106
HÀ NGUYỄN

HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

HÀ NGUYỄN

Page 2: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

HÀ NGUYỄN

GIỚI THIỆU

VÉ BIỂN, ĐÁOViét Nam

(Tái bản có chỉnh sửa)

NHẢ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÂ TRUYỀN THÔNG

Page 3: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

LỜI GIỚI THIỆU

Nằm bên bờ Thải Bình Dương lộng gió, tựa vững chắc vào bán đảo Đông Dương (Indochina), hướng thảng ra Biển bông, trong suốt chiều dài lịch sử, biển đảo luôn là một phần máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam Từ nghìn

Nca, biển, đảo đã gắn liền với đời sống và tâm thức của hầu hết °àc cộng đồng cư dân sinh sổng trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tlên trình phát triển của dân tộc, biển, đảo luôn gắn với những •nôc son lịch sử vẻ vang.

Hiểu biết về biển, đảo quê hương, thấu hiểu những dấu ấn cùa biển, đảo trong lịch sử - văn hỏa Việt Nam, cũng như nhận thức được vai trỏ, vị trí và ý nghĩa của biển, đảo trong thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không chỉ là tri thức cần thiết, mà còn là nghĩa vụ, là lương tri để gây dựng nơi tóp người Việt Nam hôm nay niềm tin tưởng sầu sắc và quyết tâm tiếp nổi truyền thống của bao lớp ông cha đi trước. Đỏ là hành trang cho các thể hệ trong quá trình khai thác gìn giữ và hào vệ biển, đảo quê hương, đưa Việt Nam nhanh chóng và đình đạc hội nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế trong bối °ảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

3

Page 4: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Cuốn sách nhỏ này sẽ cố gắng thâu tóm, bao quát, giới thiệu một so vẩn đề chỉnh liên quan đến biển, đảo Việt Nam, nhằm mang đến những tri thức cơ bản nhất về biển, đảo quê hương mà mồi người Việt Nam hôm nay không thể không biết.

Cùng những người biên soạn đầy tâm huyết, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng đưa tập sách “Giới thiệu về biển đảo Việt Nam ” đến tay bạn đọc. Quả trình biên soạn sẽ khỏ tránh khỏi khiếm khuyết, bất cập, chủng tôi rẩt mong nhận được những ỷ kiến đỏng góp quỷ báu, để có thể kịp thời bổ sung„ sửa chữa và phục vụ độc giả được tổt hơn nữaỊ

Xin trân trọng cảm ơn!

NHÀ XUÁT BẢN

THÔNG TIN VÀ TRUYÊN THÔNG

4

J

Page 5: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Chương 1

VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA BIEN, đ ả o v iệ t nam TRONG BIỂN ĐÔNG

1. Vị trí các vùng biển, hải đảo Việt Nam

L /. Điểu kiện tự nhiên Biển Đông

u . l . Vị trí

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3° vĩ Bắc đến 26° vĩ Bắc và từ 100° kinh Đông đến 121° kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh

5

Page 6: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, vói nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.

Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trựờng Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

1.1.2. Địa hình đáy Biển Đông

Tại hầu hết các đại dương và biển trên thế giới đều tìm thấy 8 dạng địa hỉnh đáy chủ yếu: (1) thềm lục địa, (2) sườn lục địa, (3) chân lục địa, (4) lòng chảo biển, (5) các cung đảo,(6) các rãnh sâu, (7) các đồi ngầm và (8) các dãy núi ngầm. Đáy Biển Đông cũng có những dạng địa hình tương tự.

+ Thềm lục địa Biển Đông chiếm hơn 50% diện tích, phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 200 m.6

Page 7: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

+ Sườn lục địa chiếm khoảng 25%, diện tích còn lại phân bô ở độ sâu lớn hon 2.000 m và thuộc lòng chảo trung tâm, các rãnh sâu, các bãi cạn, các cung đảo và các dãy núi ngầm.

+ Giữa phần trũng sâu phía Bắc và phía Nam Biển Đông được nối sâu với nhau bằng một máng sâu trung tâm, rìa các trũng sâu là các dãy núi ngầm.

ỉ. 1.3. Chế độ nhiệt muổi Biển Đông

Nhiệt độ và độ muối (độ mặn) là hai đặc trưng vật lý cơ bản nhất của nước biển chi phối mọi quá trình thủy nhiệt động lực biển, đồng thời đảm bảo tồn tại và phát triển đời sống sinh vật trong biển. Khác với nước trên lục địa, nước biển được đặc trưng bởi độ muối. Độ muối trung bình của nước đại dương thế giới là 35 phần nghìn (có 35 gam chất khoáng rắn hòa tan trong 01 kg nước biển). Sự biến đổi của độ muối phụ thuộc vào nhiệt độ nước, chế độ khí tượng trên biển, vị trí địa lý và các quá trình động lực biển. Độ muối của lớp nước mặt Biển Đông biến động từ 32 đến 34,5 phần nghìn (trừ vùng cửa sông). Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển Đông, nơi có sự giao lưu với khối nước Thái Bình Dương qua eo biển Basi và eo biển Đài Loan, ít chịu ảnh hưởng của nước lục địa và quá trình bốc hơi mặt biển mạnh. Tháng có độ muối cao là tháng 1 đến tháng 3. Khu vực độ muối thấp là vùng ven bờ do tác động mạnh của dòng nước lục địa. Thời kỳ độ muối giảm thấp nhất là mùa hè, tháng 7 - 8 do mưa nhiều trên mặt biển và nước lục địa đổ ra với khối lượng lớn.

7

Page 8: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Phân bố nhiệt - muối của nước biển phản ánh cấu trúc khối nước và chế độ động lực nước biển. Lớp nước mặt của Biển Đông tồn tại các khối nước là khối nước lạnh và nhạt ven bờ, khối nước ngoài khơi Đông Bắc và ngoài khơi Nam Biển Đông, khối nước trồi mùa hè. Giữa các khối nước là các íront thủy văn với đặc trưng gradient ngang nhiệt, muối rất lớn. Các đàn cá thường tập trung gần các íront thủy văn, sự biến động của front dẫn đến sự di cư của các đàn cá khai thác và các loại hải sản.

1. ỉ. 4. Dòng chảy Biển Đông

Dòng chảy lóp nước mặt Biển Đông là kết quả của quá trình tương tác biển - khí quyển. Dòng chảy quan trắc được trên mặt biển là tổng hợp của ba dòng chảy thành phần: dòng chảy gió, dòng chảy địa chuyển và dòng chảy thủy triều. Hai thành phần đầu rất khó xác định, có thể sử dụng các số liệu đo thực tế và mô hình toán học để định lượng chúng. Kết họp cả hai phương pháp chúng ta đã xây dựng được bản đồ chế độ dòng chảy Biển Đông đặc trưng cho hai mùa (mùa đông và mùa hè), phản ánh những quy luật cơ bản của hoàn lưu lớp nước mặt dưới tác động của chế độ gió mùa. Tại Vịnh Bắc Bộ, một hoàn lưu xoáy thuận luôn luôn tồn tại và một dòng mạnh hướng về Nam dọc theo bờ biển (trong mùa đông dòng chảy này xâm nhập sâu xuống vùng biển Bình Thuận và xa hơn). Vào mùa hè, dưới tác động của gió mùa Tây Nam đã hình thành dòng chảy mạnh Tây Nam dọc theo bờ Biển Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ lên phía Bắc và gặp dòng chảy từ 8

Page 9: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

phía Bắc xuống ở khoảng 16° Nam, sau đó chúng lệch hướng về phía Đông ra vùng biển trung tâm tạo các xoáy quy mô lớn ở phần phía Bắc và phía Nam Biển Đông.

1. 1.5. Thủy triều Biển Đông

Chế độ thuỷ triều Biển Đông là kết quả của sóng thuỷ triều truyền từ Thái Bình Dương và một phần từ Ấn Độ Dương qua các eo biển lớn và bị chi phối bởi các dạng địa hình phức tạp của biển. Thuỷ triều Thái Bình Dương có bản chất bán nhật triều, khỉ truyền vào Biển Đông trở thành nhật triều là chủ yếu và biên độ tăng lên đáng kể. Nhật triều đều điển hình quan trắc thấy ở Hòn Dấu (Hải Phòng) và Hồng Gai (Quảng Ninh), đó là khu vực có biên độ triều lớn nhất Biển Dông (4 m). Chế độ thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng và luôn biến động. Ở đây có thể quan trắc thấy cả bốn dạng thuỷ triều: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.

1.2. Các khu vực biển, đảo, thềm Ịục địa Việt Nam trong Biển Đông

Biển, thềm lục địa và hải đảo nước ta nằm trong Biển Dông có nhiều khu vực khác nhau, nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ý hơn là Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác.

1.2.1. Vịnh Bắc BộVịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông, được bao

bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía9

Page 10: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Tây; bởi lục địa Trung Quốc ở phía Bắc; bởi bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng kinh tuyến 105°36’ Đông đến khoảng kinh tuyến 109°55’ Đông, trải dài từ vĩ tuyến 21°55’ Bắc đến vĩ tuyến 17°10’ Bắc. Diện tích khoảng 1-26.250 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km.

Vịnh Bắc Bộ là vịnh tương đối nông, độ sâu trung bình khoảng từ 40 - 50 m, nơi sâu nhất khoảng 100 m; đáy biển tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam ra biển khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70 m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ vịnh khúc khuỷu và ven bờ có nhiều đảo. Phần vịnh phía Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ có diện tích 2,5 km2 cách đất liền Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km. Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn) và tiềm năng dầu khí.

Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài: Cửa phía Nam ra trung tâm Biển Đông, nơi hẹp nhất rộng khoảng 240 km, cửa phía Đông qua eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam) ra phía Bắc Biển Đông, nơi hẹp nhất khoảng 18 km.

1.2.2. Vịnh Thái LanVịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông,

được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xia.

10

Page 11: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Vịnh Thái Lan có diện tích khoảng 293.000 km2, chu vi khoảng 2.300 km, chiều dài vịnh khoảng 628 km. Đây là một vịnh nông, nơi sâu nhất chỉ khoảng 80 m. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567 km2.

Vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn) và có tiềm năng dầu khí lớn mà hiện nay các nước liên quan đang tiến hành thăm dò, khai thác.

1.2.3. Các đảo và quần đảò

Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, sổ còn lại phân bố ở khu vực biển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông.

Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:

- Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ...

11

Page 12: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh té - xã hội. Đó là các đảo như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc...

- Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng), huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) v.v.

* Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong một phạm vi từ khoảng kinh tuyến 111° Đông đến 113° Đông; từ vĩ tuyến 15°45’Bắc đến 17°15’ Bắc, ngang với Huế và Đà Nang, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông, trên con đường biển quốc tế từ châu Âu đến các nước ở phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước châu Á với nhau.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ánh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn...

12

Page 13: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam là quần đảo Trường Sa, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, khoảng từ vĩ tuyến 6°30’ Bắc đến 12° Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111°30’ Đông đến 117°20’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.

Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao từ 4 đến 6m lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2).

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta mà còn là một vùng có trữ lượng tài nguyên khá lớn, có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với đất nước ta. Trước hết, hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn đông của đất nước, cũng như các vùng biển và bờ biển của Việt Nam. về kinh tế, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu khí.

13

' T w 9EV • t.m*',' •!’ t /W v’

Page 14: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đào Hừu Nhật (Quần đảo Hoàng Sa)

14

Page 15: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đảo Lười Liềm (Quần đảo Hoàng Sa)

\5

Page 16: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Cột hải đăng trên đảo Hoàng Sa (1937)

2. Vai trò của biển, đảo Việt Nam

2.1. Biển, đảo là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển đất nước

2.1.1. Tài nguyên sinh vật

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến trên 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

Biển Việt Narri có trên 2.458 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. 16

Page 17: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có trên 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được nhiều người ưa thích như: mực, hải sâm...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta cũng vô cùng phong phú: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến.:*.

Ngoài động vật, biển. Việt Nam còn cung cấp cho con hgười nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm êiàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trông, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên nó sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai. Hiện nay, trên thế giới trồng và khai thác khoảng 2 triệu tấn tong biển tươi.

2.1.2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tâm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định dược tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, t*hú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Vũng Tư - Vũng Mây... khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài ra, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, dang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

17

Page 18: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại sáu khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, và PM3 (Bunga Kekwa).

Vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, ngoài ra ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen. Điều cần lưu ý là lĩnh vực ứng dụng các nguyên tố đất hiếm rất phong phú và đa dạng. Trong luyện kim người ta chế tạo những vật liệu đặc biệt cho ngành hàng không, vũ trụ và cho các lò phản ứng hạt nhân. Trong điện tử tin học, trong kỹ thuật điện và ánh sáng (phát quang), trong các ngành gốm, sứ, hoá chất... đều có sử dụng đất hiếm.

2.1.3. Tài nguyên giao thông vận tài -

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

18

Page 19: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Án Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến An Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Dasi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của ^hật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa ^hi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến ôtx-trây-lia và

Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình u ương đêu có các hoạt động thương mại hàng hải rât mạnh tfên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất *rên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

ỉ .4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa ^ậng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và cáp đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du ^ch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long đlíỢc UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, tr°ng đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách

19

Page 20: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nang, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

Biển Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển các loại hình du lịch hiện đại như:

+ Nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, tham quan có thể ở đất liền, có thể ở ngoài đảo.

+ Du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước.

+ Du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền..., có thể tổ chức các loại thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm.

+ Dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.2.2. Biển, đảo đóng vai trò quan trọng trong lịch sử dựng

nước và giữ nướcTrong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt

Nam, truyền thuyết về Lạc Long Quân dẫn 50 người con

20

Page 21: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta không chỉ gắn bó với đất liền mà còn gắn bó với biển khơi. Đó là tư duy sơ khai vê quá trình chinh phục biển của người Việt cổ. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta 'hì gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện làm ăn Slnh sông. Quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được thtt thấy ở Tràng Kênh - Việt Khê (Hải Phòng) với hơn 100 hiện vật tùy táng bằng đồng thau, trong đó có trống đồng đã chứng minh điều ấy.

Thực chất của quá trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là ^ột quá trình lấn biển theo hai hướng: từ núi xuống (lấn biển) và ngược lại, từ hướng biển lên (biển lấn). Có những nhóm nẽười thời biển tiến toàn là cư dân ven biển, nhưng sang đến thời kỳ cách đây 4.000 - 5.000 năm, theo đà biến thoái, họ đã Nghiễm nhiên trở thành cư dân nội địa, cư dân của vùng đồngLì°ang trù phú, phì nhiêu. Đó là một trong những nét độc đáo thể hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng thrớc, trong đó có cư dân của nước Văn Lang.

Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối cùng của 'luận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ắp, đã có những mối giao lưu rộng rãi với Án Độ. Cư dân của Óc Eo đã có những mối liên hệ xa hằng đường biển đến tận vùng Địa Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu

21

Page 22: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

thế về sức mạnh biển, những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao công tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời Ngô Quyền và sau này là Đinh Tiên Hoàng, 3 ừong 7 quận của nước ta đã khôi phục được nền độc lập, tự chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định - Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo của Việt Nam.

Các triều đình phong kiến nước ta đã chăm lo đến việc bảo vệ và thực thi chủ quyền và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và hải đảo của mình. Thời Lý đã thiết lập những Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm 1426) đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo... để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta. Thời chúa Nguyễn đã thành lập các Đội Hoàng Sa. Hàng năm, triều đình thường chọn 70 suất dân ở Cù Lao Ré sung vào Đội này nhận nhiệm vụ của Vua giao ra Hoàng Sa để bảo vệ, quản lý và khai thác.

Thủy quân Lạc Việt đã từng đứng vào bậc nhất, nhì ở Đông Nam Châu Á. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn

22

Page 23: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

năm của dân tộc Việt Nam, trên sông biển đã hình thành nên tthừng trận thủy chiến oanh liệt như: chống giặc Quỳnh Châu từ phía Bắc, diệt Hồ Tôn từ phía Nam (thời Hùng Vương); 9uân thủy Lê Chân làm khiếp đảm quân thủy địch ở vùng biển Tải Phòng ngày nay (thời Hai Bà Trưng); chặn đánh Trần Bá Tiên ở Tô Lịch, Hồ Điển Triệt, Đầm Dạ Trạch (thời Lý Nam Tế); đánh quân Đường, vây thành Đại La (thời Mai Thúc Toan); trận Bạch Đằng lần thứ nhất - năm 938 (thời Ngô Quyền); trận Bạch Đằng lần thứ hai - năm 981 (thời Lê Toàn); náo động Châu Khâm, Châu Liêm - năm 1075, chặn tìửng quân địch ngoài biển - năm 1077 (thời Lý). Đặc biệt, là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba - năm Ỉ288, quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn thiên tài, đã lập được chiến công vang dội nhất trên dòng sông Tạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy sáu vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, buộc Thoát Hoan phải rút quân chạy trốn về nước. Những nhân vật lài giỏi về hoạt động trên sông biển như Trần Khánh Dư, Yết Tiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Thoái... đã lập công xuất sắc, làm rạng rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta.

Thế kỷ thứ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ thứ Tvili5 thủy quân Việt Nam cũng chiến thắng các đội thủy 9uân xâm lược của chủ nghĩa tư bản châu Âu như đánh thắng hạm đội của thực dân Tây Ban Nha năm 1595, hai lần đánh thắng hạm đội của thực dân Hà Lan trong các năm 1642,

23

Page 24: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

1643; đánh thắng hạm đội của thực dân Anh năm 1702. Thời kỳ Tây Sơn (thế kỷ XVIII), Nguyễn Huệ đã tổ chức phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng được một đội quân thủy hùng mạnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Quân thủy Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến là nhà Trịnh (Đàng Ngoài) và nhà Nguyễn (Đàng Trong), chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy quân thủy tiến công và chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử. Các chiến binh Việt Nam thuộc các triều đại có truyền thống chiến đấu giỏi ở trên biển, trên sông và luôn có sự phối họp chặt chẽ giữa lực lượng dưới nước và lực lượng trên bờ. Những trận thủy chiến ở trên sông, biển đã diễn ra hét sức oanh liệt mà ngày nay đã được khái quát là "truyền thống Bạch Đằng" chống ngoại xâm.

Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo vệ chủ quyền nước ta, các tổ chức dân quân ở các làng xóm, thôn xã ven biển được khẩn trương xây dựng. Quân và dân ta vừa bám sông, bám biển, đánh chìm nhiều tàu thuyền của địch, vừa lợi dụng sông biển để tổ chức vận tải phục vụ kháng chiến. Dọc tuyến vận tải ven biển, những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ vận tải đường biển được tổ chức, nhất là đội vận tải đường biển của Liên khu V trong những năm cuối của cuộc kháng chiến đã phát triển đến 200 người với 130 chiếc thuyền, trong đó có khoảng một nửa là thuyền lớn - chở được 15 đến 20 tấn. Từ

24

Page 25: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

năm 1948 đến 1954, đội vận chuyển được gần 3.000 tấn hàng hóa các loại cho các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cửu nước (thế kỷ XX), quân và dân ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn cả trên đất liền và trên sông biển, tiến tới giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước. Hải quân nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường hiển, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và nhân hân ven biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông đã góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đã trở thành huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.

Biển Việt Nam là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng - an ninh của đất nước. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng khoảng 50 km (tỉnh Quảng Hình), nên việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiến lược. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy qua các miền của đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc, cắt ngang các tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam. Ở nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển. Hệ

25

Page 26: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lóp, với thế bố trí chiến lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước ta. Đổng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực.

Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Ngày trước ta chi có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó".

26

Page 27: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Bản vẽ kỹ thuật thuyền buồm và một sổ vật dụng dùng để đi Hoàng Sa

27

Page 28: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Toàn cảnh cơ sở hành chỉnh và kỹ thuật trên đảo Hoàng Sa (1938)

Đơn vị lính bảo an người Việt được cử ra trấn đóng tại đảo Hoàng Sa (1938)

28

Page 29: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đảo Nam Yết (Quần đảo Trường Sa)

Đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa)

29

Page 30: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đảo Song Tử Đông (Quần đảo Trường Sa)

30

Page 31: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Bia thời Chính quyền Sài Gòn xây dựng (1956) tại Quần đảo Trường Sa

Ịị

31

Page 32: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Page 33: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Chương 2

BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN LỊCH sử VÀ VĂN HÓA

1. Biển, đảo trong tâm thức Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Thái Bình Dương, ôm trọn phần phía Đông của bán đảo Đông Dương (Indochina), tiếp liền với &iển Đông. Trong suốt dọc dài lịch sử, biển đảo không chỉ là chiến lũy thiên nhiên mà còn là một bộ phận hữu cơ của tổng thể lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Từ nghìn xưa, phần nhiều các cộng đồng tộc người sinh sông ừên lãnh thổ Việt Nam hiện nay vẫn coi biển, đảo như một Phần không thể tách rời, cả trong đời sống và tâm thức của tttình. Tuy biển cả không phải lúc nào cũng hiền hòa và hải đảo có phần xa xôi, nhưng lóp lớp các thế hệ người Việt Nam từ xưa dến nay vẫn nương tựa và hòa hợp với thiên nhiên để sinh tồn và Phát triển.

Cũng như ở rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới, lịch sử Việt Nam cũng bắt đầu bằng những câu chuyện thấm đẫm yếu tố huyền hoặc, với các huyền thoại, huyền tích, ký ức dân gian... Để tìm hiểu về những thời kỳ xa xưa của lịch sử, các lớp y nghĩa được bóc tách từ trong những huyền thoại, huyền tích,

33

Page 34: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

tri thức bản địa và ký ức dân gian là một phần quan trọng, ẩn chứa nhiều thông tin quý giá.

Từ rất xa xưa, nhân dân ta đã có sự gắn bó mật thiết với biển, đảo trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài, gian lao của mình. Bởi vậy, những dấu ấn của “biển” hiện diện phổ biến và bền vững trong cuộc sống của tổ tiên người Việt Nam. Đó là những hình trang trí trên mặt và tang các trống đồng Đông Sơn. Đó là tâm thức biển qua câu chuyện khởi nguồn Lạc Long Quân - Âu Cơ, trong đó vị thủy tổ của người Việt là Lạc Long Quân có nguồn gốc Rồng ở biển. Sau đó, ngay trong buổi đầu dựng nước, sau khi kháng chiến thất bại trước cuộc tiến quân xâm lược của Triệu Đà, An Dương vương Thục Phán đã được Thần Kim Quy rẽ nước để trờ vê trong lòng biển cả bao la. Đó còn là chuyện người xưa xăm hình thuồng luồng (giao long) trên cơ thể. Đó là những ngôi nhà hình thuyền và hình ảnh các trận hải chiến được mô tả trong nhiều bản trường ca của đồng bào một số tộc người thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên vốn sinh sống rất xa bờ biển... Những huyền tích này càng nói lên nhiều điều hơn nữa khi giới khảo cổ học đã phát hiện được ở nhiều hải đảo trên Biển Đông có dấu tích con người sinh sống từ hàng ngàn năm trước Công nguyên.

Huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt cổ là truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, “con Lạc cháu Hồng”. Cân chuyện này đã dược ghi lại thành văn bản lần đầu tiên à

34

Page 35: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

“Truyện họ Hồng Bàng” trong sách Lĩnh Nam chích quáf* l) từ thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVIII), huyền thoại này chính thức được đưa vào chính sử của quốc gia Đại Việt trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư^2\ Theo huyền thoại này, Âu Cơ là Tiên ở trên núi xuống, đã kết duyên với Lạc Long Quân từ dưới biển lên, sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai, về sau chia đôi, 50 con trai theo mẹ lên núi và tôn người con trai trưởng lên làm vua (tức là vua Hùng đầu tiên), lập ra nước Văn Lang - quốc gia cổ đại Sơ khai của người Việt; còn 50 người con trai khác theo cha Xuống lập nghiệp nơi miền biển cả. Ngay từ buổi khởi đầu, một nửa của dân tộc (50 người con trai và bố Lạc Long Quân) đã đi về phía biển, chọn biển, đảo làm nơi đứng chân, sinh sống, lập nghiệp.

Huyền thoại khởi nguyên luận của người Mường là câu chuyện nàng Hưu Ngu và chàng Cá. Câu chuyện này kể rằng nàng Hưu Ngu (Âu Cơ) kết duyên với chàng cá (Long Vương) sinh ra 100 người con, về sau 50 người con theo mẹ lên núi sinh ra dòng vua áo Chàm (tức người Mường), 50 người con theo cha xuống biển sinh ra dòng vua áo Vàng (tức người Kinh)(3).

111 V ũ Q u ỳ n h , K i ề u P h ú , Lĩnh Nam chích quái ( b ả n đ ị c h ) , N x b V ă n h ó a , H à N ộ i , 1 9 6 0 . <2) N g ô S ĩ L i ê n ( v à c á c s ử t h ầ n t r i ề u L ê ) , Đ ại Việt sừ ký toàn thư ( b à n d ị c h ) , T ậ p

I , N x b K h o a h ọ c x ã h ộ i , H à N ộ i , 1 9 9 8 .n ’ D ầ n t h e o T r ầ n Q u ố c V ư ợ n g , M ấy nét khái quát lịch sứ cồ xưa về cái nhìn về

biến cùa Việt Nam, i n t r o n g T r ầ n Q u ô c V ư ợ n g , C a o X u â n P h ô ( C h ú b i ê n ) ,

35

Page 36: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Huyền thoại khởi nguyên luận của người Tày - Thái cổ là câu chuyện về cặp đôi Chim/Rắn, cũng có những nét tưomg đồng kỳ lạ với huyền thoại khởi nguyên của người Việt và người Mường(1).

Tiến xa hơn về phía Nam, truyền thuyết của người dân Khadé trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên kể rằng sau thời kỳ đất run với trời (làn mbliư hông adrê), đất tách làm nhiều mảnh, có mảnh bị chìm, họ có nhiều bà con bơ vơ trên các mảnh đất giữa trùng dương (plao k’si). Những người Ê Đê trên dãy Trường Sơn két bè bằng tre nứa, thả xuống biển, theo dòng nước trôi đi, tìm thân bằng quyến thuộc. Có những người theo dòng nước ngược trở về. Có những người thích ở lại hải đảo(2).

