31
DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG TRẦN VĂN THẮNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHU HỆ CHIM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG Tháng 5 năm 2011 Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN … fileTrước tình hình thực tế trên, các nhà khoa học và nhà quản lý tham dự hội thảo Quốc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

TRẦN VĂN THẮNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHU HỆ CHIM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Tháng 5 năm 2011

Dự án Bảo tồn và Phát triển

Khu dự trữ Sinh quyển

Kiên Giang

1

MỤC LỤC

1. Giới thiệu ................................................................................................................ 2

2. Mô tả khu vực và các sinh cảnh nghiên cứu .......................................................... 3

2.1. Rừng tràm ........................................................................................................ 3

2.2. Trảng Sậy ......................................................................................................... 4

2.3. Trảng trống ...................................................................................................... 4

3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4

3.1. Phương pháp chung ......................................................................................... 4

3.2. Đếm số loài theo thời gian ............................................................................... 5

3.3. Đếm điểm ......................................................................................................... 5

3.4. Những nghiên cứu dành cho đối tượng chuyên biệt ........................................ 5

4. Kết quả ................................................................................................................... 8

4.1. Tóm tắt về khu hệ chim ................................................................................... 8

4.2. Sân chim ........................................................................................................ 10

4.3. Các loài chim có giá trị quan trọng trong bảo tồn ......................................... 12

4.4. Những đe dọa đến khu hệ chim và những kiến nghị bảo tồn ........................ 17

5. Kết luận ................................................................................................................ 18

6. Đề nghị ................................................................................................................. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 20

2

1. Giới thiệu

Vườn Quốc Gia U Minh Thượng (VQGUMT) thuộc khu dự trữ sinh quyển

Kiên Giang là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long. Ở Việt Nam, trong hệ sinh thái (HST) rừng tràm ngập phèn

chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của VQGUMT có những đặc điểm của rừng cực

đỉnh nguyên sinh, đó là các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than

bùn với diện tích trên 3.000 ha. HST rừng tràm trên đất than bùn trở thành một

HST có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật

hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp.

VQGUMT chứa một trong những khu hệ chim phong phú nhất của vùng châu

thổ sông Cửu Long. Theo Buckton et al (BirdLife Quốc tế, 1999), khi so sánh mười

khu vực đất ngập trong vùng châu thổ sông Cửu Long, VQG UMT có thành phần

khu hệ chim phong phú nhất và có thể là sân chim sinh sản lớn nhất cho các loài

chim nước trong khu vực.

Trận cháy rừng năm 2002 đã tàn phá và làm suy thoái nhiều rừng tràm ở Vườn

Quốc gia. Tiếp theo là phương án giữ nước ngập sâu để phòng cháy chữa cháy rừng

kéo dài nhiều năm đã làm biến đổi đáng kể sự phát triển tự nhiên của rừng tràm kéo

theo giảm tính đa dạng sinh học của các loài khác (Vương văn Quỳnh, 2009).

Trước tình hình thực tế trên, các nhà khoa học và nhà quản lý tham dự hội thảo

Quốc tế về Bảo tồn và phát triển bền vững VQGUMT được tổ chức bởi Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang, Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang và VQGUMT do Dự án GIZ Khu dự

trữ sinh quyển Kiên Giang tài trợ đã thống nhất phương án quản lý nước mới cho

phép giảm mực nước trong vùng lõi Vườn Quốc gia để đảm bảo sự phát triển bình

thường của rừng tràm và đáp ứng mục tiêu phòng cháy chữa cháy rừng.

Sau những khảo sát về đa dạng sinh học trong vùng lõi và vùng đệm

VQGUMT vào năm 2000 thuộc Dự án Phát triển cộng đồng và bảo tồn Vườn Quốc

gia U Minh Thượng được thực hiện bởi Tổ chức CARE Quốc tê tại Việt Nam

(1999-2003) đến nay chưa có đợt khảo sát về đa dạng sinh học một các hệ thống để

đánh giá sự thay đổi về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia bởi những tác động tiêu

cực nói trên.

Hoạt động khảo sát khu hệ chim VQGUMT được áp dụng những phương pháp

khảo sát trước đây do dự án CARE U Minh Thượng thực hiện với mục tiêu nhận biết

những thay đổi do tác động của lửa rừng và hoạt động quản lý thủy văn, đánh giá những

mối đe dọa đến khu hệ chim, và kiến nghị dành cho các loài chim có giá trị trong bảo tồn

cũng như các nghiên cứu trong tương lai.

3

2. Mô tả khu vực và các sinh cảnh nghiên cứu

Ba sinh cảnh chính của vùng lõi VQG được tập trung khảo sát là rừng Tràm,

trảng Sậy và trảng Trống để có đươc một danh sách hoàn chỉnh về số loài chim, sự

hiện diện của chúng trên mỗi sinh cảnh và các quần thể chim nước trú đêm, sinh

sản tại sân chim trong VQG. Theo Lê Phát Quới (2009) thì diện tích trảng Năng

hiện nay ở VQG U Minh Thượng là không đáng kể nên không được đề cập trong

đợt khảo sát này.

2.1. Rừng tràm

Rừng tràm trên đất than bùn

Đây là rừng Tràm còn lại sau trận cháy năm 2002 với diện tích 1.595,04 ha.

Hầu hết Tràm có mật độ trung bình và có độ tàn che khoảng 70%. Đường kính

ngang ngực (D1.3) trung bình 18 cm. Chiều cao trung bình (Hvn) 17 m. Rừng tràm

trên than bùn là loại thảm thực vật đặc thù của vùng ngập nước than bùn U Minh.

Tràm (Melaleuca cajuputi) là cây chiếm ưu thế. Một vài loại cây khác cũng xuất

hiện nhưng kém phong phú hơn như là Mốp (Alstonia spathulata), Bùi (Ilex

cymosa), Dấu dầu ba lá (Euodia lepta), và Trâm (Syzygium cumini). Loại rừng này

được đặc trưng bởi sự phong phú của dớn. Có hai loài dớn thông dụng nhất: Dây

choại (Stenochlaena palustris) và Dớn (Nephrolepis falcata).

Tại sinh cảnh này cây Tràm bị đổ ngả nhiều do ảnh hưởng của hoạt động giữ

nước để phòng cháy chữa cháy rừng kéo dài trong nhiều năm (2004-2009).

Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn

Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn sau trận cháy rừng năm 2002 có diện

tích 2.248,4 ha. Tràm có mật độ tương đối dày, trung bình 22.000 cây/ha. Đường

kính ngang ngực (D1.3) trung bình 6,5 cm. Chiều cao trung bình (Hvn) 7 m. Tại

những khu vực than bùn còn mỏng, tràm có chiều cao thấp hơn (3,5 - 4m), tán phát

triển. Dưới tán rừng tràm tái sinh, các loài thảm tươi đang phát triển.

Rừng tràm trên đất khoáng

Loại rừng này thường xuất hiện ở cạnh của đĩa than bùn. Đây có lẽ là rừng

tràm thứ sinh sau các trận hoả hoạn làm cháy hết lới than bùn nguyên thủy. Tràm

(Melaleuca cajuputi) gần như là loại cây duy nhất trong rừng. Trong đất khoáng

dớn ít phong phú hơn so với ở đất than bùn. Sậy (Phragmites vallatoria) là loài khá

phổ biến dưới tán rừng.

4

2.2. Trảng Sậy

Trong khu vực U Minh Thượng, các trảng Sậy (Phragmites vallatoria) là một

hệ thứ cấp xuất hiện trên đất rừng sau khi rừng bị lửa tàn phá và cây tràm không có

khả năng tái sinh. Sậy cao (Phragmites vallatoria) hình thành nên các khu vực rộng

lớn bên trong vùng lõi. Sậy Phragmites vallatoria có thể đạt độ cao 3 mét, hình

thành các khu vực đặc chủng. Các loài thông dụng khá được tìm thấy trong sậy là

Dây vác (Cayratia trifolia), Cương (Scleria sumatrensis), Mây nước (Flagellaria

indica), Cỏ bắc (Leersia hexandr), Hòa thảo (Leptochloa chinensis), U du (Cyperus

digitatus), Thúi địt (Paederia consismilis) và Năng (Eleocharis dulcis). Hiện nay

Sậy đang phát triển trở lại sau khi VQG thay đổi chế độ giữ nước vừa đảm bảo mục

tiêu PCCC rừng vừa đảm bảo sự phát triển của rừng.

