25
1 HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN

Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

1

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI –

NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG LIÊN KẾT

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN

Page 2: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

2

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG

TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN

Nguyễn Mạnh Dũng

1. Hợp tác xã - mô hình tất yếu trong sản xuất nông nghiệp Về cơ bản, hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, hoạt động

không hoàn toàn giống như một doanh nghiệp mà dựa trên các giá trị và nguyên tắc

tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức

mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả

hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Hơn thế, ở nhiều nước, hợp tác

xã còn được coi là một tổ chức để nhà nước có thể thực hiện được các chương trình

quan trọng về phát triển sản xuất và an sinh xã hội như: xoá đói giảm nghèo, ứng dụng

công nghệ mới, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát huy ngành

nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia bảo đảm an ninh chính trị và

xã hội...

Hợp tác xã đầu tiên trên thế giới được hình thành vào năm 1761 tại Vương quốc

Anh, sau đó phát triển ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không phân biệt ở nước có

nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Do vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát

triển kinh tế và ổn định xã hội, nên số lượng người tham gia vào các hợp tác xã ngày

càng đông, tổ chức của hợp tác xã ngày được hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động

trong từng nước và trên toàn thế giới. Hiện nay, rất nhiều nước đã và đang có hệ thống

tổ chức hợp tác xã từ cơ sở đến toàn quốc. Một số châu lục cũng đã hình thành tổ chức

hợp tác xã. Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA-International Cooperative Alliance) là tổ

chức cao nhất của phong trào hợp tác xã toàn thế giới. Tổ chức này được thành lập từ

năm 1895 tại Luân Đôn (Anh). Từ năm 1946, ICA đã trở thành đối tác của Liên hiệp

quốc về các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua Ủy ban kinh tế - xã hội (COPAC) của

Liên Hiệp Quốc. Theo Liên minh hợp tác xã Quốc tế (ICA), trên thế giới có khoảng 2,4

triệu hợp tác xã tại gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hơn 250 triệu lao động

và tạo ra doanh số tương đương 2.200 tỷ USD. Trong đó châu Âu có gần 290.000 hợp

tác xã (HTX) với 140 triệu thành viên và khoảng 4,9 triệu người làm thuê, Mỹ có gần

50.000 HTX với khoảng 150 triệu thành viên; Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Phần lan,

Ấn Độ, Thái Lan,… là những nước có phong trào hợp tác xã phát triển rất sớm và mạnh

mẽ. Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay đã và đang là một bộ phận của phong trào hợp tác

xã nói riêng của các nước này, cũng như trên phạm vi toàn thế giới nói chung.

Hộp 1:

Một số mốc lịch sử của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)

1895 - Thành lập ngày 19/8/1895 tại Luân Đôn thủ đô nước Anh.

1896 - Ra tuyên bố chung khẳng định trung lập về chính trị.

1922 - ICA Thành lập một ủy ban "Ngân hàng Hợp tác quốc tế". Ngày nay nó được

biết đến như là Hiệp hội Ngân hàng Hợp tác quốc tế (ICBA), một tổ chức thuộc ICA

tập hợp các thành viên là các ngân hàng hợp tác và các tổ chức tài chính khác.

1922 - ICA thành lập Ủy ban Bảo hiểm quốc tế. Đổi tên vào năm 1971 là Liên đoàn

bảo hiểm Hợp tác quốc tế, ngày nay nó được gọi là Liên đoàn bảo hiểm Hợp tác và

tương hỗ quốc tế (ICMIF).

1923 - Ngày Hợp tác xã quốc tế đầu tiên được tổ chức.

1937 - ICA đưa ra các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã.

Page 3: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

3

1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của

Liên Hợp Quốc.

1951 - ICA thành lập Ủy ban nông nghiệp liên kết các hợp tác xã nông nghiệp. Ngày

nay được gọi là Ủy Ban Hợp tác xã nông nghiệp quốc tế (ICAO).

1952 - ICA thành lập Ủy ban Hợp tác xã nhà ở. Ngày nay là Ủy ban Hợp tác xã nhà ở

quốc tế.

1966 - ICA Lần thứ hai đưa ra các nguyên tắc hợp tác xã.

1966 - ICA thành lập một tiểu ban của Ủy ban Nông nghiệp của ICA để tập trung vào

hợp tác xã thủy sản. Ủy ban Hợp tác xã thủy sản trở thành một cơ quan độc lập vào

năm 1976 và bây giờ được gọi là Tổ chức Hợp tác xã nghề cá quốc tế (ICFO).

1968 - ICA thành lập Văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đặt tại New

Delhi (Ấn Độ).

1976 - Hiệp hội Quốc tế về Hợp tác xã du lịch (TICA) được thành lập bởi một theo

Nghị quyết Đại hội đồng ICA lần 26 tại Paris (Pháp) có trụ sở tại Copenhagen. Tháng

sáu năm 1985 nó đã trở thành một tổ chức của ICA và ngày nay được biết đến bởi

TICA từ viết tắt của tổ chức.

1982 - ICA di chuyển trụ sở chính từ Luân Đôn, Vương quốc Anh đến Geneva, Thụy

Sĩ.

1990 - ICA thiết lập Văn phòng khu vực của các nước châu Mỹ ở San Jose, Costa

Rica.

1992 - ICA bắt đầu một quá trình phân cấp và thiết lập bốn khu vực: Châu Phi, Châu

Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương và châu Âu.

1995 - ICA thông qua sửa đổi nguyên tắc hợp tác xã và các giá trị hợp tác xã và bổ

sung thêm một nguyên tắc thứ bảy, "Quan tâm đến cộng đồng".

1996 - ICA thành lập Tổ chức Hợp tác xã Y tế Quốc tế (IHCO)..

2001 - Liên Hiệp Quốc thông qua hướng dẫn nhằm tạo ra một môi trường hỗ trợ cho

sự phát triển của Hợp tác xã.

2002 - ICA thông qua ILO khuyến nghị về Hợp tác xã (R.193).

2003 - ICA thông qua điều lệ mới và đơn đặt Ủy ban thường vụ Đại hội đồng của

mình tại Oslo (Na Uy).

2009 - ICA bầu Chủ tịch nữ đầu tiên của mình, bà Dame Pauline Green.

2012 - Liên Hiệp Quốc lấy năm 2012 là năm Quốc tế Hợp tác xã

(Nguồn: http://www.saigonco-op.com.vn/tintucsukien/lich-su-phat-trien-cua-lien-

minh-hop-tac-xa-quoc-te_1406.html).

Sản xuất nông nghiệp là một trong những hoạt động sản xuất sơ khai nhất của

con người và còn tiếp tục cùng con người trong suốt chặng đường tiến hóa. Đây cũng

là một hoạt động quan trọng tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho cuộc sống của loài

người, cho dù nhân loại có đạt được những tiến bộ bao nhiêu chăng nữa. Đặc trưng cơ

bản nhất của hoạt động sản xuất nông nghiệp chính là tác động của con người lên đất

đai để tạo ra của cải vật chất. Chính vì vậy, người nông dân, những người sản xuất nông

nghiệp thường yếu thế và dễ bị tổn thương nhất. Xã hội càng tiến bước mạnh mẽ vào

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức độ cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa sản

xuất ra càng gay gắt thì người sản xuất nông nghiệp lại càng yếm thế và dễ bị tổn

thương hơn. Để chống lại tình cảnh đó, họ cần được liên kết lại trong những tổ chức

khác nhau nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết. Đã có rất nhiều hình thức liên kết của nông

dân, nhưng lịch sử đã chứng minh chỉ có hợp tác xã nông nghiệp là hình thức liên kết

khả thi nhất, bền vững nhất đối với hoạt động sản xuất của họ.

Page 4: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

4

Cùng với sự phát triển của hợp tác xã ở những lĩnh vực khác, hợp tác xã nông

nghiệp cũng phát triển từ rất sớm ở một số nước trên thế giới. Ngay từ năm 1843 ở

Nhật bản đã hình thành một số hợp tác xã nhằm phục vụ các hoạt động tín dụng của

những người nông dân, khi đó chưa có tổ chức hình mẫu về hợp tác xã nông nghiệp.

Vào năm 1900 Luật hợp tác xã Nhật Bản đầu tiên ra đời nhằm quy định cho 5 loại

hình HTX hoạt động là HTX tín dụng, tiếp thị, mua bán, sản xuất và tiêu dùng. Đến

năm 1947 Luật hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản cũng chính thức được ban

hành. Tại châu Âu, Đức và Phần Lan là những cái nôi của phong trào hợp tác xã,

trong đó có việc hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã ở

Đức hiện nay vẫn hoạt động theo luật Hợp tác xã được ban hành từ năm 1890. Trong

số gần 290.000 hợp tác xã ở châu Âu hiện nay có khoảng 30.000 hợp tác xã nông

nghiệp với doanh số khoảng 210 tỷ Euro. Các hợp tác xã nông nghiệp lớn nhất hoạt

động trong các ngành chế biến bơ sữa, thịt và thương mại nông nghiệp. Đặc biệt, các

hợp tác xã nông nghiệp đều có thị phần lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Ở Hoa Kỳ, gần

4.000 hợp tác xã nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp ở nước này với khoảng gần 30% công việc thu hoạch, chế biến và thương mại

nông nghiệp. Tổng doanh thu của các hợp tác xã ở Hoa Kỳ vào khoảng 150 tỷ USD.

Điểm đáng quan tâm là các hợp tác xã chuyên ngành hoạt động rất mạnh và rất thành

công với những tên tuổi như: Blue Diamond (hợp tác xã của những người trồng hạnh),

Sunmaid (hợp tác xã chế biến nho khô), hay Ocean Spray (hợp tác xã của những người

trồng việt quất),… Trong vòng 20 năm gần đây, đã xuất hiện các hợp tác xã nông

nghiệp thế hệ mới dựa trên việc đánh giá lại các nguyên tắc hợp tác xã. Sự ra đời của

thế hệ hợp tác xã mới này xuất phát từ nhu cầu tạo thêm nguồn sinh lực mới cho các

hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.

Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở Thái Lan, Wat Chan Cooperative

Unlimited Liability, được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm 1916 ở huyện Muang,

Phitsanulok dưới hình thức hợp tác xã tín dụng nhỏ. Kể từ đó, số lượng gia tăng ổn

định cho đến lúc ra đời Luật HTX vào năm 1967. Sau đó rất nhiều HTX nhỏ hợp

nhất để cho ra đời HTX cấp huyện với sự mở rộng về qui mô và phạm vi hoạt động.

Để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái

Lan đã thành lập Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã. Bộ này có hai vụ chuyên trách về hợp

tác xã. Đó là vụ Phát triển hợp tác xã - có chức năng giúp các hợp tác xã thực hiện các

hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu đã định và vụ Kiểm toán hợp tác xã

- thực hiện chức năng kiểm toán hợp tác xã và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công

tác quản lý tài chính, kế toán của các hợp tác xã. Chính phủ Thái Lan cũng ban hành

nhiều chính sách, như chính sách giá, tín dụng với mục tiêu bảo đảm chi phí đầu vào

hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, qua đó ổn định giá nông sản tại thị

trường trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu. Năm 2001,

Thái Lan có 5.611 hợp tác xã các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 hợp

tác xã nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên, 100 hợp tác xã đất đai với hơn 147 nghìn

xã viên, 76 hợp tác xã thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên, 1.296 hợp tác xã tín dụng

với hơn 2 triệu xã viên và 400 hợp tác xã dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên. Hợp tác

xã nông nghiệp ở Thái Lan được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên trong các

lĩnh vực vay vốn, gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thụ, hỗ trợ phát

triển nông nghiệp và các dịch vụ khác. Thông qua sự trợ giúp của chính phủ, ngân hàng

nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn

ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ. Hiện nay, số HTX tham gia

hoạt động kinh doanh này chiếm khoảng 39%.

