403
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH QUẢNG NAM HUYỆN ỦY TIÊN PHƯỚC -----***----- 50 NĂM CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ (25/9/1962 - 25/9/2012)

CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAMBỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH QUẢNG NAM

HUYỆN ỦY TIÊN PHƯỚC-----***-----

50 NĂMCHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ(25/9/1962 - 25/9/2012)

Tiên Phước, tháng 8 năm 2012

Page 2: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

2

Page 3: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tại Chỉ thị số 54-CT/TU về việc “Tiếp tục sưu tầm, hệ thống và sử dụng những tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và Huyện ủy Tiên Phước phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo khoa học:“50 năm chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962 - 25/9/2012)”.

Kỷ yếu hội thảo tập hợp tham luận của các đồng chí nhân chứng từng trực tiếp tham gia chiến dịch, các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia lịch sử. Nội dung tập trung làm rõ những vấn đề như: bối cảnh lịch sử, chủ trương chỉ đạo, quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả, bài học kinh nghiệm, các mặt bảo đảm và công tác khác thuộc nội hàm chiến dịch…Qua đó, làm nổi bật tầm vóc, ý nghĩa của chiến dịch, của địa bàn chiến lược Sơn - Cẩm - Hà đối với phong trào cách mạng tỉnh Quảng Nam; đồng thời thể hiện vai trò, tôn vinh những đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương.

Nửa thế kỷ trôi qua, nguồn tư liệu phản ánh về chiến dịch rất hạn chế, các nhân chứng còn lại không nhiều. Nhưng với sự cộng tác nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị có liên quan, sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí nhân chứng Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 29 bài tham luận.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy Tiên Phước trân trọng gửi đến các

3

Page 4: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đồng chí tập Kỷ yếu “50 năm chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962 - 25/9/2012)” nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra chiến dịch.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song chắc chắn tập kỷ yếu không thể tránh khỏi những thiếu sót, còn nhiều vấn đề cần phải thống nhất thêm. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý cơ quan, cá nhân để tiếp tục bổ sung kỷ yếu đạt chất lượng hơn.

Tiên Phước, tháng 8 năm 2012

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

4

Page 5: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC 50 NĂM CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

(25/9/1962 - 25/9/2012)

Đại tá Trần Minh Chín*

Trước tiên, thay mặt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Phước và Ban Tổ chức Hội thảo “50 năm chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962 - 25/9/2012)”, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu, các nhân chứng lịch sử cùng toàn thể các đồng chí có mặt trong cuộc Hội thảo khoa học có ý nghĩa sâu sắc này. Xin chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Cuối năm 1962, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương mở đợt hoạt động mùa mưa, tiến công đánh chiếm vùng giáp ranh, tạo bàn đạp cho lực lượng cách mạng tiến xuống đồng bằng. Thực hiện chủ trương của trên, Tỉnh ủy Quảng Nam, Đảng ủy B17(1) - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam lãnh đạo, chỉ đạo mở đợt hoạt động rộng khắp trên cả 3 cánh: Bắc, Trung, Nam của tỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu là: “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang và chính trị nhằm phá ấp chiến lược, phát động quần chúng phá thế kèm kẹp ở đồng bằng, phát triển du kích chiến

* Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam.1. Mật danh của Đảng ủy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam.

5

Page 6: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tranh, tạo điều kiện xây dựng căn cứ đồng bằng nối liền với miền núi, phát triển xuống vùng sâu tạo thế nối liền các cánh trong tỉnh; giải quyết các vấn đề khó khăn về nhân, vật lực để đưa phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh phát triển, kịp thời phối hợp với chiến trường chung”(1). Đảng ủy, Ban chỉ huy dự kiến thực hiện qua hai đợt: đợt 1 từ 20 tháng 9 đến 30 tháng 10 năm 1962, đợt 2 từ 30 tháng 10 đến 30 tháng 12 năm 1962.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cán bộ, bộ đội, du kích và nhân dân ta quen gọi với cụm từ thân thương là Sơn - Cẩm - Hà, nay là Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà), được Đảng ủy B17 xác định là chiến trường trọng điểm. Để bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam quyết định sử dụng lực lượng gồm: Tiểu đoàn bộ binh 70, lực lượng bộ đội địa phương, đội công tác vũ trang huyện Tiên Phước, du kích hai xã Phước Lãnh, Phước Ngọc và đội công tác 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Toàn bộ lực lượng đặt dưới sự chỉ huy của đồng chí Quách Tử Hấp, Trung đoàn trưởng kiêm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Dương Loan (Liên) Chính ủy kiêm Chính trị viên tỉnh đội.

Tiểu đoàn 70 được giao nhiệm vụ làm lực lượng chủ yếu trong chiến dịch, do đồng chí Trương Tầm tiểu đoàn trưởng và đồng chí Lê Thanh Hà chính trị viên trực tiếp chỉ huy. Ban chỉ huy Tiểu đoàn xác định quyết tâm: Tập trung

1. Dự thảo báo cáo tổng kết cuối năm 1962 của Đảng ủy B17, tài liệu số 7/1962, tr.17, lưu tại Ban KH-CN-MT, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam.

6

Page 7: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lực lượng thực hiện ý định của cấp trên, giải phóng bằng được Sơn - Cẩm - Hà, làm bàn đạp phát triển ra hướng tây của huyện Thăng Bình, tây huyện Tam Kỳ. Tiểu đoàn sử dụng Đại đội 2 do đồng chí Đỗ Châu Sa làm Đại đội trưởng, đồng chí Ngọc làm Chính trị viên làm mũi chủ công, tiến công địch tại ấp chiến lược Cẩm Y, giải phóng xã Phước Cẩm chốt giữ Eo Gió và dốc Dàn Xây và tiến công sang Phước Sơn. Đại đội 1, Đại đội 3, tiểu đoàn bộ Vượt sông Tiên, tiến đánh ấp chiến lược Phú Vinh Tây, đánh chiếm hội đồng xã Phước Hà, tảo trừ và lập sở chỉ huy mới ở Phước Hà; Đại đội 1 phát triển qua An Tráng, Đại Tráng, Đại đội 3 phát triển xuống Dốc Xoài, Phước Sơn.

Theo kế hoạch, ngày 20 tháng 9 năm 1962, chiến dịch bắt đầu, nhưng trong quá trình chuẩn bị, địch tung quân càn quét lên Phước Lãnh, Phước Ngọc (nay là Tiên Lãnh, Tiên Ngọc) nên các đơn vị bí mật di chuyển quân để tránh đụng độ với địch, làm lộ ý định tác chiến; đồng thời tổ chức một lực lượng phối hợp với du kích địa phương bám đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng. Đồng thời, cấp trên điều một đơn vị của Tiểu đoàn 90 về hoạt động ở khu vực Tài Thành hỗ trợ cho Tiểu đoàn 70 và các đơn vị vượt sông Tiên.

Đêm ngày 25 tháng 9 năm 1962, Đại đội 2 tổ chức vượt sông Tiên, sáng ngày 26 tháng 9 năm 1962, toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch vượt sông. Đến ngày 27 tháng 9 năm 1962(1), ta tiến công địch giải phóng hoàn toàn 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Phát huy thắng lợi, các đơn vị phát

1. Theo tài liệu Tường thuật về công tác phát động quần chúng cuối năm 1962 của Quảng Nam, số 6/1962, tr.3, lưu tại Ban KH-CN-MT/Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

7

Page 8: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

triển xuống một số vùng thuộc phía tây huyện Thăng Bình, Tam Kỳ và tây nam huyện Quế Sơn làm chủ 4 xã khác; theo đánh giá của Đảng ủy B17, kết quả của chiến dịch vượt mục tiêu đề ra. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các đội công tác tổ chức thành lập chính quyền cách mạng lâm thời, phát động quần chúng, xây dựng lực lượng du kích, ổn định đời sống nhân dân.

Vượt sông Tiên Giải phóng Sơn - Cẩm - Hà là chiến dịch lớn đầu tiên do lực lượng vũ trang tỉnh tiến hành. Thắng lợi của chiến dịch trước hết là nhờ quán triệt sâu sắc chủ trương cấp trên, cán bộ, chiến sĩ quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết một lòng, hiệp đồng chặt chẽ, làm tốt công tác chuẩn bị, nắm chắc địa bàn tác chiến và hạ quyết tâm chính xác. Sau chiến dịch đơn vị tổ chức lực lượng thọc sâu vào hậu phương địch, tác chiến liên tục, làm cho chúng bị động đối phó, không còn đủ lực lượng, phương tiện để càn quét tái chiếm vùng đã mất.

Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà và một số khu vực ở tây Thăng Bình, Tam Kỳ, tây nam Quế Sơn với hàng ngàn người dân; phá vỡ thế tranh chấp ở khu vực giáp ranh giữa ta và địch, tạo bàn đạp thuận lợi để lực lượng ta thọc sâu xuống đồng bằng, xây dựng cơ sở, quấy rối hậu phương địch. Góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc (Tiên Phước) và Mật khu Đỗ Xá của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tại Trà My.

Về địa hình, Sơn - Cẩm - Hà là nơi giao nhau giữa các con đường: Đường 534 (đường16) từ Hà Lam lên Việt An (Thăng Bình), lên Phước Sơn, Phước Hà; đường 586, từ

8

Page 9: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quán Rường chạy lên Cẩm Khê (Tam Kỳ) qua đèo Eo Gió về Phước Cẩm, Phước Hà. Đây là những tuyến giao thông thuận lợi để ta cơ động lực lượng, vũ khí trang bị tiến xuống đồng bằng. Sơn - Cẩm - Hà còn là khu vực có địa thế hiểm trở, lực lượng ta vừa tổ chức bảo vệ vững chắc, vừa có thể tiến, có thể lùi an toàn. Do vậy, ta khẩn trương tạo lập khu căn cứ rộng lớn, vững chắc, làm nơi đứng chân của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Nam và một số cơ quan, đơn vị của Quân khu 5 để lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, khẳng định sự trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn đầu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý về tác chiến của bộ đội tỉnh, huyện, đội công tác vũ trang và du kích trong thế trận chiến tranh nhân dân địa phương rộng khắp. Tuy nhiên, 50 năm qua, các cơ quan nghiên cứu khoa học lịch sử chưa quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu đúng mức giá trị thành công của chiến dịch này. Có chăng trong những công trình lịch sử cũng chỉ đề cập ở mức độ vừa phải như hàng loạt các sự kiện khác đã xảy ra. Tuy là một chiến dịch có quy mô rất nhỏ so với các chiến dịch khác đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhưng Vượt sông Tiên có thể coi là chiến dịch điển hình về quyết tâm mở mảng, giành dân, xây dựng căn cứ địa ở vùng trung du, tạo bàn đạp tiến xuống đồng bằng của tỉnh ta và cũng có thể xem là chiến dịch đầu tiên mà lực lượng vũ trang tỉnh

9

Page 10: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quảng Nam và một đơn vị của chủ lực Quân khu phối hợp tác chiến trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nghiên cứu, tổng kết toàn diện chiến dịch Vượt sông Tiên, chúng ta có điều kiện chiêm nghiệm và rút ra nhiều bài học quý về nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng tiến công địch trong các khu dồn ấp chiến lược ở địa hình trung du. Nghệ thuật và kinh nghiệm phát động quần chúng tố giác bọn gián điệp, truy diệt ác ôn, xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở vùng trắng cơ sở cách mạng. Qua đó ta càng thấm thía, khắc ghi câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; nhân dân là gốc cách mạng, dân có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền. Trong kháng chiến mỗi người dân là một viên ngọc, với hàng ngàn viên ngọc mà ta giành được tại Sơn - Cẩm - Hà trong những ngày cuối tháng 9 năm 1962, càng làm cho ta thấy rõ tầm vóc, ý nghĩa của chiến dịch này.

Thời gian qua đi, những dấu tích của một thời hào hùng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc trên mảnh đất này có thể bị phai mờ theo năm tháng, nhưng tầm vóc, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà vẫn còn nguyên giá trị. Trên tinh thần đó, thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TU, ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc "tiếp tục triển khai công tác sưu tầm, hệ thống và sử dụng tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng". Nhân kỷ niệm 50 năm các lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Quảng Nam Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh,

10

Page 11: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Tiên Phước phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962 - 25/9/2012)”. Trong cuộc hội thảo này, kính mong các cơ quan, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học làm sâu sắc, sáng tỏ thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Nam đối với chiến dịch. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của các cấp ủy đảng luôn là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi. Đã 50 năm trôi qua, nguồn tư liệu thành văn còn lại không nhiều, các đồng chí nhân chứng từng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch cũng không còn, nên chúng ta cần dựng lại đầy đủ chủ trương, quyết tâm của các cấp lãnh đạo đối với chiến dịch này.

Hai là, Miêu tả quá trình chuẩn bị của các lực lượng tham gia chiến dịch, diễn biến chiến dịch, cũng như tổ chức bố trí lực lượng bảo vệ căn cứ sau giải phóng; qua đó làm rõ nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch, bố trí và sử dụng lực lượng. Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, cơ quan chủ trì đã cố gắng liên hệ tìm kiếm nhân chứng; song thời gian lùi xa, những thay đổi của cuộc sống thường nhật đã cản trở rất nhiều. Các đồng chí nhân chứng được tham vấn, hầu hết ở Đại đội 2 của Tiểu đoàn 70, nên chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin về diễn biến của chiến dịch trên toàn bộ khu vực Sơn - Cẩm - Hà.

11

Page 12: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Ba là, Làm rõ tầm vóc, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến dịch đối với tình hình trên địa bàn tỉnh, quân khu lúc bấy giờ và đối với công tác giáo dục, tuyên truyền phát huy giá trị của chiến dịch cho các thế hệ hôm nay. Hiện nay, một số công trình lịch sử địa phương, quân đội, thông sử của Trung ương cũng đã ít nhiều đề cập đến, nhưng vẫn chưa làm rõ được vấn đề này.

Bốn là, Làm rõ đóng góp của nhân dân Tiên Phước nói chung và đồng bào Sơn - Cẩm - Hà nói riêng trong công tác phối hợp với bộ đội tỉnh và các lực lượng của huyện, góp phần làm nên thắng lợi.

Năm là, Về tên của chiến dịch, nên dùng chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962) hay là một tên gọi nào khác như: Đợt hoạt động Vượt sông Tiên, mở mảng, giành dân ở khu vực Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962).

Sáu là, Trong quá trình làm tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng, về thời gian diễn ra chiến dịch có ý kiến cho là tháng 8 năm 1962; các tài liệu viết vào thời kỳ năm 1962, lưu trữ tại cơ quan Khoa học của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ghi: thời gian bắt đầu chiến dịch ngày 25 tháng 9 năm 1962. Đề nghị các đồng chí làm rõ mốc thời gian này? Cũng theo tài liệu lưu trữ, thì ngày 27 tháng 9 năm 1962 ta giải phóng hoàn toàn Sơn - Cẩm - Hà. Vậy lấy ngày 27 là thời gian kết thúc chiến dịch có phù hợp không, hay là một mốc thời gian khác? Về phiên hiệu các đại đội trên các hướng, Đại đội 2 (H30) là đại đội làm nhiệm vụ chủ công đánh vào Phước Cẩm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng H30 lúc đó mang phiên hiệu là Đại đội 3 hoặc V3? Về địch, lực lượng của chúng

12

Page 13: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trên địa bàn Sơn - Cẩm - Hà lúc này như thế nào?

Lịch sử diễn ra có một lần, nhưng nhận thức lịch sử thì có thể nhiều lần. Với tinh thần đó, xuất phát từ quan điểm khách quan, khoa học, dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học và nguồn tư liệu đáng tin cậy, trong cuộc Hội thảo này giúp chúng ta có sự nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn về toàn bộ nội hàm của chiến dịch. Kết quả của Hội thảo sẽ cung cấp nguồn tư liệu quý, bổ sung vào lịch sử đấu tranh anh dũng, kiên cường của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Cuộc Hội thảo cũng là dịp để chúng ta tôn vinh những đóng góp, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, của đồng bào, đồng chí từng tham gia chiến dịch, qua đó khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã cử cán bộ trực tiếp liên hệ và gửi công văn đến các nhân chứng lịch sử, các cơ quan, các đồng chí cán bộ nghiên cứu lịch sử mời viết bài theo các chủ đề đã được chuẩn bị. Đến nay, Ban tổ chức đã tập hợp được 29 tham luận, nhìn chung các bản tham luận đều thống nhất và khẳng định một cách thuyết phục sự đúng đắn về chủ trương Vượt sông Tiên của Đảng ủy - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm tỉnh đội Quảng Nam, Huyện ủy Tiên Phước. Đây là quyết định dựa trên sự tính toán khoa học về thực lực, khả năng sức mạnh của ta sẽ đánh bại ngụy quân, ngụy quyền trong các đồn bốt, khu dồn ấp chiến lược. Thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ, ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ và thắng lợi này đã tạc vào lịch sử quê hương dấu

13

Page 14: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

son chói lọi về một thời kỳ oanh liệt trong sự nghiệp chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất non sông đất nước.

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học đã quan tâm sâu sắc đến sự kiện có ý nghĩa to lớn này!

14

Page 15: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ

Đại tá Đặng Văn Chí *

Ngày 03 tháng 02 năm 1962, tại Phước Lãnh (nay là xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước), Tiểu đoàn 70 được thành lập, đồng chí Trương Tầm làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lê Thanh Hà làm Chính trị viên, đồng chí Nguyễn Thông (Nam) làm Tiểu đoàn phó, đồng chí Đặng Văn Chí làm Tham mưu trưởng, đồng chí Minh và Mai (Bửu) làm chính trị, thông tin là đồng chí Vân, tác huấn đồng chí Phan Văn Màn và đồng chí Nguyễn Lại (sau này hy sinh tại đồn Suối Đá (Kỳ Long - Tam Kỳ). Tiểu đoàn lúc này có 4 đại đội: Đại đội 1 được chuyển từ Đại đội H21 do đồng chí Đặng Đình Xố làm Đại đội trưởng, đồng chí Trương Thanh Tân (quê ở Đại Lộc) làm Đại đội phó, đồng chí Tắt làm Chính trị viên. Đại đội 2 chuyển từ H30, đồng chí Ngô Văn Sành (Minh Dồ) làm Đại đội trưởng, trong chiến dịch đồng chí Đỗ Châu Sa lên thay, đồng chí Sam làm Chính trị viên, trong chiến dịch đồng chí Ngọc thay. Đại đội 3 lấy quân từ Đại đội H35 và bổ sung thêm lực lượng từ du kích Phước Lãnh, đồng chí Khang làm Đại đội trưởng, đồng chí Trịnh làm Đại đội phó, đồng chí Minh Tuấn làm Chính trị viên. Đại đội 4 đồng chí Đoàn Đình Túc làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Cần làm Chính trị viên, đồng chí Phạm Võ làm Đại đội phó.

* Nguyên Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 70.

15

Page 16: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Chủ trương của Khủ ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5

Quân khu 5 xác định trọng điểm mở mảng giành dân cuối năm 1962 là nam Quảng Nam và một phần bắc Quảng Ngãi.

Về hướng sử dụng lực lượng:

Hướng trọng điểm, chủ yếu, sử dụng Tiểu đoàn 70 tăng cường 1 trung đội của Tiểu đoàn 90 làm mũi đột kích, mở ra vùng Phước Sơn - Phước Cẩm - Phước Hà (nhân dân thường gọi là Sơn - Cẩm - Hà, nay là xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà của huyện Tiên Phước), Bình Lâm, Bình Lãnh, Bình Trị, huyện Thăng Bình.

Hướng thứ yếu 1, sử dụng Tiểu đoàn 90 mở ra các xã Phước Thạnh, Phước Lộc, Phước Mỹ, Phước Hòa, phát triển xuống Phước Tiên, Phước Hiệp nối liền với vùng giải phóng phía Nam của huyện Tam Kỳ, gồm các xã Kỳ Sanh, Kỳ Thạnh, Kỳ Yên, Kỳ Quế.

Hướng thứ yếu 2, sử dụng Tiểu đoàn 60 mở ra vùng tây Quế Sơn.

Quyết tâm của Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam

Ngày 20 tháng 02 năm 1962, ta thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, đồng chí Quách Tử Hấp làm Trung đoàn trưởng kiêm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Dương Loan (Liên) làm Chính ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội.

Ban Chỉ huy Trung đoàn kiêm Tỉnh đội quyết định sử dụng Tiểu đoàn 70 là mũi đột kích chủ yếu của Trung đoàn 1, trước mắt quyết tâm giải phóng khu vực Sơn - Cẩm - Hà,

16

Page 17: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sau đó phát triển ra hướng tây Thăng Bình (Bình Trị, Bình Định, Bình Phú, Bình Lãnh).

Hướng thứ yếu Tiểu đoàn 60 giải phóng Sơn Hòa, Sơn Tú, bắt liên lạc với Tiểu đoàn 70 ở Việt An. Hướng phát triển vượt đèo Răm, giải phong Sơn Long, Sơn Thạch, Sơn Khánh.

Đại đội độc lập V10 của tỉnh từ tây Đại Lộc chuyển qua hoạt động phía tây Duy Xuyên.

Thời gian bắt đầu đợt hoạt động từ 15 tháng 9 đến hết tháng 10 năm 1962.

Quyết tâm của Tiểu đoàn 70

Ban Chỉ huy tiểu đoàn quyết tâm tập trung lực lượng thực hiện ý định của cấp trên, trước mắt giải phóng bằng được Sơn - Cẩm - Hà; để làm tiền đề tiếp tục phát triển ra hướng tây của Thăng Bình, tây Tam Kỳ.

Ban Chỉ huy tiểu đoàn quyết định sử dụng Đại đội 3 do đồng chí Khang chỉ huy thọc thẳng đột phá vào ấp chiến lược và cơ quan hội đồng xã Phước Hà, tiêu diệt tổng đoàn dân vệ đóng tại ấp chiến lược Phú Vinh Tây (thôn 2); sau đó, để lại lực lượng chiếm giữ, tảo trừ quân địch ở Phước Hà, bộ phận còn lại phát triển ra giải phóng thôn 4 của Phước Sơn, tiến ra đến Việt An (Bình Lâm), chú ý bắt liên lạc bên trái với Tiểu đoàn 60.

Đại đội 2 do đồng chí Đỗ Châu Sa chỉ huy đảm nhiệm mũi thọc sâu vu hồi, chiếm dốc Dàn Xay và đèo Eo Gió, dùng lực lượng lớn tiến đánh ấp chiến lược thôn 3 (Cẩm Y) xã Phước Cẩm.

17

Page 18: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đại đội 1 phối hợp với Đại đội 3 đảm nhiệm cánh trái diệt địch ở thôn 2 Phước Hà, chiếm giữ, tảo trừ quân địch ngay ở thôn 2, phát triển đánh chiếm thôn 4 (Đại Tráng), phát triển lên An Tráng của Bình Lâm bắt liên lạc với Tiểu đoàn 60. Một trung đội của Tiểu đoàn 90 và Tiểu đoàn bộ phát triển sau Đại đội 3, sau khi đánh chiếm được cơ quan hội đồng và ấp chiến lược thôn 2, Phước Hà, tảo trừ địch và lập chỉ huy sở ở đây.

Chú ý: đề phòng đánh quân địch từ quận lỵ Tiên Phước ra đèo Bà Đạt (Phước Hòa), đánh vào sườn phía sau đội hình chiến đấu của ta.

Thực ra, ngay sau khi thành lập, Tiểu đoàn đã có những hoạt động chuẩn bị chiến trường ở hướng Sơn - Cẩm - Hà, đặc biệt là cơ quan hội đồng xã Phước Hà. Tháng 5 năm 1962, Đại đội 3 dùng lực lượng tập kích bọn dân vệ ở ấp chiến lược thôn 2, xã Phước Hà, diệt một số tên địch và thu được một số sách vở, tài liệu. Sau thời gian chuẩn bị, ta để lực lượng trinh sát nằm lại khu vực phía tây sông Tiên tiếp tục theo dõi, nắm tình hình địch. Trong quá trình chuẩn bị, ta cũng cho đan thuyền để nếu nước sâu thì sử dụng vượt sông.

Diễn biến Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà

Ý định của ta là ngày 18, 19 tháng 9 năm 1962, tiến hành chiếm lĩnh trận địa, để ngày 20 tháng 9 năm 1962 có thể vượt sông.

Ngày 19 tháng 9 năm 1962, Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội đứng chân ở thôn 8, xã Phước Lãnh; Đại đội 4 và Tiểu

18

Page 19: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đoàn bộ 70 ở thôn 2; Đại đội 1, đứng chân ở thôn 4, xã Phước Ngọc, Đại đội 1 tổ chức một bộ phận chốt ở Đá Chẹt, để chặn địch từ hướng Phước Lâm đánh vào. Đại đội 3 ở thôn 4; Đại đội 2 ở thôn 9, thôn 10, xã Phước Lãnh chuẩn bị vượt dốc Lung để vào vị trí tập kết.

Ngày 20 tháng 9 năm 1962, khoảng 6 giờ sáng, địch dùng trực thăng đổ quân xuống Bãi Tranh thuộc thôn 6, Phước Lãnh khu vực cửa sông Tum sát với sông Tranh. Một cánh quân khác từ Phước Lâm thọc vào Phước Ngọc, nhưng bị Đại đội 1 chặn lại, chúng không tiến vào được. Sau này, ta phát hiện ý định của địch là sẽ mở cuộc càn quét vào vùng Lãnh - Ngọc, bất ngờ tiêu diệt lực lượng ta và chiếm đóng lại vùng Lãnh - Ngọc, nhưng bị du kích và bộ đội chống càn nên chúng không thực hiện được ý đồ; khi ta đưa bộ đội vượt sông Tiên thì chúng mới đóng được đồn ở thôn 4, Phước Ngọc (đồn Phước Ngọc).

Trung đoàn 1 lệnh cho Tiểu đoàn 70 tổ chức diệt địch đổ quân ở thôn 6, chống càn ở Lãnh - Ngọc và dừng chuyển quân, chờ lệnh. Tiểu đoàn triển khai lực lượng chống càn như sau: dùng Đại đội 2 tiêu diệt quân địch đổ quân xuống Bãi Tranh thôn 6. Đại đội 1 chặn đánh cánh quân từ Phước Lâm vào, nếu địch phát triển cho lực lượng chống càn ở Phước Ngọc tiêu diệt địch nống ra, sau đó 2 đại đội chờ lệnh của tiểu đoàn. Trong lúc này, Đại đội 2 từ thôn 9, thôn 10 vượt dốc Lung qua Na Sơn xuống Đông Bình vào chiếm lĩnh vị trí tập kết ở khe Vệ Sinh. Tổng kết, ngày 20 tháng 9, ta đánh địch không hiệu quả, phía Bãi Tranh, Phước Lãnh để địch chạy trốn vào rừng phía nam sông Tum; phía Đại

19

Page 20: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đội 1 cùng du kích Phước Ngọc chặn đánh không cho địch tiến vào Phước Ngọc. Đến chiều ngày 20 tháng 9, trung đội tăng cường của Tiểu đoàn 90 hành quân đến vị trí tập kết của Tiểu đoàn bộ.

Sáng ngày 21 tháng 9 năm 1962, Trung đoàn 1 lệnh cho Tiểu đoàn 70, bàn giao lại công tác chống càn cho bộ đội địa phương huyện Tiên Phước và du kích Lãnh - Ngọc. Đại đội 1, Đại đội 3 chuẩn bị hành quân. 5 giờ sáng, ngày 22 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn bộ, Đại đội 1, Đại đội 3, Đại đội 4 dẫn đầu là lực lượng trinh sát từ thôn 2, Phước Ngọc vượt núi qua Đông Bình vào chiếm lĩnh trận địa, lúc này sở chỉ huy Trung đoàn cũng đã vào khu tập kết ở khe Vệ Sinh.

Để động viên tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch đồng chí Hoàng cán bộ tuyên huấn của Trung đoàn đọc lệnh của Quân khu và Chỉ lệnh của Trung đoàn, phát động tinh thần quyết tâm chiến đấu, phải kiên quyết đánh chiếm khu vực Sơn - Cẩm - Hà và phía tây các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ.

Tối ngày 25 tháng 9 năm 1962, Đại đội 2, thực hiện kế hoạch vượt sông, đơn vị đi qua dãy núi phía nam Phước Hòa, thọc qua đèo Bà Đạt, qua Dốc Nứa và chiếm lĩnh sườn tây Núi Vú, tổ chức lực lượng khoảng 1 trung đội ra chiếm lĩnh dốc Dàn Xây và đèo Eo Gió để ngăn chặn địch từ Phước Cẩm, Phước Hà tháo chạy, sẵn sàng đánh viện binh từ Cẩm Khê lên. Toàn bộ đơn vị làm tốt công tác giữ bí mật, sẵn sàng nổ súng đánh vào cơ quan hội đồng Phước Cẩm khi hướng Phước Hà nổ súng.

20

Page 21: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đêm ngày 25 tháng 9 năm 1962, các đơn vị còn lại của tiểu đoàn ở các vị trí như sau: Đại đội 3 triển khai ở khu vực thôn Tài Thành đối diện với thôn 2, Phước Hà; Đại đội 1 ở phía sau Đại đội 3; Tiểu đoàn bộ và Đại đội 4 ở phía Nam Tài Thành hướng qua Bờ Xe (Bờ Sa - nhân dân làm để đánh cá), trung đội của Tiểu đoàn 90 cũng đứng chân sau Tiểu đoàn bộ. Ta tuyệt đối giữ bí mật và làm công tác chuẩn bị để vượt sông, khu vực này không có dân nên ta dễ dàng giữ được bí mật.

6 giờ sáng, ngày 26 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn trưởng Trương Tầm ra lệnh vượt sông. Đại đội 3 vượt lên trước, chia làm hai mũi đánh vào cơ quan hội đồng Phước Hà diệt 1 trung đội dân vệ, sau đó cho một trung đội phát triển ra chiếm Dốc Xoài (thôn 4) còn lại tiến hành tảo trừ quân địch. Trước đó, Đại đội 2 nổ súng đánh vào ấp chiến lược Cẩm Y và cơ quan hội đồng xã Phước Cẩm, cho 1 bộ phận thọc qua thôn 1, Phước Sơn.

Đại đội 1 đánh vào thôn 4 xã Phước Hà, sau đó phát triển qua An Tráng, một trung đội của Đại đội 1, trung đội dự bị của tiểu đoàn, Tiểu đoàn bộ và Đại đội 4 chiếm giữ cơ quan hội đồng xã Phước Hà, tảo trừ địch đến 12 giờ. Lực lượng còn lại của Đại đội 3 dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng tiếp tục phát triển qua thôn 4, Phước Sơn. Đại đội vừa đến Dốc Xoài thì địch đã chiếm thôn 4, hai bên nổ súng quyết liệt đến 3 giờ chiều thì quân địch tháo chạy, địch dùng trực thăng lấy xác đưa về Việt An. Cùng lúc, địch từ

21

Page 22: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tiên Phước ra Phước Hòa chiếm đèo Bà Đạt định phát triển vào thôn 2 xã Phước Hà, tiểu đoàn phát hiện, ra lệnh cho súng cối bắn chặn địch chết một số tên và kéo nhau bỏ chạy về quận lỵ.

Đồng chí Trương Tầm đi cùng Đại đội 3 đến tối ngày 26 tháng 9 vẫn chưa về nên tiểu đoàn không rõ tin tức hướng Đại đội 3. Như vậy, trong ngày 26 tháng 9 Tiểu đoàn 70 đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng hiệu suất chiến đấu chưa cao. Nhân dân bỏ chạy hết gây khó khăn cho công tác phát động quần chúng.

Từ ngày 27 tháng 9 đến hết tháng 9 năm 1962, ta tổ chức đánh địch phản kích và phá banh các ấp chiến lược, gọi nhân dân về phát động quần chúng, tổ chức lực lượng của địa phương, biến ấp chiến lược thành làng chiến đấu của ta, xây dựng và huấn luyện lực lượng du kích xã.

Sau khi tổ chức đánh địch phản kích, tiểu đoàn nhận nhiệm vụ tổ chức chống càn giữ vùng giải phóng và đánh sâu vào hậu phương của địch. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn quyết định bố trí lực lượng như sau: Tiểu đoàn bộ và Đại đội 4 đứng chân ở thôn 3 xã Phước Sơn; Đại đội 1 ở Phước Hà, Phước Cẩm; Đại đội 2 chốt ở thôn 1, Phước Cẩm và thôn 1 xã Kỳ Phước. Tiểu đoàn 60 ở vùng Sơn Hòa và Sơn Tú; bên phải Tiểu đoàn 90 đứng chân ở vùng Phước Thạnh, Phước Lộc, Phước An.

Ngày 29 tháng 9 năm 1962, địch từ Cẩm Khê bí mật thọc lên chiếm lại dốc Dàn Xây, đèo Eo Gió và chúng đóng chốt ở Gò Vàng (gò giữa dốc Dàn Xây và Eo Gió); cánh

22

Page 23: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

quân địch ở quận lỵ Tiên Phước thọc ra Phước Hòa. Lúc này, Đại đội 1 chiếm lĩnh Dốc Nứa và đèo Bà Đạt đánh lui quân địch. Tối ngày 29 tháng 9 năm 1962, Đại đội 2 dùng lực lượng một trung đội tập kích diệt địch trên đỉnh dốc Dàn Xay, số còn lại bỏ chạy về Cẩm Khê. Hướng Đại đội 3 tổ chức một mũi thọc về hướng chợ Vinh Huy (Bình Trị) bọn dân vệ tại đây chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy.

Những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 1962, Đại đội 2 được lệnh của tiểu đoàn dùng những bộ phận nhỏ thọc đánh vào các ấp chiến lược của địch ở Kỳ Phước, Kỳ An và chốt giữ một số điểm chốt có giá trị ở đây. Đại đội 1 dùng một trung đội thọc ra Bình Phú chiếm thôn Đồng Linh và Đức An, quân địch bỏ chạy. Trong lúc đó, ở cánh phải Tiểu đoàn 90 thường xuyên đánh phá các ấp chiến lược của Phước Hòa, Phước Mỹ, Phước Kỳ sát quận lỵ Tiên Phước, bọn địch lo đối phó không thực hiện được âm mưu phản kích tái chiếm Sơn - Cẩm - Hà; phía bên trái Tiểu đoàn 60 thường xuyên hoạt động về phía tây của quận lỵ Quế Sơn; Sơn Hòa, Sơn Tú (Hiệp Đức), địch phải lo đối phó.

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1962, Trung đoàn 1 quyết tâm diệt địch ở Phước Ngọc khôi phục vùng giải phóng, sử dụng Tiểu đoàn 60, Đại đội 3, của Tiểu đoàn 70, Đại đội đặc công H29 và một bộ phận hỏa lực đánh đồn Phước Ngọc. Trận đánh không thành công ta bị tiêu hao, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 60 bị thương (về sau đầu hàng địch), đồng chí Khang, Đại đội trưởng Đại đội 3 mất tích.

Tháng 12 năm 1962, tại Nà Chói phía tây Tiên Lãnh, Trung đoàn tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm đợt hoạt động

23

Page 24: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

mở mảng, giành dân, đánh địch bảo vệ vùng giải phóng Lãnh, Ngọc, Sơn, Cẩm, Hà và tây Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn.

Một vài nhận xét

Tiểu đoàn 70 mới thành lập, chưa từng hợp đồng tác chiến, nhưng do quán triệt chủ trương cấp trên, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, cán bộ, chiến sĩ đoàn kết một lòng hiệp đồng chiến đấu nên đã giành được thắng lợi.

Nhờ ta làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường do các hoạt động nhỏ của các đơn vị đặc biệt là Đại đội 3 và Đại đội 2 trong đợt hoạt động tháng 5 năm 1962 nên đã nắm chắc được địa bàn tác chiến và hạ quyết tâm chính xác.

Các đại đội của tiểu đoàn nhất là Đại đội 3 đảm nhiệm mũi thọc sâu, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo cho tiểu đoàn và các đơn vị chiến đấu thắng lợi. Sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp trên còn thể hiện ở việc tổ chức lực lượng thọc sâu vào hậu phương địch, làm cho chúng không còn rảnh tay để đối phó với ta tái chiếm vùng đã mất.

Trình độ chỉ huy của cán bộ, kỹ chiến thuật của từng chiến sĩ chưa tốt nên hạn chế kết quả tiêu diệt địch. Nhân dân bị địch khủng bố dã man, khi bộ đội tiến xuống đã bỏ chạy, làm ảnh hưởng lớn đến công tác phát động, giành dân và tổ chức xây dựng lực lượng.

Quân địch chủ quan, tinh thần chiến đấu bạc nhược nên thuận lợi cho ta tổ chức chống lại và phát triển.

Người ghi: Trần Văn Giáp

24

Page 25: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ĐẠI ĐỘI 2 - ĐƠN VỊ CHỦ CÔNG TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ

Đại tá Đỗ Châu Sa *

1. Đôi điều gợi nhớ

Trong cao trào đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng ở tỉnh Quảng Nam những năm (1960 - 1965), cách mạng tỉnh nhà có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng cho yêu cầu chiến đấu đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Diệm, hỗ trợ cho phong trào đồng khởi của nhân dân khắp nơi trong tỉnh, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng miền Nam tiến lên. Đáp ứng yêu cầu đó, các đơn vị vũ trang giải phóng trong tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, lần lượt ra đời.

- Ở cánh Nam, ta thành lập Tiểu đoàn 70.

- Ở cánh Bắc có Tiểu đoàn 60 mới từ miền Bắc hành quân vào hoạt động ở khu tây Duy Xuyên, Đại Lộc.

Đây là những đơn vị vũ trang đầu đàn của tỉnh, đã tác chiến liên tục trong suốt thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ - diệt ngụy cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Nhắc lại chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà để làm căn cứ hậu phương cho cách mạng tỉnh Quảng Nam. Chuyện xảy ra đã tròn 50 năm, những

* Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyên Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 70.

25

Page 26: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

người dự chiến dịch này đến nay phần nhiều đã hy sinh và qua đời. Chiến công lùi lại phía sau cùng với năm tháng và tuổi tác, nhưng hình hài sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Quảng Nam thì cứ sống dậy trong tôi, những người trực tiếp chiến đấu hôm qua. Làm sao có thể nói hết được sự rung cảm dạt dào của tâm hồn khi kể về quá khứ. Quá khứ là ngọn đèn luôn đốt sáng trong tim những người có tuổi như tôi (người ta nói trẻ sống vì tương lai, già sống về quá khứ. Đúng vậy!).

Ngày 03 tháng 02 năm 1962, Tiểu đoàn 70 được thành lập có 3 đại đội: Đại đội H21 (đại đội 1), đại đội H30 (đại đội 2), cán bộ, chiến sĩ hầu hết là con em của nhân dân các huyện trong tỉnh. Riêng đại đội 3, lấy quân từ Tiểu đoàn 79 (Lữ đoàn 305) quân chính quy từ miền Bắc vào.

Trong đội hình tiểu đoàn, đại đội H30 là đơn vị có truyền thống, đã lập được những chiến công tiêu biểu diệt đồn Ga Lâu - mở toang cánh cửa phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, thông hành lang từ miền Bắc vào, từ nước bạn Lào sang… H30 đã tiêu diệt hàng loạt các cứ điểm khác như: đồn Bà Banh, A Tép, Bốt Xít (đồn số 6) dốc T’Rao, vũ trang tuyên truyền tây bắc Hòa Vang, Hòa Liên, Hòa Khương, đánh đồn Phò Nam. Khi về hoạt động ở cánh Nam, đại đội H30 cùng đại đội H21 đẩy mạnh diệt ác phá kèm, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng hai xã Phước Lãnh, Phước Ngọc, góp phần làm chủ miền núi. Đại đội H30 là đơn vị từng ghi chiến công trên chặng đường chiến đấu, giải phóng các làng quê Quảng Nam, là đơn vị bổ sung nhiều cấp cán bộ cho chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng.

26

Page 27: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

2. Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà

Với thế đứng chân kiềng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, nằm về phía tây bắc của huyện Tiên Phước (từ bao đời nay được nhân dân gọi liền nhau bằng một cái tên thân thương: Sơn - Cẩm - Hà). Sơn - Cẩm - Hà giao lưu với các vùng trong tỉnh bằng hai con đường chiến lược: Đường 534 (đường 16) từ Hà Lam lên ngã ba Việt An - Phước Sơn; đường 586 xuất phát từ Quán Rường (Tam Kỳ) chạy đến Cẩm Khê qua đèo Eo Gió về Phước Cẩm, Phước Hà.

Trong kháng chiến chống Pháp, Sơn - Cẩm - Hà thuộc vùng tự do; trong kháng chiến chống Mỹ, Sơn - Cẩm - Hà bị Mỹ, Diệm chiếm đóng gây nên biết bao đau khổ cho nhân dân ở đây suốt 8 năm trường. Kẻ thù đã gây ra cuộc thảm sát hầm heo ở 3 xã Sơn - Cẩm - Hà vô cùng khốc liệt, số người yêu nước chết tập thể nhiều nhất ở một địa phương và cũng là nhiều nhất trên cả miền Nam.

Giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, địa bàn chiến lược quan trọng có đường thiên sơn liên hoàn với các huyện miền núi Trà My, Hiên, Giằng, Phước Sơn… để xây dựng thành vùng căn cứ hậu phương của chiến trường Quảng Nam là khác vọng lớn của ta. Tuy nằm trên độ cao hơn 300m so với mặt biển nhưng đất đai ở đây trồng được nhiều loại hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp, cây đặc sản - nhất là cây gừng...

Đứng trong đội hình Tiểu đoàn 70, đại đội H30 được

27

Page 28: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

giao nhiệm vụ trinh sát địa bàn, nắm tình hình địch, là đơn vị chủ công vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Đây là yêu cầu cấp bách không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là giành thắng lợi, mà nó còn có ý nghĩa mở ra thế phát triển; tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng giáp căn cứ cách mạng. Đây cũng chính là bước khởi đầu của sức mạnh chiến tranh nhân dân, tiến tới giải phóng vùng nông thôn đồng bằng.

Ngày 15 tháng 9 năm 1962, nhận mệnh lệnh của Ban Chỉ huy tiểu đoàn, đại đội H30 nhanh chóng triển khai đội hình. Các trinh sát “liên trinh” gồm các đồng chí Lâm, Sơn, Trình, Thống nhanh chóng nhận nhiệm vụ dò đường ra sông Tiên, đặt đài quan sát cắm các chốt: đèo Eo Gió, dốc Dàn Xây, Núi Vú. Trung đội 45 của đồng chí Hứa Tiến Nam, tập trung để mắt theo dõi hoạt động của địch trong ấp chiến lược Cẩm Y và toàn bộ khu vực đèo Eo Gió; Trung đội 39 của đồng chí Như Liễu, chốt chặn đèo Đá Trắng, không cho quân địch tháo chạy; Trung đội 17 của đồng chí Sơn cùng đại đội trưởng trực tiếp trinh sát đồn Cẩm Y.

Sau 4 ngày cắm chốt theo dõi quy luật hoạt động của địch, cấp ủy - Ban chỉ huy Đại đội H30 họp mở rộng giao nhiệm vụ cho từng mũi hướng. Đêm 25 tháng 9 năm 1962, Đại đội hành quân tiếp cận mục tiêu, chiếm lĩnh trận địa. Đúng 3 giờ ngày 26 tháng 9, đại đội ra lệnh tấn công. Trung đội 17 vận động, nổ súng quyết liệt đánh vào trung tâm đồn Cẩm Y. Bọn bảo an đóng vòng trong, bọn dân vệ vòng ngoài chống đỡ trong tuyệt vọng, số đông bị tiêu diệt, số

28

Page 29: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sống sót bỏ chạy tán loạn. Đại đội 2 đã giáng một đòn chí tử mục tiêu trung tâm của xã Phước Cẩm, chứ không đánh vào tuyến phòng thủ dọc theo bờ rào ấp chiến lược Phước Hà, nên đã gây bất ngờ cho quân địch. Cần phải nói thêm rằng, trong giai đoạn này Mỹ - Diệm đang ráo riết bắt nhân dân ta xây dựng 16 ngàn ấp chiến lược trên cả miền Nam. Trong đó có ấp chiến lược 2 sông 3 núi như tuyến phòng thủ Sơn - Cẩm - Hà, để ngăn chặn quân giải phóng từ miền núi tiến xuống đồng bằng.

Các trung đội 39, 45 của đại đội 2 dùng chiến thuật vận động tiến công, nhanh chóng áp đảo, truy quét bọn dân vệ, hội đồng. Trung đội 39 chốt chặn đèo Đá Trắng giữ Núi Vú, núi Dương Bồ, núi Hoắc thôn 6 Phước Sơn. Lúc 10 giờ trưa một đại đội bảo an phản kích theo hướng đèo Đá Trắng, cố đánh chiếm lại xã Phước Cẩm, đã bị Trung đội 39 chốt chặn tại đây nổ súng quyết liệt. Bọn này chết rất nhiều, số sống sót tháo chạy về điểm xuất phát. Ta thu được hơn 10 khẩu súng các loại. Trời xế chiều ở hướng chợ Việt An một đại đội cộng hòa đánh vào thôn 3 Bình Lâm, thôn 4 Phước Sơn, bị đại đội 3 Tiểu đoàn 70 ở hướng này đánh tiêu diệt gần hết, bọn sống sót chạy về Quế Sơn. Tiểu đoàn 70 giải phóng thêm một tuyến dài từ Việt An, An Tráng đến Tùng Lâm, tạo thành một vùng giải phóng rộng lớn ở phía tây Thăng Bình và ở phía bắc Tiên Phước. Vùng giải phóng rộng thênh thang, tiếng vang của chiến thắng Sơn - Cẩm - Hà, tác động mạnh trong nội bộ quân địch. Một số nhân dân vùng tranh chấp, vùng địch kiểm soát về Sơn - Cẩm - Hà vui mừng với bà con.

29

Page 30: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Sau 3 tháng ta giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, quân địch lo sợ mất vùng đồng bằng Quảng Nam, chúng điều 10 tiểu đoàn, có pháo binh và phi cơ yểm trợ mở chiến dịch: “Bình Châu” đánh chiếm lại 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Quân địch tưởng rằng với số đông lính tráng và vũ khí hiện đại sẽ đủ sức mạnh nghiền nát Tiểu đoàn 70. Nhưng chúng đã lầm. Trong một tháng đón đánh địch phản kích, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 70 đã tương kế, tựu kế phân tán lực lượng thành lập nhiều tổ 3/3 bám dân chiến đấu quyết liệt với địch, cả ngày lẫn đêm, không để cho quân địch nghỉ ngơi. Và từ đó cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 mới phát hiện ra mối thâm tình của nhân dân đối với quân giải phóng. Tiêu biểu như mẹ Hòe - một phụ nữ thời kháng chiến một, không quản ngại khó khăn, bom đạn chết chóc, cứu thương binh, nuôi quân, cảnh giới địch. Mẹ Hòe nói: “Các con đi lâu quá, ở trong này chúng giết bà con nhiều lắm! Khổ đau nào mẹ và bà con cũng chịu được, nhưng bị áp bức là không sống nổi”. Đại đội trưởng Đại đội 2 xúc động nói: “Mẹ khóc đi cho vơi những nỗi đau đã qua và mừng cho thắng lợi cùng sự gặp mặt hôm nay. Từ nay, chúng con sẽ luôn sát bên mẹ và nhân dân Sơn - Cẩm - Hà chiến đấu để bảo vệ vùng giải phóng”. Mẹ Hòe phấn khởi cùng bà con lao vào công tác, mẹ một mình xuống Cẩm Khê, Quán Rường, ấp chiến lược Kỳ Bình, nắm tình hình địch cung cấp cho ta.

Sau một tháng càn quét Sơn - Cẩm - Hà, lực lượng địch bị tiêu hao, thất bại nặng nề; bộ đội, du kích lẫn trong dân, đánh đêm, đánh ngày, đánh vào cả giấc ngủ của bọn chúng, buộc chúng phải tháo chạy, kéo theo một số lính bảo

30

Page 31: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

an, dân vệ. Sơn - Cẩm - Hà vẫn nguyên vẹn một vùng giải phóng, khẳng định sức mạnh của nhân dân.

3. Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà và tình cảm đối với người đã khuất

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, là thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng trên chiến trường Quảng Nam thời kỳ đồng khởi, làm cho quân địch rơi vào thế bị động. Tham vọng bình định nông thôn 18 tháng của địch bị phá sản hoàn toàn. Chủ trương giải phóng Sơn - Cẩm - Hà là một chủ trương rất đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ.

3 xã Sơn - Cẩm - Hà, đã trở thành hậu phương, căn cứ bàn đạp trực tiếp của chiến trường Quảng Nam. Và sự thật đó đã diễn ra suốt thời gian từ 1962 đến 1975 (cũng có lúc quân chủ lực Mỹ đánh chiếm làm chủ nhất thời, rồi sau đó phải tháo chạy).

Qua chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, bộ đội Tiểu đoàn 70 đã trưởng thành trong đánh địch càn quét ngoài công sự; chủ động tấn công ấp chiến lược, trận đánh sau đều lớn hơn trận đánh trước, làm chủ địa bàn.

Sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, nhất là sau khi đánh bại chiến dịch “Bình Châu” của địch, nhân dân các vùng từ Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên cả trong vùng địch kiểm soát rất phấn khởi. Nhân dân bàn tán xôn xao về chiến thắng Sơn - Cẩm - Hà của quân giải phóng. Tiếng vang của chiến công này còn khoét sâu vào hàng ngũ chóp

31

Page 32: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

bu của địch ở Quảng Tín và quân đoàn 1 ngụy, làm cho chúng lúc nào cũng sợ bị tấn công.

Hôm nay, nhắc lại sự kiện vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, tôi bùi ngùi nhớ lại một thế hệ chiến sĩ con em của đồng bào trong tỉnh Quảng Nam, đã dũng cảm vượt mọi khó khăn, thử thách của thời cách mạng còn trong bước đi ban đầu, đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh. Nhiều lúc đứng trước chiến sĩ mình đổ máu cho thắng lợi của cách mạng, tôi vô cùng xúc động nhớ đồng đội của mình, nhớ nhiều người mẹ giải phóng như mẹ Hòe: Tha thiết với đàn con, bảo ban, đùm bọc, sớt cơm, chia lạnh… Có thể nói thời đó, lý tưởng và tình quân dân, tình thương yêu hòa quyện gắn bó máu thịt. Ở chiến trường Quảng Nam lúc bấy giờ lý tưởng và tình quân dân là sức mạnh, để chiến thắng kẻ thù. Ta phải làm gì cho đúng đối với những người đã ngã xuống cho hòa bình độc lập ngày hôm nay?

SƠN - CẨM - HÀ - CĂN CỨ ĐỨNG CHÂN

32

Page 33: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM Hoàng Minh Thắng *

Sau khi Tiểu đoàn 70 được thành lập tại Phước Lãnh (Tiên Phước), tỉnh đội cho lực lượng trinh sát vượt sông Tiên (con sông ngăn cách giữa Phước Lãnh, Phước Ngọc và 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà) để nắm địch, chuẩn bị thực hiện kế hoạch giải phóng 3 xã này.

