32
ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 1 B an Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, huấn học, giáo dục chính trị, giáo dục - đào tạo, văn hoá, văn nghệ, khoa học và công nghệ, y tế, môi trường, an sinh - xã hội, báo chí, xuất bản, biên soạn, thẩm định lịch sử đảng bộ địa phương và là bộ phận chuyên trách thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Toàn bộ công tác nêu trên liên quan đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, về phát huy và phát triển con người và tác động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Chính vì thế nên không thể đánh giá kết quả hoạt động của công tác tuyên giáo bằng một con số định lượng cụ thể mà kết quả của công tác tư tưởng, tuyên giáo thể hiện trong kết quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh, kết quả ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và từng địa phương. Trước hết, trong 20 năm qua, công tác tuyên giáo tỉnh nhà đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn đời sống xã hội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với hệ thống tuyên giáo toàn tỉnh đã chủ động, tích cực, kịp thời tham mưu cấp ủy chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng; các định hướng, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Riêng trong giai đoạn 2011-2015, ngành Tuyên giáo đã nghiên cứu, tuyên truyền 21 Nghị quyết và Kết luận của BCH TW Đảng, 10 Nghị Quyết và 16 Chỉ thị của Bộ Chính trị trên nhiều lĩnh vực. Cũng trong giai đoạn này, Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng đã ban hành 15 Nghị quyết, 25 Kết luận, 33 Chương trình lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ và trong năm 2016, Tỉnh ủy và BTV Tỉnh ủy đã ban hành 9 Nghị quyết, 8 Kết luận, 13 Chỉ thị và 4 Chương trình hành động... Đồng thời, tuyên giáo đã tham mưu tổ chức kiểm tra, giám sát, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, sơ kết, tổng kết thực tiễn; nắm bắt, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, luận xã hội để kịp thời định hướng tư tưởng chính trị góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Cùng với nhiệm vụ trên, Ban Tuyên giáo đã chủ động chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng NguyễN ChíN UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên giáo Quảng Nam - hai mươi năm đồng hành cùng Đảng bộ và nhân dân Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Gặp mặt trao Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam”

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO Tuyên …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2017412/BantinTuyengiaos… · lịch sử đảng bộ địa phương và là bộ

  • Upload
    hadiep

  • View
    216

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 1

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và Thường trực

Tỉnh uỷ lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, huấn học, giáo dục chính trị, giáo dục - đào tạo, văn hoá, văn nghệ, khoa học và công nghệ, y tế, môi trường, an sinh - xã hội, báo chí, xuất bản, biên soạn, thẩm định lịch sử đảng bộ địa phương và là bộ phận chuyên trách thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Toàn bộ công tác nêu trên liên quan đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, về phát huy và phát triển con người và tác động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Chính vì thế nên không thể đánh giá kết quả hoạt động của công tác tuyên giáo bằng một con số định lượng cụ thể mà kết quả của công tác tư tưởng, tuyên giáo thể hiện trong kết quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh, kết quả ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và từng địa phương.

Trước hết, trong 20 năm qua, công tác tuyên giáo tỉnh nhà đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn đời sống xã hội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với hệ thống tuyên giáo toàn tỉnh đã chủ động, tích cực, kịp thời tham mưu cấp ủy chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng; các định hướng,

chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Riêng trong giai đoạn 2011-2015, ngành Tuyên giáo đã nghiên cứu, tuyên truyền 21 Nghị quyết và Kết luận của BCH TW Đảng, 10 Nghị Quyết và 16 Chỉ thị của Bộ Chính trị trên nhiều lĩnh vực. Cũng trong giai đoạn này, Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng đã ban hành 15 Nghị quyết, 25 Kết luận, 33 Chương trình lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ và trong năm 2016, Tỉnh ủy và BTV Tỉnh ủy đã ban hành 9 Nghị quyết, 8 Kết luận, 13 Chỉ thị và 4 Chương trình hành động... Đồng thời, tuyên giáo đã tham mưu tổ chức kiểm tra, giám sát, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, sơ kết, tổng kết thực tiễn; nắm bắt, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, dư luận xã hội để kịp thời định hướng tư tưởng chính trị góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Cùng với nhiệm vụ trên, Ban Tuyên giáo đã chủ động chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng

NguyễN ChíN �UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tuyên giáo Quảng Nam - hai mươi năm đồng hành cùng Đảng bộ và nhân dân

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Gặp mặt trao Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam”

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/20172

trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, văn nghệ, cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền ở địa phương, các Hội văn học - nghệ thuật, Hội Nhà báo; tổ chức tuyên truyền, giáo dục phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, đất nước…

Những hoạt động đó đã góp phần duy trì và nâng cao sự thống nhất trong Đảng và tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao sức chiến đấu, trí tuệ của Đảng và nâng cao trình độ, chất lượng sống của người dân.

Phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng của quê hương Quảng Nam, đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong toàn xã hội là một bài học xuyên suốt các nhiệm kỳ đại hội đảng bộ tỉnh. Niềm tin, tiềm lực chính trị, tinh thần là một động lực quan trọng để Quảng Nam vượt khó, sáng tạo đi lên. Để có một Quảng Nam như ngày hôm nay: một đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh, thống nhất; kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Thành tựu đó có sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tuyên giáo Quảng Nam.

Cùng với khó khăn chung của những năm đầu tái lập tỉnh, số lượng cán bộ rất ít, đời sống cán bộ, công chức khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn nhưng tập thể cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, đồng hành cùng đảng bộ và nhân dân trong tỉnh vì một Quảng Nam phát triển; đồng tâm trong lựa chọn định hướng phát triển, cổ vũ toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân tỉnh nhà thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình. Ghi nhận thành tích đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2003, Huân chương Độc lập hạng Ba vào năm 2008 và nhiều hình thức khen thưởng khác của Chính phủ, của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam; trong dịp kỷ niệm 20 năm Tái lập tỉnh Quảng Nam, có 17 cán bộ, công chức của Ban vinh dự được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam tặng Huy hiệu Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam.

Trong giai đoạn mới, để phát triển nhanh và bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam còn rất nhiều việc phải làm và phải quyết tâm gấp bội. Có thể nói rằng, trong chặng đường hai mươi năm qua, chúng ta đã đạt được mục tiêu phát triển nhanh trên một số lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng mục tiêu bền vững vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết, đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng, miền; tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn mức bình quân cả nước; đời sống vật chất và tinh thần nhân dân nông thôn, miền núi và công nhân trong các khu công nghiệp còn khó khăn; những vấn đề xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh còn tiềm ẩn những thách thức khó lường. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là hết sức to lớn, quan trọng, đòi hỏi các ngành, các cấp, đơn vị, địa phương, trong đó có Ban Tuyên giáo phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của tỉnh.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đất nước vẫn còn những khó khăn, thách thức; các loại hình thông tin phát triển mạnh mẽ và đa dạng, truyền thông nhiều chiều, kể cả thông tin của các thế lực thù địch, đặt ra cho nhiệm vụ công tác tuyên giáo của Đảng những thách thức mới, nặng nề. Vì vậy, đòi hỏi Đội ngũ công tác tuyên giáo của tỉnh phải nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực, đặc biệt là trình độ lý luận, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và hiệu quả hoạt động; vừa tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, cùng với Đảng bộ chăm lo xây dựng Đảng, phát triển con người, vừa bám sát thực tiễn để cùng với đảng bộ, chính quyền giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, tập trung thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ đột phá, giải quyết những vấn đề thiết thực của nhân dân, đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống nhằm tạo ra sự phát triển mới, tích cực .

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo, trong chặng đường tiếp theo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam giữ vững khối đoàn kết, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà./.

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 3

Ngày 30-10-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII ban hành Nghị

quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (gọi tắt là NQTW04). Nghị quyết xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhất là đề ra 4 nhóm giải pháp đồng bộ, chính diện, quyết liệt, trong đó có giải pháp, cơ chế làm ngay, có giải pháp phải kiên trì triển khai lâu dài, có giải pháp cấp bách, có giải pháp mang tính đột phá.

NQTW04 thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng ta về tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thể hiện tầm nhìn và thái độ của người cộng sản là nghiêm túc, nghiêm khắc, dũng cảm nhìn trực diện vào những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...

Nhận thức tầm quan trọng của NQTW04; thực hiện Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 10-02-2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện NQTW04, ngày 14/3/2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam xây dựng, ban hành Kế hoạch số 63-KH/BTGTU về thực hiện NQTW04.

Kế hoạch 63-KH/BTGTU nêu mục đích và yêu cầu là, (1) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt để cán

bộ, đảng viên trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của NQTW04; nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nắm vững, cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm, nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Ban và ngành Tuyên giáo để triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cấp ủy chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức trong Ban nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình theo chức trách được giao, từ đó tự giác, gương mẫu thực hiện Nghị quyết. (2) Lãnh đạo ban, Chi ủy chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Ban, người đứng đầu của từng phòng phải kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của lãnh đạo cơ quan, chi ủy, công đoàn; thực hiện

Tích cực triển khai thực hiệnNQTW4 khóa XII về xây dựng Đảng

TrầN KhắC ThắNg �Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ, Khóa XII

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/20174

quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Ban Tuyên giáo.(3) Triển khai thực hiện NQTW04 gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Ban.

Đối với nhiệm vụ và giải pháp, Kế hoạch 63-KH/BTGTU nêu 2 phần riêng biệt: một là, đối với nhiệm vụ của ngành; hai là, nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết tại cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Trước hết, đối với nhiệm vụ của ngành, gồm 8 nhiệm vụ, giải pháp:(1) Triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực công tác tuyên giáo. Nâng cao chất lượng tham mưu, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đề cao tinh thần trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo, quản lý. (2) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện NQTW04. Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh tuyên truyền NQTW04 trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đội ngũ báo cáo viên các cấp; chú trọng tuyên truyền, nhân rộng những mô hình mới, kinh nghiệm hay trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; gắn việc thực hiện NQTW04 với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (3) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện NQTW04 về những nội dung liên quan đến công tác tuyên giáo. Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và triển khai để cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở đối với đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp.(4) Căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện tổ chức diễn đàn để trao đổi, đối thoại về những nhận

thức, quan điểm còn khác nhau liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. (5) Tăng cường tuyên truyền phản bác, đấu tranh có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (6) Thực hiện tốt nhiệm vụ nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội để tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyên giáo các cấp chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để tham mưu cấp ủy có chủ trương, giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. (7) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo kế hoạch học tập, bồi dưỡng, bổ sung, nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hàng năm, thực hiện nề nếp việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng đối tượng, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.(8) Trên cơ sở quy định khung của Ban Tuyên giáo Trung ương, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan cụ thể hoá và chỉ đạo quản lý hoạt động của các cơ quan truyền thông, báo chí, xuất bản, internet, mạng xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thông tin, báo chí, tuyên truyền. Chỉ đạo định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông. Tham mưu xây dựng quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên.

Nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết tại cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, gồm 10 nhiệm vụ, giải pháp:(1) Lãnh đạo Ban phối hợp với Chi ủy cơ quan tổ chức Hội nghị phổ biến, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và kế hoạch triển khai thực hiện NQTW04 (khóa XII) đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong Ban. Chỉ đạo cán bộ, đảng viên viết bài thu hoạch cá nhân theo quy định. Đưa việc thực hiện NQTW04 vào chương trình, kế hoạch công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 5

ủy hàng năm, gắn nhiệm vụ thực hiện NQTW04 với Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo từng cán bộ, đảng viên, công chức phải có cam kết bằng văn bản với chi bộ, lãnh đạo Ban về việc không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đăng ký Kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề hàng năm. (3) Thực hiện tốt việc tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình việc thực hiện NQTW04 định kỳ hàng năm. Trong kiểm điểm tự phê bình, phê bình với quan điểm, thái độ chân thành, thẳng thắn, xây dựng, dựa trên nguyên tắc của Đảng; bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của chi bộ. (4) Thường xuyên nắm bắt, phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh về tư tưởng trong nội bộ cơ quan, nhất là các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Tỉnh ủy trong việc triển khai học tập, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn của đảng viên trong chi bộ. (5) Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, trước hết là chấp hành chế độ báo cáo, hội nghị. Kiểm điểm cán bộ, công chức khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.(6) Xây dựng phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sát cơ sở, hiệu quả trong cán bộ, công chức của Ban. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện nghiêm Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao chế độ trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là người đứng đầu của Ban và các phòng chuyên môn.(7) Chi bộ thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình. Chi bộ, lãnh đạo Ban thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa của cán bộ, đảng viên; xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Trong sinh hoạt chi bộ định kỳ phải có nhận xét việc

thực hiện NQTW4 và 6 tháng 1 lần sơ kết đánh giá việc khắc phục hạn chế, yếu kém của tập thể, cá nhân đã được đăng ký trong bản cam kết không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lấy kết quả thực hiện cam kết không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm cơ sở kiểm điểm đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, đảng viên cuối năm. (8) Lãnh đạo, thực hiện công tác cán bộ theo đúng quy định hiện hành; tinh giản biên chế đúng mục tiêu và hiệu quả, gắn với tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ. (9) Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện Nghị quyết; phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ quan trong việc giám sát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, công chức, đảng viên.(10) Lãnh đạo củng cố, duy trì khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Ban, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong sạch vững mạnh, xứng đáng là cơ quan tham mưu của cấp ủy trên lĩnh vực tuyên giáo nói chung và chính trị, tư tưởng và đạo đức nói riêng.

Để cụ thể hóa Kế hoạch trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã ban hành Chương trình thực hiện NQTW04 năm 2017 với những việc làm cụ thể, thiết thực.

Tin tưởng rằng, với truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo Quảng Nam nói chung, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nói riêng, với ý thức tự giác và tinh thần quyết tâm chính trị của từng cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng đồng chí lãnh đạo Ban, Chi ủy chi bộ, đảng viên trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự phối hợp, hỗ trợ của Ban Tuyên giáo các cấp trong tỉnh, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi Kế hoạch số 63 –KH/BTGTU về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ./.

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/20176

Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí

về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Giải thưởng) do Ban Bí thư Trung ương Đảng giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. “Đây là hoạt động quan trọng, thiết thực nhằm đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng nhân cách con người, đề cao các giá trị chân - thiện - mỹ, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; động viên khen thưởng các văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân có thành tích xuất sắc trong sáng tác, quảng bá”. Đây cũng là hoạt động góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Giải thưởng được xét chọn và trao giải 2 lần trong một nhiệm kỳ (5 năm). Lễ công bố, trao giải thưởng, khen thưởng, tổ chức đợt 1 vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2018); đợt 2, vào dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2020).

Giải thưởng xét tặng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, sưu tầm văn nghệ dân gian, xuất bản phẩm, công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, gồm: Văn học; âm nhạc; sân khấu; mỹ thuật; điện ảnh; nhiếp ảnh; múa; kiến trúc; văn nghệ dân gian; văn học

các dân tộc thiểu số; báo chí (báo in, tạp chí in, báo chí điện tử, phát thanh, truyền hình). Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gồm: Báo chí (cơ quan báo chí đăng, phát tác phẩm báo chí); xuất bản (in sách, quảng bá, phát hành sách); phát hành phim và chiếu phim; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; ca sỹ, nghệ sỹ thể hiện nhiều và thành công về chủ đề nầy.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết quả thực hiện và những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt để cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên,

Hưởng ứng giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập,

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

ĐoàN NgọC Thi �Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đồng chí Nguyễn Chín, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại buổi phát động hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học

- nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020”

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 7

công chức, viên chức và nhân dân tích cực học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện Chỉ thị 05. Trong Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cấp ủy, các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ…; giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đưa nội dung sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào giải Tặng thưởng văn hóa - nghệ thuật Đất Quảng, Giải thưởng văn học - nghệ thuật Đất Quảng, Liên hoan Phát thanh - Truyền hình tỉnh…; giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức phát động hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Trên cơ sở đó, ngày 14-3-2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức phát động hưởng ứng Giải thưởng nhằm tuyên truyền, động viên văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Các tác phẩm tham dự Giải thưởng phải đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, có tính phát hiện, góp phần tuyên truyền những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mục đích ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 của cấp ủy, chính quyền, các ngành và kết quả thực hiện tại các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là những cách làm sáng tạo, những mô hình hiệu quả… gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, với các phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; gắn với quảng bá hình ảnh Quảng Nam trong quá trình phát triển và hội nhập... Phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sự gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo Bác của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu các cấp, các ngành.

Để xét chọn các tác phẩm tham dự Giải thưởng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh thành lập Hội đồng sơ khảo của ngành, hội chuyên ngành: Hội đồng Sơ khảo của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xét các tác phẩm văn học, nghệ thuật tham gia dự giải. Chọn 10 tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ gửi về Ban Sơ khảo. Hội đồng Sơ khảo của Hội Nhà báo tỉnh xét các tác phẩm báo chí tham gia dự giải. Chọn 10 tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ gửi về Ban Sơ khảo. Hội đồng Sơ khảo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xét các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá, biểu diễn. Chọn 3 tập thể và 3 cá nhân, lập hồ sơ gửi về Ban Sơ khảo.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thành lập Ban Sơ khảo thẩm định và xét chọn các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí trong sáng tác và tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá từ các hội đồng sơ khảo gửi về để tặng thưởng, biểu dương và lập hồ sơ đề nghị Ban Chỉ đạo Giải thưởng Trung ương xét chọn trao giải thưởng.

Để góp phần đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và có nhiều tác phẩm xuất sắc tham dự Giải thưởng, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy rất mong các ngành liên quan, các cơ quan thông tin, truyền thông, Ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thường xuyên thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp để các văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân biết và hưởng ứng tham gia.

Với sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan và sự hưởng ứng tích cực của các văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân, hy vọng Quảng Nam sẽ có nhiều tác phẩm xuất sắc tham dự Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”./.

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/20178

Bàn về công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Đánh giá về tình hình đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Nghi quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010-2015 đã viết: “Qua việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã giải quyết được nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, qua đó, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; đồng thời, giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên thường xuyên có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Nhờ vậy, đã từng bước siết lại kỷ luật, kỷ cương, góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tạo tiền đề đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng. Đã có nhiều tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể từ yếu kém vươn lên trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã chú trọng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Tuy nhiên, “Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị ở một số nơi chưa quyết liệt”. “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội còn diễn ra”. Tất nhiên trong đó có cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã - những người cùng góp phần đưa các chủ trương,

đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống - là những người thực thi vai trò, trách nhiệm của mình một cách trực tiếp nhất, gần gũi nhất với nhân dân.

Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; hạn chế, đẩy lùi những yếu kém về mặt đạo đức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, cần tiến hành đồng thời ba giải pháp cơ bản sau:

Trước hết, phải kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã với lý tưởng vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đặt lên hàng đầu tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “Dĩ công vi tư” khi lựa chọn, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Kết hợp chặt chẽ đạo đức với tài năng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực sự coi trọng đạo đức là gốc, đảm bảo người trong Đảng, tức là đảng viên và người được Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cấp xã lựa chọn làm cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là những người thực sự có đức, có tài, phải là những công dân số một ở xã. Vấn đề cấp thiết hiện nay về xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã là đòi hỏi phải hướng tới đạo đức hành động, hướng tới nhân dân và vì nhân dân, kiên định đến cùng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - phải hiện thực hóa cụ thể, rõ ràng trong thực tiễn công tác. Phải kết hợp chặt chẽ đạo đức với tài năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã để họ thực sự xứng

TrầN VăN Cam �Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

Ba giải pháp cơ bản trong xây dựng đạo đứccách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

ở cấp xã hiện nay

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 9

đáng với niềm tin cậy và sự mong đợi của nhân dân. Muốn vậy, phải nghiêm túc đảm bảo tính công khai, công bằng, công minh trong đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải lắng nghe tiếng nói nhận xét, đánh giá từ phía nhân dân; bám sát nhân dân để xây dựng Đảng, để thực hiện công tác tổ chức - cán bộ của Đảng ở cấp xã.

Gắn kết chặt chẽ việc chấn chỉnh đạo đức với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, trong chính quyền và trong cả hệ thống chính trị ở cấp xã theo Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội, theo Hiến pháp và pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, công khai mọi cán bộ lãnh đạo, quản lý khi vi phạm Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội, vi phạm Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và thực hiện nghiêm quyền bình đẳng của tất cả đảng viên trước Điều lệ Đảng, của tất cả cán bộ, nhân dân trước Hiến pháp và pháp luật, không ai được hưởng quyền ngoại lệ.

Thực hiện chỉnh đốn Đảng, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã trước hết là chỉnh đốn, chấn chỉnh về đạo đức theo đúng với nghĩa thực của “chỉnh đốn”, “chấn chỉnh”, tức là phải có những biện pháp thực sự mạnh mẽ để thanh lọc những đảng viên, những cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm pháp luật, như chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Trừng trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai”.

Thứ hai, xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã phải được bắt đầu bằng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sức mạnh của hệ thống chính trị ở cấp xã được quyết định bởi yếu tố quan trọng đầu tiên là sức mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ở cấp xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Sức mạnh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã được hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đạo đức là gốc, là nền. Đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã không phải từ trên trời sa xuống, nó được hình thành, phát triển trong quá trình rèn luyện bền bỉ, như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì

vậy, xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã phải được bắt đầu bằng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho từng cán bộ lãnh đạo, quản lý và bằng tinh thần tự giác trong tự giáo dục, rèn luyện của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chú trọng kết hợp giữa giáo dục nhận thức với rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, hình thành niềm tin khoa học và thực hành đạo đức, lối sống của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã.

Đảm bảo quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các quy định của nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã nói riêng. Gắn chặt việc xây dựng và thực hành đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã với việc phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Triển khai sâu rộng, mạnh mẽ Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cấp xã, nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ nâng cao nhận thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã phải tiền phong, gương mẫu chuyển thành hành động bằng cách thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả, bền bỉ, lâu dài, tự nguyện, tự giác, coi đó như là một nhu cầu văn hóa thiết thực, cao cả của người cán bộ cách mạng trước tầm nhìn và góc nhìn của bàn dân thiên hạ.

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức, đủ sức tạo ra những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cấp xã theo tinh thần “chấn hưng” đạo đức. Xem xét tổ chức xây dựng bộ luật đạo đức xã hội làm cơ sở pháp lý để giáo dục đạo đức công dân, đặc biệt là giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp xã. Ưu tiên tăng cường

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201710

giáo dục lương tâm, danh dự trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã để cho mỗi người đều “phải biết rằng tham lam là một điều đáng xấu hổ”; tham nhũng là trộm cắp của nước, của dân, là một tội ác không thể tha thứ được. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng văn hóa và con người, xây dựng giá trị con người Việt Nam theo các đặc trưng dân tộc - văn hóa - dân chủ - khoa học của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng ở cấp xã một cách thường xuyên, tạo thành một nền nếp ổn định, có sức tác động mạnh, có độ hiệu ứng cao đến đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cấp xã, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ đó tạo sức lan tỏa ra toàn xã hội ở cấp xã.

