69
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC- 2009 VIỆN KỸ THUẬT VẬT LIỆU (Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57) NĂM 2014

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 2009 - ctt …°ơng trình...Vật lý II . 3(2-1-1-6) 2 EM1010 . Quản trị học đại cương . 2(2-0-0-4) 2 IT1110 . Tin học đại

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC- 2009

VIỆN KỸ THUẬT VẬT LIỆU

(Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57)

NĂM 2014

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT

1 Mô hình và chương trình đào tạo

Mô hình và chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ các khóa nhập học năm 2009 (K54) được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa.

Các bậc học được cấu trúc lại theo mô hình 4-1-1 (Cử nhân-Kỹ sư-Thạc sĩ) kết hợp 4-2 (Cử nhân-Thạc sĩ), phù hợp với mô hình của các trường đại học trên thế giới.

Cử nhân Kỹ thuật

Kỹ sư

1 năm

1-1,5 năm

2 năm

Tốt nghiệp PTTH

4 năm

5 năm

Thi tuyển ĐH

Cử nhân Khoa học/QTKD..

4 năm

Cử nhân Công nghệ

4 năm

2 nămCT chuyển đổi

0,5 năm1 năm

Thạc sĩ KH/KT/QTKD

Chương trình cử nhân được thiết kế cho thời gian 4 năm, định hướng cơ bản, đào tạo ngành rộng; trang bị cho người học những kiến thức khoa học-kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau trong lĩnh vực ngành rộng được đào tạo. Khối lượng chương trình cử nhân tối thiểu 130 tín chỉ và tối đa 134 tín chỉ. Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, người học có thể đi làm hoặc học tiếp lên chương trình kỹ sư (≈1 năm đối với các ngành kỹ thuật) hoặc thạc sĩ (≈2 năm). Chương trình cử nhân được chia làm 3 loại:

Chương trình Cử nhân kỹ thuật (Bachelor of Engineering, BEng), áp dụng cho các ngành thuộc khối kỹ thuật, đào tạo theo định hướng tính toán, thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm kỹ thuật, công nghệ. Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển để học tiếp chương trình Kỹ sư cùng ngành rộng.

Chương trình Cử nhân khoa học (Bachelor of Science, BS)/Cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration, BBA) và các dạng tương đương khác, áp dụng cho các ngành khoa học, kinh tế, sư phạm, ngôn ngữ. Người tốt nghiệp Cử nhân khoa học (và các tên gọi tương đương khác) muốn học chương trình kỹ sư phải phải hoàn thành chương trình chuyển đổi theo quy định học văn bằng thứ hai.

Chương trình Cử nhân công nghệ (kỹ thuật) (Bachelor of Technology, BTech), áp dụng cho các ngành thuộc khối Công nghệ (kỹ thuật), đào tạo định hướng ứng dụng và vận hành hệ thống, thiết bị công nghệ. Cử nhân công nghệ muốn học tiếp chương trình Kỹ sư thuộc cùng lĩnh vực đào tạo phải hoàn thành chương trình chuyển đổi để đạt yêu cầu tương đương với chương trình Cử nhân kỹ thuật.

Chương trình kỹ sư được thiết kế cho thời gian 5 năm (1 năm đối với người tốt nghiệp cử nhân), áp dụng cho các ngành kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ngành hẹp (chuyên ngành), bổ sung cho người học những kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu để có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc. Chương trình kỹ sư có khối lượng tối thiểu 156-164 tín chỉ đối với người học thẳng hoặc 34-38 tín chỉ đối với người đã có bằng cử nhân cùng ngành học. Người tốt nghiệp kỹ sư cũng có thể học tiếp lên chương trình thạc sĩ (≈ 1-1,5 năm), trong trường hợp xuất sắc có thể được xét tuyển để làm thẳng nghiên cứu sinh.

2 Cấu trúc chương trình khối kỹ thuật

Cấu trúc chung cho khung chương trình các ngành kỹ thuật được thiết kế dựa trên các chuẩn mực quốc tế (ABET, CDIO), đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, liên thông giữa các bậc học và ngành đào tạo.

TTTN + ĐATN: 3+9 TC

Chuyên ngành: 22-26 TC(12-16 bắt buộc + 8-10 tự chọn)

Cử nhân

Kỹ sư

∑ 130-134 TC

Toán và khoa học cơ bản: ≥ 32 TC(26 chung khối ngành + 6 riêng từng ngành)

Cơ sở và cốt lõi của ngành: 36 - 48 TC

Tiếng Anh TOEIC: 6 TC

ĐATN: 6 TC

Lý luận CT, Pháp luật ĐC

12 TC

∑ 124-128 TC (Chứng chỉ CTCN)

Tự chọn ≥ 26 TC

TT kỹ thuật: 2 TC

∑ 158-166 TC

2.1 Cấu trúc chương trình cử nhân

TT Phần chương trình Số tín chỉ 1 Giáo dục đại cương ≥ 50 1.1 Toán và khoa học cơ bản

Bắt buộc toàn khối ngành Từng ngành bổ sung

≥ 32 26 ≥ 6

1.2 Lý luận chính trị 10 1.3 Pháp luật đại cương 2 1.4 Giáo dục thể chất Chứng chỉ 1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh Chứng chỉ 1.6 Tiếng Anh 6 2 Giáo dục chuyên nghiệp 80-84 2.1 Cơ sở và cốt lõi ngành 36-48 2.2 Tự chọn theo định hướng ≤ 18 2.3 Tự chọn tự do ≥ 8 2.4 Thực tập kỹ thuật 2 2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6 Tổng khối lượng chương trình 130-134

2.2 Cấu trúc chương trình kỹ sư

TT Phần chương trình Số tín chỉ 1 Chương trình môn học cử nhân

(bao gồm các mục 1.1-2.3 của chương trình cử nhân)

124-128

2 Chương trình chuyên ngành kỹ sư 34-38 2.1 Chuyên ngành bắt buộc 12-18 2.2 Chuyên ngành tự chọn 8-10 2.3 Thực tập cuối khóa và đồ án tốt

nghiệp kỹ sư 12

Tổng khối lượng chương trình 158-166

2.3 Chuẩn trình độ tiếng Anh

Để có đủ năng lực học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, sinh viên ĐHBK Hà Nội phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn (theo kết quả kiểm tra phân loại đầu khoá). Những sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 450 TOEIC sẽ được miễn học.

Để sinh viên có kế hoạch học tập đạt yêu cầu chuẩn đầu ra này, Nhà trường quy định yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo trình độ năm học của sinh viên như sau:

Sinh viên trình độ năm thứ hai: 300 điểm Sinh viên trình độ năm thứ ba: 350 điểm Sinh viên từ trình độ năm thứ tư: 400 điểm Trước khi làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 450 điểm.

Sinh viên không đạt yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo từng học kỳ sẽ bị Nhà trường hạn chế đăng ký học tập chuyên môn xuống mức tối thiểu (12TC) để có thể bố trí thời gian học cải thiện trình độ tiếng Anh.

3 Chương trình giáo dục đại cương

3.1 Danh mục học phần học chung

Chương trình đào tạo của tất cả các ngành kỹ thuật có yêu cầu chung về phần kiến thức giáo dục đại cương như sau (cột HK ghi học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn).

Mã số Tên học phần Khối lượng HK

MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 1

MI1120 Giải tích II 3(2-2-0-6) 2

MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 2

MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 1

PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 1

PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 2

EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 3

FL1100 Tiếng Anh PreTOEIC 3(0-6-0-6) 1

FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 2

SSH1110 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin I

2(2-1-0-4) 1

SSH1120 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin II

3(3-0-0-6) 2

SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 3-4

SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN

3(3-0-0-6) 4-5

SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 1

PE1010 Giáo dục thể chất A x(0-0-2-0) 1

PE1020 Giáo dục thể chất B x(0-0-2-0) 2

PE1030 Giáo dục thể chất C x(0-0-2-0) 3

PE201x Giáo dục thể chất D x(0-0-2-0) 4

PE202x Giáo dục thể chất E x(0-0-2-0) 5

MIL1110 Đường lối QS của Đảng x(3-0-0-6) 1

MIL1120 Công tác QP-AN x(3-0-0-6) 2

MIL1130 QS chung và kỹ chiến thuật bắn súng AK

x(3-1-1-8) 3

Lưu ý:

Chương trình Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có cấp chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một ngành đào tạo. Điểm từng học phần cũng không được tính trong tính điểm trung bình học tập của sinh viên, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp.

Hai học phần tiếng Anh được tính vào tổng khối lượng của chương trình toàn khóa, nhưng do đã có quy định riêng về chuẩn trình độ từng năm học và chuẩn trình độ đầu ra nên không dùng để tính điểm trung bình học tập, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp của sinh viên.

3.2 Danh mục các học phần tự chọn

Các học phần thuộc khối kiến thức Toán và khoa học cơ bản do ngành chọn bổ sung hoặc do sinh viên tự chọn để đảm bảo khối lượng tối thiểu 32 TC theo chuẩn ABET.

Mã số Tên học phần Khối lượng

MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) PH1130 Vật lý III 3(2-1-1-6) CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6)

3.3 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

MI1110 Giải tích I

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1120 Giải tích II

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tích phân phụ thuộc tham số, Tích phân bội hai và bội ba, Tích phân đường và mặt, Ứng dụng của phép tính vi phân vào hình học, Lý thuyết trường. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật và kinh tế.

MI1130 Giải tích III

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chuỗi số, Chuỗi hàm, Chuỗi lũy thừa, Chuỗi Fourier, cùng với những kiến thức cơ sở về Phương trình vi phân cấp một, Phương trình vi phân cấp hai và phần tối thiểu về Hệ phương trình vi phân cấp một. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1140 Đại số

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết ma trận, Định thức và Hệ phương trình tuyến tính theo quan điểm tư duy cấu trúc và những kiến thức tối thiểu về logic, Tập hợp, Ánh xạ, Trường số phức và các ý tưởng đơn giản về đường bậc hai, mặt bậc hai. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI2020 Xác suất thống kê

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích), MI1140 (Đại số).

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về xác suất là các khái niệm và quy tắc suy diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lý các bài toán thống kê trong các mô hình ước lượng, kiểm định giải thiết và hồi quy tuyến tính. Trên cơ sở đó sinh viên có được một phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó.

Nội dung: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.

PH1110 Vật lý I

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (cơ học, nhiệt học), làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ.

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi.

PH1120 Vật lý II

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ).

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

PH1130 Vật lý III

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH1110 (Vật lý I), PH1120 (Vật lý II).

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (quang học, vật lý lượng tử) làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các tính chất của ánh sáng: Tính sóng (giao thoa, nhiễu xạ..), tính hạt (bức xạ nhiệt, Compton), sự phát xạ (tự nhiên, cảm ứng) và hấp thụ ánh sáng, laser.

Vận dụng lưỡng tính sóng- hạt của electron (vi hạt) để xét năng lượng và quang phổ nguyên tử, trạng thái và nguyên lý Pauli, xét tính chất điện của các vật liệu (kim loại, bán dẫn), spin và các loại thống kê lượng tử.

CH1010 Hóa học đại cương

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hoá học tạo cho phương pháp luận đúng đắn trong tư duy học tập và chuẩn bị nghiên cứu sau này; cung cấp cho sinh viên những khái niệm, quy luật cơ bản của hóa học trong lĩnh vực nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung dịch, tạo điều kiện để sinh viên có thể học tốt và biết vận dụng những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học khi học các môn học khác, giải quyết các bài toán cụ thể trong nhiều lĩnh vực.

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học, thuyết Lewis, nắm được những nội dung của các phương pháp hoá học hiện đại: phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO); Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về sự tạo thành liên kết trong các phân tử phức; Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại); Nhiệt động hóa học: nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng nhiệt động như ∆U, ∆H, ∆S, ∆G… của các quá trình hóa học hoặc các phản ứng hóa học, từ đó biết được chiều hướng của quá trình, điều kiện cân bằng của hệ hóa học; Ứng dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học vào nghiên cứu các phản ứng và cân bằng trong dung dịch: cân bằng axit – bazơ, cân bằng của chất điện ly và chất điện ly ít tan, cân bằng tạo phức…; Động hóa học: nghiên cứu tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng; Nghiên cứu quan hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện: pin ganvanic và điện phân; Sau mỗi phần học là phần bài tập bắt buộc để sinh viên nắm vững kiến thức đã học.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của hình học chiếu (là nền tảng của vẽ kỹ thuật) và vẽ kỹ thuật cơ bản

Nội dung: Phần Hình hoạ: phép chiếu, biểu diễn các đối tượng hình học, hình chiếu phụ và xác định hình thật; giao của các đối tượng; Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản: các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật, kỹ thuật vẽ phẳng, hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đô, đọc hiểu 2D sang 3D, vẽ các chi tiết ghép và mối ghép, vẽ lắp đơn giản.

ME2040 Cơ học kỹ thuật

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được kiến thức về xây dựng mô hình lực, lập phương trình cân bằng của hệ lực, hai bài toán cơ bản của động lực và các phương pháp cơ bản để giải chúng, phương trình chuyển động của máy.

Nội dung: Phần 1. Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương trình cân bằng của hệ lực không gian.Trọng tâm vật rắn. Phần 2. Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia tốc đối với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật. Phần 3. Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học - Động lực, phương trình chuyển động của máy.

IT1110 Tin học đại cương

4(3-1-1-8)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tổ chức máy tính, lập trình máy tính và cơ chế thực hiện chương trình, kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Nội dung: Tin học căn bản: Biểu diễn thông tin trong máy tính. Hệ thống máy tính. Hệ điều hành Linux. Lập trình bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C. Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc lập trình trong C. Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C. Mảng. Cấu trúc. Tệp dữ liệu.

EM1010 Quản trị học đại cương

2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và một phần kỹ năng về quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung: Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp; phương pháp thực hiện từng loại công việc và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

4 Quy trình đào tạo và thang điểm

Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân. Với sự hỗ trợ của cố vấn học tập, sinh viên chọn đăng ký môn học, lớp học thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình. Mọi quy trình thực hiện thuận lợi, dễ dàng qua mạng. Quy chế đào tạo theo tín chỉ của Trường có thể xem và tải về tại trang Web dtdh.hust.edu.vn.

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10 (điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1,0

Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

5 Quy định về học ngành thứ hai

Quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ cho phép sinh viên được tự do lựa chọn học thêm một ngành thứ hai theo chương trình song ngành hoặc song bằng. Toàn văn bản quy định có thể xem tại trang dtdh.hust.edu.vn.

Đối với chương trình song ngành, người tốt nghiệp được cấp một bằng đại học ghi tên chung hai ngành, ví dụ Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không, Kỹ thuật Máy tính và Phần mềm, Kỹ thuật Điện tử và Máy tính, Kỹ thuật Hóa học và Sinh học,... Theo quy định, để nhận được một bằng song ngành sinh viên cần hoàn thành kiến thức cơ sở và cốt lõi của cả hai ngành, như vậy khối lượng kiến thức toàn khóa sẽ tăng thêm khoảng 24-32 tín chỉ so với chương trình đơn ngành, tương đương với 1-2 học kỳ. Hiện tại, Trường đưa ra một danh mục gồm 38 chương trình song ngành để sinh viên lựa chọn.

Trong khi các chương trình song ngành hạn chế về khả năng kết hợp ngành học và bằng tốt nghiệp, thì đối với các chương trình song bằng sinh viên có thể lựa chọn học thêm một ngành bất kỳ thuộc khoa, viện khác để khi tốt nghiệp được cấp hai bằng cử nhân, hai bằng kỹ sư, hoặc một bằng cử nhân và một bằng kỹ sư. Theo quy định, khối lượng kiến thức toàn khóa của các chương trình song bằng sẽ tăng thêm khoảng 54-64 tín chỉ so với thông thường, tương đương với 3-4 học kỳ. Ví dụ, sinh viên các ngành kỹ thuật có thể học để lấy thêm bằng cử nhân của một ngành thuộc khoa kinh tế, quản lý với khối lượng kiến thức tăng thêm là 55 tín chỉ. Một ưu điểm của quy trình đào tạo theo tín chỉ là sinh viên có thể đăng ký học và tích lũy tín chỉ của ngành thứ hai ngay từ năm thứ hai theo kế hoạch của bản thân (có thể học thêm cả học kỳ hè), qua đó những sinh viên học tốt có thể rút ngắn đáng kể thời gian học toàn khóa.

Cấu trúc các chương trình song ngành và song bằng được quy định cụ thể trong bảng dưới đây.

Chương trình Khối kiến thức

Song ngành

Song bằng

NGÀNH 1

Giáo dục đại cương CN, KS CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướng Tự chọn bắt buộc

- CN, KS

Chuyên ngành bắt buộc KS KS

Chuyên ngành tự chọn - -

Tự chọn tự do - -

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

CN, KS CN, KS

Đồ án/khoá luận TN CN, KS CN, KS

NGÀNH 2

Giáo dục đại cương (CN, KS) CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướng Tự chọn bắt buộc

- -

Chuyên ngành bắt buộc KS KS

Chuyên ngành tự chọn - -

Tự chọn tự do - -

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

- -

Đồ án/khóa luận TN - CN, KS

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Vật liệu

Mã ngành: 52520309

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật

1 Mục tiêu chương trình Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Vật liệu.

(2) Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, giải thích dữ liệu.

(3) Ý thức tự giác tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào các lĩnh vực công nghệ mới.

(4) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

(5) Kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Cụ thể:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về điện, điện tử, cơ khí, máy tính để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu.

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức hiện đại về vật lý, hóa học, luyện kim, vật liệu cấu trúc nano, mô hình hóa và mô phỏng, các phương pháp phân tích và đo lường; kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật.

2. Có khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp trong các tập đoàn, hãng công nghiệp ứng dụng vật liệu như các công ty thép, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu xây dựng, công nghệ nano, ...

3. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

3.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.

3.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.

3.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.

3.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.

3.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

3.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

4. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

4.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).

4.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

4.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

5. Có hiểu biết rộng để nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Nội dung chương trình

3.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH KHỐI LƯỢNG (Tín chỉ, TC)

GHI CHÚ

1 Giáo dục đại cương 50 1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 26 chung khối ngành kỹ thuật-6 bổ

sung 1.2 Lý luận chính trị 10 Theo chương trình quy định chung của

Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.3 2 1.4 Giáo dục thể chất (5) 1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết) 1.6 Tiếng Anh 6 TC 2 Giáo dục chuyên nghiệp 83 2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 47 2.2 Tự chọn theo định hướng 20 2.3 Tự chọn tự do 8 Chọn trong danh sách do khoa, viện

phê duyệt 2.4 Thực tập kỹ thuật 2 Đăng ký thực hiện 4 tuần trong thời

gian hè từ trình độ năm thứ 3 2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6 Thực hiện khi chỉ còn thiếu không quá

10 TC tự chọn Tổng khối lượng chương trình 133

3.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Toán và khoa học cơ bản 6 TC

1 CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) 3

2 ME2015 Hình họa và vẽ kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 47 TC

3 EE2016 Kỹ thuật điện, điện tử 3(3-1-0-6) 3

4 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(2-2-0-6) 3

5 MSE2031 Cấu trúc vật liệu 3(2-2-0-6) 3

6 MSE2021 Nhiệt động học 3(2-2-0-6) 3

7 MSE2022 Hóa học chất rắn 3(3-0-0-6) 3

8 MSE2041 Công nghệ vật liệu kim loại 3(3-0-0-6) 3

9 MSE2051 Cơ học vật liệu 3(2-2-0-4) 3

10 MSE3012 Truyền nhiệt và chuyển khối 3(2-2-0-4) 3

11 PH3380 Tính chất quang, điện, từ của vật liệu 3(3-0-0-6) 3

12 MSE3401 Hành vi cơ nhiệt vật liệu 3(2-2-0-6) 3

13 MSE3022 Chuyển pha trong vật liệu 3(3-0-0-6) 3

14 MSE3014 Đồ án 1 2(2-1-0-4) 2

15 MSE3015 Thí nghiệm 1 2(0-0-4-4) 2

16 MSE3016 Vật liệu Ceramic

3(3-0-0-6) 3

17 CH3500 Vật liệu Polyme 3(3-0-0-6) 3

18 MSE3018 Đồ án 2 2(1-2-0-4) 2

19 MSE3019 Thí nghiệm 2 2(0-0-4-4) 2

CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN THEO ĐỊNH HƯỚNG

Định hướng vật liệu kim loại 20 TC

20 MSE4016 Thí nghiệm CN vật liệu kim loại 2(0-0-4-4) 2

21 MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

22 MSE3112 Quá trình đông đặc 3(3-0-0-6) 3

23 MSE4112 Công nghệ tạo hình vật liệu 3(2-2-0-6) 3

24 MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép 3(3-0-0-6) 3

25 MSE4114 Luyện kim màu và luyện kim bột 3(3-0-0-6) 3

26 MSE4115 Cơ sở xử lý nhiệt và bề mặt 3(2-2-0-6) 3

Định hướng vật liệu điện tử và công nghệ nano 20 TC

27 PH4037 Thí nghiệm CN vật liệu điện tử 2(0-0-4-4) 2

28 PH4237 Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo 3(3-0-0-6) 3

29 PH3190 Vật lý và linh kiện bán dẫn 3(3-0-0-6) 3

30 PH4070 Công nghệ vi điện tử 3(3-0-0-6) 3

31 PH3297 Vật liệu và công nghệ nano 3(2-2-0-6) 3

32 PH4317 Mô phỏng mức nguyên tử 3(2-1-1-6) 3

33 PH4327 Cơ học nano cho VL và VL sinh học 3(2-2-0-6) 3

Định hướng vật liệu Polyme 20 TC

34 CH4083 Thí nghiệm CN vật liệu Polyme 2(0-0-2-4) 2

35 CH4091 Hóa học chất tạo màng 3(2-1-0-4) 3

36 CH4095 Kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu 3(3-0-0-6) 3

37 CH4097 KT gia công vật liệu chất dẻo, cao su 3(3-0-0-6) 3

38 CH4099 KT gia công VL Polyme & Composit 3(3-0-0-6) 3

39 CH4101 Thiết bị gia công nhựa và cao su 3(3-0-0-6) 3

40 CH4013 VL gia cường trong Polyme-Composit 3(3-0-0-6) 3

Định hướng vật liệu Ceramic 20 TC

41 CH4207 Thí nghiệm CN vật liệu Ceramic 2(0-0-2-4) 2

42 CH4211 Hóa lý Silicat 3(3-1-0-6) 3

43 CH4214 Lò Silicat 3(3-1-0-6) 3

44 CH4213 Thiết bị Silicat 1 3(3-1-0-6) 3

45 CH4215 Thiết bị Silicat 2 3(3-1-0-6) 3

46 CH4217 Kỹ thuật vật liệu Silicat 1 3(3-1-0-6) 3

47 CH4219 Kỹ thuật vật liệu Silicat 2 3(3-1-0-6) 3

48 Tự chọn tự do 8 TC 3 5

49 MSE4416 Thực tập kỹ thuật 2 2

50 MSE4417 Đồ án tốt nghiệp 6 6

CỘNG 89 TC 0 0 12 15 16 18 17 11

MS

Exx

x(3T

C)

