200
7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 1/200 HÁM SƠ N ÐI SƯ TỰ TRUYN TKheo Thích Hng Ðt Vi t Dch Bi cnh l ch striu đại nhà Minh Cuc đờ i ca Hám Sơ n Ði Sư (1546-1623) Xut thế Tm u Xut gia Vân du Ng đạo Thin định Pháp h i cu Thái T Bnn Stranh chp vngôi vÐông Cung Thái T Bi l ưu đày vào Nam Tào Khê Ðượ c trtdo Viên tch Biên scuc đờ i Ði Sư Hám Sơ n Bi cnh lch sử triu đại nhà Minh Chu Nguyên Chươ ng (1368-1398) vn đã làm chú tiu trướ c khi tham gia khở i ngh  ĩ a (1280-1368). Cuc khở i ngh  ĩ a toàn thng nhờ stiếp sc và ng hca nhng hi kín có liên h vớ i Pht Giáo nh ư hi Bch Liên và hi Di Lc. Chu Nguyên Chươ ng tgi mình là Minh Vươ ng, vì tcho rng ông là mt vì vua Chuyn Luân có liên hvớ i Ph t Di Lc. Do đó, tri u đại ông lp nên đượ c gi là triu Minh. Trong nhng năm đầu ca triu Minh, chư Tăng rt đượ c tôn sùng. Tuy nhiên, vi c này khiến cho các Nho s  ĩ sanh tâm ghen ghét. Ktnăm th15 c a triu Minh, niên hiu Hng Võ, Chu Nguyên Chươ ng tăng thêm nhng s c l nh vtôn giáo để khng chế Pht giáo và Nho giáo vì sthoái hóa do chiến tranh gây nên. Chu Nguyên Ch ươ ng cũng nhn ra tm nguy him ca các hi kín có xu h ướ ng chng li triu đ  ình. Năm đầu niên hiu Hng Võ, Chu Nguyên Chươ ng lp ra các b để giám sát Pht Giáo và Ðo Giáo trong toàn quc, như ty Tăng Lc và ty Ðo Lc. Ðng đầu ty Tăng

Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 1/200

HÁM SƠ N ÐẠI SƯ TỰ TRUYỆNTỳ Kheo Thích Hằng Ðạt Việt Dịch

Bối cảnh lịch sử triều đại nhà MinhCuộc đờ i của Hám Sơ n Ðại Sư (1546-1623)

Xuất thế 

Từ mẫuXuất giaVân du

Ngộ đạoThiền định

Pháp hội cầu Thái Tử Bị nạn

Sự tranh chấp về ngôi vị Ðông Cung Thái Tử 

Bi lưu đày vào NamTào Khê

Ðượ c trả tự doViên tịch

Biên sử cuộc đờ i Ðại Sư Hám Sơ n

Bối cảnh lịch sử triều đại nhà Minh

Chu Nguyên Chươ ng (1368-1398) vốn đã làm chú tiểu trướ ckhi tham gia khở i ngh ĩ a (1280-1368). Cuộc khở i ngh ĩ a toànthắng nhờ  sự tiếp sức và ủng hộ của những hội kín có liên hệ vớ i Phật Giáo như hội Bạch Liên và hội Di Lặc. Chu NguyênChươ ng tự gọi mình là Minh Vươ ng, vì tự cho rằng ông là mộtvì vua Chuyển Luân có liên hệ vớ i Phật Di Lặc. Do đó, triều đạiông lập nên đượ c gọi là triều Minh. Trong những năm đầu củatriều Minh, chư Tăng rất đượ c tôn sùng. Tuy nhiên, việc nàykhiến cho các Nho s ĩ sanh tâm ghen ghét. Kể từ năm thứ 15 củatriều Minh, niên hiệu Hồng Võ, Chu Nguyên Chươ ng tăng thêmnhững sắc lệnh về tôn giáo để khống chế Phật giáo và Nho giáovì sự thoái hóa do chiến tranh gây nên. Chu Nguyên Chươ ngcũng nhận ra tầm nguy hiểm của các hội kín có xu hướ ng chống

lại triều đ ình. Năm đầu niên hiệu Hồng Võ, Chu NguyênChươ ng lập ra các bộ để giám sát Phật Giáo và Ðạo Giáo trongtoàn quốc, như ty Tăng Lục và ty Ðạo Lục. Ðứng đầu ty Tăng

Page 2: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 2/200

2 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Lục là một vị tăng trưở ng lão và một vị Thiện S ĩ hoặc một vị cao tăng. Các ngài nhận chức là 6a ( địa vị quan chức trongtriều đ ình vào thuở  đó, cao nhất là 1a và thấp nhất là 9b) nhưngkhông lãnh lươ ng bổng (Sau năm 1393, các vị Tăng Cang vàÐạo Cang đều nhận lươ ng bổng). Trung tâm hành chánh của tyTăng Lục đặt tại chùa Thiên Giớ i.

Sau khi hoàng đế dờ i kinh đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh vàonăm 1403, các vị Tăng Cang của ty Tăng Lục cũng đượ cchuyển lên chùa Khánh Thọ ở Bắc Kinh. Song, trung tâm hành

chánh phụ của ty Tăng Lục vẫn còn đặt nơ i chùa Thiên Giớ i vàBáo Ân tại Nam Kinh.

Chu Nguyên Chươ ng lượ c kê chư tăng vào các hạng như Thiền(tức tu theo Thiền tông), Giảng (tức giảng kinh thuyết pháp),Giáo (tức nghiên cứu kinh giáo). Thiền, tức Thiền tông, là tôngphái mạnh nhất trong triều Minh. Giảng, tức giảng kinh thuyết

pháp, và tươ ng đươ ng vớ i Giáo trong triều Tống. Giáo, tức đọctụng nghiên cứu kinh giáo. Song, chữ Giáo trong triều Minhkhác vớ i chữ Giáo trong triều Tống. Ðể tránh lầm lẫn, danh từ “Du Già” thườ ng đượ c thay thế cho chữ 'Giáo', nhằm nhấnmạnh rằng những vị tăng thuộc hạng 'Giáo' vốn là hạng tu s ĩ  bình thườ ng, chuyên đọc tụng kinh điển và làm nghi lễ rườ m rà.

Trong triều Tống, Phật giáo đượ c phân rõ thành ba tông pháichính: Thiền tông, Giáo Tông, và Luật tông. Ðến triều Minh,Luật tông đã bị thoái hóa nhiều nên Chu Nguyên Chươ ng thaythế Luật tông bằng Giáo tông hay Du Già tông. Theo một sử liệu quan trọng của Phật giáo, mục đích của tăng s ĩ thuộc 'Giáotông’ trong triều Minh là làm nghi lễ như lễ phóng sanh, lễ cầunguyện tiêu tai giải trừ họa nạn, lễ diệt trừ nghiệp chướ ng, lễ 

cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc đượ c siêu sanh. Danh từ 'Du Già' thườ ng đượ c thay cho chữ 'Giáo' vì các vị tăng s ĩ thuộchạng này không những thườ ng thực tập pháp Du Già mà cũng

Page 3: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 3/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 3 thườ ng làm nghi lễ, bao gồm những nghi thức về Mật tông. Vìcác vị tăng này thườ ng ra ngoài làm lễ cho dân chúng nên đượ cgọi là 'Phó Ứ ng Tăng'.

Ðươ ng thờ i, dầu Thiền tông rất đượ c trọng vọng, nhưng cáctăng s ĩ thuộc hạng Giáo tông lại chiếm hơ n phân nửa số tăng lữ.Hoàng đế phân biệt rõ ràng giữa Thiền tăng, tức những vị tăngthọ trì giớ i luật tại giớ i đàn, và tăng s ĩ thuộc hạng cúng bái, tứcnhững ngườ i mua giớ i điệp từ triều đ ình. Những tăng s ĩ  thuộchạng cúng bái thườ ng rất gần gũi vớ i quần chúng Phật tử. D ĩ  

nhiên, hạng tăng s ĩ  cúng bái cũng phải theo giớ i luật của cáctùng lâm, tự viện. Ngoài ra, nhờ  sự kiểm soát giớ i điệp và lậpnhững luật lệ khống chế tăng s ĩ cúng bái, triều đ ình có khả năngkiểm soát quần chúng Phật tử và loại trừ những phần tử chốngđối triều đ ình như những hội kín và những tà giáo. Vì hạng tăngs ĩ cúng bái thườ ng sống chung vớ i quần chúng Phật tử và đôikhi lại có gia đ ình, và vì Phật tử tại gia cũng thườ ng hành lễ rất

đa dạng, nên bướ c đầu tiên là tách rờ i tăng s ĩ chính thống cùngtăng s ĩ cúng bái ra khỏi đại đa số quần chúng.

Mật giáo Tây Tạng vốn là quốc giáo của triều Nguyên. Do đó,trong những năm đầu nhà Minh, Mật giáo vẫn còn thịnh hành.Chu Nguyên Chươ ng dườ ng như cố gắng kềm chế Mật giáo,như sai ty Tăng Lục ấn hành những bộ kinh chú hợ p pháp làm

lễ. Những bài kinh chú không hợ p vớ i quần chúng hay khôngthích hợ p vớ i luật lệ đươ ng triều đều bị loại bỏ. Những bộ chúthuần Mật giáo cũng không đượ c phép ấn hành. Ðây không cóngh ĩ a là không có ai hành trì Mật chú.

Giá tiền tụng kinh Hoa Nghiêm thờ i đó là mườ i lạng bạc. Tụngkinh chú Thủy Lục và chú Thủ Lăng Nghiêm là nửa lạng bạc.

Page 4: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 4/200

4 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ðể tránh sự hỗn tạp, ba hạng tăng s ĩ  đượ c cấp y ca sa vớ i nhữngmàu sắc khác nhau. Cũng vậy, tất cả tự viện nổi tiếng đượ c liệtvào ba hạng khác nhau. Vào những năm đầu nhà Minh, chùaThiên Giớ i là trung tâm chính của Thiền tông, tức giám sátnhững tăng s ĩ tu theo Thiền tông. Chùa Báo Ân trông coi tăng s ĩ  thuộc hạng 'Giảng Sư'. Chùa Năng Nhân chuyên trông coi về tăng s ĩ  thuộc hạng 'Giáo Tăng', tức tu s ĩ cúng bái. Ðươ ng thờ i,ba ngôi tự viện này ở miền Nam vốn là những trung tâm tu họcquan trọng nhất. Chúng đều tọa lạc trên đồi, về phía Nam củaNam Kinh, không xa kinh thành cho lắm. Ban đầu, Ngài Hám

Sơ n vốn là học tăng thuộc về hạng 'Giảng Sư' tại chùa Báo Ân,nơ i Ngài thọ giớ i Cụ Túc, nhưng về sau Ngài cũng tu Thiền tạichùa Thiên Giớ i.

Ðôi khi nhiều ngôi chùa nhỏ liên hợ p lại thành một ngôi chùalớ n, và thườ ng đượ c gọi là “đại tùng lâm”. Lắm khi, tăng s ĩ vàđạo s ĩ cùng nhau tu học trong một tùng lâm. Kể từ năm 1372,

triều đ ình ban nhiều sắc lệnh liên hệ vớ i những hoạt động về tôn giáo. Tăng s ĩ không đượ c sống chung vớ i quần chúng. Consố tăng lữ và tự viện cũng bị giớ i hạn.

Theo sắc lịnh vào năm 1387, những ai dướ i hai mươ i tuổikhông đượ c phép thọ giớ i làm tăng s ĩ . Vào năm 1394, lại cómột sắc lệnh là những ai dướ i hai mươ i tuổi muốn vào tu tại các

tự viện, phải đượ c cha mẹ và triều đ ình cho phép. Sau ba nămhuấn luyện, điều kiện đượ c thọ giớ i là những vị sa di phải vàokinh đô để đượ c khảo hạch những kiến thức về kinh điển Phậtgiáo. Nếu thi rớ t, họ sẽ bị  đánh và đuổi về làm thườ ng dân.Theo vài tài liệu, bảo rằng triều đ ình ban sắc lệnh là trong mỗiquận lỵ chỉ đượ c có khoảng từ bốn mươ i đến sáu mươ i vị tăng.Nếu không có sự chấp thuận của triều đ ình, không ai đượ c

quyền xây thêm chùa chiền. Những tăng s ĩ phạm luật này sẽ bị đuổi về làm thườ ng dân và đày làm lính thú tại những vùngbiên giớ i (Vì xây chùa Quán Âm ở Lao Sơ n bất hợ p pháp mà

Page 5: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 5/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 5 Ngài Hám Sơ n phải bị bắt hoàn tục và làm lính thú ở miền namvào năm 1596.)

Việc thi hành những sắc lệnh này rất đa dạng và phức tạp vì tùythuộc vào mỗi niên đại của triều Minh và tùy theo từng vùngtrong nướ c. D ĩ nhiên, đối vớ i Phật giáo, mỗi hoàng đế có nhữngưu đãi hay bạc đãi riêng biệt. Có lắm khi Phật giáo bị kềm chế gắt gao, và cũng có khi đượ c nớ i lỏng. Số giớ i điệp để làm tăngs ĩ hay đạo s ĩ , đượ c bộ Lễ bán ra vào năm 1440 là 20.000. Vàonăm 1487, số giớ i điệp đượ c bán ra để làm tăng s ĩ  là 200.000.

Ðôi khi, giớ i điệp đượ c bán nơ i chợ búa. Những số tiền bán giớ iđiệp thườ ng đượ c dùng vào những công tác từ thiện như cứudân chúng bị thiên tai hoạn nạn hay đói kém. 200.000 giớ i điệpđượ c bán ra vào năm 1487 nhằm vào mục đích cứu nạn đói tạiGiang Tây.

Dầu rất thịnh hành, nhưng tông Tịnh Ðộ không đượ c chấp nhận

chính thức trong ba tông chính của Phật giáo vào triều Minh.Thật ra, tông Tịnh Ðộ nằm vào hạng Thiền Tông. Vì rất đượ cphổ biến trong đại đa số quần chúng Phật tử, nên tông Tịnh Ðộ cũng liên hệ gần gũi vớ i hạng 'Giáo Tông'. Ngoài ra, cũng cónhiều tự viện không đượ c xếp đúng đắn trong ba hạng giáo. Vàingôi chùa có sự liên hệ vớ i tông Tịnh Ðộ và Luật tông.

Thật ra, vào cuối triều Minh, sự phân chia giữa ba loại tôngphái không đượ c rõ ràng. Trong những bài luận, ngài Liên Trìthườ ng dựa vào sự phân hạng của triều Tống để phân biệt cácloại chùa viện thuộc tông Thiền, Giảng, Giáo, hoặc Luật, chớ  không có Du Già. Theo đại sư Liên Trì, khi đại sư mớ i thọ giớ ithì thấy tăng s ĩ thờ i đó đắp những bộ ca sa khác nhau, tùy theoba loại tông phái. Ngượ c lại, Ngài Hám Sơ n kể rõ sự phân chia

giữa ba loại tông phái là Thiền, Giảng, Giáo rõ ràng. Ngài trách

Page 6: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 6/200

6 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

cứ rằng hầu hết tăng s ĩ  đều đắp những bộ y ca sa vớ i màu sắcrực rỡ , chẳng khác nào y phục của dân chúng. Ðạo Phật trongthờ i của ngài Hám Sơ n và Liên Trì có thể tươ ng đối hỗn loạn.Giáo (hay Du Già) và Luật có lẽ liên hợ p vớ i nhau.

Trong cuối thế kỷ thứ mườ i sáu và đầu thế kỷ thứ mườ i bảy,bốn vị cao tăng xuất hiện: Ngài Hám Sơ n, Liên Trì, Tử Bá,Ngẫu Ích. Nhờ các ngài mà Phật giáo mớ i đượ c hồi sinh trở lại.

Ngài Hám Sơ n sanh và thọ giớ i xuất gia vào niên hiệu LongKhánh (1522-1566), tức vua Thế Tông.

(Ghi chú: Quyển Trung Quốc Sử Cươ ng viết: “Vua Thái Tổ lênngôi, đóng đô ở  Kim Lăng (tức Nam Kinh ngày nay), gọi làỨ ng Thiên Phủ, lấy đất Khai Phong làm Bắc Kinh... Dẹp yênđâu đấy rồi, vua lo xếp đặt công việc trong nướ c. Vua thấy nhàTống, nhà Nguyên cô lập mà mất, bèn phong cho các con em ở  

chỗ yếu địa: các nướ c Tần, Tấn, Yên, Tề, Sở , Thục, Hán,Lươ ng lập nên, đượ c chuyên quyền trong nướ c mình và lại cónhiều binh lính để làm phiên tỳ che chở  cho nhà vua. YênVươ ng Lệ ở Bắc Bình, Tấn Vươ ng Cang ở Thái Nguyên đều cóthể tiết chế các tướ ng, nên uy quyền rất lớ n. Vì đó mớ i sinh cáihoạn "nồi da nấu thịt" sau này.

Vua lập con trưở ng là Tiêu làm Thái Tử. Tiêu mất, con là KiếnVăn đượ c lập làm Thái Tông. Thái Tông còn bé, vua sợ sau khivua bách tuế, các công thần chuyên quyền hiếp chế nên trướ csau tìm kế vu hãm bọn họ, làm cho liên lụy hàng mấy vạnngườ i lươ ng thiện. Các tướ ng giỏi đã khổ cực vớ i vua như Giám Ngọc, Hữu Ðức, Phùng Thắng đều lần lượ t bị giết; vì thế khi cái loạn T ĩ nh Nạn xảy ra không có ai dẹp đượ c.

Vua vốn vi tiện xuất thân, nên đối vớ i các văn thần thườ ng haynghi kỵ, bề tôi dâng biểu chươ ng trong có chữ gì mà nhà vua

Page 7: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 7/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 7 nghi ngờ có ý nhạo báng vua thì những ngườ i liên hệ việc dângbiểu bị giết hết...

Vua băng, Thái Tông Kiến Văn lên ngôi trở thành vua Huệ Ðế.Khi vua Huệ Ðế còn là Thái Tử, thườ ng lo đến cái hoạn cácphiên vươ ng mạnh thế có thể làm nguy cho triều đ ình, nên đemviệc ấy hỏi hoàng tử Trừng. Trừng lấy cái loạn bảy nướ c đờ iHán làm gươ ng và cử Tề Thái để giải quyết.

Vua lên ngôi rồi, bèn cùng hai ông ấy mưu việc tướ c trừ cácphiên vươ ng. Phiên vươ ng nhiều ngườ i phải tội chết. Vua nướ cYên là Lệ, con thứ vua Thái Tổ, vốn giỏi dùng binh và có nhiềutướ ng s ĩ , thấy mình bị xem xét và đề phòng ngặt quá, bèn cử binh phản, lấy tiếng là để giết hoàng tử Trừng và Tề Thái, gọibinh ấy là binh T ĩ nh Nạn.

Vua Huệ Ðế sai Cảnh Bính Văn, Lý Cảnh Long chống cự, đều

thua to. Vua bèn sai sứ  đến Yên xin nghị hòa, nhưng khôngthành. Yên Vươ ng Lệ vào đánh kinh đô, tướ ng giữ thành xinhàng. Trong cung phát hỏa, vua Huệ Ðế không biết ra thế nào.

Lệ lên ngôi Hoàng Ðế; ấy là vua Thành Tổ. Việc cướ p ngôi nàybị thanh nghị hủy báng lắm (Vua Thành Tổ cướ p ngôi rồi saiVăn Học bác s ĩ  là Phươ ng Hiếu Nho thảo tờ  chiếu lên ngôi.

Nho không chịu làm, vua dọa giết hết cửu tộc. Nho đáp: «Dẫugiết hết mườ i tộc cũng chẳng sao!»

Vua đưa bút ép, Nho viết lớ n bốn chữ: «Giặc Yên cướ p ngôi »(Yên tặc thoán vị). Vua giận sai giết hết chín tộc. Vua Thành Tổ giết hại nhiều quần thần triều trướ c, làm liên lụy đến nhiềungườ i khác. Vua lo phòng bị ngườ i Mông Cổ, nên năm 1421,

dờ i đô về Bắc Kinh, nguyên là kinh đô của nhà Nguyên, gọi làBắc Kinh, còn Kim Lăng thì gọi là Nam Kinh...

Page 8: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 8/200

8 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Bấy giờ  ở nướ c Việt Nam ta, Hồ Quý Ly đã tiếm ngôi nhà Trần,đổi quốc hiệu là Ðại Ngu. Ðến con là Hồ Hán Thươ ng dângbiểu sang vua Thành Tổ nói dối là nhà Trần hết ngườ i, nên y làcháu ngoại lên thay, đượ c phong là An Nam quốc vươ ng. Saucó cựu thần nhà Trần là Bùi Bá Kỳ qua cáo biến, rồi có TrầnThiểm Bình tự nhận là con vua Trần Nghệ Tông qua nói rõ tìnhhình và xin binh phục thù, vua Thành Tổ sai sứ sang trách, họ Hồ dâng biểu tạ tội và xin rướ c Thiểm Bình về nướ c. Vua Minhđưa Bình về, đến Chi Lăng, đã có tướ ng của Hồ đón, đem về rồigiết. Vua Thành Tổ giận, sai Trươ ng Phụ và Mộc Thạnh sang

đánh diệt nhà Hồ, lấy nướ c ta, đặt Bố Chính Ty để cai trị. Nướ cChiêm Thành và nướ c Lão Qua cũng đều phụ thuộc vào đấy...Ðờ i vua Thành Tổ  đã đem nướ c Việt Nam ta sáp nhập vàoTrung Quốc, chia làm phủ, châu và vệ để cai trị. Bấy giờ  concháu nhà Trần là Giản Ðịnh Ðế, Trần Quý Khoách nổi lên mưuviệc khôi phục, nhưng rồi cũng bị Trươ ng Phụ dẹp tan cả. Ðếncuối đờ i vua Minh Thành Tổ, vua Lê Thái Tổ nướ c ta là ông Lê

Lợ i khở i ngh ĩ a, dần dần đánh thắng quân Minh nhiều trận. Ðếnvua Minh Tuyên Tông, sai Vươ ng Thông sang chống cự, nhưngVươ ng Thông cũng thua luôn rồi phải xin hòa. Từ  đó, nướ cViệt Nam ta tách khỏi bản đồ nướ c Tàu, chỉ còn phải giữ lệ triều cống mà thôi...

Ðờ i Minh, trong loạn Thổ Mộc, vua Anh Tông đã từng bị bắt.

Em của vua Anh Tông là Chu Kỳ Ngọc (tức là Thành Vươ ng)lên ngôi. Sau này Anh Tông đượ c thả về kinh đô. Lúc Chu Kỳ Ngọc bị bịnh nặng, Anh Tông lên ngôi tức vị trở  lại. SáchTrung Quốc Sử Cươ ng viết:

“Ðờ i vua Thành Tổ, phong cho tù trưở ng Mã Cáp Mộc làmThuận Ninh Vươ ng, nhưng sau Cáp Mộc phản, bị  đánh thua

phải hàng. Ðến đờ i vua Anh Tông, tù trưở ng là Dã Tiên (cháunội Mã Cáp Mộc) đã mạnh lắm, bắt Trung Quốc hằng năm phảicống tiền của và những đồ vật quý lạ. Rồi sau nhân các điều yêu

Page 9: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 9/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 9 sách không đượ c thỏa mãn, bèn cử đại binh vào đánh, hạ đượ cnhiều đồn ải. Bấy giờ hoạn quan Vươ ng Chấn đươ ng đượ c vuasủng tín, khuyên vua thân chinh. Vua sai em là Thành Vươ nggiữ kinh đô, rồi đem quân đi, đến Tuyên Phủ, quần thần xinngừng lại, nhưng Vươ ng Chấn không chịu. Vua đến Ðại Ðồng,Vươ ng Chấn xin tiến nữa, nhưng vua nghe lờ i thái giám QuáchKỉnh, lui quân. Dã Tiên đuổi theo, vây vua tôi nhà Minh ở  đồnThổ Mộc (phía tây huyện Hoài Lai, tỉnh Sáp Cáp Nh ĩ ), rồiVươ ng Chấn cùng nhiều đại thần bị giết, vua Anh Tông bị bắt.Chốn Kinh Sư chấn động, nhiều ngườ i bàn nên dờ i đô về Nam,

nhưng Vu Khiêm, Thị-lang Bộ binh không chịu, lập ThànhVươ ng lên ngôi. Ấy là vua Cảnh Ðế, tôn vua Anh Tông làmThái Thượ ng Hoàng. Dã Tiên nói là để  đưa Thái Thượ ngHoàng về, đem quân vào bức kinh đô, và đòi các đại thần phảira rướ c Thái Thượ ng Hoàng. Vu Khiêm đốc suất quân s ĩ  đạiphá đượ c quân Dã Tiên, và nhờ bấy giờ  tướ ng súy trấn giữ cácnơ i có nhiều ngườ i khá, nên thắng quân giặc đượ c nhiều trận.

Dã Tiên phải xin hòa, đưa Thái Thượ ng Hoàng về.

Vua Thái Tổ đã khắc vào bia để ở cung môn cấm hoạn quan dự việc triều chính. Khi binh T ĩ nh Nạn dấy lên, có nhiều hoạnquan phụ theo nên vua Thành Tổ mớ i bắt đầu dùng bọn ấy vàonhững việc đi sứ, việc quân, và lập ra Ðươ ng Xưở ng giao chohoạn quan làm chủ để dò xét Nn sự của thần dân. Về sau, hoạn

quan dần dần đắc dụng, nhiều khi nắm cả chính quyền, làm choviệc nội trị nhà Minh hủ bại. Ðờ i vua Anh Tông, hoạn quanVươ ng Chấn đượ c tin dùng, làm những việc càn dở , kết quả gâynên cái họa ở Thổ Mộc. Khi đượ c Dã Tiên đưa về rồi, vua AnhTông ở Nam Cung; vừa gặp lúc vua Cảnh Ðế đau, Thạch Hanhmưu cùng hoạn quan là Tào Cát Tườ ng đem gia binh phá cửavào cung, rướ c vua Anh Tông trở  lên ngôi, phế vua Cảnh Ðế xuống tướ c Thành Vươ ng. Cậy công ấy, bọn Thạch Hanh tha

Page 10: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 10/200

10 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

hồ làm bậy, vu Vu Khiêm rồi đem giết, trăm họ đều oán giận.Về sau Thạch Hanh mưu phản, bị giết chết.

Vua Hiến Tông kế vị vua Anh Tông, ban đầu dùng Lý Hiền,Bành Thờ i, Thươ ng Lạc làm tướ ng, dẹp bình nội loạn, lại đánhđượ c rợ Diêu Ðồng ở Ðại Ðằng, trong nướ c yên đượ c một thờ igian. Về sau, Lý Hiền, Bành Thờ i mất, vua nhác việc triềuchính, chỉ vui chơ i vớ i các cung phi có đến số vạn. Thái giám làƯơ ng Trực, giống rợ Diêu Ðồng, rất xảo quyệt, đượ c vua tindùng. Vua lập thêm Tây Xưở ng, giao cho Trực trông nom để dò

xét việc ngoài, Trực sai Hiệu Úy ra khắp bốn phươ ng, hà nhiễu,vu hại trăm họ, quan dân đều ta thán.

Hiến Tông băng, Hiếu Tông lên ngôi, dùng Lưu Kiện, Tạ Thiêngiúp việc, việc chính trị đượ c sáng sủa một thờ i gian.

Ðờ i kế vua Hiếu Tông là vua Võ Tông, hoạn quan Lưu CNn

chuyên hoạnh càng lắm. CNn dẫn vua chơ i bờ i, mọi việc triềuchính đều tự mình quyết định, lại đến nỗi nhiều khi bày cho vualàm những điều phi pháp. Vua Thế Tông kế vị vua Võ Tông(1521) là ngườ i có học vấn, tính nghiêm lệ, giá ngự đượ c bọnhoạn quan, nhưng không sáng suốt, từ trung niên về sau mêviệc thần tiên, xao lãng việc chính, để cho Nghiêm Tung trộmquyền làm bậy. Nội chính đã hư, ngoại hoạn lại gấp, nhà Minh

bắt đầu đi đến tàn cuộc vậy.

Vua Thế Tông, hiệu Long Khánh (1567-1572), sùng tín Ðạogiáo, nên dành hết thì giờ  trong cấm cung để chế thuốc tiên vàhành lễ Ðạo giáo mà xao lãng việc triều chính. Năm 1536, nhàvua ra lịnh hủy phá các tượ ng Phật trong hoàng cung và tại kinhđô. Ông mất vì uống thuốc tiên. 

Ðến đờ i vua Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch (1573-1620), Phậtgiáo đượ c phát triển mạnh mẽ trở  lại. Ngài Hám Sơ n trưở ng

Page 11: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 11/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 11 thành trong niên hiệu Vạn Lịch này. Ðạo Phật đượ c phát triểnmạnh mẽ trong niên hiệu Vạn Lịch phần lớ n nhờ sự ủng hộ củaLý thái hậu (1556-1614). Cuộc đờ i của ngài Hám Sơ n gắn liềnvớ i sự tranh chấp quyền hành giữa Lý thái hậu và vua ThầnTông. Kết quả là ngài Hám Sơ n bị bắt hoàn tục và lưu đày vàomiền Nam. Cấu trúc của chính thể tại triều đ ình là nền tảng cănbản cho sự tranh chấp. Vua Hồng Võ (Chu Nguyên Chươ ng)thiết lập nội các triều đ ình cơ bản như sau: trung ươ ng thì đặtTrung Thư Tỉnh, rồi chọn tả hữu Tể Tướ ng từ trong đó. Bêndướ i Tể Tướ ng là lục bộ: Bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ 

Hình, bộ Công. Sau này, vì có Tể Tướ ng là Hồ Duy Dung mưuphản vào năm thứ 13 đờ i vua Thái Tổ, nên nhà vua ra sắc lệnhnhững thái tử nối ngôi nhà Minh phải hủy bỏ Trung Thư Tỉnh,và bảo rằng triều thần nếu có ai còn nhắc đến việc lập Tể Tướ ngthì sẽ bị cực hình. Do đó, nhà vua để cho lục bộ chuyên quyềnhành. Vì không có cơ cấu trung ươ ng, nên nhà vua thườ ng dựavào viện Hàn Lâm để cung cấp quan văn và các đại học s ĩ cho

triều nội. Từ viện Hàn Lâm sản sinh ra Nội Các. Mỗi phần tử của Nội Các đều tự xưng là Ðại Học S ĩ . Họ phục tùng theo vàđượ c viện Hàn Lâm cử vào nhậm chức trong hoàng cung. Ðồngthờ i họ cũng thườ ng đượ c bổ chức vào lục bộ. Thế nên, NộiCác làm môi giớ i giao tiếp giữa triều nội và lục bộ. Từ đó, NộiCác dễ dàng bị hoàng tộc, cung phi, thái giám lợ i dụng. Họ cũng bị các quan lại trong lục bộ ghen ghét vì thườ ng đượ c bổ 

chức vụ cao nhờ  sự liên hệ vớ i viện Hàn Lâm chứ không phảido kinh nghiệm hành sự ở các bộ. Va chạm quyền hành thườ ngxảy ra một khi hoàng đế và nội các bị hoàng tộc hay các quanthái giám lợ i dụng.

Theo sắc lệnh của vua Hồng Võ, các vị vua sau này không đượ clập ra chức Tể Tướ ng. Nhưng trên thực tế, có quan Thủ Phủ thườ ng hành sự như quan Tể Tướ ng. Vì sự sắp đặt triều chính

Page 12: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 12/200

12 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

bất định, nên đây là nguyên nhân chính sanh ra các việc tranhgiành quyền thế.

Lúc lên ngôi, vua Thần Tông, hiệu Vạn Lịch, chỉ có mườ i tuổi,nên Lý thái hậu lo việc nhiếp chính triều nội. D ĩ nhiên bà trở  thành một nhân vật rất quan trọng trong nướ c. Theo sắc dụ nhàMinh, chỉ có cha của thái hậu mớ i đượ c giữ thái ấp. Song, batộc của Lý thái hậu đều đượ c phong cấp thái ấp, tức vi phạm sắclệnh triều đ ình. Họ cấu kết vớ i nhau thành nhóm và gây ảnhhưở ng rất lớ n trong triều nội. Nhờ  nhóm này mà Trươ ng Cư 

Chính (1524-1582), một vị Tể Tướ ng tài ba nhất của nhà Minh,lên cầm quyền. Lý thái hậu là một tín đồ rất sùng bái Phật giáo.Ðây là yếu tố quan trọng cho sự phục hưng Phật giáo. NgàiHám Sơ n thườ ng gọi bà Lý thái hậu là Thánh Mẫu, và quầnchúng thườ ng gọi bà là Phật Lão Nươ ng Nươ ng. Sau này, vuaThần Tông ít sốt sắng ủng hộ Phật giáo hơ n bà Lý thái hậu.Trong niên đại Vạn Lịch, các bộ kinh Ðại Tạng đều đượ c in ấn.

Sự thăng chức của Trươ ng Cư Chánh là một thí dụ điển hìnhcủa việc tranh chấp trong triều nội. Sau khi đậu bằng Tấn S ĩ vàonăm 1547, ông trở  thành thành viên của viện Hàn Lâm. Năm1567, vào niên hiệu Long Khánh, ông vừa làm quan nội các vừalàm cố vấn bộ Lại. Sau này, ông làm Giám Học, trông coi dạydỗ thái tử, tức vua Thần Tông. Khi vua Thế Tông, tức Long

Khánh, mất vào năm 1572, Trươ ng Cư Chánh lên làm Thủ Phủ của triều đ ình. Trong mườ i năm đầu của niên hiệu Vạn Lịch,quyền hành đều nằm trong tay của Lý thái hậu và Trươ ng Cư Chánh. Nhờ ông ta là một Tể Tướ ng tài ba lỗi lạc nên quốc giađượ c hưng thạnh qua những sửa đổi cải cách về ruộng đất, thuế má, biên phòng. Tuy nhiên, ông ta bị quan lại trong lục bộ ghenghét vì nhiều vị quan bị cách chức.

Khi Trươ ng Cư Chánh mất vào năm 1582, vua Thần Tông bắtđầu tự nhiếp chính triều đ ình. Nhà vua đã chán ngấy sự dạy dỗ 

Page 13: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 13/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 13 và khống chế bức ngặt của Trươ ng Cư Chánh trong bao năm.Trong việc phấn đấu cho sự độc lập, nhà vua cảm thông nỗi khổ của những ngườ i chống chọi Trươ ng Cư Chánh. Thế nên, vừamất đi thì địa vị và danh tiếng của Trươ ng Cư Chánh liền bị phế bỏ. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa nhà vua và Lý thái hậu cũngsứt mẻ, hàng loạt tranh chấp nổi lên, bao quanh vấn đề chọn lựathái tử. Những sự tranh chấp này ảnh hưở ng lớ n lao đối vớ icuộc đờ i tu hành của ngài Hám Sơ n.

Thần Tông là ông vua biếng nhác thườ ng bỏ bê việc triều chính,

chỉ bỏ thờ i gian hưở ng thụ dục lạc vớ i cung tần mỹ nữ trongcấm cung. Những chức vụ trống thườ ng không đượ c bổ sung.Quyết định về những việc quan trọng thườ ng bị đ ình trệ. Nhữngquan lại thừa quyền của Trươ ng Cư Chánh không đủ sức để loviệc nhiếp chính. Họ vừa bị hoàng tộc và các quan thái giám lợ idụng và vừa bị sự chống đối của các ông quan hủ bại. Sau sự tranh chấp về việc chọn lựa thái tử chấm dứt thì những sự tranh

chấp khác lại nổi lên, khiến cho nhà Minh ngày càng bị suy sụp.

Ðảng Ðông Lâm

Sự tranh chấp trong triều nội khiến làm tăng thêm con số quanlại bị bãi chức. Thành viên của đảng Ðông Lâm vốn là nhữngnhà học giả Nho giáo, và hầu hết là theo cánh tả của Vươ ng

Dươ ng Minh (Thủ Nhân). Chán chườ ng trướ c việc triều đ ìnhthối nát, họ nhóm họp vớ i nhau để cải cách lại viện Ðông Lâmvào năm 1604 tại Vô Tích ở Giang Tây. Cố Hiến Thành (1550-1612) là một trong những thủ lãnh quan trọng nhất. Ông vốngiữ chức Lại-bộ Viên-ngoại-lang, nhưng vì dâng biểu nóinhững lờ i phê bình thẳng thắn nên bị bãi chức, trở về Vô Tíchcùng vớ i Cao Phàn Long giảng học ở viện Ðông Lâm. Cố Hiến

Thành hết sức bài báng những thất chính của nhà Minh. Bên

Page 14: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 14/200

14 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

cạnh những buổi thuyết giảng về văn học, các thành viên cònnghị luận việc triều chính, phê bình các nhân vật quan quyền.Viện Ðông Lâm từ từ nổi danh, nên đượ c sự ủng hộ của các s ĩ  phu và quan lại triều đ ình. Dần dần, các thành viên của viện lạinhúng tay trực tiếp vào việc triều chính, nên trở thành đảng pháichính thống, khiến bị các đảng phái của triều thần như Tề-đảng,Sở -đảng, Chiết-đảng, Tuyên-công đảng cùng nhau công kích dữ dội. Ðến đờ i vua Hy Tông (1621-1627), thái giám Ngụy TrungHiền chuyên chế việc triều chính, nên bắt bớ , chém giết ngườ icủa đảng Ðông Lâm, khiến đảng này hầu như bị tiêu diệt. Vua

Tư Tông (1628-1644) lên ngôi, giết Ngụy Trung Hiền, rửa oancho những ngườ i bị nó giết hại, nhưng việc triều chính đã đổ nát và việc hoạn quan chuyên quyền làm cho nhà Minh phảimất.

Xuất Thế 

Ðại sư Hám Sơ n, danh Ðức Thanh, hiệu Trừng Ấn, là một trongbốn vị thánh tăng của triều Minh (Thiền Sư Tử Bá hiệu ÐạtQuán, đại sư Liên Trì, đại sư Ngẫu Ích). Ngài sanh vào ngàymườ i hai tháng Mườ i âm lịch, thuộc thờ i Minh Thế Tông, triềuGia T ĩ nh, niên hiệu Long Khánh năm thứ hai mươ i lăm (nhằmngày năm tháng mườ i một năm 1546, Tây lịch). Ngài xuất sanhtại một huyện thành nhỏ, Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ,

cách Nam Kinh khoảng ba mươ i dặm về phía tây (hiện naythuộc tỉnh An Huy). Thành Toàn Tiêu nằm trong vùng núi ToànTiêu. Tuy không nổi tiếng, nhưng cũng thuộc hàng linh địa,xuất sanh nhiều nhân kiệt. Thành này thuộc vùng phụ cận kinhđô khai quốc của triều Minh: Kim Lăng tức Nam Kinh. Thànhtuy nhỏ nhưng không bị cô lập. Cách thành một trăm dặm cónúi Lang Gia, nơ i tàng trữ bài thơ "Hưở ng ký của ông say rượ u"

của danh s ĩ  đờ i Bắc Tống, Âu Dươ ng Tu. Một năm sau khi ngàiHám Sơ n nhập tịch, nơ i thành Toàn Tiêu lại xuất sanh một danh

Page 15: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 15/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 15 s ĩ Ngô Kính Tân. "Núi non danh tiếng chẳng vì cao, chỉ do thầnhiển. Nướ c linh chẳng vì sâu, chỉ do rồng hiện".

Ngài tục danh là Thái. Cha Ngài tên là Thái Ngạn Cao. Mẹ Ngài họ Hồng. Gia đ ình thuộc hàng s ĩ thứ. Bình sanh, mẹ Ngàithườ ng thích đến chùa dâng hươ ng lễ bái Bồ Tát Quán Âm vàonhững ngày Rằm và đầu tháng âm lịch. Ðêm nọ, bà mơ  thấyÐại S ĩ Quán Thế Âm dẫn một đứa bé đến cửa nhà. Bà liền ômchầm lấy đứa bé. Tỉnh dậy, bà liền thọ thai. Khi sinh ra, thânNgài đượ c bao bọc bở i một miếng lụa trắng. Lúc giặt giũ mảnh

lụa trắng, nướ c giặt biến thành nướ c hoa thơ m ngát.Bà mẹ ẵm Ngài đến chùa lễ bái trong dịp ăn mừng ngày đầytháng. Bà cũng bỏ tiền ra đắp tô tượ ng Ðại S ĩ Quán Âm cùngbố thí rất nhiều tiền bạc cho những kẻ nghèo hèn khốn khổ.Lòng tín thành Phật pháp của bà đã ảnh hưở ng rất lớ n đối vớ isự quyết tâm xuất gia tu học của Ngài sau này. Vào ngày sinh

nhật chu niên, khách khứa đến nhà chúc mừng Ngài tấp nập.Chẳng may, hôm đó Ngài bỗng bị cảm nhiệt dữ dội. Thờ i đó,ngành y thuật vẫn còn lạc hậu. Ðối vớ i những căn bịnh lạ lùng,các thầy thuốc thườ ng phải thúc thủ bó tay. Lúc đó, bịnh tìnhngày một tăng, hết phươ ng cứu chữa, nên sinh mạng Ngài chỉ còn trong lằn tơ kẻ tóc. Bà mẹ liền bồng Ngài đến chùa Trườ ngThọ, bên ngoài huyện thành, cầu thỉnh Bồ Tát Quán cứu giúp.

Bà nguyện rằng nếu Ngài thoát chết, bà sẽ cho phép Ngài quy ycửa Phật, xuất gia làm tăng s ĩ . Về nhà, bà thươ ng lượ ng vớ ichồng, đổi tên Ngài là Hòa Thượ ng. Quả nhiên, bịnh tình củaNgài từ từ thuyên giảm. Từ đó, bà càng ngày càng tin tưở ng sự gia trì của Bồ Tát Quán Âm. Sau này, ngày ngày bà thườ ng dẫnNgài đến chùa, chân thành khNn thiết lễ bái, xưng niệm danhhiệu Bồ Tát Quán Âm.

Page 16: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 16/200

16 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Năm ba tuổi, Ngài thườ ng thích ngồi một mình, chứ khôngmuốn chơ i đùa cùng những đứa trẻ đồng lứa. Thấy cử chỉ lạ lùng đó, vào buổi sáng nọ, mẹ Ngài hỏi ông chồng: "Không biếtthằng nhỏ nhà mình bị bịnh kỳ quái gì?"

Ông chồng đáp: "Chớ nói bậy bạ. Tôi thấy sức khỏe của nó rấttốt. Ăn đượ c, ngủ đượ c, sao lại có bịnh tật gì!"

Mẹ Ngài nói: "Ðây có phải là do ảnh hưở ng của bịnh cảm nhiệtvào năm một tuổi của nó không? Thật ra, vì lỗi của tôi, khônglo cho nó không chu đáo!"

Các vị trưở ng thượ ng trong gia đ ình đươ ng nhiên không thể hiểu nổi tánh tình của Ngài. Tuy còn nhỏ, Ngài đã bắt đầu cónhững suy tư ngh ĩ ngợ i về việc khổ đau, vui buồn, hợ p tan củanhân sanh thế thái. Ông ngoại Ngài thườ ng gọi Ngài là "CộtGỗ". Trong gia đ ình, có một ngườ i chú rất thươ ng mến Ngài.

Ngày nọ, lúc từ trườ ng trở về nhà, Ngài thấy ngườ i chú đó nằmchết sóng soài trên giườ ng. Bà mẹ không nói thật, bảo: "Chúcon đang ngủ mê. Con có thể đánh thức ông ta dậy". Ngài liềnđến bên cạnh ngườ i chú và cố đánh thức ông ta dậy. Bà cô củaNgài đau lòng khóc nức nở : "Trờ i ơ i! Ông đi đâu vậy!" Nghethế, Ngài hoài nghi và hỏi bà mẹ: "Thân nằm đây, nhưng chú lạiđi đâu?"

Bà mẹ đáp: "Ông chú đã chết rồi!"

Ngài hỏi tiếp: "Thưa mẹ! Vậy chú chết rồi thì sẽ đi về đâu?"

Mẹ Ngài im lặng chẳng biết trả lờ i như thế nào.

Lần khác, bà dì của Ngài sanh một đứa con. Ngài theo mẹ đếnthăm bà dì đó. Khi ấy, Ngài lại hỏi bà mẹ: "Thưa mẹ! Em bénày làm sao chui vào bụng của bà dì?" Bà mẹ vỗ đầu Ngài bảo:

Page 17: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 17/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 17 "Thằng ngốc! Con làm sao chui vào bụng mẹ?" Chứng kiếnnhững sự việc này, càng ngày Ngài càng nghi hoặc về việc conngườ i từ đâu sanh ra và khi chết rồi thì đi về đâu.

Từ Mẫu

Năm 1553, đờ i Gia T ĩ nh thứ ba mươ i hai, lên ngôi chẳng baolâu, vua nhà Minh bỏ ra rất nhiều tiền tài và nhân lực, tu sửaVạn Lý Trườ ng Thành để chống lại những sự xâm lượ c của cácbộ tộc Bắc phươ ng. Ðươ ng thờ i, quân Nhật Bổn thườ ng xâm

nhập, cướ p bóc dân chúng vùng Ðông Nam duyên hải. Vì họahoạn, rất nhiều dân chúng vùng Toàn Tiêu, sông Hoài, gần NamKinh bỏ nhà lánh nạn đến những nơ i an ổn. Ðến năm bảy tuổi,do còn nhỏ lại thườ ng bịnh hoạn, cả gia đ ình cha mẹ ông bà đềuthươ ng mến Ngài. Vì thế, trong một tháng Ngài thườ ng nghỉ học cả nửa tháng. Do dạy dỗ không nghiêm của gia đ ình, Ngàichẳng thể không sanh tật làm biếng. Năm sau, lúc kiểm tra lại

việc học, bà mẹ mớ i phát hiện vấn đề học hành bê tha của Ngài,nên rất lo lắng. Tuy sức khỏe là quan trọng, nhưng việc họccũng rất trọng yếu. Vào năm đó, bịnh tình của Ngài ngày mộtthuyên giảm, sức khỏe ngày một tráng kiện. Do đó, mẹ Ngàibèn thươ ng lượ ng vớ i ông chồng, quyết định gở i Ngài đi học tạimột ngôi trườ ng cách nhà một con sông. Trườ ng đó, các thầy côgiáo đều là những nhà giáo nổi tiếng trong vùng Toàn Tiêu. Vì

sông ngăn cách, việc qua lại rất khó khăn, nên Ngài ở trú tại nhàngườ i chú. Mỗi tháng chỉ về thăm nhà một lần. Tuy rất thươ ngmến, bà Thái Hồng Thị cắn răng gở i con mình đi học, chỉ vìmuốn Ngài tập sống độc lập, tự biết lo học hành. Từ nhỏ, Ngàikhông thích chơ i đùa vớ i những đứa trẻ đồng lứa. Tuy nhiên,vào lúc ấy Ngài vẫn là trẻ con, nên đối vớ i cuộc sống mớ i, hoàntoàn bỡ ngỡ . Thế nên, vừa đến trườ ng học, Ngài phải tập cách

đùa giỡ n vớ i chúng bạn đồng lứa. Song, vì Nn nhẫn không nổi,

Page 18: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 18/200

18 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

càng ngày Ngài càng muốn trở về nhà. Lần nọ, lúc về thăm nhà,Ngài không muốn trở  lại trườ ng học nữa, nên nài nỉ mẹ chophép ở  lại nhà thêm vài ngày. Trong quyển "Mộng Du ToànTập", kể rõ rằng từ nhỏ đến lớ n, Ngài luôn luôn thươ ng mếncung kính ngườ i mẹ. Bình thườ ng, bà Thái Hồng Thị, vốn làbậc từ mẫu, rất thươ ng mến nuông chìu Ngài. Song, lần này vìNgài không muốn sang sông đi học, nên bà Thái Hồng Thị rấtnghiêm nghị. Bà xách roi đánh đuổi Ngài ra tận bờ  sông. Ðếnbờ  sông, Ngài cũng không muốn lên thuyền. Bình thườ ng, bàThái Hồng Thị ít có nóng giận, nhưng ngày đó vì Ngài không

nghe lờ i nên bà phát nộ dữ dội. Bà nắm đầu tóc Ngài, liệngxuống sông. May mắn, nơ i bờ sông có rất nhiều ngườ i qua lại.Một ngườ i nọ chạy về nhà báo tin cho bà ngoại Ngài. Bà ngoạiNgài liền nhờ ngườ i chạy đến kéo Ngài lên bờ và dẫn về nhà.Ngài liền theo bà ngoại về nhà. Vừa thấy Ngài, bà mẹ liềnmắng: "Không chịu qua sông đi học, trở về nhà làm chi. Thằngcon cứng đầu, cứu nó làm gì?"

Nói xong bà liền lấy chổi đánh Ngài thêm vài roi. Ngài vừakhóc rống, vừa chạy né tránh roi của bà mẹ. Mẹ Ngài vừa đánhvừa mắng: "Mi là con trai, sao động chút xíu lại khóc?" Kể từ đó, nhờ sự giáo huấn nghiêm khắc của bà mẹ, Ngài không còndám bỏ học, trở  về nhà nữa. Thế nên, việc học ngày một tiếnbộ.

Sau khi Ngài qua sông đi học, bà Thái Hồng Thị mớ i hiển lộ bản tánh của bà mẹ đối vớ i đứa con trai tám tuổi. Bà đến bờ  sông, khóc sướ t mướ c. Bà ngoại Ngài thấy thế, bảo: "Tại sao micòn khổ tâm? Lúc thằng con của mi trở về nhà chơ i, mi lại vừađánh vừa chửi mắng, muốn nó phải ra đi. Nay nó đã đi rồi, ynhư ý thích của mi. Vậy còn khóc lóc gì nữa?"

Bà Thái Hồng Thị thưa: "Thưa Mẹ! Vì con muốn nó cắt đứttình cảm luyến ái gia đ ình, chỉ lo chăm chú học hành. Sanh ra

Page 19: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 19/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 19 nó, lẽ nào lại không thươ ng mến? Nó là con trai, phải học hànhđàng hoàng, để trở  thành ngườ i hữu dụng sau này". Từ đó, bàngoại và bà mẹ Ngài thườ ng dẫn nhau đến bên bờ sông, khóc vìthươ ng nhớ Ngài.

Mẹ Ngài thật là một đấng từ mẫu chơ n thật. Xưa nay, khôngbao nhiêu thiếu nhi hư hoại tài trí chỉ vì tình thươ ng nhu nhượ ccủa ngườ i mẹ. Lớ n lên, Ngài thông cảm hiểu rõ thâm ý cungcách dạy dỗ của ngườ i mẹ. Sự khổ tâm lo lắng giáo huấn của bàThái Hồng Thị thật không uổng phí, vì nhờ  đó mà sau này Ngài

trở thành một vị cao tăng.Một năm sau, tức lúc chín tuổi, Ngài từ từ biết cách học hành.Sống tạm nơ i nhà ngườ i chú, mỗi ngày sau khi tan học, Ngàithườ ng đến một ngôi chùa để học bài. Thờ i xưa, các học sinhthườ ng đến chùa viện học hành vì những nơ i đó thườ ng có chư tăng học vấn thâm cao dạy dỗ. Lại nữa, nhờ phong cảnh thiên

nhiên thanh tịnh trầm lặng, không có những thú vui ồn ào hấpdẫn, nên học sinh dễ dàng chú tâm vào việc học. Vì xa nhà, nênchùa viện thanh tịnh là nơ i an ủi tâm hồn cô đơ n của đứa bé như Ngài. Lại nữa, mỗi tối thườ ng nghe tiếng tụng kinh của chư tăng, khiến rung động tâm linh không ít. Mỗi lần lên chánhđiện, Ngài rất thích đượ c nghe chư tăng tụng đoạn kinh: "...Phậtbảo Vô Tận Ý: Này Thiện Nam Tử! Nếu có vô lượ ng trăm ngàn

vạn ức chúng sanh bị bao khổ não, đượ c nghe danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, mà nhất tâm xưng danh hiệu của Bồ Tát. Bồ Tát Quán Thế Âm tức thờ i quán sát những âm thanh đó, thìnhững chúng sanh kia đều đượ c giải thoát khổ não. Ngườ ithườ ng trì tụng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, nếu gặp nạnlửa lớ n, lửa chẳng đốt cháy đượ c, vì do oai thần lực của Bồ Tát.Nếu bị nướ c lớ n cuốn trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát, liền đượ c

đến chỗ cạn..."

Page 20: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 20/200

20 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Sau này, Ngài hỏi một chú tiểu về đoạn kinh đó. Chú tiểu đáp:"Ðó là phNm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa, nói về hạnhnguyện cứu độ chúng sanh khổ não của Bồ Tát Quán Thế Âm".Ngài hỏi tiếp: "Hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của Bồ TátQuán Thế Âm như thế nào?" Chú tiểu kia hiển nhiên biết mìnhkhông thể giải thích rõ ràng, nên chỉ việc tụng thêm một đoạnkinh của phNm Phổ Môn: "Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanhvì tìm cầu vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách,vào nơ i biển cả. Giả sử gió đen thổi thuyền kia đến nướ c quỷ LaSát. Trong đó, nếu chỉ có một ngườ i xưng danh hiệu Bồ Tát

Quán Thế Âm, thì chúng nhơ n kia đều đượ c giải thoát khỏi nạnquỷ La Sát. Do vì nhân duyên đó, nên gọi là Quán Thế Âm.Nếu có ngườ i sắp sửa bị hại, mà xưng hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì đao kiếm của kẻ muốn hại liền bị đoạn đứt, nên ngườ ikia đượ c giải thoát. Nếu trong ba ngàn đại thiên quốc độ, đầy cả quỷ Dạ Xoa, La Sát, muốn đến não hại, nghe ngườ i xưng danhhiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thì các ác quỷ kia không dám dùng

mắt dữ mà nhìn, hà huống gia hại. Lại nữa, nếu ngườ i có tội hayvô tội, cầm tù xiềng xích, mà xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì xiềng xích liền bị đứt đoạn, khiến đượ c giải thoát..."

Khi ấy, tuy tuổi còn nhỏ nhưng học thức trí huệ của Ngài vượ thẳn lứa bạn đồng dạng. Nghe văn kinh của phNm Phổ Môn, tuykhông hoàn toàn am tườ ng hết ý ngh ĩ a, nhưng Ngài cũng hiểu

đôi chút, nên rất lấy làm thích thú. Do đó, Ngài lập tức xin mộtbản kinh phNm Phổ Môn, đem về nhà tụng niệm. Nếu có chữ nào không hiểu, Ngài thườ ng đến hỏi thầy trụ trì. Thầy trụ trìthấy Ngài tuy nhỏ tuổi mà thích tụng đọc kinh điển, nên hếtlòng chỉ dạy. Ðôi khi thầy trụ trì cũng kể cho Ngài nghe về sự tích của lịch đại cao tăng như Ðườ ng Huyền Trang qua Ấn Ðộ thỉnh kinh, Ðạt Ma Tổ Sư ngồi Thiền xoay mặt vào vách chínnăm v.v...

Page 21: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 21/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 21 Ngày thườ ng, mỗi khi học hành xong có chút thờ i gian rảnh rỗi,Ngài lại tụng đọc kinh điển. Ðối vớ i những lờ i kinh thâm sâu vidiệu, không thể hiểu ngh ĩ a, Ngài thườ ng tự học thuộc lòng từngchữ. Ví như PhNm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa không ai bắtbuộc, mà Ngài lại tự học thuộc lòng. Nếu có ai hỏi duyên cớ ,Ngài đáp rằng vì nghe chư tăng dạy bảo tụng niệm phNm Phổ Môn thì có thể cứu khổ thế gian, nên tự dụng công học thuộc.Bên cạnh, có một nguyên do quan trọng, thúc đNy Ngài họcphNm Phổ Môn. Số là mẹ Ngài tuy tín thành Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng chưa hề biết đến hạnh nguyện của Bồ Tát như đượ c

trình bày trong phNm Phổ Môn. Nhằm báo đền ân sâu của từ mẫu, Ngài cố học thuộc lòng phNm Phổ Môn và chờ  đúng dịpđể đọc. Lần nọ, về thăm nhà Ngài đi theo mẹ đến chùa lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm. Lễ bái xong, Ngài thưa vớ i mẹ: "Thưa mẹ!Có một quyển kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Mẹ có biết không?"

Bà Thái Hồng Thị ngạc nhiên, bảo: "Mẹ chưa từng nghe đến."

Ngài thưa tiếp: "Ngày thườ ng, khi lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm,mẹ niệm như thế nào?"

Bà Thái Hồng Thị đáp: "Suốt đờ i, mẹ luôn niệm bảy chữ chơ nngôn 'Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát', nên đượ c cảm ứng vô

cùng."

Ngài thưa: "Thưa mẹ! Bảy chữ chơ n ngôn này tuy hàm ý bao lavạn tượ ng, nhưng thiết thật vẫn chưa bằng phNm Phổ Môn. Naycon sẽ tụng lại cho mẹ nghe".

Nói xong Ngài liền xướ ng tụng: "...Chúng sanh bị khổ ách, vô

lượ ng khổ bức thân, Quán Âm diệu trí lực, năng cứu khổ thế gian, đầy đủ sức thần thông, rộng tu trí phươ ng tiện, mườ i

Page 22: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 22/200

22 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

phươ ng các cõi nướ c, không chỗ chẳng hiện thân, bao loại chư ác thú, địa ngục quỷ súc sanh, sanh già bịnh chết khổ, từ từ đuợ c tiêu diệt. Chân quán thanh tịnh quán, quảng đại trí huệ quán, bi quán cùng từ quán, thườ ng nguyện thườ ng chiêmngưỡ ng, vô cấu thanh tịnh quang, huệ nhật phá chư ám, năngphục nạn gió lửa, sáng khắp chiếu thế gian, bi thể giớ i sấmchớ p, từ ý diệu mây to, ban mưa pháp cam lồ, diệt trừ lửa phiềnnão. Kiện tụng nơ i cửa quan, sợ hãi trong quân trận, niệm nhớ  Quán Âm lực, các oán đều thối tán. Diệu Âm, Quán Thế Âm,Phạm Âm, Hải Triều Âm, vượ t hơ n thế gian âm. Vì thế phải

thườ ng niệm, niệm niệm chớ  sanh nghi, Quán Âm bậc tịnhthánh, nơ i khổ não tử ách, làm nơ i chỗ nươ ng tựa, đầy đủ tất cả công đức, mắt từ nhìn chúng sanh, biển phướ c tụ vô lượ ng, phảinên thườ ng đảnh lễ..."

Tụng xong, Ngài giải thích ngh ĩ a của từng câu, y như lờ i dạycủa vị hòa thượ ng trụ trì thuở  trướ c. Bà Thái Hồng Thị lặng

thinh lắng nghe, nhưng nướ c mắt chảy ròng. Ðợ i Ngài giải thíchxong, bà ôm chầm lấy đứa con trai, bảo: "Con học đượ c từ nơ inào vậy?"

Ngài thưa: "Con thườ ng đến chùa viện, nghe chư tăng tụngniệm ngày đêm, nên mượ n quyển kinh này về học thuộc lòng."

Bà mẹ nói: "Lạ thật! Giọng của con thật giống như âm thanhtụng kinh của các hòa thượ ng lớ n tuổi."

Khi đó, trí huệ của Ngài thiết thật vượ t hẳn chúng bạn, nhưng ítkhi biểu hiện ra ngoài. Tuy biết con mình thông minh, ngàyngày bà Thái Hồng Thị vẫn nhắc nhở  thúc giục Ngài học hành.Mớ i mườ i tuổi, Ngài không tránh đượ c tánh thích chơ i đùa. Vì

ngày ngày luôn bị bà mẹ đốc thúc học hành, Ngài tự nhiên nảysanh tư tưở ng chán học. Tuy vậy, Ngài không còn dùng cáchthức phản kháng tiêu cực bình thườ ng của các đứa trẻ  đồng

Page 23: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 23/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 23 dạng như trốn học mà lại bắt đầu cùng bà mẹ  đối đáp lý lẽ.Ngày nọ, bà Thái Hồng Thị vẫn bảo Ngài lấy sách vở ra học. Vìnhẫn không nổi, Ngài liền thưa hỏi mẹ: "Thưa mẹ! Con có việcmuốn hỏi. Khi hỏi, xin mẹ chớ trách mắng."

Bà Thái Hồng Thị tuy biết thằng con của mình sẽ dùng nhữnglý lẽ quái lạ để bào chữa cho việc làm biếng học hành, nhưnglại không muốn dùng những phươ ng pháp bức bách như xưa.Bà cũng ngh ĩ rằng đây là cơ hội để răn nhắc giáo dục nó thêm,nên bảo: "Con cứ nói. Mẹ không phiền trách đâu."

Nghe thế, Ngài an tâm mạnh dạn hỏi: "Thưa mẹ! Cả ngày từ sáng đến tối, mẹ bắt con học hành, vậy có lợ i ích gì?"

Bà Thái Hồng Thị bảo: "Ngườ i xưa bảo rằng trong sách vở  tự có nhà bằng vàng ngọc. Hôm nay nếu con lo lắng học hành giỏidang thì mai sau sẽ đỗ đạt trạng nguyên, ra làm quan lớ n."

