26
Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TI TP. HCHÍ MINH BMÔN NGHIP VCÂU TRẢ LỜI GỢI Ý Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nhóm: Xinh đẹp lộng lẫy diêm dúa CHƯƠNG 1 + 2 1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp? Khái niệm - Là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. - Trong nhiều TH đi kèm việc trao đổi các yếu tố sx (VD: vốn, lao động), nhất là ngoại thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Mục đích - Phát triển KT-XH: cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng sản xuất ra, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp trong các đặc điểm của sản xuất. - Mđ khác: chính trị, quân sự,… các QHKT đối ngoại khác,… Nói NT là công nghệ sản xuất gián tiếp vì ta có thể coi ngoại thường như một công nghệ khác để sản xuất hàng hóa dịch vụ. Thông qua ngoại thương, đầu ra sẽ là thứ quốc gia có và đầu vào là thứ quốc gia cần mà xuất nhập khẩu là một công cụ. VD: hiện nay VN xuất khẩu gạo và nhập các máy móc, thiết bi công nghệ cao để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. 2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển. a. Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ: khi còn tồn tại cơ chế hàng đổi hành thì thương mại quốc tế chưa thể ra đời, vì mục đích của hoạt động thương mại là nhằm đem lại lợi ích cho các chủ buôn, trong khi cơ chế hàng đổi hàng không làm được điều đó. Chỉ đến khi kinh tế hàng hóa- tiền tệ ra đời thì thương mại mới thực sự xuất hiện. b. Sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp: để ngoại thương ra đời, ngoài điều kiện phải có sự tồn tại của kinh tế hàng hóa-tiền tệ thì cần phải có 1 tầng lớp người trung gian tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa đó là tư bản thương nghiệp. Tầng lớp trung gian này đóng vai trò mua hàng từ người cung cấp tốt hơn và bán lại cho những người có nhu cầu tốt hơn, vì vậy đóng vai trò thúc đẩy thương mại phát triển. c. Sự ra đời của Nhà nước: Dưới các xã hội nô lệ, phong kiến, lưu thông giữa các quốc gia chỉ mới dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và nó chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa.

ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN NGHIỆP VỤ

CÂU TRẢ LỜI GỢI Ý

Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Nhóm: Xinh đẹp lộng lẫy diêm dúa

CHƯƠNG 1 + 2

1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công

nghệ sản xuất gián tiếp?

Khái niệm

- Là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.

- Trong nhiều TH đi kèm việc trao đổi các yếu tố sx (VD: vốn, lao động), nhất là

ngoại thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

Mục đích

- Phát triển KT-XH: cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng sản xuất

ra, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao mức

sống của nhân dân. Cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp trong các đặc điểm

của sản xuất.

- Mđ khác: chính trị, quân sự,… các QHKT đối ngoại khác,…

Nói NT là công nghệ sản xuất gián tiếp vì ta có thể coi ngoại thường như một công

nghệ khác để sản xuất hàng hóa dịch vụ. Thông qua ngoại thương, đầu ra sẽ là thứ

quốc gia có và đầu vào là thứ quốc gia cần mà xuất nhập khẩu là một công cụ.

VD: hiện nay VN xuất khẩu gạo và nhập các máy móc, thiết bi công nghệ cao để đẩy

mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển.

a. Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ: khi còn tồn tại cơ chế hàng

đổi hành thì thương mại quốc tế chưa thể ra đời, vì mục đích của hoạt động thương

mại là nhằm đem lại lợi ích cho các chủ buôn, trong khi cơ chế hàng đổi hàng không

làm được điều đó. Chỉ đến khi kinh tế hàng hóa- tiền tệ ra đời thì thương mại mới

thực sự xuất hiện.

b. Sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp: để ngoại thương ra đời, ngoài điều kiện phải

có sự tồn tại của kinh tế hàng hóa-tiền tệ thì cần phải có 1 tầng lớp người trung gian

tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa đó là tư bản thương nghiệp. Tầng lớp trung

gian này đóng vai trò mua hàng từ người cung cấp tốt hơn và bán lại cho những người

có nhu cầu tốt hơn, vì vậy đóng vai trò thúc đẩy thương mại phát triển.

c. Sự ra đời của Nhà nước: Dưới các xã hội nô lệ, phong kiến, lưu thông giữa các quốc

gia chỉ mới dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và nó chỉ thực sự phát triển

trong thời đại tư bản chủ nghĩa.

Page 2: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 2

d. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế: sự phân công lao động quốc tế giúp

phát huy các lợi thế so sánh của quốc gia, nhưng đồng thời cũng tăng thêm khả năng

phụ thuộc vào bên ngoài. Vì thế, phân công lao động càng phát triển thì các quốc gia

càng phải đẩy mạnh ngoại thương để tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như xử lí

các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong thời kì hội nhập.

3. Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thương về: sự giàu có, thương mại và vai trò

của nhà nước.

a. Quan điểm về sự giàu có: đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được

tính bằng vàng.

b. Quan điểm về thương mại:

- Hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của của cải.

- Lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang bằng giá. Dân tộc này làm giàu

bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Thương mại quốc tế là một trò chơi có

tổng bằng không.

- Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Xuất khẩu đối với một quốc gia rất

có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời làm gia tăng lượng của cải

của quốc gia. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với

hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn đến sự thất thoát của của cải quốc gia.

c. Quan điểm về vai trò của nhà nước:

Nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại diễn ra, thực

hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm làm tăng của

cải tích lũy được của quốc gia.

4. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương?

a. Tiến bộ:

- Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển. Vì chủ nghĩa trọng thương cho rằng

hoạt động ngoại thương mà chủ yếu là xuất khẩu là nguồn gốc tạo ra của cải

- Đề ra được các chính sách thương mại tiến bộ. Nó chỉ ra cách làm giàu chính

thống, cắt đứt hẳn với những truyền thống chủ yếu thời trung cổ.

- Nhận thức và đề cao vai trò điều tiết của Nhà nước.

b. Hạn chế

- Quan niệm sai lầm về sự giàu có 1 quốc gia, tuyệt đối hóa vai trò của tiền tệ, nhà

nước, nạn sùng bái tiền tệ.

- Quan niệm thương mại là trao đổi không ngang giá, lợi ích quốc qua là từ sự

lường gạt giữa các dân tộc. Trên thực tế là các quốc gia đều có lợi khi tham gia

vào thương mại quốc tế.

- Tư duy mang tính kinh nghiệm: lí luận của chủ nghĩa trọng thương thường mang

nặng tính kinh nghiệm (thông qua hoạt động thương mại của Anh, Pháp). Đây

cũng là một hậu quả của việc quá đề cao vai trò của Nhà nước.

5. Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối.

a. Nội dung lí thuyết:

- Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số hàng hóa dịch vụ có sẵn

- Nếu thương mại quốc tế không bị hạn chế thì lợi ích của các quốc gia có được từ

thương mại là do sự phân công lao động quốc tế (phân công lao động qt là sự

chuyên môn hóa của 1 qgia về 1 mặt hàng nào đó)

Page 3: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 3

- Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối trong việc sx một sp khi chi phí lao

động thấp hơn hay năng suất cao hơn. Và nước đó nên chuyên môn hóa những sp

mà mình có lợi thế tuyệt đối để đem trao đổi với những sp mà nc ngoài sx hiệu

quả hơn.

o VD: cùng với lượng nông dân, diện tích đất canh tác, mỗi năm, Việt Nam

sx được 20 tấn gạo trong khi Nhật chỉ được 10 tấn, thì VN có lợi thế tuyệt

đối so với Nhật về sx gạo.

b. Nguồn gốc:

- Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên. (VD: các nc

Trung Đông có thế mạnh trong xuất khẩu dầu mỏ vì các nước này sở hữu một trữ

lượng các mỏ dầu lớn nhất thế giới.)

- Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của CN và sự lành nghề (nhờ

chuyên môn hóa) (VD: Nhật Bản là một nước nhập khẩu sắt và than, hai TP quan

trọng cần thiết cho QT sx thép. Nhưng nhờ có được quy trình chế biến thép tiết

kiệm được nguyên liệu và công lao động nên các nhà sx thép NB rất thành công

trong cạnh tranh trên thị trường)

6. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.

a. Ưu điểm

- Hàng hóa là thước đo sự giàu có. Đây là một điểm phát triển hơn so với quan điểm

của CN trọng thương.

- Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.

- Chứng minh thương mại quốc tế có lợi cho các quốc gia

+ Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và

trao đổi các mặt hàng.

+ Nếu một quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chuối, cf… thì

có thể nhập khẩu sp từ nc ngoài, đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng

b. Hạn chế

- Mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn

ra khi 1 quốc gia có lợi thế tuyệt đối (hoặc có mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các

mặt hàng

- Coi lao động là yếu tố sx duy nhất, trong khi nhân công luôn được phối hợp với tư

bản và đất đai để mà sx, do đó không giải thích thỏa đáng mậu dịch giữa các nước.

7. “Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận

như vậy có đúng không? Vì sao? Sai.

Vì một nước vẫn có thể có lợi khi tham gia trao đổi TMQT nếu nước đó có lợi thế so sánh

về một mặt hàng nào đó. Nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối về 1 mặt hàng thì vẫn có

thể chuyên môn hóa về mặt hàng có lợi thế so sánh (lợi thế 1 cách tương đối) hơn so với

quốc gia khác (chi phí nhỏ hơn, năng suất cao hơn).