Truyền thuyết lập quốc của các cư dân Phù Nam cổ (Nam Bộ) cho biết rằng một người có tên là Hỗn Điền (Kaundinya) đi thuyền đến bờ biển Phù Nam, thể hiện uy lực của mình rồi kết hôn với Liễu Diệp (Nagi Soma) là con gái của Naga, nữ vương người bản địa. Sau đó, Hỗn Điền (Kaundinya) và Liễu Diệp (Soma) trở thành thủy tổ của dòng các vua thống trị

Biến vớ i người Việt cô (cái nhìn về biển thời tiền sử và sơ sử của các cư dân trên đấ t Việt Nam trong bối cảnh đại đồng văn Đ ông Nam Á), N x b V ă n h ó a t h ô n g t i n , H à N ộ i , 1 9 9 6 , t r . 7 .

(1J D a n t h e o T r ầ n Q u ố c V ư ợ n g , M ấy nẻt khải quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn vê biến cùa Việt N am , i n t r o n g T r ầ n Q u ố c V ư ợ n g , C a o X u â n P h ổ ( C h ủ b i ê n ) , Biến với người Việt cổ (cái nhìn về biển thời tiền sử và sơ sử của các cư dân trên đấ t Việt Nam trong bố i cành đại đồng văn Đ ông Nam Á), S đ d , t r . 7 .

(2) Tập san Sử Đ ịa , s ố 2 9 (Đ ặc khảo về H oàng Sa và Trường Sa), t h á n g 3 n ă m 1 9 7 5 , t r . 4 1 - 5 3 .

36

Page 37: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Vương quốc Phù Nam, cũng là tổ tiên của những cư dân bản địa trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết giới nghiên cứu huyền thoại học thế giới khi nghiên cứu về huyền thoại khởi ttguyên luận của các dân tộc đã chứng minh rằng mô-típ huyền thoại này có cốt lõi chung cho cả miền châu Á - Thái Bình thương, kéo dài cho đến tận châu úc (Ôtx-trây-lia) xa xôi(1).

Trong tác phẩm Au pays des rites et des superstitions (Vào xứ dị đoan và nghi lễ), học giả Baudesson khẳng định tăng tri thức bản địa của những người dân tộc thiểu số ở Trường Sơn (Việt Nam) cho thấy họ thực sự biết đến sự hiện hữu của các dòng hải lưu trên Biển Đông (Les primitifs connaissent 1’existence des courants marins)(2).

Đồng thời, khi nghiên cứu về các tộc người trong khu vực E^ông Nam Á, các nhà nghiên cứu nhân chủng học đã có một Phát hiện quan trọng là tộc người Dayak ở các vùng Boméo, (gorote, Iíugao (Phi-líp-pin) có huyết thống gần gũi với cộng tiông dân tộc thiểu số ở Trường Sơn (Việt Nam)(3).

Ngoài ra, giữa ngôn ngữ của đồng bào một số dân tộc ở Tây Nguyên (Việt Nam) với các dân tộc khác trên những quốc đảo ở Thái Bình Dương còn có nhiều điều tương đồng lý thú.

j T r ầ n Q u ố c V ư ợ n g , Việt Nam - Đ ông Nam Ả - Australỉa: một tiếp cận văn hóa học , b à i i n t r ê n b á o Thế thao văn hỏa n g à y 7 t h á n g 1 0 n ă m 1 9 8 9 , t r . 1 4 .

2) Tập san Sử Đ ịa , s ố 2 9 ( Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa ) , t h á n g 3 n ă m 1 9 7 5 , t r . 4 1 - 5 3 .

) Tập san Sử Địa, s ố 2 9 , S đ d , t r . 4 1 - 5 3 .

37

Page 38: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), một số người Phi-líp-pin đến làm việc ở Phan Rang, nghe người Chăm, người Thượng ở đây nói chuyện, bỗng dưng hiểu được, rồi họ trực tiếp đối thoại với nhau một cách dễ dàng. Một sự việc lạ lùng khác là những nhà khoa học người Pháp khảo cứu ngôn ngữ Rhadé ở Tây Nguyên (Việt Nam) nhận thấy rằng trong vốn ngôn ngữ của tộc người này có những từ ngữ chuyên môn về hàng hải mà ngày nay chính bản thân những người Rhadé cũng không còn biết dùng vào việc gì(1). Gần đây, Yngông Niekdam, Nguyên Chú nhiệm ủy ban Dân tộc của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã từng nói chuyện với một nhân viên hàng không In-đô-nê-xiabằng chính tiếng Êđê của mình(2).

Từ những câu chuyện xa xưa được lưu truyền trong thẳm sâu tâm thức cộng đồng dân tộc Việt Nam có thể nhận thấy cư dân sống trên dải đất hình chữ s này từ rất lâu đã quen thuộc với biển, đảo. Những sự tương đồng về huyền thoại khởi nguyên luận, đặc điểm ngôn ngữ và nhân chủng... của nhiều tộc người trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cũng như sự gần gũi với những tộc người thuộc nhiều quốc gia Đông Nam Á cho thấy từ rất xa xưa đã có những dòng người di cư từ đất liền ra biển và từ biển vào sâu trong đất liền, mà vùng duyên hải Việt Nam là một tâm điểm của những hoạt động chuyển

< u Tập san Sừ Đ ịa, s ố 2 9 , S đ d , t r . 4 1 - 5 3 .i2> N g ô V ă n M i n h , Biên, dáo trong lịch sứ dựng nước và g iữ nước cùa dân tộc

Việt Nam, T ạ p c h í L ị c h s ử q u â n s ự , s ố 3 n ă m 2 0 0 9 .

38

Page 39: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

cư đó(1). Sự giao lưu này đã được phản ánh và lưu truyền trong ký ức dân gian, trở thành các huyền thoại, ăn sâu vào trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của nghề đi biển, các hoạt động' đánh cá, đóng thuyền và giao thương quốc tế trên biển của các cộng đồng tộc người Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước càng khẳng định rõ ràng vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của biển, đảo đối với lịch sử và văn hóa ^iệt Nam.

Càng về sau trong dọc dài lịch sử, việc đi lại, trao đổi, tiếp xúc giữa các cộng đồng cư dân sinh sống ven biển và trên &iển Đông, giữa cư dân lục địa với cư dân hải đảo trở nên thường xuyên hơn nhờ sự tiến bộ của các phương tiện và kỹ thuật đi biển. Trải qua thời gian, vượt qua bao biến thiên của lịch sử, mối quan hệ giao lưu đó đã để lại những dấu ấn sâu dậm và bền vững trong ký ức dân gian của các cộng đồng cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam hiện nay. Dấu ấn đó dược lớp lớp các thế hệ thuộc những cộrrg đồng tộc người khác nhau bảo lưu và trao truyền đời này qua đời khác, để đến hôm nay vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức của người Việt l^am nói riêng, trong lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung dhững hình ảnh đậm nét dấu ấn của biển, đảo (Biển Đông).

T r ầ n Q u ố c V ư ợ n g , C a o X u â n P h ổ ( C h ủ b i ê n ) , Biến với người Việt cổ (cái nhìn về biến thời tiền sừ và sơ sử của các cư dân trên đăt Việt Nam trong bôi cảnh đại đồng văn Đông Nam Ả), S đ d , t r . 2 9 8 .

39

Page 40: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Thấu hiểu những dấu ấn của biển, đảo ừong lịch sử - văn hóa Việt Nam, cũng như nhận thức được vai trò, vị trí và ý nghĩa của biển, đảo trong thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc sẽ là một nền tảng tinh thần quan trọng, là vốn quý để người Việt Nam hôm nay tin tưởng, tiếp nối truyền thống của bao lớp người đi trước trong quá trình nhận thức và hành động nhàm đưa Biển Đông trở thành một cầu nối để Việt Nam nhanh chóng và đĩnh đạc hội nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế như ông cha ta đã từng làm được trong quá khứ.

2 Quá trình vươn ra và làm chủ biển* đảo que hương

2 1 Từ tầm nhìn và cách úng xfe với biển, đảo quê hương cùa người Việt Nam...

Cư dân Việt cổ từ xa xưa đã cỏ mối quan hệ gần gũi với biển đảo. Những phát hiện gần đây của các ngành nhân chủng học ngôn ngữ học và khảo cổ học đã chứng thực khá rõ ràng điều này.

Những cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy “Trống đồng Đông Sơn” của các cộng đồng người Việt cổ với nhiều họa tiết minh họa các tri thức về biển đã được tìm thấy ngày càng nhiều không chỉ trong lục địa Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan), phía Nam Trung Quốc, mà còn tìm thấy ở vùng Đông Nam A hải đảo (Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia...) cho đến tận đảo paques xa ngoài khơi Thái Bình Dương... Tât cả những điều này cho thây mối quan hệ gàn gũi, sự giao lưu

40

Page 41: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

thân thiết giữa cư dân Việt cổ trên lãnh thổ Việt Nam với những cư dân của biển.

Trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, nhiều mốc lịch sử hết sức quan trọng gắn liền với vai trò các vùng biển đảo của Tổ quốc. Sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa đặc biệt, then chốt, mang tính mở đầu cho cả một kỷ nguyên mới của dân tộc.

Khi Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết, Ngô Quyền - một bộ tướng và cũng là con rể của Dương Dinh Nghệ « đà tạp hợp lực lượng, từ Ái Châu (Thanh Hóa) tiến quân ra Giao Châu (Bắc Bộ) trừng trị Kiều Công Tiễn. Trước khí thế rầm rộ cúa đạí quần Ngô Quyền vả sự bẩí bình của nhân dân, Kiều Công Tiặn đã cử người sang nước Nam Hán (Trung Quốc) cầu cứu. Chớp thời cơ, quân Nam Hán dưới sự chỉ huy của Hoằng Tháo đã theo đường ven biển tiến về phía cửa sông Bạch Đằng để vào nước ta. Với những hiểu biết sâu sắc về thủy triều và tầm quan trọng chiến lược của các cảng biển vùng vịnh Bắc Bộ, Ngô Quyền đã sử dụng chiến thuật cắm cọc gỗ đàu bịt sắt nhọn xuống sông Bạch Đằng, nhằm ngăn giữ thuyền giặc khi nước triều xuống trong cuộc quyết chiến chiến lược với giặc ngoại xâm. Chiến thuật này đã hoàn toàn thắng lợi khi hầu như toàn bộ đạo binh thuyền của địch đều thủng vỡ tan tành. Tướng giặc là Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân. Cuộc tiến quân xâm lược nước ta của nhà Nam Hán thất bại hoàn toàn.

41

Page 42: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 với vai trò quan trọng của vùng cảng biển Bắc Bộ đã ghi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, kết thúc thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỹ mới cho dân tộc: thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ.

Trong lịch sử thành văn của quốc gia - dân tộc Việt Nam, hoạt động ngoại giao trên Biển Đông đã được chính thức khai mở vào năm 972 dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng (968 - 980). Nhà vua đã cử một đoàn sứ giả của triều đình do Nam Việt vương Đinh Liễn dẫn đầu, đi thuyền vượt biển sang Quảng Châu (Trung Quốc) kết hiếu với vương triều Tống (Trung Quốc).

Từ hành động dầu tiên này, hoạt động ngoại giao trên Biển Đông và qua đường Biển Đông của người Việt tiếp tục được tiếp nối dưới triều Tiền Lê (980 - 1009) với sự kiện năm 990, vua Lê Hoàn cử 300 thủy quân và 9 chiếc thuyền lớn sang tận cảng biển Thái Bình quân (Liêm Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) đón sứ giả nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta. Sau đó, nhà vua còn cho tổ chức thao diễn thủy quân gần kinh đô Hoa Lư, tại cảng biển Vân Sàng (vùng núi Non Nước - Dục Thúy cạnh thành phố Ninh Bình hiện nay, lúc ấy vẫn còn gần biển) để biểu dương lực lượng.

Những hành động kể trên được tiến hành trong bối cảnh đất nước ta vừa giành lại quyền tự chủ sau nghìn năm Bắc thuộc, đã thực sự có ý nghĩa khai mở cho các hoạt động ngoại giao trên Biển Đông của người Việt sau này.

42

Page 43: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Dưới thời Lý (1009 - 1225) và Trần (1226 - 1400), các nhà nước Đại Việt đều hết sức chú trọng việc canh phòng niiên biển. Tại các cửa biển, triều đình đặt quan chức cai quản và chia quân canh giữ. Bên cạnh đó, hàng năm, nhà nước còn hên hành các hoạt động tuân tra đê bảo vệ vùng biển. Tiêu hiểu trong số đó là sự kiện tháng 11 năm Đại Định thứ 22 (1161), vua Lý Anh Tông cử Tô Hiến Thành làm Đô tướng, Đỗ An Di làm Phó tướng, đem 20.000 quân đi tuần tra các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên miền biên giới. Tháng 2 năm 1266, triều đình nhà Trần cử thủy quân lộ Đông Hải (hay Hải E ông) đi tuần tiễu biên giới ven biển đến núi Ô Lôi (Đông Nam cảng Khâm Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) rồi mới trở về.

Cuốn sách địa lý cổ nhất của Việt Nam mà chúng ta còn giữ được hiện nay là Dư địa chí (hay còn gọi là An Nam vũ °ông) của Nguyễn Trãi, được biên soạn xong năm 1435 đời vha Lê Thái Tông. Cũng chính trong cuốn sách này, lần đầu hên, vùng biển, đảo của Tổ quốc đã được trang trọng nhắc đến.

Nguyễn Trãi đã viết về biển như sau: “Biển cùng Lục ỉ^ầu, Yên Tử về Hải Dương. Biển là Biển Đông. Lục Đầu là lên sông do sáu con sông hợp nguồn lại. Yên Tử là tên núi (nay thuộc Quảng Ninh), các vua Trần thường hay xuất gia tu hành ở đấy”(I). Trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi còn viết về ^ên Bang (nay là Quảng Ninh), lộ (phủ) Hải Đông, châu Vân

* N g u y ễ n T r ã i , D ư đ ịa c h í t r o n g N gu yên T rãi toàn tậ p , N x b K h o a h ọ c x ã

h ộ i , H à N ộ i , 1 9 7 5 , t r . 2 0 8 .

