36
------ ------ ------ ------ Năm học: 2012-2013

De Cuong on Tap Ly 10ky 2 Nam Hoc 20112012.Thuvienvatly.com.456cb.17882

Embed Size (px)

Citation preview

------------------------

Năm học: 2012-2013

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

GV: Quản Văn Ánh Page 2

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀNA. Lý thuyết:I. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

1. Khái niệm động lượng :Động lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật.

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và đo bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật.

Trong đó: v là vận tốc của vật (m/s) m là khối lượng của vật (kg) p là động lượng của vật (kgm/s)

2. Xung lượng của lựcKhi một lực (không đổi) tác dụng lên một vật trong khảng thời gian thì tích được định nghĩa là xụng lượng của lực trong khoảng thời gian ấy3. Hệ kín (hệ cô lập)Một hệ vật được xem là hệ kín khi các vật bên trong hệ chỉ tương tác với nhau và không tương tác với các vật bên ngoài hệ. Điều đó có nghĩa là chỉ có nội lực từng đôi một trực đối và không có ngoại lực tác dụng lên hệ.

4. Các trường hợp được xem là hệ kín : Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng 0. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ theo một phương nào đó bằng 0. => hệ được coi là

kín theo phương đó Nội lực rất lớn so với ngoại lực.

5. Định luật bảo toàn động lượng :Tổng động lượng của một hệ kín luôn được bảo toàn.

; hay

là động lượng ban đầu, là động lượng lúc sau.

Đối với hệ hai vật :

trong đó, tương ứng là động lượng của hai vật lúc trước tương tác, tương ứng là động lượng của hai vật lúc sau tương tác.6. Chuyển động bằng phản lực:

Chuyển động theo nguyên tắc: chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về một hướng một phần của chính nó, phần còn lại tiến về hướng ngược lại

7. Dạng khác của định luật II Newtơn :Phát biểu : Độ biến thiên động lượng của vật bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy.

Độ biến thiên động lượng của vật.

Xung lượng của lực tác dụng lên vật.

II. Công và công suất 1. Định nghĩa công cơ học :

Công là đại lượng vô hướng được đo bằng tích số giữa lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển

* Biểu thức :

* Đơn vị công là : Jun (J) ; 1J = 1Nm; 1KJ = 1000J

GV: Quản Văn Ánh Page 3

F: lực tác dụng lên vật (N)S: quãng đường vật dịch chuyển (m)A: công của lực tác dụng lên vật (J)

: góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

2. Tính chất của công cơ học : - Công cơ học là một đại lượng vô hướng , có thể mang giá trị âm hoặc dương.- Giá trị của công cơ học phụ thuộc vào hệ quy chiếu * Chú ý: công cơ học là công của lực tác dụng lên vật

3. Các trường hợp riêng của công : - = 0 : cos = 1 => = F.s ( )- 00 < < 900 : cos > 0 => > 0 : Công phát động- = 900 : cos = 0 => = 0 )- 900<<1800 : cos<0 => < 0 : Công cản

4. Công suất : Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công và được

đo bằng thương số giữa công A và thời gian t dùng để thực hiện công ấy *Biểu thức :

*Đơn vị công suất là: J/s (W) 1KW = 1000W = 103W1MW = 106 W1HP = 736 W ( mã lực )

* Chú ý : KWh là đơn vị của công: 1KWh = 3600000 JIII. Động năng và thế năng

1. Động năng : a. Định nghĩa : Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.b. Biểu thức :

Vậy : động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật.c. Tính chất và đơn vị :

- Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.- Động năng có tính tương đối.- Wđ > 0- Đơn vị động năng : J, KJ.

d. Định lý động năng: Độ biến thiên động năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.Biểu thức : A = Wđ2 - Wđ1

Nếu công dương thì động năng tăng. Nếu công âm thì động năng giảm.

2. Thế năng : a. Trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực :Thế năng của một vật dưới tác dụng của trọng lực là năng lượng mà vật có được khi nó ở độ cao h nào

đó so với vật chọn làm mốc.

Biểu thức : hoặc

b. Trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi :

Biểu thức:

c. Định nghĩa thế năng: Thế năng là năng lượng mà hệ vật ( một vật ) có do tương tác giữa các vật của hệ (các phần của hệ) và phụ thuộc vào vị trí tương đối của các vật (các phần) ấy. Có hai loại thế năng: thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.

IV. Định luật bảo toàn cơ năng

GV: Quản Văn Ánh Page 4

P : Công suất của máy (W)A: công thực hiện (J)t : thời gian thực hiện công (s)

A: công của ngoại lực tác dụng lên vật (J) Wđ1, Wđ2 : động ở ở trạng thái đầu và cuối của vật (J)

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

* Cơ năng: là năng lượng cơ học của chuyển động của vật. Ở mỗi trạng thái cơ học, cơ năng của vật chỉ có một giá trị bằng tổng động năng và thế năng tương tác của vật.

W = Wđ + Wt1. Trường hợp trọng lực: Trong quá trình chuyển động dưới tác động của trọng lực có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng tức cơ năng được bảo toàn.

2. Trường hợp lực đàn hồi.Trong quá trình chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi có sự biến đổi qua lại giữa động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo nhưng tổng của chúng tức cơ năng của hệ vật_ lò xo là không đổi.

2. Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát :Trong hệ kín không có lực ma sát, thì có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng, nhưng tổng của chúng (tức cơ năng) được bảo toàn.

W = Wđ + Wt = hằng số Chú ý : Nếu có lực ma sát, cơ năng của hệ sẽ thay đổi, khi đó Độ biến thiên cơ năng của hệ bằng

công của lực ma sát

Trong đó: là công của lực ma sát (J)

là cơ năng ở trạng thái đầu và cuối của hệ

GV: Quản Văn Ánh Page 5

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

B. Bài tập:I-Trắc nghiệm

Câu 1. Động lượng được tính bằng đơn vị:A. N/s. B. kg.m.sC. N.m/s. D. kg.m/sCâu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?A. W B. J/sC. mW. D. J.s.Câu 3. Công có thể biểu thị bằng tích của:A. Lực và quãng đường đi được. B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.C. Lực và vận tốc. D. Năng lượng và khoảng thời gian.Câu 4. Câu nào sai trong các câu sau: Động năng của vật không đổi khi vât:A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động cong đều.C. Chuyển động với gia tốc không đổi. D. Chuyển động tròn đều.*Câu 5. Động năng của một vật tăng khi:A. Gia tốc của vật tăng. B. Vận tốc của vật v > 0.C. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. Gia tốc của vật a > 0.Câu 6. Một chất điểm có khối lượng m = 1kg chuyển động với vận tốc 2m/s thì động năng của vật là:A. 0J B. 2JC. 4J D. 6JCâu 7. Một lò xo có độ cứng 80 N/m. Khi nó bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu thì lò xo có một thế năng đàn hồi là: A. 0 J. B. 4 000 J.C. 0,4 J. D. 0,8 J.Câu 8. Công thức tính công của lực F là (Đáp án nào đúng và tổng quát nhất ?).A. A= F.s.cos B. A = F.s.C. A = mgh.

