41
ĐẠI HC DUY TÂN KHOA ĐIỆN ĐIỆN TORCAD CAPTURE ORCAD LAYOUT Trang 1 MỤC LỤC PHN 1: ORCAD CAPTURE ......................................................................................................3 1. Tổng quan về OrCAD Capture ..............................................................................................3 1.1 Cài đặt Orcad 16.6 (Xem file hướng dẫn Orcad 16.6\ Aspirin\Hd cài đặt.pdf) ..............3 1.2 Tạo bản thiết kế nguyên lý ..............................................................................................3 1.2.1 Khởi động OrCAD Capture ......................................................................................3 1.2.2 Tạo một Project mới .................................................................................................4 1.2.3 Các đối tượng làm việc .............................................................................................4 1.2.4 Các phím tắt và từ khóa trong OrCAD Capture .......................................................5 1.2.5 Tìm kiếm và chọn linh kiện ......................................................................................6 1.2.6 Kiểm tra lỗi sơ đồ nguyên lý ...................................................................................8 1.2.7 Tạo file netlist ...........................................................................................................9 1.3 Tạo thư viện nguyên lý ..................................................................................................10 1.3.1 Tìm Datasheet: .......................................................................................................10 1.3.2 Tiến hành tạo linh kiện ..........................................................................................11 1.3.3 Chỉnh sửa linh kiện .................................................................................................15 2. Bài tp ..................................................................................................................................16 PHN 2: ORCAD LAYOUT......................................................................................................18 1. Tổng quan về Layout ...........................................................................................................18 2. Vẽ mạch in với OrCAD Layout ..........................................................................................18 2.1 Khởi động OrCAD Layout ............................................................................................18 2.2 Tạo bản thiết kế .............................................................................................................19 2.3 Tạo chân thư viện mới ...................................................................................................21 2.3.1 Ly linh kin tnhà sn xut......................................................................................21 2.3.2 Ly linh kin tphn mm chun ..............................................................................23 2.3.3 Thư viện chân linh kin ca Orcad.............................................................................26 2.3.4 Chnh sửa thư viện chun ca Orcad Layout ............................................................. 27 2.4 Sắp xếp linh kiện ...........................................................................................................33 2.5 Vẽ mạch .........................................................................................................................36 2.6 Hoàn thiện bản mạch: ....................................................................................................39

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬkdientu.duytan.edu.vn/media/50369/cong-cu-thiet-ke-mach-orcad.pdf · OrCAD Capture là phần mềm vẽ mạch rất mạnh, thư

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: ORCAD CAPTURE ...................................................................................................... 3

1. Tổng quan về OrCAD Capture .............................................................................................. 3

1.1 Cài đặt Orcad 16.6 (Xem file hướng dẫn Orcad 16.6\ Aspirin\Hd cài đặt.pdf) .............. 3

1.2 Tạo bản thiết kế nguyên lý .............................................................................................. 3

1.2.1 Khởi động OrCAD Capture ...................................................................................... 3

1.2.2 Tạo một Project mới ................................................................................................. 4

1.2.3 Các đối tượng làm việc ............................................................................................. 4

1.2.4 Các phím tắt và từ khóa trong OrCAD Capture ....................................................... 5

1.2.5 Tìm kiếm và chọn linh kiện ...................................................................................... 6

1.2.6 Kiểm tra lỗi sơ đồ nguyên lý ................................................................................... 8

1.2.7 Tạo file netlist ........................................................................................................... 9

1.3 Tạo thư viện nguyên lý .................................................................................................. 10

1.3.1 Tìm Datasheet: ....................................................................................................... 10

1.3.2 Tiến hành tạo linh kiện .......................................................................................... 11

1.3.3 Chỉnh sửa linh kiện ................................................................................................. 15

2. Bài tập .................................................................................................................................. 16

PHẦN 2: ORCAD LAYOUT ...................................................................................................... 18