Xã hội của nướ c Tàu rất trọng học vấn, như câu: "Mọi việc đềulà thấp kém, chỉ có học vấn là cao." Con cái dân thườ ng chỉ nhờ  học vấn mà tiến thân trên đườ ng quan lộ, tức có danh phậntrong xã hội.

Vớ i tư tưở ng đó, bà Thái Hồng Thị nói tiếp: "Từ chức quan

nhỏ, trong tươ ng lai nếu có khả năng, sẽ dần dần tiến lên chứcTể Tướ ng. Khi đó, làm đại quan chỉ dướ i nhà vua, nhưng lạihơ n muôn ngườ i."

Bà mẹ tưở ng rằng nói đến chức vị Tể Tướ ng sẽ hấp dẫn conmình, nào ngờ  Ngài lại hỏi thêm: "Thưa mẹ! Ðượ c chức Tể Tướ ng rồi, lại còn có chức nào cao hơ n nữa không?"

Page 24: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 24/200

24 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Bà Thái Hồng Thị gập ngừng đáp chẳng đượ c: "Làm Tể Tướ ngrồi..." Ðối vớ i quyền thế oai phong của chức Tể Tướ ng, bà TháiHồng Thị khó mà giải thích cặn kẽ cho thằng con mườ i tuổihiểu đượ c. Vả lại, cả đờ i bà thườ ng ở trong huyện thành nhỏ, ítkhi đi xa thì làm sao biết rõ việc của quan trườ ng. Ðối vớ i việcnày, bà chỉ nghe qua nhờ những lờ i giảng giải của ông chồng.Vì vậy bà đáp: "Làm Tể Tướ ng rồi, nếu muốn thì có thể từ quanvề hưu."

Nghe thế, Ngài hỏi thêm: "Cả một đờ i khổ cực học hành. Vậy

mà đến chức Tể Tướ ng, rồi lại về hưu. Như thế làm quan có íchlợ i gì?"

Bà Thái Hồng Thị hỏi: "Sao con không muốn tiến thân làmquan?"

Thật ra, bà Thái Hồng Thị chẳng phải nói thế để vạch rõ con

đườ ng tiến thân làm quan cho Ngài, mà chỉ vì muốn khuyếnkhích con mình học hành. Vì vậy bà hỏi lại: "Vậy thì tươ ng laicon muốn làm gì?”

Không suy ngh ĩ , Ngài đáp: "Thưa mẹ! Tươ ng lai, con nhất địnhlàm việc mãi, chẳng muốn từ chức về hưu." Bà Thái Hồng Thị bảo: "Chỉ có làm tăng s ĩ du phươ ng mớ i không từ chức về hưu."

Ngài thườ ng đượ c vị hòa thượ ng trụ trì nhắc đến những lờ i nàytại ngôi chùa viện năm xưa. Thế nên, Ngài lại hỏi: "Thưa mẹ!Làm tăng s ĩ có hay lắm không?"

Bà đáp: "Tăng s ĩ  là đệ tử xuất gia của Phật Ðà, thườ ng luôn duphươ ng hành cướ c khắp thiên hạ, tự do tự tại, không đắm chấpvào ăn mặc chỗ ở , đi đến nơ i nào, đều đượ c ngườ i ngườ i cúng

dườ ng y phục thức ăn. Tươ ng lai sẽ thành Phật, gia đ ình đượ ctiếng thơ m."

Page 25: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 25/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 25 Nghe vậy, Ngài vui mừng đáp: "Như vậy, con sẽ làm tăng s ĩ ."

Nhận biết tâm tư con mình muốn xuất gia làm tăng s ĩ , bà liềnbảo: “Thằng ngu! Xuất gia đâu phải là chuyện dễ làm. Phải xemcoi con có duyên phần và đủ phướ c đức không nữa!"

Ngài hỏi: “Xuất gia làm tăng s ĩ , sao lại cần có phướ c đức?"

Bà đáp: “Ðươ ng nhiên là phải cần có phướ c đức. Ðườ ng quanlộ tuy thườ ng gặp hiểm nạn, nhưng xuất gia để tu thành Phật lạicàng khó gấp trăm ngàn lần. Trên thế gian, rất nhiều ngườ i làmTrạng Nguyên, nhưng lại rất ít ngườ i làm Phật Tổ. Mẹ thấy conchỉ nói lờ i xàm bậy. Hãy bỏ ý định đó đi."

Ngài thưa: “Thưa mẹ! Con tự biết mình có phần phướ c đức.Tuy nhiên, chỉ sợ rằng mẹ không đành lòng cho con đi xuất giathôi."

Nghe vậy, bà đột nhiên toát mồ hôi, như linh cảm có điều chi sẽ xảy ra. Bà ngh ĩ : “Trờ i ơ i! Thằng con của tôi lại muốn đi tu thậtsao?" Tuy nhiên, vì suốt đờ i bà luôn chân thành khNn thiết lễ bái cúng dườ ng chư Phật cùng Bồ Tát Quán Thế Âm, nênkhông dám nói lờ i lừa lọc con mình: “Này con! Ngày nào đó, vìduyên phận đã định, nếu con có phần phướ c làm quan hay làm

hòa thượ ng, sao mẹ lại không cho phép! Tuy nhiên, hãy giữ kínchuyện này giữa mẹ và con thôi nhá!" Tưở ng đối đáp cho qualoa, ai ngờ  rằng chính bà Thái Hồng Thị đã giúp Ngài vạch rõcon đườ ng xuất gia làm tăng s ĩ . Sau này, Ngài đượ c vào chùaxuất gia mau chóng, phần lớ n là do ảnh hưở ng của mẹ mình.

Không những bà Thái Hồng Thị kiên thành lễ bái Bồ Tát Quán

Thế Âm mà còn tin Phật trọng Tăng. Bà thườ ng cúng dườ ng yphục Nm thực cho các du tăng hành khất đến nhà. Ngày nọ, vào

Page 26: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 26/200

26 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

năm mườ i một tuổi, đang chơ i trướ c sân nhà, Ngài chợ t thấy cóvài vị tăng hành khất, mặc y trăm mảnh, điềm đạm đi đến từngnhà trong thành khất thực.

"Mô Phật! Xin tiểu thí chủ từ bi bố thí cho tăng nhân hànhkhất!"

Vì đã từng tớ i lui chùa viện học hành cùng luôn đượ c bà mẹ hun đúc ý niệm xuất gia, nên đối vớ i tăng s ĩ , Ngài có cảm tìnhđặc biệt. Tuy đắp y phục giống như chư tăng ở các tự viện vùnglân cận, nhưng trên gươ ng mặt của họ hiện ra những nét khổ hạnh. Thấy họ, Ngài không biết phải xưng hô đối đãi như thế nào, nên chạy thẳng vào nhà báo tin cho bà mẹ biết. Ngài thưa:“Thưa mẹ! Có các lão hòa thượ ng từ xa, đứng trướ c nhà mình,không biết họ muốn gì?"

Bà mẹ đáp: “Họ là những vị du tăng, đều có học vấn cao. Ðể 

mẹ ra ngoài xem sao." Thấy bà từ nhà bướ c ra, các vị du tăngliền để nón xuống bên cạnh gốc cây trướ c nhà, chào nói: “MôPhật! Xin nữ thí chủ từ bi bố thí vài chén cơ m." Bà đáp: “Xinthỉnh quý thầy vào nhà."

Nói xong bà liền dẫn họ vào nhà khách, rồi pha trà, cúng dườ ngcơ m nướ c. Ngài đứng bên cạnh xem xét từng cử chỉ của khách

tăng, thấy họ chắp tay cung kính tụng niệm một loạt bài kinh,rồi mớ i dùng cơ m. Những cử chỉ hành động thư thả nhẹ nhàngtrầm lặng của họ, khiến Ngài rất thích thú. Dùng cơ m nướ cxong, họ cáo từ chuNn bị tiếp tục lên đườ ng. Ra đến ngoài sân,vị tăng dẫn đầu chắp tay ra dạng cám ơ n. Thấy thế, bà TháiHồng Thị chợ t núp sau cánh cửa, quỳ lạy thưa: “Xin thỉnh quýthầy chớ nói lờ i cám ơ n."

Cử chỉ của bà, đối vớ i khách tăng thật là bình thườ ng, nên họ không còn chắp tay thi lễ, chỉ đi thẳng ra đườ ng lộ. Thấy họ đã

Page 27: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 27/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 27 đi xa, Ngài ngờ ngợ hỏi bà mẹ: “Thưa mẹ! Tại sao các kháchtăng kia quá lạ kỳ? Ăn cơ m của nhà mình xong rồi, chẳng thèmcám ơ n, lại đi tuốt mất."

Bà Thái Hồng Thị nghe thế, liền lấy tay bịt miệng Ngài lại, bảo:“Con chẳng biết rằng chư tăng hành khất đến nhà mình hóaduyên, đó là cơ hội tạo phướ c cho gia đ ình mình. Nếu vừa rồimẹ nhận lờ i cám ơ n của họ thì phướ c đức sẽ mất hết." Tuychẳng hiểu lý lẽ trên, nhưng Ngài vẫn gật đầu. Từ đó, hình ảnhchư tăng hành khất luôn hiển hiện trong tâm tư của Ngài. Ý

tưở ng xuất gia làm tăng của Ngài, ngày một mạnh mẽ.Năm mườ i hai tuổi, khác vớ i bạn bè đồng lứa chỉ biết đùa giỡ n,Ngài đã quyết chí xuất gia. Ngài trở  thành một thiếu niên lãothành niệm Phật, khiến cho ông cha ưu sầu. Việc bà vợ  thườ nglễ bái chư Phật, cúng dườ ng chư tăng, ông Thái Ngạn Caokhông phản đối. Biết ý con mình muốn làm hòa thượ ng, ông chỉ 

cườ i đùa. Dần dà ông nhận biết ý tưở ng xuất gia của con mìnhngày một mạnh mẽ qua những cử chỉ hành động, ra dáng làmhòa thượ ng của Ngài. Càng ngày, Ngài càng làm biếng, trễ nãihọc "Tứ Thư", "Ngũ Kinh" cho việc khoa cử. Thấy thế, ông vộiđi khắp nơ i, định tìm con gái nhà khuê các để gả cho thằng con,hầu mong ngăn chặn ý tưở ng xuất gia của nó. Phong tục tậpquán của ngườ i Tàu là tìm vợ  cho con trai sớ m chừng nào thì

đượ c phướ c thọ nhiều chừng đó. Vì là gia đ ình đại phú hộ, cộngthêm danh tiếng thiếu niên hiếu học lão thành, nên việc cầu hôncho Ngài rất dễ dàng. Tuy nhiên, Ngài tỏ vẻ thái độ kiên quyếtkhướ c từ phản đối. Theo quan niệm "tam cươ ng ngũ thườ ng","đạo đức nhân luân", Ngài thật bất hiếu vớ i cha mình. Tuy vậy,nhờ sự tán trợ của bà mẹ, cha Ngài phải miễn cưỡ ng ngưng việccầu hôn. Biết rõ ý định của ngườ i cha muốn cầu hôn cho mình,

Ngài luôn luôn lo sợ không ngừng, suy ngh ĩ  tìm cách xuất gia.

Page 28: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 28/200

28 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Xuất thân từ gia đ ình giàu có, Ngài tự định lập chí hướ ng caocả, khác hẳn vớ i những kẻ đi tu chỉ vì muốn nươ ng nhờ  chùaviện ban cho miếng cơ m manh áo. Do nhớ  rõ những lờ i giảngdạy của vị hòa thượ ng trụ trì thuở xưa, Ngài quyết chí xuất gialàm Tổ, thành Phật. Muốn đượ c toại nguyện, đầu tiên Ngài phảithân cận các vị hòa thượ ng đạo cao đức trọng. Lần nọ, Ngài hỏithăm một vị hòa thượ ng từ Nam Kinh đến, đượ c bảo rằng tạichùa Báo Ân ở Kim Lăng, tức Nam Kinh, có một vị hòa thượ ngđạo cao đức trọng, tên là Tây Lâm. Nghe qua danh tiếng, Ngàitự nhủ thầm rằng hòa thượ ng Tây Lâm chính là thầy của mình.

Tối đến, Ngài trịnh trọng cầu xin ngườ i cha cho phép đến chùaBáo Ân ở Kim Lăng học hành. Biết rõ ý của con mình là muốnxuất gia chứ chẳng phải vì việc học hành, nên cha Ngài cố tìnhbỏ lơ , khiến tình cha con ngày một cách xa. Khi ấy, tuy chỉ mườ i hai tuổi, Ngài đã kiên quyết hướ ng về cửa Phật, nên phảixung đột trực diện vớ i ngườ i cha. Ngài bắt đầu đóng cửa phòng,nhịn ăn, nhịn uống, không nói năng vớ i ai, kiên quyết muốn đạt

đượ c mục đích xuất gia. Ngườ i trong nhà không biết cớ  sự gìcả. Ðể biểu hiện ảnh hưở ng quyền thế trong gia đ ình, mẹ Ngàinói vớ i ngườ i cha: “Làm quan hay làm hòa thượ ng đều doduyên phận. Không nên cưỡ ng cam ép quýt. Thằng nhỏ nhàmình do Bồ Tát Quán Âm trong mộng bồng đến. Biết đâu nó códuyên phận thành Phật. Tuy nuôi con, nhưng phải để cho nó tự lập chí. Ông hãy để cho nó đi Kim Lăng học hành. Cưỡ ng ép nó

ở nhà rồi khiến sanh bịnh, hối hận chẳng kịp."

Cha Ngài chẳng đối đáp đượ c, nên phải đồng ý. Nhờ bà mẹ trợ  giúp, tháng mườ i năm đó, Ngài đượ c toại ý nguyện, đi từ ToànTiêu đến Kim Lăng, diện kiến hòa thượ ng Tây Lâm. Lúc ấy,thuộc đờ i Minh, triều Gia T ĩ nh thứ ba mươ i sáu (1557).

Page 29: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 29/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 29 Xuất Gia 

Có ai ngờ  rằng chú tiểu Sa Di tại chùa Viên Giác ở Hào Châu(nay là huyện Phượ ng Dươ ng, tỉnh An Huy), sau này trở  thànhHoàng Ðế khai quốc của triều Minh. Chú tiểu đó là Minh TháiTổ, Chu Nguyên Chươ ng. Trong lịch sử nướ c Tàu, có rất nhiềuvị hoàng đế xuất gia đi tu, nhưng chỉ có một chú tiểu Sa Diđượ c làm Hoàng Ðế. Chu Nguyên Chươ ng hiểu rõ Phật giáo rấtquan trọng trong việc định lập trật tự xã hội. Ðồng thờ i ôngcũng thấy rõ triều Nguyên rất sùng tín Lạt Ma Giáo. Những Lạt

Ma thờ i đó thườ ng lạm quyền hoành hành, khiến dân chúng tathán. Ðây là nguyên nhân mất nướ c quan trọng của triềuNguyên.

Từ những năm đầu khai quốc, Chu Nguyên Chươ ng vừa nể sợ  vừa lợ i dụng Phật giáo. Ông biết rõ rằng đối vớ i sự duy trì ngôivua, Phật giáo có tác dụng tối quan trọng. Thế nên, ông rất tán

trợ , bao dung Phật giáo. Lại nữa, vừa khi khai sáng triều Minh,dân chúng luôn ướ c vọng hòa bình, an định cuộc sống saunhững năm dài chiến tranh. Thờ i đó, Phật giáo ảnh hưở ng sâuđậm vào cuộc sống hằng ngày của dân chúng, nên đượ c xem làquốc giáo. Vì vậy, sau ông Chu Nguyên Chươ ng những HoàngÐế triều Minh luôn tiếp tục ủng hộ Phật giáo phát triển mạnhmẽ. Tuy nhiên, chỉ có triều Minh Thái Tông là tin theo Ðạo

giáo mà bài báng Phật giáo. Nói chung, từ Minh Thái Tổ đếnMinh Hiển Tông, chùa viện đượ c xây cất hàng ngàn, chư tănglui tớ i kinh đô hàng vạn. Phật giáo trong đờ i Minh đượ c pháttriển khắp nơ i. Sự quan hệ giữa tăng s ĩ cùng hoàng thân quốcthích ngày một thân thiết. Chư tăng thườ ng đượ c trực tiếp kiếndiện Hoàng Ðế cùng các vị cao quan hiển quý. Vì vậy, chư tăngcó khi đượ c vinh hoa cùng bị họa hạn, có lúc đượ c ban đại y đỏ 

tím, có lúc bị liên lụy thị phi đến quan trườ ng. Ðến cuối đờ i

Page 30: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 30/200

30 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Minh, toàn quốc có khoảng năm trăm ngàn tăng ni. Vì vậy,Toàn Tiêu tuy là huyện thành nhỏ, nhưng lại có rất nhiều chùaviện lớ n nhỏ.

Năm mườ i hai tuổi, Ngài đến chùa Báo Ân, là một ngôi chùalớ n và danh tiếng nhất tại Kim Lăng. Hòa thượ ng trụ trì là ngàiTây Lâm, uyên thâm Phật pháp, đạo cao đức trọng. Thờ i ấy,kinh đô tuy đã dờ i lên Bắc Kinh, nhưng Kim Lăng (Nam Kinh)vẫn là trung ươ ng cơ cấu trọng yếu. Vì vậy, quyền hành thì đãdờ i lên Bắc Kinh, nhưng cơ cấu trung ươ ng tại Kim Lăng vẫn

tồn tại. Nhiều quan lại tại Kim Lăng trong những lúc nhàn rỗithườ ng qua lại vớ i các vị cao tăng. Hòa thượ ng Tây Lâm cùngquan lại liên hệ rất mật thiết. Ðệ tử của hòa thượ ng Tây Lâmsau này viết lại: “Hòa thượ ng trụ trì chùa Báo Ân, V ĩ nh Ba,hiệu Tây Lâm tự Nhất Mã. Ngài thườ ng lui tớ i bộ Lễ. Lên ngựa,Ngài tụng kinh 'Kim Cang', 'Pháp Hoa'. Vừa xuống ngựa thìNgài đã tụng kinh xong."

Năm mườ i hai tuổi, tuy bảo là xuất gia nhưng thực chất thìkhông phải. Nhân vì tuổi Ngài quá nhỏ, mà tiền đồ lại quá xa,nên chưa đượ c chính thức cạo tóc xuất gia. Lúc gặp Ngài, hòathượ ng Tây Lâm rất vui mừng, xoa đầu bảo cha mẹ Ngài: “Vợ  chồng thí chủ thật rất may mắn có đượ c đứa con trai cốt khí phiphàm. Nếu chỉ do tăng s ĩ tầm thườ ng dạy dỗ thì thật đáng tiếc."

Bà Thái Hồng Thị thưa: “Bạch Hòa Thượ ng! Cầu mong Ngàithươ ng tình chiếu cố, dạy dỗ cho nó đượ c thành tài."

Hòa thượ ng Tây Lâm bảo: “Thí chủ an tâm! Nếu không hiềmnghi, bần tăng tuy đạo hạnh thô thiển, nhưng sẽ tận tâm dạy dỗ nó."

Nghe thế, Ngài liền chắp tay xưng: “Bạch Sư Phụ!"

Page 31: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 31/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 31 Hòa thượ ng Tây Lâm rất vui mừng, bảo: “Ðầu tiên, nó sẽ họctập dướ i sự chỉ dạy của bần đạo. Tươ ng lai, nếu có duyên lành,nó sẽ gặp bậc minh sư, chỉ dạy đàng hoàng. Phật giáo phát triểnquảng đại là nươ ng nhờ nơ i thằng bé này đây."

Nghe lờ i này, cả Thái Ngạn Cao cùng bà Thái Hồng Thị khôngđành lòng cho con mình xuất gia, chỉ cho phép ở lại để học Phậtpháp.

Ðượ c đồ đệ này, hòa thượ ng Tây Lâm rất vui mừng đắc ý, nênlập tức đưa Ngài đến gặp lão bằng hữu, pháp sư Vô Cực. Khiấy, pháp sư Vô Cực đang giảng kinh tại điện Tam Tạng. Nơ iđó, hòa thượ ng Tây Lâm lại có một vị bằng hữu, ông Triệu ÐạiChâu (danh Trinh Các, sau này làm quan đến chức Lễ Bộ TriLang, Anh Võ Ðại Học S ĩ ). Pháp sư Vô Cực cùng ông TriệuÐại Châu khi thấy Ngài, rất vui mừng, bảo hòa thượ ng TâyLâm: “Này Sư Huynh! Ngài tìm ra đâu đượ c một thằng bé khôi

ngô vậy?"Hòa thượ ng Tây Lâm hỏi lại: “Thằng nhỏ này, tươ ng lai có thể là bậc xuất chúng không?"

Triệu Ðại Châu đáp: “Ðừng nói chi là xuất chúng, tươ ng lai nóquyết sẽ thành một nhân vật v ĩ  đại."

Tuy vậy, ông vẫn còn hoài nghi là không biết Ngài có muốnlàm tăng s ĩ  chăng, nên hỏi: “Ngươ i thích làm quan hay làmPhật?"

Không đợ i Ngài trả lờ i, ông nói tiếp: “Làm quan to thì tậnhưở ng vinh hoa phú quý, còn làm Phật thì khổ cực muôn vàn.

Ta thấy ngươ i hãy nên học để thi cử ra làm quan to."

Page 32: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 32/200

32 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Nào ngờ , thằng bé mườ i hai tuổi lại đáp: “Tôi chỉ muốn làmPhật thôi."

Nghe thế, pháp sư Vô Cực và Triệu Ðại Châu đều kinh hoàng.Triệu Ðại Châu nói vớ i hòa thượ ng Tây Lâm: “Tiền đồ củathằng bé này thật không thể hạn lượ ng. Ngài nên tận lực dạy dỗ nó. Bằng không, thật rất uổng phí!"

Pháp sư Vô Cực lại tiếp tục giảng kinh. Ngài tham dự, chuyêntâm chú ý lắng nghe giảng giải. Sau buổi giảng kinh, Triệu ÐạiChâu hỏi Ngài: “Ngươ i có hiểu gì về lờ i giảng giải của pháp sư Vô Cực không?"

Câu hỏi này rất khó đối đáp, vì nếu Ngài trả lờ i là hiểu rõ thìkhông phải là lờ i chân thật, còn nếu trả lờ i là không hiểu thì tự bảo rằng trí huệ thấp kém, sẽ khiến cho hòa thượ ng Tây Lâmmất mặt. Vì vậy Ngài đáp: “Tuy tôi không hiểu hết những đạo

lý thâm sâu, nhưng tôi cảm giác tâm mình khế hợ p vớ i lờ i giảngcủa pháp sư Vô Cực."

Triệu Ðại Châu hỏi tiếp: “Như thế ngh ĩ a là gì?"

Ngài đáp: “Tuy tôi muốn nói, nhưng không thể diễn đạt đượ c."

Câu trả lờ i của Ngài thật rất chân thật.Lúc ấy, hòa thượ ng Tây Lâm, đượ c bảy mươ i lăm tuổi. Tuy mắtvẫn còn sáng, tai vẫn còn thính, nhưng khi tụng kinh, niệmPhật, giảng giải, khí lực không bằng ngườ i trẻ tuổi. Do đó, hòathượ ng Tây Lâm không thườ ng dạy dỗ Ngài trực tiếp, mà giaotrách nhiệm đó cho các sư huynh. Tuy vậy, hòa thượ ng cũng

thườ ng thườ ng gián tiếp nhắc nhở Ngài đi đúng trên con đườ ngchánh pháp. Việc học hành của Ngài ngày một tiến bộ. Ngài rấtthông minh sáng suốt, vừa học xong liền hiểu rõ ngay. Hòa

Page 33: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 33/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 33 thượ ng Tây Lâm thấy thế, khuyên bảo Ngài nên học Nho giáotrướ c khi nghiên cứu kinh điển Phật giáo, để có đủ kiến thức về pháp thế gian.

Hai năm sau, hòa thượ ng Tây Lâm bảo đệ tử lớ n là Tuấn Công,dạy Ngài học kinh Pháp Hoa. Trong vòng ba tháng, Ngài họcthuộc lòng bộ kinh này. Hòa thượ ng Tây Lâm bảo đại chúng:“Thằng bé này thiên tánh rất thông minh lanh lợ i. Tươ ng lai nếuđượ c gặp minh sư chỉ giáo, sẽ trở  thành bậc long tượ ng đạikhí."

Thật ra, đạo hạnh học vấn của hòa thượ ng Tây Lâm dư sức để dạy dỗ  đứa bé mườ i bốn tuổi, nhưng lại khiêm tốn bảo rằngkhông đủ sức để dạy dỗ chu toàn. Chứng minh hòa thượ ng TâyLâm rất khiêm nhườ ng, thươ ng mến và trọng nể Ngài. Tuy làbậc cao tăng, hòa thượ ng Tây Lâm không chấp nê hình thức,chỉ lo lắng cho tiền đồ tươ ng lai của Ngài. Bằng chứng cụ thể,

năm Ngài đượ c mườ i bảy tuổi, hòa thượ ng Tây Lâm mờ i cácông đồ về chùa dạy kèm Ngài những môn học thuộc Nho Giáonhư 'Ðại Học', 'Trung Dung', ‘Luận Ngữ', 'Mạnh tử', 'Ngũ Kinh',cho đến văn chươ ng, thi cú, điển nhạc của các danh nhân xưanay.

Trí huệ của Ngài thật sáng suốt lanh lợ i hơ n ngườ i. Ngài học

hành thu thập lẹ làng, xuất khNu thành chươ ng, viết lách thànhthơ , văn chươ ng rất gọn gàng uyển chuyển. Qua bài 'GiangThượ ng Thiên', danh tiếng của Ngài nổi bậc. Ngườ i đươ ng thờ itrong thành Kim Lăng, xem Ngài là bậc tài hoa trẻ tuổi bậcnhất. Thờ i bấy giờ , học Ðạo giáo như một phong trào vì sự ảnhhưở ng mạnh mẽ của vua Gia T ĩ nh, vị vua rất cuồng tín Ðạogiáo. Ngài có ghi lại là vào khoảng năm 1563, một vị quan văn

đến chùa thuyết giảng và tự nói là theo Ðạo giáo. Học sinh

Page 34: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 34/200

34 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

trong chùa lúc đó đượ c huấn luyện như lễ sinh, thườ ng tham dự những lễ lạc của Ðạo giáo. Học sinh đượ c lên lớ p chỉ nhờ  làmlễ Ðạo giáo. Trong sự học Nho giáo, thơ văn cổ xưa, Ngài luônvượ t xa các bạn đồng học. Tuy nhiên, Ngài rất khinh thườ ngÐạo giáo. Chùa Báo Ân không những huấn luyện các Sa Di màcòn dạy dỗ các học sinh của Ðạo giáo và Nho giáo, nhữngngườ i có ý muốn lên kinh đô thi làm quan sau này. Dạy Ðạogiáo trong chùa Phật giáo phản ảnh sự tươ ng dung giữa hai tôngiáo và cũng có thể là kết quả của sắc lệnh nhà vua, muốn mangPhật giáo và Ðạo giáo hợ p nhất tại một tùng lâm. Cho dầu

muốn thọ giớ i để trở  thành tăng s ĩ , hay thành đạo s ĩ , hoặc làmquan, thí sinh phải thi và đượ c khảo hạch theo tiêu chuNn củatriều đ ình. Ngoài ra, vào thờ i ấy nếu ai muốn làm tăng s ĩ hayđạo s ĩ , có thể mua giớ i điệp vớ i một số tiền. Do đó, nhiều nhómhọc sinh Ðạo giáo và tăng sinh Phật giáo đượ c dạy dỗ chung tạimột nơ i, là điều tự nhiên.

Chùa Báo Ân là một trong những trung tâm giáo dục quan trọngtại vùng Nam Kinh. Thật tế, vị thầy trụ trì chùa Báo Ân, hòathượ ng Tây Lâm, nhậm chức Gián Nghị tại triều đ ình. Vả lại,chùa đượ c coi là tài sản của triều đ ình vì đượ c kiến thiết bằngngân quỹ từ quốc khố. Ðể tránh sự khinh rẻ, hòa thượ ng TâyLâm khuyến khích các đệ tử học Nho giáo, Ðạo giáo và các cổ văn khác. Dướ i đây là bài tham luận của ông Trầm Ðức Phù

(1578-1642) về đạo Phật tại Nam kinh trong thờ i vua Vạn Lịch:

"Chư Tăng tại hai kinh đô (Bắc Kinh và Nam Kinh) đượ c giámsát bở i bộ Lễ của triều đ ình. Bất cứ khi nào có trống chức trụ trìthì bộ Lại ra những bài thi khảo hạch chư tăng ở trong chùa. Vị tăng nào đạt tiêu chuNn cao nhất sẽ làm phươ ng trượ ng trụ trì.Lúc trướ c, tôi có đến thăm ba ngôi chùa lớ n tại Nam Kinh, và

nhận thấy những vị trụ trì rất lịch sự, hào hoa. Ba ngôi chùaLinh Cốc, Thiên Giớ i, và Báo Ân là những ngôi chùa lớ n nhấttrong vùng, vì có khoảng hàng ngàn tăng sinh... Vị trụ trì chùa

Page 35: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 35/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 35 Linh Cốc tuổi khoảng hai mươ i. Hình dáng rất tuấn tú và khônkhéo. Bài khảo hạch mà thầy trụ trì đưa cho tôi xem, thật khôngkhác bài của các học giả Nho giáo, đượ c viết theo vần tám câu.Trong đó cũng có những câu thơ vịnh sắc sảo. Chủ đề đượ c rútra từ kinh Kim Cang, Thủ Lăng Nghiêm, và các kinh điển khác.Những ai trúng tuyển đượ c gọi là Giáo Thọ Sư và gọi đồng bạnnhững tăng sinh cùng dự buổi khảo hạch là Ðồng Học. Nhữngviệc này thật rất buồn cườ i."

Bàn về sức khỏe, thân thể Ngài yếu kém bệnh hoạn do ảnh

hưở ng của bệnh trạng thuở  ấu niên cùng cuộc sống khắc khổ ở  chùa viện và dụng công học hành thái quá. Vì vậy, Ngài khôngthích học Nho Giáo cho lắm, nhưng tư tưở ng học Phật phápngày càng mạnh mẽ, thậm chí lại muốn "tNy trừ những tập khí'làm thơ  văn. Lý tưở ng xuất gia tu tập của Ngài thườ ng đượ cbạn bè kiểm nghiệm. Nhân vì hầu hết bè bạn đồng học liên tụcđỗ đạt khoa cử, ra làm quan lại. Họ thườ ng khuyến khích Ngài

tiến bướ c trên con đườ ng quan lộ lợ i danh. Họ bảo: “Huynh làbậc tài hoa xuất sắc nhất trong nhóm của chúng ta. Nếu thamgia thi cử, chắc chắn sẽ đỗ đạt trạng nguyên thủ khoa. Tài trí của huynh, nếu không đem ra giúp quốc gia dân tộc, thật rấtđáng tiếc."

Ðươ ng thờ i, Ngài vẫn còn là một thanh niên bồng bột. Nghe

chúng bạn đồng học khuyên lơ n ra thi cử làm Trạng Nguyên,không thể bảo rằng Ngài không động tâm vì danh lợ i, nênthườ ng lưỡ ng lự phân vân trong việc chọn lựa tiền đồ tươ ng lai,phải hướ ng về Phật pháp hay thế pháp. Tuy vậy, Ngài vẫn biếtrõ đườ ng quan lộ  đầy nguy hiểm gian truân. May mắn thay,ngay khi đó Ngài gặp đượ c một vị thiện tri thức dẫn dắt thâmnhập vào đườ ng đạo, tức Thiền Sư Vân Cốc (1500-1575). Thiền

Sư Vân Cốc vốn là pháp hữu của hòa thượ ng Tây Lâm. Hai vị 

Page 36: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 36/200

36 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

thườ ng giao thiệp qua lại vớ i nhau rất thân thiết. Hòa thượ ngTây Lâm rất kính trọng học thức uyên bác cùng đạo hạnh tuhành của Thiền Sư Vân Cốc. Những khi hai vị  đàm luận về Thiền đạo, viết lách, giảng giải, Ngài thườ ng đứng hầu bêncạnh, nên thâu thập rất nhiều kiến thức. Thiền Sư Vân Cốc cũngbiết đến thiên tư thông minh sáng suốt của Ngài, nên rất mựcthươ ng yêu. Việc bạn đồng học khuyến khích Ngài ra thi cử tiến thân làm quan, khiến cho Thiền Sư Vân Cốc lo lắng khôngít. Tuy vậy, Thiền Sư Vân Cốc rất tin tưở ng vào huệ nhãn củamình, lại cũng rất tin tưở ng nơ i huệ căn thâm sâu, hiểu rõ lý đạo

thế gian xuất thế gian, không mù mờ  đắm chấp vào danh lợ i hư huyễn thế gian của Ngài. Thiền Sư Vân Cốc đưa cho Ngài xemcác bộ truyện của lịch đại tổ sư, và nhắc nhở rằng nên tự nghiêncứu Thiền cơ , ngộ rõ tâm địa để đến nơ i diệu xứ. Nhờ lắng nghelờ i chỉ dạy ân cần của bậc tiền bối, lần nọ khi đọc qua quyểntruyện cao tăng 'Trung Phong Quảng Lục', do Thiền Sư TrungPhong Minh Bổn (1263-1323) ở  đờ i Minh viết, Ngài liền thâm

nhập yếu chỉ Thiền cơ . Từ đó, Ngài quyết tâm xả bỏ mọi trikiến thế gian, xuất gia tu học, thâm nhập Phật pháp.

Năm mườ i chín tuổi, Ngài thỉnh cầu hòa thượ ng Tây Lâm chophép xuống tóc, chính thức xuất gia. Quyết định này vạch rõ haicon đườ ng: Thứ nhất là Ngài bỏ tất cả sở học thế gian, nhất tâmdụng công tu đạo. Thứ hai là Ngài chuyển từ nghiên cứu kinh

điển qua việc tu học Thiền Quán, vì đây mớ i là nền tảng, cốt tủycủa đạo Phật.

Xuất gia xong, Ngài đốt hết tất cả thơ văn thi kệ, dẹp bỏ sở họcNho Giáo, bắt đầu chuyên tâm nhất ý tu hành. Tuy thế, vì Phậtpháp thâm sâu, Ngài chưa có thể lãnh hội yếu chỉ tu đạo mauchóng. Ngài cũng không dám dụng tâm bồng bột để nhập đạo,

vì tự biết rằng kiến thức Phật pháp của mình rất cạn cợ t, căntánh vẫn còn thô thiển. Ngài nhận biết pháp môn Niệm Phậtgiúp tự tâm thanh tịnh an lạc và làm nền tảng căn bản chứng

Page 37: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 37/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 37 đắc sau này. Vì vậy, trong ngày đêm Ngài cố gắng chuyên tâmnhất ý niệm Phật không ngừng nghỉ. Trong thờ i gian đầu, dầuchưa có thể dứt đoạn vọng tưở ng đuổi chạy theo ngoại cảnh,nhưng Ngài không nản chí. Dần dần, bốn chữ 'A Di Ðà Phật'hiện rõ trong tâm, giúp Ngài tNy trừ tất cả tạp niệm. Ðêm nọ,mệt nhọc vì cả ngày niệm Phật không ngừng nghỉ, Ngài ngồithiêm thiếp trên tấm bồ đoàn, rồi nhập mộng lúc nào vẫn khôngbiết. Trong mộng, đột nhiên Ngài thấy một luồng ánh sáng tỏakhắp, từ phươ ng Tây chiếu thẳng vào tịnh thất. Ngướ c lên, thấyPhật A Di Ðà hiện thân tướ ng hảo quang minh trang nghiêm

đang đứng trong hư không, Ngài vội quỳ xuống đảnh lễ vớ i tâmthành kính lưu luyến. Tuy trong mộng nhưng tâm Ngài vẫnsáng suốt. Biết đây là duyên may hiếm có, nên Ngài liền khở itâm cầu mong đượ c thấy Bồ Tát Quán Âm cùng Ðại Thế Chí.Tâm vừa khở i, Bồ Tát Quán Âm và Ðại Thế Chí liền hiện nửaphần thân trên, đứng bên tay trái và tay phải của Phật A Di Ðà.Tỉnh dậy, hình tượ ng Tây Phươ ng Tam Thánh biến mất, khiến

Ngài nuối tiếc không ít. Hướ ng nhìn về phía Tây, Ngài vẫn cònthấy nền trờ i màu vàng đỏ, khiến thân tâm lắng đọng thanh tịnh.Ngài tự biết là mình may mắn nhất trong thiên hạ, đượ c thấyTây Phươ ng Tam Thánh. Từ đó, Ngài nhận biết rằng nhờ ngàyđêm chuyên tâm niệm Phật nên tiếng niệm Phật luôn hiện trongđầu, khiến có duyên lành mơ  thấy chư Phật chư Bồ Tát hiệnthân cảm ứng. Nói chung nếu phát tâm kiên trì niệm Phật nhất

tâm bất loạn, thì sẽ thấy rõ chư Phật chư Bồ Tát cùng cảnh giớ icõi Tây Phươ ng Cực Lạc. Nhờ thấy điềm lành, Ngài tự tin nhấtđịnh sẽ thành tựu trên bướ c đườ ng tu hành. Qua kinh nghiệmnày, trong suốt cuộc đờ i tu hành, Ngài tu trì pháp môn NiệmPhật song song vớ i việc tu hành Thiền Quán.

Mùa Ðông năm đó (1564), khi nghe pháp sư Vô Cực giảng 'HoaNghiêm Huyền Ðàm' (do quốc sư Thanh Lươ ng, tổ sư đờ i thứ 

Page 38: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 38/200

38 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

tư của tông Hoa Nghiêm chú giải), Ngài thu thập hiểu rõ rấtnhiều. Lúc pháp sư Vô Cực giảng đến thập huyền môn, hải ấntam muội, Ngài chợ t liễu ngộ pháp giớ i viên dung vô ngại. Vìngưỡ ng mộ đức hạnh tu hành của quốc sư Thanh Lươ ng, vị Bồ Tát suốt đờ i giảng kinh Hoa Nghiêm, nên Ngài tự đặt tên mìnhlà Trừng Ấn. Vì ngài Thanh Lươ ng thườ ng giảng kinh HoaNghiêm tại núi Ngũ Ðài, nên ngườ i sau thườ ng gọi núi đó làThanh Lươ ng. Nơ i đó, mùa Ðông, tuyết đóng băng dày đặc.Mùa Hè, tuyết vẫn còn rơ i lớ t phớ t. Khí hậu ít khi ấm áp. Ngàirất mong muốn tươ ng lai sẽ có dịp tham tầm đến vùng lạnh lẽo

đó để tu hành. Pháp sư Vô Cực nghe Ngài lấy hiệu là Trừng Ấn,liền hỏi: “Con đã quyết chí đi vào cửa Phật. Thật rất vui mừng.Từ đây về sau phải nên tự hành trì cho giỏi."

Theo Phướ c Chung, đệ tử thị giả của Ngài, thì Ngài đượ c chopháp hiệu là Ðức Thanh ngay sau khi xuất gia. 'Ðức Thanh'ngh ĩ a là dùng 'Thanh' để tạo đức. Chữ Thanh đây là nói về cảnh

giớ i Thanh Lươ ng ở  núi Ngũ Ðài, hay pháp giớ i lưu ly thanhtịnh.

Cuối năm, đến đêm Giao Thừa Ngài chính thức xuất gia đượ cmột năm. Tiếng pháo nổ giòn giã dướ i chân núi, báo hiệu nămmớ i lại đến. Bình thườ ng, chùa viện rất thanh tịnh trầm lặng.Nhưng vào đêm đó, sau khi cúng lễ Giao Thừa xong, chư thiện

nam tín nữ nhộn nhịp kéo nhau lên núi lễ Phật, hái lộc đầu năm.Chánh điện ngập tràn khói hươ ng, hoa quả. Ngài cùng cáchuynh đệ bận bịu lo việc sắp đặt, đón tiếp tín chúng trong vùngđến chùa lễ Phật. Ðột nhiên, một chú tiểu vội chạy đến gọiNgài: “Sư Phụ muốn gặp sư huynh gấp!"

Nghe thế, tâm Ngài cảm giác bất an như có điềm gì không may

sẽ xảy đến, nên vội chạy đến phòng phươ ng trượ ng. Ðến nơ i,Ngài thấy hòa thượ ng Tây Lâm an tườ ng nằm trên giườ ngThiền, chung quanh có đầy đủ các huynh đệ. Thấy Ngài vừa

Page 39: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 39/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 39 đến, hòa thượ ng Tây Lâm liền bảo: “Hôm nay, Ta gọi các conđến đây, vậy có biết vì việc gì không?"

Ngài cùng các huynh đệ nhìn nhau, lắc đầu. Một thầy thưa:“Bạch Sư Phụ! Có phải chúng con đã phạm lỗi gì chăng?"

Hòa thượ ng Tây Lâm lắc đầu đáp: “Chẳng phải thế! Các con cóbiết năm nay Ta đã đượ c bao nhiêu tuổi không?"

Khi ấy, ai ai cũng im lặng, không biết ý của thầy mình muốn gì,nên không dám mở  miệng. Phòng phươ ng trượ ng im lặngphăng phắc. Ngướ c nhìn tất cả đệ tử xong, hòa thượ ng Tây Lâmbảo: “Năm nay, Ta đã đượ c tám mươ i ba tuổi. Chắc chẳng baolâu sẽ về cõi Tây Phươ ng gặp Phật A Di Ðà."

Một vị tăng trẻ liền khóc lóc, thưa: “Sư phụ uyên thâm Phậtpháp, thân thể vẫn còn mạnh khỏe, sao lại bảo sắp viên tịch?"

Một thầy khác nói thêm: “Tối nay là đêm Giao Thừa. Có phảiSư Phụ không vui chăng?"

Hòa thượ ng Tây Lâm khoát tay bảo: “Uổng cho các con làmngườ i xuất gia, vẫn chưa hiểu rõ lý có sanh tức có tử. Ta sốngtám mươ i ba năm, thế  độ hơ n tám mươ i ngườ i, đến nay thì

ngừng. Trong số các con, không ai có thể kế thừa y bát của tacả."

Ngưng giây lát, hòa thượ ng Tây Lâm vẫy tay gọi Ngài đến gần,xoa lưng bảo: “Thằng bé này là niềm hy vọng kế thừa sự nghiệpcủa ta. Hiện tại, Ta không thể chờ  đợ i nhìn xem nó thành tựuđạo nghiệp đượ c."

Page 40: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 40/200

40 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài liền thưa: “Sư Phụ chớ  vội đi quá sớ m. Sư Phụ khôngmuốn nhìn xem con xiển dươ ng Phật pháp sao?"

Hòa thượ ng Tây Lâm đáp: “Thằng ngu! Sư Phụ chỉ dẫn con vàocửa đạo thôi. Từ đây về sau, con phải tự quyết tâm tu hành."

Nói xong, hòa thượ ng Tây Lâm xoay đầu lại bảo đại chúng:“Thằng bé này tuy còn nhỏ, nhưng huệ căn thâm sâu, ý chí tuhành kiên cố, có tri kiến như các bậc lão thành. Sau khi Ta mất,mọi việc lớ n nhỏ trong chùa đều phải để cho nó tự quyết định.Chớ khinh thườ ng tuổi nhỏ mà không nghe lờ i của nó."

Các huynh đệ đều gật đầu vâng lờ i, rồi từ từ bướ c ra khỏi phòngphươ ng trượ ng, duy chỉ còn Ngài ở  lại hầu thầy mình cho đếnsáng hôm sau. Tuy năm mớ i đến, nhưng thờ i thờ i khắc khắcNgài luôn lo lắng ưu sầu về sức khỏe của thầy mình. Hòathượ ng Tây Lâm nhận thấy tâm tánh của Ngài rất bình thản, an

lạc hơ n những sư huynh đệ khác. Phần nhiều, những ngườ i trẻ tuổi thườ ng sợ hãi ưu sầu khi đối diện vớ i sanh tử. Ðối vớ i hòathượ ng Tây Lâm, trong tám mươ i ba tuổi đờ i, những khổ vuigian nan an lạc đều xem như mây khói trôi qua trướ c mắt, vì đãliễu ngộ lý sanh tử. Mồng bảy tháng Giêng, từ trên giườ ngThiền, hòa thượ ng Tây Lâm chợ t ngồi dậy, đến các phòng ốctìm chư đệ tử để cáo biệt. Các đệ tử thấy hòa thượ ng Tây Lâm

đến đều kinh ngạc, thưa: “Sư Phụ hãy bảo trọng sức khỏe, xinchớ quá lao nhọc lo lắng vì chúng con."

Hòa thượ ng Tây Lâm chỉ mỉm cườ i, không đối đáp chi, rồi trở  về phòng phươ ng trượ ng. Trụ trì chùa Báo Ân đã hơ n ba mươ inăm, hòa thượ ng Tây Lâm biết rõ các ngôi điện đườ ng, tôntượ ng Phật và Bồ Tát, bức tranh, đối liễn, cây mai, cây tùng,

bồn hoa, vườ n tượ c. Hòa thượ ng Tây Lâm thong thả bách bộ,ngắm xem từng vật rõ ràng. Ngày kế, hòa thượ ng Tây Lâm gọitừng ngườ i đệ tử vào phòng phươ ng trượ ng, phó chúc hậu sự.

Page 41: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 41/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 41 Ba ngày sau, hòa thượ ng Tây Lâm bị bịnh nặng. Ngài nấuthuốc, tự tay đem đến giườ ng Thiền dâng cho thầy mình. ThấyNgài đem thuốc đến, hòa thượ ng Tây Lâm lắc đầu bảo: “Ðạihạn của Ta sắp đến, dùng thuốc có lợ i ích gì? Chớ  làm phiềnđại chúng. Hãy nhờ họ lên chánh điện tụng kinh."

Nói xong, hòa thượ ng Tây Lâm liền nhắm mắt, tiếp tục cầm xâuchuỗi niệm Phật, không đoái hoài đến ai. Thấy thế, tâm Ngài rấtbi thươ ng, nhưng không dám làm trái lờ i dạy cuối cùng củathầy mình, nên gọi các huynh đệ, đến phòng phươ ng trượ ng

đồng thanh niệm Phật. Ðến ngày thứ năm, vì không dùng thuốcthang, bịnh trạng của hòa thượ ng Tây Lâm càng thêm trầmtrọng, sức khỏe yếu nhượ c, không thể ngồi dậy đượ c, nhưng tayvẫn lần tràng chuỗi liên tục, miệng vẫn mấp máy niệm: "...Tấtcả pháp hữu vi, đều như mộng ảo, như sươ ng, như sấm chớ p,phải quán sát như thế. Phật thuyết kinh này xong, trưở ng lão TuBồ Ðề, cùng các tỳ kheo, tỳ kheo ny, ưu bà tắc ưu bà di, tất cả 

thế gian, trờ i ngườ i A Tu La, đều vui mừng hớ n hở , tin thọ phụng hành..."

Âm thanh tụng niệm của hòa thượ ng Tây Lâm càng lúc càngnhỏ và yếu ớ t, cho đến lúc không còn nghe tiếng, nhưng tay vẫncòn lần tràng chuỗi.

Sau khi hòa thượ ng Tây Lâm viên tịch, Ngài đóng cửa phòng cả ba tháng, không tiếp xúc vớ i các huynh đệ, không đoái hoài đếnchức vụ, chỉ nhất tâm nhất chí tu hành Thiền Ðịnh. Ðại chúngbiết Ngài rất thươ ng mến hòa thượ ng Tây Lâm, nên không dámlàm phiền lụy.

Tháng Mườ i, Thiền Sư Vân Cốc thỉnh năm mươ i sáu vị cao

tăng danh tiếng trong toàn quốc đến chùa Thiên Quốc, khai mở  

Page 42: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 42/200

42 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Thiền thất. Tuy Ngài mớ i hai mươ i tuổi, nhưng cũng đượ c mờ iđến tham dự Thiền thất cùng các vị cao tăng. Lúc Thiền Sư VânCốc đề bạt tên Ngài, vị tân trụ trì chùa Báo Ân cũng đồng ý chophép tham gia. Ðượ c cơ hội gặp các vị cao tăng danh sư, Ngàirất vui mừng. Vừa vào Thiền thất, vì quá cao hứng và quá trẻ tuổi, Ngài chẳng đủ  định lực nên chưa an đượ c tâm. Do đó,Ngài cầm hươ ng, đi đến phòng Thiền Sư Vân Cốc, cung thỉnhđượ c chỉ dạy. Thiền Sư Vân Cốc bảo Ngài hãy nên tham kháncông án: "Ai đang niệm Phật?" Ba tháng liền, tâm Ngài khôngkhở i một niệm, như sống trong mộng, không thấy đại chúng

xung quanh, lại cũng không biết đến thờ i khóa công việc hằngngày. Ðại chúng ai ai cũng tán thán ý chí tu hành của Ngài.Trong những ngày đầu, vì dụng tâm quá mạnh, nên lưng bị đaunhức, có thể vì không quen ngồi xếp bằng trong thờ i gian dài.Một mụn nhọt nổi lên sau lưng. Ngài đắp y ca sa, thiết tha cầukhNn Bồ Tát Vi Ðà: "Bịnh này chắc chắn là do oan nghiệp đờ itrướ c. Tôi nguyện sẽ tụng kinh Hoa Nghiêm mườ i lần. Xin gia

hộ cho tôi đượ c khỏe mạnh trong ba tháng Thiền thất này, rồisau đó sẽ tụng kinh đền bù."

Ðêm ấy, vì quá mệt nhọc Ngài nằm lăn trên giườ ng Thiền màngủ, không biết giờ Thiền Ðịnh đã chấm dứt tự bao giờ . Thứcdậy, trờ i đã sáng, Ngài quên đi mụt nhọt sau lưng. Khi Thiền Sư Vân Cốc hỏi han bịnh tình, Ngài xem lại thì mụt nhọt sau lưng

đã tan mất, sức khỏe đượ c bình phục. Ðại chúng rất lấy làm lạ.Thế nên, Ngài tham gia Thiền thất hoàn toàn trong ba thángliền. Thiền thất ảnh hưở ng tâm linh Ngài rõ rệt. Sau khi ra khỏiThiền thất, Ngài cũng vẫn cảm giác như còn đang tọa Thiền. Ðitrên đườ ng phố nhộn nhịp, nhưng Ngài cảm giác như chẳngthấy ai cả. Khi ấy, ai nấy cũng lấy làm lạ.

Ngườ i Giang Nam vốn quên đạo Thiền, nhưng nay Thiền Sư Vân Cốc lập lại Thiền cơ . Lần này, cùng các vị cao tăng vân tậptham Thiền, không những Ngài tiến bộ về mặt Thiền học, mà

Page 43: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 43/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 43 danh tiếng cũng đượ c vang xa. Toàn quốc đều biết đến, tại KimLăng có một cao tăng trẻ tuổi. Bàn về mụt nhọt sau lưng, đâychính là nghiệp chướ ng thử thách ngườ i tu hành. Nhờ lòng kiênquyết và thần lực của bồ tát Vi Ðà gia hộ, bịnh trạng từ từ giảmbớ t. Ðệ tử của Ngài là Phướ c Chưng, viết bài kệ như sau:

"Cầu Vi Ðà gia hộ Nhất tâm khiến linh cảmBa tháng Thiền như mộngChẳng biết việc hằng ngày

Rờ i Thiền đườ ng vào phố Vẫn như đang ngồi ThiềnChẳng hề thấy một aiThật dụng công như thế Vi Ðà chẳng khinh lườ ng."

Thờ i ấy, chư Tăng trong chùa ăn mặc trang sức quần áo lòe lẹt

giống như ngườ i thế tục. Cá nhân, Ngài mặc tăng y bình thườ ngmộc mạc, khiến ngườ i thấy lấy làm kỳ lạ.

Năm kế, đờ i Gia T ĩ nh thứ bốn mươ i lăm (1566), tai họa xảy đếnchùa Báo Ân khiến Ngài phải đ ình chỉ việc tu hành thườ ngngày. Sau kỳ Thiền thất, vào ngày hai mươ i sáu tháng Hai,trong một trận mưa to, chùa Báo Ân bị sét đánh, hơ n một trăm

bốn mươ i phòng ốc điện đườ ng bị đốt cháy, chỉ có ngôi thápchín tầng đượ c che bở i ngói đá láng trơ n và Thiền đườ ng làkhông bị hư hoại. Chùa Báo Ân vốn đượ c xem là công sản củatriều đ ình, nên bất cứ việc gì xảy ra trong chùa, quan quân vẫncó thể bắt tội. Vì vậy, dẫu là bị thiên tai, nhưng quan phủ chẳngthể không nghi ngờ  có ngườ i muốn đốt cháy, nên ra lịnh bắtgiam mườ i tám vị tăng có trách nhiệm. Tăng chúng trong chùa

sợ vạ lây, nên bỏ trốn đi rất nhiều. Vị tăng Chấp Sự không cách

Page 44: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 44/200

44 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

nào giữ họ lại đượ c. Trong ba tháng liền, mỗi ngày Ngài phải đihơ n hai mươ i dặm đem thức ăn đến nhà tù để nuôi sư huynh đệ bị lâm nạn tù đày. Ngài cũng tìm muôn cách để giải cứu họ rakhỏi ngục tù. Do danh tiếng của Ngài ngày một vang xa, quanphủ rất nể nang. Quan phủ biết rõ chùa cháy là vì sét đánh, nênsau ba tháng, ông thả mườ i tám vị Tăng đó ra. Chùa bị hư hoại,Ngài khở i ý định vân du đó đây. Làm tăng s ĩ hành cướ c, vân duthiên hạ là chí nguyện từ thuở thiếu thờ i của Ngài. Hiện tại, chỉ vì chưa gặp tăng s ĩ  đồng đạo, có cùng ý chí du hành, nên Ngàitạm thờ i đ ình hoãn ý nguyện. Khi ấy, Ngài gặp hai vị tăng, rất

quan hệ mật thiết vớ i cuộc đờ i hành đạo sau này, tức TuyếtLãng và Diệu Phong.

Ngài quen biết thầy Tuyết Lãng lúc mườ i hai tuổi. Thầy TuyếtLãng lớ n hơ n Ngài một tuổi, tục danh là Hồng Ân, cũng là nhânvật có huệ căn thâm sâu. Lúc mườ i ba tuổi, thầy Tuyết Lãngtheo cha đến chùa Báo Ân, nghe pháp sư Vô Cực giảng kinh

Pháp Hoa vài mươ i ngày, liền không muốn trở  về nhà, rồi tự cạo đầu xin làm chú tiểu ở  chùa. Ðươ ng thờ i Ngài và thầyTuyết Lãng là bạn hữu thân thiết, chí đồng đạo hợ p. Lúc đó, haingài thườ ng nghe Thiền Sư Vô Cực giảng kinh Pháp Hoa. Ngàibảo: “Bậc cổ đức có bảo rằng tự tánh tâm thông. Nếu chỉ loxem văn tự, thì như mở cửa liền rơ i chốt."

Năm hai mươ i tuổi, Ngài qua chùa Thiên Giớ i của Thiền Sư Vân Cốc tham dự Thiền thất. Khi đó, thầy Tuyết Lãng cũng tậptham Thiền ở tại chùa.

Ðối vớ i tâm địa, Ngài biết rằng tất cả đều tại tâm. Hiện tại, chùaBáo Ân đã bị cháy sạch, cả hai ngài khóc suốt ba ngày ba đêm,cùng đồng thệ nguyện phục hưng lại đạo tràng. Ngài bảo: “Ðại

sự nhân duyên, nếu không phải là ngườ i có phướ c đức trí huệ vẹn toàn thì không thể phục hưng lại đạo tràng này nổi. Chúng

Page 45: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 45/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 45 ta hãy xả mạng tu hành thì mớ i mong thực hiện đượ c chí nguyện này."

Chẳng bao lâu, vị tân trụ trì qua đờ i, không còn ai cai quản chùachiền. Trướ c kia, hòa thượ ng Tây Lâm không để lại tiền bạc chihết. Ngay cả chi phí tang lễ hòa thượ ng cũng phải vay mượ n. Vìtrách nhiệm, Ngài phải dàn xếp, trả nợ nần. Tất cả tăng chúngcòn lưu lại trong chùa đều chịu nhận lãnh những phần nợ  đồngnhau. Nhờ  đó, chùa đượ c tồn tại. Sau này, vân du hành cướ cđến kinh đô Bắc Kinh, tuy trải qua biết bao gian nan khổ cực,

nhưng hoài bão phục hưng lại chùa Báo Ân trướ c sau như một.Thầy Tuyết Lãng cũng kiên quyết như Ngài, nên sau ba năm đihành khất, trở  về xây lại đượ c chùa Báo Ân mớ i. Ðại trượ ngphu, một khi đã nói lờ i gì, thì tứ mã nan truy. Hai ngài lại làngườ i xuất gia thì có nói lờ i chi, nhất định sẽ hành.

Năm đó, Ngài cũng gặp đượ c một pháp lữ, tức thầy Diệu

Phong. Thầy Diệu Phong, ngườ i Bạc Châu, danh Phướ c Ðăng.Năm đó thầy Diệu Phong đi tham phươ ng từ miền Bắc xuốngvùng Nam Hải. Miền nam khí hậu ấm áp mưa nhiều. Lúc đếnKim Lăng, vì chưa quen thủy thổ nên thầy Diệu Phong sanhbịnh, mụn nhọt nổi rất nhiều trên thân. Thầy Diệu Phong làngườ i thích làm lụng, chẳng muốn ngồi không hưở ng thụ. Vìthế, tại chùa Thiên Giớ i tuy thân thể bịnh hoạn, ngày ngày thầy

Diệu Phong kiên trì làm công quả, quét dọn phòng ốc, cầu tiêu.Lúc đó, Ngài cũng đang trú tại chùa Thiên Giớ i. Ngày nọ, Ngàichợ t phát hiện cầu tiêu đượ c chùi rửa rất sạch sẽ. Ðiều nàykhiến Ngài cảm thấy lạ lùng vì mấy năm trú tạm tại chùa ThiênGiớ i, ít khi thấy có ngườ i phát tâm chùi rửa cầu tiêu sạch sẽ.Ngài suy ngh ĩ : “Vị quét dọn cầu tiêu sạch sẽ này, chắn chắnphải là ngườ i khác thườ ng. Mình nên lưu tâm để ý."

Page 46: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 46/200

46 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngày hôm sau, trong lúc tăng chúng đang ngủ, Ngài thức dậythật sớ m. Nhìn chung quanh, Ngài thấy chỗ nào cũng đượ c quétdọn sạch sẽ. Trong vài ngày, Ngài cũng chưa phát hiện đượ c ailà ngườ i thườ ng quét dọn phòng ốc cầu tiêu. Do tánh hiếu kỳ,Ngài tự nhủ: “Ngườ i kia càng thần bí chừng nào, mình càngmuốn biết chừng đó."

Vào giữa khuya hôm đó, Ngài thức dậy đi xuống cầu tiêu, chỉ thấy nướ c vẫn còn đọng chung quanh, mà ngườ i thần bí kia đãbiến đâu mất. Sáng hôm sau, Ngài hỏi thầy Tri Sự về việc đó.

Thầy tri sự đáp: “Công việc quét dọn này do một vị Tăng từ xađến làm. Thân thể của thầy đó không đượ c khỏe, nên ban ngàyít khi ra ngoài, chỉ ở  trong phòng dưỡ ng bịnh." Ngài lập tức đitìm và gặp đượ c vị tăng kia. Ðây là lần đầu cả hai ngài gặp mặtnhau. Khi thấy Ngài, thầy Diệu Phong bảo: “Bịnh tuy khổ,nhưng không bằng bị đói khát. Bao ngày qua, tôi ăn không đủ no."

Nguyên nhân vì ngườ i miền Bắc ăn rất nhiều so vớ i ngườ i miềnNam. Thế nên mỗi buổi cơ m, thầy Diệu Phong ăn không thể nođượ c. Ngài mỉm cườ i, vào nhà bếp lấy bánh trái cho thầy DiệuPhong dùng. Tình đồng đạo từ đây bộc phát. Sau khi lành bịnh,Ngài hy vọng thầy Diệu Phong sẽ cùng đi vân du thiên hạ. Biếtđượ c ý này, thầy Diệu Phong rất vui mừng hoan hỷ, bảo: “Trên

đườ ng đi viễn du, huynh sẽ giúp sư đệ mang đồ đạc. Lúc nghỉ ngơ i, huynh sẽ phụ nấu cơ m nướ c."

Tuy nhiên, hiện tại thầy Diệu Phong muốn qua Việt Nam để tham phươ ng học đạo, nên tạm thờ i chưa có thể cùng Ngài đivân du. Sợ nói thật thì mất lòng, sứt mẻ tình đồng đạo, nên thầyDiệu Phong lẳng lặng rờ i khỏi chùa Thiên Giớ i. Ngài biết việc

này, nên không trách cứ việc thầy Diệu Phong ra đi mà khôngbáo trướ c. Sáu năm sau, hai ngài gặp lại nhau tại Bắc Kinh, bắtđầu cùng nhau đi vân du khắp nơ i trong nướ c.

