12
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC 1

heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

  • Upload
    vuque

  • View
    221

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NGÃI

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪNKỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT

TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

Quảng Ngãi, năm 2014

1

Page 2: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬTCHĂN NUÔI HEO THỊT TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

I/ GIỚI THIỆU VỀ ĐỆM LÓT SINH HỌC:1. Đệm lót sinh học là gì?

Đệm lót sinh học là hỗn hợp giữa chất độn (trấu, mùn cưa ...) và men vi sinh được dùng để lót nền chuồng trong chăn nuôi. Các vi sinh vật trong đệm lót sẽ phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra và một phần chất độn, nhờ đó hạn chế sinh khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại.

Có nhiều nguyên liệu có thể sử dụng làm chất độn, song cần chọn những loại nguyên liệu đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có độ cứng tương đối, không dễ bị phân hủy; - Có kích thước nhỏ và tương đối đồng đều, không dễ bị đóng cục;- Có tính năng hút nước tương đối và không dễ bị nhiễm nấm mốc;- Không độc, không gây kích thích;- Có một lượng chất dinh dưỡng nhất định.Vì thế, nguyên liệu làm chất độn thường được sử dụng là 100% mùn cưa (từ

các loại gỗ cứng, kích thước từ 5-10mm) hoặc 50% mùn cưa + 50% trấu.Sản phẩm men vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay trong làm đệm lót

chuồng nuôi heo là ACTIVE CLEANER (Công ty Future Biotech - Đài Loan) và BALASA No.1 (Cơ sở Minh Tuấn sản xuất).2. Lợi ích của việc sử dụng đệm lót sinh học

Đệm lót sinh học là công nghệ mới trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ này sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

- Làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất thải được phân giải, từ đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm.

- Không cần thu phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng.

- Giảm tỷ lệ bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Heo nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch.

- Tăng chất lượng đàn heo và chất lượng của sản phẩm nhờ khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, thơm ngon, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường.

2

Page 3: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

II/ CHUỒNG VÀ ĐỆM LÓT:1. Yêu cầu về chuồng trại

- Chuồng bố trí nơi cao ráo, không bị ngập lụt; kiểu chuồng hở, đảm bảo diện tích 1,4 – 1,6m2/con. Vật liệu làm tường bao, tường ngăn, mái tùy điều kiện cụ thể của nông hộ.

- Với chuồng xây mới, nền chuồng đất nện chặt. Nếu sử dụng chuồng cũ cải tạo lại thì nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm.

- Nền chuồng phải cao hơn so với mực nước ở bên ngoài để đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng.

- Với chuồng nuôi từ 8 con trở lên, máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men.

- Máng ăn cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Phía dưới vòi uống nước tự động cần có máng để thu nước thừa đưa ra ngoài chuồng nhằm tránh nước chảy vào đệm lót.

- Những hộ chăn nuôi quy mô lớn cần có hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.2. Cách tạo đệm lót sinh học 2.1. Về cách bố trí và độ dày đệm lót

- Về cách bố trí đệm lót: Tùy theo điều kiện chuồng nuôi (xây mới hay cải tạo chuồng cũ, độ cao của nền so với mực nước ngoài ...), có thể bố trí đệm lót dưới dạng:

+ Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dầy của đệm lót;

+ Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây cao tường bao với chiều cao cao hơn một chút so với độ dầy của đệm lót;

+ Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dầy đệm lót.

- Về độ dày đệm lót chuồng: Mùa hè mỏng mùa đông dày, thông thường độ dày của đệm lót là 40-50cm (mùa hè) và 60-80cm (mùa đông).

+ Độ dày của đệm lót thường giảm thấp do bị nén sau khi nuôi một thời gian nên khi làm mới thường người ta tăng thêm độ dày lên 20%.