2.3. Trảng trống

Thuật ngữ “đất ngập nước mở” hay trảng trống được sử dụng để chỉ các khu vực

ngập nước tự nhiên quanh năm mà không có các loại cây gỗ lớn. Các khu vực đất ngập

nước mở được bao phủ bởi các loài thảo mộc thường nhất với sự hiện diện của khu vực

nước mở. Ba loại đất ngập nước khác nhau tại U Minh Thượng được nhận dạng dựa vào

các loài thực vật ưu thế: đất ngập nước Súng ma (Nymphaea nouchali), Bèo cái/Bèo tai

chuột (Pistia stratiotes/Salvinia cucullata), và Bồn bồn (Typha domingensis).

Các khu vực đất ngập nước lớn trong vùng lõi được tạo ra do lửa tàn phá tất cả

các cây rừng và than bùn được bao phủ bởi các loại thực vật thủy sinh nổi. Trong

ba loại trảng trống nói trên thì trảng trống che phủ bởi bèo cái chiếm diện tích lớn

nhất do tính chất phát tán bằng khả năng trôi nổi và phát triển nhanh của loài này.

Bèo cái lớn lên thành các mảng dày đặc nổi trên mặt nước bao phủ hầu như 100%

diện tích bề mặt nước tại các khu vực trống có Tràm hay Sậy đan xen.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Phƣơng pháp chung

Hai phương pháp thực địa được áp dụng, do tính chất đơn giản và phù hợp với điều

kiện hiện trường là phương pháp Đếm số loài theo thời gian (Timed Species-Counts) và

phương pháp Đếm điểm (Point Counts). Một số quan sát khác cũng đã được áp dụng để

đếm chim nước tại nơi trú đêm, sinh sản.

Trong mỗi dạng sinh cảnh khảo sát, một số địa điểm ô mẫu nhất định được lựa chọn.

Khi điều kiện cho phép, các địa điểm này được đặt sao cho mang tính đại diện nhất cho

sinh cảnh khảo sát. Tuy nhiên điều này không phải luôn thực hiện được do những hạn chế

trên thực địa. Mỗi sinh cảnh được khảo sát được thực hiện hoàn tất trong khoảng thời

5

gian nhất định. Quan sát chim trên mỗi sinh cảnh được thực hiện trong khoảng thời gian

từ 0600-1000 sáng và 1500-1830 chiều.

Tài liệu định danh dựa trên sách A Guide to the Birds of Thailand (Lekagul &

Round, 1991). Danh pháp và thứ tự dựa theo Inskipp et al. (1996).

3.2. Đếm số loài theo thời gian

Phương pháp Đếm số loài theo thời gian -Timed Species-counts (TSC) được áp

dụng cho các dạng sinh cảnh mở và cây bụi (Pomeroy & Tengecho 1986). Để thực hiện

khảo sát trong một ô mẫu, người đếm di chuyển chậm trong khu vực ô mẫu trong khoảng

thời gian đúng 60 phút để ghi nhận tất cả các loài chim. Trong mười phút đầu, ghi nhận

một lần tất cả các loài chim quan sát thấy hay nghe thấy được. Trong mười phút thứ hai,

tiếp tục ghi nhận những loài chưa quan sát thấy trong mười phút trước đó. Quá trình này

tiếp tục lặp lại cho các mười phút tiếp theo đến khi 60 phút khảo sát kết thúc.

Phương pháp TSC được áp dụng để khảo sát thành phần các loài chim trên sinh

cảnh là rừng Tràm và trảng Trống. Số ô mẫu được lựa chọn để khảo sát tại sinh cảnh rừng

Tràm là 16 ô, sinh cảnh trảng Trống 16 ô. (Hình 01).

3.3. Đếm điểm

Phương pháp Đếm điểm - Point count được áp dụng cho sinh cảnh trảng Sậy do

không thể di chuyển trên sinh cảnh này để thực hiện phương pháp TSC. Mỗi điểm đếm

bao gồm tất cả các loài và cá thể quan sát thấy hoặc nghe thấy cùng với ước lượng

khoảng cách từ đối tượng đếm đến trung tâm của điểm đếm. Mỗi điểm đếm được thực

hiện trong mười phút từ một bục quan sát là thang nhôm ba mét với 30 điểm được thực

hiện trong đợt khảo sát này. (Hình 01).

Những kết quả ghi nhận được cho danh sách các loài chim hiển diện tại mỗi sinh

cảnh. Tuy nhiên, những kết quả này chưa đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá độ phong phú của

mỗi loài tại sinh cảnh khảo sát mà là nguồn dữ liệu để đánh giá độ phong phú thành phần

loài chim tại mỗi sinh cảnh cho những lần khảo sát tiếp theo.

3.4. Những nghiên cứu dành cho đối tƣợng chuyên biệt

Hai phương pháp áp dụng trên không thích hợp cho một số đối tượng chim chuyên

biệt như là đếm số lượng cá thể của quần thể Hạc và các quần thể chim nước trú đêm và

sinh sản tại các sân chim trong vùng lõi VQG và rừng Công An. Những phương pháp

chuyên biệt cho các nhóm đối tượng trên là:

Đếm nhóm Hạc: Quần thể Hạc được đếm trực tiếp 4 lần từ một tháp quan sát 13 m ở

trung tâm vùng lõi VQG. Nhóm Hạc, chủ yếu là loài Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus)

được đếm khi có hoạt động bay lượn nhờ làn không khí nóng bắt đầu từ giữa trưa (trong

6

khoảng thời gian từ 1000-1200). Số cá thể quan sát thấy được trong cùng một thời điểm

đếm được coi như là số cá thể hiện diện của quần thể.

Đếm chim nước tại nơi trú đêm: Nơi trú đêm của các loài chim nước được trực tiếp

3 lần tại sân chim. Hoạt động đếm thực hiện trong khoảng thời gian từ 1600-1830 giờ là

thời điểm chim nước quay về sân chim trú đêm sau một ngày kiếm ăn ở nơi khác. Để ghi

nhận quần thể các loài chim nước tại các sân chim chúng tôi tiến hành khảo sát vị trí các

sân chim. Tiếp theo là lựa chọn địa điểm đếm làm sao tại vị chí đếm ghi nhận được nhiều

nhất các loài chim nước bay về sân chim. Do hạn chế về nhân lực nên trong đợt khảo sát

này chỉ tiến hành đếm các loài chim nước bay về sân chim từ 2 hướng bay chính tại tháp

quan sát chim tạm cao 10 m dành cho khách tham quan. Các cá thể được định danh đến

mức loài, và tổng số cá thể chim được ghi nhận lại. Việc định danh các cá thể chim loài

Cò Ngàng lớn (Casmerodius albus) và Cò ngàng nhỏ (Mesophoyx intermedia) được ghi

chung là một nhóm. Số liệu cao nhất trong các ngày đếm được ghi nhận là số lượng quần

thể các loài chim nước tại sân chim.

Để ghi nhận được tầm quan trọng của VQG U Minh Thượng trong bảo tồn các loài

chim nước, số liệu đếm chim nước tại nơi trú đêm, sinh sản được so sánh với số liệu

tương ứng của những vùng khác trong vùng châu thổ sông Cửu Long, số liệu đếm cao

nhất của các ngày sẽ được so sánh với số liệu ghi nhận tối đa do BirdLife thực hiện

(Buckton et al, 2000).