Tự c

họn

định

ớng

5

PH

1110

(3TC

)V

ật lý

IM

I111

0 (4

TC)

Giả

i tíc

h I

MI1

140

(4TC

ại s

PH

1120

(3TC

)V

ật lý

IIM

I112

0 (3

TC)

Giả

i tíc

h II

MI1

130

(3TC

)G

iải t

ích

III

FL11

01 (3

TC)

TA T

OE

IC I

FL11

02 (3

TC)

TA T

OE

IC II

SS

H11

10 (2

TC)

CN

Mác

-Lên

in I

SS

H11

20 (3

TC)

CN

Mác

-Lên

in II

SS

H11

30 (3

TC)

Đư

ờng

lối C

M

EM

1010

(2TC

)Q

T họ

c Đ

C

MS

E44

17 (6

TC)

ĐA

TN C

N

HK

116

TC

HK

217

TC

HK

516

TC

HK

616

TC

HK

717

TC

HK

813

TC

Chư

ơng

trìn

h C

ử n

hân

Kỹ

thuậ

t Vật

liệu

Kế

hoạc

h họ

c tậ

p ch

uẩn

131T

C (á

p dụ

ng từ

K57

, nhậ

p họ

c 20

12)

Chú

giả

iB

ắt b

uộc

chun

g kh

ối n

gành

Bắt

buộ

c riê

ng c

ủa n

gành

HP

tiên

quy

ết

HP

học

trư

ớc

HP

son

g hà

nhTự

chọ

n tự

do

SS

H10

50 (2

TC)

TT H

CM

CH

1010

(3TC

)H

óa đ

ại c

ươn

gE

E20

16 (3

TC)

KT

điện

, điệ

n tử

MS

E20

41(3

TC)

CN

VL

kim

loại

MS

E20

22 (3

TC)

Hóa

học

chấ

t rắn

MS

E20

21 (3

TC)

Nhi

ệt đ

ộng

học

MS

E20

11 (3

TC)

Nhậ

p m

ôn K

T V

ật li

ệu

MS

E20

51(3

TC)

học

vật l

iệu

HK

318

TC

HK

418

TC

MS

E34

01 (3

TC)

Ứng

xử

nhiệ

t V

L

MS

E30

12 (3

TC)

C. K

hối,

Truy

ền

nhiệ

t

MS

E30

13 (3

TC)

TC q

uang

, điệ

n, từ

MS

E30

22 (3

TC)

Chu

yển

pha

MS

E30

16 (3

TC)

VL

Cer

amic

MS

E30

17 (3

TC)

VL

Pol

yme

Tự c

họn

TD1

(3TC

)

Tự c

họn

TD3

(3TC

)

Tự c

họn

ĐH

(10

TC)

MS

Exx

xx(3

TC)

Tự c

họn

định

ớng

2

Tự c

họn

ĐH

(3TC

)M

SE

xxx(

3TC

)Tự

chọ

n đị

nh

hướn

g 1

IT11

10 (4

TC)

Tin

học

đại

cươn

g

ME

2015

(3TC

ồ họ

a K

T cơ

bả

n

MS

E20

31(3

TC)

Cấu

trúc

vật

liệu

MS

E30

15 (2

TC)

Thí n

ghiệ

m 1

MS

E30

14 (2

TC)

Đồ

án 1

MS

E30

19 (2

TC)

Thí n

ghiệ

m 2

MS

E30

18 (2

TC)

Đồ

án 2

MS

Exx

x(3T

C)

Tự c

họn

định

ớng

3

MS

Exx

x(3T

C)

Tự c

họn

định

ớng

4

MS

Exx

x(3T

C)

Tự c

họn

định

ớng

6

MS

E40

16 (2

TC)

Thí n

ghiệ

m 3

MS

E44

16 (2

TC)

Thự

c tậ

p kỹ

thuậ

tTự

chọ

n TD

2(2

TC)

SS

H11

70 (2

TC)

Phá

p lu

ật Đ

C

4 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu - Introduction to Engineering Materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cáii nhìn tổng quan về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu.

Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán, lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu về các chủ đề vật liệu; Thực hành, thí nghiệm Lab/Thảo luận; Từng nhóm sinh viên phân tích và tổng hợp.

MSE2031 Cấu trúc vật liệu - Structure of Materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ vật liệu những kiến thức cơ bản về vật liệu bao gồm: cấu trúc, tính chất của các nhóm vật liệu, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất; sự hình thành và biến đổi tổ chức phụ thuộc vào các điều kiện thành phần hóa học, ứng suất hoặc của nhiệt độ. Những kiến thức này giúp sinh viên tiếp tục học những môn cơ sở ngành và chuyên nghành vật liệu.

Nội dung: Môn học nghiên cứu cấu tạo, liên kết nguyên tử, cấu tạo mạng tinh thể của vật liệu, khuyết tật trong cấu trúc mạng; giản đồ pha, cấu tạo pha hợp kim, cấu tạo vật liệu ceramic, hữu cơ; nhận biết và xác định cấu trúc và tổ chức pha bằng phương pháp hiển vi quang học và nhiễu xạ rơn ghen. Quan hệ giữa cấu trúc với một số tính chất đặc trưng của vật liệu.

MSE2021 Nhiệt động học - Thermodynamics

3(2-2-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Qua môn học sinh viên nắm vững cơ sở lý thuyết và ứng dụng nhiệt động học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của công nghiệp hóa học, công nghiệp luyện kim.

Nội dung: Trình bày 3 vấn đề cơ bản của nhiệt động học: nhiệt động học kinh điển, nhiệt động học thống kê và nhiệt động học bất thuận nghịch. Phần nhiệt động học kinh điển, giới thiệu cho sinh viên các định luật, nguyên lý cơ bản và các khái niệm của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lý này vào giải quyết các vấn đề về cân bằng pha trong hệ thống, từ hệ thống một cấu tử đến hệ hỗn hợp, phản ứng oxihóa và hệ thống điện hóa. Nhiệt động học thống kê được giới thiệu qua và nhiệt động học bất thuận nghịch được trình bày như các chuyên đề.

MSE2022 Hóa học chất rắn – Solid chemistry

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Hóa học đại cương

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa học chất rắn oxit kim loại và tổng hợp.

Nội dung: Tính chất axit badơ của các ion trong dung dịch nước. (2) Kết tủa từ dung dịch và động học hình thành chất rắn. (3) Các poly cation, poly anion và pha rắn. (4) Sự tạo phức, điều khiển sự phân bố cỡ hạt và hình dạng các hạt oxit, tổng hợp một số oxit phức hợp – các spinel, perovskit, ferit, cuprat siêu dẫn. (5) Hóa học bề mặt các oxit: bề mặt dung dịch – oxit. (6) Độ bền hệ phân tán keo. (7) Phản ứng bề mặt và sự hấp phụ.

MSE2041 Công nghệ vật liệu kim loại - Processing of Metallic Materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nguyên lý của các quá trình công nghệ; Có khả năng đề xuất, thiết kế các lưu trình công nghệ chế tạo ra vật liệu và các sản phẩm chế biến từ các vật liệu đó. Có kỹ năng thực hành một số dạng công nghệ phổ biến ở mức độ đơn giản (Nấu nhôm, đúc, cán; hàn; tiện; nhiệt luyện; làm gốm, compôzit, tiện).

Nội dung: Công nghệ xử lý làm giầu quặng; Các quá trình luyện kim; Lưu trình công nghệ sản xuất gang, thép, nhôm và đồng. Khái quát về quá trình điền đầy và đông đặc kim loại lỏng trong khuôn; Lưu trình đúc thỏi, đúc hình trong các loại khuôn một lần và khuôn vĩnh cửu ; Nguyên lý biến dạng dẻo và các lưu trình công nghệ gia công biến dạng; Các công nghệ chế tạo sản phẩm bằng hàn nối. Đại cương về Phương pháp luyện kim bột; Về ăn mòn và bảo vệ kim loại; Về vật liệu compozit và công nghệ chế tạo compôzit; Về công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt sản phẩm kim loại ; Về gia công kim loại bằng cắt gọt.

MSE2051 Cơ học vật liệu - Mechanics of materials

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần, sinh viên có kiến thức cơ sở về phân tích, tính toán hệ thống cơ khí và nghiệm bền các chi tiết ở mức độ trung bình. Sinh viên cũng có thể hiểu những khái niệm cơ bản về cơ học và nhiệt động học của môi trường liên tục và là cơ sở để bước đầu tiếp cận nhận dạng và xây dựng mô hình thuộc tính cơ học của vật liệu nói chung.

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về tĩnh học như phân tích, tổng hợp lực, phân tích các cơ cấu chịu tải trọng và xây dựng biểu đồ chịu lực, tính toán cân bằng hệ thống cơ khí. Các phương pháp phân tích và tính toán ứng suất trong chi tiết dưới tác động của các loại tải trong khác nhau như: tải trọng dọc trục, xoắn, uốn, tải trọng phức hợp. Một số khái niệm của cơ học, nhiệt động học của môi trường liên tục. Các nguyên lý, phương trình cơ bản của cơ học môi trường liên tục và cơ học chất lỏng.

MSE3012 Chuyển khối, truyền nhiệt - Transport Phenomena

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm xây dựng cho sinh viên cách nhìn tổng quát nhất về các quá trình vật liệu dựa trên các mô hình toán lý, trên quan điểm sự dịch chuyển các phần tử vật chất, nhất là ở một khoảng cách lớn hơn kích thước hạt.

Nội dung: Các định luật và phương trình mô tả các quá trình cơ bản trong vật liệu : khuếch tán, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, động học dòng, truyền nhiệt và chuyển chất. Tích hợp chúng để mô tả các quá trình vật liệu trong thực tế.

PH3380 Tính chất quang, điện, từ của vật liệu - Electronic, optical and megneic properties of materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về tính chất quang điện từ của vật rắn, bao gồm các kiến thức từ phương trình Schroedinger đến vai trò của cơ học lượng tử, liên kết hóa học để xác định các tính chất của vật liệu.

Nội dung: Sinh viên được trang bị các khái niệm và phương pháp tính toán về trạng thái và năng lượng

của điện tử trong vật rắn; phân tích vai trò của điện tử trong việc quyết định các tính chất quang, điện, từ của vật liệu; các định luật cơ bản về hiện các tượng dẫn điện, phân cực điện, phân cực từ, sự lan truyền ánh sáng trong môi trường phân cực; và các ứng dụng của vật liệu.

MSE3401 Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu - Thermal and Mechanical behavior of materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: Cơ học vật liệu

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về ứng xử nhiệt (ứng suất nhiệt), ứng xử cơ học (ứng suất – biến dạng, mỏi, phá hủy ) của vật liệu. Hiểu được các mối tương quan giữa quá trình, cấu trúc và tính chất của vật liệu. Sinh viên có thể tính toán hành vi cơ nhiệt cho các bài toán thực tế khác nhau. Có khả năng áp dụng các mô hình lý thuyết và kinh nghiệm cho các vấn đề kỹ thuật mới.

Nội dung: Cung cấp kiến thức cơ sở về tính chất đàn hồi, đàn-dẻo và biến dạng dẻo của vật liệu; đặc điểm ứng xử cơ bản của vật liệu kim loại, ceramic, polymer và compozit; lý thuyết cơ bản về tĩnh và động học của lệch và cơ chế biến dạng; cơ chế hoá bền; dão, phá hủy, tính dẻo dai và cơ sở về ứng xử nhiệt (tiêu hao nhiệt, giãn nở nhiệt, dẫn nhiệt và các tác động của ứng suất nhiệt). Môn học còn đề cập các tác động đến tính chất và cho những hiểu biết chung về tính chất cơ học của vật liệu. Nó kết nối các cơ chế vi mô cơ sở đến ứng xử vật liệu vĩ mô với mục đích điều khiển hoặc làm chủ ứng xử của vật liệu.

MSE3022 Chuyển pha - Phase transformation

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Cấu trúc vật liệu

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các quá trình động học trong kim loại và hợp kim (khuếch tán, tạo mầm và phát triển mầm, quá trình phát triển tinh thể, quá trình tiết pha v.v..); đồng thời phát triển khả năng suy luận trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn đối với các chuyển pha thường gặp trong vật liệu.

Nội dung: Một số vấn đề về nhiệt động học quá trình chuyển pha. Khuếch tán: hiện tượng khuếch tán, các định luật Fick, lý thuyết quá trình khuếch tán ở mức nguyên tử. Tạo mầm đồng thể, dị thể và phát triển mầm. Bề mặt và mặt phân cách: năng lượng bề mặt, biên giới hạt, biên giới pha, liền mạng. Quá trình chuyển pha: cơ sở lý thuyết quá trình kết tinh và đông đăc; chuyển pha khuếch tán; chuyển pha martensit (phi khuếch tán). Quá trình chuyển pha trong vật liệu

phi kim. Ứng dụng trong một số chuyển pha thường gặp trong vật liệu.

MSE3014 Đồ án 1 – Project 1

2(1-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đặc điểm của các loại vật liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất, các biện pháp cải thiện tính chất, biết lựa chọn và thiết kế vật liệu đáp ứng với từng yêu cầu sử dụng cụ thể đồng thời có chỉ tiêu hiệu năng cao nhất.

Nội dung: Các phương pháp phân loại vật liệu, các nhóm vật liệu, đặc điểm của từng loại vật liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất, các công nghệ nhằm cải thiện tính chất của vật liệu. Lựa chọn vật liệu: nguyên tắc lựa chọn vật liệu, chỉ tiêu hiệu năng, cách xác định chỉ tiêu hiệu năng trong các trường hợp điển hình. Thiết kế vật liệu: thiết kế nhằm hoàn thiện các tính chất và nâng cao chỉ tiêu hiệu năng khi sử dụng vật liệu. Thiết kế mới vật liệu theo các yêu cầu cho trước. Các bài tập vận dụng.

MSE3015 Thí nghiệm 1 – Lab 1

2(0-0-2-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên được củng cố các kiến thức đã được học trên lớp và thực hành trên các thiết bị thí nghiệm cơ bản về phân tích các tính chất cơ - nhiệt của vật liệu. Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng:

Vận hành các thiết bị thí nghiệm: máy thử cơ tính MTS, thiết bị phân tích nhiệt vi sai.

Phân tích các số liệu DTA và DSC. Xác định các đồ thị quan hệ Ứng suất biến dạng, Sự thay đổi nhiệt và thời gian,..

Xác định được cơ tính: Modun đàn hồi, ứng suất chảy dẻo, điểm chảy, điểm kết tinh lại,..

Nội dung: Các phương pháp phân tích nhiệt TGA và DSC. Các phương pháp xác định các tính chất cơ học của vật liệu: thử kéo, thử độ cứng, thử xoán, thử uốn, đo độ mài mòn. Học phần cũng sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng sử dụng thiết bị cơ bản liên quan.

CH3700 Vật liệu Ceramic – Ceramic materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Giúp sinh viên có được khái niệm chung về vật liệu Ceramic. Sinh viên sẽ nắm được tính chất và định hướng ứng dụng của vật liệu Ceramic.

Nội dung: Phân tích đặc điểm về bản chất thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của họ vật liệu ceramic. Hệ thống hóa các loại vật liệu Ceramic: gốm và vật liệu chịu lửa, thủy tinh và gốm thủy tinh, xi măng và bê tông.

CH3500 Vật liệu Polyme – Polyme Materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Giúp sinh viên có được khái niệm chung về vật liệu polyme. Sinh viên sẽ nắm được tính chất và định hướng ứng dụng của vật liệu polyme.

Nội dung: Khái niệm chung về polyme. Phân loại, tính chất và ứng dụng của vật liệu polyme. Trạng thái vật lý của polyme vô định hình. Tính chất cơ học, tính chất nhiệt của polyme. Hiện tượng hồi phục của polyme.

MSE3018 Đồ án 2 – Project 2

2(1-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên tiếp tục phát triển những ý tưởng từ việc thiết kế, tính toán và lựa chọn vật liệu.

Nội dung: Thiết kế chế tạo vật liệu theo định hướng chuyên ngành.

MSE3019 Thí nghiệm 2 – Lab 2

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1

Mục tiêu:

Sinh viên được củng cố các kiến thức đã được học trên lớp và thực hành trên các thiết bị thí nghiệm cơ bản về quan sát, phân tích cấu trúc và thành phần pha.

Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng:

Vận hành các thiết bị thí nghiệm: Kính hiển vi điện tử SEM, TEM, và thiết bị nhiễu xạ rơnghen (XRD)

Phân tích các ảnh tổ chức tế vi của vật liệu Phân tích các pha trong vật liệu từ các kết quả

EDS, EDX, TEM, SEM và XRD

Nội dung: Các phương pháp tạo mẫu cho SEM, TEM. Quan sát và phân tích bề mặt mẫu ở nhiệt độ thường trên các thiết bị hiển vi quang học, hiển vi điện tử.

Quan sát và phân tích quá trình biến đổi của pha trên kính hiển vi điện tử ở nhiệt độ cao. Các phương pháp phân tích và xác định: cỡ hạt tinh thể, thành phần pha trên thiết bị nhiễu xạ rơnghen.

MSE4016 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu kim loại

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng chuyên ngành.

Nội dung: Các thí nghiệm về tổng hợp và chế tạo vật liệu theo định hướng chuyên ngành

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng - Fundamentals of modeling and simulation

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên phương pháp bổ trợ cho cách tiếp cận lý thuyết và thực nghiệm truyền thống dựa trên nền tảng của việc ứng dụng các phương pháp số để giải các phương trình vật lý, hoá học, cơ học phức tạp mô tả các tính chất, thuộc tính của vật liệu. Khả năng sử dụng các phần mềm để mô phỏng số các quá trình tạo hình vật liệu.

Nội dung: Được chia thành 3 phần chính: (i). Các phương pháp môi trường liên tục (CM), (ii). Các phương pháp phân tử và lượng tử (PM, QM) và (iii). Phần mềm mô phỏng số và các ứng dụng.

MSE3112 Quá trình đông đặc - Solidification processing

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Chuyển pha

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quá trình đông đặc và việc vận dụng các kiến thức đó để điều khiển quá trình kết tinh và đông đặc nhằm tạo được tổ chức mong muốn, qua đó cải thiện các đặc tính và tính chất sử dụng của kim loại và hợp kim. Các quá trình đông đặc tiên tiến cũng được giới thiệu nhằm làm cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nội dung: Các nguyên tắc kiểm soát cấu trúc, đặc tính và hình thái trong các quá trình có liên quan đến chuyển pha lỏng-rắn. Úng suất, vận tải khối, phân bố lại chất tan; liên quan giữa các thông số khác nhau của quá trình với cấu trúc và đặc tính của hợp kim. Quá trình nguội nhanh và cấu trúc siêu mịn, cấu trúc

vô định hình. Quá trình nguội chậm và việc chế tạo đơn tinh thể. Tinh luyện. Công nghệ bán lỏng.

MSE4112 Kỹ thuật tạo hình vật liệu - Materials Forming Processes

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên hiểu được nguyên lý chung của quá trình biến dạng, có khả năng xây dựng qui trình thiết kế và tối ưu công nghệ tạo hình vật liệu

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

Vận dụng các nguyên lý chung để xác định các điều kiện biến dạng kim loại

Xây dựng qui trình thiết kế tính toán và tối ưu các thông số công nghệ tạo hình vật liệu kim loại

Thiết kế, tính toán được một số phương pháp tạo hình cụ thể: Cán, ép chảy, các phương pháp dập.

