23
1 Liên minh Châu Âu / Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) Chương trình FLEGT (GCP/GLO/395/EC) Thư mời gửi Đề xuất dự án HƯỚNG DẪN Dành cho các quốc giaVPA Hạn nộp đề xuất: 31/05/2013 Chương trình được tài trợ bởi Liên Minh châu Âu “Nội dung của ấn phẩm hoàn toàn thuộc trách nhiệm của FAO và không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất kỳ hình thức nào.”

HƯỚNG DẪN - Food and Agriculture Organization...đang tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện. 4. Tổ chức xã hội dân sựvà tư

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Liên minh Châu Âu / Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

(FAO) Chương trình FLEGT (GCP/GLO/395/EC)

Thư mời gửi Đề xuất dự án

HƯỚNG DẪN

Dành cho các quốc giaVPA

Hạn nộp đề xuất: 31/05/2013

Chương trình được tài trợ bởi Liên Minh châu Âu

“Nội dung của ấn phẩm hoàn toàn thuộc trách nhiệm của FAO và không phản ánh quan điểm của Liên

minh Châu Âu dưới bất kỳ hình thức nào.”

2

Mục lục

1. Giới thiệu chung .................................................................................................................................. 3

2. Mục tiêu của chương trình, các ưu tiên và các tiêu chuẩn về tính hợp pháp ....................................... 3

2.1 Mục tiêu ......................................................................................................................................... 3

2.2 Định nghĩa “Các quốc gia VPA” .................................................................................................. 3

2.3 Các hạng mục ưu tiên .................................................................................................................... 3

2.4 Tiêu chí xét chọn........................................................................................................................... 4

3. Nộp đề xuất ......................................................................................................................................... 4

4. Hạn nộp hồ sơ đề xuất ......................................................................................................................... 5

5. Quá trình chấm điểm và lựa chọn ........................................................................................................ 5

Mẫu hồ sơ đề xuất ................................................................................................................................... 8

PHỤ LỤC 1: Danh mục các chủ đề ưu tiên của Chương trình EU FAO FLEGT tại các quốc gia VPA

............................................................................................................................................................... 17

3

1. Giới thiệu chung

Khai thác gỗ trái phép đang là một thách thức lớn đối với việc thiết lập và duy trì các thị trường hiệu

quả và các kinh nghiệm khai thác gỗ bền vững trong một nền kinh tế toàn cầu mà nhu cầu về việc sản

xuất gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững ngày càng gia tăng. Việc khai thác gỗ trái phép sẽ

làm mất đi nguồn thu của nhà nước, mất đi cơ hội phát triển công nghiệp, và gia tăng các thiệt hại môi

trường và các vấn đề xã hội.

Năm 2003, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Kế hoạch hành động của Chương trình Thực thi Lâm luật,

Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT),1với mục tiêu chính là khuyến khích quản lý rừng

bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này, việc bảo đảm tính hợp pháp của các hoạt động khai thác

rừng là việc làm quan trọng đầu tiên. Kế hoạch tập trung vào các cải tổ về mặt quản trị và tăng cường

năng lực nhằm đảm bảo gỗ xuất sang Châu Âu phải là gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

2. Mục tiêu của chương trình, các ưu tiên và các tiêu chuẩn về

tính hợp pháp

2.1 Mục tiêu

Chương trình EU FAO FLEGT là một sáng kiến nhằm hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình thực

thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Sáng kiến hỗ trợ này được cung cấp cho các nước

tham gia vào quá trình đàm phán hay thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với Cộng Đồng

Châu Âu – hay còn gọi là “các quốc gia VPA” trong khuôn khổ các hướng dẫn này – đồng thời cũng

hướng tới các nước đang phát triển có sản xuất gỗ và/hoặc các nước là đối tác lớn trong ngành thương

mại lâm sản, còn gọi là các “các quốc gia phi VPA”.

2.2 Định nghĩa “Các quốc gia VPA”

Các quốc gia VPA là các quốc gia đã hoặc đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện

(VPA) với Cộng Đồng Châu Âu. Theo định nghĩa này, có tất cả 14 quốc gia là đối tượng mời gửi đề

xuất trong danh sách sau:

Cameroon,

Gabon,

Ghana,

Guyana

Honduras,

Indonesia,

Ivory Coast

Liberia,

Malaysia,

Nước CH Trung Phi

Nước CH Congo,

CHDC Congo,

CHDCND Lào

Việt Nam.

2.3 Các hạng mục ưu tiên

Đối với các quốc gia VPA, các hạng mục ưu tiên cụ thể của từng nước đã được phối hợp xác định giữa

Cộng đồng châu Âu và nước đối tác, như liệt kê trong Phụ lục 1.

1 FLEGT Action Plan: http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=COM:2003:0251:FIN:EN:PDF

4

2.4 Tiêu chí xét chọn

Để có thể được tham gia và hưởng lợi từ Chương trình, đối tượng nộp đề xuất cần đáp ứng các yêu cầu

sau:

1. Đối tượng nộp hồ sơ đề xuất phải thuộc một trong các quốc gia được chọn (xem danh sách các

quốc gia ở điểm 2.2), nơi dự án sẽ được thực hiện.

2. Đối tượng nộp hồ sơ đề xuất phải là một cơ quan nhà nước, một tổ chức xã hội dân sự2hoặc

một tổ chức/tập đoàn tư nhân.3

3. Đề xuất phải đề cập đến ít nhất một trong các nội dung ưu tiên trong điểm 2.3 ở trên và phải

đang tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện.

4. Tổ chức xã hội dân sựvà tư nhân nộp đề xuất phải ghi rõ tên 2 cán bộ giới thiệu thuộc cơ quan

nhà nước ngành lâm nghiệp. Mục đích của người giới thiệu là nhằm chứng minh cơ quan nhà

nước đã được thông báo về việc nộp đề xuất.

5. Đề xuất phải được hoàn chỉnh và tuân thủ mẫu hồ sơ đề xuất (xem phần “Mẫu hồ sơ đề xuất”

bên dưới).

6. Đề xuất phải đáp ứng các tiêu chí tài chính sau:

a. Đề xuất không được vượt quá số tiền EUR 100. 000 (hayUSD 135,000).

b. Phần đóng góp của đối tác hưởng lợi phải chiếm ít nhất 20% trong tổng kinh phí đề

xuất (bằng tiền mặt hoặc hiện vật).

Một điều kiện không bắt buộc là các quốc gia được khuyến nghị chọn lọc trước các dự án thông qua

quá trình có sự tham gia của các bên ở cấp quốc gia nhằm đảm bảo có sự nhất quán với các tiêu chí ưu

tiên đã được xác định trong khuôn khổ quá trình VPA.

3. Nộp đề xuất

Đề xuất phải được nộp bằng Tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha và phải được ký xác nhận

bởi cơ quan nộp hồ sơ đề xuất được gửi qua fax hoặc thư điện tử (xem chi tiết trong Hộp bên dưới).

Đề xuất gửi bằng thư điện tử phải kèm theo một bản sao trang có chữ ký của cơ quan nộp đề xuất. Cơ

quan nộp đề xuất sẽ nhận được một thông báo về việc đề xuất đã được nhận ngay sau ngày hết hạn

nộp đề xuất.

Đề xuất phải được gửi qua fax hoặc thư điện tử tới địa chỉ sau:

2Trong khuôn khổ hướng dẫn này, một tổ chức xã hội dân sự được xác định là tổ chức phi lợi nhuận theo đuổi một (một số)

vấn đề và giá trị được các thành viên hay cử tri xác định và có đóng góp cho ô chung hay lợi ích của cộng đồng. 3Trong khuôn khổ hướng dẫn này, một tổ chức tư nhân được xác định là một nhóm, một hiệp hội hay một tập hợp các doanh

nghiệp tư nhân hay các cá nhân cùng làm việc và hướng tới một lợi ích chung phù hợp với lợi ích cộng đồng.

5

Robert Simpson

Giám đốc Chương trình

Chương trình EU FAO FLEGT

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO)

Viale delle Terme di Caracalla

00153 Rome

Italy

Fax: +39 06 570 55514

E-mail: [email protected]

4. Hạn nộp hồ sơ đề xuất Hồ sơ Đề xuất phải được nộp trước thời hạn sau:

17h (giờ GMT +1) ngày 31/05/2013.

5. Quá trình chấm điểm và lựa chọn

Tất cả hồ sơ đề xuất đệ trình lên chương trình sẽ được đánh giá như sau:

Bước 1: Kiểm tra tính phù hợp của đề xuất

Tất cả các đề xuất được nộp đều phải đăng ký với Ban quản lý chương trình (PMU) và tính phù hợp

của đề xuất sẽ được kiểm tra dựa trên các tiêu chí được xác định trong Hướng dẫn này (xem điểm

2.4).Chỉ các đề xuất đáp ứng các tiêu chí tham gia phù hợp mới được tiếp tục xem xét bởi Hội đồng

chuyên gia.

Bước 2: Đánh giá và chấm điểm đề xuất

Ban quản lý chương trình sẽ gửi đề xuất đủ tiêu chuẩn tham gia cho các thành viên trong Hội đồng

chuyên gia và sau đó các đề xuất sẽ được đánh giá và chấm điểm. Mỗi đề xuất sẽ được đánh giá độc

lập bởi ít nhất 2 thành viên của Hội đồng chuyên gia.Hội đồng chuyên gia sẽ chấm điểm các đề xuất

dựa trên các tiêu chí đánh giá như trong Bảng 1 dưới đây.

Đồng thời danh mục các đề xuất đủ tiêu chuẩn tham gia sẽ được gửi cho Phái Đoàn EU của quốc gia

có đề xuất nhằm mục đích cung cấp thông tin và tham vấn phù hợp.

6

Bảng 1.Các tiêu chí đánh giá và hệ thống chấm điểm

Các tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

1. Tính phù hợp và giá trị bổ sung

Dự án có nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên trong Chương trình (Phụ lục 1)?

Dự án có nhằm giải quyết các ưu tiên (lộ trình, lịch thực hiện và kế hoạch hành

động ưu tiên v.v..) được xác định trong các quá trình thực hiện, đàm phán hay nâng

cao nhận thức về tiến trình VPA?

Dự án cóbổ sung/củng cố một hoạt động hiên tại nhằm hỗ trợ cho tiến trình VPA?

30 điểm

2. Tính hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động

Các hoạt động của dự án có nhằm mục đích đạt được các kết quả dự kiến và các

mục tiêu đã đề ra?

Các hoạt động của dự án có được thực hiện trong thời gian dự án không?

Các hoạt động của dự án có được mô tả rõ ràng, đầy đủ và có thể tính khả thi về

mặt kỹ thuật không?

Các hoạt động của dự án có cụ thể, có thể đo được, đạt được và được thực hiện

đúng thời gian quy định (SMART)?

15 điểm

3. Phương pháp luận

Chiến lược thực hiện có phản ánh trung thực quá trình logic nhằm đạt được các kết

quả dự kiến?

Khung logic có được mô tả rõ ràng và có bao gồm các nội dung cần thiết (Mục tiêu,

hoạt động, kết quả, các chỉ số kiểm tra định hướng theo mục tiêu và nguồn thông

tin)?

15 điểm

4. Tính bền vững

Có bố trí Ngân sách cho các hoạt động sau dự án không?

Có cơ cấu chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện các hoạt động sau khi dự án kết thúc?

Đề xuất có nêu rõ những phương tiện nào sẽ được huy động nhằm bảo đảm tính bền

vững của dự án về lâu dài hay ít nhất là duy trì hiệu quả dự án?

10 điểm

5. Tính đổi mới

Dự án có đưa ra được các cách tiếp cận đổi mới có thể được nhân rộng ở các địa

phương khác, hoặc dự án có đóng góp cho các chương trình có những đặc điểm

trên?

10 điểm

6. Hiệu quả

Tỉ lệ giữa kinh phí dự toán và kết quả dự kiến có cân bằng không? Các khoản chi

có phù hợp không?

Kinh phí đề xuất có rõ ràng và cân đối không, và có tương ứng với nguồn ngân sách

tài trợ cho việc thực hiện các hoạt động trong dự án?

10 điểm

7. Kế thừa bài học kinh nghiệm

Dự án có góp phần phổ biến các ý tưởng, bài học kinh nghiệm hay các kinh nghiệm

thực hành tốt?

Dự án có hoạt động nhằm kế thừa các bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án

khác?

10 điểm

Tổng điểm 100 điểm

Tổng điểm tối đa là 100 điểm cho 7 tiêu chí. Tổng điểm 70 điểm và tối thiểu 50% số điểm của mỗi

tiêu chí là điều kiện để đủ tiêu chuẩn tham gia Chương trình tài trợ EU FAO FLEGT.

7

Nếu có nhiều đề xuất có số điểm ít nhất 70 điểm hơn số đề xuất có thể được tài trợ, Hội đồng chuyên

gia sẽ xếp thứ tự điểm từ trên xuống và danh mục các đề xuất khuyến nghị được tài trợ.

Hội đồng chuyên gia sẽ chuẩn bị một báo cáo đánh giá tóm tắt kết quả đánh giá.

Bước 3: Đề xuất được Ban cố vấn xem xét

Ban cố vấn của FAO sẽ kiểm tra các đề xuất dự án được Hội đồng chuyên gia kiến nghị trong báo cáo

đánh giá. Sau khi xem xét tính cân đối giữa các chủ đề và vùng địa lý, Ban cố vấn có thể đưa ra các

nhận xét bổ sung và đề nghị làm rõ. Trên cơ sở kết quả xem xét, Ban cố vấn sẽ đề xuất lên Ban quản

lý chương trình điều chỉnh báo cáo đánh giá của Hội đồng chuyên gia.

Bước 4: Kiểm tra khả năng chồng chéo và trùng lặp

Danh mục các đề xuất được xem xét bởi Ban cố vấn sẽ được chuyển cho các tổ chức hỗ trợ FLEGT

khác để xem xét nhằm giảm thiểu rủi ro tài trợ trùng lặp.

Các đề xuất này sẽ được gửi cho Phái đoàn EU của quốc gia liên quan để họ cung cấp các ý kiến đóng

góp về mặt kỹ thuật cần thiết.

Bước 5: Ban Chỉ đạo phê duyệt đề xuất

Ban quản lý chương trình sẽ chuyển báo cáo đánh giá của Hội đồng chuyên gia lên Ban chỉ đạo

chương trình để xem xét và ra quy định phê duyệt cuối cùng. Ban chỉ đạo có thể yêu cầu làm rõ, đưa

ra các quan điểm, nhận xét và/hoặc yêu cầu Ban quản lý chương trình cung cấp các thông tin bổ sung.

Bước 6: Thông báo và ký hợp đồng

Sau khi Ban chỉ đạo phê duyệt, Ban quản lý chương trình sẽ thông báo cho tất cả các tổ chức nộp đề

xuất về kết quả đánh giá. Đối với các đề xuất được chọn, Ban quản lý chương trình sẽ triển khai quá

trình đàm phán thư Thỏa thuận.

8

Mẫu hồ sơ đề xuất

Hồ sơ đề xuất không được dài quá 15 trang,được trình bày trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ Time

New Roman cỡ chữ 12. Các thông tin khác có thể được gửi kèm dưới dạng phụ lục để tham khảo.

Phần I. Tóm tắt dự án

1.1 Tên dự án

Nêu rõ tên dự án.

1.2 Lĩnh vực có liên quan

Rà soát các lĩnh vực liên quan của quốc gia dự án (xem phụ lục1) và chỉ ra lĩnh vực mô tả chĩnh xác

nhất mục tiêu của dự án.

1.3 Thông tin liên hệ của tổ chức nộp đơn:

Tên tổ chức:

Địa chỉ cơ quan:

Mã vùng và mã bưu chính:

Nước:

E-mail:

Điện thoại cố định (văn phòng):

Điện thoại cố định (di động) :

Website:

Đánh dấu vào ô tương ứng với loại hình tổ chức:

Cơ quan nhà nước

Tổ chức xã hội dân sự

Tổ chức tư nhân

1.4 Thông tin về người liên hệ của tổ chức:

Tên người liên hệ:

Chức danh:

E-mail :

Điện thoại cố định (văn phòng):

Điện thoại cố định (di động) :

1.5 Các thông tin chung về tổ chức (tối đa 1/2 trang):

Cung cấp các thông tin chung về tổ chức, bao gồm các thông tin về nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, số

cán bộ của tổ chức, năng lực quản lý tài chính, các dự án nổi bật đã thực hiện và các dự án đang thực

hiện.

1.6 Thông tin về cán bộ nhà nước giới thiệu

9

Các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức tư nhân nộp đề xuất phải cung cấp ít nhất tên của 2 cán bộ ngành

lâm nghiệp biết về việc tổ chức nộp đề xuất.4Mỗi cán bộ giới thiệu phải nêu rõ họ tên, chức danh, e-

mail và số điện thoại. Đánh dấu vào các ô tương ứng:5

Cán bộ giới thiệu

Không áp dụng

Kèm theo các thông tin sau:

Tên của cán bộ giới thiệu 1:

Chức danh

Thuộc Bộ:

E-mail :

Điện thoại:

Tên của cán bộ giới thiệu 2 :

Chức danh

Thuộc Bộ:

E-mail :

Điện thoại:

1.7 Tóm tắt khoản tài trợ:

Tổng (USD)

Kinh phí tài trợ từ FAO:

Phần đóng góp của tổ chức nộp đề xuất:

Tổng kinh phí dự án:

Nêu rõ yêu cầu kinh phí tài trợ từ FAO trong khuôn khổ dự án và phần kinh phí đối ứng của tổ chức

(bằng USD). Đối với mối dự án, phần kinh phí đối ứng của tổ chức dưới dạng tiền mặt hay hiện vật

của tổ chức nộp đề xuất phải tương đương tối thiểu 20 % tổng kinh phí dự án.

4Ở giai đoạn này không cần phê duyệt chính thức của cơ quan quản lý lâm nghiệp. Người giới thiệu chỉ để đảm bảo rằng việc

nộp đề xuất cho chương trình EU FAO FLEGT đã được thông báo cho lãnh đạo cơ quan quản lý lâm nghiệp. 5Nếu tổ chức nộp đề xuất là cơ quan nhà nước, sẽ không cần có người giới thiệu và đánh dấu vào mục “không áp dụng”.

10

1.8 Tuyên bố và chữ ký

Tôi xin xác nhận tất cả các thông tin trong đề xuất này là chính xác và đúng sự thật.Đề xuất này

hiện chưa từng được tài trợ trước đó bởi một cơ quan tài trợ khác.

Ngày _________________Chữ ký__________________________________________

(Chữ ký và họ tên đầy đủ của người nộp đề xuất)

11

Phần II. Mô tả dự án

2.1 Thông tin về dự án và mô tả vấn đề (tối đa 1 trang):

Mô tả ngắn gọn bối cảnh thực hiện của kế hoạch hành động FLEGT của nước có dự án, đặc biệt là

tiến trình VPA.

Mô tả vấn đề dự án đang giải quyết và mối liên hệ với quá trình VPA.

2.2 Mục tiêu:

Mục tiêu của dự án cần được mô tả chính xác, trong đó nêu rõ kết quả dự kiến của dự án. Mục tiêu dự

án cần góp phần giải quyết vấn đề đặt ra và có tính khả thi trong khả năng nguồn lực sẵn có cho việc

thực hiện dự án.

2.3 Các kết quả dự án, hoạt động và kế hoạch thực hiện (tối đa 2 trang):

Liệt kê các kết quả của dự án.Mỗi kết quả cần được mô tả trong 1 câu, kèm theo liệt kê các hoạt động

chính. Mỗi hoạt động cần được mô tả thành 1 đoạn.

Việc thực hiện tất cả các hoạt động phải mang lại việc hoàn thành kết quả dự án. Việc hoàn thành tất

cả các kết quả phải đưa đến các điều kiện để hoàn thành mục tiêu dự án (xem Hình 1).

Hình 1: Tháp logic dự án

Đề xuất cần có các nội dung sau:

Các hoạt động

Các hoạt động của dự án là gì?

Kết quả /sản phẩm

Kết quả đầu ra có thể đo lường được

của dự án là gì?

Mục tiêu Mục tiêu cơ bản của dự

án là gì?

Đóng góp và đầu vào

Các phương tiện nào được sử dụng?

12

Tổ chức một hội thảo khởi động nhằm cung cấp thông tin cho các bên liên quan về mục tiêu

và các đầu ra mong đợi của dự án cũng như để có thể điều chỉnh kế hoạch hành động;

Tổ chức một hội thảo kết thúc để cung cấp các đầu ra và bài học kinh nghiệm tại cuối dự án

với sự tham gia của các bên liên quan chính.

Đề xuất phải bao gồm một hợp phần truyền thông để tuyên truyền các đầu ra và hoạt động của dự án

cho tất cả các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp. Hợp phần này có thể bao gồm việc xuất bản các

ấn phẩm (tờ rơi, bài báo, áp phích, CDs/DVDs), trang web, bản tin trên đài/ti vi, tài liệu hoặc bất kỳ

hình thức nào khác có khả năng thúc đẩy Chương trình EU-FAO FLEGT và các đối tác của Chương

trình này (EU và FAO).

Cuối cùng, đề xuất phải đưa ra được một kế hoạch thực hiện tóm lược. Một phần đề xuất sẽ được đánh

giá dựa trên tính khả thi của các đầu ra dự kiến trên cơ sở thời gian và ngân sách đề xuất. Thời hạn

thực hiện dự án không dài quá 12 tháng.

Ví dụ về kế hoạch hành động6

Mô tả hoạt động

Tháng sau khi ký Thỏa thuận Quy tắc (Protocol

Agreement)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hội thảo khởi động x

Đầu ra 1

Hoạt động 1 x

Hoạt động 2 x

Hoạt động 3 x

Đầu ra 2

Hoạt động 1 x

Hoạt động 2 x

Hoạt động 3 x

Đầu ra 3

Hoạt động 1 x x x

Hoạt động 2 x X x

Hoạt động 3 x x x

Hội thảo kết thúc x

2.4 Mô tả các chỉ số đầu ra

Nêu rõ và mô tả chi tiết các chỉ số về đầu ra có được từ việc thực hiện các hoạt động này cũng như các

nguồn lực tài chính được cung cấp cho dự án.

6Ví dụ này chỉ mang tính chất minh họa. Số lượng đầu ra hoặc hoạt động không ảnh hưởng đến việc xem xét đề

xuất.

13

Ví dụ, đề xuất cần bao gồm các chỉ số đầu ra như sau:

1. báo cáo khởi động (mô tả nội dung)7

2. báo cáo tiến độ 1(mô tả nội dung)

3. báo cáo tiến độ 2 (mô tả nội dung)

4. báo cáo tổng kết (mô tả nội dung).

2.5 Phương pháp luận (dài tối đa 2 trang):

Mô tả phương thức thực hiện các hoạt động dự án, các cá nhân tham gia và cá nhân chịu trách nhiệm

thực hiện dự án. Phương pháp luận phải nêu ra sự tương quan giữa các hoạt động này, chuỗi các sự

kiện hoặc các vấn đề thời vụ có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Trong trường hợp có thể,

phương pháp luận phải xác định rõ các vai trò có thể có của bộ phận dân số phụ thuộc vào rừng, các

vấn đề về mất cân bằng giới tính hoặc sự phù hợp với chính sách giảm nghèo và lâm nghiệp cấp quốc

gia và cấp vùng.

Phần này cũng phải đề cập đến mối liên hệ giữa quy trình VPA và kế hoạch dự án đối với vấn đề duy

trì các hoạt động này và thảo luận về khung đàm phán, thực hiện và/hoặc giám sát.

Phần phương pháp luận cũng phải gồm có một phụ lục để trình bày về các số liệu, sơ đồ tổ chức hoặc

các công cụ hữu hình để giúp hiểu rõ phương pháp thực hiện hơn.

Phần III. Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện Kế hoạch Hành động

FLEGT (dài tối đa 2 trang)

3.1 Tính liên quan:

Mô tả mối liên quan giữa dự án và các ưu tiên của Chương trình EU FAO FLEGT (Phụ lục 1) và với

các hoạt động của quá trình VPA hiện tại của quốc gia. Dựa trên tiến độ VPA của từng quốc gia, các

hành động ưu tiên trong quá trình VPA sẽ được tham khảo dựa trên các tài liệu như: lộ trình đàm

phán, công việc của các nhóm kỹ thuật/tổ công tác/các diễn đàn đa biên, lịch trình thực hiện VPA, kế

hoạch hành động ưu tiên, báo cáo của Tổ Giám sát kỹ thuật và Ủy ban Thực hiện Hỗn hợp và các tài

liệu khác.

3.2 Quan hệ đối tác:

Xác định và mô tả bất kỳ mối quan hệ đối tác có thể được hình thành hoặc thúc đẩy giữa các đối tượng

liên quan thông qua việc thực hiện dự án. Cụ thể, xác định và mô tả rõ bất kỳ cơ hội nào có thể thúc

đẩy sự hợp tác giữa chính phủ, lĩnh vực tư nhân và xã hội dân sự.

3.3 Tính đổi mới:

Mô tả bất kỳ điểm đổi mới hoặc cơ hội để gắn kết hoặc nhân rộng kết quả dự án ở cấp quốc gia hoặc

cấp vùng.

3.4 Tính bền vững:

7 Bên cạnh tiến độ dự án, các báo cáo này cũng phải nêu các thông tin sau tại các Phụ lục đính kèm: đề

xuất xây dựng quyết định mới, cẩm nang hướng dẫn quy trình, tài liệu hướng dẫn, báo cáo hội thảo,

báo cáo công tác, tờ rơi, bản đồ, vv.

14

Mô tả dự án sẽ bổ sung và/hoặc góp phần vào sự thành công của các chương trình quốc gia khác đang

thực hiện như thế nào.

3.5 Tận dụng các bài học kinh nghiệm:

Việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm với các bên liên quan là một ưu tiên của Chương trình EU FAO

FLEGT

Mô tả vắn tắt cách thức lưu giữ thông tin về đầu ra dự án và các bài học kinh nghiệm cũng như chia sẻ

với các bên liên quan.

Phần IV. Ngân sách

Đề nghị lập dự toán ngân sách trên biểu Excel như mẫu đính kèm (Phụ lục A) và tính theo đơn vị

tính là đồng đô la Mỹ.

Đề nghị nộp dự án ngân sách theo biểu Excel (*.xls) và nộp cùng với đề xuất dự án hoàn chỉnh.

15

Phần V. Khung Lô-gíc

Mỗi một đề xuất dự án phải nộp kèm với một khung lô-gíc đơn giản để giúp đánh giá tính khả thi và mức độ phù hợp của dự án. Khung lô-gíc phải bao gồm

một bảng biểu chi tiết, lô-gíc và theo trật từ về dự án. Tại giai đoạn thực hiện dự án, khung lô-gíc sẽ là công cụ chính để giám sát và đánh giá dự án.

Lô-gíc can thiệp Các chỉ số xác minh khách quan Nguồn thông tin và phương thức xác

minh

Mục tiêu Đâu là các mục tiêu mà dự án phải đạt

được?

Đâu là các chỉ số cụ thể cho thấy các mục

tiêu dự án đã đạt được?

Đâu là các nguồn thông tin sẵn có để

thu thập thông tin? Phương pháp nào có

thể sử dụng để thu thập được các thông

tin này?

Đầu ra dự kiến

Các đầu ra nào là các kết quả cho phép

đạt được mục tiêu dự án

Đâu là các đầu ra mong đợi?

(Đánh số thứ tự các đầu ra này)

Đầu ra 1:

Đầu ra 2:

Đâu là các chỉ số cho phép xác minh và

quyết định xem dự án có đạt được các đầu

ra mong đợi hay không?

Đâu là nguồn thông tin cho các chỉ số

này?

Hoạt động

Đâu là các hoạt động chính để thực hiện

và thứ tự thực hiện các hoạt động này để

đem lại được các đầu ra dự kiến?

(Nhóm các hoạt động theo đầu ra)

Hoạt động 1.1:

Hoạt động 1.2:

Cần phải có các biện pháp nào để thực hiện

được các hoạt động này, ví dụ, về nhân sự,

thiết bị, tập huấn, nghiên cứu, cơ sở cung

ứng và vận hành?

Đâu là nguồn thông tin về việc xây dựng

các hoạt động này?

16

Phần VI. Bảng kiểm

Bảng kiểm cho phép đối tượng nộp đề xuất đảm bảo rằng tất cả các hợp phần bắt buộc đều đã được

nêu trong đề xuất dự án. Danh sách hoàn chỉnh này phải được đính kèm với đề xuất dự án.

Tên dự án : <nêu tên dự án> CÓ KHÔNG

PHẦN 1 HÀNH CHÍNH

1. Sử dụng theo mẫu đề xuất trong Thư mời nộp đề xuất.

2. Tất cả các phần trong hồ sơ đề xuất đều đã được hoàn thiện và ký tên.

3. Đề xuất được gửi bằng đường email hoặc fax.

4. Dự toán ngân sách được lập bằng Excel và đính kèm với đề xuất (Phụ lục 1).

PHẦN 2 (TÍNH HỢP LỆ)

5. Thời hạn thực hiện không vượt quá 12 tháng.

6. Tổng yêu cầu hỗ trợ không vượt quá 135, 000 USD.

7. Yêu cầu hỗ trợ từ FAO không vượt quá 80% tổng chi phí hợp lệ.

8. Đối tượng nộp đề xuất là cơ quan đã đăng ký tại quốc gia nơi mà dự án sẽ

được thực hiện.

9. Đối tượng nộp đề xuất là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội dân sự hoặc tổ

chức tư nhân.

10. Đề xuất giải quyết một trong các chủ đề ưu tiên của Chương trình

11. Đề xuất phải nêu tên của hai cán bộ chủ chốt của cơ quan lâm nghiệp nhà

nước mà đã được thông báo về dự án này.

17

PHỤ LỤC 1: Danh mục các chủ đề ưu tiên của Chương trình EU

FAO FLEGT tại các quốc gia VPA

Các quốc gia

VPA

Chủ đề ưu tiên

1. Cameroon Ưu tiên 1 : Thông tin

- Hỗ trợ hoạt động truyền thông về tất cả các hoạt động lâm nghiệp liên quan

đến FLEGT, VPA và Quy chế Gỗ EU (EUTR);

- Thực hiện và giám sát Phụ lục VII của VPA (công bố Thông tin);

- Giảm thiểu các rủi ro tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp

Ưu tiên 2 : Tăng cường thực hiện VPA

- Giám sát độc lập dựa trên các tổ chức xã hội dân sự trong nước;

- Đánh giá tác động (đối với cộng đồng, công tác quản trị, tham nhũng, vv),

đánh giá và phân tích việc thực hiện VPA đối với các vấn đề về kinh tế xã

hội;

- Hỗ trợ việc xây dựng hệ thống truy xuất, bổ sung cho Dự án Truy xuất nguồn

gốc Gỗ;

- Hỗ trợ xây dựng các quy trình xác minh tính hợp pháp cho Bộ Môi trường

(MINEP);

- Hỗ trợ việc thành lập một “Đơn vị pháp lý” trực thuộc Bộ Lâm nghiệp

(MINFOF);

- Hỗ trợ tăng cường hiệu quả quản lý cán bộ MINFOF chịu trách nhiệm giám

sát VPA;

- Hỗ trợ các lĩnh vực tư nhân tham gia vào tất cả các bước thực hiện VPA;

- Hỗ trợ thành lập thị trường gỗ nội địa trong khuôn khổ VPA.

Ưu tiên 3 : Hỗ trợ cộng đồng

- Xây dựng năng lực cho cộng đồng về việc thực hiện VPA

- Hỗ trợ thực hiện các điều khoản pháp lý lâm nghiệp có lợi cho cộng đồng.

2. Ivory Coast Ưu tiên 1 : Hỗ trợ đàm phán VPA

- Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan

trong ngành lâm nghiệp để tham gia trong quá trình đàm phán VPA;

- Hỗ trợ việc xây dựng cơ cấu tổ chức, thành phần đại diện và hoạt động của tổ

chức trong quá trình đàm phán VPA.

Ưu tiên 2 : Giám sát độc lập

- Hỗ trợ tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng trong

vấn đề giám sát độc lập đối với công tác quản trị ngành.

Ưu tiên 3 : Cải cách pháp lý

- Hỗ trợ xác định các nhu cầu cải cách pháp lý trong lĩnh vực quản trị lâm

nghiệp và tính khả thi của việc thực thi các hoạt động cải cách pháp lý này.

18

Gabon Ưu tiên 1 : Định nghĩa gỗ hợp pháp

- Hỗ trợ việc soạn thảo và kiểm nghiệm hiện trường đối với ma trận tính hợp

pháp và các hoạt động tuyên truyền liên quan

Ưu tiên 2 : Cải cách khung pháp lý

- Rà soát văn bản pháp lý, bao gồm các văn bản liên quan đến lâm nghiệp

- Đặc biệt lưu ý đến: cải thiện việc ghi nhận quyền của cộng đồng; các điều

kiện khác nhau để đảm bảo sự tương thích của FLEGT và lâm nghiệp cộng

đồng

Ưu tiên 3 : Hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng

- Xây dựng năng lực cho cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý lâm

nghiệp cộng đồng để thực thi FLEGT. Huy động các kinh nghiệm thí

điểm và các hoạt động đối thoại với các bên liên quan trước khi các

quy định mới có hiệu lực thực hiện ở cấp quốc gia

Ưu tiên 4 : Kiểm soát khai thác gỗ trái phép

- Tăng cường các cơ chế kiểm soát, giám sát độc lập và đảm bảo minh

bạch

Ghana Ưu tiên 1 : Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp

- Hỗ trợ xây dựng năng lực để thực hiện Hệ thống Đảm bảo Gỗ hợp pháp (xã

hội dân sự, lĩnh vực tư nhân và lĩnh vực công)

Ưu tiên 2 : Hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Xây dựng năng lực/nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

để giúp họ hiểu rõ hơn về VPA và cơ chế cấp phép FLEGT;

Ưu tiên 3 : Chính sách Mua sắm Công

- Hỗ trợ thực hiện chính sách mua sắm công mới đối với gỗ đã được xác minh

là hợp pháp (giám sát hoặc tập huấn cho các cán bộ nhà nước ở địa phương

về bất kỳ hoạt động mua sắm nào do Chính quyền cấp huyện thực thiện)

Guyana Ưu tiên 1 : Hỗ trợ trong quá trình đàm phán VPA

- Xây dựng năng lực cho các bên liên quan hoặc hỗ trợ các bên liên quan (bao

gồm cơ quan nhà nước, xã hội dân sự, lĩnh vực tư nhân hoặc các nhóm bản

địa) để tham gia và/hoặc cung cấp thông tin đầu vào cho tiến trình VPA quốc

gia, bao gồm giai đoạn đàm phán như nêu trong Lộ trình VPA FLEGT giữa

Guyana và EU cũng như các hoạt động của Tổ công tác kỹ thuật quốc gia.

Ưu tiên 2 : Quản trị Lâm nghiệp

- Hỗ trợ các hoạt động nhằm tăng cường thực thi các biện pháp quản trị lâm

nghiệp tại cấp doanh nghiệp.

Ưu tiên 3 : LAS

- Các hoạt động nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ dựa

trên các hệ thống hiện có ở Guyana, hệ thống truy xuất các sản phẩm lâm

nghiệp và hệ thống kiểm soát quốc gia.

- Hỗ trợ việc kiểm nghiệm LAS tại hiện trường và Định nghĩa gỗ hợp pháp ở

Guyana tại cấp nhiều đối tượng sử dụng lâm nghiệp

Ưu tiên 4 : Giải quyết các tác động của VPA

- Xác định và đánh giá các tác động chính của VPA đối với vấn đề xã hội, kinh

tế và môi trường. Xác định các tác động đối với các cơ quan chính phủ,

người dân bản địa, doanh nghiệp lâm nghiệp, các xưởng chế biến, các cơ

19

quan quản lý, lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp và các bên liên quan khác.

- Xây dựng năng lực cho các bên liên quan để quản lý hiệu quả các tác động

đã xác định được để cho phép việc thực hiện VPA hiệu quả. Tham khảo thêm

Lộ trình VPA FLEGT của Guyana.

Ưu tiên 5 : Hỗ trợ thực hiện VPA

- Các hoạt động nhằm hỗ trợ việc thực hiện các nội dung của VPA tại cấp

quốc gia, bao gồm LAS, hệ thống cấp phép FLEGT và Chiến lược Thực thi.

- Làm việc với các doanh nghiệp lâm nghiệp địa phương để đảm bảo đáp ứng

các yêu cầu của EU FLEGT VPA.

Honduras Ưu tiên 1 : Sự tham gia

- Xác định các nhóm tham thể khác nhau, cơ chế thông tin và thành phần đại

diện tham gia FLEGT/VPA và các lĩnh vực khác cần có sự đồng thuận. Tăng

cường các sáng kiến đối thoại tại các lĩnh vực cần tham vấn và có được sự

đồng thuận. Khuyến khích các bên liên quan tham gia đối thoại mang tính

xây dựng.

Ưu tiên 2 : Phổ biến Thông tin

- Phổ biến Thông tin và nâng cao nhận thức về tiến trình FLEGT/VPA ở

Honduras. Khuyến khích các bên liên quan tham gia.

Ưu tiên 3 : Xây dựng định nghĩa gỗ hợp pháp

- Góp phần xác định các sản phẩm, định nghĩa gỗ hợp pháp và ma trận tính

hợp pháp

Indonesia Ưu tiên 1 : Hệ thống Đảm bảo Tính hợp pháp

- Thành lập/hỗ trợ các diễn đàn cấp tỉnh có sự tham gia của các tổ chức nhà

nước cấp địa phương, xã hội dân sự và các đối tượng sản xuất gỗ để khuyến

khích thực hiện cơ chế xác minh gỗ hợp pháp mới của Indonesia (SVLK)

Ưu tiên 2 : Hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hỗ trợ cấp tỉnh/huyện cho các đối tượng sản xuất quy mô nhỏ (doanh nghiệp vừa

và nhỏ, cộng đồng lâm nghiệp, nhóm nông hộ và hợp tác xã) để thực hiện cơ chế

xác minh gỗ hợp pháp mới của Indonesia (SVLK)

Ưu tiên 3 : Giám sát độc lập

- Hỗ trợ các nỗ lực nhằm tăng cường hoạt động giám sát độc lập việc thực hiện

tính hợp pháp của gỗ thông qua các tổ chức xã hội dân sự.

Liberia Ưu tiên 1 : Tăng cường khung pháp lý

- Hỗ trợ việc soạn thảo và/hoặc tăng cường các quy chế và cải cách pháp lý,

đặc biệt liên quan đến VPA

Tăng cường năng lực của các bên liên quan để tham gia vào các tiến trình

này, bao gồm hỗ trợ cho các bên liên quan tham gia và/hoặc cung cấp các

thông tin đầu vào đối với các hành động được khuyến nghị trong báo cáo của

SIIB trong trường hợp phù hợp.

Ưu tiên 2 : Xã hội dân sự và giám sát cộng đồng:

- Hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng và Ủy ban Phát triển Lâm

nghiệp Cộng đồng dể giám sát các hoạt động lâm nghiệp và thực hiện các

khía cạnh của VPA đối với các nhóm đối tượng khác nhau như nêu trong kế

hoạch hành động 2013.

- Trong trường hợp có thể, các hành động đề xuất cần được thực hiện dựa trên

các phương pháp thành công đã được xây dựng thông qua các dự án hiện tại

20

hoặc các dự án trước của Liberia hoặc các quốc gia VPA khác.

- Đề xuất thành lập đối tác để kết nối dự án với các mạng lưới khác lớn hơn.

Ưu tiên 3 : Hỗ trợ lĩnh vực tư nhân, bao gồm các doanh nghiệp cung ứng

sản phẩm cho thị trường nội địa

- Tuyên truyền lĩnh vực tư nhân để tăng cường hiểu biết về các quy định LAS

cũng như sự tham gia của họ trong việc xây dựng hệ thống và khả năng đáp

ứng các yêu cầu của hệ thống;

- Nâng cao nhận thức và năng lực cho các xưởng cưa để tuân thủ với các quy

định mới này

- Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về các xu hướng và cách thức quản lý thị trường

nội địa và các lĩnh vực phi chính thức trên quan điểm lồng ghép với LAS

Ưu tiên 4: Thỏa thuận xã hội

- Hỗ trợ sửa đổi và kiểm nghiệm các hướng dẫn về thỏa thuận xã hội, nâng cao

nhận thức và hỗ trợ cộng đồng đàm phán các vòng tiếp theo của các thỏa

thuận xã hội và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đó

Ưu tiên 5: Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin

- Hỗ trợ nâng cao việc tiếp cận thông tin và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm

nghiệp

Malaysia Ưu tiên 1 : Sự tham gia của các bên liên quan

- Củng cố CSOs và diễn đàn CSO để tham gia vào tiến trình VPA (đàm phán

và thực hiện).

Ưu tiên 2 : Quản trị

- Củng cố sự phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm nghĩa các quá trình TLAS và

các bên liên quan trong TLAS ở Peninsular Malaysia, Sabah và Sarawak, bao

gồm hỗ trợ cụ thể cho chính quyền bang Sarawak và các bên liên quan để

tham gia vào tiến trình VPA.

Ưu tiên 3 : TLAS

- Củng cố sự minh bạch trong thực hiện và giám sát độc lập yêu cầu của TLAS

thông qua tăng cường năng lực.

Ưu tiên 4 : Khu vực tư nhân

- Làm việc với ngành công nghiệp để đáp ứng các yêu cầu thị trường của EU.

Cộng Hòa

Trung phi

Ưu tiên 1 : Hỗ trợ xã hội dân sự và các cộng đồng địa phương

- Tham gia vào việc rà soát các văn bản pháp luật;

- Đóng góp vào việc thực hiện Phụ lục VPA về xuất bản thông tin;

- Tăng cường nhận thức về VPA trong cộng đồng địa phương;

- Sự tham gia của xã hội dân sự vào quá trình xây dựng các quy trình thực

hiện.

Ưu tiên 2 : Hỗ trợ các sáng kiến khu vực tư nhân.

- Xây dựng các công cụ liên lạc về tính pháp lý ràng buộc của gỗ Trung phi

đối với thị trường Châu Âu để tuân thủ Quy chế Gỗ của EU (EUTR) ;

- Tham gia vào việc rà soát các văn bản pháp luật;

- Sự tham gia của khu vực tư nhân cần tuân thủ các yêu cầu của LAS;

- Hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc kết nối hệ thống thông tin nội bộ với Hệ

thống bảo đảm pháp lý quốc gia (LAS).

21

Ưu tiên 3 : Hỗ trợ cải tổ khung pháp lý

Ưu tiên 4 : Tăng cường tính minh bạch và giám sát độc lập

Cộng hòa Công-

Ưu tiên 1 : Hỗ trợ lĩnh vực tư nhân

- Hỗ trợ lĩnh vực tư nhân để tuân thủ với các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

và tính hợp pháp của FLEGT VPA.

Ưu tiên 2 : Hỗ trợ các Vụ/Cục chức năng

- Hỗ trợ DDEF (các Vụ/Cụ thuộc Bộ Tài nguyên Nước và Rừng) và kiểm lâm

(thiết bị và tập huấn) để cập nhật về FLEGT VPA.

Ưu tiên 3 : Hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự

- Hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự để gắn kết các trách nhiệm mới của họ trong

khuôn khổ FLEGT.

Ưu tiên 4 : Giám sát tác động của VPA

Cộng hòa Dân

chủ Công-gô

Ưu tiên 1 : Xây dựng năng lực

- Hỗ trợ sự tham gia của cán bộ địa phương (quản lý hiện trường, điều phối

tỉnh, ban cố vấn tỉnh)

- Hỗ trợ nâng cao tổ chức và giám sát các đối tượng sản xuất gỗ hoạt động tại

các khu rừng được bảo vệ (diện tích rừng nằm ngoài khu vực rừng dành cho

các hoạt động công nghiệp và khu bảo tồn)

- Hỗ trợ xây dựng các quan điểm đã thống nhất của các tổ chức xã hội dân sự

Công-gô đối với các vấn đề quản trị lâm nghiệp hiện tại (lâm nghiệp cộng

đồng, khai thác gỗ, tạm dừng hoạt động, đồng thuận trước (FPIC), vv)

- - Hỗ trợ Ủy ban Phát triển Địa phương chịu trách nhiệm giám sát các điều

khoản xã hội trong điều khoản tham chiếu đã được thống nhát giữa cộng

đồng địa phương và các đơn vị khai thác gỗ công nghiệp hiểu biết về các

khung pháp lý và thể chế.

Ưu tiên 2 : Điều chỉnh khung pháp lý và thể chế phù hợp với FLEGT VPA

- Hỗ trợ hoàn thành các quy chế thực hiện Đạo luật Lâm nghiệp và các quy

định cần có để đảm bảo việc thực VPA một cách công bằng.

- Góp phần xây dựng Chiến lược Kiểm soát Lâm nghiệp trên cơ sở phối hợp

với các sáng kiến hiện tại (PCPCB (Sản xuất gỗ và kiểm soát thị trường),

AGEDUFOR (Hỗ trợ quản lý lâm nghiệp bền vững), PNFC (Chương trình

lâm nghiệp và bảo tồn quốc gia, vv).

Ưu tiên 3 : Đảm bảo tính minh bạch và truyền thông

- Phổ biến thông tin cho các bên liên quan đối với các khía cạnh chính của

khung pháp lý và thể chế trên cơ sở thực hiện VPA FLEGT

- Nâng cao nhận thức về quy chế EUTR cho các cơ quan chính phủ ở cấp

Trung ương và địa phương cũng như các doanh nghiệp liên quan

- Hỗ trợ việc thu thập, tổ chức và tuyên truyền các thông tin liên quan đến các

hoạt động khai thác và quảng báo sản phẩm gỗ trong khuôn khổ EUTR và

FLEGT VPA

Lào Ưu tiên 1: Hỗ trợ Thông tin và tiến trình VPA

- Hỗ trợ các hoạt động thông tin cho các bên liên quan về tiến trình VPA; hỗ

trợ các bên liên quan chuẩn bị và tham gia vào tiến trình VPA.

22

Ưu tiên 2 : Tính minh bạch

- Hỗ trợ các hoạt động tăng cường tính minh bạch và xây dựng một cơ chế

giám sát độc lập trong ngành lâm nghiệp.

Ưu tiên 3 : Các sáng kiến địa phương

- Hỗ trợ cộng đồng địa phương và các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng trên cơ

sở chiến lược FLEGT quốc gia.

Ưu tiên 4 : LAS

- Hỗ trợ các hoạt động nhằm tăng cường hệ thống đảm bảo tính hợp pháp cuẩ

gỗ, hệ thống truy xuất các sản phẩm lâm nghiệp và hệ thống kiểm soát quốc

gia.

Ưu tiên 5 : Khung pháp lý

- Hỗ trợ tiến trình sửa đổi khung pháp lý và thể chế.

Ưu tiên 6 : Các sáng kiến tư nhân

- Hỗ trợ các sáng kiến của lĩnh vực tư nhân

Việt Nam Ưu tiên 1 : Xây dựng năng lực cho các bên liên quan để tham gia vào

FLEGT

- Hỗ trợ tổ chức các diễn đàn với các tổ chức xã hội dân sự nhằm giải quyết

các vấn đề vùng (các vấn đề liên quan đến FLEGT giữa Cambodia, Lào và

Việt Nam) cũng như ở cấp quốc gia và cấp địa phương;

- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự về giám sát và thu thập

thông tin liên quan đến các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Xây dựng năng lực cho các bên trung gian ở địa phương (ví dụ, NGO tỉnh,

các hiệp hội cấp tỉnh) để nâng cao nhận thức về FLEGT và các vấn đề liên

quan đến VPA;

- Xây dựng năng lực và sự hiểu biết cho nhà báo/cơ quan truyền thông địa

phương về tiến trình đàm phán FLEGT và thực hiện VPA.

Ưu tiên 2 : Chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức về FLEGT

- Nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp

và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ hiểu hơn về FLEGT và tuân thủ với

VPA;

- Hỗ trợ có các thông tin liên quan đến FLEGT để chia sẻ và thu hút sự tham

gia của các bên liên quan;

- Hỗ trợ tiến hành nghiên cứu về các tác động có thể có (+/-) của việc thực

hiện VPA tại nhiều cấp khác nhau ở Việt Nam;

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức xã hội dân sự về nhu cầu cần đấu tranh

chống tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến các hành vi trái phép trong lĩnh

vực lâm nghiệp;

- Xây dựng các thông tin về ngành lâm nghiệp và gỗ thông qua các bài báo và

ấn phẩm để thông báo các bên liên quan trong nước và quốc tế về tiến trình

VPA ở Việt Nam.

Ưu tiên 3 : Các hành động cập địa phương để giảm khai thác gỗ trái p hép

và các hoạt động buôn bán liên quan đến gỗ trái phép

- Khuyến khích sự tham gia của địa phương thực hiện các hành động nhằm

giảm khai thác gỗ trái phép;

- Hỗ trợ các hành động nhằm gắn kết các lĩnh vực phi chính thức vào các

khung quản lý quốc gia

23