195
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG CÔNG LÝ gi¸o dôc - ®µo t¹o víi viÖc ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt lîng cao ë viÖt nam hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ HỒNG SƠN HÀ NỘI - 2014

gi¸o dôc - ®µo t¹o víi viÖc ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · Từ xưa đến nay, ở Việt

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG CÔNG LÝ

gi¸o dôc - ®µo t¹o víi viÖcph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao

ë viÖt nam hiÖn nay

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLSMã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ HỒNG SƠN

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa

học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong

luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Lương Công Lý

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 61.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và vai

trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực 61.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng nguồn nhân

lực chất lượng cao 121.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải

pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao 17

Chương 2: NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒCỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAMHIỆN NAY 24

2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và tầm quan trọng của việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 24

2.2. Quan niệm, vai trò, những nhân tố tác động và yêu cầu giáo dục -đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở ViệtNam hiện nay 45

Chương 3: GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒNNHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 63

3.2. Một số mâu thuẫn cần giải quyết trong phát huy vai trò của giáodục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay 94

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOVỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤTLƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 104

4.1. Phương hướng phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việcphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 104

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục -đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở ViệtNam hiện nay 109

KẾT LUẬN 149DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiTừ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công hay thất bại

của công việc hoặc sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều phụ thuộc rất lớn

vào nguồn nhân lực của quốc gia. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của

cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các

nước ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia dântộc trên thế giới. Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo để phát triển, nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được các nước chú trọng nhằm phát

huy nội lực đất nước trước sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các quốc

gia dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu hóa hiện nay.

Hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cách mạng Việt

Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã

thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triểnmới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên trên

con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó tạo điều kiện căn bản và đòi

hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để

đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao nước

ta có sự phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn có

ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo

dục - đào tạo đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến sự pháttriển nguồn nhân lực ấy của đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII

của Đảng đã đề ra quan điểm lớn: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách

hàng đầu”, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu mới. Đạ i hội

XI của Đảng đã xác định đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân

lực, nhất là ngồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản

2

và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân

lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [43, tr.106].Trong những năm qua, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam nói chung, các

trường đại học ở nước ta nói riêng đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ sư, cử

nhân khoa học giỏi, những thạc sĩ, tiến sĩ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

giáo dục và đào tạo, văn hóa, xã hội… đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất

lượng cao cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy

nhiên, giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy, lực lượng quản lý, giảng dạy, cơ chế,

chính sách, cũng như môi trường, điều kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục - đàotạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng

được yêu cầu thực tiễn. Chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là ở bậc đại học -trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung còn thấp. Trình độ,

năng lực chuyên môn của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khả

năng thích nghi với thực tế chưa cao; nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta còn

thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ cấu. Điều đó phản ánhnhững hạn chế, bất cập của nền giáo dục - đào tạo nước ta, chưa thể hiện tốt vai

trò của mình trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó vai trò của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn đề

đã cấp bách đặt ra đối với giáo dục - đào ở nước ta nói chung, đối với các

trường đại học nói riêng là làm thế nào để có được nguồn nhân lực chất lượng

cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm2020 nước ta cơ bản là một nước c ông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng

thành công xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như

Đảng ta xác định.

Những vấn đề đó đã đặt ra một cách rất cấp bách đối với nước ta hiện

nay cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiê n cứu thấu đáo. Với ý

3

nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục - đào tạo với việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu

luận án tiến sĩ.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứuLuận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của giáo

dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất một số

phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạovới việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai

trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Việt Nam hiện nay.

- Làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai tròcủa giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận án tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo với

việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu- Luận án không nghiên cứu toàn bộ vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao và toàn bộ vấn đề giáo dục - đào tạo, mà nghiên cứu vai trò của giáo

dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta; tập

trung nghiên cứu vấn đề này ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay.

- Khảo sát thực tiễn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

4

- Về thời gian, nghiên cứu vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chiến

lược phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực

chất lượng cao ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụngđúng đắn, phù hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử,

điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn là những phương pháp chủ đạo được áp

dụng trong nghiên cứu đề tài luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án lý giải rõ hơn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

- Từ những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong thực trạng,

đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vaitrò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận ánLý giải rõ hơn lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao

và vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ở Việt Nam hiện nay. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực

hiện phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo vớiviệc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo

trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển vai trò của giáo dục - đàotạo ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.

5

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên, nhà quản lýgiáo dục và học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt

Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

án gồm 4 chương, 9 tiết.

6

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN

LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ

hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các nước ngày càng chú ý đến phát

triển nguồn nhân lực. Vấn đề nguồn nhân lực và giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực hiện nay thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước

trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở đây, nêu một số công

trình của tác giả nước ngoài một số nước sau:- Một số công trình nghiên cứu ở Trung Quốc có liên quan đến luận án:

Lương Dụ Giai (2006), Sách Quản lý nhân tài, Nhà xuất bản Đại học

Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, đã tập trung phân tích vào một số vấn

đề cơ bản, như khái niệm về nhân tài, quản lý nhân tài, đặc trưng cơ bản của

nguồn nhân tài, những yếu tố ảnh hưởng đến nhân tài, hệ giá trị nguồn nhân

tài, hệ thống động lực của nguồn nhân tài, việc bố trí và sử dụng nhân tà i, thể

chế và pháp lý quản lý nhân tài. Đây là cuốn sách lý luận cơ bản về nguồn

nhân tài và quản lý nguồn nhân tài của Trung Quốc.Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Sách Tôn trọng trí thức, tôn

trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, Hà Nội, là một công trình phân tích một cách có hệ thống tư tưởngĐặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, vềgiáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình

cải cách, mở cửa. Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi giáo dục - đào tạo

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác nhân tài là vấn đề có tầm

quan trọng đặc biệt , coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước. Mộtloạt vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về giáo

7

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đất nước

đã được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đườnglối, chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ xâydựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Vương Huy Diệu (2010), Sách Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thếgiới, Nhà xuất bản Nhân dân, đã trình bày chiến lược phát t riển nguồn nhân

lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản

về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất nhữngchủ trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới.

Lưu Tiểu Bình (2011), Sách Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn

nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, cho rằng trong điều kiện kinh tế tri

thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng qu an trọng; việc khơi

nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm

quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực các quốc

gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời nêu lênmột số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.

Vương Xung (2012), Sách Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía

Tây Trung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn, Nhà xuất bản

Nhân dân, đã trình bày sự tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc

hiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng tăng trưởng, trong đó chú trọng

phân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số vấn đề khai thác và phát

huy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần chú trọng đến giáo

dục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Nhiệm Trọng Bình (2004), Bài báo Sự thăng hoa của thực tiễn xây dựngtoàn diện xã hội khá giả - bàn về quan điểm phát triển, quan điểm thành tích,quan điểm nhân tài, quan điểm quần chúng, Nhân dân Nhật báo, Bắc Kinh số12 tháng 01 năm 2004, đã khẳng định những tiến bộ quan trọng trong công

8

tác nhân tài, phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc thời kỳ cải cách, mở

cửa, đấu tranh phê phán bệnh thành tích, những biểu hiện coi thường quầnchúng trong công tác nhân tài; đưa ra một số yêu cầu về công tác nhân tàitrong thời kỳ mới.

- Một số công trình nghiên cứu của các nước khác liên quan đến luận án:

Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994), Sách Chính trị và kinh tế NhậtBản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã nêu rõ những vấn đề cơ bản

về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tíchnhững kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huyngười tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việccố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đàotạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xâydựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảmchế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.

Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005), Sách Khung mẫu mới về phát triểnnguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hộinhập xã hội tại Hàn Quốc, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc.

Cuốn sách đã đề cập đến các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của nguồn

nhân lực chất lượng cao; khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của đất nước;

đưa ra định hướng phát triển; đặc biệt đã đưa ra và phân tích các vấn đề giáo

dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn

đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.

Ở Xinhgapo, cuốn Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu(1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã khẳng định rõ những tưtưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan

trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn

nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh "chế độ Xinhgapo thực hành là chế độtrọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết

9

thành công của Xinhgapo trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân

tài của Xinhgapo.

Ở Lào, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay, Học việnChính trị quốc gia, Hà Nội của Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (2003), đã trìnhbày quan niệm, đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; phântích những vấn đề cơ bản về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,nhân tài; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Lào trong tình hình mới.

Những quan niệm, khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực,

nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan trọng của

giáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài, phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao, được các công trình trên đề cập khá toàn

diện. Đây là cơ sở quan trọng cho phép tác giả có thể tiếp thu, kế thừa và tiếp

tục nghiên cứu làm rõ trong đề tài luận án của mình.

- Ở Việt Nam, đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đếnnguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực, tiêu biểu như:Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình phântích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi

nhân tố con người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩa

quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần ; trình bày mối quan hệ

giữa giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lựcđất nước; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục - đào tạo đối với

việc phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Lương Việt Hải (Chủ nhiệm - 2003), Đề tài Ảnh hưởng của tiến bộ khoa

học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và

nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà

10

nước KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ

XXI”11-2003. Đề tài nghiên cứu tổng hợp và toàn diện trên các vấn đề cơ bản

về con người, về nguồn nhân lực; phân tích, làm rõ khái niệm, những yếu tố

tác động, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; những vấn đề cơ bản về

giáo dục và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khuyến nghị một số vấn đề cơ bản để

phát triển văn hóa, xây dựng con người, phát triển giáo dục và đạo tạo nguồn

nhân lực trong những thập kỷ tiếp theo.Bùi Ngọc Lan (2002), Sách Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở

Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đi sâu phân

tích nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ; chỉ rõ vai trò của

nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển xã hội và những điều kiện chủ yếu để

phát huy nguồn lực trí tuệ; đề xuất và phân tích phương hướng, giải pháp cơ

bản phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phạm Tất Dong (2005), Sách Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng,chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nêu lên một số

quan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích đặc điểm, sự hình thành và

phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam; chỉ ra triển vọng và giải pháp phát

triển đội ngũ này trong thời kỳ mới.

Nguyễn Đắc Hưng (2007), Sách Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách bàn đến lực lượng “đầu

tàu” trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số khái niệm cơ bản

như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý nhân tài; chỉra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số nước trên

thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; phân

tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và

nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, những

nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân

11

tài; đưa ra một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên, về phát hiện, bồi

dưỡng, đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của đất n ước.

Nguyễn An Ninh (2009), Sách Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã

hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách góp phần

luận giải tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, một bộ phận quan

trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao của nước nhà; phân tích những vấn

đề lý luận, thực tiễn liên quan đến trí thức khoa học xã hội Việt Nam, với tư

cách là nguồn nhân lực quan trọng trong nguồn nhân lực đất nước; xác địnhcác vấn đề cơ bản về cơ chế, chính sách, chế độ, về giáo dục - đào tạo để p háthuy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới .

Phạm Thành Nghị (Chủ biên - 2007), Sách Nâng cao hiệu quả quản lý

nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nhàxuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý

luận cơ bản về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực; phân tích hiệu quả

quản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực

nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên - 2012), Sách Phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trình bày một số khái

niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, phân tích đặc điểm của nguồn nhân

lực Việt Nam, những vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là cuốn sách có

giá trị tham khảo trong nghiên cứu và trong chỉ đạo thực tiễn phát triển nguồn

nhân đất nước hiện nay.Hồ Sĩ Qúy (2007), Giáo trình Con người và phát triển con người ,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Triết học, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội. Giáo trình trình bày những vấn đề cơ bản và có hệ thống về

con người và phát triển con người, như phương pháp luận nghiên cứu con

người, định ngĩa, khái niệm về con người, sự phát triển con người, nguồn lực

12

con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng đồng và cá nhân. Trình bày

những vấn đề cơ bản về con người Việt Nam, vai trò nhân tố con người, chỉ ra

những khả năng phát triển con người; xác định phương hướng, giải pháp xây

dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình Giáo trình nguồn nhân lực, Nhàxuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội. Giáo trình trình bày một cách có hệ

thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu chí, phân

loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đàotạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ

chế đối với nguồn nhân lực của đất nước.

Lê Thị Hồng Điệp (2010), Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Luận án trình bày những khái niệm cơ bản như: nguồn nhân lực, nguồn nhân

lực chất lượng cao, đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta, vấn

đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phân tích những vấn đề gia tăng

dân số, cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực khoa học công nghệ, đặc điểm,yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất

những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để

hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạn g nguồn nhân

lực chất lượng caoVũ Hy Chương (Chủ nhiệm - 2002), Đề tài Đánh giá, dự báo triển vọng

và những giải pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa, Đề tài Khoa học xã hội 02-02. Đề tài đã đánh giá nguồn nhân lực đất nướ c,chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân; dự báo những yếu tố tác động

đến sự phát triển của nguồn nhân lực và những triển vọng phát triển nguồn nhân

lực trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và hệ giải pháp cơ

bản khá toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục và đào tạo nhằm

tạo ra nguồn nhân lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

13

Phạm Tất Dong, (Chủ nhiệm - 2005), Đề tài Luận cứ khoa học cho các

chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo củ a giới trí thức và

sinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Đây là đề tài trực tiếp bàn về cơ sở

với tư cách là luận cứ khoa học xác định và thực hiện chính sách phát huynăng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên. Đề tài đã phân tích cơ sở

lý luận, đánh giá thực trạng năng lực lao động sáng tạo, chỉ rõ những thiếu hụt

của trí thức và sinh viên nước ta; phân tích những yếu tố tác động đến năng

lực lao động sáng tạo của họ; đề xuất các chính sách, nhấn mạnh thực thichính sách giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của

lực lượng này với tư cách là một bộ phận trọng yếu trong nguồn nhân lực chất

lượng cao của đất nước.

Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Sách Phát triển nguồn nhân lực -kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước t a, Hà Nội. Cuốn sách đã luận giải một

số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng p hát triển

nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân

lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và t hực tiễnphát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đàotạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách chỉ ra

rằng, sự phát triển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt với

chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lược

phát triển giáo dục đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”.

Viện Phát triển giáo dục (2002), Sách Từ chiến lược phát triển giáo dục

đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện Phát triển giáo dục, Hà Nội.

Cuốn sách tập hợp kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học và nhà quảnlý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống

nhất quan điểm và chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đề xuất chính

sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu trong

chiến lược giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

chấn hưng đất nước.

14

Nguyễn Văn Sơn (2002), Sách Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về trí thức giáo dục đại học

Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là thực

trạng, nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc đổi mới, phát triển nền giá o dục đại

học nước nhà đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003) , Công trình

tổng kết Kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia 1978 - 2003, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình

tổng kết kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia 1978 - 2003; phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo

dục sau đại học; đề xuất biện pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo sau đại học tại

Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Lê Du Phong, (Chủ biên - 2006), Sách Nguồn lực và động lực phát triển

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà

xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, đã đư a ra khái niệm nguồn nhân lực, phân

tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển;

phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta

trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa t rước yêu

cầu phát triển mới.

Ngô Huy Tiếp, (Chủ biên - 2009), Sách Đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội. Cuốn sách phản ánh thực trạng trí thức Việt Nam, thực trạng thực

hiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta thời gian qua.

Trên cơ sở đó, trình bày một số giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với trí thức, trong đó chú trọng đến giải pháp đổi mới nhận thức

của các cấp uỷ đảng và cơ quan quản lý nhà nước, chính sách đãi ngộ và tôn

vinh trí thức có cống hiến cho xã hội.

15

Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (Chủ biên - 2009),Sách Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”,

Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo

nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất

lượng cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra

hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập q uốc

tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề

cơ bản đối với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế.Nguyễn Văn Khánh, (Chủ biên - 2012), Sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam,

lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ;

kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ một số nước trên thế giới

và Việt Nam; đánh giá lịch sử và thực trạng nguồn lực trí tuệ Việt Nam trêncác lĩnh vực; phân tích những yếu tố tác động đến sử dụng nguồn lực trí tuệ,

chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệ Việt

Nam hiện nay.Trịnh Ngọc Thạch (2008), Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục Hoàn thiện

mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại

học Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trọng điểm của

Việt Nam, trong đó nghiên cứu khá kỹ về mô hình ở Đại học quốc gia Hà

Nội, từ đó mô tả những nét đặc trung của mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta, chỉ ra những ưu điểm,

hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiệnmô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại

học Việt Nam.

Lê Quang Hùng (2011), Luận án Tiến sĩ Phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung , Viện Chiến lược phát triển.

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Luận án đã trình bày tầm quan trọng của việc

16

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của

nguồn nhân lực chất lượng cao nơi đây; chỉ ra một s ố yêu cầu, giải pháp pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung,

đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo.

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng đội

ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công ngh iệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

hội nhập kinh tế quốc tế, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban

Cán sự Đảng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, ngày 28

tháng 3 năm 2008. Kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết bàn khá sâu về đội ngũ trí

thức Việt Nam; phân tích khá sâu sắc thực trạng đội ngũ trí thức nước ta hiện

nay; đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị, đặc biệt là chính sách, cơ chế nhằm thu

hút, trọng dụng trí thức, nhân tài, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam

đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), Bài báo Giáo dục với phát triển nguồn

nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Phát triển giáo dục,

số 4, đã phân tích vai trò của giáo dục với phát triển nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ ra

thực trạng và một số vấn đề bất cập của giáo dục trong vấn đề này; đề xuất

một số ý kiến đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn

nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoàng Xuân Long (2006), Bài báo Chính sách phát triển nguồn nhân lực

khoa học và công nghệ: thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Lao động và Xã hội,

số 288, đã trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ của nước ta, chỉ ra hạn chế, bất cập trong chính sách đối với vấn đề đó;

đề xuất một số ý kiến về chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và

công nghệ trong thời kỳ mới.

17

Phạm Minh Hạc (2008), Bài báo Phát triển con người, nguồn nhân lực -quan niệm và chính sách, trong Sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới

đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển con người; đưa ra khái

niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động; phân tích một số nét thực

trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực đất nước.

Đường Vĩnh Sường (2012), Bài báo Giáo dục, đào tạo với phát triểnnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại h óa, Tạp chíCộng sản, số (833). Bài báo phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng

cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở

nước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta so

với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính

về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG

HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚIVIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bằng sức mạnh tổng hợp,

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, trong đó giáo dục - đàotạo có tầm quan trọng hàng đầu. Có khá nhiều công trình khoa học, với cách

tiếp cận và phạm vi khác nhau, nghiên cứu phương hướng, giải pháp phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực ở nước ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội. Đây là một Nghị

quyết chuyên đề của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức - lực lượng quan

trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới, cung cấp những quan

điểm và cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng rất cơ bản, mà việc nghiên cứu luận

18

án này cần phải quán triệt và làm chỗ dựa. Nghị quyết đưa ra cách tiếp cận

nghiên cứu, xem xét và chỉ ra khái niệm trí thức; nhấn mạnh vai trò, tầm quan

trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình cách mạng; phân tích thực trạng đội

ngũ trí thức Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nhược điểm của đội

ngũ này; những hạn chế, bật cập trong công tác giáo dục - đào tạo, trong công

tác trí thức; chỉ rõ mục tiêu, quan điểm, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp

chủ yếu xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài

cấp Nhà nước, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình Khoa học và

Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/06 -10: “Nghiên cứu khoa học lý

luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010”. Đề tài là một công trình khoa học lớn,

trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Việt Nam; về

phương pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về trí

thức, những nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhược điểm, vị trí, vai trò,

tầm quan trọng của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những nămqua; luận giải yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước trong

điều kiện mới; chỉ ra và phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xây

dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.Nguyễn Mạnh Hưởng, (Chủ nhiệm - 2012), Đề tài Xây dựng đội ngũ trí

thức quân đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội

Đề tài xác định đội ngũ trí thức quân đội là bộ phận trọng yếu của nguồn nhân

lực chất lượng cao trong quân đội; đưa ra khái niệm và tiêu chí nhận biết trí

thức quân đội; làm rõ những ưu điểm và hạn chế chính của đội ngũ trí thứcquân đội hiện nay; xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp cơ bản, đặc biệt là giải

pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, sử dụng, chính sách đãi ngộ nhằm

xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới.

Nguyễn Duy Bắc, (Chủ nhiệm - 2013), Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm

của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở

19

nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội. Đề tài đãphân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và

nhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm

của con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới.

Lê Thị Ái Lâm (2003), Sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo

dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

Cuốn sách trình bày vai trò và giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua

giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á; từ đó đưa ra một số lưu ý cần

tham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á.

Nhiều tác giả (2008), Sách Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm

và giải pháp, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Cuốn sách phân tích quan điểm

quan trọng coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phân tích một số

vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo ở trong nước và một số

nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, xác định một số quan điểm cơ bản về giáo

dục và đào tạo ở nước ta cần phải nhận thức đúng; đề xuất giải pháp, kiến

nghị nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Ngô Văn Hà (2010), Sách Giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954 -

1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phân tích một cách

có hệ thống quan điểm của Đảng về giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyên

môn ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975; làm rõ quá trình hình thành,

phát triển đường lối của Đảng về xây dựng nền giáo dục đạ i học để phát triển

nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và

đấu tranh thống nhất Tổ quốc; làm rõ thành tựu, hạn chế và đặc trưng giáo

dục đại học ở miền Bắc thời kỳ này; rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần gợi

mở cho việc xây dựng, phát triển nền giáo dục đại học ở nước ta hiện nay

nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước thời kỳ mới.

20

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục

đại học giai đoạn 2010 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo , Nhà xuất bản Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một số nghị quyết, quyết định,

thông tư, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng của

Bộ trong những năm gần đây nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, bất cập

trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, đồng thời triển khai giải pháp đồng

bộ để đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; đángchú ý là quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, làm cơ sở đổi mới giáo dụcđào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong giai đoạn

này và những năm tiếp theo.

Trần Khánh Đức (2010), Sách Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn

nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách đã đề

cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;

vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước ta

trong thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáo

dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt

Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều gócđộ về nguồn lực trí tuệ; đánh giá thực trạng nguồ n lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế,

bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về cơ cấu của nguồn lực

trí tuệ nước ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí

tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Tạ Ngọc Tấn (Chỉ đạo biên soạn - 2012), Phát triển giáo dục và đào tạonguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Học viện Chính

trị - Hành chính quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn

sách đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân

tài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước

trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực

21

hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo để phát triển ngu ồn nhânlực, nhân tài đất nước.

Nguyễn Thanh (2001), Luận án Tiến sĩ, Phát triển nguồn nhân lực và vai

trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Viện Triết học.

Luận án trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực;

phân tích khá rõ những vấn đề lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với

phát triển nguồn nhân lực; đề xuất một số giải pháp chính nhằm đổi mới giáodục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở nước ta .Chu Văn Cấp (2012), Bài báo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

góp phần phát triển bền vững Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 9 (839), đã trực

tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam trong thời kỳ

mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.

Bùi Mạnh Nhị (2012), Bài báo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, Bản tin của Hội đồng

Lý luận Trung ương, số (49) (122), đã trình bày một cách có hệ thống về giáo

dục và đào tạo ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, nhất là từ khi đổi mới

đất nước đến nay, nêu lên những thành tựu và hạn chế chính; từ đó xác định

phương hướng, yêu cầu, đề xuất một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã cho

thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện cả lý luận và thực tiễn về nguồn nhânlực, nguồn nhân lực chất lượng cao, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao, đã bàn đến nhất định về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta qua các thời kỳ .Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao

là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các quốc

22

gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo

dục - đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều công trình khẳng

định, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao

đặt ra có sự khác nhau; mỗi loại nhân lực chất lượng cao có yêu cầu cụ thể

riêng về tiêu chí chất lượng, phẩm chất, năng lực, phù hợp với đặc điểm, tính

chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại nguồn nhân lực. Nhiều công trình

khẳng định tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, của việc đổi mới công tác giáo

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chỉ rõ yêu cầu đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi bức

thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức, đủ tầm thực hiện thắng

lợi sự nghiệp ấy.

Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục - đào tạo với phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao; những yêu cầu, định hướng và giải pháp, kiến

nghị đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo đểphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

cách mạng trong thời kỳ mới được các công trình nghiên cứu đề cập và luận

giải khá rõ theo đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt

là nguồn nhân lực chất lượng cao; về quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta; về đổi mới nội dung, chương

trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao sẽ được tác giả luận án kế thừa, sử dụng, vận dụng và phát triểntrong công trình nghiên cứu của mình. Nó giúp cho tác giả có thêm cơ sở

khoa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận giải và làm sáng tỏ các nội

dung nghiên cứu của đề tài luận án.

Tuy nhiên, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình,

mà chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể

23

về vấn đề vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề về mối quan hệ giữa giáo

dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra và

giải quyết như thế nào?; phương hướng, yêu cầu và làm thế nào để phát huy

vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao?; việc đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đàotạo ở các trường đại học nước ta hiện nay cần được đặt ra và thực hiện như

thế nào?... nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, đến nay việc nghiên cứu vẫn còn thiếu tính hệ

thống, chưa thật sự đầy đủ và thấu đáo, cần phải được tiếp tục nghiên cứu .Khoảng trống về mặt lý luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng như

tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra một cách

cấp thiết và thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Giáo dục - đào tạo với việcphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tàinghiên cứu của luận án.

24

Chương 2NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒ

CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao vàphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

* Khái niệm nguồn nhân lựcXác định khái niệm nguồn nhân lực phải xuất phát từ phương pháp xem

xét, tiếp cận tổng hợp, toàn diện về con người và nhân tố con người.

Theo triết học Mác - Lênin, hành vi lịch sử đầu tiên và chủ yếu của conngười là lao động sản xuất, thông qua đó, con người cải tạo chính bản thânmình. Mặt tự nhiên và xã hội trong con người gắn bó khăng khít với nhau.Bản chất con người, theo C.Mác, “không phải là một cái trừu tượng cố hữucủa cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa những quan hệ xã hội” [103, tr.11]. Nhân tố con người, đặc biệt là

sức lao động, là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, nhân lực có nghĩalà “sức người dùng trong sản xuất” [183, tr.1239]. Con người là trung tâm củachiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Sức lao động là một

phạm trù tổng hợp gồm: thể lực, trí lực. Thể lực chịu ảnh hưởng của mứcsống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe, y tế và sự rèn luyện của từng người,quyết định năng lực hoạt động của con người. Trí lực được xác định bởi trithức về khoa học, trình độ kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng tư

duy xét đoán, được phát triển thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thựctiễn của con người.

Khái niệm “nguồn nhân lực”, “nguồn lực con người” (Human Resource)

được sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và

25

châu Á. Hiện nay, khái niệm này khá thịnh hành dựa trên quan niệm mới về

vai trò, vị trí con người trong sự phát triển. Ở nước ta, khái niệm này được sử

dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay.

Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra một số cách tiếp cận về nguồn nhân lực:

Thứ nhất, tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người, là

nguồn nhân lực lao động, là toàn bộ những người có cơ thể phát

triển bình thường có khả năng lao động. Thứ hai, tiếp cận dựa vào

trạng thái hoạt động kinh tế, gồm toàn bộ những người đang hoạtđộng trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ ba, tiếp cận dựa

vào khả năng lao động và giới hạn tuổi, gồm những người trong độ

tuổi lao động, có khả năng lao động, có việc làm và không có việc

làm. Thứ tư, tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động còn có nguồn nhân

lực dự trữ, người trong độ tuổ i lao động nhưng chưa tham gia lao

động, làm việc cho gia đình, học sinh, sinh viên… [44, tr.55-56].Theo Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc UNDP: “Nguồn nhân lực là

tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của conngười có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước ” [176, tr.8].Ngân hàng Thế giới cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm

thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân, đó là nguồn vốn bên

cạnh các loại vốn khác như vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ số

người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, đượ c hiểu:

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động

cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự pháttriển; theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã

hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các

nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá trình

lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia

quá trình lao động [69, tr.40].

26

Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”, nguồn lực con người là

“tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người

(thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động của con người” [127, tr.14].

Tiếp cận là lực lượng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

đưa ra quan niệm nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ

xác định của quốc gia, có thể được xác định trên một địa phương, ngành hay

vùng; là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan

niệm này thể hiện: thứ nhất, nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp

sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình

thường, có khả năng lao động; thứ hai, là nguồn lực với tư cách là yếu tố của

sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo

nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao

động, với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động; thứ

ba, nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia

vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần của các cá

nhân được huy động vào quá trình lao động, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng

chủ yếu dưới góc độ nguồn lực lao động. Luật Lao động Việt Nam quy định:

những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 16 đến

55 đối với nữ, đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Những

người trong độ tuổi lao động, không có khả năng lao động do sức khoẻ, bệnh

tật, sinh lý… không nằm trong khái niệm nguồn nhân lực đang nghiên cứu, do

đó, không phải là nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cần được xem xét trên cả b a yếu tố: số lượng (quy mô số

dân), thể hiện quy mô nguồn nhân lực; chất lượng thể hiện mối quan hệ giữa

các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu

hiện thông qua các tiêu chí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên

27

môn/lành nghề; và cơ cấu. Số lượng, chất lượng và cơ cấu quan hệ với nhau

tạo nên sức mạnh và sự phát triển của nguồn nhân lực.

Trên cơ sở các quan niệm và cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm:

Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao

động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng

xã hội; là tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các tiêu chí

về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực có thể huy động vào phát triển

kinh tế - xã hội.

Theo khái niệm trên, nguồn nhân lực bao gồm cả những người đang lao

động, trong độ tuổi lao động; cả những người trong độ tuổi lao động sức khỏe

bình thường nhưng chưa có việc làm; cả những người chuẩn bị đến tuổi lao

động, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ thể về thể lực, trí lực, tâm lực để có

khả năng trực tiếp huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những

người không có khả năng lao động, không thể huy động vào quá trình phát

triển kinh tế - xã hội thì không nằm trong nội hàm khái niệm này.

Nguồn nhân lực vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia.

Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc

gia. Đó là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, “tài nguyên của mọi tài nguyên”.

Trong các nguồn lực, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, nó tạo động lực

cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng phải thông

qua nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực quan trọng chi phối sự

phát triển của mỗi quốc gia và đặc b iệt quan trọng đối với các nước có nền

kinh tế đang phát triển, dân số đông như nước ta. Dù trang thiết bị, máy móc

và các nguồn lực khác có phong phú, hiện đại đến đâu, nhưng nếu không có

con người - nguồn nhân lực - để vận hành, liên kết chúng hoạt động, thì mọi

thứ đó cũng không có giá trị; hoặc nguồn nhân lực chất lượng thấp, không đáp

ứng yêu cầu thì các nguồn lực khác cũng không thể phát huy hiệu quả.

28

Nguồn nhân lực là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất xã

hội. C.Mác phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, tìm

ra sự thật giản đơn là trước hết để tồn tại con người phải ăn, uống, mặc, ở,

đi lại… trước khi thực hiện các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật,

tôn giáo. Nhưng muốn có cái ăn, cái mặc, nơi ở thì con n gười phải lao

động. Tuy nhiên, lao động của con người không thể tùy tiện mà phải có

cách thức lao động, đó là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là

cách thức con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong những giaiđoạn lịch sử nhất định. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có phương thức

sản xuất khác nhau. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế -xã hội trong lịch sử là dựa trên sự thay thế hợp quy luật của các phương

thức sản xuất, trong đó vai trò và ảnh hưởng của con người gắ n liền với

quá trình đó, bởi con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người chế

tạo ra công cụ sản xuất và sử dụng chúng tác động, cải biến tự nhiên, làm

ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình; vì thế, con người là chủ thể, là

động lực của lịch sử; nguồn nhân lực là động lực cơ bản của sự phát triểnkinh tế - xã hội tất cả các quốc gia.

Nguồn nhân lực là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xãhội. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, không thể tách rời trong đánh

giá vai trò nguồn nhân lực. Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng,

con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và có tác động mạnh tới sản

xuất thông qua quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường, định hướng sản

xuất, như vậy lại thúc đẩy sản xuất phát triển . Động lực quan trọng nhất của

sự tăng trưởng bền vững về kinh tế và xã hội chính là nguồn nhân lực. Đầu tưcho con người, chi tiêu cho con người là sự đầu tư, chi tiêu đặc biệt quan

trọng, để hình thành một loại nguồn vốn đặc biệt , có khả năng sản sinh ra cácnguồn thu nhập trong tương lai. Đầu tư vào con người là đầu tư thông qua các

hoạt động giáo dục, đào tạo, chương trình bảo đảm việc làm, thỏa mãn yêu

cầu tiêu dùng về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh.

29

Điều đó được xem là cách thức đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển, đồng

thời mục tiêu của sự phát triển cũng lại là vì con người. Đó là mối quan hệ

biện chứng thống nhất với nhau giữa động lực và mục tiêu trong quá trình vận

động của lịch sử xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xây dựng

đất nước của mỗi quốc gia.

* Khái niệm và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao

- Khái niệm:Tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao phải xuất phát trực

tiếp từ khái niệm nguồn nhân lực và thực tiễn đất nước, địa phương, lĩnh vực

trong những giai đoạn cụ thể. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực

lượng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng

sáng tạo, linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công

nghệ sản xuất, của ngành nghề. Đó là bộ phận "đầu tàu", "mũi nhọn", “chất

lượng cao”, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhân lực

trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một

khái niệm mang tính lịch sử. Mỗi giai đoạn khác n hau thì yêu cầu về “chấtlượng cao” của bộ phận này đặt ra có sự khác nhau, song dù có sự khác nhau

thế nào chăng nữa thì bộ phận này bao giờ cũng “chất lượng cao” hơn, toàn

diện hơn bộ phận còn lại của nguồn nhân lực, có vai trò làm nòng cốt và khả

năng dẫn dắt sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung phục vụ nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, lĩnh vực trong từng

giai đoạn lịch sử cụ thể.

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Nguồn nhân lực chất lượngcao là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vaitrò "đầu tàu", nòng cốt trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước,

vùng, địa phương và lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.Đối với nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng xác

định rõ trong Đại hội XI, đó là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực,

bao gồm những người không chỉ có tài năng, chuyên môn giỏi theo lĩnh vực

30

hoạt động và chuyên môn của mình, mà còn có đầy đủ đạo đức của ng ười

cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, thật sự “vừa

hồng, vừa chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ giáo. Đó là những người

“giỏi”, “đầu đàn” trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động , nòng cốt trong

nguồn nhân lực quốc gia.

Nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hiểu một cách toàn diện với các

yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và

cơ cấu quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất tạo nên sức

mạnh, khả năng lao động, vai trò “đầu tàu”, nòng cốt và sự phát triển của

nguồn nhân lực này.

- Tiêu chí đánh giá (định tính, định lượng) nguồn nhân lực chất lượng

cao ở nước ta hiện nay.

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, “Đặc biệt coi

trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, độ i ngũ chuyên gia,

quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ

đầu đàn” [43, tr.130]. Căn cứ vào quan điểm của Đảng và đặc biệt là tình hình

nguồn nhân lực hiện nay, có thể xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ở

nước ta hiện nay gồm:

+ Những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi.

+ Đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi.

+ Người lao động lành nghề.

+ Các cán bộ khoa học, công nghệ.

Những lực lượng nằm trong nguồn nhân lực chất lượ ng cao nêu trên

cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận án. Theo kết quả khảo sát

bằng phiếu, với câu hỏi lực lượng nào là nguồn nhân lực chất lượng cao ở

nước ta hiện nay, nhìn chung đều nhất trí các lực lượng kể trên với tỷ lệ khá

cao. Trên 54% số giáo viên đại học được hỏi cho là những cán bộ lãnh đạo,

quản lý giỏi; 77,5% cho là những chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi;

31

khoảng 90% cho là những lao động lành nghề; 88,77% cho là những cán bộ

khoa học, công nghệ. Tỷ lệ này tương ứng ở số sinh viên được hỏi là: 67,73%,

83,93%, 89,63%, 87,04% [phụ lục 3].

Số lượng là “cốt vật chất”, nói lên quy mô của nguồn nhân lực này. Vấn

đề trước hết là bảo đảm cho nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ số lượng

theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Chất lượng là một yếu tố có nội dung rộng lớn, nói lên trình độ toàn

diện, được thể hiện thông qua những chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng con

người. Chất lượng con người bao gồm: thể chất, sức khỏe; chất lượng chính

trị; trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực nhận thức, tư duy sáng

tạo; trình độ lành nghề, khả năng lao động; năng lực thực hiện và hoàn thành

nhiệm vụ; phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác... Nội dung của

những yếu tố cấu thành đó có sự phát triển, thay đổi do sự quy định, phát triển

của tình hình nhiệm vụ mà nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp đảm

đương gắn với cương vị , chức trách và chuyên môn, lao động của họ, gắn với

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Cơ cấu là chỉ số quan trọng tạo nên chất lượng, sức mạnh của cả nguồn

nhân lực này. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở cơ cấu theo

cương vị công tác; cơ cấu lứa tuổi, giới tính; cơ cấu dân tộc, vùng miền; thâm

niên công tác; trình độ học vấn, đào tạo, chuyên môn...; cơ cấu lĩnh vực,

ngành nghề lao động.

Về định lượng:

Nguồn nhân lực nói chung cần được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ

cấu tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theo khu vực và vùng lãnh thổ của

dân số. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người có mặt

bằng học vấn, trí tuệ, khả năng lao động, cả lao động trí óc và chân tay cao

hơn nguồn nhân lực đất nước nói chung; định lượng nguồn nhân lực chất

lượng phải phù hợp với quy mô của nguồn nhân lực đất nước.

32

Về định tính:

Nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay là những người có trình độ học

vấn từ đại học, hoặc lao động lành nghề từ trung học nghề trở lên.

Đây là tiêu chí đầu tiên về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các tiêu chícụ thể biểu hiện trình độ học vấn của người lao động là các tiêu chí quantrọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu

cầu về trình độ học vấn đối với nguồn nhân lực có sự khác nhau. Hiện nay,

xác định trình độ học vấn như trên là phù hợp, hợp lý so với mặt bằng học vấnchung của đất nước và thế giới. Trình độ họ c vấn được biểu hiện theo nhóm

tuổi, theo các cấp giáo dục: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại

học. Đây là tiêu chí cứng, tuy nhiên không phải ai có trình độ học vấn như

trên thì nghiễm nhiên gọi là nhân lực chất lượng cao, mà còn phải đáp ứ ngcác tiêu chí khác.

Có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung

bình của nguồn nhân lực đất nước.Tiêu chí này là trình độ đào tạo, hiểu biết, kỹ năng thực hành chuyên

môn kỹ thuật, nghiệp vụ của nhân lực chất lượng cao. Đề án Ngh iên cứu tổng

thể về giáo dục, đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam do UNESCO,

UNDP và Bộ Giáo dục - đào tạo thực hiện đã phân loại trình độ chuyên môn

kỹ thuật như: trên đại học, đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,

công nhân kỹ thuật có bằng, công nhân kỹ thuật không bằng. Trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, kỹ thuật của người lao động là tiêu chí có ý nghĩa trực tiếp

quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực; đối với nguồn nhân lực chất lượng

cao, tiêu chí này phải đạt cao hơn mức trung bình củ a nguồn nhân lực.Có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng làm

nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động

sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội.

Tiêu chí về năng lực, phẩm chất là tiêu chí rất quan trọng, bao gồm:

tập quán, phong tục, thói quen, phong cách, đạo đức, lối sống, truyền

33

thống, văn hóa dân tộc, trong đó trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng

sáng tạo, tính linh hoạt thích ứng với sự biến động của tình hình, của nghề

nghiệp, là một tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực.

Tiêu chí này còn nói lên vai trò, tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực chất

lượng cao trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, thể hiện ở việc họ làm nòng

cốt, dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt độ ng lao động sản xuất, khoa

học và chính trị, xã hội.

Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực của đờisống kinh tế - xã hội.

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số quan trọng để đánh giá

nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Tiêu chívề tình trạng sức khỏe của con người, của dân cư, đó là trạng thái thoái mái về

thể chất và tinh thần và xã hội của con người. Các tiêu chí cơ bản phản ánh

sức khỏe là thể lực (chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ. Người lao động,

chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, lãnh đạo có sức khỏe tốt, thì

sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn nhờ huy động sức mạnh, sự bềnbỉ, dẻo dai, tập trung trí tuệ cao trong công việc.

Có cơ cấu hợp lý theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là tiêu chí nói về toàn bộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Toàn bộ cơ

cấu về độ tuổi, giới tính; về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo; về trình độ

học vấn; trình độ chuyên môn nghề nghiệp; về vùng miền, các lĩnh vực hoạtđộng phản ánh tính hợp lý và sức mạnh của nguồn nhân lực chất lượng cao

trong một quốc gia, một ngành, lĩnh vực trong giai đoạn lịch sử nhất định.