Page 5: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

5

Từ khi thành lập vào năm 1961, Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Hàn

Quốc (NACF) đã tạo ra mạng lưới hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở. Cho đến nay, hệ

thống hợp tác xã ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng

tăng lên của nông dân về hỗ trợ dịch vụ, làm chủ toàn bộ thị trường và kinh tế nông

thôn, từng bước tiến vào các đô thị, tiến tới hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiện tại,

Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc, với gần 1.400 hợp tác xã thành

viên, hoạt động rất đa dạng, bao gồm từ tiếp thị sản phẩm, chế biến nông sản, cung cấp

vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến

nông, xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn trong

cả nước. Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp hiện đang nắm giữ 40% thị phẩn

nông sản trong nước và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc. Nhằm mở

rộng thị trường nông sản, NACF quản lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản

từ cửa nông trại đến người tiêu dùng, giúp người nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị

trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông, hao hụt, thất thoát. Liên đoàn quốc gia hợp tác

xã nông nghiệp Hàn Quốc cũng điều hành một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông

sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất ở đất nước này. Liên đoàn quốc gia hợp tác xã

nông nghiệp là nơi chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư nông nghiệp bảo đảm cho nông

dân có đủ vật tư thiết yếu, đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng. Trong khâu chế biến, Liên

đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc sở hữu một hệ thống hạ tầng và thiết

bị hiện đại để chế biến và qua đó làm tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Trong hoạt

động tín dụng ngân hàng, NACF điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các

quỹ tín dụng của hợp tác xã, cung cấp nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngân hàng, dịch vụ

thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảo hiểm, giao dịch quốc tế… Hệ thống bảo

hiểm của NACF chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nông thôn.

Ở Malaixia, các tổ chức hợp tác xã được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ

XX. Tổ chức hợp tác xã Malaixia (ANGKASA) là tổ chức cấp cao của các hợp tác xã

Malaixia, có nhiệm vụ hỗ trợ các HTX thành viên về phương thức điều hành và quản lý

các hoạt động của hợp tác xã qua việc tư vấn, giáo dục hoặc tổ chức những dịch vụ cần

thiết. Các nguyên tắc của hợp tác xã được ANGKASA nêu cụ thể như sau: quản lý dân

chủ; thành viên tự nguyện; thu nhập bình đẳng; phân phối lợi nhuận kinh doanh theo

mức độ sử dụng các dịch vụ của các xã viên và mức đóng góp cổ phần của xã viên;

hoàn trả vốn theo mức đầu tư; xúc tiến công tác đào tạo phổ cập kiến thức quản lý và

khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho các xã viên. Hiện nay, ANGKASA có 4.049 hợp

tác xã các loại với 4,33 triệu xã viên, trong đó: lĩnh vực tín dụng và ngân hàng có 442

hợp tác xã với 1,32 triệu xã viên, lĩnh vực nông nghiệp có 205 hợp tác xã với 0,19

triệu xã viên, hợp tác xã xây dựng nhà ở là 103 với 0,07 triệu xã viên, hợp tác xã công

nghiệp là 51 với 0,01 triệu xã viên, lĩnh vực tiêu dùng có 2.359 hợp tác xã với 2 triệu

xã viên và lĩnh vực dịch vụ có 362 hợp tác xã với 0,14 triệu xã viên, v.v… Sự phát

triển vững chắc của các khu vực kinh tế hợp tác xã đã thúc đẩy nền kinh tế Malaixia

có bước phát triển mới. Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về hợp tác xã của Nhà nước

Malaixia ra đời. Ngay năm sau (1923), Luật hợp tác xã cũng được Chính phủ Malaixia

ban hành, tạo khung pháp lý để các hợp tác xã hoạt động, xây dựng kế hoạch phát triển

và đào tạo cán bộ quản lý, củng cố quyền của xã viên cũng như công tác đào tạo xã

viên. Luật này cũng quy định về luật kiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo tổng hợp

của ban chủ nhiệm hợp tác xã trong đại hội xã viên thường kỳ hằng năm. Chính phủ

Malaixia đã thành lập Cục phát triển hợp tác xã với một số hoạt động chính, như quản

lý và giám sát các hoạt động của hợp tác xã, giúp đỡ tài chính và phát triển kết cấu hạ

tầng; xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác xã, đào tạo cán bộ quản lý,…

Page 6: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

6

Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, phong trào hợp tác xã đã và

đang trở thành một phong trào mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong đó, hợp tác xã nông

nghiệp là một bộ phận quan trọng của quá trình phát triển này. Thực tế phát triển đã chỉ

cho thấy hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức liên kết nông dân trong sản xuất, chế

biến và tiêu thụ sản phẩm. Loại hình liên kết này được hình thành từ rất sớm, được phát

triển ở cả những nước phát triển, có nền kinh tế giàu mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn

lẫn ở các nước đang phát triển, đang từng bước gia nhập vào thị trường thế giới. Không

những chỉ làm tốt vai trò liên kết nông dân mà hợp tác xã còn là nơi để nhà nước đầu tư

chính sách và những nguồn lực cụ thể giúp cho người nông dân thực hiện sản xuất theo

định hướng của mình, qua đó làm ngày một tốt hơn các chính sách an sinh xã hội và

phát triển nông thôn một cách bền vững. Thực tế cũng cho thấy các nước trong khu vực

Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia,… đã chú trọng phát triển loại hình hợp tác xã

nông nghiệp từ rất sớm và vẫn đang dành nhiều nguồn lực để phát triển loại hình tổ

chức liên kết của nông dân này.

2. Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình trên thế giới

2.1. HTX nông nghiệp ở CHLB Đức

Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức nằm ở trung tâm của châu Âu, có biên giới

chung với 9 nước láng giềng và là cầu nối giữa các nước Tây Âu với Trung Âu và Đông

Âu. Đất nước này có tổng diện tích 357.000 km2, bằng khoảng 1,1 lần diện tích

Việt Nam. Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam là 870 km, chiều rộng lớn nhất từ

Đông sang Tây là 640 km. Dân số CHLB Đức gần tương đương với Việt Nam, với 82

triệu dân, đứng thứ hai về dân số ở châu Âu sau Cộng hòa liên bang Nga. Khoảng 18

triệu ha đất, tương đương với 50% diện tích lãnh thổ của Đức, được sử dụng cho mục

đích nông nghiệp. Một nửa còn lại là đất đô thị, khu công nghiệp và đất rừng. Kinh tế

nông nghiệp của đất nước này theo truyền thống vẫn phần lớn thuộc về cá nhân nông

dân, kinh tế hộ và chủ trang trại nhỏ với số lượng khoảng hơn 400.000 đơn vị sản xuất

nông nghiệp. Không như ở Mỹ hay các nước Tây Âu khác chủ trang trại thường có diện

tích canh tác rất lớn, tại Đức có tới trên 90% số hộ nông dân hay chủ trang trại nhỏ chỉ

có từ 1 đến dưới 50 ha đất nông nghiệp. Bên cạnh các mục tiêu cung cấp lương thực và

thực phẩm thì ngành nông nghiệp của Đức hiện nay, cũng như nhiều quốc gia khác đều

có thêm các nhiệm vụ, chức năng mới, ngoài nông nghiệp, như cung cấp các sản phẩm

nguyên vật liệu cho công nghiệp, công tác bảo tồn chăm sóc môi trường, cảnh quan

nông nghiệp, phát triển và cung cấp năng lượng mới từ mặt trời và sức gió,... Hiện nay

có tới hơn 30% diện tích canh tác nông nghiệp ở Đức được khai thác, sử dụng theo các

phương pháp thân thiện với môi trường. Trong đó, các phương pháp như canh tác sinh

thái, sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hoá học và thuốc trừ sâu độc hại, áp dụng

các biện pháp bảo vệ cảnh quan, xây dựng các đồng cỏ, bãi chăn thả súc vật gần gũi với

thiên nhiên,... được đặc biệt quan tâm. Do đó, hợp tác xã nông nghiệp nói riêng và lĩnh

vực nông nghiệp nói chung luôn nhận được sự quan tâm với những chính sách cụ thể.

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế

hợp tác xã ở châu Âu. Từ những năm 40 của thế kỷ 19, Friedrich Wilhem và Schlulze-

Delitz, đã có ý tưởng về mô hình kinh tế hợp tác xã. Mô hình này ngay sau đó được

thành lập và phổ biến ở một số địa phương. Hiện nay, cả nước Đức có 3.188 hợp tác xã

(chiếm 60% tổng số hợp tác xã của cả nước), thu hút khoảng 2,2 triệu thành viên. Ngoài

dịch vụ cung cấp cho thành viên ra, các hợp tác xã nông nghiệp tạo ra khoảng 150.000

việc làm trực tiếp. Tổng doanh thu của tất cả các hợp tác xã nông nghiệp và 26 liên hiệp

hợp tác xã nông nghiệp năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các hợp tác xã nông nghiệp của

CHLB Đức hoạt động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau

Page 7: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

7

trong ngành nông nghiệp cũng như ở các ngành nghề khác như dịch vụ quản lý chợ,

dịch vụ vệ sinh, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khô, đóng gói sản phẩm, dịch vụ

than, dầu đốt,... Trong số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay vẫn còn có 214 hợp tác

xã đang thực hiện đồng thời hoạt động tiết kiệm - tín dụng nội bộ theo giấy phép của cơ

quan chức năng ngành ngân hàng. Tỷ lệ về số lượng hợp tác xã trong các lĩnh vực nông

nghiệp ở Đức như sau: Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 29,02%, lĩnh vực mua

bán nông nghiệp 13,3%, lĩnh vực sữa và sản phẩm sữa 9,44%, lĩnh vực trồng và bảo

quản nho 6,96%, lĩnh vực cung cấp nước sạch 4,33%, lĩnh vực chăn nuôi và chế biến

sản phẩm thịt 3,07%, lĩnh vực chế biến rau, quả 2,26%, lĩnh vực trồng cỏ và chế biến

thức ăn gia súc 2,13%, lĩnh vực cung cấp điện 1,63%, lĩnh vực dịch vụ máy nông

nghiệp 1,51%, lĩnh vực thủy hải sản 1,13%, lĩnh vực hoa, cây cảnh 0,94%, lĩnh vực

bánh mỳ, bánh ngọt 0,72%, lĩnh vực dịch vụ nhà kho, nhà đông lạnh 0,53%, lĩnh vực

chế biến rượu nho 0,31%, và các lĩnh vực khác là 23,7%. Các hợp tác xã nông nghiệp

của Đức hiện đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan

trọng, chẳng hạn như 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các

sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho,… Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ cấu

kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức đã có những thay đổi mạnh. Các ngành công

nghiệp và dịch vụ đã thay thế và áp đảo kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên,

kinh tế hợp tác xã của CHLB vẫn được coi là một bộ phận quan trọng của thành phần

kinh tế dân doanh và thực tế vẫn là một hệ thống kinh tế hợp tác xã vững mạnh, đặc biệt

tại khu vực nông nghiệp và nông thôn, đóng góp quan trọng vào kinh tế nông nghiệp

nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung của CHLB Đức với tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) năm 2007 của Đức đạt khoảng 2.300 tỷ Euro (tương đương 3.500 tỷ USD, gấp

hơn 50 lần GDP của Việt Nam năm 2007).

