8
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5270 - THỨ TƯ NGÀY 20/3/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957 Nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đua, khen thưởng Tinh thần “thép” của anh Bộ đội Cụ Hồ TRANG 4 TRANG 2 Chăn nuôi, trồng trọt trên đảo là một công việc hết sức vất vả và khó khăn nhưng những người lính biển đảo luôn cố gắng tranh thủ thời gian quý báu, dốc sức lực để màu xanh nảy mầm trên những đảo chìm, đảo nổi. Đối với những con người quanh năm quen cái oi nồng, mặn mòi của biển cả thì màu xanh ấy không những là rau muống, cải thảo, rau mầm, mùng tơi làm dư vị trong bữa ăn đậm đà bản chất quê nhà mà đó là “hoa” của biển cả, tô điểm thêm cảnh quan cho đảo. Xác định kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và chuyển nhượng dự án là lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, nên từ năm 2013 UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo quyết liệt để tăng cường quản lý thu NSNN trong lĩnh vực này. Năm 2016, UBND tỉnh quyết định thực hiện Đề án quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng bất động sản và chuyển nhượng dự án, giúp cho công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án công bằng, minh bạch và hiệu quả. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Công nhân Công ty DaLat Hasfarm chăm sóc hoa, chuẩn bị đưa ra thị trường. Ảnh: C.Thành Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 Bình yên ở buôn làng K’Rèn TRANG 6 TRANG 3 Những điểm sáng trong phong trào thi đua XEM TIẾP TRANG 2 Lính đảo tăng gia sản xuất Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ 71 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Thông báo kết luận nêu rõ, năm 2018, dưới sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả trên có sự đóng góp quan trọng, tích cực của công tác thi đua, khen thưởng trên cả nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng năm 2018 còn có những hạn chế: Việc lãnh đạo chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng ở một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự được quan tâm sâu sát. Có nơi, phong trào thi đua còn chưa bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế; việc khen thưởng cho người lao động trực tiếp tuy có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được hiệu ứng sâu rộng. Năm 2019, công tác thi đua, khen thưởng cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người. Tổ chức phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trọng tâm là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách... Cao Sinh - Thôn xuất sắc trong vùng sâu Cát Tiên TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Ông Thạnh cầu đường TRANG 6 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Khẩn trương phòng chống dịch bệnh trên đàn heo TRANG 7 Hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản qua đề án CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018

CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5270 - THỨ TƯ NGÀY 20/3/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠYDo chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi

hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP

CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957

Nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đua, khen thưởng

Tinh thần “thép” của anh Bộ đội Cụ Hồ

TRANG 4

TRANG 2

Chăn nuôi, trồng trọt trên đảo là một công việc hết sức vất vả và khó khăn nhưng những người lính biển đảo luôn cố gắng tranh thủ thời gian quý báu, dốc sức lực để màu xanh nảy mầm trên những đảo chìm, đảo nổi. Đối với những con người quanh năm quen cái oi nồng, mặn mòi của biển cả thì màu xanh ấy không những là rau muống, cải thảo, rau mầm, mùng tơi làm dư vị trong bữa ăn đậm đà bản chất quê nhà mà đó là “hoa” của biển cả, tô điểm thêm cảnh quan cho đảo.

Xác định kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và chuyển

nhượng dự án là lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, nên từ năm 2013 UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo quyết liệt để tăng cường quản lý thu NSNN trong lĩnh vực này. Năm 2016, UBND tỉnh quyết định thực hiện

Đề án quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng bất động sản và chuyển nhượng dự án, giúp cho công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án công bằng, minh bạch và hiệu quả.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4 Công nhân Công ty DaLat Hasfarm chăm sóc hoa, chuẩn bị đưa ra thị trường. Ảnh: C.Thành

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 Bình yên ở buôn làng K’Rèn

TRANG 6

TRANG 3

Những điểm sáng trong phong trào thi đua

XEM TIẾP TRANG 2

Lính đảo tăng gia sản xuất

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ 71 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Thông báo kết luận nêu rõ, năm 2018, dưới sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả trên có sự đóng góp quan trọng, tích cực của công tác thi đua, khen thưởng trên cả nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công

tác thi đua, khen thưởng năm 2018 còn có những hạn chế: Việc lãnh đạo chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng ở một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự được quan tâm sâu sát. Có nơi, phong trào thi đua còn chưa bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế; việc khen thưởng cho người lao động trực tiếp tuy có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được hiệu ứng sâu rộng.

Năm 2019, công tác thi đua, khen thưởng cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối,

chủ trương của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người.

Tổ chức phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trọng tâm là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách...

Cao Sinh - Thôn xuất sắc trong vùng sâu Cát Tiên

TRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTÔng Thạnh cầu đường

TRANG 6

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCKhẩn trương phòng chống

dịch bệnh trên đàn heoTRANG 7

Hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản qua đề án

CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018

Page 2: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

2 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trên 90% cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được huấn luyện

Chăn nuôi, trồng trọt trên đảo là một công việc hết sức vất vả và khó khăn nhưng những người lính biển đảo luôn cố gắng tranh thủ thời gian quý báu, dốc sức lực để màu xanh nảy mầm trên những đảo chìm, đảo nổi. Đối với những con người quanh năm quen cái oi nồng, mặn mòi của biển cả thì màu xanh ấy không những là rau muống, cải thảo, rau mầm, mùng tơi làm dư vị trong bữa ăn đậm đà bản chất quê nhà mà đó là “hoa” của biển cả, tô điểm thêm cảnh quan cho đảo.

Chúng tôi đến đảo Đá Lát trong một chiều mưa trên biển, gió từng cơn thét gào, sóng tung như trùm

chiếc xuồng CQ làm ai nấy ướt đẫm. Xuồng cập đảo, sau những lời hỏi thăm, động viên từ đất liền; các đồng chí trên đảo dẫn đoàn ghé thăm vườn rau mà bấy lâu nay họ cố công gầy dựng.

Thượng úy Trần Đình Thành là người trực tiếp dẫn những vị khách thăm vườn rau của đơn vị mình. Vườn rau tuy nhỏ, nhưng để có được vườn rau như vậy ở giữa trùng khơi là những giọt mồ hôi lăn dài trên những khuôn mặt cứng cỏi vì nắng gió. Ở đảo nhỏ này, rau xanh được che chắn một cách cẩn thận, tận dụng lượng nước sau khi sinh hoạt để tưới tắm. Nhìn những luống rauđược chăm sóc một cách cẩn thận, mới thấy rõ ràng rằng những người lính biển, đảo đã đổi màu xanh, sự tươi tốt cho cây cỏ, hoa trái bằng chính làn da rám nắng, bằng chính tình cảm của mình.

Những hành lang được các chiến sĩ trên đảo Đá Lát tận dụng để trồng cà chua như một loại cây vừa để làm thực phẩm, vừa làm cây kiểng tô điểm thêm màu sắc cho đảo nhỏ. Đối với đất liền thì việc cà chua ra hoa kết trái là điều rất đỗi bình thường nhưng giữa bốn bề là nước mặn thì khi những trái cà chua chuyển từ màu xanh sang đỏ chính là hạnh phúc bất

tận của người chăm sóc, tưới tắm, phân tro. Bất chợt, trong chúng tôi, những người được ghé thăm đảo Đá Lát bồi hồi xúc động nhớ lời ca rằng: Lính làm hoa cho biển/Mùa xuân Trường Sa trẻ/ Như binh nhất, binh nhì (*)

Hay, tại đảo Trường Sa Đông, với vườn rau khoảng 200 m² không những cung cấp lượng rau sạch, bầu bí cho khẩu phần ăn hằng ngày của những người lính biển, đảo mà còn làm cho Trường Sa Đông mãi xanh. Đại úy Kiều Văn Hưng, Chỉ huy trưởng Cụm chiến đấu số 1 cho biết: Đối mặt với nắng gió, muối biển nhưng những vườn rau luôn vươn lên xanh tốt, đó là động lực, là niềm vui để chúng tôi - những người con đất Việt luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ quốc giao

phó, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Không chỉ có rau xanh trong các bữa ăn, thịt tươi thay thế cho đồ hộp đang là khẩu hiệu được nhiều điểm đảo ở Trường Sa thực hiện thành công. Với nhiều nông dân, việc trồng rau, nuôi gà, vịt, lợn là điều đơn giản, nhưng hoạt động sản xuất này lại vô cùng khó ở Trường Sa, nơi chỉ có gió, cát và muối biển.

Trung tá Lê Trọng Thông, Chính trị viên đảo Trường Sa cho biết: Chăn nuôi đã được những người lính Trường Sa thực hiện nhiều năm nay, nhằm đảm bảo thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Những đàn lợn, vịt, gà không còn gì quá xa lạ với những người lính đảo. Nhưng, để chủ động được nguồn giống trong chăn nuôi là việc khó, luôn gặp trở

ngại do thời tiết khắc nghiệt. Đối với đàn lợn, để sinh sản thành công, đòi hỏi các chiến sĩ phải chủ động học hỏi thêm kinh nghiệm về chăn nuôi, nhất là cho lợn sinh sản và chăm sóc con giống.

Những người lính biển đảo luôn vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nhưng còn nhiệm vụ lớn lao không kém, đó là làm cuộc sống trên đảo vươn mầm, sinh sôi, nảy nở, chiến thắng sự khắc nghiệt giữa đại dương. Những con cá trong lồng, tiếng gà gáy ban trưa, những vườn rau xanh mướt và đặc biệt là những chú lợn ủn ỉn đang là niềm vui, nguồn động lực gắn bó với đảo của những chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. ĐỨC TÚ

*Bài hát: Mùa xuân nơi Trường SaNhạc: Quỳnh Hợp, Thơ: Nguyễn Hữu Quý.