Thứ ba, xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã phải gắn liền với xây dựng chính trị, tư tưởng và tổ chức ở cấp xã.

Xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ với xây dựng chính trị, tư tưởng và tổ chức ở cấp xã. Phẩm chất chính trị cao nhất cần xác lập, củng cố, tăng cường trong từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã là quyết tâm chính trị trong thực hiện mục tiêu độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quyết tâm đó không chỉ dừng lại ở lý tưởng chính trị mà còn là sự thể hiện ở lý tưởng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Tư tưởng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã không chỉ thể hiện ở việc nhận thức đúng đắn các giá trị, chuẩn mực đạo đức, mà còn thể hiện ở hành vi đạo đức của mỗi người, thông qua thực hành đạo đức, thực hành dân chủ, thực hành tự phê bình và phê bình, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở cấp xã, thực hiện sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ở cấp xã, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy định về nêu gương của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan chính quyền, đoàn thể ở cấp xã; gắn việc xây dựng và thực hành đạo đức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã với những đột phá lớn, mới mẻ, đúng nguyên tắc về công tác tổ chức, công tác cán bộ ở cấp xã. Tăng cường nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa để kiểm soát và xử lý tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy Huân chương, chạy luân chuyển; xóa bỏ sự tệ hại của cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp” trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là ở cấp xã, bởi nó đã gây ra bao hậu quả nặng nề, làm hỏng thể chế, làm suy yếu tổ chức, làm lệch lạc nhân cách cán bộ, gây bất bình, xóa mòn niềm tin của nhân dân, của xã hội đối với Đảng, chế độ ta; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên của cấp xã phải có trách nhiệm làm gương nghiêm túc để cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã noi theo.

Trong thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn; không thể thực hiện thành công, thắng lợi trong một sớm, một chiều. Vì vậy phải thực sự coi đây vừa là một nhiệm vụ cách mạng cấp bách, vừa là một nhiệm vụ cách mạng lâu dài; phải kiên quyết, kiên trì, phải tích cực, bền bỉ thực hiện trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng nguyên tắc, mềm dẻo linh hoạt, không được chệch hướng; phải làm đúng quy trình, bước đi, bắt đầu từ tuyên truyền, giáo dục, vận động, và gắn với tuyên truyền, giáo dục vận động là tổ chức thực hiện nghiêm bằng những chế tài pháp lý cụ thể, mạnh mẽ; phải lựa chọn những biện pháp thực sự đúng đắn, khoa học, sát hợp để thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu và đạt thành công, thắng lợi lớn. Nhiệm vụ cách mạng này có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã; sự nêu gương, thể hiện tính tiền phong, gương mẫu của của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên cấp xã, và quyết tâm chính trị thật sự của mỗi một người dân./.

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 11

Ngày 29/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 122/QĐ-TTg, duyệt y việc thành lập Hội

Khuyến khích và Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam). Như tên gọi, mọi hoạt động của Hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ giáo dục, xây dựng xã hội học tập (XHHT), hướng đến mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ở Quảng Nam, ngày 21/7/2008 Tỉnh ủy ban hành Thông tri số 06-TT/TU, triển khai thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Ban Bí thư (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 31/CT-UBND ngày 10/9/2008 về đẩy mạnh chỉ đạo triển khai thực hiện công tác này trên địa bàn toàn tỉnh. Trong 10 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, hội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT đạt nhiều kết quả. Hệ thống tổ chức hội khuyến học được củng cố, phát triển tương đối rộng khắp. Đến nay, ngoài Hội Khuyến học tỉnh có 18 hội khuyến học huyện, thị xã, thành phố; 3 hội khuyến học nhà trường trực thuộc Tỉnh hội; 244 hội khuyến học xã, phường, thị trấn; 2.547 chi hội trường học, thôn, khối phố; 5.839 ban khuyến học và 801 phân hội khuyến học. Với 198.891 hội viên, đạt tỷ lệ 14,2% dân số của tỉnh. Các cấp hội đã cơ bản thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong tham mưu, phối hợp, thực hiện công tác khuyến học. Hầu hết cán bộ hội nhiệt tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm công tác.

Qua thực tiễn phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu về công tác khuyến học. Có 9 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành giải thưởng khuyến học. Nguồn quỹ khuyến học được huy động ngày càng tăng. Trong 10 năm qua, cả hệ thống khuyến học của tỉnh đã huy động trên 379 tỷ đồng; các cấp hội đã kịp thời phối hợp tổ chức xét, trao trên 1.102.000 suất học bổng, khen thưởng và hỗ trợ khó khăn cho học sinh, sinh viên với tổng giá trị trên 240 tỷ đồng, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngoài ra, toàn tỉnh đã huy động trên 22.800 cán bộ là thành viên ban chấp hành hội các cấp, là thường trực ban khuyến học các cơ quan, đơn vị mà không phải chi trả thù lao. Tính trong 10 năm qua, nguồn lực này có giá trị trên 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả to lớn nêu trên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT của tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế ở một số mặt. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội chưa đầu tư đúng mức cho công

TrầN VăN DũNg �Trưởng Phòng Khoa giáo BTG Tỉnh ủy

Vấn đề rút ra qua 10 năm thực hiệnChỉ thị 11-CT/TW tại Quảng Nam

Lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” năm 2015

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201712

tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông tri 06-TT/TU của Tỉnh ủy, Chỉ thị 31/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến nay còn một số cơ quan, đơn vị, nhiều tổ đoàn kết, nhiều cơ sở tôn giáo chưa có ban khuyến học. Một số tổ chức hội chưa phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, triển khai thực hiện công tác khuyến học. Đội ngũ cán bộ các cấp hội đa số lớn tuổi. Nhiều cán bộ hội ở xã, phường, thị trấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có thù lao. Còn rất nhiều tổ chức hội nhất là các đơn vị ở khu vực miền núi gặp khó khăn, thiếu thốn về phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ và kinh phí hoạt động. Phong trào khuyến học chưa đồng đều giữa các khu vực, đơn vị. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, trong khi công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để bổ sung thực hiện nhiệm vụ khuyến học nhiều nơi còn hạn chế.

Thiết nghĩ, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trên địa bàn tỉnh thời gian đến cần chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Một là, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X, Thông tri 06-TT/TU của Tỉnh ủy, Chỉ thị 31/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT gắn với thực hiện Chương trình 28-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCHTW Đảng (khóa XII) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; trước hết, cần có giải pháp để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu.

Tập trung chăm lo củng cố, phát triển tổ chức hội các cấp vững mạnh. Tiếp tục vận động phát triển hội viên, phấn đấu đạt tỷ lệ 17% vào năm 2020. Kịp thời củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở của hội, phát triển tổ chức hội tại các trường học tư thục, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tổ đoàn kết, hội đồng hương, cơ sở tôn giáo. Phát huy vai trò của ban chỉ đạo, của các hội khuyến học, các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục và đào tạo trong tham mưu, phối hợp,

thực hiện công tác khuyến học. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác tuyên truyền thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp khuyến học thông qua các cơ quan báo, đài, website địa phương, hội khuyến học và các hội, đoàn thể một cách thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. Kịp thời phản ánh tình hình, kết quả công tác khuyến học, những tập thể, cá nhân có cách làm hiệu quả, sáng tạo từ cơ sở. Đồng thời, phê phán những biểu hiện thiếu tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo và không thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khuyến học.

Hai là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học trong và ngoài nhà trường. Tăng cường công tác vận động, giữ vững, phát triển các nguồn quỹ; kịp thời xét và tổ chức trao thưởng, hỗ trợ nhằm khuyến khích, động viên học sinh, sinh viên thi đua học tập. Phấn đấu tăng nguồn quỹ khuyến học và số lượt học sinh, sinh viên được xét khen thưởng, hỗ trợ trung bình hàng năm trên 5%.

Ba là, cần chỉ đạo thực hiện xây dựng XHHT trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch 4079-KH/UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, giòng họ, cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Gắn với cuộc vận động ”Toàn dân đoàn kết xây dân đời sống văn hóa” tại địa phương. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động; tổ chức ký kết giao ước thi đua; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập; bảo đảm kinh phí thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo rà soát, đánh giá, sắp xếp, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên để góp phần xây dựng XHHT tại địa phương.

Tin tưởng rằng trong thời gian đến với việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa, góp phần xứng đáng vào việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 13

NguyễN ƯNg �UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hội An

Công tác Tuyên giáo có vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng ở địa phương, trong đó Ban Tuyên giáo đảng ủy

các xã, phường là chiếc cầu nối trong việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sâu sát nhất. Từ đó tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, ra sức động viên cán bộ, nhân dân thi đua lao động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phương.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng các hiệp định thương mại tự do (FTA). Thành phố Hội An cũng không nằm ngoài xu thế đó, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình hội nhập, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng đặt ra nhiều thách thức trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch - dịch vụ là thế mạnh của từng xã, phường. Từ quá khứ đến hiện tại, Hội An là vùng văn hóa mở, nên quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa các vùng, miền và nhiều quốc gia trên thế giới đã tác động không nhỏ đến con người Hội An. Diễn biến nhanh của tình hình trong nước và quốc tế với những thuận lợi, thời cơ, lẫn thách thức và nguy cơ đan xen phức tạp. Sự phức tạp, đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng nấc của tư tưởng, tâm trạng xã hội, đang phát triển nhanh là môi trường, bối cảnh mới của công tác tư tưởng - văn hóa của thành phố du lịch. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao, một bộ phận dân cư tôn sùng văn hóa ngoại lai, những con người Hội An “thuần hậu” đang mất dần hoặc thay thế bằng những “con người Hội An mới” từ các vùng miền khác nhau trên cả nước đã làm biến dạng, xáo trộn văn hóa Hội An ở cả hai phương diện văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là kết quả của quá

trình chuyển cư bằng việc mua lại các ngôi nhà cổ gắn bó hàng trăm năm của người Hội An bản địa để sinh sống, kinh doanh. Con người Hội An bản địa là văn hóa sống của di sản. Điều đó đòi hỏi công tác tuyên giáo phải có nhiều cố gắng về đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động, biện pháp triển khai thực hiện. Trước tiên là đổi mới công tác tuyên giáo xã, phường, nhằm hoạt động ngày càng chủ động hơn, bài bản hơn, tích cực, sâu sát cơ sở và kịp thời tham gia giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộc sống đặt ra. Để Ban Tuyên giáo đảng ủy xã, phường làm tốt công tác tư tưởng trong thời gian tới cần phải có những giải pháp cơ bản sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ của các Ban Tuyên giáo xã, phường bảo đảm đủ về số lượng tiêu chuẩn, cơ cấu thành phần, trình độ văn hóa, lý luận chính trị và năng lực, phẩm chất đạo đức, nói đi đôi với làm, nói tốt, viết tốt để thực sự trở thành những chiến sĩ tham mưu tác chiến trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của người đứng đầu cấp ủy cũng là vấn đề quan trọng của sự thành công của công tác tư tưởng ở xã, phường. Vì đa số bí thư xã, phường là báo cáo viên thành ủy, phụ trách công tác tuyên giáo đảng ủy xã, phường. Người đứng đầu phải nói cho dân hiểu, nói cho dân tin, năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực thực hành phải tốt mới làm cho dân tâm phục, khẩu phục. Nói cách khác, người đứng đầu cấp ủy, phụ trách công tác tuyên giáo của đảng ủy xã, phường phải là giới tinh hoa của địa phương, có như vậy việc triển khai đường lối, chính sách của Đảng đến với các tầng lớp nhân dân mới thành công trọn vẹn.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Giải pháp nâng cao năng lực công tác tư tưởng của Ban Tuyên giáo xã, phường

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201714

miệng góp phần quan trọng vào nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống quê hương, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Động viên nhân dân phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.