D. A = mv2.

Câu 9. Xét một hệ gồm hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động vận tốc và . Động lượng của hệ có biểu thức làA. B. p = m1v1 - m2v2

C. D. p= m1v1 + m2v2

Câu 10. Chọn đáp án đúng và tổng quát nhất: Cơ năng của hệ (vật và Trái Đất) bảo toàn khi: A. Vận tốc của vật không đổi. B. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn).C. Vật chuyển động theo phương ngang. D. Không có lực cản, lực ma sát.Câu 11. Một vật có khối lượng 500g rơi tự do (không vận tốc đầu) từ độ cao h = 100m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ở độ cao 50 m là bao nhiêu ?A. 500 J. B. 1 000 J.C. 50 000 J. D. 250 J.Câu 12. Động lượng của ôtô được bảo toàn trong quá trình:A. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát

B. Ôtô tăng tốc.

C. Ôtô chuyển động tròn đều D. Ôtô giảm tốcCâu 13. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Biến thiên động lượng của vật trong thời gian đó là bao nhiêu? Cho g= 9,8m/s .A.5,0 kgm/s B. 4,9kgm/sC. 10kgm/s D. 0,5 kgm/s. Câu 14. Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.A. Thế năng B. Động năngC. Cơ năng D. Động lượngCâu 15. Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v được tính bằng công thức :

GV: Quản Văn Ánh Page 6

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

A. = m.v B. = m.v

C. = m. D.

Câu 16. Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của F. Công suất của lực F là

A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D. Fv .Câu 17. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do (không vận tốc đầu) từ độ cao 100 m xuống đất, lấy g

= 10 m/s . Động năng của vật tại độ cao 50 m là A. 1000 J ; B. 500 J ;C. 50000 J ; D. 250 J. Câu 18. Một vật nằm yên, có thể cóA. vận tốc. B. động lượng.C. động năng D. thế năng.Câu 19. Khi vật được ném thẳng đứng lên cao thìA. Động năng, thế năng của vật tăng B. Động năng, thế năng của vật giảm C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng giảm, thế năng tăngCâu 20. Khi vật được ném thẳng đứng lên cao (bỏ qua lực cản) thìA. Động năng chuyển hoá thành thế năng. B. Động năng và thế năng của vật giảm C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Thế năng chuyển hóa thành động năngCâu 21. Biểu thức công của lực là A = F.S.cos . Vật sinh công cản khi:A. B. C. D. Câu 22. Biểu thức công của lực là A = F.S.cos . Vật sinh công phát động khi:A. B. C. D. Câu 23. Công suất là đại lượng được tính bằng:A. Tích của công và thời gian thực hiện công B. Công sinh ra trong một đơn vị thời gianC. Thương số của công và vận tốc D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lựcCâu 24. Khi vận tốc của vật giảm 2 lần thì:A. động năng của vật giảm 4 lần. B. gia tốc của vật giảm 4 lần.C. động lượng của vật giảm 4 lần. D. thế năng của vật giảm 4 lần.Câu 25. Khi vận tốc của vật tăng 3 lần thì:A. động lượng của vật tăng 3 lần. B. gia tốc của vật tăng 3 lầnC. động năng của vật tăng 3 lần. D. thế năng của vật tăng 3 lần.Câu 26. Động năng của vật thay đổi khi vật chuyển độngA. thẳng đều B. tròn đều C đứng yên. D. biến đổi đều Câu 27. Động lượng là đại lượng véc tơ:A. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.

C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ

Câu 28. Đại lượng nào sau đây không phải là vectơ ? A. Động lượng B. LựcC. Công cơ học D. Xung lượng của lựcCâu 29. Một vật có trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng:A. 4,4 m/s. B. 1,0 m/s.C. 1,4 m/s. D. 0,45 m/s.Câu 30. Một vật 5 kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 20m, góc nghiêng 300 so với phương

ngang. Công của trọng lực khi vật đi hết dốc là:A. 0,5kJ B. 1000J

GV: Quản Văn Ánh Page 7

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

C. 850J D. 500JCâu 31. Lực nào sau đây không làm thay đổi động năng của vật?A. Lực cùng hướng với vận tốc vật. B. Lực vuông góc với vận tốc vật.C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đóCâu 32. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực:A. Vận động viên bơi lội đang bơi B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh

C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy

D. Chuyển động của con Sứa

Câu 33. Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị ( Lấy )A. 51900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25950 JCâu 34. Một vật sinh công dương khiA. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vật chuyển động chậm dần đềuC. Vật chuyển động tròn đều D. Vật chuyển động thẳng đềuCâu 35. Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:A. 0.3125 J B. 0,25 J C. 0,15 J D. 0,75 JCâu 36. Một vật có khối lượng m = 3(kg) đặt tại A cách mặt đất một khoảng hA = 2(m). Chọn gốc thế năng tại B, cách mặt đất một khoảng hB = 1(m), thế năng của vật tại A có giá trị là:A. 20J B. 30J C. 60J D. 90JCâu 37. Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật là 0,5kg (g =10m/s2). Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật bằng A. 4J B. 1JC. 5J D. 8JCâu 38. Một vật có khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất làA. 0,102m B. 1,0m C. 9,8m D. 32mCâu 39. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc lẫn khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nữa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi:A. Không đổi B.Tăng gấp 2 C.Tăng gấp 4 D.Tăng gấp 8Câu 40. Một khẩu súng khối lượng M = 4kg bắn ra viên đạn khối lượng m = 20g. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là v = 500m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn làA. -3m/s B. 3m/sC. 1,2m/s D. -1,2m/s

II-Tự luận:

Bài 1: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a) 1 và 2 cùng hướng. b) 1 và 2 cùng phương, ngược chiều. c) 1 và 2 vuông góc nhau ĐS: a) 6 kg.m/s. B)0 c) kg.m/s.Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, vật 1 có khối lượng 4kg, vận tốc 3m/s và vật 2 có khối lượng 8kg, vận tốc 2m/s, chuyển động ngược chiều nhau. Sau va chạm hai vật dính vào nhau, xác định vật tốc của hai vật sau va chạm.ĐS: Sau va chạm 2 vật cùng chuyển động với vận tốc 0,33 m/s theo chiều chuyển động ban đầu của vật 2Bài 3: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m?

