352

Dinh duong va dieu tri

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dinh duong va dieu tri
Page 2: Dinh duong va dieu tri

DINH DƯỠNG VÀ ĐIỀU TRỊTác giả: Nguyễn Ý Đức

Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả.

Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

bằng văn bản của chúng tôi.

GPXB số 2-545/XB-QLXB

KHXB số 161/XBYH

In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Minh416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam

Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.

Page 3: Dinh duong va dieu tri
Page 4: Dinh duong va dieu tri

BS. NGUYỄN Ý ĐỨC

Dinh dưỡng và

điều trị

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Page 5: Dinh duong va dieu tri
Page 6: Dinh duong va dieu tri

5

Vài Lời Giới ThiệuNhững năm gần đây, y học phát triển cùng lúc theo hai

chiều hướng có vẻ như trái ngược nhau. Một mặt, chúng ta liên tục chứng kiến những thành tựu vượt bực trong lãnh vực nghiên cứu về các mặt sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật một cách hiệu quả hơn và hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp tử vong. Mặt khác, những nghiên cứu khoa học cũng ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền y học cổ truyền dân tộc thuận theo tự nhiên, vốn có tự ngàn xưa, và do đó mà đại đa số quần chúng đang có chiều hướng quay về nguồn cội, ưa chuộng một nền y học giản dị và “nhẹ nhàng”, gần với tự nhiên hơn. Các phương thức trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ và các phương pháp thuận theo tự nhiên đang được quý chuộng hơn so với các phương thức điều trị hiện đại.

Điều lý thú là chúng ta có thể thấy được một sự dung hòa và vận dụng hợp lý cả hai khuynh hướng nói trên trong khoa Dinh dưỡng hiện đại, và điển hình cụ thể là bộ sách DINH DƯỠNG VÀ AN ToàN THỰC PHẨM của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức mà quý độc giả đang có trong tay.

Bộ sách này gồm ba quyển, có nội dung liên quan nhau, nhưng cũng có thể sử dụng riêng rẽ như những nguồn kiến thức chuyên biệt. Đó là:

1. Dinh dưỡng và thực phẩm: Trình bày cặn kẽ những yếu tố dinh dưỡng căn bản cần thiết cho con người. Qua tập sách này, độc giả sẽ hiểu rõ được vì sao chúng ta cần ăn một tỷ lệ cân đối các loại thực phẩm thịt cá, rau quả và khoáng chất, vitamin, cũng như cần đến bao nhiêu là vừa đủ.

Page 7: Dinh duong va dieu tri

6

2. Dinh dưỡng và sức khỏe: Khi ăn một bát cơm, một miếng thịt gà luộc, một bát canh cải hoặc con cá rô kho... chúng ta thường muốn biết chúng được tiêu hóa, hấp thụ ra sao, cũng như tác dụng như thế nào đến sức khỏe. Thực phẩm có thể gây tác hại đến sức khỏe nếu không được sử dụng, nấu nướng hay bảo quản đúng cách, đảm bảo những nguyên tắc an toàn thực phẩm. Đó là những nội dung chính của quyển sách này.

3. Dinh dưỡng và trị liệu: Ngoài việc sử dụng thuốc men và các phương thức trị liệu, dinh dưỡng cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Một bệnh nhân tiểu đường nếu biết cách ăn uống sẽ có thể hạn chế hậu quả xấu khi lượng đường trong máu lên quá cao; người huyết áp cao mà không tiết giảm muối ăn thì sẽ dễ dàng bị tai biến não hoặc cơn suy tim... Quyển sách này đưa ra những hướng dẫn về ăn uống để có thể hỗ trợ việc trị bệnh, đã được các nghiên cứu khoa học và thực tế chứng minh là mang lại hiệu quả tốt.

Người ta thường nói: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn.” Thật ra, đây chỉ là một lời khuyên có tính cách luân lý chứ không hề có ý bảo ta phải coi thường việc ăn uống, vì thực tế là: Sống thì phải ăn. Để sinh tồn, cơ thể cần đến năng lượng cũng như động cơ cần xăng dầu. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ được để tạo thành năng lượng, gọi chung là dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng chính là chìa khóa của sức khỏe. Người ta có thể khỏe mạnh hay đau yếu do nguồn dinh dưỡng thích hợp hay không thích hợp, phong phú hay nghèo nàn. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định chi phối phần lớn, nếu không nói là toàn bộ, vấn đề sức khỏe của con người. Vì thế, dinh dưỡng là mấu chốt của hầu hết các vấn đề bệnh lý, và quả thật không có gì lạ khi hầu hết các nhà điều trị đều quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng.

Page 8: Dinh duong va dieu tri

7

Vài lời giới thiệu

Đối với phần lớn chúng ta thì khoa Dinh dưỡng còn có nhiều lý do đáng quan tâm hơn nữa. Khoa Dinh dưỡng giúp ta tác động đến sức khỏe một cách cụ thể, tức thời, với những giải pháp và đề nghị thiết thực, trong tầm tay của mọi người. Những tác hại do sai lầm về dinh dưỡng hay lợi ích của việc sử dụng dinh dưỡng đúng cách có thể dễ dàng thấy được. Và dù sao đi nữa, sống thì phải ăn, nay lại có thể vận dụng việc ăn uống để trị bệnh hay phòng bệnh, quả thật là một công đôi ba việc, nhất cử lưỡng tiện.

Do đó, chúng ta ai cũng muốn biết về việc thực phẩm mà ta sử dụng sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe, có thể giúp ta phòng trị bệnh hay sẽ tạo điều kiện gây ra thêm bệnh tật. Và khi áp dụng những hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ có thể trở về gần với thiên nhiên hơn, sẽ thấy việc phòng trị bệnh trở nên dễ dàng, giản tiện hơn vì chỉ cần sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như các loại thực phẩm, rau củ quả, dược liệu cây cỏ...…mà vẫn có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho cơ thể.

Như đã nói, bộ sách của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là sự dung hòa và vận dụng cả hai khuynh hướng: kiến thức khoa học hiện đại và sự phát triển lành mạnh thuận theo tự nhiên. Đối với những ai muốn hiểu rõ về các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, muốn theo dõi số phận của các món ăn khi đi vào cơ thể, hoặc nói chung là tò mò muốn tìm biết rõ hơn về thực phẩm, bộ sách này sẽ cung cấp thật phong phú những kiến thức về các đặc tính hóa học, sinh lý... của từng món ăn và quá trình biến đổi của chúng trong cơ thể. Đối với những ai muốn áp dụng ngay những hiểu biết về dinh dưỡng vào cuộc sống gần gũi thiên nhiên hơn, sách cung cấp những kiến thức cơ bản và thiết thực về các thực phẩm thường dùng mỗi ngày và những tính chất có lợi hoặc có hại của chúng. Những kiến

Page 9: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

8

thức này được trình bày một cách cặn kẽ nhưng không quá rườm rà, dễ hiểu nhưng cũng không vì thế mà trở thành sơ lược, thô thiển.

Do đó, với những ai quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì bộ sách này thật xứng đáng là kim chỉ nam trong thực tế, là người hướng dẫn trung thành và thực tiễn mỗi ngày, có thể giúp ích tức thì và thiết thực. Sách mô tả một cách khoa học các món ăn, đặc biệt chi tiết hơn là những món ăn thường được sử dụng mỗi ngày, gợi ý những chọn lựa thích hợp mà chúng ta luôn phải đưa ra trong cuộc sống.

Một phần quan trọng - gần như trọng tâm của bộ sách - được dành để bàn đến mối tương quan giữa dinh dưỡng và các bệnh tật thường gặp như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, viêm gan, táo bón...… Tác giả luôn có những lời khuyên hữu ích nhằm đặt căn bản vững chắc cho một cuộc sống khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Nói chung, bộ sách nhắm đến trả lời phần lớn những câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uống, nhưng đặc biệt cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết hơn những gì cần biết trong việc ăn uống hằng ngày, khi đang khỏe mạnh cũng như khi có bệnh. Với mục tiêu đề ra như vậy, bộ sách của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức có thể nói là một thành quả rất đáng khen về cả hai mặt khoa học cũng như thực dụng, bởi vì nó đáp ứng được cả tính chính xác của một tác phẩm khoa học cũng như tính dễ hiểu của một tài liệu hướng dẫn dành cho quảng đại quần chúng.

Khi giới thiệu bộ sách này đến với quý độc giả, chúng tôi hy vọng là nó sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và thiết thực ngay trong cuộc sống hằng ngày, giúp cho quý vị có thể tự mình bảo vệ sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

Bác Sĩ TRẦN MINH TÙNG

Page 10: Dinh duong va dieu tri

9

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Gọi là bệnh tiểu đường, nên có lúc nhiều người đã nghĩ rằng bệnh này là do ăn nhiều đường ngọt

mà ra. Sự thực, đường và tinh bột có thể làm lượng glucose trong máu tăng cao đột ngột khi không có đủ insulin, nhưng đường không gây ra bệnh tiểu đường.

Insulin là chất nội tiết có nhiệm vụ chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng, do đó làm điều hòa lượng glucose trong máu. Vì vậy, tiểu đường là bệnh của một trong nhiều cơ quan nội tiết trong cơ thể, và dinh dưỡng có một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị.

Trong bệnh tiểu đường, sự chuyển hóa đường glucose trong máu bị rối loạn. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và chủ yếu do carbohydrat cung cấp. Chất đạm (protein) và chất béo (lipid) cũng có thể tạo ra glucose, nhưng không nhiều như carbohydrat.

Carbohydrat là nhóm hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên bao gồm các dạng đường, tinh bột, dextrin, cellulose, và glycogen. Trong thực phẩm thì hai dạng carbohydrat chủ yếu là đường và tinh bột. Khi đưa vào cơ thể, carbohydrat được phân hố thành đường glucose, giữ chức năng duy trì

Page 11: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

10

các mô protein, giúp chuyển hố chất béo và cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh trung ương.

Khi glucose trong máu không được sử dụng hết thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao.

Trong tình trạng bình thường, thận có khả năng giữ đường này lại thay vì bài tiết ra ngoài. Người bệnh tiểu đường có lượng glucose quá cao nên thận buộc phải thải bớt ra ngoài theo nước tiểu. Từ đó có tên là bệnh tiểu đường.

Bệnh thường gia tăng với tuổi cao, nhất là từ sau 55 tuổi. Người châu Á ít bị tiểu đường phụ thuộc vào insulin hơn là người da trắng; nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Điều hòa đường trong máu là trách nhiệm của chất nội tiết insulin do tụy tạng tiết ra. Insulin chuyển đường từ huyết tương vào các tế bào để chuyển hóa ra năng lượng. Đồng thời insulin cũng giúp gan chuyển hố một phần glucose thành chất béo để dự trữ trong các tế bào mỡ.

Khi vì một lý do nào mà insulin không làm được công việc chuyển hóa này thì nồng độ đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Cholesterol trong máu cũng tăng cao vì thiếu insulin.

Mức độ bình thường của glucose trong máu khi đói thay đổi trong khoảng từ 50mg/dl tới 115mg/dl máu. Khi nhịn ăn lâu như qua đêm thì mức độ này thấp nhất, sau bữa ăn thì nồng độ đường tăng hơi cao hơn. Máu được lấy vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì để thử nồng độ đường.

Nếu sau hai lần thử nghiệm liên tiếp mà nồng độ glucose trên 140mg/dl thì xác định là bệnh tiểu đường. Nếu nồng độ đường ở trong khoảng 115mg/dl tới 140mg/dl thì chỉ nghi ngờ

Page 12: Dinh duong va dieu tri

11

Bệnh tiểu đường

nhưng chưa được xác định được bệnh, cần theo dõi và có thêm nhiều thử nghiệm khác mới có thể xác định bệnh.

Phân loạiBệnh tiểu đường liên quan trực tiếp đến insulin, và tùy

theo cách gây bệnh của chất nội tiết này mà bệnh được phân ra làm hai loại chính như sau:

- Loại I: Do thiếu insulin. Thường xuất hiện khi còn trẻ, do tụy tạng không tiết ra hoặc tiết ra rất ít insulin. Vì vậy, điều trị bệnh này chủ yếu phụ thuộc vào việc cung cấp bổ sung lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Loại này chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân tiểu đường, nhưng rất khó kiểm sốt và người bệnh thường rơi vào tình trạng nhiễm acid (ketoacidosis) rất nặng. Bệnh nhân trở nên gầy ốm và bệnh tiến triển rất nhanh.

- Loại II: Do cơ thể không sử dụng được insulin, mặc dù tụy tạng vẫn tiết ra lượng insulin như bình thường. Vì vậy, điều trị bệnh này không liên quan đến việc cung cấp insulin. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, bệnh nhân thường mập và bệnh diễn tiến chậm.

Nguyên nhânNguyên nhân gây bệnh tiểu đường chưa được xác định. Có

nhiều trường hợp do di truyền hoặc bệnh xuất hiện trong khi có thai, sau giải phẫu, sau những căng thẳng về thể xác, tinh thần hoặc do mập béo, nhiễm độc.

Bệnh tiểu đường loại I có thể do các virus hay độc tố gây ra ở những người mà gen di truyền có mang mầm bệnh.

Page 13: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

12

Bệnh tiểu đường loại II có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng tình trạng quá cân và dư thừa chất béo của cơ thể thường được coi là những nguy cơ gây bệnh hàng đầu.

Triệu chứngCác triệu chứng chính của bệnh tiểu đường là rất khát

nước. Người bệnh tiểu tiện liên tục với nhiều nước tiểu, ăn nhiều mà vẫn sút cân.

Đôi khi người bệnh tiểu đường loại II không có triệu chứng gì.

Khi không được kiểm sốt, điều hòa, nồng độ đường trong máu tăng cao bất thường đưa tới các biến chứng trầm trọng cho nhiều cơ quan khác như mất thị giác, suy thận, bệnh tim mạch với huyết áp cao, cao cholesterol, vữa xơ động mạch, rối loạn cảm giác thần kinh, liệt hoặc cương dương và dễ bị bệnh nhiễm trùng. Nhiều người bị nhiễm độc chi dưới trầm trọng đến nỗi phải cắt bỏ bàn chân.

Nếu không được điều trị, người bệnh rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, mặc dù trong máu vẫn đầy tràn chất bổ không dùng đến phải thải theo nước tiểu ra ngoài mà tế bào cần đến lại không tiếp nhận được.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư do bệnh tật gây ra tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong có thể giảm nhiều nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

Dinh dưỡng với bệnh tiểu đườngTrọng tâm của việc điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho

nồng độ đường glucose trong máu ở mức độ bình thường.

Page 14: Dinh duong va dieu tri

13

Bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng bên cạnh dược phẩm và các phương thức trị liệu khác. Trong một số trường hợp, chỉ với một chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng có thể điều hòa được nồng độ đường trong máu.

Từ nhiều ngàn năm qua, con người đã nhận ra điều này và luôn quan tâm đến việc xác định một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường.

Các vị lương y cổ xưa cho rằng người bệnh tiểu đường cần phải ăn nhiều carbohydrat để bù lại lượng đường thải ra trong nước tiểu.

Đến thế kỷ 17, nhiều người áp dụng chế độ ít tinh bột, nhiều chất béo và chất đạm động vật. Sau đó lại chuyển sang ít tinh bột, ít năng lượng.

Cho đến năm 1921 khi các bác sĩ Canada là Frederick Grant Banting (1891-1941), và Charles Herbert Best (1899-1978) khám phá ra insulin trong tụy tạng và vai trò của nó trong bệnh tiểu đường thì phương thức điều trị bệnh này bắt đầu thay đổi hẳn.

Chế độ dinh dưỡng mới cho người bệnh tiểu đường được điều chỉnh nhiều lần trong những thập niên qua với mục đích là điều hòa lượng glucose trong máu. Chế độ này thay đổi tùy ở từng người bệnh và bệnh nhân cần lưu ý rằng không có một thực phẩm duy nhất nào đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người.

Với tiểu đường loại II, insulin vẫn được tụy tạng tiết ra nhưng người bệnh không sử dụng được, chế độ ăn uống tập trung vào việc kiểm sốt thể trọng, hạn chế tăng cân. Có tới 90% người bệnh tiểu đường loại II ở trong tình trạng béo phì.

Page 15: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

14

Trong tiểu đường loại I, bệnh nhân cần và phụ thuộc vào insulin thì chế độ dinh dưỡng được tính toán sao cho người bệnh vẫn có thể dùng bữa ăn chung trong gia đình nhưng có sự thay đổi linh động về năng lượng cho thích hợp với liều lượng dược phẩm, nhất là insulin.

Để xác định một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mỗi người bệnh cần có sự cố vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị.

Người bệnh cũng cần được hướng dẫn để biết rõ tình trạng bệnh của mình, thông thạo cách tự đo mức đường trong máu và sau đó có thể tự gia giảm số năng lượng cần tiêu thụ tùy theo tình trạng bệnh, và hiểu biết rõ công dụng các dược phẩm đang dùng.

Sự cân đối tỷ lệ năng lượng cung cấp từ ba chất dinh dưỡng cơ bản: carbohydrat, chất béo và chất đạm là điều rất quan trọng. Tỷ lệ này thường được các chuyên gia xác định là khoảng từ 50% đến 60% từ carbohydrat (tinh bột và đường), dưới 30% từ chất béo và 15% đến 20% từ chất đạm.

Về carbohydrat thì cần giới hạn đường tinh chế ở mức 5% và nên ăn chung với các thực phẩm khác để tránh glucose trong máu tăng cao quá nhanh. Như vậy, phần năng lượng còn lại là lấy từ tinh bột.

Chất béo thì nên dùng nhiều loại chất béo bão hòa của thực vật hơn là chất béo bão hòa của động vật, và hạn chế tối đa các dạng chất béo chưa bão hòa.1

1 Các acid béo có ba loại khác nhau: loại có dạng rắn, tức là dạng acid béo bão hòa (saturated), dạng ít rắn hơn là acid béo chưa bão hòa dạng đơn (monounsaturated) với các ngoại lệ là dầu ô-liu và dầu phộng, và dạng lỏng là acid béo chưa bão hòa dạng đa (polyunsaturated). Hai dạng sau thường được chỉ chung một cách đơn giản là acid béo chưa bão hòa (unsaturated), để phân biệt với dạng acid béo bão hòa (saturated).

Page 16: Dinh duong va dieu tri

15

Bệnh tiểu đường

Chất xơ (fiber) cũng có tác dụng trong việc kiểm sốt lượng đường trong máu, giảm bớt nhu cầu insulin và giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc.

Ngoài ra, cần chú ý thêm đến một số các vitamin như vitamin B, C, E và các khoáng chất calci, kẽm, phosphor, kali.

Nhiều chuyên gia cho rằng quá nhiều mỡ béo làm thay đổi sự chuyển hóa của glucose và làm tăng sức đề kháng của cơ thể với insulin. Người béo phì cũng ít vận động cơ thể, vì sự vận động đốt bớt năng lượng và khiến cơ thể sử dụng được insulin công hiệu hơn.

Một chế độ dinh dưỡng từ 1.000 tới 1.200 calori2 mỗi ngày cho nữ giới, 1.500 calori tới 1.800 calori mỗi ngày cho nam giới được nhiều chuyên gia y tế đồng ý. Số năng lượng này cần được phân chia theo tỷ lệ: 55% carbohydrat, 30% chất béo và 15% chất đạm. Theo thống kê, nếu áp dụng chế độ này thì kết quả tốt lên tới 95%.

Ngoài ra số năng lượng trên cũng cần được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày tùy theo kết quả đo mức đường trong máu hai giờ sau mỗi bữa ăn. Có người ăn tới sáu, bảy lần trong ngày, mỗi lần với số lượng thực phẩm nhỏ.

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ chất ngọt là vấn đề có nhiều tranh cãi.

Trong nhiều năm qua, người bệnh được khuyến cáo là không nên ăn đường và các thực phẩm ngọt. Từ sự khuyến cáo này, các loại đường thay thế được đưa ra và giới thiệu là an toàn cho người bệnh, gồm có các loại như Saccharin, Cyclamate, Aspartame, Acesulfame...

Page 17: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

16

Gần đây việc ăn đường đã được nghiên cứu lại, và đa số các chuyên gia đều khuyên là chỉ nên dùng khoảng dưới 5% tổng lượng carbohydrat là đường, và dùng chung với thực phẩm khác. Đồng thời lượng đường này cũng cần gia giảm cho phù hợp với liều lượng các dược phẩm đang dùng.

Cũng trong chiều hướng này, vào tháng 12 năm 2001, tổ chức The American Diabetes Association đã đưa ra một hướng dẫn mới, theo đó người mắc bệnh tiểu đường đôi khi có thể ăn chất ngọt, miễn là họ giữ mức độ đường trong máu bình thường. Hướng dẫn cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như rau, trái cây và năng vận động cơ thể.

Page 18: Dinh duong va dieu tri

17

BỆNH TIM MẠCH

Bộ máy tuần hoàn gồm trái tim và một hệ thống những mạch máu chạy khắp trong cơ thể. Đây

là bộ phận tiếp tế các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi hoạt động của con người. Một gián đoạn, một trục trặc dù nhỏ của hệ thống này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho tim và mạch máu mà kết quả là đưa tới các bệnh tim mạch cũng như nhiều ảnh hưởng không tốt khác cho cơ thể.

Tại nhiều quốc gia, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bệnh động mạch vành, cơn suy tim (heart attack), tai biến động mạch não (stroke) và huyết áp cao, bệnh thấp tim (Rheumatic heart disease) là những bệnh thường gặp và đều đưa tới hậu quả nghiêm trọng.

Có rất nhiều nguy cơ đưa tới bệnh tim mạch. Có những nguy cơ không thay đổi được như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền... Nhưng cũng có những nguy cơ có thể thay đổi được như nếp sống cá nhân, béo phì, nghiện thuốc lá... và nhất là chế độ dinh dưỡng ăn uống.

Các bệnh tim mạch không phải xảy ra ngay trong đầu hôm sớm mai, mà từ từ phát triển. Bệnh tim mạch thường xảy ra khi cholesterol trong máu tăng cao; khi thân nhân có tiền sử bệnh tim; khi có dấu hiệu đau thắt tim; khi có nguy cơ bệnh tiểu đường và khi bị béo phì.

Bệnh có liên hệ nhiều hơn tới dinh dưỡng là bệnh động mạch vành, vữa xơ động mạch (atherosclerosis) và huyết áp cao.

Page 19: Dinh duong va dieu tri

18

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH

VÀNH

Bệnh động mạch vành (Coronary artery disease - CAD)

Động mạch vành là những mạch máu chạy quanh trái tim để nuôi cơ quan này.

Sau mỗi nhịp tim đập thì máu được đưa đi nuôi khắp cơ thể qua động mạch chủ. Riêng máu nuôi tim thì được chuyển trực tiếp vào động mạch vành. Các động mạch này gồm hai nhánh bao quanh trái tim như một cái vương miện. Nếu một trong những phân nhánh bị nghẹt thì tế bào tim ở vùng đó thiếu dinh dưỡng, thiếu dưỡng khí (oxy), gọi là sự thiếu máu cục bộ cơ tim (myocardial ischemia) và người bệnh sẽ có những cơn đau thắt tim (angina pectoris).

Nếu động mạch bị nghẽn vĩnh viễn thì cơn suy tim sẽ xảy ra vì nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) và tế bào tim bị tiêu hủy.

Nguyên nhânVì sao có sự tắc nghẽn động mạch vành?

Trong đa số các trường hợp, có những mảng chất béo dần dần đóng lại ở thành động mạch, khiến cho lòng mạch máu thu

Page 20: Dinh duong va dieu tri

19

Bệnh động mạch vành

hẹp dần, khiến máu lưu thông bị tắc lại và tắc hẳn theo năm tháng. Đó là hiện tượng vữa xơ động mạch (atherosclerosis).

Vữa xơ động mạch không xảy ra bất thình lình mà từ từ diễn tiến trong hàng chục năm. Đôi khi, sự tắc nghẽn bắt đầu ngay từ khi còn trẻ, nhưng chưa đủ trầm trọng để đưa tới bệnh tim ở tuổi trung niên.

Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chính của cơn suy tim, tai biến động mạch não, hoại thư (gangrene) đầu ngón chân, ngón tay. Các mạch máu dễ bị vữa xơ nhất là động mạch chủ nơi bụng (abdominal aorta), động mạch vành và động mạch não.

Nguyên nhân gây vữa xơ động mạch chưa được xác định rõ, nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì chất béo trong máu và các yếu tố sau đây là những nguy cơ có khả năng gây bệnh:

a. Tuổi tác

Hơn 50% trường hợp bệnh động mạch vành xảy ra ở người trên 65 tuổi, cho nên nguy cơ bệnh tim tăng theo tuổi tác.

b. Giới tínhTheo thống kê thì nam giới trên 45 tuổi thường bị bệnh

tim mạch nhiều hơn nữ giới, nhưng sau tuổi mãn kinh của nữ giới thì tỷ lệ mắc bệnh gần như nhau. Nam giới thường có lượng cholesterol LDL (dạng cholesterol có hại) cao hơn và HDL thấp hơn, một phần do tác dụng của hormon nam

Page 21: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

20

testosterone. Còn nữ giới thì một phần được sự bảo vệ của hormon nữ estrogen làm giảm cholesterol LDL. Khi mãn kinh, người phụ nữ không còn hormon nữ estrogen thì cholesterol LDL nhích lên cao.

c. Di truyền

Vữa xơ động mạch đôi khi thấy ở nhiều người trong cùng một gia đình, nhất là khi cha mẹ hoặc anh chị em bị bệnh.

d. Chủng tộc

Người châu Á ít bị vữa xơ động mạch và cơn suy tim hơn người Âu Mỹ, người Mỹ gốc châu Phi lại hay bị bệnh tim và huyết áp cao nhiều hơn.

đ. Thuốc lá

Nicotin trong thuốc là làm tăng huyết áp và nhịp tim, làm máu dễ đóng cục, làm giảm HDL, tăng LDL, tất cả đều có thể đưa tới bệnh tim mạch. Nicotin là một trong nhiều yếu tố khởi sự làm hư hỏng tế bào động mạch, đưa đến vữa xơ mạch máu này. Hít thở khói thuốc lá do người khác thải ra cũng có hại. Bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách đáng kể.

e. Béo phì

Thống kê cho thấy người béo phì hay bị huyết áp cao, bệnh tim, cao cholesterol và do đó thường bị suy tim.

Page 22: Dinh duong va dieu tri

21

Bệnh động mạch vành

g. Huyết áp caoHuyết áp càng cao thì nguy cơ suy tim và vữa xơ động

mạch càng tăng, nhất là khi kèm theo nghiện thuốc lá và béo phì. Áp suất tăng cao làm yếu thành mạch máu, đưa tới hư hỏng, đóng bựa chất béo và các chất khác trên thành mạch.

h. Bệnh tiểu đườngNgười bị bệnh tiểu đường thường có nhiều nguy cơ bị các

bệnh tim mạch như cơn suy tim, huyết áp cao, do chất béo HDL thấp và triglycerid cao.

i. Ít vận động cơ thểNgười ít vận động cơ thể có nguy cơ mắc bệnh động mạch

vành cao gấp đôi người năng vận động. Sự vận động làm giảm quá trình vữa xơ, tăng máu lưu thông tới tim, tăng HDL, giảm béo phì, giảm huyết áp cao.

k. Cao cholesterolVai trò của cholesterol trong bệnh tim mạch đã được

nghiên cứu sâu rộng trong những thập niên qua với nhiều dẫn chứng khoa học về vấn đề này.

Mức cholesterol trong máu lên tới 240 mg/dl là nguy cơ lớn đưa tới vữa xơ động mạch, rồi cơn suy tim và tai biến động mạch não. Nguy cơ càng cao khi cholesterol càng nhiều trong máu.

Thành phần của các dạng chất béo trong tổng lượng cholesterol cũng rất quan trọng. Đó là các dạng cholesterol

Page 23: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

22

LDL (low density lipoprotein), HDL (hight density lipoprotein) và triglycerid.

Protein là chất vận chuyển lipid và hỗn hợp đó có tên là lipoprotein. Tỷ trọng (density) là tỷ lệ protein/lipid. Khi nhiều protein (high density) thì là HDL, ít protein (low density) thì là LDL.

Trong tổng lượng cholesterol thì từ 60-70% là LDL, 20-30% là HDL, 10-15% là VLDL (very low density lipoprotein). Cholesterol ở mức độ dưới 200mg/dl là lý tưởng, từ 200mg/dl đến 239 mg/dl còn tạm chấp nhận được, nếu lên trên 240 mg/dl thì là rất cao và có nguy cơ xấu.

LDL thường được coi như không tốt vì nó là thành phần gây nhiều rắc rối cho hệ tim mạch. Dạng cholesterol này vận chuyển chất béo (lipid) trong thực phẩm vào các tế bào. Khi tế bào hết chỗ chứa thì chất béo đóng ở thành động mạch, lâu dần đưa tới vữa xơ, tắc nghẽn.

Mức độ lý tưởng của LDL trong máu là dưới 130mg/dl. Từ 130mg/dl đến 159mg/dl là bắt đầu có vấn đề, và lên cao hơn 160mg/dl là nguy hiểm.

HDL vận chuyển chất béo vào dự trữ trong gan để cho lượng chất béo trong máu chỉ vừa đủ dùng, không có dư để đóng vào thành động mạch. Lượng HDL trong máu mà bằng hoặc cao hơn 35mg/dl là tốt, nếu HDL có thể cao hơn 60mg/dl thì thật lý tưởng và an toàn.

Bình thường, cơ thể tạo ra vừa đủ số cholesterol mà ta cần. Cholesterol trong máu có tới 85% là do cơ thể tự tạo ra; còn lại 15% là do thực phẩm cung cấp.

Page 24: Dinh duong va dieu tri

23

Bệnh động mạch vành

Vì thế, cholesterol trong máu có thể tăng cao nếu ta tiêu thụ nhiều cholesterol và các chất béo bão hòa. Hậu quả là sự đóng mảng trong lòng động mạch. Khi nghẹt động mạch vành, ta bị cơn suy tim (heart attack). Khi một mảng chất béo ở động mạch nào đó chạy lên não thì gây ra tai biến động mạch não (stroke).

Dinh dưỡng với bệnh động mạch vành

Vì những nguy cơ đó, việc hạn chế chất béo cholesterol là điều cần thiết và liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng.

1. Chọn thực phẩm có ít chất béo

Nguy cơ mắc bệnh tim giảm mạnh khi bớt tiêu thụ chất béo các loại, giới hạn dưới mức 30% tổng số năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

Nên nhớ là chỉ giảm chất béo tới mức vừa phải với tình trạng sức khỏe của mình, bởi vì thiếu chất béo cũng có hại cho sức khỏe.

2. Giảm chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol, nhất là LDL và triglycerid. Chỉ nên giới hạn chất béo này ở khoảng 1/3 tổng số chất béo ăn vào. Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, kem, bơ, pho mát... Chất béo bão hòa cũng đặc biệt có nhiều trong dầu cọ, dầu dừa. Dầu này thường được dùng rất nhiều trong việc làm bánh, kẹo.

Page 25: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

24

3. Tăng chất béo chưa bão hòaĐể thay thế cho chất béo bão hòa, nên dùng nhiều chất béo

chưa bão hòa. Dầu ôliu, dầu hạt cải dầu (canola) có nhiều chất béo chưa bão hòa dạng đơn. Dầu ngô (bắp), dầu hạt cây rum (safflower) có nhiều chất béo chưa bão hòa dạng đa. Sử dụng các loại dầu này có thể làm giảm cholesterol và tăng tỷ lệ HDL trong máu.

4. Giảm cholesterolCholesterol không có trong thực vật, mà có nhiều trong các

thực phẩm từ động vật. Cholesterol trong thức ăn có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Lòng đỏ trứng, gan động vật có ít chất béo bão hòa nhưng lại có nhiều cholesterol. Nếu không có bệnh tim, có thể ăn khoảng ba lòng đỏ trứng một tuần. Lòng trắng trứng, rau trái không có cholesterol. Có thể ăn nhiều lòng trắng trứng vì đây là nguồn chất đạm khá cao. Động vật có vỏ như tôm, cua, sò, hến không có nhiều cholesterol, nên có thể ăn với mức độ vừa phải.

5. Ăn nhiều cá Nên ăn nhiều các loại cá như cá hồi (salmon), cá lam

(bluefish), cá thu, cá ngừ, cá trích, cá sardine... vì các loại cá này có nhiều dầu Omega-3. Dạng chất béo này được xem là có khả năng hạ mức triglycerid, ngăn chặn quá trình đóng cục máu gây ngừng nhịp tim bất thường, tăng cường tính miễn dịch, giúp mắt và não phát triển tốt hơn. Acid béo Omega-3 cũng có trong hạt và dầu quả óc chó (walnut), dầu hạt lanh (flaxseed)...

Page 26: Dinh duong va dieu tri

25

Bệnh động mạch vành

Chỉ dùng viên uống dầu cá (chứa Omega-3) theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để tránh tương tác với các dược phẩm khác đang dùng.

6. Tăng lượng chất xơ hòa tan và tinh bột

Gia tăng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan và tinh bột để thay thế cho các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa. Chất xơ và tinh bột cũng làm giảm cholesterol và chất béo bão hòa trong máu, lại cung cấp ít năng lượng, nhiều vitamin, khoáng chất. Ngũ cốc, rau trái, các loại hạt... đều thuộc nhóm thực phẩm này.

Ngoài ra, để giảm bớt cholesterol, ta nên duy trì một chương trình vận động cơ thể đều đặn, giữ cơ thể ở cân nặng thích hợp với tuổi tác, đồng thời giới hạn các loại rượu bia.

Với lượng tiêu thụ cao, rượu kích thích gan sản xuất nhiều triglycerid. Có ý kiến cho là khi uống vừa phải, rượu có thể làm tăng HDL, nhưng ở nhiều người, dù uống vừa phải cũng có thể đưa đến nguy cơ tai biến động mạch não.

Người béo phì thường có cholesterol trong máu cao hơn người không mập. Uống nhiều cà phê (vài ly một ngày) cũng có thể làm tăng cholesterol trong máu.

Vận động cơ thể làm tăng HDL, giảm LDL đồng thời cũng giúp giảm béo phì, hạ huyết áp, làm tim mạch mạnh hơn và làm tinh thần thư giãn. Tất cả đều có tác dụng tốt cho hệ thống tim mạch.

Page 27: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

26

Trong mấy thập niên qua đã có nhiều tiến bộ trong việc bào chế các dược phẩm có thể hạ cholesterol tới 40%. Tuy nhiên, theo số đông các chuyên gia y tế, dược phẩm nên dành cho trường hợp cholesterol lên rất cao, sau khi không thành công với các phương tiện khác như dinh dưỡng, vận động cơ thể, thay đổi nếp sống.

Thuốc cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi liều lượng, tác dụng phụ, và nên dùng dược phẩm đã có bảo đảm an toàn. Không nên dùng dược phẩm để thay thế cho tiết chế ăn uống cũng như các phương tiện khác.

Kiểm sốt cholesterol là việc làm lâu dài, cần kiên nhẫn với các phương pháp được nhiều chuyên gia công nhận. Nên dè dặt với những giới thiệu, quảng cáo chữa khỏi hoàn toàn mà không cần thuốc hoặc một chế độ ăn uống nhiều chất này, bỏ chất kia.

Dinh dưỡng trong bệnh tật cũng như trong sức khỏe cần sự đa dạng, phối hợp cân đối nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Page 28: Dinh duong va dieu tri

27

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH HUYẾT ÁP CAO

- Cụ ạ, tôi bị huyết áp cao hơn mười năm, uống thuốc gì cũng không khỏi. Mới đây người ta mách tôi uống nước lá ổi. Mỗi ngày chỉ uống một lá thôi. Thế mà khỏi dứt đấy!

- Còn bà nhà tôi ấy à, chẳng cần thuốc men gì, chỉ tập thể dục mà huyết áp xuống trông thấy.

Nói với nhau về huyết áp cao là chuyện đầu môi trong những dịp gặp gỡ của nhiều người, vì đây

là bệnh rất thường xảy ra. Có người sống với bệnh cả năm bảy năm mà không biết hoặc không thấy có triệu chứng gì, cho tới khi bị biến chứng bất ngờ như thận suy, cơn đau tim hoặc tai biến não, thì đã quá trễ.

Vậy thì xin cùng quý độc giả tìm hiểu đôi chút về chứng bệnh nguy hiểm khá phổ biến này.

Page 29: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

28

Huyết áp là gì?Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu vào thành động

mạch. Áp lực này được tạo ra khi trái tim bóp, đẩy máu vào huyết quản. Tùy theo lượng máu và sức cản của thành mạch mà áp suất cao hoặc thấp. Huyết áp được mô tả bằng hai chỉ số:

- Huyết áp tâm thu (systolic), là chỉ số đứng trước, chỉ áp suất khi tim bóp vào để đưa máu sang động mạch chủ.

- Huyết áp tâm trương (diastolic), là chỉ số đứng sau, chỉ áp suất khi tim thư giãn giữa hai nhịp đập và máu từ động mạch chủ chạy vào các mao quản đi nuôi cơ thể.

Lấy ví dụ, khi kết quả đo huyết áp là 120/80, điều đó cho biết huyết áp tâm thu là 120 và huyết áp tâm trương là 80. Đơn vị đo áp suất ở đây là milimét thủy ngân (mmHg), và kết quả trên được ghi đầy đủ là: 120/80 mmHg.

Trung bình, người từ 18 tới 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường thấp; huyết áp cao hơn từ sáng tới chiều. Huyết áp cũng tạm thời nhích lên khi ta có cảm xúc mạnh hoặc vận động nhiều.

Tự đo huyết áp định kỳ là việc đáng khuyến khích để ghi nhận sự thay đổi áp suất trong ngày, giúp thầy thuốc dễ điều chỉnh thuốc men. Có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần, rồi mỗi ngày một lần trước khi uống thuốc. Khi huyết áp đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần. Khi đo huyết áp cần phải thư giãn, thoải mái thì kết quả mới chính xác.

Page 30: Dinh duong va dieu tri

29

Bệnh huyết áp cao

Về máy đo thì có hai loại: Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe và loại máy digital với số huyết áp hiện trên màn ảnh nhỏ.

Loại thứ nhất dễ mang theo khi di chuyển, có giá tiền vừa phải, nhưng có vài nhược điểm là dễ hỏng, kém chính xác, không thuận tiện cho người nặng tai vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe.

Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc kết quả vì con số hiện trên màn ảnh, đôi khi có thể in kết quả ra giấy. Máy dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác vì không phải nghe nhịp tim. Tuy vậy, máy loại này đắt tiền hơn nhiều và độ chính xác cũng thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều. Máy vận hành bằng pin điện.

Trong cơ thể, huyết áp được giữ ở mức trung bình nhờ có hệ thần kinh giao cảm và thận.

Khi huyết áp xuống thấp, hệ thần kinh giao cảm tiết ra chất norepinephrine làm mạch máu co căng, tăng lực cản và nâng huyết áp cao.

Thận tiết ra chất renin để điều hòa thăng bằng khối lượng dung dịch chất lỏng ở ngoài tế bào.

Thế nào là huyết áp cao?Thật ra, không thể có một chỉ số tuyệt đối cố định để xác

định tình trạng gọi là huyết áp cao, bởi vì có rất nhiều yếu tố phức tạp làm cho huyết áp của mọi người không hoàn toàn giống nhau. Cùng một số đo có thể xem là bình thường ở

Page 31: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

30

người này nhưng lại là đáng lo ngại ở một người khác. Điều đó tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, chiều cao, thời điểm đo...

Tuy vậy, cách đây nhiều năm, y học vẫn cố gắng đưa ra một tiêu chí chung mang tính thực dụng để xác định tình trạng huyết áp cao, đó là giới hạn chỉ số đo bình thường không quá 140/90mmHg ở người trưởng thành. Nếu vượt quá giới hạn này là xem như bị huyết áp cao, và cần thiết phải được điều trị.

Hiện nay, tiêu chí như trên được cho là không đủ chính xác, và tình trạng huyết áp cao được xác định theo một tiêu chí mới chặt chẽ hơn. Để xác định bệnh huyết áp cao, số đo huyết áp phải là cao hơn 150/95mmHg, và kết quả này phải được ghi nhận 3 lần liên tiếp trong 3 ngày, vào 3 thời điểm khác nhau trong ngày.

Theo tiêu chí mới này thì có một số người trước đây bị xem là huyết áp cao nay bỗng nhiên được “khỏi bệnh”! Và điều này là cực kỳ nguy hiểm. Để giải quyết thỏa đáng sự bất hợp lý này, mới đây các nhà chuyên môn đã đề nghị một tiêu chí để xác định tình trạng gọi là tiền tăng huyết áp. Đó là khi huyết áp tâm thu từ 120-139mmHg và huyết áp tâm trương từ 80-90mmHg. Gọi là tiền tăng huyết áp, vì những người có huyết áp như thế này tuy chưa xếp vào loại huyết áp cao nhưng có nhiều nguy cơ sẽ bị huyết áp cao trong tương lai gần, nếu không biết giữ gìn, đề phòng.

Nguyên nhân và điều trịHuyết áp cao là rủi ro lớn đưa tới tai biến động mạch não,

đồng thời cũng là yếu tố quan trọng gây ra cơn suy tim và bại thận.

Page 32: Dinh duong va dieu tri

31

Bệnh huyết áp cao

Chỉ có khoảng 5% trường hợp huyết áp cao là do sự suy yếu, hư hỏng của một cơ quan như thận, còn 95% các trường hợp khác đều không rõ nguyên nhân, nhưng một số yếu tố được xem như có nguy cơ gây bệnh đã được xác định. Đó là:

1. Di truyền: Huyết áp cao thường xảy ra cho những người trong cùng một gia đình.

2. Chủng tộc: Theo thống kê, người châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh thường bị huyết áp cao hơn các sắc dân khác.

3. Tuổi tác và giới tính: Nói chung, tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng tăng theo. Nhưng đàn ông thường bị huyết áp cao sớm, còn phụ nữ thì phải qua độ tuổi 45-50 mới có nguy cơ tương đương như nam giới.

4. Béo phì: Người béo phì dễ bị huyết áp cao và mắc các bệnh động mạch vành hơn so với người bình thường.

5. Muối ăn: Muối ăn làm tăng huyết áp ở một số người mẫn cảm với việc tiêu thụ nhiều muối.

Ngoài ra, còn có một số nguy cơ khác cũng có thể gây huyết áp cao, nhưng chưa được chứng minh cụ thể. Đó là uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, tình trạng căng thẳng tâm lý, cam thảo (licorice)... Các chất này nên được sử dụng một cách vừa phải hoặc hạn chế để tránh rủi ro.

Huyết áp cao cao là bệnh kéo dài suốt đời nên cần dùng thuốc liên tục để duy trì huyết áp ở mức bình thường. Bệnh huyết áp cao chỉ có thể chữa dứt ở một số trường hợp có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng và có thể khắc phục được. Chẳng hạn

Page 33: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

32

như huyết áp cao vì co hẹp mạch máu ở thận hoặc do u bướu nang thượng thận.

Dinh dưỡng với bệnh huyết áp caoCăn cứ vào những nguy cơ gây bệnh vừa liệt kê trên đây,

có thể thấy là bệnh huyết áp cao có quan hệ với chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là sự tiêu thụ muối ăn và bệnh béo phì. Đây là hai yếu tố có thể thay đổi được theo hướng tích cực hơn cho người bệnh.

1. Muối ănCách đây vài thập niên, khi chưa có các loại thuốc hiệu quả

để kiểm sốt huyết áp cao thì hạn chế ăn muối là biện pháp chính. Trong một thời gian dài, thầy thuốc chỉ biết khuyên bệnh nhân hạn chế muối (ăn cơm lạt) và vận động cơ thể để đối phó với bệnh huyết áp cao, vì không biết làm gì khác hơn. Ngày nay, tuy việc giảm muối không còn là biện pháp chính, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao ở một số người.

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc giới hạn lượng muối ăn mỗi ngày.

Một số nhà nghiên cứu cho là muối không gây ảnh hưởng gì đối với người có huyết áp bình thường. Với người tăng huyết áp thì giới hạn muối chỉ hạ thấp một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó các nhà nghiên cứu của nhóm này không tin tưởng nhiều vào công hiệu của việc giảm muối trong điều trị huyết áp cao.

Page 34: Dinh duong va dieu tri

33

Bệnh huyết áp cao

Trong khi đó, một số các nhà nghiên cứu khác quả quyết là có một sự liên hệ giữa huyết áp cao và dùng nhiều muối, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Theo họ, giới hạn tiêu thụ muối là điều cần để chữa và phòng ngừa huyết áp cao.

Nhiều người rất nhạy cảm với một lượng muối lớn, khiến cơ thể giữ nhiều nước để cân bằng dung môi chất lỏng. Khi nước được giữ lại nhiều hơn thì dung lượng của dòng máu cũng tăng theo, mạch máu căng ra làm huyết áp tăng lên. Trái tim và thận cũng phải làm việc nặng nhọc hơn để lưu hành máu phụ trội. Với những người này thì giới hạn muối là điều nên làm trước khi huyết áp lên cao.

Đồng ý là nhiều muối chỉ nâng huyết áp cao ở một số người (10-20%), nhưng đây cũng là con số đáng kể. Hơn nữa, quá nửa quý vị lão niên đều mắc bệnh huyết áp cao mà không biết. Có thể là do dùng nhiều muối trong lúc thiếu thời đã làm suy yếu sự bảo vệ của gen di truyền với bệnh này.

Nhận xét về cách ăn uống của một số sắc dân trên thế giới cho thấy rằng, nhóm dân nào dùng nhiều muối thì tỷ lệ huyết áp cao gia tăng và ngược lại, những nơi tiêu thụ ít muối thì ít tỷ lệ bệnh này giảm xuống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ta chỉ nên dùng dưới 2g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa nhỏ. Chú ý rằng đó là bao gồm tổng lượng muối có trong thức ăn, thức uống trong ngày. Bởi vì muối cũng sẵn có trong nhiều loại thức ăn, thức uống chứ không phải chỉ do chúng ta thêm vào khi nấu nướng.

Page 35: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

34

Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều muối. Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến, nhưng vẫn còn khá cao. Lý do là khi thêm muối thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn so với một món ăn nhạt nhẽo. Vì thế, các vị cao niên thường dùng nhiều muối gấp hai người trẻ tuổi, mà thực ra chỉ là để thỏa mãn khẩu vị chứ không cần thiết cho cơ thể.

Để giảm muối cũng không khó khăn lắm, chỉ cần có sự quyết tâm.

Khi nấu, nên cho muối hơi nhạt, rồi thêm vào đôi chút khi ăn nếu cảm thấy cần; xả bớt muối trong rau đóng hộp; lưu ý số lượng muối trong nước uống, vì nhiều nơi có lượng rất cao; đọc kỹ nhãn hiệu trên thực phẩm để biết rõ số lượng muối trong món ăn (được ghi là natri hoặc natri).

2. Chất béoChất béo trong máu nhiều quá sẽ làm cho các thành phần

khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy số máu dính cục này vào động mạch và do đó áp suất động mạch tăng lên.

Một số nghiên cứu cho thấy khi giảm chất béo thì huyết áp cũng giảm theo. Có ý kiến cho rằng giảm chất béo làm hạ huyết áp tốt hơn là giảm muối. Một vài loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 lại có tác dụng làm hạ huyết áp.

3. Béo phì

Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự liên hệ nhân quả giữa béo phì và huyết áp cao. Người mập có nguy

Page 36: Dinh duong va dieu tri

35

Bệnh huyết áp cao

cơ bị huyết áp cao hơn người bình thường gấp hai tới sáu lần. Theo một vài thống kê thì khoảng 60% người huyết áp cao đều mập.

Lý do là với người mập thì trái tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể.

Một lý do nữa là người mập dễ bị bệnh tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới huyết áp cao. Do đó, giảm cân thường là bước đầu trong việc điều trị huyết áp cao ở người mập.

Giảm tổng số năng lượng tiêu thụ, giảm muối, tăng vận động cơ thể là những phương thức hữu hiệu để giảm cân. Giảm cân cũng làm giảm cholesterol, giảm tiểu đường và cuối cùng là giảm các nguy cơ bệnh tim mạch.

4. RượuThống kê cho thấy là từ 5% tới 7% người huyết áp cao đều

tiêu thụ nhiều rượu bia các loại. Chỉ cần 100ml rượu là đủ để nâng áp suất thành mạch lên 3mmHg. Do đó, để ngừa huyết áp cao, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Và nếu có uống rượu thì nên giới hạn mỗi ngày không quá 2 lần, mỗi lần 50ml. Nếu là rượu vang thì không quá 150ml, và bia không quá 350ml.

5. Một số muối khoáng

Một số các loại muối khoáng như kali (K), magnesium, calci cũng có vai trò tuy khiêm nhường nhưng tích cực đối với huyết áp.

Page 37: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

36

Theo một số nghiên cứu, kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm thư giãn mạch máu, lòng mạch máu rộng hơn, giảm sức cản thành mạch; làm tăng sự bài tiết nước và muối natri ra khỏi cơ thể; làm giảm renin tiết ra từ thận. Kali có nhiều trong trái bơ, chuối, cam, khoai tây, hạt đậu...

Magnesium làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn nở mạch máu, giảm lực cản thành mạch. Magnesium có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh, các loại hạt, thịt, cá, trứng...

Calci làm giảm huyết áp cao gây ra do ăn nhiều muối natri. Calci có nhiều trong rau lá xanh, sữa, phomát, sữa chua, cá hộp sardin, salmon...

6. Rau, trái cây

Thực phẩm thực vật cũng giúp làm giảm huyết áp cao, đó là nhờ có nhiều chất xơ (fiber) và các chất chống oxy hóa như vitamin C. Các nhà dinh dưỡng đã đề nghị nên dùng nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt khác nhau. Tỏi, rau cần tây, mướp đắng, đã được dân gian dùng để chữa huyết áp cao vì tính cách lợi tiểu của chúng.

Ngoài ra, để kiểm sốt huyết áp, người bệnh cũng cần có một chương trình vận động cơ thể đều đặn, vừa sức mình. Người ít vận động dễ bị huyết áp cao hơn người vận động nhiều tới 30%. Sự vận động cơ thể đều đặn có thể làm hạ cả huyết áp tâm trương và tâm thu từ 6-7mmHg.

Page 38: Dinh duong va dieu tri

37

Bệnh huyết áp cao

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh huyết áp cao do Ủy ban Đặc nhiệm Chống huyết áp cao của Hoa Kỳ đưa ra vào tháng 4 năm 2004 là một chế độ ăn đặt trọng tâm vào rau, trái cây; các loại sữa và pho mát đã bỏ bớt chất béo; thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol; nhiều chất xơ, khoáng kali, magnesium; và chất đạm vừa phải.

Kết luậnNhiều thầy thuốc, nhiều nhà nghiên cứu y học đã coi bệnh

huyết áp cao như những “tên sát nhân thầm lặng”. Vì nhiều người mắc bệnh cả vài năm mà không biết cho tới một lúc nào đó tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh.

Mắc bệnh huyết áp cao mà không điều trị thì tuổi thọ chỉ còn khoảng vài chục năm kể từ khi triệu chứng xuất hiện. Khi đã có biến chứng mà không can thiệp bằng thuốc men thì sống được tối đa không quá năm, bảy năm. Còn nếu điều trị nghiêm túc thì tuổi thọ sẽ kéo dài hơn.

Vì thế, sự lựa chọn là ở trong tầm tay của mọi người. Và những hiểu biết về dinh dưỡng góp phần đáng kể trong việc giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh cũng như làm chậm quá trình tiến triển khi đã mắc bệnh.

Page 39: Dinh duong va dieu tri

38

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ALZHEIMER

Bệnh Alzheimer là tình trạng rối loạn não bộ gây ra sự sa sút dần dần và không thể hồi phục cho

trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng nhận thức về không gian, thời gian, và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất khả năng tự chăm sóc trong các nhu cầu hằng ngày.

Năm 1906, bác sĩ người Đức Alois Alzheimer lần đầu tiên xác định và mô tả căn bệnh này. Ngày nay, bệnh Alzheimer được thừa nhận là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự sa sút năng lực tinh thần và trí tuệ ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi từ 30 - 60. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân trong độ tuổi này chỉ chiếm không đến 10% trong tổng số 4 triệu người mắc bệnh Alzheimer.

Nói một cách dễ hiểu, bệnh Alzheimer làm cho bệnh nhân dần dần trở nên lú lẫn, nhưng nghiêm trọng hơn nhiều so với trạng thái lú lẫn thông thường do kém minh mẫn ở tuổi già. Lú là trạng thái suy kém, hầu như không còn trí nhớ, trí khôn, còn lẫn là không phân biệt được sự việc, nhận lầm sự việc này ra sự việc khác. Lú lẫn là nói chung tình trạng suy kém trí nhớ, hay lẫn, hay quên. Nhưng lú lẫn trong bệnh Alzheimer là một sự suy kém nghiêm trọng đến mức làm cho người bệnh ngoài các rối loạn về nhận thức và suy xét còn có sự thay đổi về hành vi, nhân cách và nhất là không còn khả năng tự chăm sóc trong các nhu cầu hằng ngày.

Page 40: Dinh duong va dieu tri

39

Bệnh Alzheimer

Bệnh có thể xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng nhiều hơn từ 60 tuổi trở lên, và tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao theo tuổi tác. Tại Hoa Kỳ, thống kê cho biết có khoảng 10% số người trên 65 tuổi mắc bệnh này, và nếu tính trong số những người trên 85 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 50%. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở người già.

Kết quả giải phẩu não người bệnh Alzheimer cho thấy có nhiều thay đổi như sự thoái hóa và xoắn lộn tế bào thần kinh nối kết. Các thay đổi được tìm thấy nhiều nhất ở phần võ não và thùy não là nơi kiểm sốt trí nhớ và sự nhận thức.

Cho tới nay, đã có nhiều thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng chưa có thuyết nào được mọi người công nhận.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhôm có một vai trò nào đó, vì trong tế bào não một số bệnh nhân có lượng nhôm cao gấp 30 lần so với người bình thường.

Nghiên cứu khác cho là thay đổi chuyển hóa kẽm trong cơ thể cũng là một nguyên nhân. Kẽm rất cần cho các chức năng của não.

Nghiên cứu ở loài vật cho thấy thực phẩm thiếu các vitamin B6 (pyridoxine), folacin, magnesium làm thay đổi cấu trúc của não. Lại có những nghiên cứu khác cho rằng một số virus có thể là nguyên nhân gây bệnh này.

Để đi đến kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, khoa học còn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa. Và cho tới nay, việc xác định bệnh thường chỉ được thực hiện sau khi khám nghiệm não bộ tử thi người bệnh.

Page 41: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

40

Tuy nhiên, tìm hiểu y sử và quan sát một số triệu chứng dấu hiệu cũng giúp định bệnh sơ khởi, trong giai đoạn đầu của bệnh.

Người mắc bệnh Alzheimer thường có những biểu hiện sau:- Hay quên, thậm chí quên cả tên các con vật nuôi trong

nhà hoặc các đồ vật rất thường dùng.- Mất định hướng trong không gian.- Có những nghi ngờ hoang tưởng.- Tính tình bướng bỉnh, phá phách và thay đổi trong dáng

điệu đi đứng.Bệnh thường kéo dài cả năm, mười năm, qua nhiều diễn

tiến khác nhau tùy từng người bệnh. Cuối cùng, vì suy nhược toàn bộ, người bệnh đi đến tình trạng nằm liệt giường liệt chiếu, không kiểm sốt được đại tiểu tiện, suy dinh dưỡng, và thường ra đi vĩnh viễn vì nhiễm trùng hoặc sưng phổi.

Mọi biện pháp can thiệp đều chỉ tập trung vào việc hỗ trợ, chăm sóc người bệnh, vì thực ra chưa có dược phẩm hay phương thức nào để điều trị bệnh này. Đã có nhiều thử nghiệm một số dược phẩm, nhưng đa số chỉ cải thiện được đôi chút về rối loạn tri thức mà thôi.

Một vài nghiên cứu cho rằng niacin có thể có công dụng tăng máu lưu thông lên não.

Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy acetylcholine, một chất có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh (neurotransmitter) có vẻ như giảm rất nhiều ở người bệnh Alzheimer. Acetylcholine có nhiều ảnh hưởng tới sự học hỏi và trí nhớ, nên nhiều nhà khoa học cho là thực phẩm có acetylcholine sẽ giúp ích cho người bệnh một phần nào.

Page 42: Dinh duong va dieu tri

41

Bệnh Alzheimer

Các dược phẩm sau đây thường được dùng để giúp người bệnh cải thiện phần nào trí nhớ: Donezepil, Tacrine, Namenda, Galantamine, Rivastigmine.

Tạm thời, chúng ta chỉ có thể nuôi hy vọng là trong tương la, khi đã biết rõ nguyên nhân bệnh cũng như giải mã được toàn bộ các gen của cơ thể, may ra sẽ có được một phương thức điều trị hữu hiệu bệnh Alzheimer.

Mặc dù vậy, trước mắt thì sự giúp đỡ tận tình của thân nhân cộng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ vẫn có thể trì hoãn phần nào tiến triển của bệnh, nghĩa là sự thoái hóa của các tế bào não, và nhất là có thể giúp người bệnh cảm thấy phần nào dễ chịu, thoải mái hơn trong khi phải chịu đựng căn bệnh.

Dinh dưỡng với bệnh AlzheimerTrong suốt thời gian kéo dài của bệnh, chế độ dinh dưỡng

đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh Alzheimer. Mặt khác, có những khó khăn của người bệnh mà ta cần hiểu biết để việc nuôi dưỡng được dễ dàng cũng như giúp đỡ bệnh nhân hữu hiệu hơn.

1. Những khó khăn của người bệnhBệnh nhân mất dần trí nhớ, giảm khả năng đối thoại, tâm

thần rối loạn, mất định hướng, rối loạn suy nghĩ, đôi khi cũng tỏ ra buồn phiền cho nên khẩu vị và sự tiêu thụ thực phẩm không đều đặn, khả năng tự chăm sóc giảm dần, đưa đến cơ thể sút cân trầm trọng.

Đa số bệnh nhân thường hay quên, lơ là hoặc từ chối ăn uống. Họ không diễn tả được cảm giác đói và không đòi hỏi thức ăn. Đôi khi họ lại ăn những thứ tạp nham, không phải là

Page 43: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

42

thực phẩm mà họ nhặt ở đâu đó. Với hành vi của một trẻ thơ, họ cũng giấu hoặc ném thực phẩm đi.

Nhiều khi người bệnh không nhận ra thức ăn là gì, đưa vào miệng mà không nhai nuốt.

Người bệnh cũng nghịch với thực phẩm như đồ chơi; không biết thìa đũa dùng để làm gì, hoặc không nhớ cả cách đưa thức ăn vào miệng.

Bệnh nhân hay giẫy giụa, chuyển động cơ thể nên việc tự ăn hoặc nuôi ăn cũng trở ngại.

Trung tâm thần kinh điều hành cảm giác đói và khát bị suy hao nên người bệnh không thấy đói khát.

Kém vệ sinh răng miệng nên người bệnh nhai nuốt khó khăn, nhất là khi miệng khô không có nước bọt.

Mùi hôi của nước tiểu, phân trong người làm người bệnh mất hứng thú ăn uống.

Việc dinh dưỡng hầu như lệ thuộc vào người chăm sóc. Nhu cầu dinh dưỡng vẫn là sự cân bằng của những nhóm thực phẩm cơ bản hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe người bệnh. Nên để ý tới những món ăn mà người bệnh thích hoặc không thích, hoặc phải kiêng cữ vì đang mắc vài bệnh mạn tính nào khác.

2. Một số vấn đề mà người chăm sóc cần lưu ýa. Lưu ý xem bệnh nhân có còn mắc phải những bệnh nào

khác, hoặc do ảnh hưởng dược phẩm nào khiến họ không ăn ngon miệng. Đôi khi chỉ vì buồn rầu mà người bệnh biếng ăn.

b. Đưa người bệnh đi khám nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng, nếu có thể cần xử lý thích hợp để giúp người

Page 44: Dinh duong va dieu tri

43

Bệnh Alzheimer

bệnh nhai nuốt dễ dàng hơn. Khám mắt để xác định xem người bệnh có còn đủ khả năng phân biệt và sử dụng thực phẩm hay không.

c. Cần có thái độ mềm mỏng, tình cảm, khuyến khích để người bệnh ăn: chiều chuộng, vỗ về người bệnh khó tính; bố trí để người bệnh hay đập phá ăn riêng; tránh sự ồn ào làm họ thêm bối rối.

d. Nên cho dùng nhiều các món ăn cầm tay được như miếng khoai chiên, thịt gà chiên, bánh mì kẹp, pho mát, cơm nắm, trái cây, rau, trứng luộc... để người bệnh không phải dùng đến thìa, đũa. Chọn các món ăn mà người bệnh thường ưa thích.

đ. Tránh các loại thực phẩm quá dính vào nhau làm người bệnh khó nhai; nấu thức ăn mềm với nước xốt thường dễ ăn hơn.

e. Thận trọng với các món ăn quá nóng, có thể làm phỏng miệng người bệnh. Thức ăn có nhiệt độ ấm, nóng vừa phải thường dễ ăn hơn.

g. Cho người bệnh uống đủ nước lọc, nước trái cây để tránh khô nước trong cơ thể.

h. Dùng ly, bát lớn để thức ăn khỏi vương vãi ra ngoài. Tránh dùng muỗng nĩa bằng nhựa cứng giòn vì dễ gãy, có thể lẫn vào thức ăn.

i. Bày thức ăn riêng rẽ từng món để người bệnh khỏi bối rối khi lựa chọn. Cho ăn từng món, vì nhiều người bệnh không phân biệt được khi chuyển từ món này sang món khác quá nhanh.

Page 45: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

44

k. Dành nhiều thời gian đủ để người bệnh ăn cũng như để giúp người bệnh ăn. Nhắc nhở người bệnh nhai, nuốt khi thấy họ lơ đãng.

l. Một số bệnh nhân thường đi lang thang nên tiêu hao nhiều năng lượng mà lại không ngồi yên để ăn, do đó rất dễ bị suy dinh dưỡng. Cần có sẵn một số thực phẩm dễ ăn, làm sẵn để tiện đâu cho ăn đó.

m. Với bệnh nhân không tự ăn uống được, người chăm sóc cần kiên nhẫn giúp họ ăn, khích lệ họ nhai, nuốt; tạo không khí vui nhẹ để bệnh nhân khỏi phân tâm, bối rối.

n. Lưu ý nhiều nếu bệnh nhân hay bị nghẹn vì thực phẩm, nước uống, nhất là người đang uống các loại thuốc thần kinh, an thần. Những người này rất dễ bị khó khăn về hô hấp, đưa đến thức ăn đi lầm đường vào khí quản, gây ra sưng phổi.

Sự chăm sóc thường kéo dài nhiều năm. Nên người chăm sóc cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của thân nhân, bạn bè.

Khi cần, cũng không nên ngần ngại nhờ đến cơ quan y tế xã hội vì các nơi này đã thấu hiểu vấn đề nên có sẵn các phương tiện trợ giúp.

Page 46: Dinh duong va dieu tri

45

DINH DƯỠNG VỚI NGƯỜI THIẾU MÁU

Máu là một dịch lỏng lưu thông khắp cơ thể qua hệ thống động mạch và tĩnh mạch và là

phương tiện chuyên chở các chất dinh dưỡng tới mô và các cơ quan. Máu có các tế bào máu lơ lừng trong dung dịch lỏng gọi là huyết tương. Mỗi người trung bình có từ 5 đến 6 lít máu, chiếm khoảng 7 đến 8% trọng lượng cơ thể.

Máu có hai chức năng chính là mang đến chất dinh dưỡng và oxy cung cấp cho tất cả các cơ quan, tế bào của cơ thể và mang đi những chất thải từ các cơ quan, tế bào ấy để đưa ra khỏi cơ thể.

Trong huyết tương chứa các chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể và các yếu tố chống máu đóng cục.

Đa số tế bào máu được sản xuất từ tủy sống (bone marrow) và có nhiều nhóm với nhiệm vụ khác nhau:

- Hồng cầu với nhiệm vụ chính là chuyên chở dưỡng khí (oxy) và thán khí (dioxide carbon).

- Bạch cầu với nhiều loại và nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể bằng cơ chế miễn dịch và dịch thể, chẳng hạn như: bạch cầu trung tính (neutrophil) chống xâm nhập của vi khuẩn; lymphô bào (lymophocyte) tạo ra tính miễn dịch cho cơ thể; bạch cầu đơn thuần và đại thực bào (monocyte, macrophage) tiêu diệt vi khuẩn.

Page 47: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

46

- Tiểu cầu (platelet) tạo nút bít chỗ hở ở mạch máu và kích thích sự đông máu để chống lại tình trạng chảy máu khi cơ thể bị thương tích, băng huyết...

Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều gây ra nhiều rối loạn cho cả tế bào máu lẫn huyết tương. Huyết tương có quá nhiều chất béo sẽ đưa tới các bệnh tim mạch. Hồng cầu là thành phần của máu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến bệnh thiếu máu (anemia) là trường hợp rất thường xảy ra.

Thiếu máuThiếu máu là tình trạng giảm kích thước hồng cầu và lượng

huyết cầu tố (hemoglobin).Nguyên nhân thiếu máu có thể là do chảy máu, xuất huyết

nội tạng, băng huyết... hoặc do mất cân đối khi cơ thể tạo ra ít hồng cầu hơn số lượng bị mất đi, do một số bệnh mạn tính, do tiêu hủy hồng cầu trong một số bệnh bẩm sinh, do độc tính của một số dược phẩm, hóa chất, do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sản xuất hồng cầu như sắt, vitamin B12, E, folacin... hoặc do tập hợp của tất cả các nguyên nhân này.

Như vậy, thiếu máu tự nó không phải là một chứng bệnh, mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Hậu quả của thiếu máu là giới hạn sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể, cũng như cung cấp không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào, cơ quan...

Có nhiều loại thiếu máu, nhưng dựa vào nguyên nhân có thể phân thành hai nhóm chính:

Page 48: Dinh duong va dieu tri

47

Thiếu máu

- Thiếu máu do dinh dưỡng: như do thiếu vitamin B12, folacin, và nhất là khoáng chất sắt.

