19
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIT NAM HC VIN NGÂN HÀNG -------------o0o------------- ĐỀ TÀI NGHIÊN CU KHOA HC CẤP NGÀNH NĂM 2014 HOẠT ĐỘNG CA CÁC TCHC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THC: THC TRNG VÀ KHUYN NGHMÃ S: DTNH. 22/2014 Chnhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hi HÀ NI 2015

hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-------------o0o-------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

BÁN CHÍNH THỨC: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

MÃ SỐ: DTNH. 22/2014

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hải

HÀ NỘI – 2015

Page 2: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-------------o0o-------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

BÁN CHÍNH THỨC: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

MÃ SỐ: DTNH. 22/2014

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hải

Thƣ ký đề tài: ThS. Trần Huy Tùng

Các thành viên: PGS.TS. Lê Văn Luyện

TS. Đặng Huyền Anh

ThS. Chu Khánh Lân

ThS. Nguyễn Ngọc Hải Thanh

ThS. Nguyễn Thị Hƣơng Giang

ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn

ThS. Phạm Bích Liên

TS. Lê Thanh Tâm

Hà Nội, 2015

Page 3: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT Học hàm, học vị

Họ tên tác giả Vai trò Cơ quan, chức vụ công tác

1. TS. Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm đề tài Học viện Ngân hàng

2. ThS. Trần Huy Tùng Thƣ ký đề tài Học viện Ngân hàng

3. PGS. TS Lê Văn Luyện Thành viên Học viện Ngân hàng

4. TS. Đặng Huyền Anh Thành viên Học viện Ngân hàng

5. ThS. Chu Khánh Lân Thành viên Học viện Ngân hàng

6. ThS. Nguyễn Ngọc Hải Thanh Thành viên Học viện Ngân hàng

7. ThS. Nguyễn Thị Hƣơng Giang Thành viên Học viện Ngân hàng

8. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Thành viên Học viện Ngân hàng

9. ThS. Phạm Bích Liên Thành viên Ngân hàng Liên Việt

10. TS. Lê Thanh Tâm Thành viên Đại học Kinh tế Quốc dân

Page 4: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ vi

DANH MỤC HỘP ................................................................................................................. vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................. vii

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN

CHÍNH THỨC ....................................................................................................................... 10

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ ........................................................................ 11

1.1.1. Khái niệm về tài chính vi mô ................................................................................................................ 11

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của tài chính vi mô .............................................................................................. 12

1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THỨC ............... 16

1.2.1. Khái niệm và hoạt động tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ..................................................... 16

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ............................... 20

1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI

MÔ BÁN CHÍNH THỨC ...................................................................................................... 23

1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bán chính thức .........................23

1.3.2. Chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc....26

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI

CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ....................................................... 32

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM ............. 32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam 32

2.1.2. Quản lý Nhà nƣớc đối với các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam .................... 34

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN

CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 40

2.2.1. Khái quát chung về các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ở Việt Nam ................................. 40

2.2.2. Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ở Việt Nam ......................................... 48

2.2.3. Kết quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam .......................... 55

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH

THỨC Ở VIỆT NAM ............................................................................................................ 66

2.3.1. Những thành công ................................................................................................................................. 66

2.3.2. Một số tồn tại .......................................................................................................................................... 68

CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................... 74

KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

BÁN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 75

3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN

CHÍNH THỨC ....................................................................................................................... 75

Page 5: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

iii

3.1.1. Xu hƣớng phát triển tài chính vi mô bán chính thức trên thế giới .................................................... 75

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển ngành tài chính vi mô Việt Nam đến 2020 .................................................... 79

3.2. KHUYẾN NGHỊ CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ............................ 80

3.2.1. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc cấp phép, thanh tra và giám sát hoạt động tổ chức

tài chính vi mô bán chính thức ........................................................................................................................ 80

3.2.2. Quy định về lãi suất và thuế thu nhập .................................................................................................. 84

3.2.3. Quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô ............................................................................................... 87

3.2.4. Tạo điều kiện cho tổ chức tài chính vi mô bán chính thức chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi

mô chính thức ................................................................................................................................................... 89

3.2.5. Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho thị trƣờng tài chính vi mô ............................................. 90

3.2.6. Tạo cơ chế huy động vốn cho tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ............................................ 92

3.3. KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH THỨC

TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................... 93

3.3.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô ....................................................................................... 93

3.3.2. Cơ cấu lại mô hình tổ chức của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức cho phù hợp với

điều kiện của Việt Nam ................................................................................................................................... 95

3.3.3. Nâng cao năng lực về tài chính trong các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ......................... 98

3.3.4. Phát triển dịch vụ xã hội ........................................................................................................................ 99

3.3.5. Chuẩn bị điều kiện và nguồn lực cho việc chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô chính thức 99

3.4. KHUYẾN NGHỊ KHÁC .............................................................................................. 101

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 105

Page 6: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Việt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank

BHTH Bảo hiểm tƣơng hỗ

HTPN Hỗ trợ phụ nữ

INGO Tổ chức phi Chính phủ quốc tế International Non-government

organization

NGO Tổ chức phi Chính phủ Non-government organization

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

NHTW Ngân hàng Trung ƣơng

FSS Chỉ số tự bền vững tài chính Financial self-sufficiency

OSS Chỉ số tự bền vững hoạt động Operational self-sufficiency

QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân

QTDNDCS Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở

PNPT Phụ nữ Phát triển

ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Return on Assets

ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Return on Equity

TCTD Tổ chức tín dụng

TCVM Tài chính vi mô

TCTCVM Tổ chức Tài chính vi mô

TKBB Tiết kiệm bắt buộc

TKTN Tiết kiệm tự nguyện

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Ủy ban nhân dân

Page 7: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh giữa TCTCVM chính thức và bán chính thức ............................18

Bảng 2.1: Phân loại các tổ chức TCVM bán chính thức tại Việt Nam .....................40

Bảng 2.2: Một số tổ chức TCVM bán chính thức tiêu biểu ......................................42

Bảng 2.3: Thực trạng chuyển đổi TCTCVM bán chính thức ...................................46

Bảng 2.4: Chuyển đổi của các TCTCVM bán chính thức trên thế giới ....................47

Bảng 2.5: Số lƣợng khách hàng có dƣ nợ tại một số TCTCVM bán chính thức tại

Việt Nam giai đoạn 2012-2014 .................................................................................56

Bảng 2.6: Số lƣợng khách hàng có tiết kiệm tại một số TCTCVM bán chính thức tại

Việt Nam giai đoạn 2012-2014…………………………………………………….56

Bảng 2.7: Tính bền vững về tài chính của một số TCTCVM bán chính thức ..........58

Bảng 2.8: Hiệu quả chi phí tại một số TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam ........62

Page 8: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thức ...................................19

Hình 1.2: Quá trình chuyển đổi TCTCVM bán chính thức theo hƣớng tự vững......26

Hình 2.1: Phân đoạn thị trƣờng tài chính vi mô Việt Nam .......................................43

Hình 2.2: Tăng trƣởng tín dụng tại một số TCTCVM bán chính thức 2013-2014 ...48

Hình 2.3: Tỷ lệ phụ nữ đang có dƣ nợ tại các TCTCVM bán chính thức ................57

Hình 2.4: Cấu trúc vốn của một số TCTCVM bán chính thức 2012 - 2014 .............59

Hình 2.5: Chỉ số ROA tại một số TCTCVM bán chính thức Việt Nam 2012 - 2014

...................................................................................................................................60

Hình 2.6: Chỉ số ROE tại một số TCTCVM bán chính thức Việt Nam 2012 - 2014

...................................................................................................................................61

Hình 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 1998-2014 ........................................63

Hình 2.8: Số lƣợng ngƣời nghèo tại Việt Nam (triệu ngƣời) ....................................63

Page 9: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

vii

DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1: Hoạt động tín dụng tại Quỹ CEP Thành phố Hồ Chí Minh .......................49

Hộp 2.2: Hoạt động tín dụng của mạng lƣới M7 ......................................................49

Hộp 2.3: Tiết kiệm bắt buộc tại CEP thành phố Hồ Chí Minh .................................51

Hộp 2.4: Bảo hiểm vi mô tại Quỹ HTPN Ninh Phƣớc .............................................52

Hộp 2.5: Hoạt động phi tài chính của CEP ...............................................................54

Hộp 2.6: Hoạt động phi tài chính của mạng lƣới M7 ...............................................55

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Qua trình chuyển đổi các TCTCVM bán chính thức theo hƣớng ...........45

Sơ đồ 3.1: Khung thể chế quản lý tổ chức TCVM bán chính thức tại Việt Nam .....84

Page 10: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài chính vi mô (TCVM) bắt đầu đƣợc biết đến trên thế giới từ những năm 70

của thế kỷ trƣớc sau khi giáo sƣ Muhammad Yunnus (giải Nobel hòa bình 2006) thành

lập ngân hàng Grameen – tổ chức TCVM đầu tiên ở Bangladesh. Đến nay, sau hơn

bốn mƣơi năm, đã có trên 10.000 tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) trên khắp thế

giới. TCVM ngày càng đƣợc chứng tỏ là một công cụ quan trọng trong xóa đói giảm

nghèo ở các nƣớc đang phát triển. thông qua việc mang đến cho ngƣời nghèo cơ hội

tiếp cận các dịch vụ tài chính (tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm) và cả những dịch vụ

phi tài chính nhƣ: giáo dục đào tạo, tƣ vấn kinh doanh…

Đến những năm 1980, TCVM bắt đầu đƣợc du nhập vào Việt Nam thông qua

hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các chƣơng trình viện trợ

phát triển song phƣơng và đa phƣơng (Nguyễn Kim Anh và các cộng sự, 2014). Các

chƣơng trình, dự án TCVM ở Việt Nam đã có những đóng góp nhất định trong công

cuộc xóa đói giảm nghèo của nƣớc ta. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và các cộng

sự (2011) dựa trên số liệu thực tế và điều tra sơ cấp 971 khách hàng TCVM tại 2 tỉnh

Tiền Giang và Hải Dƣơng đã khẳng định TCVM có tác động tích cực đến thu nhập và

mức sống của những ngƣời sử dụng dịch vụ, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số

khách hàng.

Mạng lƣới cung ứng dịch vụ TCVM ở Việt Nam thƣờng đƣợc phân loại theo ba

khu vực: khu vực chính thức, khu vực phi chính thức và khu vực bán chính thức1. Cần

phải lƣu ý rằng hiện nay có 50 tổ chức hoạt động TCVM ở Việt Nam nhƣng trong số

đó chỉ có 3 TCTCVM chính thức, đƣợc cấp phép của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN)

và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), còn lại là các chƣơng trình/dự

án/quỹ xã hội/quỹ từ thiện/trung tâm/viện nghiên cứu cung cấp dịch vụ TCVM và tất

cả họ đều đƣợc xếp vào nhóm các TCTCVM bán chính thức. Sự tồn tại của các

TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam (cũng nhƣ ở nhiều quốc gia khác) xuất phát từ

các chƣơng trình, dự án mang tính xã hội, từ thiện nhằm mục đích phát triển bền vững,

1 Đây cũng là cách phân loại phổ biến, thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế (xem Haq, Hoque và

Pathan, 2008)

Page 11: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

2

chủ yếu đƣợc cung cấp bới các đối tác, nhà tài trợ nƣớc ngoài. Trong quá trình hoạt

động, các chƣơng trình, dự án này cung ứng dịch vụ TCVM nhƣ một phần trong các

hoạt động để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Sau khi kết thúc thời gian hoạt

động, dƣ nợ hoặc vốn của tổ chức duy trì chƣơng trình, dự án đó còn tồn tại hoặc thậm

chí tăng lên, làm phát sinh nhu cầu kéo dài dự án và có thể dẫn đến sự chuyển giao cho

các tổ chức khác tiếp quản các hoạt động còn diễn ra và từ đó, TCTCVM bán chính

thức ra đời.

Trên thế giới, xu hƣớng phát triển đối với các TCTCVM bán chính thức thƣờng

là nâng cấp, chuyển đổi thành TCTCVM chính thức để có thể tiến tới cung cấp các sản

phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng hơn, với đối tƣợng khách hàng mở rộng hơn. Sự phát

triển của hoạt động TCVM ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Tuy

nhiên, một vấn đề khó khăn nổi cộm trong quá trình chuyển đổi đối với các TCTCVM

bán chính thức ở Việt Nam là vấn đề thể chế và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động

của họ. Mới đây, NHNN đã gửi Dự thảo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về hoạt

động của chƣơng trình, dự án TCVM tới các chuyên gia nghiên cứu, các TCTCVM

bán chính thức đang hoạt động tại Việt Nam để lấy ý kiến. Quyết định này sau khi

đƣợc ban hành sẽ tạo điều kiện cho các dự án và chƣơng trình TCVM hoạt động một

cách hợp pháp và cung cấp dịch vụ cho những khách hàng chƣa tiếp cận đƣợc với

ngân hàng.

Nhƣ vậy có thể thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu tập trung phân tích,

đánh giá thực tiễn hoạt động của khu vực TCVM bán chính thức tại Việt Nam. Đề tài:

“Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức: Thực trạng và Khuyến

nghị” không những cung cấp một bức tranh tổng thể về hoạt động của các TCTCVM

bán chính thức cũng nhƣ thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động này ở

Việt Nam mà còn đóng góp vào việc xây dựng định hƣớng phát triển, xây dựng các

văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các TCTCVM bán chính thức.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Trên phạm vi thế giới, số lƣợng các nghiên cứu về TCVM rất phong phú, tập

trung vào những khía cạnh khác nhau của lĩnh vực TCVM. Đó có thể là mối quan hệ

giữa sự tự chủ (self-sufficiency) và tính bền vững (sustainability) của TCTCVM (ví

dụ nhƣ các nghiên cứu của Morduch, 2000; Woller và các cộng sự, 1999). Hoặc cũng

Page 12: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

3

có những nghiên cứu tập trung vào phân tích quá trình thiết kế và cung ứng sản

phẩm, dịch vụ của các TCTCVM (Van Tassel, 1999; Perry, 2002). Bên cạnh đó,

những vấn đề nhƣ: ảnh hƣởng của thể chế và các quyết định chính sách với hoạt

động TCVM, đo lƣờng ảnh hƣởng của các TCTCVM đối với khách hàng sử dụng

dịch vụ và với cộng đồng nơi có TCTCVM, hoặc phân tích quá trình xác định khách

hàng mục tiêu của mỗi TCTCVM cũng thu hút sự chú ý không nhỏ của các học giả

(một số nghiên cứu cụ thể xoay quanh những vấn đề này có thể xem tại khảo sát của

Brau và Woller, 2004).

Trong các nghiên cứu về TCVM, thông thƣờng, khu vực bán chính thức đƣợc

đề cập đến nhƣ là một phần nằm trong tổng thể mạng lƣới cung ứng dịch vụ TCVM

thay vì đƣợc xem là một đối tƣợng nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, cũng có một số ít

các nghiên cứu trong đó hoạt động TCVM bán chính thức đƣợc xem là đối tƣợng

nghiên cứu chính. Chẳng hạn, Srnec và các cộng sự (2008) đã phân tích, so sánh đặc

tính và phạm vi hoạt động của khu vực chính thức và phi chính thức trên thị trƣờng

TCVM, chỉ ra các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện quá trình chuyển đổi từ

TCTCVM phi chính thức thành chính thức. Dacheva (2009) nghiên cứu quá trình

chuyển đổi này ở khu vực châu Mỹ La tinh, khẳng định rằng sự chuyển đổi, nâng cấp

và thƣơng mại hóa các TCTCVM bán chính thức không những không làm cho các tổ

chức này xa rời mục tiêu xã hội ban đầu của nó (giảm nghèo và bất bình đẳng thu

nhập) mà còn giúp các tổ chức này tăng khả năng sinh lợi, khả năng tiếp cận các đối

tƣợng khách hàng tiềm năng và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Hoạt động TCVM ở Việt Nam cũng đƣợc phân tích cụ thể trong một số nghiên

cứu sẽ đƣợc liệt kê sau đây.

Nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực TCVM ở Việt Nam về “Chi phí giao dịch

của ngƣời vay, thị trƣờng phân tách và kém tiếp cận: nghiên cứu về thị trƣờng tín dụng

nông thôn Việt Nam” của Trần Thọ Đạt (1998), trong đó, tác giả phân tích về chi phí

giao dịch, sự chia tách thị trƣờng trong khu vực TCVM nông thôn, với phần mô hình

từ số liệu sơ cấp của khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Đề tài liên quan đến thị trƣờng

TCVM ở khu vực nông thôn cũng đƣợc khai thác trong các nghiên cứu sau đó nhƣ:

luận án về “Các giải pháp phát triển thị trƣờng tài chính nông thôn trong quá trình

chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng năm 2002, luận

Page 13: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

4

án của Quách Mạnh Hào “Tiếp cận tới tài chính và giảm nghèo: Ứng dụng cho nông

thôn Việt Nam” (Access to Finance and Poverty Reduction: An Application to Rural

Vietnam) năm 2005; luận án của Lê Thanh Tâm năm 2008 với đề tài “Phát triển các tổ

chức tài chính nông thôn Việt nam”; nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2006

“Việt Nam: Phát triển một chiến lƣợc toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo]

đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tăng cƣờng tiếp cận, hiệu quả và bền vững” và

nghiên cứu “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”

của Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2010).

Một nhóm các nghiên cứu khác lại tập trung vào phân tích thị trƣờng TCVM

Việt Nam dƣới giác độ tổng thể. Có thể kể đến hai nghiên cứu của (1) Lê Thị Lân

(2003) “Tài chính vi mô ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” và (2) Lê Thị Lân và Trần

Nhƣ An (2005) “Hƣớng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt nam: Các vấn đề

đặt ra và những thách thức” phân tích những yếu tố nội lực cơ bản và các cơ hội –

thách thức từ bên ngoài đối với các TCTCVM Việt nam trong điều kiện hội nhập và

phát triển. Bên cạnh đó, các báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) năm

2010 đã cung cấp những đánh giá tổng quát ngành tài chính vi mô Việt nam, bao gồm

các tổ chức cung cấp TCVM, cơ sở hạ tầng TCVM, và khung pháp lý cho hoạt động

TCVM Việt nam. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2011) với nghiên cứu “Tài chính

vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam, kiểm định và so sánh”; và Nguyễn Kim Anh và

các cộng sự (2014) với nghiên cứu “Tài chính vi mô tại Việt Nam: thực trạng và

khuyến nghị chính sách” cũng đóng góp thêm vào việc làm rõ hơn bức tranh toàn cảnh

của hoạt động TCVM tại Việt Nam cũng nhƣ những ảnh hƣởng thực tế của TCVM đối

với mục tiêu và chiến lƣợc giảm nghèo.

Bên cạnh đó, cũng cần phải nhắc đến một nhánh nghiên cứu tập trung vào phân

tích về các khía cạnh hoạt động của từng TCTCVM riêng rẽ. Lê Minh Hồng trong luận

án tiến sỹ “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

(QTDND) trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” năm 2000 và Bùi Chính Hƣng

với luận văn “Giải pháp phát triển QTDND ở Việt Nam” năm 2003 đã phân tích về

hoạt động và đƣa ra các khuyến nghị để phát triển hệ thống QTDND. Hoạt động của

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đã đƣợc phân tích trong luận án “Giải

pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH” của Hà Thị

Page 14: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

5

Hạnh năm 2003; Seward (2004) “Nghiên cứu chính sách khu vực tài chính: Ngân hàng

Chính sách xã hội”; luận văn “Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo cuả NHCSXH Việt

Nam” của Trƣơng Thị Hoài Linh (2004) và luận văn “Giải pháp đẩy mạnh công tác

huy động vốn của NHCSXH” của Lê Huy Du (2004).

Riêng đối với hoạt động TCVM bán chính thức ở Việt Nam, có ba nghiên cứu

đáng lƣu ý, bao gồm:

Thứ nhất, McCarty (2001) “Tài chính vi mô ở Việt Nam: Nghiên cứu các dự án

và các vấn đề đặt ra” đã thực hiện đánh giá sơ bộ về mảng tài chính do các tổ chức phi

chính phủ thực hiện tại Việt Nam và đƣa ra một số kết luận sâu sắc về các vấn đề nhƣ

sự tiếp cận, sự hài lòng của khách hàng, hay chi phí giao dịch của khu vực bán chính

thức so với khu vực chính thức.

Thứ hai, trong công trình “Hiệu quả và hiệu lực của tài chính nông thôn ở Việt

Nam: Bằng chứng từ các chƣơng trình tài chính phi chính phủ vùng Bắc và Trung

Bộ”, Nghiêm Hồng Sơn (2006) đã phân tích sâu hơn về năng suất và hiệu quả của các

tổ chức tài chính nông thôn khu vực bán chính thức dựa trên phân tích các số liệu điều

tra tự thu thập bởi chính tác giả.

Cuối cùng, Nguyễn Đức Hải (2012) đã thực hiện những phân tích, đánh giá về

phát triển tài chính vi mô khu vực bán chính thức, đồng thời đƣa ra các giải pháp phát

triển TCVM khu vực bán chính thức tại Việt Nam. Đề tài này tập trung phân tích đánh

giá một cách toàn diện và có hệ thống hoạt động TCVM bán chính thức ở Việt Nam

với hai nội dung chính (i) hoạt động của các TCTCVM bán chính thức và (ii) quản lý

nhà nƣớc với hoạt động TCVM bán chính thức. Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá

thực tiễn, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động

của khu vực TCVM bán chính thức, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và năng

động của lĩnh vực TCVM ở Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm giải quyết ba mục tiêu:

Thứ nhất, phân tích và làm rõ tầm quan trọng của khu vực bán chính thức trong

mạng lƣới cung ứng dịch vụ TCVM ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, phân tích

vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của khu vực này.

Page 15: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

6

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM bán chính

thức ở Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất những khuyến nghị, giải pháp cho cơ quan chức năng để có thể

quản lý một cách có hiệu quả hoạt động của các TCTCVM bán chính thức ở Việt

Nam; đồng thời đƣa ra các khuyến nghị cho các tổ chức này nhằm mục tiêu phát triển

năng động và bền vững.

4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Nội dung 1: Lý luận về hoạt động TCVM bán chính thức: khái niệm và tính

chất hoạt động của các TCTCVM bán chính thức;

- Nội dung 2: Sự cần thiết phải quản lý hoạt động TCVM bán chính thức, phạm

vi và các phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động TCVM bán chính thức;

- Nội dung 3: Quá trình hình thành và phát triển của các TCTCVM bán chính

thức ở Việt Nam; đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức này theo các nhóm chỉ

tiêu khác nhau. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc với hoạt động TCVM bán chính

thức ở Việt Nam.

- Nôi dung 4: Đề xuất các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của

các TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động TCVM bán chính thức. Trong đề tài, các

TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam đƣợc phân loại thành bốn nhóm dựa trên căn

cứ pháp lý điều chỉnh hoạt động của nhóm TCTCVM đó, bao gồm: nhóm 1: các

TCTCVM đƣợc thành lập và chịu sự điều chỉnh của Nghị định 12/2012/NĐ-CP; nhóm

2: các TCTCVM đƣợc thành lập và chịu sự điều chỉnh của Nghị định 30/2012/NĐ-CP;

nhóm 3: các TCTCVM đƣợc thành lập và chịu sự điều chỉnh của Nghị định

45/2010/NĐ-CP và nhóm 4 gồm các TCTCVM bán chính thức không chịu sự điều

chỉnh của ba văn bản pháp luật nói trên. Trong các TCTCVM bán chính thức đƣợc

nghiên cứu trong đề tài này, ba tổ chức vừa chuyển đổi sang các TCTCVM chính thức

là TYM, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ (HTPN) nghèo tỉnh Thanh Hóa và M7 vẫn đƣợc khảo sát.

Do thời điểm chuyển đổi của các tổ chức này cũng tƣơng đối gần đây, đặc biệt là Quỹ

HTPN nghèo tỉnh Thanh Hóa mới chuyển đổi chính thức vào tháng 3/2015.

Page 16: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

7

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng của hoạt động TCVM bán chính thức ở Việt Nam

bao gồm hai khía cạnh chính: hoạt động của các TCTCVM bán chính thức và quản lý

Nhà nƣớc đối với hoạt động TCVM bán chính thức tại Việt Nam.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận trên cơ sở lý luận về hoạt động TCVM bán chính

thức để đánh giá thực trạng hoạt động TCVM bán chính thức tại Việt Nam, từ đó đƣa

ra các khuyến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động

TCVM bán chính thức cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTCVM bán

chính thức ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài phƣơng pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử thƣờng đƣợc sử dụng

trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu cũng chú ý sử dụng các phƣơng

pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để xử lý số

liệu. Các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị cũng đƣợc sử dụng để làm tăng tính trực quan và

thuyết phục cho nghiên cứu. Cụ thể:

Đối với nội dung thứ nhất “Lý luận về hoạt động TCVM bán chính thức: khái

niệm và tính chất hoạt động của các TCTCVM bán chính thức”, phƣơng pháp nghiên

cứu đƣợc sử dụng chủ yếu là tổng hợp, so sánh, phân tích. Dựa trên lý luận về TCVM

nói chung, nhóm nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm về TCTCVM bán chính thức, quá

trình hình thành, phát triển và phạm vi hoạt động của các TCTCVM bán chính thức.

Nghiên cứu cũng giới thiệu cách thức đánh giá kết quả hoạt động của TCTCVM bán

chính thức dựa trên bộ chỉ tiêu gồm năm nhóm chỉ tiêu chính liên quan đến mức độ

tiếp cận; tính bền vững; khả năng sinh lời; mặt xã hội và mặt thể chế; cơ cấu tổ chức.

Nội dung thứ hai về “Sự cần thiết phải quản lý hoạt động TCVM bán chính

thức, phạm vi và các phƣơng thức quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này” sẽ sử dụng

phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp. Từ việc phân tích vấn đề quản lý nhà nƣớc

đối với hoạt động TCVM bán chính thức, nghiên cứu sẽ nêu bật tầm quan trọng của

quản lý nhà nƣớc đối với quá trình phát triển và hoạt động của các TCTCVM bán

chính thức.

Nội dung thứ ba về thực trạng của hoạt động TCVM bán chính thức ở Việt

Nam tập trung phân tích hai vấn đề chính: (i) thực trạng hoạt động của các TCTCVM

Page 17: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

8

bán chính thức ở Việt Nam; (ii) thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động TCVM

bán chính thức ở Việt Nam.

Để phân tích vấn đề thực trạng hoạt động của các TCTCVM bán chính thức ở Việt

Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân tích. Mẫu nghiên cứu

gồm 19 TCTCVM với số liệu đƣợc công bố công khai trên trang web

http://www.mixmarket.org/ (chi tiết xem ở bảng dƣới). Nhóm nghiên cứu sử dụng các

số liệu của năm 2012, 2013, 2014 để phân tích. Do những hạn chế về nguồn lực,

nhóm nghiên cứu đã không thể tiến hành thu thập đƣợc số liệu đầy đủ cho toàn bộ các

TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam và do đó, không thể thực hiện đƣợc phân tích

tổng thể. Tuy nhiên, việc chọn mẫu phân tích nói trên vẫn đảm bảo tính khoa học do

mẫu đƣợc lựa chọn có tính đại diện cao. Các TCTCVM nằm trong mẫu nghiên cứu

đều là các tổ chức đã hoạt động lâu năm, có tổng tài sản lớn, đƣợc đào tạo, hỗ trợ kỹ

thuật, chuyển giao kinh nghiệm từ các đối tác nƣớc ngoài uy tín; bên cạnh đó, các tổ

chức này có mức độ minh bạch thông tin cao đạt tiêu chuẩn ba sao của MIX nên các

số liệu các tổ chức này công bố sẽ đảm bảo độ tin cậy tốt.

Danh sách các TCTCVM bán chính thức trong mẫu nghiên cứu

STT Tên tổ chức Tên gọi tắt

Tổng tài sản

năm 2014

(VND)

1 ACE ACE 22,169,785,814

2 An Phu Development Fund An Phu 4,832,326,016

3 Chƣơng trình TCVM- Hội phụ nữ tỉnh Bến Tre TCVM – HPN Bến Tre 37,340,540,423

4 Quỹ hỗ trợ ngƣời nghèo và đối tƣợng xã hội

tỉnh Vũng Tàu (CAFPE)

CAFPE 51,707,769,868

5 Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo

việc làm (CEP)

CEP 1,856,010,000,000

6 Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng

(CWCD)

CWCD 6,541,447,500

7 Dariu foundation Dariu foundation 99,562,485,382

8 M7 Điện Biên M7 Điện Biên 7,869,268,956

9 M7 Thành phố Điện Biên Phủ M7 TP. Điện Biên Phủ 23,512,774,870

10 M7 Ninh Phƣớc M7 Ninh Phƣớc 10,074,816,912

11 M7 STU M7 STU 13,859,650,169

12 Quỹ TCVM cho phát triển cộng đồng (MFCDI) MFCDI 13,250,917,150

Page 18: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

9

STT Tên tổ chức Tên gọi tắt

Tổng tài sản

năm 2014

(VND)

13 Tổ chức TCVM TNHH Mekong (MOM)

TCVM Mekong

(MOM) 128,340,413,440

14 Trung tâm phát triển phụ nữ vì ngƣời nghèo tỉnh

Hà Tĩnh (PPC)

Hà Tĩnh - PPC 23,896,245,176

15 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ

(SEDA)

SEDA 22,426,767,287

16 Quỹ PNPT tỉnh Lào Cai Quỹ PNPT Lào Cai 15,609,652,099

17 Quỹ PNPT tỉnh Quảng Bình

Quỹ PNPT

Quảng Bình 46,479,584,253*

18 Qũy PNPT kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Quỹ PNPT kinh tế TP.

Hồ Chí Minh 107,353,637,381

19 Quỹ HTPN nghèo tỉnh Thanh Hóa TCVM Thanh Hóa 109,819,290,253

Nguồn: Tổng hợp từ http://www.mixmarket.org/

*: Ước lượng từ 2 năm 2012 và 2013

Với vấn đề thực trạng quản lý nhà nƣớc với hoạt động TCVM bán chính thức ở

Việt Nam, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu là phân tích, so sánh, tổng

hợp. Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các cơ sở pháp lý hiện hành đối với hoạt động

của các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam để từ đó làm rõ những hạn chế và

những khoảng trống chính sách đang tồn tại trong thực trạng quản lý hoạt động TCVM

bán chính thức ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong nội dung thứ ba, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát,

lấy ý kiến của các đối tƣợng liên quan đến hoạt động TCVM bán chính thức ở Việt

Nam nhƣ cơ quan quản lý và các TCTCVM bán chính thức. Hình thức thực hiện thông

qua tọa đàm, hội thảo. Điều này sẽ giúp cho nghiên cứu có một cái nhìn đa chiều hơn

về thực trạng quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ thực trạng hoạt động TCVM bán chính thức

ở Việt Nam, và từ đó sẽ đƣa ra đƣợc các đề xuất, khuyến nghị có chất lƣợng trong nội

dung thứ tƣ.

Cuối cùng, với nội dung thứ tƣ về “Đề xuất các khuyến nghị để nâng cao hiệu

quả hoạt động của các TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam”, nhóm nghiên cứu sẽ

thực hiện bằng cách tổng hợp các định hƣớng của Chính phủ, NHNN và các bộ, ban,

ngành hữu quan đối với hoạt động TCVM bán chính thức thông qua hình thức phỏng

vấn chuyên sâu với cơ quan quản lý cũng nhƣ các chuyên gia kinh tế. Kết hợp với

Page 19: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức

10

những phân tích về thực trạng trong nội dung thứ ba để đề xuất các khuyến nghị cho

hai đối tƣợng chính: (i) khuyến nghị cho cơ quan quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nƣớc với hoạt động TCVM bán chính thức; (ii) khuyến nghị cho chính các

TCTCVM bán chính thức để nâng cao chất lƣợng hoạt động, đảm bảo phát triển năng

động và bền vững.

7. Những đóng góp của đề tài

Đề tài đã giải quyết đƣợc ba mục tiêu theo nhƣ phê duyệt: (i) Đánh giá thực

trạng, phân tích thành công, tồn tại và hạn chế trong hoạt động của các tổ chức tài

chính vi mô bán chính thức; (ii) Đánh giá các chính sách quản lý hiện hành liên quan

đến hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức; (iii) Khuyến nghị chính

sách đối với các TCTCVM bán chính thức nhằm đảm bảo phát triển năng động và bền

vững của lĩnh vực TCVM.

8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và các phụ lục,

đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng bao gồm:

Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động tài chính vi mô bán chính thức.

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại

Việt Nam.

Chƣơng 3: Khuyến nghị đối với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán

chính thức tại Việt Nam.