Nội dung: Môn học căn cứ vào những nguyên lý cơ bản chung của quá trình biến dạng, xây dựng các qui trình thiết kế và tối ưu công nghệ tạo hình vật liệu; xem xét điều kiện biến dạng, đặc tính biến dạng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xác định trở lực biến dạng của kim loại đối với các quá trình tạo hình vật liệu nhằm mục đích xác định lực và công biến dạng. Giới thiệu các phương pháp tạo hình vật liệu, cụ thể tạo hình bằng phương pháp cán, ép chảy, các phương pháp dập nguội, rèn nóng và một số phương pháp tạo hình đặc biệt khác.

MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép - Iron and Steelmaking Engineering

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Nhiệt động học, Quá trình đông đặc

Mục tiêu: Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm được toàn bộ dây chuyền sản xuất gang thép từ quặng sắt và giải thích được nguyên lý hoạt động của từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra, sinh viên có thể vận dụng được kiến thức môn học khi làm việc trong các cơ sở sản xuất và nghiên cứu liên quan đến gang và thép.

Nội dung: Giới thiệu tổng quan về toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất gang thép từ quặng sắt. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các quá trình xảy ra trong luyện gang lò cao, luyện thép lò thổi ôxy và lò

điện hồ quang, xử lý trước gang lỏng và tinh luyện thép ngoài lò, công nghệ đúc thép thỏi sẽ được trình bày và so sánh với thực tế phát triển hiện nay. Ngoài ra, tình hình sản xuất gang thép ở Việt Nam cũng sẽ được phân tích và đánh giá cho sinh viên.

MSE4114 Luyện kim màu và Composite -

Nonferrous metal and composite technology

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Nhiệt động học, Quá trình đông đặc

Mục tiêu: Nắm vững các phương pháp công nghệ và nguyên lý của thiết bị luyện các kim loại màu cơ bản: đồng, nhôm và kẽm. Qua đó sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu công nghệ luyện các kim loại khác. Nắm được công nghệ chế tạo và ứng dụng của vật liệu compozit nền: kim loại và ceramic.

Nội dung: Các công nghệ chủ yếu của quá trình luyện các kim loại màu như: đồng, nhôm và kẽm. Công nghệ chế tạo các loại compozit nền: kim loại và ceramic.

MSE4115 Công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt - Heat and Surface Treatment Technology

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: Cấu trúc vật liệu, chuyển pha

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên hệ cử nhân kiến thức cơ bản về các chuyển biến xảy ra khi nung nóng và làm nguội hợp kim Fe-C, tiết pha phân tán trong hợp kim màu; Các quá trình cơ bản của hóa nhiệt luyện và các phương pháp xử lý bề mặt nói chung; Giới thiệu các công nghệ nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện và một số công nghệ bề mặt cơ bản để xử lý các vật liệu kim loại kỹ thuật đạt được cơ tính mong muốn. Đây là cơ sở giúp cho sinh viên có thể dự đoán và lựa chọn hợp lý công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt cần thiết cho các chi tiết.

Nội dung: Môn học trình bày các chuyển biến xảy ra khi nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội hợp kim Fe-C trong điều kiện đẳng nhiệt và liên tục, giản đồ TTT, giản đồ CCT của thép cacbon và một số thép hợp kim; Công nghệ nhiệt luyện sơ bộ, nhiệt luyện kết thúc cho thép, hóa già hợp kim màu; Các công nghệ hoá nhiệt luyện, khái quát các công nghệ tiên tiến (CVD, Plasma, PVD, Laser, cấy ion), đặc điểm và phạm vi áp dụng của từng loại công nghệ

PH4037 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu điện tử

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng chuyên ngành.

PH4237 Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo – Electronic materials and processing

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần giới thiệu cho sinh viên về khoa học và kỹ thuật vật liệu, các quá trình xử lý vật liệu và ứng dụng.

Nội dung: Vật liệu bán dẫn, dẫn điện và cách điện dùng trong mạch tích hợp; các quá trình chế tạo điển hình như: xử lý đánh bóng bề mặt, phủ kim loại, tạo màng mỏng bằng phún xạ, quang khắc, ăn mòn.

PH3190 Linh kiện điện tử bán dẫn - Semiconductor solid state devices

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về bán dẫn, liên kết hóa học, vùng năng lượng…, bán dẫn ở điều kiện cân bằng và không cân bằng; chuyển tiếp p-n và ứng dụng, transistor hiệu ứng trường, lưỡng cực.

Nội dung: Các ứng dụng của vật liệu trên cơ sở tính chất điện, từ; các linh kiện bán dẫn điển hình như: tiếp xúc ohmic và không ohmic, tế bào quang điện, các linh kiện trên cơ sở chuyển tiếp pn, chuyển đổi năng lượng điện từ; các linh kiện trên cơ sở sắt từ và mạch tích hợp.

PH4070 Công nghệ vi điện tử

3(2-1-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết cơ bản về thiết kế và công nghệ chế tạo linh kiện vi điện tử.

Nội dung: Sinh viên được trang bị các kiến thức về lý thuyết, thiết kế và chế tạo các linh kiện sử dụng trong mạch tích hợp; các tính chất điện tử của bán dẫn, các kỹ thuật chế tạo linh kiện vi điện tử (epitaxy, ôxi hóa, quang khắc, khuyếch tán, cấy ion, phủ kim loại, xác định đặc tuyến) như điốt, transitor lưỡng cực, transistor hiệu ứng trường.

PH3297 Vật liệu và công nghệ nano - Nanophysics and nanotechnology

3(2-1-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cơ bản về tính chất, các phương pháp chế tạo và khả năng ứng dụng vật liệu có kích thước nano.

Nội dung: Các tính chất hóa, lý của vật liệu có cấu trúc nano và sự khác biệt so với vật liệu khối; cấu trúc và đặc tính của một số vật liệu cấu trúc nano; tổng hợp và chế tạo vật liệu bằng cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên; ứng dụng của vật liệu cấu trúc nano.

PH4317 Mô phỏng mức nguyên tử - Nanoscale simulation

3(2-1-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần tập trung vào giới thiệu cho sinh viên mối liên hệ giữa kết quả mô phỏng và tính chất của vật liệu.

Nội dung: Mô phỏng và tính toán số các hệ 2, 3 nguyên bằng phương pháp động học phân tử (cổ điển và nguyên lý ban đầu), mô phỏng Monte-carlo (động lực học và lượng tử), mô phỏng cấu trúc và tính chất vật lý thông qua một một số mô hình được xác lập.

PH4327 Cơ học nano cho vật liệu và vật liệu sinh học - Nano mechanical for materials and biomaterials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ học nano của vật liệu và vật liệu sinh học có kích thước nano.

Nội dung: Sinh viên được trang bị các kiến thức về vai trò các lực và mối quan hệ ở mức nguyên tử; các kỹ thuật thực nghiệm về phổ lực phân giải cao; các vấn đề liên kết nguyên tử, xác định mức nano; mô tả chi tiết về sự bẻ gãy liên kết, đưa ra hình ảnh về lực hóa học, sự đàn hồi của chuỗi đơn phân tử, tương tác giữa các phân tử trong polyme, độ cứng, góc quay của liên kết phân tử sinh học.

CH4083 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu Polyme

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng chuyên ngành.

CH4091 Hóa học chất tạo màng - Chemistry of the binders

3(2-1-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên sẽ nắm được bản chất của các chất tạo màng sử dụng để chế tạo sơn, hiểu rõ về bản chất hóa học của việc tạo màng phủ và có thể tính toán được thành phần , quá trình đóng rắn màng phủ

Nội dung: Khái niệm chung về hệ chất tạo màng. Phân loại polyme và phản ứng tổng hợp. Quá trình hình thành màng phủ từ hệ chất tạo màng. Polyeste. Phenolic. Silicon. Epoxy. Polyuretan. Hợp chất thiên nhiên.

CH4095 Kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu - Technique of surface preparation of materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên sẽ nắm được các phương pháp xử lý bề mặt các vật liệu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như: sắt thép, vchaats dẻo, gỗ…trước khi các vật liệu này được sơn phủ.

Nội dung: Giới thiệu. Xử lý bề mặt thép. Các phương pháp cơ học. Làm sạch bằng phun mài. Làm sạch bằng lửa. Xử lý bằng axit. Làm sạch bằng kiềm. Xử lý bề mặt nhôm. Xử lý bề mặt thép galvanic. Xử lý bề mặt các vật liệu khác.

CH4097 Kỹ thuật gia công vật liệu chất dẻo, cao su - Plastic and rubber processing technique

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Giúp sinh viên nắm được các kỹ thuật gia công các loại nhựa nhiệt dẻo và cao su phổ biến hiện nay.

Nội dung: Giới thiệu chung về các phương pháp gia công nhựa nhiệt dẻo. Phương pháp ép phun, ép đùn, thổi màng, kéo sợi,… Các phương pháp gia công cao su. Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chất dẻo và cao su.

CH4099 Kỹ thuật gia công vật liệu Polyme – Composite – Polyme - Composite processing

3(2-2-0-4)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Sinh viên sẽ nắm được các khái niệm về vật liệu polyme compozit và các phương pháp gia công vật liệu polyme compozit.

Nội dung: Giới thiệu chung về vật liệu compozit. Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme compozit: lăn ép bằng tay, ép nóng trong khuôn, hút nhựa vào khuôn,... Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm compozit.

CH4101 Thiết bị gia công nhựa và cao su - Equipment for plastic and rubber processing

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Sinh viên sẽ năm được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong gia công nhựa và cao su

Nội dung: Giới thiệu chung. Các thiết bị cán hai trục, ba trục. Các thiết bị trộn kín. Các thiết bị lưu hóa. Các hệ thống ép phun, ép đùn. Các thiết bị kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Giới thiệu chung. Các loại máy ép phun, ép đùn. Các hệ thống thổi chai, thổi màng. Các hệ thống kéo sợi. Các hệ thống tạo hình nhiệt. Các hệ thống cán,…

CH4013 Vật liệu gia cường trong Polyme – Composite - Reinforcement in polymer composite

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được các lý thuyết về gia cường và các chất gia cường thông dụng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới dùng cho vật liệu polyme compozit.

Nội dung: Giới thiệu về vật liệu gia cường. Các lý thuyết cơ bản về gia cường. Các chất gia cường dạng bột, dạng sợi. Giới thiệu về một số chất gia cường phổ biến.

CH4207 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu Ceramic

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng chuyên ngành.

CH4211 Hóa lý Silicat

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về cấu trúc và tính chất của các hệ vật chất vô cơ-silicat tồn tại ở các trạng thái tập hợp khác nhau (tinh thể, thuỷ tinh, lỏng nóng chảy và phân tán keo); về cân bằng pha và quá trình chuyển pha dưới tác động của nhiệt độ và áp suất ; về các quá trình hoá lý chủ yếu là cơ sở của

các quá trình công nghệ trong công nghiệp sản xuất vật liệu silicat.

Nội dung: Cơ sở chung về trạng thái tập hợp của silicat, cấu trúc, cân bằng pha, chuyển pha và các quá trình chuyển đổi hóa lý của các hệ silicat kỹ thuật.

CH4214 Lò Silicat - Heating Equipments in Silicate Industry

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững Những định luật cơ bản về khí, các tính năng cơ bản của nhiên liệu, các định luật cơ bản về truyền nhiệt, trao đổi nhiệt trong lò silicat. Nắm được nguyên tắc làm việc, cấu tạo của các lò nung gốm sứ, vật liệu chịu lửa; lò nấu thuỷ tinh; lò nung clanhke ximăng hiện đại.

Nội dung: Nhiên liệu và quá trình cháy. Nhiệt và các quá trình nhiệt. Nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các lò công nghiệp sản xuất vật liệu silicat.

CH4213 Thiết bị Silicat 1 - Processing Equipments in Silicate Industry 1

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững lý thuyết các quá trình gia công cơ học trong công nghiệp vật liệu silicát. Nguyên lý cấu tạo, đặc trưng kỹ thuật và phạm vi sử dụng của tất cả các thiết bị trong các nhà máy silicát: xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa và thuỷ tinh.

Nội dung: Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thiết bị công nghiệp trong các nhà máy sản xuất vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.

CH4215 Thiết bị Silicat 2 - Processing Equipments in Silicate Industry 2

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững lý thuyết các quá trình gia công cơ học trong công nghiệp vật liệu silicát. Nguyên lý cấu tạo, đặc trưng kỹ thuật và phạm vi sử dụng của tất cả các thiết bị trong các nhà máy silicát: xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa và thuỷ tinh.

Nội dung: Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thiết bị công nghiệp trong các nhà máy sản xuất vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.

CH4217 Kỹ thuật vật liệu Silicat 1 - Technology of Silicate Material

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các khâu trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa. Trên cơ sở đó sinh viên có những ý tưởng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm tòi sản phẩm mới cũng như cải tiến công nghệ.

Nội dung: Hóa học và công nghệ sản xuất các vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.

CH4219 Kỹ thuật vật liệu Silicat 2 - Technology of Silicate Material 2

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các khâu trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa. Trên cơ sở đó sinh viên có những ý tưởng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm tòi sản phẩm mới cũng như cải tiến công nghệ.

Nội dung: Hóa học và công nghệ sản xuất các vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Tên chương trình: Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật vật liệu

Mã ngành: MSE

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày / / của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật vật liệu.

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

(4) Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quy trình công nghệ phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

(5) Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là

Kỹ sư quản lý dự án

Kỹ sư thiết kế, phát triển

Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng

Kỹ sư kiểm định, đánh giá

Tư vấn thiết kế, giám sát

Kỹ sư bán hàng, tiếp thị

tại các công ty, cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý,… liên quan đến vật liệu, cơ khí và chế tạo máy,…

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật vật liệu:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật vật liệu về nhiệt động học và động học các quá trình vật liệu, cơ học vật liệu, chế tạo và xử lý vật liệu, cấu trúc và tính chất của vật liệu để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật vật liệu.

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật vật liệu về các quá trình chế tạo, gia công tạo hình, xử lý vật liệu; và kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu;

4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu;

4.5 Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

3.1 Chương trình chính quy

Thời gian đào tạo theo thiết kế: 5 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 164 tín chỉ (TC)

3.2 Chương trình chuyển hệ từ CNKT

Áp dụng cho sinh viên đã tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật vật liệu (4 năm) hoặc các ngành gần. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức phụ thuộc định hướng sinh viên lựa chọn ở chương trình Cử nhân kỹ thuật:

Thời gian đào tạo theo thiết kế: 1-1,5 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 34-44 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh 4.1 Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK

Hà Nội sẽ theo học chương trình 5 năm hoặc chương trình 4+1 năm. 4.2 Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào học

chương trình chuyển hệ 1 năm. Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào học chương trình 1 năm nhưng phải bổ sung một số học phần để đạt yêu cầu tương đương chương trình Cử nhân kỹ thuật vật liệu.

4.3 Người tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật các ngành cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật động lực, vật lý, hóa học,… của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển vào học chương trình chuyển hệ 1 năm sau khi hoàn thành một học kỳ chuyển đổi, bổ sung.

4.4 Người đang học chương trình Cử nhân hoặc Kỹ sư các ngành khác tại Trường ĐHBK Hà Nội có thể học chương trình song bằng theo Quy định về học ngành thứ hai hệ đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội.

4.5 Người tốt nghiệp đại học các ngành khác của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của các trường đại học khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường ĐHBK Hà Nội. Những sinh viên theo học chương trình song bằng còn phải tuân theo Quy định về học ngành thứ hai hệ đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội.

6 Thang điểm Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo (đối sánh với chương trình Cử nhân kỹ thuật)

TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH CNKT KỸ SƯ GHI CHÚ

I Giáo dục đại cương 50TC 50TC Yêu cầu chung cho khối kỹ thuật

1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 32 26 chung khối kỹ thuật + 6 của ngành

1.2 Lý luận chính trị 10 10 Theo quy định chung của Bộ GD-ĐT. GDTC và GDQP-AN không tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa.

1.3 Pháp luật đại cương 2 2

1.4 GD thể chất (5) (5)

1.5 GD quốc phòng-an ninh (10) (10)

1.6 Tiếng Anh 6 6 Học theo lớp phân loại trình độ

II Cơ sở và cốt lõi của ngành 47 47 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

III Thực tập kỹ thuật 2 2 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

IV Tự chọn tự do 8 8 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

(ít nhất 3 TC được chọn từ danh mục do Viện phê duyệt)

V Chuyên ngành 26 57 SV chọn 1 trong 3 chuyên ngành:

Hóa học vật liệu và Công nghệ chế tạo; Vật lý vật liệu và Công nghệ xử lý; Cơ học vật liệu và Công nghệ tạo hình

5.1 Định hướng chuyên ngành CN 20 20 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

5.2 Bổ sung chuyên ngành KS - 17 Yêu cầu riêng của chương trình KS, khác chương trình CNKT từ HK8.

Thực tập tốt nghiệp theo từng chuyên ngành 5.3 Tự chọn bắt buộc - 8

5.4 Thực tập tốt nghiệp - 2

5.5 Đồ án tốt nghiệp 6 10

Tổng khối lượng 133TC 164TC

Ghi chú:

Đối tượng tuyển sinh 4.1 học đầy đủ 164TC gồm toàn bộ các phần chương trình từ I-V

Đối tượng tuyển sinh 4.2, 4.3 chỉ phải học phần V (chuyên ngành) và những học phần chuyển đổi cần thiết, riêng CNKT đã theo đúng định hướng chuyên ngành thì chỉ phải học 37 TC gồm các phần 5.2, 5.3, 5.4 và 5.5.

7.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I Giáo dục đại cương

(xem chương trình Cử nhân kỹ thuật)

50TC 18 17 12 3

II Cơ sở và cốt lõi ngành

(xem chương trình Cử nhân kỹ thuật)

47TC 6 15 16 10

III Thực tập kỹ thuật

(thực hiện 4 tuần từ trình độ năm thứ 3)

2TC

2

IV Tự chọn tự do 8TC 3 5

V-1 Nhóm chuyên ngành Hóa học vật liệu và Công nghệ chế tạo

- Kỹ thuật gang thép - VL kim loại màu và Compozit

(49 TC + 8 TC tự chọn bắt buộc)

57TC 6 14 11 14 12

MSE4016 Thí nghiệm CN vật liệu kim loại 2(0-0-4-4) 2

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

MSE3112 Quá trình đông đặc 3(3-0-0-6) 3

MSE4112 Công nghệ tạo hình vật liệu 3(2-2-0-6) 3

MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép 3(3-0-0-6) 3

MSE4114 Luyện kim màu và luyện kim bột 3(3-0-0-6) 3

MSE4115 Cơ sở xử lý nhiệt và bề mặt 3(2-2-0-6) 3

MSE4211 Công nghệ và thiết bị luyện kim loại màu 3(3-0-0-6) 3

MSE4212 Công nghệ và thiết bị luyện kim loại quý, hiếm

3(3-0-0-6) 3

MSE4213 Công nghệ và thiết bị luyện gang 3(3-0-0-6) 3

MSE5610 An toàn công nghiệp và KT môi trường 3(3-0-0-6) 3

MSE5620 Công nghệ và thiết bị luyện thép 3(3-0-0-6) 3

MSE5630 Đồ án môn học 2(1-2-0-4) 2

MSE5640 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5650 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư 10(0-0-20-

20) 10

Chọn 8 TC trong các học phần sau 8 2 6

MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4)

MSE5612 Tinh luyện kim loại và hợp kim 2(2-0-0-4)

MSE5613 Tái sinh vật liệu kim loại 2(2-0-0-6)

MSE5614 Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim 2(2-0-0-4)

MSE5615 Công nghệ và thiết bị đúc phôi thép 2(2-0-0-4)

MSE5616 Công nghệ và thiết bị luyện kim bột 2(2-0-0-4)

MSE5617 Vật liệu compozit 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 18 16 18 17 16 14 12

V-2 Nhóm chuyên ngành Vật lý vật liệu và 57TC 6 14 11 14 12

Công nghệ Xử lý - VL học, Xử lý nhiệt và bề mặt - VL và Công nghệ đúc

(49 TC + 8 TC tự chọn bắt buộc)

MSE4016 Thí nghiệm CN vật liệu kim loại 2(0-0-4-4) 2

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

MSE3112 Quá trình đông đặc 3(3-0-0-6) 3

MSE4112 Công nghệ tạo hình vật liệu 3(2-2-0-6) 3

MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép 3(3-0-0-6) 3

MSE4114 Luyện kim loại màu và kim loại bột 3(3-0-0-6) 3

MSE4115 Cơ sở xử lý nhiệt và bề mặt 3(2-2-0-6) 3

MSE4214 Công nghệ đúc 3(3-0-0-6) 3

MSE4215 Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện 3(3-0-0-6) 3

MSE4216 Kỹ thuật nấu luyện hợp kim 3(3-0-0-6) 3

MSE5610 An toàn công nghiệp và KT môi trường 3(3-0-0-6) 3

MSE5710 Công nghệ xử lý bề mặt 3(3-0-0-6) 3

MSE5720 Đồ án môn học 2(1-2-0-4) 2

MSE5730 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5740 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư 10(0-0-20-

20) 10

Chọn 8 TC trong các học phần sau 8 2 6

MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4)

MSE5711 Cơ sở thiết kế xưởng đúc và nhiệt luyện 2(2-0-0-4)

MSE5712 Thiết bị đúc 2(1-2-0-4)

MSE5713 Mô hình hóa và mô phỏng quá trình đúc 2(2-0-0-4)

MSE5714 Hợp kim hệ sắt 2(2-1-0-4)

MSE5715 Lý thuyết hợp kim hóa và biến tính 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 18 16 18 17 16 14 12

V-3 Chuyên ngành Cơ học vật liệu và công nghệ tạo hình (49 TC + 8 TC tự chọn bắt buộc)

57TC

6 14 11 14 12

MSE4016 Thí nghiệm CN vật liệu kim loại 2(0-0-4-4) 2

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

MSE3112 Quá trình đông đặc 3(3-0-0-6) 3

MSE4112 Công nghệ tạo hình vật liệu 3(2-2-0-6) 3

MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép 3(3-0-0-6) 3

MSE4114 Luyện kim loại màu và kim loại bột 3(3-0-0-6) 3

MSE4115 Cơ sở xử lý nhiệt và bề mặt 3(2-2-0-6) 3

MSE4217 Lý thuyết cán 3(3-0-0-6) 3

MSE4218 Công nghệ cán 3(3-0-0-6) 3

MSE4219 Thiết bị cán 3(3-0-0-6) 3

MSE5610 An toàn công nghiệp và KT môi trường 3(3-0-0-6) 3

MSE5810 Công nghệ và thiết bị vật liệu bột 3(3-0-0-6) 3

MSE5820 Đồ án môn học 2(1-2-0-4) 2

MSE5830 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5840 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư 10(0-0-20-

20) 10

Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 2 6

MSE5811 Cơ sở thiết kế xưởng cán 2(2-0-0-4)

MSE5812 Công nghệ và thiết bị ép chảy và kéo 2(2-0-0-4)

MSE5813 Công nghệ và thiết bị cán tấm và ống 2(2-0-0-4)

MSE5814 Mô phỏng số quá trình công nghệ 2(1-1-1-4)

MSE5815 Công nghệ và thiết bị rèn dập 2(2-0-0-4)

MSE5816 Tự động hóa quá trình cán 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 162TC 16 17 18 18 16 18 17 16 14 12

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KỸ THUẬT LUYỆN KIM

Tên chương trình: Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Luyện kim (MSE)

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật Luyện kim .

