174
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGUYN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI LUN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NI - 2018

hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG THANH

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

HÀ NỘI - 2018

Page 2: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG THANH

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

: 62.31.02.03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS NGÔ HUY TIẾP

2. PGS,TS DƢƠNG TRUNG Ý

HÀ NỘI - 2018

Page 3: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích

dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Trung Thanh

Page 4: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Chủ nghĩa xã hội CNXH

Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN

Đảng Cộng Sản cầm quyền ĐCSCQ

Đảng cầm quyền ĐCQ

Nội dung cầm quyền NDCQ

Mặt trận Tổ quốc MTTQ

Phương thức cầm quyền PTCQ

Phương thức lãnh đạo PTLĐ

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Page 5: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5

1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 5

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả là người trong nước 10

1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và

những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu 23

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI -

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 26

2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện mới - khái

niệm, vai trò, đặc điểm 26

2.2. Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới 47

Chƣơng 3: XÁC LẬP, THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM

QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI - THỰC

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64

3.1. Thực trạng xác lập, thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền

của Đảng trong điều kiện mới 64

3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra 94

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÁC

LẬP VÀ THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM

QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 106

4.1. Những nhân tố tác động và phương hướng tiếp tục xác lập và thực

hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam 106

4.2. Những giải pháp tiếp tục xác lập và thực hiện nội dung, phương

thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới 115

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 167

Page 6: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp tất yếu giữa chủ

nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Lịch sử hơn 87 năm từ khi thành lập và liên tục hơn 70 năm cầm quyền và duy nhất

cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã khẳng định là “nhân tố quyết

định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nội

dung và phương thức cầm quyền (ND, PTCQ) và yêu cầu nâng cao năng lực cầm

quyền của Đảng luôn là vấn đề được đặt ra bởi những điều kiện cụ thể luôn có sự

thay đổi phát triển và ngày càng hoàn thiện. Thiết lập nội dung cầm quyền, phương thức

cầm quyền (NDCQ, PTCQ) của Đảng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan

của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập

quốc tế, là giải pháp quan trọng củng cố địa vị cầm quyền của Đảng và sức sống mãnh

liệt của chủ nghĩa xã hội (CNXH). NDCQ, PTCQ của Đảng là những vấn đề lớn mà

Đảng xác định và thực hiện nhằm duy trì, khẳng định vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng.

Nội dung, PTCQ thể hiện không chỉ ở việc thiết lập các cơ quan Nhà nước, mà còn xây

dựng, hoàn thiện cơ chế, định hướng hoạt động của các cơ quan đó. Nội dung, PTCQ

của Đảng bảo đảm cho Nhà nước xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách

nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, hoạt động có kỷ luật,

kỷ cương, các thủ tục hành chính gọn nhẹ, đội ngũ công chức chuyên nghiệp, tận tụy

phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là cơ quan quyền lực của

nhân, do dân, vì nhân dân

Khi Đảng đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén

nhất để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống và là thể hiện tập trung

sự cầm quyền của Đảng đối với toàn xã hội. Bởi vậy, một trong những

NDCQ, PTCQ của Đảng là,thiết lập, bảo vệ và sử dụng bộ máy nhà nước, bảo đảm

cho bộ máy nhà nước thực sự mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích

của nhân dân.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ND và PTCQ của ĐCSVN đã

được lịch sử chứng minh, nhân dân thừa nhận, Đảng đã đồng hành cùng dân tộc đạt

được nhiều thành tựu quan trọng từ việc đấu tranh vì mục tiêu chung là giành độc

Page 7: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

2

lập dân tộc đến đổi mới theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, đến hội nhập quốc tế. Hiện nay tình hình thế giới, khu vực, trong

nước phát triển nhanh chóng, phức tạp đòi hỏi Đảng phải xác lập nội dung, PTCQ

của mình để để tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cho

sự nghiệp xây dựng CNXH bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ,

thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn

minh.

Trong suốt thời gian cầm quyền, ĐCSVN luôn khẳng định vai trò cầm quyền,

với vị thế duy nhất cầm quyền Đảng cùng nhân dân từng bước đánh đổ thực dân

Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH đã đạt

được những thành tựu nổi bật. Hơn 70 năm ĐCSVN cầm quyền, trong đó có hơn 30

năm Đảng cầm quyền lãnh đạo tiến hành chiến tranh; 10 năm cầm quyền phát triển

kinh tế - xã hội theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, 30 năm cầm quyền phát

triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh cộng

nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Rất nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra

đối với ĐCSVN cầm quyền nhưng chưa được nghiên cứu, tổng kết. Không ít những

vấn đề rất cơ bản về nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng vẫn chưa được

nghiên cứu, tổng kết, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong Đảng, hệ thống chính

trị và toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, giải pháp tiếp

tục xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới là một vấn đề

hệ trọng có tính cấp bách hiện nay. Từ những lý do trên nghiên cứu sinh chọn vấn đề

"Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện

mới" làm luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về nội dung và PTCQ của

Đảng ĐCSVN, đề xuất những giải pháp tiếp tục xác lập và thực hiện tốt NDCQ,

PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Page 8: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

3

Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước

liên quan đến đề tài luận án.

Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về nội dung và PTCQ của

ĐCSVN trong điều kiện mới.

Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát những vấn đề đặt

ra đối với việc xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới.

Thứ tư, dự báo yếu tố tác động, xác định phương hướng và đề xuất một số giải

pháp tiếp tục xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đ i tượng nghiên cứu:

Nội dung và phương thức cầm quyền của ĐCSVN trong điều kiện mới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và

thực tiễn, kinh nghiệm, giải pháp xác lập, thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN

trong điều kiện mới

- Phạm vi không gian: Toàn bộ hệ thống tổ chức, bộ máy của ĐCSVN, Nhà

nước, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội, trong đó luận án chủ

yếu nghiên cứu NDCQ, PTCQ của ĐCSVN ở cấp Trung ương.

- Phạm vị thời gian: Thời gian điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn thu thập tư

liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 2006 đến 2017; phương hướng,

giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ ở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp là

học thuyết về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân; tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, quan điểm của ĐCSVN về cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt

cầm quyền.

4.2. Cơ ở thực tiễn

Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực tiễn hoạt

động xây dựng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam khi chưa có chính quyền cũng như

Page 9: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

4

khi trở thành Đảng cầm quyền, thực tiễn hoạt động lãnh đạo, xây dựng Nhà nước,

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.

4.3. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành:

phân tích, tổng hợp; lôgíc - lịch sử; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn và phương

pháp chuyên gia.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ khái niệm NDCQ, PTCQ của ĐCSVN trong

điều kiện mới.

- Góp phần đánh giá đúng thực trạng NDCQ, PTCQ của ĐCSVN.

- Đề xuất một số nội dung, biện pháp tiếp tục xác lập và thực hiện NDCQ,

PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu luận án góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về

NDCQ, PTCQ, cung cấp những luận cứ khoa học cho ĐCSVN nghiên cứu, xác

định chủ trương, giải pháp tiếp tục xác lập nội dung, PTCQ đáp ứng yêu cầu đổi

mới chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Luận án, có thể làm

tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng và chính quyền

nhà nước đối với hệ thống trường Đảng, trường chính trị.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình

khoa học tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Page 10: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả là ngƣời nƣớc ngoài

Hạ Quốc Cường, trong bài viết "Những cách làm kinh nghiệm chủ yếu về tăng

cường và cải cách việc xây dựng bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều

kiện cầm quyền", tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng

sản Trung Quốc về xây dựng Đảng cầm quyền, [15]. Nội dung được kết cấu 6 phần;

Phần 1. Tuân thủ đường lối cơ bản của Đảng nắm chắc nhiệm vụ trung tâm của

Đảng kết hợp chặt chẽ với thực tiễn vĩ đại xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc

nhằm đẩy mạnh công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng; Phần 2. Tác giả trình bày

vị trí hàng đầu của việc kiên trì tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận không ngừng

đẩy mạnh sáng tạo lý luận dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng

Đảng; Phần 3. Tác giả đi sâu phân tích làm rõ các khâu quan trọng là xây dựng đội

ngũ cán bộ có tố chất cao, coi trọng cao độ xây dựng đội ngũ cán bộ nhân tài, ra sức

tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp

hăng hái, sôi nổi phấn đấu thành đạt; Phần 4. Coi trọng cao độ việc xây dựng tổ

chức cơ sở đảng, kiên trì không buông lỏng việc nắm cơ sở và đặt nền nóng, không

ngừng tăng cường cơ sở giai cấp của Đảng và mở rộng cơ sở quần chúng của Đảng;

Phần 5. Xoay quanh vấn đề hạt nhân là giữ gìn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với

quần chúng nhân dân tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của

Đảng, đi sâu triển khai xây dựng tác phong của Đảng, xây dựng liêm chính và đấu

tranh chống tham nhũng; Phần 6. Tăng cường xây dựng chế độ, kiên trì không mệt

mỏi đẩy mạnh cải cách chế độ trong Đảng, thúc đẩy và bảo đảm cho việc xây dựng

Đảng bằng chế độ. Tác giả đi sâu phân tích, luận giải khá sâu sắc và toàn diện về

xây dựng đảng cầm quyền, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm chủ yếu về tăng

cường cải tiến xây dựng bản thân Đảng trong điều kiện ĐCQ. Theo tác giả muốn

xây dựng đảng trong sạch vững mạnh phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng; phải tăng

cường và cải tiến việc xây dựng bản thân Đảng một cách kiên trì hơn, tự giác hơn,

Page 11: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

6

tiếp tục giữ gìn tính tiên tiến, tính trong sạch và tính đoàn kết thống nhất trong

Đảng, trong tiến trình lịch sử xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Lưu Chấn Hoa, "Bàn về xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng" [64]; cuốn

sách gồm 9 chương. Chương 1. Tác giả trình bày nội dung tăng cường xây dựng

năng lực cầm quyền là chủ thể lớn nhất trong xây dựng ĐCQ. Chương 2. Nguồn cội

của việc tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng. Chương 3. Nâng cao

ý thức lãnh đạo của Đảng. Chương 4. củng cố vững chắc nền tảng cầm quyền.

Chương 5. Hoàn thiện PTCQ. Chương 6. Xây dựng phương châm, sách lược cầm

quyền. Chương 7. Làm phong phú nguồn cầm quyền. Chương 8. Thời đại cùng với

năng lực cầm quyền. Chương 9. Sự thay đổi mới của quan hệ kinh tế - xã hội cùng

với tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng kể từ khi mở của cải cách

đến nay. Cuốn sách được tác giả trình bày khá sâu sắc những nội dung chủ yếu về

tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi ra đời năm

1921, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được vị trí, vai trò cầm quyền, thành

lập nước năm 1949. Đặc biệt là sau cải cách mở cửa năm 1978. Đảng Cộng sản

Trung Quốc luôn kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác, thường xuyên tổng kết, rút kinh

nghiệm việc đánh mất vai trò cầm quyền của một số ĐCQ trên thế giới, từ đó không

ngừng tăng cường nhận thức về cầm quyền, hoàn thiện PTCQ, PTLĐ, củng cố cơ

sở cầm quyền, nâng cao năng lực cầm quyền để đưa đất nước Trung Quốc giành

thắng lợi trong sự nghiệp cải cách, mở cửa. Cuốn sách đã đưa ra 3 PTCQ của Đảng

Cộng sản Trung Quốc đó là: cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ và cầm

quyền theo pháp luật. Cuốn sách là tài liệu có giá trị tham khảo trong quá trình triển

khai thực hiện luận án

Lưu Tôn Hồng,“Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung

Quốc” [68]. Công trình này đã khái quát những quy luật cầm quyền của Đảng Cộng

sản Trung Quốc như: (1) Thích ứng với thời đại là điều kiện để giữ vững địa vị cầm

quyền; (2) Phát huy tốt chức năng chính trị của Đảng, xử lý đúng đắn mối quan hệ

giữa ĐCQ với Nhà nước và xã hội; (3) Đoàn kết các tầng lớp trong xã hội, thông

qua sức mạnh của tổ chức đảng để phát huy sự ảnh hưởng chính trị; (4) Lấy việc

cầm quyền lâu dài làm mục tiêu, giữ gìn tư cách của Đảng; (5) Sáng tạo lý luận

cầm quyền, cương lĩnh cầm quyền và xây dựng đội ngũ cầm quyền; (6) Dùng biện

Page 12: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

7

pháp kinh tế, chính trị, văn hóa để quản lý đất nước, không ngừng hoàn thiện

PTCQ; (7) Tạo ra một hình tượng tốt đẹp, giữ được hướng tâm, quy tụ chính trị

mạnh mẽ; (8) Xóa bỏ mọi nhân tố đe dọa vị trí cầm quyền của Đảng, giữ vững

sự chỉ đạo của Đảng đối với Nhà nước…Trong đó, tác giả nhấn mạnh Đảng phải

hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; phải xử lý đúng đắn mối

quan hệ giữa Đảng với chính quyền theo nguyên tắc Đảng chính phân khai. Đặc

biệt trong chương VI tác giả đã trình bày về ĐCQ nâng cao hiệu quả của việc cầm

quyền như thế nào. Tuy nhiên công trình này chưa chỉ ra nội dung và PTCQ; chưa

trình bày về ĐCQ là như thế nào. Song kết quả của công trình này là tài liệu quan

trọng để tham khảo trong quá trình triển khai làm rõ các nội dung của luận án

Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, cho ta thấy,

các tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích, nội dung,PTCQ của Đảng, nâng cao

năng lực cầm quyền của đảng nhất là trong điều kiện cải cách mở cửa hội nhập quốc

tế, thực hiện kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền....Các kết quả

nghiên cứu này sẽ là cơ sở dữ liệu để tham khảo trong quá trình triển khai làm rõ

các nội dung của luận án, đặc biệt là xây dựng khái niệm nội dung và PTCQ của

ĐCSVN cầm quyền.

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả là ngƣời trong

nƣớc viết về nƣớc ngoài

Nguyễn Xuân Cường, "Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản

Trung Quốc" [16]. Trong bài viết này tác giả đã khái quát hóa quá trình Đảng Cộng

sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước qua 3 thời kỳ: thời kỳ cách mạng; thời kỳ xây

dựng CNXH, thời kỳ mở của hội nhập và nâng cao năng lực cầm quyền và đổi mới

PTCQ nhất là sau Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc; xác định mục tiêu

chiến lược xây dựng nhà nước pháp trị XHCN. Bước sang thế kỷ XXI, trước những

biến đổi của tình hình thế giới, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức

xác nhận tư tưởng 3 đại diện, tư tưởng 3 đại diện ra đời là vũ khí lý luận tăng cường

công tác xây dựng Đảng và đặt ra yêu cầu đổi mới, hoàn thiện PTLĐ, PTCQ của

Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm tinh thần tiên tiến, bản chất đảng là "lập

đảng vị công, cầm quyền vị dân". Theo tác giả năng lực cầm quyền của đảng chính

là bản lĩnh đưa ra và vận dụng đúng đắn lý luận đường lối, phương châm, chính

Page 13: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

8

sách, lãnh đạo chế định và thực thi Hiến pháp và pháp luật, áp dụng PTLĐ khoa

học. Theo tác giả ở Trung Quốc đưa ra 3 trụ cột để cầm quyền như sau. Theo

Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới PTCQ hiện nay phải trên 3 trụ cột lớn đó

là:cầm quyền khoa học; cầm quyền dân chủ; cầm quyền theo pháp luật và hiện nay

phải củng cố địa vị cầm quyền của Đảng. Đồng thời phải xử lý đúng đắn quan hệ

giữa Đảng với Nhà nước. Tóm lại ở Trung Quốc động lực và mục tiêu của đổi mới

hoàn thiện PTLĐ, PTCQ của Đảng chính là nâng cao năng lực cầm quyền trên 3

trụ cột đó là khoa học, dân chủ và pháp trị.

Nguyễn Huy Quý, "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung

Quốc, gợi mở đối với Việt Nam" [111]. Trước tiên, tác giả đã luận giải khái niệm

PTCQ. Theo tác giả, phương thức chính là hình thức phương pháp thực hiện sự cầm

quyền của một Đảng cầm quyền như Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự lãnh đạo đạt

tới hiệu quả như thế nào thì tùy thuộc vào năng lực, trình độ của đảng lãnh đạo.

Theo tác giả, phẩm chất chính trị của Đảng có vai trò quan trọng hàng đầu, PTLĐ

phải phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của Đảng. Trên

cơ sở phân tích khái niệm, tác giả khái quát lại những tiến triển trong quá trình đổi

mới PTLĐ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời tác giả đưa ra 3 vấn đề gợi

mở Việt Nam có thể tham khảo. Một là, bắt đầu từ thời kỳ Đặng Tiểu Bình cho rằng

phải cải cách, đổi mới chế độ tổ chức, chế độ công tác vấn đề trọng tâm là là vấn đề

dân chủ trong đảng, trong lãnh đạo của đảng đối với xã hội. Hội nghị Trung ương 3

khóa XI tháng 12/1978 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh vấn đề dân

chủ, chấm dứt vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ... cho đến Hội nghị Trung

ương 5 khóa XI Trung Quốc tập trung vào vấn đề cải thiện sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Đặng Tiểu Bình phải phân công rõ ràng công việc của Đảng với công việc của

chính quyền khắc phục tình trạng Đảng bao biện làm thay. Hai là, không để quyền

lực quá tập trung. Trong những năm 80 của thế kỷ trước Trung Quốc tập trung đổi

mới chế độ lãnh đạo, PTLĐ tại Đại hội XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện

chủ trương phân tách Đảng với chính quyền "Đảng chính phân khai" đồng thời

chuyển bớt quyền xuống cấp dưới không để quyền lực quá tập trung, cải cách bộ

máy chính quyền, xây dựng chế độ cán bộ, công chức...Cho đến thập kỷ 90 Đại hội

XV Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương "Chính trị dân chủ" và "nhà nước pháp

trị" và đến thế kỷ XXI với tư tưởng chỉ đạo thuyết 3 đại diện vấn đề đổi mới PTLĐ

Page 14: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

9

của Đảng được đặc biệt chú ý. Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc trong báo

cáo chính trị đã giành một phần đáng kể trong nghị quyết bàn về vấn đề cải cách

dân chủ, cầm quyền một cách hợp pháp, lấy dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân

chủ trong nhân dân, lấy đoàn kết trong đảng để thực hiện đoàn kết dân tộc. Ba là,

đổi mới PTLĐ của Đảng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước. Tuy nhiên

vấn đề đổi mới PTLĐ là vấn đề quan trọng và cần thiết cần được tiếp tục nghiên

cứu và giải quyết thì mới có thể giữ vững và tăng cường vị trí cầm quyền của Đảng.

Nguyễn Thị Hạnh, "Một số vấn đề về Đảng cầm quyền và Đảng đối lập trong

đời sống chính trị Hoa Kỳ" [60]. Cuốn sách gồm 3 chương. Chương 1, tác giả trình

bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của đảng phái trong đời sống chính trị

Hoa Kỳ; Chương 2, phương thức hoạt động của ĐCQ và đảng đối lập; Chương 3,

tác giả đi sâu phân tích, đánh giá về đảng cầm quyền và đảng đối lập. Trong cuốn

sách này tác giả đi sâu luận giải làm rõ một số khái niệm về đảng chính trị, ĐCQ,

đảng đối lập trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Theo tác giả, hiện nay trong đời sống

chính trị các nước tư bản nói chung, đảng phái chính trị có vị trí vai trò hết sức quan

trọng và Hoa Kỳ không nằm ngoại lệ. Tác giả cho rằng, muốn trở thành ĐCQ và

giữ vững địa vị cầm quyền đảng phải tiến hành và chiến thắng trong tranh cử để trở

thành đảng đa số và là ĐCQ, nhưng đảng không hoàn toàn có những đặc điểm của

ĐCQ, nét đặc sắc của nó thể hiện ở chỗ đảng không đứng trên nhà nước để ra lệnh

cho nhà nước cũng không bắt nhà nước phải thi hành. ĐCQ luôn ở dưới pháp quyền

(Hiến pháp và pháp luật), phải tôn trọng pháp quyền; nhưng ĐCQ đứng sau nhà

nước, tác động đến nhà nước, thông qua các tổ chức của đảng và đảng viên của mình,

thông qua cương lĩnh của các nhóm đảng trong các cơ quan quyền lực nhà nước để

tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng... Đồng thời, tác giả cũng đi sâu luận bàn

về phương thức sử dụng quyền lực. Theo tác giả, việc sử dụng quyền lực trong đời

sống chính trị ở Hoa Kỳ gồm 3 phương thức chủ yếu sau: Một là, đưa người của đảng

vào bộ máy nhà nước để thực thi cụ thể công việc theo quy định của luật pháp nhưng

theo ý đồ của đảng và nâng cao vị thế của đảng; Hai là, tác động vào quá trình lập

pháp để thực hiện hóa các ý chí của đảng và đưa nó vào cuộc sống; Ba là, giám sát,

kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước. Tác giả đã lột tả được một vấn đề quan

trọng dù ĐCQ hay đảng đối lập khi ở vị trí cầm quyền đều phải thượng tôn pháp luật.

Page 15: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

10

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ LÀ

NGƢỜI TRONG NƢỚC

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm quyền

trách nhiệm, thể chế, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng

sản Viêt Nam cầm quyền

Lê Văn Lý, "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền" [84]. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần.

Phần thứ nhất, Hệ thống khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và

nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện ĐCQ. Phần thứ hai. Khẳng định

một số nội dung xây dựng đảng được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, bổ sung phát

triển chủ nghĩa Mác - Lênin về ĐCSCQ ở nước ta. Phần thứ ba. Một số vấn đề cần

chú trọng trong việc quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vai

trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay. Cuốn sách

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện

ĐCQ là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học KHXH 05.01 là một trong bảy đề tài

thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước. Nội dung cuốn sách được tập thể tác giả

đi sâu làm rõ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvề vai trò lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng trong điều kiện ĐCQ. Đồng thời khẳng định chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách

mạng Việt Nam góp phần đắc lực vào việc nâng cao trình độ lý luận, trình độ lãnh

đạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh.

Đặng Đình Tân, "Thể chế Đảng cầm quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn"

[113]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ về "Xây dựng

thể chế ĐCSVN lãnh đạo nhà nước ở nước ta" Do TS Đặng Đình Tân làm chủ

nhiệm. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần; Phần thứ nhất, thể chế ĐCQ những vấn đề

lý luận; Phần thứ hai, những đặc điểm chủ yếu về thể chế của một số ĐCQ trên thế

giới; Phần thứ ba, thể chế ĐCSVN lãnh đạo Nhà nước Việt Nam - thành tựu và

những vấn đề đang đặt ra hiện nay; Phần thứ tư, định hướng và những giải pháp cơ

bản tiếp tục đổi mới thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước ở nước

Page 16: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

11

ta. Toàn bộ nội dung của cuốn sách đã phân tích những vấn đề về thể chế cầm

quyền của Đảng. Trên cơ sở phân tích những vấn đề về thể chế cầm quyền của một

số nước trên thế giới tác giả đã đề cập một số nội dung cơ cản về thể chế ĐCSVN

lãnh đạo Nhà nước. Khi xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn tác giả cho rằng

trong những năm đổi mới, thể chế đảng lãnh đạo Nhà nước đã đạt nhiều kết quả

nhất định. Tuy nhiên, hệ thống thể chế đảng lãnh đạo Nhà nước còn chưa hoàn

chỉnh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng phân

định chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước chưa rõ ràng...làm ảnh

hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như quản lý của Nhà nước.

Đỗ Hoài Nam, "Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong điều kiện mới" [95]. Cuốn sách gồm 4 chương. Chương 1. Đảng cầm

quyền trong hệ thống chính trị ở một số nước tư bản chủ nghĩa. Chương 2. Sự cầm

quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở cửa xây dựng

CNXH đặc sắc Trung Quốc. Chương 3. Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của

ĐCSVN trọng tâm là trong 20 năm đổi mới. Chương 4. Một số quan điểm, nội

dung và giải pháp cơ bản củng cố nâng cao vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo

của ĐCSVN đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Trong cuốn sách, tác giả khẳng

định vai trò tầm quan trọng của Đảng nhất là vai trò cầm quyền của Đảng trải qua

gầm 80 năm lãnh đạo đất nước, đồng thời là sự chắt lọc những kết quả nghiên cứu

của đề tài KX10.04. Tác giả tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn

cơ bản vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trên cơ sở đó

tác giả đã đưa ra một số quan điểm, nội dung và giải pháp nâng cao vị trí và vai

trò lãnh đạo của ĐCSVN.Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về sự cầm quyền

của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở cửa, xây dựng

CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Từ đó, tác giả luận giải những vấn đề lý luận

và thực tiễn cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong điều

kiện kinh tế thị trường đinh hướng XHCN, cuốn sách có nhiều giá trị bổ ích để

tham khảo cho luận án.

Nhị Lê, "Nâng cao vị thế và năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt

Nam" [81]. Theo tác giả, vấn đề ĐCQ hiện nay đã thật sự trở nên cấp bách. Đây là

Page 17: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

12

vấn đề rất cơ bản, xuyên suốt các quyết sách chính trị và thực tiễn cầm quyền của

Đảng ta. Để nâng cao vị thế năng lực cầm quyền của Đảng hiện nay nổi bật gồm 9

luận điểm có ý nghĩa cơ bản và cấp bách. Một là, phát triển quy luật cầm quyền của

Đảng - yêu cầu của lịch sử, dân tộc, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về quy mô, tốc

độ, chiều sâu của công cuộc đổi mới và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại; Hai

là, tiếp tục đổi mới quan niệm một cách phong phú và đa diện về vị thế, vai trò cầm

quyền của Đảng; Ba là, xây dựng cơ sở cầm quyền ngày càng rộng lớn và vững

chắc; Bốn là, nguyên tắc cầm quyền bất biến nhưng phương châm linh hoạt, chiến

lược và sách lược cầm quyền thống nhất mà quyền biến; Năm là, nội dung cầm

quyền không ngừng mở rộng, sâu sắc nhưng tập trung, cụ thể; Sáu là, đổi mới cơ

chế cầm quyền phù hợp, dân chủ và thiết thực; Bảy là, PTCQ ngày càng mở rộng,

hài hòa và hiệu quả; Tám là, phát triển nguồn nhân lực cầm quyền một cách căn cơ,

không ngừng phong phú và bền vững; Chín là, phát triển môi trường cầm quyền ngày

càng dân chủ, hiện đại và trong sạch. Trong 9 luận điểm cơ bản cấp bách mà tác giả

luận bàn ở trên tác giả nhấn mạnh PTCQ, theo đó PTCQ của Đảng hiện nay là, xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN và sử dụng giám sát nhà nước trong vị thế công cụ

quyền lực pháp lý...Từ đó Đảng cần tập trung vào 3 bình diện sau: Thứ nhất, lãnh đạo

lập pháp; Thứ hai, đi đầu tuân thủ pháp luật; Thứ ba, giám sát bảo đảm hành pháp thực

sự hiệu lực, hiệu quả, tư pháp công minh, công bằng, dân chủ và nghiêm ngặt.

Nguyễn Văn Huyên, "Đảng Cộng sản cầm quyền: Nội dung và phương thức

cầm quyền của Đảng" [72]. Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần với 12 chương:

Phần thứ nhất: Tổng quát những vấn đề lý luận chung về ĐCQ và ĐCSVN cầm

quyền; Phần thứ hai: Nội dung và PTCQ của Đảng - Thực trạng và những vấn đề

đặt ra; Phần thứ ba: Những điều kiện và yêu cầu bảo đảm sự cầm quyền của Đảng

và những giải pháp đổi mới nội dung và PTCQ của Đảng. Nhằm góp phần giải

quyết những vấn đề đặt ra nội dung, PTCQ của Đảng cần được xác định như thế

nào để không trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, không trái với nguyên

tắc toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, cuốn sách đã đưa ra luận cứ khoa học về

ĐCQ, về nội dung và PTCQ của Đảng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN, trong đó chú trọng đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh; thực trạng sự cầm quyền của Đảng. Công trình nghiên cứu này

Page 18: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

13

khẳng định rõ vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ ta là đổi mới PTCQ của Đảng

để trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên

quyền, độc đoán. Đồng thời tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm

nâng cao vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Tác giả đi sâu luận giải rõ yêu

cầu đổi mới PTCQ của Đảng nhằm đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng

duy nhất cầm quyền. Đặc biệt, cuốn sách còn đề cập đến kinh nghiệm cầm quyền

của một số đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới như: Liên Xô, Trung Quốc và các

nước phương Tây....

Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn, "Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm

quyền và nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhân dân" [99]. Sách gồm 4

chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng thẩm quyền và trách

nhiệm của ĐCQ và nhà nước trong thực hiện quyền lực của nhân dân; Chương 2.

Thẩm quyền và trách nhiệm của đảng cầm quyền và nhà nước ta trong hơn 25 năm

đổi mới, thực trạng, nguyên nhân, và những vấn đề đặt ra; Chương 3. Xác định tính

chất, phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong một số lĩnh

vực trọng yếu; Chương 4. Hệ quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả thẩm

quyền; tăng cường trách nhiệm của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện quyền

lực của nhân dân. Từ cách tiếp cận pháp lý, bám sát pháp luật tác giả đã đưa ra quan

niệm về ĐCQ đồng thời chỉ ra một số đặc trưng cơ bản về ĐCQ, thẩm quyền của

ĐCQ, tác giả nhấn mạnh, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng trong thời kỳ

đổi mới, đồng thời cảnh báo phòng ngừa nguy cơ tách biệt Đảng và Nhà nước trong

tổ chức thực thi quyền lực quản lý do vậy phải phân biệt quyền hạn của Đảng đối

với xã hội với tư cách là đảng cầm quyền. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được qua

25 năm đổi mới tác giả chỉ ra những tồn tại, hạn chế và chỉ ra những vấn đề cầm

thực hiện nhất là thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng và nhà nước trong

tình hình mới. Các tác giả chỉ rõ rõ tình trạng chồng chéo, lẫn lộn chức năng trong

các quy định hiện hành về quyền lãnh đạo của Đảng và quyền hạn của Nhà nước

trong quá trình thực hiện quyền lực của nhân dân. Sự phân định giữa chức năng

lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý điều hành của Nhà nước không

rõ ràng dẫn đến tình trạng suy giảm vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và suy giảm

hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước. Theo các tác giả trong điều kiện

Page 19: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

14

một Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền thì bộ máy nhà nước do đảng lập ra; để

thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân. Để thực hiện quyền

lực cần có yêu cầu cụ thể đối với bản thân Đảng. Trên cơ sở phân biệt chức năng

của ĐCQ và chức năng của Nhà nước, các tác giả xác định tính chất, phạm vi

thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong một số lĩnh vực trọng yếu

nhằm phân định ranh giới thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng

quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước. Đây là một công trình khoa học nghiên

cứu chuyên sâu về thẩm quyền, trách nhiệm của ĐCQ và nhà nước trong việc thực

hiện quyền lực của nhân dân. Cuốn sách này đã cung cấp những căn cứ lý luận

quan trọng đồng thời định hướng cho những nghiên cứu mới về mối quan hệ biện

chứng Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới nội dung,

phƣơng thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Bá Thâm,“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng

cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra” [118]. Tác giả cho rằng, trong điều kiện

hiện nay, Đảng ta đang mắc phải những vấn đề khá cơ bản như tha hóa quyền lực,

lỗi hệ thống và nó liên quan đến phương thức lãnh đạo - cầm quyền của Đảng. Đây

chính là nguyên nhân dẫn đến tha hóa về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của

một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm giảm uy tín của Đảng đối với nhân

dân. Theo tác giả, khi Đảng làm thay, bao biện công việc của chính quyền; áp đặt

sự lãnh đạo; lạm dụng quyền lực; trở nên độc quyền, độc đoán trong hoạt động của

mình. Đây là bốn biểu hiện của một loại tha hóa - tha hóa (suy thoái) quyền lực.

Đáng chú ý, tác giả còn cho rằng, Đảng trở thành ĐCQ có mặt chưa thật hợp Hiến

như nhân dân chưa phúc quyết Hiến pháp, chưa ủy quyền cho Quốc hội, và chức

danh nguyên thủ quốc gia, Tổng Bí thư của Đảng vẫn không nắm các chức vụ lớn

nhất của Nhà nước và vẫn không do dân bầu. Trên cơ sở phân tích những bất hợp lý

trong cấu trúc quyền lực chính trị hiện nay, tác giả cho rằng cần phải đổi mới, tái

cấu trúc lại cơ cấu quyền lực chính trị hiện nay. Nhìn một cách tổng thể, theo tác

giả, phải tập trung vào ba vấn đề lớn: Thứ nhất, Đảng phải thực sự “hóa thân vào

nhà nước”. Trong đó, quyền lực của Đảng vừa tồn tại trong nhà nước vừa tồn tại

ngoài nhà nước, nhưng tồn tại trong Nhà nước là chính. Quyền lực của Đảng trở

Page 20: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

15

thành hạt nhân trong quyền lực Nhà nước, tức trong quyền lực của nhân dân, được

nhân dân ủy quyền và thừa nhận bằng lá phiếu và như thế mới là quyền lực chính

trị hợp hiến, hợp pháp; Thứ hai, phải đổi mới thể chế bầu cử, nhất là chức danh cao

nhất của Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) trong sự nhất thể hóa của nó; Thứ ba, liên

quan đến kiểm soát quyền lực Nhà nước trong thể chế một đảng duy nhất cầm

quyền. Tác giả cho rằng, “khi thừa nhận cơ chế kiểm soát quyền lực giữa quyền lực

lập pháp - hành pháp - tư pháp thực chất là thừa nhận tam quyền phân lập theo nội

dung thể chế một đảng. Đó chính là đa nguyên về phương thức mà nhất nguyên về

bản chất. Như vậy, tác giả đã đề cập đến các vấn đề xung quanh tính hợp pháp

trong cầm quyền của Đảng, đặc biệt là tính hợp pháp của quyền lực Nhà nước.

Nguyễn Hữu Đổng,“Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mới phương thức

cầm quyền của Đảng ta” [54]. Tác giả đã làm rõ được khái niệm “Đảng hóa thân vào

Nhà nước” trong điều kiện chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta. Tác giả

cho rằng, “đảng hóa thân vào Nhà nước” là một khái niệm chỉ sự “ẩn giấu” đi quyền

lực của ĐCQ vào trong cái “vỏ” quyền lực của nhà nước, thực hiện việc chi phối,

đinh hướng đối với nhà nước, chủ yếu thông qua vai trò của các cá nhân đảng viên ưu

tú của đảng nhằm thực hiện hóa các mục tiêu, cương lĩnh của đảng đề ra. Từ nội hàm

khái niệm này, tác giả đi tìm hiểu những bất cập, khó khăn và hiệu quả không cao

trong cầm quyền trong điều kiện Đảng chưa thực sự hóa thân vào Nhà nước như ở

nước ta hiện nay. Từ đó tác giả đề xuấtbốn vấn đề mang tính giải pháp để làm cho

Đảng thực sự hóa thân vào Nhà nước trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền

như ở nước ta hiện nay. Các phân tích của tác giả, mặc dù mới chỉ dừng lại ở khâu

nêu vấn đề và các đề xuất chứ chưa có thực chứng, luận giải cụ thể để chứng minh.

Tuy nhiên, đây cũng là giá trị có thể kế thừa vào trong chương 4 của luận án.

Vũ Văn Hiền, trong bài viết "Về phương thức cầm quyền của Đảng", tại Hội

thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong tình hình hiện nay", [62]. Tác giả luận bàn quan niệm về PTCQ

của Đảng, theo tác giả ĐCSVN cầm quyền là Đảng nắm chính quyền, xây dựng tổ

chức bộ máy chính quyền để thông qua hệ thống chính quyền lãnh đạo đất nước

tiến lên CNXH. PTCQ chính là các hình thức, biện pháp để thực hiện việc cầm

quyền có hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó tác giả chỉ rõ ĐCQ và PTCQ của Đảng ta có

Page 21: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

16

những nét đặc thù so với các ĐCQ ở các nước trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá những

thành công và hạn chế của Đảng trong thời gian qua tác giả đưa ra 5 vấn đề mới nảy

sinh từ tình hình thế giới và trong nước, trong đó tác giả nhận định một vấn đề đáng

chú ý khi một ĐCQ sẽ nảy sinh bệnh "kiêu ngạo cộng sản" như Lênin đã từng cảnh

báo và điều này ít nhiều đang thể hiện ở nước ta. Đồng thời tác giả đã đề xuất 4 giải

pháp cơ bản để tiếp tục đổi mới, nâng cao PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến, phƣơng thức

cầm quyền của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định

hƣớng XHCN, thực hành dân chủ trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt

Nam cầm quyền

Nguyễn Văn Huyên, "Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm

quyền" [73]. Tác giả cho rằng vấn đề dân chủ trong điều kiện một ĐCQ là cực kỳ

quan trọng. Bởi vì, hiện nay lợi dụng lý thuyết chính trị phương Tây các thế lực thù

địch cho rằng điều kiện dân chủ trong một thể chế chính trị là thể chế đa đảng đối

lập (ít nhất là 2 đảng) vì ở đó tồn tại hai lực lượng đối trọng...Vì vậy, để thực hành

dân chủ thực sự trong điều kiện một đảng cầm quyền thì trước hết Đảng phải cần đề

cao thực hiện dân chủ. Dân chủ không chỉ là sinh mệnh của Đảng mà còn là sinh

mệnh của xã hội, không có dân chủ sẽ không có CNXH, không có công nghiệp hóa

- hiện đại hóa, không có sự phát triển bền vững. Để thực hành dân chủ thực sự Đảng

cần xác định phương hướng nhằm bảo đảm dân chủ, xây dựng Đảng thật sự trong

sạch, vững mạnh, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, vì

thắng lợi của CNXH, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và hiệu quả. Theo tác giả trước

hết, phải lãnh đạo nhà nước pháp quyền XHCN, theo yêu cầu của nền dân chủ

XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với tư cách là nền tảng pháp lý cho

Đảng và nhân dân thực thi ở đó có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực

nhà nước rõ ràng, minh bạch không chồng chéo...Đồng thời, phải hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng bản chất dân chủ của mình, Đảng lãnh đạo

công tác xây dựng đường lối, chính sách, hoàn thiện hệ thống chính trị, trong tình hình

hiện nay đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế lãnh đạo của Đảng, xây dựng MTTQ thực

sự là tổ chức chính trị xã hội. Trên cơ sở đó tác giả cũng đã đưa ra hệ thống một số giải

pháp cơ bản để thực hành dân chủ trong điều kiện một ĐCQ.

Page 22: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

17

Đinh Ngọc Giang, trong bài viết "Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của

Đảng đối với nhà nước", tại Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm

cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay, [58]. Theo tác giả

trong quá trình đổi mới đất nước ở nước ta hiện nay cầm phải phân định rõ PTLĐ của

Đảng nhất là PTLĐ của Đảng đối với nhà nước. Tác giả đã nêu lên những chỉ dẫn của

Lênin về giải quyết mối quan hệ không đúng giữa Đảng với các cơ quan Nhà nước,

những chỉ dẫn của Lênin vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn đối với việc tăng cường và

đổi mới PTLĐ của đảng đối với nhà nước ta hiện nay. Tác giả nhấn mạnh trong điều

kiện ĐCQ cần phân biệt và thực hiện tốt nội dung, PTLĐ của Đảng tránh cả hai

khuynh hướng: Đảng bao biện làm thay cơ quan nhà nước hoặc buông lỏng vai trò lãnh

đạo của mình, đây chính là khó khăn và phức tạp. Trên cơ sở đánh giá những kết quả

đạt được tác giả chỉ ra một số những hạn chế cần khắc phục. Sự lãnh đạo của Đảng đối

với nhà nước và xã hội chưa có cơ sở pháp lý cụ thể...Bộ máy nhà nước thiếu tính

chuyên nghiệp, chậm khắc phục được tình trạng quan liêu, hoạt động kém hiệu quả...kỷ

luật, kỷ cương bị buông lỏng...Những hiện tượng nêu trên đang gây ảnh hưởng tiêu cực

đến vai trò lãnh đạo của Đảng, làm giảm hiệu quả nỗ lực đổi mới PTLĐ của Đảng đối

với Nhà nước và xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.

1.2.4. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến Đảng Cộng sản

Việt Nam cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền

Nguyễn Phú Trọng, trong bài viết "Xây dựng Đảng cầm quyền, một số kinh

nghiệm thực tiễn đổi mới ở Việt Nam", tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản

Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng đảng cầm quyền [128]. Gồm

8 phần. Phần 1. Đảng là tổ chức chính trị của những người tự nguyện cùng chung

một chí hướng đấu tranh cho lợi ích của một giai cấp hoặc tầng lớp nhất định; Phần

2. Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, ĐCSVN là ĐCQ; Phần 3.

Từ thực tế đổi mới ở Việt Nam trong gần 20 năm; Phần 4. Nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới là phải phát huy truyền

thống tốt đẹp, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng; Phần 5. Trách

nhiệm cao cả và nặng nề trước một ĐCQ là vạch ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn

để lãnh đạo đất nước, dẫn dắt cả dân tộc đi lên, tránh được nguy cơ sai lầm về

đường lối; Phần 6. Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm đổi mới thường

Page 23: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

18

xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức, bảo đảm nội bộ luôn luôn

đoàn kết thống nhất có sức chiến đấu cao; Phần 7. Thực tiễn những năm gần đây

càn chứng minh sâu sắc chân lý: cán bộ đóng vai trò quyết định, công tác cán bộ là

công tác đặc biệt quan trọng. Phần 8. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn

tại, phát triển, là nhận tố quyết định tạo nên sức mạnh của Đảng. Theo tác giả, xây

dựng ĐCQ là vấn đề rất rộng lớn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Từ đó

tác giả đặt vấn đề vậy thế nào là ĐCQ? Đảng có phải là cơ quan quyền lực không?

Đảng và nhà nước có phải là hai hệ thống quyền lực song song không. Theo tác giả,

ĐCQ nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền, ĐCQ làm cho mọi hoạt động của chính

quyền thể hiện và thực thi tư tưởng, đường lối của Đảng đó phù hợp với lập trường

và phục vụ lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà đảng đó đại diện. Từ lý luận và thực

tiễn Việt Nam qua 20 năm đổi mới, trong quá trình tiến hành đổi mới phải luôn kiên

định vai trò lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng, đồng thời làm tốt công tác xây

dựng Đảng, thường xuyên đổi mới chính đốn Đảng, đây là vấn đề có tính nguyên

tắc là nhân tố bảo đảm cho công cuộc đổi mới thành công, đất nước phát triển. Tác

giả nhấn mạnh càng đi sâu đổi mới càng phải giữ vững và tăng cường đổi mới sự

lãnh đạo của Đảng, nắm chắc vai trò cầm quyền của Đảng tuyệt đối không được mơ

hồ vấn đề này đây là vấn đề cốt tử trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.

