94
E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Tác phẩm: ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ Dịch và biên soạn: Lê Hữu Tiến Nhà xuất bản: Nxb Văn Hoá Thông Tin Năm xuất bản: 01/2012 Số trang: 150 Khổ sách: 13.5 x 20.5 cm Giá bìa: 30.000 đồng Thông Tin Thực Hiện: Đánh máy: tunkey, tranvuong, lethanhbk55 Hiệu chỉnh: thanhtradn91 Đóng gói: thanhtradn91 Hoàn thành: 04/04/2013 “CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THÀNH VIÊN ĐÃ THAM GIA DỰ ÁN EBOOK – VTBT”

ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾNdulieu.tailieuhoctap.vn/books/ky-nang-mem/ky-nang-giai-quyet-van... · cuộc đối thoại với ... Chúng ta hãy xem nhau

Embed Size (px)

Citation preview

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Tác phẩm: ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ

Dịch và biên soạn: Lê Hữu Tiến

Nhà xuất bản: Nxb Văn Hoá Thông Tin

Năm xuất bản: 01/2012

Số trang: 150

Khổ sách: 13.5 x 20.5 cm

Giá bìa: 30.000 đồng

Thông Tin Thực Hiện:

Đánh máy: tunkey, tranvuong, lethanhbk55

Hiệu chỉnh: thanhtradn91

Đóng gói: thanhtradn91

Hoàn thành: 04/04/2013

“CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THÀNH VIÊN

ĐÃ THAM GIA DỰ ÁN EBOOK – VTBT”

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

THƯ NGỎ CỦA NHÓM E-BOOK (VTBT)

Các bạn thân mến!

Trong thời đại công nghệ thông tin Internet ngày càng phát triển như hiện

nay, Ebook như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng mạng và

không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Chúng tôi – Nhóm E-Book

(VTBT) đã cố gắng số hóa cuốn sách này với hy vọng mang đến cho các bạn những

tiện ích nhất định khi sử dụng Ebook.

Đầu tiên, E-Book (VTBT) chân thành xin lỗi Tác Giả và NXB vì đã thực hiện

Ebook khi chưa được sự đồng ý của bên liên quan.

Tiếp đến, mong các bạn sử dụng Ebook một cách hợp lí, tránh in ấn, photo

nhân bản để giữ gìn giá trị vốn có của cuốn sách in.

Việc sử dụng Ebook này là miễn phí. Do đó, E-Book (VTBT) không chịu

trách nhiệm về bất kỳ sai sót gì trong quá trình biên tập Ebook.

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng độc giả yêu sách nên sở hữu cho mình

cuốn sách in để trải nghiệm và đánh giá được tốt hơn về Ebook lẫn sách in,

cũng như ủng hộ về mặt tài chính cho Tác Giả và NXB.

Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến Tác Giả, NXB đã mang đến cho

người đọc những cuốn sách vô cùng giá trị.

Và xin cảm ơn các độc giả đã ủng hộ E-Book (VTBT).

Trân trọng!

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Lời giới thiệu

1 Tính cách là định mệnh

2

Cuộc sống buông xuôi thật không đáng sống

3

Tính cách là những gì bạn thể hiện trong bóng tối

4

Khuôn hình cuối cùng của tích cách mỗi người nằm chính trong tay họ

5

Tính cách còn cao hơn cả trí tuệ

6

Cái tuyệt hảo là thói quen

7

Những gì truy thực, cao cả đúng đắn, trong sáng đáng yêu, đang kích nếu là những

cái tuyệt hảo và đáng ngợi ca thì bạn hãy luôn luôn suy nghĩ về chúng

8

Hãy yêu thích những gì mà chúng ta phải yêu thích… đó là còn đường dẫn tới mục

đích cao đẹp

9

Không ai muôn trở thành người tốt và sẽ trở thành người tốt nếu như học không

làm những điều tốt

10

Tấm gương không những là cái chính trong cuộc sống mà còn là cái gì nhất

11

Người ta không bao giờ nói về tính cách của bản thân rõ bằng khi họ nói về tính

cách của người khác

12

Bạn có thể tuân theo tất cả các luật lệ nhưng vẫn là người thiếu đạo đức

13

Gieo tư tưởng gặt hái thành công

Gieo hành động gặt hái thói quen.

Gieo thói quen gặt hái tính cách.

Gieo tính cách gặt hái định mệnh.

14

Tôi đã nhận ra người có trách nhiệm với sự nghèo nàn về đạo đức chúng ta.

Đó chính là chính chúng ta.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Lời giới thiệu

Không ai muốn sống thiếu bè bạn

- Arisốt

Sự trao đổi “giữa bạn bè với nhau” về vấn đề tính cách cá nhân của mỗi

người – đó chính là tinh thần chung của cuốn sách này.

Tôi sự dụng cụm từ này để thể hiện mỗi quan hệ giữa tôi và các bạn. Tôi với

tư cách là tác giả nhưng cũng là một người bạn, một người tham gia trực tiếp vào

cuộc đối thoại với các bạn. Tôi viết cuốn sách này với tình cảm chân thành và tôn

trọng các bạn. Chúng ta hãy xem nhau như những người bạn tốt để giúp đỡ nhau

hoàn thiện bản thân. Chúng ta sẽ là những người bạn như Aristốt đã từng nói tới

cách đây 2300 năm.

Trong tác phẩm “ Nicomachean Ethics” của mình – một tác phẩm được độc

giả rộng rãi xem như là cuốn sách hoàn hảo nhất nói về đạo đức và tính cách,

Aristốt đã dành phần lớn số trang gần ¼ tác phẩm để nói về tình bạn.

Bạn có thể hỏi tại sao Aristốt lại dành sự ưu ái như vậy để nói về tình bạn

trong một cuốn sách về đạo đức và nhân cách? Câu trả lời của Aristốt chính là từ

tính muôn thủa mà thời đại nào cũng quan tâm tới: tình bạn. Quả thực vào thời

điểm bước vào thế kỷ XXI, quan điểm của Aristốt đã đem lại cho chúng ta một

cách nhìn nhận mới mẻ, sâu sắc và tối cần thiết về cấn đề đạo đức của một tình

bạn đích thực. Theo Aristốt, một tình bạn đích thực không chỉ là tình đồng chí,

cùng chung sở thích. Tình bạn với tất cả ý nghĩa của nó chính là mối quan hệ giữa

người luôn có ý thức cố gắng, nghiêm khắc tạo dựng tính cách và đạo đức của

mình đồng thời giúp đỡ nhau sống tốt hơn, thể hiện trong tư tưởng, trong hành

động cũng như mọi mặt khác của cuộc sống. Với Aristốt cũng như tất cả những

nhà đạo đức tên tuổi khác trong lịch sử nhân loại thì không có gì quan trọng hơn

việc cải thiện bản thân mình nói riêng cũng như cả xã hội nói chung.

Tôi sẽ đi sâu vào vấn đề sau. Chúng ta khó có thể cải thiện được cuộc sống

của chúng ta hay xã hội mà chúng ta đang sống nếu không thực sự chú ý tới và

không cố gắng bồi dưỡng tính cách của mình. Các bạn phải thực sự quan tâm tới

tính cách của các bạn, tôi phải thật sự quan tâm đến tính cách của tôi và chúng ta,

phải thực sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giống như những người bạn tốt. Tôi thật

sự hy vọng bạn sẽ tìm thấy sự hứng thú khi làm những điều đó chứ đừng cho rằng

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

chúng sẽ làm mất đi hứng thú của bạn hay tôi đang thổi phồng tầm ảnh hưởng

quan trọng của chúng. Hãy cho phép tôi chỉ rõ cho bạn thấy.

Hầu như không một ngày nào trôi đi mà tôi lại không suy ngẫm về những ý

tưởng trên. Đôi lúc suy nghĩ lại vụt lóe lên trong đầu tôi theo những cách nhìn

nhận khác nhau. Cũng có khi tôi phải thừa nhận rằng những suy nghĩ đó lại rất

tiêu cực. Điều này dường như xuất phát từ sự yếu kém trong tính cách của tôi.

Chúng ta sẽ thấy được chính mình trong các cuộc giao tiếp hàng ngày có thể

là ở nhà, nơi làm việc, nơi giải trí hay khi một mình đối diện với chính mình trước

gương. Nếu chúng ta nhìn một cách thẳng thắn và kỹ lưỡng thì tấm gương sẽ cho

chúng ta thấy được hình ảnh chung về số phận chúng ta. Nó còn cho ta thấy những

mặt yếu và mặt mạnh nằm sâu thẳm trong tính cách của chúng ta. Điều mà tôi

muốn cuối cùng đó là giúp bạn phát hiện ra được những yếu kém trong tính cách

bạn, chế ngự, khắc phục nó bằng việc xây dựng cho mình những đức tính tốt.

Những điểm yếu kém này thường dẫn ta tới hành động hay nói những điều đáng

tiếc, gây tổn thương cho người khác và sai trái. Chúng ta có thể khắc phục được

những yếu kém đó nếu chúng ta thực sự mong muốn cải thiện chính mình và sẵn

sàng thực hiện nó dù khó khăn đến mấy.

Tôi thường nhắc tới câu chuyện về một cầu thủ bóng rổ. Anh ra ta sức thuyết

phục rằng anh ta không thể kiềm chế được tính nóng nảy dễ bột phát của mình đặc

biệt khi trọng tài nhắc nhở anh chỉ vì một việc ngớ ngẩn không đâu. Anh ta không

hề biện hộ cho mình rằng lẽ ra anh ta không bị phạt vì có những lời lẽ khiếm nhã

đối với trọng tài mà đơn giản anh chỉ nói rằng bản tính anh ta là nóng nảy và

không thể kiềm chế được mình. Nhìn thẳng anh tôi hỏi: “Trong những trường hợp

như vậy, tại sao anh không phân giải cho trọng tài biết về sai sót của ông ấy để

ông ta lần sau không lặp lại sai lầm của mình nữa!”. Ngạc nhiên trước câu hỏi

của tôi anh chàng bóng rổ trả lời: “Làm sao anh có thể đề nghị tôi làm những điều

như vậy? Tôi hoàn toàn không thể làm được? Tôi hỏi vặn lại anh ta “Vậy tại sao

anh có thể kiềm chế được mình và thời điểm nào thì không? Hơn nữa, liệu anh có

phát cáu hay không nếu trường hợp trọng tài là bố mẹ, ông bầu hay cha đạo của

anh?”

Trường hợp tương tự xảy ra với tôi. Một lần tôi sắp nổi nóng với một anh lái

xe vì đã đụng vào đuôi xe tôi, tôi tình cờ nhìn vào tấm gương chiếu hậu và nhận ra

đó chính là đồng nghiệp và cũng là người bạn tốt của tôi. Chẳng có gì đáng ngạc

nhiên khi tôi lập tức hiền dịu trở lại, tự kiềm chế và nở nụ cười trên khuôn mặt cau

có trước đó của mình.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Hãy trung thực ngay từ lúc bắt đầu. Mặc dù thái độ “tôi không thể chịu

được” có thể rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng có một

sự thật là “chúng ta chắc chắn có thể kiểm soát được mình và có thể khắc phục

được yếu kém trong tính cách của chính chúng ta. Bạn chịu trách nhiệm về tính

cách của tôi. Không ai có thể thay thế được ngoại trừ chính bản thân bạn và bản

thân tôi.

Trên tinh thần đó, cuốn sách này là một lời chỉ dẫn, một ngọn đuốc soi

đường cho bạn chứ không phải là sự ép buộc hay là sự giáo huấn. Theo hình thức

đối thoại, mục tiêu đầu tiên của cuốn sách là khuyến khích, khơi gợi trong mỗi

chúng ta hãy suy nghĩ về việc hoàn thiện cuộc sống cá nhân cũng như xã hội trong

đó có bản thân mình.

Mục đích của tôi không phải là sự phán xét mà muốn giúp bạn hoàn thiện

bản thân. Sự phân biệt này rất quan trọng. Nếu có sự phán xét nào đó chỉ là sự

phán xét của chính bản thân bạn đối với việc hoàn thiện bản thân bạn. Bạn hãy

làm hết mình cho tính cách của bạn.

Cũng trong mạnh suy nghĩ như vậy, mục đích của tôi không phải là vạch lá

tìm sâu, tìm những tội lỗi sai lầm trong quá khứ của bạn. Trong khi một sự thật

được nhắc tới là “Bạn chính là quá khứ của bạn” - một sự thật mà chúng ta nên

hoàn toàn lờ đi như không biết thì điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó chính là cái

nhìn về tương lai. Dẫu quá khứ có như thế nào đi chăng nữa thì nó đã là quá khứ

không bao giờ trở lại. Cái mà bạn có ở hiện tại với cái nhìn lạc quan về phía trước

chính là những gì bạn sẽ đón nhận trong tương lai. Vì hiện tại là mẹ đẻ của tương

lại.

Bạn sẽ thấy cuốn sách rất hữu ích nếu bạn thực sự tốt hai điều cốt yếu sau:

Bạn phải thực sự mong muốn cải thiện tính cách của bạn và xã hội của

chúng ta nói chung và bạn phải không ngần ngại nhìn thẳng vào bản thân bạn, vào

tấm gương nhân cách của bạn.

Mỗi chương trong cuốn sách này được trình bày nhằm tập trung đem lại cho

bạn mỗi một góc cạnh thuộc tính cách của bạn. Đồng thời nó còn khuyến khích

việc tự đánh giá bản thân, thực hành nó cũng như giúp bạn có được sự dẻo dai

trong quá trình nâng cao tính cách.

Bạn sẽ thấy mỗi chương sẽ bắt đầu bằng một câu danh ngôn nói về tính

cách. Tôi sử dụng những câu danh ngôn ấy không theo như cách thông thường là

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

gây hứng thú ban đầu cho cả chương. Các câu danh ngôn này sẽ thâu tóm toàn bộ

nội dung cũng như phần cốt lỗi của mỗi chương. Bằng cách này bạn sẽ thấy tựa đề

của mỗi chương rất rõ ràng và dễ nhớ, và tất nhiên cũng dễ để thực hành.

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và công nghệ, sự cám dỗ về vật

chất luôn lung lạc chúng ta, làm cho chúng ta ngày càng xa rời những chuẩn mực

về đạo đức và quen với lối sống thực dụng. Một trong những mong muốn tột bậc

của tôi gửi gắm qua cuốn sách này là cuốn sách có thể giúp bạn đối mặt với những

cám dỗ và thị hiếu tầm thường của cuốn sách mà chúng ta thường đổ lỗi cho hoàn

cảnh cá nhân và môi trường xã hội. Tôi hy vọng rằng lúc bạn bắt đầu mỗi chương,

bạn nên soi mình vào những câu danh ngôn để tự hỏi bản thân:

- Tính cách của tôi như thế nào và thái độ hành động chi phối bởi tính cách ấy

ra sao?

- Liệu tính cách của tôi có đủ sức mạnh để giúp tôi chiến thắng bản thân mình

cũng như đối mặt với những vấn đề xã hội?

- Liệu có phải tính cách tôi đóng một vai trò hệ trọng giúp tôi giải quyết

những vấn đề ấy không?

Những câu hỏi như vậy không phải là không quan trọng. Chúng mang tính

quyết định đối với số phận của bạn, đặc biệt khi bạn đọc những trang sách này và

luôn luôn tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy. Bạn thực sự khó có thể cải thiện

được môi trường xung quanh bạn cũng như chính cuộc đời bạn nếu như bạn không

thực sự chú ý và nỗ lực hết sức để nâng cao tính cách của mình.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

1

Tính cách là định mệnh

(Hêraclit)

Tính cách chứ không phải là cá tính của bạn, chính là định mệnh. Giữa hai

khai niệm: tính cách – cá tính có một sự khác biệt tuy rất nhỏ nhưng để làm rõ sự

khác biệt đó trong những trang đầu này quả thật không dễ. Đã hơn 50 năm qua và

thậm chí cho tới bây giờ ngành tâm lý học chỉ mới lờ mờ cho thấy sự khác biệt

quan trọng giữa hai khái niệm này.

Rất nhiều người có thể không nhận ra được sự khác biệt giữa tính cách và cá

tính. Ngày nay chúng ta thường hay sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này với nhau.

Lấy ví dụ khi chúng ta nói “Cô ấy có kiểu tính cách này” và “Đó chính là cá tính

của cô ấy”, hay khi chúng ta nói lẫn lộn giữa “những đặc điểm tính cách của anh

ấy” và “những đặc điểm cá tính của anh ấy”.

Dầu sao xét về mặt đạo đức thì tính cách bao gồm những gì thuộc về bản

chất của bạn, tất cả những thói quen hay sự đan xen giữa chững đức tính tốt và tật

xấu của bạn. Nhưng bạn sẽ cảm thấy hứng thú khi biết rằng rõ ràng từ xưa tới nay

tất cả các nền văn hóa đều dung khái niệm tính cách theo nghĩa này, không phải

chỉ mình Heraclit, Aristốt mà cả nền văn hóa Hy Lạp cổ đại đều dung như vậy.

Trước khi tiếp cận gần hơn một số quan điểm vẫn còn tranh cãi hiện nay về

tính cách và cá tính chúng ta hãy ngẫm lại những từ mà Heraclit đã dung để bắt

đầu chương này. Đánh giá đúng hơn tầm quan trọng đạo đức cao quý của tính cách

bạn có thể nhận thấy một điều gì đó hàm chứa trong câu nói của Heraclit rất có ý

nghĩa đối với bạn.

Ethos

(tính cách)

anthropos

(con người)

daimon

(định mệnh)

Hãy xem xét ba từ này theo trình tự ngược lại: “daimon” thường được dịch

là “số phận” hay “định mệnh”; “anthropos” (nhân chủng học), “anthropomorphic”

(nhân tướng học) mà tất cả những chữ này đều liên quan tới con người. Như vậy

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

chữ “anthropos” đơn giản nghĩa là con người. Và câu trên thường được hiểu theo

nghĩa đen là: tính cách của một người chính là số phận của con người đó.

Đặc biệt tôi muốn chúng ta tập trung vào từ chính “ethos”. Đây là chữ Ai

Cập, từ đó chúng ta có được những từ như “đạo đức” hay đạo đức học”. Chúng ta

cần chú ý tới 4 điểm hữu ích về từ này.

Thứ nhất, trong đầu bạn luôn luôn tâm niệm rằng “ethos” nghĩa là “tính

cách”. Thứ hai, sau khi hiểu rõ sự tương đồng giữa “ethos” và “đạo đức” chúng ta

nên bắt đầu đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của nó đối với mối quan

hệ khăng khít giữa đạo đức và tính cách, ảnh hưởng tới sự trung thực của mỗi cá

nhân cũng như của toàn xã hội. Đạo đức của một người gắn liền với tính cách của

con người ấy. Quả thức đây là điểm rất quan trọng vì nhiều người từ trước tới nay

vẫn cho rằng người có đạo đức là người chỉ cần tuân theo những nguyên tắc, luật lệ

và pháp luật (nguyên tắc luật lệ thành văn), cũng giống như có người tự bào chữa

cho mình khi nói rằng: “Tôi không hề vi phạm bất cứ luật lệ nào, vậy làm sao có

thể bạn cho rằng tôi là người vô đạo đức?” (Câu trả lời cho vấn đề này, chúng ra sẽ

tìm hiểu kỹ hơn trong chương XII: “Bạn có thể tuân thủ tất cả các luật lệ nhưng

vẫn có thể là người thiếu đạo đức. Đạo đức hiểu theo nghĩa sâu xa của nó, chính là

vấn đề thuộc về tính cách của bạn, thuộc về con người bên trong của bạn. Nó

không phải chỉ là vấn đề liệu bạn có tuân theo các luật lệ hay không. Tuy nhiên

chúng ta cần phải có trách nhiệm lớn về mặt đạo đức đối với việc tuân thủ các luật

lệ và người có đạo đức trước hết phải tuân thủ những luật lệ đó.

Thứ ba, trong khi chữ “ethos” được hiểu như là “tính cách” thi từ này còn có

nghĩa là “thói quen” hay “cách ứng xử quen thuộc”. Do đó chúng ta có thể hiểu

chính xác mà không làm mất đi ý nghĩa của cụm từ của Heraclit như sau: “Thói

quen là định mệnh” hay” hành vi quen thuộc là định mệnh”. Aristốt có một câu nói

khá nổi tiếng “chúng ta là cái mà chúng ta thường lặp đi lặp lại”. Theo đó câu này

cũng có thể được hiểu là “ Những cái mà chúng ta thường lặp đi lặp lại chính là

định mệnh”.

Thứ tư, khi người Hy Lạp cổ đại nói về thói quen tốt và những thói quen xấu

của tính cách thì họ nhất nhất dùng những từ mà trong tiếng Anh được hiểu là

“những đức tính tốt” và “những tội lỗi”. Đó chính là khái niệm về tính cách. Nền

văn hóa Hy Lạp cổ đại cũng giống như tất cả các nên văn hóa khác trong lịch sử

phát triển của nhân loại đã thừa nhận rằng tính cánh có mối quan hệ mật thiết về

đạo đức với thói quen, đức hạnh, tội lỗi cũng như tương lai của một cá nhân.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Mọi sự lẫn lộn xảy ra thường ngày trong cách dung khái niệm tính cách của

người xưa và cái mà chúng ta bây giờ gọi là cá tính bắt đầu vào thế kỷ 20 với sự

phát triển của ngành tâm lý học thuần túy và đặc biệt với sự ra đời của những cuốn

sách về tâm lý học quần chúng và những cuốn viết về cách tự hoàn thiện bản thân.

Ngành tâm lý học thuần túy với tính cách là dòng chính thống rõ ràng đã đưa

ra khái niệm về tính cách và cá tính hoàn toàn khác biệt trong quá trình nghiên cứu

cũng như trong các bài viết. Từ những năm 1930, ít nhất trong nỗ lực để trở thành

một trong những ngành khoa học chính, ngành tâm lý học thuần túy hầu như chỉ

tập trung bàn về cá tính. Chính điều này đã cho thấy rằng khái niệm tính cách cao

quý thực sự là khái niệm liên quan nhiều đến lĩnh vực đạo đức mà khó có thể định

nghĩa được một cách chính xác hay mổ xẻ nó theo cách mà khoa học đã thực hiện

đối với những đối tượng nghiên cứu khác. Các nhà tâm lý học bắt đầu ngày càng

thu hẹp khái niệm “cái tôi” hơn theo những đặc điểm của cá tính như là sự tự tin,

lòng tự trọng và niềm đam mê. Do đó họ đã bỏ sót những thói quen của tính cách

trong khái niệm chung về con người như sự kính trọng, thật thà và sự trung thành

trong những bài nghiên cứu của họ.

Xin đừng nghĩ rằng tôi chỉ trích ngành tâm lý học thuần túy đã phạm sai lầm

khi thay thế khái niệm tính cách bằng cá tình vì những mục đính nghiên cứu của

nó. Xét về phương diện khoa học thì ngành tầm lý học thuần túy tất nhiên có quyền

giới hạn và làm rõ những gì mà nó nghiên cứu. Hơn nữa tôi muốn chỉ ra răng

không có một nhà tâm lý học nào trong ngành tâm lý học thuần túy lại sử dụng

những khái niệm về “cái tôi” hẹp như trước. Lấy ví dụ, chính nhờ sự quan tâm đối

với việc giáo dục đạo đức nhân cách, một số nhà tâm lý học đương thời vẫn sử

dụng khái niệm tính cách của thời trước trong các bài viết và nghiên cứu tầm cỡ

của mình.

Tuy nhiên những rắc rối trong cách hiểu của mọi người và những lầm lẫn

trong ngôn ngữ vẫn còn tồn tại. Điều này trước hết là do cách nhìn nhận của các

nhà tâm lý học thuần túy. Trong 50 năm qua họ đã dung khái niệm cá tính trong

những cuốn sách viết về tâm lý học quần chúng, về khả năng tự lực, trong những

cuốn sách “để thành công trong cuộc sống”. Tôi đặc biệt muốn nói tới việc thay thế

những đặc điểm quan trọng của tính cách bằng việc sử dụng khái niệm tâm lý học

hạn hẹp về cá tính trong những cuốn sách trên. Chính việc làm này đã làm mất đi ý

nghĩa giàu tính lịch sử và đạo đức của khái niệm tính cách và khái niệm tính cách

như chúng ta thường sự dụng bây giờ mang nội hàm của khái niệm cá tính.

Ví dụ khi chúng ta nói “Cô ấy có kiểu tính cách này” thì chúng ta thường

hiểu là cá tính của cô ấy. Đó là năng động, vui vẻ hoặc trầm lặng và e dè. Tương tự

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

khi chúng ta đánh giá bề ngoài một người như “Anh ấy là người có tính cách” thì

chúng ta thường hiểu là cá tính kỳ quặc hoặc hài hước của anh ấy - một cá tính mà

giúp ta phân biệt rõ giữa anh ấy với những người khác. Khi chúng ta nói về những

đặc điểm tính cách của một người nào đó thì chúng ta lại thường hay sử dụng

những từ ngữ mang nội hàm của khái niệm cá tính.

Điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn sai khi sử dụng một cách

tương đồng giữa đặc điểm và thói quen, giữa cá tính hay tính cách. Tất nhiên

chúng ta có thể sử dụng chúng, miễn là phù hợp bởi trên hết chúng chỉ là những

con chữ. Những điều này không chỉ làm thay đổi sự thật từ trước tới nay rằng

phương thức chúng ta sử dụng hoạn vị lẫn lộn giữa các khái niệm là biểu hiện của

sự nhầm lẫn trong tư duy. Điều này giải thích tại sao chúng ta cần phải sớm phân

biệt rõ chúng. Để làm được việc đó, trong suốt chương này chúng ta sẽ tiếp tục đề

cập tới chúng.

Nếu như không nghiên cứu kỹ hai khái niệm tính cách và cá tính thì nhiều

người vẫn cứ nhất nhất cho rằng “cá tính là định mệnh” và rằng cá tính quyết định

thành công. Nhìn nhận theo khái niệm tính cách của người xưa thì điều này hoàn

toàn sai.

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của cá tính đối với định

mệnh hay thành công của một người. Những đặc điểm cá tính của con người bạn

tất nhiên là một phần làm nên con người hiện tại của bạn cũng như trong tương lai.

Như vậy cá tính của bạn, ví dụ bạn là người cởi mở hay khép mình, tự tin hay thiếu

tự tin, quyết đoán hay thiếu quyết đoán, sẽ góp phần tạo nên hình hài giá trị cũng

như phương hướng của đời bạn. Tôi cũng không phủ nhận lợi ích của một số cuốn

sách viết về cách tự hoàn thiện mình mang lại cho bạn.

Nhưng điều quan trọng chúng ta luôn nhớ rằng đặc điểm cá tính chỉ là thứ

yếu đối với tính cách của bạn. Dựa vào khái niệm tính cách cổ điển thì chúng ta

hiểu rằng con người chúng ta không phải chỉ là những gì cá tính chúng ta thể hiện

hay được biểu hiện như những gì chúng ta thức hưởng từ bố mẹ. Cá tính luôn sẽ là

thứ yếu đối với tính cách khi đề cập tới vai trò của chúng trong việc tạo nên hình

hài, giá trị và phương hướng của đời bạn và đặc biệt khi trả lời cho vấn đề làm thế

nào để bạn thực sự trở thành một người tốt”.

Tính cách thực sự quan trong hơn cá tính. Điều này chúng ta rất dễ nhận

thấy. Chúng ta thường không quy trách nhiệm cho người khác chỉ vì những đặc

điểm cá tính của họ, ngược lại chúng ta lại buộc họ phải chịu trách nhiệm về những

thói quen của tính cách họ. Ví dụ chúng ta không ca ngợi một người nào đó về mặt

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

đạo đức vì anh ta là người bặt thiệp hay chỉ trích vì là người không cởi mở. Chúng

ta làm như vậy cũng chỉ bởi vì đó là những gì mà tạo hóa “ký thác” vào họ. Nhưng

chúng ta lại ngợi ca về mặt đạo đức đối với những người thật thà, có tinh thần tập

thể, đang kính và đáng tin cậy, khinh bỉ đối với những người giả dối, ích kỷ, thiếu

lễ phép…

Chúng ta cần hiểu về vị trí và vai trò của lòng tự trọng đối với cá tính cũng

như tính cách (nhiều người thậm chí cho rằng lòng tự trọng là đặc điểm quan trọng

nhất của cá tính). Không phải lúc nào lòng tự trọng cũng có liên quan tới việc bạn

là người tốt hay không. Hay nói cách khác bạn là người tốt không chỉ bời vì bạn là

người có lòng tự trọng cao.

Cả hai ví dụ đáng suy ngẫm dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ điều này.

Trong một cuộc nghiên cứu được công bố rộng rãi về những người đã cứu dân Do

Thái thoát khỏi nạn thảm sát của bọn phát xít Đức, người ta thấy rằng nhiều người

trong số những người đáng kính này thực sự không có lòng tự trọng cao. Điều này

đã giúp các nhà nghiên cứu đi đến kết luận cuối cùng là không hề có một mối liên

hệ nào giữa lòng tự trọng và việc trở thành những người đáng kính như vậy. Tiếp

đến hãy lướt qua một số nghiên cứu đương thời cho thấy mối quan hệ khá khăng

khít giữa lòng tự cao và những thái độ vô đạo đức co mình vào cái vỏ cá nhân. Một

nghiên cứu được đánh giá cao gần đây đã đi đến kết luận “Một số biểu hiện nhất

định của lòng tự cao khi bị tổn thương dường như ngày càng có xu hướng kích

thích hành động bạo lực của cá nhân. Cho nên có một thực tế cần phải thừa nhận

về giá trị văn hóa của lòng tự trọng đó là lòng tự trọng đôi khi có thể phản tác dụng

của nó, thậm chí rất nguy hiểm.

Quan điểm của tôi ở đây không có ý hạ thấp giá trị vốn có của lòng tự trọng

cũng như bất kỳ đặc điểm cá tính tích cực khác trong việc mang lại cho chúng ta

một cuốn sách có ý nghĩa hơn và dáng hưởng thụ hơn. Như vậy nếu bạn biết kết

hợp đồng thời phát huy những nét cá tính của bạn như lòng tự trọng cùng với nỗ

lực cải thiện những thói quen tính cách như tính trung thực, tính kỷ luật thì bạn có

thể có được một sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển tính cách cá nhân của bạn

hoàn hảo hơn.

Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: cuối cùng thì chính các thói quen của

tính cách chứ không phải các đặc điểm cá tính là nền tảng và động lực phát triển

của mọi thiết chế xã hội cũng như mỗi cá nhân trong xã hội đó. Điều này giải thích

tại sao trong phần giới thiệu tôi lại khẳng định rằng chúng ta khó có thể cải thiện

đời sống cá nhân của mỗi chúng ta hay xã hội mà ta đang sống nếu như không xem

việc rèn luyện tính cách cá nhân như một điều kiện tiên quyết.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Theo cách tiếp cận này thì tính cách được thể hiện như sau:

- Bạn với tư cách là một cá nhân, một thực thể của xã hội có khả năng quyết

định bạn là ai, ban muốn hay nên trở thành người như thế nào, vượt lên trên những

gì vốn bẩm sinh ở bạn.

- Những gì cốt yếu trong con người bạn chắc chắn tạo ra xu hướng đạo đức

của bạn.

- Bạn có khả năng bẩm sinh lựa chọn con đường chân - thiện - mỹ cho mình.

- Nói tóm lại khi tính cách tạo nên con người bạn thì cuối cùng chính bạn chứ

không phải ai khác quyết định số phận của mình.

Với 4 điểm cơ bản này - đặc biệt là điểm lưu ý cuối cùng, tôi không phải

đang cố gắng vạch ra một con đường duy nhất để phát triển bản thân mà sự phát

triển về tính cách và số phận của chúng ta còn phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của

người khác cũng như chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Sâu xa mà nhìn nhận vấn đề thì

thậm chí đến cả người lớn tuổi cũng cần có sự khích lệ thường xuyên và thần

tượng cho bản thân mình. Và tất nhiên đối với nhiều người trong chúng ta, người

mà ta chọn làm mẫu hình lý tưởng để ta phấn đấu nhất thiết phải đáng kính và siêu

quần - một con người có phẩm chất đạo đức hoàn hảo, hiện thân cho sức sống vĩnh

cửu của những điều tốt đẹp. Mẫu hình người lý tưởng này có thể quyết định hướng

đi của định mệnh chúng ta và không có một mẫu hình lý tưởng thì khó có được

một cuộc đời đáng khâm phục.

Bức tranh về tính cách nhân mà tôi cố gắng khắc họa nhằm để khẳng định

một thực tế rằng ở cấp độ cơ bản nhất, bạn và tôi những người đã trưởng thành

không thể đổ lỗi cho ai khác về con người của chúng ta, về tính cách cá nhân như

vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với con người hiện tại của chúng ta cũng

như con người mà chúng ta mong muốn trở thành trong tương lai. Khi việc phát

triển bản thân của chúng ta thực sự cần sự giúp đỡ của người khác thì có một sự

thực là người ta, trong đó chỉ có chúa trời có thể giúp chúng ta nếu chúng ta sẵn

sàng chuẩn bị cho sự giúp đỡ đó. Chính vì vậy muốn người khác giúp đỡ mình thì

trước hết mình phải tự giúp mình đã. Nỗ lực hay không nỗ lực để trở thành một

người có tính cách rốt cục là một sự lựa chọn do bản thân quyết định.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

2

Cuộc sống buông xuôi thật không đáng sống

(Scorates)

Đặt tựa đề cho chương này, tôi trích dẫn một câu nói bất hủ của một trong

những triết gia nổi tiếng nhất và đáng kính nhất của nhân loại – đó là triết gia

Scorates.

Scorates đã đưa ra nhiều nhận xét tinh tế và hàm súc như câu nói nổi tiếng

này và chúng được xem như là một phần của công việc hàng ngày ông làm ở

Athen và cuối thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Khi ông nói lên những nhận xét

này là lúc ông hết mình thường xuyên bảo những đồng nghiệp (người Hy Lạp) của

mình tránh sa lầy vào con đường của cái mà chúng ta gọi là “sự tự thỏa mãn đạo

đức” trong đó mỗi cá nhân đánh mất đi tinh thần tiến thủ và nỗ lực cố gắng để

hoàn thiện mình hơn.

Vì rất nhiều lý do khác nhau, người ta có thể tự thỏa mãn với chính mình về

mặt đạo đức. Ví dụ người ta có thể dành quá nhiều thời gian ta có thể dành quá

nhiều thời gian trong cuộc sống hàng ngày cho công việc kiếm tiền và kiếm danh

vọng hay trau chuốt cho cái bề ngoài của mình nên không còn có đủ sức lực và

thời gian cần thiết để suy nghĩ và tự hoàn thiện bản thân mình trên các mặt khác

(thật nực cười thay tất cả những lý do này quá phổ biến trong thời đại chúng ta và

là những gì mà Scorates quan tâm, lo lắng nhất ở những người bạn của ông). Một

số đã hình thành nên quan điểm, thái độ cố chấp, bảo thủ, số khác lại theo quan

điểm an phận thủ thường, hài lòng với chín cách sống của mình dù sai hay đúng

không hề đoái hoài việc nỗ lực tự hoàn thiện bản thân. Trường hợp tồi tệ nhất khi

người ta đơn giản tin rằng tính cách của mình không có một vai trò nào trong việc

hoàn thiện bản thân.

Đối với Scorates, một người thầy thông thái, chuẩn mực và có tâm thì những

“lý do” này thực sương không có gì ngoài cái mà được Scorates gọi là những lý do

ngụy tạo hay những sai lầm tự lừa dối chính mình hoặc là cả hai. Ông cho rằng

điều đầu tiên và quan trọng của đạo đức cá nhân trong đời sống hàng ngày chính là

trung thực và có trách nhiệm với bản thân mình về quá trình mình phấn đấu để trở

thành một người có đạo đức với đầy đủ tính cách đang quý.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Với dụng ý nhấn mạnh tính trung thực và việc tự kiểm điểm bản thân về mặt

đạo đức, Scorates thường nhắc tới một nguyên tắc rất hay, được mọi người biết đến

là “Hãy tự biết mình”. Tuy nhiên ông không chỉ nhắc lại nguyên tắc vàng này mà

ông còn mở rộng và khai thác triệt để ý nghĩa của nó. Đến lúc này bạn không chỉ

tiếp thu lời dạy quý giá của Scorates và cả ví dụ trên mà bạn có được một khởi

điểm cần thiết để tự đối thoại với chính mình.

Hãy tự biết mình là một trong hai câu nói nổi tiếng trên được khắc trước cửa

ra vào của đền thờ Apollo ở Delphi, một nơi mà người Hy Lạp cổ đại xem như là

thánh địa thiêng liêng nhất (câu nói thứ hai là “không có gì thái quá” nhằm nhấn

mạnh tầm quan trọng của sự hài hòa và cân bằng trong cuộc sống).

Theo cách hiểu thông thường trước đây thì câu nói “Hãy tự biết mình” chính

là hãy tự biết bạn đang ở đâu, địa vị của bạn như thế nào, nghĩa vụ của bạn đối với

xã hội là gì và hãy trung thực với những gì bạn có”. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ý

nghĩa của nó nhằm vào những người không có địa vị chính trị cũng như của cải

trong xã hội là gì và hãy trung thực với những gì bạn có”. Chẳng còn nghi ngờ gì

nữa, ý nghĩa của nó nhằm vào những người không có địa vị chính trị cũng như của

cải trong xã hội. Ở Athen thời cổ đại, những người này thuộc tầng lớp dân thường

thuộc vào một nhóm người tương đối nhỏ các gia đình quý tộc. Do đó ví dụ bạn là

người thợ rèn, người nông dân, tồi tệ hơn là một nô lệ thì bạn chỉ được ước mong

trở thành một người thợ, một người nông dân giỏi hay một người nô lệ trung thành

chứ không có gì hơn.

Một trong những đóng góp lớn nhất làm cho tên tuổi của Scorates mãi mãi

trường tồn với thời gian chính là việc ông nhìn thấy ý nghĩa nhân văn cao quý của

cụm từ “Hãy tự biết mình”. Ông đã cảm nhận được ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa, cái đích

cuối cùng của cả đời người phấn đấu, điều này khó ai có thể nhận thấy được.

Scorates đã khuyên những người bạn Athen của mình cũng chính bằng câu “Hãy tự

biết mình” nhưng không phải với ý nghĩa thông thường mà ông mong muốn họ hãy

nhìn lại mình đừng quá chú tâm vào những cái phù phiếm bên ngoài như địa vị xã

hội, sự giàu sang. Thay vào đó hãy quan tâm nhiều tới những gì tối cần thiết và

quan trọng nhất là mục tiêu bên trong như sự thông thái, thật thà và đạo đức nhân

cách. Ý nghĩa cao quý này đã được chính Scorates sử dụng như một thứ vũ khí sắc

bén trong các bài giảng của mình:

Tôi sẽ không từ bỏ triết học (trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại nó có ý nghĩa là

“yêu sự thông thái”) là luôn luôn khích lệ bạn cũng như nói lên một sự thật với tất

cả mọi người tôi từng gặp, một sự thật mà tôi thường nhắc tới dưới hình thức

những câu hỏi như “Này người bạn yêu quý của tôi, bạn có cảm thấy hổ thẹn

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

không khi chỉ quan tâm tới tiền bạc và cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền

cũng như địa vị và danh vọng mà lại không đoái hoài tới sự thông thái, sự thật thà

và tâm hồn của chính bạn (hay tính cách của bạn) và làm thế nào để bồi dưỡng

nâng cao đời sống tin thần và tính cách của bạn?”… Tôi sẽ không khuyên bạn hay

muốn bạn làm bất cứ điều gì ngoài việc đừng quá quan tâm tới bề ngoài của bạn

cũng như tiền bạc càng sớm càng tốt và hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để nâng

cao, hoàn thiện tâm hồn bạn (hay tính cách của bạn).

Cũng giống như bao công việc cao quý của những người thầy vĩ đại khác,

Scorates không bao giờ nguôi khuyên mọi người hãy nhìn vào bản thân mình, soi

xét bản thân và hãy tự bản thân mình xem tâm hồn mình trong sạch và cao quý đến

mức nào, mình đã cải thiện tính cách của mình bao nhiêu và những cố gắng của

mình đã xứng đáng hay chưa. Những người thầy vĩ đại như Scorates yêu cầu chúng

ta tự đặt cho mình những câu hỏi như “Nếu tôi không quan tâm và cố gắng để trở

thành một người tốt thì điều gì sẽ nói lên số phận của đời tôi, phải chăng đó là sự

nghèo nàn về tính cách?” Điều gì sẽ xảy ra nếu xã hội của chúng ta xem như là một

tổng thể không hề quan tâm tới việc cải thiện “tâm hồn” của chính nó? “Phải chăng

chính ta không cho rằng mục đích hàng đầu của đời người là hoàn thiện những gì

sâu thẳm nằm bên trong đạo đức, tính cách để chúng ta ngày càng tách xa với phần

“con”, tiến gần đến phần “người”.

Liệu có bao nhiêu người tự mãn về đạo đức của chính mình hay chú tâm và

cố gắng hoàn thiện con người bên trong? Chúng ta nên gạt sang một bên câu hỏi

này, đừng nên đoán chừng cho câu trả lời. Nhưng chúng ta có thể và nên tự hỏi bản

thân có tự mãn với chính mình, có thực sự quan tâm và cố gắng hoàn thiện con

người bên trong của mình hay không? Chính vì vậy chúng ta hãy nghiêm túc suy

ngẫm về những lời dạy quý giá của người thầy vĩ đại Scorates và bắt đầu nhìn

thẳng vào bản thân, soi mình vào gương để tự hỏi và trả lời chân thật những câu

hỏi sau:

- Phải chăng tôi đang tự mãn với những gì tôi đạt được trong việc hoàn thiện

tính cách mình?

- Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày đã dành quá nhiều thời gian công sức

để theo đuổi các mục đích khác mà ít quan tâm hay không quan tâm tới việc hoàn

thiện tính cách mình?

- Tôi đã dành bao nhiêu thời gian và sức lực để cố gắng có được tiền tài, địa

vị và tiếng tăm so với thời gian và công sức để cố gắng cải thiện tính cách của tôi?

- Có phải con người tôi đã hình thành nên một thái độ lạc hậu bảo thủ hay thái

độ phó mặc, an phận thủ thường không cần phải phấn đấu, cố gắng làm gì?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

- Liệu tôi có nhận ra hay suy nghĩ về quá trình hoàn thiện tính cách của bản

thân?

- Tôi thực sự quan tâm ở mức độ nào tới việc bồi dưỡng đạo đức nhân cách và

việc cố gắng để trở thành người tốt?

- Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng ở mức độ nào để dành thời gian, sức lực và suy

nghĩ cần thiết cho việc hoàn thiện tính cá nhân của tôi?

Với tất cả sự chân thật và tính cách của mình, tôi chưa bao giờ gặp người

nào mà không có phản ứng gì như: “Ồ, điều này thực sự đã đánh trúng tim đen của

tôi” (trước những câu hỏi trên). Tất nhiên tôi cũng đã từng là một trong những

người đó. Mặc dù tôi thường viết, giảng và nói về những vấn đề đạo đức và tính

cách nhưng tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở mình. Chìm ngập trong sự bận rộn và hối

hả của công việc cũng như trách nhiệm cá nhân đối với gia đình nhưng tôi vẫn

giành thời gian cần thiết để nhìn thằng vào mình, nhìn vào gương và tự hỏi mình

những câu hỏi như vậy. Tôi sẽ là người đầu tiên nói với bạn rằng trong số chúng ta

có những người rất giỏi “nói” cần phải gắng sức hoàn thiện mình để đảm bảo chắc

rằng chúng ta cũng giỏi “làm” như bao người khác.

Còn về bản thân bạn thì sao?

Thông thường, một trong những bước đầu tiên và không dễ chịu cho lắm mà

bạn và tôi cần phải làm khi nhìn vào bản thân, nhìn vào gương là xác định và biết

được những mặt cụ thể trong tính cách của mình cần được cải thiện. Hay nói cách

khác đó chính là những mặt yếu, mặt tiêu cực của tính cách của mình. Sự thật là

khó có thể hoàn thiện được tính cách mình nếu như không phân định, biệt rõ được

những mặt mạnh, mặt yếu kém của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó trong chương kế

tiếp.

Bây giờ tôi sẽ tặng bạn bốn câu cách ngôn nổi tiếng rất có ý nghĩa đối với

bạn. Hai câu đầu là của hai nhà văn nổi tiếng thế kỷ 19 người Xcôt-len, Thomas

Carlyle và Robert Louis Stevenson còn hai câu cuối là của một linh mục người Tây

Ban Nha sống vào thế kỷ 17 – Baltasar Gracian.

- Lỗi lầm lớn nhất của mọi lỗi lầm là không ý thức được điều gì cả.

- Bạn không thể chạy trốn sự yếu kém của bạn, một lúc nào đó bạn cần phải

đấu tranh chống lại nó, tiêu diệt nó; và nếu đúng như vậy thì tại sao lại không phải

lúc này và tự hỏi bạn đang đứng ở đâu?

- Bạn hãy tìm hiểu điểm yếu kém cơ bản của bạn. Bất cứ điểm mạnh nào của

bạn cũng bị kìm hãm bởi điểm yếu của bạn và nếu bạn đầu hàng nó, nó sẽ giống

như một tên bạo chúa điều khiển hoàn toàn con người bạn. Bạn hãy bắt đầu kiểm

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

soát nó bằng cách chú ý tới nó bằng cách chú ý nó: Xác định rõ điểm yếu của bạn

chính là bạn đang bắt đầu chinh phục nó. Hãy để tâm nhiều tới điểm yếu mà bạn

hay bị người khác trách móc. Bạn hãy làm chủ bản thân mình và suy ngẫm về con

người bạn. Một khi sự yếu kém chi phối con người bạn thì nhiều sai lầm sẽ nối gót

theo sau.

- Bạn hãy biết bạn: Đó là tính cách, là trí tuệ, là lương tri và cảm xúc tình

cảm. Bạn không thể làm chủ bản thân nếu bạn không hiểu được bản thân mình.

Con người bên ngoài của bạn có biểu hiện dưới nhiều hình thức -khác nhau nhưng

với con người bên trong – tâm hồn bạn thì chỉ có duy nhất một hình. Đó chính là

hình ảnh phản chiếu bản thân một cách trung thực nhất. Và khi bạn không quan

tâm nhiều tới vẻ bên ngoài của bạn thì hãy cố gắng sửa đổi và cải thiện con người

bên trong đi. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách khôn ngoan,

đánh giá được tính thận trọng và sự sáng suốt của bản thân bạn. Bạn hãy đánh giá

khả năng giải quyết các khó khăn trong cuộc sống của bạn và hãy gắng hết sức

mình để xem khả năng của bạn đến đâu.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

3

Tính cách là những gì thể hiện trong bóng tối

(Moody)

Trong thế giới cổ đại Hy Lạp, trước thời Heralit, Scorates và Aritot rất lâu

có một truyền thuyết nói về một người chăn cừu cho đức vua xứ Lydia (một quốc

gia cổ đại thuộc vùng Tiểu Á). Truyền thuyết kể rằng một ngày kia, trong cơn sấm

chớp kinh hoàng người chăn cừu sững sờ chứng kiến cảnh một cơn động đất dữ

dội đã tạo ra một khe nứt khổng lồ cạnh nơi anh ta đang đứng.

Bị thôi thúc bởi sự kinh ngạc và tò mò của mình, người chăn cừu đã lần theo

khe nứt đi xuống. Giữa bao nhiêu thứ kỳ diệu khác, anh thấy một con ngựa bạch

bằng đồng rỗng có kích cỡ không tương xứng. Trèo qua một trong những lối vào

giống như hình cánh cửa sổ, người chăn cừu bắt gặp một tượng người khổng lồ.

Bức tượng trần và chỉ có một chiếc nhẫn vàng ở ngón tay. Anh tháo chiếc nhẫn ra

và đeo vào tay mình rồi trèo ra khỏi khe nứt ấy.

Vài ngày đó, trong một cuộc gặp hàng tháng giữa đức vua và những người

để báo cáo với đức vua về công việc của mình, anh tình cờ xoay ngược mặt nhẫn

trên tay mình. Thế là ngay lập tức thì anh trở thành vô hình, còn những người chăn

cừu khác ở xung quanh anh vẫn tiếp tục báo cáo với đức vua và cứ nghĩ anh đã ra

ngoài. Ngạc nhiên với những gì vừa xảy ra, anh xoay ngược chiếc nhẫn lại và ngay

lập tức anh hiện ra.

Sau nhiều lần thử xoay chiếc nhẫn, người chăn cừu bắt đầu nhận ra được sức

mạnh vô hình của nó. Trong những ngày sau đó anh đã tận dụng hết khả năng của

chiếc nhẫn. Lúc này chúng ta có thể nói rằng anh đã trở nên điên loạn, hành động

một cách nhỏ nhen và vô đạo đức. Anh đã có quan hệ bất chính với các tỳ thiếp

của đức vua và đã thông dâm với hoàng hậu. Với sự giúp đỡ của hoàng hậu anh

giết chết đức vua rồi sau đó lên nắm quyền cai quản vương quốc Lydia.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Platon (người học trò yêu quý nhất của Scorates) đã

thuật lại truyền thuyết này trong tác phẩm nổi tiếng của mình tác phẩm “Nền cộng

hòa”, một chuyên luận dưới hình thức đối thoại nói về sự công bằng của tạo hóa.

Những trang đầu của tác phẩm Platon đã thuật lại truyền thuyết này và nói về cuộc

tranh cãi giữa hai nhân vật chính của ông là người thầy Scorates và người anh trai

Glaucon. Cuộc tranh cãi xoay quanh câu hỏi tại sao người ta cần phải có đạo đức.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Trong cuộc tranh cãi này Glaucon đã sử dụng truyền thuyết trên để nêu ra

một câu hỏi hóc búa là: Nếu như người ta có thể làm bất cứ việc gì người ta muốn

mà không bị người khác nhìn thấy thì liệu họ sẽ là người như thế nào và họ sẽ làm

những gì?

Cách chúng ta trả lời câu hỏi này cho thấy rõ nhiều điều về cách chúng ta

nhìn nhận tính bẩm sinh của con người - liệu chúng ta xem con người vốn bản chất

là tốt hay xấu hoặc là sự lẫn lộn giữa tốt và xấu. Tuy nhiên tôi đưa ra truyền thuyết

này không phải muốn bạn đi sâu vào vấn đề triết học đầy tranh luận này.

Nếu bạn muốn biết quan điểm của Glaucon và Scorates thì tôi xin đưa ra nội

dung cơ bản của cuộc tranh luận giữa hai người. Hoàn toàn trái ngược với quan

điểm của Scorates và Platon, Glaucon cho rằng người ta sẽ không thể có đạo đức

nếu như họ không cố gắng tách mình ra khỏi cái vô đạo đức. Điều này đã được

Glaucon giải thích như sau: thứ nhất con người vốn bản chất dễ bị lôi kéo bởi tính

ích kỷ và vô đạo đức, thứ hai ngoài những điều mà luật pháp cấm thì có bao nhiêu

điều vô đạo đức khác có thể khơi dậy bản tính xấu của mỗi con người.

Giống như nhiều người trong chúng ta, Scorates và Platon cho rằng có rất

nhiều lý do chính đáng cho thấy con người luôn có xu hướng tới cái cao đẹp và có

đạo đức, thậm chí trong trường hợp con người có thể làm những điều mà người

khác không biết. Liệu thực ra con người giữ được đạo đức hay không trong những

hoàn cảnh như vậy. Đó là một câu hỏi khó chưa được giải đáp.

Hãy gạt các vấn đề tranh cãi xung quanh bản chất của con người sang một

bên. Tôi thuật lại truyền thuyết về chiếc nhẫn của người chăn cừu nhằm vào hai

mục đích thiết thực. Thứ nhất là giúp chúng ta tiếp tục nhìn thẳng vào bản thân

chúng ta, soi xét lại con người thật của mình. Đồng thời tôi cũng muốn hình thành

một khái niêm ban đầu dễ nhớ và hữu ích về tính cách.

Hãy xem xét một cách nghiêm túc về trường hợp tất cả chúng ta đều có

chiếc nhẫn vô hình tức những lúc chúng ta có thể làm những điều mà người khác

không nhìn thấy hay lúc chúng ta vừa là nhân chứng cho những việc làm của

chính. Bây giờ hãy hỏi bản thân bạn câu hỏi của Glaucon:

Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn mà không bị người khác nhìn

thấy thì lúc đó tôi sẽ là người như thế nào và tôi sẽ làm những gì?

Tuy nhiên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm nghề nghiệp đã cho tôi thấy

rằng giữ nguyên hình thức câu hỏi như vậy đối với chúng ta là quá trừu tượng và

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

do đó sẽ khó đạt được mục đích chúng ta đặt ra. Những gì chúng ta cần làm là cụ

thể hóa câu hỏi này. Nếu chúng ta thực sự muốn hoàn thiện chính mình thì điều

này sẽ giúp ta đạt được cái đích cuối cùng đó là sự thật, là sự nhận thức đúng đắn

của chúng ta chứ không vì mục đích mang lại sự thoải mái cho chúng ta.

Chính vì vậy để đảm bảo chắc rằng chúng ta thực sự trung thực và khách

quan với chính mình trong quá trình tự kiểm điểm bản thân thì chúng ta hãy tự hỏi

mình những câu hỏi cụ thể sau:

Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn mà không bị người khác nhìn

thấy thì con người tôi lúc đó có xu hướng là:

- Tốt hay xấu?

- Thật thà hay giả dối?

- Đáng tin cậy hay không đáng tin cậy?

- Lễ phép hay vô lễ?

- Thủy chung hay tráo trở?

- Có bản lĩnh hay buông xuôi?

- Có trách nhiệm hay vô trách nhiệm?

Nếu không nói những câu hỏi này thực sự cần thiết cho chúng ta thì ít ra

chúng cũng có giá trị khuyến khích, thúc đẩy chúng ta nghĩ đúng về bản chất con

người của chúng ta – cái quyết định con người chúng ta như thế nào khi chúng ta

làm những việc mà chỉ có bản thân chúng ta mới biết. Còn câu trả lời ư? Đó chính

là những thói quen của cá tính chúng ta. Chúng là sự lẫn lộn giữa những thói quen

tốt và tật xấu.

Như bạn thấy khái niệm về những thói quen của tính cách như trên sẽ và

chắc chắn đóng một vai trò quan trọng và thiết yếu khi chúng ta đề cập đến tính

cách. Là những người đã trưởng thành khi chúng ta nhìn thằng vào bản thân và tự

hỏi mình về xu hướng con người chúng ta trong một hoàn cảnh nào đó thì trước hết

chúng ta không phải tự hỏi mình chọn xu hướng phát triển nào trong trương hợp đó

mà phải hỏi mình đã làm gì trong quá khứ (kể cả thời thơ ấu) những lựa chọn trong

quá khứ cũng như thai độ với hiện tại. Chúng ta nên hiểu rằng quá khứ và hiện tại

chính là hình ảnh trong tương lai của chúng ta. Những gì mà chúng ta có được

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

trong quá khứ, tạo dựng được ở hiện tại sẽ ăn sâu vào con người chúng ta và trong

trường hợp nào đó chúng ta tự bộc lộ mình như những gì chúng ta có. Vì vậy thay

việc tự hỏi con người chúng ta như thế nào trong tương lại thì chúng ta hãy tự hỏi

mình về những thói quen của chúng ta.

Khái niệm thói quen của tính cách như chúng ta đang và sẽ sử dụng ngày

xưa có ý nghĩa phong phú và rộng hơn so với quan niệm thông thường của ngày

nay. Ngày nay người ta xem thói quen của tính cách như là sự vô ý thức, là những

hành vi, đặc biệt thường được xã hội hoan nghênh. Thực ra người xưa sử dụng thói

quen của tính cách để nói tới cái thường được đạo Thiên chúa mô tả như là “những

thói quen của con tim” - một khái niệm lớn và rất có ý nghĩa. Khái niệm này bao

gồm tất cả những khả năng lực về trí tuệ, tình cảm, cảm xúc và tinh thần hăng hái,

đặc biệt khi những khả năng này được thể hiện một cách cụ thể hay trong sự tương

tự giữa các cá nhân trong hoạt động thường ngày của chúng ta. Đây chính là điều

mà tôi thực sự muốn các bạn nhìn nhận về các thói quen của tính cách. Như thế

bạn sẽ có xu hương suy nghĩ xem xét và hành động theo một nền tảng. một nguyên

tắc đúng đắn trong đời sống hàng ngày.

Có một nhà triết học đạo đức nổi tiếng đã từng chỉ ra rằng: Dù thất bại hay

thành công thì trong cuộc sống chúng ta cần có sự dự phòng, có sự lựa chọn cho

riêng mình, có khuynh hướng nhất quán trong hành động theo một nguyên tắc, nền

tảng nào đó còn hơn là lập lờ nửa vời. Chúng ta thường có xu hướng lặp lại những

hành động tương tự như đã làm trong quá khứ đối với tương lai chúng ta. Điều này

được quyết định bởi thói quen: Cách thể hiện hành động theo một khuynh hướng

nhất định.

Tất nhiên chúng ta có khuynh hướng hành động theo một phương thức nhất

định không có nghĩa là chúng ta sẽ phải luôn luôn và cần thiết hành động theo thói

quen của chúng ta. Chúng ta không phải là những cái máy, hay nói theo ngôn ngữ

tâm lý học chúng ta không phải là con chó thử nghiệm của Pavlov, luôn luôn phản

ánh một cách vô ý thức trong những điều kiện tương tự đối với một kích thích nào

đó: Chúng ta có thể không điều khiển được việc tiết nước bọt của cơ quan tiêu hóa

mỗi khi chúng ta nhìn thấy hay ngửi thấy mùi thơm của bánh mì nướng nhưng

chắc chắn chúng ta có thể điều khiển, kiểm soát được bản thân trước xu hướng trở

nên không kiên nhẫn, không thật thà và vô lỗ nếu chúng ta thực sự đẻ tâm và cố

gắng. Chúng ta làm được những việc đó vì một điều quan trọng là chúng ta không

chỉ là một cục đất sét vô tri vô giác mà người ta muốn tạo thành hình gì cũng được.

Chúng ta tất nhiên có khả năng hành động ngược lại với những thòi quen

của chúng ta, ngược lại với những xu hướng hành động vốn có của chúng ta. Bản

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

thân tôi có thể vốn không kiên trì nhưng điều đó có nghĩa là tôi sẽ và chắc chắn

luôn luôn hành động một cách nóng vội. Hay tôi có thể là người có thói quen trung

thực nhưng tôi cũng có thể là người giả dối. Điều đáng chú ý ở đây là nếu tôi hay

hành động trái ngược với những thói quen trên của tôi, nói cách khác tôi cứ lặp đi

lặp lại hành động giả dối và kiên trì thì chúng dần dần trở thành thói quen của tôi

và biến tôi từ người trung thực và nóng vội sang con người giả dối và kiên trì.

Có những thói quen tính cách đơn giản nghĩa là chúng ta có xu hướng hành

động theo một số phương thức nhất định trong những hoàn cảnh nhất định. Trong

khi chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng hành động trái ngược với những thói quen

của chúng ta thì có một thực tế rõ ràng là hầu hết chúng ta thường hành động theo

thói quen của mình. Chính vì vậy chúng ta cần phải nghiêm khắc xem xét và tạo

dựng cho mình những thoi quen cần thiết nếu như chúng ta muốn trở thành người

tốt.

Thói quen có thể là thói quen tốt hoặc thói quen xấu. Xét về mặt đạo đức mà

nói thì người ta có thể gọi thói quen là những đức tính tốt (thói quen tốt) hay là

những tật xấu (thói quen xấu). Chính thói quen của chúng ta, sự lẫn lộn của những

đức tính tốt và những tật xấu là những gì cơ bản, chủ yếu tạo nên tính cách của

chúng ta và do đó cũng chính thói quen quyết định con người chúng ta, quyết định

hành động của chúng ta ngay cả trong trường hợp chúng ta vừa là nhân chứng cho

hành động đó. Vẫn còn vang vọng đâu đây câu nói bất hủ của Aristot.