Lính đảo tăng gia sản xuất

Những vườn rau xanh tốtgiữa muôn trùng sóng gió mà người lính

biển đảo cố công gầy dựng, chăm sóc.Ảnh: Đ.Tú

Cà chua không chỉ là cây cho quả mà còn tô điểm thêm màu sắc cho đảo Đá Lát. Ảnh: Đ.Tú

GIÁO DỤC - QUỐC PHÒNG

... Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ tập trung xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, Khen thưởng, bảo đảm chất lượng, lưu ý xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra, khắc phục những tồn tại, bất cập; xây dựng Dự thảo Nghị định quy định việc quản lý xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời có giải pháp để bảo đảm hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được thực hiện chặt chẽ, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực.

Cơ quan Thường trực của Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) tập trung xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, trong đó xây dựng tiêu chí cụ thể, lưu ý đạo đức công vụ và kỷ luật hành chính, đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải triển khai cụ thể, bài bản, kịp thời...

Tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Các bộ, ban, ngành, địa phương khi trình khen thưởng cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đối tượng, hình thức, điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng; bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan.

TS tổng hợp (theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Bổ nhiệm Viện trưởng và Phó Viện trưởng VKSND TP Bảo LộcMới đây, tại trụ sở Viện Kiểm

sát Nhân dân (VKSND) TP Bảo Lộc, VKSND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng và Phó Viện trưởng VKSND TP Bảo Lộc. Tham dự buổi lễ có đồng chí Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng và đồng chí Nguyễn Văn Triệu - TUV, Bí thư Thành ủy

Bảo Lộc. Theo quyết định, đồng chí Đặng

Văn Đông được VKSND tối cao bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng và đồng chí Nguyễn Xuân Đức được VKSND tối cao bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND TP Bảo Lộc, nhiệm kỳ 5 năm, từ ngày 1/3/2019.

Phát biểu giao nhiệm vụ, đồng

chí Vũ Văn Diến đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm của 2 đồng chí tân Viện trưởng và Phó Viện trưởng; đồng thời, mong muốn ở cương vị mới, 2 đồng chí tiếp tục phát huy trình độ chính trị, năng lực chuyên môn cùng tập thể đơn vị đoàn kết, phát huy truyền thống để đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Kiểm sát Lâm Đồng trong

thời gian tới.Đồng chí Đặng Văn Đông hứa

sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp để lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. T.ĐỒNG

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã thường xuyên quán triệt nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác dân quân tự vệ (DQTV) và triển khai thực hiện pháp luật DQTV đạt được kết quả

quan trọng.Đến nay, tỷ lệ DQTV của tỉnh

đạt 1,55% so với dân số; toàn tỉnh đã xây dựng được 338 đầu mối DQTV (147 đầu mối dân quân và 191 đầu mối tự vệ), 147 Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, 62 Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan. Cùng với việc xây dựng lực lượng DQTV

đủ về số lương, việc nâng cao chất lượng, độ tin cậy chính trị của lực lượng DQTV cũng được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 147 Chi bộ Quân sự (đạt 100%), trong đó chi bộ có chi ủy đạt 85,03%; tỷ lệ đảng viên trong DQTV đạt 25,2%; đoàn viên đạt 57,9%.

Hàng năm, có trên 90% cán bộ,

chiến sỹ DQTV được giáo dục chính trị, pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện đúng theo chương trình cơ bản cho từng đối tượng, sát với tình hình, nhiệm vụ của địa phương; 100% cán bộ, chiến sỹ DQTV sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

LHT

Chuẩn hóa hơn 1.860 thủ tục hành chính

Trong quý 1/2019, toàn tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn hóa hơn 1.860 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có gần 30 TTHC đặc thù. Cụ thể, cấp tỉnh hơn 1.400 TTHC, cấp huyện hơn 320 TTHC và cấp xã 140 TTHC.

Cùng thời gian này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 5 quyết định công bố danh mục gần 315 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở Lao động và Thương binh xã hội, Công thương, Khoa học Công nghệ, UBND cấp huyện, xã trên địa bàn… Bên cạnh đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử Lâm Đồng hoặc liên kết, tích hợp với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, các quyết định công bố TTHC đều được niêm yết công khai tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại UBND cấp huyện, xã.

Đến nay, 100% TTHC được tiếp tục thực hiện hiệu quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 20/20 sở, ban, ngành; 12/12 huyện, thành và 147 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Lâm Đồng. MẠC KHẢI

Nâng cao hiệu quả... TIẾP TRANG 1

Page 3: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

3 3 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019KINH TẾ

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

0

50000

100000

150000

200000

250000

Đơn

vị t

ính:

Triệ

u đồ

ngĐ

ơn v

ị tín

h: T

riệu

đồng

Tổ chức, cá nhân cho thuê nhà, thuê mặt bằng Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Lĩnh vực chuyển nhượng bất động sản Lĩnh vực chuyển nhượng dự án

4.616

593.232 triệu đồng (tổng)

15.749 triệu đồng (tổng) 5.025 triệu đồng (tổng)

48.437 triệu đồng (tổng)

135.674

24.7997.705 15.933

223.415 234.143

2.245

403

2.377

5.425 5.708

Năm 2013

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Năm 2014 Năm 20150

1000

2000

3000

4000

5000

6000

0

50000

100000

150000

200000

250000

Đơn

vị t

ính:

Triệ

u đồ

ngĐ

ơn v

ị tín

h: T

riệu

đồng

Tổ chức, cá nhân cho thuê nhà, thuê mặt bằng Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Lĩnh vực chuyển nhượng bất động sản Lĩnh vực chuyển nhượng dự án

4.616

593.232 triệu đồng (tổng)

15.749 triệu đồng (tổng) 5.025 triệu đồng (tổng)

48.437 triệu đồng (tổng)

135.674

24.7997.705 15.933

223.415 234.143

2.245

403

2.377

5.425 5.708

Năm 2013

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Năm 2014 Năm 2015

Từ năm 2013-2015, việc thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh BĐS được thực hiện

thông qua quản lý đối tượng theo từng lĩnh vực. Chẳng hạn, cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng: Tính từ năm 2013 đến năm 2015, cơ quan thuế quản lý số tổ chức, cá nhân cho thuê nhà và thuê mặt bằng trên địa bàn tỉnh (bình quân năm) là 968 hộ, số thuế thu được trong 3 năm là 15.749 triệu đồng; trong đó: năm 2013, quản lý 1.215 hộ, doanh thu 71.511 triệu đồng, số thuế thu được 4.616 triệu đồng; năm 2014, quản lý 983 hộ, doanh thu 60.139 triệu đồng, số thuế thu được 5.425 triệu đồng; năm 2015, quản lý 708 hộ, doanh thu 57.244 triệu đồng, số thuế thu được 5.708 triệu đồng. Cũng trong thời gian này, toàn tỉnh chỉ có 7 doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang hoạt động, tổng số thuế nộp 3 năm (từ năm 2013 đến năm 2015) là 5.025 triệu đồng; trong đó: năm 2013 là 2.245 triệu đồng; năm 2014 là 403 triệu đồng, năm 2015 là 2.377 triệu đồng.

Đối với lĩnh vực chuyển nhượng BĐS, từ năm 2013 đến năm 2015, cơ quan thuế đã quản lý 71.430 hồ sơ, số thuế thu được trong lĩnh vực này 593.232 triệu đồng; trong đó: năm 2013 thu được 135.674 triệu đồng; năm 2014 thu được: 223.415 triệu đồng; năm 2015 thu được: 234.143 triệu đồng. Trong lĩnh vực chuyển nhượng dự án, có 24 doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản trên đất thuê, tổng số thuế thu được 48.437 triệu đồng, cụ thể: Năm 2013 thu được 24.799 triệu đồng; năm 2014 thu được 7.705 triệu đồng; năm 2015 thu được 15.933 triệu đồng.

Qua 3 năm thực hiện Đề án “Quản lý thuế kinh doanh BĐS, chuyển nhượng BĐS và chuyển nhượng dự án”, công tác quản lý thuế cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tính riêng năm 2018, số lượng hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng bất động sản là 53.546 hộ, bằng 133% so cùng kỳ; tổng số tiền thu được 1.027,4 tỷ đồng, bằng 125% so cùng kỳ. Trong đó: Thuế Thu nhập cá nhân thu 348,86 tỷ đồng, bằng 146% so cùng kỳ; Lệ phí trước bạ thu 109,58 tỷ đồng, bằng 118% so cùng kỳ; Thu tiền sử dụng đất 568,96 tỷ đồng, bằng 117% so cùng kỳ; Thuế chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án 2,2 tỷ đồng, bằng 162% so với cùng kỳ. Tổng thu từ đất, nhà đạt 1.099 tỷ đồng, bằng 129% dự toán địa phương và bằng 104% so năm 2017. Trong đó, thu tiền sử dụng đất 826,9 tỷ đồng, đạt 141% dự toán và bằng 117% so năm 2017.

Quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh BĐS theo đề án có nhiều thuận lợi, do ngành Thuế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn các chính sách thuế kịp thời, định kỳ tổ chức các hội nghị

Hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản qua đề án

Xác định kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) và chuyển nhượng dự án là lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, nên từ năm 2013 UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo quyết liệt để tăng cường quản lý thu NSNN trong lĩnh vực này. Năm 2016, UBND tỉnh quyết định thực hiện Đề án quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, chuyển nhượng BĐS và chuyển nhượng dự án, giúp cho công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh BĐS, chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án công bằng, minh bạch và hiệu quả.