Page 4: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 4

VD: Trong 1h lao động

Lúa gạo (tạ) Vải vóc (mét)

Việt Nam 5 4

Hàn Quốc 9 10

Giả sử VN chuyển 2h lao động vải sang lúa gạo và HQ chuyển 1h lao động lúa gạo sang

ngành vải thì ta có

Lúa gạo (tạ) Vải vóc (mét)

Việt Nam +10 -8

Hàn Quốc -9 +10

Tổng +1 +2

Xét cả chung 2 quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ, vải tăng 2m2, như vậy chứng tỏ chuyên môn

hóa và thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia. (Lưu ý trong mô hình: năng

suất ko đổi theo quy mô)

8. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai

quốc gia theo lý thuyết lợi thế so sánh:

Số sản phẩm/giờ lao động Quốc gia A Quốc gia B

Sản phẩm X 4 2

Sản phẩm Y 1 3

Lợi thế so sánh: - Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sx ra nhiều sp

hơn 1 cách tương đối với cùng 1 lượng đầu vào.

- Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối

so với quốc gia kia. Hay một quốc gia nên chuyên môn hóa và sẽ xk những mặt hàng mà nc

đó có thể sx với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Hay nói cách khác

là chi phí cơ hội nhỏ hơn. Và sau đó đổi lấy những mặt hàng mình bất lợi thế so sánh.

(Lưu ý: có 2 cách xác định lợi thế so sánh

a. Theo David Ricardo: so sánh mức độ lợi thế, bất lợi thế của 2 quốc gia.

b. Theo chi phí cơ hội.)

BT: - Quốc gia A sẽ phải từ bỏ 4sp X để sx 1sp Y, quốc gia B sẽ từ bỏ 2/3 sp X để sx 1

sp Y, chi phí cơ hội của A khi sx sp Y > cp cơ hội của B khi sx sp Y B có lợi

thế so sánh về sp Y.

- Tương tự, A sẽ có lợi thế so sánh về sp X.

9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh

của các quốc gia theo D. Ricardo.

Lợi thế so sánh: Như trên

Nguồn gốc: sự khác biệt về năng suất lao động tương đối, hiệu quả sản xuất tương

đối.

10. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh. Ưu điểm của việc xác định lợi thế so

sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D. Ricardo.

Lợi thế so sánh: như trên

Ưu điểm: D. Ricardo chỉ đề cập tới cơ sở lý thuyết về lao động trong khi lao động chỉ

là 1 yếu tố sx. Việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội toàn diện hơn vì đề

cập tới tất cả các nguồn lực dưới dạng xem xét số lượng hàng hóa khác phải cắt bỏ để

Page 5: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 5

nhượng lại các nguồn lực để sx thêm 1 đơn vị hàng hóa thứ nhất. Nước nào có cpch

về 1 sp nhỏ hơn thì nc đó có lợi thế so sánh về sp đó.

11. Trình bày nội dung định lý Heckscher - Ohlin.

Nội dung: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những sản phẩm mà việc sản xuất đòi hỏi sử

dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.

Giải thích:

a. Quốc gia dồi dào yếu tố sản xuất:

+ Khối lượng: một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (or vốn) nếu tỉ

lệ giữa lượng lao động (hay lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó

lớn hơn tỉ lệ tương ứng của các quốc gia khác.

VD: Có 2 quốc gia A, B; hai yếu tố sx K (vốn), L (lao động)

Nếu LA/KA > LB/KB thì A dồi dào tương đối về lao động

Nếu KA/LA> KB/LB thì A dồi dào tương đối về vốn.

+ Giá cả yếu tố sx: Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (or vốn)

nếu tỉ lệ giữa giá cả của một đơn vị lao động (or vốn) và giá của 1 đv yếu tố sx khác

của quốc gia đó nhỏ hơn tỉ lệ tương ứng của 1 quốc gia khác

VD: Nếu PL/PK (A) < PL/PK (B) thì A được coi là dồi dào tương đối về lao động

Nếu PK/PL (A) < PK/PL (B) thì A được coi là dồi dào tương đối về vốn.

b. Mặt hàng thâm dụng yếu tố sx:

Một mặt hàng được coi là thâm dụng (sử dụng nhiều một cách tương đối) lao động (or

vốn) nếu tỉ lệ giữa lượng lao động hay lượng vốn và các yếu tố khác sử dụng để sản

xuất ra 1đv mặt hàng đó lớn hơn tỉ lệ tương ứng các yếu tố đó để sx ra 1đv mặt hàng

khác.

VD: có 2 mặt hàng X, Y

Nếu LX/KX > LY/KY thì mặt hàng X thâm dụng lao động

Nếu KX/LX > KY/LY thì mặt hàng X thâm dụng vốn.

[VD để dễ hiểu hơn: Anh có 20 chiếc máy bay và 200 lao động, Mỹ có 300 chiếc máy

bay và 1500 lao động. Vải là mặt hàng cần nhiều lao động, thép là mặt hàng cần nhiều

vốn (ở đây tượng trưng bằng máy bay). Ta có Anh là nước dồi dào tương đối về lao động

vì 200/20> 1500/300, Mỹ lại là nước dồi dào tương đối về vốn vì 300/1500>20/200. Do

đó Anh sẽ xuất khẩu vải (thâm dụng lao động) và Mỹ sẽ xuất khẩu thép (thâm dụng vốn)]

Mô hình H-O trên biểu đồ có thể tham khảo SGK @@ nhưng rất hoa mắt @@

12. Nghịch lý Leonitief là gì? Trình bày một số hạn chế của lý thuyết H - O.

Nghịch lí:

- Định lí H-O: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi

sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.

- Nghịch lí Leonitief:

Page 6: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 6

Năm 1974 Mỹ là nước dồi dào nhất về vốn và cũng là dồi dào tương đối về vốn và

khan hiếm tương đối về lao động so với các nước còn lại. Vì vậy theo mô hình H-O người ta

dự đoán Mỹ sẽ xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng vốn lớn. Dựa vào mô hình bảng cân đối

liên ngành IO của mình, ông tính được lượng vốn và lao động cần thiết để sản xuất 1 giỏ

điển hình hàng hóa xuất khẩu và 1 giỏ điển hình hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu có

giá trị 1 triệu USD (vì không thể tính được lượng các yếu tố sx của tất cả các đối tác hàng

hóa nhập khẩu nên ông thay bằng tính lượng vốn và lao động của hàng hóa cạnh tranh với

hàng nhập khẩu sx tại Mỹ). Sau khi tính toán ông phát hiện ra rằng tỉ lệ vốn- lao động ở

nhóm hàng hóa cạnh tranh với nhập khẩu của Mỹ lại lớn hơn hàng hóa Mỹ xuất khẩu đến

23% trái ngược với điều dự đoán từ mô hình H-O.

Hạn chế

- Các giả định của H-O còn hạn chế, không đúng với thực tiễn như giả định về chi phí

vận chuyển, giao dịch, vận tải không thể bằng 0; tính linh động của tài nguyên (các yếu tố sx

có thể tự do di chuyển trong mỗi quốc gia nhưng ko thể di chuyển giữa các quốc gia) (đọc

thêm trang 61, 62); nền kinh tế không chỉ sx 2 mà sx rất nhiều loại hàng hóa, CN sx hai nước

không hoàn toàn giống nhau…

- Vì bỏ qua tính hiệu suất tăng dần theo quy mô nên lí thuyết H-O không giải thích

được trường hợp nội ngành. Vì tính hiệu quả này mà một nước có thể nhập khẩu về để gia

công một loại hàng hóa và xuất khẩu đi chính hàng hóa đó. Vì vậy khi hai nước giống nhau

về mọi khía cạnh (vốn, lao động, CN) thì lí thuyết H-O ko giải thích được sự dịch chuyển cơ

cấu sx hàng hóa xuất khẩu.

- Nhiều giả thiết cho rằng năm 1974 không phải là năm phù hợp để kiểm định mô hình

H-O vì ko có cơ sở để khẳng định năm 1974 nền KT Mỹ đã đạt tới điểm cân bằng. Như vậy

mô hình H-O chỉ phù hợp để dự đoán một xu thế dài hạn của TMQT. Việc có nghịch lí

Leonitief cũng do các giả thiết của mô hình khác biệt đáng kể với thực tiễn (như kể trên),

chẳng hạn trên thực tế cạnh tranh không hoàn hảo hoặc các rào cản thương mại có thể ngăn

cản việc nhập khẩu hàm lượng CN cao làm giảm lượng hàng xuất khẩu mặt hàng này của

Mỹ.

13. Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper - Samuelson.

Nội dung: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan

của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng

lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.

VD: Chẳng hạn như giá tương quan của mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên

thì kết quả là mức lương sẽ tăng lên, còn mức lãi suất (giá của vốn) sẽ giảm xuống, ở

cả 2 ngành vải và thép.

Ý nghĩa: thấy được tác động của TM tới phân phối thu nhập. Theo H-O một quốc gia

sẽ có lợ thế so sánh mặt hàng mà việc sx nó đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố dồi dào của

quốc gia đó. TMQT sẽ làm tăng mức giá của mặt hàng này. Như vậy theo S-S, thu

nhập của yếu tố dồi dào sẽ tăng lên, thu nhập của yếu tố khan hiếm giảm xuống. Do

quốc gia xét về tổng thể luôn có lợi từ TMQT, nên mức tăng thu nhập của yếu tố dồi

dào > mức giảm của thu nhập yếu tố khan hiếm.