- Có kế hoạch dài hạn và hàng năm về bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên giáo xã, phường nhằm bảo đảm cán bộ chuyên trách tuyên giáo phải được đào tạo bài bản, chính quy, có khả năng phát triển lâu dài và tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, sự nhạy bén, chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng - văn hóa. Chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo đúng tình hình diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, các đối tượng xã hội, kịp thời đề xuất những giải pháp giải quyết có hiệu quả. Đổi mới việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

- Nâng cao vai trò của công tác tư tưởng trong sinh hoạt Đảng; củng cố và tăng cường sự thống nhất về chính trị-tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực tạo ra phong trào hành động cách mạng góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, phường. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo xã, phường với ủy ban nhân dân, ủy ban mặt trận và các đoàn thể cấp xã trong việc làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân trong các vùng dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đi đôi với việc tăng cường đối ngoại nhân dân.

- Đội ngũ làm công tác tuyên giáo xã, phường phải luôn bám sát địa bàn dân cư, gần gũi với quần chúng nhân dân, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong từng chi bộ đảng và từng cụm dân cư để định hướng tư tưởng tại địa phương một cách cụ thể, sát thực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, tạo sự thống nhất tư tưởng cao trong Đảng, sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân ở từng địa phương.

- Tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Kết quả tích cực của vấn đề này là minh chứng hùng hồn nhất, thuyết phục nhất của người làm công tác tư tưởng trước cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc... Để phát huy những nhân tố tích cực, tạo sự lan tỏa trong đảng bộ và cộng đồng. Nội dung tuyên truyền không ngừng được cập nhật thông tin thời sự có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm kịp thời, thu hút người nghe, tăng cường trao đổi thông tin hai chiều gắn với tình hình thực tế của từng địa phương để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu sâu sắc hơn và có những hành động thiết thực trong thực hiện các phong trào hành động cách mạng. Tập trung làm tốt công tác tư tưởng cho các tầng lớp nhân dân thông qua các sự kiện lễ hội truyền thống và các sự kiện trọng đại của địa phương, dân tộc.

- Giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển kinh tế làm sao cho hài hòa, đó là điều trăn trở của người làm công tác tư tưởng ở từng địa phương. Do đó, tăng cường nắm bắt từng tâm trạng xã hội liên quan đến những vấn đề “nóng” ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhân dân để làm tốt công tác tư tưởng cho từng địa bàn dân cư, mới xây dựng thành công Hội An thành phố Sinh thái-Văn hóa-Du lịch đầy đủ ý nghĩa của nó.

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 15

Hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở huyện Nam Trà My

NguyễN VăN CẩN �Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Trà My

Nam Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, tái lập vào tháng 8/2003, có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân

còn nhiều khó khăn, nằm trong 63 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, cuối năm 2016 là 64,40%. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 97%, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế, nhất là các xã ở xa trung tâm huyện. Điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của cho nhân dân chưa được đảm bảo. Những vấn đề trên là thách thức trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân trước mắt lẫn lâu dài.

Xuất phát từ tình tình thực tiễn, thực hiện Nghị quyết và chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện năm 2016, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời các Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. Đồng thời, xây dựng chương trình thực hiện tập trung vào việc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư, gắn với từng địa phương, đơn vị. Triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã làm cho tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được giữ vững, ổn định, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong năm qua, để làm tốt công tác tuyên truyền miệng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng từ huyện đến cơ sở. Huy động cả hệ thống chính trị, cùng với sự tham

gia đồng bộ, mạnh mẽ của các binh chủng tuyên truyền, bảo đảm tính sắc bén và thuyết phục, lan tỏa trong cộng đồng dân cư phù hợp với đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với phương châm công tác tuyên truyền phải hướng về cơ sở, giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ sở, trong đó xác định dân tộc, chính sách dân tộc và việc đăng ký thoát nghèo bền vững của nhân dân, xây dựng nông thôn mới là những vấn đề trọng tâm tác động đến ý thức, làm thay đổi hành động của nhân dân. Đội ngũ báo cáo viên từ huyện đến cơ sở, cán bộ phụ trách tuyên huấn ngành, đoàn thể và tuyên truyền viên cơ sở, đặc biệt là với chủ trương “3 giúp 1” (3 cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở giúp 1 hộ nghèo) đã thật sự phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã thật sự trở thành tuyên truyền viên, lặn lội đến từng thôn, bản vào từng nhà dân để tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân cách làm ăn để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Khi cán bộ, công chức, viên chức xuống cơ sở vận động nhân dân thoát nghèo thì được trang bị những kiến thức cơ bản như: Mỗi hộ đăng ký và công nhận thoát nghèo thì sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn 30a, tỉnh hỗ trợ 5 triệu, huyện hỗ trợ 3 triệu, và hai mô hình sản xuất trị giá 4 triệu đồng. Tổng cộng số tiền là 22 triệu đồng, nhưng không hỗ trợ bằng tiền mặt mà bằng hiện vật như mua bò, làm chuồng trại và cấp giống cây dược liệu cho hộ dân. Ngoài ra các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, đều tập trung hỗ trợ cho hộ thoát nghèo. Chính vì vậy mà năm 2015 toàn huyện đã có 319 hộ tự giác đăng ký thoát nghèo; năm 2016 có 338 hộ đăng ký thoát nghèo cuối năm hộ nghèo đã giảm từ 4.744 hộ xuống còn 4.409 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201716

64,40% tổng số hộ dân cư, giảm 6,49% so với cuối năm 2015; quy mô hộ cận nghèo giảm từ 135 hộ xuống còn 105 hộ, chiếm 1,53% tổng số hộ dân cư, giảm 0,48 % so với cuối năm 2015. Trong đầu năm 2017 đã có 470 hộ đăng ký thoát nghèo, hiện nay UBND huyện đã phân công cho các cơ quan đơn vị tiếp cận với hộ nghèo để xây dựng phương án giúp đỡ họ thoát nghèo. Công tác tuyên truyền còn trực tiếp hướng dẫn bà con kể cả những hộ đã thoát nghèo, vay vốn từ các chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện để mua gia súc chăn nuôi như bò, heo đen, dê, làm chuồng trại, trồng cỏ và chế biến thức ăn, cách chăm sóc đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng các loại cây như: sâm Ngọc linh, sâm Nam, Giảo cổ lam, Sa nhân tím, quế Trà My, chuối mốc…; trực tiếp thu mua hàng hóa các hộ làm ra để tập dần cách trao đổi mua bán, tính toán chi tiêu tiết kiệm trong gia đình vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình; đồng thời, tuyên truyền nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội như ăn tết theo phong tục dài ngày, ăn Trâu huê tốn kém đến tài sản của các gia đình đã được giảm đáng kể; chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đóng góp tích cực vào công cuộc giảm nghèo trên địa bàn huyện; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả (phải kể đến đó là việc tuyên truyền, vận động nhân dân các xã đăng ký làm đường bê tông nông thôn, nhân dân bỏ ra hàng ngàn ngày công để cõng cát, sạn từ sông, suối những nơi không có đường ô tô đến điểm tập kết để làm đường giao thông); công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, các chương trình y tế quốc gia được quan tâm thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn đi sâu, đi sát đến các địa bàn dân cư các vùng triển khai các dự án, nhằm thu thập thông tin nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để tham mưu cho cấp ủy giải quyết kịp thời những vướn mắt phát sinh từ cơ sở.

Công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở trong năm

qua đã thật sự đi vào lòng dân và phát huy hiệu quả, ý thức của người dân về giảm nghèo được nâng lên, phương thức sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu (chọc tỉa, ngồi chờ trời) đã từng bước thay đổi. Những hộ dân đã thoát nghèo mạnh dạn đầu tư tiền của, công sức tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa, trao đổi để tăng thu nhập. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thoát nghèo đã thấm vào từng người dân đi vào cuộc sống; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu tư của trung ương, của tỉnh nên kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được cải thiện, hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ngày càng khang trang; hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, lưu thông, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất ngày càng thuận lợi; công tác phát triển ngành nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm tại chỗ được chú trọng.

Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My, củng cố và ngày càng nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước.

Có thể nói, với phương châm “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng”, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên là một tuyên truyền viên hiệu quả ở cơ sở, là giải pháp nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, đảm bảo tính sắc bén, thuyết phục, lan tỏa trong cộng đồng.

Phát huy những kết quả đạt được công tác tuyên truyền miệng trong thời gian qua, năm 2017 và những năm tiếp theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Trà My tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền miệng. Đổi mới nội dung, phương thức và kỹ năng tuyên truyền miệng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức hội thảo bàn biện pháp đẩy mạnh công tác

(Xem tiếp trang 24)

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 17

Từ thực tiễn phong phú của đời sống thanh niên, người cán bộ Đoàn đã thiết kế nhiều hoạt động phong trào mang tính gần gũi, thiết thực, hiệu quả. Và từ đó, họ đã tạo dựng được niềm tin, sự sáng tạo, niềm hứng khởi trước thanh niên.

Làm kinh tế giỏi“Mình không làm được thì khó

thuyết phục người khác” - Zơ Râm Thơnh, Bí thư Chi đoàn La Bơ B, xã Chà Vàl (Nam Giang), thổ lộ. Cách đây 3 năm, Thơnh mạnh dạn vay 50 triệu để khởi nghiệp. 1,5 ha đất của gia đình được đầu tư trồng keo, nuôi bò, dê và nhận khoán 2 ha cao su. Chí thú làm ăn, đến nay gia đình anh trả hết nợ ngân hàng và bắt đầu có “của ăn của để”. Thơnh nói: “Nghĩ lại cũng thấy mình liều quá, vay vốn nhiều thế mà không làm được chi thì nợ nần sao trả được. Khi làm thành công mình đã truyền kinh nghiệm làm ăn cho đoàn viên của mình”.

Cả Bí thư và Phó bí thư Đoàn xã Bình Nam (Thăng Bình) đều là những người đi đầu trong làm ăn, phát triển kinh tế. Từ dịch vụ in ấn của Phó Bí thư Phan Phú Quý đến mô hình nuôi gà của Bí thư Lê Thống Nhất, chính vì vậy họ mới có “uy” trong việc tập hợp thanh niên. Dịch vụ in ấn của anh Quý tuy không lớn nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình với thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh có nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên trong việc in ấn thiệp cưới và hỗ trợ địa phương trong việc tuyên truyền bằng pano, khẩu hiệu.

Còn anh Lê Thống Nhất với mô hình nuôi gà thả vườn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh

Nhất kể: “Một lứa tôi thả nuôi từ 700 - 1.500 con gà, lãi khoảng 60 triệu đồng/năm. Mô hình nhỏ của tôi cũng đã giúp giải quyết việc làm cho 2 thanh niên với khoảng tiền công mỗi người 3,5 triệu đồng/tháng”. Cứ có mô hình làm ăn, kỹ thuật nào mới là cán bộ đoàn ở đây đi tiên phong, vì theo anh Nhất “có làm được thì mới thuyết phục nổi thanh niên làm theo”. Cả xã có hơn 280 hộ nghèo, nhưng không có hộ thanh niên nghèo nào. Đó là một tín hiệu vui.

