67
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG http://www.ntu.edu.vn Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Nha Trang SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 Khoa Sau Đại học Website: http://www.ntu.edu.vn/khoasdh/vi-vn/home.aspx Email: [email protected] hoặc [email protected] Điện thoại: 058.2471372 hoặc 058.3832072

HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

http://www.ntu.edu.vn

Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Nha Trang

SỔ TAY

HỌC VIÊN CAO HỌC

Năm 2012

Khoa Sau Đại học Website: http://www.ntu.edu.vn/khoasdh/vi-vn/home.aspx

Email: [email protected] hoặc [email protected]

Điện thoại: 058.2471372 hoặc 058.3832072

Page 2: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

1

A. SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Sứ mạng

“Trường Đại học Nha Trang có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học thuộc đa lĩnh vực; tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản”

Tầm nhìn

“Trường Đại học Nha Trang không ngừng phát triển các nguồn lực để đưa Nhà trường trở thành trường đại học đa ngành, với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc gia và tiếp cận đến trình độ của khu vực”

Vắn tắt về lịch sử hình thành và phát triển

- Từ 01/08/1959: Khoa thuỷ sản - Học viện Nông Lâm Hà Nội

- Từ 16/08/1966: Trường Thuỷ sản

- Từ 04/10/1976: Trường Đại học Hải sản

- Từ 12/08/1981: Trường Đại học Thuỷ sản

- Từ 25/07/2006: Trường Đại học Nha Trang

Vắn tắt về đào tạo Sau Đại học

Trường Đại học Nha Trang bắt đầu đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1987 và thạc sĩ từ năm 1992.

Hiện nay, Trường được nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở 4 ngành: Nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản, Công nghệ chế biến thủy sản và Kỹ thuật cơ khí động lực và đào tạo trình độ thạc sĩ ở 8 ngành: Nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật cơ khí động lực (Kỹ thuật tàu thủy và Kỹ thuật ô tô – máy kéo), Kinh tế nông nghiệp (Kinh tế thủy sản) và Quản trị kinh doanh.

Tính đến tháng 10/2012 trường đã đào tạo được 58 tiến sĩ và 672 thạc sĩ ở các ngành và các chuyên ngành thuộc các ngành nói trên.

Các đơn vị liên quan trực tiếp đến đào tạo sau đại học

- Khoa Sau Đại học ĐT: (058)2471.372

- Khoa Nuôi trồng thủy sản ĐT: (058)2220.816

- Viện KH&CN Khai thác thủy sản ĐT: (058)3832.067

- Khoa Kỹ thuật giao thông ĐT: (058)3832.071

- Khoa Cơ khí ĐT: (058)3832.068

- Khoa Công nghệ thực phẩm ĐT: (058)3832.069

- Khoa Kinh tế ĐT: (058)3832.070

- Phòng Khoa học - Công nghệ ĐT: (058)3831.697

- Phòng Kế hoạch - Tài chính ĐT: (058)3831.150

- Phòng Đảm bảo chất lượng - Khảo thí ĐT: (058)3543.428

- Thư viện ĐT: (058)3832.393

Page 3: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

2

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.1. Mục tiêu chung

- Đào tạo những cán bộ có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước.

- Trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và có khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Đổi mới và nâng cao kiến thức về khoa học cơ bản và chuyên ngành. a2. Đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới và của ngành Nuôi trồng thủy sản.

b. Kỹ năng

b1. Có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tế nghiên cứu, sản xuất thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản. b2. Có khả năng phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét độc lập của mình trước vấn đề kỹ thuật và xã hội có liên quan đến nghề nghiệp đặt ra.

c. Năng lực

c1. Nắm vững và có khả năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học. c2. Có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý có liên quan đến nuôi trồng thủy sản hoặc có thể làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

1.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công

tác Ngành đúng 1. (1) Nuôi trồng thủy sản

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Không 0

Ngành phù hợp 2. (1) Bệnh học Thủy sản (2) Quản lý nguồn lợi thủy sản (Quản lý môi trường và nguồn loại thủy sản)

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

Ngành gần 3. (1) Sinh học (Thủy sinh vật học) (2) Sinh học ứng dung (3) Nông học

Chính quy Trung bình

Có 2

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 51004 Mô và phôi động vật thủy sản 2(2-0)

2. 55001 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản 2(2-0)

Page 4: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

3

3. 56010 Bệnh học thủy sản 2(2-0)

4. 52025 Kỹ thuật Sản xuất giống và nuôi cá biển 2(2-0)

5. 52027 Kỹ thuật Sản xuất giống và nuôi giáp xác 2(2-0)

1.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

PS501 Triết học 2(2-0)

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0)

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 18

AQ501 Sinh học phát triển động vật thủy sản 2(2-0)

AQ502 Di truyền và chọn giống thủy sản 2(2-0)

AQ503 Sinh lý – sinh hóa dinh dưỡng động vật thủy sản 3(3-0)

AQ511 Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 3(3-0)

AQ512 Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản 3(3-0)

AQ521 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nâng cao 3(3-0)

AQ522 Kỹ thuật nuôi thức ăn sống 2(2-0)

2.2. Các học phần tự chọn 8

AQ504 Nội tiết học 2(2-0)

AQ513 Công nghệ sản xuất thức ăn tổng hợp 2(2-0)

AQ514 Bệnh ký sinh trùng 2(2-0)

AQ523 Bệnh do virus 2(2-0)

AQ524 Bệnh do vi khuẩn 2(2-0)

AQ525 Miễn dịch học và vacine 2(2-0)

AQ526 Phát triển nguồn lợi rong biển 2(2-0)

AQ516 Thiết kế thí nghiệm và phân tích số liệu trong nuôi trồng thủy sản

2(2-0)

FS516 Đảm bảo chất lượng nguyên liệu thủy sản 2(2-0)

EC520 Quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản qui mô vừa và nhỏ

2(2-0)

3. Luận văn 15

AQ600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

1.5. Mô tả các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông

cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng - Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà

Page 5: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

4

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa

chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

AQ501 Sinh học phát triển động vật thủy sản 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển tuyến sinh dục, phôi và ấu trùng của các nhóm động vật thủy sản như: thân mềm, giáp xác và cá. Ngoài ra, học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ chế quá trình phát triển các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật thủy sản.

AQ502 Di truyền và chọn giống thủy sản 2(2-0) Học phần gồm hai phần chính: phần đầu của học phần sẽ cung cấp những kiến thức cơ

sở về các quy luật di truyền học và các kỹ thuật sinh học phân tử, phần thứ hai sẽ tập trung vào các phương pháp cụ thể và đặc trưng cũng như ứng dụng của chúng vào nghiên cứu di truyền và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản.

AQ503 Sinh lý - sinh hóa dinh dưỡng động vật thủy sản 3(3-0) Học phần cung cấp những kiến thức về sự hình thành và phát triển hệ thống tiêu hóa

của động vật thủy sinh (chủ yếu là cá và động vật giáp xác). Quá trình tiêu hóa hóa học các thành phần protein, lipid, carbohydrat và quá trình hấp thu các sản phẩm tiêu hóa. Vai trò dinh dưỡng của các amino acid, các acid béo, các vitamin và một số khoáng chất cần thiết. Nhu cầu năng lượng của động vật thủy sản cho sinh trưởng, sinh sản và hoạt động sống.

AQ511 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nâng cao 3(3-0) Học phần định hướng cho học viên nghiên cứu hiện trạng, kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong việc nâng cao kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm 4 nhóm đối tượng chính trong nghề nuôi thủy sản: động vật thân mềm, giáp xác, cá biển và cá nước ngọt.

AQ512 Kỹ thuật nuôi thức ăn sống 2(2-0) Học phần định hướng cho học viên nghiên cứu hiện trạng kỹ thuật, xu hướng phát

triển của lĩnh vực sản xuất thức ăn sống.

AQ521 Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 3(3-0) Học phần này đề cập đến cơ sở khoa học và các giải pháp cơ bản nhằm quản lý sức

khỏe động vật thủy sản nuôi (bao gồm: quản lý tác nhân gây bệnh, quản lý môi trường và quản lý sức sức khỏe của vật nuôi) ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra còn đề cập đến kiến thức và kỹ năng trong sử dụng hóa chất, kháng sinh, vaccine và chế phẩm sinh học để quản lý tác nhân gây bệnh, môi trường và sức khỏe vật nuôi.

AQ522 Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản 3(3-0) Học phần này gồm các kiến thức nâng cao về quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản

và nguồn lợi thủy sản. Trong phần quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm các kiến thức về đánh giá môi trường và quản lý tốt môi trường trong các mô hình nuôi/loài nuôi trồng thủy sản. Phần quản lý nguồn lợi gồm các kiến thức về đa dạng sinh học, tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển của nghề cá nội địa nước ta, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển nghề cá biển, những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nghề cá nước ta, những định hướng cho sự phát triển bền vững của nghề cá nước ta. Sau phần lý thuyết là phần thực hành kèm theo tương ứng.

AQ504 Nội tiết học 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc tính của hormone,

các cơ quan tạo hormone và cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể động vật nói chung và

Page 6: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

5

cá nói riêng. Quá trình điều khiển thần kinh nội tiết, sự hình thành và phát triển của tế bào sinh dục cũng như hoạt động sinh sản đều chịu sự chi phối của hormone. Sự biến động của hormone và ảnh hưởng của nó lên quá trình phát triển thành thục, chín muồi và phóng thích tế bào sinh dục trong chu kỳ sinh sản là khá phức tạp.

AQ505 Sinh thái học nghề cá 2(2-0) Học phần này gồm các kiến thức nâng cao về sinh thái học và nguồn lợi thủy sản. Cụ

thể gồm các kiến thức về: sinh vật và các yếu tố sinh thái, sinh thái học quần thể, sinh thái học quần xã, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển của nghề cá nội địa nước ta, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển nghề cá biển, tài nguyên thiên nhiên-môi trường và vấn đề sử dụng của con người.

AQ513 Công nghệ sản xuất thức ăn tổng hợp 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức về sự biến đổi tính chất lý học, hóa học của các

thành phần nguyên liệu trong quá trình sản xuất thức ăn, trong đó tập trung vào qui trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp. Các yêu cầu kỹ thuật đối với thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi thủy sản.

AQ514 Phát triển nguồn lợi rong biển 2(2-0) Học phần gồm 4 nội dung chính. Nội dung 1 cung cấp cho học viên các khái niệm

nguồn lợi rong biển, tổng quan về nguồn lợi rong biển trên thế giới và ở Việt Nam, các hướng sử dụng nguồn lợi rong biển. Nội dung 2 cung cấp khái quát: Đa dạng sinh học, đặc điểm sinh học, sinh thái học và sinh hóa chủ yếu của rong biển Việt Nam. Nội dung 3 cung cấp cho học viên các giải pháp tổng hợp nhằm bảo tồn, quản lý và phát triển hợp lý nguồn lợi rong biển Việt Nam. Nội dung 4 cung cấp các nghiên cứu điển hình về khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi rong biển Việt Nam.

AQ516 Thiết kế thí nghiệm và phân tích số liệu trong NTTS 2(2-0) Học phần này cung cấp các nội dung: chủ đề thứ nhất giới thiệu những vấn đề cơ bản liên quan đến thống kê trong nuôi trồng thủy sản; chủ đề tiếp theo giúp người học xác định được vấn đề có thể nghiên cứu và xây dựng được giả thuyết nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; ba chủ đề tiếp theo là Thiết kế thí nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Thu và lưu trữ số liệu và Phân tích số liệu. Chủ đề cuối giúp người học viết và công bố một báo cáo khoa học sau khi đã hoàn tất hoạt động phân tích số liệu.

AQ523 Bệnh ký sinh trùng 2(2-0) Học phần này cung cấp cho học viên các đặc điểm sinh học của các nhóm ký sinh trùng

ký sinh ở động vật thủy sản; các bệnh do ký sinh trùng thường gây ra ở cá, giáp xác và động vật thân mềm, phương pháp chẩn đoán, phòng-trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản.

AQ524 Bệnh do virus 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên: đặc điểm sinh học các họ virus gây bệnh trên động

vật thủy sản. Các bệnh do virus gây ra trên cá, giáp xác và động vật thân mềm nuôi ở Việt Nam và thế giới. Các phương pháp chẩn đoán, phòng bệnh và nghiên cứu bệnh do virus gây ra ở giáp xác, cá và động vật thân mềm.

AQ525 Bệnh do vi khuẩn 2(2-0) Học phần này đề cập đến các loại bệnh do nhiễm vi khuẩn thường gặp ở các nhóm

động vật thủy sản nuôi như: cá, giáp xác và động vật thân mềm, đồng thời cũng giới thiệu các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng và phòng - trị bệnh ở động vật thủy sản.

AQ526 Miễn dịch học và vacine 2(2-0) Học phần cung cấp: khái quát về miễn dịch học, hệ miễn dịch của: giáp xác, cá xương

và nhân tố ảnh hưởng; vắc xin và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; chất kích thích miễn dịch và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

FS516 Đảm bảo chất lượng nguyên liệu thủy sản 2(2-0)

Page 7: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

6

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về sự biến đổi hóa tính và lý tính của nguyên liệu sau thu hoạch và trong quá trình bảo quản. Học phần cũng cung cấp cho người học một số phương pháp bảo quản để các sản phẩm thủy sản giữ được chất lượng.

EC520 Quản lý doanh nghiệp NTTS vừa và nhỏ 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản qui mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể là cung cấp các kiến thức về các nguyên lý kinh tế cơ bản, phân tích sản xuất, chi phí và lợi nhuận; đầu tư và hoạch định tài chính và đánh giá cơ hội kinh doanh. Các kiến thức này sẽ được ứng dụng trong các trường hợp thực tiễn của nghề nuôi trồng thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. 2. KHAI THÁC THỦY SẢN

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ thạc sĩ Khai thác thủy sản giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành khai thác thủy sản.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Tổng hợp kiến thức và phương pháp luận về khoa học cơ bản và chuyên ngành. a2. Biết phương pháp so sánh, chọn lọc, đánh giá vấn đề nghiên cứu dựa trên các tiêu

chí đã xác định.

b. Kỹ năng

b1. Có khả năng làm việc độc lập, có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Khai thác thủy sản.

b2. Vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực chuyên ngành.

c. Năng lực

c1. Có năng lực tư duy về chuyên môn tốt để quyết vấn đề một cách độc lập. c2. Làm việc tốt tại cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc tại cơ sở sản

xuất có liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản, hoặc có thể làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

2.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức

đào tạo Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công

tác Ngành đúng và phù hợp 1. (1) Kỹ thuật khai thác thủy sản (Khai thác thủy sản, Công nghệ khai thác thủy sản, Khai thác hàng hải thủy sản)

Chính quy, tại

chức

Trung bình Không 0

Ngành gần 2. (1) Khoa học hàng hải (An toàn hàng hải, An toàn hàng hải tàu cá, Điều khiển tàu biển) (2) Quản lý nguồn lợi thủy sản (Quản lý môi trường và nguồn

Chính quy, tại

chức

Trung bình Có 1

Page 8: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

7

lợi thủy sản) (3) Hải dương học

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 75061 Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ 2(2-0)

2. 75261 Kỹ thuật khai thác 1 2(2-0)

3. 75262 Kỹ thuật khai thác 2 2(2-0)

2.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

PS501 Triết học 2(2-0)

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0)

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 16

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(1-1)

FT501 Cơ sở kỹ thuật sinh học trong khai thác thủy sản 3(3-0)

FT502 Cơ sở điều khiển đối tượng đánh bắt thủy sản 3(3-0)

FT503 Cơ sở khoa học đánh bắt cá có chọn lọc 3(3-0)

FT504 Hợp tác quốc tế và nghề cá có trách nhiệm 2(2-0)

FT505 Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 3(3-0)

2.2. Các học phần tự chọn 10

FT506 Một số vấn đề về an toàn trên tàu cá 2(2-0)

FT507 Một số vấn đề về lý thuyết khai thác cá 2(2-0)

FT508 Luật biển trong khai thác thủy sản 2(2-0)

FT509 Sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 2(2-0)

FT510 Âm học nghề cá 2(2-0)

FT511 Phương pháp phân tích logic thông tin 2(2-0) GS502

EE501 Thiết bị điện tử dùng trong khai thác thủy sản 2(2-0)

EC519 Quản lý kinh tế trong khai thác thuỷ sản 2(2-0)

3. Luận văn 15

FT600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

2.5. Mô tả các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông

cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng - Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận

Page 9: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

8

dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa

chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về xác suất và các quá trình ngẫu nhiên, các phép đo, khử sai số, chọn công thức thực nghiệm, xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm… Học viên có thể vận dụng các kiến thức này để mô tả mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố liên quan, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả thực nghiệm với sai số cho phép khi tiến hành làm thực nghiệm trong kỹ thuật.

FT501 Cơ sở kỹ thuật sinh học trong khai thác thủy sản 3(3-0) Giới thiệu đặc tính chung của các trường vật lý, đánh giá tác động của trường lên đối

tượng đánh bắt. Nghiên cứu các trường vật lý sử dụng trong khai thác cá: trường ánh sáng, trường âm thanh, trường điện, trường thủy động, trường nhiệt, trường các chất hòa tan và lơ lửng, trường màn bọt khí. Hướng sử dụng các trường vật lý nâng cao hiệu quả.

FT502 Cơ sở điều khiển đối tượng đánh bắt thủy sản 3(3-0) Tập tính đối tượng đánh bắt và phương pháp mô tả, thống kê mô tả tập tính cá theo các

phương pháp đánh bắt khác nhau; các hình thức và phương pháp điều khiển quá trình đánh bắt cá, các phương pháp điều khiển tiếp xúc và không tiếp xúc đối tượng đánh bắt; tự điều khiển quá trình đánh bắt; các hệ thống điều khiển đối tượng đánh bắt; con đường và các phương pháp tối ưu hóa quá trình đánh bắt.

FT503 Cơ sở khoa học đánh bắt cá có chọn lọc 3(3-0) Cung cấp những kiến thức lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản; tính chọn

lọc trong khai thác thủy sản do đặc điểm nghề, đặc điểm sinh học của đối tượng đánh bắt, cấu trúc ngư cụ và phương thức sử dụng ngư cụ.

FT504 Hợp tác quốc tế và nghề cá có trách nhiệm 2(2-0) Phân tích những khái niệm cơ bản trong quản lý khai thác hải sản và sự hình thành các

tổ chức quốc tế trong quản lý khai thác hải sản. Sự giám sát hệ thống quản lý khai thác thuỷ sản thế giới. Ứng dụng bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm vào nghề cá Việt Nam.

FT505 Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 3(3-0) Phân tích vai trò của các bên liên quan trong đồng quản lý; thể chế đồng quản lý;

đồng quản lý và sở hữu chung. Chính sách quốc gia về đồng quản lý đối với nghề cá quy mô nhỏ; quan hệ giữa nghề cá quy mô nhỏ và các tiểu ngành khác trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. Thực trạng tổ chức cộng đồng và đồng quản lý nghề cá trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mô hình thí điểm đồng quản lý nghề cá và quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.

FT506 Một số vấn đề về an toàn trên tàu cá 2(2-0) Phân tích các khía cạnh pháp lý của hệ thống pháp luật về an toàn trên tàu cá; Hệ

thống tổ chức bộ máy đảm bảo an toàn hàng hải; Thực trạng về tai nạn tàu thuyền nghề cá Việt Nam; Thực trạng về công tác an toàn trên tàu cá Việt Nam. Giới thiệu mô hình tổ chức sản xuất an toàn trên biển và xây dựng hướng nghiên cứu về an toàn cho tàu cá sản xuất trên biển.

FT507 Một số vấn đề về lý thuyết khai thác cá 2(2-0) Cung cấp những kiến thức về ảnh hưởng của quá trình khai thác đến trữ lượng đàn cá

và đàn cá khai thác; mức khai thác hợp lý tối đa; các phương pháp đánh giá trữ lượng đàn cá.

Page 10: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

9

FT508 Luật biển trong khai thác thủy sản 2(2-0) Cung cấp cho người học những kiến thức về Luật biển quốc tế và quốc gia. Phân tích rõ bản chất và thực thi pháp luật biển quốc tế và pháp luật biển Việt Nam tác động vào nghề khai thác thủy sản. Phân tích các khía cạnh pháp lý về phân chia biển giữa các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam và các nước láng giềng.

FT509 Sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 2(2-0) Khái quát về các hệ sinh thái biển và đại dương; Tác động của hoạt động con người

đến hệ sinh thái biển Việt Nam; Quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi dựa vào hệ sinh thái.

FT510 Âm học nghề cá 2(2-0) Những kiến thức và kỹ thuật thủy âm học vào việc đánh giá trữ lượng đàn cá và các

hiện tượng tự nhiên trong biển. Các đại lượng và tính chất vật lý cơ bản của sự truyền sóng âm thanh trong môi trường nước biển. Thành lập các phương trình âm học liên quan đến đối tượng đàn cá. Đặc tính âm học của đàn cá. Khái niệm về cách xác định sinh khối bằng âm học. Các phép đo âm học trong âm học nghề cá. Tổ chức và trình tự thực hiện một chuyến khảo sát âm học nghề cá.