Page 7: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 7

14. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế

- Giá trị được xác định bởi yếu tố duy nhất là lao động. Tư bản là thứ yếu, phối hợp

với nhân công theo một tỉ lệ nhất định nên thực tế chỉ có 1 yếu tố duy nhất. Từ đó không thể

giải thích thỏa đáng mậu dịch giữa các nước. Các nguyên nhân được chỉ ra là dẫn tới sự vượt

trội năng suất như tài năng, máy móc tốt hơn, khí hậu, tài nguyên… nhưng chúng không

được coi như một yếu tố cố hữu trong nhân công. Trong khi thực tế có sự kết hợp giữa nhân

công và các yếu tố đó, sự kết hợp cũng thay đổi theo ngành, thời gian…

- Toàn dụng lao động không phải là giả thiết có giá trị. Nếu nới lỏng giả thiết thì lợi

thế về chuyên môn hóa sẽ kém hấp dẫn hơn. Nếu không bận suốt thời gian thì người luật sư

có thể làm cv thư kí mà không từ bỏ thu nhập cao hơn của luật sư.

- Mục tiêu các quốc gia không nhất thiết là hiệu quả sản lượng. VD với nguồn tài

nguyên đang có họ có thể theo đuổi mục đích khác thay vì chuyên môn hóa sp có thể gặp rủi

ro do kĩ thuật thay đổi hay dao động giá.

- Bỏ qua chi phí vận tải, bảo hiểm. Nếu chi phí chuyên chở hàng hóa tốn nhiều hơn

tài nguyên tiết kiệm được di chuyên môn hóa thì lợi thế của ngoại thương sẽ không có.

- Tính linh động của tài nguyên: “tài nguyên có thể tự do di chuyển trong 1 quốc

gia” VD TH không phù hợp: lao động ngành may ko thể chuyển sang làm ngành công

nghệ sinh học. “Tài nguyên không di chuyển giữa các quốc gia”- VD thực tế: trong thực tế

lại có sự di chuyển lao động giữa các nước qua xuất khẩu sức lao động.

- Các lí thuyết cổ điển nói về thương mại hàng hóa hơn là dịch vụ trong khi thực tế

ngành dịch vụ đang có tỉ trọng gia tăng trong TMTG.

15. Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô.

Nội dung:

- Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới thương mại quốc tế là tính hiệu quả

tăng dần theo quy mô. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô

lớn. Lúc đó, một sự gia tăng đầu vào với tỉ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng sản lượng đầu ra

với tỷ lệ cao hơn. Vì lí do đó các nước sẽ chuyên môn hóa sx một mặt hàng hay thậm chí là

một khâu của QT sx để nâng cao hiệu quả sx, giảm giá thành sp, thu lợi khi trao đổi quốc tế.

Điều này dẫn tới thương mại nội ngành khi các nc gia công hàng xuất khẩu, làm thay đổi cơ

cấu hàng xuất khẩu theo hướng chuyên môn hóa dần dần.

- Khi đó mức giá hàng hóa tương quan giống nhau không cản trở thương mại giữa

các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi. Tỉ lệ trao đổi quốc tế đúng bằng

mức giá tương quan trước khi có TM, và mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn với

hướng không xác định.

VD: 2 nước Anh và Mỹ giống nhau về mọi khía cạnh về đk sx. Cả 2 nước đều sx ô tô

và máy bay. Do đk giống nhau nên cả 2 nước có đường giới hạn khả năng sx và đường bàng

quan như nhau. Khi chưa có thương mại, 2 nước cùng sx và tiêu dùng tại E, mức giá là như

nhau. Khi có thương mại, Anh chuyên môn hóa sx ô tô, Mỹ chuyên môn hóa sx máy bay và

trao đổi với nhau theo tỷ lệ đúng bằng mức giá tương quan trc khi có thương mại. Khi đó cả

2 nước đều có lợi do tiêu dùng ở điểm cao hơn.

Xem thêm hình trang 63.

16. Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế.

Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm: tại thời điểm t0, việc sản xuất và tiêu thụ chưa

chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng

Page 8: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 8

cách gần gũi với thị trường. Lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao và xuất

khẩu tại thời điểm t1 bởi các nước lớn và giàu có.

Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi: CN sx dần trở nên chuẩn hóa và được phát triển

rộng rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sx trên qui mô

lớn, chi phí thấp. Lợi thế so sánh chuyển qua những nước dồi dào về vốn (Tây Âu,

Nhật) khi họ bắt chước CN sx tại t2. Sau đó sang thời điểm t3, các nước phát minh

chuyển từ xuất khẩu sang nhập khẩu

Giai đoạn 3: CN chuẩn hóa: khi đó quá trình sx có thể chia ra nhiều công đoạn khác

nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát

triển có lao động dồi dào và mức lương thấp. Khi đó tại t4 những nước này trở thành

nước xuất khẩu ròng.

KL: Lí thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế là sự mở rộng lí thuyết khoảng cách công

nghệ. Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu nhưng điều đó không có nghĩa việc sx chỉ

diễn ra ở các nước đó. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao thường ra đời ở những nc CN

phát triển nhưng sau đó CN sẽ phát triển rộng rãi, lợi thế so sánh được chuyển sang các

nước phát triển khác dồi dào về vốn, sau đó sang các nước đang phát triển dồi dào lao động.

Khi đó những nước phát minh trở thành nc nhập khẩu và tiếp tục phát minh sp mới.

17. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter.

(khối kim cương trang 69)

Sự liên kết của 4 nhóm yếu tố

- Factor of Production

+ Các quốc gia có lợi hơn khi sx và xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều yếu

tố đầu vào mà quốc gia đó có nhiều, tuy nhiên số lượng đầu vào không quan trọng

bằng cách sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu vào.

+ Đầu vào gồm có đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn) và

đầu vào cao cấp (cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động trình độ cao). Có loại đầu vào được

sử dụng chung cho các ngành, có loại đầu vào chuyên ngành. Các đầu vào cao cấp

thường là các đầu vào chuyên ngành và có vai trò quyết định trong việc tạo ra lợi thế

cạnh tranh. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào việc tạo ra các đầu vào. (bonus:

khu vực tư nhân là kv có lợi thế trong việc tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao

cấp)

- Demand conditions: nhu cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ

đổi mới của các doanh nghiệp.

+ Bản chất nhu cầu xác định cách thức DN nhận thức, lý giải và phản ứng

trước nhu cầu ng mua. DN thường chia nhu cầu thành nhiều phân đoạn thị trường để

dễ làm việc.

+ Quy mô và mô hình tăng trưởng: có tác dụng tăng cường lợi thế cạnh tranh

quốc gia. Nhiều người mua tạo ra sự đa dạng trong nhu cầu, tạo ra sức ép cạnh tranh,

mở rộng thông tin thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật.

+ Tốc độ tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích

thích doanh nghiệp áp dụng các CN mới nhanh hơn.

- Relating & supporting industries: Ngành hỗ trợ là ngành cung cấp đầu vào. Ngành liên quan là ngành mà DN có

thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sx kinh doanh, hoặc

Page 9: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 9

sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ. Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong

nhiều ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN: cung cấp trong

thời gian ngắn, chi phí thấp, quan hệ hợp tác liên tục, phương pháp và cơ hội áp dụng

CN mới

- Strategy, structures and competition: + Những khác biệt về trình độ quản lí và kĩ năng tổ chức có thể tạo ra lợi thế

hoặc bất lợi cho doanh nghiệp

+ Cơ cấu doanh nghiệp tác động tới mục tiêu, và phản ánh hướng phát triển

của doanh nghiệp.

+ Cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành

công trên thị trường quốc tế: sức ép cải tiến để tạo lợi thế cạnh tranh trong

nước là bước chuẩn bị tốt khi phải chịu áp lực cạnh tranh ở nước ngoài.

Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới 4 yếu tố trên:

- Chính phủ: tác động tích cực hoặc tiêu cực tới 4 yếu tố trên

+ Tới đầu vào: thông qua trợ cấp, chính sách thị trường vốn, cs giáo dục, y tế

+ Tới nhu cầu trong nước: có thể xác lập tiêu chuẩn hoặc quy định cụ thể về sản

phẩm trong nước…

+ Tới các ngành hỗ trợ, liên quan: kiểm soát các phương tiện quảng cáo hoặc quy

định về các dịch vụ hỗ trợ.

+ Tới chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh: quy định về thị trường vốn, chính sách thuế,

luật chống độc quyền

- Cơ hội: tồn tại các cơ hội đặc biệt ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh: như sự thay

đổi bất ngờ về CN, thay đổi giá đầu vào, thay đổi thị trường chứng khoán, tỷ giá

hối đoái, quyết định chính trị của các chính phủ nước ngoài… Cần nắm bắt những

cơ hội trên để tạo ra các lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và khác biệt, giúp

dịch chuyển vị thế cạnh tranh.

18. Trình bày vai trò của chính phủ theo lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.

Porter.

Phạm vi: thông qua 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh, ảnh hưởng có thể

tích cực hoặc tiêu cực.