+ Vào mùa hè nhiệt độ thường ở khoảng 30oC, thì chỉ cần thiết kế độ dày đệm lót ban đầu 40cm để tránh sự lên men quá mạnh tăng nhiệt lớn ảnh hưởng đến heo, sau này sang mùa thu đông sẽ tăng thêm chất độn để đạt độ dầy cần thiết. 2.2. Làm đệm lót (tính cho chuồng 10m2, độ dày 60cm)

- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ:+ Chất độn: 100% mùn cưa hoặc (50% trấu + 50% mùn cưa): 0,8-1 tấn+ Chế phẩm vi sinh BALASA-N01: 1kg

3

Page 4: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

+ Bột bắp 8 kg+ Xô, thùng, chậu nhựa, bình ô doa, cào răng cưa, bạt ni lông

- Cách chế 100 lít dịch men: Cho 0,5kg chế phẩm BALASA-N01 và 5kg bột bắp vào thùng, thêm 100 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trên 24 giờ là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 48 giờ. Dịch men phải làm trước 1-2 ngày.

- Các bước tiến hành:Bước 1: Lấy 0,5kg chế phẩm BALASA-N01 trộn với 3kg bột bắp còn lại,

cho vào 1lít dịch men, trộn cho ẩm đều (nắm tay vào khi bỏ ra bột không bị rời ra) và để vào chỗ ấm. Việc này phải làm trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ.

Bước 2: Rải lớp chất độn (mùn cưa hay là mùn cưa trộn với trấu) dày 20cm. Tưới khoảng 50 lít dịch men đã làm ở trên. Kiểm tra độ ẩm nếu vẫn còn khô thì phun thêm nước sạch. Rắc đều 2/3 số bã bột bắp trong dịch men lên trên bề mặt, dùng tay xoa cho đều. Độ ẩm ở lớp dưới cùng khoảng 40% - kiểm tra bằng cách bốc một nắm chất độn và bóp chặt không thấy nước làm ướt tay.

Bước 3: Rải tiếp 20cm chất độn (mùn cưa hay là mùn cưa trộn với trấu). Tưới dịch men (30-35 lít) đều lên bề mặt, nếu chưa đủ ẩm thì phun thêm nước sạch cho vừa đủ. Rắc số bã bột bắp trong dịch men còn lại lên trên, dùng tay xoa cho đều. Độ ẩm lớp thứ hai khoảng 30-40%.

Bước 4: Lớp trên cùng 20cm nhất thiết phải là lớp mùn cưa. Sau khi tưới số dịch men còn lại (khoảng 15-20 lít), nếu chưa đủ ẩm thì thì phun thêm nước sạch đều lên trên mặt, dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều đến khi đạt độ ẩm khoảng 20% (mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời). Rải đều toàn bộ số bột bắp đã xử lý ở bước 1, làm phẳng đều toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.

Bước 5: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon. Nếu nhiệt độ bên ngoài quá cao có thể không cần che phủ. Sau khi lên men kết thúc bỏ bạt phủ, cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả heo.2.3. Một số lưu ý

- Khi rải bột bắp chú ý rải các góc chuồng và rìa tường ở cuối chuồng nơi có thể tập trung nhiều phân.

- Với đệm lót dày 60cm cũng có thể làm 02 lớp, mỗi lớp dày 30cm. Lượng nguyên liệu và dịch men không thay đổi.

- Mùa mưa sau khi làm xong đệm lót có thể thả heo vào ngay nhằm tận dụng nhiệt độ của heo để làm tăng lên men.

- Khi heo mới đưa vào chuồng thải phân thì nhặt phân bỏ rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho heo có thói quen thải phân một chỗ.3. Quản lý và bảo dưỡng đệm lót3.1. Quản lý đệm lót

4

Page 5: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

3.1.1. Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót: Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt. Với độ ẩm này heo sống thoải mái, không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng. Để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô hoặc ẩm quá cần:

- Không để nước mưa hắt vào chuồng và nước từ vòi uống làm ướt đệm lót; - Khi đệm lót bị ướt cần bổ sung chất độn lót khô;- Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.

3.1.2. Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót: Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý xới tơi đệm lót sâu 15 cm, đặc biệt ở chỗ đệm lót có hiện tượng kết tảng. Việc xới tơi đệm lót rất quan trọng, nó giúp cho đệm lót thông thoáng, vi sinh vật hoạt động tốt. Đặc biệt, việc xới tơi đệm lót giúp phân tán bớt nhiệt trong quá trình lên men làm giảm nhiệt độ bề mặt của đệm lót trong mùa hè.3.1.3. Phải phân tán phân ra toàn bộ chuồng: Phân tập trung một chỗ không những sẽ gây mùi thối do vi sinh vật phân giải chậm, mà còn xảy ra tình trạng ruồi tập trung đẻ trứng. Vì thế, ngay từ đầu cần tập cho heo thói quen không đi phân một chỗ và hàng ngày cần quan sát phân trong chuồng để xử lý kịp thời:

- Khi phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải thực hiện vùi lấp ngay;- Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể mang đi; - Trường hợp heo bị tiêu chảy nặng thì cần cách ly và điều trị.