Địa thế của Sơn - Cẩm - Hà rất hiểm trở, ta có thể vận dụng địa hình để bố trí lực lượng chống các cuộc càn quét, cũng có thể làm bàn đạp để tiến xuống đồng bằng hay rút lui, che giấu lực lượng khi cần thiết. Sau khi giải phóng, cơ quan Tỉnh ủy và Tỉnh đội đóng ở đây một thời gian dài để lãnh đạo, chỉ huy phong trào cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian đó, cơ quan ở trong nhà dân, nhân dân rất tốt, có tinh thần giác ngộ cách mạng, căm thù giặc, nên yếu tố an toàn luôn được đảm bảo; ta tổ chức xây dựng hệ thống hầm hào, khi có địch cơ quan chuyển vào trong những căn hầm xuyên vào sâu trong dãy núi để tránh địch.

Suốt chiều dài cuộc kháng chiến, có lúc Mỹ đánh phá ác liệt, chúng oanh tạc bằng phi pháo, bằng máy bay nhưng vẫn không thực hiện được âm mưu phá hoại hoạt động của ta trong khu căn cứ. Tôi nhớ, trong thời gian dài cơ quan Tỉnh ủy đóng ở thôn 3 xã Phước Sơn (xóm nhà ông Huệ), sát núi Dương Bồ; có lúc cơ quan Tỉnh ủy có đóng ở thôn 1 Phước Cẩm (xóm bà Hòe), thôn 1 Phước Hà nhưng chủ yếu vẫn là ở thôn 3 Phước Sơn.

* Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

33

Page 34: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Giờ đây, nhớ lại những ngày căn cứ Tỉnh ủy ở vùng Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà hơn 10 năm an toàn không bị phi pháo bắn phá, tôi có mấy suy nghĩ sau:

1. Quảng Nam là tỉnh có lịch sử lâu đời, tồn tại đến cuối thiên niên kỷ thứ 2 là 540 năm (1472 - 2012). Sang thời cận đại ngày 01 tháng 9 năm 1958, những phát đại bác của quân Pháp bắn vào Đà Nẵng, quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng muôn người như một đứng lên kháng chiến.

2. Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, yêu nước thương nòi, đoàn kết một lòng lúc có giặc ngoại xâm, trăm người như một thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Qua 2 lần xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đánh vào Đà Nẵng đều bị thất bại. Trong đó, một phần nhỏ không thể không nhắc đến đó là nhân dân Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà được giải phóng năm 1962 dù phải trải qua muôn vàn gian khổ vẫn trụ bám giữ vững đến ngày toàn thắng (30/4/1975).

3. Dương Bồ là dãy núi nằm án ngữ giữa 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà và xã Bình Phú huyện Thăng Bình, Tỉnh ủy ở đây rất lâu mà không lộ bí mật, vì nội bộ nhân dân được thuần khiết, địa hình rất tốt. Tỉnh ủy đóng cơ quan trong dân (xóm ông Huệ) hơn 10 năm (1962 - 1973) không bị phi pháo địch, không bị lộ liễu. Sau đó, dời ra Bình Lâm, lúc đó còn 4 xã vùng đông Quế Sơn vẫn giữ thế hợp pháp, để lấy gạo nuôi quân; sau giải phóng Tiên Phước, cơ quan Tỉnh ủy vào ở xóm Vạn, thôn Trường Xuân chuẩn bị ra tiếp quản thị xã Tam Kỳ, thị xã giải phóng đầu tiên ở đồng bằng./.

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐỘI

34

Page 35: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CÔNG TÁC TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ

Lưu Văn Chính *

Sau khi lực lượng của ta (H21) vượt sông Tranh tiến công đánh địch giải phóng 2 xã Phước Lãnh và Phước Ngọc ngày 30 tháng 10 năm 1961 mở ra hướng phát triển mới cho phong trào cách mạng Tiên Phước nói riêng và Quảng Nam nói chung. Đến ngày 25 tháng 9 năm 1962, Khu ủy và Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương chỉ đạo mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Lực lượng chủ lực trực tiếp tham gia chiến dịch này là Tiểu đoàn 70 và 3 đội công tác của Sơn - Cẩm - Hà. Nơi xuất quân từ thôn 8, thôn 9 xã Phước Lãnh.

Vị trí và ý nghĩa giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà

Địa bàn 3 xã Phước Sơn - Phước Cẩm - Phước Hà có vị trí chiến lược quân sự quan trọng của cả hai phía.

Đối với địch: Mất 3 xã Sơn - Cẩm - Hà là mất thế, quận lỵ Tiên Phước bị uy hiếp và tuyến phòng thủ án giữ phía tây của địch ở tỉnh Quảng Tín bất ổn như sự báo động cho chúng. Do đó, sau khi ta giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà địch đã tổ chức nhiều cuộc hành quân phản kích, càn quét đánh phá vào đây gây khó khăn cho ta, nhưng chúng bị bộ đội và du kích chặn đánh tiêu diệt nhiều tên và đẩy lùi ra khỏi vùng giải phóng của ta. Đến giữa năm 1963, địch mở

* Nguyên Đội trưởng Đội công tác xã Tiên Sơn, Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

35

Page 36: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chiến dịch “Bình Châu”, đến đầu năm 1964 là chiến dịch “Dân Chiến”, chúng tập trung một lực lượng lớn cùng với các mâm tề từ Tiên Phước về, có máy bay, xe tăng, pháo binh yểm trợ đổ quân đánh phá đẩy lực lượng ta ra ngoài, chốt điểm, lập ấp và đưa dân vào ở tập trung trong các khu dồn để kìm kẹp, bình định, quyết lấy lại 3 xã Sơn - Cẩm - Hà bị mất. Nhưng chúng đã bị bộ đội và du kích tại chỗ đánh trả quyết liệt, suốt từ năm 1963 đến năm 1964, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá sạch các ấp chiến lược, đưa dân về chỗ cũ, làm cho chiến dịch “Bình Châu”, “Dân Chiến” của chúng bị thất bại hoàn toàn.

Đối với ta: Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà đã đem lại nhiều ý nghĩa có tính lịch sử đối với cách mạng của Tiên Phước nói riêng và Quảng Nam nói chung.

Thứ nhất, 3 xã Sơn - Cẩm - Hà được giải phóng đã tạo ra ở đây một căn cứ cách mạng, một chỗ đứng chân rất quan trọng và là nơi làm bàn đạp cho bộ đội ta tiếp tục phát triển tấn công địch, mở rộng nhiều vùng giải phóng ở phía tây Tam Kỳ, Thăng Bình, đông Tiên Phước, tạo thế và lực cho ta đưa lực lượng xuống vùng sâu.

Thứ hai, Sơn - Cẩm - Hà được giải phóng mở ra tuyến hành lang mới nối căn cứ miền núi với đồng bằng, tạo thuận lợi cho hoạt động và chuyển quân của ta, huy động được nhiều sức người, sức của phục vụ cho chiến đấu giành thắng lợi.

Thứ ba, 3 xã như một tiền đồn chống địch phía trước để bảo vệ vùng hậu cứ rộng lớn ở phía sau, giữ được 2 xã

36

Page 37: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Phước Lãnh, Phước Ngọc vừa được giải phóng trong năm 1961.

Thứ tư, Giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà như một khâu đột phá cho phong trào cách mạng của huyện Tiên Phước nói riêng, Quảng Nam nói chung, góp phần có ý nghĩa rất quan trọng cùng với Khu 5 và miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy (1961 - 1965).

Bối cảnh, vai trò, nhiệm vụ của đội công tác

Các đội công tác được tổ chức và hình thành hoạt động chỉ trong giai đoạn lịch sử cách mạng miền Nam trước đây. Nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu của đội công tác là hoạt động trong vùng địch: phát động quần chúng, xây dựng cơ sở, diệt ác phá kèm, gây ảnh hưởng cách mạng vào bên trong vùng địch kiểm soát và khi có thời cơ tiến hành giải phóng. Hoạt động của đội công tác cũng vào ấp chiến lược, vào đồn chiến đấu đánh địch và nhiều anh em đã bị thương, hy sinh như các chiến sĩ bộ đội. Đội công tác hoạt động tồn tại cho đến năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng mới giải thể.

Hoạt động của đội công tác 3 xã Sơn - Cẩm - Hà trong chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà

Trước khi mở chiến dịch, cấp trên đã điều động một số cán bộ từ miền Bắc về và rút một số chiến sĩ ở các đơn vị bộ đội để tổ chức hình thành 3 đội công tác của 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, mỗi đội có từ 3 đến 5 đồng chí. Sau khi đã hình

37

Page 38: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thành tổ chức, cán bộ đội công tác được dự một lớp bồi dưỡng học tập ngắn ngày về chính trị và quân sự, những vấn đề cơ bản tại thôn 8 xã Tiên Lãnh. Sau đó, có lệnh hành quân, các đội công tác đi với các mũi tiến công của bộ đội theo từng địa bàn mình phụ trách đến vị trí tập kết phía Nam sông Tiên. Đến giờ, các mũi tiến công của bộ đội cùng với các đội công tác bí mật vượt sông qua bến Bà Đời thôn Tú An, bến Bà Bèo thôn Phú Vinh, bến Vực Sâu thôn An Tráng đánh vào các vị trí đóng quân của địch ở từng xã, làm tan rã các đơn vị dân vệ, thanh niên chiến đấu, các mâm hội đồng, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà.

Ngay từ ngày đầu đánh và giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, nhiều người dân bỏ cả nhà cửa, tài sản, trâu bò chạy lánh ra vùng địch để xem cách mạng thế nào, có giữ được không? Dân chạy ra vùng địch không phải là họ sợ ta mà là sợ địch. Với tình hình ấy, các đội công tác cùng với các đơn vị bộ đội phối hợp tham gia tranh thủ ổn định tình hình của từng xã; bảo vệ tài sản nhà cửa của dân, chăm sóc trâu bò cho họ không để đói, mất, vận động nhân dân trở về chỗ cũ. Với những việc làm trên, trong một thời gian ngắn nhân dân chạy ra vùng địch đã trở về gần hết. Đã có dân và tình hình ổn định một bước, cán bộ đội công tác từng xã thâm nhập, phát hiện những nòng cốt cách mạng, bố trí cán bộ thành lập chính quyền và các tổ chức chính trị, đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo điều hành công tác của địa phương. Trước hết thực hiện những nhiệm vụ cấp bách như: phát triển và xây dựng lực lượng du kích, đánh địch bảo vệ vùng mới giải phóng, lãnh đạo đẩy mạnh sản xuất chống đói, vận động

38

Page 39: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nhân dân đóng góp quỹ đảm phụ nuôi quân, rút thanh niên bổ sung cho quân đội và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân đấu tranh chính trị hợp pháp với địch.

Sau khi chính quyền cách mạng hai xã Phước Sơn và Phước Cẩm được thành lập và tự đảm nhận được nhiệm vụ của mình, cấp trên điều động các đồng chí cán bộ đội công tác tại đây đến hoạt động ở những nơi chưa được giải phóng để tiếp tục phát triển mở rộng nhiều vùng khác trong tỉnh. Riêng xã Phước Hà, ta đánh và giải phóng cùng một lần với xã Phước Sơn và Phước Cẩm trong tháng 9 năm 1962 nhưng do chưa lập được chính quyền cách mạng, nên địch đã trở lại đóng chốt chiếm giữ. Do đó đội công tác ở đây vẫn tồn tại và hoạt động cho đến tháng 6 năm 1965 mới giải phóng làm chủ hoàn toàn cùng với Phước Sơn và Phước Cẩm.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, các đội công tác của các xã này đã phối hợp chặt chẽ, gắn bó với các mũi tấn công của bộ đội từ khi chuẩn bị chiến dịch đến lúc hành quân, vượt sông đánh địch, giải phóng toàn bộ địa bàn của 3 xã. Sau giải phóng nhiều việc cấp bách cần phải làm, bộ đội cùng với các đội công tác tích cực tham gia ổn định tình hình, bảo vệ tài sản cho nhân dân, phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng, đánh địch tái chiếm, bảo vệ vùng giải phóng. Vận động những gia đình có chồng con em làm việc trong hàng ngũ của địch, kêu gọi họ trở về với cách mạng; nắm tình hình ở vùng giáp ranh, xây dựng cơ sở, phát động quần chúng đề phòng địch phản kích.

39

Page 40: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Nguyên nhân thắng lợi

Với sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện tốt nhiệm vụ giữa các đội công tác và bộ đội ở các mũi tiến công đã góp phần quan trọng cho chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, ta có thể rút ra một số nguyên nhân thắng lợi.

Một là, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy và Tỉnh ủy Quảng Nam là sáng suốt, đúng đắn, lấy Sơn - Cẩm - Hà làm điểm mở chiến dịch là chính xác, đúng lúc, đúng địa bàn cách mạng (bảo đảm được yếu tố nhân hòa, địa lợi).

Hai là, Tinh thần chấp hành mệnh lệnh và quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng trong chiến dịch của cán bộ, chiến sĩ ta là nghiêm túc, triệt để. Tư tưởng chỉ đạo hành động cho bộ đội lúc đó là: Qua sông là không được trở lại, qua sông là trụ bám đánh địch giữ vững vùng giải phóng và tiếp tục phát triển ra phía trước.

Ba là, Công tác chuẩn bị cho chiến dịch của ta là tích cực và có sự giúp đỡ hỗ trợ của cơ sở, tạo thuận lợi giữ được bí mật bất ngờ trong các mũi tiến công của bộ đội đánh địch giành thắng lợi trong chiến dịch.

Chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Tôi đề nghị cần xác định rõ hơn ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch để chúng ta rút ra những kinh nghiệm và bài học quý giá, bổ ích, thiết thực, vận dụng đưa vào lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế, xã hội cho hôm nay và bảo

40

Page 41: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vệ vững chắc thành quả cách mạng của ta hiện nay.

Nhân đây, tôi đề nghị Ban Tổ chức chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, các đồng chí quan tâm đối với những cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp tham gia chiến dịch đó, hiện nay có ai còn và ở đâu mời họ về dự trong ngày lễ kỷ niệm sắp đến để thăm hỏi chia sẽ tình cảm với anh em và nghe các đồng chí ấy kể thêm những kỷ niệm bổ ích trước đây cho thế hệ hôm nay.

CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG CHIẾN DỊCH - “PHÁT MÀ DÂN CHƯA ĐỘNG LÀ CHƯA THÀNH CÔNG”

41

Page 42: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Lê Kim Đính *

Đại đội H30 những ngày trước chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà (25/9/1962)

Đầu năm 1959, một số cán bộ quân đội từ miền Bắc vào thành lập khung Ban Quân sự tỉnh Quảng Nam, tiếp theo đưa vào một số cán bộ sĩ quan, hạ sĩ quan để làm hạt nhân xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh.

Khoảng giữa năm 1960, một số thanh niên từ các xã Điện Tiến, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Hòa, Điện Ngọc, Điện Nam (huyện Điện Bàn), được vận động giác ngộ cách mạng, lên vùng núi thuộc các thôn, bản của đồng bào dân tộc CơTu. Tại đây, Tỉnh ủy Ban Quân sự quyết định thành lập Đại đội giải phóng quân, mang phiên hiệu H30, gồm 30 cán bộ, chiến sĩ, đa số tuổi đời còn rất trẻ. Trang bị của đại đội chỉ có một số súng trường, tiểu liên, lựu đạn, thủ pháo. Mặc cho đói rét, quần đùi, áo cụt, anh em không hề nao núng mà lao vào huấn luyện quân sự, chính trị với khí thế quyết tâm cao.

Tháng 9 năm 1960, Liên khu 5 chủ trương mở đợt hoạt động vũ trang trong toàn khu nhằm mục đích mở rộng căn cứ địa miền núi. Đại đội H30 phối hợp với Đại đội H29 tiến công đồn Ga Lâu. Đầu năm 1961, phối hợp với các đơn vị khác phục kích diệt địch tại làng T’Rao, sau đó tổ chức đánh địch ở làng Nhiều; phát động phong trào du kích bao vây bức rút bốt Cà Xa, Bà Banh. Từ 30 đồng chí khi thành

* Nguyên Chính trị viên phó Đại đội 2 - phụ trách công tác phát động quần chúng trong chiến dịch.

42

Page 43: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lập, đại đội phát triển quân số lên 70 đồng chí, liên tục bám sát nhân dân, gây dựng phong trào, góp phần quét sạch quân thù ra khỏi rừng núi, giải phóng huyện Hiên, mở đầu giai đoạn làm chủ toàn bộ phía tây đất Quảng.

Mùa mưa năm 1961, H30 được lệnh bàn giao địa bàn cho đơn vị bạn để hành quân gấp vào cánh nam của tỉnh, tham gia giữ vùng Phước Lãnh, Phước Ngọc (nay là xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước). Ở đây, đơn vị tổ chức lực lượng chốt giữ địa bàn, phát động quần chúng, ổn định cuộc sống tinh thần, vật chất cho nhân dân; vũ trang tuyên truyền xuống các vùng Na Sơn, Quế Mỹ, An Lâm, Tài Thành, Thanh Bôi.

Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, và công tác phát động quần chúng sau chiến dịch

Cấp trên đã tổ chức quán triệt âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tình hình nhiệm vụ, đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Qua đó, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 (H30) đã nhận thức sâu sắc cách mạng miền Nam hiện nay là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh bằng hai chân quân sự, chính trị và ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận. Đây là cuộc tranh đấu vô cùng gian khổ, trường kỳ, đánh địch từng phần, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu này cán bộ, chiến sĩ phải đoàn kết một lòng, phải chớp thời cơ thuận lợi phát động quần chúng; xây dựng lực lượng và đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, phá ấp, diệt kèm, cương quyết trừng trị ác ôn; phải làm tốt công tác dân vận để dân tin, dân mến, dân thương, một lòng ủng hộ quân

43

Page 44: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

giải phóng.

Ngày 25 tháng 9 năm 1962, phối hợp với chiến trường chung, Tiểu đoàn 70, một bộ phận của Tiểu đoàn 90 tiến hành Vượt sông Tiên, tiến công tiêu diệt địch, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà. Đại đội 2 đảm nhận mũi chủ yếu, có nhiệm vụ, sau khi vượt sông, bí mật hành quân chiếm lĩnh sườn tây Núi Vú, sẵn sàng tiêu diệt quân địch ở Phước Cẩm và phát triển qua Phước Sơn. Đêm 25 tháng 9, dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đỗ Châu Sa, cán bộ, chiến sĩ đại đội thực hiện đúng kế hoạch vượt sông chiếm lĩnh trận địa.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi. Công tác phát động quần chúng đã được quán triệt từ trước nhưng vẫn tiến hành rất chậm, có nguy cơ để lỡ mất thời cơ. Sau khi có hướng dẫn, chỉ đạo của trên, thì phong trào phát động mới phát triển mạnh mẽ.

Tôi được Ban chỉ huy tiêu đoàn giao nhiệm vụ cùng một số anh em làm công tác phát động quần chúng. Sơn - Cẩm - Hà là địa bàn chịu nhiều tổn thất trong các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy, nên nhân dân rất hoang mang, lo sợ, khi quân giải phóng vào, nhiều người đã bỏ chạy ra vùng địch hoặc lẫn trốn vào núi. Chúng tôi chia thành các tổ khoảng 5 người, dựa vào cơ sở từng bước vận động bà con; rút một số người được giác ngộ thành lập chính quyền tự quản, cử người phụ trách thanh niên, phụ nữ, du kích… Sau thời gian vận động, chúng tôi long trọng tổ chức các cuộc mít tinh vào buổi tối, có đầy đủ băng rôn, khẩu hiệu. Trong mít tinh chúng tôi tổ chức cho nhân dân tố

44

Page 45: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cáo tội ác của những tên ác ôn có nhiều nợ máu, kêu gọi mọi người ủng hộ cách mạng; nhân dân Sơn - Cẩm - Hà vốn đã có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường trong những năm đấu tranh chống quốc sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm, nên nhanh chóng hòa nhập vào phong trào chung của địa phương.

Tôi nhớ, vào thời điểm đó nhân dân thường phân vân những vấn đề như: quân giải phóng đã về hơn một tuần rồi, chính quyền địch chạy hết, sao ta không thành lập chính quyền mà đến nay mới huy động nhân dân khởi nghĩa? Khởi nghĩa gì mà chuẩn bị toàn gậy, dây làm sao mà chống lại được bom đạn và máy bay địch? Tại sao không khởi nghĩa từ chính phủ trung ương địch xuống cho nhanh mà khởi nghĩa từng vùng (phần - BBT), trung ương địch còn thì chúng điều động các nơi đến hoặc kêu ngoại viện vào, kéo dài chiến tranh, khổ dân không? Giải phóng rồi cách mạng có giữ được không hay “thụt” lên, “thụt” xuống, địch trở lại là dân chết? Giải phóng từng mảng, địch bao vây đường tiếp tế làm sao nhân dân có muối, mắm mà dùng? Khi cách mạng chưa về đây, chồng con bị quốc gia bắt đi lính, nay cách mạng về xử trí ra sao? Có cho gia đình đi lại thăm viếng hay không? Đi bằng cách nào? Khi cách mạng mới về một số người chưa hiểu, sợ nên bỏ trốn ra vùng địch, nay có cho đem gạo tiền ra tiếp tế hay không?

Trên cơ sở quán triệt chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi quyết tâm ngày đêm trụ bám, cùng ăn, cùng ở với nhân dân, làm công tác phát động đã giải thích như sau:

“... Quân giải phóng dùng lực lượng vũ trang cách mạng tiêu diệt lực lượng vũ trang phản cách mạng của Mỹ -

45

Page 46: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Diệm, là để mở đường cho nhân dân đứng dậy khởi nghĩa từng phần, lật đổ chính quyền địch, thiết lập chính quyền nhân dân tự quản. Tuần qua, chính quyền địch số chết, số lưu vong, nhân dân ta một số hoảng sợ cũng chạy, nên lúc này Ủy ban lâm thời xã vận động nhân dân đứng dậy, phá thế kìm kẹp, khởi nghĩa từng phần vẫn kịp. Một tuần qua cũng là thời gian để ta tìm hiểu ai bạn, ai thù; giờ đã rõ mặt đôi bên, quân và dân ta nên đoàn kết để cùng nhau diệt thù, cứu nước, cứu nhà...”.

Dùng gậy gộc, dây… để khởi nghĩa là thực hiện phương châm toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí. Những vũ khí thô sơ ấy cũng đủ để nhân dân buộc cổ những tên tề, điệp; nếu địch dùng vũ khí thì ta đã có Quân giải phóng dùng vũ khí để giáng cho chúng những đòn chí mạng.

Đánh địch ở thôn xã trước đánh ở trung ương vì: chính quyền thôn xã như cái nền móng, chính phủ trung ương như cái nhà, ta “đào nền sụp thì nhà cũng tiêu”. Mỹ - Diệm càng thua, chúng càng thực hiện âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược để đàn áp bằng quân sự, bọn tề điệp ở thôn xã chính là những con “chó điên”, nó sẵn sàng nghe lời chủ sát hại nhân dân. Vì vậy, đánh từ cơ sở là ta từng bước mở trói cho nhân dân, việc phá ấp chiến lược, vạch mặt chỉ tên bọn tề điệp, phát triển du kích chiến tranh, cải tạo địa hình, xây dựng lực lượng vũ trang là cách để ta đào tận gốc, trốc tận rễ chính quyền Mỹ - ngụy ở thôn, xã. Dù chính phủ trung ương địch còn, chúng có điều quân đến cũng bị cô lập; ngoại viện của chúng trước đây là Mỹ giúp Pháp, bây giờ Mỹ - Diệm ôm chặt nhau, chúng ngày càng

46

Page 47: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lộ rõ bộ mặt bán dân, hại nước. Trước đây nhân dân đã cùng với Đảng đứng lên chống Pháp thắng lợi, nay mong nhân dân sẽ đoàn kết một lòng đánh Mỹ, ắt thắng lợi cũng sẽ thuộc về ta.

Giải phóng từng mảng, địch chắc chắn sẽ tìm mọi cách chốt các tuyến đường để cô lập ta, nhưng chúng chẳng bao giờ cô lập được ý chí, nghị lực và sức sáng tạo của nhân dân ta. Dân làm được hạt muối, lon gạo thì dân ắt sẽ tìm được những con đường mới để tránh địch, hơn nữa dân chẳng có muối ăn thì địch cũng “nhịn thèm”. Quân giải phóng đã đánh được thì nhất định sẽ quyết tâm giữ được; lúc mới vào, bộ đội chưa có dân giúp đỡ, nay đã có dân đồng cam cộng khổ cùng bộ đội, điều đó cho phép chúng ta giữ vững được vùng giải phóng.

Một số bà con bị ép, bị bắt đi lính cho địch là có lỗi, những người tự nguyện đi lính cho địch là có tội, nhưng chính sách của Đảng, của Bác Hồ không đánh người chạy lại; nếu họ biết ăn năn, trở về và vận động được nhiều người cùng về thì cách mạng sẽ có thêm sức mạnh. Số bà con hiểu nhầm cách mạng mà bỏ chạy ra vùng địch, tuyệt đối không được tiếp tế; để họ tự đấu tranh cái ăn, cái mặc với địch, địch không đảm bảo được chúng sẽ cho bà con về đoàn tụ với gia đình.

Qua các hình thức phát động ta đã giải thích như vậy, nhân dân hiểu và rất phấn khởi; một số người đã kêu gọi được con em về với nhân dân, một số viết thư về đầu thú với cách mạng như ở thôn 1, thôn 2 xã Phước Cẩm; cũng có người vừa về vừa trình thư cho cách mạng như ở thôn 1, 2, 3 xã Phước Sơn.

47

Page 48: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tóm lại

1. Làm công tác phát động quần chúng phải quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng miền Nam, nắm chắc phương châm, phương pháp cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng, dù khó khăn, gian khổ đến đâu vẫn giữ nguyên ý chí và niềm tin thắng lợi.

2. Phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ, tốt nhất là phát động sau các hoạt động chiến đấu thắng lợi của lực lượng vũ trang. Địch cũng thực hiện chính sách tuyên truyền rất thâm độc nên trong khi vận động quần chúng ta phải nắm được âm mưu, thủ đoạn của địch để vạch trần bộ mặt của chúng cho nhân dân hiểu.

3. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang phải kiên trì, tế nhị, không nôn nóng, manh động; bám sát địa bàn, phải hiểu và lý giải được nhân dân nghĩ gì, dựa chắc vào cơ sở, chú ý nhân rộng cơ sở, làm tốt công tác dân vận. Nội dung phát động phải phong phú, nhấn mạnh vào những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống nhân dân; lấy tội ác mà kẻ thù gây ra trên địa bàn để xây dựng lòng căm thù giặc, vun đắp lòng yêu quê hương đất nước, lòng tin vào cách mạng cho nhân dân. Nói chung, phát động quần chúng phải động, nơi nào “phát mà dân chưa động là chưa thành công”./.

Người ghi: Trần Văn Giáp

48

Page 49: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

NHỮNG ĐIỀU ĐỌNG LẠI TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Nguyễn Văn Thoang *

Năm 1955, cũng như nhiều thành niên khác của quê hương, tôi được giác ngộ và tham gia phong trào cách mạng ở địa phương. Năm 1960, tôi cùng 30 đồng chí khác của xã Sơn Bình (Quế Sơn) thoát ly vào quân giải phóng, đơn vị Đại đội H51. H51 khi hoạt động ở vùng B Đại Lộc được chia thành hai đại đội là H36 và H35, tôi ở Đại đội H35.

50 năm trôi qua, đồng chí, đồng đội tham gia giải phóng Sơn - Cẩm - Hà cùng chúng tôi nhiều người đã hy sinh nơi trận mạc, có người lâm bệnh từ trần khi đất nước đã hòa bình; số anh em còn lại không nhiều, tuổi đã lớn, trí nhớ mai một dần. Cán bộ tiểu đoàn tôi nhớ có đồng chí Chí hiện còn khỏe mạnh, sống tại thành phố Quảng Ngãi. Cán bộ đại đội có đồng chí Đỗ Châu Sa (Giàu) quê ở Hòa Vang nhưng hiện giờ sống ở Hà Nội, đồng chí Trịnh quê Bình Định hiện sống ở Tam Kỳ. Một số anh em còn lại là cán bộ trung đội, tiểu đội. Tôi là tiểu đội trưởng tiểu đội liên trinh của Đại đội 2, nên tôi thường được giao nhiệm vụ đi cùng lực lượng trinh sát và chỉ huy chuẩn bị chiến trường.

Khu vực Sơn - Cẩm - Hà như một lòng chảo nằm sâu ở vùng trung du tỉnh Quảng Nam, giải phóng khu vực này, trở thành yêu cầu cấp thiết, để mở mảng phát triển xuống đồng bằng. Ngay từ năm 1961, ta đã tổ chức 1 trung đội

* Nguyên tiểu đội trưởng Tiểu đội liên trinh,Đại đội 2,Tiểu đoàn 70

49

Page 50: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thọc sâu xuống vùng Phú Toản, Phú Hữu, Bình Sơn, An Tráng (Hiệp Đức), trung đội này do đồng chí Hào (Xuân) làm trung đội trưởng, anh em của trung đội bây giờ còn đồng chí Lê Quốc Việt (Nam) quê ở Đại Cường (Đại Lộc), nhiệm vụ của trung đội là nắm địa bàn, thăm dò sự phản ứng của địch. Ở cánh bắc, Đại đội H35 cũng tiến hành thăm dò xuống vùng B Đại Lộc; sau đó vũ trang xuống Sơn Hiệp (Quế Lưu - Hiệp Đức).

Tháng 10 năm 1961, Đại đội H21 do đồng chí Trần Kim Anh làm Đại đội trưởng, vượt sông Tranh tiến công giải phóng hai xã Phước Lãnh, Phước Ngọc (nay là xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước). Đại đội H35 lúc đó do đồng chí Bộ (Khang) (quê Bến Tre) làm Đại đội trưởng; đồng chí Trịnh (Bình Định) làm Đại đội phó, đồng chí Minh Tuấn (Tam Giang, Núi Thành) làm Chính trị viên. Đại đội đảm nhận chốt giữ khu vực Đá Chẹt, các anh trong Ban chỉ huy nhận bàn giao từ đồng chí Trần Kim Anh.

Thời gian chốt giữ ở đây, đơn vị chúng tôi tổ chức chống địch càn quét từ hướng Phước Lâm vào thôn 6, xã Phước Ngọc; một đại đội khác chặn cánh quân địch từ Sơn Hiệp lên Cửa Gió. Kết quả, cả hai hướng hiệu suất tiêu diệt địch đều không cao. Đơn vị chúng tôi rút về phía Nà Chói (Phước Lãnh), bất ngờ cánh quân địch từ Nà Ráy càn lên đánh vào phía sau. Đại đội tổ chức chiến đấu trong thế bị động, tổ trung liên do đồng chí Phận và Bình phụ trách hy sinh. Địch tiếp tục sử dụng máy bay khu trục (F8) bắn rốc két vào khu vực đứng chân của đại đội, gây thêm tổn thất cho ta, đồng chí Sen xạ thủ đại liên hy sinh, tôi bị thương.

Để chuẩn bị cho đợt hoạt động mới, ngày 03 tháng 02

50

Page 51: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

năm 1962, tại Phước Lãnh, tiểu đoàn đầu tiên của tỉnh được thành lập mang phiên hiệu là Tiểu đoàn 70. Khi thành lập, biên chế của tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến. Đại đội bộ binh ở cánh Bắc vào gọi là Đại đội 2 do đồng chí Minh (Dồ) quê Đại Lộc làm Đại đội trưởng, đồng chí Châu Sa làm Đại đội phó, sau này, khi vượt sông Tiên, đồng chí Sa làm Đại đội trưởng, đồng chí Phan Song làm Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Bộ (Khang) quê ở Bến Tre làm Đại đội trưởng, đồng chí Trịnh làm đại đội phó, đồng chí Minh Tuấn (Ba Lô) làm Chính trị viên. Đại đội 1 do đồng chí Trần Kim Anh làm đại đội trưởng (trong chiến dịch đồng chí Xố làm đại đội trưởng), còn Chính trị viên là đồng chí Hiếu hay Nhì tôi không còn nhớ rõ (sau này đồng chí Tắt thay). Đại đội trợ chiến tôi nhớ do đồng chí Đoàn Đình Túc (Cảnh) quê Quế Sơn làm Đại đội trưởng.

Thời điểm diễn ra chiến dịch, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn tôi nhớ được 3 đồng chí là anh Trương Tầm (quê Bình Định) làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lê Thanh Hà (Lẫm) làm Chính trị viên, đồng chí Nam làm Tiểu đoàn phó, đồng chí Đặng Văn Chí (quê ở Quảng Ngãi) làm Tham mưu trưởng.

Trước chiến dịch không lâu, tôi nhớ chúng tôi tiến hành nhiều trận chống càn quét của địch lên vùng Lãnh - Ngọc. Trận tại Đồi Chùa (thôn 5, Phước Ngọc) đại đội của chúng tôi làm chủ công. Trận ở Bãi Tranh (Phước Ngọc), đại đội được giao nhiệm vụ làm mũi nghi binh, Tiểu đoàn 60 làm chủ công; trận đánh bị lộ nên ta thiệt hại lớn.

Để động viên tinh thần chiến đấu cho toàn đơn vị, trước khi chiến dịch nổ ra, tại thôn 2, Phước Ngọc, đồng chí

51

Page 52: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Nguyễn Xuân Hữu (Bảy Hữu) - Khu ủy viên đến quán triệt nhiệm vụ, phát động lòng căm thù giặc, xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội vượt sông. Xác định mục tiêu sắp tới là tiêu diệt địch, phát động quần chúng, thành lập chính quyền, ổn định đời sống nhân dân, chống càn, kiên quyết giữ cho được địa bàn chiến lược Sơn - Cẩm - Hà, làm nơi đứng chân lâu dài cho cách mạng. Phải nắm vững phương châm “Đã vượt qua sông là không trở lại”. Tôi còn nhớ đồng chí đọc hai câu thơ nội dung nói về tình cảnh đau thương của nhân dân ở vùng Sơn - Cẩm - Hà:

Thương thay em bé nhi đồngChết nằm chưa liệm hồn trong mẹ về.

Chủ trương của trên là quyết tâm giải phóng khu vực Sơn - Cẩm - Hà, bởi vì đây là địa bàn rất quan trọng, giải phóng được khu vực này thì lực lượng ta mới mở xuống được vùng bắc Tam Kỳ, tây Thăng Bình và Quế Sơn. Về lực lượng, cấp trên chọn Tiểu đoàn 70 làm chủ công; cụ thể Đại đội 1 đánh từ hướng Phước Hà ra Hội Tường, An Tráng, Việt An (Hiệp Đức); Đại đội 3 đánh về hướng Phước Hà lên Dốc Xoài, sau đó phát triển ra Lò Chén; Đại đội 2 đánh về hướng Phước Cẩm, qua Phước Sơn, đồng thời tổ chức lực lượng chốt ở Dàn Xây, Eo Gió.

Sau khi được quán triệt nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất phấn khởi, anh em đều chờ đợi ngày giải phóng, tiếp xúc với đồng bằng. Đơn vị khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị về các mặt bảo đảm, nhất là vũ khí trang bị, lương thực, lương khô, tập gói buộc quân trang để qua sông.

Tháng 9 năm 1962, những cơn mưa dông làm nước

52

Page 53: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sông Tiên dâng cao, thêm phần khó khăn, trở ngại cho anh em vượt sông, công tác chuẩn bị càng được tổ chức kỹ lưỡng hơn, anh em nhắc nhở nhau kiểm tra gói buộc quân trang kỹ càng để sẵn sàng đợi lệnh.

Trước khi chúng tôi vượt sông, tối ngày 25 tháng 9 năm 1962, Đại đội 2 vượt sông hướng về Phước Cẩm. Rạng sáng ngày 26 tháng 9, đơn vị chúng tôi cùng Tiểu đoàn bộ vượt sông. Đơn vị tiến nhanh về hướng thôn 2, Phước Hà, lên đến đỉnh Dốc Xoài, khoảng 6 giờ đơn vị chiếm lĩnh xong trận địa. Khoảng 1 giờ sau địch xuất hiện, lực lượng của chúng gồm: 1 đại đội cộng hòa và 1 trung đội tổng đoàn, chúng hành quân từ chợ Việt An qua Lò Chén qua thôn 4, Phước Sơn và đánh qua Dốc Xoài; ý định của chúng là đánh bọc phía sau Phước Cẩm. Khoảng 8 giờ, trận đánh bắt đầu, ta chủ động nổ súng trong địa thế thuận lợi, trận đánh diễn ra gần 1 giờ thì địch rút lui, ta diệt 38 tên, bẻ gãy âm mưu của chúng.

Đơn vị hành quân qua Lò Chén (thôn 4, Phước Sơn) qua thôn 5 ra hướng Dương Thờ (thôn 6), lên Dương Đất Bắc qua Phái Nam, Vinh Huy tiến xuống Cồn Tây, chợ Vinh Huy (Bình Trị). Trong quá trình này không gặp nhiều trở ngại từ phía địch, vì chúng đã hoang mang bỏ chạy hết.

Như vậy, chưa đầy nửa tháng ta đã mở “toạc” ra mảng lớn, không chỉ khu vực Sơn - Cẩm - Hà mà còn một phần phía bắc Tam Kỳ, tây Thăng Bình, tây nam Quế Sơn. Sau này, qua các tài liệu tôi được biết kết quả ở hướng Tiên Phước vượt chỉ tiêu chiến dịch đề ra. Sơn - Cẩm - Hà giải phóng, nhân dân trở về rất phấn khởi. Đoàn văn công của tỉnh về biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn và nhân

53

Page 54: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dân vùng căn cứ, câu ca của nhạc sĩ Tố Hải (Khánh Hòa) khái quát thắng lợi của ta:

Tin đó, tin đây chưa đầy nửa thángMà ta giải phóng, giải phóng đã nhiều

Giải phóng Phước Hà, Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước HòaĐánh sang An Tráng, đánh tiếp Việt An

Quế Sơn, Thăng Bình, Điện Bàn khắp nơi giải phóng.

Sau giải phóng, các đơn vị tiếp tục bố trí lực lượng, đánh địch càn quét bảo vệ vững chắc vùng căn cứ; có căn cứ lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện mở xuống đồng bằng và giành được nhiều thắng lợi.

Sau chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, tôi tiếp tục chuyển qua chiến đấu trong nhiều đơn vị của lực lượng vũ trang tỉnh, trải qua nhiều chức vụ khác nhau: Huyện đội trưởng Quế Tiên, phụ trách Tiểu đoàn 70, Huyện đội trưởng Quế Sơn sau đó là Chỉ huy trưởng của Ban chỉ huy quân sự huyện Đại Lộc. Cuộc đời binh nghiệp 31 năm, tình cảm của đồng chí, đồng đội thật nhiều, kỷ niệm trên quê hương Quảng Nam cũng thật nhiều, nhưng ký ức về những ngày giải phóng Sơn - Cẩm - Hà có ý nghĩa thật đặc biệt.

“Ăn củ chát nhớ Phước Hà dũng cảmĂn rau rừng nhớ Phước Cẩm hiên ngangĐỉnh núi Ngang qua tháng ngày yêu dấuChốt Mõm Đồi dù bom rớt, đạn rơi..”.

Người ghi: Trần Văn Giáp

54

Page 55: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CÔNG TÁC BẢO ĐẢM THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT

SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Phạm Hợi *

Ngày 16 tháng 11 năm 1961, tôi thoát ly tham gia cách mạng, sau đó tôi được bổ sung vào bộ đội, đơn vị đứng chân ở làng Gáo (gần sông A Vương). Thời gian sau, tôi cùng đơn vị chuyển vào khu vực Sông Gia rồi chuyển xuống đứng chân ở xã Phước Lãnh, huyện Tiên Phước.

Cuối năm 1962, đơn vị tham gia vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà. Lúc đơn vị tham gia chiến dịch, tôi công tác tại trung đội thông tin của Tiểu đoàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ lãnh đạo, chỉ huy.

Tôi nhớ Ban chỉ huy Tiểu đoàn 70 lúc đó: Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Trương Tầm quê ở Bình Định, Chính trị viên là đồng chí Lê Thanh Hà quê ở Hòa Vang, Tiểu đoàn phó là đồng chí Nam (Thông), Tham mưu trưởng là đồng chí Đặng Văn Chí quê Quảng Ngãi.

Tiểu đoàn có 4 đại đội: Đại đội 1 (H21) do đồng chí Đặng Xố (Nhì) quê ở Điện Tiến, làm đại đội trưởng; Đại đội 2 (H30) đồng chí Châu Sa quê ở Hòa Vang làm đại đội trưởng, đồng chí Ngọc làm chính trị viên; Đại đội 3 (H35)

* Cán bộ của Trung đội thông tin, Tiểu đoàn 70.

55

Page 56: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

do đồng chí Khang (Bộ) quê ở Nam Bộ làm đại đội trưởng, đồng chí Trịnh làm đại đội phó, đồng chí Minh Tuấn làm chính trị viên. Đại đội H39 đồng chí Túc quê ở Quảng Nam làm đại đội trưởng, đồng chí Cần quê ở Tam Kỳ làm chính trị viên.

Riêng trung đội thông tin của tiểu đoàn lực lượng có khoảng 35 đồng chí, Trung đội trưởng là đồng chí Trương Đình Vân quê Tam Kỳ, Trung đội phó đồng chí Bưởi quê Quảng Ngãi. Các tiểu đội: tiểu đội 1, đồng chí Nhiều (Tam Kỳ) và đồng chí Hợi (Hội An); tiểu đội 2, đồng chí Thành (Quảng Nam) và đồng chí Đắc (không nhớ rõ quê), nhưng tôi nhớ anh hy sinh tại Mộc Bài; tiểu đội 3, đồng chí Hoàng (Quảng Nam) và đồng chí Long (hy sinh tại cầu ông Bộ); Đài 15w: đồng chí Dô và đồng chí Viễn quê đều ở Quảng Ngãi.

Để mở ra khu vực Sơn - Cẩm - Hà, một địa bàn chiến lược quan trọng, tiến xuống đồng bằng và phối hợp với chiến trường chung theo sự chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy và Tỉnh đội, Tiểu đoàn 70 nhận nhiệm vụ làm chủ công trong chiến dịch quan trọng này.

Đồng chí trung đội trưởng trung đội thông tin tham gia dự nghe và nhận nhiệm vụ, sau này qua truyền đạt của anh, tôi được biết: trung đội có nhiệm vụ bảo đảm thông suốt hệ thống thông tin liên lạc cho Tiểu đoàn bộ và các đại đội, đây là chiến dịch đầu tiên trung đội phải bảo đảm thông tin cho tác chiến và rút kinh nghiệm để phục vụ cho những hoạt động lớn hơn sau này.

56

Page 57: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đồng chí trung đội trưởng quán triệt nhiệm vụ đến từng tiểu đội, tính toán con người, phương tiện hiện có, lập kế hoạch bảo đảm. Tuy nhiên, công tác bảo đảm thông tin lúc này gặp rất nhiều khó khăn phần vì máy móc, thiết bị thiếu thốn, mọi thông tin chủ yếu sử dụng bằng phương pháp “chạy bộ” và các phương tiện như cờ, kèn, pháo. Anh em trong đơn vị hầu hết chưa thông thuộc địa bàn Sơn - Cẩm - Hà, chưa có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch lớn. Bên cạnh đó lương thực, thực phẩm, thuốc men thiếu thốn cũng góp phần gánh nặng trên đôi vai người chiến sĩ thông tin chúng tôi.

Tuy vậy, trung đội và từng chiến sĩ đều thể hiện quyết tâm vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao, đảm bảo phương châm “nhanh chóng, kịp thời, chính xác”. Trung đội tiến hành triển khai phương án bảo đảm thông tin liên lạc trên sơ đồ có thể hiện vị trí đóng quân của Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội, của tiểu đoàn và các đại đội.

Trung đội trưởng phụ trách chung, mỗi tiểu đội sử dụng 2 tổ đi cùng các đại đội, cụ thể: tiểu đội 1 đi với đại đội của đồng chí Khang; tiểu đội 2 đi với đại đội của đồng chí Châu Sa; tiểu đội 3 đi cùng đại đội của đồng chí Xố. Số anh em còn lại đi cùng các đơn vị khác. Tôi cùng đồng chí Nhu được phân công đi theo đại đội của đồng chí Khang.

Chúng tôi vừa đi vừa phát dọn đường và làm ký hiệu để nhớ đường về, sau này dẫn bộ đội hành quân chiến đấu. Để thuận tiện chúng tôi sử dụng bẹ chuối rải dọc đường dẫn anh em đi.

57

Page 58: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Sáng ngày 26 tháng 9 năm 1962, tôi cùng đơn vị vượt sông Tiên, đơn vị đánh vào ấp chiến lược Phú Vinh Tây (thôn 4, Phước Hà). Đánh chiếm xong Phú Vinh Tây đơn vị tiến về Phước Sơn, trên đường tiến quân gặp địch đổ bộ tại Dốc Xoài (thôn 4 Phước Sơn), đây là trận đánh lớn trong chiến dịch, ta tiêu diệt được 38 tên địch. Sau đó đơn vị phát triển lên thôn 4 Phước Sơn, chốt ở Lò Chén rồi lên thôn 5, thôn 3, thôn 6 xã Phước Sơn; sau đó phát triển xuống Bình Trị (Thăng Bình).

Trong quá trình này, các chiến sĩ thông tin phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, khi có tình huống, người chỉ huy đại đội báo cho tiểu đoàn hoặc ngược lại chúng tôi đều phải chạy bộ. Sau giải phóng các đơn vị thông tin tiếp tục phát những con đường mới nối liền 3 xã, sẵn sàng chống địch càn quét, ngày đêm bám địa bàn tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân ổn định đời sống, góp sức thành lập chính quyền. Cảm phục trước lòng dũng cảm và tài năng của bộ đội giải phóng một cụ già ở xã Phước Sơn đã tặng chúng tôi hai câu thơ:

Lực lượng chư binh tối tài năngPhòng thủ hương thôn dạ nhật hằng.

Chúng tôi phân vân hỏi cụ ý nghĩa của hai câu thơ trên cụ giải thích đại ý là: lực lượng của bộ đội tài năng không ai sánh bằng/ Phòng thủ làng xóm không kể ngày đêm.

Để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho những đợt hoạt động tiếp theo, trung đội của chúng tôi tiến hành thu mua gạo, mắm, tổ chức làm kho ở trên núi để dự trữ. Đơn

58

Page 59: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vị tổ chức cho anh em đi làm trạm thông tin trên các tuyến đường, kết hợp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nhìn chung, công tác bảo đảm thông tin liên lạc trước, trong và sau chiến dịch tuy mới hình thành, sơ khai, phương tiện thiếu thốn chỉ dựa vào sức người là chính, nhưng anh em đều rất quyết tâm nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thông suốt, phục vụ cho lãnh đạo chỉ huy chiến đấu.

Trong quá trình diễn ra chiến dịch, đơn vị làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lấy thực tế những tội ác của quân cướp nước và lũ bán nước gây ra cho nhân dân ta ở Sơn - Cẩm - Hà để thắp lên ngọn lửa căm thù trong trái tim người chiến sĩ, xây dựng ý chí, quyết tâm chiến đấu cao; nhờ vậy, dù hy sinh gian khổ, đói khát đều không làm chùn bước anh em chúng tôi.

50 năm ngẫm lại, đi theo Đảng suốt cuộc trường chinh, tôi đã từng công tác qua nhiều đơn vị, nhiều chức vụ khác nhau: Chính trị viên phó, rồi chính trị viên Tiểu đoàn 17, Chính trị viên Huyện đội Điện Bàn, Chính trị viên Tiểu đoàn 4/Mặt trận 4… vậy nhưng, những kỷ niệm ngày đầu trong quân ngũ - những ngày cùng anh em, đồng chí, đồng đội tham gia chiến dịch Vượt sông Tiên, tình cảm chân thành, mộc mạc của nhân dân Sơn - Cẩm - Hà làm cho tôi luôn thao thức không thể nào quên.

Người ghi: Trần Văn Giáp

59

Page 60: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHONG TRÀO DU KÍCH CHIẾN TRANH

TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAMVỚI CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN

NĂM 1962Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Nam là địa bàn diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Tháng 9 năm 1962, dưới sự chỉ đạo của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 đã mở chiến dịch Vượt sông Tiên giành thắng lợi to lớn, tạo bước ngoặt quan trọng cho phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh. Với độ lùi thời gian tròn nửa thế kỷ càng làm cho chúng ta nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về tầm vóc, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử này, đặc biệt là khi xét trên bình diện mối quan hệ biện chứng với phong trào du kích chiến tranh trên chiến trường Quảng Nam ngày ấy.

1- Phong trào du kích chiến tranh phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở chiến dịch Vượt sông Tiên 1962 giành thắng lợi

Để đối phó với phong trào cách mạng của nhân miền Nam, đầu năm 1961, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là hình thái chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự và dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại lực lượng

60

Page 61: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cách mạng và nhân dân miền Nam. Mỹ, chính quyền Sài Gòn ra sức thực hiện biện pháp dồn dân lập “ấp chiến lược” và xem đây là “xương sống” của chiến lược này.

Trên chiến trưởng Quảng Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và Ban quân sự tỉnh, phong trào cách mạng có bước phát triển mạnh. Lực lượng vũ trang ra đời gồm 3 đại đội bộ binh H21, H30, H36, đại đội đặc công H29, đại đội quân báo - trinh sát H32. Các đơn vị đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân các huyện miền núi. Các đại đội bộ đội tỉnh phối hợp chặt chẽ với nhân dân địa phương tiến công hàng loạt các căn cứ, đồn bốt của địch, điển hình như trận tập kích làng Thu Bồn (Duy Xuyên tháng 1/1961), trận tiến công đồn Rô trên đường 14 (tháng 8/1961), trận tập kích đồn Phò Nham (tây bắc Hòa Vang, tháng 9/1961), trận tiến công giải phóng 2 xã Phước Ngọc, Phước Lãnh (nay là Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, tháng 10/1961)... làm chỗ dựa vững chắc cho quần chúng nổi dậy làm chủ vùng rừng núi, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Trong năm 1961, lực lượng vũ trang Quảng Nam đánh gần 100 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh của chúng.

Các đội vũ trang tuyên truyền nhiều huyện cũng đẩy mạnh hoạt động thọc sâu xuống vùng đồng bằng diệt ác ôn, tập kích cơ quan ngụy quyền. Cơ sở cách mạng vùng đồng bằng dần dần được phục hồi và tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ ngày càng nâng cao, nhân dân ngày càng tin tưởng theo cách mạng.

Bước sang năm 1962, phong trào chiến tranh du kích ở

61

Page 62: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quảng Nam có bước phát triển mới. Tháng 2 năm 1962, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định giải thể Ban quân sự trực thuộc Tỉnh ủy, thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam nhằm tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược mới của địch. Trong 6 tháng đầu năm 1962, các lực lượng vũ trang Quảng Nam đã đánh 237 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.000 địch, thu 707 khẩu súng các loại, bắn rơi 6 máy bay, đánh hỏng 10 xe quân sự, 4 đoàn tàu hỏa, phá 14 ấp chiến lược, 30 cơ quan hội đồng, 100 bốt gác, 250 nhà tập trung(1). Khả năng tự cung, tự cấp về lương thực và đảm bảo vũ khí được tăng lên đáng kể. Một số địa phương đã thành lập được Ban chỉ huy huyện đội; các xã giải phóng đã thành lập Ban chỉ huy xã đội, lực lượng du kích thôn, xã phát triển rộng rãi.

