp địa phương để đóng vai trò trung gian,18 phù hợp với hoàn cảnh trong nước, với các nội dung đã có trong Quyết định 4/CP.1519 và với các nội dung mở rộng đã được COP chấp nhận;

(d) Một hệ thống cung cấp thông tin về tình hình thực hiện và việc tuân thủ các biện pháp "đảm bảo" đã nói đến ở trên trong quá trình thực hiện các hoạt động, đồng thời tôn trọng chủ quyền của quốc gia.

Trong đoạn trên, rõ ràng là các mức phát thải tham chiếu và các mức tham chiếu cấp địa phương cũng có thể được thiết lập, với vai trò tạm thời.                                                                                                                        15  Whilst  implementing  the  activities,  Parties  are  requested,  when  developing  and  implementing  their  national  strategies  or  action  plans,  to  address,  inter  alia,  drivers  of  deforestation  and  forest  degradation,  land  tenure  issues,  forest  governance  issues,  gender  considerations  and  the   safeguards   identified  above,  ensuring   the   full   and  effective  participation  of   relevant   stakeholders,   inter  alia,   indigenous  peoples  and  local  communities;    16   Taking   into   account   the   need   for   sustainable   livelihoods   of   indigenous   peoples   and   local   communities   and   their   interdependence   on  forests   in  most   countries,   reflected   in   the   United  Nations   Declaration   on   the   Rights   of   Indigenous   Peoples,   as  well   as   the   International  Mother  Earth  Day.      17  In  accordance  with  national  circumstances,  national  forest  reference  emission  levels  and/or  forest  reference  levels  could  be  a  combination  of  subnational  forest  reference  emissions  levels  and/or  forest  reference  levels.      18     Including  monitoring  and  reporting  of  emissions  displacement  at  the  national  level,  if  appropriate,  and  reporting  on  how  displacement  of  emissions  is  being  addressed,  and  on  the  means  to  integrate  subnational  monitoring  systems  into  a  national  monitoring  system.      19     The  provisions  referred  to  here  are  monitoring  systems  that:  (i)  Use  a  combination  of  remote  sensing  and  ground-­‐based  forest  carbon  inventory  approaches  for  estimating,  as  appropriate,  anthropogenic  forest-­‐related  greenhouse  gas  emissions  by  sources  and  removals  by  sinks,  forest  carbon  stocks  and  forest  area  changes;  (ii)  Provide  estimates  that  are  transparent,  consistent,  as  far  as  possible  accurate,  and  that  reduce  uncertainties,  taking  into  account  national  capabilities  and  capacities;  and,  (iii)  Are  transparent  and  their  results  are  available  and  suitable  for  review  as  agreed  by  the  Conference  of  the  Parties.  

8    

Thỏa thuận cũng đã kêu gọi các nước thành viên, trong khi xây dựng và thực hiện các chiến lược quốc gia hay các kế hoạch hành động của họ, cần đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng, các vấn đề về quyền lợi đối với đất đai, các vấn đề về quản trị lâm nghiệp, các vấn đề về giới và các hình thức "đảm bảo" đã chỉ ra ở trên, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên có liên quan, trong đó có người dân bản địa và các cộng đồng địa phương.

Hội nghị không chính thức về hành động dài hạn (AWG-LCA) cần tìm kiếm các phương án về vốn cho các hoạt động REDD+ dựa trên kết quả và báo cáo tại Durban năm 2011 trong COP-17. Cuối cùng, COP yêu cầu Ủy ban khoa học công nghệ (SBSTA) xây dựng kế hoạch hoạt động về các vấn đề sau đây để báo cáo vào năm 2012 tại COP-18:

1. Các vấn đề về phương pháp luận liên quan đến việc ước tính mức phát thải và hấp thụ các bon liên quan đến các hoạt động thích hợp với REDD+;

2. Các mô hình cho (b)và (c) ở trên; 3. Hướng dẫn cho (d) ở trên; và, 4. Các mô hình đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV) mức phát thải và hấp thụ do hoạt động

của con người, bể chứa các bon rừng, và những thay đổi trong bể chứa các bon và diện tích rừng bắt nguồn từ những hoạt động thích hợp với REDD+.

2.2 Ý nghĩa đối với việc thiết kế Chương trình REDD+ quốc gia Theo như phần trên đã đề cập, rõ ràng là kế hoạch của SBSTA cần phải đề cập đến tất cả các vấn

đề liên quan đến REDD+ và MRV. Điều này không có nghĩa là Việt Nam chỉ cần đợi kế hoạch này được thực hiện, mà Việt Nam cần phải tham gia tích cực vào quá trình này để đảm bảo sao cho bất cứ hệ thống MRV nào có được từ kế hoạch hoạt động của SBSTA sẽ phù hợp với những yêu cầu của đất nước.

3 Những phương thức để đạt được REDD+

REDD+ bao gồm 5 loại hình: giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, và tăng cường bể chứa các bon rừng. Do hiện nay các cuộc đàm phán vẫn đang được tiếp tục, nhiều khả năng việc đo đạc, báo cáo và trả công dựa trên mức giảm phát thải từ năm loại hình trên theo một cơ chế giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở cấp quốc gia, dựa trên một mức phát thải tham chiếu quốc gia (REL). Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, nhiều khả năng các nước thực hiện sẽ cần phải đạt được REDD+ thông qua một gói bao gồm cả chính sách và phương pháp thực hiện, và ít nhất một phần dựa trên một hệ thống các chương trình và dự án trong nước. Các chính sách và phương pháp thực hiện có thể bao gồm (nhưng không nhất thiết phải hạn chế trong khuôn khổ này):

a. Rà soát điều chỉnh luật về đất đai, nông nghiệp và lâm nghiệp; b. Xây dựng một chính sách sử dụng đất tổng hợp; c. Cải thiện việc quy hoạch sử dụng đất và lồng ghép nội dung bảo tồn trong các chương trình

phát triển; d. Chuyển đổi các phương thức lâm nghiệp truyền thống sang Quản lý Lâm nghiệp bền vững

(SFM); e. Cải thiện các kỹ thuật canh tác (đòi hỏi ít nhu cầu về đất nông nghiệp hơn); f. Trao trách nhiệm quản lý cho cộng động đối với các khu rừng hiện do chính quyền địa phương

tam quản lý; g. Phương án thuế và các chiến dịch nâng cao nhận thức người dân; h. Thành lập các quỹ ủy thác ở cấp quốc gia và địa phương để lưu thông nguồn vốn từ các nguồn

khác nhau, chia sẻ rủi ro, và phi tập trung hóa các nguồn lực tài chính tới cấp địa phương; i. Tăng cường giám sát cơ sở dữ liệu tại MARD và tăng cường nhân lực tại các đơn vị lâm

nghiệp địa phương;

9    

j. Phát triển các cơ hội tạo thu nhập khác, ví dụ như thông qua xử lý và tiếp thị các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ;

k. Các công cụ hướng tới thị trường, bao gồm Chi trả cho các Dịch vụ môi trường (PES) và CDM; và,

l. Các dự án có nguồn vốn NGO, hỗ trợ song phương, các nguồn vốn tài trợ đa phương. Mức giảm phát thải đạt được ở cấp quốc gia là tổng hợp kết quả của tất cả các hoạt động nằm

trong khuôn khổ một phương thức tiếp cận quốc gia. Nó được thể hiện một cách hình tượng như hình dưới đây:

Hình: Nhóm các hoạt động kết hợp giảm phát thải (Trines et al., 2006). 20

Mặc dù vẫn còn một số ý kiến cho rằng REDD+ có thể chia thành: a) các hoạt động giảm phát thải (các hoạt động REDD ban đầu); và b) các hoạt động bảo tồn và/hoặc tăng cường bể chứa các bon (dấu ‘+’), mục sau thường là phương thức để đạt được mục đầu: ví dụ giảm phát thải từ suy thoái rừng có thể đạt được bằng cách quản lý rừng bền vững, từ đó dẫn tới tăng cường bể chứa các bon. Do đó, việc chia như vậy, ở một mức nào đó, mang tính khái niệm chủ quan với các ranh rới không rõ ràng giữa các mục.

Một phương pháp khác để phân loại các phương thức REDD+ là chia chúng thành các loại hoạt động được thực hiện: a) tại địa bàn, và, b) các lượng giảm phát thải và tăng bể chứa các bon (sau đây được gọi là lượng giảm phát thải thuần) đạt được thông qua những thay đổi về chính sách và cơ chế quản lý (ví dụ như chia sẻ trách nhiệm quản lý rừng từ cấp huyện xuống cho các cộng đồng địa phương). Một lần nữa, ở một mức nào đó, cách này cũng mang tính chủ quan do một số thay đổi trong hình thức quản lý dẫn tới các hành vi khác nhau của người thực hiện, tạo ra giảm phát thải và do đó có sự trộn lẫn giữa a) và b).

Vì mục đích của văn bản này, các tác giả, do đó, đã chọn cách tập trung vào REDD và giả thiết rằng các hoạt động cấu thành ‘+’ trong REDD+ là phương tiện để đạt được REDD. Việc này dẫn tới một cách nhìn tổng quan đối với các nguyên nhân khác nhau của mất rừng và suy thoái rừng.                                                                                                                        20     Trines,  E.,  Höhne,  N.,   Jung,  M.,   Skutsch,  M.  Petsonk,  A.,   Silva-­‐Chavez,  G.     Smith,  P.,  Nabuurs,  G.J.,  Verweij,  P.     and  B.  Schlamadinger,  2006   Integrating  Agriculture,  Forestry  and  Other  Land  Use   in  Future  Climate  Regimes”.  Report  Number  500102002  under  the  “Climate  Change  Scientific  Assessment  and  Policy  Analysis”  Research  Fund.  

Mức phát thải tham chiếu (REL) trong giai đoạn tham chiếu

Tổng các “miếng nêm” giảm thiểu của một nước bao gồm mức giảm phát thải từ các hoạt động khác nhau, kết hợp lại để mang lại mức giảm phát thải thuần so với REL quốc gia.

Cưỡng chế thi hành luật

Cải thiện quy hoạch sử dụng đất

Quản lý rừng cộng đồng

Conservation  projects  financed  through  NGOs,  bilateral/multi-­‐lateral  aid,  etc.  

…..  

 

10    

Các biện pháp về pháp lý:

• Cải tiến pháp luật (lâm nghiệp) trên một số mặt: ví dụ bảo vệ các diện tích rừng, quy hoạch sử dụng đất đúng cách, bao gồm ưu tiên các diện tích để bảo vệ và tái sinh, xây dựng Các chương trình bảo tồn phát triển tổng hợp (ICDPs);

• Cưỡng chế thi hành luật lâm nghiệp; • Quy định mức thuế và phạt của nhà nước đối với việc giải tỏa đất lâm nghiệp và các hoạt động

trái phép gây ra mất rừng và/hoặc suy thoái rừng; • Công nhận các cộng đồng địa phương là chủ thể pháp lý; • Thực hiện cải cách cấp tốc về quyền sử dụng đất; • Cải cách về thuế để các cấp hành chính thấp hơn có thể được hưởng lợi từ việc bảo vệ môi

trường/nhận thưởng từ cấp quốc gia; • Hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm

nghiệp; • Hợp thức hóa quyền lợi của cộng đồng đối với rừng.

Các biện pháp về quản lý:

• Áp dụng các điều lệ và quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất; • Thiết kế và giới thiệu một hệ thống PES, có thể gói gọn nhiều dịch vụ môi trường, bao gồm

các bon với chứng chỉ SFM và/hoặc chuyển nhượng có điều kiện và/hoặc các giấy phép sử dụng đất. Mức chi trả có thể là:

o Dựa trên đầu ra (tC); hoặc, o Dựa trên diện tích (ha).

• Tăng cường việc giám sát tại địa bàn; • Chia sẻ trách nhiệm quản lý diện tích cho các cộng đồng nông thôn được công nhận như các

chủ thể có đủ tư cách pháp lý; • Đưa ra các động lực khuyến khích về mặt tài chính cho các cộng đồng để đo đạc và giám sát

các diện tích rừng và nhằm giảm việc chặt phá rừng và suy thoái rừng; • Lập một hệ thống quản trị PES cấp quốc gia (cũng là một phần trong các biện pháp MRV cho

REDD+ do UNFCCC yêu cầu); • Thành lập các đường cơ sở về mức độ phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở cấp địa

phương và lập cơ sở dữ liệu quốc gia có thể tự do truy cập; • Xúc tiến/giới thiệu các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho các hoạt động gây mất rừng và suy

thoái rừng; • Mang lại/tạo các cơ hội việc làm thay thế tại các khu vực điểm nóng; • Tập huấn và đăng ký cho chính quyền địa phương và đặc biệt các tổ chức địa phương trong

việc hỗ trợ các hoạt động liên quan (bao gồm sự tham gia của cộng đồng trong việc đo đạc và giám sát các bon).

Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả các biện pháp trên được thực hiện đầy đủ, REDD+ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại. Những trở ngại này có thể được phân thành năm loại 21

1. Những trở ngại về kinh tế (ví dụ: chi phí về đất đai, tranh chấp trong hình thức sử dụng đất, cái nghèo vẫn tiếp diễn, thiếu năng lực hiện tại, giá các bon (thấp), tăng dân số, các chi phí giao dịch và/hoặc chi phí giám sát, v.v…);

                                                                                                                       21      Trines,   E.,   Höhne,   N.,   Jung,   M.,   Skutsch,   M.   Petsonk,   A.,   Silva-­‐Chavez,   G.     Smith,   P.,   Nabuurs,   G.J.,   Verweij,   P.     and   B.  Schlamadinger,2006:   Integrating  Agriculture,  Forestry  and  Other  Land  Use   in  Future  Climate  Regimes.  Report  Number  500102002  under  the  “Climate  Change  Scientific  Assessment  and  Policy  Analysis”  Research  Fund.  

11    

2. Những trở ngại liên quan đến tính rủi ro (ví dụ: chậm trễ trong việc tạo doanh thu, khả năng phản ứng chậm của hệ thống, các vấn đề về ‘tính bền vững’, thất thoát, hỏa hoạn, các biến động tự nhiên, v.v…);

3. Những trở ngại về chính trị và/hoặc do sự quan liêu (ví dụ: thiếu quyết tâm chính trị, chậm quy hoạch đất do quan liêu, các quy định phức tạp về MRV và/hoặc kế toán, các lỗ hổng không rõ ràng hoặc đã được nhận biết, v.v…);

4. Những trở ngại về mặt hậu cần (ví dụ: chủ rừng/các bên liên quan có sự khác biệt hoặc phân bố rộng, khác biệt về lợi ích, các khu vực khó tiếp cận, không phù hợp về mặt sinh học, v.v…);

5. Các trở ngại về giáo dục/xã hội (ví dụ: nhận thức của bên có quyền lợi liên quan, ngành nghề truyền thống, thiếu năng lực, các luật lệ mới/chưa được biết đến, v.v…).