đối thoại với người nộp thuế để người nộp thuế hiểu, tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN; các địa phương quan tâm, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp quản lý, chống thất thu trong lĩnh vực kinh doanh, chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án; các cơ quan Thuế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các huyện, thành phố, mặt trận, đoàn thể các cấp đã quan tâm tích cực phối hợp tốt trong công tác thu NSNN; công tác quản lý nhà nước về đất đai gắn với công tác quản lý thuế đã tác động đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu trong lĩnh vực này đã được tăng cường; hầu hết người nộp thuế đã chấp hành tốt nghĩa vụ với NSNN.

Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc, trở ngại trong công tác quản lý thu thuế, như: Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, rườm rà, thiếu minh bạch, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương, thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực kinh doanh BĐS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và việc liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; bên cạnh đó, trách nhiệm của một số ngành, địa phương, công chức trong thực thi nhiệm vụ chưa cao.

Do biến động mạnh của thị trường BĐS vài năm qua, bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm chưa sát với thị trường và điều kiện thực tế từng địa

phương; ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của chính sách tài chính về đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Nhà nước, chưa tạo được hành lang pháp lý ổn định khi áp dụng vào thực tế; công tác xác định giá đất, xây dựng phương án, đề xuất nhiều mức giá của các địa phương thiếu chủ động...

Đặc biệt, vẫn còn những trường hợp giao dịch bằng giấy viết tay không qua công chứng, chứng thực; trường hợp có công chứng, chứng thực, nhưng không đăng ký sang tên, không kê khai

nộp thuế; không kê khai đầy đủ thửa đất để kê khai thuế thấp; kê khai giá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế; kinh doanh cho thuê mặt bằng, thuê nhà và tài sản khác không thực hiện kê khai nộp thuế, khai giá thấp so với giá thực tế cho thuê; ký hai hợp đồng ghi giá khác nhau để trốn thuế; trường hợp chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng vốn góp bằng hình thức sáp nhập, chia tách để hợp thức hóa...

LÊ HOA

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS đang ngày càng ổn định và hiệu quả. Ảnh: L.Hoa

Gần 20.000 m2 xây dựng hồ nuôi cá nước lạnh giữa rừng

Theo quy hoạch chi tiết vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, Công ty TNHH Toàn Thắng được phép thuê gần 293.000 m2 diện tích đất rừng và rừng thuộc địa bàn 2 xã: Đạ Long và Đạ Tông, huyện Đam Rông để triển khai dự án quản lý bảo vệ rừng, trong đó được xây dựng 3 hồ nuôi cá nước lạnh trên tổng diện tích 20.000 m2.

Cụ thể, trong tổng diện tích dự án gần 293.000 m2 nêu trên, Công ty TNHH Toàn Thắng được xây dựng hồ nuôi cá nước lạnh số 1, 2 và 3 thuộc công trình không có mái che với diện tích lần lượt gần 16.000 m2, 2.000 m2 và 2.000 m2, chiếm tỷ lệ gần 6,8%.

Riêng các công trình xây dựng có mái che với hơn 2.800 m2 như nhà văn phòng, nhà ở chuyên gia, nhà công nhân, sân bãi… chỉ chiếm chưa tới 1%. Đặc biệt, dự án bố trí phần diện tích cây xanh (cây rừng) với gần 270.000 m2, chiếm tỷ lệ hơn 92%. VŨ VĂN

Sẽ có 3 đơn vị được hỗ trợ hình thành Trung tâm sau thu hoạch trong năm 2019

Việc hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hình thành Trung tâm sau thu hoạch, góp phần

nâng cao chất lượng sản phẩm rau, củ, quả.

Hơn 8,2 triệu đồng/m2 đơn giá xây dựng biệt thự loại 1

Từ ngày 5/4/2019, đơn giá xây dựng mới nhà ở riêng lẻ trên địa bàn Lâm Đồng chính thức có hiệu lực, trong đó biệt thự loại I ở 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc hơn 8,2 triệu đồng/m2; 10 huyện với đơn giá trên dưới 8 triệu đồng/m2.

Và đơn giá biệt thự loại 2 và loại 3 được tính trên địa bàn Đà Lạt, Di Linh, Đức Trọng và Bảo Lộc từ 6,6 triệu đồng đến hơn 7,4 triệu đồng/m2. Đơn giá này với 8 huyện còn lại từ hơn 6,5 triệu đồng đến hơn 7,2 triệu đồng. Riêng đơn giá quy định nhà ở từ cấp 4C đến cấp 1 trên 12 huyện, thành Lâm Đồng từ hơn 2,3 triệu đồng đến gần 6 triệu đồng/m2.

Các đơn giá quy định nói trên nhằm làm cơ sở để tính mức giá bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế xây dựng cơ bản, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất có nhà ở…

MẠC KHẢI

Theo tin từ Sở Công thương, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hình thành Trung tâm sau thu hoạch “bảo quản và chế biến rau, củ, quả” trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm rau, củ, quả cung ứng cho các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, trong năm 2019, Sở sẽ dành 450 triệu đồng hỗ trợ 3 đơn vị đầu tư mua máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến để xây dựng và nhân rộng mô hình Trung tâm sau thu hoạch sơ chế, chế biến, bảo quản, phân loại rau, củ, quả trên địa bàn các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt.

Mức hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí đầu tư của đơn vị và không quá 200 triệu đồng/ dự án. LHT

Biểu đồ thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh BĐS

Biểu đồ thu thuế trong lĩnh vực chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án

Page 4: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

4 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019 CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018

Đã xuất hiện rất nhiều những điểm sáng nổi bật trong phong trào thi đua tỉnh Lâm Đồng năm 2018.

Dấu ấn tăng trưởng Điểm nổi bật nhất của Lâm Đồng

trong năm 2018 chính là việc duy trì tốc độ tăng trưởng gần 8,6%; 17/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra đều đạt, trong đó có đến 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Thế mạnh của tỉnh lâu nay là nông nghiệp công nghệ cao vẫn tiếp tục được phát huy. Đến nay, toàn tỉnh có gần 55 nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm khoảng 20% diện tích đất canh tác của tỉnh. Trong năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của Lâm Đồng tăng bình quân 5,2%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích bình quân năm 2018 của tỉnh đạt mức 169 triệu đồng/ha.

Cùng đó, du lịch vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Trong năm 2018, tổng lượng khách đến tỉnh khoảng 6,5 triệu lượt, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Trong thu ngân sách nhà nước, năm 2018 toàn tỉnh đạt 7.224,7 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, đáng chú ý là tất cả 12/12 huyện, thành phố của tỉnh đều đạt 100% dự toán địa phương.

Những điểm sángVới xây dựng nông thôn mới

(NTM), Lâm Đồng trong năm 2018 đã có thêm 12 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 87/116 xã, chiếm 75,8% tổng số xã trên địa bàn.

Hiện tất cả các xã tại Đà Lạt và Bảo Lộc đều đã đạt chuẩn NTM, 2 thành phố này đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm tra, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Lâm Đồng trong năm cũng có thêm huyện Đức Trọng với 14/14 xã đạt chuẩn, đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Riêng huyện NTM Đơn Dương được Trung ương chọn là một trong 4 huyện của cả nước thực hiện Đề án thí điểm huyện NTM kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao.

Trong phong trào thi đua “Cùng cả nước, doanh nghiệp Lâm Đồng hội nhập và phát triển”, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cập nhật các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học và công nghệ, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại... tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh. Cùng với việc ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, trong năm 2018, Lâm Đồng đã thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 8.100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2018 trên 1.100 doanh nghiệp.

Về công tác giảm nghèo “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Lâm Đồng đến nay đã thực hiện khá hiệu quả nhiều chương trình tại địa phương. Thông qua vận động, tuyên truyền, lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo đến cấp cơ sở xã, phường; tỉnh đã huy

Những điểm sáng trong phong trào thi đua

Đóng gói hoa tại Dalat Hasfarm - đơn vị có nhiều hoạt động hiệu quả, sáng tạo. Ảnh: V.Trọng

Tinh thần “thép” của anh Bộ đội Cụ HồChân chất, thật thà, dám nói, dám làm, luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình và các phong trào của địa phương, của hội; ông Nguyễn Văn Thạch, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) Phường 2, TP Bảo Lộc từng là đại diện duy nhất của tỉnh Lâm Đồng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên dương là một trong 64 nông dân xuất sắc nhất của cả nước.

Cựu binh Nguyễn Văn Thạch bên vườn cà phê trĩu quả. Ảnh: H.Đường

Giờ đây, ở tuổi 56, với 32 năm tuổi Đảng, những gì mà cựu binh Nguyễn Văn Thạch tích

lũy được chính là phẩm chất, ý chí và tinh thần “thép” của anh Bộ đội Cụ Hồ, cùng với cơ ngơi vững vàng từ hơn 8 ha cà phê trồng xen mắc ca và trang trại chăn nuôi heo trị giá hàng chục tỷ đồng.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 1982, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thạch tình nguyện lên đường nhập ngũ và được cử vào học tại Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự Vĩnh Phúc. Sau khi tốt nghiệp sĩ quan, ông được điều về công tác tại Sư đoàn 412 (Quân khu 2). Bốn năm sau, ông tiếp tục được cử đi xuất khẩu lao động sang Đức theo chế độ quân nhân.