FT511 Phương pháp phân tích logic thông tin 2(2-0) Giới thiệu khái niệm xác suất và thông tin sử dụng trong nghiên cứu hiện tượng phức tạp đa yếu tố; phương pháp phân tích mã hóa thông tin; thiết lập các ma trận thông tin, các kênh liên hệ giữa các yếu tố với hiện tượng nghiên cứu, các chỉ số thông tin thể hiện mức độ, tính qui luật tác động của từng yếu tố và nhóm yếu tố đến hiện tượng nghiên cứu.

EE501 Thiết bị điện tử dùng trong khai thác thủy sản 2(2-0) Thông tin truyền số liệu trong khai thác thủy sản. Máy dò ngang một mặt phát và đa

mặt thu phát; định vị GPS chính xác cao; La bàn vệ tinh; Lưu vết và tự động xử lý thông tin về mục tiêu trên ra đa hàng hải. Khả năng kết nối các thiết bị máy điện hàng hải với nhau và với máy tính. Mạng máy điện hàng hải trên tàu (NAVNET).

EC519 Quản lý kinh tế trong khai thác thuỷ sản 2(2-0) Cung cấp cho người học kiến thức về quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế trong

các ngành kinh tế và cụ thể là trong ngành khai thác thủy sản. Nội dung chủ yếu gồm 2 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Kinh tế phát triển Chuyên đề 2: Những vấn đề cơ bản về tổ chức sản xuất và phương hướng phát triển

ngành khai thác thủy sản.

3. CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ Công nghệ sau thu hoạch có phẩm chất chính trị, có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Các phương pháp phân tích và công nghệ hiện đại phục vụ cho nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất ngành thực phẩm.

a2. Cơ sở lý luận và khoa học phục vụ cho thiết kế, tổ chức, quản lý các quá trình nghiên cứu, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường.

a3. Cơ sở lý luận và khoa học phục vụ cho cải tiến và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

a4. Phương pháp luận để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.

Page 11: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

10

a5. Cơ sở lý luận và khoa học phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

b. Kỹ năng

b1. Sử dụng các phương pháp, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất ngành thực phẩm.

b2. Thiết kế, tổ chức, quản lý các quá trình nghiên cứu, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường.

b3. Cải tiến và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

b4. Giảng dạy và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.

b5. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

c. Năng lực

c1. Có năng lực làm việc tại doanh nghiệp thực phẩm; c2. Có năng lực làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào

tạo, đơn vị sử dụng lao động có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch, Chế biến, Quản lý chất lượng, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công tác

Ngành đúng 1. (1) Công nghệ sau thu hoạch

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Không 0

Ngành phù hợp 2. (1) Công nghệ chế biến thủy sản (2) Công nghệ thực phẩm (Công nghệ sinh học thực phẩm, Hóa thực phẩm)

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

Ngành gần 3. (1) Sinh học (2) Sinh học ứng dụng (3) Công nghệ sinh học (4) Kỹ thuật hóa học (5) Công nghệ kỹ thuật hóa học (Công nghệ hóa học) (6) Công nghệ chế biến lâm sản

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

Chọn đủ 12 tín chỉ trong số các học phần sau: TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 75238 Hóa thực phẩm 2(2-0)

2. 75852 Vi sinh 3(3-0)

3. 75467 Nhiệt kỹ thuật 2(2-0)

4. 75843 Vật lý thực phẩm 2(2-0)

5. 75341 Kỹ thuật thực phẩm 3(3-0)

6. 75452 Nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch 2(2-0)

7. 75077 Công nghệ lạnh và lạnh đông thực phẩm 3(3-0)

Page 12: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

11

8. 75489 Phân tích thực phẩm 2(2-0)

9. 75513 Quản lý chất lượng thực phẩm 2(2-0)

3.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

PS501 Triết học 2(2-0)

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0)

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 18

FS501 Kỹ thuật thực phẩm nâng cao 2(2-0) FS504

FS502 Kỹ thuật phân riêng 2(2-0) FS501

FS503 Các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng trong thực phẩm

2(1,5-0,5)

FS504 Biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản

2(2-0)

FS505 Công nghệ sinh học thực phẩm 2(1,5-0,5)

FS506 Công nghệ sau thu hoạch 2(2-0)

FS507 Công nghệ thực phẩm giá trị gia tăng 2(2-0)

FS508 Thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học 2(2-0) FS502, FS503

EC544 Marketing quốc tế 2(2-0)

2.2. Các học phần tự chọn 8

GS503 Thiết kế và phân tích thí nghiệm nâng cao 2(2-0) GS501

FS509 Các tính chất lưu biến của thực phẩm 2(2-0) FS510 Kỹ thuật hiện đại trong khai thác và sử dụng protein,

lipid và carbohydrate 2(2-0) FS502,

FS503, FS504

FS511 Phụ gia thực phẩm 2(2-0)

FS512 Công nghệ chất màu, mùi thực phẩm 2(2-0)

FS513 Quản lý an toàn thực phẩm 2(2-0)

FS514 Đánh giá tác động môi trường trong công nghệ thực phẩm

2(2-0)

FS515 Quản trị chất lượng thực phẩm 2(2-0)

FS517 Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm 2(2-0) FS506, FS509, FS514, FS517

AF514 Quản trị dự án đầu tư 2(2-0)

3. Luận văn 15

FS600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

Page 13: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

12

3.5. Mô tả các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông

cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng - Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa

chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

FS501 Kỹ thuật thực phẩm nâng cao 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức: Cơ sở lý luận khoa học về công nghệ sấy;

công nghệ sấy theo các phương pháp kết hợp; những vấn đề quan trọng trong công nghệ làm đông và bảo quản đông thực phẩm; vận chuyển nguyên liệu sống, thanh trùng.

FS502 Kỹ thuật phân riêng 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên lý phân riêng, các hệ thực phẩm,

các kỹ thuật phân riêng thông dụng và ứng dụng trong Công nghệ thực phẩm, đặc biệt trong công nghệ chế biến thủy sản: lắng, lọc, ly tâm, công nghệ màng, trao đổi ion, trích ly, …vv. Nghiên cứu các trường hợp điển hình ứng dụng công nghệ phân riêng trong công nghệ chế biến thực phẩm

FS503 Các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng trong thực phẩm

2(1,5-0,5) Học phần này cung cấp cho người học kiến thức cốt lõi về các phương pháp hiện đại

ứng dụng trong phân tích thực phẩm bao gồm: phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis, phương pháp quang phổ nguyên tử như quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, quang phổ plasma ghép cặp cảm ứng (ICP-EAS, ICP-MS), các phương pháp sắc ký hiện đại (HPLC, GC), các phương pháp phân tích cấu trúc cơ bản (phổ UV-Vis, phổ IR, phổ MS, phổ NMR, nhiễu xạ tia X).

FS504 Biến đổi của TP trong quá trình chế biến và bảo quản 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về biến đổi của thực phẩm trong quá trình

công nghệ chế biến và công nghệ bảo quản thực phẩm. Biến đổi của các chất sống(protein, glucid, lipid, vitamin, sắc tố, chất mùi..). Các biến đổi có thể làm gia tăng chất lượng thực phẩm, hình thành sản phẩm đặc trưng hoặc cũng có khi làm suy giảm chất lượng thực phẩm, có thể tạo nên các độc chất gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biến đổi của các chất sống đều do các phản ứng hoá học tạo nên trong đó có vai trò quan trọng của phản ứng thuỷ phân và phản ứng oxy hoá khử.

FS505 Công nghệ sinh học thực phẩm 2(1,5-0,5) Học phần cung cấp cho học viên một số ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành

công nghiệp thực phấm ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong công nghệ thực phẩm, ứng dụng của công nghệ enzyme trong công nghệ thực phẩm, ... về thực hành môn học này giúp học viên nắm bắt kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật sản xuất enzyme, thu nhận và đánh giá enzyme...

FS506 Công nghệ sau thu hoạch 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về biến đổi của nguyên liệu sau

Page 14: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

13

thu hoạch; các hư hỏng của thực phẩm xảy ra trong quá trình chế biến, lưu trữ và lưu thông phân phối; các giải pháp hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm và ứng dụng chúng vào chuỗi sản xuất - cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài nguyên.

FS507 Công nghệ thực phẩm giá trị gia tăng 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức đại cương về thực phẩm giá trị gia tăng

(GTGT) và xu thế phát triển; Các vấn đề cơ bản của phát triển thực phẩm; Tiến trình thực hiện; Các định hướng trong phát triển thực phẩm GTGT.

Phát triển thực phẩm giá trị gia tăng là quá trình hình thành ý tưởng và nghiên cứu sản xuất thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời tiến hành sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại hoá, đưa thực phẩm GTGT ra thị trường, phát triển thương mại hoá sản phẩm và mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Người học phải nắm vững các kiến thưc cơ bản, cơ sở, các kiến thức chuyên ngành CNTP và CBTS; các kiến thức về quản lý kinh tế và kinh tế thương mại; quản lý chất lượng thực phẩm và nhiều kiến thức liên quan khác. Đồng thời yêu cầu người học phải biết vận dụng vào thực tế để phát triển một sản phẩm thực phẩm GTGT cụ thể, do đó cần có phần bài tập môn học “lập dự án phát triển một thực phẩm giá trị gia tăng”.

FS508 Thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức chung về tách chiết và ứng dụng các hợp chất tự

nhiên có hoạt tính sinh học. Học phần sẽ tập trung thảo luận một số chuyên đề chuyên sâu về chiết tách, tinh chế và đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ sinh vật biển có khả năng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và thủy sản

EC544 Marketing quốc tế 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về marketing quốc tế; phân đoạn

và lựa chọn thị trường của doanh nghiệp (công ty; phân tích cạnh tranh và mở rộng, thâm nhập thị trường quốc tế doanh nghiệp (công ty; các chiến lược marketing quốc tế và marketing xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp (công ty).

GS503 Thiết kế và phân tích thí nghiệm nâng cao 2(2-0) Cung cấp cho người học các kiến thức nâng cao về thiết kế và phân tích thí nghiệm

bao gồm phân tích hồi qui và phương sai đa biến, phi tuyến, logistic, kiểm định sự tương thích của mô hình toán, cách thiết kế thí nghiệm theo các mặt đáp ứng bậc hai và phân tích các mặt đáp ứng thu được. Ngoài ra còn giới thiệu các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu như SPSS, EXCEL…

FS509 Các tính chất lưu biến của thực phẩm 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức: ứng suất và biến dạng, các định luật về

chất rắn và lỏng, đặc trưng của các loại vật liệu thực phẩm, tính chất của chất lỏng Newton và phi Newton, một số mô hình lưu biến và tính chất lưu biến của hệ thực phẩm, phương pháp đo lưu biến và ứng dụng lưu biến trong kỹ thuật thực phẩm

FS510 Kỹ thuật hiện đại trong khai thác và sử dụng protein, lipid và carbohydrate 2(2-0)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về kỹ thuật và công nghệ hiện đại sản xuất các chế phẩm protein (bột protein, sản phẩm thuỷ phân protein, các peptit có hoạt tính sinh học), lipid (dầu thực vật, dầu cá), carbohydrate (tinh bột, hydrocolloid từ rong biển, chitin/ chitosan, pectin, các mono-, di-, và oligosaccharides thông dụng) và sử dụng chúng trong các lĩnh vực thực phẩm, chăn nuôi và các lĩnh vực khác.

FS511 Phụ gia thực phẩm 2(1-1) Học phần cung cấp cho người học kiến thức về chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ kỹ

thuật dùng trong Công nghệ thực phẩm; các nguyên tắc, kỹ năng ứng dụng chất phụ gia thực phẩm vào các quá trình bảo quản nguyên liệu, chế biến và bảo quản thành phẩm, chống thất

Page 15: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

14

thoát sau thu hoạch, trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

FS512 Công nghệ chất màu, mùi thực phẩm 2(2-0) Học phần này cung cấp cho người học một số kiến thức về chất màu/ mùi thực phẩm.

Người học sẽ được tiếp cận với các phương pháp hóa lý, cảm quan dùng trong nghiên cứu các hợp chất màu, mùi cũng như các tương tác/ biểu hiện của các hợp chất này trong môi trường thực phẩm. Học phần cũng giới thiệu một số xu hướng sản xuất và thu nhận chất màu, mùi thực phẩm bằng con đường chuyển hóa sinh học.

FS513 Quản lý an toàn thực phẩm 2(2-0) Học phần này trang bị cho học viên kiến thức về vệ sinh và an toàn thực phẩm nâng

cao với một số chuyên đề chuyên sâu. Học viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng thẩm định an toàn thực phẩm. Đồng thời học viên hiểu tầm quan trọng của phân tích nguy cơ và mối quan hệ giữa đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ. Học viên hiểu và có kỹ năng đánh giá nguy cơ (đánh giá nguy cơ cho các mối nguy hoá học, sinh học và vật lý).

FS514 Đánh giá tác động môi trường trong CNTP 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về: nhận diện, phân tích, đánh

giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của nhà máy chế biến thực phẩm, đồng thời đề xuất các giải pháp thích hợp để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Các kiến thức cần thiết: công nghệ môi trường, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ chế biến thủy sản, sản xuất sạch hơn trong công nghệ thực phẩm.

FS515 Quản trị chất lượng thực phẩm 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng: cập nhật, ứng dụng phương

pháp đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm tiên tiến; luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế, hệ thống văn bản dưới luật đối với ngành thực phẩm; quy định về phụ gia, nhãn hiệu, bao bì thực phẩm.

FS517 Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm 2(2-0) Học phần sẽ trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng thực

phẩm, bao gồm cả quản lý lưu kho; quản lý vận chuyển; các mối quan hệ hậu cần và các dịch vụ của bên thứ ba; vai trò của thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng; và mô hình tham khảo các hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Operation Reference model: SCOR).

AF514 Quản trị dự án đầu tư 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học các khái niệm, phân loại, quan điểm về đầu tư và

dự án đầu tư; dòng tiền; phân tích các yếu tố về thị trường đầu ra, đầu vào, nguồn nhân lực và phân tích tài chính của một dự án đầu tư; cách thức tiến hành lập dự án đầu tư và nội dung dự án đầu tư, các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đầu tư. 4. KỸ THUẬT CƠ KHÍ

4.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí có phẩm chất chính trị, đạo đức và tác phong nghề nghiệp tốt, có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

4.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, trên nền tảng các kiến thức cơ bản đã được cung cấp ở bậc đại học, giúp học viên có thể phân tích, giải quyết các vấn đề mới về kỹ thuật cơ khí trong thực tế sản xuất.

Page 16: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

15

a2. Cung cấp các kiến thức chuyên sâu và mới về lĩnh vực cơ khí, tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiến sĩ, sau tiến sĩ và các nghiên cứu chuyên sâu khác trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật cơ khí.

b. Kỹ năng

b1. Có khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh từ sản xuất và đời sống xã hội có liên quan đến nghề nghiệp, giúp học viên phát huy khả năng học hỏi và sáng tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và công nghệ mới.

b2. Có khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm; có kỹ năng thực hành cao để có thể thực hiện các hoạt động chuyên môn cơ khí.

c. Năng lực

c1. Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí

c2. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tế nghiên cứu, sản xuất thuộc ngành kỹ thuật cơ khí.

c3. Tổ chức và điều hành sản xuất sản xuất cơ khí.

4.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công tác

Ngành đúng Khá 0 1.

(1) Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí xây dựng, …) (2) Công nghệ kỹ thuật cơ khí (3) Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo máy, Chế tạo máy, Kỹ thuật chế tạo)

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Không

2

Ngành phù hợp Khá 0 2.

(1) Kỹ thuật tàu thuỷ (Cơ khí tàu thuyền, Cơ khí thủy sản, Đóng tàu, Động lực tàu) (2) Công nghệ kỹ thuật ô tô (Động lực ô tô) (2) Kỹ thuật cơ điện tử (4) Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Chính quy, Tại chức

Trung bình

2

Ngành gần Khá 0 3.

(1) Cơ kỹ thuật (2) Công thôn (3) Kỹ thuật vật liệu kim loại (4) Công nghệ kỹ thuật vật liệu

Chính quy

Trung bình

2

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 75063 Cơ sở thiết kế máy 2(2-0)

2. 75128 Thiết kế và phát triển sản phẩm 2(2-0)

3. 75070 Công nghệ Chế tạo máy 2 2(2-0)

Page 17: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

16

4. 75028 CAD/CAM/CNC & Rô bốt 2(2-0)

4.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

1.1. Các học phần bắt buộc 2

PS501 Triết học 2(2-0)

1.2. Các học phần tự chọn 2

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) PS501

EC543 Khoa học quản lý 2(2-0)

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 12

CE501 Cơ học vật liệu nâng cao 3(3–0)

MET550 Động lực học máy 2(2-0)

MET501 Thiết kế máy công tác 2(2-0)

MET502 Kỹ thuật chế tạo nâng cao 2(2-0)

MET503 Tính toán kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của máy tính 3(2–1)

2.2. Các học phần tự chọn 14

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0) GS501

MEC550 Kỹ thuật điều khiển tự động trong công nghiệp 2(2–0)

MET504 Chuẩn đoán và giám sát tình trạng kỹ thuật hệ thống cơ khí

2(2–0)

MEM550 Kỹ thuật Tribology 2(2–0)

CE502 Vật liệu mới trong kỹ thuật 2(2–0)

MEM501 Kỹ thuật bề mặt 2(2–0)

MEM502 Kỹ thuật hàn tiên tiến 2(2-0)

MEM551 Lựa chọn vật liệu trong thiết kế 2(2–0)

MET505 Thiết kế đảm bảo chế tạo 2(2–0)

MET506 Thiết kế hệ thống cơ khí theo độ tin cậy 2(2–0)

MET507 Thiết kế và phân tích cơ cấu máy nâng cao 2(2–0) MET4801

TE517 Phân tích đồng dạng và thứ nguyên 2(2–0)

MET509 Lý thuyết gia công cắt gọt nâng cao 2(2–0)

MET510 Tối ưu hoá các quá trình gia công cắt gọt 2(2–0) MET4809

MET511 Các phương pháp gia công tiên tiến 2(1,5–0,5)

MET512 CAD/CAM/CNC nâng cao 2(1,5–0,5)

MET513 Kỹ thuật đo lường nâng cao 2(1,5–0,5)

MET514 Hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp 2(2–0) MET4812

3. Luận văn 15

MET600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

4.5. Mô tả các học phần

Page 18: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

17

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng - Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

EC543 Khoa học quản lý 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên những kiến thức chung về chức năng, cơ cấu tổ chức của bộ máy kinh tế, các nguyên tắc, phương pháp quản lý và đổi mới về kinh tế, cách vận dụng các quy luật và các yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo trong quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế.

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về xác suất và các quá trình ngẫu nhiên, các phép đo, khử sai số, chọn công thức thực nghiệm, xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm… Học viên có thể vận dụng các kiến thức này để mô tả mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố liên quan, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả thực nghiệm với sai số cho phép khi tiến hành làm thực nghiệm trong kỹ thuật.

CE501 Cơ học vật liệu nâng cao 2(2-0) Học phần trang bị phương pháp nghiên cứu tổng quát về trạng thái ứng suất và biến dạng trong môi trường vật liệu liên tục; phương pháp tính ứng suất và biến dạng trong vật thể rắn đàn hồi dưới tác dụng của ngoại lực và môi trường; là cơ sở để học viên có thể nhận thức đầy đủ, chính xác và có thể tự giải quyết những vấn đề đặt ra khi giải các bài toán trong sức bền vật liệu, cơ học kết cấu và thiết kế máy công tác…

MET550 Động lực học máy 2(2-0) Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về tính động lực học các máy móc, thiết bị và ứng dụng vào tính toán, thiết kế hệ thống máy công tác.

MET501 Thiết kế máy công tác 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các phương pháp chung về tính toán và thiết kế các loại máy công tác phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nền sản xuất ở nước ta hiện nay.

MET502 Kỹ thuật chế tạo máy nâng cao 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao về công nghệ chế tạo máy như: sản xuất tinh gọn, kỹ thuật đồng thời, kỹ thuật ngược, các công cụ phân tích và thiết kế trong chế tạo máy, lập kế hoạch sản xuất và tính toán chi phí chế tạo; nhằm giúp học viên áp dụng vào thực tiễn để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình chế tạo.

MET503 Tính toán kỹ thuật có sự hỗ trợ của máy tính 3(2-1) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về tính toán thiết kế kỹ thuật sử

dụng máy tính như phân tích ứng suất trên các chi tiết và trên các lắp ráp bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), phân tích động học các cơ cấu, mô phỏng các quá trình

Page 19: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

18

công nghệ như gia công cắt gọt, đúc, dập… và tối ưu hóa sản phẩm hoặc quá trình công nghệ. Đây là những kiến thức nâng cao dùng trong thiết kế kỹ thuật.

MEC550 Kỹ thuật điều khiển tự động trong công nghiệp 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động, phân tích và tổng hợp các hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục và rời rạc, thành lập mô hình, khảo sát ổn định và chất lượng hệ thống điều khiển tự động và ứng dụng của điều khiển tự động trong công nghiệp.