Phong trào du kích chiến tranh trên chiến trường Quảng Nam phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đẩy địch lâm vào tình trạng bị động, buộc chúng phải dàn mỏng lực lượng đối phó khắp nơi. Tạo thuận lợi để ta huy động lực lượng mở chiến dịch lớn đánh bại một bước quan trọng âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược của địch.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương: “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang và chính trị nhằm phá ấp chiến lược, phát động quần chúng phá thế kìm kẹp ở đồng bằng, phát triển du kích chiến tranh, tạo điều kiện xây dựng căn cứ ở đồng bằng nối liền với miền núi; phát triển xuống

1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tập II, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.81.

62

Page 63: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vùng sâu giải quyết các vấn đề khó khăn về nhân tài vật lực để đưa phong trào toàn tỉnh tiến lên mạnh mẽ, kịp thời phối hợp với chiến trường chung”(1). Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 quyết định mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng ba xã Phước Sơn - Phước Cẩm - Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà). Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau của 3 tuyến đường giao thông: đường 534 từ Thăng Bình lên ngã ba Việt An qua Phước Sơn, đường 586 từ Quán Rường lên Cẩm Khê (Tam Kỳ) qua Eo Gió lên Phước Cẩm, đường từ quận lỵ Tiên Phước qua Phước Hòa (Tiên Châu) đến Phước Cẩm. Kiểm soát được địa bàn 3 xã này, ta có đủ điều kiện xây dựng căn cứ, tạo bàn đạp để tập kết lực lượng, vũ khí trang bị tiến xuống đồng bằng, tiêu diệt lực lượng địch, mở rộng vùng giải phóng phía Nam của tỉnh.

Ngày 25 tháng 9 năm 1962, ta tiến công vào hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà với dân số gần 9.000 người. Đó là một trong những thắng lợi quan trọng của quân dân Quảng Nam trong chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy.

2- Chiến dịch vượt sông Tiên 1962 thắng lợi tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh

Tháng 7 năm 1962, địch chia Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính quân sự: Quảng Nam, Quảng Tín; đồng thời tập trung một lực lượng tương đối lớn, đánh chiếm, lập căn cứ ở các địa bàn quan trọng và các trục giao thông huyết mạch trên

1. Sđd, tr.84.

63

Page 64: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

toàn tỉnh. Địch liên tục mở những cuộc càn quét đánh phá dữ dội vùng giải phóng Phước Lãnh - Phước Ngọc, Phương Đông, Dương Yên. Bên cạnh đó, chúng còn đẩy mạnh thực hiện gắt gao biện pháp dồn dân lập “ấp chiến lược”.

Âm mưu và hành động của địch đã gây ra những khó khăn to lớn cho hoạt động của phong trào du kích chiến tranh của tỉnh Quảng Nam. Yêu cầu bức thiết đặt ra là ta phải mở những chiến dịch lớn tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thế, tạo lực và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích tiếp tục tiến lên.

Với thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên 1962, trên chiến trường Quảng Nam, bước đầu ta phá được kế hoạch dồn dân, lập ấp chiến lược, phá thế giằng co giữa ta và địch, tạo chỗ đứng chân vững chắc trên địa bàn quan trọng ở vùng giáp ranh giữa miền núi với đồng bằng. Phong trào du kích chiến tranh có sự chuyển biến vượt bậc, giữ vững thế tiến công, góp phần đưa cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển đi lên. Ngay sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta đã thành lập được hai chi bộ, xây dựng được 20 du kích xã, 143 du kích thôn và qua chiến đấu, trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương tăng lên rõ rệt. Rõ ràng, thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên đã tạo ra những cơ sở, tiền đề để quân dân Quảng Nam tiếp tục đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động đánh phá của địch trong năm 1963 và những năm tiếp theo.

Như vậy, có thể nói, phong trào du kích chiến tranh trên chiến trường Quảng Nam có mối quan hệ biện chứng với chiến dịch Vượt sông Tiên năm 1962, nó cho thấy sức mạnh to lớn

64

Page 65: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng miền Nam đang bước vào cuộc đấu tranh đầy cam go, ác liệt, thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên là cơ sở thực tế góp phần quan trọng để Trung ương Đảng tiếp tục chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng.

Về phía Mỹ, chính quyền Sài Gòn, những diễn biến trên chiến trường Quảng Nam trong năm 1962 cũng phần nào cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hoàn toàn khác với những gì mà các nhà vạch kế hoạch Hoa Kỳ đã dự kiến trong những năm 50 và đầu những năm 60, như họ đã thừa nhận: “Về mặt chiến lược quân sự, Hà Nội đánh giá cao tác dụng của sự thay đổi linh hoạt giữa hai hình thức chiến tranh du kích và chính quy nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn nhất định nào đó”(1).

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA KHU ỦY - BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 5 TRONG VIỆC MỞ RỘNG CĂN

1. Hồ sơ chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tập 5 (Vạch kế hoạch chiến tranh), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam sao lục, 1982, tr.1.

65

Page 66: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CỨ, TIẾN XUỐNG ĐỒNG BẰNG, GIAI ĐOẠN ĐẦU CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT

CỦA ĐẾ QUỐC MỸThiếu tướng Lê Văn Hoàng *

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước địa bàn Quân khu 5 là nơi kẻ thù tiến hành thí điểm các chiến lược, biện pháp chiến tranh, với nhiều thủ đoạn thâm độc và tàn bạo; là chiến trường ác liệt, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Để đánh bại kẻ thù, chiến tranh cách mạng phát triển từ thấp đến cao, vì vậy ta phải có những chủ trương, biện pháp linh hoạt, lựa chọn chiến trường bố trí lực lượng chủ lực thích hợp với khả năng, bảo đảm làm nòng cốt kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương giữ vững và xây dựng thế trận tiến công tiêu diệt địch, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong từng giai đoạn cách mạng.

Với sự phá sản của chính sách thống trị nhân dân miền Nam bằng chính quyền độc tài phát xít, thông qua biện pháp “Tố cộng diệt cộng”, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” hòng cứu vãn bọn tay sai khỏi nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ - ngụy lấy càn quét, gom dân lập “Ấp chiến lược” làm quốc sách. Đây là biện pháp chủ yếu nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng để tiêu diệt. Sau một thời gian chuẩn bị, Mỹ vạch ra kế hoạch chiến lược Sta lây-Tay lo, với tham vọng “Bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng. Biện pháp và thủ đoạn chủ yếu của chúng là dùng lực lượng quân sự mở các

* Phó Chính ủy Quân khu 5.

66

Page 67: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cuộc hành quân càn quét đánh phá vùng giải phóng, vùng tranh chấp bằng chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”, nhằm đàn áp và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Khu 5 chuyển sang một giai đoạn mới với sự lãnh đạo, chỉ đạo, phương pháp, thế trận, lực lượng và kinh nghiệm đấu tranh mới.

Tháng 7 năm 1961, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 được thành lập cũng là thời gian trên toàn chiến trường miền Nam, địch bắt đầu làm thí điểm lập “Ấp chiến lược”. Đảng ủy Quân khu đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước họp từ ngày 21 đến 23 tháng 7 năm 1961 đã thảo luận một số vấn đề cơ bản về đường lối, phương châm xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu, thảo luận và quyết định về nhiệm vụ quân sự, chủ trương, phương hướng xây dựng, hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của Thường vụ Khu ủy đề ra trong 6 tháng cuối năm là: “Khẩn trương xây dựng lực lượng, củng cố và mở rộng căn cứ miền núi, phá thế kìm kẹp để tiến lên giành lại đồng bằng...”. Đây là sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng với yêu cầu phát triển của chiến tranh cách mạng trên chiến trường Khu 5.

Lúc này, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 15, nhân dân miền Nam từ thế bị địch kìm kẹp đã vùng lên đấu tranh tạo thành một phong trào cách mạng mạnh mẽ. Ở Khu 5, từ đầu năm 1961 những cuộc tiến công và nổi dậy liên tục diễn ra trên cả hai vùng chiến lược rừng núi và đồng bằng. Đến giữa năm 1961 tuy Mỹ - Diệm vẫn còn có ưu thế về mặt quân sự, nhưng với các cuộc nổi dậy và tiến công tương đối rộng rãi và liên tục trên địa bàn Khu

67

Page 68: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

5 đã làm cho chúng bị động đối phó khắp nơi. Đảng bộ, quân và dân Khu 5 đã tạo thuận lợi cơ bản cho thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Vùng căn cứ và làm chủ của ta bao gồm phần lớn Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng. Về mặt đất đai ở vùng căn cứ và vùng làm chủ của ta đã xấp xỉ một nửa diện tích toàn Khu, đây là căn cứ lâu dài và bền vững của ta. Phạm vi kiểm soát của địch bị thu hẹp.

Nhìn lại, ngay từ khi trở về Tổ quốc (28/01/1941) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định một vấn đề mang tính nguyên tắc “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”. Căn cứ địa cách mạng là một trong những vấn đề không thể thiếu trong chiến tranh giải phóng, nó gắn liền với quá trình đấu tranh vũ trang phát triển từ thấp đến cao, từ quy mô đơn giản đến phức tạp. Đây là nơi đứng chân để xây dựng bổ sung lực lượng, cung cấp, tiếp tế hậu cần kỹ thuật; là bàn đạp tiến công của lực lượng cách mạng. Nơi có điều kiện xây dựng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá xã hội và huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Với việc quân và dân Khu 5 làm chủ vùng rừng núi Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng ven biển ta đã tạo ra một thế đứng vững chắc để xây dựng và phát triển lực lượng, một bàn đạp để tiến công về nông thôn và đô thị.

Vùng đồng bằng Khu 5, gồm làng mạc, ruộng đồng xen kẻ tạo thành từng cụm dân cư, tạo thuận lợi cho ta trong việc bám giữ địa bàn, hình thành thế trận xen kẻ, thế bao vây áp sát các trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của địch. Tuyệt đại bộ phận nhân lực, vật lực, tài lực của chiến trường Khu 5 là do vùng đồng bằng cung cấp, nên khi ta

68

Page 69: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

giành quyền làm chủ vùng đồng bằng cũng là lúc ta giành quyền chủ động bao vây tiến công địch trên toàn Khu. Về phía địch, đây cũng là nơi chúng tập trung các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự lớn, các sân bay, bến cảng, là đầu cầu tiếp nhận và dự trữ trang bị vũ khí, vật tư chiến tranh; là bàn đạp để phản công làm chủ địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Vì vậy, đây là địa bàn địch tập trung lực lượng đông nhất, đánh phá dai dẳng và ác liệt nhất trên chiến trường Khu 5 - là một trọng điểm đánh phá của Mỹ - ngụy trong quốc sách “Ấp chiến lược”,“bình định nông thôn”. Trong điều kiện tranh chấp quyết liệt đó, muốn thực hiện được việc bám dân, bám đất, xây dựng thế trận bao vây áp sát liên tục tiến công vào các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự lớn, các kho dự trữ vật tư chiến lược, sân bay, bến cảng, ta phải quyết tâm mở rộng căn cứ tiến xuống đồng bằng.

Ở đồng bằng, địch từ chỗ hoàn toàn chủ động, chuyển dần vào thế đi xuống, ta từ chỗ bị động bảo tồn lực lượng, đã chuyển dần lên tấn công và có xu hướng ngày càng phát triển. Lực lượng vũ trang đã phát triển khá và nhanh hơn trước, chất lượng chiến đấu được nâng cao. Chiến tranh du kích phát triển, nhiều nơi đã tiêu diệt, tiêu hao và hạn chế được các cuộc càn quét của địch. Nhiều vùng căn cứ giữ được an toàn. Địch từ chỗ hoàn toàn tự do về quân sự nay bị đánh một số trận buộc phải bị động đối phó. Do hoạt động mạnh của các lực lượng vũ trang quân khu, địch phải phân tán một số đơn vị quân chủ lực ra chiếm đóng, bảo vệ địa bàn.

Thực hiện nhiệm vụ trung tâm củng cố và mở rộng căn cứ vùng núi, phá kẹp giành quyền làm chủ ở đồng bằng, tháng 8 năm 1961, Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy Bộ

69

Page 70: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương mở một đợt hoạt động trên phạm vi toàn Khu. Đợt hoạt động chia làm hai bước:

Bước 1: Tập trung phần lớn các tiểu đoàn từ miền Bắc vào và lực lượng tại chỗ, mở đợt hoạt động ở miền núi, bất ngờ tấn công tiêu diệt lực lượng, phá vỡ một số cụm cứ điểm của địch đang cắm sâu vào trong căn cứ của ta. Mở rộng căn cứ và điều lực lượng địch lên miền núi, tạo điều kiện cho việc diệt kẹp, giành dân ở đồng bằng trong bước 2.

Bước 2: Khi quân cơ động của địch đã bị kéo lên rừng núi, các đơn vị chủ lực của ta nhanh chóng tiến xuống đồng bằng, cùng bộ đội địa phương mở một đợt hoạt động đều khắp các tỉnh. Tiếp tục củng cố và mở rộng căn cứ địa miền núi, kiên quyết phá thế kìm kẹp ở đồng bằng.

Hoạt động của ta trong đợt 1 là đòn tiến công và nổi dậy mạnh mẽ trên diện rộng cả Bắc Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, buộc địch phải bỏ một số cứ điểm dọc theo vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, dọc trục Đường số 5, từ Giá Vụt đi Măng Đen. Khu căn cứ miền núi được củng cố và mở rộng. Ở đồng bằng, bộ đội tỉnh, huyện phối hợp hoạt động tương đối đều, các đội vũ trang tuyên truyền và vũ trang công tác của các tỉnh lần lượt bám vào thôn xóm diệt ác ôn, tuyên truyền giáo dục phát động nhân dân. Trong bước 1, ta thực hiện làm chủ vùng rừng núi chiến lược, mở rộng căn cứ địa, tiêu biểu cho bước 1 là trận đánh Đăk Hà (30/8/1961). Chiến thắng Đăk Hà là sự kiện tiêu biểu, mở đầu cho sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

70

Page 71: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Trên chiến trường Khu 5 hoạt động vũ trang kết hợp với đẩy mạnh đấu tranh chính trị đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ngày 18 tháng 9 năm 1961, lực lượng vũ trang Quảng Nam tiêu diệt cứ điểm Phò Nham. Ngày 22 tháng 9 lực lượng vũ trang Phú Yên tiến công cứ điểm Đồng Tre, từ Quảng Nam đến Bình Thuận ta đã tiến hành 210 lần vũ trang tuyên truyền, diệt hơn 100 tên ác ôn... Thực hiện kế hoạch bước 2, tháng 10 năm 1961 các tiểu đoàn chủ lực của Quân khu chuyển xuống hoạt động ở đồng bằng. Trước sự kìm kẹp chặt của địch, các đơn vị vũ trang và cán bộ xây dựng cơ sở của ta phải dựa vào bàn đạp ở vùng giáp ranh, tổ chức đánh địch theo hai phương thức.

Ở những nơi có cơ sở tốt, địa thế thuận lợi, ta sử dụng từng tiểu đoàn đánh tiêu diệt, phá vỡ thế kìm kẹp của địch, chế ngự từng vùng, đánh quân ứng cứu, khống chế địch trong một thời gian, hỗ trợ cho các tổ chức quần chúng truy lùng diệt ác ôn, các tổ chức phản động của địch, xây dựng cơ sở cách mạng. Tại các vùng sâu, địch còn kèm kẹp, ta sử dụng các đơn vị chủ lực đứng ở vòng ngoài đánh và kéo các đơn vị cơ động của địch về phía mình, tạo điều kiện cho các đội vũ trang công tác luồn vào móc nối gây cơ sở diệt ác ôn. Khi có điều kiện thì kết hợp giữa đòn tiến công của chủ lực ở bên ngoài với nổi dậy của cơ sở bên trong để giành quyền làm chủ.

Theo phương thức đó, Tiểu đoàn 90 của quân khu đã cùng lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đánh địch giải phóng Tứ Mỹ (Kỳ Sanh), Xuân Bình, Phú Thọ (Kỳ Yên) và 2 xã Phước Ngọc, Phước Lãnh (Tiên Phước), mở được hai khu vực đứng chân thuận lợi để tiến xuống đồng bằng. Các Tiểu đoàn 90 và 50 cùng lực lượng địa phương 2 tỉnh

71

Page 72: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quảng Ngãi, Bình Định tiến công địch ở Nước Mặn, Sơn Dương (Quảng Ngãi); Nhơn Lộc, Hoài Nhơn (Bình Định) giải phóng hoàn toàn các xã Bình Khương, Bình Phiên, Hành Tín (Quảng Ngãi); một mảng 9 thôn nối liền nhau của 2 xã An Hảo, Ân Hòa (Bình Định) và hàng chục thôn khác dọc vùng giáp ranh các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ (Quảng Ngãi); An Lão, Vân Canh (Bình Định). Lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên tiêu diệt địch giải phóng các xã An Xuân, An Lĩnh. Các chiến sĩ trinh sát, đặc công được sự giúp đỡ của nhân dân, mưu trí giải thoát Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang bị quản chế tại thị xã Tuy Hòa.

Trong những năm đầu chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lãnh đạo quân và dân Khu 5 hoàn thành bước đầu việc phát động và tổ chức thế trận của chiến tranh nhân dân và đã căn bản thực hiện được nhiệm vụ xây dựng, củng cố và mở rộng căn cứ địa miền núi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng. Thắng lợi này đã tạo cho quân và dân Khu 5 một thế đứng khá vững chắc để tiếp tục phát triển thế và lực, xây dựng và nâng cao tiềm lực mọi mặt của chiến trường, thực hiện nhiệm vụ giành lại vùng đồng bằng, xây dựng thế chiến lược giữa ba vùng “rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị”./.

BAN CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN 1 KIÊM TỈNH ĐỘI QUẢNG NAM LÃNH ĐẠO,

CHỈ HUY CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CĂN CỨ SƠN - CẨM -

72

Page 73: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

HÀ NHỮNG NĂM ĐẦU SAU GIẢI PHÓNG

Đại tá Ngô Quý Đức*

Cuối năm 1961, các lực lượng vũ trang ta giải phóng Tứ Mỹ, Xuân Bình, Phú Thọ (Tam Kỳ), Phước Lãnh, Phước Ngọc (Tiên Phước); tiếp đến đêm 27 rạng ngày 28 tháng 2 năm 1962, ta tiến công tiêu diệt đồn Trà My, mở rộng căn cứ miền núi của tỉnh. Thực hiện chủ trương tiến xuống đồng bằng của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy, Ban Cán sự - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam gấp rút chuẩn bị mở chiến dịch Vượt sông Tiên, mục tiêu trước mắt là giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà).

Đối với Sơn - Cẩm - Hà, những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là địa bàn chịu nhiều mất mát trong các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm; đặc biệt là các vụ bắn giết, chôn sống cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên của ta những tháng cuối năm 1955, ở Gò Vàng (Phước Sơn), Đồng Trại (Phước Cẩm), khiến cho lòng căm thù giặc của nhân dân dâng lên mạnh mẽ. Đó là cơ sở quan trọng để lãnh đạo tỉnh xây dựng quyết tâm giải phóng khu vực này, thiết lập khu căn cứ bàn đạp cho cuộc chiến đấu dưới đồng bằng.

Theo kế hoạch, đêm ngày 25 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn 70, 1 bộ phận của Tiểu đoàn 90, lực lượng đặc công trinh sát của tỉnh, cán bộ dân chính đảng và các đội vũ trang

* Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

73

Page 74: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

công tác huyện Tiên Phước…, vượt sông Tiên. Với tinh thần “Vượt sông Tiên chỉ thắng không lùi”, “vượt sông Tiên là không trở lại”, các lực lượng vũ trang tỉnh đã chiến đấu kiên cường chỉ trong thời gian ngắn đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà. Đây là thắng lợi có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, quân sự, bởi ta đã làm chủ được địa bàn rất quan trọng, để Tỉnh ủy, Tỉnh đội và các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu, tỉnh thiết lập bàn đạp tiến xuống đồng bằng các huyện Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn.

Công việc đầu tiên sau khi giải phóng là các đơn vị tổ chức truy quét tàn quân địch, thành lập chính quyền, mặt trận và đoàn thể cách mạng ở xã, thôn, thuần khiết nội bộ nhân dân, ổn định cuộc sống. Đối với đại đa số nhân dân, sau gần 9 năm sống dưới đầu lê mũi súng của kẻ thù, nay được giải phóng, rất phấn khởi, sẵn sàng tham gia công tác cách mạng. Nhân dân tổ chức rào làng chiến đấu, đào công sự, giao thông hào, hầm trú ẩn trên khắp các xóm, thôn và thu hoạch mùa màng trên các cánh đồng. Bộ đội tỉnh, huyện bám địa bàn, giúp các địa phương xây dựng, phát triển lực lượng du kích, tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng.

Giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta làm chủ một khu vực xét ở tầm chiến dịch, chiến lược được coi là thế thượng phong, hiểm yếu, mở ra khả năng uy hiếp trực tiếp hệ thống phòng ngự của địch trên địa bàn các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn. Mặt khác, ta đã chọc thủng và tạo thành vùng “lõm” ở vùng giáp ranh; từ

74

Page 75: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

căn cứ bàn đạp Sơn - Cẩm - Hà, lực lượng ta có thể mở các đợt tiến công lên quận lỵ Hiệp Đức, vào quận lỵ Tiên Phước, xuống Tam Kỳ, Thăng Bình, ra Quế Sơn. Đây có thể coi là bước đột phá rất quan trọng trong quá trình tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân, tiến tới đánh bại quốc sách ấp chiến lược của địch trên chiến trường Quảng Nam.

Chính tầm quan trọng đó, mà sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Tỉnh ủy, Ban cán sự - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang xây dựng kế hoạch ngăn chặn, đẩy lùi các đợt tiến công, bảo vệ vững chắc khu căn cứ. Để mở rộng địa bàn, Tiểu đoàn 70 phát triển ra hướng Việt An đến khu vực Dốc Xoài gặp địch, ta nổ súng diệt 37 tên. Đêm ngày 01 tháng 10 năm 1962, đánh ấp chiến lược An Tráng, phát triển ra Dinh Sơn, Cao Ngạn, Vinh Huy. Ở hướng Phước Cẩm ta tập kích tiêu diệt địch ở đồi Gò Dạn, làm chủ một số thôn ở Phước Tân, vũ trang tuyên truyền xuống Cây Cốc xã Phước Tiên và xã Kỳ Quế huyện Tam Kỳ. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương, ngày đêm xuống tận các thôn giáo dục, động viên tư tưởng, phát động nhân dân tích cực phát hiện, theo dõi bọn gián điệp, đấu tranh cô lập hoạt động của chúng.

Cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội, các ban ngành, mặt trận đoàn thể của tỉnh về đứng chân tại đây để lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến trên chiến trường Quảng Nam cho đến ngày toàn thắng. Ngày 20 tháng 10 năm 1965, tại làng An Lâm xã Phước Hà, Sư đoàn bộ binh 2 được thành lập, đây

75

Page 76: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Quân khu 5, đã từng lập nên những chiến công hiển hách, 3 lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Về địch, sau khi mất Sơn - Cẩm - Hà, chúng tập trung một số lượng lớn các đơn vị chủ lực cơ động của Quân đoàn I, Quân khu I ngụy, kết hợp với lực lượng bảo an, dân vệ tỉnh Quảng Tín và nhiều phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại, liên tiếp mở những trận càn lớn dài ngày hòng chiếm lại khu vực này. Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh tâm lý tuyên truyền, hù dọa, làm cho một bộ phận nhân dân và cán bộ chưa qua thử thách hoang mang, lo sợ.

Ngày 05 tháng 02 năm 1963, địch sử dụng 3 tiểu đoàn cộng hòa thuộc sư đoàn 2, mở trận càn mang tên là “Lam Sơn 7” đánh vào vùng giải phóng phía tây tỉnh Quảng Nam, mà trọng điểm là khu vực Sơn - Cẩm - Hà. Các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh, huyện, du kích các xã, dựa vào làng chiến đấu, quần lộn tác chiến liên tục, tiêu hao nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải rút quân về đồng bằng.

Thất bại trong trận càn “Lam Sơn 7”, địch tiếp tục mở trận càn “Lam Sơn 8”. Tại Tiên Sơn, máy bay trực thăng đổ quân xuống khu vực núi Ngang, càn quét thôn 1, xe thiết giáp đánh vào thôn 3. Địch tiếp tục sa vào thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp của ta. Bộ đội tập trung của tỉnh, huyện, du kích các xã, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tác chiến đạt hiệu quả rất cao. Quân địch càn quét lùng lội luôn bị tổn thất bởi hệ thống chông mìn, cạm bẫy, thò và du kích bắn

76

Page 77: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tỉa ở khắp nơi; khi chúng tạm dừng thì lập tức bị bộ đội tỉnh, huyện tập kích, tiêu diệt. Càn quét không mang lại kết quả, mà bị tổn thất nặng nên tinh thần binh lính hoang mang, buộc chúng phải kết thúc trận càn.

Không từ bỏ kế hoạch đánh bật lực lượng ta ra khỏi vùng giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, thiết lập ấp chiến lược ở khu vực này để kìm kẹp nhân dân. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1963, địch tiếp tục tổ chức trận càn “Bình Châu”. Lực lượng địch có 9 tiểu đoàn bộ binh. Trận càn này chúng tiến hành trên phạm vi rộng, dài ngày, có nhiều binh chủng phối hợp. Địch đánh vào khu vực Sơn - Cẩm - Hà theo nhiều hướng: Từ Tiên Phước đánh ra, Tam Kỳ đánh lên theo đường Eo Gió và từ Việt An đánh vào. Chúng sử dụng máy bay trực thăng chở quân cơ động liên thôn, liên xã; sử dụng pháo binh ở mức độ cao, ác liệt, riêng xã Phước Cẩm chúng đã bắn hơn 5.000 quả. Trận càn này địch đã gây cho ta một số tổn thất, chúng làm chủ và đóng một số đồn như Gò Bom, Núi Vú, gò Màn Tan, Gò Văn, lập được một số ấp chiến lược ở Phước Sơn, Phước Cẩm.

Tuy nhiên, với tinh thần quyết chiến đấu bảo vệ căn cứ Sơn - Cẩm - Hà, dưới sự chỉ huy của Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam các lực lượng vũ trang hoạt động tác chiến trong khu căn cứ đã tiêu diệt 1.023 tên địch, trong đó có 2 tên Mỹ; làm bị thương 502 tên trong đó có 1 tên Mỹ, bắt sống 52 tên; thu 93 súng các loại, phá hủy 13 xe GMC và 1 xe bọc thép M113, bắn rơi 3 trực thăng. Trận càn “Bình Châu” của địch bị quân và dân ta đánh bại hoàn toàn.

77

Page 78: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Sau trận càn “Bình Châu”, địch còn tổ chức nhiều cuộc tiến công khác lên căn cứ Sơn - Cẩm - Hà như: trận càn “Dân Chiến” đầu năm 1964, và đặc biệt khi quân Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường tỉnh Quảng Nam, chúng đánh phá vô cùng ác liệt khu vực này bằng đủ các loại bom, pháo, chất độc hóa học. Nhưng Tỉnh ủy, Ban Cán sự - Ban chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang trụ bám kiên cường, chiến đấu anh dũng, tiêu hao, tiêu diệt hàng ngàn tên Mỹ - ngụy, bảo vệ vững chắc khu căn cứ.

Cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ Sơn - Cẩm - Hà diễn ra liên tục, từ tháng 9 năm 1962 đến tháng 3 năm 1975, hiện chưa có đủ tài liệu thống kê hết các trận đánh của các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân, du kích các xã. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu lên những trận chống càn tiêu biểu của các lực lượng vũ trang ta để bảo vệ khu căn cứ những năm đầu sau giải phóng, qua đó nêu lên một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Tỉnh ủy, Ban Cán sự - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, đã thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt quá trình tạo lập và xây dựng căn cứ Sơn - Cẩm - Hà. Đây vừa là căn cứ hậu phương vừa là căn cứ bàn đạp để các lực lượng vũ trang ta tiến xuống đồng bằng chiến đấu tiêu diệt quân thù. Các ban ngành, mặt trận đoàn thể đứng chân, xây dựng thực lực, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện với phương châm 2 chân 3 mũi giáp công. Có thể nói, căn cứ Sơn - Cẩm - Hà

78

Page 79: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của quân và dân tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ hai, Trong suốt cuộc chiến tranh, Mỹ - ngụy đã sử dụng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt để hủy hoại sự sống, tiêu diệt căn cứ Sơn - Cẩm - Hà, nơi có các cơ quan đầu não của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thiết lập, xây dựng và bảo vệ căn cứ, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã trụ bám kiên cường với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”, điều đó chứng tỏ tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của các thế hệ cha anh đi trước.

Thứ ba, Thiết lập, xây dựng và bảo vệ toàn vẹn khu căn cứ Sơn - Cẩm - Hà trong suốt cuộc chiến tranh là một thành công lớn của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện trên chiến trường Quảng Nam. Ngoài yếu tố địa lợi, nhân dân Sơn - Cẩm - Hà đã thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu cao, thủy chung son sắc với Đảng, với các lực lượng vũ trang cách mạng, góp phần to lớn vào thành quả chung và tô thắm tình cảm quân dân trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Thứ tư, Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn. Để mở ra khu vực Sơn - Cẩm - Hà, quân và dân ta đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ. Chiến đấu để bảo vệ căn cứ trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến từ năm

79

Page 80: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

1962 đến 1975 lại càng phải chịu nhiều hy sinh, tổn thất to lớn hơn. Tại căn cứ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam ta đã phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân, du kích kiên cường đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch bảo vệ vững chắc khu căn cứ. Quá trình chiến đấu đó đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về sự cảnh giác, không được chủ quan sau khi giành thắng lợi. Ngày nay, công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc là yêu cầu bức thiết, nhằm đối phó thắng lợi trước âm mưu, bản chất ngoan cố của chủ nghĩa đế quốc, tư tưởng bành trướng của các thế lực thù địch trong mọi tình huống./.

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN ĐỐI VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TRÊN

80

Page 81: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM

Đại tá Nguyễn Công Trạng *

Giữa cuối năm 1961, Thường vụ Khu ủy 5 đề ra chủ trương làm chủ rừng núi, giành lại nông thôn đồng bằng, ra sức xây dựng bảo vệ hành lang, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta. Với chủ trương này, thế và lực của phong trào cách mạng trên địa bàn Khu 5 ngày càng phát triển. Trước bước phát triển mới của lực lượng cách mạng, tháng 8 năm 1962, Quân đoàn I ngụy tổ chức cuộc hành quân “Lam Sơn 1” thọc sâu vào căn cứ Nước Là (nay thuộc huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Chúng ta chủ động vừa phòng tránh địch “bủa lưới”, vừa tập trung lực lượng bẻ gãy “mũi lao” “trực thăng vận” của địch. (1)

Về chiến lược, “Lam Sơn 1” kết thúc thất bại vì địch không tiêu diệt được cơ quan đầu não kháng chiến Khu 5, căn cứ cách mạng vẫn được giữ vững; về chiến thuật, “trực thăng vận” bị đánh bại. Địch chuyển sang đóng thêm nhiều đồn bốt, tăng cường khống chế các trục đường quan trọng, đẩy mạnh gom dân lập ấp chiến lược, bắt lính đôn quân, tăng cường lực lượng địa phương, ra sức kiểm soát, hòng cắt nguồn hậu cần từ đồng bằng lên căn cứ miền núi của ta. Địa bàn huyện Tiên Phước trở thành tâm điểm trong âm

* Trưởng Phòng Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Quân khu 5.1. Ngày 30 tháng 8, tại Nà Niêu (Quảng Ngãi), một bộ phận lực lượng của Tiểu đoàn bộ binh 90 bắn rơi 01 máy bay trực thăng, bắn bị thương 12 chiếc khác trên tổng số 30 máy bay trực thăng của Liên đoàn 77 biệt cách dù quân ngụy. Đây là lần đầu tiên ta đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của địch trên chiến trường Khu 5.

81

Page 82: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

mưu, thủ đoạn mới của địch.

Tiên Phước là huyện trung du, giáp ranh miền núi của chiến trường tỉnh Quảng Nam. Năm 1961, ta vượt sông Tranh giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc - hai xã phía Tây Nam của huyện. Từ đây, lực lượng ta thường xuyên thọc xuống vùng đồng bằng nhưng chưa trụ lại được. Tháng 9 năm1962, ta mở chiến dịch Vượt sông Tiên, Tiểu đoàn 70 được giao nhiệm vụ chủ công giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà), nhằm:

- Mở rộng vùng giải phóng, góp phần thực hiện chủ trương giành lại nông thôn đồng bằng, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta.

- Phá âm mưu bao vây cắt nguồn hậu cần từ đồng bằng lên căn cứ Nước Là của địch, phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng giáp ranh.

Sơn - Cẩm - Hà là các xã phía tây bắc của huyện Tiên Phước, cách vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc bởi dòng sông Tiên, tiếp giáp với phía tây thị xã Tam Kỳ, tây nam huyện Thăng Bình và Quế Sơn. Đây là bàn đạp lợi hại để lực lượng cách mạng vừa có thể thọc sâu xuống đồng bằng, vừa có thể bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng. Tiểu đoàn 70 vận dụng phương thức tác chiến phân tán, tập trung linh hoạt, cùng lực lượng địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở vùng giáp ranh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, đánh bại các cuộc hành quân giải tỏa của địch.

82

Page 83: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Quảng Nam.

1. Quảng Nam là địa bàn chiến lược quan trọng được chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng của Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ. Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi, mở ra giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng trên chiến trường Khu 5 và tỉnh Quảng Nam.

Cuối năm 1955 đầu năm 1956, Liên khu ủy 5 chọn Bến Hiên, Bến Giằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 15, Liên khu ủy 5 tìm địa điểm thích hợp để chỉ đạo phong trào cách mạng đang bùng lên mạnh mẽ. Năm 1960, toàn bộ cơ quan Liên khu ủy, Ban Quân sự Liên khu vào đóng tại Nước Là (Trà My). Địa hình Nước Là rất hiểm trở, thuận lợi cho bố phòng, tập kết lực lượng, phát triển lên Tây Nguyên cũng như thọc sâu xuống đồng bằng ven biển. Từ Nước Là, hình thành nên mật khu Đỗ Xá (tây Quảng Nam - tây Quảng Ngãi - đông Kon Tum),mà miền tây Quảng Nam là tâm điểm của căn cứ địa cách mạng Khu 5, đã đứng vững trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Vấn đề xây dựng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng có vai trò to lớn trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng. Thực hiện phương châm làm chủ rừng núi, ta vượt sông Tranh giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc (1961). Vượt sông Tiên không phải là sự kiện đầu tiên cho hoạt

83

Page 84: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

động giành lại nông thôn đồng bằng trong kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Quảng Nam. Bởi năm 1961, ta giải phóng Tứ Mỹ (Kỳ Sanh, Tam Kỳ). Nhưng Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà là sự kiện bộ đội địa phương tỉnh tiến công phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở vùng giáp ranh, góp phần bảo vệ, mở rộng căn cứ địa cách mạng.

Vượt sông Tiên thắng lợi, đánh dấu sự trưởng thành của bộ đội tỉnh, là bước phát triển mới của phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Với ý nghĩa đó, Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà mở ra giai đoạn đấu tranh mới trên chiến trường Quảng Nam, bảo vệ vững chắc mật khu Đỗ Xá (đánh bại cuộc hành quân “Bình Châu” 1963 và cuộc hành quân “Quyết Thắng 202”, hay còn gọi là “Dân Chiến” năm 1964). Từ đây ta phát triển lực lượng ta, luồn sâu phía sau lưng địch, đẩy mạnh phá ấp giành dân (đợt hoạt động Thu Đông 1964, Xuân Hè 1965).

2. Xuất phát từ vị trí địa lý chiến lược của huyện Tiên Phước, vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi, cung cấp kinh nghiệm đột phá vào thế trận phòng ngự của địch trên địa bàn Khu 5 và tỉnh Quảng Nam.

Với Nước Là, Nước Oa (Trà My), Phước Trà (Hiệp Đức) trở thành căn cứ địa của lực lượng cách mạng Khu 5, thì Tiên Phước là vùng giáp ranh giữa căn cứ địa miền núi với đồng bằng ven biển. Nơi đây là cửa ngõ, bàn đạp, con đường gần nhất để lực lượng ta tiến xuống đồng bằng chia cắt thế trận của Quân đoàn I, quân khu I ngụy. Tiên Phước

84

Page 85: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

không quá xa Tam Kỳ - tỉnh lỵ Quảng Tín, do vậy địch chọn địa bàn Tiên Phước để xây dựng tuyến phòng ngự từ xa cho Tam Kỳ, đồng thời bủa vây đánh phá căn cứ địa cách mạng và chúng chia Tiên Phước thành hai quận lỵ Hậu Đức và Tiên Phước. Đối với ta, vùng giải phóng Sơn - Cẩm - Hà kết hợp với một phần huyện Quế Sơn và Thăng Bình được xác lập thành huyện Quế Tiên để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Điều đó càng cho thấy vị trí địa lí chiến lược quan trọng của địa bàn huyện Tiên Phước đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Quảng Nam.

Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi, thể hiện tư tưởng tiến công, mở ra nhiều khả năng mới cho ta tiếp tục bảo vệ vững chắc mật khu Đỗ Xá, đồng thời tiến xuống giành lại nông thôn đồng bằng. Chiến thắng này cho ta kinh nghiệm về khả năng đột phá vào thế trận phòng ngự của Quân đoàn I ngụy. Trong đó, Tiên Phước sẽ là điểm khởi đầu. Sự kiện ngày 10 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn bộ binh 2 tiến công giải phóng Tiên Phước - Phước Lâm là minh chứng tiêu biểu nhất của lịch sử. Quân khu quyết định chọn Tiên Phước là phương án tạo thời cơ trực tiếp, lợi dụng thời cơ chung, kín đáo và sắc bén về tư tưởng chiến lược và tâm lí. Nếu như chiến thắng Buôn Ma Thuột làm rung chuyển toàn bộ Quân khu II ngụy, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, thì chiến thắng Tiên Phước - Phước Lâm làm vỡ thế trận phía nam Quân khu I ngụy. Từ Tiên Phước, quân ta nhanh chóng giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, cô lập Đà Nẵng từ hướng nam, tạo điều kiện

85

Page 86: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thuận lợi cho giải phóng Đà Nẵng.(1)

Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi là một trong những sự kiện lớn trên chiến trường Khu 5 trong năm 1962. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Lịch sử đã chọn Tiên Phước làm nơi mở đầu cho các giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng trên chiến trường Quảng Nam. Tiểu đoàn 70 và các lực lượng địa phương huyện Tiên Phước đã tạo nên một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quê hương trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ./.

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT

SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Thượng tá Phạm Xuân Khoa *

1. Có ý kiến cho rằng: Nếu Quân khu 5 không giải phóng Tiên Phước, Tam Kỳ, Quảng Ngãi trước, tạo thế cô lập địch ở Đà Nẵng từ phía nam thì cuộc tiến công của Quân đoàn 2 từ Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân vào giải phóng khu liên hiệp quân sự lớn nhất miền Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn. * Cán bộ Ban Tổng kết - Lịch sử CTĐ,CTCT Quân khu 5

86

Page 87: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tháng 9 năm 1962, theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, tỉnh Quảng Nam mở chiến dịch Vượt sông Tiên tấn công phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà huyện Tiên Phước. Thắng lợi chiến dịch có vai trò to lớn của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT).

Nhìn lại lịch sử, vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, sau thất bại của các biện pháp “tố cộng, diệt cộng”, Mỹ - ngụy chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để đánh phá phong trào cách mạng miền Nam. Tháng 11 năm 1961 Giôn Kennơđi lên thay Đoailo Aixenhao làm Tổng thống Mỹ đã tuyên bố: “Sẽ trả bất cứ giá nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào, để giữ bằng được miền Nam Việt Nam”. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là một loại chiến lược thực dân kiểu mới, dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để tiến hành cùng với vũ khí, trang bị chiến tranh và viện trợ tài chính của Mỹ, do Mỹ chỉ huy và điều khiển .

Đế quốc Mỹ đề ra kế hoạch “Sta lây - Taylo” từ gữa năm 1961 đến cuối năm 1962, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Trước âm mưu và thủ đoạn mới của địch, ngày 24 tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu” (1). Bộ Chính trị quyết định “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H. 2002, tập 22, tr. 153.

87

Page 88: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lên song song với đấu tranh chính trị” (2). Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, Khu ủy 5 đề ra chủ trương “Đối với miền núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu”. Phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, giải phóng nông thôn, đồng bằng và quyết định tổ chức chiến trường trọng điểm gồm 4 huyện Tam Kỳ, Tiên Phước (Quảng Nam), Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng ngãi).

Thực hiện chủ trương của Khu ủy, ở Quảng Nam mùa thu năm 1961 lực lượng vũ trang tỉnh, huyện tấn công địch làm chủ thôn Tứ Mỹ (xã Kỳ Sanh, Tam Kỳ). Tứ Mỹ trở thành ngọn cờ đầu của phong trào phát động quần chúng giải phóng nông thôn đồng bằng ở Khu 5; từ đây các tỉnh chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thọc sâu vào đồng bằng, đô thị, tiến công và làm chủ. Đến tháng 8 năm 1962 ở Quảng Nam hầu hết các huyện đều mở các hoạt động quân sự tiến công địch, gần 200 trận đánh lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, chủ yếu là bọn tề xã, ác ôn, tiêu diệt hàng chục đồn bốt. Tiêu biểu nhất là trận đánh đầy dũng cảm, mưu trí của 7 chiến sĩ và 3 cán bộ huyện Điện Bàn ngày 26 tháng 4 năm 1962, ngay trong lòng hậu phương địch giữa ban ngày, gây cho địch nhiều thương vong. Trận đánh thọc sâu ở vùng đồng bằng ven biển gây tiếng vang lớn, làm lung lay ý chí quân địch .

Trước các hoạt động vũ trang của ta, địch ra sức đối phó quyết liệt, chúng tập trung mở các cuộc hành quân càn

2. Sđd, 2002, tập 22, tr. 158

88

Page 89: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

quét đánh phá vùng giải phóng, trọng điểm là Trà My và các xã Phước Lãnh, Phước Ngọc; chúng đóng thêm nhiều chốt điểm, lập phòng tuyến ngăn chặn lực lượng ta hoạt động xuống đồng bằng.

Quyết phá tan âm mưu của địch, ngày 5 tháng 7 năm 1962, Khu ủy 5 chủ trương “Tập trung mọi lực lượng, mọi khả năng vào chống phá ấp chiến lược, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất của các tỉnh đồng bằng”. Đối với Quảng Nam, Khu ủy giao cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo mở đợt hoạt động quân sự cao điểm từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1962, liên tục tiến công, phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn đồng bằng. Trọng tâm đợt cao điểm này là chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn, Cẩm, Hà) của huyện Tiên Phước.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, để bảo đảm cho lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch giành thắng lợi, Quân khu 5 chỉ thị công tác chính trị, tập trung 5 vấn đề lớn:

- Mở đợt sinh hoạt chính trị ngắn, quán triệt sâu sắc Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam. Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ tình hình nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

- Quán triệt tư tưởng “chủ động tiến công, không ngừng tiến công”, làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu

89

Page 90: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sắc, tiến quân về đồng bằng, trụ lại ở đồng bằng, nơi hang ổ của kẻ thù mà chiến đấu là một vinh dự lớn. Giáo dục cho bộ đội thấy rõ trước mắt còn nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhưng chiến tranh cách mạng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhất định thắng lợi sẽ thuộc về ta, qua đó củng cố niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách làm tròn nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.

- Kiện toàn, củng cố ổn định tổ chức các đơn vị, giữ vững vai trò lãnh đạo xuyên suốt của Đảng trong mọi tình huống. Nâng cao năng lực chỉ huy của cán bộ các cấp; chủ động, mưu trí, linh hoạt, chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ huy đơn vị vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tiến về đồng bằng.

- Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ thống nhất cao về tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với đấu tranh vũ trang; giữa tác chiến tiêu diệt địch với giành dân, vận dụng linh hoạt sáng tạo phương thức đấu tranh bằng “hai chân ba mũi giáp công”. Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, tổ chức đánh địch trong đồn bốt có công sự vững chắc, chống địch càn quét, đánh ngày, đánh đêm, bao vây, cô lập, bức rút, bức hàng, làm chủ nông thôn đồng bằng…

- Làm tốt công tác chính sách thương binh, tử sĩ, tù hàng binh, chiến lợi phẩm. Giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, kỷ luật dân vận, chính sách dân tộc, tôn giáo ở vùng mới giải phóng. Giữ nghiêm bí mật quân sự trong hành quân, trú quân, cơ động tác chiến, làm tốt các mặt công tác hậu cần, đời sống của bộ đội.

90

Page 91: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Đảng ủy - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam chỉ đạo tiến hành CTĐ,CTCT, tập trung một số vấn đề trọng tâm:

Tư tưởng chỉ đạo chiến dịch Vượt Sông Tiên “tiến không có lùi”. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chiến dịch này đã sinh hoạt dân chủ, đánh giá hết chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, thấy rõ phong trào Đồng khởi khắp nơi ở miền Nam đã đẩy địch vào thế bị động đối phó. Từ khi có Nghị quyết 15, đấu tranh vũ trang đã thật sự là mũi đấu tranh quyết định sự thắng lợi của cách mạng miền Nam. Ở Quảng Nam, kinh nghiệm đấu tranh chính trị được tích lũy từ năm 1955, nay quần chúng đã và đang sẵn sàng phối hợp với đấu tranh vũ trang để giải phóng quê hương. Đã đến lúc tung lực lượng tiến về đồng bằng, bám đất, bám dân để chiến đấu. Qua sinh hoạt cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thể hiện quyết tâm cao, sẵn sàng chờ lệnh lên đường với khí thế sôi sục cách mạng, quyết tâm trả thù cho đồng chí, đồng bào, giải phóng nông thôn, đồng bằng.

Xác định chiến dịch Vượt Sông Tiên chỉ có tiến không có lùi, bộ đội ta sẽ đối mặt với một lực lượng lớn quân địch, có vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Đây là khó khăn, thử thách lớn, nên công tác tư tưởng được các cấp ủy đảng của tỉnh đặc biệt quan tâm; Đảng ủy trung đoàn - Ban cán sự tỉnh đội chỉ đạo sinh hoạt xác định quyết tâm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia chiến dịch. Phát động tư tưởng ra quân đánh thắng trận đầu, tiêu diệt địch từ loạt đạn đầu, trụ bám chiến trường chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

91

Page 92: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Làm tốt công tác tổ chức, sắp xếp biên chế, tăng cường cho địa phương một số cán bộ có kinh nghiệm, để phối kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ của chiến tranh nhân dân, giải phóng đất đai, giành dân, giữ dân, bám dân, dựa vào dân chiến đấu. Đồng thời tiến hành tốt công tác chuẩn bị chiến trường, lực lượng, nắm chắc địa bàn, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, động viên các lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu giữ vững vị trí. Làm tốt công tác bảo đảm lương thực, thực phẩm, trang bị cho các đơn vị tham gia chiến dịch.

Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhất là chính sách ở vùng mới giải phóng, làm cơ sở cho bộ đội khi tiếp quản thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng, tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân trong hành quân, trú quân cũng như trong quá trình chiến đấu .

Nhờ tiến hành tốt CTĐ,CTCT, lực lượng vũ trang Quảng Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến dịch Vượt Sông Tiên giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm -Hà. Chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên trên chiến trường Quảng Nam, sử dụng nhiều lực lượng, cả quân sự, chính trị, binh vận, tiến hành trên một địa bàn giáp ranh miền núi với đồng bằng.

Từ thắng lợi chiến dịch Vượt Sông Tiên, Khu ủy - Bộ Tư Lệnh Quân khu, cơ quan chính trị đúc kết nhiều bài học sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công”. Đồng

92

Page 93: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thời rút ra nhiều kinh nghiệm chỉ đạo CTĐ,CTCT cho các đơn vị trong tiến hành các hoạt động “Giải phóng đồng bằng” giành thắng lợi to lớn, góp phần đánh bại kế hoạch Stalay - Taylo của Mỹ, ngụy.

50 năm đã trôi qua, bài học lịch sử chiến dịch Vượt Sông Tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị, giúp cho các thế hệ cán bộ hôm nay nghiên cứu làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong huấn luyện, diễn tập, xây dựng đơn vị vững mạnh chính trị, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN GIẢI PHÓNG SƠN-CẨM-HÀ, BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỂ

GIẢI PHÓNG NÔNG THÔN, ĐỒNG BẰNG Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Sau thắng lợi của phong trào đồng khởi ở miền Nam, chế độ Sài Gòn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, buộc đế quốc Mỹ phải tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,

93

Page 94: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dùng quân đội ngụy, vũ khí, tiền bạc và sự chỉ huy của Mỹ. Biện pháp chủ yếu là hành quân, càn quét và gom dân, lập ấp chiến lược trên quy mô lớn. Trước tình hình đó, tháng 01 năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đánh giá tình hình miền Nam sau đồng khởi, khẳng định: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng của nó đã bắt đầu”(1). Bộ Chính trị quyết định: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang... lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch cả hai mặt chính trị và quân sự”(2).

Trên cơ sở chủ trương của Trung ương, ở Nam Trung Bộ, tháng 02 năm 1961, Liên khu ủy 5 tổ chức hội nghị đề ra nhiệm vụ làm chủ rừng núi, củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng, giành lại đồng bằng, tiêu diệt sinh lực địch. Về phương châm đấu tranh ở ba vùng chiến lược, Nghị quyết ghi: “Vùng căn cứ rừng núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang có thể ngang nhau, vùng đô thị đấu tranh chính là chủ yếu”(3). Đồng thời, Liên Khu ủy còn chủ trương phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ và giải phóng nông thôn đồng bằng, và quyết định tổ chức trọng điểm mũi đồng bằng của Khu là Tam Kỳ, Tiên Phước (Quảng Nam), Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Thành

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H. 2002, tập 22, tr. 153.2. Sđd, 2002, tập 22, tr. 1583. Dẫn theo: Nam Trung bộ kháng chiến 1945 - 1975, xuất bản năm 1992, tr. 295.

94

Page 95: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lập Ban Cán sự 32A để phát động quần chúng phá ấp chiến lược, giải phóng nông thôn, đưa dân về làng cũ, xây dựng làng chiến đấu chống địch. Đầu tiên là giải phóng thôn Tứ Mỹ (Tam Kỳ) rút kinh nghiệm chỉ đạo toàn Liên khu.

Theo chủ trương của Khu ủy và Tỉnh ủy, các lực lượng vũ trang, chính trị đẩy mạnh hoạt động diệt ác phá kìm, mở ra giành quyền làm chủ nông thôn đồng bằng. Ngày 31 tháng 8 năm 1961(1), các lực lượng của Khu, tỉnh, huyện phối hợp tiến công địch giải phóng thôn Tứ Mỹ xã Kỳ Sanh, phát triển lên các thôn Xuân Bình, Phú Thọ xã Kỳ Yên huyện Tam Kỳ, mở ra một vùng giải phóng gồm 2.000 dân. Cán bộ, đội công tác lực lượng vũ trang trụ bám phát động quần chúng, xây dựng chính quyền nhân dân tự quản. Đây là điểm phát động quần chúng giải phóng nông thôn đồng bằng thắng lợi đầu tiên của tỉnh.

