27
Báo cáo về bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch Họ và tên : Võ Văn Trí Mã sinh viên: 1152040527 Lớp: 52k1-CNTP Thứ 7: tiết 2,3,4,5

Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

  • Upload
    utkot

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Báo cáo về bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch

Họ và tên : Võ Văn Trí

Mã sinh viên: 1152040527

Lớp: 52k1-CNTP

Thứ 7: tiết 2,3,4,5

Page 2: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

I : BỆNH CAO HUYẾT ÁPI.1 Khái niệm bệnh cao huyết áplà một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn

tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp).

Page 3: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Khi chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg sau nhiều lần đo thì được gọi là cao huyết áp hay chính xác là tăng huyết áp.Thông thường phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng huyết áp bởi gắn một chuẩn đoán tăng huyết áp cho một người đồng nghĩa gắn một trách nhiệm sức khoẻ suốt đời cho người đó.

Page 4: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

I.2 Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.

Hút thuốc lá.Béo phì hoặc dư cân.Đái tháo đường.Công việc đòi hỏi phải ngồi lâuThiếu hoạt động thể lực

Page 5: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Lượng muối ăn vào nhiều.Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.Thiếu hụt viatmin D.Uống rượu nhiều.Căng thẳng.Tuổi già.Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.Bệnh thận mạn tính.Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.

Page 6: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

I.3 Triệu chứng bệnh Các triệu chứng cao huyết áp rất phức tạp và cũng biểu hiện tuỳ thuộc

theo thể trạng của từng người. Những triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau, có những tác động cũng như gây ra những phản ứng khác nhau đối với từng cơ thể bệnh nhân. Triệu chứng bệnh cao huyết áp như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Cũng có thể tuỳ bệnh nhân mà các triệu chứng này dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…

Việc nhận biết các triệu chứng bệnh cao huyết áp cần phải đặt trong tương quan các nguyên nhân gây tăng huyết áp có nguyên nhân vận động hay là cao huyết áp do bệnh lý. Tuổi cao thì dẫn đến huyết áp cao hơn người trẻ, nam có huyết áp cao hơn nữ. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng bệnh thực sự, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng và liên tục.

Page 7: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

I.4 Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao áp huyết,không chữa trị,làm hại cơ thể ta nhiều cách.Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn.Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần.Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động,gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở...,nhất là khi vận động.

Cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,... gây các biến chứng tai biến mạch máu não,suy thận, giảm thị giác,...So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa,dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Page 8: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.Bạn tưởng tượng,nếu các mạch máu dồn máu đến nuôi tim càng lúc càng tổn thương và nhỏ hẹp lại,dĩ nhiên đến một ngày nào đó,sẽ không còn mang đủ máu đến để nuôi tim.Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng,phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính (heart attack).

Page 9: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

I.5 Cách điều trị bệnh cao huyết áp

 Ăn chậm, nhai kỹ; Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây. Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao

huyết áp Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt... sẽ dẫn đến béo

phì. Ăn thịt nạc, bỏ da;Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào; Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm

chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà)

Page 10: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

 Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.

Page 11: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên dùngChế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, giúp điều hòa huyết áp.

Đó là nhờ vào chất xơ có trong các loại thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise.

Page 12: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Tăng cường các loại thực phẩm như: ngũ cốc thô, tôm, cá, gia cầm (bỏ da), đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương)...

Uống sữa không chất béo.Thay thế bơ động vật thành bơ thực vật.

Page 13: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

II : Bệnh tim mạchII.1 khái niệm bệnh tim mạchTrái tim con người to cỡ 1 nắm tay và nặng khoảng 300g. Tim bơm Oxy

và máu đến các cơ quan trong cơ thể của chúng ta qua các mạch máu. Bệnh tim mạch là từ chung miêu tả các bệnh ảnh hưởng đến tim và các mạch máu.

 

Page 14: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người. Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao. 1 số bệnh tiêu biểu:

+  Huyết áp cao: Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

+ Đột quỵ: Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và ôxy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có ôxy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực. 

Page 15: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

+ Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

+  Bệnh động mạch vành: Ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tìm bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

+ Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và canxi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

Page 16: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

II.2 nguyên nhân gây bệnh tim mạchBệnh tim có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, đặc biệt là do các thói

quen sinh hoạt hàng ngày của bạn gây ra.Do chế độ ăn uống không hợp lí khi bạn ăn quá nhiều các đồ ăn với

hàm lượng chất béo cao.Chưa có một chế độ luyện tập thể dục hợp lí.Hút nhiều thuốc lá.Béo phì: người béo phì dễ bị tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp

và là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Nhất là béo phì kèm theo béo bụng.