MET504 Chuẩn đoán và giám sát tình trạng kỹ thuật hệ thống CK 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các kỹ thuật chẩn đoán và giám sát tình

trạng hệ thống máy, thiết bị nhằm nâng cao độ tin cậy, khả năng sẵn sàng và hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ.

MEM550 Kỹ thuật Tribology 2(2-0) Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản về ma sát, mài mòn và bôi trơn trong máy

và trong quá trình gia công cắt gọt. Thông qua đó, học viên có thể nắm vững các quy luật cơ bản về ma sát, mài mòn trong máy và các biện pháp bôi trơn để áp dụng trong thiết kế máy với độ tin cậy và tuổi thọ cao và trong gia công kim loại sao cho đảm bảo chất lượng bề mặt chi tiết và giảm mài mòn dao.

CE502 Vật liệu mới trong kỹ thuật 2(2-0) Học phần đề cập đến các loại vật liệu mới thường dùng trong ngành kỹ thuật cơ khí, những đặc tính và sự biến đổi những đặc tính này của vật liệu trong các môi trường sử dụng khác nhau, yếu tố về giá thành và quan hệ giữa các tính chất vật liệu với điều kiện sử dụng. Từ đó giúp học viên có cách lựa chọn hợp lý vật liệu trong thiết kế để đảm bảo tính kinh tế và độ tin cậy của thiết bị máy móc cơ khí trong các điều kiện sử dụng cụ thể.

MEM501 Kỹ thuật bề mặt 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức về kỹ thuật bề mặt hiện đại nhằm tăng

bền cho sản phẩm cơ khí như phủ CVD, PVD, cấy ion và xử lý bề mặt bằng chùm tia năng lượng cao; nhằm giúp học viên có khả năng nắm bắt được nền tảng của kỹ thuật bề mặt và các kỹ thuật phủ bề mặt tiên tiến để tăng bền cho bề mặt chi tiết trong thực tế chế tạo máy móc và thiết bị.

MEM502 Kỹ thuật hàn tiên tiến 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kỹ thuật hàn tiên tiến nhất, có thể đáp ứng hàn

được nhiều loại vật liệu với chất lượng và hiệu quả cao. Trong môn học này, sự tập trung thảo luận không chỉ chú trọng vào sự phát vật liệu hàn (comsumerbles) và các kỹ thuật hàn, mà còn đặc biệt chú trọng đến cơ chế hình thành mối hàn và các hiện tượng cơ-lý-hoá liên quan. Hơn nữa, công nghệ liên quan đến thiết bị cung cấp nguồn năng lượng và các thiết bị giám sát và điều khiển tự động quá trình hàn cũng được chú trọng. Ngoài ra, học phần được mở rộng đến lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật hàn vào gia cố và phục hồi bề mặt vật liệu.

MEM551 Lựa chọn vật liệu trong thiết kế 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản về việc lựa chọn vật liệu như: quá trình lựa chọn vật liệu, các ràng buộc và mục tiêu, lựa chọn loại vật liệu và hình dáng vật liệu trong thiết kế máy. Những kiến thức này có thể được áp dụng trong quá trình thiết kế máy trong thực tế.

MET505 Thiết kế đảm bảo chế tạo 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về thiết kế chi tiết máy có tính

công nghệ cao đảm bảo cho việc gia công và lắp ráp đạt độ chính xác và năng suất cao. Học phần tập trung vào hai yếu tố chính: thiết kế đảm bảo gia công và lắp ráp (bằng thủ công và tự động). Học phần cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa quá trình thiết kế đảm bảo chế tạo, lắp ráp và quá trình thiết kế với sự hỗ trợ máy tính. Những kiến thức này sẽ được người học vận dụng vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm trong môi trường sản xuất cạnh tranh.

Page 20: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

19

MET506 Thiết kế hệ thống cơ khí theo độ tin cậy 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức chung về lý thuyết độ tin cậy và ứng

dụng nó trong việc phân tích và đảm bảo độ tin cậy của hệ thống công trình cơ khí, từ đó triển khai áp dụng tính toán và thiết kế các kết cấu kỹ thuật cơ khí theo độ tin cậy.

MET507 Thiết kế và phân tích cơ cấu máy nâng cao 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức chung về phương pháp tổng hợp cơ cấu

để tạo được chuyển động mong muốn, các phương pháp giải tích để phân tích động học và động lực học các cơ cấu khâu cứng phẳng và không gian. Các kiến thức được trang bị trên sẽ hỗ trợ cho các vấn đề: khảo sát chuyển động thực và dao động của máy, điều khiển cơ hệ và người máy/tay máy.

TE517 Phân tích đồng dạng và thứ nguyên 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản và mới nhất về lý thuyết đồng dạng - thứ nguyên, theo đó học viên có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên nghành liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm kỹ thuật cơ khí.

MET509 Lý thuyết gia công cắt gọt nâng cao 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao về mô hình hóa và mô phỏng

quá trình cắt gọt kim loại dụng cụ cắt gọt thế hệ mới, một số công nghệ cắt gọt vật liệu cứng như tiện cứng, phay cứng và công nghệ gia công cao tốc. Ngoài ra học phần cũng cung cấp các kiến thức nâng cao về các hiện tượng như nhiệt, rung động, mòn dao trong cắt gọt kim loại.

MET510 Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về tối ưu hóa một số quá trình gia

công cắt gọt phổ biến như tiện, phay, mài. Đây là những kiến thức nền tảng cho phép học viên vận dụng vào việc lựa chọn các thông số tối ưu trong quá trình gia công cơ khí, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

MET511 Các phương pháp gia công tiên tiến 2(1,5-0,5) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số phương pháp gia công tiên tiến

như gia công bằng chùm tia, tạo mẫu nhanh, vi gia công và chế tạo nano. Các kiên thức này có thể được học viên áp dụng trong một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

MET512 CAD/CAM/CNC nâng cao 2(1,5-0,5) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao về công nghệ CAD/CAM/CNC

như mô hình hóa đường cong và mặt cong nâng cao, mô phỏng chế tạo, lập trình gia công 5 trục, thiết bị gia công 5 trục. Các kiến thức này giúp học viên có thể mô hình hóa và lập trình gia công các bề mặt phức tạp, mô phỏng quá trình chế tạo trong cơ khí.

MET513 Kỹ thuật đo lường nâng cao 2(1,5-0,5) Học phần trang bị cho học viên những kiến thức đo lường nâng cao trong cơ khí như:

hệ thống đo và các phương pháp giảm sai số của hệ thống đo, các cảm biến thông dụng trong công nghiệp, đo lực cắt và đo các thông số hình học trong gia công cơ khí, thị giác máy tính.

MET514 Hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất linh hoạt

(FMS) như các nguyên tắc hình thành hệ thống sản xuất linh hoạt, các thành phần cơ bản của FMS, các hệ thống kiểm tra tự động hệ thống vận chuyển - tích trữ tự động, kho chứa, hệ thống điều khiển của FMS; các kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất tích hợp (CIM), trang thiết bị và cơ sở dữ liệu của CIM. Đây là những kiến thức cần thiết cho thiết kế và lựa chọn các trang bị công nghệ tiên tiến trong nền sản xuất cơ khí hiện đại. 5. KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

5.1. Mục tiêu chung

Page 21: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

20

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức và có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước. - Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn vững, năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của các ngành khoa học, kỹ thuật và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

5.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Đổi mới và nâng cao kiên thức khoa học cơ bản và chuyên ngành. a2. Đổi mới và nâng cao trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành phù hợp với sự phát

triển khoa học kỹ thuật thế giới và của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

b. Kỹ năng

b1. Độc lập nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn đào tạo, nghiên cứu, sản xuất thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

b2. Phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét độc lập của mình trước vấn đề kỹ thuật và xã hội có liên quan đến nghề nghiệp đặt ra.

c. Năng lực

c1. Khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học, làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

c2. Khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý có liên quan đến ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

5.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên

công tác

Ngành đúng 1.

(1) Kỹ thuật tàu thủy (Cơ khí thủy sản, Cơ khí tàu thuyền, Động lực tàu thủy, Máy tàu thủy) (2) Công nghệ kỹ thuật ôtô (Kỹ thuật ôtô - máy kéo, Kỹ thuật xe cơ giới) (3) Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí động lực, Động cơ đốt trong, Động cơ nhiệt)

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Không 0

Ngành phù hợp 2.

(1) Kỹ thuật Cơ khí (Kỹ thuật chế tạo, Chế tạo máy, Cơ khí nông nghiệp, …) (2) Công nghệ kỹ thuật cơ khí (3) Kỹ thuật giao thông (4) Khai thác thủy sản (5) Khoa học hàng hải

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

Ngành gần 3.

(1) Cơ kỹ thuật (2) Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (3) Cơ khí nông nghiệp (4) Công nghệ kỹ thuật nhiệt

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 1

Page 22: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

21

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 75454 Lý thuyết động cơ 3(3-0)

Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy

2. 75382 Lý thuyết tàu thủy 3(3-0)

3. 75254 Kết cấu tàu thủy 3(3-0)

Chuyên ngành Kỹ thuật Ôto, máy kéo

2. 22022 Lý thuyết ô tô 3(3-0)

3. 81023 Cấu tạo ô tô 3(3-0)

5.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

1.1. Các học phần bắt buộc 2

PS501 Triết học 2(2-0)

1.2. Các học phần tự chọn 2

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) PS501

EC543 Khoa học quản lý 2(2–0)

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Kiến thức ngành 17

2.1.1. Các học phần bắt buộc 11

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0) GS501

CE501 Cơ học vật liệu nâng cao 3(3-0)

TE501 Động cơ đốt trong nâng cao 2(2-0)

TE506 Lý thuyết độ tin cậy 2(2-0)

MET550 Động lực học máy 2(2–0)

2.1.2. Các học phần tự chọn 6

CE502 Vật liệu mới trong kỹ thuật 2(2–0) CE501

CE503 Cơ học vật liệu Composite 2(2–0) CE501

CE504 Kỹ thuật thí nghiệm cơ học vật liệu 2(1–1) CE501

TE502 Mô hình hóa và mô phỏng động cơ đốt trong 3(2–1) TE501

TE503 Kỹ thuật thử nghiệm động cơ đốt trong 2(1–1) TE501

TE507 Nhiên liệu và môi chất chuyên dụng nâng cao 2(2–0) TE501

TE514 Phân tích độ bền kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn

2(2–0) CE501

TE518 Tính toán động lực học lưu chất 3(2–1)

MEM550 Kỹ thuật Tribology 2(2–0)

2.2. Kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy 9

2.2.1. Các học phần bắt buộc 5

TE511 Lý thuyết tàu thủy nâng cao 3(3-0)

TE513 Thiết kế tối ưu tàu thủy 2(2–0) TE511

Page 23: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

22

2.2.2. Các học phần tự chọn 4

TE508 Xu hướng phát triển thiết bị năng lượng tàu thủy 2(2–0) TE501

TE512 Tự động hóa thiết kế tàu thủy 2(1–1) TE511

TE515 Dao động tàu thủy 2(2–0) MET4750

TE516 Kỹ thuật thử nghiệm tàu thủy 2(2–0) TE511

TE517 Phân tích đồng dạng và thứ nguyên 2(2–0) TE511

NAA501 Mô phỏng độ bền kết cấu thân tàu thuỷ 2(2–0)

2.2. Kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật Ôtô - máy kéo 9

2.2.1. Các học phần bắt buộc 5

TE521 Lý thuyết ô tô nâng cao 3(3-0)

TE523 Cơ điện tử ô tô 2(2–0)

2.2.2. Các học phần tự chọn 4

TE522 Xu hướng phát triển ô tô 2(2–0) TE521

TE524 Thiết kế tối ưu ô tô 2(2–0) TE521

TE525 Dao động ô tô 2(2–0) MET4750

TE526 Kỹ thuật thử nghiệm ô tô 2(2–0) TE521

TE527 Ô tô và ô nhiễm môi trường 2(2–0) TE521

TE528 Động lực ô tô 2(2–0)

3. Luận văn 15

TE600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

5.5. Mô tả các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng - Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

EC543 Khoa học quản lý 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nguyên tắc, phương pháp quản lý, các yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo trong quản lý.

GS502 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về xác suất và các quá trình ngẫu nhiên, các phép đo, khử sai số, chọn công thức thực nghiệm, xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm… Học viên có thể vận dụng các kiến thức này để mô tả mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố liên quan, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả thực

Page 24: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

23

nghiệm với sai số cho phép khi tiến hành làm thực nghiệm trong kỹ thuật.

CE501 Cơ học vật liệu nâng cao 3(3-0) Học phần cũng cấp phương pháp nghiên cứu tổng quát trạng thái ứng suất và biến dạng trong môi trường vật liệu liên tục; phương pháp tính ứng suất và biến dạng trong vật thể rắn đàn hồi dưới tác dụng của ngoại lực và môi trường, là cơ sở để học viên có thể nhận thức được đầy đủ, chính xác và có thể tự giải quyết những vấn đề đặt ra khi giải các bài toán trong sức bền vật liệu, cơ học kết cấu thân vỏ và máy ô tô, tàu thủy, v..v…

TE501 Động cơ đốt trong nâng cao 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về Động Cơ Đốt Trong (ĐCĐT), trong đó tập trung lý giải cơ sở lý thuyết và các giải pháp hoàn thiện các hệ thống cung cấp nhiên liệu, tạo hỗn hợp cháy, điều khiển quá trình cháy, v.v. nhằm nâng cao các tính năng của ĐCĐT và giảm thiểu độ độc hại của khí thải.

TE506 Lý thuyết độ tin cậy 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức chung về lý thuyết độ tin cậy và ứng dụng trong phân tích và đảm bảo độ tin cậy động cơ ô tô, tàu thủy, trong thiết kế kết cấu theo lý thuyết độ tin cậy.

MET550 Động lực học máy 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về động lực học máy giúp học viên có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề chuyên ngành liên quan đến tính toán động lực học máy móc và các trang thiết bị trên ô tô, tàu thủy.

CE502 Vật liệu mới trong kỹ thuật 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về các vật liệu mới thường dùng trong các ngành kỹ thuật, đặc tính và sự biến đổi các đặc tính này của vật liệu trong các môi trường sử dụng khác nhau, các yếu tố về giá thành và mối quan hệ giữa các tính chất của vật liệu với điều kiện sử dụng. Từ đó giúp người học có cách lựa chọn hợp lý vật liệu trong thiết kế để đảm bảo tính kinh tế và độ tin cậy của thiết bị, máy móc trong điều kiện sử dụng cụ thể.

CE503 Cơ học vật liệu Composite 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về các tính chất cơ học của vật liệu Composite, ảnh hưởng của vật liệu thành phần đến tính chất của từng lớp vật liệu và vật liệu nhiều lớp. Đánh giá độ bền của vật liệu composite nhiều lớp dưới tác dụng của tải cơ, nhiệt và ẩm độ theo các thuyết bền thông dụng.

CE504 Kỹ thuật thí nghiệm cơ học vật liệu 2(1-1)

Học phần cung cấp các kiến thức lý thuyết và thiết bị xác định đặc tính cơ học vật liệu, các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vật liệu đang sử dụng, các yêu cầu đối với tổ chức thí nghiệm, các phương pháp quy hoạch thực nghiệm và sử dụng thiết bị thí nghiệm cơ học vật liệu để thực hiện một số bài thực hành cần thiết phục vụ cho nghiên cứu khoa học về vật liệu.

TE502 Mô hình hóa và mô phỏng động cơ đốt trong 3(2-1) Học phần cung cấp kiến thức về mô hình hóa động cơ đốt trong và hướng dẫn học viên sử dụng phần mềm để mô phỏng các cơ cấu, hệ thống và quá trình của động cơ đốt trong.

TE503 Kỹ thuật thử nghiệm động cơ đốt trong 2(1-1) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp và trang thiết bị dùng trong thử nghiệm Động cơ đốt trong, thực hành một số nội dung thực nghiệm động cơ xăng và diesel.

TE507 Nhiên liệu và môi chất chuyên dụng nâng cao 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức nâng cao về các loại nhiên liệu và môi chất chuyên dụng dùng cho Động cơ đốt trong và khả năng sử dụng nhiên liệu sạch thay thế các loại nhiên liệu truyền thống dùng cho động cơ ô tô, tàu thủy hiện nay.

TE514 Phân tích độ bền kết cấu bằng phương pháp PTHH 2(2-0)

Page 25: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

24

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về phương pháp phần tử hữu hạn và ứng dụng nó trong phân tích độ bền kết cấu vỏ ô tô, tàu thủy, giúp học viên tự nghiên cứu sử dụng các phần mềm phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn thông dụng hiện nay.

TE518 Tính toán động lực học lưu chất 3(2-1) Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về tính toán động lực học dòng chất lỏng và ứng dụng phương pháp số, cùng với các phần mềm CFD trong việc giải quyết các bài toán thủy động lực học trong ngành kỹ thuật.

MEM550 Kỹ thuật Tribology 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức cần thiết về các quá trình ma sát, hao mòn và bôi trơn, cơ sở để học viên có thể nghiên cứu sâu các kiến thức về vận hành, sửa chữa động cơ và các thiết bị năng lượng ô tô, tàu thủy.

Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy

TE511 Lý thuyết tàu thủy nâng cao 3(3-0) Lý thuyết tàu nâng cao là phần nâng cao của học phần lý thuyết tàu thủy đã được học ở bậc đại học, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo ở trình độ thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy. Học phần bổ sung thêm những kiến thức lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao, tạo cơ sở cần thiết để khuyến khích và luyện tập học viên khả năng phát hiện, đặt và có phương hướng giải quyết đúng những vấn đề đặt ra trong lý thuyết tàu thủy.

TE513 Thiết kế tối ưu tàu thủy 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết toán tối ưu và ứng dụng nó trong thiết kế tối ưu tàu thủy, bao gồm các nội dung như lựa chọn tối ưu các đặc trưng hình học, đường hình, kết cấu tàu thiết kế.

TE508 Xu hướng phát triển thiết bị năng lượng tàu thủy 2(2-0) Học phần đề cập các vấn đề liên quan đến thiết bị năng lượng trên các tàu thủy hiện đại, chủ yếu là các bộ phận máy chính, hệ truyền động, thiết bị đẩy tàu và xu hướng phát triển các loại thiết bị năng lượng tàu thủy trong tương lai.

TE512 Tự động hóa thiết kế tàu thủy 2(1-1) Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết, thuật toán và lập trình giải một số bài toán thông dụng trong quá trình tính toán, thiết kế tàu thủy nhằm giúp cho học viên có thể tự nghiên cứu để sử dụng một số phần mềm thiết kế tàu thông dụng hiện nay.

TE515 Dao động tàu thủy 2(2-0) Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao về dao động trong kỹ thuật gồm dao động tự do và dao động cưỡng bức của hệ có một bậc tự do và hệ có nhiều bậc tự do và ứng dụng trong nghiên cứu dao động và chống rung tàu thủy.

TE516 Kỹ thuật thử nghiệm tàu thủy 2(1-1) Học phần cung cấp các kiến thức và thiết bị liên quan đến kỹ thuật thử nghiệm tàu thủy, chủ yếu là thử nghiệm mô hình tàu và chân vịt trong bể thử, cùng với thử nghiệm tàu thật để đánh giá sức cản, tính năng thiết bị đẩy và tính năng đi biển.

TE517 Phân tích đồng dạng và thứ nguyên 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức trong phương pháp phân tích đồng dạng thứ nguyên và ứng dụng nó để giải quyết một số bài toán liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí động lực nói chung và kỹ thuật ô tô, tàu thủy nói riêng.

NAA501 Mô phỏng độ bền kết cấu thân tàu thuỷ 2(1-1) Học phần cung cấp các kiến thức về mô hình hoá các kết cấu tấm vỏ, khung, dầm của kết cấu thân tàu thuỷ, từ đó sử dụng phần mềm chuyên dùng để phân tích và đánh giá sức bền cục bộ hoặc sức bền chung và mô phỏng điều kiện làm việc của các kết cấu thân tàu thuỷ.

Chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô – máy kéo

Page 26: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

25

TE521 Lý thuyết ô tô nâng cao 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về: cơ sở lý thuyết của các giải pháp nâng cao tính năng cơ bản của xe cơ giới, động học, động lực học quá trình chuyển động của ô tô trên mặt đường và công nghệ xe cơ giới nói chung và các loai xe con trong thập niên gần đây.

TE523 Cơ điện tử ô tô 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống cơ điện tử và cấu trúc thành phần, truyền thông giữa các mô đun điều khiển của các hệ thống trên ô tô, bao gồm hệ thống lái, dẫn đường, điều khiển động cơ, hệ thống an toàn v..v…

TE522 Xu hướng phát triển ô tô 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về công nghệ ứng dụng cho ô tô, ô tô sử dụng các nguồn năng lượng điện, lai, điện - pin nhiên liệu và sự phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam.

TE524 Thiết kế tối ưu ô tô 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về lý thuyết thiết kế tối ưu và ứng dụng phần mềm ANSYS để tính toán, thiết kế một số chi tiết, hệ thống của ô tô.

TE525 Dao động ô tô 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức về mô hình tổng quát dao động ô tô, các phần tử trong mô hình dao động ô tô. Các mô hình dao động ô tô, dao động bánh xe dẫn hướng ô tô

TE526 Kỹ thuật thử nghiệm ô tô 2(1-1) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp và các trang thiết bị dùng trong thử nghiệm ô tô, thực hành một số nội dung thực nghiệm ô tô.