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực tham gia xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường. Kết hợp kiến thức liên ngành trong công nghệ chế tạo, xử lý, đánh giá và sử dụng vật liệu kim loại, hợp kim ứng dụng trong kết cấu, chịu tải, điện, truyền dẫn và các hệ thống chuyển động. Xây dựng khả năng làm việc độc lập, triển khai nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của ngành hoặc chuyên ngành.

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật Luyện kim:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật Luyện kim về nhiệt động học và động học các quá trình luyện kim, cơ học vật liệu, luyện kim vật lý, cấu trúc và tính chất của kim loại-hợp kim để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật luyện kim

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật Luyện kim về các quá trình luyện kim, gia công tạo hình, xử lý nhiệt và bề mặt đối với vật liệu kim loại và hợp kim kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

4.5 Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương

trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 134 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành phù hợp của Trường

ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,5

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH KHỐI LƯỢNG (TC) GHI CHÚ

1 Giáo dục đại cương 50

1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 26 chung khối ngành kỹ thuật-6 bổ sung

1.2 Lý luận chính trị 10 Theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (10 TC hay 165 tiết)

1.6 Tiếng Anh(TOEIC I và TOEIC II) 6 TC

2 Giáo dục chuyên nghiệp 84

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 48 Trong đó từ TC đồ án, mỗi kỳ thực hiện không quá 1 đồ án

2.2 Tự chọn theo định hướng 17

2.3 Tự chọn tự do 11 Chọn trong danh sách do khoa, viện phê duyệt

2.4 Thực tập kỹ thuật 2 Đăng ký thực hiện 4 tuần trong thời gian hè từ trình độ năm thứ 3

2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6 Thực hiện khi chỉ còn thiếu không quá 10 TC tự chọn

Tổng khối lượng chương trình 134

7.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Bổ sung toán và khoa học CB 6 TC

1 ME2015 Đồ hoạ kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) 3

2 CH1010 Hóa học đại cương 3(2-1-1-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 47 TC

3 MSE2051 Cơ học vật liệu 3(2-2-0-4) 3

4 EE2010 Kỹ thuật điện 3(2-1-1-6) 3

5 EE3559 Điều khiển quá trình 3(3-0-1-6) 3

6 MSE3100 Lò công nghiệp 3(2-2-0-6) 3

7 MSE3080 An toàn lao động 2(2-0-0-4) 2

8 MSE2100 Hóa lý luyện kim 2(2-0-0-4) 2

9 MSE2010

Nhập môn luyện kim và kỹ thuật vật liệu 3(2-2-0-6)

3

10 MSE2021 Nhiệt động học 3(2-2-0-6) 3

11 MSE3012 Truyền nhiệt và chuyển khối 3(2-2-0-6) 3

12 MSE3021 Khuếch tán và chuyển pha 3(3-0-0-6) 3

13 MSE2030 Cơ sở vật liệu học 3(2-2-0-4) 3

14 MSE3030

Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu 3(2-0-2-4)

3

15 MSE3041 Hành vi cơ nhiệt vật liệu 3(2-2-0-6) 3

16 MSE2041 Công nghệ vật liệu kim loại 3(3-0-0-6) 3

17 MSE4011 Vật liệu kỹ thuật, lựa chọn và sử dụng 3(2-2-0-6) 3

18 MSE2110 Hỏa luyện 2(2-0-1-4) 2

19 MSE3211 Thủy luyện & điện phân 3(3-0-0-6) 3

Tự chọn theo định hướng 17TC

Chuyên ngành kỹ thuật gang thép

1 MSE3121 Nguyên nhiên liệu luyện kim 3(2-1-1-6) 3

2 MSE4213 Công nghệ và thiết bị luyện gang 3(3-0-0-6) 3

3 MSE5620 Công nghệ và thiết bị luyện thép 3(3-0-0-6) 3

4 MSE4060 Công nghệ luyện fero 2(2-0-0-4) 2

5 MSE5615 Công nghệ và thiết bị đúc phôi thép 2(2-0-0-4) 2

6 MSE4080 Công nghệ luyện kim phi cốc 2(2-0-0-4) 2

7 MSE4151 Cơ sở thiết kế nhà máy gang thép 2(1-2-0-4) 2

Chuyên ngành vật liệu kim loại màu và compozit

1 MSE2210 Khoáng vật và tuyển khoáng 3(3-0-0-6) 3

2 MSE4232 Luyện kim bột và compozit 3(3-0-1-6) 3

3 MSE3231 Luyện kim loại màu nặng 3(3-0-1-6) 3

4 MSE4231 Luyện kim loại màu nhẹ 3(3-0-1-6) 3

5 MSE3016 Vật liệu ceramic 3(3-0-0-6) 3

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

6 MSE4251 Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu

2(2-0-0-4) 2

Chuyên ngành Công nghệ và thiết bị cán

1 MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo 3(2-2-0-6) 3

2 MSE3410 Lý thuyết cán dọc 3(2-2-0-6) 3

3 MSE4810 Công nghệ cán thép hình 3(2-2-0-6) 3

4 MSE4411 Thiết bị cán thép hình 3(2-2-0-6) 3

5 MSE3430 Đồ án công nghệ & thiết bị cán 2(1-2-0-6) 2

6 MSE4462 Nhập môn mô hình hóa và mô phỏng quá trình công nghệ cán

3(2-1-0-6) 3

Chuyên ngành Đúc

1 MSE2310 Cơ sở Kỹ thuật đúc 3(3-0-0-2) 3

2 MSE3310 Vật liệu và công nghệ khuôn cát-sét 3(2-0-0-2) 3

3 MSE3320 Hợp kim đúc 3(3-0-1-2) 3

4 MSE4470 Thiết bị đúc 3(2-2-0-3) 3

5 MSE4321 Kỹ thuật nấu luyện hợp kim đúc 3(2-1-1-2) 3

6 MSE3330 Đồ án thiết kế công nghệ đúc 2(1-2-0-4) 2

Chuyên ngành vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt

1 MSE4215 Công nghệ & thiết bị nhiệt luyện 3(3-0-0-6) 3

2 MSE3520

Công nghệ xử lý bề mặt I

3(3-0-0-6) 3

3 MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4) 2

4 MSE4521 Kim loại và hợp kim phi sắt 3(3-0-0-6) 3

5 MSE5714 Hợp kim hệ sắt 2(2-1-0-4) 2

6 MSE4541 Thực hành các phương pháp nghiên cứu vật liệu

3(1-2-2-6) 3

20 Tự chọn tự do 12 TC 4 8

Thực tập và tốt nghiệp 8 TC

21 MSE4095 Thực tập kỹ thuật 2 2

22 MSE4099 Đồ án tốt nghiệp 6 6

CỘNG 90 TC 0 0 12 13 17 16 16 16

Danh mục các môn học tự chọn tự do

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

1 MSE4170 Tính chất hóa lý, cấu trúc của thép hợp kim

2(2-0-0-1)

2 MSE4191 Ứng dụng tin học trong công nghệ gang thép

2(1-2-0-4)

3 MSE4161 Đồ án công nghệ gang thép 2(1-2-0-4)

4 MSE4100 Bảo vệ môi trường và sinh thái trong công nghiệp gang thép

2(2-0-0-4)

5 MSE4121 Luyện thép hợp kim 2(1-1-1-4)

6 MSE4291 Các phương pháp phân tích kim loại 2(1-1-1-6)

7 MSE4252 Đồ án thiết kế và tổng hợp vật liệu bằng phương pháp luyện kim bột

2(1-2-0-6)

8 MSE3221 Đồ án thiết kế công nghệ và thiết bị luyện kim màu

2(1-2-0-6)

9 MSE5221 Công nghệ vật liệu bột 2(2-0-0-6)

10 MSE5616 Công nghệ và thiết bị luyện kim bột 2(2-0-0-6)

11 MSE4241 Động học các phản ứng luyện kim 2(2-0-0-4)

13 MSE4390 Công nghệ chế tạo các loại gang cầu 2(2-0-1-1)

14 MSE4371 Biến tính, tinh luyện và khử khí cho hợp kim nhôm

2(2-0-1-1)

15 MSE4381 Thiết kế khuôn kim loại 2(2-1-0-4)

16 MSE4392 Xử lý số liệu & quy hoạch thực nghiệm 2(1-2-0-4)

17 MSE4370 Tái sinh hỗn hợp làm khuôn 2(2-0-1-4)

18 MSE4550 Ứng dụng tin học trong đúc 2(1-2-0-2)

19 MSE4510 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng quá trình đúc

2(2-1-0-2)

20 MSE4520 Cơ sở Công nghệ khuôn đóng rắn hóa học

2(2-0-0-2)

21 MSE4351 Lập dự án và thiết kế xưởng đúc 2(2-1-0-6)

22 MSE4360 Đúc đặc biệt 2(2-1-0-2)

23 MSE4480 Công nghệ và thiết bị uốn tạo hình 2(2-0-0-6)

24 MSE4481 Các phương pháp gia công áp lực 2(2-0-0-6)

25 MSE4491 Biến dạng tạo hình vật liệu bột 2(2-0-0-6)

26 MSE4471 Công nghệ cán kim loại kép 2(2-0-0-6)

27 MSE4472 Công nghệ kéo kim loại 2(2-0-0-6)

28 MSE4473 Công nghệ cán giấy kim loại 2(2-0-0-6)

29 MSE4474 Công nghệ ép chảy kim loại 2(2-0-0-6)

30 MSE4451 Thiết kế xưởng cán 2(2-0-0-6)

31 MSE4461 Tự động hóa quá trình cán hình 2(2-0-0-6)

32 MSE4422 Công nghệ cán tấm 2(2-0-0-6)

33 MSE4421 Công nghệ cán ống 2(2-0-0-6)

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

34 MSE4581 Nhiệt động học trong nhiệt luyện và xử

lý bề mặt 2(2-0-0-4)

35 MSE4561 Mô hình hoá quá trình xử lý nhiệt và bề

mặt 3(2-2-0-6)

36 MSE3530 Đồ án thiết kế xưởng nhiệt luyện 2(1-2-0-4)

37 MSE4511 Các phương pháp phân tích tổ chức và

cấu trúc 3(3-0-0-6)

38 MSE4551 Đo lường & xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0-0-4)

39 MSE4591 Các phương pháp kiểm tra không phá

hủy 2(2-0-0-4)

40 MSE4770 Công nghệ vật liệu bột 2(2-0-0-4)

Tự chọn Đ

H12TC

PH

1110 (3TC)

Vật lý I

MI1110 (4TC

)G

iải tích IM

I1140 (4TC)

Đại số

PH

1120 (3TC)

Vật lý II

MI1120 (3TC

)G

iải tích IIM

I1130 (3TC)

Giải tích III

FL1101 (3TC)

TA TO

EIC

I

FL1102 (3TC)

TA TO

EIC

II

SS

H1110 (2TC

)C

N M

ác-Lênin I

SS

H1120 (3TC

)C

N M

ác-Lênin II

SS

H1130 (3TC

ường lối C

M

EM

1010 (2TC)

QT học Đ

C

MS

E4099 (6TC

ATN

CN

HK

116TC

HK

217TC

HK

517TC

HK

616TC

HK

716TC

HK

815TC

Chư

ơng trình C

ử nhân K

ỹ thuật luyện kimK

ế hoạch học tập chuẩn 132TC (áp dụng từ

K57, nhập học 2012)

Chú giải

Bắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP

tiên quyết

HP

học trước

HP

song hànhTự

chọn tự do

SS

H1050 (2TC

)TT H

CM

MS

E2015(3TC

ồ họa KT cơ bản

MS

E2030(3TC

)C

ơ sở vật liệu họcM

SE

3050(3TC)

Cơ học vật liệu

EE

2010(3TC)

Kỹ thuật điện

MS

E2010 (3TC

) Nhập

môn LK

im và K

T VL

MS

E2100(2TC

)H

oá lý luyện kim

HK

315TC

HK

417TC

MS

E3020 (3TC

)K

huếch tán và chuyển pha

MS

E3080 (2TC

)A

n toàn và kỹ thuật m

ôi trường

MS

E3400 (3TC

)Ứ

ng xử cơ nhiệt của

VL

MS

E3041 (3TC

)C

ông nghệ vật liệu kim

loại

MS

E4095(2TC

)Thự

c tập kỹ thuật

MS

E3030 (3TC

)C

ác PP

Ktra &

đánh giá vật liệu

MS

E3211 (3TC

)Thủy luyện &

điện phân

MS

E4011 (3TC

)V

ật liệu kỹ thuật, lựa

chọn và sử dụng

Tự chọn TD

(4TC

)

Tự chọn Đ

H(2 TC

)

Tự chọn TD(7TC

)

MS

E2110 (2TC

)H

ỏa luyện

IT1110 (4TC)

Tin học đại cương

MS

E3100(3TC

)Lò công nghiệp

EE

3559 (3TC)

Điều khiển quá trình

MS

E3010 (3TC

)C

huyển khối và nhiệt

CH

1010(3TC)

Hóa học đại cư

ơng

Tự chọn Đ

H(3TC

)

MS

E2020(3TC

)N

hiệt động học VL

SS

H1170 (2TC

)P

háp luật ĐC

8 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

EE3559 Điều khiển quá trình

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: MI1130 (Giải tích III), MI1140 (Đại số)

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức nền tảng về nguyên lý, cấu trúc và các thành phần của hệ thống điều khiển quá trình, trên cơ sở đó sinh viên có khả năng xây dựng bài toán điều khiển cho các quá trình công nghệ, tham gia thiết kế, triển khai, vận hành, đánh giá chất lượng và hiệu chỉnh các hệ thống sản xuất tự động hoá trong lĩnh vực ngành học.

Nội dung: Bài toán điều khiển quá trình; Đặc tả các chức năng hệ thống điều khiển quá trình, lưu đồ P&ID; Mô hình quá trình công nghệ; Phân tích đặc tính của quá trình; Các sách lược điều khiển cơ bản; Thuật toán điều chỉnh PID; Cảm biến và thiết bị đo; Thiết bị chấp hành và van điều khiển; Thiết bị và hệ thống điều khiển.

CH1010 Hóa học đại cương

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: Toán, vật lý I và II

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; trên cơ sở đó sinh viên có thể học các môn hóa học khác (hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa lý…) và các môn khoa học-kỹ thuật khác có liên quan tới hóa học, giúp người kỹ sư tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra.

Nội dung: Cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và cấu tạo phân tử trạng thái tập hợp. Vật lý III đã (sẽ) cung cấp mở đầu về cơ học lượng tử và kết quả giải bài toán nguyên tử hydro. Cơ sở lý thuyết của hóa học sẽ vận dụng các kết quả này để đưa ra mẫu nguyên tử nhiều electron gần đúng một electron. Từ kết quả đó khảo sát định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn và xây dựng các thuyết về liên kết hóa học và cấu tạo phân tử ở mức độ hiện đại nhất

EE2010 Kỹ thuật điện

2(2-1-1-6)

Học phần học trước: MI1040, PH1010

Mục tiêu: Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở của ngành điện về mạch điện một pha, ba pha và các loại máy điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng.

Nội dung: Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba pha.

Máy điện: Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều.

MSE2100 Hóa lý luyện kim - Chemical Physics of Metallurgical Processes

2(2-0-0-0)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong, hoc viên có cơ sở lý thuyết để vần dụng vào thực tế luyện kim. Điều khiển quá trình công nghệ thông qua điều chỉnh các tính chất của xỉ và kim loại

Nội dung: Các định luật cơ sở của hóa lý. Giới thiệu lý thuyết các tính chất hóa lý kim loại lỏng, xỉ lỏng, hoàn nguyên và oxy hóa kim loại. Các nguyên tố hòa tan trong kim loại. Tương tác của kim loại lỏng với xỉ, khử tạp chất.

MSE2010 Nhập môn luyện kim và kỹ thuật vật liệu - Introduction to Metallurgy and Materials Engineering

3(2-1-1-6) Học phần học trước: Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của ngành luyện kim và kỹ thuật vật liệu; lưu trình công nghệ sản xuất kim loại nói riêng và vật liệu nói chung. Nội dung: Giới thiệu tổng quan về khoa học và kỹ thuật vật liệu, các khái niệm cơ bản, phân loại vật liệu kim loại, gốm, cao phân tử và vật liệu tổ hợp và vật liệu khác. Các chủ đề liên kết và cấu trúc, kim tương học, khuyết tật vật liệu, giản đồ pha, tính chất và các quá trình vật liệu. Thành phần cốt lõi chương trình đào tạo từ cấu trúc, tính chất, chế tạo-tổng hợp và sử dụng-đánh giá vật liệu, quan hệ giữa các thành phần. Các ứng dụng vật liệu trong đời sống hiện đại và trong các ngành khoa học kỹ thuật khác. Sinh viên trải nghiệm thăm quan, thực hành, tra cứu tìm hiểu tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, viết tiểu luận và trình bày về một vấn đề hay về phát minh đã có, liên quan đến ứng dụng, nghiên cứu và phát triển vật liệu.

MSE2020 Nhiệt động học vật liệu– Thermodynamics in Materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1120 Giải tích2

Mục tiêu: Sinh viên nắm được ba định luật của nhiệt động học, cơ sở nhiệt động của việc xây dựng giản đồ pha trong hệ thống một cấu tử, phản ứng, dị thể và hệ thống điện hóa. Mục đích chính của môn học là cung cấp cho người học một cơ sở cho các môn học tiếp theo trong Khoa học và kỹ thuật vật liệu.

Nội dung: Trình bày 3 vấn đề cơ bản của nhiệt động học: nhiệt động học kinh điển, nhiệt động học thống kê và nhiệt động học bất thuận nghịch; Phần nhiệt động học kinh điển, giới thiệu cho sinh viên các định luật, nguyên lý cơ bản và các khái niệm của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lý này vào giải quyết các vấn đề về cân bằng pha trong hệ thống, từ hệ thống một cấu tử đến hệ hỗn hợp, phản ứng oxihóa và hệ thống điện hóa; Nhiệt động học thống kê được giới thiệu qua và nhiệt động học bất thuận nghịch được trình bày như các chuyên đề.

MSE3011 Chuyển khối và nhiệt - Transport Phenomena

3(2-2-0-2) Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Trang bị cho học viên các định luật và phương trình mô tả các quá trình cơ bản trong vật liệu : khuếch tán, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, động học dòng, truyền nhiệt và chuyển chất. Tích hợp chúng để mô tả các quá trình vật liệu trong thực tế. Sau khi học, học viên có thể: Xây dựng các phương trình toán học cho các quá trình truyền chất và nhiệt trong công nghệ vật liệu; Giải các bài toán cơ bản cho các quá trình đó. Phân tích kết quả tính toán áp dụng cho việc đánh giá quá trình công nghệ

Nội dung: Trình bày các định luật và phương trình mô tả các quá trình cơ bản trong vật liệu : khuếch tán, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, động học dòng chảy, truyền nhiệt và chuyển chất.

MSE3021 Khuếch tán và Chuyển pha – Difusion and Phase Transformations

3 (2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE 2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các quá trình khuếch tán, tạo mầm và phát triển mầm, quá trình đông đặc và chuyển pha ở trạng thái rắn; đồng thời phát triển khả năng suy luận trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn đối với các chuyển pha thường gặp trong vật liệu.