 Bị stress kéo dài làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên và trở thành yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

 Bệnh đái tháo đường: Theo một nghiên cứu, hơn 65% người đái tháo đường bị tử vong vì bệnh tim mạch.

Page 17: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Tăng huyết áp: đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch rất cao.Ở người bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Do đó để tống máu đi, tim phải co bóp mạnh hơn. Hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ, mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Bia, rượu: làm tăng huyết áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên uống rượu vang đỏ đều đặn mỗi ngày một ly lại tốt cho tim mạch.

Tuổi, giới, di truyền. Đây là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch mà nền y học cũng phải pó tay.

 

Page 18: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

II.3 Các triệu chứng của bệnh tim mạch

 Khó thở, đau ngực, mệt, hồi hộp đánh trống ngực, ngất, tăng cân đột ngột, đau chi, thay đổi mạch và huyết áp. Trong khi đó, cần phân biệt những triệu chứng trên với những bệnh lý có triệu chứng tương tự. Ví dụ như, khó thở có thể là triệu chứng ở cả bệnh tim và bệnh phổi. Tuy nhiên, khó thở ở bệnh tim mạch có những đặc trưng xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, hoạt động  nặng gặp ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ thấy khó thở khi nằm nên người bệnh thường phải kê nhiều gối để có thể hô hấp được dễ dàng hơn.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch luôn là sự báo hiệu những bất ổn, bệnh lý ở bên trong cơ thể. Cơn đau ngực là sự báo hiệu cho bệnh tim thiếu máu cục bộ; hẹp,hở van động mạch chủ; viêm màng ngoài tim.

Page 19: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Những cơn đau ngực đôi khi là sự báo trước của một cơn nhồi máu cơ tim. Hay những cơn mệt ập đến khiến người bệnh phải nghỉ ngơi một lúc lâu sau mới có thể hoàn thành hoạt động đang làm vốn trước đây không làm họ mệt. Mệt có thể là biểu hiện của giảm tưới máu cơ quan tổ chức, mất ngủ do tiểu đêm, khó thở do gắng sức hoặc khó thở kịch phát vào ban đêm. Hay triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực là do rối loạn nhịp tim hoặc xảy ra sau hoạt động thể lực căng thẳng. Việc tăng cân đột ngột có thể do giữ muối và nước do các nguyên nhân toàn thể khác hoặc do tắc nghẽn tĩnh mạch gây phù khu trú ở vùng tĩnh mạch bị tắc, cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của suy tim phải.

Page 20: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

II.4 Các biến chứng của bệnh tim mạch

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tim là ngất.Suy tim:  Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng

nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, trái tim không còn có thể theo kịp với nhu cầu bình thường được đặt trên đó. Tâm thất có thể trở nên cứng và không hoạt động đúng giữa các nhịp đập. Ngoài ra, cơ tim có thể suy yếu, và kéo dài các tâm thất (giãn ra) đến điểm trái tim không thể bơm máu hiệu quả khắp cơ thể . Suy tim có thể là kết quả của nhiều dạng bệnh tim, bao gồm cả các khuyết tật tim, bệnh tim mạch, bệnh van tim, nhiễm trùng tim hoặc bệnh cơ tim.

Các biến chứng khác của bệnh tim bao gồm:

Page 21: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Đau tim (tim tấn công). Bệnh động mạch vành có thể gây ra một cơn đau tim. Tim tấn công thường xảy ra khi một khối máu đông chặn dòng chảy của máu qua động mạch vành - một mạch máu nuôi máu đến một phần của cơ tim. Bị gián đoạn lưu lượng máu tới tim có thể thiệt hại hoặc phá hủy một phần của cơ tim.

Đột quỵ. Bệnh tim mạch có thể gây ra một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, trong đó sẽ xảy ra khi các động mạch lên não bị hẹp hay tắc và quá ít máu đến bộ não. Đột quỵ là một cấp cứu y tế - mô não bắt đầu chết chỉ trong vòng vài phút của một cơn đột quỵ.

Phình mạch. Bệnh tim mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch, một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể Phình mạch là một phần lồi ra ở thành động mạch. Nếu vỡ phình mạch, có thể phải đối mặt với chảy máu đe dọa tính mạng. Mặc dù điều này thường là một sự kiện thảm họa bất ngờ, một sự rò rỉ chậm là có thể. Nếu một cục máu đông trong một ra khỏi phình mạch, nó có thể chặn một động mạch ở một điểm khác.