TE527 Ô tô và ô nhiễm môi trường 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về cơ chế hình thành chất độc hại trong khí thải động cơ đốt trong ô tô, ảnh hưởng của các chất độc hại đến con người, môi trường và biện pháp giảm ô nhiễm khí thải của động cơ ô tô.

TE528 Động lực học ô tô 2(2-0)

Học phần cung cấp những kiến thức về tính toán động lực học động cơ, bánh xe và ô tô, kể cả việc tính ổn định khi ô tô khi chuyển động và dựa trên cơ sở đó để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến tính toán động lực học các trang thiết bị ô tô.

6. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

6.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành Kinh tế Nông nghiệp nhằm các mục tiêu chung như sau:

- Đào tạo ra những cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước.

- Trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

6.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Đổi mới và nâng cao các kiến thức về khoa học cơ bản và chuyên ngành.

a2. Đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn cả về lý thuyết và lẫn ứng dụng thực tiễn phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới và của ngành Kinh tế Nông nghiệp.

Page 27: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

26

b. Kỹ năng

b1. Có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng kiến thức mới vào thực tế hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh thuộc ngành Kinh tế Nông nghiệp.

b2. Có khả năng phân tích, tổng hợp, nhận xét độc lập về các vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

c. Năng lực

c1. Nắm vững và có khả năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học.

c2. Có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý có liên quan đến ngành Kinh tế nông nghiệp, hoặc có thể tiếp tục làm nghiên cứu sinh.

c3. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn.

6.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công

tác

Ngành đúng 1.

(1) Kinh tế Nông nghiệp (2) Kinh tế và quản lý thủy sản (3) Quản lý tài nguyên rừng

Chính quy hoặc

Vừa làm vừa học

Khá không 0

Ngành phù hợp 2.

(1) Kinh doanh Thương mại (2) Kế toán doanh nghiệp (3) Tài chính doanh nghiệp (4) Quản trị kinh doanh (5) Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành (6) Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống (7) Một số chuyên ngành cụ thể khác thuộc Kinh tế và QTKD

Chính quy hoặc

Vừa làm vừa học

Khá Có 0

Ngành gần 3.

(1) Kỹ thuật Khai thác thủy sản (2) Nuôi trồng Thủy sản (3) Công nghệ chế biến thủy sản (4) Một số chuyên ngành cụ thể thuộc lĩnh vực Nông nghiệp

Chính quy Khá Có 2

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức:

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 44008 Kinh tế vi mô 2(2-0)

2. 44009 Kinh tế vĩ mô 2(2-0)

3. 81183 Kinh tế lượng 2(2-0)

Page 28: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

27

4. - Kinh tế Nông nghiệp 2(2-0)

6.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Nhằm mục tiêu

Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

PS501 Triết học 2(2-0) a1,b1,b2

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) a1,b1,b2 PS501

2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 12

EC501 Kinh tế vi mô 2(2-0) a1,a2,b1,b2 PS501

EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0) a1,a2,b1,b2 PS501

EC503 Kinh tế lượng 2(2–0) a1,a2,b1,b2 EC501, EC502

EC504 Kinh tế môi trường 2(2-0) a1,a2,b1,b2 EC503

AEC501 Kinh tế nông nghiệp 2(2-0) a1,a2,b1,b2 EC501, EC502

ECS501

Phương pháp nghiên cứu kinh tế 2(2-0) b1,b2,c1,c2,c3

EC503

2.2. Các học phần tự chọn 14

a) Các học phần theo hướng Kinh tế thủy sản

EC511 Kinh tế học nghề cá 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC501

EC512 Quản lý thủy sản 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC511

EC513 Nghiên cứu Marketing thuỷ sản 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC544

EC514 Quản lý tổng hợp vùng bờ 2(2–0) a1,a2,c1,c2 EC512

EC515 Quy hoạch phát triển nghề cá 2(2–0) a1,a2,c1,c2 EC512

EC518 Thương mại thủy sản 2(2–0) a1,a2,c1,c2 EC501, EC502

FIE501 Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC511

b) Các học phần theo hướng Kinh tế phát triển

ECS502 Kinh tế phát triển 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC503

EC541 Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực 2(2–0) a1,a2,c1,c2 EC501, EC502

EC521 Kinh tế quốc tế 2(2–0) a1,a2,c1,c2 EC501, EC502

AF512 Phân tích và đánh giá dự án 2(2–0) a1,a2,c1,c2

Page 29: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

28

ECS503 Phân tích lợi ích chi phí 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC503

ECS504 Kinh tế công cộng 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC501, EC502

FIB501 Tài chính phát triển 2(2-0) a1,a2,c1,c2 EC502

c) Các học phần theo hướng Kinh tế nông nghiệp

AEC502 Quản trị trang trại 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC503 Phát triển nông thôn 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC504 Marketing nông nghiệp 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC505 Phân tích chính sách nông nghiệp 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC506 Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp

2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC507 Quản trị chất lượng sản phẩm sau thu hoạch 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

AEC508 Thương mại nông nghiệp 2(2-0) a1,a2,c1,c2 AEC501

3. Luận văn 15

AEC600 Luận văn thạc sĩ 15 a1,a2,b1,b2,c1,c2,c3

Tổng cộng 45

6.5. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông

cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng – Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật – Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa

chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

EC501 Kinh tế vi mô 2(2-0) Là học phần cơ sở đối với ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, nhằm cung cấp cho

học viên những kiến thức về: (i) các khái niệm và công cụ trong phân tích kinh tế vi mô; (ii) các mô hình ra quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế thị trường như người tiêu dùng, nhà sản xuất và sự điều tiết của Nhà nước; (iii) Ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ để khắc phục thất bại của thị trường, (iv) ứng dụng lý thuyết trò chơi vào chiến lược cạnh tranh.

EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về kinh tế vĩ mô trên bình diện

tổng thể như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, sự dao động trong lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Page 30: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

29

EC503 Kinh tế lượng (2–0) Học phần cung cấp cho người học cách thức mà các nhà kinh tế và quản trị sử dụng

các mô hình, dữ liệu và phương pháp phân tích để mô tả thế giới thực và đóng góp cho những thảo luận, gợi ý về chính sách trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Các kỹ thuật kinh tế lượng cho phép chúng ta kiểm định gợi ý của lý thuyết kinh tế và quản trị bằng các dữ liệu thực tiễn.

EC504 Kinh tế môi trường 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về kinh tế và môi trường, việc vận

dụng các nguyên lý của kinh tế học để giải quyết các vấn đề về môi trường và tài nguyên, nhằm giúp người học hình thành năng lực và tư duy phân tích cho các chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hiện nay.

AEC501 Kinh tế nông nghiệp 2(2-0) Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết về tầm quan trọng của kinh tế nông

nghiệp; quy luật cung cầu sản phẩm nông nghiệp; và khả năng vận dụng một số hàm sản xuất vào thực tế để đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp; vận dụng kiến thức vào việc phân tích mức độ cạnh tranh thị trường nông nghiệp.

ECS501 Phương pháp nghiên cứu kinh tế 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về phương pháp nghiên cứu trong

kinh tế. Nội dung chính của học phần bao gồm: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học; Hình thành đề tài và thiết kế nghiên cứu; Cách thức chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp xử lý dữ liệu; Trích dẫn và tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học; Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.

EC511 Kinh tế học nghề cá 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các lý thuyết và mô hình kinh tế sinh

học ứng dụng vào hoạt động đánh bắt thuỷ sản. Từ đó, cho phép giải thích các động cơ, hành vi của các chủ thể trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở góc độ từng cá nhân (người đánh bắt, con tàu) cũng như toàn bộ nghề cá. Học phần cũng đề cập đến các khía cạnh chuẩn tắc (normative) trong việc đưa ra các gợi ý chỉ dẫn, quản lý nguồn lợi thuỷ sản, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động đánh bắt thuỷ sản.

EC512 Quản lý thủy sản 2(2-0) Học phần trình bày những vấn đề về tổ chức và quản lý ngành thủy sản ở tầm vĩ mô,

bao gồm: quá trình quản lý thủy sản theo hướng phát triển bền vững và dựa trên tinh thần của Bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, 1995; các mô hình quản lý nghề cá đơn loài và đa loài (mô hình Đồng quản lý, Quản lý trên cơ sở cộng đồng, Quản lý thích ứng…); vấn đề chuyển dịch và cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá; xây và phát triển cơ sở nguyên liệu thủy sản; tiến bộ KHCN và hiện đại hoá ngành thuỷ sản. Học phần cũng đề cập đến các vấn đề kinh tế, và quản lý chủ yếu trong các ngành chuyên môn hóa: Khai thác, Chế biến và Nuôi trồng Thủy sản.

EC513 Nghiên cứu Marketing thuỷ sản 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về phương pháp phân tích khách

hàng, vị trị địa lý và nhu cầu của khách hàng; Nhận diện và xác định các cơ hội marketing; Giám sát môi trường kinh doanh (thị trường, đối thủ cạnh tranh hay ngành); Đánh giá xem quá trình marketing có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; Đánh giá các hoạt động của bộ phận có liên quan đến quá trình marketing; Dự báo doanh số… các vấn đề trên được vận dụng cụ thể cho ngành Thủy sản.

EC514 Quản lý tổng hợp vùng bờ 2(2–0) Nội dung chính của học phần cung cấp cho học viên các kiến thức đại cương về quản

lý tổng hợp vùng bờ, hiểu về các hệ thống ven bờ, trình tự quản lý tổng hợp vùng bờ. Các phương pháp, công cụ và kỹ thuật dùng trong quản lý tổng hợp vùng bờ là những nội dung quan trọng khác mà học phần này đề cập đến.

EC515 Quy hoạch phát triển nghề cá 2(2–0) Học phần Quy hoạch phát triển nghề cá bao gồm các hợp phần kiến thức cụ thể và

khoa học về các vấn đề trong công tác quy hoạch và phát triển nghề cá hay ngành thủy sản nói

Page 31: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

30

chung; các công cụ cho quy hoạch (công cụ điều tra kinh tế xã hội, công cụ kỹ thuật đồ bản, đánh giá môi trường, công nghệ kỹ thuật viễn thám, GIS,…) sử dụng trong quy hoạch ngành và quản lý tài nguyên, kèm theo các tiêu chí, điều kiện cho quy hoạch và các chiến lược phát triển ngành thủy sản trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nhằm góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.

EC518 Thương mại thủy sản 2(2–0) Học phần Thương mại thủy sản cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xu

hướng phát triển của ngành thủy sản, lý thuyết thương mại thủy sản, chính sách - quy định và khả năng hợp tác quốc tế trong thương mại thủy sản, bao gồm cả vấn đề chứng nhận và thương hiệu đối với sản phẩm thủy sản. Học phần còn đề cập đến đặc điểm của nghề cá tiếp cận tự do, khả năng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, và các ngoại ứng môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến thương mại thủy sản toàn cầu.

FIE501 Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học những lý luận về các vấn đề kinh tế - kỹ thuật- xã

hội chủ yếu trong việc phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản, phương pháp để tổ chức, quản lý và sử dụng đất đai, diện tích mặt nước trong nuôi trồng thủy sản, những kiến thức kinh tế về nuôi trồng thủy sản như: nuôi quảng canh truyền thống (nuôi sinh thái) nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh và nuôi siêu thâm canh, các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sinh thái, các tiêu chí để lựa chọn vùng nuôi… để học viên có thể độc lập thực hiện quá trình phân tích và viết báo cáo của một dự án kinh tế - xã hội trong nghề nuôi trồng thủy sản.

ECS502 Kinh tế phát triển 2(2–0) Học phần cung cấp cho học viên những lý luận về phát triển kinh tế và vận dụng vào

thực tiễn các nước đang phát triển như: khái quát những vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế; các vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế, các lý thuyết tăng trưởng Kinh tế; vốn, đầu tư và tăng trưởng kinh tế; hệ thống tài chính với phát triển kinh tế; lao động và vốn con người; những vấn đề của nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát triển; ngoại thương và phát triển; nghèo đói và phát triển bền vững. Ngoài ra học phần còn nghiên cứu sự vận dụng các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.

EC541 Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực 2(2–0) Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về quản lý nguồn nhân lực. Học phần

nghiên cứu vận dụng những học thuyết kinh tế vào lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm, thu hút và tuyển chọn nhân lực; những xu hướng phân công và hiệp tác lao động nhằm nâng cao năng suất lao động; nghiên cứu xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực cho người lao động; hoạch định nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường đánh giá kết quả công việc và đánh giá con người.

EC521 Kinh tế quốc tế 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học lý thuyết thương mại quốc tế, các công cụ thuế

quan và rào cản phi thuế, sự di chuyển lao động và vốn tư bản, cán cân thanh toán quốc tế và tài chính quốc tế.

AF512 Phân tích và đánh giá dự án 2(2–0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về lập, phân tích và thẩm định dự

án, đặc biệt là các dự án đầu tư với mục tiêu sinh lời. Cụ thể là nội dung của dự án, quy trình lập dự án, phân tích và đánh giá tài chính của dự án theo quan điểm dòng tiền. Học viên thực hành phân tích đánh giá các dự án của các doanh nghiệp.

ECS503 Phân tích lợi ích chi phí 2(2–0) Cung cấp những lý luận nền tảng chuyên sâu về phân tích kinh tế của dự án công trên

cơ sở phân tích lợi ích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định. Học phần cũng cung cấp cho người học các phương pháp nhận dạng các chi phí và lợi ích trong điều kiện thị trường cạnh tranh, thị trường bị biến dạng, các chỉ tiêu để lựa chọn dự án kinh tế… để học viên có thể độc lập thực hiện quá trình phân tích và viết báo cáo của một dự án kinh tế - xã hội. Ngoài ra môn

Page 32: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

31

học còn nghiên cứu sự vận dụng các vấn đề này trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.

ECS504 Kinh tế công cộng 2(2–0) Học phần kinh tế công cộng cung cấp những lý luận về những nguyên lý kinh tế học

trong việc phân tích hoạt động của khu vực kinh tế công cộng. Học phần nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kinh tế, vấn đề thất bại của thị trường và các chính sách can thiệp của Chính phủ như chính sách thuế, vai trò của chính phủ trong tái phân bổ thu nhập, vấn đề lựa chọn công cộng và các công cụ chính sách của chính phủ khi can thiệp vào thị trường. Học phần còn cung cấp chuyên sâu những vấn đề về các chương trình chi tiêu công cộng.

FIB501 Tài chính phát triển 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao về mối liên hệ giữa phát

triển hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các công cụ, thị trường, tổ chức, thể chế, và cơ sở hạ tầng tài chính được trình bày trong mối quan hệ với quá trình quản lý kinh tế vĩ mô tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển linh tế. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ như áp chế tài chính, kiểm soát tiền tệ, và phân bổ tín dụng sẽ được phân tích một cách hệ thống. Ngoài ra, các vấn đề hội nhập tài chính quốc tế cũng là mục tiêu quan trọng trong học phần này.

AEC502 Quản trị trang trại 2(2–0) Học phần cung cấp những lý luận về các vấn đề kinh tế - kỹ thuật- xã hội chủ yếu

trong việc phát triển các trang trại. Học phần cũng cung cấp cho người học phương pháp để tổ chức, quản lý và sử dụng đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn… trong trang trại, kiến thức tổ chức quản lý các mô hình kinh doanh tổng hợp, quản lý các mô hình canh tác nông nghiệp như: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh, mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sinh thái trong các mô hình kinh tế trang trại VAC-VACR, … Ngoài ra học phần còn nghiên cứu sự vận dụng các vấn đề này trong chính sách phát triển trang trại ở Việt Nam.

AEC503 Phát triển nông thôn 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức nâng cao liên quan đến hai nội dung: 1)

Phát triển nông thôn toàn diện: Các lý thuyết phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ yếu và sự tiến triển của các lý thuyết này qua từng giai đoạn khác nhau và theo các quan điểm phát triển khác nhau; 2) Con đường Phát triển nông thôn Việt Nam, nhìn từ kinh nghiệm các nước: Kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số quốc gia có điều kiện hoàn cảnh gần như Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và kinh nghiệm của châu Âu; Giải pháp phát triển nông thôn của nước ta hiện nay và các vấn đề tồn tại ở khu vực nông nghiệp nông thôn cần phải được giải quyết trong thời kỳ hội nhập.

AEC504 Marketing nông nghiệp 2(2–0) Học phần giúp người học nhận thức được vai trò quan trọng của Marketing Nông

nghiệp; Áp dụng các mô hình cung cầu để đánh giá ngành hàng trong vùng nông nghiệp; Cách phân tích sự biến động giá trong ngành nông nghiệp; Vẽ lên được chuỗi giá trị sản phẩm của ngành hàng nông nghiệp; Cách thức phát triển và kiểm soát hiệu quả Marketing nông nghiệp.

AEC505 Phân tích chính sách nông nghiệp 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học tầm quan trọng chính sách Nông nghiệp và sự can

thiệp của chính phủ; Nắm bắt được nội dung các loại chính sách và phạm vị ảnh hưởng; Vận dụng một số công cụ phân tích chính sách Nông nghiệp và tác động của chính sách.

AEC506 Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học: hoạt động điều hành chuỗi cung ứng sản phẩm

nông nghiệp, công nghệ thông tin và chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng và các kỹ thuật xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.

AEC507 Quản trị chất lượng sản phẩm sau thu hoạch 2(2–0) Học phần này trang bị cho học viên kiến thức về quản trị chất lượng sản phẩm sau thu

Page 33: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

32

hoạch. Học phần cũng cung cấp cho học viên các kiến thức về một số chương trình đảm bảo chất lượng và thẩm định chất lượng. Đồng thời học viên được cung cấp các kiến thức liên quan đến các hợp phần của phân tích rủi ro.

AEC508 Thương mại nông nghiệp 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết thương mại

nông nghiệp, chính sách thương mại nông nghiệp, các quy định và khả năng hợp tác quốc tế trong thương mại nông nghiệp. Học phần còn đề cập đến đặc điểm của nghề nông nghiệp, và các nhân tố môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến thương mại nông nghiệp toàn cầu.

AEC600 Luận văn thạc sĩ 15tc Luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, quản lý, quản trị trong ngành Kinh tế

Nông nghiệp và các ngành liên quan, do học viên đề xuất hoặc nhà trường giao, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng ngành chấp thuận. Nội dung của Luận văn được cấu trúc bao gồm từ việc lượt khảo tài liệu trong và ngoài nước, mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, phát triển lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn, lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp, trình bày kết quả, bàn luận và các đề xuất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đối tượng sử dụng ….

7. QUẢN TRỊ KINH DOANH

7.1. Mục tiêu chung

Đào tạo những học viên có phẩm chất chính trị vững vàng; có kiến thức bao quát về lĩnh vực kinh tế; có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, hiện đại và tổng hợp về quản trị kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và nền kinh tế tri thức; phát triển kỹ năng quản lý cần thiết để giúp học viên trở thành một nhà quản trị năng động và thành đạt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm đối với xã hội; xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục tự đào tạo, phát triển năng lực cá nhân và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

7.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

a1. Mở rộng, nâng cao và cập nhật hơn cho học viên các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học ngành Quản trị kinh doanh.

a2. Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về quản trị và quản trị kinh doanh hiện đại. a3. Cung cấp cho học viên các công cụ cần thiết trong việc thu thập thông tin, xử lý và

giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị tổ chức và quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

b. Kỹ năng

b1. Phát triển khả năng tư duy, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến chiến lược và những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức.

b2. Phát triển kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản lý trên cơ sở ứng dụng những kiến thức về quản trị kinh doanh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu luôn biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới.

b3. Trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành và các phương tiện điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế.

c. Năng lực

c1. Có năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến hoạt động quản trị của một tổ chức ở các cấp độ khác nhau (ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội…).

c2. Có khả năng quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong môi trường kinh doanh trong nước cũng như quốc tế.

Page 34: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

33

c3. Có năng lực nghiên cứu, xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách cho các tổ chức để hoạt động trong môi trường khu vực và quốc tế.

7.3. Đối tượng tuyển sinh

a. Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT Ngành đào tạo Hình thức đào tạo

Loại tốt nghiệp

Bổ sung kiến thức

Thâm niên công

tác

Ngành đúng 1.

(1) Quản trị kinh doanh

Chính quy, Tại chức

Trung bình

không 0

Ngành phù hợp 2.

(1) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị du lịch) (2) Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn nhà hàng) (3) Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (4) Kinh doanh thương mại (Kinh tế thương mại) (5) Marketing (6) Kinh doanh quốc tế (quản trị kinh doanh quốc tế) (7) Kinh doanh nông nghiệp (8) Quản lý công nghiệp

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

Ngành gần 3.

(1) Kinh tế (Kinh tế phát triển), Kinh tế nông nghiệp (Kinh tế thủy sản), Kinh tế vận tải, Kinh tế xây dựng, Kinh tế công nghiệp, Kinh tế quốc tế, Luật kinh tế, … (2) Tài chính – Ngân hàng (Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công), Kê toán (Kế toán danh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp), Kiểm toán, .. (3) Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý

Chính quy, Tại chức

Trung bình

Có 0

Trái ngành 4.