Hầu hết các lựa chọn giảm thiểu đều bị một hoặc nhiều hơn các trở ngại trên hạn chế, một số còn có mối liên hệ qua lại với nhau. Các trở ngại đó thường liên quan nhiều hơn đến các vấn đề không dính dáng tới khí hậu: ví dụ như nghèo đói và/hoặc thiếu năng lực. Nếu các trở ngại này vẫn tồn tại, sẽ khó có thể đạt được mức giảm thiểu đáng kể, ngay cả nếu có chính sách và luật pháp tốt. Ví dụ như quyết tâm về mặt chính trị có thể liên quan đến mối lo ngại rằng khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế khi ngừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; do đó, các giải pháp mang tính sáng tạo sẽ là rất cần thiết, tạo ra các cơ hội về mặt kinh tế, đồng thời bảo tồn các bon. Việc này đòi hỏi cần có những ý tưởng mới mẻ, qua đó những người từ trước tới nay chưa được chi trả cho những lợi ích từ rừng có thể tham gia, không chỉ vào việc đưa ra các quyết định mà còn vào các hệ thống thực hiện chi trả/thưởng (bằng tiền) cần thiết để thay đổi các hành vi không bền vững về mặt môi trường và xã hội sang phương thức quản lý đất đai một cách có trách nhiệm, có quan tâm đến những giá trị về môi trường, xã hội và kinh tế tổng thể của tài nguyên thiên nhiên. Do đó,

1. Các chính sách cần được xây dựng, xem xét đến tất cả các loại hình sử dụng đất đồng thời; 2. Các chính sách giảm thiểu cần được xây dựng trong khuôn khổ rộng hơn là phát triển bền

vững; 3. Để đảm bảo sao cho các lợi ích/chi trả cho việc quản lý đất hiệu quả có thể đến được với

những bên liên quan có quyền lợi chính đáng, một hệ thống PES thành công là yếu tố tối quan trọng;

4. Để đạt được mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu một cách đáng kể thông qua phương thức sử dụng đất lâm nghiệp, việc loại bỏ những trở ngại về kinh tế vĩ mô (ví dụ như những vấn đề về công bằng thương mại, trợ giá cho lâm nghiệp tại các nước công nghiệp và lãi suất vốn vay nước ngoài) là điều kiện tiên quyết.

4 Tạo các điều kiện thuận lợi

4.1 Mô tả các thay đổi cần thiết đối với phương thức hoạt động hiện tại để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng

4.1.1 Lồng ghép REDD+ Mục đích

• Những nội hàm của REDD+ được lồng ghép vào trong tất cả các quá trình xây dựng chính sách và quy hoạch có liên quan, bao gồm các Kế hoạch PTKTXH, cân bằng những mối quan tâm về nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng, thủy sản và các ngành khác

12    

• Vai trò và trách nhiệm của những người thực hiện khác nhau đối với REDD+ được xác định và có quy chế đầy đủ.

Các điều kiện thuận lợi

a) Mong muốn và quyết tâm của chính phủ b) Chương trình REDD+ quốc gia và Kế hoạch hành động REDD+ trở thành những phần của kế

hoạch và chương trình phát triển lâm nghiệp quốc gia; và được lồng ghép vào chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu quốc gia (hoặc kế hoạch hành động).

c) Đất lâm nghiệp được đánh giá đầy đủ về tính phù hợp và được phân vùng và lập bản đồ, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

d) Các chính sách và luật liên quan đến giao đất lâm nghiệp được định hướng bởi các quyền lợi được xác định và định nghĩa rõ ràng về đất (quyền sở hữu và sử dụng) và quyền khai thác, và việc chia sẻ lợi ích được thống nhất và thực hiện. Các quyền lợi và trách nhiệm của cả nhà nước và người chủ/người sử dụng đất được định nghĩa rõ ràng.

e) Quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng, và/hoặc thế chấp đất đai được dựa trên những chứng nhận quyền sử dụng đất.

f) Chính sách giao đất lâm nghiệp được kết hợp với các chính sách và quy định giao đất khác có liên quan đến người sử dụng đất.

g) Khung điều phối trong nội bộ và giữa các bộ, đặc biệt là MARD và MONRE, được xác định rõ và vận hành tốt, với vai trò và trách nhiệm được xác định và phân công rõ ràng. Có năng lực tiếp nhận những thay đổi trong tất cả các cấp hành chính và phi hành chính.

h) Nguồn vốn dài hạn có thể dự đoán trước để thực hiện một số hoạt động (việc lồng ghép và vận hành REDD+ sẽ cần nhiều năm).

REDD+ cần được lồng ghép vào công tác quy hoạch, kế hoạch và lập chương trình cấp quốc gia, bao gồm22:

i) Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia; ii) Các chính sách, phát luật, quy định của nhà nước; iii) Các chương trình và đề án phát triển quốc gia.

Ở cấp ngành cần thông qua:

i) Lồng ghép liên ngành; ii) Lồng ghép đánh giá dự án; ii) Các chiến lược dựa trên quy định và động lực; iii) Xây dựng và thực hiện các biện pháp REDD+;

Lồng ghép với ngân sách nhà nước, bao gồm::

i) Các quy trình ngân sách nhà nước ii) Tìm kiếm thêm các nguồn tài chính bổ sung; iii) Mối liên hệ giữa nhà nước-tư nhân;

Lồng ghép với Hợp tác phát triển thông qua:

i) Các thay đổi về thể chế; ii) Sự tham gia của cộng đồng.

                                                                                                                       22     Other  measures  to  mainstream  Climate  issues   into  the  SEDP  should  be  considered,  such  as:  a)  Recognize  that  mainstreaming  climate  change   may   receive   some   resistance   from   traditionally   powerful   agencies   like   finance   and   planning   and   use   their   own   development  paradigms  to  convince  them  of  the  need  to  mainstream  climate  change;  b)    Start  with  awareness  raising  and  building  a  good  understanding  of  the  scientific  underpinnings  of  climate  change,  especially  among  non-­‐environmental  agencies,  the  private  sector,  and  parliamentarians;  c)  Conduct  training  programmes  on  climate  change  mainstreaming  for  key  decision  makers;  d)    Pilot  mainstreaming  activities  and  learn  by  doing,  especially  in  central  agencies  like  planning  and  finance;    taken  from    the  current  analysis  and  the  manual  of    King,  P.N.,  2010:  The  Mainstreaming  Climate  Change  –  a  Guidance  Manual  for  the  Pacific  Islands  Countries  and  Territories  (draft  by  May  2010).    

13    

Các biện pháp bước đầu 23

• Xây dựng năng lực để lồng ghép REDD+ với các Kế hoạch PTKTXH đối với tất cả những người lập kế hoạch và các cán bộ kỹ thuật ở tất cả các cấp, sử dụng phương thức tiếp cận đa ngành.

• Lồng ghép lâm nghiệp và các vấn đề REDD+ vào các chính sách và quyết định về sử dụng đất, các Kế hoạch PTKTXH và các kế hoạch phát triển ngành khác.

• Cân đối giữa quy hoạch cho phát triển nông nghiệp với các cơ hội tạo thu nhập khác tại các khu vực nông thôn.

• Liên kết các biện pháp REDD+ với các mục tiêu và biện pháp sinh kế và an ninh lương thực • Làm rõ và quy định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan và chính quyền các cấp liên quan

tới REDD+ ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. • Phi tập trung hóa việc quản lý rừng do nhà nước quản lý cho địa phương. • Củng cỗ phối hợp trong và liên ngành. • Làm rõ và quy định vai trò và trách nhiệm của các bên thực hiện thuộc xã hội dân sự ở các cấp

khác nhau. • Tìm hiểu hiện trạng suy thoái rừng và các cơ hội từ REDD+. • Kiểm tra các quy trình phân loại rừng để xác định tác động đối với việc mất rừng và đưa ra

các khuyến nghị để điều chỉnh việc phân loại rừng. • Đánh giá các tác động về sinh thái và xã hội từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm

nghiệp, tập trung vào các tác động của việc chuyển đổi rừng tự nhiên tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ sang diện tích trồng cao su, và tác động của việc chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi tôm.

• Đánh giá tác động của việc du canh trên diện tích rừng ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

• Đánh giá các tác động về môi trường và kinh tế xã hội của các kế hoạch hiện có cho thủy điện cỡ vừa và nhỏ, và đưa ra các khuyến nghị để giảm tác động đối với rừng, tập trung và các khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên.

• Xây dựng và thống nhất một kế hoạch hành động phối hợp để ngăn ngừa và kiểm soát việc phá rừng.

Các biện pháp trung hạn

• Đánh giá lại rừng và đất lâm nghiệp • Đánh giá các kế hoạch hiện tại của các ngành (ví dụ: nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, phát triển

kinh tế xã hội) ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh để xác định những kế hoạch có khả năng dẫn đến mất rừng diện tích lớn.

• Rà soát điều chỉnh các tiêu chí phân loại sử dụng đất, bao gồm thích ứng và giảm thiểu (REDD+) biến đổi khí hậu và các tiêu chí môi trường khác.

• Rà soát việc phân loại đất lâm nghiệp. • Điều chỉnh quy hoạch và phân vùng sử dụng đất dựa trên các tiêu chí sử dụng đất đã được sửa

đổi, cân nhắc lợi hại giữa các phương án lựa chọn sử dụng đất khác nhau. • Xác định rõ ràng đất được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên bản đồ cũng như trên thực

địa • Lồng ghép REDD+ vào việc quy hoạch sử dụng đất (thông qua quy hoạch sử dụng đất lâm

nghiệp) ở cấp quốc gia cho giai đoạn 2011-2020, và vào trong các kế hoạch sử dụng đất của

                                                                                                                       23     Partially  derived  from  an  early  version  of  the  Readiness  Preparation  Proposal  (R-­‐PP),  Socialist  Republic  of  Viet  Nam,  Hanoi,  2010.  

14    

tỉnh hiện đang được xây dựng cho giai đoạn 2011-2015, cũng như trong các kế hoạch của huyện và xã.

• Xây dựng việc phân vùng sử đụng dất. • Giám sát việc thực hiện quy hoạch và phân vùng sử dụng đất. • Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn tất quá trình giao đất giao rừng. • Thành lập một hệ thống để điều hành và giám sát việc giao đất giao rừng • Kết hợp các phương pháp canh tác truyền thống vào trong quá trình giao đất giao rừng • Xây dựng hệ thống theo dõi báo cáo và đánh giá REDD+.  

4.1.2 Định nghĩa quyền lợi dài hạn và một hệ thống PES/chia sẻ lợi ích-chi phí giữa các cơ quan chính quyền và người thụ hưởng lợi ích tiềm năng

Mục tiêu

• Quy chế hóa các quyền lợi về các bon và trao đổi quyền lợi. • Quy chế hóa việc chia sẻ lợi ích theo REDD+.

Cơ sở pháp lý cho một hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) dựa trên hiệu quả hoạt động nhìn chung đã có. Tuy nhiên, REDD+, các bon lâm nghiệp và quyền sở hữu các bon lâm nghiệp vẫn còn là những vấn đề mới tại Việt Nam và cho đến nay chưa có khung pháp lý và quy định của nhà nước để vận hành. Để có được sự đảm bảo về quyền lợi mang tính minh bạch, cần có hệ thống pháp luật và quy định cụ thể về quyền lợi đối với các bon cũng như các bên hưởng lợi từ REDD+ và việc chia sẻ lợi ích.

Các biện pháp cần thiết

Do việc cải cách về pháp lý đòi hỏi có thời gian, có ba phương án lựa chọn được đề xuất:

1. Thực hiện REDD+ bằng cách dựa vào các công cụ pháp lý hiện có, không có cải cách về pháp lý;

2. Ban hành các công cụ pháp lý cụ thể để đảm bảo sự rõ ràng đối với REDD+ và việc quản lý các nguồn thu REDD+, không thực hiện cải cách pháp lý ở tầm rộng hơn;

3. Thực hiện cải cách pháp lý quy mô rộng, đề cập đến tất cả các khía cạnh trong quản lý REDD+ và các nguồn thu REDD+.

Các biện pháp bước đầu 24,25

• Đánh giá hệ thống chi phí và lợi ích hiện tại. • Cải thiện chính sách tài chính, quản lý nguồn thu từ REDD+, và các cơ chế chia sẻ lợi ích

REDD+. • Đảm bảo sự tham gia của nhiều bên trong việc quản lý các nguồn thu REDD+, và đảm bảo

việc kiểm toán độc lập. • Tăng cường sử dụng các hệ thống nông -lâm kết hợp có lợi cho môi trường, cũng như khai

thác và chế biến bền vững các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ để tạo thu nhập. • Tìm kiếm các biện pháp thay thế cho việc chuyển đổi rừng và làm suy thoái rừng, cũng như

năng lực cần thiết. • Hỗ trợ quá trình giao quyền sử dụng đất cho các hộ và cộng đồng • Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về môi trường theo kế hoạch. • Tăng cường năng lực cho việc xây dựng các phương án phát triển sinh kế thay thế. • Lập kế hoạch và thực hiện các dự án thí điểm REDD+ tại một số tỉnh và huyện.

                                                                                                                       24     Socialist  Republic  of  Viet  Nam,  2010:  Readiness  Preparation  Proposal  (R-­‐PP),  Hanoi.  25      Legal  measures  are  covered  in  chapter  5.2.  

15    

• Chuẩn bị một Quyết định cụ thể của Thủ tướng về thử nghiệm REDD+ trong lúc chờ đợi một khung pháp lý REDD+ quốc tế, đề cập đến các vấn đề quản lý liên quan đến nguồn vốn nước ngoài của REDD+, để đảm bảo rằng việc thực hiện REDD+ tuân thủ luật pháp Việt Nam. Quyết định này nên được ban hành sau giai đoạn thí điểm (trong ít nhất 2 năm), trong thời gian đó các mô hình REDD+ sẽ được thử nghiệm.

• Xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện các cải cách pháp lý cần thiết khác. • Xây dựng các hướng dẫn thực hiện các hoạt động can thiệp REDD+ và PES, bao gồm các

định nghĩa, các điển hình thành công và các tiêu chí đánh giá.

Các biện pháp sau đây là cần thiết về dài hạn

• Củng cố các cơ chế hiện tại để thúc đẩy lâm nghiệp quy mô nhỏ và lâm nghiệp cộng đồng.  • Xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+.  • Đảm bảo rằng tất cả các bên hưởng lợi hợp pháp của REDD+ được công nhận, đặc biệt là đề

cập và giải quyết vấn đề danh nghĩa pháp lý của các cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số và người nhận khoán rừng.  

• Thành lập một cơ chế tài chính cho phép các nguồn vốn REDD+ tới được người hưởng thụ địa phương, bao gồm cả cơ cấu quản lý, giám sát, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan chính.  

• Xác định vai trò và điều phối hoạt động của các cơ quan chính phủ (đặc biệt là MONRE và MARD) có tham gia vào REDD+.  

• Đẩy nhanh cải cách pháp lý trong cách ngành khác có liên quan đến REDD+.

4.1.3 Quản lý, hiệu suất, khả năng phản ứng và “các tổ chức học tập” Mục tiêu

• Các thủ tục trình tự lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch được phi tập trung hóa và giao cho các cấp huyện và địa phương.