1. Tổng quan về Layout ........................................................................................................... 18

2. Vẽ mạch in với OrCAD Layout .......................................................................................... 18

2.1 Khởi động OrCAD Layout ............................................................................................ 18

2.2 Tạo bản thiết kế ............................................................................................................. 19

2.3 Tạo chân thư viện mới ................................................................................................... 21

2.3.1 Lấy linh kiện từ nhà sản xuất...................................................................................... 21

2.3.2 Lấy linh kiện từ phần mềm chuẩn .............................................................................. 23

2.3.3 Thư viện chân linh kiện của Orcad ............................................................................. 26

2.3.4 Chỉnh sửa thư viện chuẩn của Orcad Layout ............................................................. 27

2.4 Sắp xếp linh kiện ........................................................................................................... 33

2.5 Vẽ mạch ......................................................................................................................... 36

2.6 Hoàn thiện bản mạch: .................................................................................................... 39

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 2

2.7 Phủ mass cho mạch in ................................................................................................... 40

3. Bài tập .................................................................................................................................. 41

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 3

PHẦN 1: ORCAD CAPTURE

1. Tổng quan về OrCAD Capture

OrCAD Capture là phần mềm vẽ mạch rất mạnh, thư viện phong phú, thao tác dễ

dàng. Sinh viên cần nắm rõ các nội dung sau đây:

Cài đặt Orcad 16.6

Tạo bản thiết kế nguyên lý

Tạo thư viện nguyên lý

1.1 Cài đặt Orcad 16.6 (Xem file hướng dẫn soft\Orcad 16.6\Aspirin\Hd cài đặt.pdf)

1.2 Tạo bản thiết kế nguyên lý

1.2.1 Khởi động OrCAD Capture

C1. Start Cadence Design Entry Cis

C2. Click vào biểu tượng trên màn hình Desktop

Màn hình làm việc của Capture như sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 4

1.2.2 Tạo một Project mới

Chọn menu File New Project. Hộp thoại New project hiện ra, nhập tên project

trong phần Name và đường dẫn đến vị trí lưu project trong phần Location.

OK để xác nhận

1.2.3 Các đối tượng làm việc

Thanh công cụ:

Chọn đối tượng

Thư viện linh kiện

Chạy dây

Đặt nhãn đường mạch

Vẽ đường nối bus

Đặt điểm nối

Nối với đường bus

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 5

Nguồn

Mass

Điểm không nối

1.2.4 Các phím tắt và từ khóa trong OrCAD Capture

R Xoay linh kiện

W Nối các đương mạch

I Phóng to màn hình

O Thu nhỏ màn hình

P Lấy linh kiện

N Đánh nhãn

J Tạo điểm nối

B Vẽ đường bus

T Thêm văn bản cho bản vẽ

X Đánh dấu chân linh kiện ko sử dụng

F Lấy các khối nguồn

G Lấy các khối mass, nối đất

Y Vẽ khối chữ nhật

ESC Thoát chế độ đang chọn

Một số từ khóa được sử dụng nhiều:

R Điện trở

RESISTOR VAR Biến trở

CAP Tụ điện

CAP NP Tụ không phân cực

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 6

RELAY Rơ le

LED Đèn led

FUSE Cầu chì

DIODE Đi ốt

DIODE ZENER Đi ốt ổn áp

NPN Transistor ngược

PNP Transistor thuận

CRYSTAL Thạch anh

BRIDGE Cầu diode

SW Nút nhấn

HEADR Chân cắm

1.2.5 Tìm kiếm và chọn linh kiện

Để lấy linh kiện, nhấn phím P (hoặc Shift + P hoặc chọn Place Part), cửa sổ hiện ra

như sau :

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 7

Khung Part cho phép gọi ra các linh kiện lấy ở Libraries. Ta phải Add library (Alt

+A) để thêm các thư viện *.olb vào Orcad:

Sau khi đã Add các linh kiện vào

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 8

Từ khung Part List chọn 1 linh kiện cần dùng, ở khung Part sẽ hiện ra tên linh kiện đó

và bên dưới dẽ hiện ra hình dạng của linh kiện, sau đó nhấn OK.