3.2. Bảo dưỡng đệm lót- Khi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi

thối là đệm lót đang hoạt động tốt.- Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, tùy trường hợp có

biện pháp xử lý phù hợp:+ Nếu đệm lót có kết tảng và độ ẩm cao cần phải sới tung đệm lót ở độ

dầy 15 cm để cho tơi xốp, sau đó bổ sung thêm dịch men; + Trường hợp do heo nuôi mật độ cao, lượng phân nhiều thì cần điều

chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp;+ Vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh nên bổ sung thêm chất độn đảm

bảo độ dầy đệm lót.+ Với đệm lót cũ, lực phân giải giảm cần thay thế bằng đệm lót mới,

có thể thay toàn bộ hoặc một phần (thay lớp mặt).- Sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm 5 - 10% chất

độn và chế phẩm men.

III/ CHỌN GIỐNG HEO NUÔI THỊT- Để heo nuôi thịt tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp nên

chọn heo ngoại hoặc heo lai có tỉ lệ máu ngoại cao (heo lai F2);

5

Page 6: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

- Chọn con khỏe mạnh, không khuyết tật, lông thưa mịn, da mỏng có màu hồng, vai nở, mình dài cân đối, lưng thẳng, mông tròn, bụng thon gọn, chân thẳng.

- Heo mua từ các cơ sở chăn nuôi an toàn và ở nhữngvùng không có dịch đang xảy ra.

IV/ THỨC ĂNNuôi heo thịt chủ yếu là sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp, đảm bảo cân bằng

giữa Năng lượng - Protein - Khoáng và Vitamin. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoặc tự phối trộn từ các nguyên liệu.1. Tiêu chuẩn về thức ăn hỗn hợp cho heo

Chỉ tiêu Loại heoHeo con

(10-30 kg)Heo choai(31-60kg)

Heo vỗ béo(61-100kg)

lai ngoại lai ngoại lai ngoạiNăng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3.200 3.200 2.900 3.000 2.900 3.000Protein thô (%) 17 19 15 17 12 14

2. Lựa chọn và sử dụng thức ăn2.1. Lựa chọn loại thức ăn: Tùy theo điều kiện mà hộ chăn nuôi lựa chọn thức ăn công nghiệp hoặc tự phối trộn, cơ sở lựa chọn là dựa vào giá cả và hiệu quả sử dụng của thức ăn. 2.1.1. Thức ăn công nghiệp

- Thức ăn công nghiệp có 2 dạng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc.

+ Với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Sử dụng thức ăn này người chăn nuôi không cần phối trộn thêm nguyên liệu.

+ Với thức ăn đậm đặc: Dùng thức ăn này để phối trộn với các nguyên liệu theo tỉ lệ nhà sản xuất hướng dẫn in trên bao bì.

- Chọn mua thức ăn công nghiệp ngoài việc nắm thông tin về giá cả, chủng loại (hãng sản xuất, dạng thức ăn ...), cần xem trên bao bì về loại thức ăn, đối tượng sử dụng, thời hạn dùng và các chỉ tiêu chất lượng (năng lượng, đạm, xơ ...):

+ Mua đúng chủng loại, không nên mua loại thức ăn dùng cho vật nuôi này để nuôi loại vật nuôi khác.

+ Thức ăn càng mới sản xuất càng tốt, không mua những bao thức ăn đã hết thời hạn sử dụng.

+ Những thức ăn chất lượng tốt là có hàm lượng đạm và năng lượng cao, xơ thấp.

6

Page 7: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

+ Những bao thức ăn có dấu hiệu đã mở; bao bì bị rách, thủng; chữ in trên bao không rõ; bị mốc hoặc thức ăn bên trong vón cục thì không chọn mua.2.1.2. Thức ăn tự phối trộn: Với thức ăn hỗn hợp tự phối trộn thì thường có giá thành thấp, song cần chú ý đến chất lượng và tính thường xuyên của các nguyên liệu sử dụng.

