170
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI ĐỖ VĂN THẮNG PHÁT TRIN CÔNG NGHIP HTR: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HP NGÀNH GIY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TTI TỈNH BÌNH DƢƠNG LUN ÁN TIN SKINH THÀ NI 2018

HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI - gass.edu.vn · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc xà hỘi viỆt nam hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi ĐỖ vĂn thẮng phÁt triỂn cÔng nghiỆp

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN THẮNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ:

NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGÀNH GIẦY DA,

DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN THẮNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ:

NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGÀNH GIẦY DA,

DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG

Ngành: Kinh tế chính trị

Mã số : 9.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS,TS. Nguyễn Văn Luân

2: GS,TS. Nguyễn Quang Thuấn

HÀ NỘI – 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ

ràng, đã công bố theo đúng quy định của Nhà nước.

Nghiên cứu sinh

Đỗ Văn Thắng

ii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỒ TRỢ ....................................................................................... 7

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................. 7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................ 12

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .................... 26

1.2.1. Khái quát chung về những công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài ........... 26

1.2.2. Những vấn đề rút ra từ khái quát chung cần tiếp tục nghiên cứu ................... 28

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỘT SỐ QUỐC GIA,

ĐỊA PHƢƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ......................... 31

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ........................... 31

2.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” ................................................ 31

2.1.2. Công nghiệp hỗ trợ và một số thuật ngữ liên quan ......................................... 34

2.1.3. Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam ............................................... 36

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ................................................... 39

2.2.1. Tính đa cấp và tính liên kết hệ thống theo quy trình sản xuất ........................ 39

2.2.2. Tính đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ ......................................... 42

2.2.3. Tính chuyên môn hóa cao và tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu .............. 42

2.2.4. Có nguồn nhân lực chất lƣợng cao .................................................................. 43

2.2.5. Thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ .......... 43

2.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .................................... 44

2.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 44

2.3.2 Nội hàm của phát triển công nghiệp hỗ trợ ...................................................... 44

2.3.3. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ..................................................... 46

2.4. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ

TRỢ ........................................................................................................................... 50

2.4.1. Số lƣợng và quy mô doanh nghiệp.................................................................. 50

2.4.2. Trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa ................................................................ 50

2.4.3. Sức cạnh tranh của sản phẩm .......................................................................... 51

2.4.4. Sự đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn ................................... 51

iii

2.4.5. Nguồn nhân lực ............................................................................................... 52

2.5. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

HỖ TRỢ .................................................................................................................... 52

2.5.1. Nhân tố quốc tế ............................................................................................... 52

2.5.2. Nhân tố trong nƣớc ......................................................................................... 54

2.6. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI

CHUNG VÀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG .................................... 59

2.6.1. Quan hệ giữa các ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ......................... 59

2.6.2. Vai trò có tính hai mặt của phát triển công nghiệp hỗ trợ .............................. 64

2.7. THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, ĐỊA PHƢƠNG VỀ PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT

NAM NÓI CHUNG, BÌNH DƢƠNG NÓI RIÊNG ................................................. 72

2.7.1. Thực tiễn của một số nƣớc về phát triển công nghiệp hỗ trợ .......................... 72

2.7.2. Thực tiễn một số địa phƣơng về phát triển công nghiệp hỗ trợ ...................... 78

2.7.3. Bài học cho tỉnh Bình Dƣơng và Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ ...... 83

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA,

DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG .............................................. 88

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH

BÌNH DƢƠNG ......................................................................................................... 88

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 88

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 90

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG .......... 94

3.2.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp ............................................................................ 94

3.2.2. Lao động ngành công nghiệp .......................................................................... 96

3.3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp............................................................................ 98

3.3. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH GIẦY DA,

DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG ...................................................... 99

3.3.1. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành giầy da ở tỉnh Bình Dƣơng ......................... 99

3.3.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may ở tỉnh Bình Dƣơng ...................... 103

3.3.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử ở tỉnh Bình Dƣơng ........................ 108

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA,

DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG .................................................... 112

3.4.1. Những thành tựu ............................................................................................ 112

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 114

iv

3.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành

giầy da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình Dƣơng .......................................................... 120

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TẠI

TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2025 .............................................................. 125

4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ.. 125

4.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................ 125

4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ...................................................................................... 126

4.2. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN NĂM 2030 ............ 128

4.3. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ

TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN

NĂM 2025 .............................................................................................................. 130

4.3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dƣơng ......................... 130

4.3.2. Định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, dệt may, điện tử

đến năm 2025 .......................................................................................................... 135

4.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH

GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở BÌNH DƢƠNG ........................................... 137

4.4.1. Giải pháp về vốn đầu tƣ và công nghệ .......................................................... 137

4.4.2. Giải pháp thị trƣờng ti u thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ......................... 138

4.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nh n lực ............................................................. 139

4.4.4. Giải pháp ph n ố các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ .... 140

4.4.5. Giải pháp li n ết giữa sản xuất và ti u thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ .. 141

4.4.6. Cơ chế phối hợp giữa Bình Dƣơng và Vùng inh tế trọng điểm phía Nam trong

phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và giải pháp về bảo vệ môi trƣờng .................. 141

4.4.7. Đề xuất hệ thống mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Bình dƣơng ...... 145

4.4.8. Giải pháp về cơ chế chính sách, lập các dự án đầu tƣ, mặt ng cho phát

triển công nghiệp hỗ trợ .......................................................................................... 147

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt

APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng

ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

CCN Cụm công nghiệp

CNH Công nghiệp hóa

CNHT Công nghiệp hỗ trợ

CNPT Công nghiệp phụ trợ

DN Doanh nghiệp

DNNVV (SMEs) Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTGD Điện tử gia dụng

FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

HĐH Hiện đại hóa

KCN Khu công nghiệp

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia

TNCs Các công ty xuyên quốc gia

VDF Diễn đàn inh tế Việt Nam

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo ................................................ 92

Bảng 3.2: Nguồn lao động của tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011 - 2017 ................. 93

Bảng 3.3: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ............................... 94

Bảng 3.4: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành ......................................... 95

Bảng 3.5: Số lƣợng các cơ sở công nghiệp theo địa phƣơng .................................... 96

Bảng 3.6: Số lƣợng lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế ......................... 97

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp ............................................... 97

Bảng 3.8: Năng xuất lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế ....................... 98

Bảng 3.9: Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ............. 99

Bảng 3.10: Các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng với ngành giầy da .. 101

Bảng 3.11: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng với

ngành giầy da ............................................................................................... 102

Bảng 3.12: Những hó hăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

khi tiêu thụ thị trƣờng trong nƣớc (ĐVT: %). .............................................. 106

Bảng 3.13: Những hó hăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

khi tiêu thụ thị trƣờng nƣớc ngoài (ĐVT: %). ............................................. 106

Bảng 3.14: Các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng đối với ngành

công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may (ĐVT: %). ............................................. 106

Bảng 3.15: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng đối

với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may (ĐVT: %). ............................ 106

Bảng 3.16: Những hó hăn hi ti u thụ sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài đối

với ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học (ĐVT: %) ........ 110

Bảng 4.1: Đánh giá SWOT về công nghiệp hỗ trợ Bình Dƣơng ............................ 127

Bảng 4.2: Nhóm chỉ tiêu phấn đấu của ngành công nghiệp .................................... 129

Bảng 4.3: Kế hoạch đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

đến năm 2020 ............................................................................................... 137

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ theo MITI .............................................. 32

Hình 2.2: Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ ......................................................... 33

Hình 2.3: Mô hình của ME. Porter về lợi thế cạnh tranh của các quốc gia .............. 35

Hình 2.4: Công nghiệp hỗ trợ theo tiếp cận của Chính phủ Việt Nam ..................... 36

Hình 2.5: Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng ......................................................... 38

Hình 2.6: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất .................... 40

Hình 2.7: Các lớp cung ứng hỗ trợ ........................................................................... 41

Hình 2.8: Chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp .............................................. 61

Hình 2.9: Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động ...................................... 66

Hình 2.10: Chiến lƣợc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan ......................... 76

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 2.1: Ngành chế tạo ôtô: sau động đất, sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản ........ 63

Hộp 2.2: Rủi ro của các nhà cung ứng linh kiện ô tô ................................................ 71

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp hỗ trợ ngành giầy da qua các năm ................ 100

Biểu đồ 3.2: Lao động công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da qua các năm ................. 100

Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da theo giá thực tế ... 101

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da .. 102

Biểu đồ 3.5: Số lƣợng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may ........................ 103

Biểu đồ 3.6: Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp nghiệp dệt may .. 104

Biểu đồ 3.7: GTSX công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may theo giá

thực tế ........................................................................................................... 104

Biểu đồ 3.8: Tỷ trọng so với toàn bộ ngành dệt may .............................................. 105

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may . 107

Biểu đồ 3.10: Số cơ sở ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tin học ........ 108

Biểu đồ 3.11: Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử ............... 109

Biểu đồ 3.12: GTSX ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học ......... 109

Biểu đồ 3.13: Trình độ công nghệ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học . 110

Biểu đồ 3.14: Áp dụng các biện pháp xúc tiến thƣơng mại và hiệu quả ngành

công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học (ĐVT: %) ................................... 111

Biểu đồ 4.1: Đề xuất hệ thống mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh

Bình Dƣơng [51] .......................................................................................... 146

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

và quá trình toàn cầu hoá kinh tế mở rộng hiện nay, các nền kinh tế quốc gia, khu

vực đang có xu hƣớng hợp nhất và trở thành một bộ phận, một hệ thống quan trọng

trong mạng lƣới hợp tác ph n công lao động toàn cầu. Mọi quốc gia muốn phát

triển phải gắn ph n công lao động quốc gia vào hệ thống ph n công lao động quốc

tế. Khi trình độ ph n công lao động quốc tế và sự phân chia quá trình sản xuất đạt

đến mức độ cao, không một sản phẩm công nghiệp nào đƣợc sản xuất tại một

hông gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia; chúng đƣợc phân

chia thành nhiều công đoạn ở các công ty cắm nhánh tại các địa phƣơng, quốc gia,

châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời nhƣ một tất yếu xuất

phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ ản là chuyên

môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.

Việt Nam, là một nƣớc đang phát triển, đang trong tiến trình đẩy nhanh sự

nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nƣớc để xây dựng và phát

triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ giữa thập niên

1990, nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO (năm 2007), FDI ngày càng chiếm vị

trí quan trọng trong nền kinh tế. FDI vào Việt Nam nhiều nhƣng suốt trong thời

gian dài chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn nhƣ giầy da, dệt

may…Đó là những lĩnh vực không cần nhiều vốn, không cần công nghệ cao n n đáng

lẽ các DN trong nƣớc có thể đầu tƣ hay li n doanh với nƣớc ngoài trong giai đoạn đầu

và sau đó dần dần làm chủ hoàn toàn; cho đến nay hầu nhƣ sự liên kết giữa FDI và DN

trong nƣớc còn rất yếu. Muốn doanh nghiệp Việt Nam liên kết chặt chẽ phải cung cấp

các sản phẩm CNHT đủ chất lƣợng và với giá cạnh tranh đƣợc.

Do vậy, vai trò của phát triển CNHT trong phát triển công nghiệp nói riêng và

phát triển kinh tế - xà hội nói chung của quốc gia, ngày càng đƣợc khẳng định. Phát

triển CNHT, ngoài việc tạo thêm việc làm, góp phần giảm nhập siêu còn làm tăng

giá trị của các sản phẩm công nghiệp do trong nƣớc sản suất, giúp cho sản suất

công nghiệp đƣợc chủ động và có hiệu quả. Thực tiễn ở một số nƣớc trên thế giới

nhƣ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… và Việt Nam đã chứng minh, sự phát triển

đúng hƣớng của ngành CNHT là tiền đề quan trọng đóng góp vào quá trình phát

2

triển nền kinh tế quốc dân; phát triển CNHT trở là nhân tố đóng vai trò quyết định

sự phát triển của các ngành công nghiệp. CNHT phát triển góp phần làm tăng tỷ lệ

nội địa hoá, giảm nhập khẩu, giảm giá thành sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào “ n

ngoài”, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. CNHT phát triển góp phần đẩy

nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, phát huy cao độ các yếu tố nội lực, phát

triển nguồn nhân lực, mối liên kết công nghiệp và sử dụng công nghệ cao, tăng giá

trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc

tế hiện nay, nó đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời trƣớc nhu cầu phải thay đổi

tính năng, iểu dáng, mẫu mã, dây chuyền, công nghệ của nhà sản xuất công nghiệp

do thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài ra,

phát triển CNHT sẽ góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, n ng cao sức hút đầu tƣ

vào những lĩnh vực công nghiệp mà CNHT đó đi trƣớc một ƣớc để “mở đƣờng”.

Chính vì vậy, CNHT phát triển sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công

nghiệp, ngành công nghiệp nói ri ng cũng nhƣ của cả nền kinh tế quốc dân nói

chung đảm bảo sự tăng trƣởng và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống Luật pháp và chính sách chƣa đủ

mạnh để tạo điều kiện về môi trƣờng pháp lý, định hƣớng và khuyến hích đầu tƣ,

phát triển ngành CNHT. Hiện ngành CNHT còn khá non trẻ, quy mô nhỏ, tính cạnh

tranh thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo và lắp

ráp. Phát triển CNHT là vấn đề mới nhƣng hông còn là vấn đề mới, phạm vi rộng

và nội dung phức tạp li n quan đến các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp.

Việt Nam, với nguồn lực hạn hẹp, quy mô các ngành kinh tế hạn chế, phát triển các

ngành CNHT đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ cao, lao động chất lƣợng, đ y là

hó hăn lớn. Để phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

nói riêng, quá trình hội nhập quốc tế nói chung, phù hợp với thực trạng nền kinh tế

Việt Nam hiện nay thì lựa chọn phát triển CNHT trở thành một vấn đề mang tính

khách quan và thiết thực.

Công nghiệp giầy da, dệt may, điện tử của Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng

nói riêng là những ngành nhƣ thế. Mặc dù đã đƣợc hình thành từ khá sớm và có

những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, nhƣng do những

sai lầm trong định hƣớng đầu tƣ, chủ yếu thiên về gia công, lắp ráp, nên sau hàng

thập kỷ phát triển, các ngành công nghiệp này vẫn có tỷ lệ nội địa hóa thấp. Với chủ

3

trƣơng tái cơ cấu nền kinh tế, gia tăng hiệu quả trong hoạt động công nghiệp. Việc

phát triển CNHT đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của ngành công nghiệp Quốc

gia hiện nay.

Cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, trong thời gian qua tỉnh Bình Dƣơng

đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thu hút

đầu tƣ nƣớc ngoài đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trƣởng và phát

triển kinh tế địa phƣơng. Những năm qua, tỉnh Bình Dƣơng đƣợc xem là một trong

những địa phƣơng điển hình thành công ở lĩnh vực này. Trong đó, một trong những

yếu tố góp phần làm nên thành công này chính là việc đầu tƣ mạnh mẽ vào cơ sở hạ

tầng và hệ thống khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Tiếp tục phát huy

lợi thế đó và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ, tỉnh Bình Dƣơng vừa thông qua

quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mở rộng các KCN tr n địa bàn tỉnh đến

năm 2020 sẽ có 39 KCN với tổng diện tích hơn 19.834 ha.

Năm 2005 - 2009, tỉnh Bình Dƣơng luôn xếp hạng cao của cả nƣớc về năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết quả thu hút đầu tƣ cũng đứng thứ hạng cao trong các

tỉnh thành của khu vực Đông Nam ộ. Tuy nhi n, sau đó ết quả này không duy trì

và phát huy đƣợc. Các giải pháp và chính sách tăng cƣờng thu hút đầu tƣ chỉ có ý

nghĩa ngắn hạn, thiếu bền vững.

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh thành của cả nƣớc đã thu hút một cách mạnh

mẽ FDI. Trong các dự án FDI, hình thức liên doanh còn quá ít. Sự liên kết hàng dọc

giữa FDI với các công ty tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng qua yếu cho thấy năng lực các

DN trong tỉnh còn rất hạn chế. Nhìn chung có thể nói nội lực các DN tr n địa bàn tỉnh

còn quá yếu nên không tranh thủ đƣợc ngoại lực một cách hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là ngành CNHT của địa phƣơng ém

phát triển. Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của tác giả Lê Mai Hải (2010) [23],

nhà đầu tƣ cơ ản hài lòng với môi trƣờng của địa phƣơng và các yếu tố “cung sản

phẩm” trong thu hút đầu tƣ. Tuy nhi n, xét ri ng về ngành CNHT, phục vụ cho hoạt

động sản xuất inh doanh thì đa số nhà đầu tƣ tr n địa àn đánh giá rất thấp. Đ y là

một hạn chế lớn ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ mà lãnh đạo

địa phƣơng cũng đang rất quan tâm tìm giải pháp.

Mặt khác, trong các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng

B ng Sông Cửu Long cũng chƣa tỉnh nào đầu tƣ thỏa đáng để phát triển CNHT. Vì

4

vậy, tỉnh Bình Dƣơng nhanh chóng phát triển CNHT và cụ thể là phát triển CNHT

ngành giầy da, dệt may, điện tử để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp quan trọng

vào việc thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế địa phƣơng và đ y càng có ý

nghĩa chiến lƣợc và mang tính cấp thiết.

Vì vậy đ y là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, với lý

do đó tác giả chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: nghiên cứu trường hợp

ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương” làm luận án tiến sỹ, chuyên

ngành kinh tế chính trị.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục tiêu của luận án

Đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển CNHT ngành giầy

da, dệt may, điện tử tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Tr n cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về CNHT. Đánh giá những thành tựu

đạt đƣợc và những hạn chế yếu kém về phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may,

điện tử của Bình Dƣơng trong thời gian qua.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Một là, Tổng hợp và luận giải những vấn đề lý luận chung về CNHT. Đặc biệt

làm rõ vai trò của CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và các ngành công

nghiệp nói riêng.

Hai là, Ph n tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử ở

tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2011 đến năm 2015. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc,

hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với phát triển CNHT ngành giầy

da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian qua.

Ba là, Đề xuất một số quan điểm, định hƣớng và giải pháp có tính khả thi nh m

phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2025

tầm nhìn đến năm 2035.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là phát triển CNHT ngành giầy da, dệt

may, điện tử tỉnh Bình Dƣơng cả tr n phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Về nội dung: Những lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT; ph n tích và đánh

giá sự phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử tr n địa bàn tỉnh Bình

5

Dƣơng. Tr n cơ sở đó đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển

CNHT giầy da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2025.

Về không gian: Nghiên cứu phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở

tỉnh Bình Dƣơng, trong đó tập trung vào 03 ngành chủ yếu là giầy da, dệt may, điện tử.

Về thời gian: Nghiên cứu phát triển CNHT ngành dệt may, giầy da, điện tử tỉnh

Bình Dƣơng giai đoạn 2011 đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Phƣơng pháp luận của luận án là phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử

làm nền tảng cơ sở phƣơng pháp luận. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng

các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp iện chứng duy vật: Phƣơng pháp này xem xét các hiện tƣợng

và quá trình pháp triển CNHT trong mối quan hệ với các ngành công nghiệp trong

nền kinh tế.

- Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học: Khi nghiên cứu về CNHT giầy da, dệt

may và điện tử sẽ gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu. Tập

trung vào bản chất của quá trình phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành giầy

da, dệt may, điện tử nói riêng.

- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích: Làm rõ quá trình phát triển CNHT ngành

giầy da, dệt may, điện tử; từ đó xác định các yếu tố tác động đến thực trạng phát

triển ngành CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

- Phƣơng pháp thông mô tả: Thu thập số liệu thống để phân tích, so sánh,

đối chiếu sự phát triển của CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình

Dƣơng trong giai đoạn 2011 – 2015, từ đó đánh giá đƣợc thực trạng của ngành

CNHT của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Một là, Làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển CNHT ngành giầy da, dệt

may, điện tử và những ti u chí đánh giá mức độ phát triển của CNHT ngành giầy

da, dệt may, điện tử.

Hai là, Qua ph n tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành dệt may, giầy da và

điện tử giai đoạn 2011 đến năm 2015 của tỉnh Bình Dƣơng chỉ ra nguy n nh n cơ

bản của những thành tựu, những hạn chế về phát triển CNHT ngành giầy da, đệt

may, điện tử tỉnh Bình Dƣơng.

6

Ba là, Đề xuất quan điểm, định hƣớng và giải pháp chủ yếu nh m phát triển

CNHT ngành dệt may, giầy da và điện tử ở Bình Dƣơng đến năm 2025.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận khoa học, việc nghiên cứu luận án giúp hệ thống rõ hơn về lý

luận về phát triển CNHT, từ đó làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ các tiêu chí

đánh giá mức độ phát triển của CNHT của Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, luận án giúp nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, các

nhà hoạch định chính sách và các chủ DNHT về vai trò và cơ hội đầu tƣ phát triển

CNHT của Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng, đồng thời các kết quả nghiên

cứu sẽ là cơ sở để đƣa ra những giải pháp phát triển CNHT của Việt Nam dƣới giác

độ phát triển các ngành CNHT.

Về khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, xuất phát từ các

nghiên cứu về kinh nghiệm thu hút đầu tƣ phát triển CNHT của các quốc gia và

vùng lãnh thổ có các ngành CNHT phát triển, việc thiết kế các giải pháp chính sách

khuyến hích đầu tƣ ám sát nhu cầu và động lực đầu tƣ của chủ DNHT và các yếu

tố tác động tới thu hút vốn đầu tƣ vào CNHT sẽ tạo nền tảng để các giải pháp đƣợc

đề xuất có tính thực tiễn cao, đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các nhà đầu tƣ

phát triển CNHT, góp phần tháo gỡ hó hăn hiện đang cản trở phát triển các ngành

CNHT của Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận án bao gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số quốc gia về phát triển công

nghiệp hỗ trợ

Chƣơng 3: Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, dệt may, điện tử tại

tỉnh Bình Dƣơng

Chƣơng 4: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2025

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỒ TRỢ

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

CNHT không phải là một vấn đề mới trên thế giới, rất nhiều nƣớc nhận thức rõ

vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội và sớm quan tâm, xây dựng hệ thống

lý thuyết, chính sách phát triển cho ngành CNHT nhƣ: Nhật Bản, Thái Lan, Trung

Quốc... Hiện nay, có một số công trình khoa học của các nƣớc nghiên cứu về

CNHT dƣới các khía cạnh khác nhau mà tác giả đƣợc biết, cụ thể nhƣ sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài

1.1.1.1. Các nghiên cứu mang tính lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ và vai

trò của công nghiệp hỗ trợ

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (1995), “ Investigation report for

industrial development: Supporting industry sector”, Tokyo. Tài liệu đã đƣa ra áo

cáo điều tra phát triển công nghiệp về: “ngành Công nghiệp hỗ trợ”, áo cáo đã

đánh giá vai trò quan trọng và thực trạng CNHT trong các ngành công nghiệp Nhật

Bản; và kết luận về mối liên hệ, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm cũng nhƣ

những yêu cầu và điều kiện thúc đẩy CNHT Nhật Bản phát triển phục vụ cho ngành

công nghiệp nói riêng, nền kinh tế Nhật Bản nói chung.[90]

Do Manh Hong (2008), “Promotion of Supporting Industries - The key for

attracting FDI in developing countries” (Xúc tiến CNHT - chìa khóa cho thu hút

FDI ở các nƣớc đang phát triển). Tác giả đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của

CNHT trong quá trình phát triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển. Để thúc đẩy

nền kinh tế phát triển bền vững, các nƣớc đang phát triển cần tạo mọi điều kiện để

thu hút FDI, song để thu hút đƣợc nhiều vốn FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn

FDI, các nƣớc đang phát triển chỉ có một con đƣờng duy nhất là thúc đẩy và xây

dựng một nền CNHT đủ mạnh để thu hút và thẩm thấu đƣợc nguồn vốn FDI đem lại

hiệu quả và sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của các nƣớc đang phát

triển.[94]

Peter Larkin, the President and CEO of the National Grocers Association

(NGA) (2011), “Comprehensive Supporting Industries” ThaiLand Board of

Investment North America”, Supporting industries in Thailand. Khẳng định ngành

CNHT phát triển toàn diện của Thái Lan cho phép các nhà đầu tƣ, các nhà sản xuất,

lắp ráp giảm thời gian, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc tìm

nguồn cung ứng đầu vào ngay tại Thái Lan. Bài viết khẳng định một ngành CNHT

8

sôi động, hoạt động hiệu quả đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trƣởng ổn định,

lâu dài và bền vững. Đ y cũng chính là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh nh m

thu hút FDI của Thái Lan so với các nƣớc. Chính vì thế, từ l u Thái Lan đã đƣợc coi

là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tƣ tr n thế giới.[104]

Goodwill Consultant JSC và diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) (2011),

“Survey on comparision of backgrounds, polycy measuares and outcomes for

development of supporting industries in ASEAN (Malaysia and Thailand in

comparion with VietNam)” (Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp, chính sách và kết

quả phát triển CNHT ở ASEAN), Publishing House of Communication and

Transport, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. Trong tài liệu này, các tác giả đi s u

vào phân tích Malaysia và Thái Lan, là hai trong số các nƣớc ở ASEAN đã có rất

nhiều chƣơng trình dành cho CNHT từ những năm 1980. Thông qua việc phân tích

các vấn đề về: bối cảnh; tổ chức chính sách và các n li n quan; định nghĩa và

phạm vi của CNHT; các biện pháp chính sách; ảnh hƣởng chính sách và kết quả đạt

đƣợc... các tác giả đƣa ra những so sánh với Việt Nam tr n cơ sở nghiên cứu hiện

trạng CNHT Việt Nam, những thành tựu và bất cập về khung chính sách. Từ đó,

đƣa ra 07 phát hiện chính từ kết quả so sánh, đó là: hủng hoảng - chất xúc tác cho

chính sách; tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích nƣớc ngoài thời kỳ toàn

cầu hóa; xúc tiến mở và xúc tiến bắt buộc; áp dụng có điều chỉnh; sự quan t m đến

xúc tiến CNHT; các biện pháp chính sách và việc tổ chức thực hiện. Từ những phân

tích đó, các tác giả chỉ ra nét tƣơng đồng và sự khác biệt rất lớn về chính sách của

hai quốc gia này, song dù b ng cách nào, mỗi quốc gia đều thiết lập cho mình một

phƣơng thức hoạch định chính sách công nghiệp tiên tiến và Việt Nam có thể học

hỏi một cách có chọn lọc từ những kinh nghiệm hác nhau nhƣng vô cùng s u sắc

của hai quốc gia này.[96]

Thomas Brandt (2012), “Industries in Malaysia ngineering Supporting

Industry”, (CNHT cơ hí tại Malaysia), Malaysian Investment Development

Authority (MIDA). Bài viết đã ph n tích thực trạng ngành CNHT cơ hí tại

Malaysia, trên các tiêu chí về khuôn mẫu và khuôn chết, gia công, công nghiệp chế

tạo máy, công nghiệp cán kim loại, công nghiệp đúc, công nghiệp xử lý nhiệt, công

nghiệp xử lý bề mặt…, từ đó hẳng định máy móc đã phát triển nhanh chóng trong

vòng 3 thập kỷ qua song song với sự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp sản

xuất quốc gia. Malaysia đã đƣợc quốc tế công nhận về khả năng và chất lƣợng sản

xuất trong rất nhiều lĩnh vực của ngành cơ hí. Từ đó đƣa ra ết luận về sự đóng

góp vô cùng to lớn của ngành CNHT cơ hí cho quá trình phát triển ngành công

9

nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc d n nói chung. Do đó, để phát CNHT cơ hí

đòi hỏi phải duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua kỹ năng học tập tiên tiến, chuyên môn,

kỹ năng và inh nghiệm bao trùm những hoạt động phức tạp này, b ng cách: Giảm

tổng chi phí; giảm thời gian đƣa ra thị trƣờng; theo dõi và quản lý các sản phẩm phức

tạp và giới thiệu hiệu quả hơn các sản phẩm mới; quản lý hoạt động toàn cầu; dịch vụ

phục vụ nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp nhanh chóng; thiết lập trung tâm dịch

vụ giá trị cao có khả năng phát triển với sự tăng trƣởng của doanh nghiệp.[110]

1.1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các nghiên

cứu về giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công thƣơng Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thƣơng

mại, METI) (1985), “White paper on Industry and Trade” (Sách trắng về hợp tác

kinh tế), Tokyo. Trong cuốn sách này, thuật ngữ CNHT lần đầu ti n đƣợc nhắc đến

để chỉ các DNNVV có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các

nƣớc Châu Á trong trung và dài hạn hay đó chính là các công ty sản xuất linh phụ

kiện. Trong tài liệu, các tác giả đã đánh giá vai trò của các công ty sản xuất linh phụ

kiện trong quá trình CNH, HĐH và phát triển các DNNVV ở các nƣớc ASEAN, đặc

biệt là ASEAN 4 (gồm bốn nƣớc: Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan).

Việc thúc đẩy phát triển hệ thống các DNNVV chính là việc thúc đẩy phát triển các

doanh nghiệp hỗ trợ trong quá trình CNH, HĐH.[89]

Goh Ban Lee (1998), “Linkage between the Multinational Corporations and

Local Supporting Industries” (Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và các ngành

CNHT nội địa), Đại học Sains, Malaysia. Tác giả phân tích mối quan hệ chặt chẽ

trong hợp tác, ph n công lao động với các tập đoàn đa quốc gia trong việc thúc đẩy

nền kinh tế Malaysia phát triển. Đó chính là việc liên kết, hợp tác trong quá trình

sản xuất sản phẩm công nghiệp. Tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của chính sách phát

triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của Chính phủ Malaysia đối

với các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa trong

sản xuất linh kiện cho ngành điện tử tại Malaysia.[95]

Cục xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO) (2003), “Japanese - Affiliated

Manufactures in Asia” (Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á) báo cáo phân tích

tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản

xuất của Nhật Bản ở Châu Á (ASEAN và Ấn Độ). Từ đó, chỉ ra những cơ hội thách

thức, những thuận lợi hó hăn của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á.[91]

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) (2004), Tổng hợp, xây dựng báo

cáo điều tra, khảo sát: “Survey report on overseas business operations by Japanese

10

manufacturing companies” (Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nƣớc ngoài của các

công ty lắp ráp Nhật Bản). Báo cáo phân tích thực tế quá trình sản xuất của chi

nhánh thuộc các tập đoàn Nhật Bản ở Ch u Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia,

Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ đƣợc hình thành với vai trò mạnh mẽ của các

doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Đó chính là các doanh

nghiệp CNHT. Hệ thống thầu phụ này cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng

cho các nhà sản xuất, lắp ráp tại các nƣớc Ch u Á nhƣ: Thái Lan, Malaysia, Indonesia,

giúp cho các nƣớc này hoàn chỉnh quá trình sản xuất sản phẩm.[102]

D. McNamara (2004), “ Integrayting Supporting Industries - APEC next

Challege”, Trung tâm nghiên cứu Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình

Dƣơng (APEC). Tác giả đã luận giải những vấn đề: làm thế nào để các thành viên

APEC cùng nhau thúc đẩy mạng lƣới SMEs hiệu quả hơn nh m hỗ trợ của các công

ty sản xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Dù đã có nhiều chính sách đƣợc đƣa ra nhƣng

vấn đề cung cấp sản phẩm CNHT đƣợc đề cập đến nhƣ là mô hình ịp thời để giải

quyết mối quan hệ lợi ích và khắc phục những hạn chế của APEC trong quá trình

chuyển đổi sang suy giảm hoặc tăng trƣởng nhanh chóng. Bởi các nhà sản xuất

thành phần chính sẽ tham gia vào đối thoại và đại diện phần nào cho mạng lƣới nhà

cung cấp vừa và nhỏ mà họ phối hợp và do đó cần xây dựng mạng lƣới đƣợc phân

biệt rõ giữa nhà cung cấp lớn hơn và nhỏ hơn, sau đó tìm cách để kết hợp lại các ý

kiến về các vấn đề li n quan đến lĩnh vực chính.[92]

Porter E. Michael (1990), “The competitive advantage of nations, Harvard

business review” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trƣờng Đại học Havard -

New York Mỹ. Tác giả là nhà quản trị chiến lƣợc nổi tiếng của Mỹ, trong bài viết

tác giả đã ph n tích, giải thích thuật ngữ “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ”. Tác

giả phân tích khá sâu sắc thuật ngữ này thông qua việc đƣa ra lý thuyết về khả năng

cạnh tranh quốc gia qua mô hình “viên kim cương”. Hƣớng nghiên cứu chính của

công trình này là tạo ra một tiếp cận mới khi phân tích về lợi thế cạnh tranh quốc

gia, thay vì đi tìm lời giải cho câu hỏi “Vì sao một số quốc gia thành công và những

quốc gia khác thất bại trong cạnh tranh quốc tế?”, tác giả đi tìm lời giải cho câu

hỏi “Tại sao các công ty có trụ sở tại một quốc gia cụ thể có thể tạo ra và duy trì

lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh tốt nhất thế giới trong một ngành công

nghiệp hoặc phân khúc đặc biệt?” Kết luận đặc biệt quan trọng của công trình này,

đó là CNHT và các ngành công nghiệp li n quan đƣợc tác giả coi là một trong các

yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong tiếp cận chuỗi giá trị sản xuất

công nghiệp. CNHT giúp cho các DN trong chuỗi tiếp cận lợi thế đầu vào chi phí -

11

hiệu quả, phối hợp sản xuất thông qua các mối liên kết chuỗi giá trị, đổi mới, nâng

cấp các liên kết sản xuất. Công trình cũng ết luận về sự tƣơng tác hai chiều giữa sự

phát triển CNHT và các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm CNHT. Các kết luận

của công trình nghiên cứu này là gợi ý quan trọng cho luận án trong việc phân tích

vai trò của CNHT tại Việt Nam cũng nhƣ trong việc thiết kế hệ thống các giải pháp

thu hút vốn đầu tƣ phát triển các ngành CNHT của Việt Nam với điều kiện tiên

quyết là bám sát tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm công nghiệp.[105]

Ryuichiro, Inoue (1999) “Future prospects of Supporting Industries in

ThaiLand and Malaysia” (Tƣơng lai của ngành CNHT Thái Lan và Malaysia). Các

tác giả đã hảo sát tình hình phát triển CNHT ở Thái Lan và Malaysia sau cuộc

khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997. Từ đó, chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh chiến

lƣợc giải pháp phát triển các ngành công nghiệp cho phù hợp sau khủng hoảng. Các

tác giả đã đƣa ra một loạt giải pháp nh m điều chỉnh chính sách công nghiệp sau

khủng hoảng nhƣ: tăng cƣờng phát triển các ngành CNHT ô tô, điện tử... đẩy mạnh

mô hình liên kết công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp..., trong đó nhấn

mạnh sự cần thiết xây dựng một hệ thống CNHT hoàn chỉnh.[108]

Ratana. E (1999), “The role of small and medium supporting industries in

Japan and Thailand” (Vai trò của CNHT vừa và nhỏ ở Nhật Bản và Thái Lan),

Trung tâm nghiên cứu IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo. Tác giả đã

đi s u ph n tích mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT tại hai quốc gia là Nhật Bản

và Thái Lan, từ đó chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa DNNVV với CNHT. Nghiên

cứu chỉ rõ, CNHT chủ yếu do DNNVV thực hiện, do đó muốn CNHT phát triển,

phải tạo điều kiện thúc đẩy DNNVV phát triển. Nghiên cứu khẳng định vai trò quan

trọng của CNHT trong thúc đẩy hệ thống các DNNVV phát triển.[107]

Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002), “Multinational

cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysia

Electronics and Electrical Industry” (Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ

của doanh nghiệp địa phƣơng: trƣờng hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và

điện tử Malaysia). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp phát triển CNHT

cho ngành công nghiệp điện tử và đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng từ phía

Chính phủ trong việc hỗ trợ đổi mới và phát huy sáng tạo của các doanh nghiệp nội

địa nh m cung ứng hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển.[97]

Tổ chức năng suất Châu Á (Asian productivtity Orgnisation) (2002),

“Strengthening of supporting Industries: Asian Experiences” (Đẩy mạnh CNHT:

các kinh nghiệm của Ch u Á). Đ y là tài liệu quan trọng và bổ ích cho các nƣớc

12

đang phát triển, tài liệu đã đúc ết kinh nghiệm phát triển CNHT, tập trung phân

tích chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài

Loan; đặc biệt, thông qua việc phân tích tình hình phát triển CNHT và các chính

sách thúc đẩy CNHT phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan các tác giả đã

chỉ rõ vai trò quan trọng của các chính sách b ng việc tập trung vào phân tích vai

trò thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển CNHT, cũng nhƣ những quy định về tỷ

lệ nội địa hoá và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ có hiệu quả từ phía Chính phủ

dành cho quá trình liên kết doanh nghiệp, tất cả các chính sách này đƣợc coi nhƣ là

điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT ở các nƣớc Châu Á. [111]

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2.1. Các nghiên cứu mang tính lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ và vai

trò của công nghiệp hỗ trợ

Kyoshiro Ichi awa, Tƣ vấn đầu tƣ cao cấp, Cục Xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật

Bản tại Hà Nội (JETRO) (2004), “Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ

trợ tại Việt Nam”. Báo cáo này đƣợc coi là tài liệu đầu ti n đánh giá về thực trạng

ngành CNPT ở Việt Nam và đƣợc tóm tắt một cách cụ thể nhƣ sau:

(1) Làm rõ tính định hƣớng chính sách của chính phủ Việt Nam và các tổ chức

có liên quan trong việc thúc đẩy các ngành CNPT.

(2) Điều tra thực trạng của các công ty Việt Nam về khả năng tham gia của họ

trong việc xây dựng các ngành CNPT.

(3) Nghiên cứu cách thức đấu thầu mua sắm của các công ty lắp ráp nƣớc ngoài

và cách thức cung ứng phụ kiện của các công ty nƣớc ngoài hoạt động tại Việt

Nam, đặc biệt chú trọng đến các công ty của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

(4) Đƣa ra hƣớng dẫn sơ lƣợc cho các nhà sản suất phụ kiện của Nhật Bản đang

quan t m đến việc đầu tƣ ở Việt Nam.

(5) Đƣa ra các hƣớng dẫn sơ lƣợc cho các DN của Việt Nam trong mong muốn

kinh doanh với các DN của Nhật Bản, bao gồm cả những DN sẵn sang cung ứng

phụ kiện cho các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Báo cáo này tác giả đã hẳng định CNPT ở Việt Nam đã ắt đầu hình thành.

Mặc dù CNPT có vai trò rất quan trọng nhƣng nhận thức của các cơ quan Chính phủ

và doanh nghiệp về CNPT còn rất thấp và chƣa đầy đủ, các doanh nghiệp tƣ nh n

và khối doanh nghiệp FDI đang vƣơn l n và há chủ động trong việc nắm bắt các

cơ hội để thúc đẩy CNPT phát triển đóng góp vào thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài FDI và đảm bảo nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, bền vững.[40]

13

Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản (2005), “Biến động kinh tế Đông Á

và con đường công nghiệp hoá Việt Nam” và “Công nghiệp phụ trợ mũi đột phá

chiến lược”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Tại chƣơng 8, 9 và đặc biệt ở chƣơng

10 phát triển CNPT: Mũi nhọn đột phá chiến lƣợc tác giả đã ph n tích con đƣờng

phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam theo hƣớng toàn cầu hoá, thông qua phát

triển CNPT nhƣ là lĩnh vực của hệ thống DNNVV; đồng thời, chỉ rõ vai trò quan

trọng của phát triển CNPT ở Việt Nam và chỉ ra điểm yếu cơ ản của công nghiệp

Việt Nam hiện nay. Từ đó tác giả kết luận coi CNPT nhƣ là một mũi đột phá chiến

lƣợc để trong thời gian ngắn khắc phục các mặt yếu cơ ản của công nghiệp Việt

Nam và Việt Nam cần tập trung tất cả các năng lực về chính sách cho mũi đột phá

chiến lƣợc đó.[58]

Phan Đăng Tuất (2005), “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật

Bản - Con đường nào cho Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 12. Bài

viết, tác giả đã hẳng định những vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế,

đồng thời chỉ ra những yêu cầu về phát triển DNNVV, tr n cơ sở đó ph n tích con

đƣờng phát triển CNHT của Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản

thông qua việc trở thành vệ tinh hay nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào phục vụ

cho ngành lắp ráp Nhật Bản thúc đẩy CNHT ở Việt Nam phát triển. Từ sự phân

tích, tác giả khẳng định, đối với Việt Nam cần quan t m đầu tƣ cho CNHT phát

triển ngay, nếu hông “muốn quá muộn”. Tác giả đã đƣa ra 10 đề xuất, gợi ý cho

quá trình phát triển CNHT ở Việt Nam. [67]

Nguyễn Văn Thanh (2006), “Xây dựng Khu công nghiệp và khu chế xuất theo

hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh

tế và Chính trị Thế giới, số 12. Tác giả đã ph n tích diễn biến của dòng FDI trên thế

giới và chỉ ra những cơ hội cho Việt Nam trong quá trình phát triển. Tác giả đã ph n

tích sự cần thiết và những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển ngành CNHT.

Tr n cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp thúc đẩy các khu công nghiệp, khu chế xuất

phát triển tạo điều kiện phục vụ cho CNHT phát triển.[56]

Diễn đàn phát triển Việt Nam - VDF (2007), “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại

Việt Nam”, GS. Kenichi Ohno chủ biên, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Trong

cuốn sách tác giả đã đƣa ra ết quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT; trong

cuốn sách nay các vấn đề nhƣ. Thứ nhất “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dƣới góc

nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”, trong phần này với những nội dung đánh giá

tổng quan về thực trạng và vấn đề phát triển CNHT hiện nay ở Việt Nam; Thứ hai

“Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát triển”, trong phần này đã

14

tổng kết lịch sử ra đời và năm hái niệm li n quan đến CNHT và đề xuất khái niệm

cho Việt Nam. Đặc biệt trong phần thứ a: “Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu về

công nghiệp hỗ trợ”, tác giả đã đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT, đƣa

ra những nguy n nh n đòi hỏi cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu trong quá trình phát

triển CNHT và chỉ ra những yêu cầu, đặc điểm của cơ sở dữ liệu. Thông qua đó, tác

giả chứng minh việc xây dựng cơ sở dữ liệu là yêu cầu cấp ách, là “dầu ôi trơn”

cần thiết trong chiến lƣợc phát triển CNHT do FDI dẫn dắt và mang lại lợi ích cho

các doanh nghiệp trong nƣớc.[19]

Vũ Chí Lộc (2010), “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong quá

trình phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển”,

Tạp chí Thƣơng Mại (số 19). Tác giả đã ph n tích những nhân tố ảnh hƣởng đến

phát triển các ngành CNHT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc

biệt nhấn mạnh vai trò của các TNCs. Theo tác giả, chính các TNCs là “diễn vi n”

chính trong “vở kịch” Chuy n môn hóa sản xuất quốc tế, còn CNHT chỉ là “diễn

viên quần chúng” nhƣng hông thể thiếu đƣợc trong nền kinh tế toàn cầu. Qua bài

viết, tác giả muốn khẳng định vai trò quan trọng trong việc không ngừng tăng l n

của ngành CNHT Việt Nam trong quá trình ph n công lao động, chuyên môn hóa

sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. [43]

Trƣơng Đình Tuyển (2011), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ. Kiến nghị cách

tiếp cận và chính sách cho Việt Nam”. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo: “Chính sách

tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ” do Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính

(Bộ Tài chính) và Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc chính sách công nghiệp (Bộ Công

thƣơng) tổ chức. Bài viết đã ph n tích và làm rõ hái niệm, đặc điểm và vai trò của

CNHT và vị trí của CNHT trong chuỗi giá trị, từ đó chỉ ra việc lựa chọn sản phẩm

CNHT cho Việt Nam. Đặc biệt, trong giải pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm

CNHT và những ƣu đãi cho CNHT, tác giả đề xuất ra mô hình tổ chức sản phẩm

CNHT theo sơ đồ hình thang với bốn giai đoạn, thông qua đó chỉ ra CNHT của Việt

Nam mới ở giai đoạn 3 và 4, sản xuất phần lớn những sản phẩm chi tiết có độ phức

tạp hông cao. Do đó, Việt Nam cần tạo mọi điều kiện cho CNHT phát triển lên

đỉnh hình thang thông qua việc làm trƣớc mắt là xây dựng và ban hành Nghị định,

Luật về CNHT cũng nhƣ chƣơng trình hành động quốc gia về CNHT và lập Cục

Công nghiệp hỗ trợ thuộc Bộ Công thƣơng để quản lý và phát triển CNHT.[69]

Junichi Mori (2005), “Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt

Nam: tăng cường tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo liên

kết”, Master thesis, Trƣờng Fletcher, Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Trong phần đầu, tác

15

giả đã ph n tích 09 nội dung li n quan đến sự phát triển kinh tế thông qua sự phát

triển của CNHT, tác giả chỉ ra sự phát triển của CNHT gặp 02 trở ngại: quy mô và

thông tin. Quy mô nhỏ do thị trƣờng đầu ra nhỏ, không có nhiều liên hệ giữa nhà

sản xuất trong nƣớc và các công ty đa quốc gia. Tác giả đã ph n tích ngành CNHT

tại Việt Nam thông qua những tiêu chí: Nhu cầu hạn hẹp từ các công ty đa quốc gia

đối với việc sản xuất phụ tùng trong nƣớc; nguồn cung bị hạn chế: những rào cản

hạn chế sự phát triển của ngành CNHT; làm thế nào để các chính sách công loại bỏ

các hó hăn trong việc phát triển ngành CNHT; phát triển công nghệ để cải thiện

vấn đề và đề xuất chính sách: khuyến hích các chƣơng trình hợp tác đào tạo về các

đề nghị chính sách cụ thể hơn.[44]

Chính phủ (2007) “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm

nhìn đến năm 2020”, do Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc, Chính sách - Bộ Công

nghiệp cũ (nay là Bộ Công thƣơng) soạn thảo. Trong Quy hoạch này, khái niệm

CNHT đƣợc chính thức hóa ở Việt Nam. Bản Quy hoạch đƣợc chia làm bốn phần,

chủ yếu tập trung vào một số ngành đã và đang định hình một cách rõ nét về quy

trình sản xuất và sản phẩm nhƣ: công nghiệp sản xuất lắp ráp thiết bị điện - điện tử;

công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô - xe máy; công nghiệp dệt - may, da - giày; công

nghiệp cơ hí chế tạo và gia công kim loại và chủ yếu đi s u vào lĩnh vực phát triển

phần cứng (phần sản xuất và cung cấp vật tƣ, phụ tùng, phụ kiện hỗ trợ). Từ đó,

Quy hoạch đƣa ra những đánh giá về hàm lƣợng CNHT của từng ngành quy hoạch

và xây dựng phƣơng hƣớng phát triển CNHT cho những ngành công nghiệp này

trong thời gian tới với sáu nhóm giải pháp quan trọng nh m đƣa công nghiệp Việt

Nam chủ động tham gia vào quá trình sản xuất khu vực và thế giới trong phần cao

hơn của chuỗi giá trị.[8]

Trần Đình Thi n (chủ nhiệm) (2007), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ -

đánh giá thực trạng và hệ quả”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài này tác giả đã ph n

tích và làm rõ khái niệm CNHT, xác định rõ vai trò, chức năng và từ đó ph n tích

kỹ những yếu tố ảnh hƣởng về yêu cầu phát triển CNHT trong việc thực hiện chiến

lƣợc CNH, HĐH của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. ngoài ra, đề tài còn

ph n tích và đánh giá thực trạng ngành CNHT ở Việt Nam hiện nay, tr n cơ sở đó

đã đề xuất phƣơng hƣớng và đƣa ra các giải pháp phát triển các ngành CNHT trong

tổng thể chiến lƣợc chung của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.[57]

Ohno, Kenichi (VDF) (2008), “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, từ quy hoạch đến

Kế hoạch hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam - Nhật Bản”,

Kỷ yếu Hội thảo “Kế hoạch hành động và phát triển công nghiệp phụ trợ”. Bài viết

16

phân tích, mở cửa và tiếp nhận FDI có thể giúp một nƣớc đạt đến mức thu nhập

trung ình, nhƣng mức thu nhập cao hơn cần có chính sách tốt và khu vực tƣ nh n

năng động, do đó Việt Nam cần tạo ra giá trị nội địa thay vì chỉ cung cấp lao động giá

rẻ và đất xây dựng. Bài viết phân tích bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Malaysia,

chỉ ra những thách thức đối với Việt Nam. Bài viết chỉ ra thúc đẩy CNHT là ƣớc đi

quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, do đó trong thời gian tới Việt

Nam cần thay đổi cách hoạch định sách công nghiệp, đƣa ra mục tiêu và kế hoạch hành

động cụ thể, học hỏi sản xuất tích hợp, sử dụng vốn ODA hiệu quả, giải quyết các vấn

đề xã hội, quản lý vĩ mô hợp lý để tạo nên 3 trụ cột của sức mạnh công nghiệp bao

gồm, CNHT, nguồn nhân lực công nghiệp và dịch vụ hậu cần hiệu quả.[47]

Nguyễn Thị Kim Thu (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ inh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Trong

luận án này tác giả hệ thống hóa về lý thuyết phát triển CNHT, từ đó đã ph n tích

làm rõ bản chất, vai trò và ti u chí đánh giá sự phát triển của CNHT. Đặc biệt là tập

trung ph n tích điều kiện và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển CNHT trong

điều kiện hội nhập quốc tế, ngoài ra tác giả còn phân tích những cơ hội và thách

thức đối với CNHT mà hội nhập quốc tế tạo ra cho Việt Nam. Tr n cơ sở đó chỉ ra

những nội dung nói lên sự cần thiết phát triển CNHT ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập quốc tế, thông qua việc đánh giá thực trạng CNHT các ngành sau: điển

hình ngành: ô tô, dệt may, cơ hí chế tạo, từ đó tác giả đề xuất 03 quan điểm,

phƣơng hƣớng phát triển ở 03 ngành ô tô, dệt may và cơ hí chế tạo và chỉ ra các

giải pháp phát triển CNHT nói chung và CNHT của 03 ngành trên nói riêng trong

điều kiện phát triển kinh tế chung của cả nƣớc.[61]

Chính phủ (2014) “Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, do Bộ Công thƣơng soạn thảo. Chiến lƣợc đặt

ra mục ti u, đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo

ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công

nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuy n ngành, lĩnh vực và

có khả năng đáp ứng cơ ản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu, đội ngũ lao

động có trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Đến năm 2035, công

nghiệp Việt Nam đƣợc phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên

tiến, chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị

toàn cầu sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh ình đẳng trong hội

nhập quốc tế...

17

Đặc biệt, Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2035 cũng n u rõ 3 ngành công nghiệp đƣợc ƣu ti n phát triển gồm: Chế

tạo, chế biến; điện tử, viễn thông; năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo. Ri ng đối

với ngành năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo, từ nay đến năm 2025 sẽ thúc đẩy

phát triển năng lƣợng gió, mặt trời, iomass; giai đoạn sau năm 2025 sẽ phát triển

năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa ình, ƣu ti n phát triển các dạng năng lƣợng

tái tạo nhƣ địa nhiệt, sóng biển…Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam sẽ tăng

cƣờng phối hợp với các quốc gia và các tổ chức quốc tế để phát triển và sử dụng

năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa ình, từng ƣớc làm chủ công nghệ; tiếp tục

nghiên cứu về sự an toàn hạt nhân và các công nghệ điện nguyên tử phổ biến hiện

nay. Đồng thời, tập trung ứng dụng công nghệ cao cho nguồn phát triển điện năng

lƣợng mặt trời, gió, iogas, iomas, địa nhiệt…Từ đó, Quy hoạch đƣa ra với 02

nhóm giải pháp quan trọng nh m đƣa công nghiệp Việt Nam chủ động tham gia

vào quá trình sản xuất khu vực và thế giới trong phần cao hơn của chuỗi giá trị.