• Cải thiện môi trường đầu tư cho ngành lâm nghiệp tại Việt Nam • Các nhóm địa phương bao gồm các dân tộc thiểu số tham gia đầy đủ vào quá trình lập kế

hoạch và thực hiện REDD+

Các điều kiện hỗ trợ:

• Phương pháp tiếp cận đồng đều và thống nhất hướng tới quản lý rừng bền vững trong cả bộ máy chính phủ.

• Một văn hóa làm việc có sự điều phối, hợp tác và kết hợp giữa tất cả các bên, đặc biệt là giữa các cơ quan chính phủ theo hướng "ngang" và "dọc", và giữa các cơ quan chính phủ với xã hội dân sự.

• Tạo dựng và duy trì một môi trường hỗ trợ và khuyến khích tìm hiểu và đối thoại, giúp mọi người có thể yên tâm công khai chia sẻ ý kiến và thông tin, và chấp nhận rủi ro.

• Sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của địa phương và cộng đồng trong các hoạt động lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch phát triển KTXH và lâm nghiệp. Điều này đòi hỏi việc tăng cường năng lực lập kế hoạch tại cấp huyện và xã cũng như cải cách các thủ tục lập kế hoạch26, thông qua việc củng cố và thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp cơ sở.

• Tinh thần trách nhiệm cao của huyện và xã thông qua việc chia sẻ quyền hạn từ cấp tỉnh cho huyện và xã.

                                                                                                                       26     This  reform  is  on-­‐going  with  development  of  new  planning  degree  by  MPI.  

16    

• Quản lý đúng cách, minh bạch và đáng tin cậy các nguồn vốn công nói chung và vốn REDD+ nói riêng. Điều này đòi hỏi quá trình nâng cao năng lực và đẩy mạnh việc cưỡng chế thi hành pháp luật tại các cơ quan thực thi và sự kiểm tra từ bên ngoài của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước;

• Tôn trọng các tính chất xã hội khác biệt của các cộng đồng dân tộc thiểu số27 và quyền lợi của người dân bản địa trong việc xây dựng các chính sách phù hợp trong các Kế hoạch PTKTXH cũng như trong REDD+.

Các biện pháp cần thiết

• Phi tập trung hóa và giao trách nhiệm ra quyết định cho cấp huyện và xã. • Điều phối và kết hợp các bên liên quan tại tất cả các cấp trong việc lập kế hoạch và thực hiện

REDD+. • Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và công bằng của các cộng đồng và người dân thực hiện tại địa

phương trong các quá trình lập kế hoạch và thực hiện. • Có xem xét đến các tính chất và truyền thống cụ thể của các dân tộc thiểu số khi lập kế hoạch

và thực hiện REDD+ • Xây dựng và duy trì một hệ thống khuyến khích đối thoại liên tục, có tính mở và minh bạch

với tất cả các bên liên quan. • Nâng cao năng lực lập kế hoạch và thực hiện ở các cấp huyện và xã. • Cải cách hệ thống quản lý tài chính, • Thực hiện các bước chuẩn bị để đảm bảo độ tin cậy và tính minh bạch tại tất cả các cấp quản

lý tài chính và kỹ thuật. • Thực hiện và cưỡng chế thi hành đầy đủ Quyết định 30/QD-TTg; • Đơn giản hóa các chính sách đầu tư. • Đảm bảo và giám sát độ tin cậy và minh bạch trong đầu tư công. • Đánh giá các thủ tục hành chính và đề xuất thực hiện giảm thiểu và đơn giản hóa thủ tục. • Phân cấp trách nhiệm ra quyết định hành chính từ trung ương tới cấp tỉnh, huyện và xã. • Giới thiệu các hình thức khuyến khích để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

4.1.4 Tăng cường các Đánh giá tác động môi trường và đánh giá bổ sung các tác động môi trường

Mục tiêu  

• Giảm thiểu các tác động về xã hội và môi trường của các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp  

Vấn đề cần quan tâm  

Cơ sở pháp lý là cần thiết cho việc chuẩn bị, đánh giá và phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và các báo cáo đánh giá bổ sung tác động môi trường, cũng như cho việc thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường. Các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường có năng lực và chuyên môn phù hợp với nội dung và tính chất của dự án nên được mời thực hiện đánh giá môi trường và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Các cam kết bảo vệ môi trường cần được lập, đăng ký và phê duyệt, xác nhận. Các quy trình tham vấn đại chúng về các báo cáo đánh giá tác động môi trường cần được giới thiệu, cũng như các quá trình đánh giá thông qua các hình thức phù hợp như hội đồng đánh giá và tổ chức dịch vụ đánh giá (đạt tiêu chuẩn theo cơ sở pháp lý đưa ra) cần được thông tin.  

                                                                                                                       27     WB  2009,  National  Social  Analysis-­‐  Minorities  and  Development  in  Vietnam  

17    

Các vấn đề môi trường cần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển lâm nghiệp cho từng lĩnh vực cụ thể (phục hồi rừng, khai thác rừng, chế biến và các dịch vụ lâm nghiệp).  

Kiểm tra, kiểm soát, quản lý tổ chức và theo dõi ở cấp cộng đồng cần được đẩy mạnh để bảo vệ môi trường. Các quy chế cần được xây dựng để áp dụng những quy định và thủ tục về khai thác lâm sản, đặc biệt là từ rừng tự nhiên.  

Để giảm thiểu việc thải chất gây ô nhiễm một cách tùy tiện từ các đơn vị sản xuất, cần quy định và áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với việc vi phạm các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường. Việc phổ biến thông tin và giáo dục về bảo vệ môi trường cần được tăng cường để nâng cao nhận thức của người dân, cũng như của khu vực tư nhân.

Các biện pháp cần thiết

• Lồng ghép các quy trình EIA vào trong các biện pháp REDD+. • Thiết lập các cơ chế giám sát và cưỡng chế việc thực hiện các quy định về môi trường • Đưa ra các hình thức xử phạt cho các vi phạm EIA. • Áp dụng EIA và các hình thức xử phạt liên quan. • Giáo dục và tập huấn công chức cán bộ và các bên liên quan ở cấp huyện và cộng đồng về bảo

vệ môi trường.

4.2 Khung pháp lý cho REDD+  Mục tiêu  

• Xây dựng được một khung pháp lý đầy đủ cho REDD+  

Vấn đề cần quan tâm  

Để kết hợp các yêu cầu của NRP, khung pháp lý cần được cải thiện, bổ sung, đề cập thêm các khía cạnh sau: (1) mối quan hệ giữa người đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước và quyền sử dụng đất, rừng của người sử dụng đất, chủ rừng; (2) chính sách tài chính, quản lý các nguồn thu REDD+ và cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+; (3) khung pháp lý liên quan đến các khía cạnh quản lý kỹ thuật của REDD+; (4) các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hưởng lợi từ REDD+; (5) trách nhiệm và khả năng điều phối của các cơ quan nhà nước ở các cấp và ngành trong việc thực hiện REDD+; (6) Tăng cường khả năng điều phối quốc tế.  

Các biện pháp cần thiết  

• Kiểm tra việc cải cách chính sách, luật pháp và hành chính trong lâm nghiệp. • Xác định các điều cần bổ sung và thiết kế cơ cấu quản lý và pháp lý phù hợp cho REDD+, bao

gồm việc tăng cường độ linh hoạt trong các quy định. • Đánh giá và điều chỉnh khung pháp lý, bao gồm các hình phạt trong quản lý và sử dụng rừng,

cả ở cấp xã. • Đánh giá luật và chính sách, và điều chỉnh bổ sung, tùy theo mức đóng góp cho việc ngăn

chặn các hành vi phạm pháp trong lâm nghiệp. • Ban hành các quy định về sử dụng đất, sử dụng rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. • Sửa đổi khung pháp lý và cưỡng chế thi hành để hỗ trợ việc lồng ghép REDD+ vào các kế

hoạch phát triển KTXH (SEDP). • Quy định và tăng cường quy trình đánh giá tác động môi trường thông qua một quy trình có

tính pháp lý về EIA, với sự phê duyệt và giám sát có sự tham gia. • Quy định vai trò và nâng cao năng lực của nhân viên kiểm lâm.  

18    

• Làm rõ mối liên hệ giữa quyền sở hữu của nhà nước và các quyền sử dụng đất và rừng của người sử dụng đất và các chủ rừng.  

• Điều chỉnh bổ sung các chính sách cho việc sử dụng đất và các tài nguyên rừng, hướng tới việc giao quyền sử dụng đất và rừng cho các cộng đồng.  

• Cải tiến luật và chính sách về giao đất giao rừng cho các cộng đồng.  • Tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch và ổn định.  • Xây dựng các công cụ pháp lý thử nghiệm cho việc giao hoặc cho thuê rừng đặc dụng cho một

số bên thực hiện không thuộc nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.  • Ban hành và đảm bảo các quyền lợi rõ ràng về sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền lợi đối

với tài sản và quyền sử dụng rừng dài hạn.  • Ban hành các luật lệ và quyền lợi đối với quyền sở hữu đất và rừng, đặc biệt là việc giao rừng

và các quyền sử dụng đất liên quan, cùng với việc quy định về chuyển các quyền đó cho tất cả các bên hưởng lợi có thể có.

• Ban hành các quy chế về quyền sở hữu, chuyển nhượng trao đổi quyền lợi và tín chỉ các bon, cũng như các quyền lợi về lợ ích của các chủ thể không phải nhà nước.

• Định nghĩa rõ và quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hưởng lợi REDD+, bao gồm các hình phạt trong trường hợp vi phạm.

• Trong khung pháp lý và thi hành có xem xét đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. • Công nhận và hợp pháp hóa các quyền sử dụng đất truyền thống của người dân và các cộng

đồng địa phương sống trong hoặc gần rừng. • Tạo khung pháp lý để tham gia thị trường các bon tự nguyện theo tiêu chuẩn. • Thực hiện phi tập trung hóa việc quản lý rừng cho các cấp địa phương. • Quy định trách nhiệm và các cơ chế điều phối giữa các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp và

ngành trong việc thực hiện REDD+. • Thiết lập một khung pháp lý cho việc quản lý kỹ thuật liên quan đến REDD+. • Tiếp tục tuân thủ các thỏa thuận và công ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu mà Việt

Nam tham gia.  • Sửa đổi các chiến lược và chính sách quốc gia hiện tại để đưa REDD+ vào.  • Bắt đầu một phương thức tiếp cận theo giai đoạn để cải cách pháp lý, thống nhất với cam kết

với sự lãnh đạo quốc tế về REDD+. • Liên tục thử nghiệm và cải tiến khung pháp lý.  

4.3 Sự đồng thuận tự nguyện và có đủ thông tin Mục tiêu

• Mối quan tâm và truyền thống của người dân và các cộng đồng địa phương được xem xét và tôn trọng trong quá trình giao đất giao rừng.  

Vấn đề cần quan tâm

Cần đẩy mạnh sự tham gia của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ với các cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ, sự tham vấn với người dân địa phương trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình và dự án liên quan đến REDD+, ví dụ như chia sẻ thông tin về các chương trình và dự án. Ngoài ra, một quy trình về việc thông báo kịp thời cho người dân tại địa phương về REDD+ và các biện pháp liên quan cần được thành lập, qua đó có được sự đồng thuận một cách tự nguyện với đầy đủ thông tin của người dân.  

19    

Các biện pháp cần thiết  

• Khởi động một chương trình nâng cao nhận thức và giáo dục để cung cấp thông tin cho các cộng đồng địa phương về REDD+.  

• Xây dựng quy trình để có được sự đồng thuận tự nguyện của những người tham gia vào các biện pháp REDD+.  

• Đảm bảo sự tham gia của chính quyền, cộng đồng và người dân địa phương, cũng như các tổ chức phi chính phủ, trong quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình và dự án liên quan đến REDD+.  

• Tận dụng tốt nhất kiến thức truyền thống của địa phương khi thiết kế và thực hiện các biện pháp REDD+.  

• Đạt được các thỏa thuận bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích.  • Tăng cường năng lực về các vấn đề liên quan đến REDD+ ở cấp thôn bản và cộng đồng.  • Xây dựng quy trình cưỡng chế thi hành luật ở cấp cộng đồng, với sự tham gia của người dân

địa phương.  

Chương trình REDD+ tại Việt Nam hiện đang thử nghiệm một quy trình tám bước để tìm kiếm sự đồng thuận tự nguyện với đầy đủ thông tin (FPIC) tại hai huyện thí điểm, với vai trò là một phần trong kết quả tổng thể là nâng cao năng lực quản lý REDD+ ở cấp tỉnh và huyện. Kinh nghiệm từ việc thí điểm sẽ hỗ trợ xây dựng các biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả quản lý tại địa phương.

4.4 Thi hành luật lâm nghiệp, quản lý và thương mại Mục tiêu

• Giảm thiểu nguồn cung cấp lâm sản trái phép, cả trong nước và quốc tế.

Vấn đề cần quan tâm

Các hanh động phi pháp trong lâm nghiệp là một yếu tố chính dẫn đến suy thoái rừng, và tăng phát thải, do đó đây cũng là một trong những lĩnh vực can thiệp của REDD+. Tuy nhiên, giảm thiểu các hoạt động trái phép trong lâm nghiệp cũng đem lại lợi ích cho khu vực tư nhân và nền kinh tế Việt Nam, thông qua việc duy trì cơ hội việc làm và thu nhập từ xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Để ngăn chặn tình hình vi phạm pháp luật trong lâm nghiệp, cần thực hiện một số biện pháp liên quan tới lĩnh vực pháp lý và hành chính.

Các biện pháp cần thiết28

• Ngăn chặn nguy cơ dịch chuyển địa điểm phát thải trong nước và ra nước ngoài mà các chính sách và luật đã nêu.

• Xây dựng và thử nghiệm các hướng dẫn rõ ràng, minh bạch, thống nhất và đơn giản, và một tiêu chuẩn quốc gia để chứng nhận nguồn gốc hợp pháp và bền vững về môi trường của gỗ, từ cả nguồn trong nước và nước ngoài.

• Yêu cầu người sử dụng rừng áp dụng các nguyên tắc quản lý rừng bền vững, và xác minh chứng thực các hoạt động của họ.  

• Thiết lập hệ thống tiêu chí để chứng minh tính hợp pháp của gỗ Việt Nam và xây dựng thủ tục để cung cấp chứng thực.

• Xây dựng và thực hiện một hệ thống giám sát độc lập, bao gồm các cơ chế kiểm soát chuỗi hành trình cung cấp gỗ từ rừng đến nhà máy, giới thiệu một hệ thống xác minh tính hợp pháp của gỗ trong rừng, và kiểm soát chuỗi cung ứng.

                                                                                                                       28     For  further  details  see:  Proforest,  2009:  Joint  FLEGT  –Vietnam  Scoping  study,  Oxford.  

20    

• Củng cố quy trình và các cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử phát các vi phạm về lâm nghiệp.

Các bước đầu tiên

• Tăng cường cơ chế hợp tác REDD+-FLEGT với Nhóm công tác FLEGT để liên kết hai cách tiếp cận.

• Khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức đối với các đơn vị sản xuất lâm nghiệp và công chúng về sự cần thiết của việc ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trong lâm nghiệp.