Chúng ta là cái chúng ta thường lặp đi lặp lại.

Aristot đã thâu tóm được bản chất của tính cách trong câu nói súc tích và

tinh tế này. Đó chính là thói quen.

Như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng việc có được “chiếc nhẫn vô

hình thần kỳ” chỉ làm rõ thêm những gì mà chúng ta thường hay làm trong quá

khứ, đó là những thói quen chi phối chúng ta, vừa là đức tính tốt vừa là tật xấu.

Những thói quen nào trong con người bạn được xem là nổi trội nhất?

Như nhiều người đã nói với tôi và như tôi chứng thực ngay từ bản thân mình

thì việc dành thời gian để suy nghĩ và cân nhắc tìm ra câu trả lời đã có tác dụng

khai sáng và thức tỉnh bản thân rất nhiều.

Tôi xin đưa ra đây một ví dụ. Vào một buổi tối cũng đã khá khuya rồi, trong

khi ngồi nói chuyện thân mật với một số người bạn cũ và một số người tôi mới

quen biết về quá trình tự kiểm điểm bản thân, tôi hỏi nửa đùa nửa nghiêm túc như

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

muốn thách thức mọi người rằng liệu họ có sẵn lòng khi cho mọi người biết một

trong những đức tính tốt và tật xấu tiêu biểu của họ không. Sau khi nhận thấy mọi

người dường như có vẻ ứng thuận, tôi bắt đầu lên tiếng “Tôi nghĩ xét về mặt tích

cực, tôi là người luôn trung thực với lời nói của mình. Nhưng về mặt tiêu cực mà

nói, trong nhiều hoàn cảnh thường ngày như trong công việc hay ở nhà tôi đã đánh

mất sự kiên nhân và đi ngược lại với bản chất con người tôi”.

Trước lời bộc bạch của tôi, mọi người dường như bừng tỉnh. Không khí của

buổi nói chuyện trở nên thân thiện và cởi mở hơn, ngay đối với những người mới

gặp lần đầu hay những người e ngại lúc nói chuyện, Người đầu tiên lên tiếng sau

câu nói của tôi là một quý bà ở độ tuổi 40 “Tôi là người rất nhạy cảm nhưng tôi lại

có thói xấu là hay khóc và càu nhàu như một đứa trẻ khi tôi không đạt được những

gì mong muốn”. Mọi người đều bật cười và người phụ nữ cũng vậy.

Lại thêm một người phụ nữ lên tiếng. Cô ta ở vào độ tuổi 30-35 “Tôi muốn

nói rằng tôi là một người rất thật thà nhưng đồng thời tôi cũng phải thừa nhận với

mọi người rằng tôi thường hay nóng vội đánh giá một người nào đó trước lúc tôi

thực sự hiểu rõ về người ấy”. Lần này mọi người đều im lặng, có nhiều người gật

đầu muốn nói rằng họ hiểu rất rõ thói xấu đó.

Một người bạn thân của tôi lúc đó cũng tham gia vào buổi nói chuyện, anh ta

thú nhận “Tôi nghĩ rằng tôi là một người sống có kỷ luật và có lẽ mọi người cũng

nghĩ như vậy. Nhưng với những bê bối xảy ra trong chính trị và những thói hư tật

xấu đầy rẫy trong xã họ nói chung, cuối cùng tôi nhận ra rằng trong tôi đã hình

thành cái tật hoài nghi, không tin vào bất cứ ai, bất cứ điều gì”. Tất cả chúng ta đều

gật đầu thông cảm. Không khi buổi nói chuyện bỗng trầm lắng trong im lặng.

Một người phụ nữ ở tuổi 40 thường được những người quen biết trong

chúng tôi xem như là một “bậc thánh” đã phá vỡ bầu không khí im lặng khi cô tự

bộc bạch về bản thân mình. Dường như tôi có một niềm say mê, một tình yêu bất

diệt dành cho mọi người – tôi đặt tất cả niềm tin của tôi vào Chúa – nhưng sau

nhiều năm rồi mà tôi giờ đây vẫn đang cố gắng học, một cách chậm rãi nhưng chắc

chắn, suy nghĩ như thế nào trước lúc nói ra. Sự mau miệng và ít suy nghĩ của tôi đã

gây cho tôi nhiều phiền toái. Nghe xong tất cả mọi người đều bật cười.

Gần cuối buổi trò chuyện, một thanh niên khoảng chừng 20-25 tuổi có vẻ e

ngại và ít nói mạnh dạn chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của mình “Có lẽ đức

tính tốt đẹp nhất của tôi là sự tốt bụng, tôi đối xử rất tốt và tử tế với mọi người và

không bào giờ vụ lợi”. Giọng anh ta bắt đầu run run và đôi mắt ngấn lệ anh ta tiếp

tục “Nhưng tôi không thể tin được điều tôi sắp nói ra đây. Chỉ mới gần đây thôi tôi

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

đã bị tiêm nhiễm một thói xấu một cách dễ dàng và tự nhiên đến nỗi tôi không ngờ

tới. Đó chính là tính giả dối. Dường như nó đã in sâu và đeo bám lấy con người tôi.

Tôi đã từng là một người trông giữ hàng hóa cho một cửa hàng khá lớn trong thời

gian 2 năm rưỡi. Trong năm cuối làm việc cho cửa hàng hầu như tuần nào cũng

vậy, tôi đã lấy trộm các linh kiện điện tử của cửa hàng. Và cuối cùng tôi đã bị bắt

quả tang. Nhưng thật may mắn cho tôi người ta đã không đưa tôi ra tòa. Điều đau

xót cho tôi chính là sự giả dối và trộm cắp đã bám rễ vào con người tôi và đã xui

khiến tôi làm những điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới”.

Bạn có thể tưởng tượng ra rằng trước sự thú nhận chân thật và đáng trân

trọng đó tất cả chúng tôi đều lặng đi. Chúng tôi hoàn toàn không bị bất ngờ trước

hành động giả dối và trộm cắp của anh ta (Trái lại đến bây giờ tôi có thể cam đoan

rằng anh ta là một người đàn ông tốt và tử tế, Giá như tôi là ông chủ của anh ta thì

tôi rất lấy làm tự hào có được một người giúp việc như vậy cho dù những lỗi lầm

và sai phạm mà anh ta vấp phải). Chúng tôi bị bất ngờ trước sự thật thà đến chất

phác và dễ bị tồn thương của anh ta. Anh ta không đơn giản thừa nhận thói xấu của

anh là gì mà hơn nữa đã nói lên được hành động cụ thể mà chính tật xấu trong con

người anh ta sai khiến.

Hãy lấy chàng trai trẻ tuổi dũng cảm này làm gương, chúng ta có thể thực

hiện quá trình tự kiểm điểm soi xét bản thân mình, ít nhất thì cũng dần dần tiến đến

sự cụ thể và thiết thực. Câu hỏi ban đầu của chúng tôi là “Nếu tôi không thể làm

bất cứ điều gì tôi muốn mà không bị người khác trông thấy thì tôi sẽ trở thành

người như thế nào và tôi sẽ làm những gì” Chúng ta đã tự hỏi về con người chúng

ta sẽ như thế nào trong hoàn cảnh ấy. Còn câu hỏi về những hành động của chúng

ta thì sao? Hãy cho phép tôi định hình câu hỏi này một cách cụ thể hơn và mang

tính thách thức hơn. Ví dụ bạn hãy hỏi chính mình những câu hỏi sau:

Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn mà không bị người khác trông

thấy thì tôi sẽ:

- Ăn cắp hàng hóa ở một cửa hàng?

- Gian lận trong thi cử

- Copy hợp pháp phần mềm máy tính?

- Xen vào chuyện riêng tư của người khác để theo dõi người ta?

- Ăn trộm tiền của ông chủ?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

- Gian lân trong việc nộp thuế?

- Phản bội bạn bè hay người thân yêu của mình?

- Làm hại người mà tôi không thích?

- Hay liệu tôi có thể có những đức tính như sự trung thực, lòng kính trọng và

tính kỷ luật - những đức tính cần thiết cho việc tự kiềm chế bản thân trước những

hành động như trên?

Với mức độ bạn đặt câu trả lời và tự trả lời một cách trung thực trước những

câu hỏi trắc nghiệm tâm hồn mà tôi sẽ khuyến khích bạn thực hành trong suốt cả

cuốn sách này thì bạn có thể bắt đầu có được một bức tranh rõ ràng hơn về tính

cách của con người bạn. Bạn sẽ thấy rõ hơn những điểm mạnh điểm yếu trong tính

cách của bạn hay chính là những đức tính tốt và tật xấu của bạn. Và bạn cũng thấy

rõ những hoàn cảnh cụ thể hơn trong đó bạn thể hiện thực sự là con người tốt hay

thực sự là người đồi bại.

Tôi viết chương này để nói lên ý nghĩa đạo đức sâu sắc về những gì thực sự

đang tồn tại trong bản chất con người bạn: đó là con người thật của bạn kể cả

những gì thoáng qua, bề ngoài và sâu thẳm bên trong. “Tính cách là những gì bạn

thể hiện trong bóng tối”. Đó là câu nói nổi tiếng của nhà truyền giáo thế kỷ 19

Moody. Nó thực sự lột tả được hết ý nghĩa của nó khi gắn với những điều mà bạn

làm đặc biệt đối với những việc mà bạn thực hiện thường xuyên, thành thói quen

hay tin cách trong đời sống hàng ngày.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

4

Tính cách của một người

phụ thuộc vào chính bản thân người đó

(Anne Frank)

Tựa đề của chương trình mang một ý nghĩa sâu sắc đối với việc hình thành

tích cách. Câu nói này thực sự không những hữu ích cho tôi, cho bạn mà cho tất cả

mọi người, đặc biệt càng có ý nghĩa hơn khi bạn hiểu rằng đó là sản phẩm tinh thần

của Anne Frank - một tính cách được tạo ra trong một hoàn cảnh éo le.

Ở độ tuổi 15 – cái tuổi mà hầu hết chúng ta đang vui đùa rong chơi với bè

bạn cùng lớp hay độ tuổi của những nụ hôn đầu đời thì Anne lại viết được những

câu mạnh mẽ như vậy trong cuốn nhật ký của mình. Thật đang khâm phục hơn nữa

khi cô bé 15 tuổi này lại sống trong cảnh chạy trốn chủ nghĩa phát xít, nỗi sợ hãi về

chết chóc luôn luôn ám ảnh bên mình.

Để bạn đánh giá đúng hơn ý nghĩa của câu nói này về trách nhiệm bản thân

đối với việc hình thành tính cách của cá nhân bạn, tôi xin trích ra đây những dòng

nhật ký của Anne:

“Tôi có một điểm nổi bật trong tính cách mà làm cho bất cứ người nào dù

mới quen biết hay quen biết tôi đã lâu đều phải chú ý tới. Đó chính là sự nhận biết

về bản thân mình hay kiến thức về bản thân. Tôi có thể quan sát, dò xét được bản

thân, những hành động của tôi giống như người khác nhìn vào tôi. Tôi với cái tên

Anne có thể thẳng thắn nhìn vào con người tôi với cái nhìn không thành kiến,

không tự bào chữa hau biện hộ cho chính mình và nhận biết được những gì tốt,

những gì xấu trong con người tôi. Sự ý thức về bản thân này luôn thường trực

trong tôi và mỗi khi tôi nói ra điều gì ngay sau đó tôi biết “lẽ ra tôi không nên nói

những lời như vậy” hay “điều tôi nói là hoàn toàn đúng, là sự thật”. Còn có quá

nhiều điều về bản thân tôi mà tôi cần phải lên án, tôi cần phải nghiêm khắc với bản

thân mình. Tôi không thể liệt kê được tất cả chúng. Nhưng càng ngày tôi càng hiểu

rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của lời bố tôi dạy “Tất cả mọi đứa trẻ cần phải quan tâm tới

quá trinh khôn lớn của chúng”. Bố mẹ chỉ có thể cho chúng những lời khuyên bổ

ích hay hướng chúng vào con đường phát triển đúng đắn chứ việc tạo lập tính cách

cá nhân cuối cùng phụ thuộc vào bản thân.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Vào thời điểm đó cô bé không biết rằng đoạn nhật ký sâu sắc này được ghi

vào thứ bảy ngày 15 tháng 7 năm 1994 là một trong ba đoạn nhật ký cuối cùng của

mình. Đoạn nhật ký thứ hai được ghi sau đó 6 ngày tức vào thứ sáu ngày 21 và

đoạn cuối cùng cách đó 17 ngày vào thứ ba ngày 1 tháng 8.

Chỉ 3 tuần sau khi Anne viết dòng nhật ký trích dẫn ở trên bọn phát xít đã

tìm thấy và tấn công vào nơi nương náu của gia định Anne. Bọn chúng bắt Anne,

gia đình và 4 người bạn của cô bé phải sống cuộc song tị nạn khổ sở hơn 2 năm

trời. Tất cả 8 người đều bị đẩy vào trại tập trung ở Hà Lan và Đức. Bảy tháng sau

đó, vào tháng 3 năm 1945 căn bệnh sốt đã cướp đi Anne - cô bé đáng yêu đáng

kính trọng, một bông hoa nhân cách trong một trại tập trung ở Đức.

Đoạn nhật ký của Anne đã hung hồn minh chứng cho một ý rất quan trọng

được rút ra ở chương thứ nhất. Cuối cùng thì: Bạn và chỉ mình bạn mới quyết định

tính cách của con người bạn. Chỉ có bạn chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm

việc bạn có trở thành người tốt hay không. Đó không phải trách nhiệm của anh ta,

của cô ta hay của họ mà chính là trách nhiệm của bạn.

Mặc dù còn rất trẻ nhưng cố bé Anne đã có được cái nhìn bên trong rất đáng

khâm phục. Cô bé đã nhìn thẳng vào thử thách lớn nhất đầu tiên để trở thành một

người có tính cách đang quý. Đó là có trách nhiệm hết mình đối với con người hiện

tại và tương lai của bạn. Điều này thực sự yêu cầu rất nhiều tới việc tự nhận thức

bản thân về đạo đức. Anne đã viết về ý thức từng ngày từng giờ đối với việc “lẽ ra

thái độ của bạn không nên như thế” hay “thái độ của bạn như thế là hợp lý là đúng

đắn”. Đó chính là vấn đề của việc thường xuyên soi mình vào tấm gương đạo đức

để nói rằng “Tất cả không thành kiến, không biện hộ cho chính mình và hãy nhận

biết những gì tốt đẹp và những gì xấu xa trong con người bạn”.

Chưa từng có một người nào nói rằng quá trình tự ý thức bản thân là dễ

dàng. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải vượt qua bao nhiêu trở ngại, phải thực sự

nghiêm khắc với bản thân mình. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình tại sao chưa? Tại sao

làm một người tốt và thường xuyên làm những việc đúng đắn lại khó như vậy?

Tất nhiên trong khi không có câu trả lời cụ thể phù hợp với mọi đối tượng về

vấn đề này thì tôi muốn hiến tặng các bạn một cách soi xét bản thân rất cơ bản và

thiết thực: những khó khăn nảy sinh trong việc trở thành một người tốt và làm

những việc đúng đắn hầu hết thường xuất phát trong chính chúng ta. Trong tôi,

trong bạn và trong tính cách của mỗi cá nhân.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Khó khăn thường bắt nguồn từ những gì xảy ra trong sâu thẳm con người

chúng ta mà đã ăn sâu định hình trong đó. Trong mỗi con người diễn ra những

cuộc đấu tranh như:

- Tôi phải làm gì?

Đối lại với:

- Tôi muốn làm gì:

Hay:

- Lúc này tôi cảm thấy như thế nào?

Hay:

- Tôi mong muốn một điều gì xảy ra?

Hay:

- Tôi sợ điều gì đó có thể đến với tôi.

Tuy nhiên đây là một ví dụ ở cấp độ thể hiện mà có nguy cơ làm mất đi một

điểm quan trọng. Nó sẽ là trừu tượng không thể gây tác động mạnh có ý nghĩa đối

với suy nghĩ và hành động của chúng ta. Chúng ta hãy cụ thể hóa hơn nữa những

cuộc đấu tranh nội tâm này làm cho chúng thiết thực hơn, gần với cuộc sống hàng

ngày hơn. Những ý tưởng đối lập như:

- Tôi nên chơi một cách công bằng

Đối lại:

- Tôi muốn thắng cuộc bằng bất cứ thủ đoạn nào

- Tôi không nên thất hứa đối với việc giữ kín bị mật này

Đối lại:

- Ngay bây giờ tôi muốn nói cho bạn bè tôi bí mật này.

- Tôi cần phải nói lên sự thật về những gì đã xảy ra

Đối lại:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

- Tôi sợ điều gì sẽ đến với tôi nếu như tôi nói lên sự thật.

- Tôi không nên đi copy bản quyền phần mềm của người khác.

Đối lại:

-Tôi thực sự muốn có được phần mềm này – bên cạnh đó thật quá dễ dàng

để copy nó.

- Tôi biết tôi nên xin lỗi cô ta vì những hành động của tôi.

Đối lại:

- Việc xin lỗi cô ta là việc cuối cùng tôi cảm thấy thích làm – Tôi không nên

phạm quy định hay luật này

Đối lại:

-Tôi muốn bắp kịp với cuộc chơi nên tốt hơn là tôi phạm quy định hay luật

lệ này.

Nào bây giờ bạn hãy suy nghĩ về những điều sau. Cái gì cuối cùng sẽ quyết

định kết quả của những cuộc đấu tranh nội tâm này? Cái gì cuối cùng sẽ làm đúng

hay làm sai?

Yếu tố quyết định không gì ngoài những điểm mạnh điểm yếu trong tính

cách của bạn.

Quả thật đây là sự thật khó chối bỏ được. Chúng ta có thể bàn nhiều về áp

lực, về những ham muốn hay về cách thức người này làm việc này, người nọ làm

việc kia, về những ý định thực hiện hành động của họ… và còn bao nhiêu điều

khác. Nhưng thậm chí nếu tất cả những điều này có xảy ra đi nữa thì cuối cùng

chúng cũng chỉ có thể là những yếu tố phụ so với những hành động đúng đắn của

chúng ta trong việc để trở thành một người tốt.

Nếu chúng ta thực sự trung thực với bản thân mình thì chúng ta sẽ thấy rằng

phản ứng của chúng ta trước những việc trên là để bảo vệ cho hành động của

chúng ta.

Chúng ta phàn nàn về sức ép, hay đề cập tới những gì mà người khác làm,

tất cả cũng chỉ là lời tự biện hộ cho hành động của chúng ta. Chúng ta gian lận

trong thi cử vì chúng ta thấy những người khác đã làm như vậy. Đó hoàn toàn là

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

một lời ngụy biện để chạy tội cho những yếu kém trong tính cách của bản thân

mình. Chúng ta không bao giờ thực sự có thể đổ lỗi cho bất kỳ người nào về việc

chúng ta đã phá vỡ những nguyên tắc, những luật lệ đó thường hầu như bởi một

điều gì đó mà chúng ta muốn đạt được. Vì chúng ta muốn thành công, vì chúng ta

muốn phải hơn người khác và muốn thắng lợi. Hay bởi vì chúng ta muốn được

chấp nhận hoặc có nhiều tiền tài danh vọng. Nhưng như vậy hành động đúng hay

sai của chúng ta cuối cùng và chỉ có tính cách của mỗi cá nhân chúng mới quyết

định được.

Khi bạn đứng trước xu hướng thực hiện những hành động sai trái như việc

phá vỡ những quy tắc những luật lệ thì có một cuộc đấu tranh thực sự không phải

giữa bạn và những người khác. Mà đó là một cuộc đấu tranh nội tâm giữa điều mà

bạn nên làm và điều bạn mong muốn, hay với cách khác, là cuộc đấu tranh giữa

việc:

- Tôi nên tuân thủ theo những quy tắc và luật lệ.

Với:

- Tôi muốn đạt được một điều gì đó đến nỗi có thể tôi sẽ phá vỡ những quy

tắc, những luật lệ đó.

Như vậy sẽ có những cuộc đấu tranh nội tâm tương ứng với những hành vi

sai trái mà bạn phải đối mặt.

Bạn phải nhớ rằng những gì người khác làm hoàn toàn không liên quan tới

việc bạn muốn làm những điều phải. Dù bạn bè, người thân, láng giềng, đồng

nghiệp hay ông chủ, các chính trị gia và các phương tiện thông tin có nói và làm gì

đi chăng nữa thì cũng chẳng sao. Vì không ai có thể ép bạn làm những điều trái với

mong muốn của bạn mà bạn biết rằng những điều đó hoàn toàn sai trái.

Do đó, cuối cùng thì chính tôi mới quyết định tính cách của tôi cũng như

những hành động mà tính cách tôi mang lại.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

5

Tính cách còn hơn cả trí tuệ

(Ralph Waldo Emerson)

Tựa đề của chương này được trích dẫn từ một bài diễn văn của Emerson vào

năm 1873 học tại trường học Harward. Emerson đã mạnh dạn sử dụng câu này để

làm phần kết cho bài văn mà ông được yêu cầu trình bày trong cuộc hội thảo của tổ

chức quốc gia danh tiếng Phi Beta Kappa.

Đứng trước những khán giả trí thức, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Mỹ đã

nói lên những mối quan tâm về giới hạn tri thức và mục tiêu giáo dục quá thiên

lệch của các trường đại học. Đặc biết Emerson lo lắng rằng những hình thức giáo

dục đại học hiện nay(1937) đang có nguy cơ thu hẹp vào mục tiêu ngang bằng

khác nữa: Đó là việc giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức mà mình vừa

mới có được để trở thành một người tốt, có trách nhiệm và có lương tâm.

Hơn 150 năm sau, nhà tâm thần học nổi tiếng Robert Coles thuộc trường đại

học Harward khi viết về những mối quan tâm tương tự như vậy đã dẫn ra một câu

chuyện đau lòng về một trong số những học trò của mình như là một dẫn chứng

cho thầy những gì mà Emerson đã nói trước đó. Marian người học trò mà Coles

muốn nói tới là một sinh viên năm thứ hai của trường đại học Harward, cô khá xuất

sắc về môn triết học. Một ngày kia cô đến phòng làm việc của thầy Coles để bộc lộ

nỗi niềm của mình trước cách đối xử tồi tệ và vô đạo dứa mà cô thường xuyên phải

chịu đựng từ phía những người bạn cùng lớp.

Trong nỗi đau về mặt tinh thần, Marian đã tâm sự cùng thầy Coles. Đến từ

vùng Mid, trong một gia đình bố mẹ làm công nhân, Marian phải làm công việc lau

dọn phòng để có thêm tiền chi phí cho việc học của mình tại trường đại học

Harward. Cô đã kể về những người bạn cùng lớp mình, đó là những sinh viên có

chỉ số thông minh rất cao và là những người “giỏi nhất, sáng dạ nhất” nhưng đồng

thời cũng là những người không bao giờ nói từ “Xin mời” hay “Cảm ơn” thậm chí

ngay cả trong những suy nghĩ mà còn là những người không ngần ngại biểu lộ

những thái độ thô lỗ, cục cằn với cô.

Marian kể với thầy Coles về chuyện một nam sinh viên học rất xuất sắc, vừa

mới tốt nghiệp khoa báo chí đã có nhiều lần gạ gẫm quan hệ xác thịt một cách thô

lỗ với cô. Cô biết anh ta đạt điểm A tất cả các môn và anh ta nói với mọi người

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

rằng anh ta thuộc sinh viên nhóm I (nhóm được phân loại ưu ở trường đại học

Harward). Marian đã tham gia hai khóa học về đạo đức cùng anh ta và anh ta cũng

đã đạt điểm A trong hai khóa ấy. Nhưng cách cư xử của anh đối với cô thì thật là

tồi tệ và vô đạo đức biết mấy! Marian còn nhấn mạnh anh ta không phải là trường

hợp ngoại lệ mà còn có bao nhiêu sinh viên khác giống như vậy.

Sau cuộc nói chuyện 2 giờ đồng hồ, có một khoảng im lặng kéo dài như thể

đó là khoảng thời gian Marian dành cho thầy Coles để suy ngẫm những gì cô nói.

Khoảng lặng đó bị phá vỡ bởi chính câu hỏi đầy mạnh dạn và thẳng thắn của

Marian: “Em đang theo học khóa học về đạo đức, triết học của thầy và chúng ta đã

nói những gì tốt đẹp, là mẫu mực quan trọng. Vậy thầy đã dạy như thế nào để

người ta trở thành một người tốt? Mục đích của việc học và biết được những điều

gì tốt đẹp là gì nếu như người ta không cố gắng vươn lên để trở thành một người

tốt?”

Khi Marian đứng dậy và bước ra khỏi phòng thầy Coles thì cũng là lúc thầy

Coles một mình với những suy nghĩ mà cuộc nói chuyện với cô học trò Marian

trước đó đã khơi gợi: “Tôi tự hỏi liệu ngài Emerson thực sự đã đề cập đầy đủ

những gì cần thiết trong bài diễn văn của mình tại mái trường này chưa. Tôi tự hỏi

liệu Emerson đã bao giờ có được phương hướng để giải quyết những vấn đề ông

nêu ra hay chưa hay những gì mà ông quan tâm lo lắng. Hay Emerson có nghĩ rằng

việc ông nêu vấn để nhức nhối này ra cho những người thầy giảng dạy ở trường

Harward là đã đủ cho những gì ông cần làm?”

Thầy Coles đã chia sẻ những suy nghĩ của mình một cách nghiêm túc “Cô

sinh viên Marian đã cho tôi thấy cô không hề quên những lời dạy mà tôi trích ra từ

bài phát biểu của ngài Emerson tại trường đại học Harward, là những gì mà

Emerson muốn nhấn mạnh đến tính cách, đến sự khác biệt giữa tính cách và trí tuệ.

Thật mỉa mai khi chính tại ngôi trường này lại có những sinh viên mặc dù chỉ có

kiến thức tốt về triết học, đạo đức… nhưng là những người yếu kém về đạo đức và

tính cách đến thế. Sự học của họ chỉ là sự học trên sách vở mà không bao giờ biến

nó thành hành động, thành thói quen của thính cách thậm chí còn đi ngược lại với

những gì đã học hỏi”.

Ít ngày sau cuộc trò chuyện với thầy Coles, cô sinh viên Marian đã rời khỏi

ngôi trường Harward. Marian đã ra đi nhưng những câu hỏi của cô vẫn ám ảnh và

bám riết không những đối với thầy Coles, mọi người ở trường Harward mà có lẽ

còn đối với tất cả chúng ta.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Hãy gạt sang một bên vấn đề rắc rối về trách nhiệm giáo dục đối với việc

hình thành tính cách đồng thời mở rộng kiến thức (trên hết, trọng tâm của cuộc trao

đổi chúng ta ở đây là tập trung vào trách nhiệm bản thân đối với tình cách của mỗi

người), chúng ta hãy suy nghĩ về câu hỏi của Marian:

Mục đích của việc học và biết được những điều tốt đẹp là gì nếu như người

ta không cố gắng vươn lên để trở thành một người tốt?

Rõ ràng Marian đã đưa ra một câu hỏi tu từ. Cô không trông chờ câu trả lời

bởi vì câu trả lời đã quá rõ. Khi người ta học và biết được những điều tốt đẹp

nhưng lại không cố gắng rèn mình để vươn lên trở thành người tốt thì việc học đó

cũng vô ích. Đối với mỗi cá nhân, nói một cách không hề phóng đại thì mục đích

duy nhất của việc hiểu và biết được những điều gì tốt đẹp đó là trở thành người tốt,

có ích cho xã hội.

Mặc dù câu hỏi đó cũng đồng thời là câu trả lời nhưng chúng ta cũng cần

suy nghĩ sâu hơn về nó. Nó đã ngầm nói lên một cách hùng hồn với chúng ta nền

tảng cần thiết để trở thành một người tốt. Đó là vấn đề bạn là gì, tính cách của bạn

ra làm sao. Bạn là gì, tính cách của bạn như thế nào còn hơn cả những gì mà bạn

biết.

Vì sợ có sự hiểu nhầm ở đây nên tôi muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của

tôi (và tất nhiên cũng là của Emerson) là không hề nhằm làm giảm giá trị của trí

thức mà hoàn toàn trái lại, những gì bạn biết rất quan trọng, Bạn biết những gì

đúng những gì sai và những gì nên làm, không nên làm thì lúc đó bạn mới có thể

định hướng được hành động của mình. Việc không ngừng bồi đắp kiến thức của

bạn chắc chắn giúp bạn trở thành một người tốt hơn.

Tuy nhiên như hoàn cảnh không mong muốn của Marian với một số bạn

cùng lớp của mình ở trường đại học Harward cũng đủ để làm một minh chứng

thuyết phục cho một sự thật hiển nhiên mang tính phổ biến vẫn luôn luôn tồn tại

quanh chúng ta.

Biết được những điều đúng, những điều tốt đẹp chưa đủ đảm bảo chắc chắn

rằng bạn sẽ làm những điều đúng, những điều hay. Như tôi đã nói việc biết được

những điều đúng, những điều tốt đẹp chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức của bạn cũng

như định hướng đúng cho bạn. Quả thực việc bạn làm những điều biết là đúng đắn,

là tốt đẹp hay không, chúng ta cùng việc quyết định bởi điểm mạnh và điểm yếu

trong tính cách bạn chứ không phải là chỉ số thông minh của bạn, mức điểm giỏi,

điểm ưu mà bạn đạt được trong những khóa học về đạo đức.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Ngoài ta biết nhiều về mọi thứ, thậm chí có kiến thức sâu rộng về đạo đức

thì không có nghĩa là điều đó biến họ trở thành những con người tốt. Chính vì lẽ

đó mà giờ đây tôi phải cảm ơn bố mẹ tôi vì người thường xuyên nhắc nhở tôi

rằng “Là một người thông minh chưa hẳn đã đủ yếu tố cần thiết để trở thành một

người tốt”. Chúng ta có thể suy rộng ra: Có kiến thức mà không có tính cách –

không có những đức tính như thật thà, tính kỷ luật, trách nhiệm… thì coi như vứt

đi thậm chí có thể gây ra những điểu tội lỗi. Hay như câu nói nổi tiếng của tổng

thống Theodore Roosevelt: “Giáo dục một người về trí não mà không giáo dục về

tâm hồn, đạo đức thì coi như giáo dục một kẻ gây họa cho xã hội”.