Chọn vị trí thích hợp và nhấp chuột trái để đặt linh kiện

Các thao tác Rotate (R) để xoay linh kiện, Vertical (V) để lật linh kiện theo chiều dọc

hoặc Horizontal (H) để lật theo chiều ngang

Chọn và đặt đầy đủ linh kiện vào trang vẽ trước rồi tiến hành đi dây nối mạch

Để nối dây nhấp vào bên thanh công cụ phải hoặc sử dụng phím W, nhấp chuột

vào linh kiện và kéo đến vị trí khác nếu muốn di chuyên chúng

1.2.6 Kiểm tra lỗi sơ đồ nguyên lý

Nhấp vào biểu tượng Project Manager , xuất hiện màn hình như sau: Chọn

PAGE1

Nhấp vào biểu tượng design rules check

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 9

Hộp thoại Design Rules Check xuất hiện, check vào Scope, Action & Report như hình

bên và nhấp Ok để kiểm tra. Nếu có thông báo lỗi bạn hãy kiểm tra vị trí có khoanh tròn nhỏ

màu xanh và tiến hành sửa lỗi rồi tiếp tục.

1.2.7 Tạo file netlist

Sau khi kiểm tra không thấy lỗi , chúng ta tiến hành tạo file .MNL để chuyển sang

Layout. Chọn biểu tượng Create Netlist trên thanh công cụ, hoặc chọn Tool Create

Netlist

Cửa sổ Create Netlist xuất hiện, chọn Layout.

Trong thẻ Netlist File chọn Browse để duyệt đến nơi chứa file, nhấp chọn OK

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 10

Chọn Run ECO to Layout để liên kết giữa Capture và Layout sau này (ta có thể cập

nhật từ SCHEMATIC sang Layout khi ta thay đổi các linh kiện hay ta thay đổi các chân của

linh kiện .

Chon OK trong hộp thoại xuất hiện tiếp theo để hoàn tất quá trình tạo file netlist

Vậy là đã hoàn tất quá trình vẽ mạch bằng Capture, bạn hãy dùng file .MNL vừa tạo

để vẽ mạch in bằng OrCAD Layout Plus

1.3 Tạo thư viện nguyên lý

Việc tạo ra linh kiện mới trong Capture rất quan trọng vì các linh kiện điện tử đều

được sản xuất theo một số tiêu chuẩn nhất định. Hơn nữa việc tạo ra một bộ thư viện sẽ giúp

ta quản lý, cũng như thao tác nhanh hơn trong việc tìm kiếm linh kiện.

1.3.1 Tìm Datasheet:

Ví dụ ta muốn vẽ linh kiện MAX232. Việc đầu tiên là phải tra cứu datasheet của IC

MAX232. Để tra datasheet ta có thể search trên mạng http://google.com hoặc tìm trực tiếp từ

các trang web về datasheet như www.alldatasheet.com hoặc www.datasheetcatalog.com

Đây là hình ảnh của con MAX232 trong datasheet

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 11

1.3.2 Tiến hành tạo linh kiện

Trong màn hình làm việc của Capture. Chọn File New Library

Trong cửa sổ quản lí, tại thư mục Library nhấp chuột phải vào library.olb, chọn New

Part để tạo linh kiện mới

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 12

Nhập tên linh kiện vào khung Name (tên này sẽ được hiển thị khi ta chọn linh kiện).

Ở đây ta gõ MAX232

Cửa sổ làm việc như sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 13

Trước hết chúng ta cần tạo ra nhóm chân, sau đó sửa chữa thông số, những nhóm

chân có cùng chức năng ta thiết kế chung. Chọn Place Pin Array trên thanh công cụ

để tạo nhóm chân cho linh kiện.