+ Đầu vào: thông qua trợ cấp, chính sách thị trường vốn, cs giáo dục, y tế

+ Nhu cầu trong nước: có thể xác lập tiêu chuẩn hoặc quy định cụ thể về sản phẩm

trong nước…

+ Các ngành hỗ trợ, liên quan: kiểm soát các phương tiện quảng cáo hoặc quy định về

các dịch vụ hỗ trợ.

+ Chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh: quy định về thị trường vốn, chính sách thuế, luật

chống độc quyền

Nguyên tắc tác động: khuyến khích sự thay đổi, kích thích cạnh tranh trong nước,

thúc đẩy đổi mới và cải tiến

Các mặt:

- Định hướng phát triển thông qua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát

triển kinh tế.

- Tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh

lành mạnh.

- Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích công bằng thông qua công cụ ngân sách,

thuế khóa, tín dụng

Page 10: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 10

- Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra.

19. Đặc điểm của ngoại thương trong một nền kinh tế mở có qui mô nhỏ?

Điều kiện chấp nhận giá:

- Giá cả quốc tế sẽ không bị ảnh hưởng nếu người tiêu dùng ở nền kt mở quy mô

nhỏ mua nhiều hoặc ít hơn 1 loại sản phẩm nào đó.

- Giá cả của các hàng hóa xuất khẩu từ các nền kinh tế này bị chèn ép bởi sự tồn tại

của những sản phẩm tương tự được sx ở nơi khác trên thế giới.

- Các nhà sx từ các nền kt quy mô nhỏ này không thể chi phối giá cả bằng cách từ

chối sự cung cấp nào đó cho thị trường bên ngoài. Và như vậy họ phải đi tới chấp

nhận giá của cả thị trường nhập khẩu và xuất khẩu

Đặc điểm ngoại thương nền kt mở quy mô nhỏ:

- Giá cân bằng là giá quốc tế, không có sự cân bằng lượng hàng cầu với lượng hàng

cung trong nước

- Đối với xuất khẩu: giá cân bằng của quốc tế cao hơn giá tình trạng tự cung tự cấp,

lượng hàng cung vượt quá lượng hàng cầu ở giá đó sẽ được xuất khẩu

- Đối với nhập khẩu: giá cân bằng của thế giới thấp hơn giá ở tình trạng tự cung tự

cấp, lượng hàng cầu vượt quá lượng hàng cung trong nước sẽ được đáp ứng bằng

nhập khẩu

- Tóm lại, trong nền kt mở quy mô nhỏ nếu mọi yếu tố khác cân bằng thì sự thay đổi

về cung và cầu sẽ dẫn tới sự thay đổi về số hàng hóa xuất, nhập khẩu hơn là ự thay

đổi về giá trong nước.

(xem hình trang 85 86)

20. Phân tích các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

Động lực xuất khẩu

- Sử dụng khả năng dư thừa: khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa thường

xảy ra. Vì không thể chuyển tài nguyên hay khả năng sx sang hàng hóa khác nên doanh

nghiệp tìm kiếm lợi ích từ thị trường nc ngoài bằng xuất khẩu. Những nước nhỏ thường

thương mại nhiều hơn những nước lớn, vì kĩ thuật sx đòi hỏi doanh nghiệp phải sx với

qui mô lớn nếu muốn có hiệu quả lớn hơn nhu cầu thị trường nội địa.

- Giảm chi phí: chi phí có thể giảm 20- 30% nếu sản lượng tăng gấp đôi. Giá giảm

thì hàng hóa có sức cạnh tranh. Mà một cách để gia tăng sản lượng là tìm đến thị trường

toàn cầu.

- Mở rộng thị trường, kéo dài vòng đời sản phẩm: khi tham gia thương mại quốc

tế, đối tượng khách hàng và thị trường tiêu thụ của DN sẽ mở rộng. Hơn nữa do sự

chênh lệch về CN nên chu kì sống của sp ở các nước là khác nhau, VD ở các nước phát

triển, nền CN cao thì sản phẩm đã chín muồi nhưng với các nc đang và chậm phát triển

thì sp vẫn còn ở giai đoạn phát triển và cầu cao.

- Phân tán rủi ro: do chu kì kinh doanh và chu kì sống của sản phẩm ở các nước

khác nhau là khác nhau nên các nhà sx vẫn có thêm nhiều khách hàng nên nguy cơ mất

khách hàng do biến động nhu cầu sẽ được giảm thiểu tối đa.

- Cơ hội nhập khẩu: bằng cách mở rộng thị trường, DN có thể tìm kiếm được

nguồn cung cấp rẻ hoặc các bộ phận có chất lượng hơn để sử dụng cho quy trình sx của

họ, hoặc tìm kiếm mặt hàng mới bổ sung giúp DN tránh được phụ thuộc vào bất kì nhà

cung cấp nào.

Động lực nhập khẩu: có được nguồn cung cấp rẻ, thêm nhiều mặt hàng, giảm rủi ro...

Page 11: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 11

21. Phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

Tiêu dùng nhiều hơn, đa dạng hơn: thông qua ngoại thương, nhập khẩu để phục vụ

cho tiêu dùng thảo mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi mà việc sản xuất

hàng hóa đó trong nước trở nên tốn kém hoặc không đủ điều kiện để sx.

Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường (nhằm phân tán rủi ro): thông qua ngoại

thương các DN tìm kiếm sản phẩm mới, nguồn cung ứng rẻ, phù hợp, thị trường tiêu

thụ sản phẩm để tránh bị phụ thuộc vào một thị trường và phân tán rủi ro.

Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô

Thúc đẩy cạnh tranh (giảm nguồn lợi thị trường của các cty trong nước, thúc đẩy

cạnh tranh buộc họ cải tiến để tiếp tục tồn tại)

Hợp lí hóa sản xuất và phân phối: thương mại quốc tế tạo sức ép cải tiến đổi mới,

gây sức ép cho đối thủ cạnh tranh hiện tại, thu hút đối thủ mới nhập cuộc, loại bỏ DN

hoạt động kém hiệu quả.

CHƯƠNG 3 + 4

22. Nói rằng: “Không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại”

có đúng không? Vì sao?

Đúng

Vì:

+ Ngoại thương ra đời sớm nhất (từ thời kì chiếm hữu nô lệ)

+ NT dẫn đến các quan hệ KTĐN khác: đầu tư, di chuyển sức lao động, tiền tệ quốc tế,

chuyển giao công nghệ.

- Đầu tư: các chủ đầu tư trong nước thường đầu tư ra nc ngoài do khả năng tận dụng

nguồn vốn sẵn có, dư thừa trong nc, đồng thời khai thác những lợi thế của nc nhận đầu tư.

- Di chuyển sức lao động, tiền tệ quốc tế: di chuyển lao động ra nc ngoài sẽ tạo cơ hội

sử dụng số lao động thất nghiệp mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần làm dịch

chuyển tiền tệ quốc tế nhờ việc người lao động gửi ngoại tệ về nước.

- Di chuyển lao động ra nc ngoài làm việc còn là điều kiện để các doanh nghiệp nâng

cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, chất lượng nguồn lao động được

đào tạo bài bản sẽ tăng lên, góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng

CNH, HĐH.

- Chuyển giao công nghệ: các chủ đầu tư thường là các nước lớn và phát triển, họ

thường chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư vì những lợi ích sau: Kéo dài tuổi

thọ và giảm chi phí khấu hao CN; Kéo dài vòng đời sảm phẩm ở nước ngoài.

23. Phân tích chức năng của ngoại thương với tư cách là một khâu của quá trình tái sản

xuất.

- Tạo vốn cho QT mở rộng đầu tư sx: thông qua ngoại thương, có thể giải quyết

nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị, máy móc, CN đầu tư cho sx, bao gồm: vốn từ hoạt động

xuất khẩu (max), đầu tư nc ngoài, vay nợ, viện trợ…

Page 12: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 12

- Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm XH và

thu nhập quốc dân được sx trong nc và thích ứng chúng với tiêu dùng và tích lũy: nhất là ở

những nc kém phát triển nhờ việc xuất khẩu nguyên liệu, sp tiêu dùng CN nhẹ, NN và nhập

về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, sp mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu sp XH.

- Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho

sx kinh doanh: khi tham gia vào trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới, nền KT nc ta

phải chấp nhận những nguyên tắc cạnh tranh thị trường, đòi hỏi hoạt động ngoại thương

phải tình toán lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mở cửa nền

KT còn giúp hình thành thay đổi cơ chế quản lí kinh tế trong nước, tháo gỡ những ràng

buộc, cản trở hoạt động NT… để tạo điều kiện kinh doanh có hiệu quả.

24. Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết vốn và công nghệ trong

quá trình phát triển kinh tế?

Tạo vốn của xuất khẩu: xuất khẩu thu ngoại tệ về, đóng góp quan trọng trong GDP

và là nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu (2008 XK đóng góp 70% GDP)

Nhập khẩu công nghệ: thông qua NK, các nước có thể NK máy móc thiết bị CN cao

để phục vụ cho quá trình CNH- HĐH đất nước. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

vào các lĩnh vực của nền kinh tế hay nhận gia công hàng XK sẽ giúp nước nhận đầu

tư học hỏi tiếp thu CN và rút ngắn quá trình phát triển kinh tế.

Thu hút đầu tư trực tiếp nc ngoài, chuyển giao CN:

- Qua XK: uy tín kinh doanh của các DN XK, quốc gia XK, cũng như thế mạnh về

lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên… sẽ thu hút các nhà đầu tư.