Các vấn đề định lượng và định tính nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau,nói lên chất lượng toàn diện và cao hơn của nguồn nhân lực này so với số còn

lại của nguồn nhân lực đất nước. Tuy nhiên trong thực tiễn, các dấu hiệu tiêu

chí trên cần phải được xem xét linh hoạt, cụ thể đối với từng loại nguồn nhân

lực trong từng lĩnh vực cụ thể, để xác định ai là người nằm trong nguồn nhân

lực chất lượng cao; tránh phiến diện, máy móc.

34

* Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển là tổng thể hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra

giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho nhu cầu con người và yêu cầu phát triển

xã hội. Mỗi loại hình, mỗi loại giá trị có yêu cầu phát triển riêng. Phát triển

con người khác với phát triển những điều kiện phục vụ cho con người. Nguồn

nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay là kết quả của quá trình phát triển

giáo dục - đào tạo trong nhiều thập kỷ qua, gắn với quá trình cách mạng, với

sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế.

Căn cứ vào đặc điểm đối tượng và phương pháp xem xét nêu trên, có thể

quan niệm:

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của

Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và người lao động, với những nội dung, hìnhthức, biện pháp, cơ chế, chính sách thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo,nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu,chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huyvai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động chủ động

có mục đích được tổ chức chặt chẽ, bao hàm những vấn đề cơ bản phản ánh

mục đích, nội dung, nhiệm vụ p hát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trongthời kỳ mới. Đây là quá trình biện chứng thể hiện ở các quá trình cụ thể có

quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất, đó là quá trình giáo dục - đào tạo và bồi

dưỡng để phát triển từng người và cả nguồn nhân lực chất lượng cao; thứ hai,đó là quá trình sử dụng, quản lý và bổ sung những nội dung mới trong nguồn

nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới; thứ ba, đó làquá trình khơi dậy, huy động, phát huy vai trò, sức mạnh nguồn nhân lực này

trong thực tiễn. Ba quá trình đó diễn ra đồng thời trong mối quan hệ tác động

biện chứng suốt quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình

35

này phải được các chủ thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì mới có thể thực

hiện tốt.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình thực hiện các nội

dung, hình thức, biện pháp tác động vào từng bộ phận và từng người, kích

thích, khơi dậy, thúc đẩy, tạo điều kiện để từng người phấn đấu, rèn luyện và

cả nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển. Quá trình này phải tuân theo

những vấn đề mang tính quy luật của sự hình thành, phát triển nguồn nhân

lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao không phải tự nhiên mà có, mà được hình

thành, phát triển và phát huy một cách chủ động, tích cực gắn với chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ sự phát triển chiến lược ấy.

Nước ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tập trung vào

phát triển những cán bộ, những chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh

doanh giỏi, những lao động giỏi, lành nghề, để họ thực sự là lực lượng "đầu

tàu", "mũi nhọn" trong nguồn nhân lực, cống hiến nhiều nhất, tốt nhất cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục đích phát triển là nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng yêu cầu; đồng thời, khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh của cả nguồn

nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thời kỳ mới.

Nội dung phát triển là toàn diện, gồm:

Phát triển về số lượng. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, từng lĩnh vực, địa phương để xác định

phát triển về số lượng cho phù hợp; khắc phục tình trạng có mà không sử

dụng, thiếu không đáp ứng yêu cầu, thậm chí lãng phí, chất lượng thấp không

đáp ứng tốt yêu cầu.

Phát triển về chất lượng là quá trình phát huy, phát triển, giáo dục, đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao toàn diện các yếu tố cấu thành chất lượng con người,

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

36

Phát triển về cơ cấu nhân lực chất lượng cao là nhằm tạo nên tính chỉnh

thể nguồn nhân lực chất lượng cao, ở lĩnh vực nào, ngành nào, địa phương,

đơn vị nào cũng có, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

từng lĩnh vực, địa phương và cả nước . Đó là việc làm sao có cơ cấu hợp lý

trên các lĩnh vực, địa phương, để phát huy cao nhất nguồn lực chất lượng cao

và sức mạnh từng người trên từng lĩnh vự c, ngành nghề, vùng miền.

Hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước

ta trong thời kỳ mới rất phong phú, đa dạng, gồm các hoạt động về tư tưởng,tổ chức và chính sách nhằm xây dựng, khơi dậy, phát huy nguồn nhân lực nàyvề số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đó là những

hoạt động về: công tác quy hoạch, tạo nguồn, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng,

quản lý, sử dụng; công tác khen thưởng, kỷ luật; tạo môi trường phấn đấu,

cống hiến và rèn luyện trong thực tiễn; thực hiện cơ chế, chính sách và chế độ

đãi ngộ; phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và vai trò của nguồn

nhân lực chất lượng cao; ở đây, tập trung chủ yếu vào giáo dục - đào tạo.

Trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần chú ý thực hiện t ốtmột số khâu quan trọng:

Quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn là khâu cơ bản có tính quyết định đầu

tiên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có được nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu, xứng tầm với nhiệm vụ. Quy hoạch cần thể hiện sâu sắc quanđiểm về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, không để tình trạng “nhờ tiền tài

hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt…” [106, tr.22] trong quy hoạch, lựa

chọn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lãnh đạo, quản lý, khoa học,các ngành kinh tế then chốt. Căn cứ vào phẩm chất, năng lực, trình độ chuyênmôn, khả năng phát triển của từng người, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của

từng chức danh, từng loại nguồn nhân lực mà quy hoạch cho phù hợp.

Giáo dục - đào tạo là khâu quan trọng quyết định trong phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao . Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng

cao không thể tự phát hình thành, phát triển mà phải được giáo dục - đào tạo,

37

bồi dưỡng một cách có kế hoạch. Giáo dục - đào tạo là công việc phải được

tiến hành có hệ thống, cơ bản lâu dài, rất khó khăn, phải kiên quyết thực hiệntốt, phải “như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [113,tr.275]. Chất lượng của nguồn nhân lực này phụ thuộc rất quyết định vào giáodục - đào tạo được thực hiện như thế nào, với chương trình, nội dung ra saovà chất lượng đến đâu. Giáo dục - đào tạo là chủ đề mà luận án tập trung

nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định.Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu có tầm quan trọng

đặc biệt. Dù tuyển chọn, quy hoạch, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có thực hiệntốt, nhưng việc bố trí, sử dụng không đúng, mang nặng chủ nghĩa cá nhâ n, sửdụng không theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực thựctiễn, khả năng lao động, vi phạm nguyên tắc, thì chất lượng, hiệu quả thựchiện nhiệm vụ của nhân lực sẽ không cao. Sự sai sót, thiếu khách quan, bố trí,sử dụng không đúng ngườ i, đúng việc sẽ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng rấttiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao là một mắt khâu quan trọng.Trong điều kiện kinh tế thị trường , mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, vấnđề quản lý người lao động, đặc biệt là người lao động giỏi, chất lượng cao,

chuyên gia đầu đàn… càng trở nên quan trọng, cần có cơ chế quản lý phùhợp, để phát huy cao nhất vai trò, chuyên môn của họ trong công việc.

Đãi ngộ là một vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển và cốnghiến của những người giỏi trong bối cảnh hiện nay . Đãi ngộ không phù hợp ,không thỏa đáng thì khó phát huy được động lực phấn đấu , sự cống hiến tàinăng, trí tuệ của họ. V.I.Lênin chỉ rõ: “Tài năng là điều hi ếm. Cần phải nângđỡ nó một cách thường xuyên và thận trọng” [99, tr.237].

Chủ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới làĐảng, Nhà nước, toàn xã hội và bản thân người lao động . Mỗi chủ thể có vịtrí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .

Đảng, Nhà nước là chủ thể quyết định nội dung, tính chất, chất lượng,

hiệu quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò chủ

38

thể của Đảng thể hiện ở chỗ, Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc và quá trình xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng

định hướng, yêu cầu nội dung và những vấn đề cơ bản phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao. Thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên,

Đảng chỉ đạo, giáo dục, tuyên truyền nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Vai trò của Nhà nước thể hiện cụ thể ở vi ệc quản lý, điều hành các

hoạt động; tổ chức và phát huy sức mạnh của các lực lượng, các tổ chức và

toàn dân trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .Nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Với tư

cách là đối tượng , họ chịu sự tác động trực tiếp của các chủ thể khác trong

quá trình thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp phát triển. Họ là đối tượngtừ việc tuyển chọn, giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng , bố trí, sắp xếp, sử dụng,quản lý, đến thực hiện chính sách, đãi ngộ. Với tư cách là chủ thể, họ là lựclượng trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển mình. Đặc biệt, từng người và cảnguồn nhân lực phải tích cực, tự giác lao động sáng tạo, nhiệt tình và ý thứctrách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu để hoàn thiện bản thân,hoàn thành nhiệm vụ, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất;đồng thời phát huy vai trò “đầu tàu” đóng góp xứng đáng vào phát triểnnguồn nhân lực ở địa phương, lĩnh vực, đơn vị và toàn xã hội. Vai trò, tư cáchđối tượng và chủ thể của nguồn nhân lực chất lượng cao là thống nhất. Vì thế,

khi xác định và thực thi giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,phải đồng thời tạo điều kiện, cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích,khơi dậy từng người nỗ lực phấn đấu vươn lên.

2.1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng caoở Việt Nam hiện nay

Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết địnhtăng trưởng kinh tế; thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, côngbằng xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định tăng

trưởng kinh tế. Thực tế Việt Nam cho thấy:

39

Sau hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,

chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -2010, kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bìn hquân 7,26%/năm, GDP năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tếgấp 3,26 lần [43, tr.177].

Một nhân tố rất quyết định trong việc tạo nên những thành tựu và sự tăng

trưởng đó là nước ta có lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Đảng và Nhà nước đã chú

trọng phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói

riêng. Vai trò quyết định của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với

sự tăng trưởng kinh tế thể hiện ở chỗ: thứ nhất, tạo ra lực lượng lao động chất

lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện đổi mới khoa học lãnh

đạo, quản lý, khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế;

thứ hai, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, tăng hàm lượng chất xám,

tri thức và tính cạnh tranh của sản phẩm lao động; thứ ba, tạo ra lực lượngtrực tiếp thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển các ngành kinh tế

mũi nhọn, then chốt và công nghệ cao; thứ tư, tạo ra lực lượng cán bộ, người

lao động, đội ngũ chuyên gia giỏi có khả năng hội nhập quốc tế, tiếp thu và

vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, quản lý kinh tế tiên tiến trên thế

giới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, hoặc

nguồn nhân lực này vừa thiếu vừa kém về trình độ, hạn chế về chất lượng so

với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, thì nguy cơ tụt hậu xa hơn vềkinh tế khó có thể khắc phục. Hiện nay, “tỷ lệ công nghệ cao trong các doanhnghiệp Việt Nam còn kém Thái Lan 15 lần, Malaixia 25 lần, kém Xinhgapo

khoảng 35 lần. Đây là một nhân tố dẫn đến n ăng xuất lao động nước ta còn

thấp hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 15 lần. Không thể có sự tăng

trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nếu như

40

chúng ta không có được lực lượng lao động giỏi, không có được nguồn nhân

lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, không thực sự quan tâm đến phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định trong

việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao là tạo ra lực lượng nòng cốt, “đầu tàu” của nhân tố chủ yếu

quyết định ấy, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra điều kiện

vật chất, tinh thần, khả năng kinh tế - xã hội cho việc xóa đói giảm nghèo. Ởnước ta thời gian qua, chúng ta đã xây dựng và tạo ra được nguồn nhân lực

chất lượng cao đáp ứng yêu cầu và nguồn nhân lực này đã phát huy vai trò to

lớn tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng cho xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo

kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010:Tỷ lệ hộ nghèo: mục tiêu 30%, đạt được còn 31,2%; xã có đường xe

cơ giới từ trung tâm đến thôn, bản: mục tiêu: 80%, đạt được 75,2%;

xã có đủ trường trung học cơ sở kiên cố: mục tiêu 100%, đạt được

94,7%; xã có học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường: mục tiêu95%, đạt được 90%; xã có trạm y tế chuẩn quốc gia 100%, đạt được

41,2%; số thôn, bản có điện: mục tiêu 90%, đạt được 73,8%; số hộ

có đủ nước sinh hoạt: mục tiêu 80%, đạt được 67,8% [131, tr.1].Sau 12 năm thực hiện (1999 - 2010), Chương trình đã góp phần làm thay

đổi diện mạo nông thôn, miền núi. Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc,

thực hiện Chương trình này giai đoạn 2006 - 2010, triển khai tại

1.848 xã thuộc 50 tỉnh, đã xây dựng được gần 13.000 công trình hạ

tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ sản xuất chohơn 2,2 triệu hộ, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hơn 460.000

cán bộ xã, thôn bản, hỗ trợ kinh phí cho gần 930.000 lượt học sinh

con em hộ nghèo…, giảm tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn từ 47,5% năm

2006 xuống còn 28,8% năm 2010; 100% số xã ở miền núi và vùng

dân tộc thiểu số có trạm y tế, trường tiểu học; mạng lưới dịch vụ bưu

41

điện viễn thông đến 100% số huyện, phủ sóng phát thanh 90%, truyền

hình 80% lãnh thổ; đài truyền hình và phát thanh Trung ương và nhiều

địa phương có chương trình tiếng dân tộc thiểu số [126, tr.5].Nước ta đạt được kết quả xóa đói giảm nghèo một cách khá ngoạn mục

trong thời kỳ đổi mới, mà một yếu tố quyết định là đã chú trọng phát triển

nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Mạng Eurasia Review dẫn

đánh giá của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng

hợp Pari nhận định kinh tế Việt Nam là “một hiện tượng phát triển thần kỳ ởchâu Á sau nhiều năm khó khăn nghiêm trọng do chiến tranh gây ra”; “Chỉ

trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo” [ 6, tr.8].Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thúc đẩy

tiến bộ và công bằng xã hội. Nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao, một loạt

các chỉ số về tỷ lệ lao động qua đào tạo, có tay nghề, đội ngũ trí thức, c huyêngia giỏi được tăng lên; các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ được đẩy mạnh, kinh tế - xã hội phát triển, thúc đẩy tiến bộ, công

bằng xã hội, thực hiện các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội đượctốt hơn. Vai trò quyế t định của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

đối với tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ở chỗ: thứ nhất, tạo ra nguồn

nhân lực chất lượng cao trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; thứ hai, góp phần quan

trọng giáo dục tuyên truyền, định hướng và tổ chức thực hiện bảo đảm phát

huy dân chủ, thực hiện các chính sách xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng.

Theo báo cáo, “chỉ số phát triển con người ở nước ta tăng từ mức 0,683

năm 2000 lên 0,733 năm 2008, xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bìnhcao; hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc

đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015” [ 43, tr.154]. Và “nhiều

nước có thu nhập quốc dân theo đầu người cao hơn Việt Nam, như In -đô-nê-xia, Ai Cập, Goa-tê-ma-na, Na-mi-bi-a, thậm chí GDP trên đầu người rất cao

như Nam Phi…, song các chỉ số về tuổi thọ và giáo dục thấp nên đã bị xếp

42

hạng thấp hơn Việt Nam về phát t riển con người. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ

108/177 nước, GDP đầu người từ 200 đôla năm 1990 lên khoảng 600 đôla Mỹ

năm 2005; tuổi thọ lên từ 63 tuổi (1990) đến 71,5 tuổi năm 2005” [ 60, tr.3].Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách

của thời đại, của nền kinh tế tri thức, của công cuộc đổi mới chấn hưng đất

nước hiện nay.

Trong thời đại hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có

bước phát triển nhảy vọt và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội, đạt được những kỳ tích mà cho đến nay chúng ta chưa thể dự

đoán và tiên lượng hết được. Các loại công nghệ cao trở thành tiêu điểm cạnh

tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các nước lớn. Công nghệ thông tin

nổi lên như là “điểm nhấn” của cách mạng khoa học công nghệ, phát triển hết

sức mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện và phát triển "xã hội thông tin toàn cầu",

nền kinh tế tri thức. Những sản phẩm của công nghệ mới hiện đại liên tục

được ứng dụng trong thực tiễn làm biến đổi thái độ và hành vi ứng xử của con

người. Hàng loạt phương tiện thông tin mới, những công cụ tìm kiếm dữ liệu,

công cụ giao dịch, phần mềm xử lý công việc, khả năng tải lên mạng, ... đã

giúp cho con người ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh làm việc và giao dịch với

nhau nhanh hơn, chính xác hơn.

Kinh tế tri thức là “nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra công nghệ, phổ

cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh

tế, tạo ra nhiều của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” [34, tr.152]. Trong

nền kinh tế tri thức, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu

thúc đẩy sự phát triển; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trở thành một

nhân tố quan trọng nhất. Nền kinh tế tri thức được xác định dựa trên các tiêu

chí chính: từ 70% trở lên GDP là do đóng góp của các ngành kinh tế tri thức;

từ 70% trở lên giá trị gia tăng do lao động trí óc mang lại; từ 70% trở lên lực

lượng lao động xã hội là lao động trí óc; từ 70% trở lên vốn sản xuất là vốn về

43

con người, tri thức trở thành nguồn lực mới tạo ra lực lượng sản xuất hoàn

toàn mới cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả.

Toàn cầu hoá phản ánh tính chất hết sức sâu rộng của xu thế hiện nay;

toàn cầu hóa gắn liền với mở cửa, hội nhập, giao lưu, đối thoại giữa các nền

văn hóa, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần xã hội. Thông qua đó, tạo

cơ hội hiểu biết lẫn nhau, tăng cường trao đổi giữa các nước, khắc phục mâu

thuẫn và xung đột, tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau , cùng quan tâm

đến sự phát triển chung của nhân loại. Toàn cầu hóa phát triển làm cho việc

hội nhập quốc tế không đơn thuần là hội nhập về kinh tế, mà là hội nhập trên

tất cả các lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo thời cơ và thách thức

mới đối vớ i sức mạnh quốc gia theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách của thời

đại, của nền kinh tế tri thức, của công cuộc phát triển, chấn hưng đất nước của

các quốc gia hiện nay, đặc biệt là Việt Nam. Trong điều kiện cách mạng khoa

học công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, một

đất nước muốn phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế thì nhất thiết phải tiến

hành cách mạng, đổi mới giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực với

những nhận thức mới và phương pháp mới trên nền tảng của tư duy mới về

con người, về nguồn nhân lực. Nó đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải được đổi

mới và hiện đại hóa một cách căn bản, toàn diện. Phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao là đòi hỏi b ức bách của nhiều quốc gia trong điều kiện mới.

Mỗi nước xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu của mình mà tiến hành thực hiện

chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao riêng, phù hợp.

Những thập kỷ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã rất chú trọn g

phát triển nguồn nhân lực và nhân tài đất nước. Các chuyên gia Mỹ cho rằng:

vị trí độc tôn của Mỹ trong thế kỷ XXI không chỉ là quân sự, mà còn

cả về kinh tế, tài chính và công nghệ cao. Mỹ xác định “tâm điểm”

của mọi chiến lược là đẩy mạnh giáo dục phá t triển nhân lực chất

44

lượng cao và nhân tài đất nước, chính sách thu hút nhân tài toàn thế

giới. Hàng năm, Mỹ cấp hơn 10.000 visa cho các chuyên gia khoa

học trên thế giới vào Mỹ dưỡng bệnh nghỉ ngơi, nếu có nhu cầu thì

có thể định cư lâu dài tại Mỹ [76, tr.130-139].

Nhật Bản thực hiện chiến lược phát triển đất nước dựa vào khoa học, kỹ

thuật, công nghệ, mà cốt lõi là dựa vào tri thức, dựa vào nhân tài, mà nền tảng

là phát triển giáo dục - đào tạo. Đến nay, Nhật Bản không những là quốc gia

có tiềm lực kinh tế lớn mà còn có nền giáo dục phát triển, có tiềm lực khoa

học công nghệ tiên tiến hiện đại vào loại nhất nhì thế giới.

Trung Quốc là một nước đông dân, đến nay đã phát triển vượt bậc , đứng

thứ hai thế giới về tổng thu nhập quốc dân. Có được thành tựu đó là bởi Trung

Quốc đã rất chú trọng đến giáo dục - đào tạo, tôn trọng trí thức, tôn trọng

nhân tài, coi đó là “kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”. Trung Quốc tập

trung đẩy mạnh cải cách cơ chế, chương trình, nội dung và phương pháp giáo

dục - đào tạo, nhấn mạnh giáo dục - đào tạo quốc dân hiện đại là yếu tố quan

trọng để phát triển nguồn nhân lực và nhân tài đất nước theo yêu cầu hướng

lên hiện đại, hướng ra thế giới và tương lai ” [76, tr.178-182].

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là một vấn

đề cấp bách của thời đại ngày nay, trong chiến lược phát triển của các quốc

gia. Các quốc gia dân tộc, dù là nước lớn hay nước nhỏ, đều phải quan tâm

đến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,

mà chiến lược giáo dục - đào tạo là nền tảng cơ bản, quốc sách hàng đầu.

Nước ta không thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản, trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Đại hội XI của Đảng xác định;

sự nghiệp đổi mới chấn hưng đất nước không thể thành công, nếu không có

được nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đủ mạnh,

xứng tầm, nếu không quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao.

45

2.2. QUAN NIỆM, VAI TRÒ, NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Quan niệm về giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

* Khái niệm giáo dục - đào tạo

Giáo dục - đào tạo là một thuật ngữ kép của hai thuật ngữ giáo dục và

đào tạo. Trong khái niệm giáo dục có bao hàm cả đào tạo; khái niệm đào tạo

cũng có nội dung của giáo dục. Giáo dục là “Hoạt động nhằm tác động một

cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó,

làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu

cầu đề ra” [170, tr.379]. Theo Đại từ điển tiếng Việt, đào tạo là “D ạy dỗ, rèn

luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp” [184, tr.593].

Như vậy, khái niệm giáo dục có nghĩa rộng hơn, bao gồm cả đào tạo, còn

khái niệm đào tạo tuy cũng có nội dung của giáo dục, nhưng chủ yếu thiên về

dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có chuyên môn, nghề nghiệp. Khái niệm

chúng ta dùng ở đây là giáo dục - đào tạo, nhưng là giáo dục - đào tạo gắn với

việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Vì vậy, đây là

khái niệm tổng hợp mà nội hàm của nó gồm cả giáo dục và đào tạo trong sự

gắn kết không tách rời nhằm hướng tới mục tiêu xác định. Điều 2 Luật Giáo

dục (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) ghi:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn

diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung

thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành

và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [140, tr.32].

Giáo dục - đào tạo là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể

nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất, hình

46

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, chuyên môn ngh ề

nghiệp của đối tượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Chủ thể trực tiếp của giáo dục - đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân và

đội ngũ nhà giáo. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và

giáo dục thường xuyên; các cấp giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.

Mục tiêu giáo dục là phát triển tinh thần, thể chất, hình thành và bồi

dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, chuyên môn nghề nghiệp của đối

tượng. Đối với Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục là những vấn đề cơ bản

của giáo dục - đào tạo, phản ánh những tri thức, kỹ năng, những năng lực,

phẩm chất cần đạt được, cũng như cách dạy và cách học theo từng cấp học và

loại hình giáo dục - đào tạo.

Giáo dục - đào tạo hàn lâm.

Đây là giáo dục - đào tạo nhằm truyền thụ những tri thức cơ bản, trang bị

những phương pháp cơ bản cho sinh viên, học viên để họ có thể thích ứng và

phát triển năng lực trong hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp. Chương trình,

nội dung giáo dục - đào tạo hàn lâm có khá nhiều ưu điểm, thích ứng với các

khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, và các khoa học xã hội và nhân văn, nhất

là các chuyên ngành cơ bản như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học. Nó giúp

cho người học có phương pháp luận và phương pháp tư duy tốt, kể cả tư duy

lôgích, tư duy hệ thống và tư duy khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

phát triển trí tuệ của người học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, giáo dục - đào

tạo hàn lâm cũng có những hạn chế nhất định. Kỹ năng thực hành, khả năng

thao tác cụ thể trong các công việc chuyên môn, trong thực tiễn sản xuất, kinh

doanh, khả năng ứng dụng công nghệ có nhiều hạn chế.

47

Giáo dục - đào tạo theo kỹ thuật, công nghệ.

Giáo dục - đào tạo theo kỹ thuật, công nghệ là nhằm trang bị những tri

thức, phương pháp cơ bản, đặc biệt là trang bị kiến thức, kỹ năng thao tác cụ

thể, kỹ năng thực hành, hoạt động thực tiễn cho sinh viên, để họ có thể thích

ứng và phát triển năng lực, phát triển kỹ năng của mình trong hoạt động thực

tiễn sau khi họ tốt nghiệp ra trường. Đây là kiểu giáo dục - đào tạo có nhiều

ưu điểm nổi trội, nó giúp người học những kỹ năng thực hành, thao tác, trình

độ làm chủ, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, nhanh

chóng thích ứng được với sự biến đổi mau lẹ và phức tạp của đời sống đất

nước và trên thế giới. Tuy nhiên, kiểu giáo dục - đào tạo này, do không chú

trọng đúng mức trang bị tri thức nền gốc cơ bản có tính lý thuyết, lý luận, nên

khả năng phát triển tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống và lôgích ở người học

còn có nhiều hạn chế so với giáo dục - đào tạo hàn lâm.

Những ưu điểm và nhược điểm của ha i kiểu giáo dục - đào tạo trên cần

được nhìn nhận thấu đáo, đầy đủ và xử lý đúng đắn trong xác định nội dung,

chương trình, đổi mới phương pháp và triển khai thực hiện ở tất cả các nhà

trường, đặc biệt là các trường đại học và cao đẳng đào tạo nguồn nhân l ực

chất lượng cao.

* Khái niệm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trên cơ sở khái niệm giáo dục - đào tạo và khái niệm nguồn nhân lực

chất lượng cao đã trình bày, có thể quan niệm: Giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể giáo dục

- đào tạo tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất,

nhân cách, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phương

pháp, tác phong nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng y êu cầu phát triển

kinh tế - xã hội.

Giáo dục - đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thay thế. Hiện

nay, giáo dục - đào tạo được nhiều quốc gia xác định là quốc sách hàng đầu.

48

Đối với nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ l ênchủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Phát triển giáo

dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng

đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” [43, tr.77]. Giáodục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nội dung là “đột phá chiến

lược” của sự phát triển đất nước thời kỳ mới. Đột phá chiến lược này là "yếu

tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu

lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quantrọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [43, tr.130].Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy kinh tế

tri thức, phát huy tinh thần dân tộc, tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Nền kinh tế tri thức sẽ

không thể phát triển nếu không có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng yêu cầu, nếu không đẩy mạnh giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao. Trên cơ sở bồi dưỡng tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, giáo dục

- đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trang bị phương pháp và tri thứckhoa học, thì tinh thần dân tộc của nguồn nhân lực này càng được phát huy,

hoàn thành tốt vai trò nòng cốt, “đầu tàu” của mình trong các hoạt động, đặc

biệt trong hội nhập quốc tế.

2.2.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nayVề vai trò của giáo dục - đào tạo, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng

nhận định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,

xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [43, tr.77]. Điều 5, khoản 1

Luật Giáo dục đại học Việt Nam 2013 xác định: Mục tiêu chung của giáo dục

đại học là: a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên

cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát

49

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; b)

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; kiến thức, kỹ năng thực

hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học,công nghệ tương xứng với trình độ; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo, tráchnhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ

nhân dân.Những quan điểm cơ bản trên cho thấy rõ vai trò quyết định của giáo dục

- đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiệnnay, thể hiện trên những nội dung chính sau:

Thứ nhất, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có tri thức, trình độ

chuyên môn, trình độ tư duy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Vai trò này thực chất là nâng cao trí lực nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục - đào tạo là trang bị tri thức và trình độ

chuyên môn, trình độ tư duy theo mục t iêu, yêu cầu xác định. Trang bị tri thức

là chức năng cơ bản của bất cứ nền giáo dục - đào tạo nào. Sự phát triển củagiáo dục - đào tạo chính là sự phát triển những tri thức mà nó truyền tải, cungcấp cho con người trong quá trình giáo dục - đào tạo. “Sứ mệnh nâng cao dân

trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước thể hiện tập

trung và trước hết ở nền giáo dục - đào tạo cung cấp, trang bị cho con người

những tri thức, kiến thức, chuyên môn cần thiết để họ có thể khám phá và cải

tạo thế giới, lao động sáng tạo, cống hiến cho xã hội.

Trên cơ sở được trang bị những tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, chuyên

môn mà giáo dục - đào tạo mang lại, năng lực tư duy lý luận và hoạt động

thực tiễn của người lao động ngày càng phát tr iển. Sự khác nhau căn bản, thểhiện khả năng “đầu tàu”, “mũi nhọn” và vai trò nòng cốt của nguồn nhân lực

chất lượng cao so với toàn bộ nguồn nhân lực đất nước là ở năng lực tư duy lý

luận. Không có năng lực tư duy lý luận, hoặc không đáp ứng tốt yêu cầu, thìngười đó, dù có trình độ học vấn cao, nhưng chưa thể coi là nhân lực chất

lượng cao đúng nghĩa. Thông qua giáo dục - đào tạo, trên cơ sở những tri

50

thức, kinh nghiệm, chuyên môn thu nhận được, trình độ nhận thức, tư duy của

con người được phát triển, để thực sự trở thành nhân lực chất lượng cao và

phát huy tốt vai trò nòng cốt trong thực tiễn.

Điều 5, khoản 2 Luật Giáo dục đại học 2013 ghi rõ: b) Đào tạo trình độ

đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý,

quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng làm việc

độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; c) Đào

tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, kỹ năngchuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt độ ng nghề nghiệp hiệu quả,

có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có năng lực phát hiện, giải quyết

những vấn đề chuyên ngành đào tạo; d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu

sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập,

sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xãhội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn

nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.

Thứ hai, giáo dục - đào tạo giúp cho người học phát triển và hoàn thiệnnhân cách, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước.

Nhân cách con người được hình thành, phát triển thông qua các mối quan

hệ tác động giữa con người với con người, với xã hội , với thiên nhiên, thông

qua các mối quan hệ lao động, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo… để tồn tại

và phát triển. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người gắn

bó rất chặt chẽ với giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo luôn có vai trò chủ

đạo đối với việc hình thành và phát triển nhân cách [26, tr.215]. Nhân cáchthường được xác định và cụ thể hóa bằng hệ thống giá trị, nhất là những giá

trị tiêu biểu. Mỗi một thời kỳ lịch sử có những giá trị cụ thể nhằm đáp ứng

yêu cầu thời kỳ ấy. Giáo dục - đào tạo xác định nội dung, chương trình nhằm

đào tạo nên những con người theo các giá trị, chuẩn mực nhân cách nhất định,

tuy có những giá trị mang tính truyền thống, cốt cách và bản sắc dân tộc.

51

Nếu như trong kháng chiến chống xâm lược, chúng ta nhấ n mạnh đến

những giá trị yêu nước trong chiến đấu, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí

khắc phục khó khăn, gian khổ, hi sinh…; thì hiện nay, chúng ta đã và cần có

những con người yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, biết lao động sáng

tạo, làm giàu cho xã hội và bản thân, gia đình; lao động với năng suất, chất

lượng, hiệu quả; có tính độc lập, tự chủ, khả năng hội nhập… Toàn bộ những

giá trị đó làm cơ sở xây dựng chương trình, nội dung, thực hiện các hình thức,

biện pháp giáo dục - đào tạo. Đồng thời, giáo dục - đào tạo với chức năng củamình lại trang bị, bồi dưỡng những giá trị nhân cách, những yêu cầu về đạo

đức của người lao động, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình học tập. Điều

này thể hiện rất rõ trong mục tiêu giáo dục mà Luật Giáo dục đại học 2013xác định: Đào tạo người học “có phẩm chất chính trị, đạo đức”; “có khả năng

sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp”; “có ý thức phục vụ nhân dân”.

Thông qua giáo dục - đào tạo, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của con

người từng bước phát triển và hoàn thiện. Khó có thể có được những con

người phát triển đầy đủ nhân cách, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng tốt yêu cầucuộc sống, nếu không thông qua giáo dục - đào tạo, hoặc thực hiện giáo dục

không tốt. Thông qua sự phát triển nhân cách và đạo đức nghề nghiệp của con

người mà có thể đánh giá được một cách chính xác, khách quan về chất lượng

giáo dục - đào tạo của đất nước, của ngành, lĩnh vực và địa phương.

Bên cạnh việc trang bị, phát triển tri thức, nâng cao khả năng lao động,

làm việc, giáo dục - đào tạo còn trực tiếp góp phần tăng cường sức khỏe, sự

bền bỉ dẻo dai, những tố chất thể chất cần thiết của người lao động. Nguồn

nhân lực chất lượng cao chỉ có thể phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực vàcác hoạt động xã hội khác nếu giáo dục - đào tạo được thực hi ện tốt. Nhiều

nghiên cứu về giáo dục - đào tạo ở thế kỷ XXI đã công bố và đưa ra bốn trụ

cột chính của xã hội học tập: Thứ nhất, học tri thức là học kiến thức để thích

ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và kinh tế, xã hội; đó là “giấy

thông hành” cho việc học suốt đời. Thứ hai, học làm việc là học nghề, phát

52

triển khả năng đương đầu với những tình huống khác nhau và làm việc trong

tập thể, những kỹ năng làm việc, cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã

hội. Thứ ba, học cách tồn tại là đòi hỏi có khả năng tự quản và phán đoán cao,

tăng cường trách nhiệm cá nhân để đạt mục tiêu chung. Thứ tư, học cách

chung sống là khả năng hiểu biết người xung quanh, lịch sử, truyền thống,

văn hóa tinh thần người khác, biết phân tích nguy cơ và thách thức, khả năngthực hiện đề án chung và giải quyết xung đột thông minh và hoà bình.

Với những nội dung và yêu cầu trên, giáo dục - đào tạo sẽ tạo cho ngườilao động, nguồn nhân lực chất lượng cao những cơ sở căn bản, “cốt vật chất”

cho sự phát triển toàn diện của mình. Đó là việc mang lại cho người lao động

sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Thứ ba, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có được phương pháp

làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với biến đổi của môi trườnglàm việc trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc trang bị, phát triển tri thức, nâng cao khả năng lao động,

làm việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ độc lập và khả năng làm việc tậpthể, khả năng tư duy khoa học, thì giáo dục - đào tạo trực tiếp bồi dưỡng

phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với sự biến

đổi của môi trường làm việc cho người học . Không có phương pháp làmviệc khoa học và khả năng thích ứng thì người học không thể đáp ứng được

yêu cầu tiêu chí của nhân lực chất lượng cao. Thông qua giáo dục - đào tạo,

phương pháp làm việc khoa học của người học được hình thành và từng

bước nâng cao. Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, phương

pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi củamôi trường làm việc trong nước và quốc tế là vấn đề quan trọng đặc biệt.

Nó tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho hoạt động sáng tạo của nhân lực

chất lượng cao, nâng tầm ảnh hưởng và vai trò của họ đối với quá trình

kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị trước sự

biến đổi mau lẹ của môi trường.

53

Môi trường làm việc ở trong nước và quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều

ngành nghề mới và nhiều ngành nghề cũ cũng bị mất đi; kỹ năng, kiến thức

của con người luôn dễ bị lạc hậu, bị thực tiễn vượt qua, nếu không được học

tập, bồi đắp liên tục . Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phân công lao

động quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô và yêu cầu cao về chất lượng, thì

càng đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và phẩm chất cần thiết, cơ bản,

có khả năng thích ứng, thích nghi tốt để hội nhập quốc tế. Giáo dục - đào tạo

giúp cho người học tri thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết, hiện đại để họ cóthể hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; đồng thời khắc phục

được tình trạng khép kín, đóng cửa, hoặc tiếp thu máy móc, phiến diện nh ữngkinh nghiệm của các nước trên thế giới.

2.2.3. Những nhân tố tác động đến giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng caoMột là, tác động của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cơ chế, chính sách quy định phương hướng, mục tiêu và quy mô giáo

dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực vànguồn nhân lực chất lượng cao không phải là sự phát triển được đến đâu hay

đến đó, mà phải là quá trình chủ động, tự giác, với những cơ chế, chính sách

cụ thể phù hợp, khả thi của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước là chủ thể

lãnh đạo, quản lý quyết định cơ chế, chính sách, quy định phương hướng,

mục tiêu và mở rộng quy mô phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong

từng thời kỳ. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Nhà nước tăng đầu tư cho các mục

tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” [39, tr.35]. Đạihội XI của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát

triển nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng tính tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, trọng dụng và thu hút nhân tài.

Cơ chế, chính sách quy định việc đổi mới nội dung, chương trình giáo

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân

54

lực chất lượng cao phải có nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo phù hợp

với tất cả các cấp học. Điều đó chỉ có thể có được khi có một hệ cơ chế, chính

sách đúng đắn, phù hợp. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đại hội XI của

Đảng yêu cầu phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,

thi kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục; hoàn thiện cơ

chế, chính sách xã hội hóa giáo dục; khuyến khích các hoạt động khuyến học,

khuyến tài, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi; thực hiện đồng bộ chính sách đào

tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học [43, tr.219].Cơ chế, chính sách quyết định đến t ính hiệu quả, chất lượng phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Đảng,

Nhà nước đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tác động trực tiếp

đến các vấn đề cơ bản của giáo dục - đào tạo. Cơ chế, chính sách đúng, phùhợp thì không những thu hút được người tài, người giỏi, tăng số lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao, mà còn thúc đẩy lao động sáng tạo, cống hiến to lớn

của nguồn nhân lực này cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, h ội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơ chế,chính sách không phù hợp, thậm chí gây cản trở sự cống hiến của con người,

thì sẽ làm thui chột nhân tài, kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực chất

lượng cao. Hiện nay, chính sách, cơ chế đối với ngu ồn nhân lực chất lượng

cao còn nhiều hạn chế. “Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được

cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc” [43, tr.168].Đó là một yếu tố gây nên tình trạng “chảy máu chất xám”, làm việc cầm

chừng diễn ra khá phổ biến trong tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động

trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.Hai là, tác động của điều kiện kinh tế, xã hội.

Điều kiện kinh tế - xã hội tác động tích cực tạo môi trư ờng, điều kiện cho

phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Con người nói

chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng vừa là chủ thể vừa là sản

phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố tác

55

động cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồnnhân lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nguồn nhân lực

quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Kinh tế

- xã hội phát triển, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại đòi hỏi chất lượng

nguồn nhân lực phải phù hợp. Đồng thời, sự phát triển kinh tế - xã hội lại cho

phép con người có điều kiện nâng cao trí lực , thể lực, có điều kiện phát triển

giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thực hiện chính sách xã hội, phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao. Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mặt trái củakinh tế thị trường chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao. Mặt trái của kinh tế thị tr ường trực tiếp huỷ hoại

nhiều tổ chức và con người; làm xuất hiện và phát triển những căn bệnh khó

có liều thuốc chữa; những giá trị tinh thần, chính trị, đạo đức, văn hóa… bị mặt

trái của kinh tế thị trường mang ra thách đố và bị hạ xuống hạng bậc thứ yếu

trong hệ thống giá trị, địa vị đồng tiền lên ngôi. Việc phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình trên.

Trong tình hình đó, nguồn nhân lực chất lượng cao không những thiếuđiều kiện phát triển, cống hiến, mà ở họ còn rất dễ nẩy sinh và phát triển tư

tưởng “kinh tế đơn thuần”, “kỹ thuật thuần tuý”, mà xem nhẹ, bàng quan, thờ

ơ các vấn đề chính trị - xã hội. Nhân cách, đạo đức trong giáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao bị tác động mạnh mẽ bởi cơ c hế thị trường, có

thể bị sa sút. Sự tác động tiêu cực đó dẫn đến một bộ phận cán bộ, trí thức,

nhà kinh doanh, nhân viên, công nhân kỹ thuật và người lao động giỏi ở các

lĩnh vực hoạt động có xu hướng lao động chỉ vì “miếng cơm tấm áo”. Người

lao động có thể lao động sản xuất chỉ với với mục tiêu kinh tế, mà không tíchcực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, không quan tâm đến xây dựng

cơ quan, đơn vị, ngành, doanh nghiệp, không chú ý đến phát triển bền vững.

