190
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI LÊ THTHU HNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIN CA XÃ HI TIÊU DÙNG MSAU CHIN TRANH THGII THHAI (TNĂM 1945 ĐẾN NĂM 1960) Ngành: Lch sthế gii Mã s: 9229011 LUN ÁN TIẾN SĨ SHC NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: GS. TS. TRN THVINH Hà Ni - 2019

HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HẰNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG

MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1960)

Ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. TRẦN THỊ VINH

Hà Nội - 2019

Page 2: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư

liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có

nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng

được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hằng

Page 3: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

iii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Thị Vinh,

giáo viên hướng dẫn, người đã ủng hộ ý tưởng nghiên cứu khoa học của tôi

và là chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác, các thầy cô

trong Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử,

Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội và đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã quan tâm, giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, chồng, các con và

bạn bè thân thiết đã là nguồn động viên lớn lao và động lực để tôi hoàn thành

luận án này.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 4: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................iv

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU........................................................... v

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................... 4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .................. 5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................. 7

7. Cơ cấu của luận án .................................................................................. 9

CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....... 10

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................... 10

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 12

1.2.1. Công trình về những vấn đề lý thuyết ............................................ 13

1.2.2. Các công trình nghiên cứu kinh điển .............................................. 15

1.2.3. Các công trình nghiên cứu đương đại ............................................. 19

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến 22

1.2.5. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ28

Một số nhận xét ......................................................................................... 32

CHƯƠNG 2-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ ................................................................. 35

2.1. Cơ sở lý luận về xã hội tiêu dùng .................................................... 35

2.1.1. Khái niệm xã hội tiêu dùng ............................................................. 35

2.1.2. Các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng ........ 37

2.2. Cơ sở lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ ........................................... 43

2.2.1. Thời kỳ lập quốc (1620-1775) ........................................................ 43

Page 5: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

ii

2.2.2. Thời kỳ Cách mạng Mỹ (1776-1854) ............................................. 45

2.2.3. Thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1885-1920) .................................... 47

2.3. Cơ sở hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 ....... 52

2.3.1. Yếu tố chính trị ............................................................................... 52

2.3.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................. 57

2.3.3. Yếu tố xã hội ................................................................................... 61

Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 66

CHƯƠNG 3-SỰ VẬN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ (1945 -

1960) ................................................................................................................ 67

3.1. Những thay đổi trong phương thức tiêu dùng của nước Mỹ

(1945-1960) ............................................................................................... 67

3.1.1. Thay đổi về nhà ở ........................................................................... 67

3.1.2. Thay đổi về phương tiện di chuyển ................................................ 72

3.1.3. Thay đổi về thiết bị tiêu dùng tiết kiệm lao động ........................... 78

3.1.4. Thay đổi về các loại hình giải trí .................................................... 85

3.2. Sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ .............. 88

3.2.1. Quảng cáo và truyền thông ............................................................. 89

3.2.2. Thẻ tín dụng .................................................................................... 94

3.2.3. Trung tâm thương mại .................................................................... 97

3.2.4. Phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em ................................... 102

Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 106

CHƯƠNG 4-MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ .... 108

4.1. Tác động của xã hội tiêu dùng Mỹ ............................................... 108

4.1.1. Tác động kinh tế ........................................................................... 108

4.1.2. Tác động xã hội ............................................................................. 114

4.1.3. Tác động môi trường..................................................................... 124

4.2. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ và gợi ý cho Việt Nam 129

Page 6: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

iii

4.2.1. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 .... 129

4.2.2. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay .................................... 135

4.2.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam ..................................................... 142

Tiểu kết chương 4 .................................................................................... 148

KẾT LUẬN .................................................................................................. 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154

PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................

Page 7: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AT&T - American Telephone &

Telegraph

Tập đoàn viễn thông Mỹ

CEDA - Clean Energy Deployment

Administration

DDT – Dichloro Diphenyl Trichloroethane

Cơ quan triển khai năng lượng sạch

Thuốc trừ sâu

EPA - Environmental Protection

Agency

Hiệp hội bảo vệ môi trường Mỹ

FHA - Federal Housing Administration Cơ quan quản lý nhà liên bang

G.I. Bill - Genera Issue Bill Luật dành cho cựu chiến binh Mỹ

IMF - International Monetory Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

IT&T - International Telephone and

Telegraph

Tập đoàn viễn thông quốc tế

LEED - Leadership in Energy and

Environmental Design

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về

kiến trúc xanh

MIT - Massachusetts Institute of

Technology

Viện công nghệ Masachusettes

NATO - The North Atlantic Treaty

Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Tây Dương

NDEA - National Defense Education

Act

Luật giáo dục quốc phòng

NPR - National Public Radio Đài phát thanh quốc gia

OECD - Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Page 8: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

v

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

1.Hình 2.1.Bùng nổ trẻ sơ sinh thời kỳ hậu chiến.......................................... 171

2.Hình 2.2.Số trẻ em được sinh ra mỗi năm ở Mỹ (1940-1980).................... 61

3.Hình 3.1.Nhà ở khu đô thị Levittown, Pennsylvania................................. 171

4.Hình 3.2.Tỉ lệ hộ gia đình Mỹ sở hữu xe hơi và sở hữu nhà (1890-

1980)...............................................................................................................

72

5.Hình 3.3.Một số mẫu xe hơi phổ biến trong thập niên 1950....................... 172

6.Hình 3.4.Căn bếp Mỹ thập niên 1950........................................................ 172

7.Hình 3.5.Giấc mơ Mỹ thập niên 1950......................................................... 173

8.Hình 3.6.Rạp chiếu phim ngoài trời cho các gia đình đi xe hơi.................. 174

9.Bảng 3.1.Một số nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng ra đời trong thập niên

1950.................................................................................................................

82

10.Bảng 3.2.Các trung tâm thương mại được xây dựng ở Mỹ thập niên

1950.................................................................................................................

174

11.Hình 4.1.Diện tích nhà trung bình ở Mỹ qua các năm (1980-2013).......... 116

12.Hình 4.2.Thời gian làm việc trung bình của một số quốc gia phát triển,

năm 2014.......................................................................................................

175

13.Hình 4.3.Kỳ nghỉ và ngày nghỉ được trả lương của Mỹ so với các nước

OECD..............................................................................................................

176

14.Bảng 4.1.Một vài số liệu về mức tiêu dùng của người Mỹ........................ 176

15.Bảng 4.2.Mô hình mua sắm xanh ở Mỹ..................................................... 178

Page 9: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển

với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng động và có mức hội

nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với dân số gần 95 triệu người, Việt

Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới [5] và đang bước vào thời kỳ

cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt

Nam. Cơ cấu dân số này sẽ vừa là lực lượng sản xuất chủ lực, vừa là lực

lượng tiêu dùng chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh đã giúp cho thị trường tiêu thụ được

mở rộng. Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị

trường hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt nam đã diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu

đến năm 2020, dân số đô thị sẽ là khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số

cả nước, năm 2025 dân số đô thị sẽ là khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân

số cả nước [28]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi kèm

với sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội

là điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của cư dân đô thị, tạo

nên sức hút mạnh cho các dòng di dân lớn từ nông thôn vào đô thị. Thêm vào

đó, sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các khu công nghiệp, khu

kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính... khiến cho tỷ trọng dân cư đô

thị ở Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước [10].

Sự phát triển dân số cùng quá trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm

đô thị lớn đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại

Việt Nam. Việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ là

động lực kích thích tiêu dùng và đưa tiêu dùng trở thành một yếu tố lớn trong

tổng thể nền kinh tế. Điều đó không chỉ tạo điều kiện gia tăng về số lượng

hàng tiêu dùng và dịch vụ mà còn đa dạng hóa về chủng loại, hình thức,

Page 10: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

2

khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề,

lĩnh vực, nâng cao đổi mới chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế của

thị trường. Bên cạnh đó, những tiện ích về cơ sở hạ tầng và sự kết nối xã hội

thuận lợi đã tạo điều kiện làm gia tăng năng lực mua sắm và thay đổi hành vi

tiêu dùng của người Việt. Lối tiêu dùng của người Việt đang chuyển mạnh từ

tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp sang lối tiêu dùng của một xã hội

công nghiệp.

Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần thay đổi, thu nhập và mức

sống được cải thiện, hệ thống dịch vụ xã hội được mở rộng nên dân cư đô thị

có nhiều cơ hội để phát triển, hoàn thiện văn hóa và lối sống của mình. Trong

đó, biểu hiện rõ nhất là chi tiêu cho nhà ở, giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin,

văn hóa, du lịch, văn học nghệ thuật....trong tổng cơ cấu chi tiêu của các gia

đình ở đô thị đang ngày càng cao hơn so với trước. Các đô thị đang hình

thành một cấu trúc đa văn hóa, gắn với quá trình phân hóa xã hội và đa dạng

hóa thành phần dân cư [10].

Nước Mỹ cũng đã từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với sự bùng nổ

kinh tế, đô thị và dân số trong 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trở

thành quốc gia có đặc trưng là một xã hội tiêu dùng hiện đại bậc nhất thế giới.

Thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1945 đến năm 1960, được

xem là thời kỳ vàng của nước Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến

những thay đổi xã hội lớn chưa từng thấy, cho phép người Mỹ phá vỡ những

khuôn khổ của lối sống cũ. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự phát

triển của các công cụ chính sách trên nhiều phương diện trong hơn một thập

kỷ này đã đưa đời sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ mới. Nước

Mỹ bước vào thời kỳ khi các giá trị tiêu dùng thống lĩnh và chi phối nền kinh

tế, văn hóa, xã hội Mỹ. “Cuộc sống tươi đẹp” được định nghĩa bằng các giá trị

kinh tế hay đời sống vật chất. Cuộc sống của người lao động Mỹ cũng thay

đổi mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình của một nước Mỹ được công nghiệp

Page 11: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

3

hóa với số người tham gia vào các ngành dịch vụ ngày một gia tăng. Sự phát

triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai

một mặt đã tạo ra chất xúc tác thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật, nâng cao

mức sống, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn kinh tế,

xã hội và môi trường cho quốc gia này trong những thập kỷ sau.

Do vậy, việc nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 và tác

động đa chiều của nó đến nước Mỹ trong những thập kỷ tiếp theo có ý nghĩa

cấp thiết về khoa học và thực tiễn đối với Việt Nam. Về khoa học, việc nghiên

cứu làm rõ những vấn đề cốt lõi về sự phát triển của xã hội tiêu dùng từ góc

độ lịch sử vẫn còn là một khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về

Mỹ ở Việt Nam. Về thực tiễn, việc nghiên cứu đánh giá những tác động của

xã hội tiêu dùng Mỹ và những ảnh hưởng lâu dài của nó sẽ góp phần nhận

diện, giải mã xu hướng phát triển của xã hội và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam

hiện nay để từ đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ nhận định này, tác giả đã lựa

chọn vấn đề về xã hội tiêu dùng Mỹ làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt là thời kỳ

sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1960), khi nước Mỹ

đang trong giai đoạn hưng thịnh về kinh tế và thực thi chính sách khuyến

khích tiêu dùng, nhằm tăng cường tri thức về lịch sử Mỹ và gợi mở cho Việt

Nam nhiều gợi ý quan trọng trong việc định hướng chính sách về phát triển

kinh tế, văn hóa tiêu dùng hiện nay và trong những thập niên tới phù hợp với

xu thế phát triển chung của thế giới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu

dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960). Trên cơ sở đó, luận án đánh giá

những tác động của xã hội tiêu dùng đối với sự phát triển của nước Mỹ và đưa

ra những gợi ý kinh nghiệm cho Việt Nam.

Page 12: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

4

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ

yếu sau:

- Hệ thống hóa tư liệu trong và ngoài nước có liên quan đến xã hội

tiêu dùng Mỹ

- Phân tích cơ sở lý thuyết về xã hội tiêu dùng Mỹ và những yếu tố

chi phối, tác động đến sự hình thành của xã hội tiêu dùng Mỹ trong

thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai

- Phân tích sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ trong

giai đoạn 1945 – 1960 để thấy rõ xu hướng tiêu dùng của quốc gia

này và những vấn đề đặt ra

- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của xã hội tiêu dùng

đối với nước Mỹ và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá

trình công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng ở

nước Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm

1960).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, luận án nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ; những biến đổi mạnh

mẽ về điều kiện phát triển, sự vận động và hệ quả của xã hội tiêu dùng Mỹ

trong phạm vi 50 bang của nước Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ

hai.

- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội tiêu

dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1960). Tuy nhiên,

để có một cách nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử nhằm rút ra những đánh

Page 13: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

5

giá, kết luận xác đáng, tác giả cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến

giai đoạn trước và sau thời gian nêu trên. Luận án chọn thời điểm nghiên cứu

xã hội tiêu dùng Mỹ bắt đầu từ năm 1945 vì đây là năm Chiến tranh thế giới

thứ hai kết thúc, đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ lịch sử mới của nước Mỹ

khi bước vào thời kỳ hoàng kim của sản xuất công nghiệp và sự bùng nổ của

nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong thập niên 1930 do khủng hoảng kinh tế và

thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thời điểm nghiên cứu được

lựa chọn kết thúc vào năm 1960 vì đây là thời điểm kết thúc 15 năm nước Mỹ

tập trung phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc, là thời kỳ người dân thực hiện

“Giấc mơ Mỹ” của họ. Đây được xem là thời kỳ nền kinh tế Mỹ đạt được tốc

độ tăng trưởng cao và ổn định xã hội thời kỳ hậu chiến, trước khi chuyển sang

những năm 60 của thế kỷ XX với những biến động lớn trong đời sống kinh tế,

chính trị, văn hóa và xã hội.

- Về nội dung, luận án sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ;

phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển và quá trình vận động của

xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ 1945-1960; đánh giá tác động của xã hội tiêu

dùng đến nước Mỹ trong thời kỳ này và ảnh hưởng của nó trong những thập

kỷ sau để từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật

lịch sử để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận nhằm làm rõ

mối liên hệ và các tác động của bối cảnh lịch sử đối với xã hội Mỹ trong thời

kỳ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ

đạo được sử dụng trong luận án nhằm giải quyết những nhiệm vụ

của luận án. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để tái hiện trung

Page 14: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

6

thực bức tranh về xã hội Mỹ từ năm 1945 đến năm 1960. Phương

pháp logic được sử dụng kết hợp để luận giải các vấn đề trong lịch

sử và tìm ra bản chất, sự vận động không ngừng của xã hội tiêu

dùng Mỹ.

- Phương pháp so sánh cũng được vận dụng nhằm làm rõ các mô hình

trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai của xã hội tiêu dùng Mỹ để

từ đó có thể thấy được những đặc trưng của xã hội tiêu dùng Mỹ

thời kỳ này. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nhằm

làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận án.

4.3. Nguồn tài liệu

- Tài liệu gốc: luận án được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu gốc là

các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về xã hội tiêu dùng

Mỹ nói chung và xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh thế

giới thứ hai, trong đó có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu có

uy tín trong các lĩnh vực sử học, xã hội học, nhân học, kinh tế học...

- Tài liệu khác: luận án cũng được xây dựng dựa trên những nghiên

cứu khác như các báo cáo, số liệu thống kê chính thức của Chính

phủ Mỹ và các sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ, các

bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các trang thông

tin trong và ngoài nước bằng tiếng Việt và tiếng Anh cập nhật tình

hình liên quan đến nội dung của luận án.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống ở Việt Nam

về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn hậu Chiến

tranh thế giới thứ hai (1945-1960), giai đoạn nước Mỹ hưng thịnh

về kinh tế và phát triển các chính sách khuyến khích tiêu dùng.

Page 15: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

7

- Luận án làm rõ một số vấn đề về sự phát triển của xã hội tiêu dùng,

vấn đề còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam; phân

tích nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội tiêu dùng

Mỹ giai đoạn 1945-1960; chỉ ra sự vận động và tác động của xã hội

tiêu dùng đến sự thay đổi tư duy, nhu cầu và hành động của người

tiêu dùng Mỹ; phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của

việc khuyến khích tiêu dùng ở Mỹ để từ đó rút ra một số gợi ý chính

sách cho Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào các nghiên

cứu xã hội tiêu dùng Mỹ cũng như việc giảng dạy lịch sử kinh tế,

lịch sử xã hội và lịch sử văn hóa Mỹ.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Việc nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong khoảng

15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1960) có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn sâu sắc.

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án tập trung vào những vấn đề cốt lõi về sự phát triển của xã hội tiêu

dùng Mỹ nhằm:

- Tổng hợp, làm rõ một số vấn đề về sự phát triển của xã hội tiêu dùng, vấn đề

còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Hệ thống lại lịch sử

phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ từ đầu thế kỷ XX cho đến thời kỳ sau

Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nghiên cứu và khai thác các nguồn tư liệu để phân tích những nhân tố tác

động đến sự bùng nổ của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến, từ năm 1945

đến năm 1960.

- Tìm hiểu và lý giải những quan niệm, tư duy chi phối và dẫn dắt khuynh

hướng tiêu dùng ở Mỹ thời kỳ hậu chiến.

Page 16: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

8

- Đánh giá những ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ nhằm rút ra những gợi ý

cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.

Bằng việc phục dựng lại một giai đoạn lịch sử được xem là thời kỳ vàng

của nước Mỹ với những thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa và sự thay đổi

trong quan niệm, tư duy về lối sống tiêu dùng có tác động và ảnh hưởng lâu

dài đến các thập kỷ sau của nước Mỹ, luận án góp phần bổ sung vào việc

nghiên cứu lịch sử Mỹ ở Việt Nam qua cách tiếp cận vấn đề tiêu dùng trong

xã hội Mỹ thời kỳ 1945-1960.

Luận án sẽ góp phần làm sáng rõ những vấn đề cơ bản cũng như tính hai

mặt của một xã hội tiêu dùng phát triển nhất thế giới. Đây cũng là một cố

gắng lấp vào khoảng trống trong các nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ ở

Việt Nam và gợi ý về những định hướng cho sự phát triển của kinh tế tiêu

dùng tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến với những mặt tích

cực và tiêu cực của nó có thể đem lại những gợi ý cho Việt Nam trong việc

điều chỉnh chiến lược sản xuất và tiêu dùng để đưa ra định hướng chính sách

phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt kinh tế, xã hội

và phát triển bền vững cho Việt Nam.

Nghiên cứu về “Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến

tranh thế giới thứ hai (1945 -1960)” với phương châm khuyến khích tiêu dùng

và những vấn đề đặt ra sẽ gợi mở cho Việt Nam nhiều gợi ý quan trọng trong

quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với xu thế phát triển chung của

thế giới, tiến tới việc định hình cho một nền văn hoá tiêu dùng bền vững ở

Việt Nam. Ngoài việc phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch

sử Mỹ, kết quả nghiên cứu của luận án có thể gợi mở những yếu tố văn hoá,

xã hội tác động đến quan niệm về tiêu dùng của người Mỹ và sự thay đổi của

nó theo thời gian nhằm tạo lập ý tưởng trong việc hợp tác kinh doanh với Mỹ,

Page 17: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

9

giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về tâm lý và nhu cầu trong xu

hướng tiêu dùng ở Mỹ trong quan hệ kinh tế song phương.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương chính:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. Từ việc hệ thống hóa

tư liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả

phân tích, đánh giá tư liệu trên các phương diện như cách tiếp cận, phương

pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, giá trị tham khảo đối với đề tài luận án

để từ đó xây dựng luận cứ cho việc đi sâu phân tích những vấn đề mà luận án

đặt ra.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển của xã hội tiêu

dùng Mỹ (từ năm 1945 đến năm 1960). Chương 2 nêu định nghĩa về xã hội

tiêu dùng, các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng và khái

quát lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ. Tiếp đến, chương phân tích những yếu

tố làm tiền đề cho quá trình hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến tranh

thế giới thứ hai.

Chương 3. Sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ (1945-1960). Chương 3

đi sâu phân tích những thay đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ, thể hiện ở một số

phương thức tiêu dùng của người Mỹ thời kỳ hậu chiến, đồng thời lý giải sự

thay đổi này qua sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ.

Chương 4. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ. Chương 4 nêu một số

đặc điểm cơ bản của xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và

những tác động của nó đến sự phát triển của nước Mỹ trên một số phương

diện. Từ đó, luận án liên hệ với xu hướng tiêu dùng hiện tại ở Việt Nam và

đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Page 18: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nước Mỹ thời hậu chiến đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội

mới, tạo tiền đề cho sự bùng nổ của một xã hội tiêu dùng Mỹ hiện đại. Qua

quá trình nghiên cứu và tham khảo tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chúng

tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu nào tại Việt Nam nghiên cứu cụ thể,

trực tiếp về xã hội tiêu dùng Mỹ cùng với những biến động của nó trong thế

kỷ XX. Tuy nhiên, có thể thấy có một số tư liệu quan trọng về quá trình phát

triển của chủ nghĩa tư bản bởi đây là tiền đề cho sự ra đời của xã hội tiêu

dùng. Cụ thể, đó là các nghiên cứu của tác giả Đỗ Lộc Diệp như Chủ nghĩa tư

bản ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế [7] xuất bản năm 1992, Chủ nghĩa tư bản

ngày nay – mâu thuẫn nội tại, xu thế, triển vọng [8] xuất bản năm 2003, Chủ

nghĩa tư bản đầu thế kỷ 21 [9] xuất bản năm 2003, Chủ nghĩa tư bản đương

đại – Mâu thuẫn và vấn đề [25] của tác giả Nguyễn Khắc Thân xuất bản năm

1996. Đây là những nghiên cứu làm rõ đặc điểm và mâu thuẫn nội tại của chủ

nghĩa tư bản tác động đến chiều hướng vận động chung và những mặt sinh

hoạt xã hội, chủ yếu từ nửa sau thế kỷ XX. Những nghiên cứu này là cơ sở

cho chúng tôi thấy được cơ chế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại cùng

những tiềm năng và giới hạn, hay những mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Công trình Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI – Một

cách tiếp cận từ lịch sử [40] của tác giả Trần Thị Vinh viết năm 2011 là

nghiên cứu tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất trong lịch sử phát

triển chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới. Cuốn sách đã

hệ thống lại các giai đoạn trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ

buổi ban đầu của thế kỷ XX qua hai cuộc chiến tranh thế giới đến thời kỳ hậu

chiến và toàn cầu hóa đầu thế kỷ XXI. Trong cuốn sách này, tác giả Trần Thị

Page 19: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

11

Vinh đã dành một chương đi sâu nghiên cứu và phân tích sự phát triển của

chủ nghĩa tư bản ở Mỹ với tư cách là một siêu cường đóng vai trò chủ chốt

trong hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu với những ảnh hưởng tích cực và

tiêu cực của nó đến tiến trình lịch sử thế giới. Cuốn sách là tư liệu nghiên cứu

ngắn gọn, súc tích về các giai đoạn trong lịch sử hiện đại Mỹ, là cơ sở để

chúng tôi nhìn nhận bối cảnh, nguyên nhân và động lực cho quá trình phát

triển và bùng nổ của xã hội tiêu dùng Mỹ trong giai đoạn lịch sử mà luận án

nghiên cứu là từ năm 1945 đến năm 1960.

Viết về lịch sử Mỹ, cuốn Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội – văn hóa [14]

của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương viết năm 2005 phân tích quá trình hình

thành Liên bang Mỹ và những đặc điểm tiêu biểu về xã hội – văn hóa và con

người Mỹ. Đó là một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, một xã hội không

ngừng phân chia giai cấp, một xã hội cạnh tranh cao với chủ nghĩa thực dụng,

một xã hội mở, đa dạng, phức tạp và năng động. Đây là công trình nghiên cứu

có chiều sâu, giúp chúng tôi hiểu thêm về những giá trị của nước Mỹ trong

suốt chiều dài hình thành quốc gia như niềm tin, thái độ, lối sống...những đặc

trưng cơ bản của một dân tộc.

Cuốn sách Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ [15] do tác giả Nguyễn Thái

Yên Hương và Tạ Minh Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2011, là tài liệu tham

khảo mang tính hệ thống và tương đối toàn diện về Hoa Kỳ trong các lĩnh vực

lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại.

Viết về văn hóa Mỹ, tác giả Trần Kiết Hùng và Phạm Thế Châu đã viết

cuốn Xã hội và nền văn hóa Mỹ [12] giới thiệu hình ảnh khái quát một nước

Mỹ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, phong tục, tập

quán, tôn giáo...Cuốn sách giúp chúng tôi điểm lại những nét cơ bản của xã

hội, con người Mỹ và có cái nhìn bao quát về quốc gia này.

Cuốn Một số vấn đề văn hóa Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai [3]

của tác giả Lê Đình Cúc xuất bản năm 2011 tập trung nghiên cứu văn hoá Mỹ

Page 20: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

12

từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong một số lĩnh vực bao gồm: văn học,

giáo dục, phong trào văn hoá và phản văn hoá, “thế hệ mất mát”, “thế hệ bị

đánh bại”, “những con tàu say”, điện ảnh, âm nhạc. Cuốn sách chủ yếu đề cập

đến các vấn đề tâm lý tình cảm, đời sống, phong cách, tư tưởng và tính năng

động của văn hoá Mỹ.

Tác giả Lê Đình Cúc còn viết cuốn Một số vấn đề tôn giáo Mỹ đương đại

[4] năm 2014. Cuốn sách phân tích sự hình thành và phát triển tôn giáo Mỹ,

từ đó đi sâu nghiên cứu những tôn giáo lớn, phổ biến nhất ở Mỹ và những vấn

đề nổi bật nhất của tôn giáo trong đời sống xã hội Mỹ đương đại. Đây là công

trình nghiên cứu có giá trị tham khảo về mặt văn hóa và đời sống tâm linh của

nước Mỹ, giúp chúng tôi hiểu rõ về nguồn gốc định hình nên những giá trị

Mỹ.

Việc tham khảo các tài liệu nói trên cho thấy, đến nay chưa có một

công trình nghiên cứu nào ở trong nước nghiên cứu chuyên sâu về xã hội

tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960).

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Xã hội tiêu dùng Mỹ đã được nhiều học giả Mỹ cũng như các học giả

nước ngoài xem là một hiện tượng xã hội nổi bật trong quá trình phát triển

của nước Mỹ thế kỷ XX. Nếu như trước đây, xã hội tiêu dùng chỉ là một vấn

đề nghiên cứu có quy mô hẹp trong lịch sử kinh tế và và văn hóa đại chúng thì

từ những năm 80 của thế kỷ XX, xã hội tiêu dùng đã trở thành một chủ đề

nghiên cứu trong bản sắc và lịch sử Mỹ bởi nó gắn liền với tất cả các vấn đề

liên quan đến kinh tế, chính trị, đối ngoại, giáo dục, văn hóa, môi trường, lao

động, sắc tộc, chủng tộc và giới [92, tr. 1-17].

Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã

tiếp cận được một số công trình nghiên cứu, tài liệu, sách báo, tạp chí nước

ngoài liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Dưới đây là tổng quan một

Page 21: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

13

số công trình nghiên cứu từ kinh điển đến hiện đại về xã hội tiêu dùng Mỹ, sự

bùng nổ của nó trong thời kỳ hậu chiến (1945-1960) và một số ảnh hưởng.

1.2.1. Công trình về những vấn đề lý thuyết

Những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết về khái niệm “xã hội

tiêu dùng” có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây. Trong cuốn The

theory of the leisure class: An economic study of institutions (Lý thuyết về

tầng lớp nhàn rỗi: Nghiên cứu kinh tế về các thể chế) [194] viết năm 1899,

Thorstein Veblen đã phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp mới giàu ở Mỹ

hồi cuối thế kỷ XIX nhờ công nghiệp hóa và là người đầu tiên đưa ra khái

niệm “tiêu dùng phô trương” (conspicuous consumption) với lập luận rằng,

người ta chi nhiều tiền bạc cho những hàng hóa “nhìn thấy được” là để chứng

minh mình có tiền của. Ông cho rằng, một bộ phận của giai cấp vô sản bị các

tầng lớp thượng lưu làm biến chất do hấp thụ các giá trị của họ và tìm cách

bắt chước họ.

Trong xã hội hiện đại, bản năng thể hiện sức mạnh và quyền lực được thể

hiện dưới hình thức ganh đua tiền bạc, khoe mẽ, phô trương trong tiêu dùng

và vui chơi giải trí. Khi địa vị càng cao trên nấc thang xã hội, người ta càng ít

tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhưng lại tiêu dùng nhiều để thể hiện

ưu thế, quyền lực, sự giàu có của mình. “Động cơ là sự ganh đua, thói quen so

sánh các cá nhân với nhau đã khuyến khích chúng ta thể hiện rằng mình giỏi

hơn, giàu có hơn những người cùng tầng lớp”, nhưng trên thực tế, “…cuộc

sống riêng tư của đa phần các tầng lớp đều tồi tàn hơn so với những hào

nhoáng mà họ cố tỏ ra trước công chúng” [194, tr. 40]. Từ đây, một loại hàng

hóa mới xuất hiện được mang tên ông, “hàng hóa Veblen”. Đây là loại hàng

hóa mà giá cả của chúng càng cao thì càng hấp dẫn người mua bởi giá cả

được xem là thước đo của sự kiêu hãnh. Đối tượng của loại hàng hóa này là

người giàu, nhất là người mới giàu, tạo nên hiệu ứng Veblen (Veblen effect)

là khi giá tăng cao thì nhu cầu cũng tăng theo [44, tr. 349]. Cuốn sách này của

Page 22: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

14

Veblen được xem là tác phẩm kinh điển, là công trình vĩ đại của lý thuyết

kinh tế, có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử và xã hội. Đây là cuốn

sách không thể thiếu trong việc nghiên cứu lý thuyết về lịch sử phát triển xã

hội và các nhu cầu xã hội. Cuốn sách là một lý giải quan trọng cho hành vi

tiêu dùng ngày một lớn của các xã hội hiện đại.

Trong cuốn sách The Consumer Society: Myths and Structures [47] (Xã

hội tiêu dùng: huyền thoại và cấu trúc) xuất bản năm 1970, Jean Baudrillard

đã đề cập đến một trạng thái xã hội mới. Thông qua việc nghiên cứu, phân

tích các hệ thống chủ thể, khách thể, phương tiện truyền thông, nghệ thuật

đương đại, những trào lưu thời thượng trong xã hội, ông đã đi đến kết luận, xã

hội đương đại là xã hội tiêu dùng và xã hội ký hiệu. Tác phẩm này của Jean

Baudrillard được đánh giá là một nghiên cứu xã hội học xuất sắc về xã hội

tiêu dùng, gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực lý luận văn hóa và truyền

thông đại chúng. Đây là công trình vô cùng hữu ích cho chúng tôi trong việc

tìm hiểu mối liên hệ giữa những đặc trưng xã hội, sự phát triển nhanh chóng

của khoa học kỹ thuật và tác động của chúng tới những hình ảnh về một thế

giới vật chất và nhu cầu tiêu dùng.

Năm 2000, giáo sư sử học Mỹ Gary Cross đã đề cập đến hệ tư tưởng

chiếm ưu thế ở Mỹ cuối thế kỷ XX là chủ nghĩa tiêu dùng. Trong cuốn sách

An All-Consuming Century: Why Commercialism Won in Morden America

[74] (Một thế kỷ tiêu dùng: Sự thắng thế của chủ nghĩa thương mại trong

nước Mỹ hiện đại), ông đã khái quát về xã hội tiêu dùng qua con số khổng lồ

những chiếc ô tô, những thiết bị điện tử, những bữa ăn nhanh, những chuyến

đi nghỉ và vô số các loại hàng hóa và dịch vụ khác đang được một bộ phận

ngày càng lớn người Mỹ mong muốn và tiêu dùng. Theo Cross, mặc dù người

Mỹ có thể không xem chủ nghĩa tiêu dùng như một hệ tư tưởng, nhưng ý thức

hệ này thực tế lại đang vận hành xã hội của họ. Chúng tôi thấy đây là một

cuốn sách viết trong thời kỳ mới, phản ánh được xuyên suốt những diễn biến về

Page 23: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

15

thực tiễn phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thế kỷ XX. Những lý giải

của Gary Cross đã đem lại một cách nhìn mới cho sự phát triển của xã hội tiêu

dùng Mỹ hiện đại. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo lớn cho đề tài nghiên

cứu của luận án.

Khi nghiên cứu tài liệu viết về xã hội tiêu dùng, chúng tôi đã hệ thống lại

các công trình này như sau:

1.2.2. Các công trình nghiên cứu kinh điển

Tiêu dùng trước hết là một vấn đề liên quan đến kinh tế, đến các vấn đề

cung và cầu. Trong cuốn The General Theory of Employment, Interest, and

Money [117] (Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) xuất bản

năm 1936, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-

1946) đã gây tiếng vang bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như sự

quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng

cầu. Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này đã trở thành hòn đá tảng trong

kinh tế học Keynes. Ông phê phán kinh tế học cổ điển, tân cổ điển và đưa ra

các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, nguyên lý số nhân, hiệu suất biên

của vốn và tính thanh khoản. Đây là công trình kinh tế nền tảng, giúp chúng

tôi hiểu được những vấn đề cơ bản liên quan đến tiêu dùng.

Đề cập tới mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng, những

nghiên cứu kinh điển thường bàn đến mối liên hệ giữa tầng lớp xã hội với vấn

đề sản xuất, xem đây là những yếu tố quyết định của quá trình trao đổi hàng

hóa. Trong cuốn The Marx-Engels Reader [189] (Cùng đọc Mác và Engen)

xuất bản năm 1972, Robert Tucker đã tổng hợp lại tất cả các công trình

nghiên cứu quan trọng của Karl Marx và Frederick Engels về chủ nghĩa tư

bản với luận điểm chính rằng, chủ nghĩa tư bản khác với các mô hình sản xuất

khác ở chỗ hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của những người sản xuất ra

chúng và giá trị của hàng hóa không nằm ở giá trị sử dụng mà nằm trong giá

trị trao đổi. Hai hình thái giá trị nói trên tuy cùng tồn tại trong hàng hoá

Page 24: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

16

nhưng trong quá trình trao đổi, hình thái giá trị sử dụng đã tạm thời bị gạt

sang một bên để giá trị làm tròn chức năng trao đổi ngang giá của nó với

những hàng hóa khác. Giá trị hàng hóa của quá trình sản xuất tư bản chủ

nghĩa đã được trừu tượng hóa và không còn gắn với giá trị sử dụng thực của

chúng. Chúng tôi nhận thấy, đây là cuốn sách thu thập được đầy đủ các quan

điểm lớn của Karl Mark và Engels, giúp chúng tôi có được những kiến thức

cơ bản và tổng hợp về chủ nghĩa tư bản, nền tảng giá trị của hàng hóa, làm cơ

sở để so sánh, đối chiếu và liên hệ với những quan điểm và lý thuyết sau này.

Nếu như các nghiên cứu của Karl Marx và Engels đưa ra một cách nhìn

duy vật về chủ nghĩa tư bản, xem công nghệ và kỹ thuật đã cấu thành nên một

hệ thống xã hội tư bản mới thì Marx Weber lại đưa ra một cách nhìn duy tâm

khi cho rằng có một tập hợp những tư tưởng đã cấu thành chủ nghĩa tư bản và

tạo ra lực đẩy cho những phát triển công nghệ và tài chính mới. Trong cuốn

The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism [198] (Đạo đức Tin lành và

tinh thần của chủ nghĩa tư bản) viết năm 1905, Max Weber đặc biệt chú trọng

đến vai trò của động lực cá nhân trong các quá trình chuyển biến xã hội. Ông

đã nỗ lực đưa các yếu tố như giá trị xã hội, hành vi ứng xử và đời sống tinh

thần vào trong một khuôn khổ lý thuyết để giải thích sự chuyển biến xã hội.

Ông đi sâu tìm hiểu tâm thế của nền đạo đức Calvin vốn cho rằng lao động,

của cải và lợi nhuận không những được chấp nhận và được đề cao, mà thậm

chí còn trở thành một sức mạnh thúc bách về mặt đạo đức và thống trị về mặt

luân lý, điều mà ông cho là có sự “tương hợp chọn lọc” với tinh thần của chủ

nghĩa tư bản, hay với những yêu cầu về mặt phẩm chất và tính cách của một

nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi nhận thấy những lý giải uyên

thâm trong công trình nghiên cứu kinh điển của Marx Weber là cơ sở cho

những phân tích về động lực thúc đẩy sản xuất trong xã hội tư bản Mỹ. Luận

điểm ý nghĩa mà Marx Weber đưa ra cho thấy sự vận hành của quyền lực và

Page 25: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

17

tư tưởng là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc và các công cụ khác

[21, tr. 32][205].

Mô hình cơ bản về giá trị và giá trị sử dụng của Karl Marx đã được những

người theo trường phái tân Mác xít tiếp tục phân tích và phát triển trong thế

kỷ XX. Một trong những công trình mang đậm dấu ấn này là cuốn Dialectic

of Enlightment [104] (Phép biện chứng của thời kỳ Khai sáng) do Max

Horkheimer và Theodor Adorno viết năm 1944. Max Horkheimer và Theodor

Adorno cho rằng, sự thống trị của các kỹ thuật hiện đại đã khiến “công nghiệp

văn hóa” dần dần phát hiện ra tính sao chép và tính đồng chất của nó, hình

thành nên phong cách nghệ thuật “đồng nhất”, dẫn đến hủy diệt nghệ thuật

sáng tạo. “Con người thay vì bước vào thời kỳ của ánh sáng văn minh mới thì

lại chìm vào một thời kỳ mông muội”. Cho rằng “công nghiệp văn hóa” có

tính thương mại và tính tiêu dùng, họ đã tiên lượng trước rằng, mô hình này

dưới sự điều khiển của chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ tạo ra một nền văn hóa

đại chúng mà ở đó nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị

nhà sản xuất điều khiển vì những lợi ích riêng. Cuốn sách này giúp chúng tôi

nhìn thấy được quá trình từ thương mại hóa đến sản xuất đại trà các sản phẩm

văn hóa, giúp luận giải cho sự tiến triển của quá trình sản xuất và tiêu dùng

trong xã hội hiện đại.

Một tác phẩm nổi tiếng khác đưa ra những nhận định sâu sắc về kỹ năng

thao túng người tiêu dùng của nhà sản xuất là cuốn The Affluent Society [87]

(Xã hội thịnh vượng) viết năm 1958 của John Kenneth Galbraith. Trong cuốn

sách này, Galbraith đã nêu bật 3 luận điểm chính về mối quan hệ giữa sản

xuất và tiêu dùng gồm: (1) nhà sản xuất chính là người tạo ra những nhu cầu

mới cho người tiêu dùng, (2) mối quan hệ giữa mua sắm và sử dụng hàng hóa

ngày càng lỏng lẻo, (3) gia tăng tiêu dùng tư nhân tất yếu dẫn đến sự suy giảm

hàng hóa công. Ông cũng đề cập đến những phương thức mà nhà sản xuất sử

dụng thông qua quảng cáo mà ông gọi là “cỗ máy sản xuất nhu cầu” để tạo ra

Page 26: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

18

những khao khát về hàng hóa của họ. Ông cho rằng, trong thời kỳ phát triển

của các doanh nghiệp lớn, cầu về hàng hóa thực chất đã bị bóp méo để tạo nên

một sức cầu giả tạo chứ không phải là sự ưa thích thực sự của người tiêu

dùng.Từ đó, ông đi đến kết luận, “thực chất, sự ưa thích tiêu dùng là phản ánh

mong muốn của các tập đoàn lớn như một hiệu ứng phụ thuộc và như vậy nền

kinh tế sẽ tiếp tục lao vào những mục tiêu sai lầm” [87, tr. 100-260]. Những

luận giải trong công trình của John Kenneth Galbraith giúp chúng tôi thấy rõ

được những động cơ thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội từ phía nhà sản xuất.

Tương tự, Betty Friedan trong cuốn The Feminine Mystique [86] (Bí ẩn nữ

giới) viết năm 1963 đã đưa ra những phê bình về giới kinh doanh, truyền

thông và quảng cáo đương đại. Giới kinh doanh cho rằng, những bà nội trợ

Mỹ với “niềm khao khát không tên” và “nguồn năng lượng cần giải tỏa” trong

một xã hội thịnh vượng thời hậu chiến sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho

hoạt động kinh doanh của họ. Họ cho rằng, nếu như nhiều phụ nữ được học

hành, họ sẽ trở thành những nhà khoa học và sẽ không có thời gian đi mua

sắm. Bởi vậy, để gia tăng sức mua ở nữ giới, các nhà kinh doanh tiếp tục tìm

cách giữ chân phụ nữ ở nhà với những chiêu quảng cáo “khiến công việc nội

trợ trở nên sáng tạo hơn” [86, tr. 197-219]. Betty Friedan cho rằng, hình ảnh

người nội trợ lý tưởng đã được khai thác triệt để nhằm tạo ra một thị trường

tiêu dùng lớn và ổn định cho những người có tiềm năng mua hàng này. Các

phương tiện truyền thông đã đưa ra nhiều hình ảnh lôi cuốn cho hàng nghìn

sản phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực như thực phẩm, thuốc uống, làm đẹp,

thời trang và nhiều sản phẩm gia dụng khác. Cuốn sách của Betty Friedan là

tác phẩm kinh điển mở đầu cho các tác phẩm viết về nữ quyền ở Mỹ những

năm 60 của thế kỷ XX. Tác phẩm của bà là tài liệu tham khảo quý giá cho

luận án trong quá trình viết về mối liên hệ giữa tiêu dùng với vấn đề về giới,

một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ thời

hậu chiến.

Page 27: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

19

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 70 của thế kỷ XX,

chủ nghĩa tư bản đã phát triển một cách mạnh mẽ với sự hỗ trợ của những

thành tựu khoa học - công nghệ. Trong cuốn sách The Cultural

Contradictions of Capitalism [49] (Những mâu thuẫn văn hóa của chủ nghĩa

tư bản) viết năm 1976, nhà xã hội học Mỹ Daniel Bell cho rằng, xã hội Mỹ

thời hậu chiến là thời kỳ nở rộ của chủ nghĩa cá nhân và lối sống hưởng thụ.

Theo ông, những biến chuyển này trong xã hội hiện đại nảy sinh từ những

xung đột giữa ba lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa bởi mỗi lĩnh vực vận

hành theo những nguyên lý và hướng tới các mục tiêu khác nhau. Nếu như

kinh tế tư bản chủ nghĩa tạo cho con người lòng nhiệt tình, sự hăng say lao

động, óc sáng tạo, tính mạo hiểm và tinh thần trách nhiệm thì cũng chính sự

thành công của nó đã sản sinh ra một loạt ảnh hưởng làm băng hoại đạo đức

xã hội. Khác với thế hệ cha ông quen lao động cần cù và hướng đến tương lai,

thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại lại thích hưởng thụ, phản kháng và nổi loạn.

Thế hệ luôn tiết kiệm cho tương lai được tiếp nối bởi một thế hệ luôn hướng

tới tiêu dùng. Như vậy, sự thành công của kinh tế tư bản chủ nghĩa lại làm suy

yếu sức đề kháng trong lĩnh vực đạo đức của thế hệ trẻ và Daniel Bell gọi đây

là “những mâu thuẫn văn hóa của chủ nghĩa tư bản”. Công trình này của

Daniel Bell được đánh giá là một trong những tác phẩm kinh điển thời hiện

đại, giúp chúng tôi nhìn thấy những mặt trái của chủ nghĩa tư bản được thể

hiện rõ nét trong xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến. Daniel lập luận rằng,

nếu như đạo đức Tin lành đã từng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của

chủ nghĩa tư bản thì đến lượt nó lại bị chủ nghĩa tư bản làm suy tàn với sự ra

đời của các phương thức mua bán trả góp, thẻ tín dụng cùng hình thái sản xuất

và tiêu dùng với khối lượng lớn được kích thích bởi cơ chế khuyến khích tiêu

dùng.

1.2.3. Các công trình nghiên cứu đương đại

Page 28: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

20

Trong khi những nghiên cứu kinh điển chủ yếu đề cập và lý giải về quá

trình sản xuất vật chất thì các nghiên cứu đương đại lại tìm cách lý giải theo

hướng xem xét nhu cầu và ý nghĩa của hàng hóa trong xã hội hiện đại, lấy

hành động tiêu dùng làm yếu tố trung tâm để phân tích. Những nghiên cứu

này đặc biệt chú ý đến chức năng biểu trưng của hàng hóa. Trong cuốn

Culture and Consumption: New Approaches to the Symbolic Character of

Consumer Goods and Activities [137] (Văn hóa và tiêu dùng: Những góc nhìn

mới về tính biểu tượng của hàng hóa và hoạt động tiêu dùng) viết năm 1990,

Grant McCracken đã tìm hiểu nguồn gốc và động lực của xã hội tiêu dùng.

Ông đã đưa ra một trong những lý thuyết đương đại có tính hệ thống nhất, cho

rằng hàng hóa chính là trung gian giữa văn hóa và tiêu dùng. Theo ông, hai

lĩnh vực văn hóa và tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau trong các xã hội

hiện đại. Tiêu dùng được hình thành, định hướng và điều tiết bởi văn hóa.

Ngược lại, văn hóa cũng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào tiêu dùng. Trong

đó, hàng hóa là vật trung gian mang các đặc trưng văn hóa và đưa vào cuộc

sống thường ngày. Nghiên cứu của Grant McCracken đã đem lại cho chúng

tôi một cách nhìn mới về ý nghĩa văn hóa của việc tiêu dùng, giúp cho việc lý

giải hành vi tiêu dùng trong xã hội Mỹ hiện đại.

Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến chức năng biểu trưng của hàng

hóa gồm: The Social Life of Things: Commodities in Cultural Perspective

[43] (Cuộc sống xã hội của sự vật: hàng hóa từ góc nhìn văn hóa) do Arjun

Appadurai viết năm 1986 cho thấy, “hàng hóa đại diện cho các hình thức và

phân phối xã hội phức tạp” ... và do có sự trao đổi nên giá trị của đồ vật sẽ

được thay đổi trong quá trình lưu thông. Cuốn The World of Goods: Towards

an anthropology of consumption [76] (Thế giới của hàng hóa: nghiên cứu

nhân học về tiêu dùng) của Mary Douglas và Baron Isherwood viết năm 1979

cho rằng, hàng hóa có khả năng giúp con người giao tiếp, tạo bản sắc và thiết

lập các mối quan hệ xã hội. Cuốn Material Culture and Mass Consumption

Page 29: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

21

[140] (Văn hóa vật chất và tiêu dùng đại trà) của Daniel Miller viết năm 1987

cho thấy quá trình hình thành các quan hệ xã hội thông qua hoạt động tiêu

dùng. Trong cuốn The Romantic Ethic and the Spirit of Modern Consumerism

[63] (Tư tưởng lãng mạn và tinh thần của chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại) viết

năm 1987, Colin Campbell cho rằng, sự thao túng của các nhà sản xuất đối

với tiêu dùng cũng không thể sánh được so với chính “chủ nghĩa hưởng thụ”

được khuyến khích bởi xã hội tiêu dùng. Những công trình này là cơ sở giúp

chúng tôi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của hàng hóa trong xã hội hiện đại.

Một nghiên cứu nổi bật khác đề cập đến văn hóa và tiêu dùng là cuốn

Distinction: A Social Critique of the Judgment of Taste [56] (Sự khác biệt:

phê phán xã hội về thị hiếu) của Pierre Bourdieu viết năm 1979. Đây là một

công trình xuất sắc trong lĩnh vực dân tộc học và xã hội học, làm sáng tỏ

những nền tảng xã hội cơ bản về thị hiếu. Phân tích của ông chỉ ra rằng sự

khác biệt về thị hiếu hay khiếu thẩm mỹ là bắt nguồn từ nền tảng văn hóa, xã

hội và xuất thân gia đình. Ông lập luận, thị hiếu của chúng ta được định hình

bởi giáo dục, nguồn gốc xã hội và được sử dụng để hợp pháp hóa những khác

biệt xã hội và hình thành quan niệm trong mỗi người. Ông còn cho rằng thứ

thị hiếu được chúng ta công nhận chính là sản phẩm thị hiếu của tầng lớp

thống trị. Hay nói cách khác, khiếu thẩm mỹ của xã hội nói chung đã và đang

bị chi phối bởi nhóm công dân tinh hoa trong xã hội. Tuy Bourdieu không đề

cập trực tiếp đến các vấn đề về hàng hóa và tiêu dùng, nhưng nghiên cứu của

ông đã cung cấp một luận cứ lý thuyết quan trọng về mối quan hệ giữa hàng

hóa và tầng lớp bởi trong xã hội tiêu dùng, các nhà sản xuất thường tác động

vào tâm lý hướng thượng của tầng lớp trung lưu là nhóm dân số chiếm phần

đông và có tiềm năng tiêu dùng mạnh mẽ các sản phẩm văn hóa.

Viết về xã hội tiêu dùng Mỹ qua các thời kỳ, hai cuốn sách có giá trị tham

khảo lớn là cuốn Consumer Society in American History: A Reader [92] (Xã

hội tiêu dùng trong lịch sử Hoa Kỳ) của Lawrence Glickman viết năm 1999

Page 30: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

22

và cuốn The Consumer Society Reader [169] (Viết cho người đọc về xã hội

tiêu dùng) của Juliet Schor và Douglas Holt viết năm 2000. Hai cuốn sách này

là những bộ sưu tập hữu ích, tổng hợp nghiên cứu của nhiều tác giả từ kinh

điển đến đương đại về sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ qua các thời kỳ.

Đây là những tài liệu quan trọng cho chúng tôi nắm bắt được lịch sử của vấn

đề nghiên cứu và có cái nhìn toàn diện về xã hội tiêu dùng Mỹ dưới quan

điểm đa ngành của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học xã hội

và nhân văn.