Về nguyên tắc các hợp tác xã nông nghiệp ở Đức được đối xử hoàn toàn bình

đẳng về mọi quyền lợi cũng như mọi nghĩa vụ theo luật định với các loại hình doanh

nghiệp khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho nông

nghiệp đều được áp dụng chung cho tất cả đối tượng tham gia lĩnh vực này, trong đó có

hợp tác xã và xã viên của nó. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nhà nước chú

trọng đầu tư. Trước kia tất cả các chủ thể kinh doanh nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình,

doanh nghiệp nông thôn hay hợp tác xã nông nghiệp đều được nhà nước Đức hỗ trợ khi

họ bị ảnh hưởng hoặc thiệt thòi vì các điều kiện hạ tầng khó khăn, không đảm bảo canh

tranh. Hiện nay, các hỗ trợ trực tiếp đó đối với kinh tế nông nghiệp không còn phù hợp

với chính sách chung của Uỷ ban châu Âu nên bị bãi bỏ. Do vậy, hiện nay nước này sử

dụng các chính sách hỗ trợ gián tiếp như thông qua các chương trình bảo vệ môi trường

nông nghiệp, ưu đãi về thuế khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức

gió,…. Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng

cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số

người nông dân tham gia và là thành viên của một hợp tác xã nông nghiệp nào đó nên

rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân đều được chủ

động thực hiện thông qua tổ chức hợp tác xã hoặc do hợp tác xã kết hợp, hợp tác với

các cơ quan, tổ chức khác.

Hợp tác xã nông nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức không thay thế kinh tế hộ,

kinh tế trang trại hay kinh tế tư nhân của người nông dân mà chủ yếu thực hiện việc

cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình. Đa phần các dịch

vụ này là các dịch vụ mà tự thân những người nông dân, các hộ gia đình, trang trại

không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chí phí cao hơn dịch vụ của hợp tác

xã, hiệu quả thấp hơn so với sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Các dịch vụ của hợp tác xã

Page 8: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

8

đối với xã viên, thành viên là các hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực

tiếp, cũng như lâu dài cho xã viên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản để các xã viên tự

nguyện tham gia hợp tác xã, gắn bó và có trách nhiệm với hợp tác xã và cũng chính là

nguyên nhân quan trọng để hợp tác xã được thành lập, được duy trì để tồn tại và phát

triển. Hợp tác xã luôn coi xã viên và các thành viên là những khách hàng quan trọng

nhất của mình, vì vậy bất cứ nhu cầu nào của thành viên thì hợp tác xã đều có thể thiết

kế sản phẩm nhằm đáp ứng phục vụ dựa trên nguyên tắc kinh doanh “Lợi thế nhờ qui

mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ”.

Trước hết, theo truyền thống, các hợp tác xã nông nghiệp của Đức cung cấp các

dịch vụ đầu vào như cung cấp dịch vụ thuỷ nông, điện, cung cấp nguyên vật liệu sản

xuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn

gia súc... Bên cạnh đó là các dịch phục khác như dịch vụ làm đất, cung cấp máy nông

nghiệp, dụng cụ lao động, vật tư chuồng trại, xăng dầu, chất đốt,.... Cũng thuộc nhóm

dịch vụ đầu vào mà các hợp tác xã nông nghiệp cung cấp cho xã viên của mình còn có

dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới (cây, con giống mới, kỹ

thuật chăm bón, nuôi dưỡng, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại,...), dịch vụ nhà kho,

dịch vụ bảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài chính (vốn vay, bảo

hiểm),...

Thứ hai là các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường,

canh tranh hàng hoá ngày càng gay gắt. Các sản phẩm nông nghiệp của nông dân cũng

không là ngoại lệ. Cũng như những người sản xuất khác, những người nông dân, chủ

trang trại rất cần đến các dịch vụ hỗ trợ đầu ra vì tiêu thụ sản phẩm chính là khó khăn

lớn nhất, thách thức lớn nhất của người nông dân trong nền kinh tế thị trường. Các hợp

tác xã nông nghiệp của Đức đã đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Các dịch vụ đầu ra chính

của hợp tác xã là hỗ trợ về gia công, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của thành viên

với giá tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã xây dựng

được các xưởng sản xuất, nhà máy hiện đại để chế biến sản phẩm của nông dân thành

các thành phẩm có giá trị thương mại cao. Để có thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các hợp

tác xã nông nghiệp của Đức còn rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm thành phẩm

mới, theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên về các thông tin thị trường, giúp cho

các sản phẩm của thành viên luôn đựơc đổi mới, định hướng theo nhu cầu của thị

trường. Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp của Đức còn đặc biệt chú ý đến chất

lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh cũng như quảng bá thương hiệu vì đó

cũng là lợi ích của thành viên.

Thứ ba là các hợp tác xã nông nghiệp ở CHLB Đức đã rất chú trọng định hướng,

tư vấn và hỗ trợ thành viên của mình trong việc trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến

theo đúng các tiêu chuẩn, qui định cần thiết. Bởi lẽ theo xu thế chung của thị trường,

các loại nông sản sinh thái, các sản phẩm lương thực, thực phẩm “sạch” ngày càng được

ưa chuộng và có giá trị thương mại cao. Do đó các sản phẩm thịt “sạch”, sữa “sạch”,

rau quả “sạch”,… mang thương hiệu hợp tác xã đang là những sản phẩm rất có lợi thế

trên thị trường tiêu dùng ở Đức, giúp người nông dân tiêu thụ sản phầm làm ra tốt hơn,

hiệu quả hơn, mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.

Thu nhập chủ yếu của hợp tác xã là từ thu phí dịch vụ đầu ra hoặc đầu vào khi

cung cấp dịch vụ cho thành viên. Nếu chênh lệch thu chi lớn thì các hợp tác xã nông

nghiệp có thể hoàn trả lại một phần phí đã tạm thu trước từ các thành viên. Do vậy các

thành viên có thể được hưởng lợi khá nhiều từ các dịch vụ của hợp tác xã, đồng thời thu

nhập chịu thuế thật sự của hợp tác xã cũng không quá cao. Đây là điểm khác nhau cơ

Page 9: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

9

bản giữa hoạt động của mô hình hợp tác xã và mô hình doanh nghiệp ở đất nước rất

phát triển với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thường ở mức rất cao (45%).

Đa số các hợp tác xã nông nghiệp ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn,

trung bình khoảng 150 đến 400 thành viên mỗi hợp tác xã. Ví dụ hợp tác xã chăn nuôi,

chế biến thịt trung bình có từ 70 đến 150 thành viên; hợp tác xã chế biến sữa có từ 350

đến 400 thành viên; hợp tác xã mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thành viên; hợp

tác xã trồng nho có từ 200 đến 300 thành viên,.... Nhờ số lượng thành viên lớn, một mặt

các hợp tác xã nông nghiệp luôn có sẵn các khách hàng truyền thống và chính yếu cho

mình, mặt khác mô hình này có thể huy động được vốn điều lệ cao từ số đông thành

viên. Ở các hợp tác xã nông nghiệp ở Đức, không có những thành viên góp vốn lớn, có

thể chi phối, gây sức ép về mặt vốn đối với hợp tác xã. Phần lớn các hợp tác xã qui định

tỉ lệ góp vốn tối thiểu (thường từ khoảng 100 –500 Euro) và tối đa (thường được gấp 5-

10 mức tối thiểu). Như vậy mỗi thành viên hợp tác xã thường chỉ góp 0,1% -0,5% vốn

điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1%-3%). Để có được số vốn cần thiết cho hoạt động,

các hợp tác xã có thể dễ dàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Khi vay vốn từ các

ngân hàng này, họ không nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp mà chỉ cần có dự án vay

vốn khả thi và hợp tác xã có uy tín, hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả.

Theo qui định của Luật hợp tác xã Đức, hàng năm các hợp tác xã đều được kiểm toán

định kỳ do Hiệp hội hợp tác xã thực hiện. Đây là một trong những căn cứ chính để ngân

hàng thương mại cho các hợp tác xã vay vốn thực hiện các hoạt động của mình. Các

thành viên hợp tác xã do góp vốn ít nên không quá quan tâm đến việc được chia cổ tức

nhiều hay ít mà họ quan tâm chủ yếu đến các dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp để nâng

cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của mình. Với chính sách thành viên và

chính sách góp vốn như vậy, các hợp tác xã nông nghiệp không bị áp lực chạy theo lợi

nhuận tối đa để chia cổ tức càng cao càng tốt. Do đó các hợp tác xã có điều kiện thực

hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của

mình. Chính vì vậy, số lượng thành viên các hợp tác xã ở Đức hiện nay đã lên tới 20

triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này.

2.2. HTX nông nghiệp ở Ấn Độ

Nằm ở khu vực Tây Nam Á, Ấn Độ có diện tích tự nhiên gần 33 triệu km2, trong

đó, diện tích đất nông nghiệp là 141,23 triệu ha với dân số trên 1 tỷ người, có truyền

thống văn hóa, lịch sử lâu đời và thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Lục địa này có

những đồng bằng rộng lớn mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Chỉ riêng

đồng bằng Ấn - Hằng, diện tích khoảng 775.000 km2 (gấp 2,3 lần diện tích Việt Nam)

với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên vùng kinh tế trù phú. Đây là nơi canh tác các

loại cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và nuôi sống cả dân tộc Ấn Độ từ ngàn đời nay.

Hệ thống sông ngòi của Ấn Độ cũng khá phong phú, với lưu lượng nước rất lớn, đủ

nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và phát triển thuỷ điện.

Ở Ấn Độ, tổ chức hợp tác xã được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong

nền kinh tế của nước này, trong đó, Liên minh hợp tác xã Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là

tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ hợp tác xã ở Ấn Độ. NCUI có 212 thành viên,

gồm 17 liên đoàn hợp tác xã chuyên ngành cấp quốc gia, 171 liên đoàn hợp tác xã

thuộc các bang và 24 liên hiệp hợp tác xã đa chức năng cấp quốc gia. Mục tiêu chính

của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào hợp tác xã ở Ấn Độ, giáo dục và hướng

dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển hợp tác xã. Nhiệm vụ quan trọng của

NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3 cấp: Viện Đào tạo quốc gia có nhiệm

vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản lý kinh doanh hợp tác xã; Viện Đào tạo cấp

bằng đào tạo và bằng trung cấp về quản lý, kinh doanh hợp tác xã; Trung tâm đào tạo

Page 10: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

10

cấp quận, huyện đào tạo cán bộ hợp tác xã cơ sở, đào tạo nghề. Do có các chính sách

và phân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc

đẩy khu vực kinh tế hợp tác xã phát triển và mô hình hợp tác xã trở thành lực lượng

vững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước.

Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều

vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi hợp tác xã là phương tiện để tiếp

nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Các hợp tác xã thường có

cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng

tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động

khoảng 18,33 tỷ USD. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế hợp

tác xã ở Ấn Độ đang nổi lên là hợp tác xã tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới

43% tổng số tín dụng trong cả nước, các hợp tác xã sản xuất đường chiếm tới 62,4%

tổng sản lượng đường của cả nước, hợp tác xã sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số

phân bón của cả nước,…. Nổi bật hơn cả là Liên hiệp hợp tác xã sản xuất sữa Amul,

bang Gujaza, được thành lập từ năm 1953. Đây là một liên hiệp sản xuất sữa lớn nhất

của Ấn Độ và là một trong những liên hiệp hợp tác xã hoạt động kinh doanh có hiệu

quả. Sau gần 50 năm hoạt động, Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần. Mỗi ngày, Liên

hiệp sản xuất 1 triệu lít sữa. Sản lượng sữa do Liên hiệp sản xuất chiếm 42,6%

thị phần trong cả nước.

Nhận rõ vai trò của các hợp tác xã chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của

nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển hợp

tác xã, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ

nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự

án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện

chiến lược phát triển cho khu vực hợp tác xã như: Xúc tiến xuất khẩu; Sửa đổi Luật

hợp tác xã, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tự chủ và năng động hơn; Chấn chỉnh hệ

thống tín dụng hợp tác xã; Thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người

nghèo nông thôn với các tổ chức hợp tác xã; Bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn

hợp tác xã đối với các hợp tác xã thành viên.

2.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Israel

Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt,

2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô

hạn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất

nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu.

Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong

nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ

việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Tổng diện tích

đất canh tác đã tăng từ 1.650 km2 (năm 1948) lên 4.300 km

2 hiện nay, số cộng đồng

nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần

tốc độ tăng dân số. Mặc dù thiếu nước nghiêm trọng, nhưng sản xuất nông nghiệp ở

Israel vẫn phát triển không ngừng. Sản lượng nông nghiệp tăng 26% trong giai đoạn 10

(từ năm 1999 tới năm 2009), trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 người xuống

17.000 người, đồng thời lượng nước sử dụng trong nông nghiệp cũng giảm khoảng

12%.

Do có sự đa dạng về đất đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây nông

nghiệp khác nhau như lúa mì, lúa miến, ngô, cây ăn quả các loại, cây công nghiệp,….

Diện tích lúa mì, lúa miến và ngô vào khoảng 215.000 hecta, trong đó 156.000 hecta chỉ

trồng vào mùa đông. Có hơn 40 loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel như các loại

Page 11: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

11

cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài, nho,… được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải.

Cà chua, dưa leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước. Chuối và chà là

được trồng ở các vùng có khí hậu cận nhiệt đới. Táo, lê, chery được trồng nhiều ở vùng

đồi núi phía bắc. Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất

khẩu trái cây thuộc chi cam chanh, bao gồm cam, bưởi chùm, quýt và pomelit - một

giống lai giữa bưởi chùm và bưởi thông thường được phát triển tại Israel. Ngoài ra, nho

được trồng khắp nơi trên đất nước này, đưa ngành chế biến rượu của Israel phát triển

mạnh mẽ, có thể cạnh tranh mạnh với các nước trên thế giới. Bông vải được trồng trên

diện tích khoảng 28.560 hecta, tất cả đều được canh tác bằng phương pháp tưới nước

nhỏ giọt. Năng suất bông vải trung bình đối với giống Acala là 5,5 tấn một hecta, giống

Pima là 5 tấn một hecta. Đây là năng suất bông vải cao nhất thế giới. Bò sữa của Israel

cũng cho lượng sữa trung bình hàng năm cao nhất thế giới, 10.208 kg (khoảng 10.000

lít) vượt qua bò sữa Mỹ (9.331 kg mỗi con), Nhật Bản (7.497), châu Âu (6.139) và Úc

(5.601). Trồng hoa cũng là một nghề khá phát triển ở Israel. Loại hoa phổ biến nhất là

Chamelaucium, tiếp đến là hoa hồng,…., ngoài ra còn có các loại hoa được phương Tây

ưa chuộng như là hoa huệ, tu líp. Israel là đối thủ lớn trên thị trường hoa thế giới, nhất

là cung cấp các loại hoa truyền thống châu Âu trong các tháng mùa đông

Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng

đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, tương đối giống như mô hình hợp tác xã nông

nghiệp của Việt Nam trước khoán 10.

Kibbutz theo tiếng Do Thái có nghĩa là “tổ hợp” hay là "hợp tác xã", một hình

thức tổ chức kinh tế nông - công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới đang

tồn tại ở Israel. Kibbutz được hình thành từ năm 1949 và tồn tại cho đến ngày nay. Hiện

nay trên toàn đất nước Israel có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz này có

trên dưới 300 xã viên, hoạt động tương tự như nhau, sở hữu những cánh đồng trồng cây

nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và

công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối

ống nước,..

Kiến trúc Kibbutz theo hình tròn, tâm điểm là các công trình công cộng. Tỏa đều

ra từ trung tâm là các hộ dân, mỗi hộ được chia 4,5 ha đất. Phần giáp trung tâm là nhà

ở, phía sau là đất canh tác hay chăn nuôi. Lãnh đạo Kibbutz gồm một hội đồng 21

người do tất cả xã viên trên 18 tuổi bầu, Hội đồng bầu chọn chủ nhiệm. Chủ nhiệm là

người duy nhất có lương, chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của Kibbutz trong

nhiệm kỳ 4 năm.

Kibbutz là mô hình kinh tế đặc biệt với đặc trưng theo nguyên nghĩa "làm theo

năng lực, hưởng theo nhu cầu", trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở

hữu chung và mọi quyết định được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành. Trong

Kibbutz, các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với cộng đồng, mặt khác họ được đáp

ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già. Mọi thành viên thuộc gia đình các xã

viên Kibbutz đều được ăn miễn phí hàng ngày hai bữa sáng và trưa tại một bếp ăn tập

thể ở giữa làng tổ chức theo hình thức phục vụ món ăn tự chọn, riêng bữa tối, các gia

đình tổ chức ăn ở nhà để cho gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mình.

Các xã viên Kibbutz không cần phải mua xe ôtô riêng. Mỗi Kibbutz đã mua khoảng 60

ôtô con các loại để tại một bãi xe có người trông coi. Nếu xã viên nào cần dùng xe, chỉ

việc vào website của Kibbutz rồi tìm chọn những xe nào còn rỗi thì cứ việc tới bãi xe

lấy chìa khoá ôtô mình cần để dùng thoải mái theo nhu cầu. Xăng, sửa chữa và các chi

phí khác cho xe do Kibbutz chịu trách nhiệm. Trường hợp cần xe lớn hơn những chiếc

Page 12: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

12

xe có sẵn, xã viên có thể yêu cầu ban quản lý xe đi thuê theo yêu cầu của mình, Kibbutz

sẽ thanh toán cho tiền thuê đó.

Kibbutz xây dựng và cấp miễn phí nhà ở cho các gia đình xã viên. Khi cần xây

dựng mở rộng và cải tạo theo ý mình, chủ nhà trao đổi với ban quản trị sẽ có đội xây

dựng đến thực hiện theo yêu cầu của chủ nhà, Kibbutz thanh toán chi phí. Kibbutz cấp

miễn phí hoặc trả toàn bộ tiền điện, nước, gas cho các gia đình xã viên. Con em xã viên

được Kibbutz cấp học bổng toàn phần cho thời gian học 12 năm phổ thông và đại học

trong nước. Khi các xã viên và con cái họ ốm đau, Kibbutz chịu trách nhiệm thanh toán

hoàn toàn mọi chi phí về y tế căn cứ vào thực tế chữa bệnh theo nhu cầu.

Xã viên Kibbutz được nghỉ hưu theo qui định chung của nhà nước ở tuổi 69 đối

với nam giới, 67 đối với nữ giới. Nhưng ở Kibbutz nếu muốn, xã viên có thể tiếp tục

làm việc trong thời gian tuỳ thích. Khi tuổi già, sức yếu hoặc bệnh tật, xã viên được đến

trại dưỡng lão miễn phí hoặc được Kibbutz thuê người lao động nước ngoài đến chăm

sóc tại gia đình. Ngoài các hưởng thụ theo nhu cầu do Kibbutz chi phí, mỗi xã viên

được nhận phụ cấp 350 USD/tháng (1.300 shekol/tháng) để chi phí cá nhân. Mức phụ

cấp này bằng nhau đối với tất cả mọi người, không phân biệt vị trí công tác của xã viên

dù là giám đốc, chủ nhiệm hay người quét rác, trông trẻ. Do nhu cầu của cá nhân và xã

hội, xã viên có thể làm những công việc không thuộc địa bàn Kibbutz của mình như

giáo sư đại học, bộ trưởng, chuyên gia vệ tinh,… Nhưng toàn bộ tiền lương của người

đó phải nộp về cho ngân quĩ của Kibbutz.

Trong các Kibbutz, động cơ để người lao động cống hiến hết mình là danh dự,

sự tuyên dương, động viên kịp thời của ban lãnh đạo Kibbutz và sự tôn vinh của cộng

đồng. Tên và thành tích của người có công được công bố kịp thời và công khai trên bản

tin địa phương. Để tránh tham nhũng, mọi khoản thu nhập và chi phí của Kibbutz được

công khai dán trên bảng thông tin của cộng đồng. Ban lãnh đạo được đại hội xã viên

bầu ra, chịu trách nhiệm giám sát theo một cơ chế công khai hoàn toàn mọi quyết định

và chính sách của Kibbutz.

Moshav cũng là một loại hình hợp tác xã nông nghiệp độc đáo của Israel. Đây là

một làng nông nghiệp trong đó mỗi một gia đình đều duy trì trang trại riêng của mình.

Hợp tác giữa các thành viên trong Moshav được áp dụng trong việc mua bán, tiếp thị và

cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng, chính họ cung cấp phần lớn lượng nông sản cho

đất nước.

Moshav thực chất là một dạng tổ chức hợp tác xã phức tạp của Israel, bao gồm

năm thành tố: (i) Đây là một tập thể hợp tác toàn diện trên mười lăm phương diện: tín

dụng và tiết kiệm, kế toán, hưu trí, bảo hiểm, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất,

tưới tiêu, tích trữ hàng, xử lý sản phẩm, tiếp thị, tiêu thụ, xây dựng, nhà ở, vận tải, và

các dịch vụ kỹ thuật; (ii) Mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi dân

làng đều là thành viên. Vì vậy, danh tính của Moshav cũng chính là danh tính của một

làng cùng toàn thể cộng đồng cư dân; (iii) Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần

thiết cho cộng đồng, gồm giáo dục, tôn giáo, văn hóa, hoạt động xã hội, phong trào thanh

thiếu niên, thể thao, y tế, công viên, xử lý rác thải, ánh sáng công cộng, đường sá, và các

tiện ích cho người cao tuổi. Trưởng làng là người chịu trách nhiệm trong cung cấp các

dịch vụ cộng đồng này cũng đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã; (iv) Các thành viên trong

cộng đồng đều phải tự nguyện sống trong Moshav và tham gia các hoạt động của nó. Tuy

nhiên, mỗi cá nhân tự lựa chọn cách thức làm việc của mình trong mọi khía cạnh công

việc, làm những gì họ thấy là hợp lý và phù hợp nhất cho khả năng của mình; và (v) Các

thành viên trong Moshav chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó

khăn. Sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên cho phép vận hành một cơ chế tín dụng

Page 13: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

13

hợp tác, trong đó các thành viên cùng tham gia vay các khoản tín dụng và cùng chia sẻ

nghĩa vụ thanh toán.