Điều mấu chốt ở đây là:

“Biết được những điều đúng, điều tốt đẹp” và “Làm những điều đúng, điều

tốt đẹp”.

Giữa chúng có một chiếc cầu nối vô hình nhưng rất quan trọng. Nó sẽ đưa ta

đến cái đích “có được tính cách để làm những điều đúng, điều tốt đẹp”.

Trong cuộc sống hàng ngày những khó khăn chính mà chúng ta đối mặt khi

cố gắng thực hiện những điều hay, lẽ phải thực sự không phải là những khó khăn

về mặt nhận thức mà là khó khăn trong hành động, không phải thiếu thốn kiến thức

mà là vì tính cách cá nhân không đủ mạnh.

Tuy nhiên ngày nay chúng ta vẫn thường nghe, nói hay đọc qua sách báo về

cái gọi là “những tình thế khó xử về mặt đạo đức”. Rơi vào những tình huống này

chúng ta thực sự bối rối khó tìm ra đường lối hành động đúng đắn. Đối với hầu hết

chúng ta, điều quan trọng là chúng ta nhận được rằng những tình huống khó xử này

là một ngoại lệ chứ không như những tình huống thông thường khác trong cuộc

sống. Tình huống khó xử ngày nằm ngoài khả năng nhận biết tức thời về đạo đức

của chúng ta. Nét đặc thù trong nguyên tắc sống của chúng ta là không phải vấn đề

mình biết về cái đúng, điều gì hay mà chính là mình có được tính cách như thế nào

để làm những điều gì hay lẽ phải đó.

Trong một cuốn sách được đánh giá cao của một nhà giáo dục học có tên

tuổi, ông đã từng viết:

Đối với vấn đề về cuộc sống đạo đức thì phần lớn trẻ thơ cũng như người

lớn hầu như phát triển đạo đức của mình không phải dựa trên “những tình huống

khó xử về mặt đạo đức”. Phần lớn những quyết định về đạo đức của chúng ta phải

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

gắn liền với sự thôi thúc làm những điều mà chúng ta biết là nên làm hay sự lôi kéo

bản thân tránh làm những điều mà chúng ta biết là không nên làm và ngược lại.

Một lần nữa chúng ta hãy quay trở lại trường hợp Marian bị bạn bè của mình

đối xử. Phải chăng những người bạn khiếm nhã của Marian là thô lỗ, cục cằn, thiếu

văn hóa? Phải chăng anh chàng sinh viên ưu tú, đã cùng học với Marian hai khóa

học đạo đức và triết học không biết rõ hành vi gạ gẫm thô lỗ quan hệ xác thịt với

cô là một hành vi vô đạo đức xúc phạm đến phẩm giá của Marian?

Chúng ta hãy lướt qua kết quả của một cuộc khảo sát gần đây với tên gọi

“báo cáo về tình trạng đạo đức của người Mỹ”.

- 24% sinh viên và gần 10% số người trưởng thành không qua đào tạo đại học

cho biết rằng họ sẵn sàng nói dối để có được hoặc duy trì được việc làm.

- 61% sinh viên và 26% số người trưởng thành không qua đào tạo đại học

thừa nhận rằng họ đã từng nói dối bố mẹ mình trong năm vừa qua.

- Lấy ý kiến cũng từ chính những người trên về mặt đạo đức thì họ cũng đồng

ý rằng “Trung thực là thượng sách nhất” và họ cho rằng “Quả thật là thiếu trung

thực khi cố ý bóp méo sự thật hay cố gắng gây cho người khác tin vào một điều mà

không đúng sự thật”.

Những con số thống kê như trên và đặc biệt là kinh nghiệm cá nhân trong

cuốc sống hàng ngày đã cho chúng ta thấy rõ rằng hầu hết các vấn đề dẫn tới

những hành vi xấu không phải là do khối óc mà chính là do trái tim, do sức mạnh

của tính cách.

Chúng ta hãy ngẫm lại những gì chúng ta bàn về cuộc đấu tranh nội tâm

trong chương 4. Trong tình thế chúng ta đối mặt với những cuộc đấu tranh về đạo

đức đầy khó khăn trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta sẽ giành phần lớn thời

gian để giải quyết những cuộc đấu tranh nội tâm thuộc tính cách của chúng ta.

Những cuộc đấu tranh đó theo hình thức như:

- Điều tôi biết phải làm

Và:

- Điều tôi muốn phải làm

Hay có thể theo một hình thức khác cụ thể hơn như:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

- Tôi biết nên tôi tôn trọng cô ta

Và do tôi muốn thể hiện mình là bề trên và sai khiến được cô ta nên tôi sẽ nói

và làm bất cứ điều gì để đạt được điều đó.

Phán quyết cuối cùng cho những cuộc đấu tranh nội tâm này không gì ngoài

tính cách bạn, ngoài những sự lựa chọn đúng hay sai được lặp đi lặp lại trong

hành động hàng ngày của bạn – hay nói cách khác kết cục cuối cùng cho những

cuộc đấu tranh này được thể hiện trong những phản ứng hàng ngày của bạn

trước câu hỏi:

Tôi có đủ tính cách để thực hiện những điều hay lẽ phải hay không?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

6

Cái tuyệt hảo là thói quen

(Pristot)

Bởi thử thách về đạo đức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

thường không phải là vấn đề nhận biết được cái gì đúng và tốt mà là vấn đè có đủ

tính cách để làm những điều đúng và tốt đó cho nên một trong những vấn đề quan

trong nhất và có tính quyết định đối với số phận của chúng ta là chúng ta sẽ phát

triển tính cách của mình như thế nào để làm được những điều hay lẽ phải.

Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời thật đơn giản và đầy ý nghĩa cho vấn đề

này trong tác phẩm Nichomachean Ethics và Aristotle – một tác phẩm triết học nổi

tiếng của thế giới phương Tây bàn về tự nhiên và sự phát triển của tính cách.

Aristotle đã viết:

“Sự hoàn thiện về đạo đức đạt được như là kết quả của thói quen”

Ông đã làm sáng tỏ quan điểm nền tảng này thông qua việc so sánh sự phát

triển những đức tính tốt đẹp – thói quen tốt của tính cách với sự phát triển của

những kỹ năng điêu luyện trong nghề thủ công và hội họa:

Chúng ta có được những đức tính tốt chỉ bằng cách luyện tập chúng cũng

giống như trong lĩnh vực hội họa vậy. Bất cứ việc gì chúng ta muốn làm được thì

chúng ta phải thực sự học cách làm nói: ví như chúng ta trở thành những người thợ

khi chúng ta làm công việc xây dựng, chúng ta trở thành một nhạc công khi chúng

ta học chơi đàn. Tương tự như vậy, chúng ta chỉ trở thành người công minh khi

chúng ta hành động một cách công bằng, là người dũng cảm khi chúng ta làm

những việc can đảm.

Nhận xét của Aristotle chắc không có gì mới mẻ và đáng ngạc nhiên đối với

bạn. Điều hiển nhiên làm một người cần phải khiêm tốn nhiều thời gian và công

séc làm nghề thợ mộ nếu như anh ta muốn trở thành một người thợ giỏi. Tương tự

như vậy, người ta cần phải bỏ ra bao thời gian để tập chơi một dụng cụ âm nhạc

nào đó nếu như muốn trở thành một tay chơi nhạc cụ cừ khôi.

Trước Aristotle hàng trăm năm nhà thơ Hy Lạp cổ đại Hesiod đã từng nhắc

đến đại ý này:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Với cái tuyệt hảo thì đến thần thánh cũng phải đổ mồ hôi nước mắt, phải

mất bao nhiêu công sức và thời gian thì mới đạt được nó. Trong suốt lịch sử phát

triển của nhân loại đã có biết bao nhiêu người tên tuổi khác nói lên chân lý này.

Lấy ví dụ, nhạc công nổi tiếng thế giới Arthur Rubinstein (1887 - 1982) đã nhận

xét về thành công trong âm nhạc của mình như sau:

Nếu một ngày tôi không tập luyện thì tôi nhận ra rằng điều đó.

Nếu hai ngày tôi không tập luyện thì bạn tôi sẽ nhận ra điều đó.

Nếu ba ngày tôi không tập luyện thì công chúng sẽ nhận ra điều đó.

Cũng với ý như vậy khi nói về những thành công rực rỡ của mình trong nền

thể thao quốc tế, huyền thoại huấn luyện bóng đá Vincent Lombardi đã nhấn mạnh.

Chúng ta phả trả một cái giá nào đó cho bất cứ thành công nào của chúng ta,

không có cái gì là không có cái giá của nó. Dành chiến thắng hay có được vị trí

thuận lợi dẫn tới thành công buộc bạn phải trả giá cho những điều đó, Đó là điều

quan trọng nhất bạn cần phải hiểu. Thành công không phải là cái gì đó ngẫu nhiên.

Thành công không phải là một sớm một chiều. Hay nói cách khác thành công là

một thói quen. Chiến thắng là một thói quen.

Hesiod, Rubinstein, Lambardi (và bao nhiêu người khác nữa) tất cả đều

chung một suy nghĩ để đạt được cái tuyệt hảo đã được Aristotle khái quát lên thành

chân lý: để trở nên thành thục và điêu luyện trong bất cứ một lĩnh vực nào, một

nghệ thuật nào thì cần phải tốn bao công sức, mồ hôi và thời gian luyện tập.

Tuy nhiên điều đó có thể thực sự trở nên mới mẻ và hữu ích đối với chúng ta

đó chính là sự sắc sảo và hiểu biết thấu bản chất của chân lý này khi ông vận dụng

nó vào mục đích hoàn thiện tính cách: “Để trở thành một người hoàn thiện về tính

cách đạo đức thì cũng giống như để trở thành một người thợ giỏi, một nhạc công

kiệt xuất hay là một vận động viên điền kinh cừ khôi”.

Nói cách khác, hoàn thiện về đạo đức cũng giống như giỏi về âm nhạc, cừ

khôi về điền kinh hay bất cứ một môn nào chính là kết quả của quá trình phát triển

những thói quen tốt – những thói quen mà chỉ có thể đạt được với một quyết tâm

sắt đá, với biết bao ngày làm việc mệt nhọc. Như vậy cái chinh ở đây là: Nếu này

bạn muốn phát triện những thói quen tốt của tính cách đạo đức hay là những đức

tính tốt như trung thực thì bạn phải thực sự thực hành, áp dụng nó vào hoạt động

của chính mình.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Chúng ta có thể đánh giá xác đáng hơn về sự tương đồng giữa quá tình hoàn

thiện tính cách đạo đức và quá trình hoàn thiệnkỹ năng âm nhạc, hội họa, điền kinh

nếu chúng ta đặt ra những câu hỏi chung chung như Aristotle đã làm: Để trở nên

xuất sắc trong một việc gì đó thì phải thực chất cần những gì? Aristotle đã cho ta

thấy điều đó tất nhiên không phải chỉ cần đôi lúc làm việc tốt ấy. Chúng ta có thể

nói về một nhạc sĩ nào đó là “Tối này cô ấy đã có một buổi trình diễn thật xuất

sắc” chứ chúng ta không thường xuyên nhắc đến cô ấy như một nhạc sĩ xuất sắc

nếu như khác với nhiều buổi trình diễn có chất lượng bình thường khác của cô ấy,

buổi trình diễn hôm đó bỗng dưng là một buổi trình diễn xuất sắc và đáng được

hoan nghênh. Công bằng mà nói cô ấy chỉ có thể được gọi là một nhạc công có

khả năng và chấp nhận được chứ chúng ta nên nhường hai chữ “xuất sắc” cho

người nhạc công nào thường xuyên thậm chí lúc nào cũng như vậy biểu diễn một

cách tuyệt vời.

Đó chính là chiếc chìa khóa để thực sự trở nên xuất sắc trong một việc nào

đó: Biết cách thực hiện xuất sắc việc đó đến độ bạn có thể nhiều lần thực hiện nó

tốt như vậy, cho đến lúc việc thực hiện nó trở thành hành động “bản năng thứ hai”

của bạn. Điều này giải thích chính xác tại sao những nhạc công muốn chơi nhạc đạt

đến trình độ xuất chúng như Arthur Rubinstein thì sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian

và công sức để tập luyện. Điều đó giải thích vì sao các vận động viên tham vọng

trong các môn điều kinh, cử tạ, bơi lội. ném lao, bắn súng… phải miệt mài cố gắng

để có được cơ hội giành chiến thắng trong các cuộc thi mang tầm quốc tế. Để thành

thục và điêu luyện trong bất cứ việc gì thi không chỉ làm tốt trong một vài lần mà

lúc nào cũng vậy phải làm một cách thuần thục.

Chúng ta hãy suy nghĩ một ít theo hướng sau: chúng ta kính trọng và khâm

phục (và có thể cố gắng muốn bắt chước theo) huyền thoại bóng rổ Michael

Jorrdan, hoạ sĩ thiên tài Meryl Streep và nhạc công đầy tài năng như Luciano

Pavarotti. Theo hướng tác động như vậy chúng ta cũng khâm phục những người

sống quanh ta, gần gũi thân thiết với ta mà có được tính cách đạo đức cao đẹp,

đáng kính. Họ trở thành mẫu hình đạo đức cho ta noi theo. Những người như

Michael Jordan, Streep và Pavarotti, tất cả học đều thể hiện sự khéo léo tuyệt vời

của mình luôn nhất quán như thể là hành động bản năng của họ. Như vậy mấu chốt

vấn đề là ở chỗ: Làm xuất sắc một việc gì đó một cách tự nhiên. Tại bất cứ thời

điểm nào xét về mẫu hình đạo đức của chúng ta, một trong những lý do quan trọng

nhất mà chúng ta kính phục họ chính là khả năng làm được những điều hay lẽ phải

một cách dễ dàng và không hề thay đổi trong mọi trường hợp. Cũng giống như tài

năng của những vĩ nhân thế giới được thể hiện và hoàn hảo ở mọi nơi mọi lúc thì

đức hạnh của những tấm gương về đạo đức của chúng ta cũng vậy.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Bạn hãy suy nghĩ về trường hợp của tôi với vợ chồng nhà Bruce và Ruth. Họ

có một chiếc xe chở hành đã dùng được 5 năm rồi và luôn luôn giữ gìn nó cẩn

thận. Trước lúc bán cho tôi, Bruce và Ruth đã chu đáo kiểm tra máy móc và mọi

thứ để đảm bảo chiếc xe vẫn còn tốt và không hư hại gì. Mặc dù họ đã kiểm tra rất

cẩn thận nhưng có một điều không ngờ lại xảy ra: trên đường trở về nhà ngay khi

tôi làm công việc giao dịch xong thì bộ phần truyền lực của xe bị hỏng.

Bạn nên biết rằng Bruce và Ruth hoàn toàn xa lạ với tôi trước khi tôi mua xe

của họ. Chiếc xe của tôi đã nằm chết ngay trên đường. Lúc đó tôi cũng hoi nóng

giận và đã gọi điện cho Bruce đến. Không lâu sau đó anh đã có mặt. Anh cùng tôi

chờ đợi khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi xe kéo đến. Sau khi chiếc xe hỏng tôi dời

tới một trạm xăng gần đó, Bruce đã không ngần ngại thanh toán chi phí di dời (chi

phí rất đắt) và đưa tôi về nhà.

Trên đường về nhà, trước sự mệt mỏi và chán nản của tôi, Bruce đã để nghị

gửi lại tôi tiền mua xe. Xét về lý mà nói thì anh ta không hề bị ràng buộc nào khiến

anh ta phải gửi lại tiền cho tôi, đặc biệt khi tôi đã chính thức mua xe của anh ấy.

Điều làm tôi có ấn tượng về anh chính là thái độ, cách ứng xử của anh Bruce

không chỉ quan tâm nhiều đến tâm tư tình cảm của tôi mà còn thấy rõ được cần

phải làm điều gì cho phải, cho hợp tình hợp lý. Hay nói cách khác nét đẹp trong

tính cách mà anh đã bộc lộ là cái thường trực, ăn sâu vào tính cách cá nhân của

mình. Cư xử và hành động rộng lượng, đáng khâm phục của Bruce một cách tự

nhiên, không hề gượng ép là minh chứng thể hiện rõ nét cho điều đó.

Khi viết về những người có tính cách đáng kính mà những hành động cử chỉ

cao đẹp của họ trở thành bản chất, thành máu thịt thì tôi không thể không nhắc tới

Jeannine người vợ yêu quý của tôi. Trong tất cả các bài giảng hay bài thuyết trình

của tôi về chủ đề này. Tôi muốn lấy Jeannine làm ví dụ cho đức tính trung thực. Ở

Jeannine, tính trung thực đã được hình thành từ thuở bé, dưới bàn tay chăm sóc của

người mẹ thân yêu Roberta – một người được xem là mẫu mực về sự trung thực.

Với đức tính đó, cũng như bao đức tính khác nữa, Jeannine đã thực sự là một thần

tượng trong tôi. Có những trường hợp mà giá như tôi thì tôi sẽ để bóp méo sự thật.

Nhưng đối với Jeannine cô hoàn toàn không thể làm được điều đó, thậm chí thốt

lên một lời nói dối vô hại cũng không thể.

Trước khi trở thành một người mẹ, Jeannine đã làm việc cho một chi nhánh

ngân hàng thế chấp lớn trong thời gian 9 năm. Cô là một kế toán điều hành, là

người trực làm việc với những người môi giới. Chính những người này đang cố

gắng để có được những khoản vay rất lớn cho khách hàng của họ. Thật là phiền

toái, hầu như hàng ngày Jeannine luôn phải chịu áp lực từ những lời “đề nghị” của

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

các môi giới nhằm giúp họ vay được tiền. Từ những lời “đề nghị” bóng gió cho

đến những lời thẳng thắn. Và tất nhiên đó là cái bẫy dẫn tới hành động thiếu trung

thực và gian lận.

Mặc dù thực tế là trong nhiều trường hợp người ta khó có thể phát hiện được

sự giả dối và gian lận đó, và điều đó có nghĩa là cô sẽ nhận được một khoản tiền

đáng kể, nhưng Jeannine luôn luôn từ chối và tỏ ra không hài lòng. “Phải chăng

anh đang đùa tôi?” hay “Xin cho tôi nói thẳng, anh đang thực sự yêu cầu tôi làm

những điều trái pháp luật”. “Anh đang buộc tôi vào một tình huống khó xử đấy!”,

đó là câu trả lời cho những đề nghị như vậy. Xét về điều kiện hoàn cảnh mà nói, tất

nhiên Jeannine hoàn toàn có thể làm việc gian lận đó, nhưng tính trung thực và tinh

thần trách nhiệm trong nhân cách tuyệt vời của Jeannine đã trở thành một sức

mạnh đẩy lùi những ham muốn tầm thường sai trái. Chính điều này làm cho tôi

càng tôn trọng Jeannine hơn bao giờ hết.

Qua những tấm gương về những cá nhân với những thói quen đạo đức trong

đời sống hàng ngày chúng ta biết rằng chúng ta cũng phải có giải pháp cho những

cuộc đấu tranh nội tâm khốc liệt giữa “Điều tôi nên làm” và “Điều tôi muốn làm”.

Như chúng ta đã biết trong chương 4 thì giải pháp cho những cuộc đấu tranh này

quyết định bởi sức mạnh và sự kiên định của tính cách cá nhân của mỗi người. Và

bây giờ chúng ta lại có một cách cụ thể hơn để giải quyết. Qua việc hình thình và

phát triển những thói quen tốt của tính cách, chúng ta nhận thấy rằng nhiều cuộc

đấu tranh nội tâm đã kết thúc với quyết định làm những điều mà chúng ta nên làm.

Như chính Aristotle đã kết luận, để trở thành một người có tính cách đạo đức

hoàn hảo thì sẽ phải luôn luôn phát triểnnhững đức tình tốt của mình hay chính

việc biến những đức tính ấy thành thói quen bản chất thường trực trong tính cách

của chúng ta. Chúng ta sẽ không chỉ đôi lúc thành thực, công bằng và lễ phép mà

phải luôn như vậy ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày. Với tình thần đó

thì “điều tôi nên làm” và “điều tôi muốn làm” lúc nào cũng là một. Quả thực theo

quan điểm của Aristotle nếu bạn nói “không” với những hành vi vô đạo đức thì đó

không chỉ bời vì bạn không nên có những hành vi như vậy mà còn bởi vì bạn

không muốn; và nếu bạn nói “có” với những hành động phù hợp với đạo lý thì đó

không chỉ bởi vì bạn nên hành động như vậy mà còn bởi vì bạn muốn làm như thế.

Làm những điều hay lẽ phải không chỉ đơn thuần là hành động của bạn mà nó còn

bộc lộ con người bạn, tính cách của bạn.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

7

Mọi điều thật thà, cao cả, đúng đắn, trong sáng, đáng yêu, đáng trân trọng, nếu là

những cái tuyệt hảo hay đáng ngợi ca thì bạn hãy luôn luôn suy nghĩ về chúng

(Paul)

Chúng ta hãy nói câu nói của thánh Paul làm nguyên tắc chung thứ hai để

hình thành một tính cách đáng trân trọng. Bất cứ người nào muốn giỏi và thành

thạo ở bất cứ việc gì thì không những trước hết phải cố gắng xa lánh những gì sai

trái làm tổn hại đến nó mà còn phải tập trung theo đuổi những gì tốt đẹp có lợi cho

nó.

Nguyên tắc này đúng với bản thân những người nổi tiếng như Michael

Jordans, Metyl Streeps và Luciano Pavarottis và nó cũng hoàn toàn đúng với bạn

và tôi khi chúng ta muốn phát triển một tính cách cá nhân cao đẹp. Đặc biệt đối với

mục đích hình thành tính cách của chúng ta thì nguyên tắc này có thể được hiểu

như sau: “Để trở thành một người có đạo đức thì không chỉ nói “không” với những

gì xấu xa mà còn phải nói “có” với những gì cao đẹp – đó là vấn đề của những thói

quen của tính cách của bạn”.

Sự khác biệt giữa nói “không” với những gì xấu xa và nói “có” với những gì

cao đẹp cho chúng ta hiểu được tại sao Paul với tư cách là người cha về tinh thần

và đạo đức nói với các con chiên tại thành phố Hy Lạp cổ đại Phillipi những điều

như “Mọi điều giả dối, thấp hèn, sai trái, nhơ bẩn, đáng ghét, đáng nguyền rủa vô

đạo đức và không thể chấp nhận được thì bạn hãy tránh xa chúng”. Câu nói của

cha Paul là một bằng chứng cảnh báo về những thói tiêu cực, về lý do tại sao và

bằng cách nào để tránh chúng. Nhưng cũng giống như Paul đặc biệt tập trung giảng

giải và khuyên bảo mọi người hướng tới những mặt tích cực tốt đẹp. Đó là tại sao

và bằng cách nào để theo đuổi và đạt được những cái “tuyệt hảo hay đáng ca ngợi”.

Lý do thật đơn giản nhưng lại rất cần thiết. Sự tuyệt hảo và đáng ngợi ca

không chỉ có nghĩa là không có bóng dáng của những điều xấu xa sai trái mà chúng

còn chính là những phẩm chất đạo đức cao đẹp và hiện hữu. Như học giả người

Anh đầu thể ky XX G. K Chesterton đã từng nhắc tới “Đức hạnh không phải là sự

thiếu vắng những điều xấu xa hay sự xa lánh những mối nguy cho đạo đức; đức

hạnh là một cái gì đó ấn tượng, sâu đậm và riêng biệt”.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Tôi nhận thấy câu nói của Chesterton thật ý nghĩa. Nó đã nói lên được bản

chất của đức hạnh là gì và rõ ràng tầm quan trọng thiết thực và có tính chất quyết

định của sự phân biệt này hoàn toàn không phóng đại. Và tôi phải nói ngay rằng

điều này còn đúng với những vấn đề xã hội gay gắt và nóng bỏng ngày nay cũng

như đối với những vấn đề tính cách cá nhân: Cái cao cả, cái tuyệt hảo không bao

giờ đạt được nếu như chỉ cố gắng loại bỏ những điều xấu xa, tội lỗi. Trái lại để đạt

được cái tuyệt hảo, cái cao cả thì mục tiêu, trọng điểm, công việc của chúng ta với

tất cả năng lục về trí tuệ, tình cảm và tinh thần cần phải được tập trung chủ yếu vào

việc theo đuổi những điều hay lẽ phải.

Bạn có hiểu được những gì tôi nói không? Bạn có nắm được vấn đề mà tôi

đề cập tới không?

Chúng ta hãy xem xét sự khác biệt sâu sắc giữa hai mặt sau: một mặt, mục

tiêu hàng ngày của chúng ta là nhất định nói “không” với những thứ như thuốc

phiện, tội phạm, thành kiến, vô lễ và lạm dụng tình dục, mặt khác, mục tiêu hàng

ngày của chúng ta là “nhất quyết nói có” với những điều như khỏe mạnh, chính

trực, công bằng, kính trọng, lễ phép.

Hai mục tiêu này không loại trừ lẫn nhau mà trái lại luôn luôn hỗ trợ lẫn

nhau. Và tất nhiên chương trình “Hãy nói không” giống như chiến dịch “Hãy nói

không với ma túy” cần có những nỗ lực cần thiết chung của cả cộng đồng.

Nhưng hai mục tiêu này về cơ bản là khác nhau và quan trọng hơn là trên

bình diện thực tế và lý thuyết, chúng cũng có những khác biệt. Việc tính cách của

bạn, tính cách của tôi, cũng như cả một xã hội nói chung thay đổi không ngừng

theo hướng tích cực sẽ phụ thuộc lớn vào việc chúng ta xem mục tiên xây dựng

tính cách là theo đuổi những điều cao đẹp chứ không phải là tránh né những gì xấu

xa.

Bạn hãy liên tưởng mục tiêu xây dựng tính cách cũng giống như mục tiêu để

tạo ra một khu vườn đẹp. Để có được một khi vườn đẹp phụ thuộc vào việc bạn

trồng những cây hoa đẹp chứ không phụ thuộc nhiều vào việc làm sạch cỏ dại của

bạn. Một triết gia đạo đức đương thời đã từng diễn đạt hình ảnh này một cách ấn

tượng.

Cố gắng trở thành một người có đức hạnh mà chỉ bằng cách loại bỏ những gì

xấu xa tội lỗi… thì hoàn toàn thất bại cũng giống như cố gắng trồng cây hoa hồng

mà chỉ bằng cách làm sạch cỏ dại. Sau khi vườn được làm sạch cỏ, người ta còn

phải gieo mầm, trồng hoa và chăm bón; nếu không cỏ dại lại mọc trở lại. Cách tốt

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nhất để loại bỏ những điều xấu xa tội lỗi chính là đánh bật chúng ra bằng việc hình

thành những đức tính tốt.

Hình ảnh liên tưởng trên thật sinh động và là một bằng chứng hết sức thuyết

phục không những trên lý thuyết mà còn cả trên thực tế. Bạn hãy nghĩ xem điều đó

có đúng không. Bạn sẽ nhận được câu trả lời xác đáng khi bạn hỏi những người

làm vườn hay những người làm nông giỏi liệu mục đích canh tác chính của họ có

phải làm sạch cỏ dại hay không. Câu trả lời của họ có thế sẽ là: “Anh đang đùa tôi

ư?”, “Phải chăng đây là câu hỏi đùa?”, hay có thế sẽ là “Anh có biết rằng người ta

gọi tôi là một “nông dân” hay một “người trồng cây trái” chứ không phải là một

“người nhổ cỏ dại””?

Tương tự như vậy, là những người chăm lo cho “khu vườn” đạo đức của

chính mình, liệu nó có ý nghĩa gì khi chúng ta suy nghĩ và hành động như thể mục

đích số một của chúng ta nhàm loại bỏ những điều xấu xa tội lỗi? Qua những gì tôi

đã nói và đó cũng là sự kiện thật hiển nhiên, tất yếu chúng ta được gọi là những

người có đạo đức chứ không phải dưới cái tên là “những người loại bỏ những điều

vô đạo đức”.

Hãy cho phép tôi làm rõ hơn ý này thông qua những cuốn sách của con tôi.

Trong tập sách “Giúp bé hoàn thiện” gồm 20 cuốn mà tôi tập trung đưa ra những

cách cụ thể để giúp cho trẻ phát triển tốt nhân cách của mình. Chúng ta hãy đọc kỹ

các tựa đề sau của những cuốn sách đó:

Là một người chơi thể thao tồi

Là một người khiếm nhã

Là một người luôn bắt nạt bạn bè

Là một người cẩu thả

Là một người phá phách

Là một người đãng trí

Là một người tham lam

Là một người lười nhác

Là một người keo kiệt

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Là một người bừa bộn

Là một người thô lỗ

Là một người ích kỷ

Là một người vô trách nhiệm

Là một người không giữ lời hứa

Là một người vô kỷ luật

Là một người hay kêu ca

Là một người ngoan ngoãn

Là một người hay đánh lộn

Là một người ngồi lê đôi mách

Là một người hay cắt ngang người khác

Là một người hay nói dối

Là một người thái quá

Là một người kiêu căng

Là một người hay xoi mói

Là một người hay trộm cắp

Là một người không chú tâm

Là một người hay đả kích người khác

Là một người không biết tự kìm hãm bản thân

Bạn suy nghĩ gì danh sách trên? Đặc điểm rõ nét nhất của những tựa đề sách

này là chúng đều nói lên mặt tiêu cực của tính cách hay là những thói xấu. Quả

thực sau khi đọc hết 20 cuốn sách của con tôi, tôi thấy rằng tất cả những cuốn sách

này tập trung rất ít vào việc giúp cho trẻ hiểu được tại sao không nên là một em bé

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

xấu tính. Mục đích chính của những cuốn sách đó là nhằm xác định và loại bỏ “cỏ

dại” hơn là trồng và chăm bón những “bông hoa”.