- Thiếu máu không do dinh dưỡng: như do chảy máu nhiều, băng huyết, hoặc do các bệnh tiêu hao máu (ung thư bạch cầu, một số bệnh nhiễm ký sinh trùng...)

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) thì tình trạng thiếu máu được xác định khi lượng hemoglobin xuống thấp:

- Dưới 11g/100ml máu lấy ở tĩnh mạch đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi.

- Dưới 12mg/100ml máu đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi.

- Dưới 12mg/100ml đối với nữ giới trên 14 tuổi.- Dưới 13mg/100ml đối với nam giới trên 14 tuổi.- Dưới 11mg/100ml đối với phụ nữ đang mang thai.Trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ thường hay mắc

bệnh thiếu máu do dinh dưỡng.

1. Thiếu máu do thiếu sắtThiếu sắt là hậu quả chính của kém dinh dưỡng, vì sắt là

một khoáng chất có rất nhiều trong thực phẩm.Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng sắt rất nhỏ, nhưng thiếu

sắt là chuyện thường xảy ra trong vấn đề ăn uống.Sắt giúp hemoglobin chuyên chở dưỡng khí đi nuôi tế bào

vào giúp loại bỏ thán khí khỏi cơ thể. Sắt cũng là thành phần của nhiều enzym trong hệ thống miễn dịch để chống nhiễm khuẩn. Sắt còn giúp chuyển hóa beta caroten thành vitamin A, tạo ra chất collagen để liên kết các tế bào với nhau.

Page 49: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

48

Cơ thể hấp thụ sắt nhiều hơn khi lượng dự trữ của cơ thể xuống thấp và ít hơn khi lượng dự trữ đầy đủ.

Trong thực phẩm có hai dạng sắt: sắt heme có nhiều trong thịt đỏ (thịt heo, bò, cừu...), thịt gà, cá... và sắt nonheme có nhiều trong thực vật và lòng đỏ trứng.

Sắt heme được hấp thụ dễ dàng hơn nên cơ thể hấp thụ nhanh và nhiều dạng sắt này hơn so với sắt nonheme. Nhưng khi ăn chung thực phẩm gốc thực vật với thịt cá hoặc dùng thêm vitamin C thì sự hấp thụ sắt nonheme cũng trở nên dễ hơn.

Thí dụ ăn sáng với trứng tráng mà có thêm ít thịt nạc sẽ giúp hấp thụ sắt dễ hơn; thịt gà giúp hấp thụ sắt có trong gạo; thịt heo giúp hấp thụ sắt có trong đậu... Gan bò có nhiều sắt hơn thịt bò, thịt gà, thịt heo, cá.

Trong thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu thường nhỏ và lượng hemoglobin cũng thấp. Đây là bệnh thiếu dinh dưỡng thông thường nhất trên thế giới và cũng là bệnh thiếu máu thường thấy ở phụ nữ có thai và trẻ em.

Nhu cầu sắtNhu cầu sắt cao ở trẻ sinh thiếu tháng: mỗi ngày 1mg sắt,

so với trẻ sinh bình thường chỉ cần một phần ba số lượng này. Trẻ 2 tuổi cần 1mg /ngày, và tăng lên 2mg/ngày ở tuổi đang

lớn để rồi trở lại mức trung bình là 1,2mg/ngày.Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thì cần khoảng 2mg/ngày để bù

lại lượng sắt thất thốt vào mỗi kỳ kinh. Khi có thai, nhu cầu sắt tăng gấp đôi vào khoảng tháng thứ 6, gấp ba vào tháng thứ 9 để cung ứng đủ máu cho thai nhi và cho tử cung lớn rộng.

Page 50: Dinh duong va dieu tri

49

Thiếu máu

Nguyên nhânNguyên nhân đưa tới thiếu máu do thiếu sắt gồm có:1. Không dùng đủ sắt vì phần ăn thiếu. Chẳng hạn ăn

nhiều thực phẩm thực vật, không có loại sắt heme.2. Không hấp thụ được sắt vì các bệnh tiêu hóa như tiêu

chảy, không có acid trong dạ dày, bệnh ruột, cắt bỏ dạ dày, do tác dụng của dược phẩm. Các thuốc chữa loét dạ dày như Tagamet, Zantac, thuốc tetracyclin đều làm giảm dịch vị dạ dày.

3. Không sử dụng được sắt như trường hợp bệnh dạ dày kinh niên.

4. Không đáp ứng đủ nhu cầu sắt tăng cao hơn mức bình thường để tăng khối lượng máu, như ở tuổi đang tăng trưởng, có thai, cho con bú.

5. Do thất thốt nhiều máu như chảy máu vì thương tích, do loét dạ dày, bệnh trĩ, ung thư ruột, ký sinh trùng ruột, khi có kinh nguyệt...

Triệu chứngBệnh nhân thường có một số triệu chứng như lơ đễnh, kém

tập trung, mệt mỏi, biếng ăn, làm việc mau hụt hơi. Một triệu chứng đặc biệt chưa giải thích được là bệnh nhân thích ăn những món bất thường như đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường... và có thể đưa tới tổn thương niêm mạc dạ dày-ruột.

Ở giai đoạn trầm trọng, da bệnh nhân tái nhợt; niêm mạc mi mắt trắng nhợt thay vì đỏ tươi; móng tay mỏng và phẳng; lưỡi viêm trơn bóng như bôi sáp; dạ dày không còn dịch vị. Trẻ em thiếu máu có thể chậm học hỏi, kém tăng trưởng.

Page 51: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

50

Định bệnhThường thường, xét nghiệm kích thước, hình dáng và màu

của hồng cầu cho ta một khái niệm cơ bản về loại thiếu máu.

Để chính xác hơn, có thể đo lượng ferritin trong huyết tương để biết kho dự trữ sắt có thiếu hay không; đo lượng transferin được chuyển cho hồng cầu; đo lượng erythrocyte protoporphyrin tự do, một chất mà khi hợp với sắt sẽ trở thành hemoglobin. Nếu chất này có nhiều trong máu là dấu hiệu của thiếu sắt.

Vì thế, không phải cứ thấy sắt trong máu thấp là uống sắt, mà phải căn cứ vào mức độ ferririn và transferin.

Điều trịĐiều trị căn cứ vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh

rồi trị nguyên nhân. Ngoài ra, cũng cần bổ sung cho kho dự trữ sắt bằng cách cho người bệnh dùng sắt dưới dạng ferrous sulfat từ 200-300mg/lần, mỗi ngày ba lần. Có 2 dạng thuốc viên và thuốc nước.

Sắt được hấp thụ dễ dàng khi bụng đói, nhưng lại gây ra kích thích niêm mạc. Để tránh khó chịu dạ dày và táo bón, có thể uống khi no bụng. Khi không uống được như là rối loạn tiêu hóa thì có thể tiêm dung dịch thuốc bổ có sắt.

Về thực phẩm thì thịt bò, cá, gà, gan, trứng, đậu, sữa, đều có nhiều sắt. Sắt trong các thực phẩm động vật (dạng sắt heme) được hấp thụ nhiều hơn sắt trong thực vật (dạng sắt nonheme).

Page 52: Dinh duong va dieu tri

51

Thiếu máu

Vitamin C, đường lactose trong sữa, acid hydrochloric giúp tăng hấp thụ sắt nonheme. Rượu cũng giúp hấp thụ sắt tốt hơn, nên các thuốc bổ máu đều có một chút alcohol.

Ngoài ra, nấu thực phẩm trong nồi bằng sắt cũng tăng khoáng này trong thức ăn.

Calci, phosphat, lòng đỏ trứng, trà, chất xơ, đậu nành sống làm giảm hấp thụ sắt nonheme. Các thuốc chống acid dạ dày, thuốc cimetidin, tetracyclin, zantac đều làm giảm hấp thụ sắt.

Trường hợp tiêu thụ quá nhiếu sắt thì có thể bị bệnh Hemochromatosis, là tình trạng sắt tích tụ ở gan, lá lách, tủy sống, tế bào tim dưới dạng ferritin và hemosiderin. Trường hợp này thường xảy ra khi thực phẩm có quá nhiều sắt, hoặc ở một số quốc gia dùng nồi bằng sắt nấu thức ăn. Dùng thêm chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ thì ít khi xảy ra trường hợp này.

Bệnh nhân Hemochromatosis có các triệu chứng như mỏi mệt, đau bụng, nhức mỏi xương khớp, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới loạn cương dương. Khi trầm trọng, gan sưng to, da thâm đen, tim suy và có thể tử vong.

Bệnh thường được chữa bằng cách lọc máu để loại bớt lượng sắt thừa.

2. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

B12 đứng hàng thứ tám trong nhóm vitamin B, được khám phá vào năm 1948 trong gan súc vật. Vitamin này rất cần cho sự phân bào.

Thực phẩm động vật đều có vitamin B12, còn trong các loại thực vật không có loại vitamin này.

Page 53: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

52

Thiếu vitamin này thường là do:a. Không ăn đầy đủ thực phẩm có B12 như thịt, pho mát,

trứng, sữa bò, sữa chua... Bệnh thường gặp ở người ăn chay thuần túy, chỉ ăn rau trái. Trẻ em bú sữa của người mẹ ăn chay hoặc áp dụng chế độ dinh dưỡng sai, thường là do kiêng khem, và đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở người nghiện rượu. Vì gan dự trữ nhiều vitamin B12, nên bệnh chỉ xảy ra sau khoảng vài năm liên tục không ăn thực phẩm có vitamin này.

b. Không hấp thụ được vitamin B12 là nguyên nhân chính gây bệnh. Sự hấp thụ này xảy ra ở đoạn cuối của hồi tràng (ileum) với sự hiện diện của một nhân tố nội tại (intrinsic factor) do dạ dày tiết ra. B12 bám vào nhân tố này để được hấp thụ vào ruột. Bệnh xảy ra trước khi kho dự trữ cạn hẳn vitamin này. Những lý do đưa tới kém hấp thụ là: bệnh dạ dày tiết ra không đủ nhân tố nội tại; cắt bỏ một phần dạ dày; bệnh ở hồi tràng (ileum) như trong bệnh Crohn; ký sinh trùng trong ruột sử dụng hết vitamin B12. Hấp thụ cũng giảm dần khi cao tuổi, vì dịch vị dạ dày ít dần đi. Vì thế, sau 60 tuổi nên kiểm tra mức độ B12 hằng năm để phát hiện những trường hợp thiếu vitamin này và bổ sung bằng cách tiêm B12.

c. Không sử dụng được B12 trong các bệnh thận, gan, suy dinh dưỡng, ung thư.

Diễn tiến của bệnh rất âm thầm. Người bệnh ăn mất ngon, đại tiện khi bón khi lỏng, đau ngầm ở bụng dưới, lưỡi đỏ rát, sút cân, rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại vi.

Khi bệnh đã được chẩn đoán thì bệnh nhân cần được tiêm B12. Ban đầu tiêm mỗi tuần một mũi, cho tới khi hồng cầu trở

Page 54: Dinh duong va dieu tri

53

Thiếu máu

lại bình thường thì giảm còn mỗi tháng một mũi trong nhiều năm để tránh tổn thương thần kinh.

3. Thiếu máu vì thiếu folacinFolacin hay acid folic có trong các loại thực phẩm thiên

nhiên như rau, trái, gan động vật... và đôi khi được bổ sung trong các sản phẩm ngũ cốc chế biến. Folacin rất dễ bị nhiệt phân hủy khi nấu thực phẩm quá chín. Vì thế, nếu mỗi ngày đều ăn thực phẩm nấu vừa phải thì không thể thiếu vitamin này.

Thiếu folacin có thể do thực phẩm không có folacin hoặc do bị phân hủy khi nấu với nhiệt độ cao quá lâu, hoặc do ruột kém khả năng hấp thụ. Các dược phẩm chống kinh phong và thuốc ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ folacin.

Những người có thói quen ăn thức ăn nấu chín kỹ dễ bị thiếu folacin. Người nghiền rượu cũng thường thiếu folacin. Bệnh do thiếu folacin xảy ra rất nhanh, chỉ ngay trong vòng vài tháng khi cơ thể không được cung cấp đủ loại vitamin này.

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 150mcg (microgram) folacin. Khi có thai hoặc cho con bú thì người mẹ cần gấp hai hoặc ba lần số lượng này.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu folacin và do thiếu vitamin B12 đều tương tự như nhau, ngoại trừ tổn thất về thần kinh chỉ có trong trường hợp thiếu vitamin B12.

Ngoài ra, thiếu vitamin B6 (pyridoxine) làm giảm sự tổng hợp hemoglobin; thiếu vitamin E làm màng hồng cầu mỏng manh dễ bị tiêu huyết; thiếu vitamin C đưa tới bệnh Scurvy với chảy máu nướu răng, dưới da. Vì thế, cần chú ý đến lượng cung cấp các vitamin này trong thực phẩm hằng ngày.

Page 55: Dinh duong va dieu tri

54

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH THẬN

Một số người sinh ra chỉ có một trái thận, trong khi những người bình thường có 2 trái thận, có

hình hạt đậu với kích thước ở người trưởng thành là khoảng từ 10cm đến 13cm chiều dài và từ 5cm đến 7,5cm chiều rộng (nghĩa là khoảng gần như con chuột máy tính) và được bố trí nằm cân đối ở hai bên xương sống, phía sau bụng. Trái thận màu hồng nhạt, nửa đỏ nửa nâu, nặng khoảng 115g.

Thực ra, mỗi người chỉ cần một trái thận là đủ để hoàn tất những nhiệm vụ căn bản. Nhưng tạo hóa có lẽ đã dự phòng là một lúc nào đó thận có thể hư hỏng, nên đã đặt vào mỗi người đến hai trái thận. Và như thế, nếu hỏng đi một trái, chúng ta vẫn có thể sống bình thường; còn nếu hỏng cả hai, vẫn còn có cơ hội nhận được một trái thận từ người thân nào đó để tiếp tục sống, bởi vì mỗi người đều có 2 trái thận nên chuyện san sẻ này là hoàn toàn có thể làm được.

Cấu tạo chính của thận là hàng triệu vi cầu thận nhỏ bé. Mỗi ngày có tới gần 200 lít chất lỏng với đủ các thành phần hóa chất được lọc qua đó và khoảng 1,5 lít nước tiểu được bài tiết ra ngoài.

Tuy nhỏ bé nhưng thận giữ nhiều chức năng rất quan trọng đối với cơ thể.

Các nhiệm vụ căn bản của thận là điều hòa toàn thể khối chất lỏng trong cơ thể, cân bằng nồng độ acid-kiềm; thải các

Page 56: Dinh duong va dieu tri

55

Bệnh thận

chất cặn bã như ure, acid uric, creatinin, ammonia; giữ lại chất dinh dưỡng như đường glucose, đạm, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Chỉ cần các chức năng này ngưng lại khoảng hai tuần là có thể dẫn đến tử vong.

Thận tiết ra antidiuretic hormon e (ADH) để kiểm sốt lượng nước trong máu. Thận cũng góp phần điều hòa lượng khoáng natri và kali. Thận giúp giữ huyết áp bình thường; góp phần vào việc cấu tạo hồng cầu. Thận cũng liên quan tới việc sử dụng khoáng calci và phosphor trong tiến trình tạo xương. Thận còn tiết ra hormon erythropoietin có liên quan tới sự cấu tạo hồng cầu ở tủy sống.

Dường như những chức năng thực tiễn như trên vẫn chưa đủ để người ta tôn vinh trái thận, nên nhiều người còn gán ghép thêm cho thận mối quan hệ với việc kém khả năng hoạt động tình dục, để rồi than phiền là do bại thận và tìm uống đủ các loại thuốc “bổ thận” để khắc phục tình trạng này. Sự thật thì thận không có liên quan gì đến khả năng hoạt động tình dục cả.

Suy thận (Renal failure)Với các sinh hoạt bình thường và với sự chăm sóc, bảo vệ

đúng cách thì thận có thể tồn tại và phục vụ chúng ta cho đến cuối đời. Nhưng, cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, thận có thể bị suy yếu hư hao vì nhiều lý do.

Chức năng bài tiết của thận giảm một cách tự nhiên theo tiến trình lão hóa của cơ thể. Tới tuổi 70 thì số lượng vi cầu thận - các đơn vị lọc của thận - giảm, lượng máu qua thận cũng bớt đi và thận đã có một vài khó khăn trong việc đáp ứng với những thay đổi các thành phần trong máu.

Page 57: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

56

Bình thường, thận có thể tiếp tục nhiệm vụ bài tiết dù chỉ còn lại khoảng vài chục phần trăm số lượng vi cầu thận. Các đơn vị lọc còn lại này sẽ lớn lên và làm việc gấp đôi, gấp ba để bù đắp cho các vi cầu thận đã suy hỏng.

1. Bệnh lýThận có thể bị viêm do các tác nhân hóa học, dược phẩm,

vật lý hay tác nhân gây nhiễm. Bệnh ngoài thận như tiểu đường, huyết áp cao, hoặc một cản trở lưu thông máu tới thận cũng đủ để làm thận suy.

Hậu quả của suy thận là sự ứ đọng các chất thải trong máu, nhất là ure, chất thải của đạm.

Suy thận diễn tiến chậm. Giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu. Rồi một số bệnh nhân cảm thấy hơi mỏi mệt, hay đi tiểu ban đêm vì thận không còn khả năng cô đọng nước tiểu; bàn chân hơi sưng, huyết áp hơi lên cao, hồng cầu hơi giảm.

Khi bệnh trầm trọng thì các biến chứng cũng leo thang: huyết áp tăng vọt, nhịp tim rối loạn, thiếu hồng cầu, xương yếu dễ gãy, xuất huyết dạ dày, băng huyết vì máu loãng, mất chất dinh dưỡng. Khoáng natri và kali bị giữ lại trong cơ thể. Nhiều natri quá đưa đến huyết áp cao, sưng phù chân. Kali cao làm nhịp tim rối loạn.

Bệnh nhân ói mửa, giảm cân, trở nên suy yếu dần nếu không được chữa chạy. Khi đã đến giai đoạn cuối của suy thận thì chỉ còn có cách thay thận (ghép một trái thận khác) hoặc lọc máu (Hemodialysis) để loại bỏ kali, ure và các chất có hại khác trong máu.

2. Dinh dưỡng với người suy thậnDinh dưỡng trong suy thận có vai trò rất quan trọng và tập

trung vào các mục đích sau đây:

Page 58: Dinh duong va dieu tri

57

Bệnh thận

a. Tránh cho thận khỏi làm việc quá sức;b. Tránh suy dinh dưỡng và giữ cân nặng bình thường cho

cơ thể;c. Tránh mất cân đối lượng natri và kali trong máu.d. Tránh máu nhiễm chất thải ure.

Cặn bã của chất đạm trong chuyển hóa là ure mà thận có chức năng loại bỏ. Ăn càng nhiều chất đạm thì lượng chất thải ure càng cao và thận càng phải làm việc khó nhọc hơn để loại bỏ. Mức tiêu thụ chất đạm nên tăng hay giảm tùy theo tình trạng suy thận.

Với suy thận kinh niên thì cần hạn chế chất đạm trong khẩu phần.

Chất đạm cho người bệnh phải có phẩm chất tốt, với đủ các loại acid amin. Thịt động vật hội đủ điều kiện này hơn chất đạm từ thực vật. Nhưng người bệnh vẫn cần một số năng lượng, nên khi giảm đạm, ta có thể tăng carbohydrat hoặc chất béo dạng chưa bão hòa.

Vì suy thận có khuynh hướng giữ natri và kali trong máu, nên trong thực phẩm cần giới hạn hai muối khoáng này để tránh phù nước và các biến chứng khác.

Sự hấp thụ calci tùy thuộc vào mức độ phosphor trong máu. Trong suy thận, phosphor bị giữ lại, đưa đến giảm calci. Mà không thể tăng calci lại không tăng phosphor trong thực phẩm, nên người suy thận cần uống thêm khoảng 500mg calci mỗi ngày, để tránh các biến chứng suy yếu ở xương.

Lượng nước uống cũng cần phải cân bằng với nước mất đi qua tiểu tiện, đổ mồ hôi, bốc hơi qua hơi thở...

Page 59: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

58

Ngoài ra người bệnh cũng cần dùng thêm các vitamin C, B, folacin mà không cần uống thêm các vitamin hòa tan trong mỡ như vitamin A, E, K.

Một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận rất phức tạp, nên người bệnh cần phải tham khảo lời khuyên của chuyên viên dinh dưỡng, và nhất là tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Mỗi cá nhân cần có một khẩu phần riêng biệt, thích hợp với bệnh tình của mình.

Sỏi thận1. Phân loại

Theo thống kê, trung bình có khoảng 10% nam giới và 3% nữ giới bị sỏi thận ít nhất một lần trong đời.

Có bốn loại sỏi thận, phân loại theo chất cấu tạo sỏi. Mặc dù triệu chứng các loại sỏi thận giống nhau nhưng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị lại khác nhau.

Thông thường nhất là sỏi do khoáng calci oxalat hoặc phosphat, với tỷ lệ 90% và thường thấy ở nam giới vào tuổi trung niên. Ba loại khác là sỏi do acid uric, magnesium ammonium sulfat và cystin. Loại sau cùng chỉ có ở một số người bị rối loạn bẩm sinh về chuyển hóa chất dinh dưỡng căn bản.

Khi nồng độ các chất này trong nước tiểu lên cao thì chúng kết tinh thành sỏi trong thận hoặc ở ống dẫn nước tiểu. Nguyên nhân của sự kết tinh cũng như làm sao ngăn ngừa sự kết tinh đều chưa được làm sáng tỏ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học. Nhưng điều chắc chắn là sỏi thường tái kết tinh nhiều lần trong cuộc đời người bệnh.

Page 60: Dinh duong va dieu tri

59

Bệnh thận

Một số yếu tố có thể đưa tới sỏi thận như thực phẩm có ít calci - nhiều phosphor, nhiều kali, nhiều đạm động vật, thiếu vitamin A, nhiễm trùng hoặc trở ngại lưu thông đường tiểu tiện, không uống nước đầy đủ, nằm bất động quá lâu, lượng calci quá lớn và cuối cùng là do di truyền.

Sỏi âm thầm kết tinh. Sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài. Khi sỏi di chuyển là lúc người bệnh thấy đau buốt ở ngang thắt lưng, chạy xuống bẹn và đùi và tiểu ra máu.

Sỏi to được làm tan bằng kỹ thuật lithotripsy hoặc lấy ra bằng phẫu thuật.

Dù sỏi thuộc loại nào hoặc kích cỡ nào, bệnh nhân đều được khuyến cáo là nên tiêu thụ một lượng nước lớn mỗi ngày (1,5 tới 2 lít/ngày) để có 2 lít nước tiểu, nhằm tránh sự kết tinh đưa tới sỏi thận.

2. Dinh dưỡng với bệnh sỏi thậnNgười bị sỏi thận thường rất quan tâm tới vấn đề ăn uống.

Họ rất sợ những cơn đau buốt khi sỏi di chuyển nên tự giác kiêng khem trong ăn uống theo đúng chỉ dẫn với mong muốn sỏi không tái phát.

- Sỏi calci oxalatTrước đây người bệnh thường được khuyên bớt ăn thực

phẩm chứa nhiều calci để giảm nguy cơ sỏi thận. Nhưng thực ra, sự liên hệ không hoàn toàn như vậy. Lượng calci cao trong nước tiểu không hoàn toàn do nhiều calci trong máu. Một vài bệnh như cường tuyến cận giáp (Hyperparathyroidism), rối loạn thừa vitamin D, u bướu xương, bệnh sarcoidosis đều làm tăng calci trong máu và đều là nguyên nhân đưa tới sỏi trong thận. Điều trị những bệnh này sẽ làm giảm calci trong máu và nước tiểu.

Page 61: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

60

Nhiều khi lượng calci trong nước tiểu tăng là do sự hấp thụ calci kém từ thực phẩm trong một vài bệnh đường ruột như bệnh Crohn, suy tụy tạng... hoặc khi dùng quá nhiều vitamin C (vitamin này được chuyển hóa ra oxalate) hoặc do thận rỉ calci ra ngoài.

Nếu là do hấp thụ từ ruột thì sự hạn chế thực phẩm có calci oxalat giúp ích cho việc điều trị. Thực phẩm có nhiều oxalat là rau spinach, quả dâu, sô-cô-la, các loại quả hạch, trà...

Nhiều chuyên gia khuyên giảm bớt sự tiêu thụ calci. Nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì hạn chế quá làm thiếu calci, cơ thể sẽ rút calci ở xương và làm xương suy yếu, dễ gãy.

Có ý kiến khác cho là sự giới hạn calci có thể làm tăng nguy cơ bị sạn oxalat, vì calci cao sẽ giúp gia tăng sự hấp thụ oxalat trong ruột và giảm sạn oxalat trong nước tiểu.

- Sạn acid uricAcid uric sinh ra từ sự chuyển hóa chất purin trong đạm

động vật và một số thực phẩm khác. Acid uric trong nước tiểu cũng tăng cao ở người bị bệnh thống phong (gout) khi uống nhiều thuốc Aspirin, Probenecid. Do đó, khi hạn chế thực phẩm có nhiều purin sẽ làm giảm mạnh nguy cơ bị sỏi này.

Thực phẩm có nhiều purin là: gan, óc, tim, thận động vật, cá herring, sardin, bia, rượu vang, thịt, đậu, súp lơ, nấm, rau spinach, tôm cá...

Page 62: Dinh duong va dieu tri

61

Bệnh thận

- Sỏi struvite Là các tinh thể chứa ammonium, magnesium và phosphat.

Loại sỏi này thường gặp ở nữ giới. Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn đường tiểu tiện với các loại Proteus hoặc Klebsiella, làm cho chất ure phân hóa thành các tinh thể ammonium, rồi kết tinh lại và tạo thành sỏi thận.

Sỏi thận loại này thường được điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh để loại trừ nguyên nhân, hoặc phẫu thuật lấy sỏi ra. Dinh dưỡng không có vai trò gì trong sỏi thận loại này.

3. Kết luậnTrong tất cả các trường hợp sỏi thận, số lượng nước tiêu

thụ hằng ngày giữ một vai trò rất quan trọng.

Nước uống vào làm nước tiểu loãng và ngăn ngừa các tinh thể gây sỏi kết tụ với nhau. Cho nên, mỗi ngày, người bị bệnh sỏi thận cần uống ít nhất là 2 lít nước.

Xin lưu ý là một số thực phẩm làm thay đổi mức độ kiềm hoặc acid của nước tiểu (chỉ số pH) và có ảnh hưởng tới sự kết tinh các chất tạo sỏi thận.

Rau, trái cây, sữa... làm nước tiểu tăng độ kiềm.

Thực phẩm có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, pho mát, ngô (bắp)... làm nước tiểu tăng độ acid.

Page 63: Dinh duong va dieu tri

62

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Nếu như tính chất tiêu biểu của da là sự uyển chuyển, dẻo dai bề ngoài, thì xương là tượng

trưng cho sự kiên cố bên trong của cơ thể con người.

Cơ thể một người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm 14% tổng trọng lượng cơ thể. Nhiệm vụ chính của bộ xương là tạo ra một bộ khung vững chắc để trên đó phân bố tất cả các cơ quan của cơ thể, đồng thời cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng. Xương cũng phối hợp với bắp thịt để giúp cơ thể chuyển động và di chuyển một cách uyển chuyển và vững chắc.

Cấu tạo của xươngThành phần hóa học của xương là hỗn hợp chất hữu cơ và

vô cơ theo tỷ lệ 1:2.Xương được cấu tạo với ba chất căn bản: 45% khoáng chất,

trong đó calci chiếm đa số, 30% các mô mềm collagen với tế bào, mạch máu và 25% nước.

Khoáng chất chính là calci phosphat (5/6), số còn lại là calci carbonat, fluorid, chlorid, magnesium, một ít natri chlorid và sulfat. Collagen là chất hữu cơ có thể tách riêng khi ngâm xương vào dung dịch.

Có tới 98% tổng lượng calci trong cơ thể được dự trữ ở xương và 1% lưu hành trong máu. Khi calci trong máu giảm

Page 64: Dinh duong va dieu tri

63

Bệnh loãng xương

xuống dưới mức nhu cầu thì xương sẽ nhả ra một ít calci để nâng cao mức độ calci trong máu.

Calci tạo cho xương sự rắn chắc còn các mô mềm giúp xương bền bỉ. Trên bề mặt 1cm2 xương có thể chịu đựng sức ép của 6000kg, nhưng khi lấy hết khoáng chất, xương chỉ còn là một sợi dây mềm nhũn.

Nhu cầu dinh dưỡng của xươngSuốt đời người, khi khỏe mạnh, đau yếu cũng như lúc về

già, xương luôn luôn ở trong tình trạng kiến tạo và phá hủy. Nhưng với tuổi già thì sự hao mòn xương nhiều hơn sự bồi đắp và xương yếu hơn vì khoáng chất ít được hấp thụ. Sự hao mòn này thực ra đã âm thầm bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Nữ giới hao mòn nhiều hơn nam giới, có khi gấp đôi, đặc biệt khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Nhu cầu calci của cơ thể bắt đầu từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nhất là vào ba tháng cuối. Cho tới tuổi lên mười, số lượng calci trong xương có ảnh hưởng rất lớn cho khối xương sau này. Từ 10 tới 18 tuổi là thời gian mà cơ thể cần nhiều calci nhất để tạo ra một bộ xương vững chắc.

Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp khoảng 1.000mg calci từ thực phẩm tiêu thụ. Calci có nhiều nhất trong sữa, pho mát, kem, sữa chua, cá hộp sardine, salmon, tôm, cam, sung, đậu nành, đậu pinto, các hạt vừng, hướng dương, súp lơ xanh, rau diếp... Calci cũng có thể được cung cấp dưới dạng viên uống.

Sự hấp thụ của calci được hỗ trợ, điều hòa bởi các hormon của tuyến cận giáp (parathormon ), estrogen và vitamin D.

Page 65: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

64

Khi lượng calci trong máu giảm, parathormon rút calci từ xương ra để cân bằng. Khi nhu cầu calci đủ rồi thì tuyến giáp lại tiết ra hormon calcitonin để chặn tác dụng của parathormon .

Estrogen là loại hormon nữ, nhưng cũng có một lượng rất nhỏ ở nam giới. Estrogen làm giảm sự rút lấy calci từ xương. Vì thế, khi mãn kinh nữ giới thường bị bệnh loãng xương.

Vitamin D giúp sự tạo xương và duy trì xương cứng chắc.

Trong khi đó, một số chất như cà phê, thuốc lá, rượu lại làm giảm sự hấp thụ calci.

Thuốc kháng sinh tetracyclin, erythromycin, isoniazid, làm giảm hấp thụ calci; các thuốc chống acid dạ dày như Mylanta, Maalox, thuốc lợi tiểu furosemid, thiazid làm tăng bài tiết calci qua nước tiểu.

Calci trong thực phẩm ít khi gây ra xáo trộn cho cơ thể, nhưng khi uống thêm thì calci có thể gây ra một vài vấn đề chẳng hạn như đầy hơi, táo bón hoặc nước tiểu nhiều calci đưa tới sỏi thận.

Vì dạ dày chỉ có thể hấp thụ từng lượng nhỏ calci, ta nên uống khoáng chất này làm nhiều lần, mỗi lần một ít.

Sự xáo trộn của calci có thể dẫn đến một bệnh phổ biến là loãng xương.

Bệnh loãng xương (Osteoporosis)Thoái hóa xương là một diễn biến bình thường, khởi sự

ngay từ tuổi trung niên và nối tiếp cho tới khi về già. Trong diễn biến này, thành phần cấu tạo xương không thay đổi, nhưng khối lượng và độ đặc của xương thay đổi.

Page 66: Dinh duong va dieu tri

65

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương xảy ra khi xương thoái hóa nhiều đến mức không chịu đựng được các sức ép bình thường, trở nên dễ gãy, chậm lành, nhất là xương hàm, cột sống và xương hông.

Sự cứng chắc của xương tùy thuộc vào dinh dưỡng, sự vận động cơ thể và lượng hormon estrogen. Cho nên để phòng bệnh, ta cần lưu ý duy trì tốt ba yếu tố này.

Loãng xương thường xảy ra ở nữ giới, khoảng 10 - 15 năm sau khi mãn kinh. Bệnh thường thấy ở xương cổ tay, xương cột sống, xương hông. Loãng xương vì tuổi cao, khoảng 70 tuổi trở lên, thì xảy ra ở cả nam lẫn nữ và ở các loại xương.

Các nguy cơ đưa tới loãng xương gồm có:

1. Tuổi tác. Nguy cơ bị loãng xương tăng theo với tuổi cao, dù là nam hay nữ giới.

2. Giới tính. Nữ giới bị loãng xương nhiều hơn nam giới gấp bốn lần. Nhưng đến tuổi già thì cả nam lẫn nữ đều bị hao xương và xương dễ dàng bị tổn thương.

3. Màu da. Người da trắng và da vàng thường hay bị loãng xương hơn người da đen, vì những người này có khối xương đông đặc hơn.

4. Thiếu estrogen. Trong các trường hợp mãn kinh ở nữ giới, cắt bỏ buồng trứng hoặc giảm chức năng tuyến sinh dục nam nữ. Phụ nữ không có kinh kỳ trong một thời gian lâu vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến hao xương. Thí dụ các nữ vận động viên do vận động nhiều nên kinh nguyệt thường gián đoạn, các trường hợp này độ đặc xương đều giảm đi.

Page 67: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

66

5. Cho con bú. Khi nuôi con bằng sữa mẹ quá sáu tháng thì sự hao xương nhất thời có thể xảy ra, vì lượng calci trong sữa rất lớn (khoảng 320mg/lít). Vì thế, người mẹ cần dùng đủ số calci và vitamin D để phòng bệnh xương.

6. Dược phẩm. Một số dược phẩm như Dilantin, Phenobarbital, Corticosteroid, Lithium, Phenothia-zine, Tetracycline, Cyclosporin, hormon tuyến giáp... làm tiêu hao calci từ xương hoặc ngăn cản sự hấp thụ calci ở ruột.

7. Ít vận động cơ thể. Cơ thể ít vận động dẫn đến hao xương, giảm khối xương. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày thì xương rất yếu và dễ gãy.

8. Tâm trạng căng thẳng như chấn thương, đói khát, sợ hãi.

9. Dùng nhiều rượu và thuốc lá.10. Thiếu vitamin D. Quan sát những người sử dụng cùng

lượng calci như nhau, người sống ở vùng có ít ánh nắng thường bị loãng xương nhiều hơn người sống ở vùng có nhiều ánh nắng. Đó là vì nắng chiếu trên da tạo ra vitamin D, và vitamin D góp phần tích cực trong việc bảo vệ xương.

Ngoài ra, thực phẩm có nhiều chất xơ làm giảm hấp thụ calci; ăn nhiều đạm động vật làm tăng bài tiết calci trong nước tiểu, trong khi đạm thực vật không có tác dụng này. Uống nhiều cà phê cũng làm hao xương ở người cao tuổi, nhất là khi không uống thêm loại sữa có bổ sung calci.

Để tránh loãng xương, ngoài việc tiêu thụ đầy đủ lượng calci như đã nói ở trên, ta cần tránh các nguy cơ đưa đến hư hao xương.

Page 68: Dinh duong va dieu tri

67

Bệnh loãng xương

Loãng xương (osteoporosis) khác với mềm xương (osteomalacia) là bệnh do thiếu vitamin D vì dinh dưỡng không đầy đủ hoặc thiếu ánh nắng mặt trời.

Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ calci có trong thực phẩm. Không có vitamin D, xương trở nên mềm, đổi dạng, đau nhức, bắp thịt yếu, co cứng. Điều trị bằng vitamin D, khoảng 25mcg (tương đương với 1.000 IU) mỗi ngày có thể khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, để phòng bệnh nên thường xuyên tắm nắng, uống sữa có nhiều calci và vitamin D. Trẻ em thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương (ricket).

Page 69: Dinh duong va dieu tri

68

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM KHỚP

XƯƠNG

“Nắng mưa là chuyện của trời,Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao.”

Ở người cao tuổi, viêm khớp xương là bệnh rất thường xảy ra, nhất là khi thời tiết đổi thay.

Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, do sự thoái hóa của xương và sụn. Nam nữ đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, có những vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết, cho tới khi tình cờ chụp X quang mới biết là đã có bệnh từ mấy thập niên qua.

Ta cần phân biệt bệnh viêm khớp xương (osteo-arthritis) với bệnh thấp khớp (rheumatoid arthritis).

Thấp khớp xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, thường gây tổn thương cho nhiều khớp, nhất là ở đốt cuối ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối. Đôi khi bệnh lan tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, phổi, dây thần kinh và gây ra những triệu chứng tổng quát như sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu hồng cầu, giảm cân...

Cấu tạo của khớpBệnh viêm khớp xương thường xảy ra ở các khớp cử động

như đầu gối, khớp háng, khớp cột sống...Mỗi khớp có nhiều thành phần như bắp thịt, dây chằng,

sụn, xương, gân. Tất cả hoạt động nhịp nhàng với nhau để

Page 70: Dinh duong va dieu tri

69

Viêm khớp xương

giúp cơ thể thực hiện một chức năng rất quan trọng, đó là sự di chuyển của con người.

Dây chằng có nhiệm vụ nối kết xương với xương, giữ cho khớp được vững.

Gân nối xương với thịt và chuyển sức co của bắp thịt vào xương.

Sụn là lớp tế bào trong như thạch, rất bền và dai, không có mạch máu, dây thần kinh. Sụn có công dụng che chở đầu xương, tránh sự cọ xát khi khớp cử động. Quan trọng như vậy mà sụn lại là những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa, và sự tái tạo sau khi chấn thương cũng rất khó khăn.

Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước đó ra vào, thấm qua màng hoạt dịch để lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Cho nên sụn sẽ bị suy yếu khi khớp bất động, không được dùng tới. Sụn không có dây thần kinh nên nó không gây đau trong bệnh viêm khớp.

Khớp nằm trong một cái túi mà tế bào mặt trong túi tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm khớp trơn, trườn lên nhau khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.

Sự thoái hóa của khớpVới tuổi đời chồng chất, chức năng cũng như cấu tạo của

khớp đều có nhiều thay đổi, trở nên kém linh động.Tế bào khớp thoái hóa, gân và dây chằng phân đoạn, đóng

vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co giãn, giảm sức chịu đựng với lực căng lớn và dễ bị tổn thương. Sụn trở nên đục

Page 71: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

70

màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calci làm khớp đau. Khớp co duỗi khó khăn vì màng hoạt dịch mỏng và khô dần.

Khi bị viêm, khớp xương có nhiều thay đổi như sự hóa xơ và gồ ghề của sụn, khả năng chất đệm kém đi, đầu xương mọc gai, xương giảm khối lượng.

Mặc dù ta không biết rõ cơ chế gây viêm, nhưng sự hao mòn hay thoái hóa do sử dụng khớp lâu năm được coi như là nguyên nhân chính. Vì thế những khớp chịu sức nặng của cơ thể như xương thắt lưng, hông, đầu gối thường hay bị bệnh. Sự thoái hóa này diễn ra từ từ trong khoảng thời gian khá lâu và trở nên rõ ràng khi về già.

Tuy thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc phải bệnh viêm này. Thanh thiếu niên không thấy có bệnh, tuổi trung niên có nhưng rất hiếm, và từ tuổi 50 trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi: 27% ở tuổi 60-70, 45% ở tuổi 80.

Các nguy cơ làm dễ mắc bệnh gồm có béo phì (giảm cân là phương thức trị liệu tốt), chấn thương khớp, tật bẩm sinh, bệnh về chuyển hóa, di truyền, xáo trộn lượng hormon . Các vận động viên liên tục bị chấn thương ở khớp, dù chỉ là nhẹ thôi, hoặc một người lao động suốt ngày khuân vác nặng nhọc, đều là những đối tượng dễ bị viêm khớp khi tuổi cao.

Để hiểu rõ hơn về viêm khớp, cần giải thích đôi chút về hiện tượng viêm (inflammation).

Viêm là một đáp ứng bảo vệ của cơ thể với tổn thương gây ra do tác nhân sinh nhiễm, hóa chất hoặc tác nhân vật lý. Các mạch máu ở gần nơi tổn thương giãn nở, đưa nhiều máu tới vùng này. Bạch cầu vào mô tiết ra chất prostaglandin,

Page 72: Dinh duong va dieu tri

71

Viêm khớp xương

leucotrien và tiêu diệt các tác nhân gây tổn thương. Trong diễn tiến này, vùng mô bị tổn thương sưng to, nóng, đỏ và đau. Nếu viêm không được chữa lành thì sẽ trở thành viêm kinh niên.

Triệu chứngCác triệu chứng thường gặp khi viêm khớp là khớp đau,

sưng, cử động khó khăn, co cứng.Khớp co cứng mỗi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian

bất động và kéo dài khoảng nửa giờ. Nhưng khi ta ngâm tay trong nước ấm hay tập co tới co lui một lúc thì khớp bớt cứng đi. Những thay đổi khác ở khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, tiêu hao của sụn, co bóp bắp thịt đều có thể gây đau.

Người cao tuổi mắc bệnh viêm khớp có thể bị những cơn đau bất thình lình hoặc khi thời tiết đổi thay, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Khớp đau âm ỉ, vừa phải thôi, nhưng gia tăng khi phải cử động, và giảm bớt khi để yên. Ban đêm ngủ mà bị những cơn đau khớp hành hạ thì bệnh càng gia tăng mà lại dễ gây ra tâm trạng u buồn.

Sau một thời gian, các triệu chứng trên phát triển dần đưa tới mất chức năng của khớp, khiến người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt thông thường như cài cúc áo, cột dây giày, cầm lược chải đầu, cầm bút viết... Đứng lên ngồi xuống, bước ra khỏi xe, lên xuống cầu thang... đều trở nên khó khăn, giới hạn.

Thống kê cho thấy có tới 12% người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt hằng ngày và quá nửa số người này phải nằm liệt giường hay suốt ngày ngồi trên xe lăn.

Page 73: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

72

Quan sát cho thấy đàn ông thường bị giới hạn sử dụng các chi trên, còn phụ nữ hay bị ở các chi dưới, nhưng khi tới tuổi trên 80 thì tứ chi đều bị ảnh hưởng như nhau.

Việc định bệnh căn cứ vào các triệu chứng, khám tổng quát cơ thể và chụp X quang.

Viêm khớp khó chữa lành hẳn, nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm mòn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau và trở nên nhẵn bóng như ngà.

Điều trịCho tới nay, chưa có dược phẩm hay phương thức nào có

thể giúp phục hồi tế bào sụn và chữa dứt viêm khớp xương, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuốc lúc ấy.

Tuy nhiên, với những phương tiện hiện có, người bệnh có thể duy trì, cải thiện một số chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm cho đời sống linh dễ chịu hơn.

Người bệnh cần được hướng dẫn, tìm hiểu về bệnh, biết rõ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm gì để bớt đau và thích nghi với những khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra.

1. Vật lý trị liệuĐây là phương thức được dùng rất nhiều hiện nay vì tỏ ra

có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng dẫn cách chọn lựa và sử dụng gậy chống, nạng tựa người...

Page 74: Dinh duong va dieu tri

73

Viêm khớp xương

2. Vận độngSự vận động cơ thể làm tăng sự mềm mại của cơ thịt, co

vào duỗi ra dễ dàng, khớp cử động nhẹ nhàng, tăng máu lưu thông tới nuôi dưỡng khớp, làm bớt đau, làm tầm cử động rộng hơn.

Cần lưu ý là chỉ vận động vừa sức; không vận động khi khớp đang sưng, nóng, đau.

Trước khi vận động, có thể đắp nóng để làm thư giãn cơ thịt, làm máu lưu thông tốt, hoặc chườm lạnh trên khớp để làm bớt đau, sưng và viêm đỏ. Đôi khi có thể kết hợp luân phiên 2 phương thức chườm lạnh và chườm nóng, mỗi cách chừng 30 phút.

3. Giảm béo phìBéo phì được xem như một trong các nguy cơ chính gây

viêm khớp xương, nên giảm cân là một cách tốt để làm cho cơ thể nhẹ nhàng hơn, giảm bớt sức nặng dồn trên khớp, nhất là khi ta di chuyển.

4. Dược phẩmDược phẩm được dùng với mục đích chính là để làm giảm

đau, chống viêm sưng.Thuốc acetaminophen (Tylenol) được coi như là thuốc căn

bản, được dùng với liều cao tới 4g một ngày. Thuốc này dùng nhiều có thể ảnh hưởng tới gan, nhất là khi người bệnh uống rượu, hoặc đưa đến suy thận.

Thuốc có chất á phiện chỉ nên dùng ngắn hạn khi cơn đau dữ dội không chịu nổi hoặc làm mất ngủ.

Page 75: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

74

Có nhiều loại thuốc bôi làm dịu cơn đau như kem bôi capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba hoặc bốn lần.

Thuốc chống viêm không có stéroid như ibuprofen, naproxen, Celebrex, Daypro... có nhiều công hiệu.

Các thuốc giảm đau đều có nhiều tác dụng phụ không tốt, nên trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, sử dụng những máy phát sóng từ trường hoặc chích thuốc Corticosteroid, Hyaluroran... vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào.

Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp.

Dinh dưỡng với bệnh viêm khớp xương

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh viêm khớp xương. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp.

Có người cho rằng ăn vài trăm gram cá mỗi ngày thì có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy.

Bác sĩ Joel M. Kremer của Đại học Y Khoa New York cho hay, uống viên dầu cá trong hai tuần lễ liên tục có thể giúp bệnh nhân viêm khớp giảm sưng đau. Dầu cá có chứa acid béo Omega-3.

Một số thử nghiệm cho thấy cà chua, súp lơ xanh cũng làm giảm bớt đau viêm khớp.

Hiện có một vài loại thuốc đang lưu hành được cho là có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng của viêm khớp. Đó là:

Page 76: Dinh duong va dieu tri

75

Viêm khớp xương

- Glucosamin. Glucosamin sulfat là chất được lấy từ vỏ sò, vỏ cua, và được bán dưới dạng thuốc viên. Theo các nhà sản xuất, mỗi ngày nên uống 1500mg, chia ra làm ba lần. Thuốc gây khó chịu đôi chút cho dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu thì phải uống liên tục một tháng mới thấy công hiệu. Nghiên cứu cũng cho biết là glucosamin có tính chất chống viêm và kích thích sản xuất sụn.

- Chondritin. Đây là chất được lấy từ sụn cá mập hoặc bò, được bán dưới dạng viên thường hoặc viên con nhộng. Cũng như glucosamine, thuốc này được cho là có khả năng chống viêm và tạo sụn. Một số nghiên cứu thử nghiệm cho thấy thuốc chondritin có tác dụng tốt hơn so với nhóm đối chứng dùng giả dược. Thuốc cũng ít gây ra tác dụng phụ. Liều dùng mỗi ngày khoảng 120mg, chia làm ba lần và phải uống liên tục khoảng một tháng mới thấy công hiệu.

- SAMe. Đây là tên gọi tắt của S-Adenosylmethionine, là một hợp chất thiên nhiên có trong mọi tế bào sống và được sản xuất bằng cách nuôi tế bào các loại men, nấm. SAMe đã được bán theo toa bác sĩ ở châu Âu từ năm 1975 để chữa viêm khớp và trầm cảm. Thuốc này khá đắt và phải dùng từ 400mg tới 1200mg mỗi ngày. Tác dụng phụ là gây khó chịu tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy.

- Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nhiều người thì gừng, khoáng boron, dimethyl sulfoxid (DMSO) cũng có công dụng chống viêm khớp xương.

Page 77: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

76

Kết luậnViêm khớp xương kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó

khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức hợp lý các sinh hoạt hằng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn. Chẳng hạn như:

- Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng.

- Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng.

- Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng.

- Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay.

- Đừng cầm vật gì nặng quá lâu.

- Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc.

- Khi cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.

Làm được như vậy là ta đã một phần nào tránh được sự mất khả năng di động. Mà không tự di động là một trong những nguyên nhân đưa tới lệ thuộc vào người khác của tuổi già cũng như của bệnh viêm khớp xương trầm trọng.

Page 78: Dinh duong va dieu tri

77

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH UNG THƯ

Mặc dù các kết quả nghiên cứu khoa học đã phần nào làm sáng tỏ việc định bệnh và trị bệnh,

nhưng cho đến nay ung thư vẫn là một trong những bệnh nan y của nhân loại.

Mọi tế bào bình thường đều có khả năng phân bào: một thành hai, rồi hai thành bốn, bốn thành tám... theo một nhịp điệu riêng biệt, định sẵn, khi nào thì tăng sinh, khi nào thì ngưng nghỉ.

Nhưng các tế bào ung thư thì không tuân theo những quy luật hợp lý sẵn có. Chúng tăng sinh, tăng trưởng một cách rối loạn, không có định mức, không có nhịp điệu nào, và nhất là không thể kiểm sốt. Ban đầu, các tế bào ung thư tụ họp với nhau thành một nhóm nhỏ, rồi tiếp tục bành trướng lấn áp, chèn ép các mô bào khác, chiếm đoạt hết chất dinh dưỡng khiến các tế bào lành mạnh phải suy nhược, chết dần. Rồi đến một giai đoạn nào đó, chúng đưa nạn nhân đến tử vong. Những tế bào ung thư có thể phát xuất từ bất cứ bộ phận, cơ quan nào trong cơ thể.

Ở nam giới, ung thư tuyến nhiếp hộ dẫn đầu rồi đến phổi, đại tràng, bàng quan. Nữ giới thì ung thư vú đứng đầu rồi đến đại tràng, phổi, tử cung, noãn sào.

Có nhiều yếu tố có thể gây ung thư như các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, sự căng thẳng, cảm xúc và ngay cả dinh dưỡng, nếp sống nữa.

Page 79: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

78

Thực vậy, trong lĩnh vực dinh dưỡng, qua nghiên cứu và quan sát dịch tể học, người ta đã tìm ra có một liên hệ giữa thực phẩm và ung thư. Nếu có một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư thì một số khác lại có khả năng làm giảm.

Điều cần nhớ là nguy cơ gây ung thư tùy thuộc vào số lượng tác nhân: Tác nhân gây ung thư càng nhiều thì bệnh càng mau phát triển. Thời gian từ khi tiếp xúc với tác nhân cho tới khi có dấu hiệu bệnh cũng khá lâu, có khi cả 5 đến 10 năm, và không phải mọi người tiếp xúc với cùng một tác nhân đều mắc bệnh.

Mặt khác, cần biết là những kết quả quan sát dịch tể không xác định liên hệ nhân quả, không cung cấp kết luận khoa học mà chỉ cung cấp những đầu mối để khoa học nghiên cứu.

Cho tới nay chưa có bằng chứng hiển nhiên rằng một thực phẩm nào đó gây ra ung thư hoặc có khả năng ngăn ngừa ung thư. Nhưng biết được một số các mối liên hệ đáng nghi ngờ để tránh, hoặc có lợi để tuân theo cũng là điều nên làm.

I. Thực phẩm tăng nguy cơ ung thư1. Chất béo

Nhiều quan sát dịch tể và nghiên cứu khoa học đã nhận thấy có một liên hệ nào đó giữa số lượng chất béo trong thực phẩm với các trường hợp ung thư vú, tuyến nhiếp hộ, đại tràng. Các bệnh ung thư này xuất hiện với tỷ lệ cao ở Hoa Kỳ, nơi mà chất mỡ được tiêu thụ rất nhiều, và với tỷ lệ rất thấp ở Nhật Bản, nơi mà người ta ít ăn chất béo.

Page 80: Dinh duong va dieu tri

79

Bệnh ung thư

Sự liên quan giữa ung thư đại tràng với thực phẩm nhiều chất béo được giải thích như sau: Tiêu hóa chất béo cần đến nhiều hóa chất trong đó có acid mật. Chất béo càng nhiều thì nhu cầu acid mật càng cao. Acid mật được vi sinh vật clostridia ở ruột phân tách ra làm nhiều chất như methylcholanthrene được xem như có khả năng gây ung thư.

Về ung thư vú thì ăn nhiều chất béo làm tăng estrogen, prolactin là những chất được coi như nguy cơ gây ung thư vú.

Đối với nữ giới, tỷ lệ ung thư vú thường cao ở các đối tượng:1. Có kinh lần đầu sớm.2. Không có thai hoặc có thai lần đầu sau 30 tuổi.3. Chậm đến thời kỳ mãn kinh.

4. Những người quá nặng cân. Ở những người này, lượng hormon trong máu cao hơn.

Nhưng một nghiên cứu khác tại Đại học Harvard thì lại kết luận là không có liên hệ nào giữa ung thư vú ở phụ nữ với sự tiêu thụ chất béo, và nguy cơ có lẽ cao hơn khi tiêu thụ nhiều năng lượng chứ không phải nhiều chất béo.

Năm 1993, Edward Giovannucci đã công bố kết quả nghiên cứu cho là tiêu thụ nhiều mỡ động vật làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến nhiếp hộ. Một nghiên cứu ở Nhật vào năm 1997 cũng cho kết quả tương tự.

Một quan sát nữa là người ăn nhiều rau trái ít bị ung thư tuyến nhiếp hộ hơn nhóm người tiêu thụ nhiều chất béo, đồng thời lượng testosterone trong máu cũng thấp. Tế bào ung thư tuyến nhiếp hộ tăng trưởng nhanh hơn nếu có nhiều testosterone.

Page 81: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

80

Riêng về cholesterol thì có nghiên cứu lại cho rằng nếu quá thấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên đôi chút. Như vậy, nếu mức cholesterol ở khoảng dưới 180mg/dl thì không nên tìm cách hạ thấp nữa, vì cũng chưa hẳn đã hoàn toàn có lợi.

2. Chất đạmMột số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ nhiều đạm có một ảnh

hưởng nào đó với ung thư vú, dạ con, thận, tuyến nhiếp hộ, đại tràng, tụy tạng. Quan sát cho thấy ung thư giảm khi ăn đạm dưới mức cần thiết, và tăng khi ăn gấp đôi hoặc gấp ba. Các nghiên cứu này thường gặp khó khăn vì trong đạm đôi khi có lẫn nhiều mỡ và ít chất xơ.

Theo Edward Giovannucci, ung thư tuyến nhiếp hộ phát triển nhanh hơn khi ăn nhiều thịt. Nhưng nghiên cứu của tổ chức Iowa Women Health Study lại đặt nghi vấn về mối liên hệ giữa ung thư đại tràng với thịt, chất béo và hoạt động thể thao.

Một nghiên cứu khác lại thấy rằng khi giới hạn vài loại acid amin thì có thể khống chế tế bào ung thư.

Người ta cũng nói đến một sự kiện là thịt nướng than quá cháy tạo ra một hóa chất có nguy cơ gây ung thư.

Những vấn đề nêu trên có những mối liên hệ đan xen rất phức tạp giữa nhiều yếu tố, và cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn.

3. CarbohydratCho tới nay, chưa có nhận xét nào về sự liên hệ giữa

carbohydrat với ung thư như trường hợp chất đạm và chất

Page 82: Dinh duong va dieu tri

81

Bệnh ung thư

béo, ngoại trừ một ám chỉ gián tiếp về việc tăng năng lượng vì ăn nhiều carbohydrat.

4. Tiêu thụ năng lượng Có nghiên cứu về liên hệ giữa sự gia giảm số năng lượng

tiêu thụ và ung thư ở loài chuột. Những con chuột nuôi với chế độ ăn ít năng lượng ít bị u bướu hoặc u bướu chậm phát triển hơn là chuột ăn thoải mái, không hạn chế. Chuột được nuôi với chế độ nhiều chất béo, ít năng lượng cũng ít ung thư hơn là chuột ăn tự do bất kể chất béo nhiều hay ít. Liên hệ này đã được nghiên cứu với ung thư vú, ung thư niêm dạ con. Béo phì dường như có liên hệ tới ung thư tử cung và thận ở nữ giới.

5. RượuNhiều quan sát dịch tể học cho thấy uống rượu kinh niên

là nguy cơ gây ung thư miệng, thanh quản, thực quản, cuống họng, là những nơi tiếp xúc trực tiếp với rượu. Nguy cơ này cao hơn nếu kèm theo hút thuốc lá. Xơ cứng gan vì rượu cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ung thư gan.

Kết quả nghiên cứu của G. A. Kune và L. Vitetta vào năm 1992 đã cho rằng thức uống nhiều cồn, nhất là bia, có thể tăng nguy cơ ung thư đại-trực tràng.

Theo M. P Longnecker thì ung thư vú cũng có nhiều nguy cơ hơn ở người nghiện rượu.

Thiếu dinh dưỡng vì nghiện rượu cũng là nguy cơ gây ra vài loại ung thư.

6. Chất phụ gia thực phẩmHiện nay có đến vài ba ngàn loại chất phụ gia được sử dụng

với thực phẩm bảo quản, giúp thực phẩm tươi lâu, trông hấp

Page 83: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

82

dẫn hơn và tăng mùi vị. Các chất phụ gia này có thể được lấy từ thảo mộc hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Theo luật pháp thì các nhà sản xuất thực phẩm phải bảo đảm là chỉ sử dụng các chất phụ gia an toàn và đã được chính quyền kiểm tra, chấp thuận. Tuy nhiên, cũng có những chất mà sau khi dùng một thời gian mới phát hiện được nguy cơ của chúng.

Đường hóa học cyclamat và saccharin đã được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở loài chuột. Cyclamate bị cấm ở Hoa Kỳ từ thập niên 1970. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Cơ quan Thực phẩm Thế giới lại tuyên bố là đường này an toàn và vẫn được dùng ở trên 40 quốc gia. Saccharin cũng bị Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ đề nghị cấm vào năm 1972, nhưng vì áp lực và nhu cầu của dân chúng nên đường vẫn còn được bán. Thực ra, ở loài chuột thì nguy cơ gây ung thư bàng quang cũng chỉ xảy ra khi cho chúng tiêu thụ một số lượng rất lớn các loại đường nói trên.

Các chất phụ gia nitrit và nitrat được nói đến trong nguy cơ gây ung thư, vì có sự chuyển hóa sinh ra nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư ở nhiều loài vật. Nitrit và nitrat được dùng để bảo quản thịt và đồ uống. Nhưng hai chất này cũng có tự nhiên trong một số thực phẩm và trong nước bọt của chúng ta.

Nói chung thì các chất phụ gia thực phẩm hiện đang được phép sử dụng đều được coi như an toàn cho người tiêu thụ. Chất nào bị nghi ngờ gây ung thư, như các chất tạo màu Red # 32, Orange # 2 đều đã bị cấm. Có thời kỳ, dư luận đã nhắc tới nguy cơ gây ung thư của hai chất bảo quản

Page 84: Dinh duong va dieu tri

83

Bệnh ung thư

thực phẩm butylated hydroxytoluene (BHT) và butylated hydroxyanisole (BHA), nhưng Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ và Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã tuyên bố là hai chất đó rất an toàn.

7. AflatoxinsTại nhiều quốc gia, thực phẩm được cất giữ nơi khí hậu ẩm

ướt có thể tạo ra chất aflatoxin mà nhiều người cho là có nguy cơ gây ung thư gan.

8. Thuốc trừ sâuGiáo sư Richard Levins của Đại học Harvard giải thích:

“Thuốc trừ sâu là chất độc đối với sâu bọ, mà cơ thể sâu bọ và người có nhiều điểm giống nhau, nên thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng xấu tới con người”.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thuốc trừ sâu là nguy cơ gây ung thư khi con người tiếp xúc lâu với nồng độ cao, chẳng hạn như hít qua phổi, ngấm qua da, hoặc bị lẫn trong thực phẩm.

Thuốc trừ sâu rất cần để bảo vệ mùa màng, nông phẩm, nhưng khi nông dân lạm dụng thuốc thì người tiêu thụ phải chịu nhiều rủi ro. Ở một số nước, chính phủ kiểm sốt rất nghiêm ngặt việc nông dân sử dụng các hóa chất này. Nhưng quan trọng hơn là người dân phải có ý thức tự kiểm sốt và đề cao cảnh giác, cũng như cần được hướng dẫn để phòng ngừa những rủi ro có thể có do thuốc trừ sâu mang đến.

9. Nấu nướng thực phẩmQuần chúng đã được giới y tế cảnh báo là thực phẩm nướng

bằng than hoặc chiên dầu mỡ có thể tạo ra những chất gây ung

Page 85: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

84

thư dạ dày và thực quản. Đó là các chất polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) và heterocyclic aromatic amine.

10. Cà phêĐã có một thời cà phê bị gán cho là có thể gây ung thư dạ

dày, miệng, gan, vú, đại tràng. Nhưng các nghiên cứu mới đã gỡ mối oan này cho cà phê. Viện Ung thư Hoa Kỳ đã xác định cà phê dùng vừa phải không có nguy cơ gây ung thư.

Ngược lại, nghiên cứu của Lee Wattenberg tại Đại học Minnesota cho là cà phê có thể ngăn chặn ung thư ở loài chuột và nghiên cứu tại Na Uy cũng cho biết cà phê có thể ngừa ung thư đại tràng.

11. Thuốc láMặc dù thuốc lá không phải là thực phẩm nhưng lại là chất

được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Vì thế, tác hại của nó gây ra cho sức khỏe có một tầm quan trọng rộng khắp đối với số đông người.

Các nhà hóa học đã phân tích và nhận dạng ít nhất là một tá chất gây ung thư nằm trong nhựa thuốc lá. Đã có nhiều dẫn chứng khoa học về việc thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ giới, nhất là ung thư phổi. Có tới 85% trường hợp tử vong trong bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là nguy cơ gây ung thư miệng, bàng quang, thận, tụy tạng. Người hít khói thuốc do người khác thải ra cũng chịu nhiều tác hại đến sức khỏe.

Vì thế, hiện nay phong trào vận động bỏ hút thuốc lá đã được phát động rộng rãi trên khắp thế giới để giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi.

Page 86: Dinh duong va dieu tri

85

Bệnh ung thư

II. Dinh dưỡng làm giảm nguy cơ ung thư1. Vitamin A

Công dụng ngăn ngừa ung thư của vitamin A đã được nhiều nhà khoa học thừa nhận.

Bình thường, vitamin này đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và biệt hóa ngược (differentiation) của tế bào. Sự biệt hóa ngược càng mau thì nguy cơ ung thư của tế bào đó càng giảm.

Quan sát cho thấy tiêu thụ nhiều vitamin A sẽ làm giảm tác dụng của một số tác nhân gây ung thư ở súc vật. Trái lại khi thiếu vitamin A sẽ có những thay đổi tiền ung thư ở bộ máy tiêu hóa, bài tiết và hô hấp.

Vitamin A có nhiều trong sữa, bơ, pho mát, gan động vật, rau, trái. Trong rau với lá xanh đậm có chất beta carotene sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Vitamin A và beta carotene có tác dụng như những chất chống oxy hóa (antioxidant).

Tuy nhiên, với liều dùng quá cao và kéo dài, vitamin A có thể gây hại cho cơ thể, nhất là cho gan. Bởi vì khi vượt quá nhu cầu cần dùng, vitamin này sẽ được cơ thể giữ lại và tích tụ ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó tiêu thụ nhiều beta carotene trong rau, trái cây lại ít rủi ro.

2. Vitamin CNhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày

giảm khi tiêu thụ nhiều rau trái tươi, nhất là các loại chanh, cam... có nhiều vitamin C.

Page 87: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

86

Một chế độ dinh dưỡng thiếu rau trái tươi và ít vitamin C làm gia tăng nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng, cổ tử cung. Nhưng kết quả tốt này chỉ có được khi sử dụng vitamin C có tự nhiên trong rau trái chứ không phải vitamin C được bào chế ở dạng viên uống.

3. Vitamin EVitamin này ngăn chặn sự tạo thành chất gây ung thư

nitrosamin.

4. CalciNghiên cứu ở loài vật cho thấy calci có thể làm giảm nguy

cơ ung thư đại tràng. Các nhà khoa học giải thích là calci tác dụng với chất béo và acid mật ở ruột, tạo ra một hợp chất khiến ruột bớt tiếp xúc với chất độc hại, nhờ đó mà ruột được bảo vệ.

Tuy vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của calci đối với bệnh ung thư ở người thì chưa đưa tới kết luận chắc chắn nào.

5. SelenSelen là một nguyên tố á kim hiếm, hiện diện rất ít trên

trái đất. Nhu cầu cơ thể với á kim này rất nhỏ. Selen có trong ngũ cốc và thịt động vật.

Gần đây, á kim này đã được mô tả là có nhiều đóng góp cho sức khỏe con người. Riêng trong lĩnh vực ung thư thì selen có thể giải độc các chất gây ung thư, tăng sức đề kháng của cơ thể với tế bào bất bình thường.

Giáo sư Gerhard N. Schrauzer, thuộc trường Đại học San Diego cho rằng selen là một khả năng hứa hẹn lớn trong việc

Page 88: Dinh duong va dieu tri

87

Bệnh ung thư

phòng chống ung thư. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới về tác dụng này của selen.

6. Chất xơ (fiber)Mối liên hệ tốt giữa ung thư và chất xơ đã bắt nguồn từ

những nhận xét về châu Phi, nơi người ta ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và kết quả là rất ít bị ung thư đại tràng.

Sau đó, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh là chất xơ có khả năng phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách ngăn chặn sự xuất hiện của mụn polyp.

Công dụng phòng chống ung thư của chất xơ được giải thích như sau: Chất xơ làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hoặc vô hiệu hóa chúng, làm chất bã di chuyển trong ruột mau hơn, làm giảm độ acid của phân bã, và thay đổi môi trường vi sinh trong ruột.

7. Hợp chất indoleVài hợp chất indole trong các loại rau như bắp cải, súp lơ

xanh, cải Brussel... kích thích ruột tiết ra các enzym có thể làm tê liệt các tác nhân gây ung thư.

8. BioflavonoidThực phẩm có chất bioflavonoid có thể giúp chống ung thư

như một chất chống oxy hóa và các nhà khoa học đang nghiên cứu tác dụng này. Còn được gọi là vitamin P, chất này có trong rau, trái cây, các loại hạt và hoa dưới dạng chất màu thiên nhiên. Công dụng chính của vitamin P là trong việc điều trị các bệnh của mao quản, xuất huyết...

Page 89: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

88

III. Những quan niệm sai lầm Vì cho đến nay ung thư vẫn là một bệnh khó trị, nên nhiều

bệnh nhân sau khi đã thất vọng với các phương thức trị liệu của khoa học, bèn quay sang các phương thức trị liệu khác. Đã có nhiều quảng cáo, giới thiệu một số thực phẩm đặc chế, một vài loại thuốc thiên nhiên, vài phương pháp gia truyền có thể trị khỏi ung thư.

