252
TRƯỜNG TRUNG CP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 1 MC LC ðẠI CƯƠNG VBÀO CHHC ...................................................................... 2 BÀI 1. CÂN VÀ KTHUT SDNG CÂN TRONG BÀO CH................ 15 BÀI 2. KTHUT ðONG ðO TRONG BÀO CHTHUC VÀ PHA CN 22 BÀI 3. KTHUT NGHIN TÁN-RÂY-TRN ðỀU ..................................... 30 BÀI 4. KTHUT HÒA TAN – LÀM TRONG ............................................... 33 BÀI 5. KTHUT LÀM KHÔ .......................................................................... 39 Bài 6. KTHUT KHKHUN TRONG BÀO CHTHUC..................... 44 BÀI 7. NƯỚC DÙNG TRONG SN XUT THUC ....................................... 47 Bài 8. DUNG DCH THUC .............................................................................. 53 BÀI 9. THUC NHMT ................................................................................ 61 ðỌC THÊM TRONG BÀI THUC NHMT ............................................... 70 BÀI 10. THUC TIÊM ....................................................................................... 72 BÀI 11. THUC TIÊM TRUYN...................................................................... 84 BÀI 12. SIRO THUC ........................................................................................ 91 BÀI 13. POTIO (Potiones) .................................................................................. 99 BÀI 14 THUC ðẶT (Suppositoria) ............................................................... 105 BÀI 15. NHŨ TƯƠNG (Emulsiones) ................................................................ 118 BÀI 16. HN DCH (SUSPENSIONES) .......................................................... 130

GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

Embed Size (px)

DESCRIPTION

LINK DOCS.GOOGLE:https://drive.google.com/file/d/0B1v9csUzYMnqMlRDX1gwOXZibU0/view?usp=sharingLINK MEDIAFIRE:https://www.mediafire.com/?baocrmadworrk46LINK BOX:https://app.box.com/s/vlw13w66cxsq7ggfs4qqtlncx5t1kvb2

Citation preview

Page 1: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 1

MỤC LỤC ðẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC ...................................................................... 2

BÀI 1. CÂN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÂN TRONG BÀO CHẾ ................ 15

BÀI 2. KỸ THUẬT ðONG ðO TRONG BÀO CHẾ THUỐC VÀ PHA CỒN 22

BÀI 3. KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN-RÂY-TRỘN ðỀU ..................................... 30

BÀI 4. KỸ THUẬT HÒA TAN – LÀM TRONG ............................................... 33

BÀI 5. KỸ THUẬT LÀM KHÔ .......................................................................... 39

Bài 6. KỸ THUẬT KHỬ KHUẨN TRONG BÀO CHẾ THUỐC ..................... 44

BÀI 7. NƯỚC DÙNG TRONG SẢN XUẤT THUỐC ....................................... 47

Bài 8. DUNG DỊCH THUỐC .............................................................................. 53

BÀI 9. THUỐC NHỎ MẮT ................................................................................ 61

ðỌC THÊM TRONG BÀI THUỐC NHỎ MẮT ............................................... 70

BÀI 10. THUỐC TIÊM ....................................................................................... 72

BÀI 11. THUỐC TIÊM TRUYỀN ...................................................................... 84

BÀI 12. SIRO THUỐC ........................................................................................ 91

BÀI 13. POTIO (Potiones) .................................................................................. 99

BÀI 14 THUỐC ðẶT (Suppositoria) ............................................................... 105

BÀI 15. NHŨ TƯƠNG (Emulsiones) ................................................................ 118

BÀI 16. HỖN DỊCH (SUSPENSIONES) .......................................................... 130

Page 2: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 2

BÀI MỞ ðẦU

ðẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC

MỤC TIÊU • Kể ñược mục tiêu và nội dung nghiên cứu của môn bào chế. • Trình bày ñược các khái niệm cơ bản hay dùng trong bào chế: dạng thuốc,

dược chất, tá dược, thành phẩm, biệt dược, thuốc gốc. • Trình bày ñược cách phân loại các dạng thuốc. • Kể ñược những nét sơ lược lịch sử phát triển ngành bào chế.

NỘI DUNG 1. ðại cương về bào chế học

1.1. ðịnh nghĩa Bào chế học là môn khoa học chuyên nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật

thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, ñóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế.

1.2. Mục tiêu của môn bào chế Nghiên cứu dạng bào chế phù hợp với mỗi dược chất cho việc ñiều trị bệnh Nghiên cứu kỹ thuật bào chế các dạng thuốc bảo ñảm tính hiệu nghiệm,

tính không ñộc hại, và ñộ ổn ñịnh của thuốc. Xây dựng ngành bào chế học Việt Nam khoa học, hiện ñại, dựa trên thành

tựu y dược học thế giới và vốn dược học cổ truyền dân tộc. 1.3. Nội dung nghiên cứu của môn bào chế Mỗi một dược chất ít khi dùng một mình mà thường kèm theo những chất

phụ (tá dược) vì vậy nghiên cứu kỹ thuật ñiều chế thuốc gồm: Xây dựng công thức: Dược chất và tá dược (Lượng dược chất, tá dược, tỷ

lệ). Xây dựng qui trình bào chế các dạng thuốc: thuốc mỡ, thuốc tiêm, thuốc

viên.v.v Nghiên cứu kiểm tra chất lượng các chế phẩm của các dạng thuốc. Nghiên cứu bao bì ñóng gói và bảo quản các dạng thuốc. Sử dụng và ñổi mới trang thiết bị phục vụ chế biến, bào chế, v.v… 1.4. Vị trí của môn bào chế Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ

bản, cơ sở và nghiệp vụ của ngành. Thí dụ: Toán tối ưu ñược ứng dụng ñể thiết kế công thức và quy trình kỹ thuật cho

dạng bào chế. Vật lí, hóa học ñược vận dụng ñể ñánh giá tiêu chuẩn nguyên liệu và chế

phẩm bào chế, ñể nghiên cứu ñộ ổn ñịnh xác ñịnh tuổi thọ của thuốc, ñể ñánh giá sinh khả dụng của thuốc, ñể lựa chọn ñiều kiện bao gói, bảo quản…

Dược liệu, dược học cổ truyền ñược vận dụng trong việc chế biến, ñánh giá chất lượng các phế phẩm bào chế ñi từ nguyên liệu là dược liệu.

Page 3: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 3

Sinh lí – giải phẫu, dược ñộng học ñược vận dụng trong nghiên cứu thiết kế dạng thuốc và các giai ñoạn sinh dược học của dạng thuốc (lựa chọn ñường dùng và vấn ñề giải phóng, hòa tan và hấp thu dược chất từ dạng bào chế).

Dược lực, dược lâm sàng ứng dụng ñể phối hợp dược chất trong dạng bào chế, ñể hướng dẫn sử dụng chế phẩm bào chế…

Các quy chế, chế ñộ về hoạt ñộng chuyên môn nghề nghiệp ñược vận dụng trong thiết kế, xin phép sản xuất và lưu hành chế phẩm bào chế.

Tóm lại bào chế học là môn học tổng hợp, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học. Trong chương trình ñào tạo dược sĩ ñại học, bào chế là môn học nghiệp vụ cốt lõi, ñược giảng sau khi người học ñã có những kiến thức cơ bản về môn học có liên quan.

1.5. Một số khái niệm liên quan ñến thuốc 1.5.1.Thuốc hay dược phẩm Là sản phẩm có nguồn gốc ñộng vật, thực vật, khoáng vật, sinh học ñược

bào chế ñể dùng cho người nhằm mục ñích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn ñoán bệnh, phục hồi, ñiều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng quá trình sinh ñẻ, làm thay ñổi hình dáng cơ thể.

1.5.2. Dạng thuốc (dạng bào chế hoàn chỉnh) Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược chất ñể ñưa dược chất ñó vào

cơ thể với mục ñích tiện dụng, dễ bảo quản và phát huy tối ña tác dụng ñiều trị của dược chất.

Thí dụ: Dạng viên nang ñể uống, dạng thuốc kem ñể bôi ngoài da, v.v…

Kem NEWGI 5 ñể bôi ngoài da, trị mụn

Thành phần của một dạng thuốc: Dược chất hay hoạt chất: là tác nhân tạo tác ñộng sinh học ñược sử dụng

nhằm các mục ñích ñiều trị, phòng hay chẩn ñoán bệnh.

Viên nang ñể uống Viên nang ñể uống

DƯỢC CHẤT TÁ DƯỢC BAO BÌ

DẠNG THUỐC Kỹ thuật bào chế

Page 4: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 4

Khi ñưa vào dạng thuốc, dược chất có thể bị giảm hoặc thay ñổi tác ñộng sinh học do ảnh hưởng của tá dược, kỹ thuật bào chế và bao bì. Cho nên cần phải nghiên cứu kỹ ñể tránh ảnh hưởng của các phụ gia (tá dược, bao bì, v.v)

Tá dược: là các chất phụ không có tác dụng dược lý, ñược thêm vào trong công thức nhằm tạo ra các tính chất cần thiết cho quá trình bào chế, bảo quản, sử dụng của thuốc.

Tá dược có ảnh hưởng ñến tác dụng ñiều trị của thuốc, do ñó tá dược phải ñược lựa chọn một cách thận trọng tùy theo từng dạng thuốc và từng chế phẩm cụ thể.

Bao bì: ñược chia làm: - Bao bì cấp I: là bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do ñó cũng ñược xem

như là thành phần của dạng thuốc. Thí dụ: Ống, lọ, chai chứa dung dịch thuốc tiêm Vỉ hoặc chai, lọ chứa thuốc viên - Bao bì cấp II: là bao bì bên ngoài không tiếp xúc trực tiếp với thuốc Thí dụ: Hộp giấy chứa thuốc tiêm. Hộp chứa vỉ thuốc Bao bì cấp I và bao bì cấp II ñều quan trọng vì cùng ñóng vai trò trong việc

trình bày, nhận dạng, thông tin và bảo vệ thuốc. 1.5.3. Thuốc biệt dược: ðược hiểu là một dược phẩm ñược ñiều chế trước, trình bày trong một bao

bì ñặc biệt và ñược ñặc trưng bởi một tên thương mại riêng của nhà sản xuất. Thí dụ: Newgifar (ketoconazol 2%), Newgi 5, Newneo, NEWHOT gel,

Panadol 500mg

1.5.4. Thuốc gốc hay thuốc generic:

Là thuốc mang tên gốc của hoạt chất, ñã qua giai ñoạn ñộc quyền và ñược sản xuất phổ biến, thường mang tên thuốc là tên hoạt chất.

Thí dụ: Clotrimazole 1%, ketoconazol 2%, Aspirin, POVIDON iodine 10%, Acetaminophen 500mg

Page 5: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 5

1.5.5. Một số thuật ngữ dùng trong bào chế:

Tiếng latin Tiếng việt Tiếng anh Tiếng pháp

Aqua Nước Water Eau

Aqua destilla Nước cất Distilled water Eau distillée

Aerosolum Thuốc sol khí Aerosol Aérosol

Auristillarum Thuốc nhỏ tai Ear drop Goutte auriculaire

Bolus Viên tễ Bolus Bol

Capsula Viên nang Capsule Capsule, gélule

Cataplasma Thuốc ñắp Cataplasm Cataplasme

Collumtorium Thuốc rơ miệng Collutory Collutoire

Collyrium Thuốc nhỏ mắt Eye drop Collyre

Comprimatum, Tabletta

Viên nén Tablet Comprimé

Creama Thuốc crem (kem) Cream Crème

Dragee Viên bao ñường Sugar coated tablet Comprimé dragée

Elixir Cồn thuốc ngọt Elixir Elixir

Emulsum, emulsio Nhũ tương Emulsion Emulsion

Emplastrum Thuốc dán Adhesive plaster Emplastre

Extractum Cao Extract Extrait

Gargarisma Thuốc súc miệng Gargle Gargarisme

Granula Thuốc cốm Granule Granulés

Gutta, guttae Giọt Drop Goutte

Inhalatio Thuốc xông mũi họng Inhaler Inhaler

Page 6: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 6

Injectio Thuốc tiêm Injection Soluté injectable

Linimentum Thuốc xoa Liniment Liniment

Lotio Thuốc xức Lotion Lotion

Mixtura Hợp dịch Mixture Mixture

Pasta Bột nhão Paste Pâte

Pastillus Thuốc ngậm Lozenge Pastille

Pilula Viên hoàn Pills Pilules

Pulvis, pulveris Thuốc bột Powder Poudre

Sirupus Siro Sirup Sirop

Solutio Dung dịch Solution Solution

Suppositoria rectalis Thuốc ñặt trực tràng Rectal suppository Suppositore rectale

Suppositoria vaginalis Thuốc dặt âm ñạo Vaginal suppository Suppositore vaginale

Suspensio Hỗn dịch Suspension Suspension

Tinctura Cồn thuốc Tincture Teinture

Unguentum, Pomata

Thuốc mỡ Oinment Pommade

1.6. Phân loại: 1.6.1. Theo thể chất Giáo trình bào chế dạy theo cách phân loại này: Các dạng thuốc lỏng: Dung dịch thuốc, siro, potio, cao lỏng, hỗn dịch, nhũ

tương.... Các dạng thuốc mềm: cao mềm, thuốc mỡ, thuốc ñạn, thuốc trứng, Các dạng thuốc rắn: thuốc bột, viên nén, nang cứng, thuốc cốm... 1.6.2. Theo ñường dùng Trong sử dụng thuốc thường ñược phân loại theo cách này: Tiêm, uống.... 1.6.3. Theo cấu trúc hệ phân tán: Trong mỗi dạng thuốc lỏng, mềm, các dược chất ñược phân tán ở mức ñộ

khác nhau trong môi trường phân tán, người ta có thể xếp các dạng bào chế thành các nhóm sau:

Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán ñồng thể: các dược chất ñược phân tán dưới dạng phân tử hoặc ion như các loại dung dịch thuốc (trong suốt). VD: Dung dịch MYCOFA

Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: dược chất vá các chất phụ khác phân tán dưới dạng hạt nhỏ như các hỗn dịch thuốc, nhũ tương thuốc (ñục: Calcigenol)

Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học: thuốc bột, thuốc viên (các hạt trong nhau).

VD: viên nén Natri Bicarbonat 450mg Tuy nhiên cũng có thể trong một chế phẩm có nhiều hệ phân tán. Giáo trình này ñược biên soạn theo cấu trúc phân loại này.

Page 7: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 7

1.6.4. Theo nguồn gốc công thức: Thuốc pha chế theo công thức Dược ðiển: là chế phẩm bào chế ghi trong

các tài liệu chính thức của ngành, các tài liệu Quốc gia, ví dụ: dung dịch Iod 1% (DðVN II, T.3, tr. 161)

Công thức: Iod ..................................... 1 g Kali iodid ........................... 2 g Nước cất vừa ñủ (vñ) ......... 100 ml Cách pha chế, tiêu chuẩn chất lượng, ñóng gói bảo quản ñược ghi trong

Dð. Người pha chế phải thực hiện ñúng như ñã ghi trong tài liệu, không ñược tự ý thay ñổi.

Thuốc pha chế theo ñơn: là những chế phẩm pha chế theo ñơn của thày thuốc, nội dung của ñơn thuốc thường bao gồm: mệnh lệnh pha chế (Rp), công thức pha chế, dạng bào chế cần pha (Mf....), số lượng cần pha, hướng dẫn cách dùng (DS.)

Ví dụ 1: Rp Natri hiposulfit .......... 5g Siro ñơn .................... 25 ml

Nước cất vñ. .............. 80 ml M.f.potio D.S. uống mỗi lần một thìa canh, ngày ba lần Ví dụ 2: Rp Paracetamol ....................... 0,5 g

Bơ cacao vñ ...................... 1,5 g M.f. supp. D.t.ñ No 6 (Trộn và làm thành thuốc ñạn, cho liều như thế) D.S. ñặt một viên khi ñau Ví dụ 3: Rp Magie sulfat ...................... 50 g M.f. p. D. in p. aeq. No 10 (Trộn làm thành thuốc bột chia thành những phần bằng nhau 10 gói)

D.S. Mỗi ngày uống một gói hoà tan trong 100 ml nước Tác dụng nhuận tràng.

Khi ñiều chế một ñơn thuốc người pha chế phải kiểm tra lại ñơn thuốc (phải ñúng quy chế, thành phần, liều lượng, tương kỵ...) tự xây dựng quy trình pha chế.

Pha chế theo ñơn thường ñược tiến hành ở qui mô nhỏ tại các khoa dược bệnh viện hoặc ở hiệu thuốc.

2. Sơ lược lịch sử phát triển của ngành bào chế học

Lịch sử môn học bào chế không tách rời lịch sử của ngành dược học và của y học nói chung. Những hoạt ñộng về y và dược học ñã có từ khi loài người thành hình.

Trong thời kỳ Thượng cổ việc chế biến và dùng thuốc chỉ ñóng khung trong phạm vi gia ñình hay thị tộc do gia trưởng hay tộc trưởng ñảm nhận.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, dần dần những hoạt ñộng này trở thành một chức trách xã hội do những người chuyên nghiệp phụ trách.

Page 8: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 8

2.1. Trên thế giới Quá trình phát triển bào chế học nói riêng và của y dược nói chung có thể

ñược chia ra 4 thời kỳ: Thời kỳ tôn giáo Các tài liệu như “Bản thảo thần nông” của Trung quốc, “Vedas” của Ấn

ñộ, “Ebers” của Ai cập… ñã mô tả các dạng thuốc giống như thuốc bột, thuốc viên, thuốc cao, cao dán…

Thường thường các phương pháp trị liệu thô sơ này ñược khoác lên một cái vỏ huyền bí của tôn giáo và ñây là trở lực chính ñối với sự phát triển của nền y dược học trong thời kỳ này.

Thời kỳ triết học Bao trùm lên thời kỳ này là danh tiếng của các thầy thuốc người Hy lạp và

La mã như Platon, Socrat, Aristot, họ nhận thấy không thể tách rời y dược học với việc nghiên cứu con người, song họ vẫn còn nghiêng về lý thuyết nhiều hơn.

Năm 400 trước Công nguyên, Hypocrat là người ñầu tiên ñưa khoa học vào thực hành y học, ông chủ trương rằng lý luận phải dựa trên thực nghiệm. Tất cả các kiến thức của Hypocrat ñược tổng hợp trong từ ñiển “Bách khoa Y học”, sách này vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ ñến tận thế kỷ XVII sau này.

Từ 131 – 210 sau Công nguyên, Galien ñã viết nhiều sách về y học, về thành phần của thuốc (dựa trên 4 tính: nóng, lạnh, khô, ẩm). Chính ông là người ñầu tiên ñề ra các công thức và cách ñiều chế thuốc dùng trong ñiều trị bệnh và phân loại các thuốc men. Dó ñó ông ñược coi là người ñặt nền móng cho ngành dược nói chung và môn bào chế học nói riêng và người ta ñã lấy tên ông ñặt cho môn bào chế học (Pharmacie galénique).

Thời kỳ thực nghiệm Trong thời kỳ này các cuộc tranh luận suông ñã dần dần ñược thay thế

bằng những bài mô tả dựa trên quan sát và trên thực nghiệm. Càng ngày người ta càng thấy rằng phải khảo sát các chất qua thực nghiệm

rồi mới dùng ñể làm thuốc. Các thuốc có nguồn gốc hóa học ñược sử dụng ngày càng nhiều ñã dẫn ñến sự xuất hiện và phát triển một số hoạt ñộng mới khác, làm cho ngành Dược phân biệt hẳn với ngành y. Ngành dược trở thành một ngành ñộc lập.

Thời kỳ khoa học Từ thế kỷ XIX trở ñi ngành dược nói chung và môn bào chế học nói riêng

ñã có những bước phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy so với các thời kỳ trước nhờ sự phát triển những tiến bộ của các ngành có liên quan như hóa học, vật lý, sinh học… Người ta ñã bắt ñầu thử tác dụng chữa bệnh của các hợp chất tự nhiên, các dược liệu và trình bày chúng dưới các dạng bào chế, ñi sâu nghiên cứu tìm hiểu xem trạng thái vật lý và tính chất hoá học của dược chất, các chất phụ gia. Nói cách khác, bào chế học ñã ñi sâu nghiên cứu từng dược chất, tìm ra dạng thuốc mới cho tác dụng dược lý tốt nhất trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của các ngành khoa học kỹ thuật có liên quan và các kết quả nghiên cứu về sinh dược học, nhiều dạng thuốc mới ñã ra ñời như dạng thuốc có tác dụng kéo dài, thuốc viên nhiều lớp giải phóng các dược chất ở những thời ñiểm khác nhau…. Ngành công nghiệp duợc phẩm ra ñời.

2.2. Ở Việt Nam

Page 9: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 9

Nền y dược học dân tộc ñã phát triển rất sớm. Trong quá trình lao ñộng ñể sinh tồn, ñấu tranh liên tục và gian khổ với thiên nhiên và bệnh tật nhân dân ta ñã biết tích luỹ và thu thập nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc phòng và chữa bệnh.

Từ ñời Hồng bàng (2900 năm trước công nguyên), người Giao chỉ ñã biết dùng gừng, mật ong, hương phụ, thường sơn… ñể làm thuốc, cho trẻ em ñeo các túi bùa ñựng trầm hương, ñịa liền, hạt mùi… ñể phòng bệnh.

Thời kỳ Bắc thuộc: ñã có sự trao ñổi y học của ta và y học của Trung quốc, số dược liệu Việt nam ñược khai thác và sử dụng tăng dần.

ðời Nhà Trần (thế kỉ XII – XIV), nền y dược học có nhiều tiến bộ như ñã biết tổ chức trồng vườn thuốc, rừng thuốc… Tiêu biểu cho thời kỳ này là danh y Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh ñã có công lớn ñề ra chủ trương “Nam dược trị Nam nhân” và bộ sách “Nam dược thần hiệu” còn ñược lưu truyền ñến ngày nay.

Dưới triều Lê (TK XIV – XVII) danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” một bộ sách quý của nền y dược học Việt Nam. Ông ñã áp dụng một cách sáng tạo y học Trung Quốc vào hoàn cảnh Việt Nam, ñã xây dựng và áp dụng nhiều bài thuốc nam có giá trị, ñã ñào tạo ñược nhiều học trò. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng ngành dược Việt Nam.

Thời kỳ Pháp thuộc: Trường ñại học y dược ðông Dương ñược thành lập (1902), trong ñó có Bộ môn bào chế (1935). Nhiều biệt dược ñược ñưa vào nước ta, một số cửa hàng pha chế theo ñơn ra ñời ở các thành phố lớn, pha chế các dạng thuốc thông thường như thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ…. Sự tràn lan của thuốc ngoại làm cho ngành bào chế Việt Nam bị lãng quên.

Sau Cách mạng tháng tám: ngành dược ñã phát triển mạnh và ñã ñược chú trọng xây dựng, nhiều xí nghiệp dược phẩm Trung ương ñược thành lập. Các khoa dược bệnh viện cũng pha chế nhiều loại thuốc nhất là các loại dịch truyền.

Sau khi thống nhất ñất nước, nhất là từ ngày có chính sách ñổi mới, nhiều xí nghiệp dược phẩm ñã tích cực ñổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ. Nhiều thiết bị và kỹ thuật mới ñược ñưa vào nước ta như máy dập viên năng suất cao, máy ñóng nang, máy ép vỉ, máy bao màng mỏng tự ñộng, máy tạo hạt tầng sôi, máy ñóng hàn ống tiêm tự ñộn…. Do vậy, dạng bào chế thực sự ñã ñược ñổi mới về hình thức.

3. Dược ðiển Việt Nam & Dược Thư quốc gia Việt Nam

3.1. Dược ðiển Việt Nam Là một tài liệu chính làm cơ sở cho việc pha chế, kiểm nghiệm chất lượng

thuốc. Dược ñiển là một văn bản nhà nước trong ñó ghi các tiêu chuẩn chất lượng mà các hoạt chất, tá dược, các dạng thuốc… phải ñáp ứng. Dược ñiển qui ñịnh thành phần các chất, cách pha chế và kiểm nghiệm một số dạng thuốc và chế phẩm. Dược ñiển ñịnh kỳ ñược bổ sung và tái bản.

Trước kia, ngành dược nước ta vẫn phải sử dụng dược ñiển của nước ngoài. Từ thập niên 60, dù ñất nước vẫn còn khó khăn nhưng ngành dược nước ta ñã bắt tay xây dựng DðVN lần thứ I. Từng thời kỳ, cùng với sự tiến bộ của khoa học, DðVN ngày càng ñược hoàn thiện hơn và chất lượng cao hơn. Hiện nay DðVN ñã ấn bản lần thứ IV (năm 2010).

3.2. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Page 10: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 10

Sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả cho người bệnh là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính Sách Quốc Gia Về Thuốc của Việt Nam do Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 20/06/1996. Và Dược thư quốc gia Việt Nam ra ñời trong hoàn cảnh ñó.

Dược thư quốc gia Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Y Tế về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. ðồng thời ñây cũng là sách cung cấp những thông tin quan trọng, chính xác, trung thực về thuốc, ñể các thầy thuốc tra cứu, cân nhắc trước khi quyết ñịnh kê ñơn và chỉ ñịnh dùng thuốc cho mỗi người bệnh cụ thể.

Dược thư quốc gia Việt Nam bao gồm 20 chuyên luận chung giới thiệu những vấn ñề tổng quát như tác dụng không mong muốn của thuốc, nguyên tắc dùng thuốc cho trẻ em, tương tác thuốc, ngộ ñộc và thuốc giải ñộc, dị ứng và cách xử trí… và 500 chuyên luận cho những thuốc thường dùng. Trong từng chuyên luận về thuốc có giới thiệu về mã phân loại giải phẫu - ñiều trị - hóa học (Anatomic Therapeutic Chemical ATC), dạng thuốc, tính chất dược lý và cơ chế tác dụng, chỉ ñịnh, chống chỉ ñịnh, tác dụng phụ không mong muốn và cách xử trí, liều lượng và cách dùng…

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 ñến 15

1. Bào chế học là môn. ...(a)..... chuyên nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về. ...(b).... sản xuất, kiểm tra. ...(c) . ..., ñóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế. 2. Mục tiêu của môn bào chế

- Nghiên cứu. ...(a)....... chế phù hợp với mỗi dược chất cho việc ñiều trị bệnh - Nghiên cứu. .....(b)............ các dạng thuốc bảo ñảm tính hiệu nghiệm, tính

không ñộc hại, và ñộ ổn ñịnh của thuốc. - Xây dựng ngành bào chế học Việt Nam. ....(c)......., dựa trên thành tựu y

dược học thế giới và vốn dược học cổ truyền dân tộc. 3. Nội dung nghiên cứu của môn bào chế

- Xây dựng. ....(a)........: Dược chất và tá dược (Lượng DC, TD, tỷ lệ). - Xây dựng. .....(b)......... bào chế các dạng thuốc: VD: TM, Ttiêm, Tviên. - Nghiên cứu kiểm tra. .....(c)........ các chế phẩm của các dạng thuốc. - Nghiên cứu. .......(d)........ ñóng gói và bảo quản các dạng thuốc. - Sử dụng và ñổi mới trang thiết bị phục vụ chế biến, bào chế, v.v…

4. Vị trí của môn bào chế: là môn học tổng hợp, vận dụng. ....(a)..... của nhiều lĩnh vực. ...(b)..... Trong chương trình ñào tạo dược sĩ, bào chế là môn học. ...(c).... cốt lõi, ñược giảng sau khi người học ñã có những kiến thức cơ bản về môn học có liên quan. 5. Thuốc hay dược phẩm là sản phẩm có. .....(a)..... ñộng vật, thực vật, khoáng vật, sinh học ñược. ....(b)..... ñể dùng cho người nhằm. ....(c)..... phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn ñoán bệnh, phục hồi, ñiều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng quá trình sinh ñẻ, làm thay ñổi hình dáng cơ thể. 6. Dạng thuốc (dạng bào chế hoàn chỉnh)

Page 11: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 11

Dạng thuốc là. ...(a).... trình bày của dược chất ñể ñưa dược chất ñó vào. ....(b).... với mục ñích tiện dụng, dễ bảo quản và phát huy tối ña tác dụng. ....(c)..... của dược chất. Thí dụ: Dạng viên nang ñể uống, dạng thuốc mỡ ñể bôi xoa ngoài da, v.v…

7. Ba thành phần của một dạng thuốc: A. B. C.

8. Dược chất hay hoạt chất: là tác nhân tạo. .....(a)..... sinh học ñược sử dụng nhằm các mục ñích. ....(b)......, phòng hay. .....(c)....... bệnh. 9. Khi ñưa vào dạng thuốc, dược chất có thể bị giảm hoăc thay ñổi. ...(a)..... sinh học do. ....(b)..... của tá dược,. ...(c)....... bào chế và bao bì. Cho nên cần phải nghiên cứu kỹ ñể tránh ảnh hưởng của các phụ gia (tá dược, bao bì, v.v.....) 10. Tá dược: là các chất phụ không có. ....(a).... dược lý, ñược thêm vào trong công thức nhằm. ....(b).... các tính chất cần thiết cho quá trình. ....(c)...., bảo quản, sử dụng của thuốc. 11. Tá dược có. .....(a)..... ñến tác dụng ñiều trị của thuốc, do ñó tá dược phải ñược. .....(b)..... một cách thận trọng tùy theo từng. .....(c)...... và từng chế phẩm cụ thể. 12. Bao bì cấp I là bao bì. ....(a)..... trực tiếp với thuốc do ñó cũng ñược xem như là. .....(b).... của dạng thuốc. Ví duï: Ống, lọ, chai chứa dung dịch. ...(c).....Vỉ hoặc chai, lọ chứa thuốc viên 13. Bao bì cấp II là bao bì bên. ....(a)..... không. ....(b)..... trực tiếp với thuốc. Ví dụ hộp giấy. ....(c)...... thuốc tiêm, hộp chứa vỉ thuốc

Bao bì cấp I và bao bì cấp II ñều quan trọng vì cùng ñóng vai trò trong việc trình bày, nhận dạng, thông tin và bảo vệ thuốc.

14. Thuốc biệt dược: ðược hiểu là một dược phẩm ñược. ...(a).... trước, trình bày trong một bao bì. ....(b).... và ñược ñặc trưng bởi một tên. ...(c)..... riêng của nhà sản xuất. Thí dụ: Aspegic, Efferalgan 500mg, Panadol 500mg 15.Thuốc gốc hay thuốc generic: Là thuốc mang tên gốc của. ...(a)...., ñã qua giai ñoạn. ....(b)..... và ñược sản xuất phổ biến, thường mang tên thuốc là tên. ....(c)..... Thí dụ: Aspirin, Ampicillin 500mg, Acetaminophen 500mg Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 16 ñến 31 16. Một số ví dụ các dược chất hay hoạt chất như sau:

A. Aspirin, Ampicillin, Acetaminophen B. Paracetamol, Cefalosporin, Vastaren C. Paldol, Amoxilin, Cezil D. Nitroglycerin,Risordan,Calcitrol

17. Một số tá dược thuốc viên thường gặp: A. Tinh bột, Gelatin, Talc B. Bột gạo, ðường, Cồn. C. Avicel, Eudragit, Magiê stearat D. Cả hai a và b ñúng.

18. Ví dụ một số thuốc gốc-generic: A. Aspirin 50 mg, Paracetamol 500mg, Paldol 500mg B. Aspirin 50 mg, Acetaminophen 500mg, Ampicillin 500mg C. Panadol 500mg, Calci D, Tatanol Extra D. Haginat 125 mg, Tatanol, Vastaren

19. Có thể phân loại theo nhiều cách. Thông thường là

Page 12: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 12

A. 3 cách: Theo ñường dùng, Theo cấu trúc hệ phân tán, Theo nguồn gốc công thức

B. 4 cách: Theo thể chất, Theo ñường dùng, Theo cấu trúc hệ phân tán, Theo nguồn gốc công thức

C. 5 cách: Theo thể chất, Theo ñường dùng, Theo cấu trúc hệ phân tán, Theo nguồn gốc công thức và Theo công thức dược dụng

D. 6 cách: Theo thể chất, Theo ñường dùng, Theo cấu trúc hệ phân tán, Theo nguồn gốc công thức, Theo công thức dược dụng và Theo ñơn (toa) bác sĩ

20. Theo thể chất có các dạng: A. Các dạng thuốc lỏng: Dung dịch thuốc, siro, potio, cao lỏng, hỗn dịch, nhũ

tương,. ... B. Các dạng thuốc mềm: cao mềm, thuốc mỡ, thuốc ñạn, thuốc trứng, C. Các dạng thuốc rắn: thuốc bột, viên nén, nang cứng, thuốc cốm,... D. Cả ba A, B, C ñều ñúng

21. Theo ñường dùng (trong sử dụng thuốc thường ñược phân loại theo cách này):

A. Tiêm. B. Uống. C. Ngoài da, v.v.... D. Cả ba A, B, C ñều ñúng.

22. Theo cấu trúc hệ phân tán, người ta có thể xếp các dạng bào chế thành các nhóm sau:

A. Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán ñồng thể: B. Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: C. Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học D. Cả ba A, B, C ñều ñúng

23. Thuốc pha chế theo công thức dược dụng: A. Là chế phẩm bào chế ghi trong các tài liệu chính thức của ngành, các tài

liệu Quốc gia, ví dụ: dung dịch Iod 1% (DðVN II, T.3, tr. 161) B. Là chế phẩm bào chế ghi theo baùc só C. Là chế phẩm bào chế ghi theo yêu cầu ñiều trị bệnh nhân D. Là chế phẩm bào chế ghi theo ñề nghị của dược sĩ

24. Thuốc pha chế theo ñơn: A. Là những chế phẩm pha chế theo ñơn của thày thuốc, B. Nội dung của ñơn thuốc thường bao gồm mệnh lệnh pha chế (Rp), công

thức pha chế, dạng bào chế cần pha (Mf.. ..), C. Số lượng cần pha, hướng dẫn cách dùng (DS.) D. Câu A, B, C kết hợp: ñúng

25. Khi ñiều chế một ñơn thuốc người pha chế A. Phải kiểm tra lại ñơn thuốc (phải ñúng quy chế, thành phần, liều lượng,

tương kỵ...), tự xây dựng quy trình pha chế. B. Khỏi cần kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu ñơn thuốc C. Người pha chế thực hiện pha chế theo ñơn như ñã ghi D. Cả ba A, B, C ñều ñúng

26. Pha chế theo ñơn thường ñược tiến hành A. Ở tất cả các cơ sở bào chế sản xuất thuốc B. Ở qui mô nhỏ tại các khoa dược bệnh viện hoặc ở hiệu thuốc. C. Chỉ ở bệnh viên

Page 13: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 13

D. Chỉ thực hiện ở hiệu thuốc 27. Ở Việt Nam, Nền y dược học dân tộc ñã phát triển rất sớm. ðời Nhà Trần (thế kỉ XII – XIV), …

A. Tiêu biểu cho thời kỳ này là Danh y Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh B. Tiêu biểu cho thời kỳ này là Danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn

Ông với bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” C. Tiêu biểu cho thời kỳ này là Hoa ðà D. Tiêu biểu cho thời kỳ này là Hồ ðắc Di

28. Ở Việt Nam, Nền y dược học dân tộc ñã phát triển rất sớm. Dưới triều Lê (TK XIV – XVII) Tiêu biểu cho thời kỳ này là:

A. Danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” một bộ sách quý của nền y dược học Việt Nam.

B. Danh y Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh ñề ra chủ trương “Nam dược trị Nam nhân” và bộ sách “Nam dược thần hiệu” còn ñược lưu truyền ñến ngày nay.

C. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch D. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng

29. Dược ñiển Việt Nam là: A. Là một tài liệu chính làm cơ sở cho việc pha chế, kiểm nghiệm thuốc. B. Dược ñiển là một văn bản nhà nước trong ñó ghi các tiêu chuẩn chất lượng. C. Dược ñiển qui ñịnh thành phần các chất, cách pha chế và kiểm nghiệm một

số dạng thuốc và chế phẩm. Dược ñiển ñịnh kỳ ñược bổ sung và tái bản. D. Cả ba A, B, C ñều ñúng

30. Dược ñiển Việt Nam, cho ñến nay ñã có: A. Dược ñiển Việt Nam III (năm 2002) B. Dược ñiển Việt Nam IV (năm 2010) C. Dược ñiển Việt Nam V (năm 2007) D. Dược ñiển Việt Nam VI (năm 2007)

31. Dược thư quốc gia Việt Nam là: A. Tài liệu chính thức của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an

toàn, hiệu quả. B. Là sách cung cấp những thông tin quan trọng, chính xác, trung thực về

thuốc, C. ðể các thầy thuốc tra cứu, cân nhắc trước khi quyết ñịnh kê ñơn và chỉ ñịnh

dùng thuốc cho mỗi người bệnh cụ thể. D. Cả ba a, b, c: ñúng

Trả lời ñúng sai các câu hỏi từ 32 ñến 47 32. Môn bào chế giúp lựa chọn kỹ thuật bào chế phù hợp với các dạng thuốc (ð/S) 33. Thuốc là sản phẩm có nguồn gốc sinh học (ð/S) 34. Tá dược ảnh hưởng ñến ñộ bền vững và khả năng giải phóng dược chất của dạng thuốc (ð/S) 35. Bao bì thứ cấp tiếp xúc trực tiếp với thuốc (ð/S) 36. Panadol 500mg là thuốc generic (ð/S) 37. Ampicillin, Amoxilin, Nitroglycerin là tá dược (ð/S) 37. Tinh bột, Mg.stearat, Talc là dược chất (ð/S) 38. Panadol 500 mg, là thuốc dạng viên nén (ð/S) 39. Sirô là dạng thuốc thể chất mềm (ð/S)

Page 14: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 14

40. Pomade Phenergan thuộc dạng thốc thể chất mềm (ð/S) 41. Thuốc mỡ Tetracyclin là dạng thuốc lỏng (ð/S) 42. Thuốc nhỏ mắt Cloraxin (Cloramphenicol) 0,4% là dạng thuốc lỏng (ð/S) 43. Thuốc viên paracetamol 500 mg dùng ñường uống (ð/S) 44. Thuốc mỡ Tetracyclin dùng ñường uống (ð/S) 45. Dịch NaCl 0,9% 500 ml dùng ñể tiêm truyền (ð/S) 46. Thuốc ñạn dùng ñường uống (ð/S) 47. Thuốc Nizoral Cream 5g là dạng thuốc dùng ngoài (ð/S)

Page 15: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 15

BÀI 1. CÂN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÂN TRONG BÀO CHẾ

MỤC TIÊU

1. Biết ñược các loại cân thường ñược sử dụng trong bào chế.

2. Nêu ñược các ñiểm cần lưu ý khi sử dụng cân.

3. Liệt kê ñược trình tự của các phép cân ñơn, cân kép.

4. Biết ñược công dụng và sử dụng thành thạo các phép cân kép Borda và cân kép Medeleeb.

5. So sánh hai phép cân ñơn và cân kép.

NỘI DUNG

1. CÁC LOẠI CÂN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG BÀO CHẾ

1.1. Cân phân tích:

- Sức cân tối ña 200g.

- Sai số < 0,1mg.

- Cân phân tích có các kiểu cân một quang, cân hai quang, có dùng ñiện và không dùng ñiện.

1.2. Cân kỹ thuật: (thường sử dụng trong bào chế)

- Sức cân tối ña 200g.

- ðộ chính xác 0,02 – 0,05g.

- Có các kiểu cân: cân ñĩa (cân Roberval), cân quang (cân Trébuchet).

Cách ñọc thăng bằng cân:

- Cân ñĩa: ðòn cân nằm ngang và kim chỉ số 0

- Cân quang: Kim dao ñộng ñối xứng qua số 0.

1.3. Cân thường: có nhiều loại

- Loại nhỏ: sức cân 500g, ñộ chính xác 0,5g.

- Loại lớn: sức cân 5 – 10kg, ñộ chính xác 5 – 10g.

- Các kiểu gồm: cân ñĩa, cân ñồng hồ, cân ñòn.

2. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂN

- Lau cân sạch sẽ.

- Lót ñĩa cân bằng giấy trắng, sạch có xếp chéo.

- Khi cân phải ngồi, ñứng chính diện với bảng chia ñộ của cân.

Page 16: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 16

- Dùng kẹp ñể gắp quả cân.

- Khi cầm các chai hóa chất, nhãn chai phải hướng lên trên ñể dễ nhìn tiện kiểm soát và hóa chất không dính nhãn.

- Lấy hóa chất rắn bằng vẩy mica, carton...

- Lấy hóa chất lỏng bằng ñũa thủy tinh, pipette, hoặc becher.

- Các hóa chất dễ chảy lỏng, các chất oxy hóa mạnh phải cân trên mặt kính ñồng hồ.

- Thêm bớt hóa chất, quả cân phải nhẹ nhàng.

- Không ñược thêm bớt các quả cân hoặc vật cân khi cân chưa ở trạng thái nghỉ.

- Khi thả cân nghỉ hay cho cân dao ñộng phải làm nhẹ nhàng tránh hư hại cho cân.

- Xem kết quả thăng bằng khi kim chỉ số 0 hoặc khi kim dao ñộng quanh vị trí 0.

3. CÁC PHÉP CÂN (áp dụng ñối với cân kỹ thuật)

3.1. Phép cân ñơn:

- Cân một lần.

- Phải thăng bằng cân trước khi cân.

- Ít áp dụng vì bị ảnh hưởng của tay ñòn cân lên kết quả.

Ví dụ 1: Cân 30g tinh bột.

Ví dụ 2: Tìm khối lượng lọ ñựng thuốc

Page 17: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 17

Lưu ý: Sử dụng quả cân từ lớn ñến nhỏ.

Nhận xét:

Khi cân ñơn, lúc vật cân và quả cân thăng bằng nhau, ta có 2 momen bằng nhau:

W1A1= W2A2

Và 200 x 2 = 100 x 4

Vì vậy trong phép cân ñơn, chiều dài của 2 cánh tay ñòn ảnh hưởng ñến phép cân.

3.2. Phép cân kép:

Mục ñích: ñể loại trừ sai số do ảnh hưởng chiều dài 2 cánh tay ñòn.

- Cân hai lần.

- Không cần thăng bằng cân trước.

- Bì ñược giữ nguyên trong hai lần thăng bằng.

- Ở lần thăng bằng thứ 2 trên cùng một ñĩa cân trọng lượng của quả cân và vật cân ñược thay thế nhau.

3.2.1.Cân kép Borda:

Ví dụ 1: Cân 5g acid citric

Page 18: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 18

Ví dụ 2: Cân 10g siro ñơn

Ví dụ 3: Tìm khối lượng của 10 viên thuốc

Lưu ý: Sử dụng quả cân từ lớn ñến nhỏ.

Page 19: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 19

3.2.2.Cân kép Mendeleeb:

Áp dụng ñể cân các khối lượng thật nhỏ, nhất là các chất ñộc A, B.

Ví dụ 1: Cân 50mg Digitalin

Áp dụng ñể cân nhiều chất cùng một lúc:

Ví dụ: Cân 10g Parafin rắn, 2g sáp ong.

4. VÍ DỤ:

4.1. Tìm khối lượng một vật bằng phép cân ñơn, cân kép Borda.

- Tìm khối lượng mặt kính ñồng hồ.

- Tìm khối lượng ly nước.

4.2. Cân kép:

Cân kép Borda:

- Cân chất rắn: + Cân 1,25g Magie hydrocarbonat.

+ Cân 2,6g bột Talc.

Page 20: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 20

- Cân chất lỏng: + Cân 12,3g Glycerin.

+ Cân 30g nước.

Cân kép Medeleeb:

- Cân 50 mg Digitalin.

- Cân 1,2 g Lanolin và 2,4g Vaselin trên mặt kính ñồng hồ.

CÁC QUẢ CÂN ƯỚC PHÂN

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu từ 48 ñến 50

Câu 48: Kể tên 4 loại cân hay ñược sử dụng trong ngành Dược

A. C.

B. D. Cân vi phân tích

Câu 49: Hai phương pháp cân áp dụng cho cân kỹ thuật

A. B.

Câu 50: Ba tiêu chuẩn của một cân tốt

A.

B.

C.

Trả lời ñúng sai các câu từ 51 ñến 60

Câu 51: Cân là dụng cụ ñể xác ñịnh khối lượng

Câu 52: Cấu tạo của cân dựa vào nguyên tắc thăng bằng

Page 21: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 21

Câu 53: Quả cân ñược làm bằng kim loại bền

Câu 54: Các quả cân nhỏ dưới 1g có hình dạng và kích thước khác nhau

Câu 55: Cân phân tích có ñộ chính xác kém hơn cân kỹ thuật

Câu 56: Cân kỹ thuật có ñộ chính xác ñến 0,02 g

Câu 57: Cân phân tích có ñộ chính xác ñến 0,1 mg

Câu 58: Số lần cân thăng bằng ở phương pháp cân ñơn ít hơn cân kép

Câu 59: Cân kép Borda ñể cân mỗi lần một chất

Câu 60: Cân kép Mendeleev ñể cân vật có khối lượng lớn

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu từ 61 ñến 62

Câu 61: Cân là dụng cụ ñể xác ñịnh:

A. Tỉ khối D. Trọng lượng

B. Tỉ trọng E. Tất cả các câu trên

C. Khối lượng

Câu 62: Thao tác nào không ñúng trong khi cân:

A. Thêm bớt quả cân nhẹ nhàng

B. Cân trong giới hạn cho phép của cân

C. ðặt cân vào chỗ bằng phẳng, vững chắc

D. Thêm bớt quả cân liên tục ngay khi cân dao ñộng

E. Dùng kẹp ñể lấy quả cân

Page 22: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 22

BÀI 2. KỸ THUẬT ðONG ðO TRONG BÀO CHẾ THUỐC VÀ PHA CỒN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Kể ñược tên các dụng cụ ñong ño thường dùng trong pha chế.

- Sử dụng ñúng kỹ thuật các dụng cụ ñong ño thường dùng trong pha chế.

- Phân biệt ñược ñộ cồn thật và ñộ cồn biểu kiến.

- Trình bày ñược cách xác ñịnh ñộ cồn.

- Tính toán, pha chế cồn ñúng kỹ thuật và ñộ cồn.

- ðiều chỉnh ñược ñộ cồn mới pha.

NỘI DUNG

1. DỤNG CỤ ðO THỂ TÍCH

Chọn dụng cụ có dung tích gần với thể tích muốn lấy

1.1. Ống ñong (Eprouvette)

- Ống hình trụ bằng thủy tinh, trên thân ống có chia vạch ñều nhau theo dung tích và ghi số ml

- Thường dùng loại ống ñong : 5ml, 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml, 1000ml. Ống ñong càng nhỏ thì ñong càng chính xác và ngược lại. Trong kiểm nghiệm thuốc dùng ống ñong có nút mài ñể ñong các chất dễ bay hơi, chất ñộc.

- Chọn ống ñong có dung tích gần với thể tích muốn lấy

- Cầm ống ñong thẳng ñứng

- Nhìn ñọc kết quả ngang tầm mắt

+ Chất lỏng thấm ướt thành bình : ðọc thể tích ứng với mặt khum lõm của bề mặt chất lỏng ñối với những chất lỏng trong suốt, màu nhạt. ðối với chất lỏng ñục hoặc có màu ñậm nhìn ở mặt ngang của chất lỏng.

+ Chất lỏng không thấm ướt thành bình : ðọc thể tích ứng với mặt khum lồi.

1.2. Ly có chân (Verre à pied)

Ly hình nón ngược bằng thủy tinh, thân ly có vạch không ñều nhau, ở dưới vạch thưa, càng lên trên càng hẹp dần và ghi số ml.

Page 23: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 23

Thường dùng các loại ly có chân : 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml, 1000ml. ðộ chính xác của ly có chân kém hơn ống ñong. Ly có chân dùng ñể hòa tan thuốc nên ở ñáy ly ñược mài nhám ñể tăng ñộ ma sát.

1.3. Bình ñịnh mức

Bình cầu bằng thủy tinh, cổ nhỏ và cao, ñáy bằng, trên cổ bình có vạch ñịnh mức (vòng, ngấn), thân bình có ghi số ml.

Bình ñịnh mức thường dùng có dung tích là: 10ml, 50ml, 100ml, 500ml…dùng ñể pha chế các dung dịch dùng trong kiểm nghiệm thuốc hòa tan bằng cách lắc.

1.4. Ống hút (pipette) : có nhiều loại

- Ống hút thường : ống bằng thủy tinh, thân không chia vạch, dùng ñể hút chất lỏng cho vào dụng cụ ñong ñể có dung tích cần thiết.

- Ống hút có vạch : thân ống chia vạch ñến 0,1ml hoặc nhỏ hơn, dùng ñong các chất lỏng với dung tích ít, cần chính xác. Thường dùng các loại ống hút có dung tích 1ml, 2ml, 3ml.

- Ống hút chính xác : giữa thân ống có bầu phình to, trên bầu ghi dung tích 1ml, 2ml, 5ml, 10ml. 50ml, phía trên bầu có một vòng ngấn hoặc loại có 2 vòng ngấn phía trên và phía dưới bầu ñể giới hạn chính xác khi lấy chất lỏng.

- Ống ñịnh lượng (Burettes) : thân ống ñược chia vạch chính xác tới 0,01ml, dùng ñể ñịnh lượng các dung dịch khi kiểm nghiệm thuốc.

- Cầm ống thẳng ñứng.

- Dùng ngón trỏ khô ñể ñiều chỉnh thể tích hoặc lấy giọt. Không thổi ñể lấy giọt cuối cùng trong ống hút

Page 24: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 24

Bình ñịnh mức Ống hút khắc ñộ Ống hút chính xác

1.5. Cốc có mỏ (bécher)

Có loại không chia vạch, có loại chia vạch khá ñều nhau, dùng ñể hòa tan các chất trong dung dịch khi cần ñun nóng nhờ ñũa khuấy, dùng ñể ước lượng thể tích.

2. DỤNG CỤ ðO TỶ TRỌNG

2.1. Tỷ trọng kế : có hai loại

- Tỷ trọng kế thường có chia vạch không ñều nhau, số nhỏ ở trên, số lớn ở dưới gần bầu) cho dễ ñọc.

- Tỷ trọng kế chính xác ñược xếp thành từng bộ, mỗi bộ 15 cái hoặc 20 cái và có một hình thù ñặc biệt. Phần chia vạch ñể ñọc có số ghi.

2.2. Phù kế Baumé : có hai loại

- Phù kế Baumé ño tỷ trọng lớn hơn 1, phần chia vạch ñể ñọc từ 0-66, làm 66 khoảng ñều nhau, mỗi khoảng là một ñộ Baumé (số 0 ở trên cùng, số 66 ở dưới cùng).

- Phù kế Baumé ño tỷ trọng các chất lỏng nhỏ hơn 1, phần chia vạch ñọc từ 10-20 làm 10 khoảng ñều nhau, mỗi khoảng là một ñộ Baumé (số 20 ở trên cùng, số 10 ở dưới cùng)

2.3. Cồn kế (Alcool mètre)

Là phù kế chia vạch từ 0 – 100 ở +150C. Vạch 0 tương ứng khi thả vào trong nước cất ở 150C và vạch 100 khi thả vào Ethanol tuyệt ñối ở +150C. Khoảng cách từ 0 – 100 chia thành 100 khoảng, khoảng cách nhỏ dần từ 0 – 20 và lớn dần từ 30 – 100. Mỗi vạch biểu thị 1% thể tích Ethanol nguyên chất trong hỗn hợp (cách ño và tính như xem bài)

Hiện nay, có dụng cụ vừa là cồn kế và có cả nhiệt kế

3. KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ðONG, ðO

3.1. Sử dụng các dụng cụ ñong thể tích

Page 25: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 25

- ðong chất lỏng không màu thì rót từ từ chất lỏng vào ống ñong ñến gần ngang vạch cần ñong, sau thêm từng giọt theo ñũa thủy tinh vào thành ống ñong ñến mức vòng cung mặt thoáng của chất lỏng ngang vạch.

- ðong chất lỏng có màu thì tương tự như trên, nhưng chỉ cần cho ñến mức mặt thoáng của chất lỏng ngang vạch cần ñong là ñược.

- Nếu ñong chất lỏng là chất ñộc, acid mạnh, chất gây kích ứng thì phải dùng ống hút có quả bóp cao su ñể lấy chất lỏng ñó trong tủ hốt.

- ðối với dung dịch mới pha cần phải ñể ổn ñịnh mới ñọc kết quả ñể tránh sai số do co thể tích (như pha cồn)

- Sử dụng ống hút, ống hút nhỏ giọt phải cầm thẳng ñứng, nhỏ từ từ từng giọt kế tiếp nhau.

- Khi dùng xong, phải rửa sạch các dụng cụ ngay, tráng nước cất, làm khô, ñặt vào các giá chuyên dùng và tránh bụi.

3.2. Sử dụng các dụng cụ ño tỷ trọng

- Chuẩn bị dụng cụ ño, nhiệt kế, ống ñong thích hợp.

- Rót chất lỏng vào ống ñong thích hợp.

- Thả từ từ dụng cụ ño theo chiều thẳng ñứng vào giữa ống ñong tới khi chạm ñáy ống, buông tay nhẹ nhàng, không cho dụng cụ ño chạm vào thành ống.

- Nhúng nhiệt kế vào chất lỏng trong ống ñong (cho ngập quá bầu thủy ngân), theo dõi nhiệt ñộ ñến mức ổn ñịnh, ñọc và ghi nhiệt ñộ trên nhiệt kế.

- ðọc và ghi kết quả ở dụng cụ ño.

- ðối chiếu bảng, tính kết quả.

- Rửa sạch dụng cụ, sắp xếp gọn gàng.

4. PHA CỒN

4.1. KHÁI NIỆM VỀ CỒN

Trong các loại cồn, cồn etylic (C2H5OH) ñược sử dụng rộng rãi nhất trong ngành Dược. Nó có thể hoà tan các acid, các kiềm hữu cơ, các ancaloid vá muối của chúng…Khi trộn lẫn etylic với nước sẽ có hiện tượng toả nhiệt và thể tích hỗn hợp thu ñược nhỏ hơn tổng thể tích của cồn và nước tham gia vào hỗn hợp.

Cồn có ưu ñiểm là có tác dụng sát trùng. Một số dược chất vững bền trong cồn hơn là nước. Còn có tác dụng bảo quản và góp phần vào việc tăng cường tác dụng ñiều trị của thuốc.

Nhược ñiểm của cồn là không hoàn toàn trơ về mặt dược lý, dễ bay hơi, dễ cháy làm ñông vón anbumin, các enzym và dễ bị oxy hoá.

Page 26: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 26

* Phân biệt về ñộ cồn

+ ðộ cồn là số mililit ethanol nguyên chất có trong 100 mililit dung dịch cồn.

+ ðộ cồn thực : là ñộ cồn ño ñược bằng alcol kế ở nhiệt ñộ 150C.

+ ðộ cồn biểu kiến : là ñộ cồn ño ñược bằng alcol kế không phải ở nhiệt ñộ 150C.

Trong thực tế cồn ño ñược thường là ñộ cồn biểu kiến, nên cần phải chuyển sang ñộ cồn thực bằng một trong hai cách sau :

Nếu ñộ cồn biểu kiến nhỏ hơn 560 thì áp dụng công thức qui ñổi sau :

T : ñộ cồn thực cần xác ñịnh

B : ñộ cồn biểu kiến ño ñược

t0 C : nhiệt ñộ của cồn lúc ño

0,4 : hệ số ñiều chỉnh

Ví dụ 1 : ðộ cồn ño ñược là 420 ở 100 C, thì ñộ cồn thực sẽ là:

T = 42 – 0,4 (10 – 15) = 440

Ví dụ 2 : ðộ cồn ño ñược là 500 ở 250 C, thì ñộ cồn thực sẽ là:

T = 50 – 0,4 (25 – 15) = 460

Nếu ñộ cồn biểu kiến lớn hơn 560, thì ta phải tra “bảng tìm ñộ cồn thực” ở DðVN hoặc các tài liệu chuyên môn khác (Bảng Gaylucssac).

Ví dụ 3 : ðộ cồn ño ñược 600 ở 200C, tra bảng sẽ ñược ñộ cồn thực là 58,20

4.2. KỸ THUẬT PHA CỒN

4.2.1. Pha cồn cao ñộ với nước cất ñể có cồn thấp ñộ

Áp dụng công thức :

V1C1 = V2C2 (1)

V1 : thể tích cồn cao ñộ cần lấy ñể pha.

C1 : ñộ cồn của cồn cao ñộ cần lấy ñể pha.

V2 : thể tích cồn thấp ñộ muốn pha.

C2 : ñộ cồn của cồn thấp ñộ muốn pha.

Ví dụ 4 :Pha 300 ml cồn 600 từ cồn 900 ño ở 150C thì cách tính như sau :

T = B – 0,4 (t0 C – 150 C)

1

221 C

VCV

×=

Page 27: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 27

Cồn 900 ở 150C là ñộ cồn thực

Số ml cồn 900 cần lấy ñể pha là :

mlx

V 20090

603001 ==

ðong 200 ml cồn 900, thêm nước cất vừa ñủ 300ml sẽ ñược cồn 600 cần pha.

4.2.2. Pha cồn cao ñộ với cồn thấp ñộ ñể ñược cồn trung gian muốn pha.

Áp dụng công thức :

V1(C1 – C3) = V2 (C2 - C3) (2)

V1 : thể tích cồn cao ñộ cần lấy ñể pha

C1 : ñộ cồn thực của cồn cao ñộ cần lấy ñể pha

V2 : thể tích cồn trung gian muốn pha

C2 : ñộ cồn thực của cồn trung gian muốn pha C3 : ñộ cồn thực của cồn thấp ñộ

Ví dụ 5 : Pha 500ml cồn 700 từ cồn 900 và cồn 500 ở 150C

4.3. KIỂM TRA ðIỀU CHỈNH ðỘ CỒN MỚI PHA

Sau khi pha cồn xong phải ñể từ 5 – 10 phút ñể cồn ổn ñịnh, dùng cồn kế và nhiệt kế ñể kiểm tra lại ñộ cồn.

Trường hợp 1 :Nếu ñộ cồn thực cao hơn ñộ cồn muốn pha, thì phải tiếp tục pha loãng (thêm nước)

+ Cách 1: ñiều chỉnh toàn bộ lượng cồn vừa mới pha

Áp dụng công thức:

V2 : thể tích cồn muốn pha

V1 : thể tích cồn mới pha cao hơn

C2 : ðộ cồn của cồn muốn pha

C1 : ðộ cồn của cồn mới pha cao hơn

Ví dụ 6 :

Pha 600ml cồn 600 từ cồn 900, nhưng khi kiểm tra lại ñộ cồn là 630 nên cách tính ñể pha loãng tiếp tục như sau :

Số ml cồn muốn pha : V2 = (63 : 60) x 600 = 630

Thêm nước cất vào cồn mới pha vừa ñủ 630ml sẽ ñược cồn 600 muốn pha.

231

321 V

CC

CCV ×

−=

12

12 V

C

CV ×=

Page 28: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 28

+ Cách 2 : ñiều chỉnh một phần lượng cồn vừa mới pha (ñể cuối cùng thu ñược 1 lượng cồn nhất ñịnh)

Xem như 1 bài toán mới: pha cồn thấp ñộ từ cồn cao ñộ (cồn cần ñiều chỉnh) và nước cất. Áp dụng trở lại công thức 1.

Ở ví dụ 6: Pha 600ml cồn 600 từ cồn 900, nhưng khi kiểm tra lại ñộ cồn là 630 cao hơn ñộ cồn cần pha nên cần ñiều chỉnh bằng cách pha loãng. Lúc này xem như bài toán mới: Pha 600ml cồn 60o từ cồn 63o. Áp dụng công thức 1, với cồn cao ñộ lúc này là cồn 63o. Tính thể tích côn 63o cần lấy và bổ sung nước cất vừa ñủ 600ml.

Trường hợp 2: Nếu ñộ cồn thực thấp hơn ñộ cồn muốn pha, thì phải thêm cồn cao ñộ:

Cách 1: Tính theo công thức:

`221

321 V

CC

CCV ×

−=

V1: thể tích cồn cao ñộ cần thêm

V2: thể tích cồn vừa mới pha thấp hơn

C1: ñộ cồn của cồn cao ñộ cần thêm

C2: ñộ cồn của cồn muốn pha

C3: ñộ cồn của cồn vừa mới pha thấp hơn

Ví dụ 7 : Pha 600ml cồn 600 từ cồn 900 với cồn 300, nhưng khi kiểm tra lại ñộ cồn là 540 nên cách tính ñể ñiều chỉnh (thêm cồn 900) như sau :

Số ml cồn 900 cần thêm là : mlVCC

CCV S 120600

6090

54602

21

21 =×

−=×

−=

ðong 120ml cồn 900 thêm vào 600ml cồn mới pha thấp hơn sẽ có cồn 600 muốn pha.

Cách 2: ñiều chỉnh một phần lượng cồn vừa mới pha (ñể cuối cùng thu ñược 1 lượng cồn nhất ñịnh)

Xem như 1 bài toán mới: pha cồn trung gian từ cồn cao ñộ (ban ñầu) và cồn thấp ñộ (cồn vừa mới pha xong). Áp dụng công thức (2).

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

Câu 63: Năm loại dụng cụ ño thể tích A. B. D. C. E. Các loại muỗng và ly

Câu 64: Ba loại pipet chính A. B. C.

Câu 65: Năm loại dụng cụ thủy tinh ñể pha chế

Page 29: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 29

A. Bình ñịnh mức D. B. E. Bình nón C.

Câu 66: Ba loại ñơn vị ño lường thể tích hay gặp A. B. C. Microlit (µl)

Trả lời ñúng sai các câu từ 67 ñến 72 Câu 67: Ống ñong dùng ñể ñong, ño các chất lỏng Câu 68: Ống ñong còn dùng ñể hòa tan các chất Câu 69: Ống ñong dùng ñể lấy 1 lượng chính xác chất lỏng Câu 70: Ống ñong nhỏ nhất có thể tích 1 ml Câu 71: Pipet chính xác là pipet có 1 vạch hoặc 2 vạch Câu 72: Pipet chia vạch (nhiều vạch) chính xác hơn pipet ñịnh mức Chọn câu trả lời tương ứng từ câu 73 ñến 74 Câu 73: Dùng ống ñong ñể lấy 1 thể tích

a. 16 ml A. Ống ñong 25 ml b. 5 ml B. Ống ñong 10 ml c. 35 ml C. Ống ñong 50 ml d. 150 ml D. Ống ñong 500 ml e. 450 ml E. Ống ñong 250 ml

Câu 74: Dùng ống hút ñể lấy một thể tích a. 7,5 ml A. Ống hút 5 ml b. 3 ml B. Ống hút 10 ml c. 1 ml C. Ống hút chính xác 1 ml d. Chính xác 1 ml D. Ống hút thường e. 3 giọt E. Ống hút 1 ml

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu từ 75 ñến 78 Câu 75: Muỗng súp có thể thích

A. 5 ml B. 60 ml C. 15 ml D. 120 ml E. 8 ml

Câu 76: Muỗng cà phê có thể tích A. 5 ml B. 10 ml C. 8 ml D. 60 ml E. 20 ml

Câu 77: ðể chưng cất ở nhiệt ñộ cao A. Ly có mỏ D. Bình cầu ñáy tròn B. Bình ñịnh mức E. Bình nón C. Bình cầu ñáy bằng

Câu 78: ðể chứa dung dịch khi ñịnh lượng A. Bình cầu ñáy bằng D. Cốc có mỏ B. Bình nón E. Ly có chân C. Bình cầu ñáy tròn

Page 30: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 30

BÀI 3. KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN-RÂY-TRỘN ðỀU MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ý nghĩa của việc nghiền, tán, rây, trộn ñều.