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến

Nước Mỹ những năm 40 và 50 của thế kỷ XX được các nhà sử học gọi

chung là thời kỳ “bùng nổ”. Sự thịnh vượng của nước Mỹ thời hậu chiến đã

thúc đẩy sự phát triển của xã hội tiêu dùng. Trong cuốn People of Plenty:

Economic Abundance and the American Character [155] (Một dân tộc thịnh

vượng: phồn vinh kinh tế và tính cách Mỹ) viết năm 1954, David Potter đã

đưa ra lý thuyết về sự phồn vinh, cho rằng sự phát triển của văn hóa dân tộc

phụ thuộc vào sự giàu có của quốc gia. Từ đó, ông nghiên cứu tác động của sự

phồn vinh đến sự hình thành tính cách dân tộc. Ông cho rằng, xã hội Mỹ thời

hậu chiến là xã hội của sự gia tăng của cải và mong muốn tiêu dùng, tính cách

Mỹ từ đây cũng thay đổi và xã hội Mỹ thực sự bước vào thời kỳ của một xã hội

tiêu dùng. Nghiên cứu của David Potter là một trong những nghiên cứu đặc

sắc, phân tích sự thay đổi trong tính cách dân tộc cùng với những biến chuyển

kinh tế xã hội. Đây là một trong những tư liệu quan trọng giúp chúng tôi nhìn

thấy những bước chuyển trong xã hội và con người Mỹ thời hậu chiến.

Về những thay đổi trong tính cách Mỹ thời hậu chiến, không thể không

nhắc đến tác phẩm gây ảnh hưởng của nhà xã hội học David Riesman, The

Lonely Crowd: A study of the changing American character [159] (Đám đông

cô đơn: nghiên cứu về sự thay đổi trong tính cách Mỹ), xuất bản năm 1950.

Page 31: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

23

Lấy bối cảnh nước Mỹ khi chuyển dịch từ xã hội sản xuất sang xã hội tiêu

dùng thời kỳ hậu chiến với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu mới, David

Riesman đã phân tích sắc sảo và thuyết phục sự thay đổi trong tính cách của

họ. Ông đã chỉ ra 3 tính cách điển hình trong xã hội Mỹ, đó là: (1) “dung hòa

để thích nghi”, đây là kiểu tính cách truyền thống, dành cho những “người

bình thường”, (2) “phát triển lệch lạc”, dành cho những “người không theo

quy tắc, phóng túng” và (3) “phát triển độc lập”, dành cho những người “có

thể tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhưng tự do quyết định xem

có tuân thủ hay không”. Ông đi đến kết luận rằng, dù thuộc nhóm tính cách

nào thì con người cũng không thấy tự do và hạnh phúc bởi họ luôn bị định

hướng dưới hình thức này hoặc hình thức khác nên luôn cảm thấy bị đánh mất

mình và cô đơn. Những phân tích về các kiểu tính cách của tầng lớp trung lưu

mới ở Mỹ thời kỳ hậu chiến đã giúp chúng tôi hiểu biết hơn về các vấn đề tâm

lý, chính trị, kinh tế mà mỗi cá nhân phải đối mặt trong bước chuyển mình

của một xã hội hiện đại.

Quan niệm của người Mỹ những thập kỷ sau chiến tranh về một cuộc sống

hạnh phúc là theo đuổi “Giấc mơ Mỹ” với một ngôi nhà ở ngoại ô, có xe hơi,

có việc làm ổn định, lập gia đình, sinh con và có mức sống tương đồng với

các gia đình khác. Ý thức này đã được nhà sử học Elaine Tyler May phản ánh

trong cuốn sách Homeward Bound: American Families in the Cold War Era

[136] (Ngày trở về: gia đình Mỹ trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh) viết năm

1969 với lập luận rằng, chính quyền liên bang và người dân Mỹ đã xem

phương thức tiêu dùng mới như một phương cách có thể xóa nhòa những

khác biệt giai cấp và nhấn mạnh đến vai trò truyền thống của giới trong xã hội

Mỹ. Nghiên cứu của bà là tư liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên

cứu về sự thay đổi ước mơ và nguyện vọng của các cá nhân và gia đình truyền

thống Mỹ khi bước sang một giai đoạn phát triển mới của dân tộc, trong đó,

Page 32: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

24

tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện một hình thái mới của

“Giấc mơ Mỹ”.

Trong thời kỳ này, hàng hóa được mua nhiều nhất là Tivi (TV) khiến thập

kỷ 1950 được gọi là thời kỳ hoàng kim của TV khi nó tạo ra những thay đổi

mạnh mẽ trong đời sống Mỹ. Trong tác phẩm As seen on TV: The Visual

Culture of Everyday Life in the 1950s [133] (TV: văn hóa hình ảnh trong đời

sống Mỹ thập kỷ 1950) của Karal Marling viết năm 1994, bà đã mô tả TV

như một nguồn cung cấp thông tin quan trọng cũng như một hình thức giải trí

không thể thiếu hàng ngày của người Mỹ. Nghiên cứu của bà là cơ sở để

chúng tôi tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Mỹ sau chiến tranh và tác

động của TV đến hàng triệu người tiêu dùng Mỹ.

Trong bài viết From Town Center to Shopping Center: The

Reconfiguration of Community Marketplaces in Postwar America [71] (Từ

trung tâm thành phố đến trung tâm mua sắm: xây dựng lại các trung tâm mua

sắm ở Mỹ thời hậu chiến) viết năm 1996, nhà sử học Lizabeth Cohen đã lý

giải việc mua sắm nhiều hơn, mua những sản phẩm mới hơn, tốt hơn, chứng

tỏ là một công dân tốt vì sự phục hồi kinh tế sau hơn một thập kỷ suy thoái và

chiến tranh phụ thuộc vào nền kinh tế tiêu dùng với khối lượng lớn. Sau đó,

bà đã viết tiếp cuốn A Consumer’s Republic: The Politics of Mass

Consumption in Postwar America [72] (Nền cộng hòa của người tiêu dùng:

chính trị trong vấn đề tiêu dùng của nước Mỹ thời hậu chiến) viết năm 2003.

Đây là một nghiên cứu xuất sắc mô tả sự gia tăng tiêu dùng đã định hình nên

đời sống nước Mỹ thời kỳ hậu chiến qua chiến lược tái thiết nền kinh tế quốc

gia và khẳng định các giá trị dân chủ.

Viết về vấn đề tiêu dùng thời hậu chiến, tác phẩm Diners, Bowling Alleys,

and Trailer Parks: Chasing the American Dream in the Postwar Consumer

Culture [107] (Quán ăn, Khu chơi bowling và Khu nhà di động: theo đuổi

Giấc mơ Mỹ trong văn hóa tiêu dùng thời hậu chiến), 2001, Andrew Hurley

Page 33: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

25

đã mô tả sự chuyển mình của các vùng ngoại ô Mỹ với sự phát triển mạnh mẽ

của văn hóa tiêu dùng. Trong đó, ông nêu bật 3 loại hình dịch vụ được xã hội

Mỹ lúc đó chi tiêu nhiều nhất là các quán ăn, khu chơi bowling và các khu

nhà di động. Qua đó, ông phân tích những nỗ lực của người lao động Mỹ để

có được một cuộc sống tốt đẹp sau hai thập kỷ suy thoái và chiến tranh. Quán

ăn, khu chơi bowling và khu nhà di động giúp họ đẩy lùi quá khứ nghèo khó,

được xem là nơi để họ chứng tỏ mình đã bước vào tầng lớp trung lưu. Tuy

nhiên sau đó, đây lại chính là những nơi diễn ra sự va chạm của những mâu

thuẫn trong lòng nước Mỹ. Đó là sự chia rẽ sâu sắc về chủng tộc, sắc tộc, tầng

lớp, giới và thế hệ. Cuốn sách hé lộ một phần câu chuyện lịch sử văn hóa xã

hội của nước Mỹ, giúp chúng tôi có thêm những góc nhìn khác về đời sống xã

hội Mỹ thời hậu chiến.

Tuy nhiên, sự ổn định và thịnh vượng của nước Mỹ thập kỷ sau chiến

tranh cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn và bất đồng. Robert

Samuelson trong tác phẩm The Good Life and Its Discontents: The American

Dream in the Age of Entitlement, 1945 – 1995 [164] (Cuộc sống tươi đẹp và

những bất ổn: Giấc mơ Mỹ trong thời kỳ thịnh vượng, 1945 – 1995) viết năm

1995 cho thấy một nước Mỹ chưa bao giờ giàu có và thịnh vượng hơn thế.

Thế nhưng, nghịch lý là người dân trong một quốc gia được xem là giàu có

nhất, hùng mạnh nhất và dân chủ nhất này lại luôn trong tâm trạng bất an. Lý

giải cho điều này, Robert Samuelson cho rằng, khi người Mỹ bước vào thời

kỳ một xã hội tiêu dùng với ý thức đề cao cá nhân và dân chủ thì họ cũng kỳ

vọng nhiều hơn vào chính phủ nhằm đảm bảo cho họ các quyền về an sinh xã

hội, việc làm và an ninh cá nhân. Tuy nhiên, thực tiễn chính trị và xã hội

trong thập kỷ ngay sau hậu chiến đã khiến người Mỹ trở nên hoài nghi về

tương lai của nước Mỹ và Robert Samuelson đã gọi đây không phải là “Giấc

mơ Mỹ” mà chỉ là “Ảo tưởng Mỹ”. Cuốn sách của Robert Samuelson đã được

nhiều học giả đánh giá là cuốn sách của thời đại. Đây là tài liệu tham khảo

Page 34: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

26

quan trọng giúp chúng tôi hiểu được những vấn đề nội tại của nước Mỹ trong

thời kỳ hưng thịnh nhất.

Tương tự, trong cuốn Grand Expectations: The United States, 1945 – 1974

[151] (Kỳ vọng lớn: nước Mỹ thời kỳ 1945 – 1974) viết năm 1996, James

Patterson đã điểm lại những sự kiện lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

văn hóa của nước Mỹ, phác họa nên một bức tranh tổng thể về nước Mỹ thời

kỳ từ năm 1945 đến sự kiện Watergate đầu thập niên 1970. Đây là thời kỳ có

nhiều sự kiện đã ghi đậm dấu ấn trong lịch sử Mỹ và lịch sử thế giới, từ các

cuộc chiến đẫm máu ở Triều Tiên, sự ra đời của chủ nghĩa McCarthy, các vụ

ám sát Tổng thống Kennedy, ám sát Mục sư Martin Luther King đến cuộc

chiến tại Việt Nam, vụ bê bối Watergate và việc từ chức của Tổng thống

Nixon. Bên cạnh đó, Patterson còn phác họa một bức tranh xã hội Mỹ thời kỳ

mới với sự bùng nổ của các khu dân cư, dân số, tiêu dùng và cơ sở hạ tầng.

Trong cuốn sách này, Patterson cũng cho thấy sự kỳ vọng lớn lao của người

Mỹ vào chính phủ về một “Giấc mơ Mỹ” đã bị lung lay trước các sự kiện

chính trị tiêu cực. Cùng với cuốn sách nói trên của Robert Samuelson, nghiên

cứu của James Patterson là sự tổng hợp các sự kiện chính trị, xã hội quan

trọng của nước Mỹ trong giai đoạn mà luận án đang nghiên cứu (1945-1960).

Đồng hành cùng sự phát triển của xã hội tiêu dùng là sự ra đời các phương

thức kinh doanh mới nhằm kích thích bán hàng và gia tăng lợi nhuận. Một

trong những chủ đề về sự phát triển của xã hội tiêu dùng được nhiều học giả

đề cập đến là lĩnh vực quảng cáo. Tác phẩm Advertising the American

Dream: Making Way for Modernity, 1920 – 1940 [130] (Quảng cáo Giấc mơ

Mỹ: mở đường cho tính hiện đại, 1920 – 1940) của Roland Marchand viết

năm 1985 là nghiên cứu xuất sắc về sự phát triển của quảng cáo nửa đầu thế

kỷ XX. Theo ông, đầu những năm 20 của thế kỷ XX là bước ngoặt của ngành

quảng cáo khi các nhà quảng cáo chuyển trọng tâm từ việc hướng vào sản

phẩm sang hướng đến người tiêu dùng, coi sản phẩm là giải pháp cho các vấn

Page 35: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

27

đề của người tiêu dùng. Nói cách khác, quảng cáo thời gian này bắt đầu đề

cao các giá trị của người tiêu dùng. Bằng việc minh họa về quảng cáo qua các

công cụ như phát thanh truyền hình, tạp chí, báo hình, tranh ảnh, Roland

Marchand đã cho thấy sự thao túng của giới quảng cáo nhằm duy trì lối sống

tiêu dùng.

Một nghiên cứu đáng chú ý khác là cuốn Captains of Consciousness:

Advertising and the Social Roots of Consumer Culture [82] (Kẻ dẫn dắt nhận

thức: quảng cáo và nguồn gốc xã hội của văn hóa tiêu dùng) của Stuart Ewen

viết năm 1976. Trong cuốn sách này, Stuart Ewen đã gọi các nhà quảng cáo là

những “kẻ dẫn dắt nhận thức” bởi chính họ là người xây dựng nên những hình

ảnh mới làm thay đổi nhận thức của phụ nữ, nam giới và các gia đình Mỹ.

Ông cho rằng, các nhà quảng cáo không còn tìm cách bán sản phẩm mà là họ

đang tìm cách “bán lối sống”, định hình cho người tiêu dùng nên “mua gì” và

“mơ ước gì”. Mục tiêu truyền thống của quảng cáo là bán sản phẩm nay đã

chuyển thành mục tiêu tạo nhu cầu và thói quen.

Michael Schudson trong cuốn Advertising, the Uneasy Persuasions: Its

Dubious Impact on American Society [172] (Quảng cáo, sự thuyết phục không

dễ dàng: tác động của quảng cáo đến xã hội Mỹ), 1986, đã đưa ra một đánh

giá sắc nét về ảnh hưởng và sức mạnh của quảng cáo trong xã hội Mỹ. Theo

ông, trên thực tế, một quảng cáo có thể ảnh hưởng không nhiều tới doanh số

bán hàng nhưng lại có xu hướng “tác động mạnh đến thái độ và lối sống”.

Đồng quan điểm với ông, Sut Jhally trong cuốn The Code of Advertising:

Fetishism and the Political Economy of Meaning in the Consumer Society

[112] (Qui tắc của quảng cáo: sự say mê hàng hóa và kinh tế chính trị trong

xã hội tiêu dùng) viết năm 1997 cho rằng, thứ ngôn ngữ thương mại trong

quảng cáo như một hiện tượng văn hóa có sức ảnh hưởng xã hội lớn hơn cả

tác động kinh tế mà nó mang lại. Theo ông, bằng việc đưa quảng cáo lên TV,

truyền hình đã biến khán giả của họ thành những người làm công cho giới

Page 36: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

28

truyền thông, không khác nào những công nhân trong các nhà máy bởi chính

họ sẽ là những người tiếp thụ và truyền tải thông điệp một cách hữu hiệu nhất

về sản phẩm trong xã hội và đem lại lợi nhuận cho giới truyền thông và doanh

nghiệp.

Một nghiên cứu khác cũng lý giải về tác động của quảng cáo đến xã hội là

cuốn Breaking up America: Advertisers and the New Media World [190]

(Phân chia nước Mỹ: các nhà quảng cáo và thế giới truyền thông mới) viết

năm 1997 của Joseph Turow. Trong cuốn sách này, Turow đã phân tích quá

trình các nhà quảng cáo chuyển đối tượng tiếp thị từ số đông đại trà sang các

nhóm số ít, tạo thành những phân khúc thị trường với các nhóm người tiêu

dùng được phân loại theo thu nhập, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tình

trạng hôn nhân và phong cách sống. Các thông tin nhân khẩu học ngày một

chi tiết này cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận được với các nhóm dân cư

tương đối đồng nhất trên thị trường tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho họ

trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân và nét đặc trưng của

các nhóm.

Những nghiên cứu điển hình nói trên về quảng cáo là tư liệu tham khảo

quan trọng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về những phương thức

thúc đẩy tiêu dùng trong quá trình phát triển của nước Mỹ nói chung và trong

thời kỳ hậu chiến nói riêng.

1.2.5. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ

Sự lên ngôi của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thế kỷ XX một mặt tạo ra chất

xúc tác thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật, nâng cao mức sống nhưng đồng

thời cũng gây nhiều bất ổn kinh tế, xã hội và môi trường cho nước Mỹ.

Về tác động kinh tế, nhà kinh tế học Robert Frank đã có một nghiên cứu

nổi tiếng viết năm 1999 về những tác động của xã hội tiêu dùng là Luxury

Fever: Why Money Fails to Satisfy in an Era of Excess [85] (Cơn sốt hàng xa

xỉ: Vì sao tiền bạc không làm ta hài lòng trong kỷ nguyên của sự dư thừa).

Page 37: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

29

Trong cuốn sách này, ông đã chỉ trích thời đại này là kỷ nguyên tiêu thụ thừa

mứa khi người Mỹ “đốt” lương và thu nhập vào những mặt hàng sang trọng

với tốc độ chưa từng có. Xã hội Mỹ với nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn kéo

theo thời gian lao động dài đã khiến nhiều người Mỹ không còn thời gian rảnh

rỗi và đặc biệt là không có thời gian dành cho gia đình, bè bạn và cộng đồng.

Nghiên cứu của Robert Frank với nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vì sao

người Mỹ bị thôi thúc phải chi tiêu và vay mượn thật nhiều, dẫn đến khả năng

tiết kiệm giảm mạnh. Tuy nhiên, những lựa chọn tiêu dùng này vẫn không

làm họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Cuốn sách vừa là sự phân tích kinh tế, vừa là

sự phân tích tâm lý của xã hội tiêu dùng Mỹ trong những thập kỷ thịnh vượng

của nước Mỹ, đem lại cho chúng tôi kiến thức về giới siêu giàu ở Mỹ trong

những thập kỷ hậu chiến và ảnh hưởng của họ đối với hành vi mua sắm của

các tầng lớp khác trong xã hội.

Một nghiên cứu khác cũng nói về tác động của việc chi tiêu quá mức dẫn

đến vay nợ và không kiểm soát được chi tiêu là cuốn Credit Card Nation: The

Consequences of American’s Addition to Credit [129] (Quốc gia thẻ tín dụng:

hậu quả từ việc lạm dụng thẻ tín dụng của người Mỹ) của Robert Manning

viết năm 2000. Ông đã viết lại lịch sử sử dụng thẻ tín dụng của nước Mỹ

trong những thập kỷ qua. Theo ông, cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng bắt

đầu tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc nới lỏng các quy định về thẻ tín

dụng từ năm 1978. Các công ty thẻ tín dụng không còn chỉ hướng tới các

khách hàng thu nhập cao mà còn hướng đến cả tầng lớp trung lưu và thu nhập

thấp. Sự phụ thuộc của người tiêu dùng Mỹ vào các khoản tín dụng quá dễ

dàng đã tiềm ẩn những hiểm họa lớn cho nền kinh tế Mỹ. Bằng cách làm rõ

những chiến lược tiếp thị của ngành thẻ tín dụng, Robert Manning đã cho thấy

ảo tưởng về một cuộc sống tốt đẹp mà người Mỹ lầm tưởng. Câu chuyện về

thẻ tín dụng là câu chuyện về niềm tin của người Mỹ về hạnh phúc trong một

xã hội chuyển động không ngừng, trong đó thẻ tín dụng trở thành công cụ để

Page 38: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

30

đạt được Giấc mơ Mỹ. Nghiên cứu của ông là tư liệu tham khảo không thể

thiếu cho chúng tôi khi viết về sự thay đổi phương thức tiêu dùng của người

Mỹ thời hậu chiến.

Cũng đề cập đến những tác động của xã hội tiêu dùng tới nền kinh tế Mỹ,

Chuck Vollmer đã có bài viết Consumption-Based Economy [195] (Nền kinh tế

tiêu dùng) năm 2013. Nghiên cứu của ông là sự xâu chuỗi tác động kinh tế của

xã hội tiêu dùng Mỹ qua nhiều thập kỷ và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế

hiện tại. Đây là tư liệu có giá trị phân tích cao và cập nhật thông tin cho vấn đề

nghiên cứu của luận án.

Về tác động xã hội, gia tăng tiêu dùng ở Mỹ đã trở thành nỗi băn khoăn

của nhiều học giả trước những xu hướng mới trong thói quen tiêu dùng, khả

năng tiết kiệm cá nhân và thời gian lao động. Juliet Schor là một trong những

học giả có nhiều công trình nghiên cứu về sự gia tăng tiêu dùng và những tác

động của nó đến các gia đình Mỹ. Điển hình là các nghiên cứu The

Overworked American: The Unexpected Decline of Leisure [165] (Người Mỹ

làm việc quá sức: không có thời gian cho giải trí) xuất bản năm 1957, trong

đó Juliet Schor cho rằng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn, người

Mỹ đã tăng số người tạo thu nhập trong gia đình và tăng thời gian làm việc

trong tuần khiến Mỹ trở thành quốc gia có thời gian làm việc trung bình cao

nhất trong số các quốc gia có nền kinh tế phát triển; cuốn The Overspent

American: Upscaling, Downshifting, and the New Consumer [166] (Người

Mỹ chi tiêu quá mức: giàu có, nghèo khổ và người tiêu dùng thời đại mới)

viết năm 1997, Juliet Schor đưa ra kết luận rằng “Giấc mơ Mỹ” ngày một lớn

bởi nhu cầu gia tăng của giới nhà giàu đã khiến các tầng lớp xã hội khác lấy

đó làm chuẩn mực và cố gắng đi theo cho dù họ có khả năng đáp ứng được

hay không.

Sau đó, bà đã viết tiếp hai cuốn Do Americans Shop too Much? [170]

(Phải chăng người Mỹ mua sắm quá nhiều?) năm 2000 và cuốn Born to Buy:

Page 39: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

31

The Commercialized Child and the New Consumer Culture [168] (Sinh ra để

mua sắm: trẻ em trong quá trình thương mại hóa và nền văn hóa tiêu dùng

mới) năm 2004. Bà kết luận, với sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, từ

thập kỷ 1990 đến nay, mặc dù hàng triệu người Mỹ đã có một đời sống vật

chất phong phú hơn nhưng cảm giác thiếu thốn cũng ngày một nhiều hơn.

Năm 2002, bà đã có bài viết Understanding the New Consumerism,

Inequality, Emulation and the Erosion of Well-Being [167] (Chủ nghĩa tiêu

dùng mới, bất bình đẳng, tính ganh đua và suy giảm thịnh vượng). Theo Juliet

Schor, những thay đổi xã hội như (1) sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập, (2)

sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động và (3) vai trò ngày một lớn

của truyền thông điện tử, đã kích thích cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng

Mỹ. Quan niệm về “hàng tiêu dùng thiết yếu” thay đổi ngày một nhanh

chóng, đưa những hàng hóa từng được xem là hàng xa xỉ thành hàng hóa phổ

thông. Đi cùng với nó là ước muốn kiếm được thật nhiều tiền và trở thành

động lực tài chính được phổ biến rộng rãi ở Mỹ. Tư tưởng tiêu dùng này đã có

những tác động lớn đến xã hội Mỹ như: làm gia tăng khoảng cách về nhu cầu

và khả năng thanh toán; gây bất an về tài chính và gia tăng thời gian làm việc

để tăng thu nhập cho tiêu dùng, khiến nhiều cá nhân và gia đình Mỹ rơi vào

tình trạng căng thẳng; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất

lượng sống. Các công trình nghiên cứu dày dặn của Juliet Schor là những tư

liệu tham khảo hết sức thuyết phục cho chúng tôi khi vừa tổng hợp được

những xu hướng tiêu dùng trong xã hội Mỹ, vừa nêu được những tác động mà

nó đem lại cho xã hội này.

Về tác động môi trường, hai tác phẩm là The Poor Pay More [64] (Người

nghèo phải trả nhiều hơn) của David Caplovitz viết năm 1963 và Silent Spring

[66] (Mùa xuân im lặng) của Rachel Carson viết năm 1962 đã khiến nước

Mỹ phải giật mình với những chi phí mà người nghèo Mỹ phải trả trong xã

hội tiêu dùng và hậu quả môi trường từ hành vi tiêu dùng của người Mỹ.

Page 40: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

32

Nghiên cứu của Rachel Carson đã thực sự gây sốc cho nhiều người khi biết

rằng những hoá chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nhiều

loại chất khác sử dụng trong nông nghiệp đã tham gia vào chuỗi thức ăn và

hiện diện trên bàn ăn của các gia đình. Cuốn sách của bà đã tạo ra ảnh hưởng

sâu rộng tại Mỹ, làm thay đổi chính sách quốc gia về thuốc trừ sâu và được

ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu.

Năm 1965, tác phẩm Unsafe at Any Speed [145] (Không an toàn ở mọi tốc

độ) của Ralph Nader đã khởi xướng phong trào bảo vệ người tiêu dùng với

lập luận rằng người tiêu dùng thực chất đã bị “thao túng, lừa gạt và làm tổn

thương không chỉ bởi những kẻ trục lợi nhất thời mà còn bởi chính những

doanh nghiệp có uy tín.” Ông cho rằng ngành công nghiệp ô tô đã mang tới

cái chết, đau thương và nỗi buồn vô tận cho hàng triệu người bởi các nhà sản

xuất ô tô chỉ cố gắng sản xuất ra những “văn phòng di động” hay “trung tâm

giải trí” hơn là cung cấp những phương tiện có chức năng bảo vệ tính mạng

con người. Nader cho rằng “việc mang lại cho người tiêu dùng những kỹ năng

để bảo vệ họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính

phủ”. Chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu gây tiếng vang này có giá trị to

lớn, là cơ sở cho các lý giải về mặt tiêu cực của xã hội tiêu dùng Mỹ mà luận

án đề cập tới. Cụ thể như việc gia tăng nhu cầu về nhà ở dẫn đến tăng các nhu

cầu sử dụng năng lượng và các đồ dùng vật chất; gia tăng các phương tiện lưu

thông hiện đại sẽ dẫn đến gia tăng sử dụng nhiên liệu; gia tăng các xu hướng

du lịch mới sẽ dẫn đến quá trình phá hủy sinh thái.

Một số nhận xét

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tư liệu trong và ngoài nước liên quan

đến đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, những công trình được phân tích nêu trên là những nghiên cứu

tiêu biểu có liên quan đến đề tài của luận án.

Page 41: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

33

Thứ hai, hiện chưa có công trình nghiên cứu tại Việt Nam chuyên sâu về

xã hội tiêu dùng Mỹ nói chung và xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ sau Chiến

tranh thế giới thứ hai.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đi sâu phân tích các bình

diện khác nhau của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thế kỷ XX trên các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử đến xã hội học, nhân học, tâm lý học, giới...

từ góc nhìn và cách tiếp cận của người Mỹ và một số học giả nước ngoài.

Tuy nhiên, việc khảo cứu các nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ

hậu Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy, một số vấn đề chưa được làm rõ.

Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung phân tích một cách hệ thống những vấn đề

sau đây:

- Làm rõ những nhân tố thúc đẩy sự hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ thời

kỳ 1945 – 1960;

- Phân tích những thay đổi lớn về quan niệm và lối tiêu dùng Mỹ trong

thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1960);

- Phân tích những tác động của xã hội tiêu dùng đối với sự phát triển của

nước Mỹ trong giai đoạn này và những thập kỷ sau.

Đề tài sẽ được viết một cách hệ thống về xã hội tiêu dùng Mỹ trong một

giai đoạn lịch sử của nước Mỹ. Sự đa dạng trong lĩnh vực chuyên môn và mục

đích nghiên cứu của các học giả nước ngoài sẽ cung cấp cho tác giả nguồn tư

liệu phong phú và quý giá để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Luận án sẽ góp

phần làm sáng rõ những vấn đề cơ bản cũng như tính hai mặt của một xã hội

tiêu dùng phát triển nhất thế giới để từ đó góp phần vào việc gợi mở những

định hướng về sự phát triển của xã hội tiêu dùng bền vững ở Việt Nam trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 42: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

34

Page 43: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

35

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ

2.1. Cơ sở lý luận về xã hội tiêu dùng

2.1.1. Khái niệm xã hội tiêu dùng

Khái niệm xã hội tiêu dùng từ lâu đã nhận được mối quan tâm của

nhiều quốc gia trên toàn cầu. Để phân tích nội hàm của khái niệm này, cần

làm rõ định nghĩa về tiêu dùng, người tiêu dùng, một số ý nghĩa của việc tiêu

dùng để từ đó đưa ra một quan niệm thống nhất về xã hội tiêu dùng xuyên

suốt trong luận án.

Trong từ điển tiếng Việt, tiêu dùng được định nghĩa là việc “sử dụng

những của cải vật chất, bao gồm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thoả mãn các nhu

cầu của xã hội” [37]. Tiêu dùng là động lực của quá trình sản xuất, kích thích

cho sản xuất phát triển” [29].

Danh từ người tiêu dùng được từ điển Oxford của Anh định nghĩa là

“người đưa ra các quyết định cuối cùng trong việc mua sắm, sử dụng các hàng

hóa và dịch vụ” [34]. Theo từ điển Nhà đầu tư của Mỹ, người tiêu dùng là

“một cá nhân mua sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng và không nhằm mục

đích sản xuất hoặc bán lại” [33]. Hay, người tiêu dùng là người có nhu cầu, có

khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc

sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình” [29].

Đối với khái niệm xã hội tiêu dùng, từ điển Cambridge của Anh định

nghĩa “xã hội tiêu dùng là một xã hội mà ở đó, người dân đi mua sắm thường

xuyên, đặc biệt là mua sắm những thứ họ không thực sự cần đến, một xã hội

đề cao việc sở hữu nhiều của cải vật chất” [32]. Từ điển Oxford của Anh định

nghĩa “xã hội tiêu dùng là một xã hội mà ở đó, việc mua bán hàng hóa và dịch

Page 44: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

36

vụ được xem là hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng bậc nhất, một xã hội đề

cao chủ nghĩa vật chất” [35].

Ngoài ra còn có những định nghĩa khác như “xã hội tiêu dùng là một xã

hội mà ở đó, việc tiêu thụ hàng hóa được khuyến khích bởi tăng trưởng kinh tế

của xã hội đó phụ thuộc vào chi tiêu của người dân”, hay “xã hội tiêu dùng là

một xã hội mà ở đó, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ với khối lượng lớn được

thúc đẩy bởi truyền thông đại chúng và là hoạt động kinh tế chủ đạo” [36].

Theo lý thuyết của nhà kinh tế học, xã hội học Mỹ Thorstein Veblen

trong cuốn The theory of the leisure class: An economic study of institutions

(Lý thuyết về tầng lớp nhàn rỗi: Nghiên cứu kinh tế về các thể chế) viết năm

1899, xã hội tiêu dùng là một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở phát triển

nhu cầu mua bán hàng hoá và dịch vụ với số lượng lớn để thỏa mãn nhiều

hơn nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của đời sống người dân [194].

Theo nhà xã hội học người Pháp Jean Baudrillard, xã hội tiêu dùng là

một xã hội mà ở đó người ta tiêu dùng không phải để thỏa mãn những nhu

cầu thật, mà là chạy theo thỏa mãn những khao khát bị “chào mời” và bị

“kích thích”. Ông cho rằng hàng hóa không chỉ đơn thuần mang giá trị sử

dụng và giá trị trao đổi như trong lý thuyết về hàng hóa của Mác mà còn

mang giá trị “ký hiệu” nhằm khẳng định phong cách, dấu ấn và quyền lực.

Nói cách khác, cái mà người ta tiêu dùng không phải là giá trị sử dụng của

một sản phẩm hay của một dịch vụ mà đúng hơn đó là “tính biểu tượng” mà

sản phẩm hay hàng hóa đó mang lại, ở đó có những tiêu chuẩn đo lường theo

quyền lực và địa vị xã hội [47, tr. 87-104].

Theo nhà sử học Mỹ Gary Cross, hệ tư tưởng chiếm ưu thế trong xã hội

Mỹ cuối thế kỷ XX là chủ nghĩa tiêu dùng. Cross định nghĩa xã hội tiêu dùng

là “một xã hội mà ở đó, tiêu dùng đã trở thành tín ngưỡng và đem lại ý nghĩa

cho các cá nhân và vai trò của họ trong xã hội” [74, tr. 7]. Trong suốt thế kỷ

XX, ý thức này đã thầm lặng ăn sâu vào lối sống Mỹ khiến họ hầu như không

Page 45: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

37

có ý thức xem xét hay điều chỉnh nó. Khi mô tả về sự thắng lợi của hệ tư

tưởng này, Cross đã chỉ ra nguyên nhân chính là ý tưởng về tự do và dân chủ

đã tác động đến hành vi con người. Theo ông, xã hội tiêu dùng Mỹ đã chiếm

lĩnh thế kỷ này bởi nó không chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của

người tiêu dùng mà còn giúp họ thích ứng với một xã hội đa dạng với nhu cầu

ngày một lớn về tự do cá nhân và thực hiện ước muốn về hạnh phúc trong thế

giới vật chất.

Từ những cơ sở trên, có thể rút ra một định nghĩa bao hàm những khía

cạnh khác nhau của xã hội tiêu dùng. Theo đó, xã hội tiêu dùng là một thuật

ngữ dùng để chỉ một xã hội có các chính sách kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu

dùng. Xã hội tiêu dùng này có khuynh hướng xem trọng vật chất, lấy tiêu

dùng vật chất làm mục đích, thước đo cho các giá trị sống. Việc mua sắm

hàng hóa và dịch vụ không chỉ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con

người mà còn để thể hiện phong cách và lối sống của họ. Tiêu dùng được xem

là đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc sống của mỗi cá nhân. Họ mua sắm

vật dụng không hẳn để sử dụng mà vì lòng ham muốn chúng và để thỏa mãn

cái tôi của người tiêu dùng.

2.1.2. Các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng

Sự ra đời của xã hội tiêu dùng đã được các nhà lý thuyết từ kinh điển đến

đương đại lý giải trong nhiều thập kỷ qua. Trước hết, luận án sẽ trình bày lý

thuyết kinh điển của nhà kinh tế học, xã hội học người Mỹ, Thorstein Veblen

(1857-1929), tiếp đến là các lý thuyết đương đại của các nhà xã hội học có

ảnh hưởng như Jean Baudrillard, Pierre Bourdieu, Mary Douglas - Baron

Isherwood và Grant McCracken.

Xuất phát từ giả định cho rằng, tiêu dùng là một hiện tượng xã hội, các nhà

lý thuyết đã lý giải hiện tượng này trong chính bối cảnh xã hội họ đang sống

nhằm trả lời câu hỏi “tiêu dùng để làm gì?” Câu trả lời của họ được tổng kết

Page 46: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

38

ngắn gọn trong những lý do đã trở thành động lực cho sự ra đời, tồn tại và

phát triển của xã hội tiêu dùng [160], đó là:

- Tiêu dùng để thể hiện địa vị xã hội (positional logic)

- Tiêu dùng để thể hiện giá trị (normative logic)

- Tiêu dùng để tạo sự khác biệt (logic of distinction)

- Tiêu dùng để giao tiếp xã hội (relational logic)

- Tiêu dùng để thể hiện giá trị văn hóa (cultural logic)

Thorstein Veblen – Tiêu dùng để thể hiện địa vị xã hội: Thorstein Veblen

(1857-1929) là một nhà xã hội học, kinh tế học người Mỹ gốc Na Uy. Ông là

một chuyên gia phân tích kinh tế Mỹ và nổi tiếng với tác phẩm The theory of

the leisure class: An economic study of institutions (Lý thuyết về tầng lớp

nhàn rỗi: Nghiên cứu kinh tế về các thể chế), 1899. Trong tác phẩm này, ông

cho rằng vấn đề cơ bản trong việc tìm hiểu một xã hội công nghiệp không

nằm ở việc hiểu về qui trình sản xuất hàng hóa mà phải là hiểu về ý nghĩa của

hàng hóa trong xã hội đó. Theo ông, bên cạnh chức năng thỏa mãn nhu cầu

thiết yếu của con người như ăn, ở, mặc, đi lại…thì việc tiêu thụ hàng hóa còn

có chức năng thể hiện năng lực kinh tế và địa vị xã hội của người tiêu dùng.

Ông quan sát những người mới giàu ở Mỹ hồi cuối thế kỷ XIX nhờ công

nghiệp hóa và nhận thấy họ thường bắt chước lối sống của tầng lớp trên đến

từ châu Âu. Họ cố gắng đi theo phong cách sống và tham gia vào các hoạt

động giải trí của giới quí tộc. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong hành vi

tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền nhằm phô trương của cải.

Veblen gọi hành vi này là “tiêu dùng phô trương” và “giải trí phô trương”.

Giả định cơ bản trong lý thuyết của ông là: “gốc rễ mọi hành động của con

người và động cơ ẩn sau nó chính là sự ganh đua, niềm kiêu hãnh và tính đố

kỵ” [194, tr. 36]. Theo đó, các tầng lớp dưới quan sát cuộc sống, thói quen

của các tầng lớp trên và lấy đó làm chuẩn mực để đi theo. Những người có

khả năng theo đuổi xu thế được xem là thành công và ngược lại, những người

Page 47: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

39

bị tụt hậu so với xu thế bị xem là thất bại về mặt xã hội. Người nghèo hơn

muốn phô trương để che giấu sự nghèo khó, người kém thành đạt muốn phô

trương để che giấu sự kém cỏi. Ông lập luận rằng, người ta chi nhiều tiền cho

những hàng hóa “nhìn thấy được” là để chứng minh mình có tiền của. “Động

cơ là sự ganh đua, thói quen so sánh các cá nhân với nhau đã khuyến khích

người ta thể hiện rằng mình giỏi hơn, giàu có hơn những người cùng tầng

lớp” [194, tr. 40]. Như vậy, theo lý thuyết của Veblen, bên cạnh giá trị sử

dụng thông thường, hàng hóa còn có giá trị là vật biểu trưng, thể hiện địa vị

xã hội của người sử dụng hay sở hữu chúng. Ở thời Veblen, những người

không mấy giàu có đã biết tằn tiện chi tiêu cho sinh hoạt gia đình để mua sắm

những đồ dùng cá nhân đắt tiền nhằm duy trì hình ảnh của mình trước công

chúng. Từ đây, một loại hàng hóa mới xuất hiện được mang tên ông, gọi là

hàng hóa Veblen. Đây là loại hàng hóa mà giá cả của chúng càng cao thì càng

hấp dẫn người mua bởi giá cả được xem là thước đo của sự giàu có. Đối

tượng của loại hàng hóa này là người giàu, nhất là người mới giàu, tạo nên

hiệu ứng Veblen là khi giá tăng cao thì nhu cầu cũng tăng theo [44, tr. 349].

Jean Baudrillard – Tiêu dùng để thể hiện giá trị: Jean Baudrillard (1929-

2007) là một nhà xã hội học, nhà triết học và nhà lý thuyết văn hóa người

Pháp. Trọng tâm nghiên cứu của ông là những đặc trưng của xã hội hiện tại và

tương lai với sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật và phương thức sinh

tồn của con người trong xã hội đó. Trong cuốn sách Xã hội tiêu dùng: huyền

thoại và cấu trúc” (The Consumer Society: Myths and Structures) xuất bản

năm 1970, thông qua việc nghiên cứu phân tích các hệ thống chủ thể, khách

thể, phương tiện truyền thông, nghệ thuật đương đại, những trào lưu thời

thượng trong xã hội, ông đã đi đến kết luận xã hội đương đại là xã hội tiêu

dùng và xã hội ký hiệu, một hình thức xã hội nâng sự tiêu dùng lên thành hệ

tư tưởng. Ông khẳng định, xã hội tiêu dùng là một xã hội mà ở đó người ta

mua sắm không phải để thỏa mãn những nhu cầu thật, mà là chạy theo thỏa

Page 48: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

40

mãn những khao khát bị “chào mời” và bị “kích thích”. Họ bị thúc đẩy bởi

khao khát muốn những người khác thấy hình ảnh họ là người “thành đạt”, có

một “vị trí” nhất định trong xã hội và có một cuộc sống đáng thèm muốn. Nói

cách khác, cái mà người ta mua về không nhằm mục đích để sử dụng sản

phẩm hay dịch vụ đó, mà đúng hơn là họ mua “tính biểu tượng” mà sản phẩm

hay hàng hóa đó mang lại bởi chúng có những tiêu chí thể hiện giá trị xã hội

của người tiêu dùng. Từ đó, ông cũng khẳng định, xã hội tiêu dùng là hình

thái xã hội được tổ chức dựa trên việc tiêu thụ và phô bày hàng hóa để qua đó,

các cá nhân có thể bộc lộ cá tính, bản sắc và địa vị của mình. Trong xã hội

tiêu dùng, hàng hóa được sử dụng và thay thế một cách nhanh chóng.

Baudrillards cho rằng, xã hội tiêu dùng cần nhiều hàng hóa để tồn tại và chính

vì lẽ đó mà nó cũng phải nhanh chóng thay thế các hàng hóa cũ bằng các hàng

hóa và dịch vụ mới [47, tr. 49-87].

Pierre Bourdieu – Tiêu dùng để thể hiện sự khác biệt: Pierre Bourdieu

(1920 – 2002) là một nhà xã hội học, nhân học và triết học người Pháp. Trong

cuốn Sự khác biệt: phê phán xã hội về thị hiếu (Distinction: A Social Critique

of the Judgment of Taste) viết năm 1979, Pierre Bourdieu phân tích sự khác

biệt thị hiếu dựa vào nền tảng văn hóa, xã hội và xuất thân gia đình của mỗi

cá nhân. Theo ông, trong một xã hội có giai cấp, các giai cấp thông qua thị

hiếu và cách hành xử để chứng minh sự khác biệt của mình với các giai cấp

khác. Thị hiếu của các tầng lớp trên khác với các tầng lớp dưới thể hiện ở

nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng và giải trí. Ông cho rằng thứ thị

hiếu được chúng ta công nhận chính là sản phẩm thị hiếu của tầng lớp thống

trị. Hay nói cách khác, khiếu thẩm mỹ của xã hội nói chung đã và đang bị chi

phối bởi nhóm công dân tinh hoa trong xã hội đó. Tuy nhiên, khi các tầng lớp

dưới có khả năng tiếp thu được những giá trị của các tầng lớp trên thì tầng lớp

trên lại tiếp tục thay đổi thói quen và phương thức tiêu dùng bằng cách sáng

tạo hoặc theo đuổi các xu hướng và trào lưu mới nhằm duy trì khoảng cách xã

Page 49: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

41

hội và tạo sự khác biệt với các tầng lớp dưới. Chính sự phân biệt thị hiếu này

đã làm cho sự phân tầng xã hội ngày một lớn hơn. Có thể thấy, văn hóa đại

chúng và văn hóa tiêu dùng đã tác động vào tâm lý hướng thượng của tầng

lớp trung lưu vốn là nhóm dân số chiếm đa phần trong xã hội để thúc đẩy các

hình ảnh nhằm kích thích nhu cầu về hàng hóa. Từ đó, hàng hóa thông thường

có thể được nâng tầm khiến cho việc thưởng thức chúng trở thành biểu tượng

cho một đẳng cấp xã hội cao hơn. Như vậy, hàng hóa không chỉ đơn giản là

vật chất được sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà

còn phục vụ cả nhu cầu khẳng định cái tôi, là trung gian thể hiện mối quan hệ

giữa thị hiếu và vị trí kinh tế, văn hóa, xã hội của một cá nhân. Phân biệt thị

hiếu không chỉ đơn thuần là tìm ra những khác biệt trong lựa chọn sống mà

còn là tìm ra yếu tố hình thành nên giai cấp và sự phân chia quyền lực [56, tr.

260-266; 479-482].

Mary Douglas và Baron Isherwood – Tiêu dùng để giao tiếp xã hội:

Mary Douglas (1921-2007), nhà nhân học người Anh và Baron Isherwood,

nhà kinh tế học là đồng tác giả cuốn sách Thế giới của hàng hóa: nghiên cứu

nhân học về tiêu dùng (The World of Goods: Towards an anthropology of

consumption) viết năm 1979. Họ đặc biệt quan tâm đến chức năng của hàng

hóa đối với các cá nhân và cho rằng, nhu cầu sở hữu hàng hóa hàm chứa trong

nó các ý nghĩa xã hội và việc tiêu dùng bị tác động bởi những ý nghĩa này. Họ

đã lý giải bằng cách đưa ra dẫn chứng về một số loại thực phẩm có thể là bình

thường đối với nhóm xã hội này nhưng lại là điều kiêng kị với nhóm xã hội

khác. Theo họ, hàng hóa có hai chức năng chính gồm: (1) chức năng đáp ứng

nhu cầu thiết yếu của con người và (2) chức năng giao tiếp xã hội. Theo họ,

hàng hóa có khả năng hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội. Chính vì

vậy, nó cũng có thể trở thành những “rào cản hay cầu nối” cho các mối quan

hệ xã hội. Nếu như nhà kinh tế cho rằng cầu về hàng hóa là sự thôi thúc tâm

lý của cá nhân thì nhà nhân học lại cho rằng con người cần hàng hóa để cho

Page 50: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

42

và nhận, để chia sẻ và để thực hiện các trách nhiệm xã hội. Các phương thức

tiêu dùng do vậy, thể hiện các xu hướng của xã hội. Bởi vậy, nếu muốn tìm

hiểu xem tiêu dùng tác động thế nào đến hình thái của một xã hội thì cần theo

dõi dòng chảy của các luồng hàng hóa trong xã hội đó. Họ đi đến kết luận,

“hàng hóa là một hệ thống thông tin, tạo nên hình ảnh và tính đặc trưng của

các loại hình văn hóa” [76, tr. 36-49].

Grant McCracken – Tiêu dùng để thể hiện giá trị văn hóa: Grant

McCracken, nhà nhân học người Canada, trong bài báo gây ảnh hưởng lớn

viết năm 1986 có tên Culture and Consumption: A Theoretical Account of the

Structure and Movement of the Cultural Meaning of Consumer Goods (Văn

hóa và tiêu dùng: lý thuyết về cấu trúc và vận động của ý nghĩa văn hóa trong

hàng tiêu dùng), đã đưa ra một khung lý thuyết về ý nghĩa văn hóa trong việc

tiêu dùng. Ông giả định rằng, giữa “ý niệm” và “hiện thực” luôn có một

khoảng cách nhất định và để thực hiện được những “ý niệm” này, người ta

cần một thứ làm trung gian để bày tỏ các ý niệm vào đó. Trong trường hợp

này, hàng tiêu dùng được xem là có khả năng làm cầu nối để diễn đạt các “ý

niệm” trong “hiện thực”. Từ giả định này, ông đã đưa ra lập luận về mối quan

hệ giữa văn hóa và tiêu dùng. Đối với văn hóa, ông đưa ra hai khái niệm là (1)

các nền văn hóa (bao gồm thời gian, không gian, điều kiện tự nhiên…) và (2)

các nguyên tắc văn hóa (bao gồm phong tục, tập quán, giá trị…). Theo ông,

ba đối tượng tạo nên bản sắc riêng của một xã hội chính là: nền văn hóa, hàng

tiêu dùng và người tiêu dùng. Ba đối tượng này có mối quan hệ mật thiết và

tương tác lẫn nhau. Cụ thể, hàng tiêu dùng của mỗi xã hội thường phản ánh

những đặc trưng văn hóa của xã hội đó, đồng thời cũng phản ánh nhu cầu của

con người trong xã hội đó. Điều đó có nghĩa: văn hóa là lăng kính giúp chúng

ta nhìn nhận về con người trong một xã hội và ngược lại, hoạt động của con

người cũng giúp chúng ta tìm ra nét riêng của một nền văn hóa. Ông đi đến

kết luận, hai lĩnh vực văn hóa và tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau

Page 51: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

43

trong các xã hội hiện đại. Tiêu dùng được hình thành, định hướng và điều tiết

bởi văn hóa. Ngược lại, văn hóa cũng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào tiêu

dùng. Trong đó, hàng hóa là vật trung gian mang các đặc trưng văn hóa và

đưa vào cuộc sống thường ngày [138, tr. 71-84].

2.2. Cơ sở lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ

2.2.1. Thời kỳ lập quốc (1620-1775)

Xã hội tiêu dùng Mỹ có quá trình hình thành và phát triển trong suốt

chiều dài lịch sử của quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước

Mỹ không bỗng chốc trở thành một xã hội tiêu dùng khi “tiết kiệm” vốn là một

trong những đặc điểm tính cách và giá trị được đề cao từ thời kỳ lập quốc

[106].

Năm 1620, một nhóm người hành hương từ Anh đã đến Mỹ và trở thành

những người đầu tiên định cư tại Plymouth thuộc bang Massachusetts ngày

nay. Những người hành hương thuộc nhóm Thanh giáo này đến Mỹ với mục

đích chính là tìm tự do tôn giáo. Từ đó, nhiều nhóm Thanh giáo đã tiếp tục di

cư và thiết lập các thuộc địa khác tại Massachusetts (1628), New Hampshire

(1629), Connecticut (1633), Maine (1635) và Rhode Island (1636). Đến năm

1640, nhiều nhà thờ thuộc giáo phái này đã được xây dựng tại New England.

Tại đây, họ đã hình thành một xã hội sùng đạo, gắn bó và truyền bá những

quan niệm đạo đức có ảnh hưởng lâu dài đến những giá trị của nước Mỹ ngày

nay, trong đó, “tiết kiệm” được xem là một trong những giá trị đạo đức cơ bản

của Thanh giáo [143, tr. 3-43].