7

Hình 01: Sơ đồ vị trí các điểm khảo sát

8

4. Kết quả

4.1. Tóm tắt về khu hệ chim

Tổng số có 152 loài chim thuộc 39 họ đã được ghi nhận quá trình điều tra. Kết hợp

với kết quả giám sát khu hệ chim trước đây của Nguyễn Phúc Bảo Hòa và Trần Văn

Thắng (1999 - 2003), Buckton et al (1999), Safford (1997), có thêm 20 loài chim (3 loài

do Nguyễn Phúc Bảo Hòa và Trần Văn Thắng ghi nhận, 4 loài do Buckton et al ghi nhận,

13 loài do Safford ghi nhận) không được ghi nhận trong chuyến điều tra này cũng được

bổ sung trong danh lục (Phụ lục 1). Tổng cộng thành phần loài chim ở VQG U Minh

Thượng tính đến thời điểm này lên đến 172 loài thuộc 42 họ. Phụ lục 1 không chỉ cung

cấp chi tiết về thành phần loài chim được ghi nhận mà còn bao gồm sự hiện diện của mỗi

loài tại sinh cảnh khảo sát.

Trong 152 loài chim được ghi nhận trong đợt khảo sát này có 02 loài chim (Bói cá

nhỏ Ceryle rudis và Cốc đế Phalacrocorax carbo) được ghi nhận bổ sung cho khu hệ

chim VQG U Minh Thượng. Hai loài chim (Sả rừng Coracias benghalensis và Diều mào

Aviceda leuphotes) do Safford ghi nhận năm 1996 - 1997 cũng được ghi nhận trong đợt

khảo sát này mà không được ghi nhận trong các đợt khảo sát và giám sát khu hệ chim

trước đây.

Trong ba dạng sinh cảnh khảo sát theo phương pháp hệ thống, trảng Trống có độ

phong phú về thành phần loài chim cao nhất, tiếp theo là trảng Sậy, trong khi rừng Tràm

có độ phong phú chim thấp nhất (Bảng 01 và Hình 02).

Bảng 01: Thành phần loài tại các dạng sinh cảnh

Sinh cảnh

Thành phần loài

rừng

Tràm

trảng

Sậy

trảng

Trống

Sân

chim

Vùng

đệm

Số loài thực sự ghi nhận 62 79 102 27 97

Số loài chỉ ghi nhận tại sinh

cảnh chuyên biệt 21 5 12 0 6

Số loài bị đe dọa trên toàn cầu 3 2 6 3 5

9

Hình 02: Thành phần loài chim tại sinh cảnh chuyên biệt

Số loài chim chỉ tìm thấy phân bố trong rừng Tràm là cao hơn hẳn so với những

loài chỉ tìm thấy phân bố trên các sinh cảnh khác. Rừng Tràm có độ phong phú thành

phần loài thấp nhất trong khi số loài chuyên biệt cao nhất có lẽ được quy định do thành

phần của thảm thực vật nơi đây. Trảng Sậy và sân chim không sử dụng cùng phương

pháp khảo sát nên không thể áp dụng so sánh trực tiếp. Chi tiết xem danh sách các loài

chim ghi nhận tại các sinh cảnh. (Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 và Phụ lục 6).

Trong tổng số 152 loài chim được ghi nhận trong suốt quá trình điều tra, 102 loài

được ghi nhận tại sinh cảnh trảng Trống, chiếm 67,1%. Những loài chim được ghi nhận ở

trảng Trống, có 68 loài “chim nước” theo cách phân loại của Công ước Ramsar, tuy nhiên

có 24 loài được xác định là những loài “phụ thuộc vào đất ngập nước” (bao gồm Bồng

chanh Alcedo atthis, Bói cá Ceryle rudis và một số loài thuộc bộ Sẻ như các loài Chích

Acrocephalus spp).

So sánh thành phần loài chim và các loài chuyên biệt tại các sinh cảnh giữa 2 đợt

khảo sát được thống kê ở bảng 02.

10

Bảng 02: Thành phần loài chim tại các sinh cảnh qua hai đợt khảo sát

(1999-2003 và 2011)

Sinh cảnh

Thành phần

loài

rừng Tràm trảng Sậy trảng Trống Sân chim Vùng đệm

1999-

2003 2011

1999-

2003 2011

1999-

2003 2011

1999-

2003 2011

1999-

2003 2011

Số loài thực sự

ghi nhận 62 62 79 79 93 102 28 27 95 97

Số loài chỉ ghi

nhận tại sinh

cảnh chuyên biệt

24 22 6 5 6 12 2 0 6 6

Qua Bảng 02 cho thấy thành phần loài chim ghi nhận tại sinh cảnh rừng tràm, trảng

sậy trong đợt khảo sát này là không thay đổi so với kết quả giám sát khu hệ chim 1999-

2003, nhưng số loài chuyên biệt tại rừng Tràm giảm 02 loài, trảng Sậy giảm 01 loài. Tại

sinh cảnh trảng trống thì số loài chim ghi nhận tăng 09 loài, số loài chim chuyên biệt chỉ

ghi nhận tại sinh cảnh này tăng 06 loài. Tại các sân chim và vùng đệm sự thay đổi thành

phần loài là không đáng kể. Sau trận cháy rừng năm 2002, diện tích rừng tràm hỗn loài

suy giảm, diện tích trảng trống tăng là một trong những nguyên nhân tăng số loài chim

ghi nhận tại sinh cảnh này. Qua đợt khảo sát này đã ghi nhận nhiều loài chim nước tại Sân

chim trước đây chỉ kiếm ăn ngoài vùng đệm nhưng hiện nay đã ghi nhận chúng kiếm ăn

tại sinh cảnh trảng trống bao gồm cả những loài chim quý hiếm như Cổ rắn, Cò ốc, Bồ

nông chân xám, … điều này là một tín hiệu đáng mừng là đã làm giảm đi một phần tác

động đối với chúng.

Sau khi thay đổi phương án quản lý nước vào năm 2010, hệ sinh thái rừng tràm khôi

phục trở lại có lẽ là một trong những nguyên nhân thu hút đông đảo các loài chim thích

nghi với sinh cảnh rừng tràm làm cho thành phần loài chim ghi nhận tại sinh cảnh này

thay đổi. Tuy nhiên, chưa có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định vấn đề này, cần có những

khảo sát tiếp theo để kiểm chứng.

4.2. Sân chim

Hiện nay, qua khảo sát chỉ còn một sân chim nằm ở góc Đông Nam vùng lõi của

VQG U Minh Thượng được gọi là “sân chim kênh 14”. Sân chim này bao gồm 27 loài

chim nước trú đêm và sinh sản (Phụ lục 6). Sân chim kênh 14 có các loài chính là Cốc đế

Phalacrocorax carbo, Cốc đen Phalacrocorax niger, Cổ rắn Anhinga melanogaster, Diệc

11

lửa Ardea purpurea, Diệc xám Ardea cinerea, Cò bợ Ardeola bacchus, Cò bợ Java

Ardeola speciosa, Cò ruồi Bubulcus ibis, Cò ngàng lớn Casmerodius albus, Cò ngàng

nhỏ Mesophoyx intermedia, Cò trắng Egretta garzetta, Vạc Nycticorax nycticorax, Cò

hương Dupetor flavicollis, Cò lạo Ấn Độ Mycteria leucocephala, Cò nhạn Anastomus

oscitans, Quắm đen Plegadis falcinellus và Cò quắm đầu đen Threskiornis

melanocephalus. Thực chất sân chim kênh 14 là một phức hợp bao gồm nhiều địa điểm

chim trú đêm và sinh sản khác nhau nằm rải rác theo các khu Tràm.