Chiều hướng đó không phải tất yếu xảy ra, nhưng rất dễ xảy ra và phát triển,

cần phải tính đến để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

56

Ba là, tác động của điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán.Điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán là một yếu tố tác động

không nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao cũng là phát triển con người cho nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội. Điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán có nhiềuyếu tố tích cực, tiến bộ, phù hợp là cơ sở rất quan trọng hình thành nhữngphẩm chất tốt đẹp cho con người, cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao. Đó là những yếu tố nền tảng mà trên cơ sở đó mỗi con người và cả nguồnnhân lực được phát triển. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân

tộc hoà quyện với các giá trị cách mạng tạo thành lực lượng tinh thần to lớntrong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, yêu nước phát triển thành yêu nước xã hội chủ nghĩa; chủ

nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao độngsản suất xây dựng đất nước; cần cù lao động không chỉ cho bản thân, gia đìnhmà còn cho xã hội; thương người đã trở thành lẽ sống và hành động giảiphóng con người, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Toàn bộ giátrị tinh thần tốt đẹp đó tác động sâu sắc và tạo cơ sở, làm “bệ đỡ” cho việchình thành những phẩm chất tốt đẹp của nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen lạc hậu cũng làyếu tố gây cản trở không nhỏ đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng làkẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng t a lại không thểtrấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài”[111, tr.287]. Những tư tưởng, tâm lý không muốn người khác hơn mình, địaphương chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật, kèn cựa, đùn đẩy tráchnhiệm, không dân chủ, hám danh, hám lợi…, nếu không khắc phục tốt thì đó

sẽ là vật cản sự phát triển của con người và nguồn nhân lực chất lượng cao.Bốn là, tác động của hội nhập quốc tế.Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực chất lượng cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế trở thành

57

vấn đề đặc biệt hệ trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Giao lưu

và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô và phát triển về chiều sâu

trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao. Những chuyên gia, trí thức giỏi, các nhà lãnh

đạo, quản lý các cấp, các nhà quản trị doanh nghiệp, kinh doanh, lao động có

tay nghề cao… sẽ được thử sức trong môi trường mới do hội nhập quốc tế

mang lại. Qua đó, trình độ tư duy, tri thức, chuyên môn, khả năng lao động

sáng tạo, kinh nghiệm làm việc tập thể, năng lực quản lý, toàn bộ hệ phẩmchất, năng lực của họ được nâng lên, nâng cao chất lượng từng người và cả

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hội nhập quốc tế vừa tạo cơ hội cho sự phát triển đất nước, đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa đặt ra nhiều vấn đề mới trong việc phát

triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, với nhiều nguy

cơ tiềm ẩn nếu không có chiến lược hội nhập và phát triển phù hợp. Thực tế

đó tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm con người, ảnh hưởng nhất định

đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, quá trình hộinhập không chỉ có “hoa thơm và trái ngọt” mà có cả “rác rưởi”, “nọc độc” về

văn hoá, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường với nhiều hình thức

khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức con người dễ bị nhiễm độc. Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao t rong bối cảnh đó, không thể không chịu ảnh

hưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào và khắc phục nó ra sao là do sự nỗ

lực chủ quan của từng tập thể, từng con người, của các cơ sở giáo dục - đàotạo, của các cấp, các ngành, của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội .

Năm là, tác động của giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoahọc công nghệ.

Trong các yếu tố tác động, thì giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng

dụng khoa học công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản và

trực tiếp. Bởi vì, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công

nghệ trực tiếp trang bị cho con người, cho cả nguồn nhân lực những tri thức

58

cần thiết, những kinh nghiệm, khả năng lao động, chuyên môn, nghề nghiệp

nhất định. Thông qua chương trình, nội dung và phương pháp, giáo dục - đàotạo và nghiên cứu khoa học trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người

học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mọi yếu tố cấu thành phẩm chất,

năng lực nguồn nhân lực chất lượng cao cơ bản đều được hình thành từ giáo

dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nếu giáo dục -đào tạo được thực hiện tốt, nội dung, chương trình khoa học, hiện đại, tiên

tiến, phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập phù hợp, khoa học, thì chấtlượng người học được nâng cao. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ là hoạt động mang tính đặc thù của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những chuyên gia, trí thức giỏi, quản lý, kinh doanh giỏi, thông qua các hoạt

động này, mà kiến thức, kinh nghiệm của họ được phát triển và phát huy,

trình độ của họ ngày càng được nâng cao.

Sáu là, tác động của yếu tố sinh học.Sinh học là yếu tố đặc biệt quan trọng; không đủ sức khỏe thì không thể

nằm trong nguồn nhân lực; không có tố chất sinh học, bẩm sinh, như năngkhiếu, thần đồng, thì khó có thể có tài năng. Tài năng cần phải được xem xét

như là một phẩm chất của con người vừa có yếu tố bẩm sinh (tự nhiên) vừa có

yếu tố xã hội thông qua giáo dục, rèn luyện, bao gồm cả tự giáo dục, tự rèn

luyện của con người. Theo C.Mác, người có tài năng còn là sản phẩm của tự

nhiên, từ yếu tố sinh học, “không chỉ là sản phẩm của xã hội” [102, tr.72].V.Lênin không tán thành quan điểm mọi người đều ngang nhau về sinh học:

“nếu nhận thức rằng xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện một sự bình đẳng về

sức lực và tài năng con người, thì đó là một điều ngu xuẩn” [96, tr.449]. Sinhhọc là yếu tố không thể thiếu, tác động trực tiếp đến hình thành, phát triển

phẩm chất, năng lực của nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở yếu tố sinh học,

dưới tác động của yếu tố xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục, đào tạo, rèn

luyện và hoạt động thực tiễn, các phẩm chất, năng lực của con người được

phát triển và phát huy.

59

2.2.4. Yêu cầu giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, phải hướng vào phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội đất nước.

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, việc phục vụ trực tiếp nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng là yêu cầu

quan trọng trước hết đối với giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Đối với nước ta hiện nay, vấn đề này càng trở nên quan trọng cầnphải đặt ra một cách gắt gao. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao là hoạt động có mục đích rõ ràng, phải bám sát vào nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội, của các lĩnh vực trong từng thời kỳ mà thực hiện

cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhất.

Thoát ly nhu cầu kinh tế - xã hội, hoặc không dựa chắc vào tình hình đặc

điểm, vào nhiệm vụ cụ thể của kinh tế - xã hội của đất nước, của các lĩnh vực,

ngành, thì giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên

thiếu thiết thực, thậm chí tốn nhiều công sức, tiền của, nhưng hiệu quả lạithấp, lãng phí. Yêu cầu quan trọng này cần phải được thể hiện cụ thể trong

xác định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo, trong đổi mới

giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, nhất là đối với các trường đại học.

Thứ hai, bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành.

Việc bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành đòi hỏi

phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khắc phục tình trạng

thoát ly hoặc xa thực tế cuộc sống, yêu cầu quá cao về lý thuyết mà coi nhẹ

những tri thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hành ngày, cho hoạt độngthực tiễn của người học, khiến cho năng lực hoạt động thực tiễn của người

học bị hạn chế, thiếu sáng tạo, không đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng

và đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”,

nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, xa sản xuất, không sát thực tiễn đời sống

của nền giáo dục - đào tạo cần phải kiên quyết khắc phục một cách hiệu quả.

60

Tính thiết thực, sát thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đất nước

và thế giới cần thể hiện rõ trong toàn bộ chương trình, nội dung giáo dục - đàotạo trong các bậc học đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới. Mục tiêu cơ bản của giáo dục - đàotạo là phát triển năng lực, nhân cách người học, lấy chất lượng làm trọng tâm,

nhằm chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao

cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Điều đó quy định giáo dục - đào tạo phải bảođảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành. Điều 5 Luật Giáo dụcđại học 2013, khoản a, ghi: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng

nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục

vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội

nhập quốc tế”. Yêu cầu này đòi hỏi phải chuyển từ giáo dục chủ yều là truyền

thụ tri thức sang hình thành nhân cách và năng lực cho người học là chính; lấy

yêu cầu phát triển nhân cách và năng lực, năng lực thực tiễn của người học là

mục đích chính yếu và trung tâm của giáo dục - đào tạo.

Thứ ba, bảo đảm thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại.Yêu cầu này không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu tự thân của giáo dục - đào

tạo, mà còn từ đòi hỏi phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của nhân lực

chất lượng cao trong điều kiện mới. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính truyền

thống và hiện đại là làm cho người học vừa có tri thức tiên tiến, hiện đại, cập

nhật, phương pháp tư duy khoa học hiện đại, vừa vẫn giữ bản s ắc, truyềnthống dân tộc, phẩm chất, cốt cách người Việt Nam, nâng cao lòng yêu nước,

ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Không chỉ vì hiện đại mà

xem nhẹ yếu tố truyền thống; cũng không thể nhấn mạnh đến truyền thống màkhông chú ý đúng mức đến hiện đại. Điều quan trọng là phải luôn bảo đảm

thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại trong chương trình, nội dung và

toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo, để tạo ra sản phẩm giáo dục có chất

lượng toàn diện. Theo đó, giáo dục Việt Nam phải là “nền giáo dục xã hội chủ

nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -

61

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” [140, tr.32]. Phải quán triệt

quan điểm:

Thực hiện đồng bộ các gi ải pháp phát triển và nâng cao chất lượng

giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp

dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,

giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng

lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thứctrách nhiệm xã hội [43, tr.216].

Các yêu cầu trên phản ánh tính toàn diện mà giáo dục - đào tạo phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới phải đáp ứng. Chúng quan

hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau cùng chi phối, quy định chương trình, nội

dung, phương pháp giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao. Trong quá trình giáo dục - đào tạo, phải nhận thức và quán triệt sâu sắc,

làm cơ sở xác định nội dung và thực thi giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu.

Kết luận chương 2

Nguồn nhân lực chất lượng cao gồm những người có trình độ học vấn từ

đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ nghiệp vụ, chuyên

môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu;

có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng

trong hoạt động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội. Phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao là vấn đề cấp bách; là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh

tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Đó làtổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, toàn xã hội và bảnthân nguồn nhân lực, với những nội dung, hình thức, biện pháp thích ứng, đặc

biệt là giáo dục - đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng

thời khơi dậy và phát huy vai trò nguồn nhân lực này trong sự nghiệp đổi mới,

xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới.

62

Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố,

cả khách quan và chủ quan, cả xã hội và sinh học, cần phải nắm vững và tínhtoán chu đáo trong quá trình thực thi giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao. Phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội; thống nhất

lý luận và thực tiễn, học với hành; thống nhất giữa tính truyền thống và tính

hiện đại là những yêu cầu cơ bản đối với giáo dục - đào tạo phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới, cần phải quán triệt và thực hiện tốt

trong thực tiễn.

63

Chương 3GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục - đàotạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

* Thành tựu:Thứ nhất, giáo dục - đào tạo đã tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có

tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học bước đầu đáp ứng

được yêu cầu phát triển đất nước.

Đây là thành tựu quan trọng về trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao

mà giáo dục - đào tạo đã tạo ra trong thời gian qua. Đến 2012, cả nước có

4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 24,2

nghìn tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996, đội ngũ này tăng hơn 4,6 lần

(trung bình 11,6%/năm), số tiến sĩ tăng hơn 2,6 lần, tuổi bình quân là 38,5%

[4, tr.182]. Nhờ có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn vững vàng, trình

độ tư duy, phương pháp làm việc khoa học do giáo dục - đào tạo trang bị mà

nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta trên các lĩnh vực đều phát triển, đóng

góp xứng đáng tài năng, trí tuệ, công sức vào sự nghiệp đổi mới.

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao bước đầu đáp ứng được yêu cầu về trang bị tri thức, trình độchuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người học. Nội dung giảng dạy ởcác nhà trường đã trực tiếp trang bị cho sinh viên tri thức cần thiết, cập nhật,tiên tiến, hiện đại theo mục tiêu đào tạo của từng trường. Các bộ môn khoa

học cơ bản như toán, lý, hóa, các khoa học xã hội và nhân văn, các chuyên

64

ngành lý luận như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học,

tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng... được giảng dạy một cách có hệ thống,

cơ bản. Điều đó trực tiếp giúp người học có phương pháp luận và phương

pháp tư duy tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực tư

duy, kỹ năng làm việc của người học sau khi tốt nghiệp. Từ đó nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi;

chuyên gia, quản trị doanh nghiệp; lao động lành nghề; những cán bộ khoa

học, công nghệ được trang bị tri thức khoa học khá toàn diện, thế giới quan,phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ bản đáp ứng yêu cầu lãnhđạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, lao động, khoa học công nghệ, với tư

cách là lực lượng “đầu tàu” của nguồn nhân lực đất nước trên các lĩnh vực.

Hệ thống giáo khoa, giáo trình, tài liệu ngày càng đầy đủ, phong phú ở

tất cả các bậc học. Có hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, hệ thống tài liệu

chính thức trong chương trình, nội dung của các nhà trường; có cả tài liệu,

sách tham khảo các loại rất phong phú, đa dạng cho tất cả các đối tượng người

học, tuy còn có những bất cập và hạn chế, nhưng về cơ bản, đáp ứng khá tốtnhu cầu học tập của các đối tượng. Các trường đại học đã có nhiều cố gắng

khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài liệu, tư liệu dạy - học; đã chú trọng

đưa công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy; bám sát sự phát triển của đời

sống kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới để nâng cao chất lượng

giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàng năm, các trường đại

học đều chỉ đạo cho các khoa, tổ bộ môn xem xét, điều chỉnh nội dung,

chương trình và phương pháp cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và

thực tế, đảm bảo tính cập nhật, khắc phục dần sự lạc hậu.Trình độ chung của nhân lực chất lượng cao có sự phát triển. Sự phù hợp

giữa giáo dục - đào tạo với việc làm, sự đáp ứng nhu cầu công việc của người

học sau khi tốt nghiệp ra trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Kết quả điều

tra bằng phiếu trưng cầu cho thấy, có khoảng 55% số thầy giáo, cô giáo được

hỏi đánh giá ưu điểm nổi bật của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện

65

nay là có kiến thức rộng, trình độ chuyên môn sâu, có trình độ tư duy và khả

năng làm chủ khoa học công nghệ [phụ lục, 3, 7, 11]. Theo kết quả khảo sát

của Đề tài cấp Nhà nước KX.03-22/06-10, có 40,3% số người được điều tra

(nam) là hoàn toàn phù hợp với công việc đầu tiên, 46,5% là tương đối phù

hợp; tuy nhiên, tỷ lệ này ở nữ thấp hơn; song đối với công việc thứ hai thì tỷ

lệ tương ứng ở nữ lại cao hơn [179, tr.254].Việc trang bị tri thức, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trình độ tư duy

khoa học cho người học được Đảng, Nhà nước và các trường đại học đặc biệtquan tâm. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, luật, nghị định quy định

ngày càng rõ yêu cầu trang bị tri thức, chuyên môn, trình độ tư duy khoa học

cho các đối tượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khoảng 10

năm trở lại đây, các trường đại học đã có rất nhiều cố gắng, tập trung phát

triển và nâng cao trình độ tư duy, phương pháp làm việc khoa học của người

lao động, đáp ứng tiêu chí của nguồn nhân lực chất lượng cao . Bộ Giáo dục

và Đào tạo thực hiện ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học ;quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học , chuẩn đối vớichương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học, yêu cầu tối thiểu đểchương trình đào tạo được thực hiện; quy trình và chu kỳ kiểm định chất

lượng giáo dục đại học; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ

chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện khá tốt

kiểm định chất lượng giáo dục đại học làm căn cứ để Nhà nước và xã hội

giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Những căn cứ trên làm cơ sở để các trường đại học thực hiện nâng cao

trình độ, năng lực tư duy, phương pháp làm việc của người học. Hiện nay,nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta có kiến thức khá rộng, trình độ chuyên

môn khá sâu, có khả năng khá tốt làm chủ khoa học công nghệ, đóng vai trò

nòng cốt của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước. Kết quả điều tra

bằng phiếu trưng cầu cho thấy, có khoảng 55% số giảng viên đại học được hỏi

đánh giá ưu điểm nổi bật của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay

66

là có kiến thức rộng, trình độ chuyên khá môn sâu, có khả năng làm chủ khoa

học công nghệ [phụ lục, 3,7,11]. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất

lượng cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo Báo

Nikkei (Nhật Bản), “Việt Nam nổi lên như một công xưởng sản xuất đầy hứa

hẹn với nhiều lợi thế, trong đó có lực lượng lao động dồi dà o, khoảng 75%

dân số ở độ tuổi dưới 40 và chi phí nhân công có tính cạnh tranh cao ” [160,tr.8]. Trong 5 năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra 142 giống

cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, tro ng đó, đã chọn tạo và tuyểnchọn được gần 100 giống lúa mới, đưa năng suất lúa bình quân cả nước đạt

trên 52,3 tạ/ha/2010, đứng đầu Đông Nam Á [4, tr.177]. Ví dụ này cho thấy

trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta đã đáp ứng

được yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, họ thực sự đóng vai trò nòng cốt

trong công cuộc đổi mới đất nước.

Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng yêu cầu

trang bị tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho ngườihọc; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Đến năm 2010, cả nước có hơn60.000 giảng viên, công nhân viên đang làm việc trong các trường đại học

đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1,7 triệu sinh viên đang học [15, tr.4]. Đến

năm 2012, cả nước có 127 cơ sở đào tạo thạc sĩ với quy mô hơn 64.000 học

viên cao học thuộc 970 chuyên ngành; 150 cơ sở đào tạo tiến sĩ (gồm cả

trường đại học và viện nghiên cứu) với gần 5.600 nghiên cứu sinh thuộc

1.056 chuyên ngành [7, tr.4]. Số giảng viên đại học tăng tốc độ bình quân

10%/năm; năm 2001 có gần 36.000 người, năm 2007 có gần 64.000 người; số

nhân lực trình độ đại học tăng 20%/năm [48, tr.85]. Đội ngũ giảng viên đạihọc đã phát huy khá tốt phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sư phạm trong việc

“gieo trồng”, vun đắp các thế hệ tương lai. Đội ngũ giảng viên, đặc biệt là

giảng viên trẻ ở các trường đại học có n hiều cố gắng, đóng góp xứng đáng

vào giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương pháp giảng

dạy được đổi mới đáp ứng yêu cầu nhất định trong đào tạo nhân lực chất

67

lượng cao. Công nghệ thông tin, phương pháp môđull ngày càng được sử

dụng rộng rãi. Đó là một xu hướng tích cực. Phương pháp dạy học tích cực,

phát huy tính tích cực của sinh viên được quan tâm, thường xuyên tổ chức rút

kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đội ngũ quản lý giáo dục tăng về số lượn g, dần nâng cao về chất lượng,

bước đầu khắc phục sự bất hợp lý về cơ cấu . Quản lý giáo dục ở các trường

đại học đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa (chuẩn hóa

nhà trường, chuẩn hóa nhà giáo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và cơ quanquản lý giáo dục các cấp). Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục - đào tạo

nguồn nhận lực chất lượng cao, nhiều cơ chế, chính sách quản lý được ban

hành. Năm 2010, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra nghị quyết

xác định tập trung đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn ba năm 2010 -2012 làm khâu đột phá. Theo đó, “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chương

trình hành động thực hiện nghị quyết trên, bao gồm 11 nhiệm vụ lớn, trong đó

đã ban hành 23 văn bản mới quản lý giáo dục đại học của Chính phủ và củaBộ Giáo dục và Đào tạo” [15, tr.4]. Cơ chế tài chính trong quản lý giáo dụctừng bước được đổi mới; việc phân cấp quản lý giáo dục và quyền tự chủ

trong giáo dục của các cơ sở giáo dục được tăng lên. Cải cách hành chínhđược đẩy mạnh mang lại hiệu quả thiết thực tạo thuận lợi cho quản lý giáo

dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

ngày càng được cải thiện. Có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng dạy chay,

thiếu tài liệu, tư liệu dạy - học; đã chú trọng đưa công nghệ thông tin (hệ

thống máy tính, mạng được trang bị khá đầy đủ) vào phục vụ giảng dạy; bámsát sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước để nâng cao chất lượng

giáo dục - đào tạo.

Khả năng tự học tập, tự nghiên cứu trau dồi tri thức, nâng cao trình độ

chuyên môn, trình độ tư duy khoa học của sinh viên cơ bản đáp ứng được yêu

cầu, tạo điều kiện hoạt động và học tập độc lập để phát triển sau khi tốt

68

nghiệp ra trường. Những sinh viên, học viên học trong các trường đại học

được chú trọng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu

trong quá trình học tập. Vấn đề tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên là vấn

đề có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên tại nhà

trường và tạo cơ sở cho họ phát triển sau này. Các trường đại học đã chútrọng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu cho người

học. Phương châm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục được

quan tâm, tuy việc thực hiện còn có hạn chế, nhưng đã tạo điều kiện thuận lợicho sinh viên phát triển kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu của mình ngay khi

họ còn ngồi ghế nhà trường. Thông qua các hình thức tự học, tự ôn tập, tự

nghiên cứu, tham gia các hoạt độn g khoa học, làm luận văn, đồ án tốt

nghiệp... ở trường, mà phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu, nâng

cao trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học được hình thành và phát

triển đáp ứng được yêu cầu. Vì thế, sau khi ra trường nhiều người tron g họ đã

khá nhanh chóng hòa nhập với đời sống kinh tế - xã hội, phấn đấu vươn lên,

tự khẳng định và ngày càng phát triển. Những sinh viên, học viên học trongcác trường đại học, kể cả những học viên trong các trường của lực lượng vũ

trang đều được trang bị những kiến thức cần thiết cập nhật, cơ bản và hiện

đại, được bồi dưỡng, học tập theo những ngành nghề, chuyên môn nhất định

theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công việc tương lai.

Trình độ tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy kho a học của

nguồn nhân lực chất lượng cao bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của

đất nước. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3

(khoá VIII) Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước ,

đến nay, 96,3% cán bộ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên có

trình độ đại học, trên đại học, trong đó 43,3% trên đại học, 93% có

trình độ cử nhân và cao cấp chính trị; 100% cán bộ cấp vụ và tương

đương ở các cơ quan Trung ương trình độ đại học và trên đại học;

69

có 80% trong tổng số gần 64.000 cán bộ cấp trưởng phòng và tương

đương ở các tỉnh, thành phố có trình độ đại học trở lên [42, tr.198].Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2010, “tổng số nhân lực qua đào tạo ở

các cấp và các trình độ đào tạo ở nước ta tăng gấp 3,4 lần, từ 5,9 triệu người

năm 2000 đến 20,1 triệu người vào năm 2010 ” [122, tr.21]. Về trình độ

chuyên môn nhân lực chất lượng cao, theo số liệu thống kê cụ thể là: “có trìnhđộ đại học trở lên khoảng 94,7%, trong đó thạc sĩ là 35,5%, tiến sĩ là 30,5%”[179, tr.184]. Thực tiễn cho thấy, trình độ chuyên môn, tay nghề , năng lực tưduy của nhân lực chất lượng cao ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày

càng tốt hơn nhu cầu phát tiển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, giáo dục - đào tạo bước đầu phát huy được vai trò trong phát

triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất của nguồn nhân

lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu p hát triển đất nước.Mục tiêu giáo dục nước ta được xác định rõ là nhằm đào tạo con người

phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,

trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành vàbồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo đã bám sát mục

tiêu chung về phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất

và cụ thể hóa với từng đối tượng và từng loại trường. Thông qua hệ thống

chương trình, nội dung và phương pháp, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu

khoa học công nghệ đã trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người học,

đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các cấp học, bậchọc, mà trực tiếp là bậc đại học, sau đại học đã phát huy tốt vai trò trong phát

triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người lao động, đáp

ứng ngày càng tốt yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Các nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc, con

người Việt Nam; các môn khoa học lý luận chính trị... được đưa vào giảng

70

dạy với thời lượng và dung lượng khá phù hợp, chiếm tỷ lệ thỏa đáng. Những

giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp c ủa dân tộc, phẩm chất nhân cách, chuẩnmực đạo đức, lối sống..., thông qua nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo,

tác động sâu sắc và tạo cơ sở hình thành những phẩm chất tốt đẹp của nguồn

nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, những nhân lực chất lượ ng cao,những chuyên gia, trí thức giỏi, những lao động có tay nghề cao không những

có “chuyên” mà còn có cả “hồng”, không chỉ biết làm giàu chính đáng cho gia

đình, bản thân mà còn cho xã hội, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh. Họ thực sự xứng đáng là “đầu tàu”, “nòng cốt” trong

nguồn nhân lực đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu cũng phù hợp với những đánh giá

trên. Có hơn 80% số thầy, cô giáo ở các trường đại học được hỏi cho rằ ng,bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt là ưu điểm nổi trội của

nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay [phụ lục, 3, 7, 11, 15]. Trongđiều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, lại với sự tác động

mạnh mẽ từ nhiều yếu tố, nhất là từ mặt trái kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, phẩm chất nhân cách, đạo

đức như vậy là đáng ghi nhận, hứa hẹn sự phát triển tốt trong tương lai.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng giáo dục - đào tạo đã có nhiều cố gắng,

góp phần quan trọng vào việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cả về

phẩm chất, năng lực, thể lực và trí lực. Các trường đại học luôn chú trọng rèn

luyện thể lực, nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe của sinh viên. Những

hình thức dạy học chính thức, ngoại khóa về thể chất, thể lực được đưa vào và

áp dụng rộng rãi trong nhà trường, góp phần trực tiếp nâng cao thể lực, sứckhỏe cho người học, gia tăng tuổi thọ người lao động, đáp ứng ngày càng tốt

yêu cầu lao động khẩn trương trong điều kiện kinh tế thị trường.

Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm phát triển g iáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất.

Việc phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của nguồn nh ân

71

lực chất lượng cao; hồng và chuyên, đức và tài luôn gắn bó với nhau trong

mục tiêu, yêu cầu giáo dục - đào tạo. Trong xác định mục tiêu đào tạo bậc đại

học và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, vấn đề nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, phẩm

chất chính trị đều được đặt ra một cách rõ ràng, làm cơ sở cho việc triển khai

nội dung, chương trình đào tạo. Điểm b của Mục tiêu chung trong Luật Giáo

dục đại học 2013 ghi rõ: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;

có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và pháttriển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; cósức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp , thích nghi với

môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.

Cơ sở giáo dục đại học ngày càng phát triển đã đáp ứng được yêu cầu

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến nay, hệ thống c ơ sở giáo dục đại

học gồm: trường cao đẳng; đại học, học viện; đại học vùng, đại học quốc gia -gọi chung là đại học; viện nghiên cứu khoa học được phé p đào tạo trình độ

tiến sĩ. Giáo dục đại học được tổ chức theo các loại hình: đại học công lập

thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư; đại học tư thục thuộc sở hữu củatổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá

nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân

hoặc cá nhân đầu tư , xây dựng cơ sở vật chất ; đại học có vốn đầu tư nước ngoài

gồm (đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài , đại học liên doanh giữa

nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước). Số trường đại học, cao đẳng

từ 191 (năm 2001 - 2002) lên 414 (năm 2010 - 2011) [4, tr.260].Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng được

yêu cầu về phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chấtcho người học; cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Giáo dục -đào tạo góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất

lượng cao cả về phẩm chất, năng lực, thể lực và trí lực . Điều đó đã được thực

hiện trực tiếp thông qua môi trường giáo dục và đội ngũ giảng viên, những

điều kiện, lực lượng trực tiếp tác động, truyền thụ tri thức cho sinh viên, học

72

viên. Thông qua nhiều hình thức giáo dục như: các phong trào chính trị, xã

hội của nhà trường, của xã hội, các hoạt động của Đoàn Thanh niên và các tổ

chức trong nhà trường; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của xã

hội và của nhà trường; các tấm gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực,

những tấm gương thầy cô dạy tốt, có đạo đ ức, lối sống gương mẫu, tinh thần

tận tụy với sinh viên để bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực, thể lực và

trí lực, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên thể lực, thể dục thể thao ở các trường đại học đượcbiên chế khá đầy đủ, được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu rèn luyện thể lực,

nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe của sinh viên. Vấn đề dạy chữ - dạy

người được kết hợp khá chặt chẽ, đem lại hiệu quả tích cực, tạo nên những

công dân tốt, lao động tốt cho xã hội. Trang thiết bị, điều kiện cho giáo dục

thể chất bước đầu được tăng cường. Những điều đó đã góp phần phát triển và

hoàn thiện nhân cách, thể chất cho người học theo mục tiêu yêu cầu giáo dục -đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc tự rèn luyện thể chất, thể lực được đa số sinh viên các trường đạihọc chú trọng và rèn luyện tương đối thường xuyên, khá nề nếp. Có không ítsinh viên say mê rèn luyện thể chất, thể lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao

nước ta đã phát triển khá toàn diện, thể lực được cải thiện và nâng cao. Chỉ số

phát triển con người, thể chất nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta có

nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người (HDI) nước ta ngày càng tăng, từ

mức 0,683 năm 2000 lên 0,733 vào năm 2008, xếp thứ 100/177 nước, thuộc

nhóm trung bình cao. Trong 10 năm (2001 - 2011), chỉ số phát triển con

người của Việt Nam tăng 11,8% [90, tr.5]. Chỉ tiêu về tình trạng sức khỏe củacon người, trạng thái thoái mái về thể chất và tinh thần của con người ngàycàng được nâng cao, cải thiện. Các chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe là thể lực

(chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ có sự phát triển, đều tăng. Đến nay,

tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã hơn 72 tuổi. Những lao động, cán

bộ quản lý, lãnh đạo giỏi, những chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi, cán bộ

73

khoa học công nghệ về cơ bản đều có sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu

công việc. Nhiều người đã 70, 80 tuổi vẫn còn cống hiến trí tuệ cho chuyên

môn, cho khoa học và xã hội, tạo nên những tấm gương tốt không chỉ về sự

cống hiến mà còn về rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Những số liệu và chỉ số nêu trên về sự phát triển con người do nhiều yếu

tố tạo nên, nhưng giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng, mang tính quyết

định. Điều đó đã trực tiếp mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhờ huy động

được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai, sự tập trung trí tuệ cao trong công việc củanhững nhân lực chất lượng cao; đồng thời giúp cho họ có điều kiện phấn đấu,

cống hiến và phát triển tốt trong thực tiễn.Thứ ba, giáo dục - đào tạo đã giúp cho người học bước đầu có được

phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc

trong nước và quốc tế.Chương trình, nội dung và phương pháp đã thực hiện tương đối hợp lý,

chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn luyện cho người học phương pháp làm việckhoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.Phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng là vấn đề đặc biệt

quan trọng trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương

pháp làm việc khoa học thực chất là “kỹ năng thực hành nghề nghiệp”, khả

năng thành thạo công việc của người học đã được xác định trong luật. Các

trường đại học đã chú trọng bồi dưỡng phương pháp làm việc cụ thể, phù hợp

với quá trình học tập và trưởng thành của người học. Các phương pháp cụ thể,

từ dắt tay chỉ việc, làm được một việc cụ thể, đến làm việc được những công

việc chung trong tập thể, cộng đồng, đến việc có thể đề ra được, hoạch địnhđược những dự án lớn, những vấn đề chiến lược, sách lược và quản lý, đều

được bồi dưỡng, rèn luyện cho người học với các hình thức đa dạng, như

thông qua thực tập, thực hành, hướng dẫn ôn thi, kiểm tra, xemina, nghiên

cứu khoa học, dã ngoại, đặc biệt là thực tập ở các cơ sở sản xuất kinh doanh,cơ quan, đơn vị, theo yêu cầu của từng đối tượng đào tạo. Phương pháp làm

74

việc được hình thành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển của

phương pháp tư duy, sự tích lũy tri thức, kinh nghiệm của người học.

Đảng và Nhà nước, cũng như Bộ Giá o dục và đào tạo luôn quan tâm và

đặc biệt coi trọng bồi dưỡng người học phương pháp làm việc khoa học và

tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế . Vì thế, việc

định hướng nghề nghiệp cho người học; việc tạo việc làm là một trong những

chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 xác địnhmục tiêu quan trọng hàng đầu là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa lao động

xã hội, bảo đảm việc làm có đủ thu nhập để người lao động nuôi sống được

bản thân và gia đình họ. Chính phủ có chương trình quốc gia về việc làm, có

quỹ quốc gia về việc làm. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về

lao động, việc làm đã tạo cơ sở cho các trường đại học quán t riệt, triển khai

trong xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo .Đội ngũ ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất về thực hành,

thực tập, nghiên cứu, ứng dụng, nâng cao hương pháp làm việc khoa học vàtính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế bước đầu đáp

ứng được yêu cầu. Đa số giảng viên đại học thường xuyên sâu sát với người

học, nắm khá chắc yêu cầu thực tiễn sản xuầt, việc làm ở trong nước và quốc

tế, cũng như đòi hỏi của chuyên ngành, thực hiện khá tốt việc bồi dưỡng, rèn

luyện phương pháp tư duy, phương pháp làm việc cụ thể theo chuyên ngành

đào tạo cho sinh viên. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao về thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng ngày càng

được cải thiện và được trang bị phương tiện hiện đại. Việc giảng dạy ngoạingữ được chú trọng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện ở các trường đại

học nhìn chung đáp ứng được yêu cầu thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng

dụng của người học, làm cơ sở cho họ rèn luy ện phương pháp làm việc của

mình và có thể thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế

trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

75

Bản thân sinh viên có nhiều cố gắng trong rèn luyện phương pháp làm

việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường. Trước sự phát triển của

tình hình, đa số sinh viên ngày càng ý thức rõ hơn việc rèn luyện phương

pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường, không ngừng tu

dưỡng, rèn luyện. Hiện nay, phương pháp làm việc khoa học và khả năng tínhthích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta cơ bản đáp ứng yêu cầu,

thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Việc các trí

thức, các nhà khoa học, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực ngày càng hợp tác sâurộng với các nướ c trong khu vực và quốc tế, được bạn bè đánh giá khá cao, đã

cho thấy khả năng thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và

quốc tế của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta mà giáo dục - đào tạo đã

mang lại. Có phương pháp làm việc thì người học s au khi ra trường xin việc

làm dễ hơn. Nhiều sinh viên ra trường đã xin được việc làm trên các lĩnh vực

và các thành phần kinh tế, tuy có việc làm không phù hợp với chuyên ngành

đào tạo, nhưng với những kiến thức và phương pháp làm việc được trang bị

trong nhà trường, đã giúp họ dần thích ứng được với môi trường làm việc.

* Nguyên nhân của thành tựu:Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đến giáo dục - đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác giáo dục và đào tạo

toàn diện là hết sức quan trọng để hình thành những con người vừa “hồng”

vừa “chuyên” cho cách mạng. Người đặc biệt coi trọng bồi dưỡng cho thế hệ

sau: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và

rất cần thiết” [114, tr.498]; “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi íchtrăm năm thì phải trồng người” [111, tr.375]. Giáo dục - đào tạo phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan

tâm. Đây là nguyên nhân quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng giáo

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học.

Nguyên nhân này thể hiện ở những vấn đề: tư duy, quan điểm; phương châm,

76

nguyên tắc; chủ trương, chính sách, cơ chế, điều kiện, tài chính…cho giáo

dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao đã thực sự là sự nghiệp của toàn dân, của cả

xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và

(Bổ sung, phát triển năm 2011), Luật Giáo dục năm 1998 và sửa đổi bổ sung

năm 2009, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI, Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -

2020, Luật Giáo dục Đại học năm 2013, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (2013), cũng như nhiều nghị quyết của Đảng, chương trình,

kế hoạch của Chính phủ đều chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo giáo dục - đào

tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, xác định mục tiêu,

yêu cầu, phương hướng và giải pháp thực hiện.

Đảng ta luôn xác định: phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực, xây dựng đội ngũ trí thức, nhân lực chất lượng cao v ững mạnh là

“trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng

lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị” [41,

tr.91]; đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững. Chỉ rõ:

“Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tôn trọng, phát huy

tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; coi trọng vai trò tư vấn,

phản biện của các cơ quan khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính

sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với trí thức;

giữa trí thức với Đảng, Nhà nước. Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt

đối với nhân tài của đất nước” [43, tr.49]. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có

từ 50-55% số giáo viên đại học được hỏi đánh giá là tốt, thậm chí lên tới gần

70% như ở số các thầy cô được hỏi trong các trường Đại học Khoa học xã hội

nhân văn Hà Nội và Đại học An ninh nhân dân; hơn 20% đánh giá ở mức

77

bình thường. Tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi tương ứng là: hơn

40% và hơn 30% [phụ lục, 5, 12, 20].

Từ năm 1989 đến nay, kinh phí Nhà nước cấp riêng cho giáo dục đã tăng

gấp 6 lần. Năm 1998, kinh phí nhà nước cấp cho ngành giáo dục là 11.000 tỷ

đồng thì năm 2007, con số này đã là 67.000 tỷ đồng, chưa kể tiền vay của

nước ngoài và đóng góp của dân. Năm 2005, đầu tư của Nhà nước cho giáo

dục chiếm 8,3% GDP, đã vượt cả đầu tư của Mỹ cho giáo dục là 7,2% GDP.

Kinh phí đóng góp của dân trong tổng kinh phí giáo dục hiện nay là 50/50,

cao nhất thế giới, nhiều nước phần đóng góp của dân mới chỉ chiếm 20% tổng

kinh phí giáo dục [123, tr.199]. Ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng

tăng: từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010 [122, tr.21];

cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đã được cải tiến theo hướng tập

trung nhiều cho các lĩnh vực ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực, trong đó

có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, thì

những số liệu nêu trên, đặc biệt về kinh phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo, tuy

chưa phải là nhiều, nhưng đã cho thấy sự quan tâm lớn, sự nỗ lực cao của

Đảng và Nhà nước ta, của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, có tố chất và phẩm chất tốt đẹp.

Truyền thống hiếu học là một động lực quan trọng của sự phát triển giáo

dục. Người Việt Nam từ xưa đến nay rất hiếu học, tru yền thống hiếu học được

lưu truyền từ đời này qua đời khác, nhiều gia đình dù còn thiếu thốn, nghèo

đói nhưng vẫn quyết tâm cho con em mình học tập để “bằng chúng, bằng

bạn”, nhà nhà thi nhau học tập, người người đua nhau học tập. Ở nước ta từ

xưa, việc trọng dụng nhân tài đã rất được chú trọng, ông cha ta luôn coi “hiền

tài là nguyên khí của quốc gia”, “phi trí bất hưng”, nguyên khí mạnh thì quốc

gia hưng thịnh, nguyên khí yếu thì quốc gia suy vong. Điều đó đã được lưu

truyền trong các dòng chữ khắc trên tấm bia có từ năm 1442 tại Văn Miếu, Hà

78

Nội. Truyền thống hiếu học này là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy giáo

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Người Việt Nam không những hiếu học mà còn có những tố chất và

phẩm chất tốt đẹp. Tuy tầm vóc còn nhỏ, nhưng khả năng chịu đựng khó

khăn, gian khổ, lao động nặng nhọc với cường độ cao khá tốt; có sức bền bỉ

dẻo dai, đáp ứng được yêu cầu hoạt động, lao động trên các lĩnh vực của xã

hội hiện đại. Đặc biệt, con người Việt Nam khá thông minh, có ý chí vươn lên

mạnh mẽ. Việc các sinh viên, học sinh Việt Nam đạt nhiều giải cao trong các

cuộc thi toán, lý, hóa... quốc tế, được bạn bè đánh giá tốt đã cho thấy tố chất

thông minh của con người Việt Nam. Những phẩm chất này được nuôi dưỡng

trong môi trường giáo dục - đào tạo khá thuận lợi, đã tạo nên những ưu điểm,

thế mạnh của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta thời gian qua.

Điều kiện kinh tế - xã hội đòi hỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng

Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước

thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới:

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; kinh tế tăng trưởng, bộ mặt

xã hội ngày càng khởi sắc, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; tình

hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; hoạt động

đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của đất

nước được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, nhân dân

ta ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội, hăng say lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nước ta đã

tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là

những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới, đạt

được những thành tựu rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát

79

triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình [43, tr.91].

Những thành tựu kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện căn bản cho phát triển giáo

dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự nỗ lực của các nhà trường, của đội ngũ giảng viên và quản lý giáo

dục - đào tạo.

Các trường đại học, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có

nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt về cơ sở vật chất , về

kinh phí..., thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng nhà trường theo

hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, không ngừng vươn lên

đáp ứng yêu cầu. Có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài

liệu; chú trọng đưa công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy; bám sát sự

phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới để nâng

cao chất lượng. Đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ trong các trường

đại học có nhiều cố gắng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục - đào

tạo. Quản lý giáo dục đại học đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng

chuẩn hóa. Đội ngũ quản lý giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản

lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục - đào

tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

* Hạn chế:

Thứ nhất, việc trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình

độ tự duy, phương pháp làm việc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

còn có những hạn chế, bất cập.

Nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục còn có khoảng cách

đối với thế giới, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Quá trình thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân

lực trong một số trường đại học vẫn còn tình trạng “dạy những gì mà nhà

trường có, chưa chú trọng dạy những gì mà xã hội cần”. Nội dung, chương

80

trình và phương pháp giáo dục nước ta còn lạc hậu so với tình hình và yêu

cầu, nhưng lại chậm được đổi mới, hoặc đổi mới không đến nơi đến chốn. Nội

dung giáo dục ở các bậc học và trình độ đào tạo còn thiếu thống nhất, còn

thiên về lý thuyết, chưa thực sự chú trọng đến kỹ năng thực hành, đến việc

phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định chương trình khung cho các trường đại học, nhưng quá dài và mang tính

áp đặt; cơ bản là bắt buộc, phần tự chọn của người học rất hạn chế.