Nhiều người quảng bá phương pháp tẩy độc cơ thể để chữa ung thư. Họ giải thích nguyên nhân các bệnh, kể cả ung thư, là sự tích tụ các chất độc trong cơ thể. Tẩy bỏ hết chất độc là hết bệnh. Nên họ áp dụng phương pháp rửa ruột bằng nhiều chất như cà phê, nước ép mầm lúa mạch... rồi cho bệnh nhân ăn một chế độ dinh dưỡng với thực phẩm thiên nhiên, hữu cơ, không thịt, không đường, không gia vị.

Phương pháp này đưa tới một số rủi ro như mất thăng bằng các chất điện giải trong cơ thể, viêm ruột do tác dụng của các chất đưa vào để tẩy độc, nhiễm trùng ruột, đôi khi thủng ruột.

Một số người khác dùng chất Laetrile để trị ung thư. Laetrile còn được gọi là vitamin B17 hoặc amygdalin, được lấy ra từ hạt trái hạnh đắng (bitter almond), rất độc vì có chứa chất cyanogenic glycoside. Chất độc này được người Ai Cập xưa kia dùng để hành quyết tội phạm.

Laetrile đã được sản xuất và bán công khai tại hơn 20 quốc gia như Đức, Ý, Bỉ, Mexico, Philippin. Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ không công nhận chất này và cấm lưu hành, nên nhiều bệnh nhân ung thư phải sang Mexico để mua.

Vì có quá nhiều người tin dùng, nên vào cuối thập niên 1970, một số bang của Hoa Kỳ cũng thông qua luật cho phép

Page 90: Dinh duong va dieu tri

89

Bệnh ung thư

những bệnh nhân ung thư trầm trọng được quyền sử dụng chất này nếu họ muốn. Và sang đầu thập niên 1980, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã chính thức tiến hành một cuộc nghiên cứu quy mô để xác định khả năng chống ung thư của laetrile. Kết quả cho thấy chất này thực sự không có bất cứ tác dụng tích cực nào trong việc chữa trị ung thư.

Một số người khác tin vào phương pháp chữa ung thư bằng chế độ ăn uống chỉ gồm có ngũ cốc, trái cây, không có thịt động vật hoặc sữa. Dinh dưỡng như vậy sẽ thiếu nhiều vitamin, khoáng chất.

Lại có người cho rằng dùng liều lượng vitamin thật cao như vitamin A hoặc C có thể chữa được ung thư, và giải thích rằng những vitamin này là những chất chống oxy hóa có khả năng làm tiêu được các u bướu.

Điều cần lưu ý là cơ thể người bệnh ung thư đã bị suy nhược vì căn bệnh, thì điều mà họ cần phải là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn là một sự hạn chế.

IV. Hậu quả của ung thư về mặt dinh dưỡng

Ung thư gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sự ăn uống dinh dưỡng của bệnh nhân, đưa tới giảm cân và giảm tuổi thọ.

Khối u có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa như ở miệng, cuống họng, ruột. Khi ung thư lớn lên, chức năng của cơ quan bị bệnh sẽ suy yếu, ngưng trệ.

Ung thư còn tiết ra các chất ảnh hưởng tới sự tiêu hóa cũng như các chức năng khác. Bệnh nhân không còn cảm giác với thực phẩm, lơ là việc ăn uống, mau no chán. Tế bào

Page 91: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

90

ung thư chiếm đoạt hết chất dinh dưỡng khiến tế bào lành bị suy kiệt. Kết quả là chứng suy nhược tổng quát và giảm cân (cachexia). Người bệnh yếu ớt, suy sụp toàn diện cơ thể, cộng thêm mất thăng bằng nước và chất điện giải vì thường bị ói mửa và tiêu chảy.

V. Ảnh hưởng của phương thức điều trị ung thư với dinh dưỡng.

Ngoài ảnh hưởng của ung thư, các phương pháp trị liệu cũng ảnh hưởng lớn tới sự dinh dưỡng. Các phương pháp trị liệu có thể là hóa trị, phóng xạ trị liệu, giải phẫu, miễn dịch trị hoặc sự phối hợp của nhiều phương pháp.

Hóa trị liệu có nhược điểm là gây cho người bệnh các vấn đề như ói mửa, viêm miệng, táo bón, suy gan, thất thốt kali, đạm, calci. Mức độ của các vấn đề này tùy thuộc vào loại thuốc, thời gian dùng và liều lượng.

Ảnh hưởng của phóng xạ trị liệu tùy thuộc vào vùng cơ thể nhận chất phóng xạ. Chẳng hạn phóng xạ vùng đầu sẽ đưa tới viêm khô miệng, thay đổi vị giác và khứu giác; phóng xạ vùng bụng đưa tới viêm dạ dày, ói mửa, tiêu chảy, biếng ăn, kém tiêu hóa. Phóng xạ cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể như là hóa trị.

Giải phẫu có thể cắt bớt phần cơ thể bị bệnh, đưa tới giảm chức năng toàn diện cũng như suy dinh dưỡng. Đôi khi giải phẫu lại thường kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị, khiến các tác dụng xấu gia tăng.

Page 92: Dinh duong va dieu tri

91

Bệnh ung thư

VI. Dinh dưỡng với bệnh ung thưNgoài trị liệu, người bệnh ung thư cần một chăm sóc về

dinh dưỡng chu đáo, đầy đủ để ngăn ngừa giảm cân, suy dinh dưỡng, kém đề kháng.

Để giúp bệnh nhân ăn uống tốt, người chăm sóc cần có sự kiên nhẫn và những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng. Một vài gợi ý sau đây có thể giúp ích phần nào:

a. Khuyến khích bệnh nhân ăn uống bằng cách thay đổi thức ăn, cách nấu và cách trình bày.

b. Chọn thực phẩm mà họ ưa thích, nhưng phải đa dạng, cân bằng có đủ chất dinh dưỡng.

c. Bệnh nhân bị giảm cảm giác với thực phẩm, có thể cho thêm gia vị để tăng sức hấp dẫn.

d. Dùng vài loại thuốc giảm đau do bác sĩ cho có thể giúp họ ăn uống dễ dàng và nhiều hơn.

đ. Giúp người bệnh nhai nuốt dễ hơn bằng cách nấu thực phẩm mềm, lỏng.

e. Nước bọt nhân tạo có thể được dùng khi miệng bệnh nhân quá khô, khó nhai, khó nuốt.

f. Giảm chất béo để tránh mau no bụng.

g. Chia thức ăn thành nhiều bữa nhẹ. Buổi sáng là lúc người bệnh có thể ăn được nhiều hơn. Càng về chiều thì cảm giác thèm ăn càng giảm vì dịch vị tiêu hóa ít đi, tiêu hóa khó khăn hơn.

h. Tạo ra bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi nuôi ăn bệnh nhân.

Page 93: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

92

Khi người bệnh không thể ăn uống bình thường được thì phải cho ăn bằng ống đưa vào thực quản và cần sự giúp đỡ của nhân viên có huấn luyện và kinh nghiệm về dinh dưỡng.

Kết luậnChất dinh dưỡng và bệnh ung thư chắc chắn là phải có

những mối liên hệ tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, để hiểu rõ và vận dụng tốt các mối liên hệ này theo hướng có lợi, khoa học cần phải có nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa.

Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về dinh dưỡng và bệnh ung thư thì chọn lựa tốt nhất là nên giảm bớt chất béo, ăn nhiều rau, trái, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất, và tránh những món ăn đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư.

Page 94: Dinh duong va dieu tri

93

DINH DƯỠNG VỚI CHĂM SÓC DA

Da là bộ phận có bề mặt lớn nhất của cơ thể, với diện tích 18 - 20m2. Da chứa đựng nhiều mạch

máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi.Da giữ nhiều nhiệm vụ như:- Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa

chất, chấn thương do va chạm.- Điều hòa thân nhiệt.- Nhận các cảm giác nóng, lạnh, đau... do tác động từ bên

ngoài.- Là nguồn sản xuất vitamin D khi tiếp cận với ánh nắng

mặt trời.Da là phần trông thấy của cơ thể nên sức khỏe con người và

một số bệnh nội tạng được phản ảnh trên da.Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận chất dinh dưỡng

từ máu. Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì da sẽ phát triển lành mạnh.

Thiếu chất dinh dưỡng là nguy cơ đưa tới một số vấn đề cho da.

1. Thiếu chất đạmĐạm là thành phần cơ bản của tế bào cũng như các cấu

trúc khác của cơ thể. Thiếu đạm sẽ đưa tới suy dinh dưỡng.

Page 95: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

94

Thiếu đạm trầm trọng đưa tới bệnh Kwashiorkor. Bệnh này thường thấy ở trẻ em dưới bốn tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và ăn uống theo chế độ truyền thống của gia đình, vốn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể tiêu hóa, hấp thụ được, nên chúng bị thiếu chất đạm.

Triệu chứng bệnh gồm có: sưng phù cơ thể, ăn mất ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được.

Riêng về da thì có sự thay đổi màu trên da, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc.

Chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thịt, cá, rau trái, bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh.

2. Thiếu chất béoThiếu chất béo là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, vì thông

thường thì chế độ ăn hằng ngày của chúng ta cung cấp quá dư thừa chất béo đến mức cần phải giảm bớt. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trường hợp thiếu. Chẳng hạn như khi ăn chế độ có rất ít chất béo hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết như acid linoleic.

Da bệnh nhân sẽ khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy da mỏng nhỏ.

3. Thiếu Vitamin AThường thường, chỉ thiếu vitamin A khi có bệnh về bộ máy

tiêu hóa, khi giải phẫu lớn ở bộ phận này hoặc khi cơ thể không hấp thụ được thực phẩm.

Page 96: Dinh duong va dieu tri

95

Chăm sóc da

Các triệu chứng của thiếu vitamin A gồm có: trẻ em chậm tăng trưởng; giảm thị giác khi tối trời, khô mắt, xương và răng chậm phát triển, tiêu chảy, sinh đẻ khó khăn, sỏi thận.

Riêng với da thì có: da ngứa, khô, tróc vảy, xấu xí, nom giống như nổi gai ốc (gooseflesh) vì các tuyến nhờn kém hoạt động.

Vitamin A có nhiều trong gan động vật, cà rốt, rau có màu xanh đậm, khoai lang, bí ngô...

Nhu cầu hằng ngày cho người lớn là khoảng 700mcg -900mcg.

Thừa vitamin A có thể đưa tới mất khẩu vị ăn uống, mắt mờ, rụng tóc, da khô, tính tình nóng nảy.

4. Thiếu vitamin B2 (riboflavin)Vitamin B2 có các công dụng như sau:- Tác động qua lại với các vitamin B khác và giữ vai trò

thiết yếu trong sự tạo thành hồng huyết cầu, sự tăng trưởng của cơ thể.

- Giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể của mắt.

- Giúp cho da, móng chân tay, tóc phát triển lành mạnh. - Giúp cho chức năng của hệ thần kinh được hoàn hảo. - Tăng cường sức khỏe bằng cách giúp các tế bào sử dụng

oxygen.- Giúp tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng.- Là thành phần chất màu của võng mạc.- Sản xuất ra các hormon nang thượng thận.

Page 97: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

96

Thiếu vitamin, cơ thể sẽ mỏi mệt, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng, đỏ, nứt; da trên mũi nứt; lưỡi sưng đỏ, đau, nứt rãnh; mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt; thiếu hồng cầu.

Phụ nữ có thai thiếu vitamin B2 có thể gây ra chậm phát triển xương của thai nhi.

Trên da có rối loạn ở các tuyến nhờn, da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở nếp da gấp, chung quanh mũi và bìu dái đàn ông. Các chất nhờn đóng cục trên lỗ chân lông khiến da nom rất xấu, gồ ghề.

Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá sardine.

Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1,3-1,5mg; trẻ em là 1,1mg.

Chưa có báo cáo nào về hậu quả của thừa vitamin B2.

5. Thiếu vitamin B3 (niacin)Vitamin B3 (niacin) có nhiều trong thực phẩm. Ở động

vật, niacin có dưới dạng nicotamid; thực vật thì ở dạng acid nicotinic.

Niacin có công dụng như sau:

- Là thành phần của hai loại enzym cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào.

- Giúp chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrat để tạo ra năng lượng;

Page 98: Dinh duong va dieu tri

97

Chăm sóc da

- Giúp duy trì các chức năng của da, dây thần kinh và hệ tiêu hóa.

- Điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu.

- Cần thiết để cơ thể tạo thành những hormon căn bản như cortisone, estrogen, progesterone, thyroxin...

- Cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể;

- Giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).

Niacin có nhiều trong gan, thận, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt heo, sữa. Ngũ cốc, cơm gạo, các loại hạt cũng có một ít niacin.

Thiếu vitamin B3 đưa tới bệnh Pellagra. Bệnh này thường thấy ở các cộng đồng mà thực phẩm chính là ngô. Ngô có rất ít niacin và trytophan là chất chuyển hóa thành acid nicotinic trong cơ thể. Một số người nghiện rượu hoặc có rối loạn trong tiêu hóa thực phẩm cũng bị bệnh này.

Triệu chứng chính của bệnh là:- Tiêu chảy, đôi khi phân có lẫn máu;- Tính tình nóng nảy, dễ bị kích thích, trầm cảm, lo lắng,

hoảng loạn, mất định hướng;- Viêm da, nhiều khi là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. da

sưng, tróc vảy, nhất là ở phần lộ ra dưới ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; niêm mạc miệng và lưỡi sưng đỏ.

Bệnh được chữa bằng dược phẩm có acid nicotinic hoặc cho bệnh nhân ăn nhiều thịt động vật.

Page 99: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

98

Thừa vitamin B3 có thể làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu đưa đến da nhiều và làm da nóng, ngứa; đường trong máu lên cao; suy tim.

Nhu cầu vitamin B3 hằng ngày cho người lớn là từ 15-17mg, trẻ em là 5mg.

Một số vấn đề khác

Khi thiếu sắt và kẽm, da cũng tróc vảy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ gãy.

Nhiều người cho rằng sô-cô-la, pho mát và các món ăn nhiều chất béo gây ra mụn trứng cá trên da hoặc làm cho mụn trầm trọng hơn, nhưng các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được điều này.

Nhiều bệnh nhân bệnh chàm (eczema) cho rằng sau khi ăn trứng hoặc uống sữa thì bệnh nặng hơn, nhưng khoa học chưa xác định điều này.

Một vấn đề khác về da cũng được nhiều người lưu tâm trong phạm vi chất dinh dưỡng, đó là tình trạng da nhăn khô khi tuổi già.

Thay đổi trên da là một hiện tượng bình thường của sự lão hóa.

Sau tuổi 25, chất collagen chống đỡ cho lớp da bắt đầu thoái hóa; tế bào mỡ giảm dần; da trở nên khô hơn vì ít giữ nước, rồi với niên kỷ chồng chất, tác động của trọng lực, da sệ xuống, nhăn nheo.

Page 100: Dinh duong va dieu tri

99

Chăm sóc da

Ngoài ra dưới ảnh hưởng của ánh nắng, các nguồn tia tử ngoại thiên nhiên, da cũng mau hư hao. Sự hư hao này được coi như quy luật, không thể trở về tình trạng thuở thanh thiếu niên, nhi đồng được.

Trên thị trường có bán nhiều mỹ phẩm chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E, kem trái dừa, vài chất đạm acid amin, chất chiết từ nhau thai... mà các nhà sản xuất nói là có thể xóa bỏ sự lão hóa của da.

Theo các nhà nghiên cứu thì các sản phẩm này thực ra chỉ làm da ẩm mềm tạm thời mà thôi, chứ không làm da bớt nhăn nheo.

Riêng thuốc bôi có chứa vitamin A Tretinoin dường như có thể tạo ra chất collagen dưới da, tăng thêm sự lưu thông máu. Nhờ đó da bớt nhăn nheo và bớt khô một phần nào.

Page 101: Dinh duong va dieu tri

100

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH CỦA RĂNG

Từ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã nhận thấy có sự liên hệ giữa thức ăn và các bệnh của

răng. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Aristotle đã quả quyết rằng việc ăn quả vả là một trong những nguyên nhân làm hư răng.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng-miệng. Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng - miệng cũng có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của cơ thể.

Quá trình mọc răng và nhu cầu dinh dưỡng

Con người có hai thời kỳ tạo răng.Ngay từ khi bào thai mới được hai, ba tháng, răng đã bắt

đầu hình thành. Sau khi sinh, từ 6 tháng tới 30 tháng tuổi, răng nhú ra và tăng trưởng. Đây là lớp răng sữa gồm có mười chiếc hàm trên và hàm dưới.

Rồi tới khoảng 6 tuổi thì răng vĩnh viễn lần lượt mọc đủ, cả thảy từ 28 tới 32 chiếc, tùy theo 4 răng khôn có mọc ra hay không.

Các chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ cần đầy đủ cho sự cấu tạo và tăng trưởng của thai nhi.

Page 102: Dinh duong va dieu tri

101

Bệnh của răng

Đạm, chất căn bản của mọi loại tế bào, trong đó có răng, là chất phải có đầy đủ trong thời kỳ người mẹ mang thai. Bình thường, bà mẹ ăn khoảng 50g đạm một ngày. Giai đoạn mang thai cần ăn thêm 10g đạm dành cho thai nhi. Thiếu đạm, có nguy cơ răng sữa không nhú được mà sau này còn dễ bị hư răng.

Người mẹ cũng cần tăng lượng calci trong thực phẩm ăn vào lên khoảng 1200mg/ngày để giúp thai nhi tạo mầm răng. Thiếu calci trong thời kỳ tạo răng và xương hàm sẽ đưa tới răng không hoàn chỉnh, quá liền với nhau hoặc kém phẩm chất.

Đồng thời cũng cần gia tăng vitamin D để calci dễ được ruột hấp thụ. Thiếu vitamin D, men răng xấu, có vết rạn dễ bị hỏng răng. Mà nhiều quá thì lại đưa tới rủi ro cho cằm đứa trẻ.

Vitamin C kích thích sản xuất tạo keo collagen mà chất này rất cần thiết cho việc tạo chất ngà răng (dentin).

Vitamin A để tạo chất keratin cho men răng (enamel). Thiếu vitamin A làm men nứt, xương hàm kém phát triển khiến răng mọc không ngay hàng.

Fluor làm cứng răng trong thời kỳ tạo răng và để ngừa hư răng sau này.

Iod giúp răng mau nhú.Nói chung, về dinh dưỡng, người mẹ phải tiêu thụ thêm

khoảng 300 calori mỗi ngày, với các thực phẩm đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Người mẹ cũng nên tránh không dùng một vài thứ trong khi có thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Thí dụ như không uống thuốc Tetracyclin để răng con không mang màu vàng xỉn vĩnh viễn.

Page 103: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

102

Và sau khi đứa trẻ chào đời cho đến suốt quá trình lớn lên và phát triển, sự vững chắc và toàn vẹn của răng tùy thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Răng có thể bị sâu răng, rụng; nha chu có thể bị viêm làm hư hao tới răng...

Sâu răngNăm 1986, khi khai quật một ngôi mộ cổ Ai Cập, người ta

đã thấy một hàm răng có chiếc răng được nhét một mẩu kim loại vào thân răng. Các nhà khảo cổ suy luận rằng, vị cổ nhân này nhét mẩu kim loại vào răng để ngăn sâu khỏi vào nằm trong đó mà phá răng. Như vậy thì bệnh sâu răng không phải là mới lạ, mà vốn đã có tự ngàn xưa.

Ngày nay, khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến bệnh sâu răng, chỉ rõ những nguyên nhân gây sâu răng cũng như có nhiều phương thức phòng ngừa hữu hiệu.

1. Diễn tiến của quá trình sâu răngSâu răng là một loại bệnh nhiễm khuẩn. Quan sát các

động vật không có vi khuẩn trong miệng đều cho thấy chúng không bị sâu răng.

Trong bệnh này, các sản phẩm chuyển hóa acid hữu cơ sinh ra do tác dụng của vi khuẩn trên thực phẩm dính kẹt trong răng miệng, làm mất dần khoáng chất calci ở men răng. Từ đó răng bị phá hủy dần dần.

Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào trong miệng cũng như bất cứ phần nào của răng. Răng mới mọc dễ bị hư hơn răng đã có lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường phải chăm sóc kỹ hơn.

Page 104: Dinh duong va dieu tri

103

Bệnh của răng

Vi sinh vật trong miệng làm hư răng nhiều nhất là loại Streptococcus Mutans, rồi đến loại Lactobacillus casein và Streptococcus sanguis.

Quá trình sâu răng diễn ra như sau:Sau khi ăn một món thực phẩm nào đó, thì một phần nhỏ

thực phẩm dính lại trên răng hoặc giữa các kẽ răng, tạo ra một mảng bựa (plaque). Bựa này là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn sinh sản. Bựa là hỗn hợp của 70% vi khuẩn và 30% chất đường, acid. Lâu ngày calci đóng vào bựa, cứng hơn, bám chặt vào răng và nướu răng. Tại đó vi khuẩn làm thực phẩm lên men, sinh ra acid lactic. Acid ăn mòn chất bảo vệ men răng, vi khuẩn xâm nhập được vào cấu tạo răng để hủy hoại.

Cao điểm của tác hại là nửa giờ đầu sau khi ăn với mức độ acid lên cao nhất. Diễn tiến này xảy ra rất âm thầm, đôi khi kéo dài cả vài năm và không gây đau đớn gì cho nạn nhân, cho tới khi răng hỏng.

2. Dinh dưỡng với sâu răngThực phẩm các loại khi kẹt lại trong răng đều bị vi khuẩn

chuyển hóa. Thời gian càng lâu thì càng có hại.Carbohydrat dễ lên men, như các loại đường saccharose,

fructose, maltose, lactose; mật ong, đường vàng, mật mía; trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp; nước ngọt... đều là những món ưa thích của vi khuẩn. Chỉ một chút đường trong bánh, kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

Quan sát cho thấy người hay ăn ngọt bị sâu răng nhiều gấp 12 lần người ít dùng. Đường hóa học saccharin, aspartame,

Page 105: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

104

cyclamate không gây sâu răng; đường trong rượu xylitol, sorbitol không lên men lại được coi như bảo vệ răng.

Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng. Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau riếp giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi.

Thực phẩm không gây sâu răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ acid của nước bọt.

Ăn uống nhiều lần (ăn vặt) trong ngày cũng làm thay đổi độ acid/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng. Thí dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng thì ít có hại hơn là lai rai ăn số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày.

Cần nhớ là mỗi lần có một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng thì độ acid trong nước bọt lại tăng cao và ăn mòn men răng.

Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ đưa đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng mà sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ thì miệng sạch mau hơn. Sữa có nhiều calci, phosphor nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng như đường.

Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.

Page 106: Dinh duong va dieu tri

105

Bệnh của răng

Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ acid cũng thấp hơn. Một viên kẹo cứng ngậm trong miệng để tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật. Kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước bọt và rửa sạch răng. Ngô (bắp) rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men nên cũng tốt cho răng.

Nước bọt có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa cũng như bảo vệ răng. Có ba tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.

Nước bọt có tính kiềm và nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi độ acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Nước bọt có nhiều calci và phosphor nên trung hòa acid do vi khuẩn tạo ra. Sự nhai làm tăng nước bọt. Ngửi hoặc nhìn thấy món ăn thơm ngon cũng làm chảy nước bọt.

Sự tiết nước bọt giảm khi ngủ nên miệng thường khô, và cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của một số dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, huyết áp cao, thuốc có chất á phiện, hoặc các tia phóng xạ trị liệu.

3. Phòng ngừa sâu răngSâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là khi còn thơ

ấu. Sự chăm sóc những răng sữa liên quan đặc biệt tới sự tăng trưởng của hàm răng khôn sau này. Răng sữa giúp trẻ nhai thực phẩm, giữ cho hàm ở vị trí tốt cho răng vĩnh viễn. Răng tạm thời mà rụng sớm thì khoảng trống sẽ bị các răng khác lấp vào và choán chỗ của răng khôn. Răng sữa có thể bị sâu khi trẻ mới hai tuổi, nên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng cho con.

Page 107: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

106

Về dinh dưỡng thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt.

Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe.

Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non.

Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngậm bình nước lã.

Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con mút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn.

Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ calci, phosphor để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Fluor, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm hoặc nước uống.

Cha mẹ cần hướng dẫn con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng (flossing). Bàn chải răng nên thay mới khi không còn đảm bảo làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào.

Vệ sinh răng miệng nói chung gồm có:

Page 108: Dinh duong va dieu tri

107

Bệnh của răng

- Đánh răng mỗi ngày hai lần, nhất là sau bữa ăn.- Súc miệng sau khi ăn hoặc uống.- Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút sau bữa ăn

để nước bọt ra nhiều.- Cọ khe răng mỗi ngày hai lần.- Dùng kem đánh răng có fluor.- Súc miệng bằng dung dịch chlorexidin.- Bớt ăn thực phẩm ngọt hoặc có nhiều carbohydrat dễ lên

men.Các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm một loại vaccin để

ngăn ngừa sâu răng. Hy vọng trong tương lai gần, vaccin này sẽ được bào chế.

Bác sĩ nha khoa Jeffry Hillman của Đại học Florida đang nghiên cứu thay đổi biến dị của vi khuẩn Streptococcus mutans, khiến chúng không còn khả năng gây sâu răng nữa.

Bệnh nha chu (Peridontal disease)Nha chu là các mô nâng đỡ và gắn răng, gồm có nướu

(gum), màng nha chu (periodontal membrane), xương ổ răng (alveolair bone) và xi măng (cementum).

Bệnh của nha chu là nguyên nhân quan trọng của sự rụng răng sau tuổi 35-40. Ở tuổi này, có tới 75% người mắc bệnh nha chu.

Nguy cơ hàng đầu của bệnh nha chu là không giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn. Có hai loại chính là viêm nướu (gingivitis) và viêm hủy hoại các mô nâng đỡ răng

Page 109: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

108

(periodontitis). Viêm nướu răng có thể điều trị được và cần được điều trị ngay để tránh nhiều trầm trọng hơn cho mô nâng đỡ và sự rụng răng.

Khởi đầu của bệnh nha chu là mảng bựa (plaque) bám trên ranh giới răng và nướu mà thành phần cấu tạo có vi khuẩn với chất hữu cơ. Vi khuẩn tiết ra chất độc làm nướu sưng, viêm, chảy máu.

Nếu không chữa sẽ có những túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn xuất hiện chung quanh răng. Nha chu, và đôi khi cả xương hàm, sẽ bị nhiễm độc.

Các mảng bựa bám chặt cần được nha sĩ giúp lấy đi, vì dùng bàn chải đánh răng không đủ để làm sạch chúng.

Trong bệnh nha chu, ngoài vệ sinh răng miệng, sự dinh dưỡng cũng có vai trò đáng kể.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại.

Thiếu vitamin C, folacin làm yếu nướu. Thiếu vitamin C trầm trọng khi chế độ ăn uống không có rau tươi và trái cây sẽ gây ra bệnh scurvy trong đó nướu răng sưng và chảy máu.

Thiếu chất đạm, vitamin A và B cũng đều đưa tới bệnh nha chu.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tuyến cận giáp (parathyroid gland), bệnh thiếu hồng cầu, khô miệng, hoặc đang điều trị bằng phóng xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh nha chu.

Page 110: Dinh duong va dieu tri

109

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH DẠ DÀY - RUỘT

Dạ dày và ruột là hai bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa là để tiêu hóa

thực phẩm nhằm cung cấp cho cơ thể các chất bổ dưỡng và năng lượng. Nếu chẳng may mà hệ tiêu hóa bị tổn thương thì toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Con người sẽ bị suy dinh dưỡng với nhiều hậu quả trầm trọng khác.

Bệnh của hệ tiêu hóa có thể là ở miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng. Vì tính cách quan trọng và phổ biến của bệnh dạ dày-ruột, dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ qua lại giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh của hai cơ quan này.

Bệnh loét dạ dàyLoét dạ dày là bệnh rất phổ biến, người ta đã ước tính là cứ

10 người thì có 1 người bị bệnh (10%). Bệnh xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội, và nhiều nhất vào độ tuổi 50 - 70. Bệnh thường xảy ra với nhiều người trong cùng một gia đình, nên có vẻ như có tính chất di truyền.

Nguyên nhânTrước kia, hầu hết mọi người, trong cũng như ngoài y giới,

đều cho rằng loét dạ dày là do ăn nhiều đồ chua, uống nhiều aspirin, ăn uống quá vội vàng, suy nghĩ quá độ hoặc do căng thẳng. Có giả thuyết còn cho là hút quá nhiều thuốc lá cũng là một nguy cơ.

Page 111: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

110

Nhưng cho đến năm 1983, tại Australia, bác sĩ Barry J. Marshall chuyên về bệnh dạ dày và ruột đã tìm ra thêm một nguyên nhân của bệnh, đó là vi khuẩn Helicobacter pylori. Khám phá này đã thay đổi hẳn phương thức điều trị và cũng như cách định bệnh loét dạ dày.

Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đều cho là có đến 90% các trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn gây ra, vì khi trị với thuốc kháng sinh thì dứt bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân đầu tiên đưa đến nhiễm vi khuẩn cũng như cơ chế lây lan của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.

Trong dạ dày luôn luôn có dịch vị và nước acid rất mạnh do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Bình thường, nước acid không gây ra vấn đề gì cho dạ dày, bởi vì dạ dày có một lớp niêm mạc che chở và vì luôn luôn có một sự cân bằng giữa acid và dịch vị. Khi vì một lý do nào đó mà sự cân bằng này bị xáo trộn thì niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và tạo ra những vết loét.

Có giải thích cho là vi khuẩn Helicobacter pylori và thuốc giảm đau nhức làm rối loạn sức đề kháng của niêm dịch, mở đường cho acid làm mòn niêm mạc dạ dày.

Ngoài phần trên của dạ dày, bệnh có thể xảy ra ở đoạn đầu của ruột tá (duodenum) hay phần dưới của dạ dày.

Triệu chứngNgười bị loét dạ dày thường thấy đau ngầm ngầm ở bụng

trên hay dưới ngực. Cảm giác đau này như đang bị gặm nhấm, nóng rát rất khó chịu. Nhưng khi uống một chút sữa, ăn một ít thức ăn hay uống viên thuốc chống acid là giảm liền. Nhưng với một số người, thức ăn lại làm tăng cơn đau.

Page 112: Dinh duong va dieu tri

111

Bệnh dạ dày - ruột

Bệnh nhân có thể đi ra phân có máu đen, cảm thấy đầy trướng bụng sau khi ăn, đôi khi ói mửa. Khi loét ruột tá thì cơn đau thường xảy ra ban đêm, nếu ăn vào thì bớt đau nhưng chỉ vài giờ sau đau trở lại.

Bệnh có thể đưa đến một vài biến chứng như xuất huyết, thủng dạ dày, nghẹt dạ dày. Mà khi xuất huyết nhiều thì bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu.

Chụp X quang và nội soi dạ dày (endoscopy) là hai phương pháp thường dùng để xác định bệnh.

Điều trịTrước năm 1983, loét dạ dày được chữa bằng các thuốc có

chức năng làm giảm độ acid trong dạ dày hay làm tăng sức chịu đựng của niêm mạc dạ dày, chủ yếu là chống lại sự tấn công của acid.

Có nhiều loại thuốc ngăn chặn tiết acid như Cimetidine, Ranitidine, Famotidine và thường được uống với liều điều trị liên tục trong 6 tháng. Sau đó tiếp tục uống với liều thấp hơn để ngăn ngừa tái phát.

Bệnh cũng có thể được giải phẫu để cắt dây thần kinh kích thích sự tiết acid trong dạ dày.

Từ khi phát hiện được vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori trong việc gây bệnh, việc định bệnh và điều trị chuyển hướng sang chú ý nhiều tới “thủ phạm” này.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định được sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị thuốc kháng sinh với liều cao liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 ngày. Thuốc thường được dùng là hỗn hợp của tetracycline, metronidazole và bismuth.

Page 113: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

112

Những trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra (chiếm đến 90%) thường được trị dứt bằng thuốc kháng sinh và hiếm khi tái phát. Còn nếu xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori cho kết quả âm tính thì vẫn phải áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống liên quan đến độ acid trong dạ dày. Trong những trường hợp này, bệnh nhân thường ít có khả năng dứt hẳn bệnh, cũng như nguy cơ tái phát rất cao.

Dưới đây nói qua về các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh loét dạ dày.

a. Cimetidine, Ranitidine, FamotidineNhóm thuốc này chặn không cho acid tiết ra từ các tế bào

trong dạ dày. Thuốc không được dùng trong đau dạ dày nhẹ như no hơi, ợ chua, khó chịu dạ dày vì không có công hiệu. Khi uống các thuốc này, cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Thông báo ngay với bác sĩ nếu dị ứng với thuốc hay đang có các bệnh về thận, gan.

- Không uống rượu hay hút thuốc lá.- Uống thuốc khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu quên một

lần uống thì khi nào nhớ ra cần uống ngay; nhưng nếu đã gần đến giờ uống lần kế tiếp thì bỏ qua chứ đừng “uống bù” hai liều thuốc cùng một lúc.

- Giữ thuốc nơi nhiệt độ vừa phải, không ẩm thấp, tránh ánh sáng.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống các loại thuốc giảm đau nhức như aspirin, ibuprofen hay các thuốc chống viêm không steroid khác.

Page 114: Dinh duong va dieu tri

113

Bệnh dạ dày - ruột

- Thuốc có thể gây ra ảo giác, làm mất định hướng, đau cuống họng, sốt, tim đập không đều, mệt mỏi, yếu sức. Trong những trường hợp này cần thông báo cho bác sĩ ngay.

- Người cao tuổi chuyển hóa thuốc chậm nên thường được cho uống liều thấp hơn, nhất là khi có bệnh về gan và thận.

b. Thuốc Mylicon, Mylanta, Riopan, MaaloxCác thuốc này được dùng để làm trung hòa acid đã có sẵn

trong dạ dày và thường là một hỗn hợp của các chất aluminum hydrochlorid, magnesium hydrochlorid. Khi uống các thuốc này, cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Aluminium có thể gây ra táo bón, magnesium gây tiêu chảy, nhưng hỗn hợp hai chất thì quân bình không có ảnh hưởng gì tới đại tiện.

- Không uống thuốc này khi đã hoặc đang có bệnh thận, các bệnh chuyển hóa xương.

- Cần thông báo bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu có các trường hợp sau đây: dị ứng với thuốc, đau bụng nặng, viêm ruột, rối loạn đại tiện lâu ngày, nghẹt ruột.

- Uống thuốc ba giờ sau khi ăn và khi đi ngủ, uống thật nhiều nước.

- Không uống loại thuốc nào khác trong vòng 1 hay 2 giờ sau khi uống các thuốc này.

- Bảo quản tốt để tránh thuốc hỏng vì nóng quá hay ẩm quá.

- Nếu quên một lần uống thì khi nào nhớ ra cần uống ngay; nhưng nếu đã gần đến giờ uống lần kế tiếp thì bỏ qua chứ đừng “uống bù” hai liều thuốc cùng một lúc.

Page 115: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

114

Dinh dưỡng với bệnh loét dạ dày - tá tràngNgười bị loét dạ dày - tá tràng thường hay thiếu dinh

dưỡng. Lý do là họ ăn không thấy ngon, thường hay buồn nôn, ói mửa. Khi ăn thức ăn hơi cứng là đau bụng nên họ giảm ăn uống.

Theo nhiều bác sĩ, trong khi điều trị bệnh này thì một chế độ ăn uống giới hạn loại thực phẩm nào đó là không cần thiết, giúp ích rất ít cho sự lành bệnh.

Hơn thế nữa, kiến thức về dinh dưỡng thay đổi cũng làm người ta nghĩ khác đi về một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như trước đây có ý kiến cho rằng sữa làm giảm cơn đau thì ngày nay có người lại nói sữa kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn; trước đây nhiều người thường khuyên không nên uống nước cam thì ngày nay lại nói là uống được; các thực phẩm có vị cay trước đây thường tránh, ngày nay cũng cho là dùng được, ngoại trừ ớt quá cay.

Thuốc lá được cho là tác nhân làm bệnh khó chữa hoặc dễ tái phát. Vì thế bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng tốt nhất là nên nói lời từ giã với thuốc lá.

Về thời điểm ăn của người bệnh cũng có nhiều ý kiến thay đổi.

Trước đây bệnh nhân được khuyên ăn làm nhiều bữa nhỏ để giảm đau. Ngày nay, các nghiên cứu mới cho rằng cách ăn như vậy sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Cho nên bệnh nhân được khuyên là nên ăn đều đặn vào các bữa chính trong ngày với lượng thực phẩm vừa phải.

Về các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh thì sau đây là một số ý kiến chung:

Page 116: Dinh duong va dieu tri

115

Bệnh dạ dày - ruột

a. Thực phẩm nên dùng- Cá tươi nướng, hấp- Thịt mềm- Nước trái cây pha loãng- Trái cây chín, gọt bỏ vỏ- Rau nấu chín- Cơm nếp

b. Thực phẩm nên tránh- Các loại rượu bia, nước có ga, cà phê, trà, sô-cô-la- Kẹo, thực phẩm chiên, rán- Thực phẩm nhiều chất béo- Thịt nướng, hun khói, ướp muối, xúc xích- Trái cây khô, trái cây còn vỏ- Các loại hạt- Rau trái ngâm dấm- Các loại rau sinh nhiều hơi trong ruột như súp lơ xanh,

súp lơ trắng, cải Brussels, dưa leo, hành tây.

Hội chứng kém hấp thụĐây là tình trạng một hoặc nhiều chất dinh dưỡng bị kém

hấp thụ ở ruột non. Hội chứng này là hậu quả của một số bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do một bệnh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thụ (malabsorption syndrome) có thể là các bệnh tim mạch; bệnh cơ quan nội tiết; kém tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm; tắc nghẽn hệ bạch huyết trong việc vận chuyển các chất điện giải, nước, chất đạm; giảm tiết mật...

Vì không được hấp thụ nên chất dinh dưỡng bị thải ra khỏi cơ thể.

Page 117: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

116

Bệnh nhân có một số triệu chứng như đi tiêu chảy; phân có chất béo vì không được hấp thụ đôi khi mùi rất hôi; sút cân; các bắp thịt teo dần; bụng căng phồng nhiều hơi; hậu quả của thiếu vitamin như hồng cầu thấp, to nhỏ bất thường...

Kém hấp thụ chất béo là trường hợp thường xảy ra. Khi chất béo bị thải ra ngoài thì các vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, E và K cũng mất theo.

Nói chung bệnh nhân có nguy cơ thiếu dinh dưỡng vì họ ăn ít đi.

Dinh dưỡng với hội chứng kém hấp thụDinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Trước hết là phải phát hiện và điều trị nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thụ.

Vitamin và khoáng chất cần được bổ sung.

Chế độ dinh dưỡng cần được thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Nói chung, chế độ ăn của người bệnh cần được tăng thêm nhiều chất đạm và năng lượng. Trong một vài trường hợp có thể cần phải giới hạn carbohydrat, acid amin. Nếu bị tiêu chảy nhiều thì cần giới hạn chất xơ.

Bệnh viêm loét đại tràngViêm loét đại tràng (ulcerative colitis) là bệnh có thể gặp

ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là từ 15 tới 35 tuổi và thường thấy ở những người trong cùng một gia đình.

Ruột bị viêm với những vét loét và các tụ mủ nhỏ rải rác trên niêm mạc của toàn bộ đại tràng.

Page 118: Dinh duong va dieu tri

117

Bệnh dạ dày - ruột

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ nên không thể điều trị dứt bệnh. Các yếu tố như tâm trạng căng thẳng, thuốc lá, dị ứng, thực phẩm cay chua, nhiễm trùng, thời tiết nóng lạnh, thiếu dinh dưỡng... được coi như gây ra các cơn bộc phát của bệnh.

Bệnh nhân có các triệu chứng như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, suy nhược, giảm cân.

Nếu không chữa sớm, bệnh nhân rơi vào suy dinh dưỡng, xuất huyết và ung thư ruột cũng có thể xảy ra.

Dược phẩm điều trị gồm các chất chống viêm như sulfasalazin, mesalamin, olsalazin, corticosteroid. Khoảng 25% bệnh nhân không đáp ứng với trị liệu bằng thuốc có thể được giải phẫu.

Về dinh dưỡng, bệnh nhân không ăn ngon miệng, lại hay đau bụng nên họ ăn rất ít. Thực phẩm ăn vào lại không được tiêu hóa, hấp thụ nên hầu hết các chất dinh dưỡng, vitamin bị thải ra nggoài.

Về chế độ ăn uống, cần dùng các món ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ, nhiều vitamin, nhiều chất đạm, ít chất bã, mềm, không kích thích ruột.

Trên thị trường có bán các sản phẩm chế biến với chất đạm, carbohydrat dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, khoáng chất và một ít chất béo đặc biệt.

Trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân được nuôi ăn bằng ống đưa vào thực quản hoặc bơm dinh dưỡng vào tĩnh mạch.

Page 119: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

118

Hội chứng ruột dễ kích thíchTheo nhiều kết quả quan sát, hội chứng ruột dễ kích thích

(irritable bowel syndrome) rất thường gặp và chiếm đến 70% trong số những người mắc các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi thiếu niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Bệnh nhân thường hay đau bụng với các thay đổi về đại tiện. Đau có thể ở bất cứ nơi nào trên bụng, xảy ra sau khi ăn và giảm đau sau khi đại tiện.

Đầy hơi cũng thường xảy ra, và nếu hơi thốt ra được thì bệnh nhân thấy dễ chịu.

Bệnh nhân thường hay bị táo bón nhiều hơn là tiêu chảy. Phân ra thành những viên nhỏ và khô.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Có thể là do nhu động các cơ thành ruột bị rối loạn hoặc do thay đổi chức năng các hormon .

Bệnh thường bộc phát dưới tác dụng của một vài loại thực phẩm cũng như khi người bệnh có những căng thẳng, lo âu, buồn phiền...

Khi thấy có các triệu chứng bệnh, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng đắn.

Nhiều người bệnh lạm dụng thuốc nhuận trường vì thường xuyên bị táo bón. Đây là điểm cần xét lại vì hậu quả sự lạm dụng sẽ làm bệnh trầm trọng hơn cũng như thất thốt chất điện giải trong cơ thể vì tiêu chảy kinh niên.

Nhiều người cũng áp dụng chế độ ăn uống khác thường, loại bỏ món này, món nọ chỉ vì nghi ngờ chúng gây ra bệnh. Kết quả là thiếu dinh dưỡng.

Page 120: Dinh duong va dieu tri

119

Bệnh dạ dày - ruột

Nếu biết chắc chắn là thực phẩm nào đó gây khó chịu thì hãy loại bỏ, và phải lưu ý tìm một thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng tương tự để thay thế.

Tăng chất xơ trong thực phẩm sẽ giúp sự tiêu hóa và bài tiết chất cặn bã. Rau, trái cây tươi rất tốt, nhưng lựa chọn ăn vừa đủ để tránh đầy hơi. Cải bắp, đậu có thể sinh nhiều hơi trong ruột.

Thay đổi món ăn dễ tiêu cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng.

Đôi khi có thể dùng thêm thực phẩm phụ có chất xơ bán sẵn trên thị trường, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng cũng như loại nào nên dùng.

Bệnh nhiều khi dai dẳng nhiều năm, nhưng may mắn là không đưa tới hậu quả trầm trọng.

Page 121: Dinh duong va dieu tri

120

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM GAN

Gan là tuyến lớn nhất trong cơ thể, có trọng lượng trung bình từ 1,2kg đến 1,6kg và nằm ở góc trên

bên phải khoang bụng. Gan có đến hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó có nhiều chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng như là:

a. Gan tổng hợp mật, chứa trong túi mật trước khi đưa vào tá tràng. Mật giúp nhũ hóa chất béo tại tá tràng để lipase của tụy tạng biến đổi dễ dàng hơn thành các acid béo và glycerol, là những chất sẽ được hấp thụ vào máu.

b. Gan là nơi quan trọng để chuyển hóa các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, carbohydrat.

c. Gan điều hòa lượng đường glucose trong máu, chuyển hóa lượng glucose thừa thành glycogen và dự trữ cho nhu cầu trong tương lai.

d. Gan loại bỏ các acid amin thừa bằng cách phân hủy chúng thành ammonia, urea và thải ra ngoài.

đ. Gan tạo hồng cầu ở thai nhi và sản sinh protein, các vitamin B12, D và K.

e. Gan vô hiệu hóa các chất độc, tiêu hủy các tế bào hồng cầu già và các chất bất lợi cho cơ thể như estrogen ở nam giới.

f. Gan tổng hợp các chất đông máu thiết yếu prothrombin, fibrinogen, heparin và các chất kháng đông.

Page 122: Dinh duong va dieu tri

121

Bệnh viêm gan

Như vậy, có thể thấy rõ là gan có rất nhiều mối liên hệ với dinh dưỡng. Một rối loạn, tổn hương nào đó trong cấu trúc hoặc chức năng của gan đều đưa tới các hậu quả không tốt cho việc ăn uống, nuôi dưỡng cơ thể.

Gan là một trong số rất ít cơ quan có khả năng tái tạo các tế bào để thay thế những tế bào hư hao. Nhưng nếu sự hư hao quá lớn thì các chức năng của gan cũng bị suy yếu.

Với y học hiện đại, gan có thể được ghép từ người cho sang người nhận. Phẫu thuật ghép gan hiện nay đã có tỷ lệ thành công khá cao.

Viêm gan do virusViêm gan là một trong những bệnh thường thấy ở gan và

dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh này.

Viêm gan thường do một số loại virus gây ra, nhưng cũng có thể do các chất độc như rượu, thuốc, vi khuẩn, nấm độc...

Viêm gan gây ra do virus là nhóm bệnh có khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng thường có nhiều điểm tương tự về triệu chứng nhưng lại do các virus khác nhau gây ra, do đó mà việc chăm sóc và điều trị cũng khác nhau.

I. Viêm gan ATác nhân gây bệnh viêm gan A là virus hepatitis A (HAV).

Truyền bệnha. Virus này có ở phân của bệnh nhân. Bệnh lan truyền

do tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng, thường nhất là

Page 123: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

122

do đưa vào miệng các thức ăn có lẫn phân người bệnh. Trường hợp này rất thường xảy ra ở địa phương kém vệ sinh công cộng hoặc cá nhân không giữ vệ sinh riêng.

b. Bệnh cũng lây lan qua thực phẩm nhiễm trùng, nhất là ăn đồ biển còn sống.

c. Máu và dịch thải của người bệnh.d. Sinh hoạt tình dục với người có bệnh.Giao tiếp thông thường với người bệnh như bắt tay, chào hỏi...

không bị lây bệnh trực tiếp, trừ trường hợp không đảm bảo các điều kiện vệ sinh như sau khi tiếp xúc dùng tay chưa rửa sạch cầm nắm thức ăn.

Đã có nhiều trường hợp viêm gan A ở Hoa Kỳ do hành tươi nhiễm virus tại nơi trồng trọt dùng phân có lẫn virus này.

Triệu chứngThời kỳ ủ bệnh từ 2 đến 6 tuần lễ. Đôi khi bệnh không có

triệu chứng. Nhưng khi có thì xuất hiện rất nhanh với nóng sốt, mệt mỏi, kém ăn, ói mửa, đau bụng, nước tiểu đậm, da vàng. Các dấu hiệu này kéo dài từ 2 tháng tới 6 tháng.

Trẻ em ít có triệu chứng và là nguồn mang virus cũng như nguồn gốc lây lan bệnh rất lớn.

Bệnh không để lại hậu quả lâu dài, không đưa tới viêm gan mạn tính.

Không có thuốc đặc trị để chữa viêm gan A. Vì thế, điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng, hỗ trợ sức khỏe, tránh những chất có hại cho gan.

Page 124: Dinh duong va dieu tri

123

Bệnh viêm gan

Phòng ngừa1. Vệ sinh cá nhân là quan trọng. Luôn luôn rửa tay sạch

sẽ sau khi đi tiêu hoặc thay tã cho con, trước khi ăn và nấu ăn.

2. Chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa viêm gan A rất công hiệu. Mặc dù vậy, vì lý do kinh tế nên không phải tất cả mọi người đều có thể được chủng ngừa. Sau đây là một số đối tượng ưu tiên cần được chủng ngừa:

a. Mọi người từ 2 tuổi trở lên mà đi du lịch hoặc làm việc tại vùng đang có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao đều cần được chủng ngừa. Các vùng đó là: Trung và Nam Mỹ, Mexico, châu Á (trừ Nhật Bản), châu Phi và các quốc gia ở Nam và Đông Âu.

b. Mọi người đang sống trong vùng có dịch viêm gan A.c. Những người đồng tính luyến ái.d. Những người nghiện ma túy thường sử dụng chung ống

tiêm.đ. Người làm nghề phải tiếp xúc thường xuyên với virus

gây bệnh viêm gan A.Thuốc chủng ngừa được tiêm 2 mũi, cách nhau 6 tháng.

Có thể chủng ngừa viêm gan A cùng với các loại thuốc chủng ngừa khác.

Cần chủng ngừa ít nhất một tháng trước khi đến các vùng thường xuyên có bệnh, vì sớm hơn thuốc chưa đủ tác dụng.

Thuốc ngừa có công hiệu 5 năm, đôi khi tới 20 năm.Những ai không nên chủng ngừa?a. Người có dị ứng mạnh với thuốc chủng ngừa.b. Người đang đau ốm.

Page 125: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

124

c. Sau khi tiếp xúc với người bị viêm gan A. Vì thuốc chủng ngừa có hiệu lực chậm sau một tháng, nên trong trường hợp này phải dùng loại huyết thanh miễn dịch có kháng thể (immune globuli) để có tác dụng phòng bệnh tức thời.

Thuốc chủng ngừa viêm gan A, cũng như mọi loại dược phẩm khác, đều có thể gây ra dị ứng. Nhưng rủi ro do thuốc chủng ngừa viêm gan A gây ra không nguy hiểm. Thường thì khoảng 4, 5 ngày sau khi tiêm có thể hơi đau nơi kim tiêm, hoặc nhức đầu nhẹ trong vài ngày.

Sự an toàn của thuốc ngừa với phụ nữ có thai chưa được xác định, nhưng các rủi ro, nếu có đều nhẹ.

Huyết thanh miễn dịch có kháng thể (immune globuli) thường được dùng để cung cấp tính miễn dịch tạm thời cho những người tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan A, hoặc những người đi đến những vùng có bệnh này mà chưa được chủng ngừa trước đó.

II. Viêm gan BBệnh viêm gan B (Hepatitis B) trước đây được gọi là viêm

gan huyết thanh. Khi đó, người ta tưởng là bệnh chỉ lây truyền do tiếp nhận máu có virus, do dùng chung kim tiêm nhiễm virus, hoặc khi xâm da, xỏ lỗ tai...

Ngày nay, khoa học đã chứng minh là virus gây bệnh viêm gan B còn có trong nước bọt, nước mắt, tinh dịch người bệnh và có thể lây truyền qua hoạt động tình dục.

Viêm gan B là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan, sau thuốc lá.

Page 126: Dinh duong va dieu tri

125

Bệnh viêm gan

Virus gây bệnh có rất nhiều trong máu, nên viêm gan B dễ lan truyền hơn bệnh AIDS. Mỗi năm, tại Hoa Kỳ có trên 200.000 người mắc bệnh này và có tới trên 4000 trường hợp tử vong.

Người Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B khá cao, từ 15% tới 20%.

Truyền bệnhVirus gây bệnh viêm gan B lan truyền theo nhiều cách:- Qua kim nhiễm virus khi người nghiện ma túy dùng

chung hay khi xâm mình trên da với dụng cụ có nhiễm virus.

- Do hoạt động tình dục, hoặc tiếp xúc, đụng chạm vào mắt, miệng, vết đứt trên da người mang virus.

- Lây từ mẹ sang con.- Khi dùng chung đũa bát, bàn chải đánh răng, dao cạo

râu, dụng cụ cắt móng tay... với người mang virus. Virus viêm gan B có thể sống đến cả tháng trên những dụng cụ này.

Thời gian từ khi nhiễm bệnh tới khi có triệu chứng kéo dài tới từ 40 ngày tới 6 tháng, trung bình là 2 tháng. Đây là thời kỳ bệnh lây lan mạnh nhất.

Nguy cơ mắc bệnhNhững nguy cơ có thể đưa tới mắc bệnh viêm gan B là:a. Làm công việc tiếp xúc với máu hoặc dịch lỏng của cơ thể

người bị viêm gan B.b. Người nghiện dùng chung kim tiêm và ống chích.c. Giao hợp với người bị bệnh.d. Xỏ lỗ tai hay xâm da với dụng cụ có nhiễm virus.

Page 127: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

126

đ. Sống chung với người bị viêm gan B.f. Người lọc máu vì thận suy hay tiếp nhận máu. Mặc dù độ

an toàn của việc truyền máu đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nhiễm virus viêm gan B qua đường này.

g. Nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bác sĩ, nha sĩ... thường tiếp xúc với người bệnh viêm gan B đều có thể bị lây bệnh.

h. Trẻ sơ sinh mà mẹ bị viêm gan B thì trong quá trình sinh nở, do tiếp cận với máu của người mẹ nên có thể bị lây bệnh.

Triệu chứngCó đến hơn 50% số người mắc bệnh viêm gan B không có

triệu chứng, nhất là ở trẻ em.Người bệnh có các dấu hiệu giống như bị cảm cúm: mệt

mỏi, ăn mất ngon, suy yếu cơ thể, ói mửa, nóng sốt, nhức đầu, đau nhức toàn thân, da ngứa nổi mẩn đỏ, nước tiểu vàng, phân trắng, vàng da và tròng mắt.

Thường thường bệnh kéo dài từ 4 đến 8 tuần lễ rồi tự thuyên giảm không cần trị liệu nếu không có biến chứng hay hậu quả xấu như chuyển sang viêm gan mạn tính (10%), suy gan, xơ gan (cirrhosis). Xơ gan đôi khi đưa đến ung thư gan.

Người bị viêm gan mạn tính thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng bệnh vẫn có thể lan truyền sang người khác vì họ có mang virus gây bệnh.

Trong thời kỳ cấp tính, Interferon được dùng để điều trị với hiệu quả ngăn chặn sự tăng sinh của virus. Việc dùng thuốc này cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi.

Page 128: Dinh duong va dieu tri

127

Bệnh viêm gan

Phòng ngừaViêm gan B có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng vệ sinh

cá nhân, cẩn thận đề phòng khi tiếp xúc với người có bệnh và bằng chủng ngừa.

Việc chủng ngừa có thể được áp dụng cho mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em mới sinh, và nhất là ở những đối tượng có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh như nhân viên y tế, người có quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính luyến ái. Thuốc chủng ngừa được tiêm 3 mũi, chia ra trong khoảng thời gian 6 tháng.

Vì sao nên chích ngừa cho trẻ em? Bởi vì, tuy đa số bệnh nhân bị nhiễm bệnh viêm gan B vào độ tuổi trung niên mà nhiều khi không rõ nguyên nhân, đồng thời cũng có nhiều người mang virus viêm gan B, tuy không có dấu hiệu của bệnh mà vẫn truyền bệnh cho người khác. Vì thế, để đảm bảo an toàn cần phải chủng ngừa cả cho trẻ em mới sinh. Mũi tiêm đầu vào khoảng mới sinh cho đến 2 tháng tuổi, mũi thứ nhì khoảng 1 hay 2 tháng sau mũi thứ nhất, và mũi thứ ba sau đó khoảng 6 tháng cho tới 18 tháng.

Thuốc chủng ngừa được sản xuất bằng một chất đạm lấy từ virus gây viêm gan B, đảm bảo an toàn và công hiệu. Chỉ hãn hữu lắm mới có phản ứng mạnh, còn bình thường là hơi sưng đau ở chỗ tiêm.

III. Viêm gan CBệnh viêm gan C lây truyền qua đường máu. Năm 1989,

virus gây bệnh viêm gan C lần đầu tiên được khám phá, đó là virus Heppatitis C (HCV).

Virus HCV là nguyên nhân chính của viêm gan cấp tính và các bệnh gan mãn tính như ung thư gan, xơ gan. Hằng năm

Page 129: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

128

có tới gần 200 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, với từ 3 tới 4 triệu trường hợp mới phát hiện.

Truyền bệnh

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh. Có tới 80% viêm gan C do truyền máu có virus hoặc sử dụng lại kim tiêm, ống chích không được diệt trùng kỹ.

Những trường hợp lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền do giao hợp đều rất hiếm.

Xâm chàm, xỏ khuyên tai... đều có thể lây truyền bệnh nếu dụng cụ bị nhiễm virus.

Viêm gan C không lây lan do ho, hắt hơi, qua thực phẩm, dùng chung vật dụng hoặc tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn...

Chưa có trường hợp lây bệnh nào khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Tại các quốc gia đang phát triển thì có đến 90% lây lan do sử dụng chung ống tiêm, do được truyền máu có bệnh, người bị bệnh máu, bệnh thận đang lọc máu, giao hợp với nhiều người.

Viêm gan C xuất hiện nhiều ở một số quốc gia châu Phi, vùng Đông Nam Á, phía đông Địa Trung Hải, rất ít ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Triệu chứngThời kỳ ủ bệnh từ 3 tới 16 tuần lễ.Bệnh thường không có triệu chứng, hoặc chỉ có mệt mỏi,

biếng ăn, nhức xương, sốt nhẹ, vàng da.

Page 130: Dinh duong va dieu tri

129

Bệnh viêm gan

Tiên lượngKhoảng 80% bệnh nhân sẽ chuyển sang tình trạng mạn

tính. Tỷ lệ xơ gan lên tới 10-20%; ung thư gan từ 1-5% trong thời gian từ 20 đến 30 năm.

Điều trịViêm gan C mạn tính có thể điều trị với các dược phẩm

chống virus như Interferon kèm theo thuốc Ribavirin, nhưng phí tổn rất cao. Interferon có 10% tới 20% công hiệu, khi phối hợp với Ribavirin thì công hiệu tăng lên từ 30% đến 50%.

Việc dùng các thuốc này phải do bác sĩ chỉ dẫn, căn cứ vào tình trạng bệnh, kết quả thử nghiệm, tuổi tác bệnh nhân.

Phòng ngừaCho tới nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C. Các

phương thức sau đây được áp dụng để ngăn lây lan bệnh:

a. Kiểm sốt, thử nghiệm máu và các chế phẩm máu.b. Diệt trùng các dụng cụ y khoa trước khi dùng.c. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu.d. Băng che các vết thương trên da.đ. Có nếp sống lành mạnh. Dùng bao cao su khi giao hợp

IV. Dinh dưỡng với bệnh viêm ganTrong các bệnh viêm gan vừa kể, ngoài dược phẩm, sự điều

trị phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng tốt và sự nghỉ ngơi của cơ thể.

Page 131: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

130

Bệnh nhân thường có cảm giác đói bụng nhưng lại bị mất khẩu vị, biếng ăn. Do đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, trong khi gan lại rất cần chất bổ để phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Đôi khi người bệnh bị nôn ói sau khi ăn. Vì thế, thực phẩm nên phân chia thành nhiều bữa nhỏ.

Mỗi ngày cần khoảng 60g chất đạm với thịt động vật và rau trái. Không cần giới hạn chất béo, trừ khi người bệnh không tiêu hóa được chất này.

Chất béo từ sữa, trứng dễ tiêu hơn là từ món ăn chiên xào với mỡ hoặc lẫn trong thịt.

Còn carbohydrat thì dùng lượng vừa phải.Nếu bệnh nhân ói mửa quá nhiều sau khi ăn thì phải sử

dụng phương pháp nuôi ăn bằng ống hoặc qua mạch máu.

Bệnh xơ ganXơ gan (cirrhosis) là bệnh do gan phản ứng lại với các chấn

thương hoặc tử vong của tế bào bằng cách tạo ra những mô sợi kết lại với nhau. Ở giữa các mô sợi này là một nhóm các tế bào mới được sinh sản. Gan trở thành màu hung đen và có những cục xơ cứng nhỏ rải rác đó đây. Các mô sợi ngày càng nhiều hơn và chiếm chỗ của tế bào gan bình thường. Các chức năng của gan bị suy yếu vì chỉ còn một số ít tế bào gan hoạt động được.

Nguyên nhân gây ra xơ gan gồm có nghiện rượu, nhiễm virus, nghẹt ống mật kéo dài, bệnh tự miễn gan, hậu quả của suy tim mạn tính, suy dinh dưỡng và rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Page 132: Dinh duong va dieu tri

131

Bệnh viêm gan

Đôi khi xơ gan không có triệu chứng.

Triệu chứng thường thấy là ăn mất ngon, buồn nôn, ói, mệt mỏi, vàng da, đau bụng, sút cân, chảy máu ruột, da vàng, phù nước ở chân và bụng. Đàn ông có dấu hiệu rối loạn cương dương; nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.

Xơ gan là bệnh hiểm nghèo vì tế bào bị thoái hóa không trở lại bình thường được nữa. Bất hạnh hơn nữa là không thể điều trị dứt xơ gan. Các phương thức điều trị chỉ là hướng về các nguyên nhân gây bệnh. Nếu do rượu thì cần phải ngưng rượu ngay.

Về dinh dưỡng, người bệnh cần có chế độ ăn uống cân bằng. Mỗi ngày cần khoảng 40g chất đạm, đầy đủ carbohydrat và chất béo để có số năng lượng cần thiết. Trước đây đã có ý kiến giới hạn chất béo. Nhưng ngày nay thì chất béo được dùng vừa phải trừ khi bệnh nhân không tiêu hóa, hấp thụ được và chất béo theo phân ra ngoài.

Các vitamin cũng cần được tăng cường, đặc biệt là các vitamin như folacin, thiamine (B1), pyridoxine (B6), riboflavin (B2).

Ngoài ra người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái, tránh các căng thẳng tâm thần cũng như lao động quá sức.

Khi gan suy yếu quá trầm trọng mà các phương thức trị liệu đều không có hiệu quả, thì thay thế gan hiện nay là một lối thốt. Phẫu thuật ghép gan đã rất tiến bộ và người nhận gan có thể sinh hoạt trở lại bình thường.

Page 133: Dinh duong va dieu tri

132

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TÁO BÓN

Táo bón là một tình trạng gây khó chịu khá phổ biến, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi già, bởi vì

có ít nhất là 25% các vị lão nam và 34% các vị lão bà phải chịu ảnh hưởng của tình trạng khó chịu này.

Táo bón có thể là dấu hiệu của một số bệnh, là tác dụng phụ của một vài dược phẩm, hoặc hậu quả của một nếp sống ít vận động, hoặc dinh dưỡng không cân đối.

Nó đã làm nhiều người bị ám ảnh, mất vui trong cuộc sống. Và người ta không ngại bỏ tiền ra chữa chạy để hy vọng có được sự hanh thông đại tiện.

Táo bón đã được ông tổ của nền y học phương Tây là Hipprocrates quan tâm đến khi nói rằng “Muốn có một sức khỏe tốt, cần phải đại tiện đều đặn.”

Định nghĩaCơ thể mỗi người có một thói quen riêng trong việc đào thải

chất bã của sự tiêu hóa thực phẩm. Có người đại tiện đều đặn mỗi ngày một lần, có người đến hai hoặc ba ngày một lần. Khi tình trạng tiêu hóa bình thường, cơ thể luôn tuân theo thói quen đều đặn đó, cứ đến đúng thời điểm là sẽ có một cảm giác kích thích nhắc nhở ta thực hiện “nhiệm vụ”. Khi thói quen đó không được duy trì như thường lệ thì điều đó có nghĩa là hệ tiêu hóa đang có vấn đề.

Mỗi người có thể hiểu về táo bón theo một cách khác nhau.

Page 134: Dinh duong va dieu tri

133

Bệnh táo bón

Có người than phiền với bác sĩ là bị táo bón vì từ sáng đến chiều mà vẫn chưa đại tiện.

Có người lại nghĩ rằng mình bị táo bón vì suốt mấy ngày tiếp mỗi khi đại tiện đều phải gắng sức, rồi phân được thải ra cứng như đất sét khô, lại nhỏ như phân dê, đôi khi có lẫn chút máu tươi.

Nói chung, người ta thường cho là bị táo bón khi số lần đại tiện trong một quãng thời gian nhất định bị giảm đi so với thói quen.

Thật ra, đại tiện 3 lần một ngày hay 3 ngày một lần cũng đều có thể xem là bình thường, nếu đó là thói quen đều đặn đã có từ lâu, nhất là khi đại tiện không thấy khó khăn hay gây ra cảm giác khó chịu.

Thường thường, người cao tuổi cho là bị táo bón khi phân khó ra, cứng và khô, mà không quan tâm đến số lần đại tiện. Người cao tuổi đôi khi còn có khuynh hướng ước lượng ít đi số lần đại tiện của mình.

Các loại táo bónMặc dù có nhiều hình thức táo bón, nhưng nói chung đó là

sự kéo dài thời gian nằm lại của phân trong đại tràng và sự trì hoãn tống xuất chất bã ra khỏi trực tràng. Một số hình thức táo bón khác nhau được phân biệt như sau đây:

a. Hình thức trầm trọng nhất là khi lòng đại tràng thu hẹp hoặc bị nghẹt, phân khô cứng vì nước bị hút trở lại ruột. Nạn nhân phải ngồi lâu mới giải tỏa được, sau đó vẫn thấy ấm ức, khó chịu ở hậu môn, đôi khi ngầm ngầm đau bụng. Trường hợp này thường thấy trong bệnh ung thư ruột, viêm ruột, và cần đi khám bệnh ngay. Nhất là khi thấy trong phân có máu.

Page 135: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

134

b. Kế đến là táo bón co cứng ruột: thay vì thư giãn sau mỗi nhịp bóp thì đại tràng lại co cứng, ôm chặt chất bã, phân trở nên khô, kết thành từng cục nhỏ. Nguyên nhân có thể do không tập thành thói quen đại tiện đều đặn, không ăn sáng để kích thích đại tiện, lạm dụng thuốc.

c. Loại thứ ba là táo bón do mất trương lực ruột: thường thấy ở người cao tuổi, đặc biệt người bị bệnh tâm trí. Trong trường hợp này, ruột không không co bóp đủ để di chuyển chất bã, khiến cho phân nằm đầy trong trực tràng mà vẫn không kích thích hậu môn để tạo ra cảm giác muốn đại tiện.