Các Moshav cũng giống Kibbutz ở khía cạnh chú trọng lao động theo hình thức

cộng đồng. Nhưng khác với Kibbutz, các thửa ruộng trong Moshav được sở hữu riêng

bởi từng cá nhân, với diện tích cố định và bằng nhau. Nông dân sản xuất lương thực và

thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động cá nhân hoặc tập thể và dùng

lợi nhuận cùng nông sản để tự cung cấp cho mình. Các Moshav được điều hành bởi

những cộng đồng được cư dân bầu lên. Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng dùng một nguồn

thuế đặc biệt. Loại thuế này thu bình đẳng trên mỗi hộ gia đình, tạo ra một hệ thống sản

xuất trong đó người nông dân giỏi sẽ được lợi hơn người kém. Đây là điểm khác biệt

giữa mô hình này với mô hình Kibbutz nơi mọi thành viên hưởng chất lượng đời sống

như nhau.

Kinh nghiệm từ việc tổ chức các Moshav ở Israel có thể là những bài học hữu

ích cho việc tổ chức các làng truyền thống ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi

Moshav bao giờ cũng là một tổ chức khá phức tạp, chỉ phù hợp cho những cộng đồng

cư dân đã nhất trí và sẵn sàng chung sống theo một hình thức đặc biệt, chấp nhận những

nguyên tắc mà sự chung sống ấy đòi hỏi. Vào thập kỷ 1950, hàng trăm Moshav cho

người nhập cư đã được thành lập ở Israel. Các mô hình này phải trải qua nhiều thăng

trầm và mất nhiều thời gian mới có thể phát triển ổn định được, dù đa số cư dân thành

viên của chúng đều từng là nông dân từ các nước khác chuyển đến. Tới thập kỷ 1960,

với sự hỗ trợ từ các dự án quốc tế, Israel lập ra các hợp tác xã phỏng theo mô hình

Moshav ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, những nơi vốn đã có truyền thống

làm nông nghiệp. Tuy nhiên, cả hai phong trào mô phỏng theo Moshav nói trên đều

không hoàn toàn thành công. Nguyên nhân chủ yếu là tuy được áp dụng ở các cộng

đồng đã có truyền thống làm nông nghiệp, nhưng quy trình các bước triển khai Moshav

không được tuân thủ một cách chặt chẽ.

2.4. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Nhật Bản có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng họ vẫn chú trọng

vào phát triển nông nghiệp, phần lớn người nông dân Nhật Bản đều tham gia hợp tác

xã nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Nhật Bản chiểm khoảng 1% GDP của cả

nước, tổng số hộ làm nông nghiệp khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% trên tổng số gần 50

triệu hộ gia đình của Nhật Bản. Dân số trong sản xuất nông nghiệp là gần 10 triệu

người, chiếm khoảng 7,8% dân số của cả nước.

Hợp tác xã ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 nhằm phục vụ các hoạt

động tín dụng của những người nông dân, khi đó chưa có tổ chức hình mẫu về hợp

tác xã nông nghiệp. Luật hợp tác xã Nhật Bản đầu tiên ra đời vào 1900 nhằm quy

định cho 5 loại hình hợp tác xã hoạt động là hợp tác xã tín dụng, tiếp thị, mua bán,

sản xuất và tiêu dùng. Đến năm 1947 Luật hợp tác xã nông nghiệp ra đời.

Về mặt tổ chức hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản chia làm 3 cấp. Ở cấp trung

ương là Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (JA) bao gồm: Liên hiệp HTX

nông nghiệp quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH), Liên đoàn bảo hiểm hợp tác xã nông

nghiệp quốc gia (Zenkyoren), Tổng công ty du lịch Nokyo (N Tour), ngoài ra còn có

Liên đoàn xuất bản và thông tin hợp tác xã nông nghiệp quốc gia, hiệp hội IE-NO-

HIKARI về các hoạt động xuất bản, giáo dục và văn hoá. Cấp tỉnh/thành phố trực

thuộc trung ương có Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và Liên đoàn hợp tác xã địa

phương (Prefecture level) hoặc văn phòng của các Liên đoàn Quốc gia. Ở cấp thành

phố, làng thì có hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng cơ sở và hợp tác xã chuyên

ngành cơ sở (hiện cả nước Nhật Bản có khoảng gần 800 HTX với gần 9,0 triệu xã

Page 14: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

14

viện bao gồm cả xã viên thường xuyên và xã viên kết hợp). Ngoài ra, trong HTX

nông nghiệp còn có Hội phụ nữ (nâng cao đời sống) và Hội thanh niên (khuyến

khích thanh niên tham gia vào HTX nông nghiệp).

Trong mỗi hợp tác xã của Nhật bản đều có hai loại hình xã viên. Đó là xã viên

thường xuyên và xã viên liên kết. Xã viên thường xuyên là những hộ nông dân, hộ

gia đình hoặc doanh nghiệp trong khu vực mà hoạt động của họ gắn chặt với các

hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Xã viên liên kết là những người, hộ

gia đình hoặc tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nhưng có

những hoạt động liên quan đến lĩnh vực hoạt động nông nghiệp của hợp tác xã, tán

thành điều lệ của hợp tác xã và có đơn xin vào hợp tác xã. Các xã viên liên kết có

mọi quyền lợi như xã viên thường xuyên, trừ quyền bầu cử và ứng cử vào Ban chủ

nhiệm và Ban quản trị. Trước đây, xã viên liên kết thường là những cư dân trong

khu vực của hợp tác xã, nhưng ngày nay thì khoảng cách địa lý không còn có ý

nghĩa nữa. Một người, hộ gia đình, doanh nghiệp có thể là thành viên liên kết của

một hoặc nhiều hợp tác xã nông nghiệp khác nhau. Chính điều này tạo nên sức mạnh

của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay. Bởi lẽ mỗi thành viên liên kết đồng

thời cũng là một khách hàng của hợp tác xã nên họ đóng vai trò quan trọng cả trong

các dịch vụ đầu vào lẫn dịch vụ đầu ra của các hợp tác xã. Tỷ lệ giữa xã viên thường

xuyên và xã viên liên kết dao động tùy theo từng địa phương, theo từng thời điểm,

nhưng tính chung cho cả nước tỷ lệ này dao động trong khoảng 55,0% và 45,0%.

Khi mới bắt đầu hình thành, hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản đa phần là

loại hình hợp tác xã chuyên ngành, mỗi hợp tác xã thực hiện một loại sản phẩm hoặc

dịch vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng các hợp tác xã nông nghiệp

chuyên ngành ngày càng giảm dần, nhường chỗ cho các hợp tác xã nông nghiệp đa

chức năng. Hiện nay phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản đều thực hiện

các dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp (kể cả các dịch vụ tín dụng),

đồng thời cũng đảm nhiệm luôn nhiều dịch vụ và hoạt động khác ở khu vực nông

thôn.

Các hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản được quy định

bởi Luật hợp tác xã nông nghiệp và nhiều Luật chuyên ngành. Luật quy định các

hoạt động về Đại hội xã viên, viên chức, lao động, nguyên tắc của JA, hướng dẫn và

giám sát của chính phủ.

Chức năng của Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản là cung cấp các

chương trình đào tạo để gia tăng việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, hợp tác

nhằm nâng cao mức sống và mở rộng các hoạt động văn hóa; phát triển và mở rộng

diện tích đất nông nghiệp, chú trọng công tác thủy lợi và hướng dẫn thành lập trang

trại, vận động các thành viên liên kết đất đai làm trang trại; nghiên cứu thị trường,

bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp; cung cấp vật tư cho sản xuất

nông nghiệp và các hàng hóa thiết yếu phục vụ nông dân; thành lập và quản lý quỹ

phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; sản xuất phân bón;

chế biến các sản phẩm nông nghiệp; cung cấp phúc lợi công cộng; thành lập bệnh

viện phục vụ cho nông dân; các hoạt động nhằm nâng cao quyền công dân.

Dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

Đối với dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp, thì hệ thống hợp

tác xã nông nghiệp Nhật Bản đứng đầu là Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp quốc gia

Nhật Bản (ZEN-NOH), đã đảm đương 55% thị phần của 15 loại phân bón chính của

cả nước. Đối với các loại hoá chất nông nghiệp, ZEN-NOH chiếm 37% thị phần.

Ngoài ra đối với thức ăn tổng hợp ZEN-NOH cũng chiếm 30% thị phần phân phối.

Page 15: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

15

Việc phân phối, cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên được thực hiện

theo hệ thống xuyên suốt từ ZEN-NOH đến Liên đoàn kinh tế và hợp tác xã nông

nghiệp đa chức năng cơ sở. Ngoài ra, hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản còn cung

cấp các nhu yếu phẩm cho xã viên với giá cả hợp lý và chất lượng cao. Hệ thống hợp

tác xã có các trung tâm mua sắm, siêu thị nhỏ, cây xăng, cửa hàng kinh doanh…

Dịch vụ tiếp thị và tiêu thụ nông sản

Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản được xem là cầu nối giữa

người sản xuất và người tiêu dùng nhằm mục tiêu đưa nông sản từ người sản xuất

đến người tiêu dùng với chất lượng, giá cả, và thời gian nhanh nhất. Thông qua hệ

thống này, hợp tác xã nông nghiệp còn có thể điều chỉnh giá cả theo mùa, tránh

trung gian ép giá, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, cân đối được cung sản

xuất và cầu tiêu dùng. Khâu tiếp thị và phân phối hàng nông sản thông qua hợp tác

xã nông nghiệp Nhật Bản được thực hiện qua các khâu (i) phối hợp cùng vận

chuyển, (ii) phối hợp lựa chọn sản phẩm, (iii) phối hợp tiêu thụ và (iv) phối hợp điều

chỉnh cung cầu để ổn định giá cả.

Hiện nay, hệ thống hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã xây dựng các kho

lạnh nhằm bảo quản sản phẩm tại các trung tâm chợ đầu mối, các trung tâm đóng gói

phân loại sản phẩm, hệ thống phân phối bán buôn (chợ đầu mối bán đấu giá hàng

nông sản) và bán lẻ (siêu thị bán lẻ hợp tác xã)… Hình thức thanh toán trong quá

trình giao dịch được hợp tác xã áp dụng cho nông dân theo (i) Uỷ thác vô điều kiện

để người nông dân có thể gửi các sản phẩm để bán mà không có yêu cầu về giá, thời

gian bán và nơi bán sản phẩm. (ii) Phí dịch vụ trên thực tế giúp người nông dân tiêu

thụ sản phẩm nhưng họ phải trả cho tiền phí dịch vụ để chi trả các chi phí giao dịch

và chi phí vận chuyển các sản phẩm và (iii) Thanh toán chung giúp người nông dân

chuyên chở và bán sản phẩm để có được giá cả ổn định. Với cách làm này, lợi thế

kinh tế của qui mô từ việc phân bổ và tiếp thị với số lượng lớn sẽ mang lại lợi nhuận

cao hơn cho người nông dân.