Nội dung: Trình bày cơ sở quá trình khuếch tán và các nguyên lý chuyển pha cơ bản trong vật liệu. Cơ chế khuếch tán, khuếch tán ổn định và không ổn định. Nhiệt động học và động học của quá trình tạo mầm đồng thể và dị thể. Quá trình đông đặc và chuyển pha trong trạng thái rắn: tiết pha, chuyển pha cùng tích, chuyển biến mactenxit. Quá trình thô hóa tổ chức vật liệu.

MSE2030 Cơ sở vật liệu học – Fundamental of Materials Science

3 (2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ vật liệu những kiến thức cơ bản về vật liệu bao gồm: cấu trúc, tính chất của các nhóm vật liệu, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất; sự biến đổi cấu trúc dẫn đến sự thay đổi tính chất dưới tác dụng của ứng suất hoặc của nhiệt độ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Những kiến thức này giúp sinh viên tiếp tục học những môn cơ sở ngành và chuyên nghành vật liệu

Nội dung: Môn học nghiên cứu cấu tạo, liên kết nguyên tử, cấu tạo mạng tinh thể của vật liệu, khuyết tật trong cấu trúc mạng; giản đồ pha, cấu tạo pha hợp kim, cấu tạo vật liệu ceramic, hữu cơ; ảnh hưởng của ứng suất và nhiệt độ đến tổ chức và tính chất của vật liệu; các phương pháp xử lý cơ, nhiệt để tạo ra các tính chất đáp ứng yêu cầu gia công và làm việc (nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, cơ- nhiệt luyện).

MSE3030 Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu – Testing methods and Characterization of Materials

3(2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu như: phân tích cấu trúc bằng tia rơnghen; quan sát tổ chức tế vi bằng hiển vi quang học và hiển vi điện tử, kiểm tra khuyết tật và các tính chất của vật liệu. Trên cơ sở đó có thể chủ động lựa chọn các phương pháp thích hợp để đánh giá những đặc điểm của tổ chức, trạng thái pha và tính chất trong quá trình chế tạo và xử lý vật liệu.

Nội dung. Phân tích cấu trúc rơngen : Khái niệm về tinh thể. Vật lý tia rơngen. Các phương pháp phân tích cấu trúc và ứng dụng trong nghiên cứu vật liệu; Các phương pháp hiển vi: Hiển vi quang học và hiển vi điện tử; Các phương pháp kiểm tra khuyết tật: chiếu xạ rơnghen; siêu âm; phương pháp từ. Xác định thành phần và tính chất vật liệu: Phân tích nhiệt ; Xác định cơ tính; Phân tích nguyên tố bằng quang phổ phát xạ

MSE3400 Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu - Thermo-mechanical Behavior of Materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MSE3050 Cơ học vật liệu

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về ứng xử nhiệt (ứng suất nhiệt), ứng xử cơ học (ứng suất – biến dạng, mỏi, phá hủy ) của vật liệu. Hiểu được các mối tương quan giữa quá trình, cấu trúc và tính chất của vật liệu. Sinh viên có thể tính toán hành vi cơ nhiệt cho các bài toán thực tế khác nhau. Có khả năng áp dụng các mô hình lý thuyết và kinh nghiệm cho các vấn đề kỹ thuật mới.

Nội dung: Cung cấp kiến thức cơ sở về tính chất đàn hồi, đàn-dẻo và biến dạng dẻo của vật liệu; đặc điểm ứng xử cơ bản của vật liệu kim loại, ceramic, polymer và compozit; lý thuyết cơ bản về tĩnh và động học của lệch và cơ chế biến dạng; cơ chế hoá bền; dão, phá hủy, tính dẻo dai và cơ sở về ứng xử nhiệt (tiêu hao nhiệt, giãn nở nhiệt, dẫn nhiệt và các tác động của ứng suất nhiệt). Môn học còn đề cập các tác động đến tính chất và cho những hiểu biết chung về tính chất cơ học của vật liệu. Nó kết nối các cơ chế vi mô cơ sở đến ứng xử vật liệu vĩ mô với mục đích điều khiển hoặc làm chủ ứng xử của vật liệu.

MSE3041 Công nghệ vật liệu kim loại - Processing of Metallic Materials

3(2-0-2-4)

Học phần học trước: MSE 2010 Nhập môn luyện kim và Kỹ thuật vật liệu.

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nguyên lý của các quá trình công nghệ; Có khả năng đề xuất, thiết kế các lưu trình công nghệ chế tạo ra các sản phẩm kim loại; Có kỹ năng thực hành một số dạng công nghệ phổ biến ở mức độ đơn giản (Nấu nhôm, đúc, cán; hàn; tiện; nhiệt luyện; làm gốm và compôzit).

Nội dung: Môn học gồm hai phần lý thuyết và thực hành:

Phần lý thuyết- Trình bày: Công nghệ xử lý làm giầu quặng; Cơ sở lý thuyết quá trình luyện kim; Lưu trình công nghệ sản xuất gang, thép, nhôm và đồng. Khái quát về quá trình điền đầy và đông đặc kim loại lỏng trong khuôn; Lưu trình đúc thỏi, đúc hình trong các loại khuôn một lần và khuôn vĩnh cửu ; Nguyên lý biến dạng dẻo và các lưu trình công nghệ gia công biến dạng; Các công nghệ chế tạo sản phẩm bằng hàn nối.

Đại cương Về Phương pháp luyện kim bột; Về ăn mòn và bảo vệ kim loại; Về vật liệu compozit và công nghệ chế tạo compôzit; Về công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt sản phẩm kim loại.

Phần thực hành: Sinh viên phải qua 7 bài thực hành (1 tiết tính là 1 buổi ; 2 tiết tính là cả ngày) sau: Đúc; cán; hàn; tiện; nhiệt luyện; luyện kimbột và compôzit.

MSE4011 Vật liệu kỹ thuật, lựa chọn và sử dụng - Selection and Design of Materials

3 (2-1-1- 4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học, MSE3021 Khuếch tán và chuyển pha

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại vật liệu đang được dùng trong kỹ thuật hiện nay bao gồm: phân loại, tính chất, các biện pháp cải thiện tính chất, lĩnh vực áp dụng điển hình, ký hiệu trong nước và quốc tế. Biết cách lựa chọn hợp lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Nội dung: Các phương pháp phân loại vật liệu, sơ lược về các loại vật liệu thông dụng hiện nay: thép và gang, các hợp kim màu (hợp kim nhôm, hợp kim đồng, hợp kim titan, hợp kim magiê, các hợp kim chịu nhiệt (siêu hợp kim), vật liệu compizit, các vật liệu phi kim,.. (phân loại, tính chất, chế tạo, các biện pháp cải thiện tính chất, lĩnh vực áp dụng điển hình, ký hiệu trong nước và quốc tế, xu hướng phát triển).

Lựa chọn vật liệu: nguyên tắc lựa chọn vật liệu, chỉ tiêu hiệu năng (cách xác định chỉ tiêu hiệu năng trong các trường hợp điển hình (chịu lực cơ học, chịu nhiệt, vật liệu điện, điện tử,..). Các bước lựa chọn vật liệu. Thực hành lựa chọn vật liệu (nhận biết vật liệu, lập yêu cầu (ràng buộc, xác định hàm mục tiêu, tối ưu hoá).

MSE3080 An toàn và kỹ thuật môi trường - Safety and Enviremental Engineering

2(2-0-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về vệ sinh an toàn lao động và hệ sinh thái. Hiểu biết, nắm vững các biện pháp để loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp; phòng chống cháy nổ; xử lý ô nhiễm môi trường, đưa các yếu tố nguy hiểm, có hại về dưới giới hạn cho phép.

Nội dung: Nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Biện pháp bảo vệ sức khỏe con người khi phải làm việc trong môi trường: nhiệt độ cao; khói bụi; hóa chất độc hại; tiếng ồn và rung động…. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc với: điện; máy móc thiết bị; cháy nổ… Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cân bằng hệ sinh thái. Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường: đất; nước; không khí. Con người phải làm gì để bảo vệ môi trường sống đảm bảo sự phát triển bền vững.

MSE3050 Cơ học vật liệu – Machanics of Materials

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần, sinh viên có kiến thức cơ sở về phân tích, tính toán hệ thống cơ khí và nghiệm bền các chi tiết ở mức độ trung bình. Sinh viên cũng có thể hiểu những khái niệm cơ bản về cơ học và nhiệt động học của môi trường liên tục và là cơ sở để bước đầu tiếp cận nhận dạng và xây dựng mô hình thuộc tính cơ học của vật liệu nói chung.

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về tĩnh học như phân tích, tổng hợp lực, phân tích các cơ cấu chịu tải trọng và xây dựng biểu đồ chịu lực, tính toán cân bằng hệ thống cơ khí. Các phương pháp phân tích và tính toán ứng suất trong chi tiết dưới tác động của các loại tải trong khác nhau như: tải trọng dọc trục, xoắn, uốn, tải trọng phức hợp. Một số khái niệm của cơ học, nhiệt động học của môi trường liên tục. Các nguyên lý, phương trình cơ bản của cơ học môi trường liên tục và cơ học chất lỏng.

MSE3100 Lò công nghiệp - Industrial Furnace

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của nhiên liệu, sự cháy của nhiên liệu, thiết kế thiết bi đốt, kênh, cống khói. Sau khi học xong học viên có thể thiết kế được một lò nung công nghiệp

Nội dung: Khái niệm về nhiên liệu và phân loại nhiên liệu. Tính toán sự cháy của nhiên liệu. Trao đổi nhiệt trong lò và các quá trình dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt. Các dạng thiết bị đốt và thiết kế. Phân loại vật liệu chịu lửa, lựa chọn và ứng dụng của chúng. Thiết bị cấp gió và thoát khói. Kiểm tra vật liệu chịu lửa. Ví dụ về thiết kế lò. Các khía cạnh về môi trường và giảm thiểu khí thải NOx, COx.

MSE2110 Hỏa luyện – Pyrometallurgical Processes

2(2-0-1-0)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững được lý thuyết luyện kim là cơ sở lý thuyết của các quá trình xảy ra trong lò cao, luyện thép. Dựa vào đó mà sinh viên có thể áp dụng vào thực tế sản xuất để cường hóa quá trình, nâng cao sản lượng, điều khiển quá trình công nghệ theo ý muốn.

Nội dung: Nghiên cứu sâu về quá trình cháy, quá trình phân ly các bon nát, ôxit, quá trình hoàn nguyên, ôxyhoa các nguyên tố. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình tinh luyện ngoài lò, luyện thép bằng lò điện xỉ, plasma.

MSE3211 Thủy luyện & Điện phân – Hydrometallurgy

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: MSE2020 Nhiệt động học vật liệu

Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của các quá trình thủy luyện và điện phân kim loại cho sinh viên ngành Kỹ thuật luyện kim, qua đó sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu các công nghệ luyện kim cụ thể.

Nội dung: Trình bày cơ sở lý thuyết: Các quá trình thủy luyện: hòa tách, kết tinh, kết tủa, trao đổi ion, chiết ly, lắng lọc…; Các quá trình điện phân: thế điện cực và phân cực, các quá trình anot và quá trình catot…

MSE3121 Nguyên nhiên liệu luyện kim – Raw Materials and Fuel in Metallurgical Industry

3(3-0-1-0)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên nắm được đặc điểm và tính chất luyện kim của nguyên nhiên liệu cho yêu cầu sản xuất gang đạt được hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị nguyên, nhiên liệu tốt nhất cho các công nghệ luyện kim khác nhau.

Nội dung: Tổng quan về quặng sắt, quặng mangan, trợ dung và các phụ gia luyện kim. Nguyên nhiên liệu lò cao. Chuẩn bị nguyên liệu cho lò cao: thiêu kết quặng sắt, luyện viên quặng sắt, đóng bánh và tính phối liệu thiêu kết.

MSE3110 Thiết bị và công nghệ luyện gang – Ironmaking: Equipments and Practice

3(3-0-0-0)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững lý thuyết các quá trình luyện kim để ứng dụng sáng tạo vào quá trình sản xuất gang lò cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tính toán, phán đoán và điều khiển được quá trình công nghệ luyện gang, ứng dụng công nghệ thông tin trong kỹ thuật vận hành lò cao.

Nội dung: Giới thiệu công nghệ lò cao luyện gang. Cơ sở lý thuyết công nghệ luyện gang lò cao. Cấu tạo lò cao và các trang thiết bị phụ trợ. Kỹ thuật vận hành lò cao.

MSE4111 Thiết bị và công nghệ luyện thép – Steelmaking: Equipments and Practice

3(3-0-2-6)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững lý thuyết của quá trình luyện kim để ứng dụng sáng tạo vào sản xuất thép, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thanh sản phẩm. Tính toán, phán đoán va điều khiển được quá trình công nghệ luyện thép.

Nội dung: Khái quát công nghệ luyện thép. Nhiệm vụ và nguyên liệu luyện thép. Cơ sở lý thuyết công nghệ luyện thép. Công nghệ luyện thép lò thổi Oxy, Mactanh, lò điện hồ quang và các phương pháp luyện thép khác. Tinh luyện ngoài lò. Công nghệ luyện một số mác thép điển hình. Sinh viên làm các bài thí nghiệm theo yêu cầu của môn học.

MSE4060 Công nghệ luyện fero – Ferrous-alloys Making Technology

2(2-0-0-0)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Sinh viên hiểu được nguyên lý cơ bản và lưu trình sản xuất Ferro hợp kim. Nắm được các phương pháp sản xuất Ferro, phân loại và sử dụng Ferro vào công nghiệp sản xuất thép và các vật liệu kim loại khác.

Nội dung: Nguyên lý luyện fero. Thiết bị trong công nghệ luyện fero. Thiết kế xưởng luyện fero. Bảo vệ và xử lý môi trường. Các công nghệ luyện fero: FeSi, FeMn, FeSiMn, FeV, FeM, FeP, FeZr, FeNb, fero đất hiếm …Sinh viên làm các bài thí nghiệm theo yêu cầu của môn học.

MSE4131 Công nghệ đúc phôi thép – Steel Casting Technology

2(2-0-1-6)

Học phần học trước: MSE2010 Nhập môn Luyện kim và Kỹ thuật vật liệu

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững nguyên lý cơ bản kết tinh và đông đặc thép lỏng, nhớ và giải thích được nguyen lý hoạt động của các phương pháp đúc phôi thép, có thể ứng dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Nội dung: Giới thiệu và phân tích các hiện tượng hóa lý xảy ra trong quá trình kết tinh và đông đặc thép lỏng. Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các phương pháp đúc phôi thép hiện đang sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm mô phỏng quá trình đúc trong khuôn kim loại để củng cố kiến thức đã học.

MSE4080 Kỹ thuật mới trong công nghệ gang thép – New Technologies in Iron and Steelmaking

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim; MSE3110 Công nghệ và thiết bị luyện gang

Mục tiêu: Trên cơ sở nắm vững lý thuyết và công nghệ mới luyện gang thép nhằm lựa chọn được công nghệ luyện kim phi coke thích hợp để phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam - một nước thiếu coke luyện kim.

Nội dung: Cung cấp những kiến thức cần thiết về cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của quá trình công nghệ luyện kim phi coke. Trình bày các lưu trình công nghệ và thiết bị hoàn nguyên trực tiếp và hoàn nguyên trực tiếp-nấu chảy. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của các giải pháp công nghệ để sản xuất hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

MSE4151 Cơ sở thiết kế nhà máy gang thép – Basic Design for Iron and Steel Factories

2(2-1-0-0)

Học phần học trước: MSE3110 Thiết bị và công nghệ luyện gang; MSE4111 Thiết bị và công nghệ luyện thép

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nguyên tắc tính toán và thiết kế các thiết bị chủ yếu trong nhà máy gang thép. Chọn được lưu trình công nghệ hợp lý, biết lập dự án tiền khả thi và khả thi, bố trí được mặt bằng, cân đối nguyên nhiên liệu và năng lượng trong nhà máy.

Nội dung: Nhiệm vụ và nội dung thiết kế nhà máy gang thép. Thiết kế lò và các xưởng trong nhà máy. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp. Tổ chức quản lý sản xuất và nguồn nhân lực. Tính toán hiệu quả kinh tế.

MSE4161 Đồ án công nghệ gang thép – Academic Project on Iron and Steel

3(0-3-0-0)

Học phần học trước: MSE3110 Thiết bị và công nghệ luyện gang

Mục tiêu: Làm cho sinh viên nắm vững lý thuyết, tính toán để thiết kế một nhà máy liên hợp gang thép có phân xưởng thiêu kết quặng, lò cao luyện gang, lò điện hồ quang hay lò chuyển luyện thép. Trên cơ sở đó sinh viên biết được cách tính toán chuẩn bị phối liệu, xây lò để áp dụng vào thực tế sản xuất gang thép theo đúng yêu cầu đề ra.

Nội dung: Đồ án luyện gang: thiết kế máy thiêu kết băng tải, tính phối liệu luyện gang lò cao, tính cân bằng nhiệt và khí trong lò cao, tính toán trắc đồ lò cao. Đồ án luyện thép: Thiết kế lò chuyển LD, thiết kế lò điện hồ quang luyện thép. Sinh viên làm các bài tập theo yêu cầu của đồ án.

MSE4121 Luyện thép hợp kim – Alloy Steel Refining

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Nắm được cơ sở lý thuyết công nghệ nấu luyện và tinh luyện ngoài lò một số thép hợp kim. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị tinh luyện ngoài lò. Các phương pháp tinh luyện, hiệu quả và khả năng ứng dụng.

Nội dung: Giới thiệu chung về thép hợp kim. Cơ sở lý thuyết thép hợp kim. Công nghệ tinh luyện ngoài lò. Công nghệ nấu luyện thép kết cấu, thép ổ trục, thép bền ăn mòn và thép cắt gọt nhanh. Sinh viên làm bài tập và các bài thí nghiệm theo yêu cầu của môn học.

MSE4100 Bảo vệ môi trường và sinh thái trong công nghiệp gang thép – Enviromental Protection in Iron and Steelmaking

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE2010 Nhập môn LK và CNVL; MSE3080 An toàn và kỹ thuật môi trường

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về bảo vệ môi trường và sinh thái trong nền công nghiệp gang thép hiện đại. Trên cơ sở đó họ sẽ có những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển nền công nghiệp luyện kim bền vững.

Nội dung: Cung cấp các khái niệm cơ bản về môi trường và sự phát triển bền vững trong công nghiệp gang thép. Các chính sách và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Các biện pháp quản lý môi trường. Mô tả công nghệ sản xuất gang thép hiện đại, phân tích, xác định nguồn, lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, sự ảnh hưởng đến môi trường. Các biện pháp ngăn ngừa, lựa chọn thiết bị và dây chuyền công nghệ xử lý chất thải trong ngành công nghiệp gang thép. Đưa ra các giải pháp công nghệ sản xuất sạch hơn bảo vệ môi trường.

MSE4171 Công nghệ luyện thép lò điện, lò thổi – BOF and EAF steelmaking

2(2-0-0-0)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim

Mục tiêu: Sinh viên hiểu rõ thiết bị và công nghệ luyện thép trong lò thổi, lò điện hồ quang có sử dụng phế thép, gang lỏng, sắt xốp, đặc điểm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng thép luyện lò thổi. Trên cơ sở nắm chắc quá trình khống chế tự động trong luyện thép lò thổi, kỹ thuật thu hồi khí thải và bảo vệ môi trường, phương án nấu luyện các thép trong lò thổi, nâng cao chất lượng kim loại và sử dụng nhiệt trong lò. Đồng thời biết được các loại lò điện khác nhau, ứng dụng máy tính trong quá trình luyện thép.

Nội dung: Nguyên lý và công nghệ luyện thép lò thổi hiện đại. Kỹ thuật thu hồi khí thải và bảo vệ môi trường trong luyện thép lò thổi. Hệ thống khống chế tự động trong luyện thép lò thổi. Nguyên lý và công nghệ luyện thép lò điện. Các loại lò điện. Ứng dụng máy tính trong quá trình luyện thép lò điện. Bảo vệ môi trường trong luyện thép lò điện

MSE4170 Tính chất hóa lý, cấu trúc của thép hợp kim – Physico-chemical Properties and Structure of Steel and Alloy

2(2-0-0-1)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững các tiêu chuẩn, thành phần hoá học, cấu trúc, tính chất của các gang, thép bền ăn mòn trong điều kiện tự nhiên và trong môi trường có sulphua hyđrô. Nắm được cơ chế ăn mòn của các kim loại và hợp kim khác thường được sử dụng chế tạo gang, thép như đồng, nhôm, niken, titan trong các điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó có thể thiết kế và chế tạo vật liệu kim loại thép, gang hợp kim bền ăn mòn ứng dụng vào cuộc sống, sản xuất công nghiệp.

Nội dung: Các tính chất, cấu trúc của thép bền ăn mòn trong điều kiện tự nhiên và trong môi trường có sulphua hyđrô. Cấu trúc của gang: cân bằng pha trong gang, sự hình thành và phát triển cấu trúc khi đông đặc. Các kim loại và hợp kim của Ni Ti, Cu và Al.

MSE4191 Ứng dụng tin học trong công nghệ Gang thép – Infomatics Application in Iron and Steelmaking

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: IT1110 Tin học đại cương; MSE3110 Thiết bị và công nghệ luyện gang

Mục tiêu: Giúp sinh viên phương pháp nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã học về máy tính ứng dụng vào lĩnh vực công nghệ gang thép. Qua các ví dụ, bài tập sinh viên sẽ làm quen với việc sử dụng máy tính như một công cụ đắc lực giải quyết một số vấn đề có liên quan trong sản xuất thực tế.