Phạm Ngọc Quang, “Một đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm tất yếu của

thực tiễn chính trị - xã hội ở Việt Nam” [105]. Bằng lập luận khá thuyết phục của

mình, tác giả chứng minh rằng, ĐCSVN trở thành đảng duy nhất cầm quyền từ

Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay là nhờ vào những thành công mà ĐCSVN

đã dẫn dắt nhân dân trong suốt hơn 80 năm tồn tại và phát triển của mình kể cả

trong thời chiến và thời bình. Đặc biệt, tác giả đã chứng minh yếu tố “độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta theo đuổi chính là hệ giá trị mang tính

xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính

nhờ có hệ giá trị đúng đắn, cao cả này mà nhân dân tin ở Đảng, quyết tâm thực hiện

và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Bằng lao động

sáng tạo của mình, nhân dân biến chủ trường, đường lối của Đảng thành hiện thực

sinh động trong cuộc sống. Tác giả cho rằng, việc ĐCSVN được trao quyền lãnh

đạo duy nhất, cầm quyền duy nhất như một lựa chọn tất yếu, khách quan của lịch sử

Page 24: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

19

chứ không phải do áp đặt của Hiến pháp. Vì, Hiến pháp không tạo ra vị trí đó của

Đảng, mà chỉ là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị - xã hội đã được xác lập trong

thực tế. Như vậy, tác giả cho rằng, ĐCSVN có được và giữ vững được vai trò cầm

quyền một cách chính đáng chính là nhờ có hệ giá trị đúng đắn mà nhân dân tin và

làm theo chứ không phải nhờ sự áp đặt từ quy đinh vai trò cầm quyền mang tính

pháp lý đến từ Hiến pháp. Như vậy, bài viết của tác giả đã đề cập đến tiền đề rất

quan trọng trong xây dựng tính chính đáng của Đảng là phải xây dựng cho mình

được hệ giá trị đúng đắn. Các phân tích này là dữ liệu bổ ích để triển khai nghiên

cứu luận án.

Mạch Quang Thắng, "Một số vấn đề về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

trong điều kiện mới" [119]. Trong bài viết này tác giả đã luận giải làm rõ một số

vấn đề về ĐCSVN cầm quyền trong điều kiện mới; Thứ nhất, đó là sự cầm quyền

của đảng được chế định bởi sự ủy thác của nhân dân; Thứ hai, là đảng phải nâng

cao tầm trí tuệ, kiên định và sáng tạo hơn nữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh; Thứ ba, Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh; Thứ tư, tiếp tục

đổi mới PTLĐ của ĐCSVN. Về PTLĐ của ĐCSVN cầm quyền, theo tác giả, có

tính chất "động" rất linh hoạt ngay cả ở mỗi cấp đều có sự linh hoạt khác nhau.

Trong điều kiện mới sự lãnh đạo của Đảng quan trọng nhất là thông qua nhà nước,

đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung

ương đến cơ sở, thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể, đi đôi với phát huy tinh thần

chủ động sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Nguyễn Hữu Đổng, Ngô Huy Đức, "Nhận thức các khái niệm Đảng cầm

quyền, Đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay" [53]. Từ cách tiếp cận khái niệm ĐCQ,

đảng lãnh đạo của các nước phương Tây tập thể tác giả đã đi sâu luận giải khá sâu

sắc và toàn diện, tác giả cho rằng ĐCQ và đảng lãnh đạo là hai khái niệm không

đồng nhất với nhau. Trên cơ sở phân tích quan niệm của Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về ĐCQ. Tác giả cho rằng khái niệm lãnh đạo chỉ sự ảnh hưởng có tính xác

định với hành vi của một cộng đồng, tập thể hay cá nhân nhưng sự ảnh hưởng này

không thông qua sự cưỡng chế không mang tính ép buộc, lãnh đạo là khái niệm có

đặc điểm có tính đinh hướng, tính tuyết phục. Từ sự phân tích trên cho thấy sự

không đồng nhất giữa cầm quyền và lãnh đạo trên cơ sở đó giúp chúng ta hiểu,

Page 25: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

20

nhận thức rõ hơn, xác định đúng đắn hơn nội dung, PTCQ của Đảng. Theo tác giả

nội dung, PTCQ của Đảng tập trung vào việc Đảng cử những cán bộ ưu tú của

Đảng giữ vị trí chủ chốt của Nhà nước để kiểm soát trên cơ sở mục tiêu của Đảng;

nội dung, PTLĐ của Đảng tập trung ở việc xác định đường lối, mục tiêu thể hiện

trong cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.

Dương Trung Ý, trong bài viết "Một số nhận thức về Đảng Cộng sản cầm

quyền", tại Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền

của ĐCSVN trong tình hình hiện nay, [148]. Nội dung gồm 3 phần. Thứ nhất, sự

phát triển nhận thức của ĐCSVN về ĐCQ; Thứ hai, Mục đích và trách nhiệm của

đảng cầm quyền; Thứ ba, Nội dung và PTCQ. Theo tác giả, để nhận thức và thực

hiện đúng vai trò cầm quyền của ĐCQ trong thời kỳ mới đòi hỏi trong đó mấu chốt

vấn đề là phải giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, các đoàn thể nhân

dân. Đây là một trong những nội dung, phương cách cốt yếu để ĐCQ, lãnh đạo nhà

nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Theo tác giả, đây cũng chính là

bước phát triển nhận thức lý luận quan trọng của Đảng ta về đảng cầm quyền, lãnh

đạo Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời kỳ mới. Về nội dung và

PTCQ của Đảng. Trên cơ sở khái niệm nội dung và PTCQ để nhận thức và nâng

cao năng lực cầm quyền của đảng theo tác giả cầm bám sát 6 nội dung 6 PTCQ của

Đảng. Trong đó tác giả nhấn mạnh NDCQ của Đảng mà tác giả cho rằng đây là nội

dung quan trọng nhất, đó là Đảng phải đề ra được cương lĩnh, đường lối, chủ

trương, chính sách lớn trên các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội bởi đây chính

là "ngọn cờ chiến đấu" định hướng cho mọi hoạt động của Đảng

Hà Đăng, trong bài viết "Về tính tất yếu cầm quyền của Đảng ta", tại Hội thảo

khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản

Việt Nam trong tình hình hiện nay, [17]. Tác giả đã đi sâu làm rõ quan niệm của

Đảng ta về ĐCQ, trên cơ sở đó tác giả khẳng định: Một là, đảng cầm quyền có

nghĩa là Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhà nước, chứ không phải chỉ một

mình Đảng nắm chính quyền, tự mình biến thành nhà nước và thu tóm vào tay mình

mọi quyền hành...ĐCQ nhưng mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; Hai

là, Đảng cầm quyền không phải để mưu cầu lợi ích cho riêng Đảng mà vì lợi ích

cao nhất của đất nước và dân tộc; Ba là, Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà

Page 26: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

21

nước, nhưng vơi vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội, Đảng có quyền lực chính trị

và tư tưởng, quyền lực về tổ chức cán bộ, quyền lực về kiểm tra, giám sát...; Bốn là,

PTCQ là bộ phận trọng yếu nhất trong PTLĐ của Đảng được thể hiện ở 3 chủ thể

quyền lực đó là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Theo tác giả,

tính tất yếu cầm quyền của Đảng ta là muốn nói đến vấn đề có tính quy luật - quy

luật vận động của lịch sử và xã hội nước ta trong hơn thế kỷ qua, quy luật của

phong trào yêu nước cách mạng và hoạt động của Đảng ta trong suốt 85 năm qua.

Thắng lợi của cách mạng tháng tám và hai cuộc kháng chiến cứu nước trước đây và

sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước đã chứng minh tính tất yếu cầm quyền của

Đảng ta. Theo tác giả, để giữ vững tính tất yếu cầm quyền, tất yếu lãnh đạo của

Đảng, không để cái tất yếu ấy trở thành cái không tất yếu, nhất thiết phải thực hiện

đúng và tốt 2 điều mà cương lĩnh đã nêu liên quan đến công tác xây dựng Đảng.

Ngô Huy Tiếp, "Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức cầm

quyền của Đảng hiện nay" [125].

Từ cách tiếp cận khoa học và phương pháp trình bày chặt chẽ và có sức thuyết

phục, tác giả đã đưa ra quan niệm về ĐCSVN cầm quyền. Đồng thời tác giả đi sâu

phân tích làm rõ nội hàm của quan niệm Đảng ĐCSVN cầm quyền; trong đó tác giả

đã đưa ra 4 nội dung khẳng định vai trò và vị thế cầm quyền của Đảng;(1) Đảng là

nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do nhân dân tiến hành;

(2) Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân và dân tộc về sự phát triển mọi mặt của

đất nước; (3) Đảng đại diện cho quốc gia, dân tộc thiết lập mối quan hệ hoà bình,

hữu nghị với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; (4) Đảng là chủ

thể thực hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Trên cơ sở vai

trò, vị thế cầm quyền của Đảng, tác giả đã xác định một số PTCQ Đảng như sau:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng tiến hành các hoạt động tư

tưởng, lý luận một cách khoa học, dân chủ và tuân theo pháp luật; Hai là, đảng cầm

quyền bằng xây dựng tổ chức, bộ máy nhà nước và giới thiệu, phân công cán bộ,

đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước một cách dân chủ, khoa học và tuân

theo pháp luật; Ba là, đảng cầm quyền bằng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực

nhà nước và kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan

nhà nước một cách khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật và kỷ luật Đảng. Trong

Page 27: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

22

các PTCQ mà tác giả đề xuất, tác giả đặc biệt nhấn mạnh PTCQ thứ 3, đó là phải

thiết lập một cơ chế kiểm soát quyền lực.

1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN

SẼ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

và trong nƣớc có liên quan đến đề tài

Một là, các công trình khoa học liên quan đã làm rõthể chế, vai trò năng lực

cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới

Đảng có chức năng lãnh đạo. Chức năng lãnh đạo của Đảng được thực hiện

bằng hai nhiệm vụ chủ yếu là định hướng chính trị và kiểm tra. Nhà nước có chức

năng quản lý, điều hành xã hội theo pháp luật, theo định hướng của ĐCQ. Phân

định chức năng của Đảng, Nhà nước là cơ sở làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của

Đảng, của Nhà nước. Đảng có thẩm quyền, trách nhiệm trong phạm vi lãnh đạo,

trong phạm vi định hướng và kiểm tra. Nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm trong

phạm vi chức năng quản lý và điều hành xã hội.

Hai là, các công trình khoa học liên quan đến, phương thức cầm quyền của

Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hành

dân chủ trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

Đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trong môi trường này, Đảng

phải kiên định, năng động, nhạy bén, sáng tạo đồng thời phải có sức đề kháng cao

với tiêu cực của kinh tế thị trường. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo

đức lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên chưa được đẩy lùi và ngăn chặn.

Vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên trên lĩnh vực phát triển kinh tế chưa

được tỏ rõ.

Bên cạnh đó, đổi mới PTLĐ của Đảng phải đặt trong môi trường dân chủ

hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế. Những vấn đề hết sức mới mẻ đang đặt ra đối

với đổi mới PTLĐ. Trong khi đó, công cuộc đổi mới còn đang được tiếp tục khai

phá, lý luận về ĐCSCQ trong quan niệm mới về nội dung, PTCQ, mô hình cầm

Page 28: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

23

quyền, điều kiện cầm quyền đến nay vẫn chưa đủ rõ. Trong điều kiện đó, Đảng

phải định hướng cho ý kiến chỉ đạo Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật. Đảng cầm quyền thiết lập, sử dụng bộ máy Nhà nước theo quy định

của Hiến pháp và pháp luật, định hướng hoạt động của Nhà nước quản lý xã hội

theo pháp luật. Bản thân Đảng phải chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, Đảng chỉ

đạo Nhà nước tập trung thực hiện cải cách hành chính, phòng, chống quan liêu,

tham nhũng, lãng phí...nhằm làm cho Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả cao.

Ba là, các công trình khoa học trên đã tập trung nghiên cứu, nội dung, PTLĐ,

PTCQ của Đảng

Trong khi nghiên cứu đến vấn đề đổi mới PTLĐ, PTCQ của Đảng đối với Nhà

nước, các công trình khoa học kể trên đều xác định nội dung Đảng lãnh đạo Nhà

nước, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và PTLĐ. Một số công trình

nghiên cứu đề cập đến các phương diện như: sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ

quan nhà nước…Các công trình này bước đầu làm rõ nội dung lãnh đạo của Đảng,

PTLĐ của Đảng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới sự lãnh đạo của

Đảng đối với các cơ quan nhà nước, đối với kinh tế...

Bốn là, các công trình nghiên cứu có liên quan đã làm rõ xây dựng đảng

cầm quyền.

Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã

hội, đòi hỏi Đảng phải có kiến thức mới, năng lực, phẩm chất mới, PTCQ mới. Đảng

duy nhất cầm quyền vừa có thuận lợi to lớn như: có sức mạnh và uy tín của một đảng

độc quyền lãnh đạo, có sự thống nhất cao trong việc đề ra đường lối và tổ chức thực

hiện đường lối. Tuy nhiên, mặt hạn chế của một đảng duy nhất cầm quyền là dễ chủ

quan, tự mãn, kiêu ngạo, đặc quyền, đặc lợi, quan liêu, xa rời quần chúng…Do đó,

vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ là Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn để

không trở thành chuyên quyền, độc đoán trong điều kiện một đảng duy nhất cầm

quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học tiêu biểu trên, có thể khẳng định

rằng: cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào làm sáng tỏ nội dung và PTCQ

Page 29: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

24

của ĐCSVN trong điều kiện mới. Do đó, luận án tập trung phân tích, luận giải về

khái niệm, nội dung, PTCQ nhất là làm rõ nội dung, PTCQ của Đảng trong điều

kiện mới. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nội dung, PTCQ của Đảng, luận

án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục xác lập và thực hiện tốt nội dung và

PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng kết quả của các công trình nghiên cứu có liên

quan, luận án tập trung nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những nội dung cơ bản

sau đây:

Một là, nghiên cứu những khái niệm về đảng chính trị, đảng cầm quyền,

ĐCSVN cầm quyền; điều kiện mới đối với ĐCSVN cầm quyền; vai trò, đặc điểm

của ĐCSVN cầm quyền

Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về NDCQ, NDCQ của

ĐCSVN; khái niệm PTCQ; các PTCQ của ĐCSVN

Ba là, đánh giá thực trạng với những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm trong

xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN. Xác định những nguyên nhân ưu

điểm và hạn chế, khuyết điểm về xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN

Bốn là, nghiên cứu, xác định, luận giải những vấn đề mới, cơ bản, cấp thiết

đang đặt ra đối với việc xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN

Năm là, dự báo những nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đối với

việc xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới

Sáu là, nghiên cứu, xác định mục tiêu, phương hướng; đề xuất những giải pháp

tiếp tục xác lập và thực hiện các nội dung, PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới.

Page 30: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

25

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN

MỚI – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM

2.1.1. Khái niệm Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

2.1.1. Đảng chính trị

Khoa học chính trị đương đại quan niệm về ĐCQ rất khác nhau, liên quan đến

quan niệm về đảng chính trị (chính đảng)...vì thế, để có thể có một quan niệm mang

tính tổng thể về ĐCQ cần có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Song dù tiếp

cận ở góc độ nào, đã là một đảng chính trị, thì mục tiêu phấn đấu của chính đảng là

trở thành ĐCQ. Để có thể trở thành một chính ĐCQ thì, dù tuyên bố hay không

tuyên bố, chính đảng đó phải có hệ tư tưởng dẫn dắt, có chủ thuyết cầm quyền thể

hiện ở cương lĩnh, đường lối chính trị của đảng. Trong xã hội, các đảng chính trị

thường là lực lượng chính trị tiêu biểu, đại diện cho lợi ích của các giai cấp và tầng

lớp xã hội nhất định, song để có thể làm tròn vai trò đại diện đó, các đảng chính trị

phải ra sức tạo lập quyền lực chính trị cho đảng của mình.

Sự ra đời của các chính đảng thể hiện ở cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội

đạt đến trình độ khá cao, trình độ văn minh, dân chủ trong đời sống chính trị - xã

hội. Lịch sử ra đời của những chính đảng đầu tiên trên thế giới gắn liền với cuộc

đấu tranh cách mạng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến chuyên chế. Sau

thắng lợi của cách mạng tư sản Anh thời kỳ 1642 – 1649 và kéo dài suốt nửa sau thế

kỷ XVII, đã xuất hiện trong đời sống chính trị nước Anh hai chính đảng lớn, đảng

Uych và đảng Tôry. Năm 1688, “Những đại biểu của giai cấp tư sản và quí tộc mới

trong hai đảng Uých (tiền thân của đảng Bảo thủ, gồm chủ ngân hàng, thương nhân,

chủ đồn điền ở ngoài nước) và Đảng Tôry (tiền thân của đảng Tự do, gồm các đại

địa chủ) đều thoả thuận với nhau về việc tìm kiếm người thay thế Jêm II”. Về sau,

các đảng chính trị lần lượt ra đời ở Bắc Mỹ, ở Tây Âu cuối thế kỷ XVIII và phát

Page 31: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

26

triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền dân chủ tư sản,

nhất là khi quyền bầu cử của người dân đối với các đại diện chính trị của mình được

mở rộng. Như ở nước Anh cho chúng ta thấy, đảng chính trị phát triển đầu tiên là từ

các nhóm nhỏ các nhà quý tộc và giới thượng lưu...và cuối cùng là sự xuất hiện của

các đảng chính trị dựa trên sự tham gia của quần chúng. Trong suốt thế kỷ XX, các

đảng chính trị xuất hiện ở hàng loạt các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi, Châu

Á...Trong thế giới hiện tại, các chính đảng tồn tại dưới nhiều hình thức rất phong phú,

tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau để có định nghĩa về đảng chính trị.

Theo Steffen, học giả người Mỹ: đảng chính trị là một nhóm người được tổ

chức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để giành quyền điều hành

chính phủ và quyết định chính sách công. Xuất phát từ thực tế ở Mỹ, các đảng có tổ

chức rất lỏng lẻo và có xu hướng thực dụng hơn, thể hiện rõ nhất là ở hệ tư tưởng và

mục tiêu lớn nhất là giành phiếu bầu để trở thành ĐCQ. Anthony Down cho rằng,

trong một nền chính trị dân chủ, mục đích duy nhất của một đảng chính trị là giành

quyền lực và quyền thực thi quyền lực nhà nước. Tức là mục đích căn bản và trước

hết của đảng chính trị là chính quyền, nhằm lôi kéo quần chúng ủng hộ. Nếu trong

nhiều cuộc bầu cử đảng luôn thất bại trong tranh cử, không thể giành được quyền lực

thì đảng đó cũng có khả năng mất dần những cử tri đã từng gắn bó với họ. Trong Từ

điển chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Jay M. Shafritz cho rằng, đảng chính trị là

“một tổ chức tìm cách nắm quyền lực chính trị bằng cách bầu thành viên của mình

vào các cơ quan nhà nước, nhờ đó tư tưởng chính trị của họ có thể được phản ánh

trong các chính sách công cộng”[75, tr.701]. C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng:

Trong cuộc đấu tranh của mình chống quyền lực liên hiệp của giai cấp hữu

sản, giai cấp công nhân chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập

đối lập với tất cả các chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập nên, thì mới có

thể hành động với tư cách là một giai cấp. Việc tổ chức như vậy giai cấp

công nhân thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách

mạng xã hội và giành được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai

cấp [10, tr. 203].

Page 32: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

27

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác, PhĂngghen về tính tất yếu sự ra đời

các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, V.I Lênin đã chỉ ra rằng: Những

người xã hội - dân chủ phải nhận thức được nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là thống nhất

của lực lượng xã hội - dân chủ thành một Đảng kiểu mới để hướng phong trào công

nhân phát triển ổn định, liên tục:“nhiệm vụ trước nhất và cấp bách nhất là: lập ra một tổ

chức những người cách mạng có khả năng bảo đảm cho cuộc đấu tranh chính trị có

được nghị lực, tính triệt để và tính liên tục” [134, tr.134].Từ điển Bách khoa triết học

(Liên Xô) định nghĩa: Đảng chính trị là tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một

giai cấp hay của một tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện ưu tú nhất của giai cấp để

lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định.

Từ những luận giải nêu trên về đảng chính trị và vai trò của nó trong đời sống

chính trị - xã hội có thể định nghĩa: Đảng chính trị là tổ chức chính trị của một giai

cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định, là liên minh tự nguyện của những người ưu tú

xuất thân từ các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, phấn đấu vì mục tiêu chung

là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Khái niệm nêu trên chỉ rõ những đặc

trưng, chủ yếu của chính đảng như sau:

Thứ nhất, đặc trưng về mục tiêu thực thi quyền lực nhà nước. Mục tiêu hàng

đầu và hoạt động chủ yếu của chính đảng là nhằm thực thi quyền lực nhà nước:

giành chính quyền, giữ chính quyền, sử dụng và bảo vệ chính quyền. Thứ hai, đặc

trưng tính giai cấp. Chính đảng là một tổ chức chính trị gồm những người tiêu biểu

của một giai cấp, hoặc của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác thừa nhận và thực

hiện mục tiêu, lý tưởng của chính đảng đó. Mục tiêu, lý tưởng của chính đảng có

thể đại diện cho lợi ích của một, hoặc một số giai cấp, tầng lớp xã hội nào đó, đủ

sức tập hợp các lực lượng xã hội hướng theo. Thứ ba, đặc trưng về tính tự nguyện.

Chính đảng là tổ chức chính trị, dựa trên sự liên minh tự nguyện của những người

có cùng mục tiêu, lý tưởng, chính kiến, quan điểm, lợi ích chính trị. Thứ tư, đặc

trưng về tính pháp lý của chính đảng. Trong đời sống chính trị đương đại, đảng

chính trị hoạt động hợp pháp phải được pháp luật thừa nhận và tạo điều kiện hoạt

động. Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏi sự tồn tại và phát triển của một số chính đảng

bất hợp pháp, hoạt động nhằm mục đích lật đổ một chế độ chính trị đương thời nào

đó, bị đặt ngoài vòng pháp luật.

Page 33: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

28

2.1.2. Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

*Đảng cầm quyền

Khái niệm ĐCQ xuất hiện rất sớm trong đời sống chính trị các nước tư bản

chủ nghĩa, ngay sau khi các đảng chính trị đầu tiên ra đời, các đảng đó đã trở thành

chỗ dựa chính trị cho các đại biểu tư sản nắm giữ, chi phối các cơ quan nhà nước

như chính phủ, quốc hội. Sự ra đời của Đảng Tôry và Đảng Uych ở nước Anh sau

những năm 1688 là ví dụ điển hình: “Trong thời gian từ 1689 đến 1760, quyền

thống trị phần lớn ở trong tay đảng Uych (Whig)...Đôi khi, đảng Tôry (Tory), đảng

của đại địa chủ lên nắm quyền, nhưng chẳng bao lâu lại bị đảng Uych thay

thế”[102, tr.28- 31-32]. Lịch sử ra đời của các chính đảng tư sản trong cách mạng tư

sản cho thấy, do cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến, nhiều đảng tư

sản đại diện cho các tập đoàn tư bản khác nhau, (có cả các đảng vô sản) cùng hợp

tác đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến, nên thành quả của cách mạng là

thành quả chung, được phân chia cho các chính đảng khác nhau tuỳ theo thế và lực

của mỗi đảng. Từ đó hình thành chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, các

đảng hợp tác và đấu tranh với nhau cho mục tiêu cầm quyền của đảng mình.

Với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, các đảng chính trị đều ra sức

đấu tranh cho mục tiêu trở thành ĐCQ - giữ vị trí thống trị của mình đối với xã hội

thông qua việc nắm và sử dụng chính quyền tư sản, đặc biệt là chính phủ, cơ quan

hành pháp của nhà nước. Để trở thành ĐCQ ở các nhà nước dân chủ tư sản, vận

hành trong khuôn khổ pháp quyền tư sản, các đảng chính trị nhất thiết phải trải qua

đấu tranh nghị trường. Các đảng chính trị đấu tranh giành sự tín nhiệm của cử tri cả

nước cho đảng mình, thông qua việc nhân dân bầu cử cho đảng, hoặc cho các đại

biểu của đảng vào nghị viện (quốc hội), đảng nào giành được đa số các ghế trong

nghị viện (theo quy định của luật pháp), sẽ đứng ra lập chính phủ và trở thành ĐCQ.

Nếu một đảng không giành được số ghế cần thiết theo quy định của luật pháp thì

phải liên minh với một trong các đảng chính trị khác để thành lập chính phủ (liên

minh cầm quyền).

Trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, các

đảng cộng sản ra đời, gánh vác sứ mệnh lãnh đạo giai cấp công nhân và quần chúng

nhân dân lao động làm cách mạng XHCN nhằm thiết lập chuyên chính vô sản,

Page 34: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

29

xây dựng chế xã hội độ mới - chế độ XHCN. Cách mạng thành công, chính

quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảng cộng sản trở

thành ĐCQ. ĐCSCQ, về bản chất, là đảng được giai cấp công nhân, nhân dân lao

động uỷ quyền cho đảng thiết lập bộ máy nhà nước, điều khiển, sử dụng và bảo

vệ bộ máy nhà nước phục vụ đắc lực lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và dân tộc.

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, giai cấp công nhân và

nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (B) Nga, đã lập nên

Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiên trên thế giới, Đảng Cộng sản (B) Nga trở

thành ĐCQ. Ở Việt Nam, sau thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, giai cấp

công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, đứng

đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà

nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. ĐCSVN trở thành ĐCQ, mặc dù

về hình thức, người đại diện là lực lượng Việt Minh, còn Đảng vẫn hoạt động bí

mật, chưa ra công khai. Từ sự phân tích có thể quan niêm. Đảng cầm quyền là

chính đảng (thông qua một phương thức hoạt động nào đó), giành được

quyền thiết lập và điều khiển bộ máy Chính phủ; cơ quan hành pháp của một

quốc gia, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chính phủ theo quy định của

Hiến pháp và pháp luật nơi mà chính đảng cầm quyền đại diện.

Như vậy, ĐCQ là khái niệm phản ánh một đảng chính trị, giành được quyền

thiết lập, điều khiển và sử dụng chính quyền, đặc biệt là Chính phủ - cơ quan hành

pháp của nhà nước. Các đảng chính trị trong chế độ tư bản trở thành ĐCQ thông

qua đấu tranh nghị trường, bằng con đường bầu cử nghị viện tư sản và nguyên thủ

quốc gia (tổng thống hoặc thủ tướng). Các đảng Cộng sản trở thành ĐCQ bằng con

đường cách mạng vô sản lật đổ chế độ thống trị của giai cấp bóc lột và cũng bằng

con đường bầu cử dân chủ, tức là con đường nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình về chính trị thông qua phổ thông đầu phiếu, bầu cử các đại diện chính trị của

mình vào cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, con đường này chỉ được thực hiện một cách

thực sự dân chủ, khi cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN thành công,

lập nên một kiểu nhà nước hoàn toàn mới trong lịch sử, nhà nước của nhân dân, do

Page 35: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

30

nhân dân và vì nhân dân, dựa trên liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với

giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức XHCN.

*Đảng Cộng sản cầm quyền

Xung quanh vấn đề ĐCQ, tuy C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng cụm từ

“Đảng Cộng sản cầm quyền” nhưng các cụm từ “quyền thống trị của giai cấp vô

sản”, “giai cấp vô sản nắm tương lai trong tay”, “giai cấp vô sản thiết lập sự thống

trị của mình”, “giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”, “giai cấp vô sản trở thành

giai cấp thống trị”, “chuyên chính của giai cấp vô sản”…được các ông sử dụng khá

thường xuyên và phân tích ở những khía cạnh khác nhau. Trong Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh, thắng lợi của cách mạng vô sản

sẽ đưa giai cấp vô sản, từ người bị áp bức, bóc lột, trở thành giai cấp thống trị, lực

lượng xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong chính trị của mình

là Đảng Cộng sản: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục

đích trước mắt của của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản

thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành chính

quyền” [8, tr. 615].Trong “Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên

đoàn những người cộng sản”,tháng ba năm 1850, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ:

“Lợi ích của chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho cách mạng trở

thành cách mạng không ngừng, cho đến khi tất cả các giai cấp ít hay nhiều hữu sản

đều bị gạt ra khỏi chính quyền, cho đến khi giai cấp vô sản giành được chính quyền

nhà nước”[9, tr.346-347]. Từ thực tiễn cao trào cách mạng tư sản ở Tây Âu giữa thế

kỷ XIX, nhất là cách mạng Pháp, Phổ giai đoạn 1848 - 1852, C.Mác chỉ rõ:“…đấu

tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, bản thân nền chuyên chính này

chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai

cấp…" [11, tr.662]. Đặc biệt, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng của Công xã Pari

(1871), những nội hàm cơ bản của khái niệm “Đảng Cộng sản cầm quyền” đã được

thể hiện trong các tác phẩm của C.Mác, nhất là tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” và một

số lời tựa Ph.Ăngghen viết cho các lần xuất bản các tác phẩm của C.Mác thời kỳ

này. C.Mác viết: “Giữa những hành vi đớn hèn và phản bội của giai cấp thống trị,

những người vô sản Pari đã hiểu rõ rằng đã đến lúc phải tự mình quản lý lấy công

việc xã hội để cứu vãn tình thế…Giai cấp vô sản hiểu rõ rằng nghĩa vụ tối cao và

Page 36: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

31

quyền tuyệt đối của mình là phải tự mình làm chủ vận mệnh của mình, tự mình nắm

lấy chính quyền” [7, tr. 87- 88]. Theo Ph.Ăngghen, những hình thức tổ chức chính

quyền cách mạng ban đầu của giai cấp công nhân Pari - Công xã Pari là biểu hiện

của chuyên chính vô sản, nếu những ai còn chưa biết và hoảng sợ về nó thì hãy xem

ở đấy.Như vậy, ở thời kỳ của C.Mác và Ph.Ăngghen, tuy các ông chưa nói tới Đảng

Cộng sản cầm quyền, nhưng đã nhận thức rõ, giai cấp công nhân phải đấu tranh

cách mạng để thiết lập chuyên chính vô sản, qua đó xây dựng chế độ xã hội mới, chế

độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo toàn bộ quá trình cách

mạng đó.

Bước vào thời kỳ cách mạng vô sản, ngay từ trước cách mạng tháng Mười,

V.I.Lênin đã có nhiều tác phẩm chính luận đề cập tới chiến lược, sách lược, đường

lối cách mạng của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, trong đó khẳng định vấn

đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng; đi sâu làm rõ nội hàm

của khái niệm nhà nước chuyên chính vô sản, một nhà nước kiểu mới của giai cấp

công nhân và nhân dân lao động, chỉ xuất hiện sau thắng lợi của cách mạng vô sản

do đảng tổ chức và lãnh đạo. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười năm 1917,

V.I.Lênin thường dùng các thuật ngữ người cộng sản giành chính quyền, giữ chính

quyền, ĐCQ, đảng chấp chính...Người cho rằng:

Sự phát triển của đảng Bôn - sê -vích, là đảng hiện nay đảng cầm quyền ở

Nga, đã chỉ ra một cách đặc biệt rõ ràng cho chúng ta thấy rằng bước

ngoặt lịch sử mà chúng ta đang trải qua - cái bước ngoặt nói lên đặc điểm

của tình thế chính trị hiện nay và đòi hỏi Chính quyền xô - viết phải tìm ra

phương hướng mới tức là cách thức mới để đề ra những nhiệm vụ mới - là

như thế nào [139, tr.208].

Người luôn nhấn mạnh, sau khi giành được chính quyền cuộc cách mạng của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản bước

sang một thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện những nhiệm vụ chuyên chính vô sản, có

tính cách mạng sâu sắc là: (1) dùng lực lượng quân sự chống xâm lược, trấn áp bọn

phản cách mạng; (2) tổ chức xây dựng chế độ xã hội hội mới, xã hội chủ nghĩa.

Giữa hai nhiệm vụ đó, nhiệm vụ chủ yếu, xuyên suốt, lâu dài, khó khăn và cực kỳ

gian khổ là nhiệm vụ xây dựng và quản lý đất nước. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chuyên

Page 37: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

32

chính vô sản là cuộc đấu tranh kiên trì, đổ máu và không đổ máu, bạo lực và hoà

bình, bằng quân sự và bằng kinh tế, bằng giáo dục và bằng hành chính, chống

những thế lực và tập tục của xã hội cũ”[142, tr. 34].

Từ những luận giải trên có thể khái niệm: Đảng Cộng sản cầm quyền là

đảng giành được quyền thiết lập, bảo vệ, sử dụng bộ máy nhà nước phục vụ

mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì lợi

ích của nhân dân.

*Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đảng cầm

quyền”. Cho đến nay, ĐCSVN đã luôn được nhân dân tin tưởng, thừa nhận là “Đảng

cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội”[42, tr.88]. Đồng thời, vai trò này còn được

khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Để duy trì vai trò cầm

quyền vững chắc của mình, Đảng phải không ngừng chăm lo xây dựng Đảng trong

sạch, vững mạnh, xác lập và thực hiện tốt nội dung, PTCQ của Đảng, ra sức phát huy

vai trò là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.

Hiện nay, ở Việt Nam đang có những ý kiến khác nhau về việc sử dụng khái

niệm “Đảng Cộng sản cầm quyền” hay khái niệm “Đảng Cộng sản lãnh đạo chính

quyền”. Đa số ý kiến cho rằng, nên dùng khái niệm “Đảng Cộng sản cầm quyền”.

ĐCSVN cầm quyền có nghĩa là Đảng được nhân dân uỷ quyền thiết lập, điều khiển

và sử dụng bộ máy Nhà nước để phục vụ lợi ích của nhân dân. Như vậy, khi nói

“Đảng cầm quyền” là nói đến khả năng Đảng được uỷ quyền trong việc tạo dựng,

sử dụng quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân

lao động và dân tộc. Năng lực cầm quyền dung chứa trong nó cả năng lực lãnh đạo

chính trị và năng lực xây dựng và sử dụng chính quyền nhà nước của Đảng. Trong

điều kiện cầm quyền, sự lãnh đạo chính trị của Đảng hết sức thuận lợi, Đảng lãnh

đạo hệ thống chính trị và thông qua hệ thống chính trị để Đảng thực hiện nhiệm vụ

của ĐCQ. Ở đây cũng cần có sự phân biệt giữa "cầm quyền" và "lãnh đạo". ĐCQ

nghĩa là Đảng được nhân dân uỷ cho quyền thiết lập, xây dựng, sử dụng bộ máy nhà

nước và bố trí đội ngũ cán bộ của Đảng vào các cơ quan nhà nước để thực thi quyền

Page 38: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

33

lực nhà nước; còn Đảng lãnh đạo là việc Đảng xác định quan điểm, đường lối chính

trị, tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc

thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Khái niệm Đảng lãnh đạo không bao

chưa trong nó nội dung Đảng thực thi quyền lực nhà nước. Từ những lý giải trên, có

thể định nghĩa: Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là khái niệm phản ánh thời kỳ

Đảng được nhân dân ủy quyền thiết lập hệ thống chính trị đặc biệt là bộ máy nhà

nước, bảo vệ và sử dụng hiệu quả bộ máy nhà nước phục vụ sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; thực hiện dân

giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2.1.3. Điều kiện mới đối với Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

Điều kiện mới đối với ĐCSVN cầm quyền được xác định từ năm 1986 trở đi

bằng việc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định đường lối, chủ trương đổi

mới toàn diện đất nước trong bối cảnh hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

khủng hoảng, sụp đổ, các đảng cộng sản cầm quyền ở đây tan rã, mất chính quyền.

Một là, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra hết sức sâu rộng,

mạnh mẽ, lôi cuốn mọi quốc gia vào quá trình này; hơn nữa, sự phát triển của cách

mạng Việt Nam còn diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những

diễn biến phức tạp, khó lường.

Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Trong những năm tới, tình hình sẽ còn nhiều

diễn biến rất phức tạp, nhưng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát

triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy

mạnh" [50, tr.70]. Hiện nay, và trong những thập kỷ tới tình hình thế giới, khu vực

tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, chứa đựng nhiều yếu tố khó

lường, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định. Hoà bình, hợp tác để phát triển tiếp

tục được duy trì, nhưng đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt,

quyết liệt, toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hoá, khoa học, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…Mâu thuẫn thời đại vẫn tồn

tại và ngày càng sâu sắc. “Trong thập niên tới, hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục

là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ,

nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng" [42, tr. 95- 96].

Page 39: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

34

Khu vực Đông Nam Á đã có thay đổi cơ bản, sự hợp tác liên kết trong các nước

ASEAN, xây dựng cộng đồng ASEAN đã tạo ra những tiền đề quan trọng, cho

sự phát triển của mỗi nước, nhưng nội bộ ASEAN vẫn tiềm ẩn những nhân tố

gây mất ổn định, tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, biên giới, lãnh thổ biển,

đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở các

quốc gia dân tộc của một số nước. Đối với Việt Nam chủ nghĩa đế quốc và các

thế lực thù địch vẫn luôn xác định là một trọng điểm chống phá, chúng đẩy mạnh

chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ và răn đe quân sự

hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị

trường định hướng XHCN, vai trò đó được thể hiện ở sự tập trung định hướng

XHCN; hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp và mới mẻ, Đảng

chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo nhiệm vụ này. Song để lãnh đạo thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong giai

đoạn hiện nay, ĐCSVN phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; tăng cường

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tự đổi mới, tự chỉnh đốn.

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ

chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Nhà nước đáp ứng các đòi hỏi

của Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: "Xây

dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp và tư

pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh,

gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội" [50, tr.175].

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển

2011) đã khẳng định: Ðể đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền

văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây

dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước

Page 40: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

35

pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong

sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và

tích cực hội nhập kinh tế quốc tế….

Ba là, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn lợi dụng sự hội nhập sâu rộng của

Việt Nam vào đời sống quốc tế, ra sức chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược

“diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa và quốc

phòng, an ninh.

Các thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng cả bộ máy truyền

thông khổng lồ gồm: phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh, đặc biệt là internet

để chống phá cách mạng nước ta, bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên

lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tư tưởng, văn hóa... Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận hệ

tư tưởng của Đảng đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng cho

rằng, hệ thống CNXH thế giới đã sụp đổ, chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi

thời, lạc hậu và đã bị phá sản, rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với các nước

châu Âu, không phù hợp với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Chúng

phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ

Chí Minh, phủ nhận vai trò cầm quyền của ĐCSVN, phủ nhận những thành tựu của

sự nghiệp cách mạng, chia rẽ Đảng với nhân dân, Nhà nước với nhân dân, đòi thực

hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng ra sức truyền bá hệ tư tưởng, văn

hóa, đạo đức, lối sống của các nước tư bản. Các thế lực thù địch cũng chống phá

quyết liệt cách mạng nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối

ngoại hòng làm suy yếu Việt Nam, buộc nước ta phải lệ thuộc vào nước ngoài, từ

phụ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị và các lĩnh vực khác. Những vấn

đề trên đã và đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về lý luận, thực tiễn xây dựng

Đảng của ĐCSVN, đặc biệt là lý luận về ĐCSCQ.

Bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện cách mạng khoa

học - công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, nhân loại bước vào cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang tác động một

cách trực tiếp, sâu sắc đến đến mọi lĩnh của đời sống xã hội, của tất cả các nước

trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

Page 41: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

36

tư đang bước vào những năm đầu, tuy nhiên sự tác động của nó đối với các nước

trên thế giới là vô cùng sâu sắc, đã và đang làm thay đổi cấu trúc của nền sản xuất

xã hội, thay đổi nhận thức, thói quen tư duy, cách sống của mỗi gia đình và cá

nhân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ mang đến những cơ hội,

thời cơ mà còn tạo ra những thách thức gay gắt đối với các nước đang và chậm

phát triển. Vì vậy, là ĐCQ, đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng nâng cao tầm trí

tuệ, bản lĩnh, năng lực cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách

mạng trong điều kiện mới.

2.1.4. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều

kiện mới

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là nhân tố quyết định thắng lợi

của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện mới.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là lực lượng chính trị tiên phong của giai

cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc và là lực lượng chính trị duy nhất

có đầy đủ năng lực, điều kiện cầm quyền xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam,

đem lại độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc thực sự cho giai cấp công nhân, nhân dân

lao động và cho dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền được nhân dân ủy thác, xây dựng hệ

thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là Nhà nước. Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam

“lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy"[43, tr.89].

ĐCSVN cầm quyền là nhân tố quyết định đến bản chất, chất lượng, hiệu quả xây

dựng và hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy nhà nước.

Đảng Cộng sản cầm quyền có vai trò quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng

lợi của cách mạng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời,

tồn tại và phát triển là để lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động lật đổ chế độ

áp bức, bóc lột xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là CNXH. Lật đổ chế độ

cũ, đập tan nhà nước của bọn áp bức, bóc lột, Đảng Cộng sản mới hoàn thành được

nhiệm vụ ban đầu; nhiệm vụ tiếp theo rất nặng nề, phức tạp của Đảng là lãnh đạo giai

cấp công nhân, nhân dân lao động xây dựng CNXH và bảo vệ thành quả cách mạng. Vì

vậy, khi trở thành ĐCQ, vai trò của Đảng Cộng sản không những không giảm đi mà

Page 42: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

37

ngày càng tăng lên. Vai trò ấy, do thực tiễn xây dựng CNXH đòi hỏi, do nguyện vọng

và sự lựa chọn, suy tôn của nhân dân, do sứ mệnh lịch sử của Đảng; vai trò ấy, được

khẳng định bởi quá trình hoạt động của Đảng và những thành quả cách mạng của đất

nước, của dân tộc đã giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng. ĐCSVN cầm quyền có

vai trò và khả năng tập hợp, đoàn kết các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn

dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sở dĩ, Đảng

tập hợp, đoàn kết được toàn dân là nhờ ĐCQ, có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng

tạo, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân

dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Đảng có chiều dài lịch sử hơn 80 năm gắn bó mật thiết với nhân dân. Đảng cùng dân,

dân cùng Đảng vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, thách thức cam go, quyết liệt;

biết bao thế hệ đảng viên của Đảng đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đó là những

thành quả to lớn, ngoài Đảng ra không lực lượng chính trị nào có thể đem lại tự do,

hạnh phúc cho nhân dân.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là lực lượng chính trị hàng đầu,

duy nhất chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự phát triển của đất nước và tương lai,

vận mệnh của toàn dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp,

đấu tranh dân tộc. ĐCSVN được giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc

giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng XHCN ở Việt Nam. ĐCSVN đã lãnh đạo giai

cấp công nhân, quần chúng nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng tháng Tám,

lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, tiến hành chiến tranh giải phóng, giành lại độc

lập tự do cho dân tộc, xây dựng nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa, Đảng trở thành ĐCQ. Từ đây Đảng hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phát triển

của đất nước trước nhân dân, trước dân tộc.