Phát huy thắng lợi của Tứ Mỹ, ngày 28 tháng 10 năm 1961, quân và dân huyện Tiên Phước phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh mở đợt hoạt động “Vượt sông Tranh” giải phóng hoàn toàn hai xã Phước Lãnh, Phước Ngọc. Tuy đất chưa rộng, người chưa đông, nhưng giải phóng Tứ Mỹ, Xuân Bình, Phú Thọ, Phước Lãnh, Phước Ngọc, có ý nghĩa là ngọn cờ đầu của thời kỳ giải phóng nông thôn đồng bằng trong tỉnh.

Sang năm 1962, địch lo sợ đối phó quyết liệt, tập trung quân càn quét đánh phá vùng giáp ranh miền núi phía tây các huyện. Chúng mở chiến dịch càn lớn gọi là Lam

1. Có ý kiến cho rằng ngày giải phóng Tứ Mỹ là ngày 01/10/1961.

95

Page 96: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Sơn (tháng 8/1962) đánh vào vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc. Sử dụng máy bay trực thăng bất ngờ đổ quân đánh vào cơ quan Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân kh 5 ở Nước Là (Trà My). Đóng thêm chốt điểm lập phòng tuyến ngăn chặn ta hoạt động xuống đồng bằng.

Quán triệt chủ trương của Khu ủy 5 trong đợt hoạt động Thu Đông năm 1962 là : “Tập trung mọi lực lượng và khả năng vào chống phá ấp chiến lược”(1) coi đó là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng bậc nhất hiện nay. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu chủ trương mở hoạt động, tiến công phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn đồng bằng.

Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương:“Đẩy mạnh hoạt động vũ trang và chính trị nhằm phá ấp chiến lược, phát động quần chúng phá thế kèm kẹp ở đồng bằng, phát triển du kích chiến tranh, tạo điều kiện xây dựng căn cứ ở đồng bằng nối liền với miền núi, phát triển xuống vùng sâu giải quyết các vấn đề khó khăn về nhân tài vật lực để đưa phong trào toàn tỉnh tiến lên mạnh mẽ, kịp thời phối hợp với chiến trường chung”(2). Trong đó, xác định vùng Sơn - Cẩm - Hà là địa bàn trọng điểm để mở ra của tỉnh.

Thực hiện chủ trương của trên, từ cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1962, các đơn vị tập trung của tỉnh tiến hành huấn luyện bổ sung, tăng gia sản xuất tự túc, chuẩn bị chiến trường; đồng thời mở các đợt tiến công ở các huyện Duy

1. Dẫn theo: Lịch sử Lực lượng vũ tranh nhân dân tỉnh Quảng Nam (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội 2003, tr. 83. 2. Sđd, tr. 84.

96

Page 97: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc nhằm kéo dãn lực lượng địch. Tiểu đoàn 70 là lực lượng chính tham gia chiến dịch Vượt sông Tiên. Tỉnh tăng cường cho huyện Tiên Phước một số cán bộ, chiến sĩ, để bổ sung cho các đội công tác, làm nòng cốt phát động nhân dân đứng dậy, phối hợp với lực lượng vũ trang giành quyền làm chủ. Với vị trí quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chung, nên Khu ủy 5 đã cử các đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Nguyễn Xuân Nhĩ, Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy và đồng chí Huỳnh Hữu Anh tham gia trong chiến dịch này.

Đêm ngày 25 rạng ngày 26 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn 70 phối hợp với các đội công tác 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà vượt sông, tiếp cận mục tiêu. Được lệnh, các mũi thọc sâu nổ súng tiến công đánh chiếm các cơ quan hội đồng các xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, diệt một đại đội bảo an và một tổng đoàn. Bọn dân vệ và ngụy quyền tháo chạy tán loạn xuống Tam Kỳ, Việt An và chạy trốn trong núi. Tiếp theo là trận đánh tao ngộ tại Dốc Xoài (thôn 4 Phước Sơn), tiêu diệt 38 tên địch. Các đơn vị phát triển đánh chiếm từng khu vực, truy quét địch cả ngày, bảo vệ tài sản của nhân dân.

Bộ đội chiếm lĩnh, chốt giữ những vị trí quan trọng, mittinh phát động quần chúng phá ấp, truy quét ác ôn, kêu gọi binh lính địch ra hàng. Cán bộ, chiến sĩ xuống từng gia đình tuyên truyền, giải thích chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng. Thành lập chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, triển khai công tác bố phòng chống địch và vận động thanh niên gia

97

Page 98: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nhập bộ đội. Đồng thời triển khai kế hoạch đánh địch phản kích và phát triển tấn công ra phía trước mở rộng địa bàn. Tiểu đoàn 70 sử dụng một đại đội đánh ấp chiến lược An Tráng, phát triển ra Hội Trường, Phú Cốc, Phú Thủy đến Việt An, Cao Ngạn, đường 16 thuộc hai xã Thăng Phước, Bình Lâm, huyện Thăng Bình.

Ở hướng Phước Cẩm, Tiểu đoàn 70 sử dụng một đại đội tập kích đồn Gò Dạn, diệt 48 tên địch, thu 14 súng các loại. Du kích Phước Cẩm còn đánh đồn Hủng Lớn diệt 15 tên bảo an, bắt sống 1 tên, thu 2 súng, phá trên 1.500 mét rào ấp chiến lược. Thừa thắng, ta tập kích đồn Gò Bướm, diệt 60 tên địch, buộc chúng phải rút chạy. Địch điều quân từ Tam Kỳ lên nhưng bị tập kích tại Eo Gió, ta bẻ gãy các đợt càn, tiêu diệt 90 tên địch, giữ vững vùng giải phóng. Tiểu đoàn 70 còn cho một bộ phận phân tán hoạt động vũ trang tuyên truyền sâu xuống Vinh Huy, cầu Ông Triệu (Thăng Bình) và Cẩm Khê (Tam Kỳ).

Chiến dịch Vượt sông Tiên thắng lợi, ta đã đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà với hơn 8.000 dân. Các đội công tác đã bám địa bàn để phát triển cơ sở, xây dựng chi bộ Đảng, Mặt trận, thành lập Ủy ban tự quản xã, phát động nhân dân xây dựng làng chiến đấu, diệt trừ ác ôn. Kết quả, ta thành lập được 2 chi bộ, phát triển 20 du kích xã, 143 du kích thôn ở hai xã Phước Sơn và Phước Cẩm, rút được thanh niên bổ sung lực lượng vũ trang huyện, từ 3 trung đội đầu năm 1962 lên thành 4 trung đội. Hành lang giao lưu

98

Page 99: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

hàng hóa giữa vùng ta và vùng địch còn kiểm soát được khai thông, thực lực cách mạng không ngừng lớn mạnh.

Giải phóng ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, có ý nghĩa lớn đối với việc mở ra các huyện đồng bằng phía Nam của tỉnh. Ta đã phá thế giằng co phân tuyến chia vùng của địch, huy động nguồn nhân vật lực phục vụ cho cách mạng.

Cuối năm 1962, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ tại Nà Cau (Phước Lãnh) nhằm rút kinh nghiệm hoạt động mở ra, phát động quần chúng làm chủ nông thôn đồng bằng. Hội nghị rút ra bài học thực tiễn là phải kết hợp chặt chẽ phương châm đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị; phát động cho được quần chúng tại chỗ nổi dậy giành quyền làm chủ thì mới đảm bảo thắng lợi. Đồng thời phê phán phương pháp chủ yếu dùng lực lượng vũ trang và đội công tác từ bên ngoài vào giải phóng. Hội nghị chủ trương tiếp tục phát động quần chúng tại chỗ nổi dậy phá ấp chiến lược, diệt tề, giành quyền làm chủ, tiến tới giải phóng toàn bộ nông thôn, xây dựng làng chiến đấu, chống địch bằng 3 mũi giáp công, giữ thế hợp pháp cho quần chúng. Để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo chiến tranh trong tình hình mới, tại hội nghị này, chấp hành Nghị quyết của Khu ủy 5, chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai tỉnh mới là Quảng Nam và Quảng Đà.

Bước sang năm 1963, địch liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn và dài ngày nhằm đánh phá vào các cơ quan đầu não của Khu, của tỉnh và vùng giải phóng. Điển hình như

99

Page 100: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tháng 4 năm 1963, địch sử dụng 3 sư đoàn đánh vào Mật khu Đỗ Xá (cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân Khu 5) tại vùng giáp ranh ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Bộ đội bảo vệ cơ quan Khu và bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp chống càn diệt trên 600 tên, bắn rơi và bắn hỏng 20 máy bay trực thăng; trong đó quân dân Trà My tiêu diệt và làm bị thương 150 tên, bắn rơi 2 máy bay, góp phần bẻ gãy cuộc càn của địch, giữ vững căn cứ cách mạng. Tháng 8 năm 1963, chúng mở tiếp hai cuộc càn Lam Sơn 7 và Lam Sơn 8, đánh vào các huyện miền núi của tỉnh. Quân và dân ta chống càn liên tục trong 62 ngày, diệt và làm bị thương 420 tên, bắn rơi 5 máy bay, buộc địch phải rút về đồng bằng.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu” đánh vào 10 xã đã giải phóng thuộc 3 huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ. Suốt trong 6 tháng liền, các lực lượng vũ trang đã chiến đấu tiêu diệt và làm bị thương hơn 600 tên địch, thu hàng trăm khẩu súng. Địch chiếm lại một số thôn của các xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, đóng đồn thôn 3 Phước Cẩm, nhưng không lập được tề. Nhìn chung chiến dịch “Bình Châu” của địch căn bản bị thất bại, quân dân huyện Tiên Phước được tuyên dương toàn Khu về thành tích chống càn. Các xã Kỳ Sanh (Tam Kỳ), Phước Sơn, Phước Cẩm được Khu khen thưởng.

Trong khi các lực lượng vũ trang trụ bám chiến đấu quyết liệt, nhân dân liên tục tổ chức các cuộc đấu tranh chính trị, hàng trăm người kéo vào nơi địch xuất phát hành

100

Page 101: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

quân, phản đối địch bắt chồng con em họ đi càn quét; tìm người thân chết, bị thương, gây rối loạn, buộc chúng phải lúng túng đối phó. Tại các nơi địch càn tới, nhân dân kiên trì trụ bám giữ thế hợp pháp đấu tranh chính trị, binh vận, nhằm hạn chế việc đốt phá, cướp bóc tài sản. Nhiều nơi, đồng bào kiên quyết không chịu nghe theo địch tập trung vào ấp chiến lược; đồng thời, nhân dân còn vận động được binh sĩ ngụy đào bỏ hàng ngũ về nhà làm ăn, mang súng nộp cho cách mạng.

Vừa ra sức chống địch càn quét, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta đẩy mạnh hoạt động diệt ác, phá kìm, phá ấp chiến lược, làm chủ thêm nhiều thôn xã. Ở Đại Lộc hoạt động vũ trang tuyên truyền vào xung quanh vùng quận lỵ. Huyện Duy Xuyên phá nhiều ấp chiến lược ở khu Tây, khu Trung, vũ trang tuyên truyền làm chủ ban đêm ở Xuyên Thọ, Xuyên Phước (khu Đông). Ở Điện Bàn, ta làm chủ các xã vùng A, B và tiến công tiêu diệt 1 trung đội địch tại Điện Ngọc (vùng cát). Đánh vào cơ quan Hội đồng, đốt sạch trụ sở giành làm chủ hai xã Phú Tân, Phú Mỹ (Gò Nổi).

Như vậy, thắng lợi của chiến dịch vượt sông Tiên tiến xuống đồng bằng đã chứng minh chủ trương đúng đắn và tích cực của Tỉnh ủy, thể hiện tư tưởng tiến công cách mạng, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng. Đây là thắng lợi không chỉ có ý nghĩa mở rộng vùng giải phóng mà còn phá vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn của địch, xóa thế giằng co giữ ta và địch ở vùng giáp ranh, mở ra nhiều khả năng phát triển mới. Các đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh

101

Page 102: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đã trụ bám được ở đồng bằng, cơ động chiến đấu trên một địa bàn rộng, cùng với bộ đội huyện, dân quân du kích và nhân dân xây dựng, phát triển chiến tranh nhân dân, đánh bại những cuộc càn quét của địch trên quy mô lớn, giữ vững vùng giải phóng. Đó là tiền đề cho việc phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, tiến tới giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng, mà đỉnh cao là phong trào đồng khởi 1964 - 1965.

CÔNG TÁC BINH ĐỊCH VẬN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG

SƠN - CẨM - HÀ Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tiên Phước là một vùng quê cách mạng tiêu biểu, nơi đã diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt nhất của quân và dân tỉnh Quảng

102

Page 103: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Nam và cũng là căn cứ địa cách mạng, là hậu phương phương cho chiến trường của tỉnh và Khu 5. Ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (nay là Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà) là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng nối liền giữa miền núi và đồng bằng nên địch bố trí lực lượng chốt chặn những nơi hiểm yếu, chúng ra sức gom dân lập ấp chiến lược để kìm kẹp, ngăn chặn quân ta tiến xuống đồng bằng và địch nên gây ra cho ta rất nhiều khó khăn. Vì vậy, giải phóng được 3 xã Sơn - Cẩm - Hà sẽ mở ra nhiều thuận lợi cho cách mạng, phá vỡ phòng tuyến liên hoàn của địch, tạo cầu nối giữa miền núi Tiên Phước, Trà My với các huyện đồng bằng.

Tuy nhiên, trong những năm từ 1954 đến 1959, trong lúc ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, thì Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại hiệp định, thực thi chiến lược “thực dân mới điển hình của Mỹ” tấn công tiêu diệt Đảng cộng sản, đàn áp đẫm máu phong trào yêu nước của quần chúng, xác lập chế độ độc tài phát xít khát máu, phản dân hại nước. Tiên Phước là một trong những nơi bị địch khủng bố khốc liệt nhất, làm cho phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tại 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, chính quyền tay sai của Mỹ và bọn Quốc dân đảng đã gây ra những tội ác man rợ. Nhiều vụ giết người, trả thù ngày càng trắng trợn, tàn ác, những đảng viên, cơ sở cách mạng và quần chúng kiên trung bị địch bắt, giết, thủ tiêu. Chúng khủng bố ráo riết nên ở Sơn - Cẩm - Hà hầu như trắng cơ sở cách mạng.

Thực thi chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, địch ra sức gom dân lập ấp chiến lược theo hình thức “tát nước bắt cá”,

103

Page 104: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nhằm tách dân ra khỏi Đảng. Chúng đã gây cho nhân dân Sơn - Cẩm - Hà rất nhiều trở ngại, làm đảo lộn mọi tập quán sinh hoạt, sản xuất, về lâu dài sẽ làm suy kiệt nguồn nhân tài vật lực cho cách mạng. Ở Phước Cẩm địch xây dựng 3 ấp; Phước Sơn, Phước Hà mỗi xã có 5 ấp theo kiểu “2 sông 3 núi”. Bên cạnh đó bọn tề điệp, ác ôn, nhất là bọn quốc dân đảng cũng được tăng cường về đây để kìm kẹp nhân dân. Các đơn vị bảo an, tổng đoàn dân vệ đóng các chốt điểm, bảo vệ bên trong các ấp chiến lược và cơ động đánh phá ra các vùng chung quanh, mở rộng vành đai an toàn cho toàn khu vực Sơn - Cẩm - Hà. Bên cạnh đó, địch ra sức tuyên truyền nhồi nhét tư tưởng phản động, rêu rao sự lớn mạnh của “quân đội quốc gia” nhằm đánh lừa nhân dân, làm lẫn lộn trắng đen. Tuy nhiên đại đa số nhân dân Sơn - Cẩm - Hà vẫn một lòng theo Đảng, theo cách mạng, căm thù và lên án mạnh mẽ những hành động phi nghĩa, tàn bạo của Mỹ - ngụy, mong muốn cách mạng về giải phóng quê hương.

Tình hình cách mạng miền Nam đã thay đổi nên Trung ương Đảng chỉ đạo từ đấu tranh chính trị đơn thuần, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị quán triệt tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, đề ra những chủ trương lớn và đã quyết định: Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang và thực lực chính trị. Tập trung sức quyết liệt chống phá ấp chiến lược mạnh mẽ và liên tục, lấy phong trào đấu tranh vũ trang, chính trị và công tác binh vận phục vụ xoay quanh vấn đề

104

Page 105: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chống phá ấp chiến lược, qua đó xây dựng và phát triển thực lực cách mạng trong toàn tỉnh

Để tạo một bước chuyển biến căn bản cho phong trào cách mạng toàn tỉnh, tháng 01 năm 1960, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tổ chức tại làng ADuân (huyện Hiên). Đại hội quyết định chuyển phương thức đấu tranh sang thời kỳ mới; đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, diệt ác phá kèm, giành chính quyền về tay nhân dân. Đến hội nghị lần thứ 4, Tỉnh ủy ra Nghị quyết chỉ rõ: Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tranh thủ thời cơ, liên tục tấn công địch, ra sức phá ấp chiến lược, nhanh chóng phát động quần chúng phá kìm, giành lại nông thôn, đồng bằng.

Tháng 7 năm 1962, Khu ủy 5 mở hội nghị bàn biện pháp chỉ đạo hoạt động Thu Đông đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất hiện nay là tập trung mọi lực lượng và khả năng vào đánh bại quốc sách ấp chiến lược của địch. Do đó cơ quan binh địch vận chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở bên trong vùng địch kiểm soát; trong một thời gian ngắn đã có nhiều gia đình, cá nhân được móc nối, là cốt cán của ta. Cán bộ đội công tác bước đầu nắm được một bộ phận lực lượng dân vệ và thanh niên chiến đấu trong các ấp chiến lược. Công tác binh địch vận hoạt động mạnh và hiệu quả nhất là xã Phước Cẩm; ở đây có một tổ gồm 3 phụ nữ rất năng nổ, đã tuyên truyền, lôi kéo được một số binh lính địch. Lực lượng làm công tác binh địch vận rải truyền đơn giải thích đường lối chính sách khoan hồng của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng, tấn công vào tư tưởng của bọn dân vệ, ngụy quyền. Bên cạnh

105

Page 106: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đó, cán bộ đội công tác bí mật luồn vào bên trong vận động nhân dân sẵn sàng nổi dậy diệt ác, trừ gian, phá ấp, phá kìm trở về làng cũ, biến ấp chiến lược của địch thành làng chiến đấu của ta.

Trước những chuyển biến mạnh mẽ trên chiến trường, lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện đã lớn mạnh, phong trào đấu tranh chính trị có hiệu quả và mũi tiến công binh địch vận đã đạt được những thắng lợi quan trọng. Ngày 25 tháng 9 năm 1962, ta mở chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà và phát triển xuống phía tây huyện Thăng Bình, phá vỡ phòng tuyến giáp ranh giữa ta và địch. Trong chiến dịch này cán bộ, chiến sĩ quyết tâm “Vượt sông Tiên chỉ thắng không lùi”, “Vượt sông Tiên là không trở lại”. Chính quyết tâm đó đã tạo cho các đơn vị sức mạnh to lớn, nhanh chóng tiêu diệt ngụy quân, làm ta rã ngụy quyền, giành quyền làm chủ 3 xã Sơn - Cẩm - Hà với ưu thế tuyệt đối. Ta đã giành được địa bàn chiến lược, tạo được thế đứng có tầm khống chế cả vùng đồng bằng phía nam của tỉnh. Ta cơ bản giải quyết được một phần khó khăn về nguồn nhân lực, giải quyết một phần thóc gạo nuôi quân đang lúc thiếu hụt. Các đơn vị lực lượng vũ trang bám nơi đây để phát triển lực lượng, phát động nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, sẵn sàng đánh địch phản kích. Thắng lợi có ý nghĩa chính trị sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, làm cho ngụy quân, ngụy quyền các cấp hoang mang dao động mạnh.

Trong quá trình diễn ra chiến dịch, lực lượng làm công tác binh địch vận đã phối kết hợp chặt chẽ với bộ đội, các đội vũ trang công tác xã và lực lượng hợp pháp, tuyên

106

Page 107: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

truyền bằng nhiều hình thức như rải truyền đơn, gửi thư tay, rao loa, rỉ tai qua người thân..., làm cho binh lính địch hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Từ đó khêu gợi tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc trong hàng ngũ địch, kêu gọi họ trở về cùng toàn dân đứng lên đánh đổ đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Công tác binh vận đã làm cho nhiều binh lính địch tỏ ra nghi ngờ “sức mạnh của quốc gia”, hoang mang, dao động, khi ta tấn công, đã có hàng chục binh lính ngụy ở 3 xã Sơn - Cẩm - Hà bỏ hàng ngũ trở về với nhân dân.

Sau ngày giải phóng, cán bộ binh địch vận đẩy mạnh việc gọi binh lính địch trốn chạy trong núi ra hàng cách mạng để được hưởng lượng khoan hồng. Các tổ binh vận của lực lượng bộ đội tỉnh, đội công tác xã và nhân dân bằng nhiều nhiều hình thức tuyên truyền vận động linh hoạt, mềm dẽo như: vận động gia đình binh sĩ, nhân viên ngụy quyền “tìm một lối ra vinh dự cho người thân”, viết thư gửi chồng, con, em khuyên nhủ đừng gây tội ác, trở về sống với gia đình, tham gia công tác cách mạng. Qua công tác tuyên truyền và những mối quan hệ ruột thịt của gia đình, đã tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm và giúp cho binh lính địch nhận biết đường lối chính sách của ta, nên nhiều người mang súng về với cách mạng, tham gia kháng chiến.

Đầu tháng 10 năm 1962 phong trào quần chúng ở hai xã Phước Cẩm và Phước Sơn được phát động rất mạnh. Cán bộ làm công tác binh địch vận đã phối hợp với các đơn vị vũ trang tích cực vận động nhân dân kiên quyết truy bắt tàn quân địch lẩn trốn trong rừng. Vận động thanh niên

107

Page 108: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nam, nữ xung phong vào dân quân du kích, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, lập các trạm tiếp tế lương thực, thực phẩm phục vụ bộ đội, du kích chiến đấu, làm công tác bố phòng, xây dựng làng chiến đấu, đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường.

Ngày 15 tháng 10 năm 1962, ta tổ chức míttinh mừng chiến thắng, ra mắt chính quyền cách mạng từ thôn đến xã. Nhân dân 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, với băng cờ biểu ngữ kéo về địa điểm míttinh trong khí thế sục sôi cách mạng. Ta tổ chức cho nhân dân tố cáo tội ác của bọn tay sai và Quốc dân đảng, chỉ rõ từng tên phản động để cách mạng trừng trị. Sau míttinh, nhân dân biểu dương lực lượng, tập trung phá rào ấp chiến lược của địch, rào làng chiến đấu của ta đề phòng địch phản kích. Cũng trong thời gian này, cán bộ binh địch vận, cùng chính trị viên lực lượng vũ trang đã xuống từng thôn, xóm giáo dục những người nhẹ dạ, theo dõi, đấu tranh cô lập các đối tượng xấu. Động viên các tầng lớp nhân dân tham gia vào các đoàn thể, nhằm tạo ra lực lượng lớn mạnh, đấu tranh, tạo thế hợp pháp để đi lại giữa vùng ta và vùng địch, mua bán, giao lưu hàng hóa, đồng thời làm công tác binh địch vận, lôi kéo binh sĩ về với cách mạng.

Đầu năm 1963, địch tập trung quân mở các cuộc hành quân “Lam Sơn 7”, “Lam Sơn 8” đánh phá vùng giáp ranh miền núi, lấn chiếm lại những vùng ta mới mở ra. 3 xã Sơn - Cẩm - Hà là một trong những nơi chúng đưa lực lượng và các phương tiện chiến tranh hiện đại đến đánh phá vô cùng ác liệt, nhằm thực hiện việc gom dân lập ấp, bình định nông thôn. Cán bộ binh địch vận đã cùng lực lượng vũ trang bám sát địa bàn chiến đấu, vận động nhân dân chống phá các âm

108

Page 109: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

mưu thủ đoạn của địch. Nhân dân tự nguyện, khẩn trương cùng bộ đội, du kích bố phòng, đặt hầm chông, gài thò, đào hầm trú ẩn ở những nơi xung yếu phục vụ chiến đấu tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch.

Trong chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, công tác binh địch vận đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng. Tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, Mặt trận dân tộc giải phóng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; chỉ rõ bản chất của kẻ thù, lôi kéo quần chúng về với cách mạng. Mặt khác bằng nhiều hình thức khác nhau đã đấu tranh trực diện với địch, phản bác những luận điệu xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng ta, vạch trần bộ mặt thật của bè lũ bán nước và cướp nước. Chính những kết quả to lớn ấy đã góp phần xây dựng Sơn - Cẩm - Hà thành một trong những địa phương kiên trung, là hậu phương vững chắc của tỉnh và một số cơ quan của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5; là cầu nối giữa miền núi và đồng bằng, đóng góp sức người sức của cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước./.

109

Page 110: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

BẢO ĐẢM HẬU CẦN - KỸ THUẬT TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG

TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Cục Hậu Cần, Quân khu 5

Sau đồng khởi năm 1961 ở miền Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá tình hình và khẳng định: “Thời kỳ tạm thời ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua, thời kỳ khủng hoảng, sụp đổ của chúng bắt đầu…” và đi đến quyết định: “Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị; tiến công địch cả hai mặt chính trị và vũ trang. Công tác quan trọng và khẩn cấp là: Ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang…”.

Thực hiện kết luận này, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ương chỉ đạo công tác quân sự ở miền Nam. Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thời kỳ chống Mỹ ra đời, (Bộ Tư lệnh Quân khu 5 được thành lập ngày 27/7/1961 tại Nước Là - Nam Trà My).

Ngay sau khi thành lập, hai ngày 28, 29 tháng 7 năm 1961, Khu ủy đã họp và xác định nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng lực lượng, củng cố mở rộng căn cứ miền núi, phá thế kìm kẹp, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực…”.

Thực tế lực lượng chủ lực của Quân khu đến tháng 3 năm 1962 gồm có 6 tiểu đoàn bộ binh (phiên hiệu 20, 30, 50, 60, 70, 90 và 2 tiểu đoàn trợ chiến 200, 300), 2 đại đội đặc công. Ở các tỉnh, lực lượng vũ trang tập trung gồm các

110

Page 111: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đại đội bộ binh và đại đội binh chủng.

Do yêu cầu nhiệm vụ phát triển lực lượng ở chiến trường, được sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quyết định thành lập các trung đoàn chủ lực hoạt động tại các địa phương:

Trung đoàn bộ binh 1 kiêm tỉnh đội Quảng Nam có 3 tiểu đoàn bộ binh (60, 70, 75), 1 tiểu đoàn trợ chiến (400), 1 đại đội đặc công. Trung đoàn bộ binh 2 có 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo, 1 đại đội đặc công hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum. Việc thành lập các trung đoàn chủ lực giai đoạn đầu chủ yếu xây dựng các đầu mối, nhưng khi tác chiến vẫn sử dụng cấp tiểu đoàn là chủ yếu (lực lượng mỗi tiểu đoàn khoảng 300 đến 350 người).

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng lực lượng, Quân khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu rất chăm lo xây dựng ngành Hậu cần các cấp từ Quân khu đến đơn vị, địa phương. Ở tỉnh lúc này biên chế Ban hậu cần gồm: Quân nhu, Quân giới, Đội phẫu, Đội sản xuất, Đội rèn công cụ, tổ chăn nuôi, đánh cá, săn bắt và vận tải phục vụ tác chiến. Công tác bảo đảm ăn, mặc ở các tỉnh do Ban Kinh tài tỉnh cung cấp.

Thực hiện chủ trương mở rộng hoạt động vũ trang trong điều kiện Mỹ - Diệm tập trung dồn sức càn quét dồn dân, lập ấp chiến lược. Vùng giáp ranh, miền núi vốn đã khó khăn về kinh tế nay lại bị dồn ép nặng. Vấn đề tổ chức phát triển lực lượng và công tác bảo đảm Hậu cần - Kỹ thuật cho tác chiến tập trung của các đơn vị chủ lực lúc này lại càng khó khăn hơn.

111

Page 112: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quan điểm tự lực cánh sinh được Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu và ngành Hậu cần chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng lực lượng và thực hiện các nhiệm vụ. Những năm đầu chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng miền Nam, ta đẩy mạnh phong trào sản xuất tự túc về lương thực, dự trữ muối, vải ở vùng căn cứ cách mạng. Ta vận động nhân dân đồng bào dân tộc làm “rẫy cách mạng”, tổ chức quyên góp gạo, bắp, sắn để nuôi cán bộ bám địa bàn và lực lượng vũ trang; dọc các tuyến đường giao liên cán bộ đi công tác dựa chính vào nguồn lương thực này. Đồng thời, ta đẩy mạnh thu mua hàng trong vùng địch (gạo, thuốc men chữa bệnh, muối…) cung cấp cho bộ đội để dự trữ.

Bộ đội chủ lực phối hợp với nhân dân, du kích trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tác chiến đánh địch, căn cứ rừng núi được mở rộng. Sản xuất phát triển, các kho lương thực được thành lập. Ở các địa phương tổ chức các lò rèn để sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất cũng như rèn vũ khí cho du kích.

Nghiên cứu các tài liệu thì thấy rằng, khi mới thành lập, trong kho hậu cần Quân khu chỉ còn 300 lon muối và 15 khẩu súng trường. Nhu cầu mọi mặt cho nhiệm vụ chiến đấu đòi hỏi ngày càng nhiều, nhưng nguồn chi viện từ hậu phương miền Bắc còn hạn chế, nhất là vũ khí. Mặt khác, địch dùng mọi thủ đoạn đánh phá ngăn chặn, phong tỏa triệt để nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào, nên ta gặp vô vàn khó khăn. Để bảo đảm xây dựng lực lượng lâu dài, Nghị quyết Khu ủy tháng 1 năm 1962 đã chỉ rõ cho ngành Hậu cần là: “…Ra sức phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất Hậu

112

Page 113: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cần, không ỷ lại vào sự chi viện từ bên ngoài mà phải dựa vào chính sức ta làm ra, động viên nhân dân và thu lấy của địch để hoạt động. Coi sản xuất như nhiệm vụ chiến đấu, không được xem nhẹ…”.

Thực hiện chủ trương của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, Ban kinh tài Khu ủy trực tiếp chỉ đạo hệ thống kinh tài từ khu đến huyện; ngành Hậu cần phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan kinh tài của Đảng và cơ quan hậu cần các cấp, dựa vào dân huy động mọi khả năng về nhân tài vật lực trong dân để bảo đảm cho bộ đội. Ưu tiên hàng đầu và là nhiệm vụ trọng yếu của các đơn vị vũ trang trong giai đoạn này là bảo đảm lương thực. Tập trung tăng gia sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất Hậu cần - Kỹ thuật, với khẩu hiệu “Có đất, có ăn”, “ăn no và có dự trữ”. Chỉ tiêu sản xuất lương thực năm 1962 của bộ đội địa phương được xác định là bảo đảm từ 70 đến 100%; bộ đội chủ lực 40 đến 50% nhu cầu. Ngoài ra còn phải tổ chức chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày kết hợp cây dài ngày (bấy giờ gọi là xen canh) trồng rau, cây có dầu…

Các đơn vị đều có kế hoạch chiến đấu và kế hoạch sản xuất theo thời vụ, được điều hành cụ thể từng tháng, từng quý. Những tháng thời vụ gieo trồng, ở các cơ quan Quân khu và các tỉnh làm việc ban đêm, giành phần lớn thời gian ban ngày cho sản xuất. Năm 1962, 1963 thu hoạch (quy ra gạo) đã đạt trên 400 kg/ người… Cán bộ Kinh tài các cấp đã phối hợp xây dựng cơ sở, tổ chức hành lang, móc nối với các nhà buôn, nhân viên ngụy quyền, sỹ quan ngụy để mua lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khác từ trong vùng

113

Page 114: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

địch. Bảo đảm hậu cần cho cán bộ, bộ đội từ 3 nguồn: Tự sản xuất của các đơn vị, địa phương; thu mua từ vùng địch; đóng góp của nhân dân. Riêng các đơn vị vừa tác chiến vừa sản xuất để tự bảo đảm một phần quan trọng lương thực; ngoài ra, trong chiến đấu triệt để thu của địch đánh địch.

Trong hoàn cảnh khó khăn của cách mạng, không có cách nào khác hơn là phải xây dựng cho bộ đội tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, tích cực tăng gia sản xuất, đề cao tinh thần tiết kiệm, nhất là vũ khí. Cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quân khu ủy, nhờ đó các đơn vị bộ đội chủ lực tự túc được trên 50% nhu cầu lương thực. Địa phương đóng góp được trên 8.000 tấn gạo và thu mua muối dự trữ trên 2000 tấn… Chính vì vậy công tác bảo đảm về lương thực cho các lực lượng khi tham gia tác chiến tương đối tốt. Mỗi ngày 700 gam gạo, 2 đồng thức ăn. Thương binh được tăng thêm 3 đến 4 đồng, các địa phương có thấp hơn một chút.

Về vũ khí đạn dược, một mặt được sự chi viện từ hậu phương (nhưng giai đoạn này còn ít) mặt khác quân khu, các đơn vị tổ chức các xưởng sản xuất mìn, lựu đạn, chông bẫy các loại để trang bị cho bộ đội. Ở mỗi tỉnh lúc này có Ban Quân giới, một xưởng sửa chữa nhỏ và một tổ sửa chữa vũ khí cơ động. Cán bộ, chiến sĩ quán triệt, học tập phương châm: “Lấy vũ khí địch đánh địch” ta đã thu được hàng ngàn súng các loại, hàng chục tấn đạn. Đây là nguồn vũ khí trang bị có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện khó khăn lúc bấy giờ. Phong trào nhân dân tự sản xuất vũ khí cũng bắt đầu phát triển, đồng bào dân tộc, du kích các địa

114

Page 115: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phương đã chế ra nhiều loại chông bẫy… Đặc biệt bẫy liên hoàn tự động mỗi lần phóng ra 15 - 20 mũi thò là một trong những loại vũ khí tự tạo có hiệu quả chiến đấu rất cao ở vùng giáp ranh, rừng núi.

Việc bảo đảm quân y: tháng 2 năm 1962, Hội nghị quân dân y toàn khu họp ở Tắc Pỏ (Trà My) đã quyết định: Xây dựng hệ thống bệnh xá quân dân y các tỉnh để điều trị cho thương, bệnh binh và nhân dân. Quân y các tỉnh lập ban quân, dân y, phụ trách bệnh xá tỉnh, có nhiệm vụ điều trị cho lực lượng vũ trang; quân y tỉnh chỉ tổ chức đội phẫu cơ động phục vụ chiến đấu. Các đơn vị được biên chế: cấp đại đội có 1 y tá, 2 đến 3 cứu thương; tiểu đoàn có 1 trạm phẫu thuật từ 3 đến 5 người. Trung đoàn được biên chế 1 đội phẫu thuật, sang đầu năm 1963 có bệnh xá điều trị thương binh nhẹ. Việc bảo đảm trang bị và thuốc điều trị dựa vào hai nguồn: Chi viện từ hậu phương và khai thác thu mua, sản xuất tại chỗ. Thực hiện chủ trương tăng cường điều trị tại đơn vị và dựa vào dân để điều trị, nuôi dưỡng thương, bệnh binh nhẹ, giành bệnh xá cho việc điều trị thương binh nặng. Nhân dân đã hết lòng che chở cất giấu và nuôi dưỡng chăm sóc thương binh ngay trong vòng kìm kẹp của địch.

Về vận tải, hình thức vận chuyển chủ yếu là gùi, cõng trên lưng bộ đội và dân công, mỗi đoàn hành lang đảm nhiệm tuyến đường trong phạm vi một tỉnh, mỗi cung trạm cách nhau 4 đến 5 giờ đi bộ. Số lượng bộ đội, cán bộ dân chính và vũ khí trang bị chi viện từ hậu phương miền Bắc vào ngày càng nhiều, hành lang ngày càng mở rộng. Địch liên tục đổ bộ tập kích, đốt phá các chân, kho hàng của ta

115

Page 116: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trên các tuyến đường vận tải, nhưng các chiến sĩ giao liên “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” kiên trung vận chuyển hàng hóa, chiến đấu, sản xuất lương thực bảo đảm cho mình và cán bộ, bộ đội trên đường hành quân. Cuối năm 1962, đường hành lang Khu 5 đã hình thành hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn thành thế khép kín toàn chiến trường. Cuối năm 1963 quân số ngành hành lang chiếm 8% toàn Quân khu…

Có thể nói rằng giai đoạn từ 1961 - 1963 ngành Hậu cần còn non trẻ nhưng cán bộ, nhân viên đã vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt, xây dựng hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng, triển khai thế trận bảo đảm phục vụ tích cực cho nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của lực lượng vũ trang Quân khu.

Trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, lực lượng tham gia chủ yếu là các đại đội của Tiểu đoàn 70 thuộc Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam. Về công tác bảo đảm do ban Kinh tài tỉnh cung cấp cả về ăn, mặc, trang bị vũ khí và một phần chiến lợi phẩm thu được của địch. Điều đặc biệt là được sự giúp đỡ, chở che nhiệt tình của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến đấu, chăm sóc thương, bệnh binh và giải quyết hậu quả sau chiến dịch.

Khi tham gia chiến dịch chủ trương chung của trên là bộ đội được ưu tiên ăn gạo, tiêu chuẩn ăn mỗi ngày 700 gam gạo, 2 đồng thức ăn; thương bệnh binh được quan tâm hơn về lương thực và thực phẩm. Nhưng trong quá trình

116

Page 117: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

hoạt động chiến đấu, có thời điểm muối ăn khan hiếm, mỗi người một tráp dầu cao (nắp dầu cù là) muối, ăn trong tháng; 1 trung đội mỗi ngày 1 gùi sắn nhưng phải đi gùi xa hàng chục cây số. Bộ đội phải tự kiếm thêm rau rừng, măng tre, ốc đá để ăn và chăm sóc thương bệnh binh.

Bảo đảm cơ động của các đơn vị tham gia chiến dịch Vượt sông Tiên, bộ đội vượt qua những khu vực nước nông, nơi không lội bộ được thì du kích đóng bè mảng để đưa bộ đội và vũ khí qua sông tham gia chiến đấu. Quá trình phát triển chiến đấu, thương binh được quân y các đơn vị và đội phẫu cơ động của tỉnh cứu chữa tại chỗ, dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân Sơn - Cẩm - Hà để nuôi dưỡng thương binh nhẹ sau đó chuyển về trạm xá tuyến trên.

Có thể thấy rõ rằng trong điều kiện khó khăn rất lớn về công tác bảo đảm hậu cần, nhưng các đơn vị tham gia chiến dịch đã xây dựng ý chí quyết tâm rất cao. Bằng sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân Sơn - Cẩm - Hà các đơn vị đã vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn, đồng cam cộng khổ thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần cả trước, trong và sau chiến dịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Mở ra thế phát triển tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, phá thế giằng co ở vùng giáp ranh, tạo tiền đề giải phóng nông thôn, đồng bằng của tỉnh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch, lực lượng tham gia chiến đấu nhanh chóng được củng cố, bổ sung lực lượng, ổn định tổ chức tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đươc giao./.

117

Page 118: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

BAN CÁN SỰ - BAN CHỈ HUY HUYỆN ĐỘI CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO

DU KÍCH CHIẾN TRANH BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA SƠN - CẨM - HÀ THỜI KỲ (1962 - 1975)

Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Phước

Sau khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cùng với cả miền Nam, tổ chức đảng, phong trào cách mạng ở Tiên Phước từng bước được khôi phục; lực lượng vũ trang tuyên truyền được thành lập, tiến hành vũ trang diệt ác, phá kìm, phát động quần chúng đứng lên lật đổ chế độ tay sai thối nát của Mỹ.

Đầu năm 1960, hai huyện Trà My và Tiên Phước có chung một cấp ủy lãnh đạo, cuối năm 1960, cấp ủy Trà My, Tiên Phước được chia tách, huyện Tiên Phước do đồng chí Hồ Truyền làm bí thư, đồng chí Hoàng Chí làm Phó bí thư. Căn cứ vào chủ trương của Liên Khu ủy 5 về phát động phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn, củng cố, mở rộng căn cứ địa cách mạng ở miền núi, phát triển lực lượng, tập trung mọi khả năng vào chống phá ấp chiến lược của địch. Huyện ủy Tiên Phước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào cách mạng trên địa bàn huyện; để chỉ đạo kịp thời Huyện ủy quyết định phân chia thành hai Ban cán sự đảng: cánh Nam và Tây, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của đồng chí Bí thư Huyện ủy. Cánh Nam chỉ đạo các xã Tiên Hương, Tiên Dương và Tiên Trà do đồng chí Huỳnh Sự làm Bí thư, đồng chí Phan Ngọc Ánh phụ trách quân sự.

118

Page 119: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Cánh Tây chỉ đạo các xã Phước Lãnh, Phước Ngọc, Phước Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà do đồng chí Nguyễn Chí làm Bí thư, đồng chí Trần Phụng phụ trách quân sự.

Tại đại hội Đảng bộ huyện tháng 6 năm 1962, đã đề ra những chủ trương quan trọng như: Đẩy mạnh hoạt động quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, phát triển lực lượng và phong trào du kích chiến tranh ở các địa phương, tập trung mọi khả năng để phá âm mưu lập ấp của địch... Theo sự chỉ đạo của tỉnh, để chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang, huyện đội được thành lập. Ban chỉ huy gồm có các đồng chí: Nguyễn Minh làm huyện đội trưởng, Huỳnh Sự làm chính trị viên trưởng, Phạm Bường làm huyện đội phó, Đặng Việt làm chính trị viên phó. Đồng thời huyện thành lập thêm một trung đội độc lập do đồng chí Lê Văn Phướng làm trung đội trưởng (địa bàn hoạt động của trung đội là các xã: Phước An, Phước Hiệp, Phước Tiên).

Thực hiện chủ trương của trên, Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Tham gia chiến dịch này, huyện Tiên Phước có hai trung đội 401 và 402, cùng các đội công tác do các đồng chí Phạm Quảng Diệu (Oanh), Nguyễn Lâm, Lưu Văn Chính và Nguyễn Chính phụ trách. Trong buổi lễ xuất quân, tất cả cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch nêu cao quyết tâm “Vượt sông Tiên chỉ thắng không lùi”, “Vượt sông Tiên là không trở lại”.

Khu vực Sơn - Cẩm - Hà là nơi giao nhau của ba tuyến đường giao thông quan trọng: đường 534 (đường 16)

119

Page 120: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

từ Thăng Bình lên ngã ba Việt An qua Phước Sơn gặp đường 586 từ Quán Rường lên Cẩm Khê (Tam Kỳ) qua Eo Gió (ranh giới giữa Kỳ Phước và Phước Cẩm) và từ đường quận lỵ Tiên Phước qua Phước Hòa đến Phước Cẩm. Với địa bàn có tầm quan trọng khống chế cả vùng đồng bằng phía nam của tỉnh; nếu giải phóng và giữ được khu vực này, ta tạo thế đứng chân vững chắc, uy hiếp trực tiếp hệ thống phòng thủ của địch ở các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và quận lỵ Tiên Phước.

Với tầm quan trọng như vậy, nên sau khi mất Sơn - Cẩm - Hà, địch tập trung một lực lượng lớn phản kích chiếm lại, nhằm ngăn chặn quân ta tiến xuống đồng bằng. Trước tình hình đó, để nâng cao khả năng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, Huyện ủy, huyện đội Tiên Phước tiến hành giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao lập trường tư tưởng cách mạng tiến công, đường lối, phương châm, phương pháp tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; nhận rõ thế mạnh và những khó khăn tạm thời của ta, những điểm yếu căn bản của địch, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Đầu tháng 2 năm 1963, địch mở một cuộc càn quét lớn mang tên “Lam Sơn 7” tấn công vào 3 xã Sơn - Cẩm - Hà và một số xã của Thăng Bình, Tam Kỳ. Sau đó là các trận càn “Lam Sơn 8”, rồi đến “Bình Châu” năm 1963, “Dân Chiến” năm 1964... Đối phó với âm mưu, thủ đoạn càn quét của địch, không cho chúng gom dân, lập ấp chiến lược, Ban cán sự - Ban chỉ huy huyện đội Tiên Phước chỉ đạo, chỉ huy bộ đội, du kích bám địa bàn, quần lộn chiến

120

Page 121: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đấu liên tục bằng các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, bắn tỉa, đánh mìn, đánh bằng chông, thò, cạm bẫy..., tiêu hao lực lượng của chúng. Chính quyết tâm và sự chỉ đạo sâu sát đó, cộng với làm tốt công tác chuẩn bị nên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không hề nao núng, góp phần đánh bại các cuộc càn với quy mô lớn trên nhiều hướng của địch. Phong trào du kích chiến tranh trên địa bàn Sơn - Cẩm - Hà có bước phát triển mới, lực lượng du kích không ngừng lớn mạnh.

Nổi bật là du kích Phước Sơn có 105 đội viên, vũ khí trang bị có cả súng trung liên, đã hai lần phá ấp chiến lược thôn 2, đốt 100m rào; bao vây bắn tỉa tiêu hao sinh lực địch đồn trú. Có nhiều trận đánh xuất sắc như trận đánh mìn của 3 chiến sĩ Trương Văn Đồng, Cao Văn Trí, Cao Văn Tư tại khu vực Đá Mòn thôn 6, chặn đứng được trận càn của một đại đội địch, diệt nhiều tên, thu vũ khí.

Du kích Phước Cẩm từ 12 đội viên tăng lên 37 đội viên, trang bị đầy đủ các loại vú khí, có cả trung liên, đã phối hợp cùng bộ đội huyện bao vây đồn Cẩm Y, liên tiếp đánh phá ấp chiến lược, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Du kích ở mỗi thôn có một trung đội, thôn ít nhất cũng có 40 đội viên và có một tiểu đội dân công vận tải.

Được sự chỉ đạo của Ban chỉ huy huyện đội, bộ đội địa phương và du kích các xã liên tục vây đồn, phá ấp, bắn tỉa, kết hợp bố trí nhiều chông thò, cạm bẫy..., khiến quân địch hoang mang, chùn bước. Tên chỉ huy trung đoàn 6, sư đoàn 2 ngụy, sau trận càn vào Sơn - Cẩm - Hà đã ngao ngán tuyên bố với đồng bọn: “Việc càn qua, càn lại cũng như

121

Page 122: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nước đổ lá môn. Cộng sản không bị tiêu diệt mà trái lại còn tiêu diệt mình”.

Năm 1965, Huyện ủy đề ra nhiệm vụ cấp bách, tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến. Chỉ đạo huyện đội phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể giải phóng vận động đoàn viên, hội viên thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển phong trào du kích chiến tranh rộng khắp. Đồng thời tranh thủ sự chi viện của các đơn vị bộ đội chủ lực tỉnh, quân khu đứng chân trên địa bàn để chiến đấu bảo vệ vững chắc căn cứ địa.

Huyện ủy chỉ đạo, tổ chức cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân học thư Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi và có tác dụng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thanh niên hăng hái gia nhập lực lượng du kích và thoát ly nhập ngũ vào bộ đội. Chỉ trong 2 ngày 9 và 10 tháng 3 năm 1965, tại 3 xã Sơn - Cẩm - Hà đã có 700 thanh niên xung phong đăng ký tòng quân giết giặc. Việc kết nạp vào du kích cũng được tổ chức chu đáo, có tác dụng kích lệ niềm vinh dự và tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

Đến tháng 7 năm 1965, lực lượng du kích 3 xã Sơn - Cẩm - Hà đã phát triển lên đến 349 đội viên. Huyện đội cùng cấp ủy các xã làm tốt công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho du kích. Huyện ủy thường xuyên theo dõi, chỉ đạo mọi mặt để bộ đội, du kích thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là đánh thắng địch, bảo vệ căn cứ địa. Từ trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng

122

Page 123: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cảm, mưu trí, táo bạo, như các đồng chí: Võ Quốc Chí, Lê Tặng, Trần Quán, Nguyễn Miền (Phước Sơn); Nguyễn Miết, Nguyễn Ngọc Liên (Phước Cẩm)...

Năm 1966, Ban chỉ huy huyện đội tiếp tục xây dựng, củng cố phong trào du kích chiến tranh 3 xã về mọi mặt, sẵn sàng đánh thắng âm mưu, thủ đoạn càn quét, lấn chiếm của địch, giành và giữ dân, bảo vệ vùng giải phóng. Mỗi xã biên chế từ 2 tiểu đội đến 1 trung đội du kích xã, du kích các thôn có những tiến bộ mới trong tác chiến, nơi nào cũng đánh được địch. Du kích các xã Phước Cẩm, Phước Sơn có khả năng chống được những cuộc càn lớn từ 1 đến 2 tiểu đoàn địch. Du kích Phước Hà đã chống được các cuộc càn 1 đại đội địch.

Bước sang năm 1967, chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt, Mỹ - ngụy liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn càn quét, đánh phá vào căn cứ Sơn - Cẩm - Hà. Máy bay các loại lùng sục, săn đuổi cán bộ, chiến sĩ của ta trên đường đi công tác và uy hiếp nhân dân không cho ra đồng sản xuất. Tăng cường tung gián điệp, biệt kích vào vùng giải phóng, dùng thủ đoạn kêu gọi chiêu hồi, mị dân. Hoạt động của địch đã gây cho ta không ít tổn thất.

Tháng 4 năm 1967, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân liên kết mang tên “UNION 102” với quân số nhiều trung đoàn, có hàng trăm máy bay, xe tăng yểm trợ, đánh phá vùng giải phóng các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Bắc Tam Kỳ và Tiên Phước. Khi đến khu vực giữa đèo Cây Trâm và Trung Lâm xã Phước Sơn, 1 đại đội Mỹ lọt vào trận địa mìn được bố trí rất tài tình của bộ đội huyện và du kích xã, làm

123

Page 124: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chết và bị thương nhiều tên. Du kích phối hợp với bộ đội quyết chiến với quân Mỹ tại núi Dương Đế, không cho quân Mỹ đổ bộ.

Tại Phước Cẩm, du kích xã phối hợp với bộ đội huyện đánh bọn Mỹ lùng sục vào trong làng, diệt 50 tên, riêng đêm ngày 20 tháng 7 năm 1967, du kích xã tập kích vào Gò Dạn, bọn địch tháo chạy vướn mìn, chết và bị thương nhiều tên. Trong trận này du kích xã còn bắn rơi một máy bay. Còn tại Phước Hà, địch đổ quân xuống núi Bét, du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực (Sư đoàn 2) chốt khu vực Dương Lý; khi địch đánh lên, ta bao vây tiêu diệt chúng ngay trên cánh đồng dưới chân núi. Kết quả trận này ta bắn hạ 1 máy bay F105, diệt 147 tên địch, làm bị thương 45 tên. Bị tổn thất nặng, địch phải đưa máy bay đến bốc toàn bộ số quân còn lại về Chu Lai, bỏ dở kế hoạch càn quét.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1967, du kích xã Phước Sơn đánh 87 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 240 tên địch, bắn bị thương 2 chiếc HU1A, 1 chiếc HU1B. Du kích xã Phước Cẩm đánh 38 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 65 tên, bắn rơi 2 máy bay phản lực, 1 HU1A. Du kích xã Phước Hà đã đánh 54 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 113 tên địch, bắn hỏng 2 HU1A, 1 HU1B.