Nội dung: Giới thiệu giải tích số và thuật toán. Tính toán nhiệt động học các phản ứng luyện kim. Tính toán cân bằng nguyên, nhiên liệu luyện kim. Tính truyền nhiệt trong quá trình luyện kim. Tính toán động học dịch thể trong luyện kim. Tính toán đồng dạng kết cấu chất lỏng luyện kim. Sinh viên làm các bài tập theo yêu cầu của môn học.

MSE4172 Chuyên đề: Gang thép - Special Subjects

2(1-2-0-0)

Học phần học trước: MSE2100 Hóa lý luyện kim; MSE4111 Thiết bị và công nghệ luyện thép

Mục tiêu: Sinh viên được cung cấp thông tin về hiện trạng công nghiệp gang thép thế giới và trong nước, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp để phát triển công nghiệp gang thép Việt Nam. Những giải pháp kỹ thuật mới trong sản xuất gang thép hiện nay. Sinh viên có thể phân tích, đánh giá để ứng dụng vào sản xuất gang thép ở Việt Nam..

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của các quá trình công nghệ gang thép hiện đại. Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng hiện tại của quá trình, thiết bị công nghệ gang thép nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên và tận thu nguồn nguyên liệu hiện có.

MSE2210 Khoáng vật và tuyển khoáng - Minerals and their Enrichment Processes

3(2-0-1-6)

Học phần học trước: Hóa học đại cương; vật lý đại cương

Mục tiêu: Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết nhất định về quặng kim loại từ phương diện khoáng vật học. Trên cơ sở nắm vững nguyên lý các phương pháp tuyển khoáng, vận dụng và thiết kế các công nghệ phù hợp để làm giàu quặng trong thực tế sản xuất.

Nội dung: Các kiến thức cơ bản về khoáng vật nói chung và giới thiệu một số quặng kim loại điển hình, quá trình làm giàu quặng, đập và nghiền, phân cấp, các phương pháp tuyển: tuyển trọng lực, tuyển nổi, tuyển từ, tuyển điện, tuyển hóa học và các phương pháp tuyển khác, áp dụng công nghệ làm giàu một số quặng

MSE4232 Luyện kim bột - Powder Metallurgy Science

3(2-0-1-3)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cho sinh viên nắm được lý thuyết luyện kim bột: Các công đoạn chủ yếu của sản phẩm chế tạo từ bột kim loại và hợp kim; Xử lí nhiệt và bề mặt sản phẩm

Nội dung: Lý thuyết quá trình chế tạo bột kim loại và hợp kim. Các phương pháp đánh giá bột kim loại; Lý thuyết tạo hình và biến dạng bột kim loại và hợp kim. Các phương pháp tạo hình; Lý thuyết quá trình thiêu kết sản phẩm; Các phương pháp nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện sản phẩm bột

MSE4241 Động học các phản ứng luyện kim - Kinetic of Metallurgical Reactions

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE2020 Nhiệt động học vật liệu

Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được thế nào là tốc độ của một phản ứng trong luyện kim, cơ chế của phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Nội dung: Khái niệm về tốc độ của phản ứng, năng lượng hoạt hóa, ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ .. tới tốc độ phản ứng; Cơ sở động học của các phản ứng đồng thể và dị thể; Động học tương tác giữa các pha: rắn – rắn, rắn – khí, rắn – lỏng, lỏng – khí và lỏng – lỏng

MSE3231 Luyện kim loại màu nặng - Metallurgy of Heavy Non-ferrous Metals

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: MSE2210 Khoáng vật và tuyển khoáng; MSE3211 Lý thuyết các quá trình luyện kim – thủy luyện điện phân

Mục tiêu: Môn học giúp cho sinh viên nắm vững tính chất, ứng dụng của kim loại màu nặng và công nghệ luyện chúng theo phương pháp truyền thống và tiên tiến.

Nội dung: Giáo án Luyện kim loại màu nặng tập trung trình bày các các phần: Khái quát về tính chất lý-hóa và ứng dụng của các kim loại màu nặng; Quặng và nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất kim loại màu nặng; Công nghệ luyện một số kim loại màu nặng tiêu biểu: đồng, kẽm và thiếc theo phương pháp truyền thống và tiên tiến.

MSE4231 Luyện kim loại màu nhẹ - Metallurgy of Light Non-ferrous Metals

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: MSE2210 Khoáng vật và tuyển khoáng; MSE3211 Lý thuyết các quá trình luyện kim – thủy luyện điện phân

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về công nghệ luyện một số kim loaị màu nhẹ điển hình. Qua đó , sinh viên có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ trong thực tiễn sản xuất các kim loại màu nhẹ nói chung.

Nội dung: Sản xuất Alumin Al2O3 từ quặng tinh Bauxit bằng phương pháp Bayer và điện phân thu hồi nhôm trong dung dịch muối nóng chảy Cryolit – Alumin; Sản xuất sắc tố Titan TiO2 từ quặng tinh Inmênhit bằng phương pháp axit sunfuric và sản xuất Titan bằng phương pháp hoàn nguyên TiCl4 và TiO2.

MSE4221 Vật liệu Compozit – Composite Materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cho sinh viên nắm được khái niệm và công nghệ chế tạo vật liệu composite

Nội dung: Khái niệm vật liệu composite; Vai trò của nền, cốt và vật liệu chế tạo chúng; Các công nghệ chế tạo vật liệu composite; Tính chất và phá hủy vật liệu composite

MSE4251 Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim - Principle of Designing of Non-ferrous Metal Factories

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE3231 Luyện kim loại màu nặng; MSE4231 Luyện kim loại màu nhẹ

Mục tiêu: Cơ sở thiết kế nhà máy luyện truyền thụ cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nội dung, quy trình kỹ thuật tiến hành một bản thiết kế và phương pháp đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế của công trình thiết kế.

Nội dung: Tập trung vào các vấn đề sau: Khái quát về hình thức tổ chức một cơ quan thiết kế; Chuẩn bị số liệu đầu vào; Xây dựng sơ đồ thiết bị - công nghệ, thiết kế mặt bằng; Tính toán cân bằng vật chất và thiết bị; Đánh giá hiệu quả kinh tế

MSE3221 Đồ án thiết kế công nghệ và thiết bị luyện kim loại màu nặng - Technological Design of Recovering Heavy non-ferrous Metals

2(2-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Truyền thụ cho sinh viên nội dung, quy trình thực hiện một bản thiết kế về dây chuyền công nghệ và thiết bị sản xuất kim loại màu nặng.

Nội dung: Chuẩn bị số liệu đầu vào; Tính toán cân bằng vật chất từ các dự kiện đã có; Tính toán công suất thiết bị; Thiết kế mặt bằng bố trí thiết bị

MSE4252 Đồ án thiết kế và tổng hợp vật liệu bằng phương pháp luyện kim bột - Technological Design of Recovering Heavy non-ferrous Metals

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: MSE3211 Lý thuyết các quá trình luyện kim – Thủy luyện điện phân

Mục tiêu: Cho sinh viên kĩ năng thiết kế vật liệu từ điều kiện làm việc của loại vật liệu đó; Sinh viên có khả năng thiết kế dây chuyền sản xuất chi tiết bằng phương pháp luyện kim bột

Nội dung: Quy trình sản xuất bột kim loại; Tính toán khuôn ép bột kim loại; Từ điều kiện làm việc của vật liệu, xác định tính chất cần thiết của loại vật liệu, từ đó đề xuất chủng loại bột kim loại cần sử dụng và các chế độ công nghệ phù hợp.

MSE4272 Luyện kim loại quý hiếm - Metallurgy of Precious and Rare Metals

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE3212 Lý thuyết các quá trình luyện kim – Hỏa luyện; MSE3211 Lý thuyết các quá trình luyện kim – Thủy luyện điện phân

Mục tiêu: Nắm được công nghệ luyện một vài kim loaị quý hiếm điển hình. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tự học để nắm được công nghệ luyện các kim loại Quý và Hiếm khác.

Nội dung: Trình bầy những vấn đề chung về kim loại quý – hiếm : đặc tính , phân loại . Các tính chất và lĩnh vực ứng dụng của Vàng, Vonfram , nguyên liệu và các phương pháp luyện ra Vàng và Vonfram kim loại.

MSE4283 Tái sinh kim loại màu và hợp kim - Recycling of Non-ferrous Metals and Alloys

2(2-0-1-6)

Học phần học trước: MSE3212 Lý thuyết các quá trình luyện kim – Hỏa luyện; MSE3211 Lý thuyết các quá trình luyện kim – Thủy luyện điện phân

Mục tiêu: Qua môn học, sinh viên thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tái sinh kim loại màu và hợp kim từ phương diện tiết kiệm nguyên, nhiên liệu luyện kim và hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị, ứng dụng – phát triển công nghệ tái sinh kim loại vả hợp kim.

Nội dung: Khái quát về nguồn kim loại màu và hợp kim thứ sinh; Các phương pháp truyền thống và tiên tiến tái sinh kim loại màu và hợp kim; Ứng dụng công nghệ tái sinh một số kim loại màu và hợp kim cơ bản như đồng, thiếc, chì, nhôm.

MSE4271 Vật liệu kĩ thuật điện - Electrical Engineering Materials

2(2-0-1-6)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất, đặc điểm, thành phần của vật liệu dẫn điện cũng như công nghệ chế tạo và ứng dụng chúng trong thực tiễn.

Nội dung: Những vấn đề chung về vật liệu dẫn điện; Kim loại và hợp kim có điện dẫn suất lớn; Kim loại kép; Vật liệu ngẫu nhiệt điện; Vật liệu tiếp điểm điện

MSE4281 Ứng dụng tin học trong luyện kim màu - Computer Application in Non-ferrous Metallurgy

2(0-2-2-6)

Học phần học trước: IT1110 Tin học đại cương

Mục tiêu: Dựa trên sự phát triển của tin học, sử dụng các chương trình phần mềm đã được xây dựng riêng cho chuyên ngành luyện kim: Để tính toán nhiệt động học các quá trình hóa lý trong luyện kim theo các sơ đồ công nghệ; Xây dựng các giản đồ trạng thái E-pH đa nguyên cho từng hệ với các kim loại cụ thể; Ngày một hoàn thiện các phần mềm chuyên ngành hiện có.

Nội dung: Các chương trình phần mềm: tính toán hàm nhiệt động học ở nhiệt độ cao; quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp trực giao tuyến tính, vẽ đồ thị thực nghiệm; tính toán phối liệu luyện đồng, chì từ quặng; xác lập và xây dựng giản đồ trạng thái E-pH của Pourbaix.

MSE4291 Các phương pháp phân tích kim loại - Composition Analysis of Metal Alloys

2(1-2-0-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu rõ một vài phương pháp chủ yếu để phân tích kim loại

Nội dung: Các phương pháp phân tích vật lý: Quang phổ định tính; định lượng; EDX; X-ray; DTA; Các phương pháp phân tích hóa học: Giới thiệu khái quát cơ sở lý thuyết phân tích định lượng và một số phương pháp cụ thể trong phân tích thể tích và phân tích trọng lượng.

MSE2310 Cơ sở kỹ thuật đúc - Fundamentals of Foundry Engineering

3(3-0-0-2)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đúc và quá trình hình thành vật đúc, cũng như cơ sở thiết kế công nghệ đúc. Khái quát về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục một số khuyêcha tật thường gặp trong sản xuất đúc.

Nội dung: Khái quát về kỹ thuật đúc. Một số nét về vật liệu và công nghệ khuôn cát-sét. Độ chảy loãng của kim loại lỏng và quá trình điền đầy khuôn đúc. Đường nguội và quá trình truyền nhiệt trong hệ vật đúc-khuôn. Quá trình hình thành vật đúc trong khuôn cát và khuôn kim loại. Tổ chức vĩ mô của vật đúc. Thiên tích vĩ mô: thiên tích vùng, thiên tích thuận, thiên tích ngược. Co ngót của kim loại và hợp kim. Hệ thống rót, hệ thống ngót. Các dạng khuyết tật thường gặp trong vật đúc.

MSE3310 Vật liệu và công nghệ khuôn cát - Materials and Sand-clay Moulding Processes

3(2-0-2-2)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên có khả năng lựa chọn vật liệu và hỗn hợp làm khuôn cát-sét đáp ứng yêu cầu của khuôn, ruột và được trang bị nền tảng kiến thức căn bản trong công nghệ chế tạo khuôn, ruột cát-sét để điều khiển quá trình đó.

Nội dung: Trình bày: Lý thuyết khuôn đúc; Dụng cụ phụ tùng đúc; Vật liệu và hỗn hợp làm khuôn cát-sét; Công nghệ khuôn tươi; Công nghệ khuôn khô; Công nghệ chế tạo ruột; Chất sơn khuôn; Vấn đề sấy khuôn ruột, ráp khuôn, rót, dỡ khuôn, làm sạch, sửa chữa và xử lý nhiệt vật đúc.

Phần thực nghiệm, sinh viên biết kiểm tra đánh giá các tính chất thiết yếu của vật liệu và hỗn hợp; Biết tổ chức nhóm thực hành chế tạo khuôn ruột để đúc ra sản phẩm cụ thể từ hợp kim nhôm.

MSE4311 Vật liệu và công nghệ khuôn cát tiên tiến

2(1-0-1-2)

Học phần học trước: MSE2310 Cơ sở kỹ thuật đúc; MSE3310 Vật liệu và Công nghệ khuôn cát

Mục tiêu: Sinh viên nắm vững các quy trình công nghệ chế tạo khuôn tiên tiến và lựa chọn các vật liệu dùng để chế tạo các khuôn đó. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản của chuyên ngành đúc trong chuyên môn về vật liệu và công nghệ khuôn đúc, để có cơ sở lựa chọn phương pháp chế tạo vật đúc và biết cách kiểm soát công nghệ đó nhằm tạo ra vật đúc chất lượng

Nội dung: Trình bày các: Công nghệ khuôn khuôn đóng rắn nguội; Công nghệ khuôn đóng rắn nóng; Công nghệ khuôn No-Bake; Công nghệ chế tạo ruột hộp nóng và hộp nguội. Phần thí nghiệm có 3 bài thí nghiệm: Đánh giá cát; Đánh giá thủy tinh lỏng; Thí nghiệm ảnh hưởng của chất xúc tác tới thời gian đóng rắn và độ bền của hỗn hợp cát nhựa; Phần thực hành công nghệ khuôn gồm 4 bài: Làm khuôn khuôn theo công nghệ CO2 ; Làm khuôn Furran hoặc khuôn mẫu cháy; Làm ruột hộp nóng; Đúc nhôm trong khuôn No-Bake hoặc trong khuôn mẫu cháy

MSE4550 Ứng dụng tin học trong đúc - Computer Application in Casting

2(0-1-1-4)

Học phần học trước: IT1110 Tin học đại cương

Mục tiêu: Sinh viên thàn thạo các kỹ năng cơ bản của các phần mềm thiết kế, để xây dựng các bản chi tiết đúc đơn giản.

Nội dung: Sinh viên được giới thiệu: Môi trường làm việc của AutoCAD và SolidWorks; Chức năng các công cụ tiện ích trong thiết kế 3D trong SolidWorks; Chuyển bản vẽ 2D được xây dựng từ AutoCAD sang banr vẽ 3D của Solidworks; Xây dựng bản vẽ lắp ráp.

MSE3330 Đồ án thiết kế công nghệ đúc - Design of Casting Technology

2(1-2-0-2)

Học phần học trước: MSE 3310 Vật liệu và công nghệ đúc 1

Mục tiêu: Sinh viên có khả năng tổ chức thiết kế để chế tạo ra vật đúc có độ phức tạp trung bình với sự kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng ở trình độ nâng cao.

Nội dung: Sin viên được trang bị các nguyên lý thiết kế đúc gồm: Đặc điểm về kết cấu và hình dạng của chi tiết đúc trong khuôn cát; Nguyên lý chọn mặt phân khuôn; Nguyên lý chọn vị trí dẫn kim loại và vị trí vật đúc khi rót khuôn; Nguyên tắc để lượng dư đúc; Thiết kế hệ thống rót; Thiết kế ruột; Thiết kế bộ mẫu; Được thực hành ứng dụng phần mềm Solidworks vào thiết kế khuôn đúc, mẫu đúc. Đặc điểm của chi tiết đúc trong khuôn cát; Nguyên lý chọn mặt phân khuôn; Nguyên lý chọn vị trí dẫn kim loại và vị trí vật đúc khi rót khuôn; Thiết kế và chọn lượng dư đúc; Thiết kế hệ thống rót; Thiết kế ruột; Thiết kế bộ mẫu

MSE3320 Hợp kim đúc - Metallurgy of Cast Alloys

3(3-0-1-2)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học

Mục tiêu: Sinh viên nắm được công dụng, tính chất và lĩnh vực sử dụng những loại hợp kim đúc thông dụng kể cả hợp kim đúc tiến tiến. Cách thức nấu và luyện được các mác hợp kim này.

Nội dung: Những tính chất vật lý của kim loại lỏng: Sức căng bề mặt và góc thấm ướt; Độ sệt; Độ chảy loãng và khả năng điền đầy khuôn; Đông đặc và hình thành lõm co: Đông đặc trong vật đúc; Phương trình toán học biểu diễn hình dáng lõm co; Xốp co; Ứng suất trong vật đúc; Gang đúc, đúc gang, thép đúc.

MSE4470 Thiết bị đúc - Foundry Machinery and Equipment

3(2-2-0-3)

Học phần học trước: MSE2310 Cơ sở kỹ thuật đúc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên nguyên lý làm việc, phương pháp tính toán thiết kế và lĩnh vực ứng dụng hiệu quả của các thiết bị sử dụng trong sản xuất đúc

Nội dung: Các thiết bị chuẩn bị và tái sinh hỗn hợp làm khuôn. Các thiết bị làm khuôn và ruột. Các thiết bị phá dỡ khuôn và ruột. Các thiết bị làm sạch vật đúc. Các thiết bị tại bộ phận nấu. Các thiết bị phụ trợ khác. Bài tập lớn.

MSE4351 Lập dự án và thiết kế xưởng đúc - Design of Foundry Plant

2(2-1-0-6)

Học phần học trước: MSE 3320 Hợp kim đúc và nấu luyện 1

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên phương pháp thiết kế phân xưởng đúc, cập nhật các công nghệ và thiết bị hiện đại. Giúp sinh viên nắm được các đường dây công nghệ cơ bản trong phân xưởng đúc. Hiệu quả đầu tư và hoàn thiện.

Nội dung: Nguyên tắc thiêt kế xưởng đúc. Chu trình kim loại lỏng. Chu trình hỗn hợp làm khuôn. Chu trình vật đúc. Thiết kế bộ phận nấu luyện. Thiết kế bộ phận chuẩn bị hỗn hợp làm khuôn. Thiết kế bộ phận làm khuôn và ruột. Thiết kế bộ phận phá dỡ vật đúc và làm sạch. Dây chuyền đúc. Chiếu sáng, điện nước và an toàn. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. các vấn đề môi trường. Bài tập lớn.

MSE4331 Mô hình hóa và mô phỏng quá trình đúc - Application of Casting Simulation Software

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: MSE3010 Truyền khối và nhiệt; MSE3340 Ứng dụng tin học trong đúc

Mục tiêu: Phối hợp với thiết kế công nghệ truyền thống, môn học hỗ trợ cho quá trình tối ưu hóa thiết kế công nghệ đúc với việc sử dụng các phần mềm tính toán, cụ thể là phần mềm mô phỏng. Sau khi học, học viên có thể: Sử dụng thành thạo một phần mềm mô phỏng quá trình đúc; Thực hiện mô phỏng một sản phẩm đúc cơ bản; Đánh giá công nghệ tiến tới tối ưu công nghệ

Nội dung: Khái niệm, nguyên lý mô phỏng số quá trình đúc. Qui trình mô phỏng trên phần mềm. Áp dụng thực hiện mô phỏng chi tiết đúc. Đánh giá kết quả mô phỏng và ứng dụng trong thiết kế công nghệ đúc. Thực hành: chạy phần mềm để mô phỏng quá trình đúc cho một chi tiết đúc được lựa chọn

MSE4360 Đúc đặc biệt - Special Methods of Casting Production

2(1-1-1-6)

Học phần học trước: MSE3310 Vật liệu và công nghệ khuôn cát

Mục tiêu: Phân tích và so sánh các phương pháp đúc đặc biệt trong chế tạo chi tiết; nắm vững các cơ sở nguyên lý của các phương pháp đúc đặc biệt; Khả năng lựa chọn một phương pháp thích hợp trong chế tạo chi tiết

Nội dung: Sự đặc biệt ở đây thể hiện ở hai quá trình: đặc biệt về nguyên liệu và công nghệ làm khuôn như mẫu chảy, mẫu cháy, khuôn gốm, chân không, PP CO2…; đặc biệt thứ hai là đặc biệt về phương thức điền đầy và cách tạo hình: áp lực cao, áp lực thấp, kháng áp; ly tâm, chân không; bán lỏng, liên tục. Tổng quan tất cả các phương pháp đúc; đúc tĩnh trong khuôn kim loại; Đúc li tâm, phương pháp TEK-CAST; Đúc áp lực thấp; Công nghệ đúc áp lực cao; Đúc ép; Đúc bán lỏng, huyền phù; Đúc chính xác dùng khuôn mẫu chảy; Đúc chân không V-Process; Đúc khuôn đông lạnh EFF SET-PROCESS; Sử dụng từ trường trong phương pháp khuôn và tác động trong quá trình đông đặc; Các phương pháp đặc biệt khác.