Xin đừng hiểu nhầm ý của tôi ở đây. Tôi không cố ý ám chỉ rằng mục đích

chủ yếu của bộ sách là tập trung vào giải thích tại sao không nên trở thành một em

bé xấu tính nên tập sách này không có giá trị xây dựng tính cách. Trái lại tôi tin

chắc rằng “cỏ dại” rõ ràng cần phải được xác định và loại bỏ, đặc biết đối với trẻ

thơ.

Ý của tôi ở đây là theo quan điểm đạo đức học và giáo dục tính cách, đạo

đức thì tập sách đó còn có những thiếu sót nhất định. Quay trở lại vấn đề chúng ta

đang bàn, nói “không” với những cái xấu xa, tội lỗi không hề giống như nói “có”

với những cái tốt đẹp, cao cả. Nhổ sạch cỏ tất nhiên có thể giúp ta trồng hoa được

nhưng nhổ sạch cỏ không thể có tầm quan trọng như trồng hoa.

Chúng ta phải tập trung vào việc trồng và chăm bón hoa – những bông hoa

của tính cách hơn là tập trung vào việc làm sạch “cỏ”. Dưới đây tôi xin đưa ra danh

sách so sánh giữa những đức tính tốt và thói xấu.

Đức tính tốt (những bông hoa)

Lịch sự

Thân thiện

Cẩn thận

Lưu tâm

Rộng lượng

Siêng năng

Hào phóng

Gọn gàng

Lễ phép

Tinh thần tập thể

Có trách nhiệm

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Giữ lời hứa

Có kỷ luật

Biết ngợi khen người khác

Tinh thần hợp tác

Kín đáo, dè dặt

Thành thật

Hài hòa

Khiêm tốn

Tôn trọng điều riêng tư của người khác

Tôn trọng tài sản của người khác

Quan tâm đến người khác

Biết tự hãm bản thân

Thói xấu (cỏ dại)

Khiếm nhã

Hách dịch

Cẩu thả

Đãng trí

Tham lam

Lười biếng

Keo kiệt

Bừa bộn

Thô lỗ

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Ích kỷ

Vô trách nhiệm

Không giữ lời hứa

Vô kỷ luật

Kêu ca

Gây gổ

Ngồi lê đôi mách

Nói dối

Thái quá

Ba hoa, khoác lác

Xoi mói, tọc mạch

Trộm cắp

Đả kích, châm chọc

Không biết tự kìm hãm bản thân

Trong khi đọc những dòng này, tôi hy vọng nó sẽ nhắc nhở bạn những điều

nói trên không chỉ là đức tính tốt và thói xấu của trẻ thơ.

Bạn có thể nên tự hỏi bản thân những đức tính tốt thói xấu nào được nêu ra ở

trên là đặc điểm của tính cách bạn hay trở thành một phần của bản chất con người.

Hơn nữa, lúc này tôi muốn khuyến khích các bạn hãy xem xét liệu mục đích phát

triển bản thân hàng ngày của bạn có theo đuổi những đức tính tốt và loại bỏ những

thói quen xấu ấy hay chưa.

Vì lợi ích đối với tính cách số phận của bạn, tôi muốn khuyến khích bạn hãy

ngẫm nghĩ về nội dung bao trùm của chương này: Mặc dù có ý thức nói “không”

với những thói xấu là rất đáng khen ngợi và cần thiết nhưng để trở thành một

người có tính cách đáng kính phục thì không thể chỉ dựa trên việc tránh và loại bỏ

những thói xấu. Để làm được điều đó, nhất thiết phải kiên trì, nhẫn nại theo đuổi,

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nỗ lực phấn đấu để biến những điều tốt đẹp, cao cả thành bản chất của bạn giống

như đức tình trên.

Hãy luôn luôn suy nghĩ về việc trồng và chăm bón những bông hoa tính

cách. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

8

Hãy yêu thích những gì chúng ta phải yêu thích…

Đó là con đường đúng đắn nhất để có được một tính cách cao cả

(Pristot)

Đến lúc này, chúng ta đã có được những hiểu biết sâu sắc của thời xưa cũng

như thời nay về vấn đề bản chất và sự phát triển của tính cách hoàn thiện. Để khắc

tâm những hiểu biết này, bây giờ bạn hãy tự hỏi chính mình: Phải chăng tôi là một

con người có tính cách cá nhân có thể làm những điều tốt và đúng đắn, làm những

điều có đạo đức?

Hay cụ thể hơn nữa bạn có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau: Liệu

người ta có thể thực sự xem tôi là một người thật thà, công bằng, tự chủ, lễ phép,

đáng tin cậy, kiên nhẫn và những đức tính tương tự như vậy hay không? Thậm chí

tôi có thể nói liệt tôi thực sự có một hay một số đức tính trên hay không?

Tuy một số câu hỏi đúng hướng và thiết thực như trên những triết gia lỗi lạc

Aristotle vẫn đưa ra một số cách để giúp chúng ta trong quá trình xây dựng nhân

cách. Trong tác phẩm Nichomachean Ethics, Aristotle đã đưa ra cái mà ông gọi là

“Bài kiểm tra đạo đức”. Đó là một danh sách trắc nghiệm dễ nhớ về những tiêu

chuẩn để khẳng định liệu một đức tính nào đã thực sự trở thành một phần bản chất

của tính cách một người hay tiêu chuẩn thể hiện một phần thiết yếu của yểu cầu có

được những đức tính đích thực của tính cách đạo đức.

Khi tôi đề cập đến bài kiểm tra đạo đức của Aristotle thì xin bạn hãy nhớ 3

điểm quan trọng sau. Thứ nhất, tôi cũng như bản thân Aristotle không xem bài

kiểm tra là hoàn toàn đáng tin cậy và đúng với mọi trường hợp vì Aristotle đã nói

rất rõ rằng cái mà chúng ta tìm kiếm trong tính cách cá nhân không thể chính xác

như cân đo đong đếm trong khoa học. Tuy nhiên khi tư tưởng luôn nghĩ và so sánh

với bài kiểm tra của Aristotlethì nó có thể là một công cụ hữu ích cho những người

thực sự mong muốn đạt được kết quả tốt nhất khi tự nghiêm khắc soi xét bản thân.

Thứ hai, bài kiểm tra đạo đức của Aristotle là một bài kiểm tra lý tưởng. Nói

cách khác bài kiểm tra của ông nói đến những điều kiện lý tưởng mà theo đó một

người được xem là có một đức tính nào đó thì đức tính ấy nhất thiết phải hoàn toàn

ăn sâu và tính cách của người ấy. Sự thật thì hầu hết chúng ta, nếu như không

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

muốn nói là tất cả chúng ta đều không thể có được bất cứ một đức tính nào bám rễ,

ăn sâu hoàn toàn vào tính cách của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta nên xem bài kiểm

tra của Aristotle như là một gợi ý với chúng ta về tầm quan trọng của việc thường

xuyên tự soi xét bản thân. Một bài kiểm tra như của Aristotle có giá trị thiết thực

và cần thiết trong mỗi trường hợp chúng ta lấy tiêu chuẩn lý tưởng mà bài kiểm tra

đưa ra làm mục tiêu phấn đấu.

Thứ ba, bài kiểm tra của Aristotle chủ yếu tập trung vào những đức tính tốt

chứ không phải là những tật xấu. Tuy năm tiêu chuẩn của bài kiểm tra, bằng

phương pháp ngầm định có thể và chắc chắn sẽ nói với chúng ta về những tật xấu

nhưng điều mà Aristotle cũng như cuốn sách này muốn nhấn mạnh là việc học tập,

bồi dưỡng và phát triển những đức tính tốt. Tại sao vậy? Vì một lý do cơ bản tương

tự đã được nhấn mạnh trong chương VII là: Cách hiệu quả nhất và thường là cách

duy nhất nhằm loại bỏ những thói xấu của tính cách ra khỏi bản thân là thông qua

con đường chủ động học tập, bồi dưỡng và phát huy những đức tính tốt.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét bài kiểm tra của Aristotle.

Trong cùng một phần của cuốn “NichimancheanEthics” mà trong đó

Aristotle so sánh một việc phát triển hoàn thiện tính cách đạo đức và phát triển các

kỹ năng trong nghề thủ công và nghệ thuật đến mức tinh xảo, điêu luyện, ông đã

nêu lên 5 tiêu chuẩn để quyết định một người đã có được một đức tính thực sự hay

chưa.

Tiêu chuẩn thứ nhất là:

1. Bạn phải biết bạn đang làm gì.

Điều này đặc biết có ý nghĩa, bạn phải biết điều bạn đang làm là có đạo đức.

Bạn phải nhận thấy điều bạn đang làm thực sự là trung thực, kính trọng, lễ phép

hay công bằng v. v…

Tiêu chuẩn thứ hai là :

2. Bạn phải chọn làm việc đó một cách tự nguyện

Nói cách khác, bạn phải tỉnh táo quyết định làm điều được cho là có đạo đức

mà không hề có một sự ép buộc nào của người khác đối với bạn.

Tiêu chuẩn thứ ba :

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

3. Bạn phải làm việc đó là chính bản thân điều đó

Đều này có nghĩa là bạn phải làm việc có đạo đức đơn giản bởi đó là việc

làm có đao đức chứ không phải vì lý do nó có thể mang lại cho bạn lợi ích về xã

hội. chính trị, kinh tế hay vì nó có thể giúp bạn tránh được sự đau đớn hình phạt,

sự xấu hổ v. v…

Tiêu chuẩn thứ tư :

4. Bạn phải thực hiện công việc đó một cách tự nhiên, không gượng ép

và liên tục xuất phát từ tính cách của bạn chứ không phải căn cứ năm thì mười họa

mới làm một lần. Tiêu chuẩn này chính là quan điểm của Aristotle mà tôi đã nhắc

nhở ở chương VI.

Tiêu chuẩn thứ năm :

5. Bạn phải thích làm việc đó

Khi chúng ta hành động một cách có đạo đức, chúng ta nên lấy đó làm niềm

vui, khơi nguồn hứng thú. Tiêu chuẩn này thực sự là tiêu chuẩn gây tranh cãi nhất.

Tôi nghĩ đây là một tiêu chuẩn đọa đức cao quý đáng để chúng ta phấn đấu. Nhưng

tôi không nghĩ – có thể Aristotle cũng không nghĩ một người không cảm thấy hứng

thú khi làm một việc tốt nào đó trong một trường hợp cụ thể thì cũng là người kém

đạo đức. Liệu có ai trong số chúng ta lại cho rằng những tấm gương đạo đức như

chúa Jesus, Đức Thích Ca và Socrtes kém đạo đức bởi vì có thể họ đã không thú

khi hy sinh cuộc đời mình cho điều đúng đắn và cao đẹp ?

Như Aristotle gợi ý, cách tốt nhất để sử dụng bài kiểm tra này là áp dụng 5

tiêu chuẩn cho mỗi hành động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tôi xin

phép đưa ra một ví dụ thực tế và bạn hãy tưởng tượng cảnh tượng sau đây của Ned

– một con người khá chăm chỉ, đúng đắn và rất sùng đạo :

Ned đang thanh toán tiền hàng ở một quầy bán rau quả. Anh vừa đưa cho

người bán hàng 10 đô là để trả 6 đô là tiền hàng. Người bán hàng đã nhầm lẫn nghĩ

Ned đưa cho mình 20 đô la nên đã thối lại 14 đô la. Biết rất rõ sự nhầm lẫn đó của

người bán hàng nhưng Ned đã không ngần ngại đút 14 đô la tiền thối lại và thản

nhiên bước ra khỏi cửa hàng. Ned cảm thấy quả thật là một sự may mắn đối với

anh và rất thỏa mãn với sự việc làm “sinh lợi” đó.

Bấy giờ chúng ta hãy tạm dừng ở đây và có thể đi đến kết luận rằng số tiền

mà Ned đang giữ chính là số tiền mà Ned đã ăn cắp của người khác. Trong trường

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

hợp này thấy rõ ràng Ned đã thiếu trung thực. Chúng ta hãy theo dõi tiếp câu

chuyện của Ned.

Lúc về nhà sau khi nghĩ lại tất cả những điều đã làm. Ned bắt đầu cảm thấy

mình có lỗi và ngay trong ngày đó Ned đã gửi trả lại 10 đô la cho người chủ đích

thực của nó.

Phần sau của câu chuyện tập trung kể về tính thật thà. Chính từ những hành

động đúng đắn như vậy mà tính thật thà mới dần dần ăn sâu vào tính cách của Ned.

Thực tế thì trước đó Ned đã không thành thật và phần cuối cùng của câu chuyện

cũng cho ta thấy rõ đức tính thật thà vẫn chưa hoàn toàn trở thành “bản năng thứ

hai” trong tính cách của anh. Tuy nhiên qua việc gửi trả lại tiền chúng ra thấy cuối

cùng anh đã hành động một cách trung thực. Nhưng điều này không có nghĩa là

tính trung thực đã ăn sâu vào tính cách của Ned.

Thực tế có một sự thật không kém phần quan trọng và có tính chất nền tảng

đáng để ta ghi nhớ, đó là không một ai trong chúng ta hoàn hảo trong tính cách đạo

đức và chặng đường tiến tới sự hoàn hảo đó vẫn còn xa vời đối với hầu hết chúng

ta. Do đó khi nói chúng ta có được một đức tính nào đó như trung thực, tự chủ hay

lễ phép thì có nghĩa chúng ta cũng giống như Ned, sẽ không hoàn toàn là trung

thực hay xảo trá, tự chủ hay không tự chủ, lễ phép hay vô lễ. Chúng ta sẽ nhận thấy

mình đang ở giữa những cặp đức tính đối lập đó – có thể chúng ta đang gần những

đức tính tốt hơn. Tuy nhiên dù ở những vị trí đó đi chăng nữa chúng ta cần phải cố

gắng nhiều để hướng tới sự hoàn thiện tính cách.

Bài kiểm tra đạo đức của Aristotle có giá trị trong trường hợp nó giúp cho ta

thấy mức độ thiếu sót thực sự của tính cách cá nhân của chúng ta như thế nào. Sau

đây chúng ta hãy chú ý tới những gì mà chúng ta rút ra được qua việc áp dụng 5

tiêu chuẩn của Aristotle đối với hoàn cảnh của Ned. Chúng ta nên nhớ rằng chúng

ta sẽ tập trung chủ yếu vào hành động trung thực cuối cùng của Ned chứ không

phải là hành động giả dối ban đầu của anh.

1. “Bạn phải biết bạn đang làm gì”. Ned rõ ràng biết rằng việc gửi trả lại khoản

tiền 10 đô là là một việc làm trung thực cũng giống như việc anh thấy rõ lấy khoản

tiền ấy là một việc làm thiếu trung thực. Nhân đây hoàn cảnh của Ned cũng là một

minh họa cho một trong những nội dung chính đã được chúng ta bàn đến ở chương

V. Trong những tình huống hàng ngày, chúng ta thường biết được những gì đúng

đắn, phải lẽ nên làm.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

2. “Bạn phải lựa chọn làm việc đó một cách tự nguyện”. Thật đáng khen, Ned

đã làm việc trung thực mà không có sự ép buộc của bất cứ ai. Chính lương tâm của

anh đã thúc giục anh cuối cùng đi đến quyết định đúng đắn là gửi trả lại khoản tiền

ấy.

3. “Bạn phải làm việc đó vì chính bản thân nó”. Ở đây chúng ta cần phải suy

đoán một tí nếu không vì một lý do hay động cơ cá nhân và Ned trả lại số tiền như

một việc làm tất yếu bởi vì đó là việc làm trung thực thì anh ta đã đạt được tiêu

chuẩn này. Nói cách khác, khi Ned trả lại tiền, làm việc trung thực đó thì vẫn còn

sự yếu kém trong tính cách cá nhân của anh vì anh đã không làm được việc đó với

một động cơ cao đẹp vì chính bản thân hành động đó chứ không phải vì sự ăn năn

hối lỗi của lương tâm.

4. “Bạn phải thực hiện công việc đó một cách tự nhiên, không gượng ép và liên

tục xuất phát từ tính cách của bạn chứ không phải cứ năm thì mười họa mới làm

một lần”. Ned rõ ràng đã không làm việc tốt một cách tự nhiên. Neeus như đức tính

trung thực đã ăn sâu bám rễ vào tính cách của anh thì chắc chắn anh đã không nhận

khoản tiền thối lại. Cuối cùng anh đã trả lại số tiền đó những để làm được việc đó

anh đã phải suy nghĩ rất nhiều. Anh đã phải trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm

căng thẳng và khốc liệt giữa điều anh phải làm và điều anh muốn làm.

5. “Bạn phải yêu thích làm việc đó”. Qua câu chuyện của Ned ta thấy rõ ràng

anh đã cảm thấy không thoải mái khi trả lại khoản tiền đó. Không phải chỉ bởi vì

việc đó đòi hỏi sự nỗ lực của anh mà còn vì lúc anh trả lại tiền anh vẫn còn cảm

thấy tiếc nuối trước khoản tiền béo bở đó.

Qua sự phân tích trên bạn đừng hiểu lầm rằng tôi muốn xem nhẹ hay hạ thấp

hành động đúng đắn trả lại tiền cho người bán hàng của Ned. Hành động của anh

chắc chắn chưa thể hoàn hảo được nhưng ít ra thì cũng đáng được ngợi ca. Trên

tình thần áp dụng bài kiểm tra đạo đức của Aristotle để hoàn thiện bản thân, hoàn

thiện tính cách, điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cũng giống như anh chàng

Ned đúng đắn và chăm chỉ, hầu hết chúng ta còn phải nỗ lực hơn nữa nhằm khỏa

lấp sự thiếu hụt và yếu kém trong tính cách để thực sự trở thành một người tốt, một

người có tính cách hoàn hảo.

Bài kiểm tra đạo đức của Aristotle có thế giúp chúng ta rất nhiều trong việc

phát hiện và nắm bắt những điểm yếu trong tính cách cũng như đưa ra những gợi ý

cụ thể để hoàn thiện hơn nữa tính cách của chúng ta. Tuy nhiên, khi áp dụng bài

kiểm tra này, Aristotle yêu cầu chúng ta phải thực sự trung thực với chính mình.

Hãy nhìn thẳng vào chính mình, đối diện với bản thân mình và tự hỏi mình sẽ hành

động như thế nào trong đời sống hàng ngày của chúng ta:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

1.Liệu tôi có nhận biết được đó là điều đúng đắn và phải lẽ nên làm không?

2.Tôi có làm việc đó một cách tự nguyện hay không?

3.Liệu tôi có thực hiện việc đó chỉ vì bản thân việc đó là một việc làm tốt?

4.Phải chăng việc làm đó xuất phát một cách tự nhiên và không thể đắn đo

từ tính cách của tôi?

5.Lúc làm việc đó tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hay không?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

9

Không có ai trở thành người tốt và sẽ trở thành người tốt

nếu họ không làm những điều tốt

(Paristot)

Chúng ta hãy bắt đầu chương này bằng một câu nói cửa miệng quen thuộc:

“Tre già khó uốn”. Khi một người nào đó nói “tre già khó uốn” để biện hộ những

thiếu sót và yếu kém trong tính cách của mình thì quả thực anh ta đang xúc phạm

đến bản thân mình.

Câu nói đó là một sự xúc phạm vì một lý do rất đơn giản: Nó hoàn toàn sai.

Nhìn từ góc độ tu dưỡng tính cách cá nhân của chúng ta và cố gắng hướng

tới một nhân cách đạo đức hoàn thiện thì câu nói này chung quy lại chỉ là một liều

thuốc độc giết chết bản thân bạn và làm cho bạn buông xuôi mình theo định mệnh.

Hay nó cũng giống như câu biện hộ sau: “Tôi quá bận rộn không có thời gian để

quan tâm tới vấn đề tính cách”.

Chính vì vậy mà điều quan trọng đối với chúng ta là phải luôn luôn giữ trong

đầu một tính cách nhìn nhận về bản thân đã được nhắc nhở tới ở chương I.

Bạn và tôi với tư cách là những con người, đều có khả năng bẩm sinh quyết

định chúng ta là ai, chúng ta muốn trở thành như thế nào hay nên trở thành người

như thế nào vượt lên cái tự nhiên của con người.

Khả năng tự quyết này không mất đi một cách đơn giản vì tính cách của

chúng ta bây giờ, tính cách của những người đã trưởng thành đã được định hình

rồi. Đây chính là thực tế mà câu “tre già khó uốn” hay những câu tương tự như vậy

đã làm cho chúng ta hiểu nhầm về khả năng thay đổi tính cách của chúng ta.

Quả thực có thể tính cách của bạn và của tôi hay chính là những thói quen

của bạn và tôi đã được định hình rồi và mỗi chúng ta không thể hoàn thiện được,

chúng ta còn có những thiếu sót, những yếu kém hay những tật xấu trong tính cách.

Nhưng việc tính cách của chúng ta đã được định hình không có nghĩa là chúng ta

không có khả năng thay đổi tính cách của chúng ta, thay đổi thói quen của chúng ta

nếu như thấy sự thay đổi đó là phù hợp và cần thiết.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Tất nhiên không có ai dám khẳng định rằng việc thay đổi những thói quen

của tính cách cá nhân là một việc dễ dàng. Thực sự đó là một quá tình khó khăn

gian khổ đòi hỏi nhiều cố gắng và nghị lực.

Điều này lý giải tại sao trong tác phẩm Nichomachean Ethics, ngay khi bắt

đầu bàn về việc hoàn thiện tính cách con người Aristotle đã nói “Những thói quen

mà chúng ta hình thành nên từ lúc bé không phải là lớn đến chúng ta sau này”.

Aristotle biết rất rõ điều này cũng như bạn và tôi đều hiểu rằng rất khó khăn, gian

khổ để tiêu diệt một thói quen cũ.

Tuy nhiên chúng ta cần chú ý điều mà Aristotle nói sau đó, khi kết thúc cuộc

thảo luận về bài kiểm tra đạo đức của ông.

Không có ai trở thành người tốt và sẽ trở thành người tốt nếu họ không làm

những điều tốt. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không thực hiện như vậy mà thay

vào đó họ thường chỉ nói và rao giảng về chúng ta và cho rằng bằng cách làm như

vậy họ sẽ trở thành những người có đạo đức. Họ cũng giống như những người bị

bệnh lắng nghe rất chăm chú lời của bác sĩ nhưng lại chằng làm bất cứ điều gì mà

bác sĩ khuyên họ phải làm. Kết quả, giống như những người bệnh không làm theo

lời bác sĩ sẽ không chữa khỏi bệnh thì những người chỉ nói và rao giảng về việc trở

thành người tốt cũng không thể cải thiện được tâm hồn của họ.

Aristotle tin rằng ngay cả chúng ta, những người đã trưởng thành cũng có

khả năng và thực sự phải có trách nhiệm đối với việc hoàn thiện “tâm hồn” của

chúng ta. Hoàn thiện tâm hồn sẽ luôn luôn đòi hỏi chúng ta thay đổi một số thói

quen không phù hợp hay sai trái, tạo dựng cho chính mình những thói quen mới

phù hợp hơn, tiến bộ hơn chứ không phải chỉ ngồi nói mà không làm những việc

hay, điều tốt. Việc tập làm những điều tốt chung quy lại chínhlà quá trình chúng ta

thay đổi một cách tích cực những thói quen của mình để làm cho bản thân ngày

cành hoàn thiện hơn.

Thay đổi những thói quen của chúng ta có thể rất khó khăn nhưng điều đó

không có nghĩa là không thể thực hiện được. Nếu ai đó cho rằng điều đó không thể

thực hiện thì chính anh ta đang phủ nhận chính bản thân mình, phủ nhận khả năng

và trách nhiệm của một con người. Nhìn nhận về bản chất của tính cách, George

Eliot nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng thể kỷ 19 đã từng viết “Tính cách không phải là

miếng cắt của viên đá cẩm thạch, nó không phải là thứ rắn chắc và bất biến mà nó

là một cái gì đó có thể và luôn luôn có thể thay đổi”.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Một nghiên cứu sâu gần đây đã đưa ra 23 trường hợp gồm những người có

đạo đức và tính cách đáng khâm phục. Nghiên cứu này góp phần vạch rõ sự sai

lệch từ lâu ẩn chứa trong câu nói cửa miệng “tre gà khó uốn” đồng thời nó cũng

góp phần khẳng định thêm nhận xét của Aristotle là những thói quen mà chúng ta

hình thành từ nhỏ hoàn toàn và luôn có thể thay đổi được. Quan điểm của các nhà

nghiên cứu ở đây cũng không khác xa với quan điểm của Aristotle là những thói

quen những đức tính tốt của tính cách được hình thành từ nhỏ chưa đủ đảm bảo để

có được một tính cách tốt sau này. (Bạn hãy nhớ lại câu nói của cô bé Anne Frank

“chương 4”). Chúng ta hãy cùng nhau đọc đoạn dưới đây trong phần mở đầu của

bản nghiên cứu.

Những người có tính cách và phẩm chất đạo đức đáng khâm phục đã duy trì

và phát triển tính cách của bản thân như thế nào? Liệu có phải tất cả những gì được

hình thành lúc còn nhỏ đã tạo nên tính cách của họ? Tiếp cận vấn đề theo cách đặt

câu hỏi như vậy, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng có nhiều người được sinh ra và lớn

lên trong môi trường gia đình khá giả, sống trong sự đùm bọc và che chở của người

thân, nhưng lại không phải là những người có tính cách và phẩm chất đạo đức đáng

khâm phục. Chúng ta cũng bắt đầu tin rằng có một số người tuy xuất thân từ hoàn

cảnh gia đình túng thiếu, tuổi thơ đầy khổ cực nhưng rốt cuộc họ là những con

người có tính cách và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Chính vì những lý do trên mà

chúng ta có lý khi phủ nhận những ý kiến cho rằng tính cách và phẩm chất đạo đức

cao đẹp của một người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xã hội như hoàn cảnh gia

đinh hay các yếu tố cá nhân. Đúng vậy, chúng ta phủ nhận vai trò của những gì ta

có lúc còn nhỏ trong việc quyết định quá trình hình thành tính cách đạo đức của

chúng ta. Một trong những đặc điểm của những người có phẩm chất đạo đức cao

đẹp chính là khả năng học hỏi và đúc rút từ những gì mà họ trải qua trong suốt

cuộc đời…

Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu cho thấy rất nhiều người

trong số 23 người đó có tính cách đạo đức rất bình thường ngay cả lúc trước họ

bước vào giai đoạn cuối độ tuổi tứ tuần. Từ thực tế đó chúng ta cũng cần xóa bỏ

quan niệm “tre già khó uốn” trong đầu mình mà hãy lấy câu sau làm kim chỉ nam

“Có chí thì nên”.

Ở đây có một điều đáng lưu ý mà Aristotle đã từng thừa nhận là sự phát triển

và hoàn thiện tính cách cũng có những đặc điểm khác so với việc phát triển để trở

thành xuất chúng trong thể thao, hội họa và âm nhạc. Dù có cố gắng bao nhiêu thì

hầu hết chúng ta cũng không thể chơi bóng rổ hay như Michael Jordan hay chơi

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nhạc cụ tuyệt với như Luciano Pavarotti. Đơn giản bởi vì chúng ta không có được

khả năng thiên bẩm cần thiết cho một thiên tài trong thể thao, âm nhạc hay hội họa.

Nhưng tất cả chúng ta với tư cách là những con người đều có những khả

năng vốn có để tạo cho mình một tính cách đạo đức cao đẹp mà nhờ đó chúng ta có

thể luôn luôn làm những điều hay lẽ phải một cách tự nhiên không gượng ép như

hành động bản năng của chúng ta.

Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ rằng đạt được tính cách đạo đức cao đẹp chỉ

trong một sáng một chiều mà ngược lại đòi hỏi chúng ta phải kiên trì xây dựng

từng tí một, ngày này qua ngày khác, tháng năm này qua tháng năm khác và từ thói

quen này qua thói quen khác.

Bây giờ tôi muốn thuật lại cho bạn hai ví dụ thực tế trong đó thể hiện tính

cách được hình thành như thế nào thông qua quá trình tạo dựng từng thói quen

một. Câu chuyện thứ nhất về chính bản thân tôi còn câu chuyện thứ hai nói về quá

trình thay đổi tính cách của một trong những người trò cũ của tôi.

Tôi thực sự hơi xấu hổ phải thừa nhận một điều rằng trước khi tôi đính hôn

với vợ tôi là Jeannine, tôi không bao giờ thắt dây bảo hiểm lúc đi xe, dù khi tôi lái

xe hay là hành khách. Tôi hoàn toàn không thích và không muốn thắt nó vào.

Trong gần 15 năm tôi thường vi phạm luật giao thông đơn giản chỉ bởi vì tôi quá

bướng bỉnh không chịu thắt nó.

Bây giờ chúng ta có thể hiểu rõ đó là một hành động dại dột nhưng vấn đề ở

đây là tôi muốn chúng ta nhận ra một sự thật rất quan trọng hành động đó chính là

một nhược điểm hay một tật xấu trong tính cách của tôi. Hành động đó đã ăn sâu

vào tiềm thức tôi, thành một tật xấu mà lúc đó tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ bỏ

được. Nhưng sau đố chính Jeannine đã giúp tôi sửa đổi. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên

được ánh mắt của Jeannine nhìn tôi khi chúng tôi đang trên đường lái xe tới dự bữa

ăn tối ở nhà bạn. Liếc nhìn tôi một cách không hài lòng, Jeannine nói “Nếu anh

muốn em đồng ý cưới anh thì từ giờ anh nên thắt dây an toàn khi lái xe”. Lúc đó

tôi đã thắt dây bảo hiểm vào và Jeannine đã nói với tôi rằng: ”Em biết đây là lần

đầu tiên anh thắt dây bảo hiểm cũng chỉ vì em. Hơn nữa em hiểu rõ việc không thắt

dây bảo hiểm đã trở thành một tật xấu ăn sâu vào con người anh và sẽ rất khó cho

anh để thay đổi nó”.