GV: Quản Văn Ánh Page 8

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

ĐS: 1591 JBài 4: Một xe tải khối lượng 2,5T ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.ĐS: AP = AN = 0; A K = 3,24.105 J; Ams = 1,44.105J; P = 0,135.105 WBài 5: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát giữa ôtô và mặt đường. ĐS: 800 NBài 6:Một gàu nươc có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 s . Tính công suất trung bình của lực kéo . Lấy g = 10 m/s2 ĐS: 5 WBài 7: .Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s.a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s?b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m.a) - 261800 J. b) 4363,3 NBài 8: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh (động cơ không sinh lực kéo). Tính quãng đường ô tô đi được cho đến khi dừng lại. Cho lực hãm ô tô có độ lớn Fh = 104N.ĐS: 40 mBài 9: Cho một lò xo nằm ngang, có độ cứng k = 150N/m. Kéo lò xo theo phương ngang đến khi nó nén được 2 cm. Chọn mức 0 của thế năng khi lò xo không biến dạng.Tính thế năng đàn hồi của lò xo.ĐS: 0,03 JBài 10: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trênĐS: a. 300J; -500J b. 800J; 0 JBài 11: Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.

a. Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đấtb. Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20mc. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s

ĐS: a. m/s. b.20m/s. c. 35mBài 12: Giải lại bài 11 nếu mốc tính thé năng được chọn tại vị trí bắt đầu thả vật.Bài 13: Một vật có khối lượng m = 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Hãy tính: a. Tính cơ năng của vật ngay trước khi chạm đất.b. Độ cao h.c. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.d. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.ĐS: a. 450 J b. 25 m c.45 m d. m/s.Bài 14: Giải lại bài 13 nếu mốc tính thế năng được chọn tại vị trí ném vật.Bài 15: Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất là 2,4m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí vật có độ cao cực đại.b) Tìm vận tốc ném .b) Tìm vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.*c) Giả sử sau khi vừa chạm đất vật lún sâu thêm được một đoạn 5cm. Tính công của lực cản và giá trị của lực cản do đất tác dụng lên vật. Biết m = 200g. *d) Nếu có lực cản của không khí là 5N tác dụng thì độ cao cực đại so với mạt đất mà vật lên được là bao nhiêu? Với m = 200g.

GV: Quản Văn Ánh Page 9

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

ĐS: a. 4 m/s b. m/s c. - 4,9 J; 98 N d. 1,83 m*Bài 16: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20m so với măt đất và vận tốc ném 30m/s. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2

. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí ném vật.a. Tính vận tốc của vật lúc chạm đấtb. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi có vận tốc 35m/s

ĐS: a. 36,06 m/s b. 3,75m

Chương V: CHẤT KHÍA. LÝ THUYẾT1. Thuyết động học phân tử chất khí- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ bé so với khoảng cách giữa chúng.- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử chất khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình2. khí lí tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm gọi là khí lí tưởng. => Với khí lí tưởng người ta bỏ qua kích thước các phân tử khí và lực tương tác phân tử3. Các đẳng quá trình:

- Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt (T = hằng số)+ Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí nhất định, áp suất tỉ lệ

nghịch với thể tích. hay

- Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích (V = hằng số)+ Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một khối khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với

nhiệt độ tuyệt đối

hay

- Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp (p = hằng số)

+ Hệ thức: hay

4. Đường đẳng nhiệt – đẳng tích – đẳng áp:- Đường đẳng nhiệt: biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi

- Đường đẳng tích: biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi

- Đường đẳng áp: biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi

5. Phương trình trạng thái khí lí tưởng: Đối với một khối khí xác định, ta có: hằng số (1)

GV: Quản Văn Ánh Page 10

0

p

V

p

T T

V

0 0

p

V

V

T00

p

T

V

t

00

-273

p

V

p

T T

V

000

p

t

0-273

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Hay

- Chú ý: Nhiệt độ tuyệt đối

* d. Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép: Với: R = 8,31J/mol.K gọi là hằng

số khí; n: số mol chất khí; : là nguyên tử khối của chất khí; gọi là hằng số

Bôn –xơ-man

B. BÀI TẬP

I- Trắc nghiệm

Câu 1. Chọn công thức sai khi nói đến ba định luật chất khí

A. p2V2 = p1V1 B. C. D.

2. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ – Mari-ốt?

A. B. C. D.

3. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôi-lơ – Mari-ốt?

A. B. C. D.

4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để thành Định luật Bôi-lơ – Mari-ốt hoàn chỉnh:Trong quá trình …….. của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ … với thể tíchA. đẳng tích – nghịch B. đẳng nhiệt – thuận C. đẳng tích – thuận D. đẳng nhiệt – nghịch 5. Nhận định nào sau đây sai?A. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệtB. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất và thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng tíchC. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tíchD. Trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng nhiệt là đường hypepol6. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất chất khí?A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.B. Do chất khí có thể tích lớn.C. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.7. Qúa trình nào sau đây là quá trình đẳng tích?A. Đun nóng khí trong một bình không đậy kín. B. Bóp bẹp quả bóng bay.C. Nén khí trong ống bơm xe đạp bằng cách ép pitông. D. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng.8. Trong quá trình nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi?A. Nung nóng khí trong một bình đậy kín.B. Nung nóng quả bóng bàn đang bẹp, quả bóng căng phồng lên.C. Ép từ từ pitông để nén khí trong xilanh.D. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng.9. Phương trình nào sau đây không mô tả đúng quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí lí tuởng.

A. p.V = const. B. p1 .V1 = p2 .V2. C. = . D. .

10. Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng.

A. p1 .V1 = p2 .V2 B. p ~ V. C. D .

GV: Quản Văn Ánh Page 11

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

11. Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp của một lượng khí lí tưởng.

A. p1 .T1 = p2 .T2. B. C. D. p ~ V.

12. Đồ thị nào sau đây mô tả đúng quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí lí tưởng.

A. (1)và (2)

B. (2) và (3)

C. (3) và(4) D.(4) và (1)

Câu 13: Đồ thị nào sau đây mô tả đúng quá trình đẳng áp của một lượng khí lí tưởng.

A. (1) và (2). B. (3) và (1). C. (2) và (4). D. (1) và (4)Câu 14: Đồ thi nào sau đây mô tả đúng quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng.

A. (1) và (2) B. (3) và (4) C. (2) và (3) D. (4) và (1)Câu 15: Khi nén đẳng nhiệt một khí A từ thể tích 6 lít đến 4 lít thì áp suất của chất khí tăng thêm 0,75 at . Tìm áp suất ban đầu của khí, xem khí A là khí lí tưởng.A. 1,5 at B. 3,0 at C. 0,75 at D. 2,0 atCâu 16: Một quả bong bóng bay, bay lên từ mặt đất đến độ cao h thì bán kính của quả bóng tăng lên gấp đôi. Tính áp suất của không khí ở độ cao h đó .Biết rằng áp suất ở mặt đất bằng 760mmHg và quả bóng không bị vỡ. Xem rằng nhiệt độ của không khí ở độ cao h bằng nhiệt độ tại mặt đất, khí trong quả bong là khí lí tưởng.A. 100 mmHg B. 750 mmHg C. 150 mmHg D. 95 mmHgCâu 17: Một bình chứa một lượng khí A ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu để áp suất tăng lên gấp đôi? Xem rằng khí A là khí lí tưởng và thể tích bình chứa là không đổi.A. 600C B. 3330C C. 6060C D. 1870CCâu 18: Một đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và áp suất 0,6atm. Khi đèn cháy sang, áp suất khí trong đèn là 1,0atm và không làm vỡ bóng đèn.Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi.A. 600K B. 500K C. 400K D. 5000C

GV: Quản Văn Ánh Page 12

p

O T(2)

V

O T(3)

p

O V(4)V

(1)

O

p

V(4)

O

pp

O V(2)

p

O T(1)

V

O T(3)

V(2)

O

pp

O V(1)

p

O V(3)

p

O T(4)