4.5 Xây dựng nguồn nhân lực và Hoạt động truyền thông Mục tiêu

• Xây dựng và thực hiện một kế hoạch nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu và các biện pháp REDD+ cho đội ngũ công chức và xã hội dân sự.

• Xây dựng và thực hiện một chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức cho công chúng.

Vấn đề quan tâm

Các hoạt động của REDD+ sẽ phải bao trùm tất cả 63 tỉnh/thành phố có rừng, cũng như tất cả các bên liên quan và những người hưởng lợi REDD+. Để thực hiện một cách hiệu quả các biện pháp REDD+, một kế hoạch tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin cần được xây dựng và thực hiện, tập trung vào:

• Thay đổi văn hóa làm việc theo cách dựa vào chất lượng cung cấp dịch vụ, và quản lý dựa trên kết quả, thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với cách suy nghĩ và thực hiện quản lý hiện đại;

• Củng cố các hệ thống và năng lực nguồn nhân lực29 để học tập các thói quen làm việc, các cơ chế, kỹ năng mới để cung cấp dịch vụ cho những người hưởng lợi;

• Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu và các vấn đề REDD+ cho cán bộ công chức và xã hội dân sự ở tất cả các cấp;

• Xây dựng và thực hiện một chiến dịch truyền thông và nhận thức về các vấn đề REDD+; • Đảm bảo cách tiếp cận được lồng ghép, liên kết với các hình thức can thiệp ở cấp trung ương

và địa phương trong khung REDD+ quốc gia; • Tiến hành tập huấn phù hợp và tạo môi trường thể chế cho việc áp dụng các kỹ năng và kiến

thức có được. Các biện pháp cần thiết • Thiết kế một hệ thống nâng cao năng lực toàn diện, không chỉ bao gồm tập huấn, mà còn tạo

ra một môi trường giúp thực hiện REDD+. Hợp phần tập huấn trong kế hoạch nâng cao năng lực đó cần được xây dựng có sự liên kết với hệ thống thể chế, tổ chức và thông tin quản lý hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện REDD+.

• Xây dựng các hướng dẫn rõ ràng để trao quyền cho các tỉnh và huyện nhằm nâng cao khả năng tiếp thu và năng lực thực hiện.

• Xây dựng và thực hiện một kế hoạch nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu và các biện pháp REDD+ cho cán bộ công chức ở tất cả các cấp, cũng như cho người dân nông thôn.

• Điều phối giữa MARD, MOHA, NAPA và các cơ quan khác trong việc thực hiện kế hoạch này.

• Thí điểm – thử nghiệm kế hoạch tăng cường năng lực tại 5-6 tỉnh được chọn.

                                                                                                                       29    It   should   be   noted   that   challenges   in   improving   human   resource   capacities   in   developing   countries   are   well   documented,   and   in  particular,  in  Vietnam  where  resources  and  incentives  are  low  and  opportunities  for  advancement  limited.    

21    

• Thiết kế và thực hiện một chương trình “tập huấn cho tập huấn viên” cho các nhóm đối tượng khác nhau (dân tộc thiểu số, công chức, v.v…).

• Điều phối giữa MARD và MOET để xây dựng một hệ thống giáo dục và tập huấn để nâng cao năng lực nội tại trong nước, đặc biệt là thông qua xây dựng chương trình giảng dạy cho các trường đại học, như Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, và các đại học mới phù hợp về biến đổi khí hậu.

• Xây dựng chiến lược truyền thông cho việc thực hiện REDD+ sử dụng các phương thức nhằm đạt được những thay đổi về mặt xã hội.

• Điều phối giữa MARD, MOTC và chính quyền các tỉnh nhằm xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như thiết kế các cơ chế truyền thông lâu dài giữa các kênh và người sử dụng đất.

• Cung cấp đủ nguồn lực cho việc phát triển nguồn nhân lực và truyền thông.

5 Quản lý thực hiện REDD+

5.1 Các vấn đề về quản lý Mục tiêu

• Đưa ra được các biện pháp quản lý hiệu quả để thực hiện REDD+, bao gồm củng cố khung chính sách, phân cấp cho cộng đồng địa phương; lồng ghép REDD+ vào trong quy hoạch sử dụng đất và các Kế hoạch PTKTXH; có sự tham gia của các bên liên quan, có được hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả.

Các biện pháp cần thiết

• Nêu rõ tất cả các vấn đề sáng kiến về REDD+ trong NTP để xác định trách nhiệm; • Bàn giao trách nhiệm/nhiệm vụ (cả những nhiệm vụ mới) một cách cẩn thận cho các cơ

quan/bộ phận cụ thể trong từng bộ/địa phương dựa trên trách nhiệm hiện tại, trách nhiệm mới được giao theo REDD+ của họ, và dựa trên phương thức tiếp cận là tổ chức học tập.

• Áp dụng cách tiếp cận "quản lý dựa trên kết quả" (RBM) đối với hiệu quả thực hiện các trách nhiệm được giao.

• Liên kết hệ thống hưởng lợi/khuyến khích của REDD+ với MRV. • Thành lập một cơ chế chính thức hiệu quả hỗ trợ điều phối liên ngành, theo chiều ngang và

chiều dọc (giữa các cấp hành chính), với đầy đủ nguồn lực để thực hiện cơ chế đó. • Lập Ban Chỉ đạo và Ban điều phối cấp quốc gia và cấp tỉnh, tốt nhất là được kết hợp với Ban

Chỉ đạo của NTP. • Có sự tham gia Ban chỉ đạo quốc gia của đại diện của các nhóm khác nhau, bao gồm chính

quyền tỉnh và khu vực tư nhân. • Thành lập tổ chuyên trách ở cấp huyện và một Hỗ trợ viên cộng đồng cho từng dự án/hoạt

động. • Tổ chức đối thoại chính sách giữa MARD, các nhà tài trợ và nhà đầu tư, để thỏa thuận về

nhóm các mục tiêu trong khung chính sách, và cơ chế phối hợp đánh giá tiến độ. • Giảm sự can thiệp của các bộ ở cấp trung ương để tránh cách tiếp cận theo hình tháp, tăng

cường năng lực của họ trong việc xây dựng khung chính sách và pháp lý (đặc biệt là với các vấn đề pháp lý, chính sách và khung phát triển chiến lược) đồng thời đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tại địa phương.

22    

• Đảm bảo sự tham gia hiệu quả của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các cộng đồng/người hưởng lợi tại địa phương trong quá trình lập quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát REDD+.

• Đưa ra các hướng dẫn và tổ chức tập huấn để nâng cao khả năng tham gia và phi tập trung hóa của quá trình thực hiện chương trình.

• Đảm bảo rằng đối với bất cứ chương trình dự án nào, trách nhiệm sẽ được làm rõ và định nghĩa cụ thể, có các hướng dẫn đúng cách và đơn giản, các nguồn lực về nhân lực và tài chính được sẵn sàng, và có một kế hoạch hành động tốt với hệ thống giám sát đầy đủ.

5.2 Cơ cấu tổ chức REDD+ Mục tiêu

• Một cơ cấu tổ chức được thành lập tạo khả năng điều phối theo chiều ngang và chiều dọc trong việc thực hiện REDD+

Các biện pháp

Trong Ban Chỉ đạo về UNFCCC và thực hiện KP, do MONRE lãnh đạo, MARD có một đại diện là cán bộ từ Tổng cục Thủy lợi. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của REDD+ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, đề nghị MARD nên có một đại diện thứ hai từ DOL.

Một Ban Chỉ đạo Thực hiện sáng kiến REDD+ đã được thành lập vào 7/1/201130, do MARD lãnh đạo, và được Thủ tướng Chính phủ xác nhận vào 13/1/201131 với các nhiệm vụ chính là:

• Đề xuất các chính sách liên quan, và giải pháp cho các vấn đề về REDD+ và tín chỉ các bon trong ngành lâm nghiệp Việt Nam lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Ban chỉ đạo NTP32.

• Hỗ trợ Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong việc chỉ đạo các cơ quan và đơn vị liên quan trong MARD; hợp tác với các bộ, địa phương và tổ chức liên quan trong việc quản lý và điều phối và giải quyết các vấn đề lớn giữa các bộ và các tỉnh liên quan đến Sáng kiến REDD+ tại Việt Nam.

• Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Việt Nam; xây dựng các chiến lược và kế hoạch liên quan, và điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực tài chính để thực hiện Sáng kiến REDD+.

• Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến REDD+ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ định.

Nhiệm vụ sau sẽ bao gồm thực hiện giám sát, kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện REDD.

Ban chỉ đạo do Bộ trường Bộ NN&PTNT là trưởng ban, với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp là phó ban thường trực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp là phó ban. Các thành viên khác của Ban chỉ đạo là Vụ trưởng Vụ kế hoạch, MARD; Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và môi trường, MARD; Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, MARD; Phó vụ trưởng Vụ Tài chính, MARD; Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp, MARD; Cục trưởng cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, MARD, và một cán bộ Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp, MARD. Các thành viên được mời khác sẽ là

                                                                                                                       30     MARD  Decision  39/QD-­‐BNN-­‐TCCB,2011  31     PM  letter  282/VPCP-­‐QHQT  32     The  recent    Regional  Conference  on  Sustainable  Forest  Development   in  a  Changing  Climate  in  Hanoi,  7-­‐8  September  2010,  suggested  policy  and  institutional  reform  in  Forest  sector  in  order  to  address  quite  a  number  of  issues  among  which  is  to  “improve  the  effectiveness  and  efficiency  of  policy  (through  identifying  priorities  and  resources,  increasing  the  capacity  of  coordination  among  people,  communities,  private  sector  and  civil  society  organizations   in  the  forestry  policy  making  and  enforcement  as  well  as  forestry  program  formulation  and  implementation).  Policy  and  institutional  reforms  in  the  forestry  sector  of  Viet  Nam  should  follow  the  multi-­‐purpose  forest  management  approach”.  A  detailed  description  of  this  process  can  be  found  at:  http://tinyurl.com/Viet-­‐Nam-­‐UN-­‐REDD-­‐FPIC    

23    

đại diện từ các bộ và các cơ quan ngang bộ sau: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường (Đầu mối quốc gia của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto); Bộ Kế hoạch đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học công nghệ; Bộ Ngoại giao; và Ủy ban dân tộc.

Tại các cuộc họp của Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, trưởng ban Chỉ đạo REDD+ Việt Nam, sẽ mời các bộ và địa phương liên quan tham gia và thảo luận các vấn đề cần thiết. Khuyến nghị nên mời thêm đại diện từ bộ phận tư nhân, ví dụ như các nhà đầu tư, và từ các NGO.

Các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên ban chỉ đạo:

1. Các nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban chỉ đạo sẽ do trưởng ban chỉ định; và tất cả các thành viên làm việc trên cơ sở bán thời gian;

2. Trưởng ban và Phó ban thứ nhất sẽ có quyền ký các văn bản làm việc liên quan sử dụng con dấu của MARD; và Phó ban có thể ký các văn bản làm việc về các công việc được chỉ định và sử dụng con dấu của Tổng cục Lâm nghiệp;

3. Trưởng ban sẽ đưa ra các quy định hoạt động của Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam; 4. Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam và một Văn phòng REDD+ Việt Nam sẽ có quyền nhận vốn từ

ngân sách nhà nước thông qua ngân sách vận hành Tổng cục Lâm nghiệp, và từ các nguồn tài chính khác thông qua các chương trình/dự án liên quan.

Văn phòng REDD+ Việt Nam sẽ được giao nhiệm vụ với các chức năng thư ký cho Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Văn phòng REDD+ Việt nam và ban hành các quy chế hoạt động của văn phòng. Văn phòng REDD+ Việt Nam có các chức năng sau:

• Thực hiện công tác quản lý hàng ngày của Chương trình REDD+ quốc gia; • Hỗ trợ Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ của ban; • Hỗ trợ Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp trong bất cứ vấn đề gì khác có liên quan đến

REDD+ Việt Nam.

Văn phòng REDD+ Việt Nam sẽ được đặt tại trụ sở Bộ NN&PTNT VNFOREST.

Tổ công tác quốc gia (NWG) báo cáo cho Ban chỉ đạo. NWG bao gồm các Thủ trưởng từ các bộ và cơ quan đã nói ở trên, bao gồm lãnh đạo của một số bộ phận kỹ thuật cấp tỉnh (được lựa chọn theo cơ chế luân phiên). Lãnh đạo NWG là Thứ trưởng MARD, và tổ phó là Lãnh đạo Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp thuộc MARD.Văn phòng hỗ trợ công việc của NWG là Văn phòng REDD+ quốc gia. NWG chịu trách nhiệm điều phối hàng ngày các hoạt động REDD+ và sẽ:

• Đề xuất khung pháp lý, chính sách và hướng dẫn điều phối thực hiện REDD+ lên Ban chỉ đạo; • Tổ chức, hướng dẫn và quản lý thực hiện REDD+; • Điều phối giữa các bộ (theo chiều ngang) và giữa các cấp hành chính (theo chiều dọc) (một

trong những nhiệm vụ đầu tiên để xác định rõ những đơn vị thực hiện); • Chỉ đạo quản lý các dự án liên cơ quan; • Hỗ trợ các đơn vị (bộ, tỉnh) xây dựng các kế hoạch hành động REDD+; • Phân bổ nguồn lực cho REDD+.

NWG sẽ được các tổ công tác kỹ thuật và tổ công tác địa phương khác nhau hỗ trợ và sẽ đóng vai trò là cơ quan hành chính và kỹ thuật. Ngoài ra, một ban tư vấn khoa học kỹ thuật gồm các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ được thành lập để cố vấn về khoa học và kỹ thuật cho REDD+.

Ở cấp tỉnh, một cơ cấu tương tự cũng sẽ được thành lập. Ở cấp huyện và xã, kinh nghiệm từ chương trình UN -REDD sẽ hỗ trợ việc thiết kế một cơ cấu phù hợp ở giai đoạn sau, tuy nhiên, việc bố trí các hỗ trợ viên cho từng xã có thể sẽ được cân nhắc xem xét.

Quyền hạn, nhiệm vụ và mục tiêu của từng cơ quan hành chính được nêu trong bảng sau.

24    

Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò Central agencies:

Văn phòng thường trực QH

Sửa đổi Hiến pháp Việt Nam để thông qua các Luật về quyền đối với đất của cộng đồng

Công nhận quyền lợi về đất đai của cộng đồng

Quốc hội

Ủy ban dân tộc thiểu số Cố vấn trong việc phê duyệt các quy định liên quan đến REDD+

Đảm bảo rằng các dân tộc thiểu số được đề cập trong các luật/quy định/chính sách mới

Chính phủ và Thủ tướng Phê duyệt và điều chỉnh kịp thời các quy định, chính sách liên về các biện pháp REDD+ để đưa ra các nghị định về thực hiện REDD, có đề cập đến các vấn đề quản lý liên quan đến nguồn vốn nước ngoài của REDD và đảm bảo rằng việc thực hiện REDD+ nằm trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Nghị định này nên được ban hành sau giai đoạn thí điểm (trong ít nhất 2 năm) trong thời gian đó các mô hình REDD+ được thử nghiệm.

Đảm bảo: i) tính đồng đều và thống nhất trong khung chính sách REDD+ ii) Phối hợp trơn tru giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong thực hiện REDD+ iii) Nghị định phù hợp về thực hiện REDD+

OOG Bộ phận ngành nghề Bộ phận Kinh tế tổng hợp

• Hỗ trợ thảo luận giữa các bộ liên quan đến REDD+

• Phê duyệt nghị định REDD+

Có được quyết định cuối cùng về Nội dung REDD+

MARD Đóng vai trò đầu mối điều phối với các cơ quan trung ương khác trong việc xây dựng các đề án/quy định, cơ chế bao gồm các trách nhiệm mới cho việc thực hiện REDD+. Cụ thể là: • Phối hợp với MONRE trong việc giao

đất giao rừng, bao gồm quản lý tài nguyên nước

• Phối hợp MOF đề xuất cơ chế cho quỹ REDD+

• Phối hợp với MPI và MPI? trong việc phân bổ vốn (bao gồm ngân sách nhà nước) cho REDD+

• Phối hợp với MPI trong việc lồng ghép REDD vào các Kế hoạch PTKTXH và các kế hoạch ngành

• Sửa đổi các chiến lược, chính sách một cách hiệu quả theo REDD+

• Ban hành các hướng dẫn rõ ràng và cách tiếp cận đầy đủ cho quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp, trách nhiệm trong chia sẻ lợi ích, kế hoạch quản lý lâm nghiệp…

Đảm bảo: 1) sử dụng đất hợp lý cho lâm nghiệp; 2) Phối hợp nhuần nhuyễn về REDD+ với các Bộ/cơ quan trung ương khác; 3) đảm bảo các biện pháp REDD+ được lồng ghép với quy hoạch và phân vùng sử dụng đất

Tổng cục Lâm nghiệp • Thực hiện quy hoạch và phân vùng đất lâm nghiệp

• Đóng vai trò đầu mối điều phối với GDLA thuộc MONRE trong việc quy hoạch và phân vùng đất và với các cơ quan bộ khác về quy hoạch đất.

• Quản lý quy trình xây dựng RL/REL (Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục lâm nghiệp).

Đảm bảo việc giao đất và giao rừng phù hợp

Vụ Kế hoạch • Xem xét các biện pháp REDD+ khi phê duyệt các quyết định cho các dự án đầu tư ngành nông nghiệp (Trồng trọt, Thủy sản, Thủy lợi…), có tính đến các biện pháp REDD+ và lợi ích và các chi phí dự án khác.

Đảm bảo rằng các động cơ và nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng được đề cập trong các dự án và chương trình đầu tư của ngành

Tổng cục Thủy lợi và Quản lý tài nguyên nước

• Thực hiện các EAI và CBA đối với các chính sách và chiến lược hiện tại

• Hợp tác với Cục quản lý tài nguyên nước thuộc MONRE trong các vấn đề

• Đại diện MARD trong NSC thuộc NTP-RCC

Các chính sách và chiến lược hiện tại được điều chỉnh phù hợp với các biện pháp REDD+

MARD

DOL • Xây dựng và quản lý các hướng dẫn về pháp lý mới liên quan đến REDD+

• Phối hợp với các cơ quan bộ khác trong việc đề xuất và soạn thảo các quy định pháp lý phù hợp cho việc thực hiện

Đảm bảo có được một hệ thống pháp lý và chính sách hỗ trợ thực hiện REDD+, bao gồm các luật/quy định về quyền sử dụng và sở hữu đất của cộng đồng

25    

Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò REDD+

DOF • Phối hợp với MOF và MARD-DOL trong việc xây dựng, quản lý và hướng dẫn cơ chế/quy định tài chính trong quản lý và phân bổ Quỹ REDD+

Có được một cơ chế tài chính và quy định phù hợp cho việc quản lý Quỹ REDD+ với các hệ thống phân bổ minh bạch và hiệu quả; Đảm bảo quyền lợi đối với các bon, đất và rừng, đặc biệt là giao rừng và các quyền sử dụng đất liên quan, cũng như việc chuyển nhượng các quyền đó của tất cả các bên hưởng lợi.

DOST ICD • Điều phối các nhà tài trợ cho REDD+

• Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp về các vấn đề REDD+

Cục Trồng trọt • Có các văn phòng của DNA và chịu

trách nhiệm thực hiện UNFCCC và KP tại Việt Nam

• Phối hợp với MARD về các vấn đề quyền đất đai của các cộng đồng và hiệu quả giảm thiểu biến đổi khí hậu của các biện pháp REDD+.

• Phối hợp với MARD và chính quyền địa phương lồng ghép REDD+ vào trong quy hoạch sử dụng đất và quản lý tài nguyên nước.

• Sửa đổi các chiến lược, chính sách, có đề cập đến REDD+

Đảm bảo các biện pháp REDD+ được lồng ghép trong quy hoạch và phân vùng sử dụng đất và kế hoạch quản lý tài nguyên nước.

GDLA • Phối hợp với các hoạt động REDD+ trong quy hoạch sử dụng đất

Đảm bảo việc quy hoạch sử dụng đất có bao gồm các biện pháp REDD+

MONRE

Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu

• Đóng vai trò đầu mối điều phối với MARD về các yêu cầu quốc tế của UNFCCC và KP bao gồm các biện pháp REDD+

Đảm bảo các biện pháp REDD+ tuân theo CC và các yêu cầu/hướng dẫn khác của UNFCCC và KP

DEIAs • Xây dựng các hướng dẫn và quy định mới về EIA và SEIA, có tính đến các biện pháp REDD+

Đảm bảo rằng các hướng dẫn có thể áp dụng được cho các bộ liên quan (MOT, MOIT, MARD…)

• Phối hợp với MARD và MPI trong việc xây dựng cơ chế quỹ REDD+

• Phối hợp với MPI và MARD trong việc phân bổ vốn, với vốn tổng thể của REDD+ (bao gồm vốn nhà nước)

• Sửa đổi các cơ chế, chính sách và chiến lược để bao hàm các biện pháp REDD+

• Làm việc với các cơ quan quốc tế về các vấn đề chi trả liên quan đến REDD+

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện có để thích ứng với các biện pháp REDD+

Đảm bảo có được các cơ chế/quy định phù hợp về tài chính cho việc phân bổ vốn REDD+

Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại

• Đàm phán và ký kết các hiệp định tài chính quốc tế (song và đa phương)

Đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của việc triển khai vốn REDD+ để UNFCCC và diễn đàn quốc tế đánh giá

MOF

Đơn vị hành chính và nghiệp vụ

• Áp dụng hệ thống chi trả dựa trên hiệu quả thực hiện đối với việc phân bổ vốn REDD+ (đặc biệt là khoản chi trả được giữ lại)

Hệ thống chi trả phù hợp cho cán bộ tham gia thực hiện REDD+

Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân

• Lồng ghép các biện pháp REDD+ trong hệ thống quy hoạch và trong SEDP;

• Đảm bảo các chính sách và chiến lược có bao hàm REDD+

Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện có để phù hợp với các biện pháp REDD+. Lồng ghép REDD+ trong Kế hoạch PTKTXH quốc gia và các chiến lược/chính sách đầu tư liên quan.

Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

• Phối hợp với MARD/DOH trong việc xây dựng các quy định/chính sách có xét đến chi phí cơ hội của các dự án cơ sở hạ tầng (Giao thông (Đường, Cảng biển…) so sánh với các lợi ích của REDD+ nhằm phục vụ việc ra các quyết định

• Phối hợp với MARD

Đảm bảo rằng các khoản đầu tư được phê duyệt loại trừ các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng; đảm bảo rằng các biện pháp REDD+ được lồng ghép vào trong quá trình quyết định và phê duyệt đầu tư

MPI

Vụ Kinh tế Công nghiệp • Xem xét chi phí cơ hội của Dự án đầu tư Thủy điện so với lợi ích REDD+

Đảm bảo rằng các khoản đầu tư được phê duyệt loại trừ các nguyên nhân dẫn đến

26    

Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò trong các quyết định đầu tư mất rừng và suy thoái rừng

Vụ Kinh tế Nông nghiệp • Xem xét chi phí cơ hội của các dự án Đầu tư Thủy lợi so với các lợi ích REDD+ trong các quyết định đầu tư

• Phối hợp với Vụ Kinh tế Công nghiệp trong xây dựng các chính sách tạo cơ hội việc làm ngoài canh tác

Đảm bảo việc lập kế hoạch đầu tư cho nông nghiệp có tính đến các biện pháp REDD+

Cục đầu tư nước ngoài • Xây dựng các chính sách thuận lợi cho Đầu tư/các nhà đầu tư vào Lâm nghiệp, có sự phối hợp với MARD

Đảm bảo tạo một môi trường và các chính sách thuận lợi nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư lâm nghiệp

Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ

• Phối hợp với MARD trong việc giải quyết các vấn đề tại địa phương trong việc thực hiện các biện pháp REDD+

Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

CEMA

Vụ Chính sách dân tộc • Ủng hộ các Chính sách Dân tộc thiểu số và các vấn đề về xây dựng và thực hiện REDD+

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+

Đảm bảo các quyền lợi và đặc thù của các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và thực hiện REDD+

Vụ Kế hoạch Đầu tư • Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+

Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

DOE • Giới thiệu SEIA và EIA cho việc xây dựng mới và cơ sở hạ tầng giao thông

Loại bỏ các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng

MOT

Tổng cục Đường bộ và hàng hải Việt Nam

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+ (phát triển hệ thống đường và cảng biển)

Đảm bảo quy hoạch đầu tư cho Đường bộ phù hợp với các biện pháp REDD+

Thương mại và công nghiệp địa phương;

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+ (công nghiệp chế biến gỗ)

Xuất nhập khẩu • Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+ (xuất nhập khẩu gỗ)

Loại bỏ các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng

Cục Năng lượng

MOIT .... ....

Quản lý Điện Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán

thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

MOLISA

Vụ Bình đẳng giới • Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+.

Đảm bảo hỗ trợ cố vấn một cách thích hợp, và có các chính sách về bình đẳng giới trong tham gia thực hiện các biện pháp REDD+

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+.

Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

MOET

Vụ giáo dục tiểu học, trung học, đại học và Giáo dục dân tộc

• Xây dựng giáo trình đào tạo và giảng dạy để khuyến khích các biện pháp REDD+

MOTI • Phối hợp với MARD xây dựng các chiến lược truyền thông cho REDD+ bao gồm lập các cơ chế và kênh truyền thông lâu dài với người sử dụng đất

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+.

Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

MOH

• Sửa đổi các chính sách và chiến lược hiện tại cho phù hợp với các biện pháp REDD+.

Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán thống nhất của khung pháp lý và các chính sách REDD+

Cấp tỉnh

27    

Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò Các UBND tỉnh • Tạo các điều kiện phù hợp cho việc

thực hiện REDD+, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế thể chế, xây dựng nhân lực, và các nguồn lực bao gồm nguồn tài chính.

• Tạo môi trường cho phép sự tham gia tích cực và hiệu quả của các bên liên quan bao gồm những người hưởng lợi trong quá trình giám sát việc thực hiện REDD+

Đảm bảo việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ và các cơ quan tỉnh. Đảm bảo lồng ghép các biện pháp REDD+ vào các Kế hoạch PTKTXH, quy hoạch và phân vùng sử dụng đất Xây dựng được các chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp Xây dựng quy trình phê duyệt tốt

FPD • Phối hợp với quân đội và công an trong việc thi hành luật lâm nghiệp

Đảm bảo việc cưỡng chế thi hành luật lâm nghiệp

FIPI • Thường xuyên thực hiện Thống kê Rừng quốc gia

• NFIMAP-Giám sát phát thải có sự phối hợp với DOF

Đảm bảo các mức phát thải đúng theo chuẩn thời gian yêu cầu

DOF Các công ty nhà nước33 • Tham gia tích cực vào việc thực hiện

các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể • Tham gia tích cực vào quá trình giám

sát REL/RE và việc phân bổ vốn REDD+

Các hộ cá thể • Tham gia tích cực vào việc thực hiện các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể

• Tham gia tích cực vào quá trình giám sát REL/RE và việc phân bổ vốn REDD+

Các ban quản lý Rừng phòng hộ (PFMB)2

• Tham gia tích cực vào việc thực hiện các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể

• Tham gia tích cực vào quá trình giám sát REL/RE và việc phân bổ vốn REDD+

Các ban quản lý Rừng đặc dụng (PAMB)2

• Tham gia tích cực vào việc thực hiện các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể

• Tham gia tích cực vào quá trình giám sát REL/RE và việc phân bổ vốn REDD+

Đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các biện pháp REDD+ tại các diện tích rừng trong khu vực quản lý của họ Tham gia cưỡng chế thi hành luật

Các UBND, chủ yếu là ở cấp xã (CPC)2

• Tham gia trực tiếp và tích cực trong việc thực hiện các biện pháp và chuẩn bị điều kiện cho REDD+, bao gồm thành lập các dự án và hoạt động cụ thể

• Tạo môi trường cho phép sự tham gia hiệu quả của tất cả các bên liên quan với sự minh bạch về thông tin, cũng như hỗ trợ các xã/thôn thực hiện REDD+ một cách thành công

Các cộng đồng thôn • Tham gia tích cực vào việc thực hiện các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể

• Tham gia tích cực vào quá trình giám sát REL/RE và việc phân bổ vốn REDD+

Đảm bảo các biện pháp REDD+ được thực hiện một cách hiệu quả Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích REDD+ một cách công bằng và minh bạch

Các công ty liên doanh Các đơn vị Quân đội và Công an • Phối hợp với các đơn vị kỹ thuật liên

quan (Sở Kiểm Lâm) đưa ra các chính sách, biện pháp để thi hành luật

Đảm bảo ngăn chặn khai thác gỗ trái phép, cháy rừng trong số các nguyên nhân REDD+

Xã hội dân sự (Mặt trận Tổ quốc, HPN, ĐTN, HND, VUSTA

• Đẩy mạnh và khuyến khích triển khai các chính sách, quy định, biện pháp REDD+

• Tham gia tích cực trong việc thực hiện các dự án/hoạt động cụ thể của REDD+

Đảm bảo các biện pháp, chính sách và quy định về REDD+ được các cộng đồng và hộ dân hiểu rõ và áp dụng

                                                                                                                       33     Source:  “Design  of  a  REDD-­‐Compliant  Benefit  Distribution  System  for  Viet  Nam”:  UN-­‐REDD  Programme,  January,  2010.  First  five  account  for  >90%  of  all  forest  areas.  

28    

5.3 Tăng cường việc phi tập trung hóa các nhiệm vụ quản lý cho các cấp hành chính thấp hơn

Mục tiêu

• Xây dựng và thực hiện việc phi tập trung hóa các cơ cấu quản lý REDD+

Vấn đề

Việc phi tập trung hóa tại Việt Nam ảnh hưởng tới tính nhất quán và thống nhất của khung chính sách hiện tại. Việc củng cố khung chính sách trong bối cảnh REDD+ toàn cầu và trong nước cũng đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng phản ứng và linh hoạt của các cơ quan trung ương (phương thức tiếp cận tổ chức tự học tập) trước sự thay đổi thường xuyên của hoàn cảnh và nhu cầu cũng như lợi ích của bên hưởng lợi. Hơn nữa, khung chính sách và pháp lý cho REDD+ cần tập trung vào các biện pháp cơ bản với lợi ích lớn nhất cho xã hội.

Việc tăng cường quản lý tại địa phương không chỉ cần sự tăng cường năng lực về quản lý REDD+. Trong bối cảnh Việt Nam, cần phải đảm bảo được rằng i) cần có sự nhất quán thống nhất trong khung chính sách và sự quyết tâm của cấp trung ương, ii) hạn chế sự can thiệp của các cơ quan trung ương tới cấp địa phương, iii) tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể tại địa phương tham gia hiệu quả vào trong quá trình, ví dụ như có thể áp dụng FPIC34.

Những cải cách trong bộ phân tư nhân ở các nước khác, cùng với văn hóa làm việc khép kín của Việt Nam cũng đòi hỏi việc đưa ra các chỉ số để đo/theo dõi mức độ phi tập trung hóa (từ Bộ tới tỉnh, từ tỉnh tới huyện, từ huyện tới xã). Các chỉ số này sẽ được sử dụng như các chỉ số hiệu quả hoạt động chính trong hệ thống chi trả cho những công chức tham gia. Do có sự không thống nhất về hệ thống trách nhiệm với cách thức mới35, cần củng cố năng lực thể chế ở cấp huyện và xã, trong cả chính quyền lẫn trong các tổ chức đại chúng. Đối với khối nhà nước, cần huy động thêm nhân lực cho các hoạt động lâm nghiệp ở cấp huyện và xã, và thực hiện cải cách các thủ tục lập kế hoạch ở cấp vĩ mô và cấn tỉnh. Cũng cần phải nói đến vai trò quan trọng của các trưởng thôn trong hoàn cảnh văn hóa nông thôn, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, trong việc thực hiện REDD+. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng các trưởng thôn có ảnh hưởng đáng kể đối với cộng đồng nông thôn, và rất lạc quan trong việc áp dụng các ý tưởng và chính sách mới36, và đóng vai trò quan trọng làm “trung gian” và “người đàm phán” (cho tổ chức đại chúng và các tổ chức xã hội dân sự khác) trong các hoạt động giữa hệ thống chính quyền địa phương và các cộng đồng nông thôn.37

Sự tham gia hiệu quả của cộng đồng địa phương sẽ hỗ trợ cho việc tăng cường phi tập trung hóa.

Các biện pháp cần thiết

• Chỉ giải quyết các vấn đề chiến lược và chính sách ở cấp trung ương, giao việc thực hiện cho các đơn vị địa phương;

                                                                                                                       34    A  detailed  description  of  this  process  can  be  found  at:  http://tinyurl.com/Viet-­‐Nam-­‐UN-­‐REDD-­‐FPIC  

35    As  mentioned   in  most  of  the  new  mechanisms  of  downward  accountability—responsiveness  directly  to  citizens  through  participation  

and  enhanced  transparency—have  taken  place  at  the  commune  level,  while  much  of  the  devolved  power  has  gone  to  the  provinces.  One  challenge,  therefore,  is  the  misalignment  of  accountability  with  new  arrangements.  36     According  to  Frizen.  S  (2003),  the  ones   influenced  most  are  the  ones  constrained  to  anti-­‐corruption  and  are  the  ones  having  decided  roles   in  successful   implementation  of  polices  and  program;  and  Frizen.  S.  2000,   Institutionalizing  participation:  attentive   lessons   learned  and   issues   need   to   be   strengthened   for   Vietnam’s     National   Program,   UNDP;   and   the   most   disturbing   problems   in   implementing:  governance,  institutions  and  corruptions  in  Vietnam,  Conferences  of  Governance,  Institutions  and  Anti-­‐Corruption  in  Asia,  Asian  Research  Institute  of  New  Zealand,  2003.  37     Additionally,  Viet  Nam  is  consider  a  country  with  a  success  for  the  community  development  driven  approach  

29    

• Đưa ra các chỉ số hiệu quả hoạt động chính để đánh giá mức độ phi tập trung hóa và sử dụng các chỉ số đó trong hệ thống chi trả dựa trên hiệu quả hoạt động của các công chức tham gia.

• Cải cách quy trình lập kế hoạch ở cấp trung ương và địa phương. • Cùng cố các phương thức bố trí về thể chế ở cấp huyện và xã (ví dụ: tăng nhân lực cho các

hoạt động quy hoạch và lâm nghiệp).

5.4 Sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan Mục tiêu

• Các bên liên quan ở tất cả các cấp tham gia tích cực trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp REDD+

Vấn đề

Sự tham gia tích cực và hiệu quả của các bên có liên quan trong tất cả các mặt của quá trình lập kế hoạch và thực hiện là rất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình REDD+. Tại Việt Nam, đã có sự nhất trí rằng để có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, cần phải kết hợp lợi ích và nhu cầu của họ với hệ thống Chính quyền38. Để đạt được điều đó, “sự tham gia phải rộng khắp và đúng nghĩa, đặc biệt là đảm bảo có chỗ cho những nhóm khó khăn và dễ bị ảnh hưởng. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, và việc cung cấp thông tin kịp thời là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tham gia hiệu quả. Cần chú ý yêu cầu năng lực đầy đủ để thực hiện các quy trình có nhiều thành phần liên quan tham gia một cách thực sự.”

Việc thí điểm các hoạt động tại năm tỉnh được chọn sẽ mang lại các bài học trong việc tăng cường phi tập trung hóa và sự tham gia hiệu quả của hầu hết các bên tham gia có liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Sự tham gia trực tiếp và minh bạch của họ là tối quan trọng trong việc tạo dựng sự tin tưởng và tín nhiệm, và do đó là tiền đề cho thành công của REDD+39. Ngoài ra, sự tham gia tích cực của họ cũng sẽ hỗ trợ đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn về môi trường và xã hội cho REDD+.

Các biện pháp cần thiết

• Cân nhắc lợi ích, nhu cầu và các đặc trưng về kinh tế xã hội của các bên liên quan, đặc biệt là người hưởng lợi trong việc thiết kế khung chính sách và pháp lý cho REDD+.

• Tăng cường phi tập trung hóa, đặc biệt là từ tỉnh tới huyện và từ huyện tới xã. • Hỗ trợ năng lực cho cấp xã thông qua các hình thức khác nhau, ví dụ như bố trí hỗ trợ viên

cho từng xã trong các hoạt động REDD+, cũng như thông qua phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động truyền thông.

• Đảm bảo rằng các phản hồi trong quá trình tham vấn tới được với những người ra quyết định trong cộng đồng và thôn – thường không phải là chính quyền xã.

• Đảm bảo tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện REDD; • Báo cáo kết quả tham vấn và chỉ đạo cho người dân. • Dành thời gian để xây dựng năng lực lập kế hoạch tại các cấp địa phương. • Đưa ra hệ thống thông tin minh bạch và dễ tiếp cận (đặc biệt là về vốn REDD+), và cung cấp

thông tin kịp thời; • Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cộng đồng40. • Dành chỗ cho người nghèo và dân tộc thiểu số tham gia41.

                                                                                                                       38     WB  and  Counterpart  support  to  poor  communes:  MPI,  2003-­‐  Development  with  Communities  orientation  in  Vietnam  39     Nguyen  Quang  Tan,  Sikor,  T.,  Vickers,  B.  and  Enters,T,  2010:   -­‐  People,  Forest,  and  Climate  change  mitigation-­‐    Vietnam:  Why  REDD+  needs  local  people,  RECOFT,  Bangkok.  40     For  more  details  pls  see  Recoftc,  Vietnam:  Why  REDD+  needs  local  people  

30    

5.5 Đánh giá thực hiện REDD+ Mạng lưới điều phối REDD+ quốc gia và Tổ công tác kỹ thuật sẽ lập một Kế hoạch đánh giá,

trong đó đảm bảo tất cả các hoạt động đã được lập kế hoạch trong chiến lược REDD+ sẽ được đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ, qua đó đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các hình thức can thiệp, và đo mức tác động của những kết quả đạt được dựa trên phân tích ban đầu và những tiêu chí quy trình đã chọn. Cho từng hoạt động trong các hợp phần, tính phù hợp và mức độ thành công của hiệu quả thực hiện sẽ được xem xét và đề ra các cách nâng cao trong quá trình đánh giá. Rõ ràng đây là một quá trình được lặp lại, do thông tin mới sẽ được liên tục đánh giá, và do đó các hoạt động và tiêu chí sẽ được sửa đổi bổ sung42.

6 Đầu tư, tài chính cho REDD+

6.1 Xây dựng nguồn vốn REDD quốc gia, bao gồm các chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu

• Lập một quỹ để quản lý và giải ngân các nguồn thu của REDD và quỹ đó phải hoạt động được

• Xây dựng các chỉ tiêu thực hiện đối với việc giải ngân vốn

Các vấn đề cần quan tâm

REDD+ dự kiến chi trả cho các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các giải pháp REDD+ được xác nhận là phù hợp với quy định. Sự chi trả đó sẽ trang trải đủ cho chi phí mà họ đã bỏ ra và/hoặc bù đắp cho chi phí cơ hội của họ. Các nguồn tài chính cho “chi trả các dịch vụ môi trường” này có thể là nguồn từ cộng đồng quốc tế, từ các nguồn vốn/quỹ hiện có của quốc tế và trong nước hoặc có thể là nguồn thu thông qua các cơ chế thị trường. Để quản lý và giải ngân các nguồn thu REDD+ này đến các cấp quốc gia và cấp địa phương và để làm tăng độ tin cậy của các nhà tài trợ và các nhà đầu tư, cần phải thiết lập một quỹ tương thích với các yêu cầu quốc tế về tính minh bạch, công bằng và khả năng thực hiện, theo các thủ tục theo dõi nghiêm ngặt và được một bên thứ ba kiểm toán.

Hiện vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể nào đối với các chi trả này cũng như chưa có một quỹ như thế. Tuy nhiên, nó có thể được điều hành theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có quy định về chi trả cho các dịch vụ môi trường. Tốt hơn là nên có một quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh việc quản lý các nguồn thu REDD+ và việc giải ngân chúng. Hơn nữa, điều kiện cho một quỹ như thế có thể hoạt động được nên là các quy định cụ thể về quyền các bon và quy định liên quan.

Để đáp ứng các yêu cầu quốc tế nói trên, điều quan trọng là cần tạo ra một cơ chế “ngoài ngân sách” và đảm bảo rằng các nguồn thu REDD+ được bảo vệ bởi các “tường lửa” nhằm ngăn chặn không cho chúng lẫn trộn với các nguồn vốn đầu tư khác cho ngành lâm nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đã có hai cơ chế “ngoài ngân sách” đang vận hành quản lý các nguồn tài chính cho ngành lâm nghiệp, đó là:

• Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (FPDF), lập theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), tạo ra để quản lý Chi trả dịch vụ môi trường (PES), và

• Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp (TFF).

Đối với các nguồn thu REDD+, có hai lựa chọn đang được cân nhắc. Đó là:

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   41     The  suggestion  are  based  on  the  current  analysis  and  the  manual  of  “The  Mainstreaming  Climate  Change  –  a  Guidance  Manual  for  the  Pacific  Islands  Countries  and  Territories  by  Peter  N.King  (draft  by  May  2010)”.  42     Viet  Nam’s  RPP,  August  2010    

31    

• Một quỹ nhánh của quỹ FPDF; hoặc

• Một quỹ REDD+ riêng.

Khi cân nhắc các lựa chọn, một nghiên cứu mới đây mang tên "Design of a REDD-compliant Benefit Distribution System for Viet Nam43 khuyến nghị về một quỹ REDD+ cụ thể.

Một hội đồng quản trị nhiều chủ thể tham gia và một quá trình ra quyết định minh bạch có thể cho phép kiểm tra và cân đối để ngăn chặn khả năng tham nhũng và lãng phí. Nguyên lý quản trị minh bạch các nguồn thu REDD+ ngụ ý đến yêu cầu về sự tham gia rộng rãi trong việc quản trị các nguồn thu, rộng rãi hơn so với dự kiến trong các điều khoản của FPDF44. Các chi trả REDD+ rõ ràng là một loại hình của PES. Vì thế cũng còn có đề xuất lập ra một quỹ REDD+ quốc gia hợp pháp, độc lập nằm ngoài cơ cấu Chính phủ, với các điều lệ và thủ tục quản lý quản trị riêng của nó45. Điều đó có thể i.) tăng cường cách tiếp cận tham gia và tính minh bạch của nó, ii.) giảm nguy cơ lẫn lộn các nguồn tài chính, ví dụ như lẫn với các PES khác, iii) cho phép thiết lập một Hệ thống chia sẻ lợi ích của chính nó, và iv.), vì thế, phù hợp với các khuyến nghị mà các nghiên cứu của UN-REDD đưa ra46

Một đặc điểm rất quan trọng của một quỹ như thế và hệ thống chia sẻ lợi ích của nó là phả tạo ra các quy định có hiệu lực thực hiện và quá trình thực hiện rõ ràng, nhất quán, tạo điều kiện cho việc phân phối lợi ích REDD+ một cách bình đẵng, công bằng và hiệu quả. Do vậy, quỹ REDD+ phải được thiết kế đồng hành cùng với việc xây dựng Hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+ của Việt Nam (BDS)47. Việc theo dõi kiểm tra hoạt động của Quỹ REDD+ và BDS của nó nên là một phần của hệ thống MRV chung.

Nguồn đầu tư REDD+ nhận được từ cấp quốc gia sẽ phải được chi trả cho các cá nhân và tổ chức ở cấp địa phương, cụ thể là người dân sinh sống trong và xung quanh rừng là những người đã thực hiện các biện pháp giảm phát thải hoặc tăng cường dự trữ các bon thông qua bất kỳ một trong năm loại hoạt động nào của REDD+. Cần cân nhắc sự công bằng trong vấn đề này. Càng có nhiều cấp quan liêu quản lý các nguồn thu, cơ chế quản lý sẽ càng có khả năng kém hiệu quả, phải gánh chi phí thực hiện cao hơn và có rủi ro cao hơn về tham nhũng.

Có khuyến nghị rằng, đối với việc thí điểm REDD+, các nguồn thu nên quản lý ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên, sau khi kinh nghiệm đã được tích lũy thì các chi phí giao dịch sẽ không quá cao, đặc biệt là khi năng lực phù hợp đã được xây dựng ở cấp tỉnh và cấp huyện, các nguồn thu REDD+ nên được quản lý ở cấp huyện, cụ thể là càng gần với những người hưởng lợi cuối cùng càng tốt

Cần phải có kế hoạch thí điểm các nguồn thu REDD+ , xây dựng năng lực ở cấp tỉnh và cấp huyện trong ít nhất 2 năm trên địa bàn của 5-6 tỉnh48. Các bài học kinh nghiệm liên quan đến chi phí, hiệu suất và hiệu quả của quản lý các nguồn thu REDD+ ở các cấp sẽ giúp xây dựng cơ chế REDD+ cuối cùng và hệ thống BDS của nó.

Mức độ độc lập và khả năng hoạt động trơn tru của Quỹ REDD+ Việt Nam sẽ phụ thuộc vào cơ cấu và quyền lực của hội đồng quản trị Quỹ. Những kinh nghiệm về Quỹ ủy thác cho bảo tồn được lập ở các nước cho thấy rằng để làm cho Quỹ REDD+ thực sự có thể hoạt động đòi hỏi phải có một mức độ sở hữu cao và sự hỗ trợ chính trị từ cấp cao nhất 49. Spergel và các cộng sự (2009) cũng tổng hợp kinh nghiệm từ các nước khác và cho thấy rằng các chi phí hành chính cho Quỹ REDD+ phụ thuộc                                                                                                                        43     UNREDD,  2010:  Design  of  a  REDD-­‐compliant  Benefit  Distribution  System  for  Viet  Nam,  Hanoi:  p.91  44     Readiness  Preparation  Proposal,  2010.  45     Spergel,   Barry   and   Michael   Wells,   2009:   Conservation   Trust   Funds   as   a   model   for   REDD+   national   financing.   In:   Realising   REDD+-­‐  National  Strategy  and  Policy  Options,  CIFOR,  Bogor.  46     UNREDD,  2010:  Design  of  a  REDD-­‐compliant  Benefit  Distribution  System  for  Viet  Nam,  Hanoi:    47     idem  48     UNREDD,  2010:  UNREDD  Viet  Nam  Program  Phase  II:  Operationalising  REDD+  in  Viet  Nam.  Hanoi  49     Spergel,   Barry   and   Michael   Wells,   2009:   Conservation   Trust   Funds   as   a   model   for   REDD+   national   financing.   In:   Realising   REDD+-­‐  National  Strategy  and  Policy  Options,  CIFOR,  Bogor.  

32    

vào quy mô tổ chức, nhưng thường nằm trong khoảng 10 đến 15% ngân sách của nó và việc tổ chức thường mất khoảng 2 năm50. Khung thời gian này có thể cho phép triển khai thí điểm ở các tỉnh thí điểm được lựa chọn để đúc rút kinh nghiệm.

Các giải pháp yêu cầu

• Thiết lập Quỹ REDD+ và Hệ thống chia sẻ lợi ích.

• Thiết kế cơ cấu, quy tắc/ quy định và thủ tục quản trị cho quản lý và giải ngân các nguồn thu.

• Thí điểm quản lý và giải ngân các nguồn thu REDD+ ở 5 tỉnh.

• Xây dựng cơ cấu Quỹ REDD+ và BDS của nó có tính đến các bài học từ các tỉnh thí điểm và các sáng kiến phù hợp từ nước khác.

• Thiết lập các chỉ tiêu thực hiện giải ngân các nguồn thu.

• Xác định các phần vốn tối đa cho phép từ Quỹ REDD+ dành cho các cấp hành chính khác nhau (tỉnh huyện) và cấp cộng đồng.

6.2 Xây dựng và quản lý một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch Mục tiêu

• Một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch được tiếp tục xây dựng và đưa vào Nghị định 99/2010/NĐ-CP

• Một hệ thống quản lý được thiết kế để quản lý hệ thống chia sẻ lợi ích dựa trênn quy định của Nghị định 99/2010/NĐ-CP

Các vấn đề quan tâm

Nghị định 99/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2010 quy định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam bao gồm:

1. “Loại dịch vụ môi trường mà người sử dụng trả cho các nhà cung cấp dịch vụ theo quy định của Nghị định này”.

2. Nhà cung cấp và người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng. 3. Quản lý và sử dụng việc chi trả từ các dịch vụ môi trường rừng. 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà cung cấp và người sử dụng của các dịch vụ môi trường rừng. 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp và các ngành trong việc thực hiện

chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng.”51

Các dịch vụ môi trường được công nhận bao gồm:

1. “Bảo vệ đất, giảm xói mòn và bồi lắng các hồ chứa, dòng chảy sông suối. 2. Điều hòa và duy trì các nguồn nước cho các hoạt động sản xuất và sinh sống của xã hội. 3. Dự trữ và lưu giữ các bon do rừng, giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp nhằm ngăn

chặn suy thoái rừng và mất các vùng rừng, và phát triển rừng một cách bền vững. 4. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cho các dịch

vụ du lịch.”52 5. Cung cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng

nguồn nước từ rừng cho ngư nghiệp.

Ở điều 4.3, Nghị định có quy định rằng: Bộ NNPTNT phải “chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan trình Thủ tướng chính phủ để ban hành quy định về: mục tiêu của việc áp dụng, mức chi trả,

                                                                                                                       50    idem  51      Article  1  of  Decree  number  99/2010/ND-­‐CP.  52      Article  4.2  of  Decree  number  99/2010/ND-­‐CP.  

33    

phương pháp chi trả cho các dịch vụ dự trữ và lưu giữ các bon của rừng và các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, để thực hiện theo các quy định của Nghị định này.”53

Nghị định cũng quy định rằng các chi trả được ủy thác thông qua “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng” (FPDF: điều 5.3) và rằng các chi trả là một “yếu tố của các chi phí sản xuất của các sản phẩm có sử dụng các dịch vụ môi trường rừng” (điều 5.4).54

Các chi trả trực tiếp là dựa trên các mức được quy định bởi Chính phủ Việt Nam, nhưng các bên tham gia được tự do thương thảo trên cơ sở tự nguyện đối với các chi trả khác nếu các chi trả đó cao hơn mức mà Chính phủ quy định . (điều 6.1)

Đối với các hoạt động mà CPVN chưa xác định mức chi trả, nhà cung cấp và người sử dụng được tự do thương thảo các thương vụ của họ, cái mà CPVN khuyến khích. (điều 9.1, câu cuối). Điều đó ngụ ý rằng lĩnh vực tư nhân có thể tham gia trực tiếp với các nhà cung cấp các dịch vụ môi trường rừng khi chúng vẫn còn chưa được quy định. Các chi trả không trực tiếp được thực hiện trong FPDF qua các tổ chức trung gian và ở các mức chi trả do CPVN xác định. (điều 6.2)

Các chi trả là bắt buộc (theo điều 7) đối với các công trình sản xuất thủy điện, sản xuất và cung cấp nước sạch, sản xuất công nghiệp, và các cá nhân và tổ chức thực hiện dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng. Có một điều mục bổ sung 7.5 xác định một số người chi trả bắt buộc, nói rằng: “Những người phải chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng cho dự trữ và lưu giữ các bon từ rừng; và các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho ngư nghiệp được quy định ở khoản 3, Điều 4 của Nghị định này”, ở đó có nói rằng Bộ NNPTNT là cơ quan đầu mối phối hợp với các bộ chuyên nghành khác sẽ trình Thủ tướng ban hành một bộ quy định về: các hạng mục chi trả, mức chi trả, phương tiện chi trả cho các các cấp độ của lưu giữ và dự trữ các bon của rừng; các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất ngập nước (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho ngư nghiệp theo tinh thần của Nghị định này.

Người hưởng lợi từ các chi trả bao gồm các chủ rừng đã được giao rừng hoặc được cho thuê rừng (họ có thể là các hộ gia đình và các chủ rừng cá thể độc lập); các chủ rừng trồng rừng trên đất rừng đã được giao ; và các tổ chức, các hộ gia đình, các cá thể độc lập, cộng đồng làng bản đã ký kết hợp đồng bảo vệ rừng dài hạn với các tổ chức nhà nước. (Điều 8).

Những nhà cung cấp có thể chi tiêu các nguồn thu từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng theo cách mà họ cho là thích hợp. Nếu nhà cung cấp là một tổ chức chính phủ thì các nguồn thu, sau khi bù đắp cho các chi phí, đước tính toán như là nguồn thu nhập và có thể chi tiêu theo các quy định thông thường về tài chính kế toán. (Điều 10).

Điều 11 của Nghị định xác định các mức độ chi trả cho các công trình sản xuất thủy điện, công trình, cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch, và các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng. Đối với trường hợp sau cùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần xác định những tổ chức và cá nhân nào là có nghĩa vụ chi trả theo các quy định này. Bộ NNPTNT đước phân công chủ trì soạn thảo đề xuất để Thủ tướng chấp thuận cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Hạng mục liên quan đến dự trữ các bon (carbon sequestration) không được quy định trong điều này.

Điều 13 và Điều 14 quy định các tổ chức nào được ủy thác cho việc chi trả và xác định việc giao vốn từ FPDF đến các tổ chức đó như thế nào. Điều 15 tiếp tục mô tả các nguồn thu có thể được sử

                                                                                                                       53      Article  4.3  of  decree  number  99/2010/ND-­‐CP.  54      See  also  section  3.6,  7  and  10  in  Annex  I  for  some  more  context  of  the  Fund.  

34    

dụng ra sao ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Thí dụ điều 15.1a quy định rằng ở cấp trung ương, 0.5% của tổng số có thể sử dụng cho các hoạt động chuyên nghề của Quỹ, bao gồm: “các chi phí quản lý hành chính theo cơ chế ủy thác; các hoạt động để tiếp nhận chi trả và các hoạt động khác liên quan đến quản lý tài chính”. Số kinh phí còn lại được chi trả đến các nhà cung cấp các dịch vụ môi trường rừng.

Để xác định chi trả trên hec ta, Điều 16 xác định “hệ số K”. Hệ số này dựa trên 4 yếu tố (Điều 16.3):

a) Hiện trạng rừng (khả năng phát sinh các dịch vụ môi trường rừng). b) Chủng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất). c) Nguồn gốc rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng). d) Mức độ khó khăn hoặc dễ dàng trong quản lý rừng (các yếu tố xã hội và địa lý).

Đối với trường hợp các chủ rừng, UBND tỉnh sẽ xác định hệ số K nào. Nếu là hộ gia đình hợp đồng bảo vệ rừng, hệ số K cần được tính toán trên cơ sở “quy định của cơ quan có thẩm quyền” (Điều 16.3). Tính toán chính xác chi trả bình quân trên hecta được tiếp tục quy định ở các mục 16.1 và 16.2.

Đối với trường hợp các chủ rừng, chi trả trên hecta dựa trên tổng số nguồn thu (chi trả trừ đi các chi phí) có được từ một dịch vụ cụ thể, thu được trên toàn bộ diện tích của một loại rừng cụ thể và loại chủ rừng cụ thể làm phát xuất các nguồn thu, chia cho số hecta của toàn bộ diện tích nhân với hệ số K (trích từ Điều 16.1.b). Điều này tiếp tục quy định rằng “ một rừng cung cấp nhiều dịch vụ môi trường rừng được quyền hưởng chi trả từ tất cả các dịch vụ môi trường rừng đó.” (Điều 16.1.a)) Đối với trường hợp hộ gia đình hợp đồng bảo vệ rừng, số tiền nhận được bằng số hecta nhân với đơn giá chi trả trên hecta nhân với hệ số K.

Điều 17 quy định trách nhiệm của FPDF cấp tỉnh bao gồm: là những người sử dụng hoạt động bên trong các dịch vụ môi trường rừng (FES); đóng vai trò như là trung gian giữa người sử dụng và nhà cung cấp của FES; nhận tiền ủy thác từ FPDF quốc gia và nghững người sử dụng; thực hiện việc chi trả cho những chủ rừng và/hoặc hộ gia đình; đóng vai trò như là đầu mối cho cơ quan nhà nước kiểm tra việc cung cấp dịch vụ và chi trả cho những nhà cung cấp FES và từ những người sử dụng FES; và, báo cáo hàng năm cho UBND tỉnh và FPDF trung ương về thu và chi của PFES. Nếu nơi nào không có FPDF cấp tỉnh thì tổ chức hay cơ quan thay thế sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó.

Điều 18 quy định trách nhiệm của FPDF cấp quốc gia (trung ương) bao gồm: xác định người chi trả FES và quy định lượng tiền cần trả; nhận chi trả và chuyển số tiền tương ứng về FPDF cấp tỉnh; phân bổ nguồn thu thu được từ người sử dụng đến các FPDF cấp tỉnh; giúp Tổng cục Lâm nghiệp kiểm tra chi trả từ những người sử dụng và việc sử dụng quỹ; và, báo cáo hàng năm cho Bộ NNPTNT về tình hình thu và chi của PFES.

Điều 19 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng FES. Về mặt quyền, người sử dụng có quyền được thông báo về các hoạt động liên quan đến khối lượng và chất lượng, nhưng đồng thời cũng đựoc thông báo về kết quả chi trả cho chủ rừng. Ngoài ra, họ còn có quyền tham dự vào các hoạt động theo dõi kiểm tra và có thể yêu cầu điều chỉnh việc chi trả trong trường hợp nhà cung cấp không bảo vệ rừng hoặc gây nên việc suy thoái rừng. Về mặt trách nhiệm, người sử dụng phải công bố nguồn tiền họ có thể chuẩn bị sẵn và có thể chi trả đúng hạn. Nếu không thực hiện được điều đó; “các biện pháp xử phạt sẽ được thực hiện theo đúng pháp luật” (mục 19.2.c).

Điều 19 quy định quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp của FES. Về mặt quyền, nhà cung cấp có quyền được yêu cầu người sử dụng chi trả cho việc sử dụng FES, được thông báo về giá trị của FES, quyền tham dự vào các hoạt động theo dõi kiểm tra các hoạt động liên quan đến chi trả cho FES. Về mặt trách nhiệm, chủ rừng và/hoặc các hộ gia đình phải bảo vệ diện tích rừng và thực hiện các biện pháp phát triển rừng thích hợp. Tiền chi trả phải được sử dụng phù hợp và việc phá rừng và chuyển

35    

đổi bất hợp pháp là bị cấm. Nếu vi phạm các quy định trên; “các biện pháp xử phạt sẽ được thực hiện theo đúng pháp luật” (mục 19.2.e).

Chương 4 của Nghị định vạch ra cách tổ chức thực hiện, trong đó quy định trách nhiệm của các Bộ Ngành liên quan. Ví dụ, ở điều 21:

5. Bộ NNPTNT, Bộ TNMT và Bộ TC đựơc giao nhiệm vụ gồm có trách nhiệm “Trình Thủ tướng phê duyệt Đề xuât về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi trả cho các dịch vụ môi trường” và “Chủ trì và phối hợp với các Bộ Ngành liên quan huy động các nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật từ các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước cho việc thực hiện nghị định này.”; và,

6. Bộ TNMT được giao nhiệm vụ “Chủ trì và phối hợp với Bộ NNPTNT và phối hợp với các Bộ Ngành liên quan trình Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất rừng nhằm đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng”.

Ở điều 22, trách nhiệm của UBND tỉnh được quy định là chỉ đạo Sở NNPTNT trình chương trình và dự án để UBND tỉnh triển khai các chính sách về PFES. Theo mục 6, các UBND tỉnh, được giao trách nhiệm “ phê chuẩn để đảm bảo sự ổn định về diện tích và chức năng các vùng rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng”. Theo mục 9, các UBND tỉnh được giao trách nhiệm chỉ đạo các UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ: phân công các cơ quan làm đầu mối tiến hành công tác kiểm tra bàn giao, đánh giá khối lượng và chất lượng rừng, chứng nhận các chủ rừng lập cơ sở cho việc chi trả định kỳ cho FES, kiểm tra và giám sát họ và các nhiệm vụ khác.

Điều 23 quy định rằng việc phân bổ vốn liên quan đến thực hiện Nghị định là “được đảm bảo theo cơ chế hiện hành về phân bổ ngân sách”, “nguồn viện trợ và hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước”, và “các nguồn khác”.

Điều 24 quy định rằng Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 và rằng Lâm Đồng và Sơn La, là những nơi để triển khai các hoạt động thí điểm theo quyết định của Thủ tướng số 380/QD-TTg (10 tháng 4, 2008) – sẽ bắt đầu triển khai nghị định này từ lúc đó.

Điều 25 (điều cuối cùng) quy định rằng trách nhiệm triển khai thực hiện nghị định này là thuộc: “Bộ NNPTNT và các Bộ Nghành chức năng, các UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương”.

Các giải pháp yêu cầu

• Bộ NNPTNT cần “chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan trình Thủ tướng chính phủ để ban hành quy định về: mục tiêu của việc áp dụng, mức chi trả, phương pháp chi trả cho các dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất ngập nước (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, để thực hiện theo các quy định của Nghị định này.”55

• Bộ NNPTNT, Bộ TNMT và Bộ TC cần “huy động các nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật từ các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước cho việc thực hiện” Nghị định 99/2010/ND-CP (Điều 21)

• Bộ TNMT cần “trình Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất rừng nhằm đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng” (Điều 21)

                                                                                                                       55      Article  4.3  of  decree  number  99/2010/ND-­‐CP.  

36    

• Tiếp tục cụ thể hóa các quy định về chi trả cho các dịch vụ dự trữ và lưu giữ các bon của rừng của FES theo Điều 7.5

• Phối hợp với các cơ quan, tổ chức tương ứng và/hoặc các UBND tiến hành xác định hệ số K cho các tỉnh Lâm đồng và Sơn La và một số tỉnh/khu vực khác có khả năng triển khai REDD+ trong tương lai gần.

6.3 Gộp chi trả cho các dịch vụ môi trường (PES) Mục tiêu

• Chuẩn bị được một sơ đồ/mô hình cho phép chi trả cho nhiều dịch vụ môi trường rừng (PFES) mà chỉ do một khu rừng cung cấp.

• Chuẩn bị được một cách tiếp cận để xác định mức chi trả cho PFES đã được thừa nhận.

Các vấn đề quan tâm

Theo tinh thần Điều 16.1.a, thì “một khu rừng cung cấp nhiều dịch vụ môi trường rừng thì được quyền hưởng các chi trả cho tất cả các lọai dịch vụ môi trường rừng đó”. Vì vậy cần chuẩn bị được một sơ đồ/mô hình cho phép “chi trả gộp cho nhiều dịch vụ môi trường rừng”. Mới chỉ có dịch vụ dự trữ các bon là được Nghị định đề cập mức chi trả, cụ thể là thông qua hệ số K. Các dịch vụ PFES khác chưa có cách tiếp cận cụ thể nào được xác định.

Các giải pháp yêu cầu

• Bên cạnh hệ số K cho các bon, xác định một cách tiếp cận nhằm định mức chi trả cho các PFES đã được thừa nhận.

• Thiết kế một sơ đồ/mô hình cho phép chi trả cho cho nhiều dịch vụ môi trường rừng (PFES) mà chỉ do một khu rừng cung cấp.

6.4 Sự tham gia của khu vực tư nhân vào REDD Mục tiêu

• Những người hoạt động trong khu vực tư nhân tham gia tích cực vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện REDD+

Các vấn đề quan tâm

Các chủ thể trong khu vực tư nhân được tham gia vào các hoạt động liên quan của REDD+, cụ thể như được giao quyền làm chủ rừng tự nhiên, được quyền lập công ty chế biến và mua bán các sản phẩm từ rừng là những vấn đề có tác động đến các yếu tố giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, Quản lý rừng bền vững (SFM) và bảo tồn rừng của REDD+. Họ cũng nên được tham gia vào các giải pháp tương ứng FLEGT của REDD+; như các nhà đầu tư và là nhà quản lý rừng trồng là những người có tác động đến tăng cường trữ lượng các bon của REDD+; như các nhà đầu tư và là nhà quản lý các khu rừng đặc dụng và du lịch sinh thái là những người có tác động đến bảo tồn rừng. Các chủ thể trong khu vực tư nhân có thể trở thành người hưởng lợi REDD+ thông qua việc mua bán các tín chỉ các bon rừng trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các thị trường các bon. Cuối cùng, toàn bộ thị trường các bon tự nguyện sẽ là một hoạt động của khu vực tư nhân.

Khu vực tư nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành tương ứng khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, hạ tầng và khai khoáng. Vì thế khu vực tư nhân có thể đóng một vai trò tích cực như là người thúc đẩy và là người thực hiện REDD+, nhưng đồng thời cũng có thể có tác động tiêu

37    

cực gây ra phát thải các bon rừng, hoặc lạm dụng các cơ hội liên quan đến thị trường các bon (“cao bồi các bon”).

Để giảm thiểu tiêu cực, huy động được sức mạnh và vai trò tích cực của khu vực tư nhân, rõ ràng là bất kỳ một phương pháp tiếp cận nào của REDD+ cũng phải cần khu vực tư nhân tham gia ngay từ đầu trong việc lập chiến lược, lập kế hoạch và triển khai thực hiện REDD+ và các giải pháp của nó, và họ phải được tham gia vào Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) và các Tổ công tác về REDD+. Một chương trình nâng cao nhận thức đối với khu vực tư nhân phải được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng xẩy ra “mâu thuẫn về lợi ích” với khu vực tư nhân, và để thu hút khu vực tư nhân trở thành “các nhà vô địch về REDD+”.

Các giải pháp yêu cầu

• Nâng cao nhận thức và thông tin cho khu vực tư nhân về REDD+.

• Xác định các chủ thể tư nhân tương ứng với REDD, kể cả ở trong và ngoài ngành lâm nghiệp.

• Xác định và tuyển mộ “các nhà vô địch về REDD+” tư nhân.

• Mời các chủ thể tư nhân đã được xác định tham gia TWG và các Tổ công tác.

• Rà soát và điều chỉnh khung pháp lý cho vai trò hoạt động của khu vực tư nhân trong lâm nghiệp và đặc biệt là trong REDD+.

• Điều hòa lợi ích REDD+ cho các chủ thể tư nhân hợp cách.

• Quy định quyền sở hữu các bon và chuyển giao cũng cho các chủ thể tư nhân .

• Định nghĩa và quy định sự tham gia của khu vực tư nhân vào MRV.

• Đồng thuận với khu vực tư nhân về cơ chế, kể cả hệ thống theo dõi kiểm tra, cho việc tìm nguồn nguyên liệu thô một cách hợp pháp và lành mạnh với môi trường.

• Chuẩn bị các cơ chế giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả.

6.5 Kế hoạch tài chính và quản lý REDD+ Mục tiêu

• Kế hoạch hóa REDD+ và phân bổ tài chính phải kết nối với nhau

Các vấn đề quan tâm

Những hạn chế là i) có quá ít thời gian cho chu trình lập kế hoạch, cụ thể là cho việc tham gia của địa phương; ii) kỹ năng hạn chế, năng lực của những người lập kế hoạch thấp56. Kết quả là việc lập kế hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn dưới dạng áp từ trên xuống, đặc biệt là đối với cấp huyện và xã; và quá trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn phức tạp, chồng chéo, cồng kềnh và kết nối lỏng lẻo với việc phân bổ ngân sách. Việc lập kế hoạch được coi như là trách nhiệm riêng của chỉ phòng/ban kế hoạch chứ không phải là nhiệm vụ của tất cả mọi cán bộ.57 Kết quả là có rất ít đóng góp từ các phòng ban kỹ thuật là các đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc lập nên các kế hoạch khả thi.

                                                                                                                       56    WB,   VDR,   2010   noted   that   limited   skills   of   Departments   of   Planning   &   Investment   and   People’s   Committee   that   are  mandated   to  

coordinate  developmental  works  at  the  local  level  is  another  constraint  towards  establishing  inter-­‐sectoral  linkages.    57    A  case  study  focusing  on  Dien  Bien,  Dong  Thap  and  Ninh  Thuan  provinces  carried  by  UNICEF  

38    

Các giải pháp yêu cầu

• Bổ nhiệm cán bộ bổ sung cho cho các vấn đề REDD+ trong lập kế hoạch lâm nghiệp ở cấp huyện và xã.

• Xác định một thẩm quyền rõ ràng và một cơ chế chính thức rõ ràng cho người lập kế hoạch ở tất cả các cấp để hợp tác và kết hợp với quá trình xây dựng dự toán ngân sách và các cơ quan kỹ thuật khác về vấn đề REDD+.

7 Các cơ quan đóng vai trò chính và trách nhiệm của họ trong quản trị và thực hiện REDD+

Ở cấp trung ương, có 5 nhóm chính

1. Các cơ quan thể chế nhà nước cốt lõi, các bộ ngành trung ương và các cơ quan khác. Nhóm cốt lõi này sẽ đề cập các vấn đề nền tảng cơ sở trực tiếp liên quan đến việc thực hiện và các yêu cầu cần thiết đối với các giải pháp của REDD+ (thí dụ cho thuê đất, theo dõi kiểm tra, cơ chế vốn, chuyển giao quyền các bon)58. Nhóm này gồm Quốc hội, Thủ tướng chính phủ (PM), Văn phòng chính phủ (OOG), Bộ NNPTNT (MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Tài chính (MOF), Bộ Tư pháp (MOJ) và Ủy ban Dân tộc (CEMA) ở cấp trung ương và các Sở ban ngành chuyên môn kỹ thuật ở cấp tỉnh. Các Bộ Ngành khác hỗ trợ việc thực hiện REDD+ một cách không trực tiếp cần tiếp tục điều chỉnh các chiến lược, chính sách, kế hoạch của họ một cách phù hợp với REDD+ và cần phải phối hợp để xây dựng hướng dẫn thực hiện REDD+ trong phạm vi trách nhiệm tương ứng của họ. Bộ Công thương (MOIT), Bộ Giao thông (MOT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA), Bộ Xây dựng (MOC), Bộ Nội vụ (MOHA), Bộ Y tế (MOH), BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch (MOCTS), Bộ Thông tin và Truyền thông MOTI), Bộ Quốc phòng (MOD), Bộ Công an (MOI), và Thanh tra chính phủ (GI).

2. Các tổ chức chính phủ khác: Có một số ủy ban/tổng cục tập trung vào các công tác trực tiếp liên quan đến REDD+ (thí dụ Ban Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban về tài nguyên nước quốc gia, Ủy ban Di sản văn hóa phi vật thể, Tổng cục Du lịch).

3. Các tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế đã đầu tư cho các dự án liên quan mật thiết đến REDD+ và/hoặc sẽ trực tiếp cung cấp nguồn vốn cho việc chuẩn bị và/hoặc thực hiện REDD+. Cụ thể là UN-REDD, Ngân hàng thế giới (WB), FAO, JICA, GTZ, Đại sứ quán Vương quốc Na uy, Đại sứ quán Phần Lan luôn trợ giúp hiện nay và tương lai cho các hoạt động liên quan đến REDD+ ở Việt Nam và có thể các hoạt động khác nữa trong tương lai.

4. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động REDD+ (nhiều trong số họ là thành viên của Mạng lưới REDD quốc gia) vì họ đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động REDD+ hoặc vào các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội.

5. Các tổ chức quần chúng: Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (WU), Liên hiệp thanh niên Việt Nam (YU) và Hội Nông dân Việt Nam (FU) của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (FF). Phần lớn trong số họ có các mạng lưới hội viên tốt từ trung ương xuống tận cơ sở và vì thế nên đưa họ vào thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể. Cùng với các NGO, họ cũng có thể cung cấp rất hiệu quả các dịch vụ đảm bảo thông tin, liên hệ đến cộng đồng địa phương cũng như đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp cho REDD+.

                                                                                                                       58    Vietnam’s  RPP,  August  2010:  Three  specific  legal  issues  need  to  be  addressed  as  a  priority  in  Viet  Nam:  (1)  the  rights  to  carbon,  land  and  

forests,  particularly  forest  allocation  and  associated  land  use  rights;  (2)  coordination  of  the  action  of  the  government  authorities  involved  with  REDD,  in  particular  MARD  and  MONRE;  and  (3)  ensuring  that  all   legitimate  beneficiaries  are  recognized,  in  particular  addressing  the  legal  status  of  local  communities.  

39    

Các cấp ở tỉnh

6. Các UBND tỉnh và các Sở/Ban ngành thuộc tỉnh đóng một vai trò trọng yếu và ra các quyết định liên quan đến các hoạt động trong phạm vi của tỉnh. Họ cũng có thể làm nhiệm vụ phối kết hợp quan trọng giữa các Bộ và các Sở.

7. Các công ty tư nhân và công ty nhà nước quản lý (trước đây gọi là xí nghiệp lâm nghiệp/lâm trường quốc doanh) trực tiếp hoạt động nghề rừng, cũng như các các công ty ở các ngành nghề khác mà hoạt động của họ tạo áp lực tác động lên rừng (nông nghiệp, nuôi tôm, vv…) có thể bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện REDD+.

8. Các UBND huyện sẽ trực tiếp tham gia quản lý các dự án và hoạt động cụ thể, và sự tham gia của họ là hết sức quan trọng cho sự thực hiện thành công của REDD+. Họ sẽ phối hợp chặt chẽ với các mắt xích hành chính thấp hơn ở cấp huyện và xã.

9. Các UBND xã sẽ trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể, như vậy sự tham gia của họ là hết sức quan trọng cho sự thực hiện thành công của REDD+. Họ sẽ phối hợp chặt chẽ với các mắt xích hành chính thấp hơn ở cấp xã và cộng đồng làng/bản.

10. Cộng đồng địa phương: Nhóm này bao gồm những người sử dụng đất, người dân sinh sống trong rừng và các cộng đồng dân tộc thiểu số. Họ là những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+ vì thế họ phải được tham gia vào việc lập và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể cũng như vào việc theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện. Không có sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương thì bất kỳ nỗ lực nào cũng đều sẽ không có hiệu quả lâu dài.

11. Các NGO, Tổ chức xã hội – dân sự (CSO) và các Tổ chức quần chúng là một bộ phận của các cộng đồng địa phương và có thể cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ cho việc đảm bảo thông tin, liên hệ với các cộng đồng địa phương cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp sự tham gia của người dân bản địa, các dân tộc thiểu số, người sử dụng đất, vv… (xem ở trên, phần các tổ chức quần chúng)

12. Các công ty tư nhân và công ty nhà nước: trực tiếp hoạt động nghề rừng cũng như các các công ty ở các ngành nghề khác mà hoạt động của họ tạo áp lực tác động lên rừng (nông nghiệp, nuôi tôm, vv…) có thể bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện REDD+.