Sau 3 năm bôn ba ở xứ người, ông

Thạch trở về địa phương và thử sức với rất nhiều nghề để phát triển kinh tế gia đình. Đến năm 1998, ông đưa cả gia đình “khăn gói” vào TP Bảo Lộc lập nghiệp. Từ nguồn vốn ban đầu, ông đã mua 3,5 ha đất đồi ở xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm) để đầu tư trồng cà phê kết hợp chăn nuôi heo và đào ao thả cá. “Trước đây, việc chăn nuôi heo vẫn được tôi chú trọng phát triển và đầu tư nhiều vốn liếng hơn cả. Nhưng, đàn heo cũng chỉ duy trì ở mức vài chục con heo nái và khoảng 100 con heo thịt. Năm 2006, đàn heo bị bệnh phải tiêu hủy hết khiến gia đình lâm vào cảnh khốn đốn, tưởng chừng không gượng dậy nổi” - ông Thạch nhớ lại những ngày đầu gian khó khi vào Lâm Đồng lập nghiệp. Quyết làm lại từ đầu, năm 2008, ông cầm cố đất đai, nhà cửa, vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng trang trại

chăn nuôi heo theo quy mô bán công nghiệp khép kín từ sản xuất con giống đến nuôi heo thương phẩm. Đến nay, đàn heo của ông luôn duy trì ở mức 300 con heo nái, trên 3.000 con heo thịt. Từ nguồn lợi nhuận chăn nuôi heo, ông tiếp tục đầu tư mua thêm 4,5 ha đất và chuyển đổi trồng các giống cà phê cao sản; đầu tư 300 triệu đồng mua cây mắc ca về trồng xen vào 8 ha cà phê. Mặt khác, ông còn cải tạo hơn 1.000 m2 ao để nuôi nhiều loại cá như rô phi, chép, diêu hồng... Từ tất cả các nguồn thu, mỗi năm mang lại cho gia đình ông nguồn lợi nhuận ròng từ 3 - 3,5 tỷ đồng.

Không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế, cựu binh Nguyễn Văn Thạch đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15 lao động, với mức lương từ 5 - 8,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện 3/4 người con của ông đã tốt nghiệp

động đồng bộ các cấp, các ngành, các nguồn lực xã hội, các tổ chức, cá nhân đóng góp “Quỹ vì người nghèo” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, cải thiện đời sống cho người nghèo cùng những trường hợp gặp khó khăn trên địa bàn; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, tết.

Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của Lâm Đồng còn 2,85%, giảm trên 1%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn 8,5%, giảm trên 3%. Theo đánh giá của tỉnh, đời sống hộ nghèo và hộ cận nghèo ổn định và tiếp tục được cải thiện, số lượng và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh giảm nhanh, số hộ thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn.

Triển khai đồng bộNhiều phong trào thi đua của tỉnh

cũng được đẩy mạnh trong năm 2018, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử của đất nước, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Điển hình trong số này có thể kể đến các phong trào: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Thi đua quyết thắng”, “Vì an ninh Tổ quốc” của lực lượng vũ trang tỉnh; thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành Giáo dục và Đào tạo; “Những giọt máu hồng hè năm 2018” của Hội Chữ thập đỏ; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình” của Hội Nông dân tỉnh; “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất” của Liên đoàn Lao động tỉnh...

Xác định thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng NTM, Lâm Đồng đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao”, “Phát triển nông nghiệp hữu cơ”, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với các sản vật rau, hoa, cà phê, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thế mạnh của tỉnh như tơ, lụa...

Như đánh giá, các phong trào thi đua trên đã được các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh hưởng ứng và

triển khai đồng bộ, tạo động lực góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những nhiệm vụtrọng tâmƯu điểm lớn nhất của công tác thi

đua, khen thưởng trong năm 2018, như tỉnh đánh giá, chính là đã xây dựng được tiêu chí thi đua rõ ràng, cụ thể, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, phù hợp với thực tiễn của địa phương; được triển khai sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân

dân; có sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

Cùng đó, công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay, gương người tốt việc tốt được chú ý, kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh nhiều nhân tố điển hình tiên tiến là công nhân, nông dân, trí thức, người lao động trực tiếp... trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỷ lệ khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp ngày càng được nâng lên đã cổ vũ, động viên, thu hút sự hưởng ứng tham gia của

đông đảo quần chúng nhân dân, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Trong năm 2019 này, tỉnh yêu cầu các cấp tiếp tục phát động và triển khai thực hiện các phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, chuyên đề và thi đua nước rút phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh. Đồng thời thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai ở các giai đoạn tiếp theo, đặc biệt chú ý lĩnh vực hỗ trợ, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và các phong trào thi đua do Trung ương lẫn địa phương phát động.

Tỉnh cũng yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới; tăng cường công tác về cơ sở để thẩm định, đánh giá các mô hình hay, cách làm mới; tiếp tục tổ chức các hội nghị giao lưu, biểu dương, khen thưởng kịp thời các gương điển hình tiên tiến của tỉnh; tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các cấp hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.

VIẾT TRỌNG

Page 5: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

5 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018

Tinh thần “thép” của anh Bộ đội Cụ Hồ

Đa dạng hóa cây trồngĐó chính là ông Phạm Văn Xã,

nông dân Thôn 6 - một thôn vùng sâu nằm kề buôn Con Ó của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên tại xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh.

Năm nay 49 tuổi (sinh năm 1970), ông Xã cũng như hầu hết người dân nơi đây vốn từ Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) vào vùng “kinh tế mới” lập nghiệp. Đó là năm 1984, năm ông 14 tuổi, ông cùng cả gia đình vào vùng đất này khi nơi đây còn là “rừng thiêng nước độc”. Cũng như nhiều người, ông cùng gia đình khai phá được chừng vài hecta canh tác điều, một số chỗ ven suối có nước để trồng dâu nuôi tằm nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. Rồi ông theo mọi người chuyển diện tích đất này sang trồng cà phê.

Nhưng cà phê trồng mãi có vẻ chẳng khá được, năng suất thấp vì theo ông hình như thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây không hợp lắm dù gia đình cũng nỗ lực chăm sóc. Ông Xã tự

hỏi sao mình không thử trồng cây ăn quả, khi những vùng đất ở Đạ Huoai đã trồng tươi tốt trong bao nhiêu năm nay và người dân các xã vùng ngoài Đạ Tẻh cũng bắt đầu trồng thì sao ông không thử.

Thế là ông khăn gói ra Đạ Huoai, xuống vùng Phương Lâm - Đồng Nai để tham quan, về tận Viện Cây ăn quả Miền Nam học một khóa trồng và chăm sóc sầu riêng cao sản cùng các loài cây ăn trái khác rồi trở về cùng gia đình cải tạo vườn cà phê và điều quanh nhà thành vườn cây ăn trái với sầu riêng cao sản và bưởi da xanh.

Tự tin với vốn kiến thức học được, chỗ nào không biết thì nhờ người chỉ dẫn thêm, khu vườn cây ăn trái của ông đã dần hình thành và đơm hoa kết trái trong nhiều năm nay.

Và điều đặc biệt, khi thu hoạch cây trái bán có tiền, ông dùng ngay chính tiền đó để mua đất mở rộng vườn mình quanh nhà. Đến nay khu vườn ăn trái quanh nhà này đã rộng hơn 7

ha, trong đó có hơn 1.000 gốc sầu riêng cao sản, có trên 350 cây trong đó đang cho thu hoạch, cứ tính 2 tạ một cây thì mỗi năm gần đây ông thu được khoảng 70 tấn sầu riêng, thời giá hiện nay giá bán khoảng 3,5 tỷ đồng. Cùng đó, trong vườn này ông đang có 500 cây bưởi da xanh cũng đang cho trái, năm nay ông tính với số cây bưởi đang ra trái này cũng thu vào trên 30 tấn trái, trị giá trên 1 tỷ đồng. Đây chỉ tính cho năm nay vì năm đến số cây sầu riêng và bưởi cho thu hoạch sẽ cứ tăng đều lên.

Cùng với 7 ha vườn quanh nhà, ông Xã còn có một vườn sầu riêng và bưởi da xanh khác gần nhà cũng đang bước vào thu hoạch.Tổng cộng đất vườn ông có hiện nay khoảng 30 ha, trong đó có gần 20 ha cao su.

Chia sẻ với cộng đồngDù vườn rộng bận rộn cả ngày,

ông phải thuê người hỗ trợ coi ngó, chăm sóc nhưng ông cũng sẵn sàng dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm

với những người xung quanh. Trong 5 năm gần đây, năm nào ông cũng bán hỗ trợ cành bưởi da xanh ghép kiêm hỗ trợ kỹ thuật cho mọi người trong vùng với giá chỉ 10 nghìn đồng/cành trong khi giá ngoài thị trường cao hơn gấp đôi, gấp ba lần.

Như bà Bùi Thị Hằng, Thôn trưởng Thôn 6 - nơi ông Xã sinh sống cho biết, ông chính là một tấm gương thành công, khích lệ tinh thần cho nhiều người dân nơi đây học hỏi. Rất nhiều người dân trong thôn, trong xã Mỹ Đức đã đến vườn ông tìm hiểu, nhờ hướng dẫn kỹ thuật và nay không ít người đã thành công với sầu riêng cao sản và bưởi da xanh như ông Xã.

Năm ngoái, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Xã đã đứng ra thành lập một hợp tác xã với tên “Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ trái cây xã Mỹ Đức” với nhiệm vụ chủ yếu là hợp đồng tiêu thụ trái cây nơi đây.

“Thực ra đã có các nhà buôn, các doanh nghiệp đến tận nơi hợp đồng thu mua rồi, nhiệm vụ của mình là phải chăm sóc cây theo yêu cầu, tuân thủ qui trình, đúng kích cỡ, còn họ đảm bảo chuyện tiêu thụ cho mình” - ông Xã cho biết.