Trong đó phát triển CNHT: Một là là phải lựa chọn ngành CNHT cần ƣu ti n

phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn. Hai là xây dựng quy chế,

chính sách ƣu đãi cụ thể cho các khu, cụm công nghiệp chuyên sâu và khu, cụm

CNHT. Ở từng thời điểm cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình

hình phát triển của ngành.[9]

Hà Thị Hƣơng Lan (2014), “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công

nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, Học

viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về

CNHT, từ đó đã đánh giá CNHT là một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các ngành

sản xuất sản phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị, nguyên vật

liệu đã qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình nhất định để

lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Phát triển CNHT là yêu cầu mang tính tất yếu

hách quan đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói

ri ng. Đƣa ra vai trò có tính hai mặt của phát triển CNHT đối với nền kinh tế quốc

dân nói chung và ngành công nghiệp ở Việt Nam nói riêng, từ đó đƣa ra để phát

triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam thời gian tới hiệu quả.

Luận án đƣa ra năm quan điểm cần phải quán triệt:

Một là, phải coi phát triển CNHT là h u đột phá, tạo tiền đề phát triển các

ngành công nghiệp.

Hai là, phát triển CNHT phải khai thác lợi thế quốc gia, hƣớng vào xuất khẩu,

tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế.

18

Ba là, phát triển CNHT phải tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị

trƣờng, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững.

Bốn là, phải tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển CNHT.

Năm là, phát triển CNHT phải đảm bảo tái cấu trúc ngành công nghiệp cũng

nhƣ tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiệu quả.

Tr n cơ sở đó Luận án đƣa ra hai nhóm giải pháp, đó là nhóm giải pháp chung

phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam và nhóm giải pháp

phát triển CNHT trong ngành công nghiệp xe máy, dệt may và điện tử. Đ y là hai

nhóm giải pháp cơ ản, là một thể thống nhất không tách rời và không xem nhẹ bất

kỳ giải pháp nào nh m phát triển CNHT ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh

tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.[42]

Tr n cơ sở đó luận án đƣa ra quan điểm phát triển CNHT, 06 giải pháp, trong

đó 05 giải pháp chung phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt

Nam và 01 giải pháp phát triển CNHT trong ngành công nghiệp điện tử, ô tô, dệt

may và giầy da… Đ y là những nhóm giải pháp cơ ản, là một thể thống nhất

không tách rời và không xem nhẹ bất kỳ giải pháp nào nh m phát triển CNHT ở

Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ

nghĩa.[66]

1.1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nghiên cứu về

giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Viện Kinh tế Việt Nam (2007), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: nghiên cứu

trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy”, đề tài nghiên cứu

khoa học cấp viện do TS. Nguyễn Trọng Xuân chủ nhiệm. Nhóm tác giả đã đánh

giá khái quát CNHT Việt Nam, những thuận lợi và hó hăn trong quá trình phát

triển, đặc biệt là đi s u ph n tích thực trạng CNHT trong hai ngành ô tô và xe máy

thông qua việc nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm hỗ trợ và thực trạng cung cấp sản

phẩm hỗ trợ trong hai ngành này. Tr n cơ sở đó đƣa ra một loạt các giải pháp phát

triển cho hai ngành ô tô và xe máy, đặc biệt là quan tâm, xây dựng một hệ thống

CNHT đảm bảo phục vụ ngành công nghiệp ô tô, xe máy nói ri ng, cũng nhƣ toàn

ngành kinh tế nói chung.[79]

Đại học Ngoại thƣơng (2008), “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng

tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam”. Đề tài khoa học cấp Bộ,

TS. Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong chiến lƣợc

phát triển các ngành công nghiệp, Việt Nam nên lựa chọn, định hƣớng phát triển

ngành công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn, mang tính đột phá chiến lƣợc

19

vì có nhiều ƣu thế và lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và sắp

tới, trong chuỗi giá trị toàn cầu Việt Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất, là

khâu có thể tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các tập đoàn điện tử quốc tế, chứ chƣa

nên tham gia vào khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị. Trong quá trình đó, ở

công đoạn sản xuất Việt Nam cần quan t m, đầu tƣ nhiều hơn nữa hệ thống các sản

phẩm hỗ trợ cho phát triển ngành công nghiệp điện tử.[14]

Trƣơng Thị Chí Bình (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện

tử gia dụng ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ inh tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Viện

Đào tạo sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã ph n tích các

luận cứ lý thuyết và thực tiễn về cách thức phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng.

Làm rõ bản chất, thành phần, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển CNHT, từ đó

khẳng định quan điểm “hợp lý” về phát triển CNHT cho Việt Nam là dựa trên mạng

lƣới của “lý thuyết trò chơi”, với vai trò tích cực của các TĐĐQG và các nhà cung

ứng quốc tế. Tác giả còn phân tích quy trình sản xuất các sản phẩm điện tử gia

dụng, xác định phạm vi của CNHT ngành điện tử gia dụng bao gồm quá trình sản

xuất 3 nhóm sản phẩm chính: linh kiện điện và điện tử, linh kiện kim loại, linh kiện

nhựa và cao su. Nghiên cứu lý do CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam chƣa

phát triển và khẳng định, CNHT ngành điện tử gia dụng có thể phát triển, khi Việt

Nam tham gia đƣợc vào các lớp cung ứng trong mạng lƣới sản xuất của các

TĐĐQG. Tr n cơ sở các luận cứ này, Luận án kiến nghị một số giải pháp chính để

phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng: Xây dựng định hƣớng phát triển CNHT

ngành ĐTGD Việt Nam với việc tập trung cung ứng các linh kiện kim loại và nhựa

cho các lớp cung ứng trong mạng lƣới sản xuất của các TĐĐQG, từ đó đề xuất

chƣơng trình phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng; kiến nghị điều chỉnh Quy

hoạch phát triển CNHT Việt Nam: xác định CNHT theo các ngành cung ứng; thu

hẹp khái niệm CNHT; lựa chọn lĩnh vực ƣu ti n và x y dựng chƣơng trình hành

động; xây dựng mô hình phát triển CNHT ngành ĐTGD theo 03 mức: Khu CNHT,

Cụm liên kết ngành và Vƣờn ƣơm doanh nghiệp CNHT.[2]

Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thƣơng

(2011), “Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề

tài đã đánh giá tổng quan thực trạng phát triển CNHT của ngành dệt may. Đề tài

đƣợc chia làm ba phần nghiên cứu.

Phần I, nhóm tác giả đi s u ph n tích năng lực của các doanh nghiệp CNHT

trong ngành dệt may Việt Nam trên các mặt nhƣ: năng lực tài chính, năng lực công

nghệ, năng lực thị trƣờng và nguồn nhân lực... Từ đó, đánh giá những tiềm năng, lợi

thế trong phát triển ngành dệt may Việt Nam.

20

Phần II, các tác giả đã tập trung nghiên cứu mối liên kết trong ngành dệt may

Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng nghi n cứu những kinh nghiệm xây dựng và vận

hành mô hình liên kết phù hợp với bối cảnh phát triển CNHT ngành dệt may Việt

Nam trong thời gian tới.

Phần III, nhóm tác giả đã đƣa ra những giải pháp thúc đẩy CNHT ngành dệt

may phát triển, trong đó đặc biệt nhấn mạnh hai giải pháp: n ng cao năng lực các

doanh nghiệp CNHT ngành dệt may và vận hành có hiệu quả các mô hình liên

kết.[81]

Viện Nghiên cứu quản lý Trung ƣơng (2009), “Phát triển các ngành CNHT –

Thực trạng và một số khuyên nghị”, thông tin chuy n đề số 9. Trong hơn 30 trang

chuy n đề , các tác giả giành một thời lƣợng nhiều cho việc nhận thức lại về những

vấn đề lý luận chung về CNHT. Ở đ y, các tác giả đề cập khá kỹ về khái niện, đặc

điểm về ngành CNHT, vai trò và các nhân tốt ảnh hƣởng đến CNHT. Đồng thời,

trong chuy n đề này đã cung cấp những kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT

giúp Việt Nam có những tham khảo trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển

CNHT.[83]

Phan Văn Hùng (2015), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân

dụng ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh,

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã đƣa ra một số đặc trƣng sau:

Một là: hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ đó tác

giả phân tích về CNHT ngành xây dựng dân dụng (XDDD) trên các khía cạnh nhƣ:

Khái niệm CNHT ngành XDDD; Phát triển CNHT ngành XDDD; Vai trò phát triển

CNHT ngành XDDD; Các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành XDDD.

Hai là: Tác giả đƣa ra hai nhóm chỉ ti u để đánh giá phát triển CNHT ngành

XDDD đó là: phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanh nghiệp

CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trong

một thời gian nhất định) và phát triển theo chiều s u (Tăng năng suất các yếu tố

tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng

công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Phát triển bền

vững CNHT ngành XDDD; Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các doanh

nghiệp CNHT ngành XDDD).[37]

Nguyễn Thị Dung Huệ (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ inh tế,

chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng

Hà Nội. Tác giả luận án đã hệ thống hóa và luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực

21

tiễn về phát triển CNHT ngành dệt may nhƣ: đặc biệt tác giả đã làm rõ hái niệm

CNHT nói chung và ngành dệt may, mối quan hệ giữa ngành công nghiệp dệt may

và CNHT ngành dệt may, vai trò của ngành CNHT dệt may với sự phát triển của

ngành công nghiệp dệt may. Từ đó tác giả đƣa ra những ti u chí đánh giá sự phát

triển của ngành dệt may, tr n cơ sở những ti u chí đánh giá thực trạng ngành công

nghiệp dệt may và CNHT ngành dệt may. Tác giả đã đƣa ra các quan điểm và

những nhóm giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô để thúc đẩy CNHT ngành dệt may

Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.[36]

Phạm Thu Phƣơng (2013), “Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của

Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, ngành kinh tế đối ngoại, Trƣờng Đại học Kinh tế

thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI cho

phát triển CNHT theo các cách thức khác nhau của các quốc gia và vùng lãnh thổ

của một số nƣớc trên thế giới (Đài Loan, Thái Lan, Malaysia). Các ngành công

nghiệp hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ nhƣ Đài Loan, Thái Lan, Malaysia

đã có những ƣớc phát triển và thành công nhất định trong khi ngành công nghiệp

hỗ trợ của Việt Nam mới bắt đầu hình thành, mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp và sản

xuất linh kiện giản đơn với giá trị gia tăng thấp. Những bài học kinh nghiệm của

Đài Loan, Thái Lan, Malaysia cần đƣợc Việt Nam học hỏi và áp dụng vào thực tiễn

sản xuất từ chính sách và chiến lƣợc của chính phủ, chiến lƣợc phát triển sản phẩm

công nghiệp hỗ trợ, đầu tƣ, nguồn nhân lực…..để thu hút FDI một cách hiệu quả

đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nƣớc cũng có

những đặc thù ri ng đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách phù hợp để ƣu ti n thu

hút FDI cho phát triển CNHT. Từ đó tác giả đã ph n tích đƣa ra các luận cứ lý

thuyết và thực tiễn về cách thức thu hút PDI cho phát triển CNHT ở Việt nam, đƣa

ra các điểm mạnh, điểm yếu và khẳng định quan điểm “hợp lý” về sự thu hút FDI

để phát triển CNHT cho Việt Nam là cần thiết, ngoài ra tác giả còn đề xuất một hệ

thống quan điểm về cách thức thu hút FDI phát triển CNHT, đƣa ra 06 định hƣớng

thu hút FDI phát triển CNHT, đề xuất 07 nhóm giải pháp cho việc thu hút FDI cho

sự phát triển CNHT ở Việt Nam Trong giai đoạn tới.[48]

Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt

Nam”, Tạp chí Công nghiệp số 359. Bài viết đƣa ra các quan điểm về CNHT và

CNHT ngành dệt may trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Tr n cơ sở đó ph n tích

thực trạng ngành dệt may Việt Nam ở các ti u chí nhƣ: lĩnh vực sản xuất xơ sợi

tổng hợp, công nghiệp cơ hí ngành dệt may, công nghiệp hóa chất phục vụ ngành

dệt may, tình hình sản xuất phụ liệu ngành dệt may... Tr n cơ sở đó, tác giả đã đánh

22

giá chung những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và chỉ ra nguyên nhân yếu

kém của ngành dệt may và đƣa ra giải pháp thúc đẩy CNHT ngành dệt may phát

triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.[53]

Nguyễn Đình Tài (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”, Tạp

chí Tài chính số 4. Bài viết đánh giá vai trò quan trọng của cụm liên kết ngành và coi đó

nhƣ là một công cụ chính sách quan trọng, bởi sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành

thƣờng kéo theo sự gia tăng và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNHT. Các

DNNVV trong hoạt động CNHT sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tƣ, thị trƣờng

đầu tƣ và d y chuyền công nghệ hiện đại. Bài viết khẳng định sự phát triển cụm liên kết

ngành sẽ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngành CNHT. Mặt khác, CNHT cũng là

điều kiện tiên quyết cho sự phát triển công nghiệp bởi quá trình phát triển cụm liên kết

ngành thực sự sẽ phải dựa vào sự phát triển của nhóm ngành CNHT. Cụm liên kết ngành

sẽ dễ dàng chinh phục đƣợc những thị trƣờng mà các DNNVV không thể thâm nhập nếu

hoạt động riêng lẻ. Việc gắn kết phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với

phát triển CNHT đƣợc nhìn nhận nhƣ một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình

hội nhập và nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.[54]

Nguyễn Văn Trịnh (2015), “Phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành Kinh tế

học, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật thuộc ĐHQG - HCM. Luận án đã hệ thống hóa

cơ sở lý thuyết về CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tác giả đã ph n

tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT của Việt Nam, phân tích nội bộ từng

ngành nhƣ ngành điện tử tin học, dệt may, giầy da…. Từ đó rút ra cơ sở cho sự phát

triển CNHT ở Việt Nam và dùng ma trận SWOT để đƣa ra điểm mạnh, điểm yếu cơ

hội và nguy cơ cho sự phát triển CNHT trong thời gian tới.

Trần Quang L m, Đinh Trung Thành (2007), “Phát triển công nghiệp phụ trợ

Việt Nam trước làn sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản”,

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng số 21 - 22. Các tác giả đã ph n tích thực

trạng CNPT Việt Nam, chỉ rõ những yếu kém và tính tất yếu khách quan phát triển

CNPT ở Việt Nam, đảm bảo thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và của Nhật Bản

nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả đƣa ra một số gợi ý

nh m phát triển CNPT ở Việt Nam hiện nay.[41]

Lê Thế Giới (chủ nhiệm) (2008), “Các giải pháp phát triển các ngành công

nghiệp hỗ trợ của thành phố Đà Nẵng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố.

Đề tài đã tìm hiểu thực trạng và đánh giá tiềm năng của các ngành CNHT thông qua

các doanh nghiệp hoạt động tr n địa bàn thành phố, thông qua việc mô tả một cách

23

tổng hợp thị trƣờng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Đánh giá tiềm năng sử dụng sản

phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp thành phố. Đánh giá tiềm năng cung ứng

sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp trong thành phố và nhận diện các

yếu tố ảnh hƣởng đến việc tham gia thị trƣờng các sản phẩm hỗ trợ của các doanh

nghiệp. Đề tài nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số định định hƣớng cho phát triển

CNHT của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.[20]

Đặng Thu Hƣơng, Trần Ngọc Thìn (2009), “Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại

Việt nam và một số giải pháp khắc phục”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 139 đã

đánh giá thực trạng ngành CNHT ở Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân của sự yếu

ém đó chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực công nghiệp chất lƣợng cao và thiếu hụt

thông tin giữa các nhà sản xuất trong nƣớc và nƣớc ngoài, đồng thời môi trƣờng và

chính sách không ổn định cũng nhƣ sự lỏng lẻo trong liên kết của các doanh nghiệp

nội địa là những nguy n nh n cơ ản dẫn đến sự kém phát triển của CNHT tại Việt

Nam trong thời gian qua. Từ đó, các tác giả đƣa ra 04 nhóm giải pháp thúc đẩy

CNHT Việt Nam phát triển nhƣ: tăng cƣờng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, xây

dựng mạng lƣới thông tin, và tăng cƣờng sự liên kết.[38]

Đại học Ngoại thƣơng (2010), “Công nghiệp hỗ trợ - kinh nghiệm từ các nước

và giải pháp cho Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc do GS, TS Hoàng Văn

Châu làm chủ nhiệm, các tác giả đã đi s u ph n tích những vấn đề chung về CNHT.

Từ đó làm cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển CNHT của thế giới, trong đó đặc

biệt phân tích phát triển CNHT các nƣớc ở khu vực Ch u Á nhƣ: Nhật Bản, Thái

Lan, Trung Quốc, Malaysia... từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình

phát triển CNHT tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn đánh giá thực trạng CNHT Việt

Nam và đề xuất những giải pháp thúc đẩy CNHT Việt Nam phát triển.[15]

Đại học Ngoại thƣơng (2010), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của

Việt Nam”, Hoàng Văn Ch u chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.

Cuốn sách đƣợc kết cấu thành năm chƣơng:

Trong Chƣơng I, các tác giả nêu những vấn đề khái quát chung về CNHT và

các mô hình phát triển CNHT;

Chƣơng II, các tác giả đã đi s u ph n tích chính sách phát triển CNHT của một

số nƣớc nhƣ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... từ đó rút ra những bài

học kinh nghiệm cho quá trình phát triển CNHT tại Việt Nam.

Chƣơng III, tr n cơ sở đánh giá thực trạng năm ngành chủ đạo trong công

nghiệp là: ô tô, điện tử, dệt may, da giầy, cơ hí chế tạo, thông qua đó các tác giả đã

đánh giá hái quát thực trạng CNHT Việt Nam.

24

Trong Chƣơng IV, các tác giả đi vào ph n tích chính sách phát triển CNHT đối

với một số ngành. Từ đó đánh giá việc thực hiện và hiệu quả của những chính sách

theo nhóm doanh nghiệp và nhóm tác giả.

Đặc biệt, ở chƣơng V, tr n cơ sở dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát

triển CNHT của Việt Nam đến năm 2020, nhóm tác giả đã n u ra quan điểm phát

triển CNHT Việt Nam đến năm 2020. Từ đó, đề xuất thể chế và chính sách phát

triển CNHT cho từng ngành công nghiệp nói chung và cả ngành CNHT nói

riêng.[16]

Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thƣơng

(2010), “Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều

kiện hội nhập”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã đƣa ra những vấn đề chung về

CNHT nhƣ: hái niệm, những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển CNHT, sự cần thiết

phải phát triển CNHT ở Việt Nam và các lựa chọn ƣu ti n cho phát triển CNHT.

Tr n cơ sở đó, nhóm tác giả đã ph n tích thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam

thông qua phân tích thực trạng trong các ngành: cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, công

nghiệp điện tử, dệt may và da giầy. Từ những đánh giá chung về CNHT, nhóm tác

giả đã đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển CNHT Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế.[80]

Phạm Tất Thắng (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: một số vấn đề đặt ra”,

Tạp chí Cộng sản, số tháng 10. Bài viết đƣợc tác giả ph n tích tƣơng đối sâu về vai

trò của CNHT và thực trạng CNHT, tr n 04 giác độ và khẳng định CNHT ở Việt

Nam đã, đang tồn tại phát triển một cách tự phát, Tuy nhi n đã đạt đƣợc một số kết

quả nhất định nhƣng còn nhiều hạn chế về nhiều mặt nhƣ: về môi trƣờng thể chế,

thông tin thị trƣờng, nguồn nhân lực đến quy mô, trình độ công nghệ của doanh

nghiệp... Chính sự yếu kém này của CNHT cũng góp phần vào thâm hụt cán cân

thƣơng mại của Việt Nam. Từ sự phân tích, tác giả chỉ ra những hó hăn và thách

thức cụ thể: “04 hó hăn, yếu kém và 04 thách thức đối với quá trình phát triển

CNHT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Từ những hó hăn , yếu kém, thách

thức trên, tác giả đƣa ra “06 quan điểm và 06 giải pháp thúc đẩy CNHT trong thời

gian tới phát triển đúng hƣớng”.[55]

Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính (2013), “Giải pháp tài

chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”, đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Vũ Nhữ

Thăng chủ nhiệm. Đề tài đã đƣa ra hái niệm CNHT và sản phẩm CNHT, đặc biệt

là ph n tích các chính sách ƣu đãi tài chính cho phát triển CNHT, phân loại các

chính sách và tác động của các chính sách ƣu đãi tài chính đối với phát triển CNHT.

25

Tr n cơ sở đó ph n tích thực trạng CNHT và thực trạng chính sách tài chính phát

triển ngành CNHT, đƣa ra quan điểm, mục ti u, định hƣớng phát triển ngành CNHT

và “Đề xuất hai nhóm giải pháp ƣu đãi tài chính cho các ngành công nghiệp hạ

nguồn và cho các ngành CNHT trong thời gian tới”.[77]

Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi (2013), “Điều

tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề

xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 -2015 định hướng

2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do PGS, TS Nguyễn Trƣờng Sơn chủ

nhiệm. Đề tài đã tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT của tỉnh

Quảng Ngãi; Đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguy n nh n hạn chế sự phát

triển CNHT của tỉnh; Đánh giá tiềm năng, dự báo xu thế và xác định phƣơng hƣớng

phát triển CNHT của tỉnh; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CNHT tỉnh Quảng

Ngãi (chủ yếu dữ liệu về Cung - Cầu về CNHT) làm căn cứ tham chiếu cho các

doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lƣợc inh doanh; Đề xuất các chính sách

mang tính hệ thống và khả thi nh m phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi. Với

việc phân tích một cách tổng quát sự phát triển của CNHT dựa trên nhiều góc nhìn

và cách tiếp cận hác nhau nhƣ quan điểm về xây dựng chính sách công nghiệp, lý

thuyết về cạnh tranh khu vực, sự phát triển ngành công nghiệp và các lý thuyết kinh

doanh hiện đại, đề tài đã đề xuất các giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên. Muốn

vậy, các giải pháp phải đảm bảo nguyên tắc về phát triển kinh doanh dựa trên các

yếu tố thị trƣờng và chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc. Tr n quan điểm đó, đề tài đề

xuất hai nhóm giải pháp tổng hợp cho sự phát triển CNHT khu vực tỉnh Quảng Ngãi

là: tập trung vào xây dựng các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất của CNHT và các

doanh nghiệp hỗ trợ và hƣớng vào việc thiết lập các điều kiện và lợi thế cho các liên

kết giữa các doanh nghiệp cần hỗ trợ và các doanh nghiệp hỗ trợ.[13]

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), “Kế hoạch trợ giúp phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố

giai đoạn 2013 - 2020”, Kế hoạch số 131/KH-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2013.

Kế hoạch đƣa ra 04 quan điểm, 03 định hƣớng và mục tiêu, nhiệm vụ trợ giúp phát

triển DNNVV đến năm 2020, đồng thời đƣa ra 02 nhóm giải pháp, đó là nhóm giải

pháp li n quan đến chính sách, thể chế cho DNNVV trong lĩnh vực CNHT, nhóm

giải pháp hỗ trợ thông qua các chƣơng trình, dự án trợ giúp DNNVV trong lĩnh vực

CNHT, nhƣ: phổ biến công nghệ kỹ thuật sản xuất các sản phẩm CNHT dành cho

DNNVV; trợ giúp DNNVV trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia

trong lĩnh vực chế tạo ở Việt Nam; hỗ trợ DNNVV áp dụng các hệ thống quản lý

26

trong sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV trong lĩnh vực CNHT. Kế

hoạch còn đƣa ra 06 chƣơng trình, dự án trợ giúp phát triển DNNVV trong lĩnh vực

CNHT tr n địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2020.[70]

Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2013), “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ

trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Quyết

định số 3533/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013. Bản Quy hoạch đã đƣa ra

quan điểm chủ đạo và quan điểm phát triển của từng ngành, lĩnh vực trọng điểm về

CNHT tại tỉnh Long An. Tr n cơ sở đó, đƣa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và

định hƣớng phát triển CNHT ở tỉnh Long An đến năm 2020. Đặc biệt, quy hoạch đã

đƣa ra 16 danh mục kêu gọi đầu tƣ và 12 danh mục dự án ƣu ti n đầu tƣ về CNHT;

bản Quy hoạch còn đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc của quy hoạch phát

triển CNHT tr n địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và 08

nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.[76]

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Khái quát chung về những công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài trình bày ở trên cho ta thấy một

số điểm nhƣ sau:

Một là, CNHT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát

triển trong việc phát triển bền vững công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, duy

trì và phát triển sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, phát triển CNHT phải bám sát tiếp cận chuỗi cung ứng thuộc chuỗi giá

trị sản phẩm công nghiệp toàn cầu, do vậy phát triển CNHT phải đi với phát triển và

củng cố các mối liên kết công nghiệp theo tiếp cận mạng lƣới sản xuất và hệ sinh

thái inh doanh. Đồng thời, các quốc gia đang phát triển cần đẩy mạnh các ngành

CNHT b ng cách ƣu ti n các giải pháp khuyến hích thu hút theo cơ chế thị trƣờng

hơn là các biện pháp mang tính hành chính bắt buộc, đồng thời phải tuân thủ các

thỏa thuận tự do hóa thƣơng mại song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng

Ba là, đối với một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, sự thiếu vắng các

ngành CNHT chính là thách thức cần vƣợt qua trên con đƣờng xây dựng nền công

nghiệp có giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời, lựa chọn

đúng con đƣờng phát triển CNHT lại chính là cơ hội tốt cho các DNVVN vốn

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN tại các quốc gia đang phát triển trong việc tận

dụng thời cơ gia nhập các chuỗi cung ứng thuộc chuỗi giá trị sản phẩm công nghiệp

toàn cầu.

27

Bốn là, phát triển CNHT đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chủ thể có liên quan bao

gồm các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các DN hạ nguồn, các nhà đầu tƣ trong nƣớc và

nƣớc ngoài, các tổ chức tài chính, các tổ chức đào tạo,... trong việc tạo lập và phát

triển các điều kiện về thể chế, chính sách, thị trƣờng, công nghệ, nhân lực, thông

tin, và đặc biệt là về vốn đầu tƣ cho sự phát triển các ngành CNHT.

Năm là, các quốc gia đang phát triển cần phối hợp các lợi thế từ tự do hóa

thƣơng mại nội vùng, nội khối với những cơ hội trong hợp tác kinh tế, đặc biệt nhấn

mạnh hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT, đồng thời chú trọng nuôi

dƣỡng, ƣơm tạo và phát triển cộng đồng DNHT trong nƣớc có chất lƣợng.

Dù tiếp cận dƣới góc độ lý luận hay thực tiễn, các công trình nghiên cứu trên

đều đã đề cập và phản ánh nhiều góc cạnh khác nhau về CNHT và phát triển CNHT

ở Việt Nam; đ y là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan

nghiên cứu và giúp cho việc hoạch định các chính sách thúc đẩy CNHT Việt Nam

phát triển. Một số vấn đề đã đƣợc tập trung ph n tích nhƣ: lý luận chung về CNHT,

ƣớc đầu chỉ ra những quan niệm khác nhau về CNHT, cấu trúc ngành CNHT, phân

tích cơ sở lý luận chung về CNHT trong một số ngành nhƣ điện tử gia dụng, dệt

may, giầy da.... Làm rõ một số đặc điểm của CNHT trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, vai trò và sự cần thiết phát triển CNHT

trong nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, đặc biệt phân

tích làm rõ vai trò của CNHT trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Các

nghiên cứu cũng trình ày inh nghiệm của một số nƣớc trong phát triển CNHT

trên các khía cạnh chiến lƣợc phát triển CNHT, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cho

CNHT,... từ đó chỉ ra một số kinh nghiệm, gợi ý cho quá trình hoạch định cơ chế,

chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam.

Một số công trình đã ƣớc đầu nghiên cứu tổng quan thực trạng ngành CNHT

trong quá trình phát triển của một số ngành công nghiệp điển hình nhƣ: xe máy, ô

tô, điện tử gia dụng..., chỉ rõ ƣu điểm, thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân

trong phát triển CNHT của các ngành, từ đó đi đến khẳng định sự hạn chế, yếu kém

của CNHT không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nói riêng,

nền kinh tế quốc d n nói chung, mà còn tác động làm thâm hụt cán c n thƣơng mại

của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững

kinh tế xã hội của Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, các công trình

còn đề cập đến phát triển CNHT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chỉ rõ

những thuận lợi, hó hăn trong phát triển CNHT ở Việt Nam, từ đó đƣa ra những

gợi ý, giải pháp định hƣớng phát triển ngành CNHT trong quá trình phát triển kinh

28

tế xã hội và chỉ ra những định hƣớng phát triển CNHT cho một số ngành công

nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong đó nhấn mạnh việc phát triển các KCN, CCN,

khu chế xuất, DNNVV và vấn đề liên kết doanh nghiệp trong phát triển CNHT là

những yếu tố quan trọng thúc đẩy CNHT phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ở tầm vĩ mô, các nghi n cứu chƣa đề cập đến bản

chất của CNHT, chƣa ph n tích thấu đáo các yếu tố tác động đến phát triển CNHT,

từ đó chƣa chỉ ra các căn cứ để xác định cách thức phát triển CNHT cho quốc gia

đang phát triển nhƣ Việt Nam nói chung và địa phƣơng nói ri ng, đặc biệt là trƣớc

tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá. Ở quy mô các ngành, ở quy mô địa

phƣơng, các nghi n cứu mới chỉ phân tích CNHT trong nội vi ngành công nghiệp

hạ nguồn, mà chƣa đặt trong tổng thể các ngành cung ứng khác. Vì vậy, các đề xuất

chính sách và giải pháp phát triển CNHT ở Việt Nam và cho các địa phƣơng vẫn

chƣa thuyết phục và thiếu tính khả thi.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu có giá trị

tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.

1.2.2. Những vấn đề rút ra từ khái quát chung cần tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù đều liên quan tới chủ đề phát triển CNHT, nhƣng các công trình nghi n

cứu có đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu hác nhau, đƣợc nhìn ở góc độ và thực

hiện nghiên cứu khác nhau, sử dụng những mô hình nghiên cứu với các kỹ thuật xử

lý dữ liệu khác nhau, do vậy dẫn tới những kết luận và phát hiện về nhiều khía cạnh

khác nhau liên quan tới phát triển CNHT của Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu đã đƣợc phân tích chủ yếu đề cập tới hiện trạng yếu

kém của các ngành CNHT tại Việt Nam, những bất cập trong môi trƣờng đầu tƣ

phát triển các ngành CNHT (chính sách, thể chế, điều kiện thị trƣờng, nhân lực,

thông tin,...), đƣa ra các định hƣớng chiến lƣợc và mô hình phát triển CNHT, từ đó

tạo lập những tham vấn chính sách cho phát triển các ngành CNHT của Việt Nam.

Các chính sách khuyến hích đầu tƣ phát triển CNHT của Việt Nam và các biện

pháp khuyến nghị nh m thu hút đầu tƣ phát triển các ngành CNHT của Việt Nam

chủ yếu đƣợc đề cập từ góc độ “Tiếp cận vĩ mô” nghĩa là nhìn nhận vấn đề cả từ

phía Nhà nƣớc, các cơ quan quản lý, các định chế tài chính và cộng đồng doanh

nghiệp trong các ngành công nghiệp hạ nguồn có nhu cầu sử dụng sản phẩm CNHT.

Các công trình nghiên cứu mặc dù đã thống nhất về vai trò của CNHT, về quan

điểm, chiến lƣợc cũng nhƣ lộ trình phát triển CNHT, về cơ hội và thách thức khi

tham gia phát triển CNHT, song về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và tuân thủ

các thỏa thuận thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng trong phát triển CNHT,

29

nhƣng còn thiếu vắng những nghiên cứu và kết luận quan trọng nh m tìm ra những

yếu tố quyết định tới phát triển CNHT của các địa phƣơng, cũng chính là chủ thể ra

quyết định đầu tƣ vào các ngành CNHT của Việt Nam. Từ các luận giải và phân

tích ở trên tác giả đặc biệt đi s u vào ph n tích: Làm rõ nội hàm và các nhân tố ảnh

hƣởng tới CNHT; Những ti u chí đánh giá mức độ phát triển của CNHT; Luận giải

rõ vai trò mang tính hai mặt của phát triển CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói

chung và ngành công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng; Ph n tích, đánh giá thực trạng

CNHT cho ngành giầy da, dệt may, điện tử giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Bình

Dƣơng; Tr n cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nh m phát triển CNHT

trong một số ngành công nghiệp ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030 và Đặc biệt tác giả

ph n tích, đánh giá thực trạng CNHT ở Bình Dƣơng từ đó đƣa chính sách, giải pháp

phát triển CNHT tại Bình Dƣơng với chính sách, giải pháp phát triển CNHT chung của

cả đất nƣớc trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu vả rộng nhƣ hi n nay.

Trong nghiên cứu này, tác giả đi s u nghi n cứu vấn đề: CNHT trong một số

ngành công nghiệp ở tỉnh Bình Dƣơng. B ng nghiên cứu về CNHT, tác giả đi s u

làm rõ vai trò của phát triển CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và

ngành công nghiệp ở Việt Nam nói ri ng; đặc biệt là nghiên cứu sâu và làm rõ vai

trò có tính hai mặt trong điều kiện gia tăng của xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế, quá

trình ph n công lao động quốc tế sâu rộng, liên doanh, liên kết ngày càng phát triển,

sự gia tăng mối quan hệ trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp, theo những tài

liệu tác giả tham khảo đƣợc thì chƣa có công trình nào đề cập, nghiên cứu một cách

tƣơng đối toàn diện và dƣới góc độ kinh tế chính trị. Tr n cơ sở phân tích, khảo cứu

đánh giá thực trạng CNHT trong 03 ngành chủ yếu là giầy da, dệt may, điện tử tại

tỉnh Bình Dƣơng để thấy đƣợc những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra

trong phát triển CNHT của tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó, đề xuất cơ sở khoa học cho

những giải pháp, cũng nhƣ iện pháp triển khai nh m phát triển CNHT trong một số

ngành công nghiệp ở Việt Nam và Bình Dƣơng trong thời gian tới. Tác giả xác

định đề tài là mang tính thực tiễn cấp thiết cần đƣợc nghiên cứu và làm sáng tỏ.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1 các công trình nghi n cứu tr n đều đã đề cập và phản ánh nhiều góc

cạnh tr n các giác độ khác nhau về CNHT; đ y là những công trình có ý nghĩa quan

trọng đối với việc hoạch định các chính sách thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam

nói chung và phát triển CNHT các địa phƣơng nói ri ng. Một số vấn đề đã đƣợc tập

trung ph n tích nhƣ: lý luận chung về CNHT, ƣớc đầu chỉ ra những quan niệm

30

khác nhau về CNHT, cấu trúc ngành CNHT, ph n tích cơ sở lý luận chung về

CNHT trong một số ngành nhƣ điện tử gia dụng, dệt may, da giầy... Làm rõ một số

đặc điểm của CNHT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích các nhân tố

ảnh hƣởng, vai trò và sự cần thiết phát triển CNHT trong nâng cao sức cạnh tranh

của doanh nghiệp và của nền kinh tế, đặc biệt phân tích làm rõ vai trò của CNHT

trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Các nghiên cứu cũng trình ày inh

nghiệm của một số nƣớc trong phát triển CNHT trên các khía cạnh chiến lƣợc phát

triển CNHT, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cho CNHT. Từ đó chỉ ra một số kinh

nghiệm, gợi ý cho quá trình hoạch định cơ chế, chính sách phát triển CNHT ở Việt

Nam và địa phƣơng nói ri ng.

Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu chỉ ở tầm vĩ mô, chƣa ph n tích thấu đáo các

yếu tố tác động đến phát triển CNHT, từ đó chƣa chỉ ra các căn cứ để xác định cách

thức phát triển CNHT cho quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam nói chung và địa

phƣơng nói ri ng, đặc biệt là trƣớc tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá.

31

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỘT SỐ QUỐC GIA, ĐỊA PHƢƠNG VỀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

2.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”

CNHT theo gốc tiếng Nhật là “susono sangyo” và tiếng Anh là “Supporting

Industry – SI”, còn đƣợc gọi là công nghiệp phụ trợ hay công nghiệp bổ trợ. Khái

niệm CNHT, bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản và sau này là các nƣớc công nghiệp trẻ ở

ch u Á nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, nơi mà chi tiết các sản phẩm thƣờng

đƣợc gia công ở một đơn vị sản xuất khác với nơi chế tạo, lắp ráp sản phẩm hoàn

chỉnh cuối cùng. Tuy nhiên, theo từng quan điểm, hoàn cảnh, mục đích mà mỗi

quốc gia đều có cách định nghĩa ri ng về CNHT. Cụ thể:

Ở Nhật Bản, vào những năm 1985, lần đầu ti n MITI (sau đổi tên thành METI -

Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thƣơng mại – từ tháng 01 năm 2001) sử dụng thuật ngữ

này trong “Sách trắng về hợp tác quốc tế năm 1985”; và đƣợc dùng để chỉ “các

DNNVV góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu Á trong

trung và dài hạn hay là các DNNVV sản xuất phụ tùng và linh kiện” [100]. Do tăng giá

của đồng Yên so với đồng Đôla sau Hiệp định Plaza vào tháng 9 năm 1985, đã ảnh

hƣởng rất lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, các doanh nghiệp phải

chuyển hoạt động sản xuất sang các nƣớc có nguồn lao động rẻ hơn. Nhƣng các nhà lắp

ráp Nhật Bản ở nƣớc ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các DNNVV ở Nhật

Bản, vì các doanh nghiệp nội địa các nƣớc sở tại chƣa phát triển, không thể đáp ứng

việc cung cấp các linh phụ kiện quan trọng. Thuật ngữ CNHT lúc này đƣợc sử dụng để

chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện tại các nƣớc này. Năm

1987, MITI sử dụng thuật ngữ này với các nƣớc Châu Á trong kế hoạch phát triển công

nghiệp Châu Á mới (New AID plan); với một chƣơng trình hợp tác kinh tế toàn diện

trên các mặt đầu tƣ, viện trợ và thƣơng mại. Thời điểm này, thuật ngữ CNHT đƣợc

định nghĩa là các ngành cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ

kiện và hàng hoá, cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Năm 1993, trong chƣơng trình

phát triển CNHT Ch u Á, METI đã định nghĩa CNHT là ngành công nghiệp sản xuất

những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hóa tư bản…cho công

nghiệp lắp ráp (gồm ô tô, điện, điện tử)… Hiện nay, CNHT ở Nhật Bản đƣợc hiểu là

“một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải

nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn”

(hình 2.1) [103].

32

Hình 2.1: Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ theo MITI

Theo định nghĩa của Phòng Năng lƣợng Hoa Kỳ, “CNHT là những ngành sử

dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm

trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng” (end-

use industries).[80, tr.3]

Ở Thái Lan, định nghĩa CNHT của một số cơ quan, tổ chức cũng hác nhau. Bộ

Công nghiệp Thái Lan (MOI) định nghĩa: CNHT là những nhà sản xuất linh phụ

kiện cho ô tô và điện - điện tử, như: gia công kim loại, ép nhựa, khuôn mẫu, đúc,

thử nghiệm… Văn phòng phát triển CNHT Thái Lan cho r ng: “CNHT là các ngành

cung cấp các linh phụ kiện, máy móc, thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như

đóng gói, kiểm tra sản phẩm ... cho các ngành công nghiệp cơ bản” [55]. Trong khi

đó, Cục Phát triển CNHT Thái Lan: “CNHT là các ngành cung cấp các linh phụ

kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản”. Còn Ủy

an đầu tƣ Thái Lan (BOI) hẳng định: “CNHT là các doanh nghiệp sản xuất linh

phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp của các ngành công nghiệp ô

tô, máy móc và điện tử” [64]. Nhƣ vậy, các định nghĩa về CNHT của một số cơ

quan, tổ chức Thái Lan đều có điểm chung là hƣớng đến các nhà chế tạo linh phụ

tùng và các nhà gia công trong lĩnh vực ô tô, điện, điện tử, máy móc là ngành công

nghiệp hỗ trợ quan trọng nhất.

Các nƣớc châu Âu không sử dụng cụm từ CNHT mà thƣờng gọi lĩnh vực này là

“các ngành cung ứng” (Supplier Industries), chỉ việc cung cấp sản phẩm từ các

doanh nghiệp bên ngoài. Thực chất, tính chất phụ trợ, hỗ trợ thƣờng bị che lấp bởi

mối quan hệ trao đổi nội bộ giữa các ngành công nghiệp với nhau, vì thế sẽ có

những quan niệm khác nhau về CNHT. Có quan niệm cho r ng: CNHT bao gồm

những ngành sản xuất sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một

loại sản phẩm cuối cùng nhất định ... CNHT không phải là một ngành kinh tế cụ

thể, mà do thúc đẩy của ph n công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nên nó

Công nghiệp lắp ráp

Ô tô Điện Điện tử

Phụ tùng, linh kiện, hàng hóa trung gian

Phụ tùng, linh

kiện

Đúc Rèn Khuôn nhựa Nguyên liệu

Công nghiệp hỗ trợ

Sản

phẩm

cuối

cùng

Xuất

khẩu,

sử dụng

trong

nƣớc

Nguồn: Hiệp hội các DN hải ngoại Nhật Bản – JOEA (1994:19)

33

Sản phẩm cuối cùng

Lắp ráp; Lắp ráp chƣa hoàn chỉnh

Hàng hóa trung gian

Phụ tùng; linh kiện Dịch vụ sản xuất

Hậu cần; Kho bãi

Phân phối; bảo hiểm

Hàng hóa tƣ bản

Công cụ; máy móc

Phạm

vi ch

ính

Phạm

vi rộ

ng 1

Ph

Ph

ạm vi rộ

ng 2

Nguyên liệu

Thép; Hóa chất

bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian cung cấp cho ngành

công nghiệp lắp ráp. Dựa trên mức độ phức tạp của 03 công đoạn sản xuất chính từ

chế tạo vật liệu, gia công phụ tùng, linh kiện tới lắp ráp hoàn chỉnh, thì CNHT theo

thứ tự này sẽ đứng hàng thứ hai.

Hình 2.2: Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) - 2007

Nhƣ vậy, từ phân tích trên cho thấy, đến nay chƣa có một cách hiểu thống nhất

đối với thuật ngữ này và việc phân biệt phạm vi CNHT cũng còn nhiều ý kiến khác

nhau. Thực tế, việc lựa chọn phạm vi CNHT tùy thuộc chủ yếu vào mục đích chính

sách mà Chính phủ đƣa ra, chính sách sẽ quyết định phạm vi của CNHT. Thông

thƣờng có 03 cách phân biệt phạm vi của CNHT (Hình 2.2) [46].

Phạm vi chính: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công

cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này.

Phạm vi rộng 1: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và

công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này và các dịch vụ sản xuất nhƣ hậu

cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.

Phạm vi rộng 2: những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ hàng hóa đầu vào

gồm phụ tùng, linh kiện, công cụ máy móc và cả các nguyên vật liệu nhƣ thép, hóa

chất... cho ngành công nghiệp lắp ráp.

34

2.1.2. Công nghiệp hỗ trợ và một số thuật ngữ liên quan

Cùng với thuật ngữ CNHT, có một số thuật ngữ hác cũng đƣợc sử dụng trong

lĩnh vực sản xuất các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chính, việc làm rõ

các thuật ngữ này không chỉ giúp xác định rõ hơn phạm vi của CNHT, mà trong

một số trƣờng hợp, các thuật ngữ này có hàm ý gần với CNHT và trong nhiều

trƣờng hợp, chúng cho thấy những ƣớc đệm tr n con đƣờng phát triển CNHT.

Công nghiệp liên quan và hỗ trợ: Đƣợc Michael E. Porter sử dụng nhƣ là một

yếu tốt quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mô hình vi n im cƣơng (Hình

2.3) gồm bốn yếu tố chính liên kết chặt chẽ với nhau tạo lên lợi thế cạnh tranh và

mô hình này có thể áp dụng với mọi quốc gia và ngành công nghiệp. Bốn yếu tố này

gồm: điều kiện yếu tố đầu vào, điều kiện về cầu, công nghiệp liên quan và các yếu

tố hồ trợ hác nhƣ chiến lƣợc, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh.

Trong đó, yếu tố công nghiệp liên quan và hỗ trợ đƣợc định nghĩa là “sự tồn tại

của ngành công nghiệp cung cấp và ngành công nghiệp liên quan có năng lực cạnh

tranh quốc tế” Michael E. Porter đã chia yếu tố này thành hai phần là CNHT và

công nghiệp liên quan. CNHT tạo ra tạo ra lợi thế cho công nghiệp hạ nguồn vì nó

sản suất ra những đầu vào đƣợc sử dụng rội rãi và có tầm quan trọng trong việc cải

tiến và quốc tế hóa, còn công nghiệp liên quan là nhữn ngành trong đó DN có thể

phân phối hoặc chia sẻ các hoạt động trong cùng chuỗi giá trị khi họ cạnh trang với

nhau. Ba yếu tố còn lại gồm: Một là chiến lƣợc, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của

DN, là những yếu tố cho biết điều kiện thành lập, tổ chức, quản lý DN và bản chất

của đối thủ cạnh tranh trong nƣớc. Hai là các điều kiện về cầu, là các đặc diểm về

cầu trong nƣớc đối với các sản phẩm, dịch vụ do DN cung cấp. Ba là các điều kiện

về nhân tố, ngụ ý các điều kiện cơ ản (gồm lao động lành nghề, vốn, cơ sở hạ

tầng) cần thiết đẻ có thể cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nào đó. Ngoài

bốn yếu tố cơ ản trên, Michael E. Porter còn nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ

vì theo Ông, việc thực hiện các chính sách mà hông xem xét đến sự ảnh hƣởng

của chúng đến các yếu tố cạnh tranh thì chẳng khách gì việc hủy hoại các lợi thế

quốc gia.

Thuật ngữ của Michael E. Porter nó mang tính học thuật nhiều và có phạm

rộng, còn thuật ngữ của MITI nó mang tính thực tế và cụ thể hơn. Tuy nhi n, cả hai

điều khẳng định tầm quan trọng của CNHT trong viện tăng cƣờng sức cạnh tranh

công nghiệp quốc gia. [49]

35

Hình 2.3: Mô hình của ME. Porter về lợi thế cạnh tranh của các quốc gia

Nguồn: Michael E. Porter, 1990

Thầu phụ: Thầu phụ đƣợc dùng cách đ y hoảng vài chục năm nhƣng hông

đƣợc định nghĩa một cách cụ thể. Theo định nghĩa của Tổ chức Phát triển Công

nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) thì thầu phụ là “thỏa thuận giữa hai bên - nhà

thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu chính giao cho một hoặc vài DN sản xuất

linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp cần thiết cho

việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình. Nhà thầu phụ thực hiện công việc tuân

theo sự chỉ định của nhà thầu chính” [21]. Trong quá trình phát triển của mình để

giảm bớt áp lực từ phía các DN thầu chính trong đàm phán nh m thu đƣợc lợi

nhuận cao hơn, các nhà thầu phụ có xu hƣớng trở thành các nhà cung cấp độc lập,

tƣơng tự nhƣ các DNHT.

Công nghiệp linh phụ kiện: Thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành

công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy, điện, điện tử [21]. Thuật ngữ công nghiệp

linh phụ kiện có phạm vi hẹp hơn thuật ngữ CNHT vì thuật ngữ công nghiệp linh

phụ kiện chƣa ao gồm các yếu tố đầu vào khác có thể có trong khái niệm về

CNHT nhƣ dịch vụ, công cụ, máy móc và nguyên liệu. Đối với các ngành công

nghiệp hạ nguồn hoạt động trong ph n đoạn lắp ráp nhƣ xe máy, ô tô, thiết bị điện,

điện tử thì công nghiệp linh phụ kiện có thể đƣợc xem là trung tâm của CNHT.

Nhà cung cấp: Đƣợc hiểu là ngƣời bán, cung cấp các dịch vụ và hàng hoá cho

các ngành công nghiệp. So với các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp có quyền lựa

chọn cũng nhƣ có thể cung ứng cho nhiều các nhà thầu chính khác nhau, trong

nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Thuê ngoài: Khái niệm thu ngoài dùng để chỉ một công đoạn nào đó trong sản

xuất, thuê công ty khác thực hiện, để tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho DN.[3]

Công ty nhận thuê ngoài chuyên vào những công việc nhƣ vậy, nên họ có chuyên

Chiến lƣợc, cấu trúc và đối

thủ cạnh tranh

Điều kiện về cầu Điều kiện yếu tố

Thời cơ

Công nghiệp liên quan và hỗ

trợ Chính phủ

36

môn và lợi thế hơn trong việc thực hiện các công đoạn sản xuất đƣợc nhà sản xuất

công nghiệp chính thuê lại.

2.1.3. Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, năm 2003 ý ết “Sáng iến chung Việt Nam Nhật Bản” giai

đoạn I (2003 - 2005), thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” lần đầu xuất hiện. Theo đó,

kế hoạch hành động triển khai sáng kiến chung, gồm hơn 40 hạng mục lớn, là

những hạng mục đầu tiên nh m phát triển CNHT ở Việt Nam. Sau này, thuật ngữ

CNHT đã xuất hiện trong một số văn ản của Chính phủ. Năm 2006, CNHT trở

thành một nội dung chính trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công

nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (Quyết

định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ); nhƣng trong văn

bản này, chƣa xuất hiện định nghĩa về CNHT, chỉ nêu các ngành CNHT cần tập

trung phát triển. Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) có quyết

định phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm

2020; theo đó, CNHT đƣợc định nghĩa: “Là hệ thống các cơ sở sản xuất và công

nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng...

phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng” [5, tr.2]. Đến năm

2011, tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ [phụ lục 1],

CNHT đƣợc chỉ rõ: “là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện,

phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các

sản phẩm hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm ti u dùng” (Hình 2.4) [62].

Hình 2.4: Công nghiệp hỗ trợ theo tiếp cận của Chính phủ Việt Nam

Nguồn: Bộ Công thương (2007)

Theo Nghị định số 111/NĐ-CP, ngày 03/11/2015 của Chính phủ [Phụ lục 4]:

“CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ

tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh” (Danh mục sản phẩm CNHT

gồm các ngành: Dệt may, Giầy da; Điện tử; Sản xuất lắp ráp ô tô; Cơ hí chế tạo;

các sản phẩm CNHT cho Công nghiệp công nghệ cao) [11]. Theo cách hiểu tại hai

Công nghiệp hỗ trợ

Vật liệu Phụ tùng Linh kiện Phụ kiện Bán thành phẩm

Cơ hí

chế tạo

Sản xuất

và lắp ráp

ô tô

Dệt -

May

Da -

Giầy

Điện tử

- Tin

học

Các ngành

công nghiệp

công nghệ cao

37

văn ản trên thì khái niệm của Việt Nam đi há chi tiết vào các loại sản phẩm và

ngành hàng của CNHT là gì. Tuy nhi n, trong đó lại thiếu đi nhiều ngành công

nghiệp quan trọng của Việt Nam, ví dụ nhƣ chế biến nông sản (bao gồm cả thủy hải

sản), sản xuất máy móc và vật tƣ nông nghiệp, sản xuất xe máy, đóng tàu… Chúng

ta đang hiểu chƣa thật sự chính xác về CNHT (hiện chỉ hiểu đơn thuần ở phần trên

của CNHT, chỉ là công nghệ lắp ráp, tạo ra sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho

ngƣời ti u dùng, nhƣ: ô tô; các sản phẩm điện tử; giày dép; quần áo thành phẩm…).