2. Biết lựa chọn ñúng các cối chày ñể nghiền tán.

3. Phân biệt ñược 5 cỡ bột và ñịnh nghĩa cỡ bột.

NỘI DUNG

1. Nghiền tán

ðịnh nghĩa

Nghiền tán là quá trình làm giảm kích thước các tiểu phân của các chất rắn nhằm

- Giúp cho việc hòa tan dễ dàng.

- Giúp cho việc trộn bột dễ ñồng nhất.

Nguyên tắc nghiền bột ñơn - Dược chất có khối lượng lớn thì nghiền trước

- Dược chất có tỷ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn dược chất có tỷ trọng nhỏ.

2. Trộn:

Thực hiện như nghiền nhưng không cần tác ñộng lực mạnh lên khối bột.

Nguyên tắc trộn bột kép:

- - Nguyên tắc ñồng lượng: lượng bột cho vào phải tương ñương với lượng bột có sẵn trong cối

- - Chất có khối lượng nhỏ cho vào trước, khối lượng lớn cho vào sau.

- - Chất có tỉ trọng nhẹ cho vào sau ñể tránh bay bụi

- - Chất có màu, dược chất ñộc khối lượng nhỏ: lót cối bằng chất không màu, không ñộc

Khi nghiền hay trộn,thỉnh thoảng phải dùng vảy mica vét ñể bột không dính vào cối.

3. Các dụng cụ nghiền tán và cách sử dụng

3.1. Cối chày

Ở phòng thí nghiệm,cối chày ñược dùng chủ yếu ñể nghiền tán và trộn ñều các chất rắn,ñôi khi còn ñược dùng ñể nghiền hòa tan các chất khó tan.

Page 31: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 31

- Phân loại

Cối chày có nhiều cỡ và nhiều loại khác nhau, khi dùng phải lựa chọn cối chày có dung tích và bản chất phù hợp với chất cần ñược nghiền tán.

- Các loại cối chày

• Cối chày bằng kim loại(ñồng,sắt) tán các chất là thảo mộc,ñộng vật,khoáng vật rắn.

• Cối chày bằng sành sứ tán trộn các chất là hóa chất.

• Cối chày thủy tinh tán các chất có tính oxy hóa,chất ăn mòn,hấp phụ.

• Cối chày làm bằng mã não nghiền tán các chất cần có ñộ mịn cao.

- Thao tác

• Nghiền tán: cho chày di chuyển rộng trong lòng cối,có thể bắt ñầu từ tâm của ñáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối ñi vào ñáy cối,ñồng thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột.

Các loại cối chày

3.2 Các máy nghiền tán

ðược sử dụng trong sản xuất công nghiệp,bao gồm:

- Máy nghiền bi

- Máy búa, máy xay búa

- Máy xay vòng ñinh

4. Rây

- ðể có ñược những loại bột cùng kích cỡ.

- Rây có nhiều cỡ (số) khác nhau,thành rây thường làm bằng sắt hay bằng ñồng,lưới rây có thể làm bằng kim loại (thép không gỉ,ñồng…) hoặc bằng sợi tổng hợp (nilon, capron…)

- DðVN IV phân ra 12 cỡ rây(kim loại) và 5 cỡ bột:

Page 32: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 32

• Bột thô (1400/355) là bột mà không ít hơn 95% phần tử qua ñược rây số 1400 và không quá 40% qua ñược rây số 355.

• Bột nửa thô (710/250)

• Bột nửa mịn (355/180)

• Bột mịn (180/125)

• Bột rất mịn (125/90)

- Trong nhà máy sản xuất dược phẩm người ta dùng máy xay ña năng có thể thực hiện lần lượt các nhiệm vụ: xay, tán (nghiền), trộn và rây bột trên cùng một máy.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn

Câu 1:Hai loại dụng cụ ñể nghiền tán: A. B.

Câu 2:Bốn loại cối chày với vật liệu khác nhau: • C. B. D.Cối chày bằng ñá mã não

Câu 3:Ba loại máy nghiền trong sản xuất công nghiêp: A. B. C.

Câu 4:Năm cỡ bột theo DðVN A.Bột thô D.Bột nửa mịn B. E. C. Chọn một trả lời ñúng nhất Câu 5:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất là thảo mộc,ñộng vật,khoáng vật rắn A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ Câu 6:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất tính oxy hóa,chất ăn mòn,hấp phụ A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ Câu 7:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất cần có ñộ mịn cao A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ

Page 33: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 33

BÀI 4. KỸ THUẬT HÒA TAN – LÀM TRONG

MỤC TIÊU:

- Trình bày ñược khái niệm về hoa tan và làm trong.

- Kể ñược 2 phương pháp và 6 yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình hòa tan.

- Kể ñược tên các dụng cụ và vật liệu thường dùng ñể hòa tan và lọc trong dung dịch.

NỘI DUNG:

1. Hòa tan

1.1 Khái niệm :

- Hòa tan là phân tán một chất hay nhiều chất vào trong một môi trường phân tán lỏng ñể ñược một hệ ñồng nhất gọi là dung dịch. Chất bị phân tán gọi là chất tan. Môi trường phân tán goi là dung môi.

- Chất tan ñược chiếm tỷ lệ nhỏ hơn dung môi, có thể là chất rắn (ñường, muối), chất lỏng (cồn, tinh dầu) hoặc ñôi khi có thể là chất khí (CO2, NO2).

- ðộ hòa tan : ðộ hòa tan của một chất là lượng tối ña của chất ñó tan ñược trong một ñơn vị thể tích dung môi ở một nhiệt ñộ nhất ñịnh. Một dung dịch như thế gọi là dung dịch bão hòa.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến ñộ tan và quá trình hòa tan:

- Các ñặc tính lý hóa của chất tan và dung môi : Những chất có nhiều nhóm thân nước hòa tan nhiều trong dung môi phân cực. Những chất kỵ nước hòa tan trong những dung môi không phân cực.

- Nhiệt ñộ: Trong ña số trường hợp nhiệt ñộ không những làm tăng tốc ñộ hòa tan mà còn làm tăng ñộ tan của dược chất trong dung môi (ví dụ : AgNO3,có nồng ñộ bão hòa trong nước ở 30o C là 74% nhưng ở 100oC là 90%. Tuy nhiên không thể làm tăng ñộ hòa tan bằng cách tăng nhiệt ñộ khi hợp chất tan là các chất dể bay hơi hay không bền ở nhiệt.

- Áp suất bề mặt của dung môi cũng ảnh hưởng ñến quá trình hòa tan.

- Sự có mặt của chất trung gian hòa tan làm cho sự hòa tan thuận lợi bằng những cơ chế khác nhau. Thí dụ Natri salicylat và Natri benzoat giúp cafein hòa tan dễ dàng trong nước. Iod khó tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dich Kaliiodid.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như : Khuấy trộn, siêu âm làm tăng ñộ hòa tan, pH làm tăng ñộ hòa tan …

1.3 Các phương pháp hòa tan

Page 34: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 34

1.3.1 Hòa tan thông thường :

Áp dụng khi dược chất dễ tan ở nhiệt ñộ thường với một dung môi thích hợp.

Thí dụ : Hòa tan Natri clorid,glucose trong nước ….

1.3.2 Hòa tan ñặc biệt :

Áp dụng khi dược chất khó tan trong dung môi sử dụng nhưng có thể dể tan hơn khi có mặt một chất trợ tan trong hổn hợp dung môi.

- Tạo dẫn chất dễ tan: Iod phối hợp KI tạo KI3 dễ tan

- Hỗn hợp dung môi có thành phần và tỷ lệ thích hợp.

- Chất trung gian hòa tan (chất trợ tan)

- Chất diện hoạt làm tăng ñộ tan

1.4 Các dụng cụ dùng ñể hòa tan và cách sử dụng :

Cối chày : Dùng cối có thành cao ñể hòa tan các dược chất khó tan, khi ñó tác dụng lực cơ học ñể phân tán cho tan. Cho dược chất cần hòa tan vào cối, thêm một lượng dung môi vừa ñủ tiến hành nghiền trộn.

Ly có chân : Tốt nhất dùng loại ñáy ñược mày nhám, khi tạo dòng xoáy sẽ làm tăng ñộ phân tán. Cho dung môi vừa ñủ và chất cần hòa tan vào cốc có chân. Một tay giữ chân cốc, tay kia cần ñũa thủy tinh (ñầu ñũa nhẳn) ñưa sâu vào và chạm ñáy cốc rồi ñưa thành vòng tròn từ dưới lên trên và ngược lại (tránh phát ra tiếng kêu) cho tới khi tan hết.

Cốc có mỏ : Dùng ñể hòa tan những chất dễ tan hay cần hòa tan ở nhiệt ñộ cao. Cho dung môi vừa ñủ và chất cần hòa tan vào cốc rồi khuấy nhẹ hoặc ñặt lên nguồn nhiệt gián tiếp qua lưới sắt hay ñun cách thủy vừa khuấy cho tới khi tan hết.

Bình cầu hay bình nón : Cho dung môi vừa ñủ và chất cần hòa tan vào rồi lắc nhẹ theo vòng tròn cho tới khi tan hết. Có thể ñậy kín bằng nút mài hoặc bằng bông mỡ khi hòa tan.

Chai lọ : Áp dụng hòa tan những chất tương ñối dễ tan. Cho dung môi và chất cần hòa tan vào dụng cụ rồi chao qua chao lại hoặc lắc nhẹ cho tan hết. Có thể ñun cách thủy và ñậy nút kín.

Chậu, thùng …

Thiết bị hòa tan : (có khuấy và có bộ phận gia nhiệt hoặc bộ phận làm lạnh).

2. Làm trong :

2.1. Làm trong bằng phương pháp lọc:

2.1.1 Khái niệm

Page 35: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 35

Lọc là quá trình loại phân riêng 2 pha rắn và lỏng ra khỏi bằng cách cho hỗn hợp ñi qua lớp vật liệu lọc, pha rắn ñược giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, pha lỏng ñi qua vật liệu lọc chảy xuống bình hứng.Tùy mục ñích sử dụng ta thu lấy dung dịch trong hay pha rắn hoặc cả hai.

2.1.2 Các dụng cụ lọc

- Phễu lọc: Làm bằng thủy tinh, có nhiều loại kích cỡ khác nhau, thường dùng phễu lọc có dung tích 50ml, 100ml, 250ml, 500ml.

- Phễu lọc dầu: Làm bằng thủy tinh dầy, phía trong thành phễu có gờ nhỏ, cuống phễu nhỏ và dài.

- Phễu thủy tinh xốp: Có màng lọc là những tấm làm bằng bột thủy tinh ñược gắn nhau bằng cách ñốt nóng và ép lại dùng ñể lọc các dung dịch cần có ñộ trong cao (thuốc tiêm)

2.1.3 Vật liệu lọc

- Bông thấm nước: dùng loại sợi dài từ 14 – 20mm, không chứa acid, base, chất khử, các tạp chất khác và phải thấm nước sau 10 giây.

Bông có thể dàn mỏng ñều, cắt thành miếng vuông có kích thước nhất ñịnh. ðặt bông vào phễu, ấn nhẹ lớp bông cho lọt vào dưới phễu một phần. Nếu dùng cả giấy lọc thì ñặt giấy lọc dưới bông.

- Giấy lọc: thường dùng loại trắng, không hồ, ñồng nhất, không chứa tạp chất (sắt, kim loại nặng, chất béo…). Có các loại giấy lọc:

+ Giấy lọc dầy có thớ to ñể lọc dung dịch sánh, nhớt như sirô, dầu thuốc.

Hình 5.1. Các loại phễu

Page 36: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 36

+ Giấy trung bình ñể lọc các dung dịch thuốc. Dùng lọc gấp nếp. (Hình 5.2b, Hình 5.2c)

+ Giấy lọc không tro dùng ñể lấy tủa. Dùng lọc không gấp nếp (Hình 5.2a)

- Màng lọc cellulose

- Bông thủy tinh: dùng ñể lọc các dung dịch có tính ăn mòn hoặc có tính oxy hóa như các acid,base.

- Vải, len, dạ… phải ñồng nhất, không chứa tạp chất, dùng ñể lọc các dung dịch không yêu cầu ñộ trong cao. Khi sử dụng, vải, len, dạ có kích thước xác ñịnh ñược làm thành màng hay quấn quanh dụng cụ lọc, hoặc làm thành túi cho dung dịch lọc chảy qua dễ dàng.

2.1.4 Các phương pháp lọc

Dựa vào áp suất lọc có 3 phương pháp:

- Lọc do áp suất thuỷ tĩnh (tạo ra bởi chiều cao cột chất lỏng trên tấm lọc).

- Lọc áp lực: do bơm nén hoặc khí nén.

- Lọc chân không: bơm chân không

2.1.5 Cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu lọc (áp dụng lọc thuỷ tĩnh)

- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu lọc, giá ñỡ, bình hứng.

- ðặt vật liệu lọc (bông, giấy lọc ñã gấp) vào phía trong của phễu.

- ðặt phễu lên giá ñỡ sao cho cuống phễu chạm vào thành bình hứng.

- Rót chất cần lọc chảy theo ñũa thủy tinh vào thành phễu.

- Lọc nhiều lần như trên tới khi ñộ trong ñạt yêu cầu.

- Rót chất ñã ñược lọc vào chai, lọ, nút kín, dán nhãn ñúng qui chế.

- Rửa sạch dụng cụ, sắp xếp gọn gàng

2.2. Làm trong bằng phương pháp ly tâm:

ðược thực hiện bằng các máy ly tâm với tốc ñộ quay từ 10000 - 30000 vòng/phút. Do lực ly tâm, pha rắn nhờ có tỷ trọng lớn hơn lắng xuống ñáy cốc ly tâm, pha lỏng có tỷ trọng nhỏ hơn nổi lên trên, ta gạn riêng 2 pha.

Page 37: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 37

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu từ 102 ñến 106 Câu 102: Sáu yếu tố ảnh hưởng ñến sự hòa tan

A. ðặc tính của chất tan và dung môi D. B. E. C. G. pH của dung môi

Câu 103: Năm dụng cụ có thể dùng ñể hòa tan A. Cối chày D. B. E. Chai lọ C.

Câu 104: Bốn loại màng lọc

A. C. B. D. Vải, len, dạ

Câu 105: Ba loại giấy lọc A. C.

B.

Câu 106: Ba phương pháp lọc

A. C.

B.

Hình 5.2. Cách xếp giấy lọc

(a) Cách xếp giấy lọc không xếp nếp

(b) và (c) Cách xếp giấy lọc có xếp nếp

Page 38: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 38

Trả lời ñúng sai các câu từ 107 ñến 115

Câu 107: Dung dịch là kết quả của hòa tan

Câu 108: Môi trường phân tán gọi là chất dẫn

Câu 109: Chất tan thường chiếm tỉ lệ lớn hơn dung môi

Câu 110: Dùng KI ñể làm tăng ñộ tan Iod

Câu 111: Cafein làm tăng ñộ tan của Natri benzoat

Câu 112: Dùng cối chày ñể hòa tan chất dễ tan

Câu 113: Giấy lọc dày dùng ñể lọc dung dịch sánh

Câu 114: Bông không thấm nước (bông mỡ) dùng ñể lọc dung dịch

Câu 115: Lọc thường (lọc thủy tĩnh) nhanh hơn lọc dưới áp lực (lọc nén hay lọc

chân không)

Chọn một trả lời ñúng nhất từ câu 116 ñến 120

Câu 116: Vật liệu ñể lọc dung dịch có tính oxy hóa mạnh A. Bông thấm nước D. Bông thủy tinh B. Giấy lọc thường E. Vải, len, dạ C. Giấy lọc dày (thớ to)

Câu 117: Yếu tố nào quyết ñịnh ñộ hòa tan của một chất A. Diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi B. Nhiệt ñộ C. Áp suất trên bề mặt D. Bản chất của chất tan và dung môi E. Tất cả các câu trên ñều ñúng

Câu 118: Yếu tố nào làm tăng tốc ñộ hòa tan. A. Nhiệt ñộ D. Siêu âm B. Áp suất trên bề mặt E. Tất cả các câu trên ñều ñúng C. Khuấy trộn

Câu 119: Dụng cụ nào sau ñây không dùng ñể hòa tan A. Cối chày D. Bình cầu B. Ống ñong E. Cốc có mỏ C. Cốc có chân

Câu 120: Giấy lọc dày có thớ to ñược dùng ñể lọc A. Dung dịch nước D. Siro thuốc B. Dung dịch cồn E. Câu C và D ñúng C. Dầu thuốc

Page 39: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 39

BÀI 5. KỸ THUẬT LÀM KHÔ

MỤC TIÊU

1. Kể tên ñược các thiết bị làm khô 2. Nêu các kỹ thuật làm khô ñể vận dụng trong bào chế

NỘI DUNG

Làm khô hoặc sấy khô là kỹ thuật loại một chất lỏng dễ bay hơi chứa trong một chất khác không bay hơi. Trong ngành dược, chất lỏng dễ bay hơi thường là nước hoặc dung môi và chất cần làm khô thường là chất rắn. Tùy thuộc vào cấu trúc, tính chất của chất cần làm khô, tùy theo ñộ bền của dược chất với nhiệt và oxy của không khí, tùy theo mức ñộ khô cần ñạt ñược mà lựa chọn phương pháp cũng như phương tiện làm khô thích hợp. 1. Sấy bằng không khí nóng -Thiết bị sấy không liên tục: + Tủ sấy tĩnh : Nguồn nhiệt có thể là than, ñiện, khí ñốt, dầu hay hơi nước. + Thiết bị sấy tầng sôi :

Hình 2.17. Một loại thiết bị sấy tầng sôi

Page 40: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 40

Thời gian sấy nhanh, hạn chế sự tiếp xúc của nguyên liệu với nhiệt và oxy không khí. Ngày nay, thiết bị sấy tầng sôi ñược sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất các dạng thuốc rắn. Một số máy sấy tầng sôi có thêm chức năng tạo hạt và bao hạt, bao viên. -Thiết bị sấy liên tục (máy sấy ngược dòng):

Hoạt ñộng theo nguyên tắc : chất cần sấy ñược ñưa vào máy liên tục ở một ñầu và thoát ra ñầu kia ở trạng thái khô. Không khí nóng ñược ñưa vào theo chiều ngược lại. Loại này có ưu ñiểm là năng suất sấy cao, khô ñều.

2. Sấy khô với áp lực giảm Các chất dễ hỏng do nhiệt ñộ cao hay do tiếp xúc với không khí thường ñược sấy khô trong chân không. Dưới áp suất giảm, quá trình làm khô xảy ra ở nhiệt ñộ thấp hơn, thời gian sấy ngắn hơn. Các máy làm khô dưới áp lực giảm hoạt ñộng không liên tục, có thể ở trạng thái tĩnh hay quay ngược. Ví dụ :

- Hệ thống ñốt nóng bằng ñiện trở hoặc tia hồng ngoại. - Máy hút chân không làm giảm áp suất trong buồng sấy.

3. Làm khô trên trụ Thường dùng ñể làm khô trực tiếp chất lỏng ñến trạng thái khô. Các máy làm khô trên trụ ñược cấu tạo bằng một hay nhiều trụ, ñược ñun nóng ở phía trong bằng hơi nước áp suất cao ( 140 – 1500 C), trục quay với tốc ñộ thích hợp. Chất lỏng cần làm khô ñược trải trên diện tích bề mặt của trục quay. Nước bốc hơi và ñể lại một màng mỏng, chất khô sẽ ñược tách rời bằng một lưỡi dao, sau ñó nghiền thành bột. Thiết bị này thích hợp ñể ñiều chế cao khô. Ngoài ra, còn có loại máy sấy khô trên trụ dưới áp lực giảm ñể sấy khô các chế phẩm chứa hoạt chất kém bền với nhiệt như enzym hay nội tiết tố.

4. Làm khô bằng phương pháp sấy phun Nguyên tắc: dịch cần làm khô ñược phun thành những tia rất nhỏ trong một dòng khí nóng. Nhờ ñó, dung môi bốc hơi nhanh, ñể lại chất khô dưới dạng bột mịn. Do thời gian tiếp xúc với nhiệt xảy ra rất ngắn (khoảng 1 phần giây) nên phương pháp sấy phun ñược áp dụng ñể làm khô các chất không bền bởi nhiệt, dễ bị oxy hóa. Trong một số trường hợp ñặc biệt, ñể tránh mọi hư hỏng do oxy hóa, quá trình sấy phun có thể hiện trong một số dòng khí trơ. Về nguyên tắc, máy sấy phun gồm các bộ phận:

- Bình chứa dịch & bơm dịch ñến ñầu phun. - ðầu phun nối với máy nén khí. - Buồng làm khô với dòng khí nóng.

Page 41: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 41

- Bình chứa sản phẩm khô. Trong công nghiệp dược, phương pháp sấy phun dùng ñể làm khô các loại tá dược, cao khô một vài loại bột phủ tạng, enzym, bột dùng trong viên nén dập thẳng bột ñể pha tiêm, xông hít…

5. ðông khô ðông khô là kỹ thuật làm khô do sự thăng hoa nước ñá của các dung dịch, hỗn dịch, mô ñộng vật hay thực vật…ở ñiều kiện nhiệt ñộ thấp, áp suất giảm. Mục ñích ñông khô:

- Tăng ñộ ổn ñịnh của dược chất. - Tăng tốc ñộ hòa tan của dược chất hoặc chế phẩm. - Phân chia liều nhỏ chính xác. - ðiều chế bột thuốc vô khuẩn. - ðiều chế thuốc tiêm không có chất bảo quản. Phương pháp ñông khô áp dụng ñể sản xuất thuốc tiêm, thuốc nhãn khoa, thuốc xông hít, viên nén rã nhanh…

5.1. Quá trình ñông khô Quá trình ñông khô qua 3 giai ñoạn : ñông lạnh, làm khô sơ cấp và làm khô thứ cấp.

- Giai ñoạn ñông lạnh : là giai ñoạn ñầu tiên của quá trình ñông khô. Ở giai ñoạn này phần lớn nước ñược tách ra khỏi dược chất và tá dược, hệ tách thành nhiều pha.

Quá trình ñông lạnh phải làm nhanh, sản phẩm phải ñược ñông cứng tức thì, nếu ñông lạnh nhanh, có thể sử dụng tuyết carbonic(- 800C) hoặc nito lỏng ( - 1960C). - G

iai ñoạn làm khô + Giai ñoạn làm khô sơ cấp : nhiệt ñộ ñược duy trì dưới nhiệt ñộ phá vỡ cấu trúc của sản phẩm cần làm khô. Nói chung, nhiệt ñộ trong giai ñoạn này không nên vược quá -150C, áp suất buồng duy trì từ 0,05 mm Hg ñến 0,2 mm Hg.

Page 42: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 42

+ Giai ñoạn làm khô thứ cấp : nhằm loại bỏ lượng nước không ñong lạnh, hấp phụ trong khuôn bằng cách khử hấp phụ, làm giảm ẩm còn lại tới mức thấp nhất có thể, thường khoảng 2-5%, ñể ñảm bảo ñộ ổn ñịnh của chế phẩm trong quá trình bảo quản.

5.2. Thiết bị ñông khô Có nhiều loại dùng trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp.

Hình 2.20. Thiết bị ñông khô cỡ pilot của hãng CHRIST 6. Làm khô bằng chất hút ẩm Kỹ thuật làm khô bằng chất hút ẩm ñược thực hiện ở nhiệt ñộ phòng. ðiểm khác biệt với các phương pháp làm khô nói trên là hơi nước ñược giữ lại bằng một háo chất háo nước gọi là chất hút ẩm (bảng 2.3)

Bảng 2.3 . Một số chất hút ẩm và khả năng hút ẩm Chất hút ẩm Nước còn lại (tính bằng mg/lít không

khí) Calci clorid 1,5 Natri hydroxid 0.8 Acid sulfuric 95% 0,3 Silicagel 0,03 Kali hydroxid 0,014 Calci sulfat 0,005 Acid sulfuric tinh khiết 0,003 Barit khan 0,0007 Phospho pentoxid 0,00002 Vôi sống 0,00002

Page 43: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 43

Thực hiện trong một dụng cụ kín ( bình hút ẩm hay thùng kín), chất hút ẩm ñược cho vào phần dưới, ngăn cách bằng vật liệu thích hợp, rồi cho chất cần làm khô lên trên. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Nêu tên các phương pháp dùng ñể làm khô. 2. Căn cứ vào các yếu nào ñể lựa chọn phương pháp làm khô. 3. Nêu nguyên tắc hoạt ñộng của máy sấy liên tục. 4. Các ñối tượng nào có thể ñược làm khô bằng phương pháp sấy phun? 5. Quá trình ñông khô có mấy giai ñoạn? 6. Mục ñích của phương pháp ñông khô. 7. Nêu tên một số chất hút ẩm thường dùng ñể làm khô.

Page 44: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 44

Bài 6. KỸ THUẬT KHỬ KHUẨN TRONG BÀO CHẾ THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Trình bày ñược các phương pháp tiệt khuẩn thường dùng trong pha chế thuốc

- So sánh ñược ưu, nhược ñiểm của phương pháp tiệt khuẩn ñã học

NỘI DUNG CHÍNH

1. ðỊNH NGHĨA

Tiệt khuẩn hay khử khuẩn là quá trình tiêu diệt, loại bỏ vi sinh vật và nấm mốc ra khỏi môi trường thuốc, dụng cụ pha chế và cơ sở pha chế thuốc.

Tuỳ theo yêu cầu của từng dạng thuốc, tính chất của ñối tượng cần tiệt khuẩn mà ta chọn phương pháp thích hợp.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN

2.1. Tiệt khuẩn bằng phương pháp vật lý

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt

Các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh chỉ phát triển ñược ở một khoảng giới hạn nhiệt ñộ nhất ñịnh, ở nhiệt ñộ ≥ 600C hầu hết các vi sinh vật, các vi khuẩn gây bệnh cho người bị tiêu diệt. Có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt với các ñiều kiện khác nhau.

- Dùng sức nóng khô: dùng không khí nóng như tủ sấy (600C-3600C) ñể tiệt khuẩn dụng cụ pha chế, ñồ bao gói bằng thủy tinh, Inox…trong thời gian cần thiết. Sử dụng tủ sấy phải ñúng qui trình kỹ thuật.

* Ưu ñiểm: ñơn giản, dễ thực hiện

* Nhược ñiểm: không áp dụng tiệt khuẩn cho các dụng cụ pha chế hay ñồ bao gói biến dạng hay hư hỏng khi gặp nhiệt ñộ cao

- Dùng sức nóng ướt: dùng sức nóng ướt của nước ñang sôi hay hơi nước ở nhiệt ñộ sôi hoặc cao hơn ñể tiệt khuẩn.

+ Luộc sôi

Cho thuốc men, dụng cụ vào nước cất rồi luộc sôi trong thời gian cần thiết (600C/1giờ). ðể tăng nhiệt ñộ sôi có thể thêm một số chất tan như dung dịch Natri Borat, Natri Carbonat 2% sôi ở 1050C, dung dịch Natri Clorid sôi ở 1080C…

+ Dùng hơi nước nén (Nồi hấp Autoclave)

Trong môi trường hơi nước ñồng nhất ở nhiệt ñộ cao, áp suất lớn các vi khuẩn kể cả nha bào chết rất nhanh ((1150C-1200C/15 phút – 20phút). Sử dụng nồi

Page 45: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 45

hấp phải thực hiện ñúng qui trình kỹ thuật, cách tiệt khuẩn này thường ñược áp dụng rộng rãi vì ñộ vô khuẩn cao như: dụng cụ pha chế, thuốc tiêm, chai lọ…

+ Phương pháp Tyndall

Dùng ñể tiệt khuẩn các thuốc và dụng cụ không chịu ñược nhiệt ñộ cao. Nhiệt ñộ tiệt khuẩn của phương pháp này từ 70-800C/1 giờ, làm như vậy 3 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ hoặc dùng nhiệt ñộ tiệt khuẩn từ 500C-600C/1 giờ làm 5 lần.

* Ưu ñiểm: diệt ñược các vi khuẩn và nha bào

* Nhược ñiểm: kéo dài thời gian tiệt khuẩn, ñộ tiệt khuẩn không chắc chắn.

2.1.2. Tiệt khuẩn bằng tia cực tím

Dùng tia cực tím (có bước sóng 265 – 275nm do ñèn cực tím phát ra) ñể tiệt khuẩn không khí, bàn ghế trong phòng pha chế khô sạch, rất ít bụi và kín. Trước khi tiến hành pha chế thuốc phải bật ñèn cực tím hoạt ñộng ít nhất 30 phút.

* Ưu ñiểm: tiện lợi, hiệu quả cao

* Nhược ñiểm: không khử khuẩn ñược với các thuốc ñựng trong bao bì thủy tinh

2.1.3. Tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc

Trong ñiều kiện nhất ñịnh khi cho dung dịch thuốc cần tiệt khuẩn ñi qua màng lọc, tất cả vi khuẩn, một số virus, ñộc tố, chí nhiệt tố cũng bị giữ lại, thu ñược dung dịch thuốc diệt khuẩn. Các màng lọc thường dùng là:

- Thuỷ tinh xốp số 4, 5

- Lọc nến L7

- Màng lọc bằng este cellulose

- Lọc thạch miên cellulose

- Màng lọc Milipore

2.2. Tiệt khuẩn bằng phương pháp hoá học

Dùng hoá chất có tính sát trùng mạnh ở nồng ñộ thấp, không gây tác hại cho người, không làm hỏng thuốc, thiết bị phương pháp này ít dùng vì khó có hoá chất ñạt yêu cầu trên. Các loại hoá chất thường dùng:

- Tiệt khuẩn phòng pha chế: formol

- Tiệt khuẩn thuốc: nipazol, nipazin, acid benzoic, natri benzoat.

Page 46: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 46

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ 121 ñến 139 Câu 121: Ba loại vi sinh vật ñược loại ñi bằng cách tiệt khuẩn

A. C. Vi nấm B.

Câu 122: Ba phương pháp tiệt khuẩn bằng hơi nước ở nhiệt cao A. C. Luộc sôi B.

Câu 123: Ba hóa chất dùng ñể tiệt khuẩn. A. B. C.

Câu 124: Ba phương pháp tiệt khuẩn không khí phòng pha chế A. B. C.

Câu 125: Hai phương pháp tiệt khuẩn sản phẩm trong bao gói hoàn chỉnh A. B.

Câu 126: Hai phương pháp tiệt khuẩn ống tiêm và chai tiêm truyền. A. B.

Trả lời ñúng sai các câu từ 127 ñến 134 Câu 127: Nhiệt ñộ trong nồi hấp áp suất cao là > 1000C Câu 128: Thời gian tiệt khuẩn bằng nồi hấp ngắn hơn nhiều so với tiệt khuẩn trong tủ sấy. Câu 129: Có thể tiệt khuẩn quần áo, bông băng gạc bằng tủ sấy Câu 130: Tiệt khuẩn thuốc tiêm, tiêm truyền bằng nồi hấp Câu 131: Tiệt khuẩn các sản phẩm sinh học bằng phương pháp Tyndall Câu 132: Tiệt khuẩn không khí phòng pha chế bằng khí Ethylen oxyd Câu 133: Tiệt khuẩn vỏ ống tiêm bằng nồi hấp Câu 134: Tiệt khuẩn vỏ chai tiêm truyền bằng nồi hấp. Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 135 ñến 137 Câu 135: Tiệt khuẩn dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9 %

A. Nồi hấp (Autoclave) > 1000C B. Tủ sấy (lò sấy) có tuần hoàn khí C. Phương pháp Tyndall D. Tia bức xạ E. Lọc tiệt khuẩn

Câu 136: Tiệt khuẩn bông, băng, gạc, chỉ khâu bằng A. Nồi hấp Autoclave > 1000C D. Etylen oxyd B. Tủ sấy (lò sấy) E. Cả A và D ñều ñúng C. Tia UV

Câu 137: Tiệt khuẩn thuốc tiêm dễ bị oxy hóa như Vitamin A, Vitamin K A. Nồi hấp Autoclave > 1000C D. Lọc bằng màng lọc cản vi khuẩn B. Luộc sôi E. Cả A và D ñúng C. Tủ sấy có tuần hoàn khí

Page 47: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 47

BÀI 7. NƯỚC DÙNG TRONG SẢN XUẤT THUỐC

MỤC TIÊU • Kể ñược các tiêu chuẩn chất lượng của nước tinh khiết • Nêu ñược nguyên tắc và thiết bị cơ bản của quá trình sản xuất nước tinh

khiết. • Trình bày ñược kỹ thuật tiến hành ñiều chế nước nước tinh khiết.

1. NƯỚC CẤT (AQUA DESTILLATA) 1.1 ðịnh nghĩa

Nước cất là nước tinh khiết cả về hóa học và vi sinh vật, ñược ñiều chế từ nước uống ñược hoặc từ nước tinh khiết bằng phương pháp cất bằng các thiết bị thích hợp. 1.2 Nước cất ñể pha thuốc tiêm và tiêu chuẩn chất lượng

• Nước cất dùng ñể pha thuốc tiêm, ñược sử dụng như là dung môi pha chế ñể hoà tan, hoặc pha loãng các chất hoặc các chế phẩm thành thuốc tiêm trước khi sử dụng.

• Nước cất dùng ñể pha thuốc tiêm ñược bảo quản trong ñiều kiện vô khuẩn, dùng trong vòng 24 giờ

• DðVN IV-2010 qui ñịnh nước cất pha tiêm phải ñạt các tiêu chí sau: • Tính chất: chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị • pH: 5,0-7,0 • Cặn sau khi bay hơi không quá 0,0001% • Amoni: không quá 0,2 phần triệu (0,00002%) • Kim loại nặng: không quá 0,1 phần triệu (0,00001%) • Nitrat không quá 0,2 phần triệu (0,00002%). • Chlorid, sulfat, calci, magnesi, chất oxi hóa, nhôm: không ñược có • ðộ nhiễm khuẩn: tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại ñược không ñược lớn

hơn 102 vi khuẩn/ml. • Không có chất gây sốt.

1.3 Nguyên tắc cất nước Nước ñã ñược xử lý và ñạt tiêu chuẩn nước uống ñược hoặc nước tinh khiết

ñược ñun sôi trong nồi cất, hơi nước ñược dẫn vào bộ phận làm lạnh (sinh hàn) và ñược ngưng tụ lại thành nước cất. 1.4 Thiết bị cất nước (nồi cất nước)

Gồm có 3 bộ phận chính sau: • Nồi ñun (bộ phận hóa hơi): trong ñó nước ñược ñun sôi, và chuyển thành hơi

nước. • Hệ thống dẫn hơi nước • Bộ phận làm lạnh (sinh hàn): nơi làm lạnh hơi nước ngưng tụ thành nước cất,

còn gọi là bình ngưng tụ. • Trong phòng thí nghiệm thường dùng nồi cất nước bằng thuỷ tinh, nhưng

trong nhà máy sản xuất thường dùng nồi bằng thép không rỉ. Nồi bằng ñồng tráng thiếc hiện không còn ñược dùng nữa.

• ðể tránh các chất gây sốt, nước cất phải ñược hứng trong ñiều kiện vô khuẩn.

Page 48: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 48

1.5 Kỹ thuật ñiều chế nước cất 1.5.1 Chuẩn bị

• Cơ sở ñiều chế nước cất: sạch sẽ, làm vệ sinh thường xuyên sau mỗi lần cất. • Nhiên liệu ñể cung cấp nhiệt. • Dụng cụ cất: xử lý, rửa sạch. • Bình hứng nước cất: xử lý, rửa sạch. • Nước: xử lý trước khi cất:

Loại tạp cơ học: ñể lắng tự nhiên rồi lọc hoặc cho nước chảy qua bể lọc có lớp cát – sỏi hoặc cát – than – sỏi.

Dùng hóa chất như: phèn chua, nhôm sulfat… các chất này gặp nước thì thủy phân tạo acid sulfuric và nhôm hydroxyd, nhôm hydroxyd tạo khối vón lắng xuống cuốn theo các tạp cơ học lơ lửng trong nước.

Lượng hóa chất dùng tùy loại nước. Theo qui ñịnh của viện Vệ sinh dịch tễ chỉ dùng 0,01 – 0,07 gam hóa chất cho 1 lít nước. Cho hóa chất vào nước, khuấy ñều, ñể lắng nước trong dùng.

Loại tạp chất hữu cơ: nguồn nước thiên nhiên, thường có nhiều sản phẩm phân hủy chưa hoàn toàn của sinh vật. Xử lý bằng dung dịch kali permanganat. Lượng hóa chất dùng phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nước. Phải cho kali permanganat vào nước cho ñến khi nước có màu hồng nhạt bền vững. Mỗi lít nước cho khoảng 0,1 gam kali permanganat và 0,1 ml acid sulfuric 1N. ðể yên 6 – 12 giờ, lọc.

Loại tạp chất bay hơi: như CO2, NH3… Có 2 cách: ðun sôi nước 10 – 15 phút sau khi ñã xử lý bằng kali permanganat. Dùng hóa chất như phèn chua, nhôm sulfat ñể cố ñịnh amoniac do tạo thành

amoni sulfat không phân hủy thành chất bay hơi. 2KAl(SO4)2 + 6NH4OH = K2SO4 + 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4 Al2(SO4)3 + 6NH4OH = 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4 Tuỳ theo nguồn nước sử dụng mà dùng lượng phèn chua cho phù hợp. Thông

thường mỗi lít nước dùng khỏang 0,5kg phèn tán nhỏ, khuấy kỹ cho tan hết, ñể lắng trong 6 giờ, gạn hoặc lọc lấy nước trong dùng cất nước

Nếu nguồn nước có Chlorid, cuối giai ñoạn có thể xuất hiện acid hydrochloric do nhôm clorid bị thuỷ phân

2KAl(SO4)2+ 6NaCl= K2SO4+ 3Na2SO4+ 2AlCl3 AlCl3 +3H2O = Al(OH)3 + 3HCl Vì vậy cần cho thêm dinatri hydrophosphat(Na2HPO4) với một lượng bằng

2/3 lượng phèn chua ñể ngăn cản phản ứng tạo thành acid hydrochloric: 2AlCl3 + 3 Na2HPO4 = Al2(HPO4)3 + 6NaCl Làm mềm nước cứng: cứng là nguồn nước tự nhiên có chứa một lượng muối

canci Ca(HCO3)2 Mg(HCO3)2 ñáng kể. Nếu dùng nguồn nước cứng ñể cất nước một thời gian sau trên thành và ñáy nồi có một lớp cắn dày do các muối tan của cancium và magnesium bị nhiệt tác ñộng biến thành các muối không tan ñóng vào, làm cản trở sự truyền nhiệt của nồi.

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + H2O + CO2↑ Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + H2O + CO2↑ ðể khắc phục người ta có thể xử lý nước trước khi cất bằng các biện pháp sau: Dùng nước vôi (Ca(OH)2), dựa trên cơ chế sau: Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Page 49: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 49

Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → 2MgCO3↓+ 2H2O Cho nước vôi vào nước cần xử lý, khuấy kỹ, ñể lắng qua ñêm, lọc ñể lấy nước

ñã khử ñộ cứng tạm thời. Dùng cột trao ñổi ion (cột cationit RH+ và cột anionit ROH-) Nước sau khi chảy qua cột trao ñổi ion là nước khử khoáng. Nước khử khoáng

là nước tinh khiết về mặt hóa học. Các ion hòa tan bị giữ lại trong các cột cationit và anionit. Cơ chế phản ứng như sau:

2R-H+ + Ca++ → R2Ca + 2H+ R-OH- + Cl- → RCl + OH-

1.5.2 .Tiến hành ñiều chế nước cất 1.5.2.1 Phương pháp cất gián ñoạn:

• Cho nước (ñã xử lý) vào nồi cất bằng khoảng 2/3 nồi cất, lắp toàn bộ hệ thống cất vào nồi cho chắc chắn và kín.

• ðun cho nước trong nồi sôi, hơi nước xì ra từ 3 - 5 phút ñể làm sạch hệ thống dẫn hơi nước.

• Mở van cho nước làm lạnh chảy qua bộ phận sinh hàn. Nước cất ñầu bỏ ñi vài lít.

• Hứng nước cất sau, kiểm tra sơ bộ, nếu ñạt tiêu chuẩn mới hứng vào bình vô khuẩn.

• Ngừng cất khi nước trong nồi còn khoảng ¼ lượng nước so với lượng nước ban ñầu.

• Rửa nồi cất, dụng cụ cất. Làm lại như trên. 1.5.2.2.Phương pháp cất liên tục:

• Tiến hành tương tự như trên, nhưng chỉ khác là nước làm lạnh (ñã xử lý) ở bộ phận sinh hàn ñược ñưa vào nồi ñể giữ cho lượng nước trong nồi cất không ñổi và ñược ñun liên tục trong suốt quá trình cất. (Hình 8.1)

• Phương pháp cất liên tục tiết kiệm nhiên liệu và nước làm lạnh. ðể tiết kiệm nhiệt ñồng thời tiết kiệm nước làm lạnh người ta dùng nồi cất tác dụng kép hay còn gọi nồi cất nhiều cấp. Hơi nước của nồi cất ñầu dùng ñun sôi nước trong nồi cất thứ 2 ñồng thời ngưng tụ thành nước cất. Nhờ sự tạo chênh lệch áp suất giữa các nồi, có thể ghép từ 4-6 nồi theo nguyên lý trên.

1.5.2.3 Phương pháp cất nén nhiệt: Hơi nước ñược một máy bơm nén lại và ngưng tụ thành nước cất. Nhiệt

lượng toả ra khi nén ñược thu hồi lại ñể ñun sôi nước mới vào nồi. Thiết bị tiêu tốn ít nhiệt lượng và không cần nước làm lạnh. 1.6 Kiểm nghiệm và bảo quản nước cất

Kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn và phương pháp trong DðVN IV. Bảo quản nước cất trong các bình vô khuẩn. Nước cất dùng pha tiêm không ñể quá 24 giờ. 2.NƯỚC TINH KHIẾT 2.1.ðịnh nghĩa:

Page 50: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 50

Nước tinh khiết là nước ñược làm tinh khiết từ nước uống ñược bằng phương pháp cất trao ñổi ion hoặc bằng các phương pháp thích hợp khác, dùng ñể sản xuất các chế phẩm thuốc.

2.2.Tiêu chuẩn chất lượng: ðạt theo tiêu chuẩn DðVN IV với các tiêu chí về: tính chất cảm quan, các

ion, ñộ nhiễm khuẩn, nội ñộc tố vi khuẩn. 2.3.Sản xuất nước tinh khiết bằng phương pháp trao ñổi ion:

Từ nguồn nước thiên nhiên sơ ñồ sản xuất nước tinh khiết có thể tóm tắt như sau:

Cơ chế hoạt ñộng của màng lọc RO?

NƯỚC THIÊN NHIÊN

Lọc qua cột lọc thô

Lọc qua cột làm mềm nước

Lọc qua màng lọc RO

Nước RO

(Nước sinh hoạt)

Lọc qua cột Cationit

Lọc qua cột Aninon

Lọc qua màng lọc tinh

Chảy qua ñèn UV

Lọc qua màng cản khuẩn

(siêu tinh <0,2µm)

Nước tinh khiết ñạt tiêu chuẩn DðVN

Loại bỏ cát sỏi, hợp chất hữu cơ

Loại các ion Ca++

và Mg++

Loại các ion kiem loại và ion kim loại kềm

Loại các Anion như Cl- SO4

-

Loại các bụi vẩn nhỏ

Khử khuẩn

Page 51: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 51

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1 TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1.1 ðịnh nghĩa nước cất.

1.2 Kể 3 bộ phận chính của dụng cụ ñiều chế nước cất.

1.3 Kể 4 loại tạp có trong nước phải xử lý trước khi mang ñi cất.

1.4 Kể 6 tiêu chuẩn chất lượng của nước cất.

1.5 Kể các phương pháp cất nước.

2 CHỌN CÂU TRẢ LỜI ðÚNG NHẤT

2.1 Nước tinh khiết về mặt hóa học và cả vi sinh vật ñược gọi là:

A. Nước cất

B. Nước thường

C. Nước uống ñược

D. Nước sinh hoạt

2.2 Theo DðVN IV pH của nước cất:

A. 4,0 - 6,0

B. 5,0 - 6,0

C. 5,0 - 7,0

D. Tất cả ñều ñúng.

2.3 Cắn sau khi bay hơi không quá:

A. 0,001%

B. 0,0001%

C. Tất cả ñều ñúng

D. Tất cả ñều sai

2.4 Nguyên tắc cất nước:

A. Nước ñược ñun sôi, hơi nước ngưng tụ thành nước cất.

B. Nước ñạt tiêu chuẩn nước uống, hoặc nước tinh khiết, ñược ñun sôi trong nồi cất, hơi nước ñược dẫn vào bộ phận làm lạnh và ñược ngưng tụ thành nước cất.

C. Tất cả ñều ñúng.

D. Tất cả ñều sai.

2.5 Ba bộ phận chính của nồi cất nước:

Page 52: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 52

A. Nồi ñun, ống sinh hàn, bình hứng nước.

B. Nồi ñun, bộ phận làm lạnh, bình hứng nước.

C. Nồi ñun, hệ thống dẫn hơi nước, bộ phận làm lạnh.

D. Tất cả các câu trên.

2.6 Dung dịch Kalipermanganat ñược dùng ñể xử lý loại tạp:

A. Loại tạp cơ học.

B. Loại tạp chất hữu cơ.

C. Loại tạp chất bay hơi.

D. Làm mềm nước cứng.

2.7 Ưu ñiểm của phương pháp cất nước liên tục:

A. Tiết kiệm thời gian.

B. Tiết kiện nhiên liệu.

C. Hiệu suất cao.

D. Hiệu suất cao và tiết kiện nhiên liệu.

2.8 Cất nước bằng phương pháp cất nén nhiệt, nước tạo thành bằng cách:

A. Ngưng tụ hơi nước qua ống sinh hàn.

B. Ngưng tụ hơi nước bằng máy bơm nén.

C. Bằng một phương pháp khác.

D. Tất cả ñều ñúng.

2.9 Nước sau khi cất xong ñược bảo quản trong bình:

A. Làm bằng thủy tinh

B. Làm bằng thép

C. Làm bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ vô khuẩn.

D. Làm bằng thép không rỉ.

2.10 Nước cất pha tiêm khi dùng không ñược ñể quá:

A. 12 giờ.

B. 24 giờ

C. 48 giờ

D. 06 giờ.

Page 53: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 53

Bài 8. DUNG DỊCH THUỐC Solutiones

MỤC TIÊU • Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại, ưu nhược ñiểm của dung dịch thuốc. • Kể ñược các thành phần của dung dịch thuốc. • Nêu ñược các giai ñoạn ñiều chế dung dịch thuốc.

NỘI DUNG 1. ðịnh nghĩa

Theo DðVN IV dung dịch thuốc là dạng thuốc lỏng, trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan trong một dung môi thích hợp (nước, dầu thực vật, cồn etylic) hay hỗn hợp nhiều dung môi (cồn-nước, cồn-glycerin…) 2. Phân loại Dựa trên cách dùng:

• Dung dịch thuốc dùng ngoài: thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai, thuốc súc miệng, thuốc thoa da…

• Dung dịch thuốc dùng trong: dung dịch thuốc uống thông thường, một số potio, siro…

• Dung dịch ñể tiêm, nhỏ mắt. Dựa trên bản chất dung môi:

• Dung dịch nước. • Dung dịch dầu. • Dung dịch cồn, dung dịch glycerin

3. Ưu ñiểm – Nhược ñiểm 3.1 Ưu ñiểm

• Hấp thu và gây tác dụng nhanh hơn thuốc ở dạng rắn như thuốc viên, bột, cốm…

• Một số dược chất ở dạng dung dịch khi tiếp xúc với niêm mạc không gây kích ứng như khi dùng dưới dạng rắn

Thí dụ: natri bromid, natri iodid, cloral hydrat…

3.2. Nhược ñiểm • Kém bền, không bảo quản ñược lâu. • Bao gói cồng kềnh, vận chuyển khó khăn.

4. Thành phần của dung dịch thuốc 4.1.Dược chất

Còn gọi là chất tan bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ ở dạng rắn, lỏng hay khí (ít gặp).

4.2. Dung môi • Nước là một dung môi phân cực mạnh, do ñó là một dung môi tốt ñể hòa tan

phần lớn các hợp chất phân cực như các muối, các acid, base, các ñường, phenol, aldehyd, ceton. Nước ñược dùng trong pha chế bao gồm:

Page 54: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 54

• Nước thường là nước ñạt tiêu chuẩn vệ sinh và có thể uống ñược, có thể dùng nước ñun sôi ñể nguội ñể nguội ñể pha một số thuốc dùng ngoài hoặc thuốc uống nếu không gây tương kỵ với hoạt chất.

• Nước tinh khiết: nước trao ñổi ion: tinh khiết về mặt hoá học. • Nước cất: nước ñiều chế bằng phương pháp cất: tinh khiết cả về hoá học và

sinh học. • Nước thơm là chế phẩm thu ñược bằng cách cất dược liệu với nước hay hòa

tan tinh dầu vào nước cất. (Có thể ñược ñiều chế bằng cất hay hòa tan tinh dầu vào nước)

• Ethanol ñược sử dụng rộng rãi nhất trong ngành dược ñể hòa tan các acid, các kiềm hữu cơ, các alcaloid và muối của chúng, một số glycosid, nhựa, tinh dầu. Ethanol không hòa tan pectin, gôm, enzym…

• Hỗn hợp ethanol-nước có khả năng hòa tan cao hơn so với ethanol hay nước riêng lẻ.

• Ethanol là dung môi có khả năng làm tăng ñộ ổn ñịnh và sinh khả dụng thuốc uống.

• Glycerin hòa tan một số muối, acid hữu cơ và vô cơ, hòa tan alcaloid và muối của chúng, các tanin, ñường…

• Trong bào chế chỉ sử dụng glycerin dược dụng có tỷ trọng từ 1,225 ñến 1,235 chứa 3% nước, không gây kích ứng.

• Ở nồng ñộ 15% trở lên glycerin có tác dụng sát khuẩn. • Glycerin thường ñược sử dụng trong các dạng thuốc dùng ngoài. • Dầu: thường dùng dầu ñậu phộng, dầu hướng dương, dầu khoáng.

Ví dụ:Dung dịch thuốc ngoài da MYCOFA dược chất là salicylic, benzoic, boric, dung môi là glicerin.

4.3. Các chất phụ • Chất ổn ñịnh: chống oxy hóa, chống thủy phân. • Chất làm tăng ñộ tan. • Chất bảo quản: chống vi khuẩn, nấm mốc. • Chất tạo hệ ñệm, ñiều chỉnh pH. • Chất ñẳng trương (ñối với thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt)

Ví dụ: Dung dịch thuốc gội trị gàu NEWGIFAR hoạt chất ketoconazol 2% chống oxy hóa là natribisulfit, Chất làm tăng ñộ tan là Propylen glycol, Chất bảo quản: chống vi khuẩn, nấm mốc là Nipagin, ñiều chỉnh pH là acid citric. 5. Kỹ thuật ñiều chế dung dịch thuốc

Gồm 4 giai ñoạn 5.1. Cân, ñong dược chất và dung môi

• Chọn dung môi ñạt tiêu chuẩn tùy theo tính chất của dược chất. • Cân ñong chính xác dược chất và dung môi ñể ñảm bảo hàm lượng thuốc

theo qui ñịnh.

5.2. Hòa tan Tùy theo tính chất của dược chất mà chọn phương pháp hòa tan cho thích hợp: Hòa tan ở nhiệt ñộ thường: áp dụng cho những dược chất dễ hòa tan trong dung môi. Tiến hành như sau:

• Cho dược chất vào dung môi thích hợp.

Page 55: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 55

• Khuấy ñều cho tan hết. Thí dụ hòa tan Natri clorid trong nước. Hòa tan salicylic, benzoic, boric trong glicerin ñể pha chế dung dịch thuốc MYCOFA

Hòa tan ở nhiệt ñộ cao: áp dụng cho dược chất khó tan ở nhiệt ñộ thường, dễ tan ở nhiệt ñộ cao. Tiến hành như sau:

• Cho dược chất vào dung môi. • ðun nóng khuấy cho tan hết.

Thí dụ: hòa tan Acid boric trong nước, hòa tan Thủy ngân II clorid trong nước.

Tác dụng lực cơ học ñể hòa tan: nghiền dược chất vào dung môi. Tiến hành như sau:

• Cho dược chất và dung môi vào cối. • Nghiền kỹ cho tan hết.

Thí dụ hòa tan Natri borat trong glycerin.

Ngâm áp dụng cho dược chất khó tan trong dung môi, dễ bị hư hỏng ở nhiệt ñộ cao. Tiến hành:

• Cho dược chất vào dung môi. • Ngâm vài giờ hoặc vài ngày cho tan dần ra.

Thí dụ ñiều chế dung dịch Calci hydroxyd.

Hòa tan ñặc biệt ñể hòa tan các chất khó tan có thể dùng các phương pháp sau: Tạo dẫn chất dễ tan Thí dụ 1:

Pha dung dịch Lugol (dung dịch Iod 1%) theo công thức DðVN IV: Iod 1g. Kali iodid 2g. Nước vñ 100ml. Khi ñó: I2 + KI →KI3 Phức chất KI rất dễ tan trong nước.

Nồng ñộ KI càng ñậm ñặc thì tốc ñộ phản ứng càng nhanh. Do ñó ñể dễ dàng hòa tan iod chỉ cần lượng nước tối thiểu tạo dung dịch KI bão hòa (ñồng lượng chất tan.) Thí dụ 2:

Hòa tan thủy ngân II iodid trong nước: KI + HgI2 → K2[HgI4] rất dễ tan trong nước.

Dùng hỗn hợp dung môi. Thí dụ: long não hòa tan trong hỗn hợp nước - cồn etylic, bromoform hòa tan trong hỗn hợp cồn - glycerin, digitalin hòa tan trong hỗn hợp cồn etylic – glycerin - nước.

Dùng chất trung gian thân nước: các chất trung gian thân nước làm tăng ñộ tan của các chất ít tan. Thí dụ: Dùng natri benzoat ñể làm tăng ñộ tan của cafein trong nước (thuốc tiêm cafein 7%), dùng acid citric ñể hòa tan calci glycerophosphat.

5.3. Lọc trong dung dịch

Page 56: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 56

Nguyên tắc: Quá trình lọc nhanh chóng ñể hạn chế nhiễm khuẩn. Dịch lọc trong. Tùy theo tính chất của dung dịch thuốc và yêu cầu về ñộ trong mà chọn vật liệu lọc và phương pháp lọc thích hợp.

5.4. ðóng gói - Bảo quản • Các dung dịch thuốc thường ñược ñóng vào lọ thủy tinh hoặc lọ bằng chất

dẻo. Các loại bao bì này cần ñạt yêu càu chất lượng theo dược ñiển. • Với dung dịch thuốc có dược chất dễ hư bởi ánh sáng cần ñóng trong chai lọ

thủy tinh màu, gói lại bằng giấy ñen hay bảo quản trong tối. • Bảo quản: ñể nơi khô mát tránh ánh sáng.

6. Kiểm soát chất lượng • Dung dịch thuốc phải ñạt chất lượng sau: • ðộ trong, màu sắc, mùi vị. • Tỉ trọng, pH. • ðịnh tính, ñịnh lượng. • ðộ ñồng ñều thể tích. • Giới hạn nhiễm khuẩn.

7. Một số công thức dung dịch thuốc 7.1. Dung dịch acid boric 3% Công thức Acid boric 3g Nước cất vñ 100 ml Cách làm

• Hòa tan acid boric trong một lượng nước cất ñun sôi • ðể nguội. • Thêm nước cất vừa ñủ thể tích. • ðóng chai.

Công dụng: sát trùng, diệt nấm. 7.2. Dung dịch cồn iod 5% Công thức: Iod…………………………………5g. Kali Iodua ………………………...2g. Cồn 70 vừa ñủ 100ml Chỉ ñịnh: Dùng sát trùng vết thương bề mặt da, sát trùng trước khi phẩu thuật. Phụ trị lác, lang ben, nước ăn chân. 7.3. Dung dịch glycero borat

Công thức Natri borat 3g. Glycerin 100g. Cách làm Cân natri borat và nghiền trong cối. Thêm glycerin, hòa tan bằng cách nghiền.

Page 57: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 57

Công dụng: chữa tưa lưỡi ở trẻ em, dùng que quấn bông hay gạc mềm bôi lên lưỡi ngày 1-2 lần.

7.4. Dung dịch MYCOFA

Công thức Acid benzoic 2g Acid salicylic 4g Acid boric 2g Tinh dầu hoa hồng 1giot Glicerin vñ 80ml Cách làm hòa tan acid boric, acid benzoic, acid salicylic vào khoảng 70ml

glicerin, khuấy ñều cho tan hoàn toàn thêm tinh dầu hoa hồng và glicerin vừa ñủ 80ml..

Công dụng chữa các bệnh ngoài da do nấm như hắc lào (lác), lang ben. Ưu ñiểm không rát, không kích ứng da.

7.5. Dung dịch Povidon iodine 10%

Công thức: Povidon iod 10% 10 g Dinatri hydrophosphat 3,72 g Acid citric monohydrat 0,796,5 g Nước tinh khiết vừa ñủ 100 g Cách làm: hòa tan các dược chất trong nước cất. Lọc trong. ðóng chai. Công dụng: Sát trùng vết thương hở, trước và sau phẫu thuật. Ưu ñiểm không

rát, không kích ứng da như cồn iod hữu cơ. Các chế phẩm chứa iod Iod làm kết tủa protein và ôxy hóa enzyme chủ yếu của vi khuẩn. Iod có tác

dụng trên nhiều vi khuẩn, virut và nấm bệnh. Cồn iod: Là hỗn hợp gồm iod, kali iodid và cồn. Nhược ñiểm của cồn iod là

gây xót, kích ứng da và nhuộm màu da. Do vậy không dùng dung dịch cồn iod nồng ñộ trên 5% ñể sát trùng. Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

Povidon iod: Povidon iod là phức giữa iod và polyvinyl pyrolidon, chứa 9 –

12% iod, dễ tan trong nước và cồn. Do tạo phức nên dung dịch povidon – iod sẽ giải phóng iod từ từ, kéo dài tác dụng diệt khuẩn, nấm, virut, ñộng vật ñơn bào, kén và

Dung dịch POVIDON iodine 10%. Sát khuẩn da.

Dung dịch vệ sinh âm ñạo Povidon iodine 10% Dùng ñể sát trùng phụ khoa

Page 58: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 58

bào tử. Mặt khác, tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít ñộc hơn, vì lượng iod tự do thấp hơn, dưới 1 phần triệu trong dung dịch 10%. 7.6. Dung dịch Dalibour (dung dịch ñồng và kẽm sulfat)

Công thức ðồng sulfat ........................... 0,1 g Kẽm sulfat ............................ 0,4 g Dung dịch acid picric ........... 1 ml Cồn long não 10% ................ 1 ml Nước cất ............................... vñ 100 ml Cách làm Hòa tan ñồng sulfat và kẽm sulfat trong khoảng 90ml nước. Cho dung dịch acid picric vào khuấy ñều. Cho từ từ từng giọt cồn long não vào, vừa cho vừa khuấy. Thêm nước ñến vừa ñủ 100ml. Lọc- ñóng chai. Công dụng sát trùng, dùng ñể rửa và ñắp trong trường hợp chàm và nấm.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1 TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1.1 ðịnh nghĩa dung dịch thuốc.

1.2 Ưu ñiểm và nhược ñiểm của dung dịch thuốc.

1.3 Kể 5 dung môi thường dùng trong dung dịch thuốc.

1.4 Kể 4 giai ñoạn ñiều chế dung dịch thuốc.

1.5 Kể 5 phương pháp dùng ñể hoà tan trong dung dịch thuốc.

1.6 Kể 3 phương pháp hoà tan ñặc biệt.

2 CHỌN CÂU TRẢ LỜI ðÚNG NHẤT

2.1 Dung dịch thuốc dùng ngoài gồm các loại thuốc sau:

A. Thuốc nhỏ mũi.

B. Thuốc nhỏ tai.

C. Thuốc tiêm

D. Câu a và câu b.

2.2 Ưu ñiểm của dung dịch thuốc:

A. Hấp thu nhanh so với các loại thuốc như thuốc viên, thuốc bột

B. Gây tác dụng nhanh.

C. Không gây kích ứng.

Page 59: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 59

D. Hấp thu và gây tác dụng nhanh, một số dược chất ở dạng dung dịch không gây kích ứng niêm mạc khi tiếp xúc như khi dùng dưới dạng rắn.

2.3 Nhược ñiểm của dung dịch thuốc:

A. Kém bền, không bảo quản ñược lâu.

B. Bao gói cống kềnh, vận chuyển khó khăn

C. Câu a và b ñúng

D. Câu a và b sai.

2.4 Dung môi dùng trong dung dịch thuốc gồm:

A. Nước tinh khiết

B. Hỗn hợp ethanol-nước.

C. Dầu

D. Tất cả ñều ñúng.

2.5 Bốn giai ñoạn ñiều chế dung dịch thuốc:

A. Hòa tan, cân ñong, lọc, ñóng gói.

B. Lọc, ñóng gói, hòa tan, cân

C. Cân ñong, hòa tan, lọc, ñóng gói bảo quản

D. Tất cả ñều ñúng.

2.6 Acid boric tan trong:

A. Nước.

B. Nước nóng.

C. Nước cất ñun sôi.

D. Nước tinh khiết.

2.7 Phương pháp dùng lực cơ học áp dụng ñể hòa tan dược chất vào dung môi là dược chất sau:

A. Acid boric

B. Natri borat.

C. Iod.

D. Long não.

2.8 Dung dịch lugol dùng ñể trị bệnh:

A. Cường giáp.

Page 60: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 60

B. Nhược giáp

C. Hắc lào

D. Tất cả ñều sai.

2.9 Dung dịch glycero borat dùng phương pháp hòa tan:

A. Nghiền

B. Ngâm

C. Hòa tan

D. Hòa tan ở nhiệt ñộ cao

2.10 Công dụng của dung dịch dalibour:

A. Chửa bệnh ghẻ.

B. ðiều trị bệnh chàm, nấm

C. Sát trùng các bệnh ngoài da.

D. Câu b và c ñúng.

Page 61: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 61

BÀI 9. THUỐC NHỎ MẮT Collyria

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Trình bày ñược ñịnh nghĩa, thành phần, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt.

- Trình bày ñược kỹ thuật ñiều chế thuốc nhỏ mắt.

- Kể ñược các yêu cầu kiểm tra chất lượng của thuốc nhỏ mắt.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Theo DðVN IV, thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một hay nhiều dược chất ñể nhỏ vào mắt với mục ñích chẩn ñoán hay ñiều trị bệnh ở mắt.

Thuốc nhỏ mắt cũng có thể ñược bào chế dưới dạng bột vô khuẩn và ñược pha với một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng.

2. THÀNH PHẦN

2.1. Dược chất

Dược chất dùng ñể pha chế thuốc nhỏ mắt rất phong phú và ña dạng, có thể chia thành các nhóm ñiều trị sau:

- Nhóm ñiều trị nhiễm khuẩn:

- Các thuốc kháng khuẩn:

- Cloramphenicol

- Tetracyclin

- Gentamycin

- Neomycin

- Tobramycin

- Ofloxacin…

- Các thuốc chống nấm:

- Ketoconazol

- Nystatin

- Các sulfamid:

Page 62: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 62

- Natri sulfacetamid

- Các muối vô cơ và hữu cơ của các kim loại bạc, kẽm, thủy ngân:

- Kẽm sulfat

- Argyrol

- Nhóm chống viêm tại chỗ:

- Dexamethason

- Prednison

- Hydrocortison

- Natri diclofenac

- Nhóm gây tê bề mặt:

- Tetracain hydroclorid

- Cocain hydroclorid

- Nhóm ñiều trị khác:

- Pilocarpin

- Atropin

- Vitamin A, B…

a. Dung môi (chất dẫn)

Dung môi dùng ñể pha thuốc nhỏ mắt phải ñạt các yêu cầu ghi trong DðVN. Thường dùng:

- Nước cất pha tiêm.