43

Page 44: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đồn (trong vịnh Bái Tử Long), cửa biển Thần Phù (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), biển Thanh Hóa, Nghệ An, cửa sông Gianh (nay thuộc Quảng Bình), đèo Hải Vân (nay thuộc Thừa Thiên Huế) cùng biển Nam Hải (tức Biển Đông).

Bên cạnh đó, các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI thường rất quan tâm tới công việc đo vẽ bản đồ cả nước. Ngay sau khi vương triều Lý được thành lập, năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã cử Thái úy Lý Thường Kiệt vẽ hình thế sông núi của ba châu Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính mà Chế Củ (vua Champa) đã dâng cho vua Lý Thánh Tông năm 1069. Sau đó, liên tiếp trong hai năm 1171 và 1172, vua Lý Anh Tông đã đích thân đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật trên cả nước.

Đến thời Lê Sơ, năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh cho các quan trấn thủ các Thừa tuyên, thân hành điều tra hình thế sông núi thuộc địa phương mình quản lý để vẽ thành bản đồ. Nhà vua đã hai lần giao cho Bộ Hộ quy định những chi tiết do các quan địa phương tiến dâng bản đồ để lập thành địa đồ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Kết quả là đến năm 1469, Bộ Hồng Đức bản đồ đã được hoàn thành, bao gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có các vùng biển, đảo.

So với thời kỳ trước đó, đến thế kỷ XVI, hoạt động của các thương thuyền Đại Việt ở khu vực Biển Đông đã có nhiều biến chuyển lớn. Căn nguyên của sự biến chuyển này bắt nguồn từ bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.44

Page 45: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Thế kỷ XV-XVI là thời kỳ bùng nổ của những cuộc phát kiến lớn về địa lý. Năm 1498, các đoàn thám hiểm của người Bô Đào Nha đã tìm đến Ẩn Độ rồi tiếp tục nối con đường buôn bán từ Lisbon sang Goa (1510), Malacca (1511), Macao (1557). Tiếp theo người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha, rôi Hà Lan, Anh... Các phát kiến địa lý này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc mở ra những con đường mới dài rộng hơn đưa các nước phương Tây đến phương Đông, thúc đẩy hơn nữa sự giao thương buôn bán giữa hai khu vực. Hoạt động ngoại thương của người Việt cũng nằm trong sự phát triển chung của nền ngoại thương quốc tế lúc đó.

Không những vậy, trong thời kỳ này, chính sách “cấm biển” (hải cấm) của nhà Minh (Trung Quốc) được thực hiện cho đến năm 1571 đã ngăn chặn, hạn chế những hoạt động buôn bán nằm ngoài phạm vi triều cống, hạn ché việc nhập khẩu và xuất cảng hàng hóa từ Trung Hoa. Điều này đã bắt buộc và thúc đẩy các thương nhân trong khu vực tìm kiếm và thay thế hàng hóa của Trung Quốc bằng hàng hóa của Đại Việt (hay trung gian qua Đại Việt).

Trong bối cảnh như vậy, ngoại thương của người Việt trên Biển Đông có nhiều khởi phát hơn so với các thời kỳ trước. Mặc dù trong các biên niên sử của triều đình Lê - Trịnh (1592-1788) hầu như không đề cập đến, nhưng thực tế từ các tàu đắm ở vùng biển Pandanam (Phi-líp-pin), Cù Lao Chàm (Quảng Nam, Việt Nam) vẫn tìm thấy hàng vạn đồ gốm Chu E)ậu, Bát Tràng của thế kỷ XV-XVI. Không chỉ gốm sứ, cũng

45

Page 46: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

bằng con đường này, hoạt động ngoại thương của người Việt còn xuất khẩu đủ các loại lụa láng bóng, chất lượng cao và tơ lụa thô loại tốt. Trong đó phần lớn được đưa tới Malacca để từ đó đưa đi buôn bán ở nhiều nơi trên thế giới.

2.2. Đến quả trình xác lập và thực thỉ chủ quyền Việt Nam trên hai quằn đảo Hoàng Sa và Trường Sa...

Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo san hô ở giữa Biển Đông, nằm trải dọc theo bờ biển Việt Nam. Đây vừa là vị trí tiền tiêu, vừa là lá chắn bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Với truyền thống thạo nghề đi biển, từ xa xưa các cư dân người Việt đã từng quen thuộc các vùng đảo này. Với ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đối với lợi ích quốc gia, sớm xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với vùng biển, đảo chiến lược này.

Vấn đề xác định chính xác thời gian có mặt cùng những hoạt động thực thi và bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đang ngày càng sáng tỏ hơn với nhiều chứng cứ khoa học đầy thuyết phục. Gần đây, những kết quả khai quật khảo cổ học do Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong những năm từ 1993 đến 1999 được công bố đã cho phép khẳng định rằng người Việt Nam có mặt từ rất sớm trên các hòn đảo này. Giáo sư sử học Hà Văn Tấn cho biết “Bằng những di chỉ mà Viện Khảo cổ học46

Page 47: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

đã khai quật ở các đảo Trường Sa, chúng ta biết chắc rằng có sự hiện diện củq người Việt Nam ở đây còn sớm hơn nhiều, ít ra là từ cuối thời Trần. Và sự có mặt đó là liên tục trong các thế kỷ sau”(l). Nhận định trên là sự khai mở cho một mốc thời gian rất sớm (thế kỷ XIII - XIV) và mới về vấn đề thời điểm xác lập chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi các nghiên cứu khảo cổ học cần được tiêp tục để kiểm định và chứng minh rõ ràng việc người Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ khoảng thế kỷ XIII - XIV, thì từ lâu nay chúng ta đã có đầy dủ căn cứ khoa học để hoàn toàn khẳng định ràng rnuộn nhất thì cho đến thế kỷ XVII, chủ quyền của Việt Nam dôi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được xác lập, thực thi và bảo vệ một cách rõ ràng, chắc chắn, với công lao to lớn của các chúa Nguyễn.

Trong quá trình làm ăn trên biển, từ rất sớm, các ngư dân Việt Nam đã biết đến một vùng đảo san hô ở giữa Biển Đông có hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc theo bờ biển Việt Nam từ miền Trung tới miền Nam và từng bước khai thác quàn đảo dó. Họ gọi vùng đảo này với các tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa. Những địa danh này được ghi chép trong một số sách địa lý, lịch sử của Việt Nam. Sau dó, với sự phát triển của ngành hàng hải và đo đạc bản đồ

(1 ) H à V ă n T ấ n , N h ận x é t v ề k ế t q u à c á c c h ư ơ n g tr ìn h k h ả o c ổ h ọc T rư ờ n g Sa, T ây N g u yên và N ain B ộ , T ạ p c h í K h ả o c ồ h ọ c , s ố 4 - 1996, tr. 7.

47

Page 48: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

biển, vùng đảo này được tách thành hai quần đảo riêng biệt với tên gọi Hoàng Sa, Trường Sa (hay Paracels và Spratỉy theo các bản đồ nước ngoài).

Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn trị vùng đất Thuận Hóa, tiếp đó là cả vùng Quảng Nam rộng lớn (từ năm 1570), bắt đầu khai mở sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở phương Nam. Trong quá trình dựng nghiệp ở phía Nam, các chúa Nguyễn đã sớm chú ý đến vùng biển, đảo ở phía đông đất nước trên cả hai phương diện: quân sự (ngăn chặn các cuộc tiến công của những thế lực đối lập từ hướng biển) và kinh tế (khai thác các nguồn lợi từ biển với việc phát triển các ngành nghề đánh bắt hải sản, mở rộng giao thương, mở cửa buôn bán với thương nhân các nước và thu lượm các sản vật của các tàu thuyền nước ngoài bị đắm). Đồng thời, các chua Nguyễn cũng sớm có ý thức khẳng định chủ quyền của mình đối với các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Được thừa hưởng những cơ sở, kinh nghiệm của người Chăm và vương quốc Champa trước đây, Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những buớc đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông. Nhưng công việc thực thi và bảo vệ chủ quyền à hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ thật sự bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền (1614), đặt ra các đội thuyền hàng năm ra Hoàng Sa thu vớt hàng hóa, hải sản.

48

À

Page 49: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Các tài liệu phương Tây cho biết, ngay từ trước thế kỷ Xvi, những nhà hàng hải phương Tây đã có nhiều ghi chép và bản đồ xác định vùng quần đảo giữa Biển Đông (Pracel, Paracel, Paracels) là Baixos de Chapar (Bãi đá ngầm Champa) hay Pulo Capaa (Đảo của Champa)(,) và đoạn bờ biển tương đương với khu vực từ cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) đến cửa biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được gọi là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa)(2). Như thế tức là từ rất lâu đời, các nhà hàng hải phương Tây đã coi các quần đảo giữa Biển ồông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong, vốn thuộc quyền cai quản của người Chăm và sau đó là các chúa Nguyễn. Vào năm 1701, các giáo sĩ người Pháp trên tàu Amphitrite đã khẳng định: “Paracel là một quần đảo thuộc về Vương quốc An Nam”(3). Những ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ, các nhà quân sự, các phái bộ ngoại giao nước ngoài còn cho biết các vụ đắm tầu ở Paracel đã được người ^iệt xứ Đàng Trong ra tận nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam, đồng thời chính quyền Đàng Trong đã dành cho

lj Bản đồ Thế giới của Mercator xuất bản tại Amsterdam (Hà Lan) năm 1606, in lại trong cuốn Asia in Maps from Ancient time to the Mid-1911'

(1 Centuợ, Lepzig, 1989.Bản đồ Bartholomeu Lasso vẽ năm 1590 và 1592-1594, in trong cuốn sách Les Portugains sur ỉes côtes du Vietnam et du Cãmpa của P.Y.Manguin, Paris, 1972; Bản đô Van Langren 1598, in trong cuôn Iconographie Historique de rindochine của P.Boudet và A.Masson, Paris, 1931.

Jean Yves Clayes, dournal de Voyage aux Paraceỉs, Indochine, No 45, 1941, tr.7.

(3)

49

Page 50: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

mình quyền giải quyết hậu quả và xử lý các hàng hoá, tiền bạc trên những con tàu bị đắm ở Hoàng Sa.

Tài liệu sớm nhất mà Việt Nam còn lưu giữ được có những thông tin liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa là quyển ‘‘“'Toàn tập Thiên Nam tứ chỉ lộ đồ thư” của Đỗ Bá Công Đạo, người xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, soạn năm Chính Hoà thứ 7 (1686), vốn là một tập sách được thu thập, biên soạn từ nhiều tài liệu có trước nữa. Trong cuốn sách này, Đỗ Bá Công Đạo đã miêu tả vùng đảo giữa Biển Đông có tên gọi thuần Việt là “Bãi Cát Vàng” một cách chi tiết, đầy đủ, với số lượng các hòn đảo trùng hợp với số liệu trên các bản đồ hàng hải hiện đại ngày nay. Ngoài ra, tài liệu này cũng đề cập chi tiết về hoạt động của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn trên các đảo ở Biển Đông: “Mỗi năm, vào tháng cuối của mùa đông, chúa Nguyễn đều cho một hạm đội gồm 18 thuyền đi ra đảo để thu thập những hoá vật, đem về được một số lớn vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm, ra tới đảo mất một ngày rưỡi, nếu đi từ Sa Kỳ thì chỉ mất nửa ngày”^ . Sách Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn được biên soạn vào khoảng năm 1776 cũng cho biết nhiều thông tin, chi tiết quan trọng liên quan đến việc các chúa

( l ) P h ầ n g h i c h ú b ằ n g c h ữ N ô m c ủ a s á c h T oàn lậ p A n N a m lộ ( t ứ c T oát1 tậ p Thiên N a m tứ c h í lộ đ ồ th ừ ) c ó t r o n g Thiên h ạ bàn đ ô l ư u t ạ i V i ệ n N g h i ê n c ứ u H á n N ô m , k ý h i ệ u A . 2 6 2 8 ; V õ L o n g T ê , K e s a rc h ip e ls da H o à n g S a e t d e T rư ờ n g S a se ỉo n le s a n c ien s o u v ra g e s viêtnam iertS d 'h is to ire e t d e g e o g ra p h ie , S à i G ò n , 1 9 7 4 , t r . 3 9 v à 4 0 .

50

Page 51: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Nguyễn tổ chức khai thác hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách có hệ thống, quy củ với các đội Hoàng Sa, Bắc Hải(l).

Khoảng một thập kỷ sau Đỗ Bá Công Đạo, vào năm 1695, Thích Đại Sán - một vị hoà thượng nổi tiếng người Hoa ~ đi tàu biển từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang Đàng Trong, Sau khi trở về Trung Quốc đã mô tả về một vùng đảo giữa Biển Đông, chỉ cách Đại Việt khoảng 700 dặm “rộng đến trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể gọi là Vạn Lý Trường Sa mù tít chẳng cỏ cây, nhà cửa...” và cho biết “các Quốc vương [túc các chúa Nguyễn] thời trước hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo cáủ bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào”(2).