Trong 2 năm gần đây, ông Phạm Văn Xã đã được Huyện ủy Đạ Tẻh chọn là một trong những cá nhân tiêu biểu của huyện trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2018 ông được UBND huyện chọn là một trong những điển hình tiên tiến của huyện và gần đây nhất tỉnh đã chọn ông là đại diện nông dân điển hình tiên tiến của khu vực Tây Nguyên. G.KHÁNH

Ngườinhìn xa

Nhờ “nhìn xa” mà một nông dân trong vùng sâu nhiều cực nhọc như ông mới có một cơ ngơi đáng kể như hôm nay với khoảng 30 ha canh tác gồm sầu riêng cao sản, bưởi da xanh, vườn cao su, vườn điều, thu hoạch mỗi năm trên 4 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Xã trong vườn nhà của mình. Ảnh: G.K

đại học với tấm bằng loại “ưu” và có công ăn, việc làm ổn định. Hiện, cô con gái út đang học lớp 12, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc và thường xuyên là học sinh giỏi toàn diện.

Bên cạnh đó, ông cũng luôn gương mẫu trong đời sống. Riêng với tuyến đường giao thông tại Thôn 5 (xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm), ông Thạch đã hiến hơn 300 m2 đất và đóng góp hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, ông còn hỗ trợ Hội CCB Phường 2 (TP Bảo Lộc) hàng chục triệu đồng cho hoạt động; đồng thời, hỗ trợ kinh phí (không tính lãi) giúp các hội viên CCB đầu tư phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Hồng Trường - Chủ tịch Hội CCB Phường 2 (TP Bảo Lộc) khẳng định: “Không những đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, CCB Nguyễn Văn Thạch còn là người tiên phong trong mọi phong trào của địa phương và của Hội. Những danh hiệu “CCB gương mẫu”, “Nông dân kinh doanh, sản xuất giỏi cấp tỉnh” và đặc biệt là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015” là những phần thưởng xứng đáng với những gì ông đã đóng góp cho gia đình và xã hội. Song, có lẽ phần thưởng lớn nhất của ông Thạch là sự tin yêu, quý trọng của hội viên và là tấm gương để con cháu thi đua học tập, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

HẢI ĐƯỜNG

Những mô hình nổi bật Rất nhiều mô hình phát triển kinh

tế khá hiệu quả được nói đến khi chúng tôi đến Cao Sinh, một thôn trong 9 thôn của xã Gia Viễn trong vùng sâu Cát Tiên.

Cao Sinh hiện có 65 gia đình sinh sống với 268 nhân khẩu, trong đó có 28 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng phía Bắc vào lập nghiệp.

Là một thôn thuần nông với diện tích lúa nước cho người dân trong thôn khoảng 70 ha, dịp này, khi chúng tôi đến đang là mùa khô, cánh đồng đang kỳ “nghỉ hè”, chờ mưa đến để làm vụ lúa mới.

Nhưng ông trưởng thôn Nông Văn Hổ tươi cười cho biết: “Thôn chúng tôi có rất nhiều thuận lợi nữa chứ đâu phải chỉ có lúa”. Bên cạnh đồng lúa, người dân trong thôn còn có gần 220 ha điều trên đồi, có bò, có các ao nuôi cá, có nhận khoán bảo vệ rừng...Mùa khô sau tết này, khi cánh đồng lúa thu hoạch xong, người dân trong thôn lại đi lên rẫy làm điều, vậy nên nhà nhà trong thôn rất vắng.

Để canh tác lúa nơi đây, như Chủ tịch UBND xã Trần Quốc Huy cho biết, cánh đồng có nước được cung cấp từ hồ thủy lợi Đăk Lô, nên người dân trong xã và tại thôn Cao Sinh khá chủ động. Đất tốt, nước đầy đủ, chăm sóc tốt nên lúa nơi đây có năng suất khá cao.

Đại diện xã và thôn giới thiệu với chúng tôi những mô hình mới trong sản xuất lúa và điều. Thôn đã vận động 26 gia đình có diện tích trên 26 ha liền kề cùng liên kết để sản xuất

Cao Sinh - Thôn xuất sắc trong vùng sâu Cát Tiên

lúa đồng trà, đồng giống, đồng năng suất, chất lượng. Trong năm 2016, thôn đã triển khai mô hình sản xuất hữu cơ trồng “lúa sạch” diện tích 2 ha, năm vừa qua đã mở rộng lên 5 ha và dự kiến năm nay tiếp tục mở rộng lên 11 ha. Cùng đó, lâu nay thôn cũng có mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với 50 ha. Trong canh tác điều, thôn đã thành lập mô hình tổ chăm sóc điều ghép với 12 hội viên ban đầu, nay đang dần được mở rộng với gần 27 ha điều ghép cao sản. Thôn còn có mô hình trồng cao su trên đồi, đến nay đã có nhiều hộ dân tham gia trồng hơn 7 ha cao su đang cho thu hoạch.

Về chăn nuôi, Cao Sinh thực hiện các mô hình đang hoạt động rất hiệu quả, trong đó có mô hình chăn nuôi

bò lai. Cách đây chừng chục năm, vào năm 2008, thôn chỉ có khoảng 20 con bò, thì nay đã có 33 hộ cùng nuôi bò với tổng đàn bò lai 125 con. Trong thôn còn có 5 hộ nuôi trâu, nhiều hộ nuôi heo gà. Với mô hình nuôi cá, rất nhiều hộ trong thôn nay có ao nuôi, tổng diện tích nuôi khoảng 10 ha, thu nhập bình quân 3 tấn/ha/năm với giá bán khoảng 35 nghìn đồng/kg.

Khi cả thôncùng đồng lòng Để giảm nghèo, giải quyết việc

làm, Chi hội Phụ nữ thôn nhiều năm nay đã đứng ra tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội cho nhiều hộ nghèo trong thôn với tổng số tiền trên 1,1 tỷ đồng. Trong hơn

10 năm nay, số hộ nghèo của thôn đã giảm từ 20 hộ xuống chỉ còn 1 hộ duy nhất. Hộ nghèo này là đồng bào dân tộc thiểu số, đông nhân khẩu, con còn nhỏ, thiếu đất sản xuất và thôn cũng đang tìm cách để giúp đỡ. Gần đây, Mặt trận xã và huyện đã hỗ trợ cho hộ nghèo này 30 triệu đồng để sửa lại căn nhà đang ở.

Nhờ phát huy các mô hình kinh tế hiệu quả, làm tốt công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống nên thu nhập người dân tăng nhanh, đến nay mức thu nhập bình quân của thôn Cao Sinh trên 40 triệu đồng/người/năm. Trong thôn, như ông thôn trưởng cho biết, số hộ làm ăn khá chiếm trên 60%, trong đó đã có không ít gia đình làm giàu từ đất vườn nhà như gia đình ông Đỗ Văn Trung với 5 ha ruộng lúa, 5 ha điều, mỗi năm thu nhập khoảng 700 triệu đồng.

Một điểm nổi bật khi chúng tôi đến thăm thôn vùng sâu này chính là hệ thống đường nông thôn được bê tông hóa rộng rãi, dẫn đến từng xóm nhà. Trong vòng 10 năm, người dân đã đóng góp trên 1,76 tỷ đồng để làm đường giao thông cùng rất nhiều ngày công, nhiều người hiến đất mở đường và làm các công trình dân sinh. “Cơ bản 90% đường trong thôn đã được bê tông hóa” - ông Hổ nói. Và đặc biệt, đường thôn ngõ xóm nơi đây khá sạch nhờ thôn vận động

người dân tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường.

Với sự hỗ trợ của một đơn vị trong huyện, có 14 bóng điện chiếu sáng được lắp ở trục đường chính trong thôn, cùng đó thôn Cao Sinh vận động hằng trăm ngày công của dân trồng 250 cây Hồng lộc ven đường; thành lập 3 tổ tự quản với 43 gia đình tham gia giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.

Rất nhiều điểm sáng khác mà thôn Cao Sinh làm được trong nhiều năm nay như duy trì không có người sinh con thứ 3 trở lên, thôn không có đơn thư khiếu kiện... Như đại diện Chi bộ thôn cho biết, thôn có một tổ hòa giải, khi có mâu thuẫn trong dân, tổ sẽ cử người đến tận nhà tìm hiểu, vận động người dân sắp xếp với nhau trong tinh thần tình làng nghĩa xóm. Mọi khoản đóng góp, vận động của thôn đều được đem ra bàn bạc, lấy ý kiến người dân nên hầu như mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa ban đầu.

Với những thành tích này, thôn Cao Sinh trong nhiều năm liền, từ năm 2008 đến nay, chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, từ năm 2013 đến nay, thôn đã liên tục nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của tỉnh, huyện, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh công nhận là thôn kiểu mẫu năm 2017. Trong năm 2018 vừa qua, thôn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

GIA KHÁNH

Là thôn thuần nông vùng sâu nhưng Cao Sinh đi đầu trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, duy trì nhiều mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả, nâng cao thu nhập người dân, góp phần tích cực trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Cát Tiên.

Những con đường nông thôn bê tông rộng rãi dẫn đến từng nhà tại thôn Cao Sinh. Ảnh: G.K

Page 6: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

6 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTNGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20/3

Bình yên ở buôn làng K’RènK’Rèn là cách đọc chệch

của âm Kriăng (có nghĩa là cây châm), buôn làng

từ xa xưa có tên gốc là Dơng Kriăng, Dờng theo tiếng K’Ho nghĩa là vùng đồng bằng nhỏ bằng phẳng. Xưa kia, vùng đất này có rất nhiều cây châm, trái nhỏ ăn chua chua ngọt ngọt mọc thành những chòm. Vì thế, vùng đồng bằng nhỏ có cây châm có tên là Dơng Kriăng, từ sau 1975 được gọi là K’Rèn. Nay không còn cây châm nào, chỉ là những ruộng hoa lay ơn, ruộng rau thương phẩm thay cho đồng lúa, khoai, bắp. Nhà cửa san sát, nếp sống văn minh, đời sống của đồng bào không ngừng no ấm.