Vào thời điểm cuối tháng Tư, chúng tôi quan sát thấy trong các loài kể trên có ít

nhất 14 loài đã bắt đầu có hoạt động sinh sản tại sân chim (trừ Quắm trắng đầu đen và Cò

lạo Ấn Độ). Tổng hợp kết quả của những lần khảo sát trước đây cùng với đợt khảo sát

này cho thấy tháng Tư là thời điểm các quần thể chim trong các sân đạt mức đỉnh. Các

loài chim nước tập chung tại sân chim bắt đầu cho một mùa sinh sản mới. Số lượng chim

nước đếm được tại sân chim là 17.594 cá thể, con số này chắc là còn thấp hơn nhiều so

với con số thực do chỉ dựa trên kết quả đếm khi thấy chim bắt đầu tập trung bay về sân

chim, còn số lượng cá thể chim nước hiện có tại sân chim là không đếm được. Mật độ

quần thể của các loài chim nước trong sân chim cao nhất là Cò trắng (6.842 cá thể, chiếm

38,89%), tiếp theo là Vạc (2.631 cá thể, chiếm 14,95%) và thấp nhất là Cò quắm đầu đen

(21 cá thể, chiếm 0,12%). (Hình 03).

Hình 03: Thành phần các loài chim chính tại Sân chim

So sánh số lượng chim nước tại sân chim trong VQG với kết quả đếm trước đây,

vào thời điểm tháng Tư năm 2011 số lượng chim nước chỉ thấp hơn năm 2004 và cao hơn

cùng thời điểm năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 và 2009. Đặc biệt, số lượng chim

12

nước tại sân chim năm đếm được trong đợt khảo sát này cao hơn số liệu chim nước đếm

được năm 2009 là 3.728 cá thể tương đương 26,9%. (Hình 4)

Hình 04: Biến động quần thể chim nƣớc tại sân chim qua các năm

Qua hình 04 cho thấy quần thể chim nước tại sân chim cao nhất năm 2004 là do

sau trận cháy rừng năm 2002 diện tích các trảng Trống trong VQG tăng là sinh cảnh thích

hợp cho các loài chim nước kiếm ăn, đặc biệt là các loài Cò, Cốc đen, Cổ rắn, … Đến

năm 2009, quần thể chim nước giảm xuống có thể là do VQG thực hiện phương án giữ

nước ngập sâu để phòng cháy chữa cháy rừng kéo dài nhiều năm (2004 - 2009) đã làm

biến đổi đáng kể sự phát triển tự nhiên của rừng tràm, thực vật thủy sinh phát triển nhiều

phủ đầy các trảng trống làm mất đi nơi kiếm ăn của các loài chim nước, chúng phải di

chuyển nơi kiếm ăn, trú đêm và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Sau

khi thay đổi phương án quản lý nước vào năm 2010, hệ sinh thái rừng tràm phát triển trở

lại, các loài thủy sinh bị chết đi một phần làm cho diện tích trảng trống tăng lên cùng với

mực nước ngập thích hợp tại nơi đây là nguyên nhân thu hút đông đảo các loài chim nước

đến kiếm ăn, trú đêm và sinh sản.

4.3. Các loài chim có giá trị quan trọng trong bảo tồn

Trong 172 loài chim ghi nhận tại VQG U Minh Thượng, 19 loài được xem là có

giá trị quan trọng trong bảo tồn (Bảng 3). Trong 19 loài này, 9 loài nằm trong danh sách

đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu do IUCN đề cử, trong đó 3 loài thuộc

cấp đánh giá “sắp nguy cấp”, 7 loài “sắp bị đe dọa”. Sáu loài nằm trong Sách đỏ Việt

Nam (2007) đều với mức độ đe dọa bậc R. Bảy loài có số lượng cá thể trong quần thể

vượt quá ngưỡng 1% so với quần thể của chúng trong vùng Đông Nam Á và trên Thế

giới. Quần thể vùng Đông Nam Á và thế giới dựa trên con số ước tính của Wetlands

International (2000).

13

Bảng 03: Những loài chim quan trọng trong bảo tồn

Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Sách đỏ IUCN

2000

Sách

đỏ

Việt

nam

2007

Ƣớc lƣợng

quần thể khu

vực

Quẩn

thể

đỉnh

tại

VQG

UMT

% so với

quần thể

1 Choắt mỏ

thẳng đuôi đen Limosa limosa Near-threatened

2 Diều cá đầu

xám

Ichthyophaga

ichthyaetus Near-threatened

3 Đại bàng đen Aquila clanga Vulnerable

4 Cổ rắn Anhinga

melanogaster Near-threatened

5 Diệc lửa Ardea purpurea 10.000-100.000 467 0,46-4,67

6 Cò ngàng lớn Casmerodius

albus 25,000 826 3,30

7 Cò ngàng nhỏ Mesophoyx

intermedia

100.000-

1.000.000 1.651 1,65-16,5

8 Cò ruồi Bubulcus ibis 100.000-

1.000.000 1.111 1,11-11,1

9 Cò hương Dupetor

flavicollis 10.000-100.000 412 0,41-4,12

10 Quắm đen Plegadis

falcinellus 15.000-25.000 259 1,04-1,72

11 Cò quắm đầu

đen

Threskiornis

melanocephalus Near-threatened 10.000-25.000 21 0,08-0,21

12 Bồ nông chân

xám

Pelecanus

philippensis Vulnerable R

13 Cốc đen Phalacrocorax

niger 30.000 2.051 6,84

14 Cốc đế Phalacrocorax

carbo R

15 Cò lạo Ấn độ Mycteria

leucocephala Near-threatened R <10.000 37 >0,37

16 Cò nhạn Anastomus

oscitans R

17 Hạc cổ trắng Ciconia

episcopus R

18 Già đẩy Java Leptoptilos

javanicus Vulnerable R

19 Rồng rộc vàng Ploceus

hypoxanthus Near-threatened

Con số ước tính của Wetlands International, 2000

14

Diều cá đầu xám Ichthyophaga ichthyaetus (Sắp bị đe dọa)

Photo: Trần Văn Thắng, 2011

Được ghi nhận hai lần trong suốt thời gian

khảo sát: một lần ghi nhận tại sinh cảnh

rừng tràm tái sinh (ô điều tra số 6), một lần

ghi nhận tại kênh trung tâm đoạn từ hồ Hoa

mai đến trạm bảo vệ rừng kênh 14. Tại các

điểm ghi nhận đều có cùng một cá thể.

Đại bàng đen Aquila clanga (Sắp nguy cấp)

Photo: Trần Văn Thắng, 2011

Được ghi nhận năm lần (2 lần tại sinh cảnh

rừng Tràm - ô số 4 và ô số 11, 3 lần ghi

nhận tại sinh cảnh trảng Trống - ô số 10, ô

số 12 và ô số 14). Những lần ghi nhận tại

rừng Tràm đều thấy một cá thể chim trưởng

thành. Tại ô số 12 tại sinh cảnh trảng Trống

ghi nhận một cá thể chim non, những ô còn

lại đều ghi nhận mộ cá thể chim trưởng

thành. Loài này đều được ghi nhận trong

những lần khảo sát trước đây.

Cổ rắn Anhinga melanogaster (Sắp bị đe dọa)

Photo: Ngô Xuân Tường, 2009

Loài định cư sinh sản tại VQG U Minh

Thượng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng Tư

đến tháng Mười hàng năm. Trước trận cháy

rừng năm 2002 chỉ quan sát thấy một cá

thể, từ sau trận cháy rừng năm quần thể loài

này tăng lên rất nhiều. Số lượng loài này

đếm được tại sân chim ngày 19 tháng 4

năm 2011 là 170 cá thể.

15

Cốc đen Phalacrocorax niger (Số lƣợng lớn)

Đây là loài định cư sinh sản. Số lượng cá thể đếm được của quần thể vào ngày 18

tháng 4 năm 2011 là 2.051 cá thể bằng khoảng 6,84% quần thể Đông Nam Á.