Thay đổi chức năng của ruột khi tuổi già

Sau khi được tiêu hóa, hấp thụ hết chất bổ dưỡng ở dạ dày và ruột non, phần bã của thức ăn sẽ được chuyển xuống đại tràng. Nơi đây, nước trong chất bã được ruột hút giữ lại, phân được thành hình và được đào thải ra khỏi cơ thể.

Trung bình, thời gian cần thiết để một món ăn vào miệng cho tới lúc được đào thải là 8 giờ. Ruột co bóp đều đặn, nhất là sau bữa ăn, và với trợ giúp chuyển động nhịp nhàng lên xuống của cơ hoành ở bụng, cùng đẩy phân xuống trực tràng. Phân kích thích khiến cơ vòng hậu môn mở rộng và phân thốt ra ngoài.

Nghiên cứu cho thấy là các chức năng của ruột trong việc đại tiện không thay đổi mấy ở người cao tuổi: thời gian lưu thông của phân trong đại tràng không chậm, sự đẩy phân ra khỏi trực tràng không bị trì hoãn.

Page 136: Dinh duong va dieu tri

135

Bệnh táo bón

Nhưng ở người cao niên bị táo bón thì các động tác này đều chậm lại, nhất là khi họ đau yếu hay có một vài bệnh mạn tính, lại ít hoạt động hay đang uống một loại thuốc nào đó. Những yếu tố này làm chất bã khô, giảm áp lực trong lòng ruột, trì hoàn sự lưu thông chất bã vì nước được ruột hút lại nhiều.

Có một vài thay đổi cấu tạo ruột như thoái hóa của cơ có chức năng đưa chất bã vào trực tràng, giảm chất nhờn tiết ra từ ruột, nhưng không có ảnh hưởng mấy tới thói quen đại tiện của người già.

Nguyên nhânỞ người cao tuổi, táo bón thường gây ra do sự phối hợp của

nhiều yếu tố như sau:

1. Chế độ ăn uốngMột khẩu phần không cân bằng, nhiều mỡ, ít chất xơ, ít

nước là nguy cơ thông thường của táo bón. Ngoài ra, táo bón dễ xảy ra nếu người cao tuổi không nhai kỹ thức ăn, vì răng lợi yếu kém, khó khăn khi nuốt.

2. Tác dụng phụ của dược phẩmNhiều loại dược phẩm làm giảm sự thư giãn hay co bóp

của các cơ trong ruột, làm trở ngại sự di chuyển của chất bã, chẳng hạn như:

- Thuốc trị bệnh tâm thần (Thorazine, Holdol, Elavil...), - Thuốc có chất sắt, khoáng calci... - Thuốc chống viêm - Thuốc lợi tiểu

Page 137: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

136

Thêm vào đó, quý vị cao niên thường uống nhiều loại thuốc cùng một lúc nên việc đào thải chất bã tiêu hóa lại càng khó khăn hơn.

3. Các bệnh mạn tínhBệnh làm suy nhược thần kinh, trì hoãn chức năng co bóp,

đùn đẩy của đại tràng, như các bệnh Parkinson, tiểu đường, tai biến mạch máu não... nhất là khi bị chấn thương thần kinh cột sống. Ngoài ra, ung bướu ruột, giảm năng tuyến giáp, giảm kali, tăng calci trong máu cũng là những nguy cơ đưa tới táo bón.

4. Bệnh tâm thầnTrầm cảm, sa sút trí tuệ làm giảm tống xuất phân ở hậu

môn. Người bệnh đôi khi mất cảm giác, không biết tới những thôi thúc đại tiện như bình thường.

5. Ít vận độngKhi cơ thể ít vận động, ruột, cơ hoành đều giảm co bóp,

phân chậm di chuyển, đưa tới tình trạng táo bón. Sự vận động cơ thể làm tăng chuyển động của ruột.

Định bệnhSự định bệnh và tìm nguyên nhân trước hết là căn cứ vào

các chi tiết do người bệnh cung cấp.Khi người cao tuổi than phiền có sự thay đổi đột ngột về

thói quen đại tiện, về kích cỡ và mức đậm đặc của phân thì họ cần được lưu ý, khám nghiệm. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại - trực tràng hay các bệnh nghiêm trọng khác.

Page 138: Dinh duong va dieu tri

137

Bệnh táo bón

Nếu bệnh nhân không tự mô tả, thầy thuốc cần hỏi kỹ về màu sắc, kích cỡ, khối lượng của phân, cũng như những cảm giác khi đại tiện. Các chi tiết sau đây rất quan trọng:

a. Người bệnh phải gắng sức rặn trong khi đại tiệnb. Có cảm giác như phân còn sót lại trong trực tràngc. Thời gian đại tiện kéo dài, nhiều khi phải dùng tay đè

vào hậu môn để đẩy phân rad. Đau bụng hay đau hậu môn khi đại tiện, phân dính

trong quần lót.Thầy thuốc cần khám tổng quát từ miệng tới hậu môn,

chụp X quang ruột hoặc nội soi ống ruột, trực tràng, thử phân để định bệnh.

Còn trường hợp táo bón kinh niên đã có từ trên 2 năm thì nên tập trung ở việc làm giảm thiểu xáo trộn này.

Biến chứngTáo bón lâu ngày ở người cao tuổi có thể đưa đến một số

biến chứng như:a. Sự nêm chặt phân ở đại tràng và trực tràng. Đây là biến

chứng thường xảy ra, đôi khi nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh nhân bị sốt cao, bụng căng đau, tim đập nhanh với nhịp rối loạn, người mệt mỏi, có thể đưa tới bất tỉnh. Phân bị nêm chặt có thể đè ép lên bàng quang làm bí tiểu tiện và lâu ngày đưa tới suy thận.

b. Ruột kết to và xoắn ruột, nhất là ở người bị tổn thương cột sống

c. Cơn thiếu máu cục bộ và ngất vì phải rặn lâu, ảnh hưởng xấu tới sự tuần hoàn ở não bộ và động mạch vành.

Page 139: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

138

d. Sa trực tràng vì người táo bón phải rặn để đẩy phân ra và có thể đưa đến phân dính.

đ. Chuyển sang các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.e. Táo bón kinh niên có thể là nguy cơ đưa đến ung thư đại

tràng và trực tràng.

Điều trịNgày nay có rất nhiều thuốc chống táo bón được bán tự do

trên thị trường, nên việc chữa theo triệu chứng, đau đâu chữa đấy được coi là thuận tiện hơn cả. Mỗi lần đại tiện khó khăn chỉ cần mua mấy viên thuốc nhuận tràng là giải quyết được ngay, thật dễ dàng!

Nhưng thực tế cho thấy như vậy là không giải quyết được tận gốc vấn đề, nên không phải là giải pháp tốt.

Việc điều trị chứng táo bón cần phải bao quát hơn, với việc hướng dẫn người bệnh về sự bài tiết chất bã của quá trình tiêu hóa, sự đại tiện bình thường, tập thói quen đại tiện đều đặn, cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng vận động cơ thể.

Mỗi người bệnh cần áp dụng một cách điều trị thích hợp, tùy theo nguy cơ gây bệnh, mà mục tiêu là giúp người bệnh đại tiện đều đặn và dễ dàng, ít nhất là ba lần một tuần và tránh những biến chứng.

Có hai phương thức điều trị hỗ trợ cho nhau là không dùng dược phẩm và sử dụng dược phẩm.

1. Không dùng dược phẩmTrước hết, cần điều chỉnh một nhận thức sai lầm rất thường

gặp là phải đại tiện mỗi ngày mới tốt. Thật ra, như đã nói, chỉ

Page 140: Dinh duong va dieu tri

139

Bệnh táo bón

cần đại tiện được dễ dàng và đều đặn, cho dù là 2 hay 3 ngày một lần cũng vẫn tốt.

a. Điều quan trọng là phải cố gắng tạo ra một thói quen đại tiện đều đặn. Mỗi ngày dù không có cảm giác muốn đại tiện, nhưng vẫn nên chủ động đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là khoảng nửa giờ sau khi ăn sáng, khi thức ăn kích thích ruột và dạ dày. Ban đầu thường hơi khó khăn, nhưng lặp lại đều đặn sau một thời gian sẽ tạo thành thói quen. Mặt khác, nhà vệ sinh nên sạch sẽ, thoáng rộng để tạo sự thoải mái cho nhu cầu.

b. Khi có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.

c. Ngồi chồm hổm kiểu “ỉa đồng” là tốt nhất, hoặc nếu ngồi trên bàn cầu thì đặt hai chân lên cái ghế thấp để tăng áp lực trong bụng, người ngả về phía trước, bàn tay đè vào bụng dưới.

d. Ngưng lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nếu đang dùng các thuốc trị bệnh khác, nên đề nghị bác sĩ điều trị kiểm tra lại tác dụng phụ của các thuốc ấy, xem có thuốc nào gây táo bón hay không. Nếu có, cần thay thế bằng thuốc khác hoặc giảm liều dùng, tùy theo sự cân nhắc quyết định của bác sĩ.

đ. Nếu không bị các bệnh cần hạn chế tiêu thụ nước như bệnh tim, bệnh thận, nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để tránh khô nước, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức hay khi đang uống thuốc lợi tiểu, hoặc khi chế độ ăn có nhiều chất xơ. Không nên uống nhiều cà phê vì nước này làm đi tiểu nhiều.

Page 141: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

140

e. Tăng thêm lượng chất xơ trong thức ăn hằng ngày. Quan sát ở châu Phi vào thập niên 70 cho thấy người dân ở đây ăn nhiều chất xơ và ít bị táo bón, đại tiện nhiều hơn so với những người ăn ít chất xơ ở châu Mỹ và châu Âu. Lý do là chất xơ không bị tiêu hóa và được thải nguyên dạng từ dạ dày xuống ruột non rồi vào đại tràng. Ở đại tràng, một số chất xơ được các vi sinh vật làm lên men, hút nhiều nước trong ruột, làm phân trở nên mềm và to hơn khiến ruột dễ dàng đẩy ra ngoài. Do đó giảm nguy cơ táo bón.

f. Vận động cơ thể đều đặn và vừa phải với điều kiện thể lực là rất tốt ở người cao tuổi. Người bị bất động cần được đưa ra khỏi giường, đặt ngồi trên ghế nhiều lần trong ngày, giúp đỡ họ cử động chân tay, trở mình qua lại cũng giúp ích nhiều cho việc đại tiện, lại còn tránh hủy hoại da ở lưng vì nằm lâu quá.

Nói thêm về chất xơMặc dù chất xơ đóng vai trò tích cực trong việc chống táo

bón, nhưng chất xơ cũng có một vài ưu, nhược điểm mà ta cần lưu ý khi sử dụng. Những ưu điểm của chất xơ là:

- Chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng vì chất này thải bỏ một vài chất gây ung thư do vi sinh vật tạo ra.

- Chất xơ làm giảm nguy cơ bệnh viêm túi ruột.- Chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.- Nếu ta bị tiêu chảy thì chất xơ lại giúp hút bớt nước,

phân sẽ khô hơn.- Chất xơ giúp hạ cholesterol trong máu, giảm tiểu đường.

Page 142: Dinh duong va dieu tri

141

Bệnh táo bón

Và những nhược điểm của chất xơ là:- Tạo ra nhiều hơi trong ruột, dễ sinh cảm giác đầy bụng,

khó chịu.- Vài loại chất xơ như trong cám yến mạch hoặc trong lúa

mì có thể chiếm lấy khoáng calci, sắt, kẽm và mang theo ra khỏi cơ thể.

Để có nhiều chất xơ, khi chọn món ăn nên lưu ý:- Ăn cả phần chất xơ có trong thực phẩm.- Ăn các thực phẩm khác nhau như các loại hạt, rau, trái

cây.- Hạn chế các loại thực phẩm có ít chất xơ.- Vỏ trái cây thường có nhiều chất xơ, vì thế với một số

loại trái cây có thể rửa sạch và ăn cả vỏ thay vì gọt bỏ.Mỗi ngày nên dùng từ 20 tới 35g là đủ, vì nhiều quá có thể

gây tiêu chảy và đầy hơi trong dạ dày.

2. Sử dụng dược phẩmSử dụng dược phẩm để chống táo bón chủ yếu là các loại

thuốc nhuận tràng. Trên thị trường, ta thấy có đến hàng trăm loại khác nhau với cùng mục đích là làm giảm bớt khó khăn khi đại tiện, nhưng đồng thời các loại thuốc này cũng có không ít những tác dụng phụ mà ta cần biết.

Các thuốc trị táo bón hiện có trên thị trường có thể phân loại như sau:

a. Thuốc làm phân thu thành khối. Khi gặp nước, các chất này nở, tạo ra khối mềm trơn lỏng ở trong đại tràng và kích thích nhu động ruột. Thuốc có tác dụng trong

Page 143: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

142

thời gian từ 12 đến 24 giờ. Thuốc thường dùng là bột Citrucel, Konsyl, Fiberall, Metamucil; viên Fibercon, Fiberall; thuốc hạt Serutan, Perdiem Fiber...

b. Thuốc làm phân mềm. Các thuốc này làm bề ngoài của phân ẩm trơn, có tác dụng sau 2, 3 ngày. Thuốc thường dùng là Docusate natri (Kasof); Docusate Natri (Colace, Corectol, Modane Soft).

c. Thuốc tẩy (xổ) như dầu Mineral, có tác dụng sau khi uống khoảng 6 giờ.

d. Thuốc tẩy muối như magnesium citrate, magnesium hydroxide.

đ. Thuốc để thụt hậu môn bằng nước lã, nước pha muối, dầu, Fleet Phosphosoda.

e. Thuốc viên nhét hậu môn có Glycerine hoặc Bisacodyl.Các thuốc này giúp đi cầu dễ dàng nhưng cũng có nhiều

nhược điểm khi ta lạm dụng chúng. Chẳng hạn như:- Khi dùng quá thường xuyên, quá liều, thuốc nhuận tràng

sẽ đưa ra khỏi cơ thể những chất bổ dưỡng, vitamin trước khi các chất này được ruột hấp thụ.

- Thuốc làm tăng sự bài tiết nước, natri, kali trong cơ thể.

- Dùng lâu sẽ thành quen, khiến cơ ở ruột yếu, không hoạt động hữu hiệu. Khi ngưng thuốc, táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Page 144: Dinh duong va dieu tri

143

Bệnh táo bón

- Dùng nhiều quá ta thể bị tiêu chảy và cũng có thể ảnh hưởng tới tác dụng của các dược phẩm trị bệnh khác.

Sự lựa chọn các thuốc chống táo bón cần được sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, dựa vào nguyên nhân gây táo bón, các bệnh đang có, các thuốc đang uống, phí tổn cũng như tùy theo sở thích của người bệnh.

Lời khuyên chung của các chuyên viên y tế là: một đôi khi dùng thì thuốc nhuận tràng sẽ an toàn nhưng nó không phải là sự thay thế lâu dài cho một chế độ ăn uống lành mạnh, một nếp sống chừng mực, có vận động cơ thể.

Page 145: Dinh duong va dieu tri

144

DINH DƯỠNG VỚI SỰ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ

Một số vận động viên thể thao cho rằng chỉ cần được huấn luyện tốt là đủ để đạt thành tích

cao. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng một chế độ ăn uống với chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt tới thành tích đạt được của các vận động viên trong thi đấu cũng như khi tập luyện hằng ngày.

Chất dinh dưỡng là thực phẩm mà ta tiêu thụ để cơ thể tăng trưởng và duy trì sức khỏe. Có khoảng trên 50 chất dinh dưỡng chính, cần thiết. Các chất này có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và chia ra làm ba nhóm cơ bản: chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (carbohydrat). Mỗi loại thực phẩm đều có một hỗn hợp của hai hay nhiều các nhóm chính kể trên.

Các vận động viên thể thao có nhu cầu tiêu thụ nhiều năng lượng, nên cần nhiều carbohydrat, chất đạm, chất béo hơn người thường.

CarbohydratĐây là nhóm hợp chất gồm có các nguyên tố carbon,

hydrogen, oxygen và là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể. Carbohydrat tiêu thụ được tồn trữ ở gan, cơ thịt dưới hình thức glycogen. Carbohydrat chỉ cung cấp năng lượng, không có vitamin, đạm hay khoáng chất.

Page 146: Dinh duong va dieu tri

145

Vận động cơ thể

Carbohydrat được chia ra làm hai loại:

- Carbohydrat đơn: như đường, kẹo, chất ngọt trong nước uống có ga...

- Carbohydrat phức tạp: có trong ngũ cốc, gạo, khoai, trái cây, rau, nước trái cây...

Từ lâu, các nhà chuyên môn đã nhận thấy rằng khi tiêu thụ một lượng lớn carbohydrat, cơ thể sẽ chịu đựng được sự tập luyện lâu dài vì nó kích thích cơ bắp, tăng lượng glycogen tồn trữ, do đó tăng năng lượng cần thiết cho sự vận động.

Với một vận động ngắn hạn nhưng cần nhiều sức lực thì carbohydrat là nguồn năng lượng chính; sau độ 20 phút thì một số lượng chất béo được sử dụng để tăng cường thêm nguồn năng lượng. Khi tiếp tục kéo dài thời gian vận động thì năng lượng sẽ do chất béo và carbohydrat cung cấp đồng đều.

Trong trường hợp vận động cần ít sức lực và kéo dài đều đặn như đi bộ thì nguồn năng lượng chính lại do chất béo cung cấp. Vì thế nhiều người đi bộ để bớt vòng hông và vòng bụng.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, các vận động viên nên tiêu thụ nhiều carbohydrat theo lịch trình như sau:

- Một tuần lễ trước khi hội thao, nên ăn ít carbohydrat, nhiều đạm, đồng thời tập dượt hết sức.

- Ba ngày trước khi biểu diễn, giảm tập dượt, ăn nhiều carbohydrat trong khoai, gạo, đậu, bắp, chuối, táo, bột, trái cây, rau...

Page 147: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

146

Chất đạmChất đạm có nhiều trong sữa, thịt súc vật, trứng... Vận

động viên không cần tăng lượng đạm khi tập luyện nặng, vì khẩu phần bình thường cân đối theo tỷ lệ khuyến cáo đã cung cấp đủ nhu cầu rồi. Trong thực tế, vì cơ thể chỉ sử dụng đạm cho nhu cầu năng lượng khi carbohydrat và chất béo không đáp ứng đủ, nên khi gia tăng mức độ hoạt động thì nguồn cung cấp năng lượng chính không phải là chất đạm. Tiêu thụ nhiều chất đạm quá sẽ có hại vì cơ thể phải thải thêm chất bã nitrogen qua đường tiểu tiện, làm cho thất thốt nhiều nước và calci.

Chất béoVới mức độ tập luyện trung bình, chất béo cung cấp 50%

tổng số năng lượng cần thiết. Nhiều chất béo quá sẽ gây trở ngại cho sự hấp thụ chất đạm và carbohydrat, ngoài ra còn có thể gây vài bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, vài loại ung thư. Một khẩu phần có 30% chất béo là đủ.

NướcCơ thể chứa 65% dung dịch chất lỏng. Do đó dùng đủ khối

lượng nước là điều cần thiết cho các vận động viên. Khi uống đủ nước, vận động viên tập luyện tốt hơn là thiếu nước. Nước cần để làm giảm bớt nhiệt sinh ra trong khi tập dượt, làm máu lưu thông tốt, mang dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến cho các cơ bắp đang làm việc. Ngoài ra nước cũng cần cho các chức năng của não bộ như phối hợp, tập trung tư tưởng, suy nghĩ trong lúc tập luyện.

Page 148: Dinh duong va dieu tri

147

Vận động cơ thể

Với người ít hoạt động, cơ thể cần ít nước hơn so với người hoạt động nhiều. Vì thế, các vận động viên cần rất nhiều nước khi tập luyện hay thi đấu. Một người hoạt động trung bình mỗi ngày phải uống từ 6 đến 8 ly nước (1,5 - 2lít) và người vận động nhiều thì cần nhiều hơn.

Mất nước làm cơ thể mệt, làm xáo trộn sự điều hòa thân nhiệt, chức năng của tim và các phản ứng sinh hóa ở bắp thịt. Đôi khi sự tập luyện làm giảm cảm giác khát nên các vận động viên cần uống nước đều đặn, nếu chờ đến khi cảm thấy khát mới uống thì thường không cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Các vận động viên thể thao nên uống khoảng nửa lít nước trước buổi tập luyện khoảng 15 phút, rồi sau đó uống đều đặn. Nếu buổi tập luyện kéo dài, thì cứ khoảng 5 phút lại uống một chút nước, đôi khi chỉ cần nhấm nháp một ngụm cũng đủ. Cần uống nước mát chứ không lạnh quá. Sau khi tập luyện xong, cũng cần uống một lượng lớn nước để giúp cơ bắp và não bộ hồi phục lại.

Trên thị trường có nhiều loại nước uống gọi là nước giải khát thể thao, trong đó khoáng chất chính là natri, chlor, kali, cộng thêm chất đường, được quảng cáo là để thay thế nước và khoáng chất mất đi trong khi vận động. Nhưng trừ trường hợp phải vận động với cường độ cao ngoài trời nóng bức, còn bình thường thì khoáng chất không mất đi quá số lượng dự trữ trong cơ thể.

Có nhiều nghiên cứu cho rằng khi uống các dung dịch này trong các cuộc tập luyện căng thẳng và kéo dài sẽ giúp vận động viên chịu đựng lâu hơn và tăng khả năng vận động. Thực tế là loại nước giải khát này có vị ngon nên các vận động viên cũng thấy thích hơn là nước lã.

Page 149: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

148

Vitamin và khoáng chấtKinh nghiệm cho thấy là các vận động viên không cần

nhiều vitamin hơn người bình thường, vì vitamin không được dùng để tạo ra năng lượng. Có người cho rằng uống nhiều vitamin C có thể làm tăng tính miễn dịch, nhưng thực ra thì sự gia tăng này chỉ có khi tính miễn dịch bị giảm hơn mức bình thường, còn nếu không thì vitamin C chẳng có tác dụng gì.

Trong số các khoáng chất, vận động viên trẻ tiêu thụ cần thêm calci để làm chắc xương và sắt để tạo hồng cầu.

Vitamin và khoáng chất dùng phụ thêm không cần thiết khi các chất đó có tự nhiên trong thực phẩm với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đôi khi việc tốn nhiều tiền để mua vitamin có thể là phí phạm.

Khi tập luyện kéo dài, cơ bắp thường sinh ra acid lactic. Khi lượng acid này lên quá cao, cơ bắp sẽ đau nhức, đôi khi đến mức làm cho vận động viên không thể tiếp tục tập luyện được nữa. Muốn tránh trở ngại này, nhiều người khuyên nên uống một ít baking soda để làm trung hòa acid lactic.

Vài trường hợp đặc biệtĐối với các vận động viên ăn chay thì một chế độ ăn uống

có nhiều carbohydrat, ít chất béo cũng làm tăng hiệu quả tập luyện, dù rằng không dùng chất đạm động vật. Các loại hạt hay đậu nành cũng có thể cung cấp đủ chất đạm. Tuy nhiên,

Page 150: Dinh duong va dieu tri

149

Vận động cơ thể

vận động viên cần dùng thêm vitamin B12 và khoáng calci, vì khi không ăn thịt và uống sữa sẽ rất dễ thiếu những chất này.

Các vận động viên nữ cần kiểm tra đề phòng thiếu chất sắt khi không ăn thịt động vật.

Các vận động viên mắc bệnh tiểu đường loại 1 (cần điều trị bằng insulin) có lợi điểm là nhờ tập luyện mà có thể giữ mức đường trong máu bình thường, mức độ cholesterol và huyết áp thấp. Nhưng đôi khi cũng có nguy cơ mức đường trong máu xuống quá thấp, nên cần ăn thêm một ít chất carbohydrat khi nào thời gian tập luyện kéo dài.

Người bị tiểu đường loại này nên được bố trí tập luyện khoảng nửa giờ sau khi ăn, hoặc là vào thời điểm mà nồng độ insulin trong máu lên cao nhất. Tập luyện vào buổi sáng là tốt hơn cả, tránh buổi chiều.

Một số vận động viên còn dùng thêm vài chất khác để tăng cường khả năng tập luyện và thi đấu, như hormon nam (anabolic steroid), creatinin.

Trong thế chiến thứ hai, hormon nam đã được Đức Quốc Xã cho đoàn quân chủ lực SS dùng để làm tăng khả năng chiến đấu. Trong các cuộc tranh tài tại Thế vận hội vào thập niên 50, các vận động viên Nga cũng dùng hormon nam để tăng cường sức lực. Kể từ năm 1974, chất này bị Thế vận hội cấm dùng vì tác dụng không tốt, nên các vận động viên đều được kiểm tra trước khi thi đấu xem có vi phạm luật hay không.

Có vài điều cần chú ý khi dùng chất hormon nam là sức mạnh đạt được không kéo dài, mau kiệt sức. Thuốc có thể

Page 151: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

150

gây ra một số bệnh như sưng tuyến nhiếp hộ, bệnh tim, gan. Chất creatinin làm tăng khối lượng bắp thịt khi dùng với liều lượng nhỏ, trong thời gian ngắn.

Kết luậnTóm lại, một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối dinh dưỡng

như carbohydrat, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất sẽ giúp vận động viên tập luyện và thi đấu hiệu quả hơn, bền bỉ hơn. Nên lưu ý rằng nước rất cần cho mọi hình thức vận động. Cần cẩn thận khi dùng anabolic steroid và creatinin.

Page 152: Dinh duong va dieu tri

151

SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tốt cho mọi người,

mọi lứa tuổi, nhất là người cao niên.

Suy dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng sai lầm là tình trạng gây ra do mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể. Sự kiện này có thể là do ăn quá ít, quá nhiều hoặc không đồng đều các thực phẩm cơ bản như chất đạm, chất béo và chất bột đường.

Bệnh do suy dinh dưỡng có nghĩa là sức khỏe bị thương tổn vì thực phẩm không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do rối loạn các chức năng sinh học của cơ thể trong việc hấp thụ và cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào.

Thuật ngữ dinh dưỡng thiếu hay dinh dưỡng thấp được dùng để chỉ tình trạng ăn vào không đủ chất dinh dưỡng, còn dinh dưỡng quá mức hay dinh dưỡng thừa là khi tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn mức nhu cầu.

Một người lành mạnh mà liên tục ăn không đủ chất dinh dưỡng thì gọi là thiếu dinh dưỡng tiền phát. Người đó có thể do chọn lựa thức ăn không đúng với nhu cầu cơ thể, hoặc do không ăn đầy đủ. Chẳng hạn như khi ăn nhiều thức ăn sấy

Page 153: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

152

khô thì cho dù lượng thức ăn vẫn đủ no bụng nhưng sẽ có nhiều nguy cơ thiếu một số chất dinh dưỡng.

Khi thiếu dinh dưỡng do những rối loạn của cơ thể thì gọi là thiếu dinh dưỡng thứ phát. Trong trường hợp này, mặc dù lượng thức ăn vẫn đầy đủ nhưng cơ thể không tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thụ, chuyên chở, sử dụng được một cách hiệu quả như bình thường. Thí dụ như các bệnh ung thư, bệnh của hệ tiêu hóa... thường đưa đến thiếu dinh dưỡng thứ phát.

Còn tình trạng suy dinh dưỡng thì được xác định khi bị sụt cân ngoài ý muốn từ 5% đến 10% sức nặng cơ thể trong vòng 6 tháng tới 1 năm.

Theo thống kê, có tới một phần ba những người trên 65 tuổi bị suy dinh dưỡng, nhất là về chất đạm.

Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe, là một trong nhiều nguy cơ đưa tới bệnh tật và tử vong.

Diễn tiến bình thường ở tuổi giàKhi tới tuổi cao, cơ bắp giảm, da khô, xương xốp, nhưng ở

bụng, ở mông thì tế bào mỡ phát triển rất mạnh.

Các chức năng sinh học về tiêu hóa suy yếu: chuyển động co bóp và sự hấp thụ thực phẩm của ruột và dạ dày giảm; bớt cảm giác về ăn uống như nếm, ngửi, nhìn thực phẩm; răng lung lay; ít khát nước, ít thấy đói.

Nhiều dược phẩm mà người già dùng cho các bệnh mạn tính cũng ảnh hưởng tới khẩu vị.

Page 154: Dinh duong va dieu tri

153

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Nguy cơ suy dinh dưỡngCó nhiều nguy cơ đưa đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi:a. Sống đơn độc. Ăn ngon cần có người cùng ăn mới thấy có

hứng thú. Người cao tuổi sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, nhất là khi không có người bạn đời nấu cho mình ăn, cũng như để chia sẻ ngọt bùi.

b. Rối loạn tâm thần, như trầm cảm, đặc biệt là với quý cụ sống trong viện dưỡng lão, hoặc vì tiếc thương sự ra đi của người bạn trăm năm.

c. Không ý thức được sự quan trọng của dinh dưỡng, ăn gì cũng được, cốt sao cho no bụng thì thôi.

d. Ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đúng cách, không biết cất giữ, nấu nướng thức ăn.

đ. Thiếu thốn vật chất, không cung cấp đủ thực phẩm. Nhiều người đau ốm kéo dài phải để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà, điện, nước... hơn là mua thực phẩm. Họ có thể ăn thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết chất dinh dưỡng, cốt sao cho khỏi đói.

e. Phụ thuộc vào người khác. Người bị đau xương khớp mạn tính, di chuyển khó khăn, không đi mua và không nấu nướng được. Các cụ bị suy yếu tâm thần có thể quên không ăn hoặc thấy ăn uống là không cần thiết. Nhiều người cần sự giúp đỡ bón thức ăn.

f. Một số người già bị gia đình bỏ rơi, không được nuôi dưỡng đầy đủ.

Page 155: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

154

g. Các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh phổi, bệnh tim đều đưa tới suy dinh dưỡng. Giảm dịch vị dạ dày khiến hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, đường lactose bị trở ngại. Chức năng của gan giảm, khiến cho sự chuyển hóa thực phẩm chậm. Thất thốt chất dinh dưỡng qua ói mửa, nước tiểu, phân.

h. Biếng ăn vì tác dụng của dược phẩm đang dùng. Một vài dược phẩm có nguy cơ đưa tới ăn mất ngon (Digoxin, Prozac, Quinidine, quá nhiều vitamin A); gây ói mửa như vài loại thuốc kháng sinh, Aspirin, Theophyline; làm kém hấp thụ thức ăn như các loại thuốc trị táo bón, thuốc trị suyễn loại Theophylline, thuốc kích thích amphetamine. Dùng nhiều vitamin D có thể đưa tới tổn thương cho thận; nhiều khoáng sắt gây hại cho gan.

k. Bệnh răng miệng. Răng bị lung lay, răng giả không khít hàm đưa tới khó khăn khi nhai thức ăn; miệng khô nước bọt khiến nhai thực phẩm như nhai bông gòn; nuốt thức ăn xuống thực quản khó khăn.

i. Mất cảm giác nếm, ngửi thực phẩm. Nhiều vị cao niên mất hứng thú trong ẩm thực vì họ không cảm thấy hương vị và không nhìn thấy sự hấp dẫn của thực phẩm do giác quan, thị giác yếu. Thực phẩm trở nên không mùi, không vị, đôi khi họ ăn thức ăn ôi thiu mà không biết. Nhiều khi, để có khẩu vị, họ tăng gia vị như ăn nhiều muối, nhiều đường, nhiều đồ cay. Mất cảm giác một phần là do các nụ nếm của lưỡi bị cọ sát với răng mà kém nhạy cảm hơn.

Page 156: Dinh duong va dieu tri

155

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

l. Uống nhiều rượu. Số người cao tuổi thích uống rượu lên tới 10%. Các cụ uống ít một nhưng nhiều lần trong ngày, gọi là nhâm nhi cho ấm bụng, tiêu cơm. Rượu không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nhiều vị lại dùng rượu thay cơm, ăn ít thực phẩm, nhất là dùng rượu để quên đời, giải sầu...

m. Trường hợp suy dinh dưỡng vì mất cảm giác ngon miệng cần được nói thêm. Nhiều người cho rằng mất cảm giác ngon miệng là chuyện đương nhiên ở người già, nhưng thực ra điều này có thể là do một số bệnh mạn tính như:

- Bệnh phổi: Sự mất ký ngoài ý muốn thường thấy ở 75% người có bệnh phổi mặc dù họ ăn uống đầy đủ. Đó là do năng lượng mất đi và tăng chỉ số chuyển hóa, đưa đến suy yếu cơ hoành, dẫn đến thở khó.

- Bệnh tim. Theo nhiều chuyên gia, sau thời gian vài năm giảm cân vì bệnh phổi thì bệnh tim sẽ xuất hiện. Bệnh nhân giảm cân, ăn mất ngon, mệt mỏi, cơ bắp tiêu hao. Ngoài ra thuốc trị bệnh tim cũng làm giảm sự ăn ngon.

- Bệnh ung thư. Hầu hết người mắc bệnh ung thư đều gầy đi, có thể vì có sự gia tăng chuyển hóa, thay đổi nội tiết hoặc do tác dụng của thuốc chữa ung thư.

- Sa sút trí tuệ. Nhóm người này thường mất khả năng tự ăn uống, không còn cảm giác với thực phẩm. Đôi khi họ không chịu mở miệng để nhận thức ăn đưa vào, không chịu nhai hoặc nuốt chửng thức ăn, đánh phá người bón thức ăn cho họ, giấu thực phẩm...

Page 157: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

156

Những dấu hiệu của suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng đôi khi được phát hiện khi các cụ thấy

quần áo tự nhiên rộng, lỏng. Còn khi đi khám bác sĩ thì định bệnh căn cứ vào bệnh sử, khám toàn thân, cân đo sức nặng, thử nghiệm máu (hồng cầu, hormon tuyến giáp, chức năng gan), thử phân tìm ký sinh trùng, máu; chụp X quang tim, phổi, hệ tiêu hóa.

Người bị suy dinh dưỡng đờ đẫn, lơ là với mọi người, mọi sự việc xảy ra ở chung quanh hoặc đôi khi lại gắt gỏng, khó tính. Da khô, xanh lợt, dễ bầm, vết thương lâu lành. Tóc khô dòn, rụng nhiều; móng tay khô, nứt; ăn không ngon miệng; giảm cảm giác với mùi vị thực phẩm; miệng khô, lưỡi và môi lở; nhai nuốt khó khăn; hay buồn nôn; đại tiện táo bón hoặc lỏng bất thường; nhịp tim nhanh; hơi thở khó khăn. Cơ thể mỗi ngày một gầy đi, sức khỏe suy giảm, các bệnh đang có trầm trọng lên, di chuyển khó khăn, dễ ngã, dễ tai nạn.

Hậu quả của suy dinh dưỡng- Thương tổn thể xác và tâm thần.- Dễ dàng mắc các chứng bệnh truyền nhiễm.- Tăng rối loạn với các bệnh chuyển hóa.- Giảm khả năng hoạt động.- Tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng

Vấn đề ưu tiên là phát hiện và điều trị các nguyên nhân đưa tới suy dinh dưỡng như đã kể trên.

Page 158: Dinh duong va dieu tri

157

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi, chuyên viên dinh dưỡng giúp đỡ chỉ dẫn các món ăn bổ dưỡng, nhân viên xã hội giúp giải quyết các vấn đề về hoàn cảnh, giới thiệu tới các cơ quan tương trợ người già, các đoàn thể...

Sự biếng ăn là nguy cơ thông thường nhất đưa tới suy dinh dưỡng. Sau đây là vài phương thức để tránh tình trạng này:

a. Khuyến khích người cao tuổi tìm bạn cùng ăn cho vui. Người cao tuổi có thể đến ăn tại các trung tâm cao niên, ăn chung với người thân trong gia đình, tại các cơ sở tôn giáo có sinh hoạt xã hội.

b. Nhiều người bỏ qua bữa ăn chỉ vì cảm thấy mệt khi nấu nướng. Nên nghỉ cho khỏe rồi nấu, chứ đừng bỏ qua bữa ăn. Đôi khi nấu một lần cho hai bữa ăn. Hoặc nếu quá khó khăn thì có thể mua thực phẩm nấu sẵn rồi hâm nóng bằng lò vi-ba.

c. Khuyến khích ăn nhiều vào bữa mà người cao tuổi thích. Nếu bữa trưa là thời gian để ăn thì có thể tăng phần ăn ở bữa này. Có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ba bữa chính như thường lệ.

d. Tránh mau no bụng như không nên uống nước, uống thuốc ngay trước khi ăn.

đ. Tránh thực phẩm gây ra nhiều hơi như cải bắp, đậu, nước ngọt có ga, cà phê...

e. Năng vận động cơ thể tùy theo điều kiện sức khỏe để kích thích khẩu vị.

Page 159: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

158

f. Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Người hay bị khô miệng thì ăn nhiều canh, nước xốt. Khó khăn nhai với răng giả thì có thể dùng thực phẩm băm nhỏ, ninh thịt nhỏ lửa lâu hơn để cho thịt mềm.

g. Nhiều người thường nôn ói khi ăn thì nên tránh ăn một lúc quá nhiều mà chia ra làm nhiều bữa nhỏ, tránh thức ăn nhiều chất béo.

h. Khuyến khích dùng thêm thực phẩm phụ cũng như vitamin, khoáng chất.

i. Thêm gia vị vào thực phẩm để tăng sức hấp dẫn khẩu vị người cao tuổi.

Kết luậnSuy dinh dưỡng, nhất là ngoài ý muốn, là vấn đề hệ trọng

đối với người cao tuổi. Nó làm tăng nguy cơ bệnh hoạn và tử vong ở lớp người này. Hầu hết những nguyên nhân đưa tới suy dinh dưỡng đều có thể điều trị và phòng ngừa được. Tuy nhiên, phần lớn các vị cao tuổi thường tự mình không giải quyết được vấn đề mà cần phải có sự quan tâm giúp đỡ, chăm sóc của con cháu. Tìm hiểu về tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi do đó lại là trách nhiệm của những người trẻ tuổi. Nếu mỗi người trong chúng ta đều ý thức đúng vấn đề này, những năm tháng cuối đời của các vị lão ông, lão bà chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn nhiều, cũng như được thêm phần ấm áp, chan hòa tình cảm.

Page 160: Dinh duong va dieu tri

159

RƯỢU VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

Trong những thập niên vừa qua, y giới bắt đầu quan tâm hơn tới một vấn đề đã bị coi nhẹ từ

nhiều năm. Đó là sự nghiện rượu ở nhóm người cao tuổi với nhiều bệnh lý sinh ra do “món thuốc xã hội” này. Họ đã ý thức được là có vấn đề nghiện rượu ở lớp người từ 60 tuổi trở lên.

Cho tới nay, y giới đã quá chú tâm vào nạn nghiện ngập ở lớp trẻ, cũng như người cao tuổi thường che đậy, bào chữa cho sự uống rượu của mình. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ coi nghiện rượu ở người cao tuổi như một bệnh dịch được giữ kín.

Định nghĩaTheo các nhà chuyên môn y học thì rượu là một dược phẩm

có thể bị lạm dụng và nghiện rượu là một bệnh cũng như nhiều bệnh khác xảy ra cho con người.

Các cơ quan y tế có thẩm quyền đã định nghĩa nghiện rượu như một bệnh mạn tính, nguyên phát mà sự mắc nghiện, sự phát triển, biểu lộ đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố về di truyền, tâm lý xã hội và môi trường chung quanh.

Các nhà chuyên môn xác định tình trạng nghiện bia rượu là khi uống mỗi ngày nhiều hơn:

Page 161: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

160

- 680ml bia có 5% độ cồn nguyên chất, - hoặc 290ml rượu vang có 12% độ cồn, - hoặc 90ml rượu mạnh có 40% độ cồn.Uống vừa phải có thể là chỉ tương đương hoặc gấp rưỡi

lượng rượu bia nói trên trong một tuần. Người đã nghiện rượu thì tình trạng không dừng lại ở một

mức độ nhất định. Với nhiều biến chứng, bệnh thường sẽ trở nên ngày càng nặng hơn và dần dần đưa tới tử vong.

Đặc điểm của bệnh là có những rối loạn khả năng kiểm sốt sự uống, luôn luôn ám ảnh với rượu, tiếp tục uống dù biết hậu quả xấu, lý trí bị méo mó, sai lạc, và nhất là lúc nào cũng phủ nhận sự nghiện ngập của mình. Sự phủ nhận này là một điều bất lợi vì rượu có sức tàn phá đáng kể lên cơ thể đã suy yếu của người già.

Dược tính của rượuRượu là dược chất an thần làm dịu thần kinh trung ương

não bộ. Vài phút sau khi uống là rượu vào máu ngay và làm tê dại dây thần kinh, làm chậm tín hiệu từ não ra ngoại vi cơ thể.

Dùng nhiều, rượu sẽ ảnh hưởng tới các chức năng như suy nghĩ, phán xét, trí nhớ, ngôn từ, phối hợp các động tác. Nhiều hơn nữa sẽ đưa tới trấn áp thần kinh, làm ngủ vùi, tê liệt toàn thân đôi khi hôn mê, tử vong vì hô hấp bị gián đoạn. Khi nồng độ rượu trong máu lên tới 0,1% thì đã bị xem là say sưa vi phạm luật rồi.

Sau khi uống, 80% rượu được ruột hấp thụ, chuyển ngay sang máu; 20% còn lại được hấp thụ ở dạ dày.

Page 162: Dinh duong va dieu tri

161

Rượu và người cao tuổi

Ở người cao tuổi, nước trong tế bào giảm vì bắp thịt nhỏ đi, mỡ gia tăng; khi uống vào, rượu sẽ được phân phối trong máu nhiều hơn ở tế bào do đó nồng độ rượu trong máu người già cao hơn ở người trẻ tới 30%. Ăn no, ăn nhiều chất béo làm chậm sự hấp thụ này.

Hầu hết rượu uống vào được gan chuyển hóa thành dioxid carbon và nước; chỉ có 5% được thải ra ngoài theo đường tiểu tiện, qua mồ hôi hay qua hơi thở.

Tỷ lệ và nguy cơ nghiện rượuBệnh nghiện rượu rất thường thấy ở người cao tuổi nhưng

ít được phát hiện, công bố.

Trung bình có từ 10% tới 14% người cao tuổi uống rượu nhiều; nam giới uống sớm hơn và nhiều hơn nữ giới gấp 5 lần.

Khoảng hai phần ba số người nghiện rượu đã bắt đầu uống rượu từ khi còn trẻ vì di truyền, sinh ra trong một gia đình có cha mẹ nghiện rượu, kinh tế gia đình có thu nhập thấp, gia đình xáo trộn hoặc bản thân hư hỏng vì chạy theo bạn bè xấu...

Ngược lại, khoảng một phần ba những người nghiện rượu trễ khi đến tuổi già lại thường có thu nhập cao, kiến thức rộng, độc thân, sống xa cách với xã hội, nhưng họ lại được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, xã hội, sẵn sàng thú nhận có vấn đề, dễ dàng tiếp nhận điều trị, do đó mau bình phục hơn.

Một số nguy cơ có thể đưa đến nghiện rượu ở khoảng cuối của cuộc đời là:

Page 163: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

162

- Những khó khăn căng thẳng trong cuộc sống gia đình.

- Bệnh hoạn, phải sống phụ thuộc vào người khác.- Buồn rầu, cô đơn, lẻ loi khi mất người bạn đời thân

thương, khi bạn bè tâm giao lần lượt ra đi.- Có quá nhiều thời gian nhàn tản, buồn tẻ, bất ổn về tài

chính.- Sau khi hưu trí không có sự chuẩn bị chương trình hoạt

động hay sinh hoạt bổ ích nào, lại xem như có thời gian rảnh rỗi được tự do vui nhậu với những bạn bè “đồng cảnh”.

Dấu hiệu phát hiện người nghiện rượu

Có một số dấu hiệu khiến ta nghi ngờ một người uống rượu quá độ:

- Sao lãng săn sóc cá nhân, nhà cửa không ngăn nắp, sạch sẽ như trước;

- Quên bỏ hẹn ngày khám bệnh, bỏ sinh hoạt thường nhật, không liên hệ với thân nhân, bạn bè;

- Giảm khả năng nhận thức, bối rối mất định hướng với những công việc rất thông thường như ngày giờ, sự vật chung quanh;

- Hay bị té ngã, gặp tai nạn thương tích;- Kém ăn, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ, dễ mắc các bệnh dạ

dày, phổi, gan, thiếu máu; dễ nhiễm độc.- Trên cơ thể thấy có những vết da bầm, vết sẹo vì thương

tích của té ngã hoặc đập phá trong khi say; da mặt, da

Page 164: Dinh duong va dieu tri

163

Rượu và người cao tuổi

bàn tay đỏ ửng; tay run, ngón tay ngón chân đau nhức, cảm xúc sờ mó giảm.

- Tính tình thay đổi, hay cáu gắt, nhất là khi có ai đề cập tới vấn đề uống rượu của mình;

- Kém tập trung, mau quên nhưng luôn luôn nghĩ tới rượu.

Tác dụng của rượu trên sức khỏeRượu có tác hại trên toàn bộ cơ thể người già nhất là khi

họ đã có sẵn một vài bệnh mạn tính, đang dùng nhiều dược phẩm và giảm sức chịu đựng với độ cồn trong rượu. Một số tác hại của rượu có thể kể ra như sau:

- Xuất huyết dạ dày, ruột là nguyên nhân thường phải đưa đến phòng cấp cứu.

- Viêm xơ cứng gan, với quá một nửa số nạn nhân phải tử vong trong vòng một năm;

- Rượu cũng là một dạng carbohydrat, tích tụ trong gan nên làm bệnh tiểu đường nặng thêm;

- Rượu đưa đến kém dinh dưỡng, thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vì người nghiện uống rượu nhiều hơn ăn.

- Mất thăng bằng cơ thể, hay té ngã gây thương tích, gãy xương hông, dễ bị bệnh loãng xương.

- Tính miễn dịch suy giảm nên dễ nhiễm bệnh.

- Gây ra một số bệnh ung thư như ung thư miệng, cuống họng, thanh quản, gan, dạ dày, ruột.

Page 165: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

164

Nhưng hệ trọng hơn cả là ảnh hưởng của rượu lên hệ tim mạch, thần kinh, tâm thần:

- Huyết áp và bệnh tim tăng đưa đến nhiều nguy cơ tai biến mạch máu não;

- Chức năng não bộ suy kém, rối loạn định hướng, không phân biệt sự việc, sa sút trí tuệ, mê sảng, hay buồn ngủ;

- Tê yếu ngoại biên, mất thăng bằng đưa đến té ngã;- Thay đổi tâm thần, bị trầm cảm, đôi khi có ý nghĩ quyên

sinh. Có tới 13% người trên 65 tuổi bị trầm cảm thường uống rượu, và khi uống rượu nhiều thì bệnh trầm cảm cũng nặng thêm.

So với những người cùng độ tuổi không uống rượu, người cao tuổi nghiện rượu thường có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn, và rượu thường là nguyên nhân đưa họ vào các bệnh viện tâm thần, nhà dưỡng lão, bệnh viện đa khoa.

Ngoài ra, vấn đề tương tác giữa rượu với các dược phẩm chữa bệnh khác mà người cao tuổi đang dùng cũng cần được lưu ý.

Có tới 75% quý vị cao niên thường uống nhiều loại dược phẩm cùng một lúc và một số dược phẩm này khi gặp rượu sẽ gia tăng tác dụng phụ hay độc tính, đặc biệt là các thuốc về thần kinh và thuốc được chuyển hóa tại gan.

Dược phẩm có tương tác mạnh với rượu là: Aspirin, Tylenol, thuốc trị bệnh mỡ trong máu, tiểu đường, thuốc chống viêm không có steroid, thuốc an thần nhóm benzodiazepine (Valium, Librium...), một vài loại kháng sinh, thuốc nitroglycerine chữa cơn đau thắt tim.

Page 166: Dinh duong va dieu tri

165

Rượu và người cao tuổi

Định bệnhViệc định bệnh thường gặp nhiều khó khăn vì người nghiện

rượu, nhất là ở tuổi cao, thường không bao giờ nhận là mình nghiện rượu. Thân nhân thì ngại không muốn đề cập đến, bác sĩ thì đôi khi xem nhẹ vì người cao tuổi vốn đã có nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Mặt khác, với người cao tuổi dù có tự nhận, số lượng rượu uống được họ nói ra thường cũng không chính xác vì không nhớ rõ hay tính nhẩm sai. Hơn nữa, nhiều triệu chứng của người già nghiện rượu như đau nhức xương thịt, mất ngủ, buồn rầu, kém tập trung, giảm suy tư... có thể bị coi là dấu hiệu của các bệnh khác thường thấy ở người không uống rượu.

So với những người nghiện rượu trẻ, người nghiện cao tuổi ít gây ra tai nạn xe cộ, ít làm xáo trộn trật tự công cộng, ít hành vi phạm luật nên họ ít được phát giác và giới thiệu đi điều trị.

Vì vậy, để phát hiện nghiện rượu ở người cao tuổi cần có sự lưu tâm thật tế nhị. Hằng năm, những người trên 65 tuổi đều nên được nhẹ nhàng hỏi thăm về thói quen uống rượu như: số lượng rượu và số lần uống, loại rượu thường uống, cảm nghĩ, thái độ về uống rượu, ảnh hưởng của rượu với nếp sống của họ.

Người già đã sống qua thời kỳ mà sự uống rượu được coi như một vi phạm luật lệ tôn giáo, đạo đức, nên rất nhạy cảm, động lòng khi bị coi là nghiện rượu.

Bốn câu hỏi trắc nghiệm sau đây thường được dùng:

Page 167: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

166

- Có bao giờ cụ cảm thấy là cần phải cắt giảm số lượng rượu đang uống không?

- Khi bị người khác chỉ chích thói quen uống rượu, cụ có thấy khó chịu không?

- Có bao giờ cụ cảm thấy không vui hoặc có cảm giác tội lỗi về sự uống rượu của cụ?

- Có bao giờ, vào buổi sáng, cụ thấy cần phải làm một ly để lấy tinh thần hoặc để làm mất đi những hậu quả khó chịu sau khi đã uống quá nhiều rượu?

Nếu các cụ trả lời có cho hai câu hỏi trên thì các cụ có vấn đề với rượu rồi; nếu chỉ trả lời có cho một câu hỏi thì cần điều tra thêm.

Viện Đại học Michigan cũng đưa ra một bản trắc nghiệm với 22 câu hỏi tập trung vào thói quen uống rượu, loại rượu, ảnh hưởng của rượu trên cơ thể, cảm nghĩ về sự uống rượu... Bản trắc nghiệm này cũng rất hữu ích trong việc phát hiện người nghiện rượu.

Điều trị - Cai rượuCũng như bệnh nghiện rượu ở các tuổi khác, để việc điều

trị hữu hiệu người bệnh phải có ý thức cao về vấn nạn của mình, về ảnh hưởng xấu của rượu trên cơ thể, trong nếp sống hằng ngày cũng như nguy cơ có thể trở thành bệnh hoạn, tàn phế vào cuối cuộc đời, nếu không nói là còn bị rút ngắn tuổi thọ.

Page 168: Dinh duong va dieu tri

167

Rượu và người cao tuổi

Ngoài ra, sự tận tâm của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp các chương trình, phương thức trị liệu, sự hết lòng thông cảm, hỗ trợ của thân nhân đều là những yếu tố cần thiết cho việc phục hồi người bệnh.

Cần phá vỡ sự phủ nhận tật bệnh của người già, giải thích các hậu quả xấu của rượu, nêu ra những khó khăn về cá nhân, về gia đình, xã hội do rượu gây ra mà họ đang gánh chịu.

Bệnh nhân sẽ qua thời kỳ “nhớ rượu” rất khó chịu trong mấy ngày đầu cai rượu. Họ trở nên mất tự chủ, run rẩy tứ chi, mất ngủ, ói mửa, có những ảo tưởng, ảo giác, bồn chồn lo sợ, đôi khi lên cơn kinh phong. Các trường hợp này cần được theo dõi điều trị khẩn cấp tại các trung tâm y khoa chuyên biệt.

Khi đã ổn định qua cơn nghiện, bệnh nhân sẽ tham dự các nhóm thảo luận, cố vấn, hỗ trợ, sinh hoạt để chia sẻ tâm tư, học cách thức đối phó với sự thôi thúc đòi hỏi uống rượu. Tại Hoa Kỳ có rất nhiều tổ chức ở các địa phương tham dự tích cực vào những chương trình giúp đỡ người nghiện rượu phục hồi nếp sống bình thường. Một số trong đó có tầm hoạt động mở rộng khắp thế giới như Alcoholics Anonymous (A.A.), Al-Anon Family Groups (Al-Anon, Alateen):

- Tổ chức Alcoholics Anonymous (A.A.) được thành lập từ năm 1935, quy tụ những người nghiện rượu đã và đang cai nghiện, và muốn hoàn toàn quay lại với nếp sống bình thường. Họ ngồi lại với nhau để lắng nghe và

Page 169: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

168

chia sẻ những kinh nghiệm về đời sống, để thấy rằng họ không cô đơn. Hội viên không phải đóng lệ phí, chỉ cần có ý nguyện muốn cai rượu là đủ.

- Được thành lập năm 1950, Al-Anon Family Groups là hội của những người không nghiện rượu nhưng có thân nhân nghiện rượu. Họ chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn do người khác gây ra và hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện để giúp thân nhân của họ cai nghiện. Tổ chức này hoạt động chia thành hai nhóm là Alateen dành cho những người dưới 21 tuổi và Al-Anon dành cho những người từ 21 tuổi trở lên.

Thuốc DisulfamĐây là loại thuốc viên không phải để giúp cai nghiện rượu,

mà để ngăn ngừa uống rượu. Tác dụng của thuốc là làm rối loạn sự chuyển hóa của rượu trong gan. Nếu có rượu trong cơ thể, thuốc sẽ gây ra một phản ứng mạnh, khó chịu như ói mửa, nhức đầu, đau bụng, mặt nóng bừng... khiến người dùng thuốc sợ không dám uống rượu nữa. Trong khi uống thuốc này mà dùng nước hoa, kem bôi da, thuốc súc miệng có chất cồn cũng bị phản ứng như trên.

Kết luậnNhững đấng mày râu nghiện rượu thường tự biện hộ bằng

câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong.” (Làm trai không uống rượu như lá cờ không có gió.)

Page 170: Dinh duong va dieu tri

169

Rượu và người cao tuổi

Nhưng gió mạnh thì cờ cũng rách nát, mà những người cao tuổi uống rượu nhiều thì cơ thể càng chóng tiêu hao.

Nếu chỉ dùng điều độ mỗi ngày nhâm nhi một ly nhỏ, chắc cũng không sao, đôi khi lại tốt cho tim.

Nhưng nghiện rượu thì lại khác.

Ở người cao tuổi, nghiện rượu là một vấn đề có thật nhưng thường hay bị che giấu, đưa tới nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe trong khoảng cuối của cuộc đời.

Bệnh có thể phục hồi được nếu người uống chịu chấp nhận vấn đề, tự biết rằng mình không kiềm chế được sự thèm muốn uống rượu, để sẵn sàng tham gia vào các chương trình trị liệu và sẵn sàng đón nhận sự hỗ trợ từ mọi phía.

Page 171: Dinh duong va dieu tri

170

DINH DƯỠNG VỚI SỰ LÃO HÓA

Theo S. Day Olshansky, Trung tâm Lão khoa của Đại học Chicago thì “mọi sự vật đều tan rã

dần theo thời gian, cho nên lão hóa là diễn biến không thể đảo ngược được. Đây là sự tích lũy của quá trình thoái hóa diễn ra ngay trong cấu trúc căn bản của các phần tử tạo thành cơ thể. Thoái hóa là sản phẩm của sự tăng trưởng, xảy ra ở người già cũng như người trẻ.”

Nhưng người trẻ có thể dễ dàng tái tạo cũng như giới hạn sự thoái hóa ở mức tối thiểu, còn người già thì sự thoái hóa đã đi đến gần giới hạn cuối cùng của nó, nên vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Tuổi già thường đưa tới sự suy yếu của cơ thể. Mà con người thì không những “không muốn già” mà cũng “không muốn yếu”. Nên từ xa xưa đã có rất nhiều cố gắng tìm tòi, nghiên cứu khoa học nhằm chinh phục hoặc trì hoãn sự lão hóa.

Mà muốn chinh phục, trì hoãn một trở ngại, bệnh tật nào đó thì điều tất yếu là phải biết rõ căn bệnh đó ra sao, diễn tiến như thế nào, nguyên nhân nằm ở đâu.

Về sự lão hóa thì cũng đã có nhiều lý thuyết đưa ra để giải thích lý do, nhưng dường như chưa thuyết nào được đa số các nhà nghiên cứu đồng ý. Cho nên, sự chinh phục tuổi già cũng chỉ là những dò dẫm, ước mong có kết quả.

Page 172: Dinh duong va dieu tri

171

Sự lão hóa

Có người đi tìm đáp số trong các phương thuốc thiên nhiên hoặc tổng hợp hóa chất. Có người sử dụng chất dinh dưỡng như phương thức “cải lão hoàn đồng”. Nhiều người ôm mộng hão huyền đi tìm thuốc “trường sinh bất tử” trên núi non hiểm trở hoặc ngoài hải đảo xa xôi. Cũng có nhiều tay lang băm bịa đặt ra “thuốc chống già” làm tiền thiên hạ. Những người cả tin, bị lường gạt rồi thất vọng không phải là ít.

Theo Leonard Hayflick, một nhà nghiên cứu về Lão khoa có uy tín thì “chưa có một phương thức nào được chứng minh là có thể làm ngưng hoặc đảo ngược được tiến trình lão hóa”.

Deepak Chopra, người đã viết nhiều nhiều quyển sách về sự đảo ngược tiến trình lão hóa cũng xác nhận: “Các phương thức chống già hợp lý nhất cũng chỉ làm ta khỏe mạnh hơn, giảm thiểu nguy cơ chết yểu chứ không làm ta trẻ lại.”

Nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu lạc quan hơn. Khi giới thiệu một hóa chất để kéo dài tuổi thọ, Richard J. Marsh, một bác sĩ y khoa có gần 30 kinh nghiệm nghiên cứu về Lão khoa, đã hân hoan báo tin: “Khoa học đã chứng minh được rằng giờ đây chúng ta có thể làm cho con người trẻ lại từ 10 tới 20 tuổi trong vòng 6 tháng.”

Ông ta đang nói đến một loại hormon tăng trưởng được gọi là HGH (Human Growth Hormon e). Hormon này được bác sĩ Daniel Rudman khám phá ra công dụng hồi xuân và công bố trên tạp chí y học uy tín New England Journal of Medecine vào ngày 5 tháng 7 năm 1990.

Page 173: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

172

Bác sĩ Ronald Klatz, người đứng đầu Academy of Anti-Aging Medicine cũng tuyên bố rất lạc quan rằng “một xã hội không tuổi tác đã thực sự bắt đầu với HGH”.

Một số nhà khoa học gia tin rằng trong một tương lai không xa, tuổi thọ trung bình của con người sẽ tăng tới 100 tuổi hoặc nhiều hơn nữa.

Nhưng trong thực tế đời sống hiện nay, đa số trong chúng ta có thể chống lại tiến trình lão hóa đến mức nào và bằng cách nào? Dưới đây xin trình bày một số vấn đề xem như đáp án cho câu hỏi đó.

Hạ nhiệt độ cơ thểQuan sát cho thấy con thằn lằn ở vùng New England lạnh

lẽo sống lâu hơn đồng loại ở Florida với khí hậu ôn hòa, và một vài loại cá sống trong hồ nước lạnh có tuổi thọ cao hơn sống trong vùng nước ấm.

Từ các nhận xét này, nhiều nhà khoa học gia đã thử nghiệm kéo dài tuổi thọ của súc vật bằng cách hạ nhiệt độ cơ thể xuống từ 3 đến 5 độ. Kết quả ban đầu khá hứa hẹn, và họ đang tiếp tục nghiên cứu ở động vật có xương sống.

Nhiều động vật hoang dã đi vào giấc ngủ suốt mùa đông (hibernation) và khi thức dậy chúng rất khỏe mạnh.

Ngăn chặn phản ứng gốc tự doMọi tế bào đều cần đến oxygen để chuyển hóa chất dinh

dưỡng thành năng lượng. Đó là phản ứng oxy hóa.Phản ứng này tạo ra các phân tử có số lẻ điện tử gọi là gốc tự

do. Gốc tự do có công dụng cho cơ thể, đồng thời cũng gây ra tổn thương cho màng tế bào, chất đạm và nhân DNA. Các gốc này

Page 174: Dinh duong va dieu tri

173

Sự lão hóa

được nhà hóa học Denham Harman coi như là nguyên nhân của sự lão hóa và một số bệnh thoái hóa như ung thư, vữa xơ động mạch, đục thủy tinh thể. Nhiều nhà nghiên cứu gia khác cũng tán thành ý kiến này.

Để hủy hoại gốc tự do nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ, đã có nhiều nhà khoa học đề nghị dùng các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, beta caroten hoặc một số enzym như superoxide dismutase (SOD), catalase, glutathione, peroxidase.

Sử dụng dược phẩm Các thuốc sulfhydryl (SH), Thiazolidine, Merceptoethy-

lamine (MEA), Calci Pantothenate, Procain, Pyridoxine, Deprenyl, Melantonin, Chromium Picolinate, Coenzym Q10 qua thử nghiệm ở loài chuột đã cho thấy có khả năng kéo dài tuổi thọ của chuột.

Thiazolidine đã được dùng ở Tây Ban Nha và Rumani để trị liệu chứng lão suy.

Procain là hoạt chất chính của các thuốc Gerovital, H3 hoặc GH3, KH3, được bán ở châu Âu, nhất là tại Đức từ năm 1957.

Elderpryl là thuốc trị bệnh Parkinson và giảm trí nhớ ở người già. Kết quả nghiên cứu ở Nhật và Canada cho thấy thuốc này có khả năng kéo dài đời sống.

Hiện nay đã có nhiều người dùng Coenzym Q10 vì thuốc tăng tính miễn dịch, giúp cơ thể chống trả được nhiều căng thẳng do vi khuẩn, virus tới phục hồi bệnh tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Page 175: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

174

Nhưng nhiều thầy thuốc chân chính vẫn còn nghi ngờ khả năng kéo dài tuổi thọ của các thuốc này và ngần ngại chưa muốn sử dụng kê đơn cho người già muốn sống lâu. Họ chờ kết quả nghiên cứu của khoa học chính xác hơn là “tin đồn”.

Sử dụng hormon Với tuổi già, một số hormon trong cơ thể giảm xuống, con

người cũng yếu đi.Chẳng hạn như testosteron, hormon tăng trưởng HCG,

hormon tuyến thượng thận DHEA.Dựa vào điều đó, nhiều người tin rằng việc bổ sung các

hormon nói trên có thể giúp con người trẻ lại, sống lâu hơn.Nhưng việc bổ sung các hormon cũng gây ra tác dụng

không tốt cho cơ thể, nên khi dùng cũng cần dè dặt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Ngoài ra mỗi lần tiêm HCG cũng tốn khá nhiều tiền và không phải chỉ tiêm một lần.

Giảm năng lượng tiêu thụNghiên cứu tiết giảm năng lượng ở loài khỉ do Viện Lão

khoa Hoa Kỳ thực hiện cho thấy: nhóm khỉ giảm tiêu thụ 30% tổng số năng lượng đều nhẹ hơn, nhỏ con hơn nhóm khỉ ăn uống bình thường, nhưng chúng dường như ít bị các bệnh về tim cũng như ung thư.

Nghiên cứu đang được tiếp tục để kiểm chứng xem sự tiết giảm năng lượng có làm con người khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn hay không.

Page 176: Dinh duong va dieu tri

175

Sự lão hóa

Nhưng theo một số người thì dù sự tiết giảm có mang lại kết quả tốt ở con người thì chưa chắc đã có nhiều người chịu đựng được sự giảm dinh dưỡng tới 30%, vì tất yếu phải làm thay đổi thói quen ăn uống bình thường của họ. Như vậy thì phương pháp này chắc cũng không được nhiều sự ủng hộ lắm, vì bản tính con người là hay ăn và đã ăn thì thật nhiều mới bõ công.

Thay đổi cấu trúc gen di truyềnQuan sát cho thấy thành viên trong một số gia đình được

ân huệ sống rất lâu.Thực vậy, theo kết quả các nghiên cứu của New England

Centenatian Study ở Boston thì nếu một người trong cặp song sinh sống tới tuổi 100 thì người kia có nhiều triển vọng sống gần tới tuổi đó.

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu theo hướng này, để xác định xem DNA có ảnh hưởng gì tới việc kéo dài tuổi thọ hay không.

Giải phẩu thẩm mỹCác phương thức thẩm mỹ hiện thời đã có khả năng làm

trẻ lại thể dáng con người. Với tia laser, các khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi đời đã được xóa bỏ, với giải phẩu thẩm mỹ, chỉnh hình, vẻ bề ngoài của con người suôn sẻ hơn và nom trẻ trung hơn.

Thôi thì cũng tạm chấp nhận được. Trong khi chưa có những phương thuốc cải lão hoàn đồng, những ai muốn có vẻ ngoài trẻ lại như tuổi mười tám, đôi mươi cũng có thể tìm đến với khoa thẩm mỹ.

Page 177: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

176

Đời sống tinh thầnBenjamin Franklin đã nói: “Keep up your spirits, that

will keep up your body.” (Hãy giữ vững tinh thần, điều đó sẽ giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh.)

Trong Cung oán Ngâm Khúc có câu rằng:Giết nhau chẳng cái dao cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa.Khoa học cho thấy, khi ta tức giận thì lượng adrenalin

trong máu lên cao, huyết áp tăng. Liên tục như vậy thì trái tim sẽ mau suy yếu, sức khỏe sút giảm, tuổi thọ do đó ngắn lại.

Cho nên “giữ vững tinh thần” là điều cần làm. Một thái độ sống tích cực, lạc quan cộng với không bệnh tật có tác dụng tốt trên các chức năng tâm thần và thể xác. Và “lạc quan, trường thọ; bi quan, mệnh yểu” là vậy.

Một vị hoàng đế hỏi lão sư Chi Po về bí quyết sống lâu, Chi Po đáp: “Con đường đi đến bách niên trường thọ là phối hợp nếp sống tinh thần và thể xác.”

Đức tinNiềm tin tôn giáo cũng có ảnh hưởng tới sự sống lâu.