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Câu 19: Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 10 lít. Hỏi ở nhiệt độ 5460C thì thể tích của khối khí đó là bao nhiêu khi áp suất là không đổi và khí đã cho là khí lí tưởng.A. 10 lít B. 15 lít C. 20 lít D. 5 lítCâu 20: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 00C và áp suất 760 mmHg. Xem khi hiđrô là khí lí tưởng.A. 40 cm3 B. 38,51 cm3 C. 35,92 cm3 D. 36,75 cm3

Câu 21: Trong xilanh của động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1at, nhiệt độ 47 0C, có thể tích 40dm3. Nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dm3, áp suất 15at. Tính nhiệt độ của khí sau khi nén. Xem rằng khí trong xilanh là khí lí tưởngA. 3270C B. 421C C. 5000C D. 2730CCâu 22: Trước khi nén nhiệt độ của một lượng khí trong xilanh là 50 0C. Sau khi nén , thể tích của khí giảm 5 lần và áp suất tăng 10 lần. Hỏi nhiệt độ của khí sau khi nén là bao nhiêu? Xem rằng khí trong xilanh là khí lí tưởng.A. 3230C B. 3730C C. 2730C D. 4370CCâu 23: Khi đun nóng dẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhệt độ ban đầu của khối khí.A. 3600C B. 361K C. 870C D. 160KCâu 24: Một khối khí ở nhiệt độ 00C có thể tích 20cm3. Hỏi khi nhiệt độ là 54,60C thì thể tích khối khí là bao nhiêu? Xem rằng áp suất của khối khi là không đổi.A. 24m3 B. 50cm3 C. 24cm3 D. 54cm3

Câu 25: Một khối khí có thể tích 600cm3 ở nhiệt độ -330C. Hỏi ở nhiệt độ nào thì thể tích khối khí là 750cm3. Xem rằng áp suất của khối khi là không đổi.A. 270C B. 3000C C. 330C D. Không xác định Câu 26: Một xilanh có pittong đóng kín chứa một lượng khí xác định có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm. Pittong nén khí làm thể tích của khí còn 0,2 lít và áp suất tăng đến giá trị 14atm. Tính nhiệt độ của khối khi khi đó.A. 4200C B. 1470C C. 2730C D. 4370C

II - Tự luận

Bài 1: Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2lít chứa không khí ở áp suất 1atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm và bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu ? Cho rằng trong quá trình bơm nhiệt độ không đổi. (ĐS: 2,5atm)Bài 2: Nếu áp suất một lượng khí biến đổi 2.105N/m2 thì thể tích biến đổi 3lít. Nếu áp suất biến đổi 5.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, cho rằng nhiệt độ không đổi. (9 lít, 4.105N/m2).Bài 3: Mỗi lần bơm người ta đưa được v0=80cm3 không khí vào xăm xe. Sau khi bơm áp suất của không khí trong xăm xe là 2.105pa. Thể tích xăm xe sau khi bơm là 2000cm3, áp suất khí quyển là 105pa. Xem rằng thể tích của xăm không đổi, nhiệt độ khí trong quá trình bơm là không đổi, ban đầu trong xăm xe chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển. Tìm số lần bơm. (ĐS: 25 lần)Bài 4: Một ruột xe có thể chịu được áp suất 2,35.105pa. Ở nhiệt độ 270C áp suất khí trong ruột xe là 2.105 pa.a. Hỏi khi nhiệt độ 400C thì ruột xe có bị nổ hay không? Vì sao? (ĐS:Không, vì áp suất p2=2,09.105pa<pgh)b. Ở nhiệt độ nào thì ruột xe bị nổ. Xem rằng thể tích của ruột xe không thay đổi .(ĐS: )Bài 5: Một lượng khí có áp suất 750mmHg ở nhiệt độ 270C và thể thích là 76cm3. Tìm thể tích của khối khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 760mmHg) (ĐS: 68,25cm3)Bài 6: Một bình chứa khí ở ĐKTC (00C, 1atm) được đậy bằng một vật có trọng lượng 20N. Tiết diện của miệng bình là 10cm2. Hỏi nhiệt độ cực đại của khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài.(ĐS: 35,90C)Bài 7: Một bình cầu chứa không khí được ngăn với bên ngoài bằng giọt thuỷ ngân trong ống nằm ngang (hình bên). ống có tiết diện S = 0,1cm2. ở 270C giọt thuỷ ngân cách mặt bình cầu là l1 = 5cm. ở 320C giọt thuỷ ngân cách mặt bình cầu là l2 = 10cm. Tính thể tích bình cầu, bỏ qua sự dãn nở của bình.

GV: Quản Văn Ánh Page 13 A

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Bài 8: Một bình cầu chứa không khí có thể tích 270cm3 gắn với một ống nhỏ nằm ngan có tiết diện 0,1cm2 trong ống có một giọt thủy ngân (hình bên). Ở 00C giọt thuỷ ngân cách A 30cm, tìm khoảng dịch chuyển của giọt thủy ngân khi nung bình cầu đến nhiệt độ 100C, coi dung tích của bình không đổi. (ĐS:100cm)Bài 9: Một khối khí xác định, khi ở nhiệt độ 1000C và áp suất 105pa. Thực hiện nén khí đẳng nhiệt đến áp suất tăng lên gấp rưởi, rồi sau đó làm lạnh đẳng tích. Hỏi phải làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ bao nhiêu để khối khí trở về áp suất ban đầu? (ĐS: -24,330C)Bài 10: Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm biến đổi theo hai quá trình. Ban đầu nung đẳng tích đến áp suất tăng gấp đôi. Sau đó nung nóng đẳng áp đến khi thể tích khối khí là 15 lít.a. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí (ĐS:6270C)b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khối khí trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).Bài 11: Một khối khí lí tưởng có thể tích 4 lít, ở nhiệt độ 1270C, áp suất 2.105pa, biến đổi qua hai giai đoạn: Ban đầu biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng lên gấp đôi, sau đó thực hiện đẳng áp đến khi thể tích quay về giá trị ban đầu.a. Xác định các thông số trạng thái và tìm nhiệt độ , áp suất nhỏ nhất trong quá trình biến đổi.b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).Bài 12(*): Một ống nhỏ dài, tiết diện đều, một đầu kín. Lúc đầu trong ống có một cột không khí dài l 1 = 20cm được ngăn với bên ngoài bằng cột thuỷ ngân d = 15cm khi ống đứng thẳng, miệng ở trên. Cho áp suất khí quyển là p0 = 75cmHg, tìm chiều cao cột không khí khi:a. ống thẳng đứng, miệng ở dưới.b. ống nghiêng một góc = 300 với phương ngang, miệng ở trên.c. ống đặt nằm ngangBài 13(*): Dùng ống bơm để bơm không khí ở áp suất p0 = 105N/m2 vào quả bóng cao su có thể tích 3 lít (xem là không đổi). Cho rằng nhiệt độ không thay đổi khi bơm. Ống bơm có chiều cao h = 50cm, đường kính trong d = 4cm. Cần phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bóng có áp suất p = 3.105N/m2 khi:a. Trước khi bơm, trong bóng không có không khí.b. Trước khi bơm, trong bóng đó có không khí. ở áp suất p1 = 1,3.105N/m2.Bài 14(*): Một lượng khí oxi ở nhiệt độ 1300C và áp suất 105pa, được nén đẳng nhiệt đến áp suất 1,3.105pa. Cần làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ nào để áp suất quay về giá trị ban đầu? Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).ĐS:370CBài 15(*): Một khối lượng m=1g khí Heli trong xylanh, ban đầu có thể tích 4,2 lít, nhiệt độ 270C. Thực hiện biến đổi trạng thái theo một chu trình kín, gồm ba giai đoạn: Ban đầu giãn nở đẳng áp, thể tích tăng lên đến 6,3 lít, sau đó nén đẳng nhiệt và cuối cùng làm lạnh đẳng tích.a. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình biến đổi trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).b. Tìm nhiệt độ và áp suất lớn nhất đạt được trong chu trình biến đổi (ĐS: 450K; 2,25 atm)Bài 16(*): Một mol khí lý tưởng thực hiện biến đổi trạng thái theo chu trình như hình vẽ. Biết áp suất ban đầu p1=1atm, nhiệt độ T1=300K, T2=T4=600K, T3=1200K.a. Xác định các thông số trạng thái còn lại trong chu trìnhb. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trong hệ tọa độ (p,V)