Diệc lửa Ardea purpurea (Số lƣợng lớn)

Photo: Trần Văn Thắng, 2011

Diệc lửa là loài chim định cư tại VQG với hoạt động

sinh sản diễn ra quanh năm. Từ năm 1999 đến năm 2004

chúng tập chung ngủ đêm, sinh sản tại góc Tây Bắc của

VQG (gần trạm bảo vệ rừng kênh 21). Do khu vực này

có cao trình thấp, cây tràm bị ngập nước trong thời gian

dài và chết cục bộ làm mất nơi làm tổ của chúng. Vị trí

ngủ đêm sinh, sinh sản của chúng thường xuyên thay đổi.

Hiện nay, Diệc lửa làm ngủ đêm, sinh sản cùng với các

loài chim nước khác. Số lượng quần thể Diệc lửa đếm

được vào ngày 18 tháng 4 năm 2011 là 467 cá thể bằng ít

nhất 0,46% quần thể khu vực Đông Nam Á.

Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis (Sắp nguy cấp)

Photo: Nguyễn Phúc Bảo Hòa, 2001

Loài này được quan sát thấy một lần duy nhất

tại sinh cảnh trảng Trống (ô số 13) với 9 cá

thể. Cho đến thời điểm hiện nay dây là số

lượng cá thể lớn nhất của loài này được ghi

nhận tại VQG U Minh Thượng. (chương

trình giám sát chim 1999 - 2003 ghi nhận 01

cá thể, 4/2004 ghi nhận 4 cá thể, 6/2009 ghi

nhận 3 cá thể).

Quắm đen Plegadis falcinellus (Số lƣợng lớn)

Loài này đến VQG U Minh Thượng sinh sản. Kết quả đếm chim tại sân chim ghi

nhận 259 cá thể bằng 1,04 - 1,72% quần thể Đông Nam Á. Số lượng cá thể Quắm đen

được ghi nhận trong đợt khảo sát này thấp hơn so với kết quả của những lần khảo sát

trước đây (Quần thể đỉnh là 1.368 cá thể ghi nhận tháng 04/1999. Quần thể đỉnh trong

năm 2000 ít hơn nhiều so với năm 1999 với 326 cá thể ghi nhận. Quần thể đỉnh 2004 là

16

358 cá thể. Quần thể đỉnh năm 2009 là 272 cá thể). Loài này chủ yếu kiếm ăn ngoài vùng

đệm VQG và những vùng lân cận nên bị săn bắt mạnh.

Quắm trắng đầu đen Threskiornis melanocephalus (Sắp bị đe dọa)

Loài này đến VQG U Minh Thượng sinh

sản. Đợt khảo sát này ghi nhận 21 cá thể tại

sân chim.

Photo: Phạm Quốc Dân, 2000

Cò lạo An Độ Mycteria leucocephala (Sắp bị đe dọa)

Theo những kết quả khảo sát trước đây hầu

hết các ghi nhận là từ tháng Mười đến tháng

Giêng hàng năm. Tuy nhiên trong đợt khảo

sát này đã ghi nhận 37 cá thể.

Photo: Trần Văn Thắng, 2001

Già đẩy Java Leptoptilos javanicus (Sắp nguy cấp)

Đây là loài định cư sinh sản tại

VQG U Minh Thượng. Tại khu

rừng Tràm trên đất than bùn còn lại

không bị cháy năm 2002 (gần trạm

bảo vệ rừng kênh 14) quan sát thấy

6 tổ Già đẫy Java. Hoạt động sinh

sản của loài này từ tháng 2 đến

tháng 4. Đợt khảo sát này ghi nhận

39 cá thể. Quần thể đỉnh là 114 cá

thể được ghi nhận vào tháng 6/2003.

Photo: Trần Văn Thắng, 2011

17

Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus (Sắp bị đe dọa)

Loài này được ghi nhận một lần duy nhất tại sinh cảnh trảng Sậy vào ngày

10/4/2011 với 2 cá thể quan sát được.

Cò nhạn Anastomus oscitans (Hiếm)

Đây là loài đến sinh sản tại VQG U

Minh Thượng. Kết quả đếm chim

nước tại sân chim ghi nhận 512 cá

thể. Đây là số lượng cá thể lớn nhất

của loài này được ghi nhận từ trước

đến nay.

Photo: Trần Văn Thắng, 2011

Hạc cổ trắng Ciconia episcopus (Hiếm)

Loài này được ghi nhận 3 lần trong suốt quá trình điều tra (ô số 13 sinh cảnh rừng

Tràm, ô số 11 sinh cảnh trảng Trống và kênh 10 trong vùng đệm VQG). Mỗi lần ghi nhận

quan sát thấy 1-2 cá thể.

4.4. Những đe dọa đến khu hệ chim và những kiến nghị bảo tồn

VQG U Minh Thượng là một trong những vùng quan trọng nhất đối với bảo tồn đa

dạng sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng lõi VQG hiện đã được bảo vệ nghiêm

ngặt theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, nhưng vùng đệm và những vùng lân cận cũng

cần được bảo vệ. Trong thời gian điều tra đã ghi nhận những loài chim nước tại sân chim

và một số loài chim rừng thường sử dụng các khu vực canh tác ngoài vùng đệm và khu

vực nuôi tôm bên ngoài để kiếm ăn. Sự phụ thuộc vào diện tích canh tác, nuôi trồng thủy

sản của các loài chim nước dẫn đến những ảnh hưởng với người dân địa phương. Hệ quả

là người dân sử dụng lưới, bẫy, bả thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt chim. Đây là nguyên

nhân quan trọng làm giảm quần thể của các loài chim nước tại sân chim.

Một chương trình nâng cao nhận thức của các bên liên quan về các giá trị đa dạng

sinh học và kinh tế xã hội, xây dựng tinh thần trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa

phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài chim nói riêng.

Tăng cường phối hợp với các bên liên quan ngăn chặn việc người dân sử dụng lưới bẫy

chim. Lồng ghép việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong

tương lai.

18

Trảng trống được xem là có độ phong phú về thành phần chim cao nhất trong vùng

lõi lại chịu tác động của các hoạt động khôi phục rừng Tràm và sự phát triển lan tràn của

cỏ dại. Những diện tích này được xem như là vùng đất không có giá trị và do đó được

quy hoạch để trồng lại Tràm dẫn đến mất đi đa dạng sinh học trong khu vực. Bên cạnh đó

một số loài cỏ dại, đặc biệt là loài Bèo cái Pistia stratiotes, Lục bình Eichhornia crassipes

phát triển với tốc độ nhanh đã lan tràn thành một lớp thủy thực vật dày đặc che phủ các

diện tích mặt nước làm các loài chim và thú bị mất nơi kiếm ăn. Xa hơn nữa, những loài

phụ thuộc vào các sinh cảnh này, đặc biệt là các loài có giá trị như Già đãy Java và Quắm

đen, phải kiếm ăn ngoài vùng đệm và xa hơn, càng phải chịu áp lực của các hoạt động săn

bắn nên có thể dẫn đến tuyệt diệt, làm giảm giá trị của VQG.

Không nên trồng tràm tại những khu vực trảng Trống không còn đất than bùn làm

mất đi sinh cảnh thích hợp cho các loài chim nước. Cần duy trì những sinh cảnh này và

thường xuyên kiểm soát cỏ dại bằng các phương tiện cơ giới.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái chưa được quản lý chặt chẽ.

Việc sử dụng phương tiện vỏ máy để đưa đón khách tham quan Sân chim đã gây lên

những nhiễu động tại khu vực này. Mặt khác, du khách câu cá giải trí thường vào khu vực

sân chim, trảng trống để câu đã gây nên những tác động lớn đối với sân chim đặc biệt là

vào mùa sinh sản và nơi kiếm ăn của các loài chim nước.

Nên khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc đưa đón du khách đến

tham quan du lịch sinh thái và sử dụng chèo xuồng để không gây tiếng ồn. Đối với hoạt

động câu cá giải trí cần quy định những khu vực được câu cá giải trí và thời điểm được

câu trong năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản của VQG.