- Qua NK: Nhu cầu NK mặt hàng nào sẽ giúp thu hút đầu tư vì các nhà đầu tư nước

ngoài sẽ đầu tư vào nước đó nhằm khai thác thị trường

- Bên cạnh đó quá trình đầu tư sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài giúp nước đầu tư

có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu chuyển giao CN.

25. Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng tài

nguyên có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế?

Giải quyết việc làm:

- Ngoại thương thúc đẩy sản xuất hàng XK phát triển kéo theo nhu cầu về lao động,

bên cạnh đó còn thúc đẩy người lao động tăng cường khả năng chuyên môn, nâng cao chất

lượng lao động.

- VD ở Việt Nam sự phát triển CN và DV ở trong nước chậm chạp, không tạo được

nhiều việc làm nên việc đưa lao động vào phân công lao động quốc tế là giải pháp lớn nhất

để giải quyết nạn thất nghiệp như: quá trình xuất khẩu lao động, khuyến khích người lao

động làm việc tại các xí nghiệp, cty có vốn đầu tư nước ngoài

- Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát

triển, mở ra ngành nghề mới tạo việc làm.

Sử dụng tài nguyên:

- Ngoại thương giúp tìm được giá bán tốt nhất, nhập khẩu với giá tốt nhất, giúp các

DN mở rộng thị trường, tìm kiếm được những cơ hội hợp tác tốt nhất, đồng thời tìm được

các nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ giúp DN có được khả năng cạnh tranh mạnh

mẽ trên thị trường XK

- Hiện tượng giá cánh kéo khiến xu hướng xuất khẩu tài nguyên thô sơ cần hạn chế,

khuyến khích XK hàng có mức độ chế biến cao hoặc chế tạo thành sp để nâng cao hiệu quả

Page 13: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 13

sử dụng tài nguyên. Đó cũng là cách kết hợp được tài nguyên TN với lao động. Nhiều nước

khuyến khích đưa lao động và TNTN vào phát triển NT thông qua chính sách khuyến khích

nâng cao tỉ lệ “nội dung địa phương” của sp.

26. Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” có đúng không? Giải

thích mối quan hệ này trong điều kiện nước ta?

Đúng

Sản xuất tác động tới XK:

- SX tạo ra hàng hóa để trao đổi.

- SX giúp xác định quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động XK thông qua: kim

ngạch XK hàng năm, cơ cấu mặt hàng (mặt hàng nào được sx với chi phí thấp,

chất lượng cao sẽ được XK)

Sản xuất tác động tới NK:

- SX trong nước để hạn chế tình trạng nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ.

- SX để xác định các yếu tố cần NK

- SX tạo ra hàng XK mở rộng thị trường NK nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ,

phù hợp

Việt Nam:

- VN khuyến khích sx để XK nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có

+ VN có lợi thế về các mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp nên tỉ trọng các mặt

hàng này trong XK khá lớn

+ VN có lợi thế nguồn nhân công dồi dào, rẻ nên các mặt hàng XK chủ lực của

VN là những mặt hàng thâm dụng lao động như hàng dệt may, da giày.

- VN có nền sx kém phát triển nên các mặt hàng máy móc thiết bị tiên tiến

chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Có những mặt hàng dù trong nước vẫn sx

nhưng chi phí sx lớn nên NK thay thế SX. VD như đường ngoài phục vụ tiêu dùng còn là

nguyên liệu trong sx công nghiệp. Một số mặt hàng CN thì hạn chế nhập khẩu do hạn chế

nguồn ngoại tệ, tập trung phát triển SX trong nước, chỉ NK bổ sung phục vụ nhu cầu tiêu

dùng hoặc tư liệu phục vụ SX.

27. Ngoại thương tác động đến việc mở rộng khả năng tiêu dùng nội địa như thế nào?

Nhập khẩu hàng trong nước SX chưa đủ hoặc chưa SX được để phục vụ tiêu dùng,

thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng và đa dạng của người dân.

Nhập khẩu tư liệu SX hàng tiêu dùng: máy móc, thiết bị, nguyên liệu cần thiết cho

SX mà hiện tại nền KT không có hoặc chưa đủ khả năng cung ứng.

Tác động thay đổi nhu cầu tiêu dùng:

- Quan hệ buôn bán với nước ngoài mở rộng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong

nước, yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng

tiêu dùng

- Lương tăng nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, quần áo tăng.

- Qua việc tiếp cận với thị trường quốc tế, với nền văn minh nhân loại, ngoại thương

giúp cải tạo tập quán tiêu dùng lạc hậu, hình thành phương thức tiêu dùng mới phù

hợp với lối sống văn minh hiện đại (VD như mua sắm qua TV, online, thanh toán

qua Visa card, mobi Ví… *chém*)

Page 14: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 14

28. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: khái niệm và ý nghĩa.

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (RXK)

- Là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do XK (DTXK) đem lại so với số chi

phí bản tệ phải chi ra (CPXK) để có được số ngoại tệ đó.

- RXK =

Để thu được 1 đv ngoại tệ khi XK thì cần bao nhiêu đv nội tệ chi ra

- VD: cty XNK C tổng doanh thu XK năm là 10tr USD. Tổng chi phí đầu vào liên

quan tới số sp XK ở trên là 200tr VNĐ. Như vậy tỷ suất ngoại tệ XK là

RXK =

10tr USD

200 tr VNĐ =

1 USD

20 VNĐ

Điều này có nghĩa để thu được 1 USD khi xuất khẩu, cty đã phải chi ra 20 VNĐ

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu (RNK)

- Là đại lượng so sánh giữa khoản thu bản tệ do NK (DTNK) đem lại so với số chi

phí ngoại tệ phải chi ra (CPNK) để có được số ngoại tệ đó.

- RNK =

1 đv ngoại tệ chi ra thu lại được bao nhiêu đv nội tệ

- VD: cty XNK C ở trên mua một khối lượng hàng từ nc ngoài hết 1000 USD, chi

phí NK liên quan đến bán lô hàng hết 5 tr VNĐ. Số hàng trên bán trên thị trường

nội địa thu được 100tr VNĐ ( tỷ giá 1USD= 20.000 VNĐ) Như vậy tỷ suất ngoại

tệ NK là

RNK =

100tr VNĐ

5 tr VNĐ

20.000

1000 USD +

=

100 tr VNĐ

1250 USD = 80.000 VNĐ

Điều này có nghĩa là khi bỏ ra 1 USD cho việc kinh doanh, cty thu được 80.000VNĐ

29. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của điều kiện thương mại (tỷ lệ trao đổi).

Khái niệm: là mối tương quan giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu của

một quốc gia trong một thời kì nhất định.

TC = PX1

PX0

: PN1

PN0

Trong đó: PX, PN: chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu

1, 0: thời kì tính toán và thời kì gốc

Chỉ số cho biết nền kinh tế quốc dân bán ra nước ngoài đắt hơn hoặc ít đắt hơn cái mà

nó mua vào.

Ý nghĩa

- Đo lường giá tương quan giữa XK và NK: để biết một nước đang ở vị trí thuận lợi

hay bất lợi trong trao đổi QT khi gặp biến động về giá cả. Nếu tương quan lớn hơn

DTXK (bằng ngoại tệ)

CPXK (bằng nội tệ)

DTNK (bằng nội tệ)

CPNK (bằng ngoại tệ)

Page 15: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 15

1 thì có sự cải thiện về các quan hệ trao đổi. Còn ngược lại là sự hủy hoại các quan

hệ trao đổi.

- Cách thức để cải thiện điều kiện thương mại: cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng

hóa, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giá cả, vận dụng các phương thức

buôn bán phù hợp. Đặc biệt các nước đang phát triển nơi mà cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu chủ yếu là các mặt hàng thô sơ, sơ chế, tăng cường XK các sản phẩm có hàm

lượng chế biến cao.

CHƯƠNG 5+6

30. Nêu nội dung chủ yếu của chế độ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” trong giai

đoạn 1975 – 1986? Hiện nay, Việt Nam quy định quyền kinh doanh ngoại thương như

thế nào?

Chế độ “nhà nước độc quyền ngoại thương”

- Hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp

lệnh chặt chẽ và được chỉ huy tập trung từ TW.

- Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức quốc doanh do nhà

nước thành lập và quản lí.

- Các quan hệ TM, kinh tế giữa nước ta và các nước XHCN khác dều mang tính

chất nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định, nghị định thư kí kết

giữa các chính phủ.

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được

thực hiện cam kết của chính phủ VN với nước ngoài.

- Hạch toán kinh tế mang tính chất hình thức, các khoản được coi là lãi thì phải nộp

vào ngân sách nhà nước, các khoản được coi là lỗ thì được cấp bù.

- Không có sự rành mạch giữa quản lí Nhà nước và quản lí kinh doanh.

Quyền kinh doanh ngoại thương hiện nay: theo luật TM (2005) và Nghị định

12/2006/NĐ-CP

- Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

(dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng

xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân

được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương

nhân.

- Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty

nước ngoài tại Việt Nam: ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực

hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong

các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập

31. Nêu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt

Nam trong năm vừa qua? Kết quả đó có sự thay đổi (tăng, giảm) đáng kể không so với

năm liền kề trước đó?