Starting Name tên chân) : 1

Starting Number ( Chân bắt đầu): 1

Number of Pins (số chân được tạo ra trong cùng nhóm chân): 8

Increment (số đơn vị tăng lên) : 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 14

Tiếp tục tạo các chân còn lại. Chọn Place pin array

Starting Name : 16

Starting Number: 16

Number of Pins : 8

Increment: -1

Nhấp đúp chuột vào chân linh kiện để sửa đổi các thông số: tên, số chân linh kiện.

Tiếp tục cho các chân còn lại. Nhấp chuột trái và kéo giữ chuột để sắp xếp lại vị trí các chân

linh kiện cho hợp lí & thẩm mỹ

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 15

Chọn Place rectangle trên thanh công cụ để tạo đường bao, vẽ hình vuông vừa khít

trên hình.

1.3.3 Chỉnh sửa linh kiện

Khi lấy linh kiện trong thư viện, trong một số trường hợp IC bị ẩn chân VCC và

GND. Ta cần hiển thị các chân này cho việc vẽ sơ đồ nguyên lý.

Lấy ví dụ IC 74HC595

Để chỉnh sửa, ta click phải vào linh kiện Edit Part. Các chân ẩn sẽ được đánh dấu

chữ thập đỏ.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 16

Click đúp vào các chân này và chọn Pin Visible, kiểu chân là Line. OK để xác nhận

Close phần chỉnh sửa. Chọn Update Current để cập nhật linh kiện nguyên lý

2. Bài tập

2.1 Vẽ sơ đồ nguyên lý cho các linh kiện sau:

PIC16F877A, PIC18F45K22, PIC18F4550, MAX232, IC555, LM2596, LCD 16x2, LED 7

đoạn, LED 7 đoạn x2, Led 7 đoạn x4, 74LS138, 74HC595, 74HC574, AT89S52,

MSP430G25553, MSP430F5529

2.2 Vẽ sơ đồ nguyên lý cho LAB1

Chú ý: Nguyên lý mạch nguồn, Mạch ICSP, giao tiếp UART

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 17

2.3 Vẽ sơ đồ mạch nguyên lý cho LAB2

Chú ý: Mạch Xbee, LM35, DS18B20, USB, PIC…

2.4 Vẽ sơ đồ nguyên lý cho LAB3 ( Mạch IC dịch 74595)

2.5 Vẽ sơ đồ nguyên lý cho LAB4 (Mạch đồng hồ số DS1307)

PIC18F4550

LM35

DS18B20

DHT11

LED

BUTTON

POWER

RESET

ICSP

XBEE

USB

CONNECTION

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 18

PHẦN 2: ORCAD LAYOUT

1. Tổng quan về Layout

Cài đặt: Xem file \soft\OrCAD 16.6\Aspirin\HD Cài đặt Layout.pdf

Để thi công board mạch thực tế cần phải xuất mạch nguyên lý trong Capture sang file

mạch in được hỗ trợ bởi Layout. Sinh viên cần nắm rõ các nội dung sau đây:

Xuất file .mnl trong mạch nguyên lý sang Layout để vẽ mạch in hoàn chỉnh

Cập nhật file Layout

Chọn chân linh kiện footprint

Tạo thư viện chân linh kiện mới

Đi dây, vẽ mạch, đổ đồng, nhân mạch, in mạch…

Xuất ra file Gerber

2. Vẽ mạch in với OrCAD Layout

2.1 Khởi động OrCAD Layout

C:\Cadence\SPB_16.2\tools\layout_plus\layout.exe

Màn hình làm việc của Layout Plus như sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 19

2.2 Tạo bản thiết kế

Để tạo một bản thiết kế mới, vào menu File ->New hoặc từ biểu tượng trên thanh

công cụ.