5. Kết luận

VQG U Minh Thượng là khu vực đất ngập nước quan trọng nhất trong vùng đồng

bằng sông Cửu Long về mặt bảo tồn chim, nơi đây không chỉ có thành phần loài chim

phong phú hơn các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG khác mà còn có 14 loài chim nước

sinh sản tại sân chim lớn nhất trong vùng với nhiều loài đe dọa và gần đe dọa. Tổng cộng

172 loài chim thuộc 42 họ được ghi nhận trong VQG. Mười chín loài được xem là có giá

trị quan trọng trong bảo tồn. Trong 19 loài này, 12 loài nằm trong danh lục IUCN (2000)

và sách đỏ Việt Nam (2007), 7 loài có có số lượng cá thể trong quần thể vượt quá ngưỡng

1% so với quần thể của chúng trong vùng Đông Nam Á và trên Thế giới.

Đa dạng về thành phần loài chim tại VQG U Minh Thượng có thể là phản ánh của

đa dạng các dạng sinh cảnh, từ sinh cảnh rừng Tràm chưa thành thục cho đến sinh cảnh

trảng Trống và sinh cảnh trảng Cỏ. So sánh trực tiếp giữa các dạng sinh cảnh cho thấy

trảng Trống có độ phong phú nhất về thành phần loài chim. Mặc dù rừng Tràm không có

thành phần loài chim phong phú nhất trong VQG, nhưng dạng sinh cảnh này cũng đóng

vai trò rất quan trọng do là nơi cư trú của một lượng lớn của các loài chim rừng và chim

19

phụ thuộc vào rừng. Hơn một phần ba trong số 62 loài chim trong rừng Tràm là những

loài chỉ ghi nhận duy nhất tại dạng sinh cảnh này. Bên cạnh đó, với các loài chim có giá

trị quan trọng trong bảo tồn như Già đãy Java, Diều cá đầu xám và Hạc cổ trắng có mặt

trong rừng Tràm, đã nói lên vai trò quan trọng của dạng sinh cảnh này trong vùng châu

thổ sông Cửu Long.

Sau khi thay đổi phương án quản lý nước năm 2010, hệ sinh thái rừng Tràm đã

được khôi phục, các loài chim nước tập chung trở lại. Số lượng các loài chim nước trú

đêm, sinh sản tại sân chim tăng 26,9% so với năm 2009. Tuy nhiên, đợt khảo sát này

được thực hiện trong thời gian ngắn nên các loài chim rừng chưa có đủ cơ sở dữ liệu để

so sánh và đánh giá.

6. Đề nghị

1. Lựa chọn ít nhất hai cán bộ phòng Nghiên cứu khoa học và Môi trường

của VQG để triển khai đào tạo kỹ thuật về giám sát, kỹ năng nhận dạng, định danh

các loài chim qua quan sát và nghe tiếng kêu tại VQG.

2. Triển khai chương trình giám sát khu hệ chim để có đầy đủ cơ sở dữ liệu đánh

giá, phân tích nhằm xem xét hiện trạng, những tác động để đề xuất các phương án, biện

pháp bảo vệ khu hệ chim, đặc biệt là các loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

3. Hiểu rõ hơn về sinh thái các loài chim nước sinh sản trong sân chim, đặc biệt

vào mùa sinh sản, và những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi trú đêm và

sinh sản. Nếu biết những yêu cầu sinh thái trong việc địa điểm sân luôn thay đổi theo thời

gian cùng với sự hỗ trợ của công cụ GIS ta có thể tiên đoán những vị trí thích hợp tiềm

năng trong tương lai có thể trở thành địa điểm của sân chim. Công việc này có thể phục

vụ cho một chiến lược quản lý dài hạn.

4. Nghiên cứu tập trung vào sinh thái và sinh cảnh sử dụng của các loài bị đe dọa

và gần đe dọa như Già đãy Java, Đại bàng đen, Diều cá đầu xám và ngay cả Cò nhạn và

Hạc cổ trắng. Bổ sung kiến thức thêm về những loài này có thể hỗ trợ cho các kế hoạch

quản lý trong tương lai nhằm đến bảo tồn các loài quý hiếm này.

5. Hoàn tất các thủ tục để chính thức công nhận VQG U Minh Thượng là một khu

Ramsar.

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Andrew W. Tordoff, Phạm Trọng Ảnh, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Đình Xuân, và

Trần Khắc Phục, 2002, Điều tra nhanh khu hệ chim, thú tại rừng đặc dụng Lò

Gò - Xa Mát và rừng phòng hộ Chàng Riệc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

2. Buckton, S. T., Nguyễn Cử, Ha Quý Quỳnh & Nguyễn Đức Tú, 1999, Bảo tồn các

vùng đất ngập nước quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.

3. Lê Phát Quới, 2009, Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang. Báo cáo cho Dự án GTZ Kiên

Giang

4. Võ Quý, Nguyễn Cử, 1999, Danh lục chim Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà

Nội.

5. Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng, Lê Trọng Trãi, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Quốc Bình,

2006, Bảo tồn các khu đất ngập nước trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá lại

các vùng chim quan trọng sau mười năm.

6. Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng, Mai Xuân Chung, 2008, Hướng dẫn giám sát bảo

tồn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.

Tiếng Anh

7. Bibby, C., Jones, M. & Marsden, S, 1998, Expedition Field Techniques: Bird surveys.

London: Expedition Advisory Center.

8. Inskipp, T., Lindsey, N., & Duckworth, W,1996, Annotated Checklist of the Birds of

the Oriental Region. Oriental Bird Club, Sandy, Bedfordshire.

9. Lekagul, B. & Round, P. D, 1991, A Guide to the Birds of Thailand. Bangkok,

Thailand: Saha Kam Bheat.

10. Rose, P.M., & Scott, D.A, 1997, Waterfowl Population Estimates. Wetlands

International, Netherlands.

11. Safford, R, 2000, A Manual for U Minh Thuong: Habitat and biodiversity

monitoring.

12. SFNC, 2000, Pu Mat: a biodiversity survey of Vietnamese protected area. Grieser

Johns, A. Ed. SFNC Project, Vinh, Vietnam (Pre-Print Draft).