Như vậy, các nguồn tài liệu của phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam đều cho thấy ngay từ thế kỷ XVII, với tư duy d h ạ y bén và tẩm nhìn chiến lược, các chúa Nguyễn đã sớm có y thức khẳng định chủ quyền đối hai quần đảo Hoàng Sa, trường Sa và thực hiện bằng nhiều biện pháp. Sau khi được Phát hiện, Bãi Cát Vàng, khi đó chưa thuộc quyền chiếm hữu cùa bất kỳ quốc gia nào, đã được sáp nhập vào lãnh thổ Việt ^am, trở thành một đơn vị hành chính thuộc phủ Quảng ^ghĩa, dinh Quảng Nam, nước Đại Việt. Các chúa Nguyễn đã

||)Lê Quý Đôn toàn tập , T ậ p 1 (Phù biên lạp lục), N x b V ă n h ó a t h ô n g t i n , H àNôi, 2007, tr. 150-155.

(ỉ) _ _Thích Đ ạ i S á n , H à i n g o ạ i kỳ sự , V i ệ n Đ ạ i học H u ê , 1 9 6 3 , t r . 1 2 5 .

51

Page 52: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

chú ý đến việc tổ chức khai thác các nguồn lợi và thiết lập quyền kiểm soát trên hai quàn đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng việc thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác vùng biển đảo này. Điều đó chứng tỏ chủ quyền quốc gia của Việt Nam đã được xác lập và thực thi trên vùng quần đảo này muộn nhất cũng trong thế kỷ XVII, với những hy sinh lớn lao của dân binh Đại Việt đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa, nguyện dấn thân vào cõi chết vì một vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc:

“Hoàng Sa đi có về không,Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đ r ^ \

2.3. Và chiến lược biển, đảo của Việt Nam trong lịch sử

Có thể thấy ràng, trong suốt thời kỳ phong kiến (trước năm 1945), các vua chúa Việt Nam xưa sử dụng biển không chỉ với mục đích kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng hải sản), giao thông vận tải (đi lại, vận chuyển trên biển) mà còn xem biển như một tấm bia chắn quân sự vững vàng. Biển đã góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống ngoại xâm với các chiến công lừng lẫy tại các cửa sông đổ ra biển như Bạch Đằng (938, 981, 1288), Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)..., không ngừng mở rộng lãnh thổ và chiếm lĩnh vùng biển về phin Đông và phía Nam. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XVII, Việt Nam đã tiến ra giữa Biển Đông, làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và 1

(1) Cao dao cổ sưu tầm ở Cù Lao Ré (huyện Lý Sorn, tỉnh Quảng Ngãi).

52

Page 53: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Trường Sa, chiếm giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, thể hiện khả năng đi biển, ý chí và tầm nhìn chiến lược của ông cha ta.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam giành được độc lập, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Mặc dù phải liên tiếp thực hiện hai cuộc kháng chiến vĩ đại, 9 năm chống Pháp (1945-1954) và 21 năm chống Mỹ cứu nước (1954-1975), để bảo vệ nền độc lập, khối thống nhất toàn dân tộc, nhà nước Việt Nam vẫn có những quan tâm thích đáng tới vùng biển đảo của Tổ quốc.

Từ năm 1945 đến 1975, tư tưởng chỉ đạo lớn nhất trong chiến lược biển đảo của nước ta trong giai đoạn này chính là lời tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1961: “Ngày trước, ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, cỏ biển... bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lẩy Lời dạy của Bác đã khẳng định chủ quyền trọn vẹn của Tổ

quốc ta bao gồm cả vùng đất, vùng trời, vùng biển; khẳng định vị trí chiến lược của nước ta cả về kinh tế lẫn an ninh - quốc phòng và giữ gìn biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), nước Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Trong những năm 1976-1986, đất nước ta đã định hình một chính sách quốc gia về biển đảo. Đại hội Đại biểu toàn quốc

( , J B á o Quân đội Nhân dân, s ố r a n g à y 4 - 8 - 2 0 0 9 .

53

Page 54: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

lần thứ IV của Đảng (1976) đã đề cập đến một nền kinh tế mới - kinh tế miền biển, trong đó chủ trương “tiến hành phân vùng, quy hoạch sản xuất nhằm phát triển đồng đều tất cả các vùng đồng bằng, trung du, miền núi và vùng biển”(l).

Ngày 12/05/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kỉnh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuyên bố này xác định Việt Nam có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền về kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và thềm lục địa tương ứng. Đây là một trong những Tuyên bố quốc gia sớm nhất theo tinh thần Công ước 1982 ở khu vực Đông Nam Á (ngay khi Công ước luật biển của Liên Hợp quốc còn đang trong giai đoạn đàm phán).

Tiếp sau tuyên bố lịch sử đó, ngày 12/11/1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tỉnh chiểu rộng lãnh hải Việt Nam, mở đầu một trang mới trong lịch sử công cuộc tiến ra biển của dân tộc Việt Nam. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về biển và quản lý biển của nước ta sau này.

Từ năm 1986 đến nay là giai đoạn mà nhà nước Việt Nam ráo riết, quyết liệt tiến hành hoạch định và thực thi chính sách quốc gia về biển, đảo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII

( 0 Đ à n g C ộ n g s ả n V i ệ t N a m , Văn kiện Đủng toàn tập, T ậ p 3 7 ( 1 9 7 6 ) , N x b C h í n h t r ị q u ố c g i a , H à N ộ i , 2 0 0 4 , t r . 1 4 7 .

54

Page 55: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

của Đảng (1991) đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triên kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên biển của nước ta đến năm 2000, trong đó xác định: “Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền dối với vùng đặc quyền kinh tế”(l). Nghị quyết của các Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VII (1991) và tân thứ VIII (1996) của Đảng đều không ngừng nhấn manh vị trí và tầm quan trọng của kinh tế biển. Nhà nước cũng thường *uyên tổ chức những buổi Hội thảo, tọa đàm thường niên về &iển Đông nhằm đưa ra nhận thức tổng quan và các nhóm Eiải pháp sau mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, trong đó ^gày càng chú trọng vấn đề phát triển nền kinh tế biển.

Tháng 03/2009, Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ tthất được tổ chức ở Hà Nội, cho thấy cả nước đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của ^ảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền biển,

^ảo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, các ngành, các tầng lớp nhân ^ân về vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia thạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vừng chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo của Tổ quốc”.

' Đ à n g C ộ n g s ả n V i ệ t N a m , Văn kiện Đảng loàn tập , T ậ p 5 1 ( 6 - 1 2 / 1 9 9 1 ) , N x b C h í n h t r ị q u ố c g i a , H à N ộ i , 2 0 0 7 , t r . 1 7 4 .

55

Page 56: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Tiếp đó, Chương trình Hội thảo quốc gia làn thứ hai về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” được tổ chức. Hội thảo xem xét, phân tích các chứng cứ lịch sử, khoa học, những văn bản pháp lý chứng minh và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, từ đó nêu ra những mục tiêu càn làm đến năm 2020.

Trong các ngày 4-5/11/2011, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lẩn thứ ba do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Biển Đông - Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vuc”. Hội thảo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông trong khu vực và trên toàn thế giới, cũng như lợi ích của các bên trong và ngoài Biển Đông, từ đó nhìn nhận, đánh giá diễn biến, tình hình hiện tại ở Biển Đông nhằm đưa ra những nhóm giải pháp để giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông.

y

Những Hội thảo đã diễn ra, dù ở quy mô quốc gia hay mang tầm cỡ quốc tế, đều khuyến khích, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp cũng như thực hiện quyền tài phán biển bằng con đường hòa bình, hợp tác, phát triển. Kết quả các cuộc hội thảo khẳng định việc hợp tác tại khu vực Biển Đông cũng chính là con đường dẫn tới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng56

À

Page 57: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Cộng sản Việt Nam (khoá X)(1) đã xác định 4 nội dung cơ bản như sau:

(1) Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.

(2) Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an uinh nhân dân.

(3) Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển tttạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.

(4) Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tể kết hợp làm tthiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ttơng Đảng (khoá X) về chiến lược biển là một công cụ đẫn đường kịp thời và đắc lực để phát huy vững chắc và hiệu quả tiềm năng biển Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Đồng thời, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương ỉ^àng Cộng sản Việt Nam (khoá X) cũng đã có quan điểm chỉ

(l) Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://dangcongsan.vn/cpv/).

57

Page 58: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, thể hiện rõ 3 luận điểm sau:

(1) Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

(2) Kết họp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

(3) Khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất.

Nhằm cụ thể hóa chiến lược cốt yếu này, trong Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá X) đã đề ra Mục tiêu và Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020 như sau:

(1) Mục tiêu tổng quát: Đen năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,

58

Page 59: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

(2) Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh té, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 làn so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh Vực về biển.

Có thể thấy rằng, chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam được xây dựng bao gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Xây dựng Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam nhằm góp phần quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cũng như tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, đưa nước ta từng bước vững chắc trở thành quốc gia mạnh về biên.

59

Page 60: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các mục tiêu:

(1) Giảm thiểu các mâu thuẫn trong phát triển kinh tế đối với việc sử dụng biển và vùng bờ, bảo đảm phát triển bền vững.

(2) Bảo tồn và bảo vệ tính đa dạng sinh học và các tài nguyên thiên nhiên của các vùng biển, đặc biệt là đối với các vùng biển nông mà trọng tâm là khoanh vùng các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phục hồi và duy trì nguồn tài nguyên, các giá trị lịch sử văn hóa tại các hải đảo và dải ven biển.

(3) Ngăn ngừa các loại hình chất thải và ô nhiễm; đưa ra các giải pháp nhằm thích ứng hơn với các thảm họa thiên nhiên và sự cố môi trường.

(4) Giảm đói, nghèo và cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức của cộng đồng ven biển về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

(5) Bảo đảm áp dụng các phương thức quản lý biển tiên tiến đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là phương thức quản lý biển theo Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á và các sáng kiến khác trong quản lý bền vững biển của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự Việt Nam.

60

Page 61: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

(6) Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, cũng như các thông tin dữ liệu liên quan đến các ngành, địa phương điều chỉnh, bổ sung các chiến lược và kế hoạch phát triển của mình theo định hướng phát triển bền vững vùng biển Việt Nam.

(7) Góp phần tăng cường hợp tác, hội nhập với quốc tế và khu vực trong quản lý biển và thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3. Vài nét văn hóa biển, đảo Việt Nam

Trải qua dọc dài lịch sử với những thăng trầm, biến đổi của văn hóa, lấy biển đảo làm điểm quy chiếu, vùng ven biển Việt Nam có thể phân chia thành 4 khu vực cơ bản, gồm: (1) Khu vực ven biển Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Thanh Hóa), (2) Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế), (3) Khu vực ven biển Trung Trung Bộ ~ Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ (từ Đà Nang đến Bà Rịa - Vũng Tàu), (4) Khu vực ven biển Tây Nam Bộ (từ cần Thơ đến Hà Tiên). Trên 4 khu vực này, dấu ấn của biển đảo trong văn hóa Việt Nam thể hiện ở nhiều sắc độ khác nhau, minh chứng rõ ràng vai trò, vị trí của biển đảo trong lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Khu vực ven biển Bắc Bộ (từ Móng Cái - Quảng Ninh tới Thanh Hóa) có văn hoá biển ở mức mờ nhạt nhất. Nơi đây có hai đặc điểm quan trọng về địa hình: (1) Bên trong đất liền là một vùng đồng bằng rộng lớn do châu thổ các con sông lớn tạo nên; (2) Bên ngoài là vịnh Bắc Bộ với đáy biển nông.

61

Page 62: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Theo nguyên tắc lựa chọn dựa trên yêu cầu tiết kiệm và quy luật cung - cầu, khi sinh sống ở vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu đủ nuôi sống con người, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ gần như không cần tới cả rừng lẫn biển (“xa rừng nhạt biển”), nhất là khi biển cả chứa đựng quá nhiều hiểm nguy. Do vậy, dễ hiểu là tại sao họ chăm chăm phát huy tối đa thế mạnh của nghề trồng lúa, dần sinh ra tâm thức quay lưng lại với biển, chỉ tìm cách “quai đê, lẩn biển”, “thau chua, rửa mặn” để trồng lúa mà thôi.

Mặt khác, do bên trong là đồng bằng với nhiều con sông lớn khiến cho ở đồng bàng Bắc Bộ có độ dốc ra biển rất yếu và mức độ bồi đắp phù sa rất cao, thiếu các bãi biển thuận tiện cho việc ra khơi. Trong khi đó, vịnh Bắc Bộ lại rất nông (vào thời kỳ biển thoái, nơi đây từng là đất liền), các dòng hải lưu không ghé vào đây, cá tôm không tụ tập nhiều, khiến việc khai thác biển nếu có thì cũng kém hiệu quả, càng khiến tâm thức quay lưng lại với biển của người Việt có điều kiện phát triển.

Tuy nhiên, những đặc điểm trên không giống nhau hoàn toàn trên suốt vùng ven biển Bắc Bộ. Dễ nhận thấy là đặc tính “xa rừng nhạt biển” thể hiện đậm nét nhất ở quãng giữa với vùng trung tâm đồng bằng châu thổ (Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình) và nhạt hơn ở hai đầu của khu vực này (Quảng Ninh - Hải Phòng ở phía Bắc và Thanh Hóa ở phía Nam).

Hiện nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp khắc phục phần lớn những hạn chế của vùng vịnh Bắc Bộ, mở ra sức phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển, góp phần nâng cao

62

Page 63: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

đời sống người dân, củng cố và phát triển văn hóa biển, đảo của khu vực này.

Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) bắt đầu biển hiện rõ hơn những yếu tố của văn hoá biển. Địa hình của khu vực này cũng có hai đặc điểm nổi bật: (1) Bên trong có đồng bằng thu hẹp và khô cằn, núi tiến sát ra biển, độ dốc khá cao; (2) Bên ngoài có vùng biển sâu, giao thông biển thuận tiện, ở vùng gần bờ đã xuất hiện các dòng hải lưu.

Với những đặc điểm địa hình như vậy, đời sống của cư dân khu vực Bắc Trung Bộ đã có dấu ấn văn hoá biển đậm nét hon. Nơi đây, người Việt Nàm từ xưa đã quen ăn cá biển, chấm nước mắm, tín ngưỡng thờ cá voi bắt đầu xuất hiện... Riêng về cá voi và tục thờ cá voi, trong dân gian người Việt có câu “7ợ/ Nam vi thần, tại Bẳc vỉ ngứ’ (ở phía Nam là thần, ở phía Bắc là cá). Từ thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức trong sách “G/ứ Định thành thông chr cho biết là “Chỉ nước Nam ta từ Linh Giang [sông Gianh, Quảng Bình] đến Hà Tiên là có sự linh ứng như thế, còn biển khác thì không C Ó ” ( I ) .

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975), ngành giao thông vận tải nước ta đã lợi dụng dòng hải lưu chảy trên bề mặt để thả các bao gạo bọc nilon màu nước biển xuất phát từ các đảo Hòn Ngư, Hòn Mê ở Nghệ An cho 11

11 ’ T r ị n h H o à i Đ ứ c , Gia Định thành thông chi, N x b G i á o d ụ c , H à N ộ i , 1 9 9 8 , t r . 1 9 4 .

63

Page 64: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

trôi dọc bờ biển đến Quảng Bình, cung cấp lương thực phục vụ chiến trường B.

Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ cũng là vùng chuyển tiếp giữa nơi có văn hoá biển nhạt nhất (Bắc Bộ) và nơi có văn hoá biển đậm nét nhất (Nam Trung Bộ). Ở nơi có văn hoá biển nhạt nhất, con người dựa hẳn vào đồng ruộng. Ở nơi có văn hoá biển đậm nét nhất, con người sống dựa nhiều vào biển. Còn ở khu vực chuyển tiếp này, thế mạnh nông nghiệp của đất liền dường như đã hết trong khi vai trò của biển vẫn chưa đủ thay thế. Chính bởi vậy, trong bối cảnh không có lựa chọn nào khác, khu vực này trở thành nơi mà cuộc sống con người là khó khăn nhất trong cả 4 khu vực ven biển nước ta.

Khu vực ven biển Trung Trung Bộ - Nam Trung Bộ ' Đông Nam Bộ bắt đầu từ Đà Nằng đến Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi có văn hoá biển mạnh, đậm nét nhất. Địa hình khu vực này cũng có 2 đặc điểm nổi bật là: (1) Bên trong có đồng bằng rất hẹp và tương đối khô cằn (cá biệt cũng có nơi đồng bằng tương đối phì nhiêu như Phú Yên), núi rất gần bờ biển, độ dốc lớn; (2) Bên ngoài thì biển sâu, giao thông biển thuận tiện, các dòng hải lưu đi sát ven bờ, tài nguyên biển phong phú. Cũng do sự két hợp của núi và biển mà ở khu vực này có nhiều đầm phá, vịnh biển, cảng biển và bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Do sức ép của điều kiện tự nhiên, con người ở đây, dù là người Champa khi xưa hay người Việt Nam sau này, đều à trong tình thế bắt buộc phải lựa chọn phương án tăng cường nguồn sống từ biển. Đó là lý do chính giải thích độ đậm của

64

A

Page 65: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

văn hoá biển ở đây, còn người Việt tiếp thu truyền thống khai thác biển của người Chăm trong giao lưu văn hóa thì chỉ là một yếu tố rất phụ, không mang tính quyết định.

Cùng với thời gian, do giao thông đi lại khó khăn, cư dân Ven biển Ninh Thuận một mặt vẫn cố gắng giữ gìn nét văn hóa truyền thống của cư dân ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Phú Yên trên bước đường Nam tiến, mặt khác đã phải chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi theo quy luật giao lưu và tiếp biến văn hóa. Trải qua thời gian, những ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội nơi vùng đất mới đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa mới. Những sự biến đổi mới mẻ về dấu ấn của biển, đảo trong đời sống vări hóa của cư dân nơi đây thể hiện khá rõ nét trong phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng ứng xử với nghề đi biển (như tục thờ cá Ông, lễ cúng đình làng...), Văn hóa dân gian làng biển (như hát múa bả trạo, múa náp, múa siêu, các điệu hò biển, hát ru, hát đối đáp, ca dao tục ngữ...), thể hiện cả trong ngôn từ, phương ngữ, sự thay đổi trong công cụ lao động, dụng cụ ngư nghiệp, phương thức đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, sự biến đổi trong văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực...

Khu vực ven biển Tây Nam Bộ bắt đầu từ cần Thơ đến tỉà Tiên, gồm hai tiểu vùng nhỏ là từ cần Thơ đến Cà Mau, Và từ Cà Mau đến Hà Tiên.

Khu vực từ Cần Thơ đến Cà Mau là nơi văn hoá biển lại suy giảm mạnh, gần như trở lại sáng ngang với khu vực Bắc Bộ. Địa hỉnh của khu vực này có đặc điểm khá giống với Bắc

65

Page 66: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Bộ: Bên trong là đồng bàng châu thổ màu mỡ với mạng lưới kênh rạch và hệ thống sông Cửu Long lớn nhất cả nước, có độ dốc rất yếu; Bên ngoài là cửa sông phù sa bồi đắp, biển nông, giao thông biển không thuận tiện.

Khu vực từ Cà Mau đến Hà Tiên lại là nơi văn hoả biển đậm nét hơn, có lẽ tương đương với khu vực Bắc Trung Bộ. Địa hình của khu vực này có đặc điểm: Bên trong là đồng bằng châu thổ màu mỡ với mạng lưới kênh rạch dày đặc nhưng không có sông lớn chảy qua; Bên ngoài biển khá sâu, có đảo Phú Quốc lớn nhất nước, giao thông biển thuận tiện.

Hiện nay, kinh tế biển ở toàn khu vực này phát triển khá mạnh, đặc biệt là kinh tế du lịch biển đảo, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, đã giúp đời sống cư dân được nâng cao hơn rất nhiều.

4. Biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

4.1. Luật Biển quốc tế

Các quy ước có tính quốc tế liên quan đến biển, đảo đã hình thành từ rất sớm, ngay trong thời kỳ cổ đại. Đến thế kỷ XIII, một số nguyên tắc về luật biển đã xuất hiện và phổ biển ở Bắc Âu, Địa Trung Hải. Vào thế kỷ XVII, luật biển bắt đầu được khái quát, tổng kết một cách có hệ thống.

Hội nghị quốc tế đầu tiên về luật biển được triệu tập năm 1930 tại La Hay (Hà Lan) để bàn luận, xây dựng các quy định quốc tế về quy chế lãnh hải, chống cướp biển và các nguyên

66

Page 67: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

tàc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển. Do có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia tham gia hội nghị nên Hội nghị La

1930 không giải quyết thỏa đáng được vấn đề gì và cũng chưa đạt được kết quả cụ thể nào.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), Liên ^ợp quốc được thành lập để giữ gìn hòa bình, ngăn chặn chiến tranh và giải quyết các vấn đề quốc tế. Năm 1958, Liên ^Ợp quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại Qenève (Thụy Sĩ). Hội nghị này đã thông qua 4 công ước 9uốc tế đầu tiên về luật biển, gồm: (1) Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp; (2) Công ước về thềm lục địa; (3) Công ước về hải phận quốc tế; (4) Công ước về nghề cá và bảo tồn tài Nguyên sống ở hải phận quốc tế.

Ngày 15/3/1960, Liên Họp quốc tiếp tục triệu tập Hội hghị Luật Biển lần thứ II tại Genève (Thụy Sĩ). Nhưng do có hhiều bất đồng nên hội nghị này đã không đạt được kết quả 9ào đáng kể.

Sau thất bại của Hội nghị Luật Biển lần thứ II (năm 1960), Liên Họp quốc đã liên tiếp tổ chức nhiều hội nghị trù bị kéo dài từ năm 1967 đến 1972. Đến năm 1982, Hội nghị Liên Hợp quốc về luật biển lần thứ III được tổ chức tại Vịnh Montego (Jamaica) đã thông qua Công ước về Luật Biển, gọi là Công ước năm 1982 của Liên Hợp quốc về luật biển (hay Công ước 1982 về Luật Biển của Liên Hợp quốc, tên tiếng Anh là United Natỉons Conventỉon on Law o f the Sea, viết tắt là UNCLOS).

67

Page 68: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Công ước về luật biển của Liên Hợp quốc được ký kết ngày 10/12/1982 tại Montego Bay (Jamaica) gồm có 320 điều, chia thành 17 phần:

Phần I: Mở đầu (Điều 1).

Phần II: Lãnh hải và vùng tiếp giáp (từ Điều 2 đến Điều 33).

Phần III: Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế (từ Điều 34 đến Điều 45).

Phần IV: Các quốc gia quần đảo (từ Điều 46 đến Điều 54).

Phần V: Vùng đặc quyền về kinh tế (từ Điều 55 đến Điều 75).

Phần VI: Thềm lục địa (từ Điều 76 đến Điều 85).

Phần VII: Biển cả (từ Điều 86 đến Điều 120).

Phàn VIII: Chế độ các đảo (Điều 121).

Phần IX: Biển kín hay nửa kín (từ Điều 122 đến Điều 123).

Phần X: Quyền của quốc gia không có biển đi ra biển và từ biển vào, và tự do quá cảnh (từ Điều 124 đến Điều 132).

Phần XI: Vùng (từ Điều 133 đến Điều 191).

Phần XII: Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (từ Điều 192 đến Điều 237).

Phần XIII: Việc nghiên cứu khoa học biển (từ Điều 238 đến Điều 265).

Phần XIV: Phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển (tử Điều 266 đến Điều 278).

68

Page 69: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Phần XV: Giải quyết các tranh chấp (từ Điều 279 đến £>iều 299).

Phần XVI: Các quy định chung (từ Điều 300 đến Điều 304).

Phần XVII: Các quy định cuối cùng (từ Điều 305 đến ì>iều 320).

Ngoài ra, Bản Công ước còn có 9 Phụ lục và 4 Nghị quyết kèm, gồm:

Phụ lục I: Các loài cá di cư xa.

Phụ lục II: ủy ban ranh giới thềm lục địa

Phụ lục III: Các quy định cơ sở điều chỉnh việc thăm dò, khảo sát và khai thác.

Phụ lục IV: Quy chế của Xí nghiệp

Phụ lục V: Việc hòa giải.

Phụ lục VI: Quy chế của tòa án quốc tế về luật biển.

Phụ lục VII: Trọng tài.

Phụ lục VIII: Trọng tài đặc biệt.

Phụ lục IX: Sự tham gia của các tổ chức quốc tế.

Nghị quyết I: Việc thành lập ủy ban trù bị của cơ quan Shyền lực quốc tế về đáy biển và của tòa án quốc tế về luật biển.

Nghị quyết II: về những khoản vốn đầu tư ban đầu trong các hoạt động đầu tiên có liên quan đến các khối đa kim.

Nghị quyết III: (không có tên gọi riêng)

Nghị quyết IV: (không có tên gọi riêng)69

L

Page 70: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Trong Điều 320, cũng là điều cuối cùng của Công ước luật biển 1982 của Liên Hợp quốc đã quy định rằng: “Nguyên bản của Công ước bàng tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Nga đều có giá trị chính thức như nhau và được lưu chiếu bên cạnh Tổng Thư ký Liên Hợp quốc theo Điều 305, khoản 2”(l). Như vậy, nguyên bản Công ước luật biển 1982 của Liên Hợp quốc được thể hiện chính thức bằng 6 ngôn ngữ là tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha; Pháp và Nga.

về chủ quyền biển, đảo của các quốc gia trên thế giới’ ngay tại điều 2 trong Công ước 1982 của Liên Hợp quốc vẻ luật biển quy định rõ: “Chủ quyền của quốc gia ven biển đưỢc mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và tronể trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hảJ (merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trờ1 trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùnế biển này. Chủ quyền ở lãnh hải được thực hiện trong nhữnể điều kiện do các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định”(2).

(1) Tim hiếu các quy định vê luật biên quốc tế: Công ước của Liên H ợp quôc

luật biến, N x b T h à n h p h ố H ồ C h í M i n h , 1 9 9 6 , t r . 1 7 3

(2) T ấ t c ả c á c đ i ề u t h u ộ c Công ước 1982 cùa Liên Hợp quốc về luật biến t rp h ẩ n n à y đ ề u đ ư ợ c t r í c h d ẫ n n g u y ê n v ă n t r o n g s á c h Tìm hiếu các quy định ' ; luật biên quốc tế: C ông ước của Liên Hợp quốc về luật biên, N x b T h à n h P^L H Ồ C h í M i n h , 1 9 9 6 .

70

Page 71: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

về chiều rộng của lãnh hải, tại điều 3 của Công ước quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.

về ranh giới phía ngoài của lãnh hải được chỉ rõ tại điều 4 của Công ước: “Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gàn nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải”.

về đường cơ sở thông thường để tính chiều rộng của lãnh hải, được quy định tại điều 5 .và điều 6 của Công ước: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận”, “Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cũng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận”.