Xuất hiện hộp thoại Auto ECO, ta nhập file Template theo đường dẫn mặc định:

C:\Cadence\SPB_16.2\tools\layout_plus\data\default.tch vào mục Input Layout TCH. File

template là file định dạng một số thông số mặc định cho board mạch, như số lớp board mạch,

khoảng cách đi dây, kích thước đường mạch, quy định thiết kế,... được sử dụng xuyên suốt trong

quá trình vẽ mạch in.

Mục Input MNL ta dẫn đến file Netlist đã tạo ở trên

Apply ECO

Đến đây là bước quan trọng nhất trong quá trình vẽ mạch in. Nếu các linh kiện trong

mạch thiết kế là các linh kiện mới và chưa từng có liên kết đến thư viện footprint của Layout

Plus lần nào thì sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu bạn phải liên kết đến Footprint (Link

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 20

Footprint to Component). Đây là bước khó khăn đòi hỏi bạn phải cẩn thận, nếu như chọn sai

chân thì mạch coi như bỏ đi, tốt nhất ta hãy xem kỹ hình ảnh thực tế của linh kiện và

datasheet của nó để việc chọn hình dạng và kích thước của Footprint được chính xác.

Trong trường hợp linh kiện đã có trong thư viện, ta chọn mục Link existing footprint

to component. Tìm đến thư viện phù hợp và chọn OK.

Thực hiện quá trình trên cho đến khi hoàn tất toàn bộ linh kiện trong mạch nguyên lý.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 21

Kết quả ta thu được hình Layout với các linh kiện dã được tiền nối với nhau:

2.3 Tạo chân thư viện mới

2.3.1 Lấy linh kiện từ nhà sản xuất

Giả sử ta đang cần thư viện Layout của linh kiện LM2596 kiểu chân cắm TO-220.

Vào trang web của nhà sản xuất chip (TI, Microchip, …) để download model linh

kiện có đuôi là .BXL

http://www.ti.com/product/LM2596/pinout-quality

Sử dụng phần mềm Ultra Librarian để chuyển đổi định dạng.

Bước 1: Load data, dẫn đến vị trí file .BXL của linh kiện vừa download ở trên

Bước 2: Chọn công cụ vẽ mạch là:

Orcad Capture CIS v9 or newer

Orcad layout v9 or newer

Bước 3: Export to seleced tool

Kết quả thu được là file .MIN được lưu mặc định trong thư mục

C:\UltraLibrarian\Library\Exported\Orcad

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 22

Tiếp tục, mở Layout 16.2

Bước 1: File\Import\Min Interchange, dẫn đến file .MIN vừa tạo ở trên

Bước 2: Chọn kiểu thư viện .LLB và lưu lại tên linh kiện cho phù hợp

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 23

2.3.2 Lấy linh kiện từ phần mềm chuẩn

Phần mềm thường được sử dụng là Library Expert Lite phiên bản miễn phí. Phần

mềm này cho phép tạo ra các linh kiện theo chuẩn mạch in công nghiệp thông dụng.

Ví dụ ta đang cần thư viện linh kiện MAX232 SMD.( Dĩ nhiên vẫn có thể dùng cách

2.3.1 trên để lấy thư viện)

Chọn Surface Mount Small Outline Pkg (SOIC, SOP) OK

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 24

Các thông số cần quan tâm là:

PIN: số lượng chân chip

A: Chiều cao linh kiện

A1: Khoảng cách từ bụng linh kiện đến mặt mạch in

B: Độ rộng chân linh kiện

D: Chiều dài thân linh kiện

E: Khoảng cách 2 đầu mút chân linh kiện

E1: Chiều rộng thân linh kiện

L: Chiều dài chân linh kiện tiếp xúc với mạch in (theo kinh nghiệm nên cộng thêm 0.3mm

vào chiều dài này để đảm bảo linh kiện có thể hàn tay được)