Sau Xuân Mậu Thân 1968, địch ráo riết phản kích, đánh phá vùng giải phóng, ngăn chặn các hành lang, bàn đạp của ta, nhằm bảo vệ hậu phương và căn cứ của chúng. Tại Sơn - Cẩm - Hà, quân không vận Mỹ đổ xuống một lực lượng lớn chốt núi Ngang, rồi từ đó càn quét ra xung quanh, nhằm trấn an tinh thần ngụy quân tại Tiên Phước sau đòn tiến công của ta vào đầu năm 1968.

124

Page 125: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Ban chỉ huy Huyện đội chỉ đạo bộ đội huyện và du kích 3 xã Sơn - Cẩm - Hà phối hợp với Công trường 31 (tức Trung đoàn 31) đánh quân Mỹ ở núi Ngang. Phần lớn nhân dân Sơn - Cẩm - Hà hăng hái tham gia vào đội dân công phục vụ chiến đấu, nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, trả thù cho đồng bào, đồng chí bị chúng giết hại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phong trào du kích chiến tranh ở căn cứ Sơn - Cẩm - Hà bắt đầu gặp những khó khăn; việc xây dựng lực lượng du kích xã, thôn không được chú ý đúng mức. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy huyện đội khẩn trương củng cố lại Ban chỉ huy xã đội các xã, tạm ngừng rút du kích xã lên bổ sung cho các đơn vị bộ đội huyện; vận động thanh niên gia nhập du kích xã, thôn, phát động phong trào xây dựng thôn, xã chiến đấu rộng khắp.

Giai đoạn 1969 - 1972, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, cường độ chiến tranh trên căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà ngày càng ác liệt. Địch dùng các thủ đoạn tập kích, phục kích, biệt kích xuyên sơn, càn quét, lùng sục suốt ngày đêm, lùa dân, lấn đất, đánh phá dai dẵng vào vùng giải phóng của ta. Để động viên nhân dân bám trụ giữ làng, chống sự uy hiếp của địch, Ban chỉ huy huyện đội Quế Tiên(1) lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ bộ đội huyện, du kích các xã dũng cảm, gan dạ bám địa bàn, bám dân, sẵn sàng đánh thắng các âm mưu thủ đoạn chiến tranh của Mỹ ở mức độ cao nhất. Phong trào du kích có bước phát triển mới, các huyện ủy viên về đứng ở từng xã, trực tiếp chỉ đạo các đội công tác và du kích hoạt động chiến đấu.

1 Ngày 20 tháng 7 năm 1969, ta thành lập huyện Quế Tiên, các xã Sơn - Cẩm - Hà chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, huyện đội Quế Tiên.

125

Page 126: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Hiệp định Paris được ký kết, để bảo vệ vùng giải phóng, huyện đội Quế Tiên chỉ đạo đại đội V11 cùng du kích Sơn - Cẩm - Hà lập các tổ chốt, cắm cờ, cài đặt mìn, giữ đất ở vùng giáp ranh với vùng địch kiểm soát. Bên trong ta đẩy mạnh việc củng cố làng xã chiến đấu, phát động nhân dân đào giao thông hào, hầm trú ẩn kiên cố. Trong năm 1973, đã có 582 người dân thuộc 3 xã Sơn - Cẩm - Hà về lại quê hương bám trụ, nhân dân khai hoang phục hóa trồng lúa nước, sắn, ngô, khoai, xây dựng quê hương. Căn cứ Sơn - Cẩm - Hà là nơi tập kết quân, vũ khí trang bị của các đơn vị trong các chiến dịch tiến công, đánh bại quân địch càn quét lấn chiếm trên chiến trường tỉnh Quảng Nam.

Trong những ngày tháng đầu năm 1975, tại căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà các cơ quan dân chính Đảng, các lực lượng vũ trang tiến hành triển khai chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn quê hương. Bộ đội Sư đoàn 2 chủ lực quân khu cùng xe, pháo lần lượt chiếm lĩnh các vị trí xung yếu, sẵn sàng tiến công tiêu diệt chi khu quân sự quận lỵ Tiên Phước. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, ta nổ súng và chỉ trong một ngày quân ta giải phóng hoàn toàn huyện Tiên Phước.

Ban cán sự - Ban chỉ huy huyện đội Tiên Phước, Quế Tiên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phong trào du kích chiến tranh bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1975. Ban cán sự - Ban chỉ huy huyện đội đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của lực lượng du kích, nên đã tập trung mọi nguồn lực chăm lo xây dựng, phát triển, củng cố

126

Page 127: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ngày càng vững mạnh, rộng khắp. Phát triển mạnh mẽ thế trận chiến tranh nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, động viên lực lượng du kích vừa chiến đấu, vừa sản xuất cải thiện đời sống. Trong những lần địch càn quét đánh phá Sơn - Cẩm - Hà, du kích xã, thôn đã trụ bám chiến đấu kiên cường tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá hoại phương tiện chiến tranh của chúng. Không có địch, du kích xã thôn cùng nhân dân lao động sản xuất, củng cố làng xã chiến đấu, cài đặt mìn, hầm chông cạm bẫy, sẵn sàng đánh địch bảo vệ căn cứ trong mọi tình huống. Có thể nói chính sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban cán sự - Ban chỉ huy huyện đội đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà trong giai đoạn 1962 đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng./.

127

Page 128: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CĂN CỨ ĐỊA SƠN - CẨM - HÀ VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM Thượng tá Nguyễn Đức Thái *

Căn cứ địa đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bởi nó là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của ta, là nơi đề ra các chủ trương, sách lược, biện pháp để đối phó thắng lợi trước các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Trên chiến trường tỉnh Quảng Nam, ta đã thiết lập nhiều căn cứ địa ở vùng rừng núi như: Nước Là (còn gọi là Mật khu Đỗ Xá) ở huyện Trà My (nay thuộc Nam Trà My) của Khu ủy - Bộ Tư lệnh quân khu 5; TapPơ ở huyện Giằng (Nam Giang), A Duân huyện Hiên (nay thuộc Tây Giang) của Tỉnh ủy Quảng Nam... Những năm 1961, 1962, ta vũ trang giải phóng một số vùng giáp ranh miền núi với đồng bằng, lập các căn cứ như Tứ Mỹ thuộc huyện Tam Kỳ của Mặt trận 32A; Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà) huyện Tiên Phước của Tỉnh ủy, tỉnh đội Quảng Nam... Mỗi căn cứ có đặc thù riêng, tham luận này chỉ đi sâu vào thế mạnh của căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà và vì sao nó tồn tại vững chắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Như ta đã biết, trong kháng chiến chống thực dân

* Nguyên Trưởng ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

128

Page 129: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Pháp, một nửa tỉnh Quảng Nam, từ phía nam sông Bà Rén trở vào và vùng rừng núi các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hiên, Giằng là căn cứ hậu phương của ta. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta chuyển quân tập kết ra Bắc, địch tiếp quản xây dựng chính quyền, quản lý, kìm kẹp nhân dân, đánh phá phong trào cách mạng, truy tróc, bắn giết, thủ tiêu cán bộ đảng viên. Huyện ủy các huyện mặc dù đã tinh gọn vẫn không còn đất để đứng chân, nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác và đến cuối năm 1957 hầu hết bị bể vỡ. Cán bộ, đảng viên ở lại hoạt động lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử của các huyện phải bật lên miền núi Hiên, Giằng, Trà My, Phước Sơn. Các đồng chí cũng đóng khố, xâu tai, mài răng, vác dụ đi săn thú rừng và lao động sản xuất cùng đồng bào các dân tộc để che mắt địch. Huyện ủy Tam Kỳ không bị bể vỡ, nhưng phải chuyển lên xã Zút, vùng thấp huyện Trà My để xây dựng căn cứ đứng chân. Riêng cơ quan Tỉnh ủy Quảng Nam lúc đầu đóng ở Sùng Công xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, đến tháng 4 năm 1955, chuyển lên vùng Sông Vàng (nay thuộc xã Ba huyện Đông Giang), năm 1957 chuyển vào làng Bà Ghì xã TaPơ, huyện Giằng, tháng 12 năm 1959, chuyển lên đóng ở làng Bà Xanh - A Duân huyện Hiên (nơi đây Tỉnh ủy tiến hành đại hội lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước). Mọi hoạt động của cơ quan lãnh đạo của tỉnh, huyện cũng như các trạm giao liên trong điều kiện phải hoàn toàn bí mật để bảo tồn lực lượng.

Đầu năm 1961, Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chuyển căn cứ từ miền Tây huyện Hiên vào Nước Là huyện

129

Page 130: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Trà My, Tỉnh ủy - Ban quân sự tỉnh Quảng Nam cũng chuyển một bộ phận cán bộ vào Trà My để cùng Mặt trận 32A chỉ đạo phong trào đấu tranh vũ trang ở cánh Nam. Tháng 10 năm 1961, ta giải phóng Tứ Mỹ, Xuân Bình, Phú Thọ (Tam Kỳ) và ta vượt sông Tranh giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc (Tiên Phước), thiết lập căn cứ bàn đạp. Sự khởi đầu thắng lợi đó đã mở cánh cửa để các lực lượng cách mạng tiến xuống đồng bằng, vũ trang diệt ác, phá kìm, cổ vũ, thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân. Phát huy thắng lợi, ngày 25 tháng 9 năm 1962, các lực lượng vũ trang tỉnh ta vượt sông Tiên tiến công ngụy quân, đập tan bộ máy ngụy quyền giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Ta tổ chức lực lượng phòng giữ các vị trí xung yếu, sẵn sàng đánh địch tái chiếm và khẩn trương tiến hành thành lập chính quyền cách mạng, mặt trận, các đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang, bán vũ trang.

Sơn - Cẩm - Hà có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng trung du đối với chiến trường Quảng Nam, đây là một thung lũng, nhưng rất hiểm yếu, địch muốn tiến công nơi này phải đi trên các con đường độc đạo, có đèo cao như đường 614 Tiên Phước - Phước Cẩm, qua dãy Núi Vú; đường 615 Tam Kỳ - Phước Cẩm qua đèo Eo Gió; Thăng Bình - Phước Sơn phải vượt qua dãy Núi Ngang, hoặc phải qua Dốc Xoài, Sông Khang lên Phước Hà. Còn ta, làm chủ Sơn - Cẩm - Hà, tuy là một vùng “lõm”, nhưng xét ở tầm chiến dịch được coi là thế thượng phong, mở ra khả năng uy hiếp trực tiếp hệ thống phòng ngự của địch. Ta đã tạo được bước đột phá rất quan trọng của thế trận đan cài, xen kẻ với địch, từ

130

Page 131: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đây ta có đủ điều kiện chuẩn bị các chiến dịch tiến công vào vùng địch kiểm soát trên địa bàn các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước.

Chính vị trí có tầm quan trọng của địa bàn Sơn - Cẩm - Hà, nên sau giải phóng, các cơ quan của Tỉnh ủy, tỉnh đội Quảng Nam di chuyển về đứng chân tại đây để trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến. Và muốn bảo vệ được căn cứ quan trọng này, vấn đề đầu tiên và tiên quyết là ta phải mở rộng vùng giải phóng; ngay trong mùa đông năm 1962, ta tiến công làm chủ một số thôn ở Phước Tân (Tiên Phong), Phước Tiên (Tiên Thọ); giải phóng hai thôn Gia Mai, Quý Lộc, đột nhập vào chợ Cẩm Khê xã Kỳ An (Tam Kỳ); đánh ấp chiến lược An Tráng, phát triển ra Cao Ngạn, Vinh Huy (Thăng Bình)..., truy lùng tiêu diệt bọn ác ôn, phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang hoạt động liên tục ở vùng đệm phía trước căn cứ Sơn - Cẩm - Hà hàng chục km, buộc địch phải đối phó, tạo điều kiện thuận lợi cho ta củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ vùng giải phóng.

Phải thấy rằng, từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 9 năm 1962, địch dùng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc xảo quyệt đánh vào tinh thần yêu nước của nhân dân Sơn - Cẩm - Hà, làm cho đa số quần chúng giảm sút ý chí đấu tranh, một số người còn lo sợ, hoặc thiếu tin lực lượng cách mạng. Đó là một thực tế. Để khôi phục niềm tin của nhân dân, các đơn vị cùng cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể xuống từng thôn, xóm giáo dục, động viên tư tưởng, phát động quần chúng tố giác bọn phản động, gián điệp chống chính

131

Page 132: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

quyền cách mạng. Kiên quyết đấu tranh vạch trần tội ác của chúng, truy diệt tận gốc, bắt cho đi cải tạo, làm trong sạch địa bàn. Khôi phục lại niềm tin của nhân dân và làm trong sạch địa bàn là cơ sở để nơi đây trở thành căn cứ, chỗ dựa đáng tin cậy của các cơ quan, đơn vị hoạt động tác chiến trên chiến trường Quảng Nam. Một điển hình là ngày 20 tháng 10 năm 1965, tại làng An Lâm xã Phước Hà, Sư đoàn bộ binh 2, sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường Quân khu 5 được thành lập; căn cứ chính của sư đoàn đứng chân tại đây.

Từ sau ngày giải phóng, hai năm 1963, 1964 địch sử dụng một lực lượng lớn mở các trận càn “Lam Sơn 7”, “Lam Sơn 8”, “Bình Châu” rồi “Dân Chiến” đánh lên Sơn - Cẩm - Hà, nhưng chúng luôn thất bại thảm hại. Những năm Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”, bom pháo, chất độc hóa học đánh phá gần như hủy diệt mảnh đất này, nhằm làm cho dân không chịu đựng nổi và không còn kế sinh nhai phải chạy vào vùng chúng kiểm soát trong các khu dồn, ấp chiến lược. Chúng quyết triệt tiêu sự sống của nhân dân, làm cho ta không còn chỗ dựa và thực tế đến những năm 1969, 1970, mỗi xã chỉ còn vài ba chục hộ gia đình trụ bám. Họ cũng sống như cán bộ, bộ đội, du kích “đi không để lại dấu vết, nấu không để khói bay lên khỏi ngọn cây” và hầu hết được trang bị các loại vũ khí, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Luận giải thành công và thắng lợi có nhiều nguyên nhân, nhưng ngoài ý chí quyết tâm chiến đấu tiêu diệt địch bảo vệ căn cứ của lực lượng vũ trang thì có 3

132

Page 133: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nguyên nhân và đó cũng chính là thế mạnh của căn cứ này trong suốt cuộc chiến tranh.

Một, Địa hình Sơn - Cẩm - Hà thật lý tưởng cho các lực lượng vũ trang của ta vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh du kích toàn diện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới đánh bại các cuộc càn quét có quân số đông, vũ khí trang bị mạnh của chúng. Các đơn vị phân tán lực lượng thành từng phân đội nhỏ, cùng các tổ đội du kích dựa vào địa hình hiểm yếu trong các xóm thôn, hóc núi, quần lộn bám sát từng bước đi, từng hành động của địch, bất ngờ xuất hiện tập kích, phục kích, bắn tỉa....,rồi cơ động đi nơi khác, khiến cho chúng mất phương hướng chống trả.

Hai, Sự phối hợp chiến đấu của cán bộ dân chính Đảng, bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương huyện, du kích xã, thôn rất chặt chẽ và hoàn chỉnh trong mọi tình huống. Ta luôn giữ quyền chủ động đánh địch không kể ngày đêm, cũng như di chuyển các cơ quan đầu não đến những nơi an toàn, không để địch bất ngờ gây tổn thất.

Ba, Lòng dân Sơn - Cẩm - Hà đối với cách mạng thật tuyệt vời, dân cung cấp lương thực thực phẩm, dẫn đường chỉ lối cho bộ đội, du kích chiến đấu và họ đã làm hết những gì có trong khả năng để góp phần làm nên thắng lợi. Trong quá trình chiến đấu, dù có lúc địch đóng được đồn, lập được một số ấp chiến lược thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn chúng cũng phải tháo chạy.

Nghiên cứu vai trò đặc biệt quan trọng của căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà đối với chiến trường Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta thấy nổi lên các yếu tố sau đây:

133

Page 134: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Một, là căn cứ hậu phương để Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Sư đoàn 2 và một số cơ quan của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đứng chân trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Như đã phân tích ở trên, Sơn - Cẩm - Hà có địa hình rất hiểm yếu và khá an toàn, chung quanh là các dãy núi cao, làng mạc, khu dân cư liên hoàn, kín đáo, có phong trào du kích chiến tranh mạnh, đều khắp... Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đi về các hướng rất thuận lợi, khi có nguy biến các cơ quan của ta chỉ cần tạm thời di chuyển vào căn cứ bí mật trong các dãy núi, hoặc vượt sông Tiên lên đại ngàn Trường Sơn ở hướng tây là an toàn. Mặt khác, nơi đây có đông dân cư, được giác ngộ lý tưởng chiến đấu, có chí căm thù giặc và hầu hết sống hợp pháp, nên đã cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho ta; đồng thời, chính họ là tai mắt bảo vệ căn cứ. Đây là điều kiện căn bản để Tỉnh ủy, tỉnh đội và một số cơ quan lãnh đạo của khu chọn làm căn cứ hậu phương. Và thực tế, trong 13 năm thiết lập căn cứ Sơn - Cẩm - Hà mà nhất là sau năm 1968 đến đầu năm 1971, giai đoạn khó khăn, ác liệt nhất, các cơ quan lãnh đạo của ta vẫn đứng vững ở nơi này, trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo quân và dân trong tỉnh chiến đấu, góp phần đánh bại các kế hoạch chiến tranh thâm độc, xảo quyệt của Mỹ - ngụy, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn ngụy quân, đập tan ngụy quyền, giải phóng quê hương mùa xuân năm 1975.

Hai, là căn cứ bàn đạp để các đơn vị tập kết lực lượng, vũ khí trang bị, chuẩn bị chiến trường mở các chiến dịch tiến công lớn vào vùng địch kiểm soát.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và

134

Page 135: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dân ta phát triển ngày càng cao cả về trình độ và quy mô, điều đó đã được minh chứng. Những năm đầu chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng miền Nam theo Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, lực lượng chiến đấu của tỉnh Quảng Nam chỉ có các đại đội độc lập, hoạt động đơn lẻ ở từng vùng theo yêu cầu nhiệm vụ. Đến đầu năm 1962, ta phát triển lên trung đoàn kiêm tỉnh đội, có 3 tiểu đoàn đủ quân và các đại đội trợ chiến, ta bắt đầu đánh tập trung đến cấp tiểu đoàn. Năm 1965 và các năm sau này, trên chiến trường tỉnh ta luôn có một sư đoàn bộ binh tham gia tác chiến. Căn cứ Sơn - Cẩm - Hà hội đủ các yếu tố được coi là thiết yếu về nhu cầu bàn đạp để tập kết lực lượng, vũ khí trang bị của các đơn vị tham gia các chiến dịch tiến công. Tiêu biểu như trung tuần tháng 11 năm 1965, từ bàn đạp này, Sư đoàn 2 mở trận tấn công chi khu quận lỵ Hiệp Đức, diệt 493 tên địch, bắt sống 550 tên lính, tề điệp, ác ôn, giải phóng 7.500 dân. Tháng 5 năm 1968, Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 lấy xã Phước Sơn làm bàn đạp để mở chiến dịch phòng ngự Núi Ngang, chiến đấu ròng rã suốt một tháng trời với hai lữ đoàn 196 và 198 của Sư đoàn Amêricơn của Mỹ (Sư đoàn bộ binh 23), tiêu diệt hàng trăm tên, bắn rơi hàng chục máy bay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kìm chân quân Mỹ hỗ trợ cho chiến trường chính Khâm Đức (Phước Sơn). Trong những năm sau này Sư đoàn 2, sau này là Sư đoàn 711 luôn lấy Sơn - Cẩm - Hà làm căn cứ bàn đạp để mở các chiến dịch tiến công, hoặc các đợt hoạt động hỗ trợ cho địa phương ở các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ, Tiên Phước. Đối với các tiểu đoàn của tỉnh, Sơn - Cẩm - Hà luôn là căn cứ hậu phương và bàn đạp trong hoạt động chiến đấu suốt cuộc chiến tranh.

135

Page 136: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Ba, thế trận chiến tranh nhân dân được tổ chức chặt chẽ ở căn cứ ở Sơn - Cẩm - Hà, đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp trong tổ chức phòng thủ, bảo đảm an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, khu trong mọi tình huống.

Ngay sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta nhanh chóng thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân với làng xã chiến đấu, có giao thông hào, công sự, địa đạo kiên cố, được bố trí ở khắp nơi. Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, trụ bám kiên cường, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để bảo vệ căn cứ. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những năm ấy kẻ thù luôn bày ra nhiều thủ đoạn thâm độc như dồn dân, mua chuộc, dụ dỗ, dùng bom pháo, chất độc hóa học đánh phá hủy diệt, nhằm giành quyền kiểm soát khu vực này. Trong điều kiện bị kẻ thù ra sức bao vây, triệt hạ nền kinh tế kháng chiến; để giải quyết bớt khó khăn, các lực lượng của ta ở Sơn - Cẩm - Hà luôn duy trì hành lang thông suốt với đường mòn Hồ Chí Minh, để tiếp nhận sự chi viện của miền Bắc. Đồng thời, với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, các cơ quan, đơn vị, địa phương lập trại tăng gia sản xuất tự túc, trồng sắn, ngô, khoai..., để có cái ăn đánh giặc. Mặc dù Mỹ - ngụy có làm cho ta gặp nhiều khó khăn, nhưng vùng đất này vẫn đứng vững trong thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; phong trào toàn dân đánh giặc vẫn không ngừng phát triển ở một trình độ ngày càng cao. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đầu tiên, là nhân tố quyết định đến thắng lợi trong việc tổ chức phòng thủ bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà, nhưng sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân mới

136

Page 137: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chính là lực lượng làm nên kỳ tích bảo đảm an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, khu trong mọi tình huống, suốt cuộc chiến tranh.

Căn cứ Sơn - Cẩm - Hà có diện tích không rộng, nhưng ở đây, tất cả các chiến lược chiến tranh, các âm mưu, thủ đoạn đều được kẻ thù đưa ra thử nghiệm, nhằm triệt hạ sự sống trên mảnh đất này. Bài tham luận ngắn không thể nói hết những câu chuyện của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào chắt chiu từng giọt nước, từng gói cơm vắt, từng hạt muối, chống chọi với những cơn sốt rét rừng kinh người để bảo vệ căn cứ. Nhưng chiến công và sự cống hiến của mảnh đất này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là sự ghi công xứng đáng, là niềm vinh dự, tự hào của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Sơn - Cẩm - Hà.

Vượt qua mất mát đau thương là thái bình, thịnh trị. Nhịp đời muôn năm là vậy. Mặc dù đã 50 năm trôi qua, nhưng quá khứ vinh quang của căn cứ Sơn - Cẩm - Hà mãi còn oanh liệt. Quý trọng quá khứ rõ là điều chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Những gì mà các thế hệ cha anh đã làm được chắc chắn là những bài học vô giá để chúng ta phấn đấu xây dựng Sơn - Cẩm - Hà thành khu vực có tiềm lực kinh tế vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên, Quốc phòng - An ninh được giữ vững; xứng đáng với sự kỳ vọng của lớp người đi trước./.

137

Page 138: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG SAU CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Phan Xuân Quang*

Thắng lợi của chiến dịch vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (nay là Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà), ngày 25 tháng 9 năm 1962, có một ý nghĩa to lớn. Ta đã giành được thế làm chủ một vùng rộng lớn, tạo điều kiện xây dựng căn cứ ở đồng bằng nối liền với miền núi, phát triển xuống vùng sâu tạo thế nối liền các vùng trong tỉnh; giải quyết một phần khó khăn về nhân tài, vật lực để đưa phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phát triển, kịp thời phối hợp với chiến trường khu 5. Không những thế, sẽ tạo bước đột phá rất quan trọng trong thế trận đan cài, xen kẻ với địch, từ đây ta có đủ điều kiện chuẩn bị các chiến dịch tiến công vào vùng địch kiểm soát ở vùng giáp ranh trên địa bàn các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ.

1. Những vấn đề đặt ra trong công tác phát động quần chúng

Với phương châm đấu tranh bằng 2 chân: quân sự, chính trị và 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận, do vậy ngay khi chiến dịch giành thắng lợi, ta đã đặt vấn đề tiếp tục phát động quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang nhằm giữ vững thành quả và phát huy kết quả trên thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.

* Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

138

Page 139: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tuy nhiên, một thực tế là trong chiến dịch này, ta đã làm chủ hoàn toàn Sơn - Cẩm - Hà, tiêu diệt tề điệp, gian ác triệt hạ chính quyền địch, nhưng chưa tập hợp, phát động sâu rộng được quần chúng, nói cách khác là ta còn hạn chế trong công tác này. Nguyên nhân là do Sơn - Cẩm - Hà là địa bàn chịu nhiều tổn thất trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mỹ - ngụy, tuy nhân dân rất yêu nước và cách mạng, nhưng một bộ phận còn hoang mang, sợ liên lụy đến gia đình, chưa tin tưởng khả năng lực lượng vũ trang sẽ bảo vệ thành quả đã giành được, sợ địch trả thù, nên sau khi ta làm chủ một số người đã bỏ chạy ra vùng địch hoặc lẫn trốn vào núi, bỏ lại cả tài sản. Mặt khác, địch luôn sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc như mua chuộc, dụ dỗ lôi kéo nhân dân vào chúng kiểm soát, dùng bom pháo đánh phá hủy diệt, nhằm giành lại quyền kiểm soát, bao vây, triệt hạ nền kinh tế kháng chiến. Lúc này, trong nhân dân nổi lên mấy tâm trạng, phân vân như sau (1).

- Quân giải phóng đã về, chính quyền địch chạy hết, sao ta không thành lập chính quyền mà đến nay mới huy động nhân dân khởi nghĩa?

- Khởi nghĩa gì mà chuẩn bị toàn gậy, dây làm sao mà chống lại được bom đạn và máy bay địch?

- Tại sao không khởi nghĩa từ chính phủ trung ương địch xuống cho nhanh mà khởi nghĩa từng vùng từ thôn xã; trung ương địch còn thì chúng sẽ điều động các nơi đến hoặc kêu ngoại viện vào, kéo dài chiến tranh, khổ dân

1. Tài liệu Báo cáo tường thuật về công tác phát động quần chúng cuối năm 1962. Lưu tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, ký hiệu số 6/1962.

139

Page 140: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

không?

- Giải phóng rồi cách mạng có giữ được không hay “thụt” lên, “thụt” xuống, địch trở lại là dân chết?

- Giải phóng từng mảng, địch bao vây đường tiếp tế làm sao nhân dân có muối, mắm mà dùng?

- Khi cách mạng chưa về đây, chồng con bị quốc gia bắt đi lính, nay cách mạng về xử trí ra sao? Nếu bị bắt giam, có cho gia đình đi lại thăm viếng hay không? Đi bằng cách nào? Khi cách mạng mới về một số người chưa hiểu, sợ nên bỏ trốn ra vùng địch, nay có cho đem gạo tiền ra tiếp tế hay không?

Đây là những băn khoăn, lo lắng không dễ dàng gì giải tỏa trong một sớm một chiều và cần có một kế hoạch vào cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng.

2. Kết quả của công tác phát động quần chúng

Quán triệt bài học về việc lấy dân làm gốc, phải gắn chặt với nhân dân, tập hợp và dựa vào dân, do vậy ngay sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta thành lập các ban vận động, ban khởi nghĩa, trên cơ sở đó, hằng ngày hội báo, hội ý, phân công đi từng thôn, vừa phát động từng người, từng nhà, vừa phát động bằng loa. Nhưng quan trọng hơn lúc này là dùng biện pháp tập hợp, thuyết phục. Mặt khác ta nhanh chóng thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân với làng xã chiến đấu, có giao thông hào, công sự, địa đạo kiên cố, được bố trí ở khắp nơi. Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, trụ bám kiên cường, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để bảo vệ căn cứ. Các lực lượng của ta ở Sơn - Cẩm - Hà luôn duy

140

Page 141: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trì hành lang thông suốt với đường mòn Hồ Chí Minh, để tiếp nhận sự chi viện của miền Bắc. Đồng thời, với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, xã cùng với nhân dân địa phương lập trại tăng gia sản xuất tự túc, giao lưu kinh tế với vùng địch kiểm soát.

Sau khi nắm rõ tình hình, yêu cầu, ta nhận thấy những vấn đề gấp rút cần thực hiện lúc này là:

- Khẩn trương phát động quần chúng nổi dậy với tinh thần khởi nghĩa từng phần. Triệt hạ chính quyền tay sai ở thôn, xã; bắt số tề điệp, ấp trưởng, hội đồng còn lại, từ đó phân loại, giáo dục;

- Tổ chức các hội quần chúng, xây dựng dân quân du kích; kịp thời cải tạo địa hình, xây dựng thôn xã chiến đấu, đồng thời lấy thanh niên bổ sung lực lượng vũ trang. Chọn số đảng viên cũ, vững tinh thần rút lên đào tạo cán bộ xã;

- Tiến hành điều tra ruộng đất nhằm giải quyết quyền lợi của nhân dân;

- Đặc biệt, giải quyết tốt các băn khoăn, lo lắng của nhân dân.

Với nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, công tác phát động quần chúng được triển khai một cách thận trọng với phương pháp, hình thức phát động là chủ yếu.

Trước tiên, ta thành lập Ban chỉ đạo của xã để phát động, tiến hành giải thích cho dân hiểu rõ tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như chính sách chủ trương của cách mạng “Quân giải phóng về là để dùng lực lượng

141

Page 142: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vũ trang cách mạng tiêu diệt lực lượng phản cách mạng của Mỹ - Diệm, mở đường cho nhân dân thôn, xã nổi dậy khởi nghĩa từng phần, lật đổ chính quyền địch, thiết lập chính quyền nhân dân tự quản”(1).

Ta cũng giải thích chủ trương đánh địch ở thôn xã trước khi đánh ở trung ương vì: chính quyền thôn xã như cái nền móng, chính phủ trung ương như cái nhà, ta “đào nền sụp thì nhà xiêu”; nay Mỹ - Diệm càng thua, chúng càng thực hiện âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược để đàn áp bằng quân sự, bọn tề điệp ở thôn xã chính là những con “chó điên”, nó sẵn sàng nghe lời chủ sát hại nhân dân. Vì vậy, đánh từ cơ sở là ta từng bước mở trói cho nhân dân, việc phá ấp chiến lược, vạch mặt chỉ tên bọn tề điệp, phát triển du kích chiến tranh, cải tạo địa hình, xây dựng lực lượng vũ trang là cách để ta đào tận gốc, trốc tận rễ chính quyền Mỹ - ngụy ở thôn, xã. Dù chính phủ trung ương địch còn, chúng có điều quân đến cũng bị cô lập; ngoại viện của chúng trước đây là Mỹ giúp Pháp bây giờ Mỹ - Diệm ôm chặt nhau, chúng ngày càng lộ rõ bộ mặt bán dân, hại nước. Trước đây nhân dân đã cùng với Đảng đứng lên chống Pháp thắng lợi, nay mong nhân dân sẽ đoàn kết một lòng đánh Mỹ, ắt thắng lợi cũng sẽ thuộc về ta.

Giải phóng từng mảng, địch chắc chắn sẽ tìm mọi cách chốt các tuyến đường để cô lập ta, nhưng chúng chẳng bao giờ cô lập được ý chí, nghị lực và sức sáng tạo của nhân dân ta. Nhân dân làm được hạt muối, lon gạo thì nhân dân ắt sẽ tìm được những con đường mới để tránh địch, hơn

1. Trích Báo cáo tường thuật về công tác phát đông quần chúng cuối năm 1962. Lưu tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam.

142

Page 143: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nữa dân chẳng có muối ăn thì địch cũng “nhịn thèm”.

Quân giải phóng đã đánh được thì nhất định sẽ quyết tâm giữ được; lúc mới vào, bộ đội chưa có nhân dân giúp đỡ, nay đã có nhân dân đồng cam cộng khổ cùng bộ đội, điều đó cho phép chúng ta giữ vững được vùng giải phóng.

Một số người hiểu nhầm cách mạng mà bỏ chạy ra vùng địch để họ tự đấu tranh cái ăn, cái mặc với địch, địch không đảm bảo được thì sẽ cho bà con về đoàn tụ với gia đình.

Thứ hai, cử cán bộ xuống tận từng thôn, xóm, nhà để vận động từng người một, vận động người nào thì chắc người nấy. Đồng thời, chia thành các tổ, mỗi tổ khoảng 5 người, dựa vào cơ sở từng bước vận động bà con; sau rút một số người được giác ngộ thành lập chính quyền tự quản, cử người phụ trách thanh niên, phụ nữ, du kích…

Thứ ba, phát động dưới hình thức biểu dương lực lượng toàn xã với băng cờ, khẩu hiệu, gậy gộc, giáo mác, cuốc xẻng. Sau thời gian vận động, ta long trọng tổ chức các cuộc míttinh vào buổi tối, có đầy đủ băng rôn, khẩu hiệu. Dùng thanh thế quần chúng đứng dậy theo tinh thần lật đổ từng phần, lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm ở thôn, xã, xây dựng chính quyền tự quản của nhân dân. Trong míttinh, tổ chức cho bà con đấu tố tội ác của những tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, xử lý số này trước nhân dân để họ mạnh dạn đứng lên tự giải phóng cho mình, cho quê hương; kêu gọi mọi người ủng hộ cách mạng.

Thứ tư, đối với công tác bắt tề điệp, một mặt dựa vào thanh niên, đảng viên tập trung học tập, phát động tư tưởng;

143

Page 144: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

mặt khác xuống tận các thôn dựa vào quần chúng để phát hiện, xử lý. Trên cơ sở đó, lập trại giam, phân công người khai thác. Ta tiến hành phân loại các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền để nhân dân nhận rõ ai là thù, ai là người vì miếng cơm manh áo mà cộng tác với địch; quân và dân ta nên đoàn kết để cùng nhau diệt thù, cứu nước, cứu nhà.

Thứ năm, kêu gọi khuyến khích, chỉ dẫn cho bà con bị ép, bị bắt đi lính, cả những người tự nguyện đi lính cho địch là có tội với nhân dân, nhưng chính sách của Đảng, của Bác Hồ không đánh người chạy lại; nếu bà con biết ăn năn, trở về và vận động được nhiều người cùng về thì cách mạng sẽ có thêm sức mạnh.

Thứ sáu, chính quyền tự quản liên tiếp phát động các phong trào tăng gia sản xuất trên toàn địa bàn các xã; lập trại tăng gia sản xuất tự túc, trồng sắn, ngô, khoai, nuôi heo, gà..., nhằm đảm bảo tự cấp khi địch bao vây, cô lập.

Thứ bảy, giới thiệu các đoàn thể, Ủy ban mặt trận xã và đại biểu, Ban cán sự các thôn để làm chỗ dựa tin cậy cho nhân dân

Có thể khẳng định rằng, công tác phát động quần chúng sau giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà về cơ bản đã đáp ứng sáu yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng chủ trương của Đảng ủy Mặt trận là “Sau khi quân sự làm chủ, ta tiến hành phát động quần chúng và đưa lên 3 mặt giáp công với khí thế khởi nghĩa vũ trang”.

- Đã quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng miền Nam, nắm chắc phương châm, phương pháp cách mạng về

144

Page 145: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đánh giá sức mạnh của quần chúng và phương pháp phát động quần chúng. Giúp cho nhân dân nơi đây tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng, dù khó khăn, gian khổ đến đâu vẫn giữ nguyên ý chí và niềm tin thắng lợi;

- Triệt hạ chính quyền địch ở thôn xã, xây dựng chính quyền tự quản của nhân dân, làm cho quần chúng có được chỗ dựa tin cậy, đứng dậy quật ngã kẻ thù bằng mọi biện pháp với mọi loại vũ khí dù thô sơ nhất;

- Phát động quần chúng nổi dậy ngay sau khi các hoạt động chiến đấu thắng lợi của lực lượng vũ trang. Nghĩa là chớp thời cơ, giành lấy nhân dân, tập hợp và phát huy sức mạnh của nhân dân để bảo vệ cách mạng. Đây là tác động hai chiều, hỗ trợ lẫn nhau;

- Việc đánh địch giành dân, đẩy 3 mặt giáp công là hết sức phức tạp. Nhất là khi địch cũng thực hiện chính sách tuyên truyền rất thâm độc, nên trong khi vận động quần chúng ta phải nắm được âm mưu, thủ đoạn của địch để vạch trần bộ mặt của chúng cho nhân dân hiểu;

- Công tác phát động quần chúng đã nhạy bén, linh động, kiên trì, không nôn nóng, manh động; bám sát địa bàn, bám sát nhân dân, hiểu và lý giải được nhân dân nghĩ gì. Nội dung phát động rất phong phú, nhấn mạnh vào những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống nhân dân; lấy tội ác mà kẻ thù gây ra trên địa bàn để xây dựng lòng căm thù giặc, công tác phát động quần chúng phải động, nghĩa là “phát mà dân chưa động là chưa thành công”.

Có thể nói qua các hình thức phát động, giải thích như

145

Page 146: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vậy, nhân dân hiểu và rất phấn khởi; tạo thanh thế cho quần chúng vùng lên mạnh mẽ, phong trào sôi nổi. Quan trọng hơn là chính quyền địch bị triệt hạ hoàn toàn, bọn tay chân bị hạ uy thế, khí thế cách mạng của quân chúng dâng cao, lực lượng chính trị ở cơ sở được xây dựng và ngày càng củng cố, làm chỗ dựa cho lực lượng vũ trang hoạt động, giữ vững thế tích cực tấn công địch.

Nhân dân Sơn - Cẩm - Hà trong mọi tình thế, bà con luôn cung cấp lương thực thực phẩm, dẫn đường chỉ lối cho bộ đội, du kích chiến đấu và họ đã làm hết những gì có trong khả năng để góp phần làm nên thắng lợi.

Đặc biệt, với sự nổi dậy của nhân dân Sơn - Cẩm - Hà, ta đã phá âm mưu phát triển lực lượng quân sự giữ ấp chiến lược, kìm kẹp nhân dân và chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt” của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Bên cạnh đó, ta đã đánh bại các cuộc càn quét, lấn chiếm, cũng như đánh bại âm mưu cướp phá lúa mùa, bao vây kinh tế của địch, bảo vệ mùa màng cho dân và khai thác nhân vật lực, nuôi dưỡng và bổ sung lực lượng vũ trang của ta.

3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Từ việc phát động quần chúng nổi dậy tại Sơn - Cẩm - Hà, ta cần trả lời các câu hỏi hay thấy được các mặt của vấn đề, đó là: “Ai phát? (Chính quyền chủ trương, thực hiện là cán bộ). Ai động? (Nhân dân lao động). Ai là quần chúng? (Bần nông, cố nông, trung nông là quần chúng). Phát thế nào? (làm cho nhân dân tự giác, tự nguyện đoàn kết và tổ chức đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi của mình cũng như

146

Page 147: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

bảo vệ cách mạng). Động thế nào? (Nhân dân đứng lên theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền, của Mặt trận, của Chính phủ mà đấu tranh, không rụt rè, lay động nhưng không hấp tấp vội vàng). Đấu tranh với ai? (Đấu tranh với bọn tề điệp, ngụy quân, ngụy quyền, cường hào gian ác, việt gian, phản động). Muốn phát động phải thế nào? (Phải nắm rõ tình hình, âm mưu thủ đoạn của địch, tâm trạng, tư tưởng của quần chúng. Trên cơ sở đó, chuẩn bị đầy đủ về cán bộ, tổ chức, phương châm, phương pháp). Phát động để làm gì? (Để đấu tranh với địch, cho nhân dân tự giải phóng, đồng thời để bảo vệ thành quả cách mạng, đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho nhân dân)... để từ đó, rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sắp đến.

Chiến dịch vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà đã tròn nửa thế kỷ. Tuy nhiên những thành quả và kinh nghiệm trong công tác phát động quần chúng sau chiến dịch này vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn lớn lao, nhất là trong tình hình của đất nước hiện nay.

Một là, dựa vào chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt việc phát huy các nguồn lực, sức mạnh của quần chúng, giải quyết thoả đáng nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Hai là, đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cần nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật; tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp nhân dân. Giải quyết thỏa đáng các chính sách

147

Page 148: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đối với người có công với nước, chính sách dân tộc, tôn giáo trên tinh thần mở rộng, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quan tâm và làm tốt công tác tiếp dân, xem xét và giải quyết kịp thời các yêu cầu bức xúc chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và năng lực thực tiễn; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân vận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Bốn là, tăng cường công tác dân vận chính quyền, cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền các cấp để làm tốt công tác vận động quần chúng và xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, bảo đảm sự phù hợp với thực tế và gắn với lợi ích của nhân dân. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi, thái độ vi phạm dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tăng cường đi cơ sở để sâu sát với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, gắn chặt giữa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.

Năm là, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể, Ban Dân vận các cấp chăm lo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, gắn với đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng lãng phí, quan liêu, mất dân chủ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng Đảng Nhà nước trong sạch vững mạnh, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng lực

148

Page 149: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lượng cốt cán của từng tổ chức. Tích cực phát huy các già làng trưởng bản, lão thành cách mạng, người có uy tín nhất trong cộng đồng tham gia công tác vận động quần chúng.

Lý luận của các nhà kinh điển Mác - Lênin chỉ ra rằng: giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn. Với chiến dịch vượt sông Tiên, ta đã tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà; ngay sau đó, quân và dân ta đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, chiến đấu để bảo vệ căn cứ trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến. Nhân dân được phát động đã đứng lên chiến đấu để bảo vệ mình, bảo vệ làng xã, bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam ta đã phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích kiên cường đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch bảo vệ vững chắc khu căn cứ. Quá trình chiến đấu đó đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về sự cảnh giác, không được chủ quan sau khi giành thắng lợi. Ngày nay, công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc không thể không đề cao vai trò của công tác phát động, vận động quần chúng nhân dân, có như vậy chúng ta mới phát huy sức mạnh của lòng dân làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước./.

TỪ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA SƠN - CẨM - HÀ (1962 - 1975) ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ

149

Page 150: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY Đại tá Hà Huy Long*

Cuối năm 1962, thực hiện kế hoạch hoạt động mùa mưa của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy 17 - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam chủ trương: “Phát triển xuống vùng sâu tạo thế nối liền các cánh trong tỉnh thành thế dựa mạnh, giải quyết các vấn đề khó khăn nhân vật lực để đưa phong trào toàn tỉnh tiến lên mạnh mẽ, kịp thời phối hợp với chiến trường chung”(1). Các lực lượng vũ trang tiến hành đợt hoạt động rộng khắp mà trọng tâm là Vượt Sông Tiên, giải phóng Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (nay là Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà). Sau giải phóng, nơi đây trở thành căn cứ địa vững chắc của Tỉnh ủy Quảng Nam trong suốt thời gian còn lại của cuộc kháng chiến. Từ sự thành công trong công tác xây dựng căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà, chúng tôi liên hệ đến công tác xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh hiện nay.

Ngày 25 tháng 9 năm 1962, chiến dịch Vượt sông Tiên bắt đầu. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Tiểu đoàn bộ binh 70, một đơn vị của Tiểu đoàn 90 và lực lượng vũ trang huyện Tiên Phước. Sau gần nửa tháng chiến đấu kiên cường, ta giải phóng một vùng rộng lớn 3 xã Sơn -

1* Nguyên Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.? Dự thảo Báo cáo hội nghị tổng kết cuối năm 1962 của Đảng ủy 17 , tài liệu số 7/1962, lưu tại Ban KH-CN-MT/ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

150

Page 151: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Cẩm - Hà và một số khu vực thuộc phía tây hai huyện Thăng Bình, Quế Sơn. Sau đó, tổ chức lực lượng đánh địch phản kích, truy bắt tề điệp, ác ôn, phát động quần chúng nhân dân, ổn định đời sống, xây dựng căn cứ địa.

1. Bài học kinh nghiệm từ công tác xây dựng căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Xây dựng các lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc.

Trong tiến trình cách mạng ở nước ta, lực lượng vũ trang luôn đóng vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc. Ngay sau khi giải phóng, Huyện ủy Tiên Phước phân công các đồng chí trong đội công tác của huyện làm nòng cốt để thành lập các đội công tác xã, nhiệm vụ của đội công tác xã là tuyên truyền, phát động quần chúng, xây dựng lực lượng. Các đội du kích xã được thành lập, cuối năm 1962, du kích Phước Sơn đã có 65 đồng chí trong đó có 14 đồng chí thoát ly, đến năm 1963, có 105 đồng chí, du kích Phước Cẩm từ 23 đồng chí tăng lên 37 đồng chí, du kích Phước Hà cũng phát triển đáng kể. Vũ khí trang bị của du kích các xã có cả súng trung liên. Đến năm 1966, du kích của 3 xã có khả năng chống các cuộc càn cỡ 1 tiểu đoàn địch; du kích Phước Cẩm, Phước Sơn đã bắn được máy bay địch. Đồng thời hàng năm các xã phát động phong trào tòng quân giết giặc, hàng trăm thanh niên viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Để sẵn sàng đánh bại các âm mưu, thủ đoạn đánh phá của địch, cấp ủy đảng, chính quyền 3 xã lãnh đạo nhân dân

151

Page 152: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

xây dựng làng xã chiến đấu. Nhân dân tích cực tham gia đào hệ thống công sự, giao thông hào, địa đạo khắp nơi trong các thôn, xóm tạo thành mạng lưới khép kín. Chỉ tính riêng xã Phước Hà trong thời gian ngắn nhân dân đã đào được hơn 2 km địa đạo, mỗi gia đình cũng tổ chức xây dựng hầm trú ẩn, hầm cất giấu tài sản, hầm cho trâu bò tránh phi pháo. Dọc các tuyến đường liên thôn, liên xã nhân dân đào các hầm ếch để tiện trú ẩn khi địch bất ngờ tập kích, bắn phá. Ở những địa bàn xung yếu, nơi ta dự kiến địch sẽ đổ bộ, càn quét như Núi Ngang (Phước Sơn), Núi Vú (Phước Cẩm)… du kích xã bố trí chông mìn, cạm bẫy, cọc nhọn…

Lực lượng dân quân du kích tích cực huấn luyện, xây dựng phương án, sẵn sàng chiến đấu khi địch càn quét. Năm 1963, du kích 3 xã phối hợp với bộ đội huyện, tỉnh đánh bại hai cuộc càn lớn của địch là “Lam Sơn 7, “Lam Sơn 8”, “Bình Châu”. Suốt quá trình chiến đấu bảo vệ căn cứ đến ngày toàn thắng du kích phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị của tỉnh, huyện bám địa bàn, quần lộn bắn tỉa, đánh mìn, tiêu hao, tiêu diệt hàng trăm tên địch, nhiều lần buộc chúng phải rút quân về đồng bằng.

Xây dựng nền tảng chính trị - xã hội.

Khoảng 10 ngày sau giải phóng, chi bộ Đảng, chính quyền cách mạng lâm thời, các đoàn thể, mặt trận được thành lập ở xã, các thôn thành lập ủy ban tự quản. Trải qua quá trình kháng chiến, hệ thống chính quyền các cấp không ngừng được củng cố đảm bảo đủ sức điều hành hoạt động xây dựng, bảo vệ vững chắc khu căn cứ. Công tác xây dựng chi bộ Đảng vững mạnh, xây dựng chi bộ 4 tốt, đảng viên 4

152

Page 153: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tốt được tiến hành thường xuyên, đội ngũ đảng viên không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Cấp ủy đảng chú trọng lãnh đạo công tác chỉnh huấn chính trị cho cán bộ, đảng viên; mở các đợt tuyên truyền, vận động quần chúng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ và quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng miền Nam. Quán triệt chủ trương, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, qua đó xây dựng lòng căm thù giặc. Trong xây dựng nền tảng xã hội, cấp ủy đảng 3 xã chú trọng phát huy vai trò làm chủ của quần chúng trong mọi hoạt động; tạo ra không khí phấn khởi, hăng hái, xây dựng khối đoàn kết thống nhất.

Để tạo nguồn cán bộ kịp thời đáp ứng yêu cầu kháng chiến và chuẩn bị cho tương lai, công tác giáo dục đào tạo được chú trọng. Huyện trực tiếp tuyển chọn giáo viên, tổ chức giảng dạy văn hóa lớp 5 (hệ 10), lớp 4 do xã tổ chức, còn các lớp 1, 2, 3 các thôn tự tổ chức. Công tác giáo dục đào tạo nhanh chóng tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ, bổ sung kịp thời vào chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Công tác y tế, bên cạnh bệnh xá của tỉnh đứng chân trên địa bàn, hoạt động theo hình thức quân dân y kết hợp, các xã đều có cán bộ y tế để theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho nhân dân.

Phát triển kinh tế đảm bảo nhu cầu tại chỗ và làm nhiệm vụ hậu phương

Phát triển kinh tế là yêu cầu bức thiết, nhằm ổn định

153

Page 154: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đời sống nhân dân, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan của tỉnh, huyện, bộ đội, du kích bám trụ hoạt động chiến đấu trong khu vực và góp phần làm nhiệm vụ hậu phương.

Trước hết, chính quyền xã tổ chức trưng thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, phát động các phong trào khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, tổ chức các hình thức vòng công, đổi công. Bên cạnh lúa nước, nhân dân trồng thêm các loại khoai lang, sắn, ngô, đậu, khai thác lâm sản. Lực lượng vũ trang vừa huấn luyện, chiến đấu vừa giúp đỡ nhân dân trong vụ mùa bận rộn. Kinh tế thủ công nghiệp cũng có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ chiến đấu.

Phát huy hiệu quả, duy trì thường xuyên ngày càng đi vào nền nếp các phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp trong suốt cuộc kháng chiến; lương thực, thực phẩm sản xuất ở vùng căn cứ không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ mà còn góp phần đáng kể vào quỹ đảm phụ nuôi quân của huyện. Các xã tổ chức đào hầm cất giấu lương thực, thành lập các đội dân công vận chuyển nộp cho ngành lương thực huyện. Bài học trong xây dựng nền kinh tế là nhanh chóng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò của công tác bảo đảm hậu cần. Phát động các phong trào thi đua, để thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia tăng gia sản xuất phục vụ kháng chiến. Có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu bảo vệ mùa màng, tổ chức hệ thống hầm hào, địa đạo cất giấu lương thực, thực phẩm phục vụ lâu dài cho kháng chiến.

154

Page 155: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

2. Công tác xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Nam hiện nay

Từ bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà thời kỳ (1962 - 1975) có thể liên hệ, vận dụng trong công tác xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ nhất, xây dựng khu vực phòng thủ về chính trị, tinh thần:

Cần xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, điều hành các mặt hoạt động trong khu vực phòng thủ, tạo dựng nền tảng xã hội vững chắc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thế trận lòng dân. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quan điểm nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Giáo dục truyền thống trung dũng, kiên cường của quê hương cho các thế hệ. Phát huy vai trò của các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng trong công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Củng cố Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp tỉnh, huyện và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự kiêm công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cấp xã. Phối hợp, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, nâng cao chất lượng giảng dạy quốc phòng - an ninh cho sinh viên, học sinh trên địa bàn. Góp

155

Page 156: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phát huy lòng tự hào dân tộc, xác định rõ trách nhiệm của mỗi người trong công tác xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ.

Xây dựng các tổ chức đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp. Đây là yếu tố quyết định để xây dựng thành công khu vực phòng thủ tỉnh, huyện. Đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Gắn kết nhiệm vụ xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, chú ý tạo nguồn cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người.

Tập trung xây dựng, củng cố chính quyền các cấp, nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác tiếp công dân; giải quyết nhanh, thỏa đáng các tranh chấp, khiếu kiện. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của mặt

156

Page 157: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trận và các đoàn thể.