Sáng hôm sau, khi tôi lên xe đi làm tôi thấy một miếng giấy nhỏ gắn vào

bảng đồng hồ với dòng chữ:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Russel,

Em yêu anh rất nhiều

Anh hãy nhớ thắt dây an toàn

Vì em muốn có anh bên em mãi mãi

Jeannine.

Chính vì việc làm rất thông minh và ý nghĩa thiết thực đó mà tôi đã quyết

định gọi điện cho Jeannine và hứa rằng tôi sẽ giữ nguyên miếng giấy cho đến khi

tôi thắt dây an toàn một cách tự nhiên không hề suy nghĩ mỗi lúc tôi lên xe như lời

hứa của Jeannine trước đã từng nói với tôi.

Miếng giấy được giữ nguyên vị trí trong thời gian gần một năm và cuối cùng

thì tôi cũng đã thực hiện việc thắt dây an toàn – một việc làm đúng đắn một cách tự

nhiên như thể hành động “bản năng” của tôi.

Bây giờ để đánh giá đúng mức những hàm ý của Aristotle khi ông nhận thức

sâu sắc rằng bằng cách làm đi làm lại những điều tốt ở chúng ta sẽ hình thành được

những thói quen tốt như trong trường hợp bản thân tôi. Trung bình 4 lần một ngày

và trong mỗi tuần có 7 ngày, cứ như thế cho tới 12 tháng, mỗi lần lên xe tôi bắt gặp

mảnh giấy mà Jeannine đã để lại. Như vậy tổng cộng có tới hơn 1400 lần miếng

giấy ấy nhắc nhở tôi cần phải thắt dây an toàn trước khi hành động đó thực sự trở

thành thói quen hành động “bản năng” đối với tôi. Từ việc hình thành thói quen tốt

đẹp trên đã minh họa rất rõ cho quá trình hình thành và hoàn thiện tính cách. Để

phát triển và có được những thói quen đạo đức tốt hay ít ra để thay đổi những tật

xấu thành những đức tính tốt thì cần phải thường xuyên thực hiện những điều tốt.

Thưa thấy Gough, giờ đây em đã nhận ra rằng nói dối đã trở thành “bản

năng” trong em, những lời nói dối được buông ra dễ dàng và tự nhiên như chính

hơi thở của em”.

Đó chính là lời đầu tiên mà cô học trò đã nói với tôi ngay khi cô và tôi bắt

đầu cuộc trò chuyện. Cô tên là Emma. Tại thời điểm đó cô học trò sáng dạ và đáng

yêu vào độ tuổi cuối hai mươi.

Bảo rằng tôi ngạc nhiên trước những lời nói của Emma vẫn còn chưa đủ mà

phải nói là thực sự sốc thì mới phải. Điều đó không đơn giản chỉ bời vì những gì cô

nói mà còn bởi vì người mà cô nói ra điều đó là tôi. Tôi đâu phải là một bác sĩ

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

chuyên khoa hay một cha đạo nghe con chiên mình thú tội mà tôi là một người

thầy, một giảng viên đại học. Cũng thật hiếm có trường hợp nào một em sinh viên

lại tự cho mình là người có lỗi hay hư hỏng với một thái độ thẳng thắn, bộc trực

như vậy trước thầy cô giáo mình.

Tại thời điểm đó, Emme sắp hoàn thành khóa học thứ hai về đạo đức, tôi

giảng dạy. Tôi, Emma và các học viên của tôi lúc đó cũng vừa mới hoàn thành một

số bài đọc và đã tổ chức các buổi thảo luận trên lớp xoay quanh những nội dung về

tính cách đạo đức. Có nhiều bài học được trích từ cuốn Nichomachean Ethics của

Aristotl.

Vào buổi chiều hôm đó, Emma có mặt trong phòng làm việc của tôi và cô đã

nói lên những suy nghĩ của mình về vai trờ của những bài đọc và những buổi thảo

luận đối với sự thức tỉnh bản thân:

Điều làm cho em phải suy nghĩ nhiều nhất chính là những buổi thảo luận mà

thầy đã tổ chức bàn về thói quen đặc biệt về vai trò hết sức quan trọng của các thói

quen đối với tính cách hay chính là bản thân mình và trên hết là về tật nói dối.

Càng nghĩ nhiều về nó em càng cảm thấy buồn và mệt mỏi vì em nhận ra rằng tật

nói dối đã ăn sâu vào em đến nỗi dường như nó đã trở thành một đặc điểm tính

cách nổi bật và thậm chí như chỉ mình em là người nói dối.

Quả thực đây là một câu hỏi nhức nhối mà bản thân nó đã bao trùm câu hỏi

nhức nhối mà bản thân nó đã bao trùm câu trả lời. Trong các giờ giảng Emma và

một số học viên khác cũng đã từng đưa ra những câu hỏi kiểu như liệu một người

có thể được xem là người tốt hay không nếu người đó thường xuyên làm những

điều không trung thực, bất công và vô lễ. Mọi người trong lớp tuy hoàn toàn thỏa

mãn, đã đi đến kết luận khá rộng lượng là nếu không xét trên bình diện lý thuyết

thuần túy thì trong hầu hết các trường hợp câu trả lời thích đáng nhất cho loại câu

hỏi này phụ thuộc vào quá trình soi xét bản thân của mỗi cá nhân.

Sau khi lấy lại sự điềm tĩnh, Emma tiếp tục.

Em không thể tiếp tục nói chính xác em đã nhiễm tật xấu đó từ lúc nào. Em

cho rằng nó đã xuất hiện từ lúc em còn học phổ thông. Những có một điều em chắc

chắn là đã rất nhiều năm rồi em nói dối bạn bè, gia đình, thầy cô giáo và đến bây

giờ những lời nói dối được thốt ra mà em không hề cảm thấy ngượng miệng. Nó đã

trở thành một phần trong bản chất con người em và chính điều này làm em buồn

phiên và xấu hổ cho bản thân mình. Tuần nào, thậm chí cả ngày nào cũng vậy em

đều nói dối. Nói trắng ra em thường nói dối để nâng mình lên hay đơn giản là để

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

che đậy những yếu kém của bản thân và trốn tránh trách nhiệm. Nhưng dẫu sao

vẫn còn may mắn cho em vì đó thường là những lời nói dối ít nghiêm trọng.

Emma không nói rõ những lời nói dối của mình gây hậu quả như thế nào và

cô ấy cũng không đưa ra ví dụ thế nào ngoại trừ việc thừa nhận một cách chung

chung rằng cô cũng đã từng nói dối tôi cũng giống như đối với bao thầy cô khác về

việc tại sao cô không làm bài kiểm tra hay không hoàn thành bài thu hoạch đúng

thời hạn.

Thầy trò chúng tôi đã ngồi nói chuyện rất lâu đặc biệt về những biện pháp

tích cực giúp cho Emma có thể từ bỏ tật nói dối đó. Căn cứ vào chỗ trong ít thời

gian nữa Emma sẽ tốt nghiệp và rời khỏi tác phẩm, căn cứ vào kiến thức có hạn mà

tôi truyền đạt cho em (chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học) thì thằng thắn mà nói tôi

thực sự không biết khuyên em như thế nào. Cuối cùng trong hoàn cảnh như vậy tôi

đã quyết định điều tốt nhất mà tôi có thể làm là khẳng định đi khẳng định lại một

cách nghiêm túc với em rằng hãy kiên trì thực hiện những gì em đã đọc và thảo

luận ở lớp thì em có thể vượt qua được mặt yếu kém này trong tính cách của em.

Khi Emma rời khỏi phòng tôi ngay buổi chiều hôm đó, tôi không thể ngăn nổi một

cảm giác vô dụng của bản thân cứ ám ảnh lấy tôi, một cảm giác về những lời động

viên khích lệ không có tác dụng.

Tuy nhiên câu chuyện này lại có kết cục có hậu, câu chuyện về Emma mà tôi

vừa kể với bạn ở trên thực sự cần thiết để giúp bạn hiểu đầy đủ hơn những gì mà

Emma chia sẻ với tôi trong một lần ghé thăm tình cờ của em gần hai năm sau. Đi

cùng với người chồng của mình và sau ít phút hỏi thăm sức khỏe, Emma đã nói với

tôi rằng lý do chính khiến em muốn ghé thăm tôi chính là để tiếp tục cuộc nói

chuyện hai năm trước đó.

Em cho biết lúc trở về quê nhà sau khi tốt nghiệp em đã tâm sự với cha đạo

về tật nói dối của mình. Cùng với việc khuyên bảo về đạo đức và khích lệ về tình

thần trong suốt mấy tuần, cha đã hướng dẫn Emma một số bài tập luyện tính cách

mà theo em học biết thì những bài tập đó đã giúp em luôn giữ được sự chân thật

trong ánh mắt.

Ví dụ cha đã khuyên em hằng ngày hãy ghi nhớ và suy nghĩ về một số câu

trong kinh thánh như câu của cha Paul chằng hạn “Mọi điều thật thà, cao cả, đúng

đắn, trong sáng nếu là những cái tuyệt hảo hay đáng ngợi ca thì bạn hãy luôn luôn

suy nghĩ về chúng”.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Cha cũng khuyên Emma nên cố gắng tạo thói quen có ý thức trước khi nói

tự hỏi bản thân “Điều mà mình sắp sửa nói ra có đúng sự thật hay không?” Em cho

tôi biết để tạo được thói quen đó khó khăn hơn em tưởng và khi thói quen đã được

hình thành em dần đàn làm theo những lời khuyên của cha: Em đã viết vào những

mảnh giấy nhỏ 2 chữ “trung thực” và dán vào những nơi dễ thấy mà theo như em

kể thì những mảnh giấy đó đều có ở khắp mọi phòng trong nhà, ở công sở, trong ô

tô, trên túi xách và đặc biệt ở ngay cả những chiếc điện thoạimà em thường dùng ở

cả nói làm việc lẫn ở nhà.

Vài tháng sau đó lúc gặp tôi Emma cười và nói với tôi rằng cuối cùng em đã

bắt đầu cảm thấy có một sự thay đổi thực sự trong tính cách của em – sự thay đổi

“từ một kẻ hay nói dối sang một con người thật thà, trung thực”. Để đi đến kết luận

về câu chuyện của Emma khi tâm sự với tôi, qua đó cũng thể hiện tốt nhất để tạo

dựng một tính cách cao đẹp.

Em thực sự vẫn còn ngạc nhiên trước việc thói xấu nói dối lại tiêm nhiễm

vào em nhanh như thế và trước khó khăn gian khổ mà em phải trải qua để vượt qua

thói xấu đồng thời hình thành cho mình bản tính trung thực trước đây. Hàng ngày

em đã phải thường xuyên suy nghĩ và thực hiện nó đến bây giờ vẫn thế. Mặc dù em

vẫn biết rằng em nhận được sự giúp đỡ, khuyến khích động viên về mặt tinh thần

cũng như vật chất của chồng em, của gia đình, bạn bè và nhà thờ, nhưng đến lúc

này em phải thú nhận rằng không có ai, không có cái gì đưa đầy em vào tật nói dối

ngoại trừ chính bản thân em và rốt cuộc cũng chính bản thân em (chứ không ai

khác) đã tự dứt mình ra khỏi tật xấu đó và tạo cho bản thân tính thật thà và trung

thực. Em nghĩ vấn đề chính của em trước đây chính là việc em đã đơn giản không

muốn thừa nhận trách nhiệm của bản thân đối với những hành động của mình và

nói dối là cái vỏ bên ngoài để che đậy, khước từ trách nhiệm bản thân.

Nhưng đến bây giờ em có thể thưa với thầy rằng với quyết tâm cao và

thường xuyên thực hành bây giờ đối với em việc nói những lời nói thật thà trung

thực còn dễ hơn nhiều so với việc nói những lời nói dối. Và em cảm thấy thoải mái

và hạnh phúc khi em làm như vậy. Em cảm thấy tự hào về bàn thân cũng như

những lời nói, việc làm chính trực của em. Với tư cách là người có trách nhiệm

trước bản thân, em có thế khẳng định với chính mình và trước Chúa rằng mặc dù

vẫn còn tồn tại những yếu kém trong tính cách nhưng em sẽ luôn cố gắng hết mình

trở thành một người thật thà, trung thực.

Hai câu chuyên trên đã cho ta thấy được rất nhiều điều. Ít nhất chúng cũng

giúp cho ta có được những suy nghĩ thiết thực về cách để hoàn thiện tính cách cá

nhân của chúng ta. Chúng đặc biệt cho thấy một điều kiện tiên quyết mà chúng ta

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

có thể rất dễ dàng quên là: chúng ta chỉ có thể hoàn thiện tính cách mình khi chúng

ta làm việc chăm chỉ và nỗ lực thực hành nó. Hay như lời nhắc nhở của Aristốt:

Bạn muốn mình trở thành người tốt hơn thì bạn phải nỗ lực làm những điều tốt hơn

nữa.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

10

Tấm gương không những là cái chính

mà còn là cái duy nhất trong cuộc đời

(Albert Chweitger)

Schweitzer đã thực hiện quan điểm đơn giản trên bổ sung cho tựa đề sách

trong những giờ phút lâm chung, vào ngày 4 tháng 9 năm 1965. Thật cay đắng khi

điều đó chắc chắn đã phải xảy ra với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của

Schweitzer.

Là một nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà vật lý, nhà soạn nhạc nổi tiếng,

người đã nhận giải Nôben năm 1952, Schweitzer có lẽ được biết đến nhiều nhất vì

công việc cao thượng khi ông làm nhiệm vụ như một thầy thuốc ở vùng châu Phi

thuộc Equatoria, Pháp. Năm 1913, sau khi từ bỏ sự nghiệp của một nhà soạn nhạc,

nghệ sĩ pianô cũng như một giáo viên triết học, tư tưởng và lịch sử đầy danh tiếng.

Schweitzer và vợ, Helcne đã lên thuyền cùng với các thiết bị y tế và 2000

mác vàng sang Gabon, một nước nằm ở phía Tây Ấn. Họ nhanh chóng xây dựng

một bệnh viện ở trung tâm rừng Lambaréné, một ngôi làng bên sông Ogowe. Lúc

từ giã cõi đời, Schweitzer đã cống hiến một nửa đời mình cho người dân xứ

Lambaréné.

Đối với những người biết rõ về Schweitzer nhất và dù cho những bản nhạc

và tác phẩm trí tuệ xuất sắc của ông - những thành tựu rực rỡ nhất cùa Schweitzer

thì đúng như lời của chính ông, ông thực sự là một tấm gương để noi theo. Nhà văn

Mỹ Norman Cousins, một người bạn thân và là bạn qua thư của Schweitzer đã

miêu tá tấm gương đó như sau:

Thực ra sự vĩ đại của Schweitzer, bản chất cùa Schweitzer là biếu tượng của

con người. Quan trọng hơn cả những gì ông làm cho người khác là những gì mà

người khác đã làm vì ông và vì sức mạnh của tấm gương của ông. Ít nhất đã có nửa

tá bệnh viện ờ những nơi nghèo khổ, xa xôi đã được xây dựng vì ông. Bất kỳ nơi

nào biết câu chuyện của Schweitzer, nơi đó có cuộc sống được đổi thay. Một nhà

sản xuất ở Trung Tây Mỹ đọc về Schweitzer đã bán nhà máy sản xuất giống nông

sản của ông và sử dụng số tiền đó để xây dựng một loạt các trạm y tế ở Cameroon.

Một giáo sư người Nhật đã quyên góp tiền bằng danh nghĩa của Schweitzer và xây

dựng một trại trẻ mồ côi. Một sinh viên tốt nghiệp trường y khoa người Đức, tuy

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

không có phương tiện hay nguồn trợ cấp nào đã tiết kiệm quỹ sáng tạo, đến Nam

Mỹ và xây dựng một bệnh viện. Tom Dooley và bệnh viện của ông tại Lào đã trở

thành một huyền thoại của nước Mỹ. Một phụ nữ trẻ đẹp, tài năng người Hà Lan đã

biết về Schweitzer và chọn nghề thầy thuốc. Sáu năm sau, cô là nhà phẫu thuật

chính của bệnh viện Schweitzer ở Lambaréné. Sau đó chính cô đã tự thành lập một

bệnh viện của riêng mình...

Albert Schweitzer là một con người bất tử. Chúng ta có thể vui mừng vì điều

đó. Mỗi một thời kỳ đều cần có một vị thánh riêng. Một người trở thành một vị

thánh khi ông ta được nhiều người cùng thời với ông kính phục, khi ông ta đánh

thức trong họ khao khát được hiểu rõ về bán thân và khao khát nâng cao đạo đức

con người.

Tôi chia sẻ hình ảnh về cuộc đời của Schweitzer không chỉ đơn thuần để kêu

gọi sự chú ý vào tấm gương vĩ đại của ông, mà tôi muốn nhấn mạnh đến những

tấm gương riêng của chúng ta - dù nối tiếng hay không - thực tế không phái là

“việc chính” mà là “việc duy nhất” trong cuộc đời. Bạn không phải là một

Socrates, một Đức Mẹ Teresa, một Billy Graham, một vua Martin Luther, một

Mahama Gandhi hay một Albert Schweitzer để cân nhắc một cách nghiêm túc

rằng: hành động nào xuất phát từ bản thân bạn, dù tốt hay xấu đi, có thể ảnh hưởng

sâu sắc đến những người xung quanh bạn. Nhưng vẫn gây ảnh hưởng lên những

người sống bên bạn, làm việc với bạn, chơi với bạn, theo dõi bạn, lắng nghe bạn,

ngồi cạnh bạn và thậm chí cả đến những người mà bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ

có ảnh hưởng tới.

Đặc biệt bạn có thể gây ảnh hưởng của mình đối với những người trẻ tuổi

hơn và có thể gây được ấn tượng hơn chính bạn. Đối với trẻ em, vấn đề không phải

là liệu chúng học hỏi được từ những tấm gương của người khác hay không? vấn đề

là ở chỗ: chúng học hỏi từ gương người nào. Và tấm gương đó có thể là bất kỳ ai ở

bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.

Câu thành ngữ người ta quen nói: “Đạo đức là tự có, chứ không thể dạy dỗ”

chỉ là một sự phóng đại - đạo đức có thể được hình thành do được dạy dỗ thường

xuyên. Vì vậy câu nói “đạo đức tự học hỏi mà có hơn là người dạy dỗ” có lẽ thể

hiện chính xác hơn vai trò quan trọng và to lớn của một tấm gương.

Không thể coi thường sức ảnh hưởng của bản thân mặc dù bạn là ai và bạn ở

trong hoàn cảnh nào. Đoạn văn sau đã thể hiện cốt lõi của nhận định trên:

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Mỗi một cuộc đời là một sự thể hiện đức tin, và luôn tạo ra những ảnh

hưởng thầm lặng. Với sức mạnh vốn có, mỗi người thường có xu hướng chuyển cả

vũ trụ và nhân loại vào thế giới quan của riêng mình. Mỗi một cá thể là một trung

tâm phóng xạ không ngừng, như một cơ thể phát sáng; đó chính là một ngọn hải

đăng sẽ dẫn con tàu vào đá nếu như nó không dẫn con tàu đó vào cảng. Thậm chí

vô hình chung mỗi người là một vị linh, những gì thể hiện bên ngoài của bản thân

con người đó luôn là những lời răn dạy cho người khác. Đó chính là điều quan

trọng lớn lao của một tấm gương.

Như vậy, sự thể hiện bản thân của chúng ta ra bên ngoài luôn luôn tạo ra một

ảnh hưởng nhất định.

Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề quan trọng xung quanh việc sử dụng và

tranh luận về vai trò của khái niệm “thần tượng”. Mặc dù khái niệm “thần tượng”

đã xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 50 nhưng nó mới chỉ trở thành một

thuật ngữ thông dụng vào thập niên 80, đặc biệt và liên quan đến những vận động

viên chuyên nghiệp và những người nổi tiếng khác. Vấn đề: “Ai là thần tượng”

thường xuyên được đặt ra và thảo luận trong các lớp học, phọng họp và cả ở phòng

khách. Phải chăng các vận động viên thể thao chuyên nghiệp chính là các “thần

tượng”, các nhà lãnh đạo chính trị? hay là thầy cô? bố mẹ… Ai chính là “thần

tượng” của bản thân? Hay là chính mình?

Ở góc độ cơ bản và quan trọng nhất: đạo đức và tính cách cá nhân thì câu

hỏi liệu mỗi cá nhân có phải là một thần tượng hay không là một câu hỏi thừa. Nó

cũng giống như đi hỏi một người xem liệu nước có ướt không hay lửa có nóng

không… Vì sao vậy? Bởi vì là một “trung tâm phóng xạ không ngừng”, mỗi chúng

ta luôn tạo ra những ảnh hưởng ít nhiều lên người khác – thậm chí dù chúng ta

không hề muốn hoặc không hề nghĩ rằng chúng ta gây ảnh hưởng đến người khác.

Nói tóm lại, tất cả chúng ta đều là những thần tượng bởi vì chúng ta luôn xây dựng

bản thân trở thành một tấm gương dù tấm gương đó tốt hay xấu.

Ngay cả những cuốn từ điểm mới nhất cũng đưa ra cách hiểu như vậy về

thần tượng. Lấy cuốn từ điểm của Meriam Webster làm ví dụ:

Thần tượng (danh từ): Người có cách xử sự trong một vai trò cụ thể được

người khác bắt chước theo.

Theo định nghĩa này liệu người nào không là một thần tượng? Người nào lại

không thể hiện vai trò cụ thể được người khác bắt chước? Đơn giản là vì: mỗi

chúng ta chính là một thần tượng.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Hãy nhớ rằng chúng ta đang sử dụng thuật ngữ “thần tượng” theo cách hiểu

thông dụng nhất, dưới góc độ đạo đức. Các cuộc tranh luận về khái niệm “thần

tượng” thường xảy ra khi có ai đó sử dụng sai khái niệm “thần tượng”. Ví dụ, một

người chơi bóng rổ trẻ tuổi nói rằng Micheal Jordan là thần tượng của cô, và rằng

cô chỉ muốn nói đến khả năng chơi bóng tuyệt vời của Jordan trên sân bóng, như

vậy cô đã sử dụng sai khái niệm thần tượng. Theo như cách hiểu của cô thì rất ít

người có thể trở thành thần tượng như ngôi sao bóng rổ lừng danh Micheal Jordan.

Bởi vậy, nếu bạn không muốn thừa nhận bạn là một thần tượng thì hãy tự

hỏi những câu hỏi sau:

“Liệu bạn là một tấm gương tốt hay xấu?”

“Bạn đang biến mình thành một tấm gương tốt hay xấu đối với người khác?”

“Những hành động xuất phát từ bản chất con người bạn có ảnh hưởng tích

cực hay tiêu cực đối với những người bạn giao thiệp?”

Bạn không thể nhìn kỹ bản thân bạn quan một tấm gương nếu không tự hỏi

chúng những câu hỏi như trên. Và do đó những tấm gương của chúng ta không chỉ

là điều cốt yếu mà còn là điều duy nhất trong cuộc sống. Thực tế là không còn câu

hỏi nào khác những câu hỏi trên, ngoại từ những vấn đề trung tâm, thực tế kiểu

như sau:

“Nếu tôi theo thói quen hành động, tạo ra một gương không được lý tưởng

lắm đối với người khác thì tôi sẽ phải làm thế nào?

Đừng nhầm lẫn, vì dù tốt hay xấu thì bạn và tôi đều đang tạo ra tấm gương

của chính mình. Thậm chí khi chúng ta dương như chẳng làm gì ai, thì thực ra

chúng ta vẫn đang làm gì đó và thường là làm mờ đi tấm gương của chính chúng

ta.

Một chú ý cuối cùng là: Các cuộc thảo luận và tranh luận về những nhân vật

nổi tiếng được coi là thần tượng vẫn còn chưa ngã ngũ và tôi cảm thấy rất khó để

nói thêm. Mặc dầu đây là quyển sách tập trung vào bản chất cá nhân, nhưng vấn đề

nhân vật nổi tiếng là thần tượng không hề phù hợp với nội dung cuốn sách cá nhân

chúng ta. Phần tiếp theo là một bài báo mà tôi đã viết theo yêu cầu của tạp chí

L.A.Parem trước vụ bắt bớ O.J.Simpson vào mùa hè năm 1994.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Trong rất nhiều cách kết hợp chữ cái mà bố mẹ có thể dạy cho con mình tạo

ra trong bảng chữ cái, có rất ít từ mà người cha hâm mộ thể thao này cảm thấy

thích thú dạy cho con mình như sụ kết hợp giữa chữ “O” và “J”.

O.J.

Như trong chữ O.J.Simpson

Đối với hàng ngàn người, cả những người thích và không thích thể thao, sự

kết hợp đơn giản giữa “O” và “J” là biểu tượng cho những gì thuộc về chủ nghĩa

anh hùng, tính kỷ luật, sử uyển chuyển, quyết đoán, tính cách con người, sự thành

công, tính khiêm nhường – gọn hơn – là một thần tượng.

Tất nhiên, những vở kịch mê lô cường điệu hóa gần đây đã hiến chúng ta

không còn nhắc là “O.J” biểu tượng cho cái gì nữa. Chúng ta vẫn còn nghĩ đến các

khả năng. Nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể chắc chắn rằng: toàn

bộ vụ việc bẩn thỉu trên đã thức tỉnh chúng ta, đặc biệt các bậc cha mẹ về hình ảnh

nghiêm túc của các anh hùng và thần tượng. Không thể hạ thấp được sức mạnh học

hỏi từ các tấm gương của người khác; không thể hạ thấp những giá trị đạo đức

được dạy dỗ hơn tự có được.

Không như nhiều bà mẹ và ông bố khác, vợ tôi cảm thấy rất may mắn khi

con trai của chúng ta đã tự xóa bỏ được thần tượng, bây giờ là một tấm gương mờ,

của nó, cho dù Nicholas con tôi thậm chí chưa đủ tuổi để phát âm “O.J” được. Tất

nhiên chúng tôi không hề bị các phụ huynh khác, những người đã chỉ ra cho bản

thân họ và cho cả những đứa con của họ sao hình ảnh thần tượng lại sụp đổ theo

tình yêu.

Nhưng có lẽ, và chỉ có bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ bi kịch của

Simpson không phải là chuyện chúng ta thất vọng về những anh hùng hay thần

tượng của chúng ta, mà chính là vấn đề chúng ta trở nên thận trọng hơn, sáng tạo

hơn trong việc lựa chọn anh hùng và thần tượng của mình. Đặc biết đối với các bậc

cha mẹ, có thể tinh thần đạo đức của câu chuyện kỳ quái và nhạy cảm này là:

chúng ta đã không luôn nhìn vào những nơi tốt nhất để tìm ra thần tượng của mình.

Tuy nhiên, nếu như cầu chuyện này tiếp tục, Nicholas sẽ sớm đủ khôn lớn để

hỏi hai chúng tôi và tự hỏi vì sao những vị anh hùng và thần tượng của chúng ta lại

thường làm chúng ta thật vọng. Đó không phải là một câu hỏi đơn giản đối với cha

mẹ, cả về tình cảm lẫn lý trí. Khi các thần tượng sụp đổ, một phần bên trong bản

thân chúng ta và con cái chúng ta cũng sụp đổ theo.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Khi bàn đến việc chọn thần tượng, chúng ta dường như bị ảnh hưởng vì cái

nhìn thiển cận của chính mình. Đó là khi chúng ta theo dõi các kênh truyền hình,

dán mắt vào những nhân vật nổi tiếng, những thế giới không thực kiểu Hollywood,

những môn thể thao chuyên nghiệp, các ngôi sao ca nhạc..tóm lại là thế giới của

thương mại giải trí. Chúng ta có những sự ngưỡng mộ có thể chấp nhận được đối

với các nhân vật nổi tiếng này, và từ đó họ trở thành thần tượng trong suy nghĩ của

chúng ta.

Tất nhiên tôi không muốn ám chỉ rằng thế giới giải trí không có thần tượng

thực sự nào. Nhưng chúng ta sẽ bị lừa dối bản thân nếu không thừa nhận rằng: việc

lựa chọn thần tượng từ những nhân vật nổi tiếng thực sự là một điều mạo hiểm.

Tại sao vậy? Ít nhất có một lý do quan trọng: Mặc dù cho tất cả những gì

chúng ta nhìn thấy và nghe thấy trên tivi; và mặc cho những trang tiểu sử hay tranh

ảnh mà chúng ta thu thập được… thì chúng ta chẳng bao giờ thực sự hiểu được

hiểu được các nhân vật nổi tiếng. Chúng ta thường cho là chúng ta hiểu những

không phải. Điều chúng ta biết, và biết rất rõ, chỉ là lớp vỏ bên ngoài, bề mặt, hình

ảnh trên các sân khấu… không phải là nội dung bên trong. Một nhân vật nhưng

không phải là một tính cách.

Đối với đại đa số chúng ta, sự yêu mến dành cho các nhân vật danh tiếng

chấm dứt khi sự lăng xê của các phương tiện thông tin đại chúng về những nhân

vật này chấm dứt. Chúng ta ít khi biết được con người thật sự của nọ như thế nào

và bản chất con người họ ra sao. Chúng ta không biết học thực sự là kẻ xa lạ đối

với chúng ta và đối với con cái chúng ta.

Đọc điều đó là chắc chắn.

Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta cần khuyến khích bọn trẻ tìm kiếm

thần tượng của chúng ở những nơi thực tế, ít viển vông hơn thế giới giải trí, như ở

nhà, trường học, lớp học nhảy, các trại hè, bênh viện và làng xóm…

Ngoài việc lựa chọn quan trọng của bọn trẻ khi lấy cha mẹ làm thần tượng,

bọn trẻ thường có rất lựa chọn khác ở những nơi quen thuộc của chúng. Chúng ta

cần phải giúp chúng tránh được cái nhìn thiển cận và cân nhắc các khả năng.

Chúng ta cũng cần dạy chúng cách nhìn vào bản chất, sự ảnh hưởng của những cá

nhân gần gửi với chúng nhất.

Vì vậy một ngày nào đó, khi được hỏi “ai là thần tượng của con trong đời?”.