Theo những người Thanh giáo, sự giàu có về vật chất có mối liên hệ mật

thiết với Chúa. Những người giàu có nhờ làm việc chăm chỉ và tiết kiệm sẽ

được Chúa cứu rỗi. Họ tin rằng, cần cù là cách để làm hài lòng Chúa và thể

hiện lòng tôn kính Chúa. Bởi vậy, họ không ngừng làm việc chăm chỉ ở kiếp

sống này để được Chúa lựa chọn. Bất cứ hành vi nào đi ngược lại với giáo lý

này đều bị xem là chống lại tư tưởng Thanh giáo. Những người thuộc giáo

Page 52: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

44

phái này tích cực phản đối việc tiêu xài hoang phí và xem việc mua sắm các

vật dụng xa hoa là tội lỗi. Đem tiền bạc cho người nghèo cũng không được

khuyến khích bởi sẽ khiến họ sống phụ thuộc vào người khác. Khi có nhiều

tiền bạc, họ phải học cách cần kiệm, không được ngừng nghỉ lao động và phải

liên tục làm phát sinh ra những lợi nhuận mới bằng cách sử dụng số tiền kiếm

được cho việc tái đầu tư. Quan điểm đạo đức và lối sống này đã tạo nên một

lối suy nghĩ và môi trường xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

[21, tr. 32], [198]. Tiết kiệm cũng là một trong những đức tin của những

người theo đạo Baptists, Methodists, Quakers và một số giáo phái khác mới

đặt chân đến Mỹ. Theo họ, khi Chúa đã mang con người đến một nơi nào đó

trên thế gian này thì người đó phải làm tròn bổn phận của mình là có ý thức

tiết kiệm và gìn giữ những tài sản thuộc về Chúa. Đây là sứ mệnh thiêng liêng

mà mỗi người sinh ra đều phải thực hiện [123, tr. 319-42].

Để ngăn chặn chủ nghĩa vật chất đi ngược lại những quan điểm tôn giáo

này, các thuộc địa Massachusettes và Pennsylvania đã ban hành một số bộ

luật qui định về chi tiêu trong thế kỷ XVII và các mục sư vùng New England

cũng ra sức thuyết giáo về tính tiết kiệm trong suốt thế kỷ XVII và đầu thế kỷ

XVIII [103, tr. 4-16]. Phong trào Đại thức tỉnh (Great Awakening) lần thứ

nhất diễn ra trong những năm 30 của thế kỷ XVIII là một cuộc phục hưng tôn

giáo nhằm đánh thức sự sùng bái ngủ yên trong lòng các tín hữu. Phong trào

này ca ngợi lối sống thanh bạch, giản dị và chỉ trích lối sống suy đồi, chuộng

vật chất, thích hưởng thụ tại các khu định cư đang ngày một trở nên giàu có

tại Mỹ. Những giá trị đạo đức này của Thanh giáo tiếp tục được đề cao và duy

trì tại hầu khắp các khu thuộc địa cho đến khi cuộc Cách mạng Mỹ bắt đầu nổ

ra vào năm 1776 [143, tr. 3-43].

Trên thực tế, người Mỹ trong thời kỳ thuộc địa một mặt được truyền bá

các giá trị cần cù và tiết kiệm nhưng mặt khác, họ cũng phải làm quen với

một Tân thế giới cùng những phương thức tiêu dùng mới. Nhà sử học Carole

Page 53: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

45

Shammas đã nhận định, “nền tảng của chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ đã được hình

thành từ thế kỷ XVIII khi một khối lượng lớn hàng hóa được nhập khẩu từ

Anh và lưu thông tại 13 thuộc địa Mỹ” [175, tr. 52]. Năm 1750, một số

phương thức tiêu dùng mới đã xuất hiện tại các thuộc địa Mỹ, là dấu hiệu cho

sự manh nha của một xã hội tiêu dùng khi nhu cầu mua sắm ngày càng gia

tăng [178].

Người Mỹ bắt đầu xây dựng những ngôi nhà lớn hơn, có kiến trúc đặc sắc

hơn. Họ cũng bắt đầu sử dụng các dụng cụ nấu ăn chất lượng hơn và chú ý đến

phong cách cá nhân hơn. Lượng hàng hóa xa xỉ nhập khẩu từ mẫu quốc ngày

càng tăng khiến nhiều người Mỹ thuộc địa bắt đầu phải gánh những khoản nợ

lớn với các thương nhân người Anh. Cư dân thuộc các tầng lớp trên trong xã

hội là những người đầu tiên tham gia vào những phương thức mua sắm mới.

Tiếp đến là những người thuộc các tầng lớp thấp hơn cũng nỗ lực để mua được

các mặt hàng xa xỉ nhỏ như những chiếc thìa bằng bạc [65, tr. 81-104].

Nhu cầu mua hàng nhập khẩu từ Anh đã trở thành động lực thúc đẩy cho

một cuộc “cách mạng lao động”, khiến nhiều gia đình tăng cường thời gian

làm việc, thậm chí hy sinh cả thời gian nghỉ ngơi, giải trí, để có thêm thu nhập

mua những hàng hóa nhập khẩu này. Có thể nói, nửa sau của thế kỷ XVIII là

thời gian đánh dấu sự ra đời của những ham muốn về một thế giới vật chất

của người tiêu dùng trên các thuộc địa Mỹ. Họ phải đối mặt với sự bùng nổ

của những hàng tiêu dùng phổ biến thời đó như các mặt hàng gốm sứ và vật

dụng trang trí nội thất khiến họ khó có thể duy trì tính tiết kiệm được răn dạy

trong các giáo lý lúc bấy giờ [58, tr. 25], [113].

2.2.2. Thời kỳ Cách mạng Mỹ (1776-1854)

Tiêu dùng ở Mỹ bắt đầu bị chính trị hóa trong thập niên trước khi diễn ra

cuộc Cách mạng Mỹ (1776-1783). Trong giai đoạn từ 1760-1770, những

người Mỹ thuộc địa đã ba lần tổ chức các cuộc tẩy chay đồng loạt hàng hóa

của Anh để buộc Quốc hội Anh phải xóa bỏ các loại thuế đánh vào hàng hóa

Page 54: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

46

nhập khẩu từ Mỹ. Ngày 16/12/1773, tại cảng Boston, một nhóm các cư dân

thuộc địa Massachusetts đã cải trang thành người da đỏ Mohawk và đột nhập

lên ba chiếc tàu Anh để đổ 342 kiện chè xuống biển. Đây được gọi là “Sự

kiện trà Boston”, sự kiện khởi đầu cho những phản kháng của người dân

thuộc địa trước sự bóc lột của Anh quốc.

Để giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Anh, những nhân vật có

ảnh hưởng thời đó như George Washington, John Adams, Abigail Adams,

Samuel Adams đã kêu gọi phong trào tiết kiệm với phương châm “tiết kiệm là

tự do”. Benjamin Franklin, John Adams và nhiều nhà yêu nước khác đã kêu gọi

những người Mỹ thuộc địa ngừng nhập khẩu hàng Anh, thay vào đó là gia tăng

tiết kiệm và tự sản xuất hàng hóa. Quan điểm này đã được phổ biến rộng rãi tại

khắp các thuộc địa Mỹ thời đó và “phong trào không nhập khẩu” đã khiến

nhiều loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu Mỹ phải bị bãi bỏ [59, tr. 73-105].

Sau khi 13 bang đã giành được độc lập và hình thành nên Hợp chủng quốc

Hoa Kỳ, nền kinh tế Mỹ dần ổn định, tăng trưởng và cải thiện được điều kiện

sống của nhiều người Mỹ. Nhiều cơ hội phát triển kinh tế đã đến với quốc gia

non trẻ này, làm xuất hiện những trung tâm tiêu dùng mới [139, tr. 243-257].

Người dân Mỹ ở khu vực thành thị bắt đầu có nhiều lựa chọn hơn về hàng hóa

so với những người sống ở vùng nông thôn. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ

XIX, hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ đã xuất hiện tại các khu đô thị. Ban đầu là

những cửa hàng tạp hóa bán các loại hàng tiêu dùng phổ biến và sau đó là sự

ra đời của các cửa hàng bán đồ chuyên dụng như sách báo, thực phẩm, đồ

uống, thời trang... Tuy các kênh phân phối hàng hóa vẫn còn hạn chế với các

hình thức quảng cáo đơn giản, nhưng một số nhà bán lẻ lúc bấy giờ như

Alexander T. Stewart đã mạo hiểm đến New York để thử nghiệm mô hình

bán hàng đa dạng trên quy mô lớn và đã đạt được những thành công, làm tiền

đề cho sự phát triển của các chuỗi cửa hàng lớn sau này [158, tr. 131-62].

Page 55: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

47

Các tầng lớp trên trong xã hội bắt đầu gia tăng mua sắm hàng xa xỉ. Trong

khi đó, người tiêu dùng thuộc các tầng lớp lao động cũng ngày càng bị thu hút

bởi khối lượng hàng hóa được trưng bày bắt mắt trong các cửa hiệu [101, tr.

170]. Sau chuyến tham quan Tân thế giới trong thập niên này, Alexis de

Tocqueville, một nhà luật học kiêm triết học người Pháp, đã đưa ra nhận xét:

“Người Mỹ đặc biệt phấn khích với mục tiêu làm giàu và thường không thỏa

mãn với những gì họ đạt được… Họ luôn tìm cách thay đổi số phận và vượt

lên nó. Với những con người có tư duy như vậy thì yếu tố quan trọng bậc nhất

với họ là tìm ra những phương thức để trở nên giàu có nhanh nhất, là những

công cụ để giảm tải công việc nhiều nhất, là những phương tiện để giảm chi

phí sản xuất xuống thấp nhất…Tiền bạc chính là động cơ đầu tiên và cuối

cùng trong mọi việc người Mỹ làm” [187, tr. 460-465].

Lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa vật chất có nguy cơ làm xói mòn

trật tự xã hội và những giá trị đạo đức đã được thiết lập, các nhà phục hưng

tôn giáo liên tục cổ xúy cho tinh thần tiết kiệm và lối sống giản dị của Thanh

giáo. Họ cho rằng, “tiêu dùng xa xỉ” là nguyên nhân làm suy tàn sự thịnh

vượng của dân tộc [183, tr. 52]. Tác phẩm Walden (Một mình sống trong

rừng) viết năm 1854 của nhà triết học có ảnh hưởng thời bấy giờ là Henry

David Thoreau đã gây được tiếng vang lớn với lời kêu gọi một cuộc sống đơn

giản, tiết kiệm và gần gũi với thiên nhiên. Ông viết: “hầu hết những mặt hàng

xa xỉ hay những thứ được gọi là tiện nghi của cuộc sống không những không

cần thiết mà còn cản trở đến sự phát triển của loài người” [186, tr. 14].

Như vậy, xuyên suốt thời gian từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, tôn

giáo, đặc biệt là những giá trị về đạo đức của Thanh giáo về lao động và tiết

kiệm, đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát lối chi tiêu của xã hội

Mỹ. Thời kỳ này, tính tiết kiệm được đưa vào giảng dạy trong các trường học,

nhà thờ, được các chính trị gia tôn vinh và được ngợi ca trong các tác phẩm

văn học như The Way to Wealth (Đường tới giàu sang) của Benjamin

Page 56: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

48

Franklin, các sáng tác và tạp chí do nhà văn Mỹ có ảnh hưởng Sarah Hale

biên soạn như bài hát Mary had a Little Lamb (Chú cừu nhỏ của Mary),

Boston's Ladies' Magazine (Tạp chí Phụ nữ Boston), Godey's Lady's Book

(Sách dành cho Phụ nữ của Godey), Keeping House or House Keeping (Giữ

gìn và Chăm sóc gia đình). Trong suốt quãng thời gian từ năm 1828 đến năm

1878, Sarah Hale đã sử dụng các tạp chí này để kêu gọi tính tiết kiệm và

những giá trị truyền thống từ hơn nửa triệu độc giả là phụ nữ Mỹ. Bà ca ngợi

việc tự hoàn thiện bản thân và đưa ra lời khuyên về những kỹ năng mà mọi

phụ nữ Mỹ cần thông thạo như làm bánh, nấu ăn, may vá và biết cách chi tiêu

tiết kiệm tối đa [188, tr. 25-38].

Bên cạnh đó, các ngân hàng tiết kiệm được thiết lập vào đầu thế kỷ XIX đã

đưa ra phương châm rằng, cách tốt nhất để hỗ trợ người nghèo là khuyến

khích một lối sống đơn giản với các đức tính cần cù và tiết kiệm. Ngân hàng

của Dunkan, một trong những ngân hàng gửi tiết kiệm đầu tiên, thậm chí còn

quy định chỉ cho phép rút tiền khi được sự đồng ý của giám đốc ngân hàng và

sẽ phạt khách hàng nếu họ không gửi một số tiền nhất định mỗi năm. Một số

trường học còn xây dựng các “ngân hàng học đường” dạy trẻ em cách tiết

kiệm từ nhỏ để mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội [188, tr. 39-70].

2.2.3. Thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1885-1920)

Từ giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế nông nghiệp chủ đạo và khu vực nông

thôn của Mỹ đã có bước chuyển mình lớn nhờ quá trình công nghiệp hóa và

đô thị hóa, mở ra một “Thời kỳ vàng son” mới của nước Mỹ, hay còn gọi là

Gilded Age (1860-1914). Gia tăng thu nhập đã giúp người dân Mỹ có thể cải

thiện được mức sống, đồng thời, việc cải tiến sản phẩm, mở rộng sản xuất và

phân phối cũng giúp họ có nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm hàng hóa [123,

tr. 319-342]. Các hình ảnh quảng cáo thời đó luôn mang tinh thần lạc quan và

hơi hướng hiện đại. Các chương trình kích thích tiêu dùng cũng ngày một

cạnh tranh hơn. Trong những năm 70 của thế kỷ XIX, các chuỗi cửa hàng nổi

Page 57: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

49

tiếng như Great Atlantic & Pacific Tea Company hay còn được biết đến dưới

tên gọi tắt là A&P bắt đầu bán những sản phẩm cao cấp như đồ gốm sứ, thủy

tinh, bộ dao kéo và các đồ tiện ích nhà bếp [53, tr. 52].

Cuối thế kỷ XIX, các nhà bán lẻ nhìn nhận việc mua sắm là hoạt động chủ

yếu của nữ giới và từ đó có chiến lược thiết kế các cửa hàng bán đồ gốm sứ,

trà và hàng tiện ích gia đình thành những không gian công cộng phù hợp với

phụ nữ và các bé gái. Các cửa hàng bách hóa cũng được thiết kế đặc biệt theo

xu hướng chỉ dành riêng cho các khách hàng nữ. Frank W. Woolworth là một

trong những người tiên phong trong việc yêu cầu các nhà cung cấp của ông

tạo ra những hàng hóa có sức “lôi kéo phụ nữ”, tạo nền tảng tiếp thị cần thiết

cho một nền văn hóa tiêu dùng hiện đại sau này [53, tr. 53].

“Thời kỳ vàng son” cũng được xem là đỉnh điểm của cuộc chạy đua trong

việc thể hiện đẳng cấp và địa vị của xã hội Mỹ. Nhiều khoản chi tiêu gia đình

cho thời kỳ này được nhìn nhận là nhằm mục đích khoe của từ tầng lớp mới

giàu nhờ quá trình công nghiệp hóa, thể hiện qua việc mua sắm những bồn

tắm bằng đá kim cương, tạo thác nước giả trong các phòng ăn, dựng vườn cây

với những hoa trái được làm từ vàng [127].

Cũng giống như hồi đầu thế kỷ XIX, giới trí thức và tăng lữ sống trong

Thời kỳ vàng son vẫn ra sức đề cao tinh thần tiết kiệm. Hầu hết các cuốn sách

bán chạy nhất thời kỳ này là những tác phẩm ca ngợi “cuộc sống thanh đạm”

như The Decoration of Houses (Hoàn thiện ngôi nhà) viết năm 1897 của

Edith Wharton và Ogden Codman, The Simple Life (Cuộc sống giản dị) viết

năm 1904 của Charles Wagner. Những tác phẩm này đều phê phán lối sống

phô trương, hoang phí và việc từ bỏ các giá trị truyền thống gia đình. Quan

điểm của họ đã được báo phụ nữ Ladies Home Journal đăng tải và được độc

giả Mỹ chấp nhận rộng rãi. Trong đó, quan điểm phê phán nổi bật nhất về

tầng lớp mới giàu ở Mỹ là của nhà kinh tế học và xã hội học Thorstein Veblen

với tác phẩm kinh điển The Theory of the Leisure Class (Lý thuyết về Tầng

Page 58: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

50

lớp Nhàn rỗi) viết năm 1899. Đây là công trình học thuật có ảnh hưởng sâu

rộng, kết hợp những phê phán xã hội với những ý tưởng mới trong kinh tế học

và nhân học văn hóa. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm “tiêu dùng phô

trương” với lập luận rằng, khi địa vị càng cao trên nấc thang xã hội, người ta

không còn tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà tiêu dùng để thể hiện

của cải, ưu thế và quyền lực. Theo lý thuyết của ông, “tiêu dùng phô trương”

là để tạo ra những khác biệt cá nhân và khẳng định địa vị. Ông cũng lý giải

mối liên hệ giữa vai trò nội trợ của phụ nữ với vai trò là người tiêu dùng chính

trong gia đình và xã hội. Việc một phụ nữ mặc đẹp và sang trọng trước đám

đông là thước đo thể hiện sự thành công trong nghề nghiệp và tài chính của

chồng họ. Những người vợ và con gái càng nhàn hạ thì càng chứng tỏ được

uy tín và địa vị của người chồng trong xã hội [194, tr. 79, 82].

Đầu thế kỷ XX, Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ 1914-1918 nhưng

Mỹ chỉ gia nhập các nước đồng minh và chính thức tham chiến vào ngày

6/4/1917. Để tham gia vào cuộc chiến này, chính quyền Liên bang đã kêu gọi

một chiến dịch tiết kiệm quốc gia bằng cách bán Trái phiếu tự do (Liberty

Bonds) trị giá 17 tỉ USD, chủ yếu cho các cơ quan tài chính và thu về 1 tỉ

USD từ các Phiếu tiết kiệm phục vụ chiến tranh (War Savings Stamps) huy

động được từ người dân Mỹ [188, tr.85]. Chiến dịch tiết kiệm này đã thành

công tới mức Bộ trưởng Bộ tài chính của chính quyền Tổng thống Warren

Harding khi đó là Andrew Mellon đã mong muốn tiếp tục một chiến dịch tiết

kiệm thời bình. Tuy nhiên, ông đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của

nhiều nhóm lợi ích trong xã hội Mỹ bởi một cuộc khủng hoảng thừa đã nổ ra

ở Mỹ do nhu cầu và sức mua của châu Âu giảm trong khi sản lượng công

nghiệp của Mỹ ngày một gia tăng.

Trước thực tế này, giới doanh nghiệp đã phản đối chương trình tiết kiệm

của chính phủ bởi họ cho đó là nguyên nhân làm giảm sức mua, đóng cửa nhà

máy và gia tăng thất nghiệp. Tháng 1/1921, giới doanh nghiệp tại thành phố

Page 59: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

51

New York đã xây dựng Ủy ban thịnh vượng quốc gia (National Prosperity

Committee) và phát động một chiến dịch tiêu dùng. Các cửa hàng tại New

York được dán kín những tấm áp phích có hình Chú Sam (Uncle Sam), biểu

tượng của nước Mỹ, đang ngồi trong khoang đầu xe hỏa với khẩu hiệu: “Vì sự

thịnh vượng của nước Mỹ! Hãy tích cực mua sắm!”. Ủy ban đã lên án chương

trình tiết kiệm của chính phủ là làm giảm mức sống của người lao động Mỹ

và khiến họ phải sống kham khổ như thời kỳ mới nhập cư. Không chỉ riêng

giới doanh nghiệp New York phản đối chương trình tiết kiệm mà giới ngân

hàng, báo chí cũng lần lượt lên tiếng đòi bãi bỏ chương trình này [188, tr.

113-123]. Đến năm 1924, nước Mỹ bước vào thời kỳ hoàng kim của sản xuất

công nghiệp khiến các chương trình tiết kiệm của chính phủ Mỹ không còn

chỗ đứng và dần bị thế chỗ bởi các chiến lược khuyến khích tiêu dùng. Nước

Mỹ thời kỳ này bước vào giai đoạn hưng thịnh có tên gọi là “The Roaring

Twenties”, hay “Thập kỷ hoan lạc”, “Thập kỷ vàng son” với những thay đổi

làm nền móng cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ sau.

Tuy nhiên, thời kỳ vàng son nhanh chóng đi qua, nước Mỹ bước vào thời

kỳ Đại suy thoái từ năm 1929 đến năm 1933 khiến người Mỹ phải thắt chặt

chi tiêu. Các gia đình chỉ sinh hoạt tại nhà thay vì tham gia vào các hoạt động

ngoài xã hội. Đối với nhiều gia đình Mỹ lúc đó, các sản phẩm tiêu dùng vốn

là thứ xa xỉ trong những năm 20 của thế kỷ XX như một chiếc đài radio, một

bao thuốc lá, một tờ báo ngày, hay một bộ phim mới thì nay đều trở thành

những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của gia đình Mỹ thập niên 1930

[195]. Người tiêu dùng có thể mua những mặt hàng này bằng cách vay nợ

hoặc được các nhà bán lẻ chào mời những sản phẩm giá rẻ và có chất lượng

thấp.

Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều tổ chức người tiêu dùng,

từ Liên hiệp người tiêu dùng (Consumers Union) đến Liên đoàn người tiêu

dùng nữ (League of Women Shoppers), với khẩu hiệu: “Hãy sử dụng quyền

Page 60: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

52

tiêu dùng cho công lý” (Use your buying power for justice) [92, tr. 6]. Bên

cạnh các tổ chức chính thức này còn xuất hiện nhiều phong trào của các tầng

lớp trong xã hội, trong đó có cả phong trào của những người Mỹ gốc Phi.

Trong thập kỷ này, các chính trị gia và nhà kinh tế đều phải thừa nhận rằng,

tiêu dùng thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến nước Mỹ khó

thoát khỏi cuộc Đại suy thoái. Bởi vậy, Chính sách Kinh tế mới (New Deal)

của Tổng thống Franklin Roosevelt đã cho ra đời một loạt các biện pháp

nhằm thúc đẩy sức mua của người Mỹ.

Sau thời kỳ Đại suy thoái, nước Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới

thứ hai (1939-1945) và lại một lần nữa phải huy động toàn bộ người dân và

các ngành công nghiệp của đất nước tham gia phục vụ cuộc chiến. Tất cả các

hoạt động của quốc gia như trồng trọt, sản xuất, khai thác mỏ, buôn bán, lao

động, đầu tư, truyền thông, giáo dục và văn hóa đều diễn ra dưới sự kiểm soát

chặt chẽ và trên phạm vi rộng. Để thực hiện điều này, chính phủ Mỹ đã phát

động các chiến dịch quảng bá ủng hộ việc tiết kiệm mua sắm hàng hoá và dịch

vụ, tiết kiệm xăng dầu, sử dụng vật liệu tái chế, chế biến thực phẩm tại nhà và

mua trái phiếu phục vụ chiến tranh. Văn phòng thông tin chiến tranh đã nỗ lực

phối hợp với một số cơ quan liên bang để chuyển tải thông điệp này qua các

phương tiện báo chí, áp phích, đài phát thanh và phim ảnh. Các trường học, thư

viện, công ty và các nhóm tình nguyện đã hỗ trợ chương trình này bằng cách

dán áp phích và tuyên truyền thông điệp dưới nhiều hình thức [204, tr. 69-82].

Tiết kiệm chính thức trở thành mệnh lệnh quốc gia trong Chiến tranh thế giới

thứ hai.

2.3. Cơ sở hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960

2.3.1. Yếu tố chính trị

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai quốc gia mạnh nhất bước ra từ cuộc

chiến là Mỹ và Liên Xô đã gia tăng tranh giành ảnh hưởng trên thế giới. Là

quốc gia chiến thắng và không bị tàn phá trong cuộc đại chiến, nước Mỹ

Page 61: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

53

muốn duy trì một chế độ dân chủ mà họ đã bảo vệ thành công và chia sẻ rộng

rãi những lợi ích của sự thịnh vượng vốn đã được hình thành từ thời Chính

sách kinh tế mới (New Deal) của chính quyền Franklin D. Roosevelt (1933-

1938). Mỹ chủ trương mở cửa ngoại thương với mục đích tạo thị trường cho

các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và đảm bảo khả năng xuất khẩu của

các nước Tây Âu. Họ cho rằng, việc giảm hàng rào thuế quan sẽ thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế trong và ngoài nước Mỹ, đồng thời cũng là phương cách tốt

nhất để giúp các quốc gia đồng minh Tây Âu tái thiết nền kinh tế [97].

Trong khi đó, Liên Xô nằm trong số các quốc gia bị tàn phá nặng nề sau

chiến tranh và cần tập trung toàn lực để tái thiết đất nước và tự bảo vệ mình

trước những xung đột mới có thể xảy ra. Hệ tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít vẫn

tiếp tục là kim chỉ nam cho các chính sách của Liên Xô với phương thức quản

lý tập trung bao cấp truyền thống, đối lập với mô hình phát triển của nước

Mỹ. Đặc biệt, sau khi tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Liên Xô luôn cảnh

giác trước nguy cơ bị xâm lấn lãnh thổ từ phía Tây. Liên Xô muốn xây dựng

một đường biên giới an toàn và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước

Đông Âu. Năm 1946, Stalin đã tuyên bố rằng, hòa bình thế giới là điều không

thể có nếu vẫn còn tồn tại hình thức phát triển tư bản chủ nghĩa trong nền kinh

tế thế giới. Ngày 5/3/1946, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã trình

bày một bài diễn văn tại Fulton, Missouri, Mỹ. Ông khẳng định, một “Bức

rèm sắt đang rủ xuống châu Âu” và kêu gọi tiến hành một cuộc “Thập tự

chinh” chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản [13].

Trước “mối đe dọa về sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản”, ngày

12/3/1947, Tổng thống Mỹ Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội về chiến

lược toàn cầu mới của Mỹ - Chiến lược ngăn chặn - hay còn gọi là “Học

thuyết Truman”. Theo đó, Mỹ có sứ mệnh “giúp đỡ các dân tộc tự do chống

lại sự bành trướng từ các nhóm thiểu số có vũ trang hay từ những áp lực bên

ngoài” [148, tr. 809]. Sự kiện này đã chính thức mở đầu cuộc Chiến tranh

Page 62: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

54

lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đây, chính

sách ưu tiên hàng đầu của Mỹ là ngăn chặn Liên Xô và phong trào giải phóng

dân tộc ở các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh bằng mọi biện pháp

chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa và viện trợ nhân đạo. Chính

quyền Truman và Churchill hy vọng rằng, những biện pháp cứng rắn này sẽ

buộc Liên Xô phải lùi bước, tiến tới làm tan rã nhà nước Liên Xô và xoá bỏ

hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc kéo theo sự sụp đổ của hệ thống thuộc

địa thực dân khi các nước đế quốc châu Âu không đủ sức và lực chống lại các

phong trào giải phóng dân tộc. Quá trình phi thực dân hóa diễn ra khi Ấn Độ

và Pakistan giành được độc lập năm 1947, Burma và Sri Lanka năm 1948,

Indonesia năm 1949, Lebanon năm 1945, Syria và Jordan năm 1946. Kết quả

là các quốc gia mới giành được độc lập đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của

Mỹ và Liên Xô, khiến hai siêu cường quyết liệt tranh giành ảnh hưởng tại

những quốc gia này để tăng cường sức mạnh ngoài các khu vực ảnh hưởng

truyền thống [148, tr. 810].

Để thực thi chính sách ngăn chặn về kinh tế, ngày 5/6/1947, Ngoại trưởng

Mỹ Marshall đã đưa ra kế hoạch phục hưng châu Âu hay còn gọi là “Kế

hoạch Marshall”. Theo đó, từ năm 1948 đến năm 1951, Mỹ đã viện trợ cho

các nước Tây Âu tổng số tiền khoảng 12 tỉ USD nhằm vực dậy nền kinh tế

của các nước này, giành lại địa bàn Tây Âu và biến nơi đây thành tấm lá chắn

ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản [152, tr. 53].

Đây được xem là một trong những sáng kiến ngoại giao kinh tế thành công

nhất của Mỹ trong lịch sử.

Về quân sự, Mỹ tiến hành thiết lập các liên minh quân sự lâu dài, tiêu biểu

là sự ra đời của tổ chức khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO vào tháng

4/1949 cùng sự tham gia của 11 quốc gia khác. Theo cam kết của tổ chức này,

nếu một quốc gia thành viên bị tấn công thì phải coi đó là cuộc tấn công

Page 63: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

55

chống lại tất cả các quốc gia thành viên khác và do vậy, phải được đáp trả

bằng sức mạnh thích hợp. NATO là một liên minh quân sự thời bình đầu tiên

trong lịch sử nước Mỹ mà quyền lực của nó vượt ra khỏi khu vực Tây bán cầu

[97]. Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập khối quân sự Đông Nam A SEATO vào tháng

9/1954 và các tổ chức liên minh quân sự song phương với các nước như Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trong đó quan trọng nhất là liên minh Mỹ - Nhật.

Về văn hóa, Mỹ triển khai Chương trình Fulbright năm 1948, xem đây là

“Kế hoạch Marshall” về mặt văn hóa nhằm tái thiết tri thức của phương Tây

[152, tr. 59]. Chương trình tài trợ cho quá trình trao đổi giáo dục nhằm đưa các

sinh viên và học giả Mỹ sang nước ngoài, đồng thời cũng đưa sinh viên và học

giả các quốc gia khác đến học tập và nghiên cứu tại Mỹ nhằm tăng cường hiểu

biết lẫn nhau và làm giảm những khác biệt văn hóa giữa Mỹ với các quốc gia

khác.

Về vấn đề nhân đạo, Mỹ tuyên bố “Chương trình bốn điểm” bắt đầu được

thực hiện từ năm 1950 bằng việc chi 35 triệu USD để tăng cường cung cấp

thực phẩm, y tế, nhà ở và đầu tư tư nhân cho các nước thuộc Thế giới thứ ba

mà Mỹ muốn giành ảnh hưởng trong Chiến tranh lạnh [148, tr. 831]. Chính

quyền Truman cho rằng đây là công cụ có tính kinh tế hơn nhiều để ngăn

chặn chủ nghĩa cộng sản so với cái giá phải trả cho việc tiến hành một cuộc

chiến.

Tiếp nối các chính sách của chính quyền Truman và tận dụng ưu thế về vũ

khí nguyên tử cùng sức mạnh tổng hợp, Tổng thống Esheinhower đã đẩy

mạnh Chính sách ngăn chặn lên một bước nữa. Esheinhower xây dựng chiến

lược quân sự toàn cầu “Trả đũa ồ ạt” bằng cách tiến hành hiện đại hoá các

loại vũ khí, tổ chức và cơ cấu lại lực lượng, tư tưởng tác chiến, tình huống tác

chiến và địa bàn tác chiến, đồng thời kết hợp với chính sách ngoại giao “Bên

miệng hố chiến tranh”, chủ trương đẩy cuộc Chiến tranh lạnh lên một nấc mới

Page 64: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

56

khiến mâu thuẫn thế giới lên đến đỉnh cao, gây tình trạng đối đầu căng thẳng

và gay gắt trong quan hệ quốc tế.

Chiến tranh lạnh không chỉ định hình cho chính sách đối ngoại của Mỹ mà

còn gây ảnh hưởng lớn tới mọi sự kiện trong nước Mỹ. Trong thời kỳ Thanh

trừng đỏ (Red Scare) diễn ra vào những năm 1947-1957, chính phủ Mỹ đã cố

gắng loại bỏ tận gốc chủ nghĩa cộng sản trong lòng nước Mỹ. Các sự kiện

quốc tế, bê bối chính trị và tai tiếng về hoạt động gián điệp đã làm dấy lên

một phong trào chống cộng trên diện rộng. Năm 1947, Tổng thống Truman đã

khởi xướng “Chương trình lòng trung thành” nhằm kiểm soát các viên chức

liên bang. Từ năm 1947 đến năm 1956, hơn năm triệu viên chức liên bang đã

bị điều tra, khiến khoảng 2.700 người bị thôi việc và 12.000 người phải từ

chức [118, tr. 113-165].

Ngành công nghiệp điện ảnh cũng bị điều tra để xác định xem các tư tưởng

cộng sản có được phản ánh trong những bộ phim nổi tiếng hay không. Hàng

trăm biên kịch, đạo diễn, diễn viên đã bị đưa vào danh sách đen. Nhiều người

làm trong các ngành nghề khác như giáo viên, thợ thuyền, luật sư, nhân viên

xã hội... cũng bị mất việc vì những lý do chính trị tương tự. Hơn 39 tiểu bang

yêu cầu các giáo viên và nhân viên khác phải tuyên thệ về lòng trung thành.

Nhiều thư viện bị buộc phải loại bỏ những cuốn sách thiên về cánh tả khỏi kệ

sách của họ. Các tác phẩm kinh điển như Invisible Man (Người vô hình) của

Ralph Ellison, Civil Disobedience (Bất tuân dân sự) của Henry David

Thoreau, The Grapes of Wrath (Chùm nho uất hận) của John Steibeck cũng bị

cấm lưu hành do có chủ đề giúp đỡ người nghèo hoặc cổ vũ cho ý tưởng công

dân được quyền chất vấn về vai trò và các chính sách của chính phủ [197, tr.

11]. Trong thời kỳ này, người mang tư tưởng chống cộng gay gắt nhất là

Thượng nghị sỹ Joseph R. McCarthy, đại biểu của Đảng Cộng hòa bang

Wisconsin. McCarthy được xem là đại diện cho những chính sách đối nội tồi

tệ nhất của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Khi nước Mỹ bước sang những năm

Page 65: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

57

60 của thế kỷ XX cũng là lúc người dân Mỹ, đặc biệt là giới trí thức và những

người có ảnh hưởng sâu rộng đến quan điểm của công chúng, ngày càng hoài

nghi về cách nhìn nhận của McCarthy và cho rằng mối đe dọa cộng sản bên

trong và bên ngoài nước Mỹ đã bị thổi phồng quá mức.

Bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế thời kỳ hậu chiến cho thấy, nước

Mỹ mặc dù đang sống trong thời bình nhưng cũng mang trong mình nỗi lo về

một cuộc chiến khác. Cuộc sống thời bình song hành với cuộc sống sẵn sàng

cho một cuộc chiến và được phòng vệ bằng bom nguyên tử [131, tr. 15-16].

Nói cách khác, chủ nghĩa McCathy và mối đe dọa hạt nhân là nỗi ám ảnh thời

bình của xã hội Mỹ thời hậu chiến. Bối cảnh đó đã tạo ra một tư tưởng chủ

đạo của xã hội Mỹ thời kỳ này là ước vọng về một gia đình hạnh phúc, đầy đủ

cả về vật chất và tinh thần, trở thành nơi trú ẩn an toàn trước các mối đe dọa

từ thế giới bên ngoài.

Cũng từ đây, hình ảnh về một cuộc sống tiện nghi bắt đầu đi vào chính

sách đối ngoại Mỹ. Trong cao trào của Chiến tranh lạnh năm 1959, tại “Cuộc

tranh luận trong nhà bếp” (The Kitchen Debate) diễn ra ở một hội chợ tại

Moscow, Phó tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên

Xô Nikita Khrushchev đã dừng lại trước một căn bếp mà các nhà thiết kế Mỹ

dựng lên với đầy đủ tiện nghi như máy rửa bát, máy nướng bánh mì, máy xay

sinh tố và nhiều thiết bị hiện đại khác. Cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo

đã nhanh chóng chuyển sang cuộc tranh luận về hai chế độ tư bản và cộng

sản. Trong đó, Phó tổng thống Nixon đã sử dụng hình ảnh căn bếp hiện đại

của nước Mỹ thời hậu chiến nhằm thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản

thị trường tự do và nền dân chủ phương Tây. Cuộc triển lãm về căn bếp Mỹ

thể hiện rõ nét một nền văn hóa mà theo đó, khái niệm “tự do” được định

nghĩa bằng khả năng được thay đổi và được lựa chọn [98]. Trước thời điểm

quan trọng đó của Chiến tranh lạnh thì hình ảnh một căn bếp tiện nghi với

Page 66: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

58

mức tiêu dùng phong phú và nền kinh tế thịnh vượng đã giúp Mỹ khẳng định

vai trò là một cường quốc thế giới cuối những năm 50 của thế kỷ XX.

2.3.2. Yếu tố kinh tế

Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ

có tốc độ tăng trưởng phi thường, giúp Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới và

củng cố được vị thế của mình trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh

và quốc phòng. Tổng thu nhập quốc dân (GNP), đơn vị đo lường toàn bộ hàng

hóa và dịch vụ, của Mỹ nhảy vọt từ 212 tỉ USD năm 1945 lên tới 520 tỉ USD

năm 1961 [191, tr. 224]. Nước Mỹ bước vào thời kỳ hưng thịnh chưa từng có

trong lịch sử và nhà kinh tế học nổi tiếng John Kenneth Galbraith đã gọi nước

Mỹ thời hậu chiến là một “Xã hội thịnh vượng” [87, tr. 100-260].

Cuối những năm 40 của thế kỷ XX, Mỹ chiếm 7% dân số thế giới nhưng

chiếm tới 42% thu nhập toàn cầu và một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế

giới. Mỹ sản xuất 57% sản lượng thép của thế giới, 43% sản lượng điện, 62%

sản lượng dầu và 80% sản lượng xe hơi. Với vị trí độc tôn trong nền kinh tế

thế giới, Mỹ sở hữu ¾ dự trữ vàng toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người

của Mỹ từ giữa năm 1949 đã là 1.450 USD, cao hơn nhiều so với mức 700-

900 USD của nhóm các quốc gia giàu có nhất lúc đó là Canada, Anh, New

Zealand, Thụy Sĩ và Thụy Điển. Tỉ lệ thất nghiệp chỉ chiếm 1,9% lực lượng

lao động năm 1945 và dưới 4% từ năm 1946 đến năm 1948 [78, tr. xii, 205],

[111, tr. xiii, 557]. Sở dĩ Mỹ có được tốc độ tăng trưởng vượt bậc này là nhờ

các yếu tố:

Mỹ là quốc gia duy nhất bước ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai mà không

bị tổn hại về lãnh thổ, thậm chí còn thu được lợi nhuận kinh tế khổng lồ từ

cuộc chiến này. Điều đó đem lại ưu thế cạnh tranh vượt trội cho Mỹ trước các

nền kinh tế phát triển ở châu Âu và Nhật Bản đang bị tàn phá nặng nề.

Bùng nổ dân số sau chiến tranh dẫn tới gia tăng nhu cầu xây dựng nhà cửa,

đường xá, trường học, trung tâm mua sắm... Chi tiêu của chính quyền bang và

Page 67: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

59

địa phương cho việc xây dựng các hạng mục này tăng gấp đôi, từ 10 tỉ USD

năm 1945 lên 21,3 tỉ USD năm 1948 [146, tr. 31-64]. Thu nhập bình quân đầu

người tăng từ 6% sau năm 1945 lên 16% trong thập kỷ 1950 và tới 32% trong

thập kỷ 1960 [191, tr. 224], tạo ra một mức sống mới cao chưa từng có cho

nhiều người Mỹ. Số lượng người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu ngày một gia

tăng với ít người tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa hơn và chuyển sang

các ngành dịch vụ. Khác với công nhân cổ xanh làm trong khu vực sản xuất,

công nhân cổ trắng trong các khu vực dịch vụ có mức lương cao hơn trong các

lĩnh vực như bán hàng, quảng cáo, bảo hiểm và truyền thông.

Chính quyền của Tổng thống Truman và Eishenhower tăng cường chi tiêu

cho quốc phòng khi Chiến tranh lạnh leo thang cũng đóng một vai trò lớn

trong phát triển kinh tế. Khi Bộ quốc phòng được thành lập năm 1947, ngân

sách quốc phòng lúc đó chỉ có hơn 10 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, con số này đã

lên tới 98 tỉ USD vào năm 1961. Nhiều hợp đồng quốc phòng đã được triển

khai trong các ngành công nghiệp và trường đại học nhằm phát triển vũ khí.

Chỉ riêng nghiên cứu vũ trụ đã tăng từ 76 triệu USD năm 1957 lên tới 6 tỉ

USD năm 1966 [132, tr. 29-30].

Mỹ gia tăng những khoản đầu tư lớn chưa từng có cho Nghiên cứu và

triển khai (R&D), giúp Mỹ đạt được những tiến bộ vượt bậc về khoa học và

công nghệ, làm chìa khóa cho gia tăng năng suất và thu nhập bình quân đầu

người. Những năm 50 của thế kỷ XX là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của các

ngành hàng không, thuốc lá, đồ uống, chế biến thực phẩm, các ngành hóa học,

vật liệu, dược phẩm, máy tính, điện tử, bán dẫn và hàng không [69, tr. 1-72].

Số lượng các nhà khoa học và kỹ sư tham gia nghiên cứu và triển khai tăng

mạnh, từ dưới 50.000 người năm 1946 tới hơn 300.000 người vào năm 1961

[146, tr. 31-64].

Thời kỳ hậu chiến này cũng chứng kiến sự ra đời của làn sóng sáp nhập

lần thứ ba các công ty lớn ở Mỹ. Nếu như làn sóng sáp nhập lần đầu diễn ra

Page 68: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

60

trong những năm 90 của thế kỷ XIX là theo chiều ngang (horizontal mergers

– sáp nhập giữa các công ty cùng ngành nghề) và làn sóng sáp nhập lần thứ

hai trong những năm 20 của thế kỷ XX là theo chiều dọc (vertical mergers -

sáp nhập giữa các công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị) thì đặc trưng của

làn sóng sáp nhập lần thứ ba này là sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers –

sáp nhập giữa các công ty hoạt động trong những ngành không có quan hệ với

nhau). Điển hình là tập đoàn IT&T (International Telephone and Telegraph)

đã mua lại các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng như phát triển

đô thị, bảo hiểm, khách sạn, nhằm tránh nguy cơ suy thoái của từng ngành

riêng lẻ. Để bắt kịp với sự bùng nổ kinh tế thời hậu chiến, 10 tập đoàn lớn

nhất nước Mỹ đã cùng vận hành trong các ngành tăng trưởng mạnh như

ngành xe hơi với General Motor, Ford, Chrysler, ngành dầu khí với Exxon,

Mobil, Texaco và ngành điện tử viễn thông với GE, IBM, IT&T và AT&T

[148, tr. 809]. Bên cạnh việc đa dạng hóa ngành nghề của các công ty lớn,

chiến lược kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchise) cũng được nhiều

công ty áp dụng trong thời kỳ này nhằm mở rộng kinh doanh. Đi đầu và thành

công trong chiến lược này là các nhà hàng ăn nhanh, điển hình như

McDonald.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng làm thay đổi bộ mặt của

nền nông nghiệp Mỹ. Các loại máy móc kỹ thuật mới như máy hái bông, hái

thuốc lá, hái nho và máy bay tưới nước đã tạo ra một cuộc cách mạng trong

lĩnh vực nông nghiệp. Việc gia tăng sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ

sâu cũng nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 24,6 tỉ USD năm 1945 lên

38,4 tỉ USD năm 1961. Đồng thời, năng suất lao động nông nghiệp cũng tăng

gấp ba lần so với trước. Lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút

nhiều nhà đầu tư lớn và làm gia tăng diện tích đất nông nghiệp từ 79

hecta/trang trại năm 1945 lên tới 123 hecta/trang trại năm 1961. Trong thập

kỷ 1960, tại nhiều vùng, chỉ những công ty hay tập đoàn lớn trong các lĩnh

Page 69: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

61

vực như ngân hàng hay bảo hiểm mới đủ khả năng mua đất, máy móc và phân

bón để làm nông nghiệp. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã làm giảm

mạnh dân số Mỹ làm nghề nông từ 24,4 triệu người năm 1945 xuống còn 14,8

triệu người năm 1961 [148, tr. 810].

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mỹ nhờ những yếu tố phân tích ở

trên đã xóa bỏ những hoài nghi trước đây của giới chính trị và học giả về sự

tồn tại lâu dài của chủ nghĩa tư bản [61, tr. 781]. Nền kinh tế thị trường và tự

do cạnh tranh đã làm đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, kích thích sản xuất

và tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự điều tiết của nhà nước với các chính sách kinh

tế vĩ mô và pháp luật ổn định đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng

việc làm và thu nhập, dẫn đến gia tăng chi tiêu tiêu dùng. Đây chính là những

tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến.

2.3.3. Yếu tố xã hội

Nước Mỹ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được các nhà sử học gọi

chung là thời kỳ “bùng nổ” không chỉ để nói đến sự bùng nổ kinh tế mà còn

để nói đến sự bùng nổ trẻ sơ sinh, một xu thế xã hội nổi bật của thời kỳ hậu

chiến. Quá trình bùng nổ trẻ sơ sinh bắt đầu chỉ 9 tháng sau khi kết thúc cuộc

chiến với “tiếng trẻ em chào đời trên khắp nước Mỹ” [114, tr. 23]. Năm 1946,

3,4 triệu trẻ em được sinh ra ở Mỹ, tăng 20% so với năm 1945. Tiếp đến, 3,8

triệu trẻ em được sinh ra trong năm 1947; 3,9 triệu năm 1952. Từ năm 1954

đến năm 1964, trung bình mỗi năm có hơn 4 triệu trẻ em ra đời. Tính đến năm

1964, tổng số trẻ em được sinh ra trong thời kỳ này đạt mức kỷ lục là 76,4

triệu trẻ em, chiếm 2/5 dân số Mỹ năm 1964 lúc đó là 192 triệu người [151, tr.

77-78]. (Xem Hình 2.1).

Lý giải cho sự bùng nổ trẻ sơ sinh thời kỳ này, các nhà sử học và nhân

khẩu học cho rằng, khởi đầu là do hàng triệu lính Mỹ trở về sau chiến tranh

và nhanh chóng kết hôn. Sự bùng nổ này cũng xuất phát từ nguyện vọng của

hai nhóm xã hội Mỹ thời hậu chiến. Nhóm thứ nhất là những người Mỹ gần

Page 70: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

62

trung tuổi đã trì hoãn việc kết hôn và sinh con khi phải trải qua cùng lúc thời

kỳ Đại suy thoái (1929-1939) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Tỉ lệ sinh của những phụ nữ thuộc nhóm này tăng mạnh sau năm 1945.

Nhóm thứ hai, lực lượng đóng góp chủ yếu vào quá trình bùng nổ trẻ sơ

sinh, là những người trẻ vừa qua vị thành niên và dưới 30 tuổi. Họ có xu

hướng kết hôn sớm hơn những người cùng tuổi của thập kỷ trước. Đến năm

1960, 93% phụ nữ ngoài 30 tuổi đã kết hôn hoặc từng kết hôn, tăng so với

mức 85% năm 1940. Độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ cũng giảm từ

21,5 tuổi năm 1940 xuống dưới 20,1 tuổi năm 1956 và hầu hết họ đều sinh

con ngay sau khi kết hôn [114, tr. 23-33].

Hình 2.2. Số trẻ em được sinh ra mỗi năm ở Mỹ (1940-1980)

Nguồn: https://babyboomer-magazine.com/baby-boomer-generation-

facts-and-statististics/ theo US Census Bureau.

Bùng nổ trẻ sơ sinh diễn ra một phần do xu hướng kết hôn sớm, sinh con

sớm và khoảng cách sinh ngắn. Rất nhiều gia đình Mỹ thời kỳ này sinh 2 đến

4 con liên tiếp [151, tr. 77-78]. Lý giải cho hiện tượng này, nhà sử học

Landon Johns đã nêu rõ, “những kỳ vọng lớn” của thế hệ trẻ lúc đó là vô cùng

Page 71: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

63

phấn khích và lạc quan trước một nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến. Họ

tin tưởng sẽ có cuộc sống tốt hơn thế hệ cha mẹ mình, giúp họ đủ khả năng

lập gia đình, mua nhà, sinh con và đem lại một nền giáo dục tốt cho con cái

[114, tr. 35]. Tăng trưởng kinh tế chính là động lực lớn cho những thay đổi xã

hội của nước Mỹ thời hậu chiến.

Song hành cùng với bùng nổ dân số là sự phát triển của các đô thị mới. Từ

cuối những năm 40 của thế kỷ XX, cảnh quan của nước Mỹ đã thay đổi mạnh

mẽ. Nếu như cuối thế kỷ XIX, người Mỹ và những người mới nhập cư đổ tới

các thành phố để sinh sống và tìm việc làm trong các nhà máy thì đến thời hậu

chiến giữa thế kỷ XX, người Mỹ lại tràn về các vùng ngoại ô. Từ năm 1940

đến năm 1960, 40 triệu người Mỹ đã di chuyển đến các vùng ngoại ô [57, tr.

836]. Đây là lần đầu tiên số người Mỹ sống ở ngoại ô nhiều hơn so với ở

thành phố hay nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu khiến họ rời khỏi các thành

phố bao gồm: gia tăng dân số khiến nhiều gia đình Mỹ phải tìm đến những

nơi có thêm không gian, diện tích cho sinh hoạt gia đình; nhiều người muốn

tránh xa tiếng ồn và không khí ngột ngạt ở thành phố; nhiều gia đình người

Mỹ da trắng rời vùng đô thị khi các gia đình người Mỹ gốc Phi bắt đầu

chuyển đến; nhiều gia đình mong muốn đến những nơi có ảnh hưởng chính

trị, đặc biệt là có tác động đến nền giáo dục cho con cái họ.

Phát triển đô thị đã tạo ra một hiện tượng mới được các nhà đô thị học

những năm 60 của thế kỷ XX gọi là megalopolis, hay “chuỗi đô thị”, để chỉ

các đô thị lớn có xu hướng lan rộng và kết nối với nhau theo một trục giao

thông huyết mạch. Điển hình của hiện tượng này là chuỗi đô thị Boswash trải

dọc theo bờ biển phía đông bắc từ Boston khoảng 1.000 km về phía nam, qua

New York, Philadelphia, Baltimore và dẫn tới thủ đô Washington, D.C.