Page 47: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 47/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 47 Bốn năm trướ c khi thực hiện ý định du hành trong thiên hạ,Ngài trú tại chùa Thiên Giớ i, làm rất nhiều việc Phật sự. Vì để tu sửa lại chùa Báo Ân, Ngài thỉnh pháp sư Vân Cốc, vị đức caovọng trọng, nhậm chức trụ trì. Trong vòng ba năm, Ngài lo lắngtrang trải nợ  nần cả ngàn đồng vàng cho chùa Báo Ân. Ngàicũng sáng lập trườ ng trung học miễn phí, chủ yếu dạy dỗ huấnluyện các thiếu niên và sa di trẻ. Tổng cộng có trên một trămnăm mươ i sa di và năm mươ i thiếu niên. Vớ i sự ràng buộc này,Ngài phải xem lại những văn chươ ng sử học của thế pháp. Nămkế, trườ ng trung học miễn phí đượ c dờ i về chùa Cao Tọa (phía

Nam thành phố Nam Kinh). Từ năm 1569 đến năm 1570, vì tàichánh khó khăn, trườ ng lại đượ c dờ i về chùa Kim Sơ n, cáchthành phố Nam Kinh khoảng bốn mươ i dặm về phía Ðông.

Năm hai mươ i sáu tuổi, niên hiệu Long Khánh thứ năm (1571),vì chí nguyện phục hồi chùa Báo Ân và tu tâm dưỡ ng đạo, Ngàirờ i Kim Lăng, bắt đầu cuộc hành trình du phươ ng.

Vân Du

Năm 1571, niên hiệu Long Khánh thứ năm, Minh Mục Tôngqua đờ i. Thái tử Chu Dực, mớ i mườ i tuổi lên ngôi, hiệu là MinhThần Tông. Trong những năm kế, do sự nỗ lực của các danhtướ ng như Tươ ng Tông Hiến, Du Ðại Du, Thích Kế Quang, nạn

hải tặc tại vùng duyên hải phía Ðông Nam như Quảng Ðông,Phướ c Kiến, đượ c tạm thờ i bình định. Cuộc sống của dân chúngtrong vùng đó cũng đượ c tạm an ổn. Năm đó, Ngài chính thứcra khỏi thành Kim Lăng, nơ i xuất gia tu học bao năm trườ ng.Tuy nhiên, trướ c khi đi du phươ ng, Ngài đã trải qua bao rắc rốiphiền toái. Ngài tự biết rằng nếu vẫn còn lưu luyến lại vùngGiang Nam thì sẽ gặp rất nhiều chướ ng ngại, nên quyết định

vân du viễn hành. Lại nữa, có rất nhiều nhân duyên khiến Ngài

Page 48: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 48/200

48 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

phát khở i ướ c vọng tu hành. Lúc nhỏ khi gặp các du tăng đếnnhà khất thực, Ngài đã có tâm niệm muốn thực hành như họ.Sau này, có vị tăng khuyên Ngài: “Hiện tại Thiền tông ngàymột suy vi. Chúng ta là ngườ i xuất gia, phải có trọng trách phụchưng Phật pháp. Nhận thấy ý chí của Thầy phi thườ ng, khônggiống phàm tăng, tươ ng lai chắc chắn có khả năng xiển dươ ngPhật pháp. Thầy còn trẻ tuổi, chớ  lãng phí thờ i gian đi vân du,khiến mọi ngườ i thất vọng."

Ngài liền đáp: “Bần tăng vì đại sự nhân duyên mớ i đi tham

phươ ng hành cướ c, tầm cầu thiện tri thức. Thứ đến, bần tăngmuốn làm ngườ i du mục trong hiện thờ i, chớ chẳng phải làm kẻ lang thang."

"Tham phươ ng hành cướ c, tầm cầu thiện tri thức", cùng "làmngườ i du mục hiện thờ i", là hai nhân duyên viễn du trọng yếucủa Ngài, nhưng chỉ thực hiện đượ c sau này thôi. Khi khở i

hành, tuy Ngài đến rất nhiều danh lam thắng địa, nhưng ít gặpcác nhân vật danh tiếng. Sau này đến Bắc Kinh, Ngài mớ i gặpđượ c và thườ ng qua lại vớ i nhiều vị cao tăng, danh s ĩ , cao quanquyền thế. Lần đầu, Ngài cùng ân huynh Tuyết Lãng đến LôSơ n, vì núi nầy rất gần vớ i những ngọn núi danh tiếng. Thậtvậy, Lô Sơ n nằm gần sông Trườ ng Giang, nơ i có tàu bè thườ ngqua lại nên phươ ng tiện giao thông rất thuận tiện dễ dàng. Ðầu

mùa Xuân, hai ngài khở i hành rờ i Kim Lăng, đến sông Trườ ngGiang, qua Bà Dươ ng, Hồ KhNu, tớ i núi Thạch Chung nơ i danhs ĩ  đờ i Tống là Tô Ðông Pha thườ ng trú ở . Lô Sơ n đượ c gọi làKhuông Sơ n hay Khuông Lô, nơ i có nhiều thắng cảnh tuyệthảo, danh vang khắp thiên hạ. Danh s ĩ xưa nay đều có lờ i tánthán:

Thi s ĩ Lý Bạch đờ i Ðườ ng có làm bài thơ "Quán Lô Sơ n bộc bố thủy" (Xem lại những bài thơ nổi tiếng vào đờ i Ðườ ng).

Page 49: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 49/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 49 Bên cạnh non xanh nướ c biếc, còn có một nguyên nhân chínhhấp dẫn Ngài và thầy Tuyết Lãng. Số là vào đờ i vua Minh Ðế thờ i Ðông Hán, Lô Sơ n vốn là trung tâm Phật giáo quan trọngnhất, nên xưa nay ngườ i xuất gia thườ ng lui tớ i rất nhiều. LôSơ n có ba ngôi chùa lớ n: Tây Lâm, Ðông Lâm, Ðại Lâm. Ngoàira còn có năm đại tùng lâm như Hải Hội, Tú Phong, Vạn Sam,Tây Hiền, Quy Tông. Trong chùa Hải Hội còn tàng trữ bài thư pháp trứ danh của Triệu Tử Ngang về kinh Diệu Pháp Liên Hoavào đờ i Nguyên. Hòa thượ ng Tâm Nguyệt tự tay khắc chạm biahình năm trăm vị A La Hán. Thầy Phổ Siêu tự lấy máu viết tám

mươ i quyển kinh Hoa Nghiêm. Lại nữa, tại Lô Sơ n, tông TịnhÐộ do đại sư Huệ Viễn sáng lập.

Vào núi Lô Sơ n có hai con đườ ng. Một là đi từ Cửu Giang, tiếnvào phía Bắc. Một nữa là đi từ Nam Khang tiến vào núi từ phíaNam. Hai ngài chọn con đườ ng vào núi từ phía Nam. Ði thuyềnđến thẳng bến Nam Khang, lên bờ , tiến vào địa phận núi Lô

Sơ n. Thi s ĩ  đờ i Ðườ ng, Tiền Khở i có viết:

“Gió mưa sầu thướ c tấcKhuông Sơ n khó trèo lênChỉ ngại sươ ng mây lấpCó tăng nhân sáu đờ i."

Hai ngài dừng tại một trạm dướ i chân núi, ngần ngại chưa dámtrèo lên. Chẳng những bị mây mù dầy đặc bao phủ mà Lô Sơ nlại có rất nhiều cọp sói thườ ng xuất hiện, giết hại rất nhiều dukhách. Chuyện cọp sói giết hại du khách ngày lan rộng. Nhữngthợ  săn không dám lên núi một mình huống là hai tăng s ĩ  trẻ.Hai ngài chẳng phải là cao thủ phục hổ, lại cũng chẳng phải lànhững võ s ĩ kiếm hiệp, nên chẳng có nội công ngoại lực, mà chỉ 

là tăng s ĩ  phàm phu. Thế nên, vì sanh mạng và ý nguyện tu

Page 50: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 50/200

50 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

hành, nên hai ngài phải thối lui. Nhờ  các thợ  săn chỉ dẫn, haingài chuyển hướ ng, đi về phía Tây Nam, đến núi ThanhNguyên ở An Hòa, Lịch Cát (ngọn núi này cùng vớ i núi NamNgạc ở Hồ Nam là hai trung tâm chính của Thiền tông, do đệ tử của Lục Tổ sáng lập). Ðối vớ i Lô Sơ n, Ngài rất thích thú đếnthăm, nhưng vì sợ hổ sói nên chưa dám trèo lên. Sau này, Ngàirất đau lòng vì xấu hổ, tự thừa nhận là không đủ ý chí kiênquyết, nên hoài vọng sẽ có ngày trở  lại. Vì vậy, lúc tuổi già,Ngài đến núi Lô Sơ n, cư trú tại đảnh Ngũ Nhũ, trong một thờ igian dài. Ngài có viết bài thơ  'Nhớ Lô Sơ n':

"Xa nhớ Lô Sơ n, năm núi giàMây trắng che mù muôn gốc tùngTrăng treo lơ lửng, bóng ao hồ Nướ c chảy ầm ầm như chuông đổ."Lại nhớ bài thơ của ông Thiên Trì, Bằng Hư Các:"Không trung lâu các, các trung nhân

Vườ n hoa hoa nở , thân tự tạiTrăng sáng Thiên Trì, giữa đêm khuyaChẳng biết khi nao, thân cùng ai."

Hai ngài chí đồng đạo hợ p, trèo non lội suối, gặp bao danh lamthắng cảnh, non xanh nướ c biếc, cho đến mùa Hạ thì tớ i núiThanh Nguyên. Trong quyển 'Niên Giám Thật Lục', Ngài dùng

một câu rất chính xác để diển đạt cuộc hành trình này: “Theogió đến Cát An."

Núi Thanh Nguyên nằm tại Giang Tây, cách tỉnh Cát An về phía Ðông Nam khoảng ba mươ i dặm. Núi tuy không cao lắm,nhưng có rất nhiều di tích danh lam thắng cảnh, rừng cây rậmrạp, chùa viện trang nghiêm. Chùa viện trên núi Thanh Nguyên

đượ c kiến lập vào đờ i Nguyên (năm 741), do đệ tử thọ y bát củaLục Tổ Huệ Năng, Thiền Sư Hành Tư sáng lập. Là Thiền sinh,

Page 51: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 51/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 51 tự nhiên Ngài phải đến nơ i đó. Trướ c kia, Ngài đã từng đọc quanhững câu thơ tán thán núi Thanh Nguyên:

"Ðến xứ Thanh Sơ n, đến xứ nhàCọ đá lấy lửa, nấu trà xanhLão tăng dắt tôi ra trướ c suốiCùng ngắm hoa tuyết, rơ i đỉnh núiHưng thừa lạc lối, già khó tiếnLại qua hang hổ, xem bay nhảyÐỉnh núi một lằn ánh sáng bạc

Tỏa chiếu không sơ n, sáu tháng hàn."Ngay cửa núi, có tấm bảng đề chữ 'Thanh Nguyên Sơ n', do VănThiên Tườ ng, một nhân vật lịch sử, ái quốc đờ i Nam Tống tự tay viết. Hiện thật cùng trí tưở ng tượ ng thật khác nhau xa. LúcNgài cùng thầy Tuyết Lãng đến núi Thanh Nguyên, thấy cảnhtượ ng lạ lùng: Chùa viện hư hoại, mái nóc tan hoang, tăng s ĩ  

đều để tóc dài, nhìn qua nhìn lại chẳng phải tăng cũng chẳngphải tục. Hai ngài cùng nhau nghỉ ngơ i trướ c thềm chùa, thấtvọng ê chề, buồn than vì Phật pháp suy đồi, nên đau lòng rơ i lệ không xiết. Hai ngài không nỡ ngồi nhìn chùa Thanh Nguyên,thắng địa của Thiền tông, bị hư hoại tan hoang, nên phát tâmtrùng tu, kiến lập lại. Thật ra, chẳng phải tăng chúng nhiễmhồng trần, hành sự như ngườ i thế tục, mà chỉ vì vùng núi Thanh

Nguyên hẻo lánh xa xôi, trải qua bao đờ i dần dần thất truyềntông chỉ Phật pháp, khiến kẻ tu hành không biết rõ tinh hoa ýngh ĩ a của Thiền tông, thì làm sao giữ đượ c tâm xuất gia? Hiệntại, có hai thanh niên tăng, phát tâm nguyện ý tuyên dươ ng Phậtpháp, tự nguyện đến đó để phục hưng, vì nhận thấy chánh giáovẫn còn hy vọng phát triển. Hai ngài vốn là thanh niên tăng, tự ngh ĩ  khi hô hào ý kiến phục hưng thì không biết có ai chịu

hưở ng ứng không? Ðươ ng nhiên, tài sức hai ngài rất giớ i hạn,

Page 52: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 52/200

52 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

nên phải dựa vào quyền thế quan quân. Cùng vớ i tâm chí thànhcủa thầy Tuyết Lãng, Ngài dùng 'ngôn từ nơ i đạo', nói năng lưuloát, trình bày sự tình minh bạch, nhấn mạnh địa vị quan trọngcủa núi Thanh Nguyên trong lịch sử Phật giáo, cùng tuyêndươ ng công đức của Thiền Sư Hành Tư, khiến quan quân địaphươ ng chẳng thể không động tâm, nên phái quân đến hỗ trợ  hai ngài làm Phật sự. Do lờ i thuyết phục của Ngài, có hơ n bốnmươ i vị trên bốn mươ i tuổi, phát tâm cạo tóc, hành hạnh tăngs ĩ . Khi đó, Ngài bận rộn viết lại những điều lệ, quy củ Thiềnmôn, tu sửa điện đườ ng mái ngói, khiến ngôi cổ tự ngàn năm

đượ c phục hồi sinh hoạt. Mùa hè năm sau, làm xong tất cả Phậtsự, Ngài trở lại miền Nam về chùa Báo Ân, để chuNn bị chuyếnvân du kế tiếp. Trở  vào Nam, Ngài nhận biết Phật pháp tạinhiều nơ i, bên ngoài danh tiếng tuy còn nhưng bên trong thật tế đã suy đồi. Ðồng thờ i, Ngài rất hối hận tâm yếu hèn, sợ  hổ không dám lên núi Lô Sơ n thuở  xưa. Ngài tự biết ý chí mìnhcòn rất kém cỏi. Do đó, Ngài lại lập chí nguyện sẽ vân du lên

miền Bắc, đến những nơ i tuyết đóng mùa Ðông, tuyết rơ i mùaHạ, để rèn luyện ý chí của mình.

Mùa Ðông, vào tháng mườ i một, Ngài lại chuNn bị hành trang,mục đích đi lên miền Bắc. Thầy Tuyết Lãng lo lắng bảo: “MiềnBắc khí hậu rất lạnh lẽo. Hiện tại nhằm vào mùa Ðông. Sức lựccủa sư đệ không đượ c khỏe cho lắm, e rằng sẽ không chịu nổi

gió mưa sươ ng tuyết."

Ngài đáp: “Hiện tại, chính là lúc phải nên lên miền Bắc. Muốnlàm việc đại sự, đầu tiên phải chịu khổ nung đúc ý chí, rènluyện thân tâm, xả bỏ thân xác, thì tươ ng lai mớ i mong trở  thành đại pháp khí."

Thầy Tuyết Lãng lại khuyên: “Sư  đệ nếu muốn du hành, đấtNgô Việt cũng có rất nhiều cảnh non xanh nướ c biếc, sao khổ nhọc ra Bắc làm chi?"

Page 53: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 53/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 53 Ngài đáp: “Chúng ta có tập khí xấu, chỉ thích sống nơ i cảnh annhàn ấm áp. Muốn khống chế tâm thức và nghiệp lực, phải tìmđến những nơ i khó khăn khổ nhọc để tu hành. Ý nguyện đãquyết, sư huynh xin chớ khuyên lơ n."

Tuy chia tay, nhưng hai ngài vẫn giữ tình huynh đệ mật thiết.Thầy Tuyết Lãng chỉ thích nghiên cứu kinh luận mà không coitrọng phần thực hành của Thiền Quán hay Niệm Phật. Sau này,thầy Tuyết Lãng trở  thành vị giảng sư nổi tiếng, nối tiếp sự nghiệp của pháp sư Vô Cực. Cá nhân, Ngài chú trọng vào phần

thực hành Thiền Quán, nên một mình đi tìm thế giớ i 'Lưu Ly',tức cảnh giớ i 'Thanh Lươ ng' tại núi Ngũ Ðài.

Do đó, tay mang bình bát, một mình Ngài hành cướ c ra Bắc.Năm ấy, niên hiệu Long Khánh thứ sáu (1573), hai mươ i bảytuổi Ngài đơ n độc đi du hành. Ðầu xuân, Ngài đến Dươ ng Châunơ i tuyết rơ i đầy dẫy. Vì không còn cách nào để tiếp tục tiến

bướ c, nên Ngài phải tạm dừng chân. Thân thể Ngài không khỏecho lắm. Việc này thầy Tuyết Lãng đã ân cần nhắc nhở  trướ ckhi ra Bắc. Trên đườ ng mệt nhọc, lại gặp tuyết sươ ng giá lạnh,nên ở tại Dươ ng Châu chẳng bao lâu, Ngài bị nhuốm bịnh. Tuybịnh hoạn, Ngài cảm thấy thích thú vì đó là cơ duyên tốt để rènluyện ý chí, chứ không lo buồn. Không đợ i lành bịnh, Ngài đắpca sa, ra đườ ng khất thực. Nhờ còn trẻ, lại có ý chí kiên trì tinh

tấn, bịnh tật bớ t rất mau chóng. Vì ngườ i trong thành Dươ ngChâu thườ ng cho rằng các tăng s ĩ rất làm biếng, nên Ngài khấtthực cả nửa ngày mà chẳng đượ c gì. Trở về lữ quán, Ngài tự lấyra hai ngân bạc, rồi lập tức ra lại ngoài phố, thấy tăng s ĩ  đóikhát, khất thực khổ nhọc trong tuyết sươ ng giá lạnh, nên dùnghết số tiền kia thỉnh mờ i họ đến quán cơ m thọ thực. Sáng hômsau, Ngài lại ra đườ ng khất thực, đến một hai nhà đều đượ c ưu

đãi. Từ đó, chỉ cầm một bình bát, Ngài không còn bị đói khát.

Page 54: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 54/200

54 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Khi ấy, Ngài tự bảo rằng âm thanh của một bình bát kêu vangvượ t muôn ngàn tiếng chuông, có ngh ĩ a là chỉ cần một bình bátmà có thể chứa vô số thức ăn. Lúc mặc y ca sa, Ngài bảo: “Mặcmột y ca sa che trùm khắp thiên hạ."

Kế đến, Ngài viết bài kệ:

"Ủy nhiệm hình cho TaTa ký thác tâm choMột thân đều đầy đủ Muôn vật chẳng hệ trọngTay áo bay trong gióMây trắng cuồn cuộn bayÐứng lên trên cánh hạcTà tà như rồng bayLang thang trong hoàn vũ Ðến trú tại núi rừng

Mặc áo gấm đỏ tímSươ ng tuyết chẳng thấm vào."

Dùng văn từ tuyệt hảo, Ngài diễn đạt tự tâm chẳng tham luyếnvinh hoa phú quý, khinh thườ ng vật chất phù du, chỉ muốn duhành trong hoàn vũ, Nn cư tại núi rừng, sống đờ i tự do tự tại.

Sau khi tuyết ngừng rơ i, Ngài tiếp tục đi về hướ ng Bắc. Lúc ấy,trong mình không một đồng xu, Ngài thật thụ là du tăng hànhcướ c, vừa đi vừa khất thực. Tháng Bảy, Ngài đến đô thành BắcKinh. Tườ ng thành cùng lâu các cao vút. Cửa thành kiên cố.Cây cối đượ c trồng ngăn nắp trên các ụ đất trong thành. Các vị danh nhân cao s ĩ , đều thườ ng hội tụ nơ i đây. Nơ i thành Bắc córất nhiều vị cao tăng thườ ng lui tớ i. Ðối vớ i tăng s ĩ trẻ tuổi vừa

ra khỏi am tranh như Ngài, kinh sư thật chẳng phải là đất dụngcông. Thế nên, lúc đến kinh đô cả ngày chẳng khất thực đượ cgì. Ðến tối, Ngài tớ i quán cơ m Thái Bình tại cửa phía tây, mớ i

Page 55: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 55/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 55 khất đượ c thức ăn, rồi ngủ tạm tại chùa Hà Khê, Di Giáo. Maythay, tại kinh thành Ngài có rất nhiều bạn hữu xưa. Uông BáNgọc vốn là đồng bạn của Ngài thuở  thiếu thờ i, đang nhậmchức Hữu Tư Mã. Ông rất bội phục tài hoa của Ngài. Xưa kia,ông đã từng khuyên Ngài lên kinh đô ứng thí để ra làm quan,hầu có chút danh phận. Ông biết Ngài đã xuất gia lâu rồi. NgheNgài đến kinh đô, ông cùng ngườ i em là Uông Trung Yêm, tìmđến thỉnh Ngài về nhà tiếp đãi rất nhiều ngày. Ðươ ng nhiên,Ngài vui thích qua lại vớ i họ, nhưng chẳng phải vì đói khát mớ iđến cửa quan. Ý chí lập thân du phươ ng hành cướ c, mang bình

bát đi khắp thiên hạ, luôn luôn kiên cố. Ngài trú tại nhà họ Uông vài mươ i ngày, dưỡ ng sức nghỉ ngơ i sau những đêm dàilao khổ trên đườ ng lộ. Vì tính khí năng động, Ngài không thể nghỉ ngơ i mãi nơ i đó. Vì vậy, Ngài đến Tây Sơ n, tham vấndanh tăng, pháp sư Yết Ma Ha Trung. Trú trên núi, ngắm tuyếtrơ i Ngài nhớ  lại ân huynh Tuyết Lãng, nên viết bài thơ  "Nhớ  Ân Huynh". Pháp sư Yết Ma Ha Trung rất vui mừng gặp đượ c

một tăng s ĩ  trẻ tuổi có học vấn uyên bác, nên lưu giữ Ngài quamùa Ðông.

Ngày nọ, vào tháng Mườ i có một sự việc khiến Ngài thích thú ở  lại kinh đô. Sáng hôm đó, khi tuyết ngưng rơ i, mặt trờ i vừa lódạng, Ngài có ý định là sẽ đến nghe pháp sư Yết Ma Ha Trunggiảng pháp, rồi sẽ thỉnh An pháp sư giảng kinh Pháp Hoa cùng

luận Duy Thức. Suy ngh ĩ  chưa xong, Ngài chợ t nghe có mộtchú tiểu đến gõ cửa phòng: “Bạch Thầy! Có một vị khách tăngđến tìm Thầy."

Chưa kịp bướ c ra khỏi phòng, Ngài thấy một vị hòa thượ ng tócdài, đắp y vải bố, vừa tiến vào cửa vừa bảo: “Tôi đã đến." Vừagặp mặt vị tăng này, Ngài nhìn kỹ, cảm thấy như đã quen biết

rất thân thuộc, nhưng nhớ  không nổi danh tánh. Ngập ngừng

Page 56: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 56/200

56 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

đôi chút, vị tăng này giươ ng đôi mắt to nhìn chăm chăm, khiếnNgài chợ t nhớ  ra. Ðó là vị tăng bị bịnh thuở xưa ở chùa ThiênGiớ i, tức thầy Diệu Phong. Ngài liền vui mừng, bảo: “Ô! Sư huynh đã đến."

Thầy Diệu Phong hất tóc ra đằng sau, bảo: “Huynh cải trang, để tóc dài, khiến sư đệ không thể nhận ra!"

Ngài đáp: “Bản lai diện mục của sư huynh tại nơ i đây. Làm saocải đổi đượ c."

Nói xong, hai ngài nắm tay nhau, vui cườ i hàn huyên tâm sự.Ðến tối, Ngài qua chùa Long Hoa, nơ i thầy Diệu Phong đangtrú ở . Hai ngài nhóm lửa đàm luận suốt đêm. Ngài cườ i bảo:“Sư huynh đánh phấn như vầy, vậy mặt mũi Thiền cơ   ở  chỗ nào?"

Thầy Diệu Phong đáp: “Thiền cơ tùy chỗ hiện. Tóc dài như vầyvì bấy lâu ở  trong núi tu hành, chứ chẳng phải nhàn rỗi để tócchơ i. Tham Thiền phản chiếu vào tự tánh, nếu nhập vào vàicảnh giớ i thì thân thể còn không ngh ĩ biết đến, huống chi việcđể tóc dài nhỏ nhoi."

Ngài nói: “Sư huynh tinh tấn tu hành, treo ba ngàn phiền não

đằng sau tóc gáy. Vọng trần của tiểu tăng vẫn chưa đoạn dứt."Thầy Diệu Phong bảo: “Huynh là ngườ i miền Bắc. Khi vàoNam thì lại sanh bịnh. Sư đệ là ngườ i miền Nam đến phươ ngBắc, không biết sức khỏe thế nào?"

Ngài đáp: “Lúc trướ c tại Dươ ng Châu gặp bão tuyết nên nhuốm

bịnh nặng, may nhờ chư Phật gia hộ nên đượ c lành. Chẳng biếtsư huynh ra Bắc bằng cách nào?"

Page 57: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 57/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 57 Thầy Diệu Phong đáp: “Hoàng tử Sơ n Ấm vừa xây một ngôichùa lớ n, nên thỉnh huynh đến làm trụ trì. Sư đệ đến đây để làmgì?"

Ngài đáp: “Tiểu tăng đi tầm thầy học đạo, chỉ do thuận đườ ngđến kinh đô, nào ngờ  gặp lại sư huynh ở   đây. Năm xưa ướ cmuốn cùng sư huynh đi viễn du, nay mớ i đượ c như ý nguyện."

Thầy Diệu Phong bảo: “Huynh rất trọng lờ i của sư đệ. Từ khixa cách, chẳng ngày nào mà không nhớ  đến sư đệ. Lúc ấy vìchưa xếp đặt đượ c hết mọi chuyện, tưở ng sẽ không có duyêngặp lại, nào ngờ  tươ ng hội nơ i đây. Nếu không chê bất tài thìhuynh nguyện sẽ giúp sư đệ mang y bát và lo việc nấu nướ ng."

Cả hai ngài đồng cườ i đùa vui vẻ, đàm luận cho đến sáng. Vì cóhẹn vớ i pháp sư Tiếu Nham (1512-1581), nên Ngài tạm từ giã,đi đến Tây Thành. Thuận đườ ng, Ngài viếng thăm, lễ bái pháp

sư Phiên Dung và cầu chỉ dạy. Pháp sư Phiên Dung chẳng nóilờ i nào, chỉ nhìn thẳng vào mắt Ngài. Ra về, Ngài đi thẳng đếngặp pháp sư Tiếu Nham. Vị này tuổi ngoài sáu mươ i, râu tócbạc phơ , thần sắc trang nghiêm trầm lặng, vốn là bậc tăng s ĩ nổitiếng đươ ng thờ i. Vừa gặp pháp sư Tiếu Nham, bậc tiền bối đạocao đức trọng, Ngài tỏ lòng cung kính sùng bái. Ngài đượ c biếtpháp sư Tiếu Nham, một đờ i hoằng pháp lợ i sanh, độ đượ c vô

số ngườ i, cùng chứng đắc những cảnh giớ i cao. Thế nên, lúcvừa đến Ngài rón rén bướ c vào chùa, im lặng chờ  đợ i pháp sư Tiếu Nham ban pháp nhũ. Khi ấy, tuy đang nhập định, nhưngpháp sư vẫn biết có sự hiện diện của một tăng s ĩ  trẻ. Pháp sư Tiếu Nham từ từ mở mắt ra, bảo: “Ngươ i từ đâu đến đây?" Tuytuổi ngoài sáu mươ i, nhưng âm thanh của pháp sư Tiếu Nhamnhư tiếng đại hồng chung. Nghe thế, Ngài vội cúi mình đảnh lễ 

thưa: “Bạch Pháp Sư! Ðệ tử từ miền Nam lên đến đây."

Page 58: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 58/200

58 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Pháp sư hỏi: “Có nhớ rõ đườ ng đi không?"

Ðây chẳng phải hỏi về đườ ng lộ bình thườ ng, mà pháp sư TiếuNham hỏi về đườ ng lộ của nhân sanh. Nhờ  trí thông minh lanhlợ i, Ngài vội thưa: “Bạch Pháp Sư! Ðườ ng lộ vừa đi qua, liềnquên mất. Con đã từng tùy duyên gặp chúng nên đượ c an lành,sao còn cố chấp như ngườ i thế tục?"

Pháp sư bảo tiếp: “Nhưng Ta đã biết chỗ của ngươ i sắp đến!"

Ngài thành khNn quỳ xuống hỏi: “Làm thế nào mà Pháp Sư biếtđượ c chỗ đến đi của con?"

Pháp Sư bảo: “Tự đến thì đến. Tự đi thì đi. Sao hỏi chi nhiều?"

Nói xong, pháp sư Tiếu Nham lại nhắm mắt, nhập định.

Ngài thưa: “Bạch Pháp Sư! Bạch Pháp Sư..."

Thưa hỏi hai lần, nhưng pháp sư vẫn không phản ứng, nên Ngàilặng lẽ bướ c ra khỏi phòng thất.

Sau khi đối đáp vớ i pháp sư Tiếu Nham, Ngài mờ i thầy DiệuPhong cùng đến núi Ngũ Ðài. Chẳng ngờ , thầy Diệu Phong vẫnchưa xếp đặt sự việc xong tại kinh đô, nên bảo Ngài hãy đitrướ c, rồi thầy sẽ  đến sau. Thầy bảo rằng nếu có duyên vớ inhau, thì nhất định sẽ gặp lại trong một ngày nào đó. Vì đã quenvớ i cuộc sống du phươ ng đơ n độc, nên dẫu thầy Diệu Phongkhông thể cùng đi đồng hành, Ngài chẳng chút do dự, lập tứckhở i hành, đi về hướ ng Tây Bắc, tức núi Ngũ Ðài. Có hai nhânduyên khiến Ngài muốn đến ngọn núi này. Thứ nhất, núi Ngũ 

Ðài là một trong bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng (ba ngọn núikia là núi Nga Mi ở Tây Xuyên, núi Cửu Hoa ở An Huy, núiPhổ Ðà ở Triết Giang). Trên núi có cả trăm ngôi chùa viện lớ n

Page 59: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 59/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 59 nhỏ, hươ ng khói đốt suốt cả ngày, và là nơ i mà các Phật tử thuần thành thườ ng xuyên tớ i lui đảnh lễ. Thứ hai, Bắc Ðài củanúi Ngũ Ðài đượ c xưng tụng là núi Thanh Lươ ng, nơ i quốc sư Thanh Lươ ng Trừng Quán suốt đờ i thuyết giảng kinh HoaNghiêm. Lại nữa, lúc thiếu thờ i Ngài đã từng hành Thiền Ðịnh,thâm nhập vào cảnh giớ i tuyết sươ ng giá lạnh như cảnh tượ ngkhí hậu ở Ngũ Ðài. Do những nhân duyên này, Ngài quyết tâmđi đến đó. Lúc xưa, khi đến chân núi Lô Sơ n, vì thấy dấu châncọp sói khắp nơ i, nên mớ i thối tâm, chẳng dám lên núi. Lầnnày, Ngài cầm theo quyển "Truyện Thanh Lươ ng", leo lên núi

đi khắp nơ i, gặp chùa viện nào liền ở  đó tham học. Núi Ngũ Ðàihùng v ĩ , chùa viện to lớ n, tăng chúng tu hành rất đông, khiếnNgài tâm tịnh thần sáng. Mỗi buổi sáng, Ngài thườ ng đi dungoạn lên những đảnh núi cao như đảnh Diệp ÐNu tại Bắc Ðài.Khi đó, trờ i lạnh tuyết băng. Nhìn xa xa thấy giữa những ngọnnúi cao có vài ngôi chùa ngói đỏ vách vàng to lớ n.

Ðang rảo bướ c, Ngài chợ t bắt gặp một chú tiểu đi đến liền chỉ tay về hướ ng một ngọn núi cao và hỏi : “Sư Huynh có biết đó lànơ i nào không?" Nhìn theo chỉ tay của chú tiểu, Ngài thấy rõngọn núi kia thật rất thanh tú hùng v ĩ , mây trắng bay tà tà lưngchừng núi, phảng phất như chỗ tu hành của các tiên nhân, nênrất thích thú bảo: “Ngọn núi đó cũng thuộc dãy Ngũ Ðàichăng?"

Chú tiểu đáp: “Ðó là núi Hám Sơ n, tức Long Môn của núi Ngũ Ðài. Hôm nào rảnh rỗi, sư huynh nên đến đó chơ i." Nghe thế,như có một lằn ánh sáng lóe chớ p trong tâm, Ngài hỏi: “HámSơ n? Núi này sao gọi là Hám Sơ n? Này tiểu sư đệ, hãy kể choTa nghe nhân duyên."

Page 60: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 60/200

60 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Chú tiểu kia đáp: “Nay sư huynh thích thú, đệ sẽ kể sự tích núiđó cho nghe. Xưa kia, sau khi thống nhất sáu nướ c, Tần ThủyHoàng lên ngôi, lấy hiệu là Thủy Hoàng Ðế. Trong thiên hạ, cácdanh nhân s ĩ phu, loài cầm thú bay nhảy, cỏ cây côn trùng, núinon sông ngòi, không có vật chi mà không nghe hiệu lịnh. TầnThủy Hoàng vì muốn vượ t biển cầu làm tiên nhân, nên đi thẳngvề hướ ng Ðông, gặp nướ c thì quất đá thành cầu, gặp núi thìquất núi mở   đườ ng lộ, không ngờ   đến ngay tại ngọn núi đó.Ông lại dùng roi quất, nhưng núi này chẳng di động. Quất lầnthứ hai, núi cũng đúng vững như tiền. Tần Thủy Hoàng chẳng

biết làm sao, nên hạ lịnh đi đườ ng vòng quanh núi. Y cứ theotruyền thuyết này, ngườ i sau đặt tên cho ngọn núi kia là HámSơ n, tức ngọn núi ngu ngốc. Tần Thủy Hoàng chẳng thể nhậndiện ra thần núi, nên không thể cầu mong sống mãi không già,phải bỏ mình trên đườ ng trở về kinh đô."

Nghe chú tiểu kể thao thao bất tuyệt, Ngài cảm giác như có

duyên lành vớ i ngọn núi kia, nên khở i tâm động niệm, thầmngh ĩ : “Sao mình không lấy hiệu tên của ngọn núi này, để biểuthị cho sự nghiệp hiến thân vì Phật pháp, như núi Hám Sơ n này,v ĩ nh viễn kiên cố chẳng bao giờ lay động." Từ đó, Ngài lấy hiệulà Hám Sơ n. Ngườ i sau cũng thườ ng gọi Ngài là đại sư HámSơ n. Cảm hứng, Ngài viết hai câu kệ:

"Chớ theo ngườ i nhân thế.Nươ ng đây ngưng vọng tình."

Núi Ngũ Ðài thuộc miền Bắc, địa thế rất cao. Mỗi năm, đếntháng Tư băng tuyết mớ i bắt đầu tan. Ðến tháng Chín thì tuyếtbắt đầu rơ i. Nơ i đây, vào mùa Hạ vẫn đượ c gọi là thế giớ iThanh Lươ ng. Mùa Ðông tuyết đóng rất lạnh, nên một tăng s ĩ  

mặc y vá như Ngài khó có thể chịu lạnh nổi. Vì vậy, vừa đổihiệu mình là Hám Sơ n nơ i vùng núi Ngũ Ðài, Ngài liền xuốngnúi, trở về Bắc Kinh. Song, vào lúc đó Ngài chưa chánh thức sử 

Page 61: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 61/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 61 dụng danh hiệu Hám Sơ n. Trong thờ i gian đi vân du, Ngàithườ ng dùng tên Trừng Ấn. Mãi cho đến khi tớ i núi Lao Sơ n ở  Ðông Hải kết am tu hành, Ngài mớ i bắt đầu dùng danh hiệuHám Sơ n.

Trở về kinh đô chẳng bao lâu, Ngài lại đến núi Bàn Sơ n tại Kế Châu, rất gần Bắc Kinh. Việc trèo non lội suối đối vớ i Ngài rấtbình thườ ng. Lúc đến núi Bàn Sơ n, Ngài gặp một vị tăng, trầmlặng hành Thiền Ðịnh, chẳng nói năng. Hành động kỳ lạ của vị tăng này khiến Ngài rất thích thú. Các Nn s ĩ phần nhiều có tánh

tình kiêu ngạo lạ lùng. Họ thườ ng Nn mình, chẳng phải vì khôngsống hợ p vớ i xã hội. D ĩ nhiên là Ngài thông cảm mục đích Nntích mai danh của họ. Vị tăng Nn s ĩ này không giống như nhữngNn s ĩ  khác, khi thấy có các du khách đến, chuyên biểu hiệnnhững hành tung kỳ quái thần bí, hay kể chuyện tu hành củamình. Vị tăng kia, chẳng màng đến sự hiện diện của Ngài, chỉ chăm chú Thiền Quán. Giống như lúc trướ c, khi đến gặp pháp

sư Tiếu Nham, Ngài lẳng lặng bướ c vào hang động, ngồi thamThiền đối diện vớ i vị tăng kia. Quần áo mặt mày lam lũ, vị tăngNn s ĩ  chỉ âm thầm tham Thiền, rồi tự nấu cơ m pha trà, chẳngthèm nói năng mờ i mọc Ngài. Thấy vậy, Ngài cũng không lấylàm bực tức, Nn nhẫn tự lấy tách uống trà, tự lấy chén ăn cơ m.Ngày ngày qua ngày nọ, Ngài cũng không nói lờ i nào, chỉ thamThiền, hái củi, nấu cơ m, pha trà y như vị tăng kia. Ngài tự biết

rằng đây là một cao tăng Nn s ĩ , nên nhẫn nại ở  lại để học hỏi.Mỗi tối, Ngài y theo vị tăng kia đi ra ngoài cửa hang để Thiềnhành. Ðến ngày thứ tám, vị tăng Nn s ĩ  bắt đầu mở miệng hỏiNgài: “Hiền giả từ đâu đến?"

Nghe thế, Ngài rất vui mừng, liền đáp: “Tôi từ miền Nam lênđến đây."

Page 62: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 62/200

62 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Vị tăng hỏi: “Ngài đến đây để làm gì? Núi này không có gì làkỳ đặc. Nướ c ở  đây chẳng phải là nướ c tiên."

Ngài đáp: “Chẳng phải vì non nướ c mà đến. Chỉ vì muốn họcđạo nơ i Thầy."

Vị tăng bảo: “Tôi chỉ là ngườ i hoang dã, cư trú nơ i núi rừng,mặt mũi chỉ bình thườ ng, không có gì là kỳ dị."

Ngài nói: “Thầy chớ quá tự khinh. Lúc vừa bướ c vào cửa hang,tôi nhận biết Thầy chẳng phải là bậc phàm nhân."

Vị tăng nói: “Hơ n ba mươ i năm trú tại núi này, nay mớ i gặpđượ c ngườ i tri kỷ. Ðờ i này chẳng hối tiếc. Thầy đã đến đây, vậyhãy ở lại vài mươ i ngày rồi hãy đi."

Ngài đáp: “Vâng, đươ ng nhiên rồi! Chỉ sợ  làm phiền hà Thầythôi."

Vị tăng bảo: “Chớ  lo lắng. Chỉ nên xả bỏ thân tâm, không giữ tạp niệm, không đắm chấp ngoại cảnh nội duyên."

Thờ i gian trú tại hang động núi Bàn Sơ n, Ngài thườ ng cùng vị tăng Nn s ĩ  đàm Thiền luận giáo, khiến đạt đượ c lợ i ích rất nhiều.Tối nọ, cũng như thườ ng ngày, Ngài theo vị tăng kia ra ngoàihang đi hành Thiền. Ðột nhiên, trong đầu Ngài chợ t nổ vangnhư tiếng sấm sét. Núi sông cây cỏ, trăng sao trờ i đất, cho đếnthân thể của Ngài đều tan biến mất. Trạng thái tịch t ĩ nh này, kéodài cả năm cây nhang. Ngài chưa bao giờ  đạt đến cảnh giớ i như thế này. Từ từ, Ngài mở mắt ra, thấy núi sông đất đá, cảnh vậtxung quanh, đều hiện ra như xưa. Thân tâm lúc đó khinh an nhẹ 

nhàng, sung sướ ng vô ngần. Lát sau, Ngài trở  vào hang độngnghỉ ngơ i. Thấy Ngài bướ c vào, vị tăng kia liền hỏi: “Hôm nay

Page 63: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 63/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 63 thầy ngộ  đượ c gì mà trở  vào sớ m quá vậy? Coi chừng lạcđườ ng!"

Ngài liền thuật lại cảnh giớ i vừa trải qua. Vị tăng kia trầm ngâmmột hồi, rồi nói: “Ðây chỉ là một trạng thái của Sắc Ấm, chẳngphải bản tánh chân thật. Tôi trú nơ i núi này hơ n ba mươ i năm,trừ những khi gió mưa bão tuyết, mỗi tối đi kinh hành, đều nhậpvào cảnh giớ i này. Chỉ việc không đắm chấp vào đó thì nó sẽ không che lấp bản tánh”. Ngài nghe lờ i chỉ bảo, đảnh lễ tri ơ n.Hôm đó, hai ngài đàm luận rất thân mật. Ngài ở  tại hang động

một thờ i gian dài.Theo lờ i thỉnh cầu của hoàng tử Sơ n Ấm, thầy Diệu Phong phảimang Ðại Tạng kinh vào Nam (Hà Ðông). Trướ c khi lên đườ ngthầy Diệu Phong hỏi thăm quan họ Vươ ng về chỗ ở của Ngài.Quan họ Vươ ng sai ngườ i đến Bàn Sơ n tìm kiếm, nhắn tin thầyDiệu Phong đang đợ i Ngài tại kinh đô. Do đó, Ngài đành bùi

ngùi chia tay vớ i vị tăng Nn s ĩ vì phải trở về kinh đô đúng hẹn.Vị tăng Nn s ĩ  rơ i lệ, tiễn Ngài xuống nửa lưng chừng núi. Vàokinh thành, Ngài đượ c quan họ Vươ ng và thầy Diệu Phong tiếpđón nồng hậu. Họ hỏi: “Sao Thầy đến trễ vậy?" Ngài thuật lạinhững cảnh giớ i tu hành trên núi. Quan họ Vươ ng bảo: “Như thế là Thầy đã trụ ở núi rồi."

Ngài bảo: “Ðó chỉ là con đườ ng phụ thôi."

Ngài cùng thầy Diệu Phong nhìn nhau rồi tươ i cườ i vui vẻ.

Những kinh nghiệm Thiền hành trong lúc tu trì tại núi Bàn Sơ nthật rất nhiều, nhưng khi tự thuật lại trong quyển nhật ký, Ngàichỉ nhắc sơ qua vài điểm then chốt: Núi Thiên Tượ ng Dục, vị 

tăng Nn s ĩ , hái củi gánh nướ c, khất thực trong mùa hè v.v... Ðốivớ i Ngài, kinh nghiệm thâm nhập vào những cảnh giớ i Thiền

Page 64: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 64/200

64 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

rất quen thuộc, như ăn cơ m uống trà. Tuy thích ở hang động tuhành, nhưng Ngài vẫn rờ i bỏ vì không muốn hành hạnh tiểuthừa, tự tu tự độ. Do đó, nghe tin thầy Diệu Phong tìm mình,Ngài liền xuống núi.

Mùa Xuân, năm hai mươ i chín tuổi, thuộc niên hiệu Vạn Lịchthứ hai, Ngài đến Tây Sơ n, hội hợ p vớ i các danh s ĩ nổi tiếngđươ ng thờ i như hai anh em Uông Bá Ngọc, Uông Trung Yêmcùng Vươ ng Thế Trinh (tiến s ĩ , làm quan Thượ ng Thơ , cũng làthi s ĩ nổi tiếng cuối triều Minh), Vươ ng Thế Mậu, Vươ ng Ðạo

Quán, Vươ ng Ðạo Côn, Nam Hải Âu Trinh Bá. Ngài cùng họ làm thi kệ và luận bàn Xuân Thu Chiến Quốc. Ngày nọ, Ngàiđến viếng thăm hai anh em Vươ ng Phượ ng Châu và Vươ ng LânChâu. Dướ i mắt Vươ ng Phượ ng Châu, một danh s ĩ  đươ ng thờ i,Ngài chỉ là một vị tăng trẻ tuổi, chẳng có danh phận, trình độ tuhọc chắc cũng rất thô thiển, nên rất khinh thườ ng. Do đó, ông tara vẻ trưở ng giả ngã mạn, muốn chỉ dạy Ngài làm thơ văn. Thấy

vậy, Ngài chẳng cần ra vẻ hiểu biết, chỉ đứng dậy, nhìn thẳngvào mặt ông ta, rồi bỏ ra về, chẳng nói lờ i nào. Ngày kế, khinghe anh mình đối xử không tốt vớ i Ngài, Vươ ng Lân Châuliền tìm đến, thưa: “Hôm qua anh tôi thiếu một con mắt.Ngưỡ ng vọng Thầy hãy bỏ qua."

Tuy hiểu ý của Vươ ng Lân Châu, nhưng Ngài làm ra vẻ không

biết chi, bảo: “Anh ông không có cặp mắt sáng à! Sao lại bảochỉ có một mắt?"

Vươ ng Lân Châu thưa: “Anh tôi tuy có đủ hai mắt, nhưngkhông có huệ nhãn, nên không nhận ra đượ c Thầy."

Ngài bảo: “Vậy hai mắt của ông có tinh tườ ng không?"

Vươ ng Lân Châu thưa: “Tôi vốn sanh muộn học trễ, huệ nhãnchẳng sáng, tri thức nông cạn." Sau khi đọc xong văn thơ  của

Page 65: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 65/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 65 Ngài, Vươ ng Lân Châu rất cảm kích, bảo: “Tài đức Thầy đầyđủ, có khí khái của vị danh nho. Anh tôi vốn là một văn hàotrong hiện đờ i, sao Thầy không chịu theo học vài năm, tươ ng laisẽ trở  thành một danh s ĩ !" Ngài cườ i mỉa mai ông ta, bảo: “Chí hướ ng của tôi cùng các ông khác nhau. Lý luận này chỉ cóngườ i anh của ông dùng đượ c mà thôi. Vả lại tôi đang đợ i ôngta đến cầu yếu chỉ Tây Lai."

Nghe thế, ông ta không vui lòng, trở  về thuật chuyện này lạicho quan tư mã Uông Bá Ngọc nghe. Nghe xong, Uông Bá

Ngọc bảo: “Tôi nhận thấy thầy Trừng Ấn tươ ng lai sẽ trở thànhbậc cao tăng đại trí đại huệ của nhà Phật, và chắc chắn sẽ nhậpvào nhà Ðại Huệ (Thiền Sư nổi tiếng, trụ trì chùa Kim Sơ n vàođờ i Nguyên), cùng Trung Phong (Thiền Sư nổi tiếng, tu tại núiThiên Mục, đờ i Nguyên), thì cớ  sao lại thích theo học vănchươ ng anh của ông? Các ông thật quá xem thườ ng thầy TrừngẤn. Thi kệ của thầy Trừng Ấn thật siêu thoát, như câu: “Thân

thế như cánh ve sầu. Càn khôn như sợ i lông ngựa." Chúng tavốn chỉ là kẻ tục thôi."

Ngày kế, Uông Bá Ngọc thiết buổi cơ m trai, mờ i Ngài cùngthầy Diệu Phong đến dùng. Chủ khách vui vẻ trò chuyện. Látsau, Uông Bá Ngọc bảo: “Tôi có một câu hỏi, xin Thầy giảnggiải."

Ngài đáp: “Xin Tư Mã Công hãy nói, chớ ngại."

Uông Bá Ngọc bảo: “Tôi nhận thấy hiện nay Thiền tông rất suyvi. Không biết Thầy có nhận rõ điều này không?"

Ngài đáp: “Tâm tôi như lửa đốt."

Page 66: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 66/200

66 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Uông Bá Ngọc bảo: “Tôi nhận biết khí khái của Thầy phi phàm,tươ ng lai chắc sẽ làm đượ c việc lớ n. Sao Thầy vẫn đi dạo chơ inon nướ c, mà không tự nỗ lực tu hành để chấn hưng Thiềntông?"

Ngài cườ i đáp: “Chắc Tư Mã Công chưa rõ cho lắm. Chỉ vìmuốn xiển hưng Thiền tông nên tôi mớ i đi viễn du hành cướ c."

Uông Bá Ngọc ngập ngừng hỏi tiếp: “Thầy nói thế ngh ĩ a là gì?"

Ngài đáp: “Hiện tại tôi đi du phươ ng, tham tầm lễ bái các thiệntri thức, cao tăng Nn s ĩ , hầu mong đượ c học hỏi sở  tu, sở ngộ của họ, để chuNn bị cho việc hoằng pháp trong tươ ng lai, chứ chẳng phải đi du ngoạn non nướ c."

Uông Bá Ngọc bảo: “Ô! Học thức của Thầy, hiện tại ai dám dạybảo thêm."

Ngài bảo: “Tư Mã Công chớ quá lờ i. Tôi chỉ là kẻ đến sau họcmuộn. Thiên hạ danh sơ n đầy cả long Nn hổ phục (rồng Nn, hổ nằm). Tôi bái kiến họ, chẳng biết có nhập đượ c vào cửa đạokhông nữa, sao dám vọng chấp tự tôn tự đại?"

Thầy Diệu Phong cườ i, bảo: “Này sư đệ! Chớ quá tự khinh khi

học thức của mình."Uông Bá Ngọc bảo: “Lờ i thầy Diệu Phong rất đúng. Ngoài thầyDiệu Phong ra, chẳng ai có thể kết bạn vớ i Thầy đượ c."

Ngài bảo: “Xin Tư Mã Công chớ  nói quá lờ i mà tổn đức tôi.Thầy Diệu Phong là bậc huynh trưở ng, chứ chẳng phải là pháp

hữu của tôi."

Page 67: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 67/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 67 Thầy Diệu Phong bảo: “Thầy không hiểu ý tôi. Tôi chỉ là kẻ xuất gia tầm thườ ng, sao lại bảo làm thầy làm huynh trưở ng?Thầy chớ như ngườ i thế gian, tán thán kẻ khác quá mức."

Ngài chắp tay, nói: “Sư huynh dạy như thế, tiểu tăng xin ghinhớ ."

Những lờ i đối đáp trên, biểu hiện Ngài rất cung kính nể trọngthầy Diệu Phong.

Ở tại nhà Uông Bá Ngọc vài ngày, thầy Diệu Phong cáo từ vìphải giúp hoàng tử Sơ n Ấm mang Ðại Tạng Kinh vào miềnNam. Khi đó, cũng muốn đi du phươ ng, nhưng sợ ngườ i ngoàibảo rằng mình bị lệ thuộc vào thầy Diệu Phong, nên Ngài ngậpngừng không dám khinh động. Uông Bá Ngọc biết thế bảo:“Tôi biết Thầy không muốn lệ thuộc, đi theo ngườ i khác, nênmớ i ngập ngừng. Song, ngườ i xưa vì chẳng màng việc nhỏ nhặt

nên mớ i thành công đại sự. Tươ ng lai, Thầy chắc sẽ thành tựusự nghiệp xiển dươ ng Phật pháp, sao lại chấp nê những việcnhỏ nhoi, khiến trở ngại hành trình của mình?"

Nghe thế Ngài bảo: “Tư Mã Công thật là ngườ i phi phàm. Tôisẽ đi vớ i sư huynh Diệu Phong."

Nói xong, Ngài cáo từ, đi ra ngoài gặp thầy Diệu Phong đangngồi trên xe. Thầy Diệu Phong bảo: “Sư đệ có muốn đi không?"

Ngài đáp ứng và leo lên xe, không lờ i từ biệt các thân hữu ở  kinh thành.

Mùa Thu, vào tháng Tám Ngài vượ t bến Mạnh Tân, đến nơ i

vua Vũ Vươ ng duyệt binh khi xưa. Nhìn thắng cảnh, Ngài viếtkệ:

Page 68: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 68/200

68 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

"Phiến đá trơ trọi cạnh bờ sôngNơ i xưa chư hầu từng hội họpVua trị quốc cùng đồng trờ i đấtNên cùng sông Hoàng chẳng đoạn lưu."

Ngộ đạo

Từ nhỏ, Ngài đã học làm thi kệ. Tuy có ý chí kiên quyết xuấtgia, cố dẹp trừ hết các tập khí, nhưng Ngài vẫn còn khí chất thinhân. Thắng cảnh giang sơ n, cổ tích nhân văn, mỗi mỗi đềukhiến hoài cảm động lòng, nên gặp cảnh nào, Ngài cũng viết thikệ. Lúc đến nơ i Bá Di, Thúc Tề, đem quân mã chặn đánh VõVươ ng năm xưa, Ngài lại làm kệ:

"Bỏ nướ c về Sở , ý thâm sâuKhông dư chùa cũ, cây rập rạpThú Dươ ng xanh sắc, màu như thế Tựa như xưa kia, điều tâm ngựa."

Kế đến, Ngài tớ i chùa Thiếu Lâm, lễ bái sơ  tổ Bồ Ðề Ðạt Ma.Ngày thứ hai, Ngài đến tham bái nơ i ngài Huệ Khả chặt tay cầupháp. Hồi tưở ng công hạnh của các vị tổ sư Thiền tông, Ngàiquyết chí sẽ hoàn thành sứ mạng xiển hưng Thiền tông, dẫu gặp

gian nan khổ nhọc. Xuống núi Thiếu Lâm, Ngài đến cổ thànhLạc Dươ ng, thăm đài Biên Kinh và chùa Bạch Mã. Không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên, khiến tâm Ngài sảng khoái.

Ngài cùng thầy Diệu Phong đồng hành, đến rất nhiều nơ i.Ngườ i xưa bảo: “Quân tử thườ ng giao đàm như nướ c."

Ðầu tiên, hai ngài đến Hà Nam, rồi tớ i châu Tây Bồ. Trênđườ ng, hai ngài đồng tham Thiền, cùng viết thi kệ, tiêu diêu tự tại.

Page 69: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 69/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 69 Tháng Chín, hai ngài chuyển vận Ðại Tạng Kinh đến điểm hẹntại Hà Ðông, tức vươ ng phủ của hoàng tử Sơ n Ấm. Nghe tin,hoàng tử Sơ n Ấm tự thân dẫn thuộc hạ ra nghinh tiếp, cùng khảitrống nhạc vang rền và rải hoa đầy khắp đất.

Gặp thầy Diệu Phong, hoàng tử Sơ n Ấm thưa: “Bạch Thầy!Thầy quá khổ nhọc vận chuyển Ðại Tạng Kinh vì tiểu vươ ng.Tiểu vươ ng rất cảm tạ tri ơ n."

Thầy Diệu Phong bảo: “Ðiện Hạ chớ quá làm khách! Trở về lầnnày, có một vị khách cùng tôi đến đây."

Hoàng tử Sơ n Ấm thưa: “Bạch Thầy! Vị đó là ai? Thầy mờ i vị khách đó, chắc là ngườ i có tri thức học Phật thâm sâu. Thầythỉnh mờ i cũng như tiểu vươ ng mờ i vậy."

Thầy Diệu Phong bảo: “Ðó là sư đệ Hám Sơ n, ngườ i mà tôi

thườ ng nhắc đến."Hoàng tử Sơ n Ấm xoay ngườ i lại chào Ngài, bảo: “Tiểu vươ ngthườ ng nghe thầy Diệu Phong nhắc tớ i Thầy mãi. Nay đượ c gặpmặt Thầy, thật là phướ c cả ba đờ i."

Nói xong, hoàng tử Sơ n Ấm thỉnh Ngài giảng kinh thuyết pháp,

nhưng thầy Diệu Phong lại bảo: “Qua bao ngày đi đườ ng, thầyHám Sơ n vẫn còn mệt nhọc. Hãy để cho Thầy nghỉ ngơ i mộtđêm đã."

Hoàng tử Sơ n Ấm chắp tay thưa: “Bạch Thầy! Vì tiểu vươ ngquá vui mừng nên mớ i hồ đồ thất lễ. Xin Thầy thứ lỗi."

Nói xong, hoàng tử Sơ n Ấm liền sai ngườ i chuNn bị nơ i ăn chốnở  cho hai ngài nghỉ ngơ i. Kế  đó, ông lại ra lịnh xếp đặt Ðại

Page 70: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 70/200

70 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Tạng Kinh vào dinh phủ. Tại dinh phủ, vì là Phật tử thuầnthành, nên hoàng tử Sơ n Ấm thườ ng đến nơ i Ngài ở  để hỏi đạo.Khâm phục học thức và đạo hạnh của Ngài, hoàng tử Sơ n Ấmthỉnh Ngài giảng kinh Lăng Nghiêm. Nghe lờ i mờ i giảng kinh,Ngài liền bảo: “Tài đức tri thức của tiểu tăng chỉ tầm thườ ng,không dám để tiếng xấu lại khiến ngườ i cườ i chê. Lại nữa, tiểutăng chỉ vân du đến đây. Nếu Hoàng Tử mãi cầu thỉnh, tiểu tăngchắc phải cáo từ."

Hoàng tử Sơ n Ấm thấy Ngài chẳng muốn giảng kinh, nên

không cầu thỉnh nữa, nhưng lại cố lưu Ngài ở lại dinh phủ. Ngàian tâm ở  lại dinh phủ của hoàng tử Sơ n Ấm ba tháng. Khi ấy,lúc an nhàn thư thái, Ngài đọc quyển luận 'Vật không đổi dờ i'của ngài Tăng Triệu (đệ tử của Tam Tạng pháp sư Cưu Ma LaThập). Ðã lâu, Ngài chưa hiểu rõ và vẫn hoài nghi về lý thườ ngtrụ bất biến của vạn vật cùng một ngọn gió xoáy thổi nát núi TuDi. Trong quyển luận này, có đoạn miêu tả một vị Phạm Chí,

xuất gia từ thuở nhỏ, trở về nhà lúc tóc bạc phơ . Dân làng thấythế bảo: “Ngườ i này thườ ng ở  đây, nay vẫn còn sống."

Phạm Chí đáp: “Tôi giống ngườ i đó, nhưng không phải ngườ iđó."

Ðọc qua đoạn này, Ngài chợ t hiểu rõ lý Trung Ðạo, nên tự bảo:

“Mình sai lầm rồi! Muôn vật vốn không đến không đi."

Vừa nói, Ngài vừa bướ c xuống giườ ng Thiền, thắp hươ ng lễ Phật không khở i một tướ ng, rồi mở màn lướ i, đi ra ngoài phòngthất, đứng nơ i thềm cấp. Nhìn xem gió ban chiều thổi nhè nhẹ,khiến lá vàng rơ i rụng đầy cả mặt đất, Ngài tự nhủ: “Ngườ i hiệntại tức là kẻ hôm xưa. Tịnh tức là động. Ðộng tức là tịnh. Sanh

tức là tử. Tử tức là sanh."

Trở vào phòng thất, Ngài viết kệ:

Page 71: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 71/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 71 "Sanh tử ngày đêmNướ c chảy hoa rơ iNgày nay đã biếtLỗ mũi hướ ng xuống."

Hôm sau, thầy Diệu Phong đến, thấy Ngài vui vẻ, nên hỏi: “Sư đệ đã ngộ đượ c gì?"

Ngài đáp: “Ðêm qua, đệ mơ  thấy hai con trâu sắt bên bờ sông,húc nhau rồi nhảy xuống nướ c, lặn mất. Từ đó, không còn nghetin tức". (Hai con trâu húc nhau, nhảy xuống nướ c, biến mất,biểu trưng cho thân và tâm, sanh và tử, động và tịnh, đều tanbiến, không còn khái niệm chấp hai.)

Nghe thế, thầy Diệu Phong bảo: “Sư đệ có chút vốn liếng trụ núi rồi đó."

Ngài nói: “Nếu đượ c như thế thì rất hay. Chỉ sợ  đệ chưa ngộ thấu đến cảnh giớ i đó thôi."

Thầy Diệu Phong bảo: “Nếu sư đệ muốn trụ núi tham Thiền,huynh đề nghị một chỗ rất tốt, vì quen biết đượ c vị hòa thượ ngtrụ trì. Nơ i đó, mùa Hè rất mát, còn mùa Ðông thì tuyết rơ i rấtlạnh, chắc sư đệ thích lắm."

Ngài nói: “Có phải là núi Ngũ Ðài không? Nếu sư huynh cùngđi, thật là điều may mắn cho đệ."

Thầy Diệu Phong đáp: “Huynh cũng có ý định trở lại nơ i đó."

Ðang bàn luận, bên ngoài có ngườ i của hoàng tử Sơ n Ấm đến,

nói: “Hoàng tử đã thỉnh Thiền Sư Ngưu Sơ n Pháp Quang đếndinh phủ giảng Thiền nên mờ i hai thầy đến tham kiến."