- Dầu thực vật ñã ñược trung tính hoá và tiệt khuẩn ở 135 – 1400C/1giờ.

Dầu thực vật thường dùng là: dầu ñậu phộng, dầu mè, dầu hướng dương…

2.2. Các chất phụ

2.2.1. Chất bảo quản

ðể ñảm bảo an toàn trong sử dụng, các thuốc nhỏ mắt phải là các chế phẩm vô khuẩn, ñược pha chế trong ñiều kiện môi trường, thiết bị vô khuẩn và phải ñược tiệt khuẩn sau khi pha chế bằng một phương pháp tiệt khuẩn thích hợp. Cho dù ñã ñược tiệt khuẩn nhưng thuốc nhỏ mắt thường ñược ñóng gói với thể tích dùng nhiều lần mới hết một ñơn vị ñóng gói. Chính do cách sử dụng ñặc biệt này nên nguy cơ thuốc nhỏ mắt bị nhiễm khuẩn từ môi trường sau mỗi lần nhỏ thuốc rất cao. ðể giữ

Page 63: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 63

cho thuốc luôn vô khuẩn, trong thành phần của thuốc nhỏ mắt bao giờ cũng có thêm một hay nhiều chất sát khuẩn, ñể có thể có tác dụng tiêu diệt ngay các vi sinh vật ngẫu nhiên rơi vào thuốc.

Các chất bảo quản phải tương hợp với tất cả các thành phần có trong chế phẩm và phải giữ ñược hiệu lực trong suốt thời gian sử dung.

Các chất sát khuẩn hay dùng:

- Benzalkonium clorid 0,01 – 0,02%

- Thimerosal 0,01 – 0,02%

- Phenyl thủy ngân acetat (PMA), phenyl thủy ngân nitrat (PMN) với nồng ñộ 0,002 – 0,004%

- Clorobutanol 0,5%

- Alcol phenyl etylic 0,5%

- Nipagin M (Metyl parapen) 0,02%, Nipasol(Propyl paraben).

2.2.2. Chất ñiều chỉnh pH

pH của thuốc nhỏ mắt phải ñược ñiều chỉnh tới một giá trị pH thích hợp nhằm ñáp ứng một số mục ñích sau:

- Giữ cho dược chất trong thuốc nhỏ mắt có ñộ ổn ñịnh cao nhất:

Nhiều dược chất rất không bền ở pH trung tính, khi ñó phải ñiều chỉnh pH của thuốc nhỏ mắt về vùng pH acid hoặc pH kiềm bằng một hệ ñệm thích hợp mà tại giá trị pH ñó dược chất trong chế phẩm ñạt ñược ñộ ổn ñịnh cần thiết trong suốt hạn dùng của chế phẩm ñó.

- Làm tăng ñộ tan của dược chất.

- Ít gây kích ứng nhất ñối với mắt.

- Làm tăng khả năng hấp thu của dược chất qua màng giác mạc.

- Làm tăng tác dụng diệt khuẩn của chất sát khuẩn.

Nói chung, rất khó có thề ñiều chỉnh pH của thuốc nhỏ mắt ñể ñồng thời ñáp ứng ñược cả 5 mục ñích trên. Dược ñiển pháp qui ñịnh pH từ 6,4-7,8. Lý tưởng nhất là pH bằng với pH của dịch nước mắt khoảng 7,4.

Các chất ñiều chỉnh pH thường dùng là:

- Hệ ñệm boric – borat.

- Hệ ñệm phosphat.

Page 64: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 64

- Hệ ñệm citric – citrat.

2.2.3. Chất ñẳng trương hoá

Dịch nước mắt có áp suất thẩm thấu là 7,4 atm, khi một dung dịch thuốc nhỏ mắt ñẳng trương sẽ làm giảm tính kích ứng gây khó chịu cho mắt.

Việc dùng các dung dịch ñẳng trương như là một dung môi ñể pha thuốc nhỏ mắt ñã ñược nhiều Dược ñiển chấp nhận. Thuốc nhỏ mắt ñã ñược ñẳng trương hoá sẽ không gây khó chịu và còn tăng tính sinh khả dụng của thuốc.

Thường dùng:

- Natri clorid

- Kali clorid

- Glucose và manitol

- Các muối dùng trong hệ ñệm.

2.2.4. Chất chống oxy hoá

ðể bảo vệ dược chất, cần hạn chế ñến mức thấp nhất sự oxy hoá dược chất, trong thành phần của các thuốc nhỏ mắt thường có thêm các chất chống oxy hóa.

Thường dùng:

- Natri sulfit 0,1 – 0,5%

- Natri bisulfit 0,1 – 0,5%

- Natri metabisulfit 0,1 – 0,5%

- Phối hợp các chất chống oxy hoá với các chất có tác dụng hiệp ñồng chống oxy hoá như muối dinatri EDTA.

2.2.5. Chất làm tăng ñộ nhớt

Làm tăng ñộ nhớt của các thuốc nhỏ mắt bằng các polymer tan trong nước có tác dụng cản trở tốc ñộ rút và rửa làm trôi liều thuốc ñã nhỏ vào mắt, kéo dài thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác mạc, tạo ñiều kiện cho dược chất ñược hấp thu tốt hơn. ðối với hỗn dịch nhỏ mắt, tăng ñộ nhớt của môi trường phân tán còn giúp cho các tiểu phân dược chất phân tán ñồng nhất hơn và ổn ñịnh hơn trong chất dẫn.

Thường dùng:

- Metyl cellulose 0,25%

- Alcol polyvinic 1,4%

- Hydroxy propyl metylcellulose 0,5%

Page 65: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 65

2.3. Bao bì chứa thuốc nhỏ mắt

Bao bì chứa thuốc có ảnh hưởng trực tiếp ñến chất lượng của thuốc. Do ñó, các loại bao bì chứa thuốc nhỏ mắt (thủy tinh, chất dẻo, cao su) nhất thiết phải ñạt tiêu chuẩn mới ñược dùng ñóng gói.

Bao bì chứa thuốc nhỏ mắt có bộ phận nhỏ giọt và thường ñược chế tạo gắn liền với phần nắp lọ thuốc. ðể phát huy tác dụng của thuốc, giảm kích ứng và giảm tác dụng không mong muốn do thuốc ñược hấp thu vào tuần hoàn máu, ñường kính trong của bộ phận nhỏ giọt cần phải ñược chuẩn hoá ñể giọt thuốc nhỏ vào mắt có dung tích khoảng từ 30 – 50 µl.

3. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

- Chính xác, tinh khiết, trong suốt, vô khuẩn.

- ðẳng trương với nước mắt.

- Có pH thích hợp ñể ñảm bảo thuốc bền vững và không gây ñau xót cho mắt.

4. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ

Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn giống như một chế phẩm thuốc tiêm, do vậy phòng pha chế và các thiết bị dùng trong pha chế, sản xuất cơ bản giống như pha chế, sản xuất thuốc tiêm.

4.1. Chuẩn bị

- Phòng pha chế phải ñạt tiêu chuẩn pha thuốc tiêm.

- Nguyên phụ liệu ñạt tiêu chuẩn ñể pha thuốc nhỏ mắt.

- Dụng cụ pha chế, vật liệu lọc phải vô khuẩn.

- Ống, lọ, nút phải xử lý ñúng kỹ thuật và tiêu chuẩn qui ñịnh.

- Người làm công tác pha chế phải thực hiện theo ñúng qui trình pha chế trong ñiều kiện vô khuẩn.

4.2. Tiến hành pha chế

Quá trình pha chế, sản xuất dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể ñược tiến hành theo sơ ñồ 3.1

Page 66: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 66

Sơ ñồ 3.1: Sơ dồ pha chế dung dịch thuốc nhỏ mắt

- Hoà tan: nếu không có yêu cầu hòa tan ñặc biệt thì nên hòa tan các chất phụ trước rồi mới cho dược chất vào ñể hoà tan. Có thể tiến hành hòa tan ở nhiệt ñộ phòng hoặc ñun nóng dung môi trước khi hòa tan tùy theo tính chất của các chất.

- Lọc dung dịch: qua vật liệu lọc thích hợp

- Màng lọc có kích thước lỗ xốp khoảng từ 0,8µm ñến 0,45µm

- ðối với các dung dịch thuốc nhỏ mắt vô khuẩn bằng cách lọc thì dùng màng lọc có kích thước lỗ xốp 0,22µm

- Các phương pháp tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt có thể áp dụng:

- Tiệt khuẩn thuốc trong nồi hấp ở nhiệt ñộ 1210C/20 phút.

- Tiệt khuẩn thuốc ở nhiệt ñộ 98 – 1000C/30 phút.

- Tiệt khuẩn thuốc bằng cách lọc: màng lọc có kích thước lỗ xốp không quá 0,22µm

5. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Thuốc nhỏ mắt phải ñạt các yêu cầu sau:

- ðộ vô khuẩn.

- Cảm quan:

Page 67: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 67

- Trong suốt.

- Không màu hoặc có màu của dược chất.

- Không có các tiểu phân lạ.

- Giới hạn kích thứơc các tiểu phân dược chất rắn (ñối với thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch): không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90µm.

- Các chỉ tiêu khác

- pH

- ðịnh tính, ñịnh lượng

- ðộ nhớt, ñộ thẩm thấu

6. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC NHỎ MẮT

6.1. Thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0,5%

Công thức:

Kẽm sulfat .................................. 0,5g

Acid boric ................................... 1,7g

Dung dịch Nipagin M 20% ..... 0.25ml

Nước cất ............................ vñ 100ml

ðiều chế: hòa tan acid boric trong nước cất nóng, cho dung dịch Nipagin M 20% vào chờ nguội, hòa tan kẽm sulfat, lọc thô, lọc tiệt khuẩn, ñóng lọ và ghi nhãn.

Công dụng và cách dùng: làm chất sát khuẩn trong bệnh viêm kết mạc.

6.2. Thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%

Công thức:

Cloramphenicol .......................... 0,4g

Acid boric ................................... 1,1g

Natri borat .................................. 0,2g

Natri clorid ................................. 0,2g

Thủy ngân phenyl nitrat ............ 0,02g

Nước cất pha tiêm ............... vñ 100ml

6.3. Thuốc nhỏ mắt argyrol 3%

Công thức: Argyrol .......................................... 3g

Nước cất pha tiêm .............. vñ 100ml

Page 68: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 68

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1. ðịnh nghĩa thuốc nhỏ mắt.

2. Kể các thành phần của thuốc nhỏ mắt

3. Vẽ sơ ñồ pha chế.

4. Kể 3 tiêu chuẩn chất lượng thuốc nhỏ mắt.

2. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ðÚNG NHẤT VÀ ðIỀN KHUYẾT CÁC CÂU SAU:

1. Thuốc nhỏ mắt có dạng:

A. Dung dịch nước, dung dịch dầu.

B. Dung dịch nước, dung dịch dầu, hổn dịch.

C. Dung dịch nước, dung dịch dầu, hổn dịch, ñôi khi ở dạng bột vô khuẩn

D. Tất cả ñều dúng.

2. Thành phần của thuốc nhỏ mắt:

A. Dược chất.

B. Dung môi:nước cất pha tiêm, dầu mè….

C. …………………………………………..

D. Bao bì

3. Các chất sau chất nào là chất sát khuẩn

A. Nipagin M, nipasol

B. Citric-citrate

C. NaCl, KCl

D. Câu a và b ñúng.

4. Yêu cầu pH của thuốc nhỏ mắt:

A. ……………………….

B. Tăng ñộ tan của dược chất.

C. …………………………

D. Tăng tác dụng diệt khuẩn

5. Natri sulfit 0,1 – 0,5% là chất:

A. ðiều chỉnh pH

Page 69: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 69

B. Chất làm tăng ñộ nhớt

C. Chất chống oxy hóa

D. Tất cả ñều sai.

6. Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn do ñó khi pha chế yêu cầu phòng pha chế, các trang thiết bị và con người phải giống như pha chế:

A. Thuốc tiêm,

B. Thuốc tiêm truyền

C. Dung dịch thuốc

D. Câu a và b ñúng

7. Kích thước lỗ xốp của màng lọc trong pha chế thuốc nhỏ mắt là:

A. 0,22µm

B. 0,8µm -0,45µm

C. A và B ñúng

D. A và B sai

8. Tiệt khuẩn thuốc nhỏ ở nhiệt ñộ:

A. 1210 C trong 20 phút.

B. 98-1000 C trong 30 phút.

C. Câu a và b ñúng

D. Câu a và b sai.

9. Viết qui trình pha chế thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0,5%

A. Hòa tán acid boric trong …....

B. Chờ nguội hòa tan kẽm sulfat

C. ………………………………

D. ðóng lọ và ghi nhãn.

10. Kiểm soát chất lương của thuốc nhỏ mắt:

A. ðộ vô khuẩn

B. Cảm quan……………..

C. pH

D. ………………………….

Page 70: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 70

ðỌC THÊM TRONG BÀI THUỐC NHỎ MẮT Phân loại loại thuốc nhỏ mắt: có thể chia ra 14 loại 1. Thuốc tê: Các biệt dược gồm: Dicain, Novesine 0.4%, Cebesine 0.4%, Tetracaine 0.1%. 2. Kháng sinh nhỏ mắt: 2.1. Nhóm Phenicol: - Chloramphenicol 0,4% (Cloraxin 0.4%). 2.2. Aminoside: - Bao gồm các thuốc sau: Gentamycine 0,3% (Genoptic, Gentex), Tobramycine (Tobrex), Neomycine (Neocin). 2.3. Nhóm Rifamycine: Rifamycine dạng thuốc nước, có tác dụng tốt trong ñiều trị bệnh mắt hột, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. 2.4. Nhóm Cycline: Tetracyline 1%, Posicyline 1%. 2.5. Nhóm Sunfamide: (Sulfa-bleu10%, Sulfacylum 20%) - Dùng trong ñiều trị mắt hột, tuy nhiên Sulfacylum hay gây bạc lông mi. 2.6. Nhóm Quinolones: -Ofloxacine 0.3% (Oflovid) -Ciprofloxacine 0.3% (Ciloxan) 3. Kháng viêm Steroides:

- Prednisolone: Pred-fort - Dexamethasone: Maxidex, Cebedex

4. Kháng sinh kết hợp với kháng viêm: - Phenicol kết hợp Dexamethasone: Dexacol - Gentamycine kết hợp Dexamethasone: Infectoflam - Tobramycine kết hợp Dexamethasone (Tobradex), Neomycine kết hợp 5. Kháng viêm Non steroides: - Indomethacine: Indocollyre - Diclofenac: Naclof, Voltaren 6. Kháng nấm: - Amphotericine B (Fungizone) 50mg pha 20ml glucoza 5%. - Natamycine: Natacine 7. Kháng virus: 7.1. Thế hệ thứ nhất: - Idoxuridine (IDU): Iduviran, Herpidu 7.2. Thế hệ thứ hai: - Acyclovir: Zovirax 3% (pommade ophtalmique) không ñộc cho biểu mô, ngày tra mắt 5 lần. 8. Thuốc ñiều trị glaucoma (Cườm nước): 8.1. Thuốc hủy -adrenergic: - bloquan

Page 71: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 71

- Timoptol 0.25 và 0.5%, Carteol 1 và 2%, Betoptic, Betagan, Timolol. 8.2. Thuốc cường Adrenergic: - Adrenaline, Epinephrine (Glauposine, Glaucardine, Eppy, Propine). 8.3. Thuốc cường Cholinergic: 9. Thuốc giãn ñồng tử: 9.1. Cường giao cảm: - Epinephrine: Neosynephrine 10% 9.2. Hủy phó giao cảm: - Atropine: 10. Vitamine nhỏ mắt: A, B12, C ðiều trị bỏng mắt, loạn dưỡng giác mạc 11. Nước mắt nhân tạo: - Methylcellulose 0.1–1%: Celluvisc 1%, Cellufresh 0.1%, Tears Natural 12. Thuốc ñiều trị bệnh lý thủy tinh thể và pha lê thể: - Bao gồm: Catacol, Catarstat, Cataline, Vitaphakol, Vitreolent 13. Kháng Histamine: - Pemiolast potassium 0,1%: Alegysal. - Cromoglycate Sodium: Opticron, Cromptic 14. Những thuốc khác: - V Rhoto (gồm a.boric, clopheniramine, epinephrine), Visine, Daigaku - Các thuốc này thường có tác dụng chữa triệu chứng, làm cho mắt dễ chịu, bớt ngứa, bớt cương tụ (ñỏ mắt).

Page 72: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 72

BÀI 10. THUỐC TIÊM

MỤC TIÊU

1. Nêu ñược ñịnh nghĩa và phân loại thuốc tiêm.

2. Trình bày ñược ưu nhược ñiểm của thuốc tiêm.

3. Kể ñược thành phần của thuốc tiêm.

4. Trình bày ñược kỹ thuật bào chế thuốc tiêm.

5. Kể ñược 6 yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc tiêm.

NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THUỐC TIÊM 1.1 ðịnh nghĩa

Thuốc tiêm là dạng chế phẩm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, hoặc bột, viên nén có kèm theo một dung môi pha tiêm thích hợp) vô khuẩn, dùng ñể tiêm vào cơ thể theo nhiều ñường tiêm khác nhau (tiêm vào trong da, dưới da, bắp thịt , tĩnh mạch, cột sống, khớp…), ñược ñiều chế bằng cách hòa tan hoặc nhũ hóa, phân tán các hoạt chất và các chất phụ trong nước cất pha tiêm hoặc trong dung môi vô khuẩn thích hợp.

Trong chương này chỉ tập trung vào dung dịch thuốc tiêm.

1.2 Phân loại

− Theo ñường tiêm: tiêm trong da (IC: intracutaneous); tiêm dưới da (SC: subcutaneous); tiêm bắp thịt (IM: intramuscular); tiêm tĩnh mạch (IV: intravenous)…

− Theo hệ phân tán: thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn…

− Theo dung môi hoặc chất dẫn: có 2 loại: thuốc tiêm nước (Vitamin B.1 F.T Pharma®, Zantac®) và thuốc tiêm dầu (Vitamin K, Benzo Estradiol®,…).

1.3 Ưu, nhược ñiểm của thuốc tiêm

1.3.1 Ưu ñiểm

− Thuốc tiêm ñược tiêm trực tiếp vào các mô, vào tĩnh mạch hoặc vào các cơ quan nội tạng (tim, tủy sống) gây ra những ñáp ứng sinh học tức thì, vì vậy thích hợp cho những trường hợp cấp cứu.

− Tránh ñược một số tác dụng phụ ở ñường tiêu hóa khi uống như gây viêm loét, xuất huyết ở dạ dày của một số thuốc như: vitamin C, các corticoid, …

hoặc bị phân hủy bởi acid của dạ dày và các men ñường tiêu hóa như insulin, penicillin khi dùng ñường uống.

Page 73: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 73

− Cho tác dụng tại chỗ như gây tê, trong chẩn ñoán (test thử lao, thử choáng phản vệ…), trong ñiều trị tại chỗ như methotrexat ñược tiêm trực tiếp vào tủy sống.

− Rất có hiệu quả và tiện lợi khi sử dụng cho những bệnh nhân bị bất tỉnh, hôn mê hoặc không thể uống ñược (ói mửa, nấc), hay có thể nuôi dưỡng cơ thể

bằng cách tiêm truyền các dung dịch cung cấp năng lượng.

1.3.2 Nhược ñiểm

− Bản thân bệnh nhân khó có thể tự tiêm ñược mà phải nhờ người có trình ñộ

chuyên môn.

− Do có tác dụng nhanh nên có thể ñưa ñến những hậu quả nghiêm trọng, nhất

là ñối với các dược chất ñộc và mạnh, có thể gây những phản ứng tại chỗ hay toàn thân do cơ thể không chịu ñược thuốc.

− Gây ñau ñớn cho người bệnh.

− Kỹ thuật pha chế ñòi hỏi một số ñiều kiện ñặc biệt về vô khuẩn nên thuốc tiêm thường ñắt hơn so với các dạng thuốc khác.

1.4 Yêu cầu chất lượng của thuốc tiêm

Dược ñiển Việt Nam IV qui ñịnh thuốc tiêm phải ñạt các tiêu chuẩn như sau:

− Dung dịch tiêm phải trong suốt, không ñược có tạp chất cơ học (trừ trường hợp nhũ tương và hỗn dịch tiêm).

− Màu sắc: không màu hoặc có màu nhưng ñó là do màu của hoạt chất.

− pH : trung tính hoặc ở pH thích hợp cho từng dược chất.

− Vô khuẩn: phải tuyệt ñối vô khuẩn.

− Chất gây sốt: không ñược có.

− ðảm bảo ñúng thành phần dược chất, hàm lượng dược chất và thể tích ghi trên nhãn.

2. THÀNH PHẦN CỦA THUỐC TIÊM 2.1 Dược chất

Dược chất là thành phần chính trong công thức thuốc tiêm, có tác dụng ñiều trị hay phòng bệnh.

Page 74: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 74

Dược chất phải ñạt ñược các yêu cầu do Dược ñiển qui ñịnh về nguyên liệu ñể pha thuốc tiêm. Thường phải ñạt các yêu cầu chung như sau: tinh khiết dược dụng, vô trùng và không chứa chí nhiệt tố hoặc ñạt giới hạn ñộc tố vi khuẩn nếu cần.

2.2 Dung môi (chất dẫn)

Dung môi phải ñạt các tiêu chuẩn pha chế thuốc tiêm như bảo ñảm an toàn ở liều sử dụng, không làm thay ñổi hiệu lực ñiều trị của thuốc. Thường dùng:

Nhóm 1: nước cất và các chất hòa tan ñược trong nước.

− Nước cất: phải là nước cất pha tiêm: ñạt tiêu chuẩn ghi trong DðVN IV (tinh khiết, vô trùng và không chứa chí nhiệt tố).

− Một số dung môi ñồng tan với nước: alcol và polyol

+ Ethanol: dùng loại mới cất và trung tính với nồng ñộ khoảng 15 % ñể tránh gây ñau và hủy hoại mô tại nơi tiêm.

+ Propylen glycol: còn có tác dụng ổn ñịnh dung dịch tiêm, tránh cho hoạt chất không bị thủy phân khi tiệt khuẩn ở nhiệt ñộ cao.

+ Glycerin: thường dùng với tỷ lệ 15 %, phối hợp với alcol và nước ñể làm tăng ñộ tan của các hoạt chất ít tan trong nước hay dễ bị thủy phân trong môi trường nước.

+ Polyetylen glycol: như PEG 300, PEG 400. Thường dùng phối hợp làm dung môi thuốc tiêm cho một số hoạt chất như Erythromycin base, Artemether,…

Nhóm 2: dầu béo (chỉ dùng dầu thực vật, không dùng dầu khoáng). Dầu thực vật dùng làm dung môi pha chế thuốc tiêm có hoạt chất dễ tan trong dầu và cần sự hấp thu thuốc từ từ là loại ép nguội, trong, tinh khiết, trung tính và ñã ñược tiệt khuẩn ở 140 – 1600C trong 2 giờ. Thường dùng: dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt thuốc phiện…

2.3 Các chất phụ

Các chất phụ dùng trong thuốc tiêm phải là các hóa chất dược dụng, phải bảo ñảm an toàn ở liều sử dụng, không làm thay ñổi hiệu lực ñiều trị của thuốc. Không ñược cho các chất màu với mục ñích nhuộm màu chế phẩm. Thường dùng các chất phụ sau:

− Các chất làm tăng ñộ tan, ví dụ như Natri benzoate giúp cafein tan nhiều trong nước hoặc Tween 20, Tween 80 làm tăng ñộ tan của Vitamin A, K

trong nước.

− Các chất chống oxy hoá, ví dụ như các muối sulfit 0,05 – 0,15 % (Natri sulfit, Natri metabisulfit, Natri bisulfit), hay muối DiNatri EDTA (etylen

diamin tetra acetic), hoặc các Tocoferol.

Page 75: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 75

− Các chất ñiều chỉnh pH: nhằm duy trì pH của dung dịch tại giá trị mà ở ñó thuốc tiêm bền vững. Ngoài ra các chất ñiều chỉnh pH còn có tác dụng làm giảm kích ứng hoại tử tại nơi tiêm, làm tăng ñáp ứng sinh học của thuốc.

Một số chất thường dùng như acid clohydric, acid citric, natri bicarbonate, hoặc một số hệ ñệm sau:

+ Hệ ñệm citric / citrat pH 2,5- 6,0 nồng ñộ 1 -3%

+ Hệ ñệm phosphat pH 6,0 – 8,2 nồng ñộ 0,8 – 2%

− Các chất bảo quản: thường ñược dùng cho thuốc tiêm nhiều liều, thuốc tiêm không tiệt trùng ñược bằng nhiệt ñộ (các thuốc tiêm chứa hormoon, men,…) nhưng chú ý không ñược cho chất bảo quản khi liều dùng lớn hơn 15 ml.

Một số chất bảo quản thường dùng như Phenol, Alcol benzylic, Nipagin M (Metyl Paraben), Nipasol (Propyl Paraben).

− Các chất ñẳng trương hoá

Một dung dịch có nồng ñộ tiểu phân hòa tan ngang bằng với máu ñược gọi là dung dịch ñẳng trương với máu, nồng ñộ tiểu phân hòa tan cao hơn gọi là dung dịch ưu trương, và ngược lại, nồng ñộ tiểu phân hòa tan thấp hơn là dung dịch nhược trương. Mặc khác, áp suất thẩm thấu (hoặc ñộ hạ băng ñiểm) phụ thuộc vào nồng ñộ tiểu phân hòa tan nên có thể nói một dung dịch tiêm ñẳng trương với máu tức là dung dịch ñó phải có áp suất thẩm thấu (hoặc ñộ hạ băng ñiểm) tương tự như huyết tương. Áp suất thẩm thấu của máu là 7,4 at và ñộ hạ băng ñiểm là -0,52OC.

Cần thiết phải cho các chất phụ ñể ñẳng trương hóa dung dịch tiêm vì khi ñẳng trương sẻ làm cho các dung dịch tiêm ñỡ gây ñau sót, hoại tử tại nơi tiêm (tiêm bắp) hoặc tránh những tai biến có thể xảy ra như gây vỡ hồng cầu khi tiêm tĩnh mạch một lượng lớn dung dịch nhược trương, hay teo hồng cầu khi tiêm dung dịch ưu trương.

Các chất ñẳng trương thường dùng là natri clorid, glucose, …

2.4 Bao bì ñựng thuốc tiêm

Từ khi sản xuất, bảo quản, cho tới khi sử dụng, thuốc luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với vỏ ñựng thuốc. Trong quá trình tiếp xúc kéo dài như vậy các thành phần của vỏ ñựng thuốc tiêm có thể tương tác với các thành phần có trong thuốc tiêm, làm ảnh hưởng một cách ñáng kể ñến ñộ bền vững của hoạt chất và do ñó ảnh hưởng ñến hoạt lực, ñộc tính, cũng như mức ñộ an toàn của thuốc.

− Vỏ ñựng thuốc tiêm (ống tiêm) ñược làm bằng thủy tinh trung tính với các yêu cầu chất lượng như sau:

+ Không làm ảnh hưởng ñến các thành phần có trong thuốc tiêm.

Page 76: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 76

+ Có bề mặt bền vững khi tiệt khuẩn ở nhiệt ñộ và áp suất cao, không nhả các tạp chất vào trong thuốc tiêm.

+ Có ñộ trong suốt thích hợp ñủ ñể quan sát hình thức cảm quan của thuốc.

+ Có khả năng cản trở ánh sáng (khi cần thiết) ñể bảo vệ các hoạt chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.

− Nút cao su: ðối với thuốc tiêm nhiều liều, vỏ ñựng là chai hay lọ nhỏ kèm theo nút cao su với các yêu cầu chất lượng như sau:

+ Có ñộ cứng và khả năng ñàn hồi tốt ñể tự bịt kín lại khi rút kim tiêm ra.

+ Không cho hơi ẩm ñi qua nút, tính chất này ñặc biệt quan trọng ñối với các thuốc tiêm ở dạng bột khô.

+ Không bị biến ñổi khi tiệt khuẩn ở nhiệt ñộ cao.

+ Không nhả các thành phần từ nút vào thuốc.

+ Không phản ứng và hấp phụ với các thành phần có trong thuốc.

3. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ THUỐC TIÊM 3.1 Chuẩn bị

3.1.1 Hoạt chất và dung môi

Phải ñạt các tiêu chuẩn qui ñịnh ghi trong Dược ñiển và phải có phiếu kiểm nghiệm chứng nhận ñạt chất lượng dùng ñể pha thuốc tiêm.

3.1.2 Vỏ ñựng thuốc tiêm

Chai, ống, lọ thủy tinh, túi chất dẻo, nút cao su (ñạt yêu cầu dùng làm vỏ ñựng thuốc tiêm) phải ñược xử lý theo các bước sau:

− Vỏ thủy tinh:

+ Rửa sạch bằng nước.

+ Rửa sạch bằng dung dịch xà phòng.

+ Rửa sạch xà phòng bằng nước.

+ Tráng lại thật sạch bằng nước cất pha tiêm.

+ Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô (sấy) ngay sau khi rửa.

− Vỏ chất dẻo: Xử lý tương tự như vỏ thủy tinh, nhưng giai ñoạn tiệt khuẩn phải lựa chọn phương pháp thích hợp.

Page 77: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 77

− Nút cao su:

+ Rửa sạch bằng nước.

+ Luộc với nước sôi ñể loại parafin hoặc các sáp trên bề mặt nút.

+ Rửa bằng dung dịch chất tẩy rửa (tetranatri pyrophosphat hoặc trinatri phosphat).

+ Rửa sạch bằng nước tinh khiết.

+ Tráng lại bằng nước cất pha tiêm.

+ Tiệt khuẩn bằng phương pháp nhiệt ẩm.

3.1.3 Dụng cụ pha chế:

Phải sạch sẽ, tráng nước cất rồi tráng lại bằng nước cất pha tiêm, sấy khô nếu cần.

3.1.4 Cơ sở pha chế:

Cần ñược thiết kế hệ thống theo nguyên tắc một chiều ñể loại trừ hoặc làm giảm khả năng gây ô nhiễm chéo giữa các phòng khác nhau trong quá trình sản xuất.

Dây chuyền pha chế thuốc tiêm phải ñược thiết kế theo yêu cầu GMP về sản xuất các thuốc vô khuẩn. Phòng pha chế ñược tiệt khuẩn theo các bước sau:

− Lau rửa sạch trần, tường, sàn nhà bằng nước.

− Lau lại bằng dung dịch cloramin B hoặc cloramin T 2% hoặc dung dịch acid phenic 0,5%.

− Tiệt khuẩn không khí bằng tia cực tím (UV) trong thời gian 30 phút trước

khi pha chế.

− Không khí sạch, vô trùng ñưa vào cơ sở sản xuất luôn ở áp suất dương và bảo ñảm phòng pha chế ñạt yêu cầu phòng trắng.

3.1.5 Người pha chế

Cán bộ, nhân viên phải ñược huấn luyện ñầy ñủ và thực hiện ñúng các chế ñộ vệ sinh vô trùng, sử dụng trang phục trong sản xuất ñúng theo yêu cầu của GMP.

3.2. Các giai ñoạn sản xuất dung dịch thuốc tiêm

Theo sơ ñồ 12.1:

Page 78: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 78

Một số thao tác cần chú ý:

− Hòa tan hoạt chất và các chất phụ vào dung môi: Phải tiến hành nhanh ñể hạn chế ñến mức thấp nhất thời gian thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí. Hoà tan trong bình thủy tinh hoặc thép không gỉ có ñịnh mức thể tích ñể dễ

dàng ñiều chỉnh thể tích vừa ñủ theo số lượng thuốc ghi trong công thức.

− Lọc trong (trừ nhũ tương, hỗn dịch): Phải lọc nhanh ñể tránh nhiễm khuẩn,

chọn vật liệu lọc, phương pháp lọc, dụng cụ lọc cho thích hợp. Sau khi lọc phải kiểm tra ñộ trong và nồng ñộ hoạt chất.

− ðóng ống: Dung dịch thuốc tiêm sau khi lọc sẽ ñược ñóng vào các vỏ ñựng thuốc thích hợp. Thuốc tiêm thường ñược ñóng vào ống thủy tinh (ống tiêm) và hàn kín.

− Hàn ống: Có 2 cách hàn kín ñầu ống

+ Hàn ống bằng ngọn lửa ñèn xì lia theo phương nằm ngang với ñầu của dẫy ống tiêm (mức ñộ hàn kín chưa cao phải kiểm tra lại từng ống).

+ Hàn ống bằng cách kéo ñầu ống (mức ñộ hàn kín tốt hơn).

Kiểm tra ñộ trong

Hàn ống

Kiểm nghiệm thành phẩm

Lưu mẫu – theo dõi ñộ ổn ñịnh

Cân ñong nguyên phụ liệu, dung môi

Hòa tan và

ñiều chỉnh thể tích

Lọc trong

ðóng ống (chai, lọ…)

Tiệt trùng

Soi kiểm tra ñộ trong

In (dán) nhãn

ðóng hộp

Kiểm tra nồng ñộ

Sơ ñồ 12.1: Tóm tắt các giai ñoạn sản xuất thuốc tiêm

Page 79: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 79

Khi hàn ñầu ống cần chú ý: không ñể dung dịch thuốc dính ở ñầu ống, thuốc sẽ bị ñốt cháy và làm ñen ñầu ống. Thường phải rửa ñầu ống trước khi hàn nếu ñóng thuốc bằng phương pháp chân không. Sau khi hàn cần kiểm tra ñộ kín của ống bằng phương pháp thích hợp.

− Tiệt khuẩn: Thuốc tiêm pha chế và ñóng chai lọ xong phải ñược tiệt khuẩn ngay, thông thường tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt. Căn cứ vào mức ñộ bền vững

của thuốc ñể chọn nhiệt ñộ và thời gian tiệt khuẩn thích hợp (xem cụ thể trong chương kỹ thuật tiệt khuẩn trong bào chế). Ngoài ra, khi các thành

phần trong thuốc tiêm không bền vững với nhiệt có thể sử dụng phương pháp lọc tiệt khuẩn.

− Dán nhãn: Nhãn thuốc tiêm phải theo ñúng qui chế về nhãn thuốc của bộ y tế, có thể ñược in trực tiếp lên vỏ ñựng thuốc hoặc cũng có thể in nhãn rời sau ñó dán lên vỏ ñựng thuốc. Nhãn thuốc chứa các nội dung chính sau:

+ Tên cơ sở sản xuất kinh doanh

+ Tên thuốc

+ Dạng bào chế, quy cách ñóng gói.

+ Công thức hoặc thành phẩm cấu tạo chính.

+ Nồng ñộ hoặc hàm lượng

+ Công dụng và cách dùng

+ Số ñăng ký ñã ñược cấp

+ Hạn dùng và ñiều kiện bảo quản

Ví dụ nhãn thuốc tiêm Atropin Sulfat 0,025%

Rx CTy CPDP XYZ ðịa chỉ: ………

THUỐC TIÊM ATROPIN SULFAT 0,025% (Atropin Sulfat 0,25 mg/1ml)

TIÊM TĨNH MẠCH THUỐC BÁN THEO ðƠN

KHÔNG DÙNG QUÁ LIỀU CHỈ ðỊNH SDK: VNB-0101.08

HD: 06.06.2010

Page 80: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 80

4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA THUỐC TIÊM

− ðộ trong, màu sắc: Thuốc tiêm phải trong suốt, không ñược vẩn ñục (trừ nhũ tương, hỗn dịch), không có các tiểu phân lạ. Màu sắc ñúng qui ñịnh.

− Thể tích thuốc trong ống, lọ: Dung tích thuốc không ñược nhỏ hơn thể tích

thuốc ghi trên nhãn. Phương pháp xác ñịnh thể tích tiến hành như chỉ dẫn ghi trong DðVN IV.

− pH: ðạt tiêu chuẩn qui ñịnh.

− ðịnh tính: Dùng thuốc thử theo qui ñịnh. Phải chứa ñúng thành phần như ñã ghi trong công thức.

− ðịnh lượng: Dùng phương pháp theo qui ñịnh. Thuốc phải có nồng ñộ, hàm lượng dược chất ñạt tiêu chuẩn qui ñịnh.

− ðộ vô khuẩn, chí nhiệt tố (chất gây sốt): Phải tuyệt ñối vô khuẩn, không

ñược có chất gây sốt (ñối với thuốc tiêm với liều lớn hơn 15 ml). Kiểm tra chất gây sốt và ñộ vô khuẩn theo phương pháp ghi trong DðVN.

5. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC TIÊM 5.1 Thuốc tiêm dung dịch cafein 7%

− Công thức:

Cafein ........................... 70 .............. g

Natri benzoat .............. 100 .............. g

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ............ ml

− Tiến hành: hoà tan natri benzoat trong nước cất, thêm cafein vào hoà tan,

thêm nước cất vừa ñủ. Lọc trong, ñóng ống 1 ml. Tiệt khuẩn ở 1000C trong 30 phút. Dung dịch có pH = 6,5 – 8,5.

− Công dụng: kích thích thần kinh trung ương khi mệt mỏi, suy nhược hay trong các trường hợp suy hô hấp, suy tuần hoàn.

− Cách dùng: tiêm dưới da 0,25 g/lần, 1 – 2 lần/ 24h.

5.2 Thuốc tiêm dung dịch vitamin B1 2,5 %

− Công thức:

Thiamin hydroclorid ...25,0 .............. g

Dd Acid hydroclorid 0,1N4 ........... ml

Page 81: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 81

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ............ ml

− Tiến hành: hòa tan thường. Lọc trong, ñóng ống 1 ml. Tiệt khuẩn ở 1000C trong 30 phút. Dung dịch có pH = 2,5 – 3,5.

5.3 Thuốc tiêm dung dịch strychnin 0,1 %

− Công thức:

Strychnin sulfat ............... 1 .............. g

Acid citric ....................... 1 .............. g

(hay dd acid hydroclorid 0,1N 10 ml)

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ........... ml

− Tiến hành: hòa tan các dược chất trong nước. Lọc trong, ñóng ống 1ml. Tiệt

khuẩn ở 1000C trong 30 phút. Dung dịch có pH = 3 – 3,7

5.4 Thuốc tiêm dung dịch atropin sulfat 0,025 %

− Công thức:

Atropin sulfat ................ 25 .. centigam

Acid citric ....................... 1 .............. g

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ............ ml

− Tiến hành: hòa tan thường, lọc trong, ñóng ống 1 ml. Tiệt khuẩn ở 1000C trong 30 phút. Dung dịch có pH = 3 – 5

5.5 Thuốc tiêm dung dịch novocain 1 %

− Công thức:

Novocain ........................ 3 .............. g

Natri bisulfit ................ 0,3 .............. g

DD acid hydroclorid 0,1N vñ pH = 3,5 – 5,0

Nước cất pha tiêm vñ1000 ml

− Tiến hành: hòa tan natri bisulfit, sau ñó Novocain trong nước cất, thêm dung

dịch acid vừa ñủ ñể có pH = 3,5 – 5. Lọc trong, ñóng ống 1, 2, 5 ml. Tiệt khuẩn ở 1000C trong 30 phút.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu hỏi:

1. Có thể phân loại thuốc tiêm theo 3 cách

Page 82: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 82

A. C. B. 2. Phân loại thuốc tiêm theo ñường tiêm có 4 loại A. Thuốc tiêm trong da C. B. D.

3. Dựa theo hệ phân tán có thể chia thành 4 loại A. C. B. D. Thuốc tiêm nhũ tương

4. Thành phần của một thuốc tiêm hoàn chỉnh gồm A. C. Bao bì ñựng thuốc tiêm B. D.

5. Kể tên 3 loại dung môi dùng ñể pha tiêm A. C. B.

6. Kể tên 4 loại dung môi ñồng tan với nước dùng ñể pha tiêm A. C. B. Polyetylen glycol D.

7. Nước cất pha tiêm khác với nước cất ở 2 chỉ tiêu A. B.

8. Kể 3 loại chất phụ dùng trong thuốc tiêm A. Chất làm tăng ñộ tan D. B. E. Chất bảo quản C.

9. Hai chất thường dùng ñể ñẳng trương thuốc tiêm A. B.

10. Sáu yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc tiêm A. ðộ trong, màu sắc D. B. E. C. G. ðộ vô khuẩn, chí nhiệt tố

Trả lời ñúng sai: 11. Thuốc tiêm vào cơ thể ñã bỏ qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể nên thuốc phải tuyệt ñối vô khuẩn 12. Thuốc tiêm không cho phép khu trú tác dụng tại nơi tiêm thuốc 13. Mỗi hoạt chất ñể pha thuốc tiêm tồn tại bền vững ở một khoảng pH nhất ñịnh 14. Một dung dịch ñẳng với máu là một dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của máu. 15. Các dung dịch tiêm ưu trương có thể tiêm dưới da 16. Vỏ ñựng thuốc tiêm không phải là một thành phần ñể tạo ra một sản phẩm thuốc tiêm 17. Vỏ ñựng thuốc bằng thủy tinh trung tính dùng tốt cho mọi thuốc tiêm 18. ðể giảm khả năng gây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất, hệ thống phòng pha chế thuốc tiêm phải ñược thiết kế theo nguyên tắc một chiều 19. Lọc tiệt khuẩn là phương pháp dùng cho các thuốc tiêm có hoạt chất không bền với nhiệt

Page 83: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 83

20. Thuốc tiêm tĩnh mạch không ñạt ñộ trong sẽ gây tắc kim tiêm khi tiêm 21. Chỉ có thể dùng dầu thực vật ñạt tiêu chuẩn pha tiêm ñể pha thuốc tiêm. Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 413 ñến 418 22. Dầu nào không dùng làm dung môi trong thuốc tiêm

A. Dầu vừng D. Dầu parafin B. Dầu lạc E. Dầu olive C. Dầu hướng dương

23. Phương pháp tiệt khuẩn nào ñược dùng ñể tiệt khuẩn dầu làm dung môi cho thuốc tiêm

A. Luộc sôi ở 100 0C trong 1 giờ B. Hấp trong nồi hấp Autoclave ở 1210C trong 30 phút C. Lọc loại vi khuẩn bằng màng lọc tiệt khuẩn D. Sấy trong tủ sấy ở nhiệt ñộ 1600 trong 1 giờ

24. Nhóm chất phụ nào không ñược phép thêm vào thuốc tiêm A. Các chất màu B. Chất làm tăng ñộ tan của dược chất C. Chất ổn ñịnh dung dịch thuốc tiêm D. Chất sát khuẩn E. Chất gây tê giảm ñau

25. Thuốc tiêm nào nhất thiết phải thêm chất sát khuẩn. A. Các dung dịch thuốc tiêm dầu B. Các dung dịch thuốc tiêm thể tích lớn C. Các dung dịch tiêm tĩnh mạch với liều một lần > 15 ml D. Các thuốc tiêm vào tủy sống E. Các thuốc tiêm ñóng lọ gồm nhiều liều

26. Hệ ñệm nào không ñược dùng cho thuốc tiêm A. Acetic / acetat D. Boric / borat B. Citric / citrate E. Glutamic / Glutamat C. Photphat

27. ðể tiệt khuẩn thành phẩm thuốc tiêm không dùng phương pháp A. Lọc loại vi khuẩn D. Hấp trong autoclave B. Phương pháp Tyndal E. Dùng tia bức xạ UV C. Luộc sôi

Page 84: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 84

BÀI 11. THUỐC TIÊM TRUYỀN

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, ñặc ñiểm của thuốc tiêm truyền.

2. Kể tên 5 loại dung dịch tiêm truyền và cho thí dụ từng loại.

3. Trình bày ñược thành phần và kỹ thuật ñiều chế thuốc tiêm truyền.

NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 ðịnh nghĩa

Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước, vô khuẩn, không có chất gây sốt, không có nội ñộc tố vi khuẩn và thường ñẳng trương với máu, không chứa chất bảo quản, dùng ñể tiêm vào tĩnh mạch với thể tích lớn, tốc ñộ chậm (DðVN IV).

ðối với các thuốc tiêm truyền dạng bột, hoặc dung dịch ñậm ñặc vô khuẩn sau khi trộn với những thể tích quy ñịnh của chất lỏng vô khuẩn thích hợp thì phải trở thành các dung dịch trong không có các tiểu phân lạ, hoặc các nhũ tương ñồng nhất tuân theo yêu cầu của thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch.

1.2 ðặc ñiểm

− Dung môi pha chế là nước cất vô khuẩn, không có chất gây sốt.

− Dùng với liều lượng lớn nên cần phải ñẳng trương với máu và các dịch của cơ thể.

− Thời gian tiêm truyền tĩnh mạch kéo dài.

− Phải tuyệt ñối vô khuẩn, không có chất gây sốt, không dùng chất bảo quản.

− ðóng chai, lọ với thể tích lớn : 100, 200, 250, 500ml…

1.3. Phân loại

1.3.1 Các dung dịch cung cấp nước, chất ñiện giải

− Loại này có tác dụng bù nước khi cơ thể bị mất nước và rối loạn chất ñiện giải trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao, ói mửa, tiêu chảy ñể thiết lập lại

cân bằng sinh lý bình thường.

Page 85: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 85

− Các dung dịch thường gặp như Natri clorid 0,9 %, Kali clorid 2 %, Ringer lactate, Dextrose 5 %,…

1.3.2 Dung dịch cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng

− Trong trường hợp bệnh nhân không thể tiếp nhận ñược các chất dinh dưỡng cho cơ thể từ thức ăn qua ñường tiêu hoá do những nguyên nhân nào ñó, khi

ñó các dịch truyền có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như carbonhydrat, các acid amin, các acid béo, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và các vitamin, sẽ ñược tiêm truyền cho bệnh nhân.

− Các dung dịch cung cấp năng lượng thông thường như glucose 5%, 10%, 20%, 30%. Trong ñó dung dịch glucose 20%, 30% là các dung dịch ưu

trương nên khi truyền vào tĩnh mạch phải truyền rất chậm.

− Các dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng là các dung dịch tái tạo protein như dung dịch tiêm truyền ñạm thủy phân, dung dịch tiêm truyền acid amin tinh

khiết như Alvesin, Moriamin.

1.3.3 Dung dịch cân bằng acid kiềm của cơ thể

Huyết tương người bình thường có pH = 7,35 – 7,45 và ñược duy trì ổn ñịnh trong khoảng pH này nhờ nhiều hệ ñệm sinh lý có sẵn trong cơ thể. Nhưng vì một nguyên nhân nào ñó pH của huyết tương nhỏ hơn 7,35 nghĩa là máu bị nhiễm acid; ngược lại nếu pH của huyết tương lớn hơn 7,45 nghĩa là máu bị nhiễm kiềm. Trong những trường hợp này cần phải truyền các dung dịch có tác dụng tái lập cân bằng acid kiềm của máu.

Thực tế hay dùng dung dịch natri hydrocarbonat 1,4% khi máu nhiễm acid, và dùng dung dịch amoni clorid 2,14% khi máu nhiễm kiềm.

1.3.4 Dung dịch tiêm truyền thay thế huyết tương

Khi cơ thể người bệnh bị mất máu do chấn thương, do phẫu thuật hoặc do chảy máu nội tạng, tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà người bệnh có thể bị tụt huyết áp, trụy tim và có thể tử vong nếu thể tích máu bị mất không ñược bù ñắp kịp thời. Trong trường hợp không có máu ñể truyền, có thể tạm thời bù lại thể tích máu ñã mất bằng cách tiêm truyền một số dung dịch của các chất có phân tử lượng cao.

Hiện nay hay dùng các dung dịch dextran hay các dung dịch P.V.P (với các biệt dược như Subtosan, Periston).

Tuy nhiên, khi cơ thể bị mất máu, việc truyền dung dịch các chất cao phân tử như dextran chỉ mang tính chất tạm thời ñể bổ sung thể tích huyết tương thiếu hụt cho cơ thể nhưng không bổ sung ñược số lượng tế bào máu ñã mất, ñặc biệt là khi cơ thể bị mất một lượng máu lớn. Trong những trường hợp như vậy tốt nhất là

Page 86: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 86

truyền máu cho bệnh nhân. Máu phải ñược bảo quản trong các dung dịch chống ñông máu.

Dung dịch chống ñông và bảo quản ñiển hình như dung dịch A.C.D, dùng ñể chống ñông và bảo quản máu trước khi truyền máu cho người bệnh.

Dung dịch A.C.D (USP 24):

Dung dịch A B

Acid citric khan ................... 7,3 g ........... 4,4 g

Natri citrate.2H2O .................... 22 g ......... 13,2 g

Dextrose.1H2O ................. 24,5 g ......... 14,7 g

Nước cất pha tiêm ........... vñ 1000 ml ... vñ 1000 ml

Cách dùng: 100 ml máu tươi cần 15 ml dung dịch A hoặc 25 ml dung dịch B ñể bảo quản.

1.4. Yêu cầu chất lượng

Thuốc tiêm truyền phải ñạt các yêu cầu của thuốc tiêm và các yêu cầu sau ñây

− ðộ trong: Phải ñạt quy ñịnh về ñộ trong của thuốc tiêm khi kiểm tra bằng mắt thường (phụ lục 8.9, mục B, DðVN IV).

− Các dung dịch có thể tích liều truyền từ 100 ml trở lên phải ñáp ứng yêu cầu

về giới hạn kích thước và số lượng các tiểu phân (Phụ lục 8.9, mục A, DðVN IV).

− Các nhũ tương ñể tiêm truyền không ñược có dấu hiệu tách lớp, và kích thước các giọt phân tán phải ñược quyết ñịnh bởi yêu cầu sử dụng của chế phẩm

− Thể tích: phải ñạt theo thể tích ghi trên nhãn.

− Chất gây sốt: không ñược có.

2. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

− Dược chất: Dược chất phải ñạt các tiêu chuẩn qui ñịnh trong Dược ñiển.

− Tính lượng nguyên liệu cần pha và cần lưu ý với những dược chất ngậm nước, thí dụ như glucose.

Page 87: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 87

− Dung môi: Nước cất pha tiêm ñạt tiêu chuẩn trong Dược ñiển.

− Bao bì ñựng thuốc tiêm truyền: Theo yêu cầu như bao bì ñựng thuốc tiêm.

2.2 Kỹ thuật pha chế

Kỹ thuật tương tự như pha chế thuốc tiêm

3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kiểm tra chất lượng như trong kiểm tra chất lượng của thuốc tiêm.

4. MỘT SỐ CÔNG THỨC TIÊM TRUYỀN

4.1 Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%

− Công thức:

Natri hydrocarbonat ........ 7 .............. g

Nước cất pha tiêm . vñ 500 ............ ml

− Tiến hành: cân và hòa tan 7 gam NaHCO3 trong nước cất pha tiêm, sau ñó ñiều chỉnh cho thể tích vừa ñủ 500 ml, lọc trong, ñóng chai và ñem hấp tiệt trùng. Sau ñó soi và kiểm tra ñộ trong, cuối cùng dán nhãn.

− Công dụng: Dung dịch này có pH = 7 – 8,5, ñược dùng khi máu bị nhiễm acid, có tác dụng cung cấp trực tiếp ion HCO3

- ñể lập lại cân bằng acid –

kiềm trong máu.

− Cách dùng: tiêm truyền tĩnh mạch

Nhãn:

4.2 Dung dịch Ringer

− Công thức:

Natri clorid .................. 8,6 .............. g

Rx CTy CPDP XYZ ðịa chỉ: ………

THUỐC TIÊM TRUYỀN NATRI BICARBONAT 1,4%

Chai 500ml

TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH THUỐC BÁN THEO ðƠN

SDK: VNB-0101.08 HD: 06.06.2010

Page 88: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 88

Kali clorid ................... 0,3 .............. g

Canci clorid ................0,33 .............. g

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ............ ml

− Dung dịch này có pH = 5 – 7,5, dùng ñể tiêm truyền cung cấp nước và chất

ñiện giải.

4.3 Dung dịch Ringer – Lactat

− Công thức:

Natri clorid ..................... 6 .............. g

Kali clorid ................... 0,3 .............. g

Canci clorid ................. 0,2 .............. g

Natri lactat ................... 3,1 .............. g

Nước cất pha tiêm vñ 1000 ............ ml

Dung dịch này có pH = 6 – 7,5. Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị mất nhiều chất ñiện giải cùng một lúc.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi:

28. Hai ñặc ñiểm của dung dịch tiêm truyền khác với thuốc tiêm

A. Tiêm tĩnh mạch với tốc ñộ chậm

B.

29. Chai lọ ñựng thuốc tiêm truyền có các dung tích:

A. 100 ml C.

B. D.

30. Bốn loại dung dịch tiêm truyền

A. Dung dịch tiêm truyền cung cấp nước, chất ñiện giải

B.

C.

Page 89: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 89

D.

Trả lời ñúng sai các câu từ 422 ñến 434

31. ðường tiêm của dung dịch tiêm truyền là tĩnh mạch

32. Thuốc tiêm truyền có thể dùng chất bảo quản

33. Thuốc tiêm truyền bắt buộc phải thử chí nhiệt tố

34. Dung dịch tiêm truyền Glucose 30 % ñể thay thế huyết tương

35. Có thể dùng Dextran hay P.V.P pha chế dung dịch tiêm truyền thay thế huyết tương.

36. ðể bảo quản máu (chống ñông máu) dùng dung dịch A.C.D

37. Dung dịch tiêm truyền NaHCO3 1,4 % dùng ñể ñiều trị khi máu nhiễm kiềm

38. Dung dịch tiêm truyền NH4Cl 2,14 % ñể ñiều trị khi máu nhiễm acid

39. ðộ trong của dung dịch tiêm truyền ñòi hỏi cao hơn thuốc tiêm

40. Dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9 % là nhược trương

41. Dung dịch Ringer – lactat là dung dịch ñẳng trương ñể cung cấp nước và nhiều chất ñiện giải.

42. Dung dịch glucose 20 % là dung dịch ñẳng trương dùng cung cấp năng lượng

43. Dung dịch tiêm truyền acid amin (Alvesin; moriamin) cung cấp chất dinh dưỡng

Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 435 ñến 438

44. Chọn dung dịch tiêm truyền cho bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy, ói mửa

A. Dung dịch Ringer lactate

B. Dung dịch glucose 30 %

Page 90: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 90

C. Dung dịch NaHCO3 1,4 %

D. Dung dịch tiêm truyền acid amin (moriamin)

E. Dung dịch NH4Cl 2,14 %

45. Dung dịch tiêm truyền nào sau ñây ñẳng trương với máu

A. Dung dịch glucose 30 %

B. Dung dịch glucose 20 %

C. Dung dịch glucose 10 %

D. Dung dịch NaCl 10 %

E. Dung dịch KCl 10%

46. Thuốc tiêm truyền nào sau ñây không cần kiểm tra ñộ trong

A. Dung dịch glucose 30 %

B. Dung dịch NH4Cl 1,4 %

C. Nhũ tương dầu hạnh nhân cung cấp năng lượng

D. Dung dịch tiêm truyền cung cấp chất dinh dưỡng (Avesin)

E. Dung dịch A.C.D

47. Loại dung dịch tiêm truyền nào sau ñây có pH khác với pH của huyết tương

A. Dung dịch cung cấp nước, chất ñiện giải

B. Dung dịch cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng

C. Dung dịch cân bằng acid kiềm của cơ thể

D. Dung dịch tiêm truyền thay thế huyết tương

E. Dung dịch A.C.D

Page 91: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 91

BÀI 12. SIRO THUỐC

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại, ñặc ñiểm của siro thuốc.

2. Trình bày ñược kỹ thuật ñiều chế siro ñơn và siro thuốc.

3. Phân tích ñược một số công thức ñiều chế siro thuốc.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Siro là dung dịch nước ñường ñậm ñặc, có chứa các dược chất hoặc dịch chiết dược liệu và các chất thơm. Siro ñơn chứa 64 % ñường trắng RE.

2. PHÂN LOẠI

− Siro ñơn: thành phần có saccarose (ñường kính) và nước, dùng làm chất dẫn, chất ñiều vị.

− Siro thuốc: thành phần có siro ñơn và dược chất, có tác dụng ñiều trị bệnh.

3. ðẶC ðIỂM

− Siro ñơn có hàm lượng ñường cao nên có thể bảo quản ñược lâu, có tác dụng dinh dưỡng.

− Siro ñơn có tỷ trọng ở 20°C là 1,32, ở 105°C là 1,26.

− Nồng ñộ ñường là 64% (ở nồng ñộ này vi sinh vật không hoạt ñộng ñược nên hiếm khi dùng chất bảo quản).

− Siro thuốc che giấu ñược mùi vị khó chịu của một số hoạt chất do ñó rất thích hợp với trẻ em.

− DðVN IV cho phép thêm vào siro ñơn một số chất phụ gia nếu thấy cần thiết

như các chất bảo quản (acid sorbic và acid benzoic với hàm lượng không quá 0,3% hoặc các este acid parahydroxybenzoic với hàm lượng không quá

0,05%).

4. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ 4.1. ðiều chế siro ñơn

4.1.1. Phương pháp nóng (hoà tan ở nhiệt ñộ sôi)

− Công thức

Page 92: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 92

ðường saccarose dược dụng ....165g.

Nước cất ..................................100g.

− Tiến hành

+ Hoà tan ñường vào nước nóng khoảng 80°C. Tiếp tục ñun ñể ñạt nhiệt ñộ sôi 105°C (tương ứng với nồng ñộ ñường 64%).

+ Ngưng ñun và lọc nóng.

+ Kiểm tra nồng ñộ ñường.

+ ðóng chai, ñậy nút kín.

− Ưu ñiểm ñiều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn.

− Nhược ñiểm siro thu ñược có màu hơi vàng do ñường bị caramen hóa. Do tiếp xúc với nhiệt ñường saccarose có thể tạo ra ñường khử (ñường ñơn).

4.1.2. Phương pháp nguội

− Công thức

ðường saccarose dược dụng .............. 180g.

Nước cất ........................... ........ 100g

− Tiến hành

+ Cho ñường vào nước, khuấy kỹ ñến khi ñường tan hoàn toàn hoặc ñường ñược ñặt trong túi vải treo ở ngay phía dưới mặt nước ñể yên, quá trình hòa tan tự xảy ra theo cách ñối lưu từ trên xuống, khi ñường hòa tan hết mới khuấy ñều.

+ Lọc.

+ Kiểm tra nồng ñộ ñường.

+ ðóng chai ñầy, nút kín.

− Ưu ñiểm siro không màu. ðường saccarose không tạo thành ñường khử (ñường ñơn).

− Nhược ñiểm thời gian hòa tan lâu, dễ nhiễm khuẩn.

4.1.3. Kiểm tra nồng ñộ ñường sau khi ñiều chế siro ñơn

− DðVN qui ñịnh siro ñơn ñúng nồng ñộ là 64% thì ở:

Page 93: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 93

+ 20°C: d=1,32 tương ứng 35° Baumé.

+ 105°C: d=1,26 tương ứng 30° Baumé.

− ðể ño tỷ trọng của siro dùng tỷ trọng kế hoặc Baumé kế.

− Liên quan giữa tỷ trọng (d) và ñộ Baumé (n):

− Nồng ñộ ñường trong siro có thể ñược xác ñịnh bằng cách ño tỷ trọng hoặc

ño nhiệt ñộ sôi do có tương quan quan giữa nồng ñộ và tỷ trọng, giữa nồng ñộ và nhiệt ñộ sôi.

- Bảng a. Mối quan hệ giữa tỷ trọng của siro ñơn và nồng ñộ ñường ở 15°C:

Nồng ñộ ñường (%) Tỷ trọng siro 65 1,3207 64 1,3146 60 1,2960

- Bảng b. Mối quan hệ giữa nồng ñộ ñường và nhiệt ñộ sôi của dung dịch ñường saccarose trong nước.

Nồng ñộ ñường (%) Nhiệt ñộ sôi (°C ) 10 100 20 100,6 30 103,6 64-65 105 80 112

Cách ño nhiệt ñộ sôi ñể xác ñịnh nồng ñộ ñường thường mắc sai số lớn do nhiệt ñộ sôi thay ñổi không nhiều khi thay ñổi nồng ñộ.

4.1.4. ðiều chỉnh nồng ñộ ñường ñến nồng ñộ qui ñịnh

− Nếu siro ñậm ñặc phải pha loãng bằng nước cất.

+ Nếu ño bằng phù kế Baumé:

Lượng nước thêm vào ñược tính theo công thức sau

Q = 0,033 × S × D.

Q: là lượng nước thêm vào tính bằng g, kg.

S: là khối lượng siro ñậm ñặc tính bằng g, kg.

D: là ñộ Baumé chênh lệch

Page 94: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 94

Thí dụ: có 5000g siro ñơn ño ñược 38° Baumé ở 20°C. ðiều chỉnh ñể siro có ñúng ñộ (35° Baumé)

Q = 0,033 × S × D = 0,033 × 5000 × (38 − 35) = 495g (hay 495ml.)

Nếu dùng tỷ trọng kế, lượng nước thêm vào ñược tính theo công thức:

d: tỷ trọng của siro cần pha loãng

d1: tỷ trọng qui ñịnh của siro cần ñạt ñược

+ Nếu ño bằng tỉ trọng kế, lượng nước tính theo công thức:

X: lượng nước cần thêm (g)

d1: tỷ trọng của siro cần pha loãng

d: tỷ trọng cần ñạt ñến

d2: tỷ trọng dung môi pha loãng (d2=1 nếu là nước)

a: lượng siro cần pha loãng (g)

4.1.5. Làm trong siro ñơn

− Siro ñơn ñược lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, vải dạ hoặc giấy lọc ñặc biệt

dầy và xốp có lỗ lọc lớn.

− Dùng bột giấy lọc 1g bột giấy nghiền thành bột nhão trong cối sứ với một ít nước nóng, ñổ vào 1000g siro ñang nóng, ñun sôi vài phút. Sau ñó lọc.

− Lọc áp lực (lọc nén) hoặc lọc giảm áp lực (bằng hút chân không).

4.2. ðiều chế siro thuốc

4.2.1. ðiều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất hay dung dịch dược chất

vào siro ñơn

Áp dụng khi dược chất dễ tan trong siro ñơn hoặc dược chất khó tan cần phải hòa tan trong một dung môi thích hợp, sau ñó phối hợp với siro ñơn.

Dược chất có thể là:

− Hóa chất: natri bromid, acidcitric.

Page 95: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 95

− Bán thành phẩm như cồn thuốc, cao thuốc, dịch chiết ñậm ñặc.

4.2.2. ðiều chế siro thuốc bằng cách hòa tan ñường vào dung dịch dược chất

− Áp dụng thường áp dụng cho các siro ñiều chế từ dược liệu.

− Tiến hành tùy theo tính chất của dược chất chứa trong dược liệu mà ta ñem hầm, hãm, sắc ngấm kiệt ñể lấy dịch chiết rồi thêm ñường theo tỷ lệ siro ñơn ñiều chế theo phương pháp nguội.

5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ðÓNG GÓI – BẢO QUẢN

− Siro lỏng sánh, có vị ngọt ñặc trưng của siro và mùi dễ chịu tùy từng thành phần dược chất, trong suốt trừ một số siro ñiều chế từ dịch chiết dược liệu có

thể hơi ñục.

− Siro ñơn pha xong phải ñóng vào chai khô, sạch, ñậy nút kín.

− Siro thuốc ñóng chai nhỏ, vô khuẩn, ñậy nút kín.

− Siro ñiều chế có nồng ñộ ñường thấp hoặc cao hơn 64% ñể một thời gian sẽ bị vẩn ñục do nấm mốc, sủi bọt, lên men lactic. Hiện tượng lên men càng nhanh nếu trong siro có ñường ñơn do quá trình thủy phân tạo ra.

− Bảo quản nơi khô, mát (25°C), không ñể nơi lạnh vì có thể làm kết tinh ñường trong siro.