Một số trường lại quá lạm dụng phương châm “dạy cái mà xã hội cần

chứ không dạy cái mà trường có”, nên đã dẫn tới việc chạy th eo những nhu

cầu học tập “thời thượng”, khiến cho người học chỉ đổ xô vào những ngành

nghề đang được coi là “mốt”, dễ kiếm tiền sau này. Điều đó đã làm cho các

chuyên ngành khoa học cơ bản, các bộ môn khoa học xã hội nhân văn và một

số chuyên ngành kỹ thuật ở các trường đại học đang trong tình trạng giảm sút

về số lượng và hạn chế về chất lượng. Có tình trạng là, người học sau khi học

xong không làm được việc, hoặc làm việc với chất lượng thấp, họ lúng túng,

hoặc không tìm được việc làm, hoặc lại phải học thêm nhiều về những điều

mà thị trường lao động thực tế đang đòi hỏi.

Việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

ở một số trường đại học còn hình thức, hiệu quả thấp và còn nhiều bất cập,

chưa gắn chặt với thị trường, với thực tiễn, chưa theo kịp sự phát triển nhanh

chóng của kinh tế - xã hội; chậm được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện

đại hoá, chưa tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đại hội XI

của Đảng nhận định: “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học lạc hậu,

đổi mới chậm” [43, tr.167]; “Cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực,

ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng

được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [43, tr.167- 168].

Phương pháp dạy học ở các trường đại học hiện nay vẫn cơ bản là truyền thụ

một chiều từ thầy đến trò, sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Lí

81

thuyết giờ lên lớp vẫn chiếm thời gian lớn so với tự học và các hình thức học

tập khác. Máy chiếu, màn hình thay thế phấn trắng, bảng đen, nhưng phương

pháp truyền đạt vẫn không có sự thay đổi là bao.

Sự bất cập và hạn chế về phương pháp dạy học thể hiện trên những vấn

đề: thứ nhất, giảng dạy theo phương pháp cũ thầy đọc, trò ghi còn khá phổ

biến; thứ hai, việc giảng dạy theo phương pháp môdull chưa được triển khairộng rãi, có biểu hiện hình thức; thứ ba, việc vận dụng công nghệ, phương

tiện hiện đại chưa nhiều, chưa hiệu quả, tính thiết thực chưa cao; thứ tư,phương pháp dạy học chưa phát huy tốt tính năng động và tích cực của ngườihọc; thứ năm, đổi mới phương pháp dạy học đã thực hiện nhiều, nhưng chưa

chuyển biến tốt, còn lúng túng trong vận dụng các phương pháp cũ và mới.

Quan tâm trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ

tư duy, phương pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao còn bất cập

và hạn chế. Trong thực tiễn giáo dục - đào tạo, có lúc, có cơ sở đào tạo chỉ

chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, chưa chú ý đúng mức đếntrình độ tư duy và phương pháp làm việc của người học. Tính chỉnh thể để tạo

nên trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc của nguồn

nhân lực chất lượng cao chưa tốt, còn hạn chế. Có không ít cơ sở đào tạo cònchạy theo kinh tế thị trường, dạy không đảm bảo chất lượng, chỉ chú trọng mở

rộng quy mô, phát sinh tiêu cực, xuất hiện hiện tượng mua bán bằng cấp, học

giả nhưng bằng thật.

Đây là một thực trạng đáng báo động phản ánh những hạn chế trong giáodục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, làm tha hoá không ít

giảng viên. Đại hội XI của Đảng nhận định:

Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển,nhất là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao vẫn còn hạn chế,

chưa chuyển biến mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa

giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng số lượng, quy mô với

nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người [43, tr.167].

82

Việc trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy,

phương pháp làm việc cho người học của đội ngũ giảng viên, quản lý giáo

dục còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đang đứng

trước một mâu thuẫn rất khó giải quyết giữa việc đảm bảo cuộc sống bình

thường với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nếu

tập trung cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học thì sẽ gặp nhiều khó

khăn trong cuộc sống. Nếu tập trung tìm cách giải quyết cuộc sống thì lại ảnh

hưởng đến chất lượng giảng dạy và nâng cao trình độ. Đây là vấn đề mà cáccấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng cần lưu tâm giải quyết cải thiện

tình hình. Tình trạng cán bộ, công chức, giáo viên bỏ việc, chuyển sang làmkinh tế hoặc ở những nơi có thu nhập cao hơn có chiều hướn g gia tăng; tình

trạng “chạy bằng cấp” không giảm, tác động tiêu cực đến chất lượng và môi

trường giáo dục. Không ít giảng viên chỉ chú trọng dạy chữ, chưa thực sự

quan tâm đến bồi dưỡng, rèn luyện trình độ tư duy, phương pháp cho người

học. Người học chưa tiếp thu được tốt từ chính trình độ tư duy, phương pháp

làm việc của giảng viên trong quá trình dạy - học. Trình độ tư duy, tư duy lýluận, phương pháp của không ít giảng viên còn hạn chế, đặc biệt là giảng viên

trẻ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo để trang bị và bồi dưỡng tri

thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc của nguồn

nhân lực chất lượng cao ở nhiều trường còn thiếu và lạc hậu. Ở nhiều trường

đại học, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn thiếu,

lạc hậu, hoặc không đồng bộ, sử dụng không hiệu quả. Có trang thiết bị hiện

đại như máy trình chiếu, phòng thí nghiệm, phòng phương pháp, thư viện điệntử …, nhưng chất lượng thấp, sử dụng kém hiệu quả, chưa thiết thực phục vụ

cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chưa tạo điều kiện tốt cho sinh viên tự

học, tự nghiên cứu. Tình trạng học chay, giảng chay vẫn còn khá phổ biến,

ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập. Điều kiện bảo đảm cho thực tập,

thực hành còn hạn chế, nhiều trường chưa quan tâm đúng mức. Việc thực tập,

83

thực hành tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chưa được các doanh

nghiệp và cơ sở sản xuất chú trọng, đánh giá cao, hiệu quả còn thấp.

Vì thế, số người có tay nghề, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học,

chuyên gia giỏi, cán bộ có trình độ lãnh đạo, quản lý giỏi còn ít, thiếu, chất

lượng còn nhiều hạn chế. Từ năm 1980 đến năm 2011, số lượng người được

công nhận chức danh giáo sư là 1.459 và phó giáo sư là 8.048 [21, tr.56]. Đâylà một nhân tố dẫn đến n ăng xuất lao động nước ta còn thấp hơn các nước

trong khu vực từ 2 đến 15 lần. Tại nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh hóa),tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc ở đây bằn g tổng quỹ lương của

gần 2.000 người Việt Nam làm việc trong nhà máy; các ngành dịch vụ ngân

hàng, y tế… có tới 40% người có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở nên thuộc

về người nước ngoài, người lao động Việt Nam thu nhập rất thấp [117, tr.1].Thực trạng này cho thấy hạn chế, yếu kém về trình độ tri thức, tư duy, phương

pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta. Đồng thời phản

ánh những hạn chế của giáo dục - đào tạo trong vấn đề này.

Năng lực chuyên môn, hoạt động thực tiễn của nguồn nhân lực chấtlượng cao, kể cả số có học vị, học hàm khoa học cao còn nhiều hạn chế. Chất

lượng thấp biểu hiện cụ thể ở năng lực tư duy, trình độ chuyên môn thực tế,

phương pháp và kỹ năng làm việc, hoạt động thực tiễn… của nhiều sinh viên,

học viên tốt nghiệp ra trường còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn,

kể cả một số không nhỏ nhân lực có học vị, học hàm khoa học cao. Theo số

liệu công bố năm 2012, có khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả

nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý, số bài báo khoa học

được công bố hàng năm bằng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới,mặc dù số tiến sĩ của Việt Nam hàng năm nhận bằng thưởng nhiều hơn Thái

Lan, có năm cao hơn gấp đôi [152, tr.53]. Không ít tiến sĩ dù đã được công

nhận chức danh phó giáo sư nhưng cũng chưa thực sự thông thạo, sử dụng

được một ngoại ngữ nào để có thể làm việc được với đối tác nước ngoài; hợp

tác với giới khoa học nước ngoài còn hạn chế.

84

Theo kết quả điều tra trên 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh, thành do Bộ Kế

hoạch và Đầu tư , nhân lực chất lượng cao Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 40%

nhu cầu [7, tr.5]. Có đến 75% số người có học vị tiến sĩ không làm khoa học

mà làm quản lý [69, tr.47]. Nhiều chuyên ngành thiếu nhân lực chất lượng cao

trầm trọng. Chuyên ngành hạt nhân có 5 trường đại học tham gia đào tạo: Đại

học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên

(Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại

học Đà Lạt, Đại học Điện lực; cả 5 trường đại học đó chỉ có 3 PGS, 9 tiến sĩ,21 thạc sĩ, 15 kỹ sư, cử nhân chuyên ngành hạt nhân [7, tr.5].

Thứ hai, việc giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục rèn

luyện thể chất còn nhiều bất cập, hạn chế.

Nội dung, chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo

dục rèn luyện thể chất chưa được ch ú trọng đúng mức . So với việc trang bị tri

thức, trình độ chuyên môn... tức là về trí lực cho người học, thì giáo dục nhân

cách, đạo đức nghề nghiệp, tức là về tâm lực, còn rất hạn chế. Nhiều nội

dung, chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp b ị cắt xén, giảmbớt, đặc biệt là các môn khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, ảnh

hưởng rất tiêu cực đến phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người

học. Việc xem nhẹ và cắt giảm này đã trực tiếp làm hạn chế sự phát triển nhân

cách, đạo đức nghề nghiệp của người học, và do đó, sẽ cản trở sự phát triển ,dẫn đến nhiều tiêu cực về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp nguồn nhân lực

chất lượng cao sau này. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng tình trạng “chảy

máu chất xám”, “chạy bằng”, “chạy nơi công tác” … của người lao động.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giáo dục nhân cách, đạo đức nghềnghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất chưa thực sự tương xứng. Quan điểm thì

đúng và luôn được nhấn mạnh, nhưng sự quan tâm lại chưa đủ độ. Tính quyhoạch, kế hoạch trong giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao chưa tốt, chất lượng còn nhiều hạn chế. Các nhà trường còn đào tạo tràn

lan, thụ động theo cơ chế thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều

85

bất cập về cơ cấu. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ là khá trầm trọng, khôngphù hợp với xu thế ưu tiên phát triển đào tạo công nhân có trình độ kỹ thuật

tay nghề cao của thế giới; hầu hết các lĩnh vực còn thiếu người tài, thiếu

chuyên gia giỏi. Trong giai đoạn 2005 - 2010, số lượng các trường đại học

tăng hai lần, trong khi đó số lượng các trường dạy nghề lại giảm mạnh; số

lượng sinh viên đại học lớn gấp ba số học viên học nghề. Đây là một bất cập

khá lớn của giáo dục - đào tạo nước ta [69, tr.42].Tình trạng thiếu ý chí quyết tâm vươn lên, ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết

tâm cống hiến của sinh viên và nhân lực chất lượng cao còn diễn ra phức tạp.

Định hướng ngành nghề chủ yếu hiện nay của người học là tìm học những

ngành, nghề kiếm được nhiều tiền, dễ xin việc làm, dễ sống còn tồn tại. Một

bộ phận sinh viên các trường đại học thiếu ý chí quyết tâm vươn lên, còn ngại

khó, ngại khổ, lười học, thích chơi bời, chưa chú ý tích lũy kiến thức và rèn

luyện phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc, chất lượng họ c tập còn thấp;

tình trạng chạy điểm, xin điểm, bệnh thành tích còn diễn ra trong nhiều

trường đại học, kể cả ở bậc sau đại học. Có không ít sinh viên đặt chỉ tiêu đạtđiểm cao trong các môn chính: tin học, ngoại ngữ, chuyên ngành, còn các

môn triết học, lịch sử Đảng và các môn khoa học xã hội và nhân văn khác thì

chỉ cần đạt yêu cầu. Một bộ phận thiếu tin vào một số chủ trương, việc làm cụ

thể, như chống tham nhũng, khắc phục suy thoái... Một số ít sinh viên thiếu

niềm tin đối với chế độ, thờ ơ các vấn đề chính trị - xã hội, không phấn đấu

vươn lên; ý thức dân tộc và ý thức xã hội chủ nghĩa trong họ còn chưa thống

nhất, thậm chí có biểu hiện tách rời.

Còn thiếu những điều kiện và chưa quan tâm tốt giáo dục thể lực, nângcao thể chất cho người học. Các trường đại học nước ta còn thiếu những điều

kiện, cơ sở vật chất và chưa quan tâm tốt việc giáo dục thể lực và trí lực cho

sinh viên. Ở nhiều trường đại học, các điều kiện về thư viện, không gian dành

cho tập luyện thể chất, nơi ở như ký túc xá còn nhiều hạn c hế, thiếu thốn,

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thể lực và học tập. Ký túc xá của các

86

trường đại học chỉ chứa được khoảng 1/5 số sinh viên chính quy, số còn lại

phải tự thuê nhà ở theo từng nhóm là phổ biến, vì vậy sinh viên phải đối mặt

với nhiều quan hệ phức tạp, nếu không làm chủ được bản thân thì rất dễ rơi

vào tiêu cực. Điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến sự phát triển

và hoàn thiện nhân cách của họ.

Thứ ba, việc trang bị cho người học phương pháp làm việc khoa học và

thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế còn chưa cao.Nội dung, chương trình chưa chú trọng đúng mức đến trang bị cho người

học phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường

làm việc trong nước và quốc tế. Vấn đề này chưa đặt ra thật sự rõ ràng trong

xác định nội dung, chương trình ở nhiều trường đại học. Nội dung, chương

trình còn thiếu cập nhật với đời sống đất nước và thế giới. Việc giảng dạy

ngoại ngữ tuy đặt ra có cao, xây dựng nội dung, chương trình khá bài bản, có

hợp tác và mời giáo sư, giảng viên người nước ngoài giảng dạy một số

chuyên đề và ngoại ngữ, nhưng chất lượng ngoại ngữ của đa số sinh viên còn

rất hạn chế, nhất là sinh viên không chuyên. Theo Ngân hàng Thế giới, ViệtNam chỉ đạt 3,79/10 điểm về chất lượng lao động (dư ới mức trung bình củathế giới), đứng thứ 11/12 trong số các nước châu Á được xếp hạng, rất thiếu

chuyên gia có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề [69, tr.42].Những hạn chế nêu trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận

án. Có từ 26 đến 30% số người được hỏi cho rằng nhân lực chất lượng cao

nước ta còn thiếu; từ 30 đến 40% cho rằng cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề nhiều

bất cập; từ 44 đến gần 60% cho rằng trình độ chuyên môn hạn chế; từ 55 đến

75% cho rằng trình độ tin học, ngoại ngữ yếu; có 57 đến 91% cho rằng thiếungười giỏi, chuyên gia đầu ngành [phụ lục, 4, 8, 22].

Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tạo cho

người học có được phương pháp làm việc khoa học và thích ứng được với môi

trường làm việc trong nước và quốc tế chưa hiệu quả. Các chương trình, đề

án như Đề án 165 của Bộ Chính trị khóa X “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh

87

đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” năm 2008; của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, của các trường đại học, viện khoa học về đào tạo nguồn nhân

lực, đặc biệt là nhân lực bậc cao... chưa được thực hiện triệt để và có hiệu

quả, còn chạy theo số lượng, chất lượng không được chú ý đúng với tầm quan

trọng của vấn đề. Điều này dẫn đến thực hiện nh iều chương trình, đề án đào

tạo, gia tăng về số lượng người học, nhưng chất lượng hạn chế, khả năng

thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế thấp, kể cả số

nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo ở trong nước và ở nước ngoài.Ở nước ta hiện nay, “Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu

ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt chưa có nhiều tập thể

khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế” [41, tr.85]. Theo Tổng thuật

Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế” ngày 24 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội: “Trong 5năm gần đây, số bài báo khoa học của Việt Nam được đăng trên các tạp chí có

uy tín trên thế giới là 250 bài; trong khi đó Thái Lan có 5.210 bài; Malaixia có2.088 bài; Xinhgapo có 6.932 bài” [69, tr.41]. Bên cạnh đó, “đội ngũ thạc sĩ,tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư, giáo sư thời gian gần đây dù có tăng,nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực: 20,5% thấp hơn

Inđônêxia (khoảng 40%), Malaixia (khoảng 48%)” [69, tr.41]. Tỷ lệ người có

bằng đại học nước ta chỉ cao hơn so với Camphuchia, nhưng lạ i thấp hơn

Inđônêxia, Thái Lan, Mông Cổ và thấp hơn nhiều so với Philíppin. Trình độ,

kỹ năng chuyên môn còn yếu so với các nước trong khu vực. Sinh viên tốt

nghiệp các trường đại học ở Việt Nam thiếu rất nhiều các kỹ năng làm việc

cần thiết, đặc biệt là k ỹ năng giao tiếp và tiếng Anh. Khả năng thích ứng môitrường làm việc đầy biến động và yêu cầu rất khắt khe về trình độ chuyên

môn, ngoại ngữ của nước ngoài, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.

Theo số liệu năm 2012, “cả nước có tới 63% số sinh v iên ra trường

không có việc làm, 37% số có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và nhiều

người không làm đúng ngành nghề được đào tạo, trong khi đó có nhiều doanh

88

nghiệp, kể cả doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất

thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp” [152, tr.53]. Kết quả khảo sát cho thấy,

từ 30 đến 60% số người được hỏi cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao

nước ta còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng tốt nhu cầu kinh tế - xã hội; có hơn

50% số người được hỏi cho rằng trình độ chuyên môn còn hạn chế so với bậc

học, bậc đào tạo; có khoảng từ 65% - 70% số người được hỏi cho rằng trình

độ ngoại ngữ, khả năng hội nhập nguồn nhân lực chất lượng cao còn kém, rất

hạn chế [phụ lục, 4, 8, 12, 20].Đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục; cơ sở vật chất cho bồi dưỡng, rèn

luyện phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường

làm việc trong nước và quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Bản

thân người đi giáo dục - đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng còn

nhiều hạn chế về phương pháp làm việc và khả năng thích ứng với môi trường

làm việc trong nước và quốc tế, nên việc bồi dưỡng cho người học khó có thể

có chất lượng cao. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tron g số 1.002ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát năm 2012có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở giáo dục đại học đào tạo thạc sĩ

không đảm bảo điều kiện theo quy định (số lượng giảng viên cơ hữu có trìnhđộ tiến sĩ cùng ngành hoặc đúng chuyên ngành; không tuyển được học viên

trong 3 năm liên tiếp,…). Nhiều cơ sở đào tạo đã xác định năng lực đào tạo

cao học vượt quá năng lực của đội ngũ, đặc biệt là ở ngành đào tạo thạc sĩ về

quản trị kinh doanh. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập

trường về tuyển dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70%

chương trình theo quy định.Bên cạnh đó, một số cơ sở liên kết đào tạo thạc sĩ tại địa phương, trái với

quy định và không đảm bảo các điều kiện. Công tác tổ chức và quản lý đàotạo tiến sĩ của nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu sót như chưa công khai nội dung

luận án… Nước ta có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhưng còn thiếu trường

đạt chuẩn, đặc biệt là các trường trong hệ thống dân lập; cơ sở vật chất, trang

89

thiết bị, phòng thí nghiệm ... cho giáo dục - đào tạo vừa lạc hậu vừa thiếu,

chậm được khắc phục, nâng cao, kinh phí bảo đảm hạn chế. Thêm vào nữa,

còn khá nhiều sinh viên chưa có phương pháp học tập tốt, thiếu ý chí vươn

lên, không chú ý học kỹ năng làm việc, ngại h ọc ngoại ngữ, ngại giao tiếpbằng tiếng nước ngoài, điều đó làm cho phương pháp làm việc và khả năng

thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế của h ọ sau khi ratrường còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.

* Nguyên nhân của hạn chế:

Nhận thức về vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục - đào

tạo đối với phát triển nguồn nhân lực này của Đảng, Nhà nước và xã hội còn

hạn chế, bất cập.

Dù đã nhận thức và xác định giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”,

nhưng sự quan tâm và tổ chức thực hiện của Đảng, Nhà nước và của xã hội

còn hạn chế, chưa thực sự ngang tầm. Chưa đầu tư tốt cho giáo dục - đào tạo;

việc xây dựng hệ thống nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ

giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chưa được quan tâm và

thực hiện tốt; chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ còn hạn chế và bất cập,

nhiều trường hợp chưa đủ tái sản xuất sức lao động; chưa thu hút được nhiều

nhân tài vào ngành giáo dục… Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan

chức năng chưa nhận thức đầy đủ quan điểm “phát triển giáo dục - đào tạo là

quốc sách hàng đầu”, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển giáo dục. Nhiều

địa phương chưa chi đủ định mức ngân sách, chưa dành đủ quỹ đất cho giáo

dục. Đến Đại hội XI năm 2011, Đảng ta mới nhận thức đúng hơn và xác định:

phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một “đột

phá chiến lược”. Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn tỷ lệ khá cao trong số

giảng viên và sinh viên được hỏi đánh giá sự quan tâm của Đảng, Nhà nước

chưa thật tốt là khoảng 10% và 16 - hơn 18% [phụ lục, 14, 20,28]. Có từ 30%

đến 37,5% số thầy cô được hỏi đánh giá sự quan tâm của trường mình đối với

90

vấn đề nghiên cứu ở mức bình thường, chưa tốt, thậm chí không thực sự quan

tâm, khó trả lời [phụ lục, 4, 9, 12, 22].

Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các quan điểm, nghị quyết, chủ

trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, về phát triển nguồn nhân

lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn quá chậm, hiệu quả rất

thấp. Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việc triển

khai Nghị quyết nhìn chung còn rất chậm”; đồng thời yêu cầu phải “sớm xâydựng và quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, bổ sung,

hoàn chỉnh những nội dung không còn phù hợp, nhất là về cơ chế, chính sách,tạo tiềm lực vật chất và tinh thần, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng trí tuệ

của đội ngũ trí thức, tập hợp thu hút đội ngũ trí thức tham gia cống hiến cho

đất nước” [159, tr.4]. Sự hạn chế này cho thấy sức ỳ khá lớn trong tư duy,

nhận thức và trong chỉ đạo thực tiễn của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục -đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.

Còn khá nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, có nhiều người chưa thực sự coi

trọng vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội,

chưa thấy hết được yếu tố này trong công cuộc đổi mới đất nước; chưa thấy rõvai trò rất quan trọng của giáo dục - đào tạo trong vấn đề này. Các cấp lãnh

đạo, quản lý trong ngành giáo dục, trực tiếp là các trường đại học chưa thực

sự quan tâm đầy đủ đến đổi mới nội dung , chương trình, phương pháp đào tạo

nhân lực. Một số cấp lãnh đạo , quản lý chưa nhận thức tường tận ý nghĩa tưtưởng “hiền là tài nguyên khí quốc gia”; chưa quán triệt tốt quan điểm lấykhoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”; “Vẫn cònhiện tượng ngại tiếp xúc đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quychụp” [41, tr.88]. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức về nghiên cứu,

ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ chưa thật đầy đủ, chưa coi đây

là một nhiệm vụ trọng tâm; chưa bố trí cán bộ lãnh đạo có đủ thẩm quyền trực

tiếp chỉ đạo công tác khoa học công nghệ. Đầu tư cho khoa học và công nghệ

chưa tương xứng. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính

91

sách về khoa học và công nghệ còn thiếu chủ động. Chưa có các giải pháp

đồng bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ , ban,ngành và giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn,

vướng mắc trong quá trình thực hiện chậm được tháo gỡ [43, tr.77].Trước sự phát triển của tình hình, tư duy về giáo dục - đào tạo còn lạc

hậu, không đáp ứng tốt yêu cầu , còn nhiều lúng túng trong xác định chiến

lược và mô hình giáo dục - đào tạo; còn mang nặng tính bao cấp, chắp vá,

ngắn hạn, tình huống, thiếu tầm chiến lược cơ bản và khoa học. Tư duy về

giáo dục - đào tạo đó lại c hậm được khắc phục, chậm được đổi mới; việc đổi

mới giáo dục - đào tạo như thế nào vẫn chưa được định hình rõ nét, mặc dùnước ta đã tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục.

Phát triển giáo dục có biểu hiện lệch lạc, tùy tiện, lúng túng. Tỷ lệ giảng

viên đạt chuẩn trong các trường đại học chưa đồng đều và chưa cao, còn bất

hợp lý về cơ cấu. Tình trạng có khoa, có chuyên ngành ở một số trường đại

học “thừa” giảng viên, có khoa, có chuyên ngành lại “thiếu” giảng viên vẫn

còn diễn ra, phản ánh sự bất hợp lý trong đào tạo và bố trí, sắp xếp đội ngũ

giảng viên ở các trường đại học hiện nay. Kiến thức chuyên môn, trình độ

ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành sư phạm của đội ngũ giảng viên trongcác trường đại học, nhất là số giảng viên trẻ còn nhiều hạn chế.

Mục tiêu, mô hình giáo dục - đào tạo chung và ở các nhà trường, các bậc

học đề ra còn thiếu những căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn chắc chắn; chưa

được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, cơ chế và giải pháp tương ứng, hiệu

quả. Nguyên lý học đi đôi với hành, gi áo dục kết hợp với lao động sản xuất,

lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia

đình và giáo dục xã hội chưa được quán triệt và thực hiện tốt.

Nhìn chung, các loại hình đào tạo không chính quy (đào tạo hệ B, tạichức, từ xa…) chất lượng rất thấp, chưa đủ sức đào tạo công nhân kỹ thuật

lành nghề để cạnh tranh với thị trường lao động khu vực. Hiện tượng mua

bằng, bán điểm, sử dụng bằng giả… không phải là hiếm, chưa được chấn

92

chỉnh kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả. Tính liên thông trong nội dung,

chương trình đào tạo ở các trường đại học còn hạn chế, trong thực tế còn có

biểu hiện “khép kín”. Phương pháp dạy học ở các trường đại học còn nhiều

bất cập, hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn. Các trang thiết

bị hiện đại, sách giáo khoa, tài liệu học tập, điều kiện sống và học tập, sinh

hoạt của giảng viên, sinh viên còn thiếu nhiều.

Cơ chế, chính sách và phương thức quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế,chậm được khắc phục.

Các chính sách, cơ chế của Nhà nước, của B ộ Giáo dục và Đào tạo chưa

thực sự tạo điều kiện tốt cho giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao, cho sự cống hiến của nhân lực chất lượng cao. Các văn bản pháp

quy của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không theo kịp tốc độ đa

dạng hoá loại hình lao động trên thị trường, dẫn tới xu hướng lạm dụng chủ

trương đa dạng hoá để mở rộng quy mô quá mức ở một số trường đại học,

nhưng chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu. Trong không ít trường

hợp, các trường đại học phải tự xoay xở trong xây dựng, bồi dưỡng đội ngũcán bộ làm công tác quản lý, tìm cách gia tăng cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của trường mình.

Quản lý giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các trường đại

học còn lỏng lẻo, có những kẽ hở nảy sinh các tiêu cực, đặc biệt là ở các lĩnh

vực, những việc nhạy cảm trong thi cử, kiểm tra học phần, học trình, thi tốt

nghiệp. “Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại

hóa và sa sút trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở

thành nỗi bức xúc của xã hội” [43, tr.168]. Quy định phân cấp quản lý chưađược thực hiện nghiêm túc; quyền tự chủ, chịu trách nhiệm, tính năng động,

sáng tạo của các trường đại họ c, các cơ sở đào tạo chưa được phát huy tốt;

mặt khác lại có những biểu hiện thiếu sự quan tâm, tuỳ tiện, làm trái quy định,

hướng dẫn. Chưa có định hướng và quy hoạch tốt cho công tác đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao.

93

Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ chưa tương xứng, còn nhiều hạn

chế, bất cập. Thiếu chính sách hiệu quả thu hút, trọng dụng nhân tài, chưa đáp

ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Thiếu chính sách, đặc biệt là chính

sách tiền lương, đãi ngộ đủ sức thu hút nhân lực chất lượng cao, người có tài,

tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra khá phổ biến trong tất cả

các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta hiện nay, có một nguyên

nhân rất quan trọng từ chính sách, cơ chế, chế độ sử dụng và đãi ngộ đối vớicon người, đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao, có chuyên

môn, tay nghề giỏi chưa phù hợp, còn hạn chế.

Vẫn còn tình trạng “Một số cán bộ đảng và chính quyền chưa nhận thức

đúng vai trò, vị trí của trí thức; đánh giá, sử dụng trí thức không đúng năng

lực và trình độ, ngay cả với trí thức đầu ngành, dẫn đến tư tưởng nặng nề

trong đội ngũ trí thức” [41, tr.88-89]. Đánh giá, sử dụng không đúng, vì lợi

ích cục bộ, cá nhân mà “cố tình” sử dụng sai dẫn đến “tâm tư nặng nề” trongnhân lực chất lượng cao, làm “thui chột” nhân tài, “chảy máu chất xám”.Những đánh giá này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả: có hơn60% số người được hỏi cho rằng có tình trạng “chảy máu chất xám”, hơn 70%cho rằng chưa được đánh giá đúng, hơn 75% cho rằng chưa phát huy tốt

chuyên môn; hơn 60% cho rằng không làm đúng trình độ chuyên môn, hơn

40% cho rằng không yên tâm gắn bó với công việc [phụ lục, 4, 8, 12, 22].Cơ sở vật chất, điều kiện học tập, thực tập, thực hành cho người học còn

hạn chế, thiếu thốn; ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa chưa tốt.Việc tự học, tự nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự trở thành

phong trào thường xuyên, thiết thực. Tư tưởng, tâm lý học cho “qua” còn khá

phổ biến trong sinh viên. Ý thức tự học, tự tu dưỡng, tìm tòi nghiên cứu khoa

học trong đa số sinh viên còn thấp; thiếu động lực học tập đúng đắn. Một bộ

phận không ít sinh viên có biểu hiện “lười suy nghĩ”, không phát triển tư duy

học tập, học cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, kết quả học tập thấp. Khả năng

94

tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên của nhiều trường

đại học rất hạn chế; số sinh viên “biết” nghiên cứu khoa học thực sự còn quáít ỏi, chỉ chiếm khoảng 10 - 20%. Xu hướng nghiên cứu khoa học của sinh

viên sau khi ra trường chưa phải là xu hướng chính, một mặt do họ không

thấy được cái “lợi” khi đi vào con đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai,

khó khăn; mặt khác, họ không có đủ năng lực, trình độ và ý chí để dấn thân

vào nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một thực trạng khá phổ biến của sinh

viên trong các trường đại học hiện nay.Ngoài ra cần phải thấy rõ, những tác động mạnh mẽ của tình hình kinh tế

- xã hội đất nước, nhất là mặt trái của kinh tế thị trường. Nguyên nhân khách

quan này hàng ngày, hàng giờ tác động rất mạnh đến mỗi người, trong mọi

lúc, mọi nơi, nếu không có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, thì sự sa

ngã, suy thoái là điều khó tránh khỏi.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng diễn ra

trong một bộ phận giảng viên đại học, kể cả trong một số giảng viên kiêm giữ

các chức vụ quản lý và khoa học trong các trường đại học. Họ không dám thểhiện chính kiến, đúng không dám bênh vực, sai không dám đấu tranh; nghĩ

một đằng, làm một nẻo; nói một đằng, làm một nẻo; nói không đi đôi với làm,

thậm chí còn kéo bè kéo cánh, cục bộ. Số này tuy không nhiều, nhưng tác

động rất tiêu cực đến môi trường sư phạm - giáo dục ở các trường đại học,

ảnh hưởng tiêu cực đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2. MỘT SỐ MÂU THUẪN CẦN GIẢI QUYẾT TRONG PHÁT HUY VAI

TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCCHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có đội ngũ làm công tác giáo dục- đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với những hạn chế

của đội ngũ này trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nayNguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động, cán bộ quản lý,

lãnh đạo giỏi, những chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi, cán bộ khoa học

95

công nghệ đầu ngành có đủ đức và đủ tài, có trình độ chuyên môn cao, nắm

chắc khoa học kỹ thuật, có trình độ làm chủ khoa học công nghệ, giỏi kinh

doanh, giỏi lãnh đạo, quản lý, lao động và làm việc v ới chất lượng, hiệu quả

cao, tiếp thu nhanh và theo kịp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trong

khu vực và thế giới. Điều đó khách quan đòi hỏi phải có đội ngũ làm công tác

giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu. Không thể có được sự phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao tốt và hiệu quả nhất, nếu không có được đội ngũ làm

công tác giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu.Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020, cơ cấu nhân lực của giáo dục đại

học nước ta cần tăng tỷ lệ số giảng viên có trình độ sau đại học lên khoảng

80%, trong đó số có học vị tiến sĩ đạt 40%, số giảng viên có học hàm giáo sư,

phó giáo sư từ 10% hiện nay lên tới 15%” [124, tr.166]. Trong khi đó, đội ngũ

làm công tác giáo dục - đào tạo, đội ngũ người t hầy hiện tại tuy có nhiều ưu

điểm, nhưng nhìn chung, còn khá nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, bất hợp lý

về cơ cấu, yếu kém về chất lượng. Đây là một mâu thuẫn lớn trong g iáo dục -

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2011 - 2012 quy mô đội

ngũ giảng viên vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo; tỉ lệ

giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Còn có sự

thiếu hụt khá lớn về số lượng đội ngũ những người thầy - lực lượng chủ lực

quyết định trong công tác giáo dục - đào tạo để có thể đáp ứng yêu cầu phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Hơn nữa, người thầy

còn phải là tấm gương cho sinh viên về khả năng sư phạm, năng lực nghiên

cứu và thành tích hoạt động khoa học của mình, nhưng vấn đề này ở đội ngũ

người thầy còn hạn chế, chưa đáp ứng thật tốt yêu cầu. Theo Tổ chức ISI, số

bài báo quốc tế gửi đi từ địa chỉ Việt Nam trung bình trong 10 năm qua là 80

bài/năm; trong khi đó, tương tự được gửi đi từ Thái Lan là hơn 300 bài/năm

[123, tr.215-216]. Điều đó một phần nói lên hạn chế của đội ngũ những người

96

thầy về năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng hội nhập quốc tế, sự khép

kín, bó hẹp không gian hoạt độn g của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam.

Đây là một mâu thuẫn cần nhận thức đúng, thật sự thấu đáo và phải có

chiến lược giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Đó là một

tất yếu khách quan. Giải quyết mâu thuẫn này là yêu cầu đặc biệt quan trọng

đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu. Đây phải được xem xét là

một mũi “đột phá” quan trọng trong khâu “đột phá”: phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao của nước ta t hời kỳ mới.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có môi trường giáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao với sự lạc hậu của chính môi trường giáo

dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Môi trường giáo dục - đào tạo là vấn đề cơ bản đối với bất cứ một nền

giáo dục nào, đối với bất cứ nhà trường và trình độ đào tạo nào. Một môi

trường dân chủ, lành mạnh, bình đẳng, nghiêm túc là đòi hỏi bức thiết của

tình hình. Tại buổi Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng

Fields 2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Giáo sư nói:

“Môi trường khoa học lành mạnh, nghiêm túc là vô cùng quan trọng để nuôi

dưỡng các tài năng”, “Phải có sự bình đẳng giữa già và trẻ và tôn trọng tự do

tuyệt đối trong khoa học” [130, tr.5]. Một môi trường như thế là rất cần thiết

cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại

học nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, môi trường giáo dục - đào tạo hiện nay ở nước ta còn bó hẹp,

khép kín, thiếu dân chủ, nhiều tiêu cực, thiếu bình đẳng, mang nặng dấu ấn

bao cấp, không tạo điều kiện phát huy tốt trí tuệ và năng lực của người dạy và

tích tự giác học tập, rèn luyện của người học. Giáo sư Piene Danrrulat - một

trong 12 nhà vật lý hàng đầu của thế giới đã từng làm việc 9 năm ở Việt Nam

đã có nhận xét đáng suy ngẫm về môi trường giáo dục - đào tạo, môi trường

97

khoa học của Việt Nam: “… bản thân nhiều nhà khoa học không có sự say mê

và không hiểu làm khoa học có nghĩa là như thế nào. Tôi xin nhấn mạnh đây

là vấn đề rất nghiêm trọng” [65, tr.73]. Đánh giá này cũng phù hợp với kết

quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu của tác giả luận án. Có từ 45 đến 65% số

sinh viên đại học được hỏi ở các trường Đại học Hàng hải, Đại học Giao

thông vận tải, Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội cho rằng, môi

trường giáo dục đại học còn bất cập, hạn chế; hơn 60% cho rằng có tình trạng

chảy máu chất xám, hơn 70% cho rằng chưa được đánh giá đúng, hơn 75%

cho rằng chưa phát huy tốt trình độ chuyên môn, hơn 40% cho rằng không

yên tâm gắn bó với công việc [4], [160], [15].

Môi trường giáo dục - đào tạo tác động thường xuyên, liên tục tới mọi

hoạt động đào tạo, bao gồm cả đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên của

các tổ chức đào tạo. Tổ chức nào, trường đại học nào có môi trường thực sự

lành mạnh, dân chủ, chứ không phải là hình thức, thì mới tạo ra điều kiện, cơ

hội cho mọi thành viên tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào công tác giáo

dục - đào tạo của trường đó. Môi trường đó còn thể hiện ở các mối quan hệ

giữa thầy và trò; giữa giáo dục và đời sống; giữa lý thuyết và thực hành, ứng

dụng; giữa nhà trường và xã hội; giữa học với hành…. Toàn bộ các quan hệ

đều cần được thực hiện tốt và hài hòa, nhưng hiện nay các quan hệ đó ở các

trường đại học nước ta còn nhiều hạn chế và bấp cập. Đó là mâu thuẫn. Muốn

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao rứt khoát phải có được môi trường

giáo dục - đào tạo thích ứng, để ở đó, tính tích cực, tự giác của người học

được phát huy cao độ; niềm say mê khoa học và học tập được kích thích;

năng lực sáng tạo của cả thầy và trò được thúc đẩy mạnh mẽ; kết quả học tậ p,

thi cử, kết quả luận văn, luận án được đánh giá công bằng, khách quan; sau

khi tốt nghiệp thì người học thấy rõ tương lai, nhanh chóng hòa nhập.

Mâu thuẫn trên cần phải nhận thức đúng, trên cơ sở đó thực thi giải pháp

cụ thể nâng cao chất lượng giáo dụ c - đào tạo nguồn nhân lực ở các trường

98

đại học nước ta trong thời gian tới. Giải quyết mâu thuẫn trên thực chất là vấn

đề tạo dựng môi trường, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của toàn xã hội, của cả hệ

thống giáo dục - đào tạo, mà trực tiếp là của các trường đại học trên nền tảng

tư duy mới về giáo dục - đào tạo, hướng vào trực tiếp đáp ứng tốt nhất yêu

cầu về môi trường giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công tác giáo dục - đào tạo trong

nền kinh tế thị trường với tính ổn định của công tác giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nayNền kinh tế thị trường đòi hỏi rất cao công tác giáo dục - đào tạo để có

thể có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Đặc điểm cơ bản c ủa kinh tế thịtrường là tính năng động. Từ khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường,

đặc điểm ấy đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến

từng con ngươì và từng tổ chức. Trong điều kiện ấy, công tác giáo dục - đàotạo phải tạo dựng môi trường đào tạo để không những trực tiếp phát huy tính

sáng tạo trong giáo dục - đào tạo, làm cho đội ngũ giảng viên yên tâm gắn bó

với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng, sự đòi hỏiđó về công tác giáo dục - đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được.

Tình trạng thiếu dân chủ diễn ra còn khá phổ biến trong các bước, các

khâu, các mặt, các hoạt động của quá trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao; tình hình đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn

trong đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên ở các trường đại học lànhững nguyên nhân làm cho công tác giáo dục - đào tạo còn hạn chế, cản trở

đến chất lượng đào tạo. Sự làm việc cầm chừng, thiếu ý chí vươn lên, thiếutinh thần học hỏi, không say mê nghiên cứu khoa học, tình trạng “chảy máu

chất xám” có một nguyên nhân quan trọng là do thiếu môi trường giáo dục -đào tạo hấp dẫn, do công tác giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, thiếu năng

động. Xem nhẹ, không quan tâm đúng mức đến giáo dục - đào tạo, thì không

thể có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu; trong điều kiện kinh

tế thị trường hiện nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết.

99

Đặc tính năng động của kinh tế thị trường đòi hỏi, tạo điều kiện và thúc

đẩy các lĩnh vực hoạt động khác cũng phải năng động t heo. Đó là sự tác động

khách quan, theo chiều hướng tích cực và phát triển. Giáo dục - đào tạo phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng phải năng động. Điều đó có nghĩa

là, giáo dục - đào tạo phải thích ứng và đáp ứng được yêu cầu của thị trường

một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Thị trường lao động của nền

kinh tế nước nhà đòi hỏi số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

ra sao, thì giáo dục - đào tạo phải tạo ra nguồn nhân lực như thế ấy. Đó là mốiquan hệ biện chứng. Thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,

công tác giáo dục - đào tạo trong các trường đại học mang tính ổn định khá

lâu dài, sức ỳ khá lớn. Nội dung, chương trình chậm đổi mới; phương pháp

đào tạo và quản lý theo nếp cũ; cơ chế đánh giá, kiểm tra, chính sá ch đối với

con người còn hạn chế; phương tiện, cơ sở vật chất trang bị lạc hậu… là

những biểu hiện cụ thể về sức ỳ, hạn chế trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao ở các trường đại học nước ta, cần kiên quyết khắc phục.