GV: Quản Văn Ánh Page 14

p(atm)

T(K)0

1

4 3

2

600 1200300

1

p

2 3 1 4 T

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Chương VI. CỞ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

A- LÝ THUYẾT.1. Nguyên lý I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được

Biểu thức: Trong đó: + là độ biến thiên nội năng, đơn vị là J+ A là công mà vật nhận được hay thực hiện (J)+ Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra (J)

Quy ước dấu: A > 0 => vật nhận côngA < 0 => vật thực hiện côngQ > 0 => vật nhận nhiệtQ < 0 => vật truyền nhiệt

2. Nguyên lý II của nhiệt động lực học: Cách phát biểu của Clau-di-út: Nhiệt lượng không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.

Cách phát biểu của Các-nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

3. Hiệu suất của động cơ nhiệt: Trong đó: Q1 là nhiệt lượng của nguồn nóng.

A là công mà động cơ thực hiện.

B- BÀI TẬP.I. Bài tập tự luận1. Một lượng khí lý tưởng bị giam trong xi lanh có pit-tông đậy kín .Người ta thực hiện một công bằng 200Jđể nén đẳng áp khí đó và người ta thấy lượng khí truyền ra ngoài một niệt lượng 350J .Nội năng của lượng khí đã tăng giảm bao nhiêu/ ĐS:-150J2. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 120J. Khí nở ra thực hiện công 80J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu? ĐS: 40J3. Một người khối lượng 60kg từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi . Bỏ qua hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi .Lấy g=10m/s2. Độ biến thiên của nước trong bể bơi là bao nhiêu? ĐS: 3000J 4. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 148J. Khí nở ra thực hiện công 82J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu? ĐS: 66J5. Một hòn bi thép có trọng lượng 0,5N rơi từ độ cao 2m xuống một tấm đá rồi nẳy lên độ cao 1,4m.Tính lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nội năng của bi và tấm đá. ĐS: 0,3JII. Bài tập trắc nghiệmCâu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nội năng?

A.Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.B.Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.C.Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.D.Nội năng của vật có thể tăng len hoặc giảm xuống.

Câu 2:Biểu thức nào diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công?A.∆U=Q+A với Q>0; A<0.B.∆U=Q với Q>0.C.∆U=Q+A với Q<0; A>0.D.∆U=Q+A với Q>0; A>0.

Câu 3:Dựa vào đồ thị hình bên cho biết giả thuyết nào áp dụng hệ thức nguyên lí I Nhiệt Động Lực Học có dạng ∆U=Q ?

A.Quá trình 1→2.B. Quá trình 2→3.

GV: Quản Văn Ánh Page 15

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

C. Quá trình 3→4.D. Quá trình 4→1.

Câu 4:Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?

A.Q+A=0 với A<0. B.∆U=Q+A với ∆U>0; Q=0, A>0.

C.Q+A=0 với A>0.D. ∆U=A+Q với A>0 và Q<0.

Câu 5:Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?A.Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.B.Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.C.Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.D.Nhiêt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ.

Câu 6: “Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ để dùng để làm tăng nội năng của khí”. Điều đó đúng đối với quá trình nào sau đây: A: Đẳng tích B: Đẳng nhiệt C: Đẳng áp D: Chu trìnhCâu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của nguồn nóng trong động cơ nhiệt A: Sinh công B: Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ C: Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh D: Lấy nhiệt của bộ phận phát độngCâu 8: Cho khối khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 (xem đồ thị). Khi đó hệ thức nguyên lí thứ nhất NĐLH có dạng: A: B: A = - Q C: D:

Câu 9: Người ta thực hiện một công 250J để nén khí đựng trong xi lanh. Nhiệt lượng khí truyền cho môi trường xung quanh là 130J. Nội năng của khí là: A: B: C:

D: Câu 10: Một bình kín chứa 20g khí lí tưởng ở 200C, được đun nóng để áp suất khí tăng lên 2 lần. Độ biến thiên nội năng của khối khí là: A: 7820J B: 7208J C: Một kết quả khác D: Không tính được vì thiếu dữ kiện Câu 11: Trộn lẫn rượu vào nước, ta thu được một hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ t= 360C. Biết nhiệt độ ban đầu của rượu và nước lần lượt là 190C và 1000C,nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg. độ, của nước là 4200J/kg. độ. Khối lượng nước và rượu đã pha lần lượt là những giá trị nào sau đây: A: 110,82g và 99,18g B: 120g và 20g C: 182,2g và 18,19g D: 120,82g và 19,18g Câu 12: Phát biếu nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng của vật.B. Công là một dạng năng lượng của vật.C. Nội năng là một dạng năng lượng của vật.D. Cả nhiệt lượng và nội năng đều là một dạng năng lượng của vật.

Câu 13: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng nhiệt được biểu diễn trên hình vẽ?A. U = 0, Q>0, A>0B. U = 0, Q<0, A>0C. U = Q, Q>0D. U = Q, Q<0

GV: Quản Văn Ánh Page 16O V

P

V1 V2

T1

(1)

(2)

p

O V

1(p1,V1,T1)

2(p2,V2, T2)

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Câu 14: Một lượng khí lý tưởng thực hiện 4 quá trình như hình vẽ trên đồ thị. Trong quá trình nào thể tích của khí không đổi?

A. 1 – 2 C. 3 – 4B. 4 – 1 D. 2 – 3

Câu 15: Hơ nóng đẳng tích một khối khí chứa trong một bình lớn kín. Độ biến thiên nội năng của khối khí là

A. U = 0.B. U = Q, Q>0.C. U = Q, Q<0.D. U = A, A>0.

Câu 16:Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật : A.Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng. C.Làm lạnh. D. Đưa vật lên cao. Câu 17:Khi cung cấp nhiệt lượng 2J cho khí trong xylanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển 5cm . Cho lực ma sát giữa pittông và xylanh là 10N. Độ biến thiên nội năng của khí là A.0,5J. B.-0,5J. C.1,5J. D.-1,5J.Câu 18:Khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m3 và nội năng biến thiên 1280J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình là đẳng áp ở áp suất 2.105Pa.