Bọn trẻ có thể trả lời: đó là mẹ, một người bạn không đòi hỏi điều gì; đó là thầy

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

giáo, người dạy chúng kiến thức và thế giới tưởng tượng; là bác sĩ, người cứu sống

mọi người; là thầy dạy múa ba lê, duyên dáng và kỷ luật; là người bạn thân nhất,

người biết giữ lời hứa và giữ bí mật.

Những con người nói trên không phải là những nhân vật nổi tiếng, họ đến từ

thế giới có thực; trái với những nhân vật yêu thích của chúng ta. Chúng ta biết rõ

về họ. Không hoàn hảo, nhưng chắc chắn. Chúng ta phải dạy cho cái nhìn vào

những người đó, những người mà chúng ta thường không mấy khi để mắt đến.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

11

Người ta không bao giờ nói về tính cách của mình sâu bằng khi nói về tính cách

của người khác

(Jean Paul Richter)

Thông thường bạn dành bao nhiên thời gian để suy nghĩ liệu những người

xung quan bạn là người tốt hay xấu so với thời gian bạn dành để hỏi bản thân mình

câu hỏi tương tự như vậy?

Trong những câu hỏi mà tôi thường đặt ra cho thính giả khi tôi thảo luận về

vấn để tính cách cá nhân thì câu hỏi trên thường tạo nên những biểu hiện trên vẻ

mặt thật khôi hài của thính giả: lắc đầu, hai mắt mở to ngạc nhiên, khuôn mặt ửng

hồng và những biểu hiện tương tự như vậy và thông thường kèm theo đó là những

nụ cười lập liếm rất hài hước. Tất nhiên tôi rất cảm thông với những nụ cưới ấy.

Tôi còn nhớ rõ một lần sau khi đưa ra câu hỏi này cho thính giả, tôi đã mời

một quý thính giả chừng 40 tuổi tên là Micheal. Tôi hỏi Micheal liệu anh ta có thể

đưa ra một lời giải thích cho những phản ứng của thính giả hay không cũng như lời

giải thích cho hành động bật cười của mình.

“Ồ” Micheal trả lời “Cầu hỏi mà anh đặt ra mọi người quả thật đã đánh

trúng đích. Tôi có thể đoán được câu hỏi đó đã làm không ít người trong sô chúng

tôi phải cảm thấy không dễ chịu. Trước khi ngồi xuống Micheal thành thật đi đến

một kết luận bằng giọng nói đã bị chinh phục. “Anh có thể cho rằng một số người

trong chúng tôi có thể có tật phê phán và chỉ trích tính cách của người khác.

Lúc đó hầu như không có ai bật cười nữa. Tôi cũng rất muốn hỏi một số

thính giả, có lẽ họ là người thừa nhận tật xấu đó của mình. Nhưng sau khi thất ánh

mắt cảm thông và những cái gật đầu đối với những gì Micheal đã thể hiện sự tự soi

xét bản thân của mỗi các nhân và điều đó đã vượt quá bản thân của mỗi cá nhân và

điều đó đã vượt quá thành công mà tôi mong đợi cho buổi tối nói chuyện hôm đó.

Còn một câu hỏi liên quan mà tôi cũng thường hay đặt cho thính giả của

mình, đặt biệt sau khi tôi đưa ra câu hỏi trên. Đó là một câu hỏi mà tôi trích ra từ

một cuốn sách của Joseph Telushkin. Lời nói là liều thuốc độc, lời nói có thể là

phương thuốc giải: Phải lựa lời như thế nào cho sáng suốt, cho phù hợp”. Trong

cuốn sách này, câu hỏi đó được nên ra từ ngay những trang đầu.. Trong suốt một

này liệu bạn có thể nói một lời khiếm nhã nào đối với người khác hay không?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Telushkin đã thuật lại những phản ứng tiêu biểu mà ông nhận được như những suy

nghĩ của ông về những phản ứng đó như sau:

Có rất ít người cho biết họ có thể làm được như vậy. Một số khác thì biểu

hiện sự thái độ và suy nghĩ của học qua tiếng cười. Trong khi đó số lớn hơn còn lại

khẳng định họ không thể không nói một lời khiếm nhã nào đối với người khác.

Từ đó Telushkin đã rút ra kết luận “Tất cả những người nào không làm được

điều đó hay biển hiện qua tiếng cười của mình thì cần phải nhận ra vấn đề đã đề

cập đến mức nghiêm trọng như thế nào đối với họ. Bởi vì nếu tôi yêu cầu họ trong

suốt một ngày không hề uống rượu và họ bảo “điều đó tôi không thể làm được” thì

tôi có thể nói với họ rằng “anh cần phải thừa nhận rằng anh là một người nghiện

rượu”. Và nếu tôi yêu cầu học trong suốt một ngày không đụng đến một điếu thuốc

là và họ bảo “điều đó không thể được”. Câu trả lời này đồng nghĩa với việc thừa

nhận trong suốt một hay ngày không thể nói những lời khiếm nhã đối với người

khác thì họ là người không biết kiềm chế lời nói của chính mình”.

Trong vấn đề này tôi thường gặp những phản ứng tương tự như: “Làm sao

ngày có thể so sánh tác hại của những lời nói khiếm nhã so với tác hại mà thuốc lá

và rượu gây ra?”

Phải chăng sự so sánh của tôi là không thể, là quá khập khiễng. Bạn hãy

nghĩ đến cuộc đời của bạn xem. Nếu bạn hay một người đó mà bạn yêu quý không

bị tổn thương về thể xác thì chắc chắc nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời mà bạn phải

chịu đựng bắt nguồn từ những lời nói cay độc, từ những lời trích hẹp hòi cá nhân,

sự phẫn nộ, châm biết sự hạ nhục trước công chúng, những lời chửi tục, sử xâm

phạm về bí mật cá nhân, hay những tin đồn sai trái về bạn.

Quả thật quan điểm nhìn nhận của Teleshkin về vấn đề này không hề phóng

đại và nó phù hợp với nhận xét đúc kết của Micheal: phê phán và chỉ trích tính

cách và cuộc sống của người khác có thể trở thành một thói quen xấu. Một khi

hành vi đó trở thành thói quen thì nó có thể gây nên một tác hại không lường

không những phê phán mà còn ngấm ngầm phá hỏng chính bản thân những nhừng

có hành vi, thói quen đó. Hesea Ballou – một nhà thần học người Mỹ thế kỷ 19

từng nói: “Một tật xấu có thể phá hỏng cả một tính cách tốt, giống như một giọt

mực lấm lên tờ giấy trắng tinh khiết”. Cũng giống như câu nói của Baltaran

Gracian – một linh mục người Tây Ban Nha đồng thời cũng là một nhà thần học

sống vào thế kỷ 17.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

“Đừng biến mình thành kẻ mà người ta thù ghét. Chú ý tới những sai lầm và

yếu kém của người ta cho thấy đức hạnh (hay tính cách) của bạn đang bị hủy hoại.

Người ta thường muốn che đậy hay giấu diếm những yếu kém của bản thân hay là

tự an ủi bản thân về những yêu kém đó – sự an ủi khờ dại và mù quáng. Những yêu

kém của họ là những hố lầy mà người nào nhúng mình càng sâu vào đó càng bị sa

lầy. Rất ít người có thể ránh khỏi những hố lầy đó. Người khôn ngoan và thận

trọng không bao giờ đặt chân tới những lãnh địa đó hay nói đúng hơn là không

biến mình thành kẻ bị người khác thù ghét và ghê tởm”.

Tác hại nghiêm trọng và nguy hiểm của tật xấu bới móc và chỉ trích tính

cách của người khác là rất lớn bởi vì thường nó có thể giết chết tính cách của bạn.

Telushkin đã minh họa tác hại khôn lường của sự chỉ trích vô cớ thông qua câu

chuyện nổi tiếng dưới đây:

Tại một ngôi làng nhỏ ở Đông Âu, có một người đàn ông khi đi qua ngôi

làng này đã bôi nhọ vị giáo sĩ Do Thái ở đó. Một ngày kia anh ta cảm thấy hối hận

và cầu xin vị giáo sĩ tha thứ cho anh. Anh sẵn sàng chịu bất cứ hình phạt nào để

sửa lại lỗi lầm của mình. Vị giáo sĩ đã yêu cầu anh về nhà lấy một chiếc gối làm

bằng lông chim, cắt nó ra rồi rắc những chiếc lông chim và trong gió và sau đó trở

lại gặp ông. Anh ta đã làm những gì vị giáo sĩ yêu cầu, sau đó đến gặp vị giáo sĩ và

hỏi: “Bây giờ cha đã tha thứ cho con chưa?”

“Được” vị giáo sĩ trả lời “Nhưng con cần làm cho ta thêm một việc nữa –

Hãy đi nhặt lấy tất cả những chiếc long chim mà con đã rải”.

Anh đáp: “Nhưng điều đó làm sao có thể được. Gió đã thổi chúng bay mất đi

rồi”. Vị giáo sĩ liền nói “Đúng như vậy! Mặc dù con thực sự muốn sửa chữa những

lồi lầm mà con đã phạm phải nhưng con cũng giống như đi nhặt những chiếc lông

chim mà con đã rải, con không thể sửa được những lỗi lầm do lời nói bất cẩn của

con gây ra”.

Sự thật là việc chỉ trích, phê phán tính cách của người khác của người khác

có thể trở thành một thói xấu và rất nguy hại. Điều này có quan hệ mật thiết với

một sự thật hiển nhiên được rút ra từ chính tựa đề của chương này.

Những gì bạn nói về tính cách của người khác thể hiện rõ tình trạng như sức

mạnh của tính cách bạn như thế nào.

Bạn hãy nghĩ điều này giống như trường hợp khi bạn có thói quen thành thật

khen ngợi người khác về lòng tốt cũng như sự lễ phép và lịch thiệp của học thì có

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nghĩa là chính bạn đang được người ta thừa nhận có những đức tính đó. Trái lại

bạn mang tật xấu chỉ trích sự khiếm nhã và thờ ơ của người ta thì đồng nghĩa với

việc chính bạn đang bị người ta xem là người khiếm nhã và thờ ơ.

Tôi chắc rằng, như đã nói ở chương 8, nhiều người trong chúng ta ở giữa 2

thái cực, một bên là sự tinh khiết của đức hạnh và bên kia là sự vẩn đục của cái xấu

xa, một bên là sự lễ phép và lịch thiệp tuyệt đối với một bên là sự khiếm nhã và thờ

ơ tuyệt đối khi bạn nói về người khác. Dẫu có như vậy thì xét về mặt đạo đức mà

nói, tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy được thói quen nói về người khác của

mình đang ở đâu giữa hai thái cực ấy. “Thói quen ấy dù tốt hay xấu thì nó cũng thể

hiện rất rõ ràng và trung thực tính cách của bạn như thế nào. Tóm lại, các bạn hãy

nghiêm khắc đặt cho mình những câu hỏi như:

- Khi tôi nói về tính cách của người khác thì điều đó cho thấy những gì

về tính cách tôi?

- Đặc biệt khi tôi nói về người khác lúc họ không có mặt thì lời nói của

tôi cho thấy những gì về tính cách của tôi?

- Liệu tôi có thường xuyên tò mò tìm hiểu và chỉ trích những chuyện

riêng tư của người khác hay không?

- Phải chăng tôi có xu hướng biến mình thành một người đáng ghét và

ghê tởm trong con mắt của người khác?

- Tôi có phải đang có tật xấu chỉ trích những yếu kém trong tính cách

của người khác.

- Liệu tôi có thường hay lăng mạ người khác hơn là khen ngợi họ? Đối

với những người trả lời “không” đối với 4 câu hỏi cuối cùng một cách quá vội

vàng thì hãy xem lời đề nghị cẩn trọng và cụ thể sau của Telushkin như là lời

khuyên cho bản thân.

Trước khi bạn đi đến câu trả lời cuối cùng cho 4 câu hỏi trên bạn hãy dò xét

bản thân trong vòng hai ngày. Thường xuyên ghi lại những lời nói xấu sau lưng

người khác của bạn. Đề đảm bảo tính chính xác của bài kiểm tra trên, bạn không

nên cố gắng thay đổi thái độ giao tiếp của bạn trong vòng hai ngày và không nên

cố gắng sửa mình tốt hơn so với lúc bình thường khi nhận xét, đánh giá tính cách

và hành vi của người khác. Từ những gì bạn ghi lại về bản thân mình trong hai

ngày đó sẽ giúp bạn đánh giá đúng tính cách của bạn như thế nào và cần phải làm

gì để thay đổi nó!

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

12

Bạn có thể tuân thủ tất cả các luật lệ nhưng vẫn là người thiếu đạo đức

(Russell W.Gough)

Tận hưởng cuộc sống không có nghĩa là làm bất cứ việc gì mình muốn là

một trong những câu cách ngôn truyền cảm và nổi tiếng được nhắc tới trong bộ

phim nhựa “Xã hội của những nhà thơ chết”. Bộ phim này được sản xuất năm 1989

và được công chúng rộng rãi yêu mến, trong đó câu cách ngôn là câu nói đặc biệt

hơn tất cả các câu khác để lại dấu ấn không thể phải mờ trong ký ức của tôi.

Có lẽ điều bất ngờ ở đây là câu cách ngôn trên không phải là câu trích

nguyên văn của các cây bút nổi tiếng như Shakespeare, Tenyson, Whiteman

Thoreou hay Blake mà nó được mở trọng ra dựa trên câu nói nổi tiếng của Thoreou

“Hút nhựa sống của cuộc đời”. “Tận hưởng cuộc sống không có nghĩa làm bất cứ

việc gì mình muốn” chính là câu nói của nhà viết kịch bản phim được thời Tom

Shulman.

Để giúp bạn hiểu sâu hơn câu nói này, chúng ta hãy đặt nó và toàn cách của

bộ phim “Xã hội của những nhà thơ chết”. Cảnh phim này xảy ra vào năm 1959 tại

trường dự bị dành cho học sinh nam của vùng Vermont. Đây là nguôi trường có bề

dày truyền thuống, danh giá và có kỷ cương. Diễn viên nam Robim Williams trong

bộ phim đóng vai là một thầy giáo dạy tiếng Anh đầy nhiệt huyết tên là John

Keating. Khác với những đồng nghiệp bảo thủ của mình, John Keating đã khuấy

động những nguyên tắc cứng nhắc của trường qua việc giảng dạy theo phương

pháp không chính thống. Điều này đã âm ỉ nhưng rất mạnh mẽ khuyến khích sinh

viên của ông biết sống như thế nào, “tận hưởng trọn một ngày” như thế nào và cần

phải phá vỡ sự nhàm chán, tẻ nhạt và khô cứng của cuộc đời.

Trong dòng chảy của câu chuyện có cảnh rất đang xem đáng chú ý như là

kết quả của hai cảnh trước đó. Đầu tiên là cảnh xảy ra tại hội trường lớn của

trường. Thầy Nolan, ngài hiệu trưởng khắc khổ và kỷ luật của trường đã tổ chức

một buổi nói chuyện với toàn sinh viên của trường để tìm ra ai là người đã lén lút

viết một bài báo gần đây trên tờ báo của trường. Bài báo không ghi bút danh đưa ra

kiến nghị cho phép học sinh nữ học tại ngôi trường này. Ngay khi thầy Nolan yêu

cầu tất cả các sinh viên biết được nguồn của bài báo xuất phát từ đâu hãy đứng dậy

để nói cho thầy biết thì đột nhiên có tiếng chuông điện thoại reo trong phòng thầy

hiệu trưởng. Lúc đó Nuanda – một cậu sinh viên sống buông thả và rất có ấn tượng

đối với thầy Keating đang bị phạt trong phòng thầy hiệu trưởng đã nhấc máy bằng

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

một giọng rất nghiêm túc và muốn cho mọi người trong hội trường đều nghe thấy.

Nuanda nói “Xin chào… Vâng. Thầy hiệu trưởng… xin chờ phút chốc”. Sau khi

đứng dậy cho toàn hội trường thấy mình, Nuanda nhìn thẳng vào thầy hiện trưởng

và nói với giọng đầy mỉa mai. “Thưa thầy Nolan, đó là điện của thầy. Chúa đã gọi

cho thầy, Ngài bảo chúng ta cần phải có sinh viên nữ ở mai trường này”.

Sau cảnh Nuanda bị thầy Nolan quở trách và phạt thì đến cảnh trong phòng

nghỉ giải lao. Nuanda đeo kính râm đứng khom mình trên ghế đang thuật lại cho tất

cả bạn vè mọi chi tiết của chuyến viếng thăm bất đắc dĩ tới phòng của thầy hiệu

trưởng với một giọng rất tự hòa và diễn cảm.

Thầy Keating bước vào phòng và đã có cuộc trao đổi, trò chuyện với

Nuanda:

Nuanda: Em chào thầy Keating.

Thầy Keating: Chào em! Nolan, ngày hôm nay phải chịu một trò đùa giỡn

hơn quá.

Nuanda: Thầy Keating, thầy đang đứng về phía thầy Nolan à? Thầy nghĩ gì

về câu nói “hãy sống hết mình cho một ngày” và “tận hưởng cuộc sống”?

Thầy Keating: Tận hưởng cuộc sống không có nghĩa là làm bất cứ việc gì

mình muốn. Có những lúc nên làm và cần làm và cũng có những lúc phải thận

trọng suy xét hành động của mình. Một người thông minh là người hiểu lúc nào

nên và lúc nào không nên.

Nuanda: Nhưng em nghĩ thầy cũng muốn trò đùa đó mà!

Thầy Keating: Không, thầy không thích trò đùa đó đâu. Nhưng đối với thầy,

vì việc đó mà đuổi học em thì không nên. Làm như vậy thật không sáng suốt.

Xét về khía cạnh đạo đức mà nói thì cảnh phim cuối cùng có ý nghĩa quan

trọng vì rõ ràng nó đã làm giảm nhẹ vai trò, ảnh hưởng của việc tự thể hiện cá

nhân. Bây giờ tôi muốn chuyển sang thảo luận một số vấn đề theo hướng sâu sắc

hơn và nghiêm túc hơn.

Ở đây chắc chắc sẽ có thiếu sót nếu như tôi không nói thêm rằng có những

thời điểm trong những cảnh phim trên, đặc biết là cảnh Chúa gọi điện tới, mang

tính hài hước, giải trí. Tôi nó thêm điều này xin các bạn đừng nghĩ là khi tôi thảo

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

luận về một số vấn đề theo hướng sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn thì tôi đang đi

phân tích tỉ mỉ và chi tiết bộ phim cũng như thông điệp của nó.

Nhìn nhận một cách nghiêm túc, để sử dụng những cảnh phim trên hiệu quả

nhất trong việc tự soi xét bản thân thì chúng ta cần nhớ rằng hành động của cậu

sinh viên Nuanda mặc dù rất hài hước nhưng rõ ràng là hành động thiếu đạo đức –

sự lừa dối, thiếu trung thực và sự phá vớ nguyên tắc một cách trắng trợn của cậu

sinh viên này là phương tiện để đạt được mục đích hài hước cuối cùng. Chính vì

vậy những từ giàu ý nghĩa mà Schulman đã gửi gắm vào nhân vật Keating “Tận

hưởng cuộc sống không có nghĩa làm bất cứ việc gì mình muốn” có một ý nghĩa

quan trọng. “Làm bất cứ việc gì mình muốn” có nghĩa là chúng ta, cũng giống như

Nuanda có thể dễ dàng vượt qua lợi ích bản thân và sự tự biểu lộ, Câu này cho thầy

những lúc trong cuộc đời chúng ta, chúng ta đã vượt qua những ranh giới mà lẽ ra

không nên vượt qua. Chính hành động đó đã làm tổn hại đến phẩm hạnh của chúng

ta cũng như xã hội.

Bấy giờ, một trong những thực tế rõ ràng nhất và cơ bản nhất của con người

là con người cần vạch ra những ranh giới và tôn trọng ranh giới đó. Những ranh

giới về đạo đức có thể được quy định rõ ràng trong các điều luật hay có thể được

ngầm định như chúng ta thường gọi là luật bất thành văn. Chúng ta cần hiểu rằng

nếu chúng ta không xác định và tôn trọng những ranh giới đó thì chúng ra sẽ tự

hủy hoại bản thân. Quá trình tự giết chết bản thân này diễn ra nhanh hoặc có thể

chậm nhưng chắc chắc nó sẽ xảy ra.

Sự cần thiết phải tôn trọng những ranh giới là quan trọng và cũng có một

điều quan trọng tương tự như vậy về mối quan hệ đạo đức và việc tôn trọng những

ranh giới. Thực tế mối quan hệ này có thể có tầm quan trọng hơn nữa đối với

chúng ta nếu như chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nó và đánh giá đúng mức nó:

Chú ý tới đạo đức bản thân trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có ý

nghĩa hơn việc vượt qua những ranh giới mà không nên vượt qua nay không tùy ý

“làm bất cứ những điều gì mình muốn”.

Có đạo đức như liệu có thật thà, công bằng, có kỷ luật tự giác, có trách

nhiệm hay nói chung là một tấm gương tốt hay không bao giờ cũng chỉ là vấn đề

của việc tuân thủ những quy định, những tiền lệ. Nói cách khác người có đạo đức

không bao giờ dừng lại là một người tuân thủ luật lệ nghiêm khắc. Nó phải yêu cầu

hơn thế nữa.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Tại sao vậy? Trước hết, những quy tắc, những luật lệ bản chất của chúng ta

may mắn thì thường chỉ thể hiện được những chuẩn mực tối thiểu nhất trong đạo

đức ứng xử. Chúng phần lớn thường nói cho chúng ta biết chúng ta không nên làm

điều gì hơn là nói cho chúng ta biết chúng ta nên làm điều gì. Chúng nói với chúng

ta rằng chúng ta không thể vượt qua giới hạn nào đó và rằng chúng ta không thể cố

ý bóp méo thông tin hay không thể có thái độ phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới

tính đối với người khác…

Như vậy những nguyên tắc, những luật lệ thưởng rất cẩn thiết và rất hữu ích

khi chúng ta xác định điều gì chúng ta không nên làm đối với nhân cách của chúng

ta. Nói cách khác, chúng ta biết làm thế nào để rách làm điều xấu, điều sai trái. Tuy

nhiên bản thân chúng thường không hướng dẫn cho ta làm thế nào để trở thành một

người có tính cách đạo đức tốt. Vì vậy, chúng ta cho biết khi nào và như thế nào thì

không phải lợi dụng những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Nhưng

chúng không quy định làm như thế nào và khi nào thì được coi là nhân từ, bác ai

với những người đó. Những nguyên tắc, những luật lệ cũng hầu như không muôn

nói là bao giờ, cho ta biết lúc nào và làm như thế nào để biểu lộ những đức tính

kiên trì, lòng yêu thương. Chúng ta hãy gợi lại cách dùng từ ẩn dụ ở chương 7, đặt

vào trường hợp đấy ta thấy:

“Những quy tắc và luật lệ cho ta biết làm như thế nào để ngăn không cho cỏ

dại mọc trong mảnh vườn của chúng ta chứ chúng thường không nói cho chúng ta

biết làm thế nào để trồng và chăm bón những bông hoa hồng”.

Hơn nữa, những quy tắc, luật lệ (đặc biệt là những luật lệ bất thành văn)

không thể bao quát hết tất cả những tình huống cụ thể nảy sinh trong đời sống hàng

ngày. Bạn hãy ngẫm xem quả thật đúng như vậy. Chúng ta sẽ cần phải tạo ra bao

nhiêu những quy tắc, những luật lệ để quy định những hành vi ứng xử cho tình

huống có thê xảy ra của con người? Giá như vậy thì bạn hãy tưởng tưởng những

cuốn sách luật sẽ dày đến mức độ nào!

Có rất nhiều trường hợp những quy tắc, luật lệ hướng dẫn rất ít hay không hề

hướng dẫn cho chúng ta phải hành động như thế nào cho phù hợp, cho phải đạo. Ví

dụ, luật thành văn thường im hơi lặng tiếng trước những hành động lạm dụng tình

dục của người khác. Trái lại nó rất quan tâm tới hành động có liên quan tới lĩnh

vực kinh tế, tài chính. Ở đây tôi muốn để cập tới trường hợp khá phổ biến trong đó

có những người thật thà và chất phác bị người ta lừa gạt về tình cảm và chúng ta

cùng phải nhận sự đau khổ và nhận ra rằng động cơ của họ rất đồi bại chỉ nhằm để

thỏa mãn tình dục của bản thân. Vì vậy những người có tính cơ hội và ích ky nhỏ

nhen đã lạm dụng lòng tin, tình cảm và xác thị của người khác. Có bao nhiêu người

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

chúng ta cho rằng việc làm dụng tình dục của người khác như hình thức trên là

không sai trái?

Ví dụ cụ thể trên cho ta thấy rõ ít nhất 3 điểm quan trọng chúng ta cần quan

tâm:

Thứ nhất, có nhiều hành vi như hành vi lạm dụng tình dục là hoàn toàn sai

trái ngay cả khi chúng không hề được quy định cụ thể trong các văn bản luật (còn

có vô số các ví dụ khác ngoài ví dụ làm dụng tình dục. Bạn hãy cố gắng tìm kiếm

ví dụ đó của bạn có thể giúp khai sáng bản thân bạn).

Thứ hai, trong những trường hợp như trên thì hành vi của bạn có đúng hay

có đạo đức không phụ thuộc hoàn toàn vào tính cách của bạn. Bởi vì chính xác thì

không có luật thành văn nào quy định chúng ta không được làm những việc sai trái

như trên hay quy định chúng ta phải làm những việc đúng đắn, có đạo lý. Thậm chí

nếu một quy định, một luật lệ nào đó một cách ngẫu nhiên đưa ra cho chúng ta một

nguyên tắc chung để theo thì nó sẽ vẫn phải phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta

và tính cách của chúng ta sẽ quyết định thực hiện hành vi cụ thể đúng và đạo lý.

Điểm quan trọng thứ 3 được thể hiện sâu sắc qua tựa đề của chương này:

Bạn có thể tuân theo tất cả các quy định, luật lệ nhưng vẫn là người thiếu

đạo đức.

Điều mà câu này muốn nói tới chính là việc bạn và tôi có thể tuân theo tất cả

các nguyên tắc, luật lệ nhưng bản chất nó không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn

và tôi là người có đạo đức, là những tấm gương tốt. Nó có thể giúp cho chúng ta

sống tốt hơn, giúp cho tính cách ta tránh được những ảnh hưởng tiêu cực. Mặc dù

sự thật chúng ta có thể là người luôn tuân thủ luật lệ nhưng vẫn còn tồn tại một

khoảng cách giữa luôn luôn tuân thủ luật lệ và người có đạo đức tốt. Ví dụ bạn có

thể biến mình thành một con người tự kiêu tự đại, luôn luôn cho mình là đúng là

trên hết và nhìn mọi người với con mắt khinh thường. Điều này trong luật lệ thành

văn không hề cấm nhưng xét về mặt đạo đức nhân cách thì nó đã vượt quá xa giới

hạn giữa cái gọi là cái đạo đức và vô đạo đức. Tuy nhiên chúng ta cần phải khẳng

định rằng những người có đạo đức tốt là người biết tuân thủ nghiêm chỉnh những

luật lệ phù hợp chung của xã hội và họ theo những luật lệ bất thành văn của đạo

đức bản thân, đạo đức xã hội. Như tôi đã nói nếu bạn muốn tạo cho mình một vườn

hoa nhân cách (tính cách) thì trước hết bạn hãy làm sạch những bông hoa đẹp hay

những thói quen, những đặc điểm tính cách tốt. Ở đây thứ cỏ dại mà chúng ta đang

nói tới chính là những gì mà luật bất thành văn nghiêm cấm.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Bạn đã bao giờ nói với một người nào đó khi muốn bảo vệ bản thân mình,

những điều như “Làm sao anh có thể cho tôi là người thiểu đạo đức trong khi tôi

hoàn thành không vi phạm bất cứ luật lệ nào (luật thành văn)” Hay bạn đã bao giờ

làm những việc mà nó có thể gợi cho bạn tự đánh giá bản thân theo cách suy nghĩ

trên chưa?

Tuân theo những luật lệ nhưng vẫn thiếu đạo đức. Đúng vậy! Bạn và tôi có

trở thành người tốt, người có đạo đức hay không diều đó phụ thuộc vào tính cách

của mỗi chúng ta. Khi chúng ta nghĩ tới những giới hạn của luật lệ và không biết

còn có bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu tình huống cụ thể có thể xảy ra trong cuộc

sống mà không được quy định trong những điều luật thành văn thì lúc đó chúng ta

mới có thể bắt đầu hiểu rõ trách nhiệm lớn lao mà tính cách của chúng ta phải đảm

đương.

Để đi đến kết luận cuối cùng cho chương này, tôi sẽ hiến dâng cho bạn một

phần nội dung có liên quan đến nâng cao việc tu dưỡng tính cách phẩm chất đạo

đức trong một cuốn sách của tôi viết về tính cách trong thể thao:

Trong khi tôi phải chơi cho đúng luật thì tôi cũng phải có những hành vi

đúng khi luật chơi không thể can thiệp được.

Nếu tôi muốn đạt được tính cách của một tấm gương tốt thì tôi phải có đủ

cách để chấp hành luật chơi cũng như có đủ tính cách để làm tốt những điêu gì mà

ngay cả luật chơi không quy định.

Nếu tôi muốn tu dương tính cách, phẩm chất đạo đức của mình thì tôi phải

tự giới hạn cho bản thân những giới hạn mà luật chơi không hề giới hạn.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

13

Gieo tư tưởng gặt hái thành công

Gieo hành động gặt hái thói quen.

Gieo thói quen gặt hái tính cách.

Gieo tính cách gặt hái định mệnh.

(Anonymous)

Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những gì mà chúng ta đã thảo luận với

nhau trong cuốn sách này:

- Kiểm soát đời bạn.

- Tu dưỡng con người “trong bóng tối” của bạn

- Quyết định quá trình phát triển tính cách đạo đức của bạn

- Chịu trách nhiệm về khuôn hình cuối cùng của tính cách bạn.

- Có lòng dũng cảm làm những gì bạn cho là đúng.

- Làm việc tốt một cách tự nhiên và thường xuyên.