MSE4370 Tái sinh hỗn hợp làm khuôn - Molding Mixture Recycle

2(1-0-1-4)

Học phần học trước: MSE3310 Vật liệu và công nghệ đúc 1; MSE4311 Vật liệu và công nghệ đúc 2

Mục tiêu: Phân tích và so sánh các phương pháp đúc đặc biệt trong chế tạo chi tiết; nắm vững các cơ sở nguyên lý của các phương pháp đúc đặc biệt; Khả năng lựa chọn một phương pháp thích hợp trong chế tạo chi tiết

Nội dung: Các nguyên lý tái sinh hỗn hợp khuôn đã qua sử dụng để sử dụng lại

MSE4560 Khuyết tật đúc - Casting Defects 2(2-0-0-2)

Học phần học trước: MSE2310 Cơ sở kỹ thuật đúc; MSE4311 Vật liệu và công nghệ đúc 2

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết của sự hình thành các khuyết tật trong vật đúc và cách khắc phục các loại khuyết tật đó.

Nội dung: Các khuyết tật liên qua đến quá trình kết tinh và đông đặc: thiên tích, ứng suất, nứt, rỗ khí, rỗ co, xốp co…Các khuyết tật liên quan đến tương tác giữa kim loại lỏng và khuôn: cháy cát, bọng cát …Hiện tượng, nguyên nhân, cơ sở lý thuyết, cách khắc phục.

MSE4390 Công nghệ chế tạo các loại gang cầu - Technology of Ductile Iron Production 2(2-0-1-1)

Học phần học trước: MSE3320 Hợp kim đúc và nấu luyện 1

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những lý thuyết chung về cầu hóa, các phương pháp biến tính, công nghệ nấu và chế tạo các mác gang cầu. Kết thúc môn học, sinh viên phải biết và thao tác được các công đoạn nấu, biến tính và đặc điểm thiết kế đúc vật đúc gang cầu, kể cả các loại gang cầu đặc biệt như gang ADI, gang cầu austenit, gang cầu ferrit.

Nội dung: Định nghĩa và phân loại các loại gang cầu; ảnh hưởng của các nguyên tố đến tính chất và tổ chức gang cầu; Lý thuyết graphit hóa; Lý thuyết cầu hóa; Hành vi của chất biến tính trong gang; Cân bằng chất biến tính; Nhiệt động học hòa tan của Mg trong gang. Hành vi của nguyên tố đất hiếm; Ảnh hưởng tổng hợp các nguyên tố đến quá trình biến tính. Công nghệ khử lưu huỳnh ngoài lò và ứng dụng PP nấu kép trong biến tính gang cầu. Các phương pháp biến tính; Chế tao gang cầu truyền thống; Đặc điểm khi đúc gang cầu.

MSE4371 Biến tính, tinh luyện và khử khí cho hợp kim nhôm - Modification, Fining, and Degassing in Aluminium Alloys Production

2(2-0-1-1)

Học phần học trước: MSE3320 Hợp kim đúc và nấu luyện 1

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điều khiển quá trình kết tinh và nâng cao chất lượng hợp kim bằng các tác động đến các thông số ảnh hưởng đến quá trình đông đặc và làm nguội vật đúc. Kết thúc môn học, sinh viên phải tiến hành được các phương pháp nâng cao chất lượng hợp kim nhôm thông qua biến tính, khử khí và tinh luyện.

Nội dung: Một số khái niệm: tốc độ tạo mầm, phát triển mầm, hệ số phân bố khi kết tinh, độ quá nguội, gradient nồng độ và nhiệt độ. Đặc điểm kết tinh của hợp kim nhôm-silic; Ảnh hưởng của tổ chức nền đến tính chất hợp kim. Bản chất biến tính hợp kim nhôm; Lý thuyết biến tính; Cơ chế biến tính; Biến tính HK nhôm trước cùng tinh, cùng tinh và sau cùng tinh. Qui luật chuyển động của phần tử rắn, giọt lỏng và khí trong hệ thống nhiều pha. Nguồn gốc của khí trong hợp kim nhôm; Sự hòa tan của khí vào kim loại lỏng: Quá trình hấp phụ; Quá trình khuếch tán; Sự hoà tan của hiđrô vào hợp kim nhôm; . Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan của khí trong hợp kim; Nguyên tắc và các phương pháp khử khí cho HK nhôm. Tạp chất trong hợp kim nhôm: Nguồn gốc của tạp chất; Ảnh hưởng của tạp chất đến tính chất của hợp kim nhôm. Các phương pháp tinh luyện hợp kim lỏng:

MSE4381 Thiết kế khuôn kim loại - Casting Die design

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MSE3330 Đồ án thiết kế công nghệ đúc; MSE4331 Ứng dụng phần mềm mô phỏng số quá trình đúc

Mục tiêu: Được trang bị phương pháp thiết kế công nghệ đúc khuôn kim loại (hoặc áp lực). Sau học, học viên có thể thiết kế khuôn một sản phẩm cơ bản

Nội dung: Cơ sở thiết kế khuôn đúc áp lực; thiết kế chi tiết đúc áp lực; lựa chọn thiết bị; xác định lực khóa khuôn; xác định hệ thống rót, rãnh dẫn, đậu tràn, đậu ngót; thiết kế hệ thống thoát khí; hệ thống làm mát; chống ứng suất; thiết kế hệ thống chốt đẩy; ...;mô phỏng quá trình đúc áp lực hỗ trợ thiết kế công nghệ

MSE4392 Xử lý số liệu và qui hoạch thực nghiệm - Design of Experiments (DOE)

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MSE3041 Công nghệ vật liệu kim loại

Mục đích: Trang bị kiến thức cơ sở về phương pháp qui hoạch thí nghiệm: qui hoạch toàn phần và bán phần; Phân tích bài toán thực tế và tối ưu lời giải

Nội dung: Để thiết kế các thí nghiệm và tìm các thông số công nghệ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Xác định giá trị tối ưu các yếu tố. Phương pháp cơ sở là các phương pháp qui hoach thực nghiệm tuyến tính, trực giao và qui hoạch ANOVA.

MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo - Theory of Plasticity

3 (2-1-1-6)

Học phần học trước: MSE3050 Cơ học vật liệu

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các cơ sở vật lý và cơ học của quá trình biến dạng. Chính là nắm được bản chất của biến dạng dẻo.

Nội dung: Các khái niệm ứng suất, biến dạng, trạng thái ứng suất, trạng thái biến dạng trong vật thể biến dạng, xem xét các điều kiện biến dạng dẻo của vật thể kim loại và trạng thái ứng suất của một số quá trình công nghệ tiêu biểu, khả năng phá hủy.

MSE3410 Lý thuyết cán dọc - Long Rolling Theory

3 (2-2-1-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo

Mục tiêu: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý cơ bản quá trình cán, trong đố có động hình học và động lực học các quá trình cán dọc.

Nội dung: Xem xét các nguyên lý cơ bản về động hình học và động lực học quá trình cán dọc kim loại như: thông số vùng biến dạng, điều kiện ăn phôi, điều kiện cán ổn định, ma sát giữa kim loại và trục cán, độ trễ và vượt trước, ứng suất tiếp xúc giữa kim loại và trục cán, lực cán và momen cán dọc

MSE4810 Công nghệ cán thép hình - Rolling Technology for Shaped Products

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý làm việc, cấu tạo của các thiết bị chính và phụ, phương pháp tính các thông số kỹ thuật, năng lượng và kiểm tra độ bền máy khi chọn thiết bị cho dây chuyền công nghệ.

Nội dung: Các kiến thức cơ bản về thiết kế lỗ hình và thiết kế công nghệ để sản xuất các loại thép hình đơn giản và phức tạp, theo tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, từ thép hợp kim và thép các bon dùng trong công nghiệp và xây dựng

MSE4411 Thiết bị cán thép hình - Shaped Rolling Mill

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3410 Lý thuyết cán dọc; MSE4810 Công nghệ cán thép hình

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý làm việc, cấu tạo của các thiết bị chính và phụ, phương pháp tính các thông số kỹ thuật, năng lượng và kiểm tra độ bền máy khi chọn thiết bị cho dây chuyền công nghệ.

Nội dung: Công dụng, cấu tạo của các thiết bị chính và phụ, phương pháp tính toán nghiệm bền và xác định các thông số kỹ thuật, năng lượng nhằm lựa chọn thiết bị cho dây chuyền công nghệ. Các thiết bị vận chuyển, máy cắt khác trong dây chuyền cán kéo.

MSE4422 Công nghệ cán tấm - Rolling Technology for Plates Products

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức về sản xuất thép tấm và băng

Nội dung: Công nghệ cán nóng thép tấm dày và băng rộng bản. Công nghệ cán nguội thép tấm và thép băng. Cơ sở cán chính xác và các phương pháp điều khiển kích thước của băng kim loại.

MSE3430 Đồ án công nghệ và thiết bị cán - Project

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cách tính toán số lần cán, thiết kế các lỗ hình trục cán, thiết kế và tính toán các thông số công nghệ... để cán nóng, cán nguội, cán ép, uốn các loại thép hình, thép tấm, thép ống... trong các nhà máy cán thép và khu liên hiệp luyện kim; thiết kế máy và các thiết bị cụ thể trong dây chuyền công nghệ cán - kéo kim loại. Phương pháp tính các thông số năng lượng, công suất động cơ dẫn động, thiết kế, chọn và kiểm tra độ bền các chi tiết quan trọng. Biết vẽ các bản vẽ lắp ráp và các yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo.

Nội dung: Áp dụng kiến thức cơ bản về thiết kế lỗ hình và thiết kế công nghệ để sản xuất các loại thép hình, thép tấm, thép ống, thép hình đặc biệt, thép cán ép từ kim loại bột từ thép hợp kim và thép các bon dùng trong công nghiệp và xây dựng sau khi đã học các môn học công nghệ cán hình, cán tấm và ống; học thiết kế máy và thiết bị cụ thể trong dây chuyền công nghệ cán - kéo kim loại, phân loại, mô tả nguyên lý làm việc, cấu tạo của thiết bị, biết cách tính toán các thông số năng lượng, công suất động cơ dẫn động của máy, chọn và thiết kế các chi tiết quan trọng. Kiểm tra độ bền các chi tiết cần thiết, biết vẽ các bản vẽ lắp ráp và chi tiết máy trên các phần mềm AutoCAD để chế tạo.

MSE4451 Thiết kế xưởng cán - Design for a Factory

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE4422 Công nghệ cán tấm; MSE4810 Công nghệ cán thép hình

Mục tiêu: Sinh viên biết bố trí thiết bị theo một dây chuyền công nghệ trên cơ sở các tiêu chuẩn thiết kế một nhà máy công nghiệp.

Nội dung: Các vấn đề chung của quá trình thiết kế một xưởng sản xuất; thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xưởng; thiết kế thiết bị kỹ thuật và mặt bằng nhà xưởng, thiết kế công nghệ, lựa chọn thiết bị công nghệ, tổ chức sản xuất, kỹ thuật an toàn và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

MSE4462 Nhập môn mô hình hóa và mô phỏng quá trình công nghệ cán - Modeling and Numerical Simulation of Forming Process

3(2-1-0-6)

Học phần học trước: MSE3050 Cơ học vật liệu ; MSE3400 Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu

Mục tiêu: Trang bị các kiến thức cơ bản giúp cho sinh viên hiểu và nắm được các vấn đề cơ sở về mô hình hóa vật liệu; nguyên lý mô phỏng số các quá trình biến dạng cơ học nói chung và biến dạng tạo hình nói riêng; Ứng dụng phần mềm để giải các bài toán biến dạng kết cấu và các bài toán biến dạng tạo hình.

Nội dung: Nguyên lý mô phỏng số các quá trình biến dạng nói chung và biến dạng tạo hình cán nói riêng; Ứng dụng phần mềm để giải các bài toán biến dạng kết cấu và các bài toán biến dạng tạo hình.

MSE4461 Tự động hóa quá trình cán hình - Automatic Control Shaped Rolling Process

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE4810 Công nghệ cán thép hình

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức về điều khiển tự động các quá trình sản xuất cán từ lò nung đến cán thỏi, cán hình và tự động hoá sản xuất cán bằng PLC.

Nội dung: Những kiến thức cơ bản nhất về tự động hoá các quá trình sản xuất cán gồm: Các phần tử tự động cơ bản, tự động hoá khu vực lò nung, tự động hoá máy cán thỏi, máy cán hình, điều khiển kích thước (chiều dày), nhiệt độ cán cũng như máy cuộn sản phẩm hình và tấm.

Kiến thức về Điều khiển tự động các quá trình sản xuất cán từ lò nung đến cán thỏi, cán hình, cán tấm và tự động hoá sản xuất cán bằng PLC.

MSE4421 Công nghệ cán ống - Rolling Technology for Tube Products

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của lý thuyết cán phục vụ cho việc học các môn công nghệ và thiết bị cán

Nội dung: Giới thiệu đặc điểm thiết bị, các quy trình công nghệ cán ống hàn và ống không hàn, phương pháp thiết lập các bảng cán, thiết kế trục và dụng cụ cán.

MSE4480 Công nghệ và thiết bị uốn tạo hình - Technology and Equipment of Forming-bending

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Tiếp thu một số công nghệ biến dạng uốn tạo hình chế tạo các sản phẩm hình, chất lượng cao từ các tấm và băng kim loại và hợp kim.

Nội dung: Nghiên cứu một số công nghệ biến dạng uốn tạo hình chế tạo các sản phẩm hình, chất lượng cao từ các tấm và băng kim loại và hợp kim.

MSE4481 Các phương pháp gia công áp lực - Methods for Forging and Stamping

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ngành cán những kiến thức cơ bản, truyền thống và hiện đại cũng như các hướng nghiên cứu về lĩnh vực tạo hình vật liệu kim loại bằng áp lực để chế tạo các chi tiết ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp ôtô, hàng không, tàu thuỷ, chế tạo máy, vây dựng, quốc phòng, y tế, điện, điện tử.

Nội dung: Trang bị kiến thức cơ bản để có thể tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo phôi của các chi tiết máy. Các kiến thức cơ bản về các phương pháp công nghệ trong gia công áp lực. Lựa chọn phương án công nghệ và thiết bị phù hợp, tối ưu quy trình công nghệ để tạo hình sản phẩm.

MSE4491 Biến dạng tạo hình vật liệu bột - Deformation of Powder Metal

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ngành những kiến thức cơ sở của quá trình biến tạo hình vật liệu bột.

Nội dung: Nghiên cứu các đặc điểm biến dạng tạo hình kim loại bột và compozit. Giới thiệu các phương pháp gia công biến dạng tạo hình kim loại bột và compozit.

MSE4471 Công nghệ cán kim loại kép - Bimetal Rolling 2

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức riêng biệt về công nghệ, lý thuyết, thiết bị cán kéo kim loại kép.

Nội dung: Tính chất và ứng dụng của kim loại kép; các phương pháp cán kim loại kép; công nghệ sản xuất kim loại kép; tối ưu hóa các thông số công nghệ nhằm tạo ra kim loại kép có chất lượng.

MSE4472 Công nghệ kéo kim loại - Metal Drawing Technology 2

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của quá trình kéo các chi tiết đặc và rống từ vật liệu kim loại.

Nội dung: Kéo các chi tiết đặc khuôn cố định; kéo các chi tiết rỗng khuôn cố định; quá trình kéo khuôn động; ma sát và bôi trơn; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kéo; ứng suất và lực trong quá trình kéo; phương pháp kéo liên tục.

MSE4473 Công nghệ cán giấy kim loại - Metal Paper Rolling 2

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo, MSE3410 Lý thuyết cán dọc

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức riêng biệt về công nghệ, thiết bị cán giấy kim loại đạt chất lượng tốt.

Nội dung: Cán phôi cho băng giấy kim loại; lý thuyết cơ bản cho cán giấy kim loại; Thiết bị riêng để cán giấy kim loại; rửa, ủ, cắt giấy kim loại.

MSE4474 Công nghệ ép chảy kim loại - Metal Extrusion Technology 2

2(2-0-0-6)

Học phần học trước: MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của Quá trình ép chảy các chi tiết đặc và rống từ vật liệu kim loại.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản và bản chất của quá trình ép chảy; quá trình ép chảy xuôi; ép chảy ngược và hỗn hợp; quá trình ép chảy ống và các chi tiết rỗng; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ép chảy.

MSE3510 Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện - Heat Treatment Technologies and Equipments

3(2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học, MSE3021 Khuếch tán và chuyển pha

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên hệ cử nhân kiến thức cơ bản về các chuyển biến xảy ra khi nung nóng và làm nguội thép và hợp kim. Giúp sinh viên nắm được phương pháp lập quy trình công nghệ, áp dụng cho vật liệu kim loại kỹ thuật nhằm đạt được cơ tính mong muốn. Đồng thời giúp cho người học có năng lực tiếp cận, sử dụng các công nghệ và thiết bị nhiệt luyện phổ biến trong thực tế, và lựa chọn công nghệ, thiết bị nhiệt luyện cần thiết cho các chi tiết cụ thể.

Nội dung: Môn học trình bày các chuyển biến cơ bản xảy ra khi nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội hợp kim Fe-C trong điều kiện đẳng nhiệt và liên tục, giản đồ TTT, giản đồ CCT của thép cacbon và một số thép hợp kim. Công nghệ nhiệt luyện sơ bộ và nhiệt luyện kết thúc. Các công nghệ nhiệt luyện cơ bản áp dụng cho thép và hợp kim. Thiết bị nhiệt luyện thể tích thông dụng và thiết bị nhiệt luyện bề mặt.

MSE3520 Công nghệ xử lý bề mặt I - Surface Treatment Engineering I

3 (2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học, MSE3021 Khuếch tán và chuyển pha; MSE2510 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức cơ bản về các công nghệ xử lý bề mặt vật liệu giúp kỹ sư có thể lựa chọn công nghệ xử lý bề mặt đáp ứng được yêu cầu làm việc; biết thực hiện các công nghệ đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

Nội dung: Phân loại các công nghệ bề mặt, các loại lớp bề mặt đặc điểm và lĩnh vực áp dụng của từng loại. Các công nghệ hoá nhiệt luyện, các công nghệ CVD, khái quát các công nghệ tiên tiến (CVD, Plasma, PVD, Laser, cấy ion), đặc điểm và phạm vi áp dụng của từng loại.

MSE3060 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu - Corrosion and Protection of Materials

3 (2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học, MSE2020 Nhiệt động học vật liệu

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức cơ sở của các quá trình ăn mòn và bảo vệ vật liệu từ đó vận dụng vào thực tiễn nhằm phòng ngừa ăn mòn xảy ra, chống ăn mòn hoặc giảm thiểu tác hại do ăn mòn.

Nội dung: Cơ sở điện hoá các quá trình ăn mòn và bảo vệ kim loại, các biện pháp chống ăn mòn điện hoá. Cơ chế ăn mòn ở nhiệt độ cao, biện pháp chống ăn mòn. Ăn mòn và phá huỷ vật liệu phi kim các biện pháp chống ăn mòn.

MSE4531 Hợp kim trên cơ sở sắt - Ferrous Alloys

3 (2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE3510 Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện, MSE3520 Công nghệ xử lý bề mặt I

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên chuyên ngành hệ cử nhân kiến thức về các hợp kim trên cơ sở sắt, bao gồm các loại thép, thép hợp kim và gang công nghiệp, tổ chức, tính chất của chúng ở các trạng thái cung cấp và sử dụng, các biện pháp xử lý nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện hiệu quả mang lại cơ tính cần thiết để nâng cao khả năng làm việc của các chi tiết.

Nội dung: Môn học trình bày các loại thép C thông dụng; Thép hợp kim, nguyên lý hợp kim hoá, ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim đến tổ chức và tính chất của thép, đến quá trình xử lý nhiệt; Các loại thép và gang thông dụng trong công nghiệp và đời sống, phương pháp nhiệt luyện sơ bộ, nhiệt luyện kết thúc và ứng dụng. Hướng phát triển của hợp kim trên cơ sở sắt hiện đại trên thế giới và ứng dụng.

MSE 4521 Kim loại và hợp kim phi sắt - Nonferrous alloys

3 (2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học, MSE3021 Khuếch tán và chuyển pha,

Mục tiêu: Giới thiệu cho sinh viên các hợp kim mầu, phương pháp chế tạo, tính chất, ứng dụng. Cung cấp kiến thức và phương pháp luận để sinh viên có thể phân tích lựa chọn hợp lý các hợp kim mầu cho các ứng dụng khác nhau.

Nội dung: Khái niệm và phân loại. Các loại hợp kim mầu với tính chất khác nhau : Hợp kim mầu nhẹ (Al, Mg, Ti), hợp kim mầu nặng (Cu, Ni) Hợp kim có nhiệt độ chảy thấp (Pb, Sn, Zn) Hợp kim với nhiệt độ chảy cao (V, Nb, Ta Cr, Mo, W). Phương pháp lựa chọn hợp kim mầu cho những ứng dụng khác nhau.