Cả thôn có 210 hộ, gần 1.200 nhân khẩu, mặc cho “cơn sóng” đô thị hóa, đất mỗi lúc càng chật, người mỗi ngày thêm đông, nhưng buôn làng K’Rèn vẫn giữ được nét đẹp quần tụ, cố kết của cộng đồng người K’Ho xưa.

Theo ông K’Đô - Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban Mặt trận thôn K’Rèn, ngay sau khi phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (vào tháng 9/2001), thôn đã thành lập ban vận động với các thành viên đại diện tổ chức đoàn thể: mặt trận, đoàn thanh niên, chi hội nông dân, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học, già làng, người có uy tín vận động đồng bào cùng thực hiện. Từ đó các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới được đồng bào tích cực tham gia, chủ

Nằm ngay dưới chân đèo Prenn, cạnh Quốc lộ 20, cửa ngõ vào Đà Lạt, buôn làng K’Rèn (Hiệp An - Đức Trọng) của người K’Ho thanh bình giữa một thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi cao, đồi thấp nối tiếp nhau, trước mặt là Núi Voi. Không trộm cắp, không tệ nạn xã hội, không hủ tục, không sinh nhiều con, không thất học… là ấn tượng đầu tiên khi đến với K’Rèn.

động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa nước 1 vụ sang trồng rau thương phẩm. Người Kinh trồng loại rau gì, làm ăn như thế nào, đồng bào cũng học hỏi làm theo, trồng bông lay ơn, trồng cà chua, đậu Hà lan và các rau an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Số gia đình có thu nhập khá từ 200 - 300 triệu đồng/năm ngày càng nhiều, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt tiện nghi. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 33 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, hiện nay cả thôn còn 7 hộ nghèo (chiếm 3,3%) do thiếu đất sản xuất, đông con, có người mắc bệnh hiểm nghèo.

Ông K’Đô cho biết, ở vùng đất đai màu mỡ thế này, nông nghiệp công

nghệ cao được áp dụng, nếu chăm chỉ lao động, chăm sóc, thu hoạch nông sản thuê cho các nhà vườn cũng được 200 ngàn đồng/ngày thì không thể nghèo mãi. Bên cạnh những ngôi biệt thự khang trang ngày càng nhiều thì vẫn còn sót lại những ngôi nhà gỗ thẫm màu qua thời gian. Không hộ nào còn phải chịu cảnh nhà cửa dột nát, 95% hộ dân có nhà cửa kiên cố, có công trình phụ hợp vệ sinh, 100% đồng bào sử dụng điện lưới và nước sạch sinh hoạt.

Đồng bào K’Ho ở K’Rèn theo chế độ mẫu hệ, con gái bắt chồng, những năm gần đây, tục thách cưới đã được đẩy lùi, không còn hôn nhân cận huyết. Các hoạt động cưới hỏi, tang ma đều thực hiện tiết kiệm, văn minh. Sinh hoạt hợp vệ sinh, mọi hủ

tục bị bãi bỏ, tình trạng tảo hôn không còn xảy ra, không còn tình trạng sinh nhiều con, lớp trẻ hầu hết đã ý thức được kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con để nuôi dạy tốt.

Cùng với sự phát triển, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở mở được một lớp truyền dạy cồng chiêng, thôn đã xây dựng được đội cồng chiêng với hơn 20 thành viên có người già truyền dạy, người trẻ tiếp nối do nghệ nhân K’Phương (74 tuổi) làm đội trưởng. Đội cồng chiêng duy trì luyện tập, biểu diễn vào các dịp hội làng, Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc 18/11 hàng năm, làm cho đồng bào thêm yêu nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Hàng năm, có 87% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn

hóa, từ năm 2003 đến nay, 15 năm liền K’Rèn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, trong đó nhiều gia đình tiêu biểu có đời sống ấm no, làm ăn kinh tế giỏi, nuôi con trưởng thành như gia đình ông: K’Hoan, K’Rú, K’Sáu, K’Thương, K’Đô, Ka Phương...

Ông K’Đô (60 tuổi) là Bí thư chi bộ, kiêm công tác mặt trận đã có hơn 40 năm làm việc làng việc nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, ở tuổi 19 ông đã làm kế toán hợp tác xã nông nghiệp, sau đó làm dân quân tự vệ, an ninh viên, 14 năm làm trưởng thôn (1999 - 2013), rồi làm bí thư chi bộ đã qua gần 2 nhiệm kỳ. Tận tụy, trách nhiệm, gắn bó với đồng bào, hiểu hoàn cảnh từng nhà, từng người, ông được đồng bào tin tưởng, quý trọng. Niềm vui được thấy đời sống của đồng bào mình đổi thay không ngừng, đường ngang ngõ dọc trong thôn đã được Nhà nước đầu tư đổ bê tông, khang trang sạch đẹp, cuộc sống ấm no đã đến với mọi nhà, song ông K’Đô vẫn luôn trăn trở. Con đường chính chạy dọc thôn dài 3 km vào khu sản xuất sâu đến phía núi vẫn là đường cấp phối, ông mong muốn nó mau được bê tông hóa để đồng bào đi lại thuận tiện hơn. Cánh đồng bằng phẳng xưa kia đồng bào vẫn trồng cấy từ bao đời, vài năm trở lại đây thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa, do những dòng suối quanh buôn lâu ngày bị bồi lấp, nước từ thượng nguồn đổ về không kịp thoát. 75 ha đất canh tác của thôn chỉ trồng được 1 vụ vào mùa khô, ông mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ nạo vét suối, chống ngập lụt để đồng bào yên tâm sản xuất, thâm canh tăng vụ phát triển kinh tế, xây dựng buôn làng bình yên, hạnh phúc. Q.UYỂN

Trẻ con đùa chơi trong buổi xế chiều.

Đồi 988, nơi ông Thạnh chọn để lập nghiệp, cũng là khu đất canh tác của

32 hộ dân sinh sống dọc Quốc lộ 20, thuộc thôn Tân Phú 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh. Để đến được Đồi 988, những hộ dân có vườn rẫy ở đấy phải băng qua một con đường đất lầy lội, trơn trượt mỗi khi gặp trời mưa. Trên con đường đó, lại có một cây cầu tạm bợ, khiến cho việc đi lại, vận chuyển nông sản càng thêm khó khăn. Mùa thu hái cà phê, người dân phải vác từng bao cà phê một thì mới qua được cầu.

“Vì nhiều lần chứng kiến cảnh tai nạn xảy ra tại đây nên tôi đã chủ động đứng ra vận động bà con trong thôn đóng góp tiền mua vật liệu xi măng, sắt thép để xây dựng một cây cầu kiên

Ông Thạnh cầu đườngNgười dân thôn Tân Phú 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh vẫn gọi ông Nguyễn Tấn Thạnh (51 tuổi) bằng cái tên thân mật: ông Thạnh cầu đường, để ghi nhận sự đóng góp của ông trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

cố, giúp việc vận chuyển nông sản đỡ vất vả. Thế rồi, sau rất nhiều nỗ lực, cây cầu đã hoàn thành, với chiều dài gần 12 m, chiều rộng hơn 4 m. Tổng kinh phí xây dựng cây cầu 105 triệu đồng. Trong đó, người dân trong thôn Tân Phú 1 đóng góp 87 triệu đồng. Có được cây cầu bê tông kiên cố rồi bà con có đất canh tác tại Đồi 988 rất phấn khởi”, ông Thạnh chia sẻ.

Theo ông Thạnh, từ ngày cây cầu hoàn thành, việc đi lại của bà con đã thuận lợi hơn rất nhiều, ai nấy đều phấn khởi vì cây cầu được mở

rộng, kiên cố. Cùng với việc “xóa” cây “cầu khỉ”, ông Thạnh còn vận động người dân trong thôn Tân Phú 1 làm con đường cấp phối, có chiều dài 1,5 km. Con đường có kinh phí 187 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Thạnh và những hộ dân có con đường đi qua còn hiến 2 ha đất làm đường, cũng như góp thêm 64 triệu đồng để kéo hơn 1 km đường điện thắp sáng. “Muốn bà con tin và ủng hộ, trước hết là ở mình. Mình phải đi đầu, phải gương mẫu, từ tiền bạc cho đến công sức. Mình phải làm

trước cho bà con thấy thì bà con mới ủng hộ”, ông Thạnh cho biết về cách vận động người dân thôn Tân Phú 1 đóng góp tiền của, ngày công làm cầu, đường.

“Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông Thạnh là người phát huy được năng lực của Nhân dân. Qua sự vận động của ông Thạnh, nhiều người dân đã thấy được lợi ích của phong trào xây dựng nông thôn mới nên đã tích cực ủng hộ tiền của, ngày công lao động. Trong quá trình xây cầu, làm đường, ông Thạnh luôn động viên, nhắc nhở những thợ xây nhớ phải đảm bảo chất lượng công trình, cũng như chăm lo cơm nước chu đáo cho thợ”, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc nhận xét. Tiếp lời ông Nguyễn Trường Giang, ông K’Sáu - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đinh Lạc nói thêm: “Ông Nguyễn Tấn Thạnh là một điển hình, tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Chính từ việc làm của ông Thạnh đã và đang tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, góp phần đưa phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương ngày càng

đi vào chiều sâu”. Vẫn lời ông K’Sáu, ông Thạnh

không chỉ tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, còn là điển hình làm kinh tế giỏi. Hiện, gia đình ông Thạnh có 4 ha cà phê. Trong đó, 1 ha cà phê ông Thạnh đã chuyển sang trồng tiêu và chanh dây. Ngoài ra, ông Thạnh còn trồng xen mít Thái với diện tích 1,5 ha và hơn 1 ha bơ. Mỗi năm, gia đình ông Thạnh thu khoảng 9 - 12 tấn cà phê nhân. “Ông Thạnh và tôi đang tiếp tục vận động những hộ dân có đất sản xuất tại Đồi 988 đóng góp tiền, vật tư, ngày công để bê tông hóa con đường cấp phối. Theo dự tính, kinh phí để làm con đường này vào khoảng 1,5 tỷ đồng”, ông Nguyễn Trọng Phu, một nông dân có đất sản xuất gần vườn ông Thạnh trao đổi.