− Có thể bảo quản siro bằng cách thêm cồn, acid benzoic, nipagin, nipasol với nồng ñộ thích hợp.

6. MỘT SỐ CÔNG THỨC SIRO THUỐC 6.1. Siro vỏ cam ñắng

− Công thức:

Vỏ cam ñắng ................. 10 ............. g.

Cồn 60° ........................ 10 ........... ml.

Nước cất ..................... 100 ........... ml.

ðường trắng................. vñ.

− Tiến hành

+ Cắt nhỏ vỏ cam, ngâm với cồn 60° trong 12 giờ, rút dịch chiết cồn (dịch chiết 1).

Page 96: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 96

+ Hãm bã vỏ cam với nước nóng 70°C trong 6 giờ, rút dịch chiết nước (dịch chiết 2).

+ Gộp dịch chiết 1 và 2 lại rồi lọc.

+ Thêm ñường theo tỷ lệ siro ñơn (phương pháp nguội,) trộn ñều, ñóng chai.

+ Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.

− Công dụng: trị ho, làm tá dược thơm cho các dạng thuốc khác.

6.2. Siro Acid Citric

− Công thức

Acid citric ...................... 1 ............. g.

Nước cất ......................... 2 ........... ml.

Siro ñơn .................. vñ 100 ............. g.

− Tiến hành

+ Hòa tan acid citric vào 2ml nước cất . Lọc.

+ Trộn ñều dịch lọc acid citric vào siro ñơn.

+ Thêm siro ñơn vừa ñủ 100g, khuấy ñều, ñóng chai.

+ Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.

− Công dụng: giải khát, dùng pha một số dạng thuốc khác.

6.3. Siro Tribromid

- Công thức

Calci bromid ................... 3 ............. g.

Natri bromid ................... 3 ............. g.

Amoni bromid ................ 3 ............. g.

Siro vỏ cam ñắng ........ 100 ........... ml.

− Tiến hành

+ Hòa tan các hoạt chất trên trong khoảng 80ml siro vỏ cam ñắng.

+ Thêm siro vỏ cam ñắng vừa ñủ 100ml, khuấy ñều.

+ ðóng chai, nút kín.

Page 97: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 97

+ Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.

− Công dụng trị ho, long ñàm.

6.4. Siro Iodotanic

− Công thức

Iod ................................. 2 .............. g

Tanin ............................. 4 .............. g

Nước cất .................... 400 ............ ml

ðường trắng dược dụng 600 ............ g

− Tiến hành

+ Hòa tan tanin vào nước cất trong bình cầu (bình phản ứng ).

+ Thêm iod ñã tán nhỏ và khoảng 1/6 lượng ñường, ñậy kín.

+ ðun cách thủy ở gần 60°C, thỉnh thoảng lắc.

+ Khi iod tan hết và dung dịch không còn phản ứng với giấy hồ tinh bột, cho nốt lượng ñường còn lại vào bình và tiếp tục ñun cách thủy cho tan hết ñường.

+ Lọc, ñóng chai, dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.

− Chế phẩm màu nâu ñỏ, vị ngọt săn se.

− Công dụng: thuốc bổ dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, trẻ em lao hạch

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu từ 439 ñến 443

48. Nêu 2 cách phân loại siro:

A. B.

49. Nêu 2 thành phần chính của siro thuốc

A. B.

50. Bốn giai ñoạn chính của quá trình ñiều chế siro ñơn

A. Hòa tan ñường C.

B. D.

51. Hai dụng cụ ñể kiểm tra nồng ñộ ñường của siro

Page 98: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 98

A. B.

52. Hai phương pháp ñiều chế siro thuốc

A. B.

Trả lời ñúng sai các câu hỏi:

53. Thành phần của siro ñơn là ñường glucose

54. Tỉ trọng của siro ñơn chế nóng ở 200C là 1,32

55. Tỉ trọng của siro ñơn chế nguội ở 200C là 1,26

56. Nhiệt ñộ sôi của siro ñơn chế nóng và chế nguội là khác nhau

57. Nồng ñộ ñường trong siro ñơn là 64 %

58. Nồng ñộ ñường trong siro thấp hơn qui ñịnh sẽ làm siro dễ bị hỏng

(vi khuẩn phát triển)

59. Nồng ñộ ñường trong siro cao hơn qui ñịnh không bị vi khuẩn làm

hỏng

60. Phải ñiều chỉnh nồng ñộ ñường của siro ñơn ñến 64 % (tương ứng

với tỉ trọng 1,32 ở 200C)

Chọn một câu trả lời ñúng nhất các câu từ 184 ñến 186

61. Giai ñoạn quan trọng nhất trong ñiều chế siro ñơn là

A. Chuẩn bị nguyên liệu D. Làm trong

B. Hòa tan ñường E. Khử màu

C. ðiều chỉnh hàm lượng ñường

62. Siro thuốc ñược ñiều chế bằng cách hòa tan dược chất vào siro ñơn

A. Siro vỏ cam ñắng D. Siro tribromid

B.Siro iodotaninic E. C và D ñúng

C.Siro Acid citric

63. Siro thuốc ñược ñiều trị chế bằng hòa tan ñường vào dung dịch

thuốc.

A. Siro Tribromid D. Siro iodotanic

B. Siro Acid citric E. C và D ñúng

C. Siro vỏ cam ñắng

Page 99: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 99

BÀI 13. POTIO (Potiones)

MỤC TIÊU

1. Nêu ñược ñịnh nghĩa và phân biệt ñược các loại potio.

2. Kể ñược thành phần của potio thuốc.

3. Trình bày ñược kỹ thuật ñiều chế potio thuốc.

4. Phân tích một số công thức potio.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Potio là dạng thuốc nước có vị ngọt chứa một hay nhiều dược chất, thường ñược pha chế theo ñơn, dùng ñể uống từng muỗng (10-15ml)

2. PHÂN LOẠI

Có 3 loại

− Potio chính tên (potio dung dịch).

− Potio hỗn dịch.

− Potio nhũ dịch.

3. THÀNH PHẦN 3.1. Dược chất

Dược chất tham gia vào thành phần của các potio rất ña dạng. Có thể là

− Các dược chất dễ tan trong nước hay ít tan trong nước.

− Các dược chất dễ bay hơi (tinh dầu, cồn).

− Các bán thành phẩm như cao thuốc, cồn thuốc.

3.2. Chất làm ngọt

− Siro ñơn, siro thuốc.

− Mật ong, ñường...

3.3. Chất dẫn

Nước, nước thơm, nước hãm hay nước sắc dược liệu (dịch chiết dược liệu), cồn thấp ñộ.

Page 100: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 100

4. KỸ THUẬT 4.1. Potio ñiều chế với hóa chất

− ðối với chất dễ hòa tan, hòa tan hóa chất trong dung môi thích hợp hoặc chất dẫn. Lọc rồi trộn vào siro.

− ðối với hóa chất không tan

+ Nghiền mịn hóa chất trong cối, trộn với bột gôm, thêm siro từ từ, nghiền thật kỹ.

+ Thêm từ từ chất dẫn, trộn ñều (xem bài hỗn dịch)

− ðối với hóa chất dễ bay hơi cho vào sau cùng, ñậy nút kín, lắc ñều.

− ðối với hóa chất lỏng không tan: (xem bài nhũ tương).

4.2. Potio ñiều chế với dược liệu

− ðối với cồn thuốc cao thuốc: lấy cồn thuốc, cao thuốc cho vào siro trộn kỹ

trước khi thêm chất dẫn và các chất khác (lượng cao thuốc, cồn thuốc dưới 2g có thể lấy theo giọt; lượng cao thuốc, cồn thuốc trên 2g phải cân).

− ðối với cao ñặc, cao mềm: hòa tan cao trong một ít siro ñơn ñun nóng hoặc một ít glycerin rồi trộn ñều với siro và các chất khác.

− Tinh dầu: nghiền tinh dầu với một ít ñường, trộn kỹ với siro, sau ñó thêm

chất dẫn và trộn ñều.

− Dầu thực vật, ñộng vật: dùng một lượng gôm thích hợp làm tá dược nhũ hóa ñể ñiều chế thành potio nhũ dịch.

− ðối với dược liệu thô: Tùy lượng nước có trong công thức, ñun sôi nước ñể sắc, hãm lấy dịch chiết làm chất dẫn.

Chú ý:

+ Khi pha chế tránh tương kỵ giữa các dược chất.

+ Potio hỗn dịch, nhũ tương không ñược lọc và phải có nhãn ghi dòng chữ “lắc trước khi dùng “

5. BẢO QUẢN

− Do chứa một lượng nhỏ ñường, các potio là môi trường thuận lợi cho sự phát

triển của vi khuẩn, nấm mốc.

− Chỉ nên ñiều chế potio khi dùng hoặc dùng trong 1-2 ngày.

Page 101: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 101

− ðóng chai, lọ , nút kín.

− Bảo quản: ở nơi mát tránh ánh sáng.

6. MỘT SỐ CÔNG THỨC 6.1. Potio cồn quế

− Công thức

Cồn quế .......................... 4 ............ ml

Cồn 90° ........................ 20 ............ ml

Siro ñơn ........................ 40 ............ ml

Nước cất ..................... 100 ............ ml

− Tiến hành

+ Hòa tan cồn quế vào cồn 900, thêm siro ñơn, khuấy ñều.

+ Thêm nước cất vừa ñủ 100ml.

+ Khuấy ñều ñể ñóng chai.

+ Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.

− Công dụng: chống cảm lạnh, kích thích tiêu hóa, làm rượu khai vị.

6.2. Potio pha chế theo ñơn

Rp:

Natri hyposulfit ............... 5 .............. g

Siro acid citric .............. 25 .............. g

Nước cất ................. vñ 80 ............ ml

M.f. potio.

− Trong ñơn này có tương kỵ giữa dược chất và siro acid citric vì vậy thay

bằng siro ñơn.

− Tiến hành

+ Hoà tan Natri hyposulfite trong khoảng 30ml nước.

+ Lọc vào chai ñã cân sẵn siro ñơn.

+ Thêm nước cất vừa ñủ 80ml.

Page 102: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 102

+ Khuấy ñều. Dán nhãn thành phẩm thuốc thường.

6.3. Potio có tinh dầu

− Công thức

Calci gluconat .............. 10 .............. g

Natri benzoat .................. 5 .............. g

Tinh dầu khuynh diệp ... 56 .......... giọt

Siro codein ................... 30 .............. g

Siro ñơn ........................ 20 .............. g

Nước cất ................. vñ 150 ............ ml

− Tiến hành

+ Tán mịn một ít ñường trong cối (khoảng 20g) thêm tinh dầu khuynh diệp nghiền trộn kỹ.

+ Trộn ñều hỗn hợp tinh dầuñường vào siro codein và siro ñơn.

+ Hòa tan nóng calci gluconat. ðể nguội, lọc vào hỗn hợp trên. Khuấy kỹ.

+ Thêm dung dịch natri benzoat.

+ Bổ sung nước cất vừa ñủ 150ml.

+ Dán nhãn thành phẩm thuốc thường, dùng trong.

− Công dụng: trị ho.

6.4. Potio có cao thuốc

− Công thức

Cao mềm canhkina ......... 2 .............. g

Cồn quế ........................ 10 .............. g

Siro vỏ cam ñắng .......... 30 .............. g

Nước cất ................ vñ 150 ............ ml

− Tiến hành

+ ðun nóng 15g siro vỏ cam ñắng ñể hòa tan cao mềm canhkina.

+ Trộn cồn quế vào 15g siro vỏ cam ñắng còn lại, khuấy ñều.

Page 103: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 103

+ Phối hợp 2 hỗn hợp trên lại với nhau, trộn ñều rồi thêm nước cất vừa ñủ 150ml.

+ Dán nhãn thành phẩm thuốc thường, dùng trong.

− Công dụng kích thích tiêu hóa.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi:

64. Ba ñặc ñiểm của potio qua ñịnh nghĩa của nó

A.

B.

C. Dùng ñể uống từng thìa (5 ml – 15 ml)

65. Ba loại potio

A. C.

B.

66. Ba loại chất làm ngọt cho potio

A.

B.

C. Hỗn hợp các siro

67. Nêu 3 thành phần của potio

A.

B.

C.

Trả lời ñúng sai các câu sau:

68. Hàm lượng ñường trong potio thấp hơn siro

69. Dược chất tham gia vào thành phần của các potio có thể dễ tan hay ít tan trong nước.

Page 104: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 104

70. Potio chính tên là potio nhũ dịch

71. Potio chính tên là potio dung dịch

72. Chất dẫn ñể pha potio hỗn dịch có thể gọi là dung môi

73. Trong ñiều chế potio nếu có dược chất dễ bay hơi nên cho vào ngay từ ñầu.

74. Khi ñiều chế potio rất hay gặp tương kỵ

75. Potio là dạng thuốc có thể bảo quản lâu

Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 199 ñến 201

76. Potio thường ñược dùng theo cách phân liều

A. Theo giọt D. Theo ly nhỏ

B. Theo thìa cafe E. B và C ñúng

C. Theo thìa canh

77. Potio có thể bảo quản ñược trong thời gian:

A. 1 ngày D. Vài tháng

B. 2 ñến 3 ngày E. Hàng năm

C. 1 tuần

78. Potio ñược ñóng trong chai với thể tích:

A. Từ 30 ml ñến 150 ml D. Vài lít

B. 500 ml E. Tất cả các câu ñều ñúng

C. 1000 ml

Page 105: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 105

BÀI 14 THUỐC ðẶT (Suppositoria)

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại, ưu nhược ñiểm cùa thuốc ñặt.

2. Trình bày ñược ñặc ñiểm của thuốc ñặt.

3. Nêu yêu cầu chất lượng của thuốc ñặt.

4. Trình bày ñược thành phần và phương pháp ñiều chế thuốc ñặt.

5. Nêu ñược các yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc ñặt.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Thuốc ñặt là dạng thuốc phân liều, có hình thù, kích thước và khối lượng khác nhau, có thể rắn hoặc mềm dai ở nhiệt ñộ thường, khi ñược ñặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể thì chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch ñể giải phóng dược chất nhằm gây tác dụng ñiều trị tại chỗ hoặc toàn thân.

2. PHÂN LOẠI VÀ ðẶC ðIỂM

Căn cứ vào nơi ñặt, tên gọi của thuốc là:

2.1. Thuốc ñạn (Suppositoria rectalis = Suppositoria)

ðược ñặt vào trực tràng khi sử dụng cho tác dụng tại chỗ (chữa trĩ, táo bón) hay toàn thân (an thần gây ngủ, giảm ñau hạ sốt, thấp khớp, tim mạch…)

2.2. Thuốc trứng (Suppositoria vaginalis = Ovula)

ðược ñặt vào âm ñạo khi sử dụng ñể cho tác dụng tại chỗ (sát trùng, chống nấm, cầm máu).

2.3. Thuốc niệu ñạo (Suppositoria urethralis)

ðược ñặt vào niệu ñạo khi sử dụng, cho tác dụng tại chỗ (sát trùng, giảm ñau, cầm máu).

Page 106: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 106

3. ðặc ñiểm hấp thu thuốc ở trực tràng và các yếu tố ảnh hưởng 3.1. ðặc ñiểm hấp thu thuốc ở trực tràng

Do ñặc ñiểm sinh lý riêng, trực tràng có hệ tĩnh mạch dày ñặc ñược chia thành 3 vùng: tĩnh mạch trực tràng dưới, tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng trên.

− Sau khi ñặt thuốc vào trực tràng, viên thuốc ñược chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch, dược chất ñược giải phóng và hấp thu vào cơ thể theo các

ñường sau

+ Theo tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa qua tĩnh mạch chủ dưới rồi vào hệ tuần hoàn chung không qua gan.

+ Theo tĩnh mạch trực tràng trên vào tĩnh mạch cửa, qua gan rồi vào hệ tuần hoàn chung.

− Mức ñộ hấp thu của thuốc tùy vào vị trí viên thuốc trong ống trực tràng.

Hình 21.1: Hình dạng các loại thuốc ñặt.

Page 107: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 107

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự hấp thu thuốc ở trực tràng

3.2.1. Các yếu tố sinh học

− Hệ tĩnh mạch trực tràng: với lưu lượng máu khoảng 30ml/ phút rất có ý nghĩa trong việc hấp thu dược chất theo ñường trực tràng.

− Dịch tràng: ñóng vai trò quan trọng trong sự hấp thu thuốc. Lượng dịch tràng

ñể hòa tan thuốc rất nhỏ (khoảng 3ml). Những thay ñổi bệnh lý như sự mất nước do rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy…sẽ làm giảm hay làm chậm sự

hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng.

− pH của dịch tràng: dịch tràng có pH= 7,5. Những dược chất có tính acid hay base yếu, ít phân ly ñược hấp thu nhanh qua niêm mạc trực tràng so với

những chất có tính acid hay base mạnh.

− Lớp chất nhầy: niêm mạc trực tràng ñược bao phủ bởi một lớp chất nhầy.

Lớp chất nhầy ngăn cản và làm chậm quá trình khuyếch tán dược chất ñến nơi hấp thu nên làm giảm hấp thu thuốc từ thuốc ñạn.

Hình 21.2: Tĩnh mạch tuần hoàn vùng trực tràng. 1. Tĩnh mạch trực tràng dưới. 2. Tĩnh mạch trực tràng giữa 3. Tĩnh mạch trực tràng trên 4. Tĩnh mạch cửa.

5. Tĩnh mạch chủ dưới

Page 108: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 108

− Sự vận ñộng của trực tràng làm thuốc lan tỏa rộng, tăng diện tích hấp thu do ñó tăng mức ñộ hấp thu.

3.2.2. Các yếu tố dược học

− Ảnh hưởng của dược chất

+ Tính tan.

+ Kích thước tiểu phân dược chất.

+ Dạng hóa học của dược chất.

+ ðặc ñiểm bề mặt của tiểu phân dược chất.

− Ảnh hưởng của tá dược

Tá dược quyết ñịnh ñến khả năng giải phóng và hấp thu dược chất:

+ ðiểm chảy của tá dược.

+ ðộ nhớt của tá dược.

+ Các chất diện hoạt.

+ Thể tích của viên thuốc.

4. Ưu nhược ñiểm của dạng thuốc ñặt 4.1. Ưu ñiểm

− Thuốc ñặt có thể ñược ñiều chế ở qui mô nhỏ (1020 viên/giờ) và cũng có thể ñược ñiều chế ở qui mô công nghiệp với kỹ thuật tự ñộng hoặc bán tự ñộng.

− Thuốc ñạn thích hợp cho những bệnh nhân bị tổn thương ñường tiêu hóa,

nôn mửa, bệnh nhân sau phẫu thuật còn hôn mê không thể sử dụng thuốc bằng ñường uống.

− Những bệnh nhân quá nhỏ tuổi hay quá già, những bệnh nhân rối loạn tâm thần dùng thuốc qua ñường trực tràng dễ hơn qua ñường uống.

− Những thuốc gây tác dụng phụ trên ống tiêu hóa, thuốc không bền trong môi

trường pH của dịch vị, thuốc nhạy cảm với enzyme trong ống tiêu hóa hoặc bị chuyển hóa mạnh lần ñầu qua gan, thuốc có mùi vị khó chịu…nếu sử dụng

qua ñường trực tràng sẽ tránh ñược những bất lợi trên. Thuốc ñạn ñiều chế tốt giảm ñược tới 70% thuốc qua gan vì ñược hấp thu qua tĩnh mạch trực

tràng.

Page 109: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 109

4.2. Nhược ñiểm

− Sự hấp thu từ thuốc ñạn ñôi khi chậm và không hoàn toàn.

− Sự hấp thu thay ñổi nhiều giữa các cá thể và ngay trong cùng một cá thể.

− Sử dụng thuốc ñạn ñôi khi gây viêm trực tràng.

− Khó ñảm bảo tuổi thọ của thuốc thích hợp.

− Khó bảo quản. Cách sử dụng hơi bất tiện.

5. Yêu cầu chất lượng

− Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp nơi ñặt thuốc.

− Phải có ñộ bền cơ học nhất ñịnh, giữ ñược hình dạng trong quá trình bảo quản, khi sử dụng có thể dùng tay ñặt dễ dàng.

− Chảy lỏng ở thân nhiệt hoặc hòa tan trong niêm dịch ñể giải phóng dược chất.

− Dịu với da và niêm mạc nơi ñặt thuốc và tạo ñược tác dụng mong muốn.

− Giải phóng dược chất tốt.

6. Thành phần 6.1. Dược chất

Có thể chia thành 2 nhóm chính

− Nhóm cho tác dụng tại chỗ

+ Chống viêm.

+ Nhuận tràng, tẩy sổ.

+ Gây tê tại chỗ.

+ Chữa trĩ.

+ Kháng sinh.

+ Sulfamid.

+ Trị nấm.

− Nhóm cho tác dụng toàn thân

+ Hạ sốt, giảm ñau.

Page 110: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 110

+ Thấp khớp.

+ Ho.

+ Chống nôn, chống co thắt.

6.2. Tá dược

6.2.1. Vai trò của tá dược

− Tá dược giữ vai trò quan trọng trong việc làm cho viên thuốc có hình dạng, kích thước và ñộ bền cơ học ñạt yêu cầu.

− Tá dược quyết ñịnh ñến ñộ chảy, khả năng lan tỏa, sự giải phóng và hấp thu dược chất.

− Cùng một dược chất nhưng ñược chế với tá dược khác nhau thì hiệu lực ñiều trị sẽ rất khác nhau.

6.2.2. Yêu cầu của tá dược thuốc ñặt

− Nhiệt ñộ chảy thấp hơn 36,5°C.

− Khoảng nóng chảy nên nhỏ ñể ñông rắn nhanh sau khi pha chế, tránh việc tách và kết tụ các tiểu phân dược chất rắn, tuy nhiên khoảng chảy phải ñủ lớn

ñể bào chế dễ dàng nhất là ở qui mô công nghiệp.

− Có khả năng co rút thể tích ñể dễ dàng lấy viên thuốc ra khỏi khuôn.

− Có ñộ nhớt thích hợp ñể hỗn hợp dễ chảy vào khuôn khi ñiều chế và tránh sự lắng ñọng dược chất rắn ñồng thời giúp khối thuốc lan tỏa nhanh, ñều lên bề mặt hấp thu khi sử dụng.

− Ổn ñịnh về mặt hóa học và lý học trong thời gian bảo quản.

− Không tương kỵ với dược chất, thích hợp với nhiều loại dược chất.

− Cho phép phóng thích dược chất tốt.

− Hoàn toàn không ñộc, không gây kích ứng nơi ñặt thuốc.

− Thích hợp với các phương pháp ñiều chế thuốc ñặt.

Page 111: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 111

6.2.3. Phân loại tá dược

Dựa vào khả năng hòa tan và cơ chế phóng thích hoạt chất, tá dược thuốc ñặt ñược chia thành hai nhóm chính:

− Tá dược thân dầu (tá dược béo) không tan trong niêm dịch nhưng chảy lỏng dưới ñiều kiện thân nhiệt ñể giải phóng dược chất. Gồm 2 nhóm

+ Dầu mỡ sáp (bơ ca cao và các chế phẩm).

+ Các dẫn chất của dầu mỡ sáp (dầu mỡ hydrogen hóa, các triglycerid tổng hợp hay bán tổng hợp như các loại Witepsol).

− Tá dược thân nước hòa tan trong niêm dịch ñể giải phóng dược chất. Gồm 2 nhóm

+ Keo thân nước thiên nhiên như gelatin, thạch.

+ Keo thân nước tổng hợp polyethylene glycol (P.E.G).

7. Kỹ thuật ñiều chế

Có 3 phương pháp

7.1. Phương pháp nặn 7.2. Phương pháp ép khuôn

Nguyên tắc của 2 phương pháp này là dược chất mịn ñược trộn ñều vào tá dược rắn ñã ñược xát nhỏ (không dùng nhiệt), sau ñó tạo viên có hình dạng, kích thước và khối lượng thích hợp với nơi ñặt thuốc. Hai phương pháp này ít ñược sử dụng vì khó phân tán dược chất ñều vào tá dược.

7.3. Phương pháp ñun chảy ñổ khuôn

− Nguyên tắc

Dược chất ñược hòa tan hoặc phân tán trong tá dược ñã ñược ñun chảy, sau ñó ñổ vào khuôn có thể tích nhất ñịnh ở nhiệt ñộ thích hợp.

− Tiến hành gồm 2 giai ñoạn

7.3.1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

− Dụng cụ

+ Ở qui mô nhỏ dùng cối, chày ñể nghiền dược chất, chén sứ ñể ñun chảy tá dược và phối hợp dược chất vào tá dược.

+ Khuôn bằng ñồng, chất dẻo… có hình viên thích hợp có thể tháo lắp dễ dàng ñể lấy thuốc ra khỏi khuôn.

Page 112: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 112

Dụng cụ phải ñược rửa sạch và tiệt trùng. Khuôn sau khi ñược tiệt trùng phải ñược bôi trơn ñể viên thuốc không dính khuôn. Nếu thuốc ñược ñiều chế với tá dược béo thì bôi trơn bằng cồn xà phòng, với tá dược thân nước thì bôi trơn bằng dầu parafin. Sau ñó làm lạnh khuôn.

Ở qui mô công nghiệp, thuốc ñặt ñược ñiều chế bằng máy tự ñộng bơm khối thuốc ñã ñược ñun chảy vào những khuôn ñồng thời cũng là bao bì cho viên thuốc.

− Nguyên liệu

+ Phải tính cả phần hao hụt do dính dụng cụ.

+ Trường hợp dược chất và tá dược có khối lượng riêng khác nhau và lượng dược chất trong viên lớn hơn 0,05g thì phải dựa vào hệ số thay thế ñể tính lượng cần dùng. Hệ số thay thế ñã ñược tính sẵn và ñược ghi trong các sách về bào chế.

7.3.2. Phối hợp dược chất vào tá dược và ñổ khuôn

− Phối hợp dược chất vào tá dược: tùy theo tính chất của dược chất và tá dược có thể phối hợp dược chất vào tá dược ñã ñược ñun chảy bằng các phương pháp hòa tan, nhũ hóa hay trộn ñều ñơn giản.

− ðổ khuôn: ñể khối thuốc nguội ñến gần nhiệt ñộ ñông ñặc, ñổ vào khuôn ñã ñược tiệt khuẩn, bôi trơn và làm lạnh.

+ Trong lúc ñể nguội và ñổ khuôn phải khuấy ñều ñể tránh lắng ñọng, ñặc biệt là thuốc có cấu trúc kiểu hỗn dịch.

+ Phải ñổ ñầy và cao hơn mặt khuôn 1-2mm.

+ Phải ñổ nhanh và liên tục ñể tránh tạo ngấn.

+ Sau khi ñổ khuôn phải làm lạnh khuôn thuốc ngay ñể thuốc ñông rắn hoàn toàn dùng dao gạt phần thừa ở phía trên, tháo khuôn ñể lấy viên ra.

8. ðóng gói bảo quản

− Ở qui mô nhỏ: thuốc ñặt ñược bọc từng viên trong giấy chống ẩm như giấy nến, giấy bóng, giấy thiếc…rồi xếp vào hộp có ngăn riêng hoặc ñựng trong

lọ thủy tinh rộng miệng.

− Ở qui mô sản xuất lớn: thuốc ñặt ñược bảo quản trong những vỉ bằng chất

dẻo hay giấy nhôm có tráng chất dẻo là khuôn ñồng thời là ñồ bao gói vừa ñể chống ẩm. Các vỉ thuốc ñược xếp vào hộp cứng và ñược giữ ở nơi khô mát.

DðVN IV qui ñịnh bảo quản thuốc ñặt ở nhiệt ñộ dưới 30°C.

Page 113: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 113

9. Kiểm tra chất lượng

Tiến hành kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn ghi trong DðVN IV các yêu cầu sau:

− Hình thái bên ngoài.

− ðộ ñồng ñều khối lượng.

− Thời gian tan rã.

− ðộ cứng.

− ðịnh lượng dược chất.

− ðộ phóng thích dược chất.

10. Một số thí dụ

Thí dụ 1:

Cloral hydrat ................ 0,5 ............. g.

Witepsol .................... vñ 1 ........ viên.

Liều như vậy, ñiều chế 10 viên thuốc ñạn.

Cloral hydrat tan trong tá dược witepsol sẽ tạo nên hỗn hợp mềm, do ñó, có thể thêm 1-3% sáp ong vào thành phần ñể ñảm bảo thể chất của thuốc ñạn. ðun chảy tá dược ở nhiệt ñộ khoảng 70°C, cho cloral hydrat vào hoà tan. ðổ khuôn.

Thí dụ 2:

Paracetamol ................. 0,3 ............. g.

Witepsol .................... vñ 1 ........ viên.

Liều như vậy, ñiều chế 10 viên thuốc ñạn.

Nghiền mịn paracetamol, cho một ít witepsol ñã ñược ñun chảy vào, trộn ñều. Cho hỗn hợp paracetamol vào witepsol ñã ñược ñun chảy còn lại, khuấy ñều. ðổ khuôn.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau:

79. Thuốc ñặt ñược phân loại vào vị trí ñặt

Page 114: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 114

A.

B.

C.

80. Kể 2 ñường hấp thu thuốc qua trực tràng

A.

B.

81. Nêu 2 yếu tố chính ảnh hưởng ñến hấp thu thuốc ở trực tràng

A.

B.

82. Nêu 5 yêu cầu chất lượng thuốc ñặt

A.

B.

C.

D. Dịu da và niêm mạc

E. Giải phóng dược chất tốt

83. Hai nhóm dược chất chính ñược ñiều chế dưới dạng thuốc ñặt

A.

B.

84. Thuốc ñặt cho tác dụng toàn thân bao gồm

A. Hạ sốt, giảm ñau

B.

C.

D.

85. Hai loại tá dược thuốc ñặt ñược phân loại theo khả năng hòa tan

A.

Page 115: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 115

B.

86. Hai loại tá dược thân dầu dùng cho thuốc ñặt là:

A.

B.

87. Hai loại tá dược thuộc dẫn chất dầu, mỡ, sáp là:

A.

B. Các triglycerid tổng hợp (Witepsol)

88. Hai nhóm tá dược thân nước thường dùng cho thuốc ñặt:

A.

B.

89. Kể 3 phương pháp chính ñể ñiều chế thuốc ñặt:

A.

B.

C.

Trả lời ñúng sai các câu từ 590 ñến 603

90. Thuốc ñặt là thuốc dạng thuốc bán rắn có hình thù nhất ñịnh dùng ñể ñiều trị bệnh bằng cách ñặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể.

91. Thuốc ñặt là dạng thuốc không phân liều

92. Thuốc ñặt vào trực tràng gọi là thuốc ñạn

93. Thuốc ñặt vào âm ñạo gọi là thuốc trứng

94. Thuốc ñạn chỉ cho tác dụng tại chỗ

95. Thuốc ñạn thường có hình dạng giống viên ñạn hay thủy lôi

96. Thuốc ñặt vào trực tràng ñược hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới rồi vào hệ tuần hoàn chung không qua gan

Page 116: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 116

97. Tá dược thuốc ñặt có ảnh hưởng nhất ñịnh ñến sự hấp thu thuốc ở trực tràng

98. Một phần ñáng kể dược chất của thuốc ñạn ñược hấp thu trực tiếp vào tuần hoàn chung, không qua gan

99. Thuốc ñạn chỉ gây ra tác dụng ñiều trị toàn thân

100. Thuốc trứng và thuốc niệu ñạo (thuốc bút chì) ñược dùng chủ yếu ñể cho tác dụng tại chỗ

101. Thuốc ñạn thích hợp cho trẻ em và người quá già

102. ðiều chế thuốc ñặt bằng phương pháp ñổ khuôn rất thích hợp ở qui mô nhỏ nhưng ít sử dụng ở qui mô công nghiệp

103. ðiều chế thuốc ñặt bằng phương pháp ñổ khuôn phải tính cả phần hao hụt do dính dụng cụ

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu từ 104 ñến 110

104. ðường ñặt trực tràng thích hợp nhất cho các dược chất

A. Không bền trong môi trường acid

B. Có ñộ tan thích hợp

C. Kích ứng ñường tiêu hóa

D. Dễ bị oxy hóa

E. A và D ñúng

105. Witepsol thuộc nhóm tá dược

A. Nhũ hóa

B. Thân nước

C. Chế phẩm của bơ cacao

D. Dầu hydrogen hóa

E. Glycerid bán tổng hợp

106. Tá dược PEG thuộc nhóm

Page 117: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 117

A. Chế phẩm bơ cacao

B. Dầu hydrogen hóa

C. Polymer thân nước tổng hợp

D. Keo thân nước thiên nhiên

E. Glycerid bán tổng hợp

107. Phương pháp ñun chảy ñổ khuôn ñể ñiều chế thuốc ñạn phải chú ý ñến hệ số thay thế khi lượng dược chất trong viên: A. Nhỏ hơn 0,05g B. Lớn hơn 0,5g C. Nhỏ hơn 0,5g D. Lớn hơn 0,05g E. Lớn hơn 0,1g

108. ðiều kiện bảo quản thuốc ñặt: A. Nhiệt ñộ 5 10C B. Nhiệt ñộ 15 20C C. Nhiệt ñộ dưới 5C D. Nhiệt ñộ dưới 30C E. Nhiệt ñộ trên 30C

109. Phối hợp hoạt chất Clorat hydrat vào tá dược Witepsol ñể ñiều chế thuốc ñặt theo cách ñổ khuôn bằng phương pháp: A. Hòa tan B. Trộn ñều ñơn giản C. Trộn ñều nhũ hóa D. Nhũ hóa trực tiếp E. B và C ñúng

110. Phối hợp hoạt chất paracetamol vào tá dược Witepsol bằng phương pháp A. Hòa tan B. Nhũ hóa trực tiếp C. Trộn ñều ñơn giản D. Trộn ñều nhũ hóa

E. A và D ñúng

Page 118: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 118

BÀI 15. NHŨ TƯƠNG (Emulsiones)

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại, thành phần của nhũ tương thuốc.

2. Kể ñược ưu nhược ñiểm của nhũ tương thuốc.

3. Nêu ñược các giai ñoạn ñiều chế nhũ tương thuốc.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

− Nhũ tương là một hệ phân tán vi dị thể ñược tạo bởi hai tướng lỏng không ñồng tan vào nhau, trong ñó một tướng lỏng ñược gọi là pha phân tán ñược

phân tán ñồng ñều dưới dạng các giọt mịn có ñường kính từ 0,1 ñến vài chục micromet trong một chất lỏng khác gọi là môi trường phân tán.

− Nhũ tương thuốc :theo DðVN nhũ tương thuốc gồm các dạng thuốc lỏng hoặc mềm ñể uống, tiêm, dùng ngoài ñược ñiều chế bằng cách dùng tác dụng

của chất nhũ hóa thích hợp ñể trộn ñều 2 chất lỏng không ñồng tan ñược gọi một cách qui ước là Dầu và Nước.

Nhũ tương lỏng kiểu Dầu / Nước dùng làm thuốc uống thường ñược gọi là nhũ dịch.

Hình: Hệ nhũ tương nước trong dầu và dầu trong nước.

Page 119: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 119

2. THÀNH PHẦN 2.1. Thuật ngữ qui ước

− Pha Nước (tướng Nước) là chất lỏng phân cực.

− Pha Dầu (tướng Dầu) là chất lỏng không phân cực hoặc rất ít phân cực.

− Pha phân tán (pha nội, tướng nội, tướng phân tán, pha không liên tục) là chất lỏng ở trạng thái phân tán thành giọt mịn.

− Pha ngoại (tướng ngoại, môi trường phân tán, pha liên tục) là chất lỏng chứa ñựng chất lỏng phân tán.

2.2. Thành phần của nhũ tương

− Pha dầu (tướng dầu)

− Pha nước (tướng nước)

− Chất nhũ hóa.

2.2.1. Pha dầu

Gồm tất cả các dược chất và dẫn chất hoặc tá dược không phân cực hay rất ít phân cực như các loại dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, nhựa, các dược chất hòa tan ñược trong dầu.

2.2.2. Pha nước

Gồm các chất lỏng phân cực như nước, nước thơm, nước sắc, nước hãm, ethanol, glycerol…và các chất dễ hòa tan trong các chất lỏng trên.

2.2.3. Chất nhũ hóa

ðể giúp cho nhũ tương hình thành và có ñộ bền nhất ñịnh.

− Nhóm chất nhũ hóa tan trong nước, tạo nhũ tương kiểu D/N như gôm Arabic, gôm adragant, gelatin, tween…

− Nhóm chất nhũ hóa tan trong dầu, tại nhũ tương kiểu N/D như cholesterol, span, sáp ong, …

3. PHÂN LOẠI

− Theo kiểu nhũ tương: D/N, N/D, D/N/D, N/D/N…

− Theo nguồn gốc:

+ Nhũ tương thiên nhiên: sữa, lòng ñỏ trứng.

Page 120: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 120

+ Nhũ tương nhân tạo: ñược ñiều chế bằng cách dùng chất nhũ hóa ñể phối hợp hai pha Dầu và Nước.

- Theo nồng ñộ pha phân tán: nhũ tương loãng, nhũ tương ñặc

− Theo kích thước pha phân tán: nhũ tương thô, vi nhũ tương.

− Theo ñường sử dụng: nhũ tương uống, tiêm, dùng ngoài…

4. ƯU NHƯỢC ðIỂM 4.1. Ưu ñiểm

− ðối với thuốc uống giúp che giấu mùi vị khó chịu của dược chất như dầu cá.

Hạn chế tác dụng gây kích ứng niêm mạc hệ tiêu hóa như bromoform, tinh dầu giun. Phát huy tác dụng của thuốc như các chất dầu khi ñiều chế dưới

dạng nhũ tương có thể hấp thu tốt hơn.

− ðối với thuốc tiêm kiểu D/N có thể dùng cho mọi ñường tiêm (các chế phẩm

dinh dưỡng toàn thân cung cấp các chất béo, carbohydrat, vitamin cho bệnh nhân suy nhược). Kiểu N/D dùng tiêm bắp hoặc dưới da ñể cho tác dụng kéo dài (nhũ tương tiêm bắp của vài vaccin kéo dài thời gian miễn dịch)

− ðối với thuốc dùng ngoài: cả hai loại nhũ tương D/N và N/D ñều dẫn thuốc qua da tốt làm tăng hiệu quả trị liệu của chế phẩm.

4.2. Nhược ñiểm

Chế phẩm thường kém bền vững (tách lớp) trong quá trình bảo quản. Việc ñiều chế phải có một số phương tiện nhất ñịnh (chất nhũ hóa, thiết bị phân tán)

5. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ

Nguyên tắc chung:

− Pha Nước + Pha Dầu + Chất nhũ hóa: dưới tác ñộng của lực gây phân tán

mạnh → nhũ tương.

− Các dược chất dễ tan trong nước ñược hòa tan trong pha Nước, dễ tan trong dầu hòa tan trong pha Dầu.

Chú ý: ðể ñiều chế nhũ tương ñạt yêu cầu:

− Thiết bị và lực gây phân tán phải phù hợp với phương pháp ñiều chế nhũ tương.

− ðiều chế ở nhiệt ñộ thích hợp.

Page 121: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 121

5.1. Phương pháp keo ướt

5.1.1. Nguyên tắc

Chất nhũ hóa ñược hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau ñó thêm từ từ pha nội vào, vừa thêm vừa phân tán ñến khi hết pha nội và tiếp tục cho ñến khi nhũ tương ñạt yêu cầu.

Thí dụ:

5.1.2. Công thức

Dầu .............................. 500ml.

GelatinA .................................... 8g.

Acid tartaric 0,6 ................................. g.

Chất tạo mùi vñ.

Ethanol ................................ 60ml.

Nước tinh khiết vñ 1000 ........................ ml.

5.1.3. ðiều chế

− Cho gelatin và acid tartric vào khoảng 300ml nước, ñể yên vài phút, ñun nóng nhẹ ñến khi gelatin hòa tan hoàn toàn.

− Nâng nhiệt ñộ hỗn hợp ñến 98°C và duy trì nhiệt ñộ này trong khoảng 20 phút.

− ðể hỗn hợp nguội ñến 50°C, thêm chất tạo mùi, cồn và nước ñể ñiều chỉnh

ñến 500ml.

− Thêm dầu từ từ, phân tán thành nhũ tương ñồng nhất.

− ðiều chỉnh thể tích.

Sơ ñồ 18.1: ðiều chế nhũ tương bằng phương pháp keo ướt

Page 122: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 122

− Chuyển qua máy ñồng nhất hóa hay máy xay keo ñể xử lý cho ñến khi ñạt yêu cầu.

− ðóng chai vơi, dán nhãn có dòng chữ “Lắc trước khi dùng”.

Phương pháp này thích hợp ñể áp dụng ở qui mô công nghiệp.

5.2. Phương pháp keo khô

5.2.1. Nguyên tắc

Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn ñược trộn với toàn bộ tướng nội. Thêm một lượng tướng ngoại vừa ñủ và phân tán mạnh ñể tạo nhũ tương ñậm ñặc. Thêm từ từ tướng ngoại còn lại vào và hoàn chỉnh nhũ tương.

Thí dụ:

Nhũ tương dầu khoáng

5.2.2. Công thức

Dầu khoáng 500 .............................. ml.

Gôm Arabic (bột rất mịn) ....................... 125 ............. g.

Siro ................................... 100 ........... ml.

Vanillin 40 ............................... mg.

Ethanol ..................................... 60 ........... ml.

Nước tinh khiết vừa ñủ ......................... 1000 ........... ml.

Sơ ñồ 18.2: ðiều chế nhũ tương bằng phương pháp keo khô

Page 123: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 123

5.2.3. ðiều chế

− Trộn ñều dầu và gôm Arabic trong cối khô, thêm 250ml nước và ñánh nhanh (một chiều) cho ñến khi thu ñược ñậm ñặc.

− Thêm từ từ từng lượng nhỏ (vừa thêm vừa khuấy) một hỗn hợp gồm siro, 50ml nước và cồn vanillin vào.

− Thêm nước ñể ñiều chỉnh thể tích.

− Trộn ñều hoặc chuyển qua máy ñồng nhất hóa.

− ðóng chai vơi. Dán nhãn có ghi dòng chữ “lắc trước khi dùng“.

Phương pháp này thích hợp ñể ñiều chế một lượng nhỏ nhũ tương bằng cối chày với chất nhũ hóa là keo thân nước như gôm arabic, gôm adragant.

5.3. Các phương pháp ñặc biệt

5.3.1. Trộn lẫn 2 pha sau khi ñun nóng

− Trong công thức có sáp hoặc các chất cần ñun chảy: thành phần thân dầu, dầu và sáp ñược

ñun chảy thành hỗn hợp ñồng nhất ở nhiệt ñộ khoảng 70°C. Thành phần tan

trong nướcñược hòa tan và ñun nóng ở nhiệt ñộ cao hơn một ít so với pha

dầu (2-3°C). Trộn ñều 2 pha và phân tán cho ñến khi nguội.

− ðun nóng ñể giảm ñộ nhớt 2 pha khi phân tán: áp dụng ñể ñiều chế các nhũ

tương có thể chất ñặc.

5.3.2. Phương pháp dùng dung môi chung.

5.3.3. Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp.

5.3.4. Nhũ hóa tinh dầu và các chất dễ bay hơi.

6. ðÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN

− Nhũ tương thuốc tương ñối khó bảo quản vì ñể lâu dễ bị tách lớp, ôi khét nấm mốc, phát triển.

− Ngoại trừ nhũ tương thuốc tiêm ñược bảo quản theo chế ñộ riêng, các nhũ

tương thuốc uống, dùng ngoài ñược bảo quản trong chai lọ sạch, khô, nút kín ñể nơi mát, nhiệt ñộ ít thay ñổi.

− Bao bì của nhũ tương có thể tích lớn hơn thể tích thuốc và trên nhãn phải ghi dòng chữ “lắc trước khi dùng”.

Page 124: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 124

7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

− Cảm quan nhũ tương có thể chất mềm, mịn màng ñồng nhất như kem. Nhũ tương lỏng, ñục trắng, ñồng nhất giống như sữa, không ñược tách lớp, lắng cặn hoặc nổi kem.

− ðịnh tính, ñịnh lượng hoạt chất.

− Xác ñịnh kiểu nhũ tương

− Sự ñống nhất về kích thước tiểu phân

− Tính ổn ñịnh.

8. MỘT SỐ CÔNG THỨC 8.1. Nhũ dịch dầu thầu dầu

Công thức

Dầu thầu dầu ............... 30 ............. g.

Gôm Arabic ................. 10 ............. g.

Tinh dầu bạc hà ............. 3 ......... giọt.

Siro gôm ....................... 30 ............. g.

Nước cất vñ ................ 100 ........... ml.

ðiều chế

+ Chuẩn bị dụng cụ, cân ñong nguyên liệu theo công thức.

+ Hòa tan tinh dầu bạc hà trong dầu thầu dầu.

+ Nghiền mịn gôm Arabic trong cối.

+ ðổ dầu thầu dầu vào cối, ñảo nhanh, nhẹ cho ñều.

+ Thêm khoảng 20ml nước cất, ñánh nhanh, mạnh một chiều cho ñến khi tạo nhũ dịch ñậm ñặc.

+ Cho tiếp siro vào trộn ñều. (Siro phải pha loãng với 1 ít nước)

+ Thêm nước cất vừa ñủ, trộn ñều.

+ Dán nhãn thành phẩm thường, dùng trong, có dòng chữ “lắc trước khi dùng”.

8.2. Nhũ dịch tẩy sán (nhũ tương thiên nhiên)

Công thức

Page 125: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 125

Hạt bí ngô ( bí ñỏ) sống ............................. 10 ............. g.

Nước .............................. vñ 100 ........... ml.

(Có thể thay phân nửa khối lượng hạt bằng ñường kính).

ðiều chế: chất nhũ hóa có sẵn trong hạt, chỉ cần giã nhỏ, hòa với nước là thu ñược nhũ dịch.

8.3. LIPIVAN MCT-LCT

ðược chỉ ñịnh ñể cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu cho những bệnh nhân cần nuôi dưỡng qua ñường tĩnh mạch.

Mô tả:

100ml (nhũ dịch béo) có chứa:

Soya bean Oil USP ........................................... 5.00 mg

Medium Chain Triglycerides BP ...................... 5.00 mg

Egg Lecithin ..................................................... 1.20 mg

Glycerol USP ................................................... 2.50 mg

Sodium Oleat .................................................... 0.030 mg

Nước cất BP ..................................................... vừa ñủ

Sodium Hydroxide BP ...................................... vừa ñủ

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau:

111. Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể gồm 2 pha

A.

B.

112. Pha nước (tướng nước) là chất lỏng có bản chất:

A.

Page 126: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 126

113. Pha dầu (tướng dầu) là chất lỏng có bản chất:

A.

114. Pha phân tán còn ñược gọi là:

A. Pha nội (tướng nội)

C.

B.

D.

115. Pha ngoại còn ñược gọi là:

A.

B.

C. Pha liên tục

116. Thành phần của nhũ tương gồm:

A.

B.

C.

117. Hai kiểu nhũ tương chính là:

A.

B.

118. Hai nhóm nhũ tương theo nguồn gốc:

A.

B.

119. Ba nhóm ngũ tương theo ñường sử dụng:

A.

B.

C.

Page 127: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 127

120. Nêu 3 phương pháp ñiều chế nhũ tương

A.

B.

C. Trộn lẫn 2 pha sau khi ñun nóng

121. Yêu cầu cảm quan ñối với nhũ tương phải là:

A.

B. Không ñược tách lớp

122. Kể tên 3 chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N

A.

B.

C.

123. Kể tên 3 chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D

A.

B.

C.

Trả lời ñúng sai các câu từ 405 ñến 423

124. Nhũ tương là những hệ phân tán vi dị thể của hai chất lỏng không ñồng tan với nhau.

125. Nhũ tương là những hệ phân tán vi dị thể, cấu tạo bởi một chất lỏng ở dạng tiểu phân rất nhỏ phân tán trong một chất lỏng khác ñồng tan hoặc trộn lẫn ñược.

126. Kiểu nhũ tương là N/D khi pha phân tán là nước, còn môi trường phân tán là dầu.

127. Khi pha nội là D, pha ngoại là nước trong một hệ phân tán thì nhũ tương tạo thành sẽ là kiểu D/N.

128. Các chất nhũ hóa dễ tan trong nước sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D.

Page 128: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 128

129. Kiểu nhũ tương hình thành (N/D hoặc D/N) phụ thuộc chủ yếu vào

bản chất và tỉ lệ của các chất nhũ hóa trong hệ.

130. Các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương

N/D.

131. Các nhũ tương dùng uống bao giờ cũng ñiều chế ở dạng N/D.

132. Các nhũ tương tiêm hoặc dùng ngoài có thể ở dạng D/N hoặc N/D.

133. Gôm arabic là chất nhũ hóa thiên nhiên tạo nhũ tương N/D.

134. Cholesterol là chất nhũ hóa thiên nhiên tạo nhũ tương N/D

135. Các Tween là chất nhũ hóa tổng hợp tạo nhũ tương D/N

136. Các Span là chất nhũ hóa tổng hợp tạo nhũ tương kiểu D/N.

137. Lecithin là chất nhũ hóa thiên nhiên mạnh, dễ phân tán trong nước

thường dùng làm chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N trong ñiều chế nhũ

tương cho thuốc tiêm.

138. ðiều chế nhũ tương theo phương pháp keo khô phải phối hợp chất

nhũ hóa dạng bột khô vào tướng ngoại.

139. ðiều chế nhũ tương theo phương pháo keo ướt phải hòa tan chất nhũ

hóa vào tướng ngoại, rồi thêm từ từ tướng nội vào.

140. ðiều chế nhũ tương theo phương pháp keo khô chỉ áp dụng ở qui mô

nhỏ với dụng cụ ñiều chế là cối chày.

141. Nhũ tương là dạng thuốc phân tán vi dị thể nên bền vững, khó bị

tách lớp.

142. Bao bì nhũ tương phải có thể tích lớn hơn thể tích thuốc và trên

nhãn phải ghi “lắc trước khi dùng”.

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu từ 424 ñến 430

143. Gôm arabic và gôm Adragant thuộc nhóm chất nhũ hóa

A. Keo thân nước tổng hợp

B. Chất nhũ hóa tổng hợp

C. Keo thân nước thiên nhiên dùng cho nhũ tương D/N và N/D

D. Keo thân nước thiên nhiên chỉ dùng cho nhũ tương N/D

E. Keo thân nước thiên nhiên chỉ dùng cho nhũ tương D/N

Page 129: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 129

144. Cholesterol thuộc nhóm chất nhũ hóa

A. Tổng hợp

B. Bán tổng hợp

C. Thiên nhiên, cho nhũ tương N/D và D/N

D. Thiên nhiên, cho nhũ tương D/N

E. Thiên nhiên, cho nhũ tương N/D

145. Nhũ dịch là nhũ tương thuốc sau:

A. Nhũ tương lỏng kiểu D/N dùng ngoài da

B. Nhũ tương ñặc kiểu D/N dùng ngoài

C. Nhũ tương ñặc kiểu N/D dùng ñể tiêm

D. Nhũ tương lỏng kiểu D/N dùng ñường uống

E. Nhũ tương ñặc kiểu N/D dùng ngoài

146. Pha dầu gồm các dược chất và tá dược sau, ngoại trừ:

A. Vitamin A B. Vitamin D C. Dầu, mỡ, sáp

D. Glycerin E. Tinh dầu

147. Pha nước gồm các dược chất và tá dược sau, ngoại trừ:

A. Vitamin B1 B. Glycerin C. Tinh dầu

D. Cồn etylic E. Nước khử khoáng

148. Kích thước của tiểu phân phân tán vi dị thể trong nhũ tương là:

A. 0,1 µm ñến vài chục µm B. 1,0 µm ñến 100 µm

C. 100 µm ñến vài trăm µm D. 0,1 mm ñến vài chục mm

E. 1,0 mm ñến 100 mm

149. ðiều chế nhũ tương băng phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi ñun

nóng, cần ñung nóng pha dầu (mỡ sáp) ở nhiệt ñộ:

A. Khoảng 70°C B. 80°C – 90°C

C. 90°C-100°C D. Ở nhiệt ñộ nóng chảy của tướng D

E. Cả A và D ñúng

Page 130: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 130

BÀI 16. HỖN DỊCH (SUSPENSIONES)

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, thành phần của một hỗn dịch.

2. Nêu các ưu nhược ñiểm và yêu cầu chất lượng của hỗn dịch.

3. Nêu ñược sơ ñồ các giai ñoạn ñiều chế hỗn dịch thuốc ở qui mô bào chế nhỏ và qui mô sản xuất lớn.

NỘI DUNG

1. ðịnh nghĩa:

− Hỗn dịch là một hệ phân tán dị thể gồm 2 pha, pha liên tục hay pha ngoại thường ở thể lỏng hoặc bán rắn (mềm), pha phân tán hay pha nội là chất rắn

không tan trong pha ngoại nhưng ñược phân tán ñồng nhất trong pha ngoại.

− Theo DðVN, hỗn dịch thuốc gồm các dạng thuốc lỏng ñể uống, tiêm, dùng ngoài chứa các hoạt chất rắn không tan, ở dạng hạt nhỏ (ñường kính ≥

0,1µm) phân tán ñều trong chất dẫn.

− Hỗn dịch còn ñược gọi là dịch treo, huyền dịch, huyền phù, huyền trọc.

2. Thành phần 2.1. Dược chất

Bao gồm các chất tan và không tan trong chất dẫn nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 chất rắn không tan trong chất dẫn.

2.2. Chất dẫn

Là môi trường phân tán như nước cất, nước thơm, là dung dịch hoạt chất, dầu thực vật, nhũ tương, alcol, glycerol.

2.3. Chất phụ

Gồm

− Chất gây thấm hay gây treo là chất làm cho hỗn dịch dễ hình thành và ổn ñịnh, như:

+ Gôm Arabic, tween 80, lecithin… dùng cho hỗn dịch môi trường phân tán là nước (hỗn dịch nước).

+ Xà phòng nhôm, span, cholesterol… dùng gây thấn cho hỗn dịch dầu.

Page 131: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 131

+ Bắt buộc phải dùng chất gây thấm khi chất rắn không có khả năng thấm với môi trường phân tán

− Chất làm ngọt, làm thơm, chất bảo quản.

3. Phân loại 3.1. Theo kích thước của các tiểu phần rắn

− Hỗn dịch thô, các tiểu phần rắn có kích thước lớn hơn 1µm, tối ña có kích thước 50-75 µm.

− Hỗn dịch keo, các tiểu phần rắn có kích thước nhỏ hơn 1µm.

3.2. Theo bản chất môi trường phân tán

+ Hỗn dịch dầu: môi trường phân tán là dầu hoặc thân dầu.

+ Hỗn dịch nước: môi trường phân tán là nước hoặc chất lỏng thân nước. Trên thực tế hay gặp loại hỗn dịch nước.

3.3. Theo ñường sử dụng

Hỗn dịch uống, hỗn dịch dùng ngoài, hỗn dịch tiêm….

4. Ưu nhược ñiểm 4.1. Ưu ñiểm

− Hạn chế ñược nhược ñiểm của một số dược chất có mùi vị khó uống hay có tác dụng gây kích ứng với niêm mạc bộ máy tiêu hóa.

− Giải quyết tính kém bền của kháng sinh như pha hỗn dịch ngay trước khi dùng.

− Hỗn dịch tiêm cho tác dụng kéo dài hoặc tạo ra các “kho dự trữ” thuốc như vaccine tả, insulin phức hợp, procain penicillin G.

4.2. Nhược ñiểm

Dễ tách lớp (không bền), khó ñiều chế.

5. Tính chất

− Về hình thức, hỗn dịch có thể là chất lỏng ñục hay thể lỏng có một chất rắn lắng ở ñáy chai, khi lắc nhẹ chất rắn này phải phân tán ñều trở lại trong chất

dẫn, có thể là dạng viên, bột, cốm chuyển thành dạng hỗn dịch bằng cách lắc với một lượng chất dẫn thích hợp trước khi sử dụng.

DðVN qui ñịnh “khi ñể yên, hoạt chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán ñều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1-2 phút và giữ nguyên ñược trạng thái phân tán ñều này trong vài phút”

Page 132: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 132

− Do hoạt chất rắn khó phân tán ñều trong chất dẫn nên một số dược ñiển qui ñịnh “không nên ñiều chế hoạt chất ñộc A, B dưới dạng hỗn dịch ña liều” ñể ñề phòng tai biến ngộ ñộc.

6. Phương pháp ñiều chế: 6.1. Phương pháp phân tán cơ học

− Phạm vi ứng dụng

Áp dụng khi hoạt chất rắn không hòa tan hoặc rất ít tan trong chất dẫn ñồng thời cũng không hòa tan hay rất ít tan trong các dung môi trơ thông thường khác (alcol, dầu thực vật). Dược chất rắn ñược phân tán vào chất dẫn nhờ lực cơ học gây phân tán như nghiền, xay, khuấy trộn.

− Tiến hành

+ Nghiền khô: dược chất rắn ñược nghiền ñến ñộ mịn thích hợp.

+ Nghiền ướt: dược chất rắn ñược nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn ñủ ñể thấm ướt toàn bộ bề mặt của dược chất rắn (tạo thành khối nhão). Nếu chất rắn có bề mặt sơ nước và chất dẫn là nước thì chất gây thấm ñược thêm vào giai ñoạn này.

+ Phân tán vào chất dẫn và ñiều chỉnh ñến thể tích qui ñịnh.

Chú ý

− Ở qui mô sản xuất lớn sau khi phối hợp tất cả các thành phần cần dùng máy ñồng nhất hóa hoặc máy siêu âm ñể làm giảm kích thước các tiểu phân.

− Giai ñoạn nghiền ướt là giai ñoạn quyết ñịnh ñộ mịn và chất lượng của hỗn dịch.

− Không lọc các hỗn dịch.

Page 133: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 133

Thí dụ:

Trường hợp hoạt chất rắn thân nước

Rp: Bismuth nitrat kiềm ........ 2 ............. g.

Siro ñơn ........................ 20 ............. g.

Nước tiểu hồi vừa ñủ .. 100 ........... ml.

M.f. potio

Trường hợp hoạt chất rắn sơ nước

Hỗn dịch trị ho

Công thức

Terpin hydrat .................. 4 ............. g.

Gôm Arabic ................... 2 ............. g.

Natri benzoate ................. 4 ............. g.

Siro codein.................... 30 ............. g.

Nước cất vừa ñủ .......... 150 ........... ml.

Sơ ñồ 19.1: ðiều chế hỗn dịch bằng phương pháp cơ học.

Page 134: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 134

6.2. Phương pháp ngưng kết

− Phạm vi ứng dụng: ñể ñiều chế hỗn dịch mà hoạt chất rắn ở dạng tiểu phân phân tán trong chất dẫn ñược hình thành từ quá trình kết tủa do thay ñổi dung

môi hoặc do phản ứng trao ñổi ion tạo ra chất mới không hòa tan hay ít tan trong chất dẫn.

− Cách tiến hành

+ Tủa ñược tạo ra do thay ñổi dung môi

− Trộn trước dung dịch hoạt chất sẽ kết tủa với các chất thân nước có ñộ nhớt

cao như siro, glycerol, dung dịch keo thân nước.

− Phối hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ chất dẫn, vừa phối hợp

vừa phân tán.

Thí dụ:

Rp: Cồn kép opizoic ............ 20 ............. g.

Siro ñơn ....................... 20 ............. g.

Nước cất vừa ñủ ......... 100 ........... ml.

M.f. potio.

+ Tủa hoạt chất tạo ra do phản ứng hóa học

− Dùng toàn bộ chất dẫn hòa tan dược chất thành các dung dịch thật loãng.

− Phối hợp dần dần hai dung dịch lại với nhau, vừa phối hợp vừa phân tán.

− Tiến hành trong ñiều kiện xác ñịnh về nhiệt ñộ, nồng ñộ và tốc ñộ khuấy.

Thí dụ:

Rp: Kẽm sulfat dược dụng ........................ 40 ............. g.

Kali sulfur .................... 40 ............. g.

Nước cất vừa ñủ ........ 1000 ............ ml

M.f. lotio.

Ngoài ra còn có kết hợp phương pháp phân tán và ngưng kết.

6.3. Thuốc bột hay cốm ñể pha hỗn dịch

− Áp dụng khi dược chất không bền vững trong môi trường nước.

Page 135: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 135

− Dược chất ñược ñiều chế dưới dạng khô như bột hoặc cốm trong thành phần có sẵn chất gây phân tán và chất ổn ñịnh, trước khi dùng lắc chai với một lượng chất dẫn thích hợp ñể thu ñược hỗn dịch.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau

150. Nêu tên 3 thành phần của một hỗn dịch

A.

B.

C.

151. Theo kich thước của tiểu phân rắn phân tán, có 2 loại hỗn dịch

A.

B.

152. Hai loại hỗn dịch dựa theo bản chất của môi trường phân tán

A.

B.

153. Phân loại hỗn dịch theo ñường sử dụng

A.

B.

C.

154. Kể tên 3 giai ñoạn của quá trình ñiều chế hỗn dịch bằng phân tán cơ học

A.

B.

C.

155. Chất rắn phân tán trong hỗn dịch ñược chia thành 2 loại

A. Chất rắn thân nước

Page 136: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 136

B.

156. Hai phương pháp ñiều chế hỗn dịch

A.

B.

Trả lời ñúng sai các câu từ 438 ñến 452

157. Hỗn dịch là hệ phân tán vi dị thể của tướng rắn phân tán trong môi trường lỏng hay mềm.

158. Môi trường phân tán có thể là thân nước hay thân dầu.

159. Chất rắn phân tán có thể thân nước hay sơ nước.

160. ðiều chế hỗn dịch nước với chất rắn sơ nước dễ hơn chất rắn thân nước.

161. ðiều chế hỗn dịch bắt buộc phải dùng chất gây thấm.

162. Hỗn dịch thuốc phải ñạt yêu cầu ñục ñều, không phân lớp hoặc lắng cặn ở ñáy chai.

163. Hỗn dịch uống chỉ có thể là hỗn dịch nước.

164. Hỗn dịch tiêm chỉ có thể là hỗn dịch nước.

165. Hỗn dịch dùng ngoài có thể là hỗn dịch nước và hỗn dịch dầu.

166. Hỗn dịch ñiều chế theo phương pháp phân tán cơ học, bền vững hơn (phân chia nhỏ hơn) phương pháp ngưng kết.

167. Hỗn dịch ña liều không ñược ñiều chế với hoạt chất ñộc A, B ít tan.

168. Giai ñoạn nghiền ướt trong quá trình ñiều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học là quan trọng nhất.

