22
ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN NĂNG SUẤT NHÂN TỐ: BẰNG CHỨNG TỪ DỮ LIỆU VI MÔ |Nguyễn Đức Hùng 1 | 1. Gii thiu Ci cách kinh tế sâu rng mà cthlà ci cách thchế ktĐổi mới đã giúp Việt Nam có được thành qutăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên, quá trình ci cách thchế và ci thin chất lượng môi trường kinh doanh (BE) đã bchm lại đáng kể. Năng suất và năng lực cnh tranh do đó chậm ci thiện và đã xuất hin du hiu gim tc ktcuc khng hong tài chính Châu Á. Nn kinh tế đã lỡ bước ci cách và chm nhịp tăng trưởng đặc bit ktkhi gia nhp WTO. Có ththy rng ktĐổi mới chúng ta đã phải hng chu hai cuc khng hong với cường độ ngày càng mạnh hơn. Điều đó chng tsức đề kháng ca nn kinh tế mà trct là các tchc kinh tế đã yếu đi một cách đáng k. Bên cạnh đó, vic ci cách và cphn hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dường như bị trì hoãn mt cách có ý thc. Vi vai trò chđạo hiến định, khu vực này được nhà nước ưu ái hơn và rt ddàng trong vic tiếp cn ngun lc trong khi hoạt động thiếu hiu quvi bmáy cng knh. Do đó phần ln li lun ca hđến tquá trình tìm kiếm đặc quyền, đặc li (rent-seeking) thay vì quá trình sáng tạo, đổi mi, và tìm kiếm li nhun (profit-seeking). Mt khác, thchế môi trường kinh doanh thiếu hiu qukhiến cho chi phí giao dch ca nn kinh tế ln. Khi chi phí giao dch cao nn kinh tế ln nó phù hợp hơn với mt khu vực tư nhân (KVTN) gm nhng doanh nghip nh. 2 Trên thc tế, doanh nghip gia nhp thtrường và chyếu hoạt động quy mô siêu nh. Mt sphát trin lên quy mô nhnhưng chỉ sít hoạt động hiu quvà mrng được ti quy mô trung bình. Tvai trò quan trng của môi trường thchế cho đầu tư và kinh doanh ở cmức độ quc gia cũng như địa phương và cũng bởi khong trng nghiên cu thc nghim vchđề này Vit Nam, nghiên cu stập trung đánh giá sâu về tác động ca thchế môi trường kinh doanh đến kết quhoạt động, năng suất cũng như hiệu quca doanh nghip trong nn kinh tế. Bng chng thc nghiệm thu được srt thú vvà có thđưa ra nhng gi ý chính sách quan trng. Tuy nhiên, do không gian bài viết hn chế nên chúng tôi chmô tđược mt skết quđiển hình và nêu ra nhng kết lun quan trọng mà không quá đi sâu vào phân tích chi tiết kết quước lượng. Để cthhóa và đạt được mc tiêu nghiên cu, bài nghiên cu được tchc để trli cho các câu hi nghiên cu chính sau: (i) Liu có sphi hiu qutrong hoạt động sn xut kinh 1 Email: [email protected] 2 Lý thuyết và bng chng thc nghiệm đã được nhánh kinh tế hc vchi phí giao dch (Transaction Cost Economics, TCE) chra. Kiểm định githuyết tranh lun này sđược cung cp trong phiên bn nghiên cu khác.

HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

a

Citation preview

Page 1: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN NĂNG SUẤT NHÂN TỐ:

BẰNG CHỨNG TỪ DỮ LIỆU VI MÔ

|Nguyễn Đức Hùng1|

1. Giới thiệu

Cải cách kinh tế sâu rộng mà cụ thể là cải cách thể chế kể từ Đổi mới đã giúp Việt Nam có

được thành quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên, quá trình cải cách thể chế và cải thiện

chất lượng môi trường kinh doanh (BE) đã bị chậm lại đáng kể. Năng suất và năng lực cạnh tranh

do đó chậm cải thiện và đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu

Á. Nền kinh tế đã lỡ bước cải cách và chậm nhịp tăng trưởng đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO.

Có thể thấy rằng kể từ Đổi mới chúng ta đã phải hứng chịu hai cuộc khủng hoảng với cường độ

ngày càng mạnh hơn. Điều đó chứng tỏ sức đề kháng của nền kinh tế mà trụ cột là các tổ chức

kinh tế đã yếu đi một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, việc cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dường như bị trì

hoãn một cách có ý thức. Với vai trò chủ đạo hiến định, khu vực này được nhà nước ưu ái hơn và

rất dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn lực trong khi hoạt động thiếu hiệu quả với bộ máy cồng

kềnh. Do đó phần lớn lợi luận của họ đến từ quá trình tìm kiếm đặc quyền, đặc lợi (rent-seeking)

thay vì quá trình sáng tạo, đổi mới, và tìm kiếm lợi nhuận (profit-seeking). Mặt khác, thể chế môi

trường kinh doanh thiếu hiệu quả khiến cho chi phí giao dịch của nền kinh tế lớn. Khi chi phí

giao dịch cao nền kinh tế lớn nó phù hợp hơn với một khu vực tư nhân (KVTN) gồm những

doanh nghiệp nhỏ.2 Trên thực tế, doanh nghiệp gia nhập thị trường và chủ yếu hoạt động ở quy

mô siêu nhỏ. Một số phát triển lên quy mô nhỏ nhưng chỉ số ít hoạt động hiệu quả và mở rộng

được tới quy mô trung bình.