Trước bộn bề khó khăn do hậu quả 30 năm chiến tranh để lại, trước sự bao vây

cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, trước sự chống phá của các thể lực

phản động trong nước và quốc tế... ĐCSVN cầm quyền, được nhân dân ủy thác, Đảng

cùng nhân dân ta khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay xây dựng đất nước theo con

đường XHCN. Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta lâm

Page 43: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

38

vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu

thốn. Một lần nữa, ĐCSVN cầm quyền đã nêu cao trách nhiệm của mình trước nhân dân,

trước dân tộc, quyết định thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định

hướng XHCN (1986), nhờ vậy, chế độ XHCN ở Việt nam được củng cố vững chắc, tiếp

tục phát triển, không bị cuốn theo sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.

Qua 30 năm cầm quyền thực hiện công cuộc đổi mới Đảng ta phải vượt qua

muôn vàn khó khăn, thử thách, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

trầm trọng, phá thế bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, đưa nước ta hội nhập

sâu rộng với các nước trên thế giới.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức và cả những nguy cơ ở phía trước

không thể xem thường, nhưng với những thành tựu đạt được trong 30 năm đổi mới

đã khẳng định rằng, ĐCSVN đã hoàn thành trọng trách cầm quyền lãnh đạo công

cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, đồng thời có đủ bản lĩnh, trình độ

trí tuệ và kinh nghiệm cầm quyền để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi đến

thành công. Là ĐCQ, ĐCSVN chịu trách nhiệm trước nhân dân, dân tộc về sự phát

triển của đất nước, mọi thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Đảng phải

chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho khách quan, không trốn tránh trách nhiệm, mà ra

sức phấn đấu làm tròn trách nhiệm của đảng cầm quyền.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là lực lượng chính trị đại diện

cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập mối quan hệ hoà bình, hữu

nghị với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền. Vì vậy, ĐCSVN cầm

quyền là chủ thể duy nhất xác định đường lối đối ngoại của đất nước, quyết định

những vấn đề chiến lược, sách lược trong quan hệ đối ngoại. Trên cơ sở đường lối

đối ngoại của Đảng đã xác định, ĐCQ bằng Nhà nước cụ thể hóa thành chính sách

đối ngoại của Nhà nước Việt Nam, thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với các

quốc gia, dân tộc trên thế giới. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ

thống chính trị giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quan hệ đối ngoại đều dựa trên

đường lối, quan điểm đối ngoại của Đảng.

Trong quan hệ đối ngoại, ĐCSVN cầm quyền là lực lượng chính trị có đủ tư

cách pháp lý quyết định mọi vấn đề về đường lối đối ngoại. Thực tế, cho thấy, nhờ

Page 44: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

39

ĐCSVN cầm quyền mà, quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng,

uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp

đỡ to lớn, chân tình của bạn bè quốc tế, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế

giới. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, trong xu thế, toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã có bước phát triển

vượt bậc, góp phần quan trọng tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam trong điều kiện

lịch sử mới.

Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là chủ thể thực hiện mối quan hệ

gắn bó mật thiết với nhân dân.

Gắn bó mật thiết giữa Đảng với quần chúng là một nguyên lý xây dựng Đảng

trong học thuyết Mác - Lênin về về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân.

Ngay từ khi ra đời, Đảng phải dựa vào nhân dân, liên hệ mật thiết với dân để tuyên

truyền vận động nhân dân, tập hợp nhân dân, lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách

mạng. Liên hệ mật thiết với nhân dân Đảng mới có sức mạnh, nhân dân là động lực

của cách mạng, bổ sung nguồn sinh lực cho Đảng. Nhờ liên hệ mật thiết với nhân

dân, phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành

thắng lợi trong cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN, trong công cuộc đổi mới đất

nước theo định hướng XHCN.

Trong suốt hơn 70 cầm quyền, Đảng ta đã kiên quyết đấu tranh khắc phục

những căn bệnh của ĐCQ, những nguy cơ đối với ĐCQ, góp phần làm cho Đảng

trong sạch, vững mạnh, tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, từ đó ra sức ủng

hộ Đảng, bảo vệ Đảng, thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chính sách của Đảng.

Hiện nay, trong điều kiện nước ta phát triển kinh tế thị trường, định hướng

XHCN, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những căn bệnh

của ĐCQ như quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, xa dân có cơ hội phát

triển...làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng. Vì thế, hơn lúc nào hết Đảng phải

tăng cường củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân dân, đấu tranh, khắc phục mọi

biểu hiện quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên góp

phần nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Page 45: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

40

2.1.5. Đặc điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều

kiện mới

Một là, Đảng giành được địa vị cầm quyền trong điều kiện mới thông qua

cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, quyết liệt chống giặc ngoại xâm và

các thế lực thù địch trong nước, quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ đòi hỏi của cuộc đấu tranh giải phóng giai

cấp và dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Ngay sau khi ra đời,

ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên làm Cách mạng dân tộc, dân chủ chống đế

quốc xâm lược và chế độ thực dân, phong kiến do chúng dựng lên. Trong suốt 15

năm kiên cường đấu tranh, chịu biết bao hy sinh gian khổ, ác liệt, Đảng đã lãnh đạo

nhân dân ta làm Cách mạng Tháng tám (năm1945) thành công, lật đổ chế độ thực

dân, phong kiến, lập nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ đó, Đảng Cộng sản

Việt nam trở thành Đảng cầm quyền.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta

một lần nữa, đất nước đứng trước nạn thù trong, giặc ngoài, tình thế như ngàn cân treo

sợi tóc. Trong bối cảnh đó, để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ

quốc, Đảng phát động nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến thần kỳ, đánh bại thực dân

Pháp xâm lược (1945- 1954), hoàn thành Cách mạng dân tộc, dân chủ và thực hiện Cách

mạng XHCN ở Miền Bắc. Tiếp đến, Đảng lại cùng nhân dân ta bước vào cuộc kháng

chiến vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược trong hơn 20 năm sau đó (1954- 1975) để giải

phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.

Sau khi đất nước thống nhất, các thế lực thù địch quốc tế lại gây ra các cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Tây Nam (1977- 1978) và biên giới phía Bắc

của Tổ quốc (2-1979). Một lần nữa Đảng lại cùng nhân dân ta đánh bại các cuộc chiến

tranh xâm lược này, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiện nay, các thế lực

thù địch trong nước và quốc tế, chẳng những không từ bỏ mà vẫn không ngừng chống

phá cách mạng Việt Nam, chống phá ĐCSVN và Nhà nước ta bằng nhiều thủ đoạn

khác nhau, trong đó “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ, răn đe quân sự,

bao vây, cấm vận kinh tế luôn được xem như thủ đoạn phổ biến, hiệu quả.

Page 46: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

41

Như vậy, để trở thành ĐCQ và thực hiện vai trò của ĐCQ, ĐCSVN cầm quyền

phải trải qua cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, quyết liệt chống giặc

ngoại xâm và các thế lực thù địch trong nước, quốc tế, không phải chỉ bằng đấu

tranh nghị trường, tranh cử thông qua lá phiếu của cử tri như các đảng tư sản cầm

quyền trong chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hiện nay.

Hai là, Đảng duy nhất cầm quyền không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa

đảng đối lập.

Từ khi ra đời đến nay ĐCSVN luôn luôn là lực lượng chính trị tiên phong và

đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân

tộc Việt Nam. Thực tiễn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay, không có lực

lượng chính trị nào ngoài ĐCSVN có thể đảm đương được vai trò cầm quyền cùng

toàn dân chống thực dân, đế quốc giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong giai đoạn

ĐCQ tiến hành xây dựng CNXH ở Việt Nam ngoài ĐCSVN còn có Đảng Dân chủ

và Đảng xã hội, song vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX các đảng này

đã tuyên bố tự giải tán. Từ đó đến nay ở nước ta, ĐCSVN là chính đảng duy nhất,

giữ vai trò ĐCQ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Đảng thực hiện chức năng, nhiệm

vụ cầm quyền của mình. Đảng chủ động đề ra đường lối, chủ trương xây dựng và

bảo vệ đất nước tìm các giải pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình cầm quyền

Đảng tự xem xét các hoạt động của mình, tổ chức, động viên nhân dân góp ý, phê

bình sự cầm quyền của Đảng. Điều này đòi hỏi rất cao ở bản lĩnh chính trị, trình độ

trí tuệ, ý chí quyết tâm và sự thẳng thắn, tinh thần cầu thị của Đảng, nhất là đối với

các khuyết điểm, yếu kém. Tuy nhiên, là Đảng duy nhất cầm quyền, trong Đảng dễ

phát sinh các bệnh chủ quan, duy ý chí; quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, áp đặt, coi

thường pháp luật, đứng trên pháp luật và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đây

là những bệnh rất nguy hiểm đối với ĐCQ, làm giảm sút sức mạnh, uy tín, thanh

danh của Đảng, làm Đảng xa rời nhân dân.

Ba là, Đảng cầm quyền lãnh đạo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa

phong kiến, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong dân

Page 47: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

42

cư. Tính từ ngày thành lập (1930) đến bắt đầu công cuộc đổi mới (1986). Trong 56 năm

lãnh đạo cách mạng thì có tới 45 năm lãnh đạo chiến tranh. Thời gian cầm quyền xây

dựng CNXH trên phạm vi cả nước trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là 11 năm.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta mới chuyển từ nền kinh tế theo

cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

XHCN (nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN). Bởi vậy, kinh nghiệm

cầm quyền trong thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa

hội nhập kinh tế quốc tế chưa nhiều. Nhiệm vụ của Đảng rất nặng nề, phức tạp và mới

mẻ, trong khi đó tư duy sản xuất nhỏ, phong tục, tập quán lạc hậu, sự tác động của cơ

chế tập trung, quan liêu, bao cấp còn khá nặng nề trong không ít cán bộ, đảng viên.

Những yếu tố đó, chi phối không nhỏ đến hoạt động của ĐCSVN cầm quyền. Đảng

cầm quyền phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế

đòi hỏi ĐCSVN phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực cầm quyền, sức chiến

đấu cao. Điều đó, đòi hỏi Đảng phải tích cực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngày càng

vững mạnh, thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình đưa nền kinh tế của đất nước phát triển

nhanh, bền vững theo đúng định hướng XHCN. Xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân và vì dân là vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam trong những

năm đổi mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền vẫn đang trong quá trình vừa

nghiên cứu lý luận, vừa xây dựng và củng cố về mặt tổ chức, luật pháp lại chưa

đồng bộ nên khó tránh khỏi những kẽ hở bị lợi dụng, vụ lợi.

Bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện Đảng đang thực

hiện tự đổi mới, tự chỉnh đốn.

Trong giai đoạn hiện nay, ĐCSVN khẳng định, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là

nhiệm vụ then chốt, Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực cầm

quyền của mình. Trong quá trình đó, sẽ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái mới,

cái tiến bộ với cái cũ, cái lạc hậu. Nhiều vấn đề lý luận về ĐCSCQ, về Đảng duy nhất

cầm quyền trong điều kiện hiện nay chưa thể kết luận và làm sáng tỏ được ngay...Song

thực tiễn lại luôn luôn vận động, phát triển, đòi hỏi phải xác lập nội dung, PTCQ của

Đảng. Đây là khó khăn đòi hỏi Đảng phải vượt qua, tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn, nâng

cao năng lực cầm quyền của Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới.

Page 48: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

43

Năm là, cán bộ, đảng viên của Đảng chịu sự chi phối sâu sắc những đặc điểm

tâm lý, tư tưởng và truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành qua hàng

ngàn năm lịch sử.

Qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, Việt Nam luôn luôn bị các thế

lực phong kiến, đế quốc, thực dân dòm ngó, xâm lược và bị đe doạ xâm lược; trong

phần lớn thời gian phát triển của mình, dân tộc Việt Nam phải dồn sức đấu tranh

chống ngoại xâm, thời gian hòa bình dành cho xây dựng đất nước không nhiều.

Thực tiễn lịch sử đó đã hun đúc cho dân tộc Việt Nam truyền thống chống ngoại

xâm kiên cường, bất khuất, tinh thần yêu nước sâu đậm; người dân cần cù, thông

minh, sáng tạo, không bó tay trước khó khăn, gian khổ; ham học hỏi, cầu tiến bộ.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp công nhân, nông dân và các

tầng lớp lao động khác ở nước ta sớm gắn bó mật thiết với ĐCSVN, cùng Đảng

vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là

những điều kiện rất cơ bản đảm bảo cho ĐCSVN cầm quyền lãnh đạo đất nước Việt

Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Tuy nhiên, nhân dân

Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của những mặt tiêu cực của truyền thống làng xã,

huyết thống, kiểu tư duy và phong cách làm việc của người sản xuất nhỏ, tư duy cảm

tính, kinh nghiệm chủ nghĩa. Những đặc điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đối với sự

cầm quyền của Đảng, cần được Đảng coi trọng xử lý một cách có hiệu quả.

Sáu là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đứng trước những nguy cơ, thách

thức to lớn không thể xem thường.

Bên cạnh những thuận lợi, ưu thế của một Đảng Cộng sản duy nhất cầm

quyền, Đảng ta cũng đang đứng trước những thách thức gay gắt, những nguy cơ

không thể xem thường. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, trong điều kiện

một đảng duy nhất cầm quyền, thường xuất hiện những nguy cơ sau:

Thứ nhất, nguy cơ sai lầm về đường lối, chệch hướng XHCN, quan liêu, xa rời

nhân dân.

Sau khi cách mạng thành công, chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và

nhân dân lao động, Đảng trở thành ĐCQ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra hàng

loạt những chứng bệnh phát sinh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; đồng

thời cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối, chệch hướng XHCN, quan liêu, xa rời

Page 49: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

44

nhân dân, thoái hoá, biến chất trong cán bộ, đảng viên. Đây là những nguy cơ hiện

hữu, nghiêm trọng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở bất cứ nơi nào và ở bất kỳ người

cán bộ nào. Sai lầm về đường lối, chệch hướng XHCN sẽ loại bỏ địa vị và vai trò

cầm quyền của Đảng vì vậy, mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên cần phải hết sức

cảnh giác. Bài học rút ra từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô có nguyên nhân

từ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng. "Một đảng mắc sai lầm về

đường lối thì tai họa khôn lường. Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây tuy đã có hơn

70 năm cầm quyền, nhưng do sai lầm về đường lối, đã nhanh chóng bị tan rã, mất

chính quyền và mất luôn cả chế độ" [131, tr. 63 - 64]. Bài học kinh nghiêm xương

máu đó vẫn còn giá trị hiện thực đối với các Đảng Cộng sản cầm quyền hiện nay,

trong đó có ĐCSVN.

Thứ hai, nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị.

Đây là nguy cơ liên quan đến vận mệnh, đến sự sống còn của Đảng của chế độ

ta trong quá trình xây dựng CNXH. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống được biểu hiện như: yếu kém về phẩm chất, năng lực, phai nhạt lý tưởng, thiếu

tính chiến đấu, đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, giảm sút lòng

tin...Nhận diện những suy thoái về tư tưởng chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 khóa

XII chỉ ra hàng loạt những biểu hiện của nó như: Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao

động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi,

thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xa rời tôn chỉ, mục

đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo

những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái. Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan

trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước. Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí

phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm,

trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết

lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao...

Thứ ba,nguy cơ suy thoái về đạo đức lối sống.

Để nhận diện những suy thoái về đạo đức, lối sống, Hội nghị lần thứ tư, Ban

Chấp hành Trung ương khóa XII, Đảng ta đã chỉ ra hàng loạt những biểu hiện như:

Page 50: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

45

Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén

cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị

nạnh, không muốn người khác hơn mình. Vi phạm nguyên tắc tập trung

dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;

cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia

trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Kê khai tài sản, thu nhập

không trung thực. Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu

khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề

cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu". Quan

liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc,

không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô

cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính

đáng của nhân dân. Tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ,

quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi

dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp

tay cho tham nhũng, tiêu cực...[51, tr.30 -31 -32].

Thứ tư,nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là sự suy thoái từ bên trong; là

quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

theo chiều hướng tiêu cực, làm mất dần các chuẩn mực của người cộng sản, dẫn

đến xa rời những nguyên tắc, quan điểm mácxít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin

vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến khi những yếu tố cách mạng, tích

cực bị phai nhạt, triệt tiêu, tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa tăng dần, thắng thế, lúc đó sẽ

dẫn đến sự “tự chuyển hoá” cán bộ, đảng viên từ người tốt trở thành phần tử chống đối

Đảng, Nhà nước. Để nhận diện nguy cơ này, tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành

Trung ương khóa XII, Đảng ta cũng chỉ ra những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” như:

Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các

nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực

hiện "đa nguyên, đa đảng". Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam

Page 51: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

46

quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, chếđộ sở hữu toàn dân vềđất đai. Nói, viết,

làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng

khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các

lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước…[51, tr. 32 - 33 - 34].

2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

2.2.1. Khái niệm, nội dung cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong điều kiện mới

Theo từ điển tiếng Việt: "Nội dung chính là mặt bên trong của sự vật hiện

tượng"[100 tr.1202]. Nội dung cầm quyền của Đảng chính là sự thể hiện quyền hạn

và trách nhiệm của Đảng trong việc quyết sách các vấn đề trọng đại của đất nước

trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cả về

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại...

Trong cuốn sách: “Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền”: Nội dung và

phương thức cầm quyền của Đảng do Nguyễn Văn Huyên chủ biên (tái bản lần thứ

nhất năm 2011) cho rằng: nội dung cầm quyền của Đảng là một phạm trù có tính

lịch sử, có phạm vi giới hạn và mức độ xác định trong từng mối quan hệ chính trị và

quyền lực cụ thể, với các đối tượng cụ thể. Trên thực tế, nội dung cầm quyền của

Đảng được thể hiện trong cương lĩnh, quan điểm, đường lối, chính sách của

Đảng...Theo tác giả cuốn sách nói trên, NDCQ của ĐCSVN thực chất là nội dung

lãnh đạo của Đảng trong điều kiện có chính quyền, tức là những nội dung lãnh đạo

đó không hoàn toàn là hoạt động lãnh đạo của bản thân Đảng mà nội dung đó được

thể chế hóa, cụ thể hóa trong Hiến pháp, bằng luật pháp, bằng chính sách, có sự

tham gia của bộ máy Nhà nước với chức năng quản lý xã hội và sự tham gia của các

tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, sự đồng tình hưởng ứng của nhân

dân. Nội dung cầm quyền của Đảng trả lời câu hỏi: Đảng được nhân dân uỷ quyền

thực thi những quyền lực chính trị nào để phục vụ lợi ích của nhân dân?

Từ sự phân tích trên có thể đưa ra quan niệm: Nội dung cầm quyền của Đảng

là những hoạt động của Đảng, được nhân dân uỷ quyền xây dựng và sử dụng chính

quyền, thực thi quyền lực chính trị phục vụ lợi ích của nhân dân. Để thực thi quyền

Page 52: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

47

lực chính trị mà nhân dân uỷ quyền, Đảng phải có lý luận tiên phong, đủ sức vạch ra

cương lĩnh, đường lối chính trị đúng; có sức mạnh tổ chức đủ sức xây dựng tổ chức

bộ máy của toàn bộ hệ thống chính trị, chuẩn bị và phân công, bố trí cán bộ cho tổ

chức nhằm thực thi quyền lực chính trị...Việc xác định đúng NDCQ của Đảng qua

các thời kỳ cách mạng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn mới, NDCQ

của Đảng bao gồm những vấn đề sau:

Một là, Đảng nắm vững hệ tư tưởng tiên tiến và các công cụ tư tưởng để xây

dựng nền tảng tư tưởng của chế độ, xây dựng cương lĩnh, đường lối cầm quyền đúng

đắn định hướng hoạt động của Nhà nước và toàn xã hội.

Để cầm quyền, trước hết Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và nắm

vững các công cụ tư tưởng để xây dựng nền tảng tư tưởng của chế độ và định hướng

dư luận xã hội. Bất kỳ một chính đảng nào muốn cầm quyền vững chắc, đều phải

xây dựng được cho mình hệ tư tưởng, lý luận khoa học, phù hợp với điều kiện và

hoàn cảnh của ĐCQ. Hệ tư tưởng, lý luận đó chẳng những có sức thuyết phục đối

với toàn thể đảng viên, mà còn có sức thuyết phục đối với các tầng lớp xã hội khác.

ĐCQ phải có tư tưởng, lý luận chỉ đạo và nắm vững các công cụ tư tưởng, không

ngừng xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng của chế độ, làm cho hệ tư

tưởng của đảng và giai cấp cầm quyền trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội.

Điều lệ ĐCSVN khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách

quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị, đường

lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân"[44, tr. 4-5]. Chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng, lý luận của ĐCSVN

cầm quyền. Vì vậy, hệ tư tưởng của Đảng có giá trị định hướng hoạt động của chính

quyền và toàn xã hội.

Chính trên cơ sở hệ tư tưởng, lý luận cầm quyền đúng đắn mà Đảng định ra

cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách cầm quyền của mình. Lý luận cầm

quyền của Đảng ta rất phong phú, bao gồm: Lý luận về xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; lý luận về CNXH và con đường xây dựng

CNXH; lý luận về bảo vệ tổ quốc XHCN; lý luận về Đảng và xây dựng ĐCSVN

Page 53: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

48

cầm quyền; lý luận về kinh tế thị trường, định hướng XHCN...Trên cơ sở có lý luận

cầm quyền khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dẫn,

Đảng xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng, các chủ trương, chính

sách lớn lãnh đạo nhà nước và toàn thể xã hội thực hiện mục tiêu, lý tưởng độc lập

dân tộc gắn liền với CNXH. Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương và các

chính sách cầm quyền của Đảng là sự định hướng chính trị đúng đắn cho hoạt động

của Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Từ đường lối, các chủ trương và các chính sách lớn, Đảng xây dựng được

chiến lược phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội như: Chiến lược phát triển kinh

tế, Chiến lược phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo; Chiến lược phát triển khoa học

công nghệ, du lịch, dịch vụ; Chiến lược ngoại giao, Chiến lược an ninh, quốc

phòng; Chiến lược con người...Chiến lược cán bộ....

Hai là, Đảng nắm vững bộ máy Nhà nước: thiết lập, bảo vệ và sử dụng bộ

máy Nhà nước, để quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước thực sự

mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, được nhân dân ủy thác cho Đảng quyền

thiết lập, bảo vệ và sử dụng bộ máy Nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực của dân,

do dân và vì dân, phục vụ đắc lực cuộc sống của nhân dân. Sự cầm quyền của Đảng

bảo đảm giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của bộ máy Nhà nước

XHCN. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, thiết lập và sử dụng bộ máy Nhà

nước như một công cụ sắc bén để phục vụ đời sống của nhân dân; phục vụ nhiệm

vụ xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Vì vậy, một trong những

NDCQđặc biệt quan trọng là Đảng xác định việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền XHCN Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định quan điểm, mục

tiêu, phương hướng nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.

Trong tổ chức và hoạt động của nhà nước phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các

nguyên tắc pháp quyền. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vì

dân phục vụ lợi ích của nhân dân phải được tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành

pháp và tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo

hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoàn

thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu

Page 54: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

49

lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của

Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu tối cao của nhân dân, cơ

quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp,

quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện chức năng giám sát tối

cao. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ, xác định rõ hơn chức năng nhiệm

vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện quyền

hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cải

cách tư pháp xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,

từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, chế độ XHCN.

Ba là, Đảng nắm vững đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ: chăm lo xây dựng,

bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cho cả hệ thống chính trị, đặc

biệt là bộ máy nhà nước.

Tất cả các ĐCQ đều trực tiếp thực hiện quyền đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu, bố

trí, sử dụng đội ngũ đảng viên của đảng đảm nhiệm các vị trí trong chính quyền, đặc

biệt là trong các cơ quan hành pháp. Vì vậy, với vai trò của một ĐCQ, ĐCSVN tất

yếu phải lãnh đạo công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu, bố trí, sử dụng

đội ngũ cán bộ hoạt động trong hệ thống chính trị, đặc biệt là trong bộ máy chính

quyền; trong các đơn vị sự nghiệp công lập và trong các doanh nghiệp nhà nước.

Đảng có trách nhiệm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị.

Nắm quyền về công tác cán bộ là vấn đề cốt lõi của chính đảng cầm quyền, vì như

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc...huấn luyện

cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán

bộ tốt, hoặc kém” [88, tr. 269 - 289 . Bố trí và sử dụng đúng những cán bộ có phẩm

chất và năng lực trong hệ thống chính trị nói chung, trong bộ máy nhà nước nói riêng,

là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng và năng lực cầm quyền của Đảng.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta xác định: "Quán triệt và

nghiêm túc thực hiện quan điểm của Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và

quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và

người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ" [50, tr.206].

Chính vì, ĐCSVN là Đảng duy nhất cầm quyền, nên Đảng không chỉ lãnh đạo

công tác cán bộ, mà còn quản lý đội ngũ cán bộ, tiến hành phân cấp quản lý đội ngũ

Page 55: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

50

cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là bộ máy Nhà nước. Vai trò quản

lý cán bộ không thuộc khái niệm lãnh đạo, mà thuộc khái niệm cầm quyền, do cầm

quyền nên Đảng tất yếu phải quản lý cán bộ, trước hết là cán bộ thuộc bộ máy nhà

nước. Nghị quyết số 15 -NQ/TƯ ngày 30- 7- 2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng đối với hoạt

động của hệ thống chính trị đã khẳng định:

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy tiếp tục xây dựng các quy định, quy

chế để cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo

công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, có phân

công phân cấp hợp lý, xác định rõ và tôn trọng vai trò, trách nhiệm của tổ

chức, người đứng đầu tổ chức trong công tác cán bộ...Hoàn thiện quy chế

bổ nhiệm và chế độ bầu cử theo hướng chuẩn bị, giới thiệu nhiều phương

án nhân sự để lựa chọn...Xây dựng quy định về chế độ trách nhiệm của tập

thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan trong nhận xét, đánh giá, giới thiệu

đề cử và bổ nhiệm, đề bạt cán bộ [37, tr. 128 - 130].

Bốn là, Đảng nắm vững lĩnh vực quốc phòng, an ninh và sử dụng lực lượng

vũ trang nhân dân theo nguyên tắc đặc biệt; chỉ đạo chặt chẽ công tác đối ngoại

của đất nước.

Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh

tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đan sự đồng tình,

ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc

lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,

nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân

tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an

toàn xã hôi. Củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của

Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đó Quân đội nhân dân

và Công an nhân dân là nòng cốt.

Quốc phòng, an ninh là một trong những lĩnh vực trong yếu trong nội dung

cầm quyền của Đảng. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng

cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, là công cụ bạo lực sắc bén, chỗ dựa

của chế độ chính trị và là lực lượng chính trị đặc biệt trung thành, tin cậy của Đảng,

Page 56: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

51

Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, ĐCSVN cầm quyền phải nắm vững lĩnh vực trọng

yếu công cụ sắc bén này theo nguyên tắc đặc biệt. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XII khẳng định: "Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc

phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp

về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân

đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc"[50, tr.150 . ĐCSVN

là Đảng duy nhất cầm quyền, theo đó Đảng là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo

quân đội, công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh. Đảng không chia quyền,

nhường quyền lãnh đạo đó cho bất kỳ lực lượng chính trị nào. Lãnh đạo chặt chẽ

quân đội, công an là trách nhiệm, sứ mệnh của Đảng, là vấn đề có tình nguyên tắc

cầm quyền của ĐCSVN là kinh nghiệm được lịch sử cách mạng Việt Nam khẳng

định. ĐCSVN cầm quyền trực tiếp lãnh đạo quân đội, công an và sự nghiệp quốc

phòng, an ninh, không thông qua khâu trung gian nào. Sự lãnh đạo của Đảng đối

với quân đội, công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh được thực hiện bằng cơ chế

tổ chức sự lãnh đạo rất chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự

lãnh đạo của Đảng được tập trung, thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà

trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây

dựng quân đội và công an trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,

tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là

lược lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đôi nhân dân Việt

Nam và Công an Nhân dân Việt Nam đã chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ

chức, xây dựng, định hướng hoạt động của Quân đôi nhân dân Việt Nam và Công

an Nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định bản chất chính trị và sức mạnh chiến

đấu của hai lực lượng vũ trang trọng yếu này. Trước những tác động phức tạp của

tình hình quốc tế và trong nước, cùng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực

thù địch đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, chúng ta không một chút

mơ hồ, mà cần phải khẳng định dứt khoát rằng Quân đội nhân dân và Công an nhân

dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực cũng được xem là một trong

những lĩnh vực trọng yếu mà ĐCSVN cầm quyền phải chỉ đạo trực tiếp, toàn diện

Page 57: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

52

mọi hoạt động đối ngoại của đất nước; bảo đảm cho nước ta có môi trường hòa

bình, ổn định để phát triển, có quan hệ rộng rãi, hữu nghị và hội tiếp về mọi mặt của

ĐCSVN. Cùng với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại nhập sâu rộng

vào đời sống quốc tế.

Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm các nguồn lực vật chất then chốt của đất

nước, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Là Đảng Cộng sản cầm quyền, ĐCSVN nhất thiết phải nắm các nguồn lực vật

chất then chốt của đất nước; đây là chủ trương lớn, là NDCQ của Đảng trong quá trình

hội nhập quốc tế, ĐCSVN cầm quyền định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xóa đói

giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, cho đến việc xác định và triển khai thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân

dân. Trong giai đoạn hiện nay Đảng nắm nguồn lực vật chất then chốt của đất nước,

định hướng phát triển kinh tế văn hóa - xã hội. Đảng cần xây dựng, định hướng cấu

trúc của nền kinh tế, đồng thời chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế tổng quát, tái cấu

trúc nền kinh tế. Với sứ mệnh của một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng phải nắm các

nguồn lực then chốt của đất nước, trong đó cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao đáp ứng sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Phát huy sức mạnh tổng

hợp của toàn dân trong phát triển kinh tế, xây dựng xã hội phát triển lành mạnh, dân

chủ, bình đẳng, xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc. Đồng phải gắn phát triển kinh

tế với phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Bởi vì, văn hóa được coi là

nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, Đảng phải định hướng, chỉ đạo xây dựng nền

văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó xây dựng môi trường văn hóa

chính trị, văn hóa cầm quyền của Đảng.

2.2.2. Khái niệm, phƣơng thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong điều kiện mới

Theo từ điển tiếng Việt "Phương thức là cách thức, phương pháp và hình thức

tiến hành"[100, tr.1352 . "Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả"[100

tr.1353]. Thuật ngữ phương thức cầm quyền của Đảng là vấn đề khó và lớn, đang được

các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tiêu biểu như:

Trong cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền: Nội dung và phương

thức cầm quyền của Đảng do Nguyễn Văn Huyên chủ biên (tái bản 2011), đã nêu

Page 58: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

53

quan niệm về PTCQ của Đảng: Phương thức cầm quyền của Đảng là hệ thống

phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để sử dụng Nhà nước, tác

động vào Nhà nước và bằng Nhà nước nhằm thực hiện các nội dung cầm quyền, đạt

được mục tiêu cuối cùng của Đảng [72, tr.50].

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay (năm 2015) có bài của Nhị

Lê: Ba kế sách tiếp tục đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay. Tác giả

nêu quan niệm về PTCQ của Đảng:

Phương thức cầm quyền của Đảng là, toàn bộ những phương pháp, cách

thức và tập trung nhất, cao nhất là nghệ thuật nắm lấy chính quyền nhà

nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, thông qua đó,

khẳng định quyền uy của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trực tiếp chi

phối và quyết định sự phát triển của đất nước, bằng quyết sách chính trị,

bằng tổ chức bộ máy của Đảng, bằng thực lực sức mạnh hữu hình và vô

hình, và bằng uy tín của Đảng trong thực tiễn phát triển của đất nước, của

thời đại [78, tr. 659].

Trong quá trình cầm quyền việc Đảng lựa chọn phương thức cầm quyền là

vấn đề rất quan trọng đối với tiến trình và kết quả thực hiện các nội dung, mục tiêu

cầm quyền của Đảng. Do đó, trong quá trình cầm quyền, ĐCSVN rất quan tâm

đến vấn đề phương pháp, cách thức cầm quyền của Đảng. Từ khi Đảng ra đời lãnh

đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, trở thành ĐCQ lãnh đạo công cuộc đổi

mới đất nước, Đảng ta ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của PTCQ của Đảng đối

với Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực của đời sống kinh

tế - xã hội. Đảng ta chỉ rõ: "Cần tiếp tục làm sáng tỏ lý luận về ĐCQ để thực sự

đổi mới trong thực tiễn về nội dung cầm quyền và phương thức cầm quyền, mô

hình cầm quyền, bảo đảm các nguồn lực, các điều kiện để cầm quyền thực chất, có

hiệu quả" [49, tr. 221].

Những nội dung phân tích trên có thể quan niệm: Phương thức cầm quyền của

Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ hệ thống các phương pháp, cách thức tiến

hành, xây dựng, sử dụng, tác động của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, bằng

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hiện thắng

lợi mục tiêu, nội dung cầm quyền của Đảng.

Page 59: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

54

Các phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng các thiết chế tư tưởng, lý

luận khoa học.

Phương thức cầm quyền của Đảng bằng thiết chế tư tưởng, lý luận khoa học

có ý nghĩa đặc biệt hệ trọng đối với NDCQ của Đảng. Học thuyết Mác - Lênin là

học thuyết tiên tiến nhất, cách mạng và khoa học nhất....vì vậy, để có lý luận cầm

quyền, giữ vững địa vị cầm quyền và cầm quyền lâu dài thì Đảng phải có cơ sở lý

luận cầm quyền, để Đảng xác định, đường lối, chính sách cầm quyền đúng đắn khoa

học, thâm nhập vào phong trào cách mạng của quần chúng, định hướng hoạt động

của Nhà nước, hệ thống chính trị thực hiện NDCQ của Đảng. Hệ tư tưởng lý luận

khoa học chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đảng cầm quyền bằng thiết chế tư tưởng, lý luận khoa học chính là sự nghiên

cứu, vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra đường lối, chính

sách cầm quyền của Đảng; không ngừng tìm tòi phát triển lý luận cầm quyền phù

hợp với lý luận xây dựng CNXH, quy luật vận động phát triển của xã hội loài

người, với đặc điểm, điều kiện thực tế của đất nước. Thực hiện PTCQ bằng thiết

chế tư tưởng, lý luận khoa học là Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh làm tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cầm quyền của Đảng.

Đảng thiết lập hệ thống tổ chức thiết chế công tác tư tưởng, lý luận đối với Nhà

nước và toàn xã hội; tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu lý luận,

tổng kết thực tiễn để hệ tư tưởng cầm quyền của Đảng trở thành hệ tư tưởng chủ

đạo của toàn xã hội làm cơ sở quy tụ, đoàn kết giai cấp, các tầng lớp nhân dân phấn

đấu thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì mục tiêu

độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Dựa trên tư tưởng, lý luận khoa học để Đảng xác định đúng đắn đường lối, chủ

trương, chiến lược, sách lược cầm quyền, là cơ sở để Nhà nước cụ thể hóa, tổ chức

thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách cầm quyền của Đảng trong thực tiễn.

Không dựa trên tư tưởng, lý luận khoa học Đảng sẽ vấp phải những sai lầm, khuyết

điểm trong đường lối, chính sách cầm quyền và để lại những hậu quả nặng nề cho

Page 60: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

55

nhân dân, cho chế độ."Lý luận về cầm quyền sai lầm tất nhiên sẽ nảy sinh ra cương

lĩnh cầm quyền sai đường, còn cương lĩnh sai lầm tất yếu sẽ làm cho đội ngũ cán bộ

cầm quyền mất tính tiên phong. Đội ngũ cán bộ cầm quyền không được thường

xuyên vũ trang về lý luận khoa học và niềm tin cộng sản, niềm tin chính trị thì cũng

không thể phát huy mạnh mẽ có hiệu quả được"[68, tr.218].

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng Hiến pháp và pháp luật và

kỷ luật Đảng, xây dựng và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đây là một trong những PTCQ cơ bản chen chốt nhất. Hầu hết các ĐCQ trên

thế giới đều thực hiện phương thức này. ĐCSVN là đảng duy nhất cầm quyền càng

phải đặc biệt coi trọng thực hiện PTCQ thông qua tổ chức hoạt động của Nhà nước

pháp quyền XHCN. PTCQ này đòi hỏi: Đảng phải chăm lo xây dựng Nhà nước

trong sạch, vững mạnh thực sự là cơ quan quyền lực của dân, do dân, vì dân; Đảng

xác định cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội định

hướng cho Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà

nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật. Đảng định hướng, cho ý kiến chỉ đạo Nhà

nước xây dựng Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm cho cương lĩnh chính trị, đường lối,

chính sách cầm quyền của Đảng được quán triệt và tổ chức thực hiện bằng pháp

luật. Chất lượng, hiệu quả cầm quyền bằng Hiến pháp và pháp luật là dấu hiệu cơ

bản khẳng định năng lực cầm quyền của Đảng trên thực tế.

Phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng Hiến pháp và pháp

luật, thể hiện trước hết ở chỗ, Đảng chỉ đạo đổi mới xây dựng Nhà nước xã hội chủ

nghĩa Việt Nam theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân; Đảng chỉ đạo, định hướng Nhà nước thể chế hóa cương

lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật; Đảng kiểm tra,

giám sátcác cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị

trí tối thượng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật XHCN là

kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của ĐCSVN trên tất cả các mặt

kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Pháp luật

thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan,

thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu chấp

hành pháp luật, không phải Đảng dùng quyền lực của mình để thay thế chính quyền,

Page 61: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

56

thay thế pháp luật. Đây chính là khâu then chốt trong quá trình xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN ở nước ta. Khắc phục tình trạng Đảng tự ban hành những quyết

sách chưa thật sự phù hợp với quy đinh của Hiến pháp và pháp luật, thậm chí một

số cấp ủy, tổ chức đảng ra nghị quyết, quyết định trái thẩm quyền, pháp luật. Nhà

nước thể chế hóa các chính sách của Đảng thành pháp luật. Đảng phải tiên phong,

gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng pháp luật, việc Đảng tôn trọng pháp luật

cũng chính là sự tôn trọng cương lĩnh, đường lối của ĐCQ. Đây là điều kiện, môi

trường pháp lý đặc biệt quan trọng để Đảng thực hiện vai trò cầm quyền. Trong xã

hội hiện đại, một khi những người lãnh đạo, cầm quyền không gương mẫu thượng

tôn pháp luật, quản lý đất nước không dựa chắc trên cơ sở pháp luật, vận dụng pháp

luật tùy tiện sẽ có nguy cơ làm xã hội rối ren, hỗn loạn, chính đảng cầm quyền sẽ

mất tính chính đáng cầm quyền, địa vị cầm quyền sẽ mất.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng công tác tổ chức, cán bộ

trên cơ sở dân chủ, khoa học, tuân thủ pháp luật và kỷ luật Đảng.

Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền Đảng phải thực hiện tốt PTCQ

bằng công tác tổ chức, cán bộ. Cùng với việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống

chính trị, để thực hiện PTCQ Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống

chính trị. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ là điều kiện quyết định bảo đảm vững chắc

cho sự cầm quyền của Đảng và hoạt đọng của hệ thống chính trị. Nghị quyết Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,

đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong

từng khâu của công tác cán bộ" [42, tr. 216]. Là ĐCQ, Đảng càng phải đặc biệt

quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh

có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ trí tuệ, có năng lực lãnh

đạo, quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có phong cách làm việc khoa học, có

uy tín cao trước quần chúng. Trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng

viên, Đảng bố trí, giới thiệu cán bộ để nhân dân bầu vào các vị trí chủ chốt trong bộ

máy nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn bộ các hoạt động quản lý đội ngũ của Đảng

trong hệ thống chính trị nói chung, trong các cơ quan Nhà nước nói riêng (hiểu theo

Page 62: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

57

nghĩa rộng), một mặt phải được thực hiện trên cơ sở Điều lệ và các qui định của

Đảng, mặt khác, phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Đảng sẽ

chỉ đạo từng bước thể chế hóa các qui định của Đảng về công tác cán bộ thành

pháp luật để thống nhất quản lý.

Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng thiết lập và hoạt động của

hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không chỉ bằng xây dựng và hoạt của

Nhà nước mà còn bằng thiết lập và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ

máy Nhà nước. Đây là PTCQ của các đảng Cộng sản nói chung, ĐCSVN nói riêng.

Các ĐCQ khác trên thế giới không thực hiện PTCQ bằng thiết lập và hoạt động của

hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước. ĐCSVN cầm quyền bằng phương

thức này là biện pháp quan trọng, điều kiện bảo đảm cho các NDCQ của Đảng được

tổ chức thực hiện triệt để và vững chắc hơn, thiết thực góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Phương thức cầm quyền này đòi hỏi Đảng thiết lập và tổ chức hoạt động của hệ

thống tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước trừ Trung ương đến cơ sở. Ở Quốc hội,

Đảng thiết lập và hoạt động của Đảng, đoàn Quốc hội. Ở Chính phủ Đảng thiết lập Ban

cán sự đảng Chính phủ. Ở các cơ quan tư pháp, kiểm toán Nhà nước, Đảng thiết lập và

hoạt động của các ban cán sự đảng ở cơ quan tư pháp, kiểm toán Nhà nước. Ở chính

quyền địa phương cũng thiết lập và hoạt động của Đảng, đoàn Hội đồng nhân dân, Ban

cán sự đảng ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp ở địa phương. Các tổ chức đảng này vừa

phải chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, vừa phải chấp hành pháp luật của Nhà

nước, đồng thời trực tiếp lãnh đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy

nhà nước. Đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước chịu sự quản

lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ cầm quyền của

Đảng, thực chất là thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ máy nhà nước. Hệ

thống tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước vừa

phải chấp hành kỷ luật Đảng, đồng thời chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước;

phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật, kỷ luật Đảng; thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ

của đảng viên và chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức nhà nước.