Giải quyết mâu thuẫn này cần quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bảncủa Đảng. Yêu cầu giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam

hiện nay là phải tập trung cao và quyết liệt với một lộ trình xác định nhằm

nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ khoa học, trình độ l ý luận, trình độ

chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và khả năng hoạt động khoa học

độc lập, khả năng phối hợp tập thể; đạo đức và tác phong khoa học; khả năng

hội nhập quốc tế cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là hệ phẩm chất,

năng lực toàn diện mà giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của

nước ta trong tình hình mới cần hướng tới và thực hiện hiệu quả. Điều đó đòihỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo. Đó là: đổi mới

theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc

tế; đổi mới nhận thức, tư duy giáo dục - đào tạo; hoàn thiện thể chế phát triển,

cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế; hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo dục; đổi mớ i nội dung,

100

chương trình, phương pháp; phát triển, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ

giảng viên và cán bộ quản lý; xây dựng môi trường giáo dục - đào tạo lành

mạnh, dân chủ; đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng; nâng cao hiệu quả hội

nhập quốc tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách, thực hiện tốt công bằng xã hội.

3.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao

với sự hạn chế của cơ chế, chính sách cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện n aySự phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội

nhập quốc tế đòi hỏi rất cao về nguồn lực chất lượng cao. Điều này vừa tạo ra

cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tạo ra những thách thức và

nguy cơ lớn. Điều đó biểu hiện ở chỗ: thứ nhất, nếu không đào tạo được

nguồn nhân lực tốt thì không thể hội nhập tốt, không thể tận dụng được cơ hội

và tiếp thu trình độ khoa học công nghệ và quản lý tiến tiến, hiện đại của thế

giới; thứ hai, sẽ diễn ra tình trạng “chảy máu chất xám”, sự xâm nhập của văn

hoá, lối sống ngoại lai, nguy cơ thương mại hoá giáo dục - đào tạo. Không có

được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu, thì hai biểu hiệncủa thách thức trên sẽ trở thành thực tế, tác động mạnh mẽ, và do đó, nền kinh

tế nước ta sẽ càng trở nên tụt hậu. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳmới đặt ra rất cao đối với giáo dục đại học, nhưng cơ chế, chính sách hiện tại

lại không đáp ứng tốt yêu cầu. Trên thực tế, tốc độ tăng quy mô đào tạo hiện

nay vẫn còn cao so với khả năng đáp ứng của các điều kiện bảo đảm, dẫn đến

chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo trình độ cao.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thếgiới và UNICEF “có tới 90% học sinh muốn lên đại học, song chỉ có 10% đạtnguyện vọng; 30% số thanh niên thành thị tốt nghiệp phổ thông trung học lên

đại học, chỉ có 21,11% thanh niên nông thôn tốt nghiệp phổ thông trung học

đạt điều đó; có khoảng 14% thanh niên thành thị tốt nghiệp đại học, trong khi

con số này ở nông thôn là 1,5%” [123, tr.111]. Trong khi đó, “Cơ chế tài

chính của giáo dục, trong đó có học phí, chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo

101

dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu

chất lượng ngày một cao hơn” [15, tr.11]. Kết quả khảo sát của tác giả luận án

cho thấy, đa số ý kiến được hỏi (từ 60 đến hơn 70% số người được hỏi), kể cả

thầy và trò, trong các trường đại học ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, về

khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, hoặc các trường kỹ thuật, cho rằng cơ

chế, chính sách còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho giáo dục - đàotạo phát triển nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, đặc biệt đối

với giảng viên; chưa phát huy tốt các động lực giáo dục - đào tạo, các độnglực dạy và học, động lực phấn đấu của nguồn nhân lực chất lượng cao [phụ

lục, 5,9,13,16,19,22,25,28].Có thể khái quát: ở nước ta trong khi cơ chế, chính sách phát triển giáo

dục - đào tạo trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cao độ đã

không còn thích hợp nữa, thì cơ chế, chính sách giáo dục - đào tạo mới trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

vẫn chưa được nhận thức rõ và đúng, chưa được xây dựng đồng bộ, phù hợp,

hiệu quả. Chúng ta vẫn chưa chế định được thật rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩavụ, quyền lợi của các chủ thể giáo dục - đào tạo (Nhà nước, các cơ sở giáo

dục - đào tạo, cơ chế thị trường, người học, các cơ sở sử dụng nhân lực, các

chủ thể đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, gia đình, xã hội…). Vì thế, đã làm

hạn chế các động lực, các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu

quả giáo dục - đào tạo, đặc biệt ở các trường đại học.

Giải quyết mâu thuẫn này cần phải đổi mới cơ chế quản lý, chính sách

giáo dục - đào tạo; các cơ chế, chính sách đối với giảng viên, nhà trường, đối

với sinh viên… đáp ứng yêu cầu. Cần có chiến lược nhân tài, “có cơ chế,chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài” [43, tr.192]; “Thực hiện đồng bộ

chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học,

công nghệ” [43, tr.219]. Chính sách trọng dụng nhân tài phải “trên cơ sở đánh

giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến” [43, tr.242] của nhân tài;

người nào có thực tài, có cống hiến nhiều thì phải trọng dụng, chứ không đơn

102

thuần chỉ là sử dụng. Giải quyết mâu thuẫn này phải đổi mới căn bản, toàn

diện cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, phù hợp, hiệu quả.

3.2.5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng cao

của các doanh nghiệp với chất lượng chưa cao của sinh viên tốt nghiệp

đại học ở Việt Nam hiện nayGiáo dục - đào tạo không có mục đích tự thân, mà là nhằm đáp ứng nhu

cầu cầu của xã hội, nhu cầu phát triển con người, của thực tiễn sản xuất và đời

sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ởcác trường đại học nước ta là phải cho “ra lò” những sản phẩm có đủ phẩm

chất, năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống đáp

ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của

các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nếu không giáo dục - đào tạo sẽ xa

rời thực tiễn, bị trượt trong thực tiễn.

Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: các trường đại học chưa chú trọng đúng

mức để cho “ra lò” những sản phẩm đáp ứng được và thích ứng nhanh chóng

với yêu cầu ngày càng cao, khắt khe của người sử dụng lao động; số sinh viênra trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Việc thiếu gắn bó giữa

đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất đã tạo ra nguồn nhân lực thiếu

năng động, xa rời thực tiễn. “Các trường chưa xây dựng và công bố chuẩn đầu

ra của ngành đào tạo, chưa xây dựng và ban hành đầy đủ chương trình khung

giáo dục đại học trình độ đại học” [15, tr.10]. Nội dung, chương trình đào tạo

như phân tích trong phần thực trạng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Tình

trạng “dạy những gì có, chưa dạy những gì mà xã hội cần” không phù hợp vớiyêu cầu mới và cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Năm 2010, cả nước có 63% số sinh viên ra trường không có việc làm,

trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn FDI và nhiều dự

án kinh tế quan trọng khác còn rất thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Đây

là thực trạng đáng báo động, một mâu thuẫn lớn giữa đào tạo và sử dụng lao

103

động, giữa cung và cầu lao động, cần phải giải quyết tốt. Kết quả khảo sát của

tác giả cho thấy rõ thêm. Có từ 58% đến gần 60%, thậm chí 80% số người

được hỏi đánh giá trình độ chuyên môn nguồn nhân lực chất lượng cao nước

ta còn hạn chế so với bậc học; từ 50 đến hơn 70% đánh giá trình độ ngoại

ngữ, tin học yếu; khoảng 80% đánh giá khả năng hội nhập hạn chế [phụ lục,

4,8,12,16,19,22,24,25,28].Giải quyết mâu thuẫn này cần phải nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc

quan điểm phát triển giáo dục - đào, phát triển nguồn nhân lực chất lượng caolà “đột phá chiến lược”, thực hiện tốt định hướng: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã

hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Kết luận chương 3

Hệ thống giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện

nay có nhiều ưu điểm, song cũng còn khá nhiều hạn chế, yếu kém. Những

thành tựu của giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người” suốt mấychục năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Những hạn chế cho thấy nền

giáo dục - đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực,

chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có nhiều

nguyên nhân hạn chế cả khách quan và chủ quan, cần chú ý đến các nguyên

nhân về chủ quan, đặc biệt là nguyên nhân nhận thức và tư duy về gi áo dục -đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các mâu thuẫn trong giáo dục - đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay được nảy sinh từ

thực trạng và đòi hỏi từ yêu cầu mới, chúng quan hệ với nhau, cần phải nhận

thức thấu đáo và giải quyết tốt trong thực tiễn.

104

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰMPHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAOỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆTNAM HIỆN NAY

Một là, quán triệt trên thực tế quan điểm giáo dục - đào tạo là “quốc

sách hàng đầu”.

Đây là phương hướng cơ bản và là quan điểm lớn của Đảng cần phải

được nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong phát huy vai trò của giáo dục - đào tạođể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ mới. Phươnghướng này quy định nội dung phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việcphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không thể phát huy tốt vai trò củagiáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Namhiện nay, nếu như chúng ta không hiểu đúng, không quán triệt sâu sắc quanđiểm cơ bản trên trong thực tiễn giáo dục - đào tạo.

Trên cơ sở coi giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, Đại hội X của

Đảng xác định: “Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào

tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển

nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú

trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, nhanh chóng xây dựng cơ

cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùngmiền…, có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở

nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứukhoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường đại

học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế” [39, tr.96-97]. Giáo dục - đàotạo là “quốc sách hàng đầu” gắn chặt chẽ với quan điểm: đầu tư cho giáo dục

105

là đầu tư cho phát triển. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh và khẳng định:

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền

giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộ i hóa, dân chủ

hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [43, tr.130-131].Quan điểm cơ bản và cũng là đột phá chiến lược đó không chỉ thể hiện ở

ý chí quyết tâm, mà điều quyết định là phải được thể hiện trong thực tiễn họat

động của toàn xã hội, của Đảng và Nhà nước, của tất cả các cấp, các ngành,của cả hệ thống chính trị, của ngành giáo dục. Trong khi xác định phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, cần thực hiện tốt

"các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành,

lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân

tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức” [43, tr.130].Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay thực

chất là cuộc cách mạng về giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên những yếu tố nền

tảng quyết định phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển

nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đó

không phải là thay đổi toàn bộ, mà là kế thừa những thành tựu đã có, phát

huy, phát triển và bổ sung những nội dung mới, yếu tố mới khoa học và phùhợp hơn trên cơ sở tư duy mới về giáo dục - đào tạo. Nội dung cơ bản của

việc đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay cần tập trung là: đổi mới giáo dục -đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội

nhập quốc tế; đổi mới nhận thức, tư duy về giáo dục - đào tạo phù hợp với bốicảnh mới; hoàn thiện thể chế phát triển, cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo phù

hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện, phát triểnhệ thống giáo dục đáp ứng yêu c ầu; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,

phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng khoa học, tiên tiến, hiện đại; pháttriển và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng tốt yêu cầu ; xây dựng môi

106

trường giáo dục - đào tạo thực sự lành mạnh, dân chủ, bình đẳng tạo điều kiện

kích thích tính tích cực sáng tạo của các chủ thể dạy - học, phát triển xã hộihọc tập; đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp với yêu cầu của thời

kỳ mới; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách,thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Những vấn đề đổi

mới đó cần phải được thực hiện trong một chiến lược khoa học phù hợp với

thực tiễn, có lộ trình xác định, với những giải pháp khả thi.Trong tình hình hiện nay, cần thực hiện tốt một số phương hướng cụ thể

trong đổi mới giáo dục - đào tạo như sau:

- Chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục

hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học.

- Đổi mới theo định hướng xây dựng nền giáo dục mở, học tập suốt đời,gắn với xây dựng xã hội học tập, thực hiện hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.- Chủ động vận dụng cơ chế thị trường đi đôi với phát triển dịch vụ công,

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục - đào tạo cả trong mụctiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và trong chính sách giáo

dục - đào tạo [100, tr.15-17].Ba phương hướng cụ thể trên thể hiện sâu sắc tư duy của Đảng về giáo

dục - đào tạo, quy định toàn bộ các vấn đề cơ bản của giáo dục - đào tạo nướcta trong thời kỳ mới. Có thực hiện tốt các quan điểm cụ thể và những nội

dung đổi mới giáo dục - đào tạo nêu trên, chúng ta mới thực sự thấu triệt quanđiểm giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, mới có thể phát huy caonhất vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hai là, gắn phát triển giáo dục - đào tạo với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn2011 - 2020.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là điểm xuất phát cơ

bản, là “đơn đặt hàng” không thể từ chối đối với giáo dục - đào tạo phát triển

107

nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong tất

cả các ngành nghề, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo

dục - đào tạo không gắn kết với kinh tế, xã hội thì sẽ bị trượt trong thực t iễn,

thậm chí sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của mình; không gắn kết chặt chẽ với chiến

lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì sẽ dẫn đến tình trạng khập

khiễng, mất cân đối trong phát triển. Đó là hai mặt của một vấn đề không tách

rời nhau, luôn thống nhất, quy định và đòi hỏi lẫn nhau. Hai loại chiến lược

này phải cùng nằm trong tổng thể thống nhất của chiến lược lớn, đó là chiếnlược phát triển giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực đất nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trên cơ sở xác

định mục tiêu tổng quát, Đảng ta xác định những mục tiêu cụ thể. Về kinh tế,

tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP năm 2020 theo giá so sánh gấp

2,2 lần so với 2010, bình quân đầu người theo giá thực tế 3.000 USD; ổn định

kinh tế vĩ mô; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ 85% GDP; giá trị sản phẩm

công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao 45% tổng GDP. Về văn hóa xã

hội, đến 2020 chỉ số phát triển (HDI) đạt trung bình cao thế giới; tuổi thọtrung bình 75; lao động qua đào tạo trên 70%; đ ào tạo nghề hơn 55% lao động

xã hội; tỷ lệ nghèo giảm 1,5-2%; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo

dục, y tế đạt trình độ tiến tiến; số sinh viên đạt 450/1 vạn dân. chuẩn về môi

trường… [43, tr.103-106]. Mục tiêu, phương hướng nêu trên đòi hỏi và thúc

đẩy sự phát triển các ngành nghề, các nguồn lực phát triển, trong đó đòi hỏi

rất cao phải có nguồn lực con người đáp ứng nhu cầu.

Trong thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nhu cầu phát

triển của các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn biến động. Tronggiai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có nguồn nhân lực

chuyên môn này, nhưng trong giai đoạn khác thì lại đòi hỏi phải có nguồn

nhân lực có chuyên môn cao khác để đáp ứng nhu cầu. Có thể người lao động

thích ứng và làm tốt nhiệm vụ ngày hôm qua, nhưng hôm nay, khi điều kiện

đã có sự thay đổi, thì họ không còn thích ứng, phù hợp nữa, nếu không được

108

bồi dưỡng, đào tạo lại, nếu không phấn đấu vươn lên, thì thậm chí có thể bị

lạc hậu, bị thực tiễn đào thải. Đó là tất yếu khách quan của sự phát triển.

Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay phải xác định

rõ phương hướng gắn với thực tiễn, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đólà yếu tố đảm bảo sức sống của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 quy địnhmục tiêu, phương hướng và yêu cầu giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao ở các trường đại học; đồng thời, giáo dục - đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao phải dựa trên cơ sở những định hướng, quan điểm, chủ trươngvà yêu cầu đó của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020mà Đảng ta xác định; và phải phục vụ thắng lợi chiến lược ấy.

Nhận thức rõ vấn đề, Đại hội XI của Đảng xác định:Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinhtế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững [43, tr.130].

Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong cáctrường đại học ở Việt Nam còn cần phải bám sát vào chiến lược khoa học vàchiến lược phát triển nguồn nhân lực trình bày ở trên của Đảng và Nhà nước;

phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễntrong quá trình phát triển. Điều đó có ngh ĩa là, phải thực hiện tốt các vấn đề:một là, tiếp thu có chọn lọc công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến trong đào tạonguồn nhân lực trên thế giới, gắn với việc nâng cao năng lực nội sinh; hai là,đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhâ n lực chấtlượng cao theo hướng hiện đại, phù hợp với Việt Nam; ba là, đẩy mạnh hiệnđại hoá, tiên tiến hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục - đàotạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngày 19 tháng 4 năm 2011, Chính phủ ra Quyết định số 579/QĐ-TTgcủa Thủ trướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn

109

nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, chỉ rõ giải pháp: tăng đầu tư phát

triển để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm hệ thống đào tạo; xây dựng kế

hoạch phân bố ngân sách nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ, chương

trình, dự án đào tạo nhân lực theo mục tiêu trên. Trên cơ sở Quyết định đó,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tổng vốn phát triển nhân lực giai đoạn 2011 -2020 là 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng số

vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020khoảng 1.225 đến 1.300 nghìn tỷ đồng [145, tr.55].

Trong phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao phải dựa chắc và cụ thể hóa phương hướng đó trong

tất cả các nội dung của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦAGIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤTLƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình

thức giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các

trường đại học hiện nayĐại hội XI của Đảng xác định : “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương

trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học” [43, tr.131]. Kết

quả khảo sát của tác giả luận án cũng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của

giải pháp này. Có hơn 90% đến 100% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng

cần phải thực hiện tốt đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương

pháp giáo dục - đào tạo ở các trường đại học; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học

được hỏi là hơn 90% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].Thực hiện giải pháp này hiện nay, cần làm tốt một số biện pháp sau:Một là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng thiết thực,

hiện đại, hội nhập quốc tế.

Vấn đề quan trọng đặt ra trước hết hiện nay là cần phải đổi mới, hoàn

thiện nội dung, chương trình trong các trường đại học ở Việt Nam theo yêu

110

cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung đào tạo phải phản ánh tư duy mới về

giáo dục - đào tạo phù hợp với tình hình thực tế, phải được thực hiện một

cách khoa học và kiên quyết, với lộ trình hợp lý. Theo đó, trên cơ sở rà soát,

đánh giá lại hệ thống chương trình, nội dung ở tất cả các trường đại học, Bộ

Giáo dục và Đào tạo, cũng như các trường đại học tiến hành đổi mới mạnh mẽ

nội dung, chương trình theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại ho á, tạo

điều kiện để nguồn nhân lực mau chóng tiếp thu có chọn lọc trình độ khoa

học công nghệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nướcthời kỳ mới. Thiết kế và thực hiện các chương trình chuyển tiếp, chương trình

giai đoạn và áp dụng các chương trình mềm dẻo, tăng cơ hội học tập cho mọi

người, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa vào học đại học.

Chú trọng đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình giáo dục - đàotạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc

làm, thích ứng nhanh với sự biến đổi của khoa học công nghệ và thực tế sản

xuất kinh doanh; kết hợp chặt chẽ với việc làm xã hội, liên thông với các trình

độ đào tạo khác. Chương trình, nội dung cần đảm bảo tính hệ thống, toàndiện, chú ý cả khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, xã hội và nhân văn,

đặc biệt chú trọng chuyên ngành của mỗi đối tượng người học. Bảo đảm sự

cân đối, hợp lý giữa kiến thức cơ bản, lý luận, lý thuyết với những tri thức cập

nhập, kỹ năng thực hành, chuyên môn, tay nghề.

Đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với từng loại trường trường đại

học; theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản

tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất. Bộ Giáo dục và

Đào tạo, các trường đại học cần chú trọng đến xây dựng và thực hiện nộidung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận trình độ khoa

học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khu vực và thế giới, nâng cao trình độ

và khả năng hội nhập cho nguồn nhân lực chất lượng cao .Xây dựng hệ thống giáo trình, sách giáo khoa chuẩn có chất lượng cao,

biên soạn theo quan điểm mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và

111

học. Đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay. Giáo trình phải được biên soạn

phải theo một quy trình thật sự khoa học, theo đề cương chi tiết đã được xây

dựng và đánh giá, kiểm chứng qua thực tiễn. Giáo trình phải được thử

nghiệm, thẩm định của chính tác giả, của hội đồng khoa học và của cả người

sử dụng. Việc biên soạn giáo trình phải được thực hiện một cách nghiêm túc,kỹ lưỡng, khoa học; mọi biểu hiện chủ quan, hời hợt, qua loa đại khái, cẩu thả

đều phải kiên quyết khắc phục, loại trừ.

Vấn đề quan trọng đặt ra là, việc đổi mới nội dung, chương trình và kếthợp các hình thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tro ng các trường đại

học hiện nay cần phải quán triệt phương châm và nguyên tắc giáo dục - đàotạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta:

xây dựng và phát triển toàn diện con người cả về phẩm chất và năng lực, tạo

ra nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là những “công dân có ích”, tiêu

biểu, “vừa hồng, vừa chuyên” cho đất nước.

Hai là, thực hiện chương trình đào tạo đa dạng, thống nhất, đảm bảotính liên thông giữa các trình độ đào tạo.

Đây là yêu cầu và là biện pháp rất quan trọng trong hoàn thiện nội dung,

chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

ở các trường đại học hiện nay. Mỗi đối tượng có chương trình đào tạo khác

nhau; trong chuyên ngành cũng có chương trình đào tạo cụ thể khác nhau:

chương trình đào tạo tiến sĩ, đào tạo thạc sĩ, đào tạo giảng viên chuyên ngành,

đào tạo không chuyên ngành, sinh viên chuyên ngành, sinh viên không

chuyên ngành, đào tạo sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật, đào tạo cho sinh

viên không thuộc các chuyên ngành kỹ thuật…. Nội dung, kiến thức của cácchương trình phải đạt chuẩn và thống nhất, không mâu thuẫn.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình đào tạo được thiết kế theo

môđul liên thông. Việc liên thông đào tạo từ trung học chuyên nghiệp lên cao

đẳng, từ cao đẳng lên đại học, lên sau đại học; việc kết hợp các hình thức đào

tạo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, cần được thực hiện tốt hơn. Phải

112

gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường với xã hội, với cơ sở

sản xuất kinh doanh, coi đó là ng uyên tắc chi phối trong đổi mới phương pháp

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học hiện nay.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, tích

cực hóa người học.Mục tiêu, nội dung, chương trình quy định việc thực hiện phương pháp

giảng dạy; song nếu không có phương pháp giảng dạy tốt, khoa học, thì

không thể thực hiện thành công nội dung, chương trình đào tạo. Để thực hiệntốt vấn đề này, các trường đại học cần xây dựng hệ thống phương pháp hoàn

chỉnh: phương pháp giảng dạy, phương pháp chuẩn bị bài giảng, phương pháp

tổ chức học tập, phương pháp ximêna, phương pháp tổ chức thi, kiểm tra,

đánh giá, phương pháp làm luận văn, đồ án tốt nghiệp, phương pháp làm

luận án; lập quy trình hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng

giảng viên, sinh viên một cách khách quan chính xác, trong đó đặc biệt chú

ý phương pháp giảng và phương pháp tự học của sinh viên, thúc đẩy tính

tích cực của cả người dạy và người học. Hệ thống phương pháp đào tạophải được xây dựng thật sự khoa học, cập nhật và tiếp cận với trình độ tiên

tiến của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở hệ thống phương pháp đã được xây dựng, thực hiện làm mẫu,

tập huấn thống nhất cho toàn đội ngũ và tổ chức trong giảng dạy. Đó là quá

trình không ngừng hoàn thiện, tối ưu hoá phương pháp giảng dạy, đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các trường đại học nước ta. Theo đó,

các trường cần triển khai cho các khoa, tổ bộ môn rà soát lại hệ phương pháp

đào tạo, đánh giá đúng thực trạng, những điểm mạnh và hạn ch ế, bất cậptrong các phương pháp đang thực hiện, để đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp.

Tránh tình trạng đổi mới mang tính hình thức, thiếu cụ thể, nói đổi mới nhưng

thực chất không đổi mới vẫn thực hiện phương pháp cũ đã lạc hậu. Cần tăng

cường trang thiết bị, phương tiện dạy học mới trong đổi mới, hoàn thiện

phương pháp giảng dạy, tuy nhiên không nên lạm dụng. Không thể đồng nhất

113

việc sử dụng trang thiết bị dạy học mới với việc đổi mới phương pháp, tuy

trang thiết bị là yếu tố rất quan trọng. Khắc phục tình trạng sử dụng trang thiết

bị mới (trình chiếu) trong giảng dạy nhiều, nhưng hình thức , hiệu quả thấp,

thậm chí gây phản cảm nếu sử dụng không đúng cách, không đúng yêu cầu.

Yêu cầu quan trọng là tất cả giảng viên đều phải được bồi dưỡng nghiệp

vụ sư phạm, đặc biệt là phương pháp giảng, trình độ tay nghề sư phạm. Việc

đổi mới phương pháp đòi hỏi giảng viên phải có trình độ kiến thức và năng

lực sư phạm tương ứng. Theo đó, cần tạo điều kiện để cho giảng viên đượchọc tập, nghiên cứu khoa học, để họ không ngừng nâng cao trình độ, nhất là

nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng bài. Cần phát huy hơn nữa phương

pháp đào tạo theo môđul, làm cho việc đào tạo trở nên linh hoạt, tích cực hơn,

đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và người sử dụng lao động.

Bốn là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, đẩy mạnh khuyến học.Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến

tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ

thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên”[43, tr.132]. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển nền giáo

dục - đào tạo có tính chất khép kín sang nền giáo dục - đào tạo mở. Nền giáo

dục - đào tạo nước ta hiện nay đang bị “đóng khung ” trong khái niệm về

chương trình, nội dung, hình thức, thời gian, trường lớp … hạn chế sự phát

triển. Vì vậy, phải xây dựng nền giáo dục - đào tạo mở, thực hiện nhiều hình

thức đào tạo đa dạng. Mở về đối tượng, mở về thời gian, không gian, nghề

nghiệp, chuyên môn, mở về mô hình, phương thức… để chuyển từ học một

lần sang học suốt đời, thực hiện nền giáo dục - đào tạo gắn bó chặt chẽ với xãhội học tập, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội học

tập, đẩy mạnh phong trào khuyến học. “Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học

tập và các chính sách xã hội trong học tập” [43, tr.132].Đa dạng hóa hình thức giáo dục - đào tạo cần thực hiện khoa học, phù

hợp với thực tiễn; tránh tình trạng tùy hứng, mở rộng và phát triển tràn lan

114

theo kiểu phong trào, thực hiện nhiều hình thức nhưng chất lượng thấp, nẩy

sinh nhiều tiêu cực. Không mở rộng, phát triển các hình thức bằng mọi giá;

hiện nay vẫn rất cần tập trung nâng cao chất lượng hình thức đào tạo chính

quy. Các hình thức đào tạo tại chức, liên thông, từ xa…, tiếp tục thực hiện

nhưng phải chú trọng nâng cao chất lượng, thật sự thiết thực và hiệu quả.

Trong tình hình hiện nay, vấn đề khuyến học và xây dựng xã hội học tập

ngày càng trở nên bức thiết. Thời đại ngày nay ngày càng nhiều ngành nghề

mới xuất hiện, nhiều ngành nghề cũ mất đi; kiến thức và các kỹ năng làm việccủa người lao động bị hao mòn nhanh chóng và trở nên lạc hậu so với thực

tiễn, đòi hỏi người lao động phải đổi mới nghề, phát triển kỹ năng, bổ sung trithức liên tục trong quãng đời lao động của mình. Người lao động cần thường

xuyên được bồi dưỡng hoặc đào tạo lại để có thể thích ứng với sự thay đổi

nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới công việc,

hoặc có thể chuyển đổi nghề.Tình hình đó đặt ra cấp thiết phải xây dựng xã hội học tập để mỗi người

đều có thể học tập, mọi loại hình lao động đều học, học tự nguyện, thườngxuyên, học suốt đời, học bằng nhiều hình thức có thể sống, tồn tại, lao động

và cống hiến trong một xã hội không ngừng biến đổi. Đảng ta xác định rõ:

“Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội

chăm lo phát triển giáo dục” [43, tr.132]. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội

hóa giáo dục, đào tạo trên ba phương diện: động viên các nguồn lực; phát huy

vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích hoạt động khuyến học, khuyến

tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện người dân học tập suốt đời.

Từ năm 1972, Edgari Faure, trong cuốn “Học đ ể tồn tại”, viết: “Nếu họctập là việc động chạm đến suốt đời con người, cả theo nghĩa thời gian, cả theo

nghĩa đa dạng và đối với mọi người trong xã hội, kể cả các nguồn lực xã hội,

kinh tế và giáo dục, khi đó chúng ta phải đi xa hơn việc tháo dỡ tất cả c ác hệ

thống giáo dục cho đến lúc nào đạt được tình trạng của một xã hội học tập”

[128, tr.78]. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để xây dựng xã hội học tập và vận

115

hành nó được hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải đi “tháo dỡ tất cả

các hệ thống giáo dục” lạc hậu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đàotạo, cho đến lúc “đạt được tình trạng của một xã hội học tập”. Xây dựng xã

hội học tập cần có định hướng rõ ràng: chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa,

xã hội hóa và hội nhập quốc tế, phải nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, kỹ

lưỡng. Xây dựng xã hội học tập là cần thiết, nhưng không dễ dàng thực hiện,

nhất là đối với nước ta khi mà điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của dân cư

còn thấp; nền giáo dục - đào tạo có nhiều hạn chế, yếu kém và bắt đầu thựchiện đổi mới căn bản và toàn diện. Không thể “hô khẩu hiệu”, mà cần có

chiến lược tổng thể với lộ trình khoa học hợp lý, tránh chủ quan, nóng vội .

4.2.2. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công t ácgiáo dục - đào tạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học hiện nayĐây là giải pháp rất quan trọng, trực tiếp tạo ra và nâng cao chất lượng những

“máy cái” để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đại hội XI nhấn mạnh: “phát triển độingũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [43, tr.131]; “Xây dựng đội

ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [43, tr.216]. Kết

quả khảo sát cho thấy, có hơn 90% đến 100% số giáo viên đại học được hỏi cho

rằng cần thực hiện tốt đào tạo, phát triển đội ngũ giáo v iên; tỷ lệ này ở sinh viên

đại học khoảng 90% [phụ lục, 6, 10, 14, 17, 20,23,26,29].Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số nội dung chính sau:

Một là, rà soát đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý.Đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý bao gồm giảng viên, cán bộ lãnh

đạo, quản lý giáo dục, công nhân viên, viên chức trong ngành giáo dục và

trong các trường đại học. Trong đó, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý là

những lực lượng nòng cốt. Hiện nay, đội ngũ này có số lượng bao nhiêu, cơ

cấu thế nào, chất lượng ra sao; đâu là điểm mạnh, đâu là hạn chế chính … là

những vấn đề cần phải được khảo sát kỹ lưỡng, đặc biệt ở các trường đại học.

116

Làm được điều đó, mới có cơ sở để nắm chắc tình hình, mới có giải pháp giải

quyết phù hợp, hiệu quả nhằm phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội

ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học.

Tuy nhiên trong thực tiễn, những yêu cầu trên đến nay chưa được thực

hiện một cách tổng thể, toàn diện trên quy mô toàn quốc; các cuộc rà soát,

khảo sát diễn ra còn mang tính chất cục bộ nhằm phục vụ trực tiếp cho những

nhiệm vụ cụ thể, cho yêu cầu nghiên cứu cụ thể. Vì thế, vấn đề rất quan trọng

đặt ra hiện nay là phải thực hiện cuộc rà soát tổng thể toàn bộ đội ngũ làm

công tác đào tạo, quản lý của ngành giáo dục, đặc biệt trong các trường đại

học, nhằm trả lời cho những vấn đề nêu trên.

Yêu cầu đặt ra đối với việc rà soát đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý

là phải bảo đảm khách quan, các số liệu phải trung thực, phản ánh đúng tình

hình; không thổi phồng, tô vẽ, cũng không bóp méo sự thật, làm sai lạc con

số, số liệu. Mọi biểu hiện chủ quan, đại khái, qua loa, tùy tiện đều phải kiên

quyết khắc phục, loại trừ, để bảo đảm kết quả rà soát chính xác, tin cậy nhất.

Tổ chức lực lượng tiến hành r à soát đủ mạnh có chuyên môn và trách

nhiệm cao. Việc rà soát cần phải được thực hiện một cách có kế hoạch thật sự

khoa học, hợp lý, thật sự tỷ mỷ, cụ thể, với nhiều phương pháp điều tra xã hội

học phong phú, đa dạng, phù hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như củ a

từng trường. Những số liệu khảo sát phải được xử lý chính xác, phân loại rõ

ràng, khoa học theo các đối tượng, vùng miền, trường, cơ cấu cụ thể..., tạo

điều kiện cho nhận định, đánh giá, làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp

để phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học hiện nay.

Hai là, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giảng viên chuyên môn và thực hành nghề.

Trong hệ thống giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan

trọng nhất, là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục - đào tạo, là lực

117

lượng tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đội ngũ giảng viên phải bảo đảm đủ

số lượng, nâng cao chất lượng ở tất cả các cấp học, bậc học [39, tr.97].

Thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng

viên. Nói đến năng lực người giảng viên đại học hiện nay thường nói đến

năng lực chuyên môn, tức là kiến thức hiểu biết về môn học mà họ sẽ dạy.

Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Kiến thức hiểu biết về lý luận dạy học và

giáo dục thường ít được đề cập đến trong năng lực của giảng viên các trường

đại học. Hơn nữa, trong mỗi giảng viên, hai loại hiểu biết này còn phải thâm

nhập lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Những bài giảng về lý luận dạy học

không có lợi gì, nếu không được sử dụng để phân tích, làm sáng tỏ, đưa vào

thực hiện trong hoạt động học tập, giảng dạy trên lớp. Sự hiểu biết về lý luận

dạy học phục vụ cho hoạt động giảng dạy chứ k hông chỉ nhằm mục đích để

biết. Mối quan hệ giữa các kiến thức này là mối quan hệ qua lại, phải được

thể hiện trong quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học.

Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên; chuẩn

hoá trình độ của giảng viên theo quy định, có cơ chế, chính sách phát triển

giảng viên chuyên môn và thực hành. Tự bồi dưỡng, tự học đóng vai trò chủ

yếu quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng những người làm công

tác đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học nước ta. Không ai có thể làm

thay việc tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, phấn đấu của chính đội ngũ giảng

viên. Để nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên, cần

tạo điều kiện giảng viên có tài liệu phong phú, kiểm tra đánh giá kết quả tự

bồi dưỡng, có chính sách khuyến khích hợp lý thành tích tự bồi dưỡng của họ.

Việc bồi dưỡng giảng viên phải được tổ chức ngay tại các trường đại học.

Muốn vậy, việc kiện toàn các tổ chức chuyên môn cả về cơ cấu, chất lượng,

cả về nề nếp, nội dung sinh hoạt học thuật là vấn đề quan trọng.

Trong các nhà trường, có thể và cần thiết thực hiện bồi dưỡng, đào tạo

những giảng viên đạt trình độ cao để làm nòng cốt trong các buổi xêmina,

118

sinh hoạt học thuật, trong giảng dạy. Việc hình thành đội ngũ giảng viên cốt

cán của các trường đại học ở tất cả các môn học phải trở thành giải pháp có

tính chiến lược hiện nay. Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu,

để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm nòng cốt cho giáo dục - đào

tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học.

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu, chuẩn hoá trình độ của giảng viên đại học

theo quy định. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên đại

học tự bồi dưỡng, đi học trong và ngoài nước, nâng cao trìn h độ mọi mặt. Mọi

giảng viên đại học đều cần phải được bồi dưỡng thật chu đáo về nghiệp vụ sưphạm, phương pháp dạy - học; thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm, tổ chức

tốt việc dạy mẫu theo phương pháp mới, làm cơ sở nâng cao trình độ, tay

nghề sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học.

Thực hiện nhiều hình thức đào tạo giảng viên đại học khác nhau: đào tạotrong nước với các chương trình tập huấn ngắn hạn, đào tạo nâng ngạch và

chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; thô ng qua cácchương trình dự án hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài; đào tạo trong nước

dưới sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hoặc các nước tiên tiến; đào tạo từ xa

thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. Các hình thức đào tạo cần vậndụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng giảng viên, từng trường đại học,

đảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.

Chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ

giảng viên. Những năm gần đây, nhiều bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản

nhằm cụ thể hóa yêu cầu về phẩm chất, năng lực và thể chất đối với đội ngũcán bộ, công chức như: Bộ Y tế có Quy định về tiêu chuẩn y đức. Bộ Giáo

dục - Đào tạo cũng đã có Quy định v ề đạo đức nhà giáo, cần thực hiện thật sự

nghiêm túc trong thực tiễn. Cần học tập kinh nghiệm của một số nước tiên

tiến trong vấn đề này. Nhà trường ở Ốxtrâylia không có chỗ cho những tiêu

cực, nếu luận án của sinh viên mà bị phát hiện “đạo” từ nguồn nào đó thì lập

119

tức không chỉ sinh viên ấy bị buộc thôi học, mà thầy hướng dẫn cũng bị mất

chức. Đều đáng xấu hổ ấy còn đi theo lý lịch của anh ta mãi về sau. Đạo đức

khoa học và trách nhiệm công dân luôn đặt lên hàng đầu” [7, tr.5].Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên môn, thực hành nghề. Tuy

chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhưng hiện nay ở các trường đại học, đội ngũ

giảng viên chuyên môn và thực hành nghề vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ về cơ

cấu chuyên môn, hạn chế về năng lực; nhìn chung chất lượng còn thấp so với

yêu cầu. Vì thế, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học đảm bảo đủsố lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng là một đòi hỏi bức thiết ,trong đó đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề là rất quan trọng.

Trước hết, cần nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm

“người đi giáo dục trước hết phải được giáo dục” trong thời gian tới ở tất cả

các trường đại học. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

chuyên môn và thực hành nghề. Cần nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của

đội ngũ giảng viên này trước yêu cầu mới. Năm 2010, cả nước có 1.748.000

sinh viên tuyển mới, trong đó có 340.400 học viên cao đẳng , trung cấp nghề;phần đông số này khi ra trường làm các công việc bình thường, không trở

thành lực lượng có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước [69, tr.42]. Hạn chế này cũng cho thấy những hạn chế của đội

ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề và yêu cầu phải xây dựng,

phát triển đội ngũ này đáp ứng với tình hình.

Cần thực hiện tốt việc tuyển chọn, sàng lọc đầu vào đào tạo giảng viên

chuyên môn và thực hành nghề trong các trường đại học, trong đó chú ý đến

đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề. Mỗi trường đại học khácnhau, mỗi đối tượng khác nhau thì yêu cầu tuyển chọn đầu vào đào tạo giảng

viên chuyên môn và thực hành nghề có sự khác nhau.

Đối với đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, cần ưu tiên

tuyển chọn người có bằng tốt nghiệp loại giỏi đào tạo giảng viên chuyên môn,

thực hành nghề. Cần tập trung đào tạo theo hướng giỏi về chuyên môn và kỹ

120

năng thực hành nghề, có phương pháp sự phạm tốt. Sau khi được trường đại

học duyệt giảng thử để chấp nhận phần lý luận, kiến thức và phương pháp sư

phạm, những đối tượng này sẽ được bố trí dự giảng trên lớp và đi thực tế tại

các cơ sở, đồng thời được tham dự các khóa học nâng cao trình độ chuyên

môn và tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện theo chuyên môn và nâng

cao kỹ năng thực hành nghề, nhằm đáp ứng với đòi hỏi là giảng viên chuyên

môn và thực hành nghề, góp phần trực tiếp quyết định đào tạo đội ngũ kỹ

thuật viên, công nhân lành nghề có tay nghề cao của các trường đại học. Saumột thời gian nhất định được nhà trườ ng đầu tư đào tạo, khoảng từ 1 đến 3

năm, các giảng viên chuyên môn và thực hành nghề mới này phải hoàn thành

đề cương chuyên đề giảng dạy mà nhà trường phân công và hội đồng khoa

học thông qua. Các giảng viên đó sẽ được bố trí lên lớp có phương tiện kỹ

thuật, thực hành bảo đảm, có các giảng viên và hội đồng khoa học trường dự

giờ để đánh giá chất lượng, kết hợp với các phiếu đóng góp từ học viên, trên

cơ sở đó nhà trường có quyết định tiếp tục cho giảng viên lên lớp hay cần đào

tạo thêm. Công việc này cần thực hiện chu đáo, có kế hoạch cụ thể, hợp lý.Đối với những cán bộ đã từng nhiều năm công tác ở các cơ quan nghiên

cứu, cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp, hoặc giảng viên các trường đại học,

trường đào tạo cán bộ khác có nguyện vọng và khả năng đảm nhận giảng dạy

ở các trường đại học, cần ưu tiên những người có chuyên môn đúng với

chuyên ngành mà còn thiếu giảng viên. Đối tượng này có ưu điểm là giàu kiến

thức và kinh nghiệm thực tế, phong cách chững chạc, có độ sâu về chuyên

môn, nhưng lại có những hạn chế nhất định như tuổi đời cao, khả năng tiếp

cận với những kiến thức mới như ngoại ngữ, tin học,… thường chậm. Do đó,cần được bồi dưỡng thêm các kiến thức bổ trợ cho họ, chú ý nâng cao trình độ

chuyên môn, kỹ năng thực hành, trau dồi năng lực sư phạm.