Trong hi đó, CNHT gồm các phân tầng là: Nguyên vật liệu (Material& Raw

material) => máy móc (machinery) => Công cụ (tooling) => Linh kiện, phụ tùng

(Production part) => sản phẩm trung gian (Sub-asembly) => và cuối cùng là: Lắp

ráp thành phẩm (Final assem ly). Điều đó cho thấy, việc đƣa ra một thuật ngữ về

CNHT phải dựa trên một cách nhìn hết sức tổng thể, xét trên mọi góc độ (xu hƣớng

về phát triển khoa học công nghệ, xu hƣớng của ngƣời ti u dùng…), chỉ có nhƣ vậy

chúng ta mới có thể đánh giá đúng năng lực, đúng nhu cầu thị trƣờng… giúp cho

việc hoạch định các chính sách đƣợc sát với thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực

hi đƣợc áp dụng trong quá trình thực thi chính sách. Thuật ngữ “Công nghiệp hỗ

trợ” đƣợc định nghĩa phải dựa tr n quan điểm: CNHT là những sản phẩm, dịch vụ,

ý tƣởng về công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, kỹ năng làm mar eting… nh m phục

vụ, cung ứng, ứng dụng… cho nhu cầu đầu vào của một quá trình sản xuất, giai

đoạn sản xuất khác có thể là giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh, nhƣng cũng có thể chỉ là

giai đoạn sản xuất bán thành phẩm để phục vụ, đáp ứng, cung ứng… cho quá trình

sản xuất sản phẩm khác (Ví dụ: sản phẩm quặng sắt tinh luyện hàm lƣợng cao là sản

phẩm cuối cùng của quá trình luyện quặng… nhƣng lại là sản phẩm đầu vào cho

quá trình sản xuất thép tấm, thép hình, thép cán và thép tấm, thép hình, thép cán…

cũng chỉ là sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ

khác). Vậy, muốn phát triển ngành công nghiệp thì quan trọng nhất vẫn là ngành

công nghiệp thiết kế, chế tạo và chế tạo mẫu đƣợc xác định là nòng cốt; chỉ khi nhà

tạo mẫu đƣa ra đƣợc những sản phẩm có mẫu mã phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu

dùng thì mới có thể đứng vững trên thị trƣờng; hi đó những bộ phận của sản phẩm

có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao lúc đó sẽ trở thành phụ trợ. Ví dụ: máy chính

của sản phẩm, ở đ y hàm lƣợng khoa học công nghệ cao, chi phí đầu tƣ sản xuất là

rất lớn... tuy nhiên khi chúng ta có mẫu mã sản phẩm phù hợp thì chỉ cần nhập

38

khẩu, mua lại những cỗ máy này về lắp ráp, lúc đó máy chính này chỉ là một bộ

phận đóng góp trong rất nhiều bộ phận để cấu thành lên sản phẩm cuối cùng trƣớc

hi đến tay ngƣời tiêu dùng... Chúng ta phải có những ƣớc đi, những chiến lƣợc cụ

thể và rõ ràng, tránh chạy theo sự hích tƣớng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ở mỗi quốc gia đều căn cứ vào yêu cầu phát triển và lợi thế để xác định phạm

vi CNHT ở từng giai đoạn cho phù hợp (hình 2.2). Nhật Bản, với lợi thế về công

nghệ, tiếp cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (1); Mỹ, với lợi thế về dịch vụ sản

xuất tiếp cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (2); các nƣớc đang phát triển nhƣ

Thái Lan tập trung vào phạm vi chính. Việt Nam khái niệm CNHT, giới hạn phạm

vi hẹp hơn phạm vi rộng (1), nhƣng rộng hơn phạm vi chính.

Theo tác giả, CNHT đƣợc hiểu là một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các

ngành sản xuất sản phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị,

nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình

nhất định để lắp ráp các sản phẩm cuối cùng.

Nhƣ vậy có thể thấy r ng, CNHT đƣợc ví nhƣ “ch n núi”, tạo phần cứng để

hình thành n n th n núi và “đỉnh núi” chính là ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp

sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng (Hình 2.5) [101].

Hình 2.5: Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng

Nguồn : Junichi Mori (2005)

Từ phân tích trên có thể hiểu nội hàm của CNHT nhƣ sau: Một là: Là một

ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù thuộc ngành công nghiệp, nảy sinh từ phân công

lao động, chuyên môn hóa sản xuất ở giai đoạn cao, phổ biến. Hai là: Có sự kết

hợp nhân tố con ngƣời và máy móc trong môi trƣờng làm việc có tính chuyên

môn hóa cao và trình độ nhất định. Ba là: Tính liên kết ngành rất cao, rất đa

Lắp ráp thành phẩm

Sản phẩm trung gian

Linh kiện, phụ tùng

Công cụ

Máy móc

Nguyên vật liệu

Công

nghiệp

hỗ trợ

39

dạng với công nghệ cao phục vụ lƣợng lớn các ngành lắp ráp. Bốn là: Thể hiện

quy luật liên kết, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sản xuất, giữa tính

độc lập và tính phụ thuộc trong quá trình sản xuất sản phẩm, giữa công nghiệp

chính và CNHT, giữa công ty mẹ và công ty con, giữa ngƣời nhận vốn và ngƣời

đầu tƣ vốn... Năm là: Gồm những sản phẩm trung gian, gắn liền và phụ thuộc

với sản phẩm công nghiệp chính.

Trong điều kiện của Việt Nam giai đoạn hiện nay, chúng ta cần chú trọng

đến việc nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng. Do vậy với lĩnh vực CNHT, cần quan

tâm nhiều đến sự biến đổi về chất chứ hông đơn thuần là sự tăng trƣởng về

lƣợng. Tr n cơ sở đó, theo tắc giả: “Phát triển CNHT là sự gia tăng về số lượng

các doanh nghiệp kèm theo sự cải thiện về năng lực cảu các doanh nghiệp

CNHT” [7] sự cải thiện về năng lực của các doanh nghiệp CNHT chính là mặt

chất lƣợng của lĩnh vực CNHT, đƣợc thể hiện ở một số nội dung sau. Một

là:năng lực sản suất thể hiện qua trình độ công nghệ và trình độ nguồn nhân lực;

Hai là: năng lực tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu thể hiện qua mức độ

gắn kết với các nhà cung cấp và khách hang, cùng với tƣơng quan giữa các

nguồn cung cấp và tiêu thụ sản phẩm.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

2.2.1. Tính đa cấp và tính liên kết hệ thống theo quy trình sản xuất

Hình 2.6 [7, tr 26] Các doanh nghiệp tham gia CNHT n m ở các vị trí khác

nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Bất cứ một sảm phẩm

nào đều trải qua một quá trình sản xuất, bắt đầu từ nguyên liệu thô, qua các giai

đoạn khác nhau cho tới khi giá trị đƣợc tích lũy vào thành phẩm cuối cùng.

Trong quá trình sản xuất công nghiệp luôn có sự đan xen, tác động lẫn nhau; sản

phẩm đầu ra, quá trình sản xuất của ngành này lại là sản phẩm hỗ trợ hay sản

phẩm đầu vào, quá trình sản xuất cho ngành khác. Thậm chí, để sản xuất ra sản

phẩm hỗ trợ cũng phải cần tới CNHT cho bản thân nó. Xét trong mối quan hệ

nhất định, sự đan xen, tác động lẫn nhau nhƣ thế sẽ tiếp tục cho đến khi có

đƣợc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh cuối cùng. Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể

đƣợc sản xuất ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên nhiều địa bàn, khu vực, địa lý

khác nhau tính đa cấp của CNHT đẫn tới sự phân hóa rõ rệt trong các thành phần

tham gia CNHT.

40

Hình 2.6: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất

Nguồn : Hoàng Văn Châu, 2010

Do các sản phẩm của CNHT n m ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị

sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nên vị trí các nhà cung cấp cũng đƣợc phân loại

theo cấp độ, hệ thống; tính đa cấp của CNHT kéo theo sự phân chia khá rõ ràng

trong các thành phần tham gia CNHT và xuất hiện nhà cung cấp lớp I, lớp II, lớp

III..., trên cùng là nhà lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Nhà lắp ráp có thể có nhiều

đối tƣợng hợp tác chuyên sản xuất cung ứng các sản phẩm hỗ trợ, dẫn đến các

nhà cung cấp ở các cấp hay vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm, vai trò, quy mô vốn,

công nghệ và tính chất hỗ trợ khác nhau. (Hình 2.7).[87]

Nhóm đối tượng lớp I, là các cơ sở sản xuất tin cẩn nhất, đƣợc đầu tƣ vốn và

chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế, đặt hàng,

thƣờng gọi là phụ trợ “ruột”; phần lớn là loại hình tập đoàn công nghiệp,

thành lập và phát triển cho mình một mạng lƣới các nhà cung ứng dƣới hình

thức công ty mẹ - con, thực hiện sản xuất linh kiện phụ tùng quan trọng, hàm

chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty lắp ráp trong tập đoàn.[33].

Nhóm đối tượng lớp thứ 2, thƣờng là các DNNVV độc lập, chuyên cung cấp

các chi tiết, linh kiện quan trọng cho các nhà cung ứng ở đối tƣợng thứ nhất,

hoặc cung ứng thẳng cho các nhà lắp ráp theo một hợp đồng tƣơng đối thƣờng

xuyên, đây là liên kết khá gắn bó và đƣợc đảm bảo b ng thời gian hợp tác,

uy tín, quyền lợi cho cả hai bên. [109].

Nhóm đối tượng lớp thứ 3, là các cơ sở sản xuất các sản phẩm hỗ trợ hàng

loạt, mua sẵn, quan hệ với nhà lắp ráp theo kiểu mua bán thông thƣờng; chủ yếu

Thành phẩm

Nhà cung

cấp cấp 1

Nhà cung

cấp cấp 1

Nhà cung

cấp cấp 2

Nhà cung

cấp cấp 2

Nhà cung

cấp cấp 2

Nhà cung

cấp cấp 2

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung

cấp cấp 3

41

là các chi tiết đơn giản, rẻ tiền, có giá trị gia tăng thấp với hàm lƣợng nguyên vật

liệu trong sản phẩm cao, thƣờng đƣợc các công ty lắp ráp đa quốc gia đặt hàng

ngay tại quốc gia sở tại mà họ lắp ráp hoặc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng [67].

Các nhà lắp ráp có tới 3 - 4 lớp doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ hoặc nhiều

tầng cấp hỗ trợ hơn nữa. Điều đó phụ thuộc vào đặc thù ngành công nghiệp, thị

trƣờng tiêu thụ, chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng ra sản phẩm, hoặc đặc điểm về

quốc tịch của doanh nghiệp lắp ráp [45, tr 113 - 136]. Trong hệ thống đa cấp của

CNHT, các nhóm cung ứng, hỗ trợ ở các lớp I, II, III… luôn phụ thuộc và

tạo tiền đề cho nhau phát triển hƣớng đến phục vụ ngành lắp ráp. Từ đó xuất

hiện phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo kiểu

thầu phụ/vệ tinh, liên doanh, liên kết trong một mạng lƣới tổ chức sản xuất

phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chính

và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ. Chính mối liên kết này khiến cho các

ngành công nghiệp nội địa cũng nhƣ ngành công nghiệp trong và ngoài nƣớc

gắn bó chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị, chuỗi phân công lao động

không thể tách rời dựa trên mối quan hệ lợi ích và hiệu quả kinh tế.

Hình 2.7: Các lớp cung ứng hỗ trợ

Nguồn: Abonyi. G, 2005

Hình 1.7 [88] mô tả các lớp cung ứng của một TĐĐQG A, đồng thời cũng

thể hiện tính liên kết của các loại hình doanh nghiệp trong quá trình tham gia

vào chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Trong Sơ đồ, các nhà cung cấp

lớp I, lớp II, và lớp III… cung ứng lần lƣợt theo các lớp cho doanh nghiệp lắp ráp,

song vẫn cung ứng cho cả các đơn vị khác, chứ không chỉ cung ứng cho một

42

đơn vị là TĐĐQG A. Điều này khẳng định trong chuỗi cung ứng sẽ kết nối nhiều

loại hình công ty, doanh nghiệp lại với nhau, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch

vụ đến nhà cung ứng và khách hàng, quy trình liên kết cũng đƣợc mở rộng ở các

công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chƣa qua xử lý đến khâu lắp ráp

để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hàng loạt các doanh nghiệp, các nhà cung

ứng và khách hàng đƣợc kết nối với nhau ở cả trong và ngoài hệ thống. Trong đó,

mỗi đơn vị tham gia ở các lớp khác nhau, đến lƣợt mình lại là nhà cung ứng cho

đơn vị ở lớp tiếp theo, cho đến khi thành phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Điều đó tạo nên tính liên kết, hệ thống chặt chẽ trong toàn bộ các khu, cụm công

nghiệp, giúp ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung phát

triển hiệu quả.

2.2.2. Tính đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ

Sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ trong sản xuất của CNHT xuất

phát từ đòi hỏi sản suất các linh kiện phong phú để có đƣợc sản phẩm cuối cùng. Để có

một sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng, trong quá trình sản xuất

luôn đòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ. Nhƣ trên đã phân tích,

trong mỗi lớp cung ứng I, II, III… các sản phẩm hỗ trợ đều đòi hỏi mức độ, trình độ

công nghệ khác nhau, liên quan nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, từ những sản

phẩm có mức độ công nghệ cao, phức tạp cho tới những sản phẩm gia công cơ

khí... Thƣờng những bộ phận tinh xảo, có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi kỹ thuật,

công nghệ rất cao sẽ do những nhà cung cấp lớn có trình độ công nghệ cao đảm

nhận. Những chi tiết cấp thấp hơn, kỹ thuật sản xuất không quá khó thì do những nhà

cung cấp cấp thấp có trình độ công nghệ thấp hơn cung cấp [7, tr 29 - 30].

2.2.3. Tính chuyên môn hóa cao và tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu

Thị trƣờng CNHT ngày càng mở rộng, dung lƣợng thị trƣờng không chỉ

đáp ứng trong nội bộ ngành mà còn đáp ứng nhu cầu liên ngành, đa ngành và

không giới hạn không gian địa lý, quan trọng là các sản phẩm có mối liên kết và

n m trong chuỗi giá trị với độ tinh xảo, chuyên môn hóa cao, có khả năng cạnh

tranh đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà lắp ráp. Đối với các nƣớc có ngành CNHT

phát triển, sau khi đảm bảo cung cấp sản phẩm cho công nghiệp trong nƣớc có thể

xuất khẩu sang các nƣớc khác. Điều này lý giải xu hƣớng các nhà lắp ráp thƣờng

chuyển dịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển, từ các nƣớc kinh

tế mới nổi, các quốc gia công nghiệp trẻ sang các quốc gia công nghiệp hoá sau.

Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng cuối cùng của các ngành CNHT là các nhà lắp ráp

43

sản phẩm công nghiệp, do vậy, thị trƣờng của CNHT không rộng nhƣ sản xuất sản

phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Dung lƣợng thị trƣờng sẽ thu hẹp hơn,

thậm chí có những sản phẩm phục vụ thị trƣờng rất hẹp, chỉ dành cho một hoặc

một số khách hàng nhất định. Dù không trực diện với thị trƣờng hàng hóa cuối

cùng nhƣng sản phẩm CNHT có thể linh hoạt thay đổi phục vụ chi tiết, linh

kiện cho nhiều hãng lắp ráp khác nhau, đồng thời sản xuất CNHT cũng sẽ trở nên

hấp dẫn và ổn định hơn nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT tìm và đáp

ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng dài hạn hoặc tìm đƣợc “thị trƣờng chuyên

biệt” hay “thị trƣờng đặc thù” cho chính mình [48, 82 tr 30 - 32].

2.2.4. Có nguồn nhân lực chất lượng cao

CNHT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Lao động trong ngành

CNHT phần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên về chất lƣợng

sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sƣ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,

đƣợc đào tạo theo tiểu chuẩn, trình độ lành nghề, chuyên môn sâu. Ngành CNHT ở

các nƣớc đang phát triển có xu hƣớng kém tính cạnh tranh hơn do không có khả

năng tài chính và lao động trình độ cao để tận dụng và vận hành tốt các thiết bị. Các

chuyên gia Nhật Bản cho biết, nếu đơn thuần dựa vào máy móc dây chuyền thì

không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì các quốc gia đều có thể sở hữu

chúng [100]. Do vậy, điểm làm nên điều khác biệt chính là đội ngũ nhân công có

tay nghề cao vì họ chính là những ngƣời trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc,

phát minh ra những phƣơng pháp mới nh m nâng cao hiệu quả công việc. Sự thành

công của các doanh nghiệp trong ngành CNHT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ

sƣ và chuyên gia.

2.2.5. Thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ

Với đặc thù sản xuất ra các linh phụ kiện phục vụ nhiều ngành công

nghiệp lắp ráp dựa trên cơ sở phân công lao động, đã thu hút số lƣợng lớn doanh

nghiệp với quy mô khác nhau tham gia; trong đó doanh nghiệp lớn thuộc nhóm đối

tƣợng lớp I, các lớp khác chủ yếu là DNNVV. Do tính chất đa cấp và phát triển

theo hình tháp, việc đòi hỏi số lƣợng doanh nghiệp ở cấp thấp rất lớn, đa phần

doanh nghiệp ở cấp này là DNNVV. Phát triển CNHT là cơ sở quan trọng và là

tiền đề cho các doanh nghiệp nội địa tham gia vào hệ thống phân công lao động

quốc tế nói chung, hệ thống sản xuất của các công ty đa quốc gia nói riêng để tiếp

nhận công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đem lại giá trị gia

tăng cao. Phát triển CNHT không chỉ là phƣơng thức tối ƣu thu hút đầu tƣ nƣớc

44

ngoài mà còn là cơ sở tạo lập nền công nghiệp trong nƣớc phát triển bền vững với

một hệ thống các doanh nghiệp tham gia. Đặc tính này của CNHT cho thấy tầm

quan trọng của việc phát triển CNHT và vai trò quan trọng của chính sách nhà nƣớc

trong phát triển công nghiệp này, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển. Phát triển

CNHT là cơ sở cho doanh nghiệp tham gia vào hệ thống sản xuất của các công ty

đa quốc gia, tiếp nhận công nghệ, tham gia hệ thống toàn cầu và cùng là kênh hiệu quả

thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài…Tuy vậy, để phát triển CNHT với sự tham gia của nhiều

DNVVN, những đối tƣợng hạn chế về khả năng tài chính, công nghệ, quản lý…, nhà

nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ [7, tr 30-31].

2.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

2.3.1 Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt tăng trƣởng là sự gia tăng về số lƣợng, mở rộng về quy

mô còn phát triển ao hàm cả sự tăng trƣởng và iến đổi về mặt chất lƣợng. Nhƣ

vậy, có thể thấy là hai hái niệm này là hoàn toàn hác nhau. Khái niệm về sự phát

triển sẽ rộng hơn hái niệm tăng trƣởng. Trong điều iện của nƣớc ta giai đoạn tới,

chúng ta cần chú trọng đến việc n ng cao chất lƣợng tăng trƣởng. Do vậy đối với

lĩnh vực CNHT, cần quan t m nhiều đến sự iến đổi về chất chứ hông chỉ đơn

thuần là sự gia tăng về lƣợng.

Tr n cơ sở đó, “Phát triển CNHT là sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp

kèm theo sự cải thiện về năng lực của doanh nghiệp CNHT” sự cải thiện về năng

lực của doanh nghiệp CNHT chính là mặt chất lƣợng của lĩnh vực CNHT, đƣợc thể

hiện ở một số nội dung: Một là: Năng lực sản xuất thể hiện qua trình độ công nghệ

và trình độ nguồn nh n lực; Hai là: Năng lực tham gia vào mạng lƣới sản suất toàn

cầu thể hiện qua mức độ gắn ết với các nhà cung cấp và hách hàng, cùng với

tƣơng quan giữa các nguông cung cấp và ti u thụ sản phẩm [7, tr 41- 42].

2.3.2 Nội hàm của phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để đánh giá sự phát triển của CNHT đánh giá qua một số ti u chí sau:

Số lƣợng doanh nghiệp CNHT: Mức độ phát triển của CNHT có thể đánh giá

thông qua số lƣợng doang nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Rõ ràng, lĩnh

vực CNHT sẽ chỉ phát triển đƣợc nếu nhiều doanh nghiệp sản xuất tham gia. Tuy

nhi n, để có thể sử dụng ti u chí này, việc xác định rõ ràng phạm vi của CNHT và

ti u chí doanh nghiệp hỗ trợ là cần thiết ởi vì tr n thực tế có nhiều doanh nghiệp

đa ngành, vừa thực hiện hoạt động thƣơng mại, vừa sản xuất nhiều loại sản phảm

khác nhau. B n cạnh ti u chí về số lƣợng doanh nghiệp tuyệt đối, cần xét đến cả

ti u chí tƣơng đối trong tƣơng quan so sánh với số lƣợng doanh nghiệp công nghiệp

45

chính. Một doanh nghiệp công nghiệp chính cần có nhiều doanh nghiệp công

nghiệp hỗ trợ tham gia cung cấp đầu vào và n m ở nhiều lớp hác nhau. Nhƣ vậy,

lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển hi tỷ lệ số doanh nghiệp công nghiệp CNHT

tr n số doanh nghiệp chính lớn [7, tr 42 - 43].

Quy mô doanh nghiệp CNHT: Nhƣợc điểm của chỉ ti u số lƣợng doanh nghiệp

là chƣa xét đến quy mô doanh nghiệp. Mặc dù, lĩnh vực CNHT chủ yếu ao gồm

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhƣng cũng có thể có một doanh nghiệp lớn và các

doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có quy mô hác nhau. Chính vì vậy, hi xem xét

mức độ phát triển CNHT, cần tính đến cả quy mô doanh nghiệp, ao gồm. Thứ

nhất: Số lao động trung ình của doanh nghiệp CNHT. Thứ hai: Số vốn trung ình

của doanh nghiệp CNHT. Thứ ba: Doanh thu trung ình của doanh nghiệp CNHT

Tuy nhi n, hi sử dụng ti u chí này, cần chú ý r ng hông phải quy mô doanh

nghiệp lớn hàm ý sự phát triển cao của lĩnh vực CNHT. Các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có ƣu điểm ri ng và thích hợp với lĩnh vực CNHT [7, tr 43].

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp CNHT: Lĩnh vực CNHT phát triển hi

các doanh nghiệp CNHT hông chỉ tồn tại mà quan trọng hơn phải đáp ứng đƣợc

y u cầu của hách hàng trong công nghiệp chính. Trong đó, yếu tố trình độ công

nghệ giữ vai trò quan trọng. Với trình độ công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp

CNHT hông chỉ đáp ứng đƣợc y u cầu của hách hàng hiện tại mà còn có thể linh

hoạt, sẵn sàng đáp ứng y u cầu hi có sự thay đổi. B n cạnh đó, trong ối cảnh toàn

cầu hóa, trình độ công nghệ sẽ tạo điều iện cho doanh nghiệp CNHT có thể xuất

khẩu đƣợc sản phẩm của mình, phục vụ các doanh nghiệp công nghiệp chính nƣớc

ngoài [7, tr 43].

Quan hệ giữa doanh nghiệp CNHT với hách hàng và nhà cung cấp: Các doanh

nghiệp CNHT cần có mối li n hệ chặt chẽ, hông chỉ với các doanh nghiệp công

nghiệp chính ( hách hàng) mà còn với các doanh nghiệp CNHT lớp dƣới (nhà cung

cấp). Mối li n hệ này càng chặt chẽ thể hiện sự phát triển cao của CNHT vì nó tạo

điều iện cho các hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc. Để đánh giá quan hệ này, có thể

sử dụng một số ti u chí nhƣ: Thứ nhất: Hình thức hợp đồng giữa hách hàng và nhà

cung cấp: Về lý thuyết, quan hệ inh doanh có thể thực hiện thông qua hợp đồng dài

hạn với các điều iện. điều hoản đƣợc xác định ổn định trong hoảng thời gian

tƣơng đối hoặc hợp đồng đặt hàng với các điều iện, điều hoản đƣợc đàm phán và

thống nhất theo từng lần. Hợp đồng dài hạn sẽ đƣợc tạo điều iện cho các doanh

nghiệp có thể đầu tƣ đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng y u cầu mà

hông lo ngại nhiều iến động của thị trƣờng. Thứ hai: Mức độ chủ động trong việc

46

sử dụng các công cụ mar eting: Nếu các doanh nghiệp thụ động, hông sử dụng các

công cụ mar eting mà chỉ ngồi đợi hách hàng, nhà cung cấp tìm đến với mình thì sẽ

hông thể phát triển. Ngƣợc lại, nếu các doanh nghiệp n ng cao tính chủ động thì sẽ

nắm ắt tốt hơn nhu cầu thị trƣờng, đa dạng hách hàng và nhà cung cấp [7, tr 43 - 44].

Tƣơng quan giữa các nhà cung cấp: Tƣơng quan giữa các nguồn cung cấp cũng

là một ti u chí đánh giá mức độ phát triển của lĩnh vực CNHT. Trong hoạt động của

mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng đầu vào từ các nguồn cung cấp hác nhau:

Thứ nhất: Nguồn nội ộ doanh nghiệp là những linh iện mà doanh nghiệp có thể

tự mình sản xuất. Chỉ ti u này cao thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp,

nhƣng nếu quá cao cũng sẽ hàm ý sự thiếu chuy n môn hóa ở mức độ cao của

doanh nghiệp. Thứ hai: Nguồn nhập hẩu ao gồm các đầu vào mà doanh nghiệp

phải nhập hẩu từ nƣớc ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa, rõ ràng mỗi doanh

nghiệp, mỗi quốc gia hông thể tƣ sản xuất mọi loại sản phẩm, mọi linh iện. Tuy

nhi n, nếu tỷ lệ nhậu hẩu cao sẽ thể hiện sự yếu ém của lĩnh vực CNHT. Ngƣợc

lại, các quốc gia cần tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu, nhập hẩu những

đầu vào mình hông có lợi thế và xuất hẩu những đầu vào mình có lợi thế. Thứ ba:

Nguồn cung cấp trong nƣớc ao gồm những đầu vào mà doanh nghiệp mua của

những nhà cung cấp trong nƣớc. Nguồn này có thể đƣợc chia nhỏ thành 2 nguồn

cung cấp từ các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nƣớc. Nếu tỷ lệ đầu

vào mua từ các doanh nghiệp FDI lớn sẽ thể hiện sự phụ thuộc vào FDI của lĩnh

vực CNHT. Chỉ hi nào có sự tác động giữa doanh nghiệp FDI với các doanh

nghiệp trong nƣớc, tiến tới n ng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc,

giảm tỷ trọng mua từ các doanh nghiệp FDI và tăng dần tỷ trọng mua của các

doanh nghiệp trong nƣớc thì lĩnh vực CNHT mới phát triển [7, tr 44 - 45].

2.3.3. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mô hình phát triển tự phát

Tại các nƣớc có quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nhất nhƣ Anh, Pháp,

Đức, Mỹ,… các mối li n ết DN theo chiều ngang và/hoặc theo chiều dọc phát triển

một cách tự nhi n. Theo quá trình chuy n môn hóa, các mạng lƣới cung ứng các sản

phẩm trung gian dần dần hình thành, tạo tiền đề cho những lĩnh vực công nghiệp mà

sau này thuộc phạm vi của CNHT. Quá trình hình thành CNHT diễn ra trong thời

gian dài, theo sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nền inh tế. Thị trƣờng

tự tổ chức và hình thành n n các DN cung ứng sản phẩm công nghiệp trung gian,

n n cũng chính cơ chế thị trƣờng tự điều chỉnh hoạt động của các DNHT.

Tuy nhi n, đối với các quốc gia đang phát triển, không thể chờ đợi thị trƣờng tự

47

hình thành các lớp DNHT theo cơ chế tự phát, bởi lẽ các quốc gia này không có

thời gian chờ đợi trong khi phải chịu tác động mạnh mẽ từ áp lực cạnh tranh toàn

cầu, họ buộc phải tìm cách tham gia ngày càng nhiều hơn và ền vững hơn trong

ph n công lao động quốc tế, tìm cách nâng cao giá trị gia tăng công nghiệp trong

các hoạt động sản xuất và thƣơng mại quốc tế của mình [7, tr 45 - 46].

Mô hình chiến lƣợc éo

Đặc trƣng điển hình của chiến lƣợc éo đó là chính phủ tạo ra các huyến

hích mềm ao gồm các chính sách inh tế vĩ mô, các ƣu đãi nh m ích thích DN

công nghiệp phát triển, đặc iệt là các nhà thầu phụ, các DN nhận các hợp đồng

thu ngoài, hƣớng tới hình thành cộng đồng các DNHT trong nƣớc. Đồng thời,

chính phủ huyến hích các DN sản xuất công nghiệp chủ đạo trong nƣớc tìm iếm

các nhà cung ứng sản phẩm CNHT nội địa, từ đó hình thành một s n chơi lành

mạnh, ình ổn và có tính li n ết cao giữa các DN trong nƣớc.

Mô hình chiến lƣợc éo có ƣu điểm chính là sự thể hiện tác động hông

cƣỡng ức đối với cộng đồng DN và các nhà đầu tƣ, tuy nhi n, để ƣu ti n sử dụng

các công cụ chính sách mềm lôi éo các DN hạ nguồn tới x y dựng chuỗi cung ứng

nội địa, đồng thời lôi éo các DNVVN tham gia các lớp DNHT, đòi hỏi các điều

iện cơ ản sau: Thứ nhất, ản th n nền inh tế đã phải có sẵn một nền công

nghiệp đã phát triển hoặc đã từng phát triển, có trình độ công nghệ, có sự tích tụ vốn

và có inh nghiệm quản lý. Khi đó, các hiệu ứng éo do các chính sách huyến

hích mềm sẽ có sẵn đối tƣợng tác động là các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp

chủ đạo và các DNVVN, để hình thành s n chơi CNHT. Thứ hai, đồng nội tệ phải

đƣợc duy trì ở trạng thái yếu để đảm ảo lợi thế so sánh tƣơng đối về giá cạnh tranh

của các sản phẩm CNHT nội địa so với các sản phẩm nhập hẩu cạnh tranh. Tất

nhi n, hi lợi thế về đồng ản tệ giá rẻ, cũng nhƣ các lợi thế về chi phí sản xuất nội

địa dần mất đi theo thời gian, các DN hạ nguồn sẽ c n nhắc tìm iếm các sản phẩm

CNHT tại các quốc gia hay các thị trƣờng có lợi thế về chi phí thấp. Đến lƣợt mình,

các DNHT cũng có thể xem xét việc chuyển dịch sản xuất sản phẩm CNHT sang

các địa điểm hác có nhiều thuận lợi hơn. Thứ ba, cần có sự phối hợp chính sách

đồng ộ và nhịp nhàng nh m tạo ra các huyến hích có tác dụng xúc tiến phát triển

CNHT, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có sự đồng thuận cao trong nhận thức và

hành động cùng với các chƣơng trình của chính phủ nh m thúc đẩy hông ngừng sự

li n ết giữa các DN lớn với các DNVVN nhƣ hỗ trợ về thông tin, nh n lực, cơ chế

hay thậm chí là phƣơng pháp quản lý. Thứ tư, ản th n các chính sách huyến

hích phát triển CNHT èm theo việc huyến hích sử dụng linh phụ iện nội địa

48

và chính sách duy trì đồng ản tệ yếu phải đảm ảo hông g y những xung đột đáng

ể trong thƣơng mại quốc tế.

Nhƣ vậy có thể thấy các quốc gia đang phát triển hó có thể theo đuổi chiến

lƣợc éo do hởi điểm tụt hậu quá xa về các điều iện công nghệ, vốn, nh n lực và

quản lý. Đối với các nƣớc có đồng tiền yếu nhƣng sức cạnh tranh của các sản phẩm

trong nƣớc lại quá yếu, thì lợi thế có đƣợc từ đồng nội tệ yếu thậm chí còn hông đủ

ù đắp tác động của chi phí cao do năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu, nhập si u và

lạm phát. Một trở ngại nữa ngăn cản việc theo đuổi chiến lƣợc éo chính là sự thiếu

đồng thuận, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các chƣơng trình xúc tiến

CNHT và hiệu lực của các chính sách huyến hích phát triển CNHT. Và cuối

cùng, trong tiến trình hội nhập inh tế quốc tế, có nhiều ràng uộc cản trở một quốc

gia đang phát triển thực thi các chính sách y u cầu DN công nghiệp ti u thụ các sản

phẩm CNHT trong nƣớc mà hông xung đột với tiến trình hội nhập inh tế quốc tế

[7, tr 46].

Mô hình chiến lƣợc đẩy

Đặc trƣng điển hình của các quốc gia phát triển CNHT theo chiến lƣợc đẩy là

việc nhận thức s u sắc về áp lực cạnh tranh gay gắt trong điều iện công nghiệp hóa

hết sức cấp ách, đặc iệt là trong ối cảnh đối thủ cạnh tranh có hoảng cách địa lý

gần, thậm chí rất gần.

Ngƣợc với cách tiếp cận của chiến lƣợc éo sử dụng các chính sách huyến

hích mềm nh m thu hút lôi éo các DN sản xuất công nghiệp đến với nhau trong

các lớp DNHT, chính sách phát triển CNHT theo mô hình đẩy lại ƣu ti n các iện

pháp chính sách ắt uộc, thúc đẩy các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp chính

trong nƣớc uộc phải li n ết với các DNVVN, các nhà cung ứng, nhà thầu phụ

trong nƣớc.

Cốt lõi của chiến lƣợc đẩy chính là các quy định về tỷ lệ nội địa hóa. Với

việc quy định chặt chẽ về tỷ lệ nội địa hóa, gắn với các chƣơng trình quốc gia với lộ

trình cụ thể về số lƣợng, chủng loại các linh phụ iện đƣợc sản xuất nội địa, các quy

định này uộc các DN lớn phải chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm hỗ trợ

cho các DN li n doanh trong nƣớc và các DNVVN nội địa.

Tuy nhi n thực tiễn phát triển CNHT cho thấy, chiến lƣợc phát triển theo mô

hình đẩy với các quy định cứng, chặt chẽ và ắt uộc hông phải lúc nào cũng

thành công, không phải quốc gia nào cũng thành công, và hông phải thành công

với ất ỳ lĩnh vực nào. Đặc iệt, trong điều iện hiện nay, các quốc gia đang phát

triển đồng thời phải tìm cách n ng cao giá trị gia tăng nội địa trong sản xuất công

49

nghiệp, nhƣng cũng phải tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận thƣơng mại quốc tế

song phƣơng và đa phƣơng, các quy định về tỷ lệ nội địa hóa có thể ị thay thế ng

các quy định về tỷ lệ nội hối hóa hay thậm chí là m u thuẫn với các quy định về

mậu dịch tự do. Tất nhi n, thay vì các iện pháp cứng nhắc quy định về tỷ lệ nội địa

hóa và lộ trình sản xuất các sản phẩm CNHT nội địa, các quốc gia muốn theo đuổi

việc phát triển CNHT theo chiến lƣợc đẩy vẫn có thể c n nhắc sử dụng các iện

pháp thƣơng mại li n quan đến đầu tƣ (IRTMs) nhƣ các rào cản ỹ thuật, các ti u

chuẩn quốc gia hay các chính sách gián tiếp hỗ trợ thông qua các chƣơng trình tín

dụng ƣu đãi,… [7, tr 46].

Mô hình chiến lƣợc phối hợp

Đặc trƣng của việc theo đuổi chiến lƣợc phối hợp là các quốc gia áp dụng

nhận thức rõ ràng vị thế và điều iện cạnh tranh của mình để x y dựng cho mình

một chiến lƣợc phát triển CNHT mềm dẻo và linh hoạt hơn. Chiến lƣợc phối hợp

đồng thời tập trung vào hai nỗ lực, vừa tạo dựng các điều iện thị trƣờng nhƣ u

gọi đầu tƣ nƣớc ngoài trong hu vực lắp ráp, chế iến, tạo ra các lợi thế chi phí tối

ƣu cho các DN lớn, thu hút các t n tuổi lớn hiện diện trong nền inh tế nội địa và

thúc đẩy các DN đó tìm iếm các đối tác, nhà cung cấp trong nƣớc; đồng thời x y

dựng các điều iện để phát triển các DN công nghiệp trong nƣớc, đặc iệt là các

DNVVN tham gia vào các lớp DNHT; n cạnh đó thiết lập các hỗ trợ về thông tin,

nguồn nh n lực, pháp lý cho việc hình thành và phát triển các li n ết cũng nhƣ thị

trƣờng linh phụ iện.

Chiến lƣợc phối hợp dễ đƣợc chấp nhận do ết hợp đƣợc các ƣu điểm của

chiến lƣợc éo và chiến lƣợc đẩy, nhƣng thực ra, để có đƣợc một chiến lƣợc phối

hợp tốt, đòi hỏi quá trình hoạch định chiến lƣợc và lộ trình công nghiệp hóa nói

chung cũng nhƣ x y dựng các ngành CNHT nói ri ng phải đƣợc tiến hành một cách

ài ản, có hệ thống. Trong đó, quy hoạch phát triển các ngành, ph n ngành công

nghiệp với các mối li n ết theo chiều ngang (tích hợp đa lĩnh vực) và theo chiều

dọc (chuỗi cung ứng trong chuỗi giá trị) phải đƣợc thiết ế một cách có chủ ý,

đảm ảo điều giải các m u thuẫn lợi ích giữa các đối tƣợng tham gia s n chơi

CNHT, đồng thời các chính sách éo đƣợc ết hợp nhuần nhuyễn với các iện

pháp héo léo hoanh vùng, điều hƣớng vốn FDI vào các hu vực, các lĩnh vực

và các li n ết đã đƣợc quy hoạch, trong đó các iện pháp chính sách vĩ mô, các

chính sách huyến hích chuy n iệt đƣợc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn với

các iện pháp thƣơng mại li n quan đến đầu tƣ (IRTMs) và các thỏa thuận

thƣơng mại quốc tế [7, tr 47 - 48].

50

2.4. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

HỖ TRỢ

2.4.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp

Đây là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT thông qua số

lƣợng doanh nghiệp CNHT tăng lên cũng nhƣ mối quan hệ giữa doanh nghiệp

CNHT với số lƣợng doanh nghiệp công nghiệp lắp ráp. Số lƣợng doanh nghiệp

CNHT cao thể hiện sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này cao, khả

năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chính phát triển.

CNHT phát triển khi tỷ lệ doanh nghiệp CNHT trên số doanh nghiệp lắp ráp ngày

càng gia tăng. Mức độ phát triển của CNHT đƣợc thể hiện ở ba yếu tố cơ bản: số

lao động trung bình, số vốn trung bình, doanh thu trung bình của doanh nghiệp

CNHT [7; 42].

Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí này cần chú ý, không phải quy mô doanh

nghiệp lớn hàm ý sự phát triển cao của CNHT. Các DNNVV cũng có những

ƣu điểm riêng và thích hợp với lĩnh vực CNHT. Đặc thù của ngành CNHT chủ

yếu do các DNNVV tham gia nên việc đánh giá quy mô doanh nghiệp CNHT

chỉ là việc xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp linh phụ kiện cho doanh

nghiệp lắp ráp.

2.4.2. Trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa

Tiêu chí đánh giá sự thay đổi về chất hay chiều sâu của quá trình phát triển

CNHT thông qua việc đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lƣợng sản phẩm đối

với khách hàng. Với hệ thống công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp CNHT đáp

ứng mọi yêu cầu về chất lƣợng, thời gian giao hàng cho khách hàng và còn thể hiện

linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi có sự thay đổi. Đặc

biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, còn giúp cho các doanh

nghiệp CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc

ngoài và tồn tại nhƣ một vệ tinh của TNCs và MNCs.

Phát triển CNHT, đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm

và hệ quả là nhập siêu giảm. Trong xu thế toàn cầu hóa, mỗi doanh nghiệp, quốc

gia không tự mình sản xuất mọi loại sản phẩm, linh kiện song nếu tỷ lệ nhập

khẩu cao, đồng nghĩa với sự yếu kém của lĩnh vực CNHT. Nâng cao tỷ lệ nội địa

hóa, sẽ tăng tính chủ động trong cung cấp nguyên vật liệu, linh phụ kiện và các

51

sản phẩm trung gian cho ngành lắp ráp và cho nền kinh tế. Có ba hình thức của

nội địa hoá: (1) Sản xuất nội bộ của các công ty lắp ráp; (2) Thu mua từ các doanh

nghiệp có vốn FDI tại nƣớc sở tại; (3) Thu mua từ các doanh nghiệp nội địa. Nếu

chỉ tiêu (1) cao thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nhƣng nếu quá cao

cũng sẽ hàm ý sự thiếu chuyên môn hóa ở mức độ cao của doanh nghiệp. Chỉ tiêu

(2) cao lại thể hiện sự phụ thuộc vào FDI của lĩnh vực CNHT, chỉ khi nào có sự

tác động giữa (2) và (3) tiến tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc,

giảm tỷ trọng mua từ doanh nghiệp FDI và tăng dần tỷ trọng mua của các doanh

nghiệp trong nƣớc, thì lĩnh vực CNHT đƣợc coi là phát triển [42].

2.4.3. Sức cạnh tranh của sản phẩm

Thị trƣờng luôn vận động và biến đổi không ngừng làm nảy sinh những nhu

cầu mới cao hơn và tạo ra những thách thức đối với ngành CNHT phải năng động,

sáng tạo, bám sát các diễn biến của quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, xây dựng cơ

cấu sản phẩm tối ƣu thích ứng với sự linh hoạt của sản phẩm trong các ngành công

nghiệp. Hiện nay, thông tin, kiến thức, khối lƣợng nhân viên có kỹ năng, chuyên

môn, nền văn hoá công nghiệp mới là nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh.

Do đó, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của CNHT là xem xét

năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNHT, nghĩa là sản lƣợng, doanh thu, chất

lƣợng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của ngƣời bán, thƣơng hiệu,

quảng cáo, điều kiện mua bán, khả năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn

đối thủ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm hỗ trợ đó trên thị

trƣờng để tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững cho doanh nghiệp sản xuất ra

sản phẩm đó.

Việc nâng cao khả năng cạnh tranh, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ

trong ngành CNHT có tính chất dẫn dắt sự phát triển khu vực hạ nguồn, góp

phần thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn [42].

2.4.4. Sự đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn

Nhƣ phân tích trên, CNHT đƣợc hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của các

ngành công nghiệp chính. Nó bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu đến gia

công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ

phận chi tiết, bao bì, nhãn mác cung cấp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng.

Sự phát triển đến mức độ nhất định khu vực hạ nguồn sẽ tạo thị trƣờng nội địa với

52

quy mô đủ lớn kích thích các ngành CNHT phát triển. Nếu ngành công nghiệp phát

triển chậm hoặc mất cân đối giữa lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp

ráp, công nghiệp chế biến... sẽ kìm hãm sự phát triển của CNHT. Để đánh giá mức

độ, tiềm năng phát triển của CNHT cần xét đến mức độ, khả năng đáp ứng yêu cầu

về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại; đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật của CNHT đối

với ngành công nghiệp chính.

Hiện các hãng Nhật Bản cho r ng, sản phẩm CNHT của Việt Nam chất lƣợng

dƣới mức yêu cầu. Điều đó dẫn tới thực trạng, trong khi phía công ty lắp ráp thiếu

hụt trầm trọng các loại linh kiện và phải bù đắp b ng cách nhập khẩu thì các nhà

sản xuất trong nƣớc lại không dám bỏ vốn đầu tƣ để mua công nghệ sản xuất linh

kiện phụ trợ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì họ sợ không đƣợc đặt hàng một

cách ổn định [42; 93].

2.4.5. Nguồn nhân lực

CNHT là khu vực chuyển giao và tiếp nhận mau lẹ công nghệ mới, đòi hỏi

trình độ ngƣời lao động phải biến đổi theo cho phù hợp; mặt khác, CNHT cũng là

khu vực thúc đẩy ngƣời lao động có tính sáng tạo trong sản xuất, thành thạo nghề

nghiệp, cạnh tranh, chen chân vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. Vì vậy, khi

phân tích sự phát triển toàn diện và bền vững của CNHT, cần phân tích tỷ lệ lao

động trình độ cao trong doanh nghiệp, chỉ số về trình độ đƣợc đào tạo, khả năng

quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật; khả năng sử dụng công nghệ vào

sản xuất sản phẩm hỗ trợ và kỹ năng lao động… Đây là những tiêu chí cơ bản

đánh giá tiềm năng và lợi thế trong phát triển CNHT nh m nâng cao khả năng cạnh

tranh và chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm CNHT [7; 42].

2.5. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ

2.5.1. Nhân tố quốc tế

Xu hƣớng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế: Tự do hóa

thƣơng mại và đầu tƣ, thông qua các diễn đàn quốc tế và khu vực đã làm giảm đáng

kể chi phí giao dịch, gia tăng thƣơng mại và tăng cƣờng cạnh tranh quốc gia và

quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa ngày nay đang tạo ra sự lƣu chuyển theo xu hƣớng

tự do đối với luồng vốn và hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhi n, đối

với từng quốc gia thì sự lƣu chuyển trên phạm vi toàn cầu còn nhiều hạn chế, nhất

là sự lƣu chuyển vốn quốc tế. Vì vậy, mức độ cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn

53

đầu tƣ giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để tăng cƣờng khả năng

cạnh tranh trong thu hút FDI, ngày càng có nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách và

môi trƣờng đầu tƣ để tạo sự hấp dẫn và thông thoáng cho các nhà đầu tƣ.

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thông qua các tiến bộ công nghệ,

sự cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sự giảm thiểu

của các rào cản thƣơng mại và đầu tƣ... đã hiến cho các nền kinh tế phân mảnh

mô hình sản xuất tích hợp theo chiều dọc truyền thống, thay đổi dây chuyền sản

xuất toàn cầu và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các chuỗi cung ứng và chuỗi

giá trị toàn cầu. Toàn cầu hóa cũng hiến cho các dây chuyền sản xuất kết nối

ngày càng phức tạp hơn. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các công ty có cơ

hội tiếp cận với các nguồn lực và năng lực tốt hơn với chi phí rẻ hơn, các rào cản

về khác biệt địa lý hông còn. Khi đó, để tồn tại và phát triển, các công ty phải

tính đến việc chinh phục thị trƣờng lớn hơn để tận dụng lợi thế về quy mô, giảm

chi phí và tăng lợi nhuận khiến cho sự cạnh tranh không còn bó hẹp trong phạm vi

nội địa mà chuyển sang phạm vi toàn cầu [48; 59].

Vai trò của các TNCs, MNCs trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn

cầu: Thƣơng mại quốc tế và đầu tƣ đã tăng l n đều đặn kể từ khi kết thúc chiến

tranh thế giới thứ II. Các tập đoàn đa quốc gia đã trở thành những chi phối cuộc

chơi trong tất cả các lĩnh vực chính. Mạng lƣới sản xuất an đầu đƣợc tích hợp

theo chiều dọc, có nghĩa là, các tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu toàn bộ quá

trình sản xuất thì hiện nay, thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và sáp nhập quốc

tế và mua lại, họ có thể phá vỡ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khai thác các

tài nguy n thi n nhi n, lao động và công nghệ trên toàn thế giới.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên phạm vi và quy mô toàn cầu, các TNCs,

MNCs đã hông ngừng mở rộng mạng lƣới sản xuất hàng hoá của mình, xây dựng

các nhà máy, công ty con trên phạm vi toàn thế giới, phối hợp tối ƣu các yếu tố sản

xuất nhƣ nguồn vốn, công nghệ, lao động, nguyên liệu để tạo thành một hệ thống

sản xuất qui mô quốc tế. Các TNCs, MNCs còn đặc biệt chú trọng đến những nhà

sản xuất ở các nƣớc đang phát triển trong việc cung cấp nguyên liệu thô, nguồn

lao động rẻ để tối đa hoá lợi ích khi tham gia hệ thống chuyên môn hoá sản xuất

toàn quốc tế. Khi một TNCs, MNCs mở rộng hoạt động sang một quốc gia khác,

nó sẽ quyết định thông qua những hoạt động của các chi nhánh để có thể tham gia

vào mạng lƣới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Thông thƣờng những thiết bị sản

xuất đƣợc thiết kế bởi công ty mẹ và chuyển giao cho các chi nhánh ở nƣớc ngoài

triển khai thực hiện [43; 48].

54

2.5.2. Nhân tố trong nước

Thể chế chính sách của Nhà nước: Môi trƣờng kinh tế vĩ mô của một quốc

gia (tốc độ tăng trƣởng, sự ổn định của nền kinh tế, giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá

hối đoái..), tác động rất lớn đến hoạt động của ngành công nghiệp nói chung và

ngành CNHT nói riêng. Nó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp ngành công nghiệp, nhất là doanh nghiệp CNHT. Những biến động

của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.

Các yếu tố từ Chính phủ, hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trƣờng, chất lƣợng

nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng... ngày càng ảnh hƣởng lớn

đến phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp CNHT. Sự ổn định về chính trị,

nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.

Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ

diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để

đƣa ra đƣợc những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân

tích, dự báo sự thay đổi của môi trƣờng trong từng giai đoạn phát triển.

Chính sách phát triển các ngành công nghiệp trung, dài hạn có tác động rất

lớn đến sự hình thành và phát triển CNHT. Chính sách miễn giảm thuế thu nhập,

giảm thuế mua sắm thiết bị, máy móc có tác động khuyến khích các doanh nghiệp

CNHT phát triển, đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quyết

định của các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế đầu tƣ vào CNHT. CNHT

với tƣ cách là lĩnh vực sản xuất trung gian, cung ứng sản phẩm cho các ngành

công nghiệp hạ nguồn, luôn đứng trƣớc áp lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn của các

nhà sản xuất, lắp rắp cuối cùng. Việc ban hành các quy chuẩn phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế của Chính phủ là việc nâng cao năng lực đáp ứng của các doanh

nghiệp thông qua việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hạn chế sản phẩm kém chất lƣợng,

hạn chế nhập khẩu, tăng trách nhiệm của các nhà sản xuất với cộng đồng. Để

CNHT phát triển nhanh, cần có mối liên kết chặt chẽ và thông suốt giữa các

doanh nghiệp tham gia ngành CNHT với các doanh nghiệp lắp ráp, Nhà nƣớc phải

có cơ chế, có cơ quan tham mƣu làm đầu mối trung gian, để liên kết doanh nghiệp

lắp ráp với doanh nghiệp CNHT [69].

Xu hướng liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc

gia: Quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và các ngành sản xuất công nghiệp không thể chỉ

bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần đƣợc thực hiện trong phạm vi khu vực

và toàn cầu. Xu hƣớng liên kết, hợp tác trong sản xuất cũng nhƣ ph n công lao động

quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới. Với nguồn lực to lớn về tài

55

chính, các TNCs MNCs có mạng lƣới sản xuất và phân phối rộng với chiến lƣợc

phát triển thống nhất. Các bộ phận trong mạng lƣới đƣợc chuyên môn hoá hợp lý,

khai thác lợi thế ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực, với những chi nhánh chuyên sản

xuất một số loại chi tiết, bộ phận nhất định cung cấp cho các chi nhánh khác ở phạm

vi khu vực, thậm chí toàn cầu.

Việc hoạch định chiến lƣợc phát triển các ngành CNHT, cần có các

chính sách thu hút FDI và kết hợp hợp lý giữa sản xuất trong nƣớc với các chi

nhánh của các tập đoàn xuyên quốc gia ấy. Các tập đoàn đa quốc gia tùy thuộc vào

lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia để quyết định việc sản xuất CNHT và cung

ứng từ các quốc gia khác nhau cho mạng lƣới sản xuất toàn cầu của họ. Điều này

liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp cung ứng ở các lớp I, lớp II và các

doanh nghiệp ở lớp dƣới trong mạng lƣới. Thị trƣờng toàn cầu của các ngành

CNHT đƣợc mở rộng, cung ứng linh kiện phụ tùng và sản phẩm CNHT trong các

lĩnh vực liên quan do các tập đoàn đa quốc gia kiểm soát. Vai trò của các tập đoàn

đa quốc gia trong đầu tƣ sản xuất các sản phẩm CNHT ở các quốc gia hết sức quan

trọng [68].

Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì

việc phát triển CNHT một cách bài bản, góp phần thúc kinh tế phát triển là vấn

đề tiên quyết đối với các quốc gia. Đây là một xu thế tất yếu của thế giới, bởi

rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nƣớc. Các doanh nghiệp khi

sản xuất các linh kiện, phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của những nhà lắp ráp

nội địa, mà cần chủ động, nắm bắt nhu cầu của các công ty lắp ráp nƣớc ngoài,

tham gia vào MLSX của các công ty đó. Ngày nay, không một doanh nghiệp lớn

mạnh nào trên thế giới thực hiện quy trình sản xuất khép kín theo mô hình tích hợp

chiều dọc, từ sử dụng nguyên vật liệu sơ chế để sản xuất kinh kiện, phụ tùng cho

đến khâu lắp ráp, mà phải thực hiện tại các vệ tinh, chi nhánh khác nhau trong cùng

mạng lƣới hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lƣới. Ví dụ, sản

xuất máy bay Boeing và xe ô tô Ford là những trƣờng hợp điển hình.Từ trên có thể

thấy, tác động của hội nhập quốc tế đối với CNHT của các quốc gia là: mở rộng thị

trƣờng, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trƣờng

đầu tƣ sản xuất, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNHT;

nâng cao trình độ của guồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia thông qua

FDI và chuyển giao công nghệ từ các nƣớc tiên tiến; đa dạng về chủng loại, mẫu

mã, chất lƣợng với giá cạnhtranh…và đƣợc tiếp cận, giao lƣu nhiều hơn với thế

giới bên ngoài [36].