Thứ hai, xây dựng khu vực phòng thủ về kinh tế - xã hội

Xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, bền vững gắn quy hoạch phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, dự liệu khả năng bảo đảm nhu cầu, sẵn sàng chuyển trạng thái trong mọi tình huống.

Tạo chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, chú ý công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Khuyên khích quy hoạch kinh tế xã hội có tính lưỡng dụng; bảo đảm phát triển bền vững và sẵn sàng đối phó khi có tình huống chiến tranh xảy ra, hoàn thành nhiệm vụ tác chiến bảo vệ khu vực phòng thủ. Chú trọng lãnh đạo phát triển các khu công nghiệp trọng điểm, có cơ chế khuyến khích các cụm công nghiêp và làng nghề truyền thống ở nông thôn.

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện theo hướng tăng giá trị, giữ mức ổn định lương thực trong toàn tỉnh, bảo đảm lương thực cho nhân dân và có dự trữ trong mọi tình huống. Quy hoạch, phát triển khu vực rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, chú trọng trồng rừng ở khu vực vành đai. Xây dựng các đội tàu đánh bắt xa bờ phục vụ dân sinh và sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu thời chiến. Cần tích lũy đầu tư, tạo nguồn vật tư kỹ thuật kim loại, có thể đáp ứng nhu cầu chiến đấu của bộ đội trong khu vực phòng thủ.

Hoàn thành cơ bản hệ thống giao thông liên hoàn nối

157

Page 158: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

liền phía Đông và phía Tây, chú trọng phát triển giao thông vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ hậu phương của tỉnh. Phấn đấu 100% số xã ở miền núi có đường ôtô, đường hành lang nối thông các đồn biên phòng ở tuyến biên giới.

Đầu tư phát triển lưới điện, thông tin liên lạc đến vùng căn cứ, khi có tình huống xảy ra các căn cứ của tỉnh có lưới điện và hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho tác chiến phòng thủ. Nâng cấp hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt chú ý khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh bệnh xá quân dân y kết hợp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội, chính sách dân tộc, tôn giáo, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết lao động, bảo đảm các phúc lợi xã hội. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thế trận lòng dân, động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của xây dựng khu vực phòng thủ.

Chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trùng tu, tôn tạo, giữ gìn các di sản, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ ba, xây dựng khu vực phòng thủ về quốc phòng - an ninh

Lực lượng vũ trang không ngừng được xây dựng vững

158

Page 159: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

mạnh, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi là một trong những yếu tố quan trong bảo đảm sự thành công của căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà.

Ngày nay, xây dựng lực lượng vũ trang được xem là nội dung nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh. Cần giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội và công an. Quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân trong tình hình mới. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò tổ chức chỉ huy, năng lực đội ngũ cán bộ để xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương, công an, biên phòng, cơ quan vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo đảm “vững mạnh, rộng khắp” huấn luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, rộng khắp”. Xây dựng, quản lý lực lượng dự bị động viên đủ số lượng, tổ chức huấn luyện đúng nội dung, đảm bảo chất lượng. Làm tốt công tác đào tạo sĩ quan dự bị. Lãnh đạo tốt công tác diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, diễn tập thực nghiệm NĐ-32, diễn tập NĐ-30, diễn tập chiến đấu trị an ở các xã, phường, thị trấn. Chú trọng công tác giáo dục chính trị, nắm và giữ vững mặt trận tư tưởng trong lực lượng vũ trang; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, có kế hoạch trang bị phương tiện bảo đảm cho các lực lượng vũ trang trong mọi tình huống.

Xây dựng cơ quan quân sự, bộ đội địa phương theo

159

Page 160: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phương châm “đủ, mạnh, gọn, hợp lý” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời bình và sẵn sàng phát triển mở rộng lực lượng khi có tình huống chiến tranh, chú trọng các đơn vị ở đảo, các đơn vị cơ động. Nâng cao năng lực làm tham mưu của cơ quan quân sự các cấp. Xây dựng bộ đội biên phòng và lực lượng công an vững mạnh toàn diện, tinh thông nghiệp vụ, làm lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm trong điều kiện tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

Từ thực tế cuộc kháng chiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khẳng định vai trò to lớn của căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà. Đây là nơi đứng chân an toàn của Tỉnh ủy, các cơ quan của tỉnh; dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng Sơn - Cẩm - Hà có thể xem là hình ảnh thu nhỏ của xã hội mới với nhiều chính sách ưu việt góp phần củng cố niềm tin cách mạng. Nhận thức sâu sắc vai trò của căn cứ địa, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức khảo sát, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, xây dựng hệ thống căn cứ của tỉnh, huyện. Tại căn cứ, tỉnh quan tâm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng tổ chức đảng, chính quyền vững mạnh, xây dựng vững chắc thế trận lòng dân ngay trong thời bình. Khảo sát đưa vào quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi, khảo sát, tu bổ một số hang động thiên nhiên có giá trị cao.

Xây dựng thế trận của khu vực phòng thủ tỉnh là xây

160

Page 161: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân được hình thành từ cơ sở xã (phường) đến huyện (thị xã, thành phố) hợp thành thế trận phòng thủ liên hoàn của tỉnh. Kiện toàn Hội đồng (Ban) bảo đảm hậu cần - kỹ thuật các cấp; lãnh đạo diễn tập khu vực phòng thủ, xây dựng, điều chỉnh hệ thống văn kiện, kế hoạch phục vụ cho mọi nhiệm vụ; tăng cường công tác đối ngoại quân sự, công tác dân vận. Tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm, các trận địa, bảo quản bảo dưỡng các cụm điểm tựa trên tuyến biên giới.

Tóm lại, căn cứ địa là một bộ phận quan trọng, địa bàn then chốt trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), có vai trò to lớn trong quá trình tác chiến lâu dài bảo vệ khu vực phòng thủ. Trong xây dựng khu vực phòng thủ hiện nay, bên cạnh xây dựng các nội dung khác cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống căn cứ địa. Căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà được hình thành, tồn tại trong bối cảnh địch đánh phá ác liệt nên chúng ta chủ yếu tập trung xây dựng lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, bài học về sự thành công của nó vẫn còn nguyên giá trị trong công tác xây dựng căn cứ địa nói riêng và khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Nam nói chung./.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ TỈNH ỦY, BAN CHỈ HUY TỈNH ĐỘI QUẢNG NAM

KIÊM TRUNG ĐOÀN 1 XÂY DỰNG QUYẾT TÂM MỞ CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ

161

Page 162: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Thiếu tá Nguyễn Văn Quyền*

Cách đây nửa thế kỷ, Tỉnh ủy - Ban chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 đã căn cứ vào chủ trương và tình thế phong trào đấu tranh cách mạng chung của Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và thực lực của địa phương để quyết định mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, góp phần củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động và vùng giải phóng. Thắng lợi này đã thực sự cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai khắp các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Nam; đồng thời, khẳng định đây là một quyết định đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Tỉnh ủy, Ban chỉ huy tỉnh đội kiêm Trung đoàn 1; là kết quả sự nỗ lực chiến đấu hy sinh của quân và dân các địa phương.

Thời gian đã lùi xa, kể từ ngày trận đánh kết thúc, nhiều nhân chứng chiến tranh không còn, nhưng việc lý giải một cách sáng tỏ hơn về những căn nguyên đưa tới thắng lợi cũng như đánh giá đúng tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, tổng kết các bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hôm nay và mai sau là hết sức cần thiết. Chẳng những góp phần tôn vinh chiến công xưa mà còn phục vụ hiệu quả cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng tâm thế ứng xử tốt và tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với những người con đã hy sinh trong công cuộc giải phóng dân tộc.

* Cán bộ nghiên cứu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

162

Page 163: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Một trong những vấn đề không ít người quan tâm và cần làm sáng tỏ là tại sao và căn cứ vào đâu mà Tỉnh ủy - Ban chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 lại hạ quyết tâm mở và thực hiện thành công chiến dịch Vượt sông Tiên, phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch trong khu vực giáp ranh của 4 huyện Tiên Phước, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, hỗ trợ cho nhân dân địa phương nổi dậy, phá tan 27 ấp chiến lược, giành quyền làm chủ thêm 7 xã, 13 thôn. Nhìn nhận một cách tổng thể, chúng ta thấy:

Căn cứ quan trọng trước hết xuất phát từ chủ trương của Đảng và thực tiễn phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam

Sau khi Nghị quyết Trung ương 15 ra đời và về tới miền Nam, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân như được tiếp thêm sức mạnh, khắp nơi sục sôi. Nhân dân từ thế bị kìm kẹp, bị khống chế và kiểm soát gắt gao đã vùng dậy, các cuộc míttinh, biểu tình từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ thôn quê đến các thị trấn, thị xã, thu hút hàng vạn nông dân, liên kết đông đảo các giai tầng xã hội tham gia. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ với quy mô ngày càng rộng lớn, từ nông thôn Nam Bộ đến vùng rừng núi Khu 5. Hình thái du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần xuất hiện. Cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công địch rộng khắp, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hàng vạn tên ngụy quân, ngụy quyền, tề điệp, phá gần hết các khu trù mật và một phần các khu dinh điền, giành lại phần lớn ruộng đất bị chiếm đoạt, đưa khí thế đấu tranh chính trị của quần chúng

163

Page 164: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

lên mạnh mẽ.

Để lãnh đạo và chỉ đạo phong trào, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và các cấp lãnh đạo của ta tiếp tục quyết định nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp chiến lược sáng suốt, đúng đắn để đưa sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta phát triển. Từ Nghị quyết Trung ương 15, đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (20/12/1960), Trung ương Cục miền Nam ra đời, Quân giải phóng được thống nhất, đến Chỉ thị của Bộ Chính trị (24/1/1961), cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Tất cả đều toát lên sự chuyển hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam của Đảng. Đảng chủ trương ra sức xây dựng lực lượng cả về chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng vào Mặt trận giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta; làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ vùng rừng núi, giành lại toàn bộ nông thôn đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh tấn công địch cả hai mặt trận chính trị và quân sự.

Mặt khác, cũng căn cứ vào đặc điểm tình hình và tương quan so sánh lực lượng ở từng vùng khác nhau, Bộ Chính trị đề ra phương châm công tác ba vùng là: Vùng căn cứ rừng núi, đấu tranh vũ trang là chủ yếu; Vùng đồng bằng, đấu tranh chính trị và vũ trang có thể ngang nhau;

164

Page 165: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu. Nhưng phải hết sức linh hoạt: “Tùy lực lượng so sánh giữa ta và địch và tình hình cụ thể ở mỗi vùng mà đề ra phương châm công tác và hình thức đấu tranh cho thích hợp: ở các vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu và đề ra nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch để mở rộng thêm căn cứ và xây dựng lực lượng của ta…”.

Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, các cấp bộ đảng trên chiến trường miền Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân địa phương đẩy mạnh đấu tranh với địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch chống nổi dậy của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (Kế hoạch này được Mỹ thông qua ngày 28/1/1961). Tính đến cuối năm 1961, ta đã làm tan rã chính quyền của địch ở 1.100 xã trên tổng số 1.296 xã ở Nam Bộ và 4.400 thôn trong tổng số 5.700 thôn ở miền núi Khu 5; 33.812.000 lượt người tham gia đấu tranh chính trị; 314.000 công nhân và nhân dân thành thị, 18.000 học sinh và sinh viên xuống đường đấu tranh…

Sau khi thất bại trong kế hoạch chống nổi dậy, để đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam, Mỹ một mặt trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân sự, mặt khác tăng cường viện trợ trang bị và đưa một số đơn vị vũ trang vào hỗ trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn thực hiện ráo riết các biện pháp bình định toàn miền Nam. Cùng với đôn quân, bắt lính đưa tổng số quân đội Việt Nam cộng hòa lên gần 400.000 (cuối 1962), Mỹ chính thức triển khai chiến lược chiến tranh đặc biệt mà “xương sống” của nó là dồn dân, lập “ấp chiến lược”, “tát ao, bắt cá” hòng cô lập và tách các lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng nhân dân

165

Page 166: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

để tiêu diệt. Mục tiêu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là trong năm 1962 hoàn thành xây dựng 16.000 ấp chiến lược trên tổng số 17.000 ấp ở toàn miền Nam. Sự chống phá quyết liệt của địch đã gây nhiều khó khăn, tổn thất đối với phong trào cách mạng miền Nam.

Hưởng ứng và hòa chung với khí thế đấu tranh toàn miền, đồng thời, quán triệt sâu sắc Chỉ thị của Bộ Chính trị (tháng 1/1961), Khu ủy Khu 5 chủ trương Phát động quân và dân toàn Khu đẩy mạnh tiến công địch, ra sức xây dựng lực lượng về mọi mặt, trước hết cần tập trung:

- Củng cố và mở rộng căn cứ địa miền núi, ra sức xây dựng và bảo vệ hành lang, quyết tâm đưa phong trào vùng giáp ranh phát triển, đi đến xây dựng thành căn cứ địa vững chắc;

- Kiên quyết phá thế kìm kẹp ở đồng bằng, làm tê liệt đi tới làm tan rã chính quyền cơ sở của địch, phát động và tổ chức quần chúng đưa phong trào đồng bằng tiến lên;

- Ra sức tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta về mọi mặt.

Cùng với chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tiến công địch, mở mảng, mở vùng, xây dựng căn cứ địa, phá thế kìm kẹp của địch, khi phong trào toàn khu đã phát triển lên một bước, lực lượng tập kết tăng cường từ miền Bắc về tới chiến trường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (ngày 27/7/1961) và chỉ định Đảng ủy Quân khu để lãnh đạo, chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang trong toàn khu. Tiếp sau đó, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập các trung đoàn

166

Page 167: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chủ lực của Quân khu. Trong số này, có Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam (20/2/1962).

Chấp hành quyết định của Trung ương, sau khi thành lập, Quân khu ủy triệu tập và tổ chức ngay một Hội nghị bàn về Xây dựng và mở rộng căn cứ địa, xây dựng và mở rộng hành lang với Trung ương, Nam Bộ, Khu 6 và các tỉnh trong Quân khu. Nhiệm vụ trọng tâm là Củng cố và mở rộng căn cứ rừng núi, phá ách kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở đồng bằng. Tháng 8 năm 1961, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương mở một đợt hoạt động mạnh trên phạm vi toàn khu. Đợt hoạt động này chia làm hai bước:

- Tập trung phần lớn các tiểu đoàn chủ lực vừa từ miền Bắc vào cùng với lực lượng tại chỗ, bất ngờ tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá vỡ một số cụm cứ điểm đang còn cắm sâu trong căn cứ của ta nhằm củng cố và mở rộng căn cứ rừng núi. Đồng thời, thu hút, giam chân một số đơn vị chủ lực của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc diệt kẹp, giành dân ở khu vực đồng bằng;

- Khi quân cơ động của địch đã bị kéo lên rừng núi, các đơn vị chủ lực của ta nhanh chóng chuyển xuống đồng bằng diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, từng bước mở rộng diện tranh chấp và làm chủ.

Thực hiện chủ trương này, đêm ngày 30 tháng 8 năm 1961, Tiểu đoàn 90 cùng với một phân đội đặc công, lực lượng địa phương tỉnh Kon Tum và phân đội học viên Trường quân chính Quân khu tiến công quận lỵ Đak Hà - một căn cứ quan trọng của địch ở bắc Tây Nguyên, giành thắng lợi lớn. Phối hợp với bộ đội chủ lực, nhân dân 28

167

Page 168: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

làng nổi dậy phá vỡ một mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch dọc trục đường số 5 từ Đắk Hà đi Mang Bút, Mang Đen, Giá Vụt. Trên các hướng phối hợp, các Tiểu đoàn 95, 50, 20 cùng lực lượng địa phương tiến công tiêu diệt hoặc bao vây, bức rút các cứ điểm Tà Ma, Giá Vụt (Quảng Ngãi), Vĩnh Thạch (Bình Định), Ka-Nấc (Gia Lai), làng Rô (Quảng Nam). Nhân dân cũng nổi dậy giành quyền làm chủ và lập chính quyền tự quản trong gần 100 buôn, làng. Đòn tiến công và nổi dậy mạnh mẽ trên diện rộng ở cả Bắc Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định của ta, khiến cho Mỹ và Sài Gòn lúng túng đối phó. Hai khu căn cứ của ta ở phía bắc và phía nam Đường số 5 đã nối liền nhau. Trừ một số điểm còn sót lại của địch trên trục Đường 14 và Đường số 5 từ Mang Đen đi Kon Tum, vùng rừng núi từ bắc tỉnh Quảng Nam đến sát đường 19 đã trở thành một khu căn cứ rộng lớn và tương đối hoàn chỉnh. Tháng 10 năm 1961, các tiểu đoàn chủ lực của Quân khu đã về đến đồng bằng.

Trước thế kìm kẹp chặt của địch, các đơn vị vũ trang và cán bộ cơ sở của ta phải dựa chắc vào bàn đạp ở các vùng giáp ranh và tổ chức đánh địch theo hai phương thức:

Ở những nơi có cơ sở tốt, địa thế có lợi, từng tiểu đoàn đứng chân trong một khu vực, tiến công tiêu diệt lực lượng kìm kẹp, đánh quân ứng cứu, uy hiếp, khống chế địch trong một thời gian để hỗ trợ cho quần chúng truy diệt ác ôn và các tổ chức phản động, phát triển cơ sở cách mạng, từng bước tiến lên làm chủ.

168

Page 169: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Ở vùng sâu, địch còn kìm kẹp, các đơn vị chủ lực đứng ở vòng ngoài đánh và kéo các đơn vị cơ động của địch về phía mình, tạo điều kiện cho lực lượng địa phương và các đội vũ trang công tác luồn vào móc nối gây dựng cơ sở, diệt ác ôn, từng bước phá lỏng kìm kẹp. Khi có đủ điều kiện thì kết hợp giữa đòn tiến công của lực lượng vũ trang ở bên ngoài với nổi dậy của cơ sở ở bên trong để giành quyền làm chủ.

Theo phương thức đó, các Tiểu đoàn 60, 70 đã cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Quảng Nam đánh địch giải phóng thôn Tứ Mỹ (Kỳ Sanh), Xuân Bình, Phú Thọ (Kỳ Yên) xã Kỳ Thạnh và một phần xã Kỳ Trà (Tam Kỳ); hai xã Phước Ngọc, Phước Lãnh (Tiên Phước), mở được 2 khu vực đứng chân thuận lợi để tiến xuống đồng bằng.

Để đối phó với phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ trên chiến trường Khu 5, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức tăng cường lực lượng, vũ khí trang bị, ráo riết đẩy mạnh các biện pháp dồn dân, lập ấp, càn quét đánh phá các vùng căn cứ của ta như: cuộc càn quét của 10 tiểu đoàn quân đội Sài Gòn đánh vào khu căn cứ Nước Là (Trà My, Quảng Nam, tháng 3 năm 1962), cuộc càn quét của sư đoàn 9 địch đánh vào khu căn cứ Kon - Hà - Nừng (vùng giáp ranh hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, tháng 4 năm 1962), các cuộc hành quân An Lạc, Dân Thắng, An Hòa, Sơn Dương… đánh vào các khu căn cứ bắc Đường 21 và miền tây các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận…, tàn bạo và quyết liệt, nhịp độ và quy mô càn quét của địch ngày càng

169

Page 170: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tăng.

Năm 1961, ở Khu 5 và Khu 6, địch mở 11 cuộc càn quét quy mô từ 2 đến 3 tiểu đoàn, sang năm 1962, địch tiến hành 159 cuộc càn quét với quy mô từ 5 đến 10 tiểu đoàn, hình thành nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp đánh ồ ạt từ ngoài với những trận đột kích, biệt kích vào sâu những nơi chúng nghi có cơ quan, kho tàng của ta. Thủ đoạn càn quét đánh phá khốc liệt của kẻ thù khiến cho vùng căn cứ và vùng làm chủ của ta luôn căng thẳng. Nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phải ngày đêm chiến đấu quyết liệt. Tuy nhiên ta không bị động, vừa giáng trả các cuộc càn quét, ta còn chủ động tiến công vào các vùng địch kiểm soát. Tiêu biểu như ngày 27 tháng 2 năm 1962, Tiểu đoàn 90 cùng lực lượng địa phương Quảng Nam tiến công quận lỵ Trà My, bảo vệ vững chắc khu căn cứ địa của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

Đồng thời các lực lượng vũ trang địa phương cùng với một bộ phận chủ lực cũng phân tán luồn sâu xuống đồng bằng đánh vào các đơn vị kìm kẹp của địch, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị, binh địch vận. Dựa vào thế trận lòng dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ngày đêm trụ bám, quần lộn với địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại lớn. Bộ máy thống trị của Mỹ - Diệm ở nông thôn đồng bằng tiếp tục bị phá vỡ từng mảng. Đến cuối tháng 5 năm 1962, vùng làm chủ của ta gồm hàng chục xã ở các huyện Hòa Vang, Tiên Phước, Tam Kỳ.

Phong trào đấu tranh vũ trang của quân và dân Khu 5

170

Page 171: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phát triển mạnh mẽ, địch tập trung lực lượng, phản kích quyết liệt, thực thi thủ đoạn chiến thuật “trực thăng vận và thiết xa vận”, vừa đánh phá các căn cứ và vùng giải phóng, vừa xúc tát nhân dân về vùng chúng kiểm soát, hoặc lập ấp chiến lược tại chỗ. Sức uy hiếp mạnh và cơ động nhanh của máy bay lên thẳng và xe bọc thép lội nước M113 đã gây cho ta nhiều thiệt hại. Các lực lượng vũ trang gặp khó khăn trong việc bám trụ ở đồng bằng. Không đánh bại được thủ đoạn “trực thăng vận” và thiết xa vận” thì không thể đánh bại được kế hoạch dồn dân, lập ấp của địch, không thực hiện được chủ trương giành lại vùng đồng bằng. Thường vụ Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ thị cho cơ quan và các đơn vị nghiên cứu, rút kinh nghiệm, quyết đánh bại cho được chiến thuật này.

Chấp hành sự chỉ đạo của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu, sau một thời gian chuẩn bị, ngày 30 tháng 8 năm 1962, một bộ phận Tiểu đoàn 90 và du kích địa phương đã chặn đánh cuộc đổ quân của liên đoàn biệt kích dù 77 vào thung lũng Nà Niêu (Trà Bồng, Quảng Ngãi) giành thắng lợi. Quân ta bắn rơi và bị thương 12 chiếc máy bay, đánh bại hoàn toàn cuộc đổ quân “trực thăng vận” của địch.

Thực hiện chủ trương của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy Quảng Nam, Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam mở đợt hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh. Lực lượng sử dụng gồm 4 tiểu đoàn và lực lượng địa phương các huyện. Tiểu đoàn 75 hoạt động ở cánh Bắc, Tiểu đoàn 60 hoạt động ở Quế Sơn các Tiểu đoàn 90, 70 hoạt động ở khu vực Tiên Phước, Thăng Bình. Hoạt

171

Page 172: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

động cuối năm 1962 của lực lượng vũ trang tỉnh chia làm hai đợt; đợt 1 bắt đầu từ ngày 20 tháng 9 năm 1962 kết thúc 30 tháng 10 năm 1962. Riêng lực lượng Vượt sông Tiên, giải phóng khu vực Sơn - Cẩm - Hà có Tiểu đoàn 70, một đơn vị của Tiểu đoàn 90 và lực lượng địa phương huyện Tiên Phước.

Mở màn đợt hoạt động, đêm ngày 20 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn 60 tấn công 2 ấp chiến lược Phước Hội, Phước Hòa, phá toàn bộ ấp chiến lược ở Tây Viên. Đại đội V10 đánh ấp chiến lược Xuyên Hòa (21/9/1962). Tiểu đoàn 75 tiến công 3 ấp chiến lược Hà Nha (19/9), Đồng Lâm (21/9), Bàn Tân (24/9). Đêm 25 tháng 9, Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 70 phối hợp với đội công tác Vượt sông Tiên vòng ra dốc Dàn Xây tấn công ấp chiến lược Phước Cẩm. Sáng ngày 26 tháng 9, toàn bộ Tiểu đoàn 70 và 1 đơn vị của Tiểu đoàn 90 vượt sông Tiên đánh ấp chiến lược Phước Hà, giải phóng cả khu vực từ An Lâm đi Thanh Bôi…; đồng thời, tiếp tục tổ chức đánh địch phản kích.

Kết thúc đợt 1 ta làm chủ và hoạt động vũ trang tuyên truyền được 75 thôn trong phạm vi 30 xã, trong đó hoàn toàn làm chủ 7 xã và 15 thôn. Đánh 75 trận, diệt 149 tên địch làm bị thương 72 tên, bắt sống 46 tên, thu 52 súng các loại, đánh đổ 2 đoàn tàu quân sự, đánh phá 28 ấp chiến lược, phá hủy trên 36.000 m rào, đốt 11 cơ quan hội đồng, phá hủy 1 phòng thông tin quận, 6 xe GMC, đánh sập 12 cầu, bắn rơi và hỏng nặng 4 máy bay.

Việc giải phóng Sơn - Cẩm - Hà và trụ lại đánh địch

172

Page 173: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phản kích không chỉ có ý nghĩa đơn thuần của một đợt hoạt động mà còn có ý nghĩa mở thế tiến công. Lần đầu tiên, quân và dân Quảng Nam đã chọc thủng hệ thống phòng thủ của địch, phá thế giằng co ở vùng giáp ranh, mở ra địa bàn lớn gồm 8.965 dân; bước đầu giải quyết một phần khó khăn về nhân tài, vật lực, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, sẵn sàng đánh bại các cuộc càn quét của địch.

Như vậy, có thể thấy rằng, căn cứ và xuất phát từ chủ trương, đường lối cách mạng miền Nam của Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng trên chiến trường miền Nam, trong đó có Khu 5 mà Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 đã hạ quyết tâm mở chiến dịch Vượt sông Tiên giành thắng lợi. Thắng lợi này đã mở rộng vùng giải phóng, mở thông, nối liền căn cứ rừng núi với đồng bằng, giành thêm dân, thêm đất; tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng vũ trang cách mạng tiến sâu xuống đồng bằng. Mối liên hệ, tác động giữa các chiến trường trên toàn miền với nhau và giữa các tỉnh trong Khu 5 đã phản ánh sâu sắc kết quả của nó. Bởi có sự chuyển hướng trong chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam của Đảng thì phong trào mới tạo ra bước ngoặt và những cơ sở, tiền đề vững chắc để đi những bước tiếp theo. Phong trào địa phương này thành công, lập tức khuếch trương ảnh hưởng, dẫn dắt phong trào cách mạng các vùng và địa phương khác phát triển theo; khiến cho kẻ địch phải căng kéo, phân tán lực lượng ra đối phó khắp nơi, hoặc phải buộc thay đổi biện pháp để đối phó.

173

Page 174: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Phong trào đấu tranh của quân và dân ta tại chiến trường Khu 5, trên thực tế đã góp phần chia lửa với các chiến trường khác toàn miền Nam; ngược lại, cũng được sự hỗ trợ, động viên khích lệ về vật chất và tinh thần của các chiến trường khác. Khi phong trào chung toàn khu, toàn miền phát triển sẽ kéo theo và định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy phong trào các địa phương lớn mạnh. Điều đó, về lý luận vừa phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, nhưng trên thực tiễn lại chính là cơ sở khách quan khoa học để giải thích cho sự tồn tại, phát triển của phong trào cách mạng ở Quảng Nam nói chung, cũng như chủ trương mở chiến dịch Vượt Sông Tiên giành thắng lợi của Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 tháng 9 năm 1962. Nếu đơn lẻ chỉ có phong trào đấu tranh của Quảng Nam, chắc chắn kẻ thù sẽ tập trung lực lượng bao vây, cô lập, nhanh chóng tiêu diệt. Và nếu như không có sự chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì Khu 5 nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng sẽ khó khăn trong tổ chức cho quần chúng đấu tranh, cũng như xây dựng lực lượng, tổ chức các hoạt động vũ trang, mở mảng, mở vùng, giành dân, giành đất, xây dựng căn cứ địa kháng chiến./.

VAI TRÒ CỦA HUYỆN ỦY TIÊN PHƯỚC TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Phước

174

Page 175: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Sau khi có Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị (1/1959), ở miền Nam, phong trào đấu tranh vũ trang và đồng khởi của quần chúng nhân dân chống chính quyền Mỹ - ngụy và tay sai nổ ra khắp nơi, giành được những thắng lợi to lớn.

Trên địa bàn huyện Tiên Phước, vào những ngày cuối tháng 10 năm 1961, lực lượng vũ trang huyện phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu 5 và tỉnh đội Quảng Nam mở đợt hoạt động vượt sông Tranh giải phóng hai xã Phước Lãnh, Phước Ngọc. Thắng lợi này làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân yêu nước huyện nhà, gây tiếng vang lớn trên chiến trường cả tỉnh, làm cho quân địch rúng động, hoảng sợ, nhất là tuyến phòng thủ giáp ranh giữa miền núi và đồng bằng.

Phát huy chiến thắng Lãnh, Ngọc, Khu ủy 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Ngày 25 tháng 9 năm 1962, các đơn vị lực lượng vũ trang của Quân khu, Tỉnh đội (Tiểu đoàn 70 của tỉnh là đơn vị chủ công) phối hợp với cán bộ, lực lượng vũ trang huyện tiến công đánh chiếm Sơn - Cẩm - Hà.

Sơn - Cẩm - Hà là tên gọi tắt của 3 xã phía tây bắc huyện Tiên Phước (Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà), là nơi tiếp giáp với các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Tam Kỳ. Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng, nếu ta giải phóng được Sơn - Cẩm - Hà sẽ mở rộng địa bàn liên thông sang vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc; tạo thế đứng chân của bộ đội chủ lực, hỗ trợ đắc lực cho phong

175

Page 176: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trào cách mạng huyện nhà và các huyện lân cận; mở lối xuống đồng bằng uy hiếp quân địch, trực tiếp là các mục tiêu trên trục đường 1A và thị xã Tam Kỳ. Do có vị trí chiến lược quan trọng như vậy, nên tại đây đã diễn ra sự đấu tranh giằng co, quyết liệt giữa ta và địch.

Trong chống Pháp, Sơn - Cẩm - Hà là chiếc nôi của phong trào Duy Tân; trong kháng chiến chống Mỹ, phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát triển. Do hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh ngày càng lớn mạnh, chính quyền Mỹ - Diệm và bọn phản động Quốc dân đảng đã tập trung khủng bố, đàn áp vô cùng khốc liệt; tại đây chúng đã gây ra cuộc thảm sát man rợ hàng trăm đồng bào, đồng chí của ta vào năm 1955. Tiếp theo đó, là những năm tháng “tố cộng, diệt cộng” hết sức khốc liệt của bè lũ tay sai. Thời kỳ này địa bàn toàn huyện nói chung, vùng Sơn - Cẩm - Hà nói riêng, nhiều tổ chức cơ sở đảng bị bể vỡ, hoặc bị đứt liên lạc phải nằm im; nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên bị sát hại, phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạm lắng xuống. Song, nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng trung kiên vẫn quyết tâm bám trụ trước đầu lê mũi súng và đòn roi của kẻ thù, quyết không sờn lòng, kiên nhẫn chờ đợi ngày cách mạng trở về, sẽ vùng lên giành lại độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam. Trong đó Huyện ủy Tiên Phước đóng góp vai trò quan trọng cả trước, trong và sau chiến dịch, cùng với bộ đội chủ lực giành thắng lợi

176

Page 177: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

hào hùng, trọn vẹn.

Năm 1962, do địa bàn rộng, Huyện ủy Tiên Phước chia thành 2 Ban cán sự, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Truyền. Cánh Nam: gồm các xã Tiên Hương, Tiên Dương và Tiên Trà do đồng chí Huỳnh Sự (Năm Niên) làm Bí thư, đồng chí Phan Ngọc Ánh phụ trách quân sự. Cánh Tây: gồm các xã Phước Lãnh, Phước Ngọc, Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà do đồng chí Nguyễn Chí làm Bí thư, đồng chí Trần Phụng phụ trách quân sự.

Trước khi chiến dịch diễn ra, các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện đã tổ chức huấn luyện một thời gian tại thôn 8 xã Phước Lãnh. Đồng thời, tiến hành trinh sát nắm chắc tình hình địch - ta, trên cơ sở đó Ban cán sự cánh Tây đã xây dựng kế hoạch tác chiến cụ thể. Các đội công tác phụ trách từng xã nhanh chóng được thành lập, phía tỉnh đã bố trí một số chiến sĩ của Tiểu đoàn 70 cùng với cán bộ, chiến sĩ của huyện lập thành 3 đội công tác phụ trách 3 xã:

Đội công tác xã Phước Sơn, do đồng chí Lưu Văn Chính làm đội trưởng, cùng với các đồng chí Phan Ngọc Minh (tức Hương) bộ đội của Tiểu đoàn 70, quê Điện Bàn được điều sang; đồng chí Đặng Đẩu (tức Hoàng), quê Phước Sơn; đồng chí Đức, quê Duy Xuyên; đồng chí Kinh, quê Quế Sơn.

Đội công tác xã Phước Cẩm: do đồng chí Phạm Quang Diệu (tức Oanh), bộ đội Tiểu đoàn 70 điều sang, làm đội trưởng cùng với các đồng chí Nho, Toàn.

Đội công tác xã Phước Hà do đồng chí Nguyễn Thâm

177

Page 178: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

(Lâm), người địa phương làm đội trưởng cùng với các đồng chí Trần Văn Chước, Võ Chính, Lê Xuân Quang.

Ngày 25 tháng 9 năm 1962, với kế hoạch nhanh chóng, bất ngờ, Tiểu đoàn 70 của tỉnh, cùng 3 đội công tác xã bí mật vượt sông Tiên. Trong khí thế tiến công, đoàn quân chủ lực lặng lẽ, men theo dây mây căng ngang trên dòng sông Tiên, tiếp cận đồn giặc, thì đồng thời trên bến sông Bà Đời, Bà Bèo… xã Phước Hà, thuyền nan của nhân dân được Huyện ủy huy động bố trí chuyên chở các phương tiện cần thiết vào khu chiến. Nhiều quần chúng tiêu biểu như: ông Trương Nhỏ (Tú An), Võ Diệm, Nguyễn Lấm (Phú Vinh) dùng thuyền của mình khẩn trương chở vũ khí, đạn dược và bộ đội sang sông. Chính nhờ sự tiếp sức mạnh mẽ của nhân dân địa phương, đã tạo điều kiện cho bộ đội nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, nổ súng tiến công địch ở các xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Tiên Phước) đến các xã Thăng Phước, Bình Sơn (Thăng Bình).

Tại Phước Hà, ta đánh chiếm cơ quan hội đồng xã, bọn tổng đoàn dân vệ và ngụy quyền hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Tiếp theo là trận đánh tao ngộ tại Dốc Xoài (thôn 4, Phước Sơn), Tiểu đoàn 70 diệt 37 tên địch, đánh tan 2 đại đội ngụy. Tại Gò Dạn (Phước Cẩm) du kích xã cùng Tiểu đoàn 70 tấn công tiêu diệt 48 tên địch, thu 14 súng các loại. Tiếp theo, du kích đánh đồn Hủng Lớn diệt 15 tên bảo an, bắt sống 1 tên, thu 2 súng, phá trên 1.500 mét rào ấp chiến lược. Thừa thắng, Tiểu đoàn 70 tập kích gò Bớm, diệt 60 tên địch, buộc chúng phải rút chạy. Địch điều quân từ Tam Kỳ lên tiếp viện, bị tiểu đoàn phục kích đánh quân viện tại Eo Gió, bẽ gãy 3 đợt tiến công, diệt 90 tên địch.

178

Page 179: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tại khu vực vừa mới được giải phóng, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, các đội công tác xã cùng với các đồng chí trong đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh tổ chức vận động quần chúng vùng lên phá tan ấp chiến lược của địch. Dùng loa kêu gọi tàn binh địch còn lẫn trốn ra hàng, tổ chức vận chuyển chiến lợi phẩm về vị trí tập kết đã định của bộ đội. Nhờ sự hỗ trợ của lực lượng quần chúng, nên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để bộ đội chủ lực thừa thắng xông lên phía trước, góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của ngụy quân.

Trong giai đoạn 1961, trên địa bàn huyện chỉ mới mở ra địa bàn đứng chân ở Lãnh - Ngọc, các xã khác còn nằm trong sự khống chế, quản lý của địch. Tại những địa bàn đó, Mỹ - ngụy ra sức xây dựng chính quyền tay sai và gom dân vào các ấp chiến lược, đồng thời sử dụng nhiều thủ đoạn mị dân chống phá cách mạng; chúng đặt “cộng sản” ra ngoài vòng pháp luật, thường xuyên duy trì lực lượng quân đội tay sai canh gác, lùng sục kiểm soát mọi hoạt động của nhân dân. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy và các đội công tác xã là sau khi giải phóng, tiếp quản địa bàn, phải nhanh chóng liên lạc, sử dụng có hiệu quả số cán bộ, đảng viên, quần chúng trung kiên đang sinh sống, trụ bám ở các xã Sơn - Cẩm - Hà, để hình thành lực lượng nòng cốt xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng, giáo dục khơi dậy tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc; phát động phong trào hành động cách mạng trong tất cả các tầng lớp nhân dân, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu đấu tranh toàn diện

179

Page 180: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

với quân thù, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được.

Tại những vùng đất vừa được giải phóng, quân địch tức tối, điên cuồng, dùng các loại pháo ngày đêm bắn phá, làm cho không ít người dân thương vong, nhà cửa, ruộng vườn tan nát. Do vậy, việc lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sâu sát, kịp thời của tổ chức đảng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từ chủ trương nhiệm vụ, đến tổ chức thực hiện đều được các đồng chí Huyện ủy viên đứng khu vực và đội công tác tận tình giải thích, vận động, nên nhân dân hăng hái thực hiện. Mọi người dân ở các xã Sơn - Cẩm - Hà không kể già, trẻ, nam hay nữ đều tích cực bám trụ địa bàn; đồng bào tham gia giúp đỡ các đơn vị bộ đội, đi dân công sang tận Đông Bình, Na Sơn để vận chuyển lương thực, vũ khí về chiến trường. Trên khắp các nẻo đường lực lượng dân công luôn phấn khởi, kiên trì thực hiện nhiệm vụ vẻ vang được cách mạng giao.

Việc xây dựng chính quyền, lực lượng tại chỗ cũng đã được Huyện ủy và các đội công tác lên kế hoạch từ trước. Sau khi giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta quản lý 8.965 dân, thành lập được 2 chi bộ, phát triển 20 du kích xã, 143 du kích thôn ở 2 xã Phước Sơn, Phước Cẩm. Rút thanh niên bổ sung lực lượng vũ trang huyện từ 3 trung đội trong năm 1962, lên 4 trung đội. Chi bộ Đảng, Mặt trận giải phóng, ủy ban tự quản xã được thành lập, tập trung phát động nhân dân xây dựng làng chiến đấu, trừ gian, thuần khiết nội bộ nhân dân.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được các đội công tác phối hợp với các đơn vị bộ đội tích cực thực hiện; ban đêm đội công tác, cùng lực lượng du kích lặn lội

180

Page 181: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đến từng nhà, nắm bắt thông tin tình hình mọi mặt của từng thôn xóm, động viên nhân dân làm tốt công tác cách mạng. Việc họp dân được tổ chức từng nhóm nhỏ, theo từng xóm dân cư, nên các mặt công tác luôn đạt hiệu quả cao. Sự có mặt của những đội viên đội công tác là con em địa phương, kết hợp với cán bộ của tỉnh, khu đã tạo niềm tin cho nhân dân, phấn khởi, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mặt công tác trên giao. Từng tập thể, từng người tích cực đóng góp công sức, vật chất cho công việc chung, kể cả hy sinh xương máu để hoàn thành nhiệm vụ.

Là một trong những người dân ở thôn Phú Vinh (xã Tiên Hà) đã từng chứng kiến việc bộ đội ta Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mịch bồi hồi nhớ lại: “… Mặc dù, lúc đó đạn pháo từ đồn địch bắn ra rất nhiều, nhưng hàng đoàn bộ đội lát ván vượt rào thép gai ấp chiến lược, nhanh chóng tiến công làm tan rã hoàn toàn quân địch. Những ngày tháng sau đó, bom đạn địch không ngừng dội xuống ác liệt, dân trên khắp các thôn chết rất nhiều, nhà cửa tan nát, xóm làng từ đông đúc trở thành tiêu điều, nhưng những người dân yêu nước trung kiên như gia đình mẹ vẫn nén thương đau, kiên trì trụ bám. Các đồng chí cán bộ huyện và đội công tác lãnh đạo, động viên, giải thích kịp thời, từng người biến đau thương thành quyết tâm hành động cách mạng, tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương” (1).

Mặc dù địch đánh phá liên miên, bộ đội và dân đều khó khăn, nhưng tình đoàn kết quân dân luôn được thắt chặt, bộ đội cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Các đồng

1 Ghi theo lời kể của Mẹ VNAH Nguyễn Thị Mịch.

181

Page 182: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chí lãnh đạo huyện, đội công tác tuyên truyền giáo dục làm cho dân thấy rõ điều hay, lẽ phải, nên tích cực, tự nguyện hiến lúa, chuối, mít và cả trâu, bò cho bộ đội làm lương thực. Người có ít hiến ít, người có nhiều hiến nhiều mà không hề suy tính, tiêu biểu như má Hòe ở Phước Sơn hiến nhà của mình làm nhà thương để chữa trị cho bộ đội. Nhiều thôn xóm cử một đội gồm nhiều chị em phụ nữ, thay phiên nhau ngày đêm xay, giã, dần, sàn gạo, có đợt khoảng 50 - 60 ang lúa (tương đương 200 - 250 kg) để kịp thời cung cấp gạo cho anh em bộ đội ở tiền tuyến.

Có thể nói, Trong chiến dịch giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Huyện ủy Tiên Phước đã huy động sức mạnh tổng lực của nhân dân địa phương, nhất là đã tuyên truyền giác ngộ được tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, tạo nên mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, cùng với bộ đội chủ lực thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, từng bước tiến lên đập tan bộ máy quân sự khổng lồ của địch, giành thắng lợi hoàn toàn về tay nhân dân./.

CHỈ ĐẠO VƯỢT SÔNG TIÊN TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ,

TẠO THẾ ĐỨNG CHÂN ĐỂ TIẾN XUỐNG ĐỒNG BẰNG

Phan Thanh Châu*

* Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

182

Page 183: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời, chuyển cuộc đấu tranh của cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, đã thổi bùng lên ngọn lửa lâu nay âm ỷ cháy trong lòng nhân dân. Cán bộ các cấp của tỉnh Quảng Nam, sau khi học tập rất vui mừng, phấn khởi, hoàn toàn nhất trí với đường lối, phương hướng, phương châm đấu tranh Trung ương Đảng đề ra. Hàng trăm thanh niên trên địa bàn tỉnh đã tình nguyện thoát ly lên căn cứ gia nhập lực lượng vũ trang cầm súng chiến đấu, góp phần giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của Mỹ - Diệm.

Trên địa bàn Liên khu 5, sau hơn một năm triển khai Nghị quyết 15 của Đảng, tháng 9 năm 1960, Ban Thường vụ Liên Khu ủy ra chỉ thị nêu rõ: “Trước mắt mở đợt hoạt động vũ trang toàn khu, yêu cầu là phải phát động quần chúng phá kìm kẹp, mở rộng vùng căn cứ, phát triển cơ sở vùng giáp ranh, đẩy mạnh hoạt động xuống đồng bằng, rút thanh niên xây dựng lực lượng mở rộng hành lang”. Và đề ra chủ trương “Đối với miền núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu”; phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, giải phóng nông thôn đồng bằng.

Tỉnh ủy Quảng Nam tuyên truyền phát động quần chúng phá ấp chiến lược giải phóng nông thôn, đưa dân về làng cũ, xây dựng làng chiến đấu chống địch. Qua thời gian chuẩn bị, vào mùa thu năm 1961, các lực lượng của khu, tỉnh, huyện và các đội công tác vũ trang đã phối hợp tiến

183

Page 184: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

công địch giành quyền làm chủ thôn Tứ Mỹ (xã Kỳ Sanh), sau đó phát triển ra các thôn Xuân Bình, Phú Thọ (xã Kỳ Yên), huyện Tam Kỳ, mở ra vùng giải phóng gồm 2000 dân. Cán bộ, đội công tác, lực lượng vũ trang bám trụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền nhân dân tự quản. Đây là điểm phát động quần chúng giải phóng nông thôn đồng bằng thắng lợi đầu tiên của tỉnh, là ngọn cờ hiệu triệu nhân dân toàn tỉnh nổi dậy diệt ác, phá kìm. Tỉnh ủy họp rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo đợt hoạt động vượt sông Tranh giải phóng 2 xã Phước Lãnh, Phước Ngọc, nhân dân rất phấn khởi tham gia xây dựng chính quyền, thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc.

Cuối năm 1961, đế quốc Mỹ đẩy mạnh can thiệp quân sự hơn nữa vào miền Nam, Việt Nam, tăng cường cho ngụy quyền Sài Gòn nhiều máy bay, xe bọc thép, đưa lực lượng yểm trợ bằng không quân và hậu cần vào miền Nam. Thompsơn, chuyên gia quân sự chống chiến tranh du kích của Anh tại Malaixia được Ngô Đình Diệm mời sang Sài Gòn làm cố vấn về bình định. Tổng thống Mỹ cử Xtalây-Taylo sang miền Nam nghiên cứu và vạch kế hoạch chiến lược “chiến tranh đặc biệt” gồm 3 bước:

+ Bước một: dự kiến trong 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến năm 1962) dồn dân tập trung vào 16.000 ấp chiến lược, đánh phá tê liệt cơ sở cách mạng, cơ bản bình định xong miền Nam.

+ Bước hai: Dự kiến trong năm 1963, tập trung khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trình bình định, phát triển thêm quân ngụy

184

Page 185: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

+ Bước ba: phát triển kinh tế, dự kiến đến cuối năm 1965, miền Nam sẽ trở thành một quốc gia mạnh về quân sự, phồn vinh về kinh tế của thế giới tự do.

Trong đó chúng coi kế hoạch dồn dân, lập ấp chiến lược là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn tổ chức hội nghị hành chánh quốc gia quy định tiêu chuẩn đánh giá một ấp chiến lược như sau: Kiểm tra và phân loại dân chúng cư ngụ trong ấp, tìm và tiêu diệt hạ tầng cơ sở nằm vùng của Việt cộng; tuyển lựa đủ số dân vệ, trang bị, huấn luyện các đơn vị này; thiết lập hệ thống chướng ngại vật cùng các cộng sự phòng thủ khác để lực lượng dân vệ và thanh niên tân trang có điều kiện và hoàn cảnh đánh du kích chống Việt cộng; thiết lập hệ thống liên lạc truyền tin và xin tiếp viện; dân chúng trong ấp phải được tổ chức thành đoàn ngũ và tự phân công bảo vệ an ninh thôn xóm. Ấp chiến lược thực chất là trại tập trung trá hình, gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho các hoạt động của cách mạng, làm đảo lộn mọi sinh hoạt, đời sống, sản xuất và phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta.

Trên địa bàn Khu 5, đến đầu năm 1962, quân ngụy có 155.000, gồm 6 sư đoàn cộng hòa, 18 tiểu đoàn bảo an và 5000 cố vấn Mỹ. Để gom dân lập ấp chiến lược, ở đồng bằng và vùng tiếp giáp với miền núi, địch thường xuyên tổ chức lực lượng càn quét đánh phá, lùa xúc, bắt dân dỡ nhà vào những nơi chúng quy định. Ở căn cứ miền núi, địch dùng trực thăng đổ quân đánh phá dai dẵng, dài ngày, gây cho ta nhiều khó khăn.

Trước tình hình như vậy, tháng 02 năm 1962, Bộ Chính trị họp nhận định: “Sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào

185

Page 186: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chiến trường miền Nam mạnh mẽ hơn, đã gây thêm cho cách mạng miền Nam nhiều khó khăn, làm cho cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt..., chẳng những không ngăn chặn được phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam ngày càng phát triển, trái lại càng làm mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai càng sâu sắc thêm”. Bộ Chính trị quyết định: “Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa…, tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh đánh bại quân địch, giành thắng lợi cuối cùng”.

Trên tinh thần đó, tháng 3 năm 1962, hội nghị Khu ủy 5 mở rộng; đề ra phương hướng, phương châm đấu tranh trong tình hình mới là: Tập trung sức phát động quần chúng nông thôn đồng bằng nổi dậy phá kìm kẹp liên tục, giữ vững và mở rộng phong trào, giành lại nguồn nhân lực, vật lực, đồng thời ra sức xây dựng và mở rộng hơn nữa căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang.... Mở đợt hoạt động đầu năm 1962, đánh mạnh vào lực lượng bảo an, dân vệ đang là chỗ dựa của bọn bình định nông thôn; phát động nhân dân nổi dậy bằng ba mũi giáp công, tạo nên sức mạnh tổng hợp phá ấp chiến lược... Tích cực chuẩn bị cơ sở hợp pháp, du kích mật trong từng làng, từng ấp chiến lược và sau nổi dậy, phát triển lực lượng chính trị, vũ trang, phát động nhân dân chủ động đấu tranh trực diện với địch.

Tỉnh ủy Quảng Nam mở Hội nghị sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm 1962. Ta đã đánh 237 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 5320 tên địch, thu 707 súng các loại, bắn rơi 6 máy bay, đánh hỏng 10 xe quân sự, 4 đoàn tàu lửa, phá 174 ấp chiến lược, 30 cơ quan hội đồng, 100 bốt gác,

186

Page 187: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

250 nhà tập trung… Trên cơ sở đó Tỉnh ủy đề ra chủ trương “Chuyển hướng đấu tranh cách mạng cho nhân dân, phát triển các lực lượng vũ trang, diệt ác, phá kèm, mở rộng căn cứ bàn đạp tiến xuống đồng bằng, đẩy mạnh đấu tranh quân sự tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào nổi dậy của quần chúng, làm chủ hầu hết rừng núi, căn cứ địa cách mạng”. Đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động thu - đông năm 1962, mục tiêu trọng tâm là Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà.

Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà nằm về phía tây bắc huyện Tiên Phước và có địa hình “khá lạ”. Dãy Trường Sơn như bức tường thành hùng vỹ ở phía mặt trời lặn có một nhánh ngang chĩa ra sát mép con sông Tiên tại địa phận xã Phước Hà và từ xa trông nó giống như một mũi tên chĩa ra biển cả nên người dân nơi đây gọi là núi Ngang. Án ngữ giữa miền trung du Sơn - Cẩm - Hà và vùng đồng bằng duyên hải Quảng Nam là đèo Eo Gió. Đứng trên đỉnh đèo nhìn về hướng đông, cách không xa là thị xã Tam Kỳ - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Tín của ngụy, nhìn về phía tây là cả một vùng thung lũng rộng mênh mông, ba bên bốn bề là đồi núi lô nhô… Vùng đất này luôn sản sinh ra những con người quả cảm, dám đối mặt với cái xấu, cái ác và đương nhiên bao giờ cũng vậy “nhân nghĩa thắng hung tàn”.