Boswash bao gồm địa phận của 11 bang với dân số 49 triệu người và được kết

nối với các xa lộ liên bang [108, tr. 163]. Bên cạnh đó, hàng triệu người Mỹ

cũng tìm kiếm cơ hội làm giàu bằng cách di cư đến các bang miền Tây và Tây

Page 72: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

64

Nam nước Mỹ, hay còn gọi là vùng Sunbelt, trải dài từ nam California ngang

qua miền Tây Nam tới tận bờ Đại Tây Dương. Các đô thị phát triển nhất vùng

Sunbelt bao gồm San Diego và Los Angeles bang California, Houston và

Dallas bang Texas, Phoenix bang Arizona và Miami bang Florida. Houston

không chỉ là trung tâm của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ mà còn là

nơi chuyên sản xuất dầu và hóa dầu của Mỹ. Dân số Houston tăng vọt từ

385.000 người năm 1940 lên tới 1.243.000 người năm 1960. California cũng

thu hút tới gần 1/5 dân số Mỹ di cư tới trong những năm 50 của thế kỷ XX và

đến năm 1963 trở thành bang đông dân nhất nước Mỹ [148, tr. 808].

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, để hướng tới việc đảm bảo

cơ hội kinh tế và ổn định xã hội, Tổng thống Truman đã thực thi Chính sách

kinh tế công bằng (The Fair Deal). Một trong những bộ luật quan trọng góp

phần làm thay đổi đời sống xã hội Mỹ của chính sách này là luật G.I. Bill ban

hành năm 1944 với những ưu đãi dành riêng cho cựu chiến binh sau chiến

tranh nhằm hỗ trợ họ trong việc mua nhà, vay khởi nghiệp và đặc biệt là chi phí

giáo dục. Mặc dù mức hỗ trợ chưa phải là lớn (65 USD/tháng cho các cựu

chiến binh độc thân, 90 USD/tháng cho các cựu chiến binh có người phụ thuộc

và tối đa 500 USD/năm cho học phí và sách vở), song đây thực sự là nguồn

kinh phí quan trọng đem lại cơ hội giáo dục cho hàng triệu cựu chiến binh Mỹ.

Khi các chương trình kết thúc vào năm 1956, 7,8 triệu cựu chiến binh, chiếm

gần 50%, đã hưởng lợi từ bộ luật này. Theo đó, 2,2 triệu người theo học tại các

trường cao đẳng, 3,5 triệu người học các trường kỹ thuật và 700.000 người học

các lớp đào tạo nông nghiệp. Tổng cộng, luật G.I. Bill đã chi 14,5 tỉ USD cho

giáo dục từ năm 1944 đến 1956 [156]. (Xem phần Phụ lục).

Có thể nói, Đạo luật G.I. Bill đã làm thay đổi mạnh mẽ ngành giáo dục

Mỹ. Gần 497.000 người Mỹ đã có bằng đại học trong giai đoạn 1949-1950 so

với 216.500 người năm 1940 [95, tr. 15]. Các nhà giáo và nhà quản lý giáo

dục trước đây vốn chỉ tiếp xúc với những học trò thuộc tầng lớp trung lưu trên

Page 73: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

65

thì nay cũng làm việc với những học trò lớn tuổi, vừa tìm cách đáp ứng nhà ở

cho những người có gia đình, vừa tìm cách giảng dạy có hiệu quả và xây dựng

các khóa học có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Do vậy, Luật G.I. Bill được

đánh giá là đem lại hiệu quả kinh tế cho nước Mỹ khi đào tạo được nhiều

người có các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Năm 1957, sự

kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik đã khiến

cho sự phát triển khoa học - kỹ thuật và giáo dục trở thành vấn đề an ninh

quốc gia. Đó cũng là một trong số các nhân tố buộc Mỹ phải bắt đầu thời kì

chạy đua vào không gian và tiến hành một phong trào cải cách giáo dục với

định hướng đầu tư cho khoa học. Năm 1958, Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật

giáo dục quốc phòng Mỹ (NDEA) nhằm tài trợ giáo dục cho các trường tiểu

học và trung học trong các môn toán học, ngoại ngữ, khoa học, đồng thời cấp

học bổng nghiên cứu và trợ cấp cho các sinh viên bậc cao đẳng và đại học

[182, tr. v].

Về đời sống tinh thần, tôn giáo cũng được đề cao trong thời kỳ này với ý

thức về lòng yêu nước và khẳng định sự trung thành. Số lượng thành viên của

tất cả các giáo phái tăng từ 71,7 triệu người năm 1945 lên tới 116 triệu người

năm 1961 [148, tr. 812]. Số lượng người Mỹ theo các nhánh của đạo Tin lành

gia tăng nhanh chóng. Những người Mỹ mới định cư tại các vùng ngoại ô đặc

biệt đề cao vai trò của nhà thờ trong việc thúc đẩy các giá trị gia đình và tạo ra

sự gắn kết xã hội. Khẩu hiệu thường thấy trong thời kỳ này là “Gia đình cùng

cầu nguyện để hòa quyện bên nhau” (The family that prays together stays

together).

Nếu như tôn giáo trong các giai đoạn trước được xem là có xu hướng chia

rẽ (chẳng hạn như trong thời kỳ trước Nội chiến, đạo Cơ đốc và đạo Tin lành

đã từng nổ ra những cuộc chiến trên các đường phố Mỹ, hay gần hơn là xu

hướng chia rẽ tôn giáo quốc gia trong những năm 20 của thế kỷ XX) thì tôn

giáo trong thời kỳ hậu chiến lại được xem là lực lượng gắn kết xã hội. Nhiều

tác phẩm tôn giáo có ảnh hưởng đã ra đời trong thời kỳ này như The Power of

Page 74: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

66

Positive Thinking (Sức mạnh của Tư duy tích cực) của Norman Vincent Peale

viết năm 1952 đã ca ngợi vai trò của tôn giáo đối với sức khỏe tinh thần và sự

thành công trong cuộc sống. Những bộ phim như The Robe, 1953 (Chiếc áo

choàng), The Ten Commandments, 1956 (Mười điều răn dạy) và The Greatest

Story Ever Told, 1965 (Chuyện hay nhất từng kể), đã khắc họa hình ảnh của

các ngôi sao Hollywood trong thế giới tôn giáo. Chính trong bối cảnh của một

nước Mỹ sùng đạo này, năm 1954, Tổng thống Eisenhower đã ký một đạo

luật chính thức tuyên bố thông điệp “Chúng ta tin vào Thượng đế” (In God

We Trust), trở thành tôn chỉ của quốc gia và được in trên tất cả các đồng tiền

giấy của Mỹ [148, tr. 810].

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã nêu lên định nghĩa về xã hội tiêu dùng để có

cách hiểu nhất quán xuyên suốt luận án. Đó là một xã hội có các chính sách

kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu dùng. Xã hội này có tư tưởng xem trọng vật

chất, lấy tiêu dùng vật chất làm mục đích, thước đo cho các giá trị sống. Việc

mua sắm hàng hóa và dịch vụ không chỉ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu

của con người mà còn để thể hiện phong cách và lối sống của họ. Tiêu dùng

được xem là đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc sống của mỗi cá nhân.

Luận án cũng đề cập đến một số lý thuyết cơ bản về sự tồn tại và phát triển

của xã hội tiêu dùng, đó là: (1) tiêu dùng để thể hiện địa vị xã hội, (2) tiêu

dùng để thể hiện giá trị xã hội, (3) tiêu dùng để thể hiện sự khác biệt, (4) tiêu

dùng để giao tiếp xã hội và (5) tiêu dùng để thể hiện giá trị văn hóa. Từ cơ sở

lý thuyết này, chương 2 đã khái quát lịch sử xã hội tiêu dùng Mỹ từ thời kỳ

lập quốc đến Chiến tranh thế giới thứ hai và chỉ ra những nhân tố tác động

đến sự hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến. Qua đó, có thể thấy,

tinh thần “tiết kiệm” luôn được kêu gọi trong suốt chiều dài lịch sử của nước

Mỹ từ khi lập quốc hồi đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cuộc

cách mạng công nghệ, quá trình công nghiệp hóa và thậm chí là các cuộc

chiến tranh đã đem lại cho Mỹ nhiều cơ hội để bước vào thời kỳ kinh tế hưng

Page 75: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

67

thịnh mà ở đó, quan niệm khuyến khích tiết kiệm đã không còn phù hợp. Đặc

biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ đã nhanh chóng trở thành

quốc gia giàu có. Song hành cùng những con số ấn tượng về một thời kỳ phát

triển kinh tế - xã hội rực rỡ là tâm lý lạc quan, phấn khởi của hàng triệu người

Mỹ khi được hưởng những thành quả của một “Xã hội thịnh vượng”. Việc

giảm giờ làm đồng thời với tăng lương là tiền đề kích thích tiêu dùng, nâng

cao mức sống và hiện thực hóa những ước muốn của người lao động Mỹ

[105, tr. 301-317]. Thời kỳ này, Mỹ dư khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu

thiết yếu của người dân và bước vào thời kỳ phát triển của một nền kinh tế

tiêu dùng hiện đại trong thế kỷ XX. Với thu nhập thực tế cao hơn, người Mỹ

có khả năng chi tiêu cho một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ hơn so

với trước. Những người phải vay nợ cũng tin tưởng rằng họ sẽ nhanh chóng

có khả năng trả nợ trong một tương lai gần. Tâm lý này cũng là động lực giúp

nhiều người Mỹ có tinh thần lao động tích cực hơn, góp phần thúc đẩy nền

kinh tế Mỹ. Hàng triệu người Mỹ cho rằng “Giấc mơ Mỹ” là điều có thể trở

thành hiện thực. Tuy nhiên, giấc mơ này trên thực tế chỉ dành cho đại bộ phận

những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp trung lưu mới và vẫn còn xa vời đối

với các thành phần dân cư nghèo khổ thuộc các nhóm thiểu số trong xã hội

Mỹ thời hậu chiến. Do vậy, để phân tích xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến,

luận án sẽ tập trung phân tích nhóm đối tượng da trắng thuộc tầng lớp trung

lưu là nhóm xã hội thể hiện rõ nét nhất sự phát triển của một xã hội tiêu dùng

hiện đại.

Page 76: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

68

CHƯƠNG 3

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ (1945 -1960)

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1960, được xem là thời kỳ vàng của nước

Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến những thay đổi xã hội lớn chưa

từng thấy, cho phép người Mỹ phá vỡ những khuôn khổ của lối sống cũ là đề

cao tinh thần tiết kiệm trong suốt 15 năm liên tiếp diễn ra Đại suy thoái và

Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự phát

triển của các phương tiện truyền thông trong hơn một thập kỷ này đã đưa đời

sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ mới. Nước Mỹ bước vào thời kỳ

khi các giá trị tiêu dùng thống lĩnh và chi phối nền kinh tế, văn hóa. Cuộc

sống của người lao động cũng thay đổi mạnh mẽ cùng với một nước Mỹ được

công nghiệp hóa với số người tham gia vào các ngành dịch vụ ngày một gia

tăng. Luận án sẽ đề cập đến những biến chuyển của xã hội tiêu dùng Mỹ,

đồng thời phân tích những yếu tố đã kích thích và tạo nên sự thay đổi này.

3.1. Những thay đổi trong phương thức tiêu dùng của nước Mỹ (1945-1960)

Những thay đổi trong phương thức tiêu dùng của nước Mỹ thời kỳ hậu

chiến được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó đáng chú ý là

Page 77: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

69

các lĩnh vực nhà ở, phương tiện giao thông, thiết bị tiêu dùng và các hình thức

giải trí.

3.1.1. Thay đổi về nhà ở

Trong những năm đầu sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-

1950), sự trở về của 16 triệu cựu chiến binh Mỹ với mong ước lập gia đình và

khởi đầu một cuộc sống mới đã làm bùng nổ nhu cầu về nhà ở thời hậu chiến.

Luật G.I. Bill dành riêng cho các cựu chiến binh cùng sự hỗ trợ của chính phủ

cho các gia đình mới đến định cư ở các vùng ngoại ô đã giúp cho nhiều người

Mỹ có khả năng mua nhà. Khởi đầu, chính quyền liên bang đã thông qua Luật

nhà ở (Housing Act) năm 1949 với mục tiêu xây dựng “…một ngôi nhà khang

trang và môi trường sống phù hợp cho mọi gia đình Mỹ” [153, tr. 668-670].

Tỉ lệ sở hữu nhà gia tăng được xem là nhờ bộ luật hiếm hoi mang tính chủ

nghĩa xã hội ở Mỹ. Đó là Luật nhà ở (Housing Act) năm 1949 đã chi hàng tỉ

đô la tín dụng nhằm đem lại cơ hội cho tất cả người Mỹ mua nhà và thời hạn

thế chấp lên tới 30 năm, đem lại niềm lạc quan cho hàng triệu người dân với

nguyện vọng thực hiện Giấc mơ Mỹ thời bình là “có việc làm, mua nhà, kết

hôn và đủ khả năng kinh tế cho gia đình”. Tiếp đến, Hiệp hội cho vay thế

chấp liên bang (Fannie Mae) và Cơ quan quản lý nhà liên bang (Federal

Housing Administration – FHA) đã xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm

đem lại khoản tín dụng dễ dàng với lãi suất thấp và thời gian trả dài hạn cho

người Mỹ mua nhà. Từ năm 1945 đến năm 1946, số lượng nhà mới tăng từ

326.000 lên hơn 1 triệu, sau đó đạt mức 2 triệu năm 1950 và vẫn duy trì ở con

số hơn 1,3 triệu năm 1961 [148, tr. 807]. Trên khắp nước Mỹ, những thị trấn

mới mọc lên như nấm trong các khu vực ngoại ô như Lakewood ở Los

Angeles, Park Forest ở Chicago, Lexington ở Boston và hàng nghìn ngôi nhà

mới khác.

Để xây dựng hàng trăm ngôi nhà mới trong một thời gian ngắn với giá

thành hợp lý, các nhà thầu đã tìm cách vận hành quy trình xây dựng trên quy

Page 78: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

70

mô lớn, điển hình là công ty Levitt & Sons. Nhận thấy cơ hội vàng về nhu cầu

nhà ở, nhà xây dựng William Levitt đã mua hơn 1.000 hecta đất ở Long

Island, khoảng 40km về phía đông Manhattan và bắt đầu xây dựng hơn

17.000 ngôi nhà tại đó. Ông được mệnh danh là “Ông vua vùng ngoại ô” khi

áp dụng các kỹ thuật dây chuyền lắp ráp để làm nên một cuộc cách mạng

trong xây dựng nhà ở ngoại ô. Ông chia quy trình xây dựng ra thành 27 bước

và mỗi đội công nhân chuyên phụ trách một bước như dựng nhà, lợp mái, lắp

nước, mắc điện….và lặp đi lặp lại những khâu này trên khắp các công trình.

Công nhân được trả lương theo đơn vị công việc chứ không theo thời gian

làm việc. Bởi vậy, thay vì mất đến một năm như trước đây để xây được 4-5

ngôi nhà, Levitt chỉ mất một ngày để xây xong 36 ngôi nhà giống hệt nhau.

Trong thời kỳ cao điểm, trung bình cứ 15 phút lại có một ngôi nhà mới được

hoàn thiện [202, tr. 67]. (Xem Hình 3.1).

Những ngôi nhà trong vùng mang tên Levittown được xây dựng với chi

phí thấp và giá rẻ đã giúp nhiều người lao động Mỹ nhanh chóng thực hiện

được ước mơ có nhà riêng. Kỹ thuật xây nhà của ông có thể được so sánh với

sự thành công của Henry Ford trong kỹ thuật dây chuyền lắp ráp ô tô thập kỷ

1920. Levitt từng nói “chúng tôi không phải là những nhà xây dựng mà là

những nhà sản xuất” và công ty của ông là một “General Motor của ngành

công nghiệp nhà ở”, giúp các gia đình nhanh chóng thực hiện Giấc mơ Mỹ

giống như GM đã giúp họ trở thành những người hùng trên xa lộ. William

Levitt thậm chí còn gọi sản phẩm của ông là “ngôi nhà tốt nhất nước Mỹ” với

giá bán ban đầu là 7.990 USD, được giảm giá 5% và kèm theo một bộ tivi và

máy nghe hát [48, tr. 125]. Tuy nhiên, Levittown bị xem là một cộng đồng với

môi trường đồng nhất đến ngạt thở, cả về kiến trúc và thành phần dân cư,

khiến các nhóm xã hội khác không thể chen chân vào. Trong nhiều thập kỷ,

100% dân số của Levittown là da trắng do chính sách bán nhà không cho

Page 79: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

71

phép các nhóm thiểu số được mua. Cộng đồng này thậm chí đến nay vẫn có

tới 94,15% là người da trắng [88, tr. 276-277].

Những ngôi nhà trong Levittown được chuẩn hóa bằng một hàng rào trắng

với bãi cỏ xanh phía trước và bên trong gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1

phòng bếp, 1 nhà tắm và cầu thang dẫn đến tầng áp mái. Bên trong ngôi nhà

được trang bị đầy đủ các đồ gia dụng tối thiểu như tủ lạnh, bếp điện, máy giặt

và tivi. Levittown cũng được xây dựng với các dịch vụ tiện ích khép kín như

trường học, cửa hàng, công viên và một trung tâm cộng đồng. Những ngôi

nhà đầu tiên của Levittown được bán vào tháng 3/1947 và chỉ trong ba giờ

đầu tiên, họ đã bán hết 1.400 căn nhà [162]. Những khu Levittown với phiên

bản lớn hơn được xây dựng ở Cape Cods và những nơi khác từ 1949 đến 1951

thậm chí còn được mua trước khi hoàn thiện. Cư dân của các khu đô thị này

chủ yếu là những người trẻ tuổi, da trắng và thuộc tầng lớp trung lưu.

Sau 15 năm suy thoái kinh tế trước chiến tranh, cùng với Chiến tranh thế

giới thứ hai và sự thiếu thốn nhà ở, người Mỹ dường như không thể kiên nhẫn

hơn với việc thực hiện giấc mơ có nhà riêng. Trong những năm 1950-1960,

nhu cầu về nhà ở của người dân tiếp tục gia tăng trên khắp các bang. Mô hình

của Levittown đã nhanh chóng được sao chép lại trên khắp nước Mỹ với

nhiều cộng đồng ngoại ô phát triển kéo dài từ Park Forest bang Illinoise đến

Lakewood bang California. Chỉ sau vài năm, những cánh đồng khoai tây bạt

ngàn đã trở thành các khu đô thị mới với những bãi đỗ xe lớn.

Sự phát triển của các cộng đồng dân cư vùng ngoại ô nước Mỹ sau Chiến

tranh thế giới thứ hai đã thu hút sự quan tâm của truyền thông đại chúng và

phản biện xã hội. Các cộng đồng này nhanh chóng trở thành đề tài của các

nhà xã hội học, đô thị học và văn hóa về sự hài hòa dân tộc trong thời kỳ hậu

chiến. Các nghiên cứu đều đưa ra một nhận định chung rằng, những khu dân

cư mô hình Levittown là biểu tượng của một xã hội đồng nhất về mọi mặt,

khác với đặc trưng vốn có của nước Mỹ là tôn sùng chủ nghĩa cá nhân. Nhà

Page 80: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

72

báo William Whyte đã nghiên cứu đời sống của dân cư trong các khu đô thị

mới này và nhận thấy đây là những khu dân cư chủ yếu cho những người Mỹ

làm trong các tập đoàn sản xuất, có mức thu nhập tốt. Do được trang bị một

số tiện ích phù hợp với cả người lớn và trẻ em trong sinh hoạt thường ngày

nên các khu đô thị này trở thành những nơi tiện lợi cho các gia đình nói trên.

Cơ sở vật chất trong khu dân cư cũng như con người ở đây trở nên đồng bộ về

nhiều mặt, từ mức sống cho tới sinh hoạt thường ngày. Họ lập nên nhiều

nhóm, tổ chức cộng đồng trong các khu dân cư này. Nhà xã hội học đô thị

John Keats đã kết luận, đây là những khu đô thị không chỉ đồng bộ về kiến

trúc nhà ở mà còn đồng bộ cả về con người với những đặc điểm chung về tuổi

tác, thu nhập, số con, sở thích, thói quen, nghề nghiệp và thậm chí là cả nhóm

máu... [119, tr. 7]. Kiến trúc sư Mary Mix Foley đã mô tả các cộng đồng này

như những chiếc hộp thu nhỏ đã được chuẩn hóa cả về kiến trúc và con người

[79, tr. 112-211]. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số của các khu đô thị này đã

phản ánh được sức hấp dẫn của chúng về chi phí đối với một nhóm dân số có

thu nhập cao hơn trong xã hội. Di chuyển đến các khu dân cư này trở thành

một tiêu chí hay sự kiện đánh dấu việc họ đã đẩy lùi được quá khứ nghèo khó

và gia nhập vào tầng lớp trung lưu của xã hội. Qua đó, có thể thấy, việc sở

hữu nhà ở vùng ngoại ô trong thời kỳ hậu chiến, 1945-1960, đã phản ánh

đúng tâm lý tiêu dùng để thể hiện địa vị và sự khác biệt xã hội mà các nhà lý

thuyết Thorstein Veblen, Jean Baudrillard và Pierre Bourdieu đã đưa ra. Đó là

ngoài chức năng thỏa mãn nhu cầu về chỗ ở sau những năm suy thoái kinh tế

và chiến tranh thì nhà ở còn thể hiện năng lực kinh tế và địa vị xã hội của

người sở hữu chúng.

3.1.2. Thay đổi về phương tiện di chuyển

Nếu như trong thập niên 1920, sự xuất hiện của xe hơi đã làm thay đổi

cảnh quan của nước Mỹ, nhanh chóng xóa bỏ hình ảnh của những cỗ xe ngựa

kéo bốn bánh thì xe hơi trong thời kỳ hậu chiến đã làm thay đổi tư duy và

Page 81: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

73

cuộc sống của người Mỹ và đặc biệt có sức hút đối với giới trẻ. Trong những

năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950), do hầu hết các khu

ngoại ô mới được xây dựng tại những vùng trước đây vốn là nông thôn nên

chưa được trang bị các phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, nơi

làm, trường học, cửa hàng, nhà thờ, bệnh viện... lại nằm cách xa nơi cư dân

sinh sống. Bởi vậy, cuộc sống mới ở các khu ngoại ô đã làm cho nhu cầu sở

hữu xe hơi của các cá nhân và gia đình Mỹ trở thành thiết yếu. Cùng lúc đó,

nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu

này của đại đa số người Mỹ. Số người mua xe hơi tăng nhanh đến mức các

nhà sản xuất phải lập danh sách những khách hàng chờ đến lượt được mua.

Lượng đăng ký xe hơi tăng từ 25,8 triệu xe năm 1945 lên 61,7 triệu xe vào

năm 1960. Nếu như một trong năm người Mỹ có xe hơi vào năm 1930 thì tỉ lệ

này là một trong ba người Mỹ có xe hơi vào năm 1960 [74, tr. 92], [108, tr.

163, 246].

Hình 3.2. Tỉ lệ hộ gia đình Mỹ sở hữu xe hơi và sở hữu nhà (1890-

1980)

Nguồn: U.S. Census Bureau

Page 82: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

74

https://www.census.gov/hhes/www/housing/census/historic/owner.html

Trong những năm 1950-1960, cùng với sự gia tăng nhu cầu về xe hơi là sự

phát triển các mẫu xe mới khi người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi: tại sao không tạo

ra những chiếc xe thể hiện được tính cách của người sở hữu? Điều này đặc

biệt đúng đối với giới trẻ Mỹ muốn thể hiện phong cách riêng qua những

chiếc xe. Với họ, xe hơi không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại mà còn là

biểu tượng cho tự do, phong cách và cá tính. Thanh thiếu niên được phép sở

hữu xe hơi và có bằng lái từ 16 tuổi. Đây được xem như một minh chứng cho

sự trưởng thành cả về mặt pháp lý và tâm lý, khiến họ cảm nhận được trách

nhiệm, tính độc lập và quyền riêng tư [50, tr. 1-12]. Niềm đam mê ngày một

lớn của giới trẻ cũng như những người trưởng thành Mỹ đối với xe hơi là

nhân tố căn bản cho sự ra đời của một biểu hiện mới trong văn hóa Mỹ với

tên gọi “Văn hóa xe hơi. (Xem Hình 3.3).

Nhiều thanh niên Mỹ bắt đầu tìm cách biến tấu xe của họ thành những

chiếc xe hơi với phong cách độc nhất vô nhị. Họ thường mua lại những chiếc

xe cũ và thiết kế lại hoàn toàn từ bánh xe, khung xe đến động cơ xe theo

phong cách xe đua chứ không chỉ đơn thuần là những chiếc xe bình thường

chạy trên đường phố. Xu hướng này đã làm xuất hiện một loạt các thuật ngữ

mới trong giới trẻ liên quan đến việc chơi xe và độ xe. Trong đó, thuật ngữ

“Hot Rod” được ra đời với ý nghĩa là dòng xe có kiểu dáng cổ điển được thiết

kế lại theo phong cách xe đua. Khi số lượng những người sở hữu Hot Rod

ngày một gia tăng cũng là lúc những người chơi xe bắt đầu tham gia vào các

cuộc đua đường phố, đưa những cuộc đua tự phát này trở thành hoạt động giải

trí cuối tuần phổ biến những năm đầu thập niên 1950.

Khi xe hơi ngày một phổ biến trong xã hội, “đua xe siêu tốc” dường như

đã trở thành một nghi thức trưởng thành của nhiều thanh thiếu niên Mỹ.

Nhiều cuộc đua tốc độ cao mạo hiểm đã gây sốc cho các bậc cha mẹ, các nhà

làm luật và giới truyền thông. Những cuộc đua nguy hiểm này đã nhanh

Page 83: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

75

chóng bị dư luận chỉ trích và bắt đầu tạo ra những bất đồng và khoảng cách

giữa các thế hệ ở Mỹ. Năm 1951, Hiệp hội Hot Rod Quốc gia (NHRA) được

thành lập, đánh dấu thời kỳ thay thế các cuộc đua đường phố bất hợp pháp

bằng các giải đua Hot Rod có tổ chức.

Có thể nói, giới trẻ Mỹ đã tạo ra tác động lớn đối với ngành công nghiệp

xe hơi khi dần đưa xe hơi trở thành “thời trang” và tạo ra những xu hướng

tiêu dùng mới. Xe hơi Mỹ đã nhanh chóng thay đổi diện mạo từ những mẫu

mã thời tiền chiến sang thời kỳ hậu chiến. Ford là một trong số những nhà sản

xuất thành công về doanh số cả trước và sau chiến tranh. Nếu như những mẫu

xe trước chiến tranh của Ford có thiết kế cổ kính, đơn điệu, tối màu thì những

chiếc xe Ford thời hậu chiến đã mang dáng vẻ hiện đại, oai hùng với màu

sáng, biểu hiện cho một tương lai tươi sáng thời hậu chiến. Sự thay đổi này đã

giúp Ford dễ dàng bán được hàng triệu xe hơi [202, tr. 255]. Mười mẫu xe

được chuộng nhất (xếp theo thứ tự) trong thập kỷ này gồm có: (1) 1957 Ford

Thunderbird; (2) 1958 Buick Riviera; (3) 1955 Desoto Fireflite; (4) 1959

Cadillac Eldorado; (5) 1955 Porsche Speedster; (6) 1951 Ford Coupe; (7)

1956 Mercury Montclair; (8) 1953 Dodge Cornet; (9) 1956 Chevrolet Impala;

(10) 1955 Chrysler Crown Imperial [147, tr. 6-25].

Việc các hãng xe hơi liên tục thay đổi mẫu mã và khuyến khích khách

hàng đổi xe đã làm thúc đẩy văn hóa tiêu dùng thời kỳ này. Nếu như 80,70%

xe hơi 9 năm tuổi của các ông lớn như General Motor (GM), Chrysler và Ford

vẫn còn chạy trên đường vào tháng 7/1955 thì số xe này đã giảm xuống chỉ

còn 55,23% vào tháng 7/1967. Các hãng xe này đã tiến hành làm giảm độ bền

của xe bằng cách phổ biến nhiều mẫu xe để kích thích người tiêu dùng đổi xe

cũ lấy những mẫu xe trông hiện đại và hào nhoáng hơn. Với chiến lược này,

GM và Ford đã nằm trong danh sách 10 nhà quảng cáo hàng đầu trong thập

kỷ 1950, trong đó, GM thường xuyên đứng đầu danh sách, chỉ riêng năm

1955 đã chi tới 162 triệu USD cho quảng cáo [149, tr. 206]. Chênh lệch giá

Page 84: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

76

giữa các mẫu xe xa xỉ và xe bình dân giảm xuống. Nếu như giá xe Cadillac

cao gấp 4 lần một chiếc xe hơi bình dân vào năm 1930 thì nay chỉ còn cao

hơn gấp 1,7 lần vào năm 1955 do các hãng xe bình dân giá thấp đã sao chép

mẫu của Cadillac và gắn thêm các phụ kiện hay tính năng mới như lắp kính,

thay đổi màu sắc và tăng mã lực [192, tr. 26-28]. Chiến lược nhanh chóng làm

lỗi thời sản phẩm này cùng với nhu cầu lớn đã góp phần đưa xe hơi trở thành

một trong những biểu tượng tiêu dùng có ảnh hưởng nhất của thời kỳ hậu

chiến. Theo lý thuyết về xã hội tiêu dùng của Jean Baudrillard có thể thấy,

người Mỹ mua xe hơi vừa để phục vụ nhu cầu đi lại, nhưng việc nhanh chóng

thay đổi mẫu mã, sở hữu hơn một xe và đặc biệt là mua xe theo phong cách

của giới trẻ, đã phản ánh việc mua xe là mua “tính biểu tượng” mà nó mang

lại, bởi chúng có những tiêu chí giúp các cá nhân có thể bộ lộ phong cách, cá

tính và địa vị xã hội.

Với sự phát triển đô thị, việc xây dựng các tuyến đường cao tốc đã nhanh

chóng biến đất nông thôn thành những khu dân cư đông đúc. Năm 1947,

Quốc hội đã cho phép xây dựng tuyến đường cao tốc gần 60.000 km. Đến

năm 1956, tổng thống Eisenhower đã ban hành Luật đường cao tốc, tài trợ

cho việc xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang dài khoảng 70.000 km

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và giúp quân đội di chuyển linh

hoạt trong lòng nước Mỹ. Các đường cao tốc liên bang này đã thúc đẩy sự

phát triển của ngành du lịch và ngành vận tải đường bộ, đồng thời đưa sự phát

triển của đô thị ngày càng vươn rộng ra khỏi các khu nội đô. Chi tiêu của liên

bang cho đường cao tốc tăng từ 79 triệu USD năm 1946 đến 2,6 tỉ USD năm

1961 [148, tr. 808]. Chi tiêu của các bang và địa phương cho hệ thống đường

cao tốc cũng gia tăng, giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và đồng bộ hóa

cảnh quan nước Mỹ, làm tăng tốc tiến trình hội nhập của miền Nam với nền

kinh tế quốc gia.

Page 85: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

77

Việc đi lại dễ dàng bằng xe hơi cũng làm giảm hoạt động của hình thức

vận tải bằng tàu hỏa. Nếu như trong thập kỷ 1920s, 70% việc đi lại giữa các

thành phố là bằng tàu hỏa thì đến năm 1966, lượng khách đi bằng tàu hỏa

giữa các thành phố đã giảm xuống chỉ còn chưa đến 2% [202, tr. 247]. Nhiều

công ty đường sắt đã phải sáp nhập hoặc đóng cửa. Tác động tức thì của Hệ

thống cao tốc liên bang là sự tăng trưởng của nền kinh tế khi tốc độ của các

phương tiện vận chuyển được gia tăng, giúp vận chuyển hàng hóa đi xa hơn

và nhanh hơn, mở rộng thị trường cho các trang trại. Sản xuất có thể di

chuyển đến những địa bàn chi phí thấp, làm giảm giá thành và gia tăng lợi

nhuận.

Một tác động quan trọng khác của hệ thống đường liên bang là tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng các khu vực ngoại ô. Khi các tuyến

đường liên bang phát triển, các ngành kinh doanh cũng theo đó phát triển dọc

hai bên đường và tạo ra nhiều cơ hội việc làm ngoài thành phố. Đặc biệt, các

ngành dịch vụ và du lịch phát triển rầm rộ dọc các tuyến đường này như các

trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng, chuỗi thức ăn nhanh, trạm xăng và

khách sạn.

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường cao tốc và nhu cầu nghỉ dưỡng

của thập niên 1950 cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại hình

phương tiện giao thông khác, đáp ứng nhu cầu di chuyển đa dạng của xã hội.

Hoạt động du lịch giải trí được xem là đứng đầu trong số các hoạt động cần

phương tiện di chuyển với khoảng cách lớn. Để trang bị cho các chuyến đi

này, người Mỹ bắt đầu mua sắm thêm nhiều vật dụng du lịch cần thiết, làm

gia tăng doanh số và mẫu mã các sản phẩm như quần áo thể thao, ba lô, túi

xách, vali, thực phẩm tiện lợi, thiết bị cắm trại, bơi thuyền và đồ lưu niệm.

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, chủ lao động cam kết cho các công nhân được

hưởng chế độ kỳ nghỉ được trả lương, do vậy càng làm thúc đẩy nhu cầu du

lịch. Hơn 80% các chuyến du lịch này là bằng xe hơi, 13% bằng tàu hỏa, còn

Page 86: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

78

lại là bằng máy bay và tàu thủy. Trung bình mỗi chuyến du lịch bằng xe hơi

kéo dài từ một đến hai tuần và họ thường dừng lại nghỉ trong các nhà trọ,

khách sạn, hay tại nhà của gia đình và bè bạn. Trong thập niên 1950, có tới

hơn 50% các hộ gia đình Mỹ có khả năng đi du lịch [202, tr. 60-61]. Điều

kiện kinh tế và giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đi

du lịch của họ. Những người thuộc tầng lớp trung lưu có bằng từ cao đẳng trở

lên có xu hướng đi du lịch nhiều hơn và những gia đình có mức sống cao hơn

sẽ du lịch đến những nơi có khoảng cách xa hơn.

Đa phần du khách Mỹ trong thập niên 1950 đi thăm quan những điểm du

lịch bên trong nước Mỹ. Các chuyến du lịch nước ngoài của họ chủ yếu là tới

Canada. Hơn một nửa du khách du lịch bằng xe hơi thường quay trở lại địa

điểm đó mỗi năm. Những điểm du lịch phổ biến trong nước Mỹ là các công

viên quốc gia và tượng đài, khiến lượng khách du lịch tại những điểm này

tăng từ 19 triệu năm 1950 lên tới hơn 38 triệu năm 1959 [202, tr. 262]. Số

lượng du khách tới đây bằng phương tiện xe hơi đã làm gia tăng nhu cầu về

bãi đỗ xe và nhà nghỉ. Các ngành dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhà

hàng, chỗ vui chơi, giải trí cũng từ đó phát triển mạnh khiến du lịch đường bộ

trở nên vô cùng thuận tiện.

Du lịch bằng đường hàng không cũng bắt đầu phát triển trong thời kỳ này

khi người Mỹ ngày càng muốn di chuyển khoảng cách xa hơn và tiết kiệm

thời gian hơn. Trong chiến dịch cạnh tranh, các hãng hàng không liên tục đưa

ra nhiều lựa chọn cho khách hàng với các chuyến bay có tốc độ nhanh hơn, xa

hơn và chi phí thấp hơn. Năm 1953, TWA (Trans World Airlines) là hãng

hàng không Mỹ đầu tiên cung cấp chuyến bay thẳng từ New York đến

California. Năm 1957, hãng hàng không Pan America cung cấp các chuyến

bay thẳng tới Bắc Đại Tây Dương, đưa du khách từ New York tới London.

Tháng 10/1958, BOAC (British Overseas Airways Corporation) là hãng hàng

không của Anh tiên phong trong việc đưa chiếc phi cơ phản lực De Havilland

Page 87: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

79

Comet vào khai thác chặng bay từ London đến New York chỉ trong 6 giờ

đồng hồ. Ngay lập tức, cũng trong tháng này, hai nhà sản xuất may bay lớn

nhất của Mỹ là Douglas và Boeing bắt đầu quảng bá các mẫu máy bay mới

của họ, đặc biệt là chiếc Boeing 707, mô hình sau này đã trở thành loại phi cơ

phản lực thành công và thông dụng nhất [202, tr. 377]. Khi số lượng hành

khách gia tăng, các hãng hàng không bắt đầu phân hạng ghế ngồi thành hạng

thường và hạng cao cấp. Từ năm 1950 đến năm 1960, số lượng hành khách

tăng gấp đôi, lên tới 40 triệu lượt người, khiến chính phủ phải tăng cường đầu

tư vào hạ tầng đường không để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và

thiết lập Cục quản lí hàng không liên bang (FAA-Federal Aviation

Administration) để giám sát độ an toàn cho các chuyến bay [46, tr. 373].

Một sự kiện bước ngoặt khác đánh dấu bước phát triển của các phương

tiện du lịch thời kỳ này là chuyến khởi hành vào tháng 7/1952 của chiếc du

thuyền hiện đại mang tên S.S. United States. Đây là chiếc du thuyền đầu tiên

xuyên Đại Tây Dương từ Mỹ đến Anh với thời gian kỷ lục là 3 ngày, 10 tiếng,

40 phút [46, tr. 373] và được xem là đỉnh cao công nghệ của các loại tàu dân

sự. Du thuyền được thiết kế kỳ công và sang trọng với nhiều tầng và có sức

chứa tới hàng nghìn hành khách [201]. Tuy nhiên, con tàu này chỉ hoạt động

đến năm 1969 thì dừng lại trước sự thông dụng của du lịch hàng không với

tốc độ và chi phí cạnh tranh hơn nhiều lần so với du lịch đường biển.

3.1.3. Thay đổi thiết bị tiêu dùng tiết kiệm lao động

Nếu như trong thập niên 1920, điện thoại, điện và một số thiết bị sử dụng

điện như tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, lò nướng, đài radio, trở thành những

biểu tượng tiêu dùng mới của gia đình trong xã hội công nghiệp thì đến những

năm 50 của thế kỷ XX, kỷ nguyên mới của những tiến bộ khoa học kỹ thuật

đã giúp Mỹ sản xuất ra những thiết bị tiêu dùng hiện đại hơn, phong phú hơn

và đem lại những hiệu quả xã hội cao hơn.

Page 88: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

80

Trước sự gia tăng nhà ở và số lượng gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, các

nhà sản xuất đã sử dụng nhiều phương tiện nhằm khuyến khích lối sống hiện

đại thông qua việc mua sắm và sử dụng các đồ gia dụng tiện ích. Nhiều thiết

bị và dụng cụ tiết kiệm lao động đã bắt đầu xuất hiện trong các gia đình Mỹ

hiện đại, làm thay đổi nhịp sống và có ảnh hưởng tới việc hình thành các giá

trị gia đình mới. Sức hấp dẫn của việc thực hiện các công việc thông thường

như vệ sinh, nấu nướng, bảo quản thực phẩm chỉ bằng một nút ấn đã lôi cuốn

nhiều hộ gia đình Mỹ. Nhờ đó, các gia đình trung lưu Mỹ đã được nâng cao

mức sống, giảm thời gian làm việc nhà và tăng thời gian cho các hoạt động

khác nhằm duy trì sự gắn kết gia đình. Việc sử dụng những thiết bị này đã

làm mức độ tiêu thụ điện tăng lên gấp ba lần vào những năm 60 so với những

năm 40 của thế kỷ XX [55, tr. 43].

Những phương tiện người Mỹ mơ ước được sở hữu sau chiến tranh chủ

yếu là máy móc thiết bị cho một cuộc sống gia đình hiện đại, giúp họ có nhiều

thời gian nghỉ ngơi và giải trí hơn như TV, xe hơi, máy giặt – máy sấy, tủ

lạnh, bếp điện, lò nướng, máy xay, máy ép, máy nghiền đá, máy pha sữa, máy

hút bụi, máy cắt cỏ và máy điều hòa nhiệt độ. Những nhu cầu tiêu dùng này

cũng là động lực quan trọng làm thúc đẩy sản xuất và kích thích sáng tạo

trong cuộc cách mạng khoa học của thập niên này. Từ năm 1945 đến

năm1949, người Mỹ mua 20 triệu tủ lạnh, 21,4 triệu xe hơi, 5,5 triệu bếp điện

và xu hướng này tiếp tục gia tăng trong thập niên 1950 [206, tr. 60]. Mặt hàng

được mua nhiều nhất là tivi (TV) khiến thập niên này được gọi là thời kỳ

hoàng kim của TV khi nó tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống Mỹ.

Người Mỹ bắt đầu xem TV như một nguồn cung cấp thông tin quan trọng

cũng như một hình thức giải trí không thể thiếu hàng ngày.

Trong thập niên từ 1950 đến 1960, sự phát triển kinh tế đã tác động mạnh

mẽ đến thói quen tiêu dùng của người dân, phản ánh những xu hướng và giá

trị được đề cao trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Với một cuộc sống thịnh vượng

Page 89: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

81

thời hậu chiến, căn bếp của người Mỹ không chỉ là một phòng được trang bị

tiện nghi mà còn là nơi để các gia đình trung lưu mới thể hiện khả năng kinh

tế, giá trị gia đình và vai trò của giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng

triệu phụ nữ Mỹ đã tham gia vào lực lượng lao động để làm việc trong các

nhà máy, góp phần sản xuất công nghiệp phục vụ chiến tranh. Chính trong

thời kỳ này, họ nhận ra rằng, phụ nữ cũng có thể làm được những công việc

của nam giới với mức thu nhập cao hơn so với những công việc họ từng làm

trước đây.

Sau khi chiến tranh kết thúc, các cựu binh Mỹ trở về và phải đối mặt với

nhu cầu tìm việc làm. Bởi vậy, phụ nữ Mỹ được vận động trở về với công

việc gia đình và nhường lại thị trường lao động cho nam giới. Tuy nhiên,

nhiều phụ nữ không muốn từ bỏ những công việc này và vẫn muốn tiếp tục

được tham gia vào lực lượng lao động. Chính phủ Mỹ đã phải phát động

chiến dịch kêu gọi phụ nữ Mỹ trở lại với vai trò nội trợ truyền thống, dành

toàn bộ thời gian để chăm sóc gia đình và đây được xem là hành động yêu

nước. Những chiến dịch này được kêu gọi trên khắp các phương tiện thông tin

đại chúng như truyền hình và đài phát thanh.

Các nhà xã hội học và nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực đã đưa ra những

nghiên cứu kết luận rằng, phụ nữ đi làm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát

triển của con em họ. Từ quan điểm này, họ kêu gọi phụ nữ Mỹ hãy tạo ra

những gia đình là hậu phương vững chắc trong bối cảnh nước Mỹ đang tham

gia vào một cuộc Chiến tranh lạnh. Căn bếp chính là nơi để người phụ nữ thể

hiện vai trò và trách nhiệm đối với đất nước. Như vậy, vai trò về giới đã được

định hình rõ nét ở Mỹ trong thời kỳ hậu chiến với nam giới đi làm và là trụ

cột tài chính còn phụ nữ ở nhà và chăm sóc gia đình. Với vai trò này, người

phụ nữ có trách nhiệm với tất cả các công việc nhà và chăm sóc con cái. Do

vậy, họ đảm nhận hầu hết công việc mua sắm cho gia đình và trở thành lực

lượng tiêu dùng chủ đạo trong xã hội. Với mức thu nhập tăng gấp 3 lần so với

Page 90: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

82

trước, các gia đình giờ đây đã ổn định tài chính, đủ khả năng mua sắm những

thứ cần thiết và tiện dụng cho các sinh hoạt thường ngày. Những vật dụng này

bắt đầu thể hiện mức sống của mỗi gia đình trong tương quan so sánh với các

gia đình khác trong cùng một khu vực [167, tr. 10-20]. (Xem Hình 3.4).

Sự gia tăng của xe hơi và các thiết bị tiêu dùng tiết kiệm lao động như đề

cập ở trên đã giúp cho người Mỹ có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động

làm gắn kết gia đình như du lịch, mua sắm, giải trí. Bởi vậy, thập niên 1950

được đánh giá là thời kỳ tôn vinh giá trị gia đình trong lịch sử Mỹ. Hình ảnh

tiêu biểu cho một gia đình hạnh phúc thập kỷ này thường xuất hiện trên các

phương tiện truyền thông và quảng cáo thể hiện “Giấc mơ Mỹ” thời bấy giờ

là có “một ngôi nhà tiện nghi, một chiếc xe hơi, một gia đình 2 con và một

việc làm ổn định”. (Xem Hình 3.5). Đa phần các gia đình Mỹ trong thập kỷ

này vẫn thực hiện vai trò truyền thống của giới với nam giới là trụ cột về kinh

tế và phụ nữ là người quán xuyến việc gia đình. Mặc dù các thiết bị nhà bếp

hiện đại hỗ trợ rất nhiều cho phụ nữ Mỹ, song trên thực tế, phụ nữ Mỹ vẫn

phải dành thời gian cho việc nhà nhiều hơn trước những đòi hỏi cao hơn về

tính vệ sinh và thẩm mỹ trong cuộc sống hiện đại [136, tr. 166].

Cũng liên quan đến nhà bếp, một trong những thay đổi lớn của thập kỷ này

là thói quen tiêu dùng thực phẩm của người Mỹ. Họ bắt đầu tiêu thụ ít tinh bột

hơn (như bánh mỳ, khoai tây) và chuyển sang sử dụng nhiều đường và trái

cây [184, tr. 134]. Đặc biệt, họ tiêu thụ ngày một nhiều hơn các phực phẩm đã

qua chế biến. Thay vì tự xử lý thực phẩm tại gia như làm gà, rang hạt, xay cà

phê… người Mỹ chuyển sang mua các thực phẩm đã được sơ chế hoặc nấu

chín. Bên cạnh đó, họ cũng gia tăng sử dụng các thực phẩm đóng hộp và đông

lạnh, đặc biệt là các loại súp và hạt ngũ cốc, giúp cho các gia đình tiết kiệm

được nhiều thời gian và công sức hơn.

Một trong những công ty tạo nên dấu ấn cho mô hình này thời hậu chiến là

Minute Maid. Năm 1946 họ đã lần đầu tiên cho ra mắt sản phẩm nước cam ép

Page 91: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

83

đông lạnh. Chỉ cần cho thêm nước vào một viên cam đông lạnh, người tiêu

dùng đã nhanh chóng có một cốc nước cam tươi mát, trở thành sản phẩm bán

chạy nhất trong 50 năm trở về trước [96, tr. 64]. Công ty Swanson & Sons

năm 1953 cho ra đời các “bữa ăn nhanh”. Đó là các bữa ăn tối đủ chất gồm

rau, thịt, bánh, hoa quả và đồ tráng miệng được chế biến sẵn trong một khay

nhôm tiện dụng, người tiêu dùng chỉ cần làm nóng trong một vài phút trước

khi ăn và cũng không mất thời gian dọn dẹp sau bữa ăn. Các bữa ăn này được

mô phỏng theo công thức món ăn của các hãng hàng không và đã giúp công

ty bán được 13 triệu bữa ăn nhanh trong năm 1956 [180, tr. 172].

Thập niên 1950 cũng là thời kỳ khởi đầu của nhiều chuỗi nhà hàng ăn

nhanh ở Mỹ khi các doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu lớn của đông đảo người

tiêu dùng Mỹ đối với các dịch vụ ăn uống nhanh chóng và tiện lợi với giá cả

phải chăng.

Bảng 3.1. Một số nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng ra đời trong thập niên 1950

Năm Nhà hàng Địa điểm

1950 Dunkin’ Donuts Quincy, Massachusettes

1951 Jack in the Box San Diego, California

1952 Church’s Fried Chicken

Kentucky Fried Chicken

San Antonio, Texax

Corbin, Kentucky

1953 Sonic (Top Hat Drive-In) Shawnee, Oklahoma

1954 Shakey’s

Burger King (InstaBurger)

Sacramento, California

Dade County, Florida

1955 McDonald’s (Ray Kroc)

Mister Donut

Des Plaines, Illinois

Revere, Massachusettes

1957 Gino’s Baltimore, Maryland

1958 Pizza Hut Wichita, Kansas

Page 92: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

84

Burger Chef Indianapolis, Indiana

Nguồn: William H. Young, Nancy K. Young (2004), The 1950s [202, tr. 106].

Nhiều nhà hàng ăn nhanh đã mở đầu cho hình thức mua hàng “drive-in”,

được hiểu là các nhà hàng hay dịch vụ có đủ điều kiện cơ sở vật chất, cho

phép khách hàng lái thẳng xe ô tô vào phía trong, mua hàng rồi đi thẳng ra mà

không cần phải mất công xuống bãi xe tìm chỗ đỗ. McDonald là một trong

những chuỗi nhà hàng thành công trong việc phát triển dịch vụ “drive-in” của

thập niên này. Họ không có các nhà hàng cho khách ngồi ăn tại chỗ mà cho

phép khách hàng lái xe đi qua một cửa kính có nhân viên phục vụ, đặt lệnh

mua hàng và lái xe ra nhận thức ăn ở cửa ra của nhà hàng. Việc giảm chi phí

xây dựng cửa hàng ăn uống tại chỗ đã giúp McDonald giảm được chi phí và

bán một chiếc bánh mỳ kẹp thịt với giá chỉ 15 xu so với giá thị trường lúc đó

là 35 xu. Năm 1948, McDonald lắp đặt thêm nhiều lò nướng và máy sản xuất

bánh, giảm bớt thực đơn và làm thay đổi hoàn toàn ngành dịch vụ thức ăn

nhanh bằng cách đưa ra các phương pháp sản xuất thực phẩm theo dây

chuyền. Theo đó, mỗi nhân công phụ trách một phần việc nhất định trong

chuỗi tạo ra thức ăn nhanh, tương tự như ngành công nghiệp xe hơi. Hệ thống

dây chuyền này của họ mang tên “Hệ thống dịch vụ tốc độ” [126, tr. 46].