- XK: 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt cao, vượt

xa so với mức kỷ lục đã đạt được trong năm 2010, vượt xa so với mức kế hoạch đề ra

- NK: 105,7 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2010

+ Tổng kim ngạch: 202 tỷ USD

+ Cán cân thương mại: năm 2011 thâm hụt 9,4 tỷ USD

Page 16: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 16

Do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, nhập siêu năm 2011 đã

giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ, ước tính là 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% kim ngạch

xuất khẩu thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Mức nhập siêu của năm

2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch

xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.

- Nhận xét : Nhìn chung xuất khẩu hàng hoá năm 2011 có nhiều thuận lợi do giá cả thế

giới và khối lượng xuất khẩu tăng cao.

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng nhóm hàng

công nghiệp, chế biến; giảm tỷ trọng nhóm hàng NVL, thô sơ chế.

Giá nhập khẩu tăng là nguyên nhân chính tăng kim ngạch nhập khẩu.

Năm 2010 là năm nền kinh tế thế giới phục hồi và kinh tế trong nước có đà phát triển.

32. Phân tích những nét cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong

năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng xuất khẩu và thị trường

xuất khẩu lớn nhất)?

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 96,3 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực

doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 50,3% với tốc độ tăng trưởng vượt trội,.

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 49,7%. So với năm

2010 có thêm 2 mặt hàng là túi xách, va li, mũ, ô dù và sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch

trên 1 tỷ USD, đưa các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD lên con số 23 mặt hàng.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do đơn giá của nhiều mặt hàng trên

thị trường thế giới tăng như: hạt tiêu, hạt điều, cà phê, cao su, gạo, sắn, than đá, dầu thô,

xăng dầu...

- Tốc độ tăng trưởng: tăng 33,3% so với năm 2010, vượt chỉ tiêu đề ra (tăng 10%)

- Cơ cấu mặt hàng: Về các mặt hàng xuất khẩu: nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của

phần lớn các mặt hàng đều tăng khá với cùng kỳ năm 2010. Trong đó:

+Nhóm “nông, lâm, thủy sản” tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch xuất

khẩu của tất cả các mặt hàng chủ lực đều tăng khá, nhất là cao su, cà phê, sắn, hạt điều và

hạt tiêu. Khối lượng xuất khẩu của một số mặt hàng thuộc nhóm này tăng cao, lập nên các

kỷ lục mới.

+ Nhóm “nhiên liệu và khoáng sản” tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó,

tăng mạnh chủ yếu do giá dầu thô và xăng dầu, trong khi đó, mặt hàng than đá lại tăng chậm

về kim ngạch và bị giảm về khối lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2010.

+ Nhóm “hàng công nghiệp chế biến”: tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong

đó, các mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch nhanh nhất là: điện thoại, thép, hoá chất,...Các

mặt hàng giảm sút xuất khẩu thuộc nhóm này gồm có: đá quí và kim loại quí, máy ảnh, máy

quay phim...

- Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc là

những thị trường có kim ngạch XK cao nhất

33. Phân tích những nét cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong

năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu và thị trường

nhập khẩu lớn nhất)?

Page 17: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 17

Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng

chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu

giảm so với năm 2010.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2011 ước đạt 105,7 tỷ USD.

Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 47,8 tỷ USD, chiếm 45%

tổng KNNK cả nước; kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước

ước đạt 58 tỷ USD, chiếm 55%.

Đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những nguyên

nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, như: bông, xăng dầu, cao

su, khí đốt hóa lỏng.

- Tốc độ tăng trưởng: tăng 24,7% so với năm 2010

- Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm

trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,6%, tăng 0,6 điểm

phần trăm so với năm 2010; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 8,8% năm 2010 xuống

còn 7,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 1,2% lên 1,8%.

Một số nhóm hàng NK chính: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; xăng dầu; sắt

thép; nguyên, phụ liệu ngành may, da, giày; phân bón, ô tô nguyên chiếc; hàng điện gia

dụng và linh kiện.

- Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của

nước ta; tiếp đến là thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa kỳ.

34. Nêu những nét cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm

vừa qua? (kim ngạch, cán cân thương mại, mặt hàng, thị trường chính…)

- Tổng kim ngạch: xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2011 đạt 8879 triệu USD, tăng 19% so

với năm 2010. Trong đó dịch vụ du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%; dịch vụ vận tải

2505 triệu USD, tăng 8,7%.

- Nhập siêu dịch vụ năm 2011 là 2980 triệu USD, tăng 21,1% so với năm 2010 và bằng

33,6% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2011

- Về mặt hàng XNK dịch vụ:

+ Loại hình XK chính: du lịch chiếm hơn 50%, vận tải hàng không, vận tải hàng hải…

+ Loại hình NK chính: du lịch, vận tải hàng không, tài chính…

- Về thị trường XNK chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ…Vận tải chủ yếu trên

các tuyến Đông Nam Á, Ấn Độ, Hongkong,…

- Nhận xét chung:

+ Trong XNK dịch vụ, vẫn còn ở vị thế nhập siêu, chứng tỏ sức cạnh tranh của các

doanh nghiệp dịch vụ VN còn chưa lớn mạnh.

+ Quy mô xuất khẩu dịch vụ còn rất nhỏ.

+ Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn bất hợp lý và chuyển dịch chậm.

35. Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị trường

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 năm gần đây?

a. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta diễn ra rất

chậm, sự chuyển dịch thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất

khẩu dựa nhiều vào khai thác những lợi thế so sánh sẵn có, chứ chưa khai thác được lợi thế

cạnh tranh, hay cao hơn nữa là dựa trên lợi thế của kinh tế tri thức

Page 18: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 18

Cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại, cụ thể:

- Nhóm hàng chế biến chế tạo tăng rất chậm

- Nhóm hàng thô, sơ chế giảm rất chậm

- Nhóm nguyên nhiên liệu, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản giảm chậm

Nguyên nhân:

- Tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng KTTG

- Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội và thách thức mới

- Sự lớn mạnh và sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.

- Hiệu quả đầu tư thấp, xuất khẩu lại phụ thuộc nhập khẩu NVL.

- Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch chậm: hàng công nghiệp mang tính gia công, giá trị

thấp; chiếm tỷ trọng chủ yếu là sản phẩm thô; tỷ trọng nhóm hàng công nghệ cao thấp và

chậm tăng trưởng.

b. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2011:

Châu Á đứng đầu; châu Mỹ đứng vị trí thứ hai tiếp theo là châu Âu, Châu Đại Dương,

Châu Phi…

Xuất khẩu sang các thị trường truyền thống được giữ vững ổn định, theo xu hướng:

tăng xuất khẩu thị trường Âu – Mỹ, giảm xuất khẩu thị trường châu Á. Thị trường

châu Phi, Tây Á, Trung Á ngày càng mở rộng.

36. Phân tích cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu

các phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta thời gian tới?

Cơ cấu thị trường NK 5 năm gần đây

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á do giá cả vừa phải, tiết kiệm

chi phí vận tải, ít rào cảo thương mại…Tuy nhiên, đa số máy móc nhập khẩu từ thị trường

này đều là công nghệ trung gian. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường này có xu hướng ngày

càng giảm

Thị trường cung ứng công nghệ nguồn (Châu Âu, Bắc Mỹ…) chiếm tỷ trọng thấp do

giá cả cao, chi phí vận chuyển lớn

Phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường NK

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường

Việt Nam nhập siêu.

- Tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường “nguồn” của công nghệ cao như EU, Bắc

Mỹ…

- Giảm tỷ trọng NK các thị trường công nghệ trung gian như Châu Á, đặc biệt Trung

Quốc.

37. Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua?

Phương hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu?

a. Phân tích cơ cấu NK Việt Nam giai đoạn 2007 -2011:

- Nhóm hàng NVL, máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất: là phần chủ yếu

trong tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 70%), tạo nguồn hàng xuất khẩu, góp phần tăng

trưởng kinh tế.

- Nhóm hàng tiêu dùng cần kiểm soát và hạn chế NK: từ 26.7% (năm 2008) rồi giảm

xuống khoảng 18-19% trong năm 2010 – 2011.

- Nhóm hàng thô và sơ chế: chiếm 25 -26% trong giai đoạn 2007 – 2011

- Nhóm hàng tinh chế và chế biến: chiếm 74 – 75% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Page 19: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 19

Thành tựu:

- Phục vụ sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

- Tạo nền tảng cho phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, giảm bớt nhập siêu.

Hạn chế:

- Cơ cấu nhập khẩu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu CNH –HĐH.

- Tỉ trọng nhóm máy móc, công nghệ, thiết bị…có xu hướng giảm.

b. Phương hướng thay đổi cơ cấu mặt hàng:

- Giảm nhanh tỷ lệ nhập khẩu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiêm môi trường, hiệu quả sản

xuất kém…

- Hạn chế tiêu dùng hàng ngoại, chỉ nhập khẩu hàng hoá bổ sung mà trong nước không

sản xuất được.

- Phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp

ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu

các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

- Tăng nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn

lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu

ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản

xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

38. Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Những nguyên

nhân nào dẫn đến thực trạng nhập siêu ở Việt Nam?

a. Phân tích tình hình nhập siêu VN trong 5 năm gần đây:

Phân tích số liệu qua 5 năm:

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Nhập siêu (tỷ USD) 14.2 18 12,3 12,4 9.5

Tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu (%) 29.2 28.8 21,6 17,3 9.9

- Khối lượng nhập siêu: sự biến động thay đổi qua các năm cụ thể: giai đoạn 2007-2008

tăng 3.8 tỷ USD, giai đoạn 2008 – 2011 giảm 8.5 tỷ USD. Nhìn chung, có xu hướng giảm

mạnh (2007 – 2011: giảm 4.7 tỷ USD)

- Tỷ lệ NS/XK: có xu hướng giảm liên tục qua các năm 2007 -2011, cụ thể giảm 19.3%.

Thành tựu:

- Nhập khẩu tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Tạo nền tảng cho sự phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng XK, giảm bớt giá trị nhập siêu

Hạn chế:

- Bất lợi đến các cân đối kinh tế vĩ mô, không đạt đựoc cân bằng cán cân thương mại

- Chưa hướng mạnh CNH- HĐH, chưa cải thiện tình trạng lạc hậu công nghệ, ít tiếp

cận công nghệ nguồn.

b. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhập siêu:

Khách quan:

- Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu 2008: tăng đột biến giá NVL.

- Sự lớn mạnh và cạnh tranh của Trung Quốc.

- Hiệu quả đầu tư thấp: giảm nguồng hàng xuất khẩu, nhập siêu tăng cao.

- Ảnh hưởng của hội nhập KTQT nhất là WTO và các hội nhập AFTA.

- Mức độ phụ thuộc nền KT với bên ngoài về NVL, máy móc, thiết bị…ngày càng lớn.

Page 20: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 20

- Nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ tăng cao

- Quy mô, năng lực SX nhỏ, không đáp ứng nhu cầu nội địa, làm tăng nhập khẩu.

Chủ quan:

Xây dựng chiến lược XNK 2001 – 2010 chưa phù hợp với chu kì nền KT thế giới –

trong nước, bối cảnh KTQT có nhiều biến động, hội nhập KTQT của VN.

CHƯƠNG 7

39. Chiến lược phát triển ngoại thương là gì? Phân tích mối liên hệ giữa chiến lược phát

triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (hoặc chiến lược phát

triển quốc gia)?

- Chiến lược phát triển ngoại thương: là việc dựa trên các căn cứ khoa học xác định

phương hướng, nhịp độ, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, lựa chọn các chính sách biện

pháp chủ yếu quản lý hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội

- Mối liên hệ với chiến lược phát triển quốc gia:

+ Sự tùy thuộc, phụ thuộc lẫn nhau: chiến lược phát triển NT được đề ra để thực hiện

các mục tiêu tổng thể của quốc gia. Chiến lược phát triển quốc gia đề ra phương

hướng, mục tiêu cơ bản của các ngành, trong đó có NT. Clpt NT phải đạt yêu cầu thì

clpt QG mới có thể đảm bảo thành công

+ Tính độc lập tương đối: sau khi bản chiến lược ngành ra đời, chiến lược phát triển

ngoại thương có tính độc lập tương đối: phân bổ ngành nào, xuất nhập bao nhiêu, tốc

độ tăng trưởng.

40. Nêu các mô hình chiến lược phát triển quốc gia theo UNIDO và nêu nội dung cơ bản

của từng chiến lược?

a. Tăng trưởng nhanh:

Nội dung: tập trung vào việc phân bổ các nguồn đầu tư và nhân lực vào các ngành,

đặc biệt là CN, các hoạt động kinh tế và các dự án có mức hoàn vốn cao nhất, muốn

vậy cần hướng mạnh vào xuất khẩu

Yêu cầu:

- Hiệu quả cao, phải phân tích kĩ lưỡng về chi phí và lợi ích thu được

- Phải thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp cả vốn và công nghệ.

- Thị trường chủ động

- Nhập khẩu khá nhiều, đặc biệt là linh kiện, thiết bị, sản phẩm trung gian

- Nhanh chóng tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại

Hạn chế

- Dư thừa lao động

Page 21: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 21

- Tập trung đầu tư vào các vùng có kết cấu hạ tầng phát triển, gia tăng sự khác biệt

giữa các vùng

- Tạo sự chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa các ngành, lĩnh vực

b. Dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước

Nội dung: chiến lược dựa trên cơ sở thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như khoáng

sản, nông nghiệp, thủy hải sản… Chiến lược thường được áp dụng ở các nước có tài

nguyên dầu mỏ lớn như Trung Cận Đông

Đặc điểm:

- Chú trọng khai thác, đầu tư và định hướng xuất khẩu cho các ngành CN dựa

trên nguồn lực tài nguyên: đẩy mạnh thăm dò khai thác dầu mỏ, chú trọng sản xuất

nông sản hàng hóa, đầu tư đánh bắt và nuôi cá, nghề rừng…

- Tăng cường hợp tác quốc tế để có thiết bị hiện đại, quy mô lớn, bí quyết sx,

nguồn tài chính, thị trường tiêu thụ.

- Yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, hình thành dự án cơ bản lớn, đặc biệt

trong công nghiệp khoáng sản

- Phải có nguồn điện rất lớn

- Chú ý bảo vệ môi trường

Hạn chế

- Không phải nước nào cũng có nguồn tài nguyên đủ lớn để dựa hẳn vào đó phát

triển. Tài nguyên rồi cũng cạn kiệt.

- Công nghiệp vừa và nhỏ và tạo việc làm tăng trưởng chậm. Phát triển nguồn nhân

lực càng chậm.

c. Nhằm vào nhu cầu cơ bản:

Nội dung: hướng các nguồn lực vào sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước

về nhu cầu hàng tiêu dùng cơ bản, vật liệu XD, hóa chất phân bón… cơ bản đây là chiến

lược thay thế NK.

Đặc điểm

- Chú trọng và ưu tiên ngành CN liên hệ với nông nghiệp

- Đầu tư nhấn mạnh tới hệ thống sản xuất và phân phối có hiệu quả hàng hóa đáp

ứng nhu cầu cơ bản trong nước.

- Chính sách vĩ mô cho phép tạo ra nhu cầu cao của hầu hết người dân, chính sách

NT phải hỗ trợ sản xuất trong nước.

- CN vừa và nhỏ, đặc biệt là CN nông thôn có vai trò quan trọng

Nhược điểm

Page 22: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 22

- Hiệu quả không cao, tính cạnh tranh kém

- SX thay thế NK vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị

- Thị trường nội địa không đủ lớn để kích thích SX mạnh mẽ trong nước.

d. Toàn dụng lao động:

Nội dung: chủ yếu tập trung vào các quá trình sử dụng nhiều lao động mà không nhấn

mạnh tới hiệu quả và hợp tác quốc tế.

Đặc điểm:

- CN nhỏ vai trò chủ yếu, CN vừa và nhỏ ở nông thôn phát triển

- Hợp tác quốc tế ở mức độ thấp

- Quy trình sản xuất sử dụng nhiều lao động và dây chuyền lắp ráp với linh kiện và

nguyên liệu nhập khẩu, CN được sử dụng là CN thấp hoặc CN thích hợp.

Hạn chế

- CN thấp, sản xuất kém hiệu quả, chỉ cạnh tranh được ở những sp có hàm lượng lao

động cao

- Khả năng hợp tác quốc tế thấp.

41. Nêu các mô hình chiến lược phát triển ngoại thương theo UNIDO và nêu nội dung

cơ bản của từng chiến lược?

42. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp

dụng trên thế giới?

43. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp

dụng trên thế giới?

44. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp

dụng trên thế giới?

a. Chiến lược XK sản phẩm thô

Điều kiện áp dụng: trình độ SX còn thấp.

Nội dung: dựa vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện

thuận lợi trong nước vể các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Ưu điểm:

- Tạo điều kiện phát triển KT theo chiều rộng, thu hút vốn dầu tư nước ngoài giải

quyết vấn đề việc làm, nâng cao tay nghề lao động tăng quy mô SX của nền KT

- Tạo ra sự thay đổi cơ cấu nền KT, góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho CNH

Nhược điểm: gặp nhiều trở ngại

- Cung cầu sản phẩm thô không ổn định. Cung do thời tiết, khí hậu; cầu do xu

hướng tiêu dùng tăng chậm hơn mức thu nhập, do tác động của sự phát triển KHCN

- Giá cả sp thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ

Xu hướng áp dụng: nước đang phát triển thực hiện thời kì đầu, theo thời gian sẽ thay

thế bằng chiến lược khác.

b. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu

Page 23: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 23

Đã được hầu hết các nước CN phát triển hiện nay áp dụng trong đầu thế kỉ XIX

Nội dung: phương pháp luận

- Xác định số lượng và chủng loại hàng hóa phải nhập khẩu trong một năm

- Lập phương án tổ chức SX đáp ứng nhu cầu nội địa

- Đảm bảo các nhà sx trong nước làm chủ được kĩ thuật hoặc các nhà đầu tư nước

ngoài cung cấp công nghệ, vốn và quản lí hướng vào việc cung cấp cho nội địa

- Lập các hàng rào để bảo hộ: thuế quan, hạn ngạch NK…

Ưu điểm

- Mở mang các cơ sở SX

- Giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra đội ngũ doanh nhân

- Quá trình đô thị hóa bắt đầu tăng

- Nền KT trong nước tránh được những ảnh hưởng xấu từ thị trường TRONG

Nhược điểm:

- Không coi trọng ngoại thương, hạn chế việc khai thác có hiệu quả tiềm năng quốc gia

- Các nước đang phát triển thiếu thốn nhiều, cầu luôn lớn hơn cung, nên nếu thực hiện

chiến lược ko khéo sẽ dẫn tới giảm tốc độ phát triển của nền KT

- Thiếu hụt cán cân thương mại, thiếu ngoại tệ.