Kết quả các nghiên cứu của Jeffrey S. Levin và Harold Y. Vanderpool cho thấy có những ảnh hưởng tốt của đức tin và sự tham gia các nghi lễ tôn giáo đối với nhiều bệnh tật như bệnh tim, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, ung thư... và tình trạng sức khỏe toàn diện.

Nghiên cứu của các tác giả D. A. Mathews, D. B. Larson và C. P. Barry cho hay yếu tố tinh thần và tôn giáo làm tăng

Page 178: Dinh duong va dieu tri

177

Sự lão hóa

sự lành mạnh của tâm hồn và thể chất, và “ít tham gia các nghi thức tôn giáo có thể coi như là rủi ro đưa tới bệnh hoạn, tử vong”.

Vận động cơ thểNhiều nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia lão khoa

đều đồng ý với nhau về ích lợi của sự vận động cơ thể trong việc làm chậm tiến trình lão hóa.

Theo những người này, sự vận động cơ thể hiệu quả hơn các loại thuốc chống lão hóa hiện có. Một người khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, vận động cơ thể đều đặn có thể trẻ hơn tuổi thực cả mười, mười lăm tuổi.

Vận động đều đặn sẽ giúp làm trì hoãn sự suy yếu của tiến trình lão hóa, bởi vì:

- Sức mạnh của xương và khối cơ thịt tăng lên.- Sinh lực dồi dào.- Tăng khả năng chịu đựng căng thẳng thể xác, tinh thần.- Tăng hô hấp dưỡng khí và lượng máu lưu thông.- Giảm huyết áp cao, tiểu đường.- Tinh thần sảng khoái Chỉ cần vận động vừa sức nhưng đều đặn. Nên hỏi bác sĩ

xem khả năng mình nên tập như thế nào. Môn vận động nào cũng tốt cả.

Cơ thể con người là một cấu tạo vận động tuyệt hảo, và muốn duy trì tốt khả năng vận động chính là phải thường xuyên vận động, đừng để cơ thể nằm im một chỗ quá lâu.

Page 179: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

178

Với vận động cơ thể, ta có thể lấy lại một phần sinh lực đã mất cũng như loại bỏ khả năng thể xác tiêu hao do sự ít vận động chứ không phải do sự lão hóa.

Nhiều sự kiện thường bị gán cho sự lão hóa, nhưng thực ra lại là do thiếu vận động. Thí dụ một cánh tay gãy bó bột một thời gian, bàn tay teo nhỏ, yếu, nom như già đi, nhưng thực ra không phải do lão hóa mà là do không vận động.

Sự không vận động làm cơ thịt và da mềm xệ, xương yếu, hệ thống miễn dịch suy yếu... tất cả đều góp phần đẩy nhanh tiến trình lão hóa.

Dinh dưỡng với sự lão hóaDinh dưỡng đúng hoặc sai có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ

cơ thể con người, từ tinh thần tới thể chất, từ chức năng các cơ quan nội tại cũng như ngoại vi.

Hãy so sánh một người thiếu dinh dưỡng với một người ăn uống đầy đủ. Một bên thì hồng hào, đầy sinh lực, yêu đời. Bên kia thì ốm yếu, gầy còm, chậm chạp. Thiếu dinh dưỡng kinh niên thì làm sao có năng lượng để sống lâu, chẳng khác chi ngọn đèn cạn dầu, tắt lụi dần dần.

Cho nên biết ăn để mà sống lâu là cả một nghệ thuật. Các cụ ta vẫn nói “Bệnh tùng khẩu nhập”. Bệnh gây ra do những thực phẩm mà ta đưa vào miệng, những thực phẩm quá nhiều hoặc quá ít từ số lượng tới phẩm chất.

Vậy thì ăn như thế nào để vừa khỏe mạnh, vừa sống lâu?

Khi ăn, không phải chỉ để no bụng cho hôm nay, tuần này mà cần nhớ là ăn cho mai sau, cho sức khỏe của những năm sắp tới.

Page 180: Dinh duong va dieu tri

179

Sự lão hóa

Từ khi nằm trong lòng mẹ, sự dinh dưỡng đầy đủ đã có tác dụng tốt cho khi sinh ra và lớn lên.

Thói quen ăn uống tốt từ tuổi nhỏ, món ăn mà ta tiêu thụ bây giờ có nhiều ảnh hưởng tới sự ta sẽ sống bao lâu và những năm sống đó sẽ mạnh yếu ra sao.

Nhiều người thắc mắc rằng có một chế độ ăn uống mẫu mực, chung cho mọi người hay không: một chế độ mang lại sức khỏe toàn diện, sức chịu đựng với bệnh hoạn và trì hoãn tuổi già. Câu trả lời sẽ là không có. Nhưng có một số nguyên tắc, một số hướng dẫn mà ta có thể áp dụng để đạt được điều ước muốn.

1. Vừa phải

Ăn vừa phải, đúng với nhu cầu, đừng nhiều quá, ít quá. Các cụ ta vẫn khuyên là nên ăn “ba phần đói, bảy phần no” là tốt hơn cả, khỏi nặng bụng, lên cân.

Nhu cầu thực phẩm cũng thay đổi tùy từng người, tùy cấu trúc cơ thể to nhỏ, khi làm việc, khi nghỉ ngơi. Con người thường có khuynh hướng ăn quá nhiều, ăn bất cứ lúc nào, coi dạ dày như một thùng chứa. Thế là béo phì, tiểu đường, suy tim mạch, giảm tuổi thọ trời cho. Lên cân vừa phải vào tuổi 60 có thể chấp nhận được vì đó là diễn tiến bình thường, nhưng “mập mạp” quá không bao giờ là dấu hiệu tốt của sức khỏe.

2. Cân bằngThực phẩm cần có sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng

căn bản. Không nhất thiết là phải cân đối ở mỗi bữa ăn, mà

Page 181: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

180

có thể trong ngày, trong tuần. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên nên theo tỷ lệ 30% béo, 15-20% đạm, 45-50% carbohydrat.

3. Đa dạngĐừng để sở thích chi phối hoàn toàn việc chọn lựa món ăn,

mà cần phải lưu ý đến việc ăn nhiều món khác nhau. Mỗi một thực phẩm có chất dinh dưỡng với công dụng riêng mà những món khác không có và không thay thế được. Bỏ quên một chất dinh dưỡng nào đó quá lâu sẽ đưa tới thiếu dinh dưỡng.

Sau đây là một số hướng dẫn về việc sử dụng các chất dinh dưỡng:

a. Chất đạmĐạm gồm có nhiều acid amin, trong đó có một số cơ thể

không tự tổng hợp được và phải do thực phẩm cung cấp. Đạm động vật có hầu hết các acid amin, đạm thực vật có thể thiếu một vài loại, nhưng khi ăn nhiều rau trái khác nhau ta sẽ được bổ sung đầy đủ.

Khi sử dụng đạm động vật, chúng ta cũng cần lưu ý:

- Thịt bò, lợn, cừu thường kèm theo nhiều chất béo.

- Thịt gà, gà tây ít béo hơn nếu bỏ da; ăn cá tốt hơn nữa, tôm hơi nhiều cholesterol;

- Sữa, trứng, pho mát loại ít béo thì tốt hơn;

- Sữa chua giảm cholesterol.- Hạn chế các món chiên rán. Hấp, nướng bỏ lò tốt hơn.

Page 182: Dinh duong va dieu tri

181

Sự lão hóa

b. Chất béoCơ thể rất cần chất béo, nhưng nhiều quá thì lại có nguy cơ

gây bệnh. Vì thế, cần để ý hạn chế ở mức vừa phải khi ăn chất béo, nhất là các chất béo bão hòa.

Chất béo tạo ra nhiều phản ứng oxy hóa ở tế bào, sản xuất nhiều gốc tự do. Các gốc tự do này đưa tới nhiều hư hao cho tế bào và được coi như là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường, một vài bệnh ung thư cũng như sự lão hóa.

c. CarbohydratCarbohydrat gồm hai nhóm chính là tinh bột và đường,

có nhiều trong bánh mì, cơm, rau và trái cây. Carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não bộ. Trong cơ thể, chất dinh dưỡng này được chuyển hóa thành đường glucose. Theo tập quán lâu đời của nhiều dân tộc Á Đông thì carbohydrat trong cơm gạo là nguồn lương thực chính.

d. Chất xơCó nhiều trong rau, trái cây. Khi thiếu chất xơ, ta thường

hay bị táo bón, bệnh túi mật, tăng nguy cơ ung thư đại tràng.Chất xơ giúp giảm cholesterol trong máu, làm đại tiện dễ

dàng hơn. Nhưng dùng quá nhiều có thể gây đầy bụng, giảm hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm, calci.

đ. ĐườngDo sự hấp dẫn của vị ngọt nên có rất nhiều người ăn đường

quá số lượng mà cơ thể cần.Đường trắng không cung cấp các acid amin và vitamin cho

quá trình dinh dưỡng mà chỉ cho năng lượng. Khi được cung

Page 183: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

182

cấp quá nhiều, năng lượng thừa sẽ chuyển thành ra mỡ béo, dẫn đến béo phì.

Tiêu thụ nhiều đường cũng dễ gây sâu răng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi tuổi lên cao, làm tăng cholesterol và bệnh tim mạch.

e. Muối ănMuối ăn (NaCl) là thành phần quen thuộc và không thể

thiếu trong hầu hết các bữa ăn. Nhưng ăn nhiều muối quá có thể bị huyết áp cao. Thường thì chúng ta ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể chỉ để thỏa mãn khẩu vị, và như vậy là buộc thận phải hoạt động nhiều hơn để bài tiết lượng muối thừa. Khi điều này thường xuyên xảy ra, thận sẽ suy yếu, hư hao.

g. Vitamin và khoáng chấtVitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng

điều đó không có nghĩa là việc uống bổ sung các chất này bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. Trong thực tế, một người khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng thì không cần uống thêm vitamin và khoáng chất. Người ăn chay thuần túy rau trái có thể cần dùng thêm vitamin B12, phụ nữ có thai cần thêm folacin, sắt.

Một số vitamin như các vitamin C, E, beta caroten hiện nay rất phổ biến. Nhiều người dùng vì tác dụng chống oxy hóa của chúng, nhưng nên tránh dùng liều quá cao.

h. NướcNước rất cần cho hầu hết các chức năng của cơ thể. Nước

điều hòa thân nhiệt, chuyên chở chất dinh dưỡng và dưỡng

Page 184: Dinh duong va dieu tri

183

Sự lão hóa

khí tới tế bào, thu thập các chất phế thải để bài tiết ra ngoài. Nước cũng là chất đệm cho các khớp xương và bảo vệ các bộ phận.

Nhu cầu nước của cơ thể được thỏa mãn khi ta uống khoảng 6 - 8 ly nước (1,5 - 2 lít). Khi uống ít hơn mức này, cơ thể vẫn hoạt động nhưng nhiều biện pháp “tiết kiệm nước” sẽ được cơ thể áp dụng dẫn đến giảm khả năng hoạt động và phát triển bình thường.

Có nhiều loại nước uống để cung cấp nước hằng ngày cho cơ thể. Sữa là nguồn cung cấp nhiều nước mà lại kèm theo nhiều calci, đạm, vitamin... Nên dùng sữa đã loại bỏ bớt chất béo. Các loại nước ngọt có nhiều đường và chất ga nên cần giới hạn. Nước ép trái cây, nước khoáng thiên nhiên... đều là các thức uống tốt. Ngoài các loại nước kể trên, nên dùng thêm nước lọc cho đủ mức nhu cầu.

4. Thực phẩm có tác dụng chống lão hóa

Sau đây là tóm tắt một số thực phẩm mà kinh nghiệm cho là có thể làm chậm tiến trình lão hóa. Một số thực phẩm này chủ yếu có chứa những chất chống oxy hóa (antioxidant). Đây là chất có khả năng ngăn chặn các gốc tự do (free radical), nguồn gốc của tiến trình oxy hóa các tế bào và là một trong nhiều nguy cơ đưa đến lão suy.

1. Thực phẩm có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) đều từ gốc thực vật như: dưa hồng, ớt đỏ, khoai lang, đu đủ, ớt cay, cà rốt, xoài, bí ngô, cải xanh lục... Dưa hấu, trái bơ, quít, bắp su, dâu, cam đào, cà chua... chứa một lượng beta caroten ít hơn nhưng cũng là nguồn cung cấp không kém quan trọng.

Page 185: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

184

2. Thực phẩm có vitamin B5 (pantothenic acid) có khả năng vừa chống gốc tự do vừa làm giảm cholesterol, chống ô nhiễm, bảo vệ gan. Vitamin B5 có nhiều trong men, gạo lức, hạt bí ngô, hạt mè...

3. Vitamin C có nhiều trong trái cam, chanh, dâu, cải lá xanh, cà chua, súp lơ xanh, khoai tây, khoai lang...

4. Vitamin E có trong mầm lúa mạch, đậu nành, bắp su, súp lơ xanh, cải lá xanh...

5. Thực phẩm chứa nhiều calci gồm có sữa ít béo, đậu phộng, sữa chua không béo, quả óc chó (walnut), phó mát, hạt hướng dương, đậu nành, các loại đậu khô, cá đóng hộp (ăn cả xương), cải lá xanh, cá hồi (salmon), súp lơ xanh...

6. Khoáng chất iod có trong tảo bẹ (kelp), hành, các loại hải sản, đa số cải lá xanh...

7. Khoáng chất sắt có nhiều trong sò hến, quả hạch, đào sấy khô, các loại đậu, thịt nạc, măng tây (asparagus), mật mía, trứng, bột yến mạch (oatmeal)...

8. Mầm lúa mạch (wheat germ), cám, cá tuna, hành, cà chua, súp lơ xanh chứa khoáng chất selen.

9. Thực phẩm giàu chất đạm gồm có: cá, tôm cua, sữa ít béo, sữa chua không béo, thịt gà, thịt cừu, thịt bò lọc bỏ bớt mỡ, hạt hướng dương, hạt bí ngô, đậu phộng rang, bơ đậu phộng...

10. Trái cây chống lão suy gồm có: quả kiwi, nho đen Hy Lạp, hồng qua, đu đủ, các loại quả thuộc giống cam quít, dâu, ổi, đào lông (peach), quả xuân đào (nectarine), dưa hấu... Những loại quả này có chứa lượng vitamin C rất

Page 186: Dinh duong va dieu tri

185

Sự lão hóa

lớn. Ngoài ra còn phải kể đến những loại quả có chứa bioflavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh, như: quả mơ (apricot), nho, dâu đen, quả anh đào (cherry), quít, bưởi, cam...

Kết luậnĐể trì hoãn sự lão hóa, con người đã thử qua nhiều cách

khác nhau. Có những phương thức phải tốn nhiều tiền, có những loại thuốc có thể mang tới kết quả, cũng có những nghiên cứu với nhiều hứa hẹn.

Nhưng phương thức mà mọi người đều có thể áp dụng được, có kết quả chắc chắn mà lại ít tốn kém chính là áp dụng một chế độ dinh dưỡng đúng đắn, hợp lý, cân đối, đa dạng và kết hợp với sự vận động, rèn luyện thể lực.

Page 187: Dinh duong va dieu tri

186

DINH DƯỠNG VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI

Khi một người phụ nữ mang thai, những người thân đều cầu chúc cho được “mẹ tròn, con

vuông”, ngụ ý là sự sinh nở sẽ được thuận lợi, dễ dàng và cả mẹ lẫn con đều bình an, khỏe mạnh.

Nhưng để đạt được như vậy, không chỉ dựa vào những lời cầu chúc, mà còn phải cần đến rất nhiều yếu tố khách quan, trong đó chế độ dinh dưỡng dành cho người phụ nữ có thai đóng một vai trò rất quan trọng.

Trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai cũng như khi cho con bú mà người mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì cả mẹ lẫn con đều tránh được một số bệnh tật, rủi ro. Đứa con sẽ tròn trĩnh, đủ cân đủ lạng, cơ thể vẹn toàn, trí óc phát triển tốt. Cũng có trường hợp mẹ thiếu dinh dưỡng mà con vẫn khỏe, nhưng thực ra là người mẹ phải trả giá đắt, vì khi thai nhi phát triển đã rút lấy nhiều chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ. Hơn nữa, sự khỏe mạnh của đứa bé trong trường hợp này chắc chắn chưa phải là tối ưu, vì bé còn có khả năng phát triển tốt hơn nữa nếu như người mẹ có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Và chỉ khi đó mới có thể thực sự được xem là “mẹ tròn, con vuông”, tốt đẹp cho cả mẹ lẫn con.

Từ thuở xa xưa, các danh y như Hippocrates (460-377 trước Công nguyên), Galen (129-199) đã nhận thấy rằng một

Page 188: Dinh duong va dieu tri

187

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

chế độ dinh dưỡng tốt dành cho người mẹ sẽ có thể giúp tránh được nguy cơ sẩy thai, sinh con nhẹ cân.

Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng ăn uống đầy đủ rất cần cho người mẹ, không những trong thời kỳ mang thai mà cả sau khi sinh, khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ cần nhiều đạm để thai nhi hình thành các bộ phận, đặc biệt là não bộ. Trong 3 tháng kế tiếp, cần nhiều calci hơn để xương tăng trưởng và tạo ra các tế bào máu. Ba tháng cuối cùng là giai đoạn mà nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao hơn nữa, vì đây là lúc thai lớn gấp đôi. Do đó, người mẹ không những không nên cắt giảm ăn uống vào giai đoạn này mà còn phải gia tăng hơn mức trước đó.

Khi hai vợ chồng có ý định sinh con thì người vợ đã phải nghĩ ngay đến chuyện ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Vì ngay từ vài tuần lễ đầu của thai kỳ, đa số các bộ phận của thai nhi đã thành hình và cần nhiều dinh dưỡng để tạo lập. Nếu kém dinh dưỡng, thai nhi sẽ nhỏ hơn, có nhiều rủi ro bệnh tật, khuyết tật thính, thị giác, chỉ số thông minh (IQ) thấp, chậm phát triển trí não, thậm chí có nguy cơ sẩy thai.

Cổ nhân nói “người mẹ ăn cho hai người”, nhưng thực ra cũng chẳng cần phải ăn đến gấp đôi số lượng, vì đây là cho một người trưởng thành và một thai nhi bé bỏng. Khi sinh mà con cân nặng được khoảng 3,5 ký là tốt rồi.

Thay đổi cơ thể khi có thaiCó rất nhiều thay đổi về cấu trúc và chức năng trong cơ

thể người phụ nữ mang thai. Sau đây là một số thay đổi quan trọng:

Page 189: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

188

1. Hệ tuần hoàn- Lượng máu lưu thông tăng lên 1/3.- Nhịp tim tăng nhanh, từ 70 lên 85 nhịp một phút.- Khối lượng máu trong cơ thể từ 4 lít tăng lên 5,2 lít;- Khối huyết tương tăng 40%.- Hồng cầu tăng 18%.Các gia tăng này đều là để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

cho người mẹ và thai nhi.

2. Tuyến nội tiếtCó nhiều thay đổi quan trọnga. Nang thượng thận tăng sản xuất hormon aldosterone

để giữ nước và muối trong cơ thể nhiều hơn cho nhu cầu của thai nghén.

b. Estrogen và progesteron từ noãn sào gia tăng để bảo vệ thai nhi, tránh sẩy thai trong hai tháng đầu.

c. Lượng đường cao hơn trong máu người mẹ để nuôi thai nhi, insulin từ tụy tạng gia tăng để kiểm sốt ổn định mức đường.

d. Tuyến giáp hơi lớn lên để tăng hấp thụ khoáng iod.đ. Progesteron, estrogen, human chorionic gonadotropin

từ nhau được sản xuất để duy trì thai trong 8 tuần lễ đầu.

e. Sau khi sinh con, tuyến yên tăng sản xuất prolactin để kích thích việc tiết sữa cho con bú.

3. Hệ tiêu hóaThực phẩm lưu lại dạ dày và ruột lâu hơn để được tiêu hóa

kỹ và sự hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn cho nhu cầu thai

Page 190: Dinh duong va dieu tri

189

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

nghén. Do thai nhi ép vào trực tràng, nhu động ruột chậm nên người mẹ hay bị táo bón.

4. Cơ quan sinh dụcNhũ hoa lớn lên, tuyến sữa tiết sữa để sẵn sàng nuôi con.

Dạ con tăng trưởng nặng khoảng một kilogram.

Nhu cầu dinh dưỡngMột chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối và hơi nhiều hơn

bình thường là điều cần thiết để có sức khỏe lành mạnh cho cả người mẹ lẫn thai nhi.

Bình thường, người phụ nữ cần khoảng 2.200 calori mỗi ngày, nhưng khi có thai cần tăng thêm khoảng 300 calori, theo tỷ lệ cung cấp khoảng 40% - 50% từ carbohydrat, 20% - 30% từ chất đạm và 30% từ chất béo. Phần dinh dưỡng tăng thêm này là để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của thai nhi cũng như các thay đổi ở cơ thể người mẹ.

a. Chất đạm

Đạm là vật liệu cơ bản tạo ra các mô bào của thai nhi cũng như là nguồn dự trữ mà người mẹ cần khi sinh con.

Bình thường, nhu cầu đạm mỗi ngày là 47g. Khi có thai, cần tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày, nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ, vì đây là lúc mà thai nhi tăng trưởng mạnh. Ngoài ra mẹ cũng cần nhiều đạm vì tử cung, tuyến vú và các tế bào khác đều lớn hơn để hỗ trợ thai nhi và cho con bú sau này.

Nên cân đối khoảng một nửa nhu cầu đạm từ động vật như thịt nạc, trứng, pho mát, thịt gà, cá, sữa... vì nếu chỉ dùng

Page 191: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

190

toàn đạm thực vật sẽ có nguy cơ thiếu một vài loại acid amin cần thiết.

Một cách cụ thể, nếu người mẹ uống hai ly sữa, ăn một miếng thịt nạc, miếng cá bằng lòng bàn tay, kèm theo các loại hạt, rau là có thể đủ cho nhu cầu trong ngày.

b. CarbohydratVì chất đạm được dùng cho sự tăng trưởng tế bào, nên

carbohydrat sẽ là nguồn năng lượng chính cho mẹ và con. Carbohydrat nên được sử dụng đa dạng từ gạo còn cám, bánh mì, bột ngũ cốc bổ sung các loại vitamin, rau, trái cây, khoai...

c. Chất béoChất béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi

cũng như là nguồn năng lượng quan trọng.

d. NướcNước cần để gia tăng khối lượng máu; tránh khô da, táo

bón cũng như tạo ra nước ối che chở phôi thai.

đ. Vitamin AVitamin A giúp da lành mạnh, thị giác tốt và xương mau

lớn.

Nhu cầu vitamin A khi mang thai không cần gia tăng, chỉ cần giữ đủ như mức bình thường là khoảng 750mcg mỗi ngày. Lượng vitamin A này có thể dễ dàng có được trong phó mát, sữa, bơ, các loại rau trái...

Page 192: Dinh duong va dieu tri

191

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

Tránh uống thêm vitamin A quá nhiều vì có nguy cơ ngộ độc. Người mẹ có thể bị nhức đầu, đau cổ, buồn nôn... Thai nhi có thể bị khuyết tật ở tai, tứ chi, rối loạn chức năng thận và hệ thần kinh.

Cần lưu ý là thuốc trị mụn trứng cá da Accutane có hoạt chất chính là vitamin A, nên không được dùng khi mang thai.

Trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần tiêu thụ thêm khoảng 200mcg vitamin A mỗi ngày.

e. Các vitamin nhóm B Mỗi ngày, người mẹ cần khoảng 1.5mg vitamin B1

(thiamine), 1.6mg vitamin B2 (riboflavin), 17mg vitamin B3 (niacin). Các vitamin này đều có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, sữa, pho mát, rau và các loại hạt...

Khi thiếu nhiều vitamin B1 thì đứa con có thể bị bệnh beriberi, thiếu vitamin B2 thì người mẹ hay ói mửa, con sinh thiếu tháng.

g. Vitamin ENhu cầu bình thường là 8mg mỗi ngày. Khi mang thai,

người mẹ cần tăng thêm khoảng 2mg. Số lượng này sẵn có trong các loại thực phẩm như dầu thực vật (dầu olive, dầu bắp), các loại hạt...

h. Vitamin B12 và folacinThiếu cả hai vitamin này thì khối lượng máu của mẹ sẽ

giảm với hậu quả kém dinh dưỡng, dưỡng khí và đưa tới sẩy

Page 193: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

192

thai hoặc sinh con nhẹ ký. Nếu chỉ thiếu folacin (acid folic) thì thai nhi dễ bị tật nứt đốt sống (spina bifida), khuyết tật ống thần kinh (neural tube defect).

Nhu cầu folacin của người mẹ tăng gấp đôi bình thường hoặc hơn nữa, vào khoảng 400mcg mỗi ngày. Số lượng này được cung cấp đầy đủ trong rau lá xanh, trái cây, gan... Nếu nhiều folacin quá thì sự hấp thụ kẽm sẽ giảm.

Nhu cầu vitamin B12 bình thường là 2mcg - 4mcg, khi có thai cần thêm khoảng 0,2mcg mỗi ngày. Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm động vật, nên với những người ăn chay cần uống bổ sung.

i. Vitamin CNhu cầu vitamin C bình thường là 60mg mỗi ngày. Khi

mang thai, người mẹ cần tăng thêm khoảng 10mg. Chỉ cần uống một ly nước cam là có thể đáp ứng đủ nhu cầu này.

Vitamin C giúp thai nhi phát triển tốt xương và răng lợi, tăng cường hấp thụ khoáng calci và sắt.

k. SắtSắt là khoáng chất cần thiết cho việc tạo hồng cầu. Nhu

cầu sắt lên cao nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi cần sắt để dự trữ cho khoảng 6 tháng sau khi sinh, vì trong sữa mẹ có rất ít sắt.

Thai nhi ít khi bị thiếu sắt vì có thể lấy ở người mẹ, nhưng cũng vì thế mà người mẹ dễ bị thiếu sắt nếu không ăn đầy đủ, và sẽ dẫn đến thiếu máu.

Nhu cầu sắt bình thường là 15mg, khi có thai người mẹ cần tăng thêm 15mg mỗi ngày. Nếu uống thêm viên sắt thì nên

Page 194: Dinh duong va dieu tri

193

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

uống với nước chanh, vì có acid ascorbic giúp ruột hấp thụ sắt tốt hơn.

Sắt có nhiều trong thịt đỏ, rau spinach, đậu phụ, trái cây khô, các loại hạt...

l. KẽmNhu cầu kẽm mỗi ngày bình thường là 15mg. Khi mang

thai người mẹ cần tăng thêm khoảng 3mg. Kẽm rất cần cho sự tăng trưởng của tế bào. Thiếu khoáng này, đứa con sinh ra sẽ nhẹ ký, thần kinh kém phát triển.

m. Calci và phosphorNhu cầu calci và phosphor đặc biệt quan trọng nhất vào ba

tháng cuối của thai kỳ, vì thai nhi cần nhiều các khoáng chất này để tăng trưởng, tạo xương và răng. Trung bình chỉ trong một giờ thai nhi đã cần đến 13mg calci.

Nhu cầu bình thường mỗi ngày là 1000mg calci và 800mg phosphor. Người mẹ khi mang thai cần tăng thêm mỗi loại khoảng 400mg.

Sữa là nguồn cung cấp calci tốt nhất. Ngoài ra calci còn có trong súp lơ xanh, cá đóng hộp (ăn cả xương)...

n. IodNhu cầu iod bình thường mỗi ngày là 150mcg. Người mẹ

khi mang thai cần tăng thêm khoảng 25mcg.Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ

nhu cầu iod, thai nhi sẽ rút lấy iod từ cơ thể người mẹ. Do đó, thiếu iod sẽ ảnh hưởng trước hết đến người mẹ, nếu trầm

Page 195: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

194

trọng thì người mẹ có thể bị bướu cổ (lớn tuyến giáp), hormon tuyến giáp giảm và đến lượt thai nhi bị ảnh hưởng. Đứa con sinh ra có thể sẽ bị đần độn, thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, da và nét mặt thô, xương thiếu khoáng chất và cơ thể lùn thấp. Những đứa trẻ này sẽ cần phải uống hormon tuyến giáp suốt đời.

Dùng muối iod và hải sản đều có thể giúp tránh được sự thiếu hụt khoáng chất này.

Các bệnh thường gặp1. Bệnh tiểu đường

Khi mang thai, một số hormon liên hệ tới thai nghén như estrogen, human chorionic gonadotropin, lactogen của nhau (placenta) được tiết ra. Các hormon này làm giảm tác dụng của insulin khiến tụy phải làm việc nhiều hơn để sản xuất thêm. Nếu insulin sản xuất không đủ thì dấu hiệu của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện. Ở một số người, hiện tượng này mất đi sau khi sinh, nhưng hơn 50% trường hợp có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Mọi phụ nữ có thai đều nên được kiểm tra kỹ các dấu hiệu của bệnh này, vì nếu không phát hiện hoặc không điều trị sẽ có nhiều nguy cơ tử vong cho cả mẹ lẫn con.

Người mẹ có thể bị nhiễm độc, rút ngắn thai kỳ (sinh non), huyết áp cao cộng với các biến chứng thông thường của tiểu đường như bệnh võng mạc, thận, dây thần kinh.

Thai nhi có thể bị khuyết tật thần kinh, bệnh tim hoặc kém phát triển cột sống.

Page 196: Dinh duong va dieu tri

195

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

Tiểu đường do thai nghén thường xảy ra vào giữa thời kỳ có thai. Người mẹ cần được thử lượng đường trong máu lúc mới có thai và khoảng tuần lễ thứ 26 của thai kỳ.

Nếu xác định có bệnh thì người mẹ phải ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng cũng như điều trị đúng mức, thường là với insulin.

2. Huyết áp caoHuyết áp cao có thể là kéo dài hay tạm thời.Huyết áp cao kéo dài gây tử vong cho thai nhi hoặc suy

nhược chức năng của nhau thai.Huyết áp cao tạm thời có thể là dấu hiệu của nhiễm độc

huyết thai nghén (toxemia of pregnancy), có thể gây tai biến mạch máu não, rối loạn đông máu ở người mẹ; nhau thai giảm chức năng, tách sớm và thai nhi sinh non.

Nguyên nhân của toxemia trong giai đoạn thai nghén vẫn chưa được tìm ra. Một số ý kiến cho là vì mẹ sụt cân khi thai nghén, kém dinh dưỡng, huyết áp cao, không được chăm sóc tiền thai sản, không tiêu thụ đầy đủ calci. Những trường hợp này thường thấy ở những bà mẹ ít tuổi hoặc trên 35.

Điều trị huyết áp cao khi có thai rất khó khăn và phải hết sức thận trọng, vì dược phẩm có thể gây nhiều rủi ro cho thai nhi, nhưng nếu không điều trị thì lại có nhiều biến chứng. Do đó, việc áp dụng một nếp sống hợp lý để phòng tránh các nguy cơ đưa tới huyết áp cao là điều rất cần thiết.

3. Ứ nước trong cơ thểSưng phù tứ chi, nhất là bàn chân và cổ chân, là chuyện

thường gặp ở người có thai. Đó là do cơ thể giữ lại nước vào

Page 197: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

196

tháng cuối của thai kỳ vì khối lượng máu của người mẹ gia tăng. Hiện tượng này là bình thường và sẽ mất dần đi sau khi sanh khoảng một tuần.

Nhưng nếu ứ đọng chất lỏng ở các phần khác của cơ thể kèm theo huyết áp lên cao, nước tiểu có nhiều ure thì lại là điều cần quan tâm. Đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản kinh (preeclampsia), đôi khi tiếp tục đưa tới sản kinh (eclampsia), một tình trạng hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mệnh của cả mẹ lẫn con. Khi thấy có các dấu hiệu này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

4. Thiếu máuSố lượng hồng cầu và hemoglobin trong máu của người

có thai thường ở dưới mức trung bình. Nguyên nhân thông thường là do thiếu chất sắt trong thực phẩm hoặc thiếu các yếu tố khác như đạm, vitamin B6, B12, C, folacin, khoáng chất đồng, hoặc do mất máu mà không được thay thế.

Dinh dưỡng với đầy đủ khoáng chất sắt trong thực phẩm (nhất là thịt, gan) là điều cần thiết. Đôi khi bác sĩ cũng cho uống thêm từ 30 - 60mg sắt mỗi ngày.

5. Sụt cân hoặc tăng cânKhi người mẹ sụt cân đến hơn 15% trọng lượng cơ thể thì

dễ bị bệnh tim, phổi, thiếu hồng cầu, nhau thai sẽ nhỏ và nhẹ, ít phần tử tiếp nhận dinh dưỡng và thải chất bã, do đó có tác dụng xấu cho thai nhi.

Nhưng tăng cân quá mức cũng không tốt, có thể đưa tới huyết áp cao, tiểu đường, thai nhi quá lớn. Thai nhi đến thời

Page 198: Dinh duong va dieu tri

197

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

điểm ra đời mà nặng trên 4,5kg cũng có rủi ro bệnh tật, đôi khi thai quá lớn người mẹ phải sinh bằng cách mổ dạ con.

Tăng cân quá mức thường là do tiêu thụ nhiều chất béo, carbohydrat, nhiều năng lượng mà lại ít đạm, khoáng chất và vitamin.

Khi người mẹ có thai, tăng cân vừa phải là chuyện bình thường. Mức độ tăng trung bình cho đến cuối thai kỳ khoảng từ 9kg - 12,5kg là vừa phải, đứa bé sinh ra có trọng lượng khoảng 3,5kg là tốt.

Sự tăng cân cũng cần diễn ra đều đặn trong suốt thai kỳ. Ba tháng đầu, mỗi tháng tăng khoảng từ 0,7kg tới 1,4kg là vừa. Sau đó thì trung bình mỗi tuần tăng khoảng 0,3 kg cho đến ngày sinh.

Tăng cân quá nhanh cũng không tốt cho cả mẹ lẫn con. Người mẹ sẽ đau lưng, nhức bắp thịt, mau mệt, nhiều khi sưng phù chân tay vì ứ nước.

6. Ợ chua (heartburn)

Sự lớn lên của thai nhi gây ra sức ép vào dạ dày. Thực phẩm và dịch dạ dày bị dồn ngược lên thực quản và gây ra triệu chứng ợ chua. Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng cuối của thai kỳ, nhiều nhất là sau khi ăn hoặc nằm nghỉ.

Để hạn chế sự khó chịu này, ta có thể chia thực phẩm ra nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn hai giờ trước khi đi ngủ, tránh dùng thực phẩm cay, chua kích thích dạ dày.

Cũng có thể kê đầu giường lên cao hơn khoảng 6 phân. Với tư thế nằm như vậy có thể giúp giảm bớt ợ chua.

Page 199: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

198

Chỉ được dùng thuốc chống acid khi có hướng dẫn của thầy thuốc.

7. Táo bónVào những tháng cuối của thai kỳ, nhiều bà mẹ than phiền

bị táo bón. Phân thường rắn và vài ngày mới đại tiện một lần.

Nguyên nhân có thể là do thai lớn, tạo sức ép vào hệ tiêu hóa hoặc do giảm sức căng của bắp thịt vùng bụng nên sự tiêu hóa thực phẩm chậm lại, phân nằm ở đại tràng lâu hơn.

Để giảm bớt táo bón, khi mang thai nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái có chất xơ, ngũ cốc, gạo lức... và năng vận động cơ thể theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi có hướng dẫn của thầy thuốc để tránh tác dụng phụ.

Một triệu chứng khác là người mẹ mang thai đến cuối thai kỳ thường hay tiểu tiện nhiều lần hơn, vì thai ép vào bàng quang, làm căng lên và gia tăng nhu cầu tiểu tiện.

8. Nôn ói

Triệu chứng này thường xảy ra vào tháng đầu của thai kỳ, khi hormon human chorionic gonadotropin lên cao để giúp noãn sào thụ tinh làm tổ ở dạ con. Đến tháng thứ tư, hormon này giảm thì nôn ói cũng giảm theo.

Nôn ói có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường nhất là vào sáng sớm, khi vừa thức dậy. Có người bị nhiều, có người chỉ bị nhẹ trong ít ngày.

Page 200: Dinh duong va dieu tri

199

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

Không có thuốc và cũng không nên dùng thuốc để giải quyết hiện tượng tự nhiên này. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số phương thức sau đây để giảm bớt:

- Buổi sáng thức dậy nên ăn một miếng bánh khô mặn.- Chia thực phẩm trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ.- Tránh thực phẩm có nhiều chất béo.- Tránh những chất kích thích dạ dày như cay, chua.- Tránh thực phẩm có mùi dễ gây buồn nôn, như

cá tanh.- Tránh rượu, cà phê, thuốc lá.- Khi thấy muốn nôn ói thì thở sâu một hơi thật dài để

đưa nhiều không khí trong lành vào phổi rồi thư giãn tâm hồn.

9. Thèm món ăn khác thường

Có người khi có thai thèm ăn chua, ăn kem, ăn thực phẩm mặn... Kinh nghiệm dân gian cho rằng khi phụ nữ thèm ăn như vậy là dấu hiệu có thai.

Để thỏa mãn, có thể ăn một ít các món ăn đó cũng không sao.

Nhưng có một số người khi có thai lại thèm ăn những chất không phải là thức ăn như đất sét, tro, sơn, đá, quần áo...

Sự thèm ăn rất kỳ lạ này là có thật, nhưng chưa giải thích được vì sao. Có người cho rằng đây là dấu hiệu của thiếu khoáng sắt, vì khi dùng đủ khoáng này thì không còn cảm giác thèm ăn kỳ lạ như vậy nữa.

Page 201: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

200

Một số rủi ro khi mang thaiMột số thói quen không tốt có thể đưa tới rủi ro cho thai

nhi và người mẹ:

1. RượuCác chuyên gia đều đồng ý rằng, không có một lượng rượu

nào có thể gọi là an toàn cho người mẹ đang mang thai. Người mẹ nghiện rượu sẽ đưa tới nhiều rủi ro bất thường cho thai nhi, mà hội chứng “khuyết tật” là rõ ràng nhất. Trẻ sinh ra nhẹ cân, ngắn chiều cao, đầu mỏ, mũi rộng... Khi lớn lên, những đứa bé này sẽ chậm phát triển trí tuệ và mọi chức năng cơ thể.

Lý do là vì rượu từ máu người mẹ sẽ qua nhau thai đi vào thai nhi, hòa trong máu và tế bào. Vì thai nhi chưa có loại enzym cần thiết để phân hủy rượu nên rượu gây ra hậu quả xấu cho não bộ, nhất là vào thời kỳ đầu của thai kỳ, khi hệ thần kinh đang được kiến tạo.

Vì thế, tốt nhất là khi có thai không nên uống bất kỳ loại rượu bia nào, dù là với một lượng rất nhỏ.

2. Thuốc láCarbon monoxyd (CO) trong khói thuốc lá bám vào

hemoglobin trong máu, gây trở ngại cho sự chuyên chở oxy. Do đó, thai nhi sẽ bị giảm oxy, sinh ra nhẹ cân, chậm học hỏi. Thuốc lá cũng làm cho người mẹ thiếu oxy, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ bị sẩy thai. Khi hút thuốc nhiều, người mẹ cũng ăn uống ít hơn nên suy dinh dưỡng.

Page 202: Dinh duong va dieu tri

201

Dinh dưỡng với phụ nữ có thai

3. Dược phẩm

Một số lớn hoạt chất trong các dược phẩm khi được người mẹ sử dụng đều đi qua nhau thai để đến với thai nhi và có thể gây ra ảnh hưởng không tốt. Do đó, khi có thai mà cần uống thuốc phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Các loại thuốc gây nghiện như cocaine đều gây ra biến chứng cho cả mẹ lẫn con. Cocaine làm huyết quản co hẹp, giảm lượng máu tới tử cung và dẫn tới huyết áp cao, sinh non, chậm tăng trưởng, tổn thương thần kinh ở thai nhi.

Thai nhi cũng có thể bị nghiện ngay sau khi sinh với các dấu hiệu nhớ thuốc như biếng ăn, mất ngủ, dễ bị kích thích...

4. Ăn chay khi có thai

Nếu là ăn chay thuần túy, chỉ ăn rau trái, không có sữa, trứng, thịt thì người mẹ sẽ rất dễ thiếu các vitamin B12, B2 và các khoáng chất như calci, sắt, kẽm. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp cần uống bổ sung các vitamin và khoáng chất này.

Ngoài ra, cần chú ý ăn nhiều loại hạt, nhiều loại rau để có đủ số acid amin cần thiết. Nhưng dù vậy, vẫn có nhiều nguy cơ thiếu một số acid amin cần thiết. Vì thế, các nhà dinh dưỡng đều khuyên những người ăn chay khi có thai nên tạm thời chấp nhận việc uống thêm sữa, ăn thêm trứng trong thời gian mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

Page 203: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

202

5. Ăn kiêng khem để bớt mập

Nếu người mẹ đang mang thai áp dụng một chế độ ăn uống kiêng khem để giảm cân, sẽ có nhiều nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con. Ngay cả những phụ nữ không có thai mà giảm ăn uống cũng không tốt, có thể đưa tới rối loạn kinh nguyệt, không có trứng rụng, vô sinh.

6. Cà phê

Một số nghiên cứu cho rằng người mẹ mang thai uống cà phê ở mức dưới 200mg mỗi ngày thì không có ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Nếu sử dụng trên 500mg mỗi ngày thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng như nhẹ cân, vòng đầu nhỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyên những bà mẹ khi mang thai nên tránh dùng cà phê.

Kết luậnDinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong thai nghén.

Với thai nhi, đã có câu nói “Mẹ ăn sao thì con là vậy”. Chế độ dinh dưỡng dành cho người mẹ có được đầy đủ thì đứa con mới bụ bẫm, kháu khỉnh, trí tuệ tinh anh, mau lớn, còn người mẹ thì duy trì được sức khỏe, đủ sức chăm sóc tốt cho con và vui với gia đình.

Page 204: Dinh duong va dieu tri

203

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Nâng niu bú mớm đêm ngày,Công cha nghĩa mẹ coi tầy biển non.

Ca dao

Đã trên nửa thế kỷ mà cái hình ảnh đẹp đó vẫn còn in sâu trong trí nhớ của Vinh.

Hình ảnh người thím nằm vạch vú cho con bú trên một chiếc võng gai, vào một buổi trưa hè tại miền quê Bắc Việt.

Đứa bé khoảng sáu tháng, tròn trĩnh như củ khoai, hồng hào như một trái bồ quân. Nó lim dim mắt, miệng ngậm một vú sữa, tay mân mê núm vú bên kia. Nó nuốt từng giọt sữa tươi mát từ bầu vú người mẹ.

Thím có sáu đứa con. Đứa nào thím cũng cho con bú sữa mình cho tới hơn một tuổi mới cai. Thím còn nhai cơm với thịt nạc mớm cho các con. Gọi là ăn trộn.

Bà nội Vinh vẫn thường nói “chẳng có gì tốt bằng sữa mẹ”.Nói tới việc nuôi con bằng sữa mẹ vào thời đại vi tính tiến

bộ này thì có vẻ như chậm tiến chăng? Ngoài chợ, thiếu gì các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh, vừa tiện lợi, vệ sinh lại có đầy đủ chất dinh dưỡng. “Thì hà cớ gì phải ngồi vạch áo cho con

Page 205: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

204

bú, hở bác? Vừa mắc cỡ lại xấu người đi.” Cô cháu tân thời của tôi nói vậy. Chả hiểu cô ta nói đùa hay nói thật.

Nhưng có lẽ chẳng phải một mình cháu nói vậy, mà nhiều bà mẹ bây giờ cũng nghĩ như thế.

Ngày nay, chỉ vài tuần sau khi sinh là các bà mẹ đều phải trở lại với công việc làm ăn, không có nhiều thì giờ ngồi cho con bú. Nên cái tập tục cao đẹp ôm con vào lòng, cho con bú cũng dần dần đi vào dĩ vãng. Nhất là với những người dân thành thị.

Và nhất là tại các quốc gia văn minh, kỹ nghệ.Tại Hoa Kỳ, cách đây hơn nửa thế kỷ, có khoảng 65% trẻ sơ

sinh được ôm bầu sữa mẹ. Đến cuối thế kỷ vừa qua thì con số trẻ em may mắn đó tụt xuống còn 25%. Cũng có một số bà mẹ có lý do chính đáng như ít sữa, không đủ cho con bú, hoặc đau bệnh, kém sức khỏe... Nhưng cũng có nhiều người là vì không được hướng dẫn về lợi ích của dòng sữa mẹ.

Từ thuở tạo ra loài người, Thượng Đế đã tin cậy giao cho phụ nữ cái trọng trách mang thai, sinh con rồi cho con bú. Do đó họ mới được Thượng Đế ban cho cặp nhũ hoa bầu bĩnh đầy ắp sữa.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn toàn thích hợp cho sự tăng trưởng của bé mới sinh. Sữa bò có nhiều calci và chất đạm khác cần cho con bê mau lớn, biết đi. Còn trẻ sơ sinh lại cần tăng trưởng não bộ và dây thần kinh nhiều hơn, và sữa mẹ cung cấp những chất dinh dưỡng đúng với nhu cầu này.

Page 206: Dinh duong va dieu tri

205

Nuôi con bằng sữa mẹ

Ưu điểm của sữa mẹCác nhà dinh dưỡng đã nêu ra nhiều ưu điểm khi mẹ cho

con bú sữa mình.1. Về phương diện tâm lý, không có một sự kiện đẹp và cao

quý nào bằng việc người mẹ trực tiếp truyền sự sống của mình qua từng giọt sữa dành cho con. Con nằm trong lòng mẹ hiền, nút từng giọt chất dinh dưỡng tinh khiết. Trong tiềm thức của nó, một sự biết ơn đã manh nha. Sự quyến luyến, tình thương yêu từ đó mà tăng dần theo năm tháng. Đứa bé trưởng thành trong niềm tin:

Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Việc cho con bú cũng tạo cơ hội cho người mẹ tiếp cận thường xuyên với con nhiều lần trong ngày. Sự ôm ấp vỗ về cung cấp những kích thích để đứa con phát triển tình cảm. Mẹ con có nhiều cảm thông, thương yêu, nên ngay từ tấm bé đứa con đã có khuynh hướng quấn quanh chân mẹ.

Khi cho con bú mà lòng mẹ thư thản, tự tin thì con sẽ hòa nhịp với mẹ. Con sẽ tin tưởng ở mẹ và qua mẹ, vào thế giới bên ngoài.

Trái lại khi người mẹ vội vàng, nôn nao, chỉ muốn con bú cho xong bữa thì đứa con cũng cảm nhận ngay được sự bất an đó. Đứa con sẽ khóc và nhiều khi từ chối sữa.

2. Những giọt sữa đầu (colustrum) có nhiều chất đạm, khoáng, vitamin A hơn sữa thường, đồng thời lại có

Page 207: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

206

nhiều kháng thể giúp con chống trả với một số bệnh thường mắc phải trong thời gian mấy tháng đầu.

3. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên, hoàn toàn tinh khiết và lúc nào cũng được giữ ở nhiệt độ thích hợp, sẵn sàng khi con cần đến. Người mẹ không cần phải quan tâm đến bình sữa, nơi cất sữa, đồ pha sữa, đun nấu nước sôi...

4. Sữa mẹ có thành phần hóa học đặc biệt thích hợp với cơ thể trẻ sơ sinh mà khoa học cho đến nay vẫn không thể tạo ra được. Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng, từ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất... Sữa mẹ lại dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ. Chất béo trong sữa mẹ thuộc nhóm chưa bão hòa nên rất tốt cho trẻ.

6. Sữa mẹ thường ít đóng cục hơn sữa bò nên ít khi gây ra táo bón, tiêu chảy hoặc dị ứng.

7. Đặc biệt sữa mẹ có nhiều kháng thể chống lại một số bệnh tật. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được hưởng sự miễn dịch tự nhiên đối với các bệnh như bại liệt, bệnh do các vi khuẩn E. Coli, Salmonella, Shigella gây ra cho hệ tiêu hóa.

8. Cho con bú sữa mẹ rất an toàn, không bị nhiễm hóa chất, kháng sinh, lại không phải mất tiền mua các loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, ngay cả loại sữa đắt tiền nhất cũng vẫn không tốt bằng sữa mẹ.

9. Khi bú sữa mẹ, em bé thường tự nhả núm vú khi no bụng. Như vậy tránh được trường hợp bú quá nhiều

Page 208: Dinh duong va dieu tri

207

Nuôi con bằng sữa mẹ

khi người mẹ pha bình sữa quá tay, ép con phải bú cho hết.

10. Khi cho con bú, người mẹ cũng hưởng nhiều ích lợi, Người mẹ bớt mập vì mỡ béo tích tụ trong khi mang thai được sử dụng chuyển sang sữa. Đây cũng là cách ngừa thai tự nhiên vì khi cho con bú sữa thì sự rụng trứng của người mẹ cũng như thời gian trở lại vòng kinh sẽ chậm lại khoảng 10 tuần, cũng có khi đến 1 năm. Người mẹ cũng giảm thấp được nguy cơ loãng xương, ung thư vú vào tuổi mãn kinh.

Khi nào bắt đầu cho con bú sữa mẹ?Nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, thường có thể

là sau khi sinh từ 24 đến 48 giờ. Khi trẻ ngậm và nút sữa từ núm vú sẽ kích thích làm sữa tiết ra nhiều hơn.

Trong giai đoạn đầu tiên, trẻ có thể đòi bú sau 2-3 giờ, rồi sau đó khoảng cách dần dần tăng lên 3-4 giờ. Sau một tháng, có thể không cần cho trẻ bú ban đêm.

Thường thường, sau khi bú no thì trẻ nhả vú ra và ngủ.

Khi bú, trẻ thường nuốt theo với sữa nhiều hơi vào dạ dày. Người mẹ nên giúp trẻ ợ hơi ra sau mỗi lần bú xong bằng cách bế vác trẻ lên vai, hoặc giữ ở tư thế ngồi thẳng, hoặc cho trẻ nằm sấp trong lòng và giữ đầu cao hơn để không khí trong dạ dày có thể thốt ra. Trong khi làm việc này, xoa hay vỗ nhẹ vào lưng để làm cho trẻ yên tâm.

Đôi khi trẻ bú một bên vú đã đủ no. Nhưng khi sữa ra đều đặn, nên thay đổi để trẻ luôn bú đều ở cả 2 vú.

Page 209: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

208

Mỗi tuần đều nên theo dõi mức tăng cân của trẻ.

Một vài vấn đề cần lưu ý1. Sữa mẹ thường có rất ít vitamin A và các khoáng chất

sắt, đồng. Thường thì không gây tác hại gì, vì cơ thể trẻ đã dự trữ một số lớn các chất này đủ dùng trong khoảng 6 tháng đầu tiên. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai kém, trẻ sinh ra nhẹ ký, người mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng này trong thời gian cho con bú.

2. Đôi khi người mẹ có thể không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra, trừ phi người mẹ mắc một bệnh nào đó gây ra thiếu sữa, tắt tuyến sữa... Nếu thiếu sữa kéo dài, cần cho trẻ bú dặm thêm sữa bình.

Chế độ dinh dưỡng cho người mẹTrong khi nuôi dưỡng con bằng sữa của mình thì người mẹ

cũng cần lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân. Người mẹ phải tăng thêm khẩu phần ăn, cân đối đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau trái và các loại vitamin, khoáng chất. Nước uống khoảng 2 lít mỗi ngày để bù đắp lại số chất lỏng chuyển sang sữa.

Ngay sau khi sinh, nếu người mẹ không phải uống thuốc, bé chào đời bình thường khỏe mạnh, thì có thể cho con bú mỗi bên vú vài phút. Những giọt sữa non (colustrum) rất là quý giá vì có nhiều chất bổ dưỡng cũng như kháng thể.

Page 210: Dinh duong va dieu tri

209

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sang ngày thứ hai, cho con bú mỗi vú khoảng 5 phút, cách nhau 4 giờ. Khi sữa tiết ra nhiều thì có thể tăng lên 20 phút.

Bé càng nút núm vú càng làm tăng hormon prolactin và sữa càng tiết ra nhiều hơn. Khi nhiều sữa đến mức trẻ không bú hết, có thể vắt ra, cất vào tủ lạnh để bảo quản, cho trẻ bú vào lúc khác.

Những trường hợp không cho con bú sữa mẹTuy cho trẻ bú sữa mẹ là rất tốt, nhưng trong một số trường

hợp như sau đây người mẹ có thể phải tránh không được cho con bú:

1. Khi nhũ hoa bị sưng, nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh có thể truyền sang con;

2. Người mẹ mắc các bệnh trầm trọng như lao phổi, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận, thiếu hồng cầu hoặc thiếu dinh dưỡng.

3. Người mẹ có bệnh tâm thần đang phải uống thuốc điều trị.

4. Khi trẻ sinh ra có khuyết tật chẻ môi hoặc biết là không hợp với sữa mẹ thì cũng không nên cho bú.

5. Khi người mẹ có thai trong thời gian còn đang cho con bú.

6. Khi người mẹ phải sử dụng một số thuốc gây ảnh hưởng không tốt cho con. Nói chung, khi người mẹ dùng thuốc thì hầu hết các loại thuốc đều có thể chuyển sang sữa. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến đứa trẻ thì còn tùy theo loại thuốc, số lượng có trong sữa và khả năng hấp thụ của

Page 211: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

210

em bé. Vì thế, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết là có nên tiếp tục cho con bú hay không.

Khi dùng các thuốc sau đây thì không cho con bú:- Thuốc atropin, thuốc warfarin chống đông máu.

- Thuốc chữa bệnh tuyến giáp.

- Thuốc chữa ung thư.

- Thuốc có chất á phiện.

- Kháng sinh tetracyclin, metronidazole và nhiều thuốc khác.

Cafeine, nicotine với lượng nhỏ có thể không sao, nhưng nếu nhiều thì sẽ có tác dụng không tốt đến em bé.

Kết luậnSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà tạo hóa ban tặng

cho con người. Mỗi con người chỉ có được một thời gian rất ngắn ngủi để tận hưởng dòng sữa mẹ. Thật không may khi vì bất cứ lý do nào đó mà một đứa trẻ sinh ra không được nuôi bằng những giọt sữa ngọt của mẹ hiền. Ngoài sự bất lợi về mặt dinh dưỡng, trẻ lớn lên thiếu sự vuốt ve trìu mến và gần gũi với người mẹ cũng sẽ có một tâm lý khởi đầu cuộc sống không tốt lắm. Vì thế, những bậc làm cha mẹ nên hiểu rõ và cân nhắc tất cả những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, đừng vì thiếu hiểu biết mà để cho đứa con thân yêu của mình phải chịu một sự thiệt thòi không gì có thể bù đắp được.

Page 212: Dinh duong va dieu tri

211

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG NĂM ĐẦU TIÊN

Năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ chính là thời gian có rất nhiều sự phát triển thay đổi liên

tục, nhanh chóng về hình dáng, cấu trúc cũng như trí tuệ. Để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng này, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là điều rất quan trọng.

Từ sơ sinh cho tới khi được một tháng tuổi, bé sẽ tăng cân khoảng 0,5kg - 1,5kg và phát triển chiều cao khoảng 3cm. Cho đến khi tròn một tuổi thì cân nặng tăng lên khoảng gấp ba lần lúc mới sinh, và phát triển chiều cao 5 - 6cm. Vào lúc này, bé đã có khoảng 6, 7 cái răng.

Về khả năng vận động cơ thể thì khoảng ba tháng bé bắt đầu biết lẫy, bảy tháng bé biết bò, và tới mười tháng bé bắt đầu tập đi. Tuy nhiên, những mốc thời gian này cũng có thể sớm muộn hơn tùy theo từng trường hợp.

Về dinh dưỡng, có một số vấn đề mà các bà mẹ trẻ thường không nắm vững, do đó không biết phải nuôi con như thế nào cho thích hợp. Dưới đây trình bày những kiến thức thông

Page 213: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

212

thường nhất mà người mẹ cần biết để có thể nuôi dưỡng con thật tốt.

1. Nên cho trẻ bú loại sữa nào?Trong 6 tháng đầu tiên, chỉ cho con bú sữa mẹ là tốt nhất.

Trừ phi vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa để thỏa mãn nhu cầu của con hoặc không thể cho con bú thì mới chọn một loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh để bổ sung hoặc thay thế. Hiện nay, dạng sữa phổ biến nhất được dùng là sữa hộp ở dạng bột (formula), có nhiều loại khác nhau, được chế biến theo yêu cầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thích hợp cho từng độ tuổi, từ sơ sinh cho đến các dộ tuổi lớn hơn.

Sữa bò đóng hộp hoặc sữa tươi chưa pha loãng có nhiều chất đạm, muối khoáng, ít carbohydrat. Loại sữa này thích hợp với sự phát triển cơ thể rất nhanh của loài vật, và khó tiêu hóa đối với cơ thể của trẻ em. Nghiên cứu cho thấy rằng một con bê chỉ cần khoảng 50 ngày để tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh ra, trong khi đó trẻ con lớn chậm hơn nhiều, chỉ có thể tăng cân gấp đôi sau khi sinh khoảng 150 ngày.

Nếu phải dùng sữa bò như sự chọn lựa bắt buộc thì cần pha loãng tùy theo độ tuổi của trẻ.

Nhiều đứa trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa bò thì có thể thay thế bằng loại sữa chế từ đậu nành.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như thế nào?

- Năng lượng : 650 - 850Kcal

- Chất đạm: 13 - 14 gram

Page 214: Dinh duong va dieu tri

213

Dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu tiên

- Calci: 400 - 600mg

- Phosphor: 300 - 400mg

- Muối ăn: 120 - 200mg

- Chlor: 180 - 300mg

- Magnesium: 40 - 40mg

- Kali: 500 - 700mg

- Iod: 40 - 50mcg

- Sắt: 6 - 10mg

- Kẽm: 5mg

- Vitamin A: 375 mcg

- Vitamin D: 7,5 - 10mcg

- Vitamin E: 3 - 4mg

- Vitamin K: 5 - 10mcg

Lượng chất dinh dưỡng như trên cần phải được cân đối từ nhiều nguồn thực phẩm đa dạng, tránh cho trẻ ăn đơn điệu, thường xuyên một vài loại thức ăn mà cha mẹ cho là rất bổ dưỡng.

3. Bao lâu cho trẻ bú hoặc ăn một lần?

Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, có thể cho trẻ bú 5, 6 lần mỗi ngày, cách nhau khoảng 3 giờ. Khi trẻ lớn dần lên thì số lần giảm đi. Chẳng hạn, 5 tháng tuổi thì 4, 5 lần một ngày; tới 9 tháng thì rút xuống còn 3 lần. Nếu trẻ được bú hoàn toàn là

Page 215: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

214

sữa mẹ thì số lần cần tăng lên, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, trẻ sẽ mau đói.

4. Thực phẩm cho con: mua sẵn hay làm lấy?

Nâng niu bú mớm đêm ngày,Công cha nghĩa mẹ coi tầy biển khơi.

Bú mớm là hình thức nuôi con của các cụ ta khi xưa. Sữa từ bầu vú mẹ, thức ăn thì mẹ nhai rồi mớm cho con, cho tới khi con ăn thức ăn đặc được. Thực là cả một công trình mà chỉ tình thương người mẹ mới làm được cho con mình. Những người mẹ ngày nay chúng ta không làm giống như các cụ xưa kia, một phần vì sự thay đổi quan niệm trong cách nuôi con, một phần vì sẵn có những loại sữa và thực phẩm rất tiện dụng và đầy đủ dinh dưỡng.

Thực phẩm được chế biến sẵn có rất nhiều loại, thích hợp cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, người mẹ chỉ việc chọn mua loại nào thích hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con mình. Và việc nuôi trẻ bằng những loại thực phẩm này rất dễ dàng và tiện lợi.

Các thực phẩm này có những đặc điểm chung như sau:

a. Dựa theo thành phần trong sữa mẹ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng.

b. Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, được kiểm nghiệm kỹ trước khi lưu hành nên rất an toàn khi sử dụng.

Page 216: Dinh duong va dieu tri

215

Dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu tiên

c. Giá cả phải chăng nhờ được chế biến với số lượng lớn bằng công nghệ hiện đại.

d. Cất giữ dễ dàng trong tủ lạnh khi sử dụng không hết.

Các loại thực phẩm này có thể được bổ sung chất sắt và trình bày dưới hình thức bột, dung dịch đặc cần pha chế hoặc sẵn sàng để cho trẻ ăn.

Dung dịch đặc hay dạng bột cần được pha với nước trước khi dùng. Cần theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, để đừng pha nhiều hoặc ít nước quá. Không nên thêm đường hoặc muối.

Thực phẩm có thể hâm nóng hoặc cho ăn nguội tùy theo ý thích của trẻ.

Thực phẩm dạng lỏng có thể cho bú bằng bình. Bình cần được rửa sạch sẽ và khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi trước khi dùng.

Nếu tự chế biến thức ăn cho con thì cần mua một máy nghiền thức ăn. Nấu thức ăn chín theo yêu cầu, thêm một chút nước, rồi cho vào máy nghiền nhỏ. Phải thận trọng trong quá trình chế biến, đảm bảo tuyệt đối các điều kiện vệ sinh để tránh nhiễm độc thực phẩm.

5. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn thực phẩm đặc?

Điều này tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của từng đứa trẻ.

Page 217: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

216

Bú nút sữa khi đói và đẩy núm vú ra khi no là phản xạ tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng có. Từ sơ sinh cho đến 3, 4 tháng tuổi, miệng bé chưa sẵn sàng để nhận thực phẩm đưa vào, chỉ biết ngậm núm vú. Vì thế, cho ăn thực phẩm đặc bằng thìa sẽ bị đẩy ra và cũng khiến bé khó chịu. Sau 4 tháng tuổi, môi miệng đủ sức mạnh để khép kín miệng và việc ăn bằng thìa có thể thực hiện được. Đồng thời ở tuổi này, trẻ có thể ngồi vững, há miệng đón thức ăn.

Như vậy, về mặt khả năng thì trẻ có thể bắt đầu ăn thực phẩm đặc từ khoảng sau 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự đủ sức để tiếp nhận thức ăn đặc, bao gồm cả khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế, lời khuyên chung của tất cả các chuyên gia dinh dưỡng và y tế là chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm với thức ăn đặc kể từ sau 6 tháng tuổi. Từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, điều kiện dinh dưỡng lý tưởng nhất vẫn là sữa mẹ, hoặc nếu không được vậy thì có thể bổ sung thêm bằng các loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Sau 6 tháng tuổi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, nhưng có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm thêm một ít thức ăn trong ngày.

Thức ăn dặm cho trẻ nên bắt đầu với các loại bột ngũ cốc. Có thể là bột gạo lức, các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ... và hầu hết đều được bổ sung các vitamin và khoáng chất, rất dễ tiêu hóa.

Không cho trẻ ăn bằng cách pha loãng bột rồi cho vào bình. Tốt nhất là tập cho trẻ làm quen dần với việc ăn bằng thìa và với thực phẩm có độ đậm đặc tăng dần.

Page 218: Dinh duong va dieu tri

217

Dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu tiên

6. Khi nào cho ăn rau trái?Trái cây mang vị ngọt với nhiều vitamin, khoáng chất rất

tốt cho trẻ. Ngay khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, có thể cho trẻ làm quen dần với một lượng nhỏ trái cây các loại. Cho trẻ ăn bằng cách nghiền hoặc xay nhỏ thành dạng bột nhão rồi đút bằng thìa. Nên bắt đầu với một vài thìa nhỏ rồi tăng dần sau nhiều lần cho ăn.

Có thể nghiền rau và cho trẻ ăn chung với bột. Nên dùng các loại rau có lá màu xanh sậm hoặc vàng để có nhiều vitamin và dinh dưỡng.

Khi cho trẻ ăn một loại trái cây hoặc rau lần đầu tiên, nên cho trẻ ăn liên tiếp trong vài ngày để trẻ quen với hương vị của loại thức ăn mới, và theo dõi để xem trẻ có bị dị ứng hay không. Dị ứng với một vài loại thức ăn là điều rất thường gặp và đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý phát hiện và ghi nhớ nếu có, để tránh gây khó chịu cho trẻ khi gặp phải các loại thức ăn này.

7. Bao giờ cho bé ăn thịt, cá, trứng?Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào sau 6 tháng tuổi, có thể

cho thêm một lượng nhỏ thịt gà, thịt bò nạc, gan, cá vào thức ăn dặm của trẻ. Tất cả đều ở dạng nghiền nhỏ pha lẫn trong bột nhão.

Bắt đầu với lượng rất nhỏ rồi tăng dần để trẻ làm quen. Cũng như với rau, nên cho ăn một loại thịt, cá... nào đó liên

Page 219: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

218

tiếp trong vài ngày để trẻ phân biệt và làm quen với hương vị mới. Nên làm chín thịt, gan, cá... bằng những phương pháp như luộc, hấp, nấu nhừ... nhưng tránh không chiên, rán với nhiều dầu mỡ.

Lòng đỏ trứng cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn vào sau 6 tháng tuổi, bắt đầu chỉ với một thìa nhỏ rồi tăng dần cho tới một lòng đỏ trứng mỗi ngày.

Lòng trắng trứng có thể gây dị ứng cho trẻ, chỉ nên cho ăn khi đã lớn hơn nhiều và phải dè dặt theo dõi lần ăn đầu tiên.

8. Có nên cho bé tự ăn một mình?Khi đủ lớn để tự cầm thìa xúc thức ăn đưa vào miệng, trẻ

thường rất thích làm việc này. Nhiều bà mẹ ngại không cho trẻ tự ăn, vì trẻ thường làm đổ thức ăn vương vãi cũng như để thức ăn dính vào tay chân, mặt mũi...

Tuy nhiên, để cho trẻ tự ăn một mình là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh các kỹ năng vận động. Cử động của trẻ sẽ ngày càng khéo léo hơn khi có điều kiện để vận động theo ý muốn, còn nếu ngăn không cho trẻ tự làm một số việc, trẻ sẽ chậm phát triển hơn.

Mặc dù vậy, chỉ nên cho trẻ tự ăn một mình dưới sự “giám sát” theo dõi chặt chẽ của người mẹ. Trước hết, phải tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ trước khi ăn, vì thật ra trẻ không chỉ ăn bằng thìa mà còn rất thích dùng tay bốc thức ăn cho vào miệng. Thức ăn rơi xuống lấm bẩn cần lấy đi ngay để trẻ

Page 220: Dinh duong va dieu tri

219

Dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu tiên

không nhặt lại ăn. Đôi khi trẻ có thể liên tục cho thức ăn vào miệng, quá nhiều đến mức sặc sụa... Tất cả đều cần có sự can thiệp giúp đỡ kịp thời của người mẹ.