169. Có thể lọc hỗn dịch qua rây ñể loại các tiểu phân kích thước quá lớn.

170. Môi trường phân tán của hỗn dịch có thể là một nhũ tương.

171. Potio hỗn dịch là hỗn dịch uống mà thành phần có chất làm ngọt.

Page 137: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG KHOA DƯỢC

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 1 137

Chọn một câu trả lời ñúng nhất cho các câu từ 453 ñến 457

172. Hỗn dịch thô, các tiểu phân rắn có kích thước:

A. Lớn hơn 100µm – tối ña 200µm B. Từ 50µm – 100µm

C. Từ > 1µm – 70µm D. Từ 0,5µm – 1µm

E. Từ 0,1µm – 0,5µm

173. Hỗn dịch keo, các tiểu phân rắn có kích thước:

A. Từ 1µm – 50µm B. Từ 50µm – 100µm

C. <1µm D. Từ 0,5µm – 5µm E. >1µm

174. Dược chất rắn nào sau ñây thân nước:

A. Terpin hydrat B. Lưu huỳnh

C. Bismuth nitrat kiềm D. Long não E. Menthol

175. Chất gây thấm nào sau ñây ñúng cho hỗn dịch nước:

A. Gôm Arabic B. Span

C. Cholesterol D. Tween 80 E. A và D ñúng

176. Chất gây thấm nào sau ñây dùng cho hỗn dịch dầu:

A. Gôm Arabic B. Span

C. Tween 80 D. Lecithin E. B và D ñúng

Page 138: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG BỘ MÔN : BÀO CHẾ- CND

GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 2

ðỐI TƯỢNG HỌC TẬP : DƯỢC SĨ TRUNG CẤP

LƯU HÀNH NỘI BỘ -2012-

Page 139: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG
Page 140: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 1

MỤC LỤC

BÀI 1. THUỐC MỠ (UNGUENTUM) ......................................................................... 2

BÀI 2. VIÊN NANG .................................................................................................... 17

BÀI 3. THUỐC BỘT .................................................................................................. 20

Bài 4. THUỐC CỐM .................................................................................................. 27

BÀI 5. VIÊN HOÀN (TRÒN) ..................................................................................... 31

BÀI 6. VIÊN NÉN ....................................................................................................... 34

BÀI 7. VIÊN BAO ....................................................................................................... 36

BÀI 8. THUỐC SOL KHÍ (Aerosol) .......................................................................... 40

BÀI 9. TƯƠNG KỴ TRONG PHA CHẾ ................................................................... 44

BÀI 10. CAO THUỐC (Extracta) .............................................................................. 53

BÀI 11. CỒN THUỐC VÀ RƯỢU THUỐC .............................................................. 61

BÀI 12. QUI TRÌNH PHA CHẾ THUỐC THEO ðƠN ............................................ 75

BÀI 13. THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC ................................................... 78

BÀI 14. CÁC DẠNG THUỐC ðẶC BIỆT CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU ............... 98

Phụ lục 1 .................................................................................................................... 104

NỘI DUNG THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM ..................................... 104

(GOOD LABORATORY PRACTICE GLP)........................................................... 104

Phụ lục 2 .................................................................................................................... 107

NỘI DUNG THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC ......................................... 107

(GOOD STORAGE PRACTICE GSP) .................................................................... 107

BÀI 15. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BAO BÌ DƯỢC PHẨM ......................................... 108

Page 141: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 2

BÀI 1. THUỐC MỠ (UNGUENTUM)

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại thuốc mỡ.

2. Nêu ñược yêu cầu chất lượng chung của thuốc mỡ.

3. Kể ñược các yếu tố ảnh hưởng ñến sự thấm, hấp thu thuốc mỡ qua da.

4. Trình bày ñược thành phần và kỹ thuật ñiều chế thuốc mỡ.

NỘI DUNG

1. ðịnh nghĩa

Theo DðVN IV: “Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng ñể bôi trên da hay niêm mạc nhằm bảo vệ da hoặc ñưa thuốc thấm qua da. Thành phần của thuốc mỡ gồm một hay nhiều hoạt chất ñược hòa tan hay phân tán ñồng ñều trong một tá dược hay hỗn hợp tá dược thích hợp”.

2. Phân loại

2.1. Theo thể chất và thành phần cấu tạo

− Thuốc mỡ mềm (Unguentum, pomato) nay là dạng thường gặp nhất. Thể chất mềm gần giống mỡ lợn hoặc vaselin. Tá dược thường dùng trong dạng này là các chất béo (dầu, mỡ, sáp) hoặc các hydrocarbon, các silicon…hoặc các tá

dược nhũ tương khan.

+ Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%.

+ Thuốc mỡ Methyl salicylat.

− Thuốc mỡ ñặc hay bột nhão bôi da (Pasta dermica) là dạng thuốc mỡ có hàm lượng cao các hoạt chất rắn (≥ 40%) ñược phân tán dưới dạng hạt mịn. Tá dược

ñược dùng trong dạng này có thể là tá dược thân dầu hoặc thân nước. Nếu tá

dược thân nước (hỗn hợp nước và glycerin) khi ñó bột nhão ñược gọi là Hồ

nước hay Bột nhão nước (bột nhão Darier)

− Sáp (cera, unguentum cream) là dạng thuốc mỡ có thể chất dẻo. Dạng này ít gặp

trong ngành Dược.

− Kem bôi da (creama dermica) là dạng thuốc mỡ có thể chất rất mềm và rất mịn do trong thành phần có hàm lượng lớn các chất lỏng (tá dược thể lỏng hoặc hoạt

chất tan trong dầu hoặc nước) thường có cấu trúc nhũ tương kiểu D/ N hoặc N/D.

Thí dụ: Kem bôi da Newgifar (ketoconazol 2%), kem bôi da clotrimazol 1%, kem bôi da Madecasol, Kem bôi da Newneo (neomycin, dexamethason)

Page 142: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 3

Page 143: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 4

− Gel là thuốc mỡ cấu tạo bởi các chất lỏng ñược gel hóa nhờ tác nhân tạo gel

thích hợp.

+ Gel thân dầu: tá dược thường ñược cấu tạo bởi parafin lỏng ñược cho thêm polyethylene, dầu béo và ñược gel hóa bởi oxyd silic keo hay xà phòng nhôm, kẽm.

+ Gel thân nước: thường là nước, glycerin, propylen glycol ñược gel hóa bằng các tác nhân tạo gel như gôm adragant, tinh bột, carbopol…

Thí dụ: Newhot gel, Salonpas gel, Profenid gel.

Công thức: Methyl salicylat, Menthol, Camphor,carbopol, propylen glycol, cồn.

Công dụng: ðau cơ, mỏi cơ, bong gân, ñau lưng, ñau dây thần kinh, thấp khớp.

2.2. Theo cấu trúc hệ phân tán

− Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán ñồng thể (thuốc mỡ dung dịch) hoạt chất ñược hòa tan trong tá dược, như thuốc mỡ Methyl salicylat.

− Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể, hoạt chất và tá dược không hòa tan với nhau.

+ Thuốc mỡ kiểu hỗn dịch: thuốc mỡ Tetracyclin.

+ Thuốc mỡ kiểu nhũ tương: thuốc mỡ Dalibour.

+ Thuốc mỡ thuộc nhiều hệ phân tán: thuốc mỡ kiểu dung dịch- hỗn dịch, dung dịch- nhũ tương…

2.3. Theo mục ñích sử dụng hoặc ñiều trị

− Thuốc mỡ bảo vệ da và niêm mạc: kem Sunplay.

− Thuốc mỡ gây tác dụng ñiều trị tại chỗ

+ Thuốc mỡ sử dụng trên da.

+ Thuốc mỡ sử dụng trên niêm mạc ( mắt, mũi, tai, âm ñạo, hậu môn ).

+ Thuốc mỡ gây tác dụng ñiều trị toàn thân.

3. Yêu cầu chất lượng

− Phải là hỗn hợp hoàn toàn ñồng nhất giữa hoạt chất và tá dược, trong ñó hoạt

chất phải có ñộ phân tán càng cao càng tốt.

Page 144: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 5

− Thể chất mềm, mịn màng, không tan chảy ở nhiệt ñộ thường và dễ bám thành lớp mỏng khi bôi trên da hoặc niêm mạc.

− Không gây kích ứng, dị ứng ñối với da và niêm mạc.

− Bền vững (về lý, hóa và vi sinh) trong quá trình bảo quản.

− Gây ñược hiệu quả ñiều trị cao.

− Không gây bẩn áo quần và dễ rửa sạch bằng xà phòng và nước.

4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự thấm thuốc và hấp thu thuốc qua da

4.1. Các yếu tố sinh lý

Lứa tuổi, giới tính, loại da, tình trạng da

− Da phụ nữ, thanh niên thấm thuốc dễ dàng và nhanh hơn da người già.

− Da trẻ em rất non và mỏng, tỷ lệ diện tích da với khối lượng cơ thể lớn nên tổng lượng chất hấp thu sẽ rất lớn.

− Loại da khô (lượng nước trong lớp sừng < 10%), tỷ lệ nước và mỡ thấp sẽ hấp thu tốt các thuốc mỡ có tá dược thân dầu hoặc ở dạng nhũ tương N/ D. Da trơn nhờn thường khó thấm hoạt chất hơn.

− Tình trạng da.

+ Da nguyên vẹn, các tổ chức của da ñặc biệt là lớp sừng là rào cản hữu hiệu

ñối với nhiều tác nhân lý hóa học.

+ Khi da bị tổn thương (bỏng, bị loét, xây xát…) lớp sừng bị phá hủy, mất khả

năng bảo vệ khi ñó sự thấm và hấp thu thuốc qua da trở nên dễ dàng hơn.

4.2. Các yếu tố về dược học

− Yếu tố thuộc về hoạt chất: các tính chất lý học, hóa học của hoạt chất có ý nghĩa quan trọng ñối với các giai ñoạn phóng thích hoạt chất ra khỏi tá dược từ ñó ảnh hưởng tới sự thấm và hấp thu thuốc qua da.

− Yếu tố thuộc về tá dược: tá dược ảnh hưởng tới thể chất, tính tan chảy, khả năng bắt dính trên da và niêm mạc, khả năng giải phóng hoạt chất , khả năng

dẫn thuốc thấm và hấp thu vào các tổ chức của da, mạch máu… vì vậy ảnh hưởng trực tiếp ñến tính sinh khả dụng của chế phẩm.

− Kỹ thuật bào chế làm ảnh hưởng ñến trạng thái lý hóa, ñộ phân tán hoạt chất,

thể chất của thuốc mỡ… vì vậy có ảnh hưởng ñến mức ñộ và tốc ñộ giải phóng hoạt chất tức ảnh hưởng ñến tính sinh khả dụng của thuốc mỡ.

Page 145: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 6

5. Thành phần của thuốc mỡ

5.1. Dược chất

Gồm một số nhóm chính sau

− Nhóm corticoid dùng ngoài:

Betamethason, Dexamethason, Hydrocortison.

− Nhóm kháng sinh

Gentamycin, Neomycin, Tetracyclin, Bacitracin, Erythromycin.

− Nhóm kháng nấm

Griseofulvin, Ketoconazol, Clotrimazol.

− Nhóm kháng viêm không Steroid (NSAID)

Diclofenac, Ketoprofen, Ibuprofen.

− Nhóm các hoạt chất khác

Kháng Histamin, huyết áp, tim mạch, kích thích tái sinh mô, cao thuốc (cao mềm, cao ñặc, cao khô).

5.2. Tá dược

5.2.1. Yêu cầu ñối với tá dược thuốc mỡ

− Có khả năng tạo với các dược chất thành hỗn hợp ñồng nhất ñáp ứng các yêu cầu ñối với thuốc mỡ về các mặt: thể chất, tính tan chảy, khả năng bắt dính, ñộ

thấm.

− Phóng thích hoạt chất theo ñúng yêu cầu.

− Không có tác dụng dược lý riêng và không cản trở hoạt chất phát huy tác dụng.

− Không cản trở hoạt ñộng sinh lý bình thường của da (sự tỏa nhiệt, sự tiết mồ hôi).

− Có pH trung tính hay hơi acid gần giống với pH của da (pH= 5,5).

− Bền vững về mặt vật lý, hóa học, sinh học.

− Ít gây bẩn da, quần áo và dễ rửa sạch bằng nước.

− Có thể tiệt khuẩn ñược.

Ngày nay ñã có trên 600 tá dược ñược sử dụng cho dạng thuốc dùng ngoài da, nhưng khó có thể tìm ñược một tá dược ñáp ứng ñủ yêu cầu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chọn tá dược cho thích hợp.

Page 146: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 7

5.2.2. Phân loại tá dược

a. Tá dược thân dầu và không tan trong nước

− Dầu mỡ sáp (DMS)

+ Dầu lạc thường ñược sử dụng phối hợp ñể ñiều chỉnh thể chất, tăng ñộ thấm, giúp dễ nghiền mịn một số hoạt chất rắn, làm tướng dầu trong các nhũ tương.

+ Dầu cá là loại dầu béo duy nhất ñược dùng làm tá dược trong các dạng thuốc dùng ngoài da. Do có chứa một lượng khá cao vitamin A, D nên thường ñược dùng ñể ñiều chế các thuốc bôi trên vết phỏng, vết loét nhằm thúc ñẩy quá trình lên da.

+ Dầu vừng có tác dụng làm dịu da và niêm mạc mạnh hơn các dầu thực vật khác.

+ Dầu thầu dầu tan ñược trong cồn 95° do chứa tỷ lệ lớn các glycerid của acid ricinoleic, thường ñược dùng trong các thuốc dùng ngoài chứa một số hoạt chất sát trùng ( phenol, acid salicylic…) và các mỹ phẩm ( thuốc ñánh móng tay, thuốc chải tóc ).

+ Sáp ong lấy từ tổ ong phối hợp làm tăng ñộ cứng, ñộ chảy… Sáp ong còn dùng làm chất nhũ hóa phối hợp ñể tăng khả năng nhũ hóa trong các tá dược nhũ tương.

+ Lanolin ñiều chế từ nước giặt lông cừu nên còn gọi là sáp lông cừu có thành phần gần giống chất bã nhờn ở da người nên có tác dụng dịu với da và có khả năng thấm qua da tốt . Lanolin thường ñược dùng dưới hai dạng

Lanolin khan có thể chất rất dẻo quánh khó bám thành lớp mỏng trên da nên thường dùng phối hợp với các tá dược khác ñể làm tá dược cho các thuốc mỡ kháng sinh, thuốc mỡ tra mắt.

Lanolin ngậm nước có thể chất mềm giống vaselin, khả năng nhũ hóa vẫn còn mạnh có thể dùng một mình làm tá dược nhũ tương kiểu N/D. Nhược ñiểm là dễ bị ôi khét nếu bảo quản lâu nên chỉ ñiều chế lượng ít ñể dùng ngay.

− DMS hydrogen hóa

+ Bền vững, không bị ôi khét và biến chất.

+ Khả năng nhũ hóa mạnh hơn các chất béo thiên nhiên. Tùy mức ñộ hydrogen hóa mà tạo ñược nhiều loại khác nhau về thể chất.

− Các hydrocarbon ñiều chế từ các sản phẩm phụ của quá trình chưng cất dầu mỏ.

+ Vaselin là hỗn hợp các hydrocarbon no rắn và lỏng. Thể chất mềm, dẻo và trong hơn mỡ lợn. Vaselin vàng trung tính ñem tẩy màu bằng acid hoặc kiềm sẽ có vaselin trắng ñược sử dụng ñể ñiều chế các thuốc mỡ không màu. Có khả năng hòa tan nhiều loại hoạt chất không phân cực (tinh dầu, long não…).

+ Dầu vaselin (parafin lỏng) là hỗn hợp hydrocarbon no thể lỏng, là chất lỏng trong, sánh, không màu, không mùi, vị. Thường dùng ñể ñiều chỉnh thể chất hoặc giúp nghiền mịn các hoạt chất rắn trước khi phối hợp chúng với các tá dược khác trong thành phần thuốc.

Page 147: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 8

+ Parafin là hydrocarbon no thể rắn, màu trắng, sờ nhờn tay, không mùi vị, ñược dùng ñể ñiều chỉnh thể chất, tăng ñộ ñặc của một số tá dược mềm, lỏng.

b. Tá dược thân nước

− Ưu ñiểm

+ Có thể hòa tan hoặc trộn ñều với nước và các chất lỏng phân cực khác.

+ Dễ bám thành lớp mỏng trên da và niêm mạc.

+ Phóng thích hoạt chất nhanh và hoàn toàn.

+ Không cản trở sự trao ñổi bình thường ở chỗ bôi thuốc với môi trường, không gây kích ứng, dị ứng, có tác dụng dịu da và tạo cảm giác mát, dễ chịu.

+ Không có khả năng thấm qua da mhưng thích hợp với da hoặc niêm mạc ñã bị tổn thương hay da bị mẫn cảm với tá dược béo.

− Nhược ñiểm

+ Kém bền vững, thường bị vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

+ Dễ bị khô cứng vì vậy cần thêm chất háo ẩm với tỷ lệ 30- 40% như glycerin, sorbitol…

+ Các loại tá dược thân nước

+ Gel alginate, gel bentonit, gel dẫn chất của cellulose (MC: methyl cellulose, CMC: carboxy methyl cellulose, HPMC: hydroxyl propylmethyl cellulose), gel carbomer (carbopol) carboxy vinyl polymer.

+ Polyoxyethylen glycol (PEG).

c. Tá dược nhũ tương

Gồm 2 loại:

− Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh: thành phần có ñầy ñủ tướng dầu, tướng nước và chất nhũ hóa.

− Tá dược nhũ tương khan: thành phần chỉ có tướng dầu và chất nhũ hóa. Khi phối hợp với nước hoặc dung dịch nước của hoạt chất sẽ trở thành nhũ tương.

Loại này thường có thể chất cứng hơn thuốc mỡ, ñể khi phối hợp với hoạt chất

lỏng hoặc dung dịch hoạt chất sẽ thu ñược kem bôi da ñáp ứng yêu cầu. ðiển hình của loại này là Lanolin khan, sáp ong…

6. Kỹ thuật ñiều chế

6.1. Phương pháp hòa tan

− Áp dụng khi hoạt chất dễ hòa tan trong tá dược.

− Tiến hành

+ Chuẩn bị tá dược.

Page 148: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 9

+ Phối hợp hoạt chất vào tá dược: hòa tan hoạt chất vào tá dược. Tùy trường hợp, có thể hòa tan ở nhiệt ñộ thường hoặc nhiệt ñộ cao.

− Chú ý

+ Không hòa tan các hoạt chất vượt quá khả năng hòa tan của tá dược, ñể tránh bị kết tủa làm mất tính ñồng nhất của thành phẩm.

+ Cần làm mịn hoạt chất rắn trước ñể việc hòa tan ñược nhanh chóng.

+ ðối với hoạt chất bay hơi, phải tiến hành trong thiết bị kín và không ñưa nhiệt ñộ lên quá 500C.

6.2. Phương pháp trộn ñều ñơn giản

− Áp dụng khi hoạt chất rắn không hòa tan hoặc rất ít hòa tan trong tá dược hoặc trong một dung môi trơ thông thường.

− Cách tiến hành

+ Chuẩn bị tá dược.

+ Phối hợp hoạt chất vào tá dược bằng phương pháp trộn ñều ñơn giản.

Ngoài 2 phương pháp trên còn có các phương pháp nhũ hóa ñể ñiều chế thuốc mỡ nhũ tương (kem thuốc), là dạng thuốc mỡ có nhiều ưu ñiểm về mặt sinh khả dụng, ñược sử dụng nhiều ñể ñiều trị và trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Sơ ñồ 20.1: Qui trình ñiều chế thuốc mỡ theo phương pháp hòa tan.

Page 149: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 10

6.3. ðóng gói

− ðể ñảm bảo thuốc mỡ giữ ñược chất lượng tốt và lâu dài cần phải ñóng gói ñúng yêu cầu kỹ thuật như kín, sạch, vô trùng, tránh ánh sáng, ñể nơi mát.

− Thuốc mỡ thường ñóng trong các bao bì sau:

+ Lọ rộng miệng: thuốc mỡ DEP.

+ Hộp nhựa hay kim loại: dầu cù là Con Ó.

+ Tuýp bằng thiếc, nhôm tráng silicon, nhựa dẻo: Profenid gel, thuốc mỡ vaselin.

+ +

Sơ ñồ 20.2: Qui trình ñiều chế thuốc mỡ theo phương pháp trộn ñều ñơn giản.

Page 150: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 11

7. Kiểm soát chất lượng thuốc mỡ

− Theo DðVN IV thuốc mỡ phải mịn, ñồng nhất, không ñược có mùi lạ, không biến màu, không cứng lại hoặc tách lớp ở ñiều kiện thường, không ñược chảy lỏng ở nhiệt ñộ 370C và phải bắt dính ñược trên da và niêm mạc khi bôi.

− DðVN IV qui ñịnh kiểm tra

+ Sự ñồng nhất của thuốc mỡ.

+ ðộ ñồng ñều khối lượng.

+ ðộ phân tán của các tiểu phân hoạt chất.

+ Giới hạn kích thước của các tiểu phân.

+ ðịnh tính và ñịnh lượng theo qui ñịnh trong chuyên luận riêng.

8. Một số công thức thuốc mỡ

8.1. Cao sao vàng

− Công thức

Menthol ........................................... 12,5 g Long não ........................................... 12,5 g Tinh dầu bạc hà .................................... 17 ml Tinh dầu long não ............................. 10,5 ml Tinh dầu khuynh diệp ............................ 5 ml. Tinh dầu hương nhu ............................ 2,5 ml. Tinh dầu quế ................................ vừa ñủ. Tá dược ...................................... vừa ñủ. Tá dược gồm vaselin, lanolin, sáp ong, cerezin, ozokerit theo tỷ lệ thích hợp.

Ngoài ra có thể thêm các chất ổn ñịnh màu, ổn ñịnh hương.

− Tiến hành: ñiều chế thuốc mỡ (cao su sao vàng) theo phương pháp hòa tan

+ ðun chảy hỗn hợp tá dược, lọc qua vật liệu thích hợp.

+ Trộn menthol với long não thành hỗn hợp chảy lỏng, thêm các loại tinh dầu vào hòa tan.

+ Phối hợp với tá dược, ñun cách thủy trong dụng cụ kín ở nhiệt ñộ 70- 80°C, khuấy trộn ñều.

+ ðể nguội xuống 40-50°C, rót vào hộp, ñể nguội hẳn, ñậy nắp.

8.2. Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%

− Công thức

Tetracyclin ......................................... 100 mg. Lanolin khan .......................................... 2 g. Vaselin ........................................ vñ 7,9 g.

− Tiến hành: ñiều chế theo phương pháp trộn ñều ñơn giản

Page 151: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 12

+ Hỗn hợp tá dược ñược ñun chảy, lọc, tiệt khuẩn và ñể nguội.

+ Nghiền mịn tetracyclin trong cối ñã ñược tiệt khuẩn.

+ Thêm ñồng lượng hỗn hợp tá dược vào cối tetracyclin trộn kỹ ñể thu ñược khối nhão mịn.

+ Thêm dần hỗn hợp tá dược còn lại và trộn ñều thành thuốc mỡ ñồng nhất.

+ ðóng tuýp 2 hay 5g.

+ Dán nhãn.

Chú ý: ñây là thuốc mỡ kháng sinh, dùng ñể tra mắt, vì vậy, dược chất và tá dược phải ñảm bảo ñược dùng cho mắt. Quá trình ñiều chế phải ñảm bảo ñúng ñiều kiện vô khuẩn như các thuốc dùng cho mắt khác (thuốc nhỏ mắt)

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau:

1. Nêu tên 5 loại thuốc mỡ theo thể chất và thành phần cấu tạo

A.

B.

C. Sáp bôi da

D. Gel thuốc bôi da

E.

2. Hai loại thuốc mỡ theo hệ phân tán:

A.

B.

3. Thuốc mỡ theo hệ phân tán dị thể bao gồm:

A.

B. Thuốc mỡ kiểu nhũ tương

C.

4. Ba loại thuốc mỡ theo mục ñích ñiều trị

A.

B.

C. Thuốc mỡ gây tác dụng toàn thân

5. Ba loại tá dược dùng cho thuốc mỡ:

A.

B.

Page 152: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 13

C. Tá dược nhũ tương

6. Ba loại tá dược thân dầu không tan trong nước

A.

B.

C.

7. Tên 3 tá dược thuốc mỡ thuộc nhóm hydrocarbon

A.

B.

C.

8. Hai nhược ñiểm dễ thấy của tá dược thân nước

A.

B.

9. Hai loại tá dược nhũ tương

A.

B.

10. Hai phương pháp ñiều chế thuốc mỡ ñã nêu trong tài liệu học tập

A.

B.

11. Ba loại bao bì dùng cho thuốc mỡ

A. B. C. Tuýp bằng thiếc, nhôm, nhựa dẻo

12. Kể hai yếu tố ảnh hưởng ñến sự thấm thuốc và hấp thụ thuốc qua da

A. B.

13. Ba yếu tố dược học ảnh hưởng ñến sự thấm thuốc qua da

A. Yếu tố thuộc về dược chất

B. C.

Trả lời ñúng sai các câu từ 549 ñến 569

14. Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, trơn nhẵn, không tan trong nước, khó rửa sạch.

15. Sáp là dạng thuốc mỡ có thể chất ñặc dẻo.

16. Kem bôi da là thuốc mỡ có cấu trúc nhũ tương.

17. Cao sao vàng là thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể.

Page 153: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 14

18. Thuốc mỡ tra mắt tetracylin thuộc hệ phân tán dị thể.

19. Tá dược thuốc mỡ dạng gel có thể có cấu trúc dị thể.

20. Thuốc mỡ dạng gel có thể có cấu trúc ñồng thể hoặc dị thể.

21. Thuốc mỡ Dalibour là thuốc mỡ hỗn dịch.

22. Da người trẻ dễ thấm thuốc hơn da người già.

23. Da bị tổn thương khó thấm thuốc hơn da nguyên vẹn.

24. Da trơn thường khó thấm thuốc hơn da khô.

25. Các loại dầu thực vật và dầu khoáng ñều có thể dùng làm tá dược thuốc mỡ.

26. Sáp ong, Lanolin ñều là tá dược nhũ hóa vì trong thành phần có chứa chất nhũ hóa cholesterol.

27. Lanolin khan là tá dược nhũ tương khan.

28. Lanolin ngậm nước là tá dược nhũ tương hoàn chỉnh.

29. Tá dược thân nước giải phóng hoạt chất nhanh hơn tá dược thân dầu.

30. Tá dược thân nước có khả năng thấm thuốc qua da tốt.

31. Dầu mỡ sáp hydrogen hóa không bị ôi khét và dễ rửa sạch bằng nước.

32. Tá dược tạo gel là dẫn chất của cellulose có thể là: MC, CMC, NaMCM, HPMC và hay dùng nhất là EC (Etyl cellulose).

33. Các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vết thương, thuốc mỡ tra mắt phải ñiều chế trông ñiều kiện vô trùng.

34. Tiệt khuẩn tá dược thuốc mỡ tra mắt bằng phương pháp nhiệt khô ở 160°C/giờ.

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu từ câu 570 ñến 578

35. Thuốc mỡ mềm (pomato) là thuốc mỡ ñược ñiều chế với các tá dược sau, ngoại trừ:

A. Vaselin

B. Lanolin khan

C. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh

D. Dầu, mỡ, sáp hydrogen hóa

E. Các Silicon

36. Thuốc mỡ ñặc hay bột nhão bôi da có hàm lượng các dược chất rắn là:

A. < 10% B. Từ 10% - 20%

Page 154: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 15

C. Từ 20% - 30% D. Từ 30% - 40%

E. ≥ 40%

37. Các kháng sinh ñược ñiều chế dưới dạng thuốc mỡ ngoại trừ:

A. Kháng sinh nhóm Beta Lactam (Amoxiclin)

B. Gentamycin

C. Neomycin

D. Tetracylin

E. Erythromycin

38. Dầu, mỡ, sáp hydrogen hóa ưu ñiểm hơn chưa hydrogen hóa vì:

A. Có thể chất ổn ñịnh

B. Dễ vận chuyển

C. Bền vững không bị ôi khét

D. ðộ tinh khiết cao

E. Có khả năng nhũ hóa cao

39. Tá dược gel có nhược ñiểm là hay khô cứng vì vậy thường thêm các chất giữ ẩm:

A. Acid béo no B. Acid béo không no

C. Dầu thầu dầu D. Manitol

E. Glycerin hoặc propylenglycol

40. Nồng ñộ các chất háo ẩm dùng trong gel thuốc là:

A. 0,1% 0,5% B. 1,0% 5,0%

C. 5,0% 10% D. 10% 20%

E. 20% 30%

41. Ưu ñiểm căn bản nhất của tá dược gel là:

A. Hình thức ñẹp

B. Dễ rửa sạch, không trơn nhờn

C. Dễ hòa tan dược chất

D. Giải phóng dược chất nhanh

E. Giúp thuốc mỡ thấm sâu

42. Với thuốc mỡ tra mắt tetracyline, chỉ tiêu kiểm tra nào là ñặc trứngo với thuốc mỡ khác

A. ðịnh tính

B. ðịnh lượng

C. Khả năng giải phóng hoạt chất

Page 155: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 16

D. Thể chất thuốc mỡ

E. ðộ vô khuẩn

43. Tìm phương thức và bao bì ñóng gói thích hợp nhất cho thuốc mỡ kháng sinh như tetracyline, cloramphenicol, gentamycin

A. Tuýp nhôm 20g

B. Tuýp nhôm tráng vecni 20g

C. Lọ thủy tinh rộng miệng 20g

D. Túyp nhôm 2-10g

E. Tuýp chất dẻo 5 – 10g

Page 156: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 17

BÀI 2. VIÊN NANG

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Kể ñược các phương pháp ñiều chế viên nang mềm, viên nang cứng. - Trình bày ñược ý nghĩa ưu nhược ñiểm của viên nang.

NỘI DUNG 1. ðỊNH NGHĨA

Viên nang là dạng thuốc phân liều rắn, trong dạng thuốc này dược chất ñược chứa trong một lớp vỏ (capsule) gọi là nang. Viên nang thường dùng ñể uống, ñôi khi dùng ñặt trực tràng, âm ñạo, dùng ngoài…

2. PHÂN LOẠI 2.1 Nang tinh bột: Còn gọi là viên nhện, có lớp vỏ bằng tinh bột, hiện nay không

còn sử dụng… 2.2 Nang gelatin: Lớp vỏ nang bằng gelatin, tùy theo ñộ mềm dẻo của vỏ nang,

viên nang gelatin ñược chia làm 2 loại: 2.2.1 Viên nang mềm: Thường chứa dược chất ở thể lỏng, mềm. Dược chất

hòa tan hoặc phân tán trong dầu. Viên nang mềm thường có dạng hình cầu, hình trứng quả ôliu, hình viên ñạn (hiếm).

2.2.2 Viên nang cứng: Lớp vỏ gelatin có thể chất rắn. Dược chất bên trong thường ở dạng bột, hạt, pellet, microcapsule.

3.ƯU NHƯỢC ðIỂM 3.1 Ưu ñiểm

- Sản xuất ñược ở qui mô công nghiệp. - Việc nghiên cứu xây dựng công thức ñơn giản hơn viên nén. - Che giấu ñược mùi vị khó chịu của thuốc mà không cần dùng chất ñiều vị

hay bao viên lại. - Có thể dùng ñiều chế viên tan trong ruột hoặc viên có tác dụng kéo dài (xử

lý vỏ nang hoặc ñóng vi nang). - Dược chất dễ ñược phóng thích, ít bị ảnh hưởng bởi tá dược như viên nén.

3.2 Nhược ñiểm - Giá thành cao - Dễ bị giả mạo - Bảo quản khó, ñòi hỏi ñiều kiện chống ẩm, chống nóng.

4. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ 4.1 Thành phần vỏ nang

Tùy theo ñiều kiện của trang trang thiết bị, phương pháp ñiều chế và loại nang cần ñiều chế, thành phần vỏ nang luôn thay ñổi. Các thành phần chính của nang gồm

- Gelatin: Là chất dính ñể tạo vỏ mỏng - Nước: Thông thường các vỏ nang gelatin thường chứa từ 12 – 16% nước. - Các chất làm dẻo: Thường dùng các chất như glycerin, sorbitol, Propylen

glycol, saccarose (viên nand mềm) - Các chất màu: thường dùng nhất là các oxid sắt. - Chất tạo ñộ ñục: Chất tạo ñộ ñục thường dùng nhất là titan dioxid. - Chất bảo quản: Thường dùng nipagin, nipasol, acid benzoic, natri benzoat.

4.2 ðiều chế khối gelatin

Page 157: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 18

- Ngâm khối gelatin trong nước ñã hòa tan sẵn các chất màu, chất bảo quản, ñể một thời gian cho trương nở hoàn toàn (vài giờ).

- ðun nóng ở nhiệt ñộ < 700C ñể hoà tan glycerin vào. Lọc dung dịch qua gạc hoặc vải.

- ðể yên 1 – 2 ngày. 4.3 ðiều chế viên nang mềm

Dược chất trong viên nang mềm thường ở dưới dạng mỏng, hoặc khối nhão của chất rắn phân tán trong chất lỏng. Các chất lỏng sử dụng phải không ñược hòa tan lớp vỏ gelatin, thường dùng làm dầu thực vật. Có 3 phương pháp ñiều chế viên nang mềm

4.3.1 Phương pháp nhúng khuôn Dùng khuôn kim loại có hình dạng và kích thước mong muốn, bôi trơn bằng dầu parafin, làm lạnh, nhúng vào khối gelatin ñun nóng ở nhiệt ñô 40 – 50 0C. Lấy khuôn ra, gelatin sẽ bám thành một lớp mỏng liên tục. Làm ñông ñặc lớp mỏng này ở nhiệt ñộ – 50C, tháo vỏ gelatin ra khỏi khuôn, ñóng ñầy thuốc và hàn kín bằng cách nhỏ lên một giọt dung dịch gelatin hay dùng mỏ hàn hàn kín lại. Phương pháp này có thể thực hiện thủ công hoặc bán tự ñộng.

4.3.2 Phương pháp ép + Phương pháp ép trên khuôn cố ñịnh: Khuôn ñược chế tạo từ 2 tấm kim loại ñã ñược tạo hình ñối xứng nhau tương ứng với viên nang. - Gelatin ñược ñiều chế thành tấm mỏng, hai tấm gelatin và dược chất ép dính

vào nhau sau ñó cắt rời thành viên. - Phương pháp nay hiện nay không ñược áp dụng vì sự phân phối thuốc

không ñều, tỷ lệ hư hỏng cao. + Phương pháp ép trên máy: Khuôn ñược chế tạo thành 2 trục quay ngược chiều nhau, phương pháp này cho năng suất cao và chất lượng viên rất tốt.

4.3.3 Phương pháp nhỏ giọt - Dựa theo cơ chế nhỏ giọt ñồng thời và lồng vào nhau của dung dịch dược

chất và dung dịch tạo vỏ nang. - Thiết bị gồm 2 ống tạo giọt ñồng tâm, ống trong chứa hoạt chất, ống ngoài

chứa dịch tạo vỏ nang. - Tốc ñộ chảy của hai ống ñược ñiều chỉnh sao cho lượng gelatin vừa ñủ ñể

tạo một lớp vỏ bao bọc lượng thuốc bên trong. - Viên hình thành rơi vào parafin lạnh, lớp vỏ ñong lại, sau ñó ñược làm khô

và rửa sạch dầu bên ngoài bằng dung môi hữu cơ. - Phương pháp này cho viên hình cầu, khối lượng không quá 0,75g. Ưu ðiểm: Năng suất cao, thiết bị ñơn giản Nhược ðiểm: Chỉ sử dụng ñối với dung dịch có ñộ nhớt thấp (các dung dịch dầu).

4.4 ðiều chế viên nang cứng 4.4.1 ðiều chế vỏ nang: Viên ñiều chế vỏ nang ñược thực hiện bằng phương pháp

nhúng khuôn. Vỏ của viên nang cứng gồm hai phần hình trụ lồng khít vào nhau, thành mỏng và kích thước rất xác (ñến 1/4mm). Vỏ nang chỉ ñược chế tạo ở qui mô lớn, ñiều kiện hết sức ổn ñịnh. Có 8 cỡ vỏ nang có sức chứa từ 0,13ml ñến 1,37ml.

4.4.2 ðóng thuốc vào nang ðiều chế hỗn hợp bột: Thông thường phải xát hạt ñể hạt ñược các ñặc tính

cần thiết.

Page 158: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 19

- ðộ mịn: Kích thước ñồng ñều. - ðộ chảy: Phải cao ñể ñảm bảo sự ñồng nhất về khối lượng khi ñóng nang

với tốc ñộ cao. - ðộ rã: Trong giới hạn cho phép, ñộ rã. - Tỷ trọng biểu kiến: Phù hợp với cỡ nang ñược lựa chọn. ðóng thuốc vào nang: Có thể ñóng bằng tay, máy thủ công, bán tự ñộng,

tự ñộng.Tùy thuộc vào tính chất hoạt ñộng của máy. Lau sạch nang: Có thể thực hiện bằng cách lau, hút bột thuốc còn dính lại

trên nang, thường dùng nhất là hệ thống băng tải có máy hút bụi ñể vừa kiểm tra vừa có thể lau sạch nang.

5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ðộ ñồng nhất về khối lượng, ñộ ñồng nhất về hàm lượng, thời gian rã, tốc ñộ giải phóng hoạt chất, ñịnh tính, ñịnh lượng.

Page 159: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 20

BÀI 3. THUỐC BỘT

Pulveres

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Trình bày ñược ñịnh nghĩa, phân loại, ưu nhược ñiểm của thuốc bột.

Kể ñược 4 tiêu chuẩn chất lượng của thuốc bột.

Trình bày ñược kỹ thuật bào chế thuốc bột.

Kể ñược 3 cách phân liều thuốc bột.

Bào chế ñược một số thuốc trong chương trình.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có ñộ mịn xác ñịnh, chứa một hay nhiều hoạt chất.

Ngoài hoạt chất, trong thuốc bột còn có thêm các tá dược như chất ñiều hương, chất màu, tá dược ñộn …

Trong y học cổ truyền, thuốc bột ñược gọi là “thuốc tán”.

2. PHÂN LOẠI

Có nhiều cách phân loại thuốc bột

Dựa vào thành phần

Thuốc bột ñơn: trong thành phần chỉ có một chất.

Thí dụ: Bột natri bicarbonat, sorbitol

Thuốc bột kép: trong thành phần có từ hai chất trở lên

Thí dụ: Bột oresol, bột lưu huỳnh dùng ngoài.

Dựa vào cách phân liều, ñóng gói

Thuốc bột phân liều: sau khi bào chế xong, ñược ñóng gói một liều hoặc nhiều liều dùng ñể cấp phát cho người dùng.

Thuốc bột phân liều thường dùng ñể uống.

Thí dụ: Sorbitol, Smecta.

Thuốc bột không phân liều: sau khi bào chế xong, ñược ñóng gói toàn bộ lượng thuốc bột vào một bao bì thích hợp rồi cấp phát ñể bệnh nhân tự chia liều khi sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thuốc bột không phân liều thường là bột dùng ngoài.

Thí dụ: Phấn trị rôm sẩy.

Page 160: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 21

Dựa theo cách dùng

Thuốc bột ñể uống: là loại thuốc bột thường gặp nhất, thường là thuốc bột phân liều.

Thuốc bột ñể dùng ngoài: thường phải là bột mịn hoặc rất mịn ñể tránh tạo cảm giác khó chịu khi xoa lên da.

Thuốc bột ñể pha thuốc tiêm.

Thuốc bột dùng trên niêm mạc (ñể ít, phun mù).

Dựa vào kích thước tiểu phân: có 5 cỡ bột

3. ƯU NHƯỢC ðIỂM

Ưu ñiểm

Bào chế ñơn giản, dễ ñóng gói và vận chuyển.

Tương ñối ổn ñịnh trong quá trình bảo quản, tuổi thọ kéo dài.

Có tính sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác.

Tiện cho các kỹ thuật bào chế các dạng thuốc khác (viên, cốm, dung dịch)

Nhược ñiểm

Khó uống (ñối với các dược chất có mùi vị khó chịu và gây kích ứng niêm mạc ñường tiêu hóa).

Khó bảo quản (dễ hút ẩm).

3. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THUỐC BỘT

Thuốc bột khô tơi ñồng nhất.

ðộ ẩm không quá 9%.

Phải ñạt ñộ mịn qui ñịnh.

ðồng ñều về hàm lượng và khối lượng.

Ngoài các tiêu chuẩn trên, các thuốc bột thuộc loại sau phải ñạt các tiêu chuẩn riêng:

+ Thuốc bột pha tiêm: phải ñáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ñối với thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền dạng bột.

+ Thuốc bột ñể uống: phải ñạt ñộ tan hay ñộ phân tán trong nước.

+ Thuốc bột dùng ngoài: phải ñạt ñộ vô khuẩn, ñộ mịn.

4. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT

Kỹ thuật bào chế thuốc bột ñơn

Qua 2 giai ñoạn: nghiền, rây

• Nghiền:là sự giảm kích thước của chất rắn ban ñầu ñến mức ñộ thích hợp theo yêu cầu của bào chế thuốc

Page 161: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 22

• Rây: là biện pháp lựa chọn các bột thuốc có kích thước mong muốn và ñảm bảo ñộ ñồng nhất của bột

Dược chất ñể bào chế thuốc bột ñơn rất phong phú

4.1.1. Dược chất là dược liệu thảo mộc

Sơ chế dược liệu: loại tạp chất, phơi sấy khô, chia thô…

Tán thành bột: tùy theo yêu cầu của từng loại dược liệu, dụng cụ sử dụng là thuyền tán, cối chày, máy xay…

Rây: chọn cỡ rây thích hợp với yêu cầu của bột.

4.1.2. Dược chất là hóa chất

Sấy khô.

Tán bột (nếu cần).

Rây.

Kỹ thuật bào chế thuốc bột kép

Qua 2 giai ñoạn sau:

4.1.3. Giai ñoạn nghiền bột ñơn

− Tiến hành theo nguyên tắc làm thuận lợi cho quá trình trộn bột kép về sau:

− Dược chất có khối lượng lớn thì nghiền trước, sau ñó xúc ra khỏi cối rồi nghiền tiếp dược chất có khối lượng ít hơn.

− Dược chất có tỷ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn dược chất có tỷ trọng nhỏ.

4.1.4. Giai ñoạn trộn bột kép

− ðể ñảm bảo thu ñược hỗn hợp bột kép ñồng nhất, tránh hiện tượng phân lớp, cần tuân theo các nguyên tắc trộn bột kép như sau:

− Cho dược chất có khối lượng ít nhất vào trước, thêm dần các chất có khối lượng nhiều hơn vào sau, mỗi lần thêm vào bằng với khối lượng bột có sẵn trong cối (trộn theo nguyên tắc ñồng lượng).

− Dược chất có tỷ trọng nặng cho vào trước, nhẹ cho vào sau ñể tránh bay bụi gây ô nhiễm không khí và hao hụt bột dược chất.

− Thuốc bột có chứa dược chất ñộc A, B (thông thường chất ñộc A. B có khối lượng nhỏ), ñể tránh hao hụt người ta phải lót 1 khối lượng thuốc khác.

− DðVN qui ñịnh, ñối với chất ñộc nếu lượng trong ñơn nhỏ hơn 50mg thì phải dùng bột ñã pha loãng (bột nồng ñộ). Thông thường với dược chất ñộc liều dùng ở hàng miligam người ta dùng bột pha loãng 1%, chất ñộc dùng ở liều hàng centigam, dùng bột pha loãng 10%. Tá dược pha loãng thường dùng là lactose. ðể kiểm tra sự ñồng nhất của khối thuốc bột, người ta cho thêm vào

Page 162: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 23

thành phần bột pha loãng 0,25 – 1% chất màu (thường dùng ñỏ carmin) khi pha chế, chất màu ñược nghiền cùng với dược chất ñộc.

− Trường hợp có chất lỏng (tinh dầu, dầu khoáng, glycerin, cồn thuốc, cao lỏng) trong công thức thuốc bột thì lượng chất lỏng không ñược quá 10% so với lượng chất rắn ñể không làm ảnh hưởng ñến thể chất khô, tơi của thuốc bột. Khi phối hợp cần cho từng giọt vào ñầu chày rồi trộn ñều. Nếu lượng chất lỏng nhiều phải thêm bột trơ có khả năng hút và phải chú thích lượng bột trơ ñã thêm vào. Nếu chất lỏng là tinh dầu phải cho vào sau cùng ñể tránh bay hơi.

− Thuốc bột có kháng sinh thì dược chất cùng tham gia với kháng sinh phải khô, không hút ẩm và ñược ñiều chế, ñóng gói trong ñiều kiện vô khuẩn.

5. ðÓNG GÓI

ðối với thuốc bột không phân liều

− Có thể ñóng gói trong:

− Lọ rộng miệng.

− Túi polyetylen hàn kín.

− Lọ 2 nắp, nắp trong có ñục lỗ (lọ phấn rôm).

ðối với thuốc bột phân liều

ðược phân liều theo 3 cách:

Ước lượng bằng mắt:

− ðộ chính xác không cao lắm.

− Áp dụng ñối với thuốc bột ñược bào chế ở qui mô nhỏ, pha theo ñơn, không chứa dược chất ñộc.

Tiến hành:

− Cân 1 liều thuốc mẫu rồi dựa vào liều mẫu chia số bột còn lại thành các phần bằng nhau giống với liều mẫu.

− Chia xong, cân kiểm tra lại 1 vài liều bất kỳ.

Dựa theo thể tích:

Dùng muỗng, lọ nhỏ…

Tiến hành:

− Cân 1 vài liều mẫu ñể ấn ñịnh dung tích dụng cụ phân chia.

− Sau ñó ñong hàng loạt.

− Phương pháp này không chính xác bằng phương pháp cân nhưng chính xác hơn phương pháp ước lượng bằng mắt.

Page 163: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 24

Dựa theo khối lượng:

− Áp dụng ñối với thuốc bột có chứa dược chất ñộc.

− Tiến hành: Cân từng liều một.

− Sau khi phân liều xong, thuốc bột thường ñược gói từng liều vào các loại giấy gói hoặc túi nilon, túi nhôm thích hợp, hàn kín.

6. BẢO QUẢN

Thuốc bột là dạng thuốc rắn, tương ñối ổn ñịnh nhưng dễ hút ẩm, do ñó thuốc bột phải ñược bảo quản kín, tránh ẩm.

7. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC BỘT

Bột natri hydrocarbonat

Công thức:

Natri hydrocarbonat 200 g

ðóng gói 2 g

Chuẩn bị: dược chất ñạt tiêu chuẩn cân, giấy gói, túi polyetylen, nhãn…

ðóng gói: cân 200g Natri hydrocarbonat, rây qua rây 1(nếu cần), chia thuốc ñã cân thành 100 phần ñều nhau, gói từng phần bằng giấy khô, sạch.

Dán nhãn: thành phẩm thường, dùng trong.

Công dụng: dùng ñể trung hòa dịch vị, chữa ñầy hơi, khó tiêu trong bệnh ñau dạ dày.

Bột Oresol

Công thức:

Natri Clorid 3,50 g

Natri Citrat 2,90 g

Kali Clorid 1,50 g

Glucose khan 20,00 g

ðiều chế: theo nguyên tắc trộn bột kép.

Công dụng: bù nước và chất ñiện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy.

Cách dùng: hòa tan cả gói thuốc vào 1000ml nước sôi ñể nguội, uống dần trong ngày, không ñể qua ñêm.

Uống theo chỉ dẫn sau:

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống 250 – 500 ml/1 ngày.

Trẻ em từ 6 tháng ñến 2 tuổi uống 500 – 1000 ml/1 ngày.

Trẻ em từ 2 tuổi ñến 5 tuổi uống theo nhu cầu.

Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Page 164: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 25

Thuốc bột chứa chất ñộc

Công thức:

Strychnin sulfat Một miligam Thiamin clohydrat 0,05 g Sorbitol 0,10 g

ðiều chế:

Nghiền bột ñơn và trộn bột kép theo nguyên tắc chung.

Chú ý thay 10mg strychnin bằng 1000mg bột nồng ñộ 1%.

Công dụng: giúp ăn ngon, tăng sức với người mới khỏi bệnh.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1. ðịnh nghĩa thuốc bột.

2. Kể 4 tiêu chuẩn chất lượng của thuốc bột

3. Nêu nguyên tắc ñồng lượng trong trộn bột kép.

4. Kể 3 cách phân liều ñối với thuốc bột phân liều.

5. Kể 4 thành phần dược chất có trong công thức của bột Oresol.

TRẢ LỜI CÂU HỎI ðÚNG SAI

1. Thuốc bột oresol là thuốc bột trong thành phần chỉ có một dược chất.

2. Sorbitol là thuốc bột phân liều.

3. Bột mẹ (Bột pha loãng) có nồng ñộ là 10%.

4. ðộ ẩm trong thuốc bột không ñược vượt quá 9%.

CHỌN CÂU TRẢ LỜI ðÚNG NHẤT

1. Thuốc bột phân liều là:

A. Thuốc bột sau khi pha chế xong, ñược chia sẵn thành liều 1lần dùng ñể cấp phát cho người dùng.

B. Thuốc bột sau khi pha chế xong, không chia sẵn thành cấp phát cho người dùng, khi dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

C. Câu a và b ñúng

D. Câu a và b sai.

2. Trong ñiều chế thuốc bột kép, dược chất ñộc A, B nhỏ hơn bao nhiêu thì phải dùng bột mẹ

A. Nhỏ hơn 50mg

B. Nhỏ hơn 50g

Page 165: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 26

C. Nhỏ hơn 500mg

D. Tất cả sai

3. Trong một ñơn thuốc bột kép, khi nghiền bột ñơn, phải bắt ñầu nghiền từ dược chất:

A. Khó nghiền mịn B. Có khối lượng nhỏ

C. Có khối lượng lớn D. Có tỷ trọng lớn

4. Nhược ñiểm phân liều thuốc bột theo cách ước lượng bằng mắt

A. ðộ chính xác không cao

B. Qui mô sản xuất nhỏ

C. Áp dụng với các thuốc không chứa chất ñộc

D. Áp dụng thuốc pha theo ñơn

5. Khi pha chế thuốc bột, phải chú ý gì nếu trong công thức có chứa dược chất ñộc A, B với khối lượng từ 50mg trở xuống

A. Lót dưới cối 1 khối lượng dược chất khác.

B. Trộn bột theo phương pháp trộn bột kép.

C. Cho dược chất ñộc A, B vào ñầu tiên.

D. Sử dụng bột mẹ.

6. Bột mẹ(Bột pha loãng) có nồng ñộ là:

A. 10% B. 1% C. 5% D. 0,5%

Page 166: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 27

Bài 4. THUỐC CỐM

Granulae

MỤC TIÊU HỌC TẬP

− Trình bày ñược ñịnh nghĩa, thành phần của thuốc cốm.

− Kể ñược 6 giai ñoạn ñiều chế thuốc cốm bằng phương pháp xát qua rây.

− Kể 3 yêu cầu kiểm soát chất lượng thuốc cốm.

− Bào chế một số thuốc cốm trong chương trình.

1 NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Thuốc cốm là dạng thuốc rắn, có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, thường dùng ñể uống bằng cách hoà với nước hay một chất lỏng thích hợp hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay sirô.

2. THÀNH PHẦN

Dược chất: có thể là hoá chất, cao thuốc hoặc dịch chiết dược liệu….

Tá dược: bao gồm:

+ Tá dược dính: sirô, dung dịch PVP, dung dịch CMC…

+ Tá dược ñộn: bột saccarose, lactose…

+ Tá dược ñiều hương vị….

Nếu là cốm pha hỗn dịch, có thể dùng thêm tá dược rã, gây thấm, ổn ñịnh…

3. KỸ THUẬT ðIỀU CHẾ

− Thuốc cốm ñược ñiều chế bằng 2 phương pháp sau:

− Xát qua rây.

− Phun sấy.

Phương pháp xát qua rây

Gồm các giai ñoạn:

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: nghiền, rây, cân…

Trộn bột kép: tiến hành trộn bột kép các dược chất hoặc dược chất với tá dược rắn theo nguyên tắc chung.

Tạo khối ẩm: trộn bột kép với tá dược dính lỏng ñể tạo thành khối bột dẻo ñồng nhất.

Xát cốm: bằng tay hay bằng máy xát cốm qua cỡ rây thích hợp.

Sấy cốm: ở nhiệt ñộ thích hợp 30 – 60°C cho tới khô (ñộ ẩm < 5%).

Sửa hạt: sửa hạt qua cỡ rây qui ñịnh ñể loại bỏ bột mịn và cục vón.

Page 167: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 28

ðóng gói, bảo quản: thuốc cốm dễ hút ẩm, kết dính, chảy nhão, nên phải bảo quản trong chai lọ bằng chất dẻo, túi PE, lọ thủy tinh.

Phương pháp phun sấy

Thường dùng bào chế cốm hòa tan, cốm từ các dịch chiết dược liệu.

2 4. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Theo DðVN IV, thuốc cốm ñược kiểm soát chất lượng về các tiêu chuẩn sau:

− ðộ ẩm không quá 5%.

− ðộ ñồng ñều khối lượng khi ñóng gói: ± 5%.

− ðộ hoà tan (với cốm hòa tan): thêm 20 phần nước nóng vào 1 phần thuốc cốm, khuấy trong 5 phút, cốm phải tan hoàn toàn.

3 5. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC CỐM

Cốm Phytin

Công thức:

Phytin 110 g

Tricalci phosphat 10 g

Bột ñường 750 g

Sirô ñơn 250 g

Tiến hành:

− Chuẩn bị: cối chày, dao vét, rây, giấy gói…

− Cân dược chất.

− Nghiền bột ñơn.

− Trộn bột kép.

− Tạo thành khối dẻo với sirô ñơn.

− Xát cốm.

− Loại bỏ bột vụn.

− ðóng gói 100g trong 2 lần túi PE hàn kín.

− Dán nhãn thành phẩm, thuốc thường dùng trong.

Công dụng: làm thuốc bổ cho trẻ em, chống còi xương chậm lớn, uống 2 – 3 thìa cà phê/ 1lần, 2-3 lần / 24giờ.

Cốm Calci

Công thức:

Page 168: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 29

Calci gluconat 2,4 g

Calci glycerophosphat 8,8 g

Calciphosphat 8,8 g

ðường trắng 80 g

Siro ñơn vñ

Tiến hành:

− Chuẩn bị: cối chày, rây, túi PE,…

− Cân dược chất.

− Nghiền mịn từng dược chất gói riêng.

− Trộn bột kép.

− Tạo khối dẻo với siro ñơn.

− Xát cốm.

− Sấy từ 40- 50°C cho khô.

− Rây loại bỏ bột và hạt mịn.

− ðóng gói 50 - 100g trong túi polyetylen hàn kín.

− Dán nhãn thành phẩm, thường dùng trong.

Công dụng: Làm thuốc bổ, cung cấp calci, phospho cho cơ thể, dùng cho trẻ em còi xương, chậm lớn, phụ nữ có thai.

Page 169: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 30

392. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1. ðịnh nghĩa thuốc cốm.

2. Thành phần của thuốc cốm.

3. Kể ñược 6 giai ñoạn ñiều chế thuốc cốm bằng phương pháp xát qua rây

4. Kể 3 loại tá dược dính thường dùng ñể bào chế thuốc cốm.

CHỌN CÂU TRẢ LỜI ðÚNG NHẤT

1. Tá dược dính trong diều chế thuốc cốm

A. Siro, PVP, CMC

B. Lactose, sacarose, CMC

C. Sacarose, PVP, CMC

D. Tá dược rã, chất gây thắm.

2. 6 giai ñoạn trong phương pháp xát qua rây trong ñiều chế thuốc cốm

A. Tạo khối ẩm, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, ñóng gói bảo quản

B. Trộn bột kép, tạo khối ẩm, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, ñóng gói bảo quản

C. Trộn bột kép, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, ñóng gói bảo quản

D. Trộn bột kép, tạo khối ẩm, sấy cốm, sửa hạt, ñóng gói bảo quản

3. Trong ñiều chế thuốc cốm giai ñoạn sấy cốm nhiệt ñộ thích hợp từ:

A. 20- 250

B. 75- 800

C. 30- 600

D. 10- 200

4. ðộ ẩm của thuốc cốm………5%

A. ≤ B. ≥ C. < D. >

5. ðộ ñồng ñều khối lượng khi ñóng gói của thuốc cốm là

A. ± 4% B. ± 7% C. ± 5% D. ± 6%

6. Thuốc cốm ñược bảo quản trong chai lọ ñược làm bằng

A. Chất dẻo B. PE C. Thủy tinh D. Tất cả ñều ñúng.

Page 170: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 31

BÀI 5. VIÊN HOÀN (TRÒN)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Nêu ñược ñịnh nghĩa, phân loại và ưu nhược ñiểm của thuốc viên tròn - Nêu ñược tiêu chuẩn chất lượng của viên tròn - Trình bày kỹ thuật bào chế viên tròn

NỘI DUNG CHÍNH 1. ðỊNH NGHĨA

Viên tròn là dạng viên thuốc rắn, hình cầu, ñược bào chế chủ yếu từ bột thuốc và tá dược tính theo khối lượng qui ñịnh, thường dùng ñể uống. 2. PHÂN LOẠI

Có thể phân loại viên tròn theo nhiều cách 2.1 Dựa theo nguồn gốc

Chia làm 2 loại

- Viên tròn tây y: Chủ yếu ñược bào chế từ các nguyên liệu hóa dược, thường có khối lượng từ 0,1 – 0,5g.

- Thuốc hoàn: Chủ yếu bào chế từ các loại thảo mộc, khoáng vật dùng theo quan ñiểm y học cổ truyền.

Trong thuốc hoàn lại ñược chia làm 2 loại dựa trên thể chất là: hoàn mềm và hoàn cứng.

2.2 Dựa theo phương pháp bào chế Chia làm 2 loại - Viên chia - Viên bồi

3. Ưu nhược ñiểm 3.1 Ưu ñiểm

- Dễ uống, che lấp mùi vị khó sử dụng của thuốc. - Có thể bao lớp, bao áo ngoài ñể bảo vệ dược chất, che giấu mùi vị khó chịu

hay khu trú tác dụng của thuốc ở ruột. - Chia liều tương ñối chính xác. - Bào chế ñơn giản - Vận chuyển, bảo quản dễ dàng

3.2 Nhược ñiểm - Chất phóng thích chậm � tác dụng chậm - Viên tròn dễ chảy dính, nấm mốc, biến ñổi màu.

4. THÀNH PHẦN 4.1 Dược chất

- Hóa dược:Terpinhydrat, codein phosphat - Chế phẩm bào chế: Cao thuốc, mật thuốc… - Dược liệu thảo mộc: Bột cam thảo, nhựa..

4.2 Tá Dược: Thường dùng - Tá dược ñộn - Tá dược rã - Tá dược hút - Tá dược dính - Các tá dược khác

Page 171: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 32

5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG Thuốc viên tròn phải - Tròn ñều và ñồng nhất - Có khối lượng ñạt dung sai cho phép - Có ñúng thành phần quy ñịnh - Tan rã, giải phóng thuốc tốt - ðạt mức ñộ vô khuẩn cho phép

6. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN TRÒN 6.1 Chuẩn bị

- Các dược chất rắn ñược tán thành bột mịn ñến kích thước qui ñịnh, trộn ñều thành bột kép.

- Chọn các tá dược và ñều chế tá dược cần. - Dụng cụ, thiết bị, máy móc…

6.2 Kỹ thuật bào chế 6.2.1 Phương pháp chia viên Gồm 6 giai ñoạn sau - Tạo khối dẻo: Cho bột kép vào cối hay máy nhào trộn, sau ñó cho từ từ tá

dược dính vào trộn, nhào kỹ thành khối dẻo mịn, không dính chày cối hay máy nhào trộn là ñược.

- Làm thành ñũa: căn cứ vào số lượng viên, cân thành từng khối nhỏ, dùng bàn lăn thành ñũa có chiều dài nhất ñịnh (ứng với số viên cần có) hoặc dùng máy ép, ép thành ñũa.

- Chia thành viên: ðưa ñũa lên bàn chia hoặc máy cắt viên ñã rắc nhẹ một lớp bột chống dính như talc, bột cam thảo hay xoa cồn, dầu thảo mộc (lạc, vừng, dầu parafin với viên mật, rồi cắt thành những viên bằng nhau.

- Làm ñều viên: ðể lấy những viên bằng nhau và loại ra những viên quá to hoặc quá nhỏ bằng cách cho viên qua rây, máy sàng hay dùng máy ly tâm.

- Sửa viên: Nhằm làm cho viên tròn ñều + Viên tạo ra do bàn chia viên +Viên tạo ra do máy cắt: dùng máy xoa viên

- Sấy viên: Sấy nhẹ ở nhiệt ñộ thích hợp 6.2.2 Phương pháp bồi viên

Dụng cụ

Nồi bao viên bằng ñồng hoặc thép không gỉ. Tùy dung tích của nồi ñể xác ñịnh viên cần ñiều chế. Nồi bao ñược ñặt nghiêng từ 300 – 45 0, tốc ñộ vòng quay của nồi là 10 – 40 vòng trong 1 phút. Phương pháp bồi viên gồm các giai ñoạn sau Gây nhân

Trộn lượng bột thuốc với một ít tá dược ẩm cho ñủ ẩm, cho vào nồi bao hay thúng, lắc và cho hoạt ñộng ñể tạo ñược hạt nhỏ như hạt kê, sau ñó dùng rây sàng ñể chọn các hạt cùng cỡ làm viên nhân.

Có thể dùng hạt ñường, hạt cải, hạt tía tô, hạt kê: làm viên nhân. Bồi thành viên

Phun hay quét ñều tá dược dính vào nồi bao hay thúng lắc, cho tiếp viên nhân vào lắc ñều thúng hay lắc quay nồi bao ñể tá dược dính bám dính ñều viên nhân. Rắc từ từ bột thuốc với lượng vừa ñủ vào và tiếp tục lắc thúng hoặc quay nồi bao ñể bột thuốc bám chắc ñều quanh viên nhân.

Page 172: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 33

Tiếp tục bao nhiều lần như vậy. Thường sau vài lần bao phải rây ñể loại viên to, nhỏ và lại tiếp tục bao tới khi ñạt kích thước qui ñịnh. Sấy viên Viên ñạt kích thước ñem sấy nhẹ ở 400C – 500C cho khô.

7. ðÓNG GÓI – BẢO QUẢN - Thuốc viên tròn sau khi bào chế xong ñem sấy khô, phân liều, ñóng gói

ngay. Căn cứ vào thời gian sử dụng, tính chất viên mà có cách ñóng gói bảo quản thích hợp.

- Viên hoàn mềm hay viên mật ñóng gói trong quả sáp hoặc lọ thủy tinh nút kín.

- Viên ñóng gói xong ñược bảo quản nơi thoáng mát. ðịnh kỳ kiểm tra lại chất lượng viên.

8. MỘT SỐ CÔNG THỨC VIÊN TRÒN 8.1 Viên Terpin codein

- Terpin hydrat :0,50g - Codein: 0,10g - Nhựa thông tinh chế :vñ

Làm thành 10 viên tròn Trộn Codein với một ít bột màu (ñỏ carmin), thêm Terpin hydrat và trộn

ñều thành bột kép. Thêm nhựa thông và nghiền trộn thành khối dẻo, lăn thành ñũa, dùng bàn chia viên thành 10 viên. Sấy nhẹ, ñóng gói.

8.2 Viên chữa ho gà - Bách bộ : 50g - Tô diệp : 250g - Trần bì : 50g - Tang bạch bì : 50g - Cát căn : 25g - Cà ñộc dược : 125g - Mật ong hay hồ tinh bột:vñ

Làm thành 10.000 viên Tá dược tán bột mịn. Trộn các bột thành bột kép, thêm cồn Cà ñộc dược

trộn ñều, thêm mật ong hay hồ tinh bột, nghiền trộn thành khối dẻo, lăn thành ñũa, chia thành 10.000 viên. Sấy nhẹ, ñóng gói.

8.3 Hoàn lục vị (DðVNI) - Củ mài :96g - ðơn bì :71g - Phục linh :71g - Sơn thù :96g - Thực ñịa :115g - Trạch tả :71g - Mật luyện vñ :1000g

Thực ñịa thái mỏng, tẩm rượu cho mềm rồi giã thật nhuyễn. Các dược liệu khác chế biến sấy khô, tán thành bột mịn. Trộn thực ñịa với bột thuốc cho thật ñều, thêm mật luyện thành viên 12g theo kỹ thuật chung.

Page 173: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 34

BÀI 6. VIÊN NÉN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Kể ñược ưu nhược ñiểm, cách sử dụng của các dạng viên nén. - Trình bày các dạng tá dược dùng trong công thức viên nén. - Trình bày ñược ý nghĩa và phạm vi áp dụng của các phương pháp ñiều chế viên

nén. NỘI DUNG CHÍNH

1. ðịnh nghĩa Viên nén là dược phẩm rắn, có hình dạng nhất ñịnh, mỗi viên chứa lượng chính xác của 1 hoặc nhiều hoạt chất, ñược bào chế bằng cách nén khối hạt thuốc có hoặc không có tá dược trên máy dập viên.