56

Các ngành công nghiệp cơ bản và khu vực hạ nguồn: Khi phát triển CNHT,

các ngành công nghiệp cơ bản của quốc gia cần đƣợc phát triển theo hƣớng bền

vững. Các quốc gia công nghiệp hóa đi trƣớc đánh giá cao điều này. Một quốc

gia, có các ngành công nghiệp cơ bản, có tiềm năng phát triển công nghệ nhƣ

dập, rèn, gia công chính xác, cơ khí chế tạo máy, thiết bị điện tử, cơ điện tử...

sẽ cung ứng đƣợc linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu tại chỗ, đáp ứng đƣợc

yêu cầu sản xuất trong nƣớc, thu hút đầu tƣ của các nhà chế tạo và các quốc

gia công nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy các ngành khác phát triển, đặc biệt là các

ngành CNHT phát triển về quy mô, công nghệ, chất lƣợng sản phẩm, giảm

nhập siêu... phục vụ nhu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.

Khu vực hạ nguồn (gia công, lắp ráp) cũng là một trong những nhân tố ảnh

hƣởng đến phát triển CNHT, tạo “động lực” thúc đẩy phát triển khu vực thƣợng

nguồn (thƣờng đƣợc xem là CNHT) [59]. Khả năng đảm bảo sự tƣơng thích giữa

qui mô của các ngành hỗ trợ và khu vực hạ nguồn phải đủ lớn để tạo ra thị trƣờng

ổn định phát triển có hiệu quả các ngành hỗ trợ. Nếu khu vực hạ nguồn có qui mô

nhỏ, sản xuất những sản phẩm có chủng loại đa dạng và sản lƣợng không lớn thì

khối lƣợng sản xuất của các ngành hỗ trợ cũng sẽ nhỏ, do đó, giá thành chế tạo

sẽ tăng cao. Điều này vấp phải sự từ chối của chính khu vực hạ nguồn trong

nƣớc và khó khăn khi muốn xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ ra nƣớc ngoài. Yêu cầu của

các doanh nghiệp ở khu vực hạ nguồn rất khắt khe (về chủng loại, chất lƣợng, thời

hạn cung ứng các sản phẩm hỗ trợ...), do phải đảm bảo những cam kết với khách

hàng, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu. Việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm

mới ở khu vực hạ nguồn yêu cầu CNHT phải nghiên cứu và chế tạo những vật

liệu, phụ liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp. Từ đó, thúc đẩy CNHT

phát triển và mở rộng sản xuất.

Quy mô thị trường: Thị trƣờng là nơi gặp gỡ của tổng cung và tổng cầu. Nó

gắn liền với sản xuất và lƣu thông, ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trƣờng. Để tham

gia vào thị trƣờng, ngành CNHT đòi hỏi phải có một lƣợng đặt hàng tối thiểu

tƣơng đối lớn; vì vậy, dung lƣợng thị trƣờng lớn đóng vai trò quan trọng đối với

CNHT và là lý do để các nhà sản xuất linh phụ kiện cần đƣợc đảm bảo trƣớc

khi quyết định đầu tƣ. Khi dung lƣợng thị trƣờng còn nhỏ, việc áp dụng

chính sách khuyến khích ƣu đãi trực tiếp cho các doanh nghiệp ngành CNHT khó

thực hiện đƣợc. Trong trƣờng hợp dung lƣợng thị trƣờng trong nƣớc hạn hẹp, nhƣng

lại có thể tìm kiếm đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, thì CNHT vẫn có thể phát triển.

Thực tế, nhu cầu thị trƣờng, đƣợc hình thành khi xuất hiện các doanh nghiệp

57

lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn chuyên sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Khi

các doanh nghiệp này (chủ yếu là các doanh nghiệp nƣớc ngoài) hợp lý hóa hoạt

động kinh doanh thì họ luôn muốn sử dụng các nguồn lực tại chỗ và sẵn có, đây

sẽ là thị trƣờng lớn cho các doanh nghiệp CNHT nội địa. Khả năng liên kết lâu dài

giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV, là yếu tố quan trọng lôi kéo các

DNNVV vào hoạt động trong lĩnh vực CNHT. Nếu liên kết này không đƣợc

đảm bảo lâu dài cũng sẽ hạn chế việc lựa chọn đối tác của các doanh nghiệp

lớn, điều đó gây trở ngại cho phát triển thị trƣởng. Các doanh nghiệp quan tâm

nhất là lợi thế so sánh của chiến lƣợc nội địa hóa và thuê mua ngoài, chủ yếu là lợi

thế về chi phí, công nghệ và quy trình sản xuất. Kinh nghiệm của các quốc gia

công nghiệp hóa nhanh và thành công nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản thì thị trƣờng nội

địa đƣợc tạo ra bởi các tập đoàn kinh tế ngay trong nội địa, đây là thị trƣờng lớn,

nhiều tiềm năng để thu hút đầu tƣ vào CNHT. Một nhà sản xuất linh kiện ô tô đã

nhận định r ng: dù không có chính sách hỗ trợ, chỉ cần dung lƣợng thị trƣờng đủ

lớn, CNHT sẽ phát triển một cách tự nhiên [7].

Về khoa học công nghệ và năng lực nội địa hóa: Kỹ thuật - công nghệ, là nhân

tố ảnh hƣởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ

thƣờng biểu hiện qua các phƣơng pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới,

thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm

ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các

thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao hơn nh m phát triển

sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc áp dụng thành tựu mới của Kỹ thuật -

công nghệ trong các ngành hỗ trợ, ảnh hƣởng có tính chất “dẫn dắt” phát triển sản

xuất công nghiệp, nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới góp phần tạo

ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm.

Quá trình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp

ngành CNHT tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, tăng giá trị gia tăng của

sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc tƣơng tƣơng với

sản phẩm cùng loại của nƣớc ngoài… đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà lắp ráp,

thúc đẩy CNH, HĐH đất nƣớc. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào

sản xuất cũng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những sản phẩm hỗ trợ, cũng

nhƣ sản phẩm cuối cùng của một quốc gia [42].

Sức mạnh tài chính và sức mạnh nhân lực: Nguồn lực tài chính là nhân tố

không thể thiếu khi mở rộng và phát triển bất cứ ngành công nghiệp nào, nhất là đối

với ngành CNHT. Khi tiềm lực tài chính eo hẹp, sẽ hạn chế ngành CNHT phát triển;

58

các doanh nghiệp không đầu tƣ mở rộng sản xuất hay đào tạo nguồn nhân lực... Các

yếu tố này rất cần thiết cho phát triển CNHT. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tƣ vào

CNHT đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tƣ dài, độ rủi ro trong quá trình đầu tƣ cao, bất

lợi hơn so với đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp, khiến các nhà đầu tƣ còn e ngại đầu

tƣ sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát

triển CNHT và chính sách huy động các nguồn lực tài chính, giải quyết các mối

quan hệ giữa CNHT và các ngành sản xuất công nghiệp cũng nhƣ mối quan hệ liên

kết trong ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy ngành

CNHT phát triển hiệu quả và bền vững. Với đặc thù của ngành CNHT thì số lƣợng,

trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng sáng tạo... của nguồn nhân lực tác động mạnh

đến phát triển CNHT. Quan điểm của doanh nghiệp, nguồn nhân lực còn quan trọng

hơn nhiều so với máy móc. Kỹ sƣ quản lý dây chuyền sản xuất, phải là những

ngƣời có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy,

chứ không chỉ có một kỹ năng cụ thể. Những kỹ sƣ khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, là

những ngƣời có thể thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu đạt

đến độ hoàn hảo và có thể cảm nhận sự khác biệt đến từng milimet đối với sản phẩm.

Nhiều nƣớc trên thế giới đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nƣớc

và thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các nƣớc khác. Tại Mỹ, để phát triển

nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, Mỹ rất coi trọng môi trƣờng sáng tạo, khuyến

khích phát triển, bồi dƣỡng và thu hút nhân tài [7].

Hệ thống thông tin: Thông tin có những ảnh hƣởng nhất định đến phát triển

CNHT. Khi có một hệ thống thống kê công nghiệp tốt, một cơ sở dữ liệu đầy đủ,

cơ chế công bố và chia sẻ thông tin hiệu quả sẽ giúp cho các ngành CNHT phát

huy đƣợc tác dụng. Thông tin giúp doanh nghiệp hỗ trợ biết các nhà lắp ráp đang

có nhu cầu gì, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm nhƣ thế nào và các doanh nghiệp lắp

ráp biết đƣợc doanh nghiệp cung cấp có thể hợp tác ở đâu. Giúp cho các doanh

nghiệp ngành CNHT, nắm đƣợc tổng quan tình hình phát triển của CNHT, các

chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ, định hƣớng phát triển của Chính phủ; các

thông tin về doanh nghiệp CNHT đang hoạt động. Qua thông tin, thể hiện sự

công khai, minh bạch từ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, các hoạt

động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại trong và ngoài nƣớc. Việc tìm kiếm các nhà

cung cấp có năng lực, sẽ khó khăn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc của các doanh

nghiệp. Khả năng tiếp cận thông tin và sự sẵn sàng, đầy đủ của các nguồn

thông tin chính thống là một trong những nhân tố không thể thiếu khi phát triển

CNHT [7].

59

Tiêu chuẩn chất lượng: Trong xu thế toàn cầu, các doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lƣợng; đƣa chất lƣợng sản

phẩm vào nội dung quản lý. Sản phẩm CNHT có vai trò quan trọng trong chất

lƣợng của mỗi sản phẩm, nó quyết định giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh

tranh cho doanh nghiệp. Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm giữa

nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp ráp cũng là một nhân tố ảnh

hƣởng tới sự phát triển của CNHT. Các doanh nghiệp lắp ráp thƣờng yêu cầu

khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm đối với nhà cung cấp nội địa. Chỉ

khi sản phẩm đạt đƣợc tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng lƣới sản xuất

và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, thúc đẩy phát triển

mạnh CNHT.

2.6. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

NÓI CHUNG VÀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG

2.6.1. Quan hệ giữa các ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ

Quan hệ giữa các ngành công nghiệp hỗ trợ với các ngành công nghiệp là

phƣơng thức để phát triển CNHT giầy da, dệt may và điện tử. Mối liên kết chặt chẽ

giữa các ngành công nghiệp với CNHT tạo đƣợc sức mạnh đủ lớn cho các DNNVV

tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị chung. Vì vậy, mối liên kết chặt chẽ giữa các

doanh nghiệp CNHT với các doanh nghiệp ngành công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho

các hiệu ứng lan tỏa trong ph n công lao động, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau.

Trong phân công lao động

CNHT ra đời và phát triển là do mối quan hệ và yêu cầu của phân công lao

động xã hội: Trên bình diện phân công lao động quốc tế, đó là mối quan hệ giữa

nƣớc phát triển sản phẩm chính, sản phẩm mũi nhọn công nghệ cao với nƣớc

phát triển sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm chính có công nghệ cao và hiện đại, mang

tính chuyên môn hóa cao. Phân công lao động quốc tế nh m khai thác lợi thế tƣơng

đối và lợi thế tuyệt đối của các quốc gia trong quy trình sản xuất sản phẩm hoàn

chỉnh. Về mặt quan hệ sản xuất, thì đó là mối quan hệ giữa ngƣời có vốn đầu tƣ và

ngƣời cần vốn đầu tƣ. Ngƣời có vốn đầu tƣ cần đầu tƣ vào nơi có lợi nhuận và

hiệu quả kinh tế cao nhất, môi trƣờng đầu tƣ tốt, có cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

Do đó, mối liên hệ giữa công nghiệp chính và CNHT là mối quan hệ giữa

ngƣời có vốn đầu tƣ và ngƣời cần vốn đầu tƣ; nếu quan hệ này đƣợc thực hiện

thì cả hai bên cùng có lợi, yếu tố thúc đẩy mối quan hệ này phát triển chính là lợi

60

ích kinh tế. Về lực lƣợng sản xuất, về mặt kỹ thuật đó là mối liên hệ giữa chi tiết

chính và chi tiết phụ của sản phẩm; theo phân công lao động quốc tế thì chi tiết sản

phẩm chính thƣờng n m ở nhà đầu tƣ, sản phẩm chi tiết thuộc về nơi nhận đầu tƣ,

muốn thu hút đầu tƣ thì nƣớc nhận đầu tƣ phải phát triển sản phẩm chi tiết và sản

phẩm hỗ trợ [2, 42].

Trên bình diện quốc gia, quá trình phân công lao động xã hội và phân công

lao động trong nội bộ ngành hình thành ngành công nghiệp, đến giai đoạn

xã hội hóa sản xuất cao thì phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp

tự nó tách thành các cụm, các nhóm doanh nghiệp đảm nhiệm một hoặc một

số công đoạn sản xuất có tính trung gian và sản xuất ra các bán thành phẩm

có tính tự chủ, độc lập tƣơng đối về mặt tài chính, tạo ra thị trƣờng, thế và

lực, đòi hỏi lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển nhất là khi sản xuất đã đạt

đến trình độ tích tụ cao, hình thành công ty mẹ - con vừa là quan hệ kỹ thuật,

công nghệ vừa là quan hệ thị trƣờng cho nhau dƣới ba dạng: thị trƣờng ruột, thị

trƣờng hợp đồng có kỳ hạn và thị trƣờng tự do. Qua phân tích thấy, phân công

lao động, chuyên môn hóa sản xuất đƣợc thể hiện trong mối liên hệ chặt chẽ của

quá trình sản xuất sản phẩm chính thuộc ngành công nghiệp chính và sản phẩm

linh phụ kiện trung gian thuộc ngành CNHT. Mối quan hệ giữa bộ phận, sản

phẩm chính với những bộ phận chi tiết sản phẩm hỗ trợ là mối liên hệ tất

yếu, bền vững, lặp đi lặp lại tạo động lực và quyết định tính hiệu quả trong

quá trình sản xuất.

CNHT là một khâu quan trọng trong hệ thống phân công lao động của doanh

nghiệp được tách rời ra. Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất lớn trên thế giới, nhất

là các tập đoàn đa quốc gia đã thay đổi chiến lƣợc quản lý sản xuất. Theo đó, họ chỉ

nắm giữ các hoạt động chính, nhƣ nghi n cứu và phát triển, lắp ráp tại chỗ hay xúc

tiến thƣơng mại; phần gia công cung cấp cục bộ, các công đoạn sản xuất - công

việc trƣớc đ y n m trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, đƣợc giao cho các công

ty vệ tinh. Việc phân chia này sẽ làm tăng hả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm

của họ; thay vì sản xuất tất cả các bộ phận chi tiết, các công đoạn, sản phẩm sẽ

đƣợc chuyên môn hoá thành từng phần và mỗi ngành, đơn vị chịu trách nhiệm một

phần của sản phẩm hoặc một phần công đoạn sản xuất ra sản phẩm đó [2, 42].

Phân tích chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp có thể

chia thành a giai đoạn chính: thƣợng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển

khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn gồm tiếp thị, xây

dựng mạng lƣới lƣu thông, hai thác và tiếp cận thị trƣờng; hạ nguồn gồm công

61

đoạn lắp ráp, gia công (Hình 2.8). Rất ít doanh nghiệp bao trọn cấu trúc của một

ngành công nghiệp, vì các h u đều đƣợc phân công theo các mối quan hệ kinh tế

gắn kết với nhau. Doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn, Khoa học công nghệ, nguồn

nhân lực trình độ cao thƣờng có xu hƣớng di chuyển l n phía thƣợng nguồn của

chuỗi giá trị [59]. Các doanh nghiệp không có lợi thế b ng sẽ tham gia vào phần hạ

nguồn của chuỗi giá trị b ng những “li n ết phía sau”.

Hình 2.8: Chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp

A: Nghiên cứu, triển khai B: Thiết kế

C: Sản xuất bộ phận, linh kiện D: Lắp ráp

E: Khai thác thị trƣờng, tiếp thị F: Chiến lƣợc thƣơng hiệu

Trong chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, sự tách rời một bộ phận sản

xuất của ngành công nghiệp thành CNHT tạo điều kiện để ngành này phục vụ

đƣợc nhiều loại doanh nghiệp khác nhau; giúp các doanh nghiệp không phải thực

hiện mọi khâu trong quá trình sản xuất; các nhà lắp ráp hay sản xuất sản phẩm

cuối cùng không phải lo nhập khẩu hoặc sản xuất các yếu tố hỗ trợ cấu thành sản

phẩm chính mà họ có thể mua ngay trong nƣớc. Phát triển và hoàn thiện của

CNHT đòi hỏi các doanh nghiệp này phải phù hợp với yêu cầu về chất lƣợng, kỹ

thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế mà các công ty mẹ đại diện thì nó mới có thể

tồn tại nhƣ một vệ tinh của TNCs.

Trong mối quan hệ phụ thuộc

CNHT phụ thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp chính: Khi

ngành công chính phát triển, đồng nghĩa với việc ngành CNHT đã mở rộng và

Giá trị gia tăng

Chuỗi giá trị A B C D E F

Nguồn: Trần Văn Thọ, 2005

62

phát triển theo chiều sâu, cung cấp đầy đủ các linh kiện, phụ tùng và tạo cấu

trúc nền tảng bền vững cho các ngành công nghiệp chính, cân đối và không phụ

thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Ở

một số nƣớc công nghiệp phát triển, CNHT thƣờng phát triển trƣớc, làm cơ sở để

ngành công nghiệp chính nhƣ: ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn

thông... phát triển. Cũng có quốc gia, hệ thống CNHT và công nghiệp chính phát

triển song song. CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính

phát triển và ngƣợc lại ngành công nghiệp chính phát triển, sẽ kích thích ngành

CNHT tăng tốc theo. Nghiên cứu của GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật

Bản, mỗi ngành công nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính: thƣợng nguồn

(up-stream), trung nguồn (mid-stream), hạ nguồn (down-stream), trong đó khu

vực thƣợng nguồn chính là công đoạn của các ngành CNHT [59], nghĩa là

CNHT dù quan trọng đến đâu thì cũng chỉ n m hàng thứ hai trong ba công đoạn

sản xuất sản phẩm chính, nó ra đời để phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm

chính nên sự phát triển của nó phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính. CNHT

đƣợc gọi là một ngành công nghiệp nhƣng không phân loại nhƣ các ngành

công nghiệp điện tử, dệt may... mà là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có tính

độc lập, quá trình phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp

chính. Sự liên kết chặt chẽ và gắn liền về mặt kinh tế, kỹ thuật với hoạt động của

các doanh nghiệp lắp ráp thuộc ngành công nghiệp chính, sự phát triển của ngành

công nghiệp chính sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng, tạo nhu cầu và định hƣớng

cho CNHT phát triển [2, 42].

Ngành công nghiệp chính thúc đẩy sự phát triển của CNHT: CNHT

có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính; gồm hệ thống các

công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào phục vụ lắp

ráp đồng bộ các sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển của CNHT hoàn thiện

với công nghệ kỹ thuật cao đạt chuẩn quốc tế đảm bảo cho doanh

nghiệp trong các ngành công nghiệp dễ dàng cung cấp sản phẩm hỗ trợ có tính

tƣơng đồng cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc

ngoài; đồng thời, phát triển CNHT bảo đảm doanh nghiệp trong các

ngành công nghiệp phát triển nhanh sản phẩm mới, mở rộng sản xuất và tăng

sản lƣợng. Thực tế, trong nhiều trƣờng hợp CNHT quyết định sự tồn tại và

phát triển, mở rộng hay thu hẹp của các ngành công nghiệp chính. Điều này

sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, khả năng sản xuất, doanh số

63

của các nhà lắp ráp trong các ngành công nghiệp chính. Đây là thực tế khó

tránh khỏi, Hộp 2.1 cho ta thấy một trƣờng hợp nhƣ vậy.

Hộp 2.1: Ngành chế tạo ôtô: sau động đất, sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản

Ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Nhật, theo đánh giá của các chuyên gia,

mức bị ảnh hƣởng không quá nặng nề nhƣ ngƣời ta lo ngại từ ngày đầu tiên sau

động đất; nhiều nhà máy sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật phải đóng cửa, tiếp đó

là những hãng ôtô quốc tế nhƣ General Motors, Renault, Volvo bắt buộc phải cắt

giảm số lƣợng sản xuất vì không đủ phụ tùng (do nguồn phụ tùng cung cấp cho họ

chủ yếu đến từ Nhật). Hãng chế tạo ôtô hàng đầu thế giới Toyota phải chịu ảnh

hƣởng nặng nề nhất. Trong khi nhà máy sản xuất của các công ty ôtô khác của Nhật

lại n m chủ yếu tại khu vực miền Nam, không bị ảnh hƣởng bởi động đất và sóng

thần. Cho dù Toyota đã phục hồi lại một phần sản xuất, nhƣng theo đánh giá của

giới chuyên gia, hãng này trong thời gian tới sẽ đánh mất vị trí số 1 trên thị trƣờng

sản xuất ôtô thế giới. Theo kịch bản bi quan nhất, phải mất 3 tháng mới có thể

khôi phục lại đầy đủ năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản -

đồng nghĩa với số lƣợng ôtô chế tạo sụt giảm khoảng 2,5 triệu chiếc, với tổn thất

chung trong lĩnh vực này gần 25 tỉ USD. Trong lĩnh vực chế tạo máy hạng nặng,

chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ thảm họa thiên nhiên tại Nhật lại là Tập đoàn

Boeing của Mỹ. Các nhà thầu Nhật Bản hiện đang cung cấp gần 35% phụ tùng cho

một trong những dự án lớn nhất của tập đoàn này là chiếc Dreamliner 787, vốn đã bị

chậm trễ tới 3 năm theo kế hoạch ngay từ trƣớc khi có thảm họa trên.

Nguồn: JICA [98]

Trong mối quan hệ phát triển

CNHT ra đời phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, CNHT chỉ

phát triển khi ngành công nghiệp chính phát triển. Bởi trong quá trình sản xuất

sản phẩm hoàn chỉnh, ngành công nghiệp chính luôn đặt ra những yêu cầu tiêu

chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chỉ số kỹ thuật, trình độ công nghệ, nhu cầu thị trƣờng...

định hƣớng và thúc đẩy CNHT phát triển phục vụ ngày càng tốt hơn quá trình

lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Thúc đẩy CNHT phát triển, nghĩa là xây dựng năng

lực sản xuất và khả năng tham gia phân công lao động quốc tế của nền công

nghiệp quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hay để phát triển CNHT

mỗi ngành công nghiệp các quốc gia nên đặt mình vào sân chơi chung, trở thành

một mắt xích trong mạng lƣới sản xuất (MLSX) toàn cầu. MLSX sẽ trở thành

64

“mạng lƣới sản xuất quốc tế” khi sự phân bổ và điều phối các hoạt động sản xuất

của tập đoàn vƣợt ra khỏi phạm vi một quốc gia. MLSX ngày càng có nhiều liên

kết không sở hữu, trong đó có các công ty độc lập: các công ty con của tập đoàn,

các nhà cung ứng, nhà sản xuất, kể cả các nhà bán lẻ... Họ liên kết với nhau thông

qua các mối quan hệ đa dạng nhƣ hoạt động thầu phụ, cấp phép đăng ký sản

xuất, hợp đồng marketing, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chia sẻ các sản phẩm. Một

công ty có thể tham gia nhiều mạng lƣới [87, Tr 8-12]. Điều này sẽ giúp nền công

nghiệp trƣởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đặt hàng của nƣớc ngoài

thành một đối tác không thể thay thế trong MLSX toàn cầu. Nó cũng giải quyết vấn

đề phụ thuộc giữa quốc gia kém phát triển với quốc gia phát triển. Sự phụ thuộc

này không còn ở quan hệ một chiều, mà trở thành quan hệ hợp tác hai chiều bình

đẳng, bởi lẽ chính các nhà sản xuất lắp ráp cũng sẽ phụ thuộc vào quốc gia đang

sản xuất tích hợp cho họ. Trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp cần xây

dựng và hình thành nên các khu, cụm công nghiệp tạo môi trƣờng và dẫn dắt CNHT

phát triển. Sự lớn mạnh của cụm công nghiệp thƣờng kéo theo sự gia tăng và phát

triển bền vững của các doanh nghiệp trong CNHT. Điều này sẽ tạo ra điều kiện lý

tƣởng cho sự phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh, hình thành ngành CNHT trong

khu vực và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, việc phát triển CNHT ở mức độ nào đó sẽ phụ

thuộc rất lớn vào chiến lƣợc phát triển công nghiệp của quốc gia đang ở giai đoạn

nào, mức độ nào và n m ở đâu trong MLSX toàn cầu [2, 42].

2.6.2. Vai trò có tính hai mặt của phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển CNHT đem lại những thành tựu lớn cho nền kinh tế nói chung và

nền công nghiệp nói riêng. Vai trò tích cực của phát triển CNHT đƣợc thể hiện

ở các khía cạnh sau:

Phát triển CNHT là cơ sở quan trọng thực hiện hiệu quả quá trình xây dựng và

phát triển nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm của ngành công nghiệp chính muốn

phát triển cần dựa vào sự phát triển của ngành CNHT và CNHT sẽ là thúc đẩy

nền kinh tế hoạt động lành mạnh, tăng khả năng cạnh tranh, hƣớng đến xây dựng

và phát triển kinh tế thị trƣờng. Khi CNHT không phát triển, các ngành công

nghiệp chính sẽ kém phát triển, phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. Các ngành

công nghiệp lắp ráp nội địa chỉ đóng vai trò gia công, lắp ráp đơn thuần, với chi

phí cao, giá trị gia tăng thấp và giảm khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế

quốc tế. Do đó, CNHT phải đƣợc ƣu tiên phát triển trƣớc, tạo cơ sở, động lực cho

ngành công nghiệp chính phát triển. Những lợi thế tĩnh (giá nhân công rẻ, tài

nguyên sẵn có, vị trí địa lý thuận lợi...) sẽ dần không còn phù hợp, nhất là dƣới tác

65

động của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Vì vậy, cần phải tạo đƣợc

lợi thế động (công nghệ, năng lực quản lý, khả năng khai thác thị trƣờng, sáng tạo

và CNHT...) tham gia chủ động, tích cực vào hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể

thâm nhập vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu [2, 42].

Phát triển CNHT góp phần hình thành cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng hợp

lý, hiện đại. Các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn cơ cấu nền kinh tế “hai tầng”,

tầng trên là các tập đoàn kinh tế lớn đảm nhiệm việc nghiên cứu, phát minh các sản

phẩm mới; tầng dƣới là hệ thống các DNNVV đóng vai trò là khu chế tạo, gia

công cho toàn nền kinh tế. Nhiều quốc gia, số lƣợng DNNVV chiếm tỷ trọng khá

lớn. Ƣu thế quan trọng của DNNVV là việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất

kinh doanh và phát triển DNNVV còn là một biện pháp hữu hiệu đối phó với khủng

hoảng kinh tế, đối trọng để cân b ng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động

mạnh trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khuyến khích DNNVV phát triển là một

biện pháp tối ƣu nh m tận dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc cho

phát triển kinh tế. Phát triển DNNVV sẽ thúc đẩy CNHT phát triển và phát triển

CNHT cũng góp phần thúc đẩy DNNVV phát triển, đây là mối quan hệ gắn bó chặt

chẽ, tạo nền tảng phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và tỷ trọng lao động công nghệ cao trong nền kinh tế

quốc dân [2, 42].

Phát triển CNHT góp phần hạn chế nhập siêu, đảm bảo tính chủ động cho

nền kinh tế. Việc phát triển CNHT sẽ giải quyết căn bản tình trạng nhập siêu, giảm

sự phụ thuộc vào các nƣớc, đảm bảo cân b ng cán cân xuất nhập khẩu, bởi nó giúp

các ngành sản xuất chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không

phải nhập khẩu nguyên liệu và các linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp, chủ

động lựa chọn đƣợc nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng

năng lực cạnh tranh. Mặt khác, việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng

ngay trong nội địa, làm cho nền kinh tế chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào

nƣớc ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Phát triển CNHT góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp

và của cả nền kinh tế. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là

yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, của cả quốc gia. Thực

tế khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất

lƣợng và thời gian; trong đó, chi phí là nhân tố hàng đầu. Đối với sản phẩm công

nghiệp, chi phí về nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện, phụ tùng là lớn nhất. Theo

chuyên gia kinh tế UNIDO, Junichi Mori đối với sản phẩm điện tử chi phí của linh

66

kiện chiếm khoảng 70%, chi chí chế tạo 18%, chi phí hậu cần 2 % và chi phí lao

động khoảng 10% (Hình 2.9). Vì vậy, cắt giảm chi phí lao động không có ý nghĩa

nhiều so với việc cắt giảm chi phí linh phụ kiện trong sản xuất, ngay khi những

sản phẩm này đƣợc nhập khẩu giá rẻ từ nƣớc ngoài thì chi phí vận chuyển, bảo

hiểm, lƣu kho cũng làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.[2, 42,101]

Hình 2.9: Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động

Chi phí Logistics 2%

Chi phí lắp ráp 18%

Chi phí lao động 10%

Chi phí linh kiện 70%

Nguồn: Mori, J. (2005) [101]

Khả năng cung cấp linh kiện phụ tùng có tính chất quyết định đến thành quả

kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp

nói chung. CNHT phát triển hợp lý, cân đối sẽ tạo ra các sản phẩm đặc thù của

quốc gia, có sức canh tranh hơn các sản phẩm đƣợc lắp ráp bởi các linh kiện và

nguồn cung ứng toàn cầu. Tuy phát triển CNHT không phải là nhân tố trực tiếp mà

là gián tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chính,

song thông qua vai trò hỗ trợ và tỷ lệ của nó trong sản xuất sản phẩm công nghiệp,

vấn đề cốt lõi của việc nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm công nghiệp chính

là việc có một hệ thống CNHT phát triển hoàn chỉnh.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đẩy

nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở các nƣớc, phát triển

CNHT luôn đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển trƣớc, làm cơ sở cho các ngành công

nghiệp chính phát triển và là con đƣờng ngắn nhất giúp các nƣớc này trở thành

nƣớc công nghiệp phát triển. Đối với các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng,

tập trung vào sản xuất sản phẩm chính, không phải lo các yếu tố đầu vào, vì

CNHT phát triển sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm hỗ trợ luôn sẵn sàng đáp ứng

mọi yêu cầu của các nhà lắp ráp. Mặt khác, CNH, HĐH là quá trình cải tiến lao

động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. CNHT

đòi hỏi phải có trình độ công nghệ, lao động chuyên môn hóa cao, nghĩa là quá

trình đó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, lao động đƣợc phân bổ vào các

ngành, vùng khác nhau. Sự chuyển dịch lao động từ các ngành có năng suất lao

động thấp sang các ngành có năng suất cao, từ lao động trình độ giản đơn sang

lao động phức tạp đƣợc đào tạo trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn, quá trình sản

xuất các sản phẩm hỗ trợ. Đây đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng,

67

phản ánh thực chất nhất mức chuyển biến của ngành kinh tế [2, 42].

Phát triển CNHT thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và gắn phân công lao động

quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Tạo ra các hình thức phân công

lao động xã hội và tổ chức lao động hợp lý; thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản

xuất của doanh nghiệp, tập trung thực hiện những công việc cùng loại nhất định. Đó

là việc chế tạo những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau; thực hiện một số giai

đoạn công nghệ của quá trình sản xuất sản phẩm; hoàn chỉnh hoặc tập trung chế tạo

một số bộ phận, chi tiết của sản phẩm hoàn chỉnh… với năng suất lao động cao. Đặc

trƣng ngành CNHT, luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh và có mối

liên hệ chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật với các hãng lớn. Khi các mối liên hệ trở nên

thƣờng xuyên, ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Thông qua mối

liên kết này, các doanh nghiệp của nƣớc nhận đầu tƣ sẽ dễ dàng thâm nhập vào hệ

thống phân công lao động của TNCs và MNCs. Đây là một trong những con đƣờng

chủ yếu để TNCs và MNCs cắm nhánh, khai thác thị trƣờng thế giới thông qua việc

đƣa các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt động của mình để hình thành các chi

nhánh cấp 2, cấp 3... Theo đà phát triển về năng lực sản xuất và trình độ công nghệ,

các doanh nghiệp hỗ trợ này không chỉ cung cấp sản phẩm cho các xí nghiệp sản

xuất ở trên địa bàn quốc gia, mà còn cung cấp cho mạng lƣới các xí nghiệp chi

nhánh của TNCs cắm ở hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhiều nƣớc đang phát triển luôn tận dụng tối đa

các lợi thế so sánh nh m tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và

hệ thống thƣơng mại toàn cầu, tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu. Thông qua đó,

các sản phẩm của ngành CNHT vừa đƣợc xuất khẩu gián tiếp thông qua các sản phẩm

công nghiệp chính của một nƣớc, vừa đƣợc xuất khẩu trực tiếp nhƣ là các nguy n liệu

đầu vào sang những nƣớc có ngành công nghiệp lắp ráp tƣơng đối phát triển. Đ y cũng

là con đƣờng làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển và chủ động hơn trong tiến trình

hội nhập vào thị trƣờng khu vực và toàn cầu [2, 42, 43, 48].

Phát triển CNHT giúp tiếp thu chuyển giao công nghệ và là con đường nhanh

nhất biến ngoại lực thành nội lực. CNHT phát triển trƣớc sẽ tạo nguồn đầu vào,

hỗ trợ quá trình sản xuất, tạo tiền đề thu hút FDI và FDI chính là một kênh chuyển

giao khoa học công nghệ hữu hiệu; là một trong những phƣơng thức để kéo

dài vòng đời công nghệ, thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa nƣớc chuyển giao và

tiếp nhận chuyển giao. Phƣơng thức tiếp nhận khoa học công nghệ thông qua

FDI sẽ có lợi hơn các phƣơng thức khác, vì ngoài việc chuyển giao các máy móc,

thiết bị, phần cứng, còn kèm theo chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn sử dụng, nắm

68

bắt và quản lý công nghệ, đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và kiểu dáng công

nghiệp. Chi phí thấp hơn nhiều so với nghiên cứu, phát minh... hay mua trực tiếp

công nghệ. Sự phát triển của CNHT cũng là nhân tố đƣa nền công nghiệp nói

riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung tham gia vào quá trình phân công lao động,

hợp tác quốc tế. Sản xuất ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại, kiểu dáng

và mẫu mã; thông qua đó, trình độ khoa học công nghệ đƣợc nâng cao, tạo ra

những điều kiện mới để thu hút FDI và tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ mới,

hiện đại hơn. Phát triển CNHT làm gia tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI, các

quốc gia tận dụng đƣợc nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, những tiến bộ khoa

học kỹ thuậ t của các chủ thể kinh tế thế giới, phục vụ công cuộc phát triển

đất nƣớc. Nhƣ vậy, CNHT là cầu nối vững chắc giữa nội lực và ngoại lực. Phát

triển CNHT là con đƣờng ngắn nhất, nhanh nhất để tranh thủ, tận dụng và sử dụng

có hiệu quả nguồn ngoại lực phát huy nội lực, phát triển kinh tế đất nƣớc theo

hƣớng bền vững, tích cực và chủ động trong hội nhập kinh tế khu vực cũng nhƣ thế

giới [42, 97].

Phát triển CNHT nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. CNHT có vai trò quan

trọng trong thu hút dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi CNHT đáp ứng đầy đủ điều

kiện, trở thành “vệ tinh” cho các tập đoàn kinh tế chắc chắn sẽ thu hút đƣợc mức

đầu tƣ lớn trong thời gian dài. Với mục tiêu đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, các

nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tính đến rất nhiều yếu tố tạo nên một môi trƣờng đầu tƣ

thuận lợi, trong đó CNHT là yếu tố mang tính thuyết phục để các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài xem xét, nghiên cứu khi đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình. Để giảm giá

thành, tăng sức cạnh tranh cao, các TNCs thƣờng tăng cƣờng đầu tƣ vào những

nƣớc có hệ thống CNHT phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh. Khi nguồn vốn đƣợc đầu

tƣ vào những ngành công nghiệp có CNHT phát triển sẽ thúc đẩy CNHT ngành

đó và bản thân ngành đó phát triển. CNHT là cầu nối, vật truyền dẫn để TNCs,

MNCs xâm nhập, thích ứng nhanh với thị trƣờng nội địa. CNHT phát triển, tạo ra

hệ thống hỗ trợ vững chắc, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI. Khi các MNCs

lựa chọn vị trí để đầu tƣ FDI, không chỉ xem xét lợi thế của chi phí lao động, còn

tính tới những yếu tố đầu vào khác, đặc biệt là linh phụ kiện, nguyên vật liệu sản

xuất - sản phẩm của CNHT. Tuy nhiên, không phải CNHT phát triển đồng bộ rồi

mới có FDI. Nhiều trƣờng hợp FDI đi trƣớc và kéo các công ty khác đầu tƣ phát

triển CNHT. Nếu CNHT nội địa không cung ứng đủ linh, phụ kiện cần thiết cho

nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, làm các

nhà đầu tƣ gặp khó khăn, tăng chi phí sản xuất và sự rủi ro về tiến độ, thời gian

69

nhận hàng nhập khẩu [42, 48].

Phát triển CNHT đảm bảo cung ứng các linh phụ kiện phục vụ hoàn chỉnh

sản phẩm của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Việc tạo ra sản phẩm

với chất lƣợng cao phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và đạt đƣợc lợi nhuận tối đa

sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Phát triển CNHT tạo sự hoàn thiện, đổi mới cơ cấu sản

phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, theo các cách khác nhau,

nhƣ: thu hẹp danh mục sản phẩm b ng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, kém

sức cạnh tranh; giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhƣng cải tiến về

hình thức, nội dung; tạo những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và xu

hƣớng phát triển của khoa học, công nghệ; chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ

cấu sản phẩm của doanh nghiệp... Phát triển CNHT, đảm bảo cung ứng các linh

phụ kiện có cùng giá trị sử dụng nhƣng tăng thêm một số đặc tính khác để thoả

mãn yêu cầu, gia tăng cơ hội lựa chọn cho các doanh nghiệp trong ngành công

nghiệp. Mặt khác, thị trƣờng luôn vận động, biến đổi làm nảy sinh những nhu

cầu mới cao hơn, phong phú hơn và tạo ra những thách thức đối với ngành CNHT

phải năng động sáng tạo, bám sát diễn biến của quan hệ cung cầu trên thị trƣờng,

xây dựng cơ cấu sản phẩm tối ƣu thích ứng với sự linh hoạt của sản phẩm trong

các ngành công nghiệp.

Phát triển CNHT đảm bảo cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

hoạt động hiệu quả, hoàn thành được kế hoạch sản xuất. Phát triển CNHT,

hình thành sự phân công lao động, liên kết, hợp tác, tiếp cận công nghệ, thiết bị

hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất,.. sẽ giúp các doanh nghiệp CNHT nâng cao

chất lƣợng sản phẩm, giảm lƣợng hàng lỗi, nâng cao dịch vụ nh m cung cấp

sản phẩm chất lƣợng đúng thời gian, hợp đồng hoặc kế hoạch sản xuất sản phẩm

chính; mở rộng thị trƣờng, thu hút đầu ra cho các cơ sở sản xuất hỗ trợ cấp dƣới

theo hợp đồng hoặc theo kế hoạch sản xuất sản phẩm chính. Đảm bảo cung ứng

đầy đủ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, giúp cho các ngành công nghiệp hoàn

thành đƣợc mục tiêu, kế hoạch sản xuất đã đề ra. Khi các mối liên hệ thƣờng

xuyên và ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Việc các DNNVV

“chen chân” vào chuỗi giá trị của các hãng lớn là yếu tố cốt tử của nền công nghiệp

quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển [2, 42, 48].

Công nghiệp hỗ trợ tạo giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Nhƣ phân

tích trên, trong chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp, mỗi sản phẩm công

nghiệp chia thành ba giai đoạn chính: thƣợng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn,

(Sơ đồ 2.8) với nghiên cứu của GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản, giai

70

đoạn thƣợng nguồn và trung nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so

với khu vực hạ nguồn và nó chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị của sản

phẩm công nghiệp. Khu vực thƣợng nguồn, trung nguồn chính là công đoạn

của các ngành CNHT, còn khu vực hạ nguồn với các hoạt động gia công, lắp ráp là

khu vực tạo ra giá trị gia tăng ít nhất [59]. Quá trình sản xuất ở khu vực thƣợng

nguồn và trung nguồn thƣờng diễn ra ở nhiều nƣớc khác nhau, với đòi hỏi trình độ

công nghệ, sức sáng tạo cao, quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật quy

cách, tiêu chuẩn chặt chẽ. Còn khu vực hạ nguồn, gia công lắp ráp có thể thực hiện

ở bất kỳ nƣớc nào, với những yêu cầu đơn giản hơn, kể cả trình độ công nghệ

thấp. Hơn nữa, giá trị gia tăng lại n m ở quy trình sản xuất sử dụng công nghệ cao

chứ không phải n m ở toàn bộ sản phẩm. Ở một số ngành công nghiệp, CNHT có

thể chiếm tới 90% giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp [1;

7]. Một quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp khi khu

vực thƣợng nguồn đƣợc sản xuất và cung ứng ngay trong nội địa. Việc phát triển

CNHT, góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và khai thác các

nguồn lực trong nƣớc; là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công

nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút

đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và là cơ sở để thực

hiện hội nhập nền công nghiệp toàn cầu.

Bên cạnh những vai trò tích cực của phát triển CNHT, nó cũng đem lại

những điều không mong muốn, như:

Các chính sách phát triển CNHT, không phải lúc nào cũng thành công; trong

điều kiện nào đó quan niệm, sự nhìn nhận và triển khai lại mang tính ƣu đãi chứ

không phải mang tính hỗ trợ và thúc đẩy. Các ƣu đãi cho phát triển CNHT chỉ

có tác dụng trong giai đoạn đầu, còn sự phát triển của CNHT lại phụ thuộc vào sự

chủ động của khối doanh nghiệp này.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài phát triển CNHT, nếu không thận trọng sẽ tạo

ra nguy cơ phụ thuộc vào các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi sản phẩm của các công

ty cung ứng không thể bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng thì các công ty

cung ứng sẽ trở nên phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia. Vì lý do này, các cuộc

suy giảm hay khủng hoảng kinh tế thƣờng kéo theo sự phá sản của các công ty,

doanh nghiệp cung ứng của các tập đoàn là điều rủi ro khó tránh khỏi. Hộp 2.2

cho thấy một trƣờng hợp nhƣ vậy.

71

Hộp 2.2: Rủi ro của các nhà cung ứng linh kiện ô tô

Doanh số bán ô tô Mỹ giảm mạnh trong năm 2008 và năm 2009, General

Motors và Chrysler đóng cửa một loạt các nhà máy và ngừng hoạt động các dây

chuyền sản xuất, giảm bớt số lƣợng hàng tồn kho. Số lƣợng đơn đặt hàng sản xuất phụ

tùng vì thế giảm mạnh. Hãng cung cấp phụ tùng ô tô đứng đầu thế giới, Visteon với

một số chi nhánh tại Mỹ đó chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là hãng cung

cấp phụ tùng lớn nhất cho Ford. Xu thế này cũng tiếp tục trong bối cảnh thêm nhiều

nhà máy ô tô chuẩn bị đóng cửa. Metaldyne là hãng có quy mô nhỏ hơn Visteon rất

nhiều, cũng đã có dự định sẽ bán phần lớn tài sản cho R.H.J. và Carlyle. Vụ việc

Chrysler xin bảo hộ phá sản và khả năng General Motors cũng nộp đơn bảo hộ phá

sản sẽ tiếp tục khiến nhiều công ty cung cấp phụ tùng ô tô phải đóng cửa.

Nguồn: Kimura 2009 [99]

CNHT phát triển, một số ngành công nghiệp sẽ mất đi tính độc lập, do bị phụ

thuộc vào chiến lƣợc phát triển và điều tiết thị trƣờng của các công ty đa quốc

gia, các doanh nghiệp FDI; dẫn đến các doanh nghiệp ở ngành công nghiệp,

gián tiếp cũng bị phụ thuộc nhân tố này. Phát triển CNHT có thể sẽ đi lệch mục

tiêu của chính sách, thƣờng phát triển CNHT thiên về chính sách cứng và đẩy

(mang tính bắt buộc). Trong tình hình hiện nay, các chính sách công nghiệp

cứng (quy định nội địa hoá, chỉ định thầu…) khó phát huy tác dụng; chiến lƣợc đẩy

chỉ áp dụng thành công trong một điều kiện nhất định. Điều này đã đƣợc chứng

minh trong chiến lƣợc nội địa hoá của ngành sản xuất ôtô Việt Nam.

CNHT phát triển, nhiều cơ sở đào tạo không đủ năng lực tham gia đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, sẽ dẫn đến hiện tƣợng đào tạo dàn trải,

thiếu thực tiễn, hoặc tay nghề, kỹ năng chƣa phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp,

g y lãng phí tài nguy n đất nƣớc.

CNHT phát triển, việc thực hiện chuyên môn hóa cao sẽ cắt khúc các công

đoạn, phân chia lợi ích đối lập nhau giữa các công đoạn hay khép kín các

công đoạn... nếu không xây dựng hài hòa mối quan hệ lợi ích, tính liên kết chặt

chẽ có thể sẽ gây ra ách tắc, chậm lại dòng chảy, gây khủng hoảng cục bộ.

Mặt khác, nếu chạy theo lợi nhuận hoặc lợi ích cục bộ không quan tâm lợi ích

chung, dài hạn sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên

nhiên, thậm chí gây mất cân đối sản phẩm trong nền kinh tế... Môi trƣờng

nguy cơ bị ô nhiễm từ nƣớc thải, chất thải rắn từ các ngành CNHT ngành

dệt may, da giầy (quá trình xử lý dệt, nhuộm, thuộc da...), công nghiệp cơ khí,

hóa chất...

72

Để khắc phục những hạn chế trên, chúng ta cần nhận thức rõ và thiết lập một

hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về CNHT, xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc phát

triển CNHT... đúng đắn, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế quốc gia, xu hƣớng phát

triển chung của thế giới thì phát triển CNHT sẽ mang lại ngày càng nhiều những

đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

2.7. THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, ĐỊA PHƢƠNG VỀ PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM NÓI CHUNG, BÌNH DƢƠNG NÓI RIÊNG

2.7.1. Thực tiễn của một số nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nhật Bản

Nhật Bản, từ năm 1956 đã có Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, áp dụng

chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành CNHT; Luật Phòng chống trì hoãn thanh

toán chi phí thầu phụ; Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa (năm

1970). Xây dựng các chính sách công nghiệp nh m kịp thời đáp ứng những biến

đổi trong môi trƣờng kinh doanh, cân b ng lợi ích giữa SME và doanh nghiệp lớn

[109]. Hiện nay, chính sách của Nhật Bản là thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết với

các doanh nghiệp nƣớc ngoài, sử dụng có hiệu quả các phụ tùng giá rẻ của nƣớc ngoài.

Duy trì và tăng cƣờng ƣu thế về công nghệ và khâu khai thác phát triển sản phẩm mới,

nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng

sản xuất, thâm nhập thị trƣờng ngoài nƣớc. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất thành công

trong việc “xuất khẩu sản xuất” tổ chức mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm trên toàn cầu,

khai thác hiệu quả thị trƣờng quốc tế với sức cạnh tranh cao.

Nhật Bản, năm 1963 ban hành Luật các Công ty Xúc tiến đầu tƣ phục vụ

DNNVV. Năm 1996, thành lập Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm để hỗ trợ vốn cho các doanh

nghiệp kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu; thành lập sàn giao dịch thứ cấp

độc lập với sàn giao dịch sơ cấp... Để giúp các DNNVV nhu cầu về vốn, Nhật Bản

đã cải thiện các chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay ƣu đãi. Chính

phủ tài trợ trực tiếp cho đầu tƣ đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV

áp dụng những công nghệ mới, cấp những khoản vay với lãi suất thấp thông qua

các ngân hàng phục vụ chính sách [109]. Trƣờng hợp các DNNVV bị yếu thế

trong cạnh tranh, Chính phủ bảo hộ b ng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và

dài hạn. Về hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, Nhật Bản xây dựng đa dạng các loại

hình tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ, cung cấp vốn cho sự phát triển của các

DNNVV, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong đầu tƣ đổi mới công

nghệ. Ngoài ra, Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn

73

sóc, sẵn sàng) đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành CNHT, chủ yếu là các

DNNVV, mục đích định hƣớng và quy định tạo khuôn khổ hoạt động của họ từ

Chính phủ.

Nhật Bản, trong một thời gian dài Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng và triển

khai kế hoạch chính sách CLKN một cách công phu. Ðể hình thành một CLKN,

METI đã tiến hành bốn bƣớc chính: (i) phân tích đặc điểm của địa phƣơng; (ii) xác

định mạng lƣới có thể có; (iii) mở rộng phạm vi mạng lƣới; và (iv) thúc đẩy tập trung

công nghiệp và đổi mới. Ba nhóm chính sách mà METI thực hiện là: (i) xây dựng

mạng lƣới; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp (R&D), phát triển thị trƣờng, quản lý, đào tạo); và

(iii) thúc đẩy liên kết (giữa tổ chức tài chính - công nghiệp - cơ sở đào tạo) [2].

Nhật Bản, là quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất Châu Á và đứng đầu

trên thế giới. Tại Nhật Bản, để phục vụ nhà lắp ráp, có hàng nghìn các doanh

nghiệp vệ tinh khác sản xuất các loại linh phụ kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các

công ty của Nhật Bản có tầm cỡ trên thế giới, nhƣng các công ty này chỉ chiếm

1% số lƣợng doanh nghiệp, còn trên 95% là doanh nghiệp cấp thấp (SMEs) hơn sản

xuất các kinh kiện cho công ty này. Mối liên kết mạnh giữa các doanh

nghiệp Nhật Bản, đƣợc phân chia thành các Tier, trong đó Tier 1 sẽ là các tập đoàn

lớn đảm trách nhiệm vai trò tổng thầu; một dự án lớn sẽ thƣờng đƣợc chia nhỏ

thành rất nhiều phần để chia tiếp cho các công ty nhỏ hơn (Tier 2, Tier 3), thậm chí

là Outsource (hợp đồng thuê ngoài hay dịch vụ gia công) ra nƣớc ngoài để tiết

giảm chi phí. Nhật Bản đã thành công trong việc liên kết các doanh nghiệp,

điều này nhận thấy khi tất cả các doanh nghiệp cùng hƣớng đến những phƣơng

thức quản lý nhƣ 5S hay Kaizen (cải tiến, cải thiện). Chính sự liên kết này đã

góp phần làm nên sự phát triển CNHT ở Nhật Bản [6; 7].

Nhật Bản, năm 1985 có Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực. Nhà

nƣớc có vai trò cung cấp cơ sở hạ tầng và thông tin thông qua các hạt nhân sáng

tạo. Các cơ sở đào tạo có mối liên hệ thƣờng xuyên với cộng đồng doanh nghiệp,

nắm rõ thực tiễn để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu liên kết giữa doanh

nghiệp trong nƣớc với các công ty mẹ. Nhật Bản đƣa ra chƣơng trình liên kết học

đƣờng - doanh nghiệp, tạo ra những lao động kỹ năng cao. Hiện tại, Nhật Bản có

05 hạt nhân sáng tạo quốc gia và 41 hạt nhân sáng tạo cấp tỉnh. Đây là cầu nối giữa

các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV nh m cung cấp

nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhật Bản đƣa ra cơ chế đào tạo nguồn

nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ làm việc, theo quy mô của doanh nghiệp, công ty

lớn đào tạo càng nhiều. Trong đó chú trọng đào tạo: phong cách và kỷ luật lao

74

động; kiến thức thực tế; tinh thần tập thể trong công ty [6].

Nhật Bản, thành lập khoảng 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị đã giúp

đỡ các công ty nhỏ với khả năng tài chính hạn chế có thể tiếp cận với máy móc

thiết bị công nghệ mới; xây dựng 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ, xúc tiến liên

kết giữa các nhà cung cấp linh kiện, thƣờng là các DNNVV với các công ty lớn

thông qua thiết lập cơ sở dự liệu về CNHT. Các địa phƣơng ở Nhật Bản đều có

CSDL riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các doanh

nghiệp, các nhà nghiên cứu. Các CSDL này có chất lƣợng cao cung cấp thông tin

chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận [109].