Thị phần bao tiêu sản phẩm nông sản của xã viên thông qua hệ thống như gạo

chiếm 90%, rau quả chiếm 48%, ngoài ra hợp tác xã còn bao tiêu các sản phẩm từ

chăn nuôi.

Nhằm trợ giúp cho việc tiêu thụ nông sản cho xã viên của các hợp tác xã nông

nghiệp tại các chợ bán buôn trong cả nước, chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật

Bán buôn. Theo luật này các chợ đầu mối bán buôn trên phạm vi cả nước đều được

hình thành và hoạt động bởi các công ty tư nhân. Các chợ này sẽ trả một khoản hoa

hồng (commission) nhất định cho người bán buôn các loại hàng hóa dễ bị thối hỏng

(rau củ, trái cây, hoa, nông sản, thủy sản,…) khi họ tham gia lưu thông các loại hàng

hóa này đến người tiêu dùng nhằm ổn định giá cả. Tỷ lệ hoa hồng (tính theo % tiền

lãi bán hàng) của một số mặt hàng được quy định như sau: Rau các loại: 8,5%, quả

các loại: 7,0%, thủy sản: 5,5%, thịt: 3,5%, hoa tươi các loại: 9,5%,… Chính vì vậy,

thị phần bán buôn của các loại nông sản hàng hóa của hợp tác xã nông nghiệp tại

Nhật Bản là khá cao (rau các loại: 80,3%, quả các loại: 57,2%, thủy sản 68,6%, thịt

bò: 22,5%, thịt lợn: 12,8%, hoa các loại: 83,7%,…).

Hoạt động chế biến nông sản Hoạt động chế biến và tiêu thụ nông sản của hợp tác xã nông nghiệp nhằm tạo

giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và để giá trị đó lại khu vực nông thôn;

phát triển thực phẩm mới để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến; duy trì sự cân

đối cung cầu thông qua việc phân chia thị trường và tích trữ và phần quan trọng là

tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn.

Page 16: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

16

Hoạt động chế biến nông sản được thực hiện ở hợp tác xã Nhật Bản với hai

mục đích là chế biến các sản phẩm để bán và tiêu dùng của gia đình. Hiện nay, các

hợp tác xã nông nghiệp thực hiện chế biến theo ba loại: (i) chế biến và tiêu thụ nông

sản, (ii) kết hợp sử dụng tập thể các phương tiện chế biến, và (iii) mua hàng và chế

biến.

Trong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã hình thành các cơ sở chế

biến hàng nông sản theo kỹ thuật chế biến sản phẩm cổ truyền. Mô hình "mỗi làng

một sản phẩm" đã được hình thành và phát triển từ cách suy nghĩ này. Bên cạnh việc

duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống, một cách làm khác đã mang lại

thành công cho nhiều hợp tác xã chế biến ở Nhật Bản là phát triển mặt hàng mới, có

giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Hoạt động tín dụng

Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã tín dụng nông nghiệp là hoạt động tương

hỗ. Hợp tác xã nông nghiệp huy động vốn từ xã viên có tiền nhàn rỗi cho xã viên có

nhu cầu vay để sản xuất. Hiện nay, nguồn huy động vốn đã tăng quá nhu cầu cho

vay và số vốn dôi dư này được chuyển cho Ngân hàng nông, lâm, ngư nghiệp trung

ương để phục vụ cho các ngành khác. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn là nơi tiếp nhận

vốn cho vay và hỗ trợ lãi suất từ chính phủ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn vốn dài

hạn với lãi suất thấp cho xã viên sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tín dụng hợp tác xã

nông nghiệp còn tiến hành nhiều hoạt động như chiết khấu hoá đơn, giao dịch trao

đổi trong nước, bảo lãnh pháp lý, giao dịch ngoại hối.

Dịch vụ hướng dẫn nhà nông, hỗ trợ đào tạo (Chuyển giao các tiến bộ

KHKT trong HTX cho hộ xã viên nông dân)

Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của hợp tác xã nông nghiệp

Nhật Bản được tiến hành bởi hệ thống hướng dẫn nhà nông (farm guidance), với đội

ngũ cố vấn nhà nông (farm advior), là người hướng dẫn trực tiếp người dân áp dụng

các tiến bộ kỹ thuật như giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy trình chăm

bón, giảm chí phí sản xuất bằng việc khuyến khích người dân tham gia sử dụng các

cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, vật tư đầu vào và thị

trường đầu ra. Đây cũng là kênh kết nối giữa hệ thống khuyến nông quốc gia với

nông dân. Mối quan hệ được thực hiện 2 chiều, thông tin đề xuất, kiến nghị từ người

dân đến cơ quan khuyến nông, hợp tác xã nông nghiệp, chính phủ và ngược lại là

chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ... cho người dân. Hiện nay toàn hệ thống hợp tác xã

nông nghiệp Nhật Bản có 14.380 cố vấn nhà nông làm việc trên khắp cả nước, họ

hợp tác chặt chẽ với tác tổ chức hành chính, cán bộ khuyến nông, các trạm nghiên

cứu, trạm vệ sinh dịch tễ, bác sỹ thú y và các tổ chức khác.

Dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội

Hợp tác xã nông nghiệp ngoài các hoạt động liên quan đến sản xuất nông

nghiệp còn tham gia vào rất nhiều những dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội trong

cộng đồng cư dân nông thôn địa phương. Đó là những loại dịch vụ bảo hiểm khác

nhau như bảo hiểm cuộc sống, bảo hiểm lương hưu hay bảo hiểm rủi ro trong cuộc

sống như bị cháy, gặp bão, lụt, động đất,... Ngoài ra hợp tác xã nông nghiệp còn

tham gia vào dịch vụ khác như dịch vụ phúc lợi cho người già, dịch vụ cưới , tang,...

Do tham gia rất sâu rộng vào các dịch vụ này nên hợp tác xã nông nghiệp ở nhiều

nơi còn là trung tâm văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương.

3. Một số bài học kinh nghiệm từ mô hình HTX nông nghiệp trên thế giới

3.1. Về cơ cấu tổ chức HTX

Page 17: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

17

Cơ cấu tổ chức hợp tác xã nông nghiệp ở mỗi nước, mỗi thời điểm khác nhau có

những sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, hầu như tất cả (trừ mô hình hợp tác xã nông

nghiệp của Israel và CHLB Đức) đều có một điểm chung là phải có được một tổ chức

hợp tác xã ở quy mô toàn quốc, chí ít cũng là một tổ chức hợp tác xã ở quy mô vùng.

Nói cách khác mỗi nước đều cần hình thành mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp ở 2-3

cấp. Tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cấp quốc gia hoặc cấp vùng không phải là cấp trên

của các hợp tác xã ở làng, xã mà là tổ chức tạo ra sự hợp tác giữa các hợp tác xã cơ sở

với nhau, cũng như tạo ra sự hợp tác giữa các hợp tác xã cơ sở với các tổ chức, doanh

nghiệp liên quan. Sự hợp tác này một mặt cung cấp các thông tin thị trường cho người

nông dân để họ có thể sản xuất đúng cái mà thị trường cần, nhưng mặt khác sẽ góp phần

tạo ra thị trường rộng lớn hơn cho hợp tác xã. Nhờ đó mà nguyên tắc “Lợi thế nhờ qui

mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ” được thực thi một cách có hiệu quả. Nhờ đó các xã

viên hợp tác xã nông nghiệp được hưởng lợi cả trong việc mua vật tư đầu vào cho sản

xuất lẫn trong việc tiêu thụ nông sản làm ra. Từ việc hưởng lợi này mà số người tự

nguyện tham gia vào các hợp tác xã ngày càng đông và hợp tác xã nông nghiệp ngày

càng phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp quốc gia hay cấp

vùng còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mạng lưới hợp tác xã

nông nghiệp trong nước thông qua quá trình định hướng phát triển, qua dịch vụ đào tạo

nguồn nhân lực,… và thông qua việc đại diện cho mạng lưới hợp tác xã cả nước tiếp

nhận và phản biện chính sách về nông nghiệp và về hợp tác xã từ các cơ quan quản lý

nhà nước. Các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cấp quốc gia hay cấp vùng còn giữ một

vai trò cực kỳ quan trọng khi thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế

toán, tài chính, đồng thời kiểm toán định kỳ cho các hợp tác xã nông nghiệp cơ sở.

Chính điều này tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp cơ

sở và là một trong những điều kiện để các hợp tác xã cơ sở có thể dễ dàng vay được vốn

phục vụ cho các hoạt động của mình từ các ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm phát

triển hợp tác xã nông nghiệp thành công ở các nước cho thấy đây là một trong những

nguyên nhân thành công cơ bản của các mô hình này. Trừ những trường hợp đặc biệt

như ở CHLB Đức và Israel thì không một đất nước nào có phong trào hợp tác xã nông

nghiệp thành công chỉ với việc hình thành duy nhất các hợp tác xã nông nghiệp cơ sở ở

cấp thôn, xã hay thị trấn.

Cơ cấu tổ chức của mỗi hợp tác xã nông nghiệp cơ sở về cơ bản ở các nước đều

giống nhau. Tất cả các hợp tác xã nông nghiệp thành công đều thực hiện nguyên tắc dân

chủ, tránh sự áp đặt của một cá nhân, nhóm xã viên hay một tổ chức nào trong hợp tác

xã, đồng thời thực hiện phân phối đều lợi ích thu được. Các hợp tác xã nông nghiệp

được thành lập theo nguyên tắc góp cố phẩn (như ở CHLB Đức chẳng hạn) thì tỷ lệ cổ

phần của các thành viên luôn được duy trì ở mức dưới 3% vốn điều lệ nhằm tránh gây

sức ép về vốn trong quá trình hoạt động. Các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo

nguyên tắc tự nguyện (như hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản) thì duy trì hình thức chỉ

bầu ban quản trị, ban chủ nhiệm và các ban chuyên môn khác từ các xã viên thường

xuyên. Điều này vừa nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương, vừa tránh được

sức ép của các thành viên đến từ địa phương khác, khu vực khác (nhất là từ khu vực

thành thị) vốn có những thế mạnh lớn hơn cư dân địa phương, nơi hình thành hợp tác

xã. Một điều đáng nói nữa là hầu hết các chi phí hoạt động của các cơ quan quản lý hợp

tác xã nông nghiệp đều ở mức thấp nhất có thể. Một số nơi quy định chỉ chủ nhiệm

được hưởng lương và làm đủ thời gian, các thành biên quản lý khác đều kiêm nhiệm và

hầu hết đều không có lương.

Page 18: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

18

Hộp 2:

Chỉ có khoảng 10% HTX làm ăn hiệu quả

Ngày 22/9/2015, Ban Bí thư TƯ Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành

phố sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về đẩy

mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển

và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ

Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị tại đầu cầu

Hà Nội.

Ba năm qua, các cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm phát triển kinh tế tập thể.

Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực, xuất hiện nhiều mô

hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập cho các thành viên. Cả

nước hiện có 143.000 tổ hợp tác đang hoạt động với trên 1,5 triệu thành viên. Có

18.837 HTX trên toàn quốc với tổng số gần 7,4 triệu thành viên, vốn điều lệ bình

quân khoảng 1,3 tỷ đồng/HTX. Hiện nay doanh thu bình quân các HTX đạt khoảng

2,9 tỷ đồng/năm, đạt lợi nhuận bình quân 261 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình

quân của thành viên, người lao động ước đạt 1,7 triệu đồng/tháng.