- Biến việc theo đuổi cái đẹp thành mục đích chính của bạn.

- Trở thành một tấm gương đạo đức tốt hơn.

- Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự hơn khi nói về tính cách của người khác.

- Những nơi giới hạn không được vạch ra thì hãy để tính cách tự giới hạn

cho mình.

Khi bàn về vấn đề đạo đức nhân cách trong đời sống hàng ngày của bạn một

cách nghiêm túc thì câu cách ngôn sau là một trong số ít câu thể hiện được một

cách chính xác trung thực và đáng tin cậy về bản chất của mỗi con người.

“Gieo cái gì gặt cái ấy” (Nhân nào, quả ấy)

Sức mạnh đặc biệt của tựa đề chương này - một câu nói mà thường hay được

trích dẫn chính là ở chỗ đã nói lên được những gì cốt lõi của câu cách ngôn trên và

đã cụ thể hóa, phân tách nó ra thành từng góc cạnh.

Tư tưởng - hành dộng - thói quen - tính cách - định mệnh.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Với năm từ quan trọng được rút ra từ lời tựa đề của chương, chúng ta không

những có được một tổng kết ngắn gọn súc tích và đầy hình ảnh về thông điệp muốn

gửi gắm của cuốn sách này mà còn quan trọng hơn là đem lại cho ta một công thức

cơ bản, dễ nhớ để tạo dựng một tính cách đạo đức cao đẹp.

Tôi hoàn toàn khuyến khích các bạn ghi lại toàn bộ tựa đề của chương này

hoặc là công thức trên lên một mảnh giấy và dính nó vào những nơi dễ thấy ở nhà,

phòng làm việc hay bất cứ nơi nào mà nó có thể hàng ngày nhắc nhở bạn một cách

tỉ mỉ về công việc "gieo" và "gặt" những gì cần thiết đế bạn trở thành một con

người tốt hơn.

Tôi đặc biệt muốn bạn hãy suy ngẫm về hai đoạn văn sau dây. cả hai đoạn

có quan hệ mật thiết với nhau và cùng thể hiện sâu sắc quá trình “gieo” và “gặt”

của mỗi người:

Trong suốt cuộc đời chúng ta, từ những sự lựa chọn, những hành động

dường như tẻ nhạt và nhỏ bé mà chúng ta hàng ngày “gieo trồng” thì chúng ta

cuối cùng “gặt hái” được kết quả lớn hơn rất nhiều so với kết quả "gặt hái" được

từ những hành động, sự lựa chọn lớn lao mà chúng ta chỉ thỉnh thoảng thực hiện

chúng.

Do đó, những khó khăn, thử thách về đạo đức khốc liệt nhất, bao trùm nhất

của cuộc đời chúng ta chính là làm việc cần mẫn, liên tục, ngày này qua ngày

khác, giờ này qua giờ khác, hành động nối tiếp hành động để có được sự liên tục,

bền bỉ và có ý nghĩa quan trọng tính cách của chúng ta.

Sau khi đọc những dòng trên vào những lần đầu tiên, bạn có thể nghĩ rằng

chúng có vẻ hơi tẻ nhạt và khô cứng. Nhưng bạn sẽ cảm thấy chúng thật sâu sắc,

thật ý nghĩa khi xem xét nó trong phạm vi gắn kết với ý của những câu đầu tiên tôi

trích dẫn ra trong chương này. Đây chính là cảm nhận mà tôi muốn các bạn có

được, muốn các bạn hiểu thấu đáo về chúng.

Khi tôi còn là học sinh phổ thông tôi hơi đặc biệt có ấn tượng với những câu

này ngay lần đầu tiên bắt gặp trong một cuốn sách về đạo đức tương đối ngắn

nhưng rất tuyệt vời của Ralph Meinerny với tựa đề. “Triết học đạo đức của

Thomas Aquinas”. Trong chương “tính cách và những quyết định” khi bàn về tầm

quan trọng chính yếu của đạo đức trong việc hình thành và phát huy những thói

quen tốt (đức tính tốt). Meinerny đã phân tích làm sáng tỏ đồng thời khơi gợi cho

người đọc nhiều điều về mối quan hệ giữa quá trình thay đổi tính cách của một

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

người (theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi) và quá trình người đó phải lòng hay dứt bỏ

tình cảm đối với một người khác.

Meinerny bắt đầu bằng việc kể lại một sự kiện được miêu tả trong cuốn tự

truyện của một triết gia người Anh sống vào thế kỷ 20. Trong cuốn sách này triết

gia đó miêu tả việc ông không còn yêu thương người vợ của mình đến một cách

đột ngột như thế nào vào một ngày khi ông đang rong xe đi dạo. Dưới đây là

những phân tích sắc sảo của Meinerny về trường hợp này:

Bây giờ mối quan tâm là “tính đột ngột” của vấn đề. Dường như dễ nhận

thấy rằng sự thách thức về sự phai nhạt trong tình yêu thương dành cho người vợ

có thể đến một cách đột ngột với triết gia đó nhưng đồng thời dường như rất đúng

khi nói rằng những gì được nhận thức chắc chắn không đến một cách đột ngột và

tình cờ. Khi chúng ta muốn níu kéo một mối tình sét đánh với người khác mà mối

tình đó đã đi đến sự đổ vỡ. Thậm chí nếu trường hợp đó xảy ra, thì những sự thay

đổi bất chợt như vậy - sự thay đổi về con người chúng ta, về chính bản thân chúng

ta dường như không thể đến một cách đột ngột cũng giống như việc đi đến một

quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời chúng ta.

Trên phương diện đạo đức mà xét thì những quyết định có tính chất quan

trọng không chỉ đơn thuần là vấn đề đánh giá một tình huống, một hoàn cảnh theo

nguyên tắc bản thân và sau đó đi đến quyết định mà chúng ta đã được hình thành

dần dần trước thời điểm đó. Bạn có thấy hợp lý không khi khẳng định rằng một

người đàn ông quyết định chia tay với vợ mình hay ngược lại thì quyết định đó là

tác động tích tụ ở một loạt những quyết định nhỏ mà mỗi quyết định nhỏ đó diễn ra

đơn lẻ, với một ý nghĩa rất nhỏ. Tuy nhiên những quyết định đó tính gộp lại, trong

một sự kết hợp không thể lường trước được lại thể hiện chính bản chất con người

chúng ta khi chúng ta đưa ra một quyết định có tầm quan trọng lớn… Đời sống đạo

đức là một chuỗi liên tục chứ không phải đứt đoạn theo từng khoảnh khắc.

Một người đàn ông đột nhiên nhận ra rằng anh ta không còn yêu thương vợ

mình nữa nhưng quá trình phai nhạt tình cảm và có thể dẫn tới việc ly dị đó hoàn

toàn không có gì gây sửng sốt. Trong niềm hạnh phúc và sự thanh bình của những

ngày đầu trong cuộc sống vợ chồng, những phút giây của tuần trăng mật… người

đàn ông cố gắng và thấy được vợ mình là người mình thương yêu. Anh ta thỉnh

thoảng có những hành động bốc đồng làm tổn hại đến mối quan hệ vợ chồng, vợ

anh đã bỏ qua và tha thứ cho những hành động gây tổn hại đó. Hai người hòa hợp

thành một, nhưng quan trọng hơn, hai người với tư cách là cá nhân riêng lẻ, độc lập

có cùng khát vọng, cùng một cái nhìn hướng về tương lai. Mục đích mà cả hai

người kiếm tìm chính là một nửa kia của đời mình. Tất nhiên đạt được mục đích

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

này không phải do lễ cưới hay lễ ban phước mang lại và cũng khó có thể là do từ

những hành động được xem là quan trọng và lớn lao. Tất cả những chuỗi hành

động xảy ra một cách đơn lẻ hay với con mắt của người ngoài nhìn vào thì mang

một tầm quan trọng nhỏ bé đã hợp lại để tạo nên một cái nhìn chung, một sự hòa

hợp. Mối quan hệ gắn kết của vợ chồng được tạo nên bởi những yếu tố như đọc

những cuốn sách giống nhau, cùng nhau tham dự lễ hội, sinh con, nuôi dạy con

thậm chí cả sự bất hòa cãi lộn nhau. Tất cả một loạt những hành động này thắt chặt

thêm mối quan hệ vợ chồng hay ngược lại làm phai nhạt nó. Cuộc sống gia đình

theo đó có thể tiếp tục như thế. Do đó khi nói rằng một người đàn ông đột nhiên

nhận ra anh ta không còn yêu thương vợ mình nữa thì điều này có nghĩa gì? Việc

không còn yêu thương vợ không phải xảy ra một cách đột ngột mà nó được hình

thành dần dần từ những hành động, những việc làm rất nhỏ tưởng chừng như trong

cuộc không thể nhận thấy được. Những hành động không chung thủy tuy rất nhỏ

như tưởng tượng hay mơ về một nơi khác, sự cãi lộn nhau do bất đồng… không

nằm ngoài quá trình tích tụ hình thành nên. Đó là quá trình diễn ra dần dần, ít được

chú ý. Sự nhận biết nó của người trong cuộc thực sự có thể gây ngỡ ngàng bởi

chính sự xuất hiện của nó. Nhưng sự nhận thức đó là sự nhận thức về những gì mà

chính bản thân người ta gây ra một cách tự nguyện và phải có trách nhiệm trước

những hành động của mình.

Bây giờ bạn hãy đọc lại hai đoạn văn mà tôi đã đưa ra trước đó.

Sau khi đọc xong, hãy nhẩm lại trong đầu mình và suy nghĩ thật sâu về cách

thức mà theo đó những dòng chính yếu sau đây trong cuốn “Triết học đạo đức của

Thomas Aquinas” đã thể hiện một cách sâu sắc bản chất quan trọng và thiết yếu

của cả hai đoạn văn đó… Những sự thay đổi bất chợt về con người chúng ta, về

chính bản thân chúng ta dường như không thể đến một cách đột ngột cũng giống

như việc đi đến một quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời chúng ta.

Hãy xét xem: Những quyết định lớn có ý nghĩa đối với cuộc đời tôi phần lớn

được quyết định và sẽ được quyết định bởi những đặc điểm ăn sâu trong tính cách

tôi. Chúng có thể là những thói quen tốt và những tật xấu nhưng đã hình thành và

phát triển trong con người tôi dần dần ngày qua ngày, hành động nối tiếp hành

động.

“Bạn có thấy hợp lý hay không khi khẳng định một người đàn ông quyết

định chia tay với vợ mình thì quyết định đó là tác động tích tụ của một loạt các

quyết định nhỏ mà mỗi quyết định nhỏ đó diễn ra đơn lẻ, với một ý nghĩa rất nhỏ…

Tuy nhiên những quyết định đó tích gộp lại trong một sự kết hợp không thể lường

trước được lại thể hiện chính bản chất con người chúng ta khi chúng ta đưa ra một

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

quyết định có tầm quan trọng nhất?... Đời sống đạo đức là một chuỗi liên tục chứ

không phải đứt đoạn theo từng thời khắc”.

Hãy xem xét: Trên hết, vấn đề hiện tại tôi là ai – tính cách hiện giờ của tôi –

cũng như những hành động hiện tại bị chi phối bởi tính cách đó, là kết quả hay

chuỗi liên tục của những hành động, những sự lựa chọn dường như nhỏ bé mà mờ

nhạt tôi đã ngày này qua ngày khác trong suốt chặng đường đời tôi thực hiện.

Chính vì vậy trên thực tế, chính những hành động, những lựa chọn đó không hề

nhỏ bé và mờ nhạt, trái lại chúng quyết định số phận của tôi.

“Tất nhiên đạt được mục đích này không phải do lễ cưới hay lễ ban phước

đem lại và cũng khó có thể là do từ những hành động được xem là quan trọng và

lớn lao”.

Hãy xem xét: Hành động và quyết định của tôi dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện

những kết quả mà tôi nhận được trong cuộc đời. Nếu xét đó là những kết quả mà

tôi đã nhận được trước đây dù kết quả tốt hay xấu, dù bản thân có nhận thấy được

hay không thì lại trở thành một phần tạo nên tính cách hiện giờ của tôi, tạo nên

hành động xuất phát từ tính cách đó.

“Việc không còn yêu thương vợ không phải xảy ra một cách đột ngột mà nó

được hình thành dần dần”.

Hãy xem xét: Giống như quy luật mạnh mẽ của ngón tay cái, thậm chí đối

với những quyết định lớn lao nhất có ý nghĩa nhất của tôi đều là kết quả của một

quá trình hình thành dần dần, ngày qua ngày những thói quen tính cách.

“Sự nhận thức đó là sự nhận thức về những gì mà chính bản thân mình gây

ra một cách tự nguyện và phải có trách nhiệm trước những hành động của mình”.

Hãy xem xét: Điều này giải thích chính xác tại sao những ngày thử thách

quyết liệt nhất về đạo đức trong cuộc đời tôi yêu cầu bản thân tôi phải làm việc cần

mẫn, ngày qua ngày, giờ qua giờ, hành động nối tiếp hành động để đạt được những

tiến bộ bền bỉ liên tục và có ý nghĩa trong tính cách của tôi bởi vì khi mọi việc đã

được nói ra và được thực hiện thì tôi và chỉ có chính tôi mới tự quyết định và có

trách nhiệm đối với số phận của mình.

Một trong những thực tế có tính thuyết phục và dễ dàng nhận thấy là việc

thay đổi và phát triện những thói quen hiện tại của tích cách của bạn có thể và chắc

chắc sẽ là một công việc gian nan đầy thử thách. Và đừng nghi ngờ gì nữa bản chất

của quá trình hình thành dần dần, ngày qua ngày những thói quen tính cách chính

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

là công việc gian nan và thử thách đó. Không thể ngẫu nhiên mà bạn trở thành một

con người tốt hơn được, và cũng không có được một con đường tắt nào có thể giúp

bạn đạt được điều đó. Nên nhớ rằng một người hiếm khi làm những điều tốt và

đáng ngợi ca thì không thể đột nhiên biến bản thân mình từ một con người thiếu

đạo đức thành một con người đức hạnh. Điều đó chỉ có thể đạt được khi cá nhân

nhận thức rõ và kiên trì nỗ lực phấn đấu mới có thể gặt hái được những kết quả bền

vững, lâu dài và có ý nghĩa.

Hãy lạc quan mà nhìn nhận thì bản thân bạn hoàn toàn có thể phát triển bồi

dưỡng tính cách của chính bạn. Bất chấp tuổi tác hay tính cách bảo thủ của bạn đến

mức nào, cho dù ngoại cảnh của bạn như thế nào đi chăng nữa, bạn còn có sức

mạnh và khả năng trong chính con người bạn và có trách nhiệm để lựa chọn và tiếp

tục phấn đầu để trở thành người tốt hơn.

Bây giờ vấn đề còn lại muôn thủa là: Bạn có quyết tâm mong muốn làm như

vậy không?

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

14

Tôi đã nhận ra người có trách nhiệm đối với sự nghèo nàn về đạo đức của

chúng ta chính là bản thân mỗi chúng ta

(Russell W.Gough)

Như diễn viên hài Joan Ruvers thường nói: Chúng ta có thể trò chuyện với

nhau được không?

Tại thời điểm này khi gần kết thúc cuốn sách – kết thúc cuộc trò chuyện của

chúng ta, với tư cách là những người bạn với nhau, hiện chúng ta có thể cởi mở hết

mình để cùng nhau trò chuyện? Không che đậy, không bảo thủ, hãy thực sự trung

thực thẳng thắn với nhau và đặc biệt với chính bản thân mỗi người trong chúng ta

để xem xét ai là người phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo nàn về đạo đức mà từ

đó làm phương hại đến số phận của mỗi cá nhân chúng ta cũng như toàn xã hội.

Có một điều chắc rằng bạn và tôi và rộng hơn nữa là tất cả mọi người đều

hoàn toàn đồng ý với hai điểm liên quan tới vấn để này. Hai điểm này được rút ra

từ rất nhiều những nghiên cứu và khảo sát được tiến hành trong những năm gần

đây. Thứ nhất chúng ta rất tán thành với ý kiến cho rằng xã hội cũng ta đang rơi

vào tính trạng nghèo nàn về “đạo đức cá nhân”, “tính cách cá nhân”, về những “giá

trị đạo đức” và “hành vi ứng xử có đạo đức”…

Thứ hai (hãy luôn luôn nghĩ về việc cần phải thực sự trung thực), chúng ta

cũng rất tán thành về người phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo nàn về đạo đức:

Anh ta, cô ta, các bạn.

Thưa các bạn, đó là một trong những vấn đề đạo đức lớn nhất nếu như

không muốn nói là có ý nghĩa sống còn rằng: Tôi đang trút trách nhiệm cho bạn và

bạn cũng đang trút trách nhiệm cho tôi. Chúng ta hãy trút trách nhiệm cho họ và họ

ngược lại trút trách nhiệm cho chúng ta. Và thật là tồi tệ khi phải đổ lỗi cho nhau

như vậy.

Tôi sẽ lấy một bài báo rất sắc sảo và được nhiều người biết đến trong số ra

ngày 16 tháng 12 năm 1996 của tờ tin tức và báo cáo thế giới để làm ví dụ. Dưới

nhan để rất đơn giản nhưng gây bất ngờ “Tôi tốt còn bạn thì không. Tại sao người

Mỹ cho rằng cuộc sống của học tốt trong khi nước Mỹ đang rơi vào tính trạng

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nguy khốn”, bài báo đưa ra kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến có quy mô lớn

trong khi đại đa số chúng ta cho rằng xã hội có vấn đề nghiêm trọng (đặc biết từ

góc nhìn đạo đức) cũng lúc đó chúng ta lại không cho rằng vấn đề nghiêm trọng đó

là hậu quả của hành vi và thái độ của chính chúng ta.

Tóm lại đó là vấn đề không phải lỗi của tôi; mà là lỗi của người khác. Đó là

sự yếu kém về tính cách và đạo đức của người khác chứ không phải của tôi.

Bài báo chỉ rõ “đặc điểm nổi bật nhất của triệu chứng tôi tốt còn bạn thì

không” có thể mang tính phổ biến. Các học giả cũng như những người chỉ học đến

cấp 3 đều nghi ngờ tính phổ biến đúng với hầu hết mọi đối tượng của triệu chứng

này. Người giàu, người nghèo, da màu hay da trắng, trẻ hay già – hầu hết mà tất cả

mọi nhóm người trong xã hội Mỹ cùng lúc nhìn bản thân mình với cái nhìn lạc

quan thì người khác với cái nhìn bi quan, tăm tối” .

Chúng ta hãy thừa nhận điều đó. Chúng ta vẫn thường có thói quen đổ lỗi

cho người khác về sự nghèo nàn về đạo đức của chúng ta hơn là soi xét đạo đức,

đức hạnh của chính bản thân mình:

Người theo đảng Tự do đổ lỗi cho người theo đảng Bảo thủ, còn người theo

đảng Bảo thủ thì lại đổ lỗi cho người theo đảng Tự do. Đa số đổ lỗi cho thiểu số,

thiểu số đổ lỗi cho đa số. Người ủng hộ đổ lỗi cho người chống đối, người chống

đối đổ lỗi cho người ủng hộ. Người có đổ lỗi cho người không, người không đổ lỗi

cho người có. Dân thành thị đỗ lỗi cho dân ngoại ô, dân ngoại ô đổ lỗi cho dân

thành thị. Nam giới đổ lỗi cho nữ giới, nữ giới đổ lỗi cho nam giới. Láng giếng đổ

lỗi cho nhau. Thế hệ trước đổ lỗi cho thế hệ sau, thế hệ sau đổ lỗi cho thế hệ trước.

Và mọi người đổ lỗi cho các chính trị gia, nhà làm luật và phương tiện thông tin

đại chúng.

Bạn hiểu những gi tôi đang nói chứ? Rõ ràng ở một chừng mực nào đó

chúng ta đang biến mình thành những người thiếu trách nhiệm đới với bản thân và

luôn đổ lỗi cho người khác. Thật nực cười, thật mỉa mai và cũng thật nguy hại khi

chúng ta nhận thấy rằng người thiếu sót về đạo đức cuối cùng có tật xấu đổ lỗi cho

nhau. Những người tôi lỗi quay vào chỉ trích lẫn nhau!

Tuy nhiên quan điểm của tôi ở đây không phải là xa rời thực tế cho rằng

chúng ta không có quyền hay trách nhiệm thử thách và phê bình trên tinh thần xây

dựng những hành vi, cử chỉ, chính sách của người khác đơn giản bởi vì chúng ta

không bao giờ hoàn thiện cả. Chúng ta có quyền và tất nhiên chúng ta nên thử

thách và phê bình trên tinh thần xây dựng khi xét thấy phù hợp và cần thiết. Hơn

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

nữa thậm chí để có và thực hiện một số quyền tự do và các quyền khác, thứ nhất

chúng ta cần phải có trách nhiệm với nhau đối với những hành động của chúng ta.

Nhưng vấn đề lơn nhất không phải là việc có trách nhiệm đối với người khác mà

vấn đề là ở chỗ phải có trách nhiệm với chính bản thân chúng ta.

Đối với tựa để của chương này, tôi đã lấy câu nói của người xưa “Chúng ta

đối mặt với kẻ thù của chúng ta và đó chính là bản thân chúng ta” và tôi đã biết lại

nó theo hình thức sau”

Tôi đã nhận ra người có trách nhiệm đối với sự nàn về đạo đức của chính ta

và đó chính là tôi.

Bạn có nhận ra được tính đúng đắn của câu nói trên không?

Nếu như tôi không hề giữ lời hứa, nếu như tôi lấy trộm được linh kiện (hoặc

thời gian mà suy cho cùng là tiền bạc) của ông chủ tôi; nếu tôi lam dụng tình dục

của người khác; nếu tôi trốn thuế; nếu tôi sao chép một cách bất hợp pháp các sản

phẩm có bản quyền; nếu như tôi lừa dối người khác một cách thậm tệ đơn giản bởi

vì sự khác biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo hay địa vị kinh tế xã hôi; nếu như tôi

gian lận trong thi cử; luôn luôn tìm kiếm kẽ hở luật pháp; nếu như tôi lừa dối người

khác chỉ vì mục đích tư lợi cho bản thân; nếu như tôi vẫn tiếp tục tiều tiền của

mình trong khi lờ đi không muốn trả nợ cho người khác; nếu như tôi phản bội

những người yêu thương tôi hay nếu như tôi chỉ la cà chẳng làm việc gì cả và chỉ

trích xã hội thì nói một cách chính xác tôi phải chịu trách nhiệm về sự nghèo nàn

đạo đức của tôi và các bạn cũng như vậy.

Các bạn thân mến, nghiêm túc mà nói thì chúng ta thuộc hạng người nào nêu

chúng ta không có đủ tính cách để thú nhận những khiếm khuyết và trách nhiệm

của chính bản thân? Trên tinh thần câu nói nổi tiếng của tổng thống Iruman “không

được đùn trách nhiệm cho ai cả” mà xét thì điều gì đã xảy ra điều gì sẽ xảy ra! Hãy

cùng đặt vào câu nói của Thomas Carlyle “Sai lầm lớn nhất là không ý thức được

gì cả” hay như luật vàng sau:

“Hãy đối xử với người ta như cách bạn muốn người ta đối xử bạn”

Bạn cũng có thể đặt câu hỏi như vậy khi ngẫm lại lời yêu cầu khẩn thiết của

những vị tiền bối sáng lập trước đây mà tôi đã đề cập trong phần giới thiêu. Theo

đó họ cho rằng nền dân chủ chỉ có thể tồn tại nếu như các công dân của nó – các

bạn và tôi – sống một cuộc sống có đạo đức cao. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả chúng

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

ta đều cho rằng vẫn còn tồn tại một vấn đề rất nghiêm trọng nhưng mỗi cá nhân

chúng ta lại ngần ngại lãnh trách nhiệm đó về mình?

Lãnh trách nhiệm có một ý nghĩa quan trọng và có tính hai mặt của nó. Nó

không chỉ ngầm tôi là một phần quan trọng của vấn dề. Nó còn ám chỉ tôi đóng

một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đó.

Vì lợi ích của bản thân chúng ta và lợi ích chung của xã hội – đừng hiểu lầm,

hai lợi ích này có quan hệ mật thiết với nhau – liệu chúng ta sẽ chấm dứt việc đổ

lỗi cho nhau và bắt đầu hình thành thói quen của chúng ta? Đến lúc nào thì chúng

ta mới thực hiện điều này? Hôm nay, ngày mai? Hay sẽ không bao giờ?

Chính lúc này?

Đúng vậy, đừng chần chừ nữa!

Có một điều chắc chắn rằng nếu chúng ta cứ tiếp tục đổ trách nhiệm cho

nhau thay việc tự nhận trách nhiệm của bản thân thì chúng ta sẽ không có sự thay

đổi nào có ý nghĩa và bền vững để mang lại cuộc sống của mỗi cá nhân tốt đẹp hơn

và cả xã hội nói chung.

Điều đó giải thích tại sao tôi hoàn toàn không phóng đại khi nói rằng những

gì mà chúng ta đã thảo luận với nhau trong cuốn sách này là giá trị cốt lõi của đạo

đức cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những vấn đề về đạo đức cá

nhân – tính cách – đã đụng chạm đến phần cốt lõi của những nỗ lực và trách nhiệm

xã hội, cá nhân lơn lao nhát của chúng ta.

Làm những điều hợp lý hợp tình đơn giản chỉ bởi vì nó là điều hợp lý hợp

tình và tất nhiên việc làm đó thể hiện đạo đức cao cả và do đó nó cũng là mục đích

đạo đức cuối cùng của chúng ta (hay như ông cha ta từ ngàn đời xưa tới nay vẫn

cho rằng đức hạnh chính là phần thưởng của những việc làm có đạo lý. Tuy nhiên

chúng ta cũng không nên đề cao hay xem nhẹ hoặc thậm chí hạ thấp quá một sự

thật là việc phấn đấu để trở thành những cá nhân có tính cách đạo đức cao đẹp vì

những lợi ích to lớn của bản thân cũng như lợi ích chung của toàn xã hội.

Chúng ta sẽ dễ dàng lừa dối bản thân cũng như lừa dối những người khác

nếu chúng ta cố biện hộ rằng có đạo đức sẽ chẳng mang lại cái gì cho thực tiễn. Nó

mang lại rất nhiều và đó là điều không chối cãi. Nếu không thì tại sao trong cuộc

sống chúng ta lại “gieo”? Chúng ta gieo để mà gặt.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Bất cứ một cái gì cũng có giá trị của nó và đặc biết đức hạnh có một giá trị

rất to lớn khi chúng ta hành động một cách có đạo đức và nó trở thành thói quen

trong cuộc sống hàng này của chúng ta thì kết quả mà chúng ta gặt gái được thật

giá trị, thật hữu ích và bền vững.

Có một sự thật không thể chối bỏ là cuộc đời sẽ tặng thưởng cho những ai

sống có đạo đức. Cuộc đời mang phần thưởng đến bằng nhiều cách khác nhau và

mỗi phần thưởng đều có giá trị nhất định của nó.

Kỹ năng hội họa, khả năng thể thao, kiến thức học thuật của chúng ta được

nâng lên một cách đang kể nếu chúng ta cần cù và tự tin. Công việc buôn bán sẽ

thuận buồm mát mái và sinh nhiều lợi hơn nếu chúng ta là những người chính trực

và có trách nhiệm.

Khả năng cộng tác và học hỏi từ những người khác chúng ta được nâng lên

tất nhiều nếu chúng ta tiếp tục kiên trì và tỏ ra tôn trọng người khác. Tình yêu, hôn

nhân và gia đình sẽ bền vững hơn rất nhiều nếu chúng ta có tính cách khiêm

nhường, thấu hiểu và thông cảm cũng như trung thực với những lời hứa và cam kết

của nhau. Mối bất hòa sâu sắc và triền miền với những người khác trở nên dễ giải

quyết hơn, ít nguy hại hơn và ít căng thẳng hơn kh chúng ta luôn dũng cảm.

Sức khỏe về tâm, sinh lý được nâng cao và duy trì tốt nhằm phát huy hết

năng lực của chúng ta khi chúng ta tạo lập cho bản thân thoái quen nghiêm khắc

với bản thân trong sự hài hòa chung.

Tình bạn của chúng ta phát triển tốt đẹp và sâu sắc hơn nếu như chúng ta

luôn biết chia sẻ và thông cảm cho nhau.

Là người lãnh đạo, chúng ta sẽ phát huy hiệu quả hơn vai trò của mình nếu

như chúng ta phát triển cho bản thân mình thói quen biết lắng nghe và luôn luôn

thể hiện là người điểm tĩnh khi đối mặt với những lời chỉ trích (dư luận xã hội) và

nghịch cảnh.

Hình ảnh, vị trí của chúng ta trong cái nhìn của những người xung quanh ta

sẽ được cái thiện đáng kể nếu chúng ta biết cảm thông và giúp đỡ họ khi họ đau

đơn và cô đơn.

Mục đích của chúng ta sẽ trở nên dễ thực hiện, chúng ta sẽ có nhiệt huyết và

cuộc đời sẽ phong phú hơn nếu chúng ta cố gắng tạo cho mình đức tính lạc quan,

có niềm tin vào cuộc sống.

E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN

Tóm lại sự giàu có và niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ có thể có ý nghĩa và

luôn luôn được bồi đắp thêm nếu chúng ta nghiêm túc rèn luyện đạo đức cá nhân

(trong cuộc sống hàng ngày).

“Mọi việc làm rất nhỏ bé của cuộc sống bình thường sẽ quyết định tính cách

bạn”.

Vâng, đấy là một câu nói tuy đơn giản nhưng rất sẽ đi vào lòng người của

nhà văn Oscar Wille sống vào thế kỷ thứ 19.

Bạn và tôi, trên cương vị những người bạn với nhau, chúng ta có tể có đủ

nghị lực và khả năng để biến mọi việc làm rất nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày

đó thành tích cách của chúng ta.

Dịch và biên soạn: Lê Hữu Tiến

“CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THÀNH VIÊN

ĐÃ THAM GIA DỰ ÁN EBOOK – VTBT”