Page 72: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 72/200

72 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Hai ngài liền đáp ứng đến sảnh đườ ng. Chưa bướ c vào sảnhđườ ng mà Ngài đã nghe tiếng giảng kinh đàm Thiền của ThiềnSư Pháp Quang vang rền như trống vỗ. Mỗi lờ i của Thiền Sư Pháp Quang đều đập vào tâm thức Ngài. Tuy chưa gặp mặt,Ngài tự nhủ: “Thiền Sư này quả nhiên là vị cao tăng, đã minhtâm kiến tánh, nên âm thanh lờ i nói chẳng đồng vớ i phàm phu.Nếu không đượ c tâm đắc nơ i Thiền, thì làm sao có dạng trạngnhư thế?"

Gặp đượ c Thiền Sư Pháp Quang, Ngài rất vui mừng, cầu thỉnh

pháp yếu. Thiền Sư bảo: “Phải rờ i tâm thức. Vượ t đườ ng sở họccủa phàm thánh."

Ngày nọ, Thiền Sư Pháp Quang chợ t đọc đượ c những bài kệ của Ngài viết, bảo: “Sao Thầy viết đượ c những câu bóng bNynhư thế này. Tuy hay, nhưng có một đoạn chưa thông."

Ngài hỏi: “Cửa khiếu nào của Thiền Sư đã thông?"Thiền Sư Pháp Quang bảo: “Ba mươ i năm trờ i chờ  đợ i bắt rồngchụp hổ, nhưng nay lại để cho con thỏ chạy thoát."

Ngài nói: “Xem thấy Thiền Sư chẳng phải là tay bắt rồng, chụphổ."

Thấy Thiền Sư Pháp Quang định lấy tích trượ ng đánh mình,Ngài liền chụp lại, vuốt râu, bảo: “Lờ i Thiền Sư quá nhẹ."

Thiền Sư Pháp Quang cườ i rồi bỏ đi. Ngày nọ, Thiền Sư PhápQuang bảo Ngài: “Thầy không cần đi đâu chi cho mệt. Hãycùng tôi đến Phục Niên tu hành."

Page 73: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 73/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 73 Ngài nói: “Xem thấy tài biện luận và tri giải của Thiền Sư không thua ngài Ðại Huệ, nhưng phong thái lại điên rồ. SaoThiền Sư cứ lải nhải, múa may tay chân cả ngày?"

Thiền Sư đáp: “Ðó là Thiền bịnh (Do không tu đúng cách, cùngvì nghiệp chướ ng và ma chướ ng gây nên). Vừa phát ngộ, baongôn từ, kệ cú cứ tuôn chảy ào ào, chẳng thể kiềm chế đượ c,nên nay thành Thiền bịnh."

Ngài hỏi: “Khi Thiền bịnh này mớ i phát khở i thì phải làm sao?"

Thiền Sư đáp: “Lúc vừa bộc phát, nếu không tự nhận biết, phảicần có một vị  đại thủ nhãn, đập cho một gậy, khiến ngủ mêthiếp. Khi thức dậy, bịnh sẽ tự hết. Tôi hận cho mình chẳngphải là tay độc thủ."

Vào tháng Giêng năm kế, biết Ngài sắp đến núi Ngũ Ðài, Thiền

Sư Pháp Quang bảo: “Thấy sư tử cỡ i mây, nhưng hãy để rồngnghỉ trong hang."

Ngài lấy làm lạ bảo: “Tri thức cạn cợ t, xin Thiền Sư chỉ điểm."

Thiền Sư Pháp Quang bảo: “Lúc Thầy đến núi Ngũ Ðài, chớ  động đến con rắn chết."

Thầy Diệu Phong nói: “Lờ i của Thiền Sư thật thâm sâu. Xinhãy giải thích cho sư đệ Hám Sơ n nghe rõ."

Thiền Sư bảo: “Trờ i Ðông tuyết lạnh, tưở ng rằng rắn đã chết,nhưng nó vẫn còn sống. Nếu động đến, nó sẽ cắn ngay."

Ngài cùng thầy Diệu Phong hiểu Thiền Sư Pháp Quang muốnchỉ việc phải nên cNn thận trên đườ ng tu hành, chớ xuất đầu lộ 

Page 74: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 74/200

74 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

diện khi chưa giác ngộ. Lâu nay, ngh ĩ  tưở ng Thiền tông chẳngcòn các bậc thiện tri thức, nhưng khi gặp đượ c Thiền Sư PhápQuang, Ngài mớ i biết là vẫn còn có những Thiền Sư lỗi lạc.

Nghe tin Ngài cùng thầy Diệu Phong muốn đến núi Ngũ Ðài,cùng biết khó mà lưu giữ hai ngài lại, hoàng tử Sơ n Ấm khôngdám cản trở . Hoàng tử Sơ n Ấm lại biết cha mẹ Ngài còn tại thế,nên định sai ngườ i đem hai trăm lạng vàng đến tặng cho họ để dưỡ ng già. Ngài bảo: “Bần đạo chỉ là tăng du phươ ng, chưa tự cứu mình, chẳng đủ phướ c đức, sao lại dám làm lụy đến song

thân."Vì hoàng tử Sơ n Ấm nài nỉ, đưa tặng ba lần, nên cuối cùngNgài thọ nhận và đem số vàng đó cúng dườ ng lại cho Thiền Sư Pháp Quang để xây chùa đắp tượ ng Phật.

Tháng giêng năm 1575, Ngài cùng thầy Diệu Phong từ Hà

Ðông đến núi Ngũ Ðài. Lúc đến vùng phụ cận tỉnh BìnhDươ ng, đang cườ i nói thầy Diệu Phong đột nhiên thay đổi sắcmặt, lạnh lùng trầm ngâm. Ngài hỏi han ba câu, thầy DiệuPhong chỉ nói nửa câu. Ngài biết chắc thầy Diệu Phong có nỗibuồn riêng tư gì nên cố hỏi gặng. Cuối cùng, Thầy đành thố lộ nguyên do. Vì tỉnh Bình Dươ ng là quê cũ của Thầy. Lúc Thầycòn nhỏ, vùng này bị nạn đói vì hạn hán. Lần đó, cha mẹ bị chết

vì đói khát, nên Thầy mớ i vào chùa xuất gia. Xã hội nướ c Tàuvốn là xã hội nông nghiệp, duy trì cuộc sống chỉ nhờ vào nhuphNm chính yếu, tức lúa gạo. Nếu năm nào bị thiên tai hạn hánthì ngườ i chết đói khát cả hàng muôn vạn. Theo chu kỳ, mộttrăm năm trướ c khi có một triều đại nào khai quốc thì trongnướ c sẽ bị nạn thiên tai hạn hán. Lúc có thiên tai, họa hoạn, dânchúng ăn bất cứ gì có thể ăn đượ c. Cha mẹ của thầy Diệu Phong

chẳng hơ n gì bao ngườ i khác. Sau khi chết, không có đất để chôn cất đàng hoàng, nên làm mồi cho loài thú hoang. Nay trở  về cố hươ ng, tuy chẳng có y gấm, nhưng có tiền cúng dườ ng

Page 75: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 75/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 75 của hoàng tử Sơ n Ấm cùng hai vị quan thân thuộc, hai ngàidùng số tiền này để mua một khu đất cao ráo, xây lại mộ phầnvà khắc bia kệ cha mẹ thầy Diệu Phong. Tên tục của thầy DiệuPhong là Tích, xưa kia sống tại phía Ðông thành phố BìnhDươ ng. Thầy là con cháu của Tích Cúc, thờ i Xuân Thu ChiếnQuốc.

Thái Thú tỉnh Bình Dươ ng, Hồ Thuận Yêm, nghe hai vị danhtăng đến vùng mình cai quản, nên rất vui mừng. Vì biết tin quámuộn, lúc hai ngài rờ i khỏi thành Bình Dươ ng, ông thái thú mớ i

hay biết. Do lòng chí thành, ông Hồ Thuận Yêm liền tìm lộ trình, đến Linh Thạch mớ i gặp đượ c hai ngài. Sau khi đàm luậnmãn ý, ông ta trở về dinh phủ, nhưng lại phái quân lính đi theohộ tống hai ngài đến tận núi Ngũ Ðài. Ðến Ngũ Ðài, hai ngàichuNn bị chuyên tâm nhất ý tu hành trong một thờ i gian, chứ không phải đi du ngoạn như lần trướ c. Vì vậy, hai ngài chọnLong Môn ở Bắc Ðài làm nơ i cư trú. Ðịa thế vùng Long Môn

rất cao. Tuy là mùa Xuân, nhưng băng tuyết vẫn còn đóng ynguyên. Núi non u tịch, là nơ i lý tưở ng cho việc tham Thiềntịnh tâm. Mồng Ba tháng Ba, phát hiện dướ i đống tuyết dầy cóvài am tranh cũ, Ngài dừng lại ở  trọ trong đó. Nhìn chungquanh, núi non đất đai trắng xóa, khiến tâm Ngài sửng sốt, nhớ  lại cảnh giớ i Thiền Ðịnh khi xưa. Hiện tại Ngài như đang lạcvào cảnh giớ i Lưu Ly.

Ðêm nọ, đột nhiên thầy Diệu Phong hứng chí đi dạo Ngũ Ðài.Biết thói quen của thầy Diệu Phong, Ngài không màng đến, chỉ một mình đơ n độc tịnh tâm Thiền Quán trong am tranh. Ðộtnhiên gió thổi ào ào, tuyết tan nướ c chảy ầm ầm, như sấm sét,khiến Ngài ngồi Thiền chẳng yên, nên không thể nhập định.Nửa đêm, gió ngưng thổi, muôn vật bên ngoài đều trở  lại tịch

t ĩ nh, khiến nội tâm Ngài an t ĩ nh, nhưng vẫn còn nghe tiếng

Page 76: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 76/200

76 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

động rầm rầm như muôn ngàn binh mã đang giao chiến. Ngàingồi mỏi mệt suốt đêm, không nhập định đượ c. Hôm sau, trờ ihừng sáng, thầy Diệu Phong trở  về, thấy sắc mặt Ngài trắngbạch, tâm thô, khí nhượ c, nên rất ngạc nhiên, không biết việc gìđã xảy ra đêm hôm trướ c, liền hỏi han. Ngài thuật lại sự tìnhđêm qua. Nghe xong, thầy Diệu Phong khuyên: “Cảnh từ tâmsanh, chẳng từ ngoài đến. Ngườ i xưa bảo rằng trong ba mươ inăm nếu không còn nghe nướ c chảy thì sẽ chứng đắc cảnh giớ iQuán Âm Viên Thông. Nếu đắc đượ c cảnh giớ i đó thì khôngcòn bị ngoại cảnh chi phối, phiền muộn gì nữa. Huynh tin tưở ng

là sư đệ sẽ đạt đến cảnh giớ i đó."Ngài vui mừng, bảo: “Câu này đệ thườ ng đọc qua nhiều lần,nhưng chẳng biết tại sao tối qua không nhớ   đến! Thật nguyhiểm, nếu không có thầy hiền bạn tốt hướ ng dẫn chỉ điểm thìchắc sẽ bị mê mù, đọa lạc vào đườ ng ma rồi."

Nói xong, Ngài lập tức cử động thân thể, đứng dậy, đi ra ngồiThiền bên cạnh con suối. Mớ i đầu, vẫn còn bị động tâm vì tiếngnướ c chảy róc rách. Nếu tâm động thì nghe tiếng nướ c chảy,bằng ngượ c lại chẳng nghe gì hết. Ngày nọ, đang ngồi Thiền,Ngài chợ t quên mất thân tâm, cho đến âm thanh cũng tịch nhiênbất động. Từ đó, mọi âm thanh bên ngoài không còn ảnh hưở ngtâm tư của Ngài nữa. Trong những ngày tự rèn luyện thân tâm

tu đạo. Ngài sống trong cảnh gió rét tuyết sươ ng, ăn uống khổ cực vô ngần, chẳng ai chịu nổi. Món ăn hằng ngày chỉ có bộtgạo cùng rau dại. Lúc vừa đến Ngũ Ðài, có ngườ i cúng dườ ngba đấu gạo mà cho đến nửa năm vẫn ăn chưa hết. Trong đói rétkhổ cực, Ngài tự tu tâm dưỡ ng tánh. Ngày nọ, vừa dùng cháoxong, Ngài đi kinh hành, rồi đột nhiên nhập định, không thấythân tâm, duy chỉ có một hào quang lớ n chiếu sáng chói cả năm

tạng, viên mãn thâm tịch như một tấm kiếng tròn lớ n. Núi,sông, đất đai đều hiển hiện trong đó. Khi cảm giác trở lại, tự tìmchẳng thấy thân tâm. Cảnh ngộ này không giống như lúc ở Bàn

Page 77: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 77/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 77 Sơ n, Ngài không còn thấy thân tâm mình ở  đâu nữa. Có thể tínhđây là lần khai ngộ đầu tiên. Việc khai ngộ tâm tánh khiến Ngàitràn đầy niềm sung sướ ng, thấy rõ manh mối Thiền cơ . Nhờ  dụng công tu hành khổ hạnh, Ngài mớ i đạt đến cảnh giớ i này.Vì vậy, Ngài viết kệ:

"Khoảnh khắc nhất niệm, tâm cuồng ngưngCăn trần nội ngoại, đều thấu suốtThân bay độc phá, thái hư khôngVạn tượ ng sum la, từ đây diệt."

Khi ấy, trong ngoài thân tâm lắng đọng, âm thanh sắc tướ ngkhông còn làm chướ ng ngại. Những nghi hoặc trướ c đây, nayđã hiểu rõ. Nhìn vào nồi cơ m, chỉ thấy mốc meo, chẳng biết đãnhập định bao lâu.

Năm đó Ngài đượ c ba mươ i mốt tuổi. Tuy khai ngộ nhưng

không đượ c ai chứng minh, nên Ngài mở kinh Lăng Nghiêm rađể cầu ấn chứng. Ngài nhận thấy sở ngộ của mình rất phù hợ pvớ i lờ i Phật giảng giải trong kinh. Trong vòng tám tháng, dodùng tâm chất trực, không phân biệt hay vọng động, Ngài hiểurõ ngh ĩ a lý ý chỉ thâm sâu vi diệu của kinh Lăng Nghiêm màtrướ c đây chưa từng biết đến.

Trải qua năm năm chia cách, thầy Tuyết Lãng luôn nhớ  đến,nên thườ ng hỏi han tin tức và tìm kiếm Ngài. Cuối cùng thầyTuyết Lãng mớ i thực sự biết tin tức về Ngài đang ở tại núi Ngũ Ðài đã hơ n nửa năm. Thế nên, thầy Tuyết Lãng tìm đến, gặpNgài nơ i đảnh núi tuyết băng. Vì nơ i núi Ngũ Ðài, đã quen chịuđựng tu hành khổ hạnh, nên khi gặp lại sư huynh mình, Ngàicảm thấy rất khác biệt về tư tưở ng cùng cách thức tu hành. Hiện

tại, hai ngài đã trưở ng thành. Mỗi ngườ i đều tự chọn lựa con

Page 78: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 78/200

78 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

đườ ng tu hành riêng cho mình, nhưng đạo tình huynh đệ vẫnnồng thắm. Vừa gặp mặt nhau, thầy Tuyết Lãng liền bảo: “Lầnnày, lên đây huynh muốn mờ i sư đệ trở vào Nam tu hành."

Ngài đáp: “Sư huynh chắc đã biết tánh của đệ, một khi đã quyếtđịnh làm việc gì rồi thì khó mà thay đổi."

Thầy Tuyết Lãng nói: “Nếu vậy thì sư đệ có cho phép huynh ở  lại đây đồng tu hành chăng?"

Ngài đáp: “Núi Ngũ Ðài là nơ i giá hàn tuyết lạnh. Sư huynh làngườ i miền Nam, chắc không thể chịu đựng nổi thờ i tiết lạnhlẽo. Năm xưa, sư huynh đã từng khuyên đệ chớ nên lên đây tuhành. Nhận thấy sức khỏe của sư huynh không đượ c mạnh cholắm, nên khó lòng ở lại nơ i đây."

Thầy Tuyết Lãng bảo: “Sư đệ ở  đượ c thì huynh cũng ở  đượ c.

Huynh quyết cùng tu hành sống chết vớ i sư đệ."Ngài nói: “Mỗi ngườ i chúng ta đều có trọng trách riêng. Nhânduyên tan hợ p đều khác vớ i ngườ i thế tục."

Thầy Tuyết Lãng bảo: “Cơ duyên chúng ta gặp nhau hôm naythật là hiếm có."

Ngài nói: “Tùy theo nhân duyên, mỗi chúng ta có chí hướ ng tuhành riêng biệt. Sư huynh có trọng trách rất lớ n, phải lo kế thừay bát của pháp sư Vô Cực, tươ ng lai xiển hưng đạo pháp, chớ  nên tu hành như đệ, chỉ ngồi Thiền Ðịnh suốt ngày nơ i núi khôrừng vắng, cả đờ i đi du phươ ng khắp giang hồ. Phật giáo vùngGiang Nam hiện nay rất suy vi, chỉ còn nươ ng nhờ vào tài đức

của sư huynh, làm con mắt cho trờ i ngườ i, giáo hóa thế nhân,khiến họ phát tâm tu đạo trở về vớ i chánh pháp, thì mớ i không

Page 79: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 79/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 79 phụ công ơ n dạy dỗ cùng niềm hy vọng của pháp sư Vô Cựcnăm xưa."

Nghe thế thầy Tuyết Lãng nói: “Lờ i khuyên của sư đệ, huynhnguyện xin lãnh thọ."

Thầy Tuyết Lãng biết rõ, ngay lúc còn nhỏ, Ngài đã có chí hướ ng cao cả. Ngài tu hành khổ hạnh nơ i núi Ngũ Ðài vì muốncầu liễu giải đạo lý thâm sâu cao thượ ng, hầu mong mai sauđem ra giúp ích xiển dươ ng đạo pháp. Tối hôm đó, hai ngàiđàm luận suốt đêm. Cuối cùng, thầy Tuyết Lãng quyết định trở  về miền Nam hoằng dươ ng Phật pháp. Ngày kế, Ngài trịnhtrọng tiễn đưa thầy Tuyết Lãng trở về vùng Ðông Nam hoằngpháp. Trong ba mươ i năm giảng kinh thuyết pháp, hoằng dươ ngchánh giáo, thu hút rất nhiều tín chúng, thầy Tuyết Lãng trở nênvị giảng sư nổi tiếng trong vùng Giang Nam, thật sự kế thừa sự nghiệp của pháp sư Vô Cực.

Mùa Xuân, vừa khai ngộ chẳng bao lâu, đại sư Liên Trì đếnthăm viếng Ngài. Xin nói sơ về Ðại sư Liên Trì. Ðại sư ngườ iHàng Châu, họ Trầm, tự Phật Huệ, hiệu Chu Hoằng, danh VânThê. Thuở nhỏ học Nho giáo. Ðại sư đạo đức, văn chươ ng lỗilạc siêu quần. Ngày nọ, Ðại Sư nghe tiếng niệm Phật của bà góaphụ láng giềng. Hỏi ra, biết chồng bà lúc còn sống, thườ ng

niệm Phật, nên khi lâm chung đắc chánh niệm. Từ đó, tâm ÐạiSư hướ ng về Tịnh Ðộ, tự viết bốn chữ 'sanh tử đại sự' trên phiếnđá tọa Thiền. Năm hai mươ i bảy tuổi, cha qua đờ i. Năm haimươ i chín tuổi vợ mất. Năm ba mươ i mốt tuổi mẹ qua đờ i. Nămba mươ i hai tuổi, đến đảnh Tiên Chi ở Triết Giang, lễ bái mộ phần cha mẹ, Ðại Sư tự cảm thán: “Ân sâu ngh ĩ a nặng của chamẹ. Nay chính là lúc phải nên báo đáp."

Page 80: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 80/200

80 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngày nọ, bà Thang Thị, ngườ i vợ  kế, làm bể tách nướ c trongkhi pha trà. Thấy vậy, Ðại Sư bảo: “Lý nhân duyên, không gì làkhông tan hoại."

Ngày khác, Ðại Sư bảo bà Thang Thị: “Ân ái chẳng thườ nghằng. Sanh tử chẳng đợ i trông. Nay tôi muốn đi xuất gia. Bàhãy tự lo liệu lấy thân."

Năm ba mươ i ba tuổi, Ðại Sư đến núi Ngũ Ðài, xuất gia theohòa thượ ng Tánh Thiên, rồi đến chùa Chiêu Khánh thọ giớ i nơ iluật sư Vô Trần. Năm đó, vì tiên sư viên tịch, Ðại Sư đến núiLô Sơ n, tham bái Thiền Sư Biện Dung. Thiền Sư Biện Dungbảo: “Chớ tham danh mến lợ i mà ra vào cửa quyền quý. Ra sứcdụng công, nhất tâm tu đạo, kiên cố trì giớ i."

Ðại Sư cũng đến tham vấn pháp sư Tiếu Nham. Ngày nọ, đangđi ngang qua vùng Sơ n Ðông, đột nhiên Ðại Sư chợ t khai ngộ,

liền viết kệ:"Việc hai mươ i năm trướ c đều nghiNgoài ba ngàn dặm, sao lạ kỳ Ðốt hươ ng, ném giáo, đều như mộngMa Phật chẳng tranh, thị là phi."

Lần nọ, tại chùa Ngõa Quan ở Giang Tô, Ðại Sư bị bịnh nặng,khí đoạn như đã chết. Lúc làm lễ trà tỳ, đại chúng nghe tronghòm có tiếng của Ðại Sư: “Tôi vẫn còn chút hơ i thở !"

Do đó, Ðại Sư sống trở lại. Năm ba mươ i bảy tuổi, nhân đi khấtthực tại vùng Phạm Thôn, thấy non xanh nướ c biếc, thâm u tịcht ĩ nh, Ðại Sư quyết tâm v ĩ nh viễn cư trú tại chùa Vân Thê, bên

dướ i núi Ngũ Vân, do một Thiền Sư phục hổ sáng lập vàonhững năm đầu đờ i Tống. Vùng Phạm Thôn có rất nhiều hổ.Khi đến đó, nhờ Ðại Sư thườ ng tụng kinh thí thực, loài hổ dần

Page 81: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 81/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 81 dần bỏ đi. Năm nọ, trong vùng bị nạn hạn hán, dân chúng đếnthỉnh Ðại Sư cầu mưa. Ðại Sư bảo: “Tôi chỉ biết Phật pháp, chứ chẳng có pháp thuật gì!"

Nói xong, Ðại Sư vừa đi chung quanh các thửa ruộng vừa gõmõ niệm Phật. Lát sau, trờ i đột nhiên đổ mưa. Từ đó danh ÐạiSư vang rền khắp nơ i. Ðại Sư hành trì giớ i luật tinh nghiêm, vìgiớ i luật là một trong ba môn học vô lậu trọng yếu. Lý thái hậurất kính phục những bài văn phóng sanh của Ðại Sư, nên bàthườ ng tham vấn Phật pháp và cúng dườ ng y bát. Ðại Sư viết kệ 

cảm tạ:"Ngườ i tôn vinh hào quýDo xưa trồng nhân lànhNhân thắng, quả tất quýNay thành tụ đại phướ cThâm đạt tướ ng tội phướ c

Trong quả đã có nhânVí như hoa trên gấm...."

Ðọc bài kệ này, Lý thái hậu lại càng thâm tín cung kính Ðại Sư.Lúc bốn mươ i bảy tuổi, bà Thang Thị, ngườ i vợ  kế thuở xưa,cảm kích hạnh tu trì của Ðại Sư, nên theo hòa thượ ng ThiênTánh xuất gia, vớ i pháp hiệu là Chu CNm. Năm năm mươ i tám

tuổi, bà đặt tên tịnh thất là Nữ Nghiệp Lâm, danh "Hiếu Ngh ĩ aVô Ngại Am."

Ðại sư Liên Trì chú trọng giớ i luật, cổ xướ ng Thiền Tịnh quynhất, tức tâm Thiền hạnh Tịnh. Niệm Phật cũng là pháp đốngiáo như Thiền tông, chẳng phải là pháp tướ ng, mà là trực tánh.Một niệm không sanh tức là Phật. Thể tánh của một niệm, tức là

Phật A Di Ðà. Có ngườ i hỏi: “Trì danh niệm Phật, có phải là

Page 82: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 82/200

82 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

còn niệm không? Một niệm không sanh của Ðốn giáo có phải làvô niệm không?"

Ðại Sư đáp: “Trì niệm tức nhất tâm bất loạn, cũng là vô niệm.Nhất tâm tức không còn niệm."

Ðại Sư dùng rất nhiều pháp môn phươ ng tiện, lượ c thuyết cóba: Pháp môn Niệm Phật, pháp môn Chỉ Quán, pháp môn ThamThiền. Ðại Sư trướ c tác chú giải kinh Lăng Nghiêm, A Di ÐàKinh Sớ Sao, kinh Di Giáo, kinh Phạm Võng, cùng những bàitrướ c tác về tông Tịnh Ðộ, giớ i luật, tạp lục, và tùy bút. Tổngcộng khoảng ba mươ i hai loại. Mục đích của Ðại Sư là muốndung hợ p tất cả pháp môn, tông phái. Môn hạ đệ tử của Ðại Sư có hơ n cả ngàn ngườ i. Năm tám mươ i mốt tuổi, Ðại Sư bảo đạichúng: “Tôi thườ ng nhắc mà đại chúng vẫn không để ý. Thântôi như ngọn đèn trướ c gió. Dầu cạn, đèn phải tắt... Ngày maitôi sẽ đi." Nói xong, Ðại Sư vào thất phươ ng trượ ng, mắt nhắm

không nói lờ i nào. Sau này, lúc các đệ tử trong thành đến, ÐạiSư bảo: “Ðại chúng hãy chân thật niệm Phật."

Có vị tăng hỏi: “Bạch Ðại Sư! Ai có thể làm chủ đượ c mình?"

Ðại Sư đáp: “Ngườ i có hạnh giải song toàn."

Trả lờ i xong, Ðại Sư xoay mặt vào vách tườ ng, niệm Phật, đoantọa thị tịch.

Ðạo hạnh và học vấn thâm sâu của đại sư Liên Trì khiến tăngchúng trong nướ c nói chung, cùng tăng chúng tại núi Ngũ Ðàinói riêng, rất kính phục. Lần tươ ng kiến này, đại sư Liên Trìcùng Ngài đàm luận cả vài ngày đêm, rất tươ ng đầu ý hợ p. Ðại

sư Liên Trì lớ n tuổi hơ n Ngài. Nhân vật chủ yếu, ảnh hưở ngNgài từ Thiền mà nhập vào Tịnh Ðộ, tức hành Thiền Tịnh SongTu, chính là đại sư Liên Trì. Sau khi đại sư Liên Trì viên tịch,

Page 83: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 83/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 83 Ngài đến Vân Thê dự lễ an táng. Ðệ tử của đại sư Liên Trì thỉnhNgài viết kệ về cuộc đờ i tu hành của đại sư, khắc lên bia đá...

Thiền định

Ngài có mối liên hệ thân thiết vớ i giớ i quan phủ, như quan tư mã Uông Bá Ngọc, vốn là bạn học thuở  thiếu thờ i. Lắm khiNgài đến dinh phủ, cùng họ  đàm luận hay tạm trú vài mươ ingày. Lắm khi Ngài cũng tránh xa cửa quan, nhưng lại bị họ tìmkiếm. Ðiển hình là lúc lánh nạn Nn cư tại Bàn Sơ n, quan Uông

Bá Ngọc lại phái ngườ i đến thỉnh mờ i Ngài trở về Bắc Kinh.Vào đờ i Minh, mối liên hệ giữa tăng lữ cùng quan quân rất mậtthiết. Nhiều cao tăng đại đức thườ ng lui tớ i dinh phủ cùng quanquân đàm luận giao hảo.

Thái thú Hồ Thuận Am vừa nhậm chức tại ải Nhạn Môn, một

cửa ải chiến lượ c trọng yếu ở miền Bắc, gần núi Ngũ Ðài, lênnúi thăm viếng Ngài. Trên núi, Ngài chiêu đãi ông ta thức ănđạm bạc. Ngày thườ ng ăn sơ n hào hải vị, nay đượ c đổi khNu vị bằng rau tươ i, cải luộc, khiến ông ta rất thích thú. Lúc đó, thờ itiết cuối hè tại núi Ngũ Ðài rất mát mẻ, nhưng vào buổi trưa thìrất nóng. Ngài cùng ông ta đàm Thiền, luận Phật. Ông hỏi:“Ngày Hạ nóng nực như vầy, pháp sư làm sao giải nhiệt?"

Ngài đáp: “Tâm tịnh thì tự nhiên lòng trong mát. Thái Thú saonhọc lòng lo lắng cho bần tăng. Phàm muôn sự đều tùy duyênnhậm vận, sao còn cảm giác nóng nực hay lạnh lẽo?"

Thái Thú thưa: “Pháp sư đạo hạnh thâm cao, ngườ i phàm khóthể so sánh. Ngưỡ ng vọng Pháp Sư từ bi chỉ dạy cách giải

nhiệt."

Page 84: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 84/200

84 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài đáp: “Suối nguồn ở nơ i đây vẫn còn đóng băng. Bao mùaHạ băng tuyết chưa tan. Nếu Thái Thú thích, hãy ở  lại đây vàihôm để đượ c giải nhiệt. Thật ra, khí nóng hay giá lạnh đều dotâm mà phát sanh. Tâm của chúng ta vốn là Phật, không nóngcũng không lạnh. Dùng nướ c đá giải nhiệt, cũng là dùng ma chế ma, nên nhà Phật không chấp vào nó."

Hồ Thuận Am cườ i đáp: “Nơ i của Pháp Sư trú, thật là một thế giớ i đặc biệt. Lờ i chân thật của Pháp Sư khiến cho Hồ Mỗ Maochợ t đốn ngộ việc phân tranh vinh nhục đều hư vọng. Vọng

niệm của phàm phu đều như nướ c đá đóng băng."Ngài bảo: “Nếu Thái Thú giữ đượ c niệm đó, thì sẽ cùng tâmPhật không cách xa."

Thái Thú thưa: “Ða tạ Pháp Sư chỉ điểm. Sau này lão Hồ nếugiúp gì đượ c, xin Pháp Sư chớ ngần ngại bày tỏ."

Ngài đáp: “Bần đạo vốn là ngườ i hoang dã, sao làm nhọc lòngThái Thú."

Mùa Ðông, tháng mườ i, phươ ng trượ ng trụ trì chùa Tháp Việnlà Ðại Phươ ng bị bổn đạo vu oan, kiện cáo là có vợ , nên bị quanquân bắt nhốt, khiến hoàn tục. Số là trên núi Ngũ Ðài, có rất

nhiều cây quý, khiến gian thươ ng muốn đốn lấy. Nhiều lầnchúng lén đốn cây, nhưng bị thầy Ðại Phươ ng ngăn chận. Lạinữa, quan phủ địa phươ ng luôn bảo hộ chùa viện, nên chúngkhông biết làm sao. Khi thái thú Hồ Thuận Am lên núi, chúngliền vu cáo thầy Ðại Phươ ng. Lúc đó, Ngài đang tu Thiền tạiLong Môn, chưa biết đến việc này. Ðến khi Thiền Sư TriệtKhông từ Lô Sơ n tớ i thăm, thuật lại việc thầy Ðại Phươ ng bị vu

oan và bị phán quan cưỡ ng bách hoàn tục thì Ngài mớ i tỏ rõ.Lúc đó, gian thươ ng đang đốn phá cây cối chung quanh chùa

Page 85: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 85/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 85 viện. Nghe việc này, Ngài an ủi Thiền Sư Triệt Không: “Thầychớ  đau buồn. Việc này bần tăng có thể giải quyết đượ c."

Thiền Sư Triệt Không bảo: “Quan phủ có thế lực. Phận mình làtăng s ĩ , không quyền thế tiền tài, chỉ có hai bàn tay trắng, làmsao cứu đượ c thầy Ðại Phươ ng?"

Ngài đáp: “Xin Thầy chớ lo buồn. Tôi sẽ cố gắng cứu giúp thầyÐại Phươ ng trở về chùa."

Nói xong, Ngài liền lội tuyết đến ải Nhạn Môn, tại núi SùngSơ n. Lúc ấy, vào triều Minh, vùng biên cươ ng phía Bắc ít khicó nạn binh đao. Ải Nhạn Môn tuy nằm trong vị trí chiến lượ chiểm yếu, nhưng ít khi có giao tranh, nên thái thú Hồ ThuậnAm cũng đượ c an nhàn rảnh rỗi. Ngườ i qua lại cửa ải NhạnMôn cũng rất ít. Ðang nghỉ ngơ i trong doanh trại, thái thú Hồ Thuận Am nghe báo cáo là có một tăng s ĩ  đến tìm ông. Ông ta

chợ t lấy làm lạ, thờ i tiết lạnh lẽo như thế này, ai lại tìm đếnđây? Tuy ngh ĩ vậy, ông vẫn đi ra ngoài doanh trại xem coi. Rađến, ông đâu ngờ , ngườ i tìm mình chính là ngài Hám Sơ n, độtnhiên xuất hiện tại vùng biên ải. Ông vui mừng, lấy áo bào đắplên thân Ngài, rồi hướ ng dẫn Ngài vào doang trại, bảo: “Muốnlên núi lễ bái tham vấn Pháp Sư, nhưng cả mấy ngày nay tuyếtrơ i dầy đặc, che lấp đườ ng đi, nên không tiện. Nào ngờ  hôm

nay Pháp Sư đến. Lão Hồ này thật có phướ c đức."

Sưở i ấm xong, Ngài nói: “Hôm nay bần tăng lội tuyết đến đây,vì có một chuyện, mong nhờ Thái Thú giúp đỡ ."

Thái Thú hỏi: “Có việc gì quan trọng, khiến Pháp Sư phải cựcnhọc, lặn lội đến đây?"

Page 86: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 86/200

86 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài đáp: “Nếu Thái Thú vui lòng, bần tăng mớ i dám trình bàysự việc."

Thái Thú bảo: “Pháp Sư hãy an tâm mà kể rõ sự tình. Nếu giúpđượ c, lão Hồ không quản khó khăn đâu."

Ngài nói: “Cách đây vài hôm, thủ hạ của Thái Thú đã bắt giamthầy Ðại Phươ ng, hòa thượ ng trụ trì tại núi Ngũ Ðài. Xin TháiThú hãy rộng tình tha thứ cho thầy Ðại Phươ ng."

Nghe lờ i này, ông chợ t nhớ  lại việc bắt giam thầy Ðại Phươ ng.Nếu nể lờ i Ngài mà thả thầy Ðại Phươ ng ra thì ông sẽ mất mặtvớ i bộ hạ và các thươ ng nhân. Ngượ c lại, nếu từ chối thì làmsao đối diện vớ i Ngài. Lúc ông ta đang suy gẫm việc tiến thốilưỡ ng nan này, Ngài lại bảo: “Núi Ngũ Ðài có cây cối già cả hàng trăm năm. Nếu để cho gian thươ ng vì chút lợ i nhỏ mà chặtphá, thì đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù không còn là thắng cảnh,

non xanh nướ c biếc nữa. Thái Thú sao không vì con cháu đờ ihậu lai, mà ngăn cấm việc chặt cây phá rừng?"

Vì nghe lờ i bộ hạ cùng bọn thươ ng nhân, ông mớ i bắt lầm thầyÐại Phươ ng. Lúng túng, ông đáp: “Lúc trướ c, vì nghe thầy ÐạiPhươ ng có những chuyện không hay, và thườ ng làm trở  ngạicác thươ ng nhân, nên mớ i tạm giam để chờ xét xử. Bảo hộ rừng

cây núi Ngũ Ðài là việc cần làm. Thầy Ðại Phươ ng thật ra cócông mà lại chuốc tội. Việc này vì bọn thuộc hạ của lão Hồ quáhồ đồ. Xin Pháp Sư an tâm. Lão Hồ sẽ thả thầy Ðại Phươ ng rangay."

Ngài chấp tay bảo: “Nam mô A Di Ðà Phật. Lành thay! Lànhthay! Thái Thú thật sáng suốt. Muôn dân nươ ng nhờ Thái Thú

mà hưở ng phướ c. Song, nếu Thái Thú có thể ra lệnh, cấm chỉ chặt cây phá rừng thì công đức này vô lượ ng. Từ đây về sau,

Page 87: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 87/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 87 rừng cây nướ c nhà đượ c bảo tồn. Dân chúng sẽ dùng không hếtgỗ mộc. Những chuyện trộm cắp vặt, chắc sẽ ít phát sanh."

Thái Thú bảo: “Lờ i của Pháp Sư thật có lý."

Nói xong, ông liền ra lịnh phóng thả thầy Ðại Phươ ng cùng viếtcông cáo, cấm việc chặt cây đốn rừng trên núi Ngũ Ðài. Nhữngbọn lưu manh du đãng trên núi cũng dần dần bỏ đi mất.

Ðến ải Nhạn Môn, Ngài vốn chỉ muốn cứu thầy Ðại Phươ ngthôi, nào ngờ lại đượ c ông Thái Thú thông cảm, phê chuNn cấmviệc phá hoại rừng cây.

Bàn về việc công xong, Thái Thú mờ i Ngài ở lại doanh trại bànluận Phật pháp qua mùa đông. Vì không thể từ chối, Ngài đànhphải nán lại nơ i đó qua năm mớ i. Quan quân tại ải Nhạn Môn,nhộn nhịp sửa soạn đón Giao Thừa. Cảnh tưng bừng nhộn nhịp

đón mừng năm mớ i, nào hợ p vớ i tâm định t ĩ nh của ngườ i tuhành. Thế nên, suốt ngày Ngài ở trong doanh trại, không đi đâucả, chỉ khi nào ông thái thú đến, mớ i đàm luận xã giao.

Quan khai phủ Cao Công, vừa dờ i về Ðại Châu, nghe tin Ngàiđang ở doanh trại của thái thú Hồ Thuận Am, liền đến gặp, cầuNgài viết một bài thơ  phú chúc tết. Vì khai phủ Cao Công là

bạn thân của thái thú Hồ Thuận Am, nên Ngài đáp: “Học thứcbần tăng cạn cợ t. Vả lại, trong đầu không có một chữ, làm saoviết thơ kệ!"

Tuy Ngài cự tuyệt, nhưng Cao Công vẫn khăng khăng khNncầu. Vì vậy, Hồ Thuận Am lại yêu cầu Ngài viết kệ. Cuối cùng,Ngài nhờ Hồ Thuận Am lấy những bài thi kệ thuở xưa ra, rồi

vừa đọc vừa viết kệ. Ðang viết, đột nhiên bao thi kệ trào ra liêntục, Ngài không thể kềm chế. Hồ Thuận Am vừa ra khỏi khách

Page 88: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 88/200

88 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

đườ ng, liền trở  lại. Lúc đó, Ngài đã viết xong khoảng ba mươ ibài kệ rồi. Ngài tự bảo: “Ðây là tập khí của con quỷ văn tự."

Vì vậy, Ngài lập tức ngừng viết, cố khống chế tư tưở ng, khôngngh ĩ về văn tự. Ngài chỉ đưa cho Cao Công một bài kệ để thỏamãn lòng mong muốn của ông ta, rồi bướ c vào phòng riêngngơ i nghỉ. Song, những bài thi kệ đã đọc và viết xưa nay, tự nhiên tuôn trào ra trướ c mắt, đầy khắp hư không. Khi ấy, thânNgài như khNu miệng, tuôn tràn bao dòng kệ. Ngài không cònbiết thân tâm ở  đâu, chỉ cảm giác lâng lâng, cứ để mặc tình thơ  

kệ trào ra.Hôm sau, Hồ Thuận Am tiễn đưa Cao Công ra doanh trại, chỉ còn một mình Ngài ở lại. Ngài tự suy ngh ĩ : “Ðây chính là Thiềnbịnh mà Thiền Sư Pháp Quang đã nói đến khi trướ c. Hiện naykhông có ai giúp mình ra khỏi cơ n bịnh này. Vậy, chỉ việc cố ngủ say sưa thì mớ i mong trị đượ c nó."

Sau đó, Ngài đóng cửa phòng lại, rồi ngồi Thiền, cố định tâm.Hồi sau, Ngài nhập định lúc nào mà vẫn không biết. (Ðịnh nằmtrong ba môn vô lậu học, Giớ i, Ðịnh, Huệ. Từ Ðịnh, trí huệ BátNhã đượ c khai mở , khiến viễn ly phiền não). Ðồng tử hầu cậngõ cửa phòng Ngài nhưng không nghe tiếng trả lờ i. Sau khi trở  về, Hồ Thuận Am nghe tin Ngài không ra ngoài ăn uống cả ba

ngày. Ông hỏi han, đồng tử hầu cận đáp: “Ðã ba ngày, Pháp Sư chưa bướ c xuống giườ ng Thiền."

Ông bảo: “Vậy ngươ i có gõ cửa không?"

Ðồng tử đáp: “Tiện nhân có gõ cửa vài lần, nhưng không nghetiếng trả lờ i."

Hỏi han xong, ông Hồ Thuận Am dẫn gia nhân đến phòng Ngài.Từ ngoài cửa sổ nhìn vào, ông thấy Ngài an nhiên ngồi Thiền,

Page 89: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 89/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 89 sắc mặt vẫn hồng hào như thườ ng. Vì thườ ng giao tiếp vớ i cácThiền sư, ông bảo: “Pháp Sư đã nhập định. Các ngươ i chớ  làmrộn Ngài. Khi đúng thờ i thì Ngài sẽ xả định."

Hai ngày sau, Ngài vẫn chưa xuất định, khiến cho Hồ ThuậnAm lo sợ . Ông bảo gia nhân trèo vào cửa sổ, gọi Ngài xả định.Bọn gia nhân kêu gọi, lung lay thân thể, nhưng Ngài vẫn ngồiThiền bình thườ ng, hơ i thở  vẫn còn ra vào. Nhìn xung quanhphòng, Hồ Thuận Am thấy có một cây khánh dẫn lễ ở  trên bànthờ Phật. Ông chợ t nhớ lại lúc trướ c đã từng hỏi công dụng của

cây khánh. Khi đó Ngài đáp: “Các vị Tổ ở  Ấn Ðộ, thườ ng nhậpđịnh rất lâu. Nếu muốn các ngài xả  định, phải dùng đến câykhánh dẫn lễ này."

Nhớ  đến đây, Hồ Thuận Am liền cầm khánh, kê bên tai Ngài,rồi đánh vài tiếng. Nhờ vậy, Ngài từ từ xuất định. Thấy thế, Hồ Thuận Am vui mừng bảo: “Ô! Pháp Sư đã xả định! Một chút

xíu nữa là lão Hồ này đã chết ngất vì Ngài rồi."Song, lúc đó Ngài vẫn không biết thân tâm hiện giờ  đang ở  tạiđâu, bảo: “Ðây là nơ i nào? Tôi chỉ vừa thở hơ i thở thứ nhất!"

Hồ Thuận Am đáp: “Lão Hồ vừa tiễn Cao Công ra về thì PhápSư liền nhập định liên tục cả năm ngày đêm rồi."

Nghe thế, Ngài lại im lặng quán sát kỹ càng những việc vừa xảyra. Ý thức Ngài không biết hiện đang ở  đâu và từ đâu đến. Quánsát trở  lại lúc còn ở  trên núi Ngũ Ðài cùng những cuộc hànhtrình lúc trướ c, mỗi mỗi đều như xảy ra trong mộng, chẳng thể mong cầu chấp trướ c. Hư không náo nhộn như mưa rơ i, mây tụ.Vạn vật đều tịch t ĩ nh an nhiên vô tướ ng. Tâm không cảnh tịnh,

an lạc vô cùng, khiến Ngài viết kệ:

Page 90: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 90/200

90 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Cực tịnh sáng thông đạt

Tịch nhiên chứa hư không

Xoay về quán hư không

Như việc trong huyễn mộng."

Nhìn lại nửa đờ i vân du bốn bể, chỉ như cảnh mộng. Bao phiềnnão chất chứa trong tâm tan biến như mây khói.

Xả Ðịnh, Ngài trở về núi Ngũ Ðài. Bao ngày, thầy Triệt Khôngđang bồn chồn chờ  đợ i. Ngày nọ, một chú tiểu từ dướ i chạy lênnúi, báo tin rằng Ngài đã trở về, khiến thầy Triệt Không rất vuimừng, chạy ra đón rướ c. Nhìn thấy sắc diện hồng hào của Ngàicùng một tiểu đội quân lính tháp tùng, thầy Triệt Không cảmgiác an lòng. Bộ hạ của Hồ Thuận Am đượ c lịnh phải trở  về doanh phủ. Vài ngày sau, thầy Ðại Phươ ng đượ c thả về. Quanquân địa phươ ng lên núi, ra thông cáo cấm chặt cây đốn rừng.Thầy Triệt Không, Ðại Phươ ng v.v... biết 'thần thông' của Ngàithật quảng đại. Từ  đó, tăng chúng trên núi Ngũ Ðài rất kínhtrọng Ngài. Tuy đượ c thỉnh mờ i trú tại Ngũ Ðài, nhưng Ngài lạikhướ c từ, và vẫn ở tại am Long Môn tu khổ hạnh cùng vớ i thầyTriệt Không.

Lúc đó, đột nhiên có một trận bão tuyết thổi đến Ngũ Ðài.Tuyết trắng phủ đầy khắp nơ i. Núi Ngũ Ðài trở  thành thế giớ ilưu ly. Am tranh tại Long Môn bị tuyết lấp kín. Song, Ngàicùng thầy Triệt Không vẫn điềm nhiên ngồi Thiền. Mỗi ngày,họ thổi lửa nấu cơ m nướ c một lần. Tuyết rơ i càng ngày càngdầy đặc cả vài mươ i ngày. Nhờ việc giải cứu thầy Ðại Phươ ng,

Ngài đượ c tăng chúng trên núi kính trọng như bậc cao tăng.Thầy Triệt Không cũng là khách tăng của núi Ngũ Ðài, nên phảiđượ c bảo hộ chu toàn. Vì vậy, khoảng ba trăm tăng chúng tại

Page 91: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 91/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 91 Bắc Ðài, Trung Ðài, cùng chùa Bạch Mã, cầm cuốc xẻng đi đếnam Long Môn. Ðườ ng lộ  đến Long Môn lở m chở m, gồ ghề.Tuyết rơ i phủ khắp nơ i. Nếu không để ý thì dễ dàng trượ t chânxuống hố tuyết. Vì tuyết đóng dầy đặc, tuy có hơ n ba trăm tăngchúng, nhưng đào xớ i cả hai ngày họ mớ i tìm thấy am tranh củaNgài và thầy Triệt Không. Tăng chúng bướ c vào am tranh, thấyhai ngài đang ngồi Thiền gần lò bếp. Vừa thấy tăng chúng, Ngàimờ i họ vào nhúm lửa nấu trà, bảo: “Nướ c đá ngoài cửa đã đượ cđun thành nướ c lỏng cam lồ. Quý vị vì cứu bần tăng mà phảichịu cực khổ bao ngày. Xin mờ i ngồi xuống uống trà."

Trướ c việc sống chết trong đườ ng tơ kẽ tóc, sắc mặt Ngài vẫnđiềm nhiên, tâm tư tự tại, khiến tăng chúng rất đỗi ngạc nhiên.Nghe tin Ngài bị nạn tuyết vùi lấp cả bao ngày mà không chútlo sợ , toàn thể tăng chúng trên núi Ngũ Ðài rất kính phục, vàbảo nhau rằng Ngài đượ c bình an là nhờ chư Phật gia hộ. Hômsau, dân chúng trong vùng, nghe tin hai ngài đượ c thoát nạn,

liền đem bánh trái, rau quả đến am Long Môn. Sau này, trongnhững lần bão tuyết khác, Ngài cùng thầy Triệt Không thườ ngnhập định tại am Long Môn. Việc tu Thiền trong tuyết lạnh giábăng thật rất quen thuộc vớ i Ngài.

Mùa Xuân năm sau, Ngài lại đến Nhạn Môn để cảm tạ thâm âncủa Hồ Thuận Am. Trở về Ngũ Ðài, Ngài định báo đáp thâm ân

sanh thành dưỡ ng dục của cha mẹ. Lúc trướ c, Ngài đã từng xemqua văn phát nguyện cứu độ cha mẹ của đại sư Nam Ngạc HànhSơ n. Lại nữa, Ngài nhớ   đến chư cao tăng trong đờ i quá khứ thườ ng trích máu viết kinh. Vì vậy, Ngài quyết định trích máuviết kinh Hoa Nghiêm vớ i mục đích là trên kết duyên cùng trí huệ Bát Nhã thù thắng, dướ i đáp đền ân trọng của cha mẹ.Trướ c đó, Ngài đã từng ghi danh vào đoàn cao tăng trong toàn

quốc, tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an do Lý thái hậu bảo

Page 92: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 92/200

92 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

trợ . Nghe tin Ngài định viết kinh Hoa Nghiêm bằng máu, Lýthái hậu sai ngườ i đem giấy bằng bột vàng đến cúng dườ ng.Việc này, khở i đầu cho sự liên hệ mật thiết nhưng phức tạp giữaNgài và hoàng tộc. Lý thái hậu là mẹ của vua Minh Thần Tông,tức hoàng đế Vạn Lịch. Chiếu theo sử triều Minh, Lý thái hậudạy Minh Thần Tông rất nghiêm khắc. Lúc nhỏ, những khiMinh Thần Tông làm biếng, không thích học hành, bà phạt ôngta quỳ cho đến khi nhận lỗi mớ i thôi. Ngay cả sau khi MinhThần Tông lên ngôi hoàng đế, bà vẫn không lơ i lỏng quản giáocon mình. Lần nọ, Minh Thần Tông tại Tây Thành thiết tiệc. Ăn

uống say sưa xong, ông ta bảo quan nội thị xướ ng ca. Quan nộithị từ chối vì không biết ca hát. Việc này làm Minh Thần Tôngnổi giận rồi tạt rượ u vào mặt quan nội thị, lại định rút gươ m rachém. Nhờ  tả hữu can gián, quan nội thị thoát chết. Minh ThầnTông vẫn chưa nguôi giận, nên nắm tóc quan nội thị mà cắt.Nghe việc này, bà liền viết thơ  trách mắng con mình, cùng saingườ i đưa Minh Thần Tông vào cung gặp bà. Vào cung, Minh

Thần Tông quỳ xuống khóc lóc nhận tội trướ c mặt bà.

Lý thái hậu quản giáo con mình rất nghiêm khắc, khiến choMinh Thần Tông âm thầm bất mãn. Song, trong triều nội, ngoàibà ra, không ai có thể can lơ n đượ c Minh Thần Tông. Sau này,vì tin tưở ng Phật pháp, bà thườ ng cúng dườ ng tiền bạc, xâydựng sửa chữa các chùa viện trong ngoài kinh sư. Vì nể mẹ,

Minh Thần Tông cũng hỗ trợ  tiền tài rất nhiều. Do đó, tại kinhđô, dân chúng thườ ng gọi bà là 'Phật lão nươ ng nươ ng'. Việc'trợ  thí vô số tiền bạc' khiến Minh Thần Tông rất đau lòng. Lạinữa, triều đ ình phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc cho việc chi phí quân binh, đánh dẹp cướ p biển ở vùng Ðông Nam. Sau này, dựavào việc Lý thái hậu cúng dườ ng tiền bạc cho Ngài để trùnghưng các tự viện, Minh Thần Tông làm nháo rộn lên. Nhờ  sự can gián của bá quan, tình mẹ con giữa bà và Minh Thần Tôngđượ c hàn gắn. Song, việc tranh chấp trong triều nội, khiến Ngàicùng các vị tăng s ĩ bị liên lụy. Ðiển hình là việc Ngài bị lưu đày

Page 93: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 93/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 93 cả vài thập niên sau này, còn Thiền Sư Ðạt Quán thì bị chếttrong tù.

Năm ba mươ i ba tuổi, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ sáu (1579),Ngài chuyên tâm nhất ý viết kinh bằng máu. Thư pháp của Ngàirất tuyệt vì thuở  nhỏ  đã từng học qua thư pháp của các bậcvươ ng giả trong bao triều đại. Mỗi lần viết nét chữ nhỏ hay lớ n,Ngài cũng đều niệm Phật. Khi chư tăng, kẻ tục lên núi viếngthăm, Ngài vừa viết vừa trò chuyện, tay không dừng nghỉ,miệng không quên lờ i đối đáp, nhưng không viết sai chữ nào.

Chư tôn trưở ng lão thấy vậy rất kinh ngạc, nên thườ ng đến thử thách, cố ý làm rầy để khiến Ngài bị phân tâm. Tuy vậy, Ngàivẫn không viết sai một chữ (Danh tiếng đạo đức tu hành củaNgài, ngày một nổi bật, khiến rất nhiều ngườ i trọng vọng, đếnnúi Ngũ Ðài thỉnh giáo lễ bái). Tăng chúng thấy thế, hỏi thầyDiệu Phong. Thầy đáp: “Vì sư đệ của tôi có công phu Thiềnđịnh thâm sâu, nên trí huệ mớ i đượ c như thế."

Từ lúc trú tại núi cho đến khi bắt đầu viết kinh, Ngài thườ nggặp những giấc mơ lành:

"Thứ nhất, Ngài mơ  thấy mình đi vào động Kim Cươ ng. Ngaynơ i cửa đá có khắc bảng: "Chùa Ðại Bát Nhã." Bướ c vào, Ngàithấy chùa rộng lớ n như hư không. Mái chùa, lầu các trang

nghiêm vô cùng. Trong chánh điện chỉ có một sàng Thiền tolớ n. Ngài lại thấy quốc sư Thanh Lươ ng đang nằm trên sàngThiền, còn thầy Diệu Phong thì đang đứng hầu bên trái. Thế nên, khi vừa vào, Ngài lập tức lễ bái rồi đứng về bên phải.Ðượ c nghe quốc sư Thanh Lươ ng khai thị: "Vừa nhập vào cảnhpháp giớ i viên dung, gọi là sự hỗ nhập của cõi Phật, chủ kháchtươ ng giao, tướ ng đến đi chẳng động đậy."

Page 94: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 94/200

94 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Như những lờ i thuyết giảng của quốc sư Thanh Lươ ng, nhữngcảnh giớ i đó hiện ra rõ ràng trướ c mắt và Ngài cảm thấy thântâm hòa đồng vớ i chúng. Khi đó, Ngài nghe thầy Diệu Phonghỏi quốc sư Thanh Lươ ng: "Bạch Quốc Sư! Ðây là những cảnhgiớ i gì?"

Quốc sư Thanh Lươ ng cườ i đáp: "Vô cảnh giớ i của cảnh giớ i."

Thức dậy, Ngài tự thấy thân tâm cùng khung cảnh xung quanhdung hợ p triệt để, không còn bị nghi tình làm chướ ng ngại.

Ðêm khác, Ngài tự thấy thân mình vụt thăng lên hư không, caođến vô cực. Hạ xuống, Ngài thấy mườ i phươ ng thế giớ i đềulắng đọng, vắng vẻ, không có một vật chi, duy chỉ có đất bằngnhư tấm gươ ng, long lanh chiếu sáng. Nhìn xa xa, Ngài chỉ thấymột lầu các rộng lớ n, bằng phẳng như hư không. Trong lầu cáchiện ra tất cả sự vật trên thế gian như con ngườ i, động vật, chợ  

búa, thành ấp lớ n nhỏ; mỗi mỗi đều nằm trong đó; chúng đến đikhông ngăn ngại. Trong lâu các có đặt một tòa Thiền màu vàngđỏ tím óng ánh. Tự tâm Ngài bảo rằng đó là bảo tòa Kim Cang.Sự trang nghiêm của lâu các này vi diệu, không thể ngh ĩ bàn.Ngài vui vẻ muốn tiến đến gần. Tâm Ngài chợ t ngh ĩ rằng trongcảnh giớ i thanh tịnh này cũng có tán loạn, uế trượ c. Khi vừakhở i niệm thì tòa lâu các xa dần dần. Ngài lại tự bảo rằng cấu

uế hay thanh tịnh đều do tâm sanh. Ngh ĩ  đến đó thì lầu các lạihiện gần hơ n. Trong những cảnh giớ i đó, Ngài chợ t thấy có rấtnhiều chư tăng. Hình tướ ng các ngài cao lớ n, sắc thân trangnghiêm đoan chánh vô cùng. Ngài lại thấy một chú tiểu đồng từ tòa ngồi đứng dậy, tay cầm một quyển kinh bướ c xuống sàngtòa, đưa cho Ngài, nói: "Hòa Thượ ng đang thuyết kinh này, nênbảo tôi mang đến cho Ngài."

Ngài tiếp nhận, mở kinh ra đọc, thấy toàn là chữ Phạn viết bằngvàng, nhưng không biết chữ nào hết. Ngài bỏ quyển kinh này

Page 95: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 95/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 95 vào túi và hỏi chú tiểu đồng: "Hòa Thượ ng đang giảng kinh làai?"

Chú tiểu đồng đáp: "Là Di Lặc Bồ Tát."

Ngài rất vui vẻ, theo chú tiểu đồng, bướ c lên tầng cấp lâu các.Khi ấy, Ngài vừa đứng vừa nhắm mắt giữ chánh niệm, rồi chợ tnghe tiếng khánh. Mở mắt ra, Ngài thấy Bồ Tát Di Lặc đã lêntòa ngồi. Ngài liền cung kính chiêm lễ. Ngưỡ ng đầu nhìn lên,Ngài thấy sắc diện Bồ Tát Di Lặc màu đỏ tím, sáng chói oainghiêm mà trên thế gian này không gì so sánh bằng. Ðảnh lễ Bồ Tát Di Lặc xong, Ngài tự ngh ĩ  rằng hôm nay Bồ Tát đặc biệtthuyết pháp cho mình. Căn cơ  thật rất khế hợ p. Thế nên, Ngàiquỳ xuống trướ c Bồ Tát Di Lặc, rồi mở  quyển kinh ra. Ngàinghe Bồ Tát thuyết: "Phân biệt là thức. Vô phân biệt là trí. Ytheo thức thì bị nhiễm ô. Y theo trí thì đượ c thanh tịnh. Vìnhiễm ô nên có sanh tử. Vì thanh tịnh nên chẳng có chư Phật."

Nghe đến đó, đột nhiên Ngài cảm giác thân tâm mình như đangtrong mộng huyễn.

Ngài lại nghe âm thanh của Bồ Tát Di Lặc trong hư không rõràng, khai sáng đất tâm. Thức dậy, âm thanh đó vẫn còn văngvẳng bên tai, chẳng quên mất một chữ. Từ đó, Ngài biết rõ sự 

khác biệt giữa trí và thức, tâm nhãn (mắt của tâm thanh tịnh)liễu nhiên. Nhận biết cõi nướ c mà Ngài vừa đến, chính là lâucác của Bồ Tát Di Lặc tại nội viện của cõi trờ i Ðâu Suất.

Ðêm khác, Ngài nằm mộng thấy một vị tăng đến bảo: "Bồ TátVăn Thù trên đảnh Ðài Bắc có thiết lễ tNy tịnh. Nay thỉnh Ngàiđến."

Page 96: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 96/200

96 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài bướ c theo vị tăng đó. Ðến nơ i, Ngài bướ c vào một điệnđườ ng rộng lớ n, mùi hươ ng lạ bay tràn khắp nơ i. Các thị giả đều là Phạm Tăng. Ngài đượ c dẫn vào một buồng tắm. Sau đó,Ngài cở i y phục ra và tắm, nhưng thấy có ngườ i đã ở trong bồntắm. Nhìn kỹ, đó là một cô gái. Vì vậy, Ngài không dám bướ cvào. Cô gái trong bồn tắm chợ t chuyển hình tướ ng trở  thànhngườ i nam. Thế nên, Ngài bướ c vào, cùng tắm chung. Ngườ iđó, lấy tay múc nướ c và xối trên đầu Ngài. Nướ c chảy từ đầuxuống chân, thấm vào mình Ngài như tNy rửa một thùng thịtsống. Năm tạng trong ngườ i không còn nữa, duy chỉ còn lại bọc

da, trong trắng như lưu ly, thấu suốt rõ ràng. Khi ấy, ngườ i kiagọi đem trà. Ngài thấy một vị Phạm Tăng, tay cầm sọ nửa đầungườ i, giống như trái dưa. Ngài nhìn vào, thấy máu mủ tủy nãotrong đó, nên khở i tâm nhờ m ớ n. Vị tăng kia dùng ngón tay,quẹt lấy tủy não, bảo: "Ðây là vật bất tịnh à!"

Sau đó, vị tăng kia liền đút tay vào miệng Ngài. Ngài nuốt

xuống, mùi vị ngọt như mật. Cứ như thế, Ngài nuốt hết tủy não,duy chỉ còn máu. Ngườ i trong bồn tắm bảo: "Hãy đưa cho ôngta."