Ba là, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Thạc sĩ, tiến sĩ là lực lượng “mũi nhọn”, “đầu tàu”, “tinh hoa” của nguồn

nhân lực đất nước, có trình độ học vấn cao trong đội ngũ giảng viên các

121

trường đại học, đóng vai trò đặc biệt qua n trọng trong nâng cao chất lượng

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay số lượng đội ngũ

những người thầy, đặc biệt là người thầy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo

sư, giáo sư còn rất thiếu so với yêu cầu. Như phần thực trạng đã t rình bày,trong khi thiếu về số lượng, thì chất lượng của thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư,

giáo sư vẫn còn có hạn chế, đặc biệt là về khả năng sáng tạo khoa học và hội

nhập quốc tế. Điều đó cho thấy tính cấp bách phải chú trọng hơn nữa đến việc

đào tạo, phát triển đội ngũ này, phải mở rộng hơn nữa số lượng và nâng caochất lượng thạc sĩ, tiến sĩ của đất nước đ áp ứng với đòi hỏi của thời kỳ mới.

Trước hết cần khảo sát toàn diện về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội

ngũ thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước, tập trung khảo sát kỹ ở các trường đại học

toàn quốc. Đánh giá một cách chính xác, khách quan, làm cơ sở có chương

trình, kế hoạch mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ.

Nâng cao năng lực đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay phải gắn với việc nâng

cao chất lượng “ra lò” của thạc sĩ, tiến sĩ. Cần yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn

đầu vào, cũng như nội dung, chương trình đào tạo và đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩở các cơ sở đào tạo. Theo Luật Giáo dục đại học 2013, đào tạo trình độ thạc sĩ

để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho

nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả,

có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết

những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; đào tạo tr ình độ tiến sĩ để

nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên

cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự

nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướngdẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Đào tạo phải thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất

của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh đào tạo tập trung và nâng cao chất

lượng. Khắc phục và tiến tới loại bỏ đào tạo không tập trung, tại ch ức, vì đây

là hình thức chất lượng rất thấp, cho “ra lò” những thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng

122

không đáp ứng tốt yêu cầu, mà còn tạo điều kiện nẩy sinh và phát triển nhiều

tiêu cực, như “chạy chỉ tiêu”, “chạy điểm”, “chạy chứng chỉ”, “bằng thật, học

giả”… ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng giáo dục - đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, bổ

sung, hoàn thiện nâng cao trình độ đối với những người đã là thạc sĩ, tiến sĩ,

đặc biệt là về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng sự phạm, năng lực

nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế. Các cơ sở đào tạo cần chủ động có kế

hoạch nâng cao trình độ mọi mặt cho thạc sĩ, tiến sĩ của mình. Thực hiệnnhiều hình thức, biện pháp: bồi dưỡng thông qua thực tiễn giảng dạy tại

trường; thông qua trao đổi phương pháp, sinh hoạt học thuật; thông qua hoạt

động nghiên cứu khoa học; bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu thực tế sản xuất

kinh doanh ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, ở các địa phương...

Phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ của

thạc sĩ, tiến sĩ. Đội ngũ này phải thực sự là tấm gương tiêu biểu về tinh thần

tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ. Điều đó không những trực

tiếp bồi bổ nâng cao trình độ của mình, mà còn làm gương, tạo động lực chođội ngũ giảng viên và sinh viên noi theo phấn đấu. C ần tạo điều kiện làm việc,

môi trường thuận lợi động viên, khuyến khích về tinh thần và vật chất, để họ

tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ; có cơ chế, chính sách kiểm

tra, đánh giá, khen thưởng trong tự học, tự nghiên cứu của thạc sĩ, tiến sĩ.

4.2.3. Nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viênvà sinh viên; đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực

hành của quản lý và giảng viênMột là, nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và

sinh viên các trường đại học.

Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, có hơn 80% số giáo viên

đại học được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt việc phát huy tính tích cực

của sinh viên đại học; tỷ lệ này ở số sin h viên đại học được hỏi có khoảng

70% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29]. Sinh viên không tích cực tự học, tự

123

nghiên cứu, không rõ ý thức là học cho mình, cho bản thân, thì không thể có

sự tiến bộ. Vì vậy, phát huy tích cực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hiện

nay càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng và

yêu cầu của tự học. Dù nhà trường, đội ngũ thầy giáo có thực hiện tốt việc

giảng dạy; nội dung, chương trình có hoàn thiện tốt thế nào chă ng nữa, nhưng

chất lượng nguồn nhân lực sẽ không cao nếu sinh viên, những người sẽ trở

thành nhân lực chất lượng cao sau này, lại không biết cách tự học, không cóphương pháp học tập tốt. Phải làm cho giảng viên và sinh viên nhận thức rõ,

tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là con đường cơ bản tạo ra tri thức bền

vững, là công việc thường xuyên của cả cuộc đời mỗi người. Làm cho họ thấy

rõ kiến thức tự học là kết quả của sự hứng thú, say mê tìm tòi, của định hướng

ứng dụng, hoạt động thực tiễn, bao giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực vànhiều sáng tạo; là một vấn đề then chốt của đào tạo, là vấn đề có ý nghĩa văn

hoá, khoa học, xã hội lớn. Tự học phản ánh sâu sắc năng lực tư duy, sự say

mê, tinh thần ham học, tính tích cực, sáng tạo của giảng viên và sinh viên.Đặc biệt, giảng viên và sinh viên phải biết khắc phục mọi khó khăn để

phấn đấu trong học tập. Những khó khăn không chỉ đơn thuần v ề kinh tế, điều

kiện vật chất, mà nhiều khi do chính từ bệnh lười gây nên, do sụ vung phí thời

gian vào các cuộc vui chơi vô bổ … Mọi sự đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan

biện lý do “bận không có thời gian học tập” đều là những biểu hiện không

đúng, cần kiên quyết khắc phục, loại trừ. Cần nhận thức đúng, tự học là không

thể thay thế, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của chính họ, tạo nền

tảng chắc chắc không chỉ về chuyên môn mà còn cả về năng lực thực tiễn, ýchí phấn đấu, khả năng thích ứng với môi trường và công tác trong tương lai

của chính họ; trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể xem nhẹ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy tính tích cực tự học ở các

nhà trường. Bản thân sinh viên nêu cao ý thức tự học cũng chưa đủ, dù đây là

yếu tố quyết định. Phát huy tính tích cực trong tự học không phải là công việc

124

riêng của bản thân sinh viên, không chỉ đòi hỏi sự quan tâm và yêu cầu rất cao

về vấn đề tự học đối với sinh viên, mà rất cần đến vai trò của đội ngũ giảng

viên. Phương pháp dạy học và thái độ của người thầy có vai trò rất quan trọng

trong phát huy tinh thần tự giác tự học của sinh viên. Ở một số trường đại học

hiện nay, nhiều giảng viên còn giảng theo phương pháp thụ động, thiếu tính

tích cực, tức là thầy nói, trò nghe, ghi,... Dựa vào những gì giảng viên dạy ởlớp thì người học chỉ có thể thu được những mảng kiến thức rời rạc , thiếu

hoàn thiện, chưa kích thích khả năng tư duy và tính tích cực tự học của họ.Việc học tập là kết quả của sự cố gắng và tích cực của sinh viên trong

quá trình tự thiết kế và kiến tạo kiến thức từ những gì giảng viên dạy, điều đó

sẽ đem lại kết quả cao. Muốn được như v ậy, giảng viên cũng phải thay đổi

phương pháp giảng dạy của mình, để làm sao cả thầy và trò đều cảm thấy

thoải mái, mang lại hiệu quả cao nhất. Giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh

viên trao đổi các ý tưởng của mình với thầy cô, các bạn khác; tạo điều kiệ n và

cho phép sinh viên tranh luận, bảo vệ ý tưởng của mình, tránh truy chụp, gò

ép. Như thế, lớp học có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát của giảng viên ở mức

độ nhất định, nhưng đó không phải là vấn đề kỷ luật, mà là yếu tố tích cực.

Giảng viên cần hỗ trợ sinh viên giải quyết các ý kiến tranh luận diễn ra

trong lớp học một cách linh hoạt; kích thích họ học tập, tranh luận. Sinh viên

cần phải chìm đắm trong những ý tưởng riêng của mình và của các bạn, đặt

thật nhiều câu hỏi cho giảng viên và các bạn học, đó là yếu tố tích cực. Họ sẽ

cảm thấy tự hào và hưng phấn cao khi trao đổi, tranh luận với nhau và với

giảng viên trong học tập. Cần tạo bầu không khí học tập dân chủ trong lớp

học, để ở đó, tính tích cực tự học của người học được kích thích cao độ.

Cần tạo môi trường thuận lợi rộng lớn, phong phú, tức là môi trường của

từng trường đại học và môi trường của cả ngành giáo dục, gắn với môi trường

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Từng trường cần chú trọng

hơn nữa đến xây dựng và duy trì môi trường giáo dục lành mạnh, thực sự có

125

văn hoá, dân chủ và đoàn kết, có điều kiện thuận lợi nhất cho học tập, cho

tính tích cực tự học của sinh viên được nẩy nở và phát huy cao nhất.

Về điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện nay, hoạt động tự học

của sinh viên đòi hỏi cần có một cơ sở hạ tầng về vật chất , trang thiết bị kỹ

thuật phục vụ cho học tập phù hợp, thuận tiện. Ngoài nhu cầu về hệ thống thư

viện, mạng Internet, thông tin…, thì những lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau

cũng có đòi hỏi riêng. Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, sáchchuyên khảo, sách tham khảo phục vụ cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu

cũng cần trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay những điều kiện vật chất đó ở

một số trường đại học còn thiếu, chưa được các cấp quan tâm đún g mức. Để

phát huy và nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, cần

quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hoàn

thiện, hiện đại, trong đó bao gồm cả việc ban hành các quy chế, quy định bảo

đảm các điều kiện và chi phí cho các hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Đổi

mới phương pháp kiểm tra, thi cử theo hướng tích cực hóa người học.Phương pháp tự học là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tự học.

Có ý chí quyết tâm nhưng không có phương pháp phù hợp thì việc tự họckhông thể mang lại kết quả tích cực. Để kích tích tính tích cực tự học của sinh

viên, các khoa ở các trường đại học cần quan tâm thay đổi phương pháp họctập, phương pháp tự học cho sinh viên, thay đổi môi trường học tập theo

hướng tích cực, dân chủ, để từ đó sinh viên mới có phương pháp tự học tích

cực, nâng cao kết quả học tập, tính tích cực tự học của họ được phát huy.

Để học được suốt đời , sinh viên phải có khả năng tự học, có phương

pháp tự học tốt, điều đó cần được rèn luyện ngay khi họ còn đang ngồi trên

ghế nhà trường. Bởi vậy, quá trình đào tạo sinh viên còn phải bao hàm dạy

cho họ biết cách tự học. Muốn phát huy được tính chủ động sáng tạo của sinh

viên, các trường đại học, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ở các khoa, các

chuyên ngành cần phải rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên. Đâykhông những là một phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục

126

tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

nhằm trang bị những kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản tạo cho họ khả năng,

thói quen và niềm say mê, cũng như phương pháp để học tập suốt đời và cống

hiến tốt hơn cho xã hội.

Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học, biến

kiến thức tiếp thu từ thầy thành kiến thức của mình. Kỹ năng tự học là rất

quan trọng, bao gồm kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung và trình tự công

việc; kỹ năng phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc hợp lý; kỹ năngđọc sách và nghiên cứu tài liệu, biết cách ghi chép, hệ thống hoá, khái quát

hoá các phương tiện có thể tự học có hiệu quả. Những kỹ năng tự học này cần

phải rèn luyện liên tục nhuần nhuyễn trong quá trình học tập của sinh viên.

Tăng cường trao đổi học tập lẫn nhau trong sinh viên, giảng viên với

sinh viên các trường đại học. Cần chú ý đến “cùng học” theo nhóm, theo lớp,

từ đó rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và quản lý cho sinh

viên. Trong vấn đề này, cần chú ý một phương châm có ý nghĩa: “Học thầy

không tầy học bạn”. Vì vậy, các nhà trường cần chỉ dẫn và tạo điều kiện tốtcho sinh viên liên tục tự học thông qua sự khám phá, tư duy cảm xúc, thử

nghiệm các ý tưởng, làm các thực nghiệm, đồng thời thảo luận, tranh luận các

quan điểm, kiến thức trong các nhóm, tổ, lớp học, tập thể sinh viên. Sinh viên

còn cần phải “dạy học” lẫn nhau, học tập lẫn nhau. Quá trình học tập cộng tác

chung theo nhóm, tập thể sẽ tạo ra kết quả học tập tích cực cho tất cả sinh

viên cả về kiến thức và phương pháp; phát huy tính năng động của cá nhân và

tạo tâm lý tập thể lành mạnh; từng sinh viên sẽ tích cực tham gia học nhóm,

tập thể, tiếp nhận và sơ đồ hoá kiến thức, nâng cao năng lực làm chủ kiếnthức của mình. Các nhóm, các tập thể sinh viên sẽ phát huy tác dụng tích cực

nếu được tổ chức tốt, trên cơ sở sự đồng thuận về tư tưởng, tâm lý.

Xây dựng các tập thể lớp học, các nhóm sinh viên tự học tốt, mang tínhđiển hình trong từng khoá học, từng khoa, từng chuyên ngành, từng trường.

Trên cơ sở đó, các trường tiến hành tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh

127

nghiệm để tiếp tục tổ chức thực hiện được tốt hơn , hiệu quả hơn. Cần lưu ý,

nếu tập thể sinh viên nào, nhóm học tập nào, nhóm giảng viên với sinh viên

nào nẩy sinh bất đồng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của cả

nhóm và cá nhân, thì cần có biện pháp khắc phục, thậm chí phải tổ chức lại.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận và sử dụng, ứng dụng các thànhtựu khoa học công nghệ trong quá trình học tập. Trong quá trình đào tạo ở

các trường đại học, việc trang bị ngoại ngữ, ứng dụng thành tựu khoa học

công nghệ, khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng khác đã được quan tâm. Tuynhiên, nếu không được bồi dưỡng, rèn luyện trong tự học, thì khó có thể trở

nên thuần thục, người học tốt nghiệp ra trường khó có thể đáp ứng yêu cầu.

Vì vậy, trong quá trình sinh viên tự học cần hướng cho họ vào việc nâng cao

khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ giao tiếp; tạo điều kiện cho họ tiếp

cận và ứng dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

Theo đó, mỗi sinh viên cần có kế hoạch tự học ngoại ngữ theo hướng học

thường xuyên, liên tục xen kẽ với các nội dung tự học khác; tăng cường trao

đổi, giao tiếp ngoại ngữ với bạn bè. Tổ chức tốt các hình thức giao tiếp ngoạingữ của sinh viên, như Fettivan, lễ hội, thi…, tạo nên bầu không khí giao tiếp

ngoại ngữ sôi nổi, thiết thực, hiệu quả. Cần tạo điều kiện cho sinh viên làmquen với phương tiện, trang bị kỹ thuật hiện có của trường, để họ sử dụng

thành thạo trang thiết bị kỹ thuật ấy. Đồng thời khuyến khích, động viên họ

mua sắm thêm trang thiết bị cần thiết cho mình như máy vi tính…, để bảo

đảm sự hiểu biết và các kỹ năng, thao tác kỹ thuật được định hình và củng cố

vững chắc khi sinh viên còn đang học tập tạị trường.

Hai là, đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực hànhtrong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường và cá cdoanh nghiệp thực tập ở Việt Nam hiện nay.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao hiện nay. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách

128

nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với

các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính” [43, tr.217].“Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu,

chất lượng giáo dục, đào tạo” [ 43, tr.217].Công tác quản lý đóng vai trò không thể thay thế trong giáo dục - đào tạo

trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công tác này thời

gian qua chưa được quan tâm thực hiện tốt, còn hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần

phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao. Đó là trách nhiệm không chỉ riêng của các trường đại học mà

còn là của Nhà nước, trực tiếp là của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đổi mới quản lý trước hết cần hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản

lý ngành, quản lý giáo dục - đào tạo ở các trường đại học. Khắc phục triết lý :càng quản lý chặt thì càng đem lại hiệu quả cao trong cơ chế xin - cho; quản

lý là cần thiết nhưng không phải theo triết lý như vậy. Khi chuyển sang cơ chế

thị trường, phạm vi tác dụng của nguyên tắc này hết sức hạn chế, chỉ giới hạn

trong một số lĩnh vực và đối tượng đặc biệt. Nước ta có đặc điểm cụ thể riêng,nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa phát triển hoàn

chỉnh, vai trò quản lý của Nhà nước vẫn cần thể hiện ở mức độ và trách nhiệm

cao hơn. Tuy nhiên, sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo nói chung, đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng chỉ bao gồm những công việc

chính về quản lý đối với một hệ thống giáo dục - đào tạo, không được đồng

nhất với việc quản lý giáo dục (nói chung) hay lẫn lộn với công việc quản lý

(quản trị) của nhà trường và của cơ sở giáo dục. Điều 13 Luật Giáo dục sửa

đổi 2009 quy định, Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dânvề mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo,

quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Điều 37 Luật Giáo dục đại học 2013 quy

định: Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc tín

chỉ. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào

tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào

129

tạo đối với mỗi trình độ, hình thức đào tạo. Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành

đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, phải tập trung trí tuệ và sức lực vào việc giải quyết

các nhiệm vụ trên, thực hiện đổi mới công tác quản lý. Phải nhất quán thực

hiện nguyên tắc phân cấp và phân quyền quản lý giữa Bộ với các trường đại

học, các cơ sở giáo dục khác để tăng quyền lực, trách nhiệm cho cơ sở giáo

dục. Tránh sa vào sự vụ, ôm đồm, làm thay công việc của các trường đại học,cần phải tập trung vào các công việc của chủ thể quản lý nhà nước, trước hết

là hoạch định chiến lược, hoàn thiện cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo.

Trong quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học

cần phân cấp quản lý đến từng cấp cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung, đại

khái. Vụ tổ chức - cán bộ quản lý nhân sự, Ban giám đốc, giám hiệu các nhà

trường cần làm quy hoạch, kiểm tra… nhân sự ở cấp trường. Bộ Giáo dục và

Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo cũng phải theo phương thức

quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường nói chung, quản lý chủ yếu bằngpháp luật, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô khác; rất hạn chế dùng các

biện pháp hành chính, sự vụ, tác nghiệp, như xét điểm chuẩn vào các trường

đại học, duyệt chỉ tiêu tuyển sinh mỗi khoá, phân bổ chỉ tiêu tuyển giảng viên

cho mỗi trường hằng năm. Cần có cơ chế đảm bảo các trường đại học có

quyền lợi, trách nhiệm về chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao, trên cơ sở tự quyết, tự quản nhân sự và tài chính theo pháp luật.

Thực hiện chính sách thu học phí mềm dẻo cho các trường công lập;

quản lý chặt tiêu chuẩn, chất lượng giảng viên của mỗi trường; quy định tỷ lệtối thiểu về số giảng viên cơ hữu và giảng v iên thỉnh giảng với tổng số người

học. Có quy chế về tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên số giảng viên được mời giảng

thực sự. Tránh tình trạng quy mô quá lớn mà các trường vẫn tự túc, không

tuyển giảng viên mới, không mời giảng viên ngoài, dẫn đến ảnh hưởng đến

chất lượng giáo dục - đào tạo.

130

Khảo sát và sớm có kết luận đánh giá hiệu quả các mô hình giáo dục đại

học đã triển khai thời gian qua; sớm phát hiện khiếm khuyết, bất cập để sửa

đổi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

của mỗi trường.

Cần có một chương trình xây dựng hệ thống quy chế giáo dục đại học,

điều chỉnh và hướng dẫn các trường đại học xây dựng chương trình, nội dung

giáo dục, giảng dạy, thi và kiểm tra, nghiên cứu khoa học công nghệ; cấp phát

bằng, chứng chỉ; tuyển giảng viên và công chức giáo dục; quy chế thực hiệndân chủ; quy chế phong học hàm giáo sư và phó giáo sư… Thực hiện chương

trình xây dựng văn bản pháp quy, quy chế quy định rõ ràng về đạo đức của

người thầy đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượ ng cao ở các trường

đại học. Các chương trình, quy chế này sẽ trực tiếp nâng cao tính kỷ cương,

kỷ luật, pháp lý và đưa các hoạt động giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao ở các trường đại học thực sự hiệu quả. Coi trọng kiểm tra, giám sát

việc thực thi pháp luật, quy chế, kỷ luật lao động của các trường đại học; xử

lý cá nhân vi phạm quy chế, quy định thật nghiêm túc. Thực hiện tốt cải cáchhành chính đối với các cơ quan quản lý bao gồm: cải cách thể chế nền hành

chính; cải cách bộ máy hành chính, chủ yếu là tổ chức bộ máy quản lý; cải

cách nền công vụ; cải cách tài chính công. Hoàn thiện phương thức quản lý

nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các hoạt động giáo dục đại học.

Công tác quản lý trong các trường đại học cần bám sát mục tiêu, nội

dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới;

đồng thời vận dụng những thành tựu quản lý, tổ chức tiên tiến để có chủ

trương, biện pháp, cách thức tổ chức phù hợp, hiệu quả. Cần có sự phân cấpquản lý rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, các khoa, các lớp học; phát huy

tinh thần tự quản lý trong học tập của sinh viên và tập thể sinh viên. Quản lý

phải thực sự chặt chẽ và thống nhất từ khâu xác định nội dung, chương trình,

biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, tuyển chọn đầ u vào, tổ chức lớp học,

giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả và toàn bộ quá trình giáo dục -

131

đào tạo, đến làm luận văn, thi tốt nghiệp, làm luận văn cao học, luận án tiến

sĩ. Không thể tuỳ tiện mà phải thực hiện theo quy trình thống nhất khoa học,nêu cao trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, đồng thời phát huy được

tính tích cực của sinh viên, làm cho họ thực sự là chủ thể quản lý tích cực.

Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý là phải nhằm tạo ra môi trường dạy

- học lành mạnh, dân chủ, tích cực, chứ không phải tăng tính gò ép, hành

chính hóa. Mọi sự gò ép, dân chủ hình thức, để cho chủ nghĩa cá nhân hoành

hành trong công tác tổ chức và quản lý giáo dục - đào tạo thì không nhữngkhông phát huy được tính tích cực giảng dạy và học tập trong các trường đại

học; mà trái lại, thậm chí còn gây cản trở sự hứng thú trong giảng dạy và học

tập, tác động rất tiêu cực đến chất lượng giáo dục - đào tạo phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao, làm suy giảm uy tín của các nhà trường.

Đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập, thực hành trong giáo dục -đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đánh giá kết quả học tập, thực hành

trong giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại

học, tại các doanh nghiệp thực tập chính xác, khách quan là vấn đề rất quantrọng cần nhận thức đúng và tổ chức thực hiện tốt. Theo kết quả khảo sát của

tác giả luận án, có tới hơn 90% số g iảng viên và sinh viên được hỏi cho rằng

các trường đại học cần phải thiết thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập,

thực hành [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29]. Thời gian qua, việc đánh giá kết

quả học tập, thực hành còn không ít hạn chế và bất cập. Tình trạng “xin điểm,

cho điểm” vẫn diễn ra; nhiều trường hợp đánh giá kết quả không đúng thực

chất, có thể điểm cao nhưng chất lượng chưa cao, thậm chí thấp; có sinh viênkhá, giỏi thực sự chưa được phản ánh chính xác trong điểm kiểm tra của họ.

Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên, khắc phục triệt để các

tiêu cực nảy sinh trong đánh giá. Việc đánh giá không phải là giảng viên “cho

điểm” mà là sự đánh giá trung thực, đúng kết quả trả bài của người học, đó

vừa là vấn đề trách nhiệm vừa là vấn đề đạo đức người thầy. Các khoa, các

trường cần có quy chế kiểm soát đánh giá, chấm điểm của giảng viên; đồng

132

thời động viên, khuyến khích những người thầy trung thực, giữ đúng đạo đức

nhà giáo, thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh trong vấn đề này.

Các trường đại học cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, đơn vị. “Thực hiện liên kết chặt chẽgiữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để

phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” [43, tr.130]. Đây là yêu cầu

quan trọng trong đánh giá kết quả học tập, thực hành nhằm thực hiện phương

châm giáo dục - đào tạo gắn với thực tiễn đời sống, với sản xuất kinh doanh.Cần huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh,

các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia xây dựng chương trình, n ội dung,tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao. Điều đó nhằm đánh giá kết quả thực tập, thực hành chính xác,

cụ thể, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và tăng tính thực tiễn, tính

thiết thực của chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo, khắc phục tình trạng

xa rời thực tế, thiếu khách quan, tùy tiện.

Tổ chức các cuộc thi lớn giữa các trường, giữa các doanh nghiệp để sinhviên tham dự, tự đánh giá được kết quả quá trình học tập của bản thân. Cáccuộc thi giữa các trường, giữa các doanh nghiệp có sinh viên tham dự là một

vấn đề quan trọng không chỉ đối với các trường, các doanh nghiệp, mà còn để

sinh viên tham dự, tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân. Tuy nhiên,

trong thực tiễn vấn đề này chưa được quan tâm chú trọng thực hiện, việc tổ

chức còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Thời gian tới, cần tổ chức tốt các cuộc thi lớn giữa các trường, giữa các

doanh nghiệp để sinh viên tham dự, tự đánh giá được kết quả học tập của bảnthân. Các cuộc thi cần hướng vào những nội dung các trường có cùng chuyên

ngành, cùng bậc đào tạo, cùng loại hình sinh viên (năm thứ nhất thi với năm

thứ nhất; năm thứ hai thi với năm thứ hai...), tạo điều kiện để dễ so sánh, đối

chiếu, trên cơ sở đó sinh viên có thể tự đánh giá được kết quả học tập của

mình một cách chuẩn xác, đồng thời các trường đánh giá được kết quả đào tạo

133

được chính xác hơn. Các cuộc thi giữa các doanh nghiệp có sinh viên trực tiếp

tham dự để họ thấy rõ hơn trình độ, khả năng chuyên môn được đào t ạo củamình; so sánh liên hệ giữa lý thuyết trong học tập với thực tiễn sản xuất kinh

doanh, giữa học với hành. Trên cơ sở đó, sinh viên có kế hoạch bổ sung, hoàn

thiện kiến thức và chuyên môn của mình; nhà trường có kế hoạch hoàn thiện

nội dung, chương trình theo hướng cập nhật, sát thực tiễn hơn. Hàng năm cóthể tổ chức thi giữa các trường một lần, hoặc kết thúc từng khóa học theo khu

vực, theo vùng, theo chủ đề nhất định. Nội dung thi bao gồm cả lý thuyết cảthực hành, đặc biệt chú trọng thi kỹ năng thực hành theo chuyên ngành.

4.2.4. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội; đổi mới chính sách trọngdụng nhân tài; đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục - đào tạo tiên tiến;

tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo

với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nayMột là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của giáo dục - đào

tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.Đây là giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không có nhận thức

đúng thì không có những chủ trương, biện pháp đúng sát hợp và hiệu quả.Vấn đề đặt ra là không chỉ là nâng cao nhận thức, mà còn là tạo sự chuyểnbiến rõ rệt về nhận thức của toàn xã hội, của tất cả các chủ thể đối với vai tròcủa giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nội dung nâng cao nhận thức bao gồm: nhận thức đúng vị trí, vai trò của

nguồn nhân lực chất lượng cao; tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ; nhận thức và đánh giá đúng, kháchquan những cống hiến của nguồn nhân lực chất lượng cao; nhận thức và đánhgiá đúng thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao. Theo đó, trước hế t cần làm tốt công tác tuyên truyền

giáo dục cho toàn xã hội về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong

việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới. Đồng thời tiếp tục

quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đột phá chiến lược : phát triển nguồn

134

nhân lực chất lượng cao và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, tạo

cơ sở nâng cao nhận thức toàn xã hội đối với vấn đề. Phải nhận thức sâu sắc

quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo là "quốc sách hàng đầu" là một quan

điểm đúng, nhưng cần phải được thể hiện hơn rõ nữa trong thực tiễn.

Hai là, đổi mới chính sách trọng dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.Trọng dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Trong vấn đề này hiện nay, phải quán triệt tốt quan điểm của V.I.Lênin: “thu

hút hàng trăm ngàn nhân tài”, bởi “những cuộc cách mạng vĩ đại đẻ ra nhữngcon người vĩ đại và phát triển những tài năng mà trước đây tưởng như không

thể nào có được” [97, tr.27]. Từ đó, để có thể “Dùng cả hai tay mà lấy những

cái tốt nhất của nước ngoài”; để có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội với “Chính

quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ - rớt

ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ v.v ++ …” [95, tr.684]. Cần tạo điều

kiện, môi trường mà ở đó nhân tài được “Tôn trọng và phát huy tự do tư

tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo” [43, tr.241]; “Phải có sự bình

đẳng giữa già và trẻ và tôn trọng tự do tuyệt đối trong khoa học”, trong đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Để phát triển, chúng ta cần phải có chiến lư ợc vềnhân tài, "có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài" [43, tr.192].Phải “nâng đỡ nó một cách thường xuyên và thận trọng” [ 99, tr.237] nhân tài.Phải thu hút và đào tạo, bồi dưỡng “ những người thực sự có tài tổ chức, những

người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người

vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa có năng lực” [95, tr.236-237], lànhững người cần phải "tìm kiếm”, thu hút, "lôi cuốn”, "nâng đỡ”.

Cần có những lớp tài năng đặc biệt, đủ điều kiện để đào tạo, bồi dưỡngnhân tài. Nhân tài cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, trọng trách của mình đốivới sự phát triển của nước nhà trong thời kỳ mới. Phải làm cho nhân tài nhậnrõ "vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc", không ngừng phấn đấu

nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,cống hiến tốt nhất cho đất nước. Trọng dụng nhân tài là quan tâm, trọng dụng

135

lực lượng “tinh hoa” đóng vai trò “ đầu tàu” của nguốn nhân lực chất lượngcao. Trọng dụng nhân tài không phải là câu khẩu hiệu mà phải được thực hiệnbằng chính sách, cơ chế cụ thể trong bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Phải "Thựchiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhântài khoa học, công nghệ" [43, tr.219]. Trọng dụng nhân tài phải "trên cơ sở

đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến" [43, tr.242] củanhân tài. Người nào có thực tài, có cống hiến nhiều thì phải trọng dụng, chứkhông đơn thuần chỉ là sử dụng. Tuyệt đối không để tình trạng sử dụng ngườikhông có tài, không có khả năng làm việc tốt và hiệu quả giữ những vị trí chủ

chốt; không lạm dụng và hiểu méo mó, sai lệch chữ "tâm", chữ "đức" trongvấn đề đánh giá, bố trí và trọng dụng nhân tài.

Trọng dụng nhân tài phải gắn với thay thế, loại bỏ những cán bộ kémnăng lực, kém phẩm chất, kém tài trong bộ máy, đặc biệt ở những vị trí chủchốt. Chính sự “kém năng lực, phẩm chất” của một số cán bộ là một lực cảnđối với sự phát triển nhân tài, là một nguyên nhân làm thui chột nhân tài, bởivì họ không muốn trọng dụng, đề bạt nhân tài, nếu không kiên quyết thay thếhọ thì chủ trương, chính sách của Đảng về trọng dụng nhân tài không thể thựchiện đầy đủ. Cần quy định rõ trách nhiệm của người quản lý các cấp trongviệc tiến cử, cất nhắc nhân tài vào các vị trí lãnh đạo, quản lý khác nhau, vào

các lĩnh vực khác nhau. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng vàngười lãnh đạo, quản lý các cấp trong tiến cử nhân tài. Thực hiện chính sáchkhen thưởng một cách thỏa đáng những người có quyết tâm cao và dũng khí

trong tiến cử, trọng dụng, bảo vệ nhân tài. Mạnh dạn bổ nhiệm, cất nhắcnhững nhân tài trẻ, tạo điều kiện cho họ vươn lên khẳng định trong thực tiễn,mạnh dạn bổ nhiệm vượt cấp nhân tài trẻ có xu hướng phát triển tốt.

Ba là, xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp

giữa nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam với nền giáo dục - đào tạo cácnước trong khu vực và thế giới.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng

cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao

136

trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung xây dựng một

số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao” [43, tr.131]. “Tổ

chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên

quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo” [43, tr.218].Kết quả khảo sát cho thấy, có từ hơn 60% đến hơn 70% số g iảng viên đại học

được hỏi cho rằng cần phải xây dựng cơ sở tiên tiến, phát triển hệ thống giáo

dục - đào tạo chất lượng cao; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi cũng

khá cao, khoảng 60% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].Việc xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế phù hợp giữa

nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam với nền giáo dục - đào tạo các nước

trong khu vực và thế giới là một yêu cầu quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Những

cơ sở giáo dục tiên tiến là “lực đẩy” quan trọng thúc đẩy phong trào học tập,

nâng cao chất lượng đối với tất cả cấp học và trình độ đào tạo. Đối với các

trường đại học, vấn đề này càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Việc xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến cần được triển khai với nhữngtiêu chí, điều kiện rõ ràng, đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia, địa

phương theo từng trình độ đào tạo. Thời gian qua, chúng ta đã tiến hành

xây dựng những cơ sở giáo dục tiên tiến ở khắp các địa phương, trong tất

cả các cấp học và trình độ đào tạo, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, tiêu chí và chuẩn cơ sở giáo dục tiên tiến còn chưa được thống

nhất cao và chưa được thực hiện nhất quán, còn có biểu hiện xem nhẹ, dễ

dãi trong xây dựng và công nhận những cơ sở giáo dục tiên tiến; công tác

quản lý còn lỏng lẻo, bất cập. Vì vậy, cần rà soát lại một cách tỷ mỷ, cụthể, đánh giá thật sự khách quan toàn bộ hệ thống các cơ sở giáo dục tiên

tiến ở tất cả các cấp, trực tiếp là hệ thống giáo dục đại học phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, xác định hệ tiêu chí chuẩn mới làm

cơ sở cho việc xây dựng những cơ sở giáo dục tiên tiến đáp ứng với tình

hình mới.

137

Xác định hệ tiêu chí chuẩn phải được thực hiện công phu, nghiêm túc,

bởi những nhà giáo dục, quản lý có kinh nghiệm và uy tín cao trong ngành

giáo dục - đào tạo thực hiện. Cần phải được hội thảo, trao đổi và lấy ý kiến

đóng góp của xã hội, đạt sự thống nhất cao, không nóng vội, chủ quan. Trongthực hiện theo chuẩn mới, cần làm thí điểm, tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh

nghiệm kịp thời, nghiêm túc, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ tiêu chí chuẩn để

đảm bảo khoa học và sát hợp nhất. Đây không chỉ là cơ sở cho việc xây dựng

những cơ sở giáo dục tiên tiến mà còn là cơ sở quan trọng, cần thiết để từngđịa phương, từng trường phấn đấu thực hiện. Vấn đề quan trọng là, xây dựng

và phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục tiên tiến phải là công việc của chính các

nhà trường; sự nỗ lực của các nhà trường mới là yếu tố quyết định.

Bốn là, phát triển cả hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao đáp ứng

trực tiếp cho việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.Hiện nay, căn cứ vào đặc điểm hệ thống giáo dục nước nhà, việc phát

triển hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao vẫn rất cần chú ý đến phát

triển tại các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của đấtnước như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế, Đà

Nẵng, Hải Phòng… Ở các thành phố và trung tâm này, cần lựa chọn một số

trường đại học tiêu biểu, có bề dầy thành tích, có đội ngũ giảng viên, quản lý

chất lượng, trình độ cao. Trường đại học tiêu biểu phải là trường có đội ngũ

giảng viên đông đảo và mạnh, bao gồm những thạc sĩ, tiến tĩ, tiến sĩ khoa học,

phó giáo sư, giáo sư, trong đó có nhiều người ở trình độ đầu đàn, có đẳng cấp

quốc gia, khu vực và quốc tế; có sự hợp tác quốc tế sâu rộng; chất lượng “đầu

ra” cao, đáp ứng tốt yêu cầu.Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu, cần p hải

xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt “trình độ khu vực và quốc tế”,

có đẳng cấp quốc tế. Đó là đòi hỏi bức thiết của tình hình. Đảng ta chỉ rõ cần

phải: “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và

quốc tế” [39, tr.96-97]. Chúng ta sẽ không thể có nguồn nhân lực chất lượng

138

cao đáp ứng tốt yêu cầu mới, nếu không có được các trường đại học trọng

điểm “có đẳng cấp quốc tế”. Xúc tiến mạnh với lộ trình khoa học việc xây

dựng và nâng cấp các trường đại học quốc gia, vùng ngang tầm với khu vực

và thế giới, đủ sức tạo ra nhân lực bậc cao đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới.

Danh tiếng của trường đại học phải được đánh giá chủ yếu từ chất lượng “đầu

ra”, chứ không phải từ “đầu vào”.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, trường đại học có đẳng cấp quốc tế phải

đáp ứng các yêu cầu: thứ nhất, lực lượng giảng dạy và nghiên cứu phải có uytín trong học thuật, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có những công trình khoa

học hàng đầu, đang được giới học t huật trích dẫn, sử dụng; thứ hai, sinh viênra trường được đánh giá cao với luận văn tốt nghiệp có giá trị khoa học thật

sự và hầu hết được làm việc ở những nơi có thể thi thố và phát triển tài năng

của mình; thứ ba, có đủ bộ máy quản lý nhân sự, khoa học lẫn tài chính, là

nơi đào tạo nhân tài cho xã hội đáng tin cậy [123, tr.305]. Các yêu cầu mang

tính tiêu chí từ thực tiễn thế giới đó cần phải được học tập, vận dụng sáng tạo,

phù hợp với Việt Nam; nhưng không v ì thế mà hạ thấp tiêu chí, hạ thấp yêucầu của một trường đại học “đẳng cấp quốc tế”. Nhà nước, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, các cấp, ngành, địa phương phải tính toán chu đáo, có chương trình,

kế hoạch khoa học, thực chất, tỷ mỷ với điều kiện bảo đảm và lộ trìn h hợp lý;

tránh chạy theo kiểu phong trào, hình thức chủ nghĩa.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng trong giáo

dục - đào tạo hiện nay. Đảng ta chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tếtrong giáo dục, đào tạo” [43, tr.218]. Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho

thấy, có từ 55% đến hơn 65% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng cần phải

thực hiện tốt việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi cũng khá

cao, khoảng 60% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].

139

Để có thể tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, vấn đề đặc

biệt quan trọng là phải thực hiện đổi mới cơ chế, tạo điều kiện tăng cường

hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các

trường đại học nước ta. Đây thực chất là công việc nhằm loại bỏ những “rào

cản”, “chướng ngại”, những cản trở quá trình thực hiện hợp tác quốc tế về

giáo dục - đào tạo của các trường đại học; đồng thời tạo điều kiện về cơ chế,

chính sách để kích thích, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các tr ường đại học đã

có cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan

trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao. Mặc dù đã có những kết quả bước đầu rất quan trọng , nhưng

có thể thấy hiện nay hoạt động và kết quả hợp tác quốc tế về giáo dục - đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học nước ta chưa

được mở rộng. Chúng ta chưa thật sự mạnh dạn, kiên quyết đổi mới cơ chế và

tạo dựng những điều kiện thuận lợi cho hoạt động quan trọng này.

Vì vậy, thời gian tới cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy chế,

quy định cho hoạt động mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học với các đối tác trong nước

và quốc tế. Hiện nay, ngoài các chương trình đào tạo đại học ở trong nước,

nước ta còn triển khai nhiều chương trình liên kết với các cơ sở tiên tiến của

nước ngoài theo các hình thức đa dạng khác n hau. Trong các chương trình

hợp tác về giáo dục - đào tạo đó, có ba chương trình thuộc dự án cấp quốc gia;

15 chương trình sử dụng ngân sách Nhà nước trong khuôn khổ Đề án 322; 49

chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; 15 chương trình do các

trường đại học phê duyệt theo thẩm quyền; về Đề án 322, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đang xây dựng chương trình mới để thay thế [7, tr.4]. Cần tiếp tục

thực hiện tốt các chương trình , đề án hợp tác quốc tế giáo dục - đào tạo.