Những nhà hàng thức ăn nhanh này vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay và trở

thành một phần không thể thiếu của văn hoá của Mỹ.

Việc gia tăng sử dụng các thiết bị tiêu dùng hiện đại trong các gia đình Mỹ

thời kỳ hậu chiến và hình ảnh căn bếp đi vào chính sách đối ngoại Mỹ trong

bối cảnh gia tăng của Chiến tranh lạnh có thể liên hệ với những phân tích lý

thuyết của nhà nhân học Grant McCracken về tiêu dùng là để thể hiện giá trị

văn hóa [137, tr. 71-92]. Theo đó, giữa “ý niệm” và “hiện thực” luôn có một

khoảng cách nhất định và để thực hiện được những “ý niệm” này, người ta

cần một thứ làm trung gian để bày tỏ các ý niệm vào đó. Trong trường hợp

này, các thiết bị tiêu dùng và hình ảnh căn bếp đã được Nixon sử dụng làm

Page 93: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

85

cầu nối để diễn đạt các “ý niệm” trong “hiện thực” về sự tự do lựa chọn hàng

hóa mà chủ nghĩa tư bản mang lại. Qua đó, có thể thấy hàng tiêu dùng của

mỗi xã hội là vật trung gian không chỉ phản ánh nhu cầu của con người trong

xã hội đó mà còn phản ánh những thể chế của xã hội đó. Điều đó có nghĩa,

tiêu dùng là lăng kính giúp chúng ta nhìn nhận về nhu cầu của một xã hội và

cũng phản ánh được định hướng tư tưởng và hình thái kinh tế của xã hội đó.

3.1.4. Thay đổi về các loại hình giải trí

Nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến cùng với sự ra đời của các thiết bị

và thực phẩm tiện dụng đã giúp người Mỹ có thêm nhiều tiền bạc và thời gian

dành cho nghỉ ngơi và giải trí hơn so với trước. Các hoạt động giải trí của họ

cũng đa dạng và phong phú hơn. Nếu như trong những năm Đại suy thoái

kinh tế và Chiến tranh thế giới thứ hai, đài phát thanh được xem là phương

tiện truyền thông và giải trí hàng đầu ở Mỹ thì những năm hậu chiến lại được

xem là thời kỳ hoàng kim của truyền hình, tạo ra những thay đổi mạnh mẽ

trong đời sống Mỹ. Năm 1949, chưa đến 1 triệu gia đình Mỹ ở các thành phố

lớn có TV nhưng đến năm 1960, hơn 44 triệu gia đình Mỹ, chiếm 87% dân

số, đã có ít nhất một TV. Thời gian trung bình người Mỹ dành cho TV tăng từ

4,5 giờ/ngày trong năm 1950 lên tới hơn 5 giờ/ngày năm 1960 [202, tr. 42].

Số lượng người hâm mộ thể thao ngày một gia tăng khi họ có thể theo dõi các

trận bóng chày, bóng rổ, bóng đá hay xem các trận đấu thể thao nhà nghề như

quyền anh, đấu vật hay đua ngựa trên TV.

Trong 15 năm (1945-1960), nhiều tạp chí có tiếng một thời như Life,

Collier’s và The Saturday Evening Post đã bị mất một lượng lớn độc giả dẫn

đến phải ngừng hoạt động. Tạp chí thành công nhất thời kỳ này chính là Tập

san truyền hình. Truyền hình đã đưa người dân trên khắp nước Mỹ cùng được

xem và thưởng thức những chương trình giải trí nổi tiếng như I Love Lucy,

Father knows Best, Our Miss Brooks, Burns & Allen, Ed Sullivan và

Gunsmoke. Họ có thể thưởng thức bên các thành viên gia đình nhiều chương

Page 94: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

86

trình âm nhạc, phim ảnh, thể thao và đố vui. Đa số truyền hình lúc bấy giờ là

đen trắng và chỉ có ít kênh, song đây vẫn là một sự thay đổi to lớn đối với

người Mỹ. Với một quốc gia vốn có sự đa dạng về sắc tộc và vùng miền như

Mỹ thì những chương trình truyền hình chung về các sự kiện chính trị, xã hội,

giải trí đã tạo nên sự gắn kết dân tộc và thúc đẩy một nền văn hóa đại chúng

[202, tr. 44].

Những yếu tố của một nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến như sự phát

triển của văn hóa xe hơi, sự bùng nổ các khu ngoại ô và sự gia tăng các gia

đình hạt nhân đã kích thích sự phát triển của hàng loạt rạp chiếu phim ngoài

trời, trở thành hoạt động giải trí đặc trưng và biểu tượng văn hóa của thập kỷ

này. Đó là những rạp chiếu với sức chứa lớn từ hàng trăm đến hàng nghìn

chiếc xe hơi trong rạp, nơi người Mỹ có thể thoải mái thưởng thức những bộ

phim ngay trên chiếc xe ô tô của mình. Một rạp chiếu ngoài trời tại New York

có sức chứa lớn nhất lên tới 2.500 xe trên diện tích đất rộng gần 28 mẫu Anh,

tương đương với hơn 113.000 m2. Loại hình rạp chiếu này ra đời vào những

năm 30 của thế kỷ XX với số lượng khoảng hơn 100 rạp trên khắp nước Mỹ.

Sau thời gian bị gián đoạn trong cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới

thứ hai, con số này đã lên tới hơn 7.000 rạp vào năm 1956 [46, tr. 299]. (Xem

Hình 3.6).

Những rạp này thường được xây dựng ở cách xa khu dân cư và chỉ giới

hạn thời gian chiếu vào buổi tối. Các gia đình Mỹ chỉ cần mua một vé vào cửa

duy nhất cho một xe nhưng tất cả các thành viên gia đình trên xe đều được

xem phim. Đặc biệt, các gia đình có con nhỏ vừa có thể trông con, vừa có thể

xem phim. Các cặp đôi trẻ cũng có thêm những không gian giải trí riêng tư.

Những rạp chiếu phim ngoài trời này dần phát triển và mở rộng thêm các dịch

vụ ăn uống, sân chơi, mua sắm cho khán giả trong lúc chờ đợi tới giờ chiếu

phim buổi tối. Những bộ phim thịnh hành thời kỳ này là Attack of the 50 FT.

Woman, The African Queen, Blonde Bait và It Conquered the World [174, tr.

Page 95: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

87

64-89]. Nhiều người Mỹ không thực sự quan tâm đến nội dung phim mà quan

trọng là họ được thay đổi không gian sinh hoạt, được sử dụng xe hơi và được

giao lưu với các gia đình khác trong một không gian giải trí phù hợp với chi

tiêu và nhịp sống mới. Những hoạt động giải trí khác cho gia đình còn có các

trò chơi đánh bài, các công viên giải trí, cắm trại, câu lạc bộ khiêu vũ….

Hàng triệu người Mỹ, đặc biệt là nam giới, đã dành thời gian tham gia vào

các hoạt động thể thao và hoạt động giải trí ngoài trời khác như bowling, cắm

trại, câu cá, đánh gôn, đi bộ, săn bắn, dã ngoại, bóng chày, bơi lội và quần

vợt. Trong đó, câu cá được xem là hoạt động thể thao nghiệp dư có số lượng

nam giới tham gia đông đảo nhất bởi đem lại cho họ sự thư thái khi được xa

rời khỏi mọi vai trò, trách nhiệm trong công việc và gia đình của cuộc sống

bận rộn tại các khu ngoại ô mới [202, tr. 113].

Người Mỹ cũng quan tâm đến việc đọc sách hơn trước sự mở rộng của thị

trường sách. Họ đặc biệt quan tâm đến sách viết về tôn giáo, nấu ăn, sách dạy

tự hoàn thiện bản thân và bài trí nhà cửa. Họ cũng tìm đọc những cuốn tiểu

thuyết lãng mạn và viễn tưởng của các nhà văn nổi tiếng như Ernest

Hemingway, John Steinbeck, Daphne du Maurier và J. D. Salinger. Các tạp

chí phổ thông như Reader’s Digest và Sports Illustrated được phát hành rộng

rãi với lượng độc giả tăng mạnh. Doanh số bán truyện tranh cũng tăng đến

mức đỉnh điểm vào giữa thập kỷ 1950, đưa ngành xuất bản trở thành một lĩnh

vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn [202, tr. 135].

Trong thập niên 1950, những biến đổi xã hội mạnh mẽ cũng là nhân tố tác

động đến sự hình thành một số nhóm thanh thiếu niên có tư tưởng “nổi loạn”,

muốn đi ngược lại với những giá trị được cho là chính thống. Mặc dù những

nhóm này chỉ là thiểu số, song ảnh hưởng của họ lại nhanh chóng lan rộng và

tạo nên những trào lưu văn hóa xã hội mới, có tác động không nhỏ đến hoạt

động tiêu dùng các sản phẩm văn hóa Mỹ.

Page 96: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

88

Đó là vào năm 1951, một nhóm thanh niên lần đầu chơi những bản nhạc

mới lạ bên ngoài một cửa hàng thu băng đĩa khiến đám đông phấn khích

hưởng ứng. Các nghệ sĩ da trắng sau đó đã nhanh chóng đưa những bản nhạc

bắt nguồn từ những âm thanh và giai điệu Mỹ gốc Phi này trở thành dòng

nhạc Rock n’ Roll. Sức lôi cuốn của dòng nhạc này là thừa hưởng cấu trúc

nhạc blues Mỹ gốc Phi nhưng có tiết tấu nhanh hơn, dễ nhớ, dễ hát và tạo ra

giai điệu nhảy sôi động. Lời bài hát thường đề cập đến tình yêu, những chiếc

xe hơi và nhiều chủ đề liên quan đến giới trẻ, khiến dòng nhạc này nhanh

chóng được thanh thiếu niên khắp nước Mỹ yêu thích. Họ đổ xô tìm kiếm

những bản nhạc đang nổi của các nghệ sĩ dòng nhạc này như Buddy Holly,

Chuck Berry, Bill Haley and the Comets [202, tr. 159-181].

Năm 1956, sự thành công của ca khúc Heartbreak Hotel đã đưa Elvis

Preslye trở thành ông hoàng nhạc Rock n’ Roll. Giới trẻ không chỉ say mê

giọng ca quyến rũ, ngoại hình lôi cuốn, vũ điệu cuồng nhiệt mà còn bị chinh

phục bởi ý nghĩa và giai điệu của những bài hát đã xóa nhòa ranh giới về màu

da, đưa những người da trắng và da đen xích lại gần với nhau hơn qua âm

nhạc. Elvis Presley trở thành hiện tượng âm nhạc phá vỡ mọi kỷ lục về lượng

khán giả đến xem trình diễn và số lượng đĩa nhạc được tiêu thụ. Kiểu tóc,

trang phục, món ăn ưa thích... của Elvis Presley đã trở thành những trào lưu thời

trang mới trong văn hóa đại chúng Mỹ cuối thập niên 1950 [52, tr. 62-86].

Cũng trong thời kỳ này, một nhóm xã hội mới được hình thành với tên gọi

“Thế hệ Beat” (Beat Generation). “Beat” được hiểu theo nghĩa rộng là “sự

mệt mỏi” với những thông lệ xã hội. Đây là một nhóm nhỏ các nhà văn, nghệ

sĩ và những người bạn. Họ cho rằng, thế hệ người Mỹ trong thập niên 1950 là

“thế hệ im lặng” (The silent generation) sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi

chỉ mong muốn một cuộc sống vật chất tiện nghi và sinh hoạt tinh thần theo

công thức. Với óc sáng tạo đậm chất nghệ sĩ, họ nhanh chóng phát triển danh

tiếng như những người theo chủ nghĩa khoái lạc mới khi không tuân theo bất

Page 97: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

89

cứ một nguyên tắc nào, tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc, gò bó của

đạo đức, tôn giáo…

“Beat” sau này được ghi nhận là một trào lưu văn học quan trọng của nước

Mỹ với các tác phẩm thơ đã làm nên một trường phái thơ phản truyền thống

lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai và các tác phẩm văn xuôi chứa đựng

những mầm mống nghệ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại. “Beat” dần phát

triển và trở thành một trào lưu xã hội phản kháng lại những nguyên tắc của xã

hội công nghiệp với hoài bão sống gần gũi với thiên nhiên. Những nhà văn

đầu tiên thuộc thế hệ các nhà văn Beat gồm có J. Kerouac, William S.

Burroughs, A. Ginsberg, Neal Cassady, Gregory Corso, John Clellon Holmes,

Alan Ansen, và Herbert Huncke. Những người hưởng ứng trào lưu của Thế hệ

Beat thường bắt chước ngoại hình của nhóm các nghệ sĩ này bằng cách để

chòm râu dê, tìm mua kính gọng sừng và mũ nồi theo thời trang của tay kèn

trumpet Dizzy Gillespie.

Trào lưu xã hội theo Thế hệ Beat đã bị nhiều thành phần xã hội lên tiếng

chỉ trích. Hình ảnh của họ xuất hiện trên các tranh biếm họa, tác phẩm điện

ảnh và chương trình truyền hình. Tuy nhiên, việc phê phán và chỉ trích không

những không làm giảm uy tín của họ mà còn khiến họ trở nên nổi tiếng hơn.

Bản thân những nhà văn Beat cũng không ngờ rằng các tác phẩm văn học của

họ lại có ảnh hưởng mạnh đến thanh niên như vậy khi bắt chước trang phục

và phong cách của những nhân vật trong các tác phẩm của họ. Có thể nói, Thế

bệ Beat đã mở đường cho phong trào “phản văn hóa” trong thập niên 1960 và

nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa theo trào lưu này [6], [67, tr. 4-7].

Như vậy, sự đa dạng của lĩnh vực giải trí thời kỳ hậu chiến đã góp một

phần lớn thúc đẩy tiêu dùng của xã hội Mỹ. Theo lý thuyết về mối liên hệ

giữa tiêu dùng và văn hóa của Grant McCracken [138, tr. 71-84], tiêu dùng

được hình thành, định hướng và điều tiết bởi văn hóa; nhưng ngược lại, văn

hóa cũng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào tiêu dùng. Bên cạnh đó, có thể

Page 98: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

90

thấy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, vui chơi, giải trí thời kỳ hậu chiến

cũng phản ánh được lý thuyết của Mary Douglas và Baron Isherwood rằng,

tiêu dùng là để giao tiếp xã hội. Theo đó, hàng tiêu dùng vừa thực hiện chức

năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người Mỹ, vừa thực hiện chức năng giao

tiếp xã hội bởi nó có khả năng hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội.

Hàng hóa được tiêu dùng ở thời kỳ này là một hệ thống các thông tin, tạo nên

hình ảnh và tính đặc trưng của loại hình văn hóa mà cụ thể ở đây là nền văn

hóa đại chúng Mỹ thời kỳ hậu chiến.

3.2. Sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ

Bên cạnh các chính sách khuyến khích tiêu dùng của chính phủ như hỗ trợ

mua nhà, xây dựng đường cao tốc, phát triển kinh tế... nhiều thể chế xã hội đã

phát triển và tạo ra những công cụ thúc đẩy xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu

chiến. Trong số đó, quảng cáo và truyền thông, thẻ tín dụng, trung tâm thương

mại, phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em được xem là những công cụ

thúc đẩy tiêu dùng đắc lực nhất.

3.2.1. Quảng cáo và truyền thông

Đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp theo định hướng kinh

tế thị trường tư bản chủ nghĩa là sự ra đời của các phương thức kinh doanh

mới. Trong một nền kinh tế để sự lựa chọn tự do của người tiêu dùng quyết

định cấu trúc kinh tế xã hội thì việc tạo cầu và kích thích tiêu dùng là vô cùng

quan trọng. Để kích thích bán hàng và gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp

đã gia tăng chi tiêu cho các chiến dịch quảng cáo. Chính phủ liên bang cũng

cổ vũ cho các chiến dịch quảng cáo thúc đẩy hình ảnh về một nước Mỹ giàu

có và thịnh vượng không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà với cả thế

giới bên ngoài nhằm lôi kéo các quốc gia khác trong cuộc chiến tranh giành

ảnh hưởng. Trong đó, hai chiến dịch quảng cáo lớn nhất về hình ảnh và các

thương hiệu tiêu biểu của nước Mỹ được thể hiện sinh động trên chiếc tàu hỏa

mang tên “Con tàu tự do” và cuốn tạp chí “Sự thần kỳ của nước Mỹ” [181, tr.

Page 99: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

91

29-45]. Các nhà sản xuất từ đó liên tục cập nhật sản phẩm để thúc đẩy nhu

cầu và dần tạo ra một xã hội có tâm lý xem trọng tiêu dùng.

Nếu như quảng cáo trong thập niên 1920 chủ yếu được thực hiện qua đài

phát thanh và các ấn phẩm dưới dạng in với những hình ảnh và khẩu hiệu dễ

nhớ thì kỹ thuật bán hàng thời kỳ hậu chiến được dựa vào các phương pháp

mới như nghiên cứu động cơ tiêu dùng, nghiên cứu nhân khẩu học và nghiên

cứu nhu cầu theo thế hệ. Phương tiện truyền thống và phổ biến nhất trong việc

truyền tải các thông điệp quảng cáo thời kỳ này vẫn là các ấn phẩm in như

sách báo và tạp chí với hình ảnh rõ nét, thông tin cụ thể và dễ nhớ. Tác dụng

của quảng cáo trên các ấn phẩm này cho phép người đọc có thể tra cứu lại

nhiều lần, chẳng hạn như việc quảng cáo xe hơi trên truyền hình có thể cho

người xem thấy được hình ảnh sinh động, màu sắc bắt mắt, tốc độ nhanh lẹ,

nhưng lại không giúp họ lưu lại được những thông số kỹ thuật quan trọng như

động cơ, mã lực...hay việc quảng cáo thực phẩm trên truyền hình có thể lôi

cuốn người xem nhưng không giúp họ lưu lại các thông tin về dinh dưỡng và

công thức nấu món ăn. Bởi vậy, thập niên 1950 chứng kiến sự tăng trưởng

của các nhà sản xuất bao bì và đóng gói sản phẩm như chai, hộp, thùng giấy,

nhằm truyền tải thông điệp quảng cáo cho các nhà sản xuất. Đến năm 1959,

đóng gói trở thành một ngành quan trọng trong việc quảng cáo để đưa sản

phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng [202, tr. 39].

Thực phẩm được đóng trong các túi nilon có khóa kéo hay trong các hộp

nhỏ với những thông điệp gây ấn tượng như “nhanh”, “gọn”, “tiện lợi”, “dễ sử

dụng”.... Phương thức khách hàng tự phục vụ cũng bắt đầu trở nên phổ biến

hơn. Họ không còn nhìn thấy các ông chủ hay nhân viên thân thiện sẵn sàng

giúp đỡ khách trong cửa hàng. Khách hàng phải phụ thuộc chủ yếu vào các

thông tin trên bao bì đóng gói của sản phẩm. Bởi vậy, những thông tin này

phải hấp dẫn và có sức thuyết phục cao đối với khách hàng rằng, sản phẩm

của họ ưu việt hơn và tiện ích hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Page 100: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

92

Một phương tiện truyền thông khác hỗ trợ tích cực cho quảng cáo qua sách

báo và tạp chí là đài phát thanh [202, tr. 41]. Lợi thế của việc quảng cáo qua

đài phát thanh là có thể dễ dàng thay đổi và cập nhật nội dung với tin tức

được phát trực tiếp, thường xuyên và liên tục. Khán giả nghe đài không bị hạn

chế bởi không gian và thời gian. Họ có thể dễ dàng nghe phát thanh ở bất cứ

nơi đâu và bất cứ thời điểm nào. Chính nhờ lợi ích này mà quảng cáo trên đài

phát thanh có thể tiếp cận được đến đông đảo khán giả ở nhiều nơi và vào

nhiều thời gian khác nhau.

Tuy nhiên, quảng cáo qua đài phát thanh bị hạn chế về mặt hình ảnh và sự

phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa Tivi (TV) trở thành công cụ đắc lực

nhất của ngành quảng cáo thời kỳ hậu chiến với mức chi cho quảng cáo trên

truyền hình tăng lên gấp 10 lần, từ 12,3 triệu USD năm 1949 lên tới 128 triệu

USD năm 1952. Đến năm 1960, gần 90% hộ gia đình Mỹ đã có TV và được

phủ sóng bởi hơn 450 đài phát trên khắp nước Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho

sự ra đời của truyền hình thương mại [173, tr. 63]. Khác với quảng cáo qua báo

chí và đài phát thanh là mang tính địa phương nhiều hơn, quảng cáo qua TV có

sức lan tỏa đến toàn nước Mỹ. Quảng cáo trên truyền hình có số lượng khán

giả tiếp cận thông tin nhiều nhất và hầu như không có tính chọn lọc người

xem như những phương tiện truyền thông khác. Bắt đầu từ cuối năm 1948,

hơn 900 công ty đã mua thời gian quảng cáo trên TV và đến năm 1950, số

lượng công ty chuyển từ hình thức quảng cáo trên đài phát thanh sang quảng

cáo trên TV đã gia tăng với tốc độ không ngừng [202, tr. 43-44]. Các sản

phẩm được quảng cáo trên TV cũng vô cùng phong phú và đa dạng, từ những

sản phẩm có giá trị nhỏ như thiệp chúc mừng đến những sản phẩm với giá trị

lớn như xe hơi. Đến giữa thập niên 1950, xe hơi đã trở thành sản phẩm được

quảng cáo nhiều nhất, vượt qua thuốc lá và các sản phẩm đóng gói khác.

Năm 1949, diễn viên Betty Furness trở thành ngôi sao quảng cáo truyền

hình đầu tiên và là người đại diện cho thương hiệu đồ gia dụng Westinghouse

Page 101: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

93

trong suốt 11 năm sau đó. Tiếp đến, Lucille Ball, Milton Berle, Jackie

Gleason, Sid Caesar và Imogene Coca cũng trở thành những ngôi sao truyền

hình và thu hút được hàng triệu đô la Mỹ tiền quảng cáo trong các chương

trình của họ trên TV. Năm 1952, Dwight Eisenhower là ứng cử viên đầu tiên

sử dụng truyền hình cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Đến năm

1955, các nhân vật hoạt hình như Snap, Crackle và Pop bắt đầu trở thành các

ngôi sao quảng cáo [202, tr. 9]. Có thể nói, truyền hình thương mại trong thập

kỷ 1950 đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người tiêu dùng Mỹ. Mặc

dù bị lấn át trước sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình, đài phát thanh và

đặc biệt là báo chí in ấn vẫn là những công cụ quảng cáo đắc lực bởi chúng

giúp người tiêu dùng có thể đọc quảng cáo kỹ hơn, chi tiết hơn so với các

thông tin tiếp nhận được từ TV và đài phát thanh. Đối tượng của các chương

trình hay ấn phẩm quảng cáo này chủ yếu hướng tới phụ nữ Mỹ, những người

được xem là đóng vai trò chủ đạo trong việc mua sắm hàng hóa.

Nội dung quảng cáo trong thời kỳ hậu chiến cũng phản ánh sự trở lại

của ý thức coi trọng các giá trị gia đình truyền thống. Trong một thế hệ,

những ký ức ảm đạm kéo dài từ cuộc Đại suy thoái đến hết Chiến tranh thế

giới thứ hai dần được thay thế bằng những hình ảnh tươi sáng của một gia

đình lý tưởng là có cha mẹ, con trai, con gái và cùng nhau tận hưởng cuộc

sống tiện nghi trong ngôi nhà mới. Trẻ em lần đầu tiên trở thành đối tượng

của các nhà quảng cáo khi hướng đến tiềm năng tiêu dùng của họ, đặc biệt

là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nội dung của các chương trình quảng cáo cũng chú trọng đến tính năng

động của xã hội nhằm kích thích nhu cầu. Minh chứng rõ nét nhất thể hiện

qua hoạt động của tập đoàn General Motors (GM). Họ tiếp tục chiến lược

“nhanh chóng làm lỗi thời sản phẩm” đã thực hiện từ thập kỷ 1920, hay nói

cách khác là họ chủ trương tạo ra những thiết kế hoặc tích hợp thêm những

tính năng mới nhằm rút ngắn thời lượng sử dụng, độ bền, thời gian tồn tại của

Page 102: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

94

sản phẩm, khiến cho sản phẩm không thể tiếp tục sử dụng được, hết hạn hoặc

lỗi thời. Chiến lược này hướng tới mục tiêu tạo thêm nhu cầu đối với sản

phẩm và tăng thêm thu nhập cho nhà sản xuất.

Triết lý hàng đầu của GM là “kiếm tiền chứ không phải chỉ sản xuất xe

hơi” [147, tr. 10]. Với lập luận cho rằng, người Mỹ sẵn sàng bỏ thêm tiền để

có được sự sang trọng và danh tiếng, GM đã quảng cáo hình ảnh xe hơi của

tập đoàn mình như một biểu tượng cho giàu sang và địa vị. Họ liên tục đưa ra

các mẫu xe mới mỗi năm và tìm cách thuyết phục khách hàng đổi sang những

chiếc xe mới với nhiều phong cách khác nhau. Họ cũng phát triển hàng loạt

những dòng xe khác nhau về hình thức, giá cả và mức độ sang trọng. Nếu như

tập đoàn Ford đơn thuần coi xe hơi là phương tiện di chuyển thì GM lại khai

thác khía cạnh cảm xúc của người Mỹ, coi ôtô là khát vọng cuộc sống, là nơi

phản ánh tính cách và năng lực kinh tế của họ. Trong thập niên 1950, GM

chiếm tới hơn 40% thị phần xe hơi Mỹ, tiếp đến là Ford và Chrysler [202, tr.

215].

TV được xem là công cụ phát huy tối đa khả năng quảng bá cho một “Giấc

mơ Mỹ” mới và xây dựng một nền văn hóa đại chúng thời hậu chiến bằng

cách ca ngợi chủ nghĩa cá nhân và lối sống tiêu dùng thông qua truyền hình

thương mại. Quảng cáo trên truyền hình đã sử dụng những hình ảnh của một

nước Mỹ thịnh vượng, kết hợp với những giá trị Mỹ đương thời để tạo ra một

giấc mơ “chuẩn Mỹ” mà trong đó, tất cả người Mỹ đều mong muốn đạt được

là có một gia đình, có việc làm tốt, một ngôi ở nhà ngoại ô với các thiết bị tiện

lợi và một chiếc xe hơi [163, tr. 12]. Quảng cáo trên truyền hình có vai trò

như người phát ngôn cho Giấc mơ Mỹ, thúc đẩy hình ảnh về một nước Mỹ

thịnh vượng thông qua việc kích thích tiêu dùng.

Ước tính trung bình một người Mỹ dành gần 5 tiếng/ngày để xem TV,

trong đó 1/3 thời gian này là xem quảng cáo và qua đó tiếp xúc với các hình

ảnh về thế giới vật chất [161, tr. 36]. Khi tất cả các chương trình quảng cáo

Page 103: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

95

đều hướng tới thông điệp chung về một cuộc sống với nhiều tiện ích, người

tiêu dùng Mỹ đã được tác động với tâm lý lạc quan và hy vọng. Những hình

ảnh thường thấy trong quảng cáo là các gia đình Mỹ tràn ngập hạnh phúc khi

sống trong các ngôi nhà tiện nghi với thiết bị hiện đại, hay hình ảnh các cá

nhân thả sức mua sắm hàng hóa để thể hiện đẳng cấp và cá tính. Cuộc sống

hạnh phúc được xem là gắn với việc sở hữu nhiều của cải vật chất và Giấc mơ

Mỹ được thể hiện qua lăng kính của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân.

Chính tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ thời hậu chiến đã thâm nhập vào văn

hóa Mỹ, khuyến khích cho sự bùng nổ và phát triển một xã hội tiêu dùng.

Có thể thấy, vai trò của quảng cáo trong thời gian này đã lặp lại sứ mệnh

của nó trong nhận định của nhà sử học Roland Marchand rằng, bước ngoặt

của ngành quảng cáo là đã chuyển trọng tâm từ việc hướng vào sản phẩm

sang hướng đến người tiêu dùng, coi sản phẩm là giải pháp cho các vấn đề

của người tiêu dùng [130]. Nói cách khác, quảng cáo thời gian này bắt đầu đề

cao các giá trị của người tiêu dùng và việc sử dụng các công cụ để quảng cáo

như phát thanh, truyền hình, báo chí, tranh ảnh....là tác nhân thúc đẩy cho sự

phát triển của xã hội tiêu dùng.

3.2.2. Thẻ tín dụng

Trong những năm 1945-1950, trước sự gia tăng nhu cầu mua sắm hàng

hóa, sự ra đời của phương thức mua hàng bằng thẻ tín dụng là một trong

những nhân tố quan trọng kích thích cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng

Mỹ thời kỳ hậu chiến. Nếu như trong thập kỷ 1920, hình thức mua hàng trả

góp chủ yếu được thực hiện trong việc mua các tài sản có giá trị lớn như

nhà cửa, xe hơi thì trong thời kỳ hậu chiến, thẻ tín dụng được dùng để mua

tất cả các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Phương thức

thanh toán này đã nhanh chóng trở thành yếu tố sống còn thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế Mỹ.

Page 104: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

96

Ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ thanh toán trả chậm do John Biggins

sáng lập năm 1946. Hình thức sơ khai của thẻ được gọi là Charge-it, một hệ

thống mua bán chịu, cho phép khách hàng trả tiền bằng thẻ Charge-it đối với

các giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở bán lẻ này sau đó sẽ nộp

biên lai bán hàng vào ngân hàng của Biggins. Ngân hàng sẽ nhanh chóng

thanh toán tiền cho cơ sở bán lẻ và thu lại tiền từ khách hàng đã sử dụng thẻ

Charge-it. Tuy nhiên, loại thẻ này chỉ sử dụng trong phạm vi địa phương và

dành riêng cho khách của ngân hàng.

Năm 1949, khi doanh nhân Frank McNamara đi ăn ở một nhà hàng tại

New York, ông nhận ra mình quên mang theo tiền để thanh toán và yêu cầu

được ghi nợ. Những lần như vậy đã khiến ông nghĩ ra cách thanh toán không

dùng tiền mặt. Năm 1950, ông đã cùng đối tác lập ra câu lạc bộ ăn tối Diners

Club và phát hành một loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng.

Loại thẻ tín dụng đầu tiên này ban đầu được 27 nhà hàng lớn tại New York

chấp nhận và nhanh chóng trở nên phổ biến. Đến cuối năm 1950, khoảng

20.000 người Mỹ đã được cấp thẻ của Diners Club và con số này năm 1951 là

48.000 người [125, tr. 47]. Với nhu cầu vui chơi giải trí lớn ở Mỹ thời kỳ hậu

chiến, hình thức thanh toán thẻ này đã rất thành công và phát triển nhanh

chóng, được sử dụng thêm ở nhiều địa điểm du lịch, giải trí và các dịch vụ

khác ngoài lĩnh vực ăn uống.

Trong thập niên 1950, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng phát triển trên các

bang của toàn nước Mỹ. Năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Franklin ở New

York đã bắt nhịp với hình thức thanh toán này bằng việc phát hành thẻ thanh

toán đầu tiên cho khách hàng của họ. Chủ tịch Hiệp hội tài chính người tiêu

dùng quốc gia, Barney Lenihan, đã ca ngợi thẻ tín dụng tiêu dùng là “phát

minh vĩ đại nhất của con người”, là “sự thần kỳ của thế kỷ XX” vì nó giúp

người Mỹ sống lâu hơn, làm việc ít hơn, hiệu suất lớn hơn, sở hữu nhiều của

Page 105: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

97

cải hơn, hưởng thụ nhiều hơn, du lịch nhiều hơn, khỏe mạnh hơn, được giáo

dục tốt hơn, phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần [124].

Năm 1958, Bank of America phát hành BankAmericard là loại thẻ tín

dụng hiện đại đầu tiên làm cơ sở cho hệ thống thanh toán VISA sau này.

Cũng trong năm đó, Carte Blanche và American Express ra đời, bắt đầu cạnh

tranh và thống lĩnh thị trường thẻ. American Express phát hành thẻ tín dụng

của họ và ghi dấu bằng việc mở rộng phạm vi sử dụng tới các quốc gia khác,

đồng thời sản xuất ra loại thẻ nhựa đầu tiên vào năm 1959, thay thế cho các

tấm thẻ bằng bìa cứng và mica. Đến năm 1966, một số ngân hàng đã cùng

nhau liên kết và cho ra đời loại thẻ Master Charge, tiền thân của thẻ

MasterCard nổi tiếng ngày nay [126, tr. 47].

Từ đây, trả tiền bằng thẻ dần trở thành phương thức thanh toán thông dụng

ở Mỹ thời hậu chiến. Hình thức thanh toán này đã kích thích cầu, làm động

lực thúc đẩy nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp thấp, giúp nhiều người Mỹ có được

cuộc sống đầy đủ và sung túc. Sự ra đời của thẻ tín dụng đánh dấu một bước

đột phá lớn trong lĩnh vực tài chính, công nghệ và xã hội. Điều đó có nghĩa là

các khoản tín dụng đều được đảm bảo thanh toán dưới sự vận hành của những

chương trình máy tính tốc độ cao, có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch và

người Mỹ từ nay được thỏa sức mua sắm mà không nhất thiết phải có tiền mặt

hay phiếu séc.

Cuộc cách mạng thẻ tín dụng cũng làm nên sự biến đổi sâu sắc trong quan

niệm của xã hội Mỹ đối với vấn đề về nợ. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai,

hầu hết các gia đình đều chỉ có tài sản ở mức tối thiểu bởi họ được giáo dục ý

thức tránh mang nợ, đồng thời, các cơ sở bán hàng cũng yêu cầu phải thanh

toán toàn bộ khi mua hàng. Họ đã quen với quan niệm phải có đủ tiền trước

khi mua sắm bất cứ loại hàng hóa nào và phải từ bỏ mong muốn những thứ

nằm ngoài khả năng thanh toán. Tuy nhiên, sự gia tăng của thẻ tín dụng khiến

người Mỹ không thể từ chối sức hấp dẫn của việc mua sắm những hàng hóa

Page 106: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

98

tiện ích được quảng cáo bạt ngàn trên khắp các phương tiện truyền thông

nhằm hướng tới một cuộc sống mang màu Giấc mơ Mỹ. Những quan niệm

xưa cũ mang tính tiêu cực đối với vấn đề nợ nần dần bị lãng quên, đặc biệt là

đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi. Việc mua sắm những hàng hóa đắt

tiền ngày càng phổ biến khi người bán luôn khuyến khích khách hàng hãy

mua ngay những gì họ muốn, đặc biệt là đối với những khách hàng giàu tiềm

năng. Đây cũng là thời điểm mà tầng lớp trung lưu Mỹ bắt đầu thay đổi tư

duy và cách sử dụng đồng tiền. Khẩu hiệu mua sắm phổ biến thời kỳ này là

“mua trước - trả sau” [202, tr. 6].

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cộng với việc vay nợ dễ dàng đã kích

thích cho sự bùng nổ của một xã hội tiêu dùng mà ở đó, con người không chỉ

được thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa thiết yếu mà còn nhanh chóng được

đáp ứng những mong muốn sở hữu vật chất khác của mình. Từ năm 1947 đến

năm 1959 tỉ lệ gia đình có thu nhập dưới 3.000 USD/năm giảm từ 46% xuống

20% trong khi đó, tỉ lệ gia đình có thu nhập từ 7.000 USD - 10.000 USD tăng

từ 5% lên 20% [45, tr. 71]. Mức thu nhập tăng này cũng giúp các gia đình

trung lưu đáp ứng điều kiện được vay mượn của các ngân hàng phát hành thẻ

tín dụng.

Người tiêu dùng Mỹ mất dần thói quen tiết kiệm, hay phải chờ đợi đến khi

có đủ tiền mới mua một thứ họ cần hay muốn. Họ nhanh chóng tìm đến các

cơ sở bán hàng cho thanh toán trả chậm và có thể mua nhiều vật dụng cùng

lúc theo chế độ mua trước - trả sau. Hàng hóa được tiêu thụ mạnh nhất thời kỳ

này vẫn là TV, tủ lạnh, xe hơi và nhiều thiết bị tiện dụng khác, 48% các gia

đình có thu nhập từ 3.000 USD - 4.000 USD/năm tham gia vào các chương

trình mua bán trả góp [87, tr. 176]. Người Mỹ giờ đây có thể mua sắm được

những thứ mà họ ước ao, những thứ họ từng không có khả năng thanh toán thì

giờ lại được thanh toán một cách dễ dàng. Tuy nhiên, lối tiêu dùng này cũng

Page 107: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

99

nhanh chóng khiến nợ cá nhân của Mỹ tăng mạnh, từ 73 tỉ USD năm 1950 lên

tới 196 tỉ USD năm 1960 [202, tr. 6].

3.2.3. Trung tâm thương mại

Thời kỳ trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các trung tâm

bán lẻ của Mỹ tập trung tại khu vực thành phố và dưới dạng các tuyến phố

chuyên dành cho mua sắm. Những người sống ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn

mua sắm chủ yếu ở các cửa hàng nhỏ tại địa phương hoặc đặt hàng qua

catalog. Khi cần những hàng hóa có giá trị, họ vẫn phải tìm đến các trung tâm

lớn trong thành phố để có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, những thay đổi

chính trị và xã hội ở Mỹ trong thời kỳ hậu chiến đã tạo ra một chuyển biến

lớn trong phương thức và quy mô mua sắm của người Mỹ.

Làn sóng di cư của tầng lớp trung lưu Mỹ từ thành phố lớn ra các vùng

ngoại ô đã làm phát sinh nhu cầu mua sắm thuận lợi tại những khu ngoại ô

mới này thay vì phải đi vào tận trung tâm các đô thị. Các nhà bán lẻ cũng

nhanh chóng nhận thấy người Mỹ thời hậu chiến nói chung và đặc biệt là tầng

lớp trung lưu Mỹ đang ngày càng gia tăng này có nhu cầu được mua sắm hầu

như tất cả vật dụng cho một cuộc sống mới. Thêm vào đó, các cư dân ngoại ô

mới còn có mức thu nhập trung bình, tỉ lệ sở hữu nhà, sở hữu xe hơi và tỉ lệ

sinh con cao hơn so với dân số trong các thành phố lớn. Năm 1951, thu nhập

trung bình của một gia đình sống ở thành phố là 3.100 USD, trong khi đó thu

nhập trung bình của một gia đình sống ở ngoại ô là 4.200 USD, cao hơn 35%

so với người trong thành phố [200, tr. 121-131]. Bên cạnh đó, xu hướng dịch

chuyển việc làm từ thành phố ra ngoại ô đã dẫn đến sự phát triển thương mại

ở ngoại ô. Đây là những tiền đề hứa hẹn cho một thị trường tiêu dùng có sức

mua lớn.

Để tiếp cận một cách nhanh chóng và dễ dàng với những người tiêu dùng

tiềm năng này, các nhà qui hoạch đã xây dựng nhiều cửa hàng tại các dải

thương mại. Những dải này được đặt tại những vị trí chiến lược giữa các điểm

Page 108: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

100

nối trên đường cao tốc hay dọc các tuyến giao thông trọng điểm nhằm thu hút

người tiêu dùng trên các địa bàn quanh đó khoảng nửa giờ lái xe. Họ cũng xây

dựng các tuyến xe buýt phục vụ hành khách di chuyển tới các dải thương mại

ngoài đô thị này. Tuy nhiên, phải đến giữa thập kỷ 1950, các trung tâm

thương mại và các phức hợp mua sắm có khả năng đáp ứng được sức tiêu

dùng lớn của xã hội Mỹ mới được hoàn tất và đi vào hoạt động. Đây là hình

ảnh của một xã hội tiêu dùng mới trong kỷ nguyên hậu chiến, thể hiện được

sự phồn thịnh của nền kinh tế với nhu cầu mua sắm, vui chơi và giải trí của

mọi tầng lớp xã hội.

Đặc điểm của các trung tâm mua sắm là có diện tích khổng lồ với sức chứa

lên tới hàng trăm cửa hàng thuộc nhiều thương hiệu lớn nhỏ trong các lĩnh

vực tiêu dùng và giải trí. Nhiều trung tâm còn có cả những nhà hàng nổi tiếng,

rạp chiếu phim, những bãi đỗ xe rộng mênh mông và được gửi miễn phí.

Đường cao tốc thuận lợi, việc đỗ xe dễ dàng cộng với giờ mở cửa kéo dài đến

tối là những yếu tố thu hút người tiêu dùng đến đây. Việc họ không còn phải

vào các trung tâm đô thị để mua sắm đã giúp giảm tải được lượng giao thông

của các thành phố lớn.

Kiến trúc sư Victor Gruen là người tiên phong trong việc xây dựng các

trung tâm thương mại hiện đại của Mỹ. Tại ngoại ô vùng Minneapolis, bang

Minnesota, ông đã thiết kế xây dựng Southdale là trung tâm thương mại đầu

tiên và hiện đại bậc nhất nước Mỹ thời hậu chiến. Gruen là một kiến trúc sư

người Áo gốc Do thái di cư sang Mỹ năm 1938. Bởi vậy, ý tưởng xây dựng

trung tâm mua sắm của ông mang hơi hướng cuộc sống ông đã từng có ở

Châu Âu là các quảng trường trong những thị trấn nhộn nhịp, một không gian

cộng đồng nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ và mua sắm hàng hóa. Ông

còn ấp ủ kế hoạch xây dựng những trung tâm thương mại trong tương lai với

mô hình khép kín gồm nhà ở, trường học và bệnh viện. Theo ông, những gia

đình mới di chuyển đến sinh sống tại các vùng ngoại ô phải thiết lập một cuộc

Page 109: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

101

sống với các mối quan hệ xã hội mới và trung tâm mua sắm chính là giải pháp

cho các hoạt động cộng đồng của họ. Ông cho rằng, các trung tâm mua sắm

hoạt động hiệu quả phải là những trung tâm kết hợp được giao dịch bán lẻ với

các hoạt động xã hội, tạo nên một không gian văn hóa xã hội cho dân cư nơi

đó [99, tr. 91-117]. Bởi vậy, Southdale được xem là khu mua sắm lớn đầu

tiên theo mô hình này, được thiết kế với bãi đỗ xe rộng và cách xa khu nhà

mua sắm để khuyến khích khách hàng đi bộ dọc không gian vui chơi và giải

trí có đài phun nước, vườn hoa và công trình nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi

tiếng. Đây cũng là trung tâm thương mại đầu tiên có hệ thống điều hòa và

sưởi quanh năm. Người tiêu dùng Mỹ đến đây có thể đi dạo, giao lưu, mua

sắm và vui chơi, ăn uống tại khu nhà ẩm thực lớn. Trung tâm được mở cửa

năm 1956 và sự thành công của nó đã khiến nhiều cộng đồng dân cư khác ở

Mỹ cũng mong muốn có được một khu trung tâm thương mại hiện đại này.

Có thể nói, Southdale được xem là ý tưởng phục vụ người tiêu dùng lý

tưởng nhất trong phát triển đô thị thời hậu chiến và nhanh chóng được

người tiêu dùng Mỹ yêu thích.

Người Mỹ hàng ngày vẫn mua sắm tại các cửa hàng gần nhà ở địa phương.

Tuy nhiên, mua hàng hóa tại các trung tâm thương mại lớn vẫn là niềm yêu

thích của họ. Ngoài những yếu tố đề cập trên, sàn nhà bóng loáng, đèn chùm

sáng choang, nhân viên tận tụy, nhà hàng tên tuổi... là những nét độc đáo tạo

nên sức hấp dẫn của các trung tâm mua sắm. Tại đây luôn có những sản phẩm

may mặc thời trang nhất, hàng gia dụng ấn tượng nhất và giá ưu đãi hấp dẫn

nhất. Cho dù khách hàng không mua sắm hoặc mua không đáng kể thì việc

đến đây cũng là một trải nghiệm thú vị đối với họ. Tại đây, họ được đi lại

trong một môi trường ấm cúng, thoải mái và thân thiện với nhiều lựa chọn

hàng hóa và dịch vụ tại cùng một địa điểm gồm các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng

quần áo, giày dép, các chuỗi cửa hàng giá rẻ, cửa hàng dược phẩm và trang

sức. (Xem Bảng 3.2). Nhắc đến những công trình tiêu biểu, mang đậm dấu ấn

Page 110: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

102

của một quốc gia, nhà sử học đô thị Kenneth T. Jackson đã từng viết: “Nếu

như người Ai Cập có Kim tự tháp, người Trung Quốc có Vạn lý trường thành,

người Anh có những thảm cỏ lộng lẫy, người Đức có các lâu đài cổ, người Hà

Lan có các con kênh, người Ý có các nhà thờ lớn, thì người Mỹ có các trung

tâm mua sắm”[109, tr. 1111]. Điều đó cho thấy, các trung tâm mua sắm ở Mỹ

được xem là điển hình cho một phần lối sống Mỹ.

3.2.4. Phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em

Như đã trình bày trong chương 2, nước Mỹ 15 năm sau Chiến tranh thế

giới thứ hai là thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh. Năm 1946, 3,4 triệu trẻ em được

sinh ra ở Mỹ và đến năm 1964, tổng số trẻ em được sinh ra trong thời kỳ này

(1946-1964) đạt mức kỷ lục là 76,4 triệu trẻ em, chiếm 2/5 dân số Mỹ năm

1964 [151, tr. 77-78]. Bùng nổ trẻ sơ sinh không chỉ làm gia tăng dân số Mỹ

mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.

Tác động đầu tiên của thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh đến nền kinh tế Mỹ

chính là sự tăng trưởng của các ngành sản xuất và dịch vụ cho trẻ nhỏ. Các

ông bố bà mẹ trẻ là những đối tượng tiêu dùng đầu tiên mà các nhà sản xuất

và tiếp thị hướng tới bởi hàng triệu trẻ em sinh ra mỗi năm đã làm tăng nhu

cầu về tã lót, sữa hộp, quần áo, đồ chơi, xe đẩy... Cụ thể, ngành sản xuất tã lót

trẻ em có doanh thu tăng từ 32 triệu USD năm 1947 lên tới 50 triệu USD năm

1957. Tiếp đến là ngành sản xuất quần áo và giày dép trẻ em. Các ông bố bà

mẹ sẵn sàng chi tới 5 triệu USD mỗi năm (gấp đôi so với trước thời kỳ bùng

nổ trẻ sơ sinh) để mua sắm những đôi giày trẻ em có màu mạ đồng của hãng

L.E. Mason Inc., Boston. Ngành sản xuất thực phẩm hộp cho trẻ em đạt mức

tiêu thụ từ 270 triệu hộp năm 1940 lên tới 1,5 tỉ hộp năm 1953. Ngành công

nghiệp đồ chơi trẻ em cũng đạt doanh số kỷ lục từ 84 triệu USD năm 1940 lên

1,5 tỉ USD năm 1953. Thayer, Inc., nhà sản xuất xe đẩy lớn nhất nước Mỹ có

doanh số tăng từ 200.000 USD năm 1939 lên 7 triệu USD năm 1953. Ở thời

Page 111: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

103

kỳ đỉnh điểm này, thị trường sản phẩm cho trẻ em đạt doanh thu gần 33 tỉ

USD mỗi năm [114, tr. 23-35].

Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh đã đưa nước Mỹ thời kỳ hậu chiến trở thành

một quốc gia lấy trẻ em làm trọng tâm phát triển, nơi cha mẹ, giáo viên, nhà

sản xuất và nhà phân phối... làm việc hết mình để đáp ứng mọi nhu cầu của

trẻ nhỏ. Dưới con mắt của nhà xã hội học David Riesman, “thế kỷ XX không

còn là thế kỷ của những người trưởng thành nói chung, mà là thế kỷ của trẻ

nhỏ” [90, tr. 19]. Nhu cầu được nuôi dưỡng và trưởng thành của nhóm dân số

non trẻ này cũng là một trong những lý do đưa nước Mỹ bước vào thời kỳ

bùng nổ các khu ngoại ô với sự gia tăng nhanh chóng số lượng trường học. Số

học sinh tại các trường tiểu học tăng từ 21 triệu em năm 1950 lên 30 triệu em

năm 1960. California là bang đạt kỷ lục trong việc khai trương các trường học

mới hàng tuần trong thập niên 1950. Chỉ riêng trong năm 1954 bang này đã

xây mới hơn 60.000 lớp học [90, tr. 25].

Trong vấn đề giáo dục trẻ em, các bậc cha mẹ của thế hệ bùng nổ trẻ sơ

sinh đã áp dụng việc lấy trẻ em làm trung tâm theo phương pháp nuôi dạy trẻ

của bác sĩ Benjamin Spock, tác giả cuốn sách bán chạy nhất thời kỳ hậu

chiến, The Common Sense Book of Baby and Child Care Baby (Tìm hiểu tâm

lý và chăm sóc trẻ) [90, tr. 7]. Trước khi cuốn sách được phát hành, cha mẹ

được khuyên nên dạy con mình theo kỷ luật và tôn trọng mệnh lệnh của cha

mẹ. Mọi sinh hoạt của trẻ từ giờ ăn uống, vui chơi, học tập... đến đi ngủ đều

tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt do cha mẹ qui định. Trẻ em được chăm

sóc cẩn thận nhưng thường không được cha mẹ lắng nghe ý kiến của họ. Tuy

nhiên, bác sĩ Benjamin Spock đã làm nên một cuộc cách mạng trong việc

nuôi dạy trẻ bằng cách sử dụng liệu pháp phân tâm học để nghiên cứu nhu

cầu của trẻ và sự hòa hợp trong gia đình. Theo ông, cha mẹ nên nuôi dưỡng

con trẻ bằng bản năng và linh cảm của chính mình chứ không phải bằng

những thông lệ hà khắc đang thịnh hành trong xã hội lúc bấy giờ. Ông tin

Page 112: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

104

rằng, một đứa trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nếu tuổi thơ của nó

tràn đầy tình cảm và yêu thương từ cha mẹ. Để làm được điều này, cha mẹ

cần lắng nghe và kích thích sự phát triển tư duy của trẻ. Đây cũng là cách

giáo dục khởi đầu cho sự tôn trọng cá nhân và dân chủ trong gia đình Mỹ.