Gần gũi và đồng hànhLà thủ lĩnh thanh niên, Bí thư Đoàn xã Chà Val,

Hiên Phách trăn trở khi thấy một số bạn trẻ trong xã hết học lại chơi bời, rượu chè, không lo làm ăn. Hiện toàn xã có 60 hộ thanh niên nghèo và 27 hộ thanh niên cận nghèo. Để giải quyết câu chuyện thoát nghèo cho thanh niên, Đoàn xã đã có nhiều cách làm cụ thể như: Mở lớp tập huấn cạo mủ cao su cho 50 thanh niên; huy động 55 thanh niên trong 2 ngày san đắp 150m2 nền nhà cho gia đình anh Zơ Râm Tơi; góp 100 ngày công phát 2ha trồng keo giúp anh Bling Hào. Cuối tháng 12 vừa qua, cả hai anh Zơ Râm Tơi và Bling Hào đã được

Cán bộ Đoàn tiên phong, gương mẫuQuaNg QuỳNh �

Tổ hợp tác nuôi thỏ Thành Đạt làm ăn hiệu quả.

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201718

công nhận thoát nghèo. Anh Hiên Phách khẳng định: “Phải gần gũi chia sẻ với anh em và đồng hành giúp họ làm kinh tế thì họ mới tin, mới theo Đoàn được. Nói suông không được đâu”. Anh Phách cho biết thêm, vấn đề quan trọng là phải đánh thức, khơi dậy tính tự lực mưu sinh trong thanh niên vùng cao.

Kinh phí tổ chức các hoạt động của Đoàn luôn là một vấn đề đau đầu với các đơn vị vùng cao. Tại Đông Giang, các Chi đoàn thôn ở xã Jơ Ngây, Màcooih đã làm tốt công tác gây quỹ Đoàn. Bí thư Chi đoàn thôn Kèn, thôn Ngật (xã Jơ Ngây) ALăng Ga và A Lăng Lực đã vận động đoàn viên trong thôn khai hoang 1,5 ha đất trồng keo, mua giống keo và bán ra để gây quỹ. Trung bình một năm chi đoàn có thể gây quỹ hoạt động khoảng 35 triệu. Chi đoàn thôn Tà Rèng (xã Màcooih) thì trồng hơn 1 ha ớt Ariêu với sự tham gia góp sức của 27 đoàn viên, mỗi năm có thêm 10 triệu để hoạt động phong trào. Có quỹ, các chi đoàn tổ chức trao quà, trao học bổng, tổ chức các đợt sinh hoạt văn nghệ, thể thao. Anh Ra Pat Chưới (đoàn viên thôn Kèn) chia sẻ:“Mình và các bạn trong thôn hào hứng tham gia hoạt động, tụi mình tự nguyện tham gia mà không cần vận động chi cả”.

Chân dung thủ lĩnhMột trong những điểm mấu chốt ảnh hưởng

tới chất lượng tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư là sự biến động thường xuyên của cán bộ chi đoàn; năng lực, trình độ của đồng chí bí thư chi đoàn. Chính vì vậy, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng bí thư đoàn trên địa bàn dân cư cần được quan tâm hơn, có thể giới thiệu các đồng chí đang làm việc ở xã vào vị trí bí thư chi đoàn và hỗ trợ, tiếp sức cho đội ngũ này phát triển kinh tế hộ gia đình. Bí thư Đoàn thị trấn Trà My (Bắc Trà My) Phan Thị Trà Vinh, nói: “Một thủ lĩnh nhiệt tình, biết lắng nghe và có kỹ năng hoạt động phong trào sẽ tạo ra sức hút và sự hứng thú với ĐVTN khi tham gia các buổi sinh hoạt Đoàn”. Là một cán bộ đoàn giỏi chuyên môn, giỏi làm kinh tế, chị Vinh góp thêm, chân dung cán bộ đoàn ngày nay cũng rất cần yếu tố chuyên nghiệp, từ vốn tri thức, tính nghiêm túc, có đầu óc thiết kế và tổ chức hoạt động phong trào mang đậm chất trí tuệ và tính giáo dục, có chương trình công tác khoa học, phù hợp với thực

tiễn cuộc sống, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng, lành mạnh của giới trẻ. “Một yếu tố không thể thiếu được của cán bộ đoàn là tính gương mẫu, đầu tàu trong đạo đức, lối sống, sinh hoạt, học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Có như vậy, cán bộ Đoàn mới thật sự xứng đáng là tấm gương sáng, là thủ lĩnh để tập hợp, thu hút thanh niên”, chị Vinh khẳng định.

Điều đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở hiện nay tâm tư nhất vẫn là chuyện làm sao kiếm ra mô hình hoạt động thu hút, hiệu quả, bởi bạn trẻ bây giờ có quá nhiều nhu cầu khác nhau, trong khi đoàn vẫn còn không ít lúng túng để thật sự trở thành người bạn của thanh niên. “Quan trọng nhất là từ thực tế công việc để chứng tỏ năng lực của mình. Phải tiên phong và gương mẫu trong nhiều việc, có như thế mới thu hút và dẫn dắt thanh niên được” - một cán bộ đoàn tâm sự.

Bí thư Đoàn xã Điện Hòa (Điện Bàn) Lê Văn Thái tự mày mò lên mạng internet đọc quy trình thành lập tổ hợp tác và hướng dẫn các bạn thành lập tổ hợp tác nuôi thỏ Thành Đạt. Tại Thăng Bình, Bí thư Đoàn xã Bình Đào Trần Hữu Việt vận động xây dựng khu vui chơi miễn phí cho thiếu nhi. Một bí thư Đoàn xã vận dụng kiến thức về nông nghiệp tích lũy suốt những năm đại học lao vào tự làm, rồi tư vấn cho bạn mình nên làm mô hình kinh tế gì cho phù hợp điều kiện sẵn có... Và chính những gương mặt ấy đã gầy dựng nên hình ảnh một đội ngũ cán bộ đoàn năng động, biết nghĩ đến cái chung, làm không chỉ vì mình, vì phong trào, mà trên hết là vì những lợi ích thiết thân của thanh niên.

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 19

Năng động, dám nghĩ, dám làm và hết lòng vì tập thể, vì bà con xã viên, đó là những lời mọi người dành cho anh Võ Tấn Sanh - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Bình Đào - huyện Thăng Bình. Với hơn 20 năm làm công tác phong trào, 10 năm gắn bó với hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, anh Võ Tấn Sanh không chỉ là một cán bộ gương mẫu, năng động trong phát triển kinh tế hợp tác mà còn đi đầu trong các phong trào từ thiện nhân đạo, xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ nhiệm năng động Đến gặp anh vào một chiều mùa Đông, trời

mưa rả rích, dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng anh vẫn có mặt tại HTX để giải quyết công việc. Với vóc người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn và vẻ mặt hiền lành, anh ân cần tiếp chuyện với vẻ hào hứng của một cán bộ tâm huyết khi kể về quá trình phát triển của HTX nông nghiệp Bình Đào. Anh tâm sự: đã gắn bó cùng HTX với vị trí phó chủ nhiệm từ những ngày đầu mới thành lập với bộn bề những khó khăn về vốn, về trụ sở làm việc, về con người khi không thu hút được hội viên, số vốn ban đầu 45 triệu đồng và HTX lúc đó mới chỉ hoạt động với hai dịch vụ điện và nước sạch. Đến nay, sau 10 năm thành lập (2006-2016), HTX đã có 9 ngành nghề dịch vụ; với số vốn trên 5 tỷ đồng, tổng số thành viên và người lao động 53 người. Từ chỗ phải mượn địa điểm để làm việc đến nay HTX đã xây dựng được trụ sở làm việc với các phòng chức năng, nhà kho, nhà bếp, vệ sinh, sân phơi, tường rào cổng ngõ với kinh phí trên 450 triệu đồng; trang bị được máy làm đất, máy phun thuốc sâu, 2 máy cấy, 2 bộng ép dầu…, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong sản xuất của nhân dân trong xã.

Năm 2016, HTX đã tập trung đầu tư hạ tầng cơ

sở vật chất phục vụ sản xuất gồm xây dựng 1 lò sấy, máy cày, máy thu hoạch đậu và máy gặt đập liên hợp hiện đại với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Ngoài việc mở rộng ngành nghề kinh doanh, đời sống của cán bộ thành viên và người lao động HTX đã tăng lên đáng kể; giai đoạn 2011-2013 thu nhập bình quân 1,5 triệu thì giai đoạn 2014-2015 tăng lên trên 3,5 triệu đồng/tháng.

Bình Đào quê anh là một xã ven biển, bãi ngang, nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao (13,87% - theo kết quả điều tra năm 2016), đời sống bà con nhân dân còn rất khó khăn. Chính vì vậy, anh luôn trăn trở làm sao để phát triển kinh tế hợp tác, giúp đỡ bà con mình phát triển sản xuất. Các ngành nghề dịch vụ của HTX hiện nay đều liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bà con nông dân. Từ những trăn trở đó, với trách nhiệm của người đứng đầu HTX, anh Sanh không ngừng phấn đấu tìm tòi học hỏi những mô hình hay, cách làm mới để phát triển kinh tế hợp tác, nâng cao đời sống cho cán bộ, thành viên. Nhờ vậy, kinh tế HTX có nhiều chuyển biến, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhận thấy khó khăn của bà con nông dân là vấn đề chất lượng giống và đầu ra cho nông sản, thời gian qua HTX đã ký kết hợp đồng liên kết với các công ty giống để cung cấp các loại

TruNg hiếu �

Chủ nhiệm Hợp tác xã hết lòng vì cộng đồng

Anh Sanh đang giới thiệu các máy móc hiện đại mà HTX mới trang bị

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201720

giống lúa lai, lúa thuần, giống rau quả và phân bón phục vụ sản xuất và một số doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông nghiệp.

Qua nhiều năm gắn bó với nông dân, anh hiểu được cái thiếu và yếu nhất của người dân vẫn là kỹ thuật, vì vậy cùng Ban chủ nhiệm HTX đã tham mưu cho chính quyền xã quy hoạch ruộng đất, tích cực đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, thường xuyên phối hợp với các ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân, Trạm bảo vệ thực vật tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh… góp phần tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. “Phương án tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn liên kết sản xuất” mà HTX chủ trì xây dựng với quy mô sản xuất ban đầu là 20ha, bước đầu đã đem lại lợi ích tích cực về xã hội và đem lại lợi nhuận kép cho người nông dân và kinh tế HTX, dự kiến mô hình sẽ tiếp tục triển khai thêm 25 ha trong năm 2017.

Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, HTX được UBND xã giao phụ trách 4 tiêu chí. Trong năm qua, HTX đã giúp địa phương hoàn thành 3 tiêu chí xây dựng NTM: Tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức sản xuất), tiêu chí số 4 (điện), tiêu chí số 17 (môi trường), riêng tiêu chí kênh mương nội đồng đã thực hiện trên 50% và sẽ hoàn thành trong năm 2017, đảm bảo góp phần cùng địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018 theo lộ trình đề ra.