2. Ưu – nhược ñiểm của dạng viên nén 2.1 Ưu ñiểm

- Mùi vị khó chịu của dược chất thuốc có thể giảm hoặc che dấu hẳn trong dạng viên nén.

- Phân liều chính xác. - Có thể in chữ hay khắc rãnh, in khối lượng trên mặt viên. - Thể tích nhỏ, vận chuyển dễ dàng, bảo quản ñược lâu. - Sản xuất nhanh và giữ vệ sinh vì toàn bộ dây chuyền sản xuất ñược làm

bằng máy. 2.2 Nhược ñiểm Uống hơi khó khăn, có thể gây buồn nôn khi nuốt. 3. Thành phần

Hoạt chất: viên có thể có một hoặc nhiều hoạt chất Các loại tá dược:

� Tá dược ñộn: tăng thể tích, khối lượng, cải thiện tính chịu nén, trơn chảy, hoạt chất thường dùng lượng nhỏ. VD: tinh bột, ñường, cellulose và dc, muối vô cơ

� Tá dược dính: giúp bột, hạt dễ liên kết thành khối, viên ñạt ñộ cứng cần thiết khi bảo quản, vận chuyển. dùng khô, lỏng. VD: Tinh bột và DC, glucose, saccarose, gelatin, gôm arabic, PVP và DC, acid Alginic..

� Tá dược rã: khi gặp nước, dịch thể sẽ chuyển viên nén từ cấu trúc rắn chắc sang dạng hạt nhỏ ñể hòa tan phóng thích hoạt chất. Viên rã theo 2 cơ chế: - Lí học : rã theo cơ chế trương nở: tinh bột &DC, Acid alginic, PVP…và

rã theo cơ chế hòa tan: Natri clorid, glucose, saccharose.. - Hóa học: gồm sự sinh khí, sủi bọt: muối bicarbonat và acid citric tạo CO2

khi tiếp xúc nước. � Tá dược trơn, bóng: tá dược sơ nước phải thăm dò tỉ lệ <= 0.02%. làm trơn bề

mặt hạt giúp phân liều, dập viên dễ dàng, nhẵn bóng bề mặt viên, giảm ma sát, chống dính, cải thiện ñộ trơn chảy của bột.

- Tá dược trơn bóng tan trong nước: Acid boric, Natrilaurysulfat, Natri benzoat, PEG 4000, 6000

- Tá dược trơn bóng không tan trong nước: talc, acid stearic, magnesi stearat, tinh bột, dầu parafin.

� Td màu, mùi, ñiều chỉnh pH, hút, làm ẩm…..

Page 174: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 35

4. Các phương pháp ñiều chế viên nén 4.1. Phương pháp dập trực tiếp: áp dụng ñối với dược chất có tính chịu nén

và ñộ trơn chảy tốt. Một số ít dược chất hoặc hỗn hợp có thể dập thẳng thành viên mà không qua giai ñoạn xát hạt, ví dụ: NaCl, Natri bromur, Cafein citrat… 4.2.Xát hạt:

Xát hạt có ý nghĩa quan trọng vì: Làm tăng sự liên kết giữa các tiểu phân. Làm giảm sự kết dính của bột vào máy. Giúp cho sự phân phối hạt ñều ñặn. Tránh sự phân lớp giữa các thành phần. Các phương pháp xát hạt:

- Xát hạt khô: Chuẩn bị nguyên liệu, trộn bột kép, dập viên tạm thời, xát hạt, sửa hạt, thêm TD, dập viên, ñóng gói

- Xát hạt ướt: Chuẩn bị nguyên liệu, trộn bột kép, xát cốm ướt, sấy cốm, sửa hạt, thêm TD, dập viên, ñóng gói.

- Xát hạt từng phần - Các phương pháp xát hạt khác: xát hạt bằng máy sấy phun sương, , xát

hạt bằng nhiệt nóng chảy tá dược, tạo hạt bằng phương pháp ñặc biệt..

5.Kiểm tra viên nén 5.1. Kiểm nghiệm bán thành phẩm

� Tỉ trọng biểu kiến và ñộ xốp của hạt. � Lưu tính của hạt: tốc ñộ chảy, góc nghỉ. � Hình dạng, kích thước hạt. � Tính chịu nén của hạt.

5.2. Kiểm nghiệm thành phẩm (DðVN IV) � Hình thức cảm quang � ðộ ñồng ñều khối lượng. � Hàm lượng, ñộ ñồng ñều hàm lượng. � ðộ rã. � ðộ hòa tan. � ðịnh tính, ñịnh lượng

Ghi chú: Tiêu chuẩn nhà sản xuất: ñộ cứng, ñộ mài mòn, kiểm soát khối lượng

Page 175: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 36

BÀI 7. VIÊN BAO

MỤC TIÊU HỌC TẬP - Trình bày ñược khái niệm và ñặc trưng của từng dạng ñặc biệt. - Trình bày các phương pháp bao viên

NỘI DUNG CHÍNH ðỊNH NGHĨA

Viên bao là viên nén ñược bọc bên ngoài bằng một hoặc nhiều lớp hỗn hợp các chất khác nhau như: ñường, các chất nhựa thiên nhiên hoặc tổng hợp, gôm … Lớp bao cũng có thể chứa hoạt chất.

Phân loại - Lớp bao bằng ñường� Viên bao ñường(Sugar – coated tablet) - Viên bao bằng các chất nhựa thiên nhiên hay tổng hợp với bề dày lớp bao

thật mỏng � Viên bao màng mỏng (film coated tablet). - Viên bao bột: Lớp bao thường dày và có chứa dược chất. - Viên bao (gelatin coated).

Ưu ñiểm - Viên ñẹp có nhiều màu sắc, bề mặt nhẵn bóng. - Dược chất không bị tác ñộng trực tiếp bởi ánh sáng, không khí, nấm mốc… - Che giấu ñược mùi vị của thuốc - Có thể làm viên có tác ñộng theo ý muốn: Viên có thể tan rã theo ý muốn,

cho tác ñộng toàn thân hoặc tác ñộng kéo dài, hoặc tan rã theo vị trí mong muốn.

1.ðiều chế viên bao ñường - ðây là phương pháp kinh ñiển, thường sử dụng nhất. - Viên nhân: Thường dùng viên nhân 2 mặt khum. - Chất bao: ðường ñược sử dụng dưới dạng siro so với các nồng ñộ khác

nhau tùy giai ñoạn Thiết bị + Thường dùng nồi bao với tỷ lệ thổi không khí nóng và lạnh vào. + Qui trình bao viên gồm các giai ñoạn: 1.1 Cách ly nhân (bao verni)

- Mục ñích: Phủ lên nhân một màng nhựa hay chất dẻo hữu cơ, làm cho nhân không bị thấm ướt từ bên ngoài vào ở các giai ñoạn sau.

- Thường dùng: Gôm lắc, Polyvinyl, Acetat, PEG. Có thể thêm những chất

sơ nước như các loại sáp, parafin, bơ cacao. 1.2 Bao nền

- Mục ñích: Tạo một lớp dính ở nền ñể chuẩn bị cho những giai ñoạn bao sau.

- Thường dùng: + Tá dược dính: sirô hoặc dung dịch gôm, dung dịch Gelatin + Chất bao: Các loại bột dùng ñể tạo lớp bao nền như: Talc, bột gôm Arabic, CaCO3, Kaolin.

1.3 Bao dầy - Mục ñích: Làm cho viên dầy lên bằng những lớp sirô.

Page 176: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 37

- Thường dùng: siro với các nồng ñộ khác nhau, thật ñặc và nóng lúc ñầu, sirô loãng hơn ở giai ñoạn cuối ñể cho những lớp bao thật mịn.

- Thông thường, giai ñoạn này thực hiên nhiều lần ñể cho những lớp bao xếp lên nhau ñến hình dạng và khối lượng nhất ñịnh và thao tác có thể kéo dài ñến và ngày.

1.4 Bao Màu - Mục ñích: Tạo màu cho viên - Thường dùng: Màu pha loãng trong sirô hoặc tạo thành hỗn Dịch ñồng nhất

(nếu màu không tan trong sirô). Thường dùng các sirô có nồng ñộ từ nhạt ñến ñậm.

1.5 ðánh bóng viên Thiết bị sử dụng trong giai ñoạn này là nồi ñánh bóng. Mục ñích: Làm cho viên có bề mặt bóng Thường dùng: Các loại sáp như ong, sáp carnauba và các sáp tổng hợp. Các chất này ñược hòa tan trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi như ete, xăng công nghiệp, Cloroform.

2. ðiều chế viên bao màng mỏng: (Fiml coating tablet) - Bao tạo màng bảo vệ

Mục ñích - Bao viên tan trong ruột - Bao viên tác dụng kéo dài

Thường dùng Các chất tổng hợp như dẫn chất Cellulose, các copolymer methacrylic (các

Eudragit) những PEG có phân tử lượng cao, các dẫn chất vinilic. Thiết bị - Nồi bao: thường sử dụng nồi bao với bộ phận phun dịch bao dưới dạng tia,

các chất bao ñược hòa tan trong các dung dịch môi và phun vào các viên trong nồi ñang quay.

- Máy bao tầng sôi (FLUID BED COATER): Các viên do tác dụng của dòng không khí nóng nén ñược làm bay lơ lửng trong bình hình trụ, ñồng thời dung dịch bao ñược phun vào bình.

Ưu ðiểm + Áp dụng ñược cho tất cả các viên nén có hình dạng khác nhau. + Lớp bao rất mỏng có thể còn thấy ñược các chữ khác bên trong, rất ñều. 3. ðiều chế viên bao bột (Bao bằng phương pháp = bao khô. Mục ñích Phương pháp ñược áp dụng ñể tạo thành viên nén có một lớp bao bên ngoài bằng một loại hạt thứ hai. Phương pháp bao này cho phép:

- ðiều chế các viên có thành phần hoạt chất tương kỵ với nhau. - ðiều chế các viên có tác ñộng rã chậm: Phần bên ngoài (lớp bao)rã ngay,

phần bên trong (viên nhân) rã chậm. Thiết bị

Máy dập viên xoay tròn với nhiều phễu tiếp liệu. 4.Kiểm nghiệm Thời gian tan rã:

- Viên bao ñường phải rã trong vòng 60 phút. - Viên bao phim phải rã trong vòng 30 phút.

Page 177: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 38

- ðối với viên bao phim tan trong ruột (enteric coated tablet): Phải không ñược tan ở môi trường acid trong thời gian 120 phút, và phải tan trong môi trường có pH = 6,8 trong 60 phút.

Các chỉ tiêu khác: giống như viên nén. VIÊN NÉN NGẬM

Có nhiều hình dạng khác nhau, khối lượng từ 1 – 4 gam. Có thể cho tác dụng tại chỗ hoặc tác dụng toàn thân.

- Viêm ngậm có tác dụng tại chỗ: có mục ñích sát trùng, chống viêm, gây tê, chống nấm, Thường dùng ñể ñiều trị các bệnh viêm họng, viêm lợi, viêm chân răng, viêm niêm mạc miệng, tưa lưỡi…

- Viêm ngậm cho tác dụng toàn thân: Dược chất ñược hấp thu qua niêm mạc miệng vào tĩnh mạch cổ và ñi thẳng vào tim, do ñó tránh ñược sự phân hủy của dược chất qua ñường tiêu hóa và không ñược chuyển hóa qua gan lần ñầu.

Yêu cầu của viên ngậm - Có mùi dễ chịu - Phải giải phóng hoạt chất từ từ, kéo dài: Vì khi ngậm viên thuốc ñược giữ ở

miệng trong thời gian 30 – 60 phút.

VIÊN ðẶT DƯỚI LƯỠI Ưu ñiểm Dược chất ñược hấp thu nhanh, không bị hủy bởi dịch tiêu hóa, không bị chuyển hóa lần ñầu ở gan. Tính chất

- Viên rất nhỏ (khối lượng dưới100mg) và mỏng. - Do dược chất ñược hấp thu trực tiếp vào máu và ñi thẳng vè tim nên phát

huy tác dụng rất nhanh trong bệnh tim mạch (viên chứa Nitrolycerin, Nifedipin).

- Cũng áp dụng cho viên chứa các hormon � tránh ñược sự phân hủy qua ñường tiêu hóa.

KẸO NGẬM Thường ñiều chế bằng phương pháp ñổ khuôn. - Kẹo cứng: ðiều chế bằng siro theo theo phương pháp ñổ khuôn. - Kẹo mềm: ðiều chế bằng Gelatin

VIÊN NHAI Thường chứa các dược chất sau: thuốc kháng acid, các vitamin, các thuốc hạ nhiệt (Aspirin, Paracetamol). Viên nhai cho cao khi ñiều trị các bệnh ñường tiêu hóa.

VIÊN SỦI BỌT Viên sủi bọt thường có chứa một acid hữu cơ và một kiềm (natri carbonat,

natrihydrocarbonat), khi có nước sẽ phản ứng và sinh khí CO2 làm viên rã hoặc tan. Ưu ñiểm

- Dễ uống (thích hợp cho người già và trẻ em) - Giảm kích ứng niêm mạc. - Hấp thu nhanh do ñã ở trạng thái hòa tan sẵn

Page 178: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 39

Lưu ý - Bảo quản tránh ẩm. - Thận trọng khi dùng cho người suy thận hoặc bệnh nhân kiêng muối (do

chứa ion natri), và cho người bị bệnh tiểu ñường (do có hàm lượng ñường cao.

VIÊN NÉN TÁC DỤNG KÉO DÀI Là loại viên nén ñặc biệt, thường chứa lượng dược chất cao hơn liều thông thường. Dược chất ñược phóng thích từ từ nên cho liều ñiều trị tức thì vừa duy trì nồng ñộ thuốc trong máu một khoảng thời gian dài hơn viên nén thông thường. Dạng thuốc tác dụng kéo dài thường chứa các dược chất chữa bệnh tim mạch – huyết áp, chữa hen phế quản, kháng viêm giảm ñau. Ưu ñiểm

- Giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân - Giảm tác dụng phụ - Tăng hiệu quả trị liệu.

Ví dụ - Viên Nifedipine 10mg x 2 – 3 lần/ ngày - Adalat 20, 30 � uống 1 lần/ngày Trên nhãn phải ghi rõ ký hiệu ñể nhận biết.

Lưu ý khi sử dụng - Không ñược bẻ hay nghiền viên thành bột - Không ñược thay bằng nhiều viên nén thông thường có liều nhỏ ñể uống 1

lần - Không ñược hòa tan trong nước trước khi uống Cần phân biệt viên tác dụng kéo dài với viên chứa mọt liều nhưng cho hiệu quả ñiều trị dài do dược chất có thời gian bán hủy dài. Ví dụ viên Fluconazol.

VIÊN NÉN PHỤ KHOA - Thường có hình trái tim, bầu dục, có thể có nhiều màu sắc khác nhau. - Thường cho tác dụng ñiều trị tại chỗ: ví dụ viên nén Nystatin.

VIÊN PHA THÀNH DUNG DỊCH DÙNG NGOÀI Viên có thể ñược pha thành dung dịch theo cơ chế tan hoặc sủi bọt. Thường chứa các dược chất sát trùng, kháng nấm.

VIÊN CẤY Viên thường có kích thước nhỏ, ñược ñiều chế vô trùng dùng ñể cấy vào cơ thể. Khi cấy, dược chất trong viên sẽ ñược phóng thích từ từ.

VIÊN SPANSULE - Viên nang cứng có chứa các hạt nhỏ (Pellet) hoặc vi nang (Microcapsule).

Viên nang kháng dịch vị: chứa vi hạt (Pellet) hoặc vi nang ñã ñược bao kháng dịch vị.

Ví dụ: viên Omeprazol, viên Lansoprazol Viên nang tác dụng kéo dài: Có chứa vi hạt hoặc vi nang ñã ñược xử

lý ñể cho tác dụng kéo dài. Ví dụ: Viên OLPEN (Diclofenac 100mg), viên Contac.

Cũng có trường hợp kháng dịch vị vừa cho tác dụng kéo dài, hoặc viên chứa các dược chất tương kỵ ñược ñiều chế dưới dạng hạt.

Page 179: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 40

BÀI 8. THUỐC SOL KHÍ (Aerosol)

Còn gọi: thuốc phun mù, thuốc khí dung

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, ưu nhược ñiểm của thuốc sol khí.

2. Kể ñược 2 loại thuốc sol khí.

3. Kể ñược 3 thành phần của thuốc sol khí.

4. Vẽ ñược sơ ñồ các giai ñoạn sản xuất thuốc sol khí.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Thuốc sol khí là dược phẩm mà khi sử dụng, dược chất ñược phân tán thành hạt mịn do tác dụng của một luồng khí ñẩy ở áp suất cao thích hợp.

2. ðặc ñiểm thuốc sol khí

− Thuốc sol khí là một loại dược phẩm ñặc biệt có thể phân tán dược chất thành hạt mịn, ñưa vào sâu trong phổi, niêm mạc của các khoang khác nhau trong cơ thể hoặc trên da ñể thu ñược tác dụng trị liệu tại chỗ hay toàn thân nhờ một

luồng khí ñẩy thích hợp

− Thuốc sol khí phải không gây kích ứng trên da, niêm mạc ñường hô hấp, không

có ñộc tính với các tổ chức nói trên cũng như toàn thân.

3. Ưu nhược ñiểm

3.1 Ưu ñiểm

− Sử dụng thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng,tạo ra một liều thuốc ñảm bảo vệ sinh

− Thuốc ñược ñóng trong bình kín nên tránh ñược các tác nhân của môi trường, vì vậy thuốc có ñộ ổn ñịnh cao.

− ðảm bảo sự phân liều chính xác do có van ñịnh liều .

− Có hiệu lực ñiều trị cao, tránh ñược sự phân huỷ dược chất ở ñường tiêu hoá và ở vòng tuần hoàn qua gan do thuốc không ñi qua ñường này.

3.2 Nhược ñiểm

− Kỹ thuật sản xuất tương ñối phức tạp.

− Dễ gây cháy nổ khi tiếp xúc với nhiệt .

Page 180: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 41

− Một số thuốc sol khí dùng tại chỗ khi dùng nhầm vào ñường hô hấp có thể gây nguy hiểm chết người.

− Thuốc sol khí dùng xông hít vào phổi nếu không có sự phối hợp hít thở theo ñúng yêu cầu, liều thuốc sẽ không ñược hấp thu ñầy ñủ.

4. Phân loại

4.1 Phân loại theo ñường sử dụng

− Thuốc sol khí dùng tại chỗ trên da, niêm mạc, hốc cơ thể như tai, trực tràng, âm ñạo.

− Thuốc sol khí dùng ñể xông hít qua miệng, mũi ñể vào phổi vào xoang mũi.

4.2 Phân loại theo cấu trúc lý hoá của hệ thuốc

− Thuốc sol khí dung dịch.

− Thuốc sol khí hỗn dịch, nhũ tương.

− Thuốc sol khí bọt xốp.

5. Thành phần

Gồm có 3 phần sau:

Bình chứa:

− Thân của bình thường làm bằng thủy tinh hoặc kim loại hoặc nhựa dẻo chịu áp suất.

− Van phân liều.

− Nắp bảo vệ.

Khí ñẩy:

− Khí nén: carbonic, nitơ, Dinitơ oxyd.

− Các hydrocarbon và dẫn chất: N – butan, propan, freon…

Hoạt chất và chất phụ: Có thể dưới dạng bột mịn, dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương…

Các nhóm dược chất thường gặp dưới dạng sol khí:

− Thuốc sát trùng: menthol, thymol, chlohexidine …

− Thuốc giãn phế quản, trị hen suyễn: salbutamol …

− Thuốc kháng viêmcorticoid: hydrocortisone, beclomethason,

− Thuốc kháng sinh: neomycin, fusafungine,..

− Thuốc gây tê, giảm ñau: lidocain, tetracain, …

− Thuốc tác ñộng trên chuyển hoá chất: calcitonine, insuline, ..

Page 181: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 42

− Các thuốc khác: trị bỏng làm liền sẹo, bảo vệ da, nuôi dưỡng tóc, hạ huyết áp,

thuốc co mạch…

Các chất phụ: có thể là dung môi hay hỗn hợp dung môi, chất chống oxy hoá, chất nhũ hoá, chất bảo quản…

6. Kỹ thuật sản xuất

Xem sơ ñồ 28.1

Kiểm tra chất lượng

− ðịnh tính, ñịnh lượng dược chất và các ñặc tính có liên quan của thuốc.

− Kiểm tra áp suất và khả năng tạo hạt khi phun xịt.

− Kiểm tra ñộ kín, khả năng chịu áp lực của vỏ bình và áp suất khi ñóng gói.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ 611 ñến 615

44. Nêu tóm tắt 4 ưu ñiểm của thuốc sol khí

A. Sử dụng dễ dàng nhanh chóng

B.

C.

D. Hiệu lực ñiều trị cao – thuốc không bị phân hủy qua ñường tiêu hóa

45. Bốn nhược ñiểm của thuốc sol khí là:

A.

B. Có thể gây nguy hiểm khi nhầm ñường dùng

C.

Sơ ñồ 28.1. Các giai ñoạn sản xuất thuốc sol khí.

Page 182: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 43

D. Loại xông hít nếu không tuân thủ cách dùng sẽ không ñảm bảo tác dụng

46. Hai loại sol khí theo ñường sử dụng khác nhau là:

A.

B. Thuốc sol khí dùng ñể xông hít qua miệng, mũi.

47. Thuốc sol khí phân loại theo cấu trúc gồm 3 loại

A.

B.

C.

48. Thành phần của thuốc sol khí gồm:

A.

B.

C.

Trả lời ñúng sai các câu từ 616 ñến 622

49. Thuốc sol khí có thể cho tác dụng tại chỗ và toàn thân.

50. Khi dùng thuốc sol khí có thể tránh ñược sự phân hủy của dược chất ở ñường tiêu hóa.

51. Kiểm tra chất lượng của thuốc sol khí chỉ cần kiểm tra chất lượng thuốc ñóng trong bình.

52. Thuốc ñóng trong bình chứa có thể dưới dạng bột mịn hoặc dưới dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương).

53. Khí ñẩy sử dụng ở bình sol khí chỉ có thể có bản chất hữu cơ (N-butan, propan, …).

54. Thuốc sol khí phân liều không chính xác

55. Thuốc sol khí cho tác dụng nhanh hơn các dạng thuốc uống

Page 183: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 44

BÀI 9. TƯƠNG KỴ TRONG PHA CHẾ

MỤC TIÊU

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa, nguyên nhân và hậu quả của tương kỵ trong pha chế thuốc.

2. Phân tích ñược các loại tương kỵ trong pha chế thuốc.

NỘI DUNG

1. ðỊNH NGHĨA

Tương kỵ trong bào chế là hiện tượng xảy ra trong ñiều kiện xác ñịnh, do sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần tham gia trong công thức bào chế.

− Các loại hoạt chất với nhau.

− Hoạt chất với tá dược.

− Hoạt chất hoặc tá dược với vật liệu bao bì.

− Hoạt chất với cơ thể khi sử dụng.

Tương kỵ trong bào chế dẫn ñến sự thay ñổi một phần hay hoàn toàn tính chất lý hóa hoặc dược lý, làm cho chế phẩm không ñạt yêu cầu chất lượng về ñộ ñồng nhất, ñộ bền vững, giảm hoặc không còn hiệu lực ñiều trị.

2. Nguyên nhân và hậu quả

2.1 Nguyên nhân

− Do công thức có nhiều thành phần hoạt chất và tá dược.

− Pha chế không ñúng kỹ thuật.

2.2 Hậu quả

− Không gây ñược hiệu quả ñiều trị như dự kiến của người kê ñơn hay của người thiết kế công thức.

− Sản phẩm mới tạo ra có thể gây tác hại ñến người dùng thuốc, ñôi khi gây nguy

hiểm tới tính mạng của người bệnh.

3. Phân loại tương kỵ

Phân loại theo bản chất của hiện tượng tương kỵ hay nguyên nhân của tương kỵ, gồm:

− Tương kỵ vật lý.

− Tương kỵ hoá học.

− Tương kỵ dược lý.

Page 184: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 45

3.1 Tương kỵ vật lý

Là hiện tượng phối hợp hai hay nhiều chất với nhau trong cùng một ñơn thuốc, làm thay ñổi trạng thái của dạng thuốc nhưng hoá tính không ñổi. Tương kỵ vật lý biểu hiện qua các hiện tượng sau:

3.1.1 Tương kỵ vật lý gây biến ñổi thể chất

Tạo thành hỗn hợp Eutecti

− Xảy ra khi phối hợp 2 chất trong ñơn thuốc bột theo một tỷ lệ nhất ñịnh thì

ñiểm chảy của hỗn hợp thấp hơn ñiểm chảy của mỗi thành phần. Nếu ñiểm chảy này thấp hơn nhiệt ñộ của môi trường thì hỗn hợp bị ẩm, mềm, hoặc hoá lỏng.

− Thường các hoạt chất có chứa nhóm chức phenol, ceton, aldehyd khi phối hợp với nhau theo tỷ lệ nhất ñịnh có thể tạo thành hiện tượng Eutecti.

Thí dụ: Menthol tinh thể gặp camphor, cloral hydrat, resorcin, thymol,… bị chảy lỏng.

Khắc phục:

− Gói riêng từng hoạt chất.

− Bao hoạt chất bằng bột trơ như lactose, kaolin, tinh bột…

− Áp dụng các phương pháp bào chế mới như: ñiều chế vi nang, vi cầu, … ñể ngăn cách sự tiếp xúc của các dược chất, sau ñó ñưa vào các dạng thuốc như

viên nén, viên nang cứng.

Thí dụ:

Menthol ................................ 0,5 g Long não .............................. 0,5 g Bột talc .................................. 10 g

Menthol và long não phối hợp với nhau theo tỷ lệ bằng nhau như trong ñơn sẽ tạo hỗn hợp eutecti. Khắc phục: trộn bột talc với từng chất riêng, sau ñó phối hợp nhẹ nhàng 2 hỗn hợp bột với nhau.

Chú ý: việc tạo thành các hỗn hợp eutecti có ñộ chảy thấp thường gây khó khăn khi bào chế thuốc bột, nhưng lại là thuận lợi khi bào chế các dạng thuốc lỏng hoặc thuốc mỡ.

Thí dụ:

Menthol ................................ 0,5 g Phenol .................................. 0,5 g M. f. Sol

Tạo thành hỗn hợp ẩm nhão

Một số chất có khả năng kết tinh ngaäm một số phân tử nước như: Na2SO4.10H2O, MgSO4.7H2O. Các phân tử nước này có thể thay ñổi theo ñiều kiện sản xuất, tùy theo nhiệt ñộ và áp suất hơi nước của khí quyển khi ñó một số chất có thể giải phóng nước kết tinh và bột trở nên ẩm. ðộ ẩm là ñiều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác gây phân hủy thuốc như: oxy, ánh sáng.

Page 185: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 46

Khắc phục:

− Sử dụng giấy gói chống ẩm.

− ðôi khi ñổi dạng bào chế thành dung dịch, siro.

Tạo thành hỗn hợp rắn cứng

Thí dụ:

Hai hỗn hợp bột dưới ñây nếu ñể lâu sẽ bị rắn cứng, không khô tơi như thuốc bột.

− Natri hydrocarbonat + Bismuth nitrat base + Magnesi oxyt + Calci carbonat

− Lưu huỳnh + Magnesi oxyt + Calci carbonat + Calci phosphat

Khắc phục:

− Chống ẩm.

− Không ñể lâu.

3.1.2 Tương kỵ vật lý gây kết tủa và phân lớp

Hoạt chất không tan trong dung môi ñược ghi, do

− Phối hợp dược chất ít tan hoặc không tan trong dung môi là nước, ví dụ menthol, long não, ketoprofen…

− Phối hợp dược chất tan trong dung môi phân cực với các dung môi không phân

cực, ví dụ các muối alkaloid với dung môi là dầu.

− Dược chất tan ñược trong dung môi nhưng nồng ñộ quá bão hòa vào mùa ñông, nhiệt ñộ thấp như thuốc tiêm natri diclofenac.

− Trong thành phần có nhiều dược chất tan ñược trong dung môi nhưng tổng

lượng chất tan vượt quá nồng ñộ bão hòa trong thời gian bảo quản do thời tiết thay ñổi.

Khắc phục:

− Thay ñổi, ñiều chỉnh dung môi.

− Thay thế bằng dẫn chất dễ tan.

− Dùng chất trung gian hòa tan.

− Tăng lượng dung môi.

Hai chất lỏng không ñồng tan, gây hiện tượng phân lớp

Khắc phục:

− Bào chế dưới dạng nhũ tương (thêm chất nhũ hóa).

− Thay ñổi dung môi.

Thí dụ 1:

Page 186: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 47

Methyl salicylat ....................... 3 g Dung dịch dầu long não 10% . 50 g Cồn 700 ................................. 50 ml M.f. Sol

Methyl salicylat và long não tan ñược trong cồn cao ñộ nhưng dầu thực vật không tan ñược trong cồn loãng và cồn cao ñộ (trừ dầu thầu). ðơn này giải quyết bằng cách thay dung môi ñể ñiều chế dung dịch dầu hay dung dịch cồn.

Thí dụ 2:

Dầu thầu dầu ......................... 30 g Tinh dầu bạc hà ....................... 3 giọt Siro ñơn ................................. 20 g Nước cất .............................. 100 ml

Dầu không tan trong nước, muốn pha chế phải thêm chất nhũ hóa và pha dưới dạng nhũ tương uống.

Thay ñổi ñộ tan của hoạt chất

Có nhiều trường hợp ñộ tan của một chất có thể thay ñổi khi thêm một lượng dung môi khác vào và gây ra hiện tượng kết tủa.

Khắc phục:

− ðiều chỉnh dung môi như thêm cồn, glycerin.

− ðiều chế hỗn dịch.

Thí dụ:

Cồn kép opi benzoic .............. 20 g Siro ñơn ................................. 20 g Nước cất ........................ vñ 100 ml M.f. Potio

Cồn kép opi benzoic với nước sẽ có tủa do thành phần chính của cồn kép không tan trong nước. Khắc phục: ñiều chế dưới dạng hỗn dịch bằng cách hòa cồn kép opi benzoic vào siro ñơn (làm chất gây thấm) ñể biến tủa này thân nước dễ phân tán ñều trong nước.

Nhũ tương bị phá hủy

Khắc phục:

Tránh phối hợp với chất gây tương kỵ

ðông vón dung dịch keo

Hiện tượng này xảy ra khi kết hợp các chất keo thân nước với các chất ñiện giải mạnh như natri clorid, natri sulfat,…. Các chất keo hay gặp trong bào chế như bạc keo, gôm, thạch….

Khắc phục:

Tránh phối hợp chung với chất ñiện giải.

Thí dụ:

Page 187: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 48

Protargol .............................. 0,2 g Acid boric ............................ 0,3 g Nước cất .......................... vñ 10 ml

Vì protargol bị ñông vón khi kết hợp với acid. Khắc phục bằng cách hoà tan protargol trong nước cất, không cần acid boric.

3.1.3 Tương kỵ vật lý gây hấp phụ

Các chất gây hấp phụ mạnh như kaolin, bentonit, nhôm hydroxyd, than thảo mộc, tinh bột, các chất tổng hợp cao phân tử… có thể làm chậm tốc ñộ giải phóng hoạt chất và tác dụng của thuốc bị giảm.

Thí dụ:

Atropin sulfat ................... Mười centigram Than hoạt .............................. 30 g M.f. Pulv

3.2 Tương kỵ hoá học

Các tương kỵ hoá học (TKHH) xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn, ñưa ñến nhiều hậu quả hơn và gây khó khăn cho người pha chế.

3.2.1 TKHH gây phản ứng kết tủa

Do phản ứng trao ñổi:

− Muối kim loại kiềm thổ với một số anion như carbonat, phosphat, sulfat, salicylat.

− Muối của acid hữu cơ (mà gốc là acid khó tan trong nước như acid benzoic,

acid salicylic…), với acid vô cơ (HCl, H2SO4,)….

− Các muối alcaloid với các base mạnh như NaOH, KOH hay các muối kiềm như

natri carbonat, natri hydrocarbonat, muối natri của barbituric……

Do phản ứng kết hợp:

− Tanin với alkaloid.

− Tanin với một số chất như gelatin, pyramidon, antypirin….

− Tanin với các muối Ca, Zn, Pb, Hg, Fe tạo thành tủa có màu.

− Iod và KI với alkaloid.

3.2.2 TKHH gây phản ứng thủy phân

Trong ña số trường hợp, phản ứng thủy phân xảy ra chậm ở nhiệt ñộ thường và ở pH trung tính nhưng nhanh hơn ở nhiệt ñộ cao và ở pH acid hay kiềm. Sự thủy phân dẫn ñến sự thay ñổi pH môi trường và kéo theo hiện tượng tương kỵ với các hoạt chất khác.

Khắc phục:

− ðiều chỉnh pH, dùng dùng môi khan.

Page 188: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 49

− ðóng gói riêng.

Thí dụ: Thuốc nhỏ mắt atropin sulfat 0,5%

Atropin sulfat ....................... 0,5 g Dinatri tetra borat .................... 2 g Nước cất ........................ vñ 100 ml

Trong dung dịch, natri borat tạo ra môi trường kiềm làm cho atropin sulfat dễ thủy phân.

Khắc phục: thay thế natri borat bằng một chất phụ khác có tác dụng ñẳng trương dung dịch như natri clorid hoặc acid boric.

3.2.3 TKHH gây phản ứng oxy hoá khử

Giữa các chất có tính oxy hoá mạnh với các chất có tính khử

− Chất oxy hóa như:

+ Các muối cromat, bicromat, nitrat, clorat, iodat,…

+ Các oxyd như PbO2, MnO2, H2O2…

+ Các halogen như clo, brom, iod.

+ Các acid như acid nitric, acid cromic.

+ Men oxydase.

− Các chất khử hay các chất dễ bị oxyhoá như: acid ascorbic, phospho, lưu huỳnh

− Các muối như asenit, sulfit, Sắt II, Thủy ngân I, …

Giữa các chất có tính khử mạnh với oxy trong dung dịch hay trong không khí

Ví dụ trong thuốc tiêm adrenalin, vitamin C, apomorphin… Các thuốc nhỏ mắt sulfacetamid, dexamethasone, natri phosphate.

Giữa hoạt chất với men oxydase có trong gôm arabic

3.2.4 TKHH gây tỏa khí

Khi gặp acid, các muối như carbonat, hydrocarbonat cho khí CO2, nitrit cho khí NO2, sulfit giải phóng khí SO2.

3.2.5 TKHH do phản ứng tạo phức

− Có thể làm ảnh hưởng ñến chất lượng của thuốc.

− Trong dạng thuốc rắn phản ứng hoá học xảy ra chậm hơn so với trong dung

dịch. Tương kỵ hoá học thường xảy ra trong thời gian bảo quản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngay khi bào chế vẫn có thể nhận thấy các biểu hiện

của tương kỵ này như bột trở nên ẩm, tạo ñiều kiện cho phản ứng xảy ra như trong dung dịch.

− Khắc phục: Gói riêng.

Page 189: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 50

3.3 Tương kỵ dược lý

− Khi phối hợp hai hoặc nhiều hoạt chất dễ xảy ra tương tác thuốc, hậu quả là thuốc hoặc tăng tác dụng (hoặc tăng ñộc tính); hoặc giảm tác dụng (hoặc giảm

ñộc tính)

− Nguyên nhân: do phối hợp các hoạt chất trong công thức không hợp lý hoặc dùng chung hai thuốc.

− Tương kỵ thuốc là những phản ứng xảy ra invitro (ngoài cơ thể) giữa hai hoặc nhiều thuốc tạo ra các hợp chất không còn hoạt tính sinh học, có khi lại tăng

ñộc tính nhất là khi trộn trực tiếp ñể tiêm.

Ví dụ: Ampicillin natri tương kỵ làm mất hoạt tính của Heparin Calci hay Hydrocortison succinat.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau:

56. Hai nguyên nhân có thể gây ta tương kỵ trong bào chế

A.

B.

57. Tương kỵ trong bào chế xảy ra do tương tác của hoạt chất với

A. Hoạt chất khác trong công thức

B.

C.

D.

58. Có thể phân loại tương kỵ làm 3 loại

A.

B.

C.

59. Kể 3 hiện tượng xảy ra trong tương kỵ vật lý

A.

B.

C.

60. Ba nguyên nhân gây ra biến ñổi thể chất ở thuốc bột

A.

B.

C.

Page 190: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 51

61. Năm nguyên nhân về mặt vật lý gây ra hiện tượng kết tủa và phân lớp ở dạng thuốc lỏng

A. Hoạt chất không tan trong dung môi có trong công thức

B.

C.

D. Nhũ tương bị phá hủy

E. ðông vón dung dịch keo

62. Kể 5 loại tương kỵ hóa học trong bào chế

A.

B.

C.

D. Tương kỵ hóa học gây phản ứng tỏa khí

E. Tương kỵ hóa học do phản ứng tạo phức

Trả lời ñúng sai cho các câu sau:

63. Hậu quả của tương kỵ trong bào chế chỉ làm giảm tác dụng của thuốc.

64. Hai loại tương kỵ hay gặp trong bào chế là tương kỵ vật lý và hóa học

65. Tương kỵ vật lý chỉ làm thay ñổi trạng thái của dạng thuốc

66. Tương kỵ chảy lỏng do tạo hỗn hợp Eutecti không cần khắc phục ở dạng thuốc lỏng hoặc mềm.

67. Sự tạo ra hỗn hợp ẩm nhão ở thuốc bột do giải phóng nước kết tinh từ dược chất gọi là tương kỵ hóa học.

68. Hiện tượng ñông vón các chất keo trong dung dịch chất ñiện giải gọi là tương kỵ vật lý.

69. Hiện tượng kết tủa do thay ñổi dung môi gọi là tương kỵ hóa học.

70. Tương kỵ hóa học thường xảy ra ở dạng thuốc lỏng.

71. Dạng thuốc rắn không có tương kỵ hóa học.

Chọn một trả lời ñúng nhất cho các câu sau:

72. Menthol không tạo hỗn hợp Eutecti với chất nào:

A. Campho

B. Cloralhydrat

C. Talc

D. Resorcin

Page 191: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 52

E. Thimol

73. Tanin không tương kỵ với chất nào

A. Các alkaloid

B. Gelatin

C. Muối sắt

D. Kali clorid

E. Kẽm sulfat

74. Chất nào sau ñây không gây oxy hóa dược chất

A. H2O2

B. Men oxydase

C. Muối clorat

D. Acid ascorbic

E. Kali bicromat

75. Chất nào sau ñây không có khả năng hấp phụ mạnh

A. Kaolin

B. Glucose

C. Bentonit

D. Nhôm hydroxyt

E. Than thảo mộc

Page 192: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 53

BÀI 10. CAO THUỐC (Extracta)

MỤC TIÊU:

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa cao thuốc.

2. Kể ñược các loại và ñặc ñiểm của cao thuốc.

3. Trình bày ñược 4 giai ñoạn ñiều chế của cao thuốc.

4. Kể ñược các yêu cầu cần kiểm soát chất lượng của cao thuốc.

NỘI DUNG:

1. ðịnh nghĩa:

Cao thuốc là chế phẩm ñược ñiều chế bằng cách thu hồi hay loại bỏ (cô hoặc sấy) dung môi của các dịch chiết thu ñược từ các nguyên liệu tự nhiên (dược liệu thực vật hay ñộng vật), bằng các phương pháp chiết xuất với các dung môi thích hợp ñến thể chất quy ñịnh.

2. Phân loại:

2.1 Phân loại theo thể chất:

Dựa vào thể chất của cao Dược ðiển Việt Nam IV chia cao thuốc thành 3 loại sau:

2.1.1 Cao lỏng:

Cao lỏng là cao có thể chất lỏng hơi sánh, có mùi vị ñặc trưng của dược liệu dùng ñể ñiều chế cao. ðối với dược liệu không ñộc qui ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng ñể ñiều chế cao thuốc.

2.1.2 Cao ñặc:

Cao ñặc là cao có thể chất ñặc quánh, dung môi dùng ñể chiết suất còn lại trong cao không quá 20%.

2.1.3 Cao khô:

Cao khô là cao có thể chất khô, tơi, ñồng nhất, ñộ ẩm không ñược nhiều hơn 5% thường rất dể hút ẩm,

2.2 Phân loại dựa vào dung môi.

2.2.1 Cao nước:

Cao nước dung môi chiết xuất là nước (cao ñặc cam thảo, cao lỏng Canhkina)

2.2.2 Cao cồn:

Cao cồn dung môi chiết xuất là cồn (cao lỏng lạc tiên, cao lỏng cà ñộc dược)

2.3 Phương pháp chiết xuất:

Page 193: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 54

Áp dụng hoạt chất dễ tan nhiệt ñộ thường, tạp dễ tan ở nhiệt ñộ cao, dung môi dể bay hơi.

2.3.1 Cao ngâm lạnh

Là cao thuốc có nguồn gốc từ dịch chiết của phương pháp ngâm lạnh như: cao lỏng thuốc phiện.

2.3.2 Cao ngấm kiệt:

Là cao thuốc có nguồn gốc từ dịch chiết của phương pháp ngấm kiệt (cao lỏng canhkina, cao mã tiền…)

3. ðặc ñiểm của cao thuốc:

- ðã ñược loại bớt một phần hoặc hoàn toàn các tạp chất có trong dược liệu như chất nhày, gôm, chất béo, chất nhựa…

- Tỷ lệ hoạt chất trong cao thuốc (cao ñặc, cao khô) thường cao hơn tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu. Riêng với cao lỏng 1:1 thì tỷ lệ hoạt chất trong cao bằng tỷ lệ hoạt chất có trong dược liệu.

- Cao thuốc thường ñược dùng ñể bào chế các dạng thuốc khác như siro thuốc, potio, viên tròn, thuốc mỡ, thuốc viên nén... ít khi ñược sử dụng trực tiếp.

- Cao thuốc có tác dụng tốt và dễ sử dụng tốt hơn các hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu vì cao thuốc chứa toàn bộ các hoạt chất và các chất có tác dụng hổ trợ.

4. Kỹ thuật ñiều chế

ðiều chế gồm 4 giai ñoạn:

- Chiết xuất ñể ñiều chế dịch chiết.

- Loại tạp chất trong dịch chiết.

- Cô ñặc và làm khô khi ñiều chế cao khô.

- ðiều chỉnh hàm lượng hoạt chất có trong cao.

4.1 Chiết xuất ñể ñiều chế dịch chiết.

Tùy theo tính chất của hoạt chất, cấu trúc của các dược liệu và ñặc tính của dung môi dung ñể chiết xuất, ñể chọn phương pháp chiết xuất thích hợp.

4.1.1Dung môi là nước:

Dùng nước ñể chiết xuất thường áp dụng các phương pháp hầm, sắc, hãm, ngâm lạnh.

Hầm và sắc lửa trực tiếp nồi dùng ñể hàm và sắc cần phải có vỉ ñể dược liệu không tiếp xúc trực tiếp với ñáy nồi, tránh bị khê khét.

Ngâm lạnh thường ngâm phân ñoạn, ñể chiết ñược kiệt hoạt chất lượng dung môi cần dùng thường gấp 8-12 lần so với lượng dược liệu.

Page 194: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 55

4.1.2 Dung môi là cồn:

Dùng cồn ñể chiết suất thường áp dụng các phương pháp: hầm, sắc, hãm, ngâm lạnh.

Ngấm kiệt ứng dụng ñể ñiều chế cao thuốc dịch chiết ñầu ñậm ñặc ñược ñể riêng không cần cô hoặc thời gian cô càng ngắn nên hạn chế ñược tác ñộng của nhiệt tới hoạt chất. ðể chiết ñược kiệt hoạt chất lượng dung môi cần dùng thường gấp 6-7 lần lượng dược liệu (ít hơn phương pháp ngâm lạnh). Lượng dịch chiết ñầu thường bằng 80-100 % lượng dược liệu ñem dùng. Các dịch chiết sau ñược cô ñặc ñến thể chất cao mềm sau ñó trộn với dịch chiết ñầu.

4.2 Loại tạp chất trong dịch chiết (xem mục 3.2.3 – bài 13)

4.3 Cô ñặc và làm khô khi ñiều chế cao khô.

ðây là giai ñoạn quan trọng quyết ñịnh chất lượng của cao vì cô ñặc có ảnh hưởng trực tiếp ñến chất lượng của cao.

4.3.1 Cô ñặc:

Khi ñiều chế cao lỏng và cao ñặc tới thể chất mong muốn.

Những chú ý khi cô cao:

- Nhiệt ñộ khi cô duy trì không khí 50oC

- Thời gian cô càng ngắn càng tốt.

- Dịch chiết loãng cô trước, dịch chiết ñặc cô sau.

- Khuấy trộn liên tục ñể tăng sự bốc hơi dung môi và tránh bị khê khét

ðối với cao ñặc: thường cô cách thủy ñến thể chất sền sệt.

Các phương pháp và thiết bị cô ñặc (xem mục 3.3 – bài 13)

4.3.2 Sấy:

Khi ñiều chế cao khô cần thiết phải sấy khô cao lỏng, cao ñặc, cao mềm tới khi ñạt ñộ ẩm theo quy ñịnh (không ñiều chế hơn 5%)

Các phương pháp thiết bị sấy khô (xem mục 3.3 – bài 13)

4.4 ðiều chỉnh hàm lượng hoạt chất có trong cao.

Sau khi cô và sấy cao ñến thể chất quy ñịnh, cần phải ñịnh lượng hoạt chất, ñôi khi cần phải ñiều chỉnh hàm lượng hoạt chất ñúng với quy ñịnh, ñặc biệt là cao dược liệu có chất ñộc.

- Trường hợp cao có hàm lượng hoạt chất thấp hơn quy ñịnh, người ta tiếp tục cô ñể bớt dung môi dùng cao thuốc có hàm lượng cao hơn ñể ñiều chỉnh.

- Trường hợp cao chứa hàm lượng hoạt chất cao hơn hàm lượng quy ñịnh của Dược ðiển, khi ñó phải pha loãng cao thuốc, ñể pha loãng có thể dùng các cách như sau:

Page 195: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 56

+ ðối với cao lỏng phải thêm dung môi ñã dùng ñể chiết dược liệu.

+ ðối với cao mềm, cao ñặc dùng cao dược liệu thích hợp hoặc glycerin.

+ ðối với cao khô có thể dùng tinh bột, lactose, glucose…

+ ðối với cao lỏng ñể uống, thêm các chất ñiều hương vị như siro ñơn, menthol, tinh dầu bạc hà, vanillin..

5. Bảo quản

- ðể chống nấm mốc có thể sử dụng các chất bảo quản như: glycerin, acidsorbic, acid benzoic, natribenzoat, nipagin, nipazol…

- Cao thuốc ñược ñựng trong chai lọ nút kín. ðể nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt ñộ ít thay ñổi.

6. Kiểm soát chất lượng

6.1 ðối với cao lỏng

- ðộ tan: Phải tan hoàn toàn trong dung môi ñã dùng ñể ñiều chế cao

- ðộ trong, ñộ ñồng nhất và màu sắc: Phải ñúng màu sắc khi mô tả trong chuyên luận riêng, phải ñồng nhất, không có ván mốc, không có cặn bã, dược liệu và vật lạ.

6.2 ðối với cao ñặc, cao khô:

- Mất khối lượng do làm khô:Cao ñặc không quá 20%, cao khô không quá 5%

- ðộ nhiễm khuẩn ñạt yêu cầu quy ñịnh.

- ðịnh tính, ñịnh lượng hoạt chất: Theo các phương pháp ñược ghi trong các chuyên luận riêng.

7. Một số ví dụ cao thuốc

7.1 Cao lỏng lạc tiên

- Cao thức:

Lạc tiên (bột mịn vừa) 1000g

Ethanol 60o vñ

- Tiến hành: Phương pháp ngâm nhỏ giọt.Dịch chiết thu ñược 1000g.

- Công dụng: cao lỏng lạc tiên dùng ñể ñiều chế các thuốc an thần.

7.2 Cao lỏng canhkina

- Công thức:

Vỏ canhkina (bột mịn) 1000g

Acid hydrochloric loãng 200ml

Ethanol 95o 120ml

Page 196: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 57

Nước cất vñ

Phân tích

+ Nguyên liệu: là bột vỏ canhkina có chứa hoạt chất alkaloid tồn tại dưới dạng muối acid hữu cơ ít tan trong nước.

+ Dung môi: nước HCL giúp chuyển alkaloid dạng muối hữu cơ sang muối vô cơ dễ tan hơn.

- Tiến hành: Phương pháp ngấm kiệt, thu ñược 100ml cao lỏng (xem DðVN IV)

- Chế phẩm là chế phẩm trong màu ñỏ nâu, vị ñắng chát, có mùi thơm của Canhkina.Phải chứa ít nhất 3,5% alkaloid toàn phần.

- Công dụng: Cao lỏng canhkina ñược phối hợp trong các ñơn thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa

7.3 Cao kho benladon

- Công thức:

Lá benladon (bột thô vừa) 1000g

Lá benladon bột mịn sấy khô vñ

Ethanol 70% vñ

- Phân tích: lá benladon có chứa hoạt chất là các alkaloid:atropine, hyoscyamin, scopolamine tan ñược trong ethanol70%.

- Tiến hành: Phương pháp ngâm nhỏ giọt.

- Cao khô benladon là bột màu vàng nâu, múi ñặc trưng của dược liệu, vị ñắng.

- Công dụng: ðược dùng trong các dạng thuốc có tác dụng giảm ñau, giảm ho …

7.4 Cao khô mã tiền

- Công thức:

Mã tiền bột mịn vừa 100g

Ethanol 70% vñ

Paraffin rắn 1,5g

Lactose vñ

Phân tích

Mã tiền: Hạt của cây mã tiền (Strychnos nux vomica L.) có các alkaloid như strychnine (chủ yếu).brucin – dể tan trong cồn.tạp chất: chất nhự, chất béo – có thể tan trong cồn.

Page 197: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 58

Mã tiền là dược liệu ñộc bảng A, vì vậy cao khô ñiều chế ra phải ñược ñịnh lượng ñể ñảm bảo ñúng tỷ lệ hoạt chất quy ñịnh.

- Ethanol 70%: Dung môi chiết xuất vì các alkaloid dễ tan trong cồn

- Parafin rắn: dùng ñể loại tạp chất (chất béo, chất nhựa) trong dịch chiết.

- Lactose: Là bột trơn dùng làm chất ñộn ñể ñiều chỉnh hàm lượng alkaloid trong cao khô mã tiền..

- Tiến hành:

+Chiết xuất lấy dịch chiết: Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với ethanol 70% cho tới khi chiết hết alkaloid (nhận biết bằng thuốc thử chung của alkaloid) Lượng dung môi khoảng 6-7 lần dược liệu.

+ Cô ñặc và loại tạp: Thêm 1,5 g paraffin rắn vào dịch ñậm ñặc và ñun nóng cho paraffin tan chảy, khuấy ñều.ðể nguội.Xuyên thùng lớp paraffin ñể rót dịch chiết ñể loại tạp ra ngoài.

+ Làm khô và ñiều chỉnh hàm lượng alkaloid toàn phần: Dùng hàm lượng lactose cần ñiều chỉnh ñã tính trước với dịch chiết ñậm ñặc.Sấy khô trong tủ sấy chân không ở 60oC, sau ñó tán mịn.

- Công dụng: Dùng làm nguyên liệu ñiều chế cồn mã tiền.

7.5 Cao ñộng vật

Cao ñộng vật ñược ñiều chế bằng cách cô ñặc các dịch chiết thu ñược từ dược liệu ñộng vật dùng ñể làm thuốc bổ hoặc ñể chữa bệnh.

Cao ñộng vật ñược ñiều chế bằng cách cô ñặc có dịch chiết thu ñược từ dược liệu ñộng vật, dùng ñể làm thuốc bổ hoặc ñể chữa bệnh.

Cao ñộng vật thường là cao ñặc cắt thành miếng ñể bảo quản và sử dụng

Trong y học cổ truyền có nhiều chế phẩm cao ñộng vật có giá trị chữa bệnh và bổ dưỡng nỗi tiếng như cao hổ cốt, cao ban long, cao gấu, cao rắn, cao trăn…

7.5.1 Kỹ thuật ñiều chế:

- Nguyên liệu: Nguyên liệu là các bộ phận dùng như xương (cao hổ cốt, cao khỉ), sừng (cao ban long), toàn thân (cao khỉ, cao trăn).Nguyên liệu ñộng vật thường có mùi tanh khó chịu và dễ bị thối rữa nên cần ñược xử lý trước khi chiết suất.Loại bỏ những phần không cần thiết như gân, mỡ, tủy.sau ñó rữa sạch phơi khô, cưa thành nhiều miếng nhỏ.ðể hạn chế mùi của nguyên liệu, xương ñược ủ với rượu hoặc nước gừng, nước rau cải sau ñó sao vàng.

- Chiết suất: Dùng phương pháp hầm, sắc 3-4 lần, mỗi lần 12-24 giờ.Qua trình chiết suất còn là quá trình thủy phân protid hành các acid amin và thu ñược các muối vô cơ và hữu cơ của calci và phospho.

- Cô ñặc: Cô dịch chiết ñến thể chất của cao ñặc.

Page 198: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 59

- ðóng gói: sau khi cô xong cao ñược ñỗ ra thành khối dầy, ñều trên khai men ñã bôi dầu.ðể nguội cắt thành từng miếng hình chữ nhật 100g, gói giấy bong kính cho vào hợp ñể nơi khô mát.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1 ñến 31

1. Dùng chất nào sau ñây ñể loại tạp chất là chất nhựa, chất béo có trong dịch chiết.

A. Dùng nhiệt D.Ethanol 90o B. Chì acetate kiềm E. Acid benzoic C. Paraffin 2. Dùng chất nào sau ñây ñể loại tạp và gôm, chất nhầy có trong dịch chiết. A.Parafin D. Bột talc B.Ete E.Chì acetate kiềm C.Clorofom 3. Tạp chất nào sau ñây tan ñược trong dịch chiết cồn. A. Chất nhầy D. Gôm B.Chất nhựa E.Tinh bột C.Pectin. 4. Áp dụng phương pháp chiết nào khi sử dụng dung môi là cồn. A.Ngâm lạnh D. Sắc B.Hầm E.A và C ñúng C.Ngấm kiệt 5. Khi tiến hành cô dịch chiết phải theo các nguyên tắc sau, ngoại trừ A. Cô ở nhiệt ñộ thấp. B.Thời gian cô ngắn C.Nhiệt ñộ không quá 50oC D.Khuấy trộn liên tục khi cô E.Dụng cô phải có chiều sâu và bề mặt bốc hơi nhỏ 6. Dựa vào thể chất cao thuốc ñược chia làm 3 loại: A B C 7.Hai loại cao theo phương pháp chiết khác nhau : A B 8. Nêu 4 giai ñoạn trong quá trình ñiều chế cao thuốc A. Chiết xuất ñể ñiều chế dịch chiết C. B. D. 9. Nêu tá dược thường dùng ñể ñiều chỉnh hàm lượng hoạt chất trong cao khô. A B C. 10. Nêu 4 giai ñoạn trong ñiều chế cao ñộng vật. A.Chuẩn bị nguyên liệu C. B. D. Trả lời ñúng sau các câu từ 11 ñến 22 11. Cao thuốc là sản phẩm thu ñược từ dịch chiết dược liệu ñã ñược cô ñặc ñến thể chất nhất ñịnh. 12. Với tất cả các loại cao lỏng ñều theo qui ñịnh là 1ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu. 13. Cao thuốc là chế phẩm trung gian ñể ñiều chế các dạng thuốc khác

Page 199: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 60

14. Cao ñặc cam thảo, cao lỏng canh kina thuộc loại cao cồn. 15. Cao lỏng thuốc phiện thuộc cao ngâm lạnh 16. Tỷ lệ hoạt chất trong cao ñặc, cao khô cao hơn tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu 17. Cao thuốc thường ñược sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân. 18. Cao thuốc thường tác dụng êm dịu và toàn diện hơn hoạt chất trinh khiết tương ứng. 19. Cao ban long ñược ñiều chế từ xương. 20.Khi nấu cao xương, mỗi nước thường chiết từ 2 – 3 giờ. 21.Cao ñộng vật thường chế dưới dạng cao lỏng 22. Cao ñộng vật thường ñược ñiều chế bằng cách hầm nhiều lần với nước trong thời gian dài. Chọn một trả lời ñúng nhất các câu từ 23 ñến 23. Cao nào là cao khô nếu hàm ẩm là: A.< 5% D.25-30% B,5-10 % C.20-25% E.>30% 24.Cao nào là cao ñặc nếu hàm ẩm là: A.< 5% D.25-30% B,5-10 % C.20-25% E.>30% 25. Phương pháp chiết suất nào có nhiều ưu ñiểm nhất trong ñiều chế cao thuốc. A.Ngâm lạnh D.Sắc B.Hầm C.Hãm. E Ngấm kiệt 26.Ưu ñiểm chính của phương pháp ngấm kiệt cải tiến trong ñiều chế cao lỏng là: A.Tiết kiệm dược liệu D. Thêm glycerin B.Thêm dung môi chiết E.Thêm cao trơ C.Thêm cao có hàm lượng hoạt chất thấp hơn

Câu 27: Nếu cao khô chứa hàm lượng hoạt chất cao hơn qui ñịnh thì phương pháp ñiều chỉnh tốt nhất là

A. Thêm cao khô có hàm lượng hoạt chất thấp hơn B. Thêm cao trơ C. Thêm lactose D. Thêm tinh bột E. Thêm bột bã dược liệu F. Thêm cao trơ G. Thêm lactose H. Thêm tinh bột I. Thêm bột bã dược liệu

Page 200: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 61

BÀI 11. CỒN THUỐC VÀ RƯỢU THUỐC

MỤC TIÊU

− Trình bày ñịnh nghĩa cồn thuốc và rượu thuốc 1 cách chính xác.

− Kể ñược các thành phần của cồn thuốc và so sánh với rượu thuốc.

− Trình bày ñược 3 phương pháp ñiều chế cồn thuốc và phương pháp chung ñể ñiều chế rượu thuốc.

− Kể ñược 1 số tiêu chuẩn ñặc trưng của cồn thuốc và rượu thuốc.

− Phân tích ñược qui trình ñiều chế của 3 loại cồn thuốc với các cách ñiều chế khác nhau.

NỘI DUNG

CỒN THUỐC

(Tincturae)

1. ðịnh nghĩa

Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, ñược ñiều chế bằng cách ngâm chiết dược liệu thực vật, ñộng vật hoặc hòa tan cao thuốc hay dược chất theo tỷ lệ qui ñịnh trong ethanol ở các nồng ñộ khác nhau (DDVN IV).

2. Phân loại

Cồn thuốc ñược phân loại theo nhiều cách.

2.1. Phân loại theo thành phần nguyên liệu

− Cồn thuốc ñơn là cồn thuốc ñược ñiều chế từ 1 nguyên liệu.

Ví dụ: cồn cà ñộc dược, cồn ô dầu, cồn cánh kiến trắng…

− Cồn thuốc kép là cồn thuốc ñược ñiều chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau.

Ví dụ: cồn kép opi – benzoic

2.2. Phân loại theo phương pháp ñiều chế

− Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp ngâm lạnh.

− Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiêt.

− Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp hòa tan.

2.3. Phân loại theo nguồn gốc dược liệu

− Cồn thuốc thảo mộc.

− Cồn thuốc ñộng vật (cồn ban miêu, cồn rết,…)

3. Nguyên liệu

Page 201: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 62

3.1. Dược liệu

Dược liệu thảo mộc như: quế, mã tiền, Cà ñộc dược, cánh kiến…

Dược liệu ñộng vật như: rắn, tắc kè…

Dược liệu phải ñạt các tiêu chuẩn chất lượng qui ñịnh (Dược ñiển hay TCCS). Cần chú ý ñặc biệt tới ñộ ẩm, và ñộ ẩm làm ảnh hưởng tới nồng ñộ ethanol trong chế phẩm.

Dược liệu cần ñược phân chia ñến ñộ mịn thích hợp tùy theo bản chất ñược liệu, ñặc tính dung môi và phượng pháp chiết xuất.

Ví dụ:

− Dung môi chiết là cồn nồng ñộ thấp dùng bột dược liệu thô, cồn cao ñộ dùng bột dược liệu mịn.

− Phương pháp ngâm lạnh dùng bột dược liệu thô, ngấm kiệt dùng bột dược liệu thô vừa.

3.2. Bán thành phẩm

Cao ñộng vật, cao dược liệu, tinh dầu…

4. Dung môi

ðể ñiều chế cồn thuốc phải dùng ethanol dược dùng có nồng ñộ thích hợp. Tùy thuộc vào thành phần hóa học của dược liệu ñể chọn ñộ còn thích hợp.

Ví dụ:

− Ethanol 60% thường dùng cho những dược liệu không chứa tinh dầu.

− Ethanol 70% ñược dùng cho những dược liệu ñộc (chứa alcaloid, glycosid), ñôi khi dùng ethanol 70% ñã ñược acid hóa ñể chiết dược liệu có alcoloid.

− Ethanol 70% - 80% dùng cho những dược liệu chứa tinh dầu, nhựa … như cồn vỏ quýt.

− Ethanol 90% dùng ñể chiết dược liệu có những hoạt chất dễ bị phận thủy phân (cồn ô dầu) và các hoạt ñộng chỉ tan trong ethanol cao ñộ (cồn gừng, cồn cánh kiến trắng)

5. Phương pháp ñiều chế

Về tỷ lệ dược liệu và thành phẩm DðVN I qui ñịnh như sau:

− ðối với dược liệu thông thường, không qui ñịnh hàm lượng hoạt chất thì một phần dược liệu ñiều chế ñược 5 phần cồn thuốc

− ðối với dược liệu ñộc thì 1 phần dược liệu ñiều chế ñược 10 phần cồn thuốc.

Theo DðVN IV, cồn thuốc có thể ñiều chế theo 3 phương pháp: Ngâm, ngâm nhỏ giọt và hòa tan.

5.1.Phương pháp ngâm (DðVN IV)

Page 202: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 63

− Cho dược liệu ñã chia nhỏ vào một dụng cụ thích hợp và thêm khoảng ¾ lượng ethanol sử dụng. ðậy kín ñể nhiệt ñộ thường, ngâm từ 3 ñến 10 ngày, thỉnh thoảng khuấy trộn.

− Gạn lọc thu lấy dịch chiết.

− Rửa và ép bả bằng lượng ethanol còn lại thu ñược dịch ép.

− Gộp dịch chiết, dịch ép, và bổ sung ethanol ñể thu ñược lượng dịch chiết quy ñịnh.

− ðể lắng từ 1 ñến 3 ngày, gạn, lọc lấy dịch trong.

Phương pháp ngâm áp dụng ñể ñiều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất ñộc, mạnh, tan ñược trong cồn nhiệt ñộ thường như: Cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quýt, cồn gừng, cồn hồi…

5.2. Phương pháp ngấm kiệt (ngâm nhỏ giọt)

Ngấm kiệt ñược áp dụng ñể ñiều chế cồn thuốc từ dược liệu có hoạt chất ñộc mạnh và cả dược liệu thường.

− ðối với dược liệu ñộc: dược liệu ñã chia nhỏ ñem ngấm kiệt với ethanol. Quá trình ngấm kiệt ñược tiến hành như ñã trình bày ở phần phương pháp chung. Khi ñã rút ñược 1 lượng dịch chiết bằng ¾ tổng lượng cồn thuốc qui ñịnh thì không thêm dung môi nữa. Rút hết dịch chiết và ép bã. Trộn dịch chiết với dịch ép và ñịnh lượng hoạt chất. ðiều chỉnh hoạt chất theo ñúng qui ñịnh.