Vị tăng thị giả liền đưa cho Ngài. Nuốt vào, Ngài cảm giác như uống nướ c cam lộ. Nuốt vào cổ, nướ c chảy thấu đến từng sợ ilông. Uống xong, vị Phạm Tăng xoa lưng và đột nhiên vỗ tay

thật lớ n, khiến Ngài thức giấc. Mồ hôi trong mình đổ ra như tắm. Năm tạng trong ngườ i đượ c thanh lọc rửa sạch. Từ  đó,thân tâm như đượ c tNy tịnh, khiến Ngài cảm thấy sung sướ ngnhẹ nhàng vô vàn. Trong những giấc mộng, Ngài đều thấy chư thánh Bồ Tát. Hầu hết những giấc mộng đó đều là điềm lành.Ðức Phật nói: "Thườ ng mộng điềm lành", đó là những điềmquý báu.

Mùa Thu năm 1581, công việc xây chùa Ðại Từ Thọ đã xong.Lúc đầu Lý thái hậu muốn sửa chữa chùa Tháp Viện và Bảo

Page 97: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 97/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 97 Tháp Xá Lợ i tại núi Ngũ Ðài để cầu siêu cho chồng bà, tức vuaLong Khánh, và cầu phướ c lành cho con bà, tức vua Vạn Lịchđươ ng thờ i. Triều đ ình đã ban sắc lịnh thi hành điều nguyệnướ c của bà. Nhưng vì núi Ngũ Ðài quá xa Kinh Ðô, nên nhàvua (chưa bàn vớ i Lý thái hậu) chọn nơ i gần nhất để xây chùaÐại Từ Thọ. Khi kiến lập chùa Ðại Từ Thọ xong, triều đ ình mớ ibNm tấu vớ i Lý thái hậu. Vì chưa đượ c mãn nguyện, Lý thái hậura lịnh cho hoàng đế sai nội quan dẫn hơ n ba ngàn công nhânđến núi Ngũ Ðài tu sửa chùa chiền. Ðây là lần đầu tiên triềuđ ình làm Phật sự và gở i nội quan ra ngoài làm việc. Sợ nội quan

không thể hoàn thành công việc đàng hoàng, có thể tổn hại đếnPhật pháp, nên Ngài đích thân điều động và chỉ dẫn cách thức.Thế nên, mọi việc từ đầu đến cuối đều đượ c hoàn thành theo ýmuốn. Sự liên hệ giữa Ngài vớ i hoàng tộc ngày một khắng khít.

Vào năm Vạn Lịch thứ tám, giống như bao triều đại trướ c,hoàng đế ra lịnh thanh tra đất đai để đánh thuế. Thấy dân chúng

ngày một tăng gia sản xuất, triều đ ình càng đánh thuế nhiềuthêm để lấy tiền dùng vào sanh hoạt vinh hoa phú quý chohoàng triều. Lệnh thanh tra đóng thuế của hoàng đế vừa ban ra,liền đượ c các quan địa phươ ng hoan hỷ nghinh tiếp, vì đây là cơ  hội vón vét tiền bạc ruộng lúa của dân chúng. Trong mườ i phầnlúa gạo do dân đóng thuế, chỉ có khoảng hai ba phần là bỏ vàocông khố hoàng cung, bảy phần còn lại là bị quan quân cườ ng

hào địa phươ ng vơ vét ăn chặn.

Núi Ngũ Ðài vốn thuộc tài sản chùa viện, nên xưa nay không bị thanh tra đóng thuế tiền bạc ruộng lúa. Song, lệnh của vua banra, quan huyện nào dám cãi lại! Vì vậy, quan huyện Ngũ Ðàiyêu cầu tăng s ĩ trên núi Ngũ Ðài đóng thuế năm trăm thặng lúa.Ðồng thờ i quan quân thườ ng phái ngườ i đến thanh tra đất đai.

Lâu sau, cuộc sống tu hành của tăng chúng trên núi đều không

Page 98: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 98/200

98 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

đượ c bình an. Vì vậy, tăng s ĩ  từ từ bỏ núi đi nơ i khác tu hành.Nếu không có ai hộ pháp, núi Ngũ Ðài sẽ sớ m biến thành rừnghoang cỏ dại. Do đó, chư sơ n trưở ng lão tại các tự viện tùnglâm, cùng nhau tìm Ngài để thươ ng lượ ng giải quyết vấn đề.Ngài bảo: “Xin thỉnh các ngài chớ  bận tâm lo lắng. Hy vọng,trong vài ngày sẽ có tin tức lành."

Có ngườ i nghi ngờ bảo: “Ðây là thánh chỉ của hoàng đế. Khôngai dám chẳng tuân theo!"

Song, hòa thượ ng Ðại Phươ ng cùng một số tăng s ĩ biết Ngài cómối quan hệ mật thiết vớ i triều đ ình, nên một lờ i của Ngài nóira, liền khiến họ an tâm phần nào. Quả nhiên, vài ngày sau Ngàiviết thơ gở i về triều đ ình thỉnh nguyện cho núi Ngũ Ðài đượ cmiễn thuế. Cuối cùng triều đ ình đáp ứng, không thu một đồngmột cân lúa. Tuy mớ i có ba mươ i lăm tuổi, nhờ uy tín và trí huệ mà Ngài bảo tồn đượ c tài sản của núi Ngũ Ðài.

Pháp hội cầu Thái Tử  

Năm ba mươ i sáu tuổi, Ngài kiến lập pháp hội Vô Giá. Xưa kia,thầy Diệu Phong cũng phát nguyện lấy máu viết kinh HoaNghiêm như Ngài. Nay, Ngài cùng thầy Diệu Phong đồng phátnguyện kiến lập một đạo tràng viên mãn, gọi là pháp hội Vô

Giá (đượ c tổ chức vào mỗi năm, vớ i mục đích ban phát của cảicho ngườ i nghèo. Ðây cũng là pháp hội sám hối. Ở  Ấn Ðộ,pháp hội Vô Giá thườ ng đượ c nhà vua tổ chức để cúng dườ ngthức ăn cho chư tăng và phân phát đồ đạc cho ngườ i nghèo).Trong quyển 'Lịch Sử Văn Minh Ấn Ðộ', trang 157, ôngNguyễn Hiến Lê viết: “...Huyền Trang, nhà sư đi thỉnh kinh nổitiếng nhất của Trung Hoa, bảo rằng vua Harsha cứ năm năm lại

tổ chức một đại lễ để bố thí. Ông mờ i đại diện tất cả tôn giáo,gọi tất cả những ngườ i nghèo khổ trong nướ c lại. Ông có thóiquen, trong quốc khố còn chứa bao nhiêu tiền thuế dành dụm từ 

Page 99: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 99/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 99 đại lễ lần trướ c (ngh ĩ a là năm năm trướ c), lần này đem ra bố thí hết. Huyền Trang ngạc nhiên thấy biết bao nhiêu vàng bạc, tiềnvà nữ trang, tơ  lụa gấm vóc chất đống trong một khoảng rộng,chung quanh có cả trăm cái lều chứa cả ngàn ngườ i. Ba ngàyđầu cúng bái, tụng kinh; ngày thứ tư bắt đầu bố thí. Theo lờ i vị cao tăng đó - có vẻ không tưở ng tượ ng nổi - hàng vạn tăngđượ c cấp thức ăn uống, rồi đượ c tặng mỗi ngườ i một viên ngọctrai, y phục, hoa, dầu thơ m và trăm đồng tiền. Các tu s ĩ Bà LaMôn cũng đượ c hậu tặng gần như vậy, rồi tớ i các tu s ĩ Jain, rồitớ i các giáo phái khác, sau cùng tớ i lượ t các ngườ i nghèo không

theo một tôn giáo nào, những trẻ mồ côi trong nướ c. Có khi bố thí tớ i ba bốn tháng mớ i hết. Sau cùng chính nhà vua Harshacở i hết y phục rực rỡ , lột hết vàng bạc châu báu đeo trong mìnhđể phân phát."

Pháp hội này trở nên thịnh hành tại Tàu kể từ đờ i vua Lươ ngVõ Ðế. Pháp hội Vô Giá thườ ng bị hiểu lầm là pháp hội cúng

Mông Sơ n Thí Thực. Có thể pháp hội Vô Giá gần như giốngpháp hội Thủy Lục, vì khi chuyển đổi để cầu nguyện Thái Tử thì pháp hội Vô Giá trở thành pháp hội Thủy Lục. Sau khi thầyDiệu Phong đi hóa duyên tiền bạc và lươ ng thực đầy đủ, nămtrăm đại đức danh tăng từ Bắc Kinh đượ c thỉnh đến núi Ngũ Ðài. Những việc cần thiết đã đượ c chuNn bị, sắp đặt đầy đủ tạiđạo tràng. Ngay khi đó, hoàng đế sai quan thỉnh các đạo s ĩ  tại

núi Võ Ðang làm lễ cầu thái tử. Lý thái hậu cũng sai quan triềuđ ình đến núi Ngũ Ðài, yêu cầu chư tăng làm lễ cầu Thái Tử.

Tại chùa, Ngài suy ngh ĩ  rằng giữa những lễ nghi, làm Phật sự để cầu quốc thái dân an thì việc cầu Thái tử nối tiếp ngôi vua làquan trọng nhất. Thế nên, thay vì tổ chức pháp hội Vô Giá(pháp hội sám hối của các tỳ kheo và cũng là pháp hội bố thí 

thức ăn tiền bạc cho ngườ i nghèo) đã đượ c xếp đặt hoàn tất,

Page 100: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 100/200

100 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài đổi ngượ c lại thành pháp hội cầu nguyện chư Phật ban chohoàng đế một thái tử để nối ngôi.

Thầy Diệu Phong không hề hiểu ý Ngài. Lý thái hậu phái quanmật sử đến bàn chuyện vớ i Ngài. Ðươ ng thờ i, quyền hành đãnằm hết trong tay hoàng đế. Tuy là ngườ i của Lý thái hậu,nhưng quan mật sử lại không dám làm trái ý của hoàng đế vì sợ  sau này sẽ liên lụy tánh mạng. Do đó, đến núi Ngũ Ðài, quanmật sử bàn vớ i Ngài rằng hãy lập đàn tràng pháp hội cầu thái tử cho qua loa thôi, chớ nên tổ chức rườ m rà. Ngài biết rõ hoàng

đế không có ý ủng hộ Phật pháp, nên công việc hoằng dươ ngchánh pháp sau này chắc sẽ bị cản trở . Ngượ c lại, Lý thái hậuvốn là Phật tử thuần thành. Bà đã từng dựng chùa lập tháp tạihoàng cung, nên Ngài có ấn tượ ng tốt đối vớ i bà. Vì vậy, Ngàinhất quyết không nghe lờ i phân bua của quan mật sử.

Ðươ ng thờ i, thế lực Minh triều suy vi, nhân dân thườ ng khở i

ngh ĩ a. Lúc pháp hội Vô Giá chưa khai mở , quân phiến loạnchống triều đ ình tại Giang Nam thườ ng vào núi Ngũ Ðài. Trongtriều nội, những quan lại ganh ghét Lý thái hậu và Ngài, lấy lýdo đó để phản đối pháp hội Vô Giá. Song, vì Ngài hết sức kiênquyết, nên pháp hội Vô Giá vẫn đượ c chuNn bị. Năm đó, sửachữa tháp viện hoàn tất xong, Ngài đặt kinh Hoa Nghiêm dochính Ngài viết bằng máu và bài phát nguyện để vào trong đó.

Ngài góp nhặt tạng kinh Hoa Nghiêm Thế Giớ i Chuyển Luânvà tất cả kinh điển dùng để tụng đọc trong chùa cùng nhữngpháp khí trong dịp cử hành pháp hội, như pháp cụ, vật tế, phápkhí. Thầy Diệu Phong đang ở  tại Bắc Kinh để cung thỉnh nămtrăm vị danh tăng. Trong chín mươ i ngày đêm Ngài không chợ pmắt vì chuNn bị những pháp khí, kinh điển cho pháp hội. Theođúng thờ i hạn, đến tháng Mườ i, thầy Diệu Phong hướ ng dẫn

hơ n năm trăm vị cao tăng từ Bắc Kinh đến Ngũ Ðài. Như thế,tập họp chúng tăng ở núi và ở kinh đô lại khoảng hơ n một ngànvị. Ngài cung cấp chỗ ăn nơ i ở  đầy đủ, không thiếu thốn lộn

Page 101: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 101/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 101 xộn. Chư khách tăng lấy làm ngạc nhiên vì không biết nhữngnơ i ăn chỗ ở này từ đâu mà có đủ. Pháp hội Thủy-Lục-Khôngkéo dài liên tục trong bảy ngày đêm. Vào thờ i gian đó, tuykhông ăn một hạt cơ m mà chỉ uống nướ c, nhưng Ngài vẫn lolắng chu toàn pháp hội. Mỗi ngày thay đổi hoán chuyển thức ăncúng dườ ng chư Phật chư Bồ Tát hơ n năm trăm bàn mà khôngthiếu thốn sai chạy. Ngườ i đến xem và tham dự rất ngạc nhiên,ngh ĩ tưở ng những đồ vật cúng dườ ng như thế không biết từ đâura, chắc là do thần thông mà có. Tuy nhiên, Ngài biết rõ, mọiviệc đều do chư Phật chư Bồ Tát gia hộ hết.

* Lờ i chú giải của Phướ c Chưng * :

Một bên, hoàng đế sai quan triều đến núi Võ Ðang để mờ i cácđạo s ĩ cầu Trịnh Quí Phi sanh thái tử. Một bên, Lý thái hậu gở iquan nội sử  đến núi Ngũ Ðài, thỉnh tăng chúng làm lễ, cầunguyện Vươ ng Cung Phi sanh thái tử (Theo phong tục, dầu

cung phi hay quý phi, ai sanh thái tử trướ c thì sẽ làm hoàng tháihậu sau này). Như thế, chứng minh hoàng đế và Lý thái hậu tintưở ng khác tôn giáo và khác sự mong cầu. Quan nội sử đượ c Lýthái hậu sai đến núi Ngũ Ðài. Vì sợ liên lụy và không muốn làmnghịch lòng hoàng đế, ông ta không trung thành vớ i Lý tháihậu, nên khuyên Ngài hãy làm lễ đơ n sơ thôi.

Ðối vớ i Diệu Phong, thầy không hiểu vì lý do gì mà việc cầuthái tử lại xảy ra trong pháp hội Vô Giá. Ngài Hám Sơ n giữ vững lập trườ ng trong việc cầu thái tử, vị hoàng đế tươ ng laicho quốc gia, là quan trọng hơ n hết. Cá nhân, trong chín mươ ingày đêm không chợ p mắt, Ngài chuNn bị sửa soạn kinh điển,pháp khí cho pháp hội. Trong bảy ngày của pháp hội, Ngàikhông ăn một hạt cơ m nào, chỉ uống nướ c lã. Mọi Phật sự gồm

có cúng dườ ng hơ n năm trăm bàn thức ăn mỗi ngày, không thể 

Page 102: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 102/200

102 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

làm đượ c nếu không có sự gia bị của chư Phật và trí huệ sángsuốt của Ngài. Sau này, khi việc rắc rối xảy ra tại triều đ ình,hoàng đế bảo: "Cả triều đ ình đều theo tăng s ĩ . Riêng một mìnhta, theo đạo s ĩ ." (Câu này nói tóm gọn chuyện cầu thái tử tại núiVõ Ðang và núi Ngũ Ðài.)

Sau khi pháp hội Vô Giá hoàn tất, danh tiếng của Ngài vanglừng khắp nơ i. Khách thập phươ ng lũ lượ t đến viếng núi Ngũ Ðài. Thấy thờ i cơ  hoằng pháp đã đến, Ngài đăng đàn giảngkinh. Năm 1572, Ngài giảng Hoa Nghiêm Huyền Ðàm (do quốc

sư Thanh Lươ ng chú giải). Mỗi ngày, có hàng ngàn ngườ i đếnnghe giảng kinh thuyết pháp. Con số này nhiều hơ n số ngườ itham dự pháp hội Vô Giá. Vì ngưỡ ng mộ danh đức của Ngài vànúi Ngũ Ðài, tổng cộng có trên trăm ngàn tăng tục đến nghethuyết pháp, khiến khí thế của đạo tràng Ngũ Ðài cực thạnh.Trong sử Phật giáo, ít có những pháp hội hy hữu này. Trongmột trăm ngày, tăng chúng và cư s ĩ nhóm họp đông đảo để nghe

giảng kinh. Hằng ngày, phải cung cấp thức ăn cho hơ n mườ ingàn ngườ i đến nghe giảng kinh. Lúc thọ trai, mọi ngườ i rấttheo thứ tự. Trong những buổi giảng kinh, không nghe nhữngtiếng ồn náo. Mọi việc đều do Ngài xếp đặt và quản lý. Khôngai biết làm sao Ngài tổ chức đượ c như thế. Mọi khí lực Ngàiđều dồn vào pháp hội giảng kinh. Sau khi pháp hội giảng kinhHoa Nghiêm chấm dứt, mọi ngườ i đều trở về quê quán. Tiền tín

thí cúng dườ ng đượ c hơ n mườ i ngàn đồng. Số tiền này đượ csung vào công quỹ thườ ng trụ để trang trải cho chi phí của pháphội.

Năm đó, vào tháng Tám, Vươ ng cung phi hạ sanh thái tử ChuThườ ng Lạc, tức vua Quang Tông sau này (Lý thái hậu rất cảmkích chư tăng tại núi Ngũ Ðài về việc tổ chức pháp hội cầu thái

tử thành công viên mãn.) Theo sử triều Minh, sau khi hoàng đế đến khuê phòng, Vươ ng cung phi liền mang thai, nhưng hoàngđế lại cố tình không chấp nhận. Lý thái hậu nhắc lại ngày giờ  

Page 103: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 103/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 103 mà hoàng đế đến đó và khuyên ông hãy chấp nhận việc Vươ ngcung phi mang thai. Vì thế, hoàng đế mớ i chính thức nhìn nhậnChu Thườ ng Lạc vào tháng Tư âm lịch năm 1582.

Ngài đến chùa Trung Phong, phía tây Bắc Kinh, trông nom việckhắc bản Trung Phong Quảng Lục. Mùa đông, Ngài làm lễ Thủy Lục tại thạch thất.

Năm ba mươ i tám tuổi, vào tháng giêng, đàn tràng Thủy Lụcđượ c chấm dứt. Do đượ c nổi tiếng vì pháp hội cầu thái tử đượ ckết quả như ý, nên danh tiếng núi Ngũ Ðài vang dội khắp nơ i.Bên trong triều nội, ai ai cũng biết đến danh Ngài cùng núi Ngũ Ðài. Bên ngoài, quần chúng Phật tử cũng đều nghe danh Ngài.Tám năm trú tại núi Ngũ Ðài, Ngài tu hành, khai ngộ, thànhthục, thậm chí đạt đến đỉnh cao danh vọng.

Biết rõ thanh danh thườ ng làm chướ ng ngại cho việc tu hành,

và nhận thấy rằng khó lòng ở dài lâu tại Ngũ Ðài, nên Ngài quaÐông Hải Nn cư. Từ đó, Ngài chính thức bỏ hiệu Trừng Ấn màdùng pháp hiệu Hám Sơ n. Chỉ mang một bình bát, Ngài cùngthầy Diệu Phong bắt đầu cuộc hành trình dài dẳng. Thầy DiệuPhong đến Lô Nha, còn Ngài vì bị bịnh nên qua Chân Ðịnh,Chướ ng Thạch Nham để điều dưỡ ng. Khi đó, Ngài viết kệ:

"Vót núi dựa bầu trờ i,Mặt trờ i bị che khuấtVách núi cắt đườ ng lộ Chỉ còn cây thang bay."

Khi xưa, chùa Báo Ân bị cháy, Ngài đã từng phát nguyện trùnghưng lại. Trong tám năm trú tại Ngũ Ðài, Ngài có rất nhiều cơ  

hội để thực hiện. Vì sợ nếu đi chỗ xa xôi sẽ bỏ lỡ cơ hội, nênNgài quyết định Nn cư tại Ðông Hải. Ngày tám tháng Tư, Ngài

Page 104: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 104/200

104 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

đến núi Lao Sơ n. Trướ c khi chia tay, thầy Diệu Phong bảo đệ tử là Ðức Tông, đi theo Ngài làm thị giả vì sợ Ngài bịnh hoạn,không thể đi một mình. Ngài liền chấp thuận. Nơ i đó, Ngài bắtđầu duyệt sớ sao kinh Hoa Nghiêm của quốc sư Thanh Lươ ng.Một hôm, Ngài duyệt đến phNm Bồ Tát Trụ Xứ: "Nơ i Ðông Hảicó một chỗ gọi là động Na La Diên. Từ xưa đến nay, chư Bồ Tát thườ ng đến trụ nơ i đó."

Sớ  sao kinh Hoa Nghiêm của quốc sư Thanh Lươ ng viết: "NaLa Diên là tiếng Phạn, dịch thành Kiên Lao, tức núi Lao Sơ n tại

Ðông Hải."Theo quyển Ngu Cống, Thanh Châu, Ðăng Lai Cảnh thì hangnày nằm khoảng giữa Ðăng Châu và Lai Châu trong huyệnThanh Châu.

Vì có lòng mong muốn, Ngài tìm đến Lao Sơ n (Xưa kia, Tần

Thủy Hoàng, Hán Võ Ðế, vì muốn tìm thuốc tiên, nên đã từngđến Lao Sơ n. Ðườ ng Huyền Tông cũng đã từng phái ngườ i đếntìm thuốc tiên. Ðồng thờ i, từ đờ i Tống, Nguyên về sau, Lao Sơ nlà danh sơ n của Ðạo giáo. Những đạo s ĩ trứ danh như Khưu Xứ Cơ , Trươ ng Tam Phong đã từng đến đó tu đạo). Quả nhiên,Ngài tìm gặp không khó, nhưng không thể cư ngụ. Kế tiếp,Ngài đi vào núi, hướ ng về phía Nam, đến nơ i thâm sơ n cùng

cốc; nơ i đó, sau lưng là những dãy núi bao quanh, trướ c mặt làbiển cả. Thật là một vùng đất kỳ dị tuyệt diệu, có thể khôngphải là chỗ của ngườ i thế gian. Vùng này có một ngôi chùađượ c gọi là chùa Quán Âm, nhưng nay chỉ còn nền móng.

Xem xét, Ngài khám phá rằng trong những năm đầu đờ iNguyên (1280-1341), bảy ông đạo s ĩ , giả dạng dựa tên vua Thế 

Tổ, chuyển đổi chùa Phật giáo thành đền miếu Ðạo giáo. Lúcvua Thế Tổ trở  về sau cuộc lưu đày, chư Tăng dâng sớ  thỉnhcầu nên núi Lao Sơ n đượ c trả trở  lại cho tăng s ĩ . Núi Lao Sơ n

Page 105: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 105/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 105 không ai lo chăm sóc vì bị bờ biển cách biệt. Do đó, ngôi chùaQuán Âm bị bỏ hoang phế. Vì thích chỗ Nn cư tuyệt thế, Ngàiquyết định ở  lại. Ðầu tiên, Ngài dùng chiếu làm màn che bêndướ i gốc cây. Bảy tháng sau, cư s ĩ Trươ ng Ðại Tâm cùng dânđịa phươ ng đến giúp Ngài xây một căn chòi lá. Ngài ở  đó vớ itâm an lạc hơ n một năm mà không vãng lai kết bạn vớ i ai. Khiấy, pháp sư Quế Phong, trụ trì chùa Linh Sơ n ở Tức Mặc, là bậcpháp nhãn trong vùng, thườ ng đến đàm đạo vớ i Ngài.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Trú tại núi Ngũ Ðài và thườ ng lui tớ i kinh thành, mục đíchchính yếu của Ngài là tìm cách dựa vào sự giúp đỡ của hoàngtriều để trùng hưng lại chùa Báo Ân. Làm mọi Phật sự tại núiNgũ Ðài, Ngài đều nhắm vào mục đích đó.

Núi Ngũ Ðài trở nên danh tiếng vì pháp hội cầu Thái Tử cho

triều đ ình đượ c như ý. Hơ n nữa, vì làm hoàng đế và các quannội sử buồn bực, nên danh tiếng của núi lại càng vang xa thêm.Ðấy là lý do tại sao nơ i này và những vùng kế cận Ngài HámSơ n không thể ở  lại đượ c. Chỉ còn một cách giải quyết là Ngàiphải đến vùng hẻo lánh, tức núi Lao Sơ n ở Ðông Hải.

Năm Ngài ba mươ i chín tuổi. Vào tháng chín, vì tri ân chư Phật

ban cho một thái tử, qua pháp hội cầu nguyện Thủy Lục tại núiNgũ Ðài mà chủ chốt là Ngài, thầy Diệu Phong và ngài ÐạiPhươ ng, nên Lý thái hậu thỉnh mờ i cả ba ngài lên Bắc Kinh thọ nhận tặng phNm. Thầy Diệu Phong và Ðại Phươ ng lên kinh đôđể nhận lễ lộc. Tuy nhiên, Lý thái hậu không thể kiếm gặpNgài. Do đó, thái hậu nhờ  thầy Ðoan Yêm, trụ trì chùa LongHoa, đi tìm Ngài. Biết Ngài đang trú tại bờ bể vùng Ðông Hải,

nên thầy Ðoan Yêm chống gậy tìm đến thăm viếng. Thầy nói rõ

Page 106: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 106/200

106 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

việc Lý thái hậu muốn tưở ng thưở ng, nhưng Ngài tỏ lòng chânthành cám ơ n, nói: "Nay mong nhờ Thánh ân, đượ c sơ n hải cằncỗi này là đã mãn nguyện lắm rồi. Tôi không dám thọ lãnh phầnthưở ng."

Thầy Ðoan Yêm chuyển lờ i thỉnh cầu của Ngài cho Lý thái hậu,nhưng bà không vui, nên quyết định xây một ngôi tự viện tạiTây Sơ n, để thỉnh Ngài đến đó trụ trì. Một vị quan nội sử lạiđến, ép thọ nhận nhưng Ngài từ chối. Quan nội sử trở về thuậtlại việc Ngài đã quyết chí tu hành ở núi Lao Sơ n cho Lý thái

hậu nghe. Lý thái hậu bỏ qua việc này và vì nghe Ngài khôngcó phòng xá để ở , nên cúng dườ ng ba ngàn lạng vàng cho Ngàiđể sửa chữa chùa Quán Âm tại núi Lao Sơ n. Khi quan triềuđ ình mang vàng đến, Ngài liền từ chối, bảo: "Tôi có vài cănchòi lá, đủ để tu hành an ổn rồi. Sao còn tạo duyên chi nữa."

Quan sứ giả kiên quyết, bảo rằng không dám đem lờ i của Ngài

thuật lại cho Lý thái hậu nghe. Ngài bảo: "Theo ý của bần tăng,năm nay dân chúng tỉnh Sơ n Ðông đang bị đói khát vì thiên taihoạn nạn. Sao không dùng danh ngh ĩ a của Lý thái hậu để cứu tế dân nghèo đói, hầu mong Thánh Mẫu tích đức dài lâu, khiếndân chúng kính phục?"

Những lờ i này khiến cho quan nội sử rất khâm phục tâm lượ ng

của Ngài không đắm nhiễm danh lợ i, chỉ an bần thủ đạo, khắckhổ tu hành. Vì vậy, sứ giả triều đ ình đến các phủ lý, dùng móntiền đó để cúng dườ ng cho chư tăng, giúp đỡ  cô nhi quả phụ,ngườ i già bịnh tật, và tù nhân, cùng cứu tế dân chúng đói khổ vìnạn hạn hán. Quyển sổ ghi chi phí tiền bạc bố thí cúng dườ ngđượ c đưa về tận tay Lý thái hậu. Xem qua, bà rất vui mừng vàcảm động. Sau này, khi bị phán quan làm rắc rối về việc "lạm

dụng tài sản triều đ ình", Ngài liền bảo phán quan rằng hãy xemlại quyển sổ kiểm kê tài vật của triều đ ình. Khi tìm thấy chỉ cómột phần tài sản triều đ ình đượ c dùng vào việc cứu tế nạn đói,

Page 107: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 107/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 107 thì hoàng đế mớ i thấy rõ sự tố cáo giả dối của kẻ gian đối vớ iNgài.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Tiền "ngân khoản triều đ ình", thật ra không đượ c trả trực tiếp từ ngân quỹ triều đ ình. Số tiền này gồm có khoản tiền dành dụmtừ tiền chi phí thức ăn cho Lý thái hậu và các cung phi trongtriều đ ình. Những chi phí này đượ c giảm bớ t để cung cấp vàongân khoản xây dựng, trùng tu lại chùa Báo Ân. Việc nàykhông liên hệ gì vớ i số vàng mà Lý thái hậu định cúng dườ ngcho Ngài. Tựu chung đây chỉ là mưu kế của triều đ ình lập ra để bắt tội Ngài.

Ngườ i địa phươ ng xưa nay chẳng biết đến Tam Bảo. Ngài sốngở vùng núi, nơ i bộ tộc họ Hoàng là lớ n nhất. Họ từ từ đến gầngũi thân cận Ngài. Bộ tộc này, khi đó có tên là ngoại đạo La

Thanh (biến thái của Ðạo giáo). Họ là ngườ i Thành Dươ ng, tứcnơ i sanh trưở ng, trướ c khi đổ dồn về miền đông, tuyệt chẳngbiết đến ngôi Tam Bảo (Phật Pháp Tăng). Ngài trú nơ i đó, dầndần dùng phươ ng tiện nhiếp thọ giáo hóa họ. Chẳng bao lâu,các vị sư trưở ng của họ dẫn dắt họ đến quy y vớ i Ngài. Từ đó,họ bắt đầu biết đến Phật Pháp.

Trong những năm đầu khai quốc của Minh triều, Minh Thái Tổ và Minh Thành Tổ vì muốn chấn hưng Phật giáo, nên ra lệnhkhắc ấn Ðại Tạng Kinh, nhưng sau này dần dần những bản kinhnày hầu như bị thất lạc hết. Ðến đờ i Minh Thần Tông, Lý tháihậu ra lệnh cho in khắc lại Ðại Tạng Kinh, cộng thành nămmươ i bộ. Khi in xong, Ðại Tạng Kinh đượ c phân phát đếnnhiều tự viện. Hoàng đế ra lịnh ban mườ i lăm bộ Ðại Tạng

Kinh cho mườ i lăm ngôi tự viện danh tiếng trong toàn nướ c.

Page 108: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 108/200

108 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Bốn bộ Ðại Tạng Kinh đượ c gở i đến bốn vùng biên địa: NúiLao Sơ n ở Ðông Hải, núi Phổ Ðà ở Nam Hải, núi Nga Mi ở Tứ Xuyên, núi Lô Nha ở miền Bắc.

Do nhớ nhân duyên (pháp hội cầu thái tử) ở núi Ngũ Ðài và vìNgài liên tiếp từ chối đến Bắc Kinh để nhận lễ vật, Lý thái hậugở i một bộ Ðại Tạng Kinh đến Ðông Hải. Vì Ngài không biếtviệc này nên khi Ðại Tạng Kinh đượ c gở i đến, không có chỗ để chứa. Do đó, Ðại Tạng Kinh đượ c giữ tại dinh phủ của quanhuyện. Vì dùng danh ngh ĩ a lập nơ i cất chứa Ðại Tạng Kinh, Lý

thái hậu ra lịnh cho xây cất chùa viện nơ i đó, khiến Ngài khôngcòn cách khướ c từ. Do thọ nhận ân huệ của Lý thái hậu, giúp đỡ  kiến lập tự viện, và do không thể thái quá bỏ qua thế tình, nênNgài tự thân vào kinh đô để cảm tạ ân của bà. Nhân dịp đó, Lýthái hậu cũng ra lịnh cho các cung phi cúng dườ ng tiền xâychùa cất chứa Ðại Tạng Kinh. Bà ra lịnh đặt tên cho chùa tạiÐông Hải là Hải Ấn.

Lúc đang ở tại Bắc Kinh, Ngài nghe tin Thiền Sư Ðạt Quán đếnÐông Hải tìm Ngài. Thế nên, Ngài vội vàng cáo từ Lý thái hậuđể trở về Ðông Hải. Khi vừa đến chân núi thì Ngài gặp ThiềnSư Ðạt Quán cũng vừa xuống núi. Vì vậy, Thiền Sư Ðạt Quáncùng Ngài trở về núi và ở khoảng hai mươ i ngày. Khi ấy, ThiềnSư Ðạt Quán tặng Ngài bài kệ:

"Nhàn rỗi đến trú bên bờ biển.Hư danh lạc đến núi miền Ðông."

(Vì thanh danh lừng lẫy tại núi Ngũ Ðài, Ngài Hám Sơ n đếnvùng Ðông Hải để quên đi hết những hư danh này. Ngài tự tại,không chấp trướ c vào việc thế gian.)

Kể từ chia tay vớ i thầy Diệu Phong, Thiền Sư Ðạt Quán là vị pháp hữu thân mật nhất của Ngài.

Page 109: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 109/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 109 Chùa Hải Ấn đượ c xây xong, Ngài cùng vớ i Thiền Sư Ðạt Quánđàm luận cả bốn mươ i ngày đêm. Thiền Sư Ðạt Quán lớ n hơ nNgài ba tuổi. Học thức và kiến giải của hai ngài đều tươ ngđồng. Sau này, Thiền Sư Ðạt Quán muốn viết bộ “Minh triềuTruyền Ðăng Lục”. Xét thấy Thiền tông bị mai một, Ngài cùngThiền Sư Ðạt Quán đồng nguyện ướ c đến Tào Khê để phụchưng, trùng khai mạch phái Thiền tông. Ngài Ðạt Quán địnhướ c là sẽ  đến Lô Sơ n để  đợ i Ngài (Song, sau này có ai ngờ  đượ c là do thọ nhận Ðại Tạng Kinh của Lý thái hậu gở i đến vàviệc kiến lập chùa Hải Ấn, khiến Ngài phải bị hoàng đế ra lệnh

hạ ngục, bắt hoàn tục, và đày vào miền Nam, đến Lôi Châu. TạiLô Sơ n, nghe tin Ngài bị nạn, ngài Ðạt Quán liền tụng một trămbộ kinh Pháp Hoa để cầu nguyện chư Phật gia hộ cho Ngàithoát hiểm nạn. Khi ghe đưa Ngài tạm ghé vào Nam Kinh, ngàiÐạt Quán tức tốc tìm đến để gặp mặt.)

Sau những năm dài lao động (trí óc lẫn thân thể) kể từ lúc ba

mươ i sáu tuổi, cuối cùng vào tháng mườ i một Ngài mớ i thật sự an cư tại Thiền thất mớ i xây cất. Thân tâm phóng xả, an lạc vôcùng. Ðêm nọ, sau buổi ngồi Thiền, Ngài đứng dậy thấy biểntrờ i xanh thẫm trong vắt, trăng mây tươ ng giao chiếu sáng. Ðộtnhiên, Ngài cảm thấy thân tâm, thế giớ i đều lắng đọng, như hoahiện ở hư không. Ðại quang minh tạng đượ c soi chiếu rõ ràng,chẳng còn một vật. Do đó, Ngài thuyết kệ:

"Biển sâu trờ i trong, trăng chiếu tuyếtNơ i đây phàm thánh tuyệt dấu vếtMắt Kim Cang hiện hoa hư khôngÐất đai đều quy tràng tịch diệt."

Ngài liền trở vào am thất, mở kinh Lăng Nghiêm ra ấn chứng.

Lấy kinh ra, Ngài đọc đến đoạn: "Thân tâm của ông đồng vớ i

Page 110: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 110/200

110 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

những vật bên ngoài như núi sông đất đá, hư không, đều lànhững vật nằm trong chân tâm diệu minh."

(Mắt Kim Cang tượ ng trưng cho trí huệ Bát Nhã. Hoa đốm giữahư không tượ ng trưng cho cảnh vật thế gian. Tất cả  đều làhuyễn hóa không thật. Tịch diệt của Niết Bàn chẳng thể đạt đếnnếu không dùng trí huệ Bát Nhã đập nát giả tướ ng của muônvật.)

Do đó, toàn bộ cảnh tượ ng của kinh đều hiện rõ trướ c mắt vàtrong tâm Ngài. Sau đó, Ngài liền bảo ngườ i trong chùa mangbút giấy đến để viết quyển "Lăng Nghiêm Huyền Kính."

Ngài viết xong quyển "Lăng Nghiêm Huyền Kính" trong vòngnửa đêm thì chấm dứt. Ngài gọi thầy Duy Na vào thất, đọcquyển sách này. Ngài cảm tưở ng rằng mình đang chú giảiquyển sách này trong mộng.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Lúc trẻ, Ngài đã từng cùng thầy Tuyết Lãng đến núi Lô Sơ n.Khi đó, vì chưa đủ định lực, Ngài sợ thú dữ nên không dám trụ lại núi. Việc này khiến Ngài tự hổ thẹn suốt cả  đờ i. Vì vậy,ngày đêm tại Lao Sơ n Ngài thườ ng tự rèn luyện định lực cho

kiên cố. Ban tối cũng như ban ngày tâm không hề sợ sệt. Trongnhững quyển nhật ký, Ngài Hám Sơ n viết: “Chúng ta phải biếttất cả đều là không thật, huyễn hóa. Phải biết dùng huyễn hóachứ không để nó chuyển. Ngày nọ, khi đang ở  tại chùa Hải Ấnở Ðông Hải, tôi chợ t nhớ câu chuyện một ngườ i lạ mặt vào chặtđầu tổ Huệ Năng. Vì vậy, tôi quyết định tu cách đạt định lựckiên cố như Lục Tổ. Mọi ngày, lúc ngồi Thiền tôi để cửa chánh

điện mở  trống, sẵn sàng xả  đầu mình cho bất cứ ai muốn"mượ n". Dần dần, tôi cảm thấy sự tu trì có phần tiến bộ.

Page 111: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 111/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 111 Vào đêm nọ, đột nhiên tôi đượ c đệ tử cho biết là sẽ có ăn trộmđến. Tôi bảo: "Hãy để hắn vào."

Tôi ngồi thẳng ngườ i bên cạnh cây đèn cầy, không chút bối rối.Khi đến cửa, gã ăn trộm ngập ngừng, không dám bướ c vào.Ngườ i gã rất cao ráo. Tôi gọi gã vào và bảo: "Trong đây khôngcó gì cả."

Sau đó, tôi bảo thị giả lấy hai trăm đồng xu đượ c giấu trên máinhà để cho gã. Nếu tôi không chuNn bị việc này thì chắc sẽ sợ  hãi lắm.

Ðêm khác, tôi nhập định nên cảm thấy thờ i gian và không gianđều trống không. Tôi lại thấy chùa Hải Ấn phóng ánh sáng. Núinon, sông ngòi đều chấn động. Tôi nhận ra trí huệ chân thật(phát sanh từ định lực) của tự tánh. Chốc sau, tôi khai ngộ vànhập vào cảnh giớ i siêu tột mà kinh Lăng Nghiêm miêu tả 

tườ ng tận. Tôi nhớ cảnh giớ i này rất rõ ràng. Khi ấy, tôi vội đốtđèn cầy và viết lại cảnh giớ i mà mình vừa thâm nhập. Tay tôikhông ngừng viết suốt canh năm (từ ba giờ  sáng đến năm giờ  sáng). Cuối canh năm, quyển Lăng Nghiêm Huyền Kính đượ cviết xong. Thị giả đến và ngạc nhiên vì thấy tôi thắp ngọn đèncầy từ sáng sớ m."

Năm bốn mươ i hai tuổi, Ngài tu sửa lại chùa chiền. Ðầu tiên,Ngài khai đườ ng thuyết giớ i cho chư đệ tử. Khi ấy, chư tăngbốn phươ ng đổ dồn đến. Ngài viết Tâm Kinh Trực Thuyết chocác đệ tử tại gia. Mùa Thu, Hồ Thuận Am từ quan về hưu tạiquê quán (Ông vốn là bạn thuở  thiếu thờ i của Ngài từ năm1575. Ngài gặp ông ta tại Bình Dươ ng, Sơ n Tây, nơ i ông tađang nhậm chức Tổng Ðốc. Năm kế, ông ta đượ c chuyển về 

Ứ ng Môn, phía Bắc tỉnh Sơ n Tây, tại Vạn Lý Trườ ng Thành để 

Page 112: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 112/200

112 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

giữ gìn biên giớ i, chống quân Mông Cổ. Trên đườ ng lên miềnBắc, ông ta ghé lại núi Ngũ Ðài thăm Ngài. Trong thờ i gian trấnthủ tại Ứ ng Môn, ông ta thườ ng viết và in lại những bài giảngTự Ngôn của Ngài. Ngài thườ ng viết lách thơ văn theo văn thể của Lão Tử và giải thích Ðạo giáo theo trí huệ Phật giáo, tức ámchỉ rằng lờ i dạy của Lão Tử và Trang Tử chỉ giống như giáo lýsơ  đẳng của Phật giáo).

Ông dẫn đứa cháu đến, cho xuất gia và làm thị giả Ngài, vớ ipháp hiệu là Phướ c Thiện. Phướ c Thiện là thị giả thườ ng đi

theo Ngài bên tả hữu, chịu đựng những gian nan hiểm trở vớ iNgài, và viết lại hầu hết những thơ văn và kinh văn chú giải củaNgài. Bộ 'Ðông Du Tập' của Ngài do chính tay Phướ c Thiện ghilại. Bộ 'Hám Sơ n Ðại Sư Mộng Du Tập' phần lớ n cũng doPhướ c Thiện ghi lại. Trong những môn đệ, Phướ c Thiện ngộ tánh tối cao và rất có khí khái. Lúc trú tại Ngũ Cửu Phong ở LôSơ n, Ngài giao Phướ c Thiện cho ngài phươ ng trượ ng. Sau này,

Phướ c Thiện trở  thành phươ ng trượ ng trụ trì chùa Pháp Vân ở  núi Lô Sơ n.

* Lờ i chú giải của Phướ c Chưng *:

Khi Ngài đến miền Ðông, tôi có gặp Phướ c Thiện, đệ tử thị giả của Ngài. Thị giả Phướ c Thiện trợ  giúp và góp nhặt hồi ký

"Ðông Du Tập". Phướ c Thiện là vị đệ tử giỏi nhất, thườ ng theohầu Ngài trong những hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm. Hầuhết những bài chú giải kinh điển, thơ văn trong quyển 'Hám Sơ nÐại Sư Mộng Du Tập', đều do thầy Phướ c Thiện tự tay viết lại.Sau này, thầy Phướ c Thiện làm trụ trì tại chùa Pháp Vân tại LôSơ n. Năm bảy mươ i tuổi, thầy Phướ c Thiện ngồi tọa Thiền rồithị tịch.

Năm Ngài bốn mươ i ba tuổi, một đệ tử của Ngài sau khi đọc"Lăng Nghiêm Huyền Kính", liền bảo: "Kinh này nói về sự 

Page 113: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 113/200

Page 114: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 114/200

114 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

hoàng đế ra sắc lệnh ban tặng. Ngài bắt đầu cuộc hành trìnhmang bộ Ðại Tạng Kinh trở về chùa Báo Ân. Tháng mườ i một,Ngài đến chùa Long Giang. Nơ i đó, bảo tháp trong chùa phóngánh sáng liên tục cả mấy ngày. Ngày Ðại Tạng Kinh đượ c đưađến chùa, bảo tháp phóng ánh sáng vòng cầu, hướ ng về phíaBắc, như cung nghinh ngưỡ ng đón. Chư tăng trong chùa sắphàng đi theo hướ ng bảo tháp phóng ánh sáng. Sau khi đặt ÐạiTạng Kinh vào Tàng Kinh Các an toàn, hào quang chiếu sángliên tục vài ngày không dứt. Ngườ i đến chiêm lễ trên cả hàngchục ngàn ngườ i. Mọi ngườ i đều cho là việc hy hữu kỳ lạ. Khi

nghe Ngài sắp trở về, bà mẹ liền cho ngườ i đến chùa Báo Ân để hỏi ngày nào Ngài sẽ trở về nhà. Ngài đáp: "Tôi đến vì việc củatriều đ ình chứ không phải vì việc của gia đ ình. Nếu mẹ tôi vuivẻ như lúc chia tay thì tôi sẽ ở lại nhà hai đêm. Ngượ c lại, tôi sẽ không trở về nhà."

Mục đích hồi gia là chuyển vận Ðại Tạng kinh, nên Ngài sợ  

rằng tình mẫu tử sẽ ngăn trở và làm phiền lụy đến con đườ ng tuđạo của mình.

Nghe ngườ i đưa tin thuật lại lờ i này, bà mẹ nói: “Nhân duyêngặp lại con mình rất khó đượ c. Niềm vui mừng sung sướ ng trànđầy. Tại sao phải buồn tủi khóc lóc? Một lần gặp là đủ rồi, saothầy còn bảo là sẽ ở lại hai đêm?"

Năm mườ i hai tuổi, Ngài rờ i nhà vào chùa. Năm bốn mươ i bốntuổi, Ngài trở về nhà thăm cha mẹ ngoài tám mươ i. Khi trở về,cha mẹ Ngài rất vui mừng. Ngài rất ngạc nhiên khi nghe lại câuchuyện trong buổi đàm luận của mẹ Ngài vớ i một vị trưở ng lãotrong tộc. Vị trưở ng lão hỏi: "Thầy trở về bằng đườ ng thủy haybằng đườ ng bộ?"

Bà mẹ đáp: "Tại sao lại hỏi Thầy trở về bằng đườ ng thủy haybằng đườ ng bộ?"

Page 115: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 115/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 115 Trưở ng giả hỏi: "Vậy Thầy từ đâu trở về?"

Bà mẹ đáp: "Thầy từ hư không trở về!"

Qua câu chuyện này, khiến Ngài ngạc nhiên, bảo: "Thật chẳngngạc nhiên gì việc lúc trướ c mẹ có thể xả bỏ, cho mình đi xuấtgia."

Ngài hỏi bà mẹ: "Từ lúc ra đi, mẹ có nhớ Thầy không?"

Bà mẹ bảo: "Sao lại không nhớ ! Tuy hiện nay Thầy là một vị cao tăng, nhưng vẫn là nắm ruột của mẹ."

Ngài hỏi tiếp: "Làm thế nào mẹ có thể quên đi niềm thươ ng nhớ  đó?"

Bà mẹ đáp: "Ðầu tiên, mẹ không biết làm cách nào. Sau nàynghe Thầy đang tu tại núi Ngũ Ðài, nên hỏi các vị tăng trongvùng rằng ngọn núi đó ở  đâu. Họ trả lờ i là ngọn núi này nằmdướ i sao Bắc ÐNu. Từ  đó, mỗi tối mẹ lễ sao Bắc ÐNu, cùngniệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm. Nhờ  thế mà mẹ không cònnhớ  đến Thầy nữa. Nếu nghe Thầy đã chết thì mẹ sẽ không cònlễ bái và tưở ng nhớ   đến Thầy. Nay thấy Thầy, như thấy hóathân vậy (tức hóa thân Phật Lô Xá Na)."

Cung cách và tư tưở ng của bà mẹ  ảnh hưở ng rất lớ n đối vớ icuộc đờ i của Ngài, như sự giáo dục nghiêm khắc và lòng tínthành Phật pháp.

Ngày thứ hai ở  tại nhà, Ngài lễ các phần mộ của tổ tiên, tìmđượ c nơ i chôn cất cho cha mẹ (phong tục ngườ i Tàu là tìm

kiếm chỗ chôn cất cha mẹ trướ c khi họ qua đờ i). Ngài nói đùavớ i cha Ngài, lúc đó đã hơ n tám mươ i tuổi, là hôm nay Thầy sẽ 

Page 116: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 116/200

116 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

chôn sống cha để khỏi trở  về nhà nữa. Nói xong, Ngài dùngxẻng, cuốc đất lên. Mẹ Ngài giựt cây xẻng và bảo: "Hãy để lãobà tự làm lấy. Sao lại làm phiền ngườ i khác!"

Nói xong bà cuốc xuống đất vài nhát. Ngày thứ ba, Ngài từ giãcha mẹ. Bà mẹ vui mừng như bình thườ ng, không chút quyếnluyến. Ngài biết đượ c rằng bà mẹ không phải là ngườ i bìnhthườ ng.

Nguyên nhân trọng yếu khiến Ngài trở về Nam Kinh lần này làvì chùa Báo Ân. Sau khi chùa Báo Ân bị hỏa hoạn, Ngài cùngvớ i thầy Tuyết Lãng phát nguyện tận lực trùng tu tự viện.

Lúc ấy thầy Tuyết Lãng vân du giảng kinh thuyết pháp. Thầycũng giành dụm đượ c một số tiền để xây dựng lại chùa Báo Ân.Nhờ sự nỗ lực của thầy Tuyết Lãng, chùa Báo Ân đượ c trùng tuphần nào. Song, quy củ mô phạm của ngài Tây Lâm không thể 

hồi phục.Lúc đang tu tại núi Ngũ Ðài, không ngày nào mà Ngài chẳngnhớ  đến lờ i phát nguyện trùng tu chùa Báo Ân thuở xưa. Ðươ ngthờ i Ngài cũng dành dụm một số tiền. Lần này, đem Ðại Tạngkinh trở về chùa Báo Ân, Ngài dùng số tiền này để xây dựng lạitự viện.

Khi mớ i phát tâm xây lại chùa Báo Ân (đã bị đốt cháy vì sétđánh năm xưa), Ngài đến núi Ngũ Ðài. Mặc dầu có nhiều dịp để thực hiện lờ i nguyện, nhưng công việc sửa chữa chùa cần phảicó khoảng vài trăm ngàn đồng vàng, khó mà gom góp đượ c. Vìvậy, Ngài tạm cư trú tại vùng duyên hải để chờ cơ hội chín mùi.Thừa dịp thỉnh Ðại Tạng Kinh từ Bắc Kinh trở  về Nam Kinh

(chùa Báo Ân), Ngài đệ đơ n phụng tấu Lý thái hậu giúp đỡ việcxây dựng lại chùa Báo Ân. Ngài nhấn mạnh rằng phải cần mộtsố tiền lớ n để thực hiện việc khó khăn này. Ngài đề nghị Lý thái

Page 117: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 117/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 117 hậu giảm một trăm lượ ng bạc chi tiêu cho thức ăn mỗi ngày thìchươ ng trình trùng tu chùa Báo Ân sẽ bắt đầu trong vòng banăm tớ i và sẽ hoàn thành trong vòng mườ i năm. Lý thái hậu rấtvui vẻ và ra lịnh việc dành dụm tiền sẽ bắt đầu vào tháng chạp.

Bị nạn

Năm bốn mươ i lăm tuổi, Ngài có đệ tử tên là Hoàng Sanh Nạp,tự Tử Quang, là em của quan huyện họ Hoàng tại vùng TứcMặc. Khi Ngài đến vùng biên hải, Tử Quang đượ c mườ i chín

tuổi, đến quy y và xin làm đệ tử. Tử Quang thỉnh Ngài dạy Phậtpháp. Ngài liền dạy kinh Lăng Nghiêm. Trong vòng hai tháng,Tử Quang thuộc lòng bộ kinh này. Từ  đó, Tử Quang phátnguyện ăn chay trườ ng mặc dầu cha mẹ cấm đoán. Tử Quangchưa hề thối thất tâm Bồ Ðề, thiết tha quyết chí tu Thiền, lưngchưa từng đặt xuống chiếu. Khi Ngài trở vào Nam, Tử Quangtự ngh ĩ : "Mình sanh nhằm vùng biên địa. Bao kiếp lâu dài

không nghe danh Tam Bảo. Nay may mắn gặp đại thiện trithức, không thỉnh mà đến. Nếu Ngài không trở về, mình sẽ mấtnơ i chỗ nươ ng tựa."

Nói xong, Tử Quang cắt da, làm tim đèn, cúng dườ ng và cầuđại s ĩ Quán Âm gia hộ cho Ngài sớ m trở về. Mặc dầu, chỗ látda rất đau, nhưng Tử Quang vẫn cố chịu đựng và niệm danh

hiệu đại s ĩ Quán Âm. Ba tháng sau, vết thươ ng lành lặn. Khi ấy,ngay tại vết thươ ng hiện ra hình đại s ĩ Quán Âm. Lông mi mặtmũi, thân hình, y áo, rất giống như tượ ng vẽ. Vợ và mẹ của Tử Quang chưa từng biết đến việc này. Sau này, Tử Quang luôncầu xuất gia, nhưng Ngài không khứng chịu. Tử Quang thưa:"Con đã đổi sao Bắc ÐNu rồi, sao Thầy lại không cho phép?"Việc này chứng minh rằng ngay cả tại vùng biên địa nghèo nàn

khổ ải, hạt giống Phật vẫn không ngừng đâm chồi nNy nở .

Page 118: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 118/200

118 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Vì Lao Sơ n vốn là đạo tràng của Ðạo giáo bấy lâu nay, nên tínchúng theo Ðạo giáo rất đông. Lúc Ngài vừa đến, họ rất khinhkhi. Dần dần, do đức độ tu hành khổ hạnh, Ngài cảm hóa đượ crất nhiều ngườ i trong vùng. Nay chùa Hải Ấn vừa xây xong, cácđạo s ĩ  rất ghen ghét nên nghị định cùng nhau lập kế hãm hạiNgài, bằng cách thưa kiện quan phủ là Ngài chiếm đạo quáncủa họ để lập tự viện. Sự tranh chấp giữa Phật giáo và Ðạo giáongày càng căng thẳng. Theo tín đồ Phật giáo thì quyền sở hữucủa chùa Hải Ấn và khu đất lân cận thuộc về ngườ i Phật tử. LaoSơ n xưa kia vốn có chùa chiền Phật giáo. Những năm đầu nhà

Nguyên, các đạo s ĩ   đến đó xâm chiếm. Hiện tại bất quá chỉ trùng hưng chùa chiền lại thôi. Các đạo s ĩ bảo rằng núi Lao Sơ nvốn thuộc quyền sở hữu của Ðạo giáo, mà ngày nay bị tăng s ĩ  đến cưỡ ng đoạt.

Khi ấy, có một nhóm ngườ i muốn chiếm đoạt ngôi chùa củaNgài. Họ hợ p tác vớ i các đạo s ĩ , tự đặt điều là đền miếu Ðạo

giáo bị xâm chiếm. Họ tụ tập rất đông đảo, rồi đến kiện tụng tạidinh phủ quan huyện. Quan huyện họ Lê, biết rõ đầy đủ sự kiệnvà rất chán ghét những kẻ đặt điều gian trá, nên bảo quan phủ Lai Châu điều tra sự việc rõ ràng. Ngài tự thân ra huyện đườ ngnghe xử kiện. Vài trăm ngườ i la lối, làm nháo động trướ c dinhphủ. Khi đó, Ngài bị họ bao quanh. Có hai thị giả cùng đi theohầu, nhưng Ngài bảo họ đi nơ i khác. Một mình Ngài đơ n độc đi

vào giữa đám đông. Tên thủ lãnh rút đao ra, định chém Ngài.Tuy cái chết nằm trong đườ ng tơ kẽ tóc, Ngài vẫn ung dung tự tại bướ c đi chậm rãi, không hề lộ vẻ sợ sệt, bảo: “Ông giết tôi,có tốt lành gì đâu, vì chính ông tự đưa mình vào chỗ chết."

Ðối mặt vớ i một tăng s ĩ  điềm đạm lại nghe những lờ i này, khiếncho gã thủ lãnh áy náy, nên từ từ bỏ đao vào vỏ, rồi đi cùng vớ i

Ngài cả hai dặm. Ðến ngã ba đườ ng, vừa gặp quần chúng thì gãthủ lãnh liền khuyên họ hãy nên trở  về thôn làng. Nghe thế,quần chúng tức giận, nghi hoặc gã phản bội, nên muốn giết gã.

Page 119: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 119/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 119 Ngài suy ngh ĩ : "Nếu bị quần chúng vây đánh, gã chắc sẽ bị nguy hiểm tánh mạng."

Ngài vội kéo gã thủ lãnh ra khỏi đám đông, rồi dẫn ông ta đếnnơ i Ngài cư trú. Ðóng cửa lại, Ngài bảo gã thay đổi quần áo, rồicả hai giả bộ cườ i nói tự nhiên, cùng mang trái cây ra dùng. Lúcấy, tin đồn các đạo s ĩ giết tăng s ĩ lan tràn khắp huyện. Quan tháithú nghe thế, liền sai quan tuần phu đi bắt đám quần chúng hỗnloạn. Họ sợ hãi, chạy đến cầu Ngài giải cứu. Biết thờ i điểm xuấtđầu lộ diện đã đến, Ngài an ủi quần chúng: “Chớ sợ sệt! Hãy để 

tôi nói chuyện vớ i quan tuần phủ."Khi quan tuần phủ đến, Ngài hỏi: “Không biết quan tuần phủ đến đây tìm ai?"

Quan tuần phủ đáp: “Nghe nói có ngườ i địa phươ ng giết tăng s ĩ ,nên tôi đi tìm kẻ ấy."

Ngài nói: “Ô! Ðó là việc hiểu lầm. Tôi vẫn còn sống và cùngông thủ lãnh đàm đạo và dùng trái cây tại đây!"

Tuần phủ hỏi: “Vậy thì tại sao dân chúng tụ tập cùng bảo nhaulà có việc này xảy ra?"

Ngài đáp: “Chắc chỉ là những tin đồn nhảm thôi."Tuần phủ bảo: “Tuy Ðại Sư trần thuật sự tình như thế, nhưngxin để tiện nhân bắt chúng đem về huyện trừng phạt ngõ hầulàm gươ ng cho những kẻ không coi trọng luật pháp."

Ngài ngăn lại và bảo: "Tôi có ý kiến là hãy phân tán họ đi. Bắt

bỏ tù chỉ khiến họ lại tụ tập nữa."

Page 120: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 120/200

120 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Tuần phủ nghe thế liền đồng ý, nên ra lịnh cho quan quân địaphươ ng đuổi họ trở về nhà. Trong ba ngày, quần chúng cuồngtín đều giải tán. Trật tự đượ c vãn hồi trở lại. Các đạo s ĩ thấy kế đó không thành, và thấy oai thế của Ngài quá mạnh, nên phảitrở về.

Lúc về chùa, các đệ tử rất ngạc nhiên, hỏi han cớ sự. Họ khôngbiết Ngài dùng cách gì mà giải quyết êm xuôi đượ c việc náoloạn này. Ngài không đáp lờ i chi, chỉ  đưa quyển "Luận TâmPháp" cho họ đọc, bảo:

"Lúc nhỏ, thầy không thích đạo của ông Khổng Tử hay Lão Tử,nên vào núi tập tu Thiền Ðịnh, quán tâm nhiếp ý. Nhờ  thế màtrực nhận ba cõi đều do tâm tạo, muôn pháp do thức biến hiện.Thức quán duy tâm, nhận biết mọi cảnh vật đều là ảnh của tâm.Tất cả âm thanh đều là âm hưở ng của tâm. Ảnh tượ ng của cácbậc thánh nhân đều đoan chánh. Âm hưở ng của mọi ngôn giáo

đều chánh thuận. Do biết vạn pháp duy tâm sở  hiện, nên nóimọi ngôn ngữ trị thế, hay tạo dựng nghề nghiệp đều hợ p vớ ichánh pháp. Biết rõ ngoài tâm không có pháp, nên pháp phápđều là chân. Kẻ mê vì đắm chấp nên không thấy lẽ vi huyền.Ngườ i ngộ tự tâm thì thấy pháp muôn pháp đều vi diệu. Tâm vàpháp cùng đồng vi diệu, mà chỉ có chư thánh hiền mớ i nhậnbiết."

Nhờ  đức độ và tài hùng biện mà Ngài giải quyết êm xuôi sự kiện này. Song, ba năm sau triều đ ình lại đem việc này ra để bắttội, bỏ tù và lưu đày Ngài. Song, nguyên nhân chính là sự tranhgiành quyền thế trong triều nội.

Năm đó, Ngài viết luận về sự ảnh hưở ng của Lão Trang.

Năm Ngài bốn mươ i sáu tuổi, Lý thái hậu tạo tượ ng Phật Tỳ LôGiá Na bằng gỗ hươ ng trầm. Năm đó, chánh điện chùa đượ c

Page 121: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 121/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 121 hoàn tất. Mùa Thu, đệ tử Ngài là Hoàng Tử Quang ngồi Thiềnmà thị tịch.

Năm 1592, vào tháng Bảy, Ngài lên Bắc Kinh thăm Thiền Sư Ðạt Quán (pháp hiệu là Tử Bá, sanh tại Tô Châu, tên tục làTrầm. Vóc dáng to lớ n. Năm mườ i sáu tuổi, bỏ nhà mang kiếmđi du phươ ng. Tại Tô Châu, vì ngưỡ ng mộ đức hạnh của mộtThiền Sư nên xuống tóc xuất gia. Thiền Sư có bầu nhiệt huyếthy sinh vì Phật pháp, nên đi khắp đó đây để phục hưng tòng lâmtự viện. Thiền Sư tu sửa đượ c mườ i lăm ngôi tùng lâm tự viện.