Hết lòng vì cộng đồngNgoài công tác chủ nhiệm HTX, anh Sanh còn là

đại biểu HĐND xã 4 nhiệm kỳ (từ năm 1999-2016), Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Thanh niên huyện, xã rồi đảm đương chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) của xã. Khi mới nhận công tác hội từ năm 1997, dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tích cực chăm lo, hỗ trợ các địa chỉ khó khăn, những mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ. Luôn xác định công tác cứu trợ xã hội và hiến máu tình nguyện là nội dung trọng tâm trong hoạt động của Hội và cũng là việc làm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Anh thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã, những người con quê hương đang làm ăn, sinh sống trên khắp mọi miền đất nước có tấm lòng nhân ái cùng chung tay góp

sức thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện. Trong 5 năm qua, anh đã vận động xây dựng quỹ

Hội được trên 300 triệu đồng; trợ giúp kịp thời cho các đối tượng người nghèo, nạn nhân chất độc da cam và các đối tượng khó khăn trong các dịp Tết với số tiền trên 520 triệu đồng; tặng học bổng, sách vở cho học sinh nghèo với số tiền gần 40 triệu đồng; xây dựng, sửa chữa được 5 ngôi nhà cho người nghèo trị giá gần 140 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội thường xuyên hỗ trợ cho những gia đình nghèo, những gia đình gặp tai nạn rủi ro đột xuất, người bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em mồ côi, nạn nhân CĐDC, mỗi năm 12 đối tượng, mỗi suất 200-400 ngàn đồng. Trong công tác hiến máu tình nguyện, đơn vị anh năm nào cũng vượt chỉ tiêu trên giao. Bản thân anh đã hiến 7 đơn vị máu, hằng năm còn vận động cán bộ hội viên, thanh niên xung kích CTĐ hăng hái tham gia ngày hội hiến máu nhân đạo. Bình Đào đã thành lập đội dự bị ngân hàng máu sống thường xuyên tham gia hiến máu cứu người. Điều đặc biệt nữa là Hội đã thành lập Đội xung kích CTĐ gồm 20 người do anh làm đội trưởng, hoạt động rất tích cực, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Trong các đợt thiên tai bão lụt, Đội luôn sắp xếp công việc thường xuyên trực 24/24 giờ tại nhà đa năng xã, điều hành tốt các hoạt động giúp dân, tham mưu cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã trong những tình huống khẩn cấp, nhất là di dời, sơ tán dân, giúp đỡ chèn chống nhà cửa, chặt cây cối, ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả sau thiên tai…

Với những nỗ lực, cố gắng của anh trong công tác và hoạt động phong trào, 5 năm qua anh đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015; Bằng khen của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào CTĐ; Huy chương vì sự nghiệp CTĐ; là tấm gương điển hình trong 5 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được UBND huyện tặng Giấy khen tại Hội nghị Huyện ủy tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, và còn được tặng nhiều giấy khen của UBND huyện, xã... Thành tích của anh Võ Tấn Sanh được đồng chí, nhân dân địa phương trân trọng. Anh xứng đáng được tuổi trẻ học tập và làm theo.

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 21

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 788 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng,

xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, đây chính là sự cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (nay là Chỉ thị 05) và Chỉ thị 317 của Thường vụ Quân ủy Trung ương gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII “về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” trong các đơn vị Quân đội, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn quân nói chung và lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Đối với Đảng bộ và lực lượng vũ trang tỉnh, qua 3 năm thực hiện Cuộc vận động, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 788 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Các cấp ủy đảng trong LLVT tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chỉ

thị 788. Trên cơ sở đó người chỉ huy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể sát với thực tiễn tình hình và yêu cầu nhiệm vụ; chỉ đạo chặt chẽ cho cán bộ đảng viên định kỳ hằng tháng báo cáo kết quả phần việc học tập và làm theo gương Bác. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên luôn thực hiện “nói đi đôi với làm”, cấp trên làm gương cho cấp dưới, cán bộ làm gương cho chiến sĩ học tập noi theo, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân; khơi dậy tinh thần nhiệt tình trách nhiệm, chủ động sáng tạo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

Qua 03 năm thực hiện Cuộc vận động đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt như: Chỉ huy quân sự (CQQS) huyện Phước Sơn, là huyện miền núi, còn nhiều khó khăn nhưng nhờ phát huy sức mạnh tập thể, tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ; triển khai đồng bộ, toàn diện có hiệu quả các mặt công tác, liên tục nhiều năm liền giữ vững ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng. CQQS

Quang cảnh Hội nghị

Phạm NgọC aNh TuấN �Trợ lý Tuyên huấn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” ở Quảng Nam

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201722

huyện Núi Thành, không chỉ tập trung xây dựng cơ quan quân sự vững mạnh toàn diện, mà còn tập trung xây dựng các tiểu đội dân quân cơ động, dân quân thường trực xã, thị trấn và xây dựng lực lượng dân quân biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiểu đoàn HH70 là đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo tiền tiêu của tỉnh, mặc dù đóng quân xa đất liền, xa Bộ chỉ huy nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tập thể cán bộ, chiến sĩ đơn vị không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu cụm thi đua.... Đối với Đại đội Công binh/Phòng Tham mưu là đơn vị bảo đảm xây dựng các công trình phòng thủ của tỉnh, huyện, thường xuyên đóng quân ở địa bàn khó khăn, phức tạp, hằng ngày tiếp xúc với công việc độc hại, luôn tiềm ẩn mất an toàn cao..., song, nhờ làm tốt công tác giáo dục, nâng cao trách nhiệm, tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh; chính vì vậy, đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao, chất lượng cao.

Cùng với các điển hình tập thể, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã quan tâm xây dựng và nhân rộng được các điển hình cá nhân thật sự là tấm gương tiểu biểu để mọi người học tập noi theo như Trung tá Phạm Văn Dũng, Trung đoàn trưởng, Trung đoàn BB885 luôn xác định tốt nhiệm vụ, chủ động nắm bắt ý định của cấp trên, triển khai thực hiện có hiệu quả hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao, năm 2017 Trung đoàn được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đồng chí Thiếu tá Huỳnh Quốc Trưởng, Trưởng ban Tham mưu - Kế hoạch, Phòng Hậu cần luôn xây dựng tác phong công tác khoa học, cụ thể, tỉ mỉ nhưng linh hoạt, sáng tạo, tận dụng hết mọi thời gian hoàn thành các nhiệm vụ đúng kế hoạch. Đồng chí Đại úy CN Đào Thị Hồng Phước vừa làm nhiệm vụ chuyên môn vừa kiêm nhiệm Chủ tịch Hội phụ nữ nhưng với trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên đồng chí luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, tận tụy, sáng tạo, kịp thời tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên cương vị công tác, hằng năm được các cấp khen thưởng, liên tục từ năm 2010 đến 2016 là CSTĐ cơ sở và CSTĐ toàn quân. Đại úy QNCN Phan Bá Cường, Trợ lý Quân khí, Ban Hậu cần - Kỹ thuật, CQQS huyện Quế Sơn là một cán bộ gương mẫu, trách nhiệm với công việc, sống

chan hòa, gần gũi với mọi người, được cấp trên tin tưởng, đồng chí đồng đội tin yêu, nể phục. Đại úy CN Lê Phước Hùng, Đại đội trưởng, Đại đội Kho Vũ khí - Đạn, Phòng Kỹ thuật luôn ghi sâu lời Bác Hồ dạy“Vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, vì vậy phải quý trọng nó, phải tiết kiệm, ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý”, nên cùng với tập thể Ban chỉ huy đơn vị đã chủ động thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Quản lý, khai thác VKTBKT tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và ATGT”. Ngoài ra còn nhiều tập thể, cá nhân khác đang hoạt động trong các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả được nhân rộng; tại hội nghị này chưa thể nêu lên hết.

Đối với lực lượng dân quân tự vệ, quá trình hoạt động thực tiễn đã xuất hiện một số tập thể tiêu biểu như Ban CHQS Phường Điện Dương/Điện Bàn, Ban CHQS xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang; Ban CHQS xã Bình Quý, huyện Thăng Bình; Ban CHQS xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn; Ban CHQS xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ là những đơn vị duy trì tốt phong trào thi đua Quyết thắng, nhiều năm liền được khen thưởng, dẫn đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của huyện, thị xã, thành phố. Thông qua các hoạt động của LLVT địa phương, nhiều chiến sĩ dân quân tiêu biểu, thực sự là tấm gương để tuyên truyền, nhân rộng như: Đ/c Nguyễn Đình Trung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Đại Hòa, huyện Đại Lộc, Đồng chí Nguyễn Văn Ẩn, Chỉ huy trưởng, Ban CHQS xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ là những cán bộ tiêu biểu, tự học tự rèn nâng cao trình độ năng lực trong thực hiện nhiệm vụ, hằng năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, được các cấp khen thưởng, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua.

Đáng ghi nhận, các cơ quan, đơn vị đã chủ động triển khai kế hoạch xây dựng, nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực hoạt động. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa động viên tinh thần, cổ vũ gương “người tốt, việc tốt”, nhân rộng cách làm hay, việc làm mới, sáng tạo, hiệu quả mà còn là biện pháp tổ chức thực tiễn, phát huy cao độ tính tự giác của cán bộ, chiến sĩ như lời Bác Hồ đã dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 23

Nhà trí thức cách mạng tài hoa Hồ Nghinh, nguyên Ủy viên TW Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa VI, Phó Trưởng Ban Kinh tế TW, Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu V, Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đã đi xa tròn 10 năm song tầm văn hóa và tính nhân văn của “một sĩ phu đất Quảng” (lời đánh giá của nhà nghiên cứu văn hóa Trần Bạch Đằng) vẫn tỏa sáng trong đời sống đương đại.

“Phải có kế hoạch bảo vệ Musée Chàm”Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An (nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), từng là thư ký của ông Hồ Nghinh trong kháng chiến chống Mỹ kể lại: “Một ngày cuối tháng 1 năm 1973, ở cơ quan Đặc khu ủy (Quảng Đà), anh Nghinh và chúng tôi ngồi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi văn bản Hiệp định Paris. Bỗng nhiên, anh hỏi tôi: “Ông An có biết Musée Chàm không?”. Tôi nói biết rất ít về Đà Nẵng và càng biết ít hơn về Cổ viện Chàm. Anh bảo:“Khi tiếp quản Đà Nẵng phải có kế hoạch bảo vệ Musée Chàm”. Ông An cho hay: “Chúng tôi biết từ đây đến ngày về Đà Nẵng trong hòa bình, còn bao gian nan mất mát. Chúng tôi không hình dung được công việc của những ngày ấy, nhưng chúng tôi luôn tin với những người lãnh đạo có tầm nhìn xa, có hiểu biết rộng và có tấm lòng vì sự nghiệp như anh Nghinh mọi công việc chắc sẽ tốt đẹp”.

Thực hiện lời căn dặn của ông Hồ Nghinh, sau ngày đất Quảng hoàn toàn giải phóng, trên cương vị người đứng đầu ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình An đã tích cực chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ, quản lí và phát huy giá trị đặc sắc, độc đáo của Cổ viện Chàm. Hiện nay, nơi đây có trên 300 cổ vật điêu khắc trên đất nung và đất sa thạch từ thế kỷ thứ

VI đến thế kỷ XIII được sưu tập suốt dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, được trưng bày cùng với những thuyết minh đầy đủ nhất. Đây là bảo tàng điêu khắc Chămpa duy nhất trên thế giới. Nằm ở vị trí thuận lợi, bên cạnh sông Hàn thơ mộng, Cổ viện Chàm là địa điểm dừng chân lí tưởng đối với khách quốc tế và những nhà nghiên cứu lịch sử, sinh viên nghiên cứu khoa học. Cũng xin được nhắc lại rằng, chính nhờ Hồ Nghinh, không chỉ Musée Chàm mà cả khu di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cũng được “cứu”, lưu giữ lại cho đất nước và nhân loại hai Di sản văn hoá thế giới độc đáo. Lịch sử đất Quảng mãi ghi nhớ và trân trọng nhà lãnh đạo có tầm văn hóa - Hồ Nghinh!

“Cải tạo là để phát triển”Sau năm 1975, chủ trương cải tạo công thương

nghiệp tư bản tư doanh tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế toàn dân. Trong bối cảnh ấy, khác với một số địa phương, Hồ Nghinh đã cùng Ban lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vận dụng linh hoạt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, triển khai thận trọng, có lí, có tình, làm việc gì cũng nghĩ đến đời sống và việc làm của đồng

Nhà lãnh đạo có tầm văn hóa và tính nhân vănVâN TrìNh �

Ông Hồ Nghinh trong kháng chiến chống Mỹ

Hồ Nghinh -

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201724

Hiệu quả...

bào mình. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nghinh nhắc đi nhắc lại với ông Phan Văn Nghệ (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), lúc bấy giờ là Phó Ban cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Trưởng Ty Thương nghiệp: “Cải tạo là để phát triển, chứ không phải cải tạo để dẹp họ. Nhận thức cải tạo là dẹp họ, điều đó rất dễ, không cần phải tới anh”. Khi các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương vào, thấy thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn mà hàng quán trên đường phố thì nhiều nên muốn dẹp bỏ. Hồ Nghinh không nghĩ như thế. Ông trao đổi với lãnh đạo tỉnh: bây giờ người ta sống trong hòa bình, tự do, dù còn đói chăng nữa, nhưng phải hiểu ăn quà sáng, tối, uống cà phê, là sinh hoạt bình thường của thị dân. Ở thành phố thì phải có những nhu cầu đó. Cho nên, không thể dẹp mà phải duy trì, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh. Mình không đủ sức làm thì dùng kinh nghiệm tổ hợp tác kinh doanh, tổ chức ngành ăn uống.

Giáo sư Vĩnh Linh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nguyên đại biểu Quốc hội kể: “Hồi đó bà Thúy, chủ quán bún chả ở chỗ hai nhà lầu to, góc đường nhà anh Phan Tứ, tất cả cán bộ mình đến ăn, người ta bảo rẻ, ngon. Nhân chuyện bà Thúy giỏi bán bún cá, nhiều người muốn dẹp để mậu dịch ăn uống làm, anh Nghinh phát biểu: “Người ta có khả năng làm, người ta có tiền, người ta ăn, chớ sao buộc người ta theo mình, không ăn? Người ta có tiền người ta ăn, để mình lấy thuế mà làm chuyện khác”.

Bây giờ, đi ngang địa bàn xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) trên tuyến Quốc lộ I, du khách không thể không dừng chân để thưởng thức món bê thui (bò tái) Cầu Mống nổi tiếng mà không nơi nào sánh bằng. Ít ai ngờ, chính ông Hồ Nghinh đã “cứu” bê thui Cầu Mống khỏi nguy cơ bị xóa sổ vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Theo ông Phan Văn Nghệ, “có lần nghe anh Hồ Nghinh nói ngộ mà vui: trong việc cải tạo các ông đang làm, các ông đừng làm điều này: con bò ở Quảng Nam nó làm hai việc, một là sức kéo và cho phân, thứ hai là cho thịt, cải tạo nhưng vẫn có thịt bò thui, chứ không phải mất thịt bò thui. Thịt bò thui Cầu Mống rồi sau này trở thành nổi tiếng cả nước đó các ông coi!”. Lời tiên đoán của ông Hồ Nghinh về bê thui Cầu Mống đã trở thành sự thật. Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận bê thui Cầu Mống đạt kỷ lục quốc gia về món ngon Việt Nam.

Cổ viện Chàm- bảo tàng điêu khắc Chămpa duy nhất trên thế giới

tuyên truyền miệng đến với bà con đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Ưu tiên lựa chọn các vấn đề trọng tâm như Chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng 115 khu dân cư theo đề án của huyện, phát triển cây dược liệu nhất là cây sâm Ngọc linh (sâm Việt Nam), những nội

dung có tính thời sự, cụ thể, thiết thực đối với đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương, hướng tới cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nói những cái mà đồng bào cần và chưa biết, dễ hiểu, dễ nhớ cho bà con làm.

Nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên, thông qua việc tổ chức hội thi “Báo cáo viên giỏi cấp huyện”;

chú trọng đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ này, kể cả việc đào tạo cán bộ tuyên truyền là con em các dân tộc thiểu số tại chỗ. Đó là những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng nhằm đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Trà My.

(Tiếp theo trang 16)

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 25

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2017, trong các tháng đầu năm, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh tổ chức tuyên truyền

các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; đặc biệt tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW khoá XII. Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên, nông dân triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Số buổi tuyên truyền các nội dung vừa nêu đã lên đến 642 buổi với 32.532 lượt hội viên nông dân tham dự.

Phối hợp cùng với các ngành, đoàn thể địa phương vận động hội viên nông dân tổ chức nhiều hoạt động đón tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm gắn với tuyên truyền kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/02/2017) và chào mừng 20 năm tái lập tỉnh. Tổ chức nông dân ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, chỉnh trang tu sửa nghĩa trang Liệt sĩ, các bia tưởng niệm và tổ chức tốt các hoạt động viếng hương nghĩa trang liệt sĩ; nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không buôn bán tàng trữ và sử dụng các loại pháo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội...

Tiếp tục phát động, tuyên truyền vận động hội viên thực hiện đạt kết quả phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; hưởng ứng tham gia tích cực chương trình xây

dựng nông thôn mới; tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, theo dõi, chăm sóc đồng ruộng, phòng chống dịch bệnh, sâu hại lúa, hoa màu. Các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp cùng với các ngành chức năng và địa phương vận động, hướng dẫn hội viên nông dân ra quân duy tu bảo dưỡng và làm mới đường giao thông nông thôn được 48 km; tu bổ, nạo vét 72,4 km kênh mương nội đồng, sửa chữa 10 cầu cống, 12 đập bổi đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, với 10.729 ngày công lao động. Và Hội Nông dân huyện, thành phố đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản... được 15 lớp có 1.025 lượt cán bộ hội viên nông dân tham gia. Phối hợp với các ngành chức năng mở 12 lớp tập huấn: Bảo vệ môi trường, phòng chống TNXH, phòng chống bạo lực gia đình... cho 878 lượt hội viên nông dân.

Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Hội Nông dân tỉnh đã trực tiếp thăm, tặng 551 suất quà trị giá 207,250 triệu đồng cho các đồng chí cán bộ lão thành Hội, đơn vị kết nghĩa thị trấn Khâm Đức, nông dân nghèo tại các huyện, thị, thành phố và các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần. Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố và cơ sở thăm, tặng 780 suất quà trị giá hơn 150 triệu đồng cho các đ/c cán bộ Hội, các gia đình chính sách, nông dân nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi.

Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân các dân tộc anh em phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao cảnh giác cách

Các cấp Hội Nông dân tập trungđẩy mạnh công tác tuyên truyền

BaN TuyêN huấN hội NôNg DâN TỉNh �

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201726

Xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, những

năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Phước Sơn luôn quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông lồng ghép về công tác DS - KHHGĐ tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân.

Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, diện tích tự nhiên 114.479.31 ha, cách thành phố Tam Kỳ 130 km về hướng Tây, cách thành phố Đà Nẵng 145 km về hướng Tây Nam, phía Đông giáp huyện Hiệp Đức, Phía Tây giáp với huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), phía Nam giáp huyện Bắc Trà My, phía Bắc giáp huyện Nam Giang. Phước Sơn có 6.163 hộ, với dân số khoảng 25.642 người, gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó Gié-triêng (Bh’nong) là 16.259 người, Kinh 7.880 người, còn lại là các dân tộc khác như Ban Na, Bru, Cor, Cơtu, Xơ Đăng... Để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, Ban chỉ đạo của huyện đã chỉ đạo các đoàn thể từ huyện đến xã phối hợp với Trung tâm dân số huyện và dân số xã thực hiện nhiều chương trình truyền thông lồng ghép, đến từng nhà vận động các chị em trong độ tuối sinh đẻ

Thu TraNg �

mạng, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Tham gia vận động đưa tuyển con em nông dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 1 năm 2017 lên đường nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu giao.

Trong tháng đến, Hội tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp và nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vận động, hướng dẫn nông dân tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, chăm sóc, bảo vệ lúa và các loại cây trồng vụ Đông xuân 2016 - 2017, đặc biệt chú ý công tác phòng chống dịch bệnh, chuột phá hoại trên cây trồng và vật nuôi; tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của Hội Nông dân qua 20 năm tái lập tỉnh; tổ chức giải bóng chuyền nông dân “Bông lúa vàng” lần thứ VIII năm 2017; tổ chức gặp mặt thân mật cán bộ Hội Nông dân tỉnh đã và đang công tác trong 20 năm qua).

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh thông tin của Hội và trên các kênh thông tin đại chúng về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và kịp thời chuyển tải thông tin hoạt động công tác Hội, những vấn đề liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến với nông dân, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

Đầu tư cho công tácDân số - kế hoạch hóa gia đình tại huyện miền núi Phước Sơn

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 27

không sinh con thứ 3, các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Các chính sách DS-KHHGĐ được triển khai rộng khắp và thực hiện hiệu quả; phong trào xây dựng quy mô gia đình ít con được sự hưởng ứng tích cực từ phía cộng đồng, các điều kiện thụ hưởng về văn hóa được nâng lên, tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận các thông tin trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sức khỏe, tác động tích cực đến nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn của cộng đồng đối với vấn đề DS-KHHGĐ. Các mục tiêu về chính sách dân số DS-KHHGĐ được đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và từng địa phương; Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ được thành lập, kiện toàn từ huyện đến cơ sở; mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ hoạt động ngày càng hiệu quả và phân bố đều khắp các địa bàn dân cư; hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành được cải tiến và hoàn thiện. Cùng với sự quyết tâm của lãnh đạo huyện, sự phối kết hợp có trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn, sự năng động sáng tạo và nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn, công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất sinh thô giảm từ 23,9‰ (2010) còn 20,21‰ (2016); tỷ số giới tính khi sinh 103,4% (273nam/264nữ); Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng, năm 2016 thực hiện mới được 2.054/1.576 người so với kế hoạch giao, đạt 130,3% kế hoạch năm; hằng năm trên 90% các bà mẹ mang thai được khám thai, cấp viên sắt; từng bước triển khai các kỹ thuật nâng cao chất lượng dân số, số trẻ mới sinh được lấy máu gót chân để gửi xét nghiệm sàng lọc ngày càng nhiều. Bên cạnh đó huyện cũng đã đầu tư ngân sách để mở rộng, triển khai mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên...

Công tác truyền thông vận động tại huyện được thực hiện thường xuyên, liên tục, phong

phú đa dạng về nội dung và phù hợp với từng nhóm đối tượng; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện là điều kiện thuận lợi góp phần đảm bảo tính bền vững của công tác DS-KHHGĐ.

Có được những kết quả trên là nhờ trong thời gian qua lãnh đạo huyện đã tập trung lãnh đạo, tổ chức quán triệt, phổ biến trong cán bộ và nhân dân các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Hằng năm huyện ủy, HĐND đã đưa các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ vào Nghị quyết, đồng thời cũng đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến xã, thị trấn. 100% các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ. Huyện cũng đã đầu tư nguồn lực để thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ở địa phương như: Đối với trường hợp tự nguyện thực hiện các biện pháp tránh thai thì nâng mức hỗ trợ triệt sản từ 150.000 đồng/người năm 2007 lên 200.000 đồng/người năm 2015, đặt dụng cụ tử cung từ 15.000 đồng/người năm 2007 lên 25.000 đồng/người năm 2015 ....

Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ ở huyện Phước Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn như: tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng trở lại; tâm lý thích có đủ con trai con gái vẫn còn khá phổ biến; tình trạng lấy vợ, lấy chồng ở tuổi vị thành niên vẫn còn xảy ra... Mạng lưới chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn thiếu về trang thiết bị, nhân lực, đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng dân số như mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh vẫn còn thấp;...

Hy vọng, trong thời gian đến cùng với việc đầu tư, vào cuộc của cả hệ thống chính trị của huyện nhà thì công tác DS-KHHGĐ tại huyện Phước Sơn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng dân số của địa phương.

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201728

Hội ngHị bồi dưỡng cHuyên đề cHo cán bộ cHủ cHốt của tỉnH

Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXI, sáng ngày 08 tháng 3 năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, bằng hình thức trực tuyến.

Tham dự hội nghị có trên 750 cán bộ chủ chốt của tỉnh. Tại điểm cầu ở tỉnh có đồng chí Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phan Việt Cường, UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Tỉnh ủy viên công tác tại các cơ quan của tỉnh; lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh; Ủy viên UBKT Tỉnh ủy; Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Quảng Nam, các trường cao đẳng; Ban Thường vụ các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Tam Kỳ; các báo cáo viên Trung ương, báo cáo viên Tỉnh ủy đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Trưởng, phó các phòng và tương đương thuộc các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Tỉnh ủy; trưởng, phó khoa Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Quảng Nam. Tại điểm cầu của 17 huyện, thị, thành ủy có các đồng chí Tỉnh ủy viên là lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy; các phó chủ tịch HĐND,

UBND huyện, thị, thành phố; Báo cáo viên Tỉnh ủy đang công tác tại huyện, thị, thành phố.

Tiến sĩ Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam báo cáo chuyên đề “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư - Thời cơ và thách thức”. Tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư với những đột phá không có tiền lệ trong lịch sử, theo cấp số nhân; có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp: toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính rất tích cực, song cũng tạo ra nhiều thách thức. Đối với nước ta, nắm bắt, tận dụng tốt thời cơ và vượt qua được các thách thức sẽ thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước được công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Theo đó, cần thực hiện một chương trình kép là: Tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường; Nhanh chóng

tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ chủ chốt của tỉnh là một nội dung trong chương trình làm việc toàn khóa của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XXI, do đó định kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thông qua hội nghị này đã cập nhật, bổ sung kiến thức về thời cơ, thách thách của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đó góp phần cụ thể hóa để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra./.

Phan Sơn

Hội ngHị báo cáo viên tỉnH ủy trực tuyến tHáng 03 năm 2017

Sáng ngày 09/3/2017, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương

Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 29

tháng 3/2017 nhằm cung cấp thông tin chuyên đề về quản lý hoạt động văn hóa, lễ hội và về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo chuyên đề “Thực trạng hoạt động lễ hội của nước ta hiện nay; nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương trong việc tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội trong tình hình mới”; đồng chí Nguyễn Xuân Cường – UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo chuyên đề “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Qua đó, thực trạng hoạt động lễ hội ở nước ta hiện nay diễn ra đa dạng, phong phú, thực hiện tốt việc bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa, là một kho tàng tài sản quý giá của đất nước. Lễ hội còn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của con người, thể hiện rất rõ sắc thái văn hóa của từng vùng miền. Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới, thu hút đầu tư, phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội

nước ta… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế: việc phân cấp quản lý lễ hội nhiều địa phương còn khác nhau, không thống nhất, công

tác lễ hội không đảm bảo nhu cầu đặt ra, có tình trạng tự suy tôn cấp quốc gia, cấp quốc tế (mặc dù đã có sự quy định của Nhà nước); một số lễ hội tổ chức không tốt, mục đích kinh tế lấn át làm cho ý nghĩa văn hóa của lễ hội bị lu mờ,... Trong thời gian đến: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ khảo sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản đã chỉ đạo của Nhà nước tại các địa phương; các địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra, rà soát không cấp phép tràn lan việc tổ chức lễ hội, thực hiện tốt các quy định của nhà nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, các lễ hội tổ chức trên sông nước phải đảm

bảo an toàn cho mọi người tham gia lễ hội,… Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

nông thôn: cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng mạnh. Ðàn bò, nhất là bò sữa có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, chất lượng được cải tiến đáng kể, theo thống kê hiện nay có khoảng 400.000 con bò sữa. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Nam

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201730

nghiệp được cơ giới hóa... Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy nhiên nhìn vào bản chất nền kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ là chủ yếu, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế rất thấp; bên cạnh đó Việt Nam đứng trước các nguy cơ chịu tác động của biến đổi khi hậu (Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu)… Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những nội dung chủ yếu: 1- Dựa trên tính thích ứng, coi thị trường là số 1, thị trường trong nước và nước ngoài, có thái độ ứng xử như nhau trong các thị trường. 2- Dựa trên cơ sở thích ứng của biến đổi khí hậu, biến cái bất lợi thành lợi thế (nắng hạn vẫn có lợi thế với các cây chịu hạn, con bò Bình Thuận vẫn tốt hơn ở các nơi khác…). 3- Xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nền nông nghiệp thông minh. 4- Rà soát hình thành 3 cấp độ sản phẩm: (1)- Nhóm sản phẩm quốc gia, (cá tra, tôm…giá trị xuất khẩu cao), (2)- Nhóm sản phẩm mang tính chủ lực của địa phương (vải thiều Lục Ngạn - xuất khẩu 2000 tỷ đồng); (3)- Nhóm sản phẩm mang quy mô vừa phải đặc trưng của làng, xã… 5- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, chống hàng giả (phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…); 6- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Kết luận Hội nghị và định hướng tuyên truyền trong thời gian tới, đồng chí Lâm Thị Phương Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh một số nội dung: đề nghị các địa phương, đơn vị khi tuyên truyền các chuyên đề trên cần bám sát, chú trọng tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến.

Về định hướng tuyên truyền trong thời gian đến: tập trung tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý I/2017, nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2017; tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua, định hướng của Đảng trong thời gian tới; tình hình biển Đông trong thời gian qua, quan điểm của Đảng ta về giải quyết các tranh chấp trên biển Đông; kết quả các hoạt động năm APEC 2017, chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhận Bản đến Việt Nam.

Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII…

Cũng trong Quý I năm 2017, vào ngày 14/02/2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy (mở rộng) tháng 2 năm 2017. Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe các báo cáo viên: Nguyễn Chín – UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Khắc Thắng – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thông tin về: Tình hình và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và tỉnh Quảng Nam năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017; tình hình thế giới và kết quả hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong năm qua; phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong năm 2017; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nước ta năm 2016, một số nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội năm 2017; kết quả nổi bật trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.

Nguyễn Phi Anh

đông giang: tổ cHức Hội ngHị tHông tin tHời sự quý i năm 2017 và tuyên truyền kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnH quảng nam

Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang tổ chức Hội nghị thông tin thời sự quý I năm 2017 và tuyên truyền kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam cho các đồng chí là Ủy viên BCH Đảng bộ huyện (khóa XVIII); trưởng, phó các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy; bí thư, phó bí thư các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy; báo cáo viên, tuyên truyền viên Huyện ủy; Ủy viên Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; trưởng, phó và cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện, lực lượng vũ trang; các cơ quan thuộc tỉnh đóng trên địa bàn huyện. Bí thư, phó bí thư đảng uỷ, chủ tịch UBND, UBMTTQVN xã, thị trấn; cán bộ làm công tác tuyên giáo, văn phòng đảng ủy xã, thị trấn. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện đã nghỉ hưu qua các thời kỳ.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo viên Huyện ủy triển khai nội dung tuyên truyền kỷ

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/2017 31

niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (01/01/1997-01/01/2017) gắn với 42 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975-24/3/2017); thông tin về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; công tác đối ngoại của Đảng ta Quý IV/2016.

Qua Hội nghị, cán bộ và đảng viên nắm bắt những thành tựu đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; những đổi thay về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh sau hơn 30 năm đổi mới đất nước và 20 năm tái lập tỉnh; đồng thời giúp cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, kịp thời định hướng công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện về quan điểm, chủ trương của Đảng, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn đảng bộ, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị.

Kiều Diễm

pHát động Hưởng ứng giải tHưởng sáng tác, quảng bá tác pHẩm văn Học - ngHệ tHuật, báo cHí về cHủ đề “Học tập và làm tHeo tư tưởng, đạo đức, pHong cácH Hồ cHí minH” giai đoạn 2017-2020

Chiều ngày 14/03/2017 tại hội trường Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức phát động hưởng ứng giải thưởng sáng tác quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

Quang cảnh Hội nghị

phong cách Hồ Chí Minh”. Đến dự phát động có đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chín - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo, Sở VH - TT và DL, Sở Thông tin - Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Nam, lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Mặt trận, hội đoàn thể và các nhà báo, văn nghệ sĩ đại diện các hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật trong tỉnh.

Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là hoạt động quan trọng, thiết thực nhằm đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; xây dựng nhân cách con người, đề cao các giá trị chân - thiện - mỹ; đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đề cao vai trò, trách nhiệm, động viên, khen thưởng các văn nghệ sĩ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân có thành tích xuất sắc trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần làm chuyển biến một cách toàn diện, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc học và làm theo Bác, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp. Đồng thời phát hiện, nêu gương, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tại buổi phát động, đại diện các nhà báo, các văn nghệ sĩ trong tỉnh đã thể hiện quyết tâm tham gia hưởng ứng Giải thưởng, kêu gọi anh em văn nghệ sĩ, báo chí tham gia tích cực, góp phần thiết thực vào việc học tập và làm theo theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO - Số 3/201732

HỘP THƯ

Trong tháng qua, Bản tin “Thông tin Tuyên giáo” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nhận được nhiều tin, bài, ảnh của các cộng tác viên: Nguyễn Thị Dung, Phan Chiếm Trung, Nguyễn Đình Hiệp, Trưởng Hoa, Lê Thị Thu Hiền,... nhưng do số lượng trang in có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng và đăng tải vào các số sau.

Ban biên tập rất mong nhận được sự tham gia, cộng tác nhiệt tình và đóng góp ý kiến của các cộng tác viên trong thời gian đến.

Theo kế hoạch, sẽ có hai đợt xét chọn các tác phẩm xuất sắc tham gia giải do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức; mỗi đợt sẽ xét chọn 10 tác phẩm văn học, nghệ thuật; 10 tác phẩm báo chí và 6 tập thể và cá nhân có thành tích về quảng bá. Các tập thể, cá nhân có tác phẩm được xét chọn sẽ được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng giấy khen và tiền thưởng.

Đỗ Văn Bình

pHối Hợp công tác giữa ban tuyên giáo tỉnH ủy và công an tỉnH

Nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, triển khai các nội dung liên quan đến nhiệm vụ ngành Tuyên giáo và ngành Công an trên toàn tỉnh trong giai đoạn mới, vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Công an tỉnh đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017-2020.

Theo chương trình đã ký kết, 2 bên sẽ phối hợp công tác theo 10 nội dung, tập trung vào một số lĩnh vực như: Định hướng tư tưởng chính trị và dư luận xã hội, hướng dẫn tuyên truyền về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, giữ vững ổn định chính trị và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Hướng dẫn tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI; tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh ngăn chặn âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phòng chống “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân. Phối hợp biên soạn tài liệu tuyên truyền; phối hợp nắm tình hình và đề xuất giải quyết các vấn đề bức xúc về tư tưởng, tâm trạng xã hội... Tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”. Tuyên truyền về những thành tích, chiến công, gương chiến đấu dũng cảm của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ; nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Phối hợp tuyên truyền và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị

quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, các chương trình hành động của Tỉnh ủy; định hướng tuyên truyền và thẩm định về tư tưởng chính trị các tác phẩm, ấn phẩm, hoạt động văn hoá, văn nghệ trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các chủ trương, giải pháp nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;

Trong công tác chỉ đạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy xác định nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của công tác tuyên giáo để phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an tại địa phương. Công an tỉnh sẽ chỉ đạo, hướng dẫn Công an các huyện, thị xã, thành phố xác định nhiệm vụ và giải pháp công tác công an để phối hợp Ban Tuyên giáo cấp ủy cùng cấp trong triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, an ninh văn hóa, trật tự tại địa phương.

Để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp, hai bên sẽ trực tiếp trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu; cụ thể hóa bằng đề án; bằng chương trình, kế hoạch hàng năm và các nhiệm vụ cụ thể; thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất; qua các hội nghị sơ kết, tổng kết giữa hai bên./.

Nguyễn Thị Phương