Thái Lan

Thái Lan, những năm 1960 đã thực thi chiến lƣợc công nghiệp hoá thay thế nhập

khẩu; tới năm 1970, thực thi chiến lƣợc công nghiệp hoá định hƣớng xuất khẩu.

Thái Lan đã lựa chọn 03 lĩnh vực ƣu tiên là công nghiệp kỹ thuật, công nghiệp chế

biến và DNNVV nông thôn. Khuyến khích phát triển gia công kim loại, chế tạo

linh kiện, phụ tùng hỗ trợ cho sản phẩm viễn thông và điện tử xuất khẩu. Thái Lan

thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ CNHT phát triển nhƣ: Viện Nghiên cứu Ô tô - Xe

máy; Văn phòng Phát triển CNHT; Uỷ ban Xúc tiến CNHT... [78] Thậm chí khối

doanh nghiệp của Thái Lan đƣợc tham gia vào việc dự thảo, điều chỉnh và kiểm tra

các chính sách phát triển. Chính sách của Thái Lan rõ ràng, ổn định; áp dụng những

biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc các nhà lắp ráp nội địa hoá sản phẩm b ng

việc sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nƣớc. Phát triển CNHT dựa vào FDI theo

hƣớng tiếp cận mở, hoạch định chính sách CNHT linh hoạt, không nặng về hành

chính, nên dù bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra thƣờng xuyên, song Thái

Lan vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng dài hạn [108].

Thái Lan, các DNNVV (SMEs) đang giữ vai trò là động lực phục hồi và tăng

trƣởng kinh tế, SMEs đóng góp 38% vào GDP. Hiện tại, Thái Lan có gần ba triệu

SMEs đăng ký và đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, thu hút

số lao động khoảng chín triệu ngƣời. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan 1997,

SMEs gặp nhiều khó khăn nhất, Chính phủ đã cung cấp tiền, thành lập Cơ quan Hỗ

trợ SMEs Thái Lan (Osmep) có trách nhiệm chính đẩy mạnh sự phát triển

SMEs của nƣớc này. Osmep tích cực hỗ trợ, thúc đẩy SMEs đi đầu trong CNHT về

sản xuất các mặt hàng mới, áp dụng công nghệ mới, tạo thêm nhiều việc làm cho

ngƣời lao động. Ngân hàng SMEs Thái Lan là nơi cung cấp vốn chủ yếu với nhiều

ƣu đãi cho SMEs nƣớc này hoạt động. [108]

Thái Lan, hiện nay đang phát triển CLKN đi theo loại mô hình sản xuất tích

75

hợp. Mô hình này thƣờng gắn kết với CLKN để sử dụng lợi thế khoảng cách địa lý

và sự gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI. Theo đó, các linh kiện, phụ kiện,

chi tiết của mỗi máy móc, thiết bị hay sản phẩm có tiêu chuẩn kích cỡ riêng. Việc

sản xuất, chế tạo chúng thƣờng theo một công nghệ khép kín

Thái Lan, sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp linh kiện với các nhà lắp

ráp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển CNHT. Trong ngành ôtô -

xe máy, các nhà sản xuất linh phụ kiện của Thái Lan đã thành công lớn trong

việc giảm chi phí sản xuất nhờ có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà lắp ráp để giảm

giá thành ngay từ khâu thiết kế; việc liên kết hợp tác trong CNHT còn đƣợc thực

hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ thiết bị, phụ tùng mới, nghiên cứu

và phát triển. Chính phủ Thái Lan quan tâm thúc đẩy các liên kết công nghiệp

giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc; tăng cƣờng liên kết giữa các doanh

nghiệp, thành lập các tổ chức chuyên về phát triển CNHT làm cầu nối giữa

Chính phủ với doanh nghiệp; giữa các doanh nghiệp với nhau. Từng ngành cụ thể

thành lập các vụ, viện góp phần là cầu nối giữa khu vực nhà nƣớc với tƣ nhân, giữa

các nhà lắp ráp với các nhà cung ứng nội địa [6].

Thái Lan, cũng đƣợc coi là một trong những nƣớc tích cực trong việc phát triển

kỹ năng. Chính phủ đã đƣa ra các gói hỗ trợ đổi mới công nghệ, khuyến khích

phát triển kỹ năng b ng cách giảm thuế thu nhập dài nhất là 8 năm và miễn giảm

thuế nhập khẩu máy móc. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện

tử, y tế, thiết kế và đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực khoa học đƣợc

hƣởng ƣu đãi. Thái Lan triển khai tốt hoạt động này, nhƣng họ vẫn đang rất thiếu

cán bộ kỹ thuật có chất lƣợng. Trong quá khứ họ chỉ có hơn 20% cán bộ tốt nghiệp

về khoa học kỹ thuật, hiện đã có kế hoạch tăng tỉ số này lên 40% [78].

Thái Lan, việc tạo dựng CSDL về CNHT, các luồng thông tin và liên kết nh m

thúc đẩy sự thành công của ngành CNHT, cụ thể: thiết lập Build (1992) đƣa ra

Chƣơng trình đáp ứng khách hàng; xây dựng CSDL về CNHT ASEAN, các tổ chức

độc lập, nhƣ các Viện nghiên cứu ôtô, điện, điện tử; thành lập Cục phát triển

CNHT… thực hiện nhiệm vụ chính trao đổi, chung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo

CNHT, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu. Thái Lan cũng thiết lập các tổ

chức ngành về CNHT nhƣ: Tổ chức CNHT điện tử, Tổ chức CNHT cơ khí… các

tổ chức này, mang tính chất là cơ quan Chính phủ và có những quan hệ, giao lƣu

gần gũi với các công ty FDI, cũng nhƣ các nhà kinh doanh trong nƣớc, thúc đẩy các

hợp tác với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.

76

Hình 2.10: Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan

Malaysia

Malaysia, từ năm 1958 đã vận dụng chính sách ƣu đãi công nghiệp tiên phong

cho những nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu. Vào những

năm 1970, chính sách công nghiệp đã định hƣớng xuất khẩu dựa vào các nhà sản

xuất hàng lắp ráp và chế biến. Năm 1980, Nhà nƣớc can thiệp sâu vào phát triển

công nghiệp nặng, liên doanh, thành lập DNNN, hình thành nền móng công nghiệp

rộng lớn. Malaysia cũng đƣa ra một loạt chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc

ngoài, hỗ trợ về thuế cho sản xuất máy móc và linh kiện, các thiết bị giao thông,

linh kiện điện tử, các sản phẩm nhựa [84]... Quy hoạch công nghiệp giai đoạn 2006

- 2020, Malaysia bổ sung danh mục CNHT, tập trung tạo ra giá trị, tri thức, nguồn

nhân lực và mở rộng các biện pháp nh m tăng cƣờng năng lực cho các nhà cung

cấp, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô. Nỗ lực phát triển các nhà cung cấp

linh phụ kiện, tăng cƣờng liên kết công nghiệp giữa doanh nghiệp lớn với nhà cung

cấp trong nƣớc. Malaysia không có luật đầu tƣ nƣớc ngoài riêng, đây đƣợc coi là

Dự án lập 500 DNHT

- Chƣơng trình thu hút đầu tƣ

theo nhóm.

- Chƣơng trình vƣờn ƣơm

doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp mới.

Ngƣời mua

Nhà cung cấp

- Mở rộng hoạt động

của BUILD.

- Chƣơng trình hỗ trợ

thầu phụ.

- Chƣơng trình hỗ trợ

dịch vụ kỹ thuật.

- Mở rộng hệ thống tiêu

chuẩn kỹ năng nghề.

- Đào tạo liên kết giữa

nhà trƣờng và doanh

nghiệp.

- Chƣơng trình tái đào tạo

doanh nghiệp.

- Tiếp tục dự án phát triển

doanh nghiệp công nghệ.

Hỗ trợ tài chính Cơ sở kỹ thuật Pháp lý Chính phủ

- Cải thiện cơ chế

tài chính cho SME4.

- Hỗ trợ SME trong

thuê mua thiết bị.

- Chƣơng trình

khởi động các.

trung tâm kỹ

thuật công.

- Luật cơ ản về

SME.

- Luật xúc tiến

thầu phụ.

- Tái cấu trúc DIP nh m

thúc đẩy CNPT và SME.

- Chuẩn bị cho thống kê

công nghiệp.

Đầu tƣ

Thầu

phụ

CÔNG NGHỆ NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ

Nguồn: VDC (2011)

77

điểm có lợi, giúp Chính phủ có những khoảng trống trong việc đƣa ra những chính

sách điều tiết linh hoạt và thích hợp.

Malaysia, từ năm 1980 đến nay, nỗ lực lớn trong việc phát triển DNNVV. Đáng

chú ý là Chương trình phát triển các doanh nghiệp cung ứng (VDP), tạo ra một thị

trƣờng sản phẩm công nghiệp, trong đó các DNNVV có thể trở thành nhà chế tạo,

cung ứng đáng tin cậy; tiếp là Chương trình phát triển các nhà cung ứng linh kiện ô

tô, Công ty Perusahaan Otomobil Nasional Bhd đƣợc coi là Công ty mỏ neo giúp

các DNNVV phát triển và mở rộng kĩnh vực sản xuất ô tô; rồi đến Kế hoạch phát

triển linh kiện điện và điện tử, do hai công ty nội địa lớn đứng làm “công ty mỏ

neo” có trách nhiệm trợ giúp phát triển, dẫn dắt, tạo thị trƣờng, hỗ trợ công nghệ, kỹ

năng quản lý cho những nhà cung cấp hay các DNNVV [84]... Malaysia phân chia

các đối tƣợng thành các nhóm nhỏ, xây dựng những chƣơng trình hỗ trợ cho từng

nhóm và có chính sách ƣu tiên thuế đối với các doanh nghiệp theo quy mô khác

nhau. Các doanh nghiệp đƣợc miễn thuế nhập khẩu và thuế bán hàng đối với các

nguyên liệu thô, linh phụ kiện và máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ mục

đích sản xuất. Ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ các DNNVV trong nƣớc, nhất

là các DNNVV lĩnh vực CNHT.

Malaysia, phát triển CLKN đƣợc gọi là Iskandar Malaysia. Mục đích của

Iskandar là nh m để phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh,

năng động và có tính toàn cầu. Hiện tại, ở Malaysia có 09 CLKN bao gồm 06 lĩnh

vực dịch vụ: tƣ vấn tài chính; sáng chế, sáng tạo; logistics; du lịch; giáo dục; y tế; và

03 lĩnh vực công nghiệp chế tác: điện và điện tử; hóa chất và hóa dầu; chế biến

lƣơng thực và thực phẩm. Nâng cấp và phát triển CLKN đƣợc Malaysia chú trọng và

xem là khâu đột phá trong chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế đất nƣớc. Phần

cấu thành có tính chiến lƣợc của khâu đột phá này là nâng cao tính gắn kết của

mạng lƣới trong mỗi CLKN để tất cả các DN, các tổ chức trong CLKN có thể gắn

kết, phối hợp với nhau một cách trôi chảy và thuận lợi nhất [4].

Ở Malaysia, tăng cƣờng mối liên hệ giữa các nhà cung cấp và các nhà lắp ráp

thông qua Chƣơng trình phát triển các doanh nghiệp cung ứng (VDP). Mục tiêu

chính của chƣơng trình là tạo ra thị trƣờng công nghiệp mà các DNNVV của

Malaysia có thể trở thành những nhà sản xuất và cung cấp đáng tin cậy các sản

phẩm đầu vào công nghiệp, máy móc thiết bị cho ngành công nghiệp lớn hơn,

thông qua đó tạo điều kiện hội nhập và các liên kết mạnh mẽ giữa các công ty

vừa và nhỏ với các công ty lớn, công ty tài chính.

Malaysia, là một trong những nƣớc đi đầu trong việc tăng cƣờng phát triển

78

kỹ năng. Chính phủ Malaysia đã thành lập quỹ phát triển nhân lực, hỗ trợ chi phí

đào tạo cho công ty thực hiện đào tạo nhân viên trƣớc khi vào làm và hỗ trợ gấp

đôi chi phí cho những công ty có sắp xếp lao động đi đào tạo tại một cơ sở đào

tạo đƣợc Nhà nƣớc công nhận. Đồng thời, Malaysia cũng đặc biệt khuyến khích sự

phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối

với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn của đất nƣớc. Theo đó,

Malaysia thực hiện miễn thuế thu nhập 05 năm đầu hoặc giảm 100% thuế đầu tƣ

trong 10 năm đầu cho những hoạt động trên [84].

Malaysia, rất nỗ lực trong việc tạo dựng CSDL, tăng cƣờng trao đổi thông tin.

Chính phủ đƣa ra Chƣơng trình Trao đổi hợp đồng Thầu phụ, cung cấp các CSDL

máy tính để giúp các DNNVV tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của các công ty lớn

với tƣ cách là nhà cung ứng đầu vào công nghiệp. Mục tiêu của chƣơng trình trao

đổi hợp đồng thầu phụ là khuyến khích sự phát triển của các DNNVV trong khu

vực thành các công ty hiện đại có sức cạnh tranh trong lĩnh vực CNHT. Cùng với

Chƣơng trình Trao đổi hợp đồng Thầu phụ, Malaysia còn tổ chức các hội chợ và

triển lãm dành cho DNNVV, thực hiện các nghiên cứu về các phân loại thị trƣờng

và sản phẩm [84].

2.7.2. Thực tiễn một số địa phương về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mô hình phát triển CNHT tỉnh Quảng Nam

Sau khoảng 20 năm tái lập tỉnh, công nghiệp Quảng Nam đã có những ƣớc

tiến đáng ể, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 năm 2009 đạt

5699,3 tỷ đồng, năm 2010 GTSXCN đạt 6810,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, các ngành

công nghiệp của tỉnh Quảng Nam có giá trị gia tăng hông cao, chủ yếu dựa vào

nguồn nhân công giá rẻ, khai thác lợi thế tài nguy n thi n nhi n để thu hút các dự

án đầu tƣ FDI, các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra hầu hết phải nhập khẩu linh

kiện từ nƣớc ngoài vì vậy dẫn đến nhập si u tăng gần 70% (tính đến thời điểm

30/8/2010).

Vì vậy đ u là giải pháp phát triển ngành CNHT?

Nhìn vào tổng thể ngành công nghiệp Quảng Nam cho thấy, công nghiệp lắp

ráp ôtô, thiết bị điện - điện tử,... gia công dệt may, da giầy, đồ gỗ,.. và gia công cơ

khí là những ngành chủ yếu. Đ y là công đoạn có giá trị gia tăng thấp, năng lực

cạnh tranh kém, nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập khẩu, điều này vô

hình trung là những cản trở lớn trong thu hút các dự án FDI và đang là rào cản cho

mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 của tỉnh. Thực trạng này còn dẫn

tới nguy cơ là các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút

79

khỏi thị trƣờng Quảng Nam do không có nguồn cung linh kiện, phụ tùng tại chỗ. Sự

yếu kém của ngành CNHT tỉnh Quảng Nam xuất phát từ nhiều guyên nhân khác

nhau, trong đó có thể kể đến là trong tƣ duy phát triển kinh tế, Quảng Nam chƣa

lồng nghép chiến lƣợc phát triển ngành CNHT vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

hội nên các kế hoạch đầu tƣ phát triển éo theo nhƣ quy hoạch vùng, khu CNHT,

xây dựng danh mục ngành CNHT cho phân khúc thị trƣờng xúc tiến kêu gọi đầu tƣ,

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... chƣa đƣợc quan t m đúng mức. Bên cạnh đó

yếu tố cốt lõi, quyết định đến phát triển ngành CNHT của tỉnh là chƣa có cơ chế

chính sách và chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất chi tiết,

linh kiện, phụ tùng thay thế cho các sản phẩm ở các công đoạn sản xuất và công

đoạn sản phẩm hoàn chỉnh, bởi họ là những doanh nghiệp rất cần các ƣu đãi về cơ

sở hạ tầng, vốn, nguồn nhân lực... để giảm chi phí đầu tƣ và tăng năng lực cạnh

tranh của sản phẩm. Ngoài ra, Quảng Nam chƣa có chính sách thúc đẩy việc sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm CNHT sản xuất. Kinh nghiệm ở các nƣớc trên thế giới

cho thấy, nếu thị trƣờng sản phẩm CNHT nội địa tăng trƣởng đến một ngƣỡng nào

đó thì các công ty lắp ráp sẽ tự động lựa chọn các nhà cung cấp trong nƣớc để giảm

chi phí đầu tƣ và hạ thấp giá thành sản phẩm.

Hiện tại Quảng Nam có Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai Trƣờng Hải

cũng đang thực hiện các công đoạn của mô hình này nhƣng vẫn còn ở mức sơ hai.

Để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, tăng năng lực sản xuất nền kinh tế và

tạo giá trị gia tăng cho ngành sản xuất công nghiệp, đồng thời giải quyết công ăn

việc làm cho ngƣời lao động, ngành CNHT tỉnh Quảng Nam đã tập trung vào các

hƣớng đi nhƣ sau:

Lồng nghép chiến lƣợc phát triển ngành CNHT vào chiến lƣợc phát triển kinh

tế- xã hội của tỉnh, theo đó x y dựng sản phẩm ngành CNHT gắn với chiến lƣợc

đầu tƣ, phát triển cơ sở hạ tầng, xúc tiến kêu gọi đầu tƣ, ph n húc thị trƣờng và

định hình thị trƣờng đầu ra; xây dựng các cụm, khu CNHT, nâng cấp hạ tầng thiết

yếu nhƣ cảng biển, s n ay, giao thông đƣờng bộ, tiện tích xã hội... để tạo sự đồng

bộ và tƣơng hỗ khả năng sử dụng chung năng lực hạ tầng b ng việc liên kết vùng

với khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) và Thành phố Đà Nẵng nh m tiết kiệm chi

phí đầu tƣ, vận tải,... Ngoài ra có thể thấy r ng, ngành CNHT là s n chơi của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy cần thiết phải có chính sách thúc đẩy các thành

phần kinh tế này khẳng định vị thế, theo đó nhà nƣớc can quan t m đến 4 yếu tố để

tạo nền tảng cho các doanh nghiệp này phát triển đó là vốn, công nghệ, nhân lực và

hệ thống phân phối.

80

Mặt khác tỉnh đã đầu tƣ, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực có tay nghề

cao để tạo nền tảng cho các doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh. Qua nghiên cứu

cho thấy, trong tổng số hơn 804 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc tại các

ngành kinh tế của tỉnh mới chỉ có 25,8% lao động đã qua đào tạo nghề ở các trình

độ khác nhau, số còn lại là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Phần lớn lao động

tập trung ở khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp với tỷ trọng 61,56%, số còn lại làm

việc trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Số lao động đƣợc đào tạo

qua các ngành chế tác, cơ hí ô tô, động lực học, điện - điện tử... chiếm tỷ lệ rất

thấp khoảng 10%, điều này đã làm cho các doanh nghiệp FDI không mặn mà khi

đầu tƣ tại Quảng Nam (doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 15%).

Song song với đó, trong quá trình thẩm định dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ

cho các doanh nghiệp liên kết, liên doanh cần phải thẩm định kỹ hình thức chuyển

nhƣợng bản quyền, thƣơng hiệu, trong đó ƣu ti n phát triển doanh nghiệp liên

doanh trong nƣớc có tiến độ nhanh trong việc chuyển giao kỹ thuật, sản xuất, trình

độ quản lý ở trình độ cao từ các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài.

Ngoài các cơ chế chính sách trên tỉnh Quảng Nam còn thực hiện mô hình cho

phát triển ngành CNHT.

Mô hình thứ nhất, hiện tại Quảng Nam đang có lợi thế về ngành công nghiệp ô

tô bởi đã có Khu li n hợp sản xuất ô tô Chu Lai - Trƣờng Hải làm chủ lực. Vì vậy

cần lựa chọn mô hình vừa lắp ráp, vừa chuyển giao công nghệ và sản xuất linh kiện

chi tiết trong ngành công nghiệp ô tô, tiến tới hình thành Trung t m cơ khí ô tô quốc

gia tại Khu kinh tế mở Chu Lai.

Mô hình thứ hai, tận dụng là dựa trên lợi thế về tài nguyên cát có thể hình thành

ngành CNHT đối với những linh kiện và phụ tùng thuộc ngành công nghiệp đúc và

huôn đúc.

Mô hình thứ ba, có thể kể đến là mô hình chế tạo máy móc – hung sƣờn (kim

loại, trang thiết bị nội thất, đồ gỗ...) bởi đã có ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, công

nghiệp đúc hỗ trợ và dựa trên lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và chu chuyển liên tục của công

nghệ, Quảng Nam đang có lợi thế rất lớn trong việc chuyển giao công nghệ, tuy vậy

để đảm bảo phát triển bền vững và có biện chứng trong quan hệ giữa lực lƣợng sản

xuất và quan hệ sản xuất, mô hình tăng trƣởng cho ngành công nghiệp Quảng Nam

đã có những ƣớc đi thận trọng, tận dụng thời cơ nhƣng phải dựa tr n năng lực của

nền kinh tế và điều kiện địa - kinh tế của địa phƣơng cho phép. [82, tr 25-29]

81

Mô hình về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là địa phƣơng có ngành công nghiệp phát triển mạnh, với tỷ trọng

công nghiệp trong GDP hàng năm chiếm trên 57%. Giá trị sản xuất công nghiệp

ngày càng tăng cao, ình qu n giai đoạn từ 2006 đến nay tăng trƣởng đạt

19,2%/năm. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã thu hút gần 20 tỷ USD

nguồn vốn nƣớc ngoài của 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tƣ inh doanh.

Tuy nhiên, do ngành CNHT chuyên ngành còn thiếu và còn phụ thuộc vào việc

nhập khẩu linh kiện, thiết bị và các nguyên liệu cho lắp ráp, chi phí cao, giá trị gia

tăng thấp, tình trạng nhập siêu các nguyên phụ kiện phục vụ sản xuất hàng năm rất

lớn, nên luôn mất c n đối trong cán cân xuất nhập khẩu hàng năm…

Điểm yếu của ngành CNHT.

Ngành công nghiệp Đồng Nai trong thời gian qua chỉ tập trung vào phát triển

chủ yếu theo chiều rộng. Trong đó, hầu hết các ngành công nghiệp chủ lực nhƣ: Dệt

may, giày dép; cơ hí ô tô, xe máy; điện tử... sản xuất còn mang nặng gia công, lắp

ráp; nguyên vật liệu, linh kiện chủ yếu nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp, khả năng

cạnh tranh chƣa cao,... do các ngành CNHT chƣa phát triển mạnh.

CNHT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

công nghiệp cuối cùng (công nghiệp sản xuất lắp ráp) và đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hoá theo hƣớng vừa mở rộng vừa phát triển theo chiều sâu. Đồng Nai hiện

có 03 ngành công nghiệp chính yếu có khả năng thúc đẩy và kéo theo các ngành

CNHT phát triển đó là: Cơ hí; điện - điện tử và dệt may - giày dép.

Thực tế, CNHT của 03 ngành: Cơ hí; điện - điện tử; dệt may - giày dép trên

địa bàn tỉnh thời gian qua đã có ƣớc phát triển, góp phần tăng trƣởng kim ngạch

xuất khẩu, cung cấp phụ tùng linh kiện cho các ngành công nghiệp trong tỉnh nói

riêng và cả nƣớc nói chung, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá một số sản phẩm

nhƣ xe máy, ô tô, điện - điện tử... Bên cạnh đó, sự phát triển của CNHT đã góp

phần hình thành mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và các

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI).

Tuy nhiên, hầu hết ngành CNHT của Đồng Nai chủ yếu là do các nhà cung ứng

linh kiện Nhật Bản, tiếp theo là các doanh nghiệp Lãnh thổ Đài Loan, và phần nhỏ

là các doanh nghiệp trong nƣớc. Nguyên nhân do CNHT và các ngành công nghiệp

chính yếu tại Đồng Nai vẫn chƣa tìm đƣợc mối liên kết với nhau để hƣớng tới

chuyên môn hoá và hợp tác hóa trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do

chƣa tính toán đƣợc mức lợi nhuận so với chi phí đầu tƣ và chƣa có sự liện kết với

các Doanh nghiệp lớn đặt hàng, nên nhiều doanh nghiệp chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào

82

ngành sản xuất này, thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có thu hút một số dự đầu tƣ sản

xuất các chi tiết linh kiện máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu nhƣ: sản xuất nút áo,

đế giày, vải sợi…, nhƣng mức độ còn ít chƣa đáp ứng nhu cầu và việc sắp xếp các

nhà máy sản xuất chƣa hợp lý và chƣa có cơ chế, chính sách ƣu đãi n n hông

khuyến hích đƣợc nhà đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực này. Nếu để kéo dài tình trạng

trên, thì sản xuất công nghiệp của tỉnh Đồng Nai không chủ động đƣợc sản xuất mà

phụ thuộc vào việc nhập khẩu linh kiện, thiết bị và các nguyên liệu cho lắp ráp, từ

đó hông giảm đƣợc chi phí, khó cạnh tranh trên thị trƣờng và tỷ trọng nhập siêu

khó có thể giảm đƣợc.

Nhiều chuyên gia cho r ng, để hạn chế nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của

sản phẩm công nghiệp. Đồng Nai chỉ có con đƣờng tổ chức sắp xếp lại lại sản xuất

theo hƣớng thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào ngành công nghiệp

sản xuất hỗ trợ, có nhƣ vậy mới tạo động lực để phát triển công nghiệp theo chiều

sâu. Và hiện nay đang là một cơ hội rất lớn để các nhà sản xuất là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực này.

Giải pháp để phát triển đƣợc ngành CNHT.

Từ tình hình tr n và để đáp ứng những yêu cầu thực tế đặt ra, UBND tỉnh Đồng

Nai đã có văn ản gửi Thủ tƣớng Chính phủ, kiến nghị cho phép tỉnh này thành lập

một số khu công nghiệp (KCN) chuyên ngành sản xuất sản phẩm CNHT. Những

KCN này đƣợc chọn từ những KCN đã có trong quy hoạch phát triển KCN tr n địa

bàn tỉnh Đồng Nai mà Thủ tƣớng Chính phủ đã ph duyệt trƣớc đó.

Tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ cho phép các KCN này đƣợc hƣởng các chính

sách ƣu đãi nhƣ: Thực hiện thuế suất ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10 % trong

thời hạn 16 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm ể từ khi có thu

nhập chịu thuế, giảm 90 % số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (theo Nghị định

số 124/2008/NĐ-CP); đƣợc miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị thuộc dự án đầu

tƣ CNHT; đƣợc miễn tiền thu đất 11 năm (theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP)

đƣợc vay vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong KCN với lãi suất ƣu đãi từ Ngân hàng Phát

triển Việt Nam hoặc đƣợc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ.

Thời gian qua, Đồng Nai đã có chiến lƣợc đầu tƣ vào hoa học công nghệ và

đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNHT. Bên cạnh đó tỉnh luôn xem trọng việc

tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

cho các doanh nghiệp trong tỉnh..

Theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển nhanh ngành CNHT, Đồng Nai nên

n n đẩy mạnh việc thực hiện đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh và liên kết với

83

các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản phẩm hỗ

trợ. Vì vậy chỉ có đa dạng hoá liên doanh liên kết, hợp tác đầu tƣ thì các doanh

nghiệp trong nƣớc mới là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu. Từ

trƣớc đến nay, chúng ta mới quan t m đến liên doanh thông qua việc góp vốn đầu

tƣ, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc chúng ta phải coi trọng liên doanh,

liên kết dƣới dạng đối tác chiến lƣợc, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhƣợng bản

quyền, thƣơng hiệu.

Cùng với việc tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn và ổn định lâu dài

nh m thu hút các nguồn vốn vào đầu tƣ phát triển CNHT. Nhà nƣớc n n đầu tƣ vào

CNHT đối với những ngành quan trọng, những ngành công nghệ cao, những ngành

tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội... Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần

kinh tế khác tham gia đầu tƣ vào tất cả các lĩnh vực CNHT, nhất là khuyến khích

khu vực kinh tế tƣ nh n, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào đầu tƣ sản xuất

CNHT nh m đáp ứng linh kiện phụ tùng về số lƣợng và chất lƣợng cho các ngành

công nghiệp chính yếu.

Ngoài ra cùng với việc hình thành nhanh các khu cụm CNHT các chuyên gia

cho r ng tỉnh cần phải có chính sách khuyến khích kèm theo (Ngoài việc hỗ trợ về

chính sách cần thiết cho CNHT bao gồm các chính sách về tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ

thuật và quản lý). Đó là phải thiết lập định chế tài chính và hệ thống hỗ trợ tín dụng

để cung cấp tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(DNVVN), vì đối tƣợng này thƣờng hay bị ngân hàng từ chối cho vay vì không có

tài sản thế chấp. Cộng với chính sách ƣu đãi tr n để thu hút đƣợc nhiều doanh

nghiệp tham gia. Đồng thời với công cụ tài chính, nên tổ chức thực hiện các hỗ trợ

kỹ thuật nhƣ cung cấp thông tin, chuyên môn và quản lý rất cần thiết cho DNVVN

khi tham gia vào ngành CNHT. Xây dựng các trung t m đào tạo kinh doanh và công

nghệ cũng nhƣ các trung t m hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Thực hiện tốt các giải pháp trên chắc chắn từ nay đến năm 2020, Đồng Nai sẽ

sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. [82, tr 25-29]

2.7.3. Bài học cho tỉnh Bình Dương và Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Câu nói “Muốn đi lên công nghiệp hoá, Việt Nam không thể bỏ qua công

nghiệp hỗ trợ” - đó là những khẳng định của ông Sugiyama Hideji - Nguyên thứ

trƣởng Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản trong buổi tọa đàm tại

Hà Nội với nội dung: “Chính sách công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ - Kinh

nghiệm Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam”.

84

Ông nói từ những năm 50, Nhật Bản đã phát triển CNHT bởi đi theo quan

điểm: ngành CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu

phát triển và ngƣợc lại. Nhiều thƣơng hiệu lớn của Nhật Bản trên thế giới nhƣ

Panasonic, Honda… ắt đầu xây dựng thƣơng hiệu của mình nhờ việc phát triển

những ngành CNHT nhƣ óng điện xoay, động cơ của xe đạp điện…

Ông Sugiyama Hideji khẳng định, gọi là công nghiệp “hỗ trợ” nhƣng những

ngành này không “phụ” chút nào mà nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc

phát triển công nghiệp. Lấy ví dụ nhƣ để sản xuất và lắp ráp một chiếc ô tô cần

hàng nghìn bộ phận và linh kiện. Sản xuất ốc vít cho ô tô, mới nghe tƣởng nhƣ một

khâu rất nhỏ. Tuy nhi n, đó lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng, ởi đ y là một bộ

phận không thể thiếu để sản xuất một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Với hàng trăm ngàn

con ốc vít cho một chiếc ô tô ai cũng phải công nhận r ng đ y là một ngành mang

lại lợi nhuận cao và cần phải chú trọng đầu tƣ phát triển.

Mặc dù tăng trƣởng cao trong hai thập kỷ qua, công nghiệp hóa ở Việt Nam

nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng vẫn còn hạn chế, giá trị gia tăng chậm hơn

tổng sản phẩm công nghiệp. Chế biến và lắp ráp đơn giản vẫn chiếm ƣu thế, và cạnh

tranh quốc tế của các ngành may mặc, giày dép, chế biến nông sản và thủy sản vẫn

phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động rẻ hơn là năng suất.

Hiện nay, công nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói

riêng phần lớn đang là những ngành công nghiệp gia công nhƣ dệt may, giày dép…

và lắp ráp nhƣ ô tô, thiết bị điện và điện tử… Tuy nhi n, chúng ta chủ yếu đang

thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nƣớc của

một số ngành trọng điểm nhƣ ô tô là 20 - 30%, giầy da, dệt may là tr n 10%... Điều

này dẫn đến hệ quả là là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

ém… Theo các chuy n gia, nguy n nh n chính dẫn đến tình trạng này là do CNHT

chƣa phát triển.

Bên cạnh đó, nền công nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng

nói riêng còn khá manh mún và nhỏ bé. Theo nhận định của các chuyên gia, với

tình trạng phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp nhƣ hiện

nay thì nguy cơ các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút

khỏi Việt Nam do hông tìm đƣợc nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ, nhất

là khi sức ép về chi phí tiền lƣơng tăng l n. Cho n n Việt Nam nói chung và tỉnh

Bình Dƣơng nói ri ng, cần phải nhanh chóng phát triển CNHT.

Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, Việt Nam nói chung và một số tỉnh

trong đó có tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng có tiềm năng rất lớn để phát triển những

85

ngành CNHT, đặc biệt là các ngành có tiềm năng xuất khẩu cũng nhƣ có chỗ đứng

khi mức sống của ngƣời d n tăng l n nhƣ hóa dầu, chế biến nông sản xuất khẩu,

kinh tế biển, công nghệ thông tin, ô tô… Và để phát triển CNHT, Việt Nam nói

chung và tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng cần rút kinh nghiệm các nƣớc đi trƣớc nhƣ sau:

Thứ nhất: Phải có mô hình và cấu trúc phát triển CNHT phù hợp, nhƣ vậy

nếu tìm ra một cấu trúc kinh doanh hợp lý là cơ sở để có thể lựa chọn đinh hƣớng

chính sách phát triển CNHT của mình.

Thứ hai: Phải có chiến lƣợc và chính sách phát triển CNHT linh hoạt và mềm dẻo.

Thứ ba: Phải có chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hợp lý vào CNHT.

Thứ tư: Phải có chính sách phát triển DNNVV song song với các doanh

nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo.

Thứ năm: Phải có chính sách tăng cƣờng mối liên kết giữa các doanh nghiệp.

Ngoài ra cần phải phát triển 4 yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực, công

nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.

Để phát triển đƣợc 4 yếu tố này, theo ông Yonemura Noriyuki, nguyên Chủ

tịch Hiệp hội Tƣ vấn Quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản: Đối sách cho

giải quyết những vấn đề này là phải nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và

đƣa ra các iện pháp để thúc đẩy phát triển. Cụ thể,

Đối với vấn đề vốn, Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng có thể

sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi để xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc

phát triển CNHT của những ngành đã đƣợc chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần

phát triển là việc chỉ rõ các phạm vi ƣu ti n để có nguồn ngân sách cụ thể, minh

bạch. Minh bạch đƣợc h u này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút đầu tƣ.

Th m vào đó, việc tăng nhu cầu nội địa là một trong những khâu quan trọng

nhất nh m đẩy mạnh phát triển CNHT. Tuy nhi n, để đảm bảo có thể thu đƣợc lợi

nhuận cao nhất cũng nhƣ x y dựng đƣợc một thị trƣờng nội địa phát triển thì cần

quan t m đến hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối có thể cung cấp đầy đủ, dễ

dàng những nhu cầu về linh kiện cho những DN có nhu cầu sẽ góp phần thúc đẩy

phát triển CNHT.

Đối với nhân lực, là vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì

vậy để phát triển CNHT, cần phải xây dựng đƣợc một đội ngũ ỹ sƣ lành nghề, có

khả năng sản xuất nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đƣa CNHT phát

triển. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam trong vấn đề này là áp dụng những

biện pháp khuyến hích đào tạo và học tập ngành CNHT nhƣ đƣa ra những chính

sách khen thƣởng, chứng chỉ cho các cá nhân có quá trình học tập tốt, có tay nghề

86

cao. Chứng chỉ này sẽ giúp công nhân, kỹ sƣ đƣợc n ng lƣơng hoặc nâng cao vị trí

trong công ty.

Đối với yếu tố công nghệ, vai trò của Chính phủ nói chung và địa phƣơng nói

riêng trong việc vấn đề này là yếu tố quan trọng. Để có đƣợc công nghệ hàng đầu

thế giới nhƣ hiện nay, Nhật Bản đã phải đặt ra mục tiêu, ngân sách cụ thể để phát

triển CNHT cho từng ngành.

Theo các chuyên gia, nhìn vào hoạt động của ngành CNHT tại Malaysia và

Thái Lan có thể thấy, chính sách phát triển CNHT của Việt Nam chƣa đủ mạnh, do

vậy ƣớc đi đầu tiên Việt Nam cần tiến hành là xây dựng cơ sở cho các phạm vi

chính sách cho phát triển trong tƣơng lai. Các ti u chí lựa chọn cần phù hợp với

chiến lƣợc phát triển ngành trong kế hoạch trung và dài hạn.

Nhìn xa hơn, đối sách trung hạn cho nhiều năm nữa, theo kinh nghiệm từ

Nhật Bản, Việt Nam nói chung và địa phƣơng nói ri ng cần xây dựng Luật phát

triển công nghiệp cơ hí, công nghiệp điện tử… để đƣa ra các iện pháp tổng hợp,

có hệ thống và quy trình cụ thể nhƣ phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài

chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trƣờng…

Không một quốc gia nào có thể sản xuất tất cả các chi tiết, bộ phận cho một

sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, chúng ta cần xác định chi tiết, bộ phận nào có lợi thế

để tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Theo quan điểm

của các chuyên gia, danh mục sản phẩm CNHT nên tập trung phát triển các chi tiết,

phụ tùng cơ hí, thiết bị điện, điện tử. Cần xây dựng các khu, cụm CNHT nhƣ ƣớc

đầu đã có tại Bắc Ninh để đạt tới sự đồng bộ tối đa, tận dụng khả năng sử dụng

chung thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí vận tải,...

Ông Yonemura Noriyuki khẳng định: Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm và

chuyên gia giỏi sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng

trong việc phát triển các yếu tố này. Các chuyên gia Nhật Bản cảnh báo r ng tiến

trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nếu chần chừ, Việt Nam không còn thời

gian để bắt kịp xu thế chung của thế giới.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Ở chƣơng 2 thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã phát triển ít nhất qua hai thập

kỷ nhƣng về bản chất, thuật ngữ này cũng hông quá hác iệt so với các thuật ngữ

li n quan đƣợc sử dụng cách đ y đã l u, nhƣ thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc, công

nghiệp linh phụ kiện. Cả công nghiệp hỗ trợ và các quan niệm li n quan đều đƣợc

dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào

87

cho các sản phẩm cuối cùng. Đ y là một thuật ngữ định hƣớng chính sách, vì thế

các nhà hoạch định chính sách của mỗi nƣớc cần phải tự đƣa ra một định nghĩa

riêng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nƣớc mình và phù hợp với

các mục tiêu cần hƣớng tới của chiến lƣợc công nghiệp. Do đặc điểm phát triển và

cách tiếp cận của mỗi nƣớc hác nhau n n phƣơng thức xác lập và nội dung quan

niệm CNHT không giống nhau. Thời gian qua, tại Việt Nam một trong những yếu

tố làm cản trở những ƣu ti n để phát triển CNHT chính là do những cách hiểu

không giống nhau giữa các nhà làm chính sách, nhà nghi n cứu và ản thân các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Nhƣ vậy, công nghiệp hỗ trợ ra đời là tất yếu khi hoạt động sản xuất đƣợc

mở rộng, đặc biệt là khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động sản xuất để

tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tức là

chuỗi ngành và chuỗi giá trị ngày càng phát triển đa dạng. Chính vì vậy, vấn đề cốt

lõi đó là chính sách, pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng

hàng đầu nh m khai thác lợi thế quốc gia, lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy, các nƣớc

cần phải có những chính sách, chiến lƣợc nhất quán nh m chuẩn bị về nhân lực,

không gian cụm công nghiệp, công nghệ và khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất,

chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp nội.

88

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY,

ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Dƣơng là địa phƣơng thuộc vùng Đông Nam ộ, đƣợc tách ra từ tỉnh

Sông Bé (cũ) từ ngày 01/01/1997 và n m trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

có diện tích tự nhiên 2.694,43 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12%

diện tích Đông Nam ộ); có 09 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 04 thị xã và

04 huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến

Cát, thị xã T n Uy n) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phƣờng, 02 thị

trấn), dân số tính sơ ộ đến 2015 có khoảng 1.947.220 ngƣời b ng ~ 11,0% toàn

Vùng và tỷ lệ tăng ình qu n hoảng 3,93%/ 01 năm.

Trong tứ giác công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dƣơng - Đồng Nai –

Bà Rịa Vũng Tàu. Cự ly tính từ đƣờng ranh giới của tỉnh về trung tâm Thành phố

Hồ Chí Minh là gần nhất và thuận tiện hơn so với các tỉnh lân cận . Các hệ thống

giao thông kết nối của vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Nguyên, thì tỉnh Bình

Dƣơng cũng đƣợc xem vừa là cửa ngõ vừa là nơi trung chuyển vận tải hàng hóa và

hành khách thuận lợi.

Địa hình của tỉnh n m ở vị trí chuyển tiếp giữa sƣờn phía Nam của dãy Trƣờng

Sơn với các tỉnh đồng b ng sông Cửu Long; nhìn chung địa hình của tỉnh tƣơng đối

b ng phẳng, khá cao so với mực nƣớc biển. Đất đai có thành phần chủ yếu là cát

pha, sét pha nên phần lớn diện tích của tỉnh đều thuận lợi cho phát triển cây công

nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bình Dƣơng có nhiều sông, các sông lớn là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,

Sông Bé, sông Thị Tính (là nhánh của sông Sài Gòn) và hồ thủy lợi Dầu Tiếng với

khối lƣợng nƣớc ngọt lớn. Ngoài ra, còn có tuyến nƣớc ngầm ở phía Nam của tỉnh,

là nguồn cung ứng nƣớc cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.

Sông Đồng Nai: đoạn thuộc địa phận tỉnh dài 58 km, là ranh giới của Bình

Dƣơng và tỉnh Đồng Nai. Sông có lòng rộng từ 150 - 400m, do n m ở hạ lƣu hồ

Trị An nên mực nƣớc điều hòa, thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy.

89

Một phụ lƣu của sông Đồng Nai là Sông Bé, bắt nguồn từ Nam Tây Nguyên,

đoạn chảy qua các huyện Phú Giáo, Tân Uyên có chiều dài 120 km. Sông có lòng

hẹp (50 -100 m), lòng sông nhiều ghềnh đá, lƣu lƣợng dòng chảy hông đều, nên ít

thuận lợi về giao thông.

Sông Sài Gòn: có diện tích lƣu vực 4.500 km2, chiều dài 280 m; đoạn hạ lƣu

là ranh giới của Bình Dƣơng với tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh dài 140

km. Lòng sông rộng khoảng 200 - 300 m, dòng chảy điều hòa. Từ hồ Dầu tiếng trở

về hạ lƣu, sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều.

Nhìn chung, hệ thống sông, suối, hồ ở tỉnh Bình Dƣơng há dày, tạo thành hệ

thống thoát nƣớc tự nhiên khá tốt, bên cạnh chức năng cung cấp nƣớc mặt, nƣớc

ngầm phục vụ sản xuất phát triển công nghiệp và đời sống của nhân dân.

Theo quy hoạch sử dụng đất Bình Dƣơng đến năm 2020 đã đƣợc chính phủ phê

duyệt, quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp toàn tỉnh đến

2020 là 14.513 ha chiếm xấp xỉ 15,28% diện tích đất của tỉnh.

Khoáng sản của Bình Dƣơng hông nhiều, theo tài liệu của Cục Địa chất và

Khoáng sản Việt Nam, tr n địa bàn tỉnh có 57 vùng mỏ lớn nhỏ, chủ yếu là khoáng

sản xây dựng, làm nguyên liệu cho các ngành gốm sứ, gạch ngói. Một số khoáng

sản có trữ lƣợng đáng chú.

Cao Lanh: tập trung ở Tân Uyên, Dầu Tiếng; tổng trữ lƣợng tiềm năng xấp xỉ

67 triệu tấn, trong đó đã xác định là 52 triệu tấn, chất lƣợng tốt dùng trong nghề

gốm và làm các chất phụ gia sản xuất một số sản phẩm công nghiệp.

Sét gạch ngói: tập trung ở khu vực huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, Phú Giáo,

tổng trữ lƣợng xấp xỉ 300 triệu m3, trong đó đã xác định là 227,6 triệu m3. Trong

các loại sét có sét chịu lửa rất có giá trị đối với công nghiệp luyện kim v à nhiều

lĩnh vực khác.

Đá x y dựng: tập trung ở huyện Tân Uyên, Thị xã Dĩ An, huyện Phú Giáo và

huyện Dầu Tiếng.

Cát xây dựng: phân bố dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính và Hồ

Dầu Tiếng.

Cuội sỏi: phân bố ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên; trữ lƣợng tiềm năng xấp

xỉ 600 nghìn m3.

Than bùn: phân bố rải rác ở các vùng bán lầy thung lũng ven sông Đồng Nai,

90

Sài Gòn, Thị Tính thuộc các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, TP. Thủ Dầu

Một, Thị xã Thuận An. Mỏ than bùn có quy mô lớn nhất là ở Tân Uyên, diện tích

85 ha, trữ lƣợng xấp xỉ 1 triệu tấn.

Với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Bình Dƣơng

có nhiều tiền đề để tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế - xã hội về mọi mặt, đẩy

mạnh CNH, HĐH và góp phần quan trọng trong việc củng cố, giữ vững an ninh

quốc phòng ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung. Đ y là một điều

kiện góp phần thuận lợi để Bình Dƣơng phát triển nhân lực chất lƣợng cao trong

tƣơng lai [72].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2001 – 2017 tỉnh Bình Dƣơng đạt đƣợc những thành tựu quan trọng

về phát triển kinh tế. Theo áo cáo, năm 2017 tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 9,15%

so với năm 2016 tăng 8,56%; GRDP ình qu n đầu ngƣời đạt 119,7 triệu đồng; cơ

cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu trừ nợ cấp sản

phẩm với tỷ trọng tƣơng ứng là 63,79% - 23,59% - 3,75% - 8,87%. Đối với lĩnh vực

công nghiệp, các doanh nghiệp giữ vững tốc độ tăng trƣởng khá, thực hiện đồng bộ

các giải pháp thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trƣờng... Nhờ đó, chỉ số phát triển

công nghiệp năm 2017 tăng 10,98% so với cùng kỳ.

Về lĩnh vực thƣơng mại, xuất nhập khẩu cũng có sự phát triển ổn định. Tổng

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2017 của tỉnh đạt 161.868 tỷ đồng,

tăng 16,9% so với cùng kỳ. Trong hi đó, im ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm

ƣớc đạt 28,53 tỷ USD. Về nhập khẩu, kim ngạch cả năm đạt 23,82 tỷ USD. Về lĩnh

vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng 4% so

với năm 2016. Đối với lĩnh vực tài nguyên - môi trƣờng, ngành đã tập trung kiện

toàn, chấn chỉnh hoạt động văn phòng đăng ý đất đai, trung t m phát triển quỹ đất

một cấp, cùng với đó x y dựng quy chế phối hợp giữa ngành với các địa

phƣơng…[12, 71].

Một trong những nhiệm vụ đƣợc Bình Dƣơng chú trọng chính là việc cải thiện

môi trƣờng inh doanh, thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp. Nhờ đó năm 2017,

tình hình phát triển doanh nghiệp có những biến chuyển tích cực, số doanh nghiệp

đăng ý thành lập mới và số vốn đăng ý tăng há cao. Mặt khác, tỉnh đã tập trung

triển khai các giải pháp nh m cải thiện môi trƣờng đầu tƣ inh doanh, thúc đẩy hoạt

91

động sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong năm 2017, tổng vốn đầu tƣ phát triển

toàn xã hội của tỉnh đạt 81.285 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2016. Bình Dƣơng

cũng đã thu hút đƣợc 41.797 tỷ đồng vốn đăng ý inh doanh của các doanh nghiệp

trong nƣớc; nâng tổng số đến nay tr n địa bàn tỉnh có 30.571 doanh nghiệp trong

nƣớc đăng ý inh doanh với tổng vốn là 234.722 tỷ đồng. Về thu hút đầu tƣ nƣớc

ngoài (FDI), từ đầu năm đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã thu hút đƣợc 1,375 tỷ USD

vốn FDI; nâng tổng số đến nay toàn tỉnh đã có 2.822 dự án FDI với tổng số vốn là

25,786 tỷ USD [12, 71].

Sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp dẫn đến nhu cầu to lớn

về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp tr n địa

àn tỉnh Bình Dƣơng hầu hết sử dụng nguy n liệu nhập hẩu để sản xuất thành

phẩm. CNHT tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng và cả nƣớc nói chung chƣa

đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nƣớc cả về số lƣợng lẫn chất

lƣợng. Tình hình tr n một phần xuất phát từ những nguy n nh n hách quan, đó là

công nghiệp tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng còn non trẻ, ngành CNHT chủ yếu dựa

trên nền tảng các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến Bình Dƣơng

thuê mặt b ng, lao động sản xuất sản phẩm xuất khẩu với hầu hết nguyên liệu nhập

khẩu. Tuy nhi n, việc thiếu quy hoạch đầu tƣ phát triển các ngành CNHT cũng nhƣ

thiếu các chính sách huyến khích phát triển CNHT của Trung ƣơng trong một thời

gian dài là nguy n nh n chủ yếu hiến các ngành công nghiệp hỗ trợ tr n địa àn

tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng và cả nƣớc nói chung ém phát triển. Việc phụ thuộc

vào nguyên liệu nhập khẩu và CNHT kém phát triển đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng

tăng trƣởng các ngành công nghiệp tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

Tình hình tr n đòi hỏi phải phát triển các ngành CNHT phục vụ cho các ngành

công nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh Bình Dƣơng. Song song đó cần đẩy mạnh

công tác tiếp thị, xúc tiến thƣơng mại. Điều này đặt ra vấn đề cần phải tổ chức

nghi n cứu, x y dựng phát triển CNHT và đ y là một yêu cầu cấp thiết.

Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhi n, Bình Dƣơng trong những năm

gần đ y là một trong những địa phƣơng có tăng trƣởng kinh tế cao của cả nƣớc.

Trong 7 năm 2011 – 2017, Bình Dƣơng đã duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao,

GDP bình quân 7 năm 2011 – 2017 tăng cao hơn nhiều so với bình quân cả nƣớc;

cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đến cuối năm 2017, Công nghiệp

và xây dựng chiếm khoảng 64% - Dịch vụ chiếm khoảng 24% - Nông nghiệp chiếm

92

khoảng 4% [12, 71]. Đ y là một điều kiện kinh tế thuận lợi cho đầu tƣ phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh.

Bên cạnh đó, đến năm 2017 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh Bình Dƣơng đạt cao; tỉnh đã

cơ ản đạt các ti u chí đô thị loại I (trừ tiêu chí mật độ dân số). Về chƣơng trình nhà ở

xã hội: lũy ế đến nay Bình Dƣơng đã xem xét chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ và chuyển

đổi dự án nhà ở thƣơng mại sang nhà ở xã hội cho 85 dự án (trong đó 02 dự án chuyển

đổi dự án nhà ở thƣơng mại sang nhà ở xã hội), tổng diện tích sàn là 3,8 triệu m2; trong

năm, đã x y dựng đƣợc 2.364 căn, àn giao đƣa vào sử dụng 1.729 căn, đáp ứng nhu

cầu cho khoảng 9.500 ngƣời dân [12, 71]. Đay là những điểm mạnh của tỉnh để thu hút

nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các nơi đến sinh sống và làm việc.

Về công tác giáo dục đào tạo của Bình Dƣơng trong những năm qua có nhiều

chuyển biến tích cực, hiện nay Bình dƣơng đã hoàn chỉnh hệ thống trƣờng mẫu giáo,

tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở mỗi xã, phƣờng, thị trấn. Tính đến

năm 2017, hệ thống giáo dục và đào tạo tr n địa àn Bình Dƣơng có 541 trƣờng học,

đơn vị (chƣa ể lĩnh vực dạy nghề) với 360 trƣờng công lập và 181 trƣờng ngoài công

lập (bao gồm 08 trƣờng đại học, 04 trƣờng cao đẳng, 09 trƣờng trung cấp, 272 trƣờng

mầm non, 139 trƣờng tiểu học, 71 trƣờng trung học cơ sở, 33 trƣờng trung học phổ

thông, 07 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 01 trung tâm ngoại ngữ - tin học và bồi

dƣỡng nghiệp vụ). Ngoài ra còn có 50 trung tâm ngoại ngữ - tin học và bồi dƣỡng văn

hóa và 09 chi nhánh hoạt động. Tỉnh ủy, Ủy an nh n d n luôn quan t m và đào tạo

nhân lực của tỉnh qua các đề án, tổ chức hoặc liên kết tổ chức các lớp đào tạo về kỹ

năng, cử công chức có tiềm năng tham gia các lớp đào tạo chuy n s u. Đ y là nguồn

nhân lực tại chỗ cho chiến lƣợc có tính bền vững để Bình Dƣơng có chính sách quy

hoạch, phát triển, bổ sung vào bộ máy nhà nƣớc của Tỉnh.