Năm 2013, lần đầu tiên trong gần 20 năm, đóng góp của khu vực HTX đã tăng so với

năm trước, đạt 5,05% GDP so với mức 5,0% năm 2012, trong khi tỷ lệ vốn đầu tư chỉ

chiếm khoảng 0,6% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của khu vực

HTX năm 2013 đạt 3,27% cao hơn nhiều so với mức 2,75% năm 2012. Tổng doanh

thu của các HTX năm 2014 đạt 26.400 tỷ đồng, tăng 2.460 tỷ đồng so với năm 2013.

Tổng số lãi trước thuế của HTX năm 2014 đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 0,7% so với năm

2013. Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX năm 2014 đạt trên 1,5

triệu người, tăng 57.421 người so với năm 2013.

HTX mới thành lập xuất phát từ nhu cầu hợp tác của các hộ thành viên và phát triển

khá đa dạng. Nhiều HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho các thành

viên như: HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai), HTX Đan Phượng

(Hà Nội), HTX Rạch Gầm (Tiền Giang), HTX Bò sữa Ever Growth...

Tuy nhiên, cả nước có 43 liên hiệp HTX thì 15 trong số đó ngừng hoạt động chờ giải

thể hoặc chuyển đổi sang hình thức khác. Chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi

nhuận của các HTX, tổ hợp tác còn thấp. Ước tính chỉ có khoảng 10% số HTX nông

nghiệp làm ăn hiệu quả tốt, khoảng 60-70% số HTX hoạt động cầm chừng, không

hiệu quả, còn lại 20-30% HTX đã phải ngừng hoạt động.

Tham luận tại hội nghị, đại diện nhiều tỉnh, thành phố đã đề xuất cần thiết thành lập

Ban chỉ đạo TƯ về phát triển kinh tế tập thể, đề xuất đẩy mạnh tuyên truyền nhằm

thay đổi nhận thức về mô hình HTX kiểu mới, có giải pháp đột phá trong đào tạo cán

bộ lãnh đạo HTX, giảm thuế thu nhập cho các HTX xuống 10% thay vì 20% như hiện

nay... (HNMO, 22/9/2015)

Cơ cấu tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc hợp tác cùng có lợi dựa trên sự tự

chủ, sáng tạo của mỗi thành viên cũng được triệt để tôn trọng, góp phần làm nên sự

thành công của mô hình hợp tác xã nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Trừ mô

hình Kibbutz của Israel ra, xã viên của tất cả các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành

công khác đều tự mình làm chủ tư liệu sản xuất của mình, đều tự do sáng tạo trên mảnh

đất của mình dựa trên định hướng phát triển sản xuất được hợp tác xã thống nhất quy

Page 19: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

19

định từ các đại hội xã viên. Đây là điều khác căn bản với các hợp tác xã nông nghiệp

kiểu cũ của Việt Nam.

Điều quan trọng cần được nhấn mạnh là các hợp tác xã nông nghiệp hược hình

thành nên để thực hiện những công việc mà bản thân người nông dân không thể tự mình

thực hiện được hoặc có thực hiện được chỉ với chi phí cao, hiệu quả thấp. Do vậy bất cứ

một cơ cấu tổ chức hợp tác xã nông nghiệp nào tuân thủ triệt để nguyên tắc này đều có

thể thành công và phát triển bền vững.

3.2. Về khả năng liên kết sản xuất, tận dụng thế mạnh của các thành phần

kinh tế trong xã hội

Các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thu được nhiều thành công trên thế giới đều

biết cách tận dụng thế mạnh liên kết của các đơn vị, tổ chức và các thành phần kinh tế

khác nhau trong xã hôi. Ngoài việc liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp ở các lĩnh

vực khác nhau như tín dụng, kinh doanh,…việc không hạn chế các thành viên (xã viên)

liên kết trong các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hay việc coi xã viên là những khách

hàng của mình như các hợp tác xã nông nghiệp của CHLB Đức đã tạo ra khả năng tận

dụng các thế mạnh đến từ rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội. Chính

những thành viên liên kết này vừa chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thông tin trung thực

các tín hiệu thị trường góp phần định hướng sản xuất của hợp tác xã, vừa là những tổ

chức tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã một cách phù hợp và hiệu quả. Nhờ kết hợp các

thông tin thị trường và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của các thành viên hợp tác

xã mà hợp tác xã nông nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất từ đầu vào

đến khi tiêu thụ sản phẩm của xã viên một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, đem lại lợi ích

kinh tế cho cả xã viên và hợp tác xã. Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện các dịch vụ

hỗ trợ cho sản xuất của xã viên từ định hướng sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm được thực

hiện một cách có hiệu quả nhờ vào sức mạnh liên kết trong nội tại của mỗi hợp tác xã

chứ không trông chờ vào những tổ chức bên ngoài, trông chờ vào các loại hợp đồng

dịch vụ giữa hợp tác xã với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài. Cũng chính nhờ vào

sức mạnh liên kết nội tại này mà hầu hết các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành

công trên thế giới luôn phát triển bền vững, không lo nhiều đến việc hợp đồng dịch vụ

bị phá vỡ mỗi khi có biến động của thị trường về giá vật tư đầu vào cho sản xuất hay

giá nông sản.

Ngoài ra, việc liên kết chặt chẽ các thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp còn

tạo ra khả năng tận dụng hết công suất của máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất và cơ sở

vật chất sẵn có khiến cho chi phí sản xuất nông sản giảm đến mức thấp nhất có thể, tạo

điều kiện nâng cao tính cạnh tranh, khả năng tiêu thụ nông sản và nâng cao lợi ích, thu

nhập của xã viên.

Làm tốt các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất của xã viên dựa trên sức mạnh nội tại

của tổ chức hợp tác xã nông nghiệp là một trong những chìa khóa tạo nên sự phát triển

bền vững của mô hình tổ chức này.

3.3. Về khả năng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nông dân

Tiêu thụ sản phẩm do người nông dân làm ra là vấn đề khó khăn, nan giải và cần

thiết nhất đối với bất kỳ một tổ chức của người nông dân hoặc một tổ chức muốn giúp

đỡ người nông dân nào. Đặc biệt trong hoàn cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng

gay gắt như hiện nay. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp có tồn tại và phát triển được hay

không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm của

mình. Rất nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành công trên thế giới đều nhờ giải

quyết rất tốt vấn đề này.

Page 20: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

20

Trước hết, các hợp tác xã nông nghiệp đó luôn chủ động trong việc định hướng

sản xuất cho các xã viên của mình từ những kỳ họp hội nghị toàn thể hay đại biểu toàn

thể nhờ các thông tin thị trường của các xã viên, nhất là các xã viên liên kết hoặc từ các

khách hàng của mình và nhờ vào sự mẫn cán của đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã. Sự liên

kết giữa các xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp, giữa các hợp tác xã nông nghiệp với

nhau và giữa hợp tác xã nông nghiệp với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan trong xã

hội là những yếu tố quan trọng tạo nên định hướng sản xuất của mỗi xã viên trong các

hợp tác xã. Có thể nói rằng mỗi xã viên hợp tác xã trước khi trồng cây gì, nuôi con gì

đều biết mình sẽ bán nó ở đâu, bán nó như thế nào nhờ vào các dịch vụ hỗ trợ của hợp

tác xã.

Chất lượng sản phẩm (bao gồm cả cách thức và thời điểm giao hàng) và vấn đề

vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất của các xã viên luôn được củng cố và bảo

đảm thông qua các dịch vụ hỗ trợ huấn luyện, dịch vụ khuyến nông, thông qua yêu cầu

của người tiêu thụ và sự tuân thủ luật pháp,… mà họ nhận được từ hợp tác xã của mình

và mạng lưới hợp tác xã trong khu vực và của quốc gia, cũng như sự tự nguyện tuân thủ

của mỗi xã viên. Mỗi gia đình xã viên đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất được

đề ra, đồng thời họ đều có những thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, những máy

móc phân loại, đóng gói sản phẩm,… đảm bảo tất cả sản phẩm làm ra đều đạt được chất

lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất có thể. Hệ thống truy xuất nguồn

gốc sản phẩm luôn được sử dụng một cách có hiệu quả nhằm nâng cao tính tự giác, tự

chịu trách nhiệm của mỗi xã viên đối với sản phẩm của mình. Thậm chí trong mỗi cửa

hàng nông sản ở vùng thôn quê Nhật Bản, gian hàng bán nông sản của mỗi xã viên đều

ghi đầy đủ tên, tuổi, hình ảnh của người sản xuất phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc

này.

Nhờ vào việc phục vụ nhu cầu cho một số đông xã viên theo nguyên tắc “Lợi thế

nhờ qui mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ” hợp tác xã có thể phối hợp làm tốt tất cả

các khâu từ vận chuyển, lựa chọn, đóng gói sản phẩm đến tiêu thụ, thanh toán sau bán

hàng và thậm chí là phối hợp nhằm điều chỉnh cung, cầu để ổn định giá cả. Chính điều

này khiến cho sản phẩm của xã viên, nhất là những loại sản phẩm dễ thối hỏng như rau,

quả, thịt,… dễ dàng được tiêu thụ với mức giá hợp lý, hiệu quả cao nhất nhất đối với

họ. Không những thế, các hợp tác xã nông nghiệp còn thực hiện dịch vụ thuê hoặc tự

mình xây dựng các kho lạnh để tồn trữ nông sản của xã viên ở mức phí tối thiểu trước

khi xã viên quyết định bán chúng ở những thời điểm có giá phù hợp nhất. Dịch vụ hỗ

trợ này của hợp tác xã nông nghiệp khiến cho xã viên ngày càng yên tâm hơn trong việc

sản xuất, cũng như tham gia vào hợp tác xã.

Rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật

Bản, Đức, Hàn Quốc,… còn tổ chức các hoạt động chế biến nông sản tại địa phương.

Dịch vụ này vừa có thể nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, ổn định cung, cầu qua đó

nâng cao thu nhập của xã viên và hợp tác xã, vừa tạo ra những sản phẩm mới, góp phần

vào sự đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và chuyển tải các giá trị văn hóa độc đáo của

mỗi địa phương vào từng sản phẩm của xã viên và hợp tác xã. Những thành công vang

dội của phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở nhiều khu vực nông thôn không chỉ ở

Nhật Bản một phần là do tổ chức được các hoạt động chế biến nông sản trong khu vực

nông thôn thông qua các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tổ chức liên kết

người nông dân tại địa phương. Không những thế, nhờ vào lợi thế quy mô lớn, giá rẻ

nên các sản phẩm chế biến của các hợp tác xã nông nghiệp hoàn toàn có thể cạnh tranh

được với các hàng hóa cùng loại của các tổ chức chế biến kinh doanh nông sản khác.

Page 21: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

21

Các hoạt động tín dụng và thanh toán của hợp tác xã nông nghiệp vừa là một

dịch vụ hỗ trơ cho xã viên, lại vừa là một công cụ đắc lực trong hoạt động của hợp tác

xã. Các hoạt động này giúp cho xã viên có đủ nguồn vốn trong sản xuất, dễ dàng thanh

toán trong việc bán sản phẩm làm ra, nhưng cũng giúp hợp tác xã có được nguồn lực

quan trọng phục vụ hoạt động của mình từ việc thu phí hoa hồng trong bán sản phẩm.