Cách giáo dục này đã tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhiều bậc cha mẹ

Mỹ trong những thập kỷ sau.

Được nuôi dưỡng trong một xã hội thịnh vượng với những quan niệm giáo

dục cởi mở, trẻ em và đặc biệt là thanh thiếu niên Mỹ thời hậu chiến cảm

nhận được sự khác biệt của thế hệ mình về số lượng, sự giàu có và vận may

trong thời bình, giúp họ có thêm động lực, điều kiện và cơ hội để thay đổi

cuộc sống. Do nền kinh tế dịch vụ Mỹ thời kỳ hậu chiến bắt đầu phát triển

nên nhu cầu về lao động trong các ngành dịch vụ gia tăng. Thanh thiếu niên

có thể tìm được nhiều việc làm bán thời gian trong các ngành dịch vụ mới

phát triển như bán hàng, bơm xăng, bồi bàn, cắt cỏ....Họ có thể vừa đi làm

vừa đi học. Nếu như lao động của thanh thiếu niên trong thời kỳ Đại suy thoái

và Chiến tranh thế giới thứ hai là nhằm hỗ trợ cho kinh tế gia đình thì lao

động của thanh thiếu niên thời kỳ này không còn gắn với trách nhiệm gia đình

như trước. Thu nhập trung bình hàng tuần của thanh thiếu niên thập kỷ này là

10-15 USD, cao hơn thu nhập hàng tuần của nhiều gia đình Mỹ trong thời kỳ

Đại suy thoái [202, tr. 25]. Với khoản thu nhập này, lại không phải đóng góp

cho kinh tế gia đình, thanh thiếu niên có thể độc lập chi tiêu cho bản thân, tạo

nên một lực lượng tiêu dùng mới. Cũng giống như cha mẹ mình, họ định

nghĩa thành công và hạnh phúc bằng việc sở hữu nhiều của cải vật chất. Một

ước tính cho thấy thị trường hàng hóa và dịch vụ cho thanh thiếu niên đạt con

số 10 tỉ USD mỗi năm trong những năm 50 của thế kỷ XX với các loại hàng

hóa như mỹ phẩm, xe hơi, điện thoại, TV, đài phát thanh, phim ảnh và âm

nhạc [114, tr. 62]. Thời kỳ này cũng là lúc hình thành một nền văn hóa thanh

niên, phản ánh lối sống mới của những người trẻ tuổi thời bình trong một xã

Page 113: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

105

hội thịnh vượng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển và mở rộng của

các thị trường sản phẩm dành cho họ.

Nhận thấy sức mua lớn của thị trường này, các nhà xuất bản đã đầu tư

mạnh vào việc in các tạp chí tiếp thị hàng hóa hướng tới độc giả lứa tuổi từ 12

đến 18. Sự thành công của Tạp chí Seventeen (Tuổi 17) là bằng chứng rõ nét

cho quy mô tăng trưởng của thị trường thanh thiếu niên Mỹ. Ra đời năm

1944, đây là ấn phẩm dành cho nữ sinh đại học. Các số đầu tiên của họ nhanh

chóng được bán hết chỉ trong hai ngày và lên tới 1 triệu bản một tháng năm

1947. Đến năm 1949, họ đạt mức kỷ lục là bán được 2,5 triệu bản một tháng

[110, tr. 43]. Hai tạp chí mới ra đời và bán chạy nhất trong năm 1955 là Dig

và Teen. Tiếp đến là các tạp chí Confidential Teen Romances, Flip, Hepcats,

Hollywood Teenagers, Modern Teen, Sixteen. Hầu hết những tạp chí này đều

thuê những cây viết và biên tập viên trẻ tuổi nhằm đưa ra những lời lẽ thuyết

phục và phù hợp với lứa tuổi của độc giả [202, tr. 25].

Một trong những người dự báo được tiềm năng lớn của thị trường thanh

thiếu niên là Eugene Gilbert. Ông đã thành lập một công ty chuyên nghiên

cứu về nhu cầu của thanh thiếu niên thời kỳ này và tuyển dụng một đội ngũ

học sinh trung học tìm hiểu và thu thập dữ liệu về chính thị trường của họ.

Với những thông tin thu thập được từ đội ngũ này, ông khẳng định với các

khách hàng doanh nghiệp của mình rằng, thanh thiếu niên là lực lượng tiêu

dùng đã đóng góp hàng tỉ đô la cho nền kinh tế Mỹ. Ông cũng đưa ra những

dự báo chính xác về xu hướng tiêu dùng của nhóm tuổi này. Chuyên mục

hàng tuần của ông mang tên What Young People Are Thinking? (Những người

trẻ tuổi nghĩ gì?) có mặt trên hơn 300 tờ báo và được xem là mục được quan

tâm hàng đầu của các nhân viên bán hàng và quảng cáo trên khắp nước Mỹ

[202, tr. 26]. Không chỉ báo chí mà các phương tiện truyền thông khác như

TV, đài phát thanh, trung tâm điện ảnh... cũng đưa ra những chương trình

nhằm vào thị hiếu của thanh thiếu niên. Song hành cùng những phương tiện

Page 114: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

106

này là sự ra đời và phát triển của các rạp chiếu phim, phòng thu âm, diễn đàn

thời trang... phục vụ riêng cho thanh thiếu niên [141, tr. 271].

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã phân tích những thay đổi và sự vận động của xã hội tiêu dùng

Mỹ trong 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua thời kỳ hậu chiến

(1945-1950) và trong những năm phát triển thịnh vượng của nước Mỹ (1950-

1960). Nếu như xã hội Mỹ thập niên 1920 bước vào thời kỳ đầu của sản xuất

công nghiệp và đem lại những thay đổi trong phương thức tiêu dùng cho một

bộ phận dân số thuộc tầng lớp trung lưu trên thì những thay đổi lớn diễn ra

trên nhiều lĩnh vực đã đưa nước Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai

bước vào một xã hội tiêu dùng hiện đại với sự tham gia của đông đảo mọi

tầng lớp. Sự vận động của xã hội này diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương

diện, trong đó nổi trội nhất là vấn đề nhà ở, phương tiện di chuyển, thiết bị

tiêu dùng và hình thức giải trí.

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ diễn ra cuộc di cư lớn nhất từ thành phố đến

các vùng ngoại vi và hình thành nên những cộng đồng dân cư với kết cấu ngày

một đồng nhất. Sự di chuyển này cũng đánh dấu sự gia tăng của tầng lớp trung

lưu Mỹ. Dấu ấn của xu hướng tiêu dùng thời kỳ này là sự ra đời của các khu

dân cư đồng nhất, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh và sự phổ biến của những

máy móc thiết bị cho một cuộc sống gia đình hiện đại, giúp người Mỹ có nhiều

thời gian nghỉ ngơi và giải trí hơn. Sự tiện nghi của căn bếp là hình ảnh thể

hiện mức sống, sự yên bình và các giá trị gia đình được tôn vinh trong thập kỷ

này trước những căng thẳng ngày một leo thang của cuộc Chiến tranh lạnh.

Sức mua của thời kỳ này gia tăng một phần là do nhu cầu tiêu dùng của

người Mỹ khi bước vào một cuộc sống mới thời bình nhưng cũng một phần là

do sự phát triển của các yếu tố làm kích thích tiêu dùng. Trong đó, TV đã trở

thành công cụ quảng cáo hàng đầu của giới doanh nghiệp Mỹ, làm thay đổi tư

duy và hành động của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ. Đây cũng là thời kỳ

Page 115: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

107

đánh dấu sự phát triển của phương thức mua hàng bằng thẻ tín dụng với sự ra

đời của thẻ Diners Club và sự ra đời của các trung tâm mua sắm lớn với nhiều

hệ thống cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong phương thức chăm

sóc và giáo dục trẻ em thuộc thế hệ được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong

một thời điểm đặc biệt của nước Mỹ với những giá trị hạnh phúc được đo

bằng của cải vật chất đã đưa nước Mỹ bước sang một cấp độ tiêu dùng mới.

Quan niệm của người Mỹ thập kỷ sau chiến tranh về một cuộc sống hạnh

phúc là có nhà ở ngoại ô, có gia đình, trẻ con và việc làm ổn định, đã trở

thành hiện thực.

Page 116: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

108

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ

4.1. Tác động của xã hội tiêu dùng Mỹ

Trong 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1960), tăng trưởng

kinh tế vượt bậc đã đưa nước Mỹ bước vào thời kỳ hoàng kim của sản xuất

công nghiệp. Sự lên ngôi của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến một

mặt tạo ra những tác động tích cực, làm chất xúc tác thúc đẩy sản xuất,

khoa học kỹ thuật, nâng cao mức sống và làm phong phú đời sống văn hóa

xã hội như đã trình bày trong các chương trước, nhưng mặt khác cũng gây

ra những tác động tiêu cực nhiều mặt cho nước Mỹ. Chương này sẽ tập

trung đề cập đến những tác động tiêu cực của xã hội tiêu dùng đối với nước

Mỹ trong 3 lĩnh vực chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Do tác động là

vấn đề có tính lâu dài nên luận án sẽ đề cập những tác động tiêu cực của xã

hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu chiến và một số hệ lụy của nó trong các

thập kỷ sau.

4.1.1. Tác động kinh tế

Việc khuyến khích tiêu dùng trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai

là bước khởi đầu trong việc đưa Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa

khổng lồ, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn

cầu. Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ

có tốc độ tăng trưởng phi thường, giúp Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới và

củng cố được vị thế của mình trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh

và quốc phòng. Tổng thu nhập quốc dân (GNP) của Mỹ tăng từ 212 tỉ USD

năm 1945 lên tới 520 tỉ USD năm 1961 [191, tr. 224]. Nước Mỹ bước vào

thời kỳ hưng thịnh chưa từng có trong lịch sử và được xem là một “Xã hội

thịnh vượng” [87, tr. 100-260]. Cuối thập kỷ 1940, Mỹ chiếm 7% dân số thế

Page 117: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

109

giới nhưng chiếm tới 42% thu nhập toàn cầu và một nửa sản lượng công

nghiệp toàn thế giới. Mỹ sản xuất 57% sản lượng thép của thế giới, 43% sản

lượng điện, 62% sản lượng dầu và 80% sản lượng xe hơi. Với vị trí độc tôn

trong nền kinh tế thế giới, Mỹ sở hữu ¾ dự trữ vàng toàn cầu. Thu nhập bình

quân đầu người của Mỹ từ giữa năm 1949 đã là 1.450 USD, cao hơn nhiều so

với mức 700-900 USD của nhóm các quốc gia giàu có nhất lúc đó là Canada,

Anh, New Zealand, Thụy Sĩ và Thụy Điển. Tỉ lệ thất nghiệp chỉ chiếm 1,9%

lực lượng lao động năm 1945 và dưới 4% từ năm 1946 đến năm 1948 [78, tr.

xii, 205], [111, tr. xiii, 557], [205].

Sự tăng trưởng của nền kinh tế cùng những biến đổi xã hội về dân cư và

môi trường sống đã kích thích tiêu dùng của người dân Mỹ. Sức mua tăng đã

tác động trở lại kích thích sản xuất trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Thực

tiễn phát triển kinh tế của nước Mỹ trong thời kỳ này đã chứng minh được

tính đúng đắn của các vấn đề được nêu ra trong học thuyết kinh tế theo trường

phái trọng cầu của nhà kinh tế học John Maynard Keynes [117] khi đánh giá

cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số

một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh

tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm. Do đó, cần

nâng cầu tiêu dùng và kích thích cầu có hiệu quả. Sự can thiệp của nhà nước

vào quá trình phát triển kinh tế qua việc kích cầu cũng đã chứng minh được

tính tích cực của tiêu dùng trong nền kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến.

Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ đã tạo ra những tác động

đa chiều đến nền kinh tế Mỹ trong những thập niên tiếp theo. Cụ thể, trong

thập niên 1970, giá dầu tăng mạnh cộng với những chính sách của Mỹ trong

Chiến tranh ở Việt Nam đã đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng

trầm trọng. GNP của Mỹ giảm 6% từ năm 1973 đến 1975. Tỉ lệ thất nghiệp

tăng gấp đôi từ 4,5% lên đến 9% [115]. Nước Mỹ lâm vào hiện tượng kinh tế

mới gọi là đình lạm, có nghĩa là nền kinh tế vừa đình trệ vừa có lạm phát cao.

Page 118: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

110

Thập niên 1970 ở Mỹ được xem là thời kỳ của lạm phát bởi chỉ số lạm phát

nửa đầu thập niên này biến động trên dưới 5% (trừ 1974 - 1975) và đến năm

1977 là 7%; 1978 là 9%; 1979 là 13,2% và đến 1980 là 14% [54, tr. 261-266].

Thời kỳ hưng thịnh của những thập kỷ trước không còn đã khiến người Mỹ

không còn lạc quan về tương lai và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Thập

niên 1970 cũng là thời kỳ của một thế hệ thanh niên không hài lòng với thực

tại và hoang mang với tương lai. Nhiều người đã tìm đến với ma túy như một

giải pháp chạy trốn những bất lực của cá nhân và thế hệ.

Năm 1983, lạm phát lắng xuống, nền kinh tế hồi phục và nước Mỹ bắt đầu

một chu kỳ tăng trưởng kinh tế bền vững. Tỷ lệ lạm phát hàng năm được duy

trì ở mức dưới 5% trong suốt thập niên 1980 và sang cả thập niên 1990. Trong

hai thập niên này, người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu bắt đầu mua sắm với

khối lượng lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước và họ cũng mua những hàng

hóa cao cấp hơn. Tiêu dùng tính theo bình quân đầu người vẫn tiếp tục gia

tăng cùng với những mong muốn ngày một lớn của người tiêu dùng Mỹ. Tuy

nhiên, đến năm 1996, chỉ một trong bốn người Mỹ tin rằng mức sống sẽ được

cải thiện trong 5 năm tiếp theo. Gần một nửa dân số Mỹ cho rằng thế hệ con

cháu của họ sẽ không thể có được mức sống cao hơn họ khi tầng lớp trung lưu

Mỹ đang thu hẹp dần, các công ty giảm quy mô, sự bi quan về nền kinh tế và

việc làm luôn tiềm ẩn trong họ [166, tr. 25-64].

Nếu như tất cả người tiêu dùng Mỹ đều mơ ước về một cuộc sống sung túc

với mức thu nhập hơn 100.000 USD/năm trong khi thu nhập thực tế của họ

chỉ bằng một nửa hoặc thấp hơn con số này thì rõ ràng, họ còn một chặng

đường dài để đạt được cuộc sống đó. Trong suốt thập niên 1980 và 1990, thu

nhập và chi tiêu cho tiêu dùng của nhóm 20% người giàu nhất ở Mỹ đã tăng

nhanh hơn nhiều so với các khoản này của 80% dân số còn lại [167, tr. 5].

Điều này cho thấy tầng lớp trung lưu ngày càng xa dần với giấc mơ tiêu dùng

Page 119: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

111

vật chất. Họ đã phản ứng bằng cách giảm tiết kiệm để chi tiêu cho những

hàng hóa và dịch vụ nhằm thu hẹp khoảng cách với tầng lớp trên.

Cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ thông

qua việc nới lỏng các quy định về thẻ tín dụng từ năm 1978. Các công ty thẻ

tín dụng không chỉ hướng tới các khách hàng thu nhập cao mà còn hướng đến

cả các khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp. Đến thập niên

1990, hầu hết người dân Mỹ đều sở hữu một vài thẻ tín dụng [89, tr. 317]. Cơ

cấu nợ của người dân Mỹ thường bao gồm các khoản vay mua nhà với tỷ

trọng lớn nhất, tiếp theo là các khoản nợ thẻ tín dụng và sau cùng là chi tiêu

cho sức khỏe, cụ thể là tiền mua bảo hiểm y tế và các chi phí y tế khác. Tuy

nhiên, bi kịch cho nền kinh tế chính là ở chỗ người tiêu dùng Mỹ luôn có tâm

lý hướng tới mức tiêu dùng của nhóm người có thu nhập cao gấp 3 đến 5 lần

so với thu nhập của họ, dẫn đến kết quả là hàng triệu người Mỹ đạt mức kỷ

lục nợ tiêu dùng [167, tr. 8].

Có thể thấy, sự phát triển của xã hội tiêu dùng đã chi phối mạnh mẽ nền

kinh tế Mỹ. Tiêu dùng không còn được xem là đặc quyền của một tầng lớp

nào mà trở thành một hành động thiết yếu của mọi cá nhân trong xã hội. Tiêu

dùng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế. Để duy trì sự phát triển của

nền kinh tế, chính phủ, các tổ chức tài chính và các tập đoàn đã khuyến khích

người dân tiêu dùng bằng sự hỗ trợ tối đa của các công cụ quảng cáo và tiếp

thị. Ước tính một trẻ em Mỹ xem trung bình 20.000 quảng cáo truyền hình

mỗi năm. Đến 65 tuổi, một người Mỹ xem trung bình 2 triệu chương trình

quảng cáo. Bất cứ khi nào nước Mỹ gặp biến cố như sự kiện 9/11/2001, tiêu

dùng luôn là vấn đề được chính phủ quan tâm hàng đầu. Ngày Thứ hai ngay

sau cuộc tấn công tháp thương mại ngày 9/11, Tổng thống Bush đã kêu gọi

người Mỹ tiếp tục mua sắm và “không nên lơ là mua sắm” bởi lo sợ Phố Wall

sẽ sụp đổ nếu niềm tin vào tiêu dùng giảm [177].

Page 120: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

112

Khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007 mới bắt đầu, chính quyền liên bang

đã thực hiện một loạt các biện pháp cứu trợ nhằm duy trì các tổ chức và tập

đoàn tài chính để kích thích nền kinh tế tiêu dùng. Tuy nhiên, bắt nguồn từ

những nguyên nhân chủ quan nội tại của nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là từ

cơ chế cho vay dưới chuẩn của các tổ chức tín dụng, hệ thống tài chính

ngân hàng Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đã lâm vào một trong những

cuộc khủng hoảng chưa từng có khiến hàng trăm tỷ đôla Mỹ bị tiêu tán.

Đây được xem là cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất trong lịch sử kinh tế

Mỹ kể từ đại khủng hoảng năm 1930, kéo dài 18 tháng, từ tháng 12/2007

đến tháng 7/2009, dài hơn hai cuộc khủng hoảng trước vào năm 1973 và

năm 1981.

Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho

vay dưới chuẩn của họ không có khả năng thu hồi. Các khoản vay này lại

được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư khiến cho tình hình trở nên

tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Giới đầu tư này lại bán tháo

các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá mạnh, gây thiệt

hại nặng cho các ngân hàng đầu tư. Sự sụp đổ của các ngân hàng khiến các

khoản ủy thác đầu tư của công chúng không còn tồn tại và đẩy hàng trăm

ngàn người vào cảnh khánh kiệt. Các tổ chức kinh tế lớn phá sản đã khiến

hàng triệu người lâm vào cảnh mất việc, phải cắt giảm chi tiêu tối đa và

không thanh toán được các khoản nợ của mình. Tỉ lệ thất nghiệp cao kỷ lục

trong năm 2010 đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao

động. Thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, đến

khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp trở lại thị trường lao

động. Có thể nói, thất nghiệp đã đẩy người lao động đến bần cùng, ảnh

hưởng đến trật tự và an toàn xã hội. Hiện tượng bãi công, biểu tình đòi

quyền làm việc, quyền bình đẳng... tăng lên, nhiều hiện tượng tiêu cực xã

hội cũng phát sinh như vô gia cư, tự tử, thất học, giảm tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ

Page 121: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

113

sinh con, gắn kết xã hội lỏng lẻo... dẫn đến những xáo trộn xã hội và bất ổn

chính trị.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đã khiến người Mỹ phải quay lại

với lối sống tiết kiệm từng bị cho là lạc điệu trong một xã hội tiêu dùng. Trên

thực tế, các nhà kinh tế học gọi phong trào tiết kiệm này của người Mỹ là

“nghịch lý tiết kiệm” (paradox of thrift) [120]. Mặc dù tiết kiệm là cần thiết,

nhưng nếu người tiêu dùng Mỹ hạn chế chi tiêu quá mức sẽ khiến tiêu dùng

giảm sút, doanh nghiệp đình trệ và nền kinh tế xuống dốc. Nước Mỹ đang

đứng trước một bài toán khó khi một mặt phải duy trì tiêu dùng ở mức cao để

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác là đứng trước nguy cơ sụp đổ khi tiêu

dùng quá mức dẫn đến tình trạng không có khả năng toán, lãi suất ngày một

cao và một cuộc khủng hoảng mới có thể xảy ra khi người dân vay nợ quá

nhiều tiền đầu tư vào các thị trường bong bóng. Mỗi năm, tại Mỹ có khoảng

50.000 doanh nghiệp và một triệu cá nhân tuyên bố phá sản [41]. Tình trạng

này diễn ra tại các thành phố lớn như Stockton, Harrisburg và Detroit đã cho

thấy rõ mặt tiêu cực của xã hội tiêu dùng đối với nền kinh tế Mỹ.

Những phân tích nêu trên cho thấy, một nền kinh tế nếu chủ yếu dựa vào

tiêu dùng sẽ không có tính bền vững. Theo các nhà kinh tế, nền kinh tế tiêu

dùng thường có triển vọng trong ngắn hạn và có nguy cơ trong dài hạn [179].

Nền kinh tế tiêu dùng chỉ có thể tăng trưởng trong dài hạn nếu người dân Mỹ

và các nhà lãnh đạo khai thác được những điểm mạnh và giải quyết được

những thách thức của nền kinh tế Mỹ như nội lực, đổi mới, khả năng thích

ứng, tài nguyên và sức mạnh của đồng đôla Mỹ. Trong tương lai, giảm tiêu

dùng sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ, trong đó thất nghiệp

có mối liên hệ trực tiếp nhất với tiêu dùng. Ước tính nếu tiêu dùng chỉ giảm ở

mức 5% trong tổng GDP 16 nghìn tỉ USD thì đã có tới 20 triệu người Mỹ bị

mất việc làm, tương đương với 15% lực lượng lao động Mỹ. Nếu tình trạng

thất nghiệp này rơi vào những người nghèo và lớp đáy của tầng lớp trung lưu

Page 122: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

114

với thu nhập cá nhân trung bình 20.000 USD/năm thì số người thất nghiệp có

thể gấp đôi con số trên [195].

4.1.2. Tác động xã hội

Xã hội tiêu dùng góp phần tạo ra sự phân hóa tầng lớp ngày một lớn bởi

kích thích tiêu dùng tạo ra tâm lý chi tiêu hướng thượng. Như đã kết luận

trong chương 2, đặc trưng của xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 là

một xã hội với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đô thị và kết cấu xã hội tương

đối đồng nhất. Trong tác phẩm kinh điển viết năm 1949, Income, Saving and

the Theory of Consumer Behavior (Thu nhập, tiết kiệm và lý thuyết hành vi

người tiêu dùng) [77], nhà kinh tế học James Duesenberry đã nhận định, xu

hướng tiêu dùng nổi bật của xã hội Mỹ thời kỳ này chủ yếu được thúc đẩy bởi

sự so sánh ngang bằng. Đây là hiện tượng tiêu dùng để đuổi kịp về mức sống

với những người xung quanh (keeping up with the Joneses) trong cùng một

tầng lớp. Điều này được thể hiện rõ nét tại các gia đình hạt nhân trong những

khu vực bùng nổ vùng ngoại ô.

Có thể thấy, những năm 50 và 60 của thế kỷ XX là thời kỳ đỉnh cao của sự

tương tác xã hội trong các khu dân cư này. Những người hàng xóm có thể

thường xuyên sang nhà nhau và so sánh mức sống của nhau. Họ có thể sang

để ngắm chiếc tủ lạnh mới, chiếc xe Chevy mới, hay chiếc bếp nướng mới

ngoài sân... Chính sự giao lưu trực tiếp này đã tạo ra mong muốn kích thích

nhu cầu của người tiêu dùng và dẫn đến hành động mua sắm để đuổi kịp với

mức sống của những gia đình quanh họ. Bên cạnh đó, phụ nữ Mỹ thời kỳ này

trở lại với vai trò truyền thống là nội trợ nên họ thường xuyên gặp gỡ nhau tại

các quán cà phê sáng, chuyện trò trên các sân chơi trẻ em, giao lưu tại trường

học và gia đình. Do các khu dân cư thời kỳ đô thị hóa tương đối đồng nhất về

mặt kinh tế nên quá trình so sánh này là sự so sánh giữa những cá nhân hay

hộ gia đình có khả năng kinh tế như nhau trong cùng một tầng lớp xã hội.

Page 123: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

115

Tuy nhiên, sự đồng nhất này chỉ diễn ra trong tầng lớp trung lưu của người

Mỹ da trắng. Những chính sách ưu đãi của chính phủ chủ yếu dành cho người

Mỹ da trắng đã vô hình chung tạo ra một bối cảnh xã hội mới trong thời kỳ

này, đó là những khu đô thị với sự phân tầng theo chủng tộc và giai cấp. Mặc

dù “nhà ở” đã trở thành thứ hàng hóa dễ mua hơn so với trước nhưng giá trị

của loại hàng hóa này cũng bao gồm những tiêu chí mới. Người Mỹ có thể tự

do lựa chọn thành phố để sinh sống nhưng họ ngày càng có xu hướng thiên về

những cộng đồng thuần chủng về sắc tộc. Yếu tố về chủng tộc và sắc tộc của

một cộng đồng do vậy dần trở thành một tiêu chí được đưa vào việc định hình

giá trị bất động sản của khu vực đó. Nhiều người Mỹ da trắng đã rời khỏi các

thành phố có nhiều người Mỹ gốc Phi đến sinh sống và cho rằng, họ chỉ cảm

thấy an toàn khi sống trong một cộng đồng toàn người da trắng và như vậy

mới xứng đáng với số tiền lớn họ đã đầu tư để mua nhà. Ý thức này đã dẫn

đến việc người Mỹ da trắng tìm nhiều cách để hạn chế người Mỹ gốc Phi tiếp

cận được với những khu đô thị này. Ví dụ cụ thể là khi một gia đình Mỹ gốc

Phi đầu tiên chuyển đến sinh sống tại một trong những cộng đồng dân cư

Levittown ở Pennsylvania năm 1957, người hàng xóm da trắng của gia đình

này đã trả lời tạp chí Life rằng “...người hàng xóm da đen này rất tốt nhưng cứ

mỗi lần nhìn thấy anh ta là tôi lại thấy ngôi nhà của mình giảm một phần giá

trị” [72, tr. 237].

Sự phân chia theo giai cấp ở các vùng ngoại ô cũng ngày càng rõ nét,

khiến bất bình đẳng xã hội ngày một gia tăng. Chất lượng của các dịch vụ xã

hội trong những khu vực này nhanh chóng thể hiện sự khác biệt so với những

cộng đồng đa chủng tộc và giai cấp. Điển hình là vấn đề giáo dục, yếu tố được

quan niệm là chìa khóa tốt nhất để dẫn tới thành công thời kỳ hậu chiến. Các

cộng đồng dân cư này có thể tự xây dựng trường và chương trình giáo dục do

đã đóng thuế tại địa phương nên những cộng đồng có mức sống cao hơn sẽ

Page 124: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

116

đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, tạo ra một hệ thống các trường học danh giá,

giúp con em họ có được bằng cấp tốt và tìm được việc làm có thu nhập cao.

Sự phân tầng kinh tế và xã hội trong nước Mỹ một phần còn do tác động

của quảng cáo và tiếp thị. Mục tiêu ban đầu của chính sách khuyến khích tiêu

dùng là nhằm thúc đẩy một nền sản xuất, tiêu dùng đại trà và một xã hội công

bằng khi người dân thuộc mọi thành phần đều sử dụng cùng một loại sản

phẩm. Tuy nhiên, đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, vì mục đích lợi

nhuận, các nhà quảng cáo, tiếp thị và sản xuất lo ngại rằng các thị trường đại

trà sẽ nhanh chóng bão hòa khi ngày một nhiều người Mỹ cùng mua những

sản phẩm như nhà, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt.... Họ đã nhanh chóng đưa ra

những lựa chọn mới và thu được lợi nhuận lớn hơn từ việc phân khúc thị

trường dựa trên sự khác biệt về giới tính, thu nhập, tuổi tác, chủng tộc, sắc

tộc, hành vi, sở thích và lối sống. Hàng hóa được bán ra trên các thị trường

này là khác nhau, hoặc nếu cùng một sản phẩm nhưng sẽ được bán theo

những phương thức khác nhau, mở đầu cho một khuynh hướng tiêu dùng mới

trong các thập kỷ sau là tiêu dùng không chỉ thể hiện sự khác biệt về kinh tế

mà còn khác biệt về giá trị biểu tượng.

Khủng hoảng kinh tế Mỹ trong thập kỷ 1970 do giá dầu tăng mạnh và

chiến tranh tại Việt Nam đã khiến thời kỳ hưng thịnh của những thập kỷ trước

đó không còn nữa. Đời sống xã hội Mỹ do đó bị ảnh hưởng sâu sắc do lạm

phát và thất nghiệp. Bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội ngày

càng gia tăng trong thập kỷ 1970 khi thu nhập của một nhóm thiểu số ở nấc

thang kinh tế cao nhất đã tăng lên nhiều lần trong khi thu nhập của tầng lớp

trung lưu và lao động tăng lên không đáng kể [116, tr. 89-90]. Từ năm 1979

đến 1989, thu nhập trung bình của các hộ gia đình thuộc 1% dân số giàu nhất

tăng từ 280.000 USD/năm lên 525.000 USD/năm bởi họ đã được hưởng lợi từ

chính sách giảm thuế cho người giàu của chính quyền Reagan. Bên cạnh đó,

phong trào phụ nữ vào những thập kỷ 1960 và 1970 đã giúp ngày càng nhiều

Page 125: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

117

phụ nữ Mỹ có gia đình tham gia vào lực lượng lao động [86, tr. 197-219].

Điều này cũng dẫn đến sự suy giảm tương tác xã hội tại các khu dân cư và

chuyển sang sự gia tăng tương tác xã hội tại nơi làm việc. Khác với các khu

dân cư, nơi làm là một tổ chức xã hội có kết cấu thứ bậc, là nơi phụ nữ có thể

giao lưu và tiếp xúc với nhiều người có học vấn và địa vị cao. Tại đây, họ

được tiếp cận với các thông tin tiêu dùng của những người thuộc tầng lớp trên

qua các bộ trang phục được thiết kế riêng, trang sức, xe hơi…[167, tr. 10-20].

Đây chính là một trong những lý do quan trọng đưa nước Mỹ đến một xu

hướng tiêu dùng mới.

Thập niên 1970 được xem như thời kỳ kết thúc khái niệm tiêu dùng để

đuổi kịp với mức sống của các gia đình trong cùng một tầng lớp hồi thập niên

1950 và chuyển sang quan niệm mới là tiêu dùng để sánh kịp với các gia đình

thuộc tầng lớp cao hơn mình [166]. Trong bài diễn văn “Khủng hoảng niềm

tin” (Crisis of Confidence) năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter đã cảnh báo

người Mỹ rằng, “quá nhiều người trong chúng ta tôn thờ cái tôi và tiêu dùng.

Bản chất của một con người không còn được xác định bởi những gì ta làm mà

bởi cái ta có. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra rằng, sở hữu vật chất hay tiêu

dùng cá nhân sẽ không thể thỏa mãn ý nghĩa cuộc đời ta. Chúng ta cũng nhận

ra rằng, mua nhiều vật chất không thể lấp đầy được những cuộc đời không có

niềm tin và mục đích” [67].

Sự phục hồi kinh tế Mỹ từ giữa những năm 80 đến hết những năm 90 của thế

kỷ XX đã giúp người tiêu dùng Mỹ tin tưởng hơn vào việc tiếp tục theo đuổi

Giấc mơ Mỹ. Sự gia tăng thu nhập của 20% người giàu nhất đã dẫn đến sự bùng

nổ tiêu dùng hàng cao cấp, hay còn gọi là “cơn sốt hàng hiệu” mà đỉnh điểm là

vào những năm 90 [85, tr. 14-32]. Giới nhà giàu Mỹ không tiếc tiền mua sắm

những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền để thể hiện đẳng cấp và vị trí xã hội của

mình, thể hiện qua các nhãn hiệu nổi tiếng như xe hơi Jaguar, Porsche và các

loại xe hơi đắt tiền khác; những bếp nướng ngoài trời trị giá tới 20.000USD;

Page 126: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

118

những bữa tiệc sinh nhật trị giá 17.000USD cho các bé gái 12 tuổi; những chiếc

váy áo đính kim cương, những thiết bị gia dụng với chất lượng hoàn hảo; những

bộ quần áo đặt theo thiết kế cho trẻ em mới 6 tuổi; những bộ ga giường trị giá

hàng nghìn đô la Mỹ và sự cạnh tranh về địa vị thể hiện trên những bức tường

được làm bằng đá của các gia đình giàu có [167, tr. 10-20].

Xu hướng tiêu dùng hàng cao cấp còn thể hiện qua việc sở hữu những căn

nhà có diện tích ngày một lớn mà ở Mỹ gọi là McMansion. Tên gọi này lần

đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong thập niên 1980, sau sự bùng nổ của thị

trường chứng khoán. McMansion cũng phát triển trong những năm đỉnh cao

của sự bùng nổ dot.com thập niên 1990 khi hàng triệu người Mỹ giàu lên

nhanh chóng nhờ phát triển các doanh nghiệp phần mềm và có khả năng xây

dựng ngôi nhà mơ ước của họ trên bờ tây nước Mỹ. Sau hơn 30 năm, ngôi

nhà của người Mỹ đã có diện tích tăng gần gấp đôi và ngày càng nhiều người

sở hữu hai ngôi nhà, vài xe hơi, nội thất gia đình tiện nghi và nhiều chuyến du

lịch nghỉ dưỡng [166, tr. 43]. Người giàu có xu hướng xây dựng nhà ở của họ

thành nơi tiện nghi nhất có thể. Nhà của họ không chỉ rộng hơn mà còn có

nhiều phòng hơn như phòng chơi cho trẻ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt

chung, phòng thể dục, phòng gara,…

Page 127: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

119

Diện tích nhà trung bình tại Mỹ quy đổi ra m2: 160m2 (1983), 195m2 (1993),

216m2 (2003), 242m2 (2013).

Hình 4.1. Diện tích nhà trung bình ở Mỹ qua các năm từ 1980 – 2013

Nguồn: http://money.cnn.com/2014/06/04/real_estate/american-home-

size/index.html

Trong một công trình nghiên cứu, hai nhà kinh tế thuộc Đại học Chicago

là Marianne Bertrand và Adair Morse đã tìm hiểu về các xu hướng tiêu dùng

của người Mỹ từ năm 1980 đến năm 2008. Trong đó, hai nhà kinh tế tập trung

nghiên cứu xem hành vi tiêu dùng của 20% người giàu nhất ảnh hưởng thế

nào đến lựa chọn chi tiêu của 80% người còn lại. Nghiên cứu của họ cho thấy,

mức tiêu dùng của nhóm người giàu tăng lên cũng khiến mức chi tiêu của

80% người còn lại tăng theo [51, tr. 32]. Những hình ảnh hào nhoáng về mức

sống của nhóm người giàu có đã tác động đến một bộ phận ở tầng lớp trung

lưu trên với mong muốn được thể hiện sự thành công của mình.

Lý giải cho điều này, các nhà kinh tế học cho rằng, để rút ngắn sự cách

biệt ngày một lớn với lối sống của tầng lớp giàu có, những người thuộc tầng

lớp trung lưu trên cũng bắt đầu mua những hàng hóa được xem là biểu tượng

cho sự sang trọng của thập niên 1980 hoặc thuê những phương tiện cao cấp

mà họ không có khả năng mua. Điều này đã chứng minh cho lý thuyết về xã

hội tiêu dùng của Jean Baudrillard rằng, “xã hội tiêu dùng là một xã hội mà ở

đó người ta mua sắm không phải để thỏa mãn những nhu cầu thật, mà là chạy

theo thỏa mãn những khao khát bị “chào mời” và bị “kích thích”” [47, tr.

87]. Nói cách khác, cái mà người ta tiêu dùng không phải là giá trị sử dụng

của một sản phẩm hay của một dịch vụ mà đúng hơn, đó là “tính biểu tượng”

mà sản phẩm hay hàng hóa đó mang lại, ở đó có những tiêu chuẩn đo lường

theo quyền lực và địa vị xã hội. Khát vọng được tiêu dùng những mặt hàng

cao cấp này cũng được thấy rõ nhất qua khu vực bán lẻ. Hàng nội thất, trang

phục, đồ dùng của tầng lớp giàu có trở thành hình mẫu cho những phiên bản

Page 128: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

120

tương tự được bán với mức giá thấp hơn tại Macy, Sears, WalMart, K-Mart,

Pottery Barn… Mặc dù các nhà thiết kế đã tạo ra những dòng sản phẩm có giá

thấp hơn hàng xa xỉ nhưng mức giá này vẫn còn rất cao so với các hàng hóa

không có thương hiệu khác. Tuy nhiên, để theo kịp được tầng lớp giàu có nhất

trong xã hội không phải là điều dễ dàng khi khoảng cách thu nhập giữa các

nhóm ngày một lớn.

Quan niệm của người Mỹ về “đồ dùng thiết yếu” cũng thay đổi rõ rệt.

Nếu như trước đây TV là đồ dùng thiết yếu đối với mọi gia đình Mỹ thì đến

nay, thiết bị này đã không còn trong danh sách bởi đã được thay thế bằng

những thiết bị hiện đại khác như máy tính xách tay, điện thoại thông minh....

Trong khi đó, nhu cầu của giới nhà giàu lại tiếp tục đi lên với xe thể thao

tiện ích, đi spa, có huấn luyện viên thể thao riêng, xe limousine, thiết bị máy

tính thông minh… và đặc biệt hơn là sở hữu những ngôi nhà tiếp tục gia

tăng về diện tích và được thiết kế có bàn đá granit trong nhà bếp, bể sục,

phòng chiếu phim, phòng thể dục, gara chứa 3-4 xe hơi, văn phòng làm việc,

phòng ngủ và rất nhiều phòng tắm. Giấc mơ Mỹ ngày một lớn hơn bởi nhu

cầu ngày một gia tăng của giới nhà giàu đã khiến các tầng lớp xã hội khác

lấy đó làm chuẩn mực và cố gắng đi theo cho dù họ có khả năng đáp ứng

được hay không. Kết thúc thập niên 1990, hàng triệu người Mỹ đã có một

đời sống vật chất phong phú hơn nhưng cảm giác thiếu thốn của họ cũng

ngày một gia tăng. Lối tiêu dùng “Keeping up with the Joneses” (đuổi kịp

nhà Jonese) trong những thập kỷ trước đã chuyển thành “Keeping up with

the Gateses” (theo kịp nhà Gateses) trong thập niên 1990 [193].

Giải thích về điều này, trong cuốn sách xuất bản năm 2014, Capital in the

Twenty-First Century, (Tư bản trong thế kỷ 21), tác giả Thomas Piketty đã lập

luận, khi nền kinh tế càng trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng sụt giảm thì

sự bất bình đẳng trong thu nhập càng lớn. Thomas Piketty dự báo rằng, bất

bình đẳng về thu nhập sẽ tăng lên với tốc độ lớn hơn rất nhiều trong thế kỷ 21

Page 129: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

121

ở các quốc gia phát triển khi sự giàu có chủ yếu dựa vào việc nắm giữ một số

lượng lớn vốn hay tư bản của một số ít người trong xã hội. Lập luận này của

tác giả chủ yếu dựa trên quan điểm được xây dựng bằng số liệu minh họa là

tốc độ tăng tài sản của tư bản hay vốn sẽ lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng

hàng hoá thực hay tăng trưởng kinh tế dựa trên lao động trong nền kinh tế

thực. Từ đó những ai nắm giữ vốn hay tư bản như Bill Gates sẽ có được tỷ lệ

áp đảo về tài sản và thu nhập trong toàn bộ nền kinh tế. Điều đó có nghĩa, dù

không muốn nhưng Bill Gates sẽ tiếp tục ngày càng giàu trong khi đại đa số

dân Mỹ thấy thu nhập hầu như không tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa Bill

Gates hay những người có thu nhập như ông và những người làm công ăn

lương sẽ ngày một lớn hơn ở mức không thể hình dung được [154, tr. 440-

445]. Bởi vậy sẽ rất ít người Mỹ cảm thấy mình có cơ hội để đạt được giấc

mơ về cuộc sống hạnh phúc này.

Khi tiêu dùng tăng cao thì tài chính của các gia đình Mỹ cũng trở nên mất

cân đối. Chỉ số rõ nét là sự gia tăng vay mượn tiêu dùng và chi tiêu bằng thẻ

tín dụng của người Mỹ. Trong suốt thập niên 1990, các hộ gia đình Mỹ đã vay

nợ ở mức kỷ lục và điều đáng nói là mức nợ cao này không thuộc các hộ có

thu nhập thấp mà thuộc những hộ trung lưu có mức thu nhập từ 50.000

USD/năm đến 100.000 USD/năm (63% các hộ này đang nợ thẻ tín dụng). Một

chỉ số khác là sự gia tăng thời gian làm việc: số giờ làm việc trung bình đã

tăng khoảng 10% trong vòng 25 năm [167, tr. 8]. Để đáp ứng được nhu cầu

chi tiêu, hàng triệu gia đình Mỹ đã đi theo mô hình gia đình hai người đều

phải có việc làm, dẫn đến việc thu hẹp thời gian dành cho việc nhà và gia

đình. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn, thu nhập của họ vẫn chỉ

vừa đủ, thậm chí không đủ và nhiều hộ đã rơi vào tình trạng phá sản.

Mỹ được xem là quốc gia có thời gian làm việc trung bình cao nhất trong

số các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thời gian làm việc trung bình của

người Mỹ là 41 giờ/tuần, cao hơn con số này của Anh, Đức, Pháp, Tây Ban

Page 130: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

122

Nha, Hà Lan. Trong đó, 32% người Mỹ làm việc 45 giờ/tuần hoặc hơn so với

con số này của Đức và Pháp tương tự là 18% và 4%. Trong số các gia đình

Mỹ có cả vợ và chồng cùng đi làm, 30% người chồng làm việc hơn 50

giờ/tuần, trong khi con số này ở các quốc gia khác chỉ trong khoảng từ 20-

25% [185]. Người Mỹ không có nhiều thời gian cho các kỳ nghỉ và thậm chí

còn không sử dụng hết số ngày nghỉ này. (Xem Hình 4.2)

Mỹ hiện là quốc gia phát triển duy nhất không có quy định nào về ngày

nghỉ phép được hưởng lương trong khi ở các nước như Ao, Đức, Ý và Tây

Ban Nha mỗi nước đều cho công dân của họ hơn 30 ngày nghỉ phép và nghỉ

có hưởng lương. Đạo luật tiêu chuẩn lao động công bằng năm 1938 quy định

giờ làm việc tối đa hàng tuần, giờ làm thêm, tiền lương tối thiểu và lao động

trẻ em, nhưng không đề cập đến thời gian nghỉ có hưởng lương. Điều đó có

nghĩa rằng các quyết định về việc thanh toán tiền lương khi nghỉ phép, nghỉ

ốm và nghỉ các ngày lễ liên bang là cho đàm phán giữa chủ lao động và

người lao động. Mặc dù nhiều công ty Mỹ cho người lao động của họ có

khoảng từ 5 tới 15 ngày nghỉ có hưởng lương trong một năm, nhưng gần

một phần tư người lao động trong khu vực tư nhân không có ngày nghỉ

hưởng lương nào [157]. Nhiều người đã không dùng tới những ngày nghỉ

mà đáng ra họ được hưởng hàng năm. Điều này góp phần tạo ra sự mất cân

bằng trong cán cân công việc và cuộc sống, là điều hiếm thấy trong các nền

kinh tế phát triển khác. (Xem Hình 4.3).

Hậu quả của việc tiêu dùng quá mức và tăng thời gian lao động đã dẫn đến

tình trạng mất an ninh tài chính và những căng thẳng, lo lắng cho nhiều người

Mỹ. Họ cảm thấy không có thời gian để nghỉ ngơi và không kiểm soát được

nhiều yếu tố khác của cuộc sống xã hội. Sức ép từ tầng lớp trung lưu Mỹ đã

khiến giới chính trị phải cắt giảm thuế thu nhập và cắt giảm bớt các dịch vụ

công. Tuy nhiên, chính điều này lại tạo ra một tác động tiêu cực khác đến tiêu

dùng. Đó là khi các dịch vụ công bị cắt giảm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ tư

Page 131: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

123

lại gia tăng, dẫn đến áp lực cần thêm thu nhập để chi trả cho các dịch vụ tư

này (trường học, an ninh, giải trí…) [165, tr. 139].

Xã hội Mỹ với nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn kéo theo thời gian lao động

dài đã khiến nhiều người Mỹ không còn thời gian rảnh rỗi và đặc biệt là ít có

thời gian dành cho gia đình, bè bạn và cộng đồng. Nhu cầu lao động lớn từ

nền kinh tế thị trường đã làm cho các gia đình Mỹ không còn thời gian để tái

tạo các mối quan hệ xã hội. Cụ thể, để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu, cha mẹ

thường sẵn sàng làm việc thêm giờ nên có ít thời gian dành cho con cái hơn,

dẫn đến việc trẻ em không được chăm sóc đầy đủ về mặt tinh thần. Cha mẹ

thường bù đắp lại bằng cách mua sắm nhiều vật dụng và đồ chơi cho trẻ. Tuy

nhiên, việc làm này không thể thay thế nhu cầu được chăm sóc và vui chơi

cùng cha mẹ của trẻ em. Họ luôn cảm thấy áp lực lớn về mặt thời gian và

không thể kiểm soát hay cân bằng được cuộc sống của mình. Xã hội tiêu dùng

khiến nhiều người Mỹ “có” được nhiều thứ nhưng họ không được “làm chủ”

những thứ đó. Họ có thể trắng tay khi nền kinh tế sụp đổ và chỉ còn lại những

món nợ mà họ không có khả năng thanh toán. Nếu như trước đây mục đích

của chủ nghĩa tư bản là sản xuất hàng hóa thì nay mục đích của nó là sản xuất

ra người tiêu dùng. Vì lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tạo ra hình ảnh về một

“cuộc sống hạnh phúc” khiến người tiêu dùng khát khao và tìm mua những

sản phẩm được cho là để tạo nên cuộc sống hạnh phúc đó [75]. Xã hội này đã

đưa tiêu dùng trở thành mục đích sống, trong đó, chất lượng của đời sống là

tiêu thụ và hưởng thụ. Những người theo chủ nghĩa tiêu dùng ít cảm thấy hài

lòng với cuộc sống, mất tự chủ trong việc chi tiêu và dễ buồn chán.

Sức chi phối mạnh mẽ của tiêu dùng đến tâm lý con người đã làm gợi lại

những nhận định sắc sảo của nhà xã hội học David Riesman trong tác phẩm

gây ảnh hưởng của thế kỷ XX, The Lonely Crowd: A study of the changing

American character [159] (Đám đông cô đơn: nghiên cứu về sự thay đổi trong

tính cách Mỹ), xuất bản năm 1950. Theo David, con người luôn cố gắng làm

Page 132: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

124

mọi thứ để được hạnh phúc hơn, nhưng trong thế giới của một xã hội tiêu

dùng hiện đại, người ta vẫn không cảm nhận được điều đó dù đã có tất cả.

Nguyên nhân là do con người luôn bị dẫn dắt và định hướng dưới hình thức

này hoặc hình thức khác nên họ luôn mang cảm giác đánh mất bản thân và cô

đơn. Các yếu tố kinh tế, chính trị và tâm lý có mối liên quan mật thiết với

nhau trong hành trình con người đi tìm bản chất của mình, tự định hướng

mình và tự điều chỉnh mình. Nếu không, họ sẽ bị những giá trị bên ngoài chi

phối, tác động và trở nên lạc lõng ngay giữa đám đông của mình.

4.1.3. Tác động đến môi trường

Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1945-1960 đã khiến nước Mỹ phải trả giá đối

với vấn đề môi trường trước sự suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước, không

khí và hệ sinh thái. Hoạt động của các nhà máy sản xuất thép, máy phát điện

chạy bằng than, xe hơi có động cơ đốt trong chạy bằng xăng dầu chì đã làm ô

nhiễm không khí và gây tổn hại cho sức khỏe con người. Năm 1948, 20 người

ở Donora, bang Pennsylvania, đã tử vong do suy hô hấp khi bị nhiễm khí độc

hại từ lượng khói và khí lưu huỳnh của một nhà máy luyện kẽm ở Donora.

Chất thải công nghiệp và rác thải của con người đã khiến nhiều dòng sông và

hồ nước ở Mỹ không còn là nơi để vui chơi và ngắm cảnh. Nước của nhiều

sông hồ đã bị khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành

phố đang phát triển vùng vành đai Sunbelt, trong đó gồm nhiều bể bơi nằm

dọc bang Arizona và nam California khô hạn. Việc khai thác tài nguyên thiên

nhiên, chẳng hạn như khai thác mỏ than, cũng gây tổn hại đến thổ nhưỡng,

đồng thời, chất thải độc hại từ các nhà máy hóa chất dần thấm sâu vào lòng

đất. Nước Mỹ dường như đang hình thành những bãi rác thải lớn chưa từng

thấy. Quân sự và nông nghiệp là hai lĩnh vực gây ô nhiễm nhiều nhất. Các căn

cứ vũ khí hạt nhân ở Hanford, bang Washington, Rocky Flats, bang Colorado,

đã làm ô nhiễm nguồn nước và đất trong nhiều năm. Ngành nông nghiệp bắt

đầu sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu và nhiều loại hóa chất khác. Cụ thể,

Page 133: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

125

đó là hóa chất có tên gọi DDT vốn được sử dụng tại các đảo Thái Bình Dương

trong chiến tranh để diệt sâu rầy và dập tắt bệnh sốt rét đã bắt đầu được sử

dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp Mỹ từ năm 1945 [148, tr. 810].