Thiền Sư tu theo hệ phái Thiền Lâm Tế. Những tác phNm chúgiải của Thiền Sư  đượ c ghi lại trong quyển "Tử Bá Tôn Giả Toàn Tập". Tại ngọn núi Phươ ng Sơ n gần kinh đô, vào đờ i Tấn(590-618), Thiền Sư Tịnh Uyển sợ nạn thiên tai gió lửa, khôngcòn Phật pháp, nên khắc Ðại Tạng Kinh vào thạch đá và để trong hang động. Tháp viện đó đã đượ c bán cho chư tăng vànay đượ c Thiền Sư Ðạt Quán chuộc lại).

Khi thấy Ngài đến, Thiền Sư Ðạt Quán rất vui mừng vì luônnhớ  đến và muốn Ngài viết lại di tích lịch sử đó. Vì thế, Ngàicùng đi vớ i Thiền Sư Ðạt Quán qua ngọn núi khắc Ðại Tạngkinh. Nơ i đó, Ngài viết sự ký 'Tháp Viện của Thiền Sư TịnhUyển' và 'Trùng Tạng Xá Lợ i'. Ngài cũng viết theo thứ tự để sau này, trở  về chùa Hải Ấn, viết lại hoàn hảo hơ n. Tại vườ n

Tây Giao ở kinh thành, Ngài cùng vớ i Thiền Sư Ðạt Quán ngồiThiền đối mặt nhau cả hơ n bốn mươ i ngày. Ðây là cơ duyên hyhữu nhất trong đờ i của Ngài. Cả hai ngài đồng phát nguyện đếnTào Khê chấn hưng lại Thiền tông và tu chỉnh quyển 'TruyềnÐăng Lục'. Bất hạnh thay! Vì thế sự biến chuyển, nên ướ c vọngcủa hai ngài không thể thực hiện đượ c.

Page 122: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 122/200

122 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ðươ ng thờ i, Ngài không còn Nn cư, mà thườ ng qua lại vùngSơ n Ðông và Bắc Kinh. Trong vòng năm năm, Ngài lui tớ i kinhthành thườ ng xuyên, nên danh tiếng ngày một vang xa. Việc Lýthái hậu tích trữ tiền của để giúp Ngài trùng tu lại chùa Báo Ân,trong kinh thành ai ai cũng đều biết đến.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Ở vùng Phươ ng Sơ n có một núi đá, mà trong đó có trữ ÐạiTạng kinh đượ c khắc bằng đá. Vào đờ i Tấn, Thiền Sư TịnhUyển khắc Ðại Tạng Kinh lên đá và tàng trữ trong thạch thất.Liên tục trong vài đờ i, càng có nhiều bộ kinh đượ c khắc trên đá.Sau khi Thiền Sư Ðạt Quán trông nom thạch thất tàng chứa ÐạiTạng Kinh, có một vị tăng cũng phát tâm khắc thêm kinh lên đátại đó.

Tôi nghe thị giả của ngài Hám Sơ n thuật lại như sau:

Năm Vạn Lịch thứ hai mươ i (1592-93), sau khi gặp nhau Ngàicùng Thiền Sư Ðạt Quán ngồi Thiền đối mặt nhau, bất độngkhông ngủ nghê cả bốn mươ i ngày liền. Khi dự định viết quyển"Phật Tổ Tâm Ðăng" cho đờ i Minh, hai ngài định đặt thờ i gianđể du hành đến chùa Nam Hoa tại Tào Khê, nơ i thờ nhục thâncủa Lục Tổ Huệ Năng, hầu mong khai thông mạch pháp."

Năm Ngài bốn mươ i tám tuổi, nạn đói kém xảy ra tại Sơ nÐông, ngườ i chết đầy đườ ng. Tất cả thức ăn, lươ ng thực củachùa chiền đều đượ c phân phát hết cho dân nghèo đói khát,nhưng vẫn không đủ. Ngài chèo thuyền đến Liêu Ðông mua vàitrăm tạ gạo để cứu đói. Nhờ  thế dân chúng trong bốn xã chungquanh núi không có ai bị chết đói. Tích tụ thiện nghiệp tức có

báo ứng. Sau này bị đại nạn mà Ngài không chết.

Page 123: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 123/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 123 Năm 1594, vào tháng ba quan phủ tỉnh Sơ n Ðông, Trịnh CônNhai, đến núi tham vấn Phật pháp. Ngài thuyết lờ i phươ ng tiệncho ông ta hiểu Phật pháp. Vào dịp lễ Ðông Chí, Ngài vào kinhđô chúc mừng Lý thái hậu. Do thỉnh cầu, Ngài lưu lại chùa Từ Thọ tại kinh đô để giảng về giớ i luật. Ðượ c biết Lý thái hậu đãdành dụm đủ số tiền để sửa sang chùa Báo Ân, Ngài xin bà bắtđầu công việc trùng tu chùa. Ðươ ng thờ i, Nhật Bổn xâm lượ cTriều Tiên, mà Triều Tiên đượ c nướ c Tàu bảo hộ. Lấy lý do đó,hoàng đế đột nhiên trưng dụng tiền tích trữ của Lý thái hậu vàoquốc khố để dùng vào việc hưng binh sang Triều Tiên. Vì đây

là việc quốc sự, nên Ngài không thể bàn tính gì đượ c. Việcthươ ng nghị trùng tu chùa bị đ ình hoãn. Công sức vận động sửachữa chùa chiền bị thất bại.

* Lờ i chú giải của Phướ c Chưng *:

Nhân ngày lễ đông chí, Ngài đến Bắc Kinh chúc mừng Lý thái

hậu. Sự thỉnh cầu thuyết giớ i của Lý thái hậu cho Ngài dịp mayđể khở i đầu sự liên hệ vớ i chùa Từ Thọ (đã đượ c xây vào niênhiệu Vạn Lịch năm thứ bảy). Ðối vớ i việc trùng tu chùa BáoÂn, Lý thái hậu đã dành dụm gần đủ số tiền để thực hiện dự án.Tuy nhiên, đến giờ phút chót lại bị đ ình hoàn. Như thế là cuộchành trình về hướ ng Bắc vớ i mục đích trùng hưng chùa Từ Âncủa Ngài bị thất bại. Trong quyển "Tự Thuật Tiểu Sử", Ngài kể 

rõ rằng nếu không vì mục đích trùng tu lại chùa Báo Ân, Ngàisẽ không đến kinh đô để chúc mừng Lý thái hậu. Nếu Ngàikhông đến thăm viếng Bắc Kinh trong ba năm liền thì chắcNgài sẽ không bị dính líu vào những chuyện rắc rối xảy ra saunày.

Tôi nghe thị giả của Ngài thuật lại như sau:

Page 124: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 124/200

124 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Lý thái hậu thỉnh Ngài đến chùa Từ Thọ giảng giớ i luật và cúngdườ ng rất trọng hậu. Chùa Từ Thọ cũng đượ c gọi là chùa ÐâuSuất Sơ n. Phòng Phươ ng Trượ ng đượ c trang hoàng vớ i nhữngvải lụa sặc sỡ . Vật cúng dườ ng chư Phật gồm có những món ăn,trái cây hiếm có và kỳ lạ, đượ c mang từ khắp nơ i đến. Y phục,thức ăn, pháp khí và những vật cần dùng của ngài Phươ ngTrượ ng đượ c cung cấp bở i quan bộ lễ. Những đồ vật này đượ cmang vác trên đườ ng phố dài như dòng suối nguồn trôi chảy.Ngườ i xem đứng chật cả  đườ ng phố giống như tườ ng vách.Thực vậy, những phNm vật đượ c Lý thái hậu và các quan cúng

dườ ng nhiều quá đến nỗi không thể tính đếm đượ c. Tất cả trẻ em vào chùa lễ Phật đều đượ c tặng quà. Tiền bạc và thức ănđượ c cúng dườ ng từ quốc khố của triều đ ình không đượ c chấpnhận. Các thùng và giỏ trong chùa đều đựng đầy cả đồng vàngcúng dườ ng. Kho chứa của chùa luôn luôn đầy ắp cả y phục vàlúa gạo. Mỗi ngày, vài ngàn ngườ i đến dùng những thức ănthịnh soạn đượ c nấu trong chùa. Mồng tám tháng Chạp, Lý thái

hậu cúng dườ ng cho Ngài một chiếc mũ Phật Tỳ Lô Giá Na,một bộ y ca sa bằng gấm màu tím, một đôi giày Bảo Chí, cùngvải lụa che thân (Những tặng phNm này thườ ng đượ c cúngdườ ng cho các vị cao Tăng. Chiếc mũ đượ c gọi là mũ của PhậtTỳ Lô Giá Na, tức pháp thân của chư Phật. Ðôi giày Bảo Chí làdo lấy tên của ngài Bảo Chí, một vị thánh tăng đã từng giúp vuaLươ ng Võ Ðế soạn ra bộ kinh lễ sám Thủy Lục. Y gấm ca sa

màu tím cũng đượ c cúng dườ ng cho ngài Liên Trì).

Song, Ngài đều từ chối, không nhận những phNm vật cúngdườ ng này. Sau ba lần cầu thỉnh, cuối cùng Ngài bị bắt buộcphải nhận, nhưng không bao giờ mặc những đồ đó.

Lúc ấy, Thiền Sư Ðạt Quán đang trú tại thạch đá để khắc kinh.

Ngày nọ, mở  cửa thạch thất ra, Thiền Sư tìm thấy bên dướ itượ ng Phật có một hộp chứa Xá Lợ i Phật. Lý thái hậu nghe việcnày nên sai quan nội sử đem phNm vật đến cúng dườ ng Xá Lợ i

Page 125: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 125/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 125 Phật và một bộ y ca sa màu tím cho Thiền Sư Ðạt Quán. Sau bangày cúng dườ ng, Xá Lợ i Phật đượ c thỉnh vào thờ  trong thạchthất. Thiền Sư Ðạt Quán không nhận phNm vật cúng dườ ng (yca sa bằng gấm, màu tím), nhưng đề nghị y ca sa này phải nêncúng dườ ng cho ngài Hám Sơ n. Ngày cúng dườ ng y ca sa gấmtím, Lý thái hậu thỉnh Ngài vào hoàng cung để đượ c ban chopháp danh. Biết đượ c rằng việc này không phải do ý của hoàngđế, nên Ngài từ chối lờ i mờ i và viện lý do là giớ i luật cấm tăngs ĩ không đượ c vào hoàng cung.

Sau này, quan nội sử đượ c lịnh mang hình của Ngài vào hoàngcung cùng vớ i pháp danh của Lý thái hậu. Lý thái hậu ra lịnhrằng hình của Ngài phải đượ c treo trong hoàng cung. Xa hơ nnữa, bà còn bảo hoàng đế cùng bà ta cúi mình đảnh lễ hình ngàiHám Sơ n để nhận pháp danh. Mặc dầu hoàng đế rất hiếu thảo,nhưng không thể dằn đượ c sự tức giận vì việc này.

Lập thái tử là việc rắc rối nhất đối vớ i hoàng đế, vì ông ta phảichọn lựa giữa Chu Thườ ng Lạc, đượ c Lý thái hậu cầu tự tại núiNgũ Ðài, và Chu Thườ ng Tuân, tức con của Trịnh Quý Phiđượ c ông ta sủng ái. Vì vậy, Ngài là "tội nhân đứng đầu" trongviệc cầu tự. Lúc trướ c, khi chưa nắm hết quyền uy (Trươ ng Cư Chánh vẫn còn sống), hoàng đế không dám làm theo ý mình.Sau vụ cầu tự ở núi Ngũ Ðài của Lý thái hậu và bị bắt buộc phải

lạy hình tượ ng Ngài, hoàng đế chỉ chờ cơ hội thuận tiện để bắttội Ngài. Con dê tế thần trong buổi ban đầu là ông quan nội sử thân tín của Lý thái hậu và thườ ng qua lại vớ i Ngài. Duyên cớ  là ông quan nội sử đượ c Lý thái hậu phái đem Ðại Tạng Kinhđến bốn núi danh tiếng như Lao Sơ n, Phổ Ðà, Nga Mi, Lô Nharất ham tiền. Thế nên, công việc chuyên chở vận tải Ðại TạngKinh rất tốn kém. Mâu thuẫn giữa Lý thái hậu và hoàng đế ngày

Page 126: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 126/200

126 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

càng trầm trọng. Những ông đại quan quyền quý nịnh bợ  tìmkiếm cơ hội tâng bốc hoàng đế để đượ c thăng chức.

Năm 1595, khi từ Bắc Kinh trở về vùng duyên hải (Ðông Hải),Ngài liền bị tai nạn dồn dập. Nguyên nhân chính là hoàng đế rấtghét và ưu phiền những quan nội sử thườ ng làm Phật sự tạihoàng cung. Ðầu tiên, do lầm lỗi của quan nội sử mang ÐạiTạng Kinh đến cho Ngài, khiến cho Lý thái hậu phải bị hàmoan đơ n độc tại triều đ ình. Các đại quan tả hữu đều lo ngại.Trong triều đ ình, vì ghen ghét quan nội sử lo về việc chuyển

vận Ðại Tạng Kinh, nên nhà vua ra lịnh xử chém quan nội sử như để làm dê tế thần. Cảnh Ngh ĩ a Lan vốn là một kẻ vô loại tạiSơ n Ðông. Năm xưa, hắn ta có tham dự vào những việc tranhchấp chùa chiền đất đai tại Lao Sơ n. Sau này, hắn đến chùa HảiẤn, tự vỗ ngực xưng tên và bảo rằng có đầy đủ bằng cứ  để chứng minh là chùa Hải Ấn thuộc về quyền sở hữu của các đạos ĩ . Vì có sự che chở của quan phủ trong vùng, nên Ngài không

thèm để ý đến tên đạo s ĩ vô loại kia. Thấy yếu thế, hắn định rútlui nhưng lại cầu xin Ngài là hãy đút lót tiền thì hắn sẽ hủy bỏ chứng cứ. Biết hắn là loại ngườ i nào, nên không những khôngđưa tiền cho mà Ngài còn trách mắng, khiến hắn phải xuốngnúi. Hắn nhục nhã, không biết cách gì để báo thù, nên tìm gặpvà thuật lại chuyện đó cho những ông đại quan nịnh bợ  (TriềuMinh là triều đại của quan lại tham ô hoành hành, còn quan

quân thanh liêm thì rất ít).

Những ông đại quan nịnh bợ kia nắm lấy cơ hội này, bèn đemhắn vào mật thất ở kinh đô để chỉ dẫn cách thức vu oan Ngài.Ngày thứ hai, họ sai đông đảo vệ s ĩ giả dạng đạo s ĩ cùng đi vớ iCảnh Ngh ĩ a Lan vào triều nội đánh trống trướ c cửa hoàng cungđể dâng sớ biểu nghị. Ðọc qua bài sớ vu khống đó, và vì đã hận

ngầm Ngài, nên thừa dịp này vua Thần Tông sai ngườ i bắt Ngàilên kinh đô phán xét. Trong triều nội, những đại quan có cảm

Page 127: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 127/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 127 tình vớ i Ngài thấy hoàng đế 'nổi giận lôi đ ình' nên không dámhở miệng để bào chữa cho Ngài.

Nghe tin hoàng đế muốn bắt mình vào kinh đô để phán xử,Ngài điềm nhiên chuNn bị tư tưở ng và vân tập các tín chúng đệ tử, bảo: “Phật vì muôn loài, không xả bỏ chúng sanh trong bađườ ng ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Ðông Hải, vùng biênđịa nghèo hèn kém phướ c, xưa kia chưa từng nghe đến danhhiệu Tam Bảo. Tôi đã đến đây giáo hóa hơ n mườ i hai năm.Nay, ngay cả  đứa bé ba tuổi cũng biết niệm Phật. Biết bao

ngườ i bỏ tà quy chánh. Lờ i nguyện của tôi đã hoàn mãn, nênchẳng chút sợ chết. Duy chỉ còn một việc đau buồn là dự địnhtrùng tu lại chùa Báo Ân chưa hoàn thành."

Khi Ngài rờ i chùa Hải Ấn đến thành Tức Mặc, các s ĩ phu, dânchúng, già trẻ đều rơ i lệ tiễn đưa; điều này chứng minh rằngNgài đã chiếm đượ c lòng dân chúng. Ngài bị bắt vào kinh đô để 

làm con mồi cho sự tranh chấp quyền thế giữa thái hậu vàhoàng đế. Bao năm, bộ mặt giả dạng nhân ngh ĩ a hiếu đễ củahoàng đế nay đã lộ rõ. Ðến Bắc Kinh, hoàng đế ra lịnh cho Ngàira chất vấn trướ c phán quan. Tại nơ i tòa, Ngài bị  đánh đập.Phán quan nhận đượ c lịnh hoàng đế, gán cho Ngài tất cả tội lỗi.Ông ta chất vấn Ngài về việc Lý thái hậu cúng dườ ng khoảngvài trăm ngàn đồng vàng cho các tự viện nổi tiếng trong toàn

quốc. Tuy bị tra tấn cực hình, nhưng Ngài vẫn cố nhẫn chịu,không thể nói rõ hết vì sợ  liên lụy đến thái hậu. Những hìnhphạt vào đờ i Minh rất tàn bạo và thườ ng khủng bố tội nhân.Trong vụ này, đích thân hoàng đế ra lệnh phán quan tra khảođánh đập Ngài dã man. Sau này trên đườ ng bị giải vào Nam,trong tập thơ "Tụng kinh Viên Giác" Ngài viết:

"Cửa sắt khóa chặt khó mà mở  

Page 128: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 128/200

128 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Xiềng xích trùng trùng thật khổ thayRên rỉ thươ ng thay khách đêm dàiChẳng biết nhân nào đưa vào đây.(Chúng sanh tướ ng).Gậy đánh máu tuôn rất vô tìnhXúc trướ c thuận dạy đoạn sống chếtChạm đến đau buốt thấu mũiMớ i biết vươ ng pháp thật phân minh."(Thọ giả tướ ng)

Trướ c phán quan, Ngài nói: "Tôi hối tiếc là làm tăng s ĩ , khôngthể báo đáp ân trọng quốc gia. Nay nếu chết cũng vẫn an lòng,nhưng tiếc thay sẽ làm tổn thươ ng đến lòng đại hiếu của hoàngđế (Nếu như Ngài từ chối hết tất cả những tội bị gán ghép thìNgài gián tiếp bảo rằng hoàng đế hoàn toàn sai lầm vì khôngchuNn y lịnh xây cất chùa chiền, tức chẳng làm tròn chữ Hiếuđối vớ i Lý thái hậu. Việc này rất cấm kỵ đối vớ i các vua Tàu).

Ngay cả nếu tôi dùng ý của mình mà bóp méo sự việc để phùhợ p vớ i lờ i khai hầu mong lợ i ích cho mình, và nếu tôi nghetheo lịnh của hoàng đế để gia hại nền đạo đức luân lý thì thậtkhông hợ p vớ i tâm của ngườ i quân tử. Xa hơ n nữa, lịch sử sẽ viết gì về việc này? (Mọi vua Tàu đều muốn để lại tiếng thơ m.Họ rất sợ các sử gia thanh liêm chính trực)"

Ngài dùng hết sức bình sinh để trả lờ i mọi chất vấn. Ngài chấpnhận là có thọ nhận tiền cúng dườ ng khoảng trên bảy trăm đồngvàng. Còn số tiền ba ngàn đồng vàng mà Lý thái hậu đã cúngdườ ng cho núi Lao Sơ n, Ngài yêu cầu hoàng đế nên thNm tra lạisố tiền đượ c ghi lại trong sổ biên nhận của triều đ ình. Khi kiểmtra lại biên nhận thì chỉ thấy số tiền này đượ c dùng vào việc cứutrợ nạn nhân nghèo đói. Do đó, sụ tố cáo đượ c chứng minh là

vô căn cứ. Hoàng đế đã thấy rõ sự tình. Từ đó, tình mẹ con giữaLý thái hậu và hoàng đế đượ c hàn gắn. Tuy nhiên, vì thọ nhậntừ ân của Lý thái hậu, Ngài bị xử phạt tội xây chùa Quán Âm tại

Page 129: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 129/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 129 Lao Sơ n trái phép. Thế nên, Ngài bị bắt hoàn tục và lưu đày đếnLôi Châu.

* Lờ i bàn của Trầm Ðức Phù *:

Trườ ng Bổn là một trong những quan nội sử thân tín của Lýthái hậu. Ông gở i rất nhiều bản Ðại Tạng Kinh đến Lao Sơ n,thay vì gở i đến những nơ i khác. Việc này khiến cho rất nhiềungườ i ganh ghét. Một đạo s ĩ , tên Cảnh Ngh ĩ a Lan, giả dối tuyênbố chùa Hải Ấn nằm trong vùng của các đạo s ĩ . Ý chính của hắnlà muốn kiếm chút tiền từ ngài Hám Sơ n. Tuy nhiên, khôngnhững Ngài không chịu đút lót mà còn trách mắng hắn. Do đó,Cảnh Ngh ĩ a Lan giả dạng làm học trò đạo s ĩ , dâng sớ thỉnh nghị đến hoàng đế. Có thể Cảnh Ngh ĩ a Lan là viên chức của bộ Hìnhmiền Ðông Hải, đượ c lịnh của các quan nội sử quyền thế trongtriều giả danh là đạo s ĩ , lên kinh đô đánh trống Ðăng Văn (Khiđánh trống lên, tức thỉnh cầu hoàng đế xét những nỗi oan ức).

Các đạo s ĩ dùng kế thuật tạo những tin đồn thất thiệt để chiếmđoạt lại núi Lao Sơ n. Ðây cũng nói lên sự căng thẳng giữa đạos ĩ và tăng s ĩ sau việc lập đàn tràng cầu thái tử tại núi Ngũ Ðàivà Võ Ðang. Sau này quan nội sử Trươ ng Bổn bị xử chém vìlàm sai lịnh triều đ ình, mặc dầu ông ta nghe theo lịnh của Lýthái hậu.

Rõ ràng, việc ngài Hám Sơ n bị bắt là vì sự quan hệ mật thiếtvớ i Lý thái hậu. Ðây là sự tranh giành quyền thế giữa Lý tháihậu và hoàng đế. Sự chọn lựa Ðông Cung thái tử là trọng tâmchính của sự tranh chấp, bắt đầu tại núi Ngũ Ðài vào năm 1581,khi bà thái hậu thỉnh cầu chư tăng lập đàn cầu Thái Tử.

Lúc ngài Hám Sơ n bị bắt vào năm 1595, con trai của Vươ ng

cung phi là Chu Thườ ng Lạc (1582-1620) đượ c mườ i bốn tuổi.

Page 130: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 130/200

130 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Trịnh quý phi, ngườ i đượ c hoàng đế sủng ái, sanh một hoàngnhi tên là Chu Thườ ng Tuân vào năm 1586. Ngài Hám Sơ n bị bắt vào lúc sự tranh chấp ngôi vị thái tử giữa hoàng đế và Lýthái hậu đang căng thẳng. Lý thái hậu thì muốn lập ngôi thái tử cho Chu Thườ ng Lạc. Ngượ c lại, hoàng đế lại muốn chọn ChuThườ ng Tuân làm thái tử. Ða số quan lại triều đ ình trong nộicung và ngoại cung đều ủng hộ ý muốn của hoàng đế. Chỉ có số ít quan lại ủng hộ Lý thái hậu như thừa tướ ng Trươ ng Vị. Nhómthứ ba đề nghị rằng không nên lập ngay đông cung thái tử liền,mà hãy lập vươ ng vị cho Chu Thườ ng Lạc, Chu Thườ ng Tuấn,

Chu Thườ ng Hạo. Thật tế, vì không đủ sự ủng hộ của tất cả quan triều trong việc lập Chu Thườ ng Tuấn làm thái tử, nên vàonăm 1593 hoàng đế ban sắc lịnh là ba vị hoàng tử Chu Thườ ngLạc, Chu Thườ ng Tuấn, và Chu Thườ ng Hạo đều đượ c nhậmchức thái tử. Ðây là cách trì hoãn việc giao ngôi vị thái tử chínhthức cho Chu Thườ ng Lạc. Song, sau này sắc lịnh trên đượ chủy bỏ vì sự chống đối của một số quan triều. Năm 1594, nhân

nhượ ng áp lực của quần thần, hoàng đế cho phép Chu Thườ ngLạc đượ c học hành đàng hoàng, nhưng từ chối không ban chongôi vị thái tử. Năm 1595, một quan triều kiến nghị lên hoàngđế là pháp hội cầu thái tử tại núi Ngũ Ðài và chùa Tu Thọ làhành động xâm phạm quyền lợ i quốc gia, do một tăng s ĩ  (tứcngài Hám Sơ n), tổ chức. Thật ra, ngài Hám Sơ n chỉ là con dê tế thần cho Lý thái hậu. Vì lý do hiếu thuận, nên hoàng đế không

thể đối đầu trực diện vớ i Lý thái hậu.

Song, tại tòa án ngài Hám Sơ n không bị tố cáo là xen vàochuyện lập thái tử, nhưng lại bị tra tấn và ép buộc phải chấpnhận là Lý thái hậu đã cúng dườ ng hàng trăm ngàn đồng vàngcho các tự viện nổi tiếng trong toàn quốc. Tuy vậy, ngài HámSơ n không chịu nhận vì nếu làm thế sẽ làm tổn thươ ng đến"lòng hiếu thảo cao siêu" của hoàng đế. Thực sự, đây là tòa ánkết tội Ngài và Lý thái hậu. Cuối cùng Ngài bảo là có nhậnkhoảng bảy trăm đồng, còn ba ngàn lạng vàng thuở xưa do Lý

Page 131: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 131/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 131 thái hậu cúng dườ ng đều dùng hết vào việc cứu trợ dân chúngtỉnh Sơ n Ðông bị chết đói vì thiên tai hoạn nạn. Việc đó có thể tra xét trong sổ bộ của quốc khố. Sau khi thNm tra sổ bộ, hoàngđế không còn cách nào để bắt tội, nên phán xử Ngài đượ c vôtội. Tuy nhiên, hoàng đế không thể tha bổng Ngài đượ c vì sẽ bị mất mặt vớ i triều thần, nên lợ i dụng việc tranh chấp đất đaichùa chiền giữa Phật giáo và Ðạo giáo tại Lao Sơ n, hoàng đế phán rằng Ngài bị phạm tội 'tự ý xây chùa' Hải Ấn (do sự bảotrợ  của Lý thái hậu, chứ không phải hoàng đế). Kết quả chùaHải Ấn bị phá hủy. Ngài bị bắt phải hoàn tục và đày đến vùng

biên cươ ng, tức Quảng Ðông, như tù nhân chính trị."Sự tranh chấp về ngôi vị Ðông Cung Thái Tử  

Sau cái chết của Tể Tướ ng Trươ ng Cư Chánh, Lý thái hậu lànhân vật có thế lực nhất mà hoàng đế phải đươ ng đầu. Sự tranhchấp về quyền độc lập của hoàng đế, khiến cho tình mẹ con bị 

sứt mẻ. Ngôi vị Ðông Cung thái tử là đề mục chính của sự tranhchấp.

Theo sử nhà Minh, vào ngày nọ Lý thái hậu hỏi hoàng đế về lýdo tại sao không lập Chu Thườ ng Lạc lên ngôi thái tử. Hoàngđế trả lờ i là Chu Thườ ng Lạc chỉ là con của một cung phi. Lýthái hậu tức giận bảo: "Ngươ i cũng là con của một cung phi thôi

mà!"

Hoàng đế nghe thế, liền quỳ xuống không dám đứng dậy. Song,hoàng đế trì hoãn việc lập ngôi thái tử cho Chu Thườ ng Lạc.Những quan triều ủng hộ việc lập Chu Thườ ng Lạc đều bị bãichức hay bị tù đày. Sau vụ ngài Hám Sơ n bị bắt, hoàng đế không tìm đượ c cớ gì để gán tội cho Ngài (có liên quan vớ i thái

hậu), nên đành chịu tội vớ i thái hậu. Cuối cùng hoàng đế phải

Page 132: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 132/200

132 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

lập Chu Thườ ng Lạc làm thái tử vào năm 1601, lúc ông đượ chai mươ i tuổi. Hôn lễ của Chu Thườ ng Lạc cũng đượ c tổ chứcvào dịp đó. Hơ n chín triệu đồng vàng đượ c dùng vào buổi lễ đó.Chu Thườ ng Tuân đượ c phong chức Phúc Vươ ng, nhưng từ chối đi Lạc Dươ ng nhận đất thái ấp. Khi ở tại kinh đô, lợ i dụngquyền thế Chu Thườ ng Tuân tự làm giàu bằng cách sung côngcác đất đai, tiếp thâu vàng bạc của nông dân.

Mẹ của Chu Thườ ng Tuân, tức bà Trịnh quý phi, cũng là nhânvật chính ảnh hưở ng một nhóm quan nội sử trông coi việc thâu

thuế "khoáng vật" trong toàn quốc, gồm có việc thâu thuế và lấyvàng bạc từ những ngôi mộ cổ xua, và những châu báo củanhững ngườ i khác, đặt biệt là những ngườ i thươ ng buôn cùngcác công xã khoáng chất.

Sự có mặt của Chu Thườ ng Tuân tại kinh đô khiến cho quantriều ngoại cung nghi ngờ  là ông ta muốn chiếm đoạt ngôi thái

tử của Chu Thườ ng Lạc. Năm 1603, những tấm giấy "Yêu Thư"chỉ trích và trách mắng xuất hiện, do một ngườ i lạ mặt tung ra,nói rằng Chu Thườ ng Tuân đang lập kế chiếm đoạt ngôi thái tử.Hoàng đế tức giận, ra lịnh bắt rất nhiều ngườ i. Khi đó, Thiền Sư Ðạt Quán, hiệu Tử Bá, đang ở  tại kinh đô, tìm cách cứu ngàiHám Sơ n ra khỏi tù. Quân lính tìm thấy một lá thư của ThiềnSư Ðạt Quán biện hộ cho Lý thái hậu và chỉ trích sự tàn phá

chùa Hải Ấn cùng sự đày ải ngài Hám Sơ n trong túi của một đệ tử Thiền Sư Ðạt Quán. Ngườ i đệ tử này cũng bị bắt vì có sự liênhệ vớ i nhóm 'Yêu Thư". Bở i thế, Thiền Sư Ðạt Quán cũng bị bắt vào tù. Ngh ĩ rằng không có hy vọng sống sót, Thiền Sư ÐạtQuán nhập vào thâm định rồi thị tịch (Một phần của lá thư viếtlà Lý thái hậu muốn xây chùa chiền, nhưng hoàng đế lại khônggiúp mẹ mình. Hành động này sao gọi là hiếu thảo?)

Vì việc Chu Thườ ng Tuân vẫn còn ở  lại kinh đô, nên nhiềuchuyện rắc rối xảy ra. Vì vậy, lần cuối hoàng đế khuyến khích

Page 133: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 133/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 133 Chu Thườ ng Tuân hãy mau rờ i khỏi kinh thành để  đến LạcDươ ng. Trịnh quý phi cầu xin hoàng đế cho phép con bà ta ở lạikinh đô đến ngày lễ sinh nhật của Lý thái hậu. Tuy nhiên, Lýthái hậu ra lịnh Chu Thườ ng Tuân phải rờ i kinh thành ngay lậptức. Mặt dầu Chu Thườ ng Tuân đã rờ i kinh đô, nhưng hoàncảnh vẫn chưa đượ c yên ổn cho lắm. Năm 1615, có một gã cầmdùi và cố tình chạy vào hoàng cung bằng cách đánh quân giữ thành. Cuối cùng gã bị bắt. Phát hiện ra, gã là ngườ i anh bà concủa Trịnh quý phi, tên là Trịnh Quốc Thái. Vì vậy, bà Trịnh quýphi và Trịnh Quốc Thái bị nghi ngờ  là mướ n ngườ i để giết thái

tử Chu Thườ ng Lạc. Lo sợ  tin đồn thất thiệt này, bà Trịnh quýphi cầu xin thái tử Chu Thườ ng Lạc đừng hiểu lầm. Hoàng đế cũng ra lịnh cho thái tử Chu Thườ ng Lạc thuật rõ sự tình trướ cmặt bá quan văn võ. Trịnh Quốc Thái bị cho là điên khùng vàsau này bị xử tử. Sự việc này đượ c viết trong sử, gọi là Án ÐỉnhKích.

Năm 1620, Chu Thườ ng Lạc trở  thành hoàng đế Thái Xươ ng.Một quan trong bộ lễ dâng một viên thuốc hồng để chữa trị bịnhcho hoàng đế do Trịnh quý Phi chăm nom. Kết quả, hoàng đế Thái Xươ ng qua đờ i sau khi làm vua đượ c một tháng. Ðây là vụ án Hồng Hoàn, đượ c ghi trong lịch sử. Vụ án này khiến khơ ilên thêm sự tranh luận, liên hệ vớ i việc nghi ngờ  đầu độc nhàvua. Cuộc đờ i của Chu Thườ ng Lạc thật rất bi đát. Có thể ngh ĩ  

rằng ông là một phNm vật đượ c chư Phật ban cho. Ðợ i chờ  trong ba mươ i tám năm, cuối cùng ông đượ c lên ngôi vua mộtcách kỳ lạ. Kết quả này có thể khiến cho ngài Hám Sơ n vữnglòng tin hơ n về việc chọn đúng con đườ ng, tức phò Lý thái hậuvà Chu Thườ ng Lạc (đượ c sanh ra là nhờ pháp hội cầu nguyệndo Ngài tổ chức tại núi Ngũ Ðài năm xưa). Mặt khác, ngài HámSơ n cũng chắc buồn vì nhìn thấy bi kịch cuối cùng qua vụ án'hồng hoàn'. Ðịch thủ của Chu Thườ ng Lạc, tức Chu Thườ ng

Page 134: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 134/200

134 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Tuân cũng bị chết bi thảm. Ông ta bị Lý Tự Thành, một thủ lãnh nông dân, chém chết vào năm 164. Khi chiếm kinh thànhLạc Dươ ng, quân lính của Lý Tự Thành lấy máu của ChuThườ ng Tuân hòa vớ i rượ u mà uống; họ gọi rượ u này là rượ uPhướ c Lộc, vì lấy tên hiệu của Chu Thườ ng Tuân, tức Phướ cVươ ng.

Tuy nhiên, công nghiệp của ngài Hám Sơ n không bị quên lãngtrong triều nội vì hai vị vua kế tiếp chính là con của ChuThườ ng Lạc. Sau khi Lý thái hậu qua đờ i vào năm 1614, một

ngôi điện đườ ng Cửu Liên Bồ Tát Ðườ ng, đượ c xây ngay tạitrong nội cung để tưở ng nhớ bà. Hình Ngài cũng đượ c treo nơ iđó. Vua Sùng Trinh (1628-1644) viết bài kệ tán thán ngài HámSơ n:

"Lão Tăng nàyHình tướ ng gì!

Giữ thành phápTự đượ c Ngài ủng hộ Tin tưở ng như tay phải của thiên tử Ngài là bóng hình của chư Phật Tổ."

Nếu còn sống, ngài Hám Sơ n chắc buồn lắm khi biết SùngTrinh là vị vua cuối cùng của triều Minh (Ông đã tự tử mà

chết.)

Tháng Ba năm đó, khi Ngài bị cầm tù tất cả tự viện chùa chiềntrong kinh thành đều tụng kinh bái sám, cầu nguyện chư Phậtchư Bồ Tát gia hộ cho Ngài. Có chư tăng đốt hươ ng trên taycúng dườ ng, tụng kinh chú, cầu nguyện chư Phật gia hộ choNgài. Tại Kim Ngô, công tử Phạm Khê, con của quan đại tư mã

An Túc Trịnh, tuy chưa từng gặp mặt Ngài, nhưng vẫn thiết lậpbuổi tiệc, mờ i những quý khách trưở ng lão, trợ giúp trong việccứu giúp Ngài. Vớ i những giọt lệ ưu sầu, công tử Phạm Khê nói

Page 135: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 135/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 135 rõ sự vô tội của Ngài. Tất cả ngườ i tham dự buổi tiệc đều chiasẻ nỗi buồn cho Phật pháp. Việc này biểu hiện sự cảm thôngPhật pháp của nhân tâm thờ i bấy giờ .

Ngài bị giam trong ngục tám tháng liền. Trong lúc đó, chỉ có thị giả Phướ c Thiện là ngườ i duy nhất mang cơ m nướ c cho Ngài.Tháng mườ i, Ngài bị đày về miền Nam. Các quan chức triềuđ ình tống biệt Ngài đến bờ  sông nơ i kinh đô. Lúc rờ i kinh đô,thị giả Phướ c Thiện cùng ba tăng s ĩ  đồng theo Ngài.

Tháng mườ i một, khi đượ c giải đến Nam Kinh, đứng bên bờ  sông, Ngài chia tay từ biệt thân mẫu. Khi đó, Ngài viết bài thơ  Mẫu Tử. Khi đó, Ngài cũng dẫn theo đứa cháu mồ côi cha mẹ làKhả Cửu.

Xưa kia, lúc trú tại núi Thạch Kinh (Ðại Tạng Kinh đượ c khắclên đá), Ngài cùng Thiền Sư Ðạt Quán, vì thấy sự suy đồi của

Thiền tông, nhất là mạch nguồn tại Tào Khê bị mai một, nênđồng có ý chí phục hưng. Do đó, Thiền Sư Ðạt Quán đếnKhuông Sơ n trướ c đợ i Ngài. Lúc đang ở tại Thiên Trì, nghe tinNgài bị nạn, Thiền Sư Ðạt Quán bảo: "Thế là cuộc đờ i của ngàiHám Sơ n đã chấm dứt, nhưng chí nguyện đến Tào Khê chẳngdứt."

Trướ c hết, Thiền Sư đi Tào Khê, rồi trở  lại Bắc Kinh. Khi biếtNgài vừa ra ngục và đượ c giải đến Liêu Thành, Thiền Sư liềntrở  lại Kim Long chờ   đợ i. Khi đến Kim Long, Ngài từ biệtThiền Sư tại một am tranh cạnh bờ sông. Thiền Sư muốn dùnghết sức lực để giãi bày nỗi oan uổng của Ngài, nhưng Ngài ngănlại, bảo: "Vua như cha. Thần dân như con. Không thể làmnghịch lờ i. Hơ n nữa, đây là định nghiệp của đệ. Sư huynh chớ  

nên giãi bày làm chi."

Page 136: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 136/200

136 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Trướ c khi giã từ, Thiền Sư nói: "Tại Thiên Trì, nghe sư đệ bị nạn, huynh liền phát nguyện tụng một trăm bộ kinh Pháp Hoa,để cầu nguyện chư Phật gia hộ cho sư đệ. Tâm huynh tức làlưỡ i của sư đệ vậ. (Ngài yêu cầu Thiền Sư Ðạt Quán chớ giãibày chi. Thườ ng thườ ng, nếu bị bắt tội oan ức, thì phải dùnglưỡ i mà giãi bày. Vì Ngài không chống lịnh triều đ ình, nên tâmcủa Thiền Sư Ðạt Quán sẽ thay thế lưỡ i của Ngài để cầu nguyệnchư Phật gia hộ cho Ngài)

Ngài đa tạ cám ơ n lòng thành của Thiền Sư rồi từ biệt. Thiền Sư 

Ðạt Quán tặng Ngài bài thơ "Tống Khách Thuyết."* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Khi ngài Hám Sơ n lập pháp hội cầu thái tử thì cả triều đ ình đềubiết đến. Ngài tránh đượ c những sự rắc rối là nhờ  lánh nạn tạivùng duyên hải. Song, vì nhớ  lờ i nguyện trùng tu lại chùa Báo

Ân, Ngài vẫn thườ ng tớ i lui kinh đô nhiều lần trong ba nămliền. Sự dành dụm chi tiêu trong triều đ ình khiến nhiều ngườ ibàn tán chỉ trích Ngài.

Lại nữa, vì đề nghị vớ i Lý thái hậu giảm một trăm đồng vàngmỗi ngày về sự chi tiêu của triều đ ình trong ba năm, nên Ngàikhiến cho quan chức trong triều khó làm việc. Vì luật hoàng gia

không cho phép thái hậu xen vào chuyện quốc sự, nên nhiềungườ i trong hoàng cung và ngoài kinh đô lợ i dụng việc này để chỉ trích lên án Ngài.

Vì Lý thái hậu tự ra lịnh xây cất chùa Hải Ấn tại Ðông Hải ở  núi Lao Sơ n, nơ i Ngài hoằng pháp trong mườ i năm, chứ chẳngphải lịnh của hoàng đế, nên Ngài bị ghép tội là cất chùa trái

phép. Trong tiểu sử tự truyện, Ngài không nói rõ lịnh đập pháchùa, nhưng việc này đượ c nhắc đến trong bài hồi ký về sự xâydựng tháp kỷ niệm Thiền Sư Ðạt Quán.

Page 137: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 137/200

Page 138: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 138/200

138 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

"Tình mẹ và conNam châm hút sắtThiên nhiên huyền diệuBổn gốc tròn đầyTôi thấy mẹ mìnhNhư gỗ phụt lửaKhi gỗ cháy xongLửa lại vô ngãSống không quyến luyếnChết cũng chẳng màng

Xét thấy thân mìnhLà con của đá."

Bị lư u đày vào Nam

Năm 1596, vào tháng Giêng, Ngài vượ t sông Văn Giang, đếnthăm quân sư họ Châu. Cư s ĩ Vươ ng Tánh Hải ở Lô Long đến

lễ bái và thỉnh Ngài viết chú giải về kinh Lăng Già, bên bờ  sông. Tháng hai, Ngài leo lên đỉnh Ðộ Dữu, nơ i Huệ Minh truytầm Lục Tổ Huệ Năng để lấy y bát. Nhân xúc cảnh, Ngài làmkệ:

"Ngh ĩ về hành trình vượ t đêm lạ lùng của ngườ i xưaNay đạt đượ c tâm gì trên đỉnh núi!"

Vì thấy ngườ i bộ hành trên đườ ng phải đi vất vả, nên Ngài bảomột thị giả, lập quán trà trên núi.Vì đườ ng lộ quá gồ ghề khó đi,nên Ngài khuyến tấn các Phật Tử trong vùng cùng nhau sửasang lại. Qua vài năm, đườ ng xá đượ c bằng phẳng.

Ðến Thiều Dươ ng, Ngài vào núi lễ tháp Lục Tổ. Uống nướ c

Tào Khê, Ngài làm kệ:

"Tào Khê trích nướ c từ nguồn Linh

Page 139: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 139/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 139 Lưu nhập biển khơ i sóng vỗ nền trờ iVài con cá rô biến thành rồng.Nơ i nguồn một làn gió lạnh thổi quaTiều phu vừa bỏ đá đeo lưngHoàng Mai nửa đêm buồn tịch t ĩ nhTừ lúc cầm bình bát vào NamThằng bé khí khái ngày một kiêu."

Năm xưa, Ngài đã từng cùng vớ i Thiền Sư Ðạt Quán phátnguyện đến Tào Khê chấn chỉnh Thiền tông. Ðại nguyện chưa

thành thì Ngài bị nạn lưu đày, còn Thiền Sư Ðạt Quán vì muốncứu Ngài nên phải bị tù đày và chết trong ngục tối. Nay do bị lưu đày vào Nam mà Ngài mớ i đến đượ c Tào Khê. Thật tìnhtrong họa hoạn vẫn có phần phướ c.

Tiếc thay, tổ đ ình Tào Khê đã bị hư hoại quá lắm. Ngôi chánhđiện bị hư mục. Tượ ng Phật Tổ nay làm hang động của trùng

rắn. Cỏ lau cao ngất mọc đầy chùa. Tăng s ĩ  chẳng khác vớ ingườ i thế tục.

Vì lúc đó vốn là tội nhân của triều đ ình, không thể lưu lại TàoKhê đượ c, nên Ngài rơ i lệ xót xa mà giã từ, nhưng tâm nguyệnkhôi phục lại tổ đ ình Tào Khê vẫn mãi nung núc trong lòng.Ðến Ngũ Dươ ng ở Quảng Châu, Ngài trình giấy tờ  cho tướ ng

quân họ Vươ ng. Ngài không ngờ  đượ c là ông ta đích thân rangoài cở i trói và mờ i Ngài vào dinh nghỉ ngơ i.

Ngài từ chối, bảo: “Thân tôi đang mang tội, không dám làmphiền Ngài."

Tướ ng họ Vươ ng bảo: “Việc của Ngài tôi đã biết rõ ràng. Ngài

là vị thế ngoại cao nhân, vì việc cầu thái tử cho quốc gia màphải bị tội vạ, và vì do ngườ i hãm hại nên mớ i bị hoạn nạn như 

Page 140: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 140/200

140 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

vầy. Ngài chớ  lo lắng thủ hạ của tôi sẽ không đối xử vớ i Ngàinhư những tội nhân bình thườ ng đâu!"

Nói xong, ông ta thiết buổi cơ m chay mờ i Ngài dùng. Ngàicùng ông ta hàn huyên tâm sự thật rất tươ ng đắc. Sau này, ôngta đưa Ngài về trú tại chùa Hải Châu. Chiếu theo lệ thườ ng, nếutăng s ĩ bị bắt hoàn tục làm lính vùng biên cươ ng thì không đượ cmặc y ca sa và cũng không đượ c coi là tăng s ĩ . Trườ ng hợ p củaNgài thì lại khác hẳn. Tuy bị bắt hoàn tục và mặc y phục thế tục, nhưng tướ ng họ Vươ ng vẫn đối đãi Ngài như một danh

tăng. Ông thiết đãi cơ m nướ c, mờ i trú tại tự viện, và cho Ngàiquyền lợ i mà kẻ tội nhân không bao giờ  đượ c hưở ng, đó là điđứng tự do.

Thật vậy, trong thờ i gian bị lưu đày tại Lôi Châu, Ngài đượ c đilại tự do trong vùng Quảng Châu. Ðồng thờ i, Ngài cũng thườ ngqua lại vớ i các danh nhân nhã s ĩ trong vùng. Các quan sử trong

vùng đó cũng ưu đãi Ngài rất thâm hậu.Khi quan triều Châu Nhữ Ðăng đang dạy về Vươ ng Dươ ngMinh, nghe tin Ngài đến, bèn dẫn vài mươ i bạn hữu và đồ đệ đến thăm Ngài. Khi tất cả đều ngồi xuống, Châu Nhữ Ðăng hỏicâu: "Chỉ biết chân lý khi hiểu việc ngày đêm", ngh ĩ a là gì?

Trong nhóm có một đạo trưở ng đáp: "Tri giác của mọi ngườ i tạinơ i việc làm hằng ngày. Tối đến, trong mộng cũng có cái trigiác đó. Vì thế bảo rằng chỉ hiểu rõ chân lý sau khi biết việcngày đêm."

Mọi ngườ i trong nhóm lần lượ t trình tri kiến của mình.

Châu Nhữ Ðăng bảo: "Ðại chúng đều trình bày ý kiến, nhưngtôi chưa hài lòng cho lắm."

Page 141: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 141/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 141 Sau đó ông ta xoay qua hỏi Ngài: "Lão Thiền Sư! Thỉnh Ngàitrình bày lờ i chỉ giáo và cho ý kiến."

Ngài hỏi: "Lờ i này xuất phát từ kinh sách nào?"

Châu Nhữ Ðăng đáp: "Xuất phát từ Kinh Dịch."

Ngài đáp: "Ðây là lờ i Thánh Nhân dạy bảo phàm phu là phảigiác ngộ đạo lý sanh tử."

Châu Nhữ Ðăng nói: "Lờ i của lão Thiền Sư thật rất có lý. Mộtlờ i chân đế vượ t hơ n sách vở  để trong kệ cả chục năm!"

Vì các đệ tử Châu Nhữ Ðăng không hiểu rõ, nên yêu cầu ônggiải thích cặn kẽ thêm. Ông đáp: "Sanh tử đồng như ngày đêm.Khi hiểu rõ lý này thì siêu vượ t ngày đêm."

Ðại chúng đồng tán thán.

Tên tuổi của Ngài vang lừng khắp vùng Lôi Châu. Quan lạitrong vùng cũng rất chiếu cố đến Ngài. Vì vậy, tuy mang tiếnglà bị đi tù đày tại vùng biên cươ ng, nhưng việc tu tập và hànhPhật sự của Ngài tại vùng đó không khác gì vớ i lúc trú tại núiNgũ Ðài hay Lao Sơ n. Chế phủ đại tư mã Trần Ðại Liệu sau

này cũng đối đãi vớ i Ngài rất thâm hậu.(Ghi chú: Ngài bị  đày ải và đặt dướ i sự kiểm soát của quanquân. Bị bắt hoàn tục, Ngài đượ c biết đến vớ i tên tục là TháiÐức Thanh. Ngài phải mặc quân phục thay cho y ca sa. Râu tócNgài cũng để dài ra. Ngài đượ c chính thức ân xá trở  lại làmtăng vào năm 1607, khi Hoàng Tôn (cháu nội) của vua Vạn

Lịch ra đờ i. Mãi cho đến lúc Lý thái hậu qua đờ i vào năm 1614,Ngài mớ i cạo râu tóc và mặc y ca sa trở lại. Trong khi bị tù đày,

Page 142: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 142/200

142 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài đượ c hưở ng quy chế tự do đi lại tối thượ ng vì quen biếtcác quan lại cao cấp trong triều. Ngài chỉ bị yêu cầu trình quanquân trong một thờ i điểm nhất định. Hầu hết trong mọi thờ igian, Ngài ở  tại chùa viện vớ i các đệ tử. Lúc trùng hưng lạichùa Nam Hoa ở Tào Khê, vị trí Ngài vẫn là tù tội. Mặc dầukhông mặc áo quần tù nhân, nhưng Ngài mặc y phục thườ ngdân, cùng để râu tóc rất dài. Dẫu có hình tướ ng như dân thườ ng,nhưng ý chí và lòng Ngài vẫn là tăng s ĩ .

Trong mườ i tám năm, những chỗ chính mà Ngài thườ ng tớ i lui

là Lôi Châu, Tào Khê. Ngài thườ ng phải hiện diện tại các doanhtrại ở Lôi Châu trong thờ i gian đó).

Mồng một tháng tư, Ngài bắt đầu chú giải kinh Lăng Già. Nămấy vùng này bị nạn hạn hán kéo dài cả một năm mà không mưa.Ngườ i chết nhiều không thể kể. Ngài cảm giác như đang ngồitrên ngh ĩ a địa. Nhờ Phật pháp gia trì nên Ngài đượ c yên ổn. Các

giếng nướ c đều khô cạn. Mỗi ngày, thị giả Phướ c Thiện phảiđợ i đến nửa đêm mớ i múc đượ c một thùng nướ c để dùng cho cả ngày. Ðối vớ i ngườ i khát nướ c, một giọt nướ c là một giọt camlồ. Trong và ngoài thành, đâu đâu cũng có xác ngườ i chết. MùaThu, Ngài cùng hiếu liêm Khả Thờ i Phục kêu gọi dân chúngchôn những xác chết. Có hơ n mườ i ngàn xác chết đượ c chôn.Khi ấy, Ngài lập đàn tràng vừa cầu siêu độ vong linh vừa cầu

mưa. Vào ngày đó, trờ i mưa tầm tã. Nướ c đầy ngập cả ba tấc.Từ đó, nạn hạn hán chấm dứt.

Vào triều Minh, vùng Quảng Châu vốn là nơ i hoang dã. LôiChâu lại nằm về phía Nam tỉnh Quảng Châu. Dân chúng lại rấtít biết đến Phật pháp. Song, sau sự linh ứng của việc cầu mưa,dân chúng tin tưở ng Phật pháp ngày một đông đảo. Vào mùa

Xuân năm kế, lại thêm một bịnh dịch lan tràn khắp vùng. Ngàilại kêu gọi dân chúng chôn cất hàng ngàn xác chết. Ngài cũnglại lập đàn tràng cầu siêu và cầu mưa trong bảy ngày bảy đêm.

Page 143: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 143/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 143 Tháng tám, quan phủ ra lịnh Ngài phải đi Ngũ Dươ ng. Ngài cư trú tại doanh trại huấn luyện quân s ĩ . Nơ i đó, Ngài viết hai mươ ibài kệ kể việc tớ i lui trong doanh trại. Trên đườ ng đến Ngũ Dươ ng, Ngài đi qua Khổ Ðằng thuộc vùng Ðiện Bạch, là cửa ảicủa miền nam núi L ĩ nh Nam. Nơ i đây, Ngài cũng viết kệ kỷ niệm và bảo thị giả lập một quán trà để phục vụ khách quađườ ng. Quan Ðinh Hữu Võ vì chủ trươ ng lập Chu Thườ ng Lạclàm thái tử nên bị vua Thần Tông bãi chức và đày xuống LôiChâu. Ngài cùng ông ta bị lưu đày vì cùng một nguyên nhân.Thế nên, Ngài và ông ta kết tình bạn hữu rất thân mật.

Mùa Xuân năm 1597, trên đườ ng phố ở  trấn Ngũ Dươ ng, có laliệt các xác chết vì nạn hạn hán. Ngài khuyên dân chúng hãycùng nhau chôn nguờ i chết, khoảng vài ngàn ngườ i. Ngài cũngtổ chức pháp hội cầu siêu độ trong bảy ngày bảy đêm. ÔngÐinh Hữu Võ cũng giúp Ngài. Từ đó, dân ở Quảng Ðông bắtđầu tin tưở ng Ngài. Mùa hè, tháng tư, Ngài chú giải xong bộ 

kinh Lăng Già. Do có những đệ tử quy y chưa thể nhập lý lẽ nhà Phật, Ngài trướ c tác bộ Trung Dung Trực Chỉ (Vì hầu hếtđệ tử là nho s ĩ , nên Ngài phải giải thích quyển Trung Dung, mộttrong bốn quyển Tứ Thư của Nho giáo, theo nhãn quan Phậtgiáo).

Quan đại tư mã Trần Ðại Liệu hành pháp rất nghiêm minh,

không thiên vị công hay tư. Dân thườ ng không ai dám gặp mặtông trực tiếp. Song, ông thườ ng gở i ngườ i đến gặp và thăm hỏiNgài. Tháng chín, Ngài cùng ông Ðinh Hữu Võ, đến yết kiếnông ta. Quân giữ cổng báo tin Ngài và ông Ðinh Hữu Võ đếnthăm, nhưng không ai ra đón tiếp, nên phải trở về. Tối đó, quanđại tư mã Trần Ðại Liệu gở i ngườ i đến mờ i Ngài lên một chiếcthuyền để tiếp đãi trà nướ c. Họ đàm luận cho đến khuya canh

ba. Việc này khiến cho mọi ngườ i kinh ngạc, vì trướ c kia thấy

Page 144: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 144/200

144 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài là vị tăng bị phạm tội, họ rất khinh thườ ng. Sau cuộc thămviếng, quan đại tư mã Trần Ðại Liệu, ca ngợ i Ngài trướ c mặtcác quan triều: "Ngài Hám Sơ n là bậc lân phượ ng giữa các tăngs ĩ ."

Quan đại tư mã Trần Ðại Liệu cũng ra lịnh cho quan triều thuộcba bộ (bộ hình, bộ văn, bộ võ) ở Quảng Châu đến bái kiến Ngài.Từ đó, dân chúng vùng L ĩ nh Nam đều kính phục tăng s ĩ .

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Ngài Hám Sơ n thuật lại như sau: "Khi đến thăm doanh trại củaquan đại tư mã Trần Ðại Liệu, tôi phải đứng ngoài sân nhưngkhông đượ c cho phép trở về. Tôi ngh ĩ  rằng phải hô to tên củamình (như trong những trườ ng hợ p tội phạm bị chất vấn).Không còn cách nào khác, nên tôi phải cố gắng hô to lên là yêucầu đượ c gặp mặt quan đại tư mã. Tôi không đượ c tiếp đãi,

nhưng lại đượ c cho phép trở về chùa. Hôm sau, tôi đến lần thứ hai, nhưng cũng bị đối xử tệ hại như lần đầu. Sau này mớ i biếtđượ c hảo ý của ông ta là vì tôi thườ ng có những liên hệ mậtthiết vớ i các quan lại, nên đi đến đâu đều đượ c tiếp đãi trọnghậu. Nếu ông ta cứ đối đãi tôi như thế thì sớ m muộn gì hoàngđế cũng biết việc này và chắc gì tôi sẽ tránh tội chết. Lại nữa,ông ta tự bảo: “Quan võ làm sao biết cách đối đãi vị tăng trí 

thức!"

Cuối cùng, quan đại tư mã Trần Ðại Liệu hẹn gặp tôi trên mộtchiếc thuyền. Nơ i đó, ông ta sắp đặt buổi cơ m chay để tiếp đãitôi. Lúc đến đó, tôi đượ c mờ i ngồi vào hàng ghế danh dự. Quanđại tư mã cườ i bảo: "Tại hạ biết Ðại Sư có tánh tự cao. Thế nên,hai ngày trướ c tại hạ cố tình làm như thế để giúp Ngài thành

công trên đườ ng đạo. Xin Ðại Sư miễn chấp".

Page 145: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 145/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 145 Chúng tôi ngồi trò chuyện thân mật. Tôi rất ngưỡ ng mộ ông tavà rất ngạc nhiên khi biết đượ c rằng giữa các đại quan, vẫn cóngườ i tâm lượ ng rộng rãi, nhân từ hiền hậu như ông ta. Song,đối vớ i ngườ i phạm nhân như tôi, thủ hạ của ông ta rất khinh rẻ.Biết đượ c việc này, ông ta trách phạt và bảo họ phải xin lỗi tôi.Từ đó, họ không còn dám khinh khi tôi nữa. Sau khi đến LôiChâu, tuy bị bổ nhập vào quân binh, nhưng tôi thườ ng trú tạimột ngôi cổ tự ở Tây Thành, và đượ c tự do đi lại cùng chú giảibộ kinh Lăng Già. Lúc đó, tôi cũng viết rất nhiều bài thơ hoàiniệm".

Năm 1598, quan ngự giám Phàn Hữu Hiên, có liên hệ việc giảmtiền chi tiêu trong cung nội để dành tiền trùng tu lại chùa BáoÂn, nên bị đày tớ i Lôi Châu. Ðầu tiên, ông ta đến gặp Ngài tạiNgũ Dươ ng. Khi ấy, Ngài đang thảo lại bản văn chú giải kinhLăng Già. Lúc ông ta hỏi về phong cảnh của Lôi Dươ ng như thế nào, Ngài liền đưa bản thảo chú giải kinh Lăng Già cho ông

xem và bảo: "Ðây là phong cảnh của Lôi Dươ ng."

Xem xong, ông ta rất kinh ngạc và tán thán Ngài. Ông cũnggom góp tiền cúng dườ ng để khắc bản chú giải này lên bản gỗ để  ấn loát. Chu Hải Môn, trưở ng quan thuế muối tại QuảngÐông, thườ ng tớ i lui hỏi han Phật pháp nơ i Ngài. Vì trú tại NamThiều, nên ông ta thỉnh Ngài viết biên sử chùa Nam Hoa ở Tào

Khê (Biên sử chùa Nam Hoa ở Tào Khê, nói rõ về lịch sử thànhlập chùa, quy chế tự viện đượ c các vị cao tăng lập ra, tên nhữngvị pháp sư trú ngụ tại chùa để tu học trướ c và sau ngài Lục Tổ,cùng những việc liên hệ đến Phật pháp).

Khi ấy, có rất nhiều ngườ i tại Quảng Ðông không hiểu Phậtpháp. Quan triều Châu Ðơ n Thích, đang dạy huyền học Vươ ng

Dươ ng Minh. Ông cũng thườ ng dẫn các đệ tử đến thăm viếng

Page 146: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 146/200

146 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

và hỏi đạo nơ i Ngài. Một đệ tử của ông tên là Long Sanh, khinghe Ngài luận nghị, tâm rất kính phục. Trở về nhà, Long Sanhbảo bạn mình là Vươ ng An Sanh và Phùng Xươ ng Lịch: "Lờ ithuyết pháp của vị Thiền Sư từ miền Bắc xuống, thật là vidiệu."

Nghe thế, Vươ ng An Sanh và Phùng Xươ ng Lịch đến cầu thỉnhvấn đạo nơ i Ngài. Ðượ c Ngài chỉ dạy pháp hướ ng thượ ng, họ tin tưở ng xác thật không nghi ngờ , nên phát khở i ý chí thiết thatham tầm tu học. Hai cậu học trò này thật có phướ c đức. Số 

ngườ i quy y Tam Bảo ngày một tăng thêm. Từ đó, ngườ i biếtđến Tam Bảo (Phật Pháp Tăng) tăng rất nhiều. Thế nên, sự giáohóa của Phật pháp lan tràn khắp nơ i. Ba cậu học sinh cống hiếnsức lực rất nhiều trong việc giúp đỡ Ngài truyền bá Phật pháp.Khi xưa, Thiền Sư Ðạt Quán có nguyện rằng sẽ tụng kinh PhápHoa một trăm lần để cầu chư Phật gia bị cho Ngài mau sớ mthoát cảnh khổ tù đày. Mùa Hè năm đó, để đền đáp ân ngh ĩ a của

Thiền Sư Ðạt Quán, Ngài cho xây một Thiền đườ ng bên trongthành. Ngài mặc khăn đóng trong khi giảng kinh thuyết phápgiống như Thiền Sư Ðại Huệ thuở  xưa (Lúc xưa, ở Tàu, dânthườ ng mặc khăn đóng, nhưng tăng s ĩ  thì không. Thiền Sư ÐạiHuệ và ngài Hám Sơ n mặc khăn đóng vì không muốn tăng đoànbị mang tai tiếng do lỗi lầm của cá nhân mình).