Vì thế, khi thấy trẻ có khuynh hướng muốn tự ăn một mình thì người mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tập dần, nhưng nhất thiết không được để trẻ ngồi ăn một mình rồi bỏ đi làm một công việc khác.

9. Cách cho trẻ ănNên kiên nhẫn, dành nhiều thời gian thoải mái khi cho con

ăn. Đừng hối thúc chúng, vì mỗi bé có cung cách ăn riêng. Đôi khi cũng nên để bé nghịch với thức ăn, nhờ đó bé phát triển được khả năng tự ăn một mình.

10. Làm gì khi bé biếng ăn?Biếng ăn không phải bao giờ cũng do đau ốm. Khẩu vị con

người thay đổi một cách tự nhiên tùy theo tâm trạng, thời gian... Có những đứa bé mải chơi, không nghĩ tới ăn uống. Nhưng đôi khi con biếng ăn cũng do lỗi ở cha mẹ. Nhiều người ép buộc phải ăn khi chúng chưa muốn ăn; cho chúng ăn những món mà chúng không thích; pha thuốc vào món ăn làm chúng sợ...

Số lượng thực phẩm mà bé tiêu thụ là cần thiết nhưng cũng cần theo dõi tăng trọng cơ thể. Nhiều bé có vẻ như ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều, không bệnh tật, vẫn khỏe mạnh, vui chơi. Như thế thì thực ra lượng thực phẩm mà trẻ ăn được

Page 221: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

220

không phải là ít. Chỉ vì cha mẹ luôn muốn cho trẻ ăn nhiều hơn nên mới thấy rằng lượng thức ăn như thế là ít.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà trẻ thực sự biếng ăn, không chịu ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cho các bậc cha mẹ rất lo ngại nhưng không biết làm sao để trẻ chịu ăn nhiều hơn. Sau đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ ăn ngon hơn, và nhờ đó có thể ăn nhiều hơn:

a. Bữa ăn cần có không khí thoải mái, thân thiện, không ép trẻ ngồi gò bó trên ghế.

b. Khích lệ trẻ bằng những trò vui, vừa chơi vừa ăn, bằng thực phẩm nhiều màu sắc, hương vị khác nhau.

c. Để trẻ được thoải mái, tự khám phá món ăn với các giác quan của mình, sờ mó món ăn, ngửi món ăn, nếm thử món ăn... Tất nhiên là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh trước khi cho trẻ ăn.

d. Cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau từ khi bé được 7 - 8 tháng tuổi, để trẻ quen với nhiều loại thức ăn;

đ. Có khi trẻ thích món này mà không thích món kia, không nên ép trẻ ăn những món không thích. Có thể vào thời gian khác trẻ lại thay đổi khẩu vị và sẽ thích món đó.

e. Không nên cho thuốc bổ, thuốc trị bệnh vào thức ăn, vì mùi vị thay đổi và làm trẻ thấy e ngại khi ăn.

e. Không cố ép trẻ ăn hết phần ăn, khi trẻ không thích sẽ nôn ọe. Lấy thức ăn vừa đủ, không quá nhiều có thể làm trẻ “ngán” khi nhìn thấy. Khi trẻ ăn được, nếu cần thì lấy thêm.

Page 222: Dinh duong va dieu tri

221

Dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu tiên

f. Không cho ăn các món vặt gần hoặc ngay trước bữa ăn chính, để trẻ thấy đói mới có thể ăn hết lượng thực phẩm đã chuẩn bị cho bữa chính.

g. Không dùng thức ăn như một hình thức thưởng phạt.

Tuy nhiên, biếng ăn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm độc, tiêu chảy, bệnh hô hấp, giun sán... Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy bé có triệu chứng biếng ăn kéo dài.

11. Những món ăn nên tránhTránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như lòng trắng

trứng, sô-cô-la, cá, cà chua...

Khi trẻ bắt đầu nhai được và có thể ăn thức ăn ở dạng rắn, tránh các loại thức ăn cứng khó nhai như cà rốt, các loại hạt, trái cây có vỏ dai như nho, thực phẩm nhão dính như bơ đậu phộng... vì có nguy cơ làm nghẹn cuống họng.

Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nên tránh các thức ăn có quá nhiều chất béo.

Sữa cừu nguyên chất thường có rất ít acid folic. Mà thiếu acid này có thể đưa tới thiếu máu. Sữa cừu đã chế biến thường được bổ sung acid folic.

Không nên dùng sữa bò chưa tiệt trùng, vì có thể nhiễm các tác nhân gây bệnh.

Page 223: Dinh duong va dieu tri

222

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 - 5 TUỔI

Vừa tròn một tuổi, trẻ chập chững biết đi, học nói, và bắt đầu biết lục lạo tìm tòi trong xó này,

góc kia... Nhà bếp với nhiều ngăn tủ là nơi trẻ rất thích sục sạo, thám hiểm. Bao nhiêu là nồi niêu, xoong chảo, hộp thực phẩm, chén bát để cho bé lấy ra, bày la liệt trên sàn nhà. Rồi lẩn quẩn hết phòng ngủ, đến phòng khách, cầm vật này, ném vật kia... Bé trèo cầu thang, lúc 3 tuổi.

Vào tuổi này, trẻ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn giai đoạn trước, nhu cầu năng lượng cũng thay đổi.

Trẻ sẽ không ăn nhiều lần như trong năm đầu tiên, mà có thể ăn theo chế độ chung với cả gia đình: ba bữa một ngày, kèm theo một vài lần ăn vặt giữa các ăn bữa chính. Ăn vặt trong thời gian cách khoảng giữa các bữa ăn chính là cần thiết cho trẻ, nhưng đừng cho ăn quá nhiều kẻo trẻ bỏ cả bữa ăn chính hoặc ăn ít đi.

Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm để có tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng bữa ăn không nên quá cứng

Page 224: Dinh duong va dieu tri

223

Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

nhắc, bữa nào cũng giống như nhau. Bé có thể ăn nhiều rau trong vài ngày rồi chuyển sang thịt cá vài ngày liền.

Thực phẩm cơ bảnSau đây là một số thực phẩm cơ bản cho trẻ trong độ tuổi

này:

a. Thịt, trứng

Đây là nguồn chất đạm rất quan trọng để trẻ tăng trưởng. Mỗi ngày cần từ ba bữa trở lên. Trước hai tuổi cũng không nên giới hạn chất béo vì các chất này rất cần cho trẻ lớn lên. Sau đó thì ăn chất béo vừa phải. Nên giới hạn trứng 3, 4 lần một tuần là đủ.

b. Sữa

Mỗi ngày cần 4 lần, thay đổi với sữa, pho mát, sữa chua. Đây là nguồn calci rất phong phú để xương và răng chắc khỏe. Với trẻ một tuổi, mỗi lần uống khoảng 120ml, trên tuổi này là khoảng 180ml. Trẻ trên hai tuổi nên cho uống sữa có 2% chất béo.

c. Rau, trái cây

Nhiều trẻ không thích ăn rau, trái cây. Nhưng đây là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin C, A. Ngoài thức ăn chính, mỗi ngày đều nên cho ăn thêm các loại rau, trái cây.

Page 225: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

224

d. Carbohydrat Có trong các thực phẩm như cơm, bánh mì, hạt ngũ cốc...

Mỗi ngày cho ăn khoảng 4 lần. Với trẻ một tuổi thì một bữa ăn có thể là nửa lát bánh, 15g bột ngũ cốc, 60g mì hoặc cơm. Với trẻ 5 tuổi, mỗi bữa ăn có thể là một lát rưỡi bánh mì, 28g bột ngũ cốc, 140g cơm hoặc mì.

Một câu hỏi mà các bậc làm cha mẹ thường thắc mắc là ảnh hưởng của chất ngọt trên hành vi của con.

Nhiều người vẫn tin rằng đường làm trẻ quá năng động (hyperactive). Nhưng kết quả các nghiên cứu khoa học đều không chứng minh được tác dụng này.

Thực ra đường lại tăng sự sản xuất serotonin, một chất có tác dụng xoa dịu. Nhưng nói vậy không có nghĩa là có thể cho trẻ con ăn đường tự do, vì đường chỉ cho năng lượng, không có chất dinh dưỡng. Trẻ con ăn nhiều đường thường có nguy cơ béo phì và sâu răng.

Béo phì ở trẻ emMột vấn đề cần lưu tâm là số trẻ em béo phì ngày một gia

tăng. Lý do là trẻ em tiêu thụ quá nhiều năng lượng hơn mức nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Một trong các nguyên nhân đưa đến béo phì có thể là do gen di truyền, nhưng hầu hết các trường hợp thì nguyên nhân chính vẫn là do ăn quá nhiều so với nhu cầu và không vận động cơ thể.

Page 226: Dinh duong va dieu tri

225

Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Ngày nay trẻ em có nhiều hình thức giải trí tĩnh tại, không hoạt động cơ thể, từ việc ngồi xem tivi hàng giờ liền cho tới các trò chơi điện tử, mà tất cả hoạt động chính trong mấy giờ liên tục chỉ là động đậy mấy đầu ngón tay. Ngoài ra, trong khi xem tivi hoặc ngồi chơi trước máy, chúng lại hay ăn vặt nhiều hơn. Nào kem, nào bánh kẹo, hoặc các thức ăn vặt có nhiều chất béo...

Sau đây là một số gợi ý để tránh vấn đề này:

- Không nên ép buộc trẻ ăn nhiều quá. Khi trẻ ăn đủ thì trẻ thường quay đầu đi hoặc mím chặt môi khi ta đưa thìa thức ăn vào miệng.

- Không nên bắt trẻ luôn phải ăn hết thức ăn, chỉ vì sợ bỏ đi thì uổng phí.

- Không nên cho nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ như đường, chất béo.

- Không nên vì thương con mà để cho trẻ hoàn toàn tự do trong việc ăn uống, không chọn lọc, tùy ý thích.

- Không dùng thức ăn như một hình thức thưởng phạt, chẳng hạn như không cho ăn để phạt hoặc hứa cho món này món kia để thưởng.

- Cho trẻ ăn đủ thực phẩm trong cả năm nhóm chính, với đủ chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật.

- Giảm mỡ béo trong thịt, ăn nhiều rau, trái cây tươi.

- Khuyến khích trẻ chạy nhảy, nô đùa, hạn chế xem tivi, chơi trò chơi trên máy vi tính.

Page 227: Dinh duong va dieu tri

226

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 6 - 12 TUỔI

Tới tuổi này, sự tăng trưởng cơ thể đã tương đối ổn định. Mỗi năm trẻ cao lên khoảng 6cm, nặng

thêm khoảng 4 - 5kg. Não bộ phát triển gần như não người trưởng thành.

Trẻ rất thích hoạt động, chạy nhảy.

Tới cuối giai đoạn này thì sự tăng trưởng lại rất mạnh để sửa soạn bước vào tuổi dậy thì, rồi tuổi thanh niên.

Trong việc ăn uống ở giai đoạn này, trẻ thường chịu ảnh hưởng từ bạn bè, môi trường tiếp xúc... Cha mẹ nên lưu tâm hướng dẫn cho trẻ những sự chọn lựa tốt để sớm tập thành thói quen theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nhất là cần phải làm gương tốt cho con cái noi theo trong việc ăn uống: vừa phải, điều độ và có chọn lọc.

Một số vấn đề cần lưu ý:a. Thực phẩm nên hạn chế chất béo, muối, chất ngọt; nhiều

carbohydrat, chất xơ;

Page 228: Dinh duong va dieu tri

227

Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi

b. Ở tuổi này, bữa ăn sáng rất quan trọng. Điểm tâm không cần cần kỳ: sữa, bột ngũ cốc, trái cây, hoặc một quả trứng, nhưng giúp trẻ rất nhiều trong mấy giờ học trước bữa ăn trưa.

c. Bữa ăn trưa nên được xem là bữa ăn chính, cần chú ý tính toán để trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

d. Không nên quá hạn chế những món ăn vặt ngoài bữa ăn chính như trái cây, sữa chua, bánh... Bởi vì dù sao thì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn đang phát triển chưa hoàn chỉnh, không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng với chỉ 3 bữa ăn chính trong ngày.

đ. Tính tình, hành động của tuổi này có nhiều bất thường. Nên tìm hiểu để hỗ trợ, giải quyết chứ không dùng thực phẩm để làm biện pháp kỷ luật, thưởng hay phạt.

e. Thực phẩm phải cung cấp đầy đủ cả năng lượng và chất dinh dưỡng, vì trẻ đang trong tuổi tăng trưởng, cần vật liệu để lớn cũng như cho các hoạt động cơ thể; nhưng không quá nhiều để tránh béo phì.

f. Khuyến khích trẻ năng vận động cơ thể, tham gia các môn chơi thể thao vừa sức, và nhất là tập thành thói quen tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng.

g. Ở tuổi này, sự béo phì cũng thường xảy ra, và là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Ăn vừa đủ nhu cầu năng lượng, giảm chất béo, chất ngọt. Vận động cơ thể đều đặn cũng là biện pháp tốt để tránh béo phì.

Page 229: Dinh duong va dieu tri

228

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 13 - 19 TUỔI

Cơ thể con người có hai thời kỳ tăng trưởng nhanh và mạnh nhất, đó là năm tuổi đầu tiên và giai

đoạn từ 13 tới 19 tuổi.Ở tuổi dậy thì, con trai lớn nhanh và nặng hơn con gái. Con

trai có nhiều khối cơ, trong khi đó con gái lại nhiều mỡ hơn, đặc biệt là ở hông và nhũ hoa. Cơ thể con gái có 25% mỡ, trong khi đó nam chỉ có 20%.

Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày như sau:- Số năng lượng: nam 2500Kcal, nữ 2200 Kcal.- Đạm: 45g - Vitamin A: 800-1000mcg- Vitamin D: 10mcg - Vitamin E: 8-10mg- Vitamin C: 50mg - Vitamin B12: 2mcg- Folacin: 150-180mcg - Calci: 1200mg- Phosphor: 1200mg - Sắt: 12-15mg- Kẽm: 12-15mg - Iod: 150mcg.

Page 230: Dinh duong va dieu tri

229

Dinh dưỡng cho trẻ từ 13 đến 19 tuổi

Một số vấn đề cần lưu ý:

- Nhu cầu dinh dưỡng nữ thấp hơn nam, ngoại trừ nữ cần khoáng sắt nhiều hơn vì sắt thất thốt mỗi khi có kinh nguyệt.

- Vì bắp thịt và xương tăng trưởng mạnh nên cần nhiều hơn các chất đạm, calci, sắt, kẽm.

- Ở tuổi này, thanh niên thường rất bận rộn với nhiều sinh hoạt: học tập, thể thao, vui chơi... nên dễ bỏ qua các bữa ăn hoặc ăn vội vàng cho xong, và có thể thiếu dinh dưỡng.

- Thanh niên thành phố thích chọn thực phẩm theo ý mình, lại thường hay đi ăn ở ngoài gia đình nên cha mẹ cần lưu ý hướng dẫn cho con việc chọn các món ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Thanh niên thường hay để ý tới vóc dáng, sức nặng cơ thể của mình, nữ thì sợ béo, nam lại sợ gầy, nên cần cẩn thận khi thấy con cái áp dụng những chế độ ăn uống không bình thường.

- Thanh niên thường thích ăn thực phẩm ở các tiệm ăn, nên có thể có nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối, quá nhiều năng lượng nhưng lại thấp về calci, vitamin C, chất xơ.

- Một số thanh niên thích ăn chay, không thịt cá trứng sẽ thiếu vitamin B12, calci, sắt, kẽm.

Page 231: Dinh duong va dieu tri

230

RƯỢU VÀ SỨC KHỎE

Ngày xuân, nhà nào cũng chuẩn bị một vài chai rượu: rượu ngâm thuốc bổ, rượu nếp bách nhật,

rượu tây... cho đến xoàng nhất là rượu đế thì cũng phải có tí chút, gọi là cho vui. Tất nhiên là ngày thường, nhiều người cũng uống rượu, nhưng chén rượu ngày xuân lại có ý nghĩa khác, dù người biết uống hay không biết uống cũng phải uống với nhau chút đỉnh, như một thứ tập tục, lễ nghi đã lâu đời mà ai ai cũng tuân theo.

Mà đã là tập tục lâu đời thì hẳn là cũng có cái khía cạnh hay hay của nó. Trong khi những cuộc nhậu li bì rồi dẫn tới “quậy làng phá xóm” luôn bị tất cả mọi người lên án, phê phán, thì đôi chút “men cay” trong ngày vui lại có tác dụng làm cho tinh thần hưng phấn hơn, khiến cho cuộc vui lại càng vui hơn.

Và quả thật rượu cũng không phải hoàn toàn “đáng ghét” hay “đáng sợ” như nhiều người vẫn tưởng. Cái đáng ghét hay đáng sợ là chính vì có quá nhiều người lạm dụng rượu. Mà đã là “quá mức” thì chẳng có món ăn thức uống nào lại không có hại.

Page 232: Dinh duong va dieu tri

231

Rượu và sức khỏe

Từ rất xa xưa, y học đã biết dùng rượu như một món thuốc trị bệnh, nhất là y học phương Đông dùng rượu như một chất “dẫn thuốc” để hỗ trợ cho rất nhiều loại thuốc khác.

Như vậy, có thể thấy là rượu như một con dao hai lưỡi, vừa có khả năng giúp ích trong một chừng mực nào đó cho sức khỏe, lại vừa có thể là nguyên nhân tàn phá sức khỏe đến mức không hồi phục. Chọn dùng lấy khả năng nào của rượu, tất nhiên là chuyện của mỗi người. Nhưng điều đó cũng do nơi những hiểu biết nhất định về tính chất cũng như các ưu nhược điểm của loại “nước cay” này. Và ngày nay đã có không ít những cuộc nghiên cứu quy mô được tiến hành nhằm làm rõ tính chất có lợi và có hại của rượu.

Rượu, với tên hóa học là ethyl alcohol, đã được con người sử dụng từ nhiều ngàn năm trước, và có lẽ sẽ vẫn còn được tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Theo một trong nhiều truyền thuyết thì rượu được khám phá ra rất tình cờ. Ngày xưa có một vị hoàng tử nọ thích ăn trái nho. Mà nho thuở đó không trồng bốn mùa được nên ông ta phải cất trong kho để dành. Một thùng nho để lâu biến chất, thành một dung dịch nom kỳ lạ. Sợ độc, ông ta bỏ đi.

Một trong nhiều vị phu nhân lâu nay bị phòng không bạc đãi, chán sống nên lấy nước đó uống với ý định vĩnh biệt tình quân. Uống xong một bát, chẳng những không chết mà còn yêu đời, yêu người hơn. Nàng bèn trình cho vị hoàng tử hay. Nàng được nâng niu trở lại.

Và từ đó rượu được sản xuất, sử dụng ở mọi nơi, trong nghi thức tôn giáo, chữa bệnh, giải sầu nhân thế, kết bạn tâm giao...

Page 233: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

232

Chẳng biết câu chuyện có thật hay không, nhưng sự hiện diện của rượu trong cuộc sống con người từ rất lâu xa và có một ảnh hưởng quan trọng đến nếp sống của hầu hết các dân tộc trên thế giới thì quả là điều có thật.

Vì sao người ta uống rượu?Có người ngồi nhâm nhi, nhấm nháp để thưởng thức hương

vị thơm ngon của rượu. Người sành rượu phải “tri kỳ vị, tri kỳ hương, tri kỳ ảo, tri kỳ linh” của rượu.

Có người uống để quên sự đời, giải quyết tâm trạng hoặc suy ngẫm về số phận của mình. Họ ngồi uống một mình như đối thoại với chính mình.

Hoặc chủ tạc khách thù, bên chúc mừng, bên đáp lại. Nâng chén rượu chúc nhau cũng có cung cách: người ít tuổi không nâng chén mình cao hơn chén người nhiều tuổi. Nhưng khi chén chú chén anh, đồng tuế, đồng hạng thì tự do, thoải mái.

Từ thượng cổ, khi tình cờ uống chất nước của một miếng bánh bỏ quên trong ly nước lã hoặc chùm nho lên men, con người bỗng thấy sảng khoái, lên tinh thần, hăng hái. Rồi đến khi đã quen với men cay, thấy thích cái vị nồng, lúc ấy thì vui cũng uống, mà buồn cũng uống. Uống cho tới khi mất cả lý trí, chẳng còn biết mình là ai, túy lúy càn khôn. Như vậy tất nhiên là không thể tránh khỏi vô số những rủi ro, nguy hiểm và tàn hại sức khỏe.

Vì thế, có muốn uống rượu thì phải uống vừa phải, chừng mực mới có thể tránh được sự nguy hại, và nếu được thầy

Page 234: Dinh duong va dieu tri

233

Rượu và sức khỏe

thuốc chỉ định thì phải tuân thủ liều lượng mới có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nhưng thế nào là vừa phải, chừng mực? Theo một số các nhà chuyên môn thì lượng rượu bia “vừa phải” là có thể chọn dùng một trong các loại rượu vang, bia hoặc rượu mạnh với giới hạn không bao giờ vượt quá: 350ml bia, 150ml rượu vang, hoặc 50ml rượu mạnh. Nam giới có thể sử dụng 2 lần một ngày. Nữ giới không nên vượt quá một nửa các giới hạn nêu trên.

Danh y Lý Thời Trân của Trung Hoa từ xưa đã có nhận định: “Uống ít rượu sẽ làm khí huyết lưu thông; uống nhiều sẽ làm hại tinh thần, làm tổn thương tinh dịch, dạ dày và kích thích hỏa tà”.

Vì thế, điểm cốt lõi khi sử dụng rượu bia chính là sự chừng mực và giới hạn.

Tác dụng tích cực của rượuPhương Đông và phương Tây dường như đã gặp nhau trong

quan điểm sử dụng rượu ở mức vừa phải.Theo các sách Đông y, rượu vừa phải làm thông huyết

mạch, tán thấp khí, giúp khai vị hạ thực (kích thích tiêu hóa ăn uống ngon miệng), ôn trường vị, ngự phong hàn (làm ấm ruột, dạ dày, chống phong tà và hàn tà). Rượu còn được coi như đứng đầu trong trăm loại thuốc (Tửu vi bách dược chi trưởng).

Các ý kiến này đều do kinh nghiệm thực tế tuy chưa được khoa học kiểm chứng, nhưng có giá trị lưu truyền qua nhiều đời.

Page 235: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

234

Ngoài rượu nguyên chất, người ta còn uống rượu ngâm thuốc với nhiều công dụng trị bệnh như Nhân sâm tửu, Thập toàn đại bổ tửu, Ngũ gia bì tửu, Lộc nhung tửu, Phong thấp dược tửu, Cáp giới tửu (rượu tắc kè)...

Các nghiên cứu thực nghiệm Đông Tây cũng nêu ra nhiều tác dụng tích cực của rượu đối với sức khỏe, nếu được dùng vừa phải, hạn chế. Chẳng hạn:

1. Kích thích khẩu vịRượu khai vị là rượu dùng ngay trước bữa ăn để kích thích

sự ngon miệng. Với các cụ thì thường là một chung rượu thuốc, người trung niên có thể dùng rượu mạnh. Nhưng chỉ một ly thật nhỏ thôi. Để rượu có tác dụng kích thích khẩu vị, chỉ cần một chút “nhấm nháp ướt miệng” là đã đủ để khơi động những nụ vị giác trên lưỡi, tăng hoạt động của tuyến nước bọt cũng như để dạ dày tiết thêm dịch vị chuẩn bị cho sự tiêu hóa thức ăn sắp đưa vào. Ngoài ra, rượu cũng làm tăng cảm giác đói, nên trong các bữa tiệc có rượu ta thường ăn nhiều hơn.

Trong y học, các vị thầy thuốc thường khuyên người cao tuổi, người mới bình phục sau cơn bệnh nặng, những người không bị bệnh dạ dày, có thể uống một chút rượu như vậy trước bữa ăn để ăn ngon hơn.

2. Giảm cholesterolÝ kiến về ảnh hưởng của rượu các loại lên chất béo

cholesterol vẫn chưa được hoàn toàn thống nhất. Nhưng kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy bia có thể làm tăng mức độ

Page 236: Dinh duong va dieu tri

235

Rượu và sức khỏe

cholesterol tốt (HDL) và giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) trong máu.

Bác sĩ Peter Cremer của Đại học Gottingen (Đức) có cùng kết luận, nhưng thêm rằng rượu chỉ tốt với người có mức độ cho cholesterol trung bình, còn với người có mức cao trên 230mg/dl thì không có lợi.

3. Giảm nguy cơ tai biến động mạch nãoTháng 1 năm 1999, các nhà nghiên cứu thuộc New York

Presbyterian Hospital - Columbia University công bố kết quả về việc quan sát 677 người uống lượng rượu trung bình mỗi ngày: họ đều có ít nguy cơ tai biến não gây ra do máu đóng cục gây tắc nghẽn trong thành động mạch não.

Bằng cách nào mà có ảnh hưởng tốt này thì chưa có câu giải đáp, nhưng điều chắc chắn là những người uống nhiều rượu lại dễ bị tai biến não hơn. Hơn nữa, nếu ai đang uống nhiều, bây giờ giảm xuống thì cũng có cùng lợi ích.

4. Rượu và bệnh tim mạch

Các dữ kiện do American Cancer Society quan sát trên một triệu người Mỹ ở 25 tiểu bang tại Hoa Kỳ cho thấy uống 15ml rượu mạnh mỗi ngày thì nguy cơ bị cơn suy tim ít hơn người không uống tới 25%.

Nghiên cứu về việc uống rượu bia của dân chúng Tiệp Khắc, bác sĩ Martin Bobak của University College, London kết luận là: “Cách hữu hiệu để tránh bệnh tim là uống bia,

Page 237: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

236

nhưng giới hạn mỗi ngày chỉ từ nửa lít cho tới một lít” và rằng “sự bảo vệ này là do tác dụng của chất cồn chứ không phải do hóa chất nào khác có trong các loại rượu, bia”.

Bác sĩ Arthur Klasky, chuyên gia về tim ở Oakland, California, là một trong những người đầu tiên lưu ý đến tác dụng tích cực của rượu với tim. Cách đây gần 30 năm, khi so sánh hồ sơ bệnh lý của trên 100.000 bệnh nhân, ông ta thấy những người không uống rượu đều bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những người uống vừa phải. Đại học Harvard khi theo dõi 85.000 nữ điều dưỡng tuổi từ 34 đến 59 trong thời gian 12 năm, cũng đi đến kết luận tương tự.

Về nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, gần đây đã có một khám phá mới giúp hiểu rõ hơn đôi chút về bệnh này.

Từ trước, nguyên nhân của nhồi máu cơ tim được giải thích như sau: những mảng bựa (plaque) gồm các chất mỡ, tế bào đóng vào thành động mạch, làm sự lưu thông của máu chậm lại. Một lúc nào đó, đột nhiên có một cục máu đông xuất hiện, làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu tại chỗ có mảng bựa. Máu không đến tim được, tế bào tim suy nhược vì thiếu dinh dưỡng, không hoạt động, tai nạn tim xảy ra và gây tử vong.

Hiện nay, sự kiện này được giải thích hơi khác đi một chút. Người ta nhận thấy rằng những mảng bựa lớn chỉ gây ra khoảng 15% tai nạn tim, số còn lại là do những bựa nhỏ, nhất là những bựa mềm, vì nó dễ tan vỡ thành những mảnh vụn. Những mảnh này gây một phản ứng hóa học dây chuyền, tạo

Page 238: Dinh duong va dieu tri

237

Rượu và sức khỏe

ra một cục máu đông. Một lúc nào đó, cục máu làm nghẽn một trong ba động mạch chính trên mặt trái tim và gây ra tai nạn.

Bác sĩ Steven Nissen của Cleveland Clinic cho biết là sự vỡ ra của những bựa nhỏ, mềm này là nguyên nhân tử vong của một nửa số người mắc bệnh tim ở Mỹ. Tìm hiểu xem tại sao nó vỡ ra sẽ là đề tài quan trọng cho những chuyên viên về bệnh tim trong tương lai.

Cũng tại Đại học Harvard, tiến sĩ Eric Rimm đã quan sát 44.000 nam nhân viên y tế trong vòng 2 năm và thấy là những ai uống khoảng 30ml rượu mạnh mỗi ngày thì giảm tới 30% nguy cơ mắc bệnh tim so với người chỉ uống 8ml.

Có nhiều ý kiến cho là rượu vang đỏ có hóa chất bảo vệ cơ thể giảm nguy cơ bệnh tim. Nhưng nhiều ý kiến khác lại giải thích rằng, người uống rượu vang thường là những người khá giả, ít hút thuốc và ăn uống chừng mực, đầy đủ dinh dưỡng hơn, nên ít bệnh.

Trước những kết quả nghiên cứu như trên, Hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) cũng đã phải thừa nhận việc uống một chút rượu có thể có tác dụng tốt cho trái tim.

Dân Pháp nổi tiếng uống nhiều rượu vang và quả thật ít mắc bệnh tim, nhưng họ cũng không sống lâu, mà thường chết vì bệnh gan và những tai nạn do rượu gây ra!

5. Rượu và tâm tríKết quả nghiên cứu của Institution Nationale de Santé

tại Pháp cho thấy nữ giới cao tuổi mà uống một lượng vừa

Page 239: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

238

phải rượu mỗi ngày thì các chức năng của não bộ khá hơn: họ ít có nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Theo kết quả nghiên cứu ở Netherland, đàn ông uống rượu một cách chừng mực, điều độ đều ít bị giảm khả năng nhận thức.

Trong kỳ đại hội Quốc tế năm 2000 về bệnh Alzheimer tại Washington D.C., bác sĩ Lindsay A. Farrer có trình bày là những ai uống một, hai ly rượu vang hoặc bia mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tới 30%. Theo ông ta thì rượu làm tăng lượng máu lưu hành lên não và rượu cũng có những chất chống oxy hóa giúp tế bào não hoạt động tốt hơn.

Mới đây, tập san y học uy tín Lancet đăng kết quả một nghiên cứu tại Hà Lan về “rượu với hiện tượng sa sút trí tuệ”. Theo báo này thì khoảng 15 - 30ml rượu mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Lý do được đưa ra để giải thích là một chút rượu làm máu loãng hơn, làm giảm cholesterol, máu lưu thông không trở ngại. Nhưng còn có một cách giải thích khác là lượng rượu vừa phải kích thích não tiết thêm hóa chất acetylcholine, một chất giúp cho việc học hiểu và ghi nhớ tốt hơn.

6. Loại rượu làm giảm nguy cơ ung thư Nghiên cứu tại Đại học South Carolina - Columbia cho

thấy là ăn thịt nướng quá chín có thể đưa đến nguy cơ ung thư vú. Theo nghiên cứu ở Nhật thì chất gây ung thư đó thuộc nhóm heterocyclic amines (HAs), nhưng khi dùng chung với rượu cất bằng men chế từ cây hoa bia thì nguy cơ này giảm đi.

Page 240: Dinh duong va dieu tri

239

Rượu và sức khỏe

Theo các nghiên cứu của Okayam University tại Nhật thì chính những hoạt chất trong chùm hoa của cây hoa bia (hop) dùng để làm men rượu đã tạo ra kết quả tốt này. Trưởng phòng dinh dưỡng John Miller của Penn State University cũng đồng ý rằng cây hoa bia có thể là nguyên do bảo vệ người ăn thịt nấu quá chín khỏi bị ung thư vú.

7. Rượu với bệnh tiểu đườngKết quả nghiên cứu vào năm 2004 của Đại học Albert

Einstein ở Bronx, New York cho biết rằng nếu uống dưới 45ml rượu mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 35% - 56%, nhưng nếu uống nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh lại tăng tới 43%.

8. Rượu giúp an thầnMột chút rượu có thể làm giảm bớt sự bồn chồn, lo lắng

thái quá, hoặc tạo một cảm giác thân thiện dễ kết giao. Cho nên trong những bữa ăn giao tế, một ly rượu là vật xúc tác tốt đưa đà cho việc thảo luận công kia việc nọ. Nhưng phải luôn nhớ rằng:

Rượu nhạt uống lắm cũng say,Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

Vừa phải, chừng mực và có giới hạn vẫn là nguyên tắc tốt nhất cần giữ vững khi chạm tay đến ly rượu, dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Page 241: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

240

Tác dụng tiêu cực của rượu1. Rượu là chất gây nghiện

Ngay cả khi sử dụng rượu như một loại thuốc để trị bệnh, rượu vẫn có thể gây nghiện nếu uống nhiều và liên tục. Và ghiền rượu là một bệnh có thể đưa tới sự hủy hoại cơ thể, phần xác cũng như phần hồn. Ghiền cũng kéo theo những băng hoại trong gia đình và là gánh nặng cho xã hội.

2. Rượu có nhiều nguy cơ gây ung thưTheo American Cancer Society, người uống trên 45ml

rượu mạnh mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng, riêng với phụ nữ còn có thêm khả năng tăng nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu tại University of Oklahoma cho thấy là uống nhiều hơn 525ml bia mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư trực tràng.

3. Rượu đưa đến suy dinh dưỡngUống nhiều rượu đưa đến suy dinh dưỡng. Như đã trình

bày ở trên, rượu chỉ cung cấp cho cơ thể một số năng lượng, còn chất dinh dưỡng lại rất ít. Uống một ít bia có thể giúp ăn ngon miệng hơn, nhưng uống đến vài lon thì no cả bụng, trong dạ dày không còn chỗ cho thực phẩm.

Ngoài ra, nếu uống nhiều, đi tiểu nhiều, lại thêm ói mửa, tiêu chảy thì mất hết vitamin, khoáng chất. Thế là thiếu dinh dưỡng với nhiều hậu quả nguy hại khôn lường.

Page 242: Dinh duong va dieu tri

241

Rượu và sức khỏe

4. Rượu làm rối loạn cương dươngĐã có nhiều bằng chứng là uống nhiều rượu đưa đến giảm

ước muốn tình dục cũng như khả năng cương cứng của cơ quan sinh dục nam giới.

5. Rượu gây mệt mỏi sau cơn sayKhi uống say quá chén, sáng hôm sau thức dậy sẽ thấy

trong người mỏi mệt, đầu nhức như búa bổ, dạ dày quặn đau. Phải mấy giờ sau các khó chịu này mới thuyên giảm.

Lý do là cơ thể, hay đúng hơn là gan không đủ sức chuyển hóa và loại bỏ một lượng rượu quá lớn trong thời gian ngắn. Bình thường, uống một lon bia cần khoảng vài giờ để hóa giải. Uống nhiều hơn, biến chất của rượu sẽ tích tụ trong người dưới dạng mỡ; các mạch máu trên não nở to, giật liên hồi khiến nhức đầu; acid lactic trong máu tăng làm con người mỏi mệt; đi tiểu nhiều làm mất khoáng magnesium, calci nhưng lại giữ acid uric cao nên người bị thống phong (gout) đau nhức khớp xương.

Nhiều người cho rằng cà phê có thể hóa giải rượu tác dụng của rượu, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Khi đã lỡ uống say, tốt nhất chỉ có cách là uống nhiều nước để nồng độ rượu trong máu giảm đi, và nằm nghỉ.

6. Rượu làm tăng tế bào mỡ ở vùng bụng Điều này tạo ra một cái bụng phệ rất khó coi. Một nghiên

cứu tại Đại học Utal cho thấy là khi uống liên tục một vài loại rượu, nhất là bia, làm tăng tế bào mỡ ở vùng bụng.

Page 243: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

242

Bụng phệ ở nam giới kèm theo nhiều bất ổn về sức khỏe hơn là cao vòng mông mỡ ở nữ giới. Mỡ trong “bụng phệ” sẽ tập trung ở các bộ phận quanh bụng, vào mạch máu và nâng cao cholesterol trong máu. Còn mỡ đóng ở vòng số ba khi phụ nữ lên cân thì ít có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Gerard Klose, một nhà nghiên cứu ở Đức cho biết là đàn ông có vòng bụng 94cm đã bắt đầu có vấn đề, nếu vòng bụng lên trên 102cm thì người đó có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh ung thư.

7. Rượu gây khuyết tật cho thai nhiHội chứng “mẹ nghiện rượu, con khuyết tật” là một hậu

quả đáng chê trách khi người mẹ đang mang thai mà uống nhiều rượu. Khi mang thai dù uống ít rượu cũng không tốt, còn nếu uống nhiều và kéo dài, liên tục thì sẽ rút ngắn thai kỳ (sinh non), đứa trẻ có đầu nhỏ, mặt dị dạng, tim hư, trí tuệ đần độn... Những đứa con bất hạnh do mẹ nghiện rượu là một gánh nặng về mọi mặt cho cả gia đình và xã hội.

8. Rượu gây mất tự chủUống nhiều có thể đưa đến mất tự chủ, dễ nóng giận, gây

gổ và hay gây ra tai nạn như đụng xe, té ngã. Hàng trăm sự việc không mong muốn đều có thể bắt đầu từ chỗ không làm chủ được bản thân.

Uống vào lúc nàoĐa số đều đồng ý là nên uống vào bữa ăn có cơm có thịt.

Thức ăn tạo lớp lót trong lòng dạ dày, rượu cũng hòa lẫn trong

Page 244: Dinh duong va dieu tri

243

Rượu và sức khỏe

thức ăn nên giảm tốc độ rượu ngấm vào máu. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, làm ta mau no bụng, sẽ uống ít và thực phẩm làm chậm sự hấp thụ rượu từ ruột. Thực phẩm cần có nhiều đạm, khoáng, vitamin, ít đường và béo. Nên tránh ăn thực phẩm quá mặn, vì ăn mặn sẽ khát và làm có khuynh hướng uống nhiều rượu hơn.

Rượu tác dụng rất nhanh. Chỉ ngửi thôi, hơi rượu đã vào máu. Sau khi uống, 20% rượu sẽ từ dạ dày chuyển sang máu và vài phút sau đã phân tán khắp cơ thể.

Có nên pha loãng rượu khôngVới rượu mạnh, nên pha với nước hoặc uống với nước đá để

nồng độ rượu giảm đi. Không nên pha với nước có soda nhiều hơi vì hơi làm tăng áp suất trong dạ dày khiến rượu truyền sang máu nhanh hơn.

Một số vấn đề cần lưu ýUống rượu dù nhiều hay ít cũng nên nhớ một số vấn đề sau

đây:

1. Rượu và thuốc acetaminophen (Tylenol) không đi đôi với nhau được, nhất là khi cả hai đều được dùng ở mức độ cao vì cả hai đều do gan chuyển hóa và đưa tới suy yếu các chức năng của gan.

2. Các thuốc chống đau nhức không có steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen đều kích thích niêm mạc dạ dày, đưa đến viêm dạ dày, giống như tác dụng của rượu. Khi

Page 245: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

244

dùng các thuốc này mà uống nhiều rượu thì nên coi chừng vì bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3. Thuốc trị trầm cảm và rượu đều có tác dụng làm dịu thần kinh, mà nếu dịu quá thì lại có nhiều hậu quả không tốt vì sẽ có tai nạn khi lái xe, giảm chức năng nhiều cơ quan, đưa đến khó thở, buồn ngủ, huyết áp thấp, hôn mê.

Bệnh nhân đang uống loại thuốc tâm thần Monoamine Oxidase (MAO) đều không được uống rượu vì tương tác mạnh của hai thứ.

4. Tại các trung tâm cai nghiện rượu, người bệnh thường được cho uống thuốc viên loại Disulfam. Đây không phải là thuốc trị nghiện, mà là loại thuốc dùng để “răn đe”, nhắc nhở người nghiện đừng uống rượu. Vì khi đã uống Disulfam thì dù chỉ uống một tí rượu là mặt mày sẽ nóng bừng, ói mửa, chóng mặt, huyết áp giảm, tâm thần bấn loạn rất khó chịu. Mỗi lần nghĩ tới phản ứng này là người nghiện sẽ ghê sợ, không dám uống rượu nữa.

5. Đang uống thuốc cầm máu, đang có bệnh tiểu đường thì không nên uống rượu, vì rượu làm chuyển hóa thuốc cầm máu, làm máu loãng hơn cũng như làm giảm đường trong máu khiến có cơn thiếu đường trầm trọng.

6. Người uống rượu mà hút tới một bao thuốc lá mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ ung thư phổi hơn người không uống rượu.

Page 246: Dinh duong va dieu tri

245

Rượu và sức khỏe

7. Bia có nhiều purin, tiền thân của acid uric, nên người bị thống phong (gout) không nên uống để tránh cơn đau nhức ngón chân.

8. Người bị huyết áp cao uống nhiều rượu cũng dễ bị cơn huyết áp đột ngột lên cao.

9. Có người cho là rượu làm tăng khả năng hoạt động tình dục. Điều này chỉ đúng khi uống một chút rượu trong lúc tâm thần thư giãn, dục tính lên cao, vì nó có khả năng kích thích. Còn khi uống nhiều, rượu không những không làm tăng mà còn có tác dụng làm mất cả khả năng thực hiện hoạt động tình dục.

Kết luậnỞ đời, xét cho cùng lý, thì mọi sự đều phúc đấy, họa đấy tùy

theo sự khôn khéo lựa chọn, quyết định của con người.

Bia rượu đã có cả từ nhiều ngàn năm trước. Người uống cũng nhiều mà người không uống cũng chẳng ít. Hậu quả tốt cũng có, mà xấu đếm cũng chẳng xuể.

Nhưng nếu biết cân nhắc, lấy sự chừng mực, điều độ và có giới hạn làm kim chỉ nam thì chắc là sẽ “phúc nhiều hơn họa” và cuộc đời cũng sẽ nhiều vui ít buồn. Bằng như ngược lại, sử dụng rượu một cách bừa bãi, không kiềm chế thì chắc chắn không bao lâu sẽ dẫn đến cảnh “họa vô đơn chí”, mà cuộc đời vì thế cũng sẽ vui ít buồn nhiều.

Page 247: Dinh duong va dieu tri

246

RƯỢU VÀ PHỤ NỮ CÓ THAI

Rượu là một trong các dược phẩm cổ xưa nhất mà nhân loại đã từng biết tới. Và rượu cũng là một

trong những chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ.Tại một vài quốc gia Âu Mỹ, rượu là nguyên nhân hàng

đầu gây ra chậm phát triển trí tuệ cho đứa con khi người mẹ mang thai nghiện rượu. Hậu quả này đứng trên cả hội chứng Down, trường hợp đứa con chậm trí do mẹ lớn tuổi sinh con lần đầu.

Từ thế kỷ thứ 18, các nhà nghiên cứu và các thầy thuốc Anh, Pháp đã quan sát thấy hậu quả không tốt của rượu đối với thai nhi khi người mẹ mang thai uống rượu.

Nhưng thực ra ảnh hưởng tai hại này đã được ghi nhận trong Kinh Thánh: “Người nữ có thai đều được nghiêm túc khuyến cáo là không uống rượu nho hoặc đồ uống mạnh và không được ăn thực phẩm không tinh khiết để tránh tổn thương cho thai nhi.”

Triết gia Aristote thì nói những người mẹ say sưa, điên khùng, thường sinh ra con lù đù, chậm chạp.

Page 248: Dinh duong va dieu tri

247

Rượu và phụ nữ có thai

Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi được các giới chức y tế Pháp nghiên cứu và công bố vào năm 1968.

Năm 1973, trên tạp chí Y học Lancet, Kenneth Lyons Jones và David W. Smith đặt tên cho ảnh hưởng này là Fetal Alcohol Syndrome (FAS). Họ đã nghiên cứu hình dáng bất bình thường của 5 đứa trẻ do các bà mẹ nghiện rượu kinh niên sinh ra.

Rồi đến ngày 31 tháng 5 năm 1977, trong chương trình phát hình buổi chiều, đài NBC đã trình chiếu hình ảnh em bé Melissa bị ảnh hưởng của rượu do người mẹ uống khi mang thai em. Đầu em nhỏ, thân hình mảnh khảnh, mí mắt hẹp. Dung mạo bất bình thường của em đã gây một xúc động lớn trong công chúng.

Ngay ngày hôm sau, hai cơ quan uy tín về bệnh nghiện rượu ở Mỹ công bố rằng: Đàn bà có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày thì đều có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí. Họ cũng công bố kết quả các nghiên cứu dịch tễ rằng rượu là chất gây ra quái thai, tâm trí bất thường khi còn là bào thai hoặc khi trưởng thành. Các hệ thống truyền thông lớn cũng vội vàng phổ biến rộng rãi tin tức quan trọng này.

Từ đó, công chúng bắt đầu lưu tâm nhiều hơn đến vấn đề “mẹ nghiện rượu, con khuyết tật”. Giới y khoa mở rộng phạm vi nghiên cứu, điều trị. Y tế công cộng đưa ra các chương trình phòng ngừa, giáo dục, hướng dẫn phụ nữ có thai đừng uống rượu.

Page 249: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

248

Đến năm 1989, trên mỗi chai rượu đều buộc ghi lời cảnh báo về FAS như sau: “Phụ nữ không nên uống rượu khi mang thai vì có nguy cơ gây khuyết tật cho thai nhi.” Việc ghi rõ lời cảnh báo này trên nhãn hiệu rượu là sự thành công của nhiều cuộc vận động kể từ năm 1977, vì các hãng sản xuất rượu luôn phản đối để bảo vệ quyền lợi của họ.

Cũng năm 1989, tại Hoa Kỳ, trên giấy khai sinh có dành thêm một ô trống để ghi rõ nếu người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai đứa trẻ.

Cũng giống như với trường hợp thuốc lá, nhiều người đã đứng ra kiện các nhà sản xuất rượu vì tác dụng tai hại của rượu trên thai nhi.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cho đến nay người ta vẫn ghi nhận một tỷ lệ từ 1 đến 3 phần ngàn trẻ em trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng của tình trạng đáng buồn này.

Ảnh hưởng rượu trên thai nhiKhi uống rượu thì mẹ uống bao nhiêu con cũng uống bấy

nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ.

Nếu trong máu mẹ có nồng độ rượu là 0,3% thì ở thai nhi cũng là 0,3%. Nhưng nhờ cơ thể to lớn hơn, lá gan lớn hơn, nên người mẹ phân hủy lượng rượu này nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày! Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn cả uống lai rai kéo dài nhiều năm.

Page 250: Dinh duong va dieu tri

249

Rượu và phụ nữ có thai

1. Tác hại của rượuSau khi uống, chất rượu (ethanol) được chuyển thành

acetaldehyd, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các chuyên gia đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau:

a. Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi.

b. Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng.

c. Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium hoặc làm thay đổi các enzym, lượng hormon như costicosteroid và hormon tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzym khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng của rượu thay đổi tùy người, tùy giống nòi.

d. Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm sự tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai.

đ. Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não đều bị ảnh hưởng rất nặng.

2. Tác hại lâu dàiTác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời

gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo

Page 251: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

250

độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau.

Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ bị kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng.

Trước tuổi đi học, trẻ có biểu hiện hiếu động quá mức, kém tập trung, chậm hiểu, diễn tả ngôn ngữ khó khăn.

Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hiếu động, không biết làm toán, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.

Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, hành động theo dục tính không hợp lý, có vấn đề trong hành vi, cư xử.

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không hồi phục. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu dây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn.

Đây là một vấn đề quan trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

3. Giai đoạn mang thaiNghiên cứu trên cơ thể loài vật mang thai cho thấy tác hại

của rượu trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ (tương đương với 3 tháng đầu tiên của thai kỳ ở con người) đưa tới khuyết

Page 252: Dinh duong va dieu tri

251

Rượu và phụ nữ có thai

tật các cơ quan cơ thể; giai đoạn thứ hai và thứ ba dẫn đến hành vi bất thường. Nhiều quan sát cho thấy ngưng uống vào giai đoạn ba của thai kỳ cũng giảm bớt một phần ảnh hưởng xấu. Một vài lần uống say khướt rồi ngưng cũng vẫn nguy hại dù sau đó ngưng uống hoàn toàn.

4. Uống bao nhiêu rượu là có hại?Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: có một liều lượng rượu nào

có thể xem là an toàn cho người mẹ nghiện rượu không? Một số ý kiến cho là đã có nhiều thế hệ phụ nữ mang thai

uống rượu, mà tác hại đâu có xảy ra ở tất cả mọi trường hợp? Mặt khác, ngay cả các nhà nghiên cứu hiện nay cũng cho

rằng cơ thể mỗi người mỗi khác nên rất khó xác định một liều lượng có thể xem là “đủ để gây hại cho thai nhi”. Và như thế thì cũng không thể xác định được một “liều lượng an toàn”.

Số lượng uống nhiều ít được dư luận trong ngoài y giới quan tâm và trở thành một đề tài về sức khỏe công cộng. Phụ nữ được hướng dẫn, giải thích là không nên uống rượu khi có thai. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng nhắc nhở các bà mẹ có thai nên tránh rượu để khỏi gây rủi ro cho con mình.

Trong giai đoạn đầu tiên khi vấn đề vừa được nêu ra, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu cụ thể nên một số thầy thuốc cho là nếu uống “dưới 30ml một ngày thì không sao”.

Trong một quyển sách về sản phụ khoa xuất bản năm 1977, Benson cũng cho là “đôi khi uống rượu, chẳng hạn như rượu trái cây trước bữa ăn tối, thì không có ảnh hưởng gì cho thai nhi”. Nhưng sau đó, vì ảnh hưởng của rượu ngày

Page 253: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

252

càng được làm rõ, nên sách này khi tái bản năm 1983 đã sửa lại là “khi có thai nên tránh uống rượu là tốt nhất”.

Năm 1977, hai tổ chức quan trọng về bệnh nghiện rượu tại Hoa Kỳ là National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA) và National Council on Alcoholism and Drug Dependence (NCADD) ra một thông cáo chung tuyên bố rằng “phụ nữ có thai nếu mỗi ngày uống từ 90ml rượu mạnh trở lên sẽ có nhiều nguy cơ sinh con khuyết tật”. Cẩn thận hơn nữa, họ còn xác nhận thêm “ngay cả từ 30ml cho tới 90ml rượu mạnh cũng có thể gây ra tổn thương cho thai nhi”.

Tập san của Hội Y sĩ Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1984 có đăng một bài đại ý là “dù chỉ uống lượng rượu vừa phải cũng gây ra chậm tăng trưởng cho thai nhi”.

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn là tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít; hay nói khác đi là khi người mẹ đang mang thai thì không có một liều lượng rượu nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt, chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Vì không thống nhất ý kiến với nhau về một “liều lượng an toàn”, nên giới chức thẩm quyền lại thống nhất đưa ra một lời khuyên rất an toàn là không nên uống rượu khi có thai.

Vấn đề FAS đặt ra đúng vào giai đoạn có tỷ lệ phụ nữ, nhất là thiếu nữ, dùng rượu tăng cao. Trong khi đó kỹ nghệ sản xuất rượu lại phát triển rất mạnh và đóng góp nhiều cho ngân

Page 254: Dinh duong va dieu tri

253

Rượu và phụ nữ có thai

sách của nhiều quốc gia. Rượu lại rất phổ biến, được bán hợp pháp, được quảng cáo rộng rãi, được nhiều người uống.

Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau thai tách sớm dẫn đến sẩy thai.

Dấu hiệu của khuyết tậtNgay khi mới sinh, đứa bé có dấu hiệu như của một người

nghiện nhớ rượu: rất dễ bị kích thích, mình run rẩy, cơ thịt co giật như lên kinh phong.

Hai thay đổi chính sau đây đã được mô tả:

1. Thay đổi hình dángPhần đầu là nơi có những thay đổi rõ nét, đặc biệt nhất.

Đầu nhỏ, tóc mọc sau gáy, trán dô, mặt dẹp, gò má thấp, tai thấp, mi mắt sụp, mắt nhỏ, mũi ngắn, sống mũi dẹp, môi trên mỏng đôi khi chẻ, răng nhỏ, cằm lẹm, khoảng cách giữa mũi và miệng rộng.

Lồng ngực nhô ra hoặc xẹp vào, cột sống nghiêng vẹo; khớp xương và tứ chi bất bình thường: ngón tay út ngắn, co quắp; dấu ngón tay mờ, cơ thịt nhão, khớp xương lỏng lẻo; cử động xương hông giới hạn.

Ngũ quan cũng bị ảnh hưởng: về thị giác thì có lác mắt, rung giật nhãn cầu (nystagmus), cận thị cả hai mắt. Dây thần kinh mắt bị giảm sản.

Một phần ba nạn nhân bị điếc, trong khi đó thì nhiều em lại nhạy thính giác bất thường. Hầu hết thường bị bệnh viêm tai giữa.

Page 255: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

254

Tim thận có dị tật. Vách nhĩ thất thủng rách. Thận giảm sản, chia đôi; bàng quang có túi (bladder diverticula), ngọc hành nằm trong bụng.

Các em đều chậm lớn, biếng ăn, nhẹ cân, ngủ nghỉ bất thường. Đa số có thể tăng trưởng được nhưng rất chậm.

2. Chậm phát triển trí tuệHầu hết các em có chỉ số thông minh IQ (intelligence

quotient) thấp, khoảng 68 (so với chỉ số trung bình là 100). Khả năng đọc hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp.

Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng có đến 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền.

Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.

Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được màu sắc, khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.

Ngay từ khi còn bé, các em đã ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên chúng thích sống cô độc, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe lời ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu.

Page 256: Dinh duong va dieu tri

255

Rượu và phụ nữ có thai

Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về hội chứng này đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba nhóm biểu hiện sau đây:

a. Chậm tăng trưởng trước và sau khi sinh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi.

b. Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi hoặc có hư hao trí tuệ.

c. Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu - mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp.

Điều trị và chăm sócTrọng tâm của việc chăm sóc là giải quyết những vấn nạn

xã hội của người mẹ say sưa, những hậu quả mà đứa con tật nguyền gánh chịu.

Động cơ đưa người mẹ tới nghiện rượu cần được tìm hiểu, giúp đỡ, chẳng hạn như: có vấn đề gia đình, mất việc làm, có đam mê, áp lực của bè bạn... hoặc do không biết rõ về tác hại của rượu.

Những phủ nhận, giấu giếm cần được phát hiện, kê khai.

Giáo dục, giải thích về tác hại của rượu đối với người mẹ và thai nhi: nguy cơ khuyết tật, chậm trí, những vấn đề cá nhân và xã hội mà đứa bé khi lớn lên phải gánh chịu chỉ vì sự say sưa của người mẹ. Ngoài ra còn phải nói tới những tốn kém cho gia đình và cho cả ngân sách quốc gia.

Page 257: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

256

Thực tế cho thấy là những phụ nữ có thai còn trẻ, hôn nhân tan vỡ, kém văn hóa, nghiện thuốc lá là những đối tượng thường uống nhiều rượu. Họ cần được lưu tâm khuyên giải nhiều hơn.

Trường hợp xét thấy cần phải bảo vệ thai nhi thì có thể đặt người mẹ dưới sự giám sát của luật pháp. Nghiện rượu khi có thai được nhiều người xem như một hình thức bạo hành với thai nhi, cướp mất đi quyền sống cuộc đời bình thường của chúng.

Trong hướng dẫn, giáo dục, nên nhấn mạnh ở những ảnh hưởng xấu của rượu và lợi ích của cả mẹ lẫn con khi mẹ ngưng uống. Không bao giờ quá trễ để bỏ rượu, vì ngưng lúc nào là thai nhi bớt nguy hại lúc đó, và dù muộn đến đâu cũng vẫn còn hơn là cứ tiếp tục uống. Thuyết phục hơn là dọa nạt để tránh thái độ đối kháng, bướng bỉnh.

Với đứa con thì việc chăm sóc, điều trị phức tạp, tốn kém và lâu dài hơn vì đứa bé sinh ra với nhiều vấn đề tổn thương về thể xác và tâm thần hầu như không hồi phục.

Vào tuổi đi học, các em đều có nhiều khó khăn trong học đường. Lớn lên, các em hay có những hành vi không hợp lý, phạm pháp, không giữ được liên hệ gia đình, nhất là đối với người mẹ đã sinh ra mình. Đa số các em được chăm sóc bởi cha mẹ nuôi hoặc trong viện mồ côi. Nhiều em sau này cũng rơi vào vòng nghiện ngập, bê tha.

Và xã hội phải cưu mang gánh nặng giúp đỡ các em suốt đời.

Page 258: Dinh duong va dieu tri

257

Rượu và phụ nữ có thai

Kết luậnTuy tỷ lệ mắc phải hội chứng “mẹ nghiện rượu con khuyết

tật” không cao lắm (khoảng 0,1 - 0,3% trên toàn thế giới), nhưng những đứa con sinh ra đều mang nhiều tàn phế của cơ thể và sống trong những hoàn cảnh đáng thương. Tất cả chỉ vì sự thiếu ý thức kèm theo một chút yếu lòng của người mẹ.

Hiểu được những điều đó, khi đã có thai thì người mẹ dù đang nghiện rượu cũng nên dằn lòng bỏ hẳn cho qua khỏi thời gian chín tháng mười ngày cưu mang, để mẹ tròn con vuông, cho gia đình đầm ấm với tiếng nói trong vui của trẻ thơ lành mạnh.

Page 259: Dinh duong va dieu tri

258

CHOLESTEROL VÀ SỨC KHỎE

Từ xa xưa, con người đã biết rán mỡ lợn lấy mỡ nước để xào nấu. Tóp mỡ còn được chế biến

thành món ăn như chiên giòn, xào với các loại rau hoặc nấu canh cà chua. Người ta ăn mỡ heo thả cửa, vô tư. Món thịt mỡ dưa hành, thịt kho đông với nhiều mỡ trắng không thể thiếu trong dịp có khách hay lễ lạc.

Rồi đến thời gần đây, khi kỹ nghệ chế biến thức ăn phát triển mạnh thì thịt hộp, pa tê, bơ sữa, jambon nhiều chất béo lan tràn khắp nơi trên thế giới và trở thành những món ăn thời thượng, sang trọng. Chất béo đã đồng hành trong các bữa ăn của con người không biết tự bao giờ.

Vậy mà không mấy ai có thể ngờ được rằng, với những khám phá mới của khoa học ngày nay thì mỡ lợn đã được chỉ rõ là một trong những chất béo có nguy cơ đưa đến bệnh vữa xơ động mạch với các biến chứng gây nhiều tử vong, tàn phế.

Page 260: Dinh duong va dieu tri

259

Cholesterol và sức khỏe

Vài hàng y sửNăm 1755, một nhà sinh học Thụy Sĩ đã mô tả sự thoái

hóa, đóng cục của chất béo vào thành động mạch.

Đến năm 1908, các nhà khoa học Nga nhận thấy rằng, khi được nuôi bằng sữa và lòng đỏ trứng, thỏ sẽ mắc bệnh vữa xơ này.

Năm 1913, các nhà khoa học chính thức xác định chất béo cholesterol trong mỡ béo là thủ phạm gây bệnh.

Năm 1916, khi quan sát các thổ dân ở một vài hải đảo thuộc Indonesia, một y sĩ người Hà Lan nhận thấy rằng cholesterol trong máu họ thấp hơn nhóm quan lại cai trị người phương Tây, và số người bị bệnh tim cũng ít hơn. Nhưng khi thổ dân này bỏ món ăn quê hương để chạy theo dùng các thức ăn phương Tây thì cholesterol tăng cao và tỷ lệ bệnh tim cũng tăng theo.

Rồi đến thế chiến thứ hai, khi mà thịt, bơ, sữa đều khan hiếm, tỷ lệ bệnh tim giảm rõ rệt và những người bị lên cơn đau tim (heart attack) bao giờ cũng có lượng cholesterol trong máu cao hơn.

Một so sánh nữa là thổ dân Eskimo ở Alaska ít mắc bệnh tim mặc dù họ tiêu thụ rất nhiều mỡ, nhưng là mỡ từ các loài cá.

Năm 1949, một tài liệu y học nói về nguyên nhân gây ra bệnh vữa xơ động mạch được phát hành. Trong sách, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò của mỡ béo và cholesterol trong bệnh này.

Page 261: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

260

Và từ đó con người rất lưu tâm, đôi khi quá ám ảnh, tới vai trò của chất béo trong bệnh tim mạch. Nhiều người còn không nắm vững, đôi khi bối rối về sự tương quan giữa chất béo trong thực phẩm với các bệnh tim vì có quá nhiều thông tin nghiên cứu phức tạp.

Chất béoChất béo hoặc lipid là những phân tử không hòa tan trong

nước. Lipid có chứa nhiều acid béo (fatty acid), rất cần thiết cho sự tăng trưởng của con người. Ngoài ra lipid còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong cơ thể như:

1. Là thành phần cấu tạo màng tế bào.

2. Là nguồn cung cấp năng lượng.

3. Là lớp độn để cách ly và bảo vệ phủ tạng.

4. Là phương tiện chuyên chở các vitamin hòa tan trong chất béo.

Có nhiều loại lipid mà cholesterol và acid béo được nhắc tới nhiều hơn cả.

a. Acid béo Gồm có các nhóm khác nhau như acid béo bão hòa

(saturated fatty acid) acid béo chưa bão hòa dạng đơn (monounsaturated fatty acid) và acid béo chưa bão hòa dạng đa (polyunsaturated fatty acid). Tất cả đều được cấu tạo bởi các phân tử carbon, hydrogen và oxygen.

Khi các phân tử có carbon mang một số lượng tối đa nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là bão hòa (saturated fat).

Page 262: Dinh duong va dieu tri

261

Cholesterol và sức khỏe

Dạng chất béo này có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt heo, bơ, sữa, mỡ heo... và trong dầu dừa và ở thể rắn với nhiệt độ bình thường.

Nếu thiếu nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là chưa bão hòa (unsaturated fat). Nếu chỉ thiếu một nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đơn (monounsaturated), nếu thiếu nhiều nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đa (polyunsaturated).

Dạng chất béo chưa bão hòa thường ở trạng thái lỏng, có nhiều ở thức ăn thực vật như dầu ôliu, dầu đậu phộng, dầu ngô (bắp), hạt hướng dương... hoặc trong vài loại hải sản. Omega-3 và omega-6 thuộc nhóm chất béo chưa bão hòa dạng đa.

Gần đây, sự phân chia chất béo trở nên phức tạp hơn khi loại acid béo chế biến (transfatty acid) được tạo ra. Đây là dạng chất béo được các nhà máy chế biến tạo ra bằng cách bổ sung nguyên tử hydrogen còn thiếu vào chất béo chưa bão hòa để làm cho nó trở thành bão hòa. Quy trình chế biến này được gọi là hydro hóa (hydrogenation), và nó làm cho chất béo có dạng rắn ở nhiệt độ bình thường. Một thí dụ cho dạng chất béo này là dầu thực vật margarin được đóng thành từng cục bán ở các siêu thị.

b. Cholesterol Là một chất giống như sáp, màu trắng. Mặc dù chịu nhiều

tiếng xấu trong việc làm hại sức khỏe, nhưng thực ra nó có

Page 263: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

262

chức năng góp phần trong việc tạo màng tế bào, mô thần kinh não bộ, và là thành phần cấu tạo của mật, hormon steroid, vitamin D.

Hầu hết lượng cholesterol cần thiết trong cơ thể đều được gan cung cấp đủ nên ta không cần phải ăn thêm. Ở người khỏe mạnh, gan sẽ giảm việc tạo ra cholesterol khi thực phẩm có nhiều chất béo loại này được tiêu thụ.

Chỉ có thực phẩm từ động vật mới có cholesterol, thí dụ như trong thịt bò, sữa, bơ, pho mát...

Trong máu, cholesterol được chất đạm (protein) chuyên chở và được gọi là lipoprotein. Tùy theo tỷ lệ protein nhiều hay ít, ta có lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - low density lipoprotein), hay lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - high density lipoprotein), cũng có một phần rất nhỏ lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL - very low density lipoprotein) được gan tạo ra.

HDL thường được coi như phần tử hiền hòa tốt bụng vì nó đưa cholesterol vào tích trữ trong gan để rồi được đào thải ra khỏi cơ thể, do đó làm bớt mỡ lưu thông trong máu, làm giảm nguy cơ đóng mỡ ở thành động mạch, giảm nguy cơ bệnh vữa xơ động mạch.

Ngược lại LDL là thành phần tiêu cực, xấu tính. Nó chuyển cholesterol vào các tế bào của cơ thể. Khi cholesterol trong máu lên cao, tế bào không đủ chỗ nhận thì cholesterol sẽ lởn vởn trong máu và gia tăng sự đóng bựa ở thành động mạch.

Page 264: Dinh duong va dieu tri

263

Cholesterol và sức khỏe

Chỉ số cholesterol các loại trong máu được đo bằng đơn vị milligram (mg) trong một decilit (dl) máu (mg/dl). Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa các chỉ số sau đây để dùng làm tiêu chuẩn:

Lý tưởng Tạm được Không tốtTổng số cholesterol Dưới 200mg/dl 200-240mg/dl Trên 240mg/

dl

HDL cholesterol Trên 45mg/dl 35-45mg/dl Dưới 35mg/dl

LDL cholesterol Dưới 130mg/dl 130-160mg/dl Trên 160mg/dl

Người bình thường khỏe mạnh cũng nên kiểm tra lượng cholesterol trong máu khoảng 2, 3 năm một lần. Nên kiểm tra thường xuyên hơn khi có triệu chứng cholesterol tăng cao. Việc thử máu có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày.

c. Triglycerid và VLDLNgoài ra mức độ hiện diện của các chất triglycerid và

VLDL trong máu cũng cần được theo dõi. Mặc dù vai trò của chúng trong nguy cơ gây bệnh tim chưa được xác định, nhưng nhiều nghiên cứu cho là khi dạng chất béo này lên cao thì đều không tốt cho tim. Triglycerid được gan sản xuất, là dạng tồn trữ của chất béo trong cơ thể và được loại VLDL chuyên chở trong máu. VLDL làm tăng triglycerid và giảm HDL trong máu.

Lượng triglycerid dưới 200mg/dl được coi như bình thường. Chất này thường tăng cao trong các bệnh tiểu đường, bệnh thận.

Khi lấy máu để kiểm tra mức triglycerid, cần nhịn ăn ít nhất là 14 giờ.

Page 265: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

264

d. Acid béo omega-3 Loại acid béo này cũng đóng vai trò rất tích cực trong việc

ngừa nguy cơ bệnh tim. Nó có nhiều trong mỡ của các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá sardin... Thổ dân Eskimo ăn nhiều cá nên số người bị bệnh tim rất thấp và có rất ít cholesterol trong máu.