− ðối với dược liệu không ñộc: cồn thuốc không bắt buộc phải ñịnh lượng hoạt chất, rút dịch chiết cho ñến khi thu ñược 4/5 lượng cồn thuốc quy ñịnh rồi ép bã. Trộn dịch chiết với dịch ép rồi thêm ethanol vừa ñủ lượng quy ñịnh (thường gấp 5 lần dược liệu).

Ví dụ: các cồn thuốc ñược ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiệt: cồn cà ñộc dược, cồn ô ñầu, cồn canh ki na…

5.3. Phương pháp hòa tan

Hòa tan các cao thuốc, dược chất, tinh dầu vào ethanol có nồng ñộ qui ñịnh.

Trong quá trình hòa tan các cao thuốc, tủa tạo thành sau khi ñể lắng ñược loại bằng cách lọc (DðVN IV)

Thường áp dụng phương pháp hòa tan ñể bào chế các cồn thuốc khi dược liệu có chứa nhiều tạp chất tan trong cồn (nhựa, chất dẻo…) như thuốc phiện, mã tiền…

5.4. ðiều chế cồn thuốc kép

Khi ñiều chế cồn thuốc kép phải kết hợp các phương pháp kể trên. Nếu dược liệu trong cồn thuốc kép có những hoạt chất có ñộ tan khác nhau trng ethanol cần phải chiết từng dược liệu theo phương pháp thích hợp rồi trộn các dịch chiết với nhau.

6. Kiểm tra chất lượng bảo quản

Page 203: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 64

6.1. Cảm quan

Màu sắc, mùi vị… Mỗi loại cồn thuốc có tính chất cảm quan riêng như cồn valerian có vị ñắng, cồn ô ñầu có vị tê.

6.2. Tỷ trọng

Tỷ trọng cồn thuốc thường thay ñổi trong khoảng 0,87 – 0,98.

6.3. Hàm lượng ethanol

ðể xác ñịnh nồng ñộ ethanol của cồn thuốc người ta dùng phương pháp cất cồn ra khỏi cồn thuốc, ño tỷ trọng của ethanol ñã cất ñược, rồi tính ra tỷ lệ ethanol có trong cồn thuốc.

DðVN IV qui ñịnh dùng phương pháp sắc ký khí ñể xác ñịnh nồng ñộ ethanol trong chế phẩm

6.4. Xác ñịnh hệ số vẩn ñục

Hệ số vẩn ñục ñược qui ñịnh ở một số cồn thuốc. Hệ số vẩn ñục là số ml nước cho vào 10ml cồn thuốc ñể xuất hiện tủa ñục. Ví dụ hệ số vẩn ñục của cồn cánh kiến là 1 – 2, của valerian là 3, của cồn canh ki na là 5 – 6.

6.5. Xác ñịnh cắn khô sau khi bay hơi

Một số cồn thuốc không biết rõ hoạt chất thì tỷ lệ cắn khô côi như là một tiêu chuẩn ñịnh lượng

Cách xác ñịnh cắn khô: Lấy 5 ml cồn thuốc, bốc hơi ñến khô, sấy ở 100 – 1050C trong 3 giờ, ñể nguội trong bình hút ẩm, cân tính khối lượng % hay số gam cắn trong 1 lít chế phẩm.

Ví dụ cồn quế phải ñạt tỷ lệ cắn sau khi bay hơi là 1,5 – 2%.

6.6. ðịnh tính và ñịnh lượng hoạt chất

ðịnh tính và ñịnh lượng hoạt chất tuân theo các quy ñịnh trong các chuyên luận riêng.

Phải xác ñịnh hàm lượng hoạt chất ñối với cồn thuốc ñộc. Dùng các phản ứng ñặc hiệu ñể ñịnh tính hoạt chất tùy theo từng loại hoạt chất có trong cồn thuốc. Một số dược ñiển còn qui ñịnh ñịnh lượng hoạt tính sinh học của 1 số cồn thuốc như cồn aconit, cồn thuốc chứa glycosid trợ tim…

Ngoài các phương pháp chính thức ghi trong dược ñiển, người ta thường dùng phương pháp cấp tốc ñể xác ñịnh giới hạn tỷ lệ alcaloid trong cồn thuốc (phương pháp Debreuille)

6.7. Bảo quản

DðVN IV qui ñịnh bảo quản cồn thuốc trong bao bì kín, ñể chổ mát, tránh ánh sáng, nhằm ngăn chặn các tác nhân làm biến màu, biến mùi, giảm hàm lượng hoạt chất và giảm nồng ñộ ethanol.

ðối với một số cồn thuốc qui ñịnh bắt buộc phải kiểm tra ñịnh kỳ hàm lượng hoạt chất

Page 204: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 65

7. Một số ví dụ ñiều chế cồn thuốc

7.1. Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp ngâm lạnh.

7.1.1. Cồn cánh kiến trắng (DðVN I)

− Công thức

Cánh kiến trắng tán mịn 200g

Cồn 90% v.ñ.

− ðiều chế

Lấy một bình kín. Nhâm cánh kiến trắng với 1000g cồn, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc. Gạn lây dịch ngâm. ðể lắng 24h. Lọc, thêm cồn vừa ñủ qua phễu lọc ñể ñược 1000ml cồn thuốc. ðóng chai, nút kín, ñể chổ mát, tránh ánh sáng.

− Tính chất

Dung dịch màu nâu hay nâu ñỏ, mùi thơm cánh kiến trắng có phản ứng acid, cho tủa ñục lờ khi thêm nước, hàm lượng cồn tối thiểu là 75%. Tỷ lệ cắn khô 8 – 10%.

7.1.2. Cồn vỏ quýt

− Công thức

Vỏ quýt 200g

Cồn 70% v.ñ.

− ðiều chế

+ Phương pháp chiết theo DðVN I là ngâm với cồn 70%, ñể cuối cùng ñiều chỉnh cho vừa ñủ ñể ñược 1000ml cồn thuốc.

+ Dð Hungary V cồn vỏ quýt ñược ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiệt

− Tính chất

+ Dung dịch cồn vỏ quýt có màu vàng, mùi vỏ quýt hoặc vỏ cam,…, cho tủa ñục lờ khi thêm cùng thể tích nước.

7.2. Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiệt

7.2.1. Cồn aconit (DðVN I)

− Công thức

Aconit (bột mịn vừa) 100g

Ethanol 90% v.ñ.

− ðiều chế

Page 205: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 66

Ngâm nhỏ giọt bột ô ñầu (aconit) với cồn 90% ñể cuối cùng rút ñược khoảng 800g dịch chiết. ðịnh lượng ancaloid toàn phần và ñiều chỉnh ñể thu ñược cồn thuốc chứa 0,050% ancaloid toàn phần bằng cách thêm cồn 90%

− Tính chất

+ Dung dịch cồn aconit có màu nâu, vị ñắng và gây cảm giác tê như kiến cắn trên ñầu lưỡi.

+ Cồn ô ñầu phải chứa ít nhất 0,045% và nhiều nhất 0,055% alcaloid toàn phần tính theo aconitin. DðVN I còn qui ñịnh phải xác ñịnh liều ñộc DL50 vì hàm lượng alcaloid có ñộc tính cao nhất trong các alcaloid của ô ñầu.

7.2.2. Cồn canhkina (Dð Pháp 1949)

− Công thức

Bột vỏ canhkina 200g

Ethanol 60% v.ñ.

− ðiều chế

+ Ngâm kiệt bột vỏ canhkina với cồn 60% cho tới khi rút ñược khoảng 800g dịch chiết. Ép bã lấy dịch chiết, thêm cồn 60% ñể ñược 1000ml cồn thuốc. ðể lắng ở chổ mát 48h. Lọc lấy dịch trong.

+ Một số dược ñiển còn thêm 10% glycerin ñể ổn ñịnh cồn canhkina, làm giảm quá trình thủy phân alcaloid và tăng ñộ tan của tanin.

7.3. Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp hòa tan

7.3.1. Cồn mã tiền

− Công thức

Cao khô mã tiền 0,17g

Ethanol 70% v.ñ.1000ml

− ðiều chế

+ Hòa tan cao khô mã tiền trong cồn 70%. ðể chổ mát 48h. Lọc. Thêm cồn 70% cho ñến khi vừa ñủ 1000ml.

− Tính chất: cồn mã tiền trong suốt, màu vàng nau, vị ñắng.

7.3.2. Cồn thuốc kép opi-benzoic (Elixir paregoic)

− Công thức

Cồn opi 5ml

Acid benzoic 0,5g

Long não 0,2g

Page 206: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 67

Tinh dầu hồi 0,5ml

Ethanol 60% v.ñ 100 ml

− ðiều chế

+ Hòa tan acid benzoic, long não và tinh dầu hồi trong 70ml cồn 60%. Thêm cồn opi rồi cồn 60% cho ñến khi vừa ñủ 100 ml. Trộn ñều. ðể chổ mát 48h. Lọc.

− Tính chất

+ Cồn kép opi-benzoic màu nâu, mùi long não và tiểu hồi, vị ñặc biệt. Có phản ứng acid, chứa 0,05% morphin (cồn oip ñơn chứa 1% morphin).

+ Cồn kép opi-benzoic là thuốc ñộc bảng A gây nghiện. Có thể ñược dùng ñể pha chế theo ñơn hoặc dùng trực tiếp với liều 4-5ml một lần ñể trị tiêu chảy.

− Chú ý: không dùng quá 7 ngày và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Page 207: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 68

RƯỢU THUỐC

1. ðịnh nghĩa và ñặc ñiểm

Theo DðVN IV, rượu thuốc là dạng thuốc lỏng có mùi thơm và vị ngọt, ñiều chế bằng cách ngâm dược liệu thực vật hay ñộng vật (ñã chế biến) trong rượu hoặc ethanol loãng một thời gian nhất ñịnh (tuy theo quy ñịnh của từng công thức) rồi gạn lấy rượu thuốc. Hàm lượng ethanol trong rượu thuốc không quá 45%.Thành phần ñiều chế rượu thuốc bao gồm dược liệu, dung môi và các chất phụ dùng ñể ñiều hương, ñiều vị, tạo màu…

Khác với cồn thuốc, rượu thuốc là các chế phẩm dùng ñể chữa bệnh hay bồi bổ cơ thể.

1.1 Dược liệu

1.1.1 Dược liệu thực vật

Thường là các dược liệu chữa bệnh mãn tính (phong tấp, bồi dưỡng cơ thể…) như hà thủ ô, nhâm sâm, ngũ gia bì, tràn bì…

1.1.2 Dược liệu ñộng vật

Thường dùng là rắn, tắc kè, hổ cốt…

Trong thành phần của rượu thuốc có khi chỉ có một dược liệu (rượu ñơn) như rượu rết, rượu mơ…, nhưng thường là nhiều loại dược liệu kết hợp cả thực vật vơi ñộng vật như rượu hổ cốt gi trong dược ñiển Trung Quốc kết hợp giữa xương hổ với gần 50 dược liệu thực vật khác nhau.

1.2 Dung môi

Dung môi thường dùng là rượu ñược ñiều chế từ lúa gạo có ñộ cồn từ 30-40%. Ngày nay người ta có thể dùng ethanol dược dụng ñể chiết xuất và ñiều chế rượu thuốc. Theo y học cổ truyền rượu cnf có tác dụng dược lý riêng như: ñẫn thuốc, hành huyết, tiêu ứ, giảm ñau và tăng cường hấp thu thuốc.

1.3 Các chất phụ

Các chất phụ bao gồm các chất ñiều vị, cất ñiều hương, chất tạo màu…

- Chất ñiều vị: chất ñiều vị thường dùng là ñường saccharose (chế thành siro ñơn) có vị ngọt, tạo ñộ nhớt cao ñể ổn ñịnh rượu thuốc, hạn chế sự bay hơi rượu, hạn chế sự lắng cặn và hạn chế quá trình oxy hóa hoạt chất.

- Chất ñiều hương: Chất ñiều hương thường dùng là các tinh dầu thơm có tác dụng kích thích tiêu hóa.

- Chất tạo màu: Chất tọa màu làm cho rượu thuốc có màu ñẹp dặc trưng, thường chất màu có sẵn trong dược liệu (huyết giác, tô mộc…), có khi dùng caramen hay màu thực phẩm.

Page 208: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 69

2. Phương pháp ñiều chế

ðiều chế rượu thuốc gồm 2 giai ñoạn là ñiều chế dịch chiết và pha rượu

2.1 ðiều chế dịch chiết xuất(chiết xuất)

2.1.1. Chuẩn bị dược liệu và dung môi

Dược liệu thường ñược bào thái nhỏ hay thành phiến mỏng tùy theo bản chất và phương pháp chiết. Dược liệu có thể ñươc sao tẩm trước khi chiết xuất.

Dung môi là rượu hay ethanol 40%-60%. Dược liệu ñộng vật thường dùng ethanol có nồng ñộ trên 40% ñể vừa chiết xuất vừa tránh cho nguyên liệu khỏi bị thối rữa. Dược liệu thảo mộc tùy theo bản chất mà chiết với ethanol có nồng ñộ thích hợp.

2.1.2. Phương pháp chiết xuất Thường sử dụng phương pháp ngâm hoặc ngâm phân doạn ñể chiết xuất.

Dược liệu tảo mộc ngâm ít nhất là 7 ngày. Dược liệu ñộng vật thời gian ngâm lâu hơn, khoang trên 20 ngày, có khi tới 3 tháng. Khi ngâm phải ñậy kín ñể ở chổ khô mát hoặc ngâm hạ thổ.

Ngâm nóng ít khi sử dụng vì rượu dễ gây bay hơi, phải có thiết bị ñun hoàn lưu.

Ngấm kiệt cũng có khi ñược sử dụng ñể chiết kiệt hoạt chất nhất là các dược liệu quý hiếm.

Khi ñiều chế rượu thuốc từ các thang thuốc, có thành phần dược liệu ña dạng, bản chất của các dược liệu khác nhau cho nên phải chiết riêng một số dược liệu

ñể lấy ñược tối ña hoạt chất.

2.2.Pha rượu

Phối hợp các dịch chiết, chất màu, chất ñiều vị và nước chín ñể ñiều chỉnh thành phẩm có ñộ rượu và mùi vị thích hợp (ñộ rượu khi chiết xuất là 40%-50% nhưng ñộ rượu của thành phẩm thường khoảng 20-30%).

Khi pha rượu thường xảy ra các hiện tượng hóa lý phức tạp như thay ñổi pH, ñộ cồn, nhiệt ñộ, phản ứng hóa học giữa các thành phần…, ảnh hưởng ñến chất lượng của rượu thuốc như tạo tủa, biến màu…

Khi pha rượu nên tiến hành theo nguyên tắc sau:

- Các dịch chiết có thành phần và ñộ cồn gần giống nhau ñược phối hợp trước với các chất trung gian hòa tan, các chất ổn ñịnh (siro ñơn, glycerin…).

- Phối hợp siro ñơn với dịch chiết thứ nhất. Thêm từ từ các dịch chiết còn lại. Dùng nước cất dun sôi ñể nguội ñể ñiều chỉnh ñến ñộ rượu quy ñịnh.

3. Kiểm nghiệm chất lượng và bảo quản

3.1. Kiểm nghiệm

Page 209: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 70

− Cảm quan: Màu sắc, mùi vị, ñộ trong, ñộ ñồng nhất…, rượu phải trong, ñồng nhất, không có cặn bã dược liệu và tạp chất lạ.

− Hàm lượng ethanol: phải ñạt yêu cầu quy ñịnh.

− Tỷ trọng: Phải ñạt yêu cầu quy ñịnh.

− ðộ lắng cặn: Phải ñạt yêu cầu quy ñịnh.

− ðịnh tính, ñịnh lượng và các chỉ tiêu khác: Phải ñạt yêu cầu quy ñịnh trong các chuyên luận riêng.

3.2. Bảo quản

Rượu thuốc ñược ñựng trong chai lọ kín, ñể nơi khô mát, tránh ánh sáng.

4. Một số ví dụ về rượu thuốc

4.1. Rượu bổ Ngũ gia bì

- Công thức

Ngũ gia bì ...................................................... 124 g

Thổ phục linh ................................................... 62 g

Trần bì ............................................................... 6 g

ðường saccharose .......................................... 170 g

Cồn 45% ............................................................ v.ñ

Nước ............................................... v.ñ 1000ml ñể có ñộ rượu 30%

-ðiều chế:

+ Tính lượng cồn 45% vừa ñủ ñể làm dung môi chiết xuất.

+ ðường ñiều chế thành siro ñơn.

+ Nước ñun sôi, ñể nguội.

+ Dược liệu thái phiến, sao vàng. Làm ẩm kỹ với cồn 45% trong 1-2 giờ (ủ kín). Ngâm lần ñầu với thời gian 7 ngày. Thỉnh thoảng khuấy trộn. Sauddos chiết lấy dịch chiết một. Bã còn lại ngâm thêm 2-3 ngày nữa rồi thu lấy chiết dịch hai.

+ Phối hợp dịch chiết một với siro ñơn. Thêm dần dịch chiết 2hai và thêm dần nước có vừa ñủ 1000ml.

+ Thành phẩm có ñộ cồn khoản 30%.Khuấy trộn ñều. ðể lặng vài ngày. Lọc trong. ðóng chai 250ml.

-Công dụng:

+ Làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, chữa chân tay tê mõi

Page 210: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 71

+ Uống 2 lần/ngày, mỗi lần một ly nhỏ (25-30 ml) trước bữa ăn hay trước khi ñi ngủ.

4.2. Rượu rắn

-Công thức

Rắn hổ mang (Naja naja hay Agkistrodon)..... 1 con

Rắn Cạp nong (Bungarus fasiatus) ................. 1 con

Rắn ráo (Zamení mucosus) ............................ 1 con

Kê huyết ñằng ..............................................120 g

Thiên niên kiện ............................................. 80 g

Ngũ gia bì ..................................................... 80 g

Hà thủ ô ñỏ ................................................... 80 g

Trần bì .......................................................... 30 g

Tiểu hồi ........................................................ 30 g

ðường ..........................................................660 g

Ethanol 60% và ethanol 40% .................... v.ñ 10 lít

- ðiều chế

Rắn lột da bỏ ñầu, ruột và lấy riêng mật, cắt thành từng ñoạn, tẩm với gừng và rượu, sấy kho hoặc ngâm ngay.sau ñó ngâm với trần bì, tiểu hồi trong 3-4lits ethanol 60% trong 100 ngày. Khuấy hàng ngày rồi gạn, ép, lọc. Các dược liệu khác sao vàng, làm thành bột thô, ngâm với 5 lít ethanol 40% trong khoảng 10 ngày. Pha rượu vừa ñủ 10 lit thành phẩm.

- Công dụng:

Dùng trong trường hợp ñau nhứt xương, chân tay tê mỏi, bán thân bất toại.Uống 15-20ml mỗi ngày, trước khi ñi ngủ.

Page 211: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 72

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu từ 1 ñến 8

Câu 1: Theo phương pháp bào chế cồn thuốc ñược chia làm 3 loại A. C. B.

Câu 2: Hai cồn thuốc ñược ñiều chế bằng phương pháp ngâm lạnh là (DðVN I) A. B.

Câu 3: Hai cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiệt ñã nên trong tài liệu học tập

A. B. Câu 4: Hai cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp hòa tan cao thuốc trong cồn

A. B.

Câu 5: Hai cồn thuốc có nguồn gốc ñộng vật

A. B.

Câu 6: Ba thành phần dùng ñể ñiều chế rượu thuốc là

A. Dược liệu C.

B.

Câu 7: Ba loại chất phụ dùng ñể ñiều chế rượu thuốc

A. C.

B.

Câu 8: Nêu 2 giai ñoạn chính ñể ñiều chế rượu thuốc

A. B.

Trả lời ñúng sai các câu từ 9 ñến 29

Câu 9: Trong quá trình ñiều chế cồn thuốc không có giai ñoạn cô bốc hơi dung môi

Câu 10: ðiều chế cồn thuốc cần giai ñoạn loại tạp

Câu 11: Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp hòa tan cao thuốc trong cồn ít tạp chất hơn phương pháp chiết trực tiếp.

Câu 12: Cố thể dùng phương pháp ngâm lạnh ñể ñiều chế cồn thuốc từ dược liệu ñộc mạnh

Câu 13: Phương pháp ngâm nhỏ giọt ñược dùng ñể ñiều chế công thuốc từ dược liệu ñộc mạnh và dược liệu thường

Câu 14: Có thể xác ñinh cồn trong rượu thuốc bằng cồn kế hoặc tỉ trọng kết

Câu 15: Có thể ñiều chế cồn từ phương pháp chiết xuất trực tiếp với dược liệu có nhiều tạp chất tan trong cồn

Câu 16: Cồn thuốc giống rượu thuốc ở chỗ ñều chứa thành phần cồn etylic

Page 212: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 73

Câu 17: Cồn thuốc có thể dùng trực tiếp theo giọt

Câu 18: Rượu thuốc là chế phẩm trung gian ñể pha các dạng thuốc khác nhau

Câu 19: Cồn thuốc có thể là chế phẩm trung gian ñể pha các dạng thuốc khác nhau

Câu 20: Xác ñịnh hàm lượng cồn trong rượu thuốc bằng phương pháp cất cồn

Câu 21: Thành phần dược liệu trong rượu thuốc thường có nhiều dược liệu

Câu 22: Rượu Ngũ gia bì là rượu thuốc chỉ có một dược liệu là ngũ gia bì

Câu 23: Rượu rắn là rượu thuốc chỉ có dược liệu ñộng vật

Câu 24: Rượu thuốc thường ñược dùng với liều khoảng 20-30 ml một lần (một ly nhỏ)

Câu 25: Dược liệu ñưa chế cồn thuốc phải ñạt ñộ ẩm quy ñịnh

Câu 26: Dược liệu ñưa chế cồn thuốc, nếu ñộ ẩm quá cao sẽ bị mốc khi ngâm lạnh

Câu 27: Tất cả dược liệu ñưa chế cồn thuốc ñều phải xác ñịnh hàm lượng hoạt chất

Câu 28: Ethanol dùng ñiều chế cồn thuốc là loại ethanol ñạt tiêu chuẩn công nghiệp

Câu 29: Cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp hòa tan khó bảo quản hơn cồn thuốc ñiều chế bằng phương pháp chiết xuất

Câu 30: Trong rượu thuốc, rượu cũng là thành phần có tác dụng dược lý

Câu 31: Rượu thuốc rất ổn ñịnh trong quá trình bảo quản

Chọn một trả lời ñúng cho các câu từ 32 ñến 41

Câu 32: Cồn thuốc nào ñược ñiều chế bằng phương pháp ngâm

A. Cánh kiến trắng D. Opi

B. Mã tiền E. Benladon

C. Ô ñầu

Câu 33: Cồn thuốc nào ñược ñiều chế bằng phương páp hòa tan

A. Cánh kiến trắng D. Opi

B. Mã tiền E. B và D ñúng

C. Ô ñầu

Câu 34: Cồn thuốc ñược ñiều chế bằng phương pháp ngấm kiệt

A. Cồn canh kina D. Belladon

B. Mã tiền E. B và D ñúng

C. Opi - benzoic

Câu 35: Cồn thuocs nào ñiều chế bằng cồn 900

Page 213: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 74

A. Cồn cánh kiến trắng D. Cồn cà ñộc dược

B. Cồn ô ñầu E. A và B ñúng

C. Cồn vỏ quýt

Câu 36: Cồn thuốc nào ñiều chế bằng cồn 700

A. Cồn tỏi D. Cồn bồ kết

B. Cồn gừng E. Cồn canh kina C. Cồn Belladon

Câu 37: Cồn thuốc nào ñiều chế bằng cồn 600

A. Cồn cà ñộc dược D.Cồn vỏ quít

B. Cồn ô ñầu E. Còn Opi

C. Cồn canh kina

Câu 38: Cồn thuốc nào cho lượng cồn thuốc gấp 5 lần dược liệu

A. Cồn Belladon D. Cồn Opi

B. Cồn ô ñầu E. Cồn cà ñộc dược

C. Các cồn thuốc từ dược liệu không ñộc mạnh

Câu 39: Cồn thuốc nào có thể uống trực tiếp dể ñiều trị tiêu chảy

A. Cồn Belladon D. Cồn mã tiền

B. Cồn cánh kiến trắng E. Cồn Opi - benzoic

C. Cồn cà ñộc dược

Câu 40: Dung môi ñể ñiều chế rượu thuốc thường có ñộ cồn là

A. 700 - 800 D. 200 - 400

B. 800 - 900 E. 100 - 200

C. 400 - 600

Câu 41: ðộ cồn của thành phẩm rượu thuốc thường trong khoảng

A. 600 - 700 D. 300 - 400

B. 500 - 600 E. 200 - 300

C. 400 - 500

Page 214: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 75

BÀI 12. QUI TRÌNH PHA CHẾ THUỐC THEO ðƠN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa ñơn thuốc

2. Kể ñược 3 ý nghĩa của ñơn thuốc

3. Kể ñựoc 9 nguyên tắc khi thực hiện pha chế theo ñơn

1. ðỊNH NGHĨA

ðơn thuốc là văn bản chỉ ñịnh sử dụng thuốc chữa bệnh cho người mà người

bệnh và cán bộ y tế phải thực hiện ñể mau chóng trả lại sức khỏe cho người bệnh. ðôi

khi ñơn thuốc còn quy ñịnh chế ñộ nghỉ ngơi, chế ñộ ăn uống cho người bệnh

2. Ý NGHĨA CỦA ðƠN THUỐC

− Về mặt pháp lý

ðơn thuốc là tài liệu pháp lý khi xảy ra những ñiều không tốt ñối với người bệnh.

Khi ñó người kê ñơn, người pha chế và người cho bệnh nhân sử dụng phải chịu trách

nhiệm.

− Về mặt khoa học

ðơn thuốc là tài liệu chứng lý mang lại kết quả tốt, hoặc xấu ñể người sử dụng

thuốc có thêm kinh nghiệm giúp cho lần sau ñiều trị tốt hơn.

− Về mặt kinh tế

ðơn thuốc là tài liệu chi phí thuốc men sao cho ít tốn kém mà kết quả ñiều trị tốt

nhất và rút ngắn ñược thời gian ñiều trị

3. NGUYÊN TẮC CẦN THỰC HIỆN KHI PHA CHẾ THEO ðƠN

Kiểm tra ñơn thuốc ñảm bảo ñúng quy chế và không sai sót về chuyên môn với

một số nội dung như sau:

− Trong ñơn thuốc cần ghi rõ tên, tuổi, ñịa chỉ bệnh nhân, lưu ý tháng tuổi của bệnh nhân trẻ em.

− Tên dược chất, khối lượng chỉ ñịnh pha chế (nồng ñộ).

− Liều lượng chỉ ñịnh, ñường dùng, cách dùng ñảm bảo an toàn, hợp lý.

− Thành phần và chỉ ñịnh của ñơn thuốc có vi phạm các vấn ñề tương kỵ, tương tác hay không.

− Chức danh, chữ ký và ñịa chỉ của người kê ñơn.

− Ngày kê ñơn, ký tên trên ñơn thuốc.

Page 215: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 76

− Mẫu ñơn thuốc có ñảm bảo tính hợp pháp theo quy chế hiện hành hay không.

− Người pha chế cần thực hiện ñúng kỹ thuật bào chế, chú ý ñảm bảo ñúng quy chế về nhãn và ñồ bao gói.

− Lưu ñơn thuốc vào sổ theo dõi ñể ñảm bảo công tác theo dõi quản lý, thanh tra

dược của cơ sở pha chế cũng như cơ quan chức năng quản lý của ngành.

4. CÁC DUNG DỊCH MẸ DÙNG TRONG PHA CHẾ THEO ðƠN

− Các dung dịch thuốc thường ñược kê ñơn với lượng ít, do ñó trong khi pha chế, phải mất nhiều thời giờ vào việc ñong từng lượng nhỏ dược chất và rửa dụng

cụ. Mặt khác, cân ñong từng lượng nhỏ dược chất thường ñưa ñến những sai số lớn.

− ðể hợp lý hóa các ñộng tác bào chế, rút ngắn thời gian pha chế và nâng cao

chính xác cũng như chất lượng của chế phẩm, người ta hay dùng những dung dịch mẹ có nồng ñộ nhất ñịnh ñã ñược pha chế sẵn, thay cho các dược chất

nguyên chất.

− Khi pha chế các dung dịch mẹ, người ta tránh pha các dung dịch có nồng ñộ gần nồng ñộ bão hòa.

− Dung dịch mẹ của các hóa chất bền vững có thể bảo quản tối ña trong một tháng. Những chất kém bền vững như cloral hydrat, urotropin chỉ pha dung dịch

mẹ ñể dùng trong 3-4 ngày; protargon, colagon chỉ pha chế dùng trong 1-2 ngày. Không nên pha các mối alkaloid thành dung dịch mẹ vì rất chóng hỏng.

− Các dung dịch mẹ có thể là môi trường rất tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, vì vậy phải ñiều chế trong ñiều kiện vệ sinh vô khuẩn và dùng nước cất ñã ñun sôi. Các chai ñựng và dụng cụ pha chế phải ñược tiệt khuẩn trước. Dung

dịch mẹ sau khi ñiều chế bắt buột phải lọc. Sau ñó phải ñịnh tính, ñịnh lượng ñể ñiều chỉnh nồng ñộ ñến quy ñịnh nếu cần.

5. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

5.1. Trả lời ngắn các câu hỏi sau

Câu 1: ðỊNH NGHĨA ñơn thuốc

Câu 2: Ý nghĩa ñơn thuốc.

Câu 3: Không nên pha các ……………… thành dung dịch mẹ vì rất chóng hỏng.

Câu 4: Khi pha chế các dung dịch mẹ, người ta tránh pha các dung dịch có nồng ñộ

gần …………………..

5.2. Trả lời ñúng, sai các câu hỏi sau

Page 216: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 77

Câu 1: Các dung dịch mẹ có thể là môi trường rất tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát

triển, vì vậy phải ñiều chế trong ñiều kiện vệ sinh vô khuẩn và dùng nước cất ñã ñun

sôi.

Câu 2: Dung dịch mẹ sau khi ñiều chế bắt buột phải lọc

5.3. Chọn câu ñúng nhất Câu 1: Nguyên tắc khi ñiều chế thuốc theo ñơn

A. Không ghi ngày kê ñơn, ký tên trên ñơn thuốc. B. Mẫu ñơn thuốc không cần ñảm bảo tính hợp pháp theo quy chế hiện hành hay

không. C. Người pha chế cần thực hiện ñúng kỹ thuật bào chế, vì dùng liền nên không cần

ñảm bảo ñúng quy chế về nhãn và ñồ bao gói. D. Lưu ñơn thuốc vào sổ theo dõi ñể ñảm bảo công tác theo dõi quản lý, thanh tra

dược của cơ sở pha chế cũng như cơ quan chức năng quản lý của ngành. Câu 2: Nguyên tắc khi ñiều chế thuốc theo ñơn

A. Trong ñơn thuốc cần ghi rõ tên, tuổi, ñịa chỉ bệnh nhân, lưu ý tháng tuổi của bệnh nhân trẻ em.

B. Tên dược chất, khối lượng chỉ ñịnh pha chế (nồng ñộ). C. Liều lượng chỉ ñịnh, ñường dùng, cách dùng ñảm bảo an toàn, hợp lý. D. Cả 3 câu trên

Câu 3: Người ta hay dùng những dung dịch mẹ có nồng ñộ nhất ñịnh ñã ñược pha

chế sẳn, thay cho các dược chất nguyên chất.

A. ðể hợp lý hóa các ñộng tác bào chế B. Rút ngắn thời gian pha chế C. Nâng cao chính xác cũng như chất lượng của chế phẩm D. Cả 3 câu trên

Câu 4: Khi pha chế các dung dịch mẹ, người ta tránh pha các dung dịch

A. Có nồng ñộ gần nồng ñộ bảo hòa. B. Có nồng ñộ gần nồng ñộ quá bảo hoà C. Có nồng ñộ loãng D. Cả 3 câu trên

Câu 5: Dung dịch mẹ của các hóa chất bền vững có thể bảo quản tối ña trong:

A. 3, 4 ngày B. 1, 2 ngày C. 1 tháng D. 1 năm

Câu 6: Sau khi ñiều chế dung dịch mẹ:

A. Không cần phải ñịnh tính, chỉ cần ñịnh lượng B. Không cần ñiều chỉnh nồng ñộ theo qui ñịnh C. Sau ñó phải ñịnh tính, ñịnh lượng ñể ñiều chỉnh nồng ñộ ñến quy ñịnh nếu cần. D. Tất cả ñều sai

Page 217: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 78

BÀI 13. THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày ñược ý nghĩa và mục tiêu của Thực hành tốt sản xuất thuốc.

2. Nêu ñược các khái niệm chung và nội dung cơ bản của Thực hành tốt sản xuất

thuốc.

1. ðẠI CƯƠNG

1.1. Khái niệm

Thuốc là Một loại hàng hoá ñặc biệt bởi vì liên quan trực tiếp ñến sức khoẻ con

người. Nếu thuốc không ñảm bảo chất lượng sẽ:

− Không ñạt ñược mục tiêu phòng, chữa bệnh.

− Không an toàn cho người sử dụng.

− Thiệt hại về kinh tế cho khách hàng.

− Thiệt hại về kinh tế và mất uy tín của công ty (xí nghiệp, nhà sản xuất).

Nhằm ñảm bảo chất lượng thuốc sản xuất trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế

giới khuyến cáo các nước thực hiện theo “Thực hành tốt sản xuất thuốc” viết tắt

là GMP, nguyên gốc: Good Manufacturing Practice.

1.2. Mục tiêu của “Thực hành tốt sản xuất thuốc”

Sản xuất ñược sản phẩm thuốc dùng ñể phòng, ñiều trị và chuẩn ñoán bệnh cho

người, ñạt 3 tiêu chuẩn:

− Tinh khiết: lý học, hoá học và vi sinh vật.

− An toàn: ñối với người sử dụng và môi trường.

− Hiệu quả: về ñiều trị và kinh tế.

1.3. Giới thiệu về GMP

− Có thể coi GMP là một hệ thống những nguyên tắc hay hướng dẫn nhằm ñảm

bảo tất cả các sản phẩm ñều ñược sản xuất và kiểm soát chất lượng một cách ñồng nhất theo các tiêu chuẩn về chất lượng.

− Văn bản dự thảo ñầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (WHO Good Manufacturing Practice Guidelines) ban hành năm 1967. Sửa ñổi năm 1975 và 1992. Từ ñó ñến nay, tuy không ñược sửa ñổi

Page 218: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 79

nhưng tiếp tục ban hành nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung về một số vấn ñề có

liên quan.

− “Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc” của khối ASEAN (ASEAN Good Manufacturing Practice Guidelines) ñược triển khai lần ñầu tiên vào năm 1984,

ñược sửa lại vào vào năm 1988. Lần xuất bản thứ 2 bao gồm 10 chương như hiện nay. Lần xuất bản thứ 3, năm 1996 có bổ sung một số phụ lục và một số

phần mới như sản xuất theo hợp ñồng…

1.4. Quá trình thực hiện GMP ở nước ta

ðể nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, chuẩn bị hội nhập vào khu

vực ðông Nam Á, ñể thực hiện ñược mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về

thuốc của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết ñịnh số 1516/BYT-Qð ngày

09/09/1996 về việc triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản

xuất thuốc” của Hiệp hội các nước ðông Nam Á (GMP ASEAN) ở tất cả các cơ sở sản

xuất thuốc tân dược và Thông tư số 12/BYT-TT ngày 12/09/1996 hướng dẫn thực hiện

quyết ñịnh trên.

ðể tiến tới nền kinh tế toàn cầu, hoà hợp với tiêu chuẩn quốc tế về “Thực hành

tốt sản xuất thuốc” và thúc ñẩy việc xuất khẩu, hợp tác với các nước trên thế giới, Bộ

trưởng Bộ Y tế ñã ban hành Quyết ñịnh số 3886/2004/BYT-Qð ngày 03/11/2004 về

việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo

khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (Good Manufacturing Practice Guidelines,

Recommended by World Health Oraganization), viết tắt là GMP-WHO.

Ngày 05/07/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế ñã ban hành Quyết ñịnh số 19/2005/BYT-

Qð “Về việc ñiều chỉnh kế hoạch triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực

hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong ñó ghi rõ

lộ trình phải thực hiện ñối với các cơ sở sản xuất thuốc trong cả nước:

− Khuyến khích các cơ sở triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO).

− Các cơ sở sản xuất thuốc tân dược xây dựng mới phải ñạt nguyên tắc, tiêu

chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” ASEAN hoặc WHO.

− ðến hết ngày 31/12/2005, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc có kháng sinh nhóm beta-lactam phải ñạt nguyên tắc, tiêu chuẩn

GMP-ASEAN hoặc GMP-WHO.

Page 219: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 80

− ðến hết ngày 31/12/2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải ñạt

nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-ASEAN .

− ðến hết ngày 31/12/2008, tất cả các cơ sở ñã ñược phép sản xuất thuốc tân

dược phải ñạt nguyên tắc, tiêu chuẩn hoặc GMP-WHO.

− ðến hết ngày 31/12/2010, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu phải ñạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO.

Ngày 19/07/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế ñã ban hành thông tư số 19/2005/TT-BYT

hướng dẫn trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở ñạt tiêu

chuẩn “Thực hành tốt sản xuất vacxin và sinh phẩm y tế”, kèm theo Quyết ñịnh số

5405/2002/BYT-Qð, ngày 31/12/2002.

1.5. Một số thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện GMP ở nước ta

1.5.1 Thuận lợi

− Có thể học tập kinh nghiệm triển khai GMP và tăng cường sự hỗ trợ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

− Thuốc sản xuất trong nước mới chỉ ñáp ứng ñược khoảng 40% tính theo giá trị tiền, còn lại phải nhập ngoại.

− ðã có nhiều cán bộ cơ sở và trung ương ñược huấn luyện, ñào tạo về GMP ở

trong nước cũng như ở nước ngoài.

− ðã có một số cơ sở ñầu tư ñể xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP, vì vậy

có thể học tập, rút kinh nghiệm cho những cơ sở tiến hành sau.

− ðã có ñịnh hướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam ñến năm 2015, trong ñó ghi rõ mục tiêu chung: phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế

kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá, chủ ñộng hội nhập khu vực và thế giới, nhằm ñảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên có chất lượng, bảo

ñảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

− Luật dược ñã ban hành, trong ñó ghi rõ: Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghiệp dược.

1.5.2 Khó khăn

− Triển khai GMP còn mới, bỡ ngỡ, nhất là ñối với các cơ sở chuyên kinh doanh, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất.

− Các cán bộ và chuyên gia trong ngành còn lúng túng trong việc thiết kế, xây dựng nhà xưởng theo GMP.

− Triển khai GMP ñòi hỏi kinh phí lớn.

Page 220: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 81

− Tư duy sản xuất nhỏ, lạc hậu không thích hợp với GMP do ñó phải ñào tạo huấn luyện cẩn thận.

− Nền kinh tế chung còn chưa phát triển, thu nhập thấp, chưa thích hợp với các sản phẩm giá thành cao.

1.6. Vị trí của GMP trong hệ thống ñảm bảo chất lượng thuốc

Một sản phẩm thuốc ñược sản xuất ñể phục vụ cho mục tiêu phòng, chữa và

chẩn ñoán bệnh phải trải qua nhiều giai ñoạn nghiên cứu, phát triển. Sau khi sản xuất

sản phẩm cần phải ñược bảo quản, tồn trữ tốt: phân phối hợp lý, ñúng ñối tượng và ñặc

biệt phải hướng dẫn sử dụng ñúng cho người dùng thuốc. Công tác ñảm bảo chất

lượng ñược tiến hành và coi trọng trong tất cả các giai ñoạn, từ thiết kế dạng thuốc,

công thức, quy trình sản xuất, cho ñến sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân

phối và hướng dẫn sử dụng.

Có thể khái quát vai trò, vị trí của GMP trong hệ thống ñảm bảo chất lượng

thuốc ở sơ ñồ sau:

Page 221: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 82

1.7. Lợi ích của thực hiện GMP

Nếu không sản xuất theo GMP, có thể gặp nhiều sai sót, sản phẩm bị thu hồi. Việc phát hiện sai sót và xử lý sản phẩm thu hồi sẽ rất tốn kém, còn hơn cả xây dựng, thực hiện GMP. Mặt khác, thực hiện GMP giúp mở rộng hơn cơ hội xuất khẩu dược phẩm bởi bì các nước trên thế giới chỉ cho phép nhập khẩu và bán các sản phẩm thuốc ñược sản xuất theo tiêu chuẩn WHO-GMP. Nhằm mục ñích khuyến khích các cơ sở sản xuất tích cực ñầu tư, thực hiện GMP, Bộ y tế ñã có Công văn số 284/QLD, ngày 14/1/1998, bao gồm một số nội dung:

− ðược phép in thêm dòng chữ: xí nghiệp ñạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” GMP trên nhãn thuốc.

− ðược tạo ñiều kiện thuận lợi ñể sản xuất hàng xuất khẩu.

− ðược hợp tác sản xuất và nhượng quyền ñối với một số sản phẩm của các nhà sản xuất dược phẩm lớn, có uy tín trên thế giới.

− ðược ưu tiên khi tham gia các chương trình ñấu thầu quốc gia và quốc tế ñể

cung cấp thuốc cho các chương trình Y tế quốc gia.

− ðược ưu tiên cung ứng thuốc thiết yếu cho các bệnh viện.

− ðược ưu tiên cấp số ñăng ký sản xuất kể cả sản phẩm thuộc danh mục các hoạt

chất hạn chế cấp số ñăng ký.

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (WHO-GMP)

2.1. Một số khái niệm

− Hoạt chất dược dụng (API, active pharemaceutical ingredien): ñơn chất hay hợp chất sử dụng trong một dạng thuốc giữ vai trò là thành phần hoạt tính (ñiều trị phòng và chẩn ñoán bệnh).

− Chốt gió (airlock): một không gian khép kín, giới hạn bởi 2 hay nhiều cửa ñi, nằm giữa hai hay nhiều luồng (thuộc các cấp sạch khác nhau), nhằm mục ñích

kiểm soát luồng không khí giữa các khu vực. Chốt gió ñược thiết kế dùng cho người hay nguyên vật liệu, thiết bị.

− Lô (lot hoặc bach): một lượng nguyên liệu ban ñầu, nguyên liệu bao gói hoặc sản phẩm thuốc ñược bài chế trong một chu kỳ sản xuất ñã ñịnh trước và theo

một trình tự nhất ñịnh, hoàn toàn ñồng nhất về chất lượng.

− Số lô (bach numbet hoặc lot number): ký hiệu bằng số hoặc chữ hoặc kết hợp ñể nhận dạng duy nhất một lô sản phẩm, ñược ghi trên nhãn, trong hồ sơ lô, trên

phiếu kiểm nghiệm. Số lô giúp ta tra cứu lịch sử ñầy ñủ của một lô sản phẩm

Page 222: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 83

bao gồm các công ñoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra và phân phối lô sản

phẩm ñó.

− Hồ sơ lô (batch records): tất cả tài liệu liên quan ñến sản xuất một lo bán thành phẩm hoặc thành phẩm, thể hiện lịch sử, chất lượng của mỗi lô sản phẩm.

− Nhiễm chéo (cross-contaminatin): việc nhiễm nguyên liệu ban ñầu, sản phẩm trung gian hay thành phẩm này sang nguyên liệu hoặc sản phẩm khác trong quá

trình sản xuất.

− Công thức gốc (master formula): một tài liệu hay bộ tài liệu chỉ rõ nguyên liệu ban ñầu, khối lượng, bao bì, các quy trình thao tác chuẩn (SOP) ñể sản xuất ra

một lượng xác ñịnh thành phẩm, trong ñó có mô tả ñầy ñủ thông số trong quá trình sản xuất cũng như kiểm tra trong quá trình sản xuất IPC (Integrated

Process Control).

− Hồ sơ gốc (master record): một tài liệu hay bộ tài liệu dùng làm bản gốc cho hồ

sơ lô (hồ sơ lô trắng).

− Phục hồi (recovery): việc ñưa một phần hay toàn bộ lô sản xuất trước ñó có chất lượng ñạt quy ñịnh.

− Chế biến lại (reprecessing): ñưa một phần hay toàn bộ lô/mẻ thuốc ñang trong quá trình sản xuất, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm của một lô/mẻ ñơn lẻ

trở lại bước sản xuất trước ñó trong quá trình sản xuất ñã ñược thẩm ñịnh do không ñáp ứng ñược tiêu chuẩn chất lượng.

− Tái chế (reworking): sản xuất lại một sản phẩm ñang bào chế, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm của một lô/mẻ ñơn lẻ không ñạt tiêu chuẩn chất lượng

theo một quy trình sản xuất khác.

− Nguyên liệu bao gói (packaging material): nguyên vật liệu, kể cả vật liệu có in ấn, sử dụng trong ñóng gói dược phẩm, trừ ñóng gói bên ngoài ñể vận chuyển.

Nguyên liệu bao gói ñược gọi là bao bì sơ cấp hay bao bì thứ cấp tuỳ thuộc vào bao bì có tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hay không.

− Tiêu chuẩn (specification): các chỉ tiêu cụ thể quy ñịnh về chất lượng cho nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm. Tiêu chuẩn ñược dùng làm cơ sở ñể ñánh giá chất lượng sản phẩm.

− Giấy phép lưu hành, giấy phép sản phẩm, giấy chứng nhận ñăng ký (marketing authorization, product licence, registration certificate): tài liệu pháp lý do cơ

quan quản lý dược phẩm quốc gia có thẩm quyền cấp, trong ñó xác ñịnh thành phần hoặc công thức của sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu ban ñầu,

quy cách ñóng gói, nhãn và ñiều kiện bảo quản sản phẩm.

Page 223: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 84

− Quy trình thao tác chuẩn (standard operating procedure SOP): một quy trình

bằng văn bản và ñã ñược phê duyệt, ñưa ra chỉ dẫn thực hiện các thao tác, ví dụ: vận hành, bảo dưỡng và làm vệ sinh máy, thẩm ñịnh, vệ sinh nhà xưởng và

kiểm soát môi trường, lấy mẫu và thanh tra. Một số SOP có thể ñược sử dụng ñể bổ sung cho hồ sơ sản phẩm và hồ sơ sản xuất gốc cho một sản phẩm cụ thể.

− Tạp nhiễm (contamination): sự nhiễm không mong muốn các tạp chất có bản chất hoá học hoặc vi sinh, tiểu phân lạ vào nguyên liệu ban ñầu hoặc sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất, lấy mẫu, ñóng gói, bảo quản, vận chuyển.

− Sản xuất (manufacture): toàn bộ các hoạt ñộng từ khi mua nguyên liệu và sản xuất kiểm tra chất lượng, xuất xưởng, bảo quản, phân phối thành phẩm và các

biện pháp có liên quan khác.

− Nhà sản xuất (manufacturer): một công ty thực hiện các hoạt ñộng như: sản xuất ñóng gói, ñóng gói lại, dán nhãn và dán nhãn lại dược phẩm.

− Kiểm tra chất lượng (quality control QC): tất cả mọi biện pháp kiểm tra ñược áp dụng trong suốt thời gian sản xuất ñể ñảm bảo rằng sản phẩm luôn luôn ñảm

bảo tiêu chuẩn ñã quy ñịnh về ñịnh tính, nồng ñộ, hàm lượng, ñộ tinh khiết và các ñặc tính khác.

− ðảm bảo chất lượng (quality assurance QA): là một khái niệm rộng, bao trùm

tất cả những vấn ñề có ảnh hưởng chung hoặc riêng biệt tới chất lượng một sản phẩm.

− Biệt trữ (quarantine): nguyên liệu ban ñầu, bao bì, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm ñược ñể riêng biệt trong một khu vực cách ly hoặc biện pháp thích

hợp ñể chờ: kiểm nghiệm, tiến hành một công ñoạn khác trong quá trình sản xuất xuất xưởng, tái chế hay loại bỏ.

− Nguyên liệu ban ñầu (staring material): bao gồm hoạt chất (active ingredient) và tá dược (excipient) không phải là nguyên liệu bao gói dùng cho sản xuất thuốc.

− Sản phẩm trung gian (intermediate product): là sản phẩm ñang trong giai ñoạn sản xuất, chưa hoàn chỉnh.

− Thành phẩm (finished product): sản phẩm ñã hoàn thiện, kể cả ñóng gói vào bao bì cuối cùng và dán nhãn.

− Thẩm ñịnh (validation): phương pháp thích hợp ñể chứng minh rằng nguyên

liệu, công thức bào chế, quy trình sản xuất, quy trình thao tác chuẩn, nhà xưởng, thiết bị, hệ thống hỗ trợ ñược sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm

tra chất lượng luôn luôn ñạt ñược kết quả mong muốn.

Page 224: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 85

2.2. ðảm bảo chất lượng

2.2.1. Hệ thống ñảm bảo chất lượng

Hệ thống ñảm bảo chất lượng phù hợp sản xuất dược phẩm phải ñạt ñược những nội dung cơ bản sau:

− Sản phẩm ñược thiết kế và ñưa vào sản xuất phải ñáp ứng ñược những yêu cầu

của GMP và nguyên tắc có liên quan như: “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” – GLP, “Thực hành tốt thử lâm sàng” – GCP.

− Các thao tác trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng ñược ghi rõ ràng bằng văn bản, theo ñúng quy ñịnh của GMP.

− Trách nhiệm quản lý ñược nêu rõ trong bản mô tả công việc của cá nhân.

− Sử dụng ñúng nguyên liệu ban ñầu và bao bì ñã ghi trong công thức gốc trong

quá trình sản xuất.

− Thực hiện ñầy ñủ các bước kiểm tra nguyên liệu ban ñầu, sản phẩm trung gian,

bán thành phẩm, thành phẩm cũng như kiểm tra trong quá trình sản xuất (IPC), thẩm ñịnh, chuẩn hoá.

− Cần thực hiện việc ñánh giá thường xuyên ñối với chất lượng dược phẩm nhằm chứng minh ñộ ổn ñịnh của quy trình sản xuất.

2.2.2. Trách nhiệm của nhà sản xuất và hệ thống chất lượng

− Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, theo ñúng quy ñịnh trong giấy phép lưu hành, nhằm mục ñích cung cấp cho người sử dụng

những chế phẩm ñảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.

− ðể ñạt ñược mục tiêu về chất lượng một cách ñáng tin cậy, cần có một hệ thống ñảm bảo chất lượng ñược thiết kế toàn diện và triển khai, áp dụng nghiêm túc

trong ñó kết hợp chặt chẽ giữa “Thực hành tốt sản xuất GMP” và kiểm tra chất lượng – QC.

− Hệ thống chất lượng phải ñược lưu giữ hồ sơ ñầy ñủ và theo dõi về hiệu quả hoạt ñộng.

− Tất cả các bộ phận trong hệ thống ñảm bảo chất lượng phải ñầy ñủ nhân viên có năng lực, ñủ nhà xưởng, máy móc – thiết bị và cơ sở phù hợp.

2.3. Nhân sự

2.3.1. Quy ñịnh chung

− Phải ñủ số nhân viên cần thiết trong sản xuất và kiểm tra chất lượng.

− Có bản mô tả công việc cụ thể cho từng nhân viên.

Page 225: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 86

2.3.2. Huấn luyện

Tất cả nhân viên cần ñược huấn luyện ñầy ñủ, chi tiết, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn. Trong ñó gồm:

− Huấn luyện chung về GMP: khái niệm chung, ñảm bảo chất lượng, nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh, sản xuất, thẩm ñịnh – chuẩn hoá, kiểm tra chất

lượng, xử lý sản phẩm thu hồi, khiếu nại, tự thanh tra và thanh tra chất lượng,

hệ thống hồ sơ.

− Huấn luyện chuyên ñề, ví dụ: hệ thống cung cấp và xử lý không khí, quả lý chất lượng, hệ thống mã số mã vạch, nghiên cứu ñộ ổn ñịnh và tuổi thọ của thuốc,

thẩm ñịnh quy trình sản xuất, thẩm ñịnh phương pháp phân tích, sản xuất thuốc beta-lactam, viên nén sủi bọt, viên tác dụng kéo dài, thuốc tiêm ñông khô,

phương pháp thiết kế công thức các dạng thuốc, hệ thống ISO…

− Hồ sơ huấn luyện:

+ Công ty, xí nghiệp: chương trình, kế hoạch, nội dung, thời gian, người huấn

luyện và kết quả.

+ Cá nhân: nội dung, thời gian, người huấn luyện và kết quả.

2.3.3. Sức khoẻ nhân viên

Kiểm tra trước khi tuyển dụng, ñịnh kỳ và sau khi nghỉ ốm ñau.

2.3.4. Nhân viên chủ chốt

− Trưởng bộ phận sản xuất

− Trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng

− Người ñược uỷ quyền

ðược ñào tạo bởi các chuyên ngành: hoá học (hữu cơ, phân tích) hoặc hoá sinh, công nghệ hoá học, vi sinh, dược lý – ñộc chất, sinh lý học hoặc các ngành khoa học khác.

2.3.5. Trách nhiệm và quan hệ giữa hai bộ phận sản xuất và kiểm tra chất lượng

Hoạt ñộng ñộc lập nhưng quan hệ mật thiết, hợp tác, tương trợ. Một số trách nhiệm chung:

− Phê duyệt các quy trình thao tác chuẩn (SOP).

− Theo dõi và kiểm soát môi trường sản xuất, vệ sinh.

− Thẩm ñịnh, chuẩn hoá.

− ðào tạo, lưu trữ hồ sơ.

− Phê duyệt và theo dõi nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất theo hợp ñồng…

Page 226: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 87

2.4. Nhà xưởng

2.4.1. Quy ñịnh chung

− Xưởng, dây chuyền, nhà máy sản xuất dược phẩm phải ñược xây dựng ở khu vực sao cho hạn chế tối thiểu hoặc tránh ñược:

+ Ô nhiễm do môi trường xung quanh, ví dụ: bệnh viện, nhà máy khác…

+ Nhiễm chéo.

+ Lũ lụt.

+ Gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

− Xưởng, dây chuyền, nhà máy sản xuất dược phẩm ñược thiết kế sao cho:

+ Thuận tiện cho sản xuất: bố trí dây chuyền hợp lý, cấp ñộ sạch tuỳ theo từng

khu vực phụ thuộc vào loại chế phẩm sản xuất và công nghệ.

+ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển nguyên liệu và lối ñi của nhân viên cũng

như khách thăm quan, khi kiểm tra không ảnh hưởng tới sản xuất.

+ Hợp lý cho lắp ñặt thiết bị.

+ Thuận tiện cho quá trình bảo trì, sửa chữa.

+ Dễ dàng làm vệ sinh.

+ Lắp ñặt hệ thống ñường ống ñúng quy ñịnh.

+ Phải có các khu vực riêng cho sản xuất như: tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản

nguyên liệu, cân và cấp phát, pha chế, bảo quản bán thành phẩm, ñóng gói, biệt trữ và bảo quản thành phẩm.

+ Phải có các khu vực riêng dùng ñể: tháo dỡ bao bì nguyên liệu, ñóng thùng xuất kho, lấy mẫu, rửa dụng cụ, thiết bị, kiểm tra trong quá trình sản xuất

(IPC), tái chế sản phẩm, phòng thay quần áo vô khuẩn…

+ Phải có các khu vực riêng dùng ñể sản xuất: sản phẩm không vô khuẩn, sản phẩm vô khuẩn, chế phẩm chứa dược chất nhóm beta-lactam, có nguồn gốc

sinh học…

+ Phải có các khu vực riêng tách biệt với khu vực sản xuất dùng cho nhân viên

như: phòng nghỉ, căn tin, phòng thay ñồ quần áo bình thường, nhà vệ sinh, khu vực nuôi ñộng vật thí nghiệm.

2.4.2. Xây dựng

− Ánh sáng, nhiệt ñộ, ñộ ẩm và thông gió cần thiết kế, lắp ñặt sao cho phù hợp

với: sản xuất, bảo quản và vận hành thiết bị.

Page 227: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 88

− Hệ thống ống dẫn, thông khí, ñiện… phải ñược lắp ñặt sao cho dễ dàng làm vệ

sinh.

− Các sản phẩm ñặc biệt (β-lactam, có nguồn gốc sinh học, hormon, thuốc chống

ung thư…): ñược sản xuất trong khu vực biệt lập, có hệ thống xử lý không khí riêng.

− ðối với các công ñoạn, thao tác trong sản xuất sinh bụi, cần phải có: hệ thống

hút và lọc bụi.

− Ngăn ngừa tối ña ảnh hưởng xấu của môi trường bằng các biện pháp:

+ Chống ẩm: sơn mặt ngoài tường bằng sơn chống ẩm, chống thấm cho nền nhà bằng vật liệu thích hợp, dùng máy hút ẩm cục bộ cho các phòng cần ñộ ẩm thấp …

+ Phòng chống lũ, lụt bằng cách xây dựng nhà xưởng ở nơi cao, có hệ thống thoát nước tốt.

− Phòng chống côn trùng, chuột bọ…

− Hệ thống chống ñột nhập.

− Hệ thống báo cháy và chữa cháy.

− Cần có cửa thoát hiểm phù hợp với từng khu vực riêng.

− Ngăn cách khu vực có cấp ñộ sách khác nhau bằng các chốt gió.

2.4.3. Vật liệu

GMP-WHO không quy ñịnh cụ thể, nhưng cần tuân theo một số yêu cầu:

− Vật liệu dùng ñể xây dựng sàn, trần và tường cần phải: rắn chắc, không thấm,

không xốp, chịu ñược ma sát do làm vệ sinh.

− Mặt trong của sàn, trần và tường cần phải: nhẵn, không nứt nẻ, không có kẽ hở, những chỗ tiếp giáp phải ñược hàn kín, không bong lóc sơn, dễ dàng làm vệ

sinh.

Có thể sử dụng một số vật liệu sau: Sàn:

− Bê tông tráng xi măng: giá thành rẻ, tuy nhiên khó lau chùi ở chỗ tiếp giáp,

không chịu ñược hoá chất, không ñẹp, nên dùng cho nhà kho.

− Bê tông ñược lát một lớp gạch men: cứng và bền, chịu ñược hoá chất, ít bị mòn, dễ sửa chữa, trơn khi bị ẩm, thường dùng cho phòng thí nghiệm.

− Bê tông lát polyvinyl: chịu hoá chất có mực ñộ, dễ bị trầy xước, khả năng chịu lực không cao, thích hợp cho văn phòng, hành lang và phòng thí nghiệm.

Page 228: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 89

− Bê tông tráng epoxy (polyurethan): cứng, không trơn, ít bị nhiễm khuẩn, dễ bị trầy xước, thích hợp cho các khu vực sản xuất thuốc vô khuẩn.

Tường:

− Tường bằng gạch hay ñá tảng, ñược sơn chống thấm: có thể nứt nẻ nếu xây không tốt, có thể sinh bụi khi sửa chữa.

− Vật liệu mạ kim loại, nhôm hoặc thép không rỉ: không bong lóc, bền vững, khó

sửa chữa khi cần thiết, giá thành cao.

Trần, trần công tác:

− Trần bê tông: chịu lực tốt, dễ ñi lại sửa chữa, thiết kế phải chính xác, thích hợp cho phòng pha chế thuốc vô khuẩn…

− Trần công tác: cần có khung chịu lực, không thích hợp cho phòng vô khuẩn.

Hiện nay, một số cơ sở sử dụng panen chế sẵn có khả năng chịu lực tốt, chống cháy ñể xây dựng nhà xưởng. Ưu ñiểm là xây dựng nhanh, ñẹp. Nhược ñiểm: giá thành khá cao.

2.5. Thiết bị, máy dùng cho sản xuất và kiểm tra chất lượng

2.5.1. Yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo

− Phải dễ dàng khi cọ rửa, vệ sinh.

− Không ñược dùng vật liệu amian (lọc, ñóng gói…).

− Các chất bôi trơn không ñược tiếp xúc với sản phẩm.

− Vật liệu lọc không ñược nhả sợi vào dung dịch.

− Hiệu năng phải ñồng nhất.

− Bề mặt tiếp xúc: không phản ứng, không hấp thụ các thành phần trong dạng thuốc.

− Có thể tiệt khuẩn ñược ñối với các chế phẩm vô khuẩn.

2.5.2. Lắp ñặt

− Bố trí có trật tự ñể tránh ô nhiễm, nhầm lẫn, nên sử dụng thiết bị kín.

− Với thiết bị hỏng, cần ñưa ra khỏi khu vực sàn xuất ñể kiểm tra chất lượng. Nếu

chưa hoặc không chuyển ñược, cần dán nhãn ghi rõ máy hỏng ñề phòng vô ý sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng.

− Với thiết bị không di chuyển, phải cố ñịnh với sàn.

2.5.3. Biện pháp an toàn

− Thiết bị làm việc với vật liệu dễ cháy nổ phải có bộ phận chống nổ.

Page 229: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 90

− Thiết bị sinh tĩnh ñiện hay thùng chứa dung môi dễ cháy phải có dây nối ñất.

2.5.4. Sử dụng

− Trong khi vận hành phải có nhãn ghi rõ tên sản phẩm ñang sản xuất, số lô.

− ðược dán nhãn ñã làm vệ sinh sau khi sản xuất.

2.5.5. Tài liệu

− Phải có ñầy ñủ các quy trình thao tác chuẩn (SOP) về lắp ñặt, vận hành, thẩm

ñịnh, chuẩn hoá, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa.

− Lý lịch thiết bị.

− Sổ tay sử dụng.

− Hướng dẫn an toàn lao ñộng.

2.6. Biện pháp vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh

2.6.1. Mục tiêu

Hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm, nhiễm chéo cho sản phẩm, nhằm sản xuất ñược sản phẩm ñạt 3 yêu cầu: tinh khiết, an toàn, hiệu quả.

2.6.2. Quy ñịnh chung

ðiều kiện vệ sinh:

− Sử dụng các chất tẩy rửa và tẩy uế thích hợp, có tiêu chuẩn.

− Tránh dùng khí nén, bàn chải và chổi ñể làm vệ sinh nhà xưởng, thiết bị.

− Nước dùng ñể tráng thiết bị và thùng chứa: nước khử khoáng cho các sản phẩm không vô khuẩn như thuốc uống, thuốc viên… Nước cất pha tiêm cho sản phẩm vô khuẩn như thuốc tiêm, thước tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt…

− Tiến hành vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, con người phải theo các SOP ñã ñược thẩm ñịnh trước khi ban hành và tái thẩm ñịnh.

− Sau khi làm vệ sinh phải ghi ñầy ñủ trong hồ sơ lô sản xuất.

Vệ sinh cá nhân:

− Yêu cầu về sức khoẻ: nhân viên tham gia sản xuất phải ñược khám sức khoẻ

ñịnh kỳ. Sau khi nghỉ ốm, ñau phải khám lại. Người mắc các bệnh truyền

nhiễm, bệnh ngoài da, vết thương hở không ñược vào khu vực sản xuất.

− Thói quen vệ sinh: cấm không ñược ăn, uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, chải tóc… trong khu vực sản xuất. Phải rửa tay sau khi ñi vệ sinh, trước khi vào khu vực sản xuất và sau khi cầm vật liệu.

Page 230: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 91

− Quy trình thao tác chuẩn vệ sinh cá nhân, ví dụ: thay trang phục, giầy dép, rửa tay…) ñược áp dụng với tất cả các ñối tượng là nhân viên sản xuất, nhân viên

kỹ thuật, hợp ñồng, khách thăm quan, cán bộ thanh tra và quản lý.