Page 63: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

58

Thứ năm, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng phát huy vai trò của Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành quyền dân chủ, xây

dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nói về dân chủ, Đảng ta đã nhiều lần phê phán quyết liệt những hiện tượng

cửa quyền, hách dịch, quan liêu, ức hiếp quần chúng, coi đây là biểu hiện xấu xa, và

tệ hại nhất trong điều kiện ĐCQ, là nguồn gốc của biết bao hư hỏng, sự xói mòn

phẩm chất đảng viên...Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước ta là một nước dân

chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ; chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân

dân là chủ. Với Hồ Chí Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực

nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ

quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân. Bộ

máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân,

đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà là công

bộc của nhân dân. Trong quá trình cầm quyền Đảng phải kiên trì cầm quyền vì nhân

dân, dựa vào dân, ủng hộ và bảo đảm vai trò làm chủ của nhân dân. Cầm quyền dân

chủ, là kiên trì cầm quyền vì nhân dân, cầm quyền dựa vào dân, ủng hộ và bảo đảm

việc nhân dân làm chủ, đồng thời thúc đẩy chế độ dân chủ, kiện toàn chế độ dân

chủ, đa dạng hóa các hình thức thực hiện dân chủ, mở rộng các kênh để thực hiện

dân chủ, bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân.Vấn đề cơ bản, then chốt của

PTCQ dân chủ là phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội

trong tham gia quản lý nhà nước và giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động

của Nhà nước. Bởi vì, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ quan đại diện

cho lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. ĐCQ phải phát huy vai trò của Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng, củng cố, phát huy sức

mạnh đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo lợi ích, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước thực hiện mục

tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng cơ chế để

thẩm tra, xác minh những ý kiến phản ánh của nhân dân để Đảng, Nhà nước tự “soi

lại” các chủ trương, chính sách của Đảng. Thực hiện dân chủ, công khai trong bầu

cử để lôi cuốn đông đảo nhân dân thực sự tham gia vào đời sống chính trị và lựa

Page 64: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

59

chọn đúng người đại diện cho mình. Mở rộng thực hiện các loại hình dân chủ trực

tiếp như: trưng cầu ý dân; triển khai có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nghiên

cứu quy định cụ thể về trưng cầu dân ý (đã quy định trong Hiến pháp 2013), lấy

phiếu tín nhiệm của nhân dân theo định kỳ đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt

do dân bầu. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ:

Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối. Chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi

ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ

phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình

đưa ra các quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ

nêu sáng kiến đến tham gia thảo luận, tranh luận, đến giám sát quá trình

thực hiện [50, tr.169].

Thứ sáu, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng kiểm tra, giám sát hoạt

động của Nhà nước và kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên hoạt động

trong hệ thống chính trị, đặc biệt trong bộ máy Nhà nước.

Kiểm tra, giám sát rất cần thiết đối với mọi tổ chức và con người trong xã hội.

Đối với chính ĐCQ, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước và hệ thống chính

trị là một bộ phận cấu thành hoạt động cầm quyền của Đảng. Theo V.I.Lênin, kiểm

tra là những chức năng và PTLĐ, quản lý quan trọng của tổ chức đảng và cơ quan

Nhà nước, là biện pháp hiệu nghiệm để nâng cao hiệu quả việc chấp hành các đường

lối, chủ trương, chính sách của Đảng và khắc phục bệnh quan liêu, giấy tờ của cán bộ,

công chức, viên chức công tác trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ

Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi... Khi đã có chính

sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công

việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng

mấy cũng vô ích” [88, tr.520].

Thực tiễn đã chứng minh rằng: Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của

Nhà nước và hệ thống chính trị đã góp phần quan trọng giúp Đảng cầm quyền

tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện, chủ trương, đường lối chính sách phù

Page 65: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

60

hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng; xây dựng củng cố

đoàn kết, thống nhất trong, mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc, triệt để nguyên

tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, công

chức nhà nước, khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu xa dân, vi phạm pháp luật, kỷ

luật Đảng; kịp thời phát hiện và loại ra khỏi bộ máy nhà nước những phần tử cơ hội,

thoái hoá biến chất, đẩy lùi tham ô, tham nhũng, củng cố lòng tin của quần chúng đối

với Nhà nước. Có thể nói tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,

quan liêu tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước hiện

nay đang diễn biến rất phức tạp, tinh vi, nguyên nhân chính ở đây là, quyền lực chưa

được kiểm soát chặt chẽ, và khoa học. Bởi khát vọng quyền lực, tiền bạc chính là

cuộc chiến tàn khốc nhất, đây chính là điểm nghẽn của tình trạng suy thoái. Từ đây,

dẫn đến, tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng, hư hỏng, đang

dần đánh mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, phải nâng cao

chất lượng, hiệu quả thực hiện PTCQ bằng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

trong điều kiện mới. Nếu buông lỏng phương thức này sẽ làm cho tệ nạn tham nhũng

tiếp tục gia tăng, sự tha hóa quyền lực tiếp tục phát triển, không kiểm soát được.

Nghiên cứu, thiết lập và không ngừng đổi mới cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước

một cách khoa học, tuân theo pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: Quốc

hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ là

cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Toà án tối cao là

cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp cao nhất. Giữa ba cơ quan nhà nước này,

thực hiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta chủ trương: “Xác định rõ cơ chế phân

công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên

cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm

của mỗi quyền” [50, tr. 176] Quyền lực nhà nước, trước hết và chủ yếu phải được

kiểm soát bằng chính quyền lực nhà nước, nghĩa là phải tạo ra sự kiểm soát từ bên

trong bộ máy nhà nước đối với loại quyền lực đặc biệt mạnh mẽ này.

Page 66: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

61

Tiểu kết chƣơng 2

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là thời kỳ Đảng lãnh đạo cách mạng

dành chính quyền thành công, thành lập chính quyền công nông của nhân dân, do

nhân dân và vì nhân dân, Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò của

chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là yếu tố quyết định bản chất của Nhà nước

pháp quyền XHCN và sự nghiệp các mạng XHCN ở nước ta trong điều kiện mới.

ĐCSVN cầm quyền với những đặc điểm cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể của

đất nước, dân tộc, cách mạng Việt Nam trong từng giai đọan, trong điều kiện mới.

Xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của ĐCSVN phải trên cơ sở vị trí, vai trò,

chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của ĐCSVN cầm quyền trong điều kiện mới.

Nội dung cầm quyền của ĐCSVN là một bộ phận hợp thành nội dung hoạt

động của Đảng trong điều kiện Đảng có chính quyền, Đảng lãnh đạo, xây dựng, bảo

vệ, phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã

hội trong xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. ĐCSVN cầm quyền với 5 nội

dung cụ thể.

Phương thức cầm quyền của ĐCSVN là hệ thống các phương pháp, cách thức

được ĐCSVN sử dụng để thực hiện các nội dung cầm quyền của Đảng trong điều

kiện mới. ĐCSVN cầm quyền với 6 phương thức cụ thể, phù hợp thống nhất với các

phương thức lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội của ĐCSVN.

Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức cầm quyền của

ĐCSVN được khẳng định trong Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt

Nam và trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghiên

cứu, xác lập nội dung, phương thức cầm quyền của ĐCSVN trong điều kiện mới là

vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đáp ứng đòi hỏi của

sự nghiệp các mạng Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong

nước phát triển nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường.

Page 67: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

62

Chƣơng 3

XÁC LẬP, THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂNVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG XÁC LẬP, THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC

CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

3.1.1. Những thành tựu, ƣu điểm

3.1.1.1. Về xác lập, thực hiện nội dung cầm quyền của Đảng

Một là, Đảng đã nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

nắm các công cụ tiến hành công tác tư tưởng để xây dựng nền tảng tư tưởng của

chế độ, xác định cương lĩnh, đường lối, chính sách cầm quyền đúng đắn.

Từ sau Đại hội VII của Đảng tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức

tạp. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đã tạo nên cơn chấn động về

chính trị thế giới, tác động rất sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, tâm lý của hầu hết cán

bộ, đảng viên và nhân dân ta, số đông tỏ ra lo lắng, số ít thì hoài nghi, dao động về

tiền đồ của CNXH...Đứng trước hoàn cảnh lịch sử, cách mạng nước ta như "ngàn cân

treo sợi tóc", Đảng ta đã khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và

CNXH, kiên định đường lối đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Trên cơ sở

tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của các nước XHCN trên thế giới, với tư duy sáng tạo,

Đảng ta đã nghiên cứu vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. ĐCSVN khẳng định chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi

hoạt động của Đảng.

Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng luôn coi trọng công tác tư

tưởng, thường xuyên quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ tiến hành công tác tư tưởng,

đồng thời nắm chắc các công cụ tiến hành công tác tư tưởng. Đại hội XII chỉ rõ:

Chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận có bước được nâng lên.

Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường góp phần tạo sự thống nhất

Page 68: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

63

trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Tích cực đấu tranh phòng, chống,

"diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa, đấu

tranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

trong nội bộ [50, tr.186].

Do vậy, quá trình phát triển đất nước Đảng ta luôn coi trọng nghiên cứu

phát triển hệ tư tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp với điều kiện thực

tiễn, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét

lại. Để giữ vững, củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng là lý luận Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, Đảng tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, vai trò của

đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ Trung

ương đến cơ sở...tuyên truyền, giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phổ

biến tình hình thế giới, trong nước, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống

phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tư tưởng văn hóa góp

phần nâng cao trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng, củng cố

niềm tin của nhân dân, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang vào lý luận Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN. Điều lệ

ĐCSVN khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách

quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị, đường

lối cách mạng đúng đắn"[44, tr 4-5]. Nhờ kiên trì, nắm vững bản chất cách mạng

và khoa học, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh mà từ khi trở thành ĐCQ đến nay Đang ta luôn xác định cương lĩnh,

đường lối, chính sách cầm quyền đúng đắn, định hướng, chỉ đạo hoạt động của

Nhà nước và toàn xã hội, làm cơ sở cho Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp,

pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.

Hai là, Đảng xác định thực hiện tốt quyền chỉ đạo xây dựng, bảo vệ và sử

dụng bộ máy Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Đối với tổ chức và vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta là; Đảng lãnh

đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là mô hình bảo đảm tính khoa học,

Page 69: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

64

phù hợp với điều kiện ở Việt Nam vì nó thể hiện đúng mục tiêu XHCN, dân chủ,

công bằng, văn minh. Vì vậy, cùng với việc lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới

đất nước, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế các cơ quan lãnh đạo, chính

quyền...xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định quyền hạn, mối quan hệ công

tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động,

bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều

kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phát

triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế là việc hết sức quan

trọng, phức tạp. Song với quyết tâm chính trị của toàn Đảng và cả hệ thống chính

trị; tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, được sắp xếp, kiện toàn, theo

hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực hiệu quả. Đại hội XII chỉ rõ:

Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền XHCN được bổ sung,

hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản. Nhận thức của các cấp, các

ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát

triển....Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được quy định đầy đủ hơn

trong Hiến pháp 2013: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân

công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước được xác định rõ

hơn và có những bước tiến trong hoạt động. Vai trò của pháp luật trong tổ

chức và hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề

cao. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong tổ chức và

hoạt động của Nhà nước được xác định rõ hơn và trong tổ chức thực hiện

đã có những bước tiến nhất định [50, tr. 171- 172].

Quốc hội có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống pháp

luật tiếp tục được hoàn thiện. Chính phủ và các bộ tập trung hơn vào quản lý, điều

hành vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Cải cách hành

chính tiếp tục được chú trọng và có bước tiến đạt được kết quả tích cực.

Page 70: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

65

Ba là, Đảng xác định, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu bố

trí sử dụng, đội ngũ cán bộ cho Nhà nước và hệ thống chính trị.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, trong

những năm đổi mới Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban

hành nhiều Nghị quyết, quy chế, kết luận về công tác cán bộ như: Nghị quyết số

03-NQ/TƯ ngày 18-6-1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Chính trị (khoá IX) có Nghị quyết số 11-NQ/TƯ

ngày 15-01-2002 về Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Nghị quyết

số 42- NQ/TƯ ngày 30-11-2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban chấp hành Trung

ương (khóa X) có Kết luận số 37-KL/TƯ ngày 02-02-2009 về Tiếp tục đẩy mạnh

chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ

Chính trị (khóa XI) có Kết luận số 24-KL/TƯ ngày 05-6- 2012 về Tiếp tục đẩy

mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020

và những năm tiếp theo.

Từ sau khi có chiến lược cán bộ, Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII đã

ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, quy trình

công tác cán bộ. Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ, công chức; Chính phủ đã ban

hành nhiều quyết định, quy định về chế độ chính sách quản lý, tuyển dụng, bổ

nhiệm cán bộ, công chức. Nhờ đó công tác cán bộ đã dần đi vào nền nếp, tạo ra sự

thống nhất trong thực hiện và góp phần mang lại hiệu quả chung trong công tác cán bộ.

Công tác cán bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ

cán bộ trong thời kỳ mới; đã triển khai đồng bộ các khâu quản lý, đánh giá, tuyển

chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luan chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị

nội bộ; thực hiện chính sách cán bộ. Trong đó công tác quy hoạch và luân chuyển

cán bộ có những chuyển biến tích cực. Nội dung, biện pháp công tác cán bộ và xây

dựng đội ngũ cán bộ có sự đổi mới trên một số khâu. Dân chủ, công khai trong công

tác cán bộ được mở rộng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo

vông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ

chức trong hệ thống chính trị và người đững đầu các tổ chức. Việc quy định cán bộ,

đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú; thực

Page 71: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

66

hiện bầu cử có số dư; lấy phiếu tín nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc

giới thiệu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp...là những cách làm

mới thể hiện tính dân chủ, công khai trong công tác cán bộ. Việc phân cấp quản lý

cán bộ được thực hiện hợp lý hơn. Công tác kiểm tra, giám sát trong công tác cán

bộ được tăng cường. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm và chuyển

hướng sang xem xét, giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay, góp phần từng

bước đổi mới công tác cán bộ. Việc quyết định gắn nhiệm kỳ Đại hội Đảng với

nhiệm kỳ của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, với kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội 5 năm đã làm rõ hơn yêu cầu, mục tiêu thực hiện chiến lược cán bộ trong

từng giai đoạn cụ thể. Đảng ta luôn quan tâm và xác định cán bộ, và công tác cán

bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Đảng ta quan tâm, đã chủ động xây dựng và

thực hiện các đề án xây dựng và quản lý cán bộ, tiến hành quy hoạch đội ngũ cán

bộ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, theo đó chất lượng đào tạo đã

đạt được những kết quả quan trọng, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

từng bước được đổi mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và

nghiên cứu khoa học được tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý

trong quy hoạch được nâng lên rõ rệt. Đại hội XII xác định: "Công tác quy hoạch,

đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh hơn" [50, tr.183].Tuyệt

đại đa số cán bộ, đảng viên có ý thức tự rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị,

phẩm chất đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, tích cực thực hiện đường lối

đổi mới của Đảng; trình độ các mặt được nâng lên, hầu hết các cấp ủy đều quán

triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán

bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Công tác điều động, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ được

thực hiện một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình...Đại hội XII

của Đảng chỉ rõ: "Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế

trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu,

liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách

quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình

trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp..."[50, tr. 206].

Page 72: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

67

Bốn là, Đảng xác định nắm vững lĩnh vực quốc phòng, an ninh và sử dụng lực

lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc đặc biệt; chỉ đạo chặt chẽ công tác đối

ngoại của đất nước.

Về quốc phòng, an ninh.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng

lãnh đạo tăng cường sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, củng cố

quốc phòng, an ninh góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn

vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường tạo

điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích lũy lực

lượng, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, xây dựng tiềm lực kinh tế, tiềm lực

khoa học, tiềm lực quân sự... Trong thời gian qua Ban Chấp hành Trung ương, mà

thường xuyên là Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tăng cường lãnh đạo công tác quốc

phòng, an ninh bảo đảm tính tập trung, thống nhất.

Kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp

về mọi mặt với nguyên tắc Nhà nước quản lý tập trung thống nhất quân đội, công

an, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Cơ chế

tổ chức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với quân đội, công an tiếp

tục đổi mới và ngày càng hoàn thiện.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp những Đảng,

Nhà nước và nhân dân ta vẫn kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững chủ quyền

thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm quốc phòng, an ninh ngày càng

củng cố vững chắc. Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, về vị trí, vai

trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có

bước phát triển. Đảng, Nhà nước ta luôn chủ động; kiên quyết, kiên trì lãnh đạo, chỉ

đạo đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng

trời và giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ trương,

giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự

an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn

kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, tiếp tục đượng củng cố, tăng cường. Sức

mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường.

Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN, giữ kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đấu tranh làm thất bại âm

Page 73: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

68

mưu "diễn biến hòa bình" hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế

lực thù địch. Bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền

thống, kiềm chế được tốc độ ra tăng tôi phạm.

Về đối ngoại.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, công tác đối ngoại có bước phát triển.

Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với ASEAN. Việt Nam tham gia ký Hiệp

ước Bali (1992). Ngày 28-7- 1995, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này. Nghị

quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5-1988 là mốc khởi đầu của quá trình

đổi mới tư duy, nhận thức và đường lối đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết nhận

định rằng, tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về

chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Theo đó, các

chính sách đối ngoại của Đảng đã được Đại hội VI xác định "sử dụng tốt mọi khả

năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên

ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội"[41, tr.28]. Các hoạt động

đối ngoại đã thực sự góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện

quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển

kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng,

đưa đất nước vượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới; vị thế

của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Trong bối cảnh quốc tế có

nhiều biến động, khó dự lường, ĐCSVN có những quyết sách khoa học, xác định

đường lối đối ngoại đúng đắn đáp ứng sự phát triển của tình hình nghiệm vụ cách

mạng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phù hợp với thực tiễn đất nước.

Một trong những thành tựu trong công tác đối ngoại đó là Việt Nam đã phá được

thế bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị của chủ nghĩa đế quốc, Việt Nam

chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững chủ quyền quốc gia; bình thường

hóa, thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với các nước. Hiện nay, quan hệ đối ngoại

được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, đã mở rộng quan hệ thương mại với

khoảng trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; gia nhập ASEAN, (1995), tham gia

AFTA (1996), gia nhập APEC (1998) và trở thành thành viên thứ 150 của WTO

(2006), tham gia hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP (2016)....đã

thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11

nước. Nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp

Page 74: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

69

ngày càng tích cực, có trách nhiệm vào đời sống chính trị khu vực và thế giới, phát

huy vai trò tích cực trong cộng đồng ASEAN. "Tăng cường hợp tác và đối thoại

chiến lược với nhiều đối tác; nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc gia

thành đối tác chiến lược và đối tác hợp tác toàn diện; đưa quan hệ hợp tác với các

đối tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn"[50, tr.245]. Những thành tựu

quan trọng trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng ta đã khẳng định vai trò cầm

quyền của ĐCSVN trong xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại; góp phần

quan trọng tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Năm là, Đảng xác định nắm các nguồn lực vật chất then chốt của đất

nước, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đạt được những kết quả

quan trọng.

Trước năm 1986 đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng,

nhưng từ Đại hội VI, Đảng ta khởi xướng và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình mọi mặt của đất nước đã có sự phát

triển, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Đặc biệt là

sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế với

nhịp độ cao tổng sản phẩm trong nước GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1991-

1995 đạt 8,2%; nếu tính năm 1986 làm phát là 774,7% sau năm 1986 lạm phát được

đẩy lùi còn 67,1%, năm 1991 còn 12.7%; từ một nước nghèo, thiếu lương thực, năm

1991 - 1995 chúng ta đã xuất khẩu được 2 triệu tấn gạo [Phụ lục 4 . Dưới sự lãnh

đạo của Đảng, Nhà nước, đất nước ta đạt được những thành tựu rất quan trọng có ý

nghĩa lịch sử, đất nước ta thoát ra khỏi tình trành thoát nghèo kém phát triển, tình

hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng

cường; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đề cao.

Lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, trọng yếu của Đảng trong

thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong quá trình đổi mới Đảng ta nhận thức ngày càng rõ

tính tất yếu, mục tiêu, cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế, từ đó lãnh đạo

nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu quan trọng như: các yếu tố thị trường

được xây dựng tương đối đồng bộ, bảo đảm quan hệ cung, cầu, cạnh tranh lành

mạnh; sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách vĩ mô theo đúng

nguyên tắc của thị trường cụ thể: "tính đến ngày 31 -12- 2013 mức vốn hóa thị

Page 75: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

70

trường cổ phiếu ước đạt khoảng 29,7% GDP, vào cuối năm 2015 ước đạt 33%

GDP" [49, tr. 71 . Điều cần khẳng định qua 30 năm đổi mới, đó là Đảng ta luôn

quan tâm lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội như: Về lao động việc làm, các

chính sách về lao động việc làm của Nhà nước đã chuyển biến theo hướng ngày càng

phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. "Mỗi năm bình quân tạo ra

1,5 - 1,6 triệu việc làm mới. Năm 2014, lao động trong khu vực chính thức đạt trên

30% và lao động đã qua đào tạo chiến khoảng 49% tổng số lao động" [49,

tr.109 .Trong 30 năm qua Đảng ta đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu

quốc gia về giảm nghèo, trong đó đã chú trọng chính sách giảm nghèo đa chiều, trên

cơ sở đó đã khắc phục được nguy cơ tái nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa...qua

đó: "Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 - 2%, các huyện, xã đặc biệt khó

khăn có tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/ năm theo tiêu chuẩn nghèo từng giai đoạn. Năm

1993 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 58, 1%; đến năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5

%, năm 2013 còn 7,8%, năm 2014 còn 5,8 - 6%; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ

nghèo còn dưới 5%, trong vùng đặc biệt khó khăn còn 30%"[49, tr. 110]

3.1.1.2. Về xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền Đảng

Thứ nhất, Đảng luôn kiên trì cầm quyền bằng các thiết chế tư tưởng, lý luận

khoa học, không ngừng củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng cầm quyền.

Trong thời gian qua ĐCSVN đã đặc biệt coi trọng thực hiện phương thức cầm

quyền bằng các thiết chế tư tưởng lý luận. Đảng ta thường xuyên xác định quan

điểm, đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, xác định nội dung, hình thức, biện

pháp công tác tư tưởng, lý luận; xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy tiến

hành công tác tư tưởng, lý luận. Thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền,

giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối,

chính sách cầm quyền của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ đạo xây

dựng tổ chức bộ máy, đổi mới trang thiết bị, không ngừng hiện đại hóa các phương

tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo, quản lý chặt chẽ, phát huy vai trò của các

phương tiện thông tin đại chúng trong tiến hành công tác tư tưởng, lý luận, đặc biệt

là trong công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách cầm quyền của Đảng,

pháp luật của Nhà nước; giải quyết kịp thời những bức xúc về tư tưởng, dự luận xã

hội, đấu tranh phản bác những quan điểm, tư tưởng phản động, thù địch, khắc phục

tư tưởng lệch lạc, sai trái, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,

Page 76: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

71

lối sống; luôn tạo ra sự đồng thuận xã hội đối với đường lối, chính sách cầm quyền

của Đảng. Tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng

thời khẳng định, kiên trì, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học, vận dụng

đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hới với điều

kiện, tình hình cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Đảng luôn khẳng định lấy

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam

cho hành động của Đảng và toàn xã hội. Nhờ đó mọi cương lĩnh, đường lối, chính

sách cầm quyền của Đảng luôn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân,

vì vậy luôn định hướng, chỉ đạo đúng đắn cho nhận thức, hành động của Nhà nước

và toàn xã hội.

Trên cơ sở nắm vững lý luận và phương pháp cách mạng của lý luận Mác -

Lênin, với tầm cao trí tuệ, Đảng ta luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công

nhân, thực hiện thiết chế, phương thức đấu tranh không khoan nhượng chống những

khuynh hướng tư tưởng cải lương của giai cấp tư sản, khắc phục được khuynh hướng

tư tưởng tả, hữu khuynh trong xây dựng nền tảng tư tưởng đường lối, chủ trương

cũng như tổ chức thực hiện, chính vì vậy Đảng giữ vững nền tảng tư tưởng địa vị cầm

quyền. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, Đảng càng có điều kiện thực

hiện đầy đủ các thiết chế tư tưởng làm cho hệ thống quan điểm, tư tưởng, lý luận

khoa học của Đảng tác động và chi phối trực tiếp đến mọi hoạt động trong đời sống

xã hội góp phần củng cố, quan hệ đến vai trò, sinh mệnh chính trị của Đảng, sự ổn

định của chế độ, chăm lo lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Vì vậy,

mọi sự lệch lạc, sai lầm về lý luận, về đường lối đều được Đảng sử dụng thiết chế tư

tưởng lý luận để khắc phục kịp thời. ĐCSVN cầm quyền luôn coi trọng củng cố, phát

triển nền tảng tư tưởng, phát triển lý luận khoa học, nâng cao chất lượng công tác lý

luận, làm cơ sở, điều kiện, tiền đề để giữ vững vai trò cầm quyền và cầm quyền lâu

dài của Đảng.

Trong quá trình cầm quyền ĐCSVN luôn chú ý tiếp thu và truyền bá hệ tư

tưởng mácxít, khẳng định đó là hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp tiên phong, đồng

thời thường xuyên, truyền bá hệ tư tưởng đó vào quần chúng, biến hệ tư tưởng đó

giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; ĐCSVN thường xuyên bổ sung, phát triển

hệ tư tưởng, trên cơ sở đó đề ra cương lĩnh, đường lối, chính sách cầm quyền phù

Page 77: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

72

hợp trong mọi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn, do đó nhân dân ta

luôn tin tưởng vào sự cầm quyền của Đảng.

Thứ hai, Đảng kiên trì xác lập và thực hiện phương thức cầm quyền thông qua

tổ chức hoạt động của Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật.

Đảng ta luôn xác định PTCQ thông qua tổ chức hoạt động của Nhà nước, bằng

Hiến pháp, pháp luật là PTCQ cơ bản, then chốt. Điều lệ ĐCSVN khẳng định:

"Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền (....) Đảng lãnh đạo, tôn trọng và

phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính

trị - xã hội"[44, tr. 5-6]. Trong thời gian qua Đảng ta luôn kiên trì đường lối, chính

sách, nguyên tắc cầm quyền thông qua tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hệ

thống quyền địa phương. Thường xuyên quan tâm, xác định đường lối, chính sách

đối nội, đối ngoại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cách

mạng định hướng, chỉ đạo cho tổ chức, hoạt động của Nhà nước và chính quyền

địa phương các cấp. Trong suốt thời kỳ đổi mới, trong tất cả những lần Đại hội

Đảng toàn quốc và nhiều nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Đảng

ta đều xác định quan điểm, đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của

dân, do dân, vì dân. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,

xây dựng, củng cố, kiện toàn Nhà nước và hệ thống chính quyền địa phương, đặc

biệt là công tác cải cách hành chính, các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp,

khắc phục hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công

chức nhà nước. Mặc dù Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng Đảng rất tôn trọng Nhà

nước, không lấn sân, bao biện làm thay công việc của Nhà nước. Chức năng,

quyền hạn, nội dung, PTCQ của Đảng ngày càng được phân định rõ hơn với chức

năng, quyền hạn, nội dung, phương thức quản lý của Nhà nước. Đảng luôn tôn

trọng, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. Một mặt Đảng

thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng Nhà nước ngày càng vững mạnh; mặt

khác Đảng còn định hướng co ý kiến chỉ đạo Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa

đường lối chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và quản lý đất nước

bằng pháp luật. Đảng tôn trọng pháp luật, không đứng trên pháp luật, đứng ngoài

pháp luật mà Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vị trí, vai

trò, chức năng nhiệm vụ của Đảng được khẳng định trong Hiến pháp và được bảo

Page 78: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

73

đảm bằng pháp luật. Điều đó vừa khẳng định cơ sở pháp lý của Đảng đồng thời

thể hiện sự tôn trọng Hiến pháp, pháp luật của Đảng.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đào tạo bồi dưỡng, quản lý và bố

trí đội ngũ cán bộ hoạt động trong hệ thống chính trị, đặc biệt trong bộ máy Nhà nước.

Công tác tổ chức, cán bộ được Đảng ta đặc biệt quan tâm, xác định là nhân

tố quyết định sự thành bại của cách mạng; gắn liền với vận mệnh của dân tộc, là

khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng ta đã bám sát nhiệm

vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời

kỳ mới. ĐCSVN đã triển khai thực hiện khá đồng bộ các khâu, các bước trong

công tác cán bộ, tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức, viên chức từ đó khắc phục được sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ,

nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.Đại hội XII chỉ rõ: "Tập trung

xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và

phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ" [50, tr. 207 . Đảng chỉ đạo rà soát, bổ sung quy

hoạch cán bộ, xây dựng đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Công tác giới

thiệu, bầu, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ diện Trung ương quản lý

được thực hiện kịp thời, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, quy định. Công tác

cán bộ được đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, tuân theo pháp luật, thực

hiện liên thông giữa các khâu; sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ

lãnh đạo. Công tác cán bộ gắn với công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăng

cường, góp phần phòng chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa”trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong

những năm qua đã thực sự đổi mới, trên cơ sở quy hoạch cán bộ, đã được Đảng

quan tâm, thường xuyên "đổi mới" công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng "thiết

thực" nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực

công tác cho đội ngũ cán bộ. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã

chủ trọng trang bị kiến thức lý luận với truyền thụ kinh nghiệmthực tiễn, kết hợp đào

tạo, bồi dưỡng theo chức danh với đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản

lý...Chính sách cán bộ được thực hiện tương đối tốt.Có thể khẳng định rằng: Đa số

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có bước

Page 79: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

74

trưởng thành từ thực tiễn, bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ gìn phẩm chất đạo đức,

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, Đảng thực hiện tốt phương thức cầm quyền bằng hệ thống tổ chức

đảng và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên hoạt động

trong bộ máy nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không chỉ bằng đội ngũ cán bộ, đảng

viên tham gia hoạt động trong bộ máy Nhà nước mà còn cầm quyền bằng thiết lập

và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước. Đây là phương

thức đặc thù của Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, bảo đảm cho Đảng vừa lãnh

đạo vừa cầm quyền trực tiếp, toàn diện từ Trung ương đến cơ sở. Vì vậy, từ khi

Đảng trở thành ĐCQ đến nay, ĐCSVN hết sức coi trọng thiết lập, củng cố, kiện

toàn tổ chức hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, đổi mới phương thức hoạt động của

hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy Nhà nước. Ở Quốc hội, Đảng thiết lập đảng

đoàn Quốc hội; ở Chính phủ, Đảng thiết lập Ban cán sự đảng; ở các cơ quan tư pháp

cũng thiết lập Ban cán sự đảng. Tương ứng với hệ thống chính quyền địa phương

các cấp đều thiết lập hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính quyền. Sự

hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ

sở đã góp phần thực hiện tốt PTCQ của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng lãnh đạo phát huy tính tiền phong,

gương mẫu của đảng viên trong việc tổ chức thực hiện quan điểm, chủ trương của

Đảng về xây dựng tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà

nước. Đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong

bộ máy nhà nước gương mẫu thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ đường lối của Ðảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương của Đảng. Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: "Coi trọng việc phát huy vai trò, trách

nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong các cơ quan

nhà nước (...); nói đi đôi với làm" [50, tr.191].Tuyệt đại đa số đảng viên tận tụy với

công việc, nêu cao ý thức trách nhiệm, nắm và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ,

quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm

dụng chức vụ, quyền hạn không đặc quyền, đặc lợi khi giải quyết công việc; hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có

hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động,

Page 80: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

75

sản xuất, công tác; tiền phong, gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu,

tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn

vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa,

khắc phục…

Thứ năm, Đảng thường xuyên phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc thực

hiện thắng lợi, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Bổ

sung phát triển năm 2011) khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể

nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của

nhân dân....thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng

Đảng, Nhà nước...tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước"[42,

tr. 86]. Vì vậy, một trong những PTCQ của ĐCSVN là phát huy vai trò của MTTQ

và các đoàn thể chính trị - xã hội trong đại diện, chăm lo lợi ích và quyền làm chủ,

xây dựng, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc thực hiện đường lối chính sách của

Đảng, pháp luật Nhà nước, tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng,

Nhà nước. Trong thời gian qua MTTQ và các đoàn thể chính tri - xã hội đã thực

hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thực sự là lực lượng nòng cốt trong tập hợp,

đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội đối với vai trò

cầm quyền của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà nước. Hoạt động của MTTQ và

các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả

cầm quyền của Đảng.

Trong điều kiện ĐCQ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do

dân và vì dân là điều kiện để thực hành dân chủ trong xã hội. Đảng ta xác định dân

chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm phát

huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân. Điều này đã được Đảng ta xác định ngay

từ Đại hội VI, Đảng ta đề ra phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra". Trong các kỳ Đại hội tiếp theo, đặc biệt là từ Đại hội IX đến nay, Đảng ta luôn

coi trọng vấn đề phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ, thực hiện dân chủ...Đai hội X

của Đảng coi dân chủ là một bước đột phá trong nhận thức tư duy lý luận đổi mới

Page 81: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

76

của Đảng, đồng thời coi dân chủ là nhân tố có tính chất chiến lược trong sự phát

triển của đất nước "đó là xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ"[34, tr.125].

Đến Đại hội XI, trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ

sung phát triển 2011), Đảng ta đã chỉ ra đặc trưng bao chùm, tổng quát của CNXH

là "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"[42, tr.70]. Coi dân chủ là

điều kiện, tiền đề của công bằng văn minh, là bản chất của nhà nước ta.

Trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã ban hành các nghị

quyết, chỉ thị về thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Ngày 18-2- 1998,

Bộ Chính trị (khóa VIII đã ban hành chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện

Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 18-3-2010 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy

chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận số 65-KL/TW ngày 4-3-2010 của Ban Bí thư về tiếp

tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và

thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện

dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường

xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng. Đảng đã lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ thể

hóa, đường lối, quan điểm của Đảng, quy định trong Hiến pháp năm 2013 về xây

dựng nền dân chủ XHCN. Đảng, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ quyền

dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người và quyền công dân, gắn với

trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tôn trọng kỷ cương, pháp luật trên mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội, các cấp các ngành quan tâm đề cao vai trò làm chủ của nhân

dân trong tham gia quản lý Nhà nước.. Đại hội XII chỉ rõ: "Quyền làm chủ của nhân

dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực

tiếp và dân chủ đai diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế"[50, tr. 167].

Thứ sáu, Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt

động của Nhà nước và và kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng đối với các tổ

chức đảng và đảng viên hoạt động trong hệ thống chính trị, đặc biệt trong bộ máy

Nhà nước.

Trước những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng và công tác kiểm tra,

giám sát Đảng ta xác định rõ: kiểm tra, giám sát là mắt khâu rất quan trọng trong

chu trình lãnh của Đảng, bởi vậy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều đổi

mới trong công tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành

Page 82: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

77

kỷ luật của Ðảng được triển khai theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu

quả, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đấu tranh phòng,

chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và đã đạt những kết quả quan trọng. Ủy ban

kiểm tra Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giámsát của theo hướng đổi

mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường kỷ luật Đảng, tập trung vào kiểm tra,

giám sát hoạt động cụ thể, tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo Đảng và kiểm tra,

giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, Điều lệ

Đảng, việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc tổ chức và

chỉ đạo cải cách hành chính, việc thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu

các cơ quan, tổ chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước…Theo báo cáo của Ủy ban

Kiểm tra Trung ương, trong năm 2016, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các

cấp đã tiến hành kiểm tra gần 4 vạn tổ chức đảng và hơn 10 vạn đảng viên; giám sát

hơn 3 vạn tổ chức đảng và hơn 10 vạn đảng viên; thi hành kỷ luật gần 150 tổ chức đảng

và hơn 12 ngàn đảng viên…Kết quả đạt được trong thời gian gần đây, là chủ động tiến

hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của nhiều tổ chức đảng và đảng viên, đã kết hợp chặt

chẽ giữa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; làm vụ nào ra vụ

ấy, làm bài bản, khoa học, làm đến nơi, đến chốn; tiến hành kỷ luật đảng trước không

chờ kết luận của các cơ quan nhà nước, thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân,

báo chí, công luận...Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới,

với trong trách lớn lao, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trungương đã kịp thời ban

hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 14-2-1999 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Tại hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa X ra Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30-7-2007 về tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.Từ khi Nghị quyết số 14, công tác kiểm

tra, giám sát của Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tích

quan trọng: thứ nhất, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của tổ chức

đảng, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra; thứ hai, đội ngũ cán bộ của ngành kiểm tra được

củng cố kiện toàn, có bản lĩnh chính trị vững vàng thực hiện cần kiệm, liêm chính,

chí công vô tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ chính trị của Đảng trong điều kiện mới; thứ ba, nhiều vụ việc trong thời gian qua

Page 83: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

78

được Ủy ban kiểm tra Trung ương tiến hành theo đúng thẩm quyền, phát hiện kịp

thời và xử lý nghiêm minh những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.

3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm

3.1.2.1. Về xác lập, thực hiện nội dung cầm quyền của Đảng

Thứ nhất, hạn chế về xây dựng hệ giá trị, nền tảng tư tưởng của Đảng, của

chế độ và nắm các công cụ tư tưởng.

Sự khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu kéo theo sự thoái

trào của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế làm nảy sinh những trào lưu tư

tưởng hoài nghi, dao động đối với hệ giá trị, nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác -

Lênin. Lợi dụng thời cơ đó chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực

hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư

tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Chúng ra sức truyên truyền, xuyên

tạc nói xấu, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời đẩy mạnh truyên truyền, cố xúy, khẳng định giá trị

của tư tưởng tư sản. Các thế lực thù địch đã đầu tư nhiều kinh phí, hiện đại hóa cơ

sở vật chất kỹ thuật công nghệ truyền thông, thiết lập tổ chức bộ máy với quy mô

rất lớn để thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng,

văn hóa. Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Mặt

trận tư tưởng, lý luận trở thành nóng bỏng hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là hệ giá trị, nền tảng tư tưởng cầm quyền của

Đảng đứng trước những thử thách quyết liệt chưa từng thấy. Trong nội bộ Đảng,

Nhà nước, chế độ ta cũng manh nha xuất hiện một số trào lưu tư tưởng cơ hội, hữu

khuynh, hoài nghi, dao động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong

nội bộ. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán

bộ, đảng viên chưa thu được kết quả như mong muốn. Công tác nghiên cứu lý luận,

tổng kết thực tiễn chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời những luận cứ khoa học xác đáng

cho Đảng xác định đường lối chính sách cầm quyền trong thời kỳ mới.

Mặt khác, sự khủng hoảng, sụp đổ của CNXH, sự tan rã mất chính quyền của

các đảng cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu kéo theo sự hoài nghi, dao động, từ bỏ lý

luận về ĐCQ theo vết xe đổ ở các nước này. Trong bối cảnh đó, Đảng ta vừa phải

Page 84: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

79

nghiên cứu, xây dựng lý luận, vừa phải tổ chức các hoạt động thực tiễn cầm quyền,

khắc phục hậu quả chiến tranh, quá độ lên CNXH từ nền sản xuất nhỏ, sản xuất

nông nghiệp là phổ biến lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Bước vào thời kỳ đổi

mới, quá độ lên CNXH, Đảng ta đã tích lũy được nghiều kinh nghiệm cầm quyền,

lãnh đạo chiến tranh và rất thiếu kiến thức, kinh nghiệm cầm quyền phát triển kinh

tế - xã hội, xây dựng CNXH. Trong khi đó Đảng lại chậm tổ chức tổng kết, rút kinh

nghiệm thực tiễn cầm quyền trong thời kỳ đổi mới.

Tất cả những khó khăn, hạn chế, bất cập trên đã làm cho hệ giá trị, nền tảng

cầm quyền của Đảng chậm phát triển, hoàn thiện và đang đặt ra nhiều vấn đề cần

tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao

đối với công tác nghiên cứu lý luận của Đảng, nhằm củng cố địa vị cầm quyền của

Đảng. Nếu không có phát triển về lý luận, rơi vào bảo thủ, trì trệ sẽ dẫn đến những

sai lầm, giáo điều, máy móc về tư tưởng, sai làm về đường lối, dẫn đến những tổn

thất cho cách mạng khó có thể lường trước.

Thứ hai, bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả.

Đổi mới bộ máy nhà nước nhưng chưa gắn chặt với tinh giảm biên chế.

Thời gian qua ngoài tệ quan liêu, tham nhũng thì tình trạng bộ máy trong hệ

thống chính trị còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ thiếu ràng mạch, chồng chéo,

trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, hiệu quả công việc thấp, kỷ luật, kỷ cương bị

buông lỏng, không nghiêm, tình trạng nói không đi đôi với làm còn khá phổ

biến...Điều đó cho thấy các tổ chức trong hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Chính

vì vậy, Đảng, Nhà nước cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ những quy định, cách

làm gây cản trở đến việc phát huy sức mạnh toàn dân, cản trở sự phát triển của đất

nước; những gì còn chồng chéo, chưa rõ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người

dân cần phải được loại bỏ ngay. Do bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh dẫn đến

chi ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nước thường xuyên cao, hoạt động kém

hiệu quả, đây chính là rào cản trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của

nước ta. Bởi vì, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN là tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để

huy động mọi nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Thực tế, hiện nay còn

một số cán bộ, công chức, viên chức năng lực hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến uy

tín, và hiệu quả hoạt động của nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội. Lợi ích

Page 85: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

80

nhóm chi phối không ít đến quyết định và chính sách, cơ chế "xin - cho" lại thịnh

hành và thay thế quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật. Đại hội IX chỉ

rõ: "Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa

quyền, sách nhiễu "xin - cho" và sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc" [25, tr.218].

Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước còn

cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ nhiều cơ quan, đơn vị vẫn còn chồng chéo và chưa

đủ cụ thể, chưa rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực

hiện tinh giảm biên chế chưa đạt yêu cầu"[50, tr. 259].

Thứ ba, xây dựng, quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế,

yếu kém.

Có thể khẳng định rằng trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, đội ngũ cán bộ của

Đảng và Nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng đã trưởng thành đáng kể cả về số lượng

và chất lượng. Điều này được thực tiễn chứng minh bởi những thành công của công

cuộc đổi mới. Song, trong thực tế có những lúc Đảng chưa có điều kiện, hoặc xem

nhẹ một trong những nội dung của công tác cán bộ; do đó làm ảnh hưởng tới kết

quả của toàn bộ công tác cán bộ. Có giai đoạn Đảng chưa đánh giá đúng mức hiệu

quả của việc điều động, luân chuyển cán bộ nên ảnh hưởng tới việc xây dựng đội

ngũ cán bộ cao cấp... hoặc có lúc, có thời điểm chưa đặt chúng trong một quy trình

nghiêm ngặt do đó dẫn đến công tác cán bộ mang tính phiến diện, dẫn đến nhiều nơi

thực hiện, tiến hành công tác cán bộ một cách tùy tiện, chủ quan...Những hạn chế

trên là do chưa xác định đúng những tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá cán bộ; không

có quy trình thủ tục nghiêm ngặt trong công tác cán bộ; thiếu một cơ chế công bằng,

hợp lý trong đãi ngộ; thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát thực sự hữu hiệu....Thực tế cho

thấy, những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ thường do khâu đánh giá, sử

dụng đề bạt, bổ nhiệm đến chính sách đãi ngộ. Nếu làm không dân chủ, minh bạch

rất dễ dẫn đến những tiêu cực trong công tác cán bộ như chạy chức, chạy quyền,

chạy tội, chạy quy hoạch, chạy tuổi...Đại hội XII chỉ rõ: "Đánh giá cán bộ vẫn là khâu

yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa

học để khắc phục"[50, tr.194]. Mặc dù đã ban hành Luật cán bộ, công chức...nhưng

công tác cán bộ vẫn còn hạn chế, vẫn còn kẽ hở lợi dụng quy chế để làm trái.