Ðể tụng kinh cùng giảng thuyết kinh Pháp Hoa, Ngài nhóm họpnhững đệ tử xuất gia tại chùa Pháp Tánh dướ i cội cây Bồ Ðề như Thông Ngạn, Siêu Dật, Thông Quýnh v.v...tổng cộng hơ nmột chục ngườ i. Khi giảng đến phNm Hiện Bảo Tháp, Ngài chợ tliễu ngộ ý của đức Phật. Nơ i cõi Ta Bà, Ngài thấy trướ c mặtmình là cõi Tịnh Ðộ của chư Phật. Sau đó, Ngài viết bài chúgiải Pháp Hoa Kích Tiết (bài chú giải tán thán kinh Pháp Hoa.)

Ðinh Hữu Võ tánh tình rất nóng nảy, nhưng rất khẳng khái.Ông biết cung kính chư Tăng, nhưng không hiểu Phật pháp. Khi

Page 147: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 147/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 147 tiễn đưa ông ta ra bến tàu để trở về quê quán, Ngài véo ông tamột cái khiến cho ông ta chợ t đại ngộ. Sau đó, Ngài đặt phápdanh cho ông ta là cư s ĩ Giác Phi. Ngài cũng viết kệ "TrừngTâm Minh" để thức tỉnh ông ta trong mọi trườ ng hợ p:

"Chân tánh thậm thâmNhư nướ c lắng trongNếu bị ái dục độngSóng phiền não khở iKhở i rồi không ngưng

Tự tánh vẫn đục;Phiền não vô minhLại tăng bất giácDùng ngã buộc ngườ iNhư bùn trong nướ cDùng ngườ i động mìnhNhư mỡ thêm lửa

Ngườ i loạn ta chânLoạn thật ngã sanhNếu không sanh ngãKiếp hỏa thành băngThế nên ngườ i trí Phải không ngã tướ ngNếu không ngã tướ ng

Chướ ng kia sao sanhCông phu bỏ ngãPhải nên kiên nhẫnTập khí vừa phátPhải mau tỉnh giácNơ i tỉnh tức giácMột niệm hồi quangQuét sạch dấu vết

Page 148: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 148/200

Page 149: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 149/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 149 mạnh mẽ cổ  động Phật tử cúng dườ ng trai tăng. Ngườ i nghetheo lờ i khuyên của Ngài rất nhiều. Từ đó, trong những dịp tangchế, sinh nhật cha mẹ, lễ cầu tiêu tai hoạn nạn, lễ sám hối, haylễ phóng sanh, đều đưọc thiết đãi bằng đồ chay và động vậtcũng đượ c phóng sanh. Chẳng bao lâu, hội phóng sanh đượ cthành lập rất nhiều nơ i. Các hội đoàn này trợ  giúp Ngài rấtnhiều trong việc chuyển hóa quần chúng quy y Phật pháp.

Theo truyền thống, tại các tự viện thườ ng có đào ao thả cáphóng sanh. Tăng s ĩ hay cư s ĩ thườ ng mang chim chóc ra đồng

vắng hay lên núi cao để thả. Ðại sư Liên Trì, sống cùng thờ i vớ ingài Hám Sơ n, là nhân vật quan trọng trong việc cổ động truyềnthống phóng sanh.

Mặc dầu không còn mặc y ca sa, năm năm mươ i bốn tuổi Ngàivẫn tiếp tục giảng kinh, viết chú giải. Vừa khi đến Lôi Châu,việc khắc bản gỗ quyển Lăng Già Bút Ký đượ c hoàn tất. Nhân

dịp đó, Ngài giảng bộ kinh Lăng Già cho các đệ tử nghe. Mộttrăm bộ Lăng Già Bút Ký đượ c ấn tống và gở i đi đến các tự viện nổi tiếng cùng các đại quan triều đ ình, hộ pháp, nhằmchứng minh rằng tuy bị hoạn nạn, Ngài vẫn không quên làmviệc Phật sự. Trong trườ ng hợ p Ngài mất đi mà không ai haybiết, quyển chú giải kinh Lăng Già này sẽ tiết lộ mục đích tuhành của Ngài. Tuy vậy, vẫn có ngườ i không tin mà lại hủy

báng Ngài.

Vào tháng năm, quan đại tư mã Trần Chế Phủ đi kinh lý, đếntrấn phủ. Vừa bướ c xuống xe, chưa kịp gặp mặt quan địaphươ ng thì ngã lăn ra chết. Ngài bảo môn hạ của ông ta làmmột trăm món thức ăn chay để làm lễ tang chế. Từ  đó, ai aicũng biết cúng chay rất là quan trọng trong những dịp tang lễ.

Page 150: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 150/200

150 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Quan nhân ở Huệ Châu, Dươ ng Thiếu Tể, xưa vốn là bạn hữuthân thiết của Ngài, đã trở về quê quán để tang cha mẹ. Trongmùa Thu, khi Ngài đến viếng thăm thì ông ta đã qua đờ i trướ cđó. Sáng hôm sau, vừa định trở về núi, thì nghe tin linh cữu củaông ta đượ c mang đến thị trấn. Ngài liền đến nơ i làm tang lễ vàtặng một chiếc hòm cho ông ta (Trướ c khi mất, ông ta chẳng để lại đồng nào.)

Quan quản đốc họ Nhậm đưa Ngài đến Huệ Dươ ng và thỉnhNgài đến Tây Hồ. Ngài cùng ông ta leo lên Bạch Hạc Quán, nơ i

Tô Ðông Pha thuở xưa đã từng trú ngụ. Ngài rất khâm phục TôÐông Pha, một đại thi hào triều Tống và là một Phật tử có kiếnthức Phật pháp thâm sâu. Ðối vớ i tâm tánh và vận mạng, Ngàivà Tô Ðông Pha rất tươ ng hợ p. Hai vị đều có biệt tài, đượ c tháihậu ban đặc ân, nhưng cũng bị triều đ ình bắt tội mà giải vàoNam.

Khi trở về, Ngài không tiếp khách và tự biệt lập tu hành ThiềnÐịnh.

Năm 1600, toàn trấn bị chấn động vì sự hiện diện của quan thâuthuế. Lại nữa, sự quấy nhiễu của hải tặc Nhật khiến nhân tâmđều lo âu sợ hãi. Ngài bảo các đệ tử phải tản mát đi nơ i khác,còn Ngài và Phướ c Thiện Nn cư bế quan. Song, chẳng bao lâu

dân chúng hai tỉnh Quảng Ðông và Phúc Kiến vì gạo lúa màphát sanh quấy loạn, đến bao vây doanh phủ của đại tướ ngquân. Vì lờ i yêu cầu của đại tướ ng quân mà Ngài bất đắc d ĩ  phải xuống núi giải cứu.

Tỉnh Quảng Ðông sản xuất lúa gạo thơ m ngon. Ngườ i PhúcKiến thườ ng dùng tàu bè vận chuyển lúa gạo. Vì vậy, ngườ i

Quảng Ðông sợ giá lúa gạo sẽ tăng, nên rất căm hận ngườ i PhúcKiến. Do đó thườ ng có sự xung đột giữa ngườ i Quảng Ðông vàPhúc Kiến. Vào năm đó, vị đại tướ ng quân có quan hệ mật thiết

Page 151: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 151/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 151 vớ i Ngài chuNn bị từ quan về hưu. Vị tân đại tướ ng quân lại làngườ i Phúc Kiến. Công tử con của ông cựu đại tướ ng quân cómấy chiếc tàu mớ i. Ngườ i địa phươ ng thấy vậy hoài nghi rằngông cựu đại tướ ng quân cùng tân đại tướ ng câu thông chở  lúagạo. Quan thuế do vua Thần Tông phái đến, lợ i dụng lúc ôngcựu đại tướ ng quân sắp về hưu, định soán đoạt quyền lực củaông tân đại tướ ng quân, nên cố ý đưa tin bảo rằng tân đại tướ ngquân đem rất nhiều lúa gạo tặng cho con ông cựu đại tướ ngquân. Dân chúng địa phươ ng bèn tụ tập cả hàng ngàn ngườ i, lấygạch ngói ném các chiếc tàu của công tử con của cựu đại tuớ ng

quân. Thấy việc này chưa đủ, ông quan thuế lại bảo quầnchúng: “Việc này đều do tân đại tướ ng quân làm dấy động. Vậymọi ngườ i hãy đến tìm cựu đại tướ ng quân thì mớ i đượ c giảiđáp thoả đáng."

Vì thế, dân chúng cầm binh khí như côn, quyền đao v.v... đếnvây và tấn công doanh phủ. Tân đại tướ ng quân là ngườ i khiêm

hòa. Lúc đó ba ty huyện phủ quan sử đều đến Ðoan Châu dự lễ.Ðại tướ ng quân tuy có binh mã, nhưng không thể điều động,nên đành thúc thủ. Trong cơ n hiểm nạn đó, có một ông línhngh ĩ  đến ngài Hám Sơ n. Thật ra, lúc đó họ chỉ muốn dùng ngựachết để cứu ngựa sống. Trong vùng đó, danh tánh của Ngài ảnhhưở ng quần chúng rất lớ n, nên tân đại tướ ng quân tin tưở ng lờ inói của Ngài đối vớ i dân chúng rất có tác dụng, nên cho ông

lính kia đi mờ i Ngài đến để cứu nạn. Ông lính đó liền giả dạngthườ ng dân, xuất thành để tìm Ngài. Ðến nơ i, ông ta bảo: “Ðạitướ ng quân có nạn. Hy vọng Ðại Sư mau chóng qua doanh phủ để cứu trợ ."

Thấy Ngài không phản ứng gì, ông lại nói: “Ðại Sư! Hiện naycó hàng ngàn dân chúng đang vây quanh doanh phủ. Thủ hạ 

binh mã của đại tướ ng quân tuy nhiều, nhưng ba ty quan sử đều

Page 152: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 152/200

152 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

ra ngoài tỉnh, nên không cách nào điều động đượ c. Tình hìnhhiện tại thật rất nguy kịch." Song, thấy việc xuất đầu lộ diệntrong vụ này thật rất vô lý, nên Ngài khướ c từ, bảo: “Tôi chỉ làngườ i tầm thườ ng, không có thần thông huyễn thuật thì làm saogiải đượ c nạn đó?"

Ông lính nói: “Nếu Ðại Sư không ngh ĩ  đến tình riêng vớ i đạitướ ng quân thì cũng đượ c, nhưng còn sanh linh bá tánh trongvùng thì sao? Nếu họ xung đột lẫn nhau, tức song phươ ng phảibị tử thươ ng. Ðại Sư nhẫn tâm ngồi nhìn đượ c sao?"

Vì thân phận bị tù đày, nên Ngài không muốn dính vào nhữngchuyện thị phi. Nhưng vì tánh mạng của hàng ngàn ngườ i dân,Ngài không thể từ chối, nên đành lòng ra thất. Ngài tự mộtmình đi đến gặp loạn dân để chiêu an. Lúc đến gặp họ, Ngài nóito: "Quý vị tạo náo loạn để mong giảm giá gạo, nhưng thật rađã vi phạm luật triều đ ình, nên tự chiêu lấy tội chết. Nếu chết

rồi thì việc giảm giá gạo có ích lợ i gì?" Dân chúng ô hợ p nghelờ i của Ngài rất có lý, nên giật mình sợ hãi mà tự động giải tán.Dinh phủ không còn bị bao vây. Cuộc sống trở lại bình thườ ng.Các trưở ng lão trong thị trấn rất cảm kích Ngài. Danh tánh củaNgài từ  đó lại càng vang xa. Ngài dự biết từ  đây về sau sẽ không còn tu hành an ổn. Thật vậy, sau này có rất nhiều quanlại đến thăm viếng Ngài.

Ðang dự tiệc tại Tuyền Châu, ba vị quan phủ nghe việc dânchúng nổi loạn, liền trở  về Quảng Ðông ngay lập tức. Khi về đến, thị trấn yên ổn như bình thườ ng, nhưng họ biết đượ c là nhờ  Ngài mà quần chúng mớ i chịu giải tán. Quan sử họ Nhâm nghetin nên viết thư cho Ngài, bảo: "Nếu Ngài không xuống núi thìvùng này sẽ xảy ra chuyện gì? Nay đã xuống núi thì việc gì sẽ 

xảy ra đến vớ i Ngài?"

Page 153: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 153/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 153 Vào tháng Bảy, nhân dịp quan sử Chúc Tinh Tồn ở Nam Thiềumờ i đến Tào Khê, Ngài thừa dịp này mà vào núi hầu Lục Tổ (Ngài thích đến thánh địa để tu hành như đã dự định khi trướ c,còn hơ n ở  lại thị trấn náo động). Trướ c khi đi, Ðái Diệu, tânthống đốc của Quảng Ðông, biết Ngài có công trong việc trấnan loạn dân, nên muốn gặp mặt Ngài. Ông ra lịnh cho viên đạitướ ng ngườ i Phướ c Kiến, dẫn Ngài đến gặp mặt. Lúc đến, Ngàiđượ c ông tiếp đãi buổi cơ m chay thân mật. Ðượ c biết Ngài sẽ trở về Tào Khê, ông ta hứa rằng sẽ hết lòng hộ pháp. Nếu Ngàicần chi, ông ta sẽ giúp đỡ . Việc này khiến Ngài đượ c an tâm đôi

phần.Tào Khê

Vào đờ i Lươ ng, có một vị Phạm Tăng từ Ấn Ðộ sang, pháphiệu là tam tạng pháp sư Trí Dượ c. Vị Phạm Tăng này đã từngnói vớ i dân chúng địa phươ ng vùng Tào Khê: “Nơ i đây phải

nên kiến lập một ngôi phạm sát. Trong vòng một trăm sáu mươ inăm, sẽ có nhục thân Bồ Tát đến đây hoằng pháp. Các vị hãynên hậu đãi vị đó."

Ngôi chùa đượ c xây sớ m nhất vào thờ i đó là chùa Bảo Lâm.Minh triều sơ niên, chùa Bảo Lâm đượ c gọi là chùa Nam Hoa.

Tào Khê tuy là Tổ Ðình của Thiền tông, nhưng sau đờ i tổ Huệ Năng, Thiền tông phân thành năm phái. Tự viện tại Tào Khêdần dần bị bỏ hoang. Tự viện tuy lớ n, nhưng đa số không cótăng s ĩ cư trú, duy chỉ có thầy phươ ng trượ ng và vị hươ ng đănglo việc hươ ng khói. Không lạ gì việc dân chúng đến chiếm cứ phòng ốc đất đai mà tăng s ĩ không ai có thể quản chế. Trướ c khiNgài đến, tại Tào Khê, bên ngoài tuy còn hình dáng chùa chiền,

nhưng nội dung bên trong lại biến thái thậm tệ.

Page 154: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 154/200

154 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ðất đai chung quanh chùa đượ c tăng s ĩ khai khNn trồng trọt càycấy và họ không trú trong tự viện mà thườ ng sống bên ngoàinông trại như dân thườ ng. Ðến niên hiệu Hoằng Chánh, dânchúng bị nạn hạn hán thất mùa ở những nơ i khác, tìm đến lậpnghiệp tại Tào Khê. Họ bắt đầu làm thuê và sống chung vớ ităng s ĩ . Tăng s ĩ cũng làm ăn như dân dã. Thế nên, dần dà khôngbiết tài sản điền địa ở  đó thuộc về ai, tăng s ĩ hay cư dân. Chu vichùa Nam Hoa từ từ bị dân chúng chiếm lấy để xây dựng nhàcửa, mở  mang chợ  búa. Thế nên, Tào Khê không còn là đạotràng thanh tịnh của Phật, Tổ như xưa.

Ðến đờ i của ngài Hám Sơ n, Tào Khê không còn là linh địa củaThiền tông. Tự viện nơ i đó biến thành nhà cửa làng xóm chợ  búa của dân thườ ng. Tăng s ĩ  thườ ng bị dân chúng khinh khi.Nhìn thấy cảnh trạng đó, Ngài rất đau lòng chua xót. Lần đầuđến Tào Khê, Ngài tự nhủ là sẽ quyết tâm trùng tu, khôi phụclại ngôi Tổ Ðình.

Lần thứ hai đến Tào Khê vào năm năm mươ i sáu tuổi, Ngàimiêu tả Tào Khê như sau: “Thấy phía Ðông chùa có bọn duđãng tụ tập tại sơ n môn, mở  quán rượ u thịt, thật rất bNn thỉu.Việc này đã kéo dài hơ n một trăm năm. Trong và ngoài chùađều dơ  bNn. Ngọn núi xây tháp thờ  Tổ Sư bị các băng đảngchiếm làm ngh ĩ a địa. Ðất của tăng chúng bị phân chia. Các du

đãng lập kế thông đồng vớ i các địa chủ bên ngoài, đánh lừa vàdọa nạt, khiến những vị tăng còn lại trong chùa không dám thưakiện. Các địa chủ trong vùng dùng thủ  đoạn xảo thuật xâmchiếm tài sản điền địa của tăng s ĩ . Họ còn thông đồng vớ i quanlại địa phươ ng để đuổi các tăng s ĩ ra khỏi núi."

Ðến Tào Khê, nhìn thấy hiện trạng suy đồi này, Ngài tự ngh ĩ là

một mình không có cách gì để phục hưng lại Tổ  đ ình Thiềntông. Vì thế, Ngài chỉ còn cách là đi cầu sự giúp đỡ của quantriều. Trong quan phủ có nhiều vị tin tưở ng Phật pháp, nên rất

Page 155: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 155/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 155 thươ ng hại cho tăng s ĩ . Các đại quan như Trần Ðại Liệu, ChuHải Môn, Chúc Tinh Tồn, Ðái Diệu đều hy vọng là Ngài sẽ chấn chỉnh lại linh khí Tào Khê. Quan sử Nam Thiều ChúcTinh Tồn rất có cảm tình vớ i Tào Khê. Khi Ngài vào núi chấnchỉnh đạo tràng Tào Khê, ông giúp đỡ nhiệt tình.

Sau khi Ngài giải nạn cho đại tướ ng quân, thống đốc Ðái Diệuthấy Ngài là một ngườ i rất có tài cán, nên thiết đãi Ngài trọnghậu hầu mong Ngài sẽ phục vụ và giúp đỡ  ông ta giải quyếtnhững vấn đề khó khăn. Do Ngài muốn Nn cư tu hành, không

thích giao du qua lại mật thiết vớ i quan lại vì sợ sẽ tự chiêu họa,nên từ chối lờ i thỉnh mờ i của Ðái Diệu. Lần này Ngài đến nhờ  sự giúp đỡ , ông ta lập tức hạ lịnh cho quan huyện địa phươ ng tự thân dẫn quân đến Tào Khê. Trong vòng ba ngày, cư dân duđãng cưỡ ng chiếm đất đai điền sản của chùa đều dờ i đi nơ ikhác. Từ đó, tăng chúng trong chùa Nam Hoa tại Tào Khê dọndẹp sạch sẽ tất cả dơ bNn tích tụ trong bao năm.

Sau đó, Ngài liền sửa sang quán rượ u thịt lại thành tịnh xá chokhách lên núi lễ Phật nghỉ ngơ i. Nơ i phía đông chùa, Ngài lậplữ quán cho quan lại lên núi nghỉ chân. Từ từ, Ngài trùng hưngchấn chỉnh lại đạo tràng Phật Tổ.

Biết Ngài đã chấn chỉnh xong Tào Khê, thống đốc Ðái Diệu

thiết đãi buổi cơ m chay và cùng Ngài đàm luận. Thống đốc bảo:"Tôi đã giúp Ngài dọn dẹp sạch sẽ rác rướ i tại Tào Khê rồi.Trướ c mắt sanh linh đang bị lầm than. Xin Ngài hãy từ bi cứuhộ."

Ngài hỏi: "Việc gì thế?"

Thống đốc nói: “Ðại Sư có biết hoàng thượ ng phái quan sử đếnđây trông coi việc mò ngọc trai không?"

Page 156: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 156/200

156 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài đáp: “Vâng, ai ai cũng biết hoàng thượ ng phái quan sử đến đây trông coi việc mò ngọc trai. Không biết đại nhân muốnchỉ giáo điều gì?"

Thống đốc nói: “Việc thứ nhất là thuyền bè mò ngọc trai cóhàng ngàn chiếc. Song, những ngườ i lợ i dụng hành nghề mòngọc trai trên những chiếc thuyền này vốn là hải tặc; chúng giếtngườ i cướ p của trên biển cả, gây bao việc hung ác. Hiện tại,những chiếc thuyền này lợ i dụng việc cho phép mò ngọc traicủa triều đ ình, nên lại hoành hành hơ n trướ c. Ngày không mò

ngọc trai, chúng không trở về nhà mà ở  trên biển hoành hànhcướ p bóc, không coi pháp luật ra gì. Quan quân cũng không cóbiện pháp gì để ngăn chận. Ngư phủ trong vùng không dám rabiển đánh cá.

Việc thứ hai là nhiều quặng mỏ bị đào xớ i. Các thợ  đào mỏ rấthung hăng. Những ngôi mộ bị đào xớ i và nhà cửa dân chúng bị 

phá vỡ . Mọi nơ i, dân chúng đều là nạn nhân của những sự pháhoại này. Họ không thể sống an lành đượ c. Vậy phải làm thế nào?"

Ngài đáp: "Những việc này không phải giải quyết dễ dàng."

Duyên lành may mắn, quan họ Lê trông coi việc mò ngọc trai

và đào mỏ lại là Phật tử có tín tâm. Nghe tin Ngài đang trùnghưng pháp đườ ng tại Tào Khê, ông ta đến đó lễ bái nhục thânLục Tổ và lưu lại chùa vài ngày để nghe giảng kinh thuyếtpháp. Nhân dịp này, Ngài khuyến khích ông ta cúng dườ ng tiềnđể trùng hưng lại Tổ Ðườ ng. Quan họ Lê đáp ứng rất nhiệt tình.Ngài cùng ông ta đàm luận cả vài ngày. Hôm nọ, biết thờ i cơ  đãchín mùi, Ngài bảo: “Bần tăng có việc rất khó giải quyết, không

biết đại nhân có thể giúp đượ c không?"

Ông đáp: “Xin Ðại Sư cứ nói."

Page 157: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 157/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 157 Ngài bảo: “Bần tăng nghe nói những chiếc thuyền mò ngọc traikhi hết hạn lại không chịu trở về bến mà ở  tại biển hoành hànhcướ p bóc. Ðối vớ i việc này, đại nhân có biết đến chăng?"

Ông hỏi: “Ðại sư ở  tại chùa thì làm sao biết đến những việcnày?"

Ngài đáp: “Hiện tại bá tánh đang khổ sở vì bọn hải tặc hoànhhành. Dân chúng ta thán oán hận đằng đằng. Chư Phật từ bi,làm sao không biết đến?"

Ông nói: “Việc mò ngọc trai là ý chỉ của hoàng thượ ng. Nếunhư dân chúng có oán trách, tại hạ cũng không cách gì để giảiquyết."

Ngài nói: “Bần tăng có lờ i đề nghị là xin đại nhân hãy ra lịnhcho những chiếc thuyền mò ngọc trai phải trở về bến sau khi đã

mãn hạn. Ngượ c lại, nếu ở  trên biển quá thờ i hạn thì phải bị triều đ ình trừng phạt. Việc này đâu có trái ngượ c vớ i thánh chỉ của hoàng thượ ng!"

Ông trầm ngâm một chút rồi nói: “Ðại sư còn việc gì nữa, xinhãy nói ra!"

Ngài bảo: “Việc đào mỏ lại thườ ng nhiễu nhươ ng dân chúngthái quá. Xin đại nhân hãy ra lịnh ngưng đào xớ i hầm mỏ tạinhà cửa và phần mộ của dân chúng và trả lại đất đai cho họ.Công đức này sánh bằng bố thí ngàn muôn lượ ng vàng, tu tạohàng trăm chùa viện."

Nghe lờ i phân trần của Ngài, quan sử họ Lê hạ lịnh giám sát và

gia hạn thờ i gian cho các chiếc thuyền mò ngọc trai và ngưngviệc đào xói nhà cửa dân chúng. Sau việc này, thống đốc Ðái

Page 158: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 158/200

158 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Diệu rất cảm kích công ơ n của Ngài, nên qua lại rất thân mật.Ông trở  thành một vị  đại hộ pháp, luôn trợ  giúp Ngài trongcông việc khai núi kiến tự, đào suối sửa đườ ng, tuyển tăng thọ giớ i, khai đườ ng thu đệ tử tại Tào Khê. Trong vòng một năm,Ngài an tâm ở  lại Tào Khê, phục hưng thanh thế  đạo tràngThiền tông.

Tại Tào Khê, Ngài khai khNn đất hoang, sửa đổi phong thủy củađườ ng lộ, (theo ý Ngài thì sự suy đồi của Thiền tông tại TàoKhê một phần do sự mất đi hình thể chính của núi. Vì thế, Ngài

sửa chữa lại đườ ng lộ để bảo tồn linh khí của núi, tức hình thể Long Tượ ng), tuyển trạch tăng s ĩ , lập đàn truyền giớ i, mở  trườ ng ngh ĩ a học (trườ ng học miễn phí), nuôi dưỡ ng Sa Di,thiết lập thanh quy, kiểm tra thuế má đất đai cho mướ n, lấy lạitài sản cho tăng chúng, thâu hồi đất đai bị chiếm mất. Tất cả công việc đượ c hoàn tất trong vòng một năm.

Năm 1602, sắp xếp công việc trùng hưng chùa chiền xong xuôi,bướ c kế là Ngài tuyển chọn đệ tử. Có chùa tức phải có tăng.Thế nên Ngài tuyển chọn tăng chúng trên hai mươ i tuổi và dướ ibốn mươ i tuổi. Ngài cũng quy định tăng chúng mỗi ngày bốnthờ i công phu tụng kinh, niệm Phật, bái sám. Song, có một số tăng s ĩ tuy cắt tóc vào chùa, nhưng trong tâm lại không muốn tuhành, nên không biết ý ngh ĩ a xuất gia là gì, chỉ thích làm nghề 

cày cấy. Hầu mong giúp họ hiểu rõ Phật pháp, Ngài cố ra côngsức dạy dỗ, nhưng thật rất khó. Ngài lại mờ i các nhà nho như Lươ ng Tứ Tươ ng, Long Chươ ng v.v... đến dạy tứ thư, đạo lýlàm ngườ i cho các chú tiểu, từ tám tuổi đến hai mươ i tuổi. Sauba năm học tập, những chú tiểu này chính thức xuất gia, trở  thành đệ tử của chùa Nam Hoa.

Năm 1603, vào tháng mườ i một vì sự liên hệ vớ i Ngài và vụ ánYêu Thư tại Bắc Kinh, Thiền Sư Ðạt Quán bị bắt bỏ tù. Khixưa, biết không thể trốn thoát hình phạt, Ngài yên tâm chờ  đợ i

Page 159: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 159/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 159 lịnh xử án. Nhờ hoàng đế khoan hồng, nên Ngài thoát chết vàđượ c giải vào vào Nam.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Năm đó, Thiền Sư Ðạt Quán ngồi Thiền nhập định mà qua đờ itrong ngục tù. Trong quyển tự thuật ngài Hám Sơ n không nhắcđến sự kiện này. Song, vài năm sau lúc tham dự buổi lễ trà tỳ nhục thân Thiền Sư Ðạt Quán, Ngài có viết rất nhiều bài kệ tánthán vị pháp hữu của mình và đượ c khắc ghi trên mộ bia.

Năm 1604, vào tháng giêng, vì việc của Thiền Sư Ðạt Quán,triều đ ình ban lịnh cho cho quan địa phươ ng đưa Ngài về việnthNm phán. Ngài theo lịnh triều đ ình, rờ i Tào Khê để trở về LôiChâu. Ngài nhớ  lờ i của Thiền Sư Ðạt Quán: "Kinh LăngNghiêm thuyết về nhân quả trong bảy loài, nhưng chưa có sáchvở thế gian nào giải thích hết."

Khi đó, Ngài đáp: "Truyện Xuân Thu bàn về nhân quả rõ ràng."

Sau này Ngài viết quyển "Xuân Thu Tả Thị Tâm Pháp." (Trongquyển sách này, Ngài nhắc nhở gián tiếp nhà vua đươ ng thờ i về việc ảnh hưở ng tai hại lòng tin ngu muội vào các cung tần, mỹ nữ của các triều vua trướ c. Những cung tần mỹ nữ này là một

trong những nguyên nhân chính làm sụp đổ triều đ ình).Năm 1605, vào tháng ba Ngài vượ t biển đến đảo Hải Nam, nơ ivùng đất tận cùng về phía nam của Minh triều. Từ xưa đến nay,đảo Hải Nam vốn là nơ i lưu trú của những quan lại, tướ ng s ĩ ,học giả, đạo s ĩ , tăng s ĩ bất đồng chánh kiến vớ i triều đ ình. Xưakia, Tô Ðông Pha vì bất đồng ý kiến vớ i các đại thần trong triều

nên bị bãi chức và đày ra đảo Hải Nam lúc sáu mươ i tuổi. Tuycách xa cả năm trăm năm, nhưng tâm tình và hoàn cảnh của

Page 160: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 160/200

160 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài thật giống vớ i Tô Ðông Pha. Song, so vớ i Tô Ðông Pha,Ngài có phần phướ c nhiều hơ n vì không bị triều đ ình bức báchquá đáng.

Ngài đến thăm am Quán Lang của Tô Ðông Pha và suối BạchLong. Ngài tìm kiếm di tích của Thiền Sư Giác Phạm nhưngkhông đượ c. Ngài trú tại tháp viện Minh Xươ ng và viết lờ i tựacho quyển "Xuân Thu Tả Thị Tâm Pháp". Ngài đến núi DanhSơ n, viết quyển "Quỳnh Hải Thám Kỳ Ký", tức quyển sáchtham tầm đảo Hải Nam, và quyển "Kim Túc Tuyền Ký", tức

quyển ký sự dòng suối gạo vàng. Tại Quỳnh Châu, vào mộtđêm nọ, Ngài ra Quận Thành ngắm cảnh trăng khuya, nhưngđột nhiên cảm thấy có điều chi lạ lùng. Ngài phát hiện núi nonsuối ngàn lặng lẽ mà trong thành dườ ng như không có bóngngườ i, duy chỉ có phía tây của Quận Thành là còn chút sinh khí.Do đó, Ngài bảo các đệ tử: "Quỳnh Thành trong tươ ng lai sẽ cóthiên tai hoạn nạn. Phải mau lễ sám cầu an."

Dân chúng trong vùng cho đó là lờ i huyễn hoặc nên khôngmàng đến. Sau khi vượ t biển Hải Nam trở vào đất liền khoảngnửa tháng thì một trận động đất lớ n xảy ra tại Quỳnh Châu. Tấtcả nhà cửa phòng ốc phía đông Quận Thành cùng cách tườ ng vàcổng thành đều bị hủy hoại. Tháp Minh Xươ ng bị đổ sụp. Cănnhà Ngài ở khi trướ c, cũng bị đổ nát tan tành.

Trướ c đó, khi sắp trở vào đất liền tuy đượ c các quan dân s ĩ phutrong vùng cố lưu giữ, nhưng Ngài không dám ở lại. Nếu khôngđi, thì chắc thân Ngài đã thành tro bụi rồi. Sau trận động đất,lòng tin tưở ng của họ đối vớ i Ngài thực rất sâu đậm. Khi lênhđênh trên vịnh Hải Nam để vào đất liền, Ngài có dịp ngắm cảnhQuỳnh Hải. Ðảo Hải Nam là một trong những hòn đảo lớ n nhất

của nướ c Tàu.

Tháng tư, thống đốc họ Ðái ra lịnh cho Ngài trở về Ngũ Dươ ng.

Page 161: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 161/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 161 Tháng bảy, Ngài trở  lại Tào Khê, tiếp tục công trình trùng tuchùa. Khi Ngài rờ i Tào Khê, những phòng ốc cũ đã đượ c pháhủy và đang đượ c xây dựng lại. Lúc trở về, công trình trùng tuchùa chiền đã xong khoảng bảy mươ i phần trăm. Tiền công vàvật liệu tốn khoảng vài ngàn đồng vàng. Số tiền này đều doNgài đi hóa duyên mà đượ c. Song cũng chưa đủ, nên Ngàikhuyến khích hai vị quan nội sử cúng dườ ng. Số tiền cúngdườ ng đượ c trả tiền nợ và cũng dùng để sửa chữa am Trườ ngXuân ở  Ngũ Dươ ng, làm nơ i thu nhận tiền cúng dườ ng xâydựng chùa Nam Hoa ở Tào Khê.

Tháng mườ i, hai thị giả Quảng Ích và Quảng Nhiếp xuất gia.

Ðượ c trả tự do

Năm 1606, vào tháng ba, Ngài vượ t Ðại Nhạn đến Nam Châu,thăm Ðinh Hữu Võ. Ngài đến yết kiến tướ ng quốc Trươ ng

Hồng Dươ ng. Năm xưa, lúc Ngài đang bị nạn ở  Bắc Kinh,tướ ng quốc Trươ ng Hồng Dươ ng đang trú tại Á Tươ ng. Vừanghe tin Ngài bị nạn cùng biết rõ sự tình, Trươ ng Hồng Dươ ngliền nỗ lực giải cứu Ngài, nhưng không thành công. Thế nên,Ngài rất cảm kích ân tình của ông ta. Biết đượ c ông đã từ quanvề hưu, nên nay Ngài đến viếng thăm ông tại nhà, cách Tào Khêkhông xa mấy. Gặp lại Ngài, ông rất vui mừng và mờ i Ngài

cùng chư đệ tử đến dùng buổi cơ m chay tại lữ quán Vân Lâutrên sông. Ông cũng mờ i các danh s ĩ  trong vùng đến dự buổicơ m chay đó. Trong khi dùng cơ m, ông bảo: "Ai ai cũng biếtngài Hám Sơ n là vị đại thiện tri thức, nhưng lại không biết Ngàicó công lao rất to lớ n đối vớ i sơ n hà xã tắc (Trươ ng HồngDươ ng muốn nhắc về việc Ngài chuyển đổi pháp hội Vô Giáthành pháp hội cầu Thái Tử cho triều đ ình).

Page 162: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 162/200

162 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Nghe thế, mọi ngườ i liền hỏi ông ta sự việc. Ông liền kể hết tự sự như công lao cầu thái tử của Ngài. Ðươ ng thờ i chỉ có mộtmình ông ta là dám luận nghị việc này. Dân dã nếu ai dám bànluận việc này thì sẽ bị họa nạn, nếu triều đ ình biết đượ c. Nhờ  vậy, không khí trong buổi cơ m chay hoàn toàn thay đổi.

Sau đó, Ngài trở  về Tào Khê. Trên đườ ng, Ngài ghé qua VănGiang, thăm đại quan họ Châu, rồi ở  lại nơ i đó vài ngày. Ngàilại đến Chươ ng Cống, thăm tướ ng quân Trần Nhị Sư. Nơ i đó,Ngài đượ c ông ta giữ lại tại đại bản doanh vài ngày. Trong

tháng đó, Ngài bị bịnh nhưng cũng viết đượ c mườ i hai bài kệ.Sau đó, Ngài trở về Tào Khê.

Vào tháng tám, trở  về Tào Khê chẳng bao lâu, Ngài nghe tinthái tử Chu Thườ ng Lạc sanh hạ một hoàng tôn. Thế nên nhàMinh ban lệnh đại xá phạm nhân. Các phạm nhân già yếu bịnhhoạn đượ c ân xá. Các phạm nhân bị hàm oan, vu khống có thể 

cầu biện minh để  đượ c phóng thích. Vì thuộc hạng thứ hai,Ngài đến trình tại tại đại bản doanh. Sau khi chấp nhận lờ i biệnminh, họ chuyển Ngài đến chính quyền địa phươ ng ở Lôi Châuđể xét xử. Nơ i đó, phán quan ra lịnh phóng thích Ngài. Từ đó,Ngài không còn bị giám sát bở i quan quân, tức công khai đăngđàn giảng kinh, thuyết pháp.

Tại Tào Khê, Ngài viết rất nhiều thơ , văn, ký thuật. Trong đó cóbài 'Văn viết về thị giả Linh Thông và giớ i uống rượ u.'

Theo truyền thuyết, thị giả Linh Thông vốn là hoàng tử củanướ c Ba Tư. Vì nghe oai danh đức độ của Lục Tổ Huệ Năng,vua nướ c Ba Tư sai ông cùng vớ i năm vị đại thần qua Tàu cungthỉnh Lục Tổ đến quốc gia họ để truyền pháp. Vì đườ ng xá xa

xôi, Lục Tổ không thể  đáp lờ i thỉnh nguyện đó. Thế nên, domuốn tu học, hoàng tử không trở về nướ c mà trú tại vùng phụ cận, rồi phát nguyện quy y và làm thị giả cho Lục Tổ. Ðối vớ i

Page 163: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 163/200

Page 164: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 164/200

164 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài dụng công chú giải cả mườ i lăm năm. Ði đâu cũng mangtheo, nên nay mớ i hoàn tất.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Ngài Hám Sơ n kể lại: “Sau khi quyết định viết lờ i chú giải choquyển Ðạo Ðức Kinh, tôi phải bỏ ra mườ i ba năm mớ i hoàn tất.Muốn nắm đượ c ý của quyển sách này thì phải trải qua quátrình kinh nghiệm sống. Những chữ ghi trên giấy trắng khôngthể diễn đạt đượ c hết ý ngh ĩ a.

Những khi chú giải kinh điển, tôi đều nhập định chú tâm để xem xét, nhìn thẳng vào lờ i kinh, hầu mong hợ p vớ i tâm Phật.Nhờ thế, những kiến giải cá nhân và ngh ĩ a lý chân thật tự nhiênvụt ra lập tức. Khi đó tôi mớ i viết xuống giấy. Nếu lạc vào suyngh ĩ thì ý ngh ĩ a chân chánh của kinh điển khó mà hiểu đượ c.

Năm sáu mươ i ba tuổi, Ngài bắt đầu trùng tu chánh điện chùaNam Hoa. Tháng hai, quan Phùng Nguyên Thành, nhậm chứctại vùng Nhạn Tây, vốn ngườ i Giang Tây, đến thăm Ngài vàngủ qua đêm tại núi. Tối đến, ông mơ thấy đại s ĩ Quán Âm hiệnthân cảm ứng. Sáng hôm sau, khi lên chánh điện lễ Phật, thấyba thánh tượ ng bị hư bể mục nát, ông liền hỏi Ngài: "Thưa ÐạiSư! Hai cây cột trụ trong ngôi chánh điện của đạo tràng hùng v ĩ  

này đang bị hư nát nghiêng ngửa và ba tôn thánh tượ ng (tượ ngPhật A Di Ðà, Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát Ðại Thế Chí) cũng bị hư hoại. Tại sao Ngài chưa sửa chữa lại?"

Ngài đáp: "Tuy có tâm muốn sửa chữa, nhưng ngặt vì rất tốnkém, mà bần tăng chỉ có hai bàn tay trắng, thì làm sao có tiềntài để làm?"

Page 165: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 165/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 165 Ông liền hỏi cần phải có bao nhiêu tiền để làm. Ngài nói rõ số tiền cần thiết. Nghe xong, ông ta bảo: "Không gì khó cả. Con sẽ cố gắng thâu góp."

Ðươ ng thờ i, hải tặc ở  vùng biển tỉnh Quảng Ðông nhiễu loạndân chúng rất nhiều. Dân chúng các nơ i lại liên tục khở i ngh ĩ a.Thế nên việc chi phí cho quan quân rất tốn kém. Phùng NguyênThành không biết ông thống đốc họ Ðái có muốn giúp Ngài để sửa sang lại chùa chiền trong lúc này không. Song, ông vẫnphân trần tình trạng bi đát của chùa Nam Hoa cho ông thống

đốc họ Ðái nghe. Nghe qua những lờ i này, ông thống đốc họ Ðái bảo: "Quý hóa thay! Thấy trẻ con bị té xuống giếng, mìnhphải trèo xuống mà cứu, huống hồ chi thánh tích của chư Phật,chư Bồ Tát nay đang bị suy đồi hiểm ngặt. Tại sao chúng tangồi yên mà nhìn?"

Khi quan thống đốc họ Ðái hỏi về số tiền sửa chữa, quan Phùng

Nguyên Thành liền thuật lại lờ i của Ngài. Nghe xong, quanthống đốc bảo: "Có thể số tiền này vẫn chưa đủ."

Quan thống đốc họ Ðái liền ra lịnh cho quan vùng Nam Thiềugở i ngườ i đến xem xét tính toán tiền sửa chữa. Ðượ c ông tamờ i, Ngài đến kiến nghị bàn luận. Biết ông ta có ý lấy tiền từ trong công khố ra để cúng dườ ng sửa chữa chùa chiền, Ngài

bảo: "Nếu dùng của công mà xây dựng chùa thì thật bất tiện.Chỉ có sự phát tâm cúng dườ ng xây chùa của dân chúng mớ ithật là y theo pháp."

Ông hỏi: "Vậy phải làm thế nào?"

Ngài đề nghị là thống đốc nên lập ra một ủy ban cổ động dân

chúng mua công phiếu cúng dườ ng tiền sửa chữa chùa. Việcnày nên giao cho quan vùng phía tây tỉnh Quảng Ðông lo liệu in

Page 166: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 166/200

166 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

mườ i hai quyển công phiếu. Mỗi bộ trong dinh phủ có mộtquyển công phiếu, đượ c khuyến khích tùy ý cúng dườ ng. Tất cả tiền cúng dườ ng đượ c thâu nhận bằng cách này và đượ c gở ithẳng về dinh thống đốc, mà không gở i đến tăng chúng (Quakinh nghiệm gặp hoạn nạn do việc khuyến khích thái hậu dànhdụm tiền của trong triều nội để trùng hưng chùa Từ Ân và lậpchùa Hải Ấn, Ngài mớ i đưa ra cách này để tránh việc liên hệ rắcrối vớ i triều đ ình.)

Vì cách này rất dễ dàng thực hiện, nên thống đốc họ Ðái đồng

ý. Trong vòng một tháng, khoảng một ngàn đồng vàng đượ cthâu góp. Cá nhân Ngài đi miền Tây để mua gỗ. Vì sợ Ngài tuổigià sức yếu, không đủ sức lực để lo việc mua gỗ, thống đốc họ Ðái nhờ Ngài đến Ðoan Châu sửa chữa Ðài Bảo Nguyệt (phíaBắc vùng Cao Yếu, do quan Phùng Nguyên Thành bỏ tiền raxây cất. Trong chánh điện có tượ ng Bồ Tát Quán Thế Âm mặcy trắng), hầu mong lưu giữ Ngài lại trong tỉnh phủ. Việc mua gỗ 

do một quan địa phươ ng trông lo. Mùa Ðông, đài Bảo Nguyệtđượ c sửa chữa hoàn thành. Do đó, Ngài vận chuyển gỗ mộc về Tào Khê. Ngài có viết bài ký truyện về việc này.

Năm sáu mươ i bốn tuổi, Ngài mang gỗ từ Ðoan Châu trở  về Tào Khê bằng thuyền vì đươ ng thờ i chưa có công lộ thuận tiệncho việc vận chuyển vật liệu. Vì gió bão nên Ngài phải ngừng

tại ải Linh Dươ ng. Sẵn dịp, Ngài du hành đến Ðoan Khê. Nơ iđó, Ngài viết bài kệ "Mộng Du Ðoan Khê" (tức bài kệ du hànhđến Ðoan Khê trong mộng). Khi đưa gỗ về đến Mông Giang,Ngài trở về chùa tìm ngườ i phụ giúp việc khuân vác. Việc vậnchuyển gỗ cây về Tào Khê thật rất khổ nhọc. Song, lúc Ngài dự định bắt đầu sửa chữa đại điện thì có việc không may xảy ra.

Số là đươ ng thờ i dân chúng theo quân khở i ngh ĩ a ngày mộtđông đảo. Quân khở i ngh ĩ a đang đánh chiếm Khâm Châu. Vốnlà thống đốc tỉnh Quảng Ðông, ông Ðái Diệu phải tìm cách để 

Page 167: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 167/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 167 bảo vệ Khâm Châu. Vì thọ ơ n của ông ta trong việc khôi phụclại đạo tràng Tào Khê, mộ tiền để xây chùa chiền, Ngài phảiđành xuống núi để trợ giúp ông ta bằng cách khuyên nhủ quânkhở i ngh ĩ a hãy rút quân khỏi Khâm Châu. Ngh ĩ a binh thấy việctấn công thành Khâm Châu thật khó khăn. Họ lại nghe nhữnglờ i khuyên giải của Ngài, nên quyết định rút quân. Tuy ngh ĩ aquân rút lui, nhưng triều đ ình lại bắt tội thống đốc họ Ðái bằngcách bãi chức ông ta. Mùa Ðông năm 1608, thống đốc Ðái Diệubị bãi chức chính thức. Ngài không còn đượ c sự ủng hộ của vị đại hộ pháp nữa. Việc này ảnh hưở ng rất lớ n đến công cuộc

khôi phục Tào Khê của Ngài. Xưa kia, nhờ  có sự trợ giúp củathống đốc họ Ðái mà Ngài dễ dàng chỉnh lý chùa chiền và tăngchúng tại Tào Khê, cùng lấy lại điền sản của tăng chúng bị cư dân tiếm chiếm. Thống đốc họ Ðái bị bãi chức chẳng bao lâu,một số tăng s ĩ bắt đầu chống đối Ngài ra mặt. Ngày nọ, Ngàinhờ một ông tăng đem vật liệu ra để chuNn bị khai công sửachữa chánh điện. Như đổ thêm dầu vào lửa, ông tăng kia vốn

bất mãn Ngài đã lâu, nay nhân dịp này mà nộ khí chửi mắngNgài. Trong chùa cũng có một số tăng chúng phụ họa theo mànhục mạ Ngài. Ðối vớ i việc này, Ngài không màng chấp trướ cvì đã từng bị dân chúng vây đánh chửi mắng nhiều lần. Song,đối vớ i việc sửa chữa chùa chiền, tâm Ngài rất đau đớ n vì trongphút chốc công trình dự án trùng hưng Tổ đ ình lại biến thànhtro bụi. Ngài tự nhủ: “Vì mình làm trái ngượ c vớ i lờ i dạy của

đức Phật, tức do quá chú trọng vào hình tướ ng nên mớ i thọ nạntrong kiếp này." Những tăng s ĩ bại hoại này cũng khuyến khíchnhững ngườ i khuân vác làm loạn.

Khi họ bắt đầu làm loạn, Ngài lên chánh điện, một mình đốthươ ng, tụng kinh Kim Cang Bát Nhã. Lúc xưa, thườ ng đọc tụngvăn kinh, nhưng Ngài chưa hiểu rõ ngh ĩ a. Nay tụng đọc lại, tự 

Page 168: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 168/200

168 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

nhiên giải ngộ, nên Ngài chú giải quyển "Kim Cang QuyếtNghi".

Tên tuổi của Ngài tại Tào Khê tuy lớ n, nhưng không có gốc rễ.Thống đốc họ Ðái vừa bị bãi chức, một số tăng s ĩ bất mãn lâunay, liên hợ p vớ i nhau để chống đối Ngài. Nơ i dinh phủ họ tố cáo Ngài tham ô tiền của thườ ng trụ tự viện khoảng tám ngànđồng vàng. Trong dinh phủ, Ngài không còn đượ c ai trợ giúp,nên phải tự ra đối chất. Ðối vớ i tội trạng nào, Ngài cũng nhẫnthọ. Song, về việc tham ô tiền của chùa chiền, Ngài phải biện

bạch vì rất hệ trọng đến thanh danh tăng s ĩ . Do đó, Ngài trìnhcho phán quan tất cả sổ sách chi tiêu rõ ràng.

Vì đợ i quyết định của phán quan và vì an toàn cá nhân, Ngàiphải ở  trên thuyền bên sông Phù Dong hai năm. Lần nọ, quanHạng Sở Ðông, đang trấn tại ải Hiệp Quang, gở i thơ mờ i Ngàiđến doanh trại. Ngài chèo chiếc thuyền hư giữa sóng gió, nhưng

cuối cùng vẫn đến đượ c nơ i đó. Lúc đến doanh trại, Ngài bị bịnh nặng gần chết. Nhờ quan Hạng Sở Ðông mờ i y s ĩ  đến chữatrị nên Ngài đỡ phần nào. Khi trở về quận nhà, Ngài lại bị bịnhliệt giườ ng gần cả năm trờ i.

Năm 1610, vào tháng bảy, phán quan đến quận và chất vấnNgài. Sau đó, ông ta bắt đầu xét xử vấn đề. Cuối cùng phán

quan tuyên bố Ngài phạm tội. May mắn thay, quan Vươ ng AnBộ vốn là bạn xưa của Ngài, cũng tham dự việc xử án. Xem quaán lệnh, Vươ ng An Bộ viết: "Ðại sư Hám Sơ n có công lớ n trongviệc trùng tu lại chùa Nam Hoa, tổ  đ ình của Lục Tổ tại TàoKhê. Ðại Sư vì thườ ng trụ mà lo xây cất, khiến cho những tăngs ĩ gian xảo đượ c lợ i. Nay Ðại Sư bị kết án là phạm tội, vậy Ngàicó đượ c đối xử bình đẳng không?"

Vì thế, đích thân Vươ ng An Bộ ra lệnh cho quan phủ phải điềutra sự vụ rõ ràng. Ông phái quan họ Trần đến Tào Khê tra vấn

Page 169: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 169/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 169 những tăng s ĩ  trong chùa. Kết quả, quan họ Trần nhận thấy lờ itố cáo của các tăng s ĩ  bại hoại hoàn toàn không đúng vớ i sự thật. Vì vậy, quan phủ địa phươ ng tin tưở ng Ngài vô tội, nênthỉnh Ngài trở về Tào Khê.

Những tăng s ĩ  bại hoại cuối cùng phải khai rõ tội trạng. Nhờ  điều tra sự kiện từng chi tiết, quan phủ biết đượ c là những tăngs ĩ bại hoại chỉ đặt điều vu khống, vô căn cứ. Họ vu khống choNgài là lạm dụng, lấy hơ n tám ngàn đồng tiền vàng. Tuy nhiên,khi đặt Thanh Quy thọ nhận tiền cúng dườ ng, Ngài đã lập sổ 

sách chi phiếu rõ ràng. Tiền bạc đượ c nhận đều ghi trong chiphiếu và sổ sách đàng hoàng. Tất cả tiền thâu nhận hay chi phí,đều đượ c thư ký và tăng giám viện của chùa đảm trách. Cuốicùng, quan phủ biết rõ là Ngài chưa bao giờ  chạm đến tiềnchùa. Vì vậy, kẻ trong cùng ngườ i ngoài chùa đều thấy rõ làNgài vô tội. Sự việc minh bạch rõ ràng. Quan phủ tức giận,định trừng phạt những tăng s ĩ  vu khống đặt chuyện. Ngài cố 

gắng hết sức để bào chữa cho họ khỏi bị tội vạ. Quan phủ thỉnhở lại chùa ba lần, nhưng Ngài đều từ chối vì quá mệt nhọc tronghai năm tớ i lui phán viện. Cuối cùng, Ngài giao chùa lại cho đệ tử là Hoài Ngu quản lý, rồi đi đến Ngũ Dươ ng, trú tại amTrườ ng Xuân. Trừ thờ i gian qua đảo Hải Nam, trong mườ i nămtrườ ng tại Tào Khê, Ngài dồn hết mọi sức lực để chấn chỉnhtrùng tu đạo tràng của Lục Tổ.

(Tại sao có chuyện lạ kỳ như vầy? Ngài không nói rõ chi tiết,nhưng chỉ nhắc đến việc một vài "tăng s ĩ  bại hoại" khơ i dậynhững chuyện rắc rối. Sự việc chỉ xảy ra sau khi thống đốc ÐáiDiệu, hộ pháp trung thành của Ngài, bị cách chức. Như lờ i củaPhướ c Chưng, việc thiết lập văn phòng tài chánh tại dinh thốngđốc để thâu nhận tiền cúng dườ ng xây dựng chùa, khiến cho các

tăng s ĩ  đó mất đi dịp lấy tiền riêng như theo thông lệ. Vì không

Page 170: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 170/200

170 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

thể lấy tiền hay thức ăn theo lệ thườ ng, họ tố cáo Ngài thamnhũng tiền bạc xây chùa, hầu mong quan quân đuổi Ngài đi nơ ikhác để giữ mối lợ i lộc).

Năm 1611, vào tháng ba Ngài đến núi Ðỉnh Hồ ở Ðoan Châu để dưỡ ng bịnh. Sau khi đượ c ân xá, Ngài vẫn còn bị triều đ ìnhkiểm soát. Ngài đợ i triều đ ình chánh thức tuyên bố ân xá. Vìkhông nhận đượ c tin tức gì về bộ hình sự, nên án của Ngài vẫncòn bị treo. Sau cuộc thNm sát, cuối cùng Ngài đượ c chánh thứctha bổng. Thế là Ngài đượ c tự do đi lại không những miền Nam

mà ngay cả miền Bắc nữa. Do các đệ tử Nho giáo thỉnh cầu,Ngài lượ c giảng Ðại Học Yếu Chỉ (Quyển Ðại Học là một trongbốn quyển thuộc bộ Tứ Thư).

Năm sáu mươ i bảy tuổi, tại am Trườ ng Xuân, Ngài giảng LuậnÐại Thừa Khở i Tín, Bát Duy Thức Quy Củ, Bách Pháp TrựcGiải, Pháp Hoa Kích Tiết Văn Ngh ĩ a cho các đệ tử. Vì Ngài

tổng hợ p các kinh lại để giảng giải, nên các đệ tử khó hiểu ýchỉ. Do đó, Ngài viết chú giải từng phNm rõ ràng trong từng bộ kinh.

Viên tịch

Năm 1613, trong mùa An Cư Kiết Hạ tại am Trườ ng Xuân,

Ngài giảng kinh Viên Giác. Tuy nhiên, đang giảng đến nửa bộ kinh thì lưng Ngài lại nổi một mụt nhọt lớ n mà không có thuốcnào chữa trị đượ c, nên rất nguy hiểm cho tánh mạng. Ngài ủythác cho đại tướ ng quân Vươ ng Hán Sung lo việc hậu sự chomình. May thay, có một y s ĩ  ngườ i Quảng Ðông, tên Lươ ngHạnh Sơ n chuyên trị bịnh ung nhọt, nhưng lại là kẻ say rượ u,đột nhiên đến am Trườ ng Xuân. Sau khi xem xét bịnh tình, ông

ta bảo Ngài: "Ung nhọt này thật nguy hiểm. Chậm trễ chút nữachắc sẽ nguy hiểm đến tánh mạng. Song, Ngài hãy an tâm, bịnhtình sẽ thuyên giảm."

Page 171: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 171/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 171 Kế đến, ông ta dùng thuốc Bắc tán nhỏ rồi xoa bóp nơ i mụnnhọt. Như  ảo thuật, mụt nhọt tan biến hoàn toàn. Mùa Ðông,bịnh tình hết hẳn. Ngài viết thơ  cảm tạ ông ta. Lúc xưa, vàonăm mườ i chín tuổi, mớ i bắt đầu ngồi Thiền tại chùa ThiênGiớ i vớ i Thiền Sư Vân Cốc, Ngài cũng bị mụt nhọt tươ ng tự.Ngài tự biết rằng đó là do nghiệp chướ ng tiền kiếp, nên phátnguyện tụng kinh Hoa Nghiêm để giải trừ hoặc nghiệp. Thật lạ kỳ, mỗi lần đọc tụng hoặc viết chú giải kinh Hoa Nghiêm, haylần chuỗi niệm Phật, mụn nhọt liền tan biến. Lúc ở  QuảngÐông, mụn nhọt này hiện ra hai lần nhưng không nhức nhối.

Trong bốn mươ i tám năm, mụn nhọt này thườ ng hiện trên lưng.Lần này, Ngài chẳng chú ý đến và không ngờ  tớ i việc trầmtrọng của căn bệnh này. Nhờ  ông y s ĩ háo rượ u mà bệnh nàyđượ c giảm bớ t. Tháng mườ i, mụn nhọt tan biến hoàn toàn (Năm1596, từ khi đến Quảng Ðông, Ngài không thể  đưa tay lênđượ c. Phướ c Chưng cũng kể là Ngài không thể đứng vững mộtmình trong thờ i gian lâu đượ c. Ngài thườ ng chống gậy mà đi.

Dầu chỉ có khoảng một trăm bướ c, nhưng Ngài vẫn cần cóngườ i giúp hộ. Bốn thị giả thườ ng đi theo hầu Ngài. Tuy tuổitác và bịnh hoạn thườ ng xuyên, Ngài vẫn thườ ng đi du hành rấtnhiều nơ i, nhất là trong những năm cuối của cuộc đờ i. D ĩ nhiên,lưng Ngài không đến nỗi nguy kịch lắm trong việc du hành.)

Xưa kia, Ngài cùng hành dươ ng Bộ Kim Giản, hẹn nhau sau

này sẽ đến dưỡ ng tuổi già tại Nam Nhạc. Ông ta viết cả mườ i láthơ , nhưng Ngài vẫn chưa đáp ứng. Hôm nay, ông ta lại viếtthêm một lá thơ nữa. Thế nên, Ngài cùng vớ i các thị giả ThôngQuýnh, Phướ c Thiện, và Phướ c Huệ, rờ i am Trườ ng Xuân điQuảng Ðông.

Xưa kia, Ngài có vài mươ i ngườ i đệ tử tại chùa Pháp Tánh ở  

Quảng Ðông, nhưng dần dần họ lưu lạc khắp nơ i, chỉ còn lại

Page 172: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 172/200

172 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Thông Quýnh và Siêu Dật, luôn luôn theo Ngài bên phải, bêntrái mà không rờ i xa, cho dầu phong ba bão táp hoạn nạn bịnhtật. Nay định đi Quảng Ðông, họ vẫn không muốn rờ i bỏ Ngàimà nguyện cùng đi theo. Ðệ tử Thông An cũng thườ ng tớ i luithăm viếng Ngài. Lúc ra đi, Thông An và Siêu Dật mang cây dùlớ n để che cho Ngài. Trong chuyến đi lần này, Ngài dẫn theo thị giả là Phướ c Hải.

Tháng mườ i một, Ngài cùng các thị giả đến Hồ Ðông. Ðệ tử Pháp Thiện và Thâm Quang đã trở  về miền Bắc thăm cha mẹ 

vài ngày, nay cũng tìm đến tháp tùng theo hầu Ngài.Năm 1614, những đệ tử không thể đi theo hầu, họ luôn nhớ  đếnNgài. Ðượ c tăng chúng chùa Nam Hoa ủy thác, một số đệ tử của Ngài từ Tào Khê vội đi tìm và cung thỉnh Ngài trở về TàoKhê. Nhân vì sau khi Ngài đượ c miễn án, những tăng s ĩ  vukhống tội vạ cho Ngài bị quan quân đuổi ra khỏi núi hoặc bị 

trừng phạt. Trong chùa không có ai trụ trì. Thế nên tăng chúngtrong chùa đều ngưỡ ng vọng, mong muốn Ngài trở về Tào Khê.Song, Ngài không muốn trở về vì ám ảnh của biến cố năm xưatại chùa Nam Hoa. Do lòng chí thành thỉnh cầu của họ, Ngàiphái Phướ c Huệ đại biểu mình trở về Tào Khê nhậm chức trụ trì.

Năm đó, Ngài gở i Phướ c Thiện tháp tùng theo Phướ c Huệ trở  về Quảng Ðông. Tháng Giêng, Ngài đến Quảng Ðông, lễ tháptổ Ðức Sơ n. Khi ấy, Ngài cũng viết bốn bài kệ. Ngài cũng đếnthăm quan Phùng Nguyên Thành tại Võ Long và gặp lại đệ tử họ Long. Tại Chu Long, Ngài nhận lờ i thỉnh mờ i của hoàng tử Vinh thọ trai tăng. Tại chùa Ðại Thiện, chúng tăng cầu Ngàitruyền giớ i pháp. Quan Phùng Nguyên Thành và các đồng đạo

cúng dườ ng tiền sửa chữa tịnh xá Ðàm Hoa.

Page 173: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 173/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 173 Tháng Tư, vừa trở lại Hồ Ðông nghe tin Lý thái hậu đã qua đờ i,nên Ngài liền kiếp lập pháp hội cầu siêu Báo Ân. Ðối vớ i Lýthái hậu, Ngài cảm kích ân đức của bà vô cùng. Vua Thần Tônglấy danh ngh ĩ a của Lý thái hậu mà phái ngườ i đến Quảng Ðôngtriệu Ngài trở về kinh đô làm lễ an táng. Trướ c bài vị của Lýthái hậu, Ngài cạo râu tóc và mặc y ca sa trở lại, chánh thức kếtthúc cuộc sống lưu đày. Bao năm sống trong vòng tù tội mà tinhthần hoằng dươ ng Phật pháp của Ngài trướ c sau như một. Ðiềunày khiến cho kẻ hậu lai phải thán phục.