140

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn

vị nghiên cứu khoa học và các trường đại học xây dựng chiến lược, kế hoạch

hợp tác, liên kết quốc tế, khảo sát và lựa chọn đối tác hợp tác quốc tế cho phù

hợp với từng loại trường , từng chuyên ngành đào tạo. Bảo đảm các nguồn lực

cần thiết, đặc biệt là vật chất và con người , góp phần làm tốt công tác nhân

lực cho hội nhập quốc tế. Kiên quyết khắc phục tình trạng hợp tác với nướcngoài mang nặng tính chất “tham quan”, thực hiện theo kiểu “chính sách đãi

ngộ”, không thiết thực, gây lãng phí tiền của và công sức.Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh và kỹ năng

cần thiết cho lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế. Hiện nay, khả năng hội nhập

và hợp tác của các trường đại học về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao còn nhiều yếu kém, đang đứng trước những khó khăn không nhỏ,

trước hết là hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng, khai thác các

phương tiện, công cụ hiện đại, trình độ tin họ c. Theo kết quả khảo sát của tác

giả luận án, có từ 55% đến hơn 70% số giáo viên và sinh viên đại học được

hỏi cho rằng, trình đội ngoại ngữ, tin học, khả năng hội nhập quốc tế củanguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta còn có hạn chế, yếu kém [phụ lục,

4,8,12,16,19,22,24]. Để hội nhập và hợp tác thành công, các trường đại học,

nhất là lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế cần được học tập, trau dồi các

“kiến thức, kỹ năng mềm”, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Đó là vấn đề

cấp bách. Đại hội XI của Đả ng chỉ rõ: “Mở rộng và nâng cao chất lượng đào

tạo ngoại ngữ” [43, tr.132].Yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh và kỹ năng

cần thiết cho lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế là đặt ra rấ t cao. Họ phải có“phông kiến thức” rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, cả

luật pháp quốc tế; trình độ công nghệ và tin học; khả năng phát hiện, đề xuất

vấn đề; kỹ năng, nghệ thuật tranh luận, phản biện, thuyết phục; khả năng tổng

hợp, tích lũy và xử lý thông tin; trình độ, kỹ năng hợp tác , làm việc theo

nhóm, theo tổ… Có thái độ khiêm tốn, cầu thị, biết lắng nghe; có phẩm chất

141

chính trị vững vàng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, biết đặt lợi ích quốc gia, dântộc lên trên hết... Đó là những phẩm chất tối cần thiết, cần rèn luyện cho lực

lượng này để có thể hội nhập, hợp tác về giáo dục - đào tạo hiệu quả, an toàn.Thực hiện yêu cầu trên, cần tích cực chủ động đa dạng hóa các hình thức,

biện pháp, phương thức nhằm nâng cao trình độ của lực lượng trực tiếp hợp tác

quốc tế về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết hợpgiữa đào tạo, đào tạo lại với tự đào tạo và giúp đỡ lẫn nhau. Trong đó, tự học tập,tự rèn luyện là yêu cầu và biện pháp chủ yếu để nâng cao trình độ và khả nănghội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện vật chất và tinh

thần, động viên lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo tự giácnâng cao năng lực hội nhập và hợp tác đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

4.2.5. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng,

đạo đức, lối sống và giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học ởViệt Nam hiện nay

Đại hội XI của Đảng yêu cầu phải: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo

dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành, khả năng lập nghiệp” [43, tr.131]. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống là giải pháp rất quan trọng nhằm tạo động lực chính trị tinh t hầnđúng đắn cho nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ mới. Kết quả khảo sát bằng phiếutrưng cầu ý kiến của tác giả luận án cho thấy, có từ 40% đến hơn 50% số giáoviên đại học được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tỷ lệ này ở số sinh viên đại họcđược hỏi cũng khá cao, khoảng 50% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].

Thực hiện giải pháp này trong thời kỳ mới, cần tập trung làm tốt một sốbiện pháp cụ thể sau:

Một là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục các môn học Lý luậnchính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Giáo dục các môn học Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức

nghề nghiệp là rất quan trọng ở các trường đại học hiện nay, cần thực hiện tốt

142

và nâng cao chất lượng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đảng lấy chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản"[43, tr.88]. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là ngọn

đuốc soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, việc giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ ChíMinh, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học còn gặp không ít khó khăn,phức tạp. Tình trạng thờ ơ, xem nhẹ, hình thức, kém hiệu quả, “làm choxong” trong giáo dục và học tập các môn học lý luận chính trị, tư tưởng HồChí Minh, đạo đức nghề nghiệp ở một số người, cả người học và người đigiáo dục còn diễn ra ở không ít trường đại học; thậm chí có lúc, có nơi việcgiáo dục và học tập này chỉ mang tính đối phó. Họ không thấy được ý nghĩa

quyết định của các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đứcnghề nghiệp đối với việc nhận thức và giác ngộ lý tưởng, sự vững chắc lậptrường và bản lĩnh chính trị của những nhân lực chất lượng cao tương lai.

Theo đó, cần đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp giáo

dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề

nghiệp ở các trường đại học. Đổi mới là để nâng cao chất lượng giáo dục

nhằm nâng cao trình độ nhận thức và niềm tin, sự kiên định của sinh viên đối

với các môn học này. Không đạt được điều đó thì sự đổi mới không thể gọi là

thành công, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng xem nhẹ các môn học lýluận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp. Đổi mới chương

trình và nội dung, phương pháp giáo dục các môn học này không đồng nghĩavới việc cắt giảm, giản lược chương trình, nội dung giáo dục ở các trường

chính trị, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp (hiện nay

chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên đại học không

chuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn 9 chủ đề). Sự cắt giảm, giản lược

đó rất dễ dẫn đến làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị

143

xem nhẹ, và như thế, khó có thể nói ch úng ta đã đối xử với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách thực sự là "nền tảng tư tưởng và

kim chỉ nam cho hành động".

Hiện nay, phải đẩy mạnh việc “Nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát

triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nghị quyết Trung ương

năm khoá X của Đảng đã chỉ rõ:

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các

trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp trong cả nước, khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội

dung, phương pháp dạy và học, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện

đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam [40, tr.48].

Các trường đại học cần “Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình

độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ

nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh” [40, tr.48]. Đó là đòi hỏi bức thiết. Trong vấn đề này, bản lĩnh chính trị

vững vàng, trình độ lý luận giỏi, chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức trong

sáng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các môn học lý luận chính trị,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt.

Cần kích thích động cơ, thái độ, tình cảm của sinh viên trong quá trình

học tập các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề

nghiệp; làm cho họ hiểu đúng và thật sự sâu sắc ý nghĩa thực sự của việc học

tập các môn này. Gắn giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đạo đức nghề nghiệp với nâng cao nhận thức và thực hiện đường lối,

chính sách của Đảng, Nhà nước; đẩy mạnh giáo dục đường lối, chính sách để

tạo cơ sở cho sinh viên hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, các trường đại học cần

thực hiện tốt trong quá trình giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng

Hồ Chí Minh hiện nay.

144

Hai là, kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại đểgiáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức cho s inh viên.

Kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc để giáo dục các giá trị vănhóa, đạo đức cho sinh viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh có luận điểm quan trọng:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [108, tr.172]. Cố Thủtướng Phạm Văn Đồng cho rằng, Việt Nam “là một dân tộc có lòng nồng nàn

yêu nước, giàu sức sống và bản sắc dân tộc nên mặc dầu địa bàn và dân cưkhông lớn nhưng không bị đồng hoá qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ củanước ngoài; kiên cường, bất khuất và giàu tài thao lược trong chiến đấu chống

giặc ngoại xâm; giàu thông minh và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc văn hiến;coi trọng đạo đức làm người; cần cù nhẫn nại trong lao động, tương trợ nhân áitrong đời sống, khoan dung độ lượng trong quan hệ xã hội, linh hoạt trong phongcách ứng xử; biết quý trọng ý thức cộng đồng và tinh thần dân chủ bắt nguồn từcách thức tổ chức làng, nước; nhạy cảm với những tinh hoa của nhiều dân tộcgần xa và biết biến thành của mình” [49, tr.131]. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu,nói đến giá trị truyền thống của dân tộc ta là nói: Yêu nước, Cần cù, Anh hùng,

Sáng tạo, Lạc quan, Thương người, Vì nghĩa; trong đó, yêu nước là sợi chỉ đỏxuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam [53, tr.94].

Các giá trị văn hóa truyền thống hoà quyện với các giá trị cách mạng tạo

thành lực lượng tinh thần to lớn để dân tộc ta đạt được những kỳ tích vĩ đạitrong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Ngày nay, độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước phát triển thành yêu nước xã hội chủnghĩa; chủ nghĩa anh hùng phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạngkhông chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao động sản suất, xây dựng đất nước;cần cù lao động không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội, thựchiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thương người trởthành lẽ sống và hành động cách mạng phấn đấu vì hạnh phúc của con người,

145

của nhân dân lao động… Các giá trị văn hóa tốt đẹ p của dân tộc Việt Nam làsản phẩm lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc ta và

là bản chất của quá trình lịch sử ấy.Để giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên, cần phải giải

quyết tốt mấy vấn đề: một là, nhận thức đúng các giá trị văn hóa truyền thốngdân tộc, tầm quan trọng của nó trong giai đoạn mới; hai là, phát huy và bồiđắp các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc những nội dung mới phù hợp vớiyêu cầu mới; ba là, tạo lập giá trị mới đáp ứng đòi hỏi của điều kiệ n mới.

Xã hội Việt Nam đang diễn ra một quá trình sâu rộng: những giá trị được

sinh ra, phát triển chủ yếu trong chống ngoại xâm, trong thời bao cấp chuyểnthành những giá trị của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, hội nhập quốc tế, chấn hưng đất nước. Sự chuyển động này là đòi hỏi tấtyếu của tình hình. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới phụ thuộc rất lớn vào tínhđúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động đó. “Nếu ở thế kỷ XX,Việt Nam cần và đã có con người cách mạng kiên cườn g, con người chiếnbinh thượng đẳng, thì, vào thế kỷ XXI, Việt Nam cần và phải có những conngười xây dựng tài ba, rất mực cần mẫn, lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, cónăng xuất cao, đồng thời là con người được trang bị tư tưởng vững vàng, lýtưởng tốt đẹp” [54, tr.412]. Giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc cho sinh viênphải hướng vào đáp ứng yêu cầu đó.

Kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại (Nho giáo, Phật giáo,văn hóa phương Tây) để giáo dục cho sinh viên. Kế thừa tinh hoa văn hóanhân loại phải góp phần:

Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảovệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trịvăn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởngsống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người ViệtNam [39, tr.108].

Giáo dục cho sinh viên biết giữ gìn những giá trị truyền thống, phong tục, tậpquán tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, những giá trị đạo đức, lối sống... của dân tộc.

146

Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại là tất yếu khách quan, nhưng phải cóchọn lọc; giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị chủ đạo tiêu biểu cho

phẩm chất, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Không giữ gìn được để cho vănhóa phương Tây tự do tràn vào làm biến dạng và tiêu tan những giá trị dântộc, thì ta không còn là ta nữa, Việt Nam không còn với tư cách là một dân tộc

có vị trí, vai trò trên vũ đài lịch sử. Cần chọn lọc những giá trị văn hóa, nhânvăn phù hợp trong văn hóa nước ngoài, đặc biệt là trong Nho giáo, Phật giáo,trong văn hóa phương Tây, để giáo dục cho sinh viên. Khắc phục tư tưởng“sính ngoại”, tiếp thu văn hóa nước ngoài bằng mọi giá. Giáo dục văn hóa,

đạo đức, lối sống phải góp phần tích cực vào việc tăng cường sức “đề kháng”,khả năng “miễn dịch” cho sinh viên, để họ chống lại một cách có hiệu quảmọi sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, đáp ứng yêu cầu về chất

lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới.Ba là, đẩy mạnh các hoạt động phong trào; giao lưu sinh viên giữa các

trường trong nước với quốc tế để nâng cao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống cho sinh viên Việt Nam.

Đẩy mạnh các hoạt động phong trào để nâng c ao chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho sinh viên Việt Nam. Trong các trường đại học có nhiềuphong trào hoạt động của sinh viên, đặc biệt là phong trào thi đua, các phong

trào của Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả các phong tràocòn thấp; công tác tổ chức còn nhiều bất cập, hạn chế, phong trào chưa thựcsự gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn với học tập của

sinh viên. Trong tình hình mới, cần chú trọng đúng mức đến việc nâng caochất lượng các hoạt động phong t rào, gắn chặt với giáo dục chính trị tư tưởng,đạo đức, lối sống cho sinh viên. Cần đẩy mạnh phong trào thi đua học tập gắnvới giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Trong vấn đề này, cần quán triệt tốt tư tưởng Hồ Chí Minh : thi đua phảihướng vào “làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thựchành vào công việc yêu nước”. Đó “chính là nền tảng thi đua”, “nền tảng” của

phong trào trong các trường đại học hiện nay. Xa rời, thoát ly các công việc

147

hàng ngày, thoát ly việc học tập, rèn luyện và tu dưỡng hàng ngày, xem nhẹ,bỏ qua các việc “nhỏ”, thì phong trào thi đua và các phong trào sinh viên khác

sẽ không thiết thực, kém hiệu quả và thiếu sức sống. Giáo dục cho sinh viênđộng cơ thi đua và hoạt động phong trào đúng đắ n, phấn đấu để đạt đượcthành tích cao trong học tập bằng chính công sức, trí tuệ của mình, thay vì“nhờ”, “chạy”, “thân quen” để có được thành tích; đồng thời tu dưỡng đạođức, lối sống đáp ứng yêu cầu học tập tại trường và đòi hỏi về năng lực, phẩmchất của nhân lực chất lượng cao tương lai.

Đẩy mạnh giao lưu sinh viên giữa các trường trong nước với quốc tế đểnâng cao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên . Thực hiện vấnđề này, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo cơ sở pháp lý và đi ều kiệncho các hoạt động giao lưu sinh viên giữa các trường trong nước với quốc tế,đặc biệt là với sinh viên quốc tế học ở Việt Nam và sinh viên các trường đạihọc của nước ngoài. Các trường đại học cần xây dựng và giữ mối liên hệ vớicác trường đại học nước ngoài thực hiện kế hoạch giao lưu. Tổ chức giao lưusinh viên cần thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phải chuẩn bị chu đáo, từmục tiêu, chủ đề, nội dung, chương trình đến điều kiện bảo đảm. Ngoàichuyên môn, nội dung cần chú trọng quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam, giá trị văn hóa dân tộc; tiếp thu giá trị văn hóa của nước ngoài.Trên cơ sở đó, giúp sinh viên định hướng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nângcao lập trường chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống ngày càng tốt hơn.

Bốn là, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm cho nâng cao chất lượng giáodục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm nâng cao chất lượnggiáo dục thể chất cho sinh viên. Cơ sở hạ tầng gi áo dục thể chất cho sinh viêntrong các trường đại học là trang thiết bị, điều kiện sân bãi rèn luyện thể lực,dụng cụ rèn luyện thể dục thể thao. Vấn đề này hiện nay ở hầu hết các trườngđại học nước ta còn thiếu và lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu . Hệ thống sânbãi, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đường chạy; b ãi tập thểdục, bể bơi... còn thiếu nhiều, hoặc không đủ tiêu chuẩn; tình trạng học chaytrong giáo dục thể chất còn khá phổ biến ở hầu hết các trường đại học.

148

Trước hết, cần rà soát lại toàn bộ thực trạng cơ sở hạ tầng một cáchkhách quan, chính xác. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế

hoạch, dự án, xây dựng mô hình chuẩn, làm cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng,bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trong c ác trườngđại học phù hợp, khả thi. Đây là vấn đề khó vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố như điều kiện kinh phí tài chính, quỹ đất..., mà các trường đại học và BộGiáo dục và Đào tạo khó có thể tự giải quyết, đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lựccủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đàotạo cần quan tâm hơn nữa bảo đảm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực giáo

dục thể chất, điều kiện đất đai, mặt bằng... để triển khai xây dựng cơ sở hạtầng, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu.

Kết luận chương 4

Trong thời kỳ mới, phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam cần quán triệt và thực hiệntốt các phương hướng: giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”; phát triểngiáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước; vớichiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2020.Đó là phương hướng, quan điểm chỉ đạo cơ bản, cần nhận thức đúng và quántriệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đàotạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

Các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là các giải pháp cơ bảntừ nhận thức đến cơ chế, chính sách; từ những vấn đề chung đến những vấnđề cụ thể liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo dục - đào tạophát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Các giải pháp cần đượcvận dụng linh hoạt cụ thể và phù hợp trong thực tiễn, đặc biệt trong cáctrường đại học nhằm phát huy cao nhất vai trò của giáo dục - đào tạo để phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

149

KẾT LUẬN1. Nguồn nhân lực có vai trò to lớn vừa là mục tiêu vừa là động lực của

sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng

“tinh tú”, mũi nhọn” của nguồn nhân lực, gồm những người có trình độ học

vấn từ đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ nghiệp vụ,

chuyên môn kỹ thuật giỏi; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu; có phẩm chất,

năng lực thực tế tốt, có khả năng làm nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể,

cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoa học và chính trị, xãhội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của các

chủ thể nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng

yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy vàphát huy vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.2. Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định trong việc

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Yêu cầu của

giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiệnnay là phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành; phát

triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của con người - nhân lực

chất lượn g cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, có khả năng thích ứng

với môi trường trong nước và quốc tế.

3. Những thành tựu đạt được trong thực hiện vai trò của giáo dục - đàotạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sâu sắc sự quan

tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của hệ thống chính

trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người”. Điều đó đã góp phần quantrọng có tính quyết định đến những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước

do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, nền giáo dục - đào tạo Việt

Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có rất nhiều nguyên nhân hạn chế,

song cần chú ý các nguyên nhân về chủ quan, đặc biệt là nguyên nh ân nhận

150

thức, tư duy về giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Các mâu thuẫn cần được nhận thức thấu đáo và giải quyết tốt trong

quá trình phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

4. Phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới cần quán triệt và thực hiện

tốt phương hướng: giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”; phát triển giáo

dục - đào tạo gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; chiến lược phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2020. Đó vừa là phươnghướng, phương châm vừa là quan điểm chỉ đạo cơ bản, cần nhận thức đúng và

quán triệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp phát huy vai trò giáo dục - đàotạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

5. Các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là những giải pháp

cơ bản liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo dục - đào tạo

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Các giải pháp quan hệ

chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt giảipháp khác và ngược lại. Chúng cần phải được vận dụng linh hoạt, cụ thể và

phù hợp trong thực tiễn, đặc biệt trong các trường đại học nhằm phát huy cao

nhất, hiệu quả nhất vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.6. Giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn

đề lớn mang tầm quốc gia, đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu, trên quy

mô rộng lớn, với sự đầu tư của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặcbiệt là lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Yêu cầu của việc thực hiện nó phải có

chiến lược, chương trình, kế hoạch thật sự khoa học, cụ thể, phù hợp. Luận án

này với mong muốn có được đóng góp nhất định vào vấn đề có tầm quan

trọng đặc biệt trên.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Lương Công Lý (2009), "Vai trò và những yêu cầu cơ bản của việc đào tạo

nguồn nhân lực trong các trường đại học và cao đẳng Giao thông Vận

tải hiện nay", Tạp chí Lao động và Công đoàn , (429), tr.38 - 39.2. Lương Công Lý (2010), " Một số bất cập và giải pháp chính trong quá trình

đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học và cao đẳng Giaothông Vận tải hiện nay", Tạp chí Lao động và Công đoàn, (449),tr.40 - 41.

3. Lương Công Lý (2010), "Vai trò và những quy chuẩn đào tạo nguồn nhân lực

trong các trường đại học và cao đẳng Giao thông Vận tải hiện nay",Tạp chí Lý luận Chính trị và truyền thông, (số tháng 7), tr.36 - 41.

4. Lương Công Lý (2013), " Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị và truyền thông, (số

tháng 3), tr.55 - 57.5. Lương Công Lý (2013), " Phát triển nhân lực khoa học chất lượng cao hiện

nay", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (193), tr.44 - 46.6. Lương Công Lý (2013), "Phát triển nhân lực khoa học chất lượng cao - một

nội dung “đột phá” quan trọng hiện nay", Tạp chí Giáo dục Lý luận,

(202) tr.36 - 37,40.7. Lương Công Lý (2013), "Vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lýluận Chính trị và truyền thông, (số tháng 9), tr.30 - 32.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ

đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội

nghị Trung ương bảy khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng , Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu Nghiên cứu Nghị quyết Hộinghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam khóa XI (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Báo Nhân dân (2007), "Việt Nam đang chuyển từ đất nước nghèo nànthành một quốc gia phồn thịnh", số ra ngày 6/12/2007, tr.8.

6. Báo Nhân dân (2010), "Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ châu Á",số ra ngày 30/11/2010, tr.8.

7. Báo Nhân dân cuối tuần, số 34, ngày 19/8/2012, tr.4.8. Nguyễn Trọng Bảo (1993), Tuổi trẻ nhân tài và tài năng quân sự, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.9. Nguyễn Trọng Bảo, Nguyễn Huy Tú (1994), Phát hiện, tuyển chọn và

bồi dưỡng tài năng , Đề tài cấp Nhà nước mã số KX-05-06.10. Nguyễn Duy Bắc (Chủ nhiệm) (2013), Đặc điểm của con người Việt

Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện

nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2007), Những đặc điểm lớn của thế giới

đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.12. Nhiệm Trọng Bình (2004), "Sự thăng hoa của thực tiễn xây dựng toàn

diện xã hội khá giả - bàn về quan điểm phát triển, quan điểm thành

153

tích, quan điểm nhân tài, quan điểm quần chúng", Nhân dân Nhậtbáo, Bắc Kinh, Trung Quốc, (12), tháng 01 năm 2004.

13. Lưu Tiểu Bình (2011), Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhânlực, Nxb Đại học Vũ Hán.

14. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2002), Tìm hiểu cải cách giáo dục ở HànQuốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đạihọc giai đoạn 2010 - 2012, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của

Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống giáo dục của Mỹ 2000, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Kỷ yếu hội thảo đổi mới giáo dục đại

học Việt Nam, hội nhập và thách thức, Hà Nội.19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng

đào tạo toàn quốc lần thứ III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Văn bản pháp luật về giáo dục, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.21. Chu Văn Cấp (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần

phát triển bền vững Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (9/839), tr.54-58.22. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đạihọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con người - xãhội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Vũ Hy Chương (Chủ nhiệm) (2002), Đề tài Đánh giá, dự báo triển vọngvà những giải pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệphóa, hiện đại hóa, Đề tài Khoa học xã hội 02-02.

154

26. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước (1995), Nghiên cứu conngười, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo khoa họcquốc tế từ 27-29/7/1994 tại Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Dân (2008), Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Phan Hữu Dật (1993), Phương sách dùng người của tổ tiên ta, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Vương Huy Diệu (2010), Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới ,Nxb Nhân dân, Hà Nội.

30. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Phạm Tất Dong (2005), Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng , chủbiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Phạm Tất Dong (Chủ nhiệm) (2005), Luận cứ khoa học cho các chínhsách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của giới trí thức vàsinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

33. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (2009), Phát huy tiềm năng trí thức khoa họcxã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Ngô Văn Dụ, Hồng Hà, Trần Xuân Giá (Đồng chủ biên) ( 2006), Tìmhiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng , NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sảnxuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận (2005), Báo cáoTổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

155

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BanChấp hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

44. Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực,

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

45. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Dựán đào tạo nguồn nhân lực tài năng, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

46. Trần Bạch Đằng (2009), “Hướng phát triển nguồn lực cho công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (25).47. Đề tài (2010), Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 -2020,

Đề tài cấp Nhà nước, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình

Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/06-10:“Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010”.

48. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đểhình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

49. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên conđường dân giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn nhân lực

trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực

trong điều kiện mới, (Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà

nước KX07, Đề tài KX07.14), Hà Nội.

156

52. Lương Dụ Giai (2006), Quản lý nhân tài, Nxb Đại học Trung Sơn,Quảng Đông, Trung Quốc.

53. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Trần Văn Giàu (1995), Con người thế kỷ XXI, Nghiên cứu con người,giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốctế từ 27-29/7/1994 tại Hà Nội.

55. Ngô Văn Hà (2010), Giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

57. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.58. Phạm Minh Hạc và Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2002), Nghiên cứu con người,

đối tượng và những phương hướng chủ yếu , Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội.

59. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa vàxây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa , NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Phạm Minh Hạc (2005), "Chăm lo cho con người là mục đích của chủnghĩa xã hội", Báo Nhân dân, số ra ngày 28/10/2005, tr.3.

61. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhânlực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Phạm Minh Hạc (2008), Phát triển con người, nguồn nhân lực - quanniệm và chính sách, Trong sách: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

mới đặt ra trong tình hình hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.63. Lương Việt Hải (Chủ nhiệm) (2003), Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học,

kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con ngườivà nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI , Đề tài khoa học cấp

157

Nhà nước KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lựcđầu thế kỷ XXI”11-2003.

64. Nguyễn Quang Hậu (2012), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao của tỉnh Phù Thọ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

65. Trần Ngọc Hiên (2008), “Mục tiêu chiến lược của Đảng trong giai đoạnmới và tính cấp bách xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh”, Tạp chíCộng sản, (789), tr 71-74.

66. Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Triệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọngnhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

67. Nguyễn Đình Hòa (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lựcvà đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, (1).

68. Hội đồng Lý luận Trung ương (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễnmới đặt ra trong tình hình hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Hội thảo khoa học (2012), “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Báo cáo đề dẫn,Tổng thuật và kết luận Hội thảo, Tạp chí Cộng sản, (839) (9), tr.39-51.

70. Đậu Bằng Huy (2005), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nôngthôn Trung Quốc, Nxb Nông nghiệp Trung Quốc.

71. Nguyễn Duy Hùng (2012), Kết luận Hội thảo phát triển nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ,Tạp chí Cộng sản, (839) (9), tr 59-60.

72. Lê Quang Hùng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởvùng kinh tế trọng điểm miền Trung , Luận án Tiến sĩ, Viện Chiếnlược phát triển.

73. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự pháttriển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Nguyễn Đắc Hưng, Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướngtới tương lai, vấn đề và giải pháp , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Nguyễn Đắc Hưng, Phạm Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lượcphát triển quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

158

76. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triểnđất nước , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

79. Hứa Văn Hưng, Phát triển và quản lý nguồn nhân lực nông thôn, NxbNông nghiệp Trung Quốc.

80. Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao- đột phá chiến lược quan trọng” , Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trịquân sự, (1).

81. Nguyễn Mạnh Hưởng (Chủ nhiệm) (2012), Xây dựng đội ngũ trí thứcquân đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng.

82. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ ViệtNam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước , Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Lịchsử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Vũ Khiêu (1987), Người trí thức Việt Nam, các chặng đường lịch sử ,Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

85. Vũ Khiêu (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay , Nxb Thuận Hóa.86. Trần Đình Kiên (2006), Việt Nam tầm nhìn 2050, Nxb Thanh niên, Hà Nội.87. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Xây dựng và phát triển con người nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực con người trong công cuộc đổi mới ởViệt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6), tr 3-10.

88. Nguyễn Thế Kiệt (2012), “Phát huy nguồn nhân lực con người trongcông cuộc phát triển đất nước hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị,tr35-41.

89. Jang Ho Kim (2005), Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: cácsáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tạiHàn Quốc, Nxb KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc.

159

90. Xuân Kỳ (2012), "Hiệu quả mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú ởĐiện Biên", Báo Nhân dân, số ra ngày 14/12/2015, tr.5.

91. Bùi Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở ViệtNam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Lê Thị Ái Lâm (2002), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục vàđào tạo ở một số nước Đông Á, kinh nghiệm đối với Việt Nam , Luậnán Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Thế giới.

93. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục vàđào tạo - kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

94. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

95. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.96. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.97. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 38, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.98. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.99. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 48, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.100. Phạm Văn Linh (2012), "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt

Nam trước yêu cầu phát triển mới của đất nước", Tạp chí Thông tinLý luận chính trị, (49/122).

101. Hoàng Xuân Long (2006), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoahọc và công nghệ: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Lao động và Xãhội, (288).

102. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

103. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

104. Trương Hiếu Mai (2005), Nghiên cứu phát triển và sử dụng nhân lựcnông nghiệp Trung Quốc, Nxb Nông nghiệp Trung Quốc.

105. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.106. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.107. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160

108. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.109. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.110. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.111. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.112. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.113. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.114. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.115. Hoàng Tư Minh (1998), Kinh tế tri thức với những ngành kinh tế công

nghệ cao, Nxb Khoa học kỹ thuật Vân Nam, Trung Quốc.116. Nguyễn Đình Minh (2003), Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học

xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luậnán Tiến sĩ Triết học.

117. Lê Đại Nghĩa (2011), "Đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực", Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày17/5/2011, tr.1.

118. Vũ Hữu Ngoạn (Chủ biên) (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong Vănkiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2007), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồnnhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

120. Nguyễn An Ninh (2009), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hộiViệt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

121. Quách Ninh (2001), Điều tiết phát triển đô thị Tân Cương với khai thácnguồn nhân lực nông thôn, Nxb Nông nghiệp Trung Quốc.

122. Bùi Mạnh Nhị (2012), “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạoViệt Nam”, Tạp chí Thông tin Lý luận Chính trị, (49) (122), tr.21.

123. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giảipháp, nhiều tác giả, Nxb Tri thức, Hà Nội.

124. Nhiều tác giả (2011), Phát triển nguồn lực giáo dục đại học Vi ệt Nam(2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

161

125. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NxbTư pháp, Hà Nội.

126. Phương Nhị (2012), "Đảm bảo quyền các dân tộc thiểu số", Báo Quânđội nhân dân, số ra ngày 13/3/2012, tr.5.

127. Lê Du Phong (Chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trongnền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam , Nxb Lý luậnchính trị, Hà Nội.

128. Nguyễn Ngọc Phú (Chủ biên) (2006), Tiến tới một xã hội học tập, NxbĐại học quốc gia, Hà Nội.

129. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, (Chủ biên) (2012), Phát triển nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Quang Phương (2010), "Niềm tin và tự hào trí tuệ Việt Nam", Báo Quânđội nhân dân, số ra ngày 30/8/2010, tr.5.

131. Hồ Quang Phương (2010), "Đến đích còn lắm gian nan", Báo Quân độinhân dân, số ra ngày 14/4/2010, tr.1.

132. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từnăm 1978 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

133. Ngô Thị Phượng (2007), Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn

Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.134. Phan Thần Quang (2011), Báo cáo phát triển nhân tài Trung Quốc, Nxb

Văn hiến, Trung Quốc.135. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (Chủ biên) (2009),

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới,Hà Nội.

136. Trần Hồng Quân (1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục

và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.137. Trần Hồng Quân (1996), Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai

đoạn 1996-2000 và định hướng đến 2020 phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

162

138. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.139. Quốc hội (2009), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.140. Quốc hội (2011), Luật Giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội141. Quốc hội (2012), "Luật Giáo dục Đại học Việt Nam", http://vnu.edu.vn/142. Nguyễn Duy Quý (1998), Khoa học xã hội và nhân văn trong 10 năm đổi

mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.143. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Giáo trình dùng

cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngànhtriết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

144. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

145. Đường Vĩnh Sường (2012), “Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân

lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộngsản, (833).

146. Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhântài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Học viện Chính trị - Hành chínhquốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

147. Nguyễn Thanh (2001), Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục- đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ, ViệnTriết học.

148. Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam, Luậnán Tiến sĩ Quản lý giáo dục.

149. Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Viết Thông (2011), Tìm hiểu một số thuậtngữ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

150. Nguyễn Văn Tháp (2009), Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hộinhân văn trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội , Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

163

151. Nguyễn Minh Thắng (2008), Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹthuật quân sự trong xây dựng quân dội hiện nay, Nxb Quân độinhân dân, Hà Nội.

152. Hữu Thọ (2012), “Phải chăng nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý là quantrọng nhất”, Tạp chí Cộng sản, (9) (839), tr 52-53.

153. Nguyễn Minh Thuyết- Hoàng Hòa Bình (2012), “Xác định đúng mụctiêu giáo dục để đổi mới và hoàn thiện căn bản giáo dục Việt Nam”,Tạp chí Cộng sản, (9/839).

154. Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) (2009), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với trí thức nước ta hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

155. Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động - xãhội, Hà Nội.

156. Mã Tuấn Triết (2001), Nghiên cứu khai thác nguồn nhân lực khu vựcngoại thành Bắc Kinh, Nxb Nông nghiệp Trung Quốc.

157. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

158. Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, một số vấnđề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

159. Nguyễn Phú Trọng (2011), "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh nâng tầmtrí tuệ dân tộc", Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 16/8/2011, tr.4.

160. Nguyễn Trung (2012), "Sức hút Việt Nam", Báo Nhân dân, số ra ngày18/02/2012, tr.8.

161. Nguyễn Văn Trung (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn đểcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nước ta, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

162. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Kết quả đàotạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốcgia 1978 - 2003, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

163. Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, Viện phát triển giáodục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách pháttriển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

164

164. Trường Đại học Văn hóa (2013), Hội thảo: Những nhiệm vụ cấp bách,quan trọng và các giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII, Hà Nội.

165. Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Phát triển nguồn nhân lực - kinhnghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Hà Nội.

166. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lựctài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

167. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đối với Việt Nam ,Nxb Thế giới, Hà Nội.

168. Trấn Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinhnghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

169. Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu (1994), Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

170. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Giáo dục, Hà Nội.171. Viên Triệu Ức (2009), Biến đổi kinh tế với sự biến đổi của cơ cấu và cơ chế

phát triển nguồn nhân tài, Nxb Đại học Trung Sơn, Trung Quốc.

172. Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), "Giáo dục với phát triển nguồn nhân lựcphục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Phát triển giáodục, (4).

173. Nguyễn Đình Vĩ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đàotạo nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

174. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Xây dựng đội ngũ trí thức trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhậpkinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phốihợp với Ban cán sự Đảng Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

175. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáodục trong thế kỷ XXI - kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

176. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồnnhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn , Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội.

165

177. Viện Phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chínhsách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

178. Đỗ Ngọc Viện (2010), Dự án khả thi thành lập trường Đại học Côngnghệ Giao thông Vận Tải trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳngGiao thông Vận Tải.

179. Nguyễn Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Lịchsử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

180. Lê Tư Vĩnh, Nguyễn Huy Quý (dịch) (1994), Tuyển 40 năm chính luậncủa Lý Quang Diệu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

181. Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (Lào - 2003), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiệnnay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia,Hà Nội.

182. Vương Xung (2012), Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía TâyTrung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn, NxbNhân dân, Trung Quốc.

183. Ôkuhura Yasuhiro (1994), Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

184. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 1

GVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi (196) ĐHKHXHNVTPHCM

(52)ĐHNHTPHCM

(51)ĐHTSản

Nha Trang (93)

STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số người % Số người % Số người % Số người %

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

1 Theo thầy, cô, lực lượng nào là NNLchất lượng cao ở nước ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 106 54,08 48 92,30 6 11,76 52 55,91Chuyên gia, quản trí doanh nghiệpgiỏi

152 77,55 44 84,61 48 94,11 60 64,51

Lao động lành nghề 175 89,28 40 76,92 47 92,15 88 94,62Cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn 174 88,77 48 92,30 44 86,27 82 88,17

2 Tầm quan trọng của GDĐT đối vớiphát triển NNL CLC ở VN hiện nay?Rất quan trọng 120 61,22 22 42,30 48 94,11 50 53,76Quan trọng 76 38,77 30 57,69 3 5,88 43 46,23Không quan trọngKhó trả lời

3 Thầy, cô cho biết, trình độ, năng lựccủa NNL CLC ở nước ta hiện nay?Đáp ứng tốt yêu cầu 26 13,26 12 23 4 7,84 10 10,75Đáp ứng yêu cầu mức trung bình 107 54,59 30 57,69 32 62,74 45 48,38Còn nhiều hạn chế 53 27,04 10 19,23 12 23,52 31 33,33Khó trả lời 10 5,10 3 5,88 7 7,52

4 Thầy, cô cho biết, những ưu điểm nổibật của NNL CLC nước ta hiện nay?Bản lĩnh chính trị vững vàng 158 80,61 42 80,76 44 86,27 72 77,41Phẩm chất đạo đức tốt 149 76,02 38 73,07 42 82,35 69 74,19

Say mê lao động khoa học 173 88,26 37 71,15 48 94,11 88 94,62Kiến thức rộng, chuyên môn sâu 110 56,12 33 63,46 32 62,74 55 59,13Có khả năng làm chủ KHCN 109 55,61 29 55,76 28 54,90 52 55,91Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt 84 42,85 22 42,30 22 43,13 40 43,01

5 Theo thầy, cô, có không tình trạng sauđây ở NNL CLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 126 64,28 44 84,61 42 82,35 40 43,01Chưa được đánh giá đúng 145 73,97 41 78,84 39 76,47 65 69,89Chưa phát huy tốt trình độ chuyên môn 155 79,08 46 88,46 48 94,11 61 65,59Không làm việc đúng chuyên môn 118 60,20 33 63,46 30 58,82 55 59,13Không yên tâm gắn bó công việc 84 42,85 17 32,69 22 43,13 45 48,38

6 Thầy, cô cho biết, hạn chế cơ bảnnhất NNL CLC nước ta hiện nay?Trình độ CM hạn chế so với bậc học 114 58,16 16 36,53 44 86,27 54 58,06Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 52 26,53 12 23,07 12 23,52 28 30,10Cơ cấu lĩnh vực, ngành nhiều bất cập 61 31,12 10 19,23 14 27,45 37 39,78Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 113 57,65 29 55,76 28 54,90 66 70,96Khả năng hội nhập hạn chế 150 76,53 29 55,76 39 76,47 82 88,17Thiếu người giỏi, chuyên gia đầu ngành 155 79,08 30 57,69 44 86,27 85 91,39Hạn chế về PCCT, đạo đức, lối sống 58 29,59 22 42,30 14 27,45 22 23,65

7 Trường thầy, cô đã quan tâm như th ếnào đến phát triển NNL CLC?Tốt 93 47,44 22 42,30 16 31,37 55 59,13Bình thường 85 43,36 30 57,69 30 58,82 25 26,88Không quan tâm 12 6,12 2 3,92 10 10,75Khó trả lời 6 3,06 3 5,88 3 3,22

8 Thầy, cô cho biết, hạn chế chủ yếutrong GDĐT đối với phát triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng đội ngũ GVĐH hạn chế 115 22,54 22 42,30 38 74,50 45 48,38Số lượng, cơ cấu GVĐH chưa đápứng

98 50,00 24 46,15 37 72,54 37 39,78

Nội dung, CT GDĐT chưa phù hợp 113 57,65 26 50,00 42 82,35 55 59,13Môi trường GDĐT nhiều hạn chế 119 60,71 22 42,30 38 74,50 49 52,68

9 Thầy, cô cho biết, nguyên nhân chủyếu hạn chế trong GDĐT phát triểnNNL CLC?Hạn chế về nhận thức vai trò NNL CLC 85 43,36 14 26,92 28 54,90 43 46,23Chất lượng tuyển chọn còn hạn chế 115 22,54 28 53,84 34 66,66 53 56,98Chất lượng GDĐTnhiều hạn chế 127 64,79 33 63,46 38 74,50 56 60,21Chưa tạo ĐK tốt để phát triển NNL CLC 142 72,44 32 61,53 44 86,27 66 70,96Chưa P.huy tốt động lực của NLCLC 145 73,97 33 63,46 44 86,27 69 74,19Chính sách đài ngộ GVĐH chưa thỏađáng 110 56,12 33 63,46 38 74,50 39 41,93Tự phấn đầu của NLCLC hạn chế 140 71,42 44 84,61 44 86,27 52 55,91Tác động tiêu cực của KTTT 85 43,36 29 55,76 24 47,05 32 34,40Sự chống phá của các thế lực thù địch 62 31,63 19 36,53 24 47,05 21 22,58

10 Thầy, cô đánh gia thế nào về nhậnthức, quan tâm của Đảng, Nhà nướcvới GDĐT để phát triển NNL CLC?Tốt 108 55,10 34 65,38 26 50,98 48 51,61Chưa tốt 34 17,34 5 9,61 16 31,37 13 13,97Bình thường 46 23,46 11 21,15 9 17,64 26 27,95Chưa đúng mức 6 3,061 2 3,84 4 4,30Khó trả lời 2 1,02 2 2,15

11 Thầy, cô đánh giá thế nào về nhậnthức, quan tâm của Đảng, Nhà nướcđối với phát triển NNL CLC?Tốt 82/144 56,94 35 67,30 47 90,38Chưa tốt 18 12,5 4 7,69 14 15,05Bình thường 41 28,47 13 28Chưa đúng mức 4 2,77 4 4,30

Khó trả lời

12 Thầy, cô cho biết nhân tố nào tác độngmạnh đến GDDT phát triển NNL CLC?Tình hình thế giới, khu vực 60/144 41,66 22 42,30 38 40,86Tình hình KTXH đất nước 130 90,27 44 84,61 86 92,47Phân tầng xã hội, phân hóa giàunghèo

70 48,61 29 55,76 41 44,08

Toàn cầu hóa, Hội nhập quốc tế 57 39,58 23 44,23 34 36,55Quan tâm GDĐT của Đảng, Nhà nước 90 62,5 37 71,15 53 56,98QTâm PT NNL của Đảng, Nhà nước 105 72,91 38 73,07 67 72,04