Từ vai trò quan trọng của môi trường thể chế cho đầu tư và kinh doanh ở cả mức độ quốc gia

cũng như địa phương và cũng bởi khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt

Nam, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá sâu về tác động của thể chế môi trường kinh doanh đến

kết quả hoạt động, năng suất cũng như hiệu quả của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bằng chứng

thực nghiệm thu được sẽ rất thú vị và có thể đưa ra những gợi ý chính sách quan trọng. Tuy

nhiên, do không gian bài viết hạn chế nên chúng tôi chỉ mô tả được một số kết quả điển hình và

nêu ra những kết luận quan trọng mà không quá đi sâu vào phân tích chi tiết kết quả ước lượng.

Để cụ thể hóa và đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu được tổ chức để trả lời cho

các câu hỏi nghiên cứu chính sau: (i) Liệu có sự phi hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh

1 Email: [email protected]

2 Lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã được nhánh kinh tế học về chi phí giao dịch (Transaction Cost

Economics, TCE) chỉ ra. Kiểm định giả thuyết tranh luận này sẽ được cung cấp trong phiên bản nghiên cứu khác.

Page 2: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

doanh của các doanh nghiệp và khu vực doanh nghiệp nào (SOEs, SMEs, và FDI) kém hiệu quả

nhất?; (ii) Liệu rằng thể chế môi trường kinh doanh địa phương và quản chế ở cấp độ doanh

nghiệp có tác động mạnh đến năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhân tố nào

đóng vai trò quyết định?; (iii) Hàm ý chính sách là gì cho chính quyền các cấp và các nhà hoạch

định chính sách trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh địa phương nhằm cải thiện

năng suất, nâng cao hiệu quả hoạt động, và thúc đẩy sự thành công của các nghiệp chủ?

Khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế đến kết quả hoạt động và năng suất của

doanh nghiệp, các nghiên cứu thường đề cập đến hai nhóm nhân tố điển hình gồm thể chế vi mô

(ví dụ như đặc điểm của doanh nghiệp và chủ sở hữu), và yếu tố thể chế thường là thể chế môi

trường kinh doanh . Nhóm yếu tố thể chế vi mô đặc điểm và cách thức quản trị doanh nghiệp ví

dụ như tuổi doanh nghiệp, loại h nh doanh nghiệp, t lệ tham gia công đoàn của người lao động,

quy mô của doanh nghiệp thường xuyên được đề cập. Trong khi, yếu tố môi thể chế môi trường

kinh doanh lại thường không được xem xét một cách trực tiếp và cụ thể trong các tài liệu nghiên

cứu có thể do hạn chế về mặt số liệu.

Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố đến năng

suất và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này cũng chỉ tập

trung vào các yếu tố quản trị doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các

nghiên cứu thường thực hiện với quy mô mẫu nhỏ nghiên cứu từng tỉnh, thành phố và do đó

không mang tính đại diện cho nền kinh tế. Ngoài ra, trong các nghiên cứu này dữ liệu chéo

thường được sử dụng. Nhưng việc ước lượng với dữ liệu chéo thường gặp phải nhiều vấn đề. Ví

dụ, nó bỏ qua như ảnh hưởng cố định mà giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và năng suất cao

hơn. Những yếu tố này thường không được kiểm soát trong mô hình với dữ liệu chéo và dẫn tới

vấn đề nội sinh. Cuối cùng kết quả có thể bị sai lệch. Dĩ nhiên có thể cải thiện mô hình bằng một

số phương pháp như hồi quy biến công cụ (IV). Dẫu vậy thì việc truy tìm biến công cụ cũng rất

khó khăn và không phải lúc nào cũng thực hiện được.

2. Phương pháp luận nghiên cứu

2.1. Mô hình và xây dựng mô hình

Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở trên và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Chúng

tôi giả định rằng doanh nghiệp i trong nền kinh tế sử dụng năng lực công nghệ A kết hợp j yếu tố

đầu vào (Xj) để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sản lượng đầu ra của hãng (Yi) do đó được quyết

định bởi hàm sản xuất Cobb-Dauglass

A j

i i i j i jY A f X X

. (1)

Năng lực công nghệ A của doanh nghiệp i là một hàm được hợp bởi hai yếu tố là năng suất nhân

tố ( i ) và hiệu quả kỹ thuật (εi). Trong đó, hiệu quả kỹ thuật là tổng (hay chênh lệch) của yếu tố

năng suất ngẫu nghiên (vi) và sự phi hiệu quả (ui). A có thể biểu diễn bởi phương tr nh

Page 3: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

2( , ) , - , (0, ), ui i

i i i i i i i v iA e v u v N F

. (2)