Bảng 3.1: Số học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo

Đơn vị tính: học sinh

TT Hệ đào tạo 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 SB

2017

1 Đại học, cao

đẳng 2.522 3.600 4.429 5.328 5.739 5.791 6.295 6.580

2

Trung cấp

chuyên

nghiệp

3.963 5.322 4.043 4.316 4.420 1.825 1.610 940

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2010 đến 2017

Có thể thấy số lƣợng học viên tốt nghiệp Đại học, cao đẳng tăng qua các năm,

năm 2010 là 2.522 học vi n ra trƣờng, năm 2017 là 6.580 học vi n ra trƣờng và số

93

lƣợng học viên Trung cấp chuyên nghiệp giảm qua các năm, năm 2010 là 3.963 học

vi n ra trƣờng, năm 2017 là 940 học vi n ra trƣờng . Cơ cấu đào tạo nghề trong các

trƣờng, chủ yếu tập trung đào tạo các nghề sau: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và

viễn thông, chiếm khoảng 25% tổng số tuyển sinh; ngành kế toán chiếm 18,6%;

ngành công nghệ kỹ thuật cơ hí chiếm 16,0%; ngành điều dƣỡng, hộ sinh chiếm

11,5%; ngành dƣợc chiếm 11,5%; còn lại các ngành công nghệ thông tin (5,7%);

máy vi tính (4,0%); ngành y (3,0%); ngành lâm nghiệp (2,6%); ngành mộc và trang

trí nội thất (2,2%)...(bảng 3.1) [12].

Mặc dù lực lƣợng lao động của tỉnh đƣợc qua đào tạo hàng năm ngày càng tăng,

nhƣng phần nhiều số lao động này chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển

của các ngành kinh tế. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tƣ, n ng cao chất lƣợng

đào tạo tại các trƣờng, các cơ sở đào tạo, để đảm bảo có một đội ngũ lao động chất

lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt là

lực lƣợng lao động cho các khu công nghiệp.

Về dân số và nguồn lao động: dân số toàn tỉnh tính sơ ộ đến 2017 là 2.070.951

ngƣời. Dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm cả về số lƣợng và tỷ trọng:

năm 2011 là 1.691,413 nghìn ngƣời chiếm 79,2% dân số, trong đó nam chiếm

48,10%; năm sơ bộ 2017 là 2.070,951 nghìn ngƣời chiếm 81,7% dân số, với tỷ

trọng nam là 48,30% [12]. Trong hi đó, hàng năm còn có lao động từ các tỉnh, các

vùng khác trong cả nƣớc về sinh sống và làm việc tại Bình Dƣơng. Đ y là nguồn

lao động dồi dào cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh.

Bảng 3.2: Nguồn lao động của tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị tính: nghìn ngƣời

Năm Số dân (nghìn ngƣời) Cơ cấu (%)

Tổng số Nam Nữ Nam Nữ

2011 1.691,413 813,570 877,570 48,10 51,90

2013 1.802,476 869,897 932,579 48,26 51,74

2014 1.873,558 904,366 969,192 48,27 51,73

2015 1.930,433 931,988 998,445 48,28 51,72

2016 1.995,817 963,730 1.032,087 48,29 51,71

SB 2017 2.070,951 1.000,193 1.070,758 48,30 51,70

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2017

Về cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2017 qua bảng 1.3 ta

thấy qua các năm tỷ lệ nam trong độ tuổi lao động có tăng l n từ 48,10% năm 2011

lên 48,30% năm 2017 nhƣng đều thấp hơn so với tỷ lệ nữ l n năm 2011 là 51,90%

và năm 2017 là 51,70% (bảng 3.2) [12].

94

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

Công nghiệp tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng phát triển nhanh chóng trong những

năm gần đ y, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu inh tế và n ng cao vị

thế của tỉnh trong vùng inh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc. Sản xuất công

nghiệp tiếp tục phát triển; Chỉ số phát triển công nghiệp năm 2017 tăng 10,98%

(năm 2016 tăng 10,1%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 247.989 tỷ

đồng, tăng 9,15% (năm 2016 tăng 8,56%); trong đó, hu vực nhà nƣớc chiếm

20,9%, khu vực ngoài nhà nƣớc chiếm 30,6% và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài chiếm 48,6%. Công nghiệp tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng phát triển dựa

tr n nền tảng hu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài [12, 71].

3.2.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp

3.2.1.1. Số cơ sở sản xuất phân theo thành phần kinh tế

Năm 2011 có 8.674 cơ sở sản xuất và đến hết năm 2016, tr n địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng có 15.230 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng th m 6.556 cơ sở so với năm

2011. Trong đó năm 2013 so 2011 tăng th m 2.500 cơ sở, năm 2016 so 2013 tăng

thêm 4.056 cơ sở và khối doanh nghiệp ngoại quốc doanh tăng cao nhất với 3.688

cơ sở, thứ hai doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 371 cơ sở và giảm là khối

doanh nghiệp nhà nƣớc với 3 cơ sở. Vậy ta có thể nói r ng khối doanh nghiệp ngoài

quốc doanh và khối doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tăng ( ảng 3.3) [12].

Bảng 3.3: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Cơ sở

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng

thêm

11 - 13

Tăng

thêm

13 - 16

Tổng số cơ sở

SXKD 8.674 10.247 11.174 12.141 13.307 15.230 2.500 4.056

- Quốc doanh 54 52 55 53 56 52 1 - 3

+ Trung ƣơng 14 13 15 13 12 12 1 - 3

+ Địa phƣơng 40 39 40 40 44 40 0 0

- Ngoài quốc

doanh 7.179 8.724 9.583 10.454 11.531 13.271 2.404 3.688

+ Tập thể 74 74 73 73 62 23 - 1 - 50

+ Tƣ nh n 1.310 1.336 1.300 1.276 1.230 1.147 -10 - 153

+ Cá thể 5.288 6.734 7.570 8.425 9.530 11.345 2.282 3.775

+ Hỗn hợp 507 580 640 680 710 756 133 116

- Khu vực ĐT

nước ngoài 1.441 1.471 1.536 1.634 1.720 1.907 95 371

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2016

95

3.2.1.2. Số cơ sở sản xuất phân theo nhóm ngành

Phân theo nhóm ngành, ngành công nghiệp chế biến; bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, xe máy và động cơ hác có số lƣợng cơ sở sản xuất đông đảo nhất với

công nghiệp chế biến năm 2016 là 5.105 cơ sở, chiếm 32,8% số lƣợng cơ sở công

nghiệp của tỉnh; tiếp theo là công nghiệp bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

và động cơ hác gỗ có 5.624 cơ sở, chiếm 37,3% và thấp nhất là ngành công nghiệp

khai khoáng có 58 cơ sở năm 2016.

Trong giai đoạn 2011 - 2016 tăng 6.556 cơ sở và gia tăng nhiều nhất là ngành

công nghiệp chế biến tăng th m 1.663 cơ sở và tiếp theo lần lƣợt là các ngành: bán

buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ hác tăng với 2.928 cơ sở, ngành

xây dựng tăng với 645 cơ sở, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng với 18 cơ sở và

ri ng ngành hai hoáng trong cùng giai đoạn tăng 06 cơ sở (bảng 3.4) [12].

Bảng 3.4: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành

Đơn vị tính: Cơ sở

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng thêm

11 - 16

Tổng số cơ sở SXKD 8.674 10.247 11.174 12.141 13.245 15.230 + 6.556

Nông lâm nghiệp và

thủy sản 81 75 91 94 76 99 + 18

Khai khoáng 42 47 44 46 47 58 + 16

Công nghiệp chế biến 3.442 3.768 3.808 4.056 4.371 5.105 + 1.663

Xây dựng 765 911 988 1.086 1.184 1.410 + 645

Bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, xe máy và

động cơ hác

2.696 3.428 4.002 4.488 4.959 5.624 + 2.928

Công nghiệp khác 1.648 2.018 2.241 2.371 2.608 2.934 + 1.286

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2016

3.2.1.3. Số cơ sở sản xuất phân theo địa phương

Năm 2016 theo báo cáo của địa phƣơng, số cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu

ở 02 thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và thành phố Thủ Dầu Một với thị xã Thuận An

với 4.194 cơ sở, chiếm 28,48% tổng số cơ sở công nghiệp toàn tỉnh; thị xã Dĩ An

với 3.539 cơ sở, chiếm 23,3% tổng số cơ sở công nghiệp toàn tỉnh và thành phố Thủ

Dầu Một với 3.283 cơ sở, chiếm 22,15% tổng số cơ sở công nghiệp toàn tỉnh và

thấp nhất là huyện Bầu Bàng chỉ có 220 cơ sở, chiếm 1,27% tổng số cơ sở công

96

nghiệp toàn tỉnh và huyện Bắc Tân Uyên chỉ có 219 cơ sở, chiếm 1,41% tổng số cơ

sở công nghiệp toàn tỉnh.

Qua số liệu về Sở Công thƣơng của tỉnh trong thời gian qua cho thấy năm 2016

so 2011 tăng 6.242 cơ sở, sự tăng th m số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp khá

cao, hầu hết các ngành công nghiệp đều có số lƣợng cơ sở công nghiệp gia tăng,

điều này thể hiện quy mô nền công nghiệp tỉnh có mức tăng há ổn định. Ngành

công nghiệp chế biến tăng th m 1.663 cơ sở (bảng 3.5) [12].

Bảng 3.5: Số lƣợng các cơ sở công nghiệp theo địa phƣơng

Đơn vị tính: Cơ sở

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng

thêm

11 - 16

Tổng số cơ sở SXKD 8.674 10.247 11.174 12.141 13.245 15.230 6.242

Tp Thủ Dầu Một 1.848 2.359 2.623 2.823 2.934 3.283 1.435

Huyện Bầu Bàng 154 165 220 66

Huyện Dầu Tiếng 129 137 164 173 173 193 64

Huyện Bến Cát 889 1.045 1.095 1.111 1.188 1.419 530

Huyện Phú Giáo 100 109 110 122 135 171 71

Huyện Tân Uyên 1.042 1.170 1.254 1.346 1.594 1.992 950

TX Dĩ An 2.053 2.455 2.659 2.748 3.091 3.539 1.486

TX Thuận An 2.613 2.972 3.269 3.504 3.781 4.194 1.581

Huyện Bắc Tân Uyên 160 184 219 59

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2016

3.2.2. Lao động ngành công nghiệp

3.2.2.1. Lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế

Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh năm 2016 có khoảng 1.056.921 ngƣời,

tăng 6,5% so với năm 2011. Xét cả giai đoạn giai đoạn 2011 - 2016 tăng 6,3

%/năm, tốc độ tăng trƣởng số lao động công nghiệp chỉ đạt 6,3%/năm thấp hơn

nhiều so với giai đoạn trƣớc 2001 - 2005 (24,5%/năm).

Phân theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy lao động khu vực quốc doanh (nhà

nƣớc) giảm trong giai đoạn 2011 là 29.875 ngƣời và đến 2016 xuống còn 22.612

ngƣời và tăng trƣởng ình qu n giai đoạn 2011 - 2016 là - 1,4%, nhƣng lao động

của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài luôn có tỷ trọng cao nhất năm 2011 là

466.697 ngƣời và năm 2016 là 655.899 ngƣời, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong

giai đoạn năm 2011 đ n năm 2016 cao nhất đạt 7,0%/năm ( ảng 3.6) [12].

97

Bảng 3.6: Số lƣợng lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Lao động

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T/ trƣởng

bình

quân

11 - 16

Tổng số lao động 782.377 825.967 872.889 944.827 996.020 1.056.921 6,3 %

- Khu vực kinh tế

trong nƣớc 315.680 325.807 334.665 357.305 383.492 401.022 5,2 %

+ Quốc doanh 29.875 29.471 30.661 29.289 28.222 22.612 - 1,4 %

+ Ngoài quốc doanh 285.805 296.336 304.004 328.016 355.270 378.410 5,8 %

- Khu vực ĐT nƣớc

ngoài 466.697 500.160 538.224 587.522 612.528 655.899 7,0 %

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2016

3.2.2.2. Lao động công nghiệp theo nhóm ngành

Lao động công nghiệp tập trung lớn nhất trong ngành công nghiệp chế biến

(trong đó dệt may - da giầy…), năm 2011 là 638.163 ngƣời đến năm 2016 là

893.570 ngƣời chiếm tỷ trọng 84% cơ cấu lao động của tỉnh. Tiếp theo thấp nhất là

nhóm ngành khai hoáng năm 2011 là 1.742 ngƣời đến năm 2016 là 1.931ngƣời

chiếm 0,2% và nhóm này có xu hƣớng giảm nhẹ (bảng 3.7) [12].

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp

Đơn vị tính: % Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T/ trƣởng

bình quân

11 - 16

Tổng số lao

động

782.377 825.967 872.889 944.827 996.020 1.056.921 6,3 %

Nông lâm

nghiệp và

thủy sản

19.625 19.050 19.701 18.839 16.768 14.794 -3,4 %

Khai khoáng 1.742 1.794 1.631 1.698 1.803 1.931 1,6 %

Công nghiệp

chế biến

638.163 678.851 724.602 793.504 838.402 893.570 7,1 %

Xây dựng 37.466 34.887 33.843 34.254 35.058 37.161 1,5 %

Bán buôn và

bán lẻ; sửa chữa

ô tô, xe máy và

đông cơ hác

30.936 34.357 36.907 40.501 45.789 49.151 10,3 %

Công nghiệp

khác

54.445 57.028 56.205 56.031 58.200 60.314 2,5 %

Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2016

3.2.2.3. Năng suất lao động

Năng suất lao động công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994)

trong giai đoạn 2014 – 2016 tăng ình qu n 9,2%/năm, cao hơn giai đoạn trƣớc đã

đạt là 8,9%/năm. Năm 2016, năng suất lao động toàn ngành công nghiệp đạt mức

98

tăng trƣởng há, tăng 11,0% so với năm 2016, đạt 193,4 triệu đồng/ngƣời/năm

(năm 2015 là 174,2 triệu đồng/ngƣời/năm).

Theo sở Công thƣơng Bình Dƣơng thì ngành công nghiệp, năng suất lao động

ngành chế biến nông sản, thực phẩm có giá trị cao nhất, năm 2016 đạt 597,5 triệu

đồng/ngƣời/năm; Tiếp theo là các ngành công nghiệp hóa chất có năng suất lao

động đạt xấp xỉ 473,5 triệu đồng/ngƣời/năm, ngành hai thác và chế biến khoáng

sản là 435,26 triệu đồng/ngƣời/năm. Các ngành cơ hí, điện tử và sản xuất phân

phối điện nƣớc cùng đạt khoảng 320 - 350 triệu đồng/ngƣời/năm… thấp nhất là

ngành dệt may da giầy chỉ đạt gần 63,0 triệu đồng/ngƣời/năm.

Theo khu vực kinh tế, năng suất lao động công nghiệp của khu vực Nhà nƣớc

Trung ƣơng đạt cao nhất, gần 330 triệu đồng/ngƣời/năm gấp 1,7 lần mức trung bình

toàn tỉnh (đạt 193,4 triệu đồng/ngƣời/năm). Khu vực kinh tế tƣ nh n đạt 183,2 triệu

đồng/ngƣời/năm và hu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có giá trị 196 triệu

đồng/ngƣời/năm ( ảng 3.8) [12].

Bảng 3.8: Năng xuất lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng/lao động (giá 1994)

Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tăng

2014 - 2015

Tăng

2015 - 2016

Toàn tỉnh 112,4 174,2 193,4 9,2%/năm 11,0%/năm

- Khu vực nhà nƣớc

TW

298,3 374,0 329,2 4,6%/năm -12,0%/năm

- Khu vực nhà nƣớc địa

phƣơng

87,4 266,0 310,8 24,9%/năm 16,9%/năm

- Khu vực ngoài nhà

nƣớc

80,2 164,1 183,2 15,4%/năm 11,5%/năm

- Khu vực đầu tƣ nƣớc

ngoài

128,7 176,5 196,0 6,5%/năm 11,0%/năm

Nguồn: Xử lý số liệu NGTK tỉnh Bình Dương năm 2014 đến 2016

3.3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 của tỉnh là 708.244 tỷ đồng, tƣơng ứng

tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 19,7%/năm. Năm 2011 theo giá trị sản xuất

công nghiệp đạt 344.468 tỷ đồng, năm 2012 theo giá trị sản xuất công nghiệp đạt

412.146 tỷ đồng…, tốc độ tăng trƣởng ình qu n giai đoạn năm 2011-2015 có xu

hƣớng tăng đều đặn năm 2015 so 2011 tăng 363.776 tỷ đồng.

Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các khu vực kinh tế trong

giai đoạn 2011 - 2015 có đặc điểm sau:

99

Khu vực kinh tế Nhà nƣớc trung ƣơng có mức tăng nhẹ theo từng năm. Hiện giá

trị sản xuất công nghiệp năm 2011 là 4.303 tỷ đồng và năm 2015 là 6.061 tỷ đồng.

Tỷ trọng công nghiệp của khu vực này tăng ít nhất với 9% năm.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp tục có mức tăng trƣởng khá cao

giai đoạn năm 2011 đạt 231.082 tỷ đồng và năm 2015 đạt 475.919 tỷ đồng , tỷ lệ

tăng trƣởng đạt 19,8% năm. Lý do trong các giai đoạn phát triển, các cơ chế, chính

sách thu hút đầu tƣ của Nhà nƣớc và của tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy

khu vực này phát triển nhanh (bảng 3.9) [12].

Bảng 3.9: Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Xử lý số liệu NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011 đến 2015

3.3. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH GIẦY

DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.3.1. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành giầy da ở tỉnh Bình Dương

Các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng ao

gồm: Công nghiệp thuộc da, Công nghiệp sản xuất nguy n phụ liệu ngành giày da,

Công nghiệp sản xuất da đã thuộc, Công nghiệp hóa chất, Công nghiệp sản xuất

huôn mẫu, Công nghiệp cơ hí: sản xuất các loại dao dùng cho ngành da – giày.

Trong các ngành công nghiệp tr n, công nghiệp sản xuất nguy n phụ liệu ngành da

giày chiếm số lƣợng lớn nhất, năm 2011 số lƣợng là 151 doanh nghiệp và đến năm

2016 là 248 doanh nghiệp, tăng giai đoạn 2011 đến 2016 là 97 doanh nghiệp. Phần

lớn các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày đƣợc thành

lập từ năm 2007 – 2008 nên vẫn đang trong giai đoạn hoàn thi n và triển hai dự

án, nhiều doanh nghiệp chƣa đi vào hoạt động hết công xuất. Số lƣợng các doanh

nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành giày da tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng ình

qu n 4,45%/năm giai đoạn 2011 – 2016 (Biểu đồ 3.1) [12].

Giá trị SXCN 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng (% năm)

12 - 15

Tổng số 344,468 412,146 491,697 588,043 708,244 19,7 %

- Nhà nƣớc 4,303 4,487 5,164 5,639 6,061 9,0 %

- Ngoài nhà

nƣớc 109,083 125,830 155,051 187,546 226,264 20,0 %

- Đầu tƣ nƣớc

ngoài 231,082 281,829 331,482 394,858 475,919 19,8 %

100

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp hỗ trợ ngành giầy da qua các năm

ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da tăng ình qu n 3,4%/năm

giai đoạn 2006 – 2009 và tăng ình qu n 9,1%/năm giai đoạn 2011 – 2016, lĩnh

vực chiếm tỷ trọng cao nhất là sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy da, bao

gồm sản xuất đế giày, mũ giày, thuộc da,.. (Biểu đồ 3.2) [12].

Biểu đồ 3.2: Lao động công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da qua các năm

ĐVT: Ngƣời

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy năm 2009 đạt gần gấp đôi so

với năm 2005 từ 5.749 tỷ lên 11.223 tỷ năm 2009 và giai đoạn 2010 đến 2015 Giá

trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy từ 16.231 năm 2011 l n 39.697 tỷ

năm 2015 và tăng so với 2010 là 23.466 tỷ, khu vực sản xuất nguyên phụ liệu cho

sản phẩm da – giày chiếm tỷ trọng cao nhất (Biểu đồ 3.3) [12].

151 158 161 172 199

248

0

50

100

150

200

250

300

2011 2012 2013 2014 2015 2016

125.299 128.727 145.576

162.598 175.540

184.134

0.000

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

140.000

160.000

180.000

200.000

2011 2012 2013 2014 2015 2016

101

Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da theo giá thực tế

ĐVT : Tỷ đồng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp giầy da đạt mức trung ình và ti n

tiến. Theo ết quả điều tra khảo sát của Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, máy

móc thiết bị đƣợc hảo sát có trình độ công nghệ ở mức ti n tiến đạt 43%, ở mức

trung ình đạt 51,2% và lạc hậu là 2,8%.

Thị trƣờng ti u thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, nhu cầu nguy n

phụ liệu cho ngành công nghiệp giầy da tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng trong những

năm qua là rất lớn. Kim ngạch nhập hẩu nguy n phụ liệu cho ngành công nghiệp

giầy da tăng ình qu n 10,8%/năm giai đoạn 2011 - 2014.

Mặc dù nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp giầy da tr n địa bàn tỉnh

Bình Dƣơng là rất lớn nhƣng thị trƣờng ti u thụ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành

giầy da chủ yếu vẫn là thị trƣờng nƣớc ngoài. Theo ết quả hảo sát của Sở Công

thƣơng tỉnh Bình Dƣơng doanh thu tại thị trƣờng trong nƣớc chỉ chiếm 15,2% tổng

doanh thu, doanh thu thị trƣờng nƣớc ngoài chiếm đến 84,8% tổng doanh thu.

Công tác xúc tiến thƣơng mại công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da đƣợc thực hiện

thông qua nhiều hình thức hác nhau, trong đó hình thức đƣợc các doanh nghiệp

đánh giá cao là thông qua công tác doanh nghiệp tự tiếp thị chiếm 30,8 %, qua công

ty mẹ chiếm 38,5 % và các cuộc triển lãm, hội chợ… (Bảng 3.10) [50, 52].

Bảng 3.10: Các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng với ngành giầy da

(ĐVT: %)

Quảng

cáo

Qua website

công ty

DN tự

tiếp thị

Triển

lãm

Qua công ty tiếp thị

chuyên nghiệp

Qua công ty

mẹ

15,38 7,69 30,77 7,69 0,00 38,46

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

16,231 20,248

24,432

31,839

39,697

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

2011 2012 2013 2014 2015

102

Bảng 3.11: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng với

ngành giầy da

(ĐVT: %).

Quảng

cáo

Qua website

công ty

DN tự

tiếp thị

Triển

lãm

Qua công ty tiếp thị

chuyên nghiệp

Qua công ty

mẹ

15,79 15,79 31,58 15,79 5,26 15,79

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Kết quả khảo sát của Sở Công thƣơng Bình Dƣơng cho thấy có đến 31,6%

doanh nghiệp cho r ng hình thức xúc tiến thƣơng mại mang lại hiệu quả kinh tế cao

nhất chính là qua công tác tự tiếp thị của doanh nghiệp (Bảng 3.11) [50, 52].

Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ

ngành giầy da tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong những năm qua chƣa thật sự rõ

nét. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng chủ

yếu phục vụ cho xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trƣờng nội địa hông đáng ể, trong khi

đó các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm ngành da giầy phải nhập khẩu nguyên

liệu (Biểu đồ 3.4) [50. 52].

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da

Tiêu thụ trong nước (ĐVT: %)

Tiêu thụ ngoài nước (ĐVT: %)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

CC cho nhà SX ngoài tỉnh, 39.45

%

CC cho nhà SX trong tỉnh, 60.55

%

CC cho DN trực

tiếp SX, 18.16 % CC cho DN đặt

gia công, 0.85 %

CC cho Cty mẹ,

80.99 %

CC cho nhà phân

phối, 0%

103

Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy da chủ yếu cũng là

gia công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để xuất khẩu,

đặc biệt là công ty mẹ nên tiêu thụ ở thị trƣờng nội địa chiếm tỷ trọng thấp.

Ph n ố ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, các ngành công nghiệp hỗ trợ

ngành giầy da chủ yếu ph n ố n ngoài các hu công nghiệp. Theo số liệu của Sở

Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, có đến 52,2% cơ sở doanh nghiệp n m ngoài các

hu công nghiệp, 47,8% n m trong các hu công nghiệp. Đáng chú ý có một số

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc da n m ngoài hu công nghiệp. Đ y

là lĩnh vực hoạt động có nguy cơ g y ô nhiễm môi trƣờng cao.

3.3.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may ở tỉnh Bình Dương

Theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân và theo kết quả khảo sát, các ngành

công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng ao gồm những

ngành sau: Công nghiệp dệt cung cấp vải cho ngành công nghiệp may; Công

nghiệp sản xuất sợi cung cấp sợ cho ngành công nghiệp dệt; Công nghiệp hoàn

thiện sản phẩm dệt, ao gồm tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt; hồ vải

;Công nghiệp sản xuất nguy n phụ liệu ngành may ao gồm sản xuất chỉ, huy nút,

dây éo, nhãn mác; Công nghiệp cơ hí chủ yếu sản xuất máy may, huôn mẫu cho

ngành dệt; Công nghiệp ao ì cung cấp các loại ao ì giấy, nhựa cho ngành dệt

may; Công nghiệp hóa chất chủ yếu là các doanh nghiệp nhuộm; Công nghiệp in

ao gồm các doanh nghiệp in các loại hoa văn l n vải

Ngành công nghiệp dệt may tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng tốc độ tăng ình

qu n 16,4%/năm giai đoạn 2006 - 2009. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may năm

2009 chiếm tỷ trọng 8,9% tổng số cơ sở ngành dệt may và có xu hƣớng gia tăng.

Đến năm 2016 có 520 doanh nghiệp, giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng ình qu n

12,19%/năm. Phần lớn các doanh nghiệp dệt tập trung ở hu vực có vốn đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngoài (Biểu đồ 3.5) [12].

Biểu đồ 3.5: Số lƣợng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may

ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

388 416 414 442 474

520

0

100

200

300

400

500

600

2011 2012 2013 2014 2015 2016

104

Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tăng từ 12% năm

2005 l n 13,7% năm 2009 trong toàn ngành công nghiệp dệt may. Tỷ trọng này có

xu hƣớng gia tăng trong giai đoạn 2006 - 2009. Tốc độ tăng lao động bình quân

22,2%/năm giai đoạn 2006 - 2009. Giai đoạn 2006 – 2009 lao động ngành công

nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tăng l n gấp đôi và tỷ trọng lao động ngành công

nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tăng từ 5,68% năm 2011 l n 9,06% năm 2016 trong

toàn ngành công nghiệp dệt may. Tỷ trọng này có xu hƣớng gia tăng trong giai

đoạn 2011 - 2016. Tốc độ tăng lao động ình qu n 4,83%/năm giai đoạn 2011 -

2016. Giai đoạn 2011 - 2016 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

tăng l n rõ rệt nhƣng hông nhiều (Bảng 3.6) [12].

Biểu đồ 3.6 L đ i i i may

ĐVT: Người

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may năm 2015 đạt giá trị

sản xuất theo giá thực tế là 47.818 tỷ đồng, chiếm 42,65% tổng giá trị sản xuất

ngành công nghiệp dệt may. Tỷ trọng này có xu hƣớng gia tăng trong giai đoạn

2010 - 2015 (Biểu đồ 3.7; Biểu đồ 3.8) [50].

Biểu đồ 3.7: GTSX công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may theo giá

thực tế

ĐVT : Tỷ đồng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

128.432 135.734 143.132 156.107 159.251 168.141

0.000

50.000

100.000

150.000

200.000

2011 2012 2013 2014 2015 2016

21,232

29,598 31,943 37,077

42,438 47,818

0,000

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Ngành dệt

105

Biểu đồ 3.8: Tỷ trọng so với toàn bộ ngành dệt may

ĐVT : Tỷ đồng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

Trình độ công nghệ công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chủ yếu là trung bình và

lạc hậu. Theo kết quả khảo sát của Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, đối với công

nghiệp hỗ trợ ngành may mặc, chỉ có 24,8% máy móc thiết bị đạt trình độ tiên tiến,

63,3% đạt trình độ trung ình và 11,9% trình độ lạc hậu. Thực trạng về trình độ

công nghệ n u tr n đã ảnh hƣởng lớn đến năng suất lao động của ngành công

nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

Thị trƣờng ti u thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may do nhu cầu nguy n

phụ liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng

trong những năm qua là rất lớn. Nhu cầu nguy n phụ liệu cho ngành công nghiệp

dệt may tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng có xu hƣớng gia tăng qua các năm. Thị

trƣờng ti u thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tr n địa àn tỉnh Bình

Dƣơng chủ yếu phục vụ thị trƣờng nƣớc ngoài. Theo ết quả hảo sát của Sở Công

thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, có đến 52% giá trị doanh thu ngành công nghiệp hỗ trợ

ngành dệt may đƣợc mang lại từ thị trƣờng nƣớc ngoài, 48% tổng doanh thu đƣợc

mang lại từ thị trƣờng trong nƣớc. Khó hăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may khi tiêu thụ ở thị trƣờng trong

nƣớc vấn đề thâm nhập thị trƣờng do DN sản suất có nguồn cung cấp ổn định chiếm

30,2 %. Khó hăn lớn nhất đối với thị trƣờng tiêu thụ nƣớc ngoài là tìm kiếm khách

hàng tiêu thụ chiếm 42,11 %, tiếp theo là bị ép giá và thủ tục hải quan là 26,3 %

(Bảng 3.12 ; Bảng 3.13) [52].

39.88

43.47

41.46 43.58

43.80

42.65 Ngành dệt may

2010

2011

2012

2013

2014

2015

106

Bảng 3.12: Những khó khăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

khi tiêu thụ thị trƣờng trong nƣớc (ĐVT: %).

Khó thâm nhập TT do

DN SX có nguồn CC

ổn định

Khó thâm nhập TT do

các DN gia công đƣợc

CC NPL

Thiếu các

DN SX

FOB

TT BB bị cạnh

tranh bởi hàng

ngoại nhập

Khác

30,19 18,87 16,98 26,42 7,55

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Bảng 3.13: Những khó khăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

khi tiêu thụ thị trƣờng nƣớc ngoài (ĐVT: %).

Thủ tục hải quan Tìm kiếm khách hàng Bị ép giá Khác

26,32 42,11 28,95 2,63

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Công tác xúc tiến thƣơng mại công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đƣợc thực hiện

thông qua nhiều hình thức, bao gồm: Quảng cáo tr n các phƣơng tiện thông tin đại

chúng; Qua trang we của doanh nghiệp; Qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp;

Qua các cuộc triển lãm, hội chợ; Nhờ công ty tiếp thị chuy n nghiệp quảng á sản

phẩm; Thông qua công ty mẹ;… Trong các hình thức trên, hình thức qua công tác

tiếp thị của doanh nghiệp đƣợc cho là quan trọng nhất và mang lại hiệu quả cao nhất

chiếm 27,18 % và hiệu quả là 25 % (Bảng 3.14, Bảng 3.15) [50, 52].

Bảng 3.14: Các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng đối với ngành

công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may (ĐVT: %).

Quảng

cáo

Qua

website

công ty

Tiếp

thị

Triển

lãm

Qua công ty tiếp thị

chuyên nghiệp

Qua công ty

mẹ Khác

14,56 14,56 27,18 16,50 12,62 11,65 2,91

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Bảng 3.15: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc áp dụng đối

với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may (ĐVT: %).

Quảng

cáo

Qua website

công ty

Tiếp

thị

Triển

lãm

Qua c/ty tiếp

thị chuyên

nghiệp

Qua c/ty

mẹ Khác

17,86 16,96 25,00 17,86 13,39 8,93 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

107

Thực trạng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ

trợ ngành dệt may. Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ

trợ ngành dệt may tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đã đƣợc thể hiện thông qua thị

trƣờng tiêu thụ và đối tƣợng tiêu thụ sản phẩm. Theo kết quả khảo sát của Sở Công

thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc của các doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chiếm 48% doanh thu và thị

trƣờng nƣớc ngoài chiếm 52% doanh thu. Đối với thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc,

cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh chiếm 18,2% và cung cấp cho

các nhà sản xuất ngoài tỉnh chiếm 47,5%, cung cấp cho các doanh nghiệp án uôn

là 21,9%. Nhƣ vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tr n địa àn tỉnh Bình

Dƣơng ƣớc đầu tạo đƣợc mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc (Biểu đồ 3.9) [50. 52].

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Tiêu thụ trong nước (ĐVT: %)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Tiêu thụ ngoài nước (ĐVT: %)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Ph n ố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, các ngành công nghiệp

hỗ trợ công nghiệp dệt may tập trung chủ yếu ngoài hu công nghiệp. Theo số liệu

CC cho các DN

bán buôn

21.88%

CC cho các nhà

SX ngoài tỉnh

47.79%

CC cho các nhà

SX trong tỉnh

18.16%

CC cho các đại lý

trong tỉnh

0.19%

CC cho các đại lý

ngoài tỉnh

5.10%

CC cho các

nhà án lẻ

6.47%

Khác

0.71%

CC cho các DN

đặt gia công

8.15%

CC cho công ty

mẹ 4.91%

CC cho nhà phân

phối 24.39%

CC cho các DN

trực tiếp SX

62.54%

108

của Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, đến năm 2015 chỉ mới 43% doanh nghiệp

ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là tập trung vào các hu công nghiệp,

57% số doanh nghiệp còn lại tập trung ngoài các hu công nghiệp.

Nhìn chung, các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tr n địa bàn tỉnh

Bình Dƣơng đa dạng, từ những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đến những

doanh nghiệp dệt nhuộm, cung cấp bao bì, những doanh nghiệp chế tạo máy

may,… Nếu các doanh nghiệp này có những mối liên kết với nhau thì sẽ có những

tác động tích cực đến phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Bình Dƣơng.

3.3.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử ở tỉnh Bình Dương

Ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử – tin học tr n địa àn

tỉnh Bình Dƣơng ao gồm a ngành sản xuất chính nhƣ sau: Công nghiệp sản xuất

linh kiện điện tử; Công nghiệp sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính;

Công nghiệp sản xuất thiết bị truyền thông. Trong ba ngành công nghiệp nêu trên,

ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô.

Số lƣợng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học tr n địa

bàn tỉnh Bình Dƣơng tăng trƣởng ình qu n 24,22%/năm giai đoạn 2006 – 2009 và tăng

trƣởng ình qu n 4,72%/năm giai đoạn 2011 – 2016. Trong đó, sản xuất linh kiện điện

tử tăng ình qu n 28,26%/năm giai đoạn 2006 – 2009 và giai đoạn này số cơ sở cũng

phát triển cao. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học chủ yếu là ngành sản xuất linh

kiện điện tử, chiếm đến 92% số lƣợng các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin

học. Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn

ngành công nghiệp điện tử tin học (Biểu đồ 3.10) [12].

Biểu đồ 3.10: Số cơ sở ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện t tin học

ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học đến năm 2009 đạt

19,106 ngàn ngƣời, tốc độ tăng ình qu n 46,14%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Lao

61 62 67 70 71 82

0

20

40

60

80

100

2011 2012 2013 2014 2015 2016

109

động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử tăng ình qu n 47,9%/năm giai đoạn

2006 – 2009 trong hi đó lao động trong lĩnh vực sản xuất máy vi tính và thiết bị

truyền thông giảm đáng ể. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin

học chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số lao động ngành điện tử - tin học và đến

năm 2016 đạt 47,957 ngàn ngƣời, tốc độ tăng ình qu n 4,29%/năm giai đoạn 2011

– 2016, trong giai đoạn này năm 2012 có số lƣợng lao động cao nhất 50.880 ngàn

ngƣời. (Biểu đồ 3.11) [12].

Biểu đồ 3.11: Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện t

ĐVT: Ngƣời

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học theo giá thực

tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp điện tử -

tin học. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm đến 98% giá trị sản xuất công

nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học và đ y đƣợc xem là thế mạnh của tỉnh Bình Dƣơng

đối với ngành công nghiệp điện tử - tin học (Biểu đồ 3.12) [12].

Biểu đồ 3.12: GTSX ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện t – tin học

ĐVT : Tỷ đồng

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học trên

41,936

50,880

44,395 46,306 43,286

47,957

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

2011 2012 2013 2014 2015 2016

20,027

35,889

50,377

62,844 69,886

0,000

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

2011 2012 2013 2014 2015

110

địa bàn tỉnh Bình Dƣơng phần lớn đạt trình độ tiên tiến. Theo kết quả khảo sát của

Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, máy móc thiết bị đạt trình độ tiên tiến là 20%,

trung bình 48% và lạc hậu là 32% (Biểu đồ 3.13) [50. 52].

Biểu đồ 3.13 T ì đ ành i đi ử - i ọ

ĐVT: (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Thị trƣờng tiêu thụ công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học chủ yếu là thị

trƣờng ngoài nƣớc. Theo kết quả khảo sát Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, doanh

thu ở thị trƣờng nƣớc ngoài chiếm đến 98,3% tổng doanh thu, trong hi đó doanh

thu thị trƣờng trong nƣớc chỉ chiếm 1,7%. Tình hình trên do phần lớn các doanh

nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài đến đầu tƣ nhà máy tại Bình Dƣơng, thu mƣớn lao động để sản xuất

các linh kiện điện tử,…, để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử,

chủ yếu là cung cấp cho các công ty mẹ. Theo kết quả khảo sát Sở Công thƣơng

tỉnh Bình Dƣơng có đến 98% doanh thu thị trƣờng nƣớc ngoài của các doanh

nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử tin học là từ các

công ty mẹ. Các công ty mẹ chiếm đến 97% doanh thu của thị trƣờng nƣớc ngoài.

Việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học còn gặp nhiều hó hăn,

trong đó quan trọng nhất là thủ tục hải quan tới 40% (Bảng 3.16) [52].

Bảng 3.16: Những khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài đối

với ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện t – tin học (ĐVT: %)

Thủ tục hải quan phức tạp Khó tìm kiếm khách hàng Doanh nghiệp bị ép giá Khác

40% 20% 20% 20%

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Lạc hậu, 32 %

Tiên tiến, 20 %

Trung bình, 48%

111

Công tác xúc tiến thƣơng mại ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Sản

phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử chủ yếu dành cho xuất khẩu, đặc biệt

là linh kiện điện tử. Công tác xúc tiến thƣơng mại đã đƣợc các nghiệp đoàn thực

hiện thông qua các hình thức: Quảng cáo tr n các phƣơng tiện thông tin đại chúng,

thông qua trang we của doanh nghiệp, thông qua công tác tiếp thị của doanh

nghiệp, thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ, thông qua công ty mẹ. Theo ết quả

khảo sát Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, trong các biện pháp trên, biện pháp

thông qua công ty mẹ là quan trọng nhất chiếm 33,33 %, tiếp theo là thông qua

công tác tiếp thị website của doanh nghiệp chiếm 16,67 % và hiệu quả thông qua

công ty mẹ là quan trọng nhất chiếm 21,74 % (Biểu đồ 3.14) [50. 52].

Biểu đồ 3.14: Áp dụng các biện pháp xúc tiến thƣơng mại và hiệu quả ngành

công nghiệp hỗ trợ ngành điện t tin học (ĐVT: %)

Các biện pháp xúc tiến thương mại (%)

Hiệu quả của các biện pháp (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương, Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.

Qua C/ty mẹ, 33.33%

Quảng cáo, 8.33%

Qua website Cty, 16.67%

Tiếp thị, 25%

Triển lãm, 8.33%

Qua C/ty tiếp thị chuyên

nghiệp, 8.33%

Qua C/ty mẹ, 21.74%

Quảng cáo, 17.39%

Qua website Cty, 17.39%

Tiếp thị, 17.39%

Triển lãm, 13.04%

Qua C/ty tiếp thị chuyên

nghiệp, 13.04%

112

Mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học. Kết quả khảo sát của Sở Công thƣơng

tỉnh Bình Dƣơng cho thấy chƣa có mối liên kết giữa các nhà sản xuất sản phẩm

công nghiệp hỗ trợ và các nhà sản xuất thành phẩm tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

hỗ trợ tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và các địa phƣơng trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu

thụ trong nƣớc hết sức nhỏ bé, thị trƣờng tiêu thụ ngoài nƣớc chủ yếu cung cấp cho

công ty mẹ (chiếm 97,34% doanh thu tiêu thụ thị trƣờng nƣớc ngoài) theo hình thức

sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhƣ vậy, mối liên kết trong trƣờng hợp này thuần túy

giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu chứ chƣa phải là mối liên

kết giữa nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với nhà sản xuất thành phẩm

trong nƣớc, mua linh kiện để sản xuất thành phẩm.

Ph n ố các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện – điện tử. Các

doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện điện tử tập trung chủ yếu ở các

hu công nghiệp. Theo số liệu của Sở công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng, có đến 69,6%

số doanh nghiệp tập trung ở các hu công nghiệp, ngoài hu công nghiệp chiếm

30,4%. Các hu công nghiệp VSIP, Mỹ Phƣớc, Đồng An là nơi tập trung của các

doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử. Các

doanh nghiệp n m ngoài hu công nghiệp tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An, Dĩ

An và huyện T n Uy n, Bến Cát.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY

DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.4.1. Những thành tựu

Công nghiệp tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng phát triển nhanh chóng trong những

năm gần đ y, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu inh tế và n ng cao vị

thế của tỉnh trong vùng inh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc. năm 2000 giá trị

sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng chỉ chiếm 6,7% tổng giá trị sản xuất công

nghiệp vùng inh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2015 con số này là 17,42%.

Công nghiệp tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng phát triển dựa tr n nền tảng hu vực có

vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Đóng góp của ngành công nghiệp giầy da, dệt may, điện tử tin học, chế iến gỗ

tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng tr n các hía cạnh giải quyết việc làm.

Các ngành công nghiệp giầy da, dệt may, điện tử tin học thu hút nhiều lao động

113

vào làm việc, tốc độ tăng ình qu n lao động làm việc ở các ngành này cao hơn tốc

độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành có tốc độ tăng trƣởng cao là dệt

may, điện tử tin học và chế biến gỗ. Các ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ

hí, điện tử tin học và chế biến gỗ có nhiều đóng góp vào giải quyết việc làm. Lao

động của 5 nhóm ngành này chiếm tr n 75% lao động của toàn ngành công nghiệp.

Những ngành có tỷ trọng lao động cao và có xu hƣớng gia tăng là công nghiệp chế

biến gỗ, dệt may. Lao động ngành cơ hí chế tạo và điện tử tin học chiếm tỷ trọng

thấp nhƣng tăng l n há nhanh. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp

tỉnh Bình Dƣơng đã thu hút nhiều lao động và d n nhập cƣ từ những địa phƣơng

hác đến. Trong 10 năm qua, từ 2000 - 2015 d n số tỉnh Bình Dƣơng tăng l n gấp

đôi, từ 779 ngàn l n 1.620 ngàn ngƣời, tốc độ tăng d n số ình qu n 7,59%/năm

giai đoạn 2001 - 2015, cao gần nhất nƣớc.

Đóng góp các ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ hí, điện tử tin học, chế

iến gỗ vào tăng trƣởng inh tế của tỉnh. Tăng trƣởng giá trị sản xuất của các ngành

công nghiệp giầy da, dệt may, cơ hí, điện tử tin học, chế iến gỗ tr n địa àn tỉnh

Bình Dƣơng tính theo giá so sánh năm 1994 ình qu n cao hơn mức tăng trƣởng

của toàn ộ ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2015. Tốc độ tăng

trƣởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 – 2015 chậm hơn so với giai đoạn 2001 –

2009. Tốc độ tăng trƣởng cao về giá trị sản xuất cho thấy công nghiệp tỉnh Bình

Dƣơng còn non trẻ và còn nhiều tiềm năng phát triển trong tƣơng lai. Các ngành

công nghiệp giầy da, dệt may, cơ hí chế tạo, điện tử tin học, chế iến gỗ mặc dù

có tốc độ tăng trƣởng ình qu n cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp

nhƣng đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng của toàn ngành công nghiệp đạt thấp, đặc

biệt là trong hai năm 2008, 2009. Năm 2008 giá trị sản xuất toàn ngành công

nghiệp tỉnh Bình Dƣơng tăng 21%/năm so với năm 2007 nhƣng các ngành công

nghiệp này chỉ đóng góp 4,95 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trƣởng. Những

ngành có đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất là công nghiệp

cơ hí và công nghiệp chế biến gỗ.

Đóng góp các ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ hí, điện tử tin học, chế

iến gỗ vào chuyển dịch cơ cấu inh tế của tỉnh. Giai đoạn 2010 – 2015 tỷ trọng giá

trị sản xuất theo giá thực tế các ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ hí, điện

tử, chế iến gỗ so với toàn ngành công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng có sự gia tăng đáng

114

kể, chủ yếu là công nghiệp cơ hí và công nghiệp chế biến gỗ. Nhƣ vậy, những

ngành có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bình

Dƣơng tập trung vào hai nhóm ngành chính là cơ hí và chế biến gỗ.

Đóng góp của ngành công nghiệp giầy da, dệt may chƣa tƣơng xứng với tỷ lệ

sử dụng lao động của ngành này. Công nghiệp giầy da, dệt may chiếm tỷ trọng cao

về lao động nhƣng tỷ trọng giá trị sản xuất trong toàn ngành công nghiệp khá thấp.

Năm 2015 xét mối tƣơng quan giữa tỷ trọng lao động công nghiệp giầy da, dệt

may, cơ hí, điện tử tin học, chế biến gỗ trong toàn bộ lao động ngành công nghiệp

và mối tƣơng quan của tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành này với giá trị sản xuất

toàn ngành công nghiệp thì thấy r ng giá trị sản xuất của các ngành này chiếm 1%

trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp thì lao động chiếm đến 1,6% tổng lao

động toàn ngành công nghiệp, trong đó giầy da, dệt may chiếm tỷ trọng lao động

cao nhất, ngành cơ hí chiếm tỷ trọng thấp nhất. Điều này cho thấy hiệu quả của

các ngành công nghiệp giầy da, dệt may là hông cao. Xét tr n hía cạnh năng suất

lao động, 5 nhóm ngành công nghiệp đƣợc nghiên cứu có năng suất lao động thấp

hơn năng suất lao động bình quân toàn ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp

giầy da, dệt may có năng suất lao động há thấp, đặc iệt là đối với ngành công

nghiệp giầy da. Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất là công nghiệp

cơ hí và điện tử tin học.

Tóm lại, các ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ hí, điện tử tin học, chế

biến gỗ có những đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, hình thành nên

những ngành công nghiệp mà tỉnh có thế mạnh nhƣ cơ hí, chế biến đồ gỗ xuất

khẩu,… Công nghiệp cơ hí, chế biến gỗ có những đóng góp quan trọng vào tốc độ

tăng trƣởng, đồng thời cũng là ngành có những đóng góp quan trọng vào chuyển

dịch cơ cấu công nghiệp. Công nghiệp giầy da, dệt may chiếm tỷ trọng lớn về lao

động nhƣng tỷ trọng giá trị sản xuất thấp cho thấy những ngành này không mang

lại hiệu quả kinh tế cao.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế trên có nhiều nguy n nh n, nhƣng tập trung một số nguyên

nhân chính sau:

Việc hoạch định cơ chế, chính sách ở Việt Nam, mới chỉ thuộc phạm vi của

Chính phủ, ít có sự tham gia của các của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà

115

khoa học. Quyết định 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1483/QĐ-TTg, diện sản

phẩm lựa chọn còn rộng, chƣa phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn, phân tán

nguồn lực. Các định chế trung gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản

phẩm CNHT còn thiếu, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính. Các quy định về

quản lý hành chính còn rƣờm rà, đang là một trong những trở ngại thu hút đầu tƣ.

Một nguyên nhân nữa là độ tin cậy của nhà cung cấp chƣa cao, về chất lƣợng, giá

cả, lẫn sự phong phú chủng loại sản phẩm của Việt Nam. Điều này làm các doanh

nghiệp hi đầu tƣ vào ngành CNHT gặp hông ít hó hăn vì phải đầu tƣ luôn một

tập hợp các nhà cung cấp cho mình, do đó, họ chọn cách nhập khẩu. Hạ tầng cung

ứng cho doanh nghiệp hi tham gia vào CNHT chƣa tốt, thiếu thốn và chi phí cao,

điều này sẽ làm chi phí sản xuất tăng l n và nhiều doanh nghiệp hông dám đầu tƣ.

Số lƣợng, thiết bị máy công nghiệp còn hạn chế, công nghệ cũ, lạc hậu; trình độ

tự động hóa thấp… n n sản phẩm của các ngành hỗ trợ chất lƣợng kém, giá thành cao,

chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ các DNNN, còn các sản phẩm chất lƣợng cao phần lớn

do các công ty nƣớc ngoài đảm nhiệm. Các doanh nghiệp trong nƣớc hông đủ niềm

tin và ý thức tích lũy ỹ năng, nhƣ y u cầu tính năng, chất lƣợng, giá thành, thời gian

giao hàng, dịch vụ,… Việc thiếu nguồn nhân lực công nghệ cao một phần do xã hội

chƣa quan t m đúng mức đối với các ngành CNHT, một phần do chất lƣợng đào tạo

hiện nay còn thấp, sự chậm trễ trong chuyển giao công nghệ và bản th n đội ngũ lao

động còn thiếu nhiệt tình, ngại học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.

Các kênh thông tin giữa các doanh nghiệp FDI/nhà lắp ráp; các công ty nội địa,

các tập đoàn lớn n ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản còn thiếu. Chƣa

có cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực này. Chính nguyên nhân này khiến các nhà

sản xuất gặp rất nhiều hó hăn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp linh kiện, dịch

vụ hỗ trợ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Tính hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản

xuất lắp ráp, giữa nhà lắp ráp với các nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất hỗ

trợ với nhau còn yếu. Đặc biệt, là khối doanh nghiệp trong nƣớc và khối doanh

nghiệp FDI. Sự ém năng động, nhạy bén của các nhà cung cấp Việt Nam đã cản

trở “x y dựng quan hệ” trong inh doanh. Chƣa ể đến, tính cục bộ của doanh

nghiệp Việt Nam, muốn làm từ “A” đến “Z”.

Chúng ta chú trọng nhiều đến việc giảm bớt thủ tục để thuận lợi cho nhà đầu tƣ,

116

mà chƣa chú ý đến khâu hậu kiểm xem họ làm gì, làm nhƣ thế nào, đúng với cam

kết hông. Điều này đã dẫn đến có những doanh nghiệp FDI cam kết đầu tƣ, đƣợc

cấp hàng trăm hécta đất, nhƣng tr n thực tế lƣợng vốn chuyển vào đầu tƣ chẳng

đƣợc bao nhiêu hoặc có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã giả danh vào Việt Nam đầu tƣ,

rồi vay nợ làm ăn thua lỗ, bỏ nhà máy, bỏ dự án về nƣớc...