A. 2720J.B. 5280J.C. 4000J.

D. Một đáp án khác.

BÀI TẬP CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌCDạng 1   : Câu 1. Chọn đáp án đúng.Nội năng của một vật làA. tổng động năng và thế năng của vật.B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.Câu 2. Công thức tính nhiệt lượng làA. . B. . C. . D. .Câu 3. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?A. . B. . C. . D. .Câu 4. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A> 0.C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.Câu 5. Chọn câu đúng.A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng.B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch.C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công.D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công.Dạng 2   : Câu 6. Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng?A. Nội năng là một dạng năng lượng.B. Nội năng là nhiệt lượng.C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi.

GV: Quản Văn Ánh Page 17

O V

P

(4)

(3)

(1) (2)

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Câu 7. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.Câu 8. Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?A. U = Q với Q >0 . B. U = Q + A với A > 0.C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0.Dạng 3   : Câu 9. Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là :A. 8.104 J. B. 10. 104 J. C. 33,44. 104 J. D. 32.103

J.Câu 10. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 00 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K).A. 2,09.105J. B. 3.105J. C.4,18.105J. D. 5.105J.Câu 11. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là :A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J.Câu 12. Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J độ biến thiên nội năng của khí là :A. 80J. B. 100J. C. 120J. D. 20J.Câu 13. Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là :A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J.Dạng 4   : Câu 14. Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dụng riêng của nhôm là 0,92.103 J/(kg.K); của nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103

J/(kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là:A. t = 10 0C. B. t = 150 C. C. t = 200 C. D. t = 250 C.Câu 15. Truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là:A. 1. 106 J. B. 2.106 J. C. 3.106 J. D. 4.106 J.

Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

A- LÝ THUYẾT

- Độ biến dạng tỉ đối:

- Ứng suất: Trong đó: + là ứng xuất, đơn vị là paxcan (Pa; N/m2)

+ F là lực tác dụng, đơn vị là niu-tơn (N)+ S là tiết diện ngang của thanh, đơn vị là mét vuông (m2)

- Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với ứng suất tác dụng vào vật đó.

Trong đó: + là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn

- Lực đàn hồi: với ;

- Sự nở vì nhiệt của vật rắn:

GV: Quản Văn Ánh Page 18

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

+ Sự nở dài: => độ nở dài tỉ đối:

+ Sự nở khối: với - Lực căng bề mặt của chất lỏng: ( là hệ số căng bề mặt; l là chiều dài quãng đường)- Nhiệt nóng chảy: - Nhiệt hóa hơi:

B- BÀI TẬPI. Tự luận:1. Một sợi dây thép có đường kính2mm, có độ dài ban đầu 50cm ,suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa. Hệ số đàn hồi của thép là bao nhiêu? ĐS: 12,56.105N/m2. Một thước thép ở 300C có độ dài 1500mm . Khi nhiệt độ tăng lên 800C thì thước thép dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6(1/K) ĐS; 0,825mm3.Một thước nhôm ở 200C có độ dài 300mm . Khi nhiệt độ tăng lên 1200C thì thước nhôm dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6(1/K) ĐS; 0,72mm4. Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1cm2 để thanh này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1000. Suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa và hệ số nở dài của nó là 11.10-6(1/K). ĐS: 22.103(N)5. Một thanh thép có tiết diện ngang hình tròn đường kính 2cm được giữ chặt một đầu .khi tác dụng vào đầu kia một lực nén F= 1,57.105N dọc theo trục của thanh. Với lực F đó , định luật Húc vẫn còn đúng . Cho biết suất Young của thép là 2.1011Pa . Độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu? ĐS:0,25%6. Chiều dài của một thanh ray ở 200C là 10m .Hệ số nở dài của thép dùng làm thanh ray là 1,2.10-5 (1/độ) .Tính khoảng cách cần thiết phải để hở hai đầu ray đặt nối tiếp nếu nhiệt độ của nó lên tới 500C. ĐS:3,6mm7. Một dây điện thoại bằng đồng có chiều dài 1,2km ở nhiệt độ 150C .Khi nóng lên đến 300C thì dây dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của đồng là 1,7.10-5K-1. ĐS: 30,6cm8. Cho hai sợi dây đồng và sắt có độ dài bằng nhau và bằng 2m ở nhiệt độ 100C . Hỏi hiệu độ dài của chúng ở 350C .Biết hệ số nở dài của đồng là 17,2.10-6(K-1) và của sắt là 11,4.10-6(K-1). ĐS: 0,29mmII. Trắc nghiệm:Câu 1. Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh. D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.Câu 2. Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?A. Chiếc cốc thuỷ tinh. B. Hạt muối ăn. C. Viên kim cương. D. Miếng thạch anh.Câu 3. Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.D Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.Câu 4. Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?

GV: Quản Văn Ánh Page 19

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

A. Tính tuần hồn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể .B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương , ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau. D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.Câu 5. Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình. B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng .C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể . D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sauA. Tinh thể B. Đơn tinh thể. C. Đa tinh thể D. Mạnh tinh thểĐiền vào chỗ trống của các câu 6,7 8, 9 và 10 cho đúng ý nghĩa vật lý.

Câu 6. Vật rắn ………………………….. Có tính đẳng hướng.Câu 7. Viên kim cương là vật rắn có cấu trúc …………………..Câu 8. Mỗi vật rắn ……..đều có nhiệt độ nóng chảy xác địnhCâu 9. Nếu một vật được cấu tạo từ nhiều tinh thể nhỏ liên kết nhau một cách hỗn độn, ta nói vật rắn đó là vật rắn……………. .Câu 10. Các vật rắn vô định hình không có cấu trúc…………………...Câu 11. Dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn được gọi là :A. Biến dạng kéo. B. Biến dạng nén. C. Biến dạng đàn hồi hoặc biến dạng dẻo. D. Biến dạng cơ.Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ số đàn hồi k ( hay độ cứng ) của thanh thép? ( S : tiết diện ngan, l0 độ dài ban đầu của thanh ).

A. Tỉ lệ thuận với S , tỉ lệ thuận với l0 . B. Tỉ lệ thuận với S, tỉ lệ nghịch với l0 .C. Tỉ lệ nghịch với S, tỉ lệ thuận với l0 . D. Tỉ lệ nghịch với S , tỉ lệ nghịch với l0.

Câu 13. Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diệ S, độ dài ban đầu l0 , làm bằng chất có suất đàn hồi E, biểu thức nào sau đây cho phép xác định hệ số đàn hồi ( k ) của thanh?