Thập niên 1960 là mốc đánh dấu quan trọng đối với người tiêu dùng Mỹ

khi Tổng thống John F. Kenedy lần đầu tiên ban hành Luật về “Quyền người

tiêu dùng” (Consumer’s Bill of Rights) vào năm 1962, trong đó nêu rõ bốn

quyền cơ bản của người tiêu dùng là: quyền được an toàn; quyền được thông

báo; quyền được lựa chọn; và quyền được lắng nghe. Cũng trong thập niên

này, hai tác phẩm là The Poor Pay More [64] (Cái giá người nghèo phải trả)

của David Caplowitz viết năm 1963 và Silent Spring [66] (Mùa xuân im lặng)

của Rachel Carson viết năm 1964 đã khiến nước Mỹ phải giật mình với

những chi phí mà người nghèo Mỹ phải trả trong xã hội tiêu dùng và hậu quả

môi trường từ hành vi tiêu dùng của người Mỹ. Đặc biệt, trong cuốn Mùa

xuân im lặng, nhà sinh vật học Rachel Carson đã chỉ rõ thuốc DDT (dichloro-

diphenyl-trichloroethane) là nguồn gốc gây nên cái chết của hàng loạt động

vật có vú, các loài chim và loài cá. DDT tích tụ trong các mô mỡ của đại

bàng, cá hồi và nhiều động vật hoang dã khác, là tác nhân gây nên bệnh ung

thư cho các loài động vật. Nhờ có cuốn sách của Carson, nhiều người Mỹ đã

nhận ra được cái giá phải trả cho việc khai thác thiên nhiên để phục vụ cho sự

phát triển của xã hội tiêu dùng. Năm 1972, chính quyền liên bang đã ban hành

lệnh cấm bán thuốc DDT bởi những tác hại cho môi trường và sức khỏe con

người mà nó gây ra [148, tr. 811].

Năm 1965, tác phẩm Unsafe at Any Speed [145] (Không an toàn ở mọi tốc

độ) của Ralph Nader đã khởi xướng phong trào tiêu dùng với lập luận rằng

người tiêu dùng thực chất đã bị thao túng, lừa gạt và tổn thương không chỉ bởi

những kẻ trục lợi nhất thời mà còn bởi chính những doanh nghiệp có uy tín.

Nader cho rằng, việc mang lại cho người tiêu dùng những kỹ năng để bảo vệ

họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính phủ. Tư duy

Page 134: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

126

này đã tạo điều kiện để dự luật “Truth in Packaging” của Thượng nghị sĩ

Philip Hart (D-MI) được thông qua và ký thành luật vào năm 1966, yêu cầu

các nhà sản xuất phải cạnh tranh lành mạnh với nhau và trung thực với người

tiêu dùng.

Trong những thập niên qua, xã hội tiêu dùng Mỹ đã tạo ra một nền văn hóa

“tiêu xài lãng phí” khi vòng đời của một sản phẩm trong xã hội tiêu dùng

được nhanh chóng rút ngắn từ lúc mua cho đến lúc trở thành rác thải. Do xã

hội tiêu dùng cần nhiều hàng hóa để tồn tại nên nó cũng phải nhanh chóng

thay thế các hàng hóa cũ bằng những hàng hóa mới, được quảng cáo là có

những tính năng tốt hơn và hợp thời hơn. Người Mỹ chiếm 5% dân số thế giới

nhưng họ sử dụng tới gần 30% năng lượng và tạo ra 40% rác thải trên trái đất.

Trung bình, một người Mỹ tiêu thụ năng lượng tương đương với 2 người

Nhật, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người

Bangladesh, 307 người Tanzania và 370 người Ethiopia [80]. (Xem Bảng 4.1).

Hàng năm, Hiệp hội bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thường có các bản báo

cáo về môi trường trong nước. Theo các báo cáo này, mức độ ô nhiễm của

nước Mỹ đều có xu hướng tăng về sự nguy hại. Mặc dù lượng chất thải có

giảm nhẹ, nhưng các thành phần hợp chất của số chất thải đó lại trở nên nguy

hiểm hơn. Theo báo cáo của Hội nghiên cứu ung thư Mỹ, hiện có tới 166 triệu

người Mỹ, chiếm hơn 50% dân số, đang phải hít thở không khí ô nhiễm [142].

Ô nhiễm không khí ở mức độ nguy hiểm đến sức khỏe hiện có ở hầu hết các

thành phố chính, đe doạ đến khả năng hô hấp của con người và đặt cuộc sống

vào tình trạng nguy hiểm. Một số nguồn gây ra ô nhiễm không khí nhiều nhất

bao gồm các nhà máy năng lượng, động cơ chạy diesel và các tàu thuyền đang

chạy trên biển cũng làm trái đất nóng lên. Những người có thu nhập thấp và

các nhóm thiểu số thường đối mặt với các nguy cơ từ ô nhiễm cao hơn do các

nguồn ô nhiễm như nhà máy, các xí nghiệp nguyên tử thường được xây gần

khu họ cư trú. Nhiều người sống gần những vùng có giao thông tắc nghẽn

Page 135: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

127

hoặc có cơ sở y tế yếu kém cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các nhóm này thường

dẫn đầu trong các nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh đái tháo đường,

những bệnh do ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và không khí [42].

Theo một nghiên cứu do Hiệp hội bảo tồn vườn quốc gia công bố mới đây,

không khí tại một số công viên quốc gia lớn của Mỹ không còn trong lành và

có thể gây nguy hiểm. Bản báo cáo đã đánh giá 48 vườn quốc gia theo ba

hạng mục: nồng độ ozone, sương mù và những tác động của biến đổi khí hậu

đối với vườn quốc gia. Ô nhiễm không chỉ gây bệnh cho du khách và nhân

viên mà còn phá hủy quang cảnh, một trong những điểm thu hút chính của

công viên. Khói ảnh hưởng đến khung cảnh trong tất cả các công viên. Trong

quá trình phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng 2007 - 2009, chính phủ

Mỹ đã dành khoảng 150 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 782 tỷ USD để

đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế xanh, nhất là năng lượng mới và tái tạo như

năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân… và đặt mục tiêu đến năm 2025, các

nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng phát điện [142]. Mỹ đã

thành lập Cơ quan triển khai năng lượng sạch (CEDA) thuộc Bộ năng lượng

có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy động và giải ngân vốn đầu tư

cho các chương trình năng lượng sạch.

Cuối tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống biến đổi khí hậu

với mục tiêu giảm khí thải nhà kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm

2005 [81]; áp dụng hạn ngạch khí thải và cho phép các công ty xả khí thải

thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải không dùng hết cho các

công ty khác. Từ 2012 - 2025, Mỹ sẽ dành 55% tiền thu được từ mua bán hạn

ngạch khí thải cho việc bảo vệ người tiêu dùng trước tác động tăng giá nhiên

liệu, 19% cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch [2].

Việc thông qua dự luật về chống biến đổi khí này bước đầu khẳng định nỗ lực

của chính quyền Tổng thống Obama trong việc điều chỉnh mô hình tăng

trưởng kinh tế Mỹ theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, quyết

Page 136: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

128

định này cũng làm nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm lợi ích Mỹ, đặc

biệt là sự phản ứng của nhóm lợi ích trong các ngành vận tải, hàng không,

ôtô, dầu mỏ… cũng như thói quen tiêu dùng nhiều nhiên liệu, năng lượng của

người Mỹ.

Trước thực trạng này, chính phủ Mỹ đã thiết lập và triển khai Chương

trình mua sắm xanh trong một số hoạt động của liên bang. Trong đó, các cơ

quan điều hành được yêu cầu cân nhắc những tác động môi trường, giá thành

và yếu tố khác của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo

quy định mua sắm liên bang và sắc lệnh 13101 từ năm 1998 [83] về xanh hóa

chính phủ, tất cả cơ quan chính phủ phải thực hiện mua sắm các sản phẩm có

thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử dụng vật liệu tái sinh đồng thời

khuyến khích các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm xanh, được cấp

nhãn sinh thái…(Xem Bảng 4.2). Từ năm 2009, Tổng thống Obama đã tuyên

bố Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững, phát triển công nghệ

mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng

lượng và hướng tới việc đi đầu trong công nghệ sạch. Ngày trái đất 22/4/2015

được Tổng thống Obama chọn để đưa ra thông điệp về tác động kinh tế của

biến đổi khí hậu tới số phận của các công viên quốc gia, một loại hình không

gian công cộng vốn được người Mỹ tự hào và yêu thích. Hầu hết sự ô nhiễm

tại các công viên quốc gia đều có nguyên nhân từ các khu công nghiệp và nhà

máy điện lân cận [23]. Tổng thống đã đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường tự

nhiên trước nguy cơ ấm nóng toàn cầu. Hiệp hội bảo vệ môi trường Mỹ

(EPA) đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế lượng khí thải mà các

nhà máy nhiệt điện chạy than phát ra. Các biện pháp này được hy vọng không

những sẽ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy tăng trưởng về việc làm và thu

nhập của người dân.

Để chứng minh cho điều này, chính phủ đã quan tâm hơn đến “việc làm

xanh”, là những việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Page 137: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

129

và quản lý đóng góp vào bảo vệ và giữ gìn chất lượng môi trường, đảm bảo

cho xã hội phát triển bền vững, thực hiện công bằng, bình đẳng cho mọi

người. Gói kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ dự đoán sẽ tạo ra 5 triệu việc

làm trong lĩnh vực môi trường. Nếu như trong những năm trước, các lĩnh vực

như luật, kinh doanh, y tế được nhiều sinh viên lựa chọn thì bây giờ các lĩnh

vực như năng lượng sạch phát triển và sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm mới.

Theo ước tính, sẽ có khoảng 213.000 việc làm xanh được tạo ra trong vòng 5

năm tới. Những người theo học các ngành như công nghệ mới, hải dương học

sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong ngành môi trường. Nhiều trường đã tìm

cách giúp sinh viên xin việc làm khi hợp tác với doanh nghiệp trong các dự án

nghiên cứu về năng lượng và môi trường. Với ngành môi trường, sinh viên ra

trường có thể kiếm 70.000 USD/năm [19]. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đã

không dễ dàng chấp nhận thông điệp về môi trường của chính quyền Obama

khi một số người lên tiếng cho rằng, đến nay khoa học vẫn chưa xác định rõ

cần nỗ lực cắt giảm khí thải đến mức nào để làm chậm lại tiến trình biến đổi

khí hậu và nỗ lực cắt giảm khí thải sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ.

4.2. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ và gợi ý cho Việt Nam

4.2.1. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960

Sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới

thứ hai (1945-1960) được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi

bật là những thay đổi về nhà ở, hiện đại hóa các phương tiện di chuyển, phát

triển các thiết bị tiêu dùng hiện đại và đa dạng hóa các hoạt động giải trí. Sự

phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng như quảng cáo, thẻ tín dụng,

trung tâm mua sắm và phương thức giáo dục trẻ em đã đưa nước Mỹ thời kỳ

hậu chiến trở thành một xã hội tiêu dùng hiện đại. Nếu như xã hội Mỹ thập

niên 1920 bước vào thời kỳ đầu của sản xuất công nghiệp và đem lại những

thay đổi trong phương thức tiêu dùng cho một bộ phận dân số thuộc tầng lớp

trung lưu trên thì những thay đổi lớn diễn ra trên nhiều lĩnh vực đã đưa nước

Page 138: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

130

Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào một xã hội tiêu dùng

hiện đại với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp xã hội. Từ những nghiên

cứu trên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, động cơ chính trị và tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết

cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng hiện đại Mỹ. Trong bối cảnh quốc tế

diễn ra một cuộc Chiến tranh lạnh với các xung đột chính trị, quân sự, kinh tế

giữa các cường quốc, chủ yếu là giữa Mỹ và Liên Xô cùng các nước đồng

minh của họ, nước Mỹ đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của quốc gia là phát

triển kinh tế và ổn định xã hội. Mỹ đã đẩy mạnh sự phát triển của thị trường

tiêu dùng trong nước bằng cách mở rộng sản phẩm và thị trường. Để nhận

được sự ủng hộ và đóng góp tích cực của người dân Mỹ - những người vẫn

thực hiện phương châm tiết kiệm và mua trái phiếu chính phủ trong 15 năm

liên tiếp trải qua cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ hai - chính

phủ cùng các giới doanh nghiệp, công đoàn, truyền thông, quảng cáo và nhiều

tổ chức xã hội khác đã nỗ lực truyền tải thông điệp rằng, tiêu dùng trong thời

bình không chỉ là một đặc quyền cá nhân mà còn là một trách nhiệm dân sự.

Tích cực tiêu dùng sẽ làm gia tăng sản xuất, tạo việc làm có thu nhập tốt và

do đó sẽ tác động trở lại kích thích tiêu dùng để phát triển kinh tế. Tiêu dùng

sẽ góp phần cải thiện mức sống của tất cả người dân Mỹ và là một nhiệm vụ

không thể thiếu trong công cuộc duy trì sự thịnh vượng của quốc gia. Một tạp

chí thập niên này đã viết “....mua nhiều sản phẩm hàng hóa của một ngành là

góp phần đảm bảo an ninh tài chính cho ngành đó và cho cả nước Mỹ” [71, tr.

1050-1081].

Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc sống của người Mỹ thời hậu chiến là khả

năng được sở hữu nhà riêng. Đây có thể được xem là sự khởi đầu lớn lao và

có ý nghĩa nhất, tạo nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế tiêu dùng. Đó là

khi xuất hiện những thể chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để đưa “nhà ở”

vốn là thứ hàng hóa có giá trị lớn trở thành một hàng hóa được nhiều người

Page 139: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

131

mua nhất trong lịch sử Mỹ với 62% người Mỹ đã sở hữu nhà riêng vào năm

1960 [72, tr. 237]. Sự thành công của thị trường bất động sản này là nhờ các

chính sách tích cực của chính phủ vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà đất

dưới hình thức bảo lãnh thế chấp với lãi suất thấp, vừa hỗ trợ cho người mua

qua luật ưu đãi cựu chiến binh, bảo hiểm tiền vay và giảm thuế thu nhập. Bên

cạnh đó, việc thực thi các dự án xây dựng hệ thống đường cao tốc thuận tiện

và thông suốt từ thành thị tới nông thôn đã tạo đà cho sự phát triển ở các vùng

ngoại ô mới.

Thứ hai, xã hội tiêu dùng Mỹ không ngừng vận động và thay đổi. Sự phục

hồi nhanh chóng của nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại

cho người Mỹ quan niệm mới về tiêu dùng trong những năm hậu chiến (1945-

1950). Tác động của các chính sách từ chính phủ và các tổ chức chính trị, xã

hội, doanh nghiệp cùng những hình ảnh trong truyền thông đại chúng đã đưa

ra những hứa hẹn cho sự định hình một mô hình xã hội mới. Đó sẽ là một xã

hội không chỉ giàu có và hưng thịnh hơn mà còn đạt được sự dân chủ và công

bằng hơn nhờ vào sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng với khối lượng lớn. Với

mức sống cao hơn, người Mỹ đã thay đổi nhu cầu tiêu dùng của mình trên

nhiều phương diện khác nhau, trong đó nổi bật là các lĩnh vực nhà ở, phương

tiện giao thông, thiết bị tiêu dùng và các hình thức giải trí.

Cùng với sự hưng thịnh của nền kinh tế trong những năm 1950-1960, xã

hội tiêu dùng Mỹ tiếp tục phát triển. Người Mỹ được thuyết phục rằng, một

công dân tốt phải là một người tiêu dùng tốt. Theo đó, người tiêu dùng tốt là

người luôn tích cực mua sắm nhiều hàng hóa, tiếp tục mua sắm hàng hóa mới

hơn và tốt hơn. Nhà sử học Lizabeth Cohen đã đưa ra khái niệm mới cho

người Mỹ thời kỳ này là “người tiêu dùng” và “công dân tiêu dùng”. Trong

đó, khái niệm “công dân tiêu dùng” bao hàm trong nó ý nghĩa của việc tiêu

dùng là thể hiện tinh thần yêu nước bởi hành động này sẽ là động lực đưa

nước Mỹ trở thành một quốc gia đáng sống cho tất cả các công dân Mỹ [71].

Page 140: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

132

Như đã trình bày trong các chương trước, chúng ta có thể thấy hình ảnh một

nước Mỹ thời hậu chiến tràn ngập hàng tiêu dùng phong phú về chủng loại và

mẫu mã. Những hàng hóa này không chỉ đáp ứng được nhu cầu vật chất thiết

yếu của người dân Mỹ mà còn đáp ứng được những nhu cầu tinh thần của

người Mỹ thời bình. Thời kỳ này cũng đánh dấu một mốc quan trọng đối với

người tiêu dùng Mỹ. Sự ra đời của thẻ tín dụng giúp họ không chỉ mua được

những hàng hóa và dịch vụ mà họ có đủ khả năng thanh toán mà còn có thể

mua được những hàng hóa và dịch vụ mà họ chưa có khả năng thanh toán

ngay. Hay nói cách khác, thẻ tín dụng không chỉ giúp người Mỹ mua được

những thứ họ “cần” mà còn mua được những thứ họ “muốn”. Chính sách của

chính phủ và các thể chế xã hội thời kỳ này đã giúp người Mỹ nhanh chóng

hiện thực hóa các nhu cầu của một cuộc sống đô thị hóa. Như vậy, việc người

Mỹ mua sắm không chỉ thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và gia đình mà còn

đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Một trong những lý do tạo nên sức hấp

dẫn và thành công của chiến lược khuyến khích tiêu dùng này là ý tưởng về tự

do và dân chủ đã tác động đến hành vi của người Mỹ [74]. Việc được “tự do”

lựa chọn hàng hóa theo phong cách và lối sống không chỉ đáp ứng được

những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng mà còn giúp họ thích ứng với một

xã hội đa dạng với nhu cầu ngày một lớn về tự do cá nhân và thực hiện ước

muốn về hạnh phúc.

Thứ ba, xã hội tiêu dùng Mỹ đã sớm bộc lộ những hạn chế và gây ảnh

hưởng lâu dài đến nhiều mặt của đời sống xã hội Mỹ. Thực tế phát triển của

một xã hội tiêu dùng trong 15 năm sau Chiến thanh thế giới thứ hai cho thấy

con đường để nước Mỹ tiến tới một xã hội dân chủ và công bằng hơn vẫn còn

khá xa khi một số khu vực đô thị hay một vài nhóm xã hội được hưởng lợi

nhiều hơn so với những khu vực và nhóm xã hội khác trong quá trình phát

triển này. Chính sách hỗ trợ mua nhà và thúc đẩy kinh tế đô thị đã giúp cho

các khu vực ngoại vi được hưởng chính sách ưu đãi hơn so với các khu vực

Page 141: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

133

trong thành phố khiến đa số người Mỹ những thập niên này đều mong muốn

có nhà ở ngoại ô thành phố. Việc sở hữu nhà ở ngoại ô không chỉ đơn thuần

nâng cao mức sống của người dân mà còn nâng cao địa vị xã hội của họ. Cụ

thể hơn, những ưu đãi về thế chấp, tín dụng, lãi suất và thuế đã giúp các cựu

chiến binh có lợi thế hơn so với những người khác và đặc biệt là so với phụ

nữ; người Mỹ da trắng được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với người Mỹ gốc Phi

và tầng lớp trung lưu có nhiều quyền lợi hơn so với tầng lớp lao động. Rõ nét

nhất là hiện tượng nhiều người Mỹ di chuyển đến sinh sống tại các vùng

ngoại ô, tạo ra một làn sóng di cư lớn nhất trong phát triển đô thị từ trước đến

thời điểm này, song, họ có xu hướng phân chia thành những khu đô thị theo

các nhóm xã hội khác nhau.

Xã hội Mỹ thời hậu chiến (1945-1960) được nhiều người ca ngợi là thời

kỳ của sự ổn định và bình lặng. Tuy nhiên, xã hội Mỹ chỉ thực sự ổn định về

mặt kinh tế nhưng lại chứa đựng mầm mống của những bất ổn xã hội. Đó là

chủ nghĩa McCathy với tư tưởng chống cộng đã được phổ biến trên diện rộng,

đưa tư tưởng này không còn là một vấn đề chính trị mà trở thành vấn đề an

ninh quốc gia khi nỗi sợ về chủ nghĩa cộng sản cùng với những lo lắng về vũ

khí hạt nhân đã lan rộng trên khắp nước Mỹ.

Bên cạnh đó, mầm mống của những bất ổn xã hội còn tồn tại bên trong

“một nước Mỹ khác” song hành với những thay đổi xã hội nói trên. Hay nói

cách khác, bên cạnh một nước Mỹ thịnh vượng về kinh tế, năng động về xã

hội, tiến bộ về công nghệ, hùng mạnh về quân sự thì vẫn còn một nước Mỹ

kém phát triển với một nền văn hóa nghèo khó của những con người bị gạt ra

ngoài lề xã hội. Những nhóm xã hội này dường như đã bị vô hình trong con

mắt của những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp trung lưu và trong các chính

sách phát triển xã hội của nước Mỹ thời hậu chiến. Họ chỉ thực sự trở nên hữu

hình từ khi được nhắc đến trong tác phẩm gây tiếng vang Có một nước Mỹ

khác (The Other America) của nhà xã hội học Michael Harrington xuất bản

Page 142: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

134

lần đầu năm 1962 [100]. Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế thời hậu chiến

đã nhanh chóng làm giảm tỉ lệ đói nghèo nhưng không xóa bỏ được nó. Thành

phần đói nghèo chủ yếu là người già và các nhóm thiểu số. Trong đó, người

Mỹ da đỏ trở thành những người khốn khó nhất từ hậu quả của các chính sách

buộc họ phải di dời khu vực sinh sống bản địa để nhường đất cho việc phát

triển các khu đô thị mới. Nhiều người trong số họ phải chuyển đến sống tại

các thành phố lớn và trở thành những cư dân nghèo khổ nhất tại đây.

Nền kinh tế nông nghiệp phát triển cũng tạo ra những thành phần nghèo

khó cho xã hội. Đó là những người nông dân da đen, nông dân nhập cư gốc

Mexico và gốc Á sống tại các khu nông nghiệp miền nam nước Mỹ bị mất

việc làm do quá trình cơ giới hóa công việc hái bông và sự phát triển của sợi

nhân tạo đã làm giảm nhu cầu về bông. Các cộng đồng dân cư sống ở miền

đông vùng núi Appalanchian vốn phụ thuộc vào ngành sản xuất than cũng

rơi vào cảnh kiệt quệ trước sự phát triển của công nghệ khai thác. Tất cả

những nhóm xã hội này trở thành những nhóm dễ tổn thương trong xã hội

Mỹ thời hậu chiến khi ngày càng bị tách biệt khỏi sự phát triển của nền kinh

tế thị trường.

Trong khi ngày càng nhiều các gia đình người da trắng ra nhập tầng lớp

trung lưu và chuyển ra sống tại các vùng ngoại ô thoáng mát thì các gia đình

da đen lại chuyển đến sinh sống tại các thành phố lớn, tạo thành những khu ổ

chuột đông đúc, điển hình là ở Chicago, Detroit, Cleveland, New York và các

thành phố công nghiệp miền đông và trung tây nước Mỹ. Cũng trong thời kỳ

này, chính sách ưu đãi về nhà ở của chính phủ có sự phân biệt đối xử với các

cựu chiến binh da màu, góp phần làm gia tăng những chia rẽ về chủng tộc và

sắc tộc vốn đã tồn tại dai dẳng trong xã hội Mỹ. Bất bình đẳng trong các vấn

đề kinh tế và sắc tộc đã tạo thành những cuộc phản kháng tự phát cũng như có

tổ chức và ngày càng lớn mạnh, trở thành khởi điểm cho sự phát triển của

phong trào dân quyền trong thập niên 1960. Như vậy, có thể thấy, chính sách

Page 143: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

135

khuyến khích tiêu dùng đã cho thấy rõ những mặt trái của nó ngay sau 15 năm

kinh tế hưng thịnh là làm phân tầng xã hội ngày một lớn, gây tổn hại đến

nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe con người và môi trường sống. Những

ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận ngày nay.

4.2.2. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Việc nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ từ năm

1945 đến năm 1960 gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học quan trọng trong quá

trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với xu thế phát triển chung của thế

giới. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển

với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng động có mức hội

nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt

7,08% và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua theo số liệu công bố

của Tổng cục thống kê. GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 58,5 triệu

đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017 [17]. Thu

nhập dân cư tăng giúp thị trường trong nước trở thành một trong những động

lực tăng trưởng quan trọng và tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề phát triển.

Kinh tế tư nhân hiện được chú trọng và là động lực hàng đầu với hơn 500.000

doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp đóng góp 40% GDP. Doanh

nghiệp tư nhân được tạo điều kiện phát triển ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế,

chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp [30].

Năm 2018, dân số Việt Nam là 94,67 triệu người [17], chiếm 1,27% tổng

dân số thế giới và là nước đông dân thứ 14 trên thế giới [5]. Trong đó, dân số

thành thị là 33,83 triệu người, chiếm 35,7%; dân số nông thôn là 60,84 triệu

người, chiếm 64,3% [17]. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với độ

tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi, tỷ lệ đô thị hóa 35%. Lực lượng lao

động trên 15 tuổi là 52.84 triệu người, chiếm 56.5% dân số. Số lượng lao động

trên 45 tuổi đạt 19.72 triệu người (trên 50 tuổi là 13.89 triệu hay 14.9%) tương

đương 21.1% lực lượng lao động và sẽ chuyển sang phụ thuộc trong 10-15 năm

Page 144: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

136

tới. Cơ cấu dân số này sẽ vừa là lực lượng sản xuất chủ lực, vừa là lực lượng

tiêu dùng chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dân số

trong độ tuổi lao động tăng nhanh còn giúp cho thị trường tiêu thụ được mở

rộng. Trong những năm gần đây, chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi, đạt

mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25-29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi sẽ

giảm gần tới mức trung bình [11].

Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị trường

hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt nam đã diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu đến

năm 2020 dân số đô thị sẽ là khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số cả

nước, năm 2025 dân số đô thị sẽ là khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số

cả nước [28]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi kèm với

sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội là

điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của cư dân đô thị, tạo nên

sức hút mạnh cho các dòng di dân lớn từ nông thôn vào đô thị. Thêm vào đó

là sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các khu công nghiệp, khu

kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính... khiến cho tỷ trọng dân cư đô

thị ở Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước.

Quá trình đô thị hóa nhanh trong thời gian qua đã để lại những dấu ấn đa

chiều cho quá trình hình thành, biến đổi của văn hóa và lối sống đô thị Việt

Nam. Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần thay đổi, thu nhập và mức

sống được cải thiện, hệ thống dịch vụ xã hội được mở rộng nên dân cư đô thị

có nhiều cơ hội để phát triển, hoàn thiện văn hóa và lối sống của mình. Trong

đó, biểu hiện rõ nhất là chi tiêu cho nhà ở, giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin,

văn hóa, du lịch, văn học nghệ thuật....trong tổng cơ cấu chi tiêu của các gia

đình ở đô thị đang ngày càng cao hơn so với trước. Các đô thị đang hình

thành một cấu trúc đa văn hóa, gắn với quá trình phân hóa xã hội và đa dạng

hóa thành phần dân cư [10].

Page 145: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

137

Như chúng ta đã thấy từ lịch sử phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ thời

hậu chiến, mức thu nhập được cải thiện từ tăng trưởng kinh tế cùng với quá

trình đô thị hóa đã làm thay đổi các phương thức tiêu dùng của người dân.

Tương tự, có thể thấy rõ người Việt Nam đang chuyển dần từ lối tiêu dùng

của một nước nông nghiệp sang lối tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Điều đó

thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến

phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Các sản phẩm của nền công nghiệp cao

hầu như đều có mặt trong từng gia đình của người dân thành phố, từ TV, tủ

lạnh, máy giặt, lò vi sóng cho đến máy tính, điện thoại.... [16]. Nhịp sống mới

cũng tác động đến nhu cầu ẩm thực của người Việt. Đặc biệt, dân số trẻ chiếm

tỷ lệ cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thức ăn nhanh. Nhiều

công ty kinh doanh đồ ăn nhanh nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt

Nam và nhanh chóng nhận thấy tiềm năng và triển vọng lớn ở đây với sự có

mặt của nhiều thương hiệu lâu năm như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut,

Pizza Inn, Popeyes, Domino’s Pizza, Texa Chicken…Gần đây, các chuỗi cửa

hàng cung cấp các món ăn nhanh thuần Việt cũng bắt đầu được người tiêu

dùng Việt lựa chọn. Thói quen tiêu dùng của người Việt cũng thay đổi từ mua

sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống sang mua sắm khối lượng lớn cho cả

tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet, đồng thời gia

tăng giá trị mua sắm và sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe, chăm sóc sắc đẹp, du lịch, bảo hiểm…Trong quá trình thay đổi thói

quen tiêu dùng này, Việt Nam cũng đã bắt nhịp với xu hướng thế giới trong

việc thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng sử dụng thẻ tín dụng và các

hình thức thanh toán điện tử, giúp họ linh hoạt hơn trong giao dịch và an toàn

trong chi trả.

Những phân tích nêu trên chỉ là một số trong rất nhiều thay đổi về thói

quen tiêu dùng của người Việt, cụ thể là người Việt sinh sống ở các đô thị

lớn, vừa và nhỏ. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế và xu thế toàn cầu

Page 146: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

138

hóa, hội nhập ngày một sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, xu hướng

tiêu dùng của người Việt Nam cho thấy người dân bắt đầu “mua sắm nhiều

hơn”, “mua sắm cho bản thân”, “luôn năng động” và có “nhu cầu kết nối

cao” [27]. Cụ thể, thứ nhất, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam có đủ khả

năng tự chủ trong việc mua sắm vì sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu đang

diễn ra mạnh mẽ; thứ hai, các gia đình Việt Nam dần chuyển sang mô hình

hạt nhân, không còn ở hình thức tập trung nhiều thế hệ, các thế hệ trẻ tự lập

sớm hơn nên dẫn đến việc mua sắm cho bản thân nhiều hơn; thứ ba, do

nhịp sống của người tiêu dùng trở nên năng động hơn nên họ sẽ lựa chọn

những hàng hóa và dịch vụ tiện lợi, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận

rộn; thứ tư, người tiêu dùng Việt Nam trở nên nhạy bén hơn khi có tỉ lệ cao

trong việc kết nối với Internet mọi lúc, mọi nơi.

Trong số những xu hướng này, đáng chú ý nhất là sự gia tăng của tầng lớp

trung lưu ở Việt Nam, những người có mức thu nhập trung bình khoảng từ 20

đến 30 triệu đồng mỗi tháng [18, tr. 45]. Điều này phản ánh sự phát triển của

thị trường ở Việt Nam đã giải phóng và làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn

lực của cá nhân và xã hội, tạo ra tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Cơ chế

thị trường đã làm một bộ phận người dân trở nên giàu có hơn và giúp xã hội

phát triển. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam cơ bản là nhóm có trình độ chuyên

môn, bao gồm công nhân, nông dân, thợ thủ công, trí thức viên chức, những

người kinh doanh vừa và nhỏ, chủ trang trại....Bên cạnh đó, một phần khá lớn

trong số họ làm việc trong khu vực nhà nước. Lợi ích của họ gắn liền với nhà

nước và chính sách, đường lối của nhà nước [20, tr. 76]. Việt Nam hiện được

coi là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thế giới chính nhờ

sức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu này. Những nhu cầu tiêu dùng mới luôn

được đẩy mạnh từ tầng lớp trung lưu, qua đó thúc đẩy sự năng động của sản

xuất nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho những nhu cầu đó và thúc

đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở

Page 147: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

139

Việt Nam đã làm thúc đẩy nhu cầu về xây dựng, nhà ở, thông tin, từ đó tạo

thêm các cơ hội đầu tư vào các ngành nhiều tiềm năng. Điều đó có nghĩa là,

một xã hội có nhu cầu tiêu dùng cao hơn sẽ tạo ra lực đẩy kích thích nền kinh

tế cạnh tranh sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ, hàng hóa

có tính chất đại chúng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt hơn để phục vụ cho một

tầng lớp đông đảo hơn và tiêu dùng thường xuyên hơn.

Từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã phát triển

kinh tế dựa trên ba trụ cột quan trọng là xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng

và tiêu dùng. Trong đó, tiêu dùng từng giữ vai trò then chốt trong tăng

trưởng kinh tế, chiếm tới 84,3% GDP năm 1990. Mặc dù vai trò của tiêu

dùng dần bị suy yếu theo thời gian, dưới tác động của sự gia tăng đầu tư và

xuất nhập khẩu nhưng nhìn chung, tỉ trọng của tiêu dùng hộ gia đình đóng

góp trong GDP tại Việt Nam luôn cao, đạt 70-72% GDP (2017). Theo dự

đoán của World Bank, tiêu dùng tư nhân trong những năm tới sẽ tiếp tục

tăng và đóng góp chính cho tăng trưởng GDP. Khoảng 35-40% tín dụng

của nền kinh tế đang đổ vào bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng. Đây

đang là những lĩnh vực đạt tăng trưởng tín dụng mạnh nhất nhờ sự lạc quan

của người tiêu dùng đô thị và tầng lớp trung lưu, giàu có ở Việt Nam ngày

càng gia tăng và hứa hẹn kích thích bùng nổ tiêu dùng [22].

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam, “kinh tế

tiêu dùng chính là nguồn nuôi dưỡng của kinh tế thị trường và một nền kinh tế

thị trường cũng chính là nền kinh tế tiêu dùng”. Do vậy, để đẩy mạnh kinh tế

tiêu dùng, cần phải đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hiện đại,

làm cho năng lực nội sinh của nền kinh tế Việt Nam phát triển. Có như vậy thì

kinh tế tiêu dùng mới phát triển [38].

Suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới 2007-2009 đã và đang làm cho thị trường

xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp trên thị trường

quốc tế. Nhiều doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất và hàng hóa tồn đọng.

Page 148: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

140

Điều này kéo theo những biến động tiêu cực trong nước, dẫn đến hoạt động

sản xuất kinh doanh trong nước bị đình trệ, thất nghiệp gia tăng, gây hậu quả

đến đời sống kinh tế chính trị xã hội ở Việt Nam. Trước yêu cầu đưa nền kinh

tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải

quyết tốt an sinh xã hội, việc hỗ trợ kinh tế và kích cầu tiêu dùng để làm thay

đổi nhận thức, định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước, tạo đà

và duy trì tốc độ tăng trưởng là những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày

31/7/2009, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản số 264-TB/TW thông báo Kết

luận về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam” [26]. Mục đích của cuộc vận động là nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu

nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của

người Việt Nam và sản xuất nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh

tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (Xem phần

Phụ lục).

Đối với Việt Nam, một nước đông dân và đang trong giai đoạn tiến tới

việc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì

việc phát triển thị trường nội địa càng có ý nghĩa to lớn. Thị trường nội địa

giữ vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, nó tác động trực tiếp đến

lợi nhuận của các nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng. Sự phát triển

của thị trường nội địa làm cho quá trình chuyển dịch hàng hóa gắn liền với

nhu cầu thực tế của thị trường, giúp cho nhà sản xuất có những điều chỉnh

thích hợp. Việc xây dựng và phát triển thị trường nội địa đã và đang trở thành

nhu cầu bức thiết trong việc ổn định kinh tế. Từ vai trò và ý nghĩa quan trọng

này, Đảng và Nhà nước đã xác định: “Phát triển thị trường nội địa là một giải

pháp chiến lược hàng đầu hướng vào mục tiêu phát triển bền vững có tác

động nhiều mặt đến thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của toàn dân, nâng cao mức sống và góp phần bảo đảm an sinh xã hội” [39].

Trong thời gian qua, chủ trương phát triển thị trường trong nước để kích thích

Page 149: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

141

tiêu dùng nội địa đã được triển khai khá rộng lớn trên cả nước với sự chỉ đạo

điều hành của nhiều bộ, ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương, sự

tham gia của các doanh nghiệp và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân

nên đã tạo được những kết quả quan trọng, thúc đẩy thị trường nội địa hoạt

động tích cực và sôi nổi, hiệu quả hơn [31, tr. 14-25].

Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và

khó khăn [31, tr. 14-25], trong đó, nổi cộm nhất là vấn đề : về phía sản xuất,

hàng hóa của Việt Nam chưa có vị trí vững chắc trong nhận thức của người

dân và phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù đã có

những cải tiến về chất lượng, mẫu mã nhưng nhìn chung hàng hóa của các

doanh nghiệp trong nước vẫn còn đơn điệu, chất lượng hạn chế, giá thành

cao. Chế độ bảo hành thường không được thực hiện nghiêm túc, làm mất

niềm tin người tiêu dùng. Việc quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp

trong nước còn kém, bao bì sản phẩm không hấp dẫn nên khó thu hút khách

hàng. Thiếu thông tin khiến nhiều mặt hàng có thương hiệu uy tín nhưng

không đến được với người tiêu dùng. Nhiều mặt hàng có chất lượng không

thua hàng ngoại nhưng thiếu hướng dẫn, hệ thống phân phối chưa phù hợp,

chưa bao phủ được thị trường nên vẫn không có lợi nhuận; về phía tiêu

dùng, hạn chế trên của nhà sản xuất ở Việt Nam cộng với tâm lý thích tiêu

dùng hàng ngoại là cản trở không nhỏ đối với Nhà nước và các doanh nghiệp

trong việc phát triển thị trường nội địa. Người tiêu dùng Việt sẵn sàng ủng

hộ hàng Việt nhưng không phải bằng bất cứ giá nào khi nhiều sản phẩm có

chất lượng thấp nhưng lại có giá cao hơn giá trị của nó và không nhiều

chủng loại. Trong đó, nỗi lo sợ lớn nhất đối với người tiêu dùng là những

hàng hóa kém chất lượng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của họ và khiến

cho môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Page 150: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

142

4.2.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến con người và xu hướng tiêu dùng

ở Việt Nam thời gian qua, trong đó chủ yếu là về vấn đề kích cầu tiêu dùng

nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu về lịch sử khuyến khích

tiêu dùng ở Mỹ trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1960 cho thấy một bài

học lịch sử là sau hơn 70 năm của chính sách này, tiêu dùng thái quá đã khiến

nước Mỹ gặp phải những vấn đề về khủng hoảng nợ tiêu dùng, phân tầng xã

hội và suy thoái môi trường. Hiện Việt Nam mới ở thời kỳ đầu trong việc thực

hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng, trong đó ưu tiên tiêu dùng hàng nội

địa. Trong quá trình thực hiện các chính sách để tiến tới một nền kinh tế thị

trường với đầy đủ các đặc trưng của nó, Việt Nam cũng đang nhìn thấy một

sự phân tầng xã hội rõ rệt giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông

thôn. Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, cá nhân sản

xuất luôn phải mở rộng hoạt động, tích tụ sản xuất nên dần hình thành các liên

doanh, liên kết, các chủ kinh tế và để tồn tại, phát triển, các đơn vị sản xuất

phải cạnh tranh lẫn nhau. Xã hội có sự điều chỉnh dân cư, cơ cấu xã hội.

Những nhóm xã hội có lợi thế về kinh tế, tiềm năng sẽ tồn tại và phát triển,

những nhóm xã hội yếu thế sẽ bị chèn ép và phá sản. Điều đó dẫn tới việc

phân hóa giai cấp, phân hóa các cố kết xã hội, phân hóa mức sống và lao động

[24, tr. 13]. Song song với việc phân hóa xã hội, tiêu dùng cũng tiềm ẩn khả

năng gây ô nhiễm môi trường do khai thác các nguồn tài nguyên không hợp lý

và tạo nhiều rác thải độc hại cho môi trường.

Do vậy, kích thích tiêu dùng trong nước cần sự hoàn thiện của các chính

sách Nhà nước theo định hướng phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững

với 3 mục tiêu cốt lõi là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và giữ gìn môi

trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đa

dạng, văn minh và hiện đại của người dân Việt Nam. Để làm được điều này,

Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

Page 151: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

143

chủ nghĩa [1, tr. 26-47, 277-283]. Tiếp đến, để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng

trong nước, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần thực hiện một số

giải pháp như:

- Đối với chính phủ: cần định hướng phát triển thị trường nội địa bằng

cách đồng bộ hóa hệ thống pháp luật và chính sách thương mại, nâng

cao chất lượng, hiệu quả của công tác điều tiết vĩ mô, tập trung vào lĩnh

vực đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng

không đảm bảo vệ sinh; có chính sách thuế kích thích việc sản xuất và

tiêu dùng hàng hóa nội địa; phát triển thương mại điện tử và xây dựng

những cơ chế, quy định để đảm bảo sự hoạt động đúng pháp luật của

các hình thức thương mại mới này.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: cần tái cấu trúc ngành, đầu tư đổi mới

công nghệ nhằm nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hàng hóa;

chú trọng liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh

nghiệp nước ngoài; xây dựng chiến lược ngành hàng ổn định, có sự

phối hợp, hỗ trợ nhau; đầu tư nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh

phân phối phù hợp; đánh giá những cơ hội, thách thức, để doanh nghiệp

lựa chọn phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng cho phù hợp

với lợi thế và khả năng của mình; tận dụng khoa học công nghệ mới,

hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với người tiêu dùng: cần nâng cao hiểu biết trong tiêu dùng để trở

thành người tiêu dùng thông minh trong việc lựa chọn, mua và sử dụng

hàng hoá đảm bảo chất lượng, an toàn phù hợp với mục đích tiêu dùng

với giá cả hợp lý; tôn vinh tinh thần dân tộc thông qua việc vận động sử

dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân và coi đó là thể hiện lòng

yêu nước.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện 3 mục tiêu cốt lõi là tăng trưởng kinh

tế, công bằng xã hội và giữ gìn môi trường, bài học giải quyết các vấn đề về

Page 152: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

144

môi trường mà Việt Nam có thể tham khảo là chương trình định hướng sản

xuất và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, theo đó, các cơ quan điều

hành được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố

khác của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định sản xuất và mua sắm. Việt

Nam có thể tham khảo một số chính sách tiêu dùng bền vững của chính phủ

Mỹ [150], cụ thể:

- Dán nhãn sinh thái cho sản phẩm: nhãn sinh thái là một danh hiệu của

chính phủ cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong

quá trình sản xuất hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó. Được dán nhãn

sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất.

Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và

giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như

vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông

qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Nhãn sinh thái thường được

xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải, các sản phẩm thay

thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có

tác động tích cực đến môi trường, sức khỏe hoặc hoạt động sản xuất,

kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Luật dán nhãn

và giáo dục về dinh dưỡng của Mỹ đã yêu cầu dán nhãn cho tất cả các

thực phẩm đóng gói, trong đó công bố đầy đủ thông tin thành phần dinh

dưỡng trong thực phẩm bán cho khách hàng, đặc biệt là dinh dưỡng

liên quan đến các bệnh ăn kiêng.

- Đánh thuế các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường: hay còn gọi là thuế

bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong

những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ

môi trường, được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản

phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại thuế gián thu đánh

vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Page 153: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

145

Hơn nữa, thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ

nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng

bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng

lượng sạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc

có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản

phẩm mới giảm thiểu tác hại tới môi trường. Mỹ đã thực hiện tốt đánh

thuế vào việc mua sắm các phương tiện giao thông tiêu tốn năng lượng

trong Luật thuế năng lượng từ năm 1978. Luật không áp dụng cho các

xe thể thao đa dụng (SUVs) hay các xe tải nhỏ.

- Sử dụng các biện pháp trợ cấp môi trường dưới nhiều hình thức như:

trợ cấp không hoàn lại, cho vay ưu đãi, cho phép khấu hao nhanh, ưu

đãi thuế. Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành

công - nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường

trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc

khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với

việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng nhằm khuyến khích các cơ quan

nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường

hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm. Từ năm 2006, người tiêu dùng tại

Mỹ có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế lên tới 3.400USD nếu

mua xe ô tô điện (hybrid car) và 4.000USD nếu sử dụng các loại xe sử

dụng năng lượng khác.

- Khống chế mức ô nhiễm bằng hình thức bán hạn ngạch ô nhiễm hay

giấy phép môi trường. Giấy phép ô nhiễm không khí đã được áp dụng ở

Mỹ. Giấy phép xả thải có thể được mua bán trong đó người bán là các

đơn vị sở hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để

xả thải. Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị

trường thông thường nhưng lại có đặc điểm gần giống như thị trường

chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, giấy phép mang một giá trị

Page 154: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

146

nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo

của các bên tham gia giao dịch. Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy

phép thải là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải

nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu

vực cụ thể.

- Tổ chức giáo dục và truyền thông về môi trường: về giáo dục là nhằm

vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn và sử dụng

môi trường, học tập các sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản

lượng kinh tế và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói. Nội

dung của giáo dục về môi trường gồm: đưa giáo dục môi trường vào

trường học, cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định

và đào tạo chuyên gia về môi trường; về truyền thông là nhằm giúp cho

những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt,

mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và cách tác động vào các vấn đề có

liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Luật nước sạch năm 1972 là một trong những Luật môi trường có hiệu

quả của Mỹ, được ban hành nhằm phục hồi, duy trì và bảo vệ nguồn

nước, đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí của người

dân và đem đến môi trường sống an toàn cho nhiều loài thủy sinh.

Trong hơn 40 năm qua, Luật nước sạch vẫn phát huy được sức mạnh,

tính bền vững, hiệu quả và chặt chẽ. Từ năm 2000, các chính quyền địa

phương bang Arizona tại Mỹ đã tài trợ cho chiến dịch “Sử dụng nước

một cách thông minh” nhằm cung cấp các kỹ năng đơn giản để tiết

kiệm nước. Chiến dịch này đã đạt được thành công vượt mức mong đợi

và dần trở thành một chiến dịch triệu đô được phát triển ra khắp nước

Mỹ hiện nay.

- Thực hiện mua sắm công xanh: mua sắm của các cơ quan chính phủ là

một thị trường tiêu dùng rất lớn, chi phối hoạt động sản xuất, kinh

Page 155: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

147

doanh của các nhà sản xuất. Do đó, mua sắm công xanh thông qua việc

quy định ưu tiên đối với những sản phẩm xanh, hướng tới lợi ích của

cộng đồng như: sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu chất thải và

khí thải ra môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Bên cạnh việc

xem xét, cân nhắc những tiêu chí về giá cả và hiệu quả sử dụng khi

mua sắm, các cơ quan chính phủ là chủ đầu tư, bên mời thầu phải xem

xét cân nhắc tới các vấn đề môi trường sao cho giảm được nhiều nhất

tác động tới sức khỏe và môi trường như: đưa các tiêu chí môi trường

vào đấu thầu mua sắm công, xác lập các tiêu chí và yêu cầu đối với

hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường. Các quyết định mua

sắm công xanh có thể phát triển và tạo ra thị trường cho các sản phẩm

sinh thái, phát triển các chương trình khuyến khích nhà cung ứng sản

phẩm và dịch vụ xanh. Ngoài ra, chính sách mua sắm công xanh cũng

có những quy định như thông điệp gửi tới các nhà sản xuất và cung cấp

dịch vụ về việc người tiêu dùng sẽ nhận biết và đánh giá các nỗ lực vì

môi trường của doanh nghiệp/nhà thầu; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp

cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ít có tác động tới môi trường và

khuyến khích phát triển các sản phẩm xanh. Việc mua sắm xanh đã

giúp các cơ quan chính phủ tiết kiệm được chi tiêu công cho việc làm

sạch ô nhiễm môi trường bằng việc ngăn ngừa trước khi nó xảy ra. Mặt

khác, về phía doanh nghiệp, việc sản xuất xanh giúp họ tránh được các

chi phí cho việc xử lý hoặc làm giảm chi phí quản lý rác thải hay chất

độc hại; cải thiện sức khỏe của nhân viên và cộng đồng; tiết kiệm chi

phí thông qua việc tiết kiệm năng lượng, nước, nhiên liệu và các nguồn

lực khác và quan trọng hơn là cải thiện hình ảnh, thương hiệu và sự

thiện chí của chính họ.