Sơn - Cẩm - Hà là nơi khởi nguồn của các phong trào cách mạng và yêu nước. Ngược thời gian hơn 100 năm trước ta càng thêm khâm phục, tự hào mảnh đất và con người nơi đây. Đầu thế kỷ XX, chủ trương “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” của cụ Phan Châu Trinh đã được Lê Cơ - một hào kiệt ở làng Phú Lâm áp dụng vào

187

Page 188: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thực tiễn với những thành công lớn. Ngày ấy, nơi đây đã có “họp xã” với các hội làm vườn trồng quế, hội ươm tơ dệt lụa, hội sản xuất đồ gốm sứ, hội truyền bá chữ quốc ngữ… Hội đoàn phát triển mạnh khiến chính quyền thực dân phong kiến hết sức lo ngại và tìm mọi cách ngăn chặn, dập tắt. Tư duy “dám nghĩ, dám làm” thời đó, bây giờ được người dân Sơn - Cẩm - Hà kế thừa và phát huy.

Năm 1908, làng Phú Lâm, nơi có phong trào chống sưu cao thuế nặng rất mạnh của tỉnh Quảng Nam; gần 30 năm sau, tại xã Phước Sơn, Xứ ủy Trung Kỳ đã bí mật xây dựng Lò Chén, để tạo nguồn tài chính cung cấp cho Đảng hoạt động. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Sơn - Cẩm - Hà là vùng tự do. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1955, gần 500 cán bộ, đảng viên và những người trung kiên yêu nước ở Sơn - Cẩm - Hà bị địch sát hại dã man. Chúng giết người như thời trung cổ: đập đầu, treo cổ, chôn sống; nhiều gia đình có đến 2, 3 người bị chúng thủ tiêu ở hầm heo Gò Vàng (Tiên Sơn), Đồng Trại (Tiên Cẩm). Và cái điều tất yếu đã xảy ra, đội công tác vũ trang các xã Sơn - Cẩm - Hà được thành lập, nhân dân nhất tề đứng lên chống lại kẻ thù hung bạo, giải phóng quê hương.

Để phối hợp với các chiến trường chung, tỉnh mở chiến dịch Vượt sông Tiên, mục tiêu của chiến dịch là tập trung lực lượng phá vỡ thế phòng thủ của địch, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng. Tham gia chiến dịch có Tiểu đoàn 70, một trung đội của Tiểu đoàn 90, hai trung đội 401, 402 bộ đội huyện Tiên Phước và đội công tác 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Dưới sự chỉ

188

Page 189: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đạo, chỉ huy trực tiếp của tỉnh, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang quyết tâm “Vượt sông Tiên chỉ có tiến, không lùi”.

Ngày 25 tháng 9 năm 1962, quân ta tổ chức Vượt sông Tiên, nổ súng đánh chiếm cơ quan hội đồng các xã diệt một đại đội bảo an và một tổng đoàn dân vệ. Ngụy quân, ngụy quyền còn sống sót tháo chạy xuống Tam Kỳ, quận lỵ Tiên Phước. Tiểu đoàn 70, trận đánh tao ngộ tại Dốc Xoài (thôn 4 Phước Sơn) diệt 37 tên địch, đánh tan hai đại đội bảo an. Tại Gò Dạn (Phước Cẩm) Tiểu đoàn 70, phối hợp với lực lượng du kích, tiêu diệt 48 tên địch, thu 14 súng các loại. Sau trận đánh ở Gò Dạn, du kích Phước Cẩm còn đánh quân địch đóng dã ngoại tại Hũng Lớn, diệt 15 tên bảo an, bắt sống 1 tên, thu 2 súng. Thừa thắng, Tiểu đoàn 70 tập kích đồn Gò Bớm, diệt 60 tên địch, buộc chúng phải rút chạy. Địch điều quân từ Tam Kỳ lên phản kích bị Tiểu đoàn 70 phục kích đánh viện tại đèo Eo Gió, bẻ gãy 3 đợt tấn công của địch, tiêu diệt 90 tên địch.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà nhanh chóng giành thắng lợi. Các đội vũ trang công tác địa bàn phát triển cơ sở, xây dựng chi bộ Đảng và mặt trận, đoàn thể chính trị, thành lập ủy ban nhân dân tự quản xã, phát động nhân dân xây dựng làng chiến đấu, diệt ác trừ gian. Kết quả ta đã giải phóng 8965 dân, thành lập 2 chi bộ, phát triển 20 du kích xã, 143 du kích thôn ở 3 xã Phước Hà, Phước Sơn và Phước Cẩm, ta rút thanh niên bổ sung lực lượng vũ trang của huyện từ 2 trung đội trong năm 1962 lên thành 4 trung đội, thực lực cách mạng của ta thêm lớn mạnh.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm -

189

Page 190: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Hà và trụ lại đánh phản kích, tạo bàn đạp áp sát quận lỵ Tiên Phước, Tam Kỳ, Quế Sơn, có ý nghĩa lớn đối với phong trào cách mạng của tỉnh. Chiến thắng Sơn - Cẩm - Hà không chỉ có ý nghĩa đơn thuần của một đợt hoạt động mà nó còn có ý nghĩa mở thế tiến công xuống nông thôn đồng bằng ven biển. Lần đầu tiên ta chọc thủng hệ thống phòng thủ của địch, phá thế giằng co ở vùng giáp ranh, mở ra một địa bàn rộng lớn, đông dân cư, bước đầu giải quyết được khó khăn về nguồn nhân tài, vật lực, huy động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, sẵn sàng đánh bại các cuộc càn quét của địch, ta có thêm nhiều kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công với địch. Cổ vũ động viên tinh thần phấn khởi cách mạng của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Làm cho ta có điều kiện phát triển cơ sở vào các vùng trắng. Bước đầu chống phá được âm mưu xây dựng ấp chiến lược của địch, đưa dân về làng cũ sinh sống phát triển sản xuất đảm bảo đời sống và đóng góp cho cách mạng./.

ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC HÀ TRONG CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN,

GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ Đại tá Trần Trọng Thân *

Sau khi ta giải phóng 2 xã Phước Lãnh và Phước Ngọc, địch lập tuyến phòng thủ ở đông sông Khang (sông

* Nguyên Trưởng ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nãng.

190

Page 191: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tiên); củng cố các ấp chiến lược, tăng cường bọn tề điệp, ác ôn, nhất là Quốc dân đảng về đây để kìm kẹp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng. Các đại đội bảo an, tổng đoàn dân vệ đóng các chốt điểm kiên cố, liên hoàn để bảo vệ cho nhau; cơ động đánh phá ra các vùng chung quanh, mở rộng vành đai an toàn, ngăn chặn lực lượng ta phát triển tiến công xuống đồng bằng ở hướng tây - bắc tỉnh Quảng Tín.

Để phối hợp với chiến trường toàn khu, tháng 9 năm 1962, tỉnh Quảng Nam mở chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng 3 xã: Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà và phát triển xuống cánh tây huyện Thăng Bình, phá vỡ phòng tuyến giáp ranh giữa ta và địch với quyết tâm: “Vượt sông Tiên chỉ thắng không lùi”, “Vượt sông Tiên là không trở lại”.

Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Khu ủy 5, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Đảng ủy - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam giao cho Tiểu đoàn 70 thực thi nhiệm vụ quan trọng này, nhằm tiêu diệt sinh lực, chọc thủng hệ thống phòng thủ của địch, phá ấp chiến lược, phá thế giằng co ở vùng giáp ranh, giải phóng đất đai, hình thành căn cứ Sơn - Cẩm - Hà. Cùng phối hợp với Tiểu đoàn 70 có một bộ phận của Tiểu đoàn 90, Quân khu 5 và 3 đội công tác của của 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, do các đồng chí Lưu Văn Chính, Phạm Quang Diệu (tức Oanh) và Nguyễn Thâm (Lâm) làm đội trưởng, chỉ huy tham gia chiến dịch.

Trong chiến dịch Vượt sông Tiên, một vấn đề đặt ra là

191

Page 192: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

làm sao để một khối lượng lớn về lực lượng và binh khí kỹ thuật của ta vượt sông Tiên bí mật an toàn, bảo đảm trận đánh thắng lợi. Công tác chuẩn bị chiến trường của đội công tác, bộ phận chỉ huy và trinh sát của Tiểu đoàn 70 đã xác định được các hướng mũi tiến công. Tuy nhiên, công tác bảo đảm vượt sông, triển khai đội hình trước giờ nổ súng bí mật an toàn là một trong những khâu quan trọng nhất để bảo đảm giành thắng lợi của chiến dịch.

Là địa bàn giáp ranh với vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc, lại có con sông Tiên thuận lợi cho thế trận tiến công và phòng ngự, hầu hết nhân dân Phước Hà được giác ngộ, một lòng một dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Mặt khác các biện pháp tàn bạo và hành động dã man của Mỹ - Diệm đã gây oán hờn chồng chất, kích động lòng căm thù của nhân dân lên cao độ. Với truyền thống đoàn kết đấu tranh bất khuất, khi được giác ngộ, nhân dân Phước Hà sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ được giao, giúp đỡ lực lượng giải phóng tiến công tiêu diệt địch.

Từ khi đội công tác vũ trang tuyên truyền của huyện thâm nhập vào địa bàn xã hoạt động (1960), một luồng sinh khí mới đã vực dậy niềm tin trong nhân dân; các gia đình kiên trung với cách mạng đã nhiệt tình hưởng ứng và bắt đầu có những hoạt động tích cực trong việc cung cấp tình hình cho cán bộ cách mạng. Những tin tức của cơ sở báo ra đã giúp cho đội công tác nắm bắt được tình hình địch ở địa phương, phục vụ cho các đợt hoạt động vũ trang, phát động phong trào trên địa bàn xã.

192

Page 193: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đội công tác vũ trang xã Phước Hà gồm có các đồng chí: Nguyễn Lâm (Thâm), Lê Xuân Quang, đồng chí Nhân, do đồng chí Nguyễn Lâm làm đội trưởng, ngày đêm lặn lội vào tận các nhà cơ sở cũ của ta hồi kháng chiến chống Pháp chưa bị lộ như: ông Nguyễn Trấn, Nguyễn Thị, ông Lành bà Nguyễn Thị Nhiều (Tài Thành), bà Nguyễn Thị Thoại, ông Trương Nhỏ (Tú An), các ông Nguyễn Tỵ, Đặng Liễu, Trần Lập, bà Trần Thị Loát (Trung An), các ông Sơ Tờn, Trần Địch, Nguyễn Liễn, Nguyễn Sót, Trần Viện, Trần Cân, bà Phan Thị Mè (Phú Vinh), ông Phan Diễn, Phan Tài, Phan Hiển, bà Đoàn Thị Tuấn (Tiên Tráng), bà Nguyễn Thị Thêm, Lê Thị Nhẫn, Lê Thị Màng, Đoàn Thị Tuấn, các ông Trần Bồi, Trần Hoài, Huỳnh Tự, Lưu Tường, (Đại Tráng)..., để bám nắm tình hình, móc nối xây dựng cơ sở mật trong các thôn. Nhờ những đóng góp tích cực trong việc thông tin, thông báo kịp thời của cơ sở, mà các đồng chí trong đội công tác vũ trang và trinh sát của Tiểu đoàn 70 về hoạt động trong thời gian này không bị lộ, bảo đảm an toàn cho quá trình chuẩn bị chiến dịch.

Trước tình hình khẩn trương và cấp bách, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Tiên Phước, đội công tác xã Phước Hà đã đến gặp các cơ sở tại thôn 5 (Tài Thành), thôn 1 (Trung An), thôn 2 (Phú Vinh), thôn 4 (Đại Tráng) để nắm chắc tình hình địch, bến vượt và vận động nhân dân cung cấp vật liệu cho bộ đội chuẩn bị vượt sông. Khi được đội công tác vận động, giao nhiệm vụ vận chuyển bộ đội và vũ khí, phương tiện sang sông, các ông Trương Nhỏ (Tú An), Nguyễn Nhuần, Nguyễn Lấm (Phú Vinh) đã không ngần

193

Page 194: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ngại, sẵn sàng dùng thuyền của mình, bí mật chuyên chở bộ đội cùng với vũ khí sang sông an toàn, kịp giờ nổ súng. Trong quá trình chuẩn bị cho bộ đội vượt sông, nhân dân thôn 5 (Tài Thành) đã được cơ sở ta vận động sẵn sàng cho tre, mây để bộ đội kết bè, dây chằng phục vụ vượt sông, giữ gìn bí mật, an toàn cho giờ nổ súng. Chính những hành động và tấm lòng thủy chung với cách mạng của người dân nơi đây đã góp một phần không nhỏ vào công tác bảo đảm yếu tố bí mật bất ngờ cho chiến dịch.

Đêm 25 tháng 9 năm 1962, tại thôn 5 (Tài Thành), được đội công tác xã và cơ sở Phước Hà dẫn đường, Đại đội 2 Tiểu đoàn 70 vượt sông Tiên tại bến Bà Đời thôn Tú An, tiến ra Trung An, tiến công địch giải phóng xã Phước Cẩm; Đại đội 1 vượt sông Tiên tại bến Bà Bèo (còn gọi là bến Ông Nhuần) thuộc thôn Phú Vinh, sau đó vượt Dốc Xoài, tiến thẳng lên giải phóng xã Phước Sơn; Đại đội 3 vượt sông Tiên tại bến Vực Sấu (thôn Đại Tráng), tiến ra Bình Sơn, Bình Lâm (Thăng Bình).

Sáng ngày 26 tháng 9 năm 1962, khi Đại đội 1, Tiểu đoàn 70 tiến vào đến trụ sở hội đồng xã Phước Hà, quân địch vẫn không hề hay biết. Lúc đó có một tên trong hội đồng xã đi ra sân phát hiện bộ đội ta đã vào đến cổng ngõ, chúng chỉ kịp la lên “nghịch tặc”, “nghịch tặc” và đạp rào bỏ chạy tán loạn. Đại đội 1, vượt qua hội đồng xã Phước Hà, tiến thẳng lên Dốc Xoài, ra thôn 4 xã Phước Sơn. Tại đây ta có trận đánh “tao ngộ” xuất sắc, đánh tan đại đội bảo an, diệt 37 tên. Được sự hỗ trợ của cơ sở cách mạng và nhân dân, đội công tác xã Phước Hà đốt phá trụ sở hội đồng

194

Page 195: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

xã, nhà cảnh sát và các ấp chiến lược, tuyên truyền phát động nhân dân, truy bắt bọn dân vệ, ngụy quyền xã, đồng thời thành lập chính quyền cách mạng.

Chiến dịch Vượt Sông Tiên giành thắng lợi, 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà được giải phóng, ta đã giành được địa bàn chiến lược, tạo được thế đứng có tầm khống chế cả vùng đồng bằng phía nam của Tỉnh. Từ đây lực lượng ta có thế đứng thuận lợi để phát triển tiến xuống đồng bằng các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, mở rộng vùng giải phóng. Ta giải quyết được khó khăn về nguồn nhân lực, thóc gạo nuôi quân đang lúc thiếu hụt, rút thanh niên bổ sung lực lượng. Bước đầu đánh bại âm mưu xây dựng ấp chiến lược của địch, phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng giáp ranh. Các đội vũ trang công tác bám nơi đây để phát triển cơ sở, phát động nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, diệt ác, trừ gian, cùng lực lượng vũ trang huyện, tỉnh sẵn sàng đánh địch phản kích, giữ vững vùng giải phóng.

Thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên có nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố bí mật bất ngờ là một trong những nguyên nhân rất quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng. Bằng hành động và lòng dũng cảm, nhân dân Sơn, Cẩm, Hà nói chung, nhân dân xã Phước Hà nói riêng đã góp phần tạo nên yếu tố bí mật bất ngờ, bảo đảm thành công của chiến dịch.

Thông qua công tác vận động quần chúng, làm cho quần chúng nhân dân giác ngộ, đồng tình hưởng ứng,

195

Page 196: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

không ngại khó khăn, nguy hiểm, tự nguyện giúp đỡ tài lực cho cách mạng cũng là một nguyên nhân góp phần tạo nên thắng lợi của chiến dịch. Chính trận địa lòng dân có sức mạnh phi thường, là chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng cách mạng có điều kiện khắc phục mọi khó khăn, thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Điều đó đã thể hiện một cách sinh động về bức tranh chiến tranh nhân dân trong chiến tranh giải phóng. Đây là một trong những bài học kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến dịch Vượt sông Tiên.

Những bài học kinh nghiệm này càng về sau, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến giai đoạn quyết liệt, thì chính nhân dân, bằng mọi việc làm, dù phải đổi bằng tính mạng vẫn sẵn sàng giúp đỡ, che chở cho các lực lượng giải phóng trong những lúc khó khăn, ác liệt nhất. Và ngày nay, trong thời đại tiến bộ khoa học kỹ thuật, dù là chiến tranh điện tử, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, những bài học về “bí mật bất ngờ” và “trận địa lòng dân” đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị./.

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO DU KÍCH CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG LÀNG XÃ

CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA SƠN - CẨM - HÀ

Thượng tá Nguyễn Đức Thái *

* Nguyên trưởng Ban Khoc học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

196

Page 197: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở miền Nam, căn cứ địa cách mạng giữ vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự tồn vong của lực lượng kháng chiến. Riêng chiến trường Quảng Nam, căn cứ địa Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà) vừa là hậu phương để các cơ quan Đảng, Mặt trận đoàn thể, lực lượng vũ trang đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến; vừa là bàn đạp để ta tập kết lực lượng, phương tiện, vũ khí kỹ thuật, mở các đợt tiến công vào vùng địch kiểm soát ở Tiên Phước, Bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức. Chính địa hình có tầm quan trọng như vậy, nên địch liên tục tổ chức các cuộc hành quân càn quét tái chiếm Sơn - Cẩm - Hà. Đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu, để đánh bại các cuộc càn quét lấn chiếm của địch, giành dân, giữ dân, giữ bàn đạp là giải pháp hữu hiệu nhất của các cơ quan dân chính Đảng, các lực lượng vũ trang và đây cũng chính là nhiệm vụ mà các cấp lãnh đạo của tỉnh, huyện Tiên Phước đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc chiến tranh.

Nhìn lại, khi Tiểu đoàn 70, cùng các đơn vị phối thuộc của tỉnh tiên phong Vượt Sông Tiên, tiến công tiêu diệt ngụy quân, làm tan rã ngụy quyền, giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà thì đây là vùng trắng cơ sở cách mạng. Bởi vì, hơn 8 năm chế độ độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm và bọn Quốc dân đảng lộng hành đàn áp khốc liệt, giết chết hàng trăm cán bộ đảng viên, quần chúng cách mạng trung kiên. Chúng thành lập chính quyền từ liên gia đến thôn xã,

197

Page 198: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dùng nhiều thủ đoạn thâm độc đánh vào tinh thần yêu nước của nhân dân, nói xấu Đảng cộng sản, lừa bịp, đe dọa, khiến cho nhân dân lo sợ và nhận thức chính trị bị lung lay, chúng biến mảnh đất này thành vùng trắng.

Đọc các tài liệu của Đảng ủy B17(1) đang lưu trữ tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thì thấy rằng, khi Tiểu đoàn 70 và các đơn vị phối thuộc tiến công các đồn bốt, ấp chiến lược, tiêu diệt ngụy quân, làm tan rã ngụy quyền ở Sơn - Cẩm - Hà thì đại đa số nhân dân hoặc chạy vào rừng, hoặc chạy xuống Cẩm Khê, Việt An “để khỏi bị cộng sản thảm sát bắn giết”, như lời bọn chúng tuyên truyền, xuyên tạc. Những ngày đầu mới giải phóng công tác vận động quần chúng gặp rất nhiều khó khăn và cố nhiên phong trào du kích chiến tranh chưa thể phát triển được.

Đứng trước tình hình đó, Đảng ủy - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm tỉnh đội Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác phát động quần chúng, truy tìm những tên Quốc dân đảng và bọn gián điệp đang lén lút hoạt động chống đối cách mạng, tiêu diệt hoặc bắt cho đi cải tạo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Mặt trận dân tộc giải phóng, vạch trần tội ác của địch đối với đồng bào ta trong những năm qua. Kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh lật đổ chế độ độc tài gia đình trị phản dân hại nước của Ngô Đình Diệm. Một giải pháp mạnh lúc này ta tạm thời áp dụng là cho lực lượng vũ trang canh gác, kiểm soát các ngả đường, không để dân chạy xuống vùng địch, thuyết phục họ quay về sinh

1. Mật danh của Đảng ủy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam.

198

Page 199: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sống tại chỗ, bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn, gia súc, gia cầm, hoa màu. Đây là việc làm cần thiết, nhằm giành khối nhân tài, vật lực dồi dào tại chỗ để phục vụ cho cuộc chiến đấu lâu dài trong những năm đến.

Nghiên cứu quá trình hình thành chủ trương và các bước tiến hành phát triển phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu, bảo vệ căn cứ địa cách mạng Sơn - Cẩm - Hà, chúng ta thấy, các cấp lãnh đạo của tỉnh, huyện Tiên Phước đã quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trước hết từ trong các cấp ủy đảng, sau đó đến chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và quần chúng nhân dân, đã tạo nên sức mạnh to lớn trong bối cảnh lúc bấy giờ.

Khi ta tiến hành chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, lực lượng địa phương chỉ có một số cán bộ của đội công tác huyện được tăng cường phối thuộc cùng các đơn vị của tỉnh chiến đấu tiêu diệt địch, sau đó làm nòng cốt thành lập đội công tác kiêm Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các xã. Quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, Huyện ủy, huyện đội Tiên Phước lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương thành lập Ban chỉ huy xã đội các xã Sơn - Cẩm - Hà, phát triển lực lượng du kích xã, thôn. Đến cuối năm 1962, mỗi xã đã có một trung đội du kích từ 25 đến 30 đồng chí, mỗi thôn có một tổ đến một tiểu đội du kích thôn. Mặc dù vũ khí trang bị còn rất hạn chế, nhưng du kích xã, thôn tổ chức huấn luyện, tuần tra canh gác, tham gia các hoạt động chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng niềm tin cho nhân dân để họ quay

199

Page 200: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

về trụ bám tại địa phương, tham gia kháng chiến.

Để đánh thắng quân địch có quân số, vũ khí trang bị mạnh hơn, mặc dù lực lượng ta rất mỏng, nhưng cấp ủy chỉ huy các đơn vị, địa phương xác định lực lượng bộ đội, du kích phải vận dụng sáng tạo các cách đánh, các hình thức, thủ đoạn chiến thuật của chiến tranh du kích, phải sử dụng thành thạo, điêu luyện các loại vũ khí có trong trang bị để chiến đấu bảo vệ căn cứ. Ta đã vận dụng linh hoạt các mối quan hệ, các hình thức tuyên truyền, để giành dân, kéo dân về, tạo điều kiện cho dân sống hợp pháp, đấu tranh chính trị, binh vận trực diện với địch. Khẩn trương xây dựng làng, xã chiến đấu với hệ thống giao thông hào, công sự, hầm trú ẩn, địa đạo, chông mìn, cạm bẫy được bố trí khắp nơi, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy đảng, chính quyền các xã Sơn - Cẩm -Hà luôn quán triệt sâu sắc quan điểm triệt để cách mạng, lấy tấn công tiêu diệt địch để bảo vệ căn cứ làm chức năng chủ yếu cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang địa phương. Đồng thời, luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao giác ngộ cách mạng cho toàn dân, nên chỉ trong thời gian rất ngắn ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng Sơn - Cẩm - Hà khá vững chắc, toàn diện, góp phần đánh bại các cuộc càn quét của địch, bảo vệ căn cứ quan trọng này đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng.

Ta đã tổ chức nhiều cuộc chống càn để bảo vệ căn cứ trong hơn 10 năm, với hàng ngàn các trận đánh lớn nhỏ;

200

Page 201: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tiêu biểu như, tháng 2 năm 1963, địch sử dụng nhiều tiểu đoàn cộng hòa, bảo an, kết hợp với lực lượng bảo an, dân vệ, có máy bay, pháo binh chi viện đắc lực mở hai trận càn “Lam Sơn 7”, “Lam Sơn 8” đánh phá quyết liệt, dai dẳng vùng giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. So sánh tương quan lực lượng ta 1, địch 10, chúng lại có ưu thế tuyệt đối về hỏa lực không quân, pháo binh. Trước tình hình đó, ta nêu khẩu hiệu hành động là: “Còn một bâu áo cũng không bỏ dân, quyết bám sát dân chiến đấu tiêu diệt địch đến cùng”. Lãnh đạo của tỉnh, huyện động viên đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, quyết tâm trụ bám chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu tái chiếm, bình định của chúng. Tiểu đoàn 70 phân tán từng trung đội, tiểu đội, tổ 3 người, thậm chí có lúc biệt phái chiến sĩ có nhiều kinh nghiệm xuống kèm cặp du kích xã, thôn. Một phong trào đánh du kích diễn ra đều khắp ở mọi lúc mọi nơi, ta quần lộn trong từng mảnh vườn, từng xóm thôn, hóc núi bám sát quân địch để đánh. Dựa vào địa hình quen thuộc ta vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, bắn tỉa... rồi cơ động đi nơi khác, khiến cho chúng vô phương đánh trả. Phát huy tối đa sức mạnh, hiệu quả của phương thức đánh mìn, lừa dụ địch vào các bãi chông, hầm chông, cạm bẫy để tiêu hao, tiêu diệt, khiến cho chúng vô cùng khiếp sợ khi lùng sục vào các thôn xóm.

Tháng 5 năm 1963, địch mở tiếp cuộc càn quét mang

201

Page 202: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tên “Bình Châu”(1) và sau đó là cuộc càn “Dân Chiến” quyết đánh chiếm lại địa bàn quan trọng này. Đây có thể coi là giai đoạn thử thách gay go, ác liệt nhất, nhưng các lực lượng vũ trang, bán vũ trang, cán bộ dân chính Đảng và nhân dân Sơn - Cẩm - Hà dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân đã được chuẩn bị sẵn, kiên cường trụ bám quần lộn đánh địch không kể ngày đêm, gây cho chúng nhiều tổn thất, buộc chúng phải tháo chạy về thị xã Tam Kỳ.

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch bị phá sản, chế độ Sài Gòn đứng bên bờ vực sụp đổ trước cao trào đồng khởi của cách mạng miền Nam. Để giữ miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, chúng chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân vào trực tiếp chiến đấu với ta, do vậy cường độ bom pháo gia tăng khá nhiều. Tuy nhiên, phong trào du kích chiến tranh, làng xã chiến đấu ở căn cứ Sơn - Cẩm - Hà đã phát triển mạnh mẽ, nhân dân đào địa đạo, hầm trú ẩn kiên cố ở khắp nơi để trụ bám trong điều kiện bom pháo ác liệt. Chính sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên tháng 12 năm 1965, quân Mỹ mở trận phản công lớn cứu nguy cho quân ngụy ở Đồng Dương (Thăng Bình), sau đó càn quét lên Sơn - Cẩm - Hà. Quân Mỹ đã vấp phải thế trận “thiên la địa võng” của ta ở đây, đi nơi nào chúng cũng bị phục kích, bắn tỉa, bị vướn đạp mìn, sập hầm chông, buộc quân Mỹ phải theo đường Eo Gió kéo về Cẩm Khê, chúng đã bị Trung đoàn 1 (Ba Gia) phục kích diệt gần hết một tiểu đoàn.

1. “Bình Châu”, nghĩa là bình định vùng Trung Châu gồm các xã Sơn - Cẩm - Hà và các xã phía tây huyện Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ, tây nam huyện Quế Sơn.

202

Page 203: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Những năm 1965 đến 1968, mặc dù chiến tranh ác liệt, nhưng các xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà đã xây dựng trường lớp, cho con em học văn hóa; nhiều gia đình đã nhận thương binh của các đơn vị bộ đội chủ lực về chăm sóc và làm con nuôi. Một số cơ quan của Quân khu, các cơ quan của Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Sư đoàn 2, các tiểu đoàn của tỉnh... về đây đứng chân làm căn cứ hậu phương và Sơn - Cẩm - Hà có thể coi là vùng đất bất khả xâm phạm. Trong những năm đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, không đánh chiếm được nơi này, chúng tiến hành bao vây, triệt hạ mọi nguồn sống của nhân dân. Đói cơm, lạc muối, buộc họ phải rời bỏ ruộng vườn, nhà cửa chạy đi nơi khác để tìm kế sinh nhai và Sơn - Cẩm - Hà dần dần thưa dân. Tuy nhiên, phong trào du kích chiến tranh ở đây vẫn luôn là điểm sáng trên chiến trường Quảng Nam cho đến ngày toàn thắng.

50 năm trôi qua, căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà đã đi vào lịch sử quê hương Quảng Nam như một huyền thoại về ý chí quyết tâm trụ bám “một tấc không đi, một ly không rời”, của cán bộ, nhân dân nơi này. Một vùng đất nhỏ bé đã kiên cường chiến đấu trong suốt 13 năm bằng phong trào du kích chiến tranh và thế trận làng xã chiến đấu rộng khắp, góp phần to lớn vào chiến công đánh Mỹ, diệt ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Qua thực tiễn chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Một là, Nâng cao nhận thức từ trong cấp ủy, chính quyền đến các đoàn thể mặt trận và nhân dân;thống nhất

203

Page 204: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

cao về quan điểm chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa.

Như đã biết, khi ta chưa vượt sông Tiên, thì các xã Sơn - Cẩm - Hà kẻ địch có chính quyền tương đối ổn định, có lực lượng bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu..., khá đông và được trang bị mạnh; chúng kìm kẹp nhân dân một cách hà khắc, làm cho nhận thức của đại đa số nhân dân cũng có những vấn đề phức tạp. Khi Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”, cường độ bom pháo, chất độc hóa học gia tăng một cách khủng khiếp, đã khiến cho nhiều người hoang mang dao động.

Tuy nhiên, cấp ủy chi bộ các xã Sơn - Cẩm - Hà đã đánh giá đúng địch, ta; nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta; thấy rõ vai trò của du kích là lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân đánh giặc giữ làng. Phân công cấp ủy viên xuống từng thôn trực tiếp nắm lực lượng du kích, lãnh đạo chỉ đạo xây dựng thôn xã chiến đấu, chống càn quét lấn chiếm bảo vệ thành quả cách mạng. Từ nhận thức về tầm quan trọng của phong trào du kích chiến tranh và làng xã chiến đấu, nên cấp ủy chi bộ các xã Sơn - Cẩm - Hà đã tập trung mọi nguồn lực chăm lo xây dựng, phát triển lực lượng này. Đã đưa hai phần ba đảng viên vào du kích, một số cán bộ đầu ngành cũng trực tiếp cầm súng đánh giặc và dìu dắt du kích chiến đấu chống càn quét. Trong quá trình chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà, nếu không có phong trào chiến tranh du kích mạnh mẽ, thì chắc chắn các mặt khác khó phát triển được.

204

Page 205: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Trong tương lai, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh, cấp chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương cần vận dụng phương thức phát triển rộng rãi phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu vững chắc, để chiến đấu và thắng kẻ thù trong mọi tình huống.

Hai là, Xây dựng, giữ vững quyết tâm, biến quyết tâm thành hành động cách mạng của quần chúng trụ bám chiến đấu bảo vệ căn cứ

“Vượt sông Tiên không có lệnh, không quay lại”, “còn một bâu áo cũng quyết tâm bám dân đánh địch”, đó là ý chí, là hành động cụ thể của các lực lượng vũ trang ta khi mở chiến dịch Vượt sông Tiên. Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Nam, huyện ủy, huyện đội Tiên Phước quyết tâm xây dựng vùng giải phóng Sơn - Cẩm - Hà vững mạnh về mọi mặt, đủ sức làm hậu phương, hậu cứ cho cuộc kháng chiến. Đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân Sơn - Cẩm - Hà biến mỗi làng xã thành một trận địa chiến đấu liên hoàn, vững chắc, đủ sức đánh bại các cuộc càn quét của địch. Điều đó đã được minh chứng bằng thực tiễn, du kích đã cùng nhân dân trụ bám đào hàng trăm hầm trú ẩn kiên cố, hàng chục địa đạo trong các xóm làng, hóc núi; bố trí hàng trăm bãi chông, hầm chông xen kẽ trong hệ thống giao thông hào ở những vùng xung yếu. Những lần kẻ địch liều lĩnh càn quét lên Sơn - Cẩm - Hà chúng đã vấp phải hệ thống phòng thủ đa dạng, vô hình, nhưng rất phong phú, phải luôn đối phó ở mọi lúc mọi nơi, bị tiêu hao, tổn thất về lực lượng và phương tiện chiến tranh, buộc phải rút chạy về đồng bằng.

Có thể nói xây dựng quyết tâm và biến quyết tâm thành hành động cách mạng của quần chúng là bài học sâu

205

Page 206: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sắc của phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà trong những năm trước đây. Đồng thời nó còn có giá trị sâu rộng và bền vững trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay.

Ba là, Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, thuần khiết nội bộ nhân dân là kinh nghiệm có tính sống còn trong quá trình xây dựng, chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà

Như đã phân tích ở trên, khi ta vũ trang giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, bước đầu ta chỉ giành được đất, chứ chưa giành được dân; nếu không giành được khối nhân vật lực quan trọng này, coi như ta chưa hoàn thành nhiệm vụ. Giai đoạn đầu bộ đội tập trung của tỉnh đảm nhận nhiệm vụ “du kích ngoại lai”, vừa đánh địch, phá ấp, phá kẹp, mở ra, giành dân; vừa đảm nhiệm xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở Sơn - Cẩm - Hà. Nhân dân còn quá sợ, chưa thật tin là cách mạng sẽ giữ được, nên đã kéo nhau chạy vào rừng.

Đây là vấn đề khó có thể chấp nhận được, nên Tỉnh ủy, Tỉnh đội chỉ đạo cán bộ dân chính Đảng của tỉnh, huyện Tiên Phước cùng Tiểu đoàn 70 và các đơn vị tích cực tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, về cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta; làm cho nhân dân hiểu, trở về trụ bám tham gia kháng chiến. Đồng thời ra sức truy tìm bọn ác ôn, gián điệp trà trộn trong dân hoạt động chống phá cách mạng, tổ chức xét xử công khai, cho đi cải tạo, nhằm thuần khiết nội bộ nhân dân. Có thể nói ở căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà, công tác thuần khiết nội bộ nhân dân được coi là

206

Page 207: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ưu tiên số một và đã thành công lớn. Dân là tai mắt của các cơ quan của tỉnh, huyện, xã và lực lượng vũ trang, họ không những cung cấp lương thực, thực phẩm, mà còn là bức tường bảo vệ bí mật cho ta trong suốt mười mấy năm kháng chiến. Đây là kinh nghiệm quý, mà thực tiễn phát triển phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu ở Sơn - Cẩm - Hà đúc kết được, trong xây dựng khu vực phòng thủ, có thể nghiên cứu vận dụng.

Bốn là, Xây dựng làng xã chiến đấu, phát triển phong trào du kích chiến tranh bảo vệ căn cứ Sơn - Cẩm - Hà, đã kết hợp chặt chẽ phương thức đấu tranh cách mạng hai chân ba mũi giáp công để chiến thắng kẻ thù

Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng dân tộc, nghệ thuật tiến hành chiến tranh bằng hai chân, chính trị kết hợp song song với quân sự được vận dụng rộng rãi. Khi Đảng ta ra Nghị quyết 15, chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng miền Nam đã chỉ rõ: “...Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhiều, hoặc ít, tùy tình hình để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Như vậy lực lượng chính trị của quần chúng đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

Đối với Sơn - Cẩm - Hà, lý luận này được vận dụng linh hoạt, bởi đây là vùng trắng cơ sở cách mạng nên ta phải dùng lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, giành dân, tập hợp nhân dân thành một khối. Ta dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng để xây dựng

207

Page 208: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

chính quyền, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng. Về sau trong quá trình chiến đấu bảo vệ căn cứ, cũng như tiến công giải phóng nông thôn đồng bằng ta phát triển lý luận thành hai chân: chính trị, quân sự; ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh địch vận. Trong những lần địch càn quét đánh phá Sơn - Cẩm - Hà, lực lượng bộ đội, du kích trụ bám chiến đấu kiên cường tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch thì phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận của nhân dân cũng diễn ra sôi nổi. Đội quân tóc dài đã đấu tranh không cho địch tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, hoa màu, bắn giết trâu bò, gia súc gia cầm; dùng tình cảm của người mẹ, người chị khuyên nhủ binh lính địch hãy mang súng về với cách mạng, không tàn sát nhân dân, làm cho tư tưởng của chúng hoang mang dao động, chống lại bọn chỉ huy, đào rã ngũ... Chúng ta đã vận dụng thành công phương thức đấu tranh cách mạng hai chân, ba mũi giáp công trong xây dựng, chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà và đây là bài học lớn cần được nghiên cứu trong xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, theo tiêu chí xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh trong tương lai./.

CHIẾN DỊCH VƯỢT SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ TRONG ĐỢT HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH QUẢNG NAM CUỐI NĂM 1962

Thượng úy, Ths. Trần Văn Giáp *

* Ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

208

Page 209: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Bất kỳ sự kiện, hiện tượng lịch sử nào cũng diễn ra trong bối cảnh lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ chặt chẽ với các sự kiện, hiện tượng lịch sử đồng đại hoặc lệch đại. Để tường tận sự kiện, hiện tượng, đặc biệt là để thấy hết được tầm vóc, ý nghĩa của nó cần đặt trong tổng thể các mối liên hệ với những sự kiện, hiện tượng khác. Bài viết tìm hiểu chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà trong hoạt động chung của lực lượng vũ trang tỉnh cuối năm 1962.

Thực thi chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, trên địa bàn Quân khu 5, địch tăng cường các cuộc hành quân càn quét, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, đẩy mạnh dồn dân, lập ấp chiến lược. Riêng ở tỉnh Quảng Nam, Mỹ - ngụy tiến hành phân chia địa giới hành chính, bố trí, sắp xếp lại lực lượng chính quy chiếm giữ các trục giao thông và vị trí then chốt; đồng thời, chúng mở các cuộc càn quét, lấn chiếm lại vùng đã mất, chuẩn bị cho kế hoạch càn quét lớn vào vùng căn cứ cách mạng.

Tháng 8 năm 1962, địch sử dụng chiến thuật “phượng hoàng bay” càn quét vào căn cứ của Khu ủy 5 ở Trà My, tăng cường phi pháo vào vùng giáp ranh phía tây sông Tiên (Tiên Phước), tây Thăng Bình, Tam Kỳ. Ở các hướng Quế Sơn, Duy Xuyên địch tiến hành càn quét, nống ra các khu vực, tung biệt kích, thám báo phát hiện đánh phá phong trào cách mạng. Ở khu vực Tiên Phước, chúng mở chiến dịch Ngô Quyền sử dụng trực thăng kết hợp với bộ binh càn vào Phước Lãnh, Phước Ngọc.

Phong trào cách mạng tổn thất không nhỏ, cuối tháng

209

Page 210: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

7 năm 1962, ta đã phát động được 154 thôn trong 32 xã (trong đó có 6 xã hoàn toàn) với dân số là 93.500 người, sau khi địch phản ứng liếp lại ta chỉ còn nắm chắc được 40 thôn với 39.000 người dân. Ở huyện Quế Sơn, Thăng Bình, phía đông Tiên Phước, bắc Tam Kỳ, Duy Xuyên nhiều vùng vẫn chưa có cơ sở, ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo phong trào và phối hợp chiến trường.

Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định, việc mở rộng vùng giải phóng và đưa lực lượng vũ trang trụ lại đồng bằng là yêu cầu bức thiết. Khu ủy chủ trương tiếp tục thực hiện đợt hoạt động mùa mưa năm 1962, nhằm phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn đồng bằng.

Trong đợt hoạt động này, các lực lượng vũ trang Quân khu đã giành được những thắng lợi quan trọng, tiêu biểu là trận đánh máy bay trực thăng đổ quân tại thung lũng Nà Niêu thuộc huyện Trà Bồng, biến Nà Niêu thành khu căn cứ quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi.

1. Chủ trương chỉ đạo của Đảng ủy B17 - Ban chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam trong đợt hoạt động cuối năm 1962

Thực hiện chủ trương của Khu ủy 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam, Đảng ủy B17 đề ra nhiệm vụ, yêu cầu, phương châm và phương hướng tác chiến của các lực lượng vũ trang trong đợt hoạt động cuối năm 1962.

Nhiệm vụ, “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang và chính trị nhằm phá “ấp chiến lược” phát động quần chúng phá thế kèm kẹp ở đồng bằng, phát triển du kích chiến tranh, tạo điều kiện xây dựng căn cứ đồng bằng nối liền với miền núi, phát triển xuống vùng sâu tạo thế nối liền các cánh trong

210

Page 211: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tỉnh; giải quyết các vấn đề khó khăn về nhân, vật lực để đưa phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh phát triển, kịp thời phối hợp với chiến trường chung”(1).

Yêu cầu, phát động quần chúng nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang phá “ấp chiến lược”, phá thế kèm kẹp của địch. Làm tan rã, tê liệt lung lay ngụy quyền cùng lực lượng chính trị, vũ trang phản động của địch ở thôn, xã; xây dựng và phát triển cơ sở, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, xây dựng lực lượng bán vũ trang địa phương.

Tiêu hao tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, làm dao động, tan rã từng bộ phận, nhất là bọn bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu. Phá âm mưu phát triển lực lượng quân sự giữ “ấp chiến lược”, kìm kẹp nhân dân và chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt” của chúng. Trước mắt phải làm thất bại âm mưu cướp phá lúa mùa, phong tỏa kinh tế của địch, bảo vệ mùa màng cho nhân dân và khai thác nhân vật lực, bồi dưỡng phát triển lực lượng ta.

Phát triển phong trào du kích chiến tranh ở nông thôn, tạo bàn đạp vững chắc cho lực lượng vũ trang các huyện tiến xuống vùng đông dân. Trên cơ sở lực lượng du kích đã được xây dựng, động viên phong trào tòng quân bổ sung cho bộ đội huyện, tỉnh và chủ lực.

Ở vùng mới mở ra, yêu cầu lực lượng vũ trang phải bám sát địa phương, dựa chắc vào phong trào du kích, giữ vững trong thời gian tối thiểu để tiến hành phát động quần chúng, khai thác nhân vật lực; biết áp dụng chiến thuật

1. Dự thảo báo cáo Hội tổng kết cuối năm 1962 của Đảng ủy B17 , tr.17, tài liệu số 7/1962, lưu tại Ban KH-CN-MT, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

211

Page 212: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

phòng ngự du kích, nắm vững nguyên tắc “Tấn công cương quyết, phòng ngự ngoan cường”.

Phương châm hoạt động:

- Vũ trang tuyên truyền, phát động quần chúng, đánh phá “ấp chiến lược” đi đôi với diệt viện, đánh địch phản ứng;

- Phát triển du kích chiến tranh, bao vây đồn, phát động quần chúng không cho địch dũi ra;

- Đẩy mạnh phá hoại cầu đường, kể cả cầu đường chạy vào nông thôn, nơi ta đang hoạt động;

- Đẩy mạnh hoạt động du kích cho các tổ đặc công, các toán bộ binh, hoạt động theo lối biệt động, diệt các ổ ác ôn, điểm quân sự, phá hoại cơ quan kho tàng, phương tiện và sát thương sinh lực địch;

- Trong điều kiện thuận lợi thực hiện chiến thuật vây đồn, diệt viện hoặc diệt đồn đánh viện; thực hiện nghi binh, phối hợp chặt chẽ giữa điểm và diện. Ở điểm phải tập trung lực lượng phát động du kích chiến tranh, tổ chức từng đơn vị nhỏ, gọn, mạnh trong thế liên hoàn dựa vào nhau, đi đôi với tập trung từng đại đội hay liên đại đội tiêu diệt từng bộ phận nhỏ của địch. Diện phải rộng và phải tấn công vào các vị trí chiến lược của địch, kết hợp nghi binh, phá rối hậu phương của chúng.

Riêng đối chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Khu ủy chỉ đạo thực hiện quyết tâm: “Vượt sông Tiên chỉ thắng không lùi”, “Vượt sông Tiên là không

212

Page 213: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

trở lại”.

Phương thức hoạt động:

Dùng vũ trang công tác đi đôi với các đại đội độc lập (hoặc bộ đội địa phương); sử dụng lực lượng phân tán, tập trung linh hoạt: phân tán từng trung đội để vũ trang tuyên truyền, tập trung đại đội để tiêu diệt các tổng đoàn dân vệ.

Nguyên tắc chung cần nắm vững:

Tấn công vũ trang, kết hợp với tấn công chính trị, lực lượng vũ trang kết hợp với quần chúng nổi dậy, phát triển đi đôi với củng cố. Xây dựng lực lượng bán vũ trang trên cơ sở xây dựng lực lượng quần chúng, đưa phong trào chính trị vũ trang từ thấp lên cao. Hoạt động cuối năm chia làm hai đợt: Đợt I từ 20 tháng 9 đến 30 tháng 10 năm 1962; đợt II từ 30 tháng 10 đến 30 tháng 12 năm 1962. Trong đợt hoạt động thứ nhất chỉ đạo chung chia ra các bước:

- Bước thứ nhất, tiến hành vào các vị trí đã xác định;

- Bước thứ hai, phát động theo kế hoạch;

- Bước thứ ba, củng cố và mở rộng.

Thời gian mỗi bước: từ 7 đến 10 ngày tùy tình hình xê dịch, linh hoạt để đạt mục đích đề ra.

2. Công tác chuẩn bị và diễn biến hoạt động đợt I

Công tác chuẩn bị

Về quân sự, Ban chỉ huy trung đoàn xây dựng kế hoạch, hoàn chỉnh mệnh lệnh, phổ biến, quán triệt các vấn đề liên quan đến đợt hoạt động cho các đơn vị. Từ tháng 7

213

Page 214: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

năm 1962, lực lượng trinh sát tiến hành vượt sông Tiên nắm địa hình, tình hình địch, nhân dân, xác định hành lang, các mục tiêu, hướng tiến công chủ yếu, thứ yếu. Đẩy mạnh công tác bố phòng, chuẩn bị chống càn quét bảo vệ những vùng ta đã mở ra. Rút lực lượng mở hai lớp huấn luyện vũ trang công tác cho 98 đồng chí trong 15 ngày; xây dựng 25 đội công tác mới.

Về chính trị, đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, công tác chính trị và cơ quan chính trị quán triệt chủ trương, mệnh lệnh, xây dựng quyết tâm chiến đấu cao cho cán bộ, chiến sĩ các tiểu đoàn 60, 70, 75 và các đơn vị bộ đội địa phương huyện. Phối hợp với cấp ủy, các đội công tác phổ biến phương pháp phát động quần chúng cho cán bộ, đảng viên và lực lượng tham gia chiến dịch; giải quyết tư tưởng ngại gian khổ lâu dài, gờm sợ địch, không mạnh dạn tấn công vào các ấp chiến lược. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục quần chúng, củng cố chính quyền và các đoàn thể, mặt trận, thanh khiết nội bộ nhân dân. Kiện toàn các ngành cần thiết phục vụ cho đợt hoạt động, các địa phương in được 12.000 tờ truyền đơn.

Về kinh tế, đẩy mạnh sản xuất tự túc lương thực, thực phẩm, phân công đảng ủy viên phụ trách, đôn đốc kinh tế, hậu cần đạt chỉ tiêu. Chỉ đạo các địa phương tích cực thu mua mùa lúa sắp đến và động viên gửi gạo nuôi quân, sử dụng tất cả các lực lượng để đảm bảo việc thu mua và vận chuyển cho đủ ăn trước mắt và dự trữ theo kế hoạch chung.

Diễn biến quá trình hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh cuối năm 1962

214

Page 215: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Quá trình chuẩn bị, đánh hơi được hướng hoạt động của ta, địch điều lực lượng càn quét lên Phước Lãnh, Phước Ngọc, đóng đồn Phước Ngọc và Đá Chẹt, gây cho ta một số khó khăn, bàn đạp trực tiếp để ta tiến sang Sơn - Cẩm - Hà bị uy hiếp. Tuy nhiên, Đảng ủy B17 vẫn giữ nguyên phương án chiến đấu cũ, chỉ đề ra các biện pháp đối phó với tình huống mới. Đảng ủy chủ trương tổ chức cho đại bộ phận chuyển quân ra phía trước chuẩn bị cho nhiệm vụ chủ yếu theo kế hoạch đã định; chỉ để một lực lượng nhỏ, phối hợp với du kích các xã, dựa vào địa bàn quen thuộc chống càn tiêu hao tiêu diệt, kìm chân, không cho địch ở các đồn Phước Ngọc và Đá Chẹt dũi ra. Lấy thắng lợi của nhiệm vụ chống càn quét bảo vệ vùng giải phóng để mở màn cho đợt hoạt động; qua đó thúc đẩy cổ vũ và tạo thuận lợi cho lực lượng mở ra phía trước. Để thực hiện chủ trương trên, ta điều 1 đơn vị (khoảng 1 trung đội) của Tiểu đoàn 90 thay đổi nhiệm vụ ở Phước Thạnh chuyển qua hướng Tài Thành, Thanh Bôi, hỗ trợ chống càn, giữ đầu cầu cho Tiểu đoàn 70 vượt sông Tiên.

Bước vào đợt I của hoạt động tác chiến cuối năm 1962, các hướng đều thực hành nổ súng đúng quy định, chỉ riêng hướng Sơn - Cẩm - Hà ta nổ súng chậm 5 ngày.

Tại Đại Lộc, Tiểu đoàn 75 liên tiếp tấn công vào các ấp chiến lược Hà Nha (19/9), Đồng Lâm (21/9), Bàn Tôn (24/9) làm chủ khu vực đường phía bắc Ái Nghĩa đi Hà Tân. Bộ đội huyện đánh ấp chiến lược Dương Lâm, Hòa Vinh. Ở Điện Bàn, bộ đội huyện đánh ấp chiến lược Thanh Sơn, Thanh Trung, Kỳ Quang. Tại Duy Xuyên, đêm 21 tháng 9, ta đánh vào ấp chiến lược Xuyên Hòa, tiêu diệt tên

215

Page 216: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

tổng đoàn trưởng, tổng đoàn phó, bắt sống một tên khác, thu 5 súng. Đêm ngày 05 tháng 10, ta đánh ấp chiến lược Xuyên Phú diệt 1 trung đội tổng đoàn gồm 21 tên, thu 1 trung liên, 1 tiểu liên, 11 súng trường. Phối hợp với lực lượng hoạt động ở phía trước, bộ đội địa phương và du kích huyện Hiên và Giằng đánh sập 3 cầu từ Rô đi Đắk Nhé.

Ở Quế Sơn, đêm ngày 20 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn 60 tấn công đánh 2 ấp chiến lược Phước Hội, Phước Hòa ở Sơn Phúc, đánh sập hai cầu ở Đèo Le, pháo kích Nông Sơn, phá toàn bộ hệ thống hàng rào ấp chiến lược ở Tây Viên dài 16 km với 4 ấp chiến lược, làm chủ hoàn toàn vùng Tây Viên. Ngày 22 và 23 tháng 9, đơn vị liên tiếp đánh lùi 2 đợt chi viện của địch diệt 85 tên. Đêm 25 tháng 9 năm 1962, ta đánh vào Bàn Thạch, Gia Cát, ấp chiến lược Sơn Trung làm chủ Nghi Trung, Lộc Đại. Lực lượng hoạt động mạnh ở Quế Phong, Quế Hiệp tác động mạnh mẽ đến phong trào ở toàn bộ Quế Sơn và Duy Xuyên, uy hiếp khu Kỹ Nghệ An Hòa và mỏ than Nông Sơn.