e: Khoảng cách giữa 2 chân linh kiện

Dựa vào ý nghĩa các thông số và datasheet linh kiện ở trên, ta dễ dàng điền vào bảng

tham số như sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 25

Click OK Build

Một File .MIN được tạo ra. Tiếp theo ta mở Layout lên và thao tác hoàn toàn giống

bước 2.3.2 để tạo thư viện

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 26

2.3.3 Thư viện chân linh kiện của Orcad

Thư viện chân của Orcad là rất đồ sộ, phong phú, đa dạng. Tuy nhiên cũng chính vì lí

do đó sẽ gây ra một số khó khăn khi quản lý, tìm kiếm linh kiện. Tốt nhất là ta nên tạo một

bộ thư viện của riêng mình, với những linh kiện thường dùng để quản lý tốt nhất và tránh sai

xót trong quá trình vẽ mạch.

Giả sử ta cần chân linh kiện PIC16F877A SMD, kiểu chân TQFP

Thư viện chân TQFP trong Orcad có tên là QUAD.

Ta cần quan tâm đến các thông số sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 27

p: Khoảng cách 2 chân

E: Chiều rộng giữa 2 đầu mút chân linh kiện theo phương ngang

D: Chiều rộng giữa 2 đầu mút chân linh kiện theo phương đứng

n: Số lượng chân linh kiện

Thường dựa vào thông số NOM để chọn chân linh kiện, ta dễ dàng chọn được chân

chính xác là: QUAD.0.080M/44/WG12.00

QUAD 0.080M 44 WG12.00

Kiểu chân TQFP p n E=D

Ngoài ra, Orcad còn có sẵn rất nhiều thư viện, chi tiết xem trong file

LAB1_Footprints.PDF

2.3.4 Chỉnh sửa thư viện chuẩn của Orcad Layout

Giả sử ta cần thư viện cho linh kiện MAX232 chân cắm.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 28

Đối với IC cắm ta cần quan tâm đến thư viện DIP100T với các thông số sau:

A: Chiều dài thân IC = 0.775

B: Chiều rộng thân IC = 0.325/0.300

P: Khoảng cách 2 chân = 0.100

N: số chân = 16

Như vậy ta có kiểu chân: DIP100T DIP.100/16/W.300/L.775

Trước tiên ta lưu lại thư viện đó vào thư viện cá nhân để dễ quản lý. Quá trình như

sau:

Tại bảng công cụ Footprints Save As… Create new library Chọn đường dẫn

và đặt tên thue viện, ví dụ DTU.LLB, tên linh kiện là MAX232_TH

Click OK

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 29

Trên thanh công cụ, Click vào Pin Tool Click vào chân linh kiện Ấn tổ hợp

phím Shift + T để mở bộ công cụ quản lý Padstack. Tại đây, hộp thoại hiện lên thể hiện

thuộc tính của pad linh kiện.

Như vậy linh kiện này có hình dạng tròn, kích thước là 58 mil. Quay trở lại với

datasheet, ta thấy kích thước chân linh kiện (cũng chính là kích thước lỗ khoan) là 21 mil.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 30

Giá trị này phù hợp cho hàn máy hoặc các kĩ sư đã quen với việc hàn khò, còn đối với mạch

thủ công, các bạn sinh viên nên chọn pad lớn hơn một chút. Cu thể cho các IC cắm là 70 mil.

Ta chỉnh sửa các lớp cần thiết: TOP = BOT = 70 mil

Tiếp theo là lớp mạ đồng SMTOP = SMBOT = 70 + 8 = 78mil (theo quy định của các

cơ sở mạch in thì lớp này lớn hơn lớp TOP 8 mil)

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 31

Tiếp theo là lớp lỗ khoan: DRILL = DRLDWG = 34 mil ( > 21 mil để chân linh kiện

có thể xuyên qua. Với các linh kiện công suất thì lỗ khoan phải chỉnh lớn hơn)