Hiện tượng cán bộ được điều động, bổ nhiệm, đề bạt...đều được cấp ủy, tổ

chức đảng khẳng định làm đúng quy trình công tác cán bộ, nhưng chất lượng cán bộ

Page 86: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

81

được đề bạt, bổ nhiệm thấp, thậm chí vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Tệ quan liêu,

tham nhũng trong công tác cán bộ vẫn khá phổ biến, trong khi đó việc kiểm soát

quyền lực và cơ chế xác định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu kém,

tính công khai, minh bạch theo quy chế chưa tốt...Công tác cán bộ còn hạn

chế,yếu kém, khuyết điểm, điều đó có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do

một số cấp uỷ, trước hết là cán bộ chủ trì, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức

đảngchưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò trọng yếu của công tác cán bộ trong

công tác xây dựng Đảng; việc gắn xây dựng cấp uỷ với xây dựng đội ngũ cán

bộ chủ trì còn thiếu biện pháp đồng bộ nên tính ổn định của cấp uỷ trong nhiệm

kỳ chưa vững chắc. Trước sự phát triển của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ đặt

ra nhiều vấn đề mới về công tác cán bộ như: việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ

trì gắn với xây dựng cấp uỷ trong sạch vững mạnh; xây dựng cấp uỷ phải gắn

với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện…nhưng điều đó chưa được

nghiên cứu tổng kết, rút kinh nghiệm để có giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu

quả. Chậm đổi mới tư duy về quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ, mở rộng

dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Việc kiện toàn tổ chức còn

nặng nề về sắp xếp đầu mối, chưa bám sát yêu cầu hàng đầu là xây dựng và thực

hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, nâng cao chất lượng bộ máy và đội ngũ

cán bộ, công chức. "Khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán

bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp còn theo

một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức,

không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc; cách

làm lại thiếu quy hoạch..."[41, tr.25].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra những khuyết điểm,

yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục, nhất là khâu đánh giá cán bộ:

"Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu

yếu nhất, quan nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp

khoa học để khắc phục"[50, tr.194 . Chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy

trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Chưa kiên quyết và

thiếu những quy chế có hiệu lực để sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, thay thế kịp

thời những cán bộ yếu kém về phẩm chất và năng lực, để công việc trì trệ; hầu như

chỉ khi cán bộ bị kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật mới thay thế. Chưa có chính sách

Page 87: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

82

đủ hiệu lực khơi dậy tài năng và thu hút nhân tài vào các lĩnh vực quan trọng. Chậm

khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng hụt cán bộ ở các địa phương, ngành.

Đảng cần có cơ chế lựa chọn những cán bộ ưu tú, thật sự có trí tuệ, có đạo đức, có

tâm vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ tư, Đảng ta, tuy đã rất chú trọng nắm vững một số lĩnh vực trọng yếu của

đất nước, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.

Về quốc phòng, an ninh

Quốc phòng, an ninh là những lĩnh vực lớn, đặc biệt quan trọng, có quan hệ

đến sự tồn vong của chế độ, của đất nước. Đảng ta là ĐCQ, Đảng duy nhất cầm

quyền, vì vậy Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Trong

những năm, qua tư duy mới về quốc phòng, nhất là sức mạnh tổng hợp của nền

quốc phòng toàn dân; trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; vai trò nòng cốt của lực

lượng vũ trang trong nền quốc phòng; gắn bó chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh,

quốc phòng, an ninh với kinh tế được chăm lo. Tuy nhiên, ý thức quốc phòng, bảo

vệ Tổ quốc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa cao, còn mơ hồ, chủ

quan. Quốc phòng, an ninh chưa được tăng cường, củng cố đúng mức. Chưa tạo được

thế trận chiến tranh nhân dân, “thế trận lòng dân” thực sự vững chắc nhất là sự kết

hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế....Đại hội XII chỉ rõ: "nhận thức của một số

cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thật

đầy đủ, sâu sắc. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an

ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ" [50, tr.147].

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là

nhiệm vụ trong yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân

đội và Công an là lực lượng nòng cốt. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về quốc

phòng, an ninh của một số cán bộ, đảng viên trong các cấp các ngành chưa đầy đủ,

sâu sắc, thiếu cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các

thế lực thù địch, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Công tác nghiên cứu khoa học quân sự, nhất là ngành công nghiệp quốc phòng chưa

được quan tâm đầu tư đúng mức. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: "Nhận

Page 88: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

83

thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình

hình mới chưa thật đầy đủ, sâu sắc" [50, tr.147].

Về đối ngoại.

Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới rất nặng nề, nhưng thực tiễn cho thấy công

tác đối ngoại có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, trong thực

hiện đường lối, chính sách của Đảng, làm cho thế giới, bạn bè năm châu hiểu rõ hơn

về mục tiêu, đường lối đối ngoại, đất nước và con người Việt Nam. Điều đó, tạo nền

tảng chính trị quan trọng, trực tiếp góp phần thúc đẩy, tăng cường quan hệ song

phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác và bè bạn quốc tế. Tuy nhiên,

công tác đối ngoại còn có mặt hạn chế, Đại hội XII chỉ rõ: "Chưa tạo được nhiều sự

đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác ngoại giao đa phương chưa phát huy hết các

lợi thế" [50, tr. 261].

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế là vấn đề sống còn

của Đảng, không hội nhập, không hợp tác đất nước không thể phát triển. Sự nghiệp

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện nhất quan đường

lối đối ngoại của Đảng. Song hiện nay, công tác nghiên cứu, dự báo mang tính

chiến lược về đối ngoại còn hạn chế, sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại

giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân chưa đồng bộ. Đại hội XII chỉ rõ: "Công

tác đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động và hiệu quả chưa cao. Chưa

có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình đẩy

mạnh hội nhập quốc tế. Trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp

những chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Sự phối hợp,

kết hợp giữa các ngành, các địa phương còn thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu

chiến lược, dự báo tình hình còn hạn chế" [50, tr. 152 -153].

Thứ năm, về nắm các nguồn lực vật chất then chốt; cơ chế chính sách chậm

đổi mới, chất lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội một số mặt còn thấp.

Phát triển kinh tế nhanh, bền vững là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc

dự báo chính xác tình hình kinh tế thế giới để đưa ra chính sách phù hợp. Thực tiễn tình

hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của

Đảng trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mức độ

tăng trưởng của nền kinh tế còn chưa ổn định, chất lượng, và năng lực cạnh tranh còn

Page 89: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

84

thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước đặc biệt trên lĩnh vực sản

xuất, xuất khẩu hàng nông sản của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng,

việc sử dụng đất đai kém hiệu quả, kinh tế biển, đảo chậm phát triển, mặc dù Đảng đã

có nghị quyết về chiến lược Biển Việt Nam. Cải cách thủ tục hành chính còn chậm, ý

thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong và ngoài nước kém dẫn đến vi

phạm về vấn đề môi trường sinh thái làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Việt Nam và

sức khỏe của người dân trực tiếp sinh sống trên địa bàn đó.

Tiến trình hơn 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được những thành

tựu vượt bậc, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Điều

đáng chú ý ở đây ngoài những tốc độ về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với

GDP/ người so với một số nước trong khu vực và thế giới thì lại có xu hướng

giảm đi. Nếu tính trong vòng từ (1990 - 2004), chênh lệch GDP/ người Việt Nam

so với mức bình quân chung trên thế giới là 9 lần, với Nhật Bản là 15 lần,

Malaixia là 5,2 lần.. [Phụ lục 3]. Cùng với những thành tựu đạt được qua hơn 30

năm đổi mới như: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,6 - 7%/

năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD, tỷ

tọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; trong tổng vốn đầu tư toàn

xã hội" [50, tr. 81]. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề xã hội vẫn còn nhiều

hạn chế, yếu kém, những bức xúc xã hội có chiều hướng gia tăng, nền kinh tế

phát triển chủ yếu theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố

về vốn, tài nguyên, lao động vẫn còn ở trình độ thấp; một số chính sách xã hội

chậm được đổi mới, chưa sát thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học, thiếu những chính

sách đặc thù; chưa hình thành cơ chế đồng bộ để giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo thiếu bền vững. Chưa hình thành cơ chế đồng bộ về giảm

nghèo đa chiều, đa mục tiêu. Nhiều chính sách an sinh xã hội và giảm

nghèo chồng chéo nhau và chồng chéo với các chính sách khác. Đời sống

của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng xã hội ở

nhiều địa phương, khu vực, nhất là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, một bộ

phận nhân dân chưa được hưởng thụ một cách công bằng các thành quả của

công cuộc đổi mới. [49, tr.114].

Page 90: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

85

3.1.2.2. Về xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền của Đảng

Một là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền bằng thiết chế tư tưởng được biểu

hiện ở công tác nghiên cứu, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn

chậm so với sự vận động, phát triển của yêu cầu nhiệm vụ cầm quyền của Đảng.

Tiến trình 30 năm đổi mới, ĐCSVN đã có những nhận thức sâu sắc, đúng

đắn và bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên hàng

loạt các vấn đề như: Mục tiêu của con đường đi lên CNXH; vấn đề sở hữu về tư

liệu sản xuất, đến phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, việc bổ sung

phát triển lý luận và kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề mới bức bách đang đặt ra

chúng ta chưa làm được như: Việc làm rõ sự khác nhau giữa kinh tế thị trường

định hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; giữa nhà nước pháp

quyền XHCN của dân, do dân, vì dân với Nhà nước pháp quyền tư sản; lý luận về

ĐCQ, PTCQ, mô hình cầm quyền của Đảng đến nay vẫn là những vấn đề chưa

được bổ sung, phát triển làm sáng tỏ.

Đảng cầm quyền nếu như không có hệ thống lý luận ổn định thì không thể thu

hút được quần chúng một cách có hiệu quả. Thực tiễn chứng minh rằng, bất kỳ một

ĐCSCQ nào xem lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, sơ cứng không căn cứ

vào thực tế tình hình để làm cho nó phong phú, phát triển và như vậy thì hệ tư

tưởng không thể chế định ra được đường lối, phương châm, sách lược đúng đắn; do

vậy không ngừng sáng tạo lý luận, phát triển lý luận nhưng phải phản ánh được

những tư tưởng tiên tiến của thời đại. ĐCQ khi đã xác lập được hệ tưởng tiến tiến,

thì lý luận cũng chính là cơ sở cho sự mở đường dẫn lối của sự cầm quyền lâu dài

và bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta có những chuyển biến, thay đổi

rất lớn. Những thay đổi đó nó làm cho nền tảng tư tưởng của Đảng cũng có những

biến đổi theo, thậm chí có thể là thách thức đối với sự cầm quyền của Đảng. Những

thách thức này không phải từ bản thân Đảng, bản thân lý luận Mác - Lênin mà nó

xuất phát từ nguyên nhân xâu xa từ chỉ đạo nghiên cứu lý luận. Đại hội XII chỉ rõ:

"Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu công cuộc

đổi mới" [50, tr.193].

Page 91: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

86

Hai là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền thông qua tổ chức và hoạt

động của Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật nhưng môi trường pháp lý chưa

thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế.

Hiến pháp 2013 quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Thực hiện sứ mệnh lịch sử nặng nề đó, ĐCSVN đã đề ra đường lối, chủ trương,

chính sách phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam. Đường lối, chính sách của Đảng

muốn thực sự đi vào cuộc sống, trở thành ý chí của nhân dân; đòi hỏi phải được thể

chế thông qua công tác xây dựng và ban hành pháp luật của cơ quan Nhà nước.

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy việc ban hành pháp luật của Nhà nước đã

trực tiếp góp phần trong việc thể chế hóa cương lĩnh, đường lối của Đảng trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội, ý thức pháp luật, tính thượng tôn pháp luật của cán

bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao. Quyết tâm chính trị của Đảng là luôn bảo

đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ sở pháp lý cho việc mọi công dân

đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay khi đất nước phát triển, điều

kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước cũng được nâng lên, trình độ dân trí

ngày càng cao, nhu cầu dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng mở

rộng và cao hơn, do đó đòi hỏi công tác xây dựng và ban hành luật, cũng như công

tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ, tránh

trường hợp luật ban hành song không tổ chức tuyên truyền phổ biến, dẫn đến tình

trạng công dân khi vi phạm không biết mình vi phạm cái gì luật nào...Mặt khác, một

bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cán bộ cao cấp vi phạm pháp luật,

thậm chí có những vụ việc nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, điều đó làm

ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả cầm quyền của Đảng.

Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng

với yêu cầu hội nhập, nhưng trong các thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành, liên

bộ ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng

đến việc thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO, mà còn là những vướng mắc đối

với các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập. Nhiều rào cản về thủ tục

hành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó làm cho các doanh nghiệp không thể tự tháo

gỡ dẫn đến mất cơ hội sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì, việc

xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với môi trường pháp lý của WTO không chỉ

đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền

Page 92: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

87

kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nghị quyết

Đại hội XII chỉ rõ:

Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN, còn chồng chéo, tính công khai, minh

bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế. Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà

nước, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém. Cải cách hành chính còn chậm,

thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, thủ tục hành chính còn phiền hà, đang

là rào cản lớn đối với sự tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh

lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển[50, tr.173 - 174].

Tính cồng kềnh, sự tồn tại những bất cập, cộng với sự mâu thuẫn đã làm giảm

tính minh bạch của pháp luật, làm cho pháp luật trở nên khó hiểu, khó áp dụng trên

thực tế, hiệu quả kém. Mặt khác, do quá nhiều loại văn bản, nhưng lại thiếu cơ chế

vận hành, hoặc khi luật ra nhưng lại phải chờ nghị định, thông tư, hướng dẫn.

Chẳng hạn, trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản

quy phạm pháp luật. Theo nguồn của cổng thông tin điện tử của Chính phủ thì từ

ngày 30 tháng 12 năm 1987 đến cuối năm 2017 nước ta đã có tới 531 luật và bộ luật

có hiệu lực pháp lý [Phụ lục 1]; Nghị định là 1513; Thông tư là 1510 [Phụ lục 2].

Chỉ tính riêng Pháp lệnh thi hành án dân sự đã phải có tới 40 loại văn bản khác nhau

để hướng dẫn thi hành. Trong lĩnh vực môi trường, hiện nay có khoảng 300 loại văn

bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành. Luật đất đai muốn thực hiện có hiệu quả,

có hiệu lực pháp lý phải dựa trên 126 loại văn bản. Nếu tính cả cấp địa phương thì

số văn bản còn lớn hơn nữa. Tình trạng trên đây là cho hiệu lực quản lý Nhà nước

hạn chế, qua đó tác động tiêu cực đến hiệu lực cầm quyền của Đảng. Vì vậy, việc

ban hành và thực thi luật pháp là vấn đề lớn, đặt ra đối với PTCQ của Đảng hiện

nay cần giải quyết.

Ba là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền bằng công tác tổ chức, cán

bộ chưa thể hiện rõ tầm nhìn dài hạn, thậm chí còn có những biểu hiện lúng túng

giữa đổi mới tổ chức bộ máy và đổi mới cán bộ.

Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng không ngừng đổi mới tư duy,

đổi mới nhận thức trong việc xây dựng, đề ra các đường lối, chủ trương về công tác

cán bộ. Trong các nhiệm kỳ, từ nghị quyết của Đại hội cho đến các nghị quyết, quy

định, quy chế của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ta

Page 93: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

88

đều dành sự quan tâm cho công tác tổ chức và cán bộ. Công tác cán bộ đã có một

số đổi mới về nội dung và cách làm, mang lại những chuyển biến tích cực. Tuy

nhiên, việc đổi mới công tác cán bộ vẫn chưa theo kịp với đổi mới kinh tế và phát

triển của xã hội. Mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, nhất là chế độ trách nhiệm và

quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ chưa được

quy định rõ. Nhiều khuyết điểm, yếu kém vốn có trong công tác cán bộ đã được nêu

nhiều lần trong các văn kiện của Đảng, nhưng chậm được khắc phục; nhất là việc

chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ

chức đối với cán bộ. Chưa kiên quyết và thiếu quy chế có hiệu lực để sắp xếp, bố trí

lại đội ngũ cán bộ nhằm kịp thời thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,

hoặc yếu kém về phẩm chất và năng lực. Chiến lược cán bộ vẫn chậm được cụ thể

hóa và triển khai một cách đồng bộ, toàn diện. Chưa chăm lo đúng mức đến việc tạo

nguồn cán bộ cơ bản và lâu dài. Mặt khác, cũng chưa có chính sách và biện pháp đủ

hiệu lực để khơi dậy tài năng và thu hút nhân tài. Tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng

hụt cán bộ ở các địa phương, các bộ ngành vẫn chậm được khắc phục...Đại hội XII

chỉ rõ: "Công tác quy hoạch ở một số nơi còn khép kín, chưa bảo đảm sự liên thông,

gắn kết" [50, tr.194].

Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thiếu tầm chiến lược,

nên còn bị động, khó khăn. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều

và hầu hết các đề án quy hoạch chưa có tầm nhìn xa, chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ

tuổi. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trình độ,

ngành nghề đào tạo của cán bộ ở nhiều nơi chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu

cầu nhiệm vụ. Nhìn tổng thể, quy hoạch cán bộ thời gian qua chưa có sự liên thông

giữa cấp dưới với cấp trên, giữa địa phương với Trung ương, giữa các Bộ ngành;

thực hiện luân chuyển đào tạo cán bộ chưa dựa trên cơ sở đánh giá và quy hoạch,

tính công khai, dân chủ, khoa học và tuân theo pháp luật trong công tác cán bộ chưa

được coi trọng.

Bốn là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền bằng hệ thống tổ chức

đảng và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên hoạt động trong bộ

máy nhà nước chưa được coi trọng đúng mức.

Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ công tác của

một số ban cán sự đảng Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố có thời kỳ

Page 94: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

89

không đầy đủ, rõ ràng. Điều đó làm cho Ban cán sự đảng không phát huy được vai

trò hạt nhân lãnh đạo đối với chính quyền. Một số cấp ủy, tổ chức đảng có biểu

hiện buông lỏng lãnh đạo chính quyền. Ngược lại có những cấp ủy, tổ chức đảng

lại bao biện làm thay công việc của chính quyền. Công tác kiểm tra, giám sát của

cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt động của chính quyền chưa được thực hiện

thường xuyên, chặt chẽ.

Trong điều kiện mới, việc phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng

viên hoạt động trong bộ máy nhà nước chưa được coi trọng. Một bộ phận đảng viên

hoạt động trong bộ máy nhà nước chưa nêu cao ý thức trách nhiệm, chưa tận tụy với

công việc, thậm chí một số ít đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và chưa thực hiện

đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; một số cán bộ làm việc ở cơ quan

chuyên môn của nhà nước có biểu hiện lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết

công việc...Nói nhiều làm ít, chưa thật sự gương mẫu trước nhân dân, điều đó làm

giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ:

"Chưa thật sự phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt

động trong các cơ quan nhà nước (...); một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương

mẫu trước nhân dân"[50, tr.197].

Năm là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền bằng hoạt động của Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hành dân chủ nhưng nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy

đầy đủ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định:

Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy

đủ, có lục, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân...chủ

trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi

ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lợp nhân dân chưa được kịp thời thể

chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Hoạt

động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp có lúc, có

nơi chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở, còn có biểu hiện hành

chính hóa, chưa thiết thực, hiệu quả. Những hạn chế đó là do chậm đổi

mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn

thể nhân dân (...) Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thể chế hóa

Page 95: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

90

đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ [50, tr. 157 - 158].

Vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã

hội trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật Nhà nước chưa được phát huy đầy đủ. MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở

một số địa phương cơ sở chưa có chủ thương, nội dung, biện pháp thiết thực, hiệu

quả chăm lo lợi ích, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; chưa thực sự là nơi tập

hợp, quy tụ, xây dựng củng cố đoàn kết toàn dân; chưa tích cực tham gia xây dựng

Đảng và hoạt động quản lý của chính quyền các cấp. Vị trí, vai trò, nội dung,

phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương,

cơ sở còn mờ nhạt, chậm đổi mới và chất lượng, hiệu quả thấp. MTTQ ở một số nơi

chưa thể hiện rõ vị trí vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. PTCQ

của Đảng thông qua tổ chức, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một

số nơi chưa được thực hiện đầy đủ và phát huy hiệu quả.

Thực hành dân chủ trong đảng và trong xã hội là vấn đề mấu chốt, là động lực

chính trị tinh thần để Đảng phát triển lành mạnh khắc phục những khuyết điểm sai

lầm, huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp xây dựng Đảng, xây

dựng nhà nước, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị. Song việc đảm bảo

dân chủ có những mặt chưa thực chất, kiên quyết chống lại các hành vi vi phạm dân

chủ và quyền làm chủ của nhân dân, chưa khắc phục triệt để tình trạng vi phạm

pháp luật, chống tập trung quan liêu, thói tự do vô chính phủ, căn bệnh dân chủ hình

thức. Dân chủ chưa thực sự là điều kiện để tập hợp xây dựng sự đoàn kết, xây dựng

sự đồng thuận trong xã hội. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội chưa đáp ứng yêu

cầu đoàn kết vững bền và đồng thuận, hòa hợp thực tâm, tin cậy lẫn nhau;chưa là

đòn bẩy, động lực quan trọng để phát triển dân chủ, phát triển sức dân; sự gương mẫu

của cán bộ đảng viên...Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chưa phát huy

mạnh mẽ trí tuệ, nghị lực phi thường và sức sáng tạo của nhân dân. Các tổ chức

đảng, cơ quan Nhà nước chưa có nhiều chủ trương biện pháp bảo đảm và phát huy

quyền làm chủ của nhân dân. Mặc dù dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội có

chuyển biến tích cực, nhưng sự chuyển biến chưa nhiều, cả về chiều rộng lẫn chiều

sâu. Tình trạng vi phạm dân chủ còn diễn ra ở nhiều nơi, còn nặng nề trong sinh

hoạt nội bộ Đảng. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ:

Page 96: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

91

...nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân

còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ

cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở

nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi việc thực hiện dân

chủ còn hoạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dung dân chủ

gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối. ảnh hưởng đến an ninh, quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội[50, tr.168].

Sáu là, xác lập, thực hiện phương thức cầm quyền bằng hoạt động kiểm tra, giám

sát chưa thật sự mạnh mẽ, thường xuyên,đều khắp và hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong những năm qua; với tinh thần

nói đúng sự thật, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, dân chủ

cho thấy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước và chính quyền các

cấp vào cuộc rất tích cực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao, điều đó

tạo ra luồng sinh khí mới, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên,

xét về tổng thể thì công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong

tình hình mới; có nơi tiến hành kiểm tra, giám sát còn hình thức, đối phó. Công tác

kiểm tra, giám sát chưa trở thành công cụ hữu hiệu để răn đe, ngăn chặn những biểu

hiện, dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo công

tác kiểm tra, giám sát "chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả" còn hạn chế; việc

xác định nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát còn dàn trải. Công tác kiểm tra,

giám sát chưa thật sự góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính

trị, đạo đức lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm trong một bộ phận cán

bộ, đảng viên...

Chất lượng xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm

chưa cao, còn có những nội dung chưa đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát nhất

là những vấn đề có nhiều bức xúc, những biểu hiện vi phạm mới tinh vi, nghiêm

trọng, vi phạm có tính chất dây chuyền như kinh tế với chính trị, quyền lực với

quyền lợi... Hoạt động giám sát của Ủy ban kiểm tra Trung ương đối với hoạt động

của Nhà nước chưa được coi trọng, tiến hành chưa thường xuyên, chưa rõ nội dung,

hiệu quả thấp. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: "Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra,

Page 97: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

92

giám sát và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần

ngăn chặn đẩy lùi tham những, lãng phí tiêu cực trong nội bộ Đảng" [50, tr.195].Một số

cuộc kiểm tra được tiến hành, nhưng chưa kết luận, đánh giá đúng mức ưu điểm và hạn

chế, nhất là chưa quy rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm. Về

phương pháp kiểm tra, chủ yếu vẫn là tổ chức đoàn kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm

tra đảng, chưa huy động được vai trò của Thanh tra Chính phủ, Quốc hội, MTTQ và

báo chí, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức...

3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ

ĐẶT RA

3.2.1. Nguyên nhân của thực trạng

3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm

*Nguyên nhân chủ quan

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm chắc và vận dụng lý luận Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng cầm quyền trong xác định, thực

hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.

Trong 87 năm qua, ĐCSVN đã nắm chắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý

luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa

cách mạng nước ta đi đến thành công như hiện nay. Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn

cách mạng, dù chiến tranh hay hòa bình Đảng ta đều xác định rõ NDCQ, PTCQ

quyền, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm cách mạng. Cùng với sự vận động, phát

triển của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, Đảng ta luôn chủ động, bổ sung,

hoàn thiện NDCQ, PTCQ. Vì thế, trong khi các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô

sụp đổ, các Đảng Cộng sản, Đảng công nhân cầm quyền tan rã nhưng chế độ XHCN

ở Việt Nam tiếp tục được tồn tại và phát triển, ĐCSVN vẫn tiếp tục được xây dựng

vững mạnh, khẳng định vai trò cầm quyền, đưa đất nước tiếp tục phát triển theo con

đường XHCN. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Đảng ta tiếp

tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh nhằm xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ trong điều kiện mới.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác lý luận

của Đảng, trực tiếp góp phần xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm

quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Page 98: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

93

Những thành tựu đạt được qua 30 năm đổi mới đã chứng minh vai trò to lớn của

công tác lý luận, đồng thời khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với công tác lý

luận. Đảng ta luôn coi trọng công tác lý luận, là một bộ phận của công tác xây dựng

Đảng, là nhân tố hàng đầu cấu thành hoạt động lãnh đạo của Đảng, liên quan trực tiếp

sinh mệnh của Đảng cũng như sự thành bại của cách mạng. Đảng ta xác định: nêu cao

vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đào tạo, thể hiện

vai trò đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác lý

luận trong thời gian qua đã thực sự góp phần quan trọng, to lớn, hình thành thế giới

quan, phương pháp luận khoa học cho cán bộ, đảng viên của Đảng, nhất là trong tư

duy lý luận về sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Công tác lý luận

đã từng bước lý giải những vấn đề cấp thiết của cuộc sông đặt ra, cung cấp những

luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước, nghiên cứu, xác định đường lối, chính sách

đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực,

chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời từng bước hình thành lý luận về ĐCQ.

Ba là, tích cực, chủ động, thường xuyên đổi phương thức lãnh đạo của Đảng

đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước trên cơ

sở đó xác lập nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng

Cùng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an

ninh, xây dựng hệ thống chính trị từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh

chóng, phức tạp của tình hình trong nước, khu vực, quốc tế, Đảng ta luôn chú trọng

xác định quan điểm, chủ trương, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đổi

mới PTLĐ của Đảng đối với toàn xã hội. Hầu như trong những lần Đại hội nào

Đảng ta cũng đề cập đến đổi mới PTLĐ của Đảng. Nhưng nội dung và PTCQ của

Đảng thì lần đầu tiên Đảng ta xác đinh trong trong Đại hội XII. Nội dung, PTCQ

của Đảng đã trở nên cấp thiết của thời kỳ đổi mới. Bởi vậy, nghiên cứu, tổng kết,

tiếp tục làm rõ quan điểm về Đảng lãnh đạo và ĐCQ làm cơ sở để xác lập nội dung,

PTCQ của Đảng một cách cơ bản, toàn diện...Nhờ có thường xuyên đổi mới PTLĐ

của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội đã làm cho Đảng ta từng bước hình

thành lý luận về ĐCQ, trong đó có nội dung, PTCQ của Đảng.

Bốn là, dân chủ XHCN được mở rộng, là nhân tố quan trọng đưa nước ta

thực hiện thành công công cuộc đổi mới và góp phần thực hiện nội dung, PTCQ

của Đảng

Page 99: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

94

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ

thống chính trị, bầu không khí dân chủ trong xã hội đã có sự khởi sắc, quyền dân

chủ, quyền làm chủ của nhân dân được mở rộng, phát huy và có cơ chế đảm bảo, vì

vậy đã phát huy được sức mạnh, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính những sáng kiến, đề xuất, kiến nghị của nhân

dân đã giúp cho Đảng ta quyết tâm khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất

nước, cũng nhờ có dân hưởng ứng, ủng hộ công cuộc đổi mới mà đạt được những

thành tựu to lớn như hiện nay. Mặt khác chính dân chủ XHCN được mở rộng và

ngày càng phát triển là thực hiện nội dung, PTCQ của Đảng. Bởi vì, ĐCQ bằng

phương thức dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

*Nguyên nhân khách quan

Một là, sự phát triển của tình hình thế giới, khu vực, nhiệm vụ cách mạng đòi

hỏi Đảng ta phải tích cực xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm trong

điều kiện mới.

Sự diễn biến rất phức tạp của tình hình thế giới, khu vực trong những năm qua và

hiện nay đã và tạo ra những thời cơ lớn và cả những thách thức, nguy cơ không thể

xem thường. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các nước nhỏ, chậm phát

triển, đang phát triển dễ bị cuốn vào vòng xoáy của toàn cầu hóa, hoàn toàn lệ thuộc

vào các nước lớn, các siêu cường không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị. Vì vậy, là

Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, Đảng phải chủ động, nhạy bén, kịp thời xác

lập nội dung và PTCQ của Đảng phù hợp với sự vận động phát triển của tình hình

thế giới, khu vực và đặc điểm, điều kiện của Việt Nam trong điều kiện mới.

Hai là, sự phát triển trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại đòi hỏi Đảng phải các lập và thực hiện nội dung, phương

thức cầm quyền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, theo đó

NDCQ, PTCQ của Đảng đã có sự đổi mới, hoàn thiện phù hợp với tình hình nhiệm

vụ. Đồng thời, trong quá trình đổi mới sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đặt ra những vấn đề rất mới,

chưa có tiền lệ đòi hỏi Đảng phải tự đổi mới để nâng cao năng lực cầm quyền.

Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, của các lĩnh vực đời sống xã hội,

Đảng ta đã có sự đổi mới, bổ sung, hoàn thiện NDCQ, PTCQ trong điều kiện mới.

Page 100: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

95

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm nghiên cứu, học tập, kế thừa

kinh nghiệm của các đảng cầm quyền trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế để vận dụng xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền

của Đảng.

Là một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở một nước XHCN trong xu thế toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế, do đó việc nghiên cứu kinh nghiệm của các ĐCSCQ và

các chính ĐCQ trên thế giới là nhu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với ĐCSVN. Trong những năm qua, Đảng ta không những chỉ nghiên cứu kinh nghiệm

mà còn trực tiếp tiếp xúc trao đổi, hợp tác, tổ chức hội thảo khoa học với các ĐCSCQ

cũng như các chính ĐCQ khác trên thế giới để chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong công

tác xây dựng Đảng cũng như trong hoạt động cầm quyền. Kết quả nghiên cứu, trao đổi

kinh nghiệm với các ĐCSCQ và các chính ĐCQ trên thế giới được Đảng ta cân nhắc,

vận dụng, áp dụng một cách phù hợp vào hoạt động cầm quyền và công tác xây dựng

Đảng, không áp dụng một cách máy móc, giáo điều, góp phần xác lập và thực hiện tốt

NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

3.2.1.2. Nguyên nhân khuyết điểm

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu

hiện “tự diễn biến”, “từ chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công

chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý đã và đang tác động tiêu cực đến xác

lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng.

Hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những

biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, đặc việt là tệ

quan liêu, tham nhũng, tiêu cực vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia

tăng. Nó không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế như hoạt động đấu thầu xây

dựng, đầu tư, tín dụng, đất đai, ngân sách…mà còn diễn ra ở lĩnh vực chính trị, tổ

chức, cán bộ như: chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy tội, chạy

huân chương,…trong các hoạt động giáo dục, y tế, bảo vệ pháp luật…tình trạng

vòi vĩnh tinh vi sách nhiễu, gây phiền hà trong một bộ phận công chức khi thi

hành công vụ ở các cấp đang gây bất bình nhức nhối trong nhân dân.

Bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm, nên những tiêu cực và tệ nạn

trên đây đã và đang là những tác nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong việc

Page 101: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

96

xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng, đồng thời là những lực cản với sức ỳ

rất lớn đối với xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

Thứ hai, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy chưa gắn với tinh giảm biên chế,

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là những cản trở đối với xác lập và

thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng

duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị

trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế là việc hết sức quan trọng, phức tạp,

phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung. Nhiều nội dung, phương

thức lãnh đạo của ĐCQ, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN

của dân, do dân, vì dân, về quyền làm chủ của nhân dân còn chưa được làm sảng tỏ.

Kết luận 64 - KL/TƯ ngày 28-05-2013 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,

hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở chỉ rõ: Qua hơn 20 năm qua

cùng với việc lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới đất nước Đảng ta đã ban hành,

tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết về đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ

thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế, các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn

thể chính trị xã hội được củng cố kiện toàn, chức năng nhiệm cụ, mối quan hệ được

phân định hợp lý; góp phần bảo đảm vai trò cầm quyền của Đảng, quản lý của Nhà

nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn cồng

kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên mốt

số lĩnh vực còn chồng chéo, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là

người đứng đầu chưa rõ.

Thứ ba, công tác cán bộ đã có sự đổi mới, nhưng sự đồng bộ giữa các khâu

công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu còn nhiều hạn chế.

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy Đảng chưa thực hiện tốt các khâu trong

công tác cán bộ nên chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cơ quan Đảng và

trong bộ máy Nhà nước còn bộ lộ nhiều yếu kém về phẩm chất chính trị, phẩm chất

đạo đức, trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương

pháp, tác phong công tác, uy tín thấp trong nhân dân. Hệ quả tất yếu của hạn chế,

khuyết điểm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là làm suy giảm hiệu lực, hiệu

quả hoạt động của Đảng và Nhà nước, nhất là trong công tác cải cách hành chính

Nhà nước và phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Kết luận 37- KL/TƯ

Page 102: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

97

ngày 2- 2- 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến 2020

chỉ rõ:

Tuy nhiên, nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc

phục; việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức đảng

chưa quan triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm công tác cán bộ là khâu then chốt trong

công tác xây dựng đảng. Chính sách và môi trường làm việc của cán bộ chưa tạo

động lực để khuyến khích, thu hút tài năng, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán

bộ. Chất lượng cán bộ có những mặt yếu, cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn còn mất cân

đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ đầu

ngành, cán bộ có trình độ cao [46, tr.299].Trong các khâu công tác cán bộ, đánh giá

cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa thực sụ là khâu mở đường, đi trước,

tạo tiền đề đúng cho các khâu công tác còn lại. Hầu hết các vụ việc tiêu cực trong

lựa chọn, bố trí sử dụng sai cán bộ trong những năm vừa qua, đều có nguyên nhân

trực tiếp là đánh giá sai cán bộ.

*Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, lãnh đạo đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đã và đang đặt ra

những vấn đề rất mới về lý luận và thực tiễn đối với xác định nội dung và phương

thức cầm quyền của Đảng.

Hiên nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang tác động trực tiếp,

toàn diện tất cả các quốc gia trên thế giới, không một quốc gia nào có thể đi ngược

với xu hướng khách quan này. Với bản lĩnh, trí tuệ của Đảng, Đảng ta sớm nhận rõ

tính tất yếu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chủ động nắm bắt, dự báo phân

tích đúng tình hình, khắc phục khó khăn, lãnh đạo cách mạng Việt Nam chủ động

tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là cuộc

cạnh tranh rất khốc liệt giữa các quốc gia, đã và đang đặt ra cho Đảng ta rất nhiều

vấn đề cả về lý luận và thực tiễn để Đảng xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng phù hợp

với xu thế phát triển của thời đại, lãnh đạo đất nước Việt Nam thực hiện đúng mục

tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

Thứ hai, những diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình thế giới đã và

đang tác động bất lợi đối với cách mạng Việt Nam, đối với quá trình xác lập và

thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng.

Page 103: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

98

Gần đây, xuất hiện hàng loạt các vấn đề quốc tế nan giải, làm gia tăng căng

thẳng của tình hình an ninh chính trị trên thế giới hiện nay như: khủng hoảng

Ukraine, biểu tình “Chiếm trung tâm” tại Hồng Kông, đảo chính quân sự tại Thái

Lan, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Iran, tiến trình hòa bình Trung

Đông, Bắc phi, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) - một biến thể hoàn toàn mới của

chủ nghĩa khủng bố với tính chất tàn bạo và nguy hiểm được đẩy lên cực điểm, đe

dọa nghiêm trọng tới an ninh, hòa bình nhân loại. Trước sự lớn mạnh và tàn ác của

lực lượng IS, cuộc chiến chống IS càng trở nên khó khăn, phức tạp.Đại hội Đảng

lần thứ XII đánh giá: “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng

lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh

có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt

hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh

mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới [50, tr.70]. Những diễn biến phức tạp về

tình hình thế giới trên đây đã và đang tác động bất lợi đến cách mạng nước ta, đặt ra

những vấn đề rất mới, rất phức tạp và nhạy cảm trong đường lối đối ngoại của Đảng,

nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước

ta, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đã tác động rất lớn đến quá trình xác lập

và thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Hiện nay, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đang diễn ra hết sức

phức tạp và quyết liệt. Các thế lực thù địch đang ra sức phủ nhận lý luận Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, phủ nhận vai trò và

những thành quả cách mạng do Đảng lãnh đạo, chúng cố tình tạo dựng, xuyên tạc

tình hình Việt Nam, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, với lực lượng vũ trang,

quân đội, công an. Chúng tuyên truyền, cổ xúy đạo đức, văn hóa phương Tây, hà

hơi, tiếp sức cho bọn phản động trong và ngoài nước...đòi thực hiện chế độ đa

nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam, phủ nhận mục tiêu CNXH, muốn đưa

Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Những âm mưu, thủ đoạn trên đây của các thế lực thù địch đã và đang tác động

tiêu cực đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến lòng tin cán bộ,

đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, vào tương lai, tiền đồ

của dân tộc. Vì vậy, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên

Page 104: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

99

lĩnh vực tư tưởng, lý luận đã tác động trực tiếp, là một trong những nguyên nhân của

những hạn chế trong quá trình xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng hiện nay

trong những năm tới.

3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong xác lập và thực hiện nội dung,

phƣơng thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới

Một là, thực tiễn sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN đặt ra vấn đề phải

kiên định một đảng duy nhất cầm quyền, đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng và

trong xã hội.

Thực tiễn sự nghiệp đổi mới quá độ lên CNXH ở Việt Nam đang đặt ra đòi

hỏi phải kiên định ĐCSVN duy nhất cầm quyền. Bởi vì, sự nghiệp xây dựng CNXH

ở Việt Nam chỉ có thể thực hiện và dành thắng lợi khi có sự lãnh đạo và cầm quyền

của Đảng Cộng sản. Trong khi đó ở Việt Nam chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất

là ĐCSVN. Hơn nữa thực tiễn cách mạng Việt Nam trong gần chín thập kỷ qua đã

chứng minh vị trí, vai trò cầm quyền của ĐCSVN. Mọi thắng lợi và thành tựu của

sự nghiệp cách mạng, tương lại, vận mệnh của đất nước, dân tộc Việt Nam đều

thuộc trách nhiệm, cầm quyền của ĐCSVN. Lúc bình thường vai trò cầm quyền của

Đảng đã rất quan trọng, trong những giai đoạn, bước ngoặt, đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, quá độ lên CNXH thì vai trò cầm quyền của

Đảng lại càng quan trọng. Do đó, sự nghiệp đổi mới, quá độ lên CNXH ở Việt Nam

đặt ra đồi hỏi cấp thiết phải kiên trì vai trò, địa vị cầm quyền của ĐCSVN duy nhất

cầm quyền. Tuy nhiên, kiên định như thế nào? Làm thế nào để kiên định vị trí, vai

trò, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng? Lý luận về Đảng duy nhất cầm quyền

quá độ lên CNXH đã và đang đạt được nhũng kết quả ở mức nào? Nội dung, PTCQ

của ĐCSVN đã được thiết lập và thực hiện đến đâu? Đây là những vấn đề cấp thiết

về lý luận, thực tiễn đặt ra cần được khẩn trương nghiên cứu giải quyết.

Đảng Cộng sản Việt Nam là ĐCQ. Vì vậy, thực hiện dân chủ trong Đảng và

dân chủ trong xã hội có mối liên hệ bản chất, hữu cơ với nhau. Theo đó, thực hiện

tốt dân chủ trong Đảng là điều kiện, là tiền đề để thực hiện tốt dân chủ trong xã hội.

Ngược lại, thực hiện tốt dân chủ trong xã hội, nhu cầu dân chủ hóa các lĩnh vực của

đời sống xã hội sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thực hiện dân chủ trong Đảng.

Nhân dân là người chủ đất nước, chỉ khi nào quyền dân chủ, quyền làm chủ

của nhân dân được thực hiện một cách đầy đủ trong đời sống xã hội thì khi ấy nền

Page 105: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

100

dân chủ XHCN mới được hiện thực hóa, người dân mới thực sự được hưởng quyền

làm chủ, biết sử dụng quyền làm chủ của mình. Vì vậy, Đảng phải kết hợp chặt chẽ

giữa phát huy dân chủ trong Đảng với mở rộng dân chủ trong xã hội.

Để thực hiện tốt, phát huy dân chủ trong Đảng, trước hết phải thực hiện đúng

đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự

phê bình và phê bình trong Đảng. Tính công khai minh bạch phải được quán triệt

trong việc thực hiện quyền dân chủ của đảng viên.Việc mở rộng, phát huy dân chủ

phải đi đôi với giữ vững và tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm những người

lợi dụng dân chủ để có hành vi vu cáo, gây rối nội bộ. Thực hiện nghiêm quy chế chất

vấn trong Đảng nhất là chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương và

cấp ủy các cấp. Các cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy phải có nhận thức đúng đắn

đầy đủ về dân chủ, đánh giá đúng tình hình dân chủ đồng thời có quyết tâm để đưa

dân chủ đi vào cuộc sống, bằng các biên pháp cụ thể thích hợp thì vấn đề dân chủ và

các quyền dân chủ được ghi trong Điều lệ Đảng, các quy chế làm việc được Ban

Chấp hành Trung ương và các cấp ủy ban hành mới trở thành hiện thực.

Hai là, thực hiện thể chế một đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN, nhưng không thực hiện tam quyền phân lập và xã hội dân sự.

Đặt ra vấn đề đối với xác lập và thực hiện nội dung, PTCQ của Đảng

Điều lệ ĐCSVN khóa XI khẳng định. "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp

công nhân, đồng thời là đôi tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt

Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của

dân tộc" [44, tr.4]. Trong thực tiễn lịch sử ở Việt Nam đã có thời kỳ tồn tại một số

đảng chính trị, đại biểu của một số tầng lớp xã hội, nhưng chỉ có ĐCSVN được

nhân dân, dân tộc ủy thác sứ mệnh cầm quyền. Những đảng khác qua thực tiễn đã tự

tan rã, hoặc tự tuyên bố giải thể.