Nếu giả sử rằng để sản xuất sản lượng Yi doanh nghiệp i kết hợp hai đầu vào chính là lao động

(Li) và vốn (Ki), thì ta có thể viết lại hàm sản xuất Cobb-Dauglass cho doanh nghiệp này và biểu

diễn dạng tuyến tính như sau:

1 2( )ji i i i iv u

i j i iY e X e K L

hoặc 1 2ln ln lni i i i i iY K L v u . (3)

Trong đó, β1 và β2 được xem là độ co giãn của sản lượng đầu ra với yếu tố đầu vào vốn và lao

động. Mô h nh 3 thường được gọi là hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier, SF) và

được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. vi và ui thường được giả định là

có phân phối chuẩn và độc lập với nhau qua các quan sát mẫu; yếu tố ngẫu nhiên vi đo lường sai

số kỹ thuật của mô hình tuân theo quy luật phân phối chuẩn, và ui đo lường sự phi hiệu quả kỹ

thuật có phân phối chuẩn cụt hay phân phối một phía. Giả định phân phối này thường được xác

định như thuật ngữ phi hiệu quả (ineffciency term) và thường được ước lượng bằng phương pháp

hợp lý tối đa ML , hoặc cũng có thể ước lượng bằng phương pháp OLS thông thường hoặc

phương pháp GMM. Cuối cùng, hiệu quả kỹ thuật được tính theo công thức uEff e .

Trong bài viết này, chúng tôi tranh luận rằng rằng ui và i phụ thuộc vào nhóm các nhân tố

bao gồm các nhân tố môi trường kinh doanh và đặc điểm của doanh nghiệp hoặc năng lực của

người nghiệp chủ. Trên thực tế, năng suất nhân tố phụ thuộc đáng kể vào các yếu tố thể chế cả vi

mô lẫn vĩ mô; đặc biệt là, nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường kinh doanh. Tại khu vực mà

có thể chế tốt và môi trường kinh doanh minh bạch các doanh nghiệp sẽ có xu hướng cạnh tranh

lành mạnh, sáng tạo, đổi mới và theo đuổi lợi nhuận thay vì t m kiếm đặc quyền, đặc lợi. Điều

này sẽ có tác động tích cực đến năng suất nhân tố và hiệu quả kỹ thuật, và ngược lại. Các nhân tố

ảnh hưởng đến năng suất nhân tố và hiệu quả kỹ thuật của hãng có thể được mô tả theo phương

trình

(θi ,ui)= β0 + κ Cji’ + φ Zji’ +Σj αji BEji + ei (4).

Trong đó, BEji là véc tơ các biến số đại diện cho tác động của chỉ tiêu môi trường kinh doanh thứ

j đến kết quả hoạt động kinh doanh, năng suất, và hiệu quả của doanh nghiệp i. Cji là véc tơ các

biến số kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố quản chế và đặc điểm của doanh nghiệp ví dụ, loại

hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, số năm hoạt động… . Véc tơ Zi kiểm

soát ảnh hưởng của các nhân tố khác như vùng kinh tế. Cuối cùng, ei là sai số đo lường và được

xem như là tác động của các cú sốc năng suất ngẫu nhiên (productivity shocks với trung b nh

bằng không và phương sai không đổi, và được giả định là phân phối độc lập và chuẩn hóa qua

các hãng. Kết hợp 2 và 3 , chúng ta thu được mô h nh tổng gộp và được biểu diễn như sau:

lnYi = β0 + βji lnXji + κ Cji’ + φ Zji’ + Σj αji BEji + ei , (5).

Page 4: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Các mô hình (3), (4) và (5) có thể ước lượng với dữ liệu chéo (cross-sections). Tuy nhiên,

việc ước lượng với dữ liệu chéo có thể dẫn tới kết quả sai lệch mặc dù có thể phản ánh sát với

thực tế nếu chúng ta xử lý tốt mô h nh và với quy mô mẫu lớn. Dữ liệu mảng (panel) luôn được

đề xuất nếu chúng ta có thể thiết lập được do nó có được cả đặc tính của dữ liệu chéo và chuỗi

thời gian time-series). Bởi vậy, dữ liệu mảng sẽ được chúng tôi thiết lập để đáng giá sâu hơn về

tác động của môi trường kinh doanh đến năng suất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình đối với dữ liệu mảng cũng được h nh thành theo cách tương tự. Cuối cùng, một mô hình

bổ sung sau được thiết lập:

lnYi,t = β0,t + βji lnXji + κ Cji,t’ + φ Zji,t’ + Σj,t αji,t BEji,t +ςTt+vi,t+ єi,t (6).

Trong đó, T biểu thị ảnh hưởng cố định của thời gian và vi đại diện cho ảnh hưởng cố định không

đổi theo thời gian của hãng mà không quan sát được. Tương tự ei, єi,t là sai số được giả định phân

phối độc lập. Phương tr nh (6) có thể được ước lượng với POLS, FE và RE. Mặc dù mô hình hiệu

ứng cố định một chiều (fixed effect, FE được chