80
GIÁ: 17.500 ĐVN S302 (4-2013) ... CH N ĐỐ I TÁC để c ng h ưở ng MNH MTHĂM QUAN NHÀ TRUYN THNG Ngành DT MAY DT MAY ĐẠ I H I L N TH IV CÔNG ĐOÀN DT MAY VIT NAM THÀNH CÔNG NOVELTY n ă ng độ ng HI N ĐẠI NGÀNH D T MAY VI T NAM trên l trình PHÁT TRI N Bng sáng v đẹ p giao mùa

CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

GIÁ: 17.500 ĐVN

SỐ 302 (4-2013)

... CHỌN ĐỐI TÁCđể cộng hưởngMẠNH MẼ

THĂM QUAN NHÀ TRUYỀN THỐNG

Ngành DỆT MAYDỆT MAY

ĐẠI HỘI LẦN THỨ IVCÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

THÀNH CÔNG

NOVELTYnăng độngvà HIỆN ĐẠI

NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAMtrên lộ trìnhPHÁT TRIỂN

Bừngsángvẻ đẹp giao mùa

Page 2: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

2

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 3: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

BAN CỐ VẤNVŨ ĐỨC GIANG

Chủ tịch HĐTV VinatexTRẦN QUANG NGHỊ

TV HĐTV - TGĐ Vinatex

TỔNG BIÊN TẬPLÊ TIẾN TRƯỜNG

TV HĐTV - Phó TGĐ TT Vinatex

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐOÀN DOÃN ĐỨC

Phó Ban TT&TT VinatexNGUYỄN VĂN THÔNG

Viện trưởng Viện Dệt May

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPNGUYỄN KHÁNH SƠN

TV HĐTV - TB Tuyên giáo VinatexTRẦN VĂN PHỔ

Chủ tịch Hoatho corp NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TGĐ Garco 10PHẠM PHÚ CƯỜNG

TGĐ NBCBÙI VĂN TIẾNTGĐ Viettien

THƯ KÝ TOÀ SOẠNKIỀU BÍCH HẬU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMSố 10 Nguyễn Huệ - Q.1 - TP. HCM

Nguyễn Thị HồngĐiện thoại: 08. 38244044, máy lẻ 131

DĐ: 0989 112 553

Toà soạn25 Bà Triệu, Q.HK- Hà NộiĐiện thoại: (84-4)38256882

Fax: (84-4)38262269Email: [email protected]

Thiết kế mỹ thuậtHỮU NGHĨA

In tại Công ty TNHH MTVIn & Văn hoá phẩm

GPHĐBC 439/GP-BTTTT-3/2012

3

Bạn đọc thân mến!

Dư âm của những ngày vui xuân mới đã lắng xuống, tất cả chúng ta đang hào hứng và tập trung làm việc tích cực hơn, năng động, sáng tạo và trí tuệ hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện dần các mục tiêu đã đánh dấu son trên bản kế hoạch làm việc năm 2013 của mình.

Với Ngành Dệt May Việt Nam, trong quý đầu năm cho dù là thời điểm khó khăn về thị trường do sức tiêu dùng chùng xuống nhưng vẫn tăng trưởng cao, với KNXK đạt 3,8 tỷ Đôla Mỹ, tăng 18% so cùng kỳ năm trước, thì đó đã là nền tảng vững chắc tạo đà cho các quý còn lại. Với sự thuận lợi hơn về thị trường và sự nỗ lực từ các DN trong Tập đoàn cùng những dự báo về lợi ích sẽ được mang lại từ các hiệp định đàm phán song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Tất cả những điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho chúng ta, từ quý II trở đi, ngành dệt may không chỉ có sự bứt phá mạnh mẽ trong sản xuất và xuất khẩu mà còn là cơ sở vững chắc để kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu toàn Ngành đến 20 tỷ Đôla Mỹ.

Với mục tiêu: “Thời trang hóa Ngành Dệt May Việt Nam” cho dù khó khăn nhưng nếu thực hiện thành công, sẽ nâng Ngành Dệt May nước ta lên tầm cao mới. Đó là sự chuyển dịch quan trọng từ vị trí người làm thuê lên vị trí ông chủ! Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được, như lời nhà thiết kế Tây Ban Nha Diego Cortizas đã nói “Với cơ sở hạ tầng là các nhà máy may hiện đại và rộng khắp trên đất nước, chỉ cần đầu tư chuyên nghiệp vào đội ngũ thiết kế thời trang với năng lực sáng tạo tiềm tàng, Việt Nam sẽ trở thành kinh đô thời trang của thế giới, sánh với New York, Milan, Paris…”

Trong số Tạp chí này, bên cạnh những bài viết thể hiện đầy đủ thông tin về sự phát triển bền vững của các DN thành viên trong Tập đoàn Dệt May chúng ta sẽ thấy sự quyết tâm lớn ấy trong thông điệp của ông Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam, và trong những thiết kế sáng tạo từ các bộ sưu tập mốt, từ những sản phẩm thời trang không chỉ làm ra ở Việt Nam, mà được sáng tạo bởi chính các nhà thiết kế người Việt.

Ban Biên tập

Ảnh:

HO

ÀNG

HIỆ

U

Lá thư tòa soạn

Page 4: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

MỤCLỤCTIN TỨC & SỰ KIỆN

BỘ SƯU TẬP MỚI

SỐNG

NHÂN VẬT

VĂN HÓA

6. Đảng bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Gắn NQ TW 6 vào thực hiện các mục tiêu kinh tế

8. … Chọn đối tác để cộng hưởng sức mạnh

10. Khai giảng khóa đào tạo kỹ năng làm việc cho cán bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam

11. Viện Dệt May góp phần gia tăng năng lực xuất khẩu cho ngành

12. Hugaco giải pháp để phát triển bền vững

14. Dệt May Huế: Vững bước tiến

16. Dệt May Hòa Thọ: Nhà máy mới - Sinh khí mới

18. Thăm quan nhà Truyền thống ngành dệt may

40. BST Garco 1042. BST Sanding45. Độc đáo đẹp Fashion Show 11

28. Sắc trắng hoa Sưa29. Linh thiêng Yên Tử

34. Trịnh Kim Chi tôi “đổi gió” lâu rồi36. Midu tôi không muốn bắt chước ai

56. Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam

58. Triển lãm thời trang đầy cá tính

60. Thời trang đẳng cấp với túi Chanel

4

Page 5: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

72. Nhuộm tác động ít đến môi trường

NHỊP SỐNG

TẠP BÚT

THỜI TRANG ỨNG DỤNG

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

ĐOÀN THANH NIÊN

CÔNG ĐOÀN, DỆT MAY & HIỆP HỘI

30. Bừng sáng vẻ đẹp giao mùa32. Làm duyên với hạt cườm33. Khám phá thế giới thời trang anh quốc

38. 5 điểm yếu khó bỏ

46. Novelty năng động và hiện đại50. Cảm hứng giao mùa54. Nhà thiết kế gốc Việt ra mắt BST cá tính tại Paris

21. Tận dụng triệt để cơ hội để phát triển thị trường Nhật Bản

22. Kỷ niệm ngày 26/3: Sôi nổi và thiết thực

24. Gia tăng giá trị bằng chuỗi liên kết ngành dệt may triển khai mô hình mới

26. Ngành Dệt May Việt Nam trên lộ trình phát triển

27. Tập huấn công tác tuyên truyền

62. Đại hội lần thứ IV Công đoàn Dệt May Việt Nam thành công

66. Phụ nữ ngành dệt may: Đoàn kết vượt qua chính mình

74. Một số hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam

69. Chung kết cuộc thi “Sinh viên với thiết kế thời trang lần IV”70. Chuyến đi ý nghĩa

5

Page 6: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) là

những định hướng quan trọng, mang tính bản lề cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước năm 2013. Nội dung quan trọng là đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đ ất nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và các đơn vị thành viên.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết TW 6 tác động đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và ngành Dệt May Việt Nam năm 2013 và tính đến năm 2015, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ Tập đoàn và các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc. Đồng chí Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn trực tiếp chủ trì Hội nghị, cùng dự có các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, UVHĐ Thành viên và cơ quan điều hành Tập đoàn. Tại Hội nghị, Tiến sỹ Nguyễn Thị Tiếp - UVBCH, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã truyền đạt các nội dung cơ bản của Nghị quyết TW 6.

ĐẨY MẠNH TÁI CƠ CẤU VÀ CP HÓA CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN

Trong những năm qua, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã chứng minh được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng và có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước càng được thể hiện rõ rệt. Từ năm 2002 đến

nay, DNNN được sắp xếp lại từng bước, từ 5.374 DN giảm xuống còn 1.060 DN 100% vốn Nhà nước, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Giá trị đóng góp của DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, hợp tác đầu tư với nước ngoài, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng… v.v.

Nghị quyết TW 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã nêu bật các giải pháp nhằm vượt qua những khó khăn thách thức từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng các hệ lụy của nó: Một là, nhanh chóng đổi mới cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của DNNN. Hai là, định hướng đổi mới mô hình quản trị DNNN, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Ba là, cơ chế quản lý đối với DNNN nêu cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban thường vụ Đảng ủy; thực hiện việc Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Bí thư Đảng ủy. Bốn là, tăng cường công tác đảng trong DNNN, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,

năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam xác định đây cũng chính là những hướng đi cần thiết cần tiếp tục thực hiện tốt trong năm 2013. Trong lộ trình phát triển bền vững của Tập đoàn đã liên tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh mô hình, cơ cấu quản lý, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của Cơ quan điều hành, các bộ phận chức năng nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh của Tập đoàn. Năm 2012, Tập đoàn đã ban hành 5 quy chế, quy trình về quản lý, trong đó đặc biệt có Quy chế quản lý người đại diện phần vốn đầu tư của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại các doanh nghiệp, nhằm bảo toàn và phát triển dòng vốn đã đề ra các giải pháp để tăng vòng quay vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định, thực hiện việc rà soát công nợ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý,…

Từng bước thực hiện quyết liệt các bước công việc cần thiết liên quan đến công tác cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên còn lại. Tháng 2/2013 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập

Đảng bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam: GẮN NGHỊ QUYẾT TW 6 VÀO THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ

6

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Đảng viên các Đảng bộ và Chi bộ trực thuộc khu vực phía Bắc nghe triển khai Nghị quyết TW 6

Page 7: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

tiêu an toàn các sản phẩm dệt may đáp ứng thị trường Hoa Kỳ, EU; Phân tích, đánh giá lợi thế của mặt hàng dệt kim khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP và xây dựng mô hình đầu tư nhà máy dệt kim cung cấp vải cho sản xuất áo Polo shirt, T-shirt và nghiên cứu công nghệ, thiết bị dây chuyền sản xuất vải từ sợi nhuộm màu (yarn dyed).

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo môi trường cũng được các doanh nghiệp quan tâm, ví dụ như công trình Nghiên cứu ứng dụng khí CO2 trong xử lý nước thải của Tổng Công ty Phong Phú sau khi áp dụng đã giúp tiết giảm chi phí xử lý nước thải mỗi năm khoảng 1,1 tỷ đồng.

Một vấn đề nữa cũng được đề cập đến trong Nghị quyết TW6 là tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là những nội dung liên quan thiết yếu đến hoạt động đầu tư và di dời của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong năm 2013 và những năm tới sao cho hiệu quả nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cao cho hàng dệt may xuất khẩu do đó học tập, nghiên cứu và nắm rõ nội dung và đưa Nghị quyết TW6 đi vào thực tiễn là điều cần thiết với từng đảng viên trong từng Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

đoàn giai đoạn 2013- 2015. Mục tiêu của tái cơ cấu lần này nhằm bảo đảm cho Vinatex tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ sở đó hình thành chuỗi cung ứng Sợi - Dệt - Nhuộm - May; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Vinatex, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong giai đoạn 2013 - 2015 Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam khẩn trương thực hiện cổ phần hóa. Theo đó, sau khi tái cơ cấu sẽ có 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 6 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ từ trên 50 - 65% vốn điều lệ và 20 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

QUAN TÂM ĐẾN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỂ TẠO SỨC BẬT MỚI

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chỉ còn 8 năm để hoàn thành mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội Đảng XI đã đề ra. Vì vậy ứng dụng sáng tạo thành tựu KH&CN trở thành yếu tố cấp thiết nhất hiện nay.

Nghị quyết TW 6 nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính và đổi mới hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, đồng thời quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, chính sách sử dụ ng và trọ ng dụ ng cá n bộ khoa học công nghệ; phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; hợp tác và

hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ...

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Dệt May Việt Nam xác định phát triển khoa học công nghệ là con đường nhanh và hiệu quả nhất để tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động...

Năm 2012, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có trên 50 dự án đầu tư mới và đầu tư bổ sung có áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại. Kết quả là năng lực đã tăng thêm trong năm 2012 của lĩnh vực sợi, dệt nhuộm và may lần lượt là: 7.964 tấn sợi, 868 tấn vải dệt kim, 2,7 triệu mét vải dệt thoi, 3,6 triệu mét vải Jean, 120.000 bộ veston, 4,5 triệu sơmi chuẩn, 9,8 triệu SP dệt kim...

Một số doanh nghiệp trong Tập đoàn như các Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, May Việt Tiến, May 10... đã rất chủ động trong việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật, đặc biệt sử dụng công nghệ Lean - phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất giúp tăng lợi nhuận.

Đầu năm 2013, Hội đồng khoa học Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã tiến hành nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Dệt May về ứng dụng các phương pháp thử nghiệm các chỉ

Đảng viên các Đảng bộ và Chi bộ trực thuộc khu vực phía Nam nghe triển khai Nghị quyết TW 6

7

Page 8: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp (DN)

đổ vỡ hoặc lao đao, thị trường toàn cầu bất ổn. Tuy nhiên, đối với những nhà kinh doanh có tầm chiến lược thì trong nguy´luôn tiềm ẩn cơ. Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn đạt dấu son trong lộ trình phát triển khi trong năm khủng hoảng 2012 đạt tăng trưởng 8%, vậy trong năm 2013 này, Tập đoàn nhìn thấy cơ hội nào và vận dụng ra sao? Chúng ta cùng trò chuyện với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn về vấn đề này.

- Thưa ông, năm 2013, trong lúc khủng hoảng kinh tế còn chưa rõ điểm dừng, thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiến hành cổ phần hoá Công ty mẹ Tập đoàn. Vậy những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư (NĐT) tham gia cổ đông chiến lược của Tập đoàn (TĐ) là gì?

thế mạnh về công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm - may để sản xuất sợi, vải cao cấp, những mặt hàng chiến lược mà TĐ đang nhắm tới. Hoặc đối tác có hệ thống siêu thị bán lẻ tốt, phân bố rộng khắp trên thế giới. Có thể chế tài chính mạnh, có khả năng tập hợp nguồn vốn mạnh. Có đội ngũ quản trị giỏi, chuyên gia kỹ thuật hàng đầu trong lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm - may. Tựu trung lại là lựa chọn đối tác thực sự có thế mạnh về công tác quản trị, kỹ thuật công nghệ, cùng Tập đoàn tham gia điều hành làm sao để phục vụ cho việc phát triển sản xuất của TĐ.

Bên cạnh đó, đối tác chiến lược phải thực sự cộng hưởng được với văn hoá Vinatex, tạo sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau với mục tiêu vì sự phát triển nền công nghiệp dệt may, góp phần phát triển nền công nghiệp của nước nhà.

Tập đoàn cũng đã có kế hoạch mời gọi NĐT, có chương trình làm việc với một số đối tác trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, khi thực hiện IPO, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa thông tin chính xác tới NĐT để họ hiểu vai trò, vị thế của ngành Dệt May Việt Nam trong nền công nghiệp nước nhà.

- Với những hiệp định thương mại có liên quan tới ngành nghề của mình, đặc biệt là TPP thì TĐ có giải pháp nào để tận dụng những lợi ích từ đó?

- Đối với Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành Dệt May luôn có các hoạt động bên lề tích cực từ phiên thứ

...CHỌN ĐỐI TÁCĐỂ CỘNG HƯỞNG SỨC MẠNH

Ông Vũ Đức GiangChủ tịch Hội đồng Thành viênTập đoàn Dệt May Việt Nam

- Đó phải là những DN - kể cả DN trong nướcvà nước ngoài - đầu tư cùng lĩnh vực, ngành nghề sở hữu công nghệ quản trị tiên tiến và thị trường. Đối tác cần có

Dệt vải đáp ứng nhu cầu may xuất khẩu

8

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 9: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

nhất tới phiên 16 vừa qua, chúng ta nắm được thông tin nhanh và đầy đủ về sự quan tâm của các bên đàm phán. Mục tiêu là để tính toán chiến lược cho ngành Dệt May Việt Nam, từ đó triển khai phát triển đầu tư mở rộng, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ta đang thiếu, và là cơ hội tiến tới thị trường mở với thuế suất ưu đãi.

* Giải pháp của TĐ để tận dụng TPP là:

Tập trung kêu gọi NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài có thế mạnh trong sản phẩm đang thiếu hụt ở Việt Nam như nguyên liệu xơ visco, đầu tư vào các vùng trồng cây nguyên liệu để đảm bảo tăng tỷ trọng so với những năm trước đây. Có nguồn nguyên phụ liệu trong nước để ổn định sản xuất và tăng tỷ lệ nội địa hoá. Phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước sản xuất có công nghệ dệt may tiên tiến.

Đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, đó là đội ngũ cán bộ phát triển thị trường, đội ngũ thiết kế giỏi, sáng tạo. Quy hoạch lại việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ này.

Tập đoàn tập trung vào giải pháp chiến lược hoạch định thị trường khi TPP triển khai áp dụng, tận dụng cơ hội phát triển các sản phẩm có tính cốt lõi của TĐ.

Xây dựng chiến lược phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn.

Thời trang hoá ngành Dệt May Việt Nam, xây dựng và đẩy mạnh hoạt động hiệu quả cao cho các Trung tâm thiết kế thời trang. Đào tạo tuyển dụng đội ngũ nhà thiết kế có năng lực cao. Chào bán mẫu thiết kế cho các nhà nhập khẩu.

Xây dựng thương hiệu hàng hoá và bán sản phẩm thời trang của TĐ ra nước ngoài. Giai đoạn 2017-2020 phấn đấu có từ 3-5% lượng

sản phẩm xuất khẩu là thương hiệu của TĐ và từ đó tăng dần tỷ trọng lên. Mục tiêu này của TĐ cũng là áp lực lớn lên các DN trực thuộc TĐ, nhưng chúng ta phải thực hiện bằng được.

Xây dựng giải pháp chiến lược về quản trị tiết kiệm chi phí, tạo sản phẩm cạnh tranh tốt về chất lượng, thời gian giao hàng, trách nhiệm xã hội của sản phẩm...

- Vậy ông có thể cho biết những nhiệm vụ cốt lõi của TĐ trong năm cổ phần hoá này?

- Hiện TĐ đang làm thủ tục hoàn thiện để quý III sẽ bán cổ

phiếu của TĐ ra công chúng. Để đạt mục tiêu cổ

phần hoá công ty mẹ TĐ, có 5 nhiệm vụ cốt lõi sau:

1. Tái cấu trúc TĐ vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp dệt may, tuyệt đối

không đầu tư ra ngoài ngành. Đó là

những sản phẩm cốt lõi: bông, xơ, sợi, vải, may mặc,

dịch vụ cho ngành.2. Tái cấu trúc quy mô của

TĐ, mô hình quản trị TĐ cho phù hợp với mô hình cổ phần hoá, các Phòng, Ban, DN, đội ngũ cán bộ quản trị DN, mô hình khối Viện,

Trường cũng phải chủ động trong quá trình hội nhập để đi lên bằng chính khả năng đích thực của mình, đó là đào tạo, nghiên cứu.

3. Tái cấu trúc định hướng sản phẩm cốt lõi, để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, 100% là thương hiệu của TĐ ở thị trường trong nước, song song đó phấn đấu có thương hiệu của TĐ ra thị trường thế giới.

4. Tái cấu trúc giải pháp chiến lược công nghệ để đảm bảo khả năng thiết bị công nghệ hoạt động tốt, đảm bảo khả năng sản xuất phục vụ xuất khẩu và trong nước. Bên cạnh đó, định hướng quản trị công nghệ, đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu vào, đảm bảo đáp ứng điều khoản trong các hiệp định thương mại và đòi hỏi của các nhà nhập khẩu.

5. Chuyển đổi mô hình cần đảm bảo hài hoà ba lợi ích: TĐ - Người lao động - các cổ đông, và tạo tăng trưởng ổn định hiệu quả đồng vốn đầu tư. Để có được kết quả đó, đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ cán bộ tốt, giữ được lâu dài cho TĐ vị trí hàng đầu của nền công nghiệp dệt may Việt Nam. Xem xét các khả năng đầu tư mở rộng ở cả trong nước và nước ngoài, sao cho phải đảm bảo hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Tái cấu trúc hệ thống siêu thị hàng dệt may của TĐ trong nước để vươn ra các nước trong khu vực.

- Xin cảm ơn ông!

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Vũ Đức Giang thăm trang trại bông tại Nha Hố

9

Page 10: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

HÀN KIM

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2013 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam,

ngày 19/03/2013 tại Hà Nội và 22/03/2013 tại TP.HCM, Tập đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với Viện Quản lý Kinh tế Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo kỹ năng làm việc và lãnh đạo cho các chuyên viên và cán bộ quản lý của Tập đoàn.

Khóa học được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 78 học viên (phía bắc 38 người, phía nam 30 người) là chuyên viên văn phòng thuộc Văn phòng 1&2 Tập đoàn Dệt May Việt Nam và một số cán bộ của Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội… Khóa học diễn ra trong 6 tuần, mỗi tuần học 2 ngày, kể từ ngày 21/03/2013, với các nội dung chính: Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình…

Nhóm 2 gồm 68 học viên là cán bộ quản lý đang công tác tại văn phòng 1&2 Tập đoàn và một

số cán bộ của Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty CP May Việt Tiến… Khóa học kéo dài trong 6 tuần, mỗi tuần học một buổi, với các nội dung chính: Kỹ năng tham mưu; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Lập kế hoạch công việc; Điều hành cuộc họp…

Phát biểu khai giảng lớp học, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, sự thành công của Viện Quản lý Kinh

Lớp học tại văn phòng TPHCM

Lớp học tại văn phòng Hà Nội

KHAI GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LÀM VIỆCcho cán bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam

tế trường ĐHBK Hà Nội trong việc đào tạo cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định được uy tín và chất lượng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, tôi mong muốn với khóa học này, giảng viên của Viện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo về kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho các học viên. Đây là khóa học đầu tiên mà Tập đoàn tổ chức cho cán bộ chuyên viên văn phòng Tập đoàn nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng công việc, có phương pháp tốt hơn, thực hiện hiệu quả hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thay mặt Viện Quản lý Kinh tế trường ĐHBK Hà Nội, TS.Nguyễn Danh Nguyên - Phó Viện trưởng cám ơn sự quan tâm hợp tác của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và hứa sẽ xây dựng bài giảng có tính thực tiễn cao nhất phục vụ cho chiến lược phát triển của Tập đoàn và ngành. Đề nghị học viên có thái độ học tập nghiêm túc đưa ra nhiều câu hỏi, những vấn đề phát sinh từ thực tế; cùng nhau trao đổi, chia sẻ để lớp học thu nhận được kết quả tốt nhất.

10

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 11: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Viện Dệt May được Chính phủ thành lập năm 1969 (với tên gọi là Viện Công

nghiệp Dệt Sợi). Ngày 05/9/2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 115/2005NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ, tự quản đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập Nhà nước. Căn cứ Nghị định này và thông tư liên bộ tháng 6/2006, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã phê duyệt Đề án chuyển đổi hoạt động của Viện Dệt May (Quyết định số 746/QĐ-TĐDMVN ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam).

Là cơ quan nghiên cứu phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Viện Dệt May đã tập trung thực hiện các đề tài KHCN có tính thực tiễn cao. Một số kết quả nghiên cứu của các đề tài KHCN thực hiện trong năm 2011 đã đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và được ứng dụng trong sản xuất tạo giá trị gia tăng. Trong tháng 3/2013, Viện đã tổ chức bảo vệ các đề tài khoa học cấp Tập đoàn trong đó ông Lê Tiến Trường, Phó TGĐ thường trực Tập đoàn làm Chủ tịch Hội đồng cùng tham gia phản biện có các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực dệt may và đại diện các ban chức năng của Tập đoàn.

Các đề tài khoa học được nghiệm thu gồm: Ứng dụng các phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn các sản phẩm dệt may đáp ứng thị trường Hoa Kỳ, EU; Phân tích, đánh giá lợi thế của mặt hàng dệt kim khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP và xây dựng mô hình

đầu tư nhà máy dệt kim cung cấp vải cho sản xuất áo Polo shirt và T-shirt; Nghiên cứu công nghệ, thiết bị dây chuyền sản xuất vải từ sợi nhuộm màu (yarn dyed).

Theo ý kiến đánh giá, nhận xét chung của các thành viên Hội đồng khoa học thì các đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các đề tài còn nặng về phân tích,

lựa chọn thiết bị, công nghệ. Bên cạnh đó các đề tài

còn bộc lộ một số thiếu sót về trình bày. Theo ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch Hội đồng khoa học thì các chủ nhiệm đề tài cần tập trung đề cập

những vấn đề về kỹ thuật và công nghệ

mới, tiên tiến mà các doanh nghiệp đang quan

tâm. Ông Trường cũng lưu ý các chủ nhiệm và nhóm thực hiện đề tài cần phân tích và so sánh lợi thế và hiệu quả kinh tế khi đề tài khoa học được đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Thay mặt Viện Dệt May, Tiến

Sỹ Nguyễn Văn Thông - Viện Trưởng đã cám ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Chủ tịch và các thành viên trong Hội đồng, ông Thông cho biết, để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành Dệt May Việt Nam nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, trong năm 2013, Viện Dệt May tiếp tục tập trung phát triển mạnh vào các lĩnh vực sau: Nghiên cứu các đề tài KHCN mang tính thực tiễn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may. Phát triển các dịch vụ thử nghiệm được công nhận quốc tế, tăng cường năng lực cho Trung tâm thí nghiệm Dệt May của Viện. Tăng cường các dịch vụ tư vấn, đào tạo, chứng nhận sản phẩm: Triển khai các dự án đầu tư của Tập đoàn trong lĩnh vực sợi, dệt, may mặc; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm; cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may về thông tin thực trạng, công nghiệp dệt may Việt Nam và thế giới; thị trường dệt may, công nghệ mới, các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu thâm nhập thị trường; nhu cầu chứng nhận sự phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn dệt may.

VIỆN DỆT MAYGÓP PHẦN GIA TĂNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH

PHẠM SỸ

Viện Dệt May báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tại Tập đoàn DMVN

11

Page 12: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

12

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Hưng Yên, Tổng Công ty May Hưng Yên (HUGACO)

đã tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu cổ đông và Hội nghị người lao động năm 2013 đúng vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam và 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM.

Đại hội đã nhất trí thông qua các giải pháp căn bản và cốt lõi để thực hiện các mục tiêu đề ra

là: Phát triển thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng; duy trì mối quan hệ ổn định với khách hàng truyền thống, ổn định thị trường cũ, phát triển thị trường mới tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm cân bằng tỷ trọng giữa các thị trường, giảm thiểu rủi ro; tăng cường chuyển dịch từ sản xuất gia công sang sản xuất FOB, ODM. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thường xuyên đào tạo và đào tạo

lại trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động;tăng cường đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo tập trung khóa học bồi dưỡng để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và trình độ tin học ngoại ngữ. Nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động; hoàn thiện công trình Trường mầm non 4 tầng; khảo sát nhu cầu nhà ở của người lao động, triển khai đầu tư xây dựng chung cư, tạo điều kiện cho người lao động có nhà ở và yên tâm làm việc; đầu tư xây dựng nhà để xe cho CBCNV; cải tạo nâng cấp nhà ăn và trạm y tế. Tăng năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động. Tăng cường hợp tác, liên kết: Mở rộng liên kết khu vực và ngành để giảm những cạnh tranh nội bộ; mở rộng các mối quan hệ với các nhà cung cấp và các đối tác để có thể tìm được những nhà cung cấp với chất lượng tốt nhất, với giá cả cạnh tranh. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng để khơi đậy lòng tự hào, niềm tin, ý chí của CBCNV

Toàn cảnh Đại hội đại biểu cổ đông và Hội nghị người lao động năm 2013

Đ/c Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV tặng đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ NĂM 2013: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (TÍNH THEO GIÁ CM) LÀ 12,50 TRIỆU USD; TỔNG DOANH THU 380 TỶ (CHƯA TÍNH HỢP NHẤT); THU NHẬP BÌNH QUÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG 6 .000 .000Đ/NGƯỜ I /THÁNG; NỘP NGÂN SÁCH 18,2 TỶ ĐỒNG; LỢI NHUẬN 40,50 TỶ ĐỒNG, CHIA CỔ TỨC TỐI THIỂU 20%; ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN 2 TỶ ĐỒNG.

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGHUGACO

MINH HƯƠNG

Page 13: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

13

và người lao động tạo đòn bẩy thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng năng lực sản xuất của Tổng Công ty cả về lượng và chất.

Từ những phương hướng, mục tiêu đó Ban lãnh đạo Tổng Công ty đã xác định các giải pháp về thị trường đa dạng hóa mặt hàng bằng cách giữ quan hệ ổn định với khách hàng truyền thống, tích cực thâm nhập các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm cân bằng tỷ trọng giữa các thị trường, giảm thiểu rủi ro. Linh hoạt điều chỉnh giá gia công phù hợp với xu hướng chung của thị trường để đảm bảo việc làm và hiệu quả sản xuất kinh doanh;

Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến để tăng năng lực sản xuất; tận dụng mặt bằng hiện có của các công ty thành viên để đầu tư khoảng 10- 15 chuyền may; áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng suất lao động. Tập trung đầu tư công nghệ và thiết bị cho khâu chuẩn bị sản xuất và cắt bán thành phẩm chuẩn. Áp dụng qui trình Lean cho một số chuyền sản xuất, từng bước nhân rộng ra các đơn vị thành viên và các công ty con; nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động; tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động;

Đ/c Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn phát biểu ghi nhận, biểu dương những thành tích Công ty đã đạt được

Đ/c Nguyễn Tùng Vân - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam trao Cờ của TLĐLĐ Việt Nam cho Công đoàn Tổng Công ty May Hưng Yên- CTCP

tích cực tham gia các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng cả về vật chất và tinh thần; mở rộng và tăng cường các mối liên kết trong Tập đoàn và ngành để học tập, trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, chia sẻ năng lực, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và coi đây như là một đòn bẩy để khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của người lao động.

Đến dự và Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu cổ đông và Hội nghị người lao động của Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP ông Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã ghi nhận, biểu

dương những thành tích Công ty đã đạt được trong năm 2012, bổ sung, giao nhiệm vụ cho CBCNV Tổng Công ty năm 2013. Cụ thể là: Công ty May Hưng Yên - CTCP về công tác quản trị doanh nghiệp và tổ chức hoạt động SXKD trong nhiều năm qua rất tốt, được Đảng và Nhà nước ghi nhận tặng nhiều phần thưởng xuất sắc, Tổng Công ty nhiều năm liên tục nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cùng nhiều phần thưởng của các cấp Bộ, Ngành và Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Công ty May Hưng Yên cần xây dựng lộ trình phát triển tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong những năm tới, chuẩn bị tốt nguồn lực kể cả công tác quản trị doanh nghiệp và công tác đào tạo cán bộ để bắt kịp lộ trình phát triển của Tập đoàn và ngành Dệt May Việt Nam; chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất - đặc biệt nguồn nhân lực đón đầu các hiệp định thương mại song phương và đa phương để tận dụng tối đa các lợi ích mang lại từ Hiệp định xuyên Thái Bình dương (TPP) và FTA với EU nhằm tạo giá trị gia tăng cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước EU. Bên cạnh đó Tổng Công ty May Hưng Yên cần tập trung củng cố phát triển thị trường nội địa, xây dựng thương hiệu để giữ vững danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện trong top đầu của ngành Dệt May Việt Nam.

Page 14: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

14

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Huegatex - Chặng đường 25 năm

Cách đây 25 năm, ngày 26/3/1988 Nhà máy Sợi Huế chính thức đi vào hoạt động với một dây

tảng phát triển ngành Dệt May tại Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Sau đó đã tách nhà máy Sợi Phú Bài ra khỏi Công ty Cổ phần Dệt May Huế, thành lập Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài ngày nay. Trong năm 1994 tiếp nhận và sáp nhập Nhà máy Dệt Thừa Thiên Huế năm 2002 tiếp nhận thêm Công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế chuyển đổi tên thành Công ty Dệt May Huế. Thực hiện công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Công ty Dệt May Huế đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Từ năm 2005 đến nay, Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, là giai đoạn Công ty có những thay đổi về cách thức quản trị, đầu tư chiều rộng, chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nhất. Sau 25 năm hình thành và phát triển, Huegatex đã vượt qua nhiều gian nan thử thách và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ một dây chuyền kéo sợi với sản lượng 1.500 tấn/năm, đến nay sản lượng sợi đạt 12.000 tấn/năm, tăng hơn 10 lần so với năm 1988; sản lượng vải dệt kim đạt 1.200 tấn/năm, sản lượng may hơn 10 triệu sản phẩm/năm, tăng 8,3 lần so với năm đầu sản xuất; tổng doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2008 và gần 400 lần so với năm 1988; giải quyết việc làm ổn định cho 3.600 lao động với mức thu nhập bình quân đạt trên 4,6 triệu đồng/người/tháng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện thừa ủy quyền Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Ba cho Huegatex

DỆT MAY HUẾ:

Ghi nhận những thành tích của các thế hệ CBCNV và người lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế (Huegatex), Đảng và Nhà nước đã dành tặng cho Công ty Huân chương Độc lập hạng Ba và ông Nguyễn Bá Quang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đúng dịp Công ty kỷ niệm 25 năm thành lập (26/3/1988- 26/3/2013).

VỮNG‱BƯỚC‱TIẾNchuyền 17.000 cọc sợi. Từ năm 1988 đến năm 1993 là giai đoạn Công ty tập trung lắp đặt, hiệu chỉnh đưa dây chuyền số 2, số 3 vào hoạt động, hoàn chỉnh nhà máy 5 vạn cọc sợi, chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế năm 1994. Và cũng từ đây Công ty đã ra sức tìm thị trường, thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng chuyên biệt, từ sợi 100% cotton chuyển sang sợi TC. Liên tục đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại từ khâu cung bông đến các máy ghép, máy chải kỹ, máy nối sợi tự động của Đức, Nhật và Thụy sĩ. Đồng thời cũng sau thời gian đó, Công ty tiếp tục đầu tư thêm 8.000 cọc sợi hiện đại từ chải thô đến máy sợi con.

Để đa dạng và phong phú mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, Công ty đã đầu tư đồng bộ khép kín dây chuyền sản xuất từ Sợi, Dệt kim, Nhuộm, May làm hạt nhân và động lực phát triển ngành Dệt May tại Thừa Thiên Huế. Dệt May Huế là đơn vị tiên phong của Tập đoàn thực hiện chiến lược “tăng tốc” phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010, theo Nghị định 55 của Thủ tướng Chính phủ khi xây dựng thành công Nhà máy Sợi Phú Bài tại khu Công nghiệp tỉnh năm 2001 với thời gian xây dựng nhanh nhất, lãi suất ưu đãi thấp nhất, thiết bị hiện đại nhất và chất lượng sản phẩm tốt nhất làm nền

HƯƠNG NGUYÊN

Page 15: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

15

Tái cấu trúc để không ngừng tăng tốc và phát triển

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Huegatex quyết tâm phấn đấu trở thành Trung tâm sản xuất hàng dệt kim của khu vực miền Trung, Công ty tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo chiều sâu như đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty đã đầu tư hoàn thiện xưởng May 2 tiếp nhận lại của Công ty Quinmax, góp vốn đầu tư Công ty Đầu tư - Dệt May Thiên An Phát; Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An; tham gia góp vốn đầu tư Nhà máy Sợi Hồng Lĩnh 3 vạn cọc, giúp ban quản lý dự án Vinatex Hồng Lĩnh sớm hoàn thành công tác xây dựng để sớm đưa nhà máy vào hoạt động đồng bộ và hiệu quả. Để tăng thêm năng lực sản xuất và xuất khẩu, năm 2012, Huegatex đã khởi công xây dựng và đưa Nhà máy May 3 vào hoạt động với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, bao gồm 20 chuyền may, nhà ăn ca, nhà xe và thu hút 1.100 lao động vào làm việc. Đầu tư từng bước hiện đại hóa thay thế dần các máy sợi thế hệ cũ Textima để đa dạng hóa mặt hàng; đầu tư lò hơi mới, máy nhuộm thí nghiệm, máy nhuộm cao áp, máy định hình; tiếp tục tìm nguồn vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải theo hướng quy mô hiện đại. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để giảm áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty cũng coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều sáng kiến đã góp phần tăng năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu suất của thiết bị. Nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học được triển khai thành công, qua đó đã cơ cấu các sản phẩm Công ty ngày càng hoàn thiện, tăng thêm giá trị hàng hoá. Các phong trào thi đua được tổ chức đều đặn hàng năm như phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi…

Chăm lo đời sống người lao động & thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những yếu tố đem lại sự thành công cho Công ty cổ phần Dệt May Huế là lãnh đạo đơn vị luôn quan tâm chăm lo đến điều kiện vật chất tinh thần cho người lao động, coi người lao động là tài sản vốn quý là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty duy trì trả lương và tiền thưởng đúng hạn và đóng đầy đủ các loại BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động. Bên cạnh đó, trong chính sách tiền lương đã có những đột phá, đảm bảo công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thành viên. Duy trì thường xuyên các phong trào xây dựng văn hoá DN, phong trào xanh sạch đẹp, ATVS lao động, phòng chống cháy nổ, các hội thi văn nghệ, thể thao, “phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà”, thưởng cho con CBCNV và người lao động có thành tích trong học tập, tặng quà ngày 1-6 và Trung thu cho các cháu. Hằng năm Công ty tổ chức cho người lao động đi thăm quan, nghỉ mát; tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có cơ hội tham gia hội thảo, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức. Không ngừng cải thiện bữa ăn ca cho công nhân đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thực phẩm. Sắp tới, Công ty tiếp tục triển khai dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV và cải thiện điều kiện làm

việc, cảnh quan môi trường để thu hút lao động và xây dựng hình ảnh người công nhân ngành Dệt May Việt Nam nhằm đưa Huegatex vươn lên tầm cao mới.

Đi đôi với việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho CBCNV, Công ty đã làm tốt trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, tấm lòng vàng …v.v. Bình quân hàng năm, Công ty còn trích 700 triệu đồng để ủng hộ người nghèo; Công ty đã phát động CBCNV đóng góp hàng trăm triệu đồng ủng hộ đồng bào bị bão lụt, giúp đỡ một phần nhỏ cho nhân dân Cuba gặp khó khăn, ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục động đất và sóng thần. Tặng sổ tiết kiệm cho gia đình liệt sỹ, nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, xây nhà tình nghĩa; ủng hộ quỹ khuyến học, xây dựng đoạn đường dân sinh Cống Bạc - Cầu vượt phường Thủy Dương; kết nghĩa, đỡ đầu xã Hồng Vân huyện A lưới, đồn Biên phòng 216.

VỚI NHỮNG NỖ LỰC TẠO ĐỘT PHÁ TRONG

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP, MẠNH DẠN ĐẦU TƯ CHẮC CHẮN, VÀ HIỆU

QUẢ. ĐẾN NAY HUEGATEX TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG DN MẠNH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG

CÙNG VỚI CÁC DN DỆT MAY KHÁC CHIẾM GẦN 50% KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH, LÀM HẠT NHÂN VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY TẠI THỪA THIÊN HUẾ, MIỀN TRUNG VÀ CẢ NƯỚC, GÓP PHẦN XÂY DỰNG NGÀNH DỆT

MAY VIỆT NAM TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN, THU HÚT HÀNG TRIỆU LAO ĐỘNG,

CÓ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LỚN NHẤT GÓP PHẦN QUAN TRỌNG THỰC HIỆN

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.

Page 16: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

NHÀ MÁY MAY HÒA THỌ - PHÚ NINH THUỘC CỤM CÔNG NGHIỆP CHỢ LÒ (TAM THÁI, PHÚ NINH) ĐƯỢC KHỞI CÔNG 25.8.2012. VỚI TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT SỬ DỤNG 28.053M2 CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TRÊN 100 TỶ ĐỒNG. TRONG ĐÓ GIAI ĐOẠN 1 ĐẦU TƯ HƠN 45 TỶ ĐỒNG VỚI 10 CHUYỀN MAY, TẠO VIỆC LÀM MỚI CHO 700 LAO ĐỘNG, CÔNG SUẤT 1,8 TRIỆU SẢN PHẨM/NĂM.

DỆT MAY HÒA THỌ:

Tổng Công ty CP Dệt May Hoà Thọ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu

của ngành Dệt May Việt Nam. Ngoài trụ sở và Nhà máy chính đóng tại Đà Nẵng, Tổ ng Công ty còn có nhiề u cơ sở sản xuấ t kinh doanh khác trên địa bàn các tỉnh miề n Trung, với tổng CBCNV khoảng 7.000 người. Năm 2013,

MINH KIỆT

Cửa hàng bán sản phẩm của Tổng Công ty

Xưởng may tại Nhà máy May Hòa Thọ - Phú Ninh

Tổng Công ty phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu 2.300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD, lợi nhuận đạt 70 tỷ đồng và tăng thêm 10% thu nhập cho người lao động; toàn Tổng Công ty đã phát động đến tận các cơ sở khí thế chào mừng thành công Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam và các ngày lễ kỷ niệm của Tập đoàn, qua đó từng người lao động đã nhận thức và thể hiện tinh thần hăng say quyết tâm đạt kết quả cao.

Ngay từ đầu năm 2013 Tổng Công ty Dệt May Hoà Thọ đã đưa Nhà máy May Hòa Thọ - Phú Ninh đi vào hoạt động, người dân xung quanh Cụm công nghiệp Chợ Lò (Tam Thái, Phú Ninh) đã thấy mọc lên một Nhà máy may hoành tráng và hiện đại với thiết bị mới 100% của Nhật, đối tác khách hàng truyền thống là AURORA (Hoa Kỳ), Nhà máy May Hòa Thọ - Phú Ninh sẽ đảm bảo đầu ra sản

16

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 17: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

NHÀ MÁY MỚI - SINH KHÍ MỚIphẩm, tạo việc làm ổn định cho công nhân.

Ngay khi sắp hoàn thành các hạng mục, Nhà máy đã bắt đầu tuyển dụng và đào tạo công nhân. Đến nay đã có 200 công nhân địa phương được nhận vào sản xuất. Ngoài tiền lương học việc còn có khoản phụ cấp tiền ăn 10 nghìn đồng/ngày. Xung quanh khu vực Nhà máy, chỉ vài ngày đã bắt đầu xuất hiện các hàng quán cung ứng

có thể làm việc để nuôi sống bản thân. Mấy anh chị ở Nhà máy khen tôi khéo tay, may đẹp, nếu biết cố gắng thì tay nghề nâng cao hơn nữa và tôi sẽ làm được nhiều việc hơn nữa”.

Ông Nguyễn Văn Cúc - Giám đốc Nhà máy May Hòa Thọ - Phú Ninh cho biết, đây sẽ là dự án tạo động lực phát triển cho Cụm công nghiệp Chợ Lò. Với mô hình quản trị và cách quản lý giống với Nhà

máy May Hòa Thọ - Quảng Nam, ông Cúc cho rằng sau khi đi vào hoạt động ổn định, đời sống công nhân ở đây sẽ được Công ty đảm bảo mức lương tối thiểu trên 3 triệu đồng/tháng. Dịp tết, công nhân sẽ được thưởng 2 tháng lương, riêng với những công nhân xuất sắc sẽ được Công ty tổ chức du lịch trong nước và cả ở nước ngoài, cùng nhiều chính sách đãi ngộ khác. Ông Cúc khẳng định:“Chúng tôi luôn quan niệm, chỉ khi mình lo tốt và biết yêu thương người lao động thì họ mới có thể làm việc cho mình một cách tốt nhất!”.

Còn Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, ông Huỳnh Tấn Đức thì xúc động nói: “Đây là Nhà máy May đầu tiên trên địa bàn huyện, Nhà máy sẽ góp phần thay đổi diện mạo, đời sống của người dân địa phương. Chúng tôi thực sự tin tưởng vào khả năng phát triển của Hòa Thọ - Phú Ninh, bằng chứng là chỉ hơn 3 tháng xây dựng cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh, Nhà máy đã đi vào sản xuất. Đó cũng sẽ là nền tảng để phát triển ngành công nghiệp của huyện.

dịch vụ cho công nhân. “Người dân chúng tôi mừng lắm, vì từ nay được làm công nhân, con em bớt phải ly hương tìm việc làm”- một chị công nhân nói còn Công nhân Nguyễn Long Oai thì phấn khởi cho biết: “Tôi không may mắn khi bị tai nạn giao thông vào năm 18 tuổi. Từ đó đến nay chỉ biết ngồi nhà ăn bám cha mẹ vì không thể làm việc đồng áng được, xin việc thì không nơi nào nhận. Từ khi có Nhà máy May ở đây, tôi được nhận vào đào tạo và nay đã làm công nhân và được nhận lương. Giờ thì tôi thấy tự tin vì mình vẫn còn có ích cho cuộc đời này, vẫn

Xưởng dệt tại Tổng Công ty

Xưởng may tại Tổng Công ty

17

Page 18: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam 25-3. Các đồng

chí Lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn dệt may và đại diện các ban Đảng, Đoàn Thanh niên, các ban chức năng của Tập đoàn cùng các đơn vị tại Nam Định đã đến thăm quan Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam tại Nam Định sáng sớm ngày 25/3/2013.

Tại Lễ dâng hương, Đồng chí Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn đã báo cáo với các bậc tiền nhân về kết quả đạt được của ngành và Tập đoàn trong năm 2012 và hứa : “ Tiếp tục kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ lãnh đạo, CBCNV và người lao động trong

THĂM‱QUANNHÀ‱TRUYỀN‱THỐNG‱NGÀNH‱DỆT‱MAY

tập đoàn và ngành dệt may, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động cần cù để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, cụ thể phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 19,50- 20 tỷ USD và các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng 12%; không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động”.

Được biết, sau khi Đại hội Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ (2013-2018) tổ chức thành công tại Hà Nội, chiều 23-3 gần 200 đại biểu đại diện cho hàng triệu người lao động trong ngành đã về thăm quan và dâng hương tại Nhà truyền thống.

P.VLãnh đạo Tập đoàn và các ban chức năng chụp ảnh tại Nhà truyền thống

Chủ tịch HĐTV Vũ Đức Giang viết lưu bút

Lễ dâng hương tưởng niệm tại Nhà truyền thống

18

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 19: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

19

Page 20: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

20

ĐỐI‱TÁ

C

Địa chỉ: 20 Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Hà NộiTel: 04.3.6335517; Fax: 04.3.8624620; Website: www.vinateximex.com.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAYXUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY

CHỦ TỊCH HĐQT: PHẠM NGUYÊN HẠNHTỔNG GIÁM ĐỐC: NGUYỄN THÀNH QUẾ

VINATEXIMEX

Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May (Vinateximex) được thành lập năm 2006 trên cơ sở hợp

nhất của Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 và Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May đều là đơn vị thành viên

của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Thương hiệu Vinateximex đã trở nên quen thuộc trên thị trường dệt may

Việt Nam mấy năm qua và tạo được niềm tin với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Vinateximex

thực sự là cầu nối quan trọng kết nối nhà cung cấp bông, xơ nước với doanh nghiệp kéo sợi, giữa các doanh

nghiệp kéo sợi với các doanh nghiệp dệt, giữa các nhà nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp dệt may

trong nước. Hàng năm Vinateximex cung cấp cho thị trường 13.000 tấn bông xơ, 5.000 tấn sợi, xuất khẩu

trên 2 triệu tá khăn mặt và gần 1 triệu sản phẩm may mặc, 5000 tấn hạt nhựa, và nhiều thiết bị phục vụ cho

ngành dệt may và nhiều ngành khác. Ngoài ra Vinateximex còn chú trọng thiết kế trang, và đặc biệt chuyên

sâu về hàng thời trang nữ với các thương hiệu như Vinateximex, V.Style với nét độc đáo và mang bản sắc

riêng. Với đội ngũ thiết kế giầu tính sáng tạo sản phẩm đã đạt nhiều Huy chương Vàng tại Hội chợ Thời trang.

Vinateximex định hướng phát triển là nhà cung cấp chính các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, sản

xuất và xuất khẩu hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, công ty kinh doanh thương mại có tiềm lực mạnh cả về

tài chính và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

CÔNG TY SẴN SÀNG LIÊN DOANH, LIÊN KẾT VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH TRÊN TINH THẦN HỢP TÁC ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI.

Page 21: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Đối tác song phương giữa

Việt Nam - Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật hưởng mức thuế 0%, nên kim ngạch hàng dệt may vào quốc gia này đạt 1,2 tỷ tăng 20% so với năm 2009, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. Trong năm 2012, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản tiếp tục tăng gần 20%, đạt 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật 3 tháng đầu năm nay, ước đạt 520 triệu USD, tăng gần 20%, cao hơn mức tăng trung bình của năm 2012 (16%).

Với những ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định thương mại

Theo VITAS, Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) có kế hoạch từ quý II/2014 tăng tỷ lệ sản xuất tại khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) từ 15% lên 30%.

nhân công với giá tương đối hợp lý. Sự năng động của doanh nghiệp

cùng với đội ngũ thợ lành nghề đã được kiểm chứng qua việc

vào được các thị trường cao cấp. Đặc biệt hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng Nhật ưa thích với sự đa dạng của sản phẩm và chất lượng đảm bảo. Để năm 2013 tiếp tục là một

năm thành công của ngành Dệt May Việt Nam tại thị

trường quốc gia Đông Á này, doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ thị trường Nhật đơn hàng không lớn như thị trường Mỹ, hay châu Âu; các đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tuy số lượng nhỏ nhưng đòi hỏi rất khắt khe về kỹ thuật, sự tinh xảo, kiểu dáng và màu sắc tạo sự độc đáo, khác biệt trong từng sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp cần lưu ý có chiến lược tiếp thị sản phẩm và xúc tiến thị trường Nhật Bản một cách hợp lý, sắp xếp đơn hàng và

tập trung đầu tư vào chất lượng với các chủng loại có thế mạnh như quần áo trẻ em, áo jacket và áo thun…Ngoài ra, khi xuất sang hàng dệt may vào Nhật cần đảm bảo các quy tắc về thương mại, trong đó có quy định về nhãn hiệu hàng hóa phải chứa đầy đủ các thông tin gồm: Thành phần sợi vải, cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác, những quy định loại da được sử dụng cho sản phẩm…

Như vậy, trong số các thị trường được dự báo tăng, Nhật Bản nổi lên là một thị trường có nhiều cơ hội để bứt phá nhất. Theo dự báo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013 sẽ tiếp tục tăng cao, với kim ngạch ước đạt trên 2,37 tỷ USD, tăng gần 18% so với 2012. Theo đó, trong năm nay, dự báo Nhật Bản sẽ vượt qua EU, trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam.

TẬN DỤNG TRIỆT ĐỂ CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

TỪ NHIỀU NĂM NAY THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH VÀ TIỀM NĂNG ĐỐI

VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM, CHỈ SAU MỸ VÀ EU.

NĂM NAY, NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐANG HƯỚNG ĐÍCH XUẤT KHẨU TỪ 19,50 - 20 TỶ USD, TRONG ĐÓ THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN TIẾP TỤC LÀ MỘT TRONG NHỮNG

“ÁT CHỦ BÀI”.

song phương và đa phương với Nhật Bản và xu hướng các công ty Nhật Bản đang dịch chuyển sản xuất tại Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, năm 2013 dự báo sẽ là năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh.

Dệt May Việt Nam đang từng bước thể hiện lợi thế về nguồn

VĨNH HỒNG

21

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY

Page 22: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

ĐOÀN THANH NIÊN TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2013

Là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện chiến dịch Giờ trái đất 2013, theo đó Tuổi trẻ Vinatex đã hưởng ứng nhiệt tình chương trình “Tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2013” do BCH Đoàn Thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức. Xác định hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất là hành động cụ thể và thiết thực, ĐTN Tập đoàn đã nêu cao tinh thần gương mẫu, vận động mọi người thực hiện tiết kiệm điện, đồng thời tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ tinh thần đoàn viên thanh niên thi đua lao động sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

MAY10: PHONG TRÀO ĐOÀN GẮN VỚI MỤC TIÊU SX-KD

Góp phần lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM trong tháng 3, ĐTN Tổng Công ty đã phát động thi đua tới từng đoàn viên TN Chi đoàn và Liên chi đoàn với các

KỶ NIỆM NGÀY 26-3: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO

THANH NIÊN CHÀO MỪNG 82 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2013), ĐOÀN TN TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHIỀU HOẠT ĐỘNG SÔI NỔI VÀ THIẾT THỰC.

hoạt động thiết thực như: Đăng ký đảm nhận công trình, phần việc thanh niên; sáng kiến cải tiến, đề tài giải pháp; thanh niên với môi trường xanh- sạch- đẹp; tổ chức cuộc thi phát thanh viên tuyên truyền về lịch sử truyền thống ĐTN và truyền thống của DN; tổ chức giải bóng đá giao lưu giữa các đơn vị. Từ những phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương đoàn viên thanh niên tiêu biểu trong lao động sản xuất, nhiều công trình phần việc do thanh niên đảm nhận.

HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG NĂM 2013 “SỨC TRẺ PHONG PHÚ”

Đoàn TN Tổng Công ty CP Phong Phú đã tổ chức chương trình Hội trại truyền thống năm

2013 mang tên “Sức trẻ Phong Phú” với nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa như thăm hỏi tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn tại Khu Di tích Chiến thắng La Ngà (Đồng Nai); phát động các phong trào thực hiện Công trình thanh niên, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ và báo cáo đề án hiệu quả của các CTTN sáng kiến của các cơ

VĨNH HỒNG

22

DỆT‱M

AY

Page 23: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Minh trong suốt 82 năm qua; biểu dương và tặng quà cho các đoàn viên xuất sắc, có những đóng góp

tích cực công tác Đoàn cũng như lao động sản xuất năm 2012; tổ chức thi đồng diễn thể dục. Ngoài ra, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “khỏe để lao động sản xuất” Đoàn thanh niên NBC còn tổ chức hội thao (đá bóng) CNVC 2013 với chủ đề “tuổi trẻ NBC năng động-đoàn kết - sáng tạo”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH:

Gần 400 đoàn viên thanh niên trong nhà trường tổ chức Hội trại truyền thống với chủ đề “Tiếp bước” tại khu du lịch Mũi Né - Phan Thiết. Hội trại đã tạo một sân chơi chung, thắt chặt tình đoàn kết giữa các chi đoàn, mở rộng giao lưu, học hỏi với các

chi đoàn bạn để xây dựng một môi trường học tập tích cực, lành mạnh, năng động cho tuổi trẻ; nêu cao tinh thần “Xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn”.

hòa với văn hóa địa phương và sự kết hợp màu sắc, chất liệu khá ăn ý, tạo hiệu quả thẩm mỹ phục trang tốt. … các mẫu phác thảo đã được dựng thành trang phục trình diễn hấp dẫn, lôi cuốn khán giả trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ trình diễn.

HỘI THI “TÀI NĂNG TỎA

SÁNG”BCH Đoàn Trường Cao đẳng

nghề KTKT Vinatex tổ chức Hội thi “Tài năng tỏa sáng” năm

2013. Hội thi là hoạt động nghệ thuật nhằm tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho Học sinh Sinh viên (HSSV), định hướng và vận động phong trào văn hoá văn nghệ góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của HSSV. Đây cũng là chương trình trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Thể thao HSSV năm 2013 và là dịp để tuyển chọn những tài năng, tiết mục xuất sắc tham gia Hội thi “Tài năng tỏa sáng” tỉnh Nam Định.

TỔNG CÔNG TY CP MAY NHÀ BÈ (NBC) :

Gặp mặt đoàn viên thanh niên ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí

SÔI NỔI VÀ THIẾT THỰCsở đoàn trực thuộc; tổng kết Lớp đối tượng Đoàn và Kết nạp đoàn viên mới năm 2013; chương trình Team Building với chủ đề “Hành trình theo chân Bác”…

Hội trại là cơ hội để cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trong toàn Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc có dịp giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm trong hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên cũng như công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sự gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.

CHUNG KẾT CUỘC THI “SINH VIÊN VỚI THIẾT KẾ THỜI TRANG LẦN IV”

Đoàn TN Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội đã tổ chức Chương trình Chung kết cuộc thi “Sinh viên với thiết kế thời trang lần IV”. Đây là sự kiện thường niên kỷ niệm ngày Thành lập Đoàn TNCH HCM và đã thu hút được nhiều sinh viên ngành thiết kế, đồng thời cũng giúp các nhà sản xuất và kinh doanh thời trang chọn ra những nhà thiết kế xuất sắc trong tương lai. Cuộc thi đã thu hút 58 thí sinh từ 27 cơ sở đào tạo thiết kế thời trang. Từ 295 mẫu phác thảo dự thi, Ban Giám khảo đã chọn ra 48 mẫu thiết kế của 16 thí sinh vào vòng Chung kết.

Các mẫu dự thi đều thể hiện khả năng sáng tạo đa dạng của thí sinh, khả năng nắm bắt xu hướng mốt thế giới phối hợp hài

23

Page 24: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Từ thực tế sản xuất kinh doanh, sản phẩm veston luôn có doanh thu và tỷ suất

lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đây là sản phẩm tương đối khó về công nghệ và quản lý kỹ thuật nên không phải DN nào cũng làm được. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) có các Tổng Công ty May Nhà Bè, May Việt Tiến, May Hòa Thọ ở miền Trung và May 10 đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp đà phát triển, một số DN đang xúc tiến triển khai hình thành một số chuỗi may mặc khác.

Các chuỗi liên kết dệt may hiện nay được thiết kế xuất phát từ khâu đầu cuối, tức từ sản phẩm bán ra thị trường. “Bởi DN May được đối diện trực tiếp với khách hàng, với thị trường, có được những đơn hàng dài hạn và ổn định, nên từ May sẽ có sự điều chỉnh ngược lên khu vực nguyên liệu, đặt hàng cho khâu nguyên liệu phía trước” - ông Lê Tiến Trường, Phó TGĐ Vinatex cho biết. Khâu nguyên liệu sẽ làm theo để đáp ứng các nhu cầu của

DN May và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tức là một chuỗi liên kết đi ngược lại từ May, chứ không phải đi từ những nhà máy cung cấp nguyên liệu sợi, dệt sẵn có rồi nối lại với nhau tạo thành chuỗi. Vì thế, đây là những chuỗi liên kết hữu cơ thực sự và đem lại lợi ích cho nhau.

Mặc dù đúng mặt hàng sản xuất ra của chuỗi là DN kia cần dùng nhưng giá cả như thế nào, thời gian ra sao, chất lượng như thế nào thì DN May được quyền chủ động hoàn toàn. Đơn cử như trong chuỗi của Phong Phú, Công ty CP quốc tế Phong Phú vừa làm thiết kế cho may, vừa thiết kế cả vải và yêu cầu DN làm nguyên liệu phải sản xuất đúng theo mẫu vì đã có khách đặt hàng. Đồng thời DN này cho biết với mẫu thiết kế đó, mẫu vải đó, đối tác Trung Quốc đang chào giá nào, đối tác Indonesia đang chào giá bao nhiêu? Do vậy buộc DN trong chuỗi muốn bán được hàng phải đưa ra mức giá cạnh tranh hơn. Rồi từ những yêu cầu đó, DN sản xuất vải lại liên hệ tới DN sợi để tạo ra một

chuỗi cung ứng. Như vậy, mô hình này hoàn toàn khác so với các chuỗi trước đây, mặc dù Công ty CP quốc tế Phong Phú chỉ làm may nhưng lại chính là đầu tàu kéo theo Công ty dệt vải Phong Phú, Công ty sợi Phong Phú tạo thành một chuỗi. Với chuỗi Việt Thắng, May Việt Thắng chuyên xuất khẩu, Dệt Việt Thắng làm cả sợi và dệt, và Nhuộm Bình An làm vải để phục vụ cho may. Và một chuỗi ở miền Trung là từ sợi của Phú Bài, từ dệt kim của Dệt May Huế và khu vực may bao gồm cả của May Hòa Thọ và một số nhà máy may khác. Đây là 3 chuỗi đã thành công trong 3 - 4 năm qua và đó sẽ là mô hình điển hình cho các chuỗi sau triển khai theo, chứ không hình thành chuỗi bằng cách

TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, BỘ CÔNG THƯƠNG ĐÃ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THEO HƯỚNG CHUYÊN MÔN HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA, ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG NHANH, BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ. THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG NÀY, NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐANG TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT DỆT MAY THEO MÔ HÌNH MỚI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU, VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH.

GIA TĂNG GIÁ TRỊ BẰNG CHUỖI LIÊN KẾT:NGÀNH‱DỆT‱MAY‱TRIỂN‱KHAI‱MÔ‱HÌNH‱MỚI

HỒNG THOAN

Xưởng may hàng xuất khẩu

24

DỆT‱M

AY

Page 25: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

thành lập lại một DN mới, hoặc cứ ghép với nhau bằng mệnh lệnh hành chính bảo rằng DN này là của DN kia mà chắc chắn không thành công. Sắp tới đây khi hoàn thành di dời Hanosimex thì DN này cũng sẽ hình thành một chuỗi tương tự.

Nhưng một quan điểm chung và thống nhất là dù có vào chuỗi nào đi chăng nữa thì hiệu quả của DN phải cao hơn, có thể là hiệu quả về giá, về thời gian, hoặc về dòng vốn phải sử dụng. Nếu nhập khẩu thì phải mở L/C sẽ tốn vốn hơn rất nhiều, và mất thời gian tới 60 ngày, nhưng chuỗi nội địa làm tốt thì có thể mua bán TT (nhận hàng trước, trả tiền sau), thậm chí có nợ 30 - 45 ngày, thanh toán bằng VNĐ và hàng hóa có thể giao trong ngày nếu sẵn có mang đến giá trị gia tăng tổng thể của toàn chuỗi. Còn nếu một chuỗi không tạo được giá trị gia tăng nào của riêng chuỗi mình mà tổng giá thành từ đầu chuỗi đến cuối chuỗi lại cao hơn thì chuỗi đó chắc chắn sẽ thất bại.

Đây là chuỗi liên kết của các đối tác chiến lược - ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh, DN làm ra thứ để DN đối tác dùng, không làm thứ khác, chứ không có nghĩa là đối tác chiến lược làm ra rất nhiều thứ, nếu hợp thì mua, không thì thôi. Bản chất của chuỗi liên kết mới này cũng hoàn toàn khác với “thị trường nội bộ” của ngành dệt may trước đây. Đồng thời khắc

phục được nhược điểm sản xuất phân tán, bởi để có một mặt hàng cho DN đối tác thì DN này phải làm tới 10 mặt hàng, vừa phải đầu tư lớn, quy mô sản xuất lớn mà chỉ phục vụ nhau được 1/10. Trong khi với các chuỗi theo mô hình mới này thì không cần tới những nhà máy sản xuất quy mô cực lớn, thậm chí để cho một công ty may quy mô 5.000 lao động tồn tại chỉ cần một nhà máy sợi công suất 3 vạn cọc sợi và một nhà máy dệt nhuộm công suất 12 triệu m/năm là có thể đáp ứng một chuỗi liên kết dệt may hoàn chỉnh, thay vì phải đầu tư ngay một nhà máy dệt, nhà máy sợi công suất rất lớn mà đầu ra lại không rõ ràng.

Đại diện của ngành dệt may chia sẻ, tất cả những hệ thống đầu tư mới của ngành dệt may đều sẽ đi theo hướng chọn lựa trên chuỗi. Tức là đầu tư may mới sẽ theo hướng chọn lựa phù hợp với những DN sợi, dệt, nhuộm đang có để khắc phục hậu quả đang yếu của các nhà máy đó, cố gắng thiết kế nhà máy may cho đầu ra của vải mà các nhà máy kia đang làm ra mà chưa tiêu thụ được và chấp nhận tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng. Còn phần đầu tư chuỗi mới sẽ là thiết kế trọn gói mà xuất phát đầu tiên từ khâu may sau khi thí điểm thăm dò thị trường, tạo đơn hàng bền vững bằng một nhà máy may quy mô khoảng 2.000 lao động với chi phí đầu tư khoảng 120 tỷ đồng (1 lao động cần chi phí đầu tư 60 triệu đồng) và vận hành có lãi, hình thành nên một nhóm khách hàng truyền thống. Từ nhóm khách hàng truyền thống đó sẽ ra được yêu cầu về vải, dệt. Tiếp đó các DN mới có thể bỏ ra 300 tỷ đồng đầu tư nhà máy dệt, 300 tỷ đồng đầu tư nhà máy sợi, đây là hướng đi hoàn toàn mới. Tuy là chuỗi hữu cơ, dứt khoát sản phẩm của nhà máy sợi này dùng cho nhà máy dệt kia, nhưng thường chỉ với tỷ lệ khoảng 70% cung cấp cho nhà máy may, còn 30% để DN kinh doanh độc lập xuất bán trực tiếp ra bên ngoài chuỗi nhằm cân bằng rủi ro phòng khi thị trường may chững lại.

Nhuộm vải tại Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân

25

Page 26: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Năm 2012, kinh tế thế giới khủng hoảng dẫn đến nhiều DN trong nước

cũng bị phá sản. Nhiều DN còn tồn tại lại phải đối mặt với biến động LĐ. Nhưng vấn đề này đã không xảy ra với các DN thuộc Tập đoàn DMVN. Vậy bí quyết của họ là gì?

Điều này không phải do may mắn, càng không phải do

các DN dệt may thuộc Tập đoàn trả lương cao nhất. Lý do nằm ở việc NLĐ trong Tập đoàn Dệt May đã nhìn thấy một con đường đi sáng rõ trong việc làm của họ, trong sự phát triển ổn định và vững vàng của DN họ đang công tác. Bằng chứng là NLĐ trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã trở lại làm việc sau Tết, nhiều nơi đạt 100%. Ngay cả điểm “nóng” của ngành là Công ty CP May Sơn Động (Bắc Giang) - huyện nghèo được Tập đoàn và CĐ DMVN hỗ trợ xây dựng Công

ty này - cũng chỉ có vài trường hợp CN xin nghỉ việc.

NLĐ NGÀY CÀNG GẮN BÓ VỚI DN

Tuy mức lương của LĐ ngành dệt may chưa cao so với một số ngành khác, nhưng năm sau luôn tăng hơn năm trước, tạo sự gắn bó giữa NLĐ với DN. Trong đó

Công đoàn có vai trò quan trọng tham gia cùng DN chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Ngoài thu nhập, NLĐ còn được quan tâm về điều kiện làm việc, nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, bữa cơm ca và các hoạt động VHVN - TDTT... Cũng chính Công đoàn đã tuyên truyền, vận động và trực tiếp cùng chính quyền tổ chức xe đưa - đón công nhân, tổ chức cho công nhân không về quê được đón tết ấm cúng tại Công ty hoặc khu nhà trọ như các đơn vị dệt may ở TP.HCM.

Mỗi năm tết đến, hầu hết các đơn vị đều thưởng thêm tháng lương thứ 13 (mức từ 1,5 đến 2 tháng lương). Một số đơn vị tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ ở xa về quê ăn tết, trợ cấp thăm hỏi CBCNV, LĐ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều DN còn bố trí nhà ở cho CN, điển hình như Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP, Tổng Công ty May 10 - CTCP, May Phương Đông, Dệt kim Đông Xuân, Công ty CP Long Mã. Trong điều kiện SXKD khó khăn, không ít DN vẫn lo được cả nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ như Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty May 10 - CTCP, Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP, Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP... hoặc hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền gửi trẻ. Tuỳ theo điều kiện của từng đơn vị, CĐCS cùng với chuyên môn tổ chức tham quan, nghỉ mát trong và ngoài nước, khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh nghề nghiệp cho DN. Đặc biệt, từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của CĐ DMVN về tổ chức ĐH CNVC, Hội nghị CBCNV, Hội nghị NLĐ, xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng văn hóa DN năm 2012, đã có 95/105 đơn vị tổ chức ĐH và Hội nghị; thông qua đó, rà soát, sửa đổi và bổ sung TƯLĐTT..., góp phần phát huy quyền làm chủ của NLĐ.

Với những chính sách quan tâm đến điều kiện làm việc cùng các chế độ lương thưởng và các loại BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của các chủ DN và luôn coi họ là động lực cho sự phát triển bền vững, NLĐ trong ngành dệt may đã an tâm làm việc và cống

NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAMTRÊN LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN

DOÃN ĐỨC

Tập trung may hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

26

DỆT‱M

AY

Page 27: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

hiến cho sự phát triển của ngành, do đó không còn tình trạng bỏ việc hay nhẩy việc sau tết.

DƯ ĐỊA CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY CÒN NHIỀU

Ngành Dệt May Việt Nam năm thứ 4 liên tiếp dẫn đầu các ngành XK cả nước với mức tăng trưởng bình quân năm từ 16-17%, kim ngạch xuất khẩu ngành DMVN năm 2012 đạt khoảng 17 tỷ USD - Thu nhập bình quân của NLĐ trong Tập đoàn đạt trên 4,5 triệu đồng/người/tháng - tăng 13% so với 2011. Tín hiệu vui cho Ngành Dệt May Việt Nam, ngay từ quý đầu năm 2013 hầu

sản xuất vải từ sợi nhuộm màu (yarn dyed). Bên cạnh đó xúc tiến các dự án đầu tư phát triển cây nguyên liệu và vùng nguyên liệu, trồng bông trang trại với năng suất cao. Tất cả những động thái này nhằm không ngừng tăng năng lực xuất khẩu và tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 51% (năm 2012) lên 55% (năm 2013) nhằm tăng giá trị gia tăng cho hàng dệt may xuất khẩu để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Dệt May Việt Nam, đạt kim ngạch xuất khẩu từ 19,50-20 tỷ USD trong năm nay.

Mới đây Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ (2013-2018) bầu ra Ban Thường vụ và BCH mới cùng các chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ, tiếp tục tăng cường và mở rộng áp dụng TƯLĐTT tới các đơn vị trực thuộc Công đoàn địa phương sẽ góp phần ổn định lao động tại DN và làm cho người NLĐ tin tưởng và gắn bó hơn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tái cơ cấu các tập đoàn và DN nhà nước, trong năm 2013, Tập đoàn Dệt May sẽ hoàn tất cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn sẽ tiếp thêm động lực cho ngành phát triển bền vững.

hết các DN ký được đơn hàng đến giữa năm - đặc biệt các DN lớn trong Tập đoàn đã ký kết các đơn hàng hết quý III thậm chí cả năm 2013. Trong 3 tháng đầu năm toàn ngành đã xuất khẩu 3,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Đón đầu những lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương - đặc biệt là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang tích cực đầu tư thêm nhiều nhà máy May hiện đại tại 3 miền Bắc - Trung - Nam; xây dựng các chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm - may; nghiên cứu công nghệ, thiết bị dây chuyền

Sáng 29/3/2013, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Hội

nghị trực tuyến tập huấn công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả trong công tác tuyên truyền tại các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc. Đồng chí Nguyễn Khánh Sơn - UVTV - TB Tuyên giáo Đảng uỷ Tập đoàn đến dự và khai mạc Hội nghị.

Báo cáo viên là TS. Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Khoa Xây dựng Đảng, Trường Cán bộ TP. Hồ Chí Minh. Thành phần tham gia bao gồm các đồng chí phụ trách tuyên giáo, tuyên truyền viên tại các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc, các

đ/c ủy viên Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn.

Với 2 nội dung chính là kỹ năng tuyên truyền miệng, phương pháp nắm bắt dư luận xã hội và phương pháp tổ chức và xây dựng kế hoạch tuyên truyền tại các cơ sở Đảng, Hội nghị nhằm mục đích tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao

chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo, đặc biệt là công tác tuyên truyền miệng trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, Hội nghị cũng cung cấp thêm tài liệu, tư liệu để xây dựng nội dung tuyên truyền cho các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và người lao động.

TẬP HUẤN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Đại biểu tham dự tập huấn tại Hà Nội và TP. HCM

27

Page 28: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Tháng ba về, sắc trắng tinh khiết của hoa Sưa khiến từng góc phố Hà Nội bỗng

trở nên tươi mới. Không rực rỡ như hoa Phượng vĩ, tím biếc như Bằng Lăng, ngạt ngào như hoa Sữa… Sắc trắng nguyên sơ của hoa Sưa đem đến cho lòng người một cảm giác tươi mới, thanh khiết.

Hoa Sưa, nở nhanh nhưng cũng chóng tàn. Có khi chỉ sau một đêm hoa đã nở trắng trời như một món quà bất ngờ không hẹn trước. Nhưng rồi lại nhanh chóng rụng xuống theo gió, mưa xuân, nhường chỗ cho sắc lá xanh non. Hoa Sưa mang một nét đẹp rất riêng, làm say đắm lòng người. Những mảng trắng tinh khiết giúp con người dường như tĩnh tâm hơn dưới cái xô bồ của thành phố. Mùa hoa Sưa trôi qua nhanh lắm, chỉ dăm ba ngày thôi nhưng cũng đủ để cho ta bâng khuâng xao xuyến.

Thưởng thức vẻ đẹp hoa Sưa luôn cần đến những tâm hồn tinh tế, biết nâng niu cái đẹp, quan trọng hơn phải nhạy cảm với mùa hoa để có thể cảm nhận những khoảnh khắc hiếm hoi giữa bốn mùa.

Sắc trắng hoa SưaSắc trắng hoa Sưa

Xao xuyếnXao xuyếnlòng ngườilòng người

28

SỐNG

Page 29: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Khu di tích danh thắng Yên Tử, đây là ngôi chùa đúc bằng đồng nguyên chất

đầu tiên tại Việt Nam, tọa lạc trên đỉnh non thiêng Yên Tử, ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã Uông Bí khoảng 14 km.

Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.

Hiện nay hệ thống cáp treo ở

Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách từ Giải Oan lên chùa Hoa Yên và từ chùa Một Mái lên gần tượng An Kỳ Sinh. Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc.

Vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.

Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây. Nhưng Yên Tử thật sự trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là phái Thiền Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Điều Ngự

Linh thiêng

Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330) vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách “Thạch thất ngôn ngữ” và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... ở trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334) - vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Sang đến thời Lê, Nguyễn thì Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo, sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.

Yên YênTửTử

ND

29

Page 30: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

SỨC LAN TỎA CỦA GAM TRẮNG

Gam trắng có thể cưng chiều bất cứ ai, vì thế cô gái nào chưa thực sự hài lòng với màu da của mình cũng đều vui vẻ sở hữu ít nhất một vài chiếc sơ mi hoặc những chiếc váy màu trắng trong tủ quần áo, đơn giản là vì màu trắng giúp bản thân họ trở nên mới mẻ và tự tin hơn.

- Áo Sơ mi trắng cách điệu: Trong thời trang, vẻ đẹp chuẩn mực của chiếc áo sơ mi trắng đã trở thành huyền thoại. Vì thế, những thiết kế mới, những sáng tạo làm thay đổi kiểu áo này cũng chỉ là sự dịch chuyển rất nhỏ để người mặc cảm thấy mình luôn đi đúng xu hướng. Hè năm nay, sơ mi trắng sẽ một lần nữa chứng tỏ sức mạnh của nó trong làng thời trang nói chung, và sức lan tỏa đối với thời trang dành cho phái nữ nói riêng sẽ vô cùng thú vị.

Nếu phần lớn thời gian của bạn dành cho văn phòng áo sơ mi chính là người bạn thân thiết nhất. Nhưng thay vì “công thức” áo sơ mi + quần âu nhàm chán, bạn hãy chọn một chiếc sơ mi trắng có những miếng đáp hình khối đơn giản kết hợp với quần jeans bó, ống côn trẻ trung, cả không gian làm việc sẽ trở nên tươi mới và cực kỳ năng động. Năm nay, hình khối

GIAO MÙA

TẠM BIỆT NHỮNG BỘ QUẦN ÁO DÀY CỘP MÙA ĐẠI HÀN, VẺ ĐẸP CỦA PHÁI NỮ TRONG THÁNG 4 SẼ BỪNG SÁNG BỞI LÀN GIÓ ẤM ÁP VÀ NHỮNG SẮC MÀU TƯƠI MỚI TRÊN TRANG PHỤC. KHÔNG QUÁ NGẠC NHIÊN KHI GAM MÀU TRẮNG LẠI CHIẾM NHIỀU THIỆN CẢM TRONG DỊP GIAO MÙA NÀY. BÊN CẠNH ĐÓ, NHỮNG XU HƯỚNG MỚI, NỔI BẬT SẼ GIÚP BẠN KHÁM PHÁ THÊM VẺ ĐẸP TIỀM ẨN CỦA MÌNH.

BỪNG SÁNGvẻ đẹp

THỦY SETA

30

NHỊP‱SỐ

NG

Page 31: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

đơn giản cũng là một trong những xu hướng nổi bật trong thời trang. Vì thế, khi diện “công thức” đơn giản này, bạn sẽ không lo mình lạc điệu.

Nếu như nửa cuối năm 2012, những chiếc áo cổ sen hay còn gọi là áo Peter Pan xuất hiện với tần số áp đảo trên các sàn diễn thời trang cũng như tràn ngập ở ngoài đường phố thì sang đến giai đoạn xuân - hè 2013, những chiếc áo sơmi trắng cổ thấp hoặc không cổ lại lên ngôi. Đường khoét ở cổ áo có thể được thay thế bằng hoa văn thêu đối xứng sang trọng, các đường cắt kỹ thuật, tinh tế hay đơn giản chỉ là áo cổ thuyền hoặc cổ tròn... Bên cạnh kiểu áo sơ mi trang trí hình khối đơn giản thì những sự lựa chọn này sẽ giúp bạn thêm điệu đà và kiểu cách hơn.

- Váy trắng dịu dàng: Nếu những chiếc sơ mi trắng tạo nên sức hút cho phái đẹp nơi văn phòng thì đầm trắng lại tạo vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng và quyến rũ nếu bạn muốn đi chơi hay đến những buổi dạ tiệc sang trọng. Năm nay, đầm trắng không quá phức tạp trong

thiết kế, điểm nhấn duy nhất của trang phục này có lẽ là đường

cắt răng cưa đầy cá tính nơi cổ hoặc chân váy. Những cô gái mảnh mai sẽ chọn cho mình một chiếc váy trắng đính nơ ở ngang eo, những cô nàng tròn trĩnh sẽ chọn những chiếc váy có tay để che đi phần vai hơi thô... Nói chung, đầm

trắng năm nay cũng sẽ làm hài lòng mọi vóc dáng, mọi

sở thích của phái đẹp. Chỉ cần “làm bạn” với những đôi sandal

cao gót cùng tone, vẻ đẹp của bạn sẽ trở nên hoàn hảo trong mắt người đối diện.

Đối với váy dạ tiệc, thay vì gam đen hoặc đỏ phổ biến, gam trắng sẽ vô cùng nổi bật và tạo nên sức hút đặc biệt. Những chiếc đầm trắng cổ chữ V hay những chiếc đầm khoe lưng trần gợi cảm đều khiến hình ảnh của bạn giống như một nữ thần. Thậm chí, nhiều nhà thiết kế cho rằng, những chiếc đầm trắng không chỉ giúp phái nữ tỏa

sáng mà còn làm được cả “công

việc” của n h ữ n g

m ó n đ ồ

trang s ứ c

cầu kỳ và đắt tiền.

Vì thế, khi diện đầm trắng dạ tiệc, bạn

chỉ cần trang điểm nhẹ nhàng, kết hợp một chiếc túi clutch cầm tay đồng điệu và một đôi bông tai nhỏ nhắn. Yếu tố quan trọng nhất khi diện đầm dạ tiệc màu trắng là nên lựa chọn chất liệu thật mềm mại.

NHỮNG XU HƯỚNG NỔI BẬT

- Lung linh váy hoa: Sau cuộc đổ bộ vào mùa Xuân năm 2012 vừa qua thì xu hướng họa tiết hoa lá vẫn tiếp tục được ưa thích trong năm nay. Những bộ váy in họa tiết sặc sỡ hay nhã nhặn hơn

theo phong cách cổ điển chắc chắn sẽ làm hài lòng phái đẹp. Đặc biệt là những kiểu váy dài ngang đầu gối nữ tính sẽ mang lại cho bạn cái nhìn đầy sang trọng, trang nhã và cực kỳ ngọt ngào. Tuy nhiên, điểm nhấn đặc sắc cho năm chính những chiếc thắt lưng bản nhỏ “ton-sur-ton” với họa tiết hoặc màu sắc trên thân váy.

- Áo/đầm liền vai: Một trong những điểm nhấn thời trang năm 2013 không thể không nhắc đến xu hướng áo/đầm liền vai. Dễ dàng nhận ra những chiếc áo/đầm với phần vai và cánh tay liền nhau, không có đường cắt may rời xuất hiện khá nhiều trong các bộ sưu tập thời trang 2013 trên sàn catwalk. Có thể bạn sẽ liên tưởng kiểu áo/ váy này tới kiểu dáng cánh dơi nhưng thật ra thì chúng rất khác nhau, về phom dáng, chúng hoàn toàn giống như những chiếc áo/ váy thông thường, không hề bị xuề xòa hay rộng thùng thình. Nhưng xét về tính thẩm mỹ và xu hướng, chúng lại nhận được nhiều điểm cộng từ phái đẹp. Nếu bạn sở hữu thân hình nhỏ nhắn, và đặc biệt là một bờ vai đẹp thì hãy đừng ngần ngại lựa chọn phong cách quyến rũ này.

31

Page 32: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Không nằm ngoài xu hướng thời trang thế giới, các mẫu vòng cổ, lắc tay, bông

tai kết hạt, đính cườm đang là lựa chọn của nhiều bạn gái. Chúng không chỉ dễ kết hợp với trang phục mà còn mang lại cho phái đẹp cá tính và phong cách.

Làm duyên Hạt cườmvớiLYLY

32

NHỊP‱SỐ

NG

Page 33: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Bạn là người yêu thích nghề thiết kế thời trang và muốn phát triển tốt sự nghiệp của

mình, hãy tham gia chương trình “Khám phá thế giới thời trang Anh quốc” tại Trường Đại học Northumbria - Khu học xá London tại Islington.

Khóa học sẽ kéo dài trong 09 ngày. Ngày khởi hành: 01/06/2013 với nơi học là Trường Đại học Northumbria - Khu học xá London tại Islington. Chương trình khóa học sẽ bao gồm các bài giảng và trao đổi với các chuyên gia đầu ngành công nghiệp thời trang tại Anh quốc, kết hợp với các tư liệu tham khảo, tham quan thực tế và tham quan “Tuần lễ thời trang tốt nghiệp” tại London.

Nội dung chương trình học bao gồm:

* Thời trang là gì?* Như thế nào được coi là

hợp thời trang?* Điều gì khiến cho một

thương hiệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn các thương hiệu khác?

* Các thương hiệu khác nhau ở điểm nào?

* Những khác biệt này chỉ là ảo ảnh? Chiêu thức quảng cáo hay tiềm thức của khách hàng?

* Một sản phẩm như thế nào được coi là có chất lượng? Đường cắt cúp ? Chất lượng may? Chất liệu vải? Hay đó là nhận thức của khách hàng thông qua các hoạt động xúc tiến thương hiệu?

Bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thực tế sự khác nhau giữa các thương hiệu xuất hiện trong bán lẻ sản phẩm, sức mạnh thương hiệu có ảnh hưởng như thế nào tới tiềm thức của khách hàng. Bạn cũng sẽ có cơ hội trao đổi các cơ hội kinh doanh với đối tác Anh quốc.

Ngoài ra, bạn cũng được hướng dẫn hoàn thành một đề án thực tế từ chuyến đi này nhằm giúp bạn chuyển hóa những kinh nghiệm học được thành kết quả thực tế.

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THỜI TRANG ANH QUỐC

Đánh dấu 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Italy-Việt Nam

(23/3/1973-23/3/2013), Đại sứ quán Italy đã lên kế hoạch tổ chức loạt các sự kiện khác hơn so với năm 2012 và rất ấn tượng.

Ngài Đại sứ Ý Lorenzo Angeloni cho biết, nét mới của chương trình năm nay là có thêm một giá trị mang tính thể chế và được gắn liền với các chuyến thăm cấp cao, mà khởi đầu là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Italy, ngài Giampaolo Di Paola từ ngày 10-12 tháng Giêng và chuyến thăm Italy của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 21 và 22 cùng tháng này.

Mục tiêu truyền thống của chương trình năm 2013 là tạo điều kiện cho các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ sỹ, doanh nghiệp và cá nhân của hai nước bằng cách tập trung vào việc kết hợp văn hóa-kinh tế, giới thiệu các lĩnh vực mà Italy nổi tiếng trên thế giới như thời trang, ẩm thực, thiết kế và âm nhạc.

Bên cạnh đó, “Ý-Việt 2013: Năm Ý tại Việt Nam” mong muốn tiếp tục thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau bằng việc quảng bá công tác giảng dạy tiếng Italy, phát triển tình đoàn kết lịch sử của hai dân tộc, hợp tác về kinh tế, văn hóa và hỗ trợ trên lĩnh vực hợp tác song phương nhờ chương trình hỗ trợ phát triển.

Đặc biệt, đầu tháng 4/2013, dự kiến sẽ khai trương “Casa Italy” (Ngôi nhà Italy) tại nhà riêng trước đây của Đại sứ Italy. Đây cũng được coi là trung tâm để quảng bá về các doanh nghiệp Italy đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong năm 2013 cũng sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật tiêu biểu như: Hòa nhạc “Solisti

Veneti,” Hòa nhạc “Gala Italiano” nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của G.Verdi và nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Italy, Trao giải kiến trúc chủ đề bảo tồn khu phố cổ, Lễ trao tặng hệ thống chiếu sáng cho Tháp Rùa của một công ty Ý, Chương trình xúc tiến du lịch, trùng tu khu di sản thế giới Mỹ Sơn, Triển lãm “Farnesina Design,” Trình diễn thời trang của nhà thiết kế Minh Hạnh, Hòa nhạc “Song tấu Gazzana”.

Đặc biệt, ngài Đại sứ cũng tiết lộ một chương trình dự kiến, vốn được người Việt Nam và chính ngài mong mỏi từ lâu, đó là mời được một đội bóng đá Italy hạng A tới Việt Nam thi đấu giao hữu. Hiện nay công tác mời gọi tài trợ, thương thảo với lãnh đạo đội bóng đang được tích cực thực hiện, tuy còn nhiều khó khăn.

Chương trình Ý-Việt 2013 khá dày và đậm, hứa hẹn là những món ăn tinh thần bổ ích dành cho người Việt và những người Ý tại Việt Nam. Đây còn là dịp để nghệ sỹ Ý-Việt giao lưu, học hỏi lẫn nhau và phát triển sự nghiệp.

Ý-VIỆT 2013: NHIỀU THAY ĐỔI MANG TÍNH SÁNG TẠO

Ngài Đại sứ Ý Lorenzo Angeloni thông báo với phóng viên chương trình Ý-Việt 2013

B.H

KBH33

Page 34: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

34

NHÂ

N‱VẬT

TRỊNH KIM CHI: “đổi gió”TÔILÂU RỒI

THỦY SETA

Page 35: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

35

Với người trong giới, Trịnh Kim Chi là một diễn viên đa tài, còn với khán giả,

chị giống như một “phù thủy”, vừa thấy chị xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với vai diễn đầy tâm trạng, thoắt cái đã thấy chị trên sân khấu... hài. Chị còn úp mở: “Năm nay, tôi sẽ tự tay dựng một vở kịch dành tặng khán giả”.

- Người ta nói nghề là

nghiệp, xem ra Trịnh Kim Chi đảm đương quá nhiều nghề, nhưng nghề nào chị coi là nghiệp chính?

Với tôi nghề nào cũng quan

trọng như nhau nên không có cái gì là “mì chính cánh” cả, nhưng nghiệp thì chỉ có một, đó chính là nghiệp diễn!

- Đam mê và trải nghiệm với

diễn xuất bao năm qua, vai diễn nào để lại nhiều kỷ niệm nhất với chị? Vì sao?

Mỗi vai diễn không chỉ

là kỷ niệm mà còn là một trải nghiệm quý trong cuộc sống của tôi. Tôi đầu tư thời gian để hoá thân vào từng nhân vật, từng tâm trạng và sống với nó. Dù thời gian “biến hóa” vào mỗi nhân vật ngắn hay dài thì nó vẫn luôn ở trong tôi.

- Dường như những vai

diễn chính diện được đo ni đóng giày cho chị, ít khi thấy chị “phản diện” trên màn ảnh nhỏ? Thậm chí có ý kiến cho rằng hiền như chị thì khó mà diễn được những vai cá tính, đa chiều và phức tạp.

Tôi vào vai phản diện nhiều

đấy chứ, thậm chí tôi làm cả hài nữa. Tất nhiên, mỗi người nghệ sỹ đều có chất riêng nhưng không nên diễn mãi một kiểu, khán giả sẽ cảm thấy nhàm chán. Sự biến hóa của người diễn viên cũng được coi là một khả năng, lúc nào tôi cũng mong muốn hình ảnh của mình mới mẻ trong mắt khán giả. Trịnh Kim Chi không

chỉ hiền mà còn rất “ghê gớm” và hài hước n ữ a đ ấ y (cười).

- Có

phải chị đang muốn đổi gió khi “lấn” sang cả sân khấu hài?

Tôi đổi gió lâu

rồi, chính xác là từ 5 năm trước. Tôi xuất thân là diễn viên sân khấu.Thật ra lúc đầu tôi không tự tin lắm với những vai hài, cũng là diễn xuất cả thôi nhưng dù sao mình cũng là “ma mới” khi đảm nhiệm công việc chọc cười khán giả. Bước sang một mảng khác, tôi cảm thấy hơi choáng ngợp với những đồng nghiệp lâu năm, chỉ đến khi được tham gia chuỗi tiểu phẩm “Nụ cười vàng” của đạo diễn Lê Bảo Trung thì tôi biết, duyên hài của tôi không tệ.

- Thành công trong nhiều

lĩnh vực nên đôi khi khán giả quên mất chị đã từng là một Á hậu, chị có buồn không?

Ngay cả tôi đôi khi còn

quên mình đã từng là Á Hậu mà (cười), nói chung đó là một kỷ niệm đẹp với một danh hiệu tôi luôn trân trọng.

- Sau khi đoạt danh hiệu Á

hậu, chị quyết định dấn thân với nghệ thuật, đó là mối duyên hay là một sự toan tính lâu dài? Vì cùng lứa với chị cũng có nhiều người đẹp không hoạt động nghệ thuật nên tên tuổi đã bị lãng quên?

Nói chính xác là tôi vào

nghề trước khi tôi đi thi hoa hậu. Trước đó một năm tôi vào vai chính trong bộ phim “Khát vọng sống” của đạo diễn Đạt Hải. Trong

thời gian thi

hoa hậu tôi phải chạy đi chạy

về giữa Kiên Giang và Hà Nội để thưc hiện bộ phim “ thời thơ ấu” của đạo diễn Lê Văn Duy, nhưng thời ấy mình quá trẻ, quá sung sức nên không biết mệt mỏi là gì. Tôi muốn thời tuổi trẻ của tôi có một kỷ niệm gì đó để có thể khoe với con cháu (cười), tính tôi hay lo xa mà...

- Làm việc trong lĩnh vực

giải trí, chị đánh giá như thế nào về sự tha hóa giá trị đạo đức của một số người trong giới? Chị có nghĩ đến chuyện “con sâu bỏ rầu nồi canh”?

Thật ra lĩnh vực nào cũng

có tình trạng phức tạp xảy ra, nhưng lĩnh vực giải trí bị tai tiếng nhiều hơn cả vì được công chúng chú ý. Theo tôi thì có sâu là một chuyện, nếu chúng ta có bản lĩnh thì làm sao sâu có thể làm “rầu” nghề của mình được chứ.

- Chị có những dự án

nghệ thuật nào trong dịp tới đây dành tặng khán giả?

Tôi sẽ tiếp tục làm một số

phim, bên cạnh đó vẫn duy trì đóng kịch hàng đêm phục vụ khán giả và có thể dựng một vở kịch mới trong tương lai gần.

Cảm ơn chị!

mà còn rất m” và

Có chị uốn

khi ng cả hài?

ổi gió lâuxác là từ ớc. Tôi xuất iễn viên sân

ra lúc đầu tự tin lắm với

i hài, cũng là ả hôi h dù

thời gian thi

hoa hậu tôi phải chạy đi chạy

về giữa Kiên Giang và Hà Nội để thư hiệ bộ hi “ thời

Page 36: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

LÂM TÙNG

36

NHÂ

N‱VẬT

Sở hữu gương mặt khả ái, đời tư trong sáng cùng sự thông minh và khiêm nhường,

Midu trở thành thần tượng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Những hợp đồng quảng cáo nhanh chóng đưa tên tuổi Midu lên top đầu làng showbiz Việt. Tuy nhiên, cô bén duyên với điện ảnh không quá sớm như người ta nghĩ. Chỉ đến khi góp mặt trong bộ phim bom tấn Việt “Thiên mệnh anh hùng”, kỹ năng diễn xuất của Midu mới được khán giả thừa nhận, cô thực sự có tài. Thành công ập đến khi tuổi đời còn rất trẻ, cô sinh viên Kiến trúc sớm tự lập nên khá chín chắn, khó mà tìm thấy những câu nói “hớ” của cô trên báo.

- Nghe nói Midu đang tập tành kinh doanh, bạn thấy công việc này có thú vị không? So với làm nghệ thuật, Midu thích lĩnh vực nào hơn?

Thực ra diễn xuất và kinh doanh là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Khi làm nghệ thuật, mình được thoả sức bay bổng và không

phải chịu áp lực nhiều về việc thu chi tính toán, đã làm nghệ sĩ là phải cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Còn làm kinh doanh thì khác, phải tính toán cẩn thận, phải hoạch định hướng đi và giải pháp. Thật khó để nói mình thích công việc nào hơn vì Du đang muốn thử sức với cả hai.

- Là một cô chủ shop thời trang nhưng hình như Midu vẫn không thể “kiềm chế” bản thân mỗi khi đi shopping với bạn bè?

Thú vui của con gái là lượn lờ shopping mà, Du cũng vậy thôi, cũng thích thú khi chọn được cho mình một món đồ đẹp và ưng ý. Khi rảnh rỗi Du thích lái xe chạy lòng vòng trên những phố có nhiều shop thời trang hoặc lang thang trong các khu mua sắm để thư giãn đầu óc. Nếu có thời gian nghỉ ngơi sau công việc thì Du thích đi du lịch kết hợp với mua sắm, mỗi chuyến đi như vậy Du thấy vui và thoải mái lắm.

- Phong cách thời trang của Midu như thế nào nhỉ?

Đơn giản nó là chính mình. Du thích sự nhẹ nhàng, duyên dáng và nữ tính. Đôi khi hơi bí ẩn và gợi cảm.

- Phải chăng “gu” của bạn bị ảnh hưởng bởi một thần tượng nào đó?

Dường như là không, dù xấu hay đẹp Du cũng chỉ thích được là chính mình chứ không muốn bắt chước bất kì ai cả. Mỗi người sinh ra là để có một dấu ấn và phong cách riêng mà.

- Midu thích làm gì lúc rảnh rỗi?

Du thích lái xe và nghe nhạc, lái xe đến bất cứ đâu và mở nhạc thật to để bao nhiêu áp lực trong người theo âm nhạc tuôn ra hết. Cũng có Du thích được ngồi trong phòng yên tĩnh để nghe nhạc, những bản nhạc xưa của Trịnh,

Không muốn bắt chước aiMIDU:

Page 37: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

37

Ngô Thuỵ Miên cứ như thôi miên mình vậy. Ngoài âm nhạc, Du rất thích đến rạp xem phim, như một thói quen, có phim gì mới Du cũng háo hức đi xem, hay dở gì mình cũng nên xem để rút ra nhiều kinh nghiệm trong diễn xuất.

- Công việc nhiều áp lực và bận rộn như vậy, bí quyết giảm stress của bạn là gì?

Công việc áp lực và căng thẳng nhưng Du luôn tìm cho mình những quãng thời gian thư giãn nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục mỗi ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều sữa chua sẽ giúp làn da, vóc dáng của mình đẹp và rạng rỡ hơn.

- Khán giả nhận xét Midu ngày càng xinh đẹp và quyến rũ hơn. Dường như bạn đang muốn thay đổi hình ảnh ngây thơ và hồn nhiên của mình trước đây?

Ở mỗi độ tuổi đều có niềm vui và những thú vị riêng, làm con nít

thì sướng và vô tư vô lo, nhưng làm người lớn thì có thêm nhiều trải nghiệm và tự lập. Quan trọng là mỗi người phải bước qua từng giai đoạn của cuộc đời mình để khám phá bản thân. Với Du, Du yêu cuộc sống của mình, dù nó ở giai đoạn nào đi chăng nữa.

- Chủ đề tình yêu lúc nào cũng hấp dẫn, nhưng hình như Midu luôn kín tiếng khi chia sẻ về điều này?

Du không thích chia sẻ những chuyện tình cảm riêng tư trên báo chí, vì Du muốn khán giả nhìn vào những thành quả mình làm được chứ không phải vào những scandal tình cảm. Không chia sẻ nhiều chính là cách Du tôn trọng khán giả của mình.

- Có thể nói Midu đang ở độ tuổi đẹp để kết hôn, bạn nghĩ sao?

Người ta nói tình yêu là do duyên số, Midu không “mê tín”

đâu nhưng lại khá tin vào điều này. Du đang chờ đợi duyên số đến với mình.

Góp mặt trong nhiều phim điện ảnh và truyền hình, việc đóng phim là để thử sức hay Midu sẽ theo đuổi một cách nghiêm túc?

Thật ra lúc đầu Du tham gia điện ảnh chỉ để thử sức mình, nhưng bây giờ đã trở thành cuộc chơi hoàn toàn nghiêm túc và đầy nỗ lực đối với Du. Từ ngày bước chân vào nghệ thuật thứ 7, thế giới của mình như mở rộng ra hơn, cảm xúc và trải nghiệm cũng nhiều hơn. Không biết từ lúc nào, Du muốn sống hết mình và chơi đến cùng với nó, muốn được trải nghiệm những vai diễn hay, những số phận con người được đưa đẩy lên phim và mình được hoá thân vào đó.

Cảm ơn Midu, chúc bạn luôn thành công!

Page 38: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Người Việt có thể được đánh giá là giỏi trong quân sự, nhưng trong làm ăn kinh

tế thì lại kém. Lịch sử cho thấy những khu phố chợ sầm uất ở VN được dựng lên là do người Hoa, người Nhật, chứ không phải do người Việt. Người Hoa buôn bán đã thành thói quen, thành lối sống nên họ tích lũy được không chỉ nhiều vốn bằng tiền, vàng mà còn nhiều kinh nghiệm. Tại sao người Việt kinh doanh không giỏi?

THỨ NHẤT vì người Việt ham vui và không toan tính trong chi tiêu. Khi có cuộc vui nào thì người Việt dễ bề bị lôi kéo tham gia, vui chỉ để vui thôi, vui toàn tập, không tính xem cuộc vui đó có mang lại lợi ích kinh tế, quan hệ riêng nào cho mình không. Và khi đã vui thì dễ chi tiền túi để mua vui. Những chi phí không toan tính này làm thâm hụt đáng kể ngân quỹ riêng nên dần dần kinh tế của mình yếu đi mà mình chẳng mảy may hốt hoảng. Theo thống kê được công bố tháng 2/2011 của tổ chức tín dụng quốc tế MasterCard Worldwide, sau khi tiến hành khảo sát trên 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông về vấn đề tiêu dùng, cho thấy, về ưu tiên cho ăn uống và giải trí, Việt Nam đứng đầu với 86%, xếp trên Hàn Quốc 78%, Hồng Kông là 75%. Việt Nam cũng đứng đầu bảng về chi tiêu không toan tính với 63%, trong khi những quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Australia chỉ chiếm 59%...

THỨ HAI là người Việt sĩ diện. Chính vì sĩ diện nên người Việt cứ vung tay quá trán lấy le với người khác, thậm chí có khi nghèo mà lại tỏ ra ta đây rủng rỉnh, tiền tiêu không tiếc cho người khác xem. Con cái ở nhà chịu đói nhưng bố chúng thì đi ăn hàng thừa mứa cũng không thèm gói mang về vì sĩ diện. Chính vì sự sĩ diện ấy mà kéo theo hoang phí dài dài khiến thực vốn của người Việt rất mỏng.

THỨ BA là người Việt cả nể. Chúng mình với người trong nhà thì lắm khi cư xử rất chi cạn tàu ráo máng, nhưng với người ngoài thì lại tỏ ra xởi lởi dễ dãi. Điều này rất thiệt hại khi kinh doanh. Có ông chủ ki bo với nhân viên, dù nhân viên hàng ngày è cổ làm ra của cải cho công ty, trong khi đó lại cả nể dễ dàng với khách hàng, dẫn đến việc bị khách hàng lợi dụng, ký những hợp đồng thua thiệt về mình. Doanh nghiệp làm ăn cứ đì đẹt mãi không nhớn nhao được là vậy.

THỨ TƯ là người Việt rất xuê xoa và không trọng chữ tín. Trong làm ăn, có khi đi tìm rất vất vả mới được một mối mua hàng cho mình, nhưng sau vài lần cung cấp hàng, vì thói xuê xoa, kiểu làm xập xí xập ngầu thành thói quen rồi nên các lô hàng sau chất lượng tồi dần đi. Thế là khách hàng cắt hợp đồng, và doanh nghiệp chúng mình lại vất vả biết bao đi tìm khách hàng mới, làm lại từ đầu.

THỨ NĂM là người Việt dễ thoái chí, chóng chán. Khi khởi đầu doanh nghiệp, trải qua những khó khăn gian khổ, có lúc gian khổ quá chúng mình bèn bỏ dở, chịu phí mất bao công sức từ đầu, đành chịu cúi đầu đi “cày thuê” suốt đời để trả nợ và vừa đủ đút lỗ miệng. Trong khi chỉ cần dấn thêm một tý là thành công sẽ mỉm cười, thông thường khi ta đối diện lúc khó khăn nhất là lúc cánh cửa thành công chuẩn bị mở ra. Nhưng ta không kiên trì đi đến nơi mở được cánh cửa ấy. Hoặc cũng có khi, công việc đang tốt rồi, nhưng chỉ vì một cơn buồn chán không vượt qua nổi, ta cũng bỏ ngang xương, mặc cho ảnh hưởng tới bao người, tới sự nghiệp của chính ta.

“Không có gì là không thể”, chúng mình nên thay đổi bản tính của mình để phát triển mình và phát triển đất nước. Thời nay không còn là thời của những cuộc chiến tranh trực diện, mà là những cuộc chiến ngấm ngầm về kinh tế, văn hóa, lối sống. Nếu chúng mình không chịu thay đổi bản tính để trở nên mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, lối sống thì chúng mình sẽ mất dần tất cả.

“Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” - câu tổng kết này không phải là chân lý muôn đời. Cái chính là mỗi chúng mình cần tu tỉnh hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

Đất nước còn nhiều bề bộn, khó khăn, nhưng vẫn có người Việt ham tiệc tùng và trưng bộ phục trang lên tới chục tỷ đồng. (ảnh minh họa)

5ĐIỂM YẾU

KHÓ BỎ HKB

38

TẠP‱BÚT

Page 39: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

39

Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.Được khởi công xây dựng từ tháng 01 năm 2004, đến tháng 12 năm 2005 công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.Tổng mức đầu tư của dự án là: 87.000.000.000 đồng (tám mươi bẩy tỷ đồng)Công suất thiết kế 10.000m3/ngày đêm và có thể xử lý tới 12.000m3/ngày đêm.Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối có quy mô thuộc loại lớn nhất trong ngành dệt may ở hai miền Nam, Bắc. Với máy móc thiết bị mới 100%, do các chuyên gia Hà Lan thiết kế, lắp đặt công nghệ hiện đại (State of the Art).Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (cột B).Nước thải sau khi đã xử lý đã loại bỏ được các chất ô nhiễm như BOD, COD, độ màu, kim loại nặng, các chất độc khác với cá, các chất khó phân giải vi sinh và các hoá chất có hại đến sức khoẻ con người mà các nhà máy dệt nhuộm sử dụng, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật có thể xẩy ra, cải thiện được môi trường xung quanh khu công nghiệp.Trung tâm có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và đã được các chuyên gia Hà Lan trực tiếp đào tạo.Với chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam mạnh dạn đầu tư một Trung tâm xử lý nước thải với quy mô lớn, hiện đại một lần nữa khẳng định việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và cam kết của Tập đoàn cùng các Công ty trong khu công nghiệp với các cơ quan quản lý môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng.Tập thể CBCNV Trung tâm luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh, thân thiện và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trung tâm là nền tảng cơ sở để tạo dựng hình ảnh đẹp trong Tập đoàn nói riêng và trong các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.Với phương châm phục vụ khách hàng: Uy tín, chất lượng tuận thủ các quy định của Nhà nước, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

INDUSTRIAL WASTE WATER TREATMENTTRUNG‱TÂM‱XỬ‱LÝ‱NƯỚC‱THẢI‱-‱KHU‱CÔNG‱NGHIỆP‱DỆT‱MAY‱PHỐ‱NỐI

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt NamĐiện thoại: 0321.2246889/2246823 * Fax: 0321.3972641 * Email: [email protected]

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ

HÓA LÝ

XỬ LÝ

SINH HỌC

LỌC T

INH (THAN HOẠT TÍNH)

NƯỚC SAU XỬ LÝ

Page 40: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

40

NHÂ

N‱VẬT

Page 41: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

41

Page 42: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

42

NHÂ

N‱VẬT

Page 43: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

43

Page 44: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

44

NHÂ

N‱VẬT

Page 45: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

bức tường hoa - graphic designer Cúc Phương (PhuongDesign) chia sẻ về ý tưởng táo bạo này: “Bức tường hoa khổng lồ với hơn 250 bông hoa giấy được làm hoàn toàn bằng tay thể hiện một vẻ thanh khiết mềm mại. Sự chuyển màu pastel tinh tế kết hợp cùng tạo hình hoa giấy sang trọng, tạo nên một khởi đầu tuyệt vời cho hành trình khám phá cái đẹp tại Đẹp Fashion Show 11”.

Người xem được dẫn dắt đến “Khởi nguồn mới của cái Đẹp” qua từng bộ môn nghệ thuật đỉnh cao. DFS 11 mở đầu bằng màn múa đương đại huyền ảo của

nhóm múa Hữu Trị, và “Thần Vệ Nữ” Trương Tri Trúc Diễm “giáng trần” từ cáp treo cao hơn 20m. Cách thể hiện táo bạo đã tô đậm chất huyền thoại của nghệ thuật điện ảnh. Các bộ sưu tập tận dụng tối đa nghệ thuật sắp đặt và hình tượng hóa, đặc biệt là hơi hướng nghệ thuật điêu khắc nổi bật trong những tác phẩm của Lý Quý Khánh. Bên cạnh đó, người xem cũng ấn tượng với hiệu ứng thị giác của VJ Lê Thanh Tùng pha trộn ăn ý với những khúc biến tấu phong phú mang tính chất thể nghiệm của DJ Trí Minh.

Đội ngũ người mẫu được hóa trang ấn tượng bởi đội ngũ chuyên nghiệp từ Maybelline New York và L’Oreal Professionnel, giúp cho bộ sưu tập được chuyển tải một cách tốt nhất.

Bên cạnh nét táo bạo của các bộ sưu tập, Đẹp Fashion Show 11 (DFS 11)

cũng sở hữu nhiều điều độc đáo như bức tường hoa giấy khổng lồ, giày gốm...

DFS 11 có sự xuất hiện của rất nhiều ngôi sao đình đám nhất

showbiz hiện nay. Bộ sưu tập “Báu vật biển cả” của Nhà thiết kế Trương Thanh Long đã khiến cả nhà thi đấu Nguyễn Du như vỡ òa trong những tràng pháo tay khi Mr.Đàm bước ra sân khấu trong vai trò veddete. Trong khi đó, bộ sưu tập của Lý Quý Khánh cuốn hút người xem khi những mỹ nhân của làng giải trí lần lượt xuất hiện: ca sĩ Minh Hằng, diễn viên múa Linh Nga, cựu người mẫu Dương Yến Ngọc. Đặc biệt sự trở lại sàn catwalk của diễn viên Trương Ngọc Ánh, Hà Hồ và Thanh Hằng cũng tạo ra một thú vị lớn khi cùng xuất hiện trong một “cây nấm” Truffle rộng hơn 2m.

Nghệ thuật chế tác giày gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng từng khiến công chúng xôn xao ở DFS 10, thì tới DFS 11, ông còn khiến công chúng ngạc nhiên hơn khi trình làng đến 12 mẫu giày. Những chiếc giày gốm được thiết kế tinh xảo, kết hợp với chất liệu sen khô, tơ tằm, mang họa tiết rồng thời Nguyễn và những dây hoa nhỏ tinh tế. Một lần nữa, nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã khẳng định được thẩm mỹ tinh tế và kỹ thuật điêu luyện, đồng thời đưa nghệ thuật gốm lên một đẳng cấp cao hơn.

Bên cạnh những bộ sưu tập, thì bức tường hoa giấy dài 26m tại khu triển lãm của DFS 11 được xem là “hàng độc”. Người thực hiện

ĐỘC ĐÁOÐẸ

P FAS

HION S

HOW

11

45

Page 46: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Những năm gần đây, May Nhà Bè (NBC) luôn thực hiện tốt chủ trương “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng cách liên tục đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm thời trang nam, nữ phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại, đáp ứng nhu cầu về mặc đẹp ngày càng tăng của người dân Việt nói chung và giới công sở nói riêng.

Nhãn hàng thời trang công sở Novelty là một trong số đó. Những năm qua, nhãn hàng này luôn được tiêu thụ mạnh tại các hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc như Co.opMart, BigC, Vinatexmart… và được phân phối thông qua hơn 100 cửa hàng, đại lý ở các tỉnh phía Bắc cũng như nhiều cửa hàng đối chứng sản phẩm tại Tp. HCM.

Ngoài việc chinh phục người tiêu dùng bằng sự đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu…, Novelty còn thu hút khách hàng bởi công nghệ sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á nhưng có mức giá cạnh tranh nhất. Với

NOVELTYnăng động và hiện đại

46

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

KIỀU BÍCH HẬU

Page 47: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

nhiều cửa hàng đối chứng đồng nhất về bảng hiệu, cách trưng bày, phong phú về sản phẩm… Novelty hy vọng trong thời gian tới sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm hàng thời trang công sở ngày càng cao của người tiêu dùng ở khắp mọi miền đất nước.

Trong bộ sưu tập mà Tạp chí DM TTVN giới thiệu trong số này màu xanh chủ đạo được sử dụng để thể hiện sự nối kết, vững chãi, năng động và hiện đại. Bộ sưu tập mang màu xanh của logo là màu truyền thống của May Nhà Bè, đồng thời cũng là màu của niềm tin, của sự lạc quan.

Với phương châm “Mang công nghệ cao phục vụ cho vẻ đẹp của người Việt”, May Nhà Bè đã tận dụng tất cả những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất hàng xuất khẩu để cho ra đời nhiều loại sản phẩm Novelty nhằm mục đích chính là tôn vinh vẻ đẹp của người Việt.

Xin giới thiệu với bạn đọc những mẫu thời trang công sở Novelty của NBC!

47

Page 48: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

NOVELTYnăng động và hiện đại

48

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 49: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

49

Page 50: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Trong buổi giao mùa Xuân-Hè 2013 này,

hãng thời trang KB (KB Fashion) đã mang tới một món quà đặc biệt cho phái nữ. Đó là những kiểu phục trang lúc dịu dàng với dáng váy lụa, lúc quyến rũ vô ngần với dáng nét váy maxi, lúc mềm mại cùng áo lông vũ,

lúc cuốn hút và gợi cảm cùng boot cao cổ, đầm ôm sát cơ thể khai thác tối đa đường cong của người con gái…

Đôi khi, việc kết hợp boot cao cổ và dáng váy biến tấu từ chiếc sơ mi lại tạo nên vẻ đẹp mạnh mẽ đầy cá tính.

Hay vẻ bí ẩn của cô nàng cá tính lại khơi gợi tò mò khám phá với boot cao cổ, găng tay da tông màu tối kết hợp gam màu nóng da cam, hai khối màu đối lập.

Tất cả tạo nên một phong cách thời trang hấp dẫn và mê hoặc phái mạnh, gây ấn tượng khó phai nhờ sự biến tấu với nhiều phong cách khác nhau, năng động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút và hiện đại.

Stylist : Hoang Anh Tran (hoanganhsun)

Trang phục : KB choose to shine

Website: www.kbfashion.vnĐịa chỉ : 232 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, HNHÀ NỘIShowroom 1: 26 Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội. ĐT: 0437349470; Showroom 2: 12 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội. ĐT :04 35380481Showroom 3: 3B5 Nguyễn Quý Đức -Thanh Xuân -Hà Nội ĐT: 0936356899; Show room 4: Tầng 2 tòa nhà IPH 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN ĐT: 04 37954070; Showroom 5: 209B Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.; Showroom 6: 232 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, HN ĐT: 04 39785655

50

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 51: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

51

Page 52: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

52

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 53: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

53

Page 54: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

NTK gốc Việt Barbara Bui vừa giới thiệu những thiết kế dành cho nữ giới nhưng đầy nam tính, khỏe khoắn và lịch lãm tại Tuần lễ Thời trang Paris hôm 28/2.

Các thiết kế nằm trong BST Thu Đông 2013 - 2014 của Barbara Bui.

Màu chủ đạo của cả bộ sưu tập là đen.

Chất liệu để thực hiện bộ sưu tập phong phú, từ da python bóng đến ren. Các thiết kế được coi là những bộ tuxedo hiện đại dành cho phái nữ.

Sự khỏe khoắn, mạnh mẽ của trang phục được các người mẫu thể hiện trọn vẹn.

Nhà thiết kế Barbara Bui sinh năm 1957 tại Paris, Pháp. Bà có bố là người Việt, mẹ là người Pháp. Trong những năm gần đây, dấu ấn của Barbara Bui ngày càng đậm nét trong làng thời trang thế giới. Nhiều ngôi sao Hollywood từng chọn giày của Barbara Bui để diện tại các sự kiện lớn.

NTK GỐC VIỆT ra mắt BST cá tính tại

Paris

54

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 55: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

55

Page 56: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Trong quá trình phát triển, mỗi dân tộc không ngừng xây dựng cho mình một nền văn hoá mang sắc thái độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao, được biểu hiện một phần qua kiến trúc và nghệ

thuật điêu khắc. Tuy nhiên, muốn tạo dựng và khẳng định sự trường tồn của bản

sắc văn hoá dân tộc là cả quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt, đòi hỏi phải có bản lĩnh sáng tạo và thích nghi của dân tộc.

Diện mạo kiến trúc chùa, đình, đền và nghệ thuật điêu khắc ở nước ta rất tiêu biểu, rất đặc trưng với những đường nét, hình dáng và bản chất mang đậm dấu ấn riờng. Ngất ngây ngắm nhìn các công trình đặc sắc với lòng thán phục, niềm tự hào vô bờ về nền văn hoá của ông cha trong một chuyến đi xuyên Việt gần đây, chúng tôi ghi lại những cảm xúc mạnh liệt ấy.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮCViệtViệtNamNam56

VĂN‱HÓ

A

5

6

3

LYLY

Page 57: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Chú thích ảnh:1. Tượng Đức Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

thế kỷ 17, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh

2. Chùa Keo thế kỷ 17, Thái Bình

3. Tượng A-Di-Đà bằng đồng, Bảo tàng Long Xuyên

4. Một họa tiết trên tường của Tháp Chàm Po-Klong-Gara thế kỷ 13, Bình Thuận

5. Đức Phật A-Di-Đà bằng đá xanh nguyên khối thế kỷ17, Chùa Phật Tích, Bắc Ninh

6. Tượng Di Lặc bằng đá thế kỷ 21, Non Nước, Đà nẵng

7. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thế kỷ 12, Chùa Cổ Lễ, Nam Định

57

1

4

2

7

Page 58: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Nhóm bạn trẻ này đã thành lập ra một CLB thời trang mang tên LaMode để có

thể cùng nhau nuôi dưỡng đam mê thiết kế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhóm bạn trẻ đã từng cho ra mắt 4 bộ sưu tập mang tên: Wild Rose, Thơ ngây, Rực rỡ, Người trong bao. Những bộ sưu tập này đều đã được trình diễn trước công chúng bằng chính khả năng thực hiện và thu hút tài trợ của các bạn. Đặc biệt, năm 2012, với bộ sưu tập “Người trong bao”, các em đã thuyết phục được Tập đoàn Dệt May Việt Nam tài trợ vàng cho buổi trình diễn, và đã gây được ấn tượng tốt với công chúng yêu thời trang, được giới truyền thông khen ngợi.

Mới đây, các bạn trẻ LaMode lại tiếp tục khiến nhiều người phải khâm phục khi tự mình thực hiện triển lãm “Đại lộ ánh sáng”, trưng bày những bộ ảnh thời trang ấn tượng, lấy ý tưởng từ 4 yếu tố Đất - Nước - Lửa - Không khí. Triển lãm

Triển lãm thời trangĐẦY CÁ TÍNH

ẤP Ủ ƯỚC MƠ VỀ MỘT TRIỂN LÃM THỜI TRANG THỎA SỨC SÁNG TẠO VÀ CHUYÊN NGHIỆP, 30 BẠN TRẺ CÒN TRONG ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ TỰ MÌNH LÊN KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC MỘT SHOW ROOM PHONG CÁCH MANG TÊN “ĐẠI LỘ ÁNH SÁNG”.TÁC GIẢ CỦA TRIỂN LÃM THỜI TRANG “ĐẠI LỘ ÁNH SÁNG - CHAMPS ÉLYSÉES” LÀ NHỮNG “NHÀ THIẾT KẾ” TRẺ, TÀI NĂNG HIỆN ĐANG LÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM.

MAI KA

58

VĂN‱HÓ

A

Page 59: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

vừa được mở cửa vào sáng 3/3 tại một quán cà phê trong lòng phố cổ, thu hút khá đông bạn trẻ tham dự.

Theo bạn Hoàng Thu Hương, chủ tịch CLB LaMode, “Đại lộ ánh sáng không đơn thuần chỉ là một buổi triển lãm ảnh mà còn trưng bày những bộ trang phục thật đã được chúng mình tự tay thực hiện.

Phải mất một tháng để mọi người cùng hợp sức, lên ý tưởng và tiến hành từng khâu trong thực tế. Qua triển lãm này, chúng mình muốn người có được cảm giác lạc vào mê cung thời trang, tràn ngập sắc màu, không chỉ đẹp và lạ mắt mà còn ấp ủ những thông điệp ý nghĩa.

Thực chất, đây là cách những thành viên của câu lạc bộ LaMode, muốn mang đến một điều mới mẻ cho những con người yêu nghệ thuật, mang đến tia hi vọng cho những bạn trẻ đang ấp ủ một ngọn lửa đam mê của riêng mình”.

Ngoài ra, những bạn trẻ làm nên triển lãm “Đại lộ ánh sáng” cũng muốn gửi gắm thông điệp: “Con đường bước tới ước mơ như một đại lộ rải hoa hồng, hào nhoáng, kiêu hãnh nhưng đôi khi cũng có những khó khăn, gian truân.

Có lúc con đường ấy trở nên bế tắc và con người bỗng nhìn cuộc đời bằng đôi mắt xám xịt, cảm nhận vạn vật chỉ qua hai màu trắng đen đơn điệu - một bên là màu đen tăm tối của tuyệt vọng,

một bên là màu trắng của cõi hư vô, mông lung..

Trước hiện thực ấy, con người chỉ muốn quay đầu lại, chạy trốn khỏi khó khăn trước mắt. Nhưng có lẽ họ không biết rằng, bước tiếp đến phía trước luôn là những điều tươi đẹp hơn đang chờ đợi.

Chính những điều tươi đẹp trong cuộc sống đã mang đến cho con người cái nhìn tích cực hơn, mang lại cho họ niềm tin và hi vọng. Điều kì diệu ấy có lẽ là sự đam mê và lạc quan, chắp cánh cho ta đi đến cuối con đường, đạt đến đỉnh cao của thành công và hạnh phúc”.

59

Page 60: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

60

VĂN‱HÓ

A

Tủ đồ thời trang hè của sao Việt, bên cạnh những bộ cánh bắt mắt còn là vô số

phụ kiện thời trang tuyệt đẹp, đặc biệt phải kể đến túi xách Chanel - món hàng hiệu đẳng cấp.

Chanel vốn là thương hiệu xa xỉ của tầng lớp thượng lưu thế giới. Những chiếc túi với gam màu đen truyền thống sang trọng, hồng nữ tính, đỏ trẻ trung hay be dịu dàng… được làm bằng da động vật có thêu logo hai chữ C xếp ngược chiều đã trở thành món phụ kiện thời thượng và rất được ưa dùng.

Mặc dù giá của mỗi chiếc túi Chanel hàng hiệu khá “chát”,

THỜI TRANG ĐẲNG CẤP

C H A N E Lvới túi

nhưng với nhiều lợi thế như kiểu dáng thanh lịch, dây đeo tiện dụng, thiết kế nhỏ nhắn, dễ kết hợp với trang phục,… túi xách Chanel thực sự khiến nhiều người đẹp Việt mê mẩn.

Thời trang hè của sao Việt năm nay bên cạnh những bộ đầm họa tiết bắt mắt, quần shorts hoa cá tính, năng động, váy áo xuyên thấu sexy, gợi cảm… còn là món phụ kiện đẳng cấp - túi xách Chanel.

NGỌC DUNG

Page 61: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

61

THƯƠNG HIỆUNhân cách thương hiệu (Brand

Personality) là tấm gương phản chiếu mà thông qua đó

khách hàng nhìn ra nhân cách của chính họ và tự hào khi giao dịch với thương hiệu. Những giá trị nhân sinh học được tôn vinh không qua hành xử của thương hiệu phải xuất phát từ những giá trị được khách hàng chọn làm mẫu mực cho chính họ.

Khi đó, nhân cách của thương hiệu mới chính là nhân cách của khách hàng. Đó là những đúc kết được GS.TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm đưa ra tại hội thảo “Thấu hiểu nhân cách tiêu dùng để phát triển nhân cách thương hiệu” vừa diễn ra tại TPHCM tháng 9 vừa qua.

Nhân cách thương hiệu khác với cá tính hay tính cách của thương hiệu. Nếu nhân cách là cái “đức” bên trong để gia tăng sức hút giúp giũ chân khách hàng thế hiện ở những điều “chân, thiện, mỹ” mà thương hiệu mang đến cho xã hội và thị trường thì tính cách hay cá tính của thương hiệu là vẻ bề ngoài nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ để chinh phục các giác quan của người tiêu dùng. Nếu chỉ tập trung vào vẻ hào nhoáng bên ngoài, thương hiệu nào cũng sẽ được vinh danh là “đẳng cấp, sang trọng, lịch lãm, thành đạt…” và tạo ra sự nhàm chán, vô vị. Vì thế, chú trọng những giá trị được khách hàng chọn lựa chính là cách tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ những giá trị nhân bản trường tồn.

Một thương hiệu có nhân cách phải hội tụ đủ cả ba yếu tố: đối xử đàng hoàng với người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và thấu hiểu người tiêu dùng.

ĐỐI XỬ ĐÀNG HOÀNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong một thời gian dài, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp gắn liền với phong trào đạt tiêu chuẩn ISO, rồi phong trào làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu… Đến nay, đây được xem như những điều kiện tiền đề tất yếu để có một thương hiệu mạnh. Để xây dựng được một thương hiệu “có tình người” doanh nghiệp cần hoàn thiện các quy trình tổ chức nhân sự, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động khi làm việc, và xa hơn thế, phải quan tâm đến cả tương lai của người lao động. Tại Pháp, một cuộc điều tra năm 2003 cho thay 65% dân số sẵn sàng tẩy chay thương hiệu nào sử dụng lao động dưới 12 tuổi, 50%

sẵn sàng ngưng sử dụng các thương hiệu sa thải hàng loạt công nhân nhằm mục đích tăng lợi nhuận. Tại Mỹ, một cuộc điều tra kéo dài từ 1993-1997 tại 10 thành phố lớn cho thấy 94% người tiêu dùng cảm thấy khó chịu và bất an khi hoạt động của doanh nghiệp chỉ vì mục đích lợi nhuận.

Thương hiệu có cá tính và tính cách rõ ràng là chưa đủ đối với xã hội bởi nó còn phải minh chứng cho việc góp phần phát huy tính nhân bản với đời sống cộng đồng. Nhân cách của một thương hiệu phải được khởi sự từ bên trong của doanh nghiệp, thể hiện ở sự tôn trọng và tạo điều kiện để phát huy năng lực và phẩm chất của người lao động.

THẤU HIỂU NGƯỜI TIÊU DÙNG

Doanh nghiệp cần tìm hiểu vì sao khách hàng hãnh diện khi liên hệ với thương hiệu. Muốn như vậy, cần thấu hiểu người tiêu dùng muốn thể hiện điều gì thông qua hành vi mua sắm. Khi lựa chọn một thương

hiệu, khách hàng muốn người khác ngưỡng mộ mình, muốn khẳng định phong cách mua sắm hoặc thể hiện những mối quan hệ vượt ra khỏi hành vi mua hàng. Nói cách khác, người mua muốn tên tuổi của mình gắn liền với tên tuổi của thương hiệu mà họ mua. Người tiêu dùng mua nước hoa No5, túi xách Louis Vuitton, mũ Hermès... không chỉ vì chất lượng tuyệt hảo của các sản phẩm này, mà còn bởi “nhân cách” của những thương hiệu này phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp đề cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi khách hàng trung thành với thương hiệu thì họ cũng buộc doanh nghiệp phải hành xử đúng theo nhân cách và giá trị mà thương hiệu là biểu tượng.

Thương hiệu Nike từng được ngưỡng mộ bởi thông điệp “Giúp con người bay lên nhờ đôi cánh của thần Nike”. Nhưng chỉ một vụ tai tiếng về hành hạ công nhân Việt Nam đã làm hỏng nhân cách của thương hiệu, bởi nó cho thấy Nike đã không trung thành với những giá trị nhân sinh mà mình đề cao. Để khắc phục, Nike đã thành lập quỹ “Nike Foundation” bằng 3% lợi nhuận trước thuế thực hiện các dự án phát triển bền vững. Nhờ đó, dần dần Nike đã khẳng định lại vị thế của mình trên thương trường, và hơn nữa là khẳng định sự nhất quán trong thông điệp giúp cuộc sống của con người tốt hơn. Bài học kinh điển của Nike cho thấy mỗi thương hiệu phải có tư cách, lương tâm và hành xử như một thành viên trong xã hội.

Tóm lại, lợi thế cạnh tranh của thương hiệu không chỉ dựa vào các hoạt động thiên về hình thức như bao bì, mẫu mã đóng gói mà cơ bản phải là chia sẻ với khách hàng và môi trường xã hội niềm tự hào giá trị cuộc sống được đề cao và thực hiện bởi doanh nghiệp. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đạt tới mức giá trị vô hình cao nhất, được đo bằng niềm hãnh diện của khách hàng khi sở hữu thương hiệu đó.

Nhân cách

HOÀNG LAN

Page 62: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

62

CÔNG‱Đ

OÀN

Đại hội diễn ra trong hai ngày, từ 21-22/03/2013 tại Trung tâm Hội nghị

Công đoàn (1A Yết Kiêu-Hà Nội). Quy mô Đại hội lần này lớn hơn lần trước, bao gồm 300 đại biểu chính thức và hơn 100 khách mời, trong đó có nhiều Tổng Giám đốc các DN trong ngành. Đặc biệt Đại hội đã hội tụ hơn 20 đơn vị công đoàn ngành dệt may các tỉnh. Đại hội đã bầu ra 37 Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam (CĐ DMVN), trong đó có 1 Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch. Đại hội lần IV nhiệm kỳ (2013-2018) tiếp tục thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần năng động sáng tạo của toàn thể Công nhân viên chức lao đông (CNVCLĐ) trong hệ thống CĐ DMVN nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động, xây xựng CĐ DMVN vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tổ chức tốt các phong trào thi đua LĐSX,

động viên NLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào sự phát triển bền vững của DN, của ngành và của đất nước.

Thành công qua những việc làm ý nghĩa

Trong nhiệm kỳ qua, CĐ DMVN là tổ chức Công đoàn ngành duy nhất trong cả nước thực hiện thí điểm mô hình ngành nghề dệt may toàn quốc, để xây dựng và thực thi được mô hình này là cả một quá trình với nỗ lực không ngừng để thay đổi phương thức hoạt động tiên tiến và hiệu quả công tác công đoàn. Đã tiến hành thực hiện Thỏa ước Lao động tập thể ngành (TƯLĐTT) là thành công rất lớn bởi TƯLĐTT đã kéo NLĐ và chủ sử dụng LĐ lại với nhau trong mối quan hệ hài hòa, hiệu quả hơn.

CĐ DMVN đã tham gia góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của toàn ngành. Một trong những hoạt động nổi bật phải kể đến là sự phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các doanh nghiệp tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước. Từ các phong trào thi đua đã có 20.720 cá nhân tiên tiến, trên 1000 chiến sỹ thi đua các

Đ/c Vũ Đức Giang thay mặt Đảng bộ Tập đoàn trao tặng Đại hội CĐ DMVN lần thứ IV bức trướng

Đại biểu tham dự Đại hội Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV

NHÓM PV TGF

ĐẠI HỘI LẦN THỨ IVCÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM THÀNH‱CÔNG

Page 63: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

63

cấp. Nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm đã được các đơn vị áp dụng làm lợi hàng chục tỷ đồng. Điển hình trong các phong trào thi đua là: Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP, Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP, Tổng Công ty May 10 - CTCP, Công ty May CP - Tổng Công ty May Đồng Nai, Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, Tổng Công ty Đức Giang - CTCP... Đã gắn biển 14 công trình chào mừng 15 năm thành lập CĐDMVN với giá trị đầu tư 192,8 tỷ đồng giải quyết 5.570 lao động. Trong nhiệm kỳ III (2008 - 2013),

BCH Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV đã họp phiên thứ nhất bầu ra ban thường vụ và các ban chức năng. Đ/c Nguyễn Tùng Vân tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ IV; Các đồng chí Trương Văn Cẩm; Bùi Quang Chiến; Nguyễn Thị Tuyết Mai; tái đắc cử Phó Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ IV.

Ban thường vụ Công đoàn nhiệm kỳ IV gồm 11 đồng chí: Trương Văn Cẩm - Công đoàn Dệt May Việt Nam; Bùi Quang Chiến - Công đoàn Dệt May Việt Nam; Trần Quý Dân - Tổng Công ty May 10 - CTCP; Nguyễn Thị Tuyết Mai - Công đoàn Dệt May Việt Nam; Phạm Thị Khánh Ngọc - Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định; Ngô Thành Phát - Tổng Công ty CP May Việt Tiến; Phan Hữu Phu - Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ; Nguyễn Khánh Sơn - Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Phạm Thị Thanh Tâm - Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Lê Thị Hoàng Trang - Tổng Công ty CP Phong Phú; Nguyễn Tùng Vân - Công đoàn Dệt May Việt Nam;

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra: đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm

Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ mới

phong trào lao động sáng tạo trong công nhân viên chức lao động đã phát triển rất tốt, có 4.194 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi 98,90 tỷ đồng, trong đó 2.962 sáng kiến là của công nhân trực tiếp sản xuất; 32 sáng kiến, đề tài đạt giải hội thi sáng tạo cấp ngành, 2 sáng kiến, đề tài đạt giải cấp toàn quốc; 15 người được tặng bằng lao động sáng tạo và 3 người được tặng bằng lao động sáng tạo 3 năm liên tục. Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 17 tập thể và Bằng khen cho 13 cá nhân và 4 nhóm nghiên cứu.

Thông qua chương trình phối hợp giữa Công đoàn với Người sử dụng lao động nên thu nhập, điều kiện làm việc và đời sống văn hóa, tinh thần của NLĐ thuộc các đơn vị trực thuộc ngành Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam có cải thiện rõ rệt trong hai năm 2011-2012. Cụ thể thu nhập trung bình của NLĐ ngành may là 3 triệu đồng/người/tháng, nhưng ở các đơn vị có ký TƯLĐTT ngành thì thu nhập của NLĐ cao hơn, đạt trung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Những hoạt động bề nổi, phong trào hướng về NLĐ, công tác từ thiện XH được thực hiện với kết quả đáng nể, không dừng lại ở trong nước mà đã vươn ra các nước khác. Đã có đóng góp cho XH rất

Đại biểu tham gia bầu BCH nhiệm kỳ 2013-2018

Page 64: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

64

CÔNG‱Đ

OÀN

lớn, đó là đảm bảo an sinh XH.Tuy nhiên, điều làm BCH CĐ

DMVN luôn lo lắng trong nhiều năm qua, đó là nguồn nhân lực, nguồn cán bộ chủ chốt làm công tác Công đoàn. Đây là vấn đề sát sườn, là mối quan tâm của Tổng LĐ LĐVN, của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đối với CĐ DMVN. Nguồn cán bộ làm công tác CĐ hiện thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nếu CĐ DMVN tuyển ồ ạt thì không đảm bảo chất lượng. Những nhân sự có năng lực thì chưa chắc họ chọn công đoàn. Quả thực đây là vấn đề gian nan nhất, hiện đang khó giải quyết đối với CĐ DMVN.

Từ những bài học kinh nghiệm…

Trong nhiệm kỳ vừa qua, CĐ DM cũng đã có được những kinh nghiệm bổ ích:

* Đã bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam; tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng ủy Tập đoàn, sự phối hợp và tạo điều kiện của Lãnh đạo Tập đoàn để triển khai nhiệm vụ theo đúng các chức năng của tổ chức công đoàn.

* Nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn về vai trò, vị trí của công đoàn trong DN, tạo sự

đồng thuận cao về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ là động lực để DN phát triển bền vững, là điều kiện để đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống NLĐ.

* Xác định mục tiêu, xây dựng các công trình trọng điểm, tiến độ thực hiện phù hợp với môi trường thực tế.

* Tuyên truyền động viên NLĐ nâng cao ý thức, trình độ, tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới, đồng thời có ý thức chia sẻ khi DN khó khăn; kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ khi bị xâm phạm.

* Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, có tổng kết, đánh giá, khen thưởng kịp thời đúng đối tượng để động viên các tập thể, cá nhân có thành tích.

Đến chương trình hành động

Mục tiêu phương hướng tổng quát:

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tuyên truyền giáo dục đoàn viên và NLĐ nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chủ động tham gia sắp xếp, đổi mới, làm tốt công tác tư tưởng và nâng cao hiệu quả hoạt

động khi cổ phần hóa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các DNNN còn lại trong Tập đoàn. Tiếp tục thực hiện TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam, tuyên truyền, phổ biến thu hút các CĐCS dệt may thuộc các LĐLĐ tỉnh, thành phố tham gia. Phối hợp, chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT ngành Dệt May Bình Dương và triển khai TƯLĐTT ngành Dệt May Hà Nội và TP. HCM. Thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ và chức năng tham gia quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ vì sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam và đất nước. Phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổ chức Hội thi thợ giỏi cấp ngành lần thứ V, và đại hội thi đua yêu nước lần thứ V giai đoạn (2010-2015), tổng kết phong trào lao động sáng tạo. Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVS-PCCN. Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; các hoạt động xã hội từ thiện trong CNVCLĐ.

Một số chỉ tiêu:

Động viên CNVCLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu của Tập đoàn và Ngành Dệt May với các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng từ 12% - 14% /năm; thu nhập bình quân tăng ít nhất 10% /năm; có trên 90% đơn vị có TƯLĐTT doanh nghiệp, có 85% CĐCS trực thuộc tham gia TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam; có 100% DN Nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức ĐH CNVC, Hội nghị cán bộ công chức, có tối thiểu 70% công ty cổ phần tổ chức Hội nghị NLĐ; toàn thể các DN Nhà nước và có vốn Nhà nước chi phối ký Quy chế phối hợp giữa BCH và lãnh đạo DN thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; giảm 10-15% tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuyệt đối không có đơn vị để xảy ra đình công tự phát

Ban Thường vụ Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 chụp ảnh cùng lãnh đạo TLĐLĐVN và Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Page 65: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

65

Danh sách các đồng chí trong BCH Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ (2013 - 2018)

Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Hồng Chiến, Phó ban Tuyên giáo Công đoàn Dệt May Việt Nam; Bùi Quang Chiến Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thái Dương, Trưởng ban Tài chính Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Hương, CV ban CSPL, UVBCH K3 Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thị Xuân Thảo, Chánh Văn phòng Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thị Thủy, Phó Văn phòng Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Tùng Vân, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Thị Xuân, Phó ban Nữ công Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nguyễn Khánh Sơn, Ủy viên HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch CĐ VP Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Trương Hồng Sơn, Chủ tịch Công đoàn Dệt May TP. Hồ Chí Minh; Phạm Hồng Thọ, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Lâm Đồng; Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Bình Dương; Đinh Văn Viện, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Hà Nội; Phạm Văn Lượng, Chủ tịch Công đoàn Viện Dệt May; Đặng Hữu Nam, Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng nghề KTKT Vinatex; Phan Thị Hải Vân, Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng KTKT Vinatex TP.HCM; Trần Tiến Cử, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP May Phương Đông; Trần Quý Dân, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty May 10 - CTCP; Hà Mạnh Đạt, Công đoàn Tổng Công ty May Đức Giang - CTCP; Võ Đình Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt May Nha Trang; Lê Thị Thanh Hương, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Bông Việt Nam; Hoàng Xuân Nam, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP; Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt May Hà Nội; Phan Thị Khánh Ngọc, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định; Trần Kim Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt May Huế; Ngô Thành Phát, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP May Việt Tiến; Phan Hữu Phu, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt May Hòa Thọ; Trần Thị Thanh Phượng, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP; Phạm Xuân Tâm, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP - Tổng Công ty May Đồng Nai; Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP; Hà Toàn Thắng, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP May Đáp Cầu; Lê Thị Hoàng Trang, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Phong Phú; Đặng Xuân Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV TM Thời trang Dệt May Việt Nam; Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt May Đầu tư TM Thành Công.

Lãnh đạo Tập đoàn tặng hoa tri ân 5 Anh Hùng Lao động qua các thời kỳ

và ngừng việc tập thể; phát triển đoàn viên và CĐCS theo kế hoạch TLĐ giao, ít nhất 45 ngàn đoàn viên và 26 CĐCS mới. Giới thiệu 4.000 đoàn viên ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng kết nạp. Có 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 75% trở lên cán bộ công đoàn không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn. Phấn đấu 15% kinh phí công đoàn dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn… hàng năm có từ 85% CĐCS đạt CĐCS vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. Tối thiểu 50% cán bộ nữ tham gia BCH công đoàn các cấp.

Page 66: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

66

CÔNG‱Đ

OÀN

NHÓM PV TGF

Ngành Dệt May Việt Nam là một ngành đặc thù có lực lượng lao động phần

lớn là nữ. Và không chỉ phát huy được truyền thống ”Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” của người phụ nữ Việt, mà còn luôn nỗ lực vượt qua chính mình, đóng góp lớn lao vào thành công của toàn ngành trong những thập kỷ qua.

Nhân dịp quốc tế phụ nữ 8/3/2013, những người phụ nữ trong ngành dệt may đã được toàn ngành tôn vinh xứng đáng, với nhiều hoạt động phong phú dành cho chị em diễn ra ở mọi doanh nghiệp. Chúng tôi xin điểm qua những hoạt động tiêu biểu hết sức nhân văn này.

* LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM CHÚC MỪNG PHỤ NỮ TẬP ĐOÀN

Đồng chí Vũ Đức Giang - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tới chúc mừng chị em phụ nữ Tập đoàn.Chủ tịch Vũ Đức Giang đánh giá

cao và cám ơn chị em đã toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự phát triển của ngành.Những thành công mà Tập đoàn và ngành dệt may đạt được trong những năm qua có phần đóng góp lớn lao của nữ CBCNVC và người lao động. Thành công của Tập đoàn cũng chính là thành công của những người phụ nữ trong Tập đoàn, những thành tích ấy thuộc về các chị. Chị em trong Tập đoàn, với tình cảm, sự gắn bó, đoàn kết, nội bộ thống nhất cao… đã làm nên những bước tiến vững chắc cho cơ quan.Hạnh phúc của gia đình các chị em cũng là hạnh phúc của Tập đoàn. Chị em đã cùng trải qua những thăng trầm, cảm nhận những biến đổi của Tập đoàn để đồng cảm, nỗ lực và chia sẻ. Và điều hạnh phúc nhất mà chúng ta có được, đó là tập thể chúng ta luôn thống nhất, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu và từ đó có những đóng góp tích cực cho nhiệm vụ chung.

Trong suốt chặng đường đã qua, công việc luôn có những

đòi hỏi, những yêu cầu cao hơn, nhưng chị em trong Tập đoàn đã nỗ lực không ngừng, vượt qua chính mình, đáp ứng tốt công việc được giao. Chủ tịch HĐTV Vinatex cũng đã chúc chị em trẻ, khỏe, làm giàu thêm những đức tính tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam, và có được nét đẹp, sự quyến rũ riêng của chị em Vinatex.

* BAN NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM KỶ NIỆM NGÀY 8/3

Tại Hà Nội và TP. HCM, Ban Nữ công Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 103 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2013) và triển khai chiến lược dân số và sức khoẻ Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Phát biểu tại buổi lễ Ông Nguyễn Tùng Vân nhấn mạnh dệt may là ngành với lực lượng lao động chủ yếu là nữ và trong nhiều năm qua đã có rất nhiều chị em thành đạt và chứng tỏ được mình trong môi trường này. Năm 2012 là năm ngành dệt may tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi, ngày càng khẳng định được uy tín và hình ảnh trong và ngoài nước với sự nhìn nhận tích cực hơn từ xã hội và người lao động. Có được thành quả này là do phần đóng góp ltích cực của lực lượng lao động nữ, những người không ngại khó khăn, vất vả, vừa giỏi việc nước vừa chăm lo tốt việc nhà, liên tục lao động sáng tạo, mang lại giá trị cho ngành dệt may nước nhà.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng đánh giá cao sự đóng góp của CBCNV nữ đối với ngành dệt

Phụ nữ ngành dệt may: ĐOÀN KẾT VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH

Chủ tịch HĐTV Vũ Đức Giang tặng hoa chị em cán bộ chuyên viên VP1 Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Page 67: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

67

phú từ thịt gà, các thí sinh còn biết cách trình bày mỹ thuật và chế biến sao cho hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm và đảm bảo giàu dinh dưỡng.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, Ban Giám khảo đã cân nhắc để lựa chọn những món ăn chất lượng, mang tính nghệ thuật cao, ngoài ra còn xét đến yếu tố đam mê, sáng tạo trong chế biến món ăn. Đặc biệt nhất còn kể đến Đội cơ điện với 3 thành viên của nhóm đều là nam giới, với nguyên liệu thịt gà, các anh đã chế biến ra 7 món khác nhau, phù hợp với từng đối tượng trong gia đình với nhu cầu khác nhau, từ bố, mẹ, tới con lớn, con nhỏ, thể hiện sự tinh tế và quan tâm chân thành.

* VINATEXMART: HỘI THI CẮM HOA CHÚC MỪNG NGÀY 8/3

Hòa chung không khí tưng bừng kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, phát huy sức sáng tạo và tinh thần đoàn kết của CBCNV, Công đoàn bộ phận văn phòng Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam (Vinatexmart) tổ chức cuộc thi “Hội thi cắm hoa chúc mừng ngày 8/3” dành cho nam CBCNV khối văn phòng Công ty. Các anh sẽ có 40 phút để thể hiện sự khéo

* TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ - CTCP TỔ CHỨC NHIỀU HOẠT ĐỘNG HẤP DẪN

Tổng Công ty CP May Nhà Bè - CTCP (NBC) đã có nhiều hoạt động như tổ chức: Hội thi cắm hoa, Hội thi nấu ăn và chưng tỉa trái cây… cho toàn thể CBCNV. Với chủ đề “Khát vọng NBC”, chương trình đã diễn ra hết sức sôi động và vui vẻ khi có sự tham gia của hầu hết các đơn vị phòng, ban qua cuộc thi cắm hoa. Phần thi nấu ăn cũng thu hút sự tham gia của CBCNV đến từ các đơn

vị, xí nghiệp. Bằng những bàn tay khéo léo, sáng tạo của các “nam thanh” và đặc biệt hơn là sự tần tảo, đảm đang của các “nữ tú” đã mang những tác phẩm đẹp mắt và ấn tượng, đó là những lẵng hoa tươi xinh được cắm một cách tinh tế cùng với những món ăn ngon, trang trí đẹp, mang nhiều hương vị của người Việt.

Với thông điệp “Khát vọng NBC” vươn cao, vươn xa hơn nữa, các tác phẩm dự thi mang đến nhiều cảm xúc yêu thương trân trọng dành cho phụ nữ NBC - Những người phụ nữ tần tảo, hiền hậu, đảm đang góp phần vào sự thành công chung của NBC…

* TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CTCP HỘI THI NẤU ĂN

Công đoàn Tổng Công ty May 10 - CTCP phối hợp với Ban nữ công Công ty đã tổ chức Hội thi Nấu ăn nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ. Với 60 thí sinh đến từ 20 đơn vị trong Tổng Công ty đã đến tham dự Hội thi.

Chủ đề của Hội thi là “Bữa ăn tươi ngày Chủ nhật” với nguyên liệu chính là thịt gà, ngoài việc sáng tạo được các món ăn phong

may. Năm 2013, Tập đoàn và ngành Dệt May Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình to lớn, người lao động mà chủ yếu là nữ giới sẽ tiếp tục là lực lượng chính, có những ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển đổi sở hữu và cơ cấu lại doanh nghiệp; Mong rằng các chị hãy phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp… góp phần vào thành quả chung vì sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Cũng tại buổi gặp mặt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam trao tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” năm 2012.

* TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN: HỘI THI NẤU ĂN VÀ CẮM HOA

Tổng Công ty CP May Việt Tiến tổ chức hội thi nấu ăn và cắm hoa chào mừng Đại hội Công đoàn Dệt May Việt Nam, kỷ niệm ngày quốc tế Phụ Nữ 8/3 và ngày truyền thống Ngành Dệt May Việt Nam 25/3. Hội thi là dịp để phụ nữ thể hiện tài năng và được tôn vinh thật nhiều. Ai thắng không quan trọng, bởi vì trong ngày này, mọi phụ nữ đều là những bông hoa đậm đà hương sắc và đáng được trân trọng. Hội thi cũng là dịp để chị em học hỏi lẫn nhau, được hòa đồng trong không khí thoải mái, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, và được xả hơi sau những ngày đầu xuân làm việc tích cực.

Page 68: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

68

CÔNG‱Đ

OÀN

léo, tinh tế, khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo hình ra các thành phẩm độc đáo và 5 phút để thuyết trình ý tưởng, gửi tặng lời chúc đến với chị em nhân ngày 8/3.

Vượt qua những lóng ngóng và bối rối ban đầu, các đội chơi nhập cuộc khá nhanh, các động tác dần trở nên thuần thục khéo léo hơn.

Mặc dù, thường ngày việc cắt tỉa, tỉ mỉ không phải là sở trường của các anh, với sự nhiệt thành và nóng lòng muốn thể hiện tình cảm với các chị em nên hầu như các đội chơi đều hoàn thiện món quà độc đáo của mình trước thời gian. Chưa đầy 30 phút các tác phẩm đã dần được hoàn thành với những tạo hình rất độc đáo sáng tạo và không kém phần khéo léo tinh tế.

*CÔNG TY CP DỆT MAY ĐTTM THÀNH CÔNG THI LÀM THIỆP CHÚC MỪNG, TÌM HIỂU CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NỮ.

Ban Nữ công Công đoàn Công ty CP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công tổ chức Hội thi làm thiệp chúc mừng, tìm hiểu chế độ chính sách nữ và mẹo vặt phục vụ cuộc sống. 30 thí sinh được chia làm 09 đội đến từ các Công đoàn ngành Sợi, Dệt, Đan, Nhuộm, May và Khối

Văn phòng Công ty đã tham dự. Cuộc thi nhằm tạo sân chơi bổ ích cho CNV, phát huy năng lực, thể hiện tài năng và tăng tình đoàn kết trong Công ty.

Với chủ đề Hội thi làm thiệp: “Gửi người phụ nữ tôi yêu”, bằng nguyên liệu chủ yếu từ vải, nút, nguyên phụ liệu dệt may, các thí

sinh khéo léo kết những bông hoa, trang trí những tấm thiệp khá ấn tượng. Điểm đặc biệt trong Hội thi là các thí sinh đa số là nam giới, đã thể hiện sự yêu thương đối với người phụ nữ của mình, đặc biệt tình yêu và gắn bó của họ với ngành Dệt May Việt Nam.

Các chủ đề: “Gánh hàng rong của mẹ”, “Con yêu mẹ”, “Mẹ tôi”, “Những bông hoa đời”,… được các thí sinh thể hiện xuất sắc, mang tính thẩm mỹ cao và đầy ý nghĩa.

* TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN BÌNH ĐẲNG GIỚI

Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội tổ chức diễn đàn bình đẳng giới nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ôn lại truyền thống, ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và truyền thống đấu tranh của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vai trò của người phụ nữ Việt Nam. Chị em đã được nghe Tiến sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Hiền - nguyên là cán bộ Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam trình bày vấn đề nhận thức về Bình đẳng giới và vận dụng nhận thức trong xây dựng và triển khai kế hoạch bình đẳng giới tại Việt Nam.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nữ cán bộ CNVC Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang đã có nhiều cố gắng, tích cực tham gia các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Trong phong trào thi đua dạy tốt, chị em phụ nữ là nòng cốt nhiều chị đã

đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp toàn quốc. Có nhiều chị tiêu biểu đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp, được nhận Bằng khen của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công Thương. Các em nữ sinh thường tiên phong trong phong trào thi đua học tập tốt, nhiều em đạt sinh viên giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp Quốc gia và giật giải Huy chương vàng tay nghề ASEAN.

* TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THI CẮM HOA VÀ NẤU ĂN

Cuồng nhiệt, sôi động, ngọt ngào, phấn khởi, vui tươi và dí dỏm là những từ thể hiện không khí tưng bừng của ngày lễ Quốc tế phụ nữ tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Nhà trường đã phát động cuộc thi cắm hoa và nấu ăn dành cho cán bộ, giảng viên công nhân viên. Tham dự cuộc thi có 18 đội, mỗi đội đem đến cho hội thi một màu sắc và ý nghĩa khác nhau.

Trong khoảng thời gian 60 phút trổ tài cho phần thi nấu ăn; 30 phút cho nội dung cắm hoa, với những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các thầy cô giáo lần lượt các tác phẩm cắm hoa nghệ thuật, ẩm thực, những món ăn vừa ngon vừa bổ vừa hấp dẫn đã thu hút và lôi cuốn Ban giám khảo, Ban tổ chức và đông đảo học sinh sinh viên. Mỗi Lẵng hoa, mâm cơm thật sự là một tác phẩm nghệ thuật với tên gọi khác nhau như:

Bình dị, Mái ấm gia đình, Cảm nhận, Gót hồng, Cội nguồn... tựu chung lại đều hướng về chủ đề Phụ nữ và Gia đình.

Page 69: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

69

Đêm 25/3/2013, tại trường Cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội, đã

diễn ra sự kiện Chung kết cuộc thi “Sinh viên với thiết kế thời trang lần IV”. Cuộc thi này đã trở thành sự kiện thường niên, thu hút sự tham gia sôi nổi của nhiều sinh viên ngành thiết kế, đồng thời cũng giúp các nhà sản xuất và kinh doanh thời trang chọn những nhà thiết kế xuất sắc làm việc cho thương hiệu của mình.

Cuộc thi năm nay đã thu hút 58 thí sinh từ 27 cơ sở đào tạo thiết kế thời trang, trong đó có nhiều thí sinh nhất đến từ các trường Cao đẳng công nghiệp dệt may

thời trang Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex, Đại học mỹ thuật TW, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội… Từ tổng số 295 mẫu phác thảo dự thi, Ban Giám khảo đã chọn ra 48 mẫu thiết kế của 16 thí sinh vào vòng Chung kết.

Các mẫu dự thi đều thể hiện khả năng sáng tạo đa dạng của thí sinh, khả năng nắm bắt xu hướng mốt thế giới phối hợp hài hòa với văn hóa địa phương và sự kết hợp màu sắc, chất liệu khá ăn ý, tạo hiệu quả thẩm mỹ phục trang tốt. Với sự tài trợ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị trong ngành như May Đức Giang, Hanosimex, May Bắc Giang, TNG, LeTa Mode,

Vanes… các mẫu phác thảo đã được dựng thành trang phục trình diễn hấp dẫn, lôi cuốn khán giả trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ trình diễn.

Kết quả, giải Nhất thuộc về thí sinh Lương Thị Hải Luân, trường Cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội, với bộ sưu Giải Nhì thuộc về thí sinh Nguyễn Ngọc Phiên

Chung kết cuộc thi“SINH VIÊN VỚI THIẾT KẾ THỜI TRANG LẦN IV”

Thí sinh Lương Thị Hải Luân giải Nhất cuộc thi

tập “Lửa đêm”; giải Nhì thuộc về thí sinh Nguyễn Ngọc Phiên, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex, với bộ sưu tập “Sức mạnh”.

Cuộc thi xứng là một hoạt động chuyên môn sâu sắc, được tổ chức ngày một bài bản hơn, thu hút sự quan tâm của giới thời trang và truyền thông, kích thích tinh thần chủ động trong học tập của sinh viên, động viên các em phấn đấu không mệt mỏi vì tương lai đặc biệt của bản thân và tương lai của đất nước, cũng như sự lớn mạnh của ngôi trường Cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội - đơn vị tổ chức cuộc thi.

Page 70: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Đoàn Khối

Doanh nghiệp Trung ương đang thiết thực lập thành tích chào mừng thành công Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10 và kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2013). Vào những ngày cuối tháng 2/2013, Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư đã tổ chức Chương trình khởi động Tháng thanh niên, triển khai chiến dịch Thanh niên tình nguyện năm 2013 và trao tặng quà cho các tập thể, cá nhân huyện Pác Nặm của tỉnh Bắc Cạn. Tôi vinh dự là thành viên trong Đoàn công tác, cùng với Bí thư ĐTN và một số đoàn viên đại diện cho Đoàn TN Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).

Đúng 6 giờ sáng chúng tôi đã có mặt đông đủ tại Trụ sở Đoàn Khối. Đa số anh em lần đầu tiên được đi công tác lên tận miền ngược, nên ai cũng rất vui và phấn chấn, khoảng 6h15 xe chúng tôi từ từ chuyển bánh. Tạm biệt Hà Nội, tạm biệt cái náo nhiệt của Thủ đô, sau điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là An Toàn Khu (ATK) Thái Nguyên, “Thủ đô gió ngàn”, thủ đô của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đã in đậm dấu ấn của những năm tháng kháng chiến oanh liệt và gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc. Không khí trên xe trở nên vui vẻ, những khuôn mặt háo hức, vang lên tiếng nói, tiếng cười lẫn những câu bông đùa hóm hỉnh.

Khoảng 10h30 đoàn chúng tôi tới ATK và đã được Ban quản lý khu di tích đón tiếp chu đáo. Tại đây đoàn đã được hướng dẫn viên dẫn vào làm lễ dâng hương trong

Nhà lưu niệm theo đúng nghi thức 9 tiếng chuông và 9 tiếng khánh do các đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Vũ Đức Kiển, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Dân vận Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Hồ Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương và ông Đồng Khắc Thọ, Trưởng ban Quản lý Khu Di tích thỉnh hòa quyện nhau, âm vang giữa núi rừng Việt Bắc như tiếng vọng của non nước ngàn năm. Chúng tôi xúc động thắp nén nhang thơm lên bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, cả đoàn cùng nhau trèo lên sườn núi thăm lán Tỉn Keo, nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị đã hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ.

13h30 chúng tôi lên xe để

tiếp tục hành trình lên Bắc Cạn. Không khí trên xe yên tĩnh hơn buổi sáng vì mọi người đã bắt đầu thấm mệt, nhiều người đã tranh thủ chợp mắt để lấy lại sức khỏe. Khoảng 17h chiều đoàn chúng tôi đến Nhà khách Thanh niên tỉnh Bắc Cạn, vì là miền núi lên trời có vẻ tối hơn. Sau bữa tối chúng tôi được gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và giao lưu văn nghệ với Tỉnh Đoàn Bắc Cạn. Những cái bắt tay, lời chúc, những lời ca, tiếng hát góp phần tăng thêm sự đoàn kết, gắn bó giữa Đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương và Tỉnh Đoàn Bắc Cạn.

Hôm sau, đoàn xuất phát lúc 5 giờ sáng từ Nhà khách Thanh niên tỉnh đi huyện Pác Nặm. Đoạn đường chỉ dài khoảng 60km nhưng hẹp, nhiều dốc quanh co và heo hút, bác tài xế bộc bạch: “Nghe nói đường cua tay áo nhiều rồi, nhưng quả thật chuyến đi Pác Nặm lần này mới thấy lái xe ở đường phố Hà Nội chưa phải là cừ nhất…”. Sau hơn 3 tiếng “đánh vật” với đoạn

Chuyến đi ý nghĩaChuyến đi ý nghĩaXUÂN QUÝ

70

ĐOÀN‱THA

NH‱N

IÊN

Page 71: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

đường, đúng 8h15 đoàn dừng xe tại sân vận động huyện Pác Nặm nơi mà các đoàn thể của huyện Pác Nặm đã tập trung từ trước. Ngay sau đó là Lễ khai mạc khởi động Tháng thanh niên và triển khai Chiến dịch tình nguyện năm 2013.

Bài phát biểu của đồng chí Hồ Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương đã làm nóng lễ khai mạc: “Tháng thanh niên năm 2013 có ý nghĩa đặc biệt với tuổi trẻ cả nước, là dịp tuổi trẻ được sống, học tập, rèn luyện, thi đua lao động sản xuất trong tinh thần sức trẻ thanh niên. Trong thời gian qua, phát huy tinh thần xung kích của Đoàn, Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức hiệu quả các hoạt động như: Xây nhà tình thương, chăm lo đời sống nhân dân, an sinh xã hội… Trong năm 2013, Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư sẽ có các hoạt động thi đua xây dựng các công trình thanh niên, triển khai những hành động thiết thực, phổ

biến để kết nạp những đoàn viên ưu tú vào Đảng. Thay mặt Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư, tôi xin biểu dương những DN đã tham gia Tháng thanh niên và triển khai chiến dịch thanh niên tình nguyện năm 2013”.

Hưởng ứng Tháng thanh niên và triển khai chiến dịch thanh niên tình nguyện năm 2013, với tinh thần “Tuổi trẻ Khối DN Trung ương xung kích, tiết kiệm, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng về sự phát triển bền vững của DN”, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đăng ký chương trình nội dung hành động của Đoàn về Đoàn Khối với tổng kinh phí đăng ký thực hiện trị giá 2 tỷ đồng. Cũng trong đợt ra quân này, Đoàn Thanh niên Tập đoàn đã tổ chức quảng bá và bán hàng lưu động với những mặt hàng thiết yếu, giá cả phù hợp với mức sống của bà con dân tộc vùng cao.

Ngay trong ngày đầu ra quân hưởng ứng Tháng thanh niên và triển khai chiến dịch Thanh niên tình nguyện năm 2013, tuổi trẻ

Triển lãm Saigon Tex 2013 lần thứ 23 (diễn ra từ 11-14/ 4/2013 tại TP. Hồ Chí Minh)

thu hút hơn 350 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và lãnh thổ với diện tích trưng bày hơn 10.000m2. Triển lãm Saigon Tex 2013 sẽ bao gồm các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, ngành sản xuất bông, sợi, ngành dệt, ngành in - nhuộm -hoàn tất, vải và nguyên phụ liệu. Ngoài ra còn có các tổ chức nước ngoài luôn đồng hành cùng triển lãm.

Các Tổ chức / Công ty / Thương hiệu nổi tiếng có mặt trong Triển lãm Saigon Tex 2013:

Công ty thương mại trong nước : Cẩm Lệ (Duerkopp, Rotondi, Nataka), Hoàng Mã (Hoshima), Hà Long (Kingtex, Zoje), Dũng Hùng (Typical), Doanh Dao (Siruba), Nha Be Tech (MACPI, H&H,INA), Á Nguyên (Organ

Needle), Texparts (Phụ tùng thay thế)

Công ty nước ngoài : Focus (Singapore), Hikari (China- Taiwan), C Illies (Europe), Oerikon (Europe), Timtex (Taiwan), Staubli (Hongkong), Tri Union (Hongkong) CTMTC (China), Bentex (Rieter)

Công ty sản xuất - dịch vụ trong nước :

- Phụ liệu : Premier, KCC, Tân Phú Minh

- Máy móc, linh kiện : Đại Phước, Nhà bè Tech..

- Giải pháp công nghệ, phần mềm quản lý: CSP, Vạn Cát, Kim Thịnh, Nhà bè, Gerber Techonolgy

Tổ chức nước ngoài luôn đồng hành cùng triển lãm :

- Vải & Nguyên phụ liệu : Trung tâm xúc tiến Thương mại Trung Quốc (CCPIT)

- Máy móc thiết bị: Hiệp hội các nhà sản xuất máy may (Hàn Quốc), Hiệp hội các doanh nghiệp Nhuộm - Hoàn tât (Đài Loan); Hiệp hội chế tạo máy Triết Giang (Trung Quốc)

Trong thời gian diễn ra Triển lãm, có 02 Hội thảo được tổ chức vào ngày 12 và 13.04.2013, với các chủ đề: “Tối ưu hóa lợi ích của các DN dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua Hiệp định TPP” , và “Nắm bắt nguồn cung ứng NPL (sourcing) - Yếu tố quan trọng để sản xuất theo mô hình FOB/ODM hiệu quả cho ngành dệt may”.

Đoàn Khối DN Trung ương đã trao biển hỗ trợ xây dựng 3 nhà nhân ái cho đồng bào nghèo của Xã Giao Hiệu, xã Bộc Bố và xã Nhạn Môn; 50 suất quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo; 20 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tặng 2 bộ máy tính; 2 bộ trống đội cho 2 trường THCS và tặng biển hỗ trợ xây dựng 35 Nhà tiêu hợp vệ sinh cho huyện Pác Nặm. Nhìn thấy niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của từng người khi nhận những phần quà nhỏ, từng thành viên trong đoàn công tác cũng thấy ấm lòng hơn với bà con.

Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi lên xe trở về Hà Nội. Các thành viên trong đoàn đều rất vui vì đã góp phần nhỏ công sức của mình cho xã hội, đem lại niềm vui cho người nghèo và để lại tình cảm sâu sắc cho bà con, được chính quyền địa phương đánh giá cao. Trong đoàn ai cũng mong sau này sẽ có thêm nhiều chuyến đi công tác xã hội nữa để được thể hiện mình, thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Triển lãm SAIGON TEX 2013

71

Page 72: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

Có một câu hỏi đặt ra là có con đường hay cách nào giảm được tác động môi

trường của nhuộm vải, sợi bông (cotton) tốt nhất ?

Ở đây chúng ta thảo luận theo một tư duy khác với suy nghĩ thông thường. Như đã biết xơ sợi xenlulo nhiều thứ hai sau bông là vixco. Vixco là xenlulo tái sinh được sản xuất bởi những hóa chất “thách thức môi trường” (environmentally challenging chemicals) như xút - dung dịch kiềm ăn da, cacbon đisunfit, CS2 và các axit khóang (vô cơ) mạnh. Qui trình công nghệ sản xuất Lyocell khác hẳn với xơ xenlulo tái sinh như vixco nói trên là không tạo thành các hợp chất trung gian và không có công đọan xử lý ở nhiệt độ cao (curing), nên tòan bộ qui trình hòan thành trong 3 giờ so với trên 48 giờ đối với qui trình sản xuất xơ sợi vixco truyền thống.

Sử dụng hóa chất tối thiểu có nghĩa là bột xenlulo tinh khiết cung cấp cho qui trình sản xuất Lyocell giữ nguyên không bị biến đổi hóa học bởi qui trình. Không sử dụng các hóa chất mạnh (agressive chemicals) trong hình thành xơ sợi, mà chỉ dùng một dung môi hữu cơ có thể thu hồi được. Vì lẽ không xảy ra biến đổi hóa học, nên sản phẩm xơ sợi Lyocell tạo ra là “đồng nhất” (consistent), nhất là “khả năng nhuộm” (dyeability) rất đồng nhất. Số trị trùng hợp (DP value) của xenlulo sử dụng trong quá trình tạo thành Lyocell không thay đổi từ đầu đến cuối quy trình. Thêm nữa, qui trình sản xuất xơ sợi Lyocell được đặc trưng bởi chu trình dung môi hòan tòan khép kín. Ở đây nói đến “chu trình vòng kín” (closed loop process) có nghĩa là dung môi hữu cơ cần thiết để sản xuất xơ sợi được thu hồi gần như hòan tòan.

Do xơ sợi Lyocell thông thường xổ lông (fibrillation) mạnh trong quá trình xử lý kiềm và chịu tác động cơ học, nên người ta đã nghiên cứu phát triển loại xơ sợi không xổ lông (non-fibrillating). Và hãng sản xuất xơ sợi hóa học Áo Lenzing AC đã đưa ra thị trường lọai xơ sợi Lyocell mới. Đó là xơ Tencel A100 không xổ lông, thân thiện với môi trường, chủ yếu thích

hợp với nhuộm tận trích.Công trình nghiên cứu của

Lenzing phối hợp với DyStar đã khẳng định rằng, tối ưu hóa nhuộm tận trích Tencel A100 (và cả Lyocell) là một giải pháp giảm đáng kể tác động môi trường. Sau đây chúng ta xem xét các luận cứ cơ bản:

Thuốc nhuộm họat tính được dùng nhiều nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới để nhuộm vải, sợi bông. Để nhuộm theo phương

Các kết quả đạt được như trên rất đáng kể, và vì lẽ hiệu suất lên màu cao (dye yield) là nhờ mức độ gắn màu thuốc nhuộm trên Lyocell cao hơn nhiều so với bông nên thuốc nhuộm (họat tính) không gắn màu (unfixed dye) cần giặt ít hơn hẳn. Điều này dẫn đến kết quả rất có lợi là qui trình giặt giũ rút ngắn được nhiều và màu cần xử lý trong khi xử lý nước thải ít hẳn, giảm nhẹ một công đọan xử lý rất khó khăn và tốn kém!

Một yếu tố khác đóng góp giảm nhẹ nhiều tác động môi trường của qui trình xử lý - nhuộm Lyocell so với bông là ở các công đọan giặt - làm sạch hay tẩy trắng. Lyocell thuộc lọai xơ sợi sạch (clean fibre) nên chỉ cần nấu - tẩy nhẹ nhàng. Giặt - làm sạch với chất giặt thông thường là đủ để chuẩn bị cho nhuộm - như thế tiết kiệm được nước, hóa chất và năng lượng so với xử lý trước (tiền xử lý) vải, sợi bông (thường tiến hành ở 980C - 1000C)

Phụ thuộc vào lọai máy và màu cần nhuộm có thể giảm được 40 % năng lượng cần dùng và cũng tiết kiệm được một lượng nước tương tự sử dụng.

Kết quả có lợi tương tự cũng thấy ở phương pháp ngấm ép-cuộn ủ lạnh (Cold/pad batch dyeing), mặc dầu mức độ khác biệt là nhỏ. Điều này cũng không gây ngạc nhiên lớn, vì lẽ đây là qui trình nhuộm không dùng muối.

Đến đây người ta sẽ đưa ra câu hỏi rằng lựa chọn thuốc nhuộm họat tính nào là “tối ưu” để nhuộm Tencel A100 (và Lyocell nói chung) theo phương pháp tận trích? DyStar đã có câu trả lới trong dự án chung với Lenzing. Đó là thuốc nhuộm có cường độ màu (tinctorial strength) cao, độ gắn màu cao - thuốc nhuộm họat tính mới, dãy Remazol Ultra RGB của DyStar. So với các thuốc nhuộm họat tính thông thường, để nhuộm cùng một màu lượng sử dụng Remazol Ultra RGB ít hơn khỏang 30 %, và với độ gắn màu cao hơn nên cũng sản sinh một lượng màu ít hơn 30 % vào nước thải. Kết quả trên đối với nhuộm Tencel đã chứng minh tầm quan trọng của việc lựa chọn thuốc nhuộm, vì rằng nhà kỹ

NHUỘM‱TÁC‱ĐỘNG‱ÍT‱ĐẾN‱MÔI‱TRƯỜNG

pháp tận trích, đòi hỏi sử dụng một lượng lớn muối để tăng “ái lực” thuốc nhuộm với xơ sợi, và sau đó lại phải lọai bỏ triệt để muối để tạo thuận lợi cho giặt sạch thuốc nhuộm thủy phân và không gắn màu. Phụ thuộc vào thuốc nhuộm sử dụng và độ đậm màu nhuộm có khi phải cần đến 100g/l muối, như vậy phải dùng một lượng lớn nước để giặt, và muối được giặt ra đến lượt nó gây ra phiền toái về môi trường (environmental nuisance), đúng ra là có tác động xấu tới môi trường. Chúng thường là các muối natri (NaCl hay Na2SO4) tan, khó xử lý lọai bỏ; Ở nồng độ cao là độc với các lòai thủy sinh, còn muối sunfat ở quá nồng độ giới hạn cho phép còn ăn mòn các kết cầu bê tông.

Lenzing đã phát hiện ra rằng Lyocell có thể nhuộm cùng một màu như bông mà chỉ cần sử dụng khỏang một nửa (1/2) lượng thuốc nhuộm họat tính và tương ứng là khỏang một nửa (1/2) nồng độ muối cần dùng. Điều này có thể giải thích là do “ái lực” của thuốc nhuộm với xơ Lyocell cao hơn bông. Khi nhuộm xơ sợi không xù lông Tencel A100 - một lọai xơ sợi mới trong họ Lyocell với thuốc nhuộm họat tính cũng cho kết quả như vậy.

72

KHOA‱HỌ

C‱&‱C

ÔNG‱NGHỆ

Page 73: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

thuật nhuộm (và cả các nhà quản lý điều hành sản xuất) luôn cố gắng giảm giá thành nhuộm. Nhuộm Lyocell và Tencel đã giảm khỏang ½ lượng thuốc nhuộm họat tính sử dụng so với nhuộm vải, sợi bông, và nếu dùng Remazol Ultra RGB lại giảm được khỏang 30 % lượng thuốc nhuộm so với thuốc nhuộm họat tính thông thường. Như thế chỉ riêng về giá thành thuốc nhuộm đã giảm được khá nhiều! Còn về mặt môi trường thì nhờ lượng thuốc nhuộm cần thiết ít, cũng có nghĩa là lượng muối dùng ít hơn dẫn đế kết quả giá trị (hay chỉ tiêu) TDS - tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước thải cũng thấp nhiều. Và do độ gắn màu cao hơn của thuốc nhuộm Remazol Ultra RGB lên Tencel A100 so với bông không làm bóng nên làm giảm thuốc nhuộm không gắn màu, dẫn đến chỉ tiêu COD - nhu cầu oxy hóa học trong nước thải thấp hẳn. Đồng thời độ màu nước thải giảm hẳn. Như vậy là nhuộm Tencel A100 bằng thuốc nhuộm họat tính Remazol Ultra RGB giảm đáng kể tác động đến môi trường. Có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề này ở www.DyStar.com.

Nhưng phải chăng chỉ duy nhất có lọai thuốc nhuộm họat tính Remazol Ultra RGB của DyStar là thích hợp để nhuộm Lyocell nói chung và Tencel A100 nói riêng ? Như trên đã nói, về nguyên tắc tất cả các thuốc nhuộm họat tính đều thích hợp để nhuộm Lyocell. Thông tin về vấn đề này có thể được cung cấp từ các nhà sản xuất thuốc nhuộm. Huntsman đã chứng minh các thuốc nhuộm họat tính Novacron L.S của họ là đặc biệt thích hợp.

Đến đây đã thấy rõ, con đường tốt nhất để giảm tác động môi trường của nhuộm vải, sợi bông là thay thế nhuộm vải, sợi bông bằng nhuộm Tencel (hay Lyocell) với các thuốc nhuộm họat tính lựa chọn. Đương nhiên không thể thay thế hòan tòan, mà thay thế một phần, thay thế dần dần đối với những mặt hàng mà Tencel và Lyocell thể hiện vượt trội so với bông.

Đặng Trấn Phòng biên sọanTài liệu tham khảo

1. The Textile Dyer, Issue 1, 2009, p.6.2. Ulrich Hanxleden, Int.Dyer, Jan/Feb 2011, p.24.

Chúng tôi vô cùng ấn tượng với thông tin ngắn gọn đăng trên Bản tin của Tổng Công ty May

10 số đầu năm 2013, giới thiệu một gương sáng trong hoạt động thi đua đóng góp sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2012, làm tăng năng suất lên tới hơn 500 lần của anh Nguyễn Hoàng Tùng - thợ sửa máy Xí nghiệp Veston II, Tổng Công ty May 10-Công ty CP. Rất may mắn, PV DMTTVN đã có cuộc tiếp xúc với người từng có hơn hai chục sáng kiến xuất sắc trong suốt 14 năm gắn bó với May 10.

Từng được rèn luyện bản lĩnh qua những năm trong quân ngũ, sau đó Nguyễn Hoàng Tùng lại được du học ba năm tại Tiệp Khắc (cũ) về cơ khí, đó là nền tảng vững chắc cho ý chí vươn lên trong lao động XS và tạo ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật giá trị mà anh đã đóng góp cho May 10.

Sáng kiến của anh Nguyễn Hoàng Tùng thường xuất phát từ chính công việc mình làm. Năm 2012, từ một vấn đề trong quá trình SX mã hàng Lifung, với hàng cúc măng-sec đôi, phải quấn chân cúc bằng tay, vừa vất vả, tốn nhiều thời gian mà chất lượng lại không đồng đều, hàng làm xong qua kiểm tra chất lượng bị trả về tới hai phần ba, anh Tùng đã suy nghĩ tìm cách quấn chân cúc bằng thiết bị quay tay, chất lượng đồng đều hơn và năng suất cũng tăng lên. Nhưng anh không dừng ở đó, tiếp tục suy nghĩ và cải tiến tiếp bằng cách thay quay tay bằng mô tơ máy may. Kết quả đã tăng năng suất lên tới hơn 500 lần. Sáng kiến tuyệt vời của anh đã được lãnh đạo đơn vị hết sức khen ngợi, và cho triển khai tới nhiều đơn vị trong Tổng công ty May 10, không những giúp cho các đơn vị làm kịp tiến độ giao hàng, mà còn làm lợi rất lớn cho Công ty trong tiết kiệm chi phí SX.

Xuất thân trong một gia đình có ông nội và bố đều làm việc ở May 10 suốt cả cuộc đời, nên anh Nguyễn Hoàng Tùng và vợ anh đều tâm nguyện sẽ cống hiến sức lực và những sáng tạo cho công ty, coi công ty như con đường sự nghiệp của chính mình. Với quan

điểm ấy, cùng nỗ lực tự thân, nên trong công việc, anh Tùng luôn nghĩ cách làm sao để hiệu quả cao nhất, không chấp nhận những trở ngại mà luôn phải tìm ra cách loại bỏ trở ngại, giúp cho công việc trơn tru, thoải mái mà năng suất lại cao hơn. Hết giờ làm việc chưa phải là hết việc, những công việc vẫn ở trong đầu, đó là những trăn trở để sáng tạo, là cải tiến từng chi tiết trong quy trình sản xuất, trong phương cách làm việc. Chính vì vậy mà năm nào anh Tùng cũng có vài chục cải tiến kỹ thuật từ nhỏ tới lớn. “Sáng kiến trước tiên là để phục vụ mình. Bởi mục đích của mình là cải tiến công việc sao cho mình làm đỡ vất vả, nhàn nhã hơn mà hiệu quả lại cao hơn. Trong lúc làm việc, nếu thấy cái gì bất hợp lý là mình nghĩ cách cải tiến bằng được.” Anh Tùng chia sẻ.

Anh cũng rất tự hào khi 3 đời trong gia đình đều gắn bó với May 10, và hiện đã có 8 thành viên gia đình anh là “người May 10”. Anh cho rằng đây là môi trường làm việc tốt nhất mà anh có được trong cuộc đời đi làm của mình. Việc làm ở đây luôn ổn định, mỗi khi hoàn cảnh riêng gặp phải khó khăn thì đều được công ty chia sẻ, hỗ trợ. Mọi sáng kiến đều được Lãnh đạo Công ty động viên kịp thời và thưởng tươi, sau đó lại được thưởng thêm vào cuối kỳ đã động viên anh rất lớn để không ngừng nỗ lực hơn trong công việc. Và điều lớn nhất mà anh Tùng tâm đắc là May 10 đã tạo điều kiện thuận lợi, để anh phát huy tối đa những kiến thức và năng lực mà cá nhân anh có được, để đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty. Đó là điều khiến anh thấy thoải mái và hạnh phúc với công việc của mình.

NGUYỄN‱HOÀNG‱TÙNGGƯƠNG‱SÁNG‱MAY‱10

73

Page 74: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

74

HIỆP‱HỘI

Vitas tiếp Đoàn công tác Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI): Đón đầu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), chiều 18/3/2013, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tiếp

và làm việc với Đoàn công tác Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI). Ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch và bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký HiệVitas đã trao đổi một số nội dung trong Biên bản ghi nhớ mà Vitas và CBI dự kiến ký kết vào giữa tháng 4 tới tại Hà Nội. Theo đó, bằng các hình thức như tổ chức đào tạo, hội thảo, CBI sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong công tác tiếp cận và xúc tiến thị trường Châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng.

Cơ hội mới hợp tác dệt may Việt Nam - Hàn Quốc: Thỏa thuận Hợp tác chiến lược giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) với Hiệp hội Dệt thành phố Daegu (DGTIA) vừa được ký kết tại Hàn Quốc nhằm thiết

lập mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi đối với sự phát triển của ngành dệt may hai nước.

Một đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam do bà Đặng Phương Dung- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc và tham dự Triển lãm Quốc tế Preview tại thành phố Daegu (Hàn Quốc).

Thỏa thuận về dệt may được ký kết tại đây góp phần khai thác hiệu quả hơn nữa Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), cũng như đón đầu cho những cơ hội của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gia.

Theo đó, VITAS và DGTIA sẽ tích cực thực hiện phát triển các dự án hợp tác trong ngành dệt may, phát triển các chương trình hỗ trợ kinh doanh cho các công ty dệt may hai nước thâm nhập vào thị trường của nhau, chủ động hợp tác trao đổi thông tin về hội chợ, triển lãm và các sự kiện liên quan đến lĩnh vực dệt may...

Đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã tới dự triển lãm Quốc tế Preview do thành phố Daegu phối hợp với Hiệp hội Dệt May thành phố Daegu tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kinh tế tri thức, Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) có sự tham gia của 300 công ty với trên 400 gian hàng về lĩnh vực dệt may.

Tại đây, các doanh nghiệp hai nước đã có cơ hội tốt giao lưu, trao đổi và giới thiệu các sản phẩm tới các đối tác, từ đó thiết lập tốt các quan hệ hợp tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã tham gia các hoạt động đa dạng như trình diễn thời trang, giới thiệu các bộ sưu tập độc đáo, các tiết mục giao lưu nghệ thuật mang đậm màu sắc thời trang đương đại.

Hội nghị tập huấn quản trị năng suất, chất lượng theo Kaizen, 5S và Lean Ngày 27/3/2013 tại Hưng Yên, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tập huấn quản trị chất lượng, năng suất theo Kaizen, 5S và Lean hướng đến phát triển doanh nghiệp bền vững. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.

Mục đích Hội nghị nhằm nâng cao năng lực về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp hiểu được sự cần thiết của việc đánh giá các quy trình và tình hình hoạt động, cũng như tầm quan trọng của việc phát triển chương trình cải tiến liên tục theo cơ chế PDCA và yêu cầu của các văn bản kèm theo. Nhờ phương pháp này, doanh nghiệp có khả năng xác định được mục đích và mục tiêu, đánh giá được các quyết định doanh nghiệp đưa ra cả về mặt hiệu quả và hiệu suất nhằm đạt được các mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có nhận thức và năng lực để bắt đầu một chương trình bảo đảm chất lượng và quản lý nguồn lực.

MỘT‱SỐ‱HOẠT‱ĐỘNG‱CỦA‱HIỆP‱HỘI‱DỆT‱MAY‱VIỆT‱NAM

Page 75: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

7560 DEÄT MAY & THÔØI TRANG

BOÄ SÖU TAÄP MÔÙI

Page 76: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

76

NHÂ

N‱VẬT

Page 77: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

77

ISO 14001ISO 9001-2008OHSAS 18001SA 8000

Minh Khai, TX Tel: 84.3213.515741/862314 Fax: 84.3213.862500Email:

[email protected]

gacoWebsite: www.hu o.com.vn

Thành lập từ năm 1966 với tổng diện tích 20 (ha). Với hơn 12.000 công nhân lành nghề. Sản phẩm của Tổng Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật,… Với những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại Tổng Công ty đã sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng cao như Jacket, sơ mi, quần, áo thun, váy, áo vest nữ và các sản phẩm truyền thống khác.

Tổng công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA 8000 : 2001

Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP sẵn sàng hợp tác và liên doanh với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Established in 1966 with a total area of 20 (ha), Hung Yen Garment Joint stock Company, a leading manufacturing and processing garment company in Vietnam, now has more than 12,000 skilled employees. The company’s products have been exported to the US, EU, Japan… With modem machinery and equipment company manufactures and exports many kinds of hight quality products such as jackets, shirts, pants, skirts, vest, women, and other traditional product.

The company has been certifi ed quality management system of standard ISO9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA8000: 2001

We are ready to cooperate and joint venture with all domestic and foreign enterprises.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP

TỔNG‱CÔNG‱TY‱MAY‱HƯNG‱YÊN‱-‱CTCP

Page 78: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

78

SỐNG

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DỆT MAY PHỐ NỐIPHO NOI TEXTILE AND GARMENT INPRASTRUCTURE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY

Khu Công Nghiệp Dệt May Phố Nối B - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng YênTel: (84.0321) 3972520 * Fax: (84.0321) 3972540 - Email: [email protected] * Website: www.vinatexid.com.vn

CONVENIENT LOCATION - EXCELLENT INFRASTRUCTURE - INVESTMENT INCENTIVES - “ONE - DOOR” POLICY

Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối B thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nằm giữa khu vực giao nhau giữa quốc lộ 5 quốc lộ 39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách trung tâm Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15 km (Hà Nội - Hải Phòng), cạnh trạm thông quan tỉnh Hưng Yên đang hoạt động và KĐT Thăng Long đang đầu tư.

Pho Noi Textile and Garment Industrial Park aunit of Vietnam National Textile and Garment Group is located on the important line of communication at the cross - road of highway 5 and 39.

It is 28 km from the Industrial Park to Hanoi Capital, connecting many large economic zones of the north such as Hai Phong Port (73 km), Noi Bai Airport (40 km), Cai Lan Port (90 km), Lac Dao Railway station(15 km), neighbouring custom clearance station ofHung Yen Province that is operating and Thang Long Urban Quarter that is in that in process of investment.

Các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sớm trong khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối giai đoạn 2 sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí, diện tích có nhiều ưu đãi thuận lợi:

Investors who apply for land rental in Pho Noi industrial park as early as at the second phase will be given priority to choose the place, area and many other incentives such as:

Được hỗ trợ làm các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp.Hỗ trợ, tư vấn tuyển chọn lao động địa phương.Được tạo điều kiện về hành lang pháp lý.Được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam của tỉnh Hưng Yên đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Be supported to accomplish the investment procedure inthe industrial park.Be supported in the recruitment of local workers.Be given privillege in legal lobby.The foreign and home investors get all the incentives followed the current law of the Socialist Republic of Vietnam and Hung Yen Province.

INVESTMENT INCENTIVES:

PHO NOI TEXTILE AND GARMENT INDUSTRIAL PARK

Offce of VINATEX-ID Clean Water Factory Waste Water Treatment Center Main Road Center

VINATEX-IDVINATEX-ID

Page 79: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex

79

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B VINATEX-ID

79

Page 80: CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - Vinatex