- Đòi hỏi NK nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhiều hơn, hạn chế sự phát triển của các

ngành SX hàng XK

- DN không năng động, thiếu cơ hội tìm kiếm nguyên vật liệu rẻ giá cao, chất lượng

thấp.

Xu hướng áp dụng: hạn chế áp dụng, giảm bớt tính giáo điều, nên được hỗ trợ bởi

những chính sách giá cả ôn hòa hướng vào thị trường.

c. Chiến lược sản xuất hướng về XK

Được áp dụng ở nhiều nước Mỹ Latinh từ 50s, và những nước Đông Bắc là ĐNA từ

60s, các nước ĐNA sự thành công của 4 con rồng CA

Nội dung: Phương pháp luận là sự phân tích về việc sử dụng các “lợi thế so sánh”.

+ Nhấn mạnh 3 nhân tố cơ bản:

- Khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng XK

- Hạn chế bảo hộ, thay bằng nâng đỡ hỗ trợ các ngành SX hàng XK

- Đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh công bằng

+ Mục tiêu: dựa vào mở mang đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng

như hỗ trợ của tư bản nước ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh cao của hàng XK.

Ưu điểm:

- Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, ngoại thương trở thành đầu tàu nền KT

- Tận dụng lợi thế về vốn, CN, kinh nghiệm quản lí từ những nước tiên tiến

Nhược điểm:

- Mất cân đối trầm trọng giữa các ngành XK và không XK

- Nền KT gắn chặt với thị trường bên ngoài, dễ bị tác động bởi biến cố thăng trầm

Xu hướng áp dụng: ngày càng được áp dụng nhiều vì các nước ngày càng tự do hóa

nên tự sx. Nhiều nước đang phát triển ban đầu chọn “sx thay thế NK” nhưng tới giai đoạn

nào đó chuyển sang “SX hướng về XK”. Có nước thì trong cùng 1 thời gian thực hiện dung

hòa cả 2 chiến lược này.

Page 24: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 24

45. Nêu đặc điểm, mục tiêu và định hướng cơ bản của chiến lược phát triển ngoại

thương Việt Nam hiện nay?

a. Định hướng và quan điểm phát triển XNK hàng hoá – dịch vụ VN 2011 - 2020:

(1) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh

tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh

và bền vững.

(2) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô

nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu

chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu.

(3) Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm

nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành

phần tham gia xuất khẩu.

(4) Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng

trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức

khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân

thương mại.

b. Mục tiêu tổng quát:

1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng XNK hàng hoá: tổng giá trị xuất khẩu 2020 là

200 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng XNK hàng hoá đạt mức 13.5 – 14.5%/năm.

2. Cán cân thương mại: hạn chế nhập siêu trong tổng kim ngạch XNK.

3. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng:

Xuất khẩu:

- Phát triển xuất khẩu mặt hàng mới phù hợp thị trường thế giới và lợi thế của Việt

Nam: mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

- Hạn chế sản xuất, xuất khẩu mặt hàng thu hút lao động rẻ, ô nhiễm môi trường,

giá trị gia tăng thấp. Phát triển mặt hàng xuất thân thiện môi trường,tiết kiệm năng lượng

và tài nguyên.

- Mặt hàng XK chủ lực là sản phẩm chế biến sâu, hàm lượng kỹ thuật cao: năm

2020, sẽ có các mặt hàng XK chủ lực như dệt may, điện tử, dịch vụ phần mềm, du lịch…

- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ

sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo, hướng tới năm

2020: 70% nhóm hàng chế biến, 20% nhóm hàng dịch vụ, 10% nhóm hàng thô sơ chế.

Nhập khẩu:

- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn.

- Hạn chế nhập khẩu hàng hoá thay thế, nhập khẩu hàng xa xỉ.

4. Chuyển dịch cơ cấu thị trường:

- Xuất khẩu: Phát triển thị trường sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giá trị gia

tăng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,

Trung Quốc, ASEAN…Khai thác thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi

và châu Mỹ La tinh…

- Nhập khẩu: Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc

để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để

đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.

Page 25: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 25

5. Xuất nhập khẩu dịch vụ:

- Hạn chế nhập siêu trong XNK dịch vụ.

- Năng cao nâng lực cạnh tranh các doanh nghiệp dịch vụ VN.

- Tăng cường mở rộng quy mô và phát triển tốc độ XK dịch vụ: tỷ trọng XK nhóm

hàng này sẽ đạt 20% năm 2020.

- Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu dịch vụ hợp lý : phát triển dịch vụ mũi nhọn như

phần mềm máy tính, du lịch, hàng không, tài chính, ngân hàng…

CHƯƠNG 8

46. Cơ chế quản lý XNK là gì? Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay?

Cơ chế quản lí XNK là các phương thức mà qua đó Nhà nước tác động có định

hướng theo những điều kiện nhất định các đối tượng tham gia hoạt động XNK nhằm

đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động XNK hướng đến các mục tiêu KT-XH

Nội dung cơ chế quản lí XNK ở VN hiện nay - Chủ thể điều chỉnh: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, bộ Công thương, các bộ

ngành có liên quan, UBND các tỉnh thành, các sở cục liên quan, sở công thương,

UNBN quận huyện

- Đối tượng điều chỉnh: các DN sản xuất, kinh doanh XNK và hàng hóa- dịch vụ

XNK

- Công cụ điều chỉnh: các chính sách XNK

Cs NK: CS thuế quan, CS phi thuế quan

Cs XK: + CS khuyến khích XK (CS chuyển dịch cơ cấu XK, CS thị trường XK,

CS hỗ trợ XK)

+ CS quản lí XK (thuế quan, phi thuế quan)

47. Cơ chế quản lý XNK là gì? Vai trò của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay?

Phương hướng hoàn thiện?

Khái niệm: là các phương thức mà qua đó Nhà nước tác động có định hướng theo

những điều kiện nhất định các đối tượng tham gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo cho

sự tự vận động của hoạt động XNK hướng đến các mục tiêu KT-XH

Vai trò:

- Đảm bảo hội nhập KTQT theo những bước đi hiệu quả nhất

- Đảm bảo sự ổn định của nền KT

- Tạo cơ hội tốt nhất cho DN

- Điều tiết thị trường

Phương hướng hoàn thiện:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với sân chơi quốc tế

- Xây dựng các chính sách tiền tệ linh hoạt

- Cải cách thủ tục hành chính

- Sắp xếp lại hệ thống DN, đẩy mạnh cổ phần hóa các DN quốc doanh.

- …

Page 26: ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP CSTMQT FTU2 CHAPTER 1-8

Trang 26

48. Thương mại quốc tế theo quan điểm của WTO bao gồm những lĩnh vực nào? Kể tên

các gói hiệp định của WTO trong từng lĩnh vực này?

(1). TM hàng hóa hữu hình

+ GATT: General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp ước chung về thuế quan và

mậu dịch)

+ TBT: The Agreement on Technical Barriers to Trade (Rào cản kĩ thuật thương mại)

+ SPS: Sanitary and phytosanitary (or SPS measures) – (Hiệp định về các biện pháp

vệ sinh và kiểm dịch)

+ ILP: Import licensing provision (Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép NK)

+ ROO: Rules of Origin (Quy định về xuất xứ hàng hóa)

+ CVA: Custom valuation Agreement (Hiệp định về định giá hải quan)

+ PSI: Preshipment inspection (Hiệp định về kiểm định hàng trước khi vận chuyển)

+ ADP: Anti- dumping (also called Anti-dumping Agreement) (Chống bán phá giá)

+ SCM: Subsidies and Countervailing Measures (Trợ cấp và các bp đối kháng)

+ ASG: Agreement on Safeguard (Hiệp định về tự vệ)

+ AoA: Agreement on Agriculture (Hiệp định về nông nghiệp)

+ ATC: Agreement on Textile and Clothing (Hiệp định về hàng dệt may, đã hết hiệu

lực từ 1/1/2005)

(2). TM dịch vụ: GATS: General Agreement on Trade in Services (Hiệp định chung về

Thương mại Dịch vụ)

(3). TM liên quan đến đầu tư: TRIMs: The Agreement on trade-related Investment

Measures (in goods only)

(4). TM liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: TRIPs: The Agreement on trade-related aspects

of intellectual property rights)

49. Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế? Tại sao doanh

nghiệp kinh doanh ngoại thương cần nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế?

Khái niệm: là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp mà Nhà nước áp dụng để thực

hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực TMQT của một quốc gia trong một thời kì

nhất định.

Đặc điểm:

- Là sản phẩm chủ quan của con người

- Xây dựng trên cơ sở nhận biết các quy luật KT và xu hướng vận động của TMQT

- Là phạm trù lịch sử

- Mang tính chính trị cao

- Xuất phát từ lợi ích quốc gia

Các DN cần quan tâm tới CSTMQT vì:

- Để đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật do nhà nước ban hành

- Tìm ra các cơ hội kinh doanh từ các chính sách, hạn chế rủi roc ho DN