Vai trò của chất béo trong cơ thểChất béo là một trong ba nguồn cung cấp năng lượng chủ

yếu cho các chức năng của cơ thể: chất đạm, chất carbohydrat và chất béo. Chất béo cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi so với 2 loại kia: 1g chất béo cung cấp cho cơ thể 9kcal, trong khi 1g carbohydrat hay chất đạm chỉ cho 4kcal.

Chất béo cũng như cholesterol không phải là độc chất đối với cơ thể, mà là chất thiết yếu cho mọi tế bào động vật. Cho nên thực không công bằng khi xếp loại chất béo là “thực phẩm xấu”. Tác hại của chất béo thực ra là do sự tiêu thụ quá mức của con người, và một chế độ dinh dưỡng không cân đối hợp lý thì dù là thành phần dinh dưỡng nào cũng có thể đưa tới hậu quả bệnh tật cho con người.

Mối tương quan giữa chất béo, cholesterol với bệnh tim là một vấn đề phức tạp, đã được quan sát thấy ở những xác ướp Ai Cập từ nhiều ngàn năm trước, ở những dân tộc thuộc các vùng có chế độ ăn uống khác nhau, ở những kết quả nghiên cứu, điều tra khoa học trong nhiều thập niên vừa qua.

Page 266: Dinh duong va dieu tri

265

Cholesterol và sức khỏe

Tất cả đều có cùng kết luận cho là một chế độ dinh dưỡng nhiều mỡ béo quá sẽ đưa tới nguy cơ bệnh tim mà vữa xơ động mạch là bước khởi đầu. Đồng thời khi làm giảm cholesterol ở một người có mức độ bình thường và không có dấu hiệu bệnh tim mạch đều làm hạ thấp nguy cơ đột quỵ (heart attack) tới 40 - 50%. Vì thế, mức cholesterol càng thấp càng tốt.

Để hoạt động hữu hiệu, các mạch máu cũng như các cơ bắp cần được khỏe mạnh, linh hoạt và giữ được tính đàn hồi. Lòng mạch máu cần trơn nhẵn để máu lưu thông dễ dàng.

Trong bệnh vữa xơ động mạch, thành động mạch có những mảng bựa giống như cháo, gồm có cholesterol và tế bào máu đóng vào, khiến cho trở nên gồ ghề, thu hẹp lại, gây trở ngại cho sự vận chuyển của máu. Lượng máu đến tim giảm, tim được nuôi dưỡng kém, giảm hoạt động, rồi một lúc nào đó đưa đến cơn đột quỵ.

Những mảng bựa có thể bứt rời thành mạch máu, ngao du khắp cơ thể theo hệ tuần hoàn, gây ra nghẽn mạch. Lên đến não, nó tạo ra tai biến mạch máu não; khi tới tim, nó gây ra nhồi máu cơ tim.

Mỗi năm, có cả hàng trăm ngàn người chết vì những biến cố tim mạch thuộc loại này.

Có một điểm cần lưu ý là cơ thể có khả năng tự sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết. Khi đề cập đến con số cholesterol thì là nói tới lượng cholesterol lưu hành trong máu, trong đó có tới 85% do cơ thể tạo ra và 15% do thực phẩm đưa vào.

Page 267: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

266

Cholesterol trong máu có thể tăng cao khi ta tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều loại chất béo này hoặc nhiều chất béo bão hòa.

Ngoài ra cholesterol trong máu cũng tăng cao theo tuổi tác, khi tăng cân quá nhiều, nhất là béo mập ở vùng bụng, khi mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao; khi có nếp sống không lành mạnh như lạm dụng rượu, thuốc lá, có đời sống quá tĩnh tại hoặc có nhiều mối lo âu, bất mãn. Và một số trường hợp có mức cholesterol cao còn là do yếu tố di truyền.

Làm thế nào để giảm cholesterol?Điểm cần lưu ý đầu tiên là ăn ít cholesterol không có ảnh

hưởng mấy tới lượng cholesterol trong máu. Nhưng giảm bớt các thực phẩm có chất béo bão hòa thì kết quả tốt hơn nhiều.

Thứ hai là trong thực phẩm, tất cả cholesterol đều giống nhau, không có loại xấu, loại tốt. Nhưng trong máu thì cholesterol trở nên tốt hay xấu là tùy theo loại lipoprotein chuyên chở nó.

Thứ ba là các loại chất béo chưa bão hòa từ thực vật không gây ra sự đóng các mảng bựa trong lòng động mạch.

Sau đây là một số hướng dẫn để làm giảm cholesterol trong máu:

1. Chọn thực phẩm có ít chất béo. Nếu giảm chất béo xuống còn 30% tổng số năng lượng do thực phẩm cung cấp thì nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm theo rất nhiều.

Page 268: Dinh duong va dieu tri

267

Cholesterol và sức khỏe

Dân chúng vùng Địa Trung Hải đều ít mắc bệnh tim vì họ dùng nhiều dầu ôliu, các loại hạt, và rất ít khi ăn thịt bò, thịt heo.

2. Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa vì dạng chất béo này làm tăng cholesterol, LDL và triglycerid trong máu. Nên ăn nhiều rau, trái cây, hạt ngũ cốc. Chất béo bão hòa có nhiều trong kem, bơ, sữa nguyên chất, pho mát, da gà, mỡ trên thịt nạc, mỡ heo...

3. Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, gan. Lòng trắng trứng và thực phẩm từ thực vật không có cholesterol. Một lòng đỏ trứng có tới 250mg cholesterol. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì người đang khỏe mạnh có thể ăn không quá 4 quả trứng mỗi tuần.

4. Tránh các loại dầu dừa, dầu cọ (palm) vì có nhiều chất béo bão hòa. Dầu này thường có trong kẹo sô-cô-la, bánh bích quy...

5. Dùng chất béo chưa bão hòa trong dầu ngô (bắp), dầu ôliu, dầu đậu phộng, dầu mè (vừng), trái bơ... và một vài loại cá. Chất béo chưa bão hòa có tác dụng làm hạ cholesterol.

6. Hạn chế chất béo chế biến (transfatty acid) như margarin dạng rắn vì có tác dụng làm gia tăng cholesterol trong máu. Margarin mềm ít hại hơn. Loại bơ thay thế

Page 269: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

268

Benecol hay margarin chế từ đậu nành có thể giúp hạ cholesterol trong máu.

7. Tiêu thụ nhiều acid béo omega-3, có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá sardin... Lưu ý là nếu muốn dùng dầu cá dạng viên uống, nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì dầu cá có thể tương tác với một vài dược phẩm.

8. Tăng lượng chất xơ và tinh bột có trong ngũ cốc, rau trái, mì ống, mì sợi... Các chất này có rất ít chất béo bão hòa, cholesterol và cung cấp ít năng lượng.

9. Giữ cân nặng ở mức trung bình, tránh tăng cân quá nhiều.

10. Năng vận động cơ thể để làm tăng lượng HDL, giảm LDL, giảm cân, hạ huyết áp. Với sự vận động, tập luyện cơ thể đều đặn và giảm tiêu thụ chất béo có thể làm hạ cholesterol trong máu xuống tới 15%.

Ngoài ra, nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm chế biến từ đậu nành, có ít cholesterol lại nhiều đạm thực vật, dễ tiêu; tăng các chất chống oxy hóa như vitamin E, C, beta carotene vì tác dụng tốt trong sự chuyển hóa cholesterol.

Trước đây một số người thường nhận thức sai lầm về các món ăn thủy sản như tôm, cua, trai, sò... cho rằng chúng có nhiều cholesterol. Thông tin gần đây cho biết là các thực phẩm này đều an toàn về phương diện chất béo,

Page 270: Dinh duong va dieu tri

269

Cholesterol và sức khỏe

nhất là khi chúng được chế biến bằng những cách như hấp, luộc, nướng, bỏ lò chứ không chiên trong dầu mỡ.

11. Đôi khi, đã áp dụng tất cả những biện pháp tích cực nhưng cholesterol trong máu vẫn cao vì ảnh hưởng của gen di truyền thì phải sử dụng đến các dược phẩm.

Tiêu chuẩn để dùng dược phẩm thường là khi LDL cao quá mức, khoảng 190mg/dl hoặc trên 160mg/dl cộng thêm vài nguy cơ gây bệnh tim khác như hút thuốc lá, huyết áp cao, béo phì.

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc công hiệu để làm hạ mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự đóng các mảng bựa vào thành động mạch và ngăn mảng bựa không tách rời khỏi thành mạch máu chạy tới các bộ phận quan yếu như não, tim.

Việc dùng các dược phẩm này cần được bác sĩ cân nhắc kỹ tùy theo từng trường hợp, vì khi đã uống thì phải uống trong nhiều năm, có khi suốt cuộc đời. Thuốc lại rất đắt tiền và vài loại thuốc có những tác dụng phụ nguy hiểm hẳng hạn như làm hại tới gan.

12. Ngoài các loại tân dược, còn một số dược thảo cũng được cho là có thể làm giảm cholesterol trong máu như beta-sitosterol chế biến từ đậu nành và gạo, citrus pectin từ họ chanh, cam bưởi; từ tỏi.

Page 271: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

270

Kết luậnCó quá nhiều tài liệu nói về chất béo - cholesterol, đôi

khi làm ta bối rối. Gần đây, nghiên cứu lại tìm thêm ra lipoprotein(a) cũng xấu không khác gì LDL.

Sau hơn 50 năm, khoa học đã làm sáng tỏ một phần nào vai trò của cholesterol tăng cao trong máu đối với bệnh vữa xơ động mạch, một nguyên nhân đưa tới tử vong và bệnh hiểm nghèo vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nhưng nguyên lý sinh bệnh của vữa xơ này còn nhiều bí ẩn cần tiếp tục được khám phá. Khi đó, việc điều trị và phòng ngừa bệnh này hy vọng sẽ dễ dàng và công hiệu hơn.

Hơn nữa, ta không thể gạt bỏ chất béo khỏi khẩu phần dinh dưỡng vì cơ thể cần năng lượng từ chất béo, cần vitamin tan trong chất béo, cần chất béo để cấu tạo màng tế bào, mô thần kinh, tim...

Cho nên giản dị hơn cả là khi muốn tránh bệnh tim mạch do các chất béo này gây ra, ta chỉ cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các chế phẩm của sữa, tăng thêm lượng thực phẩm từ thực vật. Song song theo đó là hình thành một nếp sống lành mạnh, thường xuyên vận động và rèn luyện cơ thể. Được như vậy thì cơ thể luôn có được những điều kiện tối ưu để chống lại bệnh tật. Và cũng nhờ đó mà có thể bảo vệ được trái tim cũng như một sức khỏe toàn diện.

Page 272: Dinh duong va dieu tri

271

DINH DƯỠNG VÀ BỆNH BÉO PHÌ

Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo vượt quá nhu cầu duy trì các chức năng của cơ thể.

Béo phì có thể xảy ra ở tuổi đang lớn, trong đó tế bào mỡ vừa tăng trưởng vừa phân sinh, hoặc trễ hơn từ tuổi trưởng thành bằng sự phình lớn tế bào mỡ.

Đây là một bệnh kéo dài, người bệnh phải luôn lưu tâm đến việc ăn uống, vận động cơ thể và tuân theo một nếp sống lành mạnh mới có thể thay đổi được tình trạng.

Định nghĩaViệc tích tụ mỡ trong cơ thể là điều tự nhiên ở bất cứ ai, vì

đây là cách để cơ thể dự trữ năng lượng cho những lúc thiếu hụt.

Tuy nhiên, nếu vượt quá một giới hạn hợp lý thì sự tích tụ mỡ sẽ bắt đầu trở thành bất lợi, có nhiều nguy cơ gây ra các bất ổn về sức khỏe. Vì lượng mỡ tích tụ sẽ làm cho cơ thể tăng trọng, nên tùy theo mức độ tăng cân mà người ta đánh giá lượng mỡ trong cơ thể là vừa phải, hơi quá mức hoặc đáng báo động.

Tổ chức Y tế Thế giới có đưa ra cách tính chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index - BMI) để xác định mức độ béo mập của cơ thể.

Page 273: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

272

Để tính chỉ số này, ta lấy trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét. Thí dụ: một người nặng 69kg, cao 1,8m, chỉ số BMI sẽ là 69: (1,8 x 1,8). Kết quả được làm tròn số là 21,30.

Chỉ số BMI từ 18,5 tới 24,9 là bình thường; từ 25 tới 29,9 là quá cân (overweight); từ 30 trở lên là béo phì (obesity), và trên 40 là rất béo phì.

Chỉ số BMI dựa vào chiều cao và trọng lượng cơ thể, nhưng không tính tới tỷ lệ giữa các thành phần như xương, cơ bắp, chất béo. Trong thực tế, tỷ lệ giữa các thành phần này khác nhau ở những người có cùng chỉ số BMI. Do đó, cách tính BMI để xác định tình trạng béo phì chỉ đúng với một số người - có thể là đa số - trong khi với một số người khác thì chỉ số này không thể hiện đúng tình trạng sức khỏe của họ.

Lấy ví dụ, một người có cơ bắp phát triển rất tốt có thể có một trọng lượng cơ thể khá cao nhưng trong đó cơ bắp chiếm tỷ lệ cao hơn mỡ béo. Chỉ số BMI của người này có thể xếp vào loại “có vấn đề”, trong khi thực tế là người ấy rất khỏe mạnh.

Ngược lại, với một người ít hoạt động cơ thể, cơ bắp kém phát triển, có thể có một chỉ số BMI thuộc loại “khá tốt”, nhưng trong thực tế là lượng mỡ béo tích tụ trong cơ thể đã lên đến mức đáng lo ngại.

Một số nhà khoa học đề nghị mức cân nặng được xem là lý tưởng như sau:

- Nữ giới: Chuẩn mực cơ bản là: cao 152cm, cân nặng 45kg. Với người có chiều cao tăng thêm 1cm thì cân nặng tăng thêm 0,9kg.

Page 274: Dinh duong va dieu tri

273

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

Như vậy, một phụ nữ cao 160cm thì cân nặng lý tưởng là: 45kg + [(160 - 152) x 0,9] = 52,2kg.

- Nam giới: Chuẩn mực cơ bản là: cao 152cm, cân nặng 47,25kg. Với người có chiều cao tăng thêm 1cm thì cân nặng tăng thêm 1,06kg.

Như vậy, người đàn ông cao 170cm thì cân nặng lý tưởng là: 47,25kg + [(170 - 152) x 1,06] = 66,33kg.

Một người được xem là béo phì (obesity) khi cân nặng vượt quá mức cân nặng lý tưởng từ 20% trở lên. Trên mức trung bình và thấp hơn mức này, người đó có thể được xem là quá cân (overweight).

Trong trường hợp các ví dụ nêu trên, nếu người đàn ông cao 170cm nặng từ 79,6kg trở lên, người phụ nữ cao 160cm nặng từ 62,64kg trở lên thì đều được xem là béo phì.

Một số người khác đề nghị cách đo tỷ lệ vòng bụng/vòng hông để xác định nguy cơ béo phì. Cách làm như sau: dùng thước dây đo vòng bụng ở chỗ ngang rốn (thí dụ 71,12cm) và vòng hông ở chỗ lớn nhất (thí dụ 96,52cm). Tỷ lệ được làm tròn số là 0,74.

Nam giới có tỷ lệ trên 0,95, nữ giới trên 0,8 là bắt đầu có nguy cơ béo phì.

Đôi điều cần biết về béo phìa. Béo phì thường thấy ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Mà

nữ giới lại rất hay quan tâm tới chuyện béo gầy. Ý kiến chung vẫn cho là phụ nữ sẽ đẹp, hấp dẫn và hạnh phúc hơn nếu có một thân hình mảnh mai, thon thả.

Page 275: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

274

Phụ nữ trung bình có 20% mỡ béo và 10% là chất béo cần thiết (essential fat) trong khi đó nam giới chỉ có từ 12 tới 15% mỡ béo với từ 4-7% chất béo cần thiết.Cơ thể nam giới khi béo phì có hình dạng một quả táo với 20% mỡ tụ ở phần bụng. Nữ giới khi béo phì lại mang hình dáng một quả lê với 8% tế bào mỡ tụ ở vòng mông và cặp đùi. Sự phân phối này cũng có một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Với nữ giới, khi mang thai, nuôi con, thì mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cho nhu cầu dinh dưỡng thai nhi và con thơ. Còn ở nam giới, chất béo nơi bụng lại được chuyển thành các dạng mỡ béo như triglycerid, cholesterol... đi vào máu khá mau lẹ và nâng cao nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.

b. Trong cơ thể, mỡ có loại rất cần và loại cần vừa phải. Rất cần là mỡ bao bọc che chở trái tim, phổi, cấu tạo tủy xương, màng bọc dây thần kinh, chuyên chở cholesterol trong máu. Mỡ cần vừa phải thường nằm dưới da, giữa các thớ thịt và các cơ quan nội tạng.Béo phì có thể là do tế bào mỡ vừa phình to vừa sinh sản nhanh ở tuổi trẻ hoặc chỉ tăng trưởng quá cỡ các tế bào mỡ đã có sẵn vào tuổi lớn hơn.

c. Khi vận động cơ thể, tiết giảm ăn uống hoặc khi đau ốm thì tế bào mỡ nhỏ đi nhưng số lượng không giảm. Các tế bào mỡ nhỏ đi này luôn luôn chờ cơ hội để bành trướng trở lại khi thực phẩm ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng cơ thể.Để tránh béo phì, không phải chỉ giảm mỡ, mà còn phải lưu ý số năng lượng đến từ các nhóm thực phẩm khác,

Page 276: Dinh duong va dieu tri

275

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

cân đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể, vì tất cả năng lượng thừa đều sẽ chuyển sang dạng mỡ.

d. Bình thường con người không béo quá hoặc gầy quá, vì trong cơ thể có một cơ chế điều hòa cân nặng. Cơ chế này hoạt động qua trung gian của hệ thần kinh với các chất như norepinephrine, dopamine, tạo ra cảm giác đói và ăn ngon miệng sau khi thực phẩm đã được hấp thụ và kho dự trữ đã vơi, đồng thời cũng tạo ra cảm giác thỏa mãn, no đủ sau khi đã ăn đủ mức nhu cầu của cơ thể.

Những trường hợp béo phì thường là khởi đầu từ sự phá vỡ quy luật này, ăn uống bừa bãi không tuân theo những cảm giác tự nhiên của cơ thể. Điều này có thể là do nếp sống không lành mạnh, hoặc do có những rối loạn xuất phát từ bệnh tật, các vấn đề tâm lý...

Những nguy cơ đưa đến béo phìĐã có nhiều giả thuyết giải thích tại sao người này béo mà

người kia lại không mặc dù ăn uống gần như nhau, cũng như tại sao rất khó khăn trong việc giảm cân nhưng rồi lại mập ra quá dễ dàng.

1. Di truyềnTheo thống kê, từ 25% tới 40% người có BMI cao là do di

truyền và 30% tới 60% là do môi trường.Một chuyên gia giảm cân, George Bray cho rằng: “di

truyền là yếu tố tạo điều kiện và môi trường là yếu tố thúc đẩy” trong quá trình béo phì.

Page 277: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

276

Di truyền có ảnh hưởng tới:

a. Cảm giác thèm ăn và no đủ, qua trung gian hormon và hệ thần kinh. Khi cảm giác này không bình thường thì việc ăn uống cũng không bình thường, vượt quá nhu cầu thực sự cần thiết của cơ thể.

b. Kích thước và sự phân phối của tế bào mỡ trong cơ thể.

Ảnh hưởng của di truyền tăng khi trong gia đình có cha, mẹ béo phì. Khi chỉ có hoặc cha hoặc mẹ béo phì thì con có 50% nguy cơ béo phì. Nhưng nếu cả cha mẹ đều béo phì thì nguy cơ này tăng lên tới 80%.

2. Cấu trúc hóa họcCách đây ít năm, các nhà nghiên cứu đã nói đến một chất

đạm do tế bào mỡ tiết ra có thể làm tiêu mỡ. Đó là chất leptin hoặc obgene, được tìm ra năm 1994. Vào lúc đó, tuần báo Time đã gọi lepsin là “một thần dược có thể làm tiêu mỡ trong vài tuần lễ”.

Ở loài chuột, khi tiêm chất này thì mỡ béo được tiêu đi rất mau. Nhưng ở người thì cho tới nay chưa thấy chứng minh được tác dụng này.

Một chất khác là propiomelanocortin (POMC) cũng phát tín hiệu để ngăn chuột để không ăn chất béo quá nhiều, nhưng các nghiên cứu không tìm ra tác dụng tương tự với con người.

Các nhà khoa học cũng phân biệt hai loại tế bào mỡ: tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu.

Page 278: Dinh duong va dieu tri

277

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

Tế bào mỡ nâu chuyển chất béo ra nhiệt năng thay vì chất béo dự trữ, còn tế bào mỡ trắng thì làm ngược lại, chuyển chất béo thành mỡ trong cơ thể. Các nghiên cứu đang hướng đến việc sử dụng tế bào mỡ nâu để loại bỏ mỡ ở người béo phì.

3. Dược phẩm Một số dược phẩm có thể làm tăng cân ngoài ý muốn, đó

là: thuốc trị bệnh tâm thần lithium, thuốc trị kinh phong Depakene, Tegretol, các hormon corticosteroid, estrogen, progesteron, testoteron; thuốc insulin trị tiểu đường...

4. Ít vận động cơ thểBéo phì là hậu quả của sự mất cân đối giữa cung và cầu

về năng lượng: Ăn uống nhiều mà vận động cơ thể ít nên tiêu thụ không hết năng lượng đưa vào. Người cao tuổi giảm vận động, người quá say mê các hình thức giải trí tĩnh tại như xem phim, đọc truyện... người làm công việc văn phòng... đều có khuynh hướng tăng cân.

5. Thói quen sai lầmMột số thói quen sai lầm cũng dẫn đến béo phì. Chẳng hạn,

khi còn nhỏ chúng ta thường được cha mẹ khuyên là không nên phung phí bỏ thức ăn thừa, vì còn có rất nhiều đứa trẻ khác không có gì để ăn. Những suy nghĩ mang ý nghĩa chia sẻ này là đúng, nhưng đôi khi chúng ta vận dụng sai lầm khi lớn lên. Thay vì tiết giảm phần ăn của mình ở mức vừa phải để có điều kiện chia sẻ với những người khó khăn, chúng ta lại cố

Page 279: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

278

ăn cho hết những gì đã dọn ra trên bàn ăn, chỉ để “không bỏ phí thức ăn”, và do đó dẫn đến béo phì.

6. Ăn uống để giao tếChúng ta thường có thói quen kết hợp việc ăn uống với giao

tế, chẳng hạn như mời bữa cơm trưa để bàn chuyện làm ăn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, khi ăn uống trong những trường hợp này chúng ta thường không giữ được theo nhu cầu tự nhiên, mà rất thường là “quá cỡ”. Kèm theo việc thức ăn dồi dào đủ các món “gây mập”, còn là bia rượu kích thích ăn nhiều hơn và cung cấp năng lượng thừa...

Vì thế, dù không loại bỏ hẳn được những bữa ăn loại này, chúng ta cũng cần phải tỉnh táo nhận biết để giới hạn chúng ở mức độ có thể chấp nhận được.

7. Khí hậuKhí hậu ở vùng cư trú cũng có đôi chút ảnh hưởng. Chẳng

hạn, quan sát cho thấy những người sống ở vùng lạnh thường ít vận động và ăn nhiều thực phẩm có chất béo hơn những người sống ở vùng có khí hậu nóng. Do đó, họ thường dễ tăng cân.

Hậu quả của béo phìNgười béo phì thường mau mệt, hụt hơi thở, thiếu sức sống,

đau nhức xương thịt. Họ cũng thường mắc phải các bệnh tiêu hóa, bệnh tim, bệnh tiểu đường, xơ gan, sưng phổi, viêm túi mật, giãn tĩnh mạch, huyết áp cao, lâu lành vết thương, thống phong (gout), hiếm muộn, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật, và dễ gặp những sự cố bất thường về sức khỏe.

Page 280: Dinh duong va dieu tri

279

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

Béo phì cũng tăng nguy cơ các bệnh ung thư: vú, tử cung, tuyến nhiếp hộ, đại tràng, thực quản. Riêng nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ tăng cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.

Điều trị béo phìCác chuyên gia đều đồng ý rằng béo phì là một bệnh liên

quan đến nhiều yếu tố khác nhau nên cần được điều trị toàn diện và lâu dài.

Trong thực tế, không có bất cứ loại thần dược hay phương thức thần kỳ nào có thể làm giảm cân tức khắc như rất nhiều quảng cáo thường được nghe thấy.

Mặt khác, có những giới hạn không thể vượt qua. Chẳng hạn, nhiều người muốn giảm cân trở lại như thuở còn học sinh, sinh viên. Đây là một ảo tưởng không bao giờ có thể thực hiện được. Dù là áp dụng bất cứ phương pháp giảm cân nào, chỉ cần mỗi tuần giảm được 1kg hoặc 2 đơn vị BMI là khả quan lắm rồi, và cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc giảm cân nhất thiết phải cần đến thời gian.

Trước khi quyết định giảm cân cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và quan trọng hơn là phải phát hiện các tác nhân gây béo phì.

Mỗi người có một cơ thể khác nhau, cách mập khác nhau, nên muốn giảm cân cũng phải có một chương trình, kế hoạch riêng.

Vì thế, việc trước tiên không phải là muốn giảm bao nhiêu trọng lượng cơ thể, mà là phải lập ra một chương trình hành

Page 281: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

280

động toàn diện bao gồm: chế độ ăn uống lành mạnh, vận động cơ thể đều đặn và lâu dài, thay đổi các thói quen xấu và lưu tâm tới các nguy cơ do béo phì gây ra.

Các biện pháp cụ thể để giảm cân được trình bày sau đây:

1. Giới hạn năng lượng tiêu thụa. Để giảm cân, việc đầu tiên là phải giảm số năng lượng

từ thực phẩm đưa vào cơ thể, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Một trong nhiều mục đích là buộc cơ thể phải lấy năng lượng từ số mỡ béo tích tụ ở vùng mông, vùng bụng cho nhu cầu hoạt động hằng ngày. Trung bình mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 1200 - 2000Kcal, tùy theo mức độ sinh hoạt.

b. Nên ăn nhiều loại hạt ngũ cốc, trái cây, rau... là những thứ không có hoặc có rất ít chất béo và năng lượng. Nhiều người khuyên nên ăn vừa phải carbohydrat, khá đủ đạm, thêm một ít chất xơ để bụng mau no và thức ăn chậm ra khỏi dạ dày.

c. Về chất béo thì hạn chế không dùng quá 30% tổng số năng lượng một ngày, từ 20 đến 25% là tốt nhất. Chẳng hạn như về sữa. Thay vì dùng một ly 240ml sữa nguyên chất với 47% năng lượng từ chất béo, ta có thể dùng một ly sữa không béo (dưới 0,5% chất béo) hoặc sữa giảm béo (2% chất béo) chỉ có dưới 35% năng lượng từ chất béo. Tương tự, nếu sử dụng thịt cũng phải chú ý chọn loại rất ít hoặc không có mỡ béo. Bánh mì ăn với bơ không tốt bằng với mức trái cây, vì bơ cung cấp đến 120Kcal trong một muỗng, trong khi đó mứt trái cây chỉ có 50Kcal mà lại không có chất béo.

Page 282: Dinh duong va dieu tri

281

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

d. Chia đều phần ăn của một ngày cho ba bữa ăn, để mỗi bữa có ít nhất 25% tổng số năng lượng mỗi ngày. Làm như vậy sẽ giúp ta cảm thấy ngon miệng trước mỗi bữa ăn, chứ không phải là một bữa cơm chiều thịnh soạn vì bữa trưa không ăn. Nhiều người còn cho rằng nên chia lượng thức ăn ra thành 5 hoặc 6 lần trong ngày.

đ. Món tráng miệng cũng chỉ cần giới hạn trong mức độ hợp lý chứ không cần thiết phải bỏ hẳn, chẳng hạn như một ly trái cây, một miếng bánh ngọt nhỏ...

e. Cần phải tuân thủ nghiêm nhặt chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn đề ra. Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng theo nhu cầu năng lượng và ăn với mức vừa phải.

g. Ghi rõ thành một bảng kê những thức ăn nên tránh như rượu, dầu salad, món ăn tráng miệng nhiều đường, béo... và luôn luôn ghi nhớ để tránh.

h. Khi đi ăn tiệm, đừng đọc thực đơn quá lâu trước khi gọi món ăn vì dễ bị quyến rũ bởi nhiều món. Cần biết trước chính xác mình nên ăn món nào chứ không chịu ảnh hưởng của người khác khi chọn thức ăn. Đừng ngại đặt thẳng vấn đề với người phục vụ về các yêu cầu của mình, chẳng hạn như bỏ da, cho ít bơ... Tránh các món ăn chiên, món nhồi vì có nhiều chất béo, chọn các món ít béo như khoai bỏ lò, rau, các món luộc, hấp...

i. Không nên xem tivi khi đang ăn vì có thể sẽ theo thói quen ăn quá nhiều.

Page 283: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

282

2. Dinh dưỡng để giảm béoCó nhiều chế độ dinh dưỡng được giới thiệu để giúp giảm

mập như chương trình ăn nhiều chất đạm, ít carbohydrtat; hoặc nhiều carbohydrate ít đạm, nhiều chất xơ...

Người giới thiệu phương pháp nào cũng nêu ra những ưu điểm và thuyết phục người béo phì áp dụng phương pháp của mình.

Vì thế, vấn đề này cần được cân nhắc kỹ. Về nguyên tắc, dù nhắm đến bất cứ mục đích nào thì cơ thể vẫn cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân bằng có đủ chất đạm, chất béo, carbohydrat, vitamin và khoáng chất, chứ không thể chỉ giới hạn ở một vài loại chất dinh dưỡng. Vấn đề ở đây là sự cân đối hợp lý tỷ lệ các thành phần chất dinh dưỡng trong một chế độ ăn để có thể đạt đến mục đích đề ra.

Hơn nữa mục đích giảm cân phải là học cách để sống với thực phẩm chứ không phải loại bỏ thứ này thứ kia. Kinh nghiệm nhiều người cho thấy khi giảm cân theo cách hạn chế ăn uống thì mập trở lại rất nhanh. Họ ám ảnh với chế độ ăn uống đang tuân theo, đếm từng calori có trong các món ăn để tính toán và thường tự nghĩ rằng: “Sau khi đã hết béo phì, ta sẽ được tha hồ ăn món ta thích”. Và kết quả của sự “thả cửa” đó tất yếu là dẫn đến béo phì trở lại trong thời gian rất ngắn.

3. Vận động cơ thểSteven Blair, một chuyên gia về Dịch tễ học, đưa ra nhận

xét rằng người mập thường chết sớm hơn người gầy. Nhưng nếu người mập vận động cơ thể nhiều thì có thể hóa giải được nguy cơ này, cũng có thể sống lâu.

Page 284: Dinh duong va dieu tri

283

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

Trong phương pháp giảm cân, vận động cơ thể đưa đến những ích lợi về sinh học cũng như tâm lý học.

Vận động cơ thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng, giúp duy trì tế bào ít mỡ, tăng độ đặc của xương, nhất là các xương chịu sức nặng của cơ thể, giảm chất béo trong máu và giảm tế bào mỡ. Về phương diện tâm lý, vận động làm tăng niềm vui sống, giảm các triệu chứng trầm uất, tăng thêm sự tự tin, giảm tự ti mặc cảm, tạo ra một tâm trạng nhiều hy vọng, nhiệt tình.

Sự vận động thường có thể tập theo một chương trình ở các câu lạc bộ hay lớp dạy, tại phòng tập thể dục... Nhưng sự tham gia này nhiều khi bị bỏ ngang vì thời gian eo hẹp, bận rộn với công việc làm ăn hoặc ngại phải đi xa, thời tiết cản trở.

Theo nhiều chuyên viên, mỗi ngày chỉ cần một lần tập 30 phút hoặc 3 lần tập mỗi lần 10 phút là đủ. Đôi khi, tăng các công việc hằng ngày cũng tốt. Chẳng hạn, tập thói quen đi bộ với những khoảng cách không xa lắm thay vì sử dụng xe; lên xuống lầu bằng cầu thang thay vì thang máy; đứng khi nói chuyện điện thoại lâu để bước tới bước lui hơn là ngồi yên trên ghế...

Không cần thiết phải vận động đến mức đổ mồ hôi, mà chỉ tới khi nào thấy nhịp thở hơi nhanh, tim đập nhanh hơn một chút là đủ. Điều cần thiết là vận động thường xuyên mỗi ngày. Đồng thời, nên đặt ra một mục tiêu thực tế, khả thi. Bắt đầu chậm rãi rồi tăng dần cường độ. Nên ghi chép về kết quả vận động để theo dõi.

Cũng theo kinh nghiệm nhiều người, đi bộ là môn tập luyện dễ dàng và thích hợp với nhiều người hơn cả, vì có thể

Page 285: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

284

thực hành bất cứ lúc nào, ở đâu cũng được, không tốn kém và có thể tăng giảm tùy theo tình trạng sức khỏe.

4. Dược phẩmThuốc giảm cân thực ra là làm giảm sự ngon miệng khi ăn,

để qua đó hạn chế lượng thức ăn được ăn vào.Hiện nay, trên thị trường có những thuốc sau đây:

amphetamines, Phentermine (Ionamine, Fastin, Oby-Trim, Adiped-P); Sibutramine (Meridia), Orlistat (Xenical), Phenylpro panolamine (Dextramin); Phendime-trazine (Bontril, Plegine, Prelux-2); Mezindol (Sanorex, Mazanon).

Thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau như Xenical và Sibutramine; Fluoxetine và Phentermine hoặc với các hỗn hợp dược thảo.

Ngoài ra còn các loại kem thoa như Dream cream, Smooth Contours cũng được quảng cáo là làm giảm mỡ béo sau mấy tuần bôi thoa.

Tuy nhiên, khi sử dụng dược phẩm để giảm cân, cần nhớ một số điều sau đây:

a. Thuốc chỉ có thể giúp một số người mập xuống cân, với điều kiện là phải phối hợp với giảm tiêu thụ năng lượng và tăng sử dụng năng lượng qua sự vận động cơ thể.

b. Thuốc chỉ dùng cho những người béo phì (vượt quá 20% cân nặng lý tưởng) chứ không nên dùng cho những người mập muốn giảm bớt vài ba kilogram, hoặc muốn giảm cân để thân hình đẹp hơn. Người mập vừa phải lại có thêm vài vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường

Page 286: Dinh duong va dieu tri

285

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và phải có sự theo dõi của thầy thuốc.

c. Thuốc dùng từ 5 tuần đến 5 tháng có thể là an toàn. Trong thời gian này, thuốc có thể làm hạ huyết áp, cholesterol và triglycerid trong máu.

d. Khi ngưng thuốc, có thể lên cân trở lại.

đ. Các đối tượng như: phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú, người có rối loạn về ăn uống, người đang dùng thuốc chữa bệnh thần kinh tâm trí, người đang mắc các bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, tăng nhãn áp, người nghiện thuốc hoặc sắp phải phẫu thuật... nếu muốn dùng thuốc phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

e. Hầu hết các thuốc có nhiều tác dụng phụ như gây ra nhức đầu, ói mửa, táo bón, khô miệng, nóng nảy, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp cao, tăng nhịp tim.

g. Khi dùng lâu (trên 6 tháng) thuốc có thể gây nghiện hoặc có hiện tượng quen thuốc (không còn tác dụng).

h. Một điều tối quan trọng là cần được sự khám nghiệm cũng như hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ trước khi dùng các thuốc này.

i. Không dùng thuốc lợi tiểu, vì thuốc chỉ lấy bớt nước đi chứ không lấy mỡ.

k. Chú ý các loại thuốc giảm ăn như Slim 10, Quick Slim, Diet B, Minica, trà Mirapront đều đã bị cấm lưu hành vì có tác dụng phụ nguy hiểm.

Page 287: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

286

5. Giải phẫuGiải phẫu có mục đích làm giảm dung lượng dạ dày, thu

hẹp cằm nhai, hút bớt mỡ béo. Các phương pháp này hiện nay rất phổ thông và khá công hiệu để giảm cân nhưng cần được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

Nhiều người cho rằng hút thuốc lá làm giảm cân, vì những người ngưng thuốc đều lên cân. Điều này thực ra là do người bỏ thuốc lá thường có khuynh hướng muốn nhai, muốn ăn liên tục để thay thế cho sự thèm thuốc, và do đó mà lên cân.

Phòng ngừa béo phìViệc giảm cân bao giờ cũng khó khăn và tốn kém hơn so

với áp dụng các biện pháp phòng ngừa, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải trước khi xảy ra béo phì, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Cần khám sức khỏe tổng quát hằng năm, nhất là với người có BMI trên 30, để khi phát hiện có dấu hiệu tăng cân bất thường thì phải có ngay các biện pháp thích ứng như điều chỉnh chế độ ăn, tăng thêm mức độ vận động cơ thể...

Kết luậnBéo phì là một bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều

quốc gia trên thế giới. Bệnh đưa tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vì thế, vấn đề làm thế nào để giảm cân đã và đang là mục tiêu của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Page 288: Dinh duong va dieu tri

287

Dinh dưỡng và bệnh béo phì

Với một số người, việc làm giảm cân có thể là công việc rất khó khăn, nhưng không đến nỗi gây ra buồn bực, tuyệt vọng. Thường thì phải trải qua nhiều tháng, nhiều năm cơ thể mới trở nên béo phì, nên muốn giảm cân cũng cần phải có thời gian, thậm chí có khi còn lâu hơn cả thời gian để mập.

Không nên cho rằng chỉ cần một vài tuần điều trị là có thể giảm cân được. Nhưng với phương pháp khoa học, với lòng kiên nhẫn và những hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng, về cách ăn uống, thì mục tiêu giảm cân chắc chắn sẽ có thể đạt đến.

Ngoài ra cũng chẳng cần bỏ tiền mua sắm những dụng cụ, máy móc làm giảm cân - thường là rất đắt tiền, mà chỉ cần cố gắng duy trì ý chí, quyết tâm theo đuổi việc giảm cân, kèm theo một cái cân chính xác và một tấm gương soi để tự biết mình là đủ.

Page 289: Dinh duong va dieu tri

288

CHẤT XƠ VÀ SỨC KHỎE

Vai trò của chất xơ (fiber) đối với sức khỏe con người chỉ mới được khám phá từ mấy chục năm

gần đây. Tuy nhiên, con người đã biết đến và dùng thức ăn có nhiều chất xơ từ rất lâu.

Vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, thủy tổ của nền y học phương Tây là Hippocrates đã nói tới công dụng của chất xơ.

Từ nhiều ngàn năm nay, các vị tăng sĩ Phật giáo đã duy trì chế độ ăn chay với thực phẩm hoàn toàn từ thực vật và các ngài luôn có sức khỏe rất tốt.

Ngoài ra, thực phẩm chính yếu của trâu, bò, ngựa là cỏ và lúa mà thành phần căn bản đều có chất xơ.

Định nghĩaChất xơ là một hỗn hợp tinh bột-đường (carbohydrat) nằm

trong màng tế bào của thực vật.Có nhiều loại chất xơ như: cellulose, gum, mucilage,

pectin, lignin. Các chất này đều không được tiêu hóa và hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào thì chất xơ có những tác dụng tốt như:

Page 290: Dinh duong va dieu tri

289

Chất xơ và sức khỏe

- Khi vào miệng, chất xơ cần được nhai lâu nên nó kích thích tiết nhiều nước bọt.

- Tới dạ dày và ruột non, chất xơ trì hoãn sự tiêu hóa thực phẩm và sự hấp thụ chất bổ dưỡng nên tạo ra cảm giác no.

- Trong ruột già, chất xơ là môi trường tốt cho các vi sinh vật dễ lên men, hút nhiều nước khiến phân mềm, to và được đào thải ra ngoài mau hơn.

Nghiên cứu, quan sát về chất xơTrước kia người ta vẫn tưởng chất xơ là một thành phần

không có giá trị dinh dưỡng lẫn trong thực phẩm, cho nên nó đã không được giới y khoa, dinh dưỡng chú ý nhiều.

Nhưng qua kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây, chất xơ được thừa nhận có một vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa một số bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, táo bón.

Câu chuyện bắt đầu vào thập niên 1960 với những nhận xét của bác sĩ Denis P. Burkit, một chuyên gia nổi tiếng về ung thư của Anh quốc nhưng sống và làm việc nhiều năm tại Uganda, châu Phi.

Bác sĩ Burkitt hành nghề y và truyền giáo tại các quốc gia châu Phi trên ba mươi năm. Ông ta nhận thấy rằng dân chúng ở đây rất ít bị ung thư ruột già và trực tràng, và kèm theo đó ông cũng nhận thấy trong thức ăn của họ có nhiều chất xơ.

Page 291: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

290

Bác sĩ Alexander P. Walker ở Nam Phi đã thử nghiệm để tìm xem có sự liên hệ nào giữa chất xơ và tiêu hóa. Ông ta cho một số người tình nguyện nuốt những viên nhựa nhỏ rồi dùng X quang để theo dõi xem bao lâu thì những viên nhựa này được đưa ra ngoài. Với dân chúng châu Phi, chỉ cần 30 giờ, còn ở người da trắng phải mất đến ba ngày. Ông kết luận là khi ăn nhiều chất xơ, sự đào thải chất cặn bã trong ruột nhanh chóng hơn.

Đã có nhiều cuộc thí nghiệm và so sánh chế độ dinh dưỡng của người dân ở vùng nông thôn tại các nước đang phát triển với chế độ dinh dưỡng của người dân thành thị tại các nước kỹ nghệ mở mang. Kết quả cho thấy là sở dĩ dân chúng nông thôn ít bị các chứng bệnh tim mạch, ung thư ruột già, tiểu đường, táo bón hơn so với dân chúng thành thị là vì họ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ. Thực phẩm nhiều chất xơ lại có ít chất béo. Trong khi đó, dân thành thị ăn nhiều thịt và mỡ hơn, mà các thực phẩm loại này lại không có chất xơ.

Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ làm ta mau no và giảm nhiều sự thèm ăn các món khác. Món ăn giàu chất xơ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa (antioxidant) và vitamin C.

Nguồn gốc chất xơCó hai loại chất xơ thiên nhiên mà đa số thực phẩm gốc

thực vật đều có:

Loại chất xơ hòa tan trong nước, có nhiều trong các loại hạt đậu như đậu nành, đậu ngự, đậu tây; một số trái cây, rau,

Page 292: Dinh duong va dieu tri

291

Chất xơ và sức khỏe

hạt yến mạch (oats), lúa mạch (barley)... Các chất xơ này có thể làm hạ cholesterol và giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.

Loại chất xơ không hòa tan trong nước, có trong cám lúa mì (wheat bran), hạt ngũ cốc còn nguyên cám, rau... Chất xơ này hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến sự đào thải phân trở nên nhanh hơn.

Vì mỗi loại chất xơ có công dụng khác nhau, nên ta cần ăn thực phẩm có đủ cả hai loại.

Ngoài ra, còn có chất xơ được tạo ra trong phòng thí nghiệm, được sử dụng để bổ sung vào các loại thực phẩm chế biến.

Trung bình, cơ thể cần khoảng 10 đến 20g chất xơ mỗi ngày.

Một quả táo ăn cả vỏ có 2,8g chất xơ, trong đó 2,5g chất xơ không hòa tan và 0,3g chất xơ hòa tan.

Một quả chuối có 2g chất xơ, một quả cam có 2,2g chất xơ.

Trong một chén nhỏ cà rốt (khoảng 16 muỗng canh) có 2,5g chất xơ.

Khi ăn các món ăn có chất xơ thì ta cần uống nhiều nước để giúp chất xơ di chuyển qua ruột dễ dàng.

Chất xơ có nhiều trong:

- Lá xanh của các loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ.

- Thực vật tươi không chế biến có nhiều hơn thực phẩm chế biến, trừ khi thực vật được hong khô hoặc cho thêm

Page 293: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

292

bột ngũ cốc, cám. Vì thế trái cây khô có nhiều chất xơ hơn trái cây tươi.

- Vỏ các loại hạt và vỏ trái cây.

- Các loại hạt nảy mầm (giá đậu).

- Ăn trái cây nguyên trái thì có nhiều chất xơ hơn là uống nước vắt.

Ngoài ra, ta có thể mua các chất xơ chế biến như:

- Thạch (agar) làm từ rong biển (seaweed), rau câu đá (gelium amensi).

- Bột cây linh lăng (alfalfa hoặc lucerne) có nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng và vitamin.

- Cám ngũ cốc, rất rẻ, có công dụng nhuận tràng nhưng khó ăn. Cám thường được pha thêm vào ngũ cốc khô hoặc các món ăn bỏ lò.

- Hạt cây lanh (flax) có trong ngũ cốc khô và có công dụng nhuận tràng.

- Bột hạt cây psyllium, nở to trong nước và có tác dụng nhuận tràng tốt khi uống nhiều nước, cũng có thể giúp chống tiêu chảy khi uống ít nước.

Công dụng của chất xơMặc dù y học nhân loại đã biết đến một số ưu nhược điểm

của thực phẩm có chất xơ từ rất lâu, nhưng chỉ gần đây người ta mới ngày càng khám phá thêm nhiều lợi ích cụ thể của chất

Page 294: Dinh duong va dieu tri

293

Chất xơ và sức khỏe

xơ. Có nhiều ý kiến cho rằng trong tương lai gần đây, chất xơ có thể sẽ được coi như chất dinh dưỡng thiết yếu.

Sau đây là một số tác dụng tích cực của chất xơ:

1. Chất xơ với bệnh táo bón

Các chất xơ không hòa tan trong nước khi được ăn với nhiều nước có thể là môn thuốc an toàn và hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh táo bón. Nó làm mềm và tăng lượng phân để hệ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, khi vào đến ruột già, chất xơ được vi sinh vật tranh nhau ăn, tạo ra nhiều chất có hơi (gas). Các hơi này kích thích ruột già làm phát sinh cảm giác muốn đại tiện. Một nhận xét cụ thể là trâu, bò ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ, nên phân rất to và mềm.

2. Chất xơ với bệnh viêm đại tràng

Trên vách đại tràng thường nổi lên những nếp nhỏ tí mà theo bác sĩ Lauren V. Ackerman của trường đại học New York thì hầu như người trưởng thành nào cũng có. Mỗi khi thức ăn bị ngưng đọng trong những nếp nhỏ đó thì gây ra tình trạng viêm đại tràng (diverticulosis). Bệnh này trở nên rất phổ biến ở các quốc gia phương Tây trong mấy chục năm qua, và rất hiếm gặp ở vùng nông thôn châu Phi.

Các chất xơ không hòa tan trong nước có thể ngăn ngừa sự hình thành các nếp gấp trên vách đại tràng bằng cách giảm

Page 295: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

294

thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng của đại tràng trong quá trình đào thải phân.

Các nhà nghiên cứu đã có thể gây ra bệnh này ở những con chuột trong phòng thí nghiệm bằng cách cho ăn thực phẩm không có chất xơ liên tục trong một thời gian dài.

Tại Western Genera Hospital, Ireland, người ta có thể ngăn ngừa sự tái phát ở bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh viêm nếp gấp ruột bằng cách cho ăn nhiều chất xơ.

Một nhận xét nữa là dân quê ở châu Phi cũng ít bị chứng viêm ruột thừa nhờ họ ăn nhiều chất xơ. Lý do là khi không ăn chất xơ dễ sinh ra táo bón, làm miệng ruột thừa bị nghẹt, áp lực tăng, vi trùng xâm nhập làm ruột thừa sưng viêm.

3. Chất xơ với ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng hiện nay đứng hàng thứ nhì trong các loại ung thư tại Hoa Kỳ và là nguyên nhân gây tử vong cho 10.000 người mỗi năm.

Dinh dưỡng đã được nhắc nhở đến như một cách để phòng ngừa bệnh này. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế khác khuyến khích việc phòng ngừa bệnh này bằng cách giảm tiêu thụ chất béo và tăng thực phẩm có chất xơ. Các khuyến cáo này được kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học hỗ trợ.

Tiến trình ung thư phải trải qua một số giai đoạn như sau:

Page 296: Dinh duong va dieu tri

295

Chất xơ và sức khỏe

- Bước đầu là sự nảy sinh một nhân ung thư trong tế bào lành tính, do thay đổi cấu tạo gen. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh và không thể đảo ngược, thường do các tác nhân như virus, hóa chất hay tia phóng xạ gây ra.

- Giai đoạn kế tiếp là tăng trưởng và phát triển không trật tự, biến tế bào thành khối ung thư. Trong giai đoạn này, có nhiều yếu tố có thể làm trầm trọng hoặc giảm thiểu bệnh tình như chất dinh dưỡng, lối sống, hormon.

Chất xơ được coi như có thể ngăn sự phát triển tế bào ung thư, chính là trong giai đoạn thứ hai này.

Như đã trình bày đã trên, liên hệ giữa ung thư và chất xơ bắt nguồn từ những nhận xét về bệnh này ở châu Phi, nơi mà người dân quê ít ăn mỡ, thịt và ăn nhiều chất xơ.

Quan sát tương tự ở 18 quận huyện tại Thụy Điển trong 10 năm (1968 - 1978) đưa ra kết luận rằng chất xơ rất tốt để ngăn ngừa ung thư đại tràng. Bệnh ung thư này cũng giảm rất nhiều trong Thế chiến thứ hai tại các nước Anh, Thụy Sĩ, Ireland vì thực phẩm thiếu hụt, cám được giữ lại nhiều hơn trong lúa gạo. Tại Đan Mạch, khi dân chúng giảm ăn chất xơ thì ung thư đại tràng gia tăng.

Có hàng chục cuộc khảo sát đã chứng minh chất xơ có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng. Một cuộc nghiên cứu ở bệnh viện New York năm 1989 cho thấy là chất xơ ngăn chặn sự xuất hiện của các mụn thịt thừa (polyp) ở đại tràng

Page 297: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

296

và hậu môn. Những mụn này có khuynh hướng phát triển thành bướu ung thư.

Năm 1992, tờ công báo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng thông báo kết quả một cuộc khảo sát rộng lớn cho thấy chất xơ giúp ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của các mụn tiền ung thư (precancerous polyp).

Để giải thích, những ý kiến sinh học sau đây đã được nêu ra: Chất xơ làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này; làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột; làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi khuẩn trong ruột. Việc làm giảm thiểu thời gian mà đại tràng phải tiếp xúc với các thành phần cặn bã độc có khả năng gây ung thư trong thức ăn là điểm rất quan trọng.

Để có tác dụng phòng bệnh, nên dùng từ 25-30g chất xơ mỗi ngày.

4. Chất xơ với bệnh tim mạchBác sĩ James Anderson của Đại học Y khoa Kentucky,

Hoa Kỳ đã dành nhiều chục năm nghiên cứu công dụng chất xơ với bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo ông, chất xơ, nhất là chất xơ từ lúa mạch, làm giảm cholesterol bằng cách làm cho gan giảm chế tạo mỡ béo LDL và tăng HDL.

Tại Anh, nghiên cứu của bác sĩ Hugh Trowell cho thấy là bệnh tim mạch ở quốc gia này tăng đều cho tới năm 1939 rồi giảm trong thời kỳ Thế chiến thứ hai (1939 - 1945), vì phải

Page 298: Dinh duong va dieu tri

297

Chất xơ và sức khỏe

hạn chế thực phẩm nên lúc đó người dân đã ăn nhiều lúa mì có nhiều chất xơ. Sau thế chiến, bệnh tim mạch lại gia tăng.

Một nghiên cứu khác cho những người tình nguyện ăn nhiều bơ thì cholesterol tăng rất cao, nhưng khi thêm chất xơ vào khẩu phần thì cholesterol giảm xuống tới 20%. Cholesterol tăng cao trong máu đã được coi như nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch và là đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học cũng như là mối quan tâm của rất nhiều người.

5. Chất xơ với bệnh tiểu đườngTiểu đường là một bệnh có nồng độ đường glucose trong

máu tăng cao. Bệnh này do thiếu insulin hoặc do giảm tác dụng của insulin trong cơ thể.

Bệnh rất phổ biến và gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, giảm khả năng làm việc và sự vui sống của người bệnh. Bệnh cũng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia vì con số bệnh nhân ngày càng gia tăng, rất tốn kém cho sự chăm sóc lâu dài.

Ngoài dược phẩm, chế độ dinh dưỡng thích hợp và sự thay đổi nếp sống có thể giúp duy trì bình thường nồng độ đường glucose trong máu. Áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp là biện pháp rất công hiệu lại rẻ tiền, an toàn.

Theo kết quả các nghiên cứu của bác sĩ James W. Anderson, thực phẩm có chất xơ có nhiều khả năng bình thường hóa lượng đường trong máu, giảm đường sau bữa ăn, tăng tác dụng của insulin. Theo ông, các chất xơ hòa tan có

Page 299: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

298

tác dụng tốt vì tạo ra được một lớp keo (gel) mỏng ngăn không cho đường hấp thụ vào ruột và nhờ đó có thể làm giảm lượng đường trong máu tới 30%.

Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay bị chứng vữa xơ động mạch vì triglycerid tăng cao. Bác sĩ Anderson cho biết là chất xơ có thể làm giảm triglycerid và cả LDL, cũng như làm tăng lượng HDL trong máu.

6. Chất xơ với bệnh béo phìNgười bị béo phì thường vì ăn nhiều, nhất là các chất béo,

và ít vận động nên không tiêu thụ hết năng lượng đưa vào cơ thể. Phần năng lượng thừa tích tụ quá nhiều trong cơ thể dưới dạng mỡ béo sẽ gây ra béo phì. Vì thế, tiết chế ăn uống và tăng vận động cơ thể là điều cần thiết để giảm cân.

Phần nhiều thực phẩm giàu chất xơ đều nghèo chất béo, cho nên là món ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Thực phẩm giàu chất xơ cần thời gian nhai lâu hơn, chất xơ lại không được tiêu hóa và hấp thụ ở dạ dày, thường làm người ăn mau no và no lâu, do đó giảm nhu cầu ăn nhiều, một điều kiện tất yếu để khỏi béo phì. Chất xơ thiên nhiên trong thực phẩm có tác dụng tốt hơn những viên chất xơ uống bổ sung.

7. Chất xơ với bệnh ung thư vú

Một nghiên cứu mới đây của American Health Foundation tại thành phố New York cho thấy là cám lúa mì (rất giàu chất xơ không hòa tan) có khả năng giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Từ đó người ta suy đoán rằng chất xơ trong cám

Page 300: Dinh duong va dieu tri

299

Chất xơ và sức khỏe

lúa mì có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Các nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang được tiếp tục.

Vài ảnh hưởng không tốt của chất xơDùng nhiều chất xơ quá có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ

chất dinh dưỡng trong ruột. Một số chất dinh dưỡng chưa kịp hấp thụ thì đã bị cuốn theo chất xơ thải ra ngoài.

Quá nhiều chất xơ có thể gây ra sự lớn rộng và xoắn của khúc đại tràng sigma, đau thực quản, thủng ruột, nhất là khi không uống đủ nước.

Bệnh nhân bị viêm ruột hoặc sau khi phẫu thuật ống tiêu hóa cần ăn ít chất xơ cho tới khi lành bệnh.

Đột ngột chuyển từ chế độ ăn ít chất xơ sang nhiều chất xơ có thể gây ra khó tiêu hóa, đau và đầy bụng, tiêu chảy.

Cách dùng chất xơSau đây là vài điều cần nhớ khi dùng chất xơ:- Tận dụng chất xơ trong thực phẩm thiên nhiên tốt hơn

là chất xơ chế biến, vì chất xơ chế biến thường chỉ chứa một loại chất xơ.

- Nếu có thể được, ăn rau sống hoặc nấu vừa chín tới, rau còn giòn khi nhai, vì nấu chín quá chất xơ biến thành loại bột đường.

- Với một số loại trái cây có thể ăn cả vỏ thay vì gọt bỏ, vì lớp vỏ ngoài trái cây có nhiều chất xơ không hòa tan. Tuy nhiên, cần rửa thật sạch trước khi ăn để loại hết thuốc trừ sâu có thể dính trên trái cây.

Page 301: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

300

- Trong khoảng cách giữa các bữa ăn chính trong ngày, nên dùng trái cây khô làm thức ăn vặt khi đói bụng.

- Tăng chất xơ trong khẩu phần một cách từ từ để bộ máy tiêu hóa thích nghi dần với sự thay đổi này và cũng để tránh đầy bụng, no hơi.

- Uống nhiều nước, khoảng 1,5 - 2 lít mỗi ngày vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.

Kết luậnMặc dù chất xơ được coi như món quà của thiên nhiên ban

tặng cho con người để bảo vệ sức khỏe, như lời bác sĩ Burkitt đã nói cách đây hơn 30 năm, nhưng rất nhiều người đã không tận dụng món quà này chỉ vì thiếu sự hiểu biết về dinh dưỡng.

Theo các nhà chuyên môn, mỗi ngày cơ thể cần từ 10 tới 20g chất xơ, nhưng nhiều người lại chỉ ăn rất ít, không đủ số lượng này.

Trong khi đó, theo thống kê, những người cao tuổi có vẻ như bằng vào kinh nghiệm sống đã biết được tác dụng tích cực của chất xơ cho sức khỏe nên rất thường dùng. Hầu hết các vị cao tuổi đều thích ăn nhiều rau tươi, trái cây... đều là những thực phẩm có nhiều chất xơ. Nhờ đó mà sức khỏe các cụ được tốt hơn.

Page 302: Dinh duong va dieu tri

301

ĂN MẤT NGON VÀ SỤT CÂN

Ăn mất ngon, bất kể do nguyên nhân nào, là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe. Thực

phẩm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, và là nguồn chất liệu để tu bổ, tái tạo các loại tế bào. Khi không ăn đủ chất dinh dưỡng thì các hậu quả sau đây xảy ra:

- Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, bắp thịt teo.- Tâm thần buồn rầu, dễ bị biến chứng của nhiều bệnh.- Giảm khả năng miễn dịch, không bền sức, kém chịu đựng

khi cần phẫu thuật. - Có nguy cơ tử vong nếu mỗi năm sụt đi 5% trọng lượng

cơ thể.

Nguyên nhânCó nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ăn mất ngon.

Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

1. Do bệnh tậtCó nhiều bệnh đưa đến thay đổi khẩu vị, làm ăn uống khó

khăn mà hậu quả là người bệnh ăn mất ngon, dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng.

Page 303: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

302

a. Bệnh ung thư: nhất là ung thư phổi và dạ dày.

b. Bệnh nhiễm trùng, như trong các trường hợp bệnh lao, bệnh HIV-AIDS.

c. Bệnh nội tiết, như bệnh tuyến giáp ác tính, bệnh tiểu đường.

d. Suy sụp tinh thần, như các trường hợp trầm cảm, buồn phiền vì sống cô độc hay thương nhớ người thân đã mất cũng gây biếng ăn, kém ngủ rồi gầy yếu.

2. Do nghiện rượu

Rất thường xảy ra ở người cao tuổi. Khi uống rượu say, họ không muốn ăn uống. Sau cơn say, họ ói mửa, tiêu chảy, cũng không muốn ăn. Rượu cũng gây hư hỏng chức năng và cấu trúc của gan, ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, hấp thụ và dự trữ năng lượng, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

3. Do tác dụng phụ của dược phẩm

- Thuốc trụ sinh gây tiêu chảy và làm thay đổi vị giác, khứu giác, làm người bệnh cảm thấy như thực phẩm có mùi vị khác đi, do đó ăn mất ngon.

- Thuốc trị ung thư gây ăn mất ngon đồng thời cũng gây táo bón, ói mửa, tiêu chảy.

- Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ đều làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn.

- Vài loại thuốc gây khô miệng (cogentin, artane), khiến việc nhai nuốt thức ăn khó khăn, do đó ăn mất ngon.

Page 304: Dinh duong va dieu tri

303

Ăn mất ngon và sụt cân

- Người cao tuổi còn kém ăn vì dùng nhiều thứ thuốc trong ngày, đầy bụng, không muốn ăn.

4. Do các bệnh răng miệng

Các bệnh răng miệng làm người bệnh nhai nuốt khó khăn, ăn rất chậm làm thức ăn nguội đi không ngon, đôi khi làm người bệnh bỏ dở bữa ăn.

Ngoài ra, có khoảng 25% ăn mất ngon không rõ nguyên nhân.

Cần lưu ý là có những trường hợp sụt cân không phải do ăn mất ngon. Như trong các bệnh tim, phổi, người bệnh vẫn ăn được bình thường nhưng sụt cân vì mất nhiều năng lượng và tăng chuyển hóa cơ bản. Đôi khi người bệnh có ăn ít đi do thuốc trị bệnh tim phổi như steroid, theophyllin tạo nhiều hơi trong dạ dày.

Trong những trường hợp này, sự kém dinh dưỡng lại làm cho bệnh tim phổi nặng hơn vì làm giảm chức năng của cơ hoành, giảm sự trao đổi dưỡng khí.

Một số người cao tuổi vẫn ăn được bình thường nhưng sụt cân do không có người chăm sóc nên không đủ thức ăn (nghèo, yếu không đi mua thức ăn được), hoặc quá yếu không nấu nướng được, hoặc yếu sức, đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu trong việc đưa thức ăn vào miệng, không có người bón thức ăn...

Page 305: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

304

Điều trịBác sĩ định bệnh bằng cách hỏi bệnh nhân về những thay đổi

trong việc ăn uống, xác định mức độ sụt cân trên 10% cân nặng bình thường, xương lồng ngực và xương mặt nhô ra vì thịt teo đi.

Điều trị chứng ăn mất ngon thường phải xem xét đến cả hai mặt nguyên nhân và hậu quả của bệnh.

Những nguyên nhân gây ra biếng ăn sẽ được thầy thuốc nghiên cứu, điều trị. Những hậu quả do sự biếng ăn gây ra cần phải được tích cực ngăn ngừa.

Đối với bệnh nhân, có những điều sau đây cần lưu ý:

- Khi ăn có bạn bè thường vui hơn và ăn được nhiều hơn.

- Bữa ăn nào thấy ngon miệng nhất trong ngày thì có thể tăng thêm nhiều món ăn hơn.

- Tránh uống nhiều nước hoặc uống thuốc ngay trước bữa ăn vì sẽ làm no bụng.

- Tránh những món ăn có thể làm no hơi như nước uống có gas, cà phê, rau cải bắp, súp lơ xanh...

- Tránh táo bón và tiêu chảy.

- Năng hoạt động cơ thể.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Page 306: Dinh duong va dieu tri

305

SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Suy nhược (fatigue) là trạng thái kiệt sức, rã rời cả thể chất lẫn tinh thần.

Bệnh nhân thường than phiền là trong người bải hoải, không có sinh lực, không thiết đến sự gì ở đời. Sáng ra không muốn rời khỏi giường. Có người đi làm về là nằm vật xuống chiếc ghế bành, chờ tới giờ ăn. Nói chung là họ không khỏe mạnh, thiếu sức sống.

Bởi vì tình trạng khỏe mạnh, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể xác lẫn tinh thần và trong tương quan giao tiếp xã hội, chứ không chỉ là không có những bệnh hoạn và tàn tật cơ thể.

Ở người cao tuổi, suy nhược là tình trạng phổ biến hàng thứ nhì, sau đau nhức, và đôi khi nó là dấu hiệu của một bệnh nào đang trong giai đoạn ngấm ngầm chưa bộc lộ. Trung bình có đến 70% quý cụ có vấn đề suy nhược. Nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, vì một số những lý do nào đó hoặc chỉ vì thiếu hiểu biết, có những người dù suy nhược vẫn không nói

Page 307: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

306

ra, chỉ âm thầm chịu đựng và chỉ biết thay đổi nếp sống để thích nghi với tình trạng này.

Dấu hiệuMỗi người có một số những dấu hiệu suy nhược khác nhau.

Có người không tập trung tư tưởng, không suy nghĩ được, chậm chạp, không thể quyết định được việc gì.

Có người làm việc chóng mệt.

Có người thay đổi tâm lý, không giữ được quan hệ mật thiết với bạn bè, người thân.

Có người thay đổi sở thích, không còn hứng thú với những thú vui trước đây.

Có người không còn sinh lực, không muốn vận động, chỉ muốn nằm, cơ thể rã rời, chân tay bải hoải.

Tuy nhiên, dù có một số khác biệt nhưng tất cả các trường hợp suy nhược vẫn thường có một số điểm chung như sau:

- Suy nhược có thể gây ra do nguyên nhân tâm lý rồi ảnh hưởng tới thể xác và chức năng cơ thể hoặc ngược lại.

- Suy nhược có thể là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nào đó sắp xảy ra.

- Suy nhược cũng có thể là một cơ chế để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự kiệt sức, bởi vì nó làm cho người ta phải dừng lại trước khi cơ thể suy sụp hoàn toàn vì kiệt sức.

Trong đa số các trường hợp, nghỉ ngơi là phương thức đối phó chung khá công hiệu.

Page 308: Dinh duong va dieu tri

307

Suy nhược cơ thể

Nguyên nhânBác sĩ Kurt Kroenke, một chuyên gia về suy nhược cơ thể

cho rằng đa số những triệu chứng này không phải gây ra do tuổi già hay bệnh tật, mà thường là dấu hiệu của sự quá nhiều hay quá ít một cái gì đó làm ta mất sức.

Căng thẳng thần kinh vì phải đối phó với quá nhiều rắc rối hằng ngày trong công việc ở sở, việc ở nhà với vợ con, hay giao tiếp với bạn bè.

Làm việc quá nhiều, liên tục, hai ba ca nối nhau, không chia thời khóa biểu rõ ràng.

Ăn quá nhiều, vận động quá ít, lên cân với nhiều mảng mỡ, làm trì trệ con người, khả năng làm việc giảm rõ rệt.

Ăn quá ít, không đủ năng lượng cho hoạt động cơ thể.

Sự vận động quá nhiều hay quá ít cũng gây ra mệt mỏi.

Trong khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra acid lactic, và loại acid này phân hủy khi ta nghỉ ngơi. Nếu vận động liên tục, acid lactic tăng cao, tích tụ nhiều trong cơ thịt làm ta đau nhức và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Còn không vận động, thì như chuyên viên thể dục Ralph LaForge đã nói “một cơ thể nghỉ ngơi thì có khuynh hướng nghỉ ngơi hoài, do đó yếu mệt”.