Page 156: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

148

Tiểu kết chương 4

Sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế

giới thứ hai, 1945-1960, một mặt thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật và tăng

trưởng kinh tế, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng mặt

khác cũng gây ra những tác động tiêu cực cho nước Mỹ. Về mặt kinh tế, xã

hội tiêu dùng gia tăng chi tiêu sẽ dẫn đến vay nợ, mất cân đối về tài chính và

góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào

tiêu dùng sẽ không có tính bền vững và khiến nước Mỹ phải đứng trước một

bài toán khó khi một mặt phải duy trì tiêu dùng cao để thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, mặt khác là luôn đứng trước nguy cơ sụp đổ khi tiêu dùng quá mức sẽ

dấn đến tình trạng không có khả năng thanh toán và lãi suất ngày một cao. Về

mặt xã hội, xã hội tiêu dùng là một trong những nhân tố góp phần vào sự phân

hóa các tầng lớp xã hội. Kích thích tiêu dùng tạo ra tâm lý chi tiêu hướng

thượng. Khi các tầng lớp dưới có khả năng tiếp thu được những giá trị của các

tầng lớp trên thì tầng lớp trên lại tiếp tục thay đổi thói quen và phương thức

tiêu dùng nhằm duy trì khoảng cách xã hội và tạo sự khác biệt với tầng lớp

dưới. Xã hội tiêu dùng cũng làm con người mất cân bằng trong cuộc sống khi

phải làm việc nhiều hơn để chi trả cho các nhu cầu mới ngày một lớn. Nhu

cầu lao động từ nền kinh tế thị trường làm giảm các tương tác trong gia đình

và xã hội. Về mặt môi trường, xã hội tiêu dùng góp phần trực tiếp làm cạn kiệt

nguồn tài nguyên và tạo ra một xã hội lãng phí khi hàng hóa được sử dụng và

thay thế một cách nhanh chóng. Rác thải từ xã hội tiêu dùng này nhanh chóng

hủy hoại sức khỏe và môi trường sống của con người và các loài động thực

vật trong thiên nhiên. Với những đặc điểm về dân số và phát triển kinh tế

khuyến khích tiêu dùng như hiện nay ở Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử phát

triển xã hội tiêu dùng của nước Mỹ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và các giải pháp, chính sách của chính phủ Mỹ trong việc thúc đẩy tiêu

dùng bền vững sẽ là những gợi ý quan trọng cho quá trình định hướng tiêu

dùng ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Page 157: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

149

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trong các chương của luận án, có thể đi đến một vài

kết luận sau đây:

Thứ nhất, trong thế kỷ XVIII và XIX, tôn giáo, đặc biệt là đạo đức Tin

lành về lao động và tiết kiệm đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc kiểm

soát lối chi tiêu của xã hội Mỹ. Thời kỳ này, tiết kiệm được đưa vào giảng dạy

trong các trường học, nhà thờ, được các chính trị gia tôn vinh và giới trí thức

đưa vào các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ, quá

trình công nghiệp hóa và thậm chí là các cuộc chiến tranh đã đem lại cho Mỹ

nhiều cơ hội để bước vào thời kỳ kinh tế hưng thịnh mà ở đó, quan niệm

khuyến khích tiết kiệm đã không còn phù hợp. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế

giới thứ hai, nước Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia giàu có. Song hành

cùng những con số ấn tượng về một thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội rực rỡ

là tâm lý lạc quan, phấn khởi của hàng triệu người Mỹ khi được hưởng những

thành quả của một “xã hội thịnh vượng”. Việc giảm giờ làm đồng thời với

tăng lương là tiền đề kích thích tiêu dùng, nâng cao mức sống và hiện thực

hóa những ước muốn của người lao động Mỹ. Thời kỳ này, Mỹ dư khả năng

đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu của người dân và thực sự bước vào thời

kỳ phát triển của một nền kinh tế tiêu dùng hiện đại trong thế kỷ XX. Với thu

nhập thực tế cao hơn, người Mỹ có khả năng chi tiêu cho một cuộc sống vật

chất và tinh thần đầy đủ hơn so với trước. Những người phải vay nợ cũng tin

tưởng rằng họ sẽ nhanh chóng có khả năng trả nợ trong một tương lai gần.

Tâm lý này cũng là động lực giúp nhiều người Mỹ có tinh thần lao động tích

cực hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Hàng triệu người Mỹ cho rằng

“Giấc mơ Mỹ” là điều có thể trở thành hiện thực. Đó không chỉ đơn giản là

giấc mơ thoát nghèo mà là niềm tin lớn rằng, bất cứ ai cũng có thể thành công

và vươn cao trong xã hội Mỹ nếu họ chăm chỉ và quyết tâm. Nước Mỹ thời kỳ

này thực sự là miền đất của những cơ hội và kỳ vọng lớn.

Page 158: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

150

Thứ hai, sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế

giới thứ hai (1945-1960) diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện, trong đó

nổi trội nhất là vấn đề nhà ở, phương tiện di chuyển, thiết bị tiêu dùng và hình

thức giải trí. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ diễn ra cuộc di cư lớn nhất từ

thành phố đến các vùng ngoại vi và hình thành nên những cộng đồng dân cư

với kết cấu ngày một đồng nhất. Sự di chuyển này cũng đánh dấu sự gia tăng

của tầng lớp trung lưu Mỹ. Dấu ấn của xu hướng tiêu dùng thời kỳ này là sự

ra đời của các khu dân cư đồng nhất, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh và sự

phổ biến của những máy móc thiết bị cho một cuộc sống gia đình hiện đại,

giúp người Mỹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và giải trí hơn. Sự tiện nghi của

căn bếp là hình ảnh thể hiện mức sống, sự yên bình và các giá trị gia đình

được tôn vinh trong thập kỷ này trước những căng thẳng ngày một leo thang

của cuộc Chiến tranh lạnh. Sức mua của thời kỳ này gia tăng một phần là do

nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ khi bước vào một cuộc sống mới thời bình

nhưng cũng một phần là do sự phát triển của các yếu tố làm kích thích tiêu

dùng. Trong đó, TV đã trở thành công cụ quảng cáo hàng đầu của giới doanh

nghiệp Mỹ, làm thay đổi tư duy và hành động của hàng triệu người tiêu dùng

Mỹ. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự phát triển của phương thức mua hàng

bằng thẻ tín dụng và sự ra đời của các trung tâm mua sắm lớn với nhiều hệ

thống cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, sự gia tăng của một nhóm xã hội được

sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong một thời điểm đặc biệt của nước Mỹ với

những giá trị hạnh phúc được đo bằng của cải vật chất đã đưa nước Mỹ bước

sang một cấp độ tiêu dùng mới. Quan niệm của người Mỹ thập kỷ sau chiến

tranh về một cuộc sống hạnh phúc là có nhà ở ngoại ô, có gia đình, trẻ con và

việc làm ổn định, đã trở thành hiện thực.

Thứ ba, sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến

tranh thế giới thứ hai (1945-1960) cũng sớm bộc lộ những tác động tiêu cực

đến nước Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, xã hội tiêu dùng gia tăng chi

tiêu đã dẫn đến vay nợ, mất cân đối về tài chính và cuối cùng là một trong số

Page 159: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

151

các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nền kinh tế dựa chủ

yếu vào tiêu dùng sẽ không có tình bền vững và khiến nước Mỹ phải đứng

trước một bài toán khó khi một mặt phải duy trì tiêu dùng cao để thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, mặt khác là luôn đứng trước nguy cơ sụp đổ khi tiêu dùng

quá mức sẽ dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán và lãi suất ngày

một cao. Xã hội tiêu dùng tạo ra sự phân hóa tầng lớp ngày một lớn. Kích

thích tiêu dùng tạo ra tâm lý chi tiêu hướng thượng. Khi các tầng lớp dưới có

khả năng tiếp thu được những giá trị của các tầng lớp trên thì tầng lớp trên lại

tiếp tục thay đổi thói quen và phương thức tiêu dùng nhằm duy trì khoảng

cách xã hội và tạo sự khác biệt với tầng lớp dưới. Xã hội tiêu dùng cũng làm

con người mất cân bằng trong cuộc sống khi phải làm việc nhiều hơn để chi

trả cho các nhu cầu mới ngày một lớn. Nhu cầu lao động từ nền kinh tế thị

trường làm giảm các tương tác trong gia đình và xã hội. Xã hội tiêu dùng làm

cạn kiệt nguồn tài nguyên và tạo ra một xã hội lãng phí khi hàng hóa được sử

dụng và thay thế một cách nhanh chóng. Rác thải từ xã hội tiêu dùng này

nhanh chóng hủy hoại sức khỏe và môi trường sống của con người và các loài

động thực vật trong thiên nhiên.

Thứ tư, việc nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn từ năm 1945 đến

năm 1960 gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học quan trọng trong quá trình phát

triển kinh tế, xã hội và hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Với

dân số gần 95 triệu người và đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, sự phát

triển dân số cùng quá trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm đô thị lớn

đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt

Nam. Trong đó, việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ

kích thích tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu dùng sẽ trở thành một yếu tố lớn trong

tổng thể nền kinh tế. Bên cạnh đó, một tầng lớp mới có thu nhập cao sẽ gia

tăng ở Việt Nam và là lực lượng thúc đẩy tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ

phẩm. Ảnh hưởng của thương mại hiện đại cũng tác động đến phương thức

tiêu dùng của Việt Nam khi người dân bắt đầu giảm mua sắm hàng ngày tại

Page 160: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

152

các chợ truyền thống và bắt đầu mua khối lượng lớn tại các siêu thị. Thẻ tín

dụng cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ tiêu dùng của người dân. Chỉ trong

khoảng một vài thập niên cuối thế kỷ XX, sản phẩm của nền công nghiệp cao

hầu như đều có mặt trong từng gia đình người dân thành phố. Lối sống tiêu

dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên

như tiêu dùng của các nước phát triển mà ở đó, người lao động đang cuốn vào

mạch sống kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ.

Có thể nói, toàn cầu hoá tác động rất lớn đến sự phát triển lối sống của xã

hội Việt Nam hiện nay, song nó cũng đặt ra những thách thức vô cùng bức

xúc và nan giải, có khả năng phá vỡ nhiều hình thức và nội dung trong lối

sống truyền thống Việt Nam. Cùng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng về

tiêu dùng của xã hội, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn

về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, việc triển khai và áp

dụng các chính sách mua sắm xanh ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất

và tiêu dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết. Để triển khai có hiệu quả

hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong thời gian tới, Việt Nam cần

có các chính sách cũng như các hành động cụ thể như: xây dựng các chính

sách cụ thể liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững; nâng cao nhận thức

của xã hội, cộng đồng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững; tạo cơ chế thúc

đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường;

cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; và phát triển mua sắm

xanh.

Page 161: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

153

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. “Xã hội tiêu dùng Mỹ và một số ảnh hưởng”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số

01/2016, tr. 43-54.

2. “Ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng đến môi trường ở Mỹ và một số giải pháp

của chính phủ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 11/2016, tr. 41-51.

3. “Một số xu hướng của người tiêu dùng Mỹ hiện nay”, Tạp chí Châu Mỹ ngày

nay, Số 08/2017, tr. 34-40.

4. “Nước Mỹ: hành trình của một xã hội từ tiết kiệm đến tiêu dùng (1620-

1920)”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 12/2017, tr. 27-34.

5. “American Studies in Vietnam: Past and Present”. Australasian Journal of

American Studies, Volume 36 Number 2 December 2017, pp. 67-78.

6. “Nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Những nhân tố nền tảng cho sự

phát triển của một xã hội tiêu dùng hiện đại”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số

07/2018, tr. 56-66.

7. “Văn hóa xe hơi và một số tác động đến xã hội Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh

thế giới thứ hai”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 10/2018, tr. 50-58.

8. “Vai trò của quảng cáo trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội tiêu dùng

Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960)”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 11/2018,

tr. 29-35.

Page 162: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Ban kinh tế trung ương (2015), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ

sáu Ban chấp hành trung ương khóa X. Số 21-NQ/TW, ngày 30/1/2008,

Nxb Chính trị quốc gia, tr. 26-47, 277-283.

2. Trần Thị Vân Anh (2014), Xu hướng phát triển kinh tế xanh của một số

nước thời kỳ hậu khủng hoảng, Tạp chí Tài chính 17/12/2014.

3. Lê Đình Cúc (2011), Một số vấn đề văn hóa Mỹ từ sau Chiến tranh thế

giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Lê Đình Cúc (2014), Một số vấn đề tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

5. Dân số Việt Nam https://danso.org/viet-nam/

6. Hàm Đan (2008), Thế hệ Beat http://vietvan.vn/vi/bvct/id3443/The-he-

Beat/

7. Đỗ Lộc Diệp (1992), Chủ nghĩa tư bản ngày nay – tự điều chỉnh kinh

tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đỗ Lộc Diệp (2003), Chủ nghĩa tư bản ngày nay – mâu thuẫn nội tại,

xu thế, triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.

9. Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (2003), Chủ nghĩa tư bản

đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Trương Minh Dục và Lê Văn Đinh (2010), Văn hóa và lối sống đô thị

Việt Nam - một cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Việt Hà (2017), Tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng – Vận hội lớn cho

đất nước, 29/1/2017 Vietnamplus https://www.vietnamplus.vn/tan-

Page 163: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

155

dung-thoi-ky-co-cau-dan-so-vang-van-hoi-lon-cho-dat-

nuoc/428000.vnp

12. Trần Kiết Hùng, Phạm Thế Châu (2007), Xã hội và nền văn hóa Mỹ,

Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

13. Đỗ Trọng Hưởng (2014), Các chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ đã

bị đánh bại như thế nào trong chiến tranh ở Việt Nam

http://thcssenthuy.edu.vn/?u=nws&su=d&cid=362&id=2293

14. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội – văn

hóa, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

15. Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên

cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động

của toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí triết học số tháng 12/2003.

17. Tổng cục thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội 2018

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037

18. Trần Thị Minh Ngọc (2015), Một số đặc điểm và vai trò của tầng lớp

trung lưu trong phát triển xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 4

(132), tr. 45.

19. Trọng Nhân (2010), Việc làm “xanh” đắt giá ở Mỹ, 19/11/2010.

http://tietkiemnangluong.com.vn/tin-tuc/pho-bien-kien-

thuc/t10247/viec-lam-xanh-dat-gia-o-my.html

20. Lê Kim Sa, Vũ Hoàng Đạt (2014), Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt

Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 10 (222), tr.

76-78.

21. Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang

(2008), Max Weber, Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa

tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 32.

Page 164: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

156

22. Tài chính (2016), Làm giàu từ kinh tế tiêu dùng, 26/10/2016, Tạp chí

tài chính http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-

luan/lam-giau-tu-kinh-te-tieu-dung-95138.html

23. Tài nguyên & Môi trường (2015), Những vườn quốc gia ô nhiễm nhất ở

Mỹ, 3/8/2015 https://baotainguyenmoitruong.vn/the-gioi/nhung-vuon-

quoc-gia-o-nhiem-nhat-o-my-974973.html2617131/

24. Nguyễn Đình Tấn (2009), Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội,

Tạp chí Xã hội học, số 1, tr. 13.

25. Nguyễn Khắc Thân (1996), Chủ nghĩa tư bản đương đại – mâu thuẫn

và vấn đề, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Thông báo Kết luận về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 264-TB/TW (2009).

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-bao-264-TB-

TW-ket-luan-cua-Bo-Chinh-tri-to-chuc-cuoc-van-dong-Nguoi-Viet-

152955.aspx

27. Lệ Thủy (2017), Bạn có thuộc 1 trong 4 xu hướng tiêu dùng của người

Việt Nam hiện nay, 3/8/2017, Midimori http://midimori.vn/xu-huong-

tieu-dung-cua-nguoi-viet-nam_n57

28. Ngọc Thủy (2016), Làm giàu từ kinh tế tiêu dùng,

http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/kinh-te/lam-giau-tu-kinh-te-tieu-

dung-3316623/

29. Tiêu dùng cá nhân http://vaytinchapdng.com/tieu-dung-ca-nhan-tieu-

dung-nguoi-tieu-dung-chi-so-gia-tieu-dung/

30. Bùi Trinh (2017), Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam

19/12/2017, Tia sáng http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Thu-nhap-binh-

quan-dau-nguoi-o-Viet-Nam-11093

Page 165: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

157

31. Trung tâm thông tin – Tư liệu – (2013), Thực trạng về hàng Việt Nam,

người tiêu dùng Việt Nam, cơ chế chính sách đối với người tiêu dùng

và những vấn đề đặt ra, tr. 14-25.

32. Từ điển Cambridge

http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/consumer-society

33. Từ điển Nhà đầu tư

http://www.investorwords.com/1055/consumer.html

34. Từ điển Oxford https://en.oxforddictionaries.com/definition/consumer

35. Từ điển Oxford

https://en.oxforddictionaries.com/definition/consumer_society

36. Từ điển tham khảo

http://dictionary.reference.com/browse/consumer+society

37. Từ điển tiếng Việt

http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ti%C3%AAu_d%C3%B9ng

38. Viện kinh tế Việt Nam (2015), Kinh tế thị trường buộc phải có tiêu

dùng, 30/11/2015 https://vie.vass.gov.vn/tintuc/pages/goc-

nhin.aspx?ItemID=73

39. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Báo nhân dân (2010),

Kết quả bước đầu và chặng đường tiếp theo của cuộc vận động Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Hội nghị “Nhìn lại một năm

thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Hà Nội,

ngày 11/11.

40. Trần Thị Vinh (2011), Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX và thập niên đầu thế

kỷ XXI – Một cách tiếp cận từ lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Page 166: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

158

Tài liệu tiếng Anh:

41. American Bankruptcy Institute (2012), Annual Business and Non-

business Filings by Year (1980-2012)

http://www.abiworld.org/AM/AMTemplate.cfm?Section=Home&CON

TENTID=66471&TEMPLATE=/CM/ContentDisplay.cfm

42. American Lung Association (2009), 60 Percent Of Americans Live In

Areas Where Air Is Dirty Enough To Endanger Lives. ScienceDaily.

ScienceDaily, 30 April.

www.sciencedaily.com/releases/2009/04/090429131158.htm

43. Appadurai, Arjun (1986), The Social Life of Things: Commodities in

Cultural Perspective, New York: Cambridge University Press.

44. Bagwell, Laurie Simon, Bernheim, B Douglas (1996), Veblen effects in

a theory of conspicuous consumption, The American Economic

Review, pp. 349.

45. Baritz, Loren (1989), The good life : the meaning of success for the

American middle class, New York: Alfred A. Knopf.

46. Batchelor, Bob (2009), American Pop: Popular Culture Decade by

Decade, Greenwood Press, pp. 373.

47. Baudrillard, J. (1998), The consumer society: Myths and structures,

London: Sage Publications Ltd.

48. Baxandall, R., & Ewen, E. (2000), Picture windows: How the suburbs

happened, New York, NY: Basic Books, pp. 125.

49. Bell, D. (1976), The cultural contradictions of capitalism, New York:

Basic Books.

50. Bernard, Jessie (1961), Teenage Culture: An Overview, The Annals of

the American Academy of Political and Social Science Vol. 338, Nov.,

pp. 1-12. http://www.jstor.org/stable/1034661

Page 167: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

159

51. Bertrand, Marianne and Adair Morse (2013), Trickle-Down

Consumption, NBER Working Paper No. 18883 Issued in March

NBER Program(s): Economic Fluctuations and Growth, Monetary

Economics, Political Economy http://www.nber.org/papers/w18883.pdf

52. Betrand, Michael T. (2007), Elvis Presley and the Politics of Popular

Memory, Southern Cultures Vol. 13, No. 3, The Second Annual Music

Issue, pp. 62-86.

53. Blaszczak, Regina Lee (2000), Imagining consumers: Design and

innovation from Wedgwood to Corning, Baltimore, MD: Johns Hopkins

University Press.

54. Blinder, Alan S. (1983), The Anatomy of Double-Digit Inflation in the

1970s, NBER Reprint No. 414 NBER Program(s): Economic

Fluctuations and Growth http://www.nber.org/chapters/c11462

55. Boucher, Diane (2013), The 1950s American Home, London: Shire

Publications.

56. Bourdieu, Pierre (1984), Distinction: A Social Critique of the Judgment

of Taste, Cambridge, MA: Harvard University Press.

57. Boyer, P. S. (2006), The enduring vision: A history of the American

people, Boston: Houghton Mifflin. Chapter 27, America at Midcentury,

1945-1961, pp. 836.

58. Breen, T.H. (1986), An Empire of Goods: The Anglicization of Colonial

America, The Journal of British Studies, pp. 25;

59. Breen, T.H. (1988), “Baubles of Britain”: The American and consumer

revolutions of the eighteenth century, Past and Present, No. 119 (May):

73–105.

60. Breen, T.H. (2004), The marketplace of revolution: How consumer

politics shaped American independence, New York: Oxford University

Press.

Page 168: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

160

61. Brinkley, Alan (2009) American history: a survey, New York:

McGraw-Hill Higher Education, pp. 781.

62. Bushman, Richard L. (1992), The refinement of America: Persons,

houses, cities, New York: Alfred A. Knopf.

63. Campbell, Colin (1987), The Romantic Ethic and the Spirit of Modern

Consumerism, New York: Blackwell.

64. Caplowitz, David (1963), The Poor Pay More: Consumer Practices of

Low-Income Families, New York: Free Press of Glencoe.

65. Carr, Lois Green, and Lorena S. Walsh (1980), Inventories and the

analysis of wealth and consumption patterns in St. Mary’s County,

Maryland, 1658–1777, Historical Methods 13 (Spring): 81–104.

66. Carson, Rachel L. (1965), Silent Spring, Boston: Houghton-Mifflin,

1962.

67. Carter, Jimmy (1979), The Crisis of Confidence, July 15.

https://www.americanrhetoric.com/speeches/PDFFiles/Jimmy%20Carter%20-

%20Crisis%20of%20Confidence.pdf

68. Chandarlapaty, Raj (2009), The beat generation and counterculture

Paul Bowles, William S. Burroughs, Jack Kerouac, New York: Peter

Lang.

69. Chandler, Alfred (1994), The competitive performance of U.S.

industrial enterprises since the second world war, Business History

Review, 68, pp. 1-72.

70. Ciment, James (2007), Postwar America : an encyclopedia of social,

political, cultural, and economic history, M.E. Sharpe.

71. Cohen, Lizabeth (1996), From Town Center to Shopping Center: The

Reconfiguration of Community Marketplaces in Postwar America, The

American Historical Review, Vol. 101, No. 4., pp. 1050-1081.

Page 169: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

161

72. Cohen, Lizabeth (2003), A Consumer’s Republic: The Politics of Mass

Consumption in Postwar America, New York: Knopf.

73. Commager, Henry Steele (1959), American Mind, An Interpretation of

American Thought and Character Since the1880's, Yale University

Press.

74. Cross, Gary (2000), An All-Consuming Century: Why Commercialism

Won in Modern America, New York: Columbia University Press.

75. DeAngelis, Tori (2004), Consumerism and its discontents, American

Psychologist, June, Vol 35, No. 6.

http://www.apa.org/monitor/jun04/discontents.aspx

76. Douglas, M., & Isherwood, B. C. (1979), The world of goods: Towards

an anthropology of consumption, London: Allen Lane.

77. Duesenberry, James (1949), Income, Saving and the Theory of

Consumer Behavior, Cambridge, MA: Harvard University Press.

78. Easterlin, Richard A. (1980), Birth and Fortune: The Impact of

Numbers on Personal Welfare, New York: Basic Books, pp. xii, 205.

79. Ehrenhalt, Alan (1995), The Lost City: The Forgotten Virtues of

Community in America, New York: Basic Books, pp. 211-112.

80. Ehrlich, Paul & and the Population Bomb, (n.d.), Consumption by the

United States.

http://public.wsu.edu/~mreed/380American%20Consumption.htm

81. Eilperin, Juliet (2010), U.S. pledges 17 percent emissions reduction by

2020, Washington Post, January 29, 2010.

http://www.washingtonpost.com/wpdyn/content/article/2010/01/28/AR

2010012803632.html

82. Ewen, Stuart (1976), Captains of Consciousness: Advertising and the

Social Roots of Consumer Culture, New York: McGraw-Hill.

83. Executive Order 13101, Greening the Government

Page 170: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

162

https://www.epa.gov/greenerproducts/executive-order-13101-

greening-government-through-waste-prevention-recycling-and

84. Fishman, R. (1987), Bourgeois utopias: The rise and fall of suburbia,

New York: Basic Books.

85. Frank, Robert (1999), Luxury Fever: Why Money Fails to Satisfy in an

Era of Excess, Free Press, New York.

86. Friedan, B. (2001), The feminine mystique, New York: Norton, pp. 197-

219.

87. Galbraith, J. K. (1998), The affluent society, Boston: Houghton Mifflin,

pp.100-260.

88. Gale Group (2005), Suburbia, American Decades. Vols. 6. 276-277.

Gale Group.

89. Garon, Sheldon (2012), Beyond Our Means: Why America Spends

While the World Saves, Princeton, N.J.: Princeton University Press.

90. Gillon, Steve (2010), Boomer nation: the largest and richest generation

ever and how it changed America, Simon and Schuster, pp. 19.

91. Glennen, Callum (2017), The rise and fall of the US mall, World

Finance, April 7.

92. Glickman, Lawrence B. (1999), Consumer Society in American

History: A Reader, Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.

93. Goodwin, Neva and Julie A. Nelson, Frank Ackerman and Thomas

Weisskopf (2008), Consumption and the Consumer Society

http://www.ase.tufts.edu/gdae/education_materials/modules/Consumpti

on_and_the_Consumer_Society.pdf

94. Gordon, Marcy (2000), Credit Card at 50, Associated Press.

http://www.heraldpalladium.com/credit-cards-in-years-they-ve-

changed-our-lives/article_bb12e46b-c271-55e9-8a8c-

4bd5ab771ab7.html

Page 171: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

163

95. Goulden, Joseph C. (1976), The best years, 1945-1950, New York:

Atheneum.

96. Grudens, Richard (2003), Bing Crosby: Crooner of the Century,

Celebrity profiles publilshing, pp. 64.

97. Hamby, Alonzo (2007), Outline of U.S. history, Chapter. 12, Nova

Publishers.

http://nghiencuuquocte.org/2014/07/15/khai-quat-lich-su-ch-12-nuoc-

sau-chien-tranh/

98. Hamilton, S., & Phillips, S. T. (2014), The kitchen debate and cold war

consumer politics: a brief history with documents, Boston: Bedford St

Martin's.

99. Hardwick, M. Jeffrey (2003), Mall Maker: Victor Gruen, Architect of

an American Dream, Philadelphia: University of Pennsylvania Press.

100. Harrington, M. (1981), The other America: Poverty in the United

States, Harmondsworth, Middlesex: Penguin Books.

101. Harris, Neil (1990), Cultural Excursions: Marketing Appetites and

Cultural Tastes in Modern America, Chicago: University of Chicago

Press, pp. 170.

102. Henretta, James A. (1973), The evolution of American society, 1700–

1815: An interdisciplinary analysis, Lexington, MA: D.C. Heath.

103. Hollander, Stanley C. (1984), Sumptuary legislation: Demarketing by

edict, Journal of Macro-marketing 4, no. 1: 4–16.

104. Horkheimer, M., & Adorno, T. W. (1972), Dialectic of enlightenment,

New York: Herder and Herder.

105. Horowitz, Daniel (1980), Consumption and Its Discontents: Simon N.

Patten, Thorstein Veblen, and George Gunton, The Journal of

American History Vol. 67, No. 2, pp. 301-317.

Page 172: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

164

106. Horowitz, Daniel (1985), The Morality of Spending: Attitudes toward

the Consumer Society in America, 1875-1940, Baltimore: The John

Hopkins University Press.

107. Hurley, Andrew (2001), Diners, Bowling Alleys, and Trailer Parks:

Chasing the American Dream in the Postwar Consumer Culture, New

York: Basic.

108. Jackson, K. T. (1985), Crabgrass frontier: The suburbanization of the

United States, New York: Oxford University Press, pp. 163, 246.

109. Jackson, K.T. (1996), All the World’s a Mall, The American Historical

Review 101.4 (Oct. 1996), pp. 1111.

110. Jamieson, P. E., & Romer, D. (2008), The changing portrayal of

adolescents in the media since 1950, New York: Oxford University

Press.

111. Janowitz, Morris (1978), The Last Half-Century: Societal Change and

Politics in America, Chicago: The University of Chicago Press, pp. xiii,

557.

112. Jhally, Sut (1997), The Code of Advertising: Fetishism and the Political

Economy of Meaning in the Consumer Society, New York: St. Martin’s.

113. Jones, Alice H. (1980), Wealth of a Nation to Be: The American

Colonies on the Eve of the Revolution, New York: Columbia University

Press.

114. Jones, L. Y. (1980), Great expectations: America and the baby boom

generation, New York: Coward, McCann & Geoghegan, pp. 23-35.

115. Kagan, Robert (2012), Not Fade Away. The myth of American decline,

The New Republic Magazine, January 11.

116. Kenworthy, Lane (2014), America’s Social Democratic Future: The

Arc of Policy Is Long but Bends Toward Justice, Foreign Affairs,

January/February, pp. 89-90.

Page 173: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

165

117. Keynes, J. M. (1936), The general theory of employment, interest and

money, London: Macmillan and Co., Limited.

118. Kirkendall, Richard S. (2013), The Civil Liberties and the Legacy of

Harry S. Truman, Truman State University Press.

119. Kneats, John (1956), The Crack in the Picture Window, New York:

Houghton Mifflin, pp. 7.

120. Krugman, Paul (2008), When Consumers Capitulate, The New York

Time, October 31st.

121. Laird, Pamela Walker (1998), Advertising progress: American business

and the rise of consumer marketing, Baltimore, MD: Johns Hopkins

University Press.

122. Larcom, Lucy (1889), A New England Girlhood Outlined from

Memory, New York: Houghton, Mifflin.

123. Leach, William R. (1984), Transformations in a culture of

consumption: Women and depart-ment stores, 1890–1925, Journal of

American History 71, no. 2: 319–42.

124. Lenihan, Barney J. (1951), Consumer Credit-Man’s Greatest

Invention, Consumer Finance News, August.

125. Lewis, Paul (1998), In Buying We Trust: The Foundation of American

Consumerism, New York Time, May 30.

126. Lindop, Edmund and Sarah De Capua (2009), America in the 1950s,

Brookfield, Conn.: Twenty-First Century Books, pp. 47.

127. Lord, Walter (1960), The Good Years: From 1900 to Me First World

War, New York: Harper and Brothers.

128. MacDonald, Jay & Tompkins, Taylor (2017), The history of credit

cards https://www.creditcards.com/credit-card-news/history-of-credit-

cards.php

Page 174: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

166

129. Manning, Robert D (2001), Credit Card Nation: The Consequences of

American’s Addiction to Credit, New York: Basic.

130. Marchand, Roland (1985), Advertising the American Dream: Making

Way for Modernity, 1920–1940, Berkeley: University of California

Press.

131. Margot A. Henriksen, (1997), Dr. Strangelove's America: Society and

Culture in the Atomic Age, University of California Press, Berkeley, pp.

15-16.

132. Markusen, Ann et al. (1991), Rise of the Gunbelt: The Military

Remapping of Industrial America, Oxford University Press.

133. Marling, Karal (1994), As Seen on TV: The Visual Culture of Everyday

Life in the 1950s, Cambridge, MA: Harvard University Press.

134. Marx, Karl, Frederick Engels (1978), The Marx-Engels Reader, 2nd

edition, New York: Norton.

135. Mason, Roger S. (1981), Conspicuous Consumption: A Study of

Exceptional Consumer Behavior, New York: St. Martin's Press.

136. May, E. T. (1999), Homeward bound: American families in the Cold

War era, New York: Basic Books, pp. 166.

137. McCracken, G. D. (1990), Culture and consumption: New approaches

to the symbolic character of consumer goods and activities,

Bloomington: Indiana University Press.

138. McCracken, Grant (1986), Culture and Consumption: A Theoretical

Account of the Structure and Movement of the Cultural Meaning of

Consumer Goods, Journal of Consumer Research, Vol. 13, No. 1, pp.

71-84.

139. Milbank, Caroline Rennolds (2000), “Ahead of the world”: New York

City fashion. In Art and the empire city: New York, 1825–1861, ed.

Page 175: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

167

Catherine Hoover Voorsanger and John K. Howat, 243–57. New York:

Metropolitan Museum of Art.

140. Miller, Daniel E. (1987), Material Culture and Mass Consumption,

New York: Blackwell.

141. Miller, Douglas T., and Marion Nowak (1997), The Fifties: The Way

We Really Were, Garden City, N.Y.: Doubleday, pp. 271.

142. Milman, Oliver (2016), More than half US population lives amid

dangerous air pollution, report warns, The Guardian, April 20.

143. Morgan, Edmund S. (1967), The Puritan ethic and the American

revolution, William and Mary Quarterly Vol. 24, no.1, pp 3–43.

144. Murphy, John (2009), The Eisenhower Interstate System, New York:

Chelsea House.

145. Nader, Ralph (1965), Unsafe at Any Speed, New York: Grossman.

146. Nelson, Richard and Wright, Gavin (1992), The Rise and Fall of

American Technological Leadership: The Postwar Era in Historical

Perspective, Journal of Economic Literature, 30, pp. 31-64.

147. Newhardt, David & Genat, Robert (2007), American Cars of the 1950s,

MotorBooks International, pp. 6-25.

148. Norton, M. B. (1998), A People and a nation: A history of the United

States, Boston: Houghton Mifflin, pp. 809-810.

149. Nye, David (1998), Consuming Power: A Social History of American

Energies, Cambridge: The MIT Press, pp. 206.

150. OECD (2008), Promoting Sustainable Consumption – Good Practices

in OECD Countries http://www.oecd.org/greengrowth/40317373.pdf

151. Patterson, J. T. (1996), Grand expectations: The United States, 1945-

1974, New York: Oxford University Press, pp. 77-78.

Page 176: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

168

152. Pells, Richard (1997), Not Like Us: How Europeans Have Loved,

Hated, and Transformed American Culture Since World War II, New

York: Basic Books.

153. Phares, Donald (1978), A Decent Home and Environment: Housing

Urban America, Social Service Review, Vol. 52, No. 4, pp. 668-670.

154. Piketty, Thomas, Arthur Goldhammer, and EBSCOhost books (2014),

Capital in the Twenty-first Century, Cambridge Massachusetts: The

Belknap Press of Harvard.

155. Potter, David (1954), People of Plenty: Economic Abundance and the

American Character, Chicago: The University of Chicago Press.

156. Ravitch, D. (1983), The troubled crusade: American education, 1945-

1980, New York: Basic Books.

157. Ray, Rebecca, Milla Sanes, and John Schmitt (2013), No-Vacation

Nation Revisited, Center for Economic and Policy Research, May 2013.

158. Resseguie, Harry E. (1964), A.T. Stewart’s marble palace: The cradle

of the department store, New York Historical Society Quarterly 48

(Autumn), pp. 131–62.

159. Riesman, D. (1962), The lonely crowd: A study of the changing

American character, New Haven: Yale University Press.

160. Roberta, Sassatelli (2007), Consumer Culture: History, Theory and

Politics, Sage, London, UK.

161. Rosenberg, Jared S. (2013), Crime, media, and the American Dream:

The role of media consumption in Institutional Anomie Theory, The

University of Akron.

162. Ruff, Joshua (2007), Levittown: The Archetype for Suburban

Development, American History Magazine.

http://www.historynet.com/levittown-the-archetype-for-suburban-

development.htm

Page 177: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

169

163. Samuel, Lawrence R. (2012), The American Dream: A Cultural

History, Syracuse: Syracuse University Press, pp. 12.

164. Samuelson, Robert J. (1955), The Good Life and Its Discontents: The

American Dream in the Age of Entitlement, 1945–1995, New York:

Times.

165. Schor, J. (1991), The overworked American: The unexpected decline of

leisure, New York, N.Y.: Basic Books.

166. Schor, Juliet (1998), The Overspent American: Upscaling,

Downshifting, and the New Consumer, New York: Basic.

167. Schor, Juliet (2002), Understanding the New Consumerism, Inequality,

Emulation and the Erosion of Well Being, Faculteit Politieke en Sociale

Wetenschappen: Universiteit Antwerpen.

168. Schor, Juliet (2004), Born to Buy: The Commercialized Child and the

New Consumer Culture, New York: Scribner.

169. Schor, Juliet an d Holt, Douglas (2000), The Consumer Society Reader,

New York, NY: New Press.

170. Schor, Juliet, Joshua Cohen, and Joel Rogers (2000), Do Americans

Shop Too Much? Boston: Beacon Press.

171. Schrecker, E. (1994), The age of McCarthyism: A brief history with

documents, Boston: Bedford Books of St. Martin's Press, pp. 16.

172. Schudson, Michael (1986), Advertising, the Uneasy Persuasion: Its

Dubious Impact on American Society, New York: Basic.

173. Schwartz, Richard Alan (2003), The 1950s. New York: Facts On File.

174. Segrave, Kerry (2006), Drive-in Theaters: A History from Their

Inception in 1933, Jefferson, N.C.: McFarland & Co.

175. Shammas, Carole (1990), The Pre-industrial consumer in England and

America, Oxford: Oxford University Press.

Page 178: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

170

176. Shi, David E. (1985), The simple life: Plain living and high thinking in

American culture, New York: Oxford University Press.

177. Shiller, Robert J. (2012), Spend, Spend, Spend. It’s the American Way,

The New York Times, Jan 14.

178. Slater, Don (1997), Consumer culture and modernity, Cambridge, UK:

Polity Press.

179. Slater, Philip (2011), An Economy Based On Consumerism Is Not

Sustainable, Huffpost, May 25. https://www.huffingtonpost.com/philip-

slater/an-economy-based-on-consu_b_144930.html

180. Smith, Andrew F. (2009), Eating History, New York: Columbia

University Press, pp. 172.

181. Spring, D. (2011), Advertising in the Age of Persuasion: Building

Brand America, 1941‐1961, New York: Palgrave Macmillan.

182. Spring, J. H. (1976), The sorting machine: National educational policy

since 1945, New York: McKay.

183. Stearns, Peter N. (2001), Consumerism in world history: The global

transformation of desire, London and New York: Routledge.

184. The Editors of Fortune, (1953), The Changing American Market,

Garden City, NY: Hanover House, pp. 134.

185. Thomas, Mark (2014), Americans Work Too Long (and Too Often at

Strange Times), Economist's View, October 1.

https://economistsview.typepad.com/economistsview/2014/10/america

ns-work-too-long-and-too-often-at-strange-times.html

186. Thoreau, Henry D. (1971), Walden, Princeton, NJ: Princeton University

Press, pp. 14.

187. Tocqueville, A. ., Mansfield, H. C., & Winthrop, D. (2000), Democracy

in America. Chicago: University of Chicago Press.

Page 179: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

171

188. Tucker, David M. (1991), The Decline of Thrift in America: Our

Cultural Shift from Saving to Spending, New York: Praeger.

189. Tucker, R. C., Marx, K., & Engels, F. (1978), The Marx-Engels reader,

New York: Norton.

190. Turow, J. (1997), Breaking up America: Advertisers and the new media

world. Chicago: University of Chicago Press.

191. U.S. Bureau of the Census (1975), Historical Statistics of the United

States, Colonial Times to 1970, Bicentennial Edition (Washington,

D.C., U.S. Government Printing Office), pp. 224.

192. U.S. News and World Report (1995), “Biggest Year in Auto History,”

May 13, pp. 26-28.

193. Uchitelle, Louis (1998), Spending it; Keeping Up With the Gateses?

The New York Times, May 3

http://www.nytimes.com/1998/05/03/business/spending-it-keeping-up-

with-the-gateses.html

194. Veblen, T., & Chase, S. (1934), The theory of the leisure class: An

economic study of institutions, New York: Modern library.

195. Vollmer, Chuck (2013), Consumption-Based Economy, Jobenomics,

February 9. http://jobenomicsblog.com/consumption-based-economy/

196. Wandersee, Winifred D. (1991), Families Face the Great Depression

(1930-1940) in American Families: A Research Guide and Historical

Handbook, ed. Joseph M. Hawes and Elizabeth I. Nybakken, Westport,

CT: Greenwood Press.

197. Wall, Wendy (2014), Anti-Communism in the 1950s, The Gilder

Lehrman Institute of American History.

http://mrtomecko.weebly.com/uploads/1/3/2/9/13292665/anticommunis

m.pdf

Page 180: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

172

198. Weber, M. (1958), The Protestant ethic and the spirit of capitalism,

New York: Scribner.

199. Webley, Paul and Ellen K. Nyhus (1999), Representations of saving

and saving behaviour, University of Exeter and Agder College

Kristiansand.

http://people.exeter.ac.uk/PWebley/papers/saving.html

200. Welch, Kenneth (1951), "Regional Shopping Centers", Architectural

Record, Mar., pp. 121-131.

201. William H. Miller (2009), SS United States, Amberley Publishing

Limited.

202. William H. Young, Nancy K. Young (2004), The 1950s, Greenwood

Publishing Group, pp. 280.

203. William, Pelfrey (2006), Billy, Alfred, and General Motors: the Story

of Two Unique Men, a Legendary Company, and a Remarkable Time In

American History, New York: AMACOM.

204. Witkowski, Terrence H. (2003), World War II poster campaigns:

Preaching frugality to the American consumer, Journal of Advertising

32, no. 1, pp. 69–82.

205. Wolfe, Alan (1981), America's Impasse: The Rise and Fall of the

Politics of Growth, New York: Pantheon Books.

206. Yenne, Bill (2002), Going Home to the Fifties, San Francisco, CA:

O.G. Publishing Corp.

Page 181: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

PHỤ LỤC

Page 182: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

171

Hình 2.1. Bùng nổ trẻ sơ sinh thời kỳ hậu chiến

Nguồn: http://redpilltimes.com/baby-boom-no-birth-rate-u-s-hits-time-low-2013/

Hình 3.1. Nhà ở khu đô thị Levittown, Pennsylvania

Nguồn: http://ushistoryscene.com/article/levittown/

Page 183: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

172

Hình 3.3. Một số mẫu xe hơi phổ biến trong thập niên 1950

Nguồn: https://www.retrowaste.com/1950s/cars-in-the-1950s/

Hình 3.4. Căn bếp Mỹ thập niên 1950

Nguồn: http://www.mbsinteriors.com/evolution-of-the-american-kitchen/

Page 184: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

173

Hình 3.5. Giấc mơ Mỹ thập niên 1950

Nguồn: http://www.city-data.com/forum/atlanta/2577333-why-suburbia-

sucks-89.html

Page 185: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

174

Hình 3.6. Rạp chiếu phim ngoài trời cho các gia đình đi xe hơi

Nguồn: http://www.stltoday.com/entertainment/movies/start-your-engines-it-

s-drive-in-movie-season/article_826eec3a-a5af-11e1-969c-

0019bb30f31a.html

Bảng 3.2. Các trung tâm thương mại được xây dựng ở Mỹ thập niên 1950

STT Tên Trung tâm Địa điểm Năm hoạt

động

1 Southdale Center Edina, Minnesota 1956

2 Roosevelt Field Garden City, New York 1956

3 Westfield Old Orchard Stokie, Illinois 1956

4 Westfield Garden State

Plaza Paramus, New Jersey 1957

5 Ala Moana Center Honululu, Hawaii 1959

6 Del Amo Fashion Center Torrance, California 1961

Page 186: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

175

STT Tên Trung tâm Địa điểm Năm hoạt

động

7 South Shore Plaza Braintree, Massachusetts 1961

8 Scottsdale Fashion Square Scottsdale, Arizona 1961

9 Oakbrook Center Oak Brook, Illinois 1962

10 King of Prussia Mall King of Prussia,

Pennsylvania 1963

11 Northpark Center Dallas, Texas 1965

Nguồn: https://www.worldatlas.com/articles/first-shopping-malls-in-the-

united-states.html

Hình 4.2. Thời gian làm việc trung bình của một số quốc gia phát triển, 2014

Nguồn:http://www.slate.com/blogs/moneybox/2014/09/11/u_s_work_life_bal

ance_americans_are_more_likely_to_work_nights_and_weekends.html

Page 187: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

176

Hình 4.3. Kỳ nghỉ và ngày nghỉ được trả lương của Mỹ so với các nước OECD

Nguồn:http://www.cepr.net/documents/publications/no-vacation-update-

2013-05.pdf

Bảng 4.1. Một vài số liệu về mức tiêu dùng của người Mỹ

1. Người Mỹ tiêu thụ 815 tỉ calo thực phẩm mỗi ngày, tức là nhiều hơn

200 tỉ calo so với mức cần thiết, đủ để nuôi 80 triệu người.

2. Người Mỹ bỏ đi 200.000 tấn lương thực mỗi ngày.

3. Cho đến lúc 75 tuổi, trung bình một người Mỹ thải ra 52 tấn rác.

4. Một người Mỹ trung bình một ngày tiêu thụ 600 lít nước trong khi hơn

nửa dân số thế giới chỉ dùng 94 lít một ngày.

5. Trung bình một gia đình Mỹ có 300.000 vật dụng (LA Times).

6. Diện tích nhà ở trung bình tại Mỹ đã tăng gần gấp 3 lần trong hơn 5

thập kỷ qua (NPR).

7. Một trong 10 người Mỹ phải thuê thêm kho để chứa đồ - đây là phân

khúc phát triển nhanh nhất của ngành kinh doanh bất động sản trong 4

thập kỷ qua (New York Times Magazine).

Page 188: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

177

8. Mặc dù 25% người Mỹ có gara chứa đủ 2 xe hơi nhưng không còn chỗ

để đậu xe bên trong và 32% chỉ đủ chỗ đậu 1 xe (U.S. Department of

Energy).

9. Mỹ hiện có tới 50.000 kho chứa đồ, tương đương với 0,6m2 kho chứa

đồ cho mỗi người Mỹ (SSA).

10. Trẻ em Mỹ chiếm 3,1% trẻ em trên thế giới nhưng sở hữu tới 40% số

đồ chơi được mua trên toàn cầu (UCLA).

11. Trung bình một phụ nữ Mỹ có 30 bộ trang phục để mặc trong 1 tháng

(Forbes).

12. Trung bình một gia đình Mỹ chi 1.700 USD cho quần áo mỗi năm

(Forbes).

13. Trung bình mỗi người Mỹ vứt bỏ khoảng 30kg quần áo mỗi năm

(Huffington Post).

14. Gần một nửa số hộ gia đình Mỹ không có một khoản tiết kiệm nào

(Business Insider).

15. Các gia đình Mỹ có số lượng TV còn nhiều hơn số người trong gia đình

và những chiếc TV này hoạt động tới 8 tiếng mỗi ngày (USA Today).

16. Người Mỹ chi tiêu cho giày dép, trang sức, đồng hồ nhiều hơn chi cho

giáo dục đại học (Psychology Today).

17. Số lượng trung tâm mua sắm nhiều hơn số trường trung học cơ sở. 93%

học sinh trung học nữ xem mua sắm là ưu tiên hàng đầu trong thời gian

rảnh rỗi (Affluenza).

18. Người Mỹ chi 1.200 tỉ USD mỗi năm cho những hàng hóa không cần

thiết (The Wall Street Journal).

Nguồn: http://www.becomingminimalist.com/clutter-stats/

Page 189: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

178

Bảng 4.2. Mô hình mua sắm xanh ở Mỹ

Chicago là thành phố xếp hạng nhất về Mua sắm xanh ở Mỹ

Thành phố Chicago thuộc bang Illinois được vinh dự nhận giải nhất trong

chương trình mua sắm xanh năm 2013 (hay còn được gọi là “mua sắm sinh

thái”) do Office Depot trao tặng tại Boca Raton, Florida. Mỗi năm có hàng

ngàn ứng cử viên cho vị trí này ở Mỹ và việc lựa chọn thành phố chiến thắng

dựa trên tiêu chí về sự lãnh đạo nghiêm túc của chính phủ địa phương trong

hoạt động mua sắm văn phòng theo hướng xanh hơn và bền vững hơn .

Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Ông Mayor Emanuel cho biết “Chicago là

thành phố dẫn đầu cả nước trong việc đưa ra những lựa chọn mang tính bền

vững và chúng tôi sẽ tiếp tục làm gương cho những thành phố khác noi theo.

Niềm vinh dự được nhận giải thưởng từ Office Depot là minh chứng cho thấy

Chicago đã hết sức nỗ lực để thành phố sẽ trở thành nơi xanh nhất thế giới

và điều này cũng khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc theo đuổi các

hoạt động mua sắm bền vững, giúp thành phố phát triển hơn nữa”.

Thành phố Chicago tham gia chương trình Mua sắm xanh của Office Depot

vào năm 2012 và chỉ trong vòng một năm, Chicago đã đứng đầu cả nước về

mua sắm xanh với tỉ lệ phần trăm chi tiêu xanh cao nhất, bao gồm việc mua

sắm các sản phẩm đã được tái chế, tái sản xuất, tiết kiệm năng lượng, không

độc hại hoặc những sản phẩm được gắn nhãn sinh thái. Đến năm 2013, lượng

Page 190: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI · 2019-03-05 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi lÊ thỊ thu hẰng quÁ trÌnh phÁt triỂn

179

chi tiêu xanh của Chicago cho các sảnh phẩm của Office Depot là 61%, vượt

mức của thành phố dẫn đầu trước đó là Roanoke thuộc bang Virginia.

Ông Yalmaz Siddiqui, Giám đốc cấp cao tại Office Depot, cho biết: “trong 7

năm gần đây, Office Depot đã trao thưởng cho những khách hàng có hoạt

động mua sắm xanh, bao gồm việc mua sắm các sản phẩm giấy đã được tái

chế, vũ khí được tái sản xuất và những sản phẩm làm sạch có hiệu quả công

nghệ cao hơn. Dựa trên những phân tích gần đây được tiến hành với hàng

ngàn khách hàng, trên hàng trăm thành phố, chúng tôi nhận thấy Chicago là

thành phố có bước tiến nhanh nhất trong việc trở thành khách hàng mua sắm

xanh nhất của Office Depot trong phạm vi cả nước.”.

Bà Karen Weigert, Giám đốc phát triển bền vững của Chicago, phát biểu tại

hội nghị: “Ở Chicago, chúng tôi vô cùng tự hào vì đã có được những lựa

chọn mang tính bền vững và trách nhiệm, giúp nâng cao chất lượng sống của

thành phố và trở thành một tấm gương cho các thành phố khác noi theo” .

Ngoài lĩnh vực mua sắm xanh, Chicago còn ưu tiên một loạt các sáng kiến

bền vững khác để giảm lượng khí thải carbon của thành phố thông qua các

chương trình hành động bền vững Chicago năm 2015. Đó là những sáng kiến

về việc lắp đặt công tơ thông minh trong gia đình và trong doanh nghiệp, tăng

số lượng các công trình được chứng nhận LEED (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế

về kiến trúc xanh), cung cấp hệ thống truy cập bảng điều khiển năng lượng

mặt trời dễ dàng hơn, cho phép và mở rộng dịch vụ sử dụng xe đạp quanh

thành phố. Thành phố cũng sẽ khuyến khích các khu dân cư và doanh nghiệp

đưa ra những sáng kiến về phát triển bền vững, góp phần xây dựng thành phố

Chicago lành mạnh và thịnh vượng hơn.

Nguồn:

www.cityofchicago.org/city/en/depts/mayor/press_room/press_releases/2014/