- Yêu cầu đối với hỗn hợp tự phối trộn:+ Khi phối hợp cần chọn lựa công thức mà nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ.

Cân chính xác các thành phần theo đúng công thức và trộn thật đều.+ Nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo chất lượng, không bị ẩm, mốc và

không lẫn tạp chất gây hại.+ Túi và các dụng cụ đựng thức ăn phải thật khô ráo. Thức ăn trộn 1

lần tối đa sử dụng trong 7 -10 ngày. - Công thức phối trộn:

Côngthức

Nguyên liệu

% các loại nguyên liệu trong các hỗn hợp GhichúHeo lai Heo ngoại

10-30kg

31-60kg

61-100kg

10-30kg

31-60kg

61-100kg

1Bột mì 55 55 55 60 55 55Cám gạo 15 25 30 0 15 25Bột cá lạt 30 20 15 40 30 20

2Bột mì 30 25 30 34 30 25Cám gạo 15 30 25 0 20 30Bột bắp 30 25 30 33 25 25Bột cá lạt 25 20 15 33 25 20

3Cám gạo 20 35 40 0 20 35Bột bắp 60 50 50 75 60 50Bột cá lạt 20 15 10 25 20 15

***Ngoài các thành phần trên cần bổ sung thêm các loại Premix khoáng, Vitamin có bán trên thị trường và pha trộn theo hướng dẫn bao bì.2.2. Sử dụng thức ăn nuôi heo

- Đối với heo ngoại nên cho ăn tự do từ khi bắt đầu đến lúc xuất chuồng. Với heo lai giai đoạn dưới 75 - 80 kg cho ăn tự do, sau đó cho ăn hạn chế (khoảng 85 - 90% của mức ăn tự do) nhằm tăng tỷ lệ nạc.

- Khi nuôi heo trên đệm lót nên trộn thức ăn hỗn hợp với các loại chế phẩm sinh học như: 528s, M3-Natural, BIO-I,… nhằm kích thích thèm ăn, tăng khả năng hấp thu thức ăn và để phân, nước tiểu được tiêu hủy triệt để.

V/ CHĂM SÓC, QUẢN LÝ

7

Page 8: heo thịt trên đệm lót sinh học.doc

- Cho heo ăn đúng giờ, 3 bữa/ngày và cứ 2 - 3 ngày cần tăng dần khối lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu phần tránh để thức ăn thừa trong máng.

- Cho ăn khô, sử dụng vòi nước tự động để cung cấp nước thường xuyên cho heo và tránh làm ướt đệm lót.

- Khi thay đổi thức ăn cần tiến hành dần, không được thay đổi đột ngột dễ gây các bệnh đường ruột.

- Heo rất mẫn cảm với thời tiết, khí hậu thay đổi. Chú ý phòng chống nóng, đặt biệt các đợt nắng gắt trong mùa hè.

- Ghi chép các số liệu cần thiết như: chi phí mua thức ăn, lượng thức ăn sử dụng, trọng lượng heo xuất chuồng.... Điều này sẽ giúp người chăn nuôi hạch toán được lợi nhuận thu được sau khi bán heo.

VI/ VỆ SINH, PHÒNG BỆNH- Cần được lựa chọn thức ăn tốt, nước sạch. Tuyệt đối không cho heo ăn thức

ăn bị chua, mốc, có chất độc,...- Sau khi nhập heo về nuôi ổn định từ 3 - 5 ngày tiến hành tẩy giun và tiêm

nhắc lại các loại vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng, Dịch tả, Phó thương hàn.- Không phun các hóa chất tiêu độc, khử trùng vào đệm lót do men sẽ bị tiêu

diệt làm đệm lót mất tác dụng.- Cách ly trước khi nhập đàn, hạn chế người ra vào khu vực nuôi heo. Không

nuôi chung heo với các loại vật nuôi khác trong cùng khu vực.- Thường xuyên theo dõi phát hiện heo bệnh, nếu có phải nuôi cách ly và

điều trị kịp thời phòng bệnh lây lan.

8