15
Một số vấn đề hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững TS. Mai Văn Thắng I. Dẫn nhập Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ «phát triển bền vững» đã được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nói một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau. 1 Chính vì sự hoàn hảo như vậy mà phát triển bền vững được xác định là chiến lược phát triển của phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử văn hóa… của mình mà lựa chọn một cách riêng để đạt tới sự phát triển bền vững. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển nhanh và luôn ở tốc độ cao. Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng như tham gia tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, nhìn vào những con số của nền kinh tế, những tác động của văn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v %E1%BB%AFng

Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hiện đại hóa Hệ thống pháp luật Việt Nam

Citation preview

Page 1: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Một số vấn đề hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững

TS. Mai Văn Thắng

I. Dẫn nhậpTừ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ «phát triển bền vững» đã

được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nói một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau.1

Chính vì sự hoàn hảo như vậy mà phát triển bền vững được xác định là chiến lược phát triển của phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử văn hóa… của mình mà lựa chọn một cách riêng để đạt tới sự phát triển bền vững.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển nhanh và luôn ở tốc độ cao. Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng như tham gia tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, nhìn vào những con số của nền kinh tế, những tác động của văn hóa, nhiều chiến lược gia, nhà hoạch định chính sách đã không khỏi giật mình và nhận thấy phải gấp rút và cần thiết chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, bởi nếu không có phát triển bền vững thì những đánh đổi ngày nay sẽ không thể bù đắp lại trong tương lai và chắc chắn không ai khác mà chính thế hệ mai sau là những người gánh chịu hậu quả.

Trong số rất nhiều những phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững, pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất, bởi trong bất kỳ xã hội hiện đại nào, pháp luật luôn là phương tiện quan trọng bậc nhất để điều tiết xã hội. Vì vậy, nếu không có một hệ thống pháp luật hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì sẽ chẳng có được sự phát triển bền vững. Cùng với đó, thiết nghĩ, nếu tự thân hệ thống pháp luật của quốc gia không bền vững thì sẽ chẳng có được một xã hội phát triển bền vững.

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1 Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng

Page 2: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

II. Tại sao phải hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam?Hiện đại hóa là một khái niệm không mới và được dùng phổ biến trong các

ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế. Ngược lại, trong hệ thống thuật ngữ của khoa học pháp lý khái niệm này rất ít được sử dụng. Khi muốn đề cập đến sự thay đổi nào đó trong hệ thống pháp luật, các nhà nghiên cứu luật học thường dùng các thuật ngữ như «Cải cách» «Đổi mới» «Hoàn thiện»… 

Tuy nhiên, theo thiển ý của tác giả, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam khi mà chúng ta muốn giữ lại những nguyên tắc mang tính chất nền tảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cũng như các nguyên tắc mang tính chất hiến định của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn muốn tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái mới của nhân loại trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội văn minh hiện đại, thì việc sử dụng các thuật ngữ nói trên, thiết nghĩ, không được «tròn» nghĩa cho lắm.

Hiện đại hóa (Tiếng Anh là Modernisation hay Modernization) có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển mở Wikipedia hiện đại hóa là đề cập đến một mô hình của một quá trình chuyển đổi tiến hóa từ "tiền hiện đại" hay "truyền thống" sang một xã hội "hiện đại".2 Còn trong từ điển xã hội học bản tiếng Nga (Модернизация) thì định nghĩa hiện đại hóa là sự truyền những thuộc tính mới cho một cái gì đó, sự thích ứng với những phong cách mới, quan điểm mới, tư tưởng mới hoặc nhu cầu mới. 3

Còn theo từ điển bách khoa toàn thư tiếng Nga của GS. M.A. Proxorov thì hiện đại hóa có nghĩa là thay đổi, hoàn thiện để đáp ứng với những đòi hỏi mới của thời đại.4

Có rất nhiều cách diễn giải khác nhau về khái niệm này, nhưng tịu chung lại tác giả nhận thấy, về mặt nội hàm, hiện đại hóa bao gồm hai cấu thành cơ bản sau:

Thứ nhất, hiện đại hóa là những thay đổi, là đem những yếu tố mới thay thế những cái đã bị lạc hậu, lỗi thời, làm cho cái đang có phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thời đại;

2 Xem trên: http://en.wikipedia.org/wiki/Modernization (Nguyên bản Tiếng Anh là: Modernization or modernisation refers to a model of an evolutionary transition from a 'pre-modern' or 'traditional' to a 'modern' society)

3 Xem trên: Большой словарь по социологии, проект www.rusword.com.ua// http :// voluntary . ru / dictionary /662/ word (Nguyên bản tiếng Nga là: модернизация (анг. - modernization) - придание современного характера чего-либо, приспособление к современным стилям, взглядам, идеям, вкусам, потребностям )4 Большой Энциклопедический словарь / Гл. ред. А.М. Прохоров, 2-ое издание, перераб., допол., Изд.: Большая российская энциклопедия, 1997. - С. 744.

Page 3: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Thứ hai, hiện đại hóa là sự hoàn thiện cái đang có chứ không triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn cái đang có. Hiện đại hóa là có tính kế thừa.

Thiết nghĩ, hiểu như thế có vẻ sát nghĩa hơn bởi «nếu một sự vật, hiện tượng mà biến mất hoàn toàn và thay vào chỗ đó là một cái hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ thì chẳng có một căn cứ nào để nói về sự tiến bộ hay phát triển ở đây».5

Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, như đã đề cập ở trên, và trong khuôn khổ đề tài này tác giả dùng khái niệm hiện đại hóa để miêu tả hiện trạng hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, theo tác giả, là phù hợp nhất. Chúng ta không thể dùng khái niệm «cải cách» bởi cải cách đồng nghĩa với xóa bỏ cái cũ, thay đổi hoàn toàn sang một mô hình mới. Còn khái niệm «đổi mới» bao hàm ý nghĩa của sự thay đổi, trong khi đó khái niệm «hoàn thiện» chỉ phản ánh nội dung «chỉnh sửa» chứ không bao quát được tính thời đại, tính phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Khác với các thuật ngữ nêu trên, hiện đại hóa không làm liên tưởng tới sự phá bỏ, mà thay vào đó là sự kế thừa – kế thừa những nguyên tắc nền tảng của mô hình nhà nước và nền pháp luật Việt Nam, đồng thời lại truyền tải được ý nghĩa của sự phù hợp, tính thời đại, tươi mới của hệ thống pháp luật nước ta – cái mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới.

Trong bài viết này, để hiểu được nội dung của các vấn đề đề cập, nhất thiết phải xác định được nội hàm của khái niệm «Hệ thống pháp luật». Cho đến nay, khái niệm này vẫn chưa được thống nhất trong giới luật học. Điều đó, đối với nhiều nhà khoa học là tín hiệu mừng, bởi tìm một khái niệm chung, theo GS. Glebov, là cực kỳ nguy hiểm.6 Tuy nhiên, sẽ không thể giới hạn được vấn đề cần bàn nếu tác giả không đưa ra quan điểm về hệ thống pháp luật.

Xét một cách chung nhất, hiện nay trong khoa học pháp lý thế giới và Việt Nam tồn tại hai luồng quan điểm về hệ thống pháp luật: quan điểm hẹp và quan điểm rộng. Đối với những nhà nghiên cứu theo quan điểm hẹp, thì hệ thống pháp luật đơn giản chỉ là chính thể thống nhất các quy phạm pháp luật và hình thức biểu hiện của nó, còn theo quan điểm rộng, thì hệ thống pháp luật không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật, hình thức biểu hiện của chúng mà trong đó còn có cả các hiện tượng pháp 5 Швеков Г.В. Преемственность в праве. – М., 1983.- С.8. (Svekov G.V. Tính kế thừa của pháp luật, Moscow, 1983 tr.8)

6 Российское государство и правовая система: современное развитие, проблемы, перспективы / под ред. Ю.Н. Старилова. Воронеж, 1999. - С. 309 (Nhà nước và hệ thống pháp luật nước Nga: Sự phát triển đương đại, những vấn đề đặt ra và viễn cảnh của nó/ Starinov Ju. N., Voronezh, 1999, tr. 30): Theo tác GS Glebov tìm một khái niệm chung có nghĩa là bóp chết tư duy đa nguyên luận trong khoa học mà nếu như vậy là đang tiệm cận sự biến mất của khoa học.

Page 4: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

lý khác như văn hóa, ý thức pháp luật, thực tiễn pháp lý, các cơ quan ban hành và thực hiện pháp luật…7

Tuy nhiên, cho đến nay trong số những nhà nghiên cứu theo quan điểm rộng về hệ thống pháp luật vẫn chưa thống nhất được nội hàm của khái niệm này rộng đến đâu. Với tác giả, hệ thống pháp luật sẽ là hợp lý khi nó bao hàm các yếu tố sau : 1) hệ thống các quy phạm pháp luật (hệ thống cấu trúc) 2) hệ thống các nguồn luật 3) văn hóa, ý thức và truyền thống pháp luật 4) thực tiễn pháp luật và 5) tư tưởng pháp luật chính thống.8

Vậy hệ thống pháp luật của nước ta tại sao phải hiện đại hóa?Từ sau đại hội VI của Đảng (1986) tới nay về cơ bản hệ thống pháp luật của

nước ta qua từng năm đã có nhiều thay đổi tích cực để phù hợp với yêu cầu mới. Tuy nhiên, công bằng mà nói, những thay đổi nhiều khi mang tính chắp vá, nhất thời và chưa đồng bộ, thậm chí chồng chéo, thiếu tính tiên liệu. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống của thế giới và đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa để tìm kiếm cơ hội phát triển đất nước, hệ thống pháp luật của chúng ta nhiều lúc đã tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, không linh hoạt để đối phó với những thay đổi có thể nói rất «chóng mặt» của thế giới hiện đại.

Hội nhập và toàn cầu hóa luôn đem đến cho chúng ta những cơ hội, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cần phải đương đầu. Trong bối cảnh đó thì «lệ làng» rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu mới, bởi khi ra «biển lớn» chủ thể trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ pháp lý thì không thể chỉ có «chúng ta» với nhau, mà còn cả «người ngoài» nữa. Đương nhiên, trong bối cảnh đó đem cái ta hay gọi là «lệ làng» ra để nói lý thì không những không hợp tình mà đương nhiên cũng không hợp cả lý nữa. Còn nếu đem luật ra, thì luật của ta cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn chung hoặc chí ít cũng có thể chấp nhận được. Đó là trong trường hợp đem ra «xử», còn trong điều kiện hiện nay, pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu nhất để điều chỉnh xã hội nếu bản thân nó không hiện đại và phù hợp thì cũng sẽ không theo kịp hoặc đánh mất các cơ hội trong bối cảnh cần chạy đua trong bức tranh toàn cầu hóa hiện nay và như thế có nghĩa mất đi ý nghĩa của việc tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.7 Xem thêm: Luận án tiến sỹ luật học của Mai Văn Thắng, Hệ thống pháp luật Việt Nam và hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam, Stavropol, Nga 2010.

8 Về vấn đề này xem thêm những luận giải trong Luận án tiến sỹ luật học của Mai Văn Thắng, Hệ thống pháp luật Việt Nam và hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam, Stavropol, Nga 2010.

Page 5: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Một điểm nữa không thể không kể đến, đó là, từ trước tới nay, hệ thống pháp luật của chúng ta hay chú trọng đến phát triển mà ít chú ý đến phát triển bền vững. Chỉ mới khoảng gần thập niên trở lại đây cụp từ phát triển bền vững mới được nhắc tới nhiều hơn và may mắn là trong những năm gần đây nó đã được lựa chọn là mục tiêu có tính chiến lược quốc gia. Và như vậy, rõ ràng hệ thống pháp luật của chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để điều chỉnh xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

III. Như thế nào là một hệ thống pháp luật bền vững?Như đã nói ở trên, pháp luật sẽ không thể góp phần đưa xã hội tiến đến mục

tiêu phát triển bền vững nếu bản thân nó không bền vững hoặc thậm chí không có các điều kiện để đảm bảo một sự phát triển bền vững.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong giới luật học bàn về các tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.9 Tuy nhiên, theo thiển ý của tác giả, trong bối cảnh hiện nay những tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật là chưa đủ, bởi bản thân thế nào là «hoàn thiện» cũng khó xác định, hơn nữa sự «hoàn thiện» được đánh giá nhiều khi có phần chủ quan và mang tính thời điểm.

Trong điều kiện của mục tiêu phát triển bền vững hiện nay, theo thiển ý của tác giả, cần phải xác định thế nào là một hệ thống pháp luật bền vững thì có phần hợp lý hơn. Vấn đề, như đã nói, nằm ở chỗ thật khó, một cách khách quan nhất, để xác định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Hơn nữa, xác định tiêu chí bền vững của một hệ thống pháp luật sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trong đó có nước ta lựa chọn, và như vậy có nghĩa đó cũng là tiêu chí mang tính phổ biến, mục tiêu chung cần hướng tới.

Theo quan điểm của tác giả, một hệ thống pháp luật bền vững phải là hệ thống pháp luật mà ngoài những tiêu chí tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi, tính minh bạch…, như nhiều tác giả đã đề cập, thì cần và nhất thiết phải có và nhấn mạnh tiêu chí «pháp luật của dân, do dân và vì dân».

Hệ thống pháp luật được coi là bền vững khi và chỉ khi nó phản ánh đúng nhu cầu, lợi ích, mong muốn của người dân và được làm ra trên cơ sở ý chí của họ. Sẽ chẳng có được sự bền vững nếu pháp luật không là hiện thân của ý chí nhân dân, mà ngược lại là ý chí của một cá nhân hay một nhóm người. Trong lịch sử nước ta cũng như thế giới đã chỉ rõ, nền pháp luật thể hiện ý chí của một ông vua, của giới quan

9 Có nhiều nàh nghiên cứu luật học đã đăng tải những công trình liên quan đến vấn đề này, trong số đó đáng lưu ý nhất, theo thiển ý của tác giả là những công trình của GS.TS. Lê Minh Tâm và GS.TSKH Đào Trí Úc.

Page 6: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

lại hay nhóm những kẻ đầu sỏ, các nhà tư bản thì luôn luôn bị nhân dân quay lưng lại thậm chí tìm cách châm biếm. Họ chỉ miễn cưỡng thực hiện và luôn tìm cách phản kháng. Nhiều khi nhân dân tin dùng «lệ làng» để điều chỉnh các quan hệ của họ bởi lệ làng biểu hiện của ý chí của những người trong làng, trong đó có họ, hoặc chí ít cũng gần với họ hơn. Sự áp đặt luôn dẫn tới một sự phản kháng tự nhiên. Cũng giống như pháp luật, các triều đại, các kiểu nhà nước trong lịch sử luôn thay thế nhau chỉ bởi nó thuộc về một người, một nhóm người và như vậy sự diệt vong là tất yếu. Chỉ có nhà nước dân chủ mới không bị diệt vong bởi ở đó người dân thấy mình luôn là một phần trong đó. Họ chỉ thay thế những con người, những thiết chế không phù hợp chứ không thể thay thế nhà nước bởi nhà nước là hiện thân của họ, là mong muốn của họ. Pháp luật một khi là đứa con tinh thần của người dân, là sản phẩm của dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân thì người dân sẽ luôn luôn có ý thức thực hiện một cách tự nguyện, không cần ai dạy bảo, không cần ai trấn áp, thậm chí họ sẽ «gọt dũa», «sửa sang», «dọn dẹp» cho nền pháp luật đó sáng hơn, đẹp hơn, hoàn thiện hơn và phù hợp hơn. Ai cũng vậy, những thứ thuộc về mình thì mình sẽ nâng niu, trân trọng và gìn giữ hơn.

Một nền pháp luật như thế thử hỏi không bền vững sao được?!VI. Những thách thức đặt ra trong tiến trình hiện đại hóa hệ thống pháp

luật Việt Nam hiện nayHiện đại hóa hệ thống pháp luật để phù hợp với yêu cầu hội hập quốc tế và phát

triển bền vững là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, tiến trình hiện đại hóa đang gặp những thách thức to lớn mà nếu không giải quyết được thì, theo tác giả, sẽ khó có được thành quả như mong muốn.

Cần phải nhận thức ngay rằng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu và là cơ hội cho chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cả hai khái niệm trên, đều yêu cầu chúng ta phải từ bỏ nhiều thứ gọi là đặc trưng, phải tuân theo những quy chuẩn, tiêu chuẩn chung mà những quy chuẩn, tiêu chuẩn đó thường được những kẻ mạnh hơn, đến trước hơn đã xác lập.

Hội nhập và toàn cầu hóa có nghĩa chúng ta sẽ không tách rời khỏi thế giới, xích lại gần hơn với thế giới. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hệ thống chính trị của chúng ta có nhiều phần khác với văn hóa chính trị của các nước phương Tây mà trên nền tảng đó pháp luật tư sản đã ra đời. Du nạp pháp luật của các nước đó là điều khó tránh khỏi bởi trong sân chơi chung của thế giới tư tưởng pháp luật của những quốc gia đó đang giữ vị trí chủ đạo. Sự khác biệt về văn hóa chính trị cũng sẽ là thách thức

Page 7: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

lớn trên con đường du nạp pháp luật quốc tế (hay nói cách khác là hội nhập pháp luật) của Việt Nam.

Thách thức là ở chỗ, vẫn biết là hội nhập là cần thiết, nhưng hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta lại không có tư tưởng xuyên suốt mang tính học thuyết hay nói cách khác là thiếu legal concept (hoặc legal doctrine) cho sự phát triển của hệ thống pháp luật. Khi nhìn vào hệ thống pháp luật hiện nay thực khó để nhận biết chúng ta đang và sẽ “đi theo đường hướng nào”. Hiện tại chúng ta vẫn theo quan niệm vừa làm vừa sửa, mọi thứ đều mang tính chất thử nghiệm, thí điểm. Rõ ràng chúng ta không hề có tư tưởng pháp luật giữ vai trò nền tảng lý luận cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống pháp luật.

Không có một «legal concept» vậy nên, khi làm luật người ta không có định hướng tư tưởng làm nòng cốt chủ đạo dẫn đến hiện trạng lộn xộn, chồng chéo của hệ thống pháp luật như nhiều tác giả đã chỉ ra trong các công trình nghiên cứu của mình.10 Thực ra chúng ta đã có Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến 2010 định hướng đến 2020,11 Tuy nhiên, đó là những giải pháp phần nào mang tính giai đoạn và không được coi như là “concept” phát triển chứ chưa nói đến phát triển bền vững để từ đó các chủ thể chiếu vào khi tiến hành hiện đại hóa hệ thống pháp luật hay du nạp pháp luật.

Rõ ràng thách thức đầu tiên là thiếu concept phát triển hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, có được nó lại cũng chính là một thách thức không hề nhỏ, bởi để tìm ra một giải pháp mà ở đó kết hợp được cả cái ưu việt của «chúng ta» và những ưu việt của «người ta» để làm một hệ tư tưởng mới không phải là việc có thể làm được ngay, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà những quy tắc của cuộc chơi hầu như không bao giờ dành cho người đến sau.

Ngoài thách thức kể trên, trong tiến trình hội nhập hiện nay xuất hiện một vấn đề cũng cần phải lưu tâm. «Hòa nhập chứ không hòa tan» là tiêu chí cũng là nguyên tắc khi hội nhập. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ vững được nguyên tắc đó không hề dễ, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Thực tế cho thấy lựa chọn giữa sự phát triển, hội nhập và dìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc không phải dễ. Nếu hội nhập mà làm cái tính dân tộc bị biến mất thì coi như thất bại. Nhưng hội nhập nghĩa là phải hi

10 Như trong sách chuyên khảo “Góp phần bàn về cải cách pháp luật Việt Nam hiện nay” NXB Tư pháp năm 2006 trang 217, TS Ngô Huy Cương có viết :“ Hiến pháp năm 1992 của nước ta thì mang màu sắc Hiến pháp Xô Viết, Bộ luật Hình sự 1999 - có màu sắc của BLHS Liên bang Nga. Luật thương mại 1997 lại có màu sắc của LTM Pháp, còn LTM 2005 – giống quan điểm về thương mại và hành vi thương mại của Mỹ….”

11 NQTW số 48/2005 của Bộ Chính trị.

Page 8: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

sinh một phần, phải nhượng bộ một phần. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải giải quyết: lựa chọn cái gì, bỏ cái gì để dung hòa được các mục tiêu và đảm bảo sự phát triển bền vững? Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra là phải du nạp cái gì, sao cho nó phù hợp với nhận thức và văn hóa pháp luật của người dân…

Ở đây cần nhấn mạnh rằng, mỗi người Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S thì khó có thể phủ nhận cái gốc «Á Đông» với nền văn minh lúa nước và làng xã của mình. Cách hành xử luôn bị quy định bởi truyền thống và điều kiện sống. Ít nhiều trong lối sống của người Việt, như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã chĩ rõ, có sự tùy tiện của văn minh nông nghiệp, văn minh làng xã và quan niệm của Nho giáo. Quan niệm về người quân tử, về đạo đức, địa vị xã hội cũng như tinh thần tập thể, quan niệm vị công, vị tình… thật khó lòng có thể thay đổi một sớm một chiều. Nếu để hiện đại hóa pháp luật cho phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa mà quên đi các đặc tính này liệu những văn bản pháp luật hiện đại dù được công nhận là phù hợp với «phương Tây», với xu thế chung của nhân loại liệu có «sống» được trong lòng người dân Việt Nam, hay rộng hơn là trong xã hội của người Việt hay không? Chắc hẳn đây cũng là một thách thức không nhỏ ?!

Những vật cản trong tiến trình hiện đại hóa hệ thống pháp luật của chúng ta chắc chắn còn có thể rất nhiều, nhưng để có thể tiến kịp với trào lưu chung của nhân loại mà vẫn giữ được bản sắc và định hướng của mình thì hiện đại hóa là cần thiết và không thể tránh khỏi. Mọi giải pháp để khắc phục những thách thức đưa ra vào lúc này đều không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục bởi ngay từ đầu tác giả đã xác định đó là việc không hề đơn giản và trí tuệ của số ít người chắc chắn không bao giờ có thể giải quyết một cách tường tận được những thách thức đó. Tuy nhiên, theo thiển ý của tác giả, có một điều có thể làm được và ít nhiều sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hiện nay và đảm bảo định hướng phát triển bền vững – đó là Hiến pháp.

Hiến pháp là rường cột của cả hệ thống pháp luật và chính vì vậy, khẳng định vai trò của Hiến pháp, xác định rõ được «tinh thần cốt lõi» của Hiến pháp là vấn đề có tính sống còn đến cả hệ thống pháp luật.

Với tác giả, nhân dân luôn là người sáng suốt nhất. Họ là những người mang trong mình cả một nền văn minh từ Văn Lang, Âu Lạc đến Đại Việt rồi thời đại Hồ Chí Minh, họ chảy trong mình dòng máu Á Đông với lối sống trọng tình, tinh thần tập thể và luôn anh dũng bất khuất trước mọi kẻ thù. Họ luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ làng, bảo vệ đất nước cùng nền văn hóa, giống nòi, nhưng cũng rất thức thời và sẵn sàng đổi mới để phát triển, du nạp nững cái hay cái đẹp từ bên ngoài… Từ thế hệ

Page 9: Hiện Đại Hóa Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

này qua thế hệ khác họ đã làm nên bốn nghìn năm lịch sử oai hùng và không một thế lực nào có thể đè bẹp. Chính nhân dân, chứ không ai khác họ đã làm nên điều đó.

Sửa đổi Hiến pháp là sự kiện trọng đại mang tính chất lịch sử. Toàn cầu hóa và hội nhập để phát triển đất nước là cơ hội nhưng đi kèm với nó luôn là thách thức, việc làm Hiến pháp mới phải có vai trò quan trọng của người dân và phải coi nhân dân là giá trị căn bản và cốt lõi của Hiến pháp. Chỉ họ mới biết cần làm một bản Hiến pháp như thế nào để vẫn hội nhập mà vẫn giữ dìn những tinh túy của dân tộc, những định hướng đã lựa chọn. Pháp luật có thật sự bền vững khi ít nhất cái nền tảng của nó (Hiến pháp) phải do nhân dân làm nên, thể hiện ý chí của nhân dân và thuộc về nhân dân. Thiết nghĩ, chỉ có như vậy thì người dân mới thi hành pháp luật một cách nghiêm túc nhất, gìn giữ nó như là giữ dìn của cải của chính mình và nâng niu nó như nâng niu «đứa con tinh thần» của mình. Một khi - Hiến pháp, nền tảng của cả hệ thống pháp luật, đã bền vững thì hệ thống pháp luật nói chung mới thật sự đi đến vào tạo dựng sự phát triển bền vững./.