Các lớp còn lại không quan tâm ta Undefined

Cuối cùng ta chỉnh chân số 1 (thường có hình vuông) theo cách tương tự để hoàn

thiện linh kiện. Click Save để lưu linh kiện

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 32

Tuy nhiên, giả sử ta muốn các chân linh kiện đó hình bầu dục (để dễ dàng đi dây

xuyên qua chân, mặc dù điều này phải rất hạn chế). Ta có thể điều chỉnh trong mục Property

Oblong

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 33

2.4 Sắp xếp linh kiện

Để tiện cho việc sắp xếp các linh kiện trước tiên ta tạo kết nối giữa Capture và Layout:

Phần Capture chọn Options Preferences…

Cửa sổ Preference xuất hiện ta chọn theo các bước sau:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 34

Phần Layout chọn Window Half Screen

Ta được kết quả:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 35

Đến đây ta có thể sắp xếp các linh kiện cho phù hợp. Việc bố trí linh kiện lên board

mạch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ ổn định, dễ vẽ và thẩm

mĩ,v.v…của board mạch. Thực hiện tuần tự các bước sau:

Click vào biểu tượng để tắt DRC

Tắt chế độ Reconnect mode để ẩn các đường dây vàng cho đỡ rối mắt

Options System Setings chỉnh lại ô lưới Place grid [X,Y]: Chọn chuẩn mạch in

12.5 .

Chọn lớp để vẽ mạch:

o Nếu là mạch in 1 lớp ta chỉ giữ lại lớp BOTTOM và Unused các lớp còn lại

(ở đây ta chỉ cần Unused lớp INNER1 và INNER2) bằng cách vào Tool

Layer Select From Spreadsheet khi đó cửa sổ Layer hiện ra:

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 36

o Nếu vẽ mạch in 2 lớp, ta có 8 lớp mạch cần quan tâm:

BOT: Bottom, mặc định màu đỏ, phím 2

TOP: Top, mặc định màu xanh dương, phím 1

SSTOP: In chữ và kí hiệu linh kiện lớp TOP, mặc định màu trắng

SSBOT: In chữ và kí hiệu linh kiện lớp BOT, mặc định màu vàng

DRILL và DRLDWG: Quy định kích thước lỗ khoan

SMTOP và SMBOT: lớp định khoảng cách phủ xanh mạch in, rất quan trọng, là

nơi chứa đồng để hàn linh kiện, thông thường lớn hơn lớp TOP và BOT khoảng 8

mil

Sắp xếp linh kiện

Nhấp chuột vào biểu tượng Component Tool trên thanh công cụ. Ấn nút R

để quay linh kiện theo chiều mong mốn. Để di chuyển linh kiện nào ta nhấp chuột vào linh

kiện đó, sau đó, khi nhả chuột ra và di chuyển thì linh kiện cũng sẽ di chuyển theo. Đến vị trí

cần đặt linh kiện thì nhấp chuột một lần nữa, và linh kiện sẽ được cố định.

2.5 Vẽ mạch

Có thể vẽ tự động :

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 37

Vào Tool Layer Select from Speadsheet. Nếu vẽ mạch 1 lớp, ta chỉ cần dùng

lớp BOT để chạy dây. Vì vậy trong cửa sổ này ta sẽ Unused các lớp khác, cụ thể là TOP,

INNER1, INNER2

Trước khi vẽ tự động, ta cần vẽ đường bao thuộc tính Obstacle type là Board Outline

và Obstacle layer là Global Layer cho mạch. Chọn công cụ Obstacle Tool để vẽ đường bao

này.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 38

Sau đó vẽ hình chữ nhật bao quang mạch layout.

Vào Auto -> Auto Route -> Board, Layout Plus sẽ tự động vẽ mạch. Sau khi mạch đã

được vẽ tự động ta tiến hành kiểm tra lại các đường tiền nối đã được nối hết hay chưa, nếu

chưa ta phải vẽ tay, trong trường hợp không thể vẽ tay ta phải thực hiện chèn Jumper. Tuy

nhiên khuyến cáo nên vẽ bằng tay, không nên vẽ tự động.