(1) Các ngành thuộc khối kỹ thuật, công nghệ thông tin (2) Các ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn

Chính quy Trung bình

Có 2

b. Danh mục học phần bổ sung kiến thức

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1. 75292 Kinh tế vi mô 2(2-0)

2. 75293 Kinh tế vĩ mô 2(2-0)

3. 75286 Kinh tế lượng 2(2-0)

4. 75547 Quản trị học 2(2-0)

Page 35: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

34

5. 75393 Marketing căn bản 2(2-0)

6. 75570 Quản trị tài chính 2(2-0)

7.4. Danh mục học phần

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Phần kiến thức chung 4

PS501 Triết học 2(2-0)

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) PS501

2. Phần kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành 26

2.1. Các học phần bắt buộc 12

EC501 Kinh tế vi mô 2(2-0)

EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0)

AF511 Quản trị tài chính 2(2-0)

EC531 Phương pháp nghiên cứu kinh tế và kinh doanh 2(2-0)

EC532 Quản trị chiến lược 2(2-0) EC501, EC502

EC533 Quản trị nguồn nhân lực 2(2-0)

2.2. Các học phần tự chọn 14

EC503 Kinh tế lượng 2(2-0)

EC523 Luật thương mại quốc tế 2(2-0)

EC534 Quản trị Marketing 2(2-0)

EC535 Quản trị sản xuất 2(2-0)

EC537 Quản trị kinh doanh quốc tế 2(2-0)

EC538 Nghiên cứu Marketing 2(2-0) EC503

EC539 Nghệ thuật lãnh đạo 2(2-0)

EC540 Hành vi tổ chức 2(2-0)

EC542 Quản trị chuỗi cung ứng 2(2-0)

AF501 Kế toán quản trị cho quyết định 2(2-0)

AF512 Phân tích và đánh giá dự án 2(2-0)

AF513 Tài chính quốc tế 2(2-0)

3. Luận văn 15

EC600 Luận văn thạc sĩ 15

Tổng cộng: 45

7.5. Mô tả các học phần

PS501 Triết học 2(2-0) Học phần khái quát về: Triết học và lịch sử Triết học; Lịch sử triết học phương Đông

cổ - trung đại; Lịch sử triết học phương Tây; Lịch sử triết học Mác-Lênin; Thế giới quan duy vật biện chứng – Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn; Phép biện chứng duy vật – Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin; Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Lý luận về nhà nước và Nhà

Page 36: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

35

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam.

GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

EC501 Kinh tế vi mô 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về: (i) các khái niệm và công cụ trong phân tích kinh tế vi mô; (ii) các mô hình ra quyết định của các tác nhân riêng lẻ trong nền kinh tế thị như người tiêu dùng và nhà sản xuất trên các thị trường; (iii) can thiệp của chính phủ để khắc phục các thất bại của thị trường, (iv) ứng dụng lý thuyết trò chơi vào chiến lược cạnh tranh.

EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0) Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, sự dao động trong lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

AF511 Quản trị tài chính 2(2-0) Cung cấp cho người học kỹ năng và kiến thức nâng cao về tài chính và quản trị tài

chính bao gồm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, quyết định đầu tư, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức, quản trị tài sản ngắn hạn …

EC531 Phương pháp nghiên cứu kinh tế và kinh doanh 2(2-0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh. Nội dung chính của học phần bao gồm: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học; Hình thành đề tài và thiết kế nghiên cứu; Cách thức chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp xử lý dữ liệu; Trích dẫn và tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học; Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.

EC532 Quản trị chiến lược 2(2-0) Học phần trang bị cho học viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh kiến thức nâng cao về quản trị chiến lược; và sử dụng thành thạo các phương pháp, công cụ để đánh giá môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh, phân tích, lựa chọn, tổ chức thực hiện cũng như đánh giá việc thực hiện chiến lược trong doanh nghiệp.

EC533 Quản trị nguồn nhân lực 2(2-0) Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về quản trị dòng nhân lực của các công ty, các tổ chức. Học phần cũng cung cấp những kỹ năng về thu hút và sử dụng nhân lực, về đánh giá năng lực làm việc của nhân sự trong tổ chức. Việc nhận diện những nguy cơ xung đột trong tổ chức do sự thay đổi của phong cách sống, do sự hội nhập của văn hóa quốc tế sẽ giúp cho họ có nhận thức đúng đắn khi hoạch định chiến lược thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng như khai thác có hiệu quả thị trường lao động trong và ngoài nước.

EC503 Kinh tế lượng 2(2–0) Trong học phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức mà các nhà kinh tế và quản trị sử dụng các mô hình, dữ liệu và phương pháp phân tích để mô tả thế giới thực và đóng góp cho những thảo luận, gợi ý về chính sách. Các kỹ thuật kinh tế lượng cho phép chúng ta kiểm định gợi ý của lý thuyết kinh tế và quản trị. Học phần này giới thiệu: (i) phương pháp chuẩn mực nhằm ước lượng các quan hệ giữa những biến được quan sát và để kiểm định các giả thuyết về các quan hệ đó, (ii) lựa chọn dạng hàm ước lượng phù hợp với dữ liệu, (iii) các vấn đề nảy sinh trong việc ước lượng một mô hình khi các giả thuyết của mô hình cổ điển bị vi phạm và các phương pháp khắc phục, (iv) các ví dụ nghiên cứu thực tiễn.

EC523 Luật thương mại quốc tế 2(2–0)

Page 37: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

36

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế, các biện pháp khắc phục thương mại, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO, cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế, hiệu lực, ký kết và điều chỉnh hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế.

EC534 Quản trị Marketing 2(2–0) Học phần cung cấp các kiến thức về những vấn đề liên quan đến quản trị Marketing như phân tích môi trường, marketing doanh nghiệp, marketing mix, hoạch định chiến lược marketing. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp một số vấn đề chuyên sâu trong quản trị marketing như hành vi người tiêu dung, các rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

EC535 Quản trị sản xuất 2(2–0) Quản trị sản xuất và công nghệ là một trong những nội dung chính trong quản trị doanh nghiệp, là yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Học phần sẽ trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu bao gồm: Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm; Ra quyết định trong quản trị sản xuất; Định vị doanh nghiệp; Đánh giá năng lực công nghệ; Dự báo công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ; Quản trị R&D; Chuyển giao công nghệ; Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp.

EC537 Quản trị kinh doanh quốc tế 2(2–0) Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về vấn đề toàn cầu hóa và các hoạt động thương mại quốc tế của các công ty đa quốc gia. Việc nhận diện những nguy cơ do sự khác biệt về văn hóa quốc tế, môi trường đầu tư sẽ giúp cho họ có nhận thức đúng đắn khi xây dựng các chiến lược kinh doanh ra nước ngoài hoặc tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh.

EC538 Nghiên cứu Marketing 2(2–0) Nghiên cứu marketing là quá trình thu thập, lưu giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách có hệ thống. Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao về: Phân tích khách hàng, vị trị địa lý và nhu cầu của họ; Nhận diện và xác định các cơ hội marketing; Giám sát môi trường kinh doanh (thị trường, đối thủ cạnh tranh hay ngành); Đánh giá xem quá trình marketing có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; Đánh giá các hoạt động của người có liên quan đến quá trình marketing; Dự báo doanh số…

EC539 Nghệ thuật lãnh đạo 2(2–0) Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề

được quan tâm đặc biệt. Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả Quản trị lẫn Lãnh đạo. Thậm chí, trong nhiều rất nhiều trường hợp, cần nhiều sự lãnh đạo hơn. Học phần này cung cấp những yếu tố quan trọng trong đánh giá và phản ánh những điểm cốt lõi của lãnh đạo trong lý thuyết và thực tiễn. Điều này đạt được thông qua việc xem xét đánh giá các lý thuyết lãnh đạo khác nhau, thảo luận cởi mở, tự đánh giá cá nhân và phản ánh những thực tiễn lãnh đạo. Những thảo luận cởi mở về lãnh đạo trên phương diện lý thuyết và thực tiễn còn giúp cho người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong môi trường hiện đại là giải quyết tốt vấn đề để ra quyết định đúng và thực hiện sự thay đổi/đổi mới liên tục trong tổ chức.

EC540 Hành vi tổ chức 2(2–0) Học phần này sẽ giới thiệu các khái nhiệm và lý thuyết cũng như các nghiên cứu về hành vi tổ chức. Những chủ đề chính được nghiên cứu trong học phần này bao gồm văn hoá và cơ cấu tổ chức, quyền lực và sự ảnh hưởng, quản lý và lãnh đạo, động viên nhân viên, quản lý xung đột và các yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong công việc. Các bài tập tình huống, thảo luận nhóm sẽ được áp dụng trong suốt khoá học. Học viên sẽ là những người tham gia vào tình huống như trong một tổ chức thực tế.

EC542 Quản trị chuỗi cung ứng 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học: hoạt động điều hành chuỗi cung ứng, công nghệ

Page 38: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

37

thông tin và chuỗi cung ứng, đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng và các kỹ thuật xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng.

AF501 Kế toán quản trị cho quyết định 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học kiến thức về những vấn đề liên quan đến bản chất của chi phí và cách phân loại chi phí nhằm thực hiện việc: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận; Lập dự toán ngân sách; Phân tích chi phí’ Các quyết định về giá,; Ứng dụng thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

AF512 Phân tích và đánh giá dự án 2(2–0) Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về lập, phân tích và thẩm định dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư với mục tiêu sinh lời. Cụ thể là nội dung của dự án, quy trình lập dự án, phân tích và đánh giá tài chính của dự án theo quan điểm dòng tiền. Học viên thực hành phân tích đánh giá các dự án của các doanh nghiệp.

AF513 Tài chính quốc tế 2(2–0) Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về thị trường tài chính quốc tế, các thị trường tiền tệ giao ngay, giao sau, có kỳ hạn và thị trường các quyền chọn tiền tệ thế giới; mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái với lãi suất (IRP), giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá thông qua lý thuyết ngang giá sức mua PPP và hiệu ứng Fisher quốc tế IFE; tài trợ và đầu tư quốc tế ngắn hạn, dài hạn.

Page 39: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

38

C. QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ (Ban hành tại Quyết định số 1357/2012/QĐ-ĐHNT ngày 17/10/2012)

Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Nha Trang bao gồm: quy định chung, tuyển sinh, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, học phí và kinh phí bổ sung, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. 2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

Điều 3. Thời gian đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện trong 2 năm. Học viên được phép hoàn thành sớm chương trình đào tạo nhưng không ít hơn 1,5 năm và gia hạn thời gian học tập nhưng tổng thời gian đào tạo không quá 4 năm.

Điều 4. Phương thức đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ.

Điều 5. Hình thức đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo một trong hai hình thức: 1. Đào tạo tập trung (trong giờ hành chính): học viên học liên tục theo từng học kỳ từ 3

đến 5 tháng, học trong giờ hành chính. 2. Đào tạo không tập trung (ngoài giờ hành chính): vào các buổi tối trong tuần hoặc

vào cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật). Điều 6. Giảng viên

1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Giảng viên phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo: - Có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với

giảng viên giảng dạy học phần lý thuyết, hướng dẫn chính hoặc độc lập luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ;

- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên giảng dạy học phần ngoại ngữ; giảng dạy học phần thuộc phần kiến thức chung; trợ giảng; hướng dẫn thực hành, thực tập; hướng dẫn phụ luận văn thạc sĩ.

c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp để giảng dạy; d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

Page 40: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

39

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên

1. Nhiệm vụ của giảng viên: a) Thực hiện chế độ làm việc của giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo; b) Giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập; c) Hướng dẫn luận văn thạc sĩ; d) Tham gia các Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ; đ) Thường xuyên cập nhật kiến thức mới; đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra,

đánh giá; tư vấn học viên trong học tập và nghiên cứu khoa học; e) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và nội quy của

cơ sở đào tạo. Trung thực, khách quan, công bằng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong ứng xử với học viên;

g) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Quyền của giảng viên: a) Được giảng dạy theo ngành được đào tạo; b) Giảng viên có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên, giảng viên có

chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn tối đa 5 học viên, giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác;

c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; d) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực

hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 8. Người hướng dẫn luận văn

1. Mỗi luận văn có tối đa 2 người hướng dẫn. Trường hợp có 2 người hướng dẫn, người hướng dẫn thứ nhất (người hướng dẫn chính) có trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn học viên, người hướng dẫn thứ hai (người hướng dẫn phụ) hướng dẫn học viên một số nội dung nghiên cứu cụ thể do người hướng dẫn chính phân công.

2. Người hướng dẫn độc lập hoặc hướng dẫn chính phải có học vị tiến sĩ cùng ngành đào tạo.

3. Người hướng dẫn phụ phải có học vị thạc sĩ (cùng ngành) trở lên và thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

a) Là giảng viên của Trường có chức danh giảng viên chính trở lên hoặc đang làm nghiên cứu sinh;

b) Nghiên cứu sinh của Trường; c) Người có bằng thạc sĩ từ 2 năm trở lên, đang công tác tại cơ sở kinh doanh, viện

nghiên cứu và được học viên đề nghị hướng dẫn. 4. Đối với các ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, nếu đề tài luận văn liên quan đến

lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thì người có học vị tiến sĩ trong lĩnh vực này được mời tham gia hướng dẫn chính hoặc phụ.

Điều 9. Trách nhiệm của người hướng dẫn luận văn

1. Hướng dẫn học viên xây dựng Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn và xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài luận văn.

2. Lập kế hoạch làm việc với học viên theo định kỳ hàng tháng. Kịp thời đề xuất với bộ môn, khoa, viện quản lý ngành và Trường hỗ trợ học viên hoàn thành đề tài luận văn được giao.

3. Hướng dẫn học viên chuẩn bị báo cáo khoa học và đăng bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận văn trên các tạp chí chuyên ngành.

4. Duyệt luận văn của học viên và xem xét cho học viên bảo vệ.

Page 41: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

40

5. Xác nhận việc chỉnh sửa luận văn của học viên theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận văn (nếu có).

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền của học viên

1. Nhiệm vụ của học viên: a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học trong thời

gian quy định của Trường; b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học; c) Đóng học phí và kinh phí bổ sung theo quy định của Trường; d) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trường, không dùng bất cứ áp

lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan;

đ) Chấp hành nội quy, quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường; e) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trường; g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Quyền của học viên: a) Được Trường cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về học tập của mình; b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ

sở vật chất của Trường và cơ sở phối hợp đào tạo; c) Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trường; d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

Thực hiện theo Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học và các quy định khác có liên quan.

Chương 2. TUYỂN SINH

Điều 12. Thi tuyển sinh

1. Trường tổ chức thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ 1 đến 2 lần/năm. 2. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành đào tạo. Điều 13. Điều kiện dự thi

Người dự thi phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Về văn bằng: a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành, ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành đăng

ký dự thi; b) Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần phải học bổ sung một số học phần ở trình độ đại học của ngành đăng ký dự thi;

c) Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và điều kiện về văn bằng cho từng ngành; chương trình học bổ sung cho từng đối tượng dự thi được quy định trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo và được công bố trong thông báo tuyển sinh của Trường.

2. Về thâm niên công tác chuyên môn: Điều kiện về thâm niên công tác chuyên môn cho từng ngành đào tạo được quy định trong chương trình đào tạo của ngành và được công bố trong thông báo tuyển sinh của Trường.

3. Có đủ sức khoẻ để học tập. 4. Nộp hồ sơ đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo tuyển sinh của Trường.

Điều 14. Đối tượng và chính sách ưu tiên

Page 42: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

41

1. Đối tượng: a) Người có thời gian công tác 2 năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký

dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo;

b) Thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như th-ương binh;

c) Con liệt sĩ; d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng; đ) Là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; e) Con nạn nhân chất độc màu da cam. 2. Các đối tượng được ưu tiên theo điểm a, khoản 1 Điều này phải có quyết định tiếp

nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền. 3. Chính sách ưu tiên: a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm (thang điểm 10) cho môn

cơ bản; b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối

tượng. Điều 15. Đăng ký dự thi

1. Hồ sơ đăng ký dự thi do Trường quy định và công bố trong thông báo tuyển sinh. 2. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho Trường chậm nhất là 30 ngày trước ngày thi. 3. Trường lập danh sách thí sinh dự thi, danh sách có dán ảnh, làm thẻ dự thi và gửi

giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi. Điều 16. Hội đồng tuyển sinh

1. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh. Thành phần Hội đồng gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch, uỷ viên thường trực và các ủy viên.

a) Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền; b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Hiệu trưởng; c) Uỷ viên thường trực: Trưởng khoa Sau đại học; d) Các ủy viên: một số trưởng hoặc phó trưởng phòng, khoa, viện, bộ môn liên quan

trực tiếp đến kỳ thi. 2. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên thường trực và các ủy viên có

trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột dự thi không được tham gia Hội đồng tuyển sinh và bộ máy giúp việc cho Hội đồng.

Điều 17. Bộ máy giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh

1. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh của Trường bao gồm: ban thư ký, ban đề thi, ban coi thi, ban chấm thi, ban phúc khảo, … sau đây gọi tắt là các ban của Hội đồng.

2. Thành phần các ban của Hội đồng được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các ban của Hội đồng, các trưởng ban và các ủy viên có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 18. Thời gian thi và phòng thi

1. Thời gian làm bài thi môn cơ bản và môn cơ sở theo hình thức tự luận là 180 phút, theo hình thức trắc nghiệm là 90 phút. Thời gian làm bài môn ngoại ngữ tuỳ theo dạng thức của đề thi do Hiệu trưởng quy định.

Page 43: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

42

2. Thời gian thi tuyển sinh được tổ chức liên tục trong các ngày. Lịch thi cụ thể từng môn do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

3. Trước kỳ thi chậm nhất 7 ngày, Hội đồng tuyển sinh phải chuẩn bị xong địa điểm thi với đủ số phòng thi cần thiết, các phòng thi phải tập trung gần nhau, an toàn, yên tĩnh. Mỗi phòng thi bố trí tối đa 30 thí sinh. Phòng thi phải đủ ánh sáng, đủ bàn ghế, đủ rộng để khoảng cách giữa 2 thí sinh liền kề cách nhau ít nhất 1,2 m.

Điều 19. Đề thi

1. Yêu cầu và nội dung đề thi: a) Đề thi tuyển sinh phải kiểm tra được những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và

kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình đào tạo trình độ đại học. b) Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ mang tính tổng

hợp, bám sát và bao quát toàn bộ chương trình môn thi đã được công bố. Lời văn, câu chữ, số liệu, công thức, phương trình phải chính xác, rõ ràng;

c) Đề thi phải đảm bảo yêu cầu đánh giá và phân loại được trình độ của thí sinh, phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi;

d) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về nội dung đề thi. 2. Người ra đề thi: a) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chọn người ra đề thi có chuyên môn đúng môn thi, có

tinh thần trách nhiệm, uy tín chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề thi; b) Người ra đề thi môn cơ sở phải có bằng tiến sĩ trở lên, người ra đề thi môn ngoại

ngữ, môn cơ bản phải có bằng thạc sĩ trở lên. 3. Việc ra đề thi có thể sử dụng ngân hàng đề thi hoặc cử từng người ra từng đề độc

lập. a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi, thì ngân hàng phải có ít nhất 100 câu hỏi để xây

dựng thành ít nhất 3 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc có ít nhất 30 bộ đề thi hoàn chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy ít nhất 3 đề thi;

b) Trong trường hợp ra từng đề độc lập, mỗi môn thi phải có ít nhất 3 đề do 3 người khác nhau thực hiện. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp mời người ra đề độc lập, tiếp nhận đề thi và bí mật tên người ra đề thi. Người ra đề thi không được phép tiết lộ về việc đã được giao nhiệm vụ làm đề thi. Người ra đề không được là người đã hoặc đang phụ đạo hoặc hướng dẫn ôn tập cho thí sinh.

Khi nhận đề thi từ người ra đề thi độc lập, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký giáp lai vào phong bì đề thi, đóng dấu niêm phong trước sự chứng kiến của người nộp đề thi và cất giữ theo quy trình bảo mật.

4. Nơi làm đề thi phải biệt lập, an toàn, bảo mật, kín đáo. Người làm việc trong khu vực phải có phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi được phép.

5. Quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi và xử lý các sự cố bất thường của đề thi thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 20. Tổ chức thi và chấm thi tuyển sinh

Việc tổ chức thi tuyển sinh và chấm thi tuyển sinh được thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 21. Thang điểm chấm thi và xử lý kết quả chấm thi

1. Thang điểm chấm thi: a) Thang điểm chấm thi môn cơ bản và môn cơ sở theo hình thức tự luận là thang

điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm; Thang điểm chấm thi môn cơ bản và môn cơ sở theo hình thức trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10;

Page 44: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

43

b) Cán bộ chấm bài thi theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Trưởng ban Chấm thi phê duyệt.

2. Xử lý kết quả chấm thi: Ban Thư ký so sánh kết quả 2 lần chấm thi và xử lý kết quả chấm thi như sau:

a) Nếu kết quả 2 lần chấm thi giống nhau thì giao túi bài thi cho 2 cán bộ chấm thi ghi điểm vào bài thi rồi cùng ký tên xác nhận vào bài thi; trường hợp điểm toàn bài giống nhau nhưng điểm thành phần lệch nhau thì 2 cán bộ chấm thi cùng kiểm tra và thống nhất lại điểm theo đáp án quy định;

b) Nếu kết quả 2 lần chấm lệch nhau 0,5 điểm (theo thang điểm 10) thì rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho Trưởng môn chấm thi quyết định điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận vào bài thi;

c) Nếu kết quả 2 lần chấm lệch nhau từ 1 điểm trở lên (theo thang điểm 10) thì rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài làm của thí sinh bằng mực mầu khác. Trong trường hợp này, nếu kết quả của 2 trong số 3 lần chấm giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của 2 trong 3 lần chấm vẫn lệch nhau thì Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận;

d) Những bài cộng điểm sai phải sửa lại ngay. Điều 22. Tổ chức phúc khảo

Việc tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại điểm bài thi được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 23. Trúng tuyển

1. Thí sinh phải đạt 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 ở các môn thi cơ bản và cơ sở. Môn ngoại ngữ đạt yêu cầu theo quy định của Trường.

2. Căn cứ vào chỉ tiêu đã được xác định cho từng ngành đào tạo của Trường và tổng điểm thi các môn thi (trừ môn ngoại ngữ) của từng thí sinh, Hiệu trưởng xác định số lượng thí sinh trúng tuyển.

3. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm các môn thi như nhau thì sẽ xét đến mức điểm cao hơn của môn cơ sở, sau đó đến môn cơ bản và cuối cùng là môn ngoại ngữ để xác định người trúng tuyển.

Điều 24. Công nhận trúng tuyển

1. Sau khi có kết quả thi tuyển, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh báo cáo Hiệu trưởng kết quả thi tuyển. Hiệu trưởng xác định điểm trúng tuyển, duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, ký Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Căn cứ Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển, Hiệu trưởng gửi giấy báo nhập học đến thí sinh trúng tuyển.

Chương 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 25. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá.

2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại

Page 45: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

44

nhưng không quá 5% thời lượng quy định cho mỗi học phần. 3. Mỗi chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gắn với một ngành đào tạo và có thể được

thiết kế theo các hướng chuyên sâu hoặc chuyên ngành. 4. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 45 tín chỉ. Điều 26. Cấu trúc chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được cấu trúc gồm 2 phần: 1. Các học phần có khối lượng 30 tín chỉ, bao gồm: phần kiến thức chung và phần kiến

thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành. a) Phần kiến thức chung có thời lượng 4 tín chỉ, trong đó: - Triết học là học phần bắt buộc, có thời lượng 2 tín chỉ; - Các học phần tự chọn: có thời lượng 2 tín chỉ, bao gồm các học phần cho phép học

viên tự chọn tự do nhằm mở rộng nền tảng kiến thức và phát triển các kỹ năng thiết yếu trong nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn;

- Ngoại ngữ là học phần điều kiện và không tính vào điểm trung bình chung học tập toàn khóa. Học viên tự học để đạt trình độ đủ điều kiện xét giao đề tài và tốt nghiệp.

b) Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành gồm: những học phần bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở, kiến thức liên ngành; mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành giúp học viên nắm vững lý thuyết, có năng lực thực hành và khả năng hoạt động thực tiễn để giải quyết những vấn đề chuyên môn;

c) Trong từng phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành đều có các học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Các học phần tự chọn có khối lượng từ 8 đến 16 tín chỉ;

d) Trường hợp chương trình được thiết kế theo các hướng chuyên sâu hoặc chuyên ngành, mỗi hướng chuyên sâu, chuyên ngành có khối lượng khoảng 8 đến 12 tín chỉ, tức khoảng 3 đến 6 học phần về một hướng chuyên sâu, chuyên ngành.

đ) Để đáp ứng yêu cầu lựa chọn của học viên, số học phần, số tín chỉ phải gấp từ 2 đến 3 lần số học phần, số tín chỉ mà mỗi học viên phải chọn. 2. Luận văn thạc sĩ, có khối lượng 15 tín chỉ.

Điều 27. Tín chỉ

1. Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức và kỹ năng của một học phần mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các các hình thức học tập chủ yếu: trên lớp (nghe giảng, thảo luận, làm bài tập, …), thực hành (làm thí nghiệm, thực hành, thực tập, …) và tự học (đọc tài liệu, làm bài tập, bài tập lớn, tiểu luận, dự án, đồ án, luận văn và các hoạt động khác do giảng viên giao). 2. Một tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 ÷ 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc 45 ÷ 60 giờ thực hiện đề tài luận văn.

Đối với học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để hoàn thành 1 tín chỉ, học viên phải dành ít nhất 30 giờ tự học.

3. Một tiết học được tính bằng 50 phút. Điều 28. Học phần

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho học viên tích luỹ trong quá trình học tập.

2. Mỗi học phần có khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ. 3. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế

và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học.

4. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do Trường quy định và do một bộ môn hoặc khoa, viện đào tạo duy nhất quản lý.

Page 46: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

45

Điều 29. Luận văn thạc sĩ

1. Luận văn thạc sĩ là một công trình khoa học có tính hệ thống và hoàn chỉnh do học viên độc lập thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

2. Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể do Trường giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý.

3. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính học viên, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Học viên phải có cam đoan về công trình khoa học của mình trong quyển luận văn.

4. Luận văn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

5. Nếu đề tài luận văn là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các ý kiến bằng văn bản của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép học viên sử dụng công trình này trong luận văn.

Chương 4. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 30. Nhập học

1. Thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển bao gồm: tiếp nhận hồ sơ; cấp thẻ học viên, thẻ thư viện; tổ chức lễ khai giảng; phổ biến kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên; tổ chức cho học viên đăng ký hình thức đào tạo và điều chỉnh ngành đào tạo.

2. Thí sinh đến Trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy báo nhập học, nếu không có lý do chính đáng coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện phường, xã trở lên, Trường sẽ xem xét tiếp nhận vào học. 3. Trường sẽ xếp học viên vào lớp theo ngành đào tạo và hình thức đào tạo mà học viên đã đăng ký.

Điều 31. Kế hoạch đào tạo khung

1. Kế hoạch đào tạo khung đối với hình thức đào tạo tập trung: Nội dung công việc Học

kỳ Học các học phần Thực hiện luận văn

1.

- Học các học phần chung, cơ sở và chuyên ngành bắt buộc. - Học các học phần bổ sung (nếu có). - Tự học ngoại ngữ.

- Giảng viên giới thiệu hoặc học viên tự đề xuất đề tài luận văn. - Đăng ký và chuẩn bị đề cương nghiên cứu đề tài luận văn.

2.

- Học các học phần chung, chuyên ngành và chuyên sâu tự chọn. - Tự học ngoại ngữ.

- Bảo vệ đề cương nghiên cứu đề tài luận văn. - Nhận quyết định giao đề tài luận văn và người hướng dẫn.

- Tự học ngoại ngữ. - Thực hiện đề tài luận văn. - Bảo vệ đề tài luận văn. 3 và

4. - Trường xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ.

2. Đối với hình thức đào tạo không tập trung, các học phần được bố trí giảng dạy trong 3 học kỳ đầu.

Page 47: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

46

Điều 32. Đăng ký học theo hướng chuyên sâu

Trường hợp chương trình đào tạo được thiết kế theo các hướng chuyên sâu, học viên được đăng ký hướng chuyên sâu trong học kỳ thứ nhất để học trong học kỳ thứ hai. Điều kiện để mở các lớp học phần theo hướng chuyên sâu:

1. Số lượng đăng ký tối thiểu là 20 học viên đối với ngành Quản trị kinh doanh hoặc 5 học viên đối với các ngành khác, trường hợp ngược lại học viên được yêu cầu đăng ký lại một trong các hướng chuyên sâu khác đủ điều kiện mở lớp.

2. Trường hợp số học viên đăng ký học theo hướng chuyên sâu ít hơn số lượng tối thiểu của một lớp học theo quy định, học viên phải đóng kinh phí bổ sung theo quy định của Trường.

Điều 33. Đăng ký học phần tự chọn

1. Học viên được tự chọn học phần trong nhóm học phần tự chọn dự kiến tổ chức giảng dạy trong học kỳ theo một trong hai phương thức sau:

a) Điều kiện để mở lớp học phần là có tối thiểu 20 học viên đăng ký. Trường hợp số học viên ít hơn 20, học viên được yêu cầu chọn lại trong số học phần đủ điều kiện mở lớp;

b) Hoặc các học phần có nhiều học viên lựa chọn sẽ được mở lớp. 2. Phương thức cho học viên tự chọn học phần phụ thuộc ngành đào tạo, địa điểm đào

tạo và mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành đào tạo. Điều 34. Thời khóa biểu học kỳ

1. Căn cứ chương trình đào tạo, kết quả đăng ký học phần tự chọn của học viên và kế hoạch đào tạo khung, khoa Sau Đại học thiết kế thời khoá biểu học kỳ và gửi đến khoa, viện quản lý ngành.

2. Khoa, viện quản lý ngành dự kiến phân công giảng viên và gửi về khoa Sau Đại học.

3. Khoa Sau Đại học: a) Kiểm tra sự phân công giảng viên của khoa, viện quản lý ngành theo quy định (nếu

cần điều chỉnh sẽ phản hồi về khoa, viện quản lý ngành); b) Lập kế hoạch thỉnh giảng gửi Phòng Tổ chức – Hành chính; c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan để bố trí giảng đường, phòng thí nghiệm, thực

hành; d) Ban hành và công khai thời khoá biểu học kỳ trên trang web của Khoa Sau Đại học

và gửi đến khoa, viện quản lý ngành, giảng viên, Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí và các đơn vị có liên quan để theo dõi và thực hiện.

Điều 35. Thời gian hoạt động đào tạo

1. Thời gian hoạt động đào tạo: từ 7h30 đến 21h20 hàng ngày. 2. Thời gian hoạt động đào tạo mỗi ngày được phân thành 11 tiết học với thời gian

biểu như sau: Buổi / Tiết Bắt đầu Kết thúc

Buổi sáng 1÷2 7h30’ 9h10’ 3÷4 9h30’ 11h10’

Buổi chiều 5÷6 13h30’ 15h10’ 7÷8 15h30’ 17h10’

Buổi tối 9 18h30’ 19h20’

10 19h25’ 20h15’ 11 20h30’ 21h20’

Page 48: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

47

Điều 36. Đề cương chi tiết học phần

1. Đề cương chi tiết học phần do giảng viên hoặc nhóm giảng viên giảng dạy học phần xây dựng theo mẫu của Trường và căn cứ trên Đề cương học phần đã được phê duyệt.

2. Sau khi nhận được thời khóa biểu học kỳ, giảng viên (kể cả giảng viên thỉnh giảng) có trách nhiệm xây dựng, cập nhật Đề cương chi tiết học phần và trình bộ môn và khoa, viện quản lý học phần phê duyệt.

3. Giảng viên giảng dạy học phần có trách nhiệm cung cấp Đề cương chi tiết học phần cho học viên ngay trong buổi lên lớp đầu tiên, đưa lên Website cá nhân (nếu có), bộ môn và khoa, viện quản lý học phần.

Điều 37. Nghỉ dạy - dạy bù

1. Giảng viên được phép nghỉ dạy một số buổi theo thời khóa biểu đã phân nếu có lý do chính đáng.

2. Giảng viên có trách nhiệm thông báo thời gian nghỉ dạy và lịch dạy bù dự kiến cho khoa Sau Đại học bằng văn bản hoặc qua email. Việc dạy bù phải được thực hiện trong thời gian tổ chức dạy – học của học kỳ.

3. Khoa Sau đại học bố trí phòng học dạy bù của giảng viên và thông báo thời gian nghỉ học học phần, lịch học bù tới học viên.

4. Trường hợp giảng viên không bố trí dạy bù được trong học kỳ, Trường sẽ xử lý theo một trong các phương án sau:

a) Chuyển học phần sang học kỳ sau nếu có; b) Phân công giảng viên khác giảng dạy; c) Thay thế bằng học phần khác nếu là học phần tự chọn. Điều 38. Đánh giá học phần

1. Đánh giá kết quả học tập học phần của học viên (đánh giá học phần) bao gồm hai phần bắt buộc là đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần.

2. Đánh giá quá trình được thực hiện dưới các hình thức như: kiểm tra giữa kỳ, bài tập, bài tập lớn, tiểu luận, dự án, đồ án, báo cáo thực hành, báo cáo thí nghiệm hoặc các hình thức khác.

3. Thi kết thúc học phần theo một trong các hình thức: thi viết (tự luận hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm) hoặc vấn đáp.

4. Điểm đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), cho điểm chẵn.

5. Điểm học phần là tổng các điểm đánh giá quá trình (có trọng số 30%) và điểm thi kết thúc học phần (có trọng số 70%) đã nhân với trọng số và được làm tròn đến phần nguyên.

6. Học phần được coi là đạt yêu cầu khi điểm học phần từ 5 điểm trở lên. 7. Điểm đánh giá học phần được ghi vào Phiếu ghi điểm theo mẫu quy định và do

khoa Sau Đại học quản lý. Điều 39. Tổ chức đánh giá quá trình

1. Giảng viên hoặc nhóm giảng viên phụ trách học phần có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá quá trình (bao gồm hình thức đánh giá, thời gian và trọng số) và ghi trong Đề cương chi tiết học phần.

2. Giảng viên hoặc nhóm giảng viên phụ trách học phần xây dựng nội dung đánh giá quá trình, chấm điểm, công khai điểm và quản lý bài làm của học viên trong vòng 1 năm.

Điều 40. Tổ chức thi kết thúc học phần

1. Số lần tổ chức thi kết thúc học phần: a) Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ (nếu cần

Page 49: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

48

thiết). Kỳ thi phụ dành cho học viên không tham dự kỳ thi chính có lý do chính đáng hoặc có học phần điểm dưới 5 ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là 4 tuần sau kỳ thi chính;

b) Học viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng và học viên bị cấm thi do không đóng học phí và kinh phí bổ sung (nếu có) coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những học viên này được phép dự thi một lần ở kỳ thi phụ (nếu có);

c) Học viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, được dự thi ở kỳ thi phụ, điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ học viên sẽ dự thi tại kỳ thi kết thúc học phần ở học kỳ sau. Trường hợp thi không đạt một trong các kỳ thi nói trên, học viên được dự thi lại một lần tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ tiếp sau.

2. Đề thi kết thúc học phần: a) Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với mục tiêu, nội dung học phần và các quy

định của Trường; b) Đề thi được lấy từ ngân hàng đề thi hoặc do giảng viên hoặc nhóm giảng viên phụ

trách học phần xây dựng. Trường hợp giảng viên phụ trách học phần ra đề, sau khi kết thúc giảng dạy học phần chậm nhất 7 ngày, giảng viên phải gửi 3 đề thi (có xác nhận của trưởng bộ môn quản lý học phần) về Trưởng khoa Sau Đại học;

c) Nếu hình thức thi kết thúc học phần là viết, thời gian thi tối thiểu 120 phút. Nếu hình thức thi là vấn đáp, thời gian vấn đáp cho mỗi học viên tối thiểu là 15 phút.

3. Lập lịch thi, coi thi và giám sát thi: a) Lập lịch thi: Khoa Sau Đại học lập lịch thi và thông báo trên Website của Trường, đến học viên,

giảng viên phụ trách học phần, Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí và đơn vị quản lý giảng đường trước 30 ngày kể từ ngày thi học phần đầu tiên của mỗi kỳ thi.

b) Coi thi và giám sát thi: thực hiện theo Quy định về thi và kiểm tra học phần. 4. Bảo quản bài thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và lưu giữ bài thi sau khi chấm: a) Bảo quản bài thi: Trưởng khoa Sau Đại học tổ chức bảo quản bài thi trong thời gian chưa giao bài thi

cho người chấm thi và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nếu để xảy ra mất mát, thất lạc hoặc có dấu hiệu trong bài thi do nguyên nhân chủ quan gây ra.

b) Chấm thi: - Chấm thi thi kết thúc học phần do giảng viên hoặc nhóm giảng viên phụ trách học

phần thực hiện. Chậm nhất sau 10 ngày giảng viên phải nộp điểm thi về khoa Sau Đại học; - Thi vấn đáp phải do 2 giảng viên thực hiện, điểm thi được công bố công khai sau

mỗi buổi thi. c) Phúc khảo bài thi: Khoa Sau Đại học nhận đơn phúc khảo bài thi của học viên trong thời hạn 15 ngày kể

từ khi công khai điểm thi và phải trả lời học viên chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Trưởng bộ môn phụ trách học phần chịu trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo bài thi.

d) Lưu giữ bài thi sau khi chấm: Trưởng bộ môn phụ trách học phần lưu giữ bài thi viết trong thời gian 1 năm kể từ

ngày thi. Hết thời hạn, tổ chức huỷ bài thi, phải lập biên bản huỷ bài thi, có xác nhận của trưởng bộ môn và người được phân công lưu giữ bài thi.

Điều 41. Miễn học học phần

1. Học viên được miễn học học phần Triết học nếu có: chứng chỉ xác nhận hoàn thành chương trình triết học ở trình độ thạc sĩ do một cơ sở đào tạo sau đại học cấp hoặc có bằng trung, cao cấp lý luận chính trị.

2. Học viên chuyển từ cơ sở đào tạo khác về Trường được miễn học những học phần đã tích luỹ tại cơ sở đào tạo nơi chuyển đi nếu những học phần đó có khối lượng kiến thức bằng hoặc tương đương với học phần có trong chương trình đào tạo của Trường.

Page 50: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

49

3. Học viên có nguyện vọng xét miễn học học phần, phải nộp bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm cho khoa Sau Đại học, trước khi học phần được dạy học.

Điều 42. Đăng ký học lại

1. Học viên có điểm học phần dưới 5 sau lần thi lại phải đăng ký học lại học phần đó với khóa sau.

2. Trường hợp, chương trình đào tạo khóa sau không có học phần đó, học viên được phép đăng ký học phần khác thay thế.

Điều 43. Nghỉ ốm

Học viên được nghỉ ốm hoặc tai nạn trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Trưởng khoa Sau Đại học trong vòng 7 ngày kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế Trường hoặc bệnh viện từ cấp phường, xã trở lên.

Điều 44. Đổi ngành đào tạo

1. Học viên được phép đổi sang ngành đào tạo gần với ngành đang học trong học kỳ thứ nhất nếu hai ngành có chung các môn thi tuyển sinh.

2. Việc đổi ngành chỉ được thực hiện 1 lần trong suốt quá trình đào tạo. 3. Học viên có nguyện vọng đổi ngành đào tạo viết đơn gửi Hiệu trưởng (qua khoa

Sau Đại học) để được xem xét. Điều 45. Đăng ký đề tài luận văn

1. Học viên có thể đăng ký đề tài luận văn và chuẩn bị Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn ngay trong học kỳ thứ nhất của khoá học.

2. Trước khi cho học viên đăng ký đề tài luận văn, khoa, viện quản lý ngành có trách nhiệm:

a) Gửi yêu cầu đề xuất đề tài luận văn tới giảng viên trong khoa, viện cũng như giảng viên có trình độ tiến sĩ thuộc các đơn vị khác trong Trường;

b) Tập hợp danh sách giảng viên (với đầy đủ thông tin liên lạc) và các đề tài, dự án đang và sẽ thực hiện có nhu cầu nhận học viên;

c) Sơ duyệt và công bố danh mục đề tài do giảng viên đề xuất trước khi cho học viên đăng ký đề tài tối thiểu 15 ngày;

d) Nếu cần thiết, khoa, viện tổ chức để giảng viên giới thiệu về dự định, đề tài nghiên cứu trước học viên.

3. Tổ chức cho học viên đăng ký đề tài luận văn: a) Học viên được đăng ký đề tài từ danh sách đề tài do giảng viên trong và ngoài khoa,

viện giới thiệu hoặc tự đề xuất đề tài và người hướng dẫn; b) Trên cơ sở kết quả đăng ký của học viên: - Khoa, viện quản lý ngành phân công giảng viên có chuyên môn phù hợp hướng dẫn

học viên tự đề xuất đề tài chuẩn bị Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn; - Giảng viên có đề tài được học viên đăng ký có trách nhiệm hướng dẫn và phê duyệt

Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn để nộp cho khoa, viện quản lý ngành xem xét giao đề tài.

Điều 46. Tổ chức xét duyệt đề tài luận văn

1. Trường hợp tự đề xuất đề tài, học viên phải bảo vệ Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn trước Hội đồng xét duyệt đề tài luận văn.

2. Học viên có thể bảo vệ Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn bắt đầu từ học kỳ thứ hai. Tổ chức xét duyệt đề tài luận văn được thực hiện vào tháng thứ 2 của mỗi quý.

3. Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm các phần chính sau: họ và tên học

Page 51: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

50

viên; ngành; mã ngành; tên đề tài; cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài; mục tiêu của đề tài; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; các kết quả dự kiến; dự kiến kế hoạch và kinh phí thực hiện đề tài; kiến nghị về người hướng dẫn; tài liệu tham khảo và phần phụ lục (nếu có).

4. Hội đồng xét duyệt đề tài luận văn do trưởng khoa, viện quản lý ngành thành lập. Hội đồng có tổi thiểu 5 thành viên bao gồm: chủ tịch, thư ký và các thành viên. Các thành viên Hội đồng phải có bằng tiến sĩ.

5. Trình tự xét duyệt đề tài luận văn: a) Mỗi thành viên Hội đồng có trách nhiệm đọc trước Đề cương nghiên cứu đề tài luận

văn của học viên để chuẩn bị ý kiến; b) Sau khi học viên trình bày xong Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn, Hội đồng

tiến hành trao đổi với học viên để làm sáng tỏ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, phương pháp, các kết quả dự kiến, tính khả thi và tên của đề tài luận văn. Học viên tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng hoặc đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình;

c) Trên cơ sở góp ý của Hội đồng, học viên trao đổi thêm với người đề nghị hướng dẫn để hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu đề tài luận văn và nộp cho khoa, viện quản lý ngành trong vòng 15 ngày kể từ ngày bảo vệ đề cương. Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn được lưu tại khoa, viện quản lý ngành.

6. Học viên bảo vệ Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn không đạt yêu cầu, được phép sửa chữa và bảo vệ lại trong đợt tiếp theo.

Điều 47. Điều kiện được giao đề tài luận văn

Học viên được giao đề tài luận văn phải thoả mãn các điều kiện sau: 1. Đề cương nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ được Hội đồng xét duyệt đề tài luận

văn thông qua nếu đề tài do học viên tự đề xuất hoặc được người dự kiến hướng dẫn đồng ý nếu đề tài do giảng viên đề xuất.

2. Đạt yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo quy định của Trường. 3. Đóng đủ học phí toàn khóa và kinh phí bổ sung nếu có theo quy định của Trường. Điều 48. Giao đề tài luận văn

1. Việc giao đề tài luận văn được thực hiện vào tháng cuối cùng của mỗi quý. 2. Thời gian thực hiện đề tài luận văn ghi trong quyết định giao đề tài: a) Nếu thời gian đào tạo chính thức của khóa đào tạo (2 năm) còn tối thiểu 6 tháng,

thời gian thực hiện đến hết thời gian đào tạo chính thức còn lại; b) Trường hợp ngược lại, thời gian thực hiện là 5 tháng. 3. Việc giao đề tài luận văn và người hướng dẫn cần xem xét các yếu tố sau: nguyện

vọng và sở trường của học viên, mức độ đáp ứng của giảng viên (về chuyên môn và thời gian). Trường hợp học viên đăng ký đề tài do giảng viên đề xuất, Trường sẽ giao đề tài cho học viên đó và do giảng viên đó hướng dẫn độc lập hoặc hướng dẫn chính.

4. Với các đề tài giao thoa giữa kinh tế, quản lý và kỹ thuật, công nghệ hoặc không thuộc lĩnh vực kinh doanh thuần túy, căn cứ lý lịch khoa học của giảng viên, khoa, viện quản lý ngành mời thêm các giảng viên thuộc các ngành khác tham gia với tư cách người hướng dẫn chính hoặc phụ.

5. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét duyệt đề tài luận văn, khoa, viện quản lý ngành đề xuất danh sách gồm có: tên học viên; tên đề tài luận văn; người hướng dẫn (trường hợp người hướng dẫn ngoài Trường tham gia hướng dẫn lần đầu, cần có lý lịch khoa học) gửi về khoa Sau Đại học.

6. Khoa Sau Đại học kiểm tra các điều kiện theo quy định, phản hồi về khoa, viện quản lý ngành nếu cần thiết và trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài luận văn.

7. Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày Hiệu trưởng ban hành Quyết định giao đề tài luận văn, khoa Sau Đại học tiến hành:

Page 52: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

51

a) Chuyển Quyết định (03 Quyết định cho mỗi học viên) tới khoa, viện quản lý ngành để giao cho người hướng dẫn và học viên;

b) Đưa danh sách học viên được giao đề tài lên trang web của khoa Sau Đại học; c) Lập hợp đồng hướng dẫn luận văn với người hướng dẫn ngoài Trường. 8. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định giao đề tài luận văn của

Hiệu trưởng, khoa, viện quản lý ngành tiến hành: a) Thống nhất với người hướng dẫn về nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn và bộ môn

quản lý của học viên; b) Lập quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và bộ môn quản lý học viên. Điều 49. Theo dõi và hỗ trợ quá trình thực hiện luận văn

1. Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên có trách nhiệm định kỳ báo cáo với người hướng dẫn, bộ môn quản lý và khoa, viện quản lý ngành về tiến độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn trước ngày 10 tháng thứ 2 của mỗi quý.

2. Khoa, viện quản lý ngành nắm tình hình thực hiện luận văn của học viên để: a) Cùng với người hướng dẫn và bộ môn giúp học viên khắc phục các khó khăn trong

quá trình thực hiện luận văn; b) Xem xét và cho ý kiến về các đề xuất thay đổi và bổ sung người hướng dẫn, điều

chỉnh tên đề tài, thay đổi đề tài, gia hạn thời gian thực hiện luận văn, cho phép học viên bảo vệ sớm luận văn, ..;

c) Tập hợp tình hình thực hiện luận văn của học viên để báo cáo Hiệu trưởng (thông qua khoa Sau Đại học) định kỳ trước ngày 15 tháng thứ 3 của mỗi quý.

3. Khoa, viện quản lý ngành tổ chức hội thảo khoa học từ cấp bộ môn trở lên tối thiểu mỗi quý 1 lần để học viên có điều kiện trình bày, trao đổi kết quả nghiên cứu đề tài luận văn.

Điều 50. Thay đổi và bổ sung người hướng dẫn

1. Thay đổi người hướng dẫn luận văn rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Người hướng dẫn không đủ sức khỏe; b) Người hướng dẫn có đề nghị không tiếp tục hướng dẫn; c) Kiến nghị của khoa, viện quản lý ngành hoặc Trường. 2. Bổ sung người hướng dẫn rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Học viên hoặc người đang hướng dẫn có đề nghị bổ sung người hướng dẫn vì cần

thiết cho việc thực hiện đề tài của học viên; b) Kiến nghị của khoa, viện quản lý ngành hoặc Trường. 3. Thủ tục thay đổi hoặc bổ sung người hướng dẫn a) Học viên hoặc người hướng dẫn làm đơn đề nghị nêu rõ lý do gửi khoa, viện quản

lý ngành; b) Khoa, viện quản lý ngành trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của học viên hoặc người

hướng dẫn hoặc trên quan điểm riêng làm đề nghị chuyển cho khoa Sau Đại học; c) Khoa Sau Đại học kiểm tra các điều kiện theo quy định, phản hồi về khoa, viện

quản lý ngành (nếu cần thiết) và trình Hiệu trưởng ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung người hướng dẫn.

4. Khi có quyết định thay đổi hoặc bổ sung người hướng dẫn, khoa Sau Đại học thanh lý hợp đồng với người thôi hướng dẫn và ký hợp đồng với người hướng dẫn mới (trường hợp người hướng dẫn ngoài Trường).

Điều 51. Điều chỉnh tên đề tài luận văn

1. Điều chỉnh tên đề tài luận văn nhằm đạt sự chuẩn xác hoặc phù hợp nội dung nghiên cứu phát sinh trong quá trình thực hiện.

2. Việc điều chỉnh tên đề tài luận văn phải: a) Trước thời hạn hoàn thành luận văn ít nhất 30 ngày;

Page 53: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

52

b) Trường hợp ngược lại, học viên chỉ được phép nộp luận văn để bảo vệ sau 2 tháng kể từ khi có quyết định điều chỉnh tên đề tài.

3. Thủ tục điều chỉnh tên đề tài: a) Học viên làm đơn đề nghị nêu lí do điều chỉnh tên đề tài, có ý kiến của người hướng

dẫn, bộ môn quản lý, khoa, viện quản lý ngành và chuyển cho khoa Sau Đại học. b) Khoa Sau Đại học kiểm tra các điều kiện theo quy định, phản hồi về khoa, viện

quản lý ngành (nếu cần thiết) và trình Hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh tên đề tài luận văn.

Điều 52. Thay đổi đề tài luận văn

1. Học viên được phép thay đổi đề tài luận văn do không thực hiện được đề tài luận văn theo đề cương được phê duyệt và được người hướng dẫn chấp thuận.

2. Học viên chỉ được phép thay đổi đề tài luận văn khi thời gian đào tạo cho phép còn tối thiểu 9 tháng.

3. Thủ tục đổi đề tài luận văn: a) Học viên làm đơn đề nghị nêu lí do thay đổi đề tài, có ý kiến của người hướng dẫn

và chuyển cho bộ môn quản lý và khoa, viện quản lý ngành; b) Học viên chuẩn bị và bảo vệ đề cương nghiên cứu đề tài luận văn mới trước Hội

đồng Khoa học và Đào tạo của khoa, viện quản lý ngành; c) Khoa, viện quản lý ngành gửi hồ sơ của học viên cho khoa Sau Đại học. d) Khoa Sau Đại học kiểm tra các điều kiện theo quy định, phản hồi về khoa, viện

quản lý ngành (nếu cần thiết) và trình Hiệu trưởng ra quyết định thay đổi đề tài luận văn. Điều 53. Gia hạn thời gian thực hiện luận văn

1. Học viên không hoàn thành đề tài luận đúng theo thời hạn ghi trong quyết định giao đề tài luận văn phải làm đơn xin gia hạn thời gian thực hiện đề tài luận văn.

2. Học viên được gia hạn thời gian thực hiện luận văn một số lần, mỗi lần gia hạn 3 tháng hoặc 6 tháng nếu vẫn trong thời gian đào tạo được phép quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

3. Thủ tục xin gia hạn thời gian thực hiện luận văn: a) Học viên làm đơn đề nghị nêu lí do gia hạn thời gian thực hiện luận văn, có ý kiến

của người hướng dẫn, bộ môn, khoa, viện quản lý ngành và chuyển cho khoa Sau Đại học. b) Khoa Sau Đại học kiểm tra các điều kiện theo quy định phản hồi về khoa, viện quản

lý ngành (nếu cần thiết) và ra quyết định gia hạn thời gian thực hiện luận văn. 4. Trong thời gian gia hạn, học viên có trách nhiệm: a) Định kỳ báo cáo với người hướng dẫn, bộ môn và khoa, viện quản lý ngành về tiến

độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn định kỳ vào tháng thứ 2 của mỗi quý. b) Để được gia hạn lần thứ hai, học viên phải đóng đầy đủ kinh phí bổ sung do nộp

luận văn trễ hạn theo quy định. Điều 54. Bảo vệ sớm luận văn

Học viên được bảo vệ sớm luận văn nếu thời gian thực hiện luận văn không ít hơn 5 tháng kể từ ngày giao đề tài luận văn.

Điều 55. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm các phần và chương sau: 1. Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài,

mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu

liên quan mật thiết đến đề tài luận văn đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận văn sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung

Page 54: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

53

và phương pháp nghiên cứu. 3. Nội dung, kết quả nghiên cứu (một hoặc nhiều chương): trình bày cơ sở lý thuyết,

lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và bàn luận. 4. Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết

quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo. 5. Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn. 6. Phụ lục (nếu có). Điều 56. Trình bày luận văn

1. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm), dày không quá 150 trang (không kể phụ lục).

2. Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Không lạm dụng chữ viết tắt. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn.

3. Luận văn sử dụng font chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.

4. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày theo thứ tự sau: - Trang bìa chính - Trang bìa phụ - Bản sao các quyết định: giao đề tài, thay đổi trong quá trình thực hiện luận văn (nếu có), giao nhiệm vụ nghiên cứu. - Lời cam đoan - Mục lục - Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt - Danh mục bảng biểu - Danh mục hình vẽ, đồ thị - Phần nội dung: gồm các phần và chương quy định tại Điều 55 của Quy chế này.

5. Ngoài ra, sau khi bảo vệ, học viên hoàn chỉnh luận văn và đóng kèm thêm một số văn bản theo quy định tại Điều 66 của Quy chế này để nộp cho Thư viện Trường.

Điều 57. Trích dẫn tài liệu trong luận văn

1. Các kiểu trích dẫn: a) Trích dẫn nguyên văn: trích lại nguyên vẹn văn bản gốc, tôn trọng từng câu, từng

chữ, từng dấu câu được sử dụng trong văn bản gốc, mẩu trích dẫn nguyên văn được đặt trong ngoặc kép, chữ nghiêng;

b) Trích dẫn diễn ngữ (paraphrase): trích dẫn thông tin từ một tác giả có tài liệu được tham khảo trực tiếp cho bài viết, nhưng đã dùng kĩ thuật diễn ngữ để tái cấu trúc lại thông tin gốc để có cách diễn đạt khác (đảm bảo trung thành về nội dung);

c) Trích dẫn gián tiếp: khi thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng người viết không đọc trực tiếp tác giả A, mà thông qua một tài liệu của tác giả B.

2. Phương pháp trích dẫn: trong toàn bộ quyển luận văn, học viên được sử dụng một trong hai cách sau:

a) Vancouver, còn gọi là "hệ thống thứ tự trích dẫn"; b) Harvard, còn gọi là "hệ thống tác giả - năm".

Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn

1. Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo. 2. Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang

Page 55: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

54

trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn. 4. Được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ. 5. Luận văn được trình bày theo đúng quy định của Trường. 6. Đóng đầy đủ học phí và kinh phí bổ sung theo quy định. Điều 59. Hồ sơ bảo vệ luận văn

Học viên nộp cho khoa Sau Đại học hồ sơ bảo vệ gồm: 1. Đơn đề nghị bảo vệ luận văn (có ý kiến đồng ý cho bảo vệ luận văn của tập thể

người hướng dẫn). 2. 06 quyển luận văn đóng bìa mềm trình bày theo đúng quy định (05 quyển chuyển

cho khoa, viện quản lý ngành). 3. Lí lịch khoa học của học viên. 4. Bảng điểm các học phần đã học (khoa Sau Đại học cấp). 5. Bản sao các quyết định: giao đề tài, các thay đổi trong quá trình thực hiện (nếu có)

và giao nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Văn bản đồng ý của đồng tác giả nếu đề tài luận văn sử dụng kết quả từ công trình

đồng tác giả. 7. Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ và bài báo hoặc báo cáo khoa học (nếu có). 8. Bản nhận xét của người hướng dẫn hoặc tập thể người hướng dẫn (nếu có). Điều 60. Thành lập Hội đồng đánh giá luận văn

Thủ tục thành lập Hội đồng đánh giá luận văn như sau: 1. Đầu tháng thứ hai của mỗi quý, khoa Sau Đại học gửi danh sách học viên đã nộp

luận văn đủ điều kiện bảo vệ cho khoa, viện quản lý ngành. 2. Trong thời hạn 7 ngày, khoa, viện quản lý ngành kiểm tra nội dung luận văn, lập

danh sách giới thiệu Hội đồng đánh giá luận văn cho từng học viên và gửi về khoa Sau Đại học.

3. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được đề nghị của khoa, viện quản lý ngành, khoa Sau Đại học kiểm tra và trình Hiệu trưởng ký Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ.

4. Khoa Sau Đại học chuyển cho khoa, viện quản lý ngành các quyết định thành lập hội đồng và hồ sơ bảo vệ luận văn.

Điều 61. Hội đồng đánh giá luận văn

1. Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và 1 uỷ viên. Mỗi thành viên Hội đồng chỉ được đảm nhận một chức trách trong Hội đồng. Người hướng dẫn khoa học không là thành viên Hội đồng.

2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng: a) Các thành viên Hội đồng phải có bằng tiến sĩ, hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc chức danh

giáo sư, hoặc phó giáo sư ngành phù hợp, am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn;

b) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng;

c) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn (nếu có);

d) Các thành viên Hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột.

3. Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét và đánh giá của mình về luận văn.

Page 56: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

55

Điều 62. Chuẩn bị đánh giá luận văn

1. Khoa, viện quản lý ngành thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Chuyển Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ và luận văn đến

các thành viên Hội đồng; b) Lập hồ sơ cho Hội đồng đánh giá luận văn của từng học viên và chuyển cho Thư ký

Hội đồng; c) Thống nhất lịch đánh giá luận văn, thông báo tới các thành viên Hội đồng, học viên,

khoa Sau Đại học và trên trang web của khoa, viện quản lý ngành trước ngày đánh giá luận văn tối thiểu 7 ngày;

d) Làm thư mời họp Hội đồng, tạm ứng tiền thù lao, bố trí chỗ ở cho thành viên ngoài Trường có nhu cầu và thanh toán tiền đi lại cho các thành viên Hội đồng ngoài Trường.

2. Khoa Sau Đại học thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Công bố lịch đánh giá luận văn lên Website của Trường; b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị địa điểm và các phương tiện, thiết bị

phục vụ cho Hội đồng làm việc và học viên bảo vệ (âm thanh, máy chiếu, tiêu đề buổi bảo vệ, bảng tên các thành viên hội đồng).

3. Không cho phép học viên tham gia tất cả các khâu của quá trình chuẩn bị tổ chức đánh giá luận văn.

4. Hồ sơ cho Hội đồng đánh giá luận văn gồm có: a) Hồ sơ bảo vệ luận văn của học viên (quy định tại Điều 59 của Quy chế này); b) Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ; c) Bản nhận xét luận văn của các phản biện (2 bản cho mỗi nhận xét); d) Các biểu mẫu bao gồm: Danh sách Hội đồng để ký tên (2 bản); Phiếu chấm điểm (5

bản); Biên bản kiểm phiếu (2 bản); Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn (2 bản); Phiếu câu hỏi (15 bản).

Điều 63. Tổ chức đánh giá luận văn

1. Khoa, viện quản lý ngành tổ chức đánh giá luận văn được thực hiện vào tháng thứ 2 của mỗi quý và chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng.

2. Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Học viên không đủ sức khoẻ trong thời điểm bảo vệ; b) Vắng mặt Chủ tịch Hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng; c) Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn; d) Vắng mặt từ 2 thành viên Hội đồng trở lên. 3. Yêu cầu đối với buổi đánh giá luận văn:

a) Buổi đánh giá luận văn là buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn và khoa, viện quản lý ngành, mọi thành viên của bộ môn, khoa, viện quản lý ngành và những người quan tâm có thể tham dự;

b) Các phản biện phải có văn bản nhận xét, đánh giá những mặt được cũng như những hạn chế, thiếu sót của luận văn về nội dung và hình thức; mức độ đáp ứng yêu cầu của một luận văn thạc sĩ; và yêu cầu học viên bổ sung, sửa chữa luận văn (nếu có);

c) Các thành viên Hội đồng phải có nhận xét và chất vấn để làm rõ kết quả của đề tài luận văn và mức độ am hiểu của học viên đối với đề tài nghiên cứu; d) Việc đánh giá luận văn phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học và công khai.

4. Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội đồng đánh giá luận văn có mặt và lấy đến 2 chữ số thập phân. Luận văn đạt yêu cầu khi điểm trung bình của Hội đồng đánh giá luận văn từ 6,00 điểm trở lên.

Page 57: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

56

Điều 64. Trình tự tiến hành đánh giá luận văn

1. Lãnh đạo khoa, viện quản lý ngành công bố Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ.

2. Chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi họp, công bố thành viên Hội đồng có mặt đảm bảo điều kiện để Hội đồng làm việc.

3. Thư ký Hội đồng đọc lý lịch khoa học của học viên và các điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn.

4. Học viên trình bày nội dung luận văn (thời gian không quá 30 phút). 5. Các phản biện đọc bản nhận xét. 6. Các thành viên Hội đồng, người tham dự nêu câu hỏi – Học viên trả lời (thời gian

không ít hơn 60 phút). 7. Hội đồng đánh giá luận văn bằng cách cho điểm theo nguyên tắc sau: a) Từng thành viên đánh giá luận văn theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5 điểm; b) Điểm luận văn là trung bình cộng điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có

mặt và lấy đến 2 chữ số thập phân. 8. Hội đồng họp riêng, Ban kiểm phiếu (gồm 2 người do Hội đồng bầu) kiểm phiếu và

tính điểm luận văn. 9. Chủ tịch Hội đồng công bố điểm luận văn. Điều 65. Trách nhiệm của các bên liên quan sau đánh giá luận văn

1. Học viên: a) Sửa chữa luận văn và lập bản giải trình chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của Hội

đồng (nếu có); b) Nộp cho Thư ký Hội đồng 2 bản trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng có xác

nhận của người hướng dẫn khoa học và Chủ tịch Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng không phải là người của Trường thì ủy quyền cho Thư ký Hội đồng ký xác nhận;

c) Nộp luận văn cho Thư viện Trường theo quy định và chuyển giấy biên nhận luận văn của Thư viện cho Thư ký Hội đồng.

2. Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được ủy quyền): kiểm tra luận văn đã được chỉnh sửa, bản trả lời câu hỏi của học viên và ký xác nhận.

3. Thư ký Hội đồng: a) Chuyển cho học viên các văn bản sau đây (để đóng vào cuốn luận văn nộp cho Thư

viện trường): Bản nhận xét của các phản biện, Biên bản kiểm phiếu chấm điểm luận văn; b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng kiểm tra luận văn đã được chỉnh sửa, bản trả lời câu

hỏi của học viên và ký xác nhận trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không phải là giảng viên của Trường;

c) Nộp hồ sơ đánh giá luận văn có bổ sung bản trả lời của học viên và bản nhận xét của các thành viên Hội đồng (nếu có) về khoa Sau Đại học không quá 10 ngày kể từ ngày đánh giá luận văn.