Nơ i linh sàng của Lý thái hậu, Ngài rơ i lệ bảo: "Ðau đớ n thay!Ðàn việt đã siêu vãng. Nguyện trùng tu chùa Báo Ân vẫn chưathành. Phải đợ i kiếp sau chăng?"

(Theo lờ i của Phướ c Chưng, trướ c khi qua đờ i, Lý thái hậu tỏ lòng nuối tiếc vì ngài Hám Sơ n và Ðạt Quán không thể cử hànhlễ an táng cho bà đượ c. Khi biết Ngài vẫn còn ở  tại Quảng

Ðông, Lý thái hậu liền yêu cầu hoàng đế cho phép ngài HámSơ n trở  lại Bắc Kinh. Pháp hội Báo Ân tại Hồ Nam do ngàiHám Sơ n làm pháp chủ là do lịnh đặc biệt của triều đ ình).

Những vị pháp hữu của Ngài đã lần lượ t viên tịch như đại Sư Liên Trì, Thiền Sư Ðạt Quán, Thiền Sư Triệt Không.

Năm 1639, một hoàng tử con của vua Sùng Trinh bị chết giấctrong một thờ i gian ngắn. Khi sống lại, vị hoàng tử kia liềnthuật rằng ông thấy Lý thái hậu là một vị Bồ Tát, hiệu CửuLiên. Vì thế, một điện đườ ng thờ  Lý thái hậu đượ c đặt ngaytrong hoàng cung có tên là Bồ Tát Cửu Liên. Hình của ngàiHám Sơ n cùng vớ i bài kệ của vua Sùng Trinh đượ c treo bêntrong điện đườ ng thờ Lý thái hậu.

Page 174: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 174/200

174 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Từ khi trú tại Ðông Hải, Ngài đã có ý định viết quyển chú giảikinh Lăng Nghiêm, Lăng Nghiêm Thông Ngh ĩ a. Tuy thế, Ngàichẳng có thờ i gian rảnh rỗi để thực hiện việc chú giải. Thángnăm, Ngài bắt đầu hạ bút và hoàn thành trong vòng năm mươ ingày.

Tháng mườ i một, tịnh xá Ðàm Hoa đã đượ c trùng tu hoàn toàn.Ngài viết bài kệ trú ở núi. Ngài thế độ xuống tóc xuất gia chođệ tử là Từ Lực.

Năm 1615, Ngài giảng thông ngh ĩ a của kinh Lăng Nghiêm.Mùa Hè, Ngài trướ c tác quyển "Pháp Hoa Thông Ngh ĩ a". Tuyđã viết hai bài chú giải ngắn gọn, nhưng ngh ĩ a lý không dunghợ p và liên tục vớ i ý của kinh. Ðây là lý do tại sao mà Ngàiphải viết lại bài chú giải kinh Lăng Nghiêm lần thứ ba kỹ cànghơ n, trong vòng năm mươ i ngày. Ngài giảng và chú giải luậnÐại Thừa Khở i Tín. Tháng bảy, Ngài đến Nam Nhạc. Rằm

trung thu, Ngài lên núi Chúc Dung viết thi kệ. Ngày chín thángchín, tướ ng Phùng Nguyên Thành sau khi đượ c thuyên chuyểntừ Vũ Long đến trấn thủ tại Hồ Nam, mờ i Ngài cùng ông đếnthăm chùa Phươ ng Quảng. Sau khi trở  về, ông ta cùng quanNgô Sanh Bạch đến gặp Ngài tại Hồ Ðông. Ông rất thích thúkhi nghe Ngài đàm luận về quyển chú giải kinh Lăng Nghiêm.Ông lại cùng các tùy tùng cúng dườ ng tiền khắc gỗ để in quyển

chú giải kinh Lăng Nghiêm của Ngài. Sau đó, họ cùng nhau lễ hình ảnh của tám mươ i tám vị Tổ. Ông rất tán thán ca ngợ i vàra lịnh cho thợ  vẽ những tấm hình đó vào cuốn tập ảnh. Mỗihình Tổ, ông ta thỉnh Ngài viết kệ. Sau khi sắp xếp chuyện côngxong, Phùng Nguyên Thành lại mờ i Ngài đến thăm núi CửuNghi.

Tháng mườ i, Ngài đến Linh Long, lưu lại đấy qua mùa Ðông tạiNgu Khê.

Page 175: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 175/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 175 Năm bảy mươ i mốt tuổi Ngài từ Linh Long trở về núi. Lúc sắpđi, tăng chúng chùa Hoa Dượ c thỉnh Ngài đến thọ trai. Ngài ghéngang qua chùa Mai Tuyết, lễ mộ phần Thiền Sư Tốn Am.Tháng tư, Ngài rờ i Hồ Ðông, viết bài kệ "Khứ Nam Nhạc GiảiTrào." (Sau khi Lý thái hậu qua đờ i, Ngài quyết định rờ i Hồ Ðông để  đến vùng Tây ngạn như An Huy, Giang Tây, TriếtGiang. Mặc dầu Ngài không có ghi lại gì về việc Ngài thămviếng quê nhà tại Toàn Tiêu hay chùa Báo Ân ở  Nam Kinh,nhưng cuộc hành trình này nhắm vào việc trở về vùng quê quánđể tưở ng niệm Ngài đượ c thả tự do. Thật tế, Ngài đượ c quần

chúng Phật tử cùng các quan triều chào đón như một vị caotăng. Khi đó, vì vua Vạn Lịch vẫn còn tại vị, nên để tránh sự hiềm khích Ngài không muốn trở về chùa Báo Ân).

Một trong những lý do Ngài phát khở i cuộc hành trình này là vìmuốn đến thăm linh cữu của Thiền Sư Ðạt Quán, đang đượ c đặttại núi Kính Sơ n, phía Bắc Hàng Châu tỉnh Triết Giang. Trướ c

khi nhập tịch, Thiền Sư Ðạt Quán có nhắn nhủ rằng ngài HámSơ n hãy lo an táng giùm. Một năm sau khi Thiền Sư Ðạt Quánqua đờ i, đệ tử là Ðại Ngh ĩ a đượ c triều đ ình cho phép mang linhcữu của Thiền Sư từ Bắc Kinh trở về núi Kính Sơ n (1604). Naynghe sẽ có buổi lễ an táng Thiền Sư Ðạt Quán lần thứ hai, Ngàiliền quyết định tự đến núi Kính Sơ n để hoàn thành lờ i hứa).

Các đệ tử Quảng Mộ Nhất, Phươ ng Di Thị, Hà-trung-Ích, đưatiễn Ngài đến phố Chươ ng Mộc. Tháng Năm, Ngài đến VõXươ ng, lễ bái tượ ng Phật lớ n. Ngài thăm núi Cửu Phong. Thángsáu, Ngài đến Tầm Dươ ng, thăm Ðông Lâm, viết kệ "Hoài Cổ"(nhớ ngườ i xưa). Ngài leo lên núi Khuông Lư, truy điếu ThiềnSư Triết Không. Ðể tránh khí hậu nóng nực, Ngài đến núi KimTrúc. Vì thấy phong cảnh của núi này rất đẹp, Ngài có ý muốn

Page 176: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 176/200

176 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Nn cư nơ i đó. Ði xem cùng khắp núi, chẳng thấy một bóngngườ i ở .

Tháng Bảy, Ngài đến Quy Tông, lên đỉnh núi Kim Luân Phong,lễ tháp Xá Lợ i, viết bài kệ. Ðươ ng thờ i, một tăng s ĩ tại Ngũ Nhũ cúng dườ ng cho Ngài một tịnh thất. Ngài lên đỉnh núi, xem thấyvùng đất này không rộng cho lắm, nhưng rất biệt lập nên thọ nhận. Ðệ tử cư s ĩ của Thiền Sư Ðạt Quán là Hình Lai Từ, ngườ iGiang Châu, cúng dườ ng năm mươ i lạng vàng, mua vùng núiđó để thỏa mãn ý muốn của Ngài an dưỡ ng tuổi già nơ i đó. Ông

Ðiệt Thạch, Trần Ðại Tham đến núi thăm viếng Ngài. Khi ngheý Ngài muốn ở  núi Khuông Sơ n, nên cũng phát tâm hộ pháp.Tháng tám, Ngài rờ i núi, đến Hoàng Mai lễ Tứ Tổ và Ngũ Tổ, rồi thăm viếng quan triều Uông Tư Mã. Sau đó, Ngài vàonúi Tử Vân Sơ n, lưu lại nơ i đây cả mườ i ngày. Quan họ Uôngnguyện mua vùng đất này cúng dườ ng Ngài trên đồi núiKhuông Sơ n. Kế đến, Ngài tớ i Tươ ng Thành, thăm thái sử họ 

Ngô.

Thái sử Ngô Mộc Như muốn xây am Như Ý cho Ngài tu hành.Kế đến, Ngài lên núi Phù Sơ n, rồi vượ t sông tớ i núi Cửu Hoa.Ðầu tháng mườ i, Ngài đến chùa Ðông Thiền tại Kim Sa, gặp cư s ĩ Lãng Nhai Diệu. Ông cùng đồng hành vớ i Ngài. Cư s ĩ NhanSanh tại Thạch Môn, đến cung nghinh Ngài tại Ngô Giang.

Ngài ở lại nhà ông ta vài hôm. Vị cư s ĩ này chuNn bị thức ăn, để tham dự cuộc hành trình đến chùa Tịch Chiếu tại núi Kính Sơ ntrong khoảng một tháng.

Ngài đến chùa Tịch Chiếu tại núi Kính Sơ n vào ngày mườ i lămtháng mườ i. Ngài phỏng đoán ngày làm lễ trà tỳ nhục thânThiền Sư Ðạt Quán hợ p vớ i ngày mà các đệ tử của Thiền Sư dự 

định tổ chức. Ai nấy đều kinh ngạc sửng sốt. Ngày mườ i chín,Ngài làm pháp chủ buổi lễ trà tỳ nhục thân của Thiền Sư ÐạtQuán. Các đệ tử tại gia và xuất gia của Thiền Sư Ðạt Quán đã

Page 177: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 177/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 177 chuNn bị bài vị điếu tang. Ngày hai mươ i lăm, Ngài nhặt lấy XáLợ i tro cốt, rồi đặt vào đài Văn Thù. Sau đó, đệ tử Ngài là PhápKhải xây tháp, còn Ngài thì khắc tiểu sử Thiền Sư Ðạt Quánvào bia đá. Ngài tự tay làm những việc này hầu mong đáp lại ântình mà Thiền Sư Ðạt Quán đã dành cho Ngài (Hai Ngài là pháphữu thân mật, cùng có chí hướ ng xiển dươ ng Phật pháp. Vì liênhệ vớ i chính trị, nên hai Ngài càng gắn bó vớ i nhau hơ n. Vớ ichủ tâm muốn cứu ngài Hám Sơ n, Thiền Sư Ðạt Quán phải bị chết trong tù. Nay cả hai Ngài đều gặp lại nhau. Một còn sống,một đã qua đờ i).

Ngài trú lại núi qua năm mớ i, cùng viết quyển "Tham ThiềnThiết Yếu" cho các chư tăng tu hành trên núi. Pháp Khải thỉnhNgài thuyết giảng về "Tướ ng Tông". Do đó, Ngài viết quyển"Duy Tướ ng Thông Thuyết". Ðối vớ i những ai thỉnh khai thị,Ngài thuyết vài lờ i Pháp Ngữ. Ngài cũng viết bài kệ "Ðam BảnCa". Ðệ tử Thông Ngạn từ giã Ngài xuống núi. Cư s ĩ Ðộc Siêu

thỉnh vấn Phướ c Thiện. Các quan Pháp Tôn, Thâm Quang cầuthỉnh Ngài thuyết pháp ngày đêm.

* Lờ i chú giải của Phướ c Chưng *:

Lờ i giớ i thiệu của Ngài trong quyển "Ðam Bản Ca", như sau:"Tại động Pháp Quật, núi Kim Sơ n, kể từ khi Thiền Sư Ðại Huệ 

chấn chỉnh tông phong, tông Lâm Tế đượ c truyền thừa từ đờ inày sang đờ i nọ rất liên tục. Tuy nhiên, ngày nay Thiền Tông đãbị hủy diệt và chìm trong quên lãng. Hiện tại trên núi, chư tăngnhóm họp, tu hành Thiền định. Trong nhóm đó, có vị đạt đếntrạng thái tịch t ĩ nh trong chớ p mắt, khiến thân tâm tự tại, tứckhông còn cảm thọ hay tình thức. Tuy vậy, tiếc rằng đang khingồi trên dãy đất trắng, tức trực nghiệm cảnh giớ i tịch t ĩ nh, họ 

lại cho là cứu cánh, không biết xả bỏ, nên đâu biết đang bị 

Page 178: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 178/200

178 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

chướ ng ngại vì chấp vào pháp. Trong Giáo Tông, cảnh giớ i nàyđượ c gọi là "Chướ ng Ngại của Cái Biết".

Các bậc cổ đức thườ ng bảo: "Ðạt đến cảnh giớ i trăng sáng hiệntrong tuyết lạnh, chuông vang trong đêm vắng không làm gợ nchút sóng cồn, nhưng vẫn còn ở bên bờ sanh tử." Thế nên bảo:"Dễ đạp gai nhọn trong bụi cây. Khó nhận thân mình dướ i lùmtre trong đêm trăng sáng", hay "ngồi trên đỉnh trụ cây, trầm lặngnơ i nướ c chết." Những ai đạt đến cảnh giớ i này, chớ  nên trụ dừng nơ i đó. Chưa đạt đến những cõi Thiền, chỉ mớ i đạt đến

cảnh giớ i thô thiển, sao lại dám bảo là đạt đượ c trí huệ chânthật!

Bịnh Thiền này xảy ra rất thông thườ ng đối vớ i ngườ i xưa lẫnnay. Tuy chưa đạt đến cứu cánh mà vẫn bảo là đã đạt đượ c.Những ngườ i như thế lại dám dẫn đườ ng, khiến cho ngườ i saulầm lạc bướ c theo. Tôi đã viết bài kệ "Ðam Bản Ca", tức bài ca

của ngườ i mang gỗ, cho những Thiền Sư đã từng thỉnh vấn.Năm bảy mươ i hai tuổi, vào mồng một tháng Giêng Ngài thuyếtgiớ i luật. Sau đó, Ngài xuống núi Song Kinh, đi đến vùng ÐôngNam Hàng Châu, Triết Giang, làm lễ tưở ng niệm Thiền Sư VânThê, tức đại sư Liên Trì. Khi ấy hơ n một ngàn đệ tử tại gia đangđợ i Ngài trên núi. Suốt hai mươ i ngày, vào mỗi buổi tối, đều có

những buổi thỉnh vấn Phật pháp, liên hệ vớ i tông Tịnh Ðộ (vìvùng này ảnh hưở ng tông Tịnh Ðộ , và nhất là đại sư Liên Trìđượ c tôn sùng như một vị tổ của tông Tịnh Ðộ) khiến cho ai aicũng đều hoan hỷ. Ngài cũng giảng giải mật hạnh của đại sư Liên Trì lúc sinh thờ i. Trong những đệ tử của đại sư Liên Trì,có vị khi nghe lờ i Ngài kể, không thể cầm đượ c nướ c mắt. Họ bảo rằng Ngài tiết lộ những điều liên hệ vớ i đại sư Liên Trì mà

trướ c đây họ chưa từng biết đến (Việc giải thích mớ i mẻ về tông Tịnh Ðộ phản ảnh sự khác biệt phần nào về việc tu hànhcủa Ngài và đại sư Liên Trì. Tuy nhiên, cả hai ngài đều nhấn

Page 179: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 179/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 179 mạnh sự giống nhau giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông, tức lý«duy tâm Tịnh Ðộ».)

Kế tiếp, họ thỉnh cầu Ngài khắc kệ trên bia tháp của đại sư LiênTrì.

Khi trở  về, pháp sư Huyền Tân, Ông Hác, quan triều ÐồngThông Quận, Ngu Sử Bộ, Ông Ðại Tham, v.v... thỉnh Ngài trútại điện đườ ng Tông Cảnh, chùa Tịnh Từ (Phía Ðông Nam vùngHàng Châu. Huyền Tân, trụ trì chùa Tịnh Từ, vốn là đệ tử củathầy Tuyết Lãng, vị sư huynh thuở  thiếu thờ i tại chùa Báo Ânvà cũng là pháp hữu đồng hành đầu tiên của Ngài. Ðiện đườ ngTông Cảnh vốn là nơ i ngài V ĩ nh Minh Diên Thọ thườ ng thuyếtpháp, và cũng là trung tâm thuyết giảng kinh điển nhà Phậttrong triều Minh).

Chùa Tịnh Từ đượ c xây tại núi Nam Bình, đỉnh Huệ Nhật cạnh

Tây Hồ, vào đờ i Ngũ Ðại Hậu Chu, Hiển Ðức nguyên niên(954). Chùa vốn đượ c gọi là 'Huệ Nhật V ĩ nh Minh Viện', và làmột trong bốn ngôi chùa lớ n nhất tại Tây Hồ. Những năm đầunhà Tống, Thiền Sư V ĩ nh Minh Diên Thọ lại xây thêm TôngCảnh Ðườ ng.

Nơ i đó, Ngài thuyết giớ i cho cả ngàn ngườ i. Ngài cũng viết bài

ký thuật "Tây Hồ Tịnh Từ Tự Tông Cảnh Ðườ ng Ký". Chư sơ ntrưở ng lão, các pháp sư đạo cao đức trọng, đồng tụ hội trên hồ cạnh chùa cùng thỉnh vấn, đối đáp Phật pháp vớ i Ngài.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Khi thuyết giảng tại giảng đườ ng Tông Cảnh, ngài Hám Sơ n

thườ ng thuyết một lần cả vài ngàn chữ trong một hơ i dài màkhông ngừng nghỉ. Âm thanh của Ngài rất rõ ràng và trong trẻo

Page 180: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 180/200

180 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

như tiếng chuông ngân vang, khiến thính chúng trong ngoàichùa đều nghe rõ ràng. Ngài luôn ngồi tư thế kiết già mà khôngthay đổi trong khi tay đang viết kệ hay những bài pháp ngữ.Ngài viết vài trăm hoặc hàng ngàn chữ trên giấy trắng mà chẳngngừng nghỉ. Ngài viết xong, thị giả vội vã mang bài viết đó đếncho ngườ i thỉnh pháp.

Tay trái Ngài luôn lần hạt chuỗi, còn tay phải thì luôn cầm quạttre màu trắng. Cây quạt này không rờ i tay Ngài giây phút nào,dẫu mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá. Ngài chỉ cầm chứ 

không mở  ra để quạt. Khi cần thiết ban giáo huấn cho chúngsanh trong ba cõi dục giớ i, sắc giớ i, và vô sắc giớ i, Ngài chỉ việc gõ quạt xuống bàn, khiến vang tiếng lớ n. Âm thanh củacây tích trượ ng hòa cùng vớ i tiếng đánh hét, không thể vang tosánh bằng âm thanh của cây quạt. Âm thanh này giống như tiếng sét đánh, khiến tà ma quỷ quái đều bỏ chạy.

Trong cuộc đàm luận đó, ngườ i ngườ i đều đưa ra những câuhỏi, đề mục khó khăn. Thờ i ấy, pháp hội này là tối thắng vi diệunhất tại vùng Ðông Nam.

Sau đó, Ngài đi thăm viếng các danh lam thắng cảnh như LinhẨn, Tam Trúc, Tây Sơ n, v.v... Tại những nơ i đó, Ngài khuyếnkhích dân chúng hành hạnh phóng sanh. Trướ c khi Ngài ra đi,

các quan triều, cư s ĩ chèo thuyền ra giữa hồ để phóng sanh cácùng làm tiệc tiễn biệt trên hồ. Nơ i đó, họ đồng dâng thơ , cầuthỉnh Ngài ở lại Vân Thê. Do nhân duyên đó, Ngài đồng ý ở lạiba năm.

Trong thờ i gian ở  tại núi Kính Sơ n, chùa Vân Thê và Tịnh Từ,Ngài cuốn hút một số đông học giả và quan triều. Ngài có dịp

đến thăm đảnh lễ tháp của Thiền Sư Vân Cốc, vị thầy dẫn dắtNgài vào Thiền Tông. Ngôi chùa rất tịch t ĩ nh và tao nhã, nhưngngôi tháp lại bị hư hoại và chìm trong quên lãng. Ngài rất đau

Page 181: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 181/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 181 xót vì hối tiếc không đủ thờ i gian ở lại để trùng tu ngôi tháp đó.Thế nên, Ngài nhờ một cư s ĩ  lo lắng sửa sang ngôi tháp đó vàmua lại mảnh ruộng hươ ng hỏa để trồng trọt, thu hoạch lợ i tức,ngõ hầu mua hươ ng, hoa, đèn, dầu cúng dườ ng chùa tháp.

Ngài ủy thác cho pháp sư Huyền Tân và cư s ĩ họ Hác viết bốnquyển ký sự "Ðông Du Tập".

Lúc trở về Ngô Môn, hai pháp sư Triều Tùng và Nhất Vũ mờ iNgài vào núi Hoa Sơ n. Ngài đi du ngoạn đến những danh lamthắng cảnh như Thiên Trì, Huyền Mộ, Thiết Sơ n. Các cư s ĩ như Triệu Phàm Phu, Nghiêm Thiên Trì, Từ Trung Dung, DiêuMạnh Tườ ng tại núi Hàm Sơ n đều thiết lập trai tăng trong núivà cầu thỉnh Ngài giảng giải Phật pháp. Quan triều PhùngNguyên Thành và Thân Huyền Chử đồng thỉnh Ngài đến nhà để dùng cơ m chay. Lúc sắp khở i hành rờ i Ngô Môn, đệ tử Ngài làÐộng Văn Hán cùng quan thái sử họ Tiền, đồng đến Thườ ng

Thục đón tiếp Ngài. Ðến núi Ngu Sơ n, Ngài ở lại hai đêm. Nơ iđó, Ngài đượ c một vị Thái Sử tiễn đưa đến Khúc Hà. Cư s ĩ Hạ Tri Nhẫn cùng con trai và đứa cháu đợ i Ngài tại am Tam Lý,vùng Bôn Ngưu. Họ thỉnh Ngài ở lại nơ i đó qua mùa an cư kiếthạ. Ngài từ chối lờ i mờ i để trở về núi. Ông ta tặng Ngài ảnh vẽ của tám mươ i tám vị tổ.

(Ghi chú: Truy cứu từ đờ i Minh, bốn quyển 'Phật Tổ Ðạo Ảnh',do hai thầy Chân Tịch và Vân Phúc phát tâm sưu tập tất cả hìnhảnh, pháp tướ ng, kệ cú của chư thánh tăng Ấn Ðộ và TrungQuốc, gồm có hai trăm bốn mươ i tôn tượ ng, đượ c lưu trữ tại tự viện núi Ngưu Thủ. Sau này, đại sư Hám Sơ n tuyển chọn truyệntán; ngài Tử Bá (Ðạt Quán) khắc bản lưu truyền. Ðờ i Minh,niên hiệu Sùng Trinh, hòa thượ ng V ĩ nh Giác tại chùa Dõng

Tuyền, núi Cổ Sơ n lại sưu tập thêm hơ n một trăm ba mươ i pháp

Page 182: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 182/200

182 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

tướ ng và kệ cú của chư Tổ Sư, rồi khắc bản lưu truyền, nhưnglâu ngày lại bị mất hết. Triều Thanh, niên hiệu Khang Hy nămthứ tư, thầy Vi Lâm gom nhóm và bổ khuyết lại. Tất cả đượ cmột trăm hai mươ i hai tôn tượ ng và kệ cú. Sau này đượ c khắcin, gọi là bản 'Phật Tổ Ðạo Ảnh'.

Thờ i cận đại, khi trụ trì chùa Dõng Tuyền, ngài Hư Vân pháthiện bản trân bảo này. Nhận thấy bản 'Phật Tổ Ðạo Ảnh' rất cógiá trị về lịch sử Thiền tông, nên Ngài trùng tân chỉnh lý. Ngàilại đi khắp nơ i sưu tập, các tư liệu về tông phái của chư Tổ Sư,

thánh tăng Ấn Ðộ và Trung Quốc. Cộng chung vớ i bản cũ và tư liệu sưu tập, tất cả hơ n ba trăm ba mươ i vị Tổ Sư. Do đó, Ngàithêm truyện kệ cú tán, rồi xuất bản thành bốn quyển, đượ c gọilà 'Tăng Ðính Phật Tổ Ðạo Ảnh Truyện Tán'.

Hiện nay, bốn quyển này đượ c cố hòa thượ ng Tuyên Hóa, đệ tử truyền tâm ấn của đại lão hòa thượ ng Hư Vân, xuất bản tại chùa

Vạn Phật Thành. Xin quý vị xem qua tiểu sử và cuộc đờ i tuhành của ngài Hư Vân trong cuốn sách Ðườ ng Mây Trên ÐấtHoa).

Sau đó, ông ta cùng Ngài đi Kinh KhNu. Tại đây, Ngài đượ cthỉnh mờ i dùng cơ m chay do chư tăng và cư s ĩ  núi Tam Sơ nkhoản đãi. Tại giớ i đườ ng Ðại Giớ i, Ngài giảng thuyết về lễ 

nghi và giớ i luật. Sau đó, một mình Ngài tự chèo thuyền quaNam Kinh đến An Huy, dọc theo sông Dươ ng Tử, rồi về núiKhuông Sơ n.

Mồng một tháng năm, Ngài đi qua Bạch Hạ, rồi ở qua đêm trênsông. Nơ i đó, Ngài gặp lại các bạn thân tri kỷ thuở  thiếu thờ i,tức Dươ ng Phàm Nhi Tây.

Mồng năm tháng năm, Ngài đến Vu Hồ. Quan trấn ải, LưuThiện Bộ Ngọc thỉnh Ngài lưu lại vài ngày và kể những giấc

Page 183: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 183/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 183 mộng kỳ lạ. Quan văn Thôi Sử Bộ Lạc Lâu, đến tìm và đàm đạotrên sông.

Ngày mườ i sáu tháng năm, Ngài đi thuyền đến Tinh Chử, quaQuy Tông, rồi ở lại nơ i đó. Bấy giờ , quan Uông Tư Mã đã cúngdườ ng đủ số tiền để xây tịnh thất cho Ngài.

Mườ i lăm tháng sáu, Ngài bảo đệ tử Phướ c Thiện trông coicông trình xây cất tại Ngũ Nhũ. Tháng mườ i, công trình xây cấtTịnh Xá hoàn thành. Tên của tịnh xá mớ i là chùa Pháp Vân.Như thế Ngài có một nơ i thích hợ p để an cư. Lúc ấy, Ngàigiảng kinh Lăng Nghiêm. Ðệ tử Siêu Dật bế quan nhập tịch tạiđỉnh núi Kim Luân.

* Lờ i bàn của Trầm Ðức Phù *:

Trong mọi ngôi chùa, mỗi lần giảng kinh thuyết pháp hay thọ 

nhận tín chúng lễ bái cúng dườ ng, ngài Hám Sơ n luôn ngồixoay mặt về hướ ng Nam, trướ c điện thờ Phật. Các quan triềukhi đến chùa đều tôn kính Ngài. Mỗi khi có các học giả Nhogiáo đến chùa thuyết giảng, họ không thể ngồi nơ i tòa giảng củaNgài và không thể  để tượ ng ông Khổng Tử trướ c mặt đượ c.Nếu cây quạt của Ngài có thể khuấy động trờ i đất thì con ngườ i,nhất là lề lối Khổng giáo, không thể ràng buộc Ngài đượ c. Ngài

đã từng đượ c trạng nguyên Cao Phan Long (1562-1626), mộtlãnh tụ của phong trào Ðông Lâm Hàn Viện, tiếp đãi thân thật.Xin nhắc lại ông Cao Phan Long cùng vớ i Cố Hiến Thành phụchưng Ðông Lâm Hàn Viện. Vì liên hệ vớ i chính trị, ông bị Ngụy Trung Hiền cách chức năm 1624. Hai năm sau, ông ta tự sát.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Page 184: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 184/200

184 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Tôi đã chứng kiến tận mắt cả trăm trườ ng hợ p mà Ngài dùngthần thông để cứu độ dân chúng. Sau đây là vài câu chuyện:

1/ Ngày nọ, Ngài vừa thăng tòa giảng kinh thì bỗng đâu có haivị tăng lôi kéo một ông tăng vào thềm chùa. Hai vị tăng kia cầuthỉnh Ngài cứu giúp, thưa: "Bạch Hòa Thượ ng! Ông tăng khùngnày đã tụng kinh Hoa Nghiêm trong năm năm liền và chưaphạm giớ i trọng gì. Song, hôm nay không biết vì sao ông ta lạibị ma quỷ hành hạ".

Nghe thế, Ngài bảo: "Có thể chữa trị đượ c!"

Ngài liền bảo thị giả cho mờ i ba vị tăng ra tụng thần chú "KimCang Trừ Cấu Uế". Trên tòa giảng kinh, Ngài tự tụng thần chú"Kim Cang Trừ Cấu Uế", và bảo hai vị tăng kia cố gắng dạyông tăng điên học thần chú đó. Mớ i đầu, ông tăng kia vẫn chưatỉnh. Ngài liền dùng cây quạt vỗ lên bàn, khiến vang âm thanh

rất lớ n. Cùng lúc, Ngài tụng từng câu từng chữ. Ông tăng điêntheo đó mà đọc đi đọc lại. Cứ như thế, ông tăng điên kia dầndần đọc đượ c thần chú Kim Cang Trừ Cấu Uế từ đầu cho đếncuối. Thế nên, ông tăng điên đột nhiên bừng tỉnh dậy, quỳ xuống đảnh lễ Ngài. Ngài lại bảo ông tăng điên hãy nên đến trútại am tranh cạnh nhà trù. An dưỡ ng nơ i đó trong một thờ i gian,ông tăng kia hồi phục sức khỏe lại như thườ ng. Quan quản kho

và các quan triều rất ngạc nhiên khi đượ c chúng kiến tận mắtthần thông kỳ lạ.

2/ Ngày khác, một ông tăng đi vào chùa, dập đầu lễ bái Ngài.Trướ c khi ông tăng kia đứng dậy, Ngài đập cây quạt trên bànrồi quát: "Ðồ giết ngườ i! Sao dám đến đây gặp ta?" Tăng tri sự nghe tiếng Ngài quát mắng, liền chạy ra. Ông tăng kia im lặng

đứng dậy, bỏ ra đi. Những ai có mặt vào hôm đó rất sửng sốt,ngạc nhiên vì không hiểu tại sao Ngài lại quát mắng như thế.Hôm sau, đại chúng nghe tin ông tăng kia phạm tội giết ngườ i

Page 185: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 185/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 185 và đã bị bắt. Những việc Ngài tiên đoán biết trướ c, xảy ra rấtnhiều lần.

3/ Hôm nọ, sau khi đại chúng thọ cơ m chiều xong, đèn nếnđượ c đốt lên để dùng trà và buổi Thiền tọa bắt đầu. Cửa Thiềnđườ ng đã đóng chặt. Ðột nhiên, một gã nọ tay cầm roi đến trướ ccửa Thiền đườ ng quát to. Khi đó, đại chúng nhận diện biết gãkia chính là ngườ i làm trong sở  thuế vụ. Mọi ngườ i ngh ĩ  rằnggã chỉ la hét vì uống rượ u say sưa. Thế nên, tăng chúng lôi kéogã đi chỗ khác, nhưng gã lại la to: "Hôm nay nhục thân Bồ Tát

đã hiện xuống đây. Tôi phải đượ c cứu độ. Tại sao lại cản trở  tôi?"

Tôi (Phướ c Chưng) rất ngạc nhiên, nên đi vào thuật lại câuchuyện cho Ngài nghe. Ngài bảo: "Hãy dẫn ông ta vào đây."Khi cho phép vào, gã thành kính chắp tay lại, cử chỉ rất giốngoai nghi của ngườ i xuất gia. Gã quỳ xuống, thưa: "Ông ta là

Trần Ðại Phu, còn con là Chung Nguyệt Chấn. Lúc sống, conăn chay trườ ng và tu pháp môn Niệm Phật cả tám năm. Hômnay là tuần thứ năm, kể từ lúc con qua đờ i. Con phải đượ c vãngsanh qua cõi Tây Phươ ng Cực Lạc. Mong cầu Bồ Tát đại từ đạibi cứu độ dẫn dắt con." Nói xong, gã khóc sướ t mướ t. NgàiHám Sơ n liền bảo sáu vị thị giả thủ cựu, chuyên môn tu phápmôn niệm Phật, lên chánh điện niệm Phật. Một tay Ngài cầm

tràng chuỗi, còn một tay Ngài đưa tràng chuỗi khác cho gã kia.Khi ấy, mọi ngườ i trên chánh điện đồng niệm danh hiệu Phật ADi Ðà. Niệm Phật xong, Ngài giải thích ý ngh ĩ a buổi lễ MôngSơ n Thí Thực cho loài ngạ quỷ. Khi nói đến câu: "Nên quánnhất thiết pháp, tất cả do tâm tạo", Ngài quất cây quạt và quátto: "Hãy mau vãng sanh!" Gã kia, khi nghe thế liền lập lại:"Hãy mau vãng sanh!"

Page 186: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 186/200

186 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Ngài quát ba tiếng, gã kia cũng lặp lại ba lần, nhanh hơ n tiếngvang. Sau đó, gã đứng dậy cám ơ n Ngài đã cứu độ ông ta quacõi Tây phươ ng Cực Lạc. Gã xoay qua trái, qua phải chắp tayxá lễ những ngườ i có mặt trong chánh điện, rồi nói: "Xin hãythành tâm! Tôi sẽ gặp lại quý vị tại hội Long Hoa."

Khi đó, chánh điện đầy cả ngườ i, có ngườ i khóc vì cảm động,có ngườ i rất tán thán Ngài. Tuy nhiên, Ngài vẫn không động, bỏ đi xuống thuyền. Gã kia theo Ngài ra đến bờ  sông. Nơ i đó, gãlại đảnh lễ, tạ ơ n Ngài cứu độ, rồi trở lại Thiền đườ ng. Nơ i đây,

gã lại tạ ơ n ông thâu thuế vì đã cho mượ n thân để đượ c cứu rỗi.Nói xong, lập tức gã té xuống, nhưng khi tỉnh dậy thì dạngtrạng chính lại là ông thâu thuế. Trong Thiền đườ ng, có ngườ ibảo Chung Nguyệt Chấn vốn là cha của một học giả nổi tiếngtại vùng Triều Châu, hiện đang sống bên bờ  sông kia. Ngườ icha rất mực chân thành tu hành theo tông Tịnh Ðộ. Tôi (Phướ cChưng) bảo: "Vị học giả kia chính là Chung Thần Phụ, thành

viên hội Liên Xã của chùa."

Sau đó, tôi dẫn vài ngườ i đến gặp Chung Thần Phụ để mờ i ôngta qua gặp Ngài. Khi đó, tôi đượ c ông ta cho biết thật đúng làtuần thứ năm kể từ khi cha ông ta qua đờ i. Ông thâu thuế đã đếnnhà ông ta vào ngày đó để thâu thuế. Vì ông ta uống rượ u saymèm khi đứng trướ c bài vị linh cửu, nên mớ i bị hồn của ông

Chung Nguyệt Chấn nhập vào, mượ n thể xác để cầu cứu độ.

Năm 1618, bảy mươ i ba tuổi Ngài tu sửa Phật điện cùng Thiềnđườ ng. Tháng ba, quan triều tại Phù Lươ ng là Trần Diệc Thạchvào núi thăm Ngài. Ông ta cùng vớ i quan lễ Bảo Trung Tố vàquan Hạ Ngã Tế, nhóm họp cả mườ i ngườ i để hộ trợ  tiền tàitrùng tu chùa viện. Tháng chạp, điện đườ ng đượ c sửa sang hoàn

tất.

Page 187: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 187/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 187 Năm 1619, đệ tử Ngài là Thông Quýnh đến thăm. Tháng giêng,Ngài mở giảng đườ ng tụng kinh Hoa Nghiêm. Ngài giảng liêntục kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Viên Giác, DuyMa Cật, luận Ðại Thừa Khở i Tín, v.v...

Ngài bảo Thông Quýnh làm vị thủ chúng. Tháng tám, Ngài gở ithơ  yêu cầu quan huyện nên để vùng núi Ngũ Nhũ cho tăngchúng niên trưở ng ở mườ i phươ ng đến dưỡ ng già.

Rằm tháng tám, Ngài bế quan nhập thất, không tiếp xúc kháchkhứa, y theo cách thức tu hành tông Tịnh Ðộ của tổ Huệ Viễn,sáu thờ i dâng hươ ng niệm Phật, chuyên tâm tu tịnh nghiệp.Tông Hoa Nghiêm gần như bị thất truyền. Lờ i sớ  sao về kinhHoa Nghiêm của quốc sư Thanh Lươ ng thì lại quá thâm sâu khóhiểu. Vì quốc sư Thanh Lươ ng là nhà chú giải kinh HoaNghiêm đầu tiên, nên nếu bỏ lờ i chú giải của quốc sư thì tôngnày sẽ dứt đoạn. Những bài dịch thuật và chú giải kinh Hoa

Nghiêm của các tổ khác cũng phải bị phế bỏ hết. Thế nên, Ngàimuốn diễn giảng rõ và rút gọn ý ngh ĩ a lờ i chú giải của quốc sư Thanh Lươ ng để ngườ i sau dễ dàng hiểu rõ. Ngài viết đề mục làHoa Nghiêm Cươ ng Yếu. Ngài viết quyển này đang khi nhậpthất.

Mùa Ðông, nơ i thất, Ngài giảng kinh Lăng Già và luận Khở i

Tín.

Năm 1620, hoàng đế Vạn Lịch qua đờ i. Chu Thườ ng Lạc lênngôi lấy hiệu là Thái Xươ ng, tức vua Minh Tông. Tuy nhiên,lên ngôi chỉ trong vòng một tháng là vua Minh Tông lại mất(qua vụ án 'Hồng Hoàn). Do lờ i thỉnh cầu của thị giả Quảng Ích,Ngài chú giải luận Ðại Thừa Khở i Tín, kinh Viên Giác Trực

Giải, Trang Tử Nội Thất Biên Chú.

Page 188: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 188/200

188 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Tuy rờ i khỏi Tào Khê vào năm 1613, các đệ tử vẫn luôn cungthỉnh Ngài vào Nam. Quan triều Ngô Trung Vi đã từng gặpNgài tại Hồ Ðông, nay đượ c chuyển nhiệm sở  trở  về QuảngÐông. Khi đến lễ tổ ở Tào Khê, Ngô Trung Vi đượ c các đệ tử trên núi yêu cầu ông ta nên cố gắng thuyết phục thỉnh Ngài trở  lại Tào Khê. Thế nên, ông ta viết một lá thơ , hứa là sẽ hộ pháphết mình khi Ngài trở  lại Tào Khê, nhưng Ngài lại từ chối lấycớ vì già yếu bịnh hoạn.

Năm 1622, đệ tử Thị Ngự, Vươ ng An Vũ vào núi thỉnh vấn

Phật pháp. Mùa hè, Ngài giảng kinh Lăng Già. Mùa đông, Ngàicũng giảng kinh Lăng Già và viết chú giải luận Ðại Thừa Khở iTín. Năm 1623, vào tháng Giêng, đệ tử Khiêm Lưu, Trần ÐịchTườ ng, Trần Ðịch Thống, Lươ ng Tứ Tươ ng vào núi vấn đạo.Ngài vì họ mà giảng kinh Lăng Nghiêm và luận Ðại Thừa Khở iTín.

Tháng bảy, Vươ ng Thị Ngự lại vào núi, thỉnh Ngài trở về TàoKhê. Lúc bấy giờ  Ngài nỗ lực hoàn tất quyển Hoa NghiêmCươ ng Yếu. Quan triều Ngô Trung Vi lại gở i thơ   đến, ý rấtchân thành cầu mong Ngài vào Nam. Thái thú Thiều Châu làTrươ ng Dục ChNn gở i một lá thơ  đặc biệt đến Ngài và yêu cầuthầy Bổn Ngang, trụ trì chùa Bảo Lâm ở Tào Khê, đích thânđến Khuông Sơ n, thỉnh Ngài vào nam. Vì họ quá thiết tha, nên

Ngài phải đành lòng rờ i Khuông Sơ n để vào Nam.

Mồng mườ i tháng mườ i một, Ngài rờ i Khuông Sơ n, qua LoaGiang, gặp thái sử Tiêu Chuyết Tu, Lưu Thiều Dã, Lưu ChuyểnHoa, Mã Lý Phòng, v.v... Trên sông Kiền Thành, Ngài viếtnhững bài thi kệ tặng họ. Sau đó, Ngài đến am Tập Long, gặpcác pháp hữu thuở xưa như Lưu Kính Nhất. Tháng chạp, Ngài

đến Tào Khê. Tăng chúng hội họp đông đủ trên núi, chưng bàyhươ ng hoa la liệt khắp nơ i. Ngườ i ngườ i kéo đến lễ bái và thỉnh

Page 189: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 189/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 189 vấn Ngài đông đảo. Khi đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng kinh thuyếtpháp.

Năm bảy mươ i tám tuổi Ngài trú tại Thiền đườ ng ở Tào Khê.Tháng giêng, thái thú Trươ ng Dực ChNn vào núi vấn đạo.Tháng ba, các đệ tử Tỉnh Thành, Pháp Tánh đến. Ngài truyềntâm pháp cho họ. Tháng bảy, Ngài giảng thuyết giớ i luật, kinhLăng Nghiêm, luận Ðại Thừa Khở i Tín, v.v... Tháng bảy, Ngàilại giảng thuyết giớ i luật.

Tháng tám, sau khi tiếp đón khách, Ngài bảo thị giả đến cảm tạ ơ n của quan triều họ Ngô. Khi thị giả sắp đi, Ngài bảo: "Giáohóa chúng sanh bằng những lờ i chân thật vi diệu, chư Phật Tổ cũng phải tùy theo nhân duyên và thờ i tiết. Nếu không hợ p vớ inhân duyên và thờ i tiết thì không đạt đượ c kết quả tốt. Một đờ ihành Phật sự đã xong. Nay Thầy phải trở về."

Những ngườ i có mặt lúc ấy không hiểu lờ i trên, chỉ ngh ĩ  rằngNgài muốn trở  về núi Khuông Sơ n. Khi ấy, Ngài viết bài kệ "Trung Thu không trăng rằm".

Cảm thấy ngày cuối sắp kế cận, Ngài gở i thơ  đến Khuông Sơ nbảo Thông Quýnh và Phướ c Thiện vào Nam gấp.

Ngày chín tháng chín, Ngài viết bài tựa về một bài kệ "Trụ TạiNúi Cao". Trong đó Ngài viết: "Dầu lão tăng này biếng nhácdùng bút mực, nhưng một khi hơ i thở không trở  lại thì sẽ bướ cqua đờ i khác. Nếu chỉ xem như câu kệ tầm thườ ng thì thậtkhông công bằng cho lão tăng vậy."

Mồng một tháng mườ i, đệ tử Thông Quýnh về đến Tào Khê.

Ngài vui vẻ hỏi thăm Thông Quýnh cặn kẽ về những đệ tử và

Page 190: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 190/200

190 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

pháp hữu đang sống và tu tập rải rác khắp nơ i. Khi ấy, có đệ tử thỉnh Ngài viết sơ lượ c về cuộc đờ i tu hành của Ngài.

Mồng ba tháng mườ i, quan triều Tiêu Huyền Phố vào núi thămNgài. Ngài cùng ông ta đàm luận vui vẻ cả ba ngày ba đêm. Khiông ta thỉnh vấn Phật pháp, Ngài viết ba bài kệ pháp ngữ tặngông ta.

Ngày thứ sáu, Tiêu Huyền Phố sắp rờ i khỏi núi thì Ngài bảo:"Dân chúng trong vùng này đặt hết niềm tin vào ông. Hãy bảotrọng." Tiêu Huyền Phố định hỏi ngày tháng để trở lại bái kiến,Ngài bảo: "Sơ n Tăng đã quá già. Bốn đại chẳng bao lâu sẽ rãrờ i. Hẹn gặp lại ông nơ i hội Long Hoa."

Nghe lờ i này ông cùng đại chúng rất sửng sốt.

Năm đó, thị giả Quảng Ích và Tỉnh Thành trở về Tào Khê.

Thái thú Thiều Dươ ng, Trươ ng Dực ChNn, mờ i y s ĩ  vào núiđiều trị bịnh Ngài.

Mồng tám tháng mườ i, Ngài thị hiện chút bịnh. Khi đệ tử hỏithăm về sức khoẻ, Ngài bảo: "Lão tăng mệt nhưng không bịnh."

Mồng chín tháng mườ i, khi đệ tử đem thuốc vào, Ngài khôngchịu uống, bảo: "Lão tăng sắp đi đây. Uống thuốc có lợ i ích gì!"

Ðệ tử Quảng Ích nghe thế giật mình thưa: “Bạch Thầy! Nếu thậtsự sắp ra đi, vậy Thầy có để lại lờ i di chúc, dạy bảo cuối cùngcho chúng con không?"

Ngài mắng: "Con theo hầu Thầy bao năm trườ ng, sao còn cókiến chấp như thế? Con phải nhớ sanh tử là việc lớ n, vô thườ ngluôn tấn tốc. Hãy luôn chánh tâm niệm Phật."

Page 191: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 191/200

Page 192: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 192/200

192 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

Vào khoảng ba bốn giờ khuya, Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch.Ðêm hôm đó, bầu trờ i chớ p lòe đầy những tia sáng. Cầm thútrên núi đều kêu rống. Bốn chúng đệ tử rơ i lệ đau buồn, khiếnrung động cả vùng núi non.

Ba ngày sau, sắc mặt của Ngài vẫn hồng hào như lúc sống.

Suốt cuộc đờ i, Ngài gặp bao tai nạn, nhưng cuối cùng viên tịchan lành tại chùa Nam Hoa, Tào Khê. Chân tay Ngài nhẹ bẵngnhư đang nhập định. Ðượ c tin buồn, thái thú họ Trươ ng liền đếnai điếu.

Khi thân Ngài đượ c đặt vào linh cửu khoảng năm ngày, quantriều họ Tiêu đã rờ i núi Khuông Sơ n, nhưng vẫn còn ở tại ThiềuChâu, nơ i ông ta nhận đượ c tin buồn, Ngài đã nhập tịch. Ðầutiên, ông ta rất buồn bã, nhưng khi nghe chi tiết về việc nhậptịch của Ngài, ông bảo: "Ðại sư Hám Sơ n đã nhập vào dòng

Thánh. Nếu Ngài không thấu triệt cái khổ của sanh tử trong lúccòn sống, thì ngay lúc lâm chung làm thế nào đượ c như thế!"

Ông ta viết hai câu liễn để truy điệu Ngài và cúng dườ ng mộttrăm lạng vàng. Ông ta cũng viết thơ cho hai quan huyện ở NamThiều kiến lập tháp cùng xây điện thờ tượ ng Ngài.

Nhục thân Ngài đượ c chư đệ tử quyết định giữ lại Tào Khê. Vìsau khi nhập tịch, nhục thân Ngài vẫn còn ở  trong tư thế ngồikiết già, nên sau này đượ c đặt vào một cái khám bằng gỗ.

Khi Phướ c Thiện, trụ trì chùa Pháp Vân ở  đỉnh Ngũ Nhũ nghetin Ngài nhập tịch, liền xây tháp thờ Ngài tại Khuông Sơ n. Tuynhiên, trong chúng đệ tử, có sự tranh luận về việc nên giữ nhục

thân Ngài lại Tào Khê hay Khuông Sơ n. Năm 1625, Phướ cThiện đượ c sự ủng hộ của các quan triều cùng vớ i tân thống đốc

Page 193: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 193/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 193 của Quảng Ðông, mang nhục thân Ngài trở về Khuông Sơ n vàongày hai mươ i tám tháng hai âm lịch.

* Lờ i bàn của Phướ c Chưng *:

Ngày hai mươ i mốt tháng giêng năm 1625, nhằm đờ i vua ThiênKhải năm thứ năm, nhục thân của Ngài đượ c đưa về núiKhuông Sơ n. Vì khí hậu vùng Khuông Sơ n Nm ướ t, nhục thânNgài đượ c đặt trong khám thờ . Sau này, thái thú vùng NamKhươ ng chọn nơ i chôn cất khám thờ nhục thân Ngài.

Mườ i một năm sau, vì núi Khuông Sơ n thườ ng có cọp hổ, nênchư tăng trên núi cùng Phướ c Thiện quyết định là vùng chôn cấtkhám thờ nhục thân Ngài không thích hợ p. Thế nên, họ đào lênvà mang khám thờ nhục thân Ngài vào thờ phụng trong tháp tự.Khi ấy, họ khám phá ra là phân nửa cái khám đã bị kiến nhấm.Vì vậy, không ai dám chôn cất nữa.

Chín năm sau, vào tháng chín năm 1643, quan bộ lễ của vùngL ĩ nh Nam, vốn là đệ tử Ngài, gở i thơ và tiền cúng dườ ng đếnKhuông Sơ n, cầu thỉnh nhục thân Ngài trở về Tào Khê.

Thật ngẫu nhiên, phán quan ở  Thụy Châu, Lưu Khở i Tươ ng,vốn là đệ tử Ngài, đang đi kinh lý tại Nam Khươ ng, liền chịu

trách nhiệm về việc chuyển vận nhục thân Ngài về lại Tào Khê(Năm 1622, ông đã từng thỉnh Ngài về lại Tào Khê). Chính ôngta đứng ra vận động triều đ ình ban sắc lịnh cho quan quân loviệc hộ tống vận chuyển nhục thân Ngài suốt hành trình về lạiTào Khê.

Khi ấy, loạn binh Lý Tự Thành nổi dậy khắp nơ i. Tướ ng trấn

thành Quảng Ðông tình cờ  đi kinh lý qua núi Ðại Vũ chợ t gặpđoàn hộ tống, nên ông ta rất mừng rỡ . Chính ông ta cùng quân

Page 194: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 194/200

194 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

lính tham gia vào đoàn hộ tống nhục thân Ngài trở về Tào Khê.Vài tháng, sau khi nhậm chức vụ mớ i, viên tướ ng này lại đếnTào Khê lễ bái nhục thân Ngài.

Trở về Tào Khê, đệ tử Ngài nhìn thấy khám thờ nhục thân Ngàicó hiện ra đườ ng nứt nẻ. Nhìn vào đườ ng nứt nẻ, họ thấy nhụcthân Ngài vẫn còn ngồi trong tư thế xếp bằng như lúc còn sống.Họ bàn luận về việc mở cái khám thờ  ra, nhưng không ai dámlàm. Viên tướ ng kia nghe họ có ý muốn mở  cái khám thờ  ra,nên liền dùng thanh gươ m mà rạch theo đườ ng nứt. Vừa mở ra,

họ thấy nhục thân Ngài vẫn ngồi trong tư thế kiết già như lúcsống. Tóc và móng tay mọc dài ra. Mặt mũi Ngài hồng hào. Yca sa tuy trông như còn mớ i, nhưng bị rã rụng từng miếng,khiến thấy da thịt rõ ràng. Ðột nhiên, một vị khách tăng đến,thỉnh cầu tNn liệm nhục thân Ngài theo truyền thống Ấn Ðộ, tứctrét sơ n mài trộn vớ i hươ ng trầm lên khắp nhục thân Ngài.Công việc hoàn tất xong, vị khách tăng liền bỏ đi.

Thuở  xưa, khi Ngài còn trú tại Tào Khê, một đồng nữ nọ đãtừng phát nguyện cúng dườ ng cho Ngài một bộ y ca sa bằng lụacó thêu hình tượ ng ngàn vị Phật. Vì sợ hơ i thở phát ra mùi bấttịnh, đang khi thêu y ca sa ngàn vị Phật, cô ta bịt miệng bằngmiếng vải màu vàng. Khi cô ta thêu dệt xong y ca sa ngàn vị Phật thì Ngài đã nhập tịch, nhục thân đượ c để trong khám thờ .

Vì thế, y ca sa ngàn vị Phật đượ c để lại Tào Khê.

Khi khám thờ nhục thân Ngài đượ c mang về Tào Khê và đượ cmở  ra thì thấy những miếng vải y áo rã rụng. Y ca sa đượ c côđồng tử kia may, nay cũng vẫn mớ i giống như thuở  xưa, dầuđượ c thêu trong khoảng hai mươ i năm. Sau đó, các đệ tử đem yca sa ngàn Phật ra và đắp lên nhục thân của Ngài. Kế đến, nhục

thân của Ngài đượ c đặt trong tháp tự để phụng thờ . Ðươ ng thờ i,ngôi chùa thờ  Ngài cách khoảng chùa Nam Hoa của Lục Tổ Huệ Năng khoảng một dặm.

Page 195: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 195/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 195 Dân chúng và tăng s ĩ  đến lễ bái cúng dườ ng nhục thân của Ngàinhư Lục Tổ Huệ Năng. Mỗi năm, nhục thân Ngài đượ c tắm rửamột lần và tín chúng thườ ng dùng nướ c đó để trị bịnh. Vào rằmtháng hai và tháng tám, tín chúng Phật tử cùng nhau đến TàoKhê lễ bái Lục Tổ Huệ Năng và ngài Hám Sơ n. Thật sự, ngàiHám Sơ n đượ c sùng bái như vị tổ thứ bảy trong Thiền tông,mặc dầu Ngài không đượ c chín thức truyền thừa tâm ấn từ những vị tổ Thiền tông. Tuy nhiên dướ i mắt của các đệ tử, ngàiHám Sơ n thực sự đượ c truyền thừa tâm ấn thực thể tại Tào Khê,vì Ngài tiếp nối chư Tổ Sư, truyền bá giáo lý trực chỉ chân tâm

của Lục Tổ. Thêm nữa, nhờ công đức của Ngài mà Thiền tôngtại Tào Khê đượ c xiển hưng phát triển lại.

Ngày nay, nhục thân của ngài Hám Sơ n vẫn đượ c phụng thờ tạichùa Nam Hoa cùng vớ i nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng. Dướ imắt tín chúng Phật tử, nhục thân Ngài là hiện thân của một vị tổ sư.

Biên sử cuộc đờ i của ngài Hám Sơ n

Năm  Sự tích đờ i Ngài Hám Sơ n Sự kiện lịch sử xảy ra đồngthờ i 

1522  Năm Gia Hưng (1522-1566) 

1535 Ngài Liên Trì ra đờ i

(1535-1615) Bồ Ðào Nha chiếm Ma Cao 

1543 Ngài Tử Bá ra đờ i (1543-1603) 

1546 Ngài hạ sanh ngày 5, tháng11 

1550 Mông Cổ đe dọa chiếm kinhđô 

Page 196: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 196/200

196 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

1557 Ngài trở  thành Sa Di tạichùa Báo Ân. 

1564 Ngài đượ c hòa thượ ng TâyLâm truyền giớ i. 

1565 Ngài hành Thiền tại chùaThiên Giớ i. Bị mụn nhọtsau lưng. 

Trụ trì chùa Báo Ân, đại sư Tây Lâm viên tịch. 

1566  Chùa Báo Ân bị cháy. 

1567 Ngài dạy học tại trườ ngNgh ĩ a Học. 

Long Khánh nguyên niên(1567-1572). Trươ ng Cư Chánh thăng chức. (1524 -1582). 

1571 Ngài du hành đến GiangTây. 

Ðại sư Liên Trì trụ tại núiVân Thê. 

1572  Du hành đến Bắc Kinh. Vạn Lịch nguyên niên (1573-1620). Trươ ng Cư Chánh làm

Tể Tướ ng. 

1574 

Ngài sống chung vớ i cácvăn s ĩ   ở  Bắc Kinh. Cùngdu hành vớ i Diệu Phongđến Sơ n Tây. Ðạt giác ngộ. 

1575 Trụ tại núi Ngũ Ðài (đến1582) 

1576 Ðạt giác ngộ. Gặp đại sư Liên Trì. Tham quan TriềuHồ Thuận Am. Viết 'HámSơ n Trứ Ngôn". 

1577 Viết kinh Hoa Nghiêmbằng máu. Ðượ c Lý TháiHậu biết đến. 

Thuế má và cải cách ruộngđất theo lệnh của Trươ ng Cư Chánh. 

1578  Mộng ba giấc mơ lành. 

1579 Ba ngàn công nhân đượ cLý Thái Hậu gở i đến núi

Hoàn tất chùa Từ Thọ tại BắcKinh. 

Page 197: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 197/200

HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN 197 Ngũ Ðài. 

1580 Cứu núi Ngũ Ðài khỏi bị thuế. 

1581 Lập pháp hội cầu Thái Tử cho triều đ ình. 

1582  Rờ i núi Ngũ Ðài. Trươ ng Cư Chánh quađờ i.Vươ ng Cung Phi sanhthái tử Chu Thườ ng Lạc. 

1583 Ngài đến núi Lao Sơ n (ở  cho đến 1589) 

1584  Lý thái hậu cúng dườ ng bangàn đồng vàng. 

1585 Chuy n tâm các Nho S ĩ tạiSơ n Ðông. 

1586 

Một bộ Ðại Tạng kinhđượ c gở i đến núi Lao Sơ n.Xây chùa Hải Ân. Gặp Tử 

Bá. Viết Lăng NghiêmHuyền Cảnh. 

Trịnh Quý Phi sanh hoàng tử Chu Thườ ng Tuân. 

1587 Viết Tâm Kinh TrựcThuyết. Nhận Phướ c Thiệnlàm đệ tử. 

1588 Giảng pháp tại chùa HảiẤn. 

1589 Trở  về Nam Kinh. Thămcha mẹ. Lập dự án mườ inăm trùng tu chùa Báo Ân. 

1590 Ðối đầu vớ i các đạo s ĩ  tạiLao Sơ n. Viết "Quán LãoTrang Ảnh Hưở ng" 

1592 Thăm ngọn núi khắc ÐạiTạng kinh gần Bắc Kinh

Nhật xâm chiếm Cao Ly(1592-98). 

Page 198: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 198/200

198 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

vớ i Tử Bá. 

1593 Cứu trợ  nạn đói tại Sơ nÐông. 

1594 Dự hội tết tại Bắc Kinh.Bãi bỏ dự án mườ i năm. 

1595 Bị bắt và xử án tại BắcKinh 

Tranh chấp về sự chọn lựaThái Tử. 

1596  Bị giải đày đến Lôi Châu.  Nạn đói tại Quảng Ðông. 

1597 Ðến Quảng Ðông. Viết"Lăng Già Bổ Di" và

"Trung Dung Trực Chỉ". 

1598  Viết "Pháp Hoa Cổ Tiết". Nhật Hoàng Toyotomi quađờ i. Vụ án Yêu Thư thứ Nhất. 

1599 Cổ động phong trào phóngsanh theo truyền thốngPhật Giáo. 

1600  Giải hòa vụ n i loạn tạiQuảng Ðông.  Bộ khai mỏ đào xớ i nhà cửamộ bia. 

1601 Ðến Tào Khê (cho tớ i năm1610) 

Lễ  đăng quang cho thái tử Chu Thườ ng Lạc. 

1602  Cải cách tại Tào Khê. 

1604 Trở  về Lôi Châu. Viết"Xuân Thu Tả Thị Tâm

Pháp". 

Thành lập viện Ðông Lâm

hàn lâm. 

1605 Ðến Hải Nam. Trở về TàoKhê. 

1606 Thăm Trươ ng Vị tại GiangTây. Trở  lại Lôi Châu.Ðượ c xác nhận ân xá 

Triều đ ình ban lịnh ân xátrong dịp Hoàng Tôn của vuaVạn Lịch ra đờ i. 

1607 Thành tăng s ĩ  trở  lại. Viết"Ðạo Ðức Kinh Chú". 

1608  Trùng tu am Bảo Nguyệt. 1609  Chống đối tại Tào Khê.

Page 199: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 199/200

Page 200: Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

7/31/2019 Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện

http://slidepdf.com/reader/full/ham-son-dai-su-tu-truyen 200/200

200 HÁM SƠN  ĐI SƯ T TRUYN

xâm lăng Liêu Ðông. 

1619 Nhất tâm tu pháp mônTịnh Ðộ. Viết "HoaNghiêm Cươ ng Yếu". 

1620 

Giảng giải và viết "Khở iTín Luận Trực Giải, ViênGiác Kinh Trực Giải,Trang Tử Nội Thất BiếnChú". 

Vua Vạn Lịch mất. ChuThườ ng Lạc lên ngôi, hiệuThái Xươ ng. Vụ án HồngDượ c. Chu Do Giảo lên ngôi,tức vua Hy Tông, hiệu ThiênKhải. 

1621  Giảng pháp tại KhuôngSơ n. in "Mộng Du ThiQuan thái giám Ngụy TrungHiề thă hứ