− Trang phục cho nhân viên làm việc ở các cấp ñộ sạch khác nhau:

Mức D: tóc, râu cần che kín bằng khăn hoặc mũ. Quần áo bảo hộ chung. Mức C: tóc, râu cần che kín. Quần áo 1 hoặc 2 mảnh, tay áo dài, cày kín, cổ cao. Giầy hoặc ủng phù hợp. Trang phục không gây nhiễm bụi. Mức B: tóc, râu cần che kín. ðội khăn chùm ñầu, gấp nếp vào trong cổ áo. ðeo mặt nạ ñể tránh ô nhiễm do nước bọt. Găng tay cao su vô khuẩn, không xoa bột. ði giầy vô khuẩn. Ống quần bỏ vào trong giầy, ống tay áo bỏ vào găng. Mặt nạ, găng tay phải ñược thay sau mỗi ca làm việc. Mực A: như mức B. Ngoài ra, không ñược cầm các vật dụng ngoài khu vực này. Vệ sinh nhà xưởng:

− Trong các phòng sản xuất thuốc vô khuẩn, nói chung không nên ñặt bồn rửa ñể tránh ô nhiễm. Trường hợp ñặc biệt phải cung cấp nước sạch ñể rửa (ñạt tiêu

chuẩn nước uống).

− Không ñể các loại thuốc diệt côn trùng, chuột bọ trong khu vực sản xuất ñể tránh ô nhiễm nguyên liệu, thiết bị, sản phẩm trung gian và thành phẩm.

− GMP-WHO quy ñịnh: không nên dùng ñèn tử ngoại ñể thay thế cho phương pháp khử khuẩn bằng hoá chất do hiệu quả sát khuẩn kém.

− Nhằm ñảm bảo mức ñộ sạch cho các khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng. GMP-WHO quy ñịnh về mức ñộ nhiễm tiểu phân trong không khó (bảng 17.1) và giới hạn mức ñộ ổ nhiễm vi sinh vật (bảng 17.2).

Bảng 17.1. Phân loại mức ñộ số lượng tiểu phân trong không khí

Cấp sạch

Trạng thái nghỉ Trạng thái hoạt ñộng Số lượng tối ña các tiểu phân cho phép / 1 m3 không khí

Số lượng tối ña các tiểu phân cho phép / 1 m3 không khí

0,5 – 5 µm > 5 µm 0,5 – 5 µm > 5 µm A 3500 0 3500 0 B 3500 0 3500 2000 C 350000 2000 350000 20000 D 3500000 20000 Không quy ñịnh Không quy ñịnh Bảng 17.2.Giới hạn mực ñộ Ô nhiễm vi sinh vật Cấp sạch

Lấy mẫu không khí (CFU / m3)

ðặt ñĩa thạch tiếp xúc (ñường kính 55 mm)(CFU/ ñĩa)

ðặt ñĩa thạch tiếp xúc (ñường kính 55 mm)(CFU/ñĩa)

In găng tay (5 ngón tay)(CFU/găng)

A < 3 < 3 < 3 < 3 B 10 5 5 5 C 100 50 25 D 200 100 50 - * CFU: Colony Forming Unit

Page 231: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 92

Vệ sinh thiết bị:

− Sau khi làm vệ sinh theo các SOP, phải có cán bộ kiểm tra, ký tên, ghi hồ sơ và treo biển thiết bị ñã làm sạch.

− Khi làm vệ sinh, nên sử dụng máy hút bụi và khăn ướt ñể tránh gây ô nhiễm.

− Cần có một khu vực riêng trong dây chuyền sản xuất ñể làm vệ sinh ñối với các thiết bị có thể tháo rời hoặc di chuyển ñược.

Chú ý: Khách thăm quan, nhân viên chưa qua ñào tạo về GMP tốt nhất là không nên cho vào khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng. Trường hợp bắt buộc phải cho vào, cần trang bị quần áo, mũ, khẩu trang và phải giám sát chặt chẽ.

2.7. Thẩm ñịnh (validation)

2.7.1. Khái niệm

Thẩm ñịnh là phương pháp thích hợp ñể chứng minh rằng nguyên liệu, công thức bào chế, quy trình sản xuất, quy trình thao tác chuẩn nhà xưởng, thiết bị, hệ thống hỗ trợ ñược sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng luôn luôn ñạt ñược kết quả.

2.7.2. Nội dung thẩm ñịnh

− Thẩm ñịnh thiết kế hay DQ – design qualification: thẩm ñịnh nhà xưởng, khu

vực phụ trợ, trang thiết bị ñã ñược xây dựng và quy trình có ñược thiết kế theo ñúng yêu cầu của GMP hay không.

− Thẩm ñịnh lắp ñặt hay IQ – installation qualification: thẩm ñịnh nhà xưởng, khu vực phụ trợ và trang thiết bị ñã ñược xây dựng và lắp ñặt theo ñúng tiêu chuẩn thiết kế ban ñầu hay không.

− Thẩm ñịnh vận hành hay OP – operational qualification: thẩm ñịnh nhà xưởng, khu vực phụ trợ và trang thiết bị hoạ ñộng theo ñúng tiêu chuẩn thiết kế ban

ñầu.

− Thẩm ñịnh hiệu năng hay PQ – perfomance qualification: thẩm ñịnh một thiết bị hoặc một quy trình (sản xuất, vệ sinh hay kiểm nghiệm) có ñáp ứng tiêu

chuẩn và ñặc tính chất lượng ñã ñịnh do thiết bị hay quy trình ñáp ứng hoặc sản xuất.

2.8. Sản xuất

2.8.1. Nguyên tắc

Mọi thao tác trong quá trình sản xuất phải theo ñúng quy trình ñã ñịnh, ñúng với giấy phép sản xuất và lưu hành.

Page 232: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 93

2.8.2. Quy ñịnh chung

− Việc xử lý nguyên vật liệu và sản phẩm, ví dụ như tiếp nhận và biệt trữ, lấy mẫu, bảo quản, dán nhãn, cấp phát, pha chế, ñóng gói và phân phối ñều phải thực hiện ñúng các quy trình thao tác chuẩn.

− Tránh thực hiện sai lệch so với quy trình thao tác chuẩn. Nếu có sai lệnh hoặc ñiều chỉnh, cần có văn bản phê duyệt của người có trách nhiệm, của bộ phận

ñảm bảo chất lượng.

− Khi sản xuất các sản phẩm khác nhau, không nên tiến hành ñồng thời hoặc liên tiếp trong cùng một phòng trừ khi ñã chứng minh rằng không có khả năng nhầm

lẫn và nhiễm chéo.

− Trong suốt quá trình sản xuất, tất cả nguyên liệu, bao bì ñựng bán thành phẩm,

máy móc, thiết bị chính ñều phải dán nhãn ghi rõ tên sản phẩm, số lô. Trong một số trường hợp, cần ghi lại tên của sản phẩm ñã sản xuất trước ñó.

− Việc ra, vào xưởng sản xuất nên hạn chế, chỉ có nhân viên có thẩm quyền mới ñược ra vào.

− Những sản phẩm không phải thuốc không ñược sản xuất ở cũng khu vực hoặc

trên cũng máy móc, thiết bị dùng ñể sản xuất dược phẩm.

2.8.3. ðề phòng nhiễm chéo và nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất

− Chú ý khi thao tác với nguyên vật liệu, sản phẩm khô vì có khả năng tạo thành và phát tán bụi. Cần có thiết bị và biện pháp kiểm soát không khí thích hợp.

− Hạn chế tối ña khả năng nhiễm và nhiễm chéo nguyên liệu, bán thành phẩm,

thành phẩm trong quá trình sản xuất do con người, môi trường, thiết bị. ðặc biệt chú ý kh sản xuất các chế phẩm vô khuẩn, chế phẩm có nguồn gốc sinh

học, nguyên liệu ñộc hại, chất ñộc tế bào…

− Tránh nhiễm chéo bằng một số biện pháp như:

+ Sản xuất từng sản phẩm, thực hiện các công ñoạn trong khu vực riêng, khép

kín và riêng biệt nếu cần. Ví dụ: chế phẩm beta-lactam, vacxin, sinh phẩm…

+ Tiến hành sản xuất từng loại sản phẩm theo chiến dịch, sau ñó làm vệ sinh tẩy

uế nhà xưởng.

+ Lắp ñặt chối gió phù hợp, chênh lệnh áp suất, hệ thống cấp và thải không khí.

+ Hạn chế tối ña nguy cơ tạp nhiễm do tái tuần hoàn không khí không qua xử lý.

Page 233: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 94

2.9. Kiểm tra chất lượng

2.9.1. Vai trò

Kiểm tra chất lượng là một phần của GMP, liên quan tới lấy mẫu, xây dựng và thẩm ñịnh tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Kiểm tra chất lượng không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm mà bao gồm tất cả những vấn ñề liên quan tới chất lượng sản phẩm.

2.9.2. Những yêu cầu cơ bản

− Kiểm tra chất lượng phải ñộc lập với sản xuất.

− Cơ sở dùng ñể kiểm tra chất lượng phải ñạt các nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP”.

2.9.3. Nội dung chính

− Kiểm tra nguyên liệu ban ñầu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm.

− Xem xét hồ sơ lô sản xuất.

− Nghiên cứu ñộ ổn ñịnh của bán thành phẩm, thành phẩm, sản phẩm pha lại (hỗn dịch, bột pha tiêm…) và cả nguyên liệu khi cần thiết.

2.10. Tự thanh tra

2.10.1. Nguyên tắc

Mục ñích của tự thanh tra là ñể ñánh giá việc chấp hành của nhà sản xuất theo nguyên tắc GMP trong mọi lĩnh vực sản xuất và kiểm tra chất lượng.

2.10.2. Nội dung

Cơ sở sản xuất cần ñặt ra chương trình tự thanh tra theo nguyên tắc GMP những vấn ñề sau: Nhân sự, nhà xưởng, bảo dưỡng nhà xưởng và thiết bị, bảo quản nguyên liệu ban ñầu và thành phẩm, máy móc thiết bị dùng sản xuất và kiểm tra chất lượng, sản xuất và kiểm tra trong quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, hồ sơ tài liệu, vệ sinh, chương trình thẩm ñịnh, chuẩn hoá thiết bị, quy trình thu hồi sản phẩm, xử lý khiếu nại, kiểm soát nhãn, biện pháp khắc phục ở lần tự thanh tra trước.

2.11. Khiếu nại

Nguyên tắc

− Cần có cán bộ chịu trách nhiệm xử lý khiếu nại và quyết ñịnh biện pháp xử lý.

− Có ñầy ñủ quy trình thao tác chuẩn về biện pháp xử lý khiếu nại, thu hồi sản phẩm.

− Chú trọng ñặc biệt tới sản phẩm khiếu nại bị giả mạo.

− Thiết lập ñầy ñủ hồ sơ về sàn phẩm khiếu nại.

− Tiến hành thu hồi sản phẩm nếu cần.

Page 234: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 95

− Thông báo cho cơ quan quản lý biết biện pháp xử lý các trường hợp do lỗi của nhà sản xuất, sản phẩm kém phẩm chất hoặc bị làm giả.

2.12. Thu hồi sản phẩm

2.12.1. Nguyên tắc

Cần có một hệ thống ñể thu hồi nhanh chóng và có hiệu quả sản phẩm ñược biết hoặc nghi ngờ có sai, hỏng trên thị trường.

2.12.2. Thực hiện

− Cần có cán bộ chịu trách nhiệm thu hồi sản phẩm.

− Có ñủ quy trình thao tác chuẩn về biện pháp, bảo quản sản phẩm thu hồi.

− Thiết lập ñầy ñủ hồ sơ về sản phẩm thu hồi.

− Thông báo cho cơ quan quản lý ở tất cả mọi nơi ñã phân phối sản phẩm biết về

dự ñịnh thu hồi sản phẩm.

2.13. Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp ñồng

2.13.1. Nguyên tắc

Về sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp ñồng cần ñược xác ñịnh rõ ràng, ñược thống nhất và có kiểm soát.

2.13.2. Quy ñịnh chung

− Tất cả kế hoạch sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp ñồng ñều phải theo ñúng giấy phép lưu hành của sản phẩm.

− Hợp ñồng phải cho phép bên hợp ñồng ñược kiểm tra cơ sở sản xuất của bên

nhận hợp ñồng.

2.13.3. Bên hợp ñồng

− Chịu trách nhiệm ñánh giá năng lực của bên nhận hợp ñồng, ñặc việt là việc thực hiện ñúng nguyên tắc GMP.

− Cung cấp cho bên nhận hợp ñồng tất cả thông tin cần thiết liên quan tới sản

xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2.13.4. Bên nhận hợp ñồng

− Có ñủ ñiều kiện sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm, có giấy phép sản xuất.

− Không ñược chuyển cho bên thứ ba công việc ñã nhận khi chưa ñược bên hợp

ñồng ñánh giá và cho phép.

Page 235: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 96

2.13.5. Bản hợp ñồng

− Cần xây dựng bản hợp ñồng giữa bên hợp ñồng và bên nhận hợp ñồng, trong ñó nếu rõ trách nhiệm của mỗi bên.

− Nội dung kỹ thuật của hợp ñồng phải ñược soạn thảo bởi những người có thẩm quyền, nắm vũng kiến thức về công nghệ dược, kiểm nghiệm dược phẩm và GMP.

− Hồ sơ sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp ñồng phải ñược thiết lập, bảo quản theo ñúng quy ñịnh của GMP.

2.14. Hồ sơ, tài liệu

2.14.1. Nguyên tắc

Hồ sơ tài liệu là một phần thiết yếu của hệ thống ñảm bảo chất lượng và vì vậy cần phải thiết lập cho mọi vấn ñề có liên quan tới GMP.

2.14.2. Mục ñích

Xác ñịnh các tiêu chuẩn và quy trình thao tác chuẩn cho tất cả nguyên vật liệu phương pháp sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng. Hồ sơ tài liệu phương pháp sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng. Hồ sơ tài liệu ñảm bảo cho toàn thể nhân viên có liên quan tới sản xuất và kiểm tra chất lượng hiểu biết nội dung, công việc cần thao tác, hành ñộng. Cũng có thể dùng ñể tra cứu lịch sử của lô sản xuất hoặc nghiên cứu số liệu, nhằm hoàn thiện sản phẩm. ðôi khi dùng ñể cung cấp thông tin cho cơ quan ñiều tra hoặc cơ quan quản lý.

2.14.3. Quy ñịnh chung

− Hồ sơ tài liệu cần ñược xây dựng, soạn thảo, rà soát và phân phát một cách thận trọng. Cần tuân theo những nội dung ghi trong giấy phép sản xuất và lưu hành.

− Phải ñược người có thẩm quyền phê duyệt, ký và ghi ngày tháng.

− Nội dung rõ ràng, trình bày có trật tự, dễ hiểu, dễ thực hiện.

− Thường xuyên rà soát, cập nhật.

− Số liệu và hồ sơ cần lưu giữ có thể ñược ghi lại bằng hệ thống xử lý số liệu ñiện

tử hoặc các phương tiện ñáng tin cậy khác. Hồ sơ lưu trong máy tính phải ñược bảo mật và bảo vệ bằng cách sao lại sang băng, ñĩa từ, quay phim hoặc in ra

giấy.

2.14.4. Các loại hồ sơ tài liệu

− Nhãn: nguyên liệu, thiết bị, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm, hoá chất chất chuẩn, thuốc thử dùng cho sản xuất và kiểm tra chất lượng.

− Tiêu chuẩn và quy trình kiểm nghiệm.

− Tiêu chuẩn nguyên liệu ban ñầu và bao bì.

Page 236: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 97

− Tiêu chuẩn sản phẩm trung gian và bán thành phẩm.

− Tiêu chuẩn thành phẩm.

− Công thức gốc.

− Hướng dẫn ñóng gói.

− Hồ sơ pha chế lô.

− Hồ sơ ñóng gói lô.

− Các quy trình thao tác chuẩn (SOP) dùng trong sản xuất và kiểm tra chất lượng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Mục tiêu của Thực hành tốt sản xuất thuốc. 2. Trình bày tóm tắt quá trình thực hiện GMP ở nước ta. 3. Nêu ñược một số khái niệm dùng trong GMP: hoạt chất dược dụng, chối gió, lô,

số lô, hồ sơ lô, khu vực sạch, nhiễm chéo, công thực gốc, nguyên liệu bao gói, tái chế, tiêu chuẩn, giấy phép lưu hành, quy trình thao tác chuẩn, tạp nhiễm, biệt trữ, nguyên liệu ban ñầu, sản phẩm trung gian, thành phẩm, thẩm ñịnh.

4. Nêu ñược nội dung cơ bản của ñám bảo chất lượng theo quy ñịnh của GMP. 5. Nêu ñược nội dung cơ bản của công tác nhân sự theo quy ñịnh của GMP. 6. Nêu ñược yêu cầu cơ bản của nhà xưởng, xây dựng theo quy ñịnh của GMP. 7. Nêu ñược yêu cầu cơ bản của thiết bị, máy dùng cho sản xuất và kiểm tra chất

lượng theo quy ñịnh của GMP. 8. Nêu ñược yêu cầu cơ bản của vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh theo quy ñịnh của

GMP. 9. Nêu ñược khái niệm và nội dung thẩm ñịnh theo quy ñịnh của GMP. 10. Nêu ñược yêu cầu cơ bản của sản xuất theo quy ñịnh của GMP. 11. Nêu ñược yêu cầu cơ bản của tự thanh tra theo quy ñịnh của GMP. 12. Nêu ñược nội dung cơ bản của hồ sơ tài liệu theo quy ñịnh của GMP.

Page 237: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 98

BÀI 14. CÁC DẠNG THUỐC ðẶC BIỆT CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU

MUÏC TIEÂU 1. P haân tích ñöôïc ñaëc ñi eåm, ö u nhöô ïc ñieåm c uû a heä thoáng ph oùng thích thuoác keùo

daøi (P TKD). 2. Trình baøy ñöôïc nguyeâ n taéc, ñaëc ñieåm, phöông phaùp baø o cheá caù c he ä thoáng ñöa

t huoác. 3. ñeán muï c tieâu.

1. HEÄ THOÁNG PHOÙNG THÍCH KEÙO DAØI (PTKD)

1.1. Ñaïi cöông

1.1.1. Caùc khaùi nieäm

− H eä thoáng P TK D + Caùc he ä t hoán g hay daï ng thuoá c co ù khaû naêng phoùn g thích hoaït chaá t moät caùch

l ieân t uïc hoaëc giaùn ñoaïn theo thôøi gi an ñeå duy trì noàng ñoä hoaït chaát trong phaïm vi ñieàu trò trong khoaûng thô øi gian daøi, nhaèm giaûm bôùt s oá laàn duøng t huoác, naâng cao hie äu q uaû ñieàu trò, giaûm bôùt taùc duï ng k hoân g m ong m uoán.

+ Thuoác ñöôï c xe m laø P T KD khi laøm giaûm t oái thieåu 2 l aàn t aàn s oá duø ng thuoác. − H eä thoáng pho ùng thích coù kieåm soaùt (cont ro lled releas e syst ems ): Khi hoaït

chaát ñöôïc ph oùng thích töø he ä thoá ng coù toác ñ oä phoùng thích haèng ñònh (toá c ñ o ä baäc 0 ), coù theå t ieân ñoaù n vaø c haäm hôn bình th öôøng.

− D aïng thuoác coù taùc duïng keùo daøi (TD KD) hay heä thoá ng trò li eäu coù T D KD + Caùc daïn g thuoác ha y caùc heä thoá ng taïo ñöôï c taùc duïng trò lieäu vaø duy trì ñöôïc

hieäu löïc ñieàu trò trong khoaûng thôøi gian daøi hôn so vôùi daï ng q ui öôùc coù cuøng döôïc chaát. Thöôøng daï ng TDKD ñöôïc baø o cheá baèng ca ùch keùo daøi söï phoùng t hích hoaït cha át, do ño ù 2 thuaät ngöõ naøy coù theå ñöôï c duøng thay theá nh au. V í duï:

+ V ieân Clorpheniramin maleat 4mg laø da ïng t hoâng thöôøng coù hie äu l öïc t rò lieäu t rong 4-6 giôø. Vieân chl or-Trim eton vôùi hoaït chaát clorphenira min m al eat 8mg l aø daïng PTK D coù hieäu löïc ñieàu trò trong 12 g iôø.

+ V ieân Voltaren vôùi hoaït chaát diclofenac sod ium daïng thoâng t höôøng coù hieäu l öïc trò lieäu t rong 6-8 g iôø. Vieân voltaren LP 75mg hoaë c 10 0mg laø d aïng PTK D coù hie äu löï c ñieàu trò tro ng 24 giô ø.

+ Caùc daïng t hu oác P TK D thöôøng ñöôïc kyù hieä u nhö: LP (l ibeùration prolonge eù); S R (s us tained releas e); LA (libeùration allongeeù ); CR (controlled releas e), hoaëc du øng caù c thuaät ngöõ Extend ed, Modified, Timed, S low (release), Repetabs, Depocaps, . . .

1.2. Ñaëc ñieåm trò lieäu vôùi daïng thuoác phoùng thích keùo daøi

Page 238: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 99

− Ñ eå ñaûm baûo s öï nhanh choù ng coù hi eäu löï c vaø duy trì hieäu löïc ñieà u trò trong 1 khoaûng thôøi gian daøi, daïng thuoác P TKD thö ôøng ñ öôï c t hieát keá goàm 2 phaàn:

+ P haàn phoùng thí ch töùc t hôøi: chöùa 1 tæ leä döôïc chaát nhaát ñònh, döôï c chaát ôû phaà n naøy phoù ng thích ngay s au khi duøng ñeå ñö ôïc haáp t hu vaø ñaït ñöôïc noàng ño ä trò l ieäu t rong thôøi gian ng aén nhaát.

+ P haàn p hoùn g thí ch döôï c chaát t öø töø: ch öùa 1 t æ leä döôï c chaát nhieàu hôn , s öï phoùng t hích vaø ha áp thu döô ïc chaát ñö ôïc tính toaùn sa o ch o töông ñöông vôùi l öôïng döôï c chaát bò chuyeån hoùa ho aëc thaûi t röø ñeå du y trì ñöôïc n oàng ñoä thuo ác o ån ñònh trong khoaûng noà ng ñoä trò lieäu vôùi thôøi gian ñònh t rö ôùc.

− Tuy nhieâ n, do caùch th ieát keá vaø caáu truù c khaùc nhau, ñaë c ñieå m ñoà thò noàng ñoä maùu cuûa caùc heä tho áng naøy cuõng khaù c nhau .

a. Tröôøng hôïp daïng thuoác ñöôïc thieát keá vôùi nhieàu lieàu baèng nhau phoùng thích döôïc chaát ôû caùc thôøi ñieåm khaùc nhau. Daïng naøy coù ñaëc ñieåm:

− N oàng ño ä thuoá c trong maùu coù sö ï dao ño äng, t öông öùng vôùi cheá ñoä ñieàu trò ña l ieàu.

− Ö u ñieåm laø giaûm soá laà n duøn g thuoá c cuûa beänh nhaân. b. Tröôøng hôïp döôïc chaát ñöôïc phoùng thích coù kieåm soaùt theo moät toác ñoä haèng ñònh

coù ñaëc ñieåm: − D uy trì ñöô ïc noà ng ñ oä haèng ñònh cuûa thuoá c tr ong huyeát töông, khoân g co ù s öï dao

ñoäng. − G iaûm soá laàn du øng t hu oác cu ûa beä nh n haân. c. Tröôøng hôïp döôïc chaát phoùng thích vôùi toác ñoä chaäm vaø keùo daøi. − H oaït chaát ñöô ïc p hoù ng thích theo ñoä ng hoïc baä c I, n höng chaä m va ø keù o daøi. − G iaûm soá laàn du øng t hu oác cu ûa beä nh n haân.

1.3. Öu nhöôïc ñieåm cuûa daïng thuoác PTKD

− Taïo thuaä n lôïi , traùnh phieàn p höù c do giaûm s oá laàn du øng thuoá c, ñieà u naøy goùp phaàn quan troïng ch o s öï t uaân trò cuûa beä nh nh aân.

− N aâng cao hieäu quaû trò lieäu do duy trì lieân tuïc noàng ño ä thuoác tron g khoaûng trò l ieäu ngay caû luùc nguû, ñi eàu naøy cho ph eùp ki eåm s oaùt tình traïng beänh toát hôn, ñaëc bieät caù c ñieà u trò n hieãm truøng, caù c ñieà u t rò beänh maï n tính nh ö cao huyeát aùp, ñieàu trò du y trì ñöôøng huyeát cao, ngö øa bieá n chö ùng beän h tim maï ch.

− G iaûm thieåu hoaë c l oaïi boû taùc d uïng phu ï, ño äc t ính cuûa thuoác do kha éc phuï c ñöô ïc t ình traïng dao ñoäng noàng ñoä tron g huyeát töông hoaë c duy trì ñöôïc noàng ño ä toái t hieåu caàn thieát khi du øn g lieàu möù c thaáp.

− N aâng cao s inh k haû du ïng cuûa mo ät soá thuoá c do caùch ñieàu che á vaø caá u truùc ña ëc bieät coù the å baûo veä döôï c cha át traùnh ñö ôïc taù c ñ oäng cuûa moâi tröô øng s i nh hoï c.

− K inh teá hô n d o tieát ki eäm ñöôïc döôïc cha át tro ng 1 ñôït ñieàu trò, giaûm thi eåu thôøi gian ñieàu trò...

Tuy nhieân, ñeå ñieàu cheá daïng thuoá c co ù phoù ng t hích keùo daøi, caàn thieát coù caùc ñieàu kieän:

− D öôïc chaát pha ûi coù nh öõng tính chaát thích h ôïp cho vieä c thi eát keá vaø söû d uïng döôùi hình thöù c phoùng thích vaø coù t aù c du ïng keù o daøi.

Page 239: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 100

− Y eâu caàu trình ño ä coân g ngheä va ø trang t hieát bò hieän ñaïi phuø hôïp ñe å ñaûm ba ûo sö ï t hieát keá chính xaù c, toá c ñoä phoùng thích döôï c chaát oån ñònh, ñoàn g ñe à u giöõa ca ùc l oâ meû the o ñuùng h oaïch ñònh.

− Söï s ai soùt veà kyõ thuaät, cuõng nhö söï söû du ï ng khoâng ñuùng caùch coù theå gaây phoùng thích oà aït hoaït chaát daãn ñeán tì nh traïng quaù li eàu ño ái vôùi beä nh nhaân.

1.4. Daïng baøo cheá, ñöôøng söû duïng vaø nhoùm hoïat chaát thoâng duïng

− H eä thoá ng P TKD coù th eå ñ öôï c baøo che á tron g nhieàu daïng nhö: vieân neùn, vieân bao, vi eân na ng, ho ãn d òch uoán g, bo ät pha ti eâm, thuoá c tieâm, baêng d aùn haáp thu qua da(T TS ), daïng caá y döôùi da, duïn g cuï ñaët töû cung…

− Coù theå söû duï ng the o n hieàu ñöôøng khaù c nhau nhö ñöôø ng uoán g, tieâm chích , ñaët t reân da, ña ët trong töû cu ng, ñaët trong hoá c maét…

− Caùc loaïi hoaït chaát t höôøng ñöôï c ba øo cheá tr ong daï ng ph oùng thích keùo daøi : t huoác tim maïch, kha ùn g sinh, khaùng vieâ m corticoids, giaõm ñau k haùng vieâ m non-s teroids, hen pheá quaûn vaø choán g dò öùng, hormo ne, giaõm ñau gaây nghieän, t rò chöùng taên g lipid maù u, haï ñöôøng huy eát…

1.5. Tieàn döôïc (prodrug)

Tieàn döôï c laø moät daï n g ñaõ ñöôïc bieán ño åi veà maët hoùa ho ïc cuûa döôïc chaát coù ña ëc ñieåm:

− Ti eàn d öôï c kho âng coù hoaït tính s inh hoïc. − Tron g cô theå t ieàn dö ôï c s eõ traûi qua quaù trình chuy eån h oùa (sinh h oïc, e nzy m,

t huûy giaûi... .) p hoù ng thích trôû laïi döôïc chaát ban ñaàu coù taù c duï ng sinh hoïc. − N ôi giaûi phoùng d öôï c chaát coù t he å laø ruo ät, gan, moâ, huyeát töông... .

Tieàn döôïc ñöôïc söû duïng nhaèm nhieàu muïc ñích khaùc nhau: − Thay ñ oåi muøi vò khoù chòu cuûa d öôï c chaát. Ví duï: chlora mphenicol p almitat. − Laøm t aêng s öï oån ñònh cuûa döô ïc chaát t ro ng heä traøn g vò.Ví duï: er ythromy cin

s tearate. − G ia taêng söï haáp thu, giaûm bi eán döôõng q ua ga n. V í duï: talampicilin. − Ti eàn döôïc cuõ ng laø hình thöùc ñöa thuo ác ñeán nôi taùc ñoäng n eáu döôï c chaát ñöôï c

phoùng thích t aïi nôi taùc ñoäng. − Ti eàn döôïc ñaëc bieät coù t heå keù o daøi quaù trình ph oùng t hích döôï c chaát taïo taù c

duïng keùo daøi. Trong daï ng phoù ng thí ch keùo daøi t oá c ñ oä bieá n ñoåi trôû laïi daï ng coù hoaït tí nh seõ

quyeát ñò nh toá c ñoä ph où ng thích döôïc chaát. V í duï: 7,7’s u ccinyl ditheophyllin l aø tieàn döôï c cu ûa theoph yl lin.

2. HEÄ THOÁNG TRÒ LIEÄU ÑÖA THUOÁC ÑEÁN MUÏC TIEÂU (TDD)

Target 0riented Drug Delivery SystemTDD

2.1. Ñaïi cöông

Page 240: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 101

2.1.1. Khaùi nieäm

− H eä thoáng trò lieäu ñöa thuoá c ñeá n mu ïc tieâu laø heä thoáng ñöôïc kieå m s oaùt sao cho phaàn lôùn taùc nhaân t rò lieäu ñöôïc phaân phoái moät caù ch choïn loïc ñ eán ñích taùc ñoäng, haïn cheá ñeán mö ùc toái t hieåu sö ï pha ân ph oái ñeán caù c cô quan k h aùc gaâ y taùc duïng khoâ ng mong mu oán.

− H eä thoáng TDD coù the å phoùng thí ch döô ïc chaá t töùc thôøi hoaëc phoùn g thích keùo daøi, ñöôï c xe m laø heä th oáng p hoùn g thích coù kieå m soaùt theo vò trí taùc ñoäng.

2.1.2. Cô sôû khoa hoïc, thöïc tieãn cuûa yeâu caàu ñöa choïn loïc thuoác ñeán muïc tieâu − Tron g söû duï ng thuoá c ñeå taïo ñöôïc taùc duïn g t rò li eäu döôïc chaát phaûi ñeán ñöô ïc

nôi taùc ñoäng vôùi noàng ñoä ñaït trong khoaû ng noàng ñoä trò lieäu vaø d uy trì ñöôïc noàng ñoä naøy tron g suoá t li eäu trình. Y eâu caàu n aøy thöôøn g kho ù ñaït vì:

− -Ñ a soá döôï c chaát ñ eàu thi eáu tí nh p haân boá ch oï n loïc ñe án muï c tieâu trò lieäu; ngöô ïc l aïi , thöôøng ñöôïc phaân boá r oäng khaép cô theå, nghóa laø vöøa ñ eán ñích taùc ñoäng t aïo hieäu qua û trò l ieäu v öøa ñeá n caù c cô q uan, caùc m oâ, caù c boä phaä n kh aùc taïo pha ûn öùng k hoân g mong muo á n, hieäu öùng phuï vaø ño ä c tính. Ñaëc trön g naøy theå hieän ô û t öông quan giöõa hieäu quaû trò lieäu vaø ñoäc tí nh cu ûa thuoá c. V í duï ñoä c tính cu ûa t huoác ñie àu trò ung thö

− D öôïc chaát trong caùc daïng thoâ ng t höô øng khi ñöôïc ph oùng thích vaø v aän ch uye ån t rong c ô theå coù the å bò phaân huûy , bò chuyeån h oaù bô ûi caù c yeáu to á s inh hoï c (pH, enzy m…) bò ly trích bôû i caùc cô q uan (gan, p h oåi …) laøm giaûm tæ leä thuoác ng uyeâ n veïn ñ eán ñöôï c nôi taùc ñ oäng d o ño ù l aøm giaû m hieäu qua û ñieàu trò.

− Coù nhöõng cô quan ho aëc caù c tröôø ng hôïp beä nh lyù thuoác khoù ñeán ñöôï c khi sö û duïng ñöôøng toaøn thaâ n nhö khi ñie àu trò vieâ m khô ùp, beän h ô û heä thaà n kinh naõo t uûy, moät soá beänh nhi eã m, kyù s inh truøn g…

− Nhö vaäy, muï c ñí ch b aøo cheá heä thoá ng ñöa t huoá c ñeán mu ïc tieâu laø nhaèm ñöa t huoác m oät caùch coù choïn loïc tôùi nôi taùc ñoäng döôïc lyù t rong ñieàu kieän vaø caùch t höùc s ao cho coù theå ñaï t ñöôï c hieä u q uaû trò lieä u toái ña, ngaên ng öøa s öï phaân hu ûy, s öï baát hoaït cuûa thuoác t rong quaù trì nh vaän ch uyeån ñe án nôi taùc ñoäng vaø haïn cheá caùc phaûn öùng phuï do s öï phaâ n boá roä ng khi duø ng thuoá c.

2.1.3. Söï phaân caáp ñöa thuoác ñeán muïc tieâu. Coù theå phaân caáp vieäc ñöa t huoá c ñeá n m uï c ti eâu thaønh 3 ba äc:

− Baäc I: Laø sö ï ñöa th uoá c t röï c tieáp ñeán moâ ho aëc cô qua n rieân g bieät, ví duï: tieâm t röïc tieáp vaø o khôùp, t ieâ m vaøo tu ûy soá ng, tieâm vaøo cô tim…

− Baäc II: Laø söï ñöa thuo á c ñeán ca ùc l oaïi t eá baøo ñí ch trong 1 moâ h oaëc cô quan. V í duï: ñöa thuo ác ñ eán teá baøo un g bö ôùu t ron g khoái teá baø o hoaë c cô quan bình t höôøng.

− Baäc III: laø s öï chu yeån giao t ôùi ñích laø ca ùc ngaên rieâng bieät trong teá baøo. Ví d u ï ñöa thuoá c ñeá n lysoso me trong t eá baøo .

2.2. Phöông thöùc vaø caùc heä thoáng ñöa thuoác ñeán muïc tieâu.

Page 241: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 102

N goaøi caù ch ñöa t rö ïc tieáp t hu oác ñe án caù c n gaê n rieân g bieät cuûa c ô th eå baè ng caù ch can thieäp, coù theå d uøng ñöôøng t uaàn hoaøn ñö a t huoác ñeán ñích vôùi caùc giaûi phaùp k y õ t huaät baøo ch eá sau:

− D uøng heä thoáng tieàn d öôïc: Sö û duï ng caùc daãn chaát kho âng co ù hoaït tính s inh hoï c coù khaû naê ng bieán ño åi trôû laïi thaønh chaát goác coù hoaït tính taïi ñích taùc ñoäng, ñaây chính ca ùc tieàn döôïc hoaëc tieàn dö ôïc keù p.

− D uøng heä thoáng mang hay chuye ân chô û döôï c chaát: Söû duïn g caùc heä thoáng hoaë c caùc chaát t rô coù khaû naêng mang döôïc chaát ñeán mu ïc ti eâu chu yeân bi eät, phoùng t hích döôï c chaát vaø taïo taùc ñoäng t aïi nôi chuyeân bieät naøy.

Caùc heä thoáng tieàn döôïc Ñ ieàu kieän caàn ñeå heä thoáng ti eàn döôï c ñaït yeâu caàu moät heä t hoáng trò l ieäu ñöa

t huoác ñ eán mu ïc t ieâu: − Ti eàn d öôï c ñöôï c vaän chuy eån deã daøng ñeá n cô quan ñí ch vaø ñöô ïc tieáp nhaän

nhanh choù ng vaø o nôi n aøy. − Taïi moâ ñích, tieàn dö ôï c ñöôïc chuyeån thaønh daïng döôïc chaát ban ñ aàu nhôø caù c

t aùc nhaân phuø hôï p (pH , men… ). − D öôïc chaát coù hoaït tí nh ñöôï c duy trì taïi nôi taù c ño äng t rong moät thôøi gian ñuû daøi

ñeå taïo ra hi eä u quaû ñieà u trò (haïn ch eá ñi vaøo t uaàn h oaøn chung). Ngu yeân taé c cuûa heä thoáng ñö ôïc trình baø y trong hình s au .

Caùc tieàn döôï c keùp phaûi t raûi qua 2 laàn bieá n ñoåi ñ eå h oaøn nguyeân trôû laïi döôï c chaát goác.

N goaøi ra coù the å keát hôï p ti eàn dö ôïc vôùi heä tho á ng chaát man g coù k haû n aêng ñöa tieàn döôïc ñeá n m uï c ti eâu.

Moät soá döô ïc chaát ñö ôï c ñöa ñeá n m uïc tieâu döô ù i hình thöùc tieàn d öôï c: − L-do pa (L –3, 4 dihydroxy phenyl al anine) ñö a ñeán na õo. − D aãn chaát di pivaloyl cuû a epinephrine tô ùi maét. − γ –Gl utamylL-dopa tôù i thaän. − β D-glucosi de d exam e thas one vaø daãn cha át pr ednis olone tôùi ruoät giaø. − Thiamintetra hydr ofur yl di sulfit tôùi teá baøo hoà ng caà u. − Caùc daãn chaát a mino aci d cu ûa caùc taùc n haân khaùng ung thö nhö da unoru bicin,

aci vicin, doxo rubicin, phenyled ediamine… tôù i teá baøo ung böôù u. Ví duï: L-do pa laø tieàn döôï c cuûa d opamin k hi duøng uoáng thöôøng phaân boá khaép cô the å keå caû na õo. S öï bieá n ñoåi L- dopa thaønh dopa min trong theå vaân (corpus striatum) taïo phaûn öùng trò lieäu vaø ô û caùc moâ ngoaïi bieâ n gaây phaûn ö ùng p huï.

S öï chuyeån giao trö ïc ti eáp d opamin ñeán naõo b aèng ca ùch duø ng heä thoá ng tieàn dö ôïc keùp ñöô ïc pha ùt trieån bôûi Bodor vaø S impkins. Phöông phaùp naø y döïa vaøo ñaëc tính daãn chaát vô ùi dihydr opyridi ne deã daø ng ñi va øo naõo , ôõ ñaây noù bò oxy hoaù t haønh muo ái baäc 4 t öông öùn g.

Chaát naøy kh où ñi qua haøng raøo maùu naõo se õ duy trì tron g na õo. N gö ôïc laïi, mu oái baäc 4 hình thaønh ôû ng oaïi bi eân bò thaûi tröø nhanh do baøi tieát qua thaän vaø maät. K eát quaû naøy laøm tí ch luõ y moät caùch coù yù nghóa n oàng ñoä muo ái baäc 4 trong n aõo vaø giaûm ñaùn g keå ño äc tính toaøn theå cuû a dopamin.

Page 242: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 103

S öï t huûy giaûi do enzy m hoaë c h oaù h oïc cu ûa muoái baäc 4 trong naõo s eõ pho ùng thích t öø töø thuoác t rong dòch naõo tuûy cho pheù p d uy trì ñöôïc no àng ñoä trò lieäu t ro ng moät thô øi gian.

Page 243: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 104

Phụ lục 1

NỘI DUNG THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM

(GOOD LABORATORY PRACTICE GLP)

1. Tổ chức nhân sự và ñào tạo Tương tự như GMP: huấn luyện, số lượng và chất lượng, chức năng, nhiệm vụ.

2. Hệ thống chất lượng

− Chính sách chất lượng.

− Sổ tay chất lượng.

− Người chuyên trách về chất lượng.

3. Cơ sở vật chất, môi trường

− Diện tích phù hợp.

− Có các phòng kiểm nghiệm riêng biệt: hoá học, phân tích dụng cụ, vi sinh…

− Hệ thống cung cấp khí cho từng khu vực, khí lọc sạch cho phòng kiểm nghiệm vi sinh.

− Hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí.

− Các khu vực bảo quản dung môi, hoá chất.

− Phòng lưu mẫu ñúng các ñiều kiện quy ñịnh.

− Thiết kế chống ảnh hưởng tới kết quả của các phép ño (như: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, không khí, ñộ rung, nhiễu từ, bụi…).

− Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh.

4. Thiết bị

− Phù hợp với nội dung chuyên môn.

− Thẩm ñịnh, chuẩn hoá (chương trình, quy trình),

− Hồ sơ, tài liệu thiết bị.

− Nhãn cho thiết bị.

− Xử lý, loại bỏ, ñể riêng thiết bị hỏng, không ñạt tiêu chuẩn.

5. Thuốc thử và chất chuẩn, chủng vi sinh vật và súc vật thử

− Tiêu chuẩn của thước thử và chất chuẩn, chủng vi sinh vật và súc vật thử.

− Ghi và lưu hồ sơ khi pha thuốc thử và nhân chất chuẩn.

− Ghi nhãn ñúng cho thuốc thử sau khi pha.

− Theo dõi nhiệt ñộ khi cần bảo quản lạnh một số hoá chất và thuốc thử.

Page 244: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 105

− Kiểm tra ñịnh kỳ các dung dịch chuẩn ñộ và dung dịch ion gốc.

− Kiểm tra ñịnh kỳ nước khử khoáng, nước cất dùng cho phòng thí nghiệm.

− Phát hành chất chuẩn theo nguyên tắc ñóng gói cho một lần sử dụng.

− Thức ăn cho súc vật thí nghiệm phải tiêu chuẩn hoá …

6. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp phân tích

− Tiêu chuẩn chất lượng phải ñược ban hành chính thức bằng văn bản, ñúng với hồ sơ ñăng ký với Bộ Y tế.

− Hồ sơ thẩm ñịnh tiêu chuẩn chất lượng (TCCL).

7. Mẩu thử

− Quy trình lấy mẫu, xử lý mẩu và bảo quản mẩu.

− Lấy mẫu không ñược gậy nhiễm hoặc làm thay ñổi tính chất của nguyên liệu, thành phẩm.

− Hồ sơ mẩu thử.

8. Thử nghiệm và ñánh giá kết quả phân tích

− Tiến hành phân tích ngay sau khi lấy mẫu.

− Kết quả ñịnh lượng ñược lấy trung bình sau ít nhất 2 lần tiến hành.

− Thay ñổi kiểm nghiệm viên khi kết quả không ñạt.

− Hồ sơ.

9. Hồ sơ, tài liệu

− Thiết bị.

− Quy trình thao tác chuẩn (SOP).

− Sổ tay kiểm nghiệm lô, mẻ phải ñược ñóng riêng và bảo quản ñúng chế ñộ.

− Lưu trữ hồ sơ ñúng thời gian quy ñịnh.

10. Theo dõi tuổi thọ

− Có quy trình theo dõi tuổi thọ trong ñiều kiện bình thường.

− Có quy trình theo dõi tuổi thọ trong ñiều kiện lão hoá cấp tốc (cưỡng bức).

− Phương tiện, trang thiết bị dùng ñể theo dõi tuổi thọ thuốc.

11. An toàn phòng thí nghiệm

− Các quy ñịnh chung về an toàn.

− Trang thiết bị, bảo hộ lao ñộng trong phòng thí nghiệm.

− Huấn luyện nhân viên về an toàn lao ñộng.

Page 245: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 106

− Hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí).

− Thẩm ñịnh thường kỳ hệ thống xử lý chất thải.

12. Tự thanh tra

− Quy trình tự thanh tra và ñịnh kỳ.

− Kế hoạch và biện pháp khắc phục sau khi tự thanh tra.

Page 246: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 107

Phụ lục 2

NỘI DUNG THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC

(GOOD STORAGE PRACTICE GSP)

1. Tổ chức nhân sự và ñào tạo

− Tương tự như GMP: huấn luyện, số lượng và chất lượng, chức năng, nhiệm

vụ…

− Thủ kho thuốc ñộc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần phải là DSðH.

2. Nhà kho và trang thiết bị

− Vị trí xây dựng: ñảm bảo phòng chống lũ, lụt, ngập nước, ẩm ướt.

− Thuận tiện cho công việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ.

− Diện tích hợp lý, có các khu vực riêng phù hợp với mục tiêu bảo quản.

− Bố trí ñường ñi cho nguyên liệu hợp lý, có cửa thoát hiểm, hệ thống báo cháy và phòng, chữa cháy, chống nổ.

− Hệ thống trao ñổi, ñiều hoà không khí, thông thoáng trong kho.

− Nền: chống ẩm, chống thấm, chịu lực, phẳng, nhẵn.

− Ánh sáng: ñầy ñủ, phù hợp với từng khu vực.

− Kho ñược trang bì phù hợp với yêu cầu bảo quản ñặc biệt như: mát, lạnh, ñộng

lạnh, tránh ánh sáng, chống ẩm, chất ñộc, chất có hoạt tính cao, chất nguy hiểm…

− Có khu vực lấy mẫu, cấp phát riêng ñể tránh ô nhiễm, nhiễm chéo.

3. Vệ sinh

− Quy trình, biện pháp vệ sinh.

− Quy trình thu gom và xử lý chất thải.

− Biện pháp, quy trình diệt trừ côn trùng, chuột bọ trong kho.

− Kiểm tra sức khoẻ ñịnh kỳ cho nhân viên.

− Nơi rửa tay cho nhân viên, mang găng tay khi tiếp xúc với nguyên liệu.

4. Các quy trình bảo quản

− Nguyên tắc nhập trước, xuất trước (FIFO: First in – first out).

− Biệt trữ, nguyên liệu không ñạt tiêu chuẩn phải loại bỏ.

− ðánh giá ñịnh kỳ chất lượng hàng hoá.

Page 247: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 108

− Hệ thống quy trình thao tác chuẩn (SOP), hồ sơ, sổ sách.

− Nơi lấy mẫu, cấp phát và các quy trình thao tác chuẩn (SOP).

5. Hàng trả lại

− Có khu vực bảo quản riêng.

− ðánh giá lại chất lượng.

6. Xuất kho

− ðảm bảo các ñiều kiện bảo quản nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình vận chuyển (nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ánh sáng…).

− Tài liệu, hồ sơ kèm theo.

7. Hệ thống hồ sơ, tài liệu

− Các quy trình thao tác chuẩn (SOP) ñược viết bằng văn bản, ñược xét duyệt.

− Hệ thống sổ sách, thẻ kho theo dõi nhập, xuất hàng.

− Hồ sơ nhập, xuất thuốc ñộc, nghiện, hướng thần.

− Biện pháp an toàn lao ñộng.

BÀI 15. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BAO BÌ DƯỢC PHẨM

MỤC TIÊU: 1.Nêu ñược vai trò của bao bì trong bào chế thuốc 2.Trình bày ñược yêu cầu chung ñối với vật liệu chế tạo bao bì dược phẩm 3.Mô tả ñược các loại vật liệu thường dùng chế tạo bao bì dược phẩm

NỘI DUNG

1. Vai trò của bao bì trong bào chế thuốc - Bảo vệ, giữ cho thành phẩm ổn ñịnh và ñảm bảo tuổi thọ của thuốc. - Giúp cho sử dụng dạng thuốc dễ dàng, an toàn và hiệu quả. - Hướng dẫn sử dụng, theo dõi hạn dùng, tạo hình thức cảm quan cho chế

phẩm. 2. Yêu cầu chung ñối với vật liệu chế tạo bao bì dược phẩm

Vật liệu chế tạo bao bì ñựng thuốc phải ñáp ứng một số yêu cầu sau: - Bền vững về mặt lý học, hóa học và vi sinh vật. - Không cho thuốc thấm qua. - Phải ngăn chặn ñược các yếu tố tác ñộng của môi trường xung quanh như

không khí, ñộ ẩm, ánh sáng ñối với thuốc chứa trong bao bì. - Phải trơ với thuốc, không có tác dụng dược lý riêng. - Tuyệt ñối không ñộc.

Page 248: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 109

3. Các loại vật liệu thường dùng chế tạo bao bì dược phẩm 3.1. Thủy tinh 3.1.1. Thành phần của thủy tinh

Thủy tinh ñược dùng làm chai lọ, ống rỗng; ñược chế tạo bằng phương pháp nung chảy silic oxyd ở nhiệt ñộ cao với các chất phụ gia khác. Thành phần chính của thủy tinh ñược ghi trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thành phần của thủy tinh

Thành phần Vai trò SiO2 Vật liệu chính tạo thủy tinh B2O3 Làm tăng ñộ bền của thủy tinh do giảm hệ số

giãn nở Na2O, K2O, Li2O Làm giảm nhiệt ñộ nóng chảy của thủy tinh CaO, Al2O3, PbO Tăng ñộ ổn ñịnh của thủy tinh

Tùy theo tỷ lệ các oxyd kiềm ñưa vào thành phần của thủy tinh mà ta có thủy tinh

kiềm hay thủy tinh trung tính. Thủy tinh kiềm có hàm lượng oxyd kiềm trên 20%. Thủy tinh trung tính hay còn gọi là thủy tinh borosilicat có chứa khoảng 10% bo oxyd (B2O3), tỷ lệ các oxyd kiềm dưới 5%.

ðể có thủy tinh màu, nhằm hạn chế tác ñộng của ánh sáng tới ñộ bền vững và ổn ñịnh của dược chất trong chế phẩm, thường thêm vào thành phần của thủy tinh một số chất phụ (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Một số chất phụ trong thành phần thủy tinh màu Chất phụ Màu thủy tinh

Carbon và lưu huỳnh hoặc sắt và mangan Hổ phách Các hợp chất của cadimi và lưu huỳnh Vàng Coban oxid hoặc ñồng oxid Xanh Sắt oxid, mangan và crom Xanh lá Selen và cadimi sulfit ðỏ ngọc Fluorid hoặc phosphat Trắng ñục

3.1.2 ðặc tính và phạm vi sử dụng của bao bì thủy tinh

- ðặc tính: + Trong suốt nên dễ phát hiện sự biến chất của thuốc. + Không cho ẩm và khí thấm qua. + Giòn, dễ vỡ. + Có thể nhả kiềm và các ion kim loại vào thuốc. - Phạm vi sử dụng: Dược ñiển Việt Nam 3 chia bao bì thủy tinh dùng trong sản xuất dược phẩm làm

3 loại: + Thủy tinh loại I (thủy tinh borosilicat hay thủy tinh trung tính): có ñộ bền cơ

học cao, hầu như không bị thủy phân và nhả các chất kiềm từ bề mặt bao bì vào thuốc nên dùng thích hợp làm bao bì cho mọi thuốc tiêm có pH khác nhau.

+ Thủy tinh loại II là thủy tinh kiềm ñã ñược xử lý bề mặt bằng khí acid thích hợp. Thủy tinh loại II dùng thích hợp cho nhiều thuốc tiêm, ñặc biệt là các thuốc tiêm truyền, vì các dung dịch tiêm truyền thường là các dung dịch trung tính hay acid.

+ Thủy tinh loại III là thủy tinh kiềm: không dùng ñể ñóng thuốc tiêm nước, mà thường dùng ñóng các thuốc tiêm dầu hoặc thuốc tiêm ở dạng bột khô.

Page 249: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 110

ðể hạn chế khả năng tương tác có thể xảy ra giữa các thành phần trong thủy tinh với các thành phần trong chế phẩm, làm cho thủy tinh bền vững hơn về mặt hóa học và giảm khả năng dính bám thuốc vào lọ, một số hãng sản xuất bao bì ñã tráng lên bề mặt của thủy tinh một lớp silicon.

3.1.3. Kiểm tra lượng chất bao bì thủy tinh

Tùy theo Dược ñiển mỗi quốc gia, yêu cầu chất lượng và phương pháp thử có thể khác nhau, nhưng ña số ñều kiểm tra:

- pH, ñộ kiềm - ðộ lóc - Giới hạn arsenic - Khả năng ngăn cản bức xạ tử ngoại - Mức ñộ chống thấm hơi nước.

3.2. Chất dẻo (polyme)

3.2.1. ðặc tính So với thủy tinh, các chất dẻo nhẹ hơn, có ñộ bền cơ học cao hơn, ít bị tác ñộng

của ánh sáng, nhưng có nhược ñiểm là khó rửa sạch, dễ thấm ẩm, tan trong dung môi hữu cơ, cháy và mềm với nhiệt ñộ dưới 100oC (trừ polytetrafluoroethylen P.T.P.E), ít thích hợp cho thuốc tiêm khi cần tiệt khuẩn bằng nồi hấp.

3.2.2. Một số chất dẻo sử dụng làm bao bì dược phẩm

a. Polyethylen - Polyethylen (PE): là sản phẩm trùng hiệp của ethylen (CH2 = CH2), có 3 loại:

polyethylen tỷ trọng thấp (LDPE), tỷ trọng trung bình (MDPE) và tỷ trọng cao (HDPE).

Polyethylen là chất dẻo ñược sử dụng nhiều nhất làm bao bì trong ngành dược. Có thể chế tạo PE thành nhiều hình dạng bằng nhiều cách khác nhau như bơm, ñẩy, nén, cán mỏng… ñể tạo thành chai, lọ, có thành mềm ( lọ rắc bột, bơm phun mù, ống nhỏ giọt…), những bình cứng với thể tích lớn, ống ñựng thuốc viên nén, thuốc bột, khuôn vỏ thuốc ñạn, bơm tiêm… Polyethylen có thể hàn ñược bằng nhiệt, in trên bề mặt sau khi ñã xử lý vì vậy dùng làm bao bì ñạt hiệu quả cao về kinh tế, thẩm mỹ.

- Polypropylen (PP): ñặc tính của PP gần giống với PE nhưng khả năng chịu ñựng dầu mỡ tốt hơn, ít thấm khí và hơi nước hơn và khả năng chịu nhiệt tốt hơn (ñộ chảy khoảng 170oC), do ñó có thể chế tạo bao bì cho phép tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm.

b. Polystyren và styren biến tính - Polystyren: chế tạo bằng cách trùng hợp styren (C6H5-CH=CH2). + Ưu ñiểm: không ñộc, không màu và rất dễ nhuộm màu. Bề ngoài giống như

thủy tinh nhưng nhẹ hơn rất nhiều, dễ ñổ khuôn, chịu ñược acid, base, alcol và dầu. + Nhược ñiểm: không chịu ñược tinh dầu, hydrocarbon và nhiều loại dung môi

khác, dễ vỡ và chịu nhiệt kém, chỉ bền ở nhiệt ñộ dưới 80oC, không thể tiệt khuẩn bằng nhiệt.

Khắc phục: sử dụng polystyren ñã tác ñộng (thường dùng với cao su butadien), styren acrylonitril (SAN), acrylonitril butadien styren (ABS)…

c. Polyvinyl clorid và các loại khác - Polyvinyl clorid (PVC): thường dùng làm khuôn vỉ cho thuốc viên. - Polyamid (Rilsan và nilon)

Page 250: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 111

d. Dẫn chất của cellulose Cellulose ñược xử lý bằng các biện pháp riêng rẽ cho những nhựa dẻo thông

dụng. Những màng mỏng bằng cellulose tái sinh thường gọi là celophan hay giấy bóng kính. Loại này có thể nhuộm màu và in hình, in chữ lên bề mặt một cách dễ dàng. Hay dùng nhất là cellulose acetat (bề dày 2/100mm). Ngoài ra còn sử dụng aceto butyrat và cellulose propionat.

Bảng 3.7. Tính chất lý học của một số polyme làm bao bì

Polyme Tỷ trọng Khả năng chịu lực

ðộ cứng ðộ tinh khiết

PE tỷ trọng thấp (LDPE)

0,92 – 0,93 A D B

PE tỷ trọng trung bình 0,93 – 0,94 A/B C C PE tỷ trọng cao (HDPE)

0,95 – 0,96 B C/B C

Polystyren (PS) 1,05 D A A PS ñã tác ñộng 1,05 C/D A/B B Polyvinyl clorid (PVC) 1,4 C/D A/B B Polypropylen (PP) 0,91 B A/B B Polyamid (nilon) 1,1 B/C A/B B Polycarbonat 1,2 A A A

Ghi chú: chất lượng polyme xếp theo thứ tự A, B, C, D

Bảng 3.8. Tính chất hóa học của một số polyme Polyme Tính thấm hơi

nước Khả năng kháng

dầu Mức ñộ thấm oxy

LDPE 2,5 D 50 MDPE 1,7 C/D 25 HDPE 1,0 B/C 10 PS 100 B/D 10 PS tác ñộng 130 C/D - PVC 12,5 A 1 PP 1,2 B/C 35 Polyamid (nilon) 100 D Rất ít

Bảng 3.9. So sánh tính thấm hơi nước của một số vật liệu làm bao bì

(g/m2/ngày)

Vật liệu Bề dày (mm) Mẫu thử

Trải phẳng Gấp lại Cellulose acetat 23/1000 1000 Polyethylen 75/1000 10 18 Rilsan 20/1000 36 46 – 55 Polivinyl clorid 150/1000 5 Nhôm 25/1000 0,3 0,11 Nhôm + cellulose acetat 25/1000 0 1,1 Nhôm + cellulose acetat + 25/1000 0

Page 251: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 112

polyethylen 3.2.3. Kiểm tra chất lượng bao bì chất dẻo

Dược ñiển của mỗi nước có những quy ñịnh cụ thể về yêu cầu chất lượng và phương pháp thử ñối với bao bì bằng chất dẻo.

Dược ñiển Việt Nam 3 có chuyên luận “ðồ ñựng và nút bằng chất dẻo”, trong ñó chia ra:

- Chất dẻo dùng cho những chế phẩm không phải thuốc tiêm, trong ñó quy ñịnh thử các chỉ tiêu: ñộ kín, ñộ gấp uốn, ñộ trong của nước chiết và cắn không bay hơi.

- Chất dẻo dùng cho thuốc tiêm, quy ñịnh thử các chỉ tiêu: ñộ kín, ñộ gấp uốn, ñộ trong của bao bì, ñộ thấm hơi nước, thử nghiệm chất liệu bao bì (bari, kim loại nặng, thiếc, kẽm, cắn nung), thử nghiệm trên dịch chiết (thử nghiệm hóa lý: ñộ trong và màu sắc, ñộ hấp thụ ánh sáng, pH, chất không bay hơi, cắn nung, kim loại nặng, dung lượng ñệm và những chất bị oxy hóa), thử nghiệm sinh học: thử nghiệm tiêm toàn thân, chất gây sốt.

- Chất dẻo dùng cho thuốc nhỏ mắt, quy ñịnh thử các chỉ tiêu: ñộ kín, ñộ gấp uốn, ñộ trong của dịch chiết, cắn không bay hơi, thử nghiệm toàn thân, tiêm trong da và ñộ kích ứng mắt. 3.3. Cao su

Trong ngành Dược, cao su ñược dùng ñể làm bao bì và chế tạo các vật dụng như: nút chai, núm vú, nắp bình sữa, các dây và ống nối dịch truyền, ống thăm dò… 3.3.1. Một số loại cao su thường dùng

a. Cao su thiên nhiên Chế tạo từ mủ cây cao su. Muốn sử dụng, cần chế hóa và thêm các chất phụ,

chẳng hạn như: - Chất làm dẻo: hay dùng acid béo và mercaptan. - Chất ñộn ñể làm tăng sức bền như carbon, kaolin, magnesi carbonat; ñể làm

tăng ñộ rắn và khối lượng: bari sulfat, talc… - Chất gia tốc lưu hóa nhằm làm giảm lượng lưu huỳnh và thời gian lưu hóa

như chì (II) oxyd, amin, thiazol, muối thioacid… - Chất chống oxy hóa như phenol, amin…

b. Cao su tổng hợp Nói chung, cao su tổng hợp ít bị lão hóa hơn, ít thấm khí và nước hơn cao su

thiên nhiên, chịu dung môi tốt. - Cao su buthyl (chất trùng hiệp của isobutylen) ñể làm nút. - Cao su clorobutyl: ổn ñịnh và chịu dung môi tốt hơn so với cao su butyl. - Cao su nitril: chịu ñược dầu và tinh dầu.

c. Cao su silicon Gồm chủ yếu các chất trùng hiệp của dimethylsilosan. Ưu ñiểm: ổn ñịnh ñối với nóng và lạnh, chịu ñược ozon và nước. Nhược ñiểm: thấm khí, hơi nước và kém chịu ñựng dung môi.

3.3.2. Kiểm tra chất lượng cao su

Dược ñiển của mỗi nước có những quy ñịnh cụ thể về yêu cầu chất lượng và phương pháp thử ñối với bao bì bằng cao su.

Dược ñiển Việt Nam 3 có chuyên luận “Nút cao su dùng cho chai ñựng dung dịch tiêm truyền”, trong ñó quy ñịnh thử một số chỉ tiêu như: ñộ bền, ñộ kín, màu sắc của dịch chiết từ nút, giới hạn acid – kiềm, giới hạn kim loại nặng, giới hạn chất khử, giới

Page 252: GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1+2 - TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONG

TR��NG TRUNG C�P Y D��C MEKONG KHOA D��C

Giáo trình Lí Thuyết Bào Chế 2 113

hạn cắn khô, giới hạn amoni, giới hạn sulfit dễ bay hơi, giới hạn kẽm hòa tan và ñộ hấp thụ ánh sáng.

3.4. Kim loại 3.4.1. Nhôm và thiếc

Nhôm tinh khiết (>99,5%) có những ưu ñiểm quan trong như: nhẹ, dễ dát mỏng, bền vững do có một lớp nhôm oxyd bảo vệ trên bề mặt. Nhược ñiểm: do lớp nhôm oxyd có tính chất lưỡng tính nên có thể bị hòa tan trong cả acid và trong kiềm. Biện pháp xử lý:

- Tăng cường lớp oxyd nhôm bằng ñiện phân theo phương pháp oxy hóa ở cực dương.

- Tạo muối phức lên bề mặt với cromat, phosphat, fluorid… - Sơn hoặc tráng polyethylen hoặc rilsan lên bề mặt nhôm. Nhôm ñược dùng làm bao bì cho các dạng thuốc dưới nhiều hình dạng như: túi màng nhôm tráng polyme, tuýp, hộp, lọ…

Thiếc tinh khiết (97%) ñược sử dụng làm ñồ bao gói như tuýp ñựng thuốc mỡ do nó bền vững, dễ lát mỏng và không ñộc. Tuy nhiên giá thành cao vì vậy ngày nay ít ñược ưa chuộng. 3.4.2. Kiểm tra chất lượng bao bì bằng kim loại

Dược ñiển của mỗi nước có những quy ñịnh cụ thể về yêu cầu chất lượng và phương pháp thử ñối với bao bì bằng kim loại.

Dược ñiển Việt Nam 3 có chuyên luận “ðồ ñựng bằng kim loại dùng thuốc mỡ tra mắt” trong ñó quy ñịnh thử một số chỉ tiêu như: tiểu phân kim loại.

Ví dụ: Công ty SANTEN Pharmaceutical Co.Ltd quy ñịnh tiêu chuẩn tuýp ñựng thuốc mỡ tra mắt với các chỉ tiêu sau: Hình thức cảm quan, pH, chất khử, ñộ hấp thụ tử ngoại và cắn không bay hơi. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Vai trò của bao bì trong bào chế thuốc? Có mấy loại bao bì? 2. Nêu các yêu cầu cơ bản của vật liệu ñược dùng làm bao bì. 3. Các loại vật liệu nào thường dùng làm bao bì dược phẩm? Nêu ngắn gọn ưu nhược ñiểm của từng loại. 4. Dược ñiển Việt Nam quy ñịnh có mấy loại bao bì thủy tinh? 5. Nêu một số ñặc tính của bao bì thủy tinh. 6. Nêu ưu, nhược ñiểm của nhôm khi dùng làm bao bì. 7. Nêu tên một số chât dẻo ñược ứng dụng làm bao bì.