Như vậy, về khách quan và chủ quan chỉ ĐCSVN là Đảng duy nhất có đủ

năng lực, uy tín để lãnh đạo sự nghiệp cách mang Việt Nam khi chưa có chính

quyền cũng như khi trở thành ĐCQ. Hiện nay, ĐCSVN vẫn kiên định chế độ nhất

nguyên chính trị, thực hiện chế độ một Đảng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp cách

mạng Việt Nam và được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân được hiến định trong

Hiến pháp năm 2013.

Page 106: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

101

Để thực hiện chế độ một ĐCQ, Đảng ta không ngừng mở rộng, phát huy dân

chủ trong Đảng, dân chủ trong xã hội, chống quan liêu, cửa quyền lãnh đạo xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phát huy sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, không áp

dụng mô hình nhà nước tư sản trong chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, áp

dụng mô hình tam quyền phân lập mà thực hiện chế độ quyền lực nhà nước là tập

trung, phân công, phân nhiệm rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ

quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, góp phần xác lập và thức hiện tốt NDCQ,

PTCQ của Đảng trong điều kiện mới. Theo đó, rất nhiều vấn đề đặt ra cần được

nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn Đảng duy nhất

cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với sự tập trung, thống nhất

giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khác về bản chất với Nhà nước tam

quyền phân lập; nội dung, PTCQ của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác lập nội

dung, PTCQ của Đảng là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được khẩn trương nghiên cứu,

làm sáng tỏ.

Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng thực thi quyền lực từ Trung ương

đến cơ sở phải được xây dựng thật sự trong sạch, liêm chính, đang đặt ra vấn đề

xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy Đảng, Nhà nước đức, tài

phải song toàn; phải làm tốt công việc được giao, có bản lĩnh chính trị kiên định,

vững vàng, toàn tâm toàn ý vì dân phục vụ, cần kiệm, liêm chính, dám nghĩ dám

làm, dám chịu trách nhiệm, phải kiên trì nguyên tắc, dám đối mặt với thị phi, nhưng

tâm phải sáng, dám vượt qua những mâu thuẫn khó khăn, dũng cảm đối mặt với

khủng hoảng, dám cương quyết đấu tranh chống lại nhưng xuhướng không lành

mạnh, thói hư tật xấu... Đảng ta chỉ rõ: "Đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức

tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững

vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

giữ các cương vị lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu"[50, tr. 206- 207]. Thực tế,

có không ít trường hợp việc sử dụng cán bộ bị chi phối bởi những căn bệnh như

ham dùng người bà con, thân quen, ham dùng người nịnh hót, như ở một số địa

phương, cơ quan, đơn vị trong thời gian qua, cho thấy việc bổ nhiệm cán bộ "siêu

Page 107: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

102

tốc"...Những căn bệnh ấy không chỉ gây hại cho Đảng, Nhà nước, mà còn gây hại

cho chính những người không có năng lực mà lại được sử dụng, bởi khi được dung

túng, cái xấu trong họ sẽ càng có điều kiện phát triển, làm cho cái tốt trong họ khó

có điều kiện phát huy...Tuy nhiên, do cách chọn người chưa đúng nên nó ảnh hưởng

đến chất lượng, hiệu quả công việc của người cán bộ đó đảm nhận, thậm chí xuất

hiện một số cán bộ bị thoái hóa, làm méo mó đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước...Điều đó, đã làm cho không ít người dân ý thức về vấn đề này trở

nên bức xúc, mơ hồ. Theo đó, phải cải cách toàn diện công tác cán bộ, nhất là về

tiêu chuẩn cán bộ, vì nếu tiêu chuẩn lựa chọn không rõ, điều hiển nhiên là sẽ chọn

ra những người mà không đáp ứng yêu cầu, không ngang tầm nhiệm vụ, ngược lại

còn phản tác dụng, có hại cho dân cho Đảng.

Bốn là, thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng,

nhưng lý luận về Đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định

hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế đến nay

chưa đủ rõ về nội dung, mô hình, phương thức cầm quyền.

Lý luận về ĐCQ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế từng bước

được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, đến nay trên một số nội dung vẫn chưa được rõ cả

về NDCQ, PTCQ của Đảng, vấn đề thực hành dân chủ trong điều kiện

ĐCQ...Đại hội XII xác định: "Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về

đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội

dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện

một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng

cầm quyền" [50, tr. 217].

Page 108: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

103

Tiểu kết chƣơng 3

Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 87 năm xây dựng, phát triển và

trưởng thành, hơn 70 năm cầm quyền, tiến hành công cuộc đổi mới được hơn 30

năm. Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng, NDCQ, PTCQ là vấn đề cốt yếu

trong công tác xây dựng Đảng, đây vừa là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của thời đại,

đồng thời là yêu cầu chính đáng của nhân dân.Qua hơn 30 năm đổi mới, đứng trước

muôn vàn khó khăn thử thách, trước sự bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự

xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận vai trò và địa vị cầm quyền của Đảng của các thế lực

thù địch, song với bản lĩnh, trí tuệ với tư cách là chủ thể cầm quyền, Đảng ta đã

thực sự tiên phong, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vững bước tiến cùng

thời đại. Bên cạnh đó nội dung và PTCQ của Đảng vẫn còn còn nhiều khuyết điểm,

yếu kém, trong đó có các vấn đề nổi cộm như: tổ chức bộ máy Nhà nước, thủ tục

hành chính còn cồng kềnh, chồng chéo, nặng nề, chất lượng giám sát và phản biện xã

hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa cao, công tác cải cách hành

chính còn diễn ra chậm, những yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục;

tình trạng tham nhũng, quan liêu chưa được đẩy lùi...Một số cơ quan nhà nước tỏ ra

thiếu năng động, nhạy bén, thậm chí có biểu hiện lúng túng trước những vấn đề mới

phát sinh trong quản lý một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ thực tiễn hơn 70 cầm quyền, trong điều kiện mới, đặt ra những vấn đề cần phải

tiếp tục cần nghiên cứu xác lập và thực hiện NDCQ và PTCQ của Đảng. Song trong qua

trình nghiên cứu xác lập cần phải:kiên định một đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng chủ

nghĩa xã hội, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội; thực hiện thể chế một đảng

duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nhưng không thực hiện

tam quyền phân lập. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng thực thi quyền lực từ Trung

ương đến cơ sở đòi hỏi phải thật sự trong sạch, liêm chính; lý luận về Đảng cầm quyền

trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN và hội nhập quốc tế đến nay chưa đủ rõ về khái niệm, nội dung, mô hình,

PTCQ. Trong thời gian tới, Đảng, cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những vấn đề đặt ra

đối với xác lập và thực hiện NDCQ và PTCQ nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của

Đảng, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà

nước mà trước hết là xây dưng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả,

xứng đáng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Page 109: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

104

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÁC LẬP VÀ

THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦAĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG

TIẾP TỤC XÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM

QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến ác lập và thực hiện nội

ung, phƣơng thức cầm quyền của Đảng

4.1.1.1. Những nhân t tác động thuận lợi đ i với xác lập, thực hiện

nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng

Một là, lý luận và thực tiễn về đảng cầm quyền là vấn đề đang được Đảng ta

đặc biệt quan tâm.

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định: Tiếp tục tổng kết thực

tiễn, nghiên cứu lý luận về ĐCQ, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức

cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền...Về ĐCQ, Đảng ta và Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc đến, kể từ sau năm 1945. Nhưng lý luận về

ĐCQ thì đây là lần đầu tiên Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện. Đây chính là điều

kiện thuận lợi rất cơ bản để nghiên cứu, tổng kết lý luận về ĐCSVN cầm quyền để

xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

Hai là, thực tiễn hơn 70 năm cầm quyền và thành tựu của hơn 30 năm đổi mới

dưới sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở, nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu tổng

kết, phát triển lý luận về đảng cầm quyền và xác lập, thực hiện nội dung, phương

thức cầm quyền của Đảng.

Thực tiễn hơn 70 năm cầm quyền, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới đã

chứng minh thực tiễn sinh động về ĐCQ với những thành tựu nổi bật và có ý

nghĩa lịch sử khẳng định vai trò và địa vị cầm quyền của Đảng. Điều đó thể hiện

ở kết quả Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc

và CNXH, tăng cường sức mạnh tổng hợp và cục diện phát triển mớicủa đất nước.

Page 110: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

105

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đạt được những thành quả quan trọng, tạo điều kiện

thuận lợi để tiếp tục giữ vững và tăng cường địa vị cầm quyền của Đảng trong thời

gian tới. Lý luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua là

cơ sở quan trọng để Đảng ta tiến hành tổng kết về NDCQ, PTCQ của Đảng, để

Đảng tiếp tục thực hiện địa vị, vai trò cầm quyền trong điều kiện mới.

Ba là, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việc

tiếp tục xác lập nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng.

Trongnhững nămtới, “hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển

vẫn là xu thế lớn” [50, tr.70]. Trong quan hệ giữa các trung tâm quyền lực lớn, hòa

bình và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo. Các nước lớn một mặt đẩy mạnh hợp tác

trên nhiều lĩnh vực, mặt khác vẫn chạy đua trong việc cạnh tranh vùng ảnh

hưởng. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn,

hình thành thế phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước. Các nước lớn điều

chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thoả hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn

nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Trong trật tự thế giới

mới, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế vẫn tiếp tục phát triển nhưng các

nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế.

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các nước lớn chạy đua, nỗ lực giành vị trí, vai

trò “trung tâm” đồng thời đẩy các nước đang phát triển vào thế “ngoại vi”. Xu

hướng này hình thành mô hình “trung tâm - ngoại vi” trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong cuộc chạy đua để giành vị trí tối ưu trong nền kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến

những thay đổi mang tính đảo lộn trong cục diện kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy mạnh

mẽ của nhóm BRIC (Braxin, Russia, India, China) về mọi mặt sẽ đưa đến nhiều

thay đổi lớn cho cục diện thế giới đa cực. Các nước này đang trên đà thu hẹp

khoảng cách với Mỹ và phương Tây, có những điều kiện thuận lợi trong việc đấu

tranh đòi có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng

động. Các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp

tác mới nhằm xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh,kinh tế, văn

hóa - xã hội, quan hệ hợp tác phát triển và ngày càng đi vào chiều sâu. Trong tổ chức

ASEAN, Việt Nam là thành viên hoạt động tích cực và có trách nhiệm. Trong xu

Page 111: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

106

hướng hòa bình, hợp tác, phát triển và trong cục diện đa cực, Việt Nam được dư luận

quốc tế ủng hộ về quan điểm, lập trường giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Bốn là, kinh nghiệm của các đảng cầm quyền trên thế giới có giá trị tham

khảo đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay các chính ĐCQ đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời

sống chính trị không chỉ ở trong nước mà còn ảnh hưởng tới cả quốc tế. Đối với các

ĐCQ trong chế độ đa nguyên thì yếu tố nhà nước chính là vấn đề trọng tâm của các

chính ĐCQ và đây cũng chính là mục tiêu giành giật của các chính đảng, một khi chính

quyền nằm trong tay của ĐCQ thì vai trò của ĐCQ cực kỳ quan trọng, nó chi phối toàn

bộ tổ chức bộ máy nhà nước...Trong các nền chính trị đa nguyên các chính đảng tự do

cạnh tranh, tổ chức, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và muốn trở thành ĐCQ đảng

đó phải chiến thắng trong cuộc chạy đua, tranh cử để giành đa số phiếu bầu. Ngày nay,

sự tác động mạnh mẽ của tình hình quốc tế cũng như trong từng quốc gia, dân tộc thì

bất kỳ một chính đảng cầm quyền nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách

thức không nhỏ trên mọi lĩnh vực nếu như Đảng không, hoặc chậm được khắc phục

như vấn đề suy thoái trong Đảng. Trong quá trình cầm quyền, ĐCSVN có điều kiện

nghiên cứu, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm hay của các ĐCQ trên thế giới

vào việc xác lập NDCQ, PTCQ phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Năm là, tư duy, nhận thức ngày càng rõ về nội dung, phương thức cầm quyền

của Đảng trong điều kiện mới.

Phương thức cầm quyền của Đảng là hệ thống các phương pháp, hình thức,

biện pháp mà Đảng sử dụng để tác động vào các yếu tố, các lĩnh vực, các tổ chức,

lực lượng, các quan hệ liên quan nhằm thực hiện thành công mục tiêu, nộidung cầm

quyềncủa Đảng. Các phương thức lãnh đạo chủ yếu là: bằng đường lối, chủ trương,

nghị quyết; bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; bằng hệ

thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, ở các cấp, các ngành; bằng công

tác tổ chức, cán bộ, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng

viên của Đảng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị;bằng

công tác kiểm tra, giám sát…Phương thức lãnh đạo của Đảng được xác lập ngay từ

khi thành lập, được vận dụng trong hơn 70 năm cầm quyền cả trong hai cuộc kháng

chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt

Page 112: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

107

trong hơn 30 năm đổi mới theo định hướng XHCN. Vì vậy, phương thức lãnh đạo

của Đảng là căn cứ đặc biệt quan trọng để vận dụng vào xác lập và thực hiện tốt nội

dung, PTCQcủa Đảng trong điều kiện mới.

4.1.1.2. Những nhân t tác động không thuận lợi đ i với xác lập, thực

hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng

Một là, mặc dù Đảng đã có hơn 70 năm cầm quyền nhưng Đảng chưa có tổng

kết lớn để rút ra kinh nghiệm xác lập và thực hiện nội dung và phương thức cầm

quyền của Đảng.

Thực tiễn hơn 70 năm cầm quyền, ĐCSVN đã đồng hành cùng dân tộc Việt

Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Dưới ánh sáng Đại hội VI, Đại hội khởi

đầu của đổi mới, trên cơ sở đánh giá đúng thực tiễn tính hình mọi mặt của đất nước,

cả những ưu điểm, thành công, cả những yếu kém, sai lầm, khuyết điểm, với tinh

thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, từ những kinh nghiệm thành

công và thất bại của các ĐCQ, các ĐCSCQ trên thế giới, ĐCSVN đã khởi xướng

cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Biểu hiện sinh động của sự thành

công đó chính là sự chỉ đạo và nghiên cứu, vận dụng đúng đắn sáng tạo lý luận Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đổi mới tư duy, xây dựng cương lĩnh,

đường lối phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trong hơn 30

năm đổi mới, Đảng đã có nhiều đề án, Nghị quyết... triển khai nghiên cứu lý luận,

tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lý luận, chỉ đạo thực tiễn để đưa đất nước

tiến cùng thời đại. Tuy nhiên, trong hơn 70 cầm quyền đối với NDCQ, PTCQ của

Đảng cho đến nay Đảng vẫn chưa có tổng kết lớn để xác lập và thực hiện tốt

NDCQ, PTCQ của Đảng.

Hai là, những nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện từ xu hướng dân chủ hóa và sự phát

triển bệnh quan liêu, lạm dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào các hoạt động

cầm quyềncủa Đảng.

Hiện nay, xu hướng dân chủ hóa trong đời sống xã hội đang có sự phát triển

đây là thách thức lớn đối với sự cầm quyền của Đảng. Bởi vì, hiện nay các thế lực

thù địch, lợi dụng lý thuyết chính trị phương Tây tác động vào đời sống chính trị,

đời sống xã hội của nhân dân ta nên dẫn tới có một số quan điểm của không ít người

đánh đồng dân chủ tư sản với dân chủ XHCN mà Đảng, Nhà nước ta đang hướng

Page 113: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

108

tới; cũng có ý kiến cho rằng cần đẩy nhanh và thực hiện dân chủ hóa. Và như vậy

thì vấn đề dân chủ không đơn thuần chỉ là phát huy quyền làm chủ của nhân dân

nữa mà đó chính là sự sai lầm ảo tưởng không hiểu bản chất của dân chủ tư sản, còn

cho rằng đó là những giá trị đích thực, cốt lõi của dân chủ. Vấn đề dân chủ hóa, nếu

không cẩn thận rất có thể sẽ dẫn đến thực hiện dân chủ kiểu phương Tây như đã

từng diễn ra ở Liên Xô cũ. Vì nhận thức không đúng bản chất của dân chủ, tình

trạng tách dời, cô lập giữa dân chủ với kỷ luật, kỷ cương, pháp chế...

Trong những năm tới, để tăng cường hoạt động cầm quyền của Đảng đối với

việc thực hành chế độ dân chủ là hết sức cần thiết, nhằm đề phòng khuynh hướng

dân chủ vô chính phủ, không tôn trọng kỷ cương, xem nhẹ sự cầm quyền của Đảng,

lợi dụng dân chủ chống phá vai trò cầm quyền của Đảng.Các biểu hiện lợi dụng dân

chủ để chống phá Đảng ta xuất hiện là nguy cơ tiềm ẩn gây nên những khó khăn,

thách thức đối với vai trò cầm quyền của Đảng. Để giữ vững vai trò cầm quyền

Đảng cần giải quyết tốt mối quan hệ: dân chủ đi liền với kỷ luật, kỷ cương, tăng

cường pháp chế; phát huy trí tuệ tập thể; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; đề

cao tinh thần, trách nhiệm cá nhân, nhất là đối với cá nhân là người đứng đầu trong

các cơ quan, đơn vị; dân chủ càng được mở rộng thì càng đòi hỏi công dân phải

thượng tôn pháp luật.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động lãnh đạo và công

tác xây dựng ĐCQ có thể sẽ xuất hiện tư tưởng ỷ lại trang thiết bị công nghệ thông

tin hiện đại, điều đó dẫn tới một nguy cơ phát triển thành căn bệnh quan liêu, xa cơ

sở, xa dân, chủ quan duy ý chí, trông chờ ỷ lại, phiến diện, giáo điều,…thậm chí nếu

xảy ra sai sót thì đổ lỗi cho máy móc, khoa học công nghệ...Những căn bệnh này

phát triển sẽ làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với vai trò cầm quyền của

Đảng. Đứng trước bối cảnh đó, Đảng cần tập trung lãnh đạo làm sao hạn chế được

những ảnh hưởng tiêu cực đó, đồng thời biết tận dụng và phát huy những điều kiện

trong nước và quốc tế thuận lợi do cuộc cách mạng khoa học ấy đem lại. Đây chính

là sự đòi hỏi bức thiết đối với Đảng ta nếu chúng ta không muốn bị lạc hậu, thậm

chí tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. bởi đây còn là vấn đề liên

quan đến sự hưng thịnh của đất nước. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa

học lần thứ 4, sự phát triển kinh tế tri thức trở thành xu thế tất yếu, trở thành làn

Page 114: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

109

sóng lôi cuốn, tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các giai tầng xã hội, nó không chỉ

tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống xã hội mà còn tạo ra sự so sánh ngôi vị của

quốc gia trên trường quốc tế.

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền nên việc phân

biệt làm rõ nội dung, phương thức lãnh đạo và nội dung, phương thức cầm quyền là

rất khó.

Hội nghị Trung ương 5, khóa X ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới PTLĐ

của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Hệ thống các quan điểm, chủ

trương, giải pháp lớn của Nghị quyết này đặt cơ sở vững chắc về lý luận cho hoạt động

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta là ĐCQ lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong

đó có lãnh đạo các tổ chức trọng hệ thống chính trị và lãnh đạo các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Do đó, vấn đề PTLĐ của Đảng được thể hiện khá rõ nét; xét trong mối

quan hệ Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì đó là toàn bộ bộ máy Nhà nước, các tổ

chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của mỗi cơ quan và các tổ

chức chính trị - xã hội, các lĩnh vực của xã hội lại có những đặc trưng riêng nên

phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính

trị, với các lĩnh vực đời sống xã hội có nhưng điểm đặc thù, do vậy không nên dập

khuôn, máy móc phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Mặc

dù nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và chính quyền địa

phương đã được xác định khá đầy đủ, ró nét, nhưng nội dung, PTCQ của Đảng thì

vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đành rằng nội dung,

PTLĐ thống nhất với nội dung, PTCQ nhưng lại không phải đồng nhất. Một trong

những vấn đề cơ bản, cấp thiết đặt ra hiện nay đối với công tác nghiên cứu lý luận,

tổng kết thực tiễn là phân biệt tường minh sự giống và khác nhau giữa nội dung,

PTLĐ với nội dung, PTCQ của Đảng.

Bốn là, các đảng dân chủ tư sản đều cầm quyền trong thể chế chính trị đa

nguyên, nên nội dung, phương thức cầm quyền rất khó để vận dung trong điều kiện một

đảng duy nhất cầm quyền như ở Việt Nam.

Đảng cầm quyền ở các nước tư bản là đảng có năng lực cạnh tranh dân chủ

mạnh mẽ bằng cương lĩnh tranh cử, trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, theo đó ở

Page 115: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

110

các nước có nền dân chủ tư sản đều tuân thủ nguyên tắc dân chủ nghị viện cho nên

hoạt động bầu cử là hoạt động quan trọng nhất, mặt khác trong chế độ dân chủ đa

nguyên thường dẫn đến hệ lụy, thái quá về số lượng và hình thức, từ đây dẫn đến

quá nhiều đảng phái trong Quốc hội và điều đương nhiên là rất khó khăn trong việc

thành lập Chính phủ. Nhìn một cách tổng quát cho thấy tại các nước tư sản đều áp

dụng thể chế chính trị đa nguyên, song ở mỗi nước lại có hình thức tổ chức khác

nhau, như ở Mỹ lại mang nặng đặc điển "Nhị nguyên". Như vậy, có thể nói các

ĐCQ tại các nước tư bản đi theo mô hình, cấu trúc, nguyên tắc tổ chức, đến PTCQ

rất khác nhau. Nhìn lại toàn cảnh bức tranh này cho thấy việc vận dụng, mô hình

cấu trúc, đến nội dung, PTCQ của các đảng dân chủ tư bản vào trong điều kiện một

đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta là không thể.

Năm là, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá vai trò

duy nhất cầm quyền của Đảng.

Trong quá trình cầm quyền bản thân Đảng cũng còn có những hạn chế kéo dài

chậm được khắc phục đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự giảm sút niềm

tin của nhân dân đối với Đảng. Song, điều hết sức nguy hiểm ở đây chính là sự

chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; chúng lợi dụng kẽ hở này

để phủ nhận vai trò và địa vị duy nhất cầm quyền của Đảng, nhằm xóa bỏ vai trò

lãnh đạo của Đảng đã được ghi trong Điều 4 Hiến pháp 2013, xóa bỏ CNXH, phủ

nhận bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Thực hiện ý đồ đó chúng thường xuyên gán

ghép cho Đảng ta đủ mọi thứ tội lỗi... Hiện nay, do nhận thức chưa đầy đủ về đảng

cầm quyền, duy nhất cầm quyền như ở nước ta do vậy, trong thực tiễn cuộc sống đã

xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có quan điểm cho rằng trong điều kiện

mới, nhất là trong thực hiện nền kinh tế thị trường... thì cần phải thay đổi thể chế

chính trị của một đảng cầm quyền bằng một hệ thống chính trị đa nguyên như mô

hình của một số quốc gia như Mỹ, Nhật, Singapro, Trung Quốc...Từ đây dẫn đến

một số phần tử cơ hội, lợi dụng để công kích đòi đa nguyên chính trị, đòi thành lập

nhà nước không có Cộng sản như: Quốc Dân Đảng, Đảng Việt Tân....

Page 116: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

111

4.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng tiếp tục xác lập và thực hiện nội

ung, phƣơng thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới

* Mục tiêu

Tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm sáng tỏ lý luận về

ĐCSVN cầm quyền, từ đó xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều

kiện mới, đảm bảo phát huy vai trò, hiệu lực cầm quyền của Đảng đối với sự nghiệp

đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện thắng

lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Phương hướng tiếp tục xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm

quyền của Đảng

Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm xây dựng Đảng là then chốt, tập trung

nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của

Đảng trong điều kiện mới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,

xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.

Để thực hiện phương hướng trên cần giải quyết những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về ĐCQ và những kinh nghiệm cầm quyền của Đảng trên cơ sở đó tiếp tục xác lập,

thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Thế giới, ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng do vậy, Đảng phải nắm vững

mục tiêu, đổi mới tư duy, đặc biệt là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ

nghĩa Mác - Lênin, di sản tư tưởng, lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh. ĐCSVN

luôn khẳng định lấy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng phải phải

kiên định và phát triển sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh. Đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, khuynh hướng bảo thủ. Tiếp

thu kinh nghiệm, thành tựu lý luận phong phú, của các đảng cầm quyền trên thế giới.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về ĐCSCQ, trên cơ sở đó xác lập

và thực hiện tốt NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phát huy dân chủ XHCN

trong điều kiện ĐCQ. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh

đạo, sức chiến đấu của Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Trên nền

Page 117: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

112

tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thường xuyên chăm lo xây dựng

Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; kiên quyết ngăn chặn và

đẩy lùi tham nhũng, lãnh phí, quan liêu xa dời quần chúng và sự suy thoái về tư tưởng

chính trị; đạo đức lối sống; "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Hai là, xây dựng và phát huy vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân do dân, vì dân, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội

bằng pháp luật.

Nói đến nhà nước pháp quyền thì trước hết phải đặt tính thượng tôn pháp luật

lên hàng đầu. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà trọng tâm là đẩy mạnh

đổi mới công tác lập pháp và cải cách tư pháp theo yêu cầu và nguyên tắc của Nhà

nước pháp quyền XHCN, gắn với cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính

hiện đại, vì dân phục vụ, xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, tận tụy. Trên cơ

sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, đẩy nhanh việc bố trí, kiện toàn bộ máy nhà

nước. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình, đặc trưng và cơ chế vận hành của nhà nước

pháp quyền XHCN; đồng thời đẩy nhanh thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện

quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đồng thời xác định rõ vị trí cầm

quyền của Đảng, NDCQ, PTCQ của Đảng theo đúng chuẩn mực, yêu cầu của nhà

nước pháp quyền, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

Ba là, thực hiện tốt quan điểm “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

hội trong xây dựng Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước vững mạnh.

Dân làm gốc Lý Công Uẩn trong “Chiếu rời đô” đã viết: “... trên vâng mệnh

trời, dưới hợp lòng dân...”. Trần Quốc Tuấn người được nhân dân suy tôn là vị

thánh (Đức Thánh Trần) đã khuyến tấu vua “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc,

sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:"Nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững thì

cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [88, tr. 879]. Cách mạng là sự

nghiệp của dân, do dân và vì dân, Đảng phải tôn trọng và phát huy sức mạnh to lớn

của nhân dân. Từ khi ra đời Đảng luôn đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, ngoài

mục đích vì lợi ích, hạnh phúc của toàn thể nhân dân lao động Đảng không có lợi

ích nào khác. Đây chính là nền tảng cầm quyền của Đảng; nếu nền tảng này bị xói

mòn, suy giảm, thậm chí nếu mất đi tư tưởng này thì Đảng thực sự đánh mất nền

Page 118: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

113

tảng, nguồn gốc của sự cầm quyền. Theo đó, sứ mệnh của Đảng cũng khó có thể tồn

tại. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng luôn phát huy vai trò, sức mạnh tổng

hợp của nhân dân, dựa vào dân để làm lên những chiến công vang dội năm Châu,

chấn động địa cầu, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân. Trong điều kiện mới Đảng

tiếp tục phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, sức mạnh của Đảng chính là ở

nơi dân, tục ngữ cha ông ta có câu: "dễ trăm lần không dân cùng chịu, khó vạn lần

dân liệu cũng xong" Đảng ta xác định:"Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng

phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của

nhân dân lao động" [41, tr. 26]. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể

tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xác lập, thực

hiện nội dung, PTCQ của Đảng ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo

đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ

cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, bảo đảm bố trí, sử dụng đội ngũ

cán bộ thực sự khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật của Nhà nước và kỷ luật

của Đảng.

Trong điều kiện mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta thực hiện mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, phấn đấu đến

năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, sự nghiệp vĩ đại; song cũng đầy khó khăn

thách thức. Nhiệm vụ chính trị của Đảng trong điều kiện mới đang đặt ra rất nhiều

vấn đề mới, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác cán bộ; đổi mới mạnh

mẽ công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, bố

trí đội ngũ cán bộ khoa học trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch, điều đó đòi

hỏi Đảng phải cụ thể hóa chiến lược công tác cán bộ, kiên quyết không bao che,

dung túng, không bổ nhiệm sai quy trình...chỉ có như vậy Đảng mới có đủ sức để

lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, mục tiêu chính trị.

Đây cũng là vấn đề thực hiện tốt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác

cán bộ, chuẩn bị tốt thế hệ cán bộ cách mạng cho đời sau.

Page 119: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

114

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN TỐT

NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU

KIỆN MỚI

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng,

cán bộ, đảng viên về vai trò của Đảng cầm quyền và sự cần thiết phải xác

lập và thực hiện nội dung, phƣơng thức cầm quyền của Đảng trong điều

kiện mới

Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong xác lập, và thực hiện tốt nội

dung, PTCQ của Đảng. Nhận thức có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và định hướng

cho hoạt động thực tiễn của con người; có nhận thức đúng, khoa học mới có trách

nhiệm cao và hành động đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận thức rõ tình hình mới, hiểu rõ

nhiệm vụ mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành

động mới thống nhất. Nếu trong Đảng và ngoài Đảng, từ trên xuống

dưới, từ trong đến ngoài đều tư tưởng thống nhất và hành động thống

nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp, ta cũng

nhất định thắng lợi [89, tr.319].

Nhận thức là một quá trình, do vậy không thể giản đơn,chủ quan, tùy tiện, nâng

cao nhận thức để xác lập và thực hiện tốt NDCQ, PTCQ. Nhận thức đúng là cơ sở để

nâng cao năng lực cầm quyền nói chung và xác lập NDCQ, PTCQ của Đảngnói

riêng, vì vậy cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo nghiên cứu làm

sáng tỏ NDCQ, PTCQ của Đảng; đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên,

trước hết nhận thức sâu sắc về ĐCQ và sự cần thiết phải xác lập NDCQ, PTCQ của

Đảng trong điều kiện mới.Đảng ta chỉ rõ: "Cần tiếp tục làm sáng tỏ lý luận về Đảng

cầm quyền để thực sự đổi mới trong thực tiễn về nội dung cầm quyền, phương thức

cầm quyền, mô hình cầm quyền, bảo đảm các nguồn lực, các điều kiện để cầm quyền

thực chất, có hiệu quả" [49, tr.221 . Để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức

đảng và cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số nôi dung, yêu cầu sau:

Thứ nhất, mọi cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên của Đảng từ Trung ương đến cơ

sở phải nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm

quyền trong điều kiện mới.

Page 120: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

115

Để thực hiện tốt nội dung trên, trước tiên phải tạo sự chuyển biến sâu sắc về

nhận thức, thống thất cao về tư tưởng của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng

viên trong toàn Đảng về những nội dung cơ bản về ĐCQ, ĐCSVN cầm quyền trong

điều kiện mới. Nói về ĐCQ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đảng

ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo

đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta

thật trong sạch, vững mạnh, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật

trung thành của nhân dân" [92, tr. 510 . Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời

kỳ quá độ lên CNXH bổ sung phát triển năm 2011 xác định: "Đảng Cộng sản Việt

Nam là Đảng cầm quyền lãnh đạo, nhà nước và xã hội..."[43, tr.88].

Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về ĐCQ, ĐCSVN cầm quyền xuyên suốt

quá trình hoạt động cách mạng của Người. Sau khi giành được chính quyền năm

1945 Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng chính quyền. Trong Cương lĩnh

chính trị đầu tiên của Đảng 2-1930 là "thành lập Chính phủ công nông binh", Chính

phủ đó phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Như vậy, ở nước ta, ĐCQ chính là chính

quyền Nhà nước mới do Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh lập nên. Rõ ràng, ĐCQ

ở nước ta là vấn đề cực kỳ hệ trọng, mặc dù trong hơn 87 năm qua bất chấp mọi sự

bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận của các thế lục thù địch về vai trò và địa vị cầm

quyền của Đảng. Trên thực tế, với tư cách là chủ thể cầm quyền, Đảng ta luôn xứng

đáng là đội tiền phong, "đứng mũi chịu sào", trong điều kiện mới, nhất là trong điều

kiện thực hiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Điều này cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng

đắn của mỗi cán bộ, đảng viên về vai trò cầm quyền của Đảng.

Thứ hai, mọi cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên của Đảng từ Trung ương đến cơ

sở phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về thực trạng nội dung, phương thức cầm quyền

của Đảng ta hiện nay, từ đó thống nhất nhận thức sự cần thiết phải xác lập và thực

hiện tốt nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Thực trạng NDCQ, PTCQ của Đảng thời gian qua cho thấy bên cạnh những

ưu điểm, vẫn còn một số điểm hạn chế như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nhận

thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xác lập và thực hiện

NDCQ, PTCQ của Đảng; do vậy có phần làm hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng,

Page 121: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

116

hiệu quả xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng. Để tạo sự chuyển biến về nhận thức của

các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong việc xác lập, NDCQ, PTCQ của Đảng

cần phải làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền nhằm định hướng, thống nhất về tư

tưởng, đồng thời mỗi cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định đây là nhiệm vụ quan

trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Thứ ba, mọi cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên của Đảng nhận thức đúng vai trò,

trách nhiệm của mình trong xác lập, thực hiện tốt nội dung, phương thức cầm quyền

của Đảng nói chung, của cấp ủy, tổ chức đảng ở các đơn vị, địa phương nói riêng.

Nhận thức đầy đủ vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình là cơ sở giúp các chủ

thể, các lực lượng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng

Đảng trong sạch, vững mạnh cũng như thực hiện tốt NDCQ, PTCQ của Đảng. Tuy

nhiên, trên thực tế vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ vai

trò, chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc xác lập, thực hiện tốt NDCQ, PTCQ.

Điều đó dẫn đến hoạt động lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng chất lượng,

hiệu quả không cao, có lúc chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm. Chính vì vậy, để

tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc xác

lập NDCQ, PTCQ có chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực, cấp uỷ, tổ chức đảng,

cán bộ chủ trì các cấp của Đảng, Nhà nước phải được tiếp tục tăng cường giáo dục,

quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình

trong quá trình xác lập, thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng nói chung, đổi mới nội

dung, PTLĐ của cấp ủy, tổ chức đảng nói riêng; nhằm tổ chức thực hiện chặt chẽ,

khoa học. Để đảm bảo cho quá trình xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ đúng

hướng cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng những vấn đề lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên về đảng cầm quyền và

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện mới.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, xuyên suốt của quá trình thực hiện NDCQ,

PTCQ, bởi vì lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng, tư tưởng,

kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Do đó, tiến hành bồi dưỡng lý luận Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCQ, ĐCSVN cầm quyền cho cán bộ, đảng viên các

cấp là rất cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng, bởi lẽ đây là cơ sở, thế giới quan phương

Page 122: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

117

pháp luận khoa học để Đảng đưa ra cơ sở cầm quyền, lý luận cầm quyền của mình.

Việc đẩy mạnh bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCQ,

ĐCSVN cầm quyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng lý luận của

Đảng, nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng, làm cơ sở để chỉ đạo hoạt động

thực tiễn. Đây cũng chính là cơ sở giúp cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên có phương

pháp luận khoa học để định hướng và hành động đúng đắn, giúp cán bộ, đảng viên

nâng cao giác ngộ cách mạng, giác ngộ giai cấp, kiên định lập trường giai cấp công

nhân và mục tiêu lý tưởng của Đảng. Nhận thức tốt, trách nhiệm cao trong xác lập

NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới là vấn đề cốt yếu để từ đó tổ chức thực

hiện, liênhệ vận dụng vào hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, nhằm giải

quyết các công việc do thực tiễn đang đặt ra; qua đó đấu tranh không khoan nhượng

với những quan điểm chính trị trái với quan điểm của Đảng, xuyên tạc lý luận cầm

quyền của Đảng...

Hai là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, các nghị quyết, chỉ thị của

Đảng về xác lập, thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền trong điều kiện mới.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo

và tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng nhất là chỉ thị, nghị quyết về xác lập, thực hiện nội dung, PTCQ của Đảng trong

điều kiện mới. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về ĐCQ, đòi hỏi Đảng

phải khẩn trương ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng ĐCQ và đưa ra lý luận về sự

cầm quyền của Đảng; đặc biệt là PTCQ của Đảng. Bởi vì, đến nay vẫn còn có nhiều ý

kiến, quan niệm khác nhau về vấn đề này. Do vậy, cần có sự nghiên cứu học tập, quán

triệt nhằm thống nhất cao về tư tưởng và hành động của toàn Đảng, từ đó cụ thể hóa

PTCQ của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với chính quyền cùng cấp. Đẩy mạnh việc

nghiên cứu, quan triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, mục đích là làm cho các cấp

ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nắm vững mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng

về xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

Ba là, thông qua các hình thức sinh hoạt của ấp ủy, tổ chức đảng để nâng cao

nhân thức của cán bộ, đảng viên về đảng cầm quyền và sự cần thiết phải xác lập,

thực hiện nội dung phương thức cầm quyền của Đảng.

Page 123: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

118

Thông qua các hình thức sinh hoạt của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp để giáo dục

nâng cao nhận thức. Đây là một biện pháp rất quan trọng và hiệu quả. Thông qua sinh

hoạt thường xuyên, các cấp uỷ, tổ chức đảng có điều kiện phổ biến, tuyên truyền để

mọi đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị hiểu đầy đủ về ĐCQ và sự cần thiết

phải xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng.Trên cơ sở đó động viên, xác định rõ trách

nhiệm của từng người, từng tổ chức đối với việc thực hiện NDCQ, PTCQ của

Đảng.Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cần được các cấp ủy, tổ chức đảng coi

trọng như: tổ chức quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, các lớp bồi dưỡng, cập

nhật kiến thức, thông qua sinh hoạt đảng, tự nghiên cứu, tìm hiểu…nhằm nâng cao

nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên về ĐCQ và

sự cần thiết phải xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng.

Bốn là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin nội bộ, thông

tin chuyên đề để tuyên truyền, giáo dục cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ,

đảng viên về sự cần thiết phải xác lập và thực hiện tốt nội dung, phương thức cầm

quyền của Đảng trong điều kiện mới.

Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến bằng nhiều hình thức

thiết thực qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin nội bộ, thông tin chuyên

đề cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải xác lập

NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới. Tăng cường tổ chức tuyên truyền,

phổ biến bằng nhiều hình thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các bản

tin nội bộ, thông tin chuyên đề cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về

sự cần thiết phải xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới. Trong công

tác tư tưởng, lý luận thì công tác tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng

tác động đến mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng

hiểu những quan điểm của Đảng về ĐCQ và NDCQ, PTCQ của Đảng. Đồng thời

thông qua công tác tuyên truyền trang bị cho cán bộ, đảng viên những tri thức,

phương pháp luận khoa học trong việc thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng.

Năm là, thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, tập huấn nghiệp vụ công tác

tổ chức xây dựng Đảng hàng năm; qua thông báo chính trị, thời sự để tuyên

truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.

Page 124: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

119

Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức

xây dựng Đảng hàng năm; qua thông báo chính trị, thời sự để tuyên truyền nâng

cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên. Bởi vì, thông báo chính

trị - thời sự, một hình thức giáo dục chủ yếu trong sinh hoạt đảng nhằm thông tin,

định hướng kịp thời những vấn đề thời sự - chính trị nổi bật hàng tuần, hàng tháng,

giúp cán bộ đảng viên nhận rõ tình hình, có thái độ, trách nhiệm đúng đắn trước các

sự kiện chính trị - xã hội, động viên tính tích cực, tinh thần phấn khởi trong thực

hiện nhiệm vụ được giao. Nội dung thông báo chính trị thời sự theo các chuyên đề

hàng tháng phải được chọn lọc, trên cơ sở thông tin từ Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nội dung thông báo chính trị thời sự hàng tuần phải chuẩn bị kỹ, gắn việc thông tin

với định hướng tư tưởng theo quan điểm của Đảng, liên hệ với thực tiễn thực hiện

nghiêm quy định về bảo mật, kỷ luật phát ngôn. Sinh hoạt chính trị - tư tưởng là

hoạt động của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhằm quán triệt kịp thời các chủ trương, chính

sách mới của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó thống nhất và nâng cao nhận thức tư

tưởng, tình cảm, củng cố lòng tin, biến thành hành động cách mạng trong mỗi cán

bộ, đảng viên, đồng thời đấu tranh phê phán khắc phục những hiện tượng sai trái.

4.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cầm quyền

của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở xác lập nội ung, phƣơng thức

cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới

ĐCSVN cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, xây dựng thành công

CNXH ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN;

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết Đảng cần kiên định mục tiêu độc lập dân

tộc và CNXH trên cơ sở nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh; đồng thời phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về ĐCQ,

kinh nghiệm cầm quyền của Đảng từ đó xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều

kiện mới. Để thực hiện được nội dung trên cần thực hiện tốt một số nội dung, biện

pháp sau:

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nghiên

cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về đảng cầm quyền.

Page 125: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

120

Trong điều kiện mới ĐCSVN cầm quyền phải giải quyết rất nhiều vấn đề đặt

ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó tập trung vào một số vấn đề về

mặt lý luận cầm quyền của Đảng như: quan niệm về ĐCSCQ, phân biệt với các

ĐCQ khác; quan niệm về NDCQ, PTCQ của ĐCSVN; mối quan hệ giữa Đảng và

Nhà nước; Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, phát triển văn hóa củng cố quốc phòng,

an ninh....trên cơ sở đó tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn để xác lập và thực hiện tốt

NDCQ, PTCQ của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ nghiên cứu phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn. Đây

không chỉ là một nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà

còn là bài học được đúc rút từ thực tiễn lịch sử sinh động của cách mạng Việt Nam.

Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) đã chỉ rõ: “Coi trọng việc tổng kết thực tiễn

trong nghiên cứu lý luận và trong hoạt động của các cấp uỷ đảng; coi tổng kết thực

tiễn là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành”[29, tr. 66]. Sự lãnh đạo của

Đảng đối với nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn bằng việc xác định

quan điểm, phương hướng nghiên cứu thông qua hệ thống các chương trình, đề tài

nghiên cứu, định hướng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Sự lãnh đạo của

Đảng còn thể hiện ở việc tổ chức kiểm tra hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu

lý luận của các tổ chức đảng, việc thực hiện vai trò của cơ quan Nhà nước đối với

công tác này. Thông qua kiểm tra cấp uỷ đảng kịp thời uốn nắn, định hướng để hoạt

động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận đạt mục đích yêu cầu đề ra. Để giữ vững

và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu

lý luận, trước hết các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải có nhận

thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu

lý luận trong tình hình mới; đó là một nhiệm vụ trọng yếu của công tác tư tưởng, lý

luận hiện nay. Vì thế, phải coi trọng việc lãnh đạo, định hướng tư tưởng cả trong

nghiên cứu lý luận và trong tổng kết thực tiễn để rút ra những bài họckinh nghiệm

thiết thực nhằm phát triển lý luận, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng đối với

công cuộc xây dựng CNXH.

Hai là, xây dựng và phát huy vai trò nòng cốt đội ngũ cán bộ, cơ quan nghiên cứu

khoa học nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về ĐCSVN cầm quyền.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý

Page 126: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

121

luận nói chung và công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nói riêng là một

trong những giải pháp lớn mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung

ương Đảng (khoá IX) đã đề ra, nhằm thực hiện tốt công tác tư tưởng, lý luận trong

tình hình mới. Đó cũng chính là một định hướng cơ bản, một giải pháp rất quan

trọng, một vấn đề mấu chốt quyết định để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa

chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng đáp ứng yêu cầu ngày càng

cao trong giai đoạn cách mạng mới.

Cán bộ làm công tác lý luận là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu lý luận,

góp phần tích cực vào việc phát triển, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, củng cố và tăng cường vững chắc trận

địa tư tưởng của Đảng. Trước tình hình mới, nhiệm vụ công tác tổng kết thực tiễn,

nghiên cứu lý luận rất nặng nề và phức tạp, với những yêu cầu ngày càng cao. Để

làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận

của Đảng, phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ. Mỗi cán bộ làm công

tác nghiên cứu lý luận cần phải nỗ lực phấn đấu rèn luyện theo đúng tiêu chuẩn của

người cán bộ trong tình hình mới, có phẩm chất có năng lực, có ý thức trách nhiệm

cao với công việc. Phải có kiến thức chuyên sâu, đặc biệt là trình độ trí tuệ, trình

độ lý luận, phương pháp công tác kiên trì, tỉ mỉ, khoa học. Tích cực học tập trau

dồi tri thức và phương pháp tư duy khoa học. Bản chất, mục đích của công tác tư

tưởng, lý luận đòi hỏi ở người làm công tác lý luận của Đảng, phải giữ vững

nguyên tắc thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học trong nghiên cứu lý

luận. Nền tảng tư tưởng định hướng cho suy nghĩ và hành động đúng đắn, sáng tạo

của người cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận chính là lý luận Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Sự hiểu biết sâu sắc hệ thống

lý luận đó là cơ sở cho sự phát triển tư duy chính trị nhạy bén, giúp cho mỗi cán bộ

có khả năng phát hiện và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề lý luận

phức tạp đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Ngoài ra, người cán bộ làm công tác

nghiên cứu lý luận phải tích cực rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, mà hạt

nhân của nó là phương pháp tư duy biện chứng. Đó là một điều kiện bảo đảm cho

sự sáng tạo trong nhận thức và nghiên cứu lý luận của Đảng.

Page 127: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

122

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp, mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng

trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về Đẩng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

Thực tiễn hoạt động của Đảng diễn ra rất phong phú, đa dạng, trên nhiều khía

cạnh, lĩnh vực và thường xuyên vận động, biến đổi. Vì vậy, việc tổng kết thực tiễn,

nghiên cứu lý luận là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, không phải một

sớm, một chiều, một hoặc vài người là có thể làm được mà phải phát huy sức mạnh

tổng hợp của các cấp, các ngành, của mọi lực lượng của Hội đồng lý luận Trung

ương, các nhà khoa học. Đối với công việc nào cũng vậy, đặc biệt là nhiệm vụ tổng

kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận thì càng phải phát huy trí tuệ, công sức của tập thể,

mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng. Có như vậy mới huy động được mọi lực

lượng, mọi tổ chức, mọi đối tượng tham gia. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc

hoạch định đường lối chính trị, của Đảng, nhất là lý luận về ĐCQ, về việc xác lập

NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới. Để làm tốt được việc đó, cần phải có

hình thức, phương pháp huy động rộng rãi các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực

tiễn cùng tham gia nghiên cứu tổng kết, phát huy đến mức cao nhất trí tuệ tập thể,

thực hiện hiện dân chủ trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực

tiễn. Trong quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một mặt phát huy vai trò

của cán bộ chuyên trách, mặt khác phải hợp tác, trao đổi với các cơ quan, lực lượng

nghiên cứu về khoa học xã hội, các nhà khoa học, các học giả....Cán bộ nghiên cứu phải

tích cực xin ý kiến các bậc lão thành cách mạng đã từng làm công tác lãnh đạo, quản lý,

từng làm công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tiếp thu kinh nghiệm. Do

tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, nên sẽ có cách nhìn nhận và ý kiến khác

nhau. Bởi vậy, cần mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng

và sự suy nghĩ sáng tạo, khuyến khích thảo luận, tranh luận, không nên có những định

kiến, mặc cảm với những ý kiến trái chiều. Nghị quyết Trung ương V khóa (IX) chỉ rõ:

"Mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong

nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận" [29, tr. 73] Trong nghiên cứu thảo luận dù ý

kiến là thiểu số cũng phải được tôn trọng, xem xét một cách nghiêm túc. Điều quan

trọng là mọi cách nhìn, mọi ý kiến, mọi cuộc tranh luận phải xuất phát từ động cơ trong

Page 128: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

123

sáng, từ cái nhìn trung thực, với tinh thần xây dựng, góp phần thúc đẩy thực tiễn đổi

mới về lý luận đi đến thành công.

Thực hiện giải pháp này, chúng ta phải chống nhận thức lệch lạc cho rằng,

nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chỉ là công việc của cán bộ chuyên

trách, của Hội đồng lý luận Trung ương... thiếu ý thức trách nhiệm trong thảo luận,

xây dựng đề cương, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đề nghị Đảng, Nhà nước phải

có chế độ, chính sách thích hợp, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi cho đội

ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lý luận và các lực lượng tham gia hoạt động

sáng tạo. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ đầu ngành, những chuyên gia

giỏi, có trình độ học vấn đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ, gắn bó với hoạt động

thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận.

Bốn là, đầu tư kinh phí thích đáng và hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các

cơ quan làm công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam

cầm quyền.

Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Để phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về

ĐCQ đồng thời xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng là vấn đề hệ trọng. Do vậy, cần phải

nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận làm

sảng tỏ lý luận về ĐCQ trên cơ sở cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng,

nhất là những thành tựu đạt được qua 30 năm đổi mới, tạo cơ sở để xác lập NDCQ,

PTCQ của Đảng, đó cũng chính là thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhằm

khắc phục sự chậm trễ về lý luận của một ĐCSCQ đã trải qua hơn 70 năm cầm quyền.

Do vậy, ĐCSVN, mà trực tiếp là Bộ Chính trị cần chỉ đạo việc đẩy mạnh nghiên cứu lý

luận, tổng kết thực tiễn về ĐCQ để xác lập NDCQ, PTCQ của Đảng trong thực tiễn.

Đồng thời, Đảng cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để các cơ quan, các cán

bộ nghiên cứu lý luận tiếp cận được những thông tin về hoạt động lý luận và kinh

nghiệm thực tiễn nước ngoài, nhất là những kinh nghiệm cầm quyền của các ĐCQ

và ĐCSCQ trên thế giới. Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu lý

luận, tổng kết thực tiễn, đồng thời phải tích cực kiểm tra việc sử dụng ngân sách,

kinh phí một cách hợp lý, tránh thất thoát.

Page 129: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

124

4.2.3. Nghiên cứu tạo lập điều kiện bảo đảm cho tiếp tục xác định và

thực hiện tốt nội ung, phƣơng thức cầm quyền của Đảng trên các lĩnh

vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên các lĩnh vực trọng yếu

Đây là vấn đề cơ bản quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thực hiện NDCQ,

PTCQ của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, xu thế toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện những nội dung,

biện pháp sau đây.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả; tăng

cường sự kiểm soát, giám sát của nhân dân, điều kiện bảo đảm cho nội dung,

phương thức cầm quyền của Đảng thực thi có hiệu quả.

Về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ và hiệu quả ngay trong bản

thân bộ máy giữa các cơ quan lập pháp. "Biện pháp dùng quyền lực để hạn chế

quyền lực đã tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu ngay trong bản thân

bộ máy. Điều này làm hạn chế một cách đáng kể khả năng lạm dụng quyền lực của

các cơ quan công quyền. Bất kỳ một hành động nào của các cơ quan Chính phủ có

dấu hiệu vi phạm pháp luật đều có thể bị phơi bày trước công chúng"[55, tr.142]. Ở

nước ta hiện nay sự kiểm soát giữa cơ quan quyền lực này với các cơ quan quyền

lực khác hình như hiệu quả chưa cao. Thực tế cho thấy những vấn đề nhạy cảm và

phức tạp trong thời gian qua như vấn đề đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng của

cán bộ, đảng viên trong hệthống chính trị hầu hết đều do nhân dân phát hiện, phản

ánh cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Do vậy, sự kiểm soát quyền lực

của nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện kiểm soát quyền lực. Song để

thực hiện được chức năng giám sát quyền lực của mình thì cần có cơ chế cụ thể;

người dân cần phải biết tiếp nhận thông tin nhất là khả năng xử lý các vấn đề khi

phát hiện sự sai phạm của cán bộ, đảng viên và cả thiết chế để bảo vệ người dân.

Trên cơ sở khoa học, Đảng cần thiết lập cơ chế quản lý chặt chẽ, kết hợp giữa tăng

cường xây dựng chế độ kiểm soát quyền lực và quy chế giám sát có hiệu quả đối

với cán bộ, đảng viên. Để thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền lực thì đòi hỏi Đảng

phải có một cơ quan kiểm soát quyền lực. Một là, thực hiện giám sát, có hiệu quả

đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người

đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước như: việc chấp hành các chế độ báo cáo, việc

Page 130: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

125

thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hành chế độ dân chủ,

chấp hành kỷ luật, pháp luật, chất vấn và trả lời chất vấn trong sinh hoạt nội bộ

Đảng. Hai là, thực hiện kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước bao gồm giám

sát, thanh kiểm tra công tác thi tuyển, và tất cả các khâu trong công tác cán bộ cho

đến việc sử dụng ngân sách Nhà nước...Ba là, phát huy mạnh mẽ vai trò của chủ

thể giám sát, như giám sát trong Đảng và bảo đảm giám sát của Quốc hội, Hội

đồng nhân dân các cấp. Bốn là, nghiên cứu thực hiện trên diện rộng đối với mô

hình Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh điều này góp

phần kiểm soát tốt quyền lực nhà nước bằng việc tăng cường chức năng giám sát

của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện mô hình này trong điều kiện một đảng duy

nhất cầm quyền góp phần kiểm soát tốt quyền lực nhà nước. Bí thư Tỉnh ủy đồng

thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh ra các

nghị quyết, quyết định để Ủy ban nhân dân tỉnh chấp hành và thực hiện quyền

giám sát đối với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện nghị quyết, quyết định

đó. Đối với tổ chức càng cao, cán bộ giữ cương vị càng cao thì càng cần được

kiểm soát chặt chẽ; người giữ cương vị càng cao phải được kiểm soát nghiêm

ngặt. Đây không chỉ là chiếc lồng sắt và chính là bức tường sắt để kiểm soát quyền

lực chặt chẽ. Thực tế, chứng minh rằng, có khi chỉ có một người, hoặc một số

người có quyền lực mắc sai lầm mà dẫn đến sự suy yếu, làm tan rã cả tổ chức

thậm chí cả chế độ. Đối với Đảng ta, để hoạt động kiểm soát quyền lực trong

Đảng và cả hệ thống chính trị, đòi hỏi Đảng phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

thật sự chặt chẽ, và được thực thi có hiệu quả.

Thứ hai, thành lập cơ quan quyền lực chính trị, có quyền giám sát quyền lực

nhà nước ở Trung ương hoạt động một cách độc lập, bảo đảm cho nội dung,

phương thức cầm quyền của Đảng thực thi có hiệu quả.

Hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan

liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang diễn biến rất

phức tạp, tinh vi, nguyên nhân chính ở đây là, quyền lực chưa được kiểm soát chặt

chẽ, và khoa học. Bởi khát vọng quyền lực, tiền bạc chính là cuộc chiến tàn khốc

nhất, đây chính là điểm nghẽn của tình trạng suy thoái. Từ đây, dẫn đến, tình trạng

lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng, hư hỏng, đang dần đánh mất

Page 131: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

126

niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, trong điều kiện hiện nay, cần phải

nghiên cứu để nâng cao vị thế của Ủy ban kiểm Trung ương, làm việc độc lập, tăng

thẩm quyền của ủy ban này. Kinh nghiệm từ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy,

Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương là độc lập, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

trong công tác kiểm soát quyền lực nói chung trong công tác đấu tranh, phòng,

chống tham nhũng nói riêng. Ủy ban kiểm tra Trung ương hoạt động độc lập, không

chịu sức ép của tập thể, cá nhân nào, thực hiện chấp pháp theo đúng chức năng,

nhiệm vụ, theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng. Cùng

với việc mở rộng phạm vi, thẩm quyền cho Ủy ban kiểm tra Trung ương, nên

nghiên cứu để thành lập một đội điều tra độc lập nằm trong Ủy ban kiểm tra, để tiến

hành, bắt, khởi tố, điều tra ngay đối với các vụ án tham nhũng; trong tình huống khẩn

cấp. Nếu cứ như hiện nay thì cơ quan ủy ban kiểm tra Trung ương vẫn phải chờ, đợi ý

kiến kết luận, điều tra của cơ quan có liên quan, và như thế thì đối tượng vi phạm sẽ

dùng mọi thủ đoạn để tiêu hủy tài liệu chứng cứ, tẩu tán tài sản, thậm chí chạy trốn ra

nước ngoài gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng. Kiên quyết,

xem xét thi hành kỷ luật đối với bất kỳ ai, dù người đó giữ cương vị cao hay thấp, tuổi

đảng nhiều hay ít...nếu vi phạm đều phải được xử lý theo quy định không có vùng cấm;

xem xét khách quan, công tâm, xử lý "công minh, chính xác, kịp thời"

Thứ ba, Đảng xác định rõ nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trên

các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên các lĩnh vực trọng yếu.

Lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trước đổi mới, những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm trong chính sách Giá -

Lương - Tiền đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam chạm đáy, mà đỉnh điểm là tỷ lệ

lạm phát lên tới 774%; đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Trước

tình hình kinh tế đất nước như vậy, năm 1985 được coi là thai nghén, đêm trước của

công cuộc đổi mới. Từ khi đổi mới (1986) với tư duy đổi mới của Đảng ta, nhất là

về kinh tế đã có những bước phát triển đó chính là sự gột bỏ những gì lỗi thời lạc

hậu, cũ kỹ, xác định những tư duy mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Ngày nay đất nước ta bước vào kỷ nguyên số, nhân loại bước vào cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4 với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn. Đảng cần

lãnh đạo đẩy nhanh việc tái cấu trúc nền kinh tế, đẩy mạnh các chuỗi giá trị tiềm

Page 132: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

127

năng; cần quan tâm lãnh đạo một cách chặt chẽ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp,

các công ty, xí nghiệp...Thời gian qua cho thấy lỗ hổng của việc cổ phần hóa gây

thất thoát tiền của của Nhà nước. Do đó, Đảng cần xử lý đúng đắn những vấn đề lớn

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, cho thấy, nếu ĐCQ mà để nền

kinh tế kém phát triển, bất công xã hội, tình trạng thất nghiệp...mà chưa được giải

quyết thỏa đáng, nếu như tình trạng này kéo dài, thì đây chính là nguyên nhân dẫn

đến mất địa vị cầm quyền như là một tất yếu. Điển hình ở Nhật Bản, Đảng (LDP) đã

bị mất địa vị cầm quyền, nguyên nhân chính là đảng này trì trệ, ì ạch trong phát

triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập đầu người giảm sút, đây chính

là sự thất bại được báo trước, và như vậy địa vị cầm quyền của Đảng đến hồi kết.

Kinh tế - xã hội được coi là xương sống của quốc gia, bởi vậy Đảng cần tập trung

lãnh đạo phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng

kinh tế với bảo đảm công bằng và an sinh xã hội. Giải quyết các mối quan hệ lớn,

tuân thủ quy luật của thị trường, để kịp thời điều chỉnh chính sách kinh tế cho hợp

lý; hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường; phát triển lực lượng sản xuất.

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là vấn đề đặc biệt hệ trọng và nhạy cảm,

đồng thời cũng rất phức tạp, biến động nhanh, có thể vượt qua sự dự báo tình hình.

Nếu không xử lý đúng đắn sẽ dẫn đến sai lầm, để lại hậu quả khó lường. Vì vậy,

trong bất kỳ tình huống, điều kiện, hoàn cảnh nào thì mục tiêu xuyên suốt của

Đảng là phải giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối

với lực lượng vũ trang, quốc phòng, an ninh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trung

thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên

định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; tăng cường và nâng cao năng lực quản

lý, điều hành, tập trung, kiên quyết và triệt để giải quyết những vấn đề liên quan

đến chủ quyền lãnh thổ với nhiều giải pháp, sáng tạo, đột phá; nghiên cứu phát

triển đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam, tăng cường tiềm lực quân sự,

tiềm lực kinh tế, xây dựng chiến lược quốc phòng. Coi trọng xây dựng thế trận

lòng dân, phát huy cao độ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là trên các địa bàn

chiến lược...Quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có chất

lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, thực sự là lực lượng vũ trang sắc bén,

lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Page 133: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

128

Lĩnh vực đối ngoại.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận của toàn dân, công cuộc đổimới

đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế

không ngừng phát triển. Công tác đối ngoại được coi là công tác đi đầu trong

kiến tạo hòa bình, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước cũng như nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong

điều kiện mới, đang đặt ra cho Đảng phải lãnh đạo công tác đối ngoại, đẩy nhanh

việc hoàn thiện những năng lực mới như: năng lực xử lý thông tin nhanh, phát

huy vai trò, sàng lọc và xử lý thông tin bảo đảm chính xác, khách quan, kịp thời

tham mưu để Đảng chỉ đạo giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn, những vấn đề

mới nảy sinh trong quan hệ quốc tế. Công tác nghiên cứu dự báo, đối tác, đối

tượng cũng phải được coi trọng, đây chính là cơ sở quan trọng để Đảng có chủ

trương đối sách phù hợp trong quan hệ, hợp tác và hội nhập. Đào tạo, bồi dưỡng

những chuyên gia giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, để tham gia các tổ chức quốc tế,

nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tư, thực hiện tốt chính sách, bảo đảm an sinh xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định an sinh xã hội là một

trong 12 nhiệm vụ tổng quát cần thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 đó là: "Quản

lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực

hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe

người dân..."[50, tr .78]. Quán triệt nghị quyết Đại hội XII của Đảng; các cấp ủy

Đảng, chính quyền các cấp, các ngành từng bước cụ thể hóa vào tình hình thực tế ở

địa phương nhằm khắc phục một bước những hạn chế; nâng cao hiệu quả trong bảo

đảm an sinh xã hội. Trước hết, cần tập trung triển khai một cách đồng bộ, có chất

lượng, hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xác định chương trình

mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững là mục tiêu nhiệm vụ kinh tế -

xã hội trọng tâm. Tập trung sức phấn đấu giải quyết từng bước những vấn đề bức

thiết trong cuộc sống của người dân, bảo đảm công bằng xã hội. Bộ lao động

thương binh - xã hội, chủ động nghiên cứu đề nghị Đảng, Nhà nước bổ sung sửa đổi

một cách cơ bản, toàn diện các chính sách, phù hợp các chính sách kinh tế - xã hội

Page 134: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

129

của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Tập trung giải quyết tốt hơn việc thực

hiện công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận, được hưởng các

dịch vụ xã hội tốt nhất như: y tế, nhà ở xã hội, nước sạch, thông tin... nâng cao tính

nhân văn cao cả; thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ XHCN.

Thứ năm, chỉ đạo chặt chẽ việc thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung cầm quyền

của Đảng thành pháp luật Nhà nước.

Trong điều kiện mới, là Đảng duy nhất cầm quyền thì cơ cấu tổ chức của

Đảng, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức đảng trong cơ cấu đó là

vần đề cần thiết nhưng cũng phải được nghiên cứu một cách thấu đáo. Để xứng

đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân

tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng thì ĐCSVN phải

lãnh đạo Nhà nước quán triệt, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành các

bộ luật, các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định, thành các chính sách xã

hội, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Đảng lãnh đạo

xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Nhà nước của

dân, do dân, vì dân, có năng lực quản lý, điều hành một cách hiệu quả các tổ chức

trong hệ thống chính trị, hoạt động trên các lĩnh vực của xã hội. Tôn trọng, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát hoạt động của Nhà nước.

Trên cơ sở đó Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nước thể chế hóa, luật hóa NDCQ,

PTCQ của Đảng thành những quy chế, quy định cụ thể để Nhà nước thực hiện một

cách công khai minh bạch, để nhân dân vừa chấp hành, và giám sát hoạt động của

Nhà nước, giám sát vai trò trách nhiệm cầm quyền của Đảng, khắc phục tình trạng

đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng một đằng, Nhà nước tổ chức thực hiện

một nẻo, nghị quyết chồng lên nghị quyết, chính sách chồng lên chính sách... nhưng

không được quán triệt, đưa vào cuộc sống.

4.2.4. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò của Đảng duy nhất

cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội, vai trò làm chủ của nhân dân

Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta đang đặt ra một yêu cầu khách quan, cấp

bách là giải quyết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, trong đó việc xác định thẩm

quyền, trách nhiệm của ĐCQ và bộ máy Nhà nước là vấn đề cực kỳ quan trọng

Page 135: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

130

trong việc nâng cao vai trò cầm quyền của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Việc phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Đảng với Nhà nước là nội dung

chủ yếu và căn bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Để thực

hiện nội dung trên cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau:

Một là, Đảng phải giải quyết hài hòa, hiệu quả mối quan hệ giữa Đảng, Nhà

nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Trong quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền hoạt

động lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý nhà nước hòa quyện vào nhau. Đảng

vừa lãnh đạo, tuyên truyền vận động nhân dân, vừa tổ chức cho nhân dân đấu tranh,

tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, các đoàn thể cách mạng, tiến hành khởi nghĩa

giành chính quyền. Nhưng khi trở thành ĐCQ, điều kiện hoạt động của Đảng thay

đổi căn bản, việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức

trong hệ thống chính trị là vấn đề tất yếu, đây không đơn thuần chỉ là giải quyết mối

quan hệ mà chính là thực hiện văn hóa trong Đảng. Bởi vì, Đảng lãnh đạo Nhà nước

và xã hội, vì vậy Đảng phải có trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo, có bản lĩnh chính trị

kiên định, vững vàng. ĐCSVN là Đảng duy nhất cầm quyền nhưng Đảng không thể

dùng uy quyền của mình để đứng trên Nhà nước, đứng trên và đừng ngoài Hiến pháp

và pháp luật, Đảng không thể bao biện, làm thay Nhà nước. Nếu Đảng làm thay Nhà

nước và tình trạng này kéo dài, không được khắc phục thì có thể lập lại kịch bản như

Đảng Cộng sản Liên Xô:

Có một thời gian dài Đảng Cộng sản Liên Xô phạm khuyết điểm bao

biện công việc Nhà nước, không phát huy đầy đủ vai trò của Nhà nước

dẫn đến gần như biến thành nhà nước, làm thay công việc của nhà nước.

Phát hiện ra khuyết điểm này Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương phải

tiến hành cải tổ, sửa đổi phương thức lãnh đạo, chống độc quyền, đảng

trị, chống hành chính hóa công việc của Đảng, khắc phục tình trạng bao

biện làm thay Nhà nước [129, tr.309].

Hai là, xây dựng các thiết chế giám sát và phản biện xã hội có tính độc lập,

thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

Để bảo đảm cho việc giám sát và phản biện xã hội thực sự có hiệu quả thì cần

phải: trước hết, củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên trách của Ủy ban Trung

Page 136: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

131

ương Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, phải phát huy

vai trò, sức mạnh tổng hợp của các lực lượng với sự tham gia tích cực của Ủy ban

Trung ương MTTQ. Đây chính là cơ quan có năng lực thực hiện các hoạt động

giám sát và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước và được pháp luật bảo vệ. Song phải xây dựng cơ chế khoa học chặt chẽ,

quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp và

pháp luật Điều 9 Hiến pháp 2013 chỉ rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính

trị của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; thực hiện dân

chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây

dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc. Đây chính là văn bản pháp lý quan trọng, có giá trị cao nhất quy định chức

năng, nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp

pháp của nhân dân.

Ba là, các cơ quan quyền lực Nhà nước được nhân dân ủy thác phải thực hiện

việc tự kiểm tra, giám sát các hoạt động của mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng mácxít chân chính do đó Đảng có trọng

trách nặng nề trước nhân dân và dân tộc, điều đó thể hiện vai trò cầm quyền với

trách nhiệm, thẩm quyền to lớn về chính trị mà nhân dân ủy thác, giao phó. Như

vậy, khi có quyền lực chính trị thì Đảng mới thực hiện sứ mệnh lịch sử chính trị cao

cả đó. ĐCSVN được nhân dân ủy thác giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhà nước

và xã hội; Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó

mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu

trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình"[110, tr.10].

Để thực hiện có hiệu quả chức năng lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy, tổ chức

đảng, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng, cơ quan quyền lực Nhà nước được nhân dân ủy

thác trước hết phải nghiêm túc thực hiện nghiêm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các

hoạt động của cơ quan đơn vị mình. Để thực hiện được điều này Đảng cần tiếp tục

điều chỉnh, bổ sung các quy định về cơ chế, kiểm tra, giám sát trong nội bộ Đảng,

các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nghiêm túc chấp hành công tác kiểm tra, giám sát,

thường xuyên tự phê bình và phê bình theo quy định của Điều lệ Đảng. Các cấp ủy, tổ

chức đảng nhất là người đứng đầu cấp ủy trong cơ quan Đảng, Nhà nước chính là

Page 137: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

132

người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát

việc thực thi quyền lực nhà nước. Song công tác kiểm tra, giám sát phải đươc tiến hành

một cách nghiêm túc, chân thành, khoa học cả về ý thức chính trị, đạo đức, lối sống

trong thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm. Để thực hiện nội dung, yêu cầu trên cần thực

hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện mở rộng dân chủ, gắn với kỷ cương pháp luật; tăng cường

công tác dân vận trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của

Nhà nước.

Từ khi ra đời cho đến nay trong Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, Đảng ta luôn

khẳng định: Mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước

đều phải ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, vì cuộc sống, ấm no, tự do,

hạnh phúc của nhân dân, ngoài lợi ích đó Đảng không có lợi ích nào khác; đồng

thời thường xuyên quan tâm thực hiện tốt vấn đề dân chủ, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, trong công tác xây

dựng Đảng bên cạnh những ưu điểm, thành công rất cơ bản, trong mối quan hệ giữa

Đảng với nhân dân còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, nhất là trong điều

kiện ĐCQ. Hiện nay, trong mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân đang tồn tại những

hạn chế, yếu kém, gây nên những bức xúc trong nhân dân đòi hỏi Đảng phải đặc

biệt quan tâm giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Thực tế

cho thấy, mối quan hệ giữa Đảng và dân đang đứng trước những thách thức mới do

tác động của tình hình thế giới, khu vực đầy biến động, phức tạp, khó lường; từ

những biến đổi về cơ cấu xã hội - giai cấp và các quan hệ xã hội...Hiện nay, đời

sống của nhân dân còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nông thôn, miền núi, vùng

sâu, vùng xa, những bức bối của nhân dân về tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, tha

hóa, suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên,

tình trạng mất dân chủ ở cơ sở vẫn còn khá nghiêm trọng. Để giải quyết tốt mối

quan hệ này trước hết phải khắc phục tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền,

tham nhũng, lãng phí, thái độ vô cảm trước những khó khăn, thiếu thốn của nhân

dân ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong cơ quan lãnh đạo của Đảng

và chính quyền các cấp. Cán bộ đảng viên phải gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến

Page 138: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

133

của nhân dân, tôn trọng quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám

sát của nhân dân, dám nhận khuyết điểm trước nhân dân để sửa chữa tiến bộ.

Thứ hai, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi tổ chức và cá nhân

trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực

nhà nước của cán bộ, đảng viên.

Trước hết cần khẳng định rằng, quyền lực của Đảng và Nhà nước là thống

nhất nhưng không đồng nhất. Cần khắc phục những biểu hiện đối lập hoặc đồng

nhất quyền lực của Đảng và Nhà nước. Quyền lực của Đảng và Nhà nước là thống

nhất, nhưng quyền lực của Đảng là quyền lực lãnh đạo, còn quyền lực của Nhà

nước là quyền lực quản lý trong một cơ chế nhất nguyên chính trị, do một Đảng

Cộng sản duy nhất cầm quyền.

Sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước phải

dựa trên nền tảng quyền lực là thống nhất, trong mỗi cơ quan quyền lực phải bảo

đảm sự tham gia theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, trách nhiệm. Sở dĩ

cần có sự phân công rành mạch này là để tránh được tình trạng bao biện làm thay

của Đảng đối với cơ quan Nhà nước, tránh được tình trạng quyền lực tập trung,

quan liêu, khi có khuyết điểm thì đổ lỗi cho nhau; Đồng thời cũng khắc phục được

hạn chế, bất cập trong phân công thẩm quyền trách nhiệm.

Đảng không thể ôm đồm, làm thay chức năng của Nhà nước. Nếu như ĐCQ làm

thay chức năng của Nhà nước thì tất yếu sẽ dẫn đến làm suy yếu Nhà nước, làm cho Nhà

nước trở thành bộ máy quan liêu. Điều này, nhận thấy rõ ở Đảng Cộng sản Liên Xô.

"Trong 70 năm cầm quyền, tổ chức đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô đã thay thế tổ

chức hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội của nhà nước, chính vì thế

mà cả xã hội giống như một cỗ máy khổng lồ già cỗi thoi thóp không có một chút sinh

khí"[68, tr. 98]. Vì vậy, ĐCQ phải giải quyết hài hòa, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa

Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý; muốn vậy phải có cơ chế phân định rõ trách nhiệm,

thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, tránh chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nền dân chủ XHCN,

bảo đảm mọi quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một trong những động lực thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng

chính là Đảng, Nhà nước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân

Page 139: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

134

dân. Đảng ta luôn xác định Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng

thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu

trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân

tộc; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân

dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự

nghiệp cách mạng, điều đó khẳng định toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát

từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân, sức mạnh của Đảng là ở sự gắn

bó mật thiết với nhân dân. Để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, nhu

cầu cấp thiết của nhân dân đòi hỏi cần phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, để bảo

vệ, thể hiện đầy đủ, chính xác ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thực tế cho thấy

nếu như không có một hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền, nghĩa vụ cũng như lợi

ích chính đáng của nhân dân thì kỷ luật, kỷ cương xã hội bị buông lỏng, quyền,

nghĩa vụ pháp lý của nhân dân không được thực thi, điều đó cùng đồng nghĩa với

cuộc sống của nhân dân thiếu đi sự bình yên, tâm tư, nguyên vọng chính đáng của

nhân dân không được đảm bảo. Chỉ có hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ thì kỷ

luật, kỷ cương xã hội mới được bảo đảm, nền dân chủ XHCN mới thực sự được

phát huy.Đảng tập trung lãnh đạo Nhà nước thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ

sung, hoàn thiện các văn bản luật, văn bản dưới luật...để tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho nhân dân được hưởng quyền, lợi ích chính đáng, cũng như biết sử dụng quyền

làm chủ của mình được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật.

4.2.5. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với nhân dân,

dựa vào ân để xây dựng Đảng, Nhà nƣớc

Sau cách mạng tháng 8-1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.

Đó là một Nhà nước kiểu mới, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. “Cách

mạng tháng tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích

thực dân gần một trăm năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền

tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một

cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước nhà…”[86, tr. 463 . Đảng ta khẳng

định, nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là “bảo toàn lãnh

thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Dưới sự

Page 140: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

135

lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, tổ chức

bộ máy Nhà nước đã được thể chế hoá trong bản Hiến pháp đầu tiên.Trong Hiến

pháp 1946, Đảng ta chủ trương thực hiện “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của

nhân dân” nhằm đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn

giáo, đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ

chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. Trong Nhà

nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một

cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, củng cố tăng cường mối quan

hệ giữa Đảng với nhân dân cần thực hiện một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, tăng cường gắn bó mật thiết với nhân dân dựa vào dân để xây dựng Đảng.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định củng cố và tăng

cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân là vấn đề có ý

nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng

bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát triển

thành chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay từ năm 1923 Bác đã đặt vấn đề

một cách rất rõ ràng: "Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần

chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ đưa họ ra đấu tranh

giành tự do, độc lập"[85, tr.192 . ĐCSVN gắn bó mật thiết với nhân dân là thể hiện

bản chất giai cấp công nhân, là nguồn sức mạnh, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của

Đảng, là tiêu chuẩn của một Đảng mácxít và là một trong những vấn đề cơ bản, cấp

bách của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nghị quyết Đại hội XII đã

chỉ rõ:"Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại

đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân..."[50,

tr.210]. Gắn bó mật thiết với nhân dân là một đặc trưng bản chất giai cấp của Đảng;

đó cũng là cơ sở tạo nên sức mạnh chiến thắng với bất kỳ kẻ thù nào. Kế thừa

truyền thống của một dân tộc anh hùng được hun đúc qua mấy nghìn năm dựng

nước và giữ nước, Đảng ta được sống trong tình thương yêu đùm bọc, nuôi dưỡng

của nhân dân, hoạt động dựa trên nền tảng vững chắc là nhân dân cho nên đã có một

sức mạnh vô địch

Gắn bó mật thiết với nhân dân đó là bản chất, truyền thống của Đảng ta, gắn

liền với sự tồn vong của Đảng. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Page 141: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

136

không chỉ thể hiện ở mục đích hoạt động của Đảng mà điều đó còn được thể hiện

rất sinh động trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng. Thực

tế cho thấy, không có lực lượng to lớn của nhân dân thì Đảng không có sức mạnh,

không thể thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình. Do vậy, dân tin và theo

Đảng làm cách mạng, đồng thời thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, coi Đảng là

Đảng của mình, hết lòng, hết sức bảo vệ Đảng, mỗi bước phát triển của Đảng luôn

gắn liền với công sức đóng góp, sự hy sinh của nhân dân. Theo đó, mối quan hệ

mật thiết giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ hữu cơ, nó được kết tinh từ

những giá trị bền vững và thiêng liêng, đồng thời phản ánh vấn đề có tính quy luật

trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. ĐCSVN ra đời trong sự đùm bọc chở che

bởi những áo giáp thần kỳ của nhân dân, vì vậy dù trong muôn trùng gian khó,

sóng gió, Đảng vẫn tồn tại và phát triển. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước qua

30 năm đã chứng minh ý Đảng lòng dân, nhờ đó đường lối đổi mới nhanh chóng

đi vào cuộc sống đã biến tư tưởng của Đảng, ý nguyện của nhân dân thành hiện

thực. Điều đó được minh chứng hết sức sinh động về sức mạnh, sức sống về ý

nghĩa của mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải luân

quan tâm chăm lo cho dân, quan triệt tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, thực sự là công bộc của nhân

dân, nếu xa dời nhân dân sẽ làm cho sức mạnh của Đảng bị suy yếu thậm chí dẫn

tới tan rã, mất địa vị cầm quyền.

Hai là, kiện toàn bộ máy, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Đảng,

Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,

vì dân.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước trong sạch,

liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa

việc cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho nhân dân. Đối với bộ

máy của Đảng cần kiện toàn, sắp xếp các cơ quan Đảng cho phù hợp nhằm khắc

phục cho được sự trùng lắp hoặc chồng lấn giữa bộ máy của Đảng với bộ máy

của Nhà nước. Để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới

cần nghiên cứu để tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, nhưng phải thật sự vững

Page 142: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

137

mạnh, xác định rõ chức năng, nhiệm; thẩm quyền, trách nhiệm; nghiên cứu sáp

nhập một số cơ quan Đảng, Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nhưng

phải dựa trên căn cứ khoa học, không nóng vội, sáp nhập một cách cơ học.

Sự cầm quyền của Đảng là điều kiện để nền kinh tế đất nước phát triển nhanh

và bền vững theo định hướng XHCN. Vì vậy, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN đòi hỏi Đảng phải tôn trọng pháp luật, nâng cao năng lực cầm quyền theo

Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, để nâng cao năng lực cầm quyền, đòi hỏi Đảng

phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Đảng

với Nhà nước. Chỉ có như vậy, trong vận hành của bộ máy mới không bị chồng

chéo về chức năng, nhiệm vụ, không bỏ sót công việc, không dựa giẫm, đùn đẩy,

trốn tránh trách nhiệm, tranh công đổ lỗi.

Bốnlà, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để cán bộ, đảng viên và nhân

dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng.

Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân là xu hướng tất yếu trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp

quyền, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, các hình thức dân

chủ đã và đang được thực hiện, và đi vào nền nếp. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp

phần phát huy quyền dân chủ, nâng cao ý thức làm chủ của nhân dân. Đảng ta xác

định: Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa, nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các

hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, xây dựng Nhà nước trong sạch,vững

mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mở rộng dân chủ xã

hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý đất

nước. Theo đó, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 30 - CT/TW ngày 18-2-1998 về xây dựng

và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sự ra đời của Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, đã

góp phần đáp ứng sự mong đợi của nhân dân, được nhân dân hưởng ứng, tạo ra sự

đồng thuận trong xã hội. Đây là chủ trương đúng đắn, hợp làng dân. Tuy nhiên, hiện

nay, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa

kết hợp hài hòa giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Để mở rộng dân chủ trực tiếp cần: Ban hành luật trưng cầu dân ý. Đây là nội

dung để thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thông qua thực hiện luật trưng

Page 143: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

138

cầu dân ý, người dân sẽ được trực tiếp tham gia góp ý vào những vấn đề then chốt,

vấn đề trọng đại của đất nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời

sống của nhân dân. Điều này đòi hỏi phải có chính sách, cơ chế thiết thực, xác định

rõ những vấn đề cần phải hỏi ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, để luật này đi vào

cuộc sống và đạt kết quả như Đảng ta mong muốn, làm cho ý kiến của nhân dân

được phản ánh đầy đủ và thực chất những vấn đề trọng đại của đất nước. Vậy, ở đây

vấn đề đầu tiên phải nâng cao dân trí, ý thức của người dân về, trách nhiệm chính trị

của nhân dân trước những quyết sách chính trị của Đảng.

4.2.6. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác tổ chức và cán bộ

- khâu đột phá, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cầm quyền của

Đảng hiện nay

Về công tác tổ chức

Công tác tổ chức cần được tiến hành đồng bộ, đổi mới toàn diện từ chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phương pháp tác phong, lề lối làm việc của các

tổ chức cũng như cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức

của Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) Nghị quyết số 10 -

NQ/TW ngày 9-2-2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,“Về đổi mới, kiện

toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ

máy Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Để thực hiện việc đổi

mới, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước,cần phân định rõ hơn chức

năng, nhiệm vụ của từng tổ chức để tránh trùng lặp, tránh lấn sân, bao biện làm

thay...Đảng thực hiện quyền lực chính trị mà nhân dân ủy cho Đảng, thiết lập và sử

dụng bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân; nhưng Đảng không làm thay

Nhà nước mà Đảng tôn trọng, phát huy vai trò của Nhà nước. Theo đó, cần cụ thể

hóa và kiên quyết thực hiên sắp xếp lại cũng như xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,

cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực của các Ban Đảng. Đảng, tiếp tục nghiên cứu

làm rõ những luận cứ của việc nhất thể hóa một số chức danh và một số cơ quan

Đảng và nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và nhân dân.

Về công tác cán bộ

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ trong những năm

qua, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, Ban Chấp hành Trung

Page 144: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

139

ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận

về công tác các bộ. Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) có nghị quyết số 03 -

NQ/TW ngày 18-06-1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước; Bộ Chính trị (khóa IX) có Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày

25-01-2002 về "Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Nghi quyết số

42NQ/TW ngày 31-11-2004 về Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Để tiến hành tốt cần thực

hiện một số nội dung, yêu cầu sau:

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp công nhân trong công tác cán

bộ của Đảng.

Quan điểm giai cấp công nhân trong công tác cán bộ là nội dung quan trọng

trong đường lối tổ chức, cán bộ của Đảng, quy định phương hướng tiến hành công

tác cán bộ, phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu, các mặt hoạt động của

công tác cán bộ. Công tác cán bộ phải luôn nắm vững phương hướng giai cấp

trong việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ. Thường xuyên

chăm lo giáo dục giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho đội ngũ

cán bộ. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, dân tộc, trọng dụng nhân tài,

không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, đảng viên hay không phải là đảng

viên; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi kế cận cả hiện tại và tương lai.

Hai là, gắn việc quy hoạch, tạo nguồn với đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp

để chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách có kế hoạch. Vấn đề cốt

lõi của quy hoạch là phải lựa chọn những cán bộ có đức có tài để đưa vào nguồn

kế cận, dự bị, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cụ thể, đào tạo bồi dưỡng, tuy

nhiên cần phân biệt rõ quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với cán bộ chuyên môn,

nghiệp vụ. Phải gắn công tác quy hoạch với đào tạo bồi dưỡng, kết quả hoạt động

thực tiễn, luân chuyển và nhận xét, đánh giá phát hiện cán bộ có triển vọng. Cần

khắc phục tình trạng hình thức trong quy hoạch cán bộ

Học tập là nấc thang tiến bộ của mỗi người. Cán bộ, đảng viên của đảng phải

nỗ lực học tập, chịu khó học tập lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối quan điểm tư tương của Đảng nhằm kiên định lập trường, nắm vững

Page 145: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

140

quan điểm, đổi mới phương pháp, nâng cao khả năng tư duy chiến lược, tư duy

sáng tạo, tư duy biện chứng, phán đoán chính xác tình hình, sáng suốt và kiên trì

về đường lối chính trị của Đảng. Điều này, đòi hỏi Đảng phải nắm bắt cái cốt lõi

của việc đào tạo, bồi dưỡng, nắm rõ cơ sở xây dựng đạo đức cách mạng, tăng

cường giáo dục ý thức bảo vệ của công...Kết hợp giữa lý luận với tăng cường thực

tiễn, đồng thời phát huy tích cực, tự tu dưỡng rèn luyện của bản thân cán bộ. Rèn

luyện trong thực tiễn không phải là khuôn mẫu càng không phải cưỡi ngựa xem

hoa mà vấn đề là phải đi vào quần chúng nhân dân, vì lợi ích chính đáng của nhân

dân toàn tâm toàn ý phục vụ dân, nếu không như vậy chỉ uổng công vô ích.

Ba là, tiếp tục đổi mới nhận thức về tiêu chuẩn cán bộ.

Tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở rất cần thiết cho việc bố trí, sử dụng, đánh giá, đề

bạt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Do vậy, cần cụ thể hóa nhiều tiêu chuẩn,đức - tài là

tiêu chuẩn phải có trong mỗi người cán bộ, đảng viên của Đảng. Ở những cấp độ

khác nhau, cán bộ lãnh đạo, quản lý đều là những nhà chính trị. Đức, tài của cán bộ

lãnh đạo họ đều có thành phần xuất thân khác nhau nhưng khi họ đã giữ chức vụ lãnh

đạo nhất là cán bộ cấp cao thì họ phải có đức, tài của nhà chính trị và không ngừng tu

dưỡng rèn luyện tự hoàn thiện theo tiêu chuẩn ấy.. Cán bộ lãnh đạo phải kiên định và

phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng tổng kết thực

tiễn, có tầm nhìn chiến lược, góp phần vào hoạch định đường lối chính trị. Mặt khác

họ phải là những người tinh thông về nghiệp vụ quản lý nhà nước ở trình độ hiện đại.