Căn cứ vào Điều 24 và Điều 25 của Công ước Luật Biển 1982, các quốc gia ven biển phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền bảo vệ của mình đối với các tàu thuyền đi lại trong Phạm vi lãnh hải của quốc gia đó.

Điều 24 của Công ước quy định rõ các nghĩa vụ của quốc ỗia ven biển như sau:

71

L

Page 72: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

“1. Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ben biển không được:

(a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này;

(b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền của một quốc gia nhất định hay đối. với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.

2. Quốc gia ven biển thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải của mình biết trong lãnh hải của mình”.

Điều 25 của Công ước quy định rõ các quyền bảo vệ của quốc gia ven biển gồm 3 khoản như sau:

“1. Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại;

2. Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết đê ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng nói trên;

3. Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài

72

Page 73: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp ty hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc dinh chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo dũng thủ tục”.

Vùng đặc quyền về kinh tế là một lĩnh vực quan trọng, dược quy định thành một phần riêng (phần thứ 5) trong Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc. Trong Điều 55, Công ước định nghĩa vùng đặc quyền yề kinh tế là “một vùng nằm ở Phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ Pháp lý riêng quy định trong phần này [phần 5 của Công ước], theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”.

Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc có quy định chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia

Ven biển. Quy định này được thể hiện trong Điều 57 của Công ước; “Vùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng ra quá 200

lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.

Trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, các quốc gia Ven biển có các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ. Các ^ưyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ này được quy định tr°ng Điều 56 Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc, cư thể như sau:

“1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

73

Page 74: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

(a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

(b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích họp của Công ước về việc:

- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

- Nghiên cứu khoa học về biển;

- Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;

(c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.

3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI [Thềm lục địa]”.

Trong Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc đã định nghĩa “thềm lục địa” của các quốc gia ven biển ở Điêu 77 như sau:

“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc74

Page 75: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự'nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gân hơn. Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng”.

Điều 77 Công ước Luật Biển 1982 quy định 4 khoản liên quan đến các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa như sau:

“1. Quốc gia ven biểri thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia đó.

3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

4. Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên

75

Page 76: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được, hoặc nằm bất động ở đáy, hoặc lòng đất dưới đáy; hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển”.

Giải quyết các tranh chấp là một bộ phận quan trọng của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Họp quốc. Nội dung này chiếm trọn vẹn phần XV (Giải quyết các tranh chấp), gồm 3 mục, 21 điều (từ Điều 279 đến Điều 299). Điều đầu tiên của phần này đã xác định giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình là một “nghĩa vụ” của các quốc gia thành viên có liên quan, và quy định rõ “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên Hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương” (Điều 279).

Đối với việc giải quyết tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia thành viên có liên quan, Điều 287 Công ước Luật Biển 1982 quy định 8 khoản về việc chọn lựa thủ tục giải quyết các tranh chấp như sau:

“(1) Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản,76

Page 77: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:

(a) Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII (Trọng tài);

(b) Tòa án quốc tế;

(c) Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII (Trọng tài);

(d) Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII (Trọng tài đặc biệt) để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.

(2) Một bản tuyên bố theo khoản 1 không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của một quốc gia thành viên phải chấp nhận, trong phạm vi và theo các thể thức được trù định ở Mục 5 (Giải quyết các tranh chấp và ý kiến tư vấn) của phần XI (Vùng), thẩm quyền của Viện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đáy biển thuộc Tòa án quốc tế về luật biển, và tuyên bố đó cũng không bị nghĩa vụ này tác động đến.

(3) Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII (Trọng tài).

(4) Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

77

Page 78: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

(5) Các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII (Trọng tài), trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

(6) Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vùng 3 tháng sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc.

(7) Một tuyên bố mới, một thông báo hủy bỏ hay việc một tuyên bố hết hạn không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một tòa án có thẩm quyền theo điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

(8) Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở điều này được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp quốc để lưu chiểu và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc chuyển các bản sao cho các quốc gia thành viên”.

Trải qua hơn 30 năm tồn tại, Công ước về Luật Biển của Liên Hợp quốc được thông qua và ký kết tại Hội nghị Liên Hợp quốc lần thứ III về luật biển được tổ chức tại Montego Bay (Jamaica) vào ngày 10/12/1982, gọi tắt là Công ước 1982 của Liên Hợp quốc về luật biển, đã chứng tỏ đây công ước quốc té về luật biển hoàn thiện và bao quát nhất từ xưa tới nay, đã xác định được quy chế pháp lý của hầu hết các bộ phận thuộc biển và đại dương. Công ước này đã ấn định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, xác lập một trật tự pháp lý mới trên biển tương đối công bằng và tiến bộ, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quôc tê.

78

Page 79: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

4.2. Luật Biển Việt Nam (2012)

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21/6/2012 của kỳ họp thứ 3 tại Thủ đô Hà Nội đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển của Việt Nam, thường gọi là Luật Biển Việt Nam 2012.

Luật Biển Việt Nam 2012 bao gồm 7 chương, 55 điều khoản, được bổ cục như sau:

Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7).

Chương II: Vùng biển Việt Nam (từ Điều 8 đến Điều 21).

Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam (từ Điều 22 đến Điều 41).

Chương IV: Phát triển., kinh tế biển (từ Điều 42 đến Điều 46).

Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển (từ Điều 47 đến Điều 49).

Chương VI: Xử lý vi phạm (từ Điều 50 đến Điều 53).

Chương VII: Điều khoản thi hành (từ Điều 54 đến Điều 55)(1).

về hiệu lực, Điều 54 của Luật Biển Việt Nam quy định: ‘'"'Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 thảng 01 năm 2013".

( l ) T h e o W é b s i t e T ổ n g c ụ c B i ể n v à H à i đ à o V i ệ t N a m ( t h u ộ c B ộ T à i n g u y ê n v à M ô i t r ư ờ n g ) ( h t t p : / / v a s i . g o v . v n / v a n - b a n - 1 6 . h t m )

79

Page 80: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Điều 1 thuộc Chương I của Luật Biển Việt Nam 2012 nêu rõ: “Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo”.

Điều 3 thuộc Chương I của Luật Biển Việt Nam 2012 giải thích khái niệm “vùng biển Việt Nam” được áp dụng trong khuôn khổ Luật Biển Việt Nam như sau:

“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Điều 3 thuộc Chương I của Luật Biển Việt Nam 2012 giải thích khái niệm “vùng biển quốc tế” được áp dụng trong khuôn khổ Luật Biển Việt Nam như sau:

“ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”.

Trong Điều 4 của Luật Biển Việt Nam 2012 đã nêu rõ 3 nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển như sau:80

Page 81: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

“(1) Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(2) Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quàn đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

(3) Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”.

Trong Điều 5 của Luật Biển Việt Nam 2012 đã nêu rõ 6 nội dung trong chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

“(1) Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

(2) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

(3) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo

81

Page 82: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

yệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù họp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

(4) Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

(5) Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

(6) Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo”.

Tại Điều 11 của Luật Biển Việt Nam 2012 đã xác định biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam là ranh giới ngoài của lãnh hải, tức là ranh giới ngoài của vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam ra phía biển.

Tại Điều 15 của Luật Biển Việt Nam 2012 đã xác định vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam trên biển như sau:

82

Page 83: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

“Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.

Tại Điều 19 của Luật Biển Việt Nam 2012, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”. Tiếp đó, tại Điều 21, Luật Biển Việt Nam 2012 tiếp tục khẳng định “Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam”.

Tại Điều 37, Luật Biển Việt Nam 2012 quy định rằng khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, các tổ chức và cá nhân tuyệt đối không được tiến hành 9 loại hoạt động sau đây:

(1) Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

(2) Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;

(3) Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;

(4) Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;

(5) Khoan, đào trái phép;

(6) Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

(7) Gây ô nhiễm môi trường biển;

83

Page 84: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

(8) Cướp biển, cướp có vũ trang;

(9) Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. và pháp luật quốc tế.

Trong Điều 42 của Luật Biển Việt Nam 2012, Nhà nước Việt Nam đã đề ra 4 nguyên tắc để phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả, bao gồm:

(1) Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

(2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.

(3) Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

(4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

4.3. Biển, đảo Việt Nam trong hiện tại và tương lai

Biển, đại dương đã, đang và sẽ trở thành vấn đề chiến lược trong sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới- Trong xu thế “khu vực hóa”, “toàn cầu hóa” đang diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay, với tầm nhìn “thế kỷ XXI là Thế kỷ của đại dương”, bảo vệ và phát triển biển, đảo Việt Nam trong một Chiến lược biển toàn diện, chủ động gắn liền sự phát triển và vận mệnh của quốc gia - dân tộc mình với những tiềm năng dồi dào của biển, hoàn toàn không thể tách rời bối cảnh hội nhập quốc tể và toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

84

Page 85: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Biển Đông là vùng biển có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị đặc biệt quan trọng, từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của nhiều cường quốc hàng hải khác trên thế giới.

Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po... có nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào con đường hàng hải Biển Đông. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Xin-ga-po hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Biển Đông.

Việt Nam ở ngay rìa Biển Đông. Bờ biển Việt Nam có lợi thế là nằm gần một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca - một trong những tuyến giao thương có lượng tàu thuyền qua lại nhiều nhất thế giới. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế của Việt Nam, tích cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hiện nay, phần lớn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa giao lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ

85

Page 86: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

tăng gấp nhiều lần hiện nay. Khi đó, Biển Đông nói chung, vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn hcm trong thương mại thế giới, có cơ hội trở thành chiếc cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ hội phát triển luôn gắn liền với những thách thức to lớn. Từ lâu, Biển Đông đã được biết đến như một trung tâm tranh chấp, một “điểm nóng” của thể giới về mức độ phức tạp, số lượng các bên tranh chấp và sự quan tâm lợi ích của các cường quốc. Trên thực tế, quần đảo Hoàng Sa có sự tranh chấp 3 bên giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin và Bru-nây(Bru- nâykhông kiểm soát, chiếm giữ đảo, bãi ngầm nào nhưng vẫn tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với một phần của quần đảo Trường Sa).

Tranh chấp trên Biển Đông bao gồm tranh chấp chủ quyền đảo và tranh chấp vùng biển. Theo các nhà nghiên cứu, 4 trở ngại lớn nhất cho mọi giải pháp được đưa ra là vấn đề chủ quyền, đường đứt khúc 9 đoạn (đường chữ Ư, đường lưỡi bò), quy chế đảo và chủ nghĩa dân tộc. Giải quyết các trở ngại trên phải căn cứ vào luật biển quốc tế và thiện chí của các quốc gia có liên quan. Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mới chỉ là một văn kiện chung nên vẫn còn nhiều vấn đề như quy chế đảo, hệ thống các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp được nêu trong Phần 15 cần được hoàn chỉnh

86

Page 87: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

cho phù hợp với tình hình khu vực. Nếu luật biển quốc tế còn chưa rõ ràng thì các nước phải tiếp tục đàm phán để tiến đến thỏa thuận chung. Trên thực tế, có những vấn đề dường như là song phương nhưng lại không thể chỉ giải quyết song phương, đồng thời lại có những vấn đề dường như là đơn phương nhưng sẽ gây ra sự chú ý và phản ứng của dư luận cả trong và ngoài khu vực. Hơn nữa, Biển Đông đã hẹp, lại có hai quần đảo ở giữa nên đã tạo ra những vùng chồng lấn đa phương. Các nước tranh chấp từ chỗ không tiếp xúc với nhau đã dần dần tự nguyện tham giạ vào các cơ chế đa phương.

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (tiếng Anh là Declaration on Conduct o f the Parties in the East Sea, viết tắt là DOC) là thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN, được ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh (Campuchia) nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Ngoài ra, sự tham gia của Trung Quốc, Đài Loan vào Hội thảo kiềm chế các xung đột tiềm làng ở Biển Đông do In-đô-nê-xia và Canada khởi xướng từ năm 1990, hay Thỏa thuận công ty dầu khỉ Phỉ - Trung - Việt khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005... đều là các bằng chứng về một sự liên kết đa phương tự nhiên giữa các bên tranh chấp, nhằm kiếm tìm, kiến thiết một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Các bên tranh chấp đều đã nhận thức được ràng để giải quyết vấn đề Biển Đông cần phải vừa có thỏa thuận song phương lại vừa phải có thỏa thuận đa phương, không thể chỉ đơn thuần trong quan hệ song phương.

87

Page 88: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Tranh chấp trên Biển Đông đã diễn ra từ lâu và ngày càng trở lên phức tạp. Trong suốt thời kỳ từ năm 1974 đến đầu thế kỷ XXI, nhiều biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp đã được các bên liên quan áp dụng, thực hiện. Có thể thấy rõ hai biện pháp chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ này là (1) iStr dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, (2) Đàm phản hòa bình song phương và đa phương nhằm đi đến thỏa thuận.

Biện pháp sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thể hiện rõ trone thời kỷ từ thập niên 70 chc đế." những năm cuối của thế kỷ XX. Mặc dù Hiến chưong Liên Hợp quốc đã nghiêm cấm, nhung trên thực tế đây vẫn là một biện pháp được tính đến để giải quyết tranh chấp. Sau những lần sử dụng vũ lực quy mô lớn vào các năm 1974, 1988, 1995, nhiều hành động nhằm đưa quân chiếm đóng các đá, bãi không người trên Biển Đông vẫn được các quốc gia tranh chấp tiếp tục thực hiện.