Ngoài ra còn phải chú ý đến một số nguyên nhân sau: Một là, việc hoàn thiện

quy hoạch phát triển CNHT. Tr n cơ sở rà soát các mục tiêu phát triển các sản

phẩm hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực cùng với tiến độ thực hiện cụ thể việc

nội địa hóa cho từng sản phẩm, từng chi tiết; Nhà nƣớc cần đầu tƣ có trọng điểm về

mặt tài chính, công nghệ, nhân lực để tạo điều kiện từng ƣớc hiện đại hóa các

ngành nhƣ cơ hí chế tạo, điện tử, nhựa, cao su... đó là những ngành chủ chốt trong

việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ nh m tiến tới hoàn thiện quy hoạch phát triển

ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hai là, đổi

mới các chính sách nh m khuyến hích các nhà đầu tƣ phát triển CNHT. Trong giai

đoạn hiện nay, việc đổi mới các chính sách ƣu đãi dành cho các doanh nghiệp sản

xuất các sản phẩm hỗ trợ là hết sức cần thiết. Trong đó, một số chính sách cần tập

trung đổi mới nhƣ: Về chính sách đất đai, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi về

quỹ đất cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ (kể cả những DN đƣợc thành lập

mới hay những DN mở rộng quy mô sản xuất) đƣợc thuê lâu dài và ổn định theo

luật định. Các DN này đƣợc thu đất với mức giá ƣu đãi để các chủ DN có điều kiện

thuận lợi hơn trong việc đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất. Về chính sách tín dụng,

Nhà nƣớc cần khuyến hích các ng n hàng thƣơng mại dành sự ƣu ti n nhất định về

lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ, nhất là trong

trƣờng hợp các DN này đầu tƣ hiện đại hóa máy móc, thiết bị hay sản xuất các sản

phẩm thay thế nhập khẩu cung cấp cho các DN khác. Về chính sách thuế, cần xếp

các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ vào nhóm các DN đƣợc ƣu đãi về thuế, để các

DN này khi thành lập đƣợc hƣởng thời gian miễn giảm thuế nhƣ các DN đƣợc ƣu

đãi đầu tƣ hác. Về chính sách đầu tƣ, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ một

cách hiệu quả thì Nhà nƣớc cần đầu tƣ hình thành một số DN chủ chốt ở một số lĩnh

vực nhƣ cơ hí chế tạo, nhựa, cao su, sản xuất linh kiện... theo hình thức Nhà nƣớc

đầu tƣ thành lập mới DNNN ở lĩnh vực này, sau hi đi vào hoạt động có hiệu quả

thì sẽ triển khai cổ phần hóa; hoặc có thể mua cổ phần ở những DN chủ chốt ở lĩnh

117

vực này, sau đó đầu tƣ hiện đại hóa các DN đó, hi các DN này đi vào hoạt động ổn

định và kinh doanh có hiệu quả thì Nhà nƣớc có thể bán cổ phần của mình cho các

nhà đầu tƣ hác. Ba là, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành

CNHT. Ngành giáo dục và các ngành có liên quan phải đào tạo cho đƣợc những kỹ

sƣ có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần

thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trƣờng đại

học trong nƣớc và các trƣờng đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời, cần có sự

đầu tƣ n ng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trƣờng đại học cho đến các trƣờng nghề để

từng ƣớc nâng dần chất lƣợng của những ngƣời lao động trong tƣơng lai. Đa dạng

hóa các mô hình đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức công nghệ tiên tiến, công

nghệ mới và Nhà nƣớc cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử ngƣời đi đào

tạo ở những quốc gia có truyền thống mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ nh m

tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho việc phát triển CNHT của nƣớc ta trong

những năm tiếp theo. Bốn là, tăng cƣờng sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong

quá trình phát triển CNHT. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN trong nƣớc với nhau

cũng nhƣ giữa các DN trong và ngoài nƣớc trong việc sản xuất, cung ứng các sản

phẩm hỗ trợ. Năm là, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho công

nghiệp phụ trợ phát triển. Đ y là một trong những giải pháp hết sức quan trọng

trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam để sản xuất

các sản phẩm hỗ trợ. (Nhƣ: x y dựng một số tuyến đƣờng cao tốc kết nối giữa các

trung tâm kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm, hiện đại hóa một số bến cảng, sân

bay quan trọng trong khu vực này, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và nâng cấp hệ

thống lƣới điện...). Ngoài ra, khuyến khích hình thành một số KCN hợp tác với

nƣớc ngoài ở những vùng kinh tế trọng điểm...(nhƣ mô hình KCN Việt Nam –

Singapore) để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ của các nƣớc đến đầu tƣ tại Việt

Nam. Sáu là, tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy

hoạch phát triển CNHT. Để bộ phận này thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc

thực hiện quy hoạch cũng nhƣ các ế hoạch phát triển ngành CNHT; tham mƣu, đề

xuất các biện pháp phát triển và ƣu đãi đối với CNHT; các kiến nghị, giải pháp cho

lãnh đạo Bộ và Chính phủ để việc tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình mà các quy

hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đề ra; và giải quyết những vƣớng

mắc cho các doanh nghiệp trong quá thực hiện. Thiết nghĩ, hi chúng ta nhìn nhận

118

đƣợc thực trạng, tiềm năng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thì ngành

CNHT của nƣớc ta sẽ phát triển vững mạnh trong một tƣơng lai hông xa./.

Ngoài các lý do ở trên chúng ta phải lƣu ý một số sau:

Phạm vi khuyến khích phát triển CNHT dàn trải mâu thuẫn với điều kiện hữu

hạn về nguồn lực. Phân tích thực trạng 6 ngành công nghiệp đƣợc khuyến khích

phát triển CNHT cho thấy, đặc trƣng về hàm lƣợng công nghệ, năng lực sản xuất,

năng lực chủ động tham gia chuỗi cung ứng, tính chất thâm dụng lao động trong

các ngành này là rất khác nhau. Có thể thấy, trong khi các ngành giầy da, dệt may

của Việt Nam chủ yếu thâm dụng lao động và làm gia công, ngành cơ hí chế tạo

của Việt Nam thâm dụng vốn và tài nguyên, ngành sản xuất và lắp ráp ô tô thâm

dụng vốn, công nghệ thì các ngành điện tử tin học và sản xuất công nghiệp công

nghệ cao lại đòi hỏi nhân lực chất lƣợng cao, vốn và công nghệ. Đó là chƣa ể các

ngành này lại có thể đóng vai trò CNHT cho các ngành hác. Do vậy, nếu không

khoanh vùng khái niệm CNHT một cách hẹp hơn, tập trung nguồn lực một cách có

trọng điểm hơn, thì rất khó có thể huy động vốn phát triển CNHT theo cả 6 định

hƣớng nhƣ trong chiến lƣợc và quy hoạch của Việt Nam hiện nay. Để giải quyết

vấn đề này, cần có những nghiên cứu bài bản về chuỗi cung ứng và năng lực cạnh

tranh, từ đó Chính phủ đặt hàng và tạo điều kiện để các hiệp hội DN, các DN hình

thành mạng lƣới sản xuất và thực thi một lộ trình rõ ràng về việc phát triển CNHT

cho từng ngành cụ thể. Trong 6 ngành công nghiệp hạ nguồn, n n xác định những

lĩnh vực ƣu ti n dựa tr n phƣơng án và lộ trình do các hiệp hội và các mạng lƣới

DN đệ trình, từ đó, đặt hàng các lĩnh vực đƣợc ƣu ti n trở thành nhà cung cấp sản

phẩm CNHT cho các ngành hạ tầng chƣa đƣợc ƣu ti n. Đồng thời, ngay trong việc

xác định các lớp sản phẩm CNHT cho từng ngành, cũng cần phải giới hạn phạm vi

và mức độ nội địa hóa đến đ u, tham gia và li n ết với các chuỗi cung ứng sẵn có

nhƣ thế nào để trƣớc mắt nhanh chóng tạo điều kiện cho các DN Việt Nam tham

gia vào chuỗi cung ứng thuộc chuỗi giá trị sản phẩm công nghiệp.

Quy trình làm chính sách theo kiểu từ trên xuống kết hợp với sự thiếu chủ động

của các DNHT. Vấn đề thứ hai liên quan tới hiện trạng khuôn khổ pháp lý và chính

sách thiếu đồng bộ, thiếu hiệu lực và không bám sát diễn biến thực tế của CNHT tại

Việt Nam là do quy trình làm chính sách từ trên xuống cộng với sự thiếu chủ động

của các DN Việt Nam. Vấn đề này tồn tại không chỉ trong lĩnh vực CNHT mà trong

119

hầu hết mọi hoạt động của nền kinh tế. Hiện nay, hệ thống các văn ản pháp luật và

chính sách đƣợc ban hành thể hiện sự quan tâm và mong muốn của Chính phủ

nhanh chóng xây dựng CNHT phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn

vào thực tiễn thành công trong xây dựng và phát triển CNHT tại các quốc gia đi

trƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, thì có thể thấy quá trình xây

dựng chính sách và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các DN CNHT hoạt động

phải là nỗ lực từ hai phía. Các DNHT phải có xu hƣớng liên kết thành một mạng

lƣới, để khuyến khích các DN thành viên giao lƣu trao đổi hỗ trợ tri thức kỹ thuật,

quản lý inh doanh, đồng thời thu thập những tƣ liệu từ hoạt động thực tế của các

DN để đƣa ra những yêu cầu hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc cho các các nhà lập chính

sách. Khi đó, chính sách hỗ trợ của Chính phủ đƣợc xây dựng xuất phát từ DN, do

DN đề đạt nên mới nhanh chóng có hiệu quả và bám sát thực tiễn phát triển CNHT.

Đồng thời, cũng do có sự tham gia, tham vấn đa chiều giữa DN với DN, DN với

Chính phủ, các chính sách hỗ trợ đƣợc ban hành sẽ đảm bảo tính minh bạch, công

khai và tạo cơ hội cho cạnh tranh ình đẳng, kích thích nỗ lực sáng tạo, giúp các

DNHT phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình để tăng cƣờng khả năng tham gia

chuỗi cung ứng, n ng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh.

Mâu thuẫn giữa quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát

triển CNHT tại Việt Nam khi công việc phát triển CNHT chỉ đƣợc giao cho bộ

Công thƣơng, thậm chí là cho một Trung tâm thuộc bộ thì rất hó để có thể huy

động tổng lực sức mạnh quản lý nhà nƣớc trong việc thực thi chính sách khuyến

khích CNHT phát triển. Cộng thêm với việc các văn ản pháp lý có hiệu lực thấp,

phụ thuộc nhiều văn ản có hiệu lực pháp lý cao hơn, sẽ càng ngăn cản hiệu suất

thúc đẩy phát triển CNHT tại Việt Nam. Đồng thời thói quen làm việc thiếu liên kết,

phân mảnh của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ngang cấp (Bộ) sẽ làm cho đầu mối điều

hành phát triển CNHT nếu là một cơ quan thuộc Bộ sẽ khó có thể có đƣợc những sự

phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc ngang cấp. Thực tế độ trễ thời

gian trong việc an hành các văn ản pháp lý để hƣớng dẫn thực hiện hoặc phối hợp

thực thi các chính sách thời gian vừa qua cho thấy khá rõ vấn đề bất cập này.

Năng lực của DN Việt Nam chƣa đáp ứng nhu cầu và động cơ nội địa hóa sản

xuất của các DN FDI. Thực tế cho thấy nhiều DN FDI có tham vọng tìm kiếm các

nhà cung cấp sản phẩm CNHT nội địa tại Việt Nam nhƣng hi hông thể làm đƣợc

120

điều đó, họ buộc phải tự phát triển các DNHT trong một quy trình hép ín để cung

ứng sản phẩm CNHT hoặc xuất khẩu các sản phẩm CNHT mà không có sự tham

gia của các DNHT Việt Nam. Một trong những vấn đề căn ản ngăn trở DNHT

Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của các DN FDI là do bất cập về năng lực. Ở

đ y tồn tại một mâu thuẫn ép, đó là CNHT hông đƣợc tham gia với các DN FDI

nên chậm phát triển, và CNHT chậm phát triển đến lƣợt nó lại không hấp dẫn đƣợc

các DN FDI đầu tƣ phát triển mạng lƣới sản xuất ngay tại Việt Nam. Hiện tại, thực

tế hoạt động của các DNHT thuộc thành phần DNNN cho thấy, phần lớn sản phẩm

tạo ra có giá thành cao, sức cạnh tranh kém, chỉ có thể tiêu thụ nội ngành theo

những cơ chế riêng. Bên cạnh đó, các DN tƣ nh n năng động, sáng tạo nhƣng lại

hoạt động riêng rẽ và thiếu chủ động, tình thần và văn hóa li n ết kinh doanh còn

yếu và chƣa phổ biến. Vấn đề này cần đƣợc giải quyết dựa trên những quan điểm

cơ ản là phải tạo đƣợc sự ình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nƣớc, tăng

cƣờng liên kết để sẵn sàng gia nhập các chuỗi cung ứng, chủ động chào hàng các

sản phẩm CNHT và tiến tới tạo mạng lƣới DNHT Việt Nam.

Năng lực của chủ DNHT Việt Nam chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển CNHT.

Kết quả khảo sát DN CNHT cho thấy, hiện các chủ DNHT đang có nhu cầu rất lớn

không chỉ về những ƣu đãi và hỗ trợ về tài chính, thông tin, công nghệ, mà họ còn

cần và mong muốn đƣợc tiếp cận với các giải pháp hỗ trợ xây dựng năng lực cho

chủ DNHT. Để giải quyết vấn đề này, các biện pháp khuyến khích phát triển

CNHT phải chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang xây dựng năng lực bền vững, kết hợp

liên kết DN trong nƣớc với các DN FDI, kết hợp liên kết đào tạo và chuyển giao

công nghệ, kiến thức quản lý, mô hình kinh doanh trong các hình thức FDI với các

dự án, chƣơng trình n ng cao năng lực cho DN và cán bộ quản lý nhà nƣớc từ các

khoản vốn ODA.

3.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành

giầy da, dệt may, điện tử ở tỉnh Bình Dương

3.4.3.1. Về quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nhƣ ph n tích ở trên, thể chế phát triển CNHT còn nhiều hạn chế, chƣa có

quan điểm rõ ràng về CNHT để xác định các chủ thể tham gia vào phát triển

CNHT; cơ chế vận hành chƣa đầy đủ, chủ yếu là mệnh lệnh hành chính từ trên

xuống, không bám sát nhu cầu thị trƣờng. Việt Nam đã có các chính sách thu hút

121

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách tăng cƣờng

liên kết doanh nghiệp thông qua các khu, cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ tài

chính, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực... nhƣng do cách đặt vấn đề từ ban

đầu, nên việc xác định các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm đƣợc ƣu đãi đang gặp

phải nhiều vấn đề khó giải quyết, khó thực hiện vì quá dàn trải.

Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020, cách thức đặt

vấn đề phát triển CNHT của Việt Nam hiện nay là tr n cơ sở các ngành công

nghiệp hạ nguồn. Trong đó, phát triển CNHT đƣợc hoạch định: mỗi ngành công

nghiệp hạ nguồn (thuộc 5 ngành ƣu ti n) có một ngành CNHT tƣơng ứng. Nhƣ vậy,

bản chất của quy hoạch là tập hợp của 5 quy hoạch ngành, với sự tập trung hơn vào

phần chuỗi cung ứng trong mỗi ngành. Do đó, cần xác định rõ, không phải ngành

công nghiệp nào cũng có thể phát triển CNHT nhƣ phát triển công nghiệp nói

chung. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc, các ngành CNHT đều đƣợc

xác định tr n cơ sở các ngành cung ứng. Bản thân CNHT của một ngành công

nghiệp, nhƣ CNHT ngành điện tử bao gồm rất nhiều sản phẩm từ nhiều ngành

khác, những ngành cung ứng này có thể đáp ứng cho nhiều ngành hạ nguồn khác,

không phải chỉ riêng ngành điện tử. CNHT chỉ có thể phát triển đƣợc, khi các

ngành cung ứng có thể đáp ứng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhật Bản

đã giới hạn các ngành CNHT bao gồm: công nghiệp sản xuất các linh kiện kim loại,

công nghiệp sản xuất các linh kiện nhựa và cao su, công nghiệp sản xuất các linh

kiện điện và điện tử. Nếu Việt Nam xác định nhƣ vậy, 03 ngành hỗ trợ này có thể

cung ứng cho các ngành: công nghiệp xe máy, ô tô, điện tử, máy nông nghiệp, máy

công nghiệp, đóng tàu...

3.4.3.2. Về vốn, công nghệ trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cần thiết cho quá trình phát triển CNHT, là

nâng cao chất lƣợng sản phẩm ngành CNHT và tính cạnh tranh cho các sản phẩm

công nghiệp chính. Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận, đổi mới công

nghệ và chi phí cho nghiên cứu, phát triển là những yếu tố quyết định hàng đầu về

chất lƣợng, tính năng của sản phẩm CNHT. Việt Nam, với điều kiện vị trí địa lý

thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ lớn, các công ty xuyên quốc gia, giúp Việt

Nam gia tăng quá trình tích luỹ vốn, tiếp thu công nghệ nhanh chóng, thuận lợi cho

các doanh nghiệp trong nƣớc liên kết với các công ty nƣớc ngoài cùng phát triển

122

ngành CNHT. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu

về vốn và công nghệ cho sản xuất CNHT. Phần lớn các công nghệ đang đƣợc sử

dụng trong ngành sản xuất CNHT đều lạc hậu. Đầu tƣ vào các ngành CNHT ất lợi

hơn so với đầu tƣ vào hu vực hạ nguồn: đầu tƣ lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn

đầu tƣ và hoàn vốn đầu tƣ dài, độ rủi ro trong đầu tƣ cao. Hạn chế dòng vốn và

công nghệ đầu tƣ cho phát triển CNHT. Cần khắc phục những yếu tố cản trở quá

trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà

nƣớc: thiếu hiểu biết thị trƣờng do công tác nghiên cứu nhu cầu và tiếp thị đều yếu;

thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống

về công nghệ; chƣa có thị trƣờng vốn trung hạn và dài hạn nên doanh nghiệp ít có

khả năng lựa chọn nguồn vốn, phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào vốn Ngân hàng;

thủ tục đầu tƣ phức tạp, mất thời gian vì nhiều cấp xét duyệt gây lãng phí công sức

tiền bạc, đôi hi mất thời cơ inh doanh; lãnh đạo doanh nghiệp thiếu quyết tâm do

không phải chịu sức ép cạnh tranh…

3.4.3.3. Về nhân lực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là vấn đề quan trọng đƣợc đặt l n hàng đầu. Chƣa

có chiến lƣợc chung phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp công

nghiệp, trong khi vấn đề này đang ph n hoá há s u sắc. Dẫn đến, việc thiếu nghiêm

trọng lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo cơ ản, có tay nghề "cứng" để đáp ứng cho sự

phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Một phần của thực trạng này chính là do chi phí

cho đào tạo nhân công của Việt Nam thấp so với một số nƣớc trong khu vực. Việc đào

tạo, thực hành khoa học kỹ thuật ở các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo còn hạn chế; cộng

với sự thiếu thực tiễn trong quá trình đào tạo sinh vi n cũng là một trở ngại lớn.

Từ thực trạng này, đặt ra vấn đề cần thay đổi triệt để công tác đào tạo theo hai

hƣớng, đó là phần cứng (b ng trang thiết bị) và phần mềm (chƣơng trình đào tạo và

phƣơng thức giảng dạy), tạo đội ngũ ỹ sƣ có thể làm việc tốt trong hệ thống sản

xuất linh kiện. Hiện nay, chủ yếu lực lƣợng lao động cung cấp cho các doanh

nghiệp vẫn dựa trên hai kênh chính: hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo tại chỗ.

Thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng lợi thế, với sự giúp đỡ của nƣớc ngoài xây

dựng một chiến lƣợc đào tạo nghề cơ ản cho công nh n. Đặc biệt là công nhân có

trình độ kỹ thuật cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung

và ngành công nghiệp, CNHT nói riêng.

123

3.4.3.4. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ khi tái cấu trúc một số ngành công

nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Việc tái cấu trúc một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu là chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.

Quá trình tái cấu trúc một số ngành công nghiệp Việt Nam phải diễn ra tr n cơ sở

nhận thức mới và nội dung toàn diện. Cần có sự tham gia rộng rãi, tự nguyện của

các doanh nghiệp và đối tác liên quan theo nguyên tắc thị trƣờng. Đề cao “ àn tay

nhạc trƣởng” thống nhất của Nhà nƣớc thông qua các công cụ luật pháp và ngân

sách Nhà nƣớc định vị lại đúng đắn hơn vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà

nƣớc trong quá trình tái cấu trúc kinh tế. Để tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nền

công nghiệp hiện đại, yếu tố quan trọng chính là các ngành CNHT.

Việc phát triển CNHT hƣớng tới một nền công nghiệp bền vững với các tiêu

chí cơ ản nhƣ: tỷ trọng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp cao, tiêu hao ít tài

nguyên, chuyển giao công nghệ nhanh và hiệu quả, thu hút và đào tạo lao động, ít

gây ô nhiễm môi trƣờng. Tại các Tập đoàn lớn, các Tổng công ty thì việc kiện toàn

các định chế là vấn đề thƣờng xuyên và liên tục. Việc tái cấu trúc các định chế

trong doanh nghiệp công nghiệp phải đƣợc thực hiện khoa học, đúng luật. Chỉ rõ

lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, thậm chí chỉ rõ sản phẩm chính, bộ phận chính mà

doanh nghiệp sẽ chế tạo. Xác định hệ thống các doanh nghiệp CNHT phù hợp. Đ y

là việc làm hết sức quan trọng vì nếu xác định đúng sẽ đảm bảo các doanh nghiệp

CNHT có một định chế gọn nhẹ, dễ liên kết và hiệu quả. Chính hệ thống CNHT sẽ

là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ

cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là một quan hệ kinh doanh

mới theo “nguy n tắc hợp đồng” sẽ dần hoàn thiện.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng CNHT trong ngành giầy da, dệt may và điện tử…

ở tỉnh Bình Dƣơng, tác giả sử dụng Mô hình SWOT (Bảng 4.1) để đánh giá những điểm

mạnh, điểm yếu của CNHT tỉnh Bình Dƣơng trong những năm qua, đặt trong bối cảnh

có xét tới các triển vọng bao gồm cơ hội và thách thức mà CNHT tỉnh Bình Dƣơng sẽ

phải đƣơng đầu trong thời gian tới để làm rõ 4 chiến lƣợc cơ ản: (1) SO (Strengths -

Opportunities): dựa tr n ƣu thế để tận dụng các cơ hội. (2) WO (Weaks - Opportunities):

dựa trên khả năng vƣợt qua các yếu điểm. (3) ST (Strengths - Threats): dựa tr n ƣu thế

để tránh các nguy cơ. (4) WT (Wea s - Threats): dựa trên khả năng vƣợt qua hoặc hạn

chế tối đa các yếu điểm tránh các nguy cơ.

124

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Ở chƣơng 3 nghiên cứu thực trạng ngành CNHT một số ngành công nghiệp

điển hình nhƣ: giầy da, dệt may, điện tử. Từ đó chỉ rõ ƣu điểm, thành tựu, hạn chế

và những nguyên nhân trong phát triển CNHT của các ngành, qua đó đi đến khẳng

định sự hạn chế, yếu kém của CNHT không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của sản

phẩm công nghiệp nói riêng và còn ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững

kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Và với việc đánh giá ức tranh CNHT tỉnh Bình Dƣơng, có ph n tích nội bộ

từng ngành trong đó có đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

về phát triển và đáp ứng các sản phẩm CNHT để làm cơ sở xây dựng những giải

pháp cho phát triển CNHT ở Bình Dƣơng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

ở chƣơng này đã sử dụng ma trận (SWOT) điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

(một công cụ trọng yếu, đắc lực trong nghiệp vụ hoạch định chiến lƣợc) sau hi lĩnh

hội đầy đủ các quan điểm, mục tiêu phát triển CNHT của Đảng và Nhà nƣớc thông

qua cơ quan quản lý ngành là Bộ Công thƣơng để triển khai thực hiện chiến lƣợc

phát triển CNHT tỉnh Bình Dƣơng.

125

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH

BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2025

4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ nói chung, hiện nay công

nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy, điện tử cũng đang phát triển rất nhanh. Công nghệ

cao đƣợc coi là yếu tố then chốt để có thể bảo đảm sự thống trị trong thị trƣờng của các

mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Mỹ, Nhật Bản và các nƣớc ch u Âu đã nhận biết đƣợc

huynh hƣớng này và để tránh vƣớng vào các vấn đề về chi phí, tranh chấp lao động

cũng nhƣ cạnh tranh trực tiếp với các nƣớc đang phát triển, các nƣớc này đang tìm cách

định hƣớng lại ngành công nghiệp dệt may, da giầy, điện tử sang các hoạt động sản xuất

sản phẩm CNHT công nghệ cao. Các hoạt động sản xuất có hàm lƣợng công nghệ thấp

và sử dụng nhiều lao động đƣợc chuyển dần sang các nƣớc đang phát triển.

Ngành dệt may, da giầy, điện tử và công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giầy, điện tử là

ngành sản xuất có sức cạnh tranh rất cao. Hoạt động sản xuất của các ngành này chủ

yếu tập trung tại các nƣớc đang phát triển để tranh thủ nguồn lao động rẻ và dồi dào,

tính cạnh tranh vì vậy chủ yếu diễn ra ở phƣơng diện giá thành sản xuất nhiều hơn là ở

phƣơng diện chất lƣợng. Một trong những biện pháp để có thể giảm giá thành là thực

hiện sản phẩm ở quy mô lớn nh m tận dụng hiệu quả của lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Hiện nay, thế giới đang chứng kiến xu hƣớng các đơn vị sản xuất dệt may, da giầy,

điện tử quy mô nhỏ, hiệu quả thấp bị đào thải dần khỏi thƣơng trƣờng vì thiếu khả năng

cạnh tranh, các cơ sở sản xuất để tồn tại và phát triển thì phải có quy mô sản xuất đủ

lớn và có mối quan hệ với đơn vị sản xuất đầu vào cũng nhƣ đơn vị tiêu thụ sản phẩm

đầu ra trở nên ngày càng chặt chẽ, gắm bó, tạo thành một dây chuyền liên hoàn. Bên

cạnh đó, xu hƣớng cạnh tranh đang chuyển dần từ sản xuất sử dụng nhiều lao động

sang sản xuất sử dụng nhiều hàm lƣợng máy móc và công nghệ do yêu cầu của sản

xuất quy mô lớn với chất lƣợng sản phẩm tốt và ổn định.

Sự phát triển của khoa học ông nghệ có tác động lớn đến ngành dệt may, da

giầy, điện tử và công nghiệp hỗ trợ các ngành này. Xu hƣớng phát triển của khoa

học công nghệ không chỉ tạo điều kiện cho đệt may, da giầy, điện tử n ng cao năng

suất, chất lƣợng, hiệu quả, mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn

126

thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con ngƣời. Các tiến bộ công nghệ trong các

ngành công nghệ tin học, điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi

trƣờng đã tạo ra những thay đổi mới trong việc tạo ra những nguyên vật liệu mới

cho hàng đệt may, da giầy, điện tử, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế

giới (WTO) phải mở cửa về thị trƣờng, về đầu tƣ, dịch vụ và phải tuân thủ các

nguyên tắc mà WTO đã đề ra. Ngoài ra, các nƣớc thành viên còn phải tuân thủ hàng

chục hiệp định khác của WTO. Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giầy, điện tử

của các nƣớc nói chung và của Việt Nam nói ri ng cũng đứng trƣớc rất nhiều thách

thức, đòi hỏi sự nổ lực lớn để vƣợt qua.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Sau 30 năm đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công

nghiệp đã có dƣợc những kết quả khả quan, có tốc độ tăng trƣởng trung bình trên

10%/năm, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng trƣởng về lƣợng xét theo giá trị sản xuất công nghiệp là rất ấn tƣợng. Một

số cụm, ngành công nghiệp đã hình thành, trỗi dậy và tham gia vào chuỗi giá trị

toàn cầu. Nhƣng về chất, tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp có chiều hƣớng suy

giảm, năng lực công nghệ nội địa thấp, hợp tác trong cụm, ngành hạn chế và sự

tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mới chỉ ở công đoạn khai thác lợi thế về chi phí

lao động và tài nguyên thiên nhiên.

Vấn đề nổi lên là giá trị tăng th m của ngành công nghiệp vẫn tăng trƣởng ở

mức thấp nhiều ngành công nghiệp nhƣ CNHT chƣa phát triển phù hợp với phát

triển công nghiệp trong giai đoạn vừa qua (ƣớc chỉ đạt bình quân 36% so với mức

trung bình 60 - 70% trong khu vực).

Việc phân bổ không gian phát triển CNHT trong cả nƣớc và ngay trong

nội bộ các vùng kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, đầu tƣ và u gọi đầu tƣ vẫn còn

thiếu đồng bộ, gắn kết. Trình độ lao động CNHT vẫn còn ở mức thấp. Các chính

sách hỗ trợ phát da giầy có nhiều nhƣng chƣa thật hiệu quả.

Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; công nghiệp

công nghệ thông tin (bao gồm các lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp

phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ

thông tin) đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển hàng năm cao

so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trƣởng GDP của cả nƣớc ngày

càng tăng. Đ y là ngành luôn đứng trong năm ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao của

Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt trên 22,9 tỷ USD. Các mặt hàng

127

xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử, đƣợc

xuất khẩu tới 35 nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới, đặc biệt là với

dấu mốc trở thành thành viên của WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho

các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giầy, điện tử Việt Nam nói chung

và tỉnh Bình Dƣơng nói ri ng.

Bảng 4.1: Đánh giá SWOT về công nghiệp hỗ trợ Bình Dƣơng

Cơ hội (O) 1. Làn sóng đầu tƣ ra nƣớc

ngoài mạnh mẽ của DN nƣớc

ngoài, nhất là các DN Nhật

Bản và Hàn Quốc.

2.Bất ổn chính trị ở Thái Lan

tạo ra sự chuyển dịch sang

nƣớc thứ ba.

3. Các FTA giữa Việt Nam,

ASEAN và các nƣớc đối tác

mở ra cơ hội rộng lớn.

Nguy cơ (T) 1. Thị trƣờng cạnh tranh gay

gắt sản xuất CNHT các nƣớc

trong khu vực.

2. Thách thức từ các cam kết hội

nhập trong lĩnh vực CN trong

khuôn khổ các FTA (AFTA,

TPP, ASEAN+6).

3. Xu thế hình thành các cụm

liên kết ngành.

Điếm mạnh(S) 1. Chính phủ có các chính sách,

biện pháp ƣu đãi các ngành

CNHT ngày càng cụ thể.

2. Thị trƣờng nội địa lớn hấp

dẫn các ngành công nghiệp hạ

nguồn; kim ngạch xuất khẩu

lĩnh vực điện tử; dệt may tăng

trƣởng liên tục.

3. Đầu tƣ FDI cho CNHT

ngành xe máy, điện tử, dệt

may từng ƣớc phát triển.

Định hƣớng S - O 1. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút

đầu tƣ FDI, tập trung ƣu tiên

DN các lớp cung ứng.

2. Tận dụng lợi thế do các

FTA mang lại để tham gia

sâu vào chuỗi giá trị khu vực

và toàn cầu.

3. Xây dựng lộ trình triển khai

chính sác ƣu đãi của Chính phủ.

4. Phát triển giáo dục, đổi

mới, cải cách đào tạo nghề

Định hƣớng S - T 1. Tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ

CN; tập trung vào các ngành

kỹ thuật, tránh cạnh tranh

trực tiếp với các nƣớc mới

nổi trong các ngành sử dụng

nhiều lao động chi phí thấp.

2. Đẩy mạnh các chƣơng trình

xúc tiến tìm kiếm các thị

trƣờng xuất khẩu cho CNHT.

Điểm yếu(W) 1. Chính sách ƣu đãi phát triển

CNHT chƣa ƣu tiên cụ thể.

2. Dung lƣợng thị trƣờng các

ngành công nghiệp hạ nguồn

nhỏ (CN chế tạo ôtô, máy CN)

hạn chế sản xuất CNHT.

3. DN sản xuất CN ít và yếu,

vật liệu chủ yếu nhập khẩu;

thiếu nguồn lao động CN

chuyên nghiệp, chất lƣợng cao.

4. Quản lý NN còn hạn chế,

chƣa có CSDL, tiêu chuẩn, tiêu

chí đánh giá CNHT.

5. Thiếu sự liên kết giữa vùng,

phát triển CN, giữa địa phƣơng

trong vùng phát triển CNHT.

Định hƣớng W - O 1. Chính phủ có chính sách

khuyến khích tạo thị trƣờng

cho các ngành CN ô tô, máy

CN, máy NN, CN môi trƣờng.

2. Xây dựng quy hoạch CNHT

chƣơng trình hành động hiệu

quả tạo các liên kết sản xuất

mạnh tại các vùng CN mạnh.

3. Khuyến khích phát triển hệ

thống DN sản xuất CN quy

mô nhỏ và vừa; áp dụng quy

trình sản xuất phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế.

4. Xây dựng nguồn nhân lực

CN, nâng cao chất lƣợng,

năng suất lao động.

Định hƣớng W - T 1. Các chính sách ƣu đãi phát

triển CNHT hƣớng vào đối

tƣợng DNNVV và trong thu

hút FDI quy mô nhỏ và vừa.

2. Phát triển các khu vực tập

trung CNHT, CLKN công

nghiệp nh m phát huy lợi

thế từ các vùng công nghiệp

phát triển.

3. Liên kết mạnh mẽ với các

đối tác đầu tƣ lớn từ Nhật Bản,

Hàn Quốc và Đông Nam Á.

128

4.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN NĂM 2030

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ ản trở thành một nƣớc

công nghiệp theo hƣớng hiện đại; tại Văn iện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Phát triển công nghiệp và xây dựng

theo hướng hiện đại hóa, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng

cao khả năng độc lập, tự chủ của nên kinh tế. Cơ cấu lại, xây dựng nền công

nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so

sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững,

nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia

sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Ưu tiên phát triển và

hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết

bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công

nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính… công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp

quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít

nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng” [17, tr 193].

Theo bản Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn năm

2030 (do Bộ Công Thƣơng x y dựng đã trình Thủ tƣớng Chính phủ): Đến năm

2020, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ,

có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có trình độ công nghệ tiên tiến ở

một số chuy n ngành, lĩnh vực và có khả năng đáp ứng về cơ ản các yêu cầu của

nền kinh tế về tiêu dùng và xuất khẩu. Đến năm 2030, công nghiệp Việt Nam vƣơn

lên tốp đầu trong khu vực với đa số các chuy n ngành có trình độ công nghệ hiện đại,

chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiên tiến, sử dụng năng lƣợng hiệu quả, có khả

năng cạnh tranh ình đẳng trong hội nhập quốc tế, có đội ngũ lao động chuyên

nghiệp trình độ cao, tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao

với chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 (Bảng 4.2) Theo đó, CNHT Việt Nam ƣu ti n thu

hút đầu tƣ, n ng cao năng lực sản xuất trong a lĩnh vực quan trọng là:

(i) Lĩnh vực linh phụ kiện, phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo,

gồm: linh kiện, phụ tùng kim loại, nhựa - cao su, điện - điện tử; đặc biệt là cung

cấp linh vụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng, có nhu cầu

CNHT cao nhƣ công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ hí chế tạo,

129

điện tử, công nghệ cao.

(ii) Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp dệt may và da giầy: cung cấp nguyên

phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp da giầy.

(iii) Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao: gồm lĩnh vực vật liệu,

lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ các ngành công nghiệp

công nghệ cao.

Bảng 4.2: Nhóm chỉ tiêu phấn đấu của ngành công nghiệp

STT Các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu đến

năm

2020 2030

1 Tốc độ tăng giá trị gia tăng CN so với tốc

1,2 - 1,3 1,1 - 1,3 độ tăng trƣởng nền kinh tế trong kỳ (lần)

2 Tỷ trọng CN + XD trong GDP cuối kỳ (%) 45 - 48 42 - 44

3 Tỷ trọng hàng CN XK/tổng kim ngạch XK cuối kỳ (%) 80 - 85 88 - 92

4 Tỷ lệ đầu tƣ xã hội cho nghiên cứu và triển

2 3 - 4 khai ứng dụng KHCN cuối kỳ (%/GDP)

5 Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao

45 >60 và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao (%)

Nguồn: [27], [63], [65]

Khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp CNHT nội địa từng ƣớc đáp

ứng yêu cầu của các công ty lắp ráp, nhất là các tập đoàn đa quốc gia. Tạo môi

trƣờng chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác sản xuất giữa các công ty FDI

với các doanh nghiệp nội địa để Việt Nam có thể nhanh chóng tham gia và làm chủ

công nghệ. Có chính sách ƣu ti n, ƣu đãi, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào CNHT từ

các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia và hệ thống DNNVV. Nâng cao

mối liên kết, hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp cung

ứng, giữa các doanh nghiệp CNHT với nhau.

Ngành xe máy: đến năm 2020, ngành xe máy Việt Nam vẫn đóng vai trò quan

trọng khi Việt Nam chƣa có phƣơng tiện giao thông công cộng tiến bộ để thay thế

nhƣ tàu điện ngầm, tàu điện trên không... CNHT xe máy Việt Nam, dự áo đầy

triển vọng, nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực CNHT xe máy của Việt Nam đã có

những ƣớc điều chỉnh trong chiến lƣợc sản xuất để nắm bắt cơ hội tốt này… Việc

đầu tƣ lớn và mở rộng sản xuất từ doanh nghiệp xe máy trong nƣớc đã chứng tỏ thị

130

trƣờng xe máy ở Việt Nam vẫn tiềm năng trong chiến lƣợc của những nhà đầu tƣ

ngoại quốc.

Ngành dệt may: phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra ƣớc

nhảy vọt về chất và lƣợng sản phẩm. Đến năm 2020, quy mô xuất khẩu ngành dệt

may có thể đạt 50 tỷ USD; đáp ứng đƣợc 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu

sau năm 2020. Đến năm 2030, ngành dệt may sẽ tập trung khâu thiết kế mẫu mã đáp

ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp phục vụ thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. CNHT ngành

dệt may, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, sản xuất xơ, sợi, vải và các nguyên phụ liệu

ngành dệt may, hƣớng tới nội địa hóa các lĩnh vực CNHT để thay thế hàng nhập

khẩu, nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

cuối cùng. Giai đoạn từ nay đến 2020, diện tích trồng bông là 76.000 ha, sản lƣợng

15.000 tấn, đến năm 2030 là 30.000 tấn; năm 2020 đầu tƣ x y dựng thêm 02 nhà máy

sản xuất xơ sợi, công suất 150.000 tấn/năm, vốn đầu tƣ hoảng 5.500 tỷ đồng/nhà

máy. Giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng thêm 05 nhà máy sản xuất xơ sợi.

Ngành điện tử: mục tiêu phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện

dạng nguyên vật liệu và các loại linh, phụ kiện hác (đĩa CD, CD-Rom, DVD...).

Giai đoạn từ nay đến 2020, sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, cung cấp cho thị

trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu toàn cầu. Tập trung thu hút một số dự án sản xuất

linh kiện điện tử nh m cung cấp cho các ngành công nghiệp chế tạo trong nƣớc:

điện tử - quang điện tử cơ ản; linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị

điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử

hác. Giai đoạn 2020 - 2030: mở rộng, nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng của các dự

án đã thu hút đầu tƣ. Đẩy mạnh chuyển giao sản xuất linh kiện điện tử từ doanh

nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa; thu hút các dự án sản xuất linh kiện

điện tử chuyên dụng, các dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghiệp; đặc biệt là

các sản phẩm công nghệ cao nhƣ: thiết bị y tế, các thiết bị đo lƣờng và điều khiển.

4.3. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH DƢƠNG

ĐẾN NĂM 2025

4.3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương

Thứ nhất, Phải coi phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử của tỉnh là

khâu đột phá, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp.

CNHT là nhân tố trực tiếp tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc phát triển

131

CNHT có vai trò quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát

triển kinh tế của tỉnh nói chung. Vì vậy, tỉnh Bình Dƣơng cần xác định đúng vai trò

của CNHT trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp của tỉnh, coi đ y là h u đột

phá để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tiến trình CNH, HĐH. Ngoài việc

tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình CNH,

HĐH theo chiều rộng và chiều sâu, CNHT góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc

ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động và là “ ệ đỡ” cho sự phát

triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển

mạnh hơn. Chất lƣợng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp

phụ thuộc vào chất lƣợng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện đƣợc sản xuất từ

ngành CNHT.

Sự phát triển CNHT đem lại cho các doanh nghiệp trong một số ngành công

nghiệp hoạt động hiệu quả, chủ động trong sản xuất, tích cực tham gia phân công

lao động quốc tế và khu vực, tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh

tranh, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trƣờng khu vực. Nghị quyết Đại

hội XI của Đảng n u rõ CNHT đƣợc xác định là h u đột phá để phát triển các

ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Sự

phát triển của CNHT sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành

kinh tế trong tỉnh, góp phần rút ngắn thời gian và nhanh chóng đƣa tỉnh Bình

Dƣơng trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.

Thứ hai, Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, dệt may, điện tử phải khai

thác lợi thế của tỉnh, hướng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự

tham gia của các thành phần kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, khu vực và thế giới ngày càng có quan hệ

mật thiết, tạo thành hệ thống mạng lƣới hợp tác ph n công lao động quốc tế, tỉnh

cần chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, coi phát triển

CNHT là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài và là yêu cầu ngày càng cấp ách để nâng

cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp của tỉnh. Hƣớng về xuất khẩu là con

đƣờng nhanh nhất để thâm nhập s u hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu

hơn vào nền kinh tế thế giới. B ng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài

nguyên và nhân lực khéo léo, thông minh chủ động tham gia vào quá trình phân

công lao động quốc tế, tỉnh cần tìm cho mình một "chỗ đứng", chen chân vào dòng

132

chảy toàn cầu hóa thông qua mối liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút

các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý... thúc

đẩy CNHT phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nƣớc tạo đà tăng

trƣởng, phát triển kinh tế.

Phát triển CNHT là một lĩnh vực rất hó hăn, nó hông chỉ đòi hỏi công nghệ

cao, lao động chất lƣợng tốt mà còn có rủi ro cao bởi nó không trực diện với ngƣời

tiêu dùng cuối cùng. Việc dành nguồn lực tài chính là yêu cầu rất quan trọng và

cần thiết cho phát triển CNHT. Nguồn vốn hình thành từ ngân sách Nhà nƣớc chƣa

đủ, cần bổ sung thêm nguồn từ các thành phần kinh tế và cá nhân trong xã hội,

nghĩa là phải đổi mới chính sách tài chính theo hƣớng đa dạng hóa các nguồn đầu

tƣ. Quá trình phát triển CNHT vừa đòi hỏi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vừa đòi hỏi

đáp ứng các nguồn lực, nên cần huy động sức mạnh và khai thác mọi tiềm năng

của các thành phần kinh tế để phát triển CNHT. Chúng ta phải phát huy tối đa

năng lực đầu tƣ của các thành phần kinh tế, đặc biệt các đối tác chiến lƣợc - các

công ty, tập đoàn đa quốc gia trong liên kết sản xuất - kinh doanh giữa công

nghiệp thƣợng nguồn và công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ

với các lớp công ty con vệ tinh. Tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tƣ FDI

nh m đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy sự phát triển nhanh, đúng

hƣớng của ngành CNHT.

Thứ ba, Phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử phải tuân theo các quy

luật khách quan của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền

kinh tế xanh và bền vững.

Toàn cầu hóa với sự hoạt động và gia tăng thƣờng xuyên, mạnh mẽ của các

chế định quốc tế lớn, với hàng loạt các điều luật, nguyên tắc, quy định, hiệp ƣớc

mang tính quốc tế nghiêm ngặt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế

quốc tế ngày một sâu rộng, tự do hóa thƣơng mại đã uộc các nƣớc khi tham gia

hội nhập kinh tế, đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế chung những

"quy tắc" và những "luật chơi" của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đối với tỉnh phải tuân thủ nguyên tắc và quy định của các tổ chức trong và

ngoài nƣớc. Trong quá trình xây dựng và phát triển CNHT thúc đẩy công nghiệp

của tỉnh phát triển phải xây dựng tr n cơ sở nghiên cứu và tuân thủ những quy luật

khách quan của kinh tế thị trƣờng (nhƣ quy luật cung cầu, cạnh tranh, chính sách

133

thuế, tỷ giá ngoại tệ,...), có sự quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc và những thông lệ,

quy định của quốc tế. Những hỗ trợ của Nhà nƣớc chỉ là điều kiện cần, hỗ trợ ban

đầu, còn chủ yếu là sự nỗ lực, quyết tâm chuyển đổi, hội nhập từ phía các doanh

nghiệp. Do đó, nguyên tắc quan trọng để chính sách phát triển CNHT có tính khả

thi là những chính sách hỗ trợ đó hông óp méo tín hiệu của thị trƣờng, không

trái với các quy định quốc tế và những cam kết của Chính phủ Việt Nam. Đồng

thời, trong quá trình xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển CNHT, tỉnh cần

hƣớng tới xây dựng “Nền Kinh tế Xanh” hƣớng đến sản phẩm có chất lƣợng cao,

đƣợc cấp nhãn sinh thái (Eco-label) và có sức cạnh tranh trên thế giới nh m phục

hồi các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trƣờng

và tái thiết sự thịnh vƣợng cho tƣơng lai.

Thứ tư, Phải tăng cường vai trò của tỉnh trong phát triển CNHT ngành giầy da,

dệt may, điện tử.

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho CNHT phát triển, thì vai trò chỉ đạo, sự

quan tâm thiết thực và cụ thể của tỉnh vô cùng quan trọng. Tỉnh cần xây dựng hệ

thống chính sách phù hợp, đồng bộ, thông suốt thúc đẩy CNHT phát triển. Sự phát

triển CNHT cần có sự kết hợp nhịp nhàng, hài hòa giữa Nhà nƣớc tỉnh và doanh

nghiệp trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, để phát triển CNHT đi đúng hƣớng và hiệu

quả, vai trò của Nhà nƣớc của tỉnh là xác định lộ trình rõ ràng, đồng bộ bốn yếu tố

quan trọng: nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối. Đối sách

giải quyết những vấn đề này là nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và đƣa

ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển. Cụ thể, đối với vấn đề vốn, tỉnh cần sử

dụng nguồn vốn vay ƣu đãi x y dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát

triển CNHT của những ngành đã đƣợc chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát

triển, là việc chỉ rõ các phạm vi ƣu ti n để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch.

Đối với hệ thống phân phối, tỉnh cần có giải pháp quan t m, tăng nhu cầu nội địa,

cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về linh kiện cho những doanh nghiệp có

nhu cầu. Nhân lực là một vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì

vậy tỉnh phải áp dụng những biện pháp khuyến hích đào tạo và học tập ngành

CNHT, nhƣ đƣa ra những chính sách hen thƣởng, n ng lƣơng, n ng cao vị trí cho

các kỹ sƣ, công nh n, cá nh n có quá trình học tập tốt, có kỹ năng, tay nghề cao.

Đối với khoa học công nghệ, tỉnh cần đẩy mạnh thị trƣờng khoa học công nghệ

134

phát triển, tăng đầu tƣ hỗ trợ, có cơ chế xét duyệt thông thoáng và minh bạch.

Tỉnh phải đặt ra mục tiêu, biện pháp, quy trình cụ thể, cũng nhƣ ng n sách để

phát triển CNHT cho từng ngành. Để thực hiện đƣợc điều này, về phía cơ quan

quản lý tỉnh cần phải n ng cao năng lực tổ chức thực hiện, tháo gỡ kịp thời những

hó hăn tồn tại và xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ sát thực sẽ là “đòn ẩy”

giúp ngành CNHT phát triển hiệu quả.

Thứ năm, Phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may, điện tử phải đảm bảo tái

cấu trúc ngành công nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng

nói riêng chịu tác động bên ngoài rất lớn, buộc chúng ta phải “tái cấu trúc” bên

trong. Do đó “tái cấu trúc” cơ cấu kinh tế, “tái cấu trúc” ngành công nghiệp là

giải pháp cấp thiết nhất hiện nay và phát triển CNHT là “chìa khóa” quyết định

thành công quá trình “tái cấu trúc”. Ngành công nghiệp là ngành “xương sống”

của nền kinh tế, CNHT cấu thành nền tảng của cấu trúc công nghiệp hiện đại. Phát

triển CNHT là đã chuyển từ gia công sang sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, gia tăng

giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản xuất những sản phẩm chất lƣợng cao, tăng sức

cạnh tranh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Phát triển CNHT là động lực phát triển

ngành công nghiệp chính, cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Phát

triển mạnh mẽ CNHT sẽ giúp tỉnh phát triển thị trƣờng và cấu trúc lại thị trƣờng,

tức là thay đổi mối quan hệ giữa thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế, đ y là

con đƣờng ngắn nhất giúp doanh nghiệp trong nƣớc có thể cung cấp sản phẩm cho

doanh nghiệp nội địa, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp đến doanh nghiệp các

nƣớc. Nhƣ vậy, CNHT thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp,

khuyến khích việc sáp nhập để phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, kinh

doanh đa ngành, hoạt động xuyên quốc gia... Với cách nhìn từ cuộc khủng hoảng

tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thì việc phát triển CNHT không chỉ có

thách thức mà đang là thời cơ để tái cấu trúc ngành công nghiệp, cũng nhƣ nền

kinh tế theo hƣớng cạnh tranh, phát triển bền vững.

Phát triển CNHT ở tỉnh, cần có sự chọn lọc theo những tiêu chí nhất định trong

từng giai đoạn. Việc lựa chọn sản phẩm và mô hình phát triển cần dựa trên tính

phân kỳ trong quá trình phát triển và lợi thế so sánh dài hạn. Việc lựa chọn các sản

phẩm công nghiệp phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, ứng

135

với nó là mỗi giai đoạn phát triển của nền công nghiệp trong nƣớc. CNHT phát

triển thành ngành hoạt động dựa trên công nghệ và lao động kỹ năng cao, thúc đẩy

phát triển những ngành công nghiệp của tỉnh, đổi mới tổ chức sản xuất, đổi mới

công nghệ, chuyên sâu, ổn định vững chắc. Phát triển CNHT phục vụ công tác

điều phối liên kết vùng, phân bổ nguồn lực... thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế đất nƣớc

gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả

và năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nƣớc và hội nhập quốc tế sâu rộng.

4.3.2. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da, dệt may, điện

tử đến năm 2025

Ngành giầy da, dệt may

Đến năm 2020 Bình Dƣơng phấn đấu trở thành trung tâm phát triển CNHT

ngành giầy da, dệt may của cả nƣớc. Hình thành và phát triển các trung tâm

nguyên phụ liệu ngành giầy da, dệt may. Kết hợp song song giữa sản xuất nguy n

phụ liệu ngành giầy da, dệt may với việc phát triển dịch vụ cung cấp nguy n phụ

liệu ngành giầy da, dệt may. Tốc độ tăng trƣởng ình qu n ngành CNHT ngành

giầy da, dệt may giai đoạn 2011 - 2020 nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng chung của

ngành công nghiệp giầy da, dệt may tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng nh m đáp ứng

nhu cầu nguy n phụ liệu cho ngành công nghiệp giầy da, dệt may vùng inh tế

trọng điểm phía nam và cả nƣớc. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành

CNHT ngành giầy da, dệt may từ 11% - 12% giai đoạn 2011 - 2020.

Sản phẩm CNHT ngành dệt may đến năm 2020 công nghiệp sản xuất sợi, kéo sợi

phục vụ cho ngành dệt, đặc biệt là sợi tổng hợp; công nghiệp sản xuất máy móc, thiết

bị và phụ tùng cơ hí phục vụ ngành dệt may; phát triển công nghiệp dệt vải; phát

triển thị trƣờng vải mộc. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu

ngành dệt may. Hình thành ngành công nghiệp thời trang trong lĩnh vực dệt may.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành giầy da đến năm 2020 phát triển các loại vải

dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu. Phát triển nguy n phụ

liệu ngành giầy da, ao gồm mũ giày, đế giầy. Phát triển ngành công nghiệp cơ hí

phục vụ ngành công nghiệp giầy da. Phát triển ngành công nghiệp giầy thời trang.

Định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ đến năm 2020.

Giai đoạn 2011 - 2015 thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là nƣớc ngoài.

136

Giai đoạn 2016 - 2020 thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc dự kiến chiếm 50%, nâng tỷ

lệ cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm trong nƣớc.

Định hƣớng phân bố không gian lãnh thổ

Phân bố các ngành CNHT ngành giầy da, dệt may tập trung vào các khu, cụm

công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tr n địa bàn

tỉnh Bình Dƣơng, tập trung ở Vùng kinh tế phía Nam, bao gồm: nam Bến Cát, nam

Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Công nghiệp hỗ trợ ngành da

- giày đƣợc bố trí cả vùng kinh tế phía bắc: gồm Bắc Bến Cát, Bắc Tân Uyên,

huyện Phú giáo và huyện Dầu Tiếng [51].