Những trạng thái buồn phiền, thất vọng cũng làm con người uể oải, chán chường, giảm sinh khí, chỉ muốn nằm ngủ.

Page 309: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

308

Quý vị cao niên mỗi lần tiễn đưa một người bạn già về bên kia thế giới là lòng mình lại se sắt: bao giờ đến lượt mình đây!

Một vài bệnh tật cũng gây suy nhược như nhiễm trùng kinh niên, bệnh tiểu đường, bệnh tim phổi, bệnh của hệ thần kinh.

Một số dược phẩm như thuốc an thần, thuốc dị ứng, thuốc trị bệnh thần kinh, thuốc trị ung thư... cũng làm con người bần thần, mệt mỏi.

Nói chung thì suy nhược có thể do nguyên nhân thể xác hay tinh thần.

Thường suy nhược do nguyên nhân thể xác thì sự mệt mỏi tăng lên trong ngày, nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy bớt, đôi khi chỉ còn đau nhức cơ bắp.

Còn suy nhược do tinh thần căng thẳng thì sự mệt mỏi trầm trọng vào buổi sáng khi mới thức dậy, và khá hơn với ngày trôi qua và cơ bắp không bị rối loạn.

Điều trịCần phân biệt một số trường hợp:1. Suy nhược do nguyên nhân bệnh tật thì cần điều trị

những bệnh này.2. Suy nhược do tác dụng phụ của dược phẩm thì cố tránh

và giảm thiểu những tác dụng phụ đó.

3. Suy nhược do những nguyên nhân tinh thần, cần tìm một công việc làm thích hợp để tập trung tinh thần và tạo

Page 310: Dinh duong va dieu tri

309

Suy nhược cơ thể

sự hứng thú, cũng có thể dựa vào đức tin để có thêm sức mạnh tinh thần. Cách đây ít năm, bác sĩ E. J. Kepler ở dưỡng đường Mayo, Rochester đã đề nghị phương thức điều trị trường hợp này với một mô hình chữ thập mà 4 nhánh mang các biểu tượng “việc làm, tình thương, nghỉ ngơi và đức tin”. Theo chuyên gia này, nếu ta giữ thăng bằng được 4 yếu tố trên thì có thể vượt qua được sự suy nhược do các nguyên nhân tinh thần.

Page 311: Dinh duong va dieu tri

310

MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP

1. No hơi- Tôi bị no hơi, thường hay thốt theo hậu môn. Xin cho

biết tại sao và cách phòng ngừa?Quá nhiều hơi trong ruột và dạ dày sẽ gây khó chịu cho cơ

thể, chẳng hạn như tức bụng, no hơi. Hơi sẽ thốt ra khi ta ợ ra hoặc thốt qua hậu môn (trung tiện).

Nguyên do của đầy hơi có thể là:a. Không hấp thụ hết một số chất tinh bột và đường. Các

vi khuẩn trong đường tiêu hóa sẽ làm các chất này lên men và sinh ra hơi.

b. Ăn nhiều các thực phẩm dễ sinh hơi như táo, đậu, cải bắp... nước giải khát có nhiều hơi carbonat.

c. Khi ăn nuốt theo nhiều không khí, nhất là ăn quá nhanh.Để tránh nhiều hơi:a. Khi ăn nên nhai chậm rãi, ngậm miệng, nuốt thức ăn

từ từ.

Page 312: Dinh duong va dieu tri

311

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

b. Tránh hoặc giới hạn thực phẩm sinh nhiều hơi, nhất là loại đậu, cải bắp, hành, giá đậu, chuối, mận. Sữa và pho mát cũng gây no hơi nếu cơ thể thiếu men lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa.

c. Hạn chế dùng đường thay thế như sorbitol, manitol có nhiều trong một số loại bánh kẹo gọi là sugar free.

d. Không lạm dụng dược phẩm chống acid trong dạ dày.

đ. Có thể dùng các chất chống ga như Beano, Simethicone (Phazyme; Mylanta gas), Lactaid.

2. Ăn gì bổ ấy- Nhiều người tin tưởng là ta ăn món ăn từ bộ phận nào

đó của động vật thì sẽ bổ dưỡng cho cơ quan đó trong cơ thể của ta. Nói nôm na là “ăn gì bổ nấy”, quan niệm này đúng hay sai?

Đây là những tin tưởng trong dân gian có từ xa xưa, thường thấy ở khắp nơi trên thế giới. Ta biết là các bộ phận của cơ thể có thể suy yếu vì lý do bệnh hoạn, tuổi già... Cho nên có tin tưởng là ăn một bộ phận của động vật nào đó sẽ thay thế hoặc bổ dưỡng cho bộ phận của ta bị hư hao. Chẳng hạn, có tin tưởng rằng ăn óc động vật sẽ thông minh hơn; ăn ngọc hành (tinh hoàn) dê sẽ mạnh mẽ hơn trong đời sống tình dục; ăn tim hổ báo sẽ dũng cảm hơn; ăn tiết canh bổ máu... Vì thế nhiều người mới đi tìm các món ăn hiếm để “ăn gì bổ nấy”.

Page 313: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

312

Xét về phương diện dinh dưỡng, các món ăn này cũng có các chất đạm, béo, tinh bột hoặc vitamin, khoáng chất như các món ăn khác mà thôi.

3. Nhịn đói sẽ loại bỏ hết chất độc trong cơ thể?Không có chứng minh khoa học nào hỗ trợ hoặc xác nhận

quan niệm này.

Cơ thể được tạo ra với đầy đủ các chức năng của các bộ phận để tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng; đào thải cặn bã của sự tiêu hóa. Chất cặn bã tiêu hóa đạm như urea được thận bài tiết ra ngoài; các chất bã khác được đại tràng đưa ra khỏi cơ thể.

Nhịn ăn một ngày đối với một số người có lẽ không sao, nhưng nhịn lâu ngày chắc chắn sẽ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu nước sẽ đưa tới tình trạng khử nước, huyết áp xuống thấp, tế bào hư hao, khối lượng máu giảm, tim đập bất thường.

Người mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường mà lại nhịn ăn để tẩy chất độc trong cơ thể, thì bệnh trạng sẽ trầm trọng hơn.

4. Xin cho biết vai trò của vitamin D trong cơ thể.Để có bộ xương và hàm răng chắc khỏe, cơ thể cần có đầy

đủ khoáng calci. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Cơ thể còn cần vitamin D để mang calci tới xương.

Nguồn cung cấp vitamin D nhiều nhất là từ thực phẩm. Bơ, trứng, các loại cá như cá trích, cá thu, cá hồi... có chứa

Page 314: Dinh duong va dieu tri

313

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

vitamin D dưới dạng tự nhiên. Ngoài ra có nhiều loại thực phẩm được bổ sung vitamin D như sữa, margarin, bột ngũ cốc dinh dưỡng...

Nguồn cung cấp vitamin D khác là từ lớp da của chúng ta. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nhất là tia tử ngoại, một chất có sẵn dưới da sẽ chuyển biến thành vitamin D. Mỗi ngày ta chỉ cần phơi nắng khoảng 15 phút là có một lượng vitamin D đáng kể.

Trong cơ thể, gan và thận chuyển hóa vitamin D sang các chất mà xương có thể sử dụng được.

Mặc dù có sẵn trong thực phẩm và ánh nắng mặt trời, đôi khi ta cũng thiếu vitamin D. Chẳng hạn như các trường hợp:

- Với tuổi già, khả năng tạo vitamin D ở da giảm đi. Nếu ít phơi nắng và không uống hai ly sữa mỗi ngày thì nên nghĩ tới việc uống thêm vitamin D. Nhưng không uống quá 10mcg (400 IU) mỗi ngày, trừ khi do bác sĩ chỉ định.

- Bệnh tim, thận cũng giảm khả năng chuyển hóa vitamin D sang các chất mà xương sử dụng được.

- Một vài loại thuốc như phenytoin (Dilantin) chữa kinh phong cũng đưa tới thiếu vitamin D.

5. Một ly cà phê có bao nhiêu cafein?Tùy theo ly lớn hay nhỏ. Sau đây là lượng cafein trong một

ly 180ml:

- Cà phê bình thường: 115mg

Page 315: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

314

- Cà phê bột tan ngay: 55 - 60mg

- Cà phê đã lấy bớt cafein: 2mg

Ngoài ra, trong 180ml nước trà cũng có 35 - 40mg cafein. Một miếng bánh sô-cô-la nặng 28g có 25mg cafein.

6. Làm sao tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà?

Ở nhà, nhiễm độc thực phẩm thường do các vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi trong nhà, nhất là ở trong bếp. Ống thốt nước dưới chỗ rửa chén bát là ổ chứa vi khuẩn, rồi đến miếng xốp để rửa bát đĩa...

Trong thịt cá rau quả mà ta mua về cũng có vi khuẩn. Nấu nướng không kỹ, bảo quản không cẩn thận, ăn uống không đảm bảo vệ sinh cá nhân là những nguyên nhân đưa tới ngộ độc thực phẩm.

Để tránh rủi ro này, ta có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau đây:

- Giữ gìn bếp núc, các đồ nấu nướng sạch sẽ.

- Rửa tay với xà phòng, nước nóng trước và sau khi làm món ăn, trước và sau khi ăn.

- Không để thức ăn đã nấu và chưa nấu lẫn lộn.

- Rửa dao thớt sau mỗi lần đã dùng để cắt, thái một món ăn.

- Lau chùi bếp sạch sẽ.

- Đừng để thức ăn đã nấu chín ở ngoài phòng quá 2 giờ. Thức ăn còn dư để vào trong tủ lạnh ngay.

Page 316: Dinh duong va dieu tri

315

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

- Thực phẩm mới mua về cần để nơi mát lạnh để tránh hư thối, nhiễm trùng.

7. Thuốc trừ sâu trên rau quả có nguy hại không? Làm sao để tránh?

Để ngăn chặn sâu bọ phá hoại mùa màng, nông dân thường phải dùng thuốc trừ sâu. Nếu dùng đúng cách, theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất thì ít rủi ro. Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng, dùng quá nhiều vì thiếu hiểu biết hoặc vì tham lợi nhuận. Do đó thực phẩm có thể có nhiều chất không tốt cho cơ thể khi tiêu thụ.

Để tránh các rủi ro này:

a. Lau rửa rau quả tươi trước khi ăn.

b. Không dùng xà phòng để rửa rau trái, chỉ cần xả dưới vòi nước lạnh.

c. Bóc bỏ lớp vỏ bọc ngoài của vài loại rau như rau diếp, cải bắp... là nơi có nhiều hóa chất.

8. Khi đi cắm trại làm sao bảo quản thực phẩm?

Đi cắm trại, nhiều khi ta mang thức ăn đã nấu sẵn, để dành nhiều thì giờ vui chơi. Thức ăn mà không được giữ cẩn thận là dễ hư hỏng, có nguy cơ gây ngộ độc. Sau đây là vài điều có thể áp dụng để tránh các rủi ro này:

a. Dùng một thùng ướp lạnh để chứa thực phẩm. Xếp thực phẩm ở dưới, đặt túi nước đá lên trên.

Page 317: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

316

b. Thực phẩm phải lấy ra từ tủ lạnh hoặc ngăn đông lạnh.

c. Gói thực phẩm riêng rẽ; gói kín nhất là thịt cá chưa nấu để tránh nước chảy ra và lẫn vào các món ăn khác.

d. Đừng để thùng ướp lạnh trong thùng xe, để chỗ mát nơi cắm trại.

đ. Đậy kín thực phẩm, bát đĩa cho tới khi ăn để tránh ruồi bọ.

e. Rửa tay trước khi phân chia thức ăn và trước khi ăn.

g. Ném bỏ thực phẩm đã để ra ngoài không khí quá hai giờ.

9. Uống thêm chất chống oxy hóa- Tôi năm nay 65 tuổi. Nhiều người nói nên uống thêm

các chất chống oxy hóa để tránh bệnh tật và sống lâu. Điều này có đúng không?

Phong trào uống thêm chất chống oxy hóa đang rất phổ biến với các cụ. Gặp nhau là các cụ đều hỏi nhau về loại này hay loại kia. Ít nhất mỗi cụ cũng uống một hoặc hai loại. Đó là do truyền tai nhau hoặc thu lượm kiến thức qua truyền thông, báo chí.

Vậy chất chống oxy hóa (antioxidant) là những chất gì?

Thực ra, đó cũng chỉ là những chất dinh dưỡng thường có sẵn trong thực phẩm mà ta dùng hằng ngày. Các chất chống oxy hóa thường được nhắc tới nhiều nhất là vitamin C, vitamin E, beta caroten. Beta caroten còn gọi là tiền tố vitamin A, vì nó sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Page 318: Dinh duong va dieu tri

317

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

Chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn phản ứng của một vài thực phẩm với oxygen. Tác dụng này rất quan trọng, vì nhiều thực phẩm đổi màu hoặc hư thối vì sự oxy hóa.

Trong cơ thể thì một số các nhà nghiên cứu nói rằng chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn tác hại của các phần tử gọi là gốc tự do (free radical).

Trong hoạt động bình thường, tế bào tạo ra các gốc tự do. Đây là các phân tử thiếu một điện tử (electron). Để có số điện tử chẵn, gốc tự do tấn công chiếm đoạt điện tử từ các phân tử khác và gây ra một loạt những tổn thương cho tế bào mà kết quả là các bệnh thoái hóa, ung thư.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong bệnh tim mạch, khi bị oxy hóa thì LDL- cholestrol gây ra tổn thương cho lớp lót của mạch máu. Chất chống oxy hóa sẽ ngăn chặn sự oxy hóa của LDL bằng cách vô hiệu hóa gốc tự do. Chất chống oxy hóa cũng làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh ung thư. Chất chống oxy hóa làm bớt đục của thủy tinh thể và tránh được cườm mắt.

Do đó nhiều người uống thêm chất chống oxy hóa.

Nhưng một số chuyên gia y tế lại dè dặt hơn. Họ không khuyến khích việc uống thêm một lượng quá cao chất chống oxy hóa, vì:

a. Chưa có chứng minh khoa học cũng như lâm sàng về tác dụng của chất chống oxy hóa để giảm thiểu bệnh mạn tính.

b. Không biết rõ hậu quả về lâu dài của các chất oxy hóa khi được dùng với liều lượng cao.

Page 319: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

318

c. Chưa xác định được liều lượng chất chống oxy hóa cần thiết để phòng ngừa bệnh.

Vì thế, theo các nhà dinh dưỡng thì nên chú ý chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng là tốt hơn. Không nên bỏ tiền mua những chất chống oxy hóa do con người tổng hợp để uống thêm, vừa tốn tiền mà vừa chưa biết chắc việc lợi hại như thế nào.

10. Nhu cầu calci- Năm nay tôi 62 tuổi. Bác sĩ nói cần uống thêm calci,

kẻo xương bị loãng. Xin cho biết thực phẩm nào có nhiều calci. Nếu không uống được sữa thì phải làm gì?

Calci là “xi măng cốt sắt” của bộ xương. Trong cơ thể, 99% calci nằm ở xương và răng, 1% còn lại trong tế bào mềm và dung dịch chất lỏng khác.

Nhu cầu calci mà cơ thể cần đến đều sẵn có trong nhiều loại thực phẩm. Ta có thể thiếu calci khi không ăn uống đầy đủ những thực phẩm có calci, hoặc khi cơ thể không hấp thụ được calci. Khi trong khẩu phần hằng ngày có nhiều chất xơ, nhiều chất béo, mất sự cân bằng giữa calci và phosphor, thiếu vitamin D đều đưa tới giảm hấp thụ calci. Căng thẳng tinh thần, không vận động cơ thể hoặc tuổi già cũng giảm hấp thụ calci.

Cho nên vì lẽ đó mà bác sĩ khuyên người cao tuổi nên dùng thêm calci để tránh bị bệnh loãng xương. Thực ra nguyên

Page 320: Dinh duong va dieu tri

319

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

nhân của bệnh này chưa biết rõ, nhưng thiếu hấp thụ calci trong suốt đời người là một nguy cơ chính.

Calci có nhiều trong một số thực phẩm. Các thực phẩm sau đây có khoảng 300mg calci:

- Sữa: 1/3 ly sữa bột, hoặc 1 ly sữa có 2% chất béo.

- Pho mát: 40 g pho mát loại cheddar.

- 420g kem; 240ml sữa chua;

- Cá: 140g cá hồi; 7 con cá sardine còn xương.

- Rau: một ly rưỡi rau spinach.

- Một miếng rưỡi đậu phụ.

Như vậy, sữa là nguồn cung cấp calci nhiều hơn cả. Chỉ với hai ly sữa ít béo là ta đã có đủ nhu cầu calci cho một ngày.

Nếu không uống được sữa thì có thể dùng rau cũng có nhiều calci. Và nếu cần, thì phải làm theo lời bác sĩ: uống thêm calci. Liều lượng nên dùng để ngừa loãng xương là 1000-1200mg mỗi ngày. Nên chia liều lượng này uống làm hai lần trong ngày để tránh khó chịu dạ dày.

11. Vitamin với ăn ngon miệng- Mỗi lần đi khám bệnh, ông lão nhà tôi cứ xin bác sĩ

chích cho một mũi B12, nói là chích về thấy khỏe khoắn hơn, nhiều sinh lực hơn và ăn ngon miệng hơn. Vậy thì theo bác sĩ, điều đó có đúng không?

Thực ra thì không phải chỉ mình cụ thắc mắc về vấn đề này, mà là thắc mắc của nhiều người. Nhất là sau khi nghe quảng cáo giới thiệu thuốc này tăng cường sinh lực, vitamin kia làm ta ăn ngon miệng hơn. Riêng về vitamin B12 nói riêng

Page 321: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

320

và các loại vitamin khác nói chung, liên quan tới thắc mắc của cụ, thì ý kiến của các nhà dinh dưỡng như sau:

Cho tới bây giờ, ta biết là có 14 vitamin khác nhau. Vitamin là những chất hữu cơ cần thiết với một lượng rất nhỏ song rất cần cho sức khỏe, sự tăng trưởng, sự sinh sản và sự bảo trì của cơ thể. Hầu hết các chất vitamin này được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm vì không tự tổng hợp được, hoặc là chỉ sản xuất được rất ít.

Vitamin tự nó không có năng lượng như các chất dinh dưỡng trong thịt, cá, cơm... Do đó vitamin không trực tiếp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng một cách gián tiếp, các vitamin nhóm B can dự vào một số phản ứng hóa học giúp cơ thể lấy năng lượng từ thực phẩm.

Mỗi vitamin có một chức năng riêng, nên vitamin này không thể thay thế cho vitamin kia.

Nói chung, vitamin cần cho một số phản ứng sinh hóa học trong cơ thể mà khi thiếu, sẽ đưa đến những rối loạn khác nhau, tùy theo thiếu vitamin nào. Chẳng hạn như thiếu vitamin D thì răng và xương sẽ yếu; thiếu vitamin A thì thị giác ban đêm của ta sẽ kém; thiếu vitamin B12 ta sẽ bị thiếu máu.

Thành ra, một mũi vitamin B12 cho một người bình thường đang khỏe mạnh cũng không làm cho ăn ngon hơn hoặc nhiều sinh lực hơn. Chích một mũi B12 sẽ đưa vào cơ thể dăm chục miligram vitamin này thì cũng giống như khi ta ăn một đĩa bê thui, có cùng lượng vitamin. Nếu ông cụ đang thiếu B12 thì có lợi, còn nếu ông cụ nhờ ăn uống đầy đủ đã có đủ trong cơ thể thì B12 sẽ theo nước tiểu ra ngoài.

Page 322: Dinh duong va dieu tri

321

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

Nhưng ảnh hưởng tâm lý của mũi vitamin B12 này cũng tương tự như khi thầy thuốc cho bệnh nhân dùng “giả dược” (placebo), nghĩa là chẳng có chút tác dụng vật lý nào. Nhưng nó làm tinh thần ông cụ phấn chấn, hứng khởi thì cũng tốt.

Có điều là ta cũng nên dè dặt cẩn thận, vì dùng thêm nhiều vitamin tổng hợp cũng đưa tới nhiều rủi ro. Chẳng hạn, uống nhiều vitamin A sẽ làm khô mắt, giảm thị lực, rụng tóc, da tróc vẩy, nổi mẩn ngứa.

12. Hôi miệng

- Một cô gái hỏi tôi rằng: Bạn trai của cô không hài lòng lắm vì khi họ ngồi gần nhau thì dường như có mùi không thơm từ miệng cô thoảng ra. Bạn cô nói tại vì cô ăn uống không giữ gìn, lại ăn quà vặt luôn miệng nên bị như vậy. Cô xin cho biết tại sao, vì điều này làm cô buồn lắm.

Chúng tôi thông cảm với tâm trạng rất buồn bực của cô khi mắc phải chứng hôi miệng gây nhiều khó chịu này. Theo như cô mô tả thì chứng hôi miệng của cô đã có từ lâu và đã điều trị mà không hết. Thực ra, không chỉ mình cô mắc phải chứng bệnh khó chịu này, mà còn có rất nhiều người khác cũng đồng cảnh ngộ.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hôi miệng, không phải chỉ hoàn toàn do dinh dưỡng, ăn uống. Sau đây là một số nguyên nhân:

a. Nguyên nhân trong miệng- Khi thức ăn sót lại trong miệng hay ở mắc các kẽ răng, bị

vi khuẩn phân hóa sẽ tạo ra mùi hôi.

Page 323: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

322

- Nhiễm trùng ở nướu răng.- Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi

khuẩn tác động vào và đưa đến hôi miệng.- Khi miệng khô, như ngủ ban đêm hoặc dưới tác dụng của

một số dược phẩm hoặc thuốc lá khiến miệng đóng bựa, vi khuẩn tác dụng vào và gây mùi hôi.

Mùi hôi gây ra do các chất bay hơi nhóm sulfur như là hydrogen sulphid...

b. Ăn một số thực phẩm có dầu làm cho hơi thở có mùi hôi, chẳng hạn như tỏi, hành... Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra miệng. Mùi rượu sau khi uống vào cũng thốt ra như vậy trong hơi thở.

c. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng mạn phổi, viêm xoang mạn, ung thư phổi, viêm cuống họng cũng làm cho hơi thở có mùi hôi.

d. Khi có rối loạn về sự co bóp của dạ dày, thực phẩm chậm tiêu hóa, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

đ. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây mùi hôi ở miệng.

Việc điều trị phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng như đã kể trên. Sau đây gợi ý một số phương thức cụ thể:

a. Nếu nguyên nhân hôi miệng là từ trong miệng, cần lưu ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn, nhất là sau những lần ăn vặt. Chú ý làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, nhất là ở kẽ răng. Có thể

Page 324: Dinh duong va dieu tri

323

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

sử dụng chỉ răng (dental floss) để cà ở các kẽ răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó. Nên đi khám ở nha sĩ để xem có bị sâu răng hay nhiễm độc nướu thì phải điều trị. Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước. Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết.

b. Trước khi có những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, không nên ăn các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi...

c. Đi khám ở bác sĩ để phát hiện các bệnh mạn tính gây hôi miệng, và nếu có thì điều trị các bệnh này.

Cần chú ý là các mỹ phẩm làm thơm miệng chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian rất ngắn sau khi dùng chứ không trị dứt được hôi miệng.

13. Cholesterol trong máu- Sau khi kiểm tra, mức cholesterol trong máu tôi được

xác định là 240mg/dl. Bác sĩ điều trị chưa cho tôi uống thuốc, chỉ khuyên áp dụng chế độ ăn giảm chất béo và tập thể thao. Tôi lấy làm lo ngại vì nghe nhiều người nói mức cholesterol trong máu trung bình chỉ là 200mg/dl. Tôi nên làm gì bây giờ?

Cholesterol hiện đang là vấn đề quan tâm của nhiều người, vì các phương tiện truyền thông, báo chí, tài liệu y học thường cảnh báo rằng cholesterol trong máu cao thì sẽ gây ra tai biến não, suy tim, tiểu đường...

Nhưng chỉ đo mức cholesterol tổng quát trong máu thôi chưa đủ. Cần phải đo để biết tỷ lệ các thành phần trong đó như: HDL, LDL và triglycerid. Và phải đo ít nhất 2 lần để so

Page 325: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

324

sánh kết quả, nếu giống nhau thì mới có thể đi đến kết luận đánh giá là cholesterol cao hoặc bình thường.

Được xem như bình thường nếu lượng cholesterol dưới 200mg/dl. Nếu ở mức độ này thì khoảng 5 năm nên kiểm tra lại một lần.

Được xem là hơi cao nếu lượng cholesterol từ 200 tới 239mg/dl. Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyên nên giảm tiêu thụ chất béo. Nhưng nếu kèm theo nguy cơ khác như mắc bệnh liên quan đến động mạch vành (Coronary Artery Disease - CAD) thì bác sĩ sẽ thử nghiệm thêm, khuyên nên giảm ăn chất béo và cũng có thể cho dùng thuốc hạ cholesterol.

Nếu cholesterol lên trên 240mg/dl thì phải uống thuốc hạ cholesterol.

Lượng LDL thì bình thường là dưới 130mg/dl, bắt đầu có nguy cơ nếu từ 130 tới 150mg/dl, và rất nguy hiểm nếu trên 160mg/dl.

Lượng HDL trên 35mg/dl là tốt. Nếu dưới số này thì dù mức tổng số cholesterol bình thường vẫn cần phải giảm mỡ béo, vận động cơ thể nhiều hơn. Nếu vẫn thấp sau một thời gian giảm mỡ và vận động cơ thể thì có thể cần phải điều trị bằng thuốc.

Trong những trường hợp chưa đến mức quyết định điều trị bằng thuốc, các biện pháp như giảm ăn chất béo và tập thể dục, vận động cơ thể được thực hiện như một giải pháp thử nghiệm, vì thế cần tiếp tục theo dõi kiểm tra mức cholesterol liên tục trong một thời gian nhất định. Nếu có dấu hiệu mức cholesterol giảm xuống là tốt. Nếu không thay đổi hoặc có chiều hướng tăng cao thì có thể phải điều trị bằng thuốc.

Page 326: Dinh duong va dieu tri

325

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

Sự dè dặt trong sử dụng thuốc hạ cholesterol là cần thiết, vì hầu hết các loại thuốc đều có những tác dụng phụ không tốt. Chỉ nên sử dụng khi không còn chọn lựa nào khác mà thôi.

Ngoài ra, khi áp dụng chế độ ăn giảm chất béo, cũng cần lưu ý đến lượng cholesterol có trong thực phẩm. Sau đây là hàm lượng cholesterol trong 100g của một số loại thực phẩm thường dùng:- Pho mát cheddar: 106 mg - Swiss: 93 mg- Trứng luộc: 548 mg - Trứng omelet: 338 mg- Bơ mặn: 220 mg; - Bơ nhạt: 260 mg- Margarin: không có - Cua: 101 mg- Sò: 230 mg - Tôm: 150 mg- Bacon: 81 mg - Thịt bò: 70 mg- Gà: 60 mg - Vịt: 70 mg- Óc: 2100 mg - Thận: 375 mg- Lưỡi 210 mg - Gà tây: 82 mg- Kem sữa: 60 mg - Sữa chua: 6 mg

14. Làm sao cho con trẻ ăn rau?Đây là một khó khăn chung của nhiều bậc cha mẹ: trẻ con

không chịu ăn rau! Mà rau lại là thực phẩm bổ dưỡng, cần cho sự tăng trưởng của cháu bé.

Có cháu nhất định không ăn một chút rau nào, mặc dù cha mẹ tìm đủ mọi cách dỗ dành. Có cháu không ăn loại rau có màu xanh hoặc màu đỏ.

Page 327: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

326

Sau đây là một số gợi ý để giúp các cháu ăn rau:a. Ngay từ khi cho trẻ ăn dặm lần đầu (sau 6 tháng tuổi)

nên cho trẻ làm quen ngay với các loại rau.b. Cho trẻ chơi nghịch với một miếng rau sống hoặc đã nấu

chín vừa phải, còn giòn.c. Cho trẻ nếm qua mỗi lần một loại rau.d. Đặt cho rau một tên đặc biệt vui nhộn nào đó để gợi sự

tò mò và thích thú của trẻ.

15. Các loại quả hạch có bổ dưỡng không?Quả hạch là chỉ chung những quả khô có vỏ cứng bao bọc.

Trong hạt khô này có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (từ 10-25%); chất béo chưa bão hòa, nhiều sắt, calci, kali, phosphor, vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin E và chất xơ (fiber).

Có nhiều loại hạt mà ta thường ăn như:a. Hạt điều (đào lộn hột), được bán dưới dạng đã tách bỏ vỏ

(vỏ có độc), rang chín và có muối. b. Hạt hạnh nhân (almond) nhỏ, dẹp, hình bầu dục, nằm

trong vỏ rất dễ đập vỡ. Hạt có màu trắng với hương vị rất thơm. Có hai loạt hạt: hạt đắng để lấy nước chiết, hạt ngọt để ăn sống hoặc nấu nướng. Hạnh nhân được bán dưới nhiều hình thức: nguyên dạng trong vỏ cứng, hoặc đã bỏ vỏ, cắt nhỏ hoặc nguyên hạt, cho thêm đường, muối.

c. Hạt dẻ (chestnut) có vỏ cứng màu nâu, có rất ít chất béo, ít năng lượng nhưng nhiều tinh bột. Hạt được bán nguyên dạng tươi hoặc đã luộc, rang hoặc đóng hộp. Mặc

Page 328: Dinh duong va dieu tri

327

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

dù có thể ăn sống nhưng người ta thường ăn loại đã nấu chín.

d. Cùi dừa, có thể ăn tự nhiên, sau khi phơi khô hoặc xay nhỏ lấy nước. Cùi có nhiều chất béo bão hòa và cung cấp nhiều năng lượng. Ta thường hay kho thịt lợn với cùi dừa cắt nhỏ bằng ngón tay.

đ. Hạt lạc (đậu phộng) được bán nguyên dạng, luộc, hoặc rang có cho thêm muối, thêm hương vị húng lìu.

e. Hạt bồ đào (pecan) thịt mềm với hai nhân nằm trong vỏ cứng màu nâu, ăn sống hoặc đã rang với muối.

g. Hạt óc chó (walnut) với vỏ dễ đập vỡ, có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Nói chung, các loại hạt này ăn rất ngon và có nhiều chất dinh dưỡng lại ít chất béo bão hòa, nên các nhà dinh dưỡng đều khuyên nên ăn.

Ngoài ra còn những hạt mầm như hạt hướng dương, hạt vừng (mè), hạt dưa, hạt bí... cũng rất bổ dưỡng.

Điều cần lưu ý là những hạt rang chín để bán thường có cho thêm nhiều muối hoặc đường.

16. Một số ngộ nhận về chất đạma. Có người nói phải ăn nhiều thịt mới khỏe. Thực ra, cơ thể dùng chất đạm rất thông minh, theo đúng

nhu cầu: chỉ cần một miếng thịt bằng lòng bàn tay là đủ chất đạm cho nhu cầu của một ngày. Nhiều hơn mức nhu cầu không làm cơ thể khỏe hơn mà ngược lại, vì thận phải làm việc nhiều hơn để thải chất bã.

Page 329: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

328

b. Ăn nhiều thịt sẽ có nhiều bắp thịt nở nang.Thịt trong thực phẩm không trực tiếp đi vào các cơ bắp của

ta, vì cũng được tiêu hóa giống như các thực phẩm khác. Cơ thể có thể tạo ra tế bào thịt với chất dinh dưỡng khác như tinh bột chứ không chỉ từ thịt bò, thịt heo mà thôi. Những người ăn chay không hề ăn thịt nhưng họ vẫn có thể có cơ bắp nở nang, khỏe mạnh.

c. Ăn nhiều chất đạm giúp ta giảm cân.Chất đạm không có khả năng đốt chất béo như nhiều người

tưởng. Ngoài ra, khi ăn nhiều thịt quá thì sẽ mất cân đối các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn để thải chất bã. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên nên ăn cân đối mọi thứ và ít năng lượng để giảm cân.

Nên cẩn thận với chất đạm bán dưới hình thức bột hoặc lỏng vì dùng nhiều không tốt cho sức khỏe, nhất là cho tim. Khi dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.

d. Thảo mộc không có chất đạmĐây là một hiểu lầm lớn. Rau quả, nhất là các loại hạt,

đậu như đậu nành, đậu xanh... có rất nhiều đạm (protein). Tuy nhiên, trong các chất đạm thực vật này thường không có đủ các acid amin cần thiết như thịt động vật. Nhưng khi ăn nhiều loại rau trái thì sẽ bổ sung cho nhau giúp có đủ các acid amin.

đ. Người già không cần ăn thịtGià hay trẻ cũng đều cần các chất dinh dưỡng như nhau,

cho dù người già không còn tăng trưởng. Tuy nhiên, nhu cầu đúng là có giảm đi mỗi ngày một chút.

Page 330: Dinh duong va dieu tri

329

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

e. Protein trong các mỹ phẩm rất tốt cho da và tócThực ra, các mỹ phẩm có protein này không thấm qua da

và tóc, nên chỉ có tác dụng làm mặt da ẩm, mềm khi ta bôi lên thôi. Muốn da mềm mại, tóc óng mượt phải ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, và việc này tốt nhất là phải bắt đầu từ nhỏ.

17. “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”Hai câu ca dao này nói tới những ngày có rươi, một món ăn

rất đặc biệt của vài tỉnh ở miền Bắc Việt Nam.

Rươi là những sinh vật rất nhỏ, nom giống con giun nhưng hai bên mình lại có nhiều lông và nhiều chất nhớt. Lông là bộ phận dẫn đường cho rươi đực và rươi cái tìm đến nhau. Rươi có nhiều ở các huyện Thanh Miện (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh) và một số địa phương ở Kiến An và Hải Phòng.

Thường thường rươi xuất hiện vào các đêm 20 tháng 9 và 5 tháng 10 âm lịch. Trứng rươi đẻ từ năm trước, nằm trong đất, tới khi nước thủy triều lên cao vào các ngày này thì nở ra con và nhô lên khỏi mặt đất. Dân địa phương thường đốt đèn ban đêm, dùng một loại lưới làm bằng vải màn mà vớt. Rươi được cho vào thùng rồi đưa về thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương mà bán.

Có nhiều cách để ăn rươi: hấp, rán, xào, làm chả rươi, mắm rươi...

- Chả rươi gồm thịt nạc băm nhỏ, trứng đánh nhuyễn, thì là tươi xanh, vài miếng vỏ quýt thái nhỏ li ti, ướp với nước mắm, hạt tiêu trộn với rươi. Đổ vào chảo rán nhỏ

Page 331: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

330

lửa, chả rươi có một hương vị rất đặc biệt, thơm lừng ra tới hàng xóm.

- Rươi hấp với mộc nhĩ (nấm mèo), củ hành tươi, thì là, nước mắm vỏ quýt. Đây là món ăn thanh lịch, ngon lại có rất ít chất béo.

Rươi là món ăn quý hiếm, chỉ có mỗi năm một lần và trong vài ngày, nên quý nhau mới thết nhau một bữa ăn rươi. Có người biệt xứ cả nửa thế kỷ, về Hà Nội được bạn gái khi xưa dành cho một đĩa chả rươi thì cảm động biết mấy!

Dân gian có câu vè đố nhau về rươi như sau:Con gì bé tí tì ti,

Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời.Một năm mấy bận đi chơi,

Đi thì lở đất, long trời mới yên?

18. Mùa thu sêu cốm, sêu hồngHồng là quả của một loại cây trồng thân gỗ to, lá mọc cách

hình trứng hay trái xoan. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng lục rất ngon ngọt.

Hầu như tỉnh nào ở miền Bắc cũng đều có hồng, đặc biệt là hồng Việt Trì, Phú Thọ hoặc hồng Lạng Sơn. Trái hồng chín đỏ vào mùa thu, khi trẻ em sửa soạn đón trăng rằm Tết Trung Thu.

Hồng chín cây ngọt lịm, ăn vào ngọt mát tới dạ dày.Hồng đã già nhưng còn xanh ngâm vào nước vôi trong chậu

sành dăm ba ngày, ăn giòn ngọt vô cùng.Hồng hưng hửng đỏ trên cành có thể hái, vùi

trong chum thóc vài ngày là chín mọng căng, đỏ hồng như hòn ngọc.

Page 332: Dinh duong va dieu tri

331

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

Có hai loại hồng được ưa chuộng là hồng dòn và hồng mềm.

Cốm là món ăn rất hấp dẫn, đặc biệt là ở miền Bắc. Cốm làm bằng lúa nếp non, còn gọi là nếp bao tử. Không phải nếp nào cũng cho cốm ngon, mà phải là nếp sớm Bắc, nếp sớm ta, nếp Phùng, nếp chẩm, nếp hoa vàng.

Cốm làng Vòng ở gần Hà Nội đã được nổi tiếng khắp ba miền Trung, Nam, Bắc. Cốm này rất dẻo, thơm, ngon và được chế biến theo cách thức gia truyền, không được tiết lộ ra khỏi làng.

Cốm có thể ăn tự nhiên với chuối, với hồng, hoặc có thể nấu chè, làm bánh cốm. Cốm gói lá sen xanh nhè nhẹ giữ cho cốm mềm lâu, đã là hình tượng gợi nguồn cảm hứng của nhiều văn nhân thi sĩ.

Mùa thu thường là mùa cưới. Sêu cốm sêu hồng là tập tục khi cưới hỏi. Cho nên mới có câu ca dao rằng:

Hỏi thăm em chửa có chồng,Nên anh mua cốm, mua hồng sang thăm.

Sang thăm em đã có chồng,Để cốm anh mốc, để hồng long tai...

19. Nhau thai có bổ dưỡng không?Nhau thai là một bộ phận trong dạ con để cho phôi bào bám

vào thành tử cung. Nhau có nhiệm vụ tiết ra các chất bổ dưỡng để nuôi phôi bào, loại bỏ các chất phế thải, thực hiện việc trao đổi dưỡng khí cho thai nhi. Công việc này được thực hiện qua sự tiếp xúc mật thiết giữa các mạch máu của người mẹ và thai nhi trong nhau thai. Nhau thai cũng hoạt động như một tuyến nội tiết, tiết ra các hormon như gonadotrophin nhau, progesteron, estrogen.

Page 333: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

332

Đông y gọi nhau thai là Tử hà sa, thai bàn, thai y, nhân bào, được xem là một vị thuốc bổ rất tốt đối với các bệnh lao lực, gầy còm, di tinh, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương, kém ăn, kém ngủ, hen suyễn.

Tài liệu Bản thảo Cương mục của Lý Thời Trân, Trung Hoa từ thế kỷ 16 có bài thuốc Hà sa đại tạo hoàn rất nổi tiếng về phương diện bổ dưỡng cho người suy yếu. Bài thuốc gồm các vị: tử hà sa, quy bản, hoàng bá, đỗ trọng, ngưu tất, địa hoàng, thiên môn, mạch môn đông, nhân sâm và đương quy.

Muốn ăn nhau thai phải chọn nhau từ người khỏe mạnh, nếu có thai lần đầu thì càng tốt. Nên chọn nhau còn tươi, không quá một giờ sau khi sinh và còn nguyên trong bọc, nhẵn nhụi có màu hồng đầy huyết. Nhau có mặt gồ ghề, mụn nhỏ là bị nhiễm trùng, không nên dùng.

Sau khi lấy, nhau được rửa bằng nước muối cho sạch chất nhờn và máu. Cẩn thận đừng để nhau bị tổn thương, chảy nước, chóng hỏng.

Nhau cắt nhỏ ngâm rượu trắng, sau 15 ngày bắt đầu uống dần, mỗi ngày khoảng 25ml.

Nhau ngâm với mật ong nguyên chất cũng rất tốt. Thái nhỏ, ngâm chừng một tháng thì mật ong làm nhau hòa tan.

Về cấu tạo, nhau thai cũng có đủ các chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác.

20. Xin cho biết yến bổ dưỡng như thế nào? Yến là nước dãi của loài chim yến nhả ra để làm tổ.Chim yến thường sống ở các hải đảo vùng Đông Nam Á

như Trung Hoa, Việt Nam, Philippin, Indonesia... Chim yến

Page 334: Dinh duong va dieu tri

333

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp

sống trên các mỏm đá chênh vênh dựng đứng rất cao, dưới là vịnh nước đầy đá ngầm sâu.

Yến làm tổ bằng nước dãi của chúng. Ban ngày, chim đi kiếm cá ăn, tối về nhả nước dãi thành từng bãi tròn nhỏ, cuộn với nhau thành tổ. Mùa làm tổ thường là vào tháng 4 và tháng 6.

Yến có loại gọi là mao yến, có lông chim nhỏ và huyết yến, có lẫn chút máu của chim. Huyết yến rất hiếm nên nhiều người ưa chuộng, do đó giá rất đắt.

Theo Đông y, yến có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh phế và vị. Yến được dùng để bồi bổ sức khỏe, chữa hen suyễn, suy nhược phổi, thổ huyết, ho lao, sốt cơn, tráng dương, lợi tiểu tiện.

Trước đây yến được dùng như thực phẩm trong các bữa ăn cung đình, vương giả, nhà giàu có, nhưng ngày nay, chim được nuôi nhiều nên yến trở thành món ăn khá phổ biến.

Yến có một số chất đạm như protein, tryptophan, arginin, cystein và vài khoáng chất như calci, phosphor.

Page 335: Dinh duong va dieu tri

334

Tài liệu tham khảo1. Sách tiếng Việt

- Dinh dưỡng ứng dụng, Từ Giấy - Hà thành hương và vị, Nguyễn Hà - Miếng lạ miền Nam, Vũ Bằng - Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng - Những áng văn ẩm thực, Thái Hà sưu tầm - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi - Phong tục Việt Nam, Toan Ánh - Quà Hà Nội, Nguyễn Thị Bảy - Quốc văn giáo khoa thư, Trần Trọng Kim - Nguyễn Văn

Ngọc - Đặng Đình Phúc - Đỗ Thận - Thú ăn chơi người Hà Nội, Băng Sơn - Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng - Tục ngữ phong giao, Nguyễn Văn Ngọc - Văn hóa ẩm thực & món ăn Việt Nam, Xuân Huy - Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nhiều tác giả - Nhà xuất bản

Thanh Niên - Văn hóa rượu, Thái Lương

2. Các bài viết về món ăn Việt Nam:- Bàn về nghệ thuật nấu bếp và ăn uống của người Việt, Trần

Văn Khê. - Cách ẩm thực của người Việt, Phan Kế Bính.

Page 336: Dinh duong va dieu tri

335

Sách tham khảo

- Cốm, Nguyễn Tuân. - Giò lụa, Nguyễn Tuân - Nem rán, nem chua, Mai Khôi - Phong tục ăn uống của người Việt, Đào Duy Anh

3. Sách tiếng Anh - 7 Anti-Aging Secrets by Dr. Ronald Klutz and Dr. Robert

Goldman - A Parents’s Guide to Good Nutrition GROWING UP

HEALTHY by Myron Winick, MD. - Age Proof Your Body by Elizabeth Summer, MA, RD. - All About Ginseng by Stephen Fuller, PhD. - All About Soy Isoflavones by Victoria Dolby, MPH.- All you should Know about Health Foods by Wuth Adams

and Frank Murray. - Amazing Amino Acids by William Lee, Rph, Phd. - Carbohydrat Gram Counter by DJ Arneson. - Count Out Cholesterol by Art Ulene, MD. - Diet for A New America by John Robbins. - Diet for A Small Planet by Frances Mooore Lappe. - Dr. Molen’s Anti-Aging Diet by Dr. Art Mollen, - Dr. Wright’s Book of Nutritional Threrapy by Jonathan V.

Wright, MD. - Dr. Wrigth’s Guide to Healing with Nutrition by Jonathon

V. Wright, MD. - Eat Better, Live Better: A Commonsense Guide to Nutriton

and Good Health by Reader’s Digest. - Eater’s Choice by Dr. Ron Goor & Nancy Goor.

Page 337: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

336

- Eating Right: Recipes for Health by Time Life Books, Alexandria, Virginia.

- Fat is a Femisist Issue by Susie Orbacj.- Finally I’m A Doctor by Neil Shuman, MD.- Food and You by The Editors of PREVENTION Magazine

Health Books. - Food for Life: How the New Four Food Groups can save your

Life by Neal Barnard, MD. - Food for Today by Helen Kowtaluk and Alice O. Kopan - Food for Us All by United States Government Printing

Office- Food Fundamentals by Margaret McWilliams. - Food the Yearbook of Argiculture 1959 by US Department

of Agriculture. - Food Theory and Application by Pauline and Helene

Palmer - GREEN MEDICINE The Search for Plants that Heal by

Margaret B. Kreig. - Guide to Good Food by Velda L. Largen, CHE- Health & Healing -The Natural Way: Diet & Weight Control

by Readers’s Digest - Helping Yourself to HEALTH FROM THE SEA by Howard

H. Hirschhorn. - How to Parent by Dr. Fitzjhugh Dodson - International Conference on Rural Household Food Security

Organized by: Association of Vietnamese Gardeners (VACVINA), Nationnal Institute of Nutruition (NIN)

Page 338: Dinh duong va dieu tri

337

Sách tham khảo

- Japanese Herbal Medicine by Robert Rister - Lady’s Brody’s Good Food Book by Jane E. Brody. - Let’s Get Well by Adelle Davis - Lick the Sugar Habit by Nancy Appleton, PhD. - Listen to Your Body by the editors of PREVENTION

Magazine - Lose Weight Naturally by Mark Bricklin - Management of Pain Before It Manages You by Margaret

Caudill MD, PhD. - Modern Meals by Roberta L. Duyff, MS, RD, CHE, Doris

Hasler, MS, CHE and Susanne Sickler Ohl, MS. - Natures’s Big Beautiful Bountiful Feel -Good Book by

Keats Publishing, Inc. - Nutrition Almanac by Nutrition Search, Inc. - Nutrition: Principles and Application in Health Promotion

by Suitor and Crowley. - Osteoporosis: Is In Your Future? An informational Guide

From Marion Laboratories. - Prescription for Nutritional Health by Reader’s Digest. - Prescriptive in Nutrition by Waxdain Insel- Report Card in Nurtriton by B. L. Frye. - Seven Weeks to a Setteled Stomach by Ronald L. Hoffman,

MD. - Stress and Old Age by Wilbur H. Watson - Stress by Ogden Tanner and the editors of Time Books. - The 8 Week Cholesterol Cure by Robert Kowalski.

Page 339: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

338

- The American Association Complete Food and Nutriton Guide by Robert Loerson Douryff, MS, RD, CFCS.

- The Complete Ginseng Handbook by Jacques Mora Marco, OMD

- The Concise Encylcopedia of Foods and Nutrition by Ensimenger, Ensiminger Konlade and Robson.

- The Element Illustrated Encyclopedia of Mind Body-spirit & Earth by Joanna Crosse.

- The Endometiosis Answer Book by Niels H. Lauersen, MD. PhD and Constance de Swaan.

- The Food Pharmacy by Jean Carper.- The Garlic Book: Nature’s Powerful Healer by Stephen

fulder, PhD. - The Goldbeck’s Guide to Food by Niki and David Goldbeck- The Holistic Health Lifebook by Berkely Holistic Health

Center - The Holistic Way to Health & Happiness by Elizabeth

Kuber-Ross. - The Honeset Herbal: A Sensible Guide to the Use of Herbs

and Related Remidies by Vario E. Tyler, PhD. - The Juice Lady’s Guide to Juicing for Health by Chereic

Calboun, MS. - The Last 5 lbs -A Liberating Guide to Living Thin by Jamie

Pope, MS, RD. - The Low Salt Diet and Recipe Book by Beverly Barbour. - The Meditation Diet: The Relaxation System of Easy Weight

Loss by Richard Tyson, MD with Jay R. Walker

Page 340: Dinh duong va dieu tri

339

Sách tham khảo

- The Nature Doctor by H.C.A Vogel - The New Complete Book of FOOD by Carol Ann Rinsler - The New DIET DOES IT by Gayelord Hauser - The New Fit or Fat by Covert Bailey. - The Non -Toxic Home by Derbra Lynn Dadd - The Nutribase Nutrition Facts Desk Reference by Art

Ulene, MD. - The Philosopher’s Diet by Ricahrd Watson. - The Total Woman by Marabel Morgan- The Trained Mind: Total Concentration by Time Life

Books, Alexandria. Virginia - Total Nutrition: The Only Guide You’ll Ever Need by Victor

Herbert, MD, JD and Genell J. Subak-Sharpe, MS., Editor Tracy Stopler Kasdan, MS, RD

- Understaning Human Behavior in Health and Illness by Richard Simons, MD.

- Wellness: Optimal Health and Longevity by Time-life Books, Alexandria. Virginia.

- What to Expect When Your Expecting by Arlene Eisenberg, Heidie Murkoff and Sandee Hatenow, RN.

- What You Need to Know about Cancer by National Institutes of Health.

- When Bad Things Happen to Good People by Harold S. Kushner

Page 341: Dinh duong va dieu tri

340

MỤC LỤC

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ................. 9Phân loại ....................................................................... 11Nguyên nhân ................................................................. 11Triệu chứng ................................................................... 12Dinh dưỡng với bệnh tiểu đường .................................... 12

BỆNH TIM MẠCH ....................................................... 17DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH .... 18

Bệnh động mạch vành .................................................. 18Nguyên nhân ................................................................. 18

a. Tuổi tác ................................................................... 19b. Giới tính ................................................................. 19c. Di truyền ................................................................ 20d. Chủng tộc ............................................................... 20đ. Thuốc lá.................................................................. 20e. Béo phì ................................................................... 20g. Huyết áp cao ........................................................... 21h. Bệnh tiểu đường ...................................................... 21i. Ít vận động cơ thể .................................................... 21k. Cao cholesterol ........................................................ 21

Dinh dưỡng với bệnh động mạch vành ........................... 231. Chọn thực phẩm có ít chất béo ................................ 232. Giảm chất béo bão hòa ........................................... 233. Tăng chất béo chưa bão hòa .................................... 244. Giảm cholesterol ..................................................... 245. Ăn nhiều cá ........................................................... 246. Tăng lượng chất xơ hòa tan và tinh bột .................... 25

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH HUYẾT ÁP CAO ........... 27Huyết áp là gì? .............................................................. 28

Page 342: Dinh duong va dieu tri

341

Mục lục

Thế nào là huyết áp cao? ................................................ 29Nguyên nhân và điều trị ................................................ 30Dinh dưỡng với bệnh huyết áp cao ................................. 32

1. Muối ăn .................................................................. 322. Chất béo ................................................................. 343. Béo phì ................................................................... 344. Rượu ....................................................................... 355. Một số muối khoáng ................................................ 356. Rau, trái cây ............................................................ 36

Kết luận ......................................................................... 37DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ALZHEIMER ................. 38

Dinh dưỡng với bệnh Alzheimer .................................... 411. Những khó khăn của người bệnh ............................. 412. Một số vấn đề mà người chăm sóc cần lưu ý ............ 42

DINH DƯỠNG VỚI NGƯỜI THIẾU MÁU...................... 45Thiếu máu ..................................................................... 46

1. Thiếu máu do thiếu sắt ............................................ 472. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 .............................. 513. Thiếu máu vì thiếu folacin ....................................... 53

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH THẬN ............................. 54Suy thận (Renal failure) .................................................. 55

1. Bệnh lý ................................................................... 562. Dinh dưỡng với người suy thận ................................ 56

Sỏi thận ......................................................................... 581. Phân loại ................................................................ 582. Dinh dưỡng với bệnh sỏi thận .................................. 593. Kết luận .................................................................. 61

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG ............ 62Cấu tạo của xương ......................................................... 62Nhu cầu dinh dưỡng của xương ...................................... 63Bệnh loãng xương (Osteoporosis) .................................... 64

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM KHỚP XƯƠNG ... 68Cấu tạo của khớp ........................................................... 68

Page 343: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

342

Sự thoái hóa của khớp .....................................................69Triệu chứng ....................................................................71Điều trị ...........................................................................72

1. Vật lý trị liệu ............................................................722. Vận động .................................................................733. Giảm béo phì ...........................................................734. Dược phẩm ..............................................................73

Dinh dưỡng với bệnh viêm khớp xương ...........................74Kết luận ..........................................................................76

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH UNG THƯ .......................77I. Thực phẩm tăng nguy cơ ung thư ..............................78

1. Chất béo ..................................................................782. Chất đạm .................................................................803. Carbohydrat .............................................................804. Tiêu thụ năng lượng .................................................815. Rượu ........................................................................816. Chất phụ gia thực phẩm ...........................................817. Aflatoxins .................................................................838. Thuốc trừ sâu ...........................................................839. Nấu nướng thực phẩm ..............................................8310. Cà phê ...................................................................8411. Thuốc lá .................................................................84

II. Dinh dưỡng làm giảm nguy cơ ung thư ....................851. Vitamin A ................................................................852. Vitamin C ................................................................853. Vitamin E ................................................................864. Calci ........................................................................865. Selen .......................................................................866. Chất xơ (fiber) ..........................................................877. Hợp chất indole .......................................................878. Bioflavonoid .............................................................87

III. Những quan niệm sai lầm ......................................88IV. Hậu quả của ung thư về mặt dinh dưỡng ................89V. Ảnh hưởng của điều trị ung thư với dinh dưỡng. ......90

Page 344: Dinh duong va dieu tri

343

Mục lục

VI. Dinh dưỡng với bệnh ung thư ..................................91Kết luận ..........................................................................92

DINH DƯỠNGVỚI CHĂM SÓC DA ............................931. Thiếu chất đạm ..........................................................932. Thiếu chất béo ............................................................943. Thiếu Vitamin A .........................................................944. Thiếu vitamin B2 (riboflavin) .......................................955. Thiếu vitamin B3 (niacin) ............................................96Một số vấn đề khác .........................................................98

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH CỦA RĂNG ...................100Quá trình mọc răng và nhu cầu dinh dưỡng ...................100Sâu răng .......................................................................102

1. Diễn tiến của quá trình sâu răng .............................1022. Dinh dưỡng với sâu răng .........................................1033. Phòng ngừa sâu răng ..............................................105

Bệnh nha chu (Peridontal disease) .................................107DINH DƯỠNG VỚI BỆNH DẠ DÀY - RUỘT ..........109

Bệnh loét dạ dày ..........................................................109Nguyên nhân .............................................................109Triệu chứng ................................................................110Điều trị ......................................................................111

Dinh dưỡng với bệnh loét dạ dày - tá tràng ....................114Hội chứng kém hấp thụ ................................................115Dinh dưỡng với hội chứng kém hấp thụ .........................116Bệnh viêm loét đại tràng ...............................................116Hội chứng ruột dễ kích thích .........................................118

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM GAN ....................120Viêm gan do virus .........................................................121

I. Viêm gan A .............................................................121II. Viêm gan B ............................................................124III. Viêm gan C ...........................................................127

Truyền bệnh .................................................................128Triệu chứng ..................................................................128

Page 345: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

344

Tiên lượng ..................................................................129Điều trị ......................................................................129Phòng ngừa ................................................................129

IV. Dinh dưỡng với bệnh viêm gan ................................129Bệnh xơ gan .................................................................130

DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TÁO BÓN ......................132Định nghĩa ...................................................................132Các loại táo bón ...........................................................133Thay đổi chức năng của ruột khi tuổi già........................134Nguyên nhân ................................................................135

1. Chế độ ăn uống ......................................................1352. Tác dụng phụ của dược phẩm .................................1353. Các bệnh mạn tính ................................................1364. Bệnh tâm thần .......................................................1365. Ít vận động .............................................................136

Định bệnh ....................................................................136Biến chứng ...................................................................137Điều trị .........................................................................138

1. Không dùng dược phẩm ..........................................1382. Sử dụng dược phẩm ................................................141

DINH DƯỠNG VỚI SỰ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ .........144Carbohydrat ..................................................................144Chất đạm ......................................................................146Chất béo ........................................................................146Nước ..............................................................................146Vitamin và khoáng chất ...............................................148Vài trường hợp đặc biệt ................................................148Kết luận ........................................................................150

SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI ..............151Diễn tiến bình thường ở tuổi già ....................................152Nguy cơ suy dinh dưỡng ................................................153Những dấu hiệu của suy dinh dưỡng ..............................156Hậu quả của suy dinh dưỡng .........................................156

Page 346: Dinh duong va dieu tri

345

Mục lục

Điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng..........................156Kết luận ........................................................................158

RƯỢU VÀ NGƯỜI CAO TUỔI ...................................159Định nghĩa ...................................................................159Dược tính của rượu .......................................................160Tỷ lệ và nguy cơ nghiện rượu ........................................161Dấu hiệu phát hiện người nghiện rượu ...........................162Tác dụng của rượu trên sức khỏe ...................................163Định bệnh ....................................................................165Điều trị - Cai rượu .........................................................166Thuốc Disulfam ............................................................168Kết luận ........................................................................168

DINH DƯỠNG VỚI SỰ LÃO HÓA ............................170Hạ nhiệt độ cơ thể ........................................................172Ngăn chặn phản ứng gốc tự do......................................172Sử dụng dược phẩm .....................................................173Sử dụng Giảm năng lượng tiêu thụ .................................174Thay đổi cấu trúc gen di truyền .....................................175Giải phẩu thẩm mỹ .......................................................175Đời sống tinh thần ........................................................176Đức tin .........................................................................176Vận động cơ thể ...........................................................177Dinh dưỡng với sự lão hóa .............................................178

1. Vừa phải ................................................................1792. Cân bằng ...............................................................1793. Đa dạng.................................................................1804. Thực phẩm có tác dụng chống lão hóa ....................183

Kết luận ........................................................................185DINH DƯỠNG VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI ...................186

Thay đổi cơ thể khi có thai ............................................1871. Hệ tuần hoàn .........................................................1882. Tuyến nội tiết .........................................................188

Page 347: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

346

3. Hệ tiêu hóa ............................................................1884. Cơ quan sinh dục ...................................................189

Nhu cầu dinh dưỡng .....................................................189a. Chất đạm ...............................................................189b. Carbohydrat ...........................................................190c. Chất béo ................................................................190d. Nước .....................................................................190đ. Vitamin A ..............................................................190e. Các vitamin nhóm B ..............................................191g. Vitamin E ...............................................................191h. Vitamin B12 và folacin ...........................................191i. Vitamin C ...............................................................192k. Sắt .........................................................................192l. Kẽm ........................................................................193m. Calci và phosphor .................................................193n. Iod .........................................................................193

Các bệnh thường gặp ....................................................1941. Bệnh tiểu đường .....................................................1942. Huyết áp cao .........................................................1953. Ứ nước trong cơ thể ................................................1954. Thiếu máu ..............................................................1965. Sụt cân hoặc tăng cân ............................................1966. Ợ chua (heartburn) .................................................1977. Táo bón .................................................................1988. Nôn ói ..................................................................1989. Thèm món ăn khác thường .....................................199

Một số rủi ro khi mang thai ...........................................2001. Rượu ......................................................................2002. Thuốc lá.................................................................2003. Dược phẩm ............................................................2014. Ăn chay khi có thai ................................................2015. Ăn kiêng khem để bớt mập ....................................2026. Cà phê ...................................................................202

Kết luận ........................................................................202

Page 348: Dinh duong va dieu tri

347

Mục lục

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ......................................203Ưu điểm của sữa mẹ .....................................................205Khi nào bắt đầu cho con bú sữa mẹ? ..............................207Một vài vấn đề cần lưu ý ...............................................208Chế độ dinh dưỡng cho người mẹ ..................................208Những trường hợp không cho con bú sữa mẹ .................209Khi dùng các thuốc sau đây thì không cho con bú: .........210Kết luận ........................................................................210

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG NĂM ĐẦU TIÊN ...211

1. Nên cho trẻ bú loại sữa nào? .....................................2122. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như thế nào? ..................2133. Bao lâu cho trẻ bú hoặc ăn một lần? ..........................2134. Thực phẩm cho con: mua sẵn hay làm lấy? ................2145. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn thực phẩm đặc? ...............2156. Khi nào cho ăn rau trái? ............................................2177. Bao giờ cho bé ăn thịt, cá, trứng? ..............................2178. Có nên cho bé tự ăn một mình? .................................2189. Cách cho trẻ ăn ........................................................21910. Làm gì khi bé biếng ăn? ..........................................21911. Những món ăn nên tránh ........................................221

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 - 5 TUỔI .................222Thực phẩm cơ bản ........................................................223

a. Thịt, trứng ..............................................................223b. Sữa ........................................................................223c. Rau, trái cây ...........................................................223d. Carbohydrat ..........................................................224

Béo phì ở trẻ em ...........................................................224DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 6 - 12 TUỔI ...............226

Một số vấn đề cần lưu ý: ...............................................226DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 13 - 19 TUỔI .............228

Một số vấn đề cần lưu ý: ...............................................229RƯỢU VÀ SỨC KHỎE ...............................................230

Vì sao người ta uống rượu? .............................................232

Page 349: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

348

Tác dụng tích cực của rượu ...........................................2331. Kích thích khẩu vị ..................................................2342. Giảm cholesterol ....................................................2343. Giảm nguy cơ tai biến động mạch não ....................2354. Rượu và bệnh tim mạch ..........................................2355. Rượu và tâm trí .......................................................2376. Loại rượu làm giảm nguy cơ ung thư .......................2387. Rượu với bệnh tiểu đường .......................................2398. Rượu giúp an thần ..................................................239

Tác dụng tiêu cực của rượu ............................................2401. Rượu là chất gây nghiện .........................................2402. Rượu có nhiều nguy cơ gây ung thư .........................2403. Rượu đưa đến suy dinh dưỡng .................................2404. Rượu làm rối loạn cương dương ...............................2405. Rượu gây mệt mỏi sau cơn say ................................2416. Rượu làm tăng tế bào mỡ ở vùng bụng ....................2417. Rượu gây khuyết tật cho thai nhi .............................2428. Rượu gây mất tự chủ ...............................................242

Uống vào lúc nào ..........................................................242Có nên pha loãng rượu không ........................................243Một số vấn đề cần lưu ý ................................................243Kết luận ........................................................................245

RƯỢU VÀ PHỤ NỮ CÓ THAI ...................................246Ảnh hưởng rượu trên thai nhi .........................................248

1. Tác hại của rượu .....................................................2492. Tác hại lâu dài .......................................................2493. Giai đoạn mang thai ..............................................2504. Uống bao nhiêu rượu là có hại? ...............................251

Dấu hiệu của khuyết tật ................................................2531. Thay đổi hình dáng ................................................2532. Chậm phát triển trí tuệ ...........................................254

Điều trị và chăm sóc .....................................................255Kết luận ........................................................................257

Page 350: Dinh duong va dieu tri

349

Mục lục

CHOLESTEROL VÀ SỨC KHỎE ..............................258Vài hàng y sử ................................................................259Chất béo ......................................................................260

a. Acid béo ...............................................................260b. Cholesterol ............................................................261c. Triglycerid và VLDL ...............................................263d. Acid béo omega-3 .................................................264

Vai trò của chất béo trong cơ thể ...................................264Làm thế nào để giảm cholesterol? ..................................266Kết luận ........................................................................270

DINH DƯỠNG VÀ BỆNH BÉO PHÌ .........................271Định nghĩa ...................................................................271Đôi điều cần biết về béo phì .........................................273Những nguy cơ đưa đến béo phì ....................................275

1. Di truyền ...............................................................2752. Cấu trúc hóa học ....................................................2763. Dược phẩm ...........................................................2774. Ít vận động cơ thể ..................................................2775. Thói quen sai lầm...................................................2776. Ăn uống để giao tế .................................................2787. Khí hậu ..................................................................278

Hậu quả của béo phì .....................................................278Điều trị béo phì ............................................................279

1. Giới hạn năng lượng tiêu thụ ..................................2802. Dinh dưỡng để giảm béo ........................................2823. Vận động cơ thể .....................................................2824. Dược phẩm ............................................................2845. Giải phẫu...............................................................286

Phòng ngừa béo phì ......................................................286Kết luận ........................................................................286

CHẤT XƠ VÀ SỨC KHỎE .........................................288Định nghĩa ...................................................................288Nghiên cứu, quan sát về chất xơ ....................................289

Page 351: Dinh duong va dieu tri

Dinh dưỡng và điều trị

350

Nguồn gốc chất xơ ........................................................290Công dụng của chất xơ ..................................................292

1. Chất xơ với bệnh táo bón ........................................2932. Chất xơ với bệnh viêm đại tràng .............................2933. Chất xơ với ung thư đại tràng ..................................2944. Chất xơ với bệnh tim mạch ....................................2965. Chất xơ với bệnh tiểu đường ...................................2976. Chất xơ với bệnh béo phì .......................................2987. Chất xơ với bệnh ung thư vú ...................................298

Vài ảnh hưởng không tốt của chất xơ .............................299Cách dùng chất xơ ........................................................299Kết luận ........................................................................300

ĂN MẤT NGON VÀ SỤT CÂN ..................................301Nguyên nhân ................................................................301

1. Do bệnh tật ............................................................3012. Do nghiện rượu ......................................................3023. Do tác dụng phụ của dược phẩm ............................3024. Do các bệnh răng miệng .......................................303

Điều trị .........................................................................304SUY NHƯỢC CƠ THỂ ...............................................305

Dấu hiệu ........................................................................306Nguyên nhân ................................................................307Điều trị ..........................................................................308

MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP ........3101. No hơi ......................................................................3102. Ăn gì bổ ấy ...............................................................3113. Nhịn đói sẽ loại bỏ hết chất độc trong cơ thể? ...........3124. Xin cho biết vai trò của vitamin D trong cơ thể. .........3125. Một ly cà phê có bao nhiêu cafein? ...........................3136. Làm sao tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà? ..................3147. Thuốc trừ sâu nguy hại không? ..................................3158. Khi đi cắm trại làm sao bảo quản thực phẩm? ...........3159. Uống thêm chất chống oxy hóa .................................316

Page 352: Dinh duong va dieu tri

351

Mục lục

10. Nhu cầu calci .........................................................31811. Vitamin với ăn ngon miệng .....................................31912. Hôi miệng ..............................................................32113. Cholesterol trong máu .............................................32314. Làm sao cho con trẻ ăn rau? ....................................32515. Các loại quả hạch có bổ dưỡng không? ....................32616. Một số ngộ nhận về chất đạm .................................32717. “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” ........32918. Mùa thu sêu cốm, sêu hồng .....................................33019. Nhau thai có bổ dưỡng không? ................................33120. Xin cho biết yến bổ dưỡng như thế nào? .................332

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................3341. Sách tiếng Việt ........................................................3342. Các bài viết về món ăn Việt Nam: .............................3343. Sách tiếng Anh ........................................................335