10
HỆ TUẦN HOÀN -Là sự lưu thông máu -Giữ vai trò sinh lý quan trọng GIẢI PHẪU TIM I-HÌNH THỂ NGOÀI A-CÁC MẶT 1.Mặt trước hay mặt ức sườn -Rãnh liên nhĩ thất nằm ngang. Phần trên rãnh là tiểu nhĩ trái, tiểu nhĩ phải, lỗ đ/m chủ, lỗ đ/m phổi. Phần dưới là 2 tâm thất -Rãnh liên thất nằm dọc, có mạch vành trái và thần kinh, bạch mạch 2.Mặt dưới: áp lên cơ hoành -Rãnh liên thất nằm ngang chứa t/m vành lớn, đ/m lien nhĩ -Rãnh liên thất dọc chứa đ/m vành phải, tĩnh mạch vành sau 3.Mặt trái lấn vào phổi trái B-ĐỈNH TIM Hướng xuống dưới, ra trước ngang mức liên sườn 4, 5 C-ĐÁY TIM Đó là mặt sau của 2 tâm nhĩ Tâm nhĩ phải có t/m chủ trên và t/m chủ dưới đổ vào Tâm nhĩ trái có 4 t/m phổi đổ vào II-LIÊN QUAN A-MẶT TRƯỚC Lien quan đến phổi, màng phổi, đ/m vú trong, thành ngực trước B-MẶT DƯỚI là cơ hoành C-HAI BÊN có 2 dây thần kinh hoành chạy sát màng ngoài tim D-ĐÁY TIM liên quanđến thực quản III-HÌNH THỂ TRONG

Hệ tuần hoàn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Hệ tuần hoàn

HỆ TUẦN HOÀN -Là sự lưu thông máu -Giữ vai trò sinh lý quan trọng

GIẢI PHẪU TIMI-HÌNH THỂ NGOÀI

A-CÁC MẶT1.Mặt trước hay mặt ức sườn-Rãnh liên nhĩ thất nằm ngang. Phần trên rãnh là tiểu nhĩ trái, tiểu nhĩ

phải, lỗ đ/m chủ, lỗ đ/m phổi. Phần dưới là 2 tâm thất-Rãnh liên thất nằm dọc, có mạch vành trái và thần kinh, bạch mạch 2.Mặt dưới: áp lên cơ hoành-Rãnh liên thất nằm ngang chứa t/m vành lớn, đ/m lien nhĩ-Rãnh liên thất dọc chứa đ/m vành phải, tĩnh mạch vành sau3.Mặt trái lấn vào phổi tráiB-ĐỈNH TIMHướng xuống dưới, ra trước ngang mức liên sườn 4, 5C-ĐÁY TIMĐó là mặt sau của 2 tâm nhĩTâm nhĩ phải có t/m chủ trên và t/m chủ dưới đổ vàoTâm nhĩ trái có 4 t/m phổi đổ vào

II-LIÊN QUANA-MẶT TRƯỚCLien quan đến phổi, màng phổi, đ/m vú trong, thành ngực trướcB-MẶT DƯỚI là cơ hoànhC-HAI BÊN có 2 dây thần kinh hoành chạy sát màng ngoài tim

D-ĐÁY TIM liên quanđến thực quản III-HÌNH THỂ TRONG

A-TÂM NHĨ vách lien nhĩ chia tâm nhĩ thành hai buồng, thành tâm nhĩ mỏng nhẵn, có lỗ thong với tiểu nhĩ

Tâm nhĩ phải nhận máu từ t/m chủ trên, t/m chủ dướiTâm nhĩ trái nhận máu từ t/m phổiB-TÂM THẤT thành dày, bên trái dày hơn bên phải. Vách liên thất

chia tâm thất làm hai buồng, bên trong có nhiều cột cơ1-Lỗ nhĩ thất có van đậy hình phễu bên phải là van ba lá, bên trái là

van hai lá2-Lỗ động mạch, bên phải có lỗ động mạch phổi, bên trái có lỗ động

mạch chủ. Các lỗ này đều có van tổ chim, gọi là van động mạch chủ và van động mạch phổi

IV-CẤU TẠO1.Ngoài cùng là màng ngoài tim có lá thành ngoài, lá tạng bên trong.

Giữa hai lá có khoang trống, chứa chất thanh dịch2.Lớp giữa -1-

Page 2: Hệ tuần hoàn

Cơ tim: gồm hai loại sợi, sợi co giãn và sợi mang tính chất thần kinh

3.Lớp trong cùng chính là màng trong tim. Lớp này mỏng nhẵn, phủ các buồng tim và những mạch máu lớn

V-MẠCH MÁU-THẦN KINH1.Động mạcha) Động mạch vành trái tách từ gốc đ/m chủ nằm trong rãnh lien

thất ở mặt trước. Nó tách ra 1 nhánh liên nhĩ thất tráib) Động mạch vành phải cũng tách từ gốc đ/m chủ đi theo rãnh

ngang ở mặt trước, xuống rãnh dọc mặt dướiHai động mạch này nối nhau ở đỉnh tim2. Tĩnh mạch:a) T/m vành lớn đi trong rãnh dọc mặt trước quặt xuống rãnh

ngang của mặt dưới rồi phình ra thành xoang tĩnh mạch vành đổ vào nhĩ phải

b) T/m vành nhỏ cũng đổ vào xoang t/m cảnh3. Thần kinh chi phối tim là đám rối thần kinh tim-phổi do dây phế

vị (dây TK số X) và dây giao cảm hợp thànhVI- HÌNH CHIẾU CỦA TIM TRÊN THÀNH NGỰC

A-HÌNH TIM: chiếu trên thành trước ngực là hình tứ giác. Hai diểm trên ngang mức gian sườn 2 đối chiếu qua xương ức cách đều bờ ức mỗi bên 1 cm. Hai điểm dưới ngang mức gian sườn 4-5 diểm trái cách bờ ức # 8 cm.

B-CÁC LỖ VAN TIMHai điểm ở cạnh trên tương ứng với lỗ van động mạch phổi ở bên trái

và van động mạch chủ ở bên phảiHai điểm cạnh dưới tương ứng với van hai lá bên trái, ổ van ba lá bên

phảiHIỆN TƯỢNG TUẦN HOÀN Ở TIM

A-CHU CHUYỂN TIM-CÁC GIAI ĐOẠNTim co bóp đều đặn, mỗi lần như vậy là một chu chuyểnMỗi chu chuyển có ba giai đoạn hay ba thì1. Thì tâm nhĩ thu: trong # 1/10 giây nghỉ 7/10 giây. Nhĩ phải co trước

# 1/100s2. Thì tâm thất thu: khoảng 3/10s, nghỉ 5/10s. Thì tâm thất thu lại chia

thành hai thì nhỏ:a) Thì tăng áp để đóng mở van nhĩ thất và van động mạchb) Thì tống máu ra động mạch dài hơn thì trước3. Thì tâm trương: trong khoảng 4/10s máu vào lại buồng tim và một

chu chuyển khác lại tiếp diễnMỗi chu chuyển dài chừng 8/10s nhờ vậy người ta nhận thấy mỗi phút

có khoảng 70 đến 80 chu chuyển (nhịp tim)-Nhịp ở phụ nữ thường cao hơn nam giới -2-

Page 3: Hệ tuần hoàn

-Nhịp tim trẻ con nhanh hơn người lớn. Trẻ sơ sinh khoảng 140 – 150 nhịp / phút. Trẻ 3-4 tuổi khoảng 100

B-HỆ THỐNG THẦN KINH TỰ ĐỘNG CỦA TIMTim có khả năng co bóp tự động là nhờ hệ thần kinh tự động1.Nút xoang (nút Keith-Flack) trong thành tâm nhĩ phải vùng xoang

tĩnh mạch2.Nút Tawara ở cuối vách gian nhĩ phải, nó là trung tâm tự động phụKhi nút xoang có sự cố nút Tawara sẽ điều khiển3.Bó thần kinh His từ nút Tawara chia làm hai nhánh chạy hai bên

vách liên thất dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thấtC-TIẾNG TIMTiếng tim là tiếng đóng của các van tim và van động mạchTiếng thứ nhất phát ra van hai lá và van ba lá âm sắc, trầm, dàiTiếng thứ hai phát ra từ các van động mạch âm sắc, cao, ngắnD-GHI ĐIỆN TIMTrên phức hợp sóng điện tim PQRST. Sóng Q tương ứng hoạt động

của tâm nhĩ, QRST thuộc tâm thấtMẠCH MÁUI-CẤU TRÚC MẠCH MÁUA-ĐỘNG MẠCHThành động mạch dày, có 3 lớp-Lớp ngoài là mô liên kết có nhiều sợi thần kinh-Lớp giữa gồm những sợi trun và cơ trơn-Lớp trong là nội mạc mạch như lớp nội mạc timB-MAO MẠCHMao mạch là những nhánh tận của động mạch, rất nhỏ, đường kính

chừng 7,5µm, dài chừng 0,3mm, nhưng tổng chiều dài lên đến hàng trăm ngàn km (100.000 km) phủ một diện tích 6.000m2

C-TĨNH MẠCHVách tĩnh mạch cũng có ba lớp nhưng rất ít sợi trun, nhưng trong lòng

tĩnh có van. Tĩnh mạch luôn đồng hành cùng động mạch nhưng ngược dòng với động mạch. Tận cùng của tĩnh mạch là tiểu tĩnh mạch

II-ĐẠI TUẦN HOÀN VÀ TIỂU TUẦN HOÀNĐại tuần hoàn là đường đi của máu từ tâm thất trái về tâm nhĩ phảiTiểu tuần hoàn là đường đi của máu từ tâm thất phải qua phổi về tâm

nhĩ trái

ĐỘNG MẠCH CHỦI-ĐƯỜNG ĐI VÀ PHÂN ĐOẠNĐộng mạch chủ xuất phát từ tân thất trái, uốn cong thành quai, đi

xuống qua cơ hoành vào bụng, được chia thành ba đoạnA-QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ -3-

Page 4: Hệ tuần hoàn

Từ tâm thất trái uốn vòng qua phế quản trái đến mặt bên trái của đốt sống ngực IV có đoạn lên và đoạn ngang

Quai động mạch chủ cho các nhánh:1.Động mạch vành phải, động mạch vành trái2.Thân cánh tay đầu chạy chếch lên trên ra ngoài đến mặt sau khớp

ức-đòn phải, chia tiếp thành hai nhánh:-Động mạch cảnh gốc phải, chia ra hai nhánh,động mạch cảnh ngoài,

động mạch cảnh trong, ở ngang mức sụn giáp-Động mạch dưới đòn phải đi ra ngoài đổi thành động mạch nách2.Động mạch cảnh gốc trái, đi lên cổ đến bờ trên sụn giáp chia hai,

thành động cảnh ngoài, trong, trái3.Động mạch dưới đòn trái, nằm sau động mạch cảnh gốc tráiB-ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰCNằm trong khoang ngực, trước cột sốngCó 3 nhánh: 1.Động mạch phế quản2.Động mạch thực quản3.Động mạch liên sườn. mỗi bên chia thành 9 nhánhC-ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNGNằm trước cột sống thắt lưng, cạnh trái tĩnh mạch chủ dưới. động

mạch chủ bụng có các nhánh:-Hai động mạch hoành dưới-Động mạch thân tạng, có 3 nhánh: động mach vị, lách, gan-Động mạch mạc treo tràng trên-Động mạch thượng thận giữa-Động mạch thận -Động mạch thắt lưngII-NHÁNH TẬN CỦ Đ/M CHỦ

Khi đến bờ dưới của đốt thắt lưng IV, động mạch chủ chia thành 3 nhánh:-Động mạch cùng giữa-Hai động mạch chậu gốc, phải và trái. Mỗi nhánh lại chia thành hai là động mạch chậu ngoài và động mạch chậu trong

CÁC TĨNH MẠCH CỦA VÒNG ĐẠI TUẦN HOÀNI-T/M CHỦ TRÊNNằm ở trung thất đổ vào tâm nhỉ phải. tiền than của nó là hai tĩnh mạch cánh tay đầuII-T/M CHỦ DƯỚINằm trong bụng, cạnh phải độngmạch chủ bụng, chui qua lỗ trung tâm cân cơ hoành vào trung thất đổ vào nhĩ phảiIII-HỆ THỐNG T/M CỬAĐược tạo bởi các tĩnh mạch mạc treo, tĩnh mạch lách vào gan tỏa ra

thành mạng lưới mao-tĩnh mạch của thùy gan rồi đổ vào tĩnh mạch trung tâm của gan để vào tĩnh mạch chủ dưới -4-

Page 5: Hệ tuần hoàn

ĐỘNG MẠCH-TĨNH MẠCH PHỔIA-ĐỘNG MẠCH1-nguồn gốc, đường điTừ thân đ/m phổi chia làm hai nhánh mang máu từ tâm thất phải lên

phổi. Nó nằm bên trái đoạn lên và phía dưới đoạn ngang của quai động mạch chủ

2-nhánh tận là:- Động mạch phổi phải to hơn - Động mạch phổi tráiCả hai đi vào rốn phổi mỗi bênB-TĨNH MẠCHCó bốn tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái

SỰ TUẦN HOÀN RAU THAIThai nhi nằm trong bụng mẹ phổi không hoạt động. Sự trao đổi khí và

chất dinh dưỡng được thực hiện qua tuẩn hoàn rau thai. Cấu tạo tim thai nhi cũng khác tim người lớn:-Hai tâm nhĩ thông nhau qua lỗ bầu dục nằm ở vách ngăn liên nhĩ(lỗ

Botale)-Động mạch chủ và động mạch phổi thông nhau qua ống động mạch.-Trong dây rốn có hai động mạch, một tĩnh mạchTuần hoàn ở thai nhi được thực hiện như sau-Các chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ được thẩm thấu qua bánh rau

đi vào tĩnh mạch rốn, vào thai nhi. Qua vòng rốn, tĩnh mạch chia hai. Một nhánh vào gan, nhánh kia (nhánh Arantius) đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

-Từ tĩnh mạch chủ dưới máu đổ vào tâm nhĩ phải. Một phần xuống tâm thất phải, một phần lớn qua lỗ bầu dục sang tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái ra động mạch chủ đi nuôi cơ thể, sau đó đổ vào hai động mạch rốn trở về bánh rau thực hiện một chu trình mới.

Vì phổi chưa hoạt động nên phần lớn máu từ động mạch phổi qua ống động mạch chảy sang động mạch chủ do đó trong tuần hoàn thai mái động mạch đen hơn máu tĩnh mạch.

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MÁUA-Ở ĐỘNG MẠCHNhờ sức bóp của tim và sự đàn hồi của thành mạchB-Ở TĨNH MẠCH-Nhờ sức hút của tim -Sức hút của lồng ngực-Sức ép của cơ hoành-Động mạch đập-Sự co cơ-Trọng lực -5-

Page 6: Hệ tuần hoàn

HUYẾT ÁPHuyết áp là áp lực của máu lên thành mạchI-Huyết áp động mạch: do bốn yếu tố cấu thànhSức bóp của timSức cản ngoại biên: hệ thống động mạch chia nhỏ, chằng chịtLưu lượng máuĐộ nhớt của máuHuyết áp là hiện thân của tâm thu và tâm trương. Thì tâm thu được

cho là HA tối đa. Thì tâm trương là HA tối thiểuBình thường ở người lớn là 110/60 hay 120/70mmHg, nữ thấp hơn

namTrẻ sơ sinh khoảng 75/35 mmHgII-Huyết áp tĩnh mạch do bằng cmH2O trung bình khoảng 12-

13cmH2OMẠCH ĐẬPLà biểu hiện ngoại biên sức bóp của tim, được ứng dụng trên lâm sàng

để bắt mạchSỰ ĐIỀU HÒA CỦA HỆ THỐNG TIM MẠCHMặc dù tim hoạt động dưới sự điều khiển của các nút, xoang, tawara,

bó his nhưng vẫn bị chi phối của hệ thần kinh ngoài tim đó là hệ thần kinh thực vật

I-Hệ thần kinh giao cảm phát sinh từ những hạch giao cảm cổ và ngựcNó làm tăng nhịp tim bằng cơ chế phức tạp để tiết ra AdrenalinII-Hệ thần kinh phó giao cảm xuất phát từ thần kinh số X (dây thần

kinh phế vị)Nó làm giảm nhịp tim bằng sự chế tiết chất AcetylcholinIII-Cơ chế điều hòa1-Phản xạ: khi bị kích thích tùy mức độ mà có phản xạ tương ứng2-Ảnh hưởng của thể dịch: sự thay đổi thành phần trong máu cũng tác

động lên hệ giao cảm hoạc phó giao cảm3-Ảnh hưởng của vỏ nãoĐó là những xúc động về tâm lý.

-6-