Ngành điện t

Phát triển ngành CNHT ngành điện - điện tử tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng gắn

ết chặt chẽ với ph n công lao động và hợp tác quốc tế. Đến năm 2020 Bình

Dƣơng sẽ trở thành địa phƣơng có thế mạnh về sản xuất linh kiện điện tử so với cả

nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng ình qu n giai đoạn 2011 - 2020 nhanh hơn tốc độ tăng

trƣởng chung của ngành công nghiệp chế iến, tỷ trọng ngày càng gia tăng. Tốc độ

tăng trƣởng ình qu n ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử giai đoạn

2011 - 2015 từ 18 - 20%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 từ 14% - 15%/năm. Hình

thành các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu trong sản xuất linh kiện điện tử, có

khả năng cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp tr n địa bàn tỉnh, đặc biệt

là ngành công nghiệp cơ hí.

Định hƣớng phát triển. Định hƣớng phát triển sản phẩm các ngành công

nghiệp điện, điện tử đƣợc ƣu ti n phát triển giai đoạn 2011 - 2020 tr n địa bàn tỉnh

Bình Dƣơng ao gồm: Sản xuất linh kiện cáp quang. Sản xuất linh kiện điện tử.

Định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ. Thị trƣờng tiêu thụ linh kiện điện tử giai đoạn

2011 - 2020 chủ yếu vẫn là thị trƣờng nƣớc ngoài. Giai đoạn 2016 - 2020 từng

ƣớc tạo sự gắn kết giữa sản xuất linh kiện điện tử với sản xuất các sản phẩm cơ

khí chế tạo.Đối với ngành sản xuất linh kiện cáp quang: thị trƣờng tiêu thụ sản

phẩm chủ yếu là xuất khẩu.

Định hƣớng phân bố không gian lãnh thổ. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất

linh kiện phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử - tin học tr n địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng đƣợc bố trí trong các khu công nghiệp có mạng lƣới cơ sở hạ tầng hoàn

chỉnh, đặc biệt là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Mỹ Phƣớc II và cụm

137

công nghiệp T n Định. Trong thời gian tới, sự phân bố này sẽ tiếp tục đƣợc duy trì

và mở rộng sang các khu công nghiệp hác có đủ điều kiện phát triển công nghiệp

điện tử - tin học. Giai đoạn 2011 - 2020 ngành công nghiệp điện tử - tin học sẽ bố

trí ở vùng kinh tế phía nam: gồm nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu

Một, Thuận An và Dĩ An [74,75].

4.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH

GIẦY DA, DỆT MAY, ĐIỆN TỬ Ở BÌNH DƢƠNG

4.4.1. Giải pháp về vốn đầu tư và công nghệ

Giải pháp về vốn đầu tƣ: Vốn ng n sách nhà nƣớc bao gồm nguồn vốn ngân

sách Trung ƣơng và ng n sách tỉnh. Vốn ng n sách nhà nƣớc dùng để đầu tƣ phát

triển cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và để hỗ trợ các doanh nghiệp

có dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ. Dự kiến nguồn vốn này chiếm

khoảng 30% tổng vốn đầu tƣ.

Vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động và

những doanh nghiệp thành lập mới đầu tƣ các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, dự kiến giai đoạn 2011 – 2020 sẽ tập

trung vốn đầu tƣ cho các nội dung: mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ,

khai thác hết công suất hiện có, tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị

trƣờng tiêu thụ. Khảo sát của Sở Công thƣơng về kế hoạch đầu tƣ phát triển của các

doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho kết quả nhƣ sau (bảng 4.3):

Bảng 4.3: Kế hoạch đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

đến năm 2020

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành Mở rộng

Sản xuất

Đổi mới

công nghệ

Khai thác hết

CS hiện có

Đẩy mạnh

Xúc tiến

thƣơng mại

Mở rộng thị

trƣờng nội địa

Mở rộng

thị trƣờng

nƣớc ngoài

Dệt – may 15,67 16,42 19,40 14,18 17,16 16,42

Giày – da 26,32 15,79 10,53 10,53 21,05 15,79

Cơ hí 19,67 14,75 18,03 17,21 17,21 13,11

Điện tử - tin

học 19,05 14,29 23,81 14,29 14,29 14,29

Chế biến gỗ 25,00 18,75 12,50 18,75 12,50 12,50

Nguồn: Sở công thương tỉnh Bình Dương.

Đối với các doanh nghiệp thành lập mới có dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm

138

CNHT, dự kiến tiềm năng từ nguồn vốn này sẽ rất lớn trong giai đoạn 2011 - 2020,

đặc biệt là luồng đầu tƣ từ Nhật Bản và từ TP.HCM (bảng 4.3) [51,74,75].

Giải pháp thu hút đầu tƣ:

Thu hút đầu tƣ thông qua các chính sách huyến hích đầu tƣ, Áp dụng các

chính sách tài chính quy định tại Thông tƣ 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm

2011 hƣớng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số

12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của thủ tƣớng chính phủ về chính sách phát triển

một số ngành CNHT.

Thu hút đầu tƣ thông qua các chủ đầu tƣ các hu công nghiệp. Chủ đầu tƣ các

hu công nghiệp quán triệt chủ trƣơng huyến khích phát triển CNHT của tỉnh, sẽ

ƣu ti n mời gọi đầu tƣ các dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm CNHT.

Thu hút đầu tƣ thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động trong các hu công

nghiệp.Các doanh nghiệp hoạt động trong các hu công nghiệp có hả năng mời

gọi các nhà đầu tƣ là các đối tác hoặc ạn è hoạt động trong cùng một lĩnh vực

đến đầu tƣ các dự án sản xuất sản phẩm CNHT ở các hu công nghiệp.

Thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp quy mô lớn, đầu tàu về sản xuất thành phẩm,

các doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò cầu nối thu hút các doanh nghiệp đến đầu tƣ

các dự án sản xuất sản phẩm CNHT [51,74,75].

Giải pháp về công nghệ: Giai đoạn 2011 - 2020 sẽ ƣu ti n thu hút các dự án

đầu tƣ sản xuất sản phẩm CNHT có quy mô lớn, trình độ công nghệ ti n tiến ít g y

ô nhiễm môi trƣờng. Áp dụng các iện pháp về môi trƣờng để điều chỉnh các dự án

đầu tƣ sản xuất sản phẩm CNHT đang hoạt động có trình độ công nghệ lạc hậu gây

ô nhiễm môi trƣờng. Các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng do công nghệ lạc hậu sẽ

phải đầu tƣ đổi mới công nghệ để hắc phục ô nhiễm hoặc ngừng hoạt động.Áp

dụng chính sách huyến hích đổi mới công nghệ đƣợc quy định tại quyết định số

12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của thủ tƣớng chính phủ về chính sách phát triển

một số ngành công nghiệp hổ trợ [51,74,75].

4.4.2. iải pháp thị trường ti u thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Áp dụng chính sách hỗ trợ về thị trƣờng đối với các dự án đầu tƣ sản xuất sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ đƣợc quy định tại quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày

24/2/2011 của thủ tƣớng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT.

Theo đó, dự án sản xuất sản phẩm CNHT đƣợc quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản

139

phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ công thƣơng và sở công thƣơng tỉnh Bình

Dƣơng; đƣợc ƣu ti n xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chƣơng trình xúc tiến

thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ; chủ đầu tƣ dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát

triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc nhà nƣớc tạo điều kiện tham gia hình thành

mạng lƣới cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo quy định về công nghệ cao.

N ng cao vai trò của hiệp hội ngành nghề tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng trong

việc phát triển thị trƣờng ti u thụ ngành CNHT.

Thành lập trung t m nguy n phụ liệu ngành giầy da, dệt may tr n địa àn tỉnh

Bình Dƣơng. Các trung t m nguy n phụ liệu hoạt động theo mô hình công ty cổ

phần, các cổ đông chiến lƣợc là những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất

nguy n phụ liệu, ti u thụ nguy n phụ liệu, các nhà ph n phối và ng n hàng.

Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu đối với các dự án sản xuất sản phẩm CNHT.

Tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm thƣờng niên các sản phẩm CNHT.

Thành lập c u lạc ộ các doanh nghiệp cùng ngành nghề.

Đầu tƣ n ng cấp các trang web của các sở ngành nh m đáp ứng yêu cầu hỗ trợ

các dự án sản xuất sản phẩm CNHT về thị trƣờng,… [51,74,75].

4.4.3. iải pháp phát triển nguồn nh n lực

Nh n lực trong lực cho phát triển CNHT tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng ao

gồm nguồn nh n lực từ TP.HCM, nguồn nh n lực tại chỗ, nguồn nh n lực từ các

tỉnh hác. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển CNHT tr n địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng là rất lớn cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng. Để đáp ứng nhu cầu nguồn

nhân lực về mặt số lƣợng, tiếp tục áp dụng các chính sách ƣu đãi nh m thu hút nh n

tài về làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT.

Về đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân

lực đƣợc quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ -TTg về chính sách phát triển một số

ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, chủ đầu tƣ dự án sản xuất sản phẩm CNHT là

DNNVV đƣợc hƣởng các chính sách khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ,

trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định tại

Nghị định 56/2009/NĐ - CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự án sản xuất sản phẩm CNHT đƣợc xem xét

hỗ trợ một phần inh phí đào tạo nhân lực từ nguồn ngân sách của nhà nƣớc; các dự

án sản xuất sản phẩm CNHT sử dụng đất trong khu cụm công nghiệp đƣợc hỗ trợ

140

và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động; dự án sản xuất sản phẩm

công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc áp dụng chính

sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về

công nghệ cao.

Giai đoạn 2011 - 2020 Bình Dƣơng ƣu ti n nguồn lực, dành inh phí để đào tạo

nguồn nhân lực trình độ cao đối với các ngành CNHT.

Gắn kết chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh với chƣơng trình đào tạo

nguồn nhân lực quốc gia trong lĩnh vực phát triển CNHT thông qua các chƣơng

trình hợp tác đào tạo với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.

Li n ết tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Li n ết giữa chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp

đào tạo để đào tạo nguồn nh n lực cho doanh nghiệp.

Có chính sách ƣu đãi và tạo điều iện thuận lợi về mặt ng đất đai, cơ sở hạ

tầng để hình thành các trƣờng dạy nghề, trung t m đào tạo nghề chất lƣợng cao tr n

địa àn Tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển các ngành CNHT, nhất là các lĩnh vực cơ

hí, điện – điện tử [51,74,75].

4.4.4. iải pháp ph n bố các doanh nghiệp sản uất ngành công nghiệp hỗ trợ

Đối chiếu các hu công nghiệp đang hoạt động tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng

về tỷ lệ lấp đầy và lĩnh vực hoạt động, giai đoạn 2011 - 2020 sẽ ố trí các doanh

nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ vào các hu công nghiệp sau:

- Khu công nghiệp T n Đông Hiệp B, tỷ lệ lấp đầy 77%, còn có thể tiếp nhận

đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Mỹ Phƣớc, tỷ lệ lấp đầy 88%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Việt Hƣơng 2, tỷ lệ lấp đầy 73%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ

mới.

- Khu công nghiệp Mai Trung, tỷ lệ lấp đầy 65%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Nam T n Uy n, tỷ lệ lấp đầy 36,73%, còn có thể tiếp nhận đầu

tƣ mới.

- Khu công nghiệp Sóng Thần III, tỷ lệ lấp đầy 16%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Đại Đăng, tỷ lệ lấp đầy 49%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới

- Khu công nghiệp Kim Huy, tỷ lệ lấp đầy 29%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Đồng An 2, tỷ lệ lấp đầy 69%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

141

- Khu công nghiệp Mỹ Phƣớc 3, tỷ lệ lấp đầy 52%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

- Khu công nghiệp Đất Cuốc, tỷ lệ lấp đầy 42%, còn có thể tiếp nhận đầu tƣ mới.

Đã có 6 hu công nghiệp lấp đầy gần nhƣ hoàn toàn và hông có hả năng tiếp

nhận đầu tƣ mới.

Còn nhiều hu công nghiệp chƣa thu hút đầu tƣ do những hó hăn trong đầu

tƣ x y dựng cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 2011 - 2015 sẽ ố trí những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ

vào các hu công nghiệp đang hoạt động n u tr n.

Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ ố trí các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ vào

các hu công nghiệp còn lại.

Hình thành các hu công nghiệp chuy n ngành. Hình thành các hu công

nghiệp chuy n ngành trong lĩnh vực giầy da, dệt may, cơ hí, điện tử – tin học, chế

iến gỗ có đủ các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trƣờng để kêu gọi và

tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ vào các sản phẩm hỗ trợ.

Ƣu ti n thu hút đầu tƣ các ngành CNHT có công nghệ ti n tiến, hông g y ô

nhiễm môi trƣờng vào các hu công nghiệp trong hu li n hợp công nghiệp - dịch

vụ - đô thị Bình Dƣơng [51,74,75].

4.4.5. iải pháp li n ết giữa sản uất và ti u thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hình thành các pháp nh n mới dƣới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH

mà các cổ đông, các thành vi n góp vốn là những pháp nh n hoạt động trong lĩnh

vực sản xuất sản phẩm CNHT, ti u thụ sản phẩm CNHT và các nhà ph n phối.

Hình thức li n ết này giúp ti u thụ sản phẩm hỗ trợ một cách ổn định và hiệu quả.

Li n ết ti u thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội ngành nghề

Xây dựng các chƣơng trình hợp tác dài hạn với các đối tác quốc tế, các tập

đoàn đa quốc gia, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu nh m nghiên cứu chuyên sâu

về các sản phẩm và công đoạn hỗ trợ cho ngành giầy da phù hợp với năng lực của

Bình Dƣơng [51,74,75].

4.4.6. Cơ chế phối hợp giữa Bình Dương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và giải pháp về bảo vệ môi trường

Việc liên kết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nh m phát huy tối đa

lợi thế của từng tỉnh cũng nhƣ xúc tiến giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề có

tính chất liên vùng, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế toàn vùng phát triển. Tuy

142

nhiên, trải qua hơn 10 năm thực hiện liên kết, những giải pháp có tính chất liên

vùng vẫn chƣa triển hai đƣợc. Các tỉnh, thành chủ yếu vẫn là mạnh ai nấy làm.

Điều này làm cho hiệu quả kinh tế vùng đang có dấu hiệu đi xuống.

Sự sụt giảm tốc độ tăng trƣởng của vùng thể hiện rõ qua hai giai đoạn 2006 -

2010 và từ 2011 - 2016. Cụ thể, giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế

toàn vùng đạt 11%. Trong đó, cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm 51,5%, dịch vụ

chiếm 40,4% và nông nghiệp 8,1%. Các ngành, lĩnh vực đều có những ƣớc phát

triển, một số sản phẩm, dịch vụ mới có hàm lƣợng công nghệ cao, chất lƣợng tốt đã

khẳng định đƣợc vị thế ngành công nghiệp vùng. Tuy nhi n, giai đoạn 2011- 2016,

kinh tế toàn vùng tăng trƣởng khoảng 9%. Công nghiệp xây dựng vẫn chiếm cơ cấu

cao nhất là 54%, kế đến là dịch vụ chiếm 39% và nông nghiệp chiếm 7%. Trong

giai đoạn này, giữa các tỉnh, thành trong vùng đã xuất hiện tình trạng chồng chéo

trong kêu gọi và ƣu đãi đầu tƣ. Thậm chí, có những ngành đƣợc ƣu ti n đầu tƣ tại

cả những khu vực không có lợi thế.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, phân tích: Nhìn

vào cơ cấu GDP của các tỉnh trong vùng, cho thấy tốc độ phát triển của các tỉnh,

thành đã gần chạm ngƣỡng đóng góp phát triển. Đặc biệt, với TP.HCM đã đạt

ngƣỡng 99% đóng góp từ công nghiệp, dịch vụ. Các yếu tố đất đai, lao động, đầu tƣ

gần nhƣ đã đạt mức bão hòa, thậm chí có dấu hiệu sụt giảm so với một số địa

phƣơng hác. Nói một cách hác, động lực tăng trƣởng của TP.HCM dƣờng nhƣ

phải làm mới hoặc bổ sung theo hƣớng đi vào chiều sâu.

Tình trạng kêu gọi đầu tƣ thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết các tỉnh, thành trong

vùng, đầu tƣ dàn trải theo phong trào đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất

và tiêu thụ của cả vùng… Thậm chí, tình trạng trùng lắp về cơ cấu ngành, lĩnh vực

đầu tƣ đã g y lãng phí nguồn lực và triệt tiêu các lợi thế của các địa phƣơng trong

nội bộ vùng.

Theo đại diện UBND tỉnh Long An, thế mạnh của tỉnh là tồn tại hệ thống di tích lịch

sử và hệ sinh thái phù hợp phát triển du lịch. Tuy nhiên, thời gian gần đ y, các doanh

nghiệp tỉnh đang vấp phải sự cạnh tranh trùng lắp của các doanh nghiệp TP.HCM. Điều

này đã hạn chế lợi thế kết nối và phát triển chƣơng trình du lịch của hai tỉnh.

Ri ng đại diện UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, lợi thế của tỉnh là phát triển

nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra nông sản có giá trị gia tăng cao. Thế nhƣng, việc

143

liên kết với hệ thống phân phối cho thị trƣờng tiêu thụ lớn là TP.HCM còn gặp

nhiều hó hăn. Giữa doanh nghiệp phân phối và nông d n chƣa gặp nhau. Không

những thế, những bất cập trong hạ tầng giao thông, cảng, dịch vụ logistics cũng làm

hạn chế thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản của

TP.HCM đến với tỉnh.

Còn đại diện các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu cho r ng,

TP.HCM là trung tâm giao dịch, trung chuyển hàng hóa nhƣng tất cả các cửa ngõ từ

các tỉnh dẫn về thành phố và ngƣợc lại đều bị tắc nghẽn, khiến lƣu thông hàng hóa

gặp nhiều khó khăn và làm tăng chi phí logistics.

Nút thắt hạ tầng là nguyên nhân chính kéo giảm tốc độ phát triển của toàn

vùng. đại diện Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, các hành lang vận tải chính của

vùng gồm 6 hành lang từ TP.HCM tỏa ra phía Bắc, đồng b ng sông Cửu Long, Bà

Rịa - Vũng Tàu, Mộc Bài, Lộc Ninh và T y Nguy n đều quá tải. Tuy những tuyến

đƣờng này đã đƣợc đầu tƣ nhƣng tổ chức vận tải vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu

phát triển toàn vùng. Ngoài ra, hiện chƣa hình thành đƣợc các trung tâm logistics,

cảng cạn quy mô lớn với vai trò trung chuyển hàng hóa đa phƣơng thức của vùng,

đặc biệt là các trung tâm sản xuất, tiêu thụ, tiếp nhận hàng hóa lớn nhƣ TP.HCM,

Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dƣơng… Các cảng cạn, trung t m logistics đang hoạt

động hầu hết có quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, kết nối chủ yếu với vận tải đƣờng

bộ n n chƣa thực sự đóng vai trò là các trung t m trung chuyển hàng hóa. Các

tuyến đƣờng li n vùng, hƣớng t m, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng

không và các cửa khẩu quốc tế chƣa hoàn chỉnh. Mạng đƣờng sắt đầu mối chƣa

phát triển, chƣa có đƣờng sắt tốc độ cao. Tình trạng quá tải diễn ra trên cả giao

thông đô thị và một số tuyến đƣờng bộ, cảng hàng không, cảng biển. Chính vì vậy,

chất lƣợng vận tải và dịch vụ vận tải không cao, tính cạnh tranh thấp, chi phí chƣa

hợp lý, kết nối giữa các phƣơng tiện vận tải còn yếu.

Riêng về chính sách liên kết đã đƣợc triển hai hơn 10 năm nhƣng cho đến nay

chƣa đạt đƣợc hiệu quả cần thiết. Do hoạt động liên kết dựa trên tinh thần tự

nguyện dƣới hình thức là hội đồng và chủ tịch tỉnh phụ trách, do vậy, trách nhiệm

của chủ tịch hội đồng vùng cũng chỉ dừng lại ở mức ghi nhận ý kiến đóng góp của

các tỉnh và trình Chính phủ xem xét, mà chƣa có những cơ chế chính sách cần thiết

cho phép điều phối phát triển chung vì lợi ích của toàn vùng. Mặt khác, hiện vẫn

144

đang thiếu một nhạc trƣởng đủ tầm để định lƣợng thế mạnh của từng tỉnh, từ đó x y

dựng chiến lƣợc liên kết dựa trên phát huy sức mạnh của mỗi tỉnh; tránh tình trạng

phát triển tự phát của từng tỉnh nhƣ hiện nay, dẫn đến giẫm chân vào nhau [31].

Vì vậy trƣớc mắt, Bình Dƣơng tiếp tục phát huy việc hợp tác với các tỉnh trong

việc cung ứng nguồn lao động phổ thông cho ngành giầy da, dệt may, chế iến gỗ.

Tới năm 2015, phối hợp giữa Bình Dƣơng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam n n hƣớng tới ký kết các thỏa ƣớc, xây dựng các quy chế phối hợp,

xây dựng các chƣơng trình hợp tác về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các chiến lƣợc

kế hoạch, quy hoạch, định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cần có sự

hợp tác giữa các tỉnh mà Bình Dƣơng và TP.HCM có thể đóng vai trò chủ động. Sự

hợp tác trƣớc hết phải bắt đầu từ minh bạch và cập nhật thông tin trên các website

của Sở Công thƣơng các tỉnh, định kỳ tổ chức những hội nghị liên vùng về phát

triển công nghiệp [51,74,75].

Cơ chế phối hợp giữa Bình Dƣơng và Vùng inh tế trọng điểm phía Nam trong

giải pháp về ảo vệ môi trƣờng

Hạn chế tiếp nhận đầu tƣ mới các ngành g y ô nhiễm môi trƣờng nhƣ thuộc da,

có ế hoạch di dời các nhà máy sản xuất thuộc da, dệt nhuộm đang hoạt động g y ô

nhiễm môi trƣờng vào các hu công nghiệp. Ng n sách địa phƣơng hỗ trợ các

doanh nghiệp di dời vào các hu công nghiệp.

Đầu tƣ x y dựng hệ thống xử lý nƣớc thải trong các hu công nghiệp ảo đảm

đáp ứng nhu cầu xử lý nƣớc thải theo ti u chuẩn môi trƣờng Việt Nam.

Áp dụng các iện pháp xử phạt các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ g y ô nhiễm môi trƣờng.

Có chiến lƣợc, kế hoạch bố trí các nguồn lực cho đầu tƣ các dự án bảo vệ môi

trƣờng, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh

nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

Có cơ chế đảm bảo việc thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc

và quản lý các chỉ ti u môi trƣờng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định

bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp.

Quán triệt an quản lý các hu công nghiệp chấp hành những quy định về ảo

vệ môi trƣờng cũng nhƣ hạn chế thu hút đầu tƣ những doanh nghiệp g y ô nhiễm

môi trƣờng [51,74,75].

145

4.4.7. Đề xuất hệ thống mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Bình dương

Khu vực CNHT của tỉnh rất có tiềm năng nhƣng còn há yếu. Mặc dù các

doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ n ngoài nhƣng Những sản phẩm công

nghiệp sản xuất tại địa phƣơng cũng nhƣ các dịch vụ sản xuất lại chiếm một tỉ trọng

rất nhỏ trong cơ cấu mua của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung ứng đa phần là

các doanh nghiệp nhỏ và cung ứng các dịch vụ đại trà. Các hoạt động công nghiệp

trung gian có ít doanh nghiệp tham gia.

Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp cần hỗ trợ lẫn doanh nghiệp hỗ trợ đều

có huynh hƣớng chọn lựa các doanh nghiệp lớn, có uy tín và thiên về các doanh

nghiệp nƣớc ngoài.

Tiềm năng sử dụng và cung ứng các sản phẩm hỗ trợ tại tỉnh và các địa phƣơng

lân cận là khá cao, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều mới chỉ dừng lại ở một

số các sản phẩm hay dịch vụ cơ ản.

Hoạt động liên kết công nghiệp hầu nhƣ ít xuất hiện trong thị trƣờng sản phẩm

trung gian. Các doanh nghiệp hoạt động với phƣơng thức mua bán và gặp khá nhiều

hó hăn trong li n ết công nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp cần hỗ trợ, điều hó hăn là tìm ra các nhà cung cấp

địa phƣơng có năng lực, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu và đáng tin cậy. Đối với các

doanh nghiệp hỗ trợ, điều quan trọng là thị trƣờng, tính chuyên môn hóa trong

ngành và các hỗ trợ từ phía địa phƣơng.

Các hoạt động công nghiệp cơ ản còn khá yếu ém và cũng đang trong quá

trình phát triển. Các nguyên liệu chính nhƣ sắt thép, cao su, hóa chất, kim loại, năng

lƣợng đƣợc sản xuất chủ yếu tại các vùng hác làm cho chi phí đầu vào của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá cao.

Hệ thống dịch vụ kinh doanh (nghiên cứu phát triển, thiết kế, marketing, phân

phối,...) cũng há yếu và chƣa phát triển, dẫn đến chi phí và hiệu quả hoạt động ở

khu vực này là khá thấp.

Từ những đánh giá chung về thực trạng, tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ

trợ ở tỉnh Bình dƣơng và inh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và Ma-lay-xi-a và

một số địa phƣơng trong phát triển CNHT, đề xuất hệ thống mô hình phát triển

CNHT ở tỉnh Bình Dƣơng nhƣ sau.

146

Biểu đồ 4.1: Đề xuất hệ thống mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh

Bình Dƣơng [51]

Cần xác định cụ thể các ngành công nghiệp mũi nhọn trƣớc hi x y dựng các

chính sách cho CNHT.

Các chính sách thúc đẩy CNHT phải tính toán đến đầy đủ 4 vấn đề của

CNHT, đó là các điều iện đầu vào (vốn, công nghệ, nguồn nh n lực, cộng đồng doanh

nhân,...), các điều iện đầu ra (thị trƣờng, sức mua, hệ thống hỗ trợ, ..) các thể chế hỗ

trợ và giám sát cạnh tranh, các ngành công nghiệp li n quan, các doanh nghiệp hỗ trợ

(ví dụ cung cấp nguy n vật liệu), các trung t m nghi n cứu và đào tạo.

Các chính sách CNHT phải tính tr n tổng thể ao gồm các doanh nghiệp lắp

ráp và chế iến then chốt và các công ty có hả năng tham gia vào CNHT.

Các chính sách về CNHT phải tạo ra các điều iện cho việc hởi nghiệp các

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các chính sách về CNHT hông đƣợc can thiệp quá nhiều vào thị trƣờng

cũng nhƣ tạo sự ất ình đẳng trong cạnh tranh, đặc iệt là giữa hối doanh nghiệp

nhà nƣớc và tƣ nh n hay với hối đầu tƣ nƣớc ngoài.

147

4.4.8. Giải pháp về cơ chế chính sách, lập các dự án đầu tư, mặt b ng cho phát

triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ chế chính sách: Trung ƣơng tổ chức triển khai thực hiện Quyết định

12/2011/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính

sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo Quyết định này, Bộ Công

thƣơng xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp ƣu ti n phát triển, tr n cơ sở

đó tỉnh Bình Dƣơng có những định hƣớng cụ thể về phát triển sản phẩm CNHT.

Trung ƣơng tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày

31 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công

nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Theo Quyết định này, Trung

ƣơng giao nhiệm vụ cho Bình Dƣơng phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành

dệt may và giầy da, hình thành hu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ ô

tô; phát triển hu, cụm CNHT cơ hí. Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung ƣơng cần

hỗ trợ tỉnh các chính sách thu hút đầu tƣ; chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, mởi

gọi đầu tƣ vào Bình Dƣơng; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,… Tr n cơ sở các chính

sách này Bình Dƣơng sẽ thực hiện các nhiệm vụ đƣợc ph n công theo quy hoạch

phát triển CNHT đƣợc ph duyệt, nhƣ chuẩn ị mặt ng, nguồn nh n lực, lựa chọn

các doanh nghiệp theo các ti u chuẩn đã đƣợc đề ra để đƣa vào chƣơng trình hỗ trợ.

Ngoài các chính sách ƣu đãi của Trung ƣơng theo các quy định hiện hành về

khuyến khích phát triển CNHT, tỉnh Bình Dƣơng ố trí nguồn kinh phí từ ngân

sách tỉnh để khuyến khích phát triển các dự án sản xuất CNHT mà tỉnh có thế mạnh

[51,74,75].

Lập các dự án đầu tư

X y dựng dự án đầu tƣ thành lập trung t m nguy n phụ liệu ngành giầy da, dệt may.

X y dựng dự án đầu tƣ thành lập hu công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất động cơ

ô tô.

X y dựng dự án đầu tƣ thành lập hu CNHT cơ hí.

X y dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nh n lực cho ngành CNHT giai đoạn

2011 - 2020.

X y dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ vào ngành CNHT tỉnh Bình Dƣơng giai

đoạn 2011 – 2020 [51,74,75].

148

iải pháp mặt b ng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tài nguy n đất tr n

địa àn tỉnh Bình Dƣơng đảm ảo cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020

và xa hơn. Với quy hoạch 35 hu công nghiệp tổng diện tích 17.079,5 ha và 23 cụm

công nghiệp 2.700 ha, tổng diện tích các hu công nghiệp và cụm công nghiệp đến

năm 2020 gần 20.000ha đảm ảo cho phát triển công nghiệp tr n địa àn tỉnh Bình

Dƣơng nói chung và ngành CNHT nói ri ng.

Chính sách về mặt b ng cho phát triển CNHT tr n địa bàn tỉnh Bình Dƣơng sẽ

thực hiện theo quy định của Quyết định 12/2011/QĐ -TTg về chính sách phát triển

một số ngành CNHT. Theo đó, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT đƣợc ƣu ti n hỗ

trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án về diện tích, vị trí và tiền thu đất; các dự

án sản xuất sản phẩm CNHT sử dụng đất trong khu cụm công nghiệp đƣợc sử dụng

các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác trong

khu, cụm công nghiệp; đƣợc hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo

lao động; đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số

105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT

cho phát triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc áp dụng chính sách khuyến khích

về đất đai theo quy định của pháp luật về công nghệ cao [51,74,75].

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Ở chƣơng 4 ng 8 nhóm giải pháp cho phát triển CNHT đã toát l n đƣợc ức

tranh tổng thể của ngành CNHT tỉnh Bình Dƣơng từ nay đến năm 2025, với mục

đích trọng tâm là chủ động sản xuất đƣợc các sản phẩm CNHT cho 5 ngành điện tử

- tin học, dệt – may và da – giày…đáp ứng cho sự phát triển các ngành này, hƣớng

tới tƣơng lai xuất khẩu chúng, đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của tỉnh,

đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh.

Về hiệu quả kinh tế, tăng cƣờng đƣợc lƣợng tiền cho quốc gia b ng việc các

nhà đầu tƣ tập đoàn inh tế đa quốc gia đầu tƣ nhiều hơn vào tỉnh, góp phần tăng

trƣởng GDP; chủ động đƣợc nguyên liệu thƣợng nguồn, các doanh nghiệp hạn chế

nhập khẩu, tiết kiệm đƣợc ngoại tệ, đồng thời hƣớng tới tƣơng lai gần sẽ xuất khẩu

sản phẩm CNHT thu ngoại tệ về cho đất nƣớc; các doanh nghiệp có cơ hội tham gia

vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

149

KẾT LUẬN

Công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng phát triển nhanh chóng trong những năm qua,

góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu inh tế của tỉnh. Các ngành công

nghiệp dệt - may, da - giày, cơ hí chế tạo, điện tử - tin học, chế iến gỗ phát triển

nhanh, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết việc làm của tỉnh. Tuy nhi n, đóng

góp của 5 nhóm ngành này vào tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu inh tế chƣa

tƣơng xứng với lực lƣợng lao động mà 5 nhóm ngành này sử dụng.

Công nghiệp dệt - may, da - giày, cơ hí chế tạo, điện tử - tin học, chế iến gỗ

phát triển chủ yếu dựa vào gia công và nguồn nguy n liệu chủ yếu nhập hẩu,

nguy n liệu đƣợc cung cấp từ trong nƣớc chiếm tỷ trọng thấp. Ngành công nghiệp

cơ hí chế tạo, điện tử – tin học có ảnnh hƣởng rất lớn đến phát triển các ngành

công nghiệp hác, trong thời gian qua hai nhóm ngành này chƣa có nhiều đóng góp

vào phát triển các ngành inh tế xét tr n phƣơng diện cung cấp máy móc thiết ị

chuy n dùng và các sản phẩm điện tử tích hợp cho các ngành sản xuất. Hầu hết

máy móc thiết ị phục vụ sản xuất tr n địa àn tỉnh đều phải nhập hẩu.

Tỉnh Bình Dƣơng có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bình

Dƣơng có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình

Dƣơng là một phần trong chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nƣớc.

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dƣơng mới phát triển trong những năm gần đ y,

công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dƣơng hiện nay chỉ mới trải qua giai đoạn đầu ti n

trong 5 giai đoạn của quá trình phát triển, nghĩa là sản xuất chủ yếu là gia công và

lắp ráp với nguy n liệu nhập hẩu, doanh nghiệp trong tỉnh tham gia sản xuất một

số sản phẩm đơn giản.

Hiện nay Trung ƣơng chƣa có chính sách ƣu đãi nào về phát triển công nghiệp

hỗ trợ n n việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tr n địa àn tỉnh Bình Dƣơng gặp

nhiều hó hăn.

Tỉnh Bình Dƣơng xác định 5 nhóm ngành sẽ phát triển công nghiệp hỗ trợ giai

đoạn 2011 - 2020, ao gồm công nghiệp dệt - may, da - giày, cơ hí chế tạo, điện tử

- tin học, chế iến gỗ. Trong 5 nhóm ngành tr n, cơ hí chế tạo, điện tử - tin học

đƣợc xem là 2 nhóm ngành mang tính đột phát của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, hệ thống nhóm giải pháp đƣợc đề

xuất. Trong đó, ao gồm nhóm giải pháp tổng thể và 9 nhóm giải pháp cụ thể. Chín

150

nhóm giải pháp cụ thể đó là:

- Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ cho phát triển ngành công nghiệp

hỗ trợ.

- Giải pháp thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

- Giải pháp phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Giải pháp về mặt b ng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Giải pháp liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của ngành CNHT.

- Cơ chế phối hợp giữa Bình Dƣơng và Vùng inh tế trọng điểm phía Nam

trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng.

- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phƣơng án thực hiện.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Đỗ Văn Thắng (2018), “Một số vấn đề về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11 (tháng 04/2018), trang 20 – 22.

2. Đỗ Văn Thắng (2018), “Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ một số ngành

tại tỉnh Bình Dƣơng”, Tạp chí Công thương, số 3 (tháng 03/2018), trang 115 – 121.

3. Đỗ Văn Thắng (2018), “Cơ sở lý thuyết phát triển công nghiệp hỗ trợ”, Tạp chí

Công thương, số 1 (tháng 01/2018), trang 68 – 75.

4. Đỗ Văn Thắng (2016), “Hiệp định TPP – Cơ hội và thách thức đối với nền inh

tế Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định TPP – Cơ hội, thách thức và các

giải pháp đối với nền inh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam giữa Trƣờng

Đại học Tài chính – Mar eting (Bộ Tài chính) và Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài

chính), tháng 01/2016, trang 333 – 343.

5. Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Thái Bình (2015), “TPP – Cơ hội và thách thức cho

Việt Nam” Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tác động của Hiệp định Đối tác xuy n thái

ình dƣơng (TPP) đến nền inh tế Việt Nam và hu vực giữa Trƣờng Đại học Kinh

tế - Luật (ĐHQG – HCM) và Viện Nghi n cứu Phát triển TP.HCM (UBND

TP.HCM), tháng 12/2015, trang 72 – 81.

6. Huỳnh Ngọc An, Đỗ Văn Thắng (2015), “Nhận thức cơ ản về inh tế Việt

Nam theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Học thuyết Kinh tế

chính tri Mác – L nin trong ối cảnh phát triển nền inh tế thị trƣờng định hƣớng xã

hôi chủ nghĩa ở Việt Nam của Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG – HCM),

tháng 12/2015, trang 01 – 11.

7. Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Thái Bình (2015), “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

trong ối cảnh mới” Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

trong ối cảnh mới giữa Viện nghi n cứu Trung Quốc (Viện Hàn l m Khoa học Xã

hội Việt Nam) và Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG – HCM), tháng 8/2015,

trang 250 – 255.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt.

1. Bùi Thị Lan Anh (2006), “CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt

Nam”, Đề án môn Kinh tế và quản lý công nghiệp, Trƣờng Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

2. Trƣơng Thị Chí Bình (2010), “Phát triển CNHT trong ngành điện tử gia dụng ở

Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Trƣơng Thị Chí Bình (2006), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công

nghiệp hỗ trợ Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết kinh doanh

giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Bộ Công nghiệp.

4. Trƣơng Thị Chí Bình (2007b), “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình Cụm liên

kết công nghiệp (industrial cluster) để phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt

Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Công thƣơng.

5. Bộ Công thƣơng (2007), “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm

2010, tầm nhìn đến năm 2020”.

6. Hoàng Văn Ch u (Tuyển chọn) (2010), “Công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của

các nước và giải pháp cho Việt Nam”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà

Nội.

7. Hoàng Văn Ch u (2010), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt

Nam”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Chính phủ (2007) “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm

nhìn đến năm 2020”, do Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc, Chính sách - Bộ Công

nghiệp (cũ, nay là Bộ Công thƣơng) soạn thảo.

9. Chính phủ (2014) Phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, do Bộ Công thƣơng soạn thảo.

10. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006, Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

11. Chính phủ (2015), Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11năm 2015, Quy

định về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

12. Cục Thống Bình Dƣơng, số liệu niên giám 2005, 2009, 2010, 2011, 2012,

2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

13. Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi (2013), “Điều

tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và

đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 -2015 định

hướng 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Nguyễn Trƣờng Sơn

chủ nhiệm.

14. Đại học Ngoại thƣơng (2008), “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng

tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam”. Đề tài khoa học cấp

Bộ, Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm.

15. Đại học Ngoại thƣơng (2010), “Công nghiệp hỗ trợ - kinh nghiệm từ các nước

và giải pháp cho Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc do Hoàng Văn

Châu làm chủ nhiệm.

16. Đại học Ngoại thƣơng (2010), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của

Việt Nam”, Hoàng Văn Ch u chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và truyền

thông.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Diễn đàn inh tế thế giới 2015 – 2016 (WEF).

19. Diễn đàn phát triển Việt Nam - VDF, (2007), “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại

Việt Nam”, Kenichi Ohno chủ biên, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

20. Lê Thế Giới (2008), “Các giải pháp phát triển các ngành CNHT của thành phố

Đà Nẵng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố.

21. Lê Thế Giới (2010), “Phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Lý thuyết, thực

tiễn và chính sách”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Hải (2005) “Phát triển ngành CNHT ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay”, Thông tin những vấn đề kinh tế - chính trị học, Viện Kinh tế chính

trị học, Học viện Hành chính quốc gia, số 6, tr.31-32.

23. Lê Mai Hải (2010), “Vận dụng Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trƣờng Đại

học Kinh tế - Luật.

24. http://business.gov.vn/tabid/97/catid/10/item/13706/quy-ho%E1%BA%A1ch-

t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%83-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-

c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-

%C4%91%E1%BA%BFn-2020.aspx.

25. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1996-tinh-hinh-dau-tu-

truc-tiep-cua-nhat-ban-vao-viet-nam-va-mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-

qua.html.

26. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhan-dang-cac-cum-lien-ket-nganh-

va-mot-so-de-xuat-chinh-sach-tai-viet-nam-104366.html.

27. http://thuvienphapluat.vn/ Nghị quyết 10 của Chính phủ, ngày 24/2/2012.

28. http://vietbao.vn/Kinh-te/Cac nuoc TPP dang anh huong den Viet Nam nhu the

nao/196046939/177/.

29. http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201508/uu-tien-hoan-thien-co-che-

chinh-sach-cho-cong-nghiep-ho-tro-632782/.

30. http://www.dankinhte.vn/giai-phap-phat-trien-cac-nganh-cong-nghiep-phu-tro-

o-viet-nam/.

31. http://www.sggp.org.vn/thieu-nhac-truong-lien-ket-vung-kinh-te-trong-diem-

phia-nam-364508.html.

32. http://www.usnzcouncil.org/. Mục: Country Data.

33. http://www.ven.vn Nguyễn Duy Nghĩa (2005) “Đôi điều về CNHT".

34. https://www.jetro.go.jp/vietnam/ (2015).

35. https://www.researchgate.net/profile/Viet_Hoang6/publication/282331772_Liter

ature_review_and_policy_implication_for_supporting_industries_in_Vietnam

_in_Vietnamese/links/560cb79108ae6c9b0c42d068.pdf.

36. Nguyễn Thị Dung Huệ (2012), “Phát triển CNHT ngành dệt may của Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án Tiến sĩ inh tế, Đại học

Ngoại thƣơng, Hà Nội.

37. Phan Văn Hùng, (2015), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân

dụng ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh,

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

38. Đặng Thu Hƣơng, Trần Ngọc Thìn (2009), "Thực trạng CNHT tại Việt Nam và

một số giải pháp khắc phục", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 139.

39. Lê Thị Thanh Huyền (2006), “Phát triển ngành CNHT”, Tạp chí Tài chính số 3

(tháng 3).

40. Kyoshiro Ichi awa, Tƣ vấn đầu tƣ cao cấp, Cục Xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật

Bản tại Hà Nội (JETRO) (2004), “Xây dựng và tăng cường ngành công

nghiệp phụ trợ tại Việt Nam”.

41. Trần Quang L m, Đinh Trung Thành (2007), "Phát triển CNHT Việt Nam trước

làn sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản", Tạp chí Kinh

tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, số 21, 22.

42. Hà Thị Hƣơng Lan (2014), “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công

nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị,

Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

43. Vũ Chí Lộc (2010), "Vai trò của các TNCs trong quá trình Phát triển các ngành

CNHT tại các quốc gia đang phát triển", Tạp chí Thƣơng mại, số 19.

44. Mori J (2005), “Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt

Nam”: tăng cƣờng tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo

liên kết, Master thesis, Trƣờng Fletcher, Đại học Tufts, Hoa Kỳ.

45. Ohno K. và Nguyễn Văn Thƣờng chủ biên (2005), “Hoàn thiện chiến lược phát

triển công nghiệp Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

46. Ohno K chủ biên (2007), “Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Xây dựng công

nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, Nx Lao động Xã hội, Hà Nội.

47. Ohno, Kenichi (VDF) (2008), “CNHT Việt Nam, từ quy hoạch đến Kế hoạch

hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam - Nhật Bản”, Kỷ

yếu Hội thảo “Kế hoạch hành động và phát triển CNHT”.

48. Phạm Thu Phƣơng (2013), “Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của

Việt Nam”, Luận án tiến sĩ inh tế, ngành kinh tế đối ngoại, Trƣờng Đại học

Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

49. Porter. E Michael (2010), “Lợi thế cạnh tranh”, Nxb Trẻ, Hà Nội.

50. Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng (2015) “Báo cáo ngành Công thương tỉnh

Bình Dương 2011 - 2015”.

51. Sở Công thƣơng tỉnh Bình Dƣơng (2011), “Định hướng phát triển các ngành

công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020”.

52. Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng (2015) “Báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh

Bình Dương 2011 - 2015”.

53. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), "Phát triển CNHT ngành dệt may Việt Nam", Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, số 359.

54. Nguyễn Đình Tài (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”,

Tạp chí Tài chính, số 4.

55. Phạm Tất Thắng (2013), “Phát triển CNHT: một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí

Cộng sản điện tử, số tháng 10.

56. Nguyễn Văn Thanh (2006), "Xây dựng KCN và KCX theo hướng Phát triển

ngành CNHT của Việt Nam", Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế

giới, số 12.

57. Trần Đình Thi n (2007), “Phát triển ngành CNHT - đánh giá thực trạng và hệ

quả”, đề tài khoa học cấp Bộ.

58. Trần Văn Thọ (2005), “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp

hoá Việt Nam” và “CNHT mũi đột phá chiến lƣợc”, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

59. Trần Văn Thọ (2005), “Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vực hoá ở

Đông Á”, Tạp chí Thời đại mới, số 6 tháng 11/2005.

60. Thời báo kinh tế Sài gòn, 17/4/2014.

61. Nguyễn Thị Kim Thu, (2012), “CNHT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ inh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội.

62. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), “Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng

02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành CNHT”.

63. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), “Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm

2012, Phê duyệt Chiến lược phát triển KH - CN giai đoạn 2011 – 2020”.

64. Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), “Công nghiệp hỗ trợ, tổng quan về các khái

niệm, trong Xây dựng Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, Ohno K. (Chủ biên),

VDF-GRIPS.

65. Tổng cục Thống kê, số liệu Website và niên giám (www.gso.gov.vn) 2010,

2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

66. Nguyễn Văn Trịnh (2015), “Phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ inh tế, chuyên ngành

Kinh tế học, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật thuộc ĐHQG - HCM.

67. Phan Đăng Tuất (2005), "Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật

Bản - Con đường nào cho các doanh nghiệp Việt Nam", Tạp chí Công nghiệp,

Kỳ 1, Tháng 12.

68. Phan Đăng Tuất (2008), “Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp hỗ

trợ”, Trình ày tại diễn đàn Li n ết Hội nhập cùng phát triển, VCCI.

69. Trƣơng Đình Tuyển (2011) Báo cáo: “Phát triển CNHT kiến nghị cách tiếp cận

và chính sách cho Việt Nam”, Hội thảo Khoa học Chính sách tài chính phát

triển CNHT (Viện chiến lƣợc và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) và Viện

nghiên cứu Chiến lƣợc chính sách công nghiệp (Bộ Công thƣơng), tháng 12.

70. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), “Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai

đoạn 2013 - 2020”, Kế hoạch số 131/KH-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2013.

71. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng (2017), “Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã

hội,Quốc phòng - An ninh năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018”,

Quyết định số 275/BC - UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017.

72. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng (2013), “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển

công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”,

Quyết định số 3281/QĐ - UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013.

73. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng (2008), “Phê duyệt Quy hoạch phát triển

công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2020”, Quyết định số

215/2006/QĐ - UBND ngày 30 tháng 8 năm 2006.

74. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng (2006), Quyết định 215/2006/QĐ-UBND

ngày 30 tháng 8 năm 2006, “Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công

nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2020”.

75. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng (2013), Quyết định 3281/QĐ-UBND ngày 18

tháng 12 năm 2013, “Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công

nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

76. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2013), “Quy hoạch phát triển CNHT trên địa

bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số

3533/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013.

77. Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính (2013), “Giải pháp tài

chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”, đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Vũ

Nhữ Thăng chủ nhiệm.

78. Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính, Bộ Tài chính (12/2011), Tài liệu hội

thảo chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT, Hà Nội.

79. Viện Kinh tế Việt Nam (2007), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: nghiên cứu

trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy”, đề tài

nghiên cứu khoa học cấp viện do TS. Nguyễn Trọng Xuân chủ nhiệm.

80. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc chính sách công nghiệp – Bộ Công thƣơng (2010),

“Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập”,

Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

81. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc chính sách công nghiệp (2011), “CNHT ngành dệt

may Việt Nam”, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

82. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc chính sách công nghiệp – Bộ Công thƣơng (2012),

“Giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”, Tạp chí thông

tin chiến lƣợc, chính sách công nghiệp, số 02/2015, 25 – 29.

83. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (2009), Thông tin chuy n đề:

“Phát triển các ngành CNHT: thực trạng và một số khuyến nghị”, Hà Nội.

84. WB (2005), Thực thi Hợp đồng: Những phát hiện qua báo cáo về hoạt động kinh

doanh 2005 ở một số quốc gia Châu Á, Hà Nội.

85. World Bank (2015).

86. www.vtctelecom.com.vn/zone/coca-cola-va-pepsico-giat-minh-lo-

khung/308/611.

87. Nguyễn Trọng Xuân (chủ nhiệm), (2007), Viện Kinh tế Việt Nam Phát triển

công nghiệp hỗ trợ: “Nghiên cứu trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành

sản xuất ô tô, xe máy”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện.

II. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh.

88. Abonyi G. (2007), “Linking greater Mekong subregion Enterprises to

international Market. The role of global value chains, International

production networks”, New York.

89. Bộ Công thƣơng Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thƣơng

mại, METI) (1985), “White paper on Industry and Trade” (Sách trắng về hợp

tác kinh tế), Tokyo.

90. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (1995), “Investigation report for

industrial development: Supporting industry sector”, To yo.

91. Cục xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO) (2003), “Japanese - Affiliated

Manufactures in Asia” (Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á) báo cáo phân

tích tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho các doanh

nghiệp sản xuất của Nhật Bản ở Châu Á (ASEAN và Ấn Độ).

92. D. McNamara (2004), “Integrayting Supporting Industries - APEC next

Challege”, Trung tâm nghiên cứu Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái

Bình Dƣơng (APEC).

93. Department of Energy, USA (2005), “Supporting industries - Industries of the

future”: Fiscal year 2004 annual report, Washington DC.

94. Do Manh Hong (2008), “Promotion of Supporting Industries - The key for

attracting FDI in developing countries” (Xúc tiến CNHT - chìa khóa cho thu

hút FDI ở các nƣớc đang phát triển).

95. Goh Ban Lee (1998), “Linkage between the Multinational Corporations and

Local Supporting Industries” (Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và các

ngành CNHT nội địa), Đại học Sains, Malaysia.

96. Goodwill Consultant JSC và diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) (2011),

“Survey on comparision of backgrounds, polycy measuares and outcomes for

development of supporting industries in ASEAN (Malaysia and Thailand in

comparion with VietNam)” (Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp, chính sách

và kết quả phát triển CNHT ở ASEAN), Publishing House of Communication

and Transport, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

97. Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002), “Multinational

cooperation and technological effort by local firm: a case study of the

Malaysia Electronics and Electrical Industry” (Tập đoàn đa quốc gia và các

nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phƣơng: trƣờng hợp nghiên cứu ngành

công nghiệp điện và điện tử Malaysia).

98. JICA (1995), “Investigation report for industrial development: Supporting

industry sector”, Tokyo.

99. Kimura F. (2006), “International Production and Distribution Networks in East

Asia: Eighteen Facts, Mechanics, and Policy Implications”, Asian Economic

Policy Review, Vol. 1, 326-344.

100. MITI (1985), “White paper on Industry and Trade” (Sách trắng về hợp tác

kinh tế), Tokyo.

101. Mori, J. (2005), Development of supporting industries for Vietnam’s

ndustrialization.

102. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) (2004), Tổng hợp, xây dựng báo

cáo điều tra, khảo sát: “Survey report on overseas business operations by

Japanese manufacturing companies” (Báo cáo hảo sát các bộ phận ở nƣớc

ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản).

103. Ohno K. (2007), Building supporting industries in Vietnam, VDF&GRIPS.

104. Peter Larkin, the President and CEO of the National Grocers Association

(NGA) (2011), “Comprehensive Supporting Industries” ThaiLand Board of

Investment North America”, Supporting industries in Thailand. Khẳng định

ngành CNHT phát triển toàn diện của Thái Lan cho phép các nhà đầu tƣ, các

nhà sản xuất, lắp ráp giảm thời gian, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất

thông qua việc tìm nguồn cung ứng đầu vào ngay tại Thái Lan.

105. Porter E. Michael (1990), “The competitive advantage of nations, Harvard

business review” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trƣờng Đại học

Havard - New York Mỹ.

106. Porter E. Michael (1990), “The competitive advantage of nations, Harvard

usiness review” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trƣờng Đại học

Havard - New York Mỹ.

107. Ratana. E (1999), “The role of small and medium supporting industries in

Japan and Thailand” (Vai trò của CNHT vừa và nhỏ ở Nhật Bản và Thái

Lan), Trung tâm nghiên cứu IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo.

108. Ryuichiro, Inoue (1999) “Future prospects of Supporting Industries in

ThaiLand and Malaysia” (Tƣơng lai của ngành CNHT Thái Lan và Malaysia).

Các tác giả đã hảo sát tình hình phát triển CNHT ở Thái Lan và Malaysia sau

cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997.

109. Small and Medium Enter prise Agency (2009), Japan’s Policy for Small and

Medium Enterprise, Tokyo.

110. Thomas Brandt (2012), “Industries in Malaysia ngineering Supporting

Industry”, (CNHT cơ hí tại Malaysia), Malaysian Investment Development

Authority (MIDA).

111. Tổ chức năng suất Châu Á (Asian productivtity Orgnisation) (2002),

“Strengthening of supporting Industries: Asian Experiences” (Đẩy mạnh

CNHT: các kinh nghiệm của Châu Á).