A. k = ES l0 B. k = E C. k = E D. k =

Chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống của các câu 14,15,16,17 và18. A. Kéo B. Nén C. Cắt D. Uốn Câu 14: Một thanh rắn bị biến dạng ..........khi một đầu thanh được giữ cố định, còn đầu kia của thanh chịu tác dụng của một lực vuông góc với trục của thanh làm thanh bị cong đi.Câu 15. Khi thanh rắn chịu tác dụng của hai lực ngược hướng làm cho các tiết diện tiếp giáp nhau của thanh trượt song song với nhau, ta nói thanh bị biến dạng...............Câu 16. Một thanh rắn bị biến dạng sao cho chiều dài ( theo phương của lực ) tăng còn chiều rộng ( vuông góc với phương của lực ) giảm, ta nói thanh rắn bị biến dạng...............Câu 17. Một thanh rắn bị biến dạng........... .khi hai đầu thanh chịu tác dụng của hai lực ngược hướng làm giảm độ dài ( theo phương của lực ) và làm tăng tiết diện của thanh.Câu 18. Trên thực tế, người ta thường thay thanh đặc chịu biến dạng.......... bằng ống tròn, thanh có dạng chữ I hoặc chữ T. Câu 19. Treo một vật có khối lượng m vào một lò xo có hệ số đàn hồi 100N/m thì lò xo dãn ra 10cm. Khối lượng m nhận giá trị nào sau đây?

A. m =10g B. m = 100g. C. m = 1kg. D. m = 10kgCâu 20. Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m có đường kính 0,8mm. khi bị kéo bằng một lực 25N thì nó dãn ra một đoạn bằng 4mm. Suất Y- âng của đồng thau là :

A. E = 8,95. 109 Pa. B. E = 8,95. 1010 Pa. C. E = 8,95.1011 Pa.D. E = 8,95. 1012 PaCâu 21. Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là = 12. 10-6 k-1 ).

A. = 3,6.10-2 m B. = 3,6.10-3 m C. = 3,6.10-4 m D. = 3,6. 10-5 mCâu 22. Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là = 1,14.10-5k-1 và của kẽm là = 3,4.10-5k-1. Chiều dài của hai thanh ở 00C là:

A. l0 = 0,442mm B. l0 = 4,42mm. C. l0 = 44,2mm D. l0 = 442mm.

GV: Quản Văn Ánh Page 20

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Câu 23. Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Cho biết hệ số nở dài của thép 1,2.10-5 k-1, suất đàn hồi 20.1010N/m2. Nếu nhiệt độ tăng thêm 250C thì độ lớn của lực do xà tác dụng vào tường là :

A. F = 11,7750N. B. F = 117,750N. C. F = 1177,50 N D. F = 11775N.Câu 24. Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm3 thuỷ ngân ở 180C. Biết:Hệ số nở dài của thuỷ ngân là : = 9.10-6 k-1.Hệ số nở khối của thuỷ ngân là : = 18.10-5k-1. Khi nhiệt độ tăng đến 380C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:

A. = 0,015cm3 B. = 0,15cm3 C. = 1,5cm3 D. = 15cm3

Câu 25. Một thanh hình trụ có tiết diện 25cm2 được đun nóng từ t1= 00Cđến nhiệt độ t2 = 1000C. Hệ số nở dài của chất làm thanh và suất đàn hồi của thanh là = 18.10-6k-1 và E = 9,8.1010N/m. Muốn chiều dài của thanh vẫn không đổi thì cần tác dụng vào hai đầu thanh hình trụ những lực có giá trị nào sau đây:

A.F = 441 N. B. F = 441.10-2 N. C.F = 441.10-3 N. D. F = 441.10-4 N.Câu 26: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?

A. Trụ cầu. B. Móng nhà.C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Cột nhà.

Câu 27: Vật nào dưới đây chịu biến dạng nén?A. Dây cáp cầu treo. B. Thanh nối các toa xe lửa đanh chạy.C. Chiếc xà beng đang bẩy một hòn đá to. D. Trụ cầu.

Câu 28: Ở loại biến dạng nào, có 1 phần của vật hầu như không thay đổi kích thước?A. Biến dạng kéo. B. Biến dạng uốn.C. Biến dạng cắt. D. Biến dạng nén.

Câu 29: Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc biến dạng nénA. tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.B. tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.C. tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh.D. tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

Câu 30: Mội sợi dây sắt dài gấp đôi nhưng có tiết điện nhỏ bằng nửa tiết diện của sợi dây đồng. Giữ chặt đầu trên của mỗi sợi dây và treo vào đầu dưới của chúng hai vật năng giống nhau. Suất đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu lần so với sợi dây đồng?

A. Sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần. B. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần.C. Sợi dây sắt bị dãn ít hơn 2,5 lần. D. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần.

Câu 31: Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?A. Độ lớn của lực tác dụng.B. Độ dài ban đầu của thanh.C. Tiết diện ngang của thanh.D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.

Câu 32: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận vớiA. tiết diện ngang của thanh. B. ứng suất tác dụng vào thanh.C. độ dài ban đầu của thanh. D. cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.

Câu 33: So sánh hệ số nở dài của nhôm, đồng và sắt bằng cách liệt kê chúng theo thứ tự giảm dần của hệ số nở dài. Phương án nào sau đây là đúng?

A. Nhôm, đồng, sắt. B. Sắt, nhôm, đồng.C. Đồng, nhôm, sắt. D. Sắt, đồng nhôm.

Câu 34: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt?A. Băng kép. B. Nhiệt kế kim loại.C. Đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế nhiệt.

Câu 35: Một băng kép gồm hai là kim loại phẳng, ngang có độ dài và tiết diện giống nhau được ghép chặt với nhau bằng các định tán: là đồng ở phía dưới, là thép ở phía trên. Khi bị nung nóng thì băng kép này sẽ bị uốn cong xuống hay cong lên? Vì sao?

A. Bị uốn cong xuống phía dưới. Vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.B. Bị uốn cong lên phía trên. Vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.C. Bị uốn cong xuống phía dưới. Vì đồng có hệ số nở nhỏ lớn hơn thép.D. Bị uốn cong lên phía trên. Vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.

GV: Quản Văn Ánh Page 21

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

Câu 36: Chiều lực căng mặt ngồi có xu hướngA. làm tăng diện tích mặt thống của chất lỏng B. làm giảm diện tích mặt thống của chất

lỏng.C. giữ cho mặt thống chất lỏng luôn ổn định. D. giữ cho mặt thống chất lỏng luôn nằm

ngang.Câu 37: Cắm một ống mao dẫn thủy tinh trong chậu nước nóng, khi nước trong chậu nguội đi thì mực nước trong ống mao dẫn sẽ

A. giảm đi vì khối lượng riêng của nước tăng.B. tăng lên vì hệ số căng bể mặt tăng.C. tăng lên vì khối lượng riêng của nước tăng chậm hơn so với hệ số căng bề mặt.D. tăng lên vì kích thước ống mao dẫn nhỏ đi.

Câu 38: Chiều lực căng mặt ngồi có xu hướngA. làm tăng diện tích mặt thống của chất lỏng B. làm giảm diện tích mặt thống của chất

lỏng.C. giữ cho mặt thống chất lỏng luôn ổn định. D. giữ cho mặt thống chất lỏng luôn nằm

ngang.Câu 39: Cắm một ống mao dẫn thủy tinh trong chậu nước nóng, khi nước trong chậu nguội đi thì mực nước trong ống mao dẫn sẽ

A. giảm đi vì khối lượng riêng của nước tăng.B. tăng lên vì hệ số căng bể mặt tăng.C. tăng lên vì khối lượng riêng của nước tăng chậm hơn so với hệ số căng bề mặt.D. tăng lên vì kích thước ống mao dẫn nhỏ đi.