Sự vững vàng về chính trị của cán bộ phải thể hiện ở hành động, ở kết quả thực hiện

đường lối, nhiệm vụ chính trị. Hiện nay, một số cán bộ lãnh đạo chỉ quen lối lãnh đạo

quan liêu, chung chung, đây chính là khâu yếu cần được khác phục. Cán bộ lãnh đạo

của Đảng và nhà nước đương nhiệm phải gương mẫu về đạođức, lối sống, chẳng

những bản thân họ mà đòi hỏi gia đình, vợ con cũng phải sống lành mạnh, không đặc

quyền, đặc lợi. Hiện nay, một số cán bộ lãnhđạo bị dân chê trách, mất tín nhiệm

không phải do năng lực mà trước hết là do bản thân hoặc vợ, con, gia đình thiếu

gương mẫu về đạo đức lối sống. Tiêu chuẩn cán bộ giỏi, tức là đức, tài phải song

toàn; phải làm tốt công việc được giao, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng,

toàn tâm toàn ý vì dân phục vụ, cần kiệm, liêm chính, dám nghĩ dám làm, dám chịu

Page 146: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

141

trách nhiệm,phải kiên trì nguyên tắc, dám đối mặt với thị phi, nhưng tâm phải sáng,

dám vượt qua những mâu thuẫn khó khăn, dũng cảm đối mặt với khủng hoảng, dám

cương quyết đấu tranh chống lại nhưng xu hướng không lành mạnh, thói hư tật

xấu...Đảng ta chỉ rõ: "Đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm

cán bộ,..để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức

tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các cương vị lãnh đạo,

đặc biệt là người đứng đầu" [50, tr.206- 207].

Bốn là, dân chủ hóa việc đánh giá, lựa chọn,cán bộ thông qua cơ chế xét

tuyển kết hợp với thi tuyển để đề bạt cán bộ lãnh đạo, quản lý

Trên cơ sở trách nhiệm quản lý cán bộ của người đứng đầu cần phát huy dân

chủ, có cơ chế để cấp dưới và nhân dân tham gia vào việc phê bình, nhận xét đánh

giá cán bộ. Có cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm nhân dân

thực sự có quyền lựa chọn, những người có đức và tài đại diện cho mình trong cơ

quan quyền lực nhà nước, có quyền chất vấn, phê bình, có quyền bãi miễn trên

thực tế những đại biểu không xứng đáng. Vì vậy, muốn đánh giá đúng cán bộ cần

phải có tâm, trên cơ sở dân chủ, minh bạch, khoa học; tập thể có thẩm quyền xem

xét đánh giá cán bộ phải có quan điểm, phương pháp khoa học, dân chủ, khách

quan, không thiên tư, thiên vị, đứng trên lập trường, quan điểm của một người

đảng viên chân chính, mácxít, người cầm cân nảy mực để đánh giá. Đúng như vậy,

trong điều kiện chúng ta thực hiện cơ chế thị trường, định hướng XHCN, xây

dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, cầm quyền vì dân, cần phải

có tầm nhìn xa trong công tác cán bộ; có phương pháp đánh giá cán bộ một cách

khoa học, dân chủ thì mới phát hiện, những cán bộ có thực tài. Khắc phục tình

trạng đánh giá, sử dụng cán bộ một cách chủ quan. Tuy nhiên, đánh giá cán bộ vẫn

là vấn đề hệ trọng "Đánh giá cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng, và rất tế nhị, nhạy

cảm, phức tạp. Nó chẳng những là khâu mở đầu quyết định để bố trí, sử dụng cán

bộ đúng hay sai, mà còn là một nhân tố dễ gây ra những tâm tư, thắc mắc, ân oán,

mất đoàn kết nội bộ" [132, tr.570].

Dân chủ hóa công tác cán bộ. Trong điều kiện hiện nay cần thực hiện việc dân

chủ công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, từ trước tới nay, do xác

Page 147: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

142

định đúng vị trí, vai trò của công tác cán bộ nên Đảng ta có nhiều các quy chế, quy

định, kết luận về xây dựng đội ngũ cán bộ... Song trong thời gian qua đã cho thấy

nhiều cơ quan, đơn vị chưa khắc phục được tình trạng mất dân chủ, công khai, minh

bạch trong công tác cán bộ vẫn còn khá phổ biến, thậm chí có một số nơi còn có biểu

vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, gợi ý đề bạt bổ nhiệm người này

người nọ... vẫn còn có tư tưởng nâng đỡ, dùng người thân quen...điều này lại càng trở

nên khó khăn, phúc tạp hơn rất nhiều cho việc lựa chọn người đức, tài, khó khăn

trong việc đánh giá, sử dụng cán bộ không phù hợp, thiếu chính xác, lẫn lộn, tốt,

xấu..."Không ít cán bộ lãnh đạo ở các cấp, các ngành gần như đã trở thành "vua con",

"ông tướng", "bà tướng", sống rất quan cách, lộng quyền, xa dân. Không ít người dân

và đảng viên thường phải chịu oan ức, đau khổ"[132, tr.536 . Để thực tốt nội dung,

yêu cầu trên cần nắm và thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới, thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ.

Để có phương pháp đánh giá khoa học, dân chủ cần phải có bộ tiêu chí cụ thể

đối với từng chức danh cán bộ, chứ không nên dựa vào tiêu chuẩn chung của cán

bộ để đánh giá, như vậy vẫn chung chung, chưa thật sự hợp lý, chưa sát với từng

loại cán bộ, nghĩa là mỗi một loại cán bộ có tiêu chí đánh giá riêng. Trên cơ sở

tiêu chí đánh giá đó phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khoa học, khách

quan, lấy chất lượng công việc để làm thức đo đánh giá phẩm chất, năng lực của

cán bộ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá cán bộ. Trong

việc đánh giá cán bộ không được tùy tiện, theo ý chí chủ quan của ai. Tuy nhiên,

trên thực tế vẫn còn không ít việc đáng tiếc xảy ra trong việc đánh giá cán bộ như:

yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, một lỗi nhỏ cũng nâng lên thành lớn, chê bai,

nhằm làm giảm uy tín của cán bộ, điều đó không những tạo ra động lực mới cho

cán bộ, mà ngược lại còn gây nên sự hoài nghi, mâu thuẫn trong nội bộ, thậm chí

tìm cách để trả đũa nhau....những vấn đề trên nếu không được giải quyết thấu đáo

thì thử hỏi sẽ đi đến đâu, phải chăng bằng mặt không bằng lòng, hay gay gắt hơn.

Trong tình hình hiện nay, vấn đề dân chủ trong đánh giá cán bộ chính là khâu then

chốt, chính tình trạng thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức đang là rào cản, làm

cho việc đánh giá cán bộ chưa công tâm, tạo nên tâm lý, tư tưởng phát sinh; bởi từ

Page 148: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

143

trước tới nay khâu này thường được coi là bí mật là việc riêng của người đứng đầu

(thủ trưởng) hoặc cơ quan tổ chức cán bộ. Hàng năm người cán bộ cũng chẳng

biết cấp trên nhận xét về mình như thế nào, tốt hay xấu, hoàn thành nhiệm vụ hay

không, phẩm chất năng lực ra sao? Phương pháp đánh giá trên thật sự chưa dân

chủ, làm hạn chế đến việc phát huy ý thức chính trị, trách nhiệm của bản thân

người cán bộ, trái lại quần chúng cũng không thực hiện được quyền kiểm tra, giám

sát được cán bộ.

Thứ hai, thường xuyên kiện toàn, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ cán bộ theo yêu

cầu, bảo đảm chất lượng, cân đối, đồng bộ.

Trên cơ sở đánh giá cán bộ, Đảng cần khắc phục những hạn chế trong công tác

cán bộ như: nơi thừa, nơi thiếu cùng một loại cán bộ. Cần có các giải pháp đồng bộ,

bước đi phù hợp không làm ảnh hưởng đến tư tưởng đội ngũ cán bộ; điều chỉnh lại

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học trở lên có chất lượng; hạn

chế thấp nhất đào tạo ngắn. Bảo đảm cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý giữa các chức

danh lãnh đạo, quản lý, cán bộ công chức, viên chức, độ tuổi, đơn vị, địa bàn công

tác, tăng cường bồi dưỡng cán bộ trẻ, tăng dần cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc

thiểu số...nhằm khắc phục một bước sự hẫng hụt cũng như vừa thừa vừa thiếu

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ

trọng tâm là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Quá trình thực hiện Chiến lược công tác cán bộ cho thấy bức tranh toàn cảnh

như: Chương trình, nội dung hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng theo hướng hiệu quả, thiết thực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các Học viện, nhà trường

được nâng cao, chất lượng, uy tín, phẩm chất đạo đức của người thầy được đề cao,

theo đó chất lượng đào tạo bồi dưỡng cũng như trình độ của độ ngũ cán bộ, quản lý,

nhất là đội ngũ cán bộ trọng quy hoạch được bảo đảm."Đào tạo bồi dưỡng cán bộ

toàn diện cả phẩm chất, trình độ và năng lực; cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý,

các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia; trước hết là các cán bộ chủ chốt trong hệ

thống chính trị" [131, tr.102]. Coi trọng đào tạo nâng cao năng lực thực tiễn, gắn đào

tạo chuyên ngành với kiến thức pháp luật và những kiến thức về kinh tế, xã hội cho

Page 149: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

144

cán bộ; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức vụ gắn với trình độ học vấn tương

ứng, khắc phục sự trùng lắp nội dung giữa các cấp học, bậc học.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, thực hiện tốt

công tác quản lý nhân sự cán bộ và đội ngũ cán bộ.

Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở với mục đích

nhằm tiếp tục, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ qua thực tiễn, giúp cán bộ

phát huy kiến thức; gắn lý luận với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:Lý luận

mà không có thực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn

mù quáng. Sự kết hợp mạnh mẽ giữa kiến thức và kinh nghiệm, điều này sẽ làm cho

người cán bộ trưởng thành,vững vàng hơn. "Việc luân chuyển cán bộ theo quy

hoạch góp phần đào tạo những cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn xa hiểu biết rộng, có

bản lĩnh và năng lực lãnh đạo" [41, tr.131 . Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm khắc

rút kinh nghiệm tình trạng khép kín trong quy hoạch; đồng thời đổi mới tư duy,

nhận thức không phải cứ luân chuyển sau 2 năm, 3 năm là được lên cấp cao hơn....

hoặc luận chuyển không nằm trong quy hoạch như Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày

25-01-2002 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

các cấp" đã đánh giá: việc luân chuyển cán bộ trong thời gian qua còn nhiều mặt

hạn chế: đa số trường hợp luân chuyển chưa dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,

đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước

mắt; một số trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ, nên việc điều động cán bộ chưa

hợp lý; chưa làm tốt công tác tư tưởng đối với một số cán bộ được điều động; nhận

thức của một số cán bộ và tổ chức đảng đối với công tác luân chuyển cán bộ chưa

đúng đắn.

Thứ năm,tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ và thực hiện tốt công

tác chính sách đối với cán bộ.

Công tác chính sách, nhất là chính sách đối với đội ngũ cán bộ của Đảng là

khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng, bởi đây chính là khâu liên quan đến

đời sống của cán bộ trong sinh hoạt hàng ngày. Chính sách cải cách tiền lương và

các chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức của Đảng đang được thực hiện có

hiệu quả. Cải cách tiền lương theo quan điểm coi chính sách tiền lương là chính

Page 150: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

145

sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh tiền lương

tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập xã hội, chế độ tiền lương có tác động rất lớn

đến tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Trong khi chúng ta đang

tổ chức tinh giảm biến chế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình

độ, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; nhưng mặt khác chúng ta có cơ chế để

khuyến khích cán bộ có tâm để phục vụ nhân dân như: đẩy nhanh việc cải cách chế

độ tiền lương, có cơ chế hợp lý để khuyến khích cán bộ trẻ lên công tác tại các địa

bàn khó khăn; ban hành chính sách nhà ở, nhà công vụ cho cán bộ công chức, viên

chức và cán bộ công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân. Thực hiện tốt việc kết

hợp gắn quyền lợi với nghĩa vụ trách nhiệm; nhất là trách nhiệm người đứng đầu cơ

quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc cơ chế xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi

phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ...

Page 151: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

146

Tiểu kết chƣơng 4

Những nhân tố thuận lợi đan xen với những nhân tố không thuận lợi đã và

đang tác động đa dạng, đa chiều, phức tạp đến việc xác lập, thực hiện nội dung,

PTCQ của ĐCSVN trong điều kiện mới. Vấn đề cơ bản, cấp thiết hiện nay là Đảng

phải tranh thủ, phát huy, tận dụng những nhân tố, điều kiện thuận lợi, khắc phục

những nhân tố tác động không thuận lợi để tiếp tục xác lập, bổ sung, điều chỉnh,

hoàn thiện và thực hiện tốt các nội dung, PTCQ của Đảng đáp ững yêu cầu thời kỳ

mới. Cấn xác định và kiên trì thực hiện các mục tiêu, phương hướng tiếp tục xác lập

và thực hiện nội dung, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới. Đây là những quan

điểm, tư tưởng, vấn đề có tính nguyên tắc có ý nghĩa chỉ đạo cho việc xác lập và

thực hiện nội dung, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

Cần quán triệt, thực hiện đầy đủ các giải pháp: Nâng cao nhận thức của các

cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về vai trò của Đảng cầm quyền và sự cần

thiết phải xác lập và thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong

điều kiện mới; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cầm quyền của

Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở xác lập nội dung, PTCQ của Đảng trong điều

kiện mới; nghiên cứu tạo lập điều kiện bảo đảm cho tiếp tục xác định và thực hiện

tốt nội dung, PTCQ của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên

các lĩnh vực trọng yếu; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò của Đảng duy

nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vai trò làm chủ của nhân dân; xây dựng

và hoàn thiện hệ thống chính trị phát huy vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền

XHCN, củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, dựa vào dân

để xây dựng và hoạt động quản lý của Nhà nước; tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng

bộ công tác tổ chức và cán bộ - khâu đột phá, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu

quả cầm quyền của Đảng hiện nay. Đây là hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi, vì

vậy cần được quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ, triệt để, không được xem nhẹ

hoặc bỏ qua bất kỳ giải pháp nào.

Page 152: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

147

KẾT LUẬN

1. Vấn đề ĐCQ và NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới còn nhiều nội

dung chưa được làm sáng tỏ, về mặt lý luận chúng ta vẫn còn lúng túng nhất là về

PTCQ của Đảng đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau nhưng vấn đề là hiện

nay PTCQ như thế nào? có bao nhiêu PTCQ? Xoay quanh trụ cột nào? Đây vẫn là

một bài toán cần có đáp án.

2. Có thể nói mọi hoạt động của các chính đảng, đảng chính trị nói chung và

chính ĐCQ nói riêng đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với đời sống chính trị của

mỗi nước. Ở Việt Nam, ĐCSVN cầm quyền từ khi ra đời cho đến nay đã luôn giành

được quyền lãnh đạo cách mạng, Đảng trở thành nhân tố quyết định mọi sự thắng

lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, để trở thành ĐCQ, ĐCSVN đã phải trải

qua biết bao khó khăn, thử thách. Trong suốt hơn 70 năm cầm quyền; hơn30 năm

thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được đã một

lần nữa khẳng định vị trí, địa vị cầm quyền của ĐCSVN, Đảng duy nhất cầm quyền.

Tuy vậy, hiện nay cũng đã, đang xuất hiện những hạn chế đang làm xói mòn vai trò

và địa vị cầm quyền của Đảng, uy tín của Đảng do vậy cần phải có một hệ thống

giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ cả

trong và ngoài nước. ĐCSVN luôn chủ động lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu lý luận,

tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhất là giá trị mang tính nền tảng của

Đảng tức hệ tư tưởng, giá trị khoa học, cách mạng của lý luận Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh. Việc xây dựng và hoạch định đường lối chiến lược trong phát

triển kinh tế - xã hội; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân được coi

trọng. Công tác tổ chức cán bộ được triển khai đồng bộ. Kiện toàn tổ chức bộ máy

của các cơ quan Đảng, Nhà nước được củng cố sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ của Đảng được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ.

3. Những năm tiếp theo, Đảng ta đứng trước những thuận lợi cơ bản trong lãnh

đạo nhà nước và xã hội: thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đổi mới

đất nước và của Đảng đã củng cố vai trò, địa vị cầm quyền của Đảng; ĐCSVNluôn

Page 153: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

148

coi trọng nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, chủ trương tăng cường sự cầm

quyềnĐảng; xây hệ thống quy định pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, chất

lượng bảo đảm cho hoạt động quản lý đất nước bằng pháp luật; xu thế hòa bình,

hợp tác, phát triển tạo môi trường thuận lợi cho hoạt cầm quyền của Đảng; cách

mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho chúng

ta vận dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động cầm quyền; xu

hướng dân chủ hóa mọi hoạt động của sống xã hội, nhất là đời sống chính trị ở các

nước trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, nội dung, PTCQ của Đảng

cũng sẽ gặp nhiều khó khăn như: nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; khó khắc phục yếu kém của

các cơ quan trong hệ thống chính trị và thiết kế mô hình chính quyền phù hợp;

việc hợp nhất các cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước có chức năng tương ứng sẽ

đặt ra những yêu cầu mới; tình hình thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và

khó lường tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn; những nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện từ xu

hướng dân chủ hóa và từ việc lạm dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào các hoạt

động lãnh đạo của Đảng.

4. Từ thực tiễn cầm quyền của Đảng, trên cơ sở nghiên cứu lý luận tổng kết

thực tiễn, Đảng nghiên cứu xác lập NDCQ, PTCQ; tiếp tục xây dưng chỉnh đốn

Đảng đã được Đảng ta xác định là vấn đề then chốt và công tác cán bộ là khâu

cót lõi nhất của khâu then chốt, phải bắt đầu từ công tác cán bộ, có như vậy

Đảng mới có khâu "đột phá của đột phá" của sự cầm quyền. Trên cơ sở đó hoàn

thiện lý luận cầm quyền, cơ sở cầm quyền của Đảng, tạo nền tảng, tư tưởng vững

chắc cho sự cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới. Giữ vững mục tiêu độc

lập dân tộc và CNXH, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, tiến cùng thời đại.

5. Trong điều kiện mới, khi chúng ta thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân, vì dân. Điều này, thực hiện vai trò cầm quyền của Đảng

như thế nào? Đảng phải thể chế hóa, cụ thể hóa vai trò cầm quyền của Đảng thành

một hệ thống pháp luật; một mặt để khắc phục được tình trạng Đảng bao biên làm

thay công việc của Nhà nước, lấn sân...mặt khác ngăn chặn được hiện tượng lạm

Page 154: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

149

quyền trong bộ máy của Đảng và Nhà nước; để thực hiện tốt điều này cần xây dựng

cơ chế kiểm soát quyền lực; mục tiêu của kiểm soát quyền lực là chống lợi dụng

chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật, tham nhũng, lợi ích nhóm,

thao túng trong công tác cán bộ...do đó các tổ chức, cơ quan có chức năng, nhiệm

vụ thực thi việc giám sát quyền lực như: Ủy ban kiểm tra Trung ương và Ủy ban

kiểm tra các cấp. Để các cơ quan này thực thi có hiệu quả cần được giao nhiệm vụ

rất rõ ràng để có thể thực hiện không chế đối tượng vị phạm khi cần thiết mà không

phải chờ lệnh.

6. Các giải pháp xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng trong thời gian

tới:Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về ĐCQ và

sự cần thiết phải xác lập và thực hiện NDCQ, PTCQ của Đảng trong điều kiện

mới.Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cầm quyền của Đảng Cộng

sản Việt Nam làm cơ sở xác lập nội dung, PTCQ của Đảng trong điều kiện mới.

Nghiên cứu tạo lập điều kiện bảo đảm cho tiếp tục xác định và thực hiện tốt nội

dung cầm quyền của Đảng. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà

nước, làm rõ mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm

chủ.Tăng cường xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, củng cố,

tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng và

hoạt động quản lý của Nhà nước. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác tổ

chức và cán bộ - khâu đột phá, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cầm quyền

của Đảng hiện nay.

Page 155: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Trung Thanh (2015), "Một số giải pháp cơ bản đổi mới phong cách lãnh

đạo của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ Học viện Biên phòng", Tạp chí khoa học giáo

dục Biên phòng, số (44), tr 22 - 26.

2. Nguyễn Trung Thanh (2015)"Nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng

của các đồn biên phòng khu vực biên giới phía Bắc", Tạp chí xây dựng Đảng, số

tháng 8, tr 1- 3

3. Nguyễn Trung Thanh (2016), "Đảng bộ Học viện Biên phòng. "Coi trong nâng

cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng", Tạp chí xây

dựng Đảng, số (05).

4.Nguyễn Trung Thanh (2016), "Một số vấn đề về đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và

sử dụng cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay", Tạp chí khoa học

Biên phòng, số (62) tr. 85 - 89.

5. Nguyễn Trung Thanh (2017) "Một số kinh nghiệm tiến hành công tác đảng, công

tác chính trị trong nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Bộ đội

Biên phòng", Tạp chí khoa học giáo dục Biên phòng số (54), tr. 91- 95.

6. Nguyễn Trung Thanh (2017) "Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản

Việt Nam trong điều kiện mới", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường - Bộ tài nguyên

và Môi trường Số 8 (262), tr. 8 - 10.

7. Nguyễn Trung Thanh (2017), "Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với

Nhân dân trong điều kiện một đảng cầm quyền", Tạp chí xây dựng Đảng, số (8).

8. Nguyễn Trung Thanh (2017), "Một số vấn đề về cơ chế kiểm soát quyền lực

trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền", Tạp chí khoa học Biên phòng,

số 68 tháng (11& 12 - 2017), tr 94 -99.

9. Nguyễn Trung Thanh (2018),"Phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong điều kiện mới" Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 3 (281), tr 12- 15.

Page 156: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu xuất bản bằng tiếng Việt

1. Hoàng Chí Bảo (2004), “Bản chất của Đảng Cộng sản cầm quyền”, Tạp

chí Cộng sản, số (3), tr.35-39.

2. Hoàng Chí Bảo (2006), “Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và

xã hội trong sự nghiệp đổi mới - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản,

số (17), tr.33-37.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2010), số 72-KL/TW, Kết luận của Bộ chính trị

về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, Hà Nội

4. Ban Tuyên giáo Trung ương, (2016) Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên

cứu các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb,

Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 217 - QĐ/TW ngày 12-12-2013, Ban

hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 218- QĐ/TW ngày 12-12-2013 Ban hành

quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội

và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, Hà Nội

7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1981) Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. C. Mác và Ph, Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4. Nxb, Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

9. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb, Chính trị quốc gia Hà Nội.

10. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập18, Nxb, Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

11. C.Mác-Ph.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 28. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cổng thông tin

điện tử Chính phủ; www.chinhphu.vn

13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,

Nxb Sự thật, Hà Nội

Page 157: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

152

14. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội

15. Hạ Quốc Cường (2004), "Những cách làm kinh nghiệm chủ yếu về tăng

cường và cải cách việc xây dựng bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc trong

điều kiện cầm quyền", Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và

Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng cầm quyền, Nxb, Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Cường (2010), "Đổi mới phương thức cầm quyền của

Đảng Cộng sản Trung Quốc". Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số (8),

tr.12 -24.

17. Hà Đăng (2015), "Về tính tất yếu cầm quyền của Đảng ta". Hội thảo khoa

học. Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong tình hình hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản

và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, Hạ Long tháng 1.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997)Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII. Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ V, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1961), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ III. Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 18-06-1997,

Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Hà Nội

Page 158: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

153

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam(2002), Các nghị quyết hội nghị lần thứ năm

Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 25-01-

2002 Về Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, Hà Nội

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.165-183.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy (phần 2)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09- 12-2003

của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,

nhân dân, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42 - NQ/TW ngày 30-11-2004 Về

công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Các nghị quyết hội nghị lần thứ năm

Ban chấp hành Trung ương (khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 159: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

154

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Kết luận số 37 - KL/TW ngày 20-2-2009, về

Đẩy mạnh thực công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến

năm 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần I, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận số 24 - KL/TW ngày 5-6-2012, về Tiếp

tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến 2020, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

2005-2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và

thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

Page 160: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

155

51. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb,

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Nguyễn Hữu Đổng, Ngô Huy Đức (2011), “Nhận thức các khái niệm

đảng cầmquyền, đảng lãnh đạo ở nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính trị,

(6), tr.35-39.

54. Nguyễn Hữu Đổng (2013), “Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi

mới phương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,

số 17(249), tr.3-8.

55. Ngô Huy Đức, Trịnh Thị Xuyến (2012), Chính trị so sánh từ cách tiếp

cận hệ thống cấu trúc chức năng, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Ngô Huy Đức (2009), "Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam với

tư cách là Đảng duy nhất cầm quyền trong thể chế Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa", Kỷ yếu hội thảo: Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, nhân dân làm chủ, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức, Hà Nội.

57. Nguyễn Đăng Dung (2009), "Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản

lý nhà nước ở các nước tư bản", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 19

(150) tháng 10, tr. 55 - 58.

58. Đinh Ngọc Giang (2015), "Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với nhà nước" Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò

và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình

hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ

chức Hạ Long tháng 1.

59. Nguyễn Đức Hà (2015), Đảng cầm quyền và nâng cao năng lực lãnh

đạo của Đảng duy nhất cầm quyền. Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế,

vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

Page 161: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

156

tình hình hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng

Ninh tổ chức Hạ Long, tháng 1.

60. Nguyễn Thị Hạnh (2012), "Một số vấn đề về Đảng cầm quyền và Đảng đối

lập trong đời sống chính trị Hoa Kỳ", Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Vũ Văn Hiền (2005), Quy chế dân chủ ở cơ sở - Vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Vũ Văn Hiền (2015), Về phương thức cầm quyền của Đảng. Hội thảo

khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng

Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay. do Bộ biên tập Tạp chí

Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, Hạ Long, tháng 1.

63. Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học, do Hải Anh, Như Châu,

Thúy Hằng, Thanh Hương dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Lưu Chấn Hoa (Chủ biên) (2010), Bàn về xây dựng năng lực cầm quyền

của Đảng, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Quá

trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

66. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII của

Đảng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb, Lý luận chính trị, Hà Nội.

67. Hội thảo lý luận giữa ĐCSVN và Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây

dựng Đảng cầm quyền (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Lưu Tôn Hồng (2005),Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng

sản Trung Quốc, Sách dịch tham khảo, Hà Nội.

69. Trần Thị Hương (2016), Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết

với nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

70. Nguyễn Văn Huyên (2007), "Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ, mô

hình tổ chức và hoạt động", Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

Page 162: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

157

71. Nguyễn Văn Huyên (2011), Những vấn đề chung về sự cầm quyền của Đảng

Cộng sản Trung Quốc", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số (8) tr. 3 - 8

72. Nguyễn Văn Huyên (2011), "Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung và

phương thức cầm quyền của Đảng" Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn Văn Huyên (2014), "Thực hành dân chủ trong điều kiện một

Đảng cầm quyền" Tạp chí Lịch sử Đảng, số (6), tr.22 -31.

74. Trần Đình Huỳnh, Ngô Kim Ngân (đồng chủ biên) (2004), Tư tưởng Hồ

Chí Minh về Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..

75. Jay M.Shafrits, (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.701.

76. Nguyễn Khánh, Phạm Ngọc Quang (2004), "Đổi mới phương thức lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội". Hội thảo

lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về

xây dựng Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2007), Đảng cầm quyền và phương thức cầm

quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay, do Học viện Chính trị - hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, Hà Nội.

78. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2015), "Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm

quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay", do Bộ biên tập

Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, Hạ Long, tháng 1.

79. Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

80. Nguyễn Văn Lập (chủ biên), Vấn đề cải cách hệ thống chính trị của

Trung Quốc, (tài liệu tham khảo đặc biệt), Nxb Thông tấn xã Việt Nam.

81. Nhị Lê (2011), "Nâng cao vị thế và năng lực cầm quyền của Đảng Cộng

sản Việt Nam". Tạp chí Cộng sản số (282) tháng 10, tr. 28-35.

82. Phạm Thế Lực (2010), “Những điều kiện cơ bản đảm bảo vai trò lãnh

đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam hiện nay”, Thông tin Chính trị học, số 3(46), tr.10-12.

Page 163: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

158

83. Lê Văn Lý (1999), "Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu

của đời sống xã hội nước ta", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Lê Văn Lý (chủ biên) (2002), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo

và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền" Nxb, Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

85. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

90. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Montesquieu (2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội.

94. Niên giám khoa học (2011 - 2014), (tập 5) Lý luận và thực tiễn về Đảng cầm

quyền xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb, Lý luận Chính trị, Hà Nội.

95. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới. Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

96. Nguyễn Thị Kim Ngân, (2017), "Quốc hội khóa XIV tiếp tục nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình

hình mới", Tạp chí Cộng sản, số (891), tr.15 - 24.

97. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Đôn (đồng chủ biên) (2008),

Đổi mới quan hệ giữa Đảng Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong

hệ thống chính trị ở Việt Nam , Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Lê Hữu Nghĩa; và các cộng sự (2013), Xây dựng Đảng cầm quyền trong

quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Page 164: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

159

Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Lào. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên) (2013), "Thẩm quyền và

trách nhiệm của Đảng cầm quyền và nhà nước trong việc thực thi quyền

lực nhân dân", Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Đại từ điển tiếng Việt, Hà Nội.

101. Trần Nhâm, (2005), "Trường Chinh với hành trình đổi mới tư duy", Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1999), Lịch sử thế giới cận đại,

Nxb, Lý luận chính trị, Hà Nội.

103. Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân (đồng chủ biên) (2007), Phương

thức lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

104. Phạm Ngọc Quang (2008), Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Phạm Ngọc Quang (2010), “Một đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm

tất yếu của thực tiễn chính trị - xã hội ở Việt Nam” Tạp chí Cộng sản,

(813), tháng 7, tr.45-49.

106. Trần Đại Quang, (2017), "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân",

Tạp chí Cộng sản số 819, tr.10 - 14.

107. Lưu văn Quảng, (2011), "Về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực Nhà

nước" Tạp chí thông tin khoa học xã hội số (11), tr. 9 - 16.

108. Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

109. Quốc hội (2004), Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội,

Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 165: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

160

110. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

111. Nguyễn Huy Quý (2011), "Đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Trung Quốc, gợi mở đối với Việt Nam" Tạp chí nghiên cứu

Trung Quốc, số (8), tr.11 - 20.

112. Đỗ Tiến Sâm (2006), “Đảng Cộng sản Trung Quốc với vấn đề cải cách,

hoàn thiện phương thức cầm quyền của Đảng”, Tạp chí nghiên cứu

Trung Quốc, số (5), tr.6-18.

113. Đặng Đình Tân (2004), Thể chế Đảng cầm quyền một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

114. Đặng Đình Tân, Đặng Minh Tuấn (chủ biên), (2012), Thể chế Đảng

cầm quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

115. Đặng Đình Tân (2009), "Tính chính đáng của đảng cầm quyền trong

các thể chế chính trị tư bản", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số (2+3),

tr. 109 - 113.

116. Đặng Đình Tân (2010) "Tính chính đảng của đảng cầm quyền", Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, số 1+2, (210 - 211) tr. 40 - 43 và 50.

117. Lý Tiểu Tân. (2004), "Tiến cùng thời đại, mở mang sáng tạo, giữ mãi

sức sống của Đảng". Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và

Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng cầm quyền, Nxb, Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

118. Hồ Bá Thâm (2012), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong

điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra”, Tạp chí Sinh

hoạt lý luận, số 3 (112).

119. Mạch Quang Thắng (2011), "Một số vấn đề về Cộng sản Việt Nam cầm

quyền trong điều kiện mới", Tạp chí Triết học số (10), tr.3 - 8.

120. Trần Thành (2005), Về nguy cơ thoái hóa của Đảng cầm quyền - vấn đề và giải

Page 166: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

161

pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội.

121. Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

122. Trương Thị Thông (2006), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong

điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền - Thực trạng và giải pháp

để đề phòng và khắc phục, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

123. Lê Minh Thông (chủ biên) (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong

văn kiện Đại hội X", sách tham khảo, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

124. Ngô Huy Tiếp (2015), "Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền hay Đảng

lãnh đạo chính quyền". Hội thảo khoa học. Nâng cao vị thế, vai trò và

trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình

hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ

chức, Hạ Long tháng 1.

125. Ngô Huy Tiếp (2017), "Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương

thức cầm quyền của Đảng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số (8).

126. Phan Hữu Tích (2015), "Những nguy cơ đối với vị thế, vai trò cầm

quyền của Đảng hiện nay". Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò

và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình

hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ

chức, Hạ Long tháng 1

127. Ngô Đức Tính (chủ biên) (2001), Một số đảng chính trị trên thế giới,

Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

128. Nguyễn Phú Trọng (2004),"Xây dựng Đảng cầm quyền, một số kinh

nghiệm thực tiễn đổi mới ở Việt Nam" Hội thảo lý luận giữa Đảng

Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng

cầm quyền, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 167: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

162

129. Nguyên Phú Trọng (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình

đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt (đồng chủ biên),

(2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong

thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

131. Nguyễn Phú Trọng (2012), Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Nguyễn Phú Trọng (2004), Xây dựng Đảng cầm quyền: "Một số kinh

nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản số 05.

133. Đào Trí Úc (chủ biên) (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với

hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

134. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ Mátxcơva.

135. V.I.Lênin (1978) Toàn tập, tập 10, Nxb, Tiến bộ Mátxcơva.

136. V.I. Lênin (1905), Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

137. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 21, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

138. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva.

139. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

140. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

141. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

142. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

143. VI.Lênin, (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

144. Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng (đồng chủ biên)

(2015), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện

mới lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

145. Trần Quốc Vượng (2017), Công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện

thành công Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây

Page 168: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

163

dựng, chỉnh đốn Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 819, tr. 39 - 48..

146. Hứa Khánh Vy (2017), Cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguy cơ

của Đảng cầm quyền, Tạp chí Cộng sản, số 819, tr. 49 - 52.

147. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước một số vấn đề

lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

148. Dương Trung Ý (2015), "Một số nhận thức về Đảng Cộng sản cầm

quyền" Hội thảo khoa học": Hội thảo khoa học: Nâng cao vị thế, vai trò

và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình

hiện nay, do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ

chức, Hạ Long tháng 1.

2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

149. Anwar Shah and Sana Shah (2006), The new vision of localgovernance and

the Evolving roles of local govemments, http://siteresources.worldbank.org/

150. David Shambaugh (2008), China’s communist party: Atrophy and

Adaptation, University Canifornia press.

151. Gina Hernez Broomer, Richard L. Hughes (2004), The leadership

development: Pass, Present, and Future.

152. Hellmut Wollmann (2012), Local government reforms in (seven) European

countries: between convergent and divergent, conflicting and

complementary developments, in: Local Government Studies, vol. 38, no. 1,

pp. 41-70.

153. Institute of Leadership and Management (2010), Creating future leaders

154. Jean-Marc Coicaud (2002), Legitimacy and politics - A contribution to

the study of political right and political responsibility, Cambridge

University Press.

155. L.Ali Khan (2003), A Theory of Universal Democracy: Beyond the End

of History, Kluwer Law international.

156. La Palombara J. anh Weiner M. Political parties anh political

development, Princeton, Princeton University press 1966.

Page 169: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

164

157. Michael J. Sodaro(2007),Comparative politics - A global introduction,

Publisher: Mcgraw-Hill (Tx), third edition.

158. Pat Willams (2002), The Paradox of power - a transforming view of

leadership, Warner Books.

159. Pippa Norris (2005), Building political parties: reforming legal

regulations and internal rules, The Free New York.

160. Susan Scarrow(2005), Political parties and democracy in theoretical and

practical perpectives - Implementing intra-party democracy, National

Democratie institute for International Affairs (NDI), printed in the

United States of America.

161. Thayer, Carlyle A. (2009), Political Legitimacy of Vietnam’s One Party-

State:Challenges and Responses, in: Journal of Current Southeast Asian

Affairs, 28,4, p.47-70.

162. 革新开放后的越南共产党,–以全国党代表人大为视角

梁炳猛社会科学文献出版社.

163.中越马克思主义理论创新比较研究, 主编:郑一明,潘金娥

社会科学文献出版社

164.中共中央关于加强党的执政能力建设的决定(2004年9月19日

中国共产党第十六届中央委员会第四次全体会议通过)

165.中越马克思主义理论创新比较研究,主编:郑一明潘金娥;

社会科学文献出版社.

Page 170: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

165

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Thống kê

Hệ thống luật, pháp lệnh từ năm 1987 đến 2016

TT Năm Bộ luật, luật Pháp lệnh Ghi chú

1 1987 01 03

2 1988 03 04

3 1989 05 15

4 1990 08 11

5 1991 08 09

6 1992 07 02

7 1993 09 17

8 1994 09 12

9 1995 06 04

10 1996 07 08

11 1997 11 08

12 1998 13 12

13 1999 06 07

14 2000 10 09

15 2001 08 09

16 2002 06 12

17 2003 18 06

18 2004 13 12

19 2005 20 14

20 2006 22 01

21 2007 10 06

22 2008 19 08

23 2009 18 02

24 2010 19

25 2011 08

26 2012 23

27 2013 17 02

28 2014 30

29 2015 27

30 2016 10 01

31 2017 18

Tổng 349 182 531

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ; www.chinhphu.vn [12]

Page 171: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

166

Phụ lục 2 Thống kê

Nghị định, thông tƣ từ năm 1987 đến 2016

TT Năm Nghị định Thông tư Ghi chú

1 1987 25 50

2 1988 32 41

3 1989 27 42

4 1990 28 28

5 1991 38 29

6 1992 50 37

7 1993 47 50

8 1994 50 50

9 1995 49 50

10 1996 49 8

11 1997 50 50

12 1998 50 49

13 1999 48 48

14 2000 50 50

15 2001 50 46

16 2002 50 50

17 2003 50 50

18 2004 50 20

19 2005 49 16

20 2006 50 50

21 2007 50 50

22 2008 50 48

23 2009 50 50

24 2010 50 50

25 2011 49 50

26 2012 49 50

27 2013 50 50

28 2014 50 50

29 2015 50 50

30 2016 49 48

31 2017 143 200

32 2018 29

Tổng 1513 1510

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ; www.chinhphu.vn[12]

Page 172: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

167

Phụ lục 3 GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam và một số nền kinh tế

Đơn vị tính: USD ( giá hiện hành)

TT Nền kinh tế 1990 1995 2000 2005 2010 2014

1 Việt Nam 94 273 385 623 1.302 2.052

2

Thái lan 1.561 2.865 2.023 2.881 5.102 5.561

Chênh lệch so

với VN (lần)

16,6 10,5 5,3 4,6 3,9 2,7

Chênh lệch so

với VN (USD)

1.467 2.592 1.638 2.258 3.800 3.508

3

Malaixia 2.612 4.631 4.167 5.554 8.754 10.830

Chênh lệch so

với VN (lần)

27,8 17,0 10,8 8,9 6,7 5,3

Chênh lệch so

với VN (USD)

2.518 4.358 3.781 4.931 7.452 8.778

4

Hàn Quốc 6.626 12.525 12.215 19.096 22.588 27.970

Chênh lệch so

với VN (lần)

70,5 45,9 31,0 30,6 17,3 13,6

Chênh lệch so

với VN (USD)

6.532 12.252 11.830 18.473 21287 25.981

5

Trung Quốc 347 612 932 1.735 4.375 7.594

Chênh lệch so

với VN (lần)

3,7 2,2 2,4 2,8 3,4 3,7

Chênh lệch so

với VN (USD)

253 339 546 1.112 3.074 5.542

6 Nhật Bản 25.388 42.849 37.634 36.005 43.151 36.194

Chênh lệch so

với VN (lần)

270,3 157,1 97,7 57,8 31,1 17,6

Chênh lệch so

với VN (USD)

25.294 42.576 37.249 35.382 41.849 34.142

Page 173: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

168

7 Nga 3.850 2.688 1.770 5.308 10.618 12.763

Chênh lệch so

với VN (lần)

41,0 10,0 5,0 8,5 8,2 6,2

Chênh lệch so

với VN (USD)

3.756 2.415 1.384 4.685 9.316 10.684

8 Mỹ 23.495 28.593 36.138 43.914 47.925 54.629

Chênh lệch so

với VN (lần)

250,2 104,8 93,8 70,5 36,8 36,6

Chênh lệch so

với VN (USD)

23.401 28.320 35.753 43.291 46.623 52.577

9 Toàn cầu 4.303 5.372 5.423 7.240 9.451 10.804

Chênh lệch so

với VN (lần)

45,8 19,7 14,1 11,6 7,3 5,3

Chênh lệch so

với VN (USD)

4.209 5.100 5.038 6.618 8.149 8.751

Nguồn: Ban tuyên giáo Trung ương, (2016) tài liệu tham khảo phục vụ

nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb,

Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.243 -244 [4]

Page 174: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/6/8/22.6.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG THANH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG

169

Phụ lục 4 Thông kê tình hình phát triển kinh tế xã hội từ năm 1986 - 2016

TT Năm

Sản xuất

Nông

nghiệp

Công

nghiệp/

xây dựng

Nhập khẩu Xuất khẩu GDP Tỷ lệ lạm

phát Dịch vụ

Tỷ lệ đói

nghèo

Lao động

việc làm

1 1986 1,9% 0,6% 45 vạn tấn

gạo

không 0,4% Tăng cao

774%

Thiếu ăn ở

mức cao trong

phạm vi cả

nước

2 1987 -

1988

4,9% 9,5% không Đạt 439 triệu Rúp; 384

triệu USD

6,4% 4,2 triệu

3 1990 Đạt 1.019 triệu Rúp;

1.170 Triệu USD

8,2% 38,6%

4 1991 -

1995

13,5% 4,5% 2,5 triệu tấn gạo/ năm,

đạt 20%; tổng kim ngạch

XK đạt 17 tỷ USD

7,2% 67%;

1995 còn

12,7%

41,9%

5 Năm 2000 19, 2% 34% 28% 9,0% -

10% 46%

6 2001 6,9% 17, 5 %

2002 -

2005

75 - 76%

giá trị SX

41% 118 tỷ

USD,

tăng

17,2%/

năm

50% GDP

114 tỷ USD,

tăng 16%/ năm

8,43% 38% 10% 7,5 triệu

lao động

7 2006 -

2010

16% 44% 7,26% 42,0% 7% 8 triệu

lao động

8 2011 -

2016

Đạt 45,2

triệu tấn

Tăng

50,5% 6,68% 44,1% Giảm 2%,

(4,5%)

7,8 tiệu

lao động

Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, phần I, Nxb, Chính trị quốc gia,

Hà Nội [40]