MSE4541 Thực hành các phương pháp nghiên cứu vật liệu - Materials Laboratory

2(0-2-2-4)

Học phần học trước: MSE3030 Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu

Mục tiêu: Môn học rèn luyện kỹ năng thực hành của sinh viên qua các bài thí nghiêm về phương pháp hiển vi, phân tích nguyên tố và phân tích cấu trúc. Nâng cao khả năng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cụ thể về lựa chọn vật liệu, nghiên cứu và kiểm tra vật liệu, đánh giá các sai hỏng khi sử dụng vật liệu và xác định thành phần, tổ chức và cấu trúc của vật liệu đối với các chi tiết có sẵn.

Nội dung: Các bài thí nghiệm về hiển vi quang học, hiển vi điện tử, phân tích cấu trúc. Bài tập lớn gồm 3 phần: phần 1: Lựa chọn vật liệu và công nghệ chế tạo. Phần 2: Xác định thành phần, tổ chức và cấu trúc vật liệu. Phần 3: Xác định công nghệ Nhiệt luyện và xử lý bề mặt

MSE4561 Ứng dụng tin học trong Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt - Applyed Informatics in Materials Science, Heat and Surface Treatment

3(1-4-0-4)

Học phần học trước: IT1110; MSE2030; MSE 3030

Mục đích: Môn học hướng dẫn lập các chương trình tính toán giải quyết các bài toán nghiên cứu vật liệu như: tính toán cấu trúc tinh thể; dung dịch rắn trật tự & không trật tự; các bài toán khuếch tán; thấm . Hướng dẫn sử dụng phần mềm Thermo-Calc để tính toán, vẽ giản đồ pha, dự đoán các pha tạo ra trong các điều kiện nhiệt độ, áp suất và thành phần hợp kim cụ thể cho các hệ hợp kim đa nguyên tố.

Nội dung: Ngôn ngữ lập trình Fortran; Tính toán cấu trúc tinh thê; Các bài toán khuếch tán; Phần mềm Thermo - Calc.

MSE3530 Đồ án thiết kế xưởng nhiệt luyện - Course Project on Heat Treament Equipments and Workshop Designing

2(0-4-0-8)

Học phần học trước: MSE3510 Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các nguyên lý tính toán thiết kế cơ bản và lựa chọn thiết bị nhiệt luyện thép và hợp kim, sự sắp xếp và phối hợp vận hành của chúng trong xưởng. Qua đồ án, sinh viên phải có được tư duy bao quát về tổ chức quá trình sản xuất, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao.

Nội dung: Phân tích nhiệm vụ thiết kế, sưu tầm số liệu ban đầu và lựa chọn phương án thiết kế khả thi. Tính toán các thông số của quy trình công nghệ. Tính toán, lựa chọn chủng loại, số lượng thiết bị chính và thiết bị phụ. Bố trí mặt bằng của xưởng. Chọn phương án xây dựng xưởng, phương án cung cấp điện, nước, an toàn lao động, môi trường. Đề xuất phương án hoạt động của xưởng nhằm đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Lập báo cáo đồ án thiết kế tổng thể.

MSE4511 Các phương pháp phân tích tổ chức và cấu trúc - Structural Analysis and Characterization

3(2-1-1-4)

Học phần học trước: MSE2030 Cơ sở vật liệu học; MSE3030 Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu

Mục đích: Môn học giới thiệu những ứng dụng cơ bản của các phương pháp hiển vi phân tích tổ chức vĩ mô, vi mô. Ứng dụng của các phương pháp nhiễu xạ để phân tích sự thay đổi của cấu trúc tinh thể. So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp, trên cơ sở đó người học có khả năng lựa chọ phương pháp thích hợp để nghiên cứu sự thay đổi tổ chức vật liệu khi xử lý, gia công.

Nội dung: Các phương pháp hiển vi; Nhiễu xạ Rơnghen; Nhiễu xạ Notron; Nhiễu xạ điện tử;

MSE4581 Nhiệt động học trong nhiệt luyện và xử lý bề mặt - Thermodynamics in Heat and Surface Treatment

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE2020 Nhiệt động học vật liệu;

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên cơ sở hoá lý trong nhiệt luyện và xử lý bề mặt thông dụng bao gồm các quá trình hình thành môi trường thấm thông qua các phản ứng hoá học và truyền chất ở thể khí, quá trình chuyển pha khi nhiệt luyện đồng thời giúp sinh viên có các kỹ năng tính toán các thông số nhiệt động học trong quá trình nhiệt luyện.

Nội dung: Nhiệt động học và động học quá trình truyền chất trong môi trường khí, rắn, truyền chất khí rắn; tính toán nhiệt động học trong nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện, động học các quá trình tiết pha và hoà tan pha thứ 2.

MSE4581 Đo lường và xử lý số liệu thực nghiệm - Metrology and Data Analysis

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: MSE2030 Vật liệu học cơ sở

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các nguyên lý của khoa học đo lường, các nguyên tắc pháp quy đo lường phục vụ cho phân tích và kiểm định vật liệu, phát triển kỹ năng của sinh viên trong lĩnh vực xác định và đánh giá chất lượng các sản phẩm có liên quan đến vật liệu.

Nội dung: Học phần bao gồm các nội dung chính: Giới thiệu về khoa học đo lường; các khái niệm đo lường (khả năng tạo vết, độ tin cậy, sai số, …); hệ thống tiêu chuẩn (ngành, quốc gia, quốc tế); phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm; định tính và định lượng; dữ liệu phi cấu trúc; các phương pháp xử lý số liệu.

MSE4591 Các phương pháp kiểm tra không phá hủy - Non-destructive Testing Methods

2(0-2-2-4)

Học phần học trước: MSE2030; MSE3030

Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng các khuyết tật đến các khả năng gây phá hủy của vật liệu. Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cụ thể về các thiết bị và công nghệ kiểm tra chất lượng chi tiết máy sau các quá trình gia công như đúc, cơ khí và nhiệt luyện để có thể quyết định được bước tiến hành tiếp theo của chu trình sản xuất. Các phương pháp được giới thiệu gồm rơn ghen, huỳnh quang, siêu âm, bột từ, tia gama cũng như những lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng loại chi tiết cụ thể

Nội dung: Kỹ thuật siêu âm; kiểm tra bằng chiếu xạ tia X; tia gamma; kiểm tra bằng phương pháp từ tính và các phương pháp khác;

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ KỸ THUẬT LUYỆN KIM

Tên chương trình: Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật luyện kim

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật luyện kim

Mã ngành:

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày / /2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật luyện kim là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật luyện kim.

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

(4) Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quy trình công nghệ phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

(5) Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật luyện kim có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là

Kỹ sư quản lý dự án

Kỹ sư thiết kế, phát triển

Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng

Kỹ sư kiểm định, đánh giá

Tư vấn thiết kế, giám sát

Kỹ sư bán hàng, tiếp thị

...

tại các công ty, nhà máy luyện kim, cơ khí cung cấp giải pháp.

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật luyện kim:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật Luyện kim về nhiệt động học và động học các quá trình luyện kim, cơ học vật liệu, luyện kim vật lý, cấu trúc và tính chất của kim loại-hợp kim để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật luyện kim

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật Luyện kim về các quá trình luyện kim, gia công tạo hình, xử lý nhiệt và bề mặt đối với vật liệu kim loại và hợp kim kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

4.5 Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim.

5. Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

3.1 Chương trình chính quy

Thời gian đào tạo theo thiết kế: 5 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 162 tín chỉ (TC)

3.2 Chương trình chuyển hệ từ CNKT

Áp dụng cho sinh viên đã tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật luyện kim (4 năm) hoặc các ngành gần gũi. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức phụ thuộc định hướng sinh viên lựa chọn ở chương trình Cử nhân kỹ thuật:

Thời gian đào tạo theo thiết kế: 1-1,5 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 34-44 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh 4.1 Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học vào nhóm ngành phù hợp của Trường

ĐHBK Hà Nội sẽ theo học chương trình 5 năm hoặc chương trình 4+1 năm. 4.2 Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật Luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào

học chương trình chuyển hệ 1 năm. Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào học chương trình 1 năm nhưng phải bổ sung một số học phần để đạt yêu cầu tương đương chương trình Cử nhân kỹ thuật Luyện kim.

4.3 Người tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật các ngành cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật động lực, vật lý, hóa học,… của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển vào học chương trình chuyển hệ 1 năm sau khi hoàn thành một học kỳ chuyển đổi, bổ sung.

4.4 Người đang học chương trình Cử nhân hoặc Kỹ sư các ngành khác tại Trường ĐHBK Hà Nội có thể học chương trình song bằng theo Quy định về học ngành thứ hai hệ đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội.

4.5 Người tốt nghiệp đại học các ngành khác của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của các trường đại học khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường ĐHBK Hà Nội. Những sinh viên theo học chương trình song bằng còn phải tuân theo Quy định về học ngành thứ hai hệ đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội.

6 Thang điểm Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo (đối sánh với chương trình Cử nhân kỹ thuật)

TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH CNKT KỸ SƯ GHI CHÚ

I Giáo dục đại cương 49TC 49TC Yêu cầu chung cho khối kỹ thuật

1.1 Toán và khoa học cơ bản 31 31 26 chung khối kỹ thuật + 5 của ngành

1.2 Lý luận chính trị 10 10 Theo quy định chung của Bộ GD-ĐT. GDTC và GDQP-AN không tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa.

1.3 GD thể chất (5) (5)

1.4 GD quốc phòng-an ninh (10) (10)

1.5 Tiếng Anh 6 6 Học theo lớp phân loại trình độ

II Cơ sở và cốt lõi của ngành 48 48 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

III Thực tập kỹ thuật 2 2 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

IV Tự chọn tự do 12 12 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

(chọn từ danh mục do Viện phê duyệt)

V Chuyên ngành 23 53 SV chọn 1 trong 5 chuyên ngành:

Kỹ thuật gang thép; Vật liệu kim loại màu và compozit; Công nghệ và thiết bị cán; đúc; vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt

5.1 Định hướng chuyên ngành CN 17 17 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

5.2 Bổ sung chuyên ngành KS - 16 Yêu cầu riêng của chương trình KS, khác chương trình CNKT từ HK8.

Thực tập tốt nghiệp theo từng chuyên ngành

5.3 Tự chọn bắt buộc - 8

5.4 Thực tập tốt nghiệp - 2

5.5 Đồ án tốt nghiệp 6 10

Tổng khối lượng 134TC 164TC

Ghi chú:

Đối tượng tuyển sinh 4.1 học đầy đủ 164TC gồm toàn bộ các phần chương trình từ I-V

Đối tượng tuyển sinh 4.2, 4.3 chỉ phải học phần V (chuyên ngành) và những học phần chuyển đổi cần thiết. Riêng CNKT đã theo đúng định hướng chuyên ngành thì chỉ phải học 36 TC gồm các phần 5.2, 5.3, 5.4 và 5.5.

7.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I Giáo dục đại cương

(xem chương trình Cử nhân kỹ thuật)

49TC 18 17 9 5

II Cơ sở và cốt lõi ngành

(xem chương trình Cử nhân kỹ thuật)

48TC 9 11 17 11

III Thực tập kỹ thuật 2TC 2

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

(thực hiện 4 tuần từ trình độ năm thứ 3)

IV Tự chọn tự do 12TC 4 8

V-1 Chuyên ngành Kỹ thuật gang thép

(45 bắt buộc + 8 tự chọn)

53TC 3 12 8 16 14

MSE3121 Nguyên nhiên liệu luyện kim 3(2-1-1-6) 3

MSE4213 Công nghệ và thiết bị luyện gang 3(3-0-0-6) 3

MSE5620 Công nghệ và thiết bị luyện thép 3(3-0-0-6) 3

MSE4060 Công nghệ luyện fero 2(2-0-0-4) 2

MSE5615 Công nghệ và thiết bị đúc phôi thép 2(2-0-0-4) 2

MSE4080 Công nghệ luyện kim phi cốc 2(2-0-0-4) 2

MSE4151 Cơ sở thiết kế nhà máy gang thép 2(1-2-0-4) 2

MSE5110 Tinh luyện thép và hợp kim 3(3-0-0-6) 3

MSE5120 Kỹ thuật mới trong công nghệ gang thép

3(3-0-0-6) 3

MSE5130 Thiết bị nhà máy sản xuất gang thép 3(3-0-0-6) 3

MSE5140 Vật liệu chịu lửa trong luyện kim 2(2-0-0-4) 2

MSE5150 Mô hình hóa và điều khiển quá trình luyện kim

3(3-0-0-6) 3

MSE5121 Tái sinh vật liệu 2(2-0-0-4) 2

MSE5180 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5190 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư (KTGT) 10(0-0-20-20) 10 Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 8

MSE5111 Kỹ thuật luyện thép lò điện 2(2-0-0-4)

MSE5112 Kỹ thuật luyện thép lò thổi 2(2-0-0-4)

MSE5122 Thiêu kết và tạo viên quặng 2(2-0-0-4)

MSE5170 Xử lý sự cố trong nhà máy gang thép 2(2-0-0-4)

MSE5113 Đồ án thiết kế quá trình công nghệ gang thép

2(0-4-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 16 17 18 16 17 16 16 16 16 14

V-2 Chuyên ngành vật liệu kim loại màu và compozit

(45 bắt buộc + 8 tự chọn)

3 12 8 16 14

MSE2210 Khoáng vật và tuyển khoáng 3(3-0-0-6) 3

MSE3231 Luyện kim loại màu nặng 3(3-0-1-6) 3

MSE4231 Luyện kim loại màu nhẹ 3(3-0-1-6) 3

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MSE4232 Luyện kim bột và compozit 3(3-0-1-6) 3

MSE4251 Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu

2(2-0-0-4) 3

2

MSE5613 Tái sinh vật liệu kim loại 2(2-0-0-6) 2

MSE5630 Công nghệ vật liệu siêu sạch 3(3-0-0-6) 3

MSE5640 Ứng dụng tin học trong vật liệu kim loại màu và compozit

3(1-4-0-6) 3

MSE4271 Vật liệu kỹ thuật điện 2(2-0-0-4) 2

MSE4221 Vật liệu ceramic 3(3-0-0-6) 3

MSE4212 Công nghệ và thiết bị luyện kim loại quý hiếm

3(3-0-0-6) 3

MSE5210 Luyện kim loại đất hiếm, phóng xạ 3(3-0-0-6) 3

MSE5280 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5290 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư (KLMQHC) 10(0-0-20-20) 10 Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 8

MSE5211 Công nghệ điện phân trong dung dịch nước

2(2-0-1-4)

MSE5213 Vật liệu compozit nền kim loại 2(2-0-0-6)

MSE5212 Vật liệu bột mịn và siêu mịn 2(2-0-0-4)

MSE5222 Vật liệu compozit nền gốm và polyme

2(2-0-0-4)

MSE4252 Đồ án thiết kế và tổng hợp vật liệu bằng phương pháp luyện kim bột

2(1-2-0-6)

MSE3221 Đồ án thiết kế công nghệ và thiết bị luyện kim màu

2(1-2-0-6)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 16 17 16 16 16 16 14

V-3 Chuyên ngành Công nghệ và thiết bị cán (45 bắt buộc + 8 tự chọn)

3 12 8 16 14

MSE3160 Lý thuyết biến dạng dẻo 3(2-2-0-6) 3

MSE3410 Lý thuyết cán dọc 3(2-2-0-6) 3

MSE4810 Công nghệ cán thép hình 3(2-2-0-6) 3

MSE4411 Thiết bị cán thép hình 3(3-0-0-6) 3

MSE3430 Đồ án công nghệ & thiết bị cán 2(1-2-0-6) 2

MSE4462 Nhập môn mô hình hóa và mô phỏng quá trình công nghệ cán

3(2-2-0-6) 3

MSE5410 Công nghệ và thiết bị rèn dập 3(3-0-0-6) 3

MSE5420 Công nghệ và thiết bị cán đặc biệt 3(2-2-0-6) 3

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MSE5430 Mô hình hóa và mô phỏng số quá trình công nghệ cán

3(2-2-0-6) 3

MSE5440 Công nghệ và thiết bị kéo, ép kim loại

3(3-0-06) 3

MSE5450 Thực hành và thí nghiệm 2(0-2-2-6) 2

MSE5460 Tự động hóa quá trình sản xuất cán 2(2-0-0-6) 2

MSE5480 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5490 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư (CNTBC) 10(0-0-20-20) 10 Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 8

MSE5411 Công nghệ và thiết bị uốn 2(2-0-0-6)

MSE5412 Tạo hình vật liệu bột 2(2-0-0-6)

MSE5421 Công nghệ cán kim loại kép và giấy kim loại

2(2-0-0-6)

MSE5422 Bài tập lớn thiết kế thiết bị gia công áp lực

2(2-0-0-6)

MSE5470 Cơ học phá hủy cơ sở 2(2-0-0-6)

MSE5421 Máy và thiết bị nâng chuyển 2(2-0-0-6)

MSE5431 Kinh tế và tổ chức sản xuất xưởng cán

2(2-0-0-6)

MSE5441 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2(2-0-0-6)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 16 17 16 16 16 16 14

V-4 Chuyên ngành Đúc

(45 bắt buộc + 8 tự chọn)

3 12 8 16 14

MSE2310 Cơ sở Kỹ thuật đúc 3(3-0-0-2) 3

MSE3310 Vật liệu và công nghệ khuôn cát 3(2-0-2-2) 3

MSE3320 Hợp kim đúc 3(3-0-1-4) 3

MSE4470 Thiết bị đúc 3(2-2-0-3) 3

MSE4321 Kỹ thuật nấu luyện hợp kim đúc 3(2-1-1-2) 3

MSE3330 Đồ án thiết kế công nghệ đúc 2(1-2-0-4) 2

MSE4331 Mô hình hóa và mô phỏng quá trình đúc

3(2-1-1-4) 3

MSE4351 Lập dự án và thiết kế xưởng đúc 2(2-1-0-6) 2

MSE4360 Đúc đặc biệt 2(2-1-0-2) 2

MSE4311 Vật liệu và công nghệ khuôn cát tiên tiến

3(2-0-2-4) 3

MSE4560 Khuyết tật đúc 2(2-0-0-4) 2

MSE4392 Xử lý số liệu & quy hoạch thực 2(1-2-0-4) 2

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 nghiệm

MSE5350 Chuyên đề nghiên cứu 2(2-0-0-8) 2

MSE5380 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5390 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư (Đúc) 10(0-0-20-20) 10 Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 8

MSE4390 Công nghệ chế tạo các loại gang cầu 2(2-0-1-1)

MSE4371 Biến tính, tinh luyện và khử khí cho hợp kim nhôm

2(2-0-1-1)

MSE4381 Thiết kế khuôn kim loại 2(2-1-0-4)

MSE4550 Ứng dụng tin học trong đúc 2(1-2-0-2)

MSE5310 Đúc mỹ nghệ 2(0-1-3-4)

MSE4370 Tái sinh hỗn hợp làm khuôn 2(2-0-1-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 16 17 16 16 16 16 14

V-3 Chuyên ngành vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt (45 bắt buộc + 8 tự chọn)

3 12 8 16 14

MSE4215 Công nghệ & thiết bị nhiệt luyện 3(3-0-0-6) 3

MSE3520

Công nghệ xử lý bề mặt I

3(3-0-0-6) 3

MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4) 2

MSE4521 Kim loại và hợp kim phi sắt 3(3-0-0-6) 3

MSE5714 Hợp kim hệ sắt 2(2-1-0-4) 2

MSE4541 Thực hành các phương pháp nghiên cứu vật liệu

3(1-2-2-6) 3

MSE5510 Công nghệ nhiệt luyện nâng cao 3(3-0-0-6) 3

MSE5520 Công nghệ xử lý bề mặt II 3(3-0-0-6) 3

MSE5550 Lý thuyết độ bền 3(3-0-0-6) 3

MSE5560 Vật liệu chức năng 3(3-0-0-6) 3

MSE5530 Công nghệ màng mỏng 2(2-0-0-4) 2

MSE4571 Đại cương vật liệu composit 2(2-0-0-4)

MSE5580 Thực tập tốt nghiệp 2(0-0-4-4) 2

MSE5590 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư (VLHXLNBM) 10(0-0-20-20) 10 Chọn 8 TC từ các học phần dưới đây 8 8

MSE5570 Vật liệu chịu ma sát, mài mòn 2(2-0-0-4)

MSE5531 Lựa chọn vật liệu và công nghệ 3(3-0-0-6)

MSE5511 Chuyên đề vật liệu và công nghệ vật liệu mới

2(2-0-0-4)

STT/

MÃ SỐ

KHỐI KIẾN THỨC/

TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MSE4581 Nhiệt động học trong nhiệt luyện và xử lý bề mặt

2(2-0-0-4)

MSE4561 Mô hình hoá quá trình xử lý nhiệt và bề mặt

3(2-2-0-6)

MSE3530 Đồ án thiết kế xưởng nhiệt luyện 2(1-2-0-4)

MSE4511 Các phương pháp phân tích tổ chức và cấu trúc

3(3-0-0-6)

MSE4551 Đo lường & xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0-0-4)

MSE4591 Các phương pháp kiểm tra không phá hủy

2(2-0-0-4)

MSE5221 Công nghệ vật liệu bột 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 16 17 16 16 16 16 14