Hướng Tiên Phước, Thăng Bình, đêm 25 tháng 9 năm 1962, Đại đội 2 Tiểu đoàn 70 phối hợp với đặc công, trinh sát vượt sông Tiên vòng quanh ra chiếm đồi Giang, tấn công vào ấp chiến lược Cẩm Y (Phước Cẩm), phát triển qua Phước Sơn, đồng thời thộc sâu xuống Cẩm Long, Bình An. Đêm 26 tháng 9, toàn bộ Tiểu đoàn 70 phối hợp với một đơn vị của Tiểu đoàn 90 vượt sông Tiên, đánh ấp chiến lược Phước Hà, giải quyết cả khu vực từ An Lâm đi Thanh Bôi. Sau đó phát triển ra hướng Việt An đến Dốc Xoài cách Việt An 5 km gặp viện binh địch, lực lượng của chúng gồm: 1 đại đội cộng hòa và 1 trung đội tổng đoàn ta chặn đánh diệt 38 tên, địch phải rút lui. Đêm 01 tháng 10, một

216

Page 217: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

đơn vị của Tiểu đoàn 70 đánh vào ấp chiến lược An Tráng rồi phát triển ra Dinh Sơn, Hội Tương, Phú Cốc, Phú Thương, làm chủ Việt An, Cao Ngạn, Vinh Huy.

Ở căn cứ Phước Lãnh, Phước Ngọc, một đơn vị của Tiểu đoàn 90 cùng bộ đội địa phương và du kích bao vây đồn, tiêu hao địch. Từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, ta tiêu diệt 139 tên (du kích bắt sống 34 tên, đánh bị thương 10 tên). Ở Phước Lộc, Phước Tiên ta hoạt động làm chủ một số thôn, vũ trang tuyên truyền xuống Kỳ Quế, Kỳ Long (Tam Kỳ). Ở Phước Thạnh, ta tiến vào phá ấp chiến lược thôn 7, phá trụ sở hội đồng, đồng thời đánh phá phòng thông tin quận lỵ Tiên Phước, làm chủ 2 thôn của Phước Thạnh.

Kết quả đợt I, ta làm chủ và hoạt động vũ trang tuyên truyền được 75 thôn trong phạm vi 30 xã, trong đó hoàn toàn làm chủ 7 xã và 15 thôn. Đánh 75 trận, diệt 149 tên địch làm bị thương 72 tên, bắt sống 46 tên, thu 52 súng các loại, đánh đổ 2 đoàn tàu quân sự, đánh phá 28 ấp chiến lược, phá hủy trên 36.000m rào, đốt 11 cơ quan hội đồng, phá hủy 1 phòng thông tin quận, 6 xe GMC, đánh sập 12 cầu, bắn rơi và hỏng nặng 4 máy bay.

Tỉnh ủy Quảng Nam, Đảng ủy B17 đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang thuộc quyền hoạt động khá nhịp nhàng trên toàn chiến trường, đúng thời gian quy định, đạt được mục tiêu đề ra. Điều đó thể hiện quá trình chuẩn bị chu đáo và sự phát triển đồng đều của lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

Do phải chống càn nên chiến dịch Vượt sông Tiên nổ

217

Page 218: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ra chậm hơn so với kế hoạch dự kiến ban đầu và so với các khu vực khác. Tuy nhiên, đây là hướng trọng điểm, lực lượng tập trung nhiều nhất, thu được thắng lợi to lớn nhất trên địa bàn tỉnh trong đợt hoạt động này. Đảng ủy B17 khẳng định: “Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu chung đề ra, ta thực hiện được việc mở rộng phong trào theo đúng hướng và phạm vi đã định, đối với Tiên Phước và Thăng Bình thì vượt yêu cầu”(1).

Thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà không chỉ góp phần đánh bại âm mưu càn quét vùng căn cứ Phước Lãnh, Phước Ngọc của ta, góp phần giữ từ xa căn cứ của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ở Trà My mà ta còn mở ra được khu vực rộng lớn gồm bắc Tiên Phước, tây Thăng Bình, tây nam Quế Sơn, xác lập khu căn cứ, nơi đứng chân vững chắc cho các cơ quan của Tỉnh ủy, Tỉnh đội trong thời gian dài. Khu căn cứ được mở ra tạo điều kiện để các đơn vị bổ sung lực lượng, phát triển thế tiến công xuống đồng bằng.

Ở phương diện nhìn nhận khác, tầm vóc, ý nghĩa của chiến dịch còn được khẳng định khi nó được đề cấp ở hầu hết các công trình lịch sử của Quân đội và lịch sử dân tộc: 60 năm quân đội nhân dân Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004, trang 210; Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 của các tác giả Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, xuất bản năm 2003, trang 186; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) tập 3, Đánh

1. Dự thảo báo cáo Hội nghị tổng kết cuối năm 1962 của Đảng ủy B17, tài liệu số 7/1962 lưu tại Ban KH-CN-MT/Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, tr.46.

218

Page 219: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thắng chiến tranh đặc biệt của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1997, trang 157; Lịch sử Đảng bộ Quân khu 5 (1946 - 2010) tập 2 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), do Đảng bộ Quân khu 5 xuất bản năm 2010, trang 136...

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, các công trình trên đều cho rằng: Quân khu 5 sử dụng 4 tiểu đoàn chủ lực để mở hoạt động Vượt sông Tiên, phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở khu vực giáp ranh bốn huyện Tiên Phước, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (Quảng Nam) là chưa chính xác, vì năm 1962, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 4 tiểu đoàn tập trung hoạt động, trong đó Tiểu đoàn 75 ở cánh bắc, Tiểu đoàn 60 ở khu vực Quế Sơn. Lực lượng tham gia vượt sông Tiên chỉ có Tiểu đoàn 70 của tỉnh, một đơn vị thuộc Tiểu đoàn 90 của Quân khu và lực lượng địa phương huyện Tiên Phước. Đề nghị các cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhân chứng lịch sử cho ý kiến thống nhất để tránh những sai sót trong quá trình nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử sau này./.

SỰ KIỆN “VƯỢT SÔNG TIÊN, GIẢI PHÓNG SƠN - CẨM - HÀ” TRONG BỐI CẢNH

CHIẾN TRƯỜNG KHU 5 NĂM 1962 Thượng úy Mai Văn Hải *

* Ban Lịch sử quân sự Quân khu 5.

219

Page 220: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Khu 5 được thành lập tháng 5 năm 1961, gồm 8 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Tháng 7 năm 1961, tại căn cứ Nước Là (Quảng Nam), thành lập Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 5. Lực lượng vũ trang Quân khu có sự phát triển mới từ sau chiến thắng Đắk Hà tỉnh Kon Tum (30/8 - 02/9/1961). Sang năm 1962, thực hiện kế hoạch STalay-Taylo, Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam. Đối với lực lượng cách mạng Khu 5, chiến thắng Trà My (27/2/1962) là sự kiện quan trọng mở đầu năm 1962. Trận đánh này có ý nghĩa mở rộng căn cứ địa Nước Là - Mật khu Đỗ Xá. Tháng 4 năm 1962, cũng trên chiến trường Quảng Nam, xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các “Dũng sĩ Điện Ngọc”.

Năm 1962, Quân khu 5 tiếp nhận 2.228 cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào, tuyển quân tại chỗ được 3.669 quân (chủ yếu từ đồng bằng lên), tính đến cuối năm 1962, quân số toàn Quân khu là 18.412 đồng chí. Tiếp nhận 160 tấn vũ khí trang bị (63 tấn súng, 97 tấn đạn và chất nổ), thu được của địch trên 2.200 khẩu súng các loại. Lực lượng tập trung của Quân khu được biên chế thành 6 tiểu đoàn bộ binh: 20, 30, 50, 70, 90, 95 và 2 tiểu đoàn trợ chiến: 200, 300 (quân số của các tiểu đoàn vẫn chưa đầy đủ). Tháng 4 năm 1962, Quân khu thành lập Trung đoàn bộ binh 2 gồm 4 Tiểu đoàn bộ binh: 80, 90(1), 95, 20(2) và Tiểu đoàn trợ chiến 300 (cối), 1 đại đội đặc công. Trung đoàn 2 phụ trách Quảng Ngãi,

1. Tháng 11.1963, Tiểu đoàn 90 về Trung đoàn bộ binh 1.2. Sau đó, Quân khu tách Tiểu đoàn 20 người dân tộc thiểu số phụ trách miền Tây Quảng Ngãi.

220

Page 221: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Kon Tum.

Ngày 08 tháng 5 năm 1962, Quân đoàn II ngụy mở chiến dịch “Hải Yến” đánh vào vùng nông thôn tỉnh Phú Yên, kéo dài mãi sang tháng 01 năm 1963. Quân dân Phú Yên đánh 150 trận, tiêu diệt gần 1.600 tên, lật đổ 5 đoàn tàu quân sự, bắn rơi 02 máy bay, bắn bị thương 04 máy bay.

Tháng 8 năm 1962, một đồng chí của ta đi vận chuyển lương thực từ đồng bằng về căn cứ địa Nước Là bị địch bắt. Chúng phát hiện ta xây dựng căn cứ địa ở Trà My. Quân đoàn I ngụy tổ chức ngay cuộc hành quân “Lam Sơn 1” thọc sâu vào Nước Là. Khả nghi trước hiện tượng không bình thường là đột nhiên có hai chiếc máy bay trinh sát lượn lờ trên bầu trời Trà My, Khu ủy - Bộ Tư lệnh quân khu và các cơ quan đơn vị gấp rút sơ tán. Ta chủ động phòng tránh địch “bủa lưới”, vừa tập trung lực lượng bẻ gãy “mũi lao” “trực thăng vận” của địch. Vì căn cứ Nước Là có địa thế vô cùng hiểm trở, được ta bố phòng chặt chẽ nên địch rất khó xâm nhập.

Sau khi cho không quân oanh tạc, pháo binh bắn phá ở phía bắc căn cứ, chúng thả dù một đại đội hình nộm xuống nhằm nghi binh, đánh lừa ta, sau đó chúng cho lính dù nhảy vào phá hoại căn cứ, làm cho ta không kịp điều động lực lượng đối phó. Ở hướng nam căn cứ Nước Là, tại Nà Niêu (Quảng Ngãi), ngày 30 tháng 8 năm 1962, một bộ phận lực lượng của Tiểu đoàn bộ binh 90 chiến đấu quyết liệt, bắn rơi 01 chiếc, bắn bị thương 12 chiếc khác trên tổng số 30 máy bay trực thăng của Liên đoàn 77 biệt kích dù ngụy.

221

Page 222: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đây là lần đầu tiên ta đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của địch trên chiến trường Khu 5. Cuộc hành quân “Lam Sơn 1” kết thúc, về mục tiêu chiến lược đã thất bại vì không tiêu diệt được cơ quan đầu não kháng chiến của Khu 5, về chiến thuật, “trực thăng vận” bị đánh bại. Căn cứ địa Nước Là được giữ vững và mở rộng, bước đầu ta làm chủ vững chắc rừng núi.(1)

Chính vì phát hiện được căn cứ địa cách mạng của ta ở Nước Là, Trà My nhưng không tiêu diệt được nên địch chuyển sang đóng thêm nhiều đồn bốt, tăng cường khống chế các trục đường quan trọng, đẩy mạnh gom dân lập ấp chiến lược, đôn quân bắt lính, tăng cường quân địa phương nhằm cắt nguồn hậu cần từ đồng bằng lên căn cứ miền núi của ta. Tiên Phước là huyện ở vùng giáp ranh giữa miền núi và trung du của tỉnh Quảng Nam, lại cách không xa tỉnh lỵ Quảng Tín, là cửa ngõ để lực lượng vũ trang cách mạng thọc sâu xuống vùng nông thôn đồng bằng. Vì thế, ta và địch đang ở thế giằng co quyết liệt và địa bàn Tiên Phước trở thành tâm điểm trong âm mưu, thủ đoạn bao vây căn cứ địa cách mạng, ngăn chặn ta tiến xuống đồng bằng.

Đối với ta, đầu năm 1961, Thường vụ Khu ủy 5 đề ra chủ trương làm chủ rừng núi, giành lại nông thôn đồng bằng. Mở đầu là đêm 18 rạng ngày 19 tháng 6 năm 1961, các lực lượng vũ trang cách mạng tập kích chi khu quân sự quận lỵ Củng Sơn nhằm giải thoát luật sư Nguyễn Hữu

1. Thực tiễn chiến trường Liên khu 5 những năm 1955 - 1958, trong lúc phong trào cách mạng ở đồng bằng gặp khó khăn thì ở miền núi không những được giữ vững mà còn có bước phát triển hơn trước.

222

Page 223: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Thọ, ta đã diệt hàng chục tên địch, thu nhiều vũ khí. Đây là chi khu quân sự quận lỵ của địch đầu tiên ở Nam Trung Bộ bị ta tiêu diệt. Điểm mở đầu cho quá trình giải phóng đồng bằng tỉnh Quảng Nam là tháng 10 năm 1961, ta giải phóng Tứ Mỹ, xuân Bình, Phú thọ xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ; tháng 11, ta vượt sông Tranh giải phóng 2 xã Phước Lãnh, Phước Ngọc, huyện Tiên Phước.

Hội nghị Khu ủy 5 mở rộng cuối năm 1961 đã đánh giá quá trình giành lại nông thôn đồng bằng Khu 5 trong năm là:“Ở đồng bằng (kể cả các xã Kinh ở giáp ranh miền núi), ta đã hoạt động VT3 (Vũ trang tuyên truyền) 646 lần, tổ chức 246 cuộc mít tinh (…) trên 1 diện 540 thôn của 150 xã trong tổng số 2.357 thôn, 405 xã toàn đồng bằng 4 tỉnh, (còn 2 tỉnh Trị Thiên hoạt động ít hơn) và đã thu được những thắng lợi quan trọng bước đầu. Giành lại và đang xây dựng những bàn đạp quan trọng dọc giáp ranh các tỉnh (như tây Hoà Vang, Điện Bàn gồm hơn 6.000 dân, 2 xã Phước Ngọc, Phước Lãnh ở trung Quảng Nam, vùng thấp Trà My và các xã nam Tam Kỳ xuống sát lộ số 1, bắc Bình Sơn, tây Bình Sơn và tây Sơn Tịnh, 1 phần tây Tư Nghĩa, tây Nghĩa Hành, Đức Phổ, 1 số thôn tây Hoài Nhơn, tây sông An Lão, Vân Canh, tây Đồng Xuân tây Tuy An và nam Tuy Hoà.”(1) Như vậy, hoạt động của ta ở vùng giáp ranh và đồng bằng Khu 5 đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tháng 9 năm 1962 (sau 01 tháng quân ngụy xâm nhập căn cứ Nước Là), ta tiến hành Vượt sông Tiên nhằm:

1. Tài liệu: “Dự thảo Báo cáo ở hội nghị Khu ủy (mở rộng)”, tr4. Kho Lưu trữ Quân khu 5.

223

Page 224: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

- Mở rộng vùng giải phóng, góp phần tiếp tục thực hiện chủ trương giành lại nông thôn đồng bằng, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta.

- Phá âm mưu của địch hòng bao vây cắt nguồn hậu cần từ đồng bằng lên căn cứ Nước Là, phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng giáp ranh.

Tiểu đoàn bộ binh 70 được giao nhiệm vụ giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Sơn - Cẩm - Hà). Đây là các xã tiếp giáp với tây huyện Tam Kỳ, tây nam huyện Thăng Bình và Quế Sơn. Sơn - Cẩm - Hà cách vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc bởi dòng sông Tiên, là bàn đạp lợi hại để lực lượng cách mạng vừa có thể thọc sâu xuống đồng bằng, vừa có thể bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng. Tiểu đoàn 70 vận dụng phương thức tác chiến phân tán, tập trung linh hoạt, cùng lực lượng địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn 3 xã Sơn - Cẩm - Hà, phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở vùng giáp ranh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, đánh bại các cuộc hành quân giải tỏa của địch. Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà không phải là sự kiện mở đầu cho quá trình giành lại nông thôn đồng bằng Khu 5; nhưng đây là sự kiện lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiến công phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở vùng giáp ranh, góp phần mở rộng căn cứ địa miền núi, mở ra nhiều khả năng mới cho ta tiếp tục bảo vệ vững chắc mật khu Đỗ Xá, đồng thời tiến xuống giành lại nông thôn đồng bằng.

Tháng 2 năm 1962, Quân khu thành lập Trung đoàn 1

224

Page 225: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

bộ binh kiêm Tỉnh đội Quảng Nam(1) và tháng 11 năm 1962 thành lập Trung đoàn 3 bộ binh. Trung đoàn bộ binh 1 gồm Tiểu đoàn bộ binh 60, Tiểu đoàn bộ binh 70, Đại đội trợ chiến (cối 82mm, ĐKZ75mm, trọng liên 12,7mm) và các phân đội trực thuộc. Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, đồng chí Quách Tử Hấp làm Trung đoàn trưởng kiêm Tỉnh đội trưởng. Đồng chí Dương Loan (Liên) làm Chính ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội. Trung đoàn bộ binh 3 gồm 2 Tiểu đoàn bộ binh 30, Tiểu đoàn bộ binh 50 và 2 khung trợ chiến (Tiểu đoàn 85).(2) Tuy việc thành lập các trung đoàn lúc này chủ yếu nhằm tập trung đầu mối quản lý xây dựng, khi tác chiến vẫn dùng quy mô tiểu đoàn, nhưng đây cũng là sự kiện lớn trong năm 1962 đánh dấu sự phát triển của lực lượng vũ trang Quân khu 5.

Khái quát về tình hình chiến trường Khu 5 trong năm 1962: Ta cơ bản làm chủ rừng núi, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Nước Là (Trà My), bước đầu giành lại nông thôn đồng bằng. Nhân dân nổi dậy cùng bộ đội phá ấp chiến lược, tạo thành phong trào mở rộng vùng giải phóng nông thôn đồng bằng. Đòn tiến công và nổi dậy của ta gây hoang mang cho ngụy quân, ngụy quyền. Nhiệm vụ nổi bật của các lực lượng vũ trang Quân khu trong năm vẫn là xây dựng phát triển lực lượng, tuy nhiên quân số của các đơn vị

1. Tháng 11 năm 1962 chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Lúc này Trung đoàn 1 vẫn kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, đến tháng 11 năm 1963 mới tách hẵn thành trung đoàn cơ động của quân khu.2 Tháng 11 năm 1963, Trung đoàn 3 giải thể, chuyển một số tiểu đoàn về phụ trách địa phương.

225

Page 226: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

vẫn rất thiếu.

Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà không phải là sự kiện mở đầu cho quá trình giành lại nông thôn đồng bằng Khu 5; nhưng đây là sự kiện nói lên tinh thần chủ động tiến công phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng giáp ranh; tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, mở rộng vùng giải phóng và mở ra những khả năng mới trong chiến đấu bảo vệ căn cứ địa cách mạng, thọc sâu xuống đồng bằng./.

TIỂU ĐOÀN 70, NGÀY ẤY - BÂY GIỜBan chỉ huy Tiểu đoàn hỗn hợp 70

Tiểu đoàn 70 là tiểu đoàn tập trung đầu tiên của Tỉnh đội Quảng Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khung của tiểu đoàn là lúc bấy giờ là con em Khu 5 tập kết ra Bắc trở về, lực lượng còn lại là thanh niên rút từ các địa phương được bổ sung qua

226

Page 227: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

các thời kỳ. Cuối năm 1962, Tiểu đoàn 70 cùng một đơn vị của Tiểu đoàn 90 tham gia chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng một khu vực liên hoàn 7 xã. Sau đó tiểu đoàn trụ lại, chiến đấu liên tục trong 6 tháng cùng với nhân dân và du kích địa phương đánh bại chiến dịch “Bình Châu” của 10 tiểu đoàn quân ngụy, giữ vững khu căn cứ Sơn - Cẩm - Hà. Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng, tiểu đoàn ngày một trưởng thành, liên tiếp đánh địch, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ trong nhiều vùng rộng lớn ở Tam Kỳ, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn. Đặc biệt, ngày 6 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn đã đánh trận xuất sắc tại Mộc Bài tiêu diệt gọn tiểu đoàn 4, trung đoàn 6, sư đoàn 2 ngụy.

Ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà có thế đứng chân kiềng, có thể giao lưu với đồng bằng bởi 2 con đường chiến lược quan trọng: đường 534 (đường 16) từ Thăng Bình lên Việt An qua Phước Sơn, gặp đường chiến lược 586 từ Quán Rường (Tam Kỳ) lên Cẩm Khê qua đèo Eo gió. Với thế đứng phòng ngự có tầm khống chế cả vùng đồng bằng phía nam Quảng Nam và uy hiếp các huyện miền núi tiếp giáp. Từ năm 1955, bọn Quốc dân đảng truy lùng, tát trắng lực lượng cách mạng của ta trụ bám lại trong 3 xã. Chúng giết hơn 500 cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng trung kiên, lập nên căn cứ “Nam Ngãi Bình Kỳ”. Như thế chỉ mấy năm sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ,

227

Page 228: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

kẻ thù đã biến nơi đây thành một vùng trắng. Không có cơ sở cách mạng, nhân dân dồn vào các khu tập trung. Chúng ra sức tàn sát, trong một đêm bọn Quốc dân đảng đã sát hại tập thể 299 người bằng cách thắt cổ cho đến chết rồi xô xuống hầm bẫy heo rừng ở thôn 2 xã Phước Cẩm, chúng dùng đá hộc chôn sống tập thể 60 người dưới hầm bẫy heo rừng ở Gò Vàng xã Phước Sơn... Tình hình trên làm cho cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 70 tăng thêm lòng căm thù, nung nấu ý chí quyết tâm giải phóng 3 xã này. Những đợt sinh hoạt chính trị phát động căm thù, tố cáo tội ác của quân giặc được tổ chức trong từng trung đội.

Tháng 9 năm 1962, phối hợp với chiến trường Quân khu, Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam tiến hành mở chiến dịch Vượt sông Tiên, trước mắt giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà. Tiểu đoàn 70 được giao nhiệm vụ làm lực lượng chủ yếu trong đợt hoạt động này; vượt sông Tiên là một yêu cầu bức thiết, không chỉ có ý nghĩa đơn thuần của các trận đánh, mà nó còn có ý nghĩa mở ra thế phát triển tiến công, chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, phá thế giằng co giữa ta và địch ở vùng này, đây là tiền đề để tiến tới giải phóng nông thôn đồng bằng.

Nhận nhiệm vụ trên giao, Đảng ủy - Ban chỉ huy tiểu đoàn tiến hành làm công tác chuẩn bị, cử tiểu đội trinh sát trang bị gọn nhẹ vượt sông Tiên, băng rừng, về hướng thôn 2 xã Phước Cẩm. Sau 3 tiếng hành quân, tiểu đội đến địa điểm nắm địch, một tổ 3 chiến sĩ chiếm sườn Núi Vú đặt đài quan sát theo dõi quân địch trong đồn Cẩm Y. Một tổ khác bí mật đứng ở đèo Eo Gió cảnh giới địch ở hướng Tam

228

Page 229: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Kỳ. Sau khi nắm kỹ địa hình, tình hình địch, một tổ quay lại điểm xuất phát để đón đơn vị. Ngày 25 tháng 9 năm 1962, Tiểu đoàn 70 cùng với lực lượng địa phương huyện Tiên Phước tổ chức vượt sông, 2 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 1962, đại đội 2 đến điểm tập kết dưới chân Núi Vú.

Theo phương án tác chiến Trung đội do đồng chí Hứa Tiến Nam chỉ huy được tăng cường một tiểu đội, tách khỏi đội hình đại đội tiến về chiếm lĩnh đồn Cẩm Y. Trung đội do đồng chí Lê Công Minh chốt chặn dốc Dàn Xây sẵn sàng chặn địch từ hướng Cẩm Khê lên. Trung đội trưởng Hồng chỉ huy một bộ phận tổng hợp gồm trinh sát, bộ binh giữ đèo Eo Gió. Chính trị viên phó đại đội Như Liễu đưa các tổ vũ trang tuyên truyền đột nhập các thôn trong xã Phước Cẩm chuẩn bị phát loa tuyên truyền. Tiểu đội còn lại của trung đội 45 do trung đội phó Vũ Thành Năm chỉ huy, làm đội dự bị sẵn sàng chi viện cho mũi tiến công đồn Cẩm Y. Đúng 3 giờ đại đội trưởng phát lệnh tiến công, lập tức các mũi thọc sâu xông lên đánh chiếm đồn Cẩm Y. Sau 20 phút trận đánh kết thúc, một trung đội dân vệ ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân đền tội. Tuy nhiên tình hình xã Phước Cẩm diễn biến phức tạp, bọn dân vệ ác ôn và mạng lưới tề điệp có nợ máu với nhân dân thoát chết chạy vào rừng đang tổ chức chống trả.

Ngày 26 tháng 9 năm 1962, các đơn vị của tiểu đoàn tiến công ấp chiến lược trung tâm ở thôn 3 Phước Sơn. Trước thế áp đảo của ta, địch chống trả thưa thớt và rút chạy ra hướng An Tráng; ta truy kích, giải phóng hoàn toàn xã Phước Sơn. Tại Phước Hà ta tấn công tiêu diệt tề ngụy

229

Page 230: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

ác ôn, bắt sống một số tên dân vệ, làm chủ hoàn toàn xã Phước Hà.

Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà thắng lợi đã gây tiếng vang lớn, làm thay đổi hẳn tình hình quân sự, chính trị trên địa bàn tỉnh; phong trào cách mạng phát triển nhanh ở Hoà Vang, vùng A, B Đại Lộc, Điện Bàn, Gò Nổi và tây Duy Xuyên, quần chúng ở nông thôn đã đứng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Lực lượng vũ trang được nhân dân ủng hộ đã trừng trị nhiều tên ác ôn, địch bị tấn công liên tục trên cả 3 mặt quân sự, chính trị, binh vận; một số địa phương đã thành lập chính quyền tự quản thôn xã. Chiến lược STalay-Taylo cha đẻ của quốc sách ấp chiến lược mà Mỹ - Diệm ra sức thực hiện bị phá sản trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng miền Nam, trong đó có sự đóng góp tích cực của các lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Nam.

Cuối tháng 10 năm 1962, địch tập trung quân mở cuộc phản kích lớn vào 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà. Ta hiểu rằng muốn bảo vệ địa bàn chiến lược của 3 xã Sơn - Cẩm - Hà phải kiên quyết chặn đánh, bẻ gãy ngay từ lúc đầu các mũi tiến công của địch. Ngoài ý nghĩa của quân sự đây còn là trận đánh tạo lòng tin cho nhân dân, do vậy cán bộ chiến sĩ bình tĩnh, quyết tâm cao sẵn sàng chiến đấu tốt, giành thắng lợi. Các trận đánh ở đèo Eo Gió, thôn 4 Phước Sơn, ta diệt hàng chục tên, số còn lại vứt súng chạy thoát thân, bẻ gãy các mũi tiến quân của địch, giữ vững địa bàn.

Trong khi ta chỉ có một tiểu đoàn bộ đội tỉnh và đội

230

Page 231: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

công tác, du kích các xã, vật chất trang bị của lực lượng ta còn thô sơ; ta phải chiến đấu trong điều kiện địch đông hơn ta gấp 10 lần, lại được trang bị hiện đại, có xe tăng, pháo binh chi viện. Nhưng Tiểu đoàn 70 và lực lượng vũ trang địa phương đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng; bằng nghệ thuật chiến tranh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phân tán khi địch càn lớn, tập trung khi địch co cụm, quần lộn trong các xóm thôn, bám đánh liên tục từ điểm đến diện, từ phía sau ra phía trước, buộc địch rơi vào thế bị động. Ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại về người cũng như phương tiện chiến tranh, buộc chúng phải nhụt chí. Qua đó ta đã tạo ra thanh thế rộng lớn cho phong trào cách mạng và thể hiện đầy đủ tư tưởng quân sự của Đảng ta và Bác Hồ kính yêu.

Vượt sông Tiên có thể coi là trận mở đầu cho những trận đánh lịch sử sau này của tiểu đoàn. Chiến công nối tiếp chiến công, từ Núi Thành trận đầu đánh Mỹ làm vang dội cả nước, đến một Mộc Bài, Đồng Dương rồi bao trận đánh khác đã làm nên một Tiểu đoàn 70 bách chiến, bách thắng; nỗi kinh hoàng của quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước trong suốt cuộc chiến tranh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Quân và dân cả nước đang ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống thì biên giới tây nam của Tổ quốc có họa ngoại xâm, Tiểu đoàn 70 được lệnh chia nửa số quân lên đường ra phía trước. Sau khi sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiểu đoàn 70 được xây

231

Page 232: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

dựng thành đơn vị cơ động của tỉnh. Ngày 08 tháng 02 năm 1976, tiểu đoàn hành quân ra đứng ở đảo Cù Lao Chàm, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu phòng thủ bảo vệ vùng biển, đảo của tỉnh.

Đóng quân tại đảo Cù Lao Chàm, nơi đầu sóng ngọn gió của quê hương Quảng Nam, có diện tích gần 16km2, cách bờ biển Hội An hơn 8 hải lý... Đời sống của nhân dân trên đảo còn lắm khó khăn do điểm xuất phát thấp, thời tiết luôn chịu sự tác động khắc nghiệt của yếu tố địa lý, nên thay đổi thất thường; về mùa mưa, lúc biển động, sự cách trở trong đi lại là khó khăn lớn nhất của tiểu đoàn và nhân dân trên đảo. Mặt khác, do yêu cầu nhiệm vụ nên đội hình của tiểu đoàn phải bố trí phân tán, nhỏ lẻ, trải dài khắp đảo. Mùa hè thường phải đối mặt với những khó khăn như: thiếu nước phục vụ sinh hoạt, thời tiết hanh khô dễ xảy ra cháy rừng, gây nguy hiểm cho các kho tàng vũ khí đạn dược. Nhiều dự án du lịch đang được triển khai ngày càng thu hút khách vãng lai trong và ngoài nước đến với Cù Lao Chàm, nên không tránh khỏi những tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Còn về mùa đông, sự cách biệt giữa đảo với đất liền càng lớn, có thời điểm gần một tháng bộ đội không có báo chí để đọc, ti vi không xem được vì ẩm ướt và sương mù dày đặc. Những trận địa cheo leo sát biển luôn phải chịu cảnh giá lạnh trong gió bão khắc nghiệt.

Trăn trở trước những khó khăn mang tính đặc thù ở đảo, điều mà đơn vị quan tâm đầu tiên là làm sao để cán bộ, chiến sĩ an tâm tư tưởng, kiên định vững vàng, sẵn sàng

232

Page 233: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Để làm được điều này, Đảng ủy - Ban chỉ huy Tiểu đoàn đã nghiên cứu, bàn bạc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức sinh hoạt học tập; phân chia từng cụm, từng khu vực để vừa học tập, vừa đảm bảo được quân số trực. Tổ chức các hội thi tìm hiểu, tọa đàm, giao lưu gặp gỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ trao đổi, đối thoại và tổ chức hành quân về thăm lại chiến trường xưa để cán bộ, chiến sĩ có dịp hiểu thêm về truyền thống của đơn vị mình.

Tiểu đoàn vinh dự được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh giao làm điểm về xây dựng cảnh quan môi trường văn hóa. Đơn vị đã đầu tư xây dựng panô, áppích tuyên truyền bố trí đều khắp trong doanh trại, tạo hình ảnh trực quan sinh động. Nhiều địa điểm trước đây chỉ là những sườn núi đá, nay trở thành những khuôn viên sinh hoạt, vui chơi giải trí với nhiều kiểu mẫu phong phú, đẹp mắt. Để có được kết quả này là cả một quá trình thực hiện kiên trì tốn rất nhiều thời gian, mồ hôi, công sức của cán bộ, chiến sĩ. Thông qua môi trường văn hóa để định hướng tư tưởng cho bộ đội, xây dựng tình cảm, ý chí trách nhiệm của mình đối với đơn vị, với đảo như chính khẩu hiệu tiểu đoàn đã xác định “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

Chứng minh điều này là nhiều đồng chí khi mới về nhận nhiệm vụ ở đơn vị thường có biểu hiện lo lắng, thiếu an tâm, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã nhanh chóng hòa nhập, yêu mến đơn vị. Có đồng chí từ khi tốt nghiệp Trường sĩ quan, mang quân hàm thiếu uý ra đảo nhận công tác, đến nay đã phát triển thành cán bộ tiểu đoàn, mang quân hàm thiếu tá, nhưng vẫn an tâm tư tưởng, gắn bó với đơn vị, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

233

Page 234: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Chúng tôi luôn đặc biệt quan tâm phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ đoàn kết quân dân, nhờ thực hiện có hiệu quả công tác này nên tình đoàn kết gắn bó quân dân trên đảo ngày càng thắt chặt hơn. Những việc làm như: góp sức cùng nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, di dời nhà ở, làm đường bê tông nông thôn, khám chữa bệnh cho trẻ em, người cao tuổi, giúp đỡ đối tượng chính sách gặp khó khăn..., càng tô thêm bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Víi nh÷ng kÕt qu¶ næi bËt ®ã, từ năm 1999 đến năm 2010, tiểu đoàn đã được Bộ Quốc phòng khen thưởng: Thành tích 10 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa, Cờ đơn vị huấn luyện giỏi, Bằng khen về công tác phòng chống lụt bão. Bộ Tư lệnh quân khu 5 tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng. Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 6 Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng khối Trung tiểu đoàn, nhà trường. Bộ Tư lệnh quân khu, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tặng 5 Bằng khen về các mặt công tác.

Với nhiệm vụ, trọng trách được giao là tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển đảo tiền tiêu của tỉnh, đơn vị luôn nâng cao cảnh giác, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Mặc dù hệ thống thao trường bãi tập chưa cơ bản, một số trang bị chưa đầy đủ, nhưng đơn vị luôn tổ chức điều hành chặt chẽ và đã hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ huấn luyện cho các đối tượng. Tổ chức diễn tập đạt kết quả cao, nhiều phân đội đạt giỏi. Phối hợp với các lực lượng trên đảo tổ chức tuần tra canh gác, giữ vững thế trận quốc phòng - an ninh trên địa bàn đóng quân.

Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện tốt nội dung xây dựng

234

Page 235: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nền nếp chính quy, làm chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành kỷ luật của bộ đội. Nhiều năm liền đơn vị không có quân nhân đào bỏ ngũ, vi phạm kỷ luật phải xử lý. Đến nay, doanh trại tuy chưa được xây dựng khang trang, hiện đại, nhưng nơi ăn, ở, sinh hoạt của bộ đội thể hiện sự thống nhất, mẫu mực, chính quy.

Được quân đội giao cho đơn vị quản lý một số lượng tương đối lớn vũ khí trang bị; trong điều kiện thời tiết khí hậu ở đảo nồng độ nhiễm mặn cao, mùa mưa thì thường xuyên ẩm ướt; sáng đưa ra sử dụng chiều đã thấy rét rỉ. Hơn ai hết, chúng tôi ý thức được rằng đó là tài sản vô giá, nên cán bộ, chiến sĩ luôn chú trọng bảo quản, giữ gìn. Nếu không làm tốt việc bảo quản, bảo dưỡng thì chắc chắn vũ khí trang bị sẽ hư hỏng, xuống cấp nhanh, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Mặc dù đơn vị đóng quân ở đảo, nhưng đơn vị thường xuyên quán triệt, nhắc nhở cho cán bộ, chiến sĩ khi vào đất liền phải chấp hành nghiêm quy định của trên về an toàn khi tham gia giao thông.

Hưởng ứng cuộc vận động “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, chúng tôi đã khai thác triệt để lợi thế sẵn có của đơn vị để thực hiện công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ một cách linh hoạt, sát với điều kiện ở đảo. Thay vì phải ra chợ mua thực phẩm đắt đỏ trong những ngày mưa bão, đơn vị đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia súc gia cầm cải thiện đời sống cho bộ đội.

235

Page 236: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Với tinh thần vượt khó vươn lên, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 70 đã đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực tập trung xây dựng đơn vị ngày một lớn mạnh, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với thành tích đạt được, dù rất khiêm tốn, nhưng chúng tôi có quyền tự hào rằng: Những gì mà đơn vị đã làm được thật đáng cổ vũ, khuyến khích, xứng đáng với truyền thống Tiểu đoàn Anh hùng và lòng mong mỏi, tin yêu của các thế hệ cha anh, của lãnh đạo, chỉ huy các cấp đối với đơn vị.

Trong những năm đến, dù còn gặp nhiều khó khăn chi phối, nhưng với kinh nghiệm và truyền thống của đơn vị; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các ngành và địa phương, chắc chắn rằng Tiểu đoàn 70 sẽ đạt nhiều thành tích cao hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng thủ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biển đảo thân yêu của quê nhà. Để xứng đáng với Bức trướng mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam tặng cho đơn vị nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tiểu đoàn và 37 năm ngày chiến thắng Núi Thành: “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công, tiếp bước cha anh xứng danh Bộ đội Cụ Hồ ”./.

TỔNG KẾT HỘI THẢO KHOA HỌC

"50 năm chiến dịch vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Ý nghĩa và bài học lịch sử"

(25/9/1962 – 25/9/2012)

236

Page 237: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Tiến sĩ Ngô Văn Hùng*

Thực hiện Chỉ thị số 54, ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về “Tiếp tục triển khai công tác sưu tầm, hệ thống hóa và sử dụng tư liệu quí về đề tài chiến tranh cách mạng”, đồng thời hướng đến kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Phước phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54 tổ chức Hội thảo khoa học 50 năm Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà - Ý nghĩa và bài học lịch sử. Sự có mặt của các đồng chí đại biểu của Quân khu 5, của tỉnh, của huyện Tiên Phước, các nhà nghiên cứu; đặc biệt các đồng chí đã từng chỉ huy, chiến đấu trong chiến dịch đã có mặt tại Hội thảo đã nói lên sự quan tâm của quí vị đối với Hội thảo.

Để chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 29 báo cáo tham luận, tại Hội thảo có nhiều ý kiến đã phát biểu nhằm làm rõ hơn quá trình diễn biến chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, cũng như ý nghĩa và bài học lịch sử của nó.

I. Bối cảnh lịch sử của sự kiện

Trước hết, chúng ta hình dung lại về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để có thể đánh giá đúng về ý nghĩa của sự kiện lịch sử giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (nay là 3 xã Tiên Sơn, Tiêm Cẩm, Tiên Hà) huyện Tiên

* Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

237

Page 238: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Phước cách nay tròn 50 năm.

Như chúng ta đều biết, sau khi Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II ra đời, cách mạng miền Nam đã có bước chuyển mạnh mẽ. Phong trào đồng khởi mà phương thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang đã đem lại những thắng lợi cực kỳ quan trọng, đã giành chính quyền ở nhiều địa phương. Trên địa bàn Khu 5, sau cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Quảng Ngãi (8/1959), làng Ông Tía, Quảng Nam (3/1960), thực hiện chủ trương của Khu ủy, trong những tháng cuối năm 1960, kết hợp với đấu tranh chính trị, lực lượng vũ trang đã tấn công, tiêu diệt và bứt rút hàng chục cứ điểm, diệt gọn nhiều trung đội địch, ta đã mở rộng vùng giải phóng ở miền núi các tỉnh miền Trung và ở Tây Nguyên.

Phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam nói chung, Liên khu 5 nói riêng đã đẩy chế độ tay sai Ngô Đình Diệm tới chỗ khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ đã thay đổi chiến lược, tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” hòng đối phó với cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn đã mất.

Trước tình thế đó, tháng 01 năm 1961, Bộ Chính trị quyết định: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang...lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Liên khu ủy 5 đã lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể ở ba vùng chiến lược: miền núi,

238

Page 239: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

nông thôn đồng bằng và thành thị. Trong đó, ở nông thôn đồng bằng ta chủ trương mở đợt vũ trang tuyên truyền, diệt ác phá kìm, phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Ngày 31 tháng 8 năm 1961(1), ta tấn công giải phóng thôn Tứ Mỹ xã Kỳ Sanh huyện Tam Kỳ (nay là thôn Tứ Mỹ xã Tam Mỹ Tây và thôn 7, 8 xã Tam Trà, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Đây là vùng giải phóng đầu tiên của ta dưới đồng bằng.

Từ giải phóng Tứ Mỹ đến chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm- Hà là khoảng 1 năm. Trong thời gian đó, ta tiếp tục củng cố và mở rộng vùng giải phóng. Riêng 6 tháng đầu năm 1962, tại Quảng Nam đã có 14 ấp chiến lược, 30 cơ quan hội đồng bị nhân dân và lực lượng vũ trang ta phá sạch. Còn địch thì ráo riết điều quân, càn quét hòng chiếm lại các vùng giải phóng của ta, thực hiện kế hoạch bình định nông thôn trong khoảng thời gian 18 tháng.

Trước tình hình đó, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương mở đợt hoạt động mùa mưa năm 1962, tiến công đánh chiếm vùng giáp ranh, tạo bàn đạp cho lực lượng cách mạng tiến xuống đồng bằng. Thực hiện chủ trương của Khu 5, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo mở đợt hoạt động rộng khắp trên địa bàn cả tỉnh với nhiệm vụ chủ yếu là: “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang và chính trị nhằm phá ấp chiến lược, phát động quần chúng phá thế kèm kẹp ở đồng bằng, phát triển du kích chiến tranh, tạo

1. Hiện có nhiều tài liệu và sách đã xuất bản ghi giải phóng Tứ Mỹ ngày 01 tháng 10 năm 1961.

239

Page 240: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

điều kiện xây dựng căn cứ đồng bằng nối liền với miền núi, phát triển xuống vùng sâu tạo thế nối liền các cánh trong tỉnh…”. 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, chính trị và có dân số lúc đó gần 9.000 người, được chọn làm mục tiêu trọng yếu của đợt hoạt động này.

II. Về diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà

1. Diễn biến chiến dịch

Nhiều báo cáo khoa học và tham luận tại Hội thảo đã cơ bản làm rõ diến biến của chiến dịch từ khâu chuẩn bị, sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, phát động quần chúng đứng lên diệt ác phá kìm.

Nhiều báo cáo tham luận, nhất là của các nhân chứng, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch đã mô tả đẩy đủ, chi tiết về quá trình Vượt sông Tiên, giải phóng 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà ngày 25 tháng 9 năm 1962 và kết thúc 27 tháng 9 năm 1962. Sau đó là công tác phát động, vận động quần chúng nhân dân, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng du kích, tổ chức xây dựng làng xã chiến đấu, ứng phó đánh bại các cuộc càn quét của địch, nhằm tái chiếm lại địa bàn 3 xã Sơn - Cẩm - Hà.

2. Về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn -Cẩm - Hà

2.1. Chúng ta biết rằng, Tiểu Đoàn 70 của tỉnh được

240

Page 241: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1962; sáu tháng sau, tiểu đoàn là lực lượng chủ công Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, cho thấy, dù công tác huấn luyện còn ít, nhưng với quyết tâm cao, căm thù giặc sâu sắc nên đã giành chiến thắng. Điều đó, chứng tỏ chủ trương của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, để thúc đẩy và cổ vũ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nói chung, Khu 5 và tỉnh Quảng Nam nói riêng là rất đúng đắn.

2.2. Với thắng lợi của chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, phá kế hoạch dồn dân, lập ấp chiến lược, phá thế gằng co giữa ta và địch ở vùng giáp ranh, cổ vũ phong trào cách mạng, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ- ngụy.

2.3. Giải phóng Sơn - Cẩm - Hà đã tạo thế rất lớn để phát triển vùng giải phóng ra hướng tây của huyện Thăng Bình và xuống phía tây huyện Tam Kỳ, tạo thế liên hoàn với vùng giải phóng Phước Lãnh, Phước Ngọc.

2.4. Giải phóng Sơn - Cẩm - Hà tạo điều kiện để tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh Quảng Nam, làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng và bảo vệ vùng hậu cứ rộng lớn phía tây của tỉnh và bổ sung nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến.

III. Về những bài học lịch sử

Lịch sử không lặp lại, nhưng nhiều bài học lịch sử, đến nay vẫn còn nguyên giá trị; từ chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ta có thể rút ra một số bài học lịch sử sau đây:

241

Page 242: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

1. Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng, cụ thể là của Khu ủy 5, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Nam và Đảng ủy B17- là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà. Ngày nay, bài học về sự lãnh đạo của Đảng càng khẳng định hơn nữa mới có thể lãnh đạo thành công các nhiệm vụ chính trị của cách mạng. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên là nhân tố quyết định cho sự thành công trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Trước mắt, lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

2. Bài học về chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, binh địch vận; giữa lực lượng vũ trang với đội công tác của địa phương.

3. Bài học về giữ bí mật, bất ngờ để giành thắng lợi.

4. Bài học về thực hiện công tác dân vận, vận đồng quần chúng. Mục tiêu của chiến dịch không chỉ là giải phóng đất đai, mà chính là giải phóng nhân dân. Thực tế, nhân dân Sơn - Cẩm - Hà đã được giải phóng và chính nhân dân đã đóng góp rất lớn cho cách mạng trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

5. Bài học về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, làng xã chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Sau giải phóng ta đã vận động nhân dân trụ bám bố phòng chống địch càn quét ổn định đời sống, sản xuất, giúp đỡ cách mạng.

242

Page 243: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

IV. Về các nội dung làm ro tại Hội thảo

1. Tên Chiến dịch: Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà .

2. Thời điểm diễn ra Chiến dịch: Đến nay có cứ liệu và nhiều ý kiến thống nhất là ngày 25 tháng 9 năm 1962 đến 27 tháng 9 năm 1962.

V. Một số kiến nghị

1- Đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử…, tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Nam và các địa phương của tỉnh, tiếp tục thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam về sưu tầm, hệ thống hóa và sử dụng tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Tiên Phước.

2. Đề nghị Huyện ủy Tiên Phức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng cho thế hê trẻ trong giai đoạn hiện nay.

3. Đề nghị các cơ quan chuyên môn, nhất là cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học - nghệ thuật tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng tác những tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và nhân dân Quảng Nam nói chung, của

243

Page 244: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Đảng bộ, quân và nhân dân Tiên Phước nói riêng.

4. Đề nghị Huyện ủy Tiên Phước, phát huy kết quả đạt được của Hội thảo, tiếp thu những ý kiến của các đại biểu, phối hợp với Ban Chỉ đạo 54, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để hoàn chỉnh nội dung và xuất bản Kỷ yếu Hội thảo.

5. Tại Hội thảo lần này, chúng tôi cũng đề nghị Huyện ủy Tiên Phước, các huyện, thành ủy trong tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 54 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có kết quả hơn trong thời gian tới./.

244

Page 245: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

MỤC LỤC

TT Tên bài Tr1 Lời nói đầu 32 Báo cáo đề dẫn Hội thảo. - Đại tá Trần Minh Chín 53 Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà

Đại tá Đặng Văn Chí 154 Đại đội 2 - đơn vị chủ công trong chiến dịch Vượt sông

Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà - Đại tá Đỗ Châu Sa 255 Sơn - Cẩm - Hà căn cứ đứng chân của Tỉnh ủy Quảng

Nam - Hoàng Minh Thắng 336 Vai trò, nhiệm vụ của các đội công tác trong chiến dịch

Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Lưu Văn Chính 35

7 Công tác phát động quần chúng trong chiến dịch - “Phát mà dân chưa động là chưa thành công” - Lê Kim Đính 42

8 Những điều đọng lại trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà - Nguyễn Văn Thoang 49

9 Công tác bảo đảm thông tin liên lạc trong chiến dịch Vượt sông tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà - Phạm Hợi 55

10 Mối quan hệ biện chứng giữa phong trào du kích chiến tranh trên chiến trường Quảng Nam với chiến dịch Vượt sông Tiên năm 1962 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 60

11 Sự lãnh đạo của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong việc mở rộng căn cứ, tiến xuống đồng bằng, giai đoạn đầu chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc MỹThiếu tướng Lê Văn Hoàng 66

12 Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ căn cứ Sơn - Cẩm - Hà những năm đầu sau giải phóngĐại tá Ngô Quý Đức 73

13 Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra từ chiến dịch 81

245

Page 246: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Vượt sông Tiên đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Quảng Nam Đại tá Nguyễn Công Trạng

14 Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Thượng tá Phạm Xuân Khoa 87

15 Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, bước đột phá để tiến xuống tiến công giải phóng nông thôn đồng bằng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam 94

16 Công tác binh địch vận trước, trong và sau chiến dịch giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam 103

17 Bảo đảm Hậu cần - Kỹ thuật trước, trong và sau chiến dịch vượt sông tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Cục Hậu cần - Quân khu 5 110

18 Ban Cán sự - Ban chỉ huy huyện đội chỉ đạo phát triển phong trào du kích chiến tranh bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà thời kỳ (1962 - 1975) Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Phước 118

19 Căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường tỉnh Quảng Nam Thượng tá Nguyễn Đức Thái 128

20 Công tác phát động quần chúng sau chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Phan Xuân Quang 138

21 Từ xây dựng căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà (1962 - 1975) đến công tác xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh quảng nam hiện nay - Đại tá Hà Huy Long 150

22 Cơ sở thực tiễn để Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam kiêm Trung đoàn 1 xây dựng quyết tâm mở chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Thiếu tá Nguyễn Văn Quyền 162

23 Vai trò của Huyện ủy Tiên Phước trong chiến dịch Vượt 175

246

Page 247: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Ban Tuyên giáoHuyện ủy Tiên Phước

24 Chỉ đạo Vượt sông tiên tiến công giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, tạo thế đứng chân để tiến xuống đồng bằng Phan Thanh Châu 183

25 Đóng góp của nhân dân xã Phước Hà trong chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà Đại tá Trần Trọng Thân 191

26 Đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Sơn - Cẩm - Hà Thượng tá Nguyễn Đức Thái 197

27 Chiến dịch Vượt sông Tiên, giải phóng Sơn - Cẩm - Hà trong đợt hoạt động chung của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam cuối năm 1962 - Thượng úy, Ths. Trần Văn Giáp 209

28 Sự kiện Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà trong bối cảnh chiến trường khu 5 năm 1962 Thượng úy Mai Văn Hải 220

29 Tiểu đoàn 70, ngày ấy - bây giờ Ban Chỉ huy Tiểu đoàn hỗn hợp 70 227

30 Tổng kết Hội thảo khoa học “50 năm Chiến dịch Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà, ý nghĩa và bài học lịch sử” - Tiến sĩ Ngô Văn Hùng 237

31 Mục lục 245

\

247

Page 248: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

Chịu trách nhiệm xuất bản

Tiến sĩ. NGÔ VĂN HÙNG Ủy viên Ban Thường vụ,

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Chịu trách nhiệm nôi dung

Đại tá TRẦN MINH CHÍN Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam

Ban Biên tập

NGUYỄN ĐỨC THÁITHS.TRẦN VĂN GIÁP

Trình bày, sửa bản in

NGUYỄN HỮU THIÊN

In 500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại công ty CP In - phát hành sách và TBTH Quảng Nam; 260 Hùng Vương, TP Tam Kỳ. Giấy phép xuất bản số 241/GP-STTTT do Sở Thông tin - Truyền thông cấp ngày 31 tháng 8 năm 2012. In

248

Page 249: CÔNG TÁC PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201372/S… · Web viewĐến giữa năm 1963, địch mở chiến dịch “Bình Châu”,

xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2012

249