13 Theo thầy, cô, để phát huy GDĐT nhằmP.triển NNLCLC hiện nay, cần thựchiện giải pháp nào?

P.triển SL, nâng cao CL đội ngũ đàotạo NNLCLC ở các trường ĐH

185/196 96,93 44 84,61 48 94,11 93 100

Hoàn thiện ND, CT, PP, HT đào tạoNNLCLC ở các trường ĐH

190 96,93 47 90,38 50 98,03 93 100

Phát huy tính tích cực của SV ĐH 175 89,28 40 76,92 44 86,27 91 97,84Đổi mới quản lý, đánh giá kết quả học,thực hành ở các trường ĐH

163 83,16 37 71,15 40 78,43 86 92,47

Xây dựng, phát triển hệ thống GDDTchất lượng cao

144 73,46 33 63,46 34 66,66 77 82,79

Tăng cường hợp tác quốc tế 139 70,91 33 63,46 40 78,43 66 70,96Nâng cao chất lượng giáo dục CTTT 89 45,40 22 42,30 26 50,98 41 44,08

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 2

GVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi (150) GVĐHBKHN

(50)GVĐHLuật HN

(50)GVĐHHHải VN

(50)STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số người % Số người % Số người % Số người %

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

1 Theo thầy, cô, lực lượng nào là NNLchất lượng cao ở nước ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 55 36,66 12 24 20 40 23 46Chuyên gia, quản trí doanh nghiệpgiỏi

131 87,33 45 90 44 88 42 84

Lao động lành nghề 133 88,66 46 92 45 90 42 84Cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn 144 96,00 48 96 49 98 47 94

2 Tầm quan trọng của GDĐT đối vớiphát triển NNL CLC ở VN hiện nay?Rất quan trọng 107 71,33 32 64 38 76 37 74Quan trọng 43 28,66 18 36 12 24 13 26Không quan trọngKhó trả lời

3 Thầy, cô cho biết, trình độ, năng lựccủa NNL CLC ở nước ta hiện nay?Đáp ứng tốt yêu cầu 28 18,66 11 22 9 18 8 16Đáp ứng yêu cầu mức trung bình 77 51,33 24 48 27 54 26 52Còn nhiều hạn chế 45 30,00 15 30 14 28 16 32Khó trả lời

4 Thầy, cô cho biết, những ưu điểm nổibật của NNL CLC nước ta hiện nay?Bản lĩnh chính trị vững vàng 121 80,66 42 84 40 80 39 78

Phẩm chất đạo đức tốt 125 83,33 44 88 43 86 38 76Say mê lao động khoa học 103 68,66 38 76 32 64 33 66Kiến thức rộng, chuyên môn sâu 76 50,66 24 48 28 56 24 48Có khả năng làm chủ KHCN 90 60,00 28 56 30 60 32 64Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt 87 58,00 27 54 29 58 31 62

5 Theo thầy, cô, có không tình trạng sauđây ở NNL CLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 83 55,33 33 66 28 56 22 44Chưa được đánh giá đúng 106 70,66 38 76 33 66 35 70Chưa phát huy tốt trình độ chuyên môn 99 66,00 36 72 34 68 29 58Không làm việc đúng chuyên môn 32 21,33 12 24 11 22 9 18Không yên tâm gắn bó công việc 27 18,00 9 18 8 16 10 20

6 Thầy, cô cho biết, hạn chế cơ bảnnhất NNL CLC nước ta hiện nay?Trình độ CM hạn chế so với bậc học 74 49,33 28 56 22 44 24 48Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 31 20,66 12 24 10 20 9 18Cơ cấu lĩnh vực, ngành nhiều bất cập 21 14,00 7 14 6 12 8 16Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 103 68,66 38 76 36 72 29 58Khả năng hội nhập hạn chế 97 64,66 37 74 32 64 28 56Thiếu người giỏi, chuyên gia đầu ngành 91 60,66 33 66 30 60 28 56Hạn chế về PCCT, đạo đức, lối sống 66 44,00 24 48 22 44 20 40

7 Trường thầy, cô đã quan tâm như t hếnào đến phát triển NNL CLC?Tốt 34 22,66 9 18 11 22 14 28Bình thường 108 72,00 38 76 35 70 36 72Không quan tâmKhó trả lời 7 4,66 3 6 4 8

8 Thầy, cô cho biết, hạn chế chủ yếutrong GDĐT đối với phát triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng đội ngũ GVĐH hạn chế 35 23,33 12 24 14 28 9 18Số lượng, cơ cấu GVĐH chưa đápứng

66 44,00 21 42 28 56 17 34

Nội dung, CT GDĐT chưa phù hợp 74 49,33 28 56 24 48 22 44Môi trường GDĐT nhiều hạn chế 79 52,66 29 58 27 54 23 46

9 Thầy, cô cho biết, nguyên nhân chủyếu hạn chế trong GDĐT phát triểnNNL CLC?Hạn chế về nhận thức vai trò NNL CLC 70 46,66 22 44 26 52 22 44Chất lượng tuyển chọn còn hạn chế 86 57,33 25 50 32 64 29 58Chất lượng GDĐTnhiều hạn chế 67 44,66 22 44 24 48 21 42Chưa tạo ĐK tốt để phát triển NNL CLC 79 52,66 29 58 27 54 23 46Chưa P.huy tốt động lực của NLCLC 73 48,66 31 62 28 56 24 48Chính sách đài ngộ GVĐH chưa thỏađáng 81 54,00 32 64 30 60 29 58Tự phấn đầu của NLCLC hạn chế 53 35,33 19 38 22 44 12 24Tác động tiêu cực của KTTT 47 31,33 16 32 19 38 12 24Sự chống phá của các thế lực thù địch 29 19,33 11 22 10 20 8 16

10 Thầy, cô đánh gia thế nào về nhậnthức, quan tâm của Đảng, Nhà nướcvới GDĐT để phát triển NNL CLC?Tốt 60 40,00 16 32 19 38 25 50Chưa tốt 7 4,66 4 8 2 4 1 2Bình thường 72 48,00 25 50 24 48 23 46Chưa đúng mức 8 5,33 4 8 3 6 1 2Khó trả lời 3 2,00 1 2 2 4

11 Thầy, cô đánh giá thế nào về nhậnthức, quan tâm của Đảng, Nhà nướcđối với phát triển NNL CLC?Tốt 38 25,33 11 22 9 18 18 36Chưa tốt 16 10,66 8 16 4 8 4 8Bình thường 82 54,66 26 52 29 58 27 54Chưa đúng mức 10 6,66 4 8 6 12Khó trả lời 4 2,66 1 2 2 4 1 2

12 Thầy, cô cho biết nhân tố nào tác độngmạnh đến GDDT phát triển NNL CLC?Tình hình thế giới, khu vực 106 70,66 38 76 36 72 32 64Tình hình KTXH đất nước 119 79,33 46 92 33 66 40 80Phân tầng xã hội, phân hóa giàunghèo

112 74,66 39 78 37 74 26 52

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 85 56,66 24 48 28 56 33 66Quan tâm GDĐT của Đảng, Nhà nước 107 71,33 33 66 42 84 32 64QTâm PT NNL của Đảng, Nhà nước 113 75,33 39 78 40 80 34 68

13 Theo thầy, cô, để phát huy GDĐT nhằmP.triển NNLCLC hiện nay, cần thựchiện giải pháp nào?P.triển SL, nâng cao CL đội ngũ đàotạo NNLCLC ở các trường ĐH

113 75,33 38 76 36 72 39 78

Hoàn thiện ND, CT, PP, HT đào tạoNNLCLC ở các trường ĐH

124 82,66 42 84 44 88 38 76

Phát huy tính tích cực của SV ĐH 132 88,00 44 88 42 84 46 92Đổi mới quản lý, đánh giá kết quả học,thực hành ở các trường ĐH

93 62,00 33 66 32 64 28 56

Xây dựng, phát triển hệ thống GDDTchất lượng cao

86 57,33 32 64 21 42 33 66

Tăng cường hợp tác quốc tế 88 58,66 24 48 28 56 38 76Nâng cao chất lượng giáo dục CTTT 71 47,33 29 58 22 44 20 40

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Phụ lục 3GVĐH

Tổng số ngườiđược hỏi (158)

GVĐHKHXHNVHN(50)

GV ĐH Mật Mã(32)

GVĐHGTVTHN(48)

GVĐHANND(28)

STT Câu hỏi và phương án trả lời

Sốngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

% Sốngườitrả lời

% Sốngườitrả lời

% Sốngườitrả lời

%

Ghichó

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)1 Theo thầy, cô, lực lượng nào là

NNL chất lượng cao ở nước tahiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 97 61,39 33 66 22 68,75 30 62,5 12 42,85Chuyên gia, Q trị DNghiệp giỏi 123 77,84 38 76 28 87,5 32 66,66 25 89,28Lao động lành nghề 132 83,54 44 88 26 81,25 38 79,16 24 85,71Cán bộ KHCN đầu đàn 154 97,46 50 100 30 93,75 47 97,91 27 96,42

2 Tầm quan trọng của GDĐT đốivới phát triển NNL CLC ở VNhiện nay?Rất quan trọng 113 71,51 35 70 22 68,75 35 72,91 21 75Quan trọng 45 28,48 15 30 10 31,25 13 27,08 7 25Không quan trọngKhó trả lời

3 Thầy, cô cho biết, trình độ, nănglực của NNL CLC ở nước ta hiệnnay?Đáp ứng tốt yêu cầu 31 19,62 8 16 7 21,87 8 16,66 8 28,75Đáp ứng yêu cầu mức trung bình 68 43,03 18 36 15 46,87 22 45,83 13 46,42Còn nhiều hạn chế 59 37,34 24 48 10 31,25 18 37,5 7 25Khó trả lời

4 Thầy, cô cho biết, những ưu điểmnổi bật của NNL CLC nước tahiện nay?

Bản lĩnh chính trị vững vàng 137 86,70 42 84 30 93,75 40 83,33 25 89,28Phẩm chất đạo đức tốt 128 81,01 37 74 29 90,62 36 75 26 92,85Say mê lao động khoa học 137 86,70 42 84 29 90,62 40 83,33 26 92,85Kiến thức rộng, chuyên môn sâu 110 69,62 32 64 22 68,75 36 75 19 67,85Có khả năng làm chủ KHCN 101 63,92 30 60 21 65,62 32 66,66 18 64,28Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt 90 56,96 29 58 19 59,37 22 45,83 20 71,42

5 Theo thầy, cô, có không tìnhtrạng sau đây ở NNL CLC nướcta hiện nay?Chảy máu chất xám 88 55,69 28 56 24 75 22 45,83 14 50Chưa được đánh giá đúng 95 60,12 33 66 22 68,75 21 43,75 19 67,85Chưa phát huy tốt Tr.độ Ch. môn 85 53,79 31 62 20 62,5 19 39,58 15 53,57Không làm việc đúng Ch. môn 40 25,31 12 24 8 25 14 29,16 6 21,42Không yên tâm gắn bó công việc 38 24,05 16 32 10 31,25 15 33,33 7 25

6 Thầy, cô cho biết, hạn chế cơbản nhất NNL CLC nước ta hiệnnay?Trình độ hạn chế so với bậc học 65 41,13 21 42 14 43,75 19 39,58 11 39,28Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 35 22,15 9 18 6 18,75 12 25 8 28,57Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 21 13,29 6 12 4 12,5 7 14,58 4 14,28Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 68 43,03 22 44 16 50 18 37,5 12 42,85Khả năng hội nhập hạn chế 71 44,93 24 48 17 53,12 19 39,58 11 39,28Thiếu người giỏi, CGia đầu ngành 100 63,29 33 66 21 65,62 28 58,33 18 64,28Hạn chế về PCCT, ĐĐ,LS 18 11,39 5 10 3 9,37 6 12,5 4 14,28

7 Trường thầy, cô đã quan tâm thếnào đến PT NNL CLC?Tốt 107 67,72 35 70 20 62,5 33 68,75 19 67,85Bình thường 48 30,79 12 24 12 37,5 15 31,25 9 32,14Không quan tâmKhó trả lời 3 1,89 3 6

8 Thầy, cô cho biết, hạn chế chủyếu trong GDĐT đối với pháttriển NNL CLC hiện nay?Chất lượng ĐN GVĐH hạn chế 100 63,29 29 58 22 68,75 31 64,58 18 64,28Slượng, cơ cấu GV chưa đáp ứ ng 46 29,11 19 38 11 34,37 17 35,41 9 32,14ND,CTrình GDĐT chưa phù hợp 110 69,62 33 66 23 71,87 35 72,91 19 67,85Môi trường GDĐT nhiều hạn chế 103 65,18 34 68 22 68,75 31 64,58 16 57,14

9 Thầy, cô cho biết, nguyên nhânchủ yếu hạn chế trong GDĐT pháttriển NNL CLC?Hạn chế NThức vai trò NNL CLC 61 38,60 18 36 12 37,5 20 41,66 11 39,28Ch.lượng tuyển chọn còn hạn chế 70 44,30 24 48 13 40,62 21 43,75 12 42,85Chất lượng GDĐTnhiều hạn chế 88 55,69 28 56 16 50 26 54,16 18 64,28Chưa tạo ĐK tốt để PT NNL CLC 84 53,16 30 60 13 40,62 22 45,83 19 67,85Chưa P.huy tốt động lực NLCLC 82 51,89 30 60 12 37,5 22 45,83 18 64,28Ch.sách đài ngộ GV chưa thỏađáng 94 59,49 32 64 14 43,75 29 60,41 19 67,85Tự phấn đầu của NLCLC hạn chế 63 39,87 24 48 9 28,12 18 37,5 12 42,85Tác động tiêu cực của KTTT 51 32,27 14 28 12 37,5 10 20,83 15 53,57Sự chống phá các thế lực thù địch 42 26,58 19 38 9 28,12 8 16,66 6 21,42

10 Thầy, cô đánh giá thế nào về nhậnthức, quan tâm của Đảng, NNvớiGDĐT để PTNNL CLC?Tốt 76 48,10 20 40 18 56,25 22 45,83 16 57,14Chưa tốt 14 8,86 6 12 4 12,5 2 4,16 2 7,14Bình thường 68 43,03 24 48 10 31,25 24 50 10 35,71Chưa đúng mứcKhó trả lời

11 Thầy, cô đánh giá thế nào vềnhận thức, quan tâm của Đảng,NN đối với phát triển NNL CLC?Tốt 73 46,20 21 42 17 53,12 20 41,66 15 53,57

Chưa tốt 17 10,75 6 12 2 6,25 6 12,5 3 10,71Bình thường 68 43,03 23 46 14 43,75 22 45,83 10 35,71Chưa đúng mứcKhó trả lời

12 Thầy, cô cho biết nhân tố nào tácđộng mạnh đến GDDT phát triểnNNL CLC?Tình hình thế giới, khu vực 46 29,11 12 24 10 31,25 14 29,16 10 35,71Tình hình KTXH đất nước 122 77,21 39 78 22 68,75 38 79,16 23 82,14Phân tầng HX, Ph.hóa giàu nghèo 106 67,08 33 66 21 65,62 32 66,66 20 71,42Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 76 48,10 26 52 14 43,75 24 50 12 42,85Quan tâm GDĐT của Đảng, NN 125 79,11 39 78 24 75 37 77,08 25 89,28QTâm PT NNL của Đảng, NN 127 80,37 38 76 25 78,12 39 81,25 25 89,28

13 Theo thầy, cô, để phát huy GDĐTnhằm P.triển NNLCLC, cần thựchiện giải pháp nào?P.triển SL, nâng cao CL đội ngũđào tạo NNLCLC các trường ĐH

60 37,97 18 36 12 37,5 17 35,41 13 46,42

Hoàn thiện ND, CT, PP, HT đào tạoNNLCLC ở các trường ĐH

132 83,54 44 88 24 75 42 87,5 22 78,57

Phát huy tính tích cực của SV ĐH 122 77,21 38 76 28 87,5 35 72,91 23 82,14Đổi mới quản lý, đánh giá kết quảhọc, thực hành ở các trường ĐH

91 57,59 28 56 21 65,62 23 47,91 19 67,85

Xây dựng, phát triển hệ thốngGDDT chất lượng cao

83 52,53 28 56 10 31,25 26 54,16 19 67,85

Tăng cường hợp tác quốc tế 93 58,86 26 52 19 59,37 28 58,33 20 71,42Nâng cao chất lượng GD CTTT 49 31,01 21 42 9 28,12 18 37,5 11 39,28

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (GVKHXH)

Phụ lục 4

Tổng số người được hỏi (100)STT Câu hỏi và phương án trả lờiSố người trả lời %

Ghichú

1 Theo thầy, cô, lực lượng nào là NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 88 88Chuyên gia, Q trị DNghiệp giỏi 87 87Lao động lành nghề 96 96Cán bộ KHCN đầu đàn 100 100

2 Tầm quan trọng của GDĐT đối với phát triển NNL CLC ở VN hiện nay?Rất quan trọng 79 79Quan trọng 21 21Không quan trọngKhó trả lời

3 Thầy, cô cho biết, trình độ, năng lực của NNL CLC ở nước ta hiện nay?Đáp ứng tốt yêu cầuĐáp ứng yêu cầu mức trung bình 23 23Còn nhiều hạn chế 47 47Khó trả lời 25 25

4 Thầy, cô cho biết, những ưu điểm nổi bật của NNL CLC nước ta hiện nay? 5 5Bản lĩnh chính trị vững vàng 78 78Phẩm chất đạo đức tốt 77 77Say mê lao động khoa học 84 84Kiến thức rộng, chuyên môn sâu 66 66Có khả năng làm chủ KHCN 56 56Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt 48 48

5 Theo thầy, cô, có không tình trạng sau đây ở NNL CLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 88 88Chưa được đánh giá đúng 76 76Chưa phát huy tốt trình độ chuyên môn 65 65

Không làm việc đúng chuyên môn 42 42Không yên tâm gắn bó công việc 34 34

6 Thầy, cô cho biết, hạn chế cơ bản nhất NNL CLC nước ta hiện nay?Trình độ hạn chế so với bậc học 86 86Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 43 43Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 34 34Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 77 77Khả năng hội nhập hạn chế 66 66Thiếu người giỏi, CGia đầu ngành 76 76Hạn chế về PCCT, ĐĐ,LS 32 32

7 Trường thầy, cô đã quan tâm thế nào đến PT NNL CLC?Tốt 11 11Bình thường 81 81Không quan tâmKhó trả lời 8 8

8 Thầy, cô cho biết, hạn chế chủ yếu trong GDĐT đối với phát triển NNL CLC hiện nay?Chất lượng ĐN GVĐH hạn chế 34 34Slượng, cơ cấu GV chưa đáp ứng 26 26ND,CTrình GDĐT chưa phù hợp 68 68Môi trường GDĐT nhiều hạn chế 70 70

9 Thầy, cô cho biết, nguyên nhân chủ yếu hạn chế trong GDĐT phát triển NNL CLC?Hạn chế NThức vai trò NNL CLC 71 71Ch.lượng tuyển chọn còn hạn chế 77 77Chất lượng GDĐTnhiều hạn chế 76 76Chưa tạo ĐK tốt để PT NNL CLC 81 81Chưa P.huy tốt động lực NLCLC 80 80Chính …….sách đài ngộ GV chưa thỏađáng 82 82Tự phấn đầu của NLCLC hạn chế 62 62Tác động tiêu cực của KTTT 52 52Sự chống phá các thế lực thù địch 31 31

10 Thầy, cô đánh giá thế nào về nhận thức, quan tâm của Đảng, NNvới GDĐT để PTNNL CLC?

Tốt 31 31Chưa tốtBình thường 62 62Chưa đúng mức 7 7Khó trả lời

11 Thầy, cô đánh giá thế nào về nhận thức, quan tâm của Đảng, NN đối với phát triển NNL CLC?TốtChưa tốt 28 28Bình thườngChưa đúng mức 68 68Khó trả lời 6 6

12 Thầy, cô cho biết nhân tố nào tác động mạnh đến GDDT phát triển NNL CLC?Tình hình thế giới, khu vực 33 33Tình hình KTXH đất nước 82 82Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo 74 74Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 55 55Quan tâm GDĐT của Đảng, Nhà nước 78 78QTâm PT NNL của Đảng, Nhà nước 88 88

13 Theo thầy, cô, để phát huy GDĐT nhằm P.triển NNLCLC, cần thực hiện giải pháp nào?P.triển SL, nâng cao CL đội ngũ đào tạo NNLCLC các trường ĐH 78 78Hoàn thiện ND, CT, PP, HT đào tạo NNLCLC ở các trường ĐH 89 89Phát huy tính tích cực của SV ĐH 84 84Đổi mới quản lý, đánh giá kết quả học, thực hành ở các trường ĐH 77 77Xây dựng, phát triển hệ thống GDDT chất lượng cao 75 75Tăng cường hợp tác quốc tế 80 80Nâng cao chất lượng GD CTTT 78 78

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 5

SVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi

(193)ĐHKHXHNVTPHCM

(53)ĐHNHTPHCM

(50)ĐHKHTN

(90)STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số ngườitrả lời

% Số người trảlời

% Số ngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

%

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

1 Theo bạn, lực lượng nào là NNL CLC ở nướcta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 123 63,73 40 75,47 6 12 77 85,55Chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi 162 83,93 50 94,33 24 48 88 97,77Lao động lành nghề 173 89,63 48 90,56 47 94 78 86,66Cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn 168 87,04 47 88,67 32 64 89 98,88

2 Theo bạn, trình độ năng lực của NNL CLCnước ta hiện nay thế nào?Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tốt 18 9,32 14 26,41 4 8Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trung bình 110 56,99 32 60,37 26 52 52 57,77Còn nhiều hạn chế 68 35,23 7 13,20 18 36 43 47,77Khó trả lời 7 3,62 2 4 5 5,55

3 Theo bạn, có hay không tình trạng sau ởNNLCLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 163 84,45 51 96,22 25 50 88 97,77Chưa được đánh giá đúng 157 81,34 51 96,22 17 34 89 98,88Chưa phát huy tốt chuyên môn 134 69,43 50 94,33 25 50 79 87,77Không làm việc dúng chuyên môn 120 62,17 39 73,58 32 64 49 54,44Không yên tâm gắn bó với công việc 110 56,99 23 43,39 35 70 52 57,77

4 Bạn cho biết, những hạn chế cơ bản của

NLCLC nước ta hiện nay?Tr. độ CM H.chế so với bậc học 116 60,10 44 83,01 10 20 62 66,66Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 79 40,93 22 41,50 5 10 52 57,77Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 63 32,64 14 26,41 6 12 43 47,77Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 105 54,40 36 67,92 37 74 32 35,55Khả năng hội nhập hạn chế 102 52,84 27 50,94 39 78 36 40Thiếu Ng.giỏi, ch.gia đầu ngành 116 60,10 29 54,71 28 56 59 65,55Hạn chế về Ph. chất CT, Đ Đ, LS 64 33,16 22 41,50 12 24 28 31,11

5 Bạn cho biết, hạn chế chủ yếu trong GDĐTP.Triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng ĐNGVĐH hạn chế 72 37,30 18 33,96 16 32 38 42,22S.Lượng, cơ cấu GVĐH chưa đáp ứng tốt 56 29,01 17 32,07 7 14 32 35,55Ndung, Ctrình GD chưa phù hợp 115 59,58 28 52,83 30 60 47 52,22Môi trường GD bất cập, hạn chế 26 49,05 24 48 56 62,22

6 Bạn cho biết, nguyên nhân hạn chế trongGDĐT P.Triển NNLCLC?Chất lượng tuyển chọn hạn chế 83 43,00 33 62,26 17 34 33Chất lượng GDĐT nhiều hạn chế 100 51,81 35 66,03 22 44 43 47,77Chưa tạo ĐK tốt phát triển NNL: 115 59,58 27 50,94 37 74 51 56,66Chưa phát huy tốt động lực H tập 116 60,10 27 50,94 34 68 55 61,11Ch.Sách đãi ngộ chưa thỏa đáng 98 50,77 27 50,94 29 58 42 46,66Tác động tiêu cực cơ chế thị trường 102 52,84 22 41,50 27 54 53 58,88Sự Ch.phá của các thế lực thù đ ịch 40 20,72 12 22,64 17 34 11 12,22

7 Bạn đánh giá thế nào về nhận thức, quantâm của Đảng, Nhà nước với GDĐT pháttriển NNLCLC hiện nay?Tốt 82 42,48 23 43,39 27 54 32 35,55Chưa tốt 27 13,98 10 18,86 6 12 11 12,22

Bình thường 60 31,08 17 32,07 13 26 30 33,33Chưa đúng mức 17 8,80 3 5,66 4 8 10 11,11Khó trả lời 7 3,62 7 7,77

8 Bạn cho biết, nhân tố nào tác động mạnh đế nGDĐT để phát triển NNLCLC nước ta hiệnnay?Tình hình thế giới, khu vực 24/53 45,28 24 45,28Tình hình KTXH đất nước 44 83,01 44 83,01Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo 42 79,24 42 79,24Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 37 69,81 37 69,81Quan tâm GDĐT của Đảng, NN 37 69,81 37 69,81QTâm P.T NNL của Đảng, NN 39 73,58 39 73,58

9 Theo ban, để phát huy GDĐT nhằm P.TriểnNNLCLC hiện nay, cần thực hiện giải pháp nào?P.Triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ đàotạo NNL trong các trường ĐH

182/193 94,30 49 92,45 45 90 88

Hoàn thiện ND CT PP Hthứcđào tạo 180 93,26 47 88,67 46 92 87Phát huy tính tích cực của SVĐH 160 82,90 45 84,90 40 80 75Đổi mới C.tác Qlý, đánh giá kết quả, thực hànhtrong các Tr. ĐHọc

139 38 71,69 35 70 66

Xây dựng cơ sở GD tiên tiến, PT hệ thống GDĐT chất lượng cao

115 59,58 33 62,26 27 54 55

Tăng cường H.tác quốc tế về GDĐT 107 55,44 33 62,26 32 64 52Nâng cao chất lượng GD CTTT 90 46,63 27 50,94 21 42 42

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 6

SVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi

(144)SVĐHKHXHNVHN

(50)SVĐHGTVTHN

(46)SVĐHHHảiVN

(48)STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số ngườitrả lời

% Số người trảlời

% Số ngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

%

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)1 Theo bạn, lực lượng nào là NNL CLC ở nước

ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 115 79,86 38 76 38 82,60 39 81,25

Chuyên gia, quản trị K.doanh giỏi 128 88,88 44 88 44 95,65 40 83,33Lao động lành nghề 137 95,13 48 96 45 97,82 44 91,66Cán bộ khoa học, công nghệđầu đàn 142 98,61 48 96 46 100 48 100

2 Theo bạn, trình độ năng lực của NNL CLC nước tahiện nay thế nào?Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tốt 27 18,75 8 16 9 19,56 10 20,83Đáp ứng yêu cầu N.vụ trung bình 57 39,58 21 42 14 30,43 22 45,83Còn nhiều hạn chế 60 41,66 21 42 23 50 16 33,33Khó trả lời

3 Theo bạn, có hay không tình trạng sau ởNNLCLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 63 43,75 22 44 21 45,65 20 41,66Chưa được đánh giá đúng 46 31,94 18 36 16 34,78 12 25Chưa phát huy tốt chuyên môn 45 31,25 13 26 14 30,43 18 37,5Không làm việc đúng chuyên môn 26 18,05 8 16 8 17,39 10 20,83Không yên tâm gắn bó với công việc 19 13,19 6 12 6 13,04 7 14,58

4 Bạn cho biết, những hạn chế cơ bản củaNLCLC hiện nay?Trình độ CM hạn chế so với bậc học 94 65,27 32 64 28 60,86 34 70,83Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 46 31,94 18 36 16 34,78 12 25Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 30 20,83 12 24 10 21,73 8 16,66Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 82 56,94 34 68 23 50 25 52,08Khả năng hội nhập hạn chế 78 54,16 33 66 22 47,82 23 47,91Thiếu người giỏi, ch.gia đầu ngành 106 73,61 38 76 36 78,26 32 66,66Hạn chế về Ph. chất CT, Đ Đ, LS 28 19,44 12 24 8 17,39 8 16,66

5 Bạn cho biết, hạn chế chủ yếu trong GDĐTP.Triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng ĐNGVĐH hạn chế 69 47,91 22 44 23 50 24 50Số L, cơ cấu GVĐH chưa đáp ứng tốt 56 38,88 18 36 20 43,47 18 37,5Ndung, Ctrình GD chưa phù hợp 99 68,75 34 68 35 76,08 30 62,5Môi trường GD bất cập, hạn chế 84 58,33 32 64 30 65,21 22 45,83

6 Bạn cho biết, nguyên nhân hạn chế trongGDĐT P.Triển NNLCLC?

Chất lượng tuyển chọn hạn chế 105 72,91 33 66 37 80,43 35 72,91

Chất lượng GDĐTcòn nhiều hạn chế 71 49,30 28 56 22 47,82 21 43,75

Chưa tạo ĐK tốt phát triển NNL: 82 56,94 32 64 28 60,86 22 45,83

Chưa phát huy tốt động lực học tập 76 52,77 33 66 21 45,65 22 45,83

Ch.Sách đãi ngộ GVĐH chưa thỏa đáng 101 70,13 36 72 33 71,73 32 66,66

Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường 70 48,61 29 58 20 43,47 21 43,75

Sự chống phá của các thế lực thù địch 27 18,75 12 24 9 19,56 6 12,5

7 Bạn đánh giá thế nào về nhận thức, quan tâmcủa Đảng, Nhà nước với GDĐT phát triểnNNLCLC hiện nay?Tốt 67 46,52 25 50 20 43,47 22 45,83Chưa tốt 7 4,86 5 10 2 4,16Bình thường 70 48,61 20 40 26 56,52 24 50Chưa đúng mứcKhó trả lời

8 Bạn cho biết, nhân tố nào tác động mạnh đếnGDĐT để phát triển NNLCLC nước ta hiệnnay?Tình hình thế giới, khu vực 93 64,58 33 66 32 69,56 28 58,33Tình hình KTXH đất nước 134 93,05 45 90 45 97,82 44 91,66Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo 128 88,88 44 88 40 86,95 44 91,66Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 99 68,75 35 70 30 65,21 34 70,83Quan tâm GDĐT củaĐảng, Nhà nước 128 88,88 46 92 40 86,95 42 87,5QTâm P.T NNL của Đảng, Nhà nước 133 92,36 48 96 40 86,95 45 93,75

9 Theo ban, để phát huy GDĐT nhằm P.TriểnNNLCLC hiện nay, cần thực hiện giải phápnào?P.Triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũđào tạo NNL trong các trường ĐH

65 45,13 22 44 20 43,47 23 47,91

Hoàn thiện ND CT PP Hthức đào tạo 131 90,97 44 88 42 91,30 45 93,45Phát huy tính tích cực của SVĐH 111 77,08 40 80 37 80,43 34 70,83Đổi mới công tác Qlý, đánh giá kết quả, thực hànhtrong các trường ĐH

99 68,75 33 66 32 69,56 34 70,83

Xây dựng cơ sở GD tiên tiến, phát triển hệthống GD ĐT chất lượng cao

101 70,13 32 64 32 69,56 37 77,08

Tăng cường hợp tác quốc tế về GDĐT 102 70,83 32 64 36 78,26 33 68,75Nâng cao chất lượng GD CTTT 73 50,69 28 56 22 47,82 23 47,91

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 7

SVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi

(150)SVĐHLuật HN

(50)SVĐHMMã HN

(50)SVĐHBKHN

(50)STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số ngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

% Số ngườ itrả lời

% Số ngườitrả lời

%

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)1 Theo bạn, lực lượng nào là NNL

CLC ở nước ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 141 94,00 45 90 48 96 48 96Chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi 137 91,33 45 90 48 96 44 88Lao động lành nghề 146 97,33 48 96 50 100 48 96Cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn 150 100,00 50 100 50 100 50 100

2 Theo bạn, trình độ năng lực của NNLCLC nước ta hiện nay thế nào?

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tốt 64 42,66 22 44 18 36 24 48Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trungbình

61 40,66 18 36 21 42 22 44

Còn nhiều hạn chế 25 16,66 10 20 11 22 4 8Khó trả lời

3 Theo bạn, có hay không tình trạngsau ở NNLCLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 88 58,66 32 64 28 56 28 56Chưa được đánh giá đúng 73 48,66 30 60 22 44 21 42Chưa phát huy tốt chuyên môn 76 50,66 30 60 20 40 26 52Không làm việc dúng chuyên môn 38 25,33 18 36 11 22 9 18Không yên tâm gắn bó với công việc 27 18,00 9 18 10 20 8 18

4 Bạn cho biết, những hạn chế cơ bản

của NLCLC nước ta hiện nay?Trình độ CM hạn chế so với bậc học 59 39,33 23 46 20 40 16 32Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 30 60,00 11 22 9 18 10 20Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 25 16,66 9 19 8 16 8 16Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 96 64,00 34 68 32 64 30 60Khả năng hội nhập hạn chế 94 62,66 33 66 30 60 31 62Thiếu người giỏi, ch.gia đầu ngành 105 70,00 35 70 34 68 36 72Hạn chế về phẩm chất CT, Đ Đ, LS 25 16,66 8 16 8 16 9 18

5 Bạn cho biết, hạn chế chủ yếu trongGDĐT P.Triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng ĐNGVĐH hạn chế 52 34,66 18 36 20 40 14 28Số L, cơ cấu GVĐH chưa đáp ứng tốt 45 30,00 12 24 15 30 18 36Ndung, Ctrình GD chưa phù hợp 93 62,00 33 66 30 60 30 60Môi trường GD bất cập, hạn chế 91 60,66 32 64 28 56 31 62

6 Bạn cho biết, nguyên nhân hạn chếtrong GDĐT P.Triển NNLCLC?Chất lượng tuyển chọn hạn chế 103 68,66 33 66 32 64 38 76Chất lượng GDĐTcòn nhiều hạn chế 83 55,33 30 60 28 56 25 50Chưa tạo ĐK tốt phát triển NNL: 94 62,66 34 68 31 62 30 60Chưa phát huy tốt động lực học tập 102 68,00 35 70 33 66 33 66Ch.Sách đãi ngộ GVĐH chưa thỏa đáng 111 74,00 41 82 36 72 34 68Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường 49 32,66 19 38 18 36 12 24Sự chống phá của các thế lực thù địch 29 19,33 12 24 9 18 8 16

7 Bạn đánh giá thế nào về nhận thức,quan tâm của Đảng, Nhà nước vớiGDĐT phát triển NNLCLC hiện nay?Tốt 87 58,00 28 56 31 62 28 56Chưa tốtBình thường 63 42,00 22 44 19 38 22 44Chưa đúng mứcKhó trả lời

8 Bạn cho biết, nhân tố nào tác độngmạnh đến GDĐT để phát triểnNNLCLC nước ta hiện nay?Tình hình thế giới, khu vực 49/100 49,00 22 44 27 54Tình hình KTXH đất nước 94 94,00 48 96 48 96Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo 79 79,00 40 80 39 78Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 72 72,00 38 76 34 68Quan tâm GDĐT của Đảng, Nhànước

49 49,00 45 90 44 88

QTâm P.T NNL của Đảng, Nhà nước 95 95,00 48 96 47 949 Theo ban, để phát huy GDĐT nhằm

P.Triển NNLCLC hiện nay, cần thực hiệngiải pháp nào?P.Triển số lượng, nâng cao chất lượng độingũ đào tạo NNL trong các trường ĐH

66 44,00 22 44 21 42 23 46

Hoàn thiện ND CT PP Hthức đào tạo 106 70,66 35 70 34 68 37 74Phát huy tính tích cực của SVĐH 109 72,66 38 76 40 80 41 82Đổi mới công tác Qlý, đánh giá kết quả,thực hành trong các trường ĐH

98 65,33 32 64 34 68 32 64

Xây dựng cơ sở GD tiên tiến, pháttriển hệ thống GD ĐT chất lượng cao

76 50,66 28 56 22 44 26 52

Tăng cường hợp tác quốc tế về GDĐT 82 54,66 32 64 21 42 28 56Nâng cao chất lượng GD CTTT 54 36,00 22 44 18 36 14 28

Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Phụ lục 8

SVĐH

Trong đóTổng số ngườiđược hỏi

(150)SVĐHHuế

(100)SVĐHANND

(50)STT Câu hỏi và phương án trả lời

Số ngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

% Số ngườitrả lời

%

Ghichú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (11)

1 Theo bạn, lực lượng nào là NNLCLC ở nước ta hiện nay?Cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi 132 88,00 88 88,00 44 88,00Chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi 135 90,00 90 90,00 45 90,00Lao động lành nghề 143 95,33 94 94,00 49 98,00Cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn 148 98,66 98 98,00 50 100,00

2 Theo bạn, trình độ năng lực của NNLCLC nước ta hiện nay thế nào?Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tốt 43 28,66 32 32,00 11 22,00Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trungbình

81 54,00 54 54,00 27 54,00

Còn nhiều hạn chế 26 17,33 14 14,00 12 24,00Khó trả lời

3 Theo bạn, có hay không tình trạngsau ở NNLCLC nước ta hiện nay?Chảy máu chất xám 92 61,33 62 62,00 30 60,00Chưa được đánh giá đúng 77 51,33 55 55,00 22 44,00Chưa phát huy tốt chuyên môn 81 54, 00 60 60,00 21 42,00Không làm việc đúng chuyên môn 47 31,33 24 24,00 23 46,00Không yên tâm gắn bó với công việc 36 24,00 20 20,00 16 32,00

4 Bạn cho biết, những hạn chế cơ bảncủa NLCLC nước ta hiện nay?Trình độ CM hạn chế so với bậc học 53 35,33 33 33,00 20 40,00Số lượng chưa đủ so với yêu cầu 40 26,66 28 28,00 12 24,00Cơ cấu lĩnh vực, ngành bất cập 32 21,33 22 22,00 10 20,00Trình độ tin học, ngoại ngữ yếu 102 68,00 66 66,00 36 72,00Khả năng hội nhập hạn chế 98 65,33 60 60,00 38 76,00Thiếu người giỏi, ch.gia đầu ngành 108 72,00 68 68,00 40 80,00Hạn chế về phẩm chất CT, Đ Đ, LS 32 21,33 22 22,00 10 20,00

5 Bạn cho biết, hạn chế chủ yếu trongGDĐT P.Triển NNLCLC hiện nay?Chất lượng ĐNGVĐH hạn chế 50 33,33 32 32,00 18 36,00Số L, cơ cấu GVĐH chưa đáp ứng tốt 41 27,33 19 19,00 22 44,00Ndung, Ctrình GD chưa phù hợp 101 67,33 63 63,00 38 76,00Môi trường GD bất cập, hạn chế 96 64,00 62 62,00 34 68,00

6 Bạn cho biết, nguyên nhân hạn chếtrong GDĐT P.Triển NNLCLC?Chất lượng tuyển chọn hạn chế 67 44,66 44 44,00 23 46,00Chất lượng GDĐTcòn nhiều hạn chế 102 68,00 62 62,00 40 80,00Chưa tạo ĐK tốt phát triển NNL: 110 73,33 66 66,00 44 88,00Chưa phát huy tốt động lực học tập 98 65,33 60 60,00 38 76,00Ch.Sách đãi ngộ GVĐH chưa thỏa đáng 114 76,00 72 72,00 42 84,00Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường 53 35,33 32 32,00 20 40,00Sự chống phá của các thế lực thù địch 47 31,33 28 28,00 19 38,00

7 Bạn đánh giá thế nào về nhận thức,quan tâm của Đảng, Nhà nước với

GDĐT phát triển NNLCLC hiện nay?Tốt 28 28,00 20 40,00Chưa tốt 12 12,00 8 16,00Bình thường 55 55,00 22 44,00Chưa đúng mức 5 5,00Khó trả lời

8 Bạn cho biết, nhân tố nào tác độngmạnh đến GDĐT để phát triểnNNLCLC nước ta hiện nay?Tình hình thế giới, khu vực 72 48,00 44 44,00 28 56,00Tình hình KTXH đất nước 134 89,33 90 90,00 44 88,00Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo 128 85,33 88 88,00 40 80,00Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 96 64,00 66 66,00 30 60,00Quan tâm GDĐT của Đảng, Nhànước

136 90,66 92 92,00 44 88,00

QTâm P.T NNL của Đảng, Nhà nước 139 92,66 95 95,00 46 92,009 Theo ban, để phát huy GDĐT nhằm

P.Triển NNLCLC hiện nay, cần thực hiệngiải pháp nào?P.Triển số lượng, nâng cao chất lượng độingũ đào tạo NNL trong các trường ĐH

82 54,66 33 33,00 29 58,00

Hoàn thiện ND CT PP Hthức đào tạo 110 73,33 75 75,00 35 70,00Phát huy tính tích cực của SVĐH 108 72,00 70 70,00 38 76,00Đổi mới công tác Qlý, đánh giá kết quả,thực hành trong các trường ĐH

96 64,00 62 62,00 34 68,00

Xây dựng cơ sở GD tiên tiến, pháttriển hệ thống GD ĐT chất lượng cao

89 59,33 55 55,00 34 68,00

Tăng cường hợp tác quốc tế về GDĐT 84 56, 00 53 53,00 31 62,00Nâng cao chất lượng GD CTTT 47 31,33 34 34,00 13 26,00