4. Khoa Sau Đại học: a) Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ đánh giá luận văn thạc sĩ của từng Hội đồng; b) Thanh lý hợp đồng hướng dẫn luận văn với người hướng dẫn ngoài Trường khi

nhận đủ hồ sơ đánh giá luận văn.

Điều 66. Nộp luận văn cho Thư viện Trường

1. Chậm nhất 30 ngày sau khi bảo vệ luận văn đạt yêu cầu, học viên phải chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận văn và trình người hướng dẫn, Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và nộp cho Thư viện Trường.

2. Luận văn được đóng bìa cứng, phần cuối được đóng kèm các văn bản sau: a) Bản sao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn; b) Bản nhận xét của hai phản biện;

Page 58: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

57

c) Bản trả lời các câu hỏi của Hội đồng (có xác nhận của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng);

d) Bản giải trình chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của Hội đồng (có xác nhận của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng);

đ) Biên bản kiểm phiếu chấm điểm luận văn; e) Đĩa CD chứa nội dung luận văn. Điều 67. Bảo vệ lại luận văn

1. Học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai (bảo vệ lại luận văn).

2. Thời gian bảo vệ lần thứ hai cách ngày bảo vệ lần thứ nhất từ 6 đến 9 tháng hoặc cùng với khoá kế tiếp.

3. Không được bảo vệ luận văn lần thứ ba. 4. Học viên phải đóng kinh phí bảo vệ lại luận văn theo quy định của Trường. Điều 68. Nghỉ học tạm thời

1. Học viên được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp sau: a) Được điều động vào lực lượng vũ trang; b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của y tế phường, xã trở lên; c) Vì nhu cầu cá nhân: trường hợp này, học viên phải học ít nhất 1 học kỳ ở Trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học theo quy định tại Điều 69 của Quy chế này. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

2. Học viên có nguyện vọng nghỉ học tạm thời viết đơn gửi Hiệu trưởng (qua khoa Sau Đại học) để được xem xét. Học viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại Trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng (qua khoa Sau Đại học) ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu học kỳ mới.

Điều 69. Bị buộc thôi học

1. Học viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại Trường quy định tại Điều 3 của Quy

chế này; b) Thời gian đào tạo (kể cả thời gian gia hạn) còn lại dưới 9 tháng nhưng vẫn chưa đủ

điều kiện giao đề tài luận văn; c) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ; d) Bị truy tố trách nhiệm hình sự hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 2. Chậm nhất là sau 1 tháng sau khi học viên có quyết định bị buộc thôi học, Trường

thông báo về địa phương nơi học viên có hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, doanh nghiệp nơi học viên làm việc.

Điều 70. Tiếp nhận học viên từ cơ sở đào tạo khác

1. Học viên được tiếp nhận về Trường nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây: a) Trường có ngành đào tạo trùng hoặc gần với ngành đào tạo mà học viên đang học; b) Học viên chuyển nơi cư trú hoặc có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến

nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập; c) Được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đi; d) Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

2. Thủ tục tiếp nhận: a) Học viên làm đơn xin chuyển trường có xác nhận của cơ sở đào tạo đang học kèm

Page 59: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

58

hồ sơ dự thi, quyết định trúng tuyển; b) Hiệu trưởng quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập

tiếp tục của học viên, công nhận các học phần mà học viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình của cơ sở đào tạo học viên xin chuyển đi và của Trường.

Điều 71. Chuyển sang cơ sở đào tạo khác

1. Học viên được xét chuyển sang cơ sở đào tạo khác nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu học viên chuyển nơi cư trú hoặc có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập; b) Xin chuyển đến cơ sở đào tạo có cùng ngành với ngành mà học viên đang học; c) Được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến; d) Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; đ) Không trong thời gian thực hiện luận văn; e) Đã đóng học phí và kinh phí bổ sung (nếu có) năm thứ nhất theo quy định của Trường.

2. Thủ tục chuyển sang cơ sở đào tạo khác: a) Học viên xin chuyển cơ sở đào tạo làm đơn gửi Hiệu trưởng (thông qua khoa Sau

Đại học); b) Khoa Sau Đại học xem xét đơn, xác định tình trạng của học viên và trình Hiệu

trưởng đồng ý hoặc không đồng ý cho học viên chuyển cơ sở đào tạo khác; c) Sau khi nhận được văn bản đồng ý của cơ sở đào tạo chuyển đến, Trường ra quyết

định xóa tên học viên khỏi danh sách học viên của Trường.

Chương 5. TỐT NGHIỆP VÀ CẤP BẰNG THẠC SĨ

Điều 72. Điều kiện tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ

1. Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo quy định của Trường. 2. Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại Điều 58 của Quy chế này. 3. Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu. 4. Có ít nhất 1 bài báo về kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đăng trên tạp chí Khoa

học - Công nghệ Thủy sản của Trường hoặc tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm hoặc có ít nhất 1 báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường trở lên.

Điều 73. Bảng điểm

Bảng điểm cấp cho học viên liệt kê đầy đủ tên các học phần trong chương trình đào tạo, thời lượng của mỗi học phần, điểm đánh giá học phần lần 1 và lần 2 (nếu có), điểm luận văn, điểm trung bình chung học tập toàn khóa và xếp loại học tập.

Điều 74. Xếp loại tốt nghiệp

1. Điểm trung bình chung học tập khóa học: Công thức tính điểm trung bình chung học tập khóa học như sau:

( )

=

=

×

=N

ii

N

iii

n

naA

1

1

Trong đó:

Page 60: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

59

A : điểm trung bình chung học tập khóa học, ai : điểm của học phần thứ i, ni : số tín chỉ của học phần thứ i, N : tổng số học phần.

Luận văn được coi là một học phần. Điểm trung bình chung học tập khóa học được tính đến 02 chữ số thập phân. 2. Xếp loại học tập: Xếp loại học tập dựa trên điểm trung bình chung học tập khóa học như sau: TT Điểm trung bình chung học tập khóa học Xếp loại 1. 2. 3. 4. 5.

9 ÷ 10 8 ÷ 8,99 7 ÷ 7,99 6 ÷ 6,99 5 ÷ 5,99

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình

Điều 75. Hồ sơ cấp bằng thạc sĩ

1. Hồ sơ bảo vệ luận văn. 2. Bản sao bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ. 3. Bản sao bài báo hoặc báo cáo khoa học (bao gồm trang bìa, trang mục lục của tạp

chí hoặc kỷ yếu và bài báo hoặc báo cáo) quy định tại Điều 72 của Quy chế này. 4. Giấy biên nhận luận văn thạc sĩ của Thư viện Trường. Điều 76. Xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ

1. Định kỳ vào tháng cuối từng quý, khoa Sau Đại học tiến hành xét và trình Hiệu trưởng Quyết định tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ cho số học viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

2. Khoa Sau Đại học có trách nhiệm đưa danh sách học viên tốt nghiệp lên Website của Trường, làm thủ tục xin cấp phôi bằng, in và quản lý bằng thạc sĩ.

3. Khoa Sau Đại học chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ tốt nghiệp.

Chương 6. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ BỔ SUNG

Điều 77. Học phí

1. Đầu mỗi năm học, Trường thông báo mức thu học phí đến học viên. 2. Học viên đóng học phí làm 2 lần trong cả khóa học: khi nhập học và tuần đầu của

học kỳ thứ 3. 3. Học viên đóng học phí tại Phòng Kế hoạch – Tài chính. Điều 78. Kinh phí bổ sung

1. Ngoài việc đóng học phí theo quy định, học viên phải đóng kinh phí bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Học theo hình thức không tập trung; b) Học ngoài cơ sở chính; c) Lớp học phần có dưới 10 học viên; d) Bảo vệ lại luận văn; đ) Nộp luận văn trễ 15 ngày so với thời hạn ghi trong quyết định giao đề tài luận văn. 2. Đầu mỗi năm học, Trường thông báo mức thu kinh phí bổ sung đến học viên. 3. Học viên đóng kinh phí bổ sung tại Phòng Kế hoạch – Tài chính.

Page 61: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

60

Chương 6. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 79. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật khiếu nại, tố cáo.

Điều 80. Xử lý vi phạm

1. Đối với học viên: a) Học viên khi dự kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần

nếu vi phạm quy chế, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Quy định về thi và kiểm tra học phần;

b) Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

2. Đối với cán bộ, giảng viên: Cán bộ và giảng viên tham gia tổ chức đào tạo, giảng dạy nếu vi phạm Quy chế này,

tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

_______________________________

Page 62: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

61

D. QUY ĐỊNH TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC (Ban hành tại Quyết định số 721/2012/QĐ-ĐHNT ngày 25/6 /2012)

1. Trước khi nhận đề tài luận văn, học viên phải có một trong các chứng chỉ, văn

bằng sau đây: a) Có kết quả thi Tiếng Anh theo dạng thức chuẩn TOEIC do Trường tổ chức đạt từ

300 điểm trở lên; b) Có kết quả thi Tiếng Anh theo dạng thức chuẩn B1 theo Khung tham khảo Châu Âu

chung về ngoại ngữ (CEFR) do Trường tổ chức đạt từ 35 điểm trở lên; c) Có một trong các chứng chỉ (do tổ chức khảo thí quốc tế cấp) sau: - Tiếng Anh: TOEFL PBT 300 điểm, TOEFL CBT 90 điểm, TOEFL iBT 30 điểm,

IELTS 3.0 điểm, TOEIC 300 điểm trở lên; - Tiếng Pháp: DELF A2, TCF niveau 1 trở lên; - Tiếng Nga: TBU trở lên; - Tiếng Đức: ZD cấp độ A2 trở lên; - Tiếng Trung: HSK cấp độ 1 trở lên; - Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N5 trở lên. d) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; đ) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngoại ngữ.

2. Trước khi được công nhận tốt nghiệp, học viên phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

a) Có chứng chỉ Tiếng Anh cấp độ B1 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (CEFR) do Trường cấp;

b) Có một trong các chứng chỉ (do tổ chức khảo thí quốc tế cấp) sau: - Tiếng Anh: TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm,

IELTS 4.5 điểm, TOEIC 450 điểm trở lên; - Tiếng Pháp: DELF B1, TCF niveau 3 trở lên; - Tiếng Nga: TRKI 1 trở lên; - Tiếng Đức: ZD cấp độ B1 trở lên; - Tiếng Trung: HSK cấp độ 3 trở lên; - Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N4 trở lên. c) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; d) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngoại ngữ.

3. Tổ chức thực hiện: a) Quy định trên áp dụng cho học viên cao học được xét giao đề tài và xét tốt nghiệp

từ 01/01/2013 trở đi. Học viên nộp bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ cho Khoa Sau Đại học để được xem xét;

b) Quy định trên không áp dụng cho học viên cao học có quốc tịch nước ngoài./.

Page 63: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

62

E. QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số 1567/2011/QĐ-ĐHNT ngày 22 /11 /2011)

THỰC HIỆN

TT CÔNG VIỆC TRƯỜNG KHOA/VIỆN

I. KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU

1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đào tạo Thực hiện Tham gia 2. Thành lập hội đồng xây dựng chương trình đào tạo Duyệt Đề xuất

3. Xây dựng chương trình đào tạo, đề cương và đề cương chi tiết học phần

Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo và giảng viên

4. Thẩm định chương trình đào tạo Thực hiện 5. Đăng ký kiểm định chương trình đào tạo Thực hiện Tham gia 6. Cập nhật chương trình đào tạo Duyệt Đề xuất

7. Quản lý chương trình đào tạo, đề cương và đề cương chi tiết học phần

Thực hiện Thực hiện

(*)

8. Thành lập hội đồng xây dựng hồ sơ mở ngành, chuyên ngành đào tạo

Duyệt Đề xuất

9. Lập hồ sơ mở ngành, chuyên ngành đào tạo Hướng dẫn Thực hiện

10. Biên soạn, biên dịch giáo trình và tài liệu tham khảo Thẩm định,

Duyệt (ĐT)

Thực hiện (*)

11. Lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo Duyệt Đề xuất

(*)

II. TUYỂN SINH

1. Lập kế hoạch chỉ tiêu đào tạo hàng năm Thực hiện Đề xuất 2. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh Thực hiện 3. Thông báo tuyển sinh Thực hiện Tham gia 4. Phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, dự tuyển Thực hiện

5. Tổ chức bổ túc kiến thức và ôn tập tuyển sinh Thực hiện Tham gia

(*) 6. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển Hội đồng tuyển sinh

7. Tổ chức nhập học và khai giảng, phổ biến quy định và kế hoạch đào tạo

Thực hiện Tham gia

III. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo khóa học Thực hiện Tham gia 2. Lập thời khoá biểu Thực hiện Đề xuất 3. Điều chỉnh thời khóa biểu Duyệt Đề xuất 4. Mời giảng Thực hiện Đề xuất

5. Giám sát giảng dạy Thực hiện (ĐBCL)

Tham gia

6. Tổ chức thực hành, thí nghiệm Chủ trì

(TH-TN) Thực hiện

7. Quản lý học tập và nghiên cứu khoa học của học viên Kiểm tra Thực hiện 8. Tổ chức ra đề thi, coi thi và chấm thi kết thúc học phần Thực hiện Tham gia

9. Giám sát thi kết thúc học phần Thực hiện (ĐBCL)

10. Quản lý điểm và bài thi kết thúc học phần Thực hiện

Page 64: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

63

11. Giải quyết những thay đổi của học viên, nghiên cứu sinh: nghỉ học tạm thời, đổi ngành đào tạo, chuyển cơ sở đào tạo, miễn học, hoãn thi, học lại, thi lại, buộc thôi học…

Thực hiện Đề xuất

12. Quản lý lý lịch khoa học của giảng viên Thực hiện Thực hiện

13. Lấy ý kiến học viên, nghiên cứu sinh về học phần và khóa học

Thực hiện (ĐBCL)

Tham gia

14. Quản lý hồ sơ học viên, nghiên cứu sinh Thực hiện

15. Quản lý học viên và nghiên cứu sinh nước ngoài Thực hiện (HTĐN)

16. Thông báo thu học phí và kinh phí đào tạo Thực hiện

17. Xác định danh mục học phần bổ sung ở trình độ đại học và thạc sĩ cho nghiên cứu sinh

Duyệt Đề xuất

(*)

18. Lập kế hoạch đào tạo cho từng nghiên cứu sinh Duyệt Đề xuất

(*) 19. Giao chuyên đề tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Duyệt Đề xuất 20. Hợp đồng hướng dẫn chuyên đề với cán bộ ngoài trường Thực hiện Đề xuất

21. Thành lập Hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

Duyệt Đề xuất

22. Tổ chức đánh giá chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan Hướng dẫn,

giám sát Thực hiện

23. Tổ chức cho học viên, nghiên cứu sinh báo cáo khoa học Giám sát (KHCN)

Thực hiện (*)

24. Kiểm tra tiến độ học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh Giám sát Thực hiện

(*)

IV. LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Thành lập hội đồng xét duyệt đề tài luận văn, luận án Hướng dẫn Thực hiện 2. Tổ chức xét duyệt đề cương luận văn, luận án Hướng dẫn Thực hiện

3. Quyết định giao đề tài luận văn, luận án và người hướng dẫn

Duyệt Đề xuất

4. Hợp đồng hướng dẫn luận văn, luận án với cán bộ ngoài trường

Thực hiện Đề xuất

5. Giải quyết những thay đổi trong thực hiện đề tài luận văn, luận án: đổi tên đề tài, người hướng dẫn; gia hạn thực hiện đề tài; bảo vệ sớm …

Duyệt Đề xuất

6. Xét điều kiện được bảo vệ luận văn, luận án Thực hiện 7. Thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án cấp khoa Duyệt Đề xuất 8. Tổ chức đánh giá luận văn, luận án cấp khoa Hướng dẫn Thực hiện 9. Lập hồ sơ đánh giá luận án cấp trường Hướng dẫn Thực hiện

10. Tổ chức phản biện độc lập luận án Thực hiện 11. Thành lập hội đồng đánh giá luận án cấp trường Thực hiện Đề xuất 12. Tổ chức đánh giá luận án cấp trường Chủ trì Tham gia 13. Thẩm định luận án Thực hiện Tham gia

14. Lưu trữ luận văn, luận án Thực hiện

(TV) Thực hiện

V. CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP

1. Xác minh văng bằng, chứng chỉ ngoại ngữ Thực hiện 2. Xét tốt nghiệp, cấp bằng và bảng điểm Thực hiện 3. Xin cấp, cấp đổi phôi bằng; in và quản lý bằng Thực hiện 4. Tổ chức lễ tốt nghiệp Thực hiện Tham gia

Page 65: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

64

Ghi chú:

1. Trong cột Thực hiện :

� Ở cấp Trường nếu không ghi chú gì được hiểu là Khoa Sau Đại học đảm nhận.

� Ở cấp Khoa/Viện nếu có đánh dấu (*) được hiểu là bộ môn quản lý chuyên ngành/

nghiên cứu sinh phải được xin ý kiến hoặc giao trực tiếp thực hiện.

2. Các chữ viết tắt:

� ĐBCL: Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí

� ĐT: Phòng Đào tạo

� HTĐN: Phòng Hợp tác Đối ngoại

� KHCN: Phòng Khoa học – Công nghệ

� KHTC: Phòng Kế Hoạch – Tài chính

� THTN: Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm

� TV: Thư viện

3. Giải thích các thuật ngữ

� Chủ trì: chịu trách nhiệm chính trong điều hành công việc.

� Đề xuất: nêu ra, đưa ra (những) phương án để cấp trên xem xét, quyết định.

� Giám sát: theo dõi xem công việc có được thực hiện đúng qui định không.

� Tham gia: góp phần vào một công việc cụ thể do cấp trường tổ chức.

� Thực hiện: bằng các hoạt động cụ thể để hoàn thành công việc được giao.

� Duyệt: xem xét và đồng ý đề xuất do cấp dưới trình lên.

� Hướng dẫn: cách thức tiến hành công việc đảm bảo đúng qui định.

Page 66: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

65

F. DANH SÁCH KHOA/VIỆN VÀ BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TT Khoa/Viện và Bộ môn Trưởng khoa/viện và Bộ môn

1. KHOA CƠ KHÍ PGS.TS. Nguyễn Văn Nhận Email: [email protected]

1.1. BM Chế tạo máy TS. Đặng Xuân Phương Email: [email protected]

1.2. BM Cơ Điện tử ThS. NCS. Vũ Thăng Long Email: [email protected]

1.3. BM Kỹ thuật nhiệt TS. Trần Đại Tiến Email: [email protected]

2. KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG PGS.TS. Trần Gia Thái Email: [email protected]

2.1. BM Động lực TS. Phùng Minh Lộc Email: [email protected]

2.2. BM Kỹ thuật tàu thủy TS. Huỳnh Văn Vũ Email: [email protected]

2.3. BM Kỹ thuật ô tô TS. Lê Bá Khang Email: [email protected]

3. KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TS. Vũ Ngọc Bội Email: [email protected]

3.1. BM Công nghệ thực phẩm Ths. NCS. Thái Văn Đức Email: [email protected]

3.2. BM Công nghệ chế biến ThS.NCS. Ngô Thị Hoài Dương Email: [email protected]

3.3. BM Công nghệ sau thu hoạch TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương Email: [email protected]

3.4. BM Đảm bảo chất lượng & An toàn thực phẩm TS. Nguyễn Thuần Anh Email: [email protected]

4. KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TS. Phạm Quốc Hùng Email: [email protected]

4.1. BM Kỹ thuật nuôi thủy sản PGS.TS. Lại Văn Hùng Email: [email protected]

4.2. BM Sinh học nghề cá TS. Nguyễn Tấn Sỹ Email: [email protected]

4.3. BM Quản lý môi trường & Nguồn lợi thủy sản TS. Cái Ngọc Bảo Anh Email: [email protected]

5. VIỆN KH&CN KHAI THÁC THỦY SẢN TS. Trần Đức Phú Email: [email protected]

5.1. BM Khai thác ThS. Nguyễn Trọng Thảo Email: [email protected]

5.2. BM Hàng Hải TS. Nguyễn Đức Sĩ Email: [email protected]

6. KHOA KINH TẾ TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Email: [email protected]

6.1. BM Kinh tế học ThS.NCS. Phạm Thành Thái Email: [email protected]

6.2. BM Kinh tế thủy sản TS. Nguyễn Văn Ngọc Email: [email protected]

6.3. BM Quản trị kinh doanh TS. Lê Kim Long Email: [email protected]

6.4. BM Kinh doanh thương mại TS. Nguyễn Thị Trâm Anh Email: [email protected]

6.5. BM Quản trị du lịch ThS. NCS. Lê Chí Công Email: [email protected]

Page 67: HỌC VIÊN CAO HỌC tay Hoc vien cao hoc 2012.pdf · 2013. 8. 9. · SỔ TAY HỌC VIÊN CAO HỌC Năm 2012 ... Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật

66

MỤC LỤC

A. SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 01

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 02

C. QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 38

D. QUY ĐỊNH TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC 61

E. QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 63

G. DANH SÁCH KHOA/VIỆN VÀ BỘ MÔN ĐÀO TẠO 65