Ngày nay việc thu phí hoa hồng bán hàng, nhất là dịch vụ bán buôn, bán xỉ được luật

hóa không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới bao gồm cả các nước

trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,…

Rõ ràng là dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của xã viên vừa là mục đích, vừa là

phương tiện của các mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ này phát huy triệt

để các mối liên kết trong từng hợp tác xã nông nghiệp, cũng như trong mạng lưới hợp

tác xã nông nghiệp của khu vực và trên cả quốc gia, đồng thời tạo nên sức hút của mô

hình này đối với người nông dân ở mỗi địa phương.

3.4. Hợp tác xã nông nghiệp với các hoạt động xã hội vùng nông thôn

Không chỉ mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản hay mô hình Kibbutz và

Moshav ở Israel chú trọng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội trong khu vực nông

thôn của mình như các dịch vụ bảo hiểm, phúc lợi xã hội, phúc lợi hưu trí, dịch vụ cưới

hỏi, tang ma,… mà hầu như tất cả các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành công trên

thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước trong khu vực châu Á và Đông

Nam Á đều hướng tới việc thực hiện các hoạt động dịch vụ này. Đây có thể là chất keo

kết gắn cộng đồng cư dân nông thôn với nhau trong các hoạt động kinh tế của khu vực

nông thôn, làng xã. Nhiều khi những hoạt động phát huy giá trị văn hóa, giá trị nhân

văn trong cộng đồng cư dân nông thôn lại là phương tiện hữu hiệu, là con đường ngắn

nhất dẫn đến các thành công về mặt kinh tế của các hợp tác xã nông nghiệp ở địa

phương. Các hoạt động này có thể dẫn đến những thành công khó ngờ tới mà các mô

hình Kibbutz và Moshav ở Israel đã làm được trong thời gian qua.

3.5. Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ và phát triển hợp tác xã nông nghiệp Nhà nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển

các mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Các quốc gia có mô hình này thành công đều coi

kinh tế hợp tác xã là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và

kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Hầu hết các quốc gia này đều ban hành bộ

luật hợp tác xã từ rất sớm và có tính khả thi cao. Ở CHLB Đức luật H,ợp tác xã được ra

đời từ năm 1890; Ở Nhật Bản, luật Hợp tác xã cũng ra đời từ năm 1900 và luật Hợp tác

xã nông nghiệp được ban hành từ năm 1947 đến nay vẫn còn được tuân thủ, Pháp lệnh

Hợp tác xã và luật Hợp tác xã của Malaysia cũng được ban hành từ rất sớm (1922 và

1923),… Luật Hợp tác xã và luật Hợp tác xã nông nghiệp cũng với những bộ luật liên

quan đã tạo khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các mô hình hợp tác xã nông

nghiệp của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là mặc dù hệ thống luật pháp này luôn bảo

đảm tính cạnh tranh công bằng giữa mô hình hợp tác xã nông nghiệp với các hình thức

tổ chức kinh tế khác trong xã hội, nhưng vân luôn tạo ra những lợi thế nhất định cho mô

hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển thuận lợi. Nhằm thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ

sản phẩm cho xã viên, CHLB Đức một mặt đánh thuế thu nhập doanh nghiệp khá cao

(45%), nhưng mặt khác lại tạo ra cơ chế phân chia hoa hồng bán hàng nông sản một

cách mềm dẻo trong khu vực hợp tác xã khiến cho không những thu nhập của xã viên

mà cả thu nhập của hợp tác xã được nâng cao một cách hợp lý. Ở Nhật Bản, luật Bán

buôn cũng tạo điều kiện cho hợp tác xã nông nghiệp rất thuận lợi trong việc hỗ trợ xã

viên tiêu thụ sản phẩm của mình, nhất là các loại nông sản khó bảo quản, mau thối hỏng

như rau quả, thịt các loại,... Nhờ vậy mà thị phần bán buôn của hợp tác xã nông nghiệp

Page 22: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

22

đối vớicác loại nông sản này rất cao, chi phối thị trường và tạo ra sự ổn định về giá,

cũng như trong cung cầu nông sản.

Thứ hai là nhà nước luôn đề cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong việc

hình thành và triển khai chính sách. Điều này luôn tạo ra hệ thống chính sách, pháp luật

phù hợp và khả thi đối với các điều kiện cụ thể tại mỗi thời điểm và mỗi định hướng

phát triển khu vực này.

Thứ ba là nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các hợp

tác xã nông nghiệp ở cấp làng xã và mạng lưới hợp tác xã ở khu vực và trong cả nước,

đồng thời với việc tạo ra mối liên hệ giữa các hợp tác xã với các tổ chức, doanh nghiệp

liên quan khác. Điều này đem lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho mô hình hợp tác xã,

góp phần quan trọng trong việc tạo dựng và ổn định thị trường tiêu thụ nông sản hàng

hóa của hợp tác xã.

Thứ tư là nhà nước có thể hỗ trợ trực tiếp cho khu vực hợp tác xã các dịch vụ tín

dụng thông qua hình thức cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất,… phục vụ sản xuất.

Thứ năm là nhà nước cung cung cấp các dịch vụ đào tạo nâng cao nguồn nhân

lực cho khu vực hợp tác xã nông nghiệp. Rất nhiều nước trên thế giới đều có những

hoạt động đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn sản xuất nông nghiệp và nghiệp vụ

quản lý hợp tác xã sử dụng ngân sách nhà nước. Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Ấn Độ,… thường hình thành hệ thống đào tạo riêng phục vụ cho việc nâng cao

năng lực quản lý cho lãnh đạo hợp tác xã nông nghiệp. Thái Lan, Malaysia,.. hình thành

hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hợp tác xã để nâng cao nghiệp vụ

kinh doanh, nghiệp vụ kế toán tài chính của hợp tác xã nông nghiệp… Liên minh hợp

tác xã thế giới (ICA) hàng năm đều tổ chức rất nhiều khóa huấn luyện nâng cao nghiệp

vụ quản lý và marketing, tiêu thụ nông sản cho khu vực hợp tác xã nông nghiệp ở nhiều

quốc gia với nhiều trình độ phát triển khác nhau.

Thứ sáu là nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ, kết nối tổ chức nhiều

dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp như dịch vụ khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ

thuật, dịch vụ đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản,…

Cuối cùng là thông qua các chương trình phát triển nông thôn, nhà nước có thể

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bao gồm cả hệ thống chợ đầu mối, trung tâm

sơ chế nông sản, kho bảo quản tạm thời nông sản,… giúp cho các hợp tác xã nông

nghiệp có thêm cơ sở vật chất hỗ trợ dịch vụ cho xã viên.

Kết luận

Kinh tế hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng là một bộ phận

quan trọng của kinh tế quốc dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hình thành và phát

triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả là mong muốn của nhiều quốc

gia trên thế giới. Thực tiễn cho thấy các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành công

trên thế giới đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản như (i) Hình thành hợp tác xã để thực

hiện các công việc mà cá nhân người nông dân không thể thực hiện được hoặc thực

hiện hiệu quả thấp, (ii) Luôn thực hiện liên kết cả trong nội tại hợp tác xã, trong mạng

lưới hợp tác xã của quốc gia lẫn liên kết với các tổ chức bên ngoài để thực hiện triệt để

nguyên tắc kinh doanh, cung cấp dịch vụ “Lợi thế nhờ qui mô, mua bán sỉ tốt hơn mua

bán lẻ”, (iii) Quan tâm thực hiện dịch vụ hỗ trợ cho người nông dân trong cả chuỗi hành

trình của sản phẩm, từ đặt kế hoạch sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc

biệt quan tâm hỗ trợ dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của xã viên. Mặc dù đối với một số quốc

gia việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện của

hợp tác xã nông nghiệp, nhưng đối với một số địa phương, một số quốc gia việc hỗ trợ

tiêu thụ sản phẩm cho xã viên lại có thể trở thành điều kiện sống còn đối với sự tồn tại

Page 23: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

23

của hợp tác xã nông nghiệp, (iv) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản

lý cao, nhất là trình độ nghiệp vụ kế toán, tài chính, kiểm toán,… Đồng thời thực hiện

dịch vụ kiểm toán định kỳ hợp tác xã nhằm nâng cao uy tín trong hoạt động của các hợp

tác xã này và (v) Hợp tác xã nông nghiệp phải quan tâm thích đáng đến bản sắc văn hóa

và các dịch vụ an sinh xã hội tại địa phương. Đây chính là chất keo kết dính các thành

viên của hợp tác xã lại với nhau, đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp ở châu Á và

khu vực Đông Nam Á. Có thể nói hợp tác xã nông nghiệp là nhân tố quan trọng nhất

trong liên kết nông dân để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đã có nhiều mô hình

hợp tác xã nông nghiệp thành công trên thế giới tạo ra con đường chắc chắn cho phát

triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam.

Page 24: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban kinh tế Trung ương, Hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp: Nhìn từ mô

hình Kibbutz và Moshav tại Israel, https://kinhtetrunguong.vn/BaiViet/hop-

tac-xa-kieu-moi-trong-nong-nghiep-nhin-tu-mo-hinh-kibbutz-va-moshav-tai-

i-xra-en-b4833-m61

2. Nguyễn Mạnh Dũng, Phát triển ngành nghề ở nông thôn, Nhà xuất bản nông

nghiệp, Hà Nội 2004.

3. Nguyễn Mạnh Dũng, Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”- Một chiến lược

phát triển nông thôn trong quá trình công ghiệp hóa, Nhà xuất bản nông

nghiệp, Hà Nội 2006.

4. Nguyễn Mạnh Dũng, Quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực

phẩm trong chế biến nông lâm thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

2008.

5. Nguyễn Mạnh Dũng, Hai khuynh hướng phát triển nông thôn, Tạp chí Nông

nghiệp và PTNT số 2/2011

6. Nguyễn Mạnh Dũng, Xây dựng mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu

thụ nông sản, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 19/2012.

7. Nguyễn Mạnh Dũng, Doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ

cấu ngành nông nghiệp, Bản tin phục vụ lãnh đạo, Trung tâm tin học và

Thống kê Bộ Nông nghiệp và PTNT số 3/2015.

8. http://www.vca.org.vn/hop-tac-xa/kinh-nghiem-quoc-te/10090-vai-tro-cua-

hop-tac-xa-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.html, Vai trò của hợp tác xã ở một số

nước trên thế giới, 9/2014.

9. http://sac.edu.vn/tinchitiet.php?id1=131&id2=183&id=197, Mô hình HTX

nông nghiệp của CHLB Đức.

Page 25: Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới3 1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. 1951 -

25

MỤC LỤC

1. Hợp tác xã - mô hình tất yếu trong sản xuất nông nghiệp

2. Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình trên thế giới

2.1. HTX nông nghiệp ở CHLB Đức

2.2. HTX nông nghiệp ở Ấn Độ

2.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Israel

2.4. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

3. Một số bài học kinh nghiệm từ mô hình HTX nông nghiệp trên thế giới

3.1. Về cơ cấu tổ chức HTX

3.2. Về khả năng liên kết sản xuất, tận dụng thế mạnh của các thành phần kinh tế trong

xã hội

3.3. Về khả năng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nông dân

3.4. Hợp tác xã nông nghiệp với các hoạt động xã hội vùng nông thôn

3.5. Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ và phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Kết luận

Tài liệu tham khảo