Theo ông Thạnh, vì là đường cấp phối, nên thời gian sử dụng chỉ vào khoảng 3 năm là xuống cấp. Do vậy, người dân nơi đây mong muốn Nhà nước hỗ trợ theo hình thức 50 - 50 giúp bà con cứng hóa con đường cấp phối này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp.

TRỊNH CHU

Ông Nguyễn Tấn Thạnh (bên phải) đang trao đổi cùng bà con trong thôn về cách thức làm con đường trong tương lai.

Page 7: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

7 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

ĐỊA CHỈ CẦN GIÚP ĐỠ

Khẩn trương phòng chống dịch bệnh trên đàn heo

Theo UBND huyện Lâm Hà, hiện trên địa bàn huyện có gần 110 ngàn con lợn, tổng số hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ

là khoảng 2.400 hộ với tổng đàn khoảng 40 ngàn con. Qua kiểm tra phát hiện trên 330 con lợn nhiễm bệnh lở mồm long móng, chưa phát hiện ca bệnh dịch tả lợn châu Phi nào. Hiện, UBND huyện Lâm Hà đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và nhanh chóng chấn chỉnh các cơ sở chăn nuôi xử lý lợn chết chưa đúng quy định. Trung tâm Nông nghiệp của huyện cũng đăng kí 56.000 liều vắc xin lở mồm long móng để tiêm cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cùng với đó, công tác tiêu độc khử trùng cũng được đồng loạt tổ chức. Riêng đối với các xác lợn ở suối Cam Ly thời gian qua cũng đã được nhanh chóng tiêu hủy, hộ chăn nuôi lợn bị bệnh được cán bộ thú y hướng dẫn xử lý sạch sẽ nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh trước lúc có kế hoạch tái đàn.

Theo ông Võ Văn Phương - Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, tổng đàn lợn của toàn huyện tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 91.562 con, trong đó có 85.199 con lợn thịt, 6.472 con lợn nái giống, 61 con đực giống, tăng 3.443 con so với cùng kỳ năm 2018.

Qua kiểm tra trên địa bàn, đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngày 8/3/2019, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh lấy mẫu xét nghiệm bệnh tại 1 hộ thuộc xã N’Thol Hạ. Kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi và đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm bệnh dịch tả châu Phi.

Riêng đối với dịch lở mồm long móng, từ ngày 15/3 - 18/3 đã phát hiện 125 con lợn mắc bệnh/ 17 hộ chăn nuôi thuộc 6 thôn của 3 xã (xã Liên Hiệp, Ninh Loan và Tân Hội). Số lợn đã chết, tiêu hủy là 119 con.

Hiện, UBND huyện Đức Trọng đã triển khai

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng tại các tỉnh phía Bắc, Lâm Đồng cũng đang khẩn trương tìm cách phòng chống các dịch bệnh trên đàn lợn.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra một cơ sở chăn nuôi tại huyện Lâm Hà.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký

quyền sử dụng đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận quyền sử dụng đất của ông Vũ Đăng Lâm và bà Hồ Thị Vui sử dụng đất tại TT Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 788, diện tích 1.279 m2.

+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).

+ Tờ bản đồ số: 37, TT Lộc Thắng.

+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu BĐ 427908 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho bà Nguyễn Thị Hiếu ngày 16/3/2011, số vào sổ theo dõi cấp giấy: CH02033/QSDĐ.

Năm 2012, bà Nguyễn Thị Hiếu sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Đăng Lâm và bà Hồ Thị Vui nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: BD 427908 cho ông Vũ Đăng Lâm và bà Hồ Thị Vui quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Bà Nguyễn Thị Hiếu ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất cho ông Vũ Đăng Lâm và bà Hồ Thị Vui tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Từ ngày 1/2 - 18/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 294 xã, 62 huyện của 19 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh và Thừa Thiên Huế. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 34.774 con.

nhiều giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh khác. Riêng đối với các địa phương, các xã, thị trấn cũng đã tổ chức tuyên truyền trong Nhân dân về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; về cách phòng trừ dịch bệnh thông qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi họp dân, các địa phương đã chủ động tiêu hủy động vật chết tại các vùng giáp ranh với huyện Lâm Hà và tại địa phương Liên Hiệp, N’Thol Hạ, Bình Thạnh, thị trấn Liên Nghĩa với số lượng trên 200 con.

Tại Đam Rông, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông đã triển khai phun xịt hóa chất khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại tất cả các xã trên địa bàn huyện bằng hóa chất Han - Iodine. Đối tượng tiêu độc, khử trùng là các cơ sở, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các khu vực công cộng, chuồng trại và vùng phụ cận, phương tiện ra vào cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống, tiêu độc khử trùng trên diện rộng nên đến nay hầu hết các đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh.

Theo ông Phạm Phi Long - Chi Cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh, tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 460.000 con lợn (trong đó nuôi nhỏ lẻ khoảng 230.000 con). Theo báo cáo nhanh về tình hình dịch bệnh trong toàn tỉnh, tính đến ngày 18/3/2019, trên

địa bàn toàn tỉnh, bệnh xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện, gồm: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và Đạ Tẻh làm 1.628 con lợn và 31 con trâu mắc bệnh; đã tiêu hủy 1.022 con lợn mắc bệnh, chết và nuôi cùng ô chuồng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn tại huyện Đạ Tẻh và Đức Trọng đều dương tính với vi rút lở mồm long móng serotype O.

Trước tình hình dịch bệnh đang có nguy cơ lan nhanh như hiện nay, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch bệnh; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh (thời gian kiểm tra từ ngày 11/3 đến ngày 30/3/2019), do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND làm trưởng đoàn.

Ông Phạm Phi Long cho biết thêm, Lâm Đồng hiện có 3 trạm kiểm dịch động vật (KDĐV), gồm: Trạm KDĐV Eo gió, Trạm KDĐV Madagui; Trạm KDĐV Phước Cát. Để ngăn ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào tỉnh Lâm Đồng, ngày 12/3/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 40/TTr-SNN, đề nghị UBND tỉnh xem xét thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời là chốt trên Quốc lộ 27C, hướng từ tỉnh Khánh Hòa lên và chốt trên Quốc lộ 27 tiếp giáp với tỉnh Đắk Lắk và sẽ tiếp tục thành lập thêm các chốt khác trong thời gian tới nếu có dịch bệnh xảy ra. Riêng các tuyến đường chưa có trạm, chốt kiểm dịch động vật cũng thường xuyên có đội thanh tra kiểm dịch động vật lưu động tuần tra kiểm soát.

Mặt khác, trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh có Văn bản hỏa tốc số 670/UBND-NN ngày 15/2/2019, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính rà soát nhu cầu vắc xin tiêm phòng cho đàn heo chăn nuôi nhỏ lẻ. Sở Nông nghiệp đã tiến hành rà soát, Sở Tài chính đã thống nhất phương án. Hiện tại đang làm thủ tục mua sắm vaccin lở mồm long móng tiêm cho đàn heo; dự kiến trong nửa đầu tháng 4/2019 sẽ có vắc xin cấp cho các địa phương.

“Đến thời điểm này, mặc dù chưa phát hiện bệnh dịch lợn tả châu Phi trên địa bàn Lâm Đồng nhưng trước nguy cơ dịch bệnh lây lan như hiện nay, để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh trên đàn heo gây ra, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền về các giải pháp phòng chống dịch, tăng cường kiểm soát vận chuyển gia súc và kiểm soát các cơ sở giết mổ; quản lý chặt chẽ các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi để kịp thời xử lý heo bệnh không để lây lan; bổ sung vắc xin lở mồm long móng và tiêm vắc xin trên đàn heo” - đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

THY VŨ

Bé trai 9 tháng tuổi không có tay, chân bị bệnh nặng cần giúp đỡBé trai 9 tháng tuổi, tên Giàng A Vọng, bị dị

tật không tay, không chân lại bị bệnh rất nặng đang rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm.

Hoàn cảnh của bé Giàng A Vọng đặc biệt khó khăn. Bé sinh ra trong 1 gia đình có 9 người con ở Tiểu khu 179, Thôn 5, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông. Khi mang thai Giàng A Vọng ở tháng thứ 7, bố và mẹ bé mới biết bé bị dị tật không tay, không chân. Do thương con, nên bố mẹ bé đã không bỏ bé và giữ lại để sinh. Điều không may mắn nữa lại đến với bé Vọng và gia đình là ngày 11/3 vừa qua, bé bị sốt cao, ho nặng, kiệt sức

nên đã được đưa đến Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng điều trị. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán bé Giàng A Vọng bị viêm não, viêm phổi và đang trong tình trạng suy hô hấp nặng phải thở ô xy và không thể ăn, uống được gì.

Với hoàn cảnh quá khó khăn, nếu không nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm thì gia đình bé Vọng không thể có chi phí để chữa trị bệnh, giúp bé giành giật lại sự sống.