21

Phụ lục 01

DANH LỤC CÁC LOÀI CHIM TẠI VƢỜN QUỐC GIA

U MINH THƢỢNG

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Sinh Cảnh

rừng Tràm

trảng Sậy

trảng Trống

Sân chim

Vùng đệm

1) Họ Le le Dendrocygnidae

1 Le nâu Dendrocygna javanica x x x

2) Họ Vịt Anatidae x

2 Vịt đầu vàng Anas penelope x

3 Vịt trời Anas poecilorhyncha x x x

4 Mồng két mày trắng Anas querquedula x x x x

3) Họ Bồng chanh Alcedinidae

5 Bồng chanh Alcedo atthis x x x x

6 Bói cá nhỏ Ceryle rudis x

4) Họ sả Halcyonidae

7 Sả mỏ rộng Halcyon capensis x x x x

8 Sả đầu nâu Halcyon smyrnensis x x x x

9 Sả đầu đen Halcyon pileata x x

10 Sả khoang cổ Todiramphus chloris x

5) Họ Trảu Meropidae

11 Trảu đầu hung Merops orientalis x

12 Trảu ngực nâu Merops philippinus x x x

6) Họ Cu cu Cuculidae

13 Chèo chẹo lớn Hierococcyx sparverioides x

14 Chèo chẹo nhỏ Cuculus fugax x

15 Bắt cô trói cột Cuculus micropterus x x

16 Tìm vịt vằn Cacomantis sonneratii x x

17 Tìm vịt Cacomantis merulinus x x x

18 Tìm vịt xanh Chrysococcyx maculatus x

19 Tu hú Eudynamys scolopacea x x x x

20 Phướn Phaenicophaeus tristis x x x x

7) Họ Bìm bịp Centropodidae

21` Bìm bịp lớn Centropus sinensis x x x x

22 Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis x x x x

8) Họ Yến Apodidae

23 Yến cọ Cypsiurus balasiensis x

24 Yến cằm trắng Apus affinis x x

9) Họ Cú lợn Tytonidae

25 Cú lợn lưng xám Tyto alba x x

26 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis x

10) Họ Cú muỗi Caprimulgidae

22

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Sinh Cảnh

rừng Tràm

trảng Sậy

trảng Trống

Sân chim

Vùng đệm

27 Cú muỗi đuôi dài Caprimulgus macrurus x

11) Họ sả rừng Coraciidae

28 Sả rừng Coracias benghalensis x x

12) Họ Bồ câu Columbidae

29 Cu sen Streptopelia orientalis x x

30 Cu gáy Streptopelia chinensis x x x x

31 Cu xanh đầu xám Treron vernans x x x

13) Họ Gà nƣớc Rallidae

32 Gà nước vằn Gallirallus striatus x x x

33 Cuốc ngực trắng Amaurornis phoenicurus x x x

34 Cuốc ngực nâu Porzana fusca x x x

35 Gà nước mày trắng Porzan cinerea x x x

36 Gà đồng Gallicrex cinerea x x x

37 Xít Porphyrio porphyrio x x x

38 Kịch Gallinula chloropus x x

14) Họ Rẽ Scolopacidae

39 Choắt mỏ thẳng đuôi đen Limosa limosa x x

40 Choắt đốm đen Tringa stagnatilis x x

41 Choắt lớn Tringa nebularia x x

42 Choắt bụng xám Tringa glareola x

43 Rẽ bụng nâu Calidris ferruginea x x

15) Họ Gà lôi nƣớc Jacanidae

44 Gà lôi nước Hydrophasianus chirurgus x

45 Gà lôi nước Ấn Độ Metopidius indicus x x x

16) Họ Choi choi Charadriidae

46 Cà kheo Himantopus himantopus x x x

47 Choi choi vàng Pluvialis fulva x

48 Choi choi nhỏ Charadrius dubius x

49 Choi choi khoang cổ Charadrius alexandrinus x

50 Te vàng Vanellus cinereus x

51 Te vặt Vanellus indicus x x

17) Họ Dô nách Glareolidae

52 Dô nách nâu, Óc cau Glareola maldivarum x x x x

18) Họ Mòng bể Laridae

53 Nhàn xám Chlidonias leucopterus

19) Họ Ƣng Accipitridae

54 Ó cá Pandion haliaetus x x x x

55 Diều trắng Elanus caeruleus x x x

56 Diều hâu Milvus migrans x

57 Diều mào Aviceda leuphotes x

58 Diều lửa Haliastur indus x x

23

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Sinh Cảnh

rừng Tràm

trảng Sậy

trảng Trống

Sân chim

Vùng đệm

59 Diều cá đầu xám Ichthyophaga ichthyaetus x

60 Diều đầu trắng Circus aeruginosus x x x

61 Diều Circus cyaneus x x x x

62 Diều mướp Circus melanoleucos x x x

63 Ưng xám Accipiter badius x

64 Đại bàng đen Aquila clanga x x

20) Họ Chim lặn Podicipedidae

65 Le hôi Tachybaptus ruficollis x x

21) Họ Cổ rắn Anhingidae

66 Cổ rắn Anhinga melanogaster x x x

22) Họ Diệc Ardeidae

67 Cò trắng Egretta garzetta x x x x

68 Diệc đen Egretta sacra x x

69 Diệc xám Ardea cinerea x x x x

70 Diệc lửa Ardea purpurea x x x x

71 Cò ngàng lớn Casmerodius albus x x x

72 Cò ngàng nhỏ Mesophoyx intermedia x x x x

73 Cò ruồi Bubulcus ibis x x x

74 Cò bợ Ardeola bacchus x x x x

75 Cò bợ Java Ardeola speciosa x x x x

76 Cò xanh Butorides striatus x x x x

77 Vạc Nycticorax nycticorax x x x x

78 Cò lửa lùn Ixobrychus sinensis x x x

79 Cò lửa Ixobrychus cinnamomeus x x x

80 Cò hương Dupetor flavicollis x x

23) Họ Cò quắm Threskiornithidae

81 Quắm đen Plegadis falcinellus x x x

82 Cò quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus x x x

24) Họ Bồ nông Pelecanidae

83 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis x x x

25) Họ Cốc Phalacrocoracidae

84 Cốc đen Phalacrocorax niger x x x x

85 Cốc đế Phalacrocorax carbo x x

26) Họ Hạc Ciconiidae

86 Cò lạo Ấn độ Mycteria leucocephala x x x

87 Cò nhạn Anastomus oscitans x x x x

88 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus x x x

89 Già đẩy Java Leptoptilos javanicus x x x x

27) Họ Chích bụng vàng Pardalotidae

90 Chích bụng vàng Gerygone sulphurea x

24

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Sinh Cảnh

rừng Tràm

trảng Sậy

trảng Trống

Sân chim

Vùng đệm

28) Họ Bách thanh Laniidae

91 Bách thanh mày trắng Lanius cristatus x x x x

29) Họ Quạ Corvidae

92 Chim khách Crypsirina temia x x x x

93 Phường chèo xám nhỏ Coracina polioptera x

94 Phường chèo nhỏ Pericrocotus cinnamomeus x

95 Phường chèo đỏ lớn Pericrocotus flammeus x

96 Phường chèo đen Hemipus picatus x

97 Rẻ quạt Java Rhipidura javanica x x x x

98 Chèo bẻo Dicrurus macrocercus x x x x

99 Chèo bẻo xám Dicrurus leucophaeus x

100 Chèo bẻo cờ đuôi chẻ Dicrurus paradiseus x

101 Chim nghệ ngực vàng Aegithina tiphia x

102 Phường chèo nâu Tephrodornis gularis x

30) Họ Đớp ruồi Muscicapidae

103 Chích chòe Copsychus saularia x

31) Họ Sáo Sturnidae

104 Sáo đá đuôi hung Sturnus malabaricus x x

105 Sáo đá Trung Quốc Sturnus sinensis x x

106 Sáo sậu Sturnus nigricollis x x x x

107 Sáo nâu Acridotheres tristis x

32) Họ Nhạn Hirundinidae

108 Nhạn nâu xám Riparia riparia x x

109 Nhạn bụng trắng Hirundo rustica x x x x

33) Họ Chào mào Pycnonotidae

110 Bông lau mày trắng Pycnonotus goiavier x x x x

111 Bông lau tai vằn Pycnonotus blanfordi x

34) Họ Chiền chiện Cisticolidae

112 Chiền chiện đồng hung Cisticola juncidis x

113 Chiền chiện đồng vàng Cisticola exilis x

114 Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescent x x

115 Chiền chiện lưng xám Prinia hodgsonii x x

116 Chiền chiện bụng vàng Prinia flaviventris x x x

117 Chiền chiện bụng hung Prinia inornata x x x x

35) Họ Chim chích Sylviidae

118 Chích đầm lầy nhỏ Locustella lanceolata x x x