Câu 40: Một đòng nhôm mỏng có đường kính là 50mm được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.103N/m. Để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước thì lực F phải có độ lớn

A. F = 1,13.103N. B. F = 2,26102N.C. F = 2,26.102N. D. F = 7,2.102N.

Câu 41: Cây có thể tự dẫn nước từ rễ lên đến tận ngọn, là nhờ có hiện tượngA. căng bề mặt của chất lỏng. B. dính ướt và không dính ướt.C. mao dẫn. D. giãn nở theo nhiệt độ.

Câu 42: Một sợi chỉ được thả trên mặt bát rượu. Nhỏ nhẹ một số giọt xăng bên cạnh sợi chỉ thìA. sợi chỉ vẫn đứng yên. B. sợi chỉ chuyển động về phía có xăng.C. sợi chỉ chuyển động về phía không có xăng. D. sợi chỉ chuyển động theo chiều dọc của

sợi dây.Câu 43: Lực căng bề mặt của chất lỏng có

A. phương tiếp tuyến với mặt thống và vuông góc với đường giới hạn của mặt thống.B. phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.C. phương kết hợp với mặt thống một góc 450.D. phương tiếp tuyến với mặt thống và song song với đường giới hạn của mặt thống.

Câu 44: Cho nước vào ống nhỏ giọt có đường kính miệng d = 0,8 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 0,0781 N/m; lấy g =10 m/s2. Khối lượng của mỗi giọt nước rơi là

A. 0,01 g. B. 0,02 g. C. 0,1 g. D. 0,2 g.Câu 45: Hiện tượng nào sau đây là do hiện tượng dính ướt?

A. Giọt chất lỏng trên mặt vật rắn bị co tròn.B. Chất lỏng rót vào cốc cao hơn miệng cốc.C. Mực chất lỏng trong ống mao dẫn thấp hơn mực chất lỏng trong chậu.D. Chất lỏng chảy thành giọt ra khỏi ống mao dẫn.

Câu 46: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng ?A. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.B. Chiếc đinh gim nhờ mỡ có thể nổi trên mặt nước.C. Nước chảy từ trong vòi ra ngồi. D. Giọt nước đọng trên lá sen.

Câu 47: Biểu thức nào sau đây đúng với công thức tính độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngồi

GV: Quản Văn Ánh Page 22

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

A. h = . B. h = . C. h = . D. h = .

Câu 48: Mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngồi ống phụ thuộc vàoA. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.

Câu 49: Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn ?A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bútC. Bấc đèn hút dầu D. Giấy thấm hút mực.

Câu 50: Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?A. Vì vải bạt bị dính ướt nước.B. Vì vải bạt bị dính ướt nước.C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.

Câu 51: Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảyA. luôn thay đổi ở mỗi áp suất cho trước.B. không đổi xác định ở mỗi thể tích cho trước.C. không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.D. không đổi ở mọi áp suất và thể tích bất kì.

Câu 52: Đối với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúngA. giảm khi áp suất bên ngồi tăng.B. tăng khi áp suất bên ngồi tăng.C. không thay đổi ở mọi giá trị của áp suất.D. có thể tăng hay giảm khi áp suất bên ngồi thay đổi.

Câu 53: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc ?A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.B. Với một chất rắn nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Câu 54: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi làA. sự bay hơi. B. sự sôi. C. sự nóng chảy. D. sự ngưng tụ.

Câu 55: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn ?A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ). B. Jun trên kilôgam (J/kg).C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/độ).

Câu 56: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ ẩm của không khí ?A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa

trong 1m3 không khí.B. Độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ đã cho là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam

của hơi nước bão hòa chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy.C. Độ ẩm tương đối của không khí là tỷ lệ tính ra phần trăm của độ ẩm tương đối và độ ẩm cực đại.D. Khi làm nóng không khí lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.

Câu 57: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào?A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối đều tăng như nhau.B. Độ ẩm tuyệt dối giảm, còn độ ẩm tỉ đối tăng.C. Độ ẩm quyệt đối tăng, còn độ ầm tỉ đối giảm.D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm tỉ đối tăng.

Câu 58: Ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô nặng hơn hay nhẹ hơn không khí ẩm? Tại sao?A. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn

hơn không khí ẩm.B. Không khí khô nhẹ hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì các phân tử không khí nằm cách xa nhau

hơn so với các phân tử nước.

GV: Quản Văn Ánh Page 23

Đề cương ôn tập HK II - Vật lí 10 *** Năm học 2012-2013

C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì các phân tử không khí nằm cách gần nhau hơn so với các phân tử nước.

D. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì số lượng phân tử trong không khí khô nhiều hơn so với nước.Câu 59: Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi nước bão hòa trong không khí tăng nhanh hay chậm hơn so với áp suất không khí khô ? Tại sao ?

A. Tăng chậm hơn. Vì khi nhiệt độ tăng thì động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hơi nước ở trang thái bão hòa tăng chậm, còn động năng chuyển động nhiệt của các phân tử không khí lại tăng nhanh.

B. Tăng nhanh hơn. Vì khi nhiệt độ tăng thì mật độ phân tử hơi nước ở trạng thái bão hòa tăng, còn mật độ phân tử không khí tăng không đáng kể.

C. Tăng nhanh hơn. Vì khi nhiệt độ tăng thì trong hơi nước bão hòa không những động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hơi nước tăng mà cả mật độ phân tử hơi nước cũng tăng mạnh do tốc độ bay hơi tăng, còn

D. Tăng nhanh hơn. Vì khi nhiệt độ tăng thì động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hơi nước bão hòa tăng mạnh, còn động năng chuyển động nhiệt của các phận tử không khí tăng chậm.Câu 60: Khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng, giảm hay không đổi ? Tại sao ?

A. Tăng. Vì khí áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì lượng hơi nước có trong lm3

không khí tăng.B. Tăng. Vì khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì động năng chuyển động nhiệt

của các phân tử hơi nước trong không khí tăng.C. Không đổi. Vì khơi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì lượng hơi nước có

trong lm3 không khí hầu như không thay đổi.D. Giảm. Vì khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì động năng chuyển động

nhiệt của các phân tử hơi nước trong không khí giảm.Câu 62: Tính khối lượng m của hơi nước trong căn phòng có thể tích 100m3. Khối lượng riêng của hơi nước bão hồ ở 20°C là 23,00g/m3.

A. m = 16,lkg B. m = l,61kg. C. m = 1,61g. D. m = 161g.Câu 63: Trường hợp nào sau đây ta cảm thấy ẩm nhất ?

A. Trong 1m3 không khí chứa 10g hơi nước ở 250C.

B. Trong 1m3 không khí chứa 4g hơi nước ở 50C.

C. Trong 1m3 không khí chứa 28g hơi nước ở 300C.

D. Trong 1m3 không khí chứa 7g hơi nước ở 100C.

-------------------------------- Hết --------------------------------

GV: Quản Văn Ánh Page 24