Đồng thời, Đàm phản hòa bình song phương và đữ phương nhằm đi đến thỏa thuận đã được thực hiện như là những nỗ lực để phân định biển. Tiêu biểu trong số này là Thỏa thuận thềm lục địa In-đô-nê-xia- Ma-lai-xia (1969), Phân định biển Ma-laỉ-xia - Thái Lan (1974), Thỏa thuận khai thác chung Thái Lan - Ma-lai-xia (1979), Thỏa thuận khai thác chung Việt Nam - Ma-lai-xia (1992), Phần định biển Việt Nam - Thái Lan (1997), Thỏa thuận phân định biển Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ (2000), Thỏa thuận 88

Page 89: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

thềm lục địa Việt Nam - In-đô-nê-xia{2003), Phân định biển Bru-nây- Ma-lai-xia (2009)...

Bên cạnh đó, cho đến nay đã có nhiều giải pháp được các học giả và những Hội thảo quốc tế đề nghị, từ Công thức Nam cực, Công thức Biển Bắc, Bánh donut, Cộng quản, cho đến sử dụng Tòa án và Trọng tài quốc tế... nhưng đều không khả thi. Ngoài ra, giữa cấc bôn tranh chấp cũng đã có thêm những động thái khác như Đàm phán song phương Việt Nam - Trung Quốc về vấn đề trên biển, Đàm phản song phicong Phi-líp-pin - Trung Quốc về Quy tắc ứng xử và khảo sát địa chẩn, Đàm phản song phương Việt Nam - Phi-líp-pin về tỏ chức khảo sát nghiên cứu khoa học chung ỢOMSRE-SCS)... cùng với nhiều đàm phán đa phương như .Tuyên bỗ Trung Quốc và ASEAN về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, 2002), hay Thỏa thuận công ty dầu khí Phi - Trung - Việt khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông (2005)... Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa đủ để gây dựng một lòng tin giữa các bên để có thể tiến tới một giải pháp toàn diện, đầy đủ và triệt để cho các tranh chấp trên Biển Đông.

Từ góc độ địa - chiến lược và kinh tế, Biển Đông là biển duy nhất trên thế giới nối liền hai đại dương lớn Thái Bình Dương và Ẩn Độ Dương, với nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng, cung cấp 70-80% lượng dầu lửa nhập khẩu từ Trung Đông cho những nước có nền công nghiệp hiện đại là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các tuyến đường này cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm xuất nhập khẩu

89

Page 90: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

của những nước thuộc khối ASEAN. Hiện nay, với hơn 550 triệu dân và nền kinh tế trên 1 ức tỷ USD (1 triỉlion USD), Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong trao đổi thương mại quốc tế, với 50% thương mại thế giới đi qua đây. Năm 2008, thương mại giữa ASEAN với Mỹ là 181 tỷ USD, với Trung Quốc là 198 tỷ USD, với Nhật Bản là 212 tỷ USD. Các nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có đàu tư lớn vào ASEAN, trong đó Mỹ có hơn 100 tỷ USD vốn đầu tư. Theo dự báo, năm 2020 sẽ đánh dấu sự chuyển dịch công xưởng của thế giới từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á do nguồn lao động trẻ hơn, và Đông Nam Á sẽ trở thành công xưởng công nghiệp phụ trợ cho kinh tế Trung Quốc. Tự do thương mại, trong đó có tự do hàng hải, cùng với việc bảo vệ các nước đồng minh vẫn được Mỹ coi là lợi ích và trách nhiệm của mình. Việc Mỹ quay lại Biển Đông và biển Hoa Đông trước hết là vì quyền lợi chiến lược của Mỹ, củng cố vị thế của Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành nơi đụng độ chính giữa chiến lược của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Từ góc độ của luật biển quốc tế, Biển Đông là khu vực đặc thù, chứa đựng tất cả các yếu tố liên quan như quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan...), quốc gia quần đảo (In-đô-nê-xiavà Phi-líp-pin), quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý (Lào), các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài

90

Page 91: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đàn cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn... Muốn giải quyết các vấn đề này một cách triệt để, các quốc gia phải hợp tác, chia sẻ.

Đó chính là những điều kiện hết sức cơ bản và quan trọng để các quốc gia có liên quan tiến đến lựa chọn giải pháp giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Là một quốc gia ven biển, nằm ven bờ Biển Đông, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong xây dựng chính sách đối ngoại và hợp tác phù họp với tinh thần của Công ước Luật Biển 1982. Chính sách này là nhất quán và được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động Ịiên quan đến biển, đảo.

Lập trường và chính sách của Việt Nam đã được thể hiện rõ trong thực tế từ trước đến nay. Thực hiện chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, sau năm 1986, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhanh chóng mở cửa, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực, phá vỡ thế bị bao vây cô lập từ bên ngoài. Bằng việc tham gia vào các tổ chức như ASEAN, APEC, AFTA..., Việt Nam đã góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển cho khu vực, trong đó có các hợp tác biên.

Từ năm 1989, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương hóa trong quan hệ quốc tế với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

91

Page 92: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, mở rộng giao lưu... trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.

Trong thực hiện Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc, chính sách đối ngoại của Việt Nam thể hiện rõ chiến lược đối ngoại về vấn đề biển đảo, trong đó:

(1) Thống nhất giải quyết các tranh chấp biển thông qua đàm phán, thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng lợi ích của nhau. Trong khi tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên cần kiềm chế không làm gì phức tạp thêm tình hình, tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, phù hợp với các quy định của Công ước 1982.

(2) Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển trong khuôn khổ thực hiện Công ước 1982.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam trên biển trong thời gian tới vẫn cần chú trọng đến việc kiềm chế các xung đột ở Biển Đông. Mọi giải pháp cho vấn đề Biển Đông đều phải được xây dựng trên cơ sở tin cậy lẫn nhau giữa các bên, điều này phụ thuộc vào quá trình thực thi DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông).

Là thành viên của Hiến chương Liên Hợp quốc, của Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quổc (ƯNCLOS),

92

Page 93: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

cũng như Tuyên bố của các bển về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, kiên trì con đường giải quyết các vấn đề phát sinh bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; trong đó, biện pháp chủ yếu là thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế. Theo tinh thần đó, những vấn đề còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương; còn những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các nước liên quan.

Điều 73 của UNCLOS quy định “quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước”. Bởi vậy, tại các vùng biển không phải là khu vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, Nhà nước Việt Nam đã áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của ƯNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trước tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông của nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau, từ song phương, khu vực, cho đến toàn cầu. Theo đó, Việt Nam chủ trương kiên trì theo đuổi

93

Page 94: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; đồng thời hết sức coi trọng, tích cực sử dụng hiệu quả cơ chế toàn cầu và khu vực, thông qua các diễn đàn của Liên Họp quốc và ASEAN để các tổ chức này có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm chủ quyền của quốc gia thành viên đối với các thỏa thuận quốc tế đã được thông qua.

Tóm lại, Việt Nam là một “quốc gia biển” có truyền thống lâu đời, và biển, đảo luôn luôn là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Nhà nước và nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, mong muốn và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp thông qua đàm phán trên cơ sờ tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền quốc gia thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Từ bao đời nay, liên tục tiếp nối không ngừng qua nhiều thế hệ, người Việt Nam “lớp cha trước, lớp con sau” đã đổ biết bao mồ hôi và xương máu để giữ gìn và bảo vệ biển, đảo quê hương. Ngày nay, người Việt Nam chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, đề cao lẽ phải, không ngừng phát huy nội lực, tích cực tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, cùng nhau dựng xây và bảo vệ đất nước.

94

Page 95: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Bia chủ quyền trên đảo Trường Sa (Quần đảo Trường Sa)

95

Page 96: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đảo Trường Sa Lớn (Quần đảo Trường Sa)

96

Page 97: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Đảo Sơn Ca (Quần đảo Trường Sa)

Nhà dân trên đảo Trường Sa Lớn (Quần đảo Trường Sa)

97

Page 98: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

Vườn rau xanh trên đảo An Bang (Quân đảo Trường Sa)

Tàu HQ 996 trên bến Trường Sa Lớn

98

Page 99: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

MỤC LỤC

Lời giới thiệu....'....................................................................... 3

Chương 1

VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG BIỂN ĐÔNG

1. Vị tri các vùng biển, hải đảo Việt Nam............................ 5

1.1. Điều kiện tự nhiên Biển Đông....................................5

1.1.1. Vị tri........... ........................................................5

1.1.2. Địa hình đáy Biển Đông.......... ........................ 6

1.1.3. Chế độ nhiệt muối Biển Đỏng............................7

1.1.4. Dòng chày Biển Đông........................ -............. 8

1.1.5. Thủy triều Biển Đông........................................ 9

1.2. Các khu vực biển, đảo, thềm lục địa Việt Namtrong Biển Đông.......................................................... 9

1.2.1. Vịnh Bắc Bộ........................................................9

1.2.2. Vịnh Thải Lan...................................................10

1.2.3. Các đảo và quần đảo........................................11

* Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa...............12

99

Page 100: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

2. Vai trò của biển, đảo Việt Nam.......................................16

2.1. Biển, đảo là nguồn tài nguyên vô giá để phát triểnđất nước...... :..............................................................16

2.1.1. Tài nguyên sinh vật..........................................16

2.1.2. Tài nguyên phi sinh vật....................................17

2.1.3. Tấi nguyên giao thông vận tả i.........................18

2.1.4. Tài nguyên du lịch............................................ 19

2.2. Biển, đảo đóng vai trò quan trọng trong lịch sửdựng nước và giữ nước..............................................20

Chương 2

BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN LỊCH s ử VÀ VĂN HÓA

1. Biển, đảo trong tâm thức Việt Nam....................................33

2. Quá trình vưom ra và làm chủ biển, đảo quê hương......... 40

2.1. Từ tầm nhìn và cách ứng xử với biển, đảoquê hương cùa người Việt Nam..................................40

2.2. Đen quá trình xác lập và thực thi chủ quyền Việt Namtrên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.................46

2.3. Và chiến lược biển, đảo của Việt Nam tronglịch sử ..........................................................................52

100

Page 101: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

613. Vài nét văn hóa biển, đảo Việt Nam.............................

4. Biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế............................................................... 66

4.1. Luật Biển quắc tế.......................................................664.2. Luật Biển Việt Nam ...................................................794.3. Biển, đảo Việt Nam trong hiện tại và tương lai........84

101

Page 102: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh
Page 103: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

GIỔI THIỆU VỂ BIỂN, ĐÁO

Việt liam

Chịu trách nhiệm xuất bảnGiám đốc - Tổng biên tập: TRẦN CHÍ ĐẠT

Chịu trách nhiệm nội dung:Phó Giám đốc: PHẠM VĂN GIÁP

Biên tập nội dung: Trình bày sách: Sửa bản in:Trình bày bìa:

Ngô Tấn Đạt - Nguyễn Thị Lê Nguyễn Mạnh Hoàng Nguyễn Thị Lê Họa sỹ Trăn Hông Minh

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGWebsite: www.nxbthongtintruyenthong.vn, Book365.vn

Trụ sờ: Tầng 6,115 Tràn Duy Hưng, quận càu Giấy, TP. Hà NộiĐT Biên tập: 04.35772143 Fax: 04.35579858E-mail: [email protected]

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 8A đường D2, P25, quận Bình Thạnh, TP. Hô Chí Minh Điện thoại: 08.35127750 Fax: 08.35127751E-mail: [email protected]

Chi nhánh TP. Đà Nang: Lô C1 đường Tràn Hưng Đạo, quận Sơn Trà, TP. Đà Nang ĐT: 0511.3897467 Fax: 0511.3843359Email: [email protected]

Chi nhánh Tây Nguyên: 28B, YBih Alêô. TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ĐT: 0500.3808088 Email: [email protected]

Page 104: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

In 1.500 bản, khổ 14,5x20,5cm tại Công ty TNHH In và Thương mại Hải Nam Địa chỉ: sổ 18 ngách 68/53/9 Quan Hoa, cầu Giấy, Hà Nội Sổ xác nhận đăng ký xuất bàn: 4543-2016/CXBIPH/2-181/TTTT Số quyết định xuất bản: 605/QĐ-NXB TTTT ngày 15 tháng 12 năm 2016 In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2016.ISBN: 978-604-80-2183-2 Mã số: KK 124 HT 16

Page 105: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

k.

Page 106: HÀ NGUYỄN dao Viet... · Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. ... Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển ... phản ánh

GIỚI THIỆUgVỀ BIỂN, ĐẢOV iệt

MỜI CÁC BẠN TÌM ĐỌC

1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TIÊU Biểu

CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

2. HƯỚNG .DẪN SỬ DỤNG CÁC DỊCH vụ Bưu CHÍNH3. CÁC QUY ĐỊNH, CHẾ ĐỘ VẾ ĐlỂM bưu điện - VĂN HÓA XÃ

4. GIỚI THIỆU VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM5. DẠY CON BẰNG LÒI HAY Ý ĐẸP

( s á c h d à n h c h o c á c b ậ c ô n g b à , c h a m ẹ v à c á c t h ầ y c ô g i á o )6. CẨM NANG HUỚNG DẪN KINH DOANH NHỎ7. HƯỔNG DẪN TRA cứu CÁC THÒNG TIN HỮU ÍCH TRÊN INTERNET

8. KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH

ISBN : 978-604-80-2183-2

* .