Page 22: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Bệnh động mạch ngoại biên. Các xơ vữa động mạch tương tự có thể dẫn đến bệnh động mạch vành cũng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi. Khi phát triển bệnh động mạch ngoại biên (PAD), tứ chi  - thường là đôi chân - không nhận được lưu lượng máu đủ để theo kịp với nhu cầu. Điều này gây ra các triệu chứng, đau chân đáng chú ý nhất khi đi bộ (claudication).

Ngừng tim đột ngột. Ngừng tim đột ngột mất bất ngờ đột ngột thở và tim đập, chức năng và ý thức. Ngừng tim đột ngột thường là kết quả của sự nhiễu loạn điện trong trái tim làm gián đoạn hành động bơm và là nguyên nhân ngăn chặn máu với các phần còn lại của cơ thể. Ngừng tim đột ngột gần như luôn luôn xảy ra trong bối cảnh của các vấn đề tim mạch khác cơ bản, đặc biệt là bệnh động mạch vành. Ngừng tim đột ngột là một cấp cứu y tế. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nó là nghiêm trọng dẫn đến tử vong đột ngột.

Page 23: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

II.5 cách điều trị và phòng chống bệnh tim mạch

Cách điều trị:

+ Thay đổi lối sống. Cho dù bệnh tim là nhẹ hay nặng, rất có thể bác sĩ sẽ khuyên nên thay đổi lối sống như một phần của điều trị. Thay đổi lối sống bao gồm ăn ít chất béo, thấp natri, ít nhất 30 phút tập luyện vừa phải trên hầu hết các ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế lượng rượu uống.

+ Thuốc. Nếu thay đổi lối sống một mình là không đủ, bác sĩ có thể kê toa cho thuốc để kiểm soát bệnh tim.

Page 24: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

+ Thủ tục y tế hoặc phẫu thuật: Nếu thuốc không đủ, có thể bác sĩ sẽ khuyên  nên thủ tục cụ thể hoặc phẫu thuật để xóa tắc nghẽn trong trái tim. 

+ Điều trị rối loạn nhịp tim:Tuỳ theo mức độ của tình trạng, bác sĩ chỉ đơn giản có thể đề nghị cơ động hoặc thuốc để điều chỉnh nhịp tim không đều. Cũng có thể sẽ cần một thiết bị y tế hoặc phẫu thuật nếu tình trạng là nghiêm trọng hơn.

+ Diễn tập dây phế vị: Có thể ngăn chặn một số rối loạn nhịp tim bằng cách sử dụng diễn tập cụ thể, trong đó bao gồm giữ hơi thở và căng thẳng, ngâm khuôn mặt trong nước đá, hoặc ho. Bác sĩ có thể khuyên nên cuộc diễn tập khác để làm chậm nhịp tim nhanh. Các cuộc diễn tập ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều khiển nhịp tim (dây thần kinh vagal), thường gây ra nhịp tim chậm. Không tìm bất kỳ thao tác mà không nói chuyện với bác sĩ đầu tiên,…

Page 25: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Phòng chống bệnh tim mạchKhông hút thuốc lá .Kiểm soát như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.Duy trì hoạt động thể chất.Ăn thực phẩm lành mạnh.Duy trì cân nặng.Giảm và quản lý căng thẳng.Thực hành vệ sinh tốt.

Page 26: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1

Chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạchNên ăn nhiều rau, củ, quả,ngũ cốc,…Giảm muối: chế độ ăn giảm muối giúp giảm và kiểm soát tăng huyết áp.Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim.

Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…

Tránh thức ăn chế biến sẵn.Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa.Mua thịt chưa chế biến, bạn chế biến bằng đồ không có chất béo bão

hòa và transfat.Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường.Đừng dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, chỉ nên dùng một

trong hai thứ này.Cá: Đối với bệnh tim, cá là loại thực phẩm “kì diệu”. Cá chứa nhiều vi

chất dinh dưỡng, không chứa axít béo và cholesterol, rất có lợi cho tim. Những chứng minh khoa học gần đây cho thấy, thường xuyên ăn cá, đặc biệt là các loại cá sống ở tầng nước sâu có thể làm giảm tới trên 52% nguy cơ mắc bệnh và giảm 30% tỉ lệ tử vong khi mắc phải căn bệnh này.

Page 27: Dinh Duong Va Doc Hoc.thaok1