Thực hiện chèm Jumper: Trước tiên phải chọn đường mạch để nối Jumper, xóa đường

mạch đã vẽ (Unrout phím tắt “D”), sau đó chọn để xóa đường tiền nối. Chọn

công cụ Edit Segment tool. Nhấp vào đường dây cần chạy Jump, ấn phím E để tạo Via. Để

chuyển lớp vẽ (ví dụ đang vẽ lớp BOT, cần chuyển qua lớp TOP), ấn phím 1. Vẽ đoạn dây

jump ở lớp 1. Ấn phím E để tạo Via tiếp theo…Cứ thế làm cho đến khi tất cả các đường dây

hoàn thành thì dừng lại.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 39

Vẽ bằng tay:

Chọn Edit Segment Mode . Kích vào dây muốn vẽ, lúc đó dây sẽ gắn

với con trỏ, rê chuột để tạo đường mạch, kích trái chuột để cố định đường mạch.

Để đổi hướng đường đi của mạch: kích vào cuối đoạn dây, sau đó đổi theo hướng mà

bạn muốn vẽ.

Sau khi vẽ xong, nhấn ESC để kết thúc.

Nhấp F5 để refresh bản mạch.

2.6 Hoàn thiện bản mạch:

a. Chèn một đoạn text vào mạch in

Chọn Text Tool từ thanh công cụ Click phải vào màn hình

chọn New. Hộp thoại Text Edit hiện ra, trong khung Text String gõ nội dung cần chèn.

Lưu ý: nếu bạn làm mạch in thủ công thì click chọn Mirrored để khi ủi không bị

ngược. Chọn lớp hiển thị trong khung Layer ( thường thị chọnTOP và BOTTOM ), và kích

thước chữ . Chọn OK để hoàn tất

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 40

b. Chỉnh sửa độ rộng các đường dây

Thông thường đường nguồn phải có độ rộng lớn hơn so với các đường dây khác. Hoặc trong

các mạch công suất, đường công suất phải được vẽ rất lớn so với các dây khác. Để chỉnh sửa,

chọn đường cần chỉnh độ rộng, ấn phím W

Trong hộp thoại Track Width:

New Width là dộ rộng của duờng (nên 0.3 là bé nhất với làm mạch in bằng tay).

Lựa chọn segment dể chỉ chỉnh sửa dộ rộng của doạn dó

Connection dể chỉnh sửa phần nối giữa 2 diểm

Net dể chỉnh dộ rộng cho tất cả các duờng có liên kết với nhau (tức có nối nhau).

2.7 Phủ mass cho mạch in

Mục đích của vấn đề này là để chống nhiễu cho mạch điện. Cách làm như sau:

Chọn Obstacle Tool. Nhấp chuột vào khung mạch, con

chuột thành dấu cộng nhỏ thì click phải, chọn New. Click phải màn hình lần nửa chọn

Property sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại Edit Obstacle.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ORCAD CAPTURE – ORCAD LAYOUT Trang 41

Trong khung Obstacle Type chọn: Copper Pour.

- Trong khung Obstacle Layer chọn lớp cần phủ Copper Pour: có thể là TOP hay

BOTTOM.

- Trong khung Net Attachment thì chọn là GND hoặc POWER, tùy theo bạn muốn phủ

theo GND hay POWER. Nếu không thì ta để dấu “ – “

- Nhấn OK.

- Nhấn ESC để hoàn thành đổ đồng

Ta có thể hiển thị hoặc ẩn đi các lớp mạch này (cho mục đích dễ nhìn mạch) bằng

thao tác ấn phím -. Để hiển thị lại, ấn phím F5

3. Bài tập

Vẽ layout cho các bài LAB bằng chân cắm và chân dán