119 Chích đầm lầy lớn Locustella certhiola x x x

120 Chích đầu nhọn mày đen Acrocephalus bistrigiceps x x x x

121 Chích cánh cụt Acrocephalus concinens x x x

122 Chích đầu nhọn Phương Đông Acrocephalus orientalis x x x x

123 Chích đuôi dài Orthotomus sutorius x x x x

25

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Sinh Cảnh

rừng Tràm

trảng Sậy

trảng Trống

Sân chim

Vùng đệm

124 Chích bông cánh vàng Orthotomus atrogularis x x

125 Chim chích nâu Phylloscopus fuscatus x

126 Chích mày lớn Phylloscopus inornatus x

127 Chiền chiện lớn Megalurus palustris x x x

128 Chuối tiêu ngực đốm Pellorneum ruficeps x

129 Chuối tiêu mỏ to Malacocincla abbotti x

130 Chích chạch má vàng Macronous gularis

131 Hoạ mi nhỏ Timalia pileata x x x

36) Họ Sơn ca Alaudidae

132 Sơn ca Alauda gulgula x

37) Họ Hút mật Nectariniidae

133 Chim sâu lưng đỏ Dicaeum cruentatum x x x

134 Hút mật họng nâu Anthreptes malacensis x

135 Hút mật bụng hung Anthreptes singalensis x

136 Hút mật họng hồng Nectarinia sperata x

137 Hút mật họng tím Nectarinia jugularis x x

138 Hút mật họng đen Nectarinia asiatica x

38) Họ Sẻ Passeridae

139 Sẻ bụi vàng Passer flaveolus x

140 Sẻ Passer montanus x x

141 Chìa vôi trắng Motacilla alba x

142 Chìa vôi vàng Motacilla flava x x x

143 Chim manh lớn Anthus richardi x x

144 Chim manh họng đỏ Anthus cervinus x

145 Rồng rộc đen Ploceus manyar x

146 Rồng rộc Ploceus philippinus x x x

147 Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus x

148 Di cam Lonchura striata x x

149 Di đá Lonchura punctulata x x x

150 Di đầu đen Lonchura malacca x x x

151 Di đầu trắng Lonchura maja x

39) Họ Sẻ đồng Fringiliidae

152 Sẻ đồng ngực vàng Emberiza aureola x

26

NHỮNG LOÀI CHIM GHI NHẬN BỞI CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHIM THUỘC

DỰ ÁN CARE U MINH THƢỢNG

1999-2003

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Họ Rẽ Scolopacidae

1 Choắt nhỏ Actitis hypoleucos

Họ Quạ Corvidae

2 Quạ đen Corvus macrorhynchos

3 Phường chèo nâu mày trắng Tephrodornis pondicerianus

NHỮNG LOÀI CHIM GHI NHẬN BỞI CHƢƠNG TRÌNH

BIRDLIFE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

THÁNG TÁM 1999

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

40) Họ Gõ kiến Picidae

1 Gõ kiến nhỏ đầu xám Dendrocopos canicapillus

Họ Yến Apodidae

2 Yến hông trắng Apus pacificus

Họ Ƣng Accipitridae

3 Diều đầu nâu Spizaetus cirrhatus

Họ Sáo Sturnidae

4 Sáo sậu đầu trắng Sturnus burmannicus

NHỮNG LOÀI CHIM GHI NHẬN BỞI ROGER SAFFORD

1996-1997

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Họ Yến Apodidae

1 Yến đuôi cứng hông trắng /

cứng lớn

Hirundapus cochinchinensis /

giganteus

Họ Bồ câu Columbidae

2 Cu ngói Streptopelia tranquebarica

Họ Rẽ Scolopacidea

3 Rẽ giun Gallinago gallinago

4 Choắt nâu Tringa totanus

41) Họ Nhát hoa Rostratulidae

5 Nhát hoa Rostratula benghalensis

Họ Ƣng Accipitridae

6 Diều hoa Miến Điện Spilornis cheela

Họ Cốc Phalacrocoracidae

27

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

7 Cốc Ấn Độ Phlacrocorax fuscicollis

Họ Quạ Corvidae

8 Phường chèo trắng lớn Pericrocotus divaricatus

9 Đớp ruồi xanh gáy đen Hypothumis azurea

Họ Đớp ruồi Muscicapidae

10 Đớp ruồi họng đỏ Ficedula parva

11 Sẻ bụi đầu đen Saxicola torquata

Họ Nhạn Hirundinidea

12 Nhạn bụng xám Hirundo striolata / daurica

42) Họ Vành khuyên Zosteropidae

13 Vành khuyên họng vàng Zosterops palpebrosus

28

Phụ lục 02

NHỮNG LOÀI CHIM GHI NHẬN TẠI SINH CẢNH RỪNG TRÀM

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Họ Bồng chanh Alcedinidae

1 Bồng chanh Alcedo atthis

Họ sả Halcyonidae

2 Sả mỏ rộng Halcyon capensis

3 Sả đầu nâu Halcyon smyrnensis

4 Sả đầu đen Halcyon pileata

Họ Trảu Meropidae

5 Trảu ngực nâu Merops philippinus

Họ Cu cu Cuculidae

6 Chèo chẹo lớn Hierococcyx sparverioides

7 Chèo chẹo nhỏ Cuculus fugax

8 Tìm vịt vằn Cacomantis sonneratii

9 Bắt cô trói cột Cuculus micropterus

10 Tìm vịt Cacomantis merulinus

11 Tìm vịt xanh Chrysococcyx maculatus

12 Tu hú Eudynamys scolopacea

13 Phướn Phaenicophaeus tristis

Họ Bìm bịp Centropodidae

14 Bìm bịp lớn Centropus sinensis

15 Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis

Họ Cú lợn Tytonidae

16 Cú lợn lưng xám Tyto alba

17 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis

Họ Cú muỗi Caprimulgidae

18 Cú muỗi đuôi dài Caprimulgus macrurus

Họ Bồ câu Columbidae

19 Cu gáy Streptopelia chinensis

20 Cu xanh đầu xám Treron vernans

Họ Ƣng Accipitridae

21 Ó cá Pandion haliaetus

22 Diều lửa Haliastur indus

23 Diều cá đầu xám Ichthyophaga ichthyaetus

24 Diều Circus cyaneus

25 Ưng xám Accipiter badius

26 Đại bàng đen Aquila clanga

Họ Hạc Ciconiidae

27 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus

28 Già đẩy Java Leptoptilos javanicus

Họ Chích bụng vàng Pardalotidae

29 Chích bụng vàng Gerygone sulphurea

29

Họ Bách thanh Laniidae

30 Bách thanh mày trắng Lanius cristatus

Họ Quạ Corvidae

31 Chim khách Crypsirina temia

32 Phường chèo xám nhỏ Coracina polioptera

33 Phường chèo nhỏ Pericrocotus cinnamomeus

34 Phường chèo đỏ lớn Pericrocotus flammeus

35 Phường chèo đen Hemipus picatus

36 Rẻ quạt Java Rhipidura javanica

37 Chèo bẻo Dicrurus macrocercus

38 Chèo bẻo xám Dicrurus leucophaeus

39 Chèo bẻo cờ đuôi chẻ Dicrurus paradiseus

40 Chim nghệ ngực vàng Aegithina tiphia

41 Phường chèo nâu Tephrodornis gularis

Họ Sáo Sturnidae

42 Sáo đá đuôi hung Sturnus malabaricus

43 Sáo đá Trung Quốc Sturnus sinensis

44 Sáo sậu Sturnus nigricollis

Họ Nhạn Hirundinidae

45 Nhạn bụng trắng Hirundo rustica

Họ Chào mào Pycnonotidae

46 Bông lau mày trắng Pycnonotus goiavier

47 Bông lau tai vằn Pycnonotus blanfordi

Họ Chiền chiện Cisticolidae

48 Chiền chiện bụng hung Prinia inornata

Họ Chim chích Sylviidae

49 Chích đầu nhọn mày đen Acrocephalus bistrigiceps

50 Chích cánh cụt Acrocephalus concinens

51 Chích đầu nhọn Phương Đông Acrocephalus orientalis

52 Chích đuôi dài Orthotomus sutorius

53 Chích bông cánh vàng Orthotomus atrogularis

54 Chuối tiêu ngực đốm Pellorneum ruficeps

55 Chuối tiêu mỏ to Malacocincla abbotti

56 Hoạ mi nhỏ Timalia pileata

Họ Hút mật Nectariniidae

57 Chim sâu lưng đỏ Dicaeum cruentatum

58 Hút mật họng nâu Anthreptes malacensis

59 Hút mật bụng hung Anthreptes singalensis

60 Hút mật họng hồng Nectarinia sperata

61 Hút mật họng tím Nectarinia jugularis

62 Hút mật họng đen Nectarinia asiatica

30