Cảm thương trước sự không may mắn của bé Giàng A Vọng và hoàn cảnh quá khó khăn của gia đình, các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài tỉnh vừa hỗ trợ số tiền khoảng 120 triệu đồng để gia đình có chi phí điều trị

bệnh cho bé. Tuy nhiên, do bệnh quá nặng, bé Vọng rất cần tiếp tục có sự giúp đỡ ủng hộ từ những tấm lòng hảo tâm, thiện nguyện.Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: anh Sùng A Tửa (bố bé Giàng A Vọng) - Tiểu khu 179, Thôn 5, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông; số điện thoại: 0378837958.

Hoặc: Tòa soạn Báo Lâm Đồng - số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: 02633.822.472. Tên tài khoản: Báo Lâm Đồng; Số tài khoản: 3713.0.9032880.00000 - Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

ĐAM TRỌNGLãnh đạo Hội CTĐ TP Đà Lạt trao tiền hỗ trợ từ

các tổ chức, cá nhân từ thiện giúp đỡ bé Giàng A Vọng.

Page 8: CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU …baolamdong.vn/upload/others/201903/29574_BLD_ngay_20.3.2019.pdf · cho công tác quản lý thu thuế đối

8 THỨ TƯ 20 - 3 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

cho vợ mình biết sau khi nhận được thông báo trúng thưởng.

Tất cả chủ nhân may mắn của 5 giải thưởng cao nhất cũng không quên gửi đến Prudential lời cảm ơn chân thành vì đã mang lại niềm vui cho bản thân họ và gia đình. Đối với họ, món quà này thực sự là một bất ngờ lớn đầu năm mới và gieo những mầm hy vọng cho một tương lai mới vững chãi hơn.

Chia sẻ tin vui bất ngờ đầu năm cùng gia đìnhChương trình khuyến mại “Quà

trọn yêu thương” của Prudential tìm được 5 chủ nhân may mắn của giải nhất: suất học bổng trị giá 500 triệu đồng. Họ hiện sinh sống tại nhiều địa phương trên cả nước gồm Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Lâm Đồng và Bạc Liêu.

Dù đang làm việc trong vai trò kế toán, trưởng phòng đào tạo, người kinh doanh riêng hay công nhân hợp tác xã, tất cả đều rất ngạc nhiên khi biết tin mình trúng giải cao nhất từ chương trình này.

Chị Phạm Thị Diệu Thúy (44 tuổi, Hà Nội) kể lại: “Nghe tin mình được giải nhất lúc đang làm việc, tôi vừa bất ngờ vừa xúc động. Sau đó, tôi nhắn tin ngay cho chồng. Anh ấy không thể tin nổi và cứ tưởng tôi nói đùa, các con ở nhà cũng tưởng mẹ đùa vì mẹ chưa bao giờ trúng thưởng món gì cả”.

Trong tâm trạng ngỡ ngàng và mừng rỡ, chị Nguyễn Thị Bình (33 tuổi, Lâm Đồng) nhanh chóng chia sẻ tin vui với chồng và nhận được phản hồi tương tự khi anh hỏi đi hỏi lại rằng “Có phải không? Thật không vậy?” vì vẫn nửa tin nửa ngờ. Riêng anh Phí Đức Phú (25 tuổi, Hải Dương) bộc bạch ngắn gọn về cảm nhận vào giây phút đón nhận tin vui: “Cảm giác thật tuyệt vời!”. Anh cũng ngay lập tức nói

“Quà trọn yêu thương” của Prudential dành cho người xem gia đình là số 1

Chị Nguyễn Thị Bình (33 tuổi, Lâm Đồng) vui mừng khi nhận được 1 trong 5 suất học bổng 500 triệu đồng tại Lễ trao giải chương trình “Quà trọn yêu thương” tại Đà Lạt ngày 02/03 vừa qua.

Suất học bổng trị giá 500 triệu đồng từ chương trình khuyến mại “Quà trọn yêu thương” của Prudential dành cho 5 khách hàng luôn xem gia đình là ưu tiên số 1.

Được Prudential triển khai trên toàn quốc từ 09 - 10 đến 31 - 12 - 2018 với tổng giá trị lên đến 11 tỷ đồng, chương trình khuyến mại “Quà trọn yêu thương” khép lại đầy thành công. Trong gần 3 tháng, có hơn 23.000 hợp đồng bảo hiểm hợp lệ tham gia chương trình, gần 52.000 mã số dự thưởng và toàn bộ 7.000 quà tặng liền tay tìm thấy chủ nhân. Sau buổi quay số trúng thưởng diễn ra hôm 09-01, Prudential đã xác định được các khách hàng may mắn nhận 5 suất học bổng trị giá 500 triệu đồng và 100 máy lọc nước Uni-lever trị giá 12,5 triệu đồng. Tại Lâm Đồng, chị Nguyễn Thị Bình (xã Đức Trọng) là người đã may mắn nhận được suất học bổng 500 triệu đồng.”

“Giải thưởng này đã mang đến may mắn và niềm vui lớn đầy bất ngờ cho bản thân tôi cũng như gia đình ngay đầu năm mới” - Anh Nguyễn Hữu Tâm (31 tuổi, Bạc Liêu) chia sẻ tại chương trình.

THÔNG BÁO MỜI THẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ VỆ SINH VÁCH KÍNH,

MÁI NHÀ GA - CẢNG HÀNG KHÔNG LIÊN KHƯƠNG

Cảng Hàng không Liên Khương - CN TCT Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức chào hàng rộng rãi gói thầu “Cung cấp dịch vụ vệ sinh vách kính, mái nhà ga - Cảng Hàng không Liên Khương”, theo thời gian và địa điểm sau:

- Phát hành hồ sơ thông báo mời chào giá: từ 08h00 ngày 18/03/2019 đến 16h30 giờ ngày 20/03/2019

- Địa điểm phát hành hồ sơ: Văn phòng - Cảng Hàng không Liên KhươngQuốc lộ 20 - Thị trấn Liên Nghĩa - Huyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng.Tel: 02633 843802 Fax: 02633 843500- Chỉ dẫn đối với nhà thầu:Hình thức đấu thầu: Chào hàng rộng rãi.Thời gian tiếp nhận hồ sơ chào giá: từ 08h00 ngày 19/03/2019 đến 16h30 ngày

22/03/2019.Thời điểm mở thầu: 09h00 ngày 23/03/2019.Thời gian thực hiện hợp đồng: 30 ngày.

THÔNG BÁO v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo:Ông Trần Văn Sửu được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng

nhận QSDĐ số M 807273 ngày 8/12/1998 vào sổ theo dõi số 2046/QSDĐ, chi tiết như sau:

+Thửa đất số 94, tờ bản đồ số 23, xã Hòa Nam, diện tích 4.876 m2 HNK.

+Thửa đất số 96, tờ bản đồ số 23, xã Hòa Nam, diện tích 16.424 m2 (400 m2 ONT+ 16.024 m2 CLN).

Năm 2008, ông Trần Văn Sửu chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Bính địa chỉ tại Thôn 13, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Trần Văn Sửu đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Bính quản lý sử dụng.

Hiện nay, ông (bà) Trần Văn Sửu ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ tiến hành lập hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện hồ sơ cho ông (bà) Nguyễn Văn Bính theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Dành tặng “Quà trọn yêu thương” cho người thânLàm việc trong các ngành nghề

khác nhau nhưng 5 khách hàng may mắn trên đều gặp nhau ở điểm chung lớn nhất: họ luôn xem gia đình là số 1. Tham gia sản phẩm bảo hiểm đúng vào dịp Prudential tổ chức chương trình khuyến mại “Quà trọn yêu thương” với tổng giá trị lên đến 11 tỷ đồng, họ không đặt

nặng kỳ vọng sẽ giành giải thưởng dù lớn hay nhỏ mà mong muốn trước tiên của họ chính là gia đình luôn mạnh khỏe và được bảo vệ vững chắc sau này.

Khi được hỏi về dự định sử dụng giải thưởng trị giá 500 triệu đồng, cả năm người bật mí rằng họ sẽ san sẻ giải thưởng với người thân và dành dụm vào việc học hành của con cái. Đặc biệt, chị Diệu Thúy, anh Đức Phú và anh Nguyễn Hữu Tâm (41 tuổi, Bạc Liêu) còn trích một phần từ giải thưởng để mua thêm sản phẩm bảo hiểm nữa của Prudential cho gia đình mình.

Như anh Tâm chia sẻ, anh đã sở hữu 3 Hợp đồng bảo hiểm của Prudential, nhận được phần thưởng, anh liền mua ngay một gói bảo hiểm nữa cho con của mình để chuẩn bị cho bé tương lai du học sau này.

Có thể thấy, quyết định mua sản phẩm bảo hiểm của họ cũng

xuất phát từ ý nguyện bảo vệ gia đình, mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tổ ấm. Đến lúc tình cờ trúng thưởng, người đầu tiên họ muốn chia sẻ tin vui lẫn giải thưởng vẫn là các thành viên thân thuộc trong nhà. Tinh thần “gia đình là số 1” ấy rất hài hòa với nỗ lực lan tỏa niềm vui cũng như vun đắp thêm yêu thương trong tổ ấm mà Prudential muốn gửi đến khách hàng qua chương trình khuyến mại lần này.

Không chỉ tích cực giúp đỡ khách hàng bảo vệ tương lai tài chính vững vàng, Prudential còn mang đến niềm vui lớn đầu năm mới cho các gia đình Việt với những giải thưởng giá trị và ý nghĩa từ chương trình “Quà trọn yêu thương”. Qua đó, Prudential ngày càng được khách hàng tin tưởng và không ngừng hoàn thiện hành trình “Cam kết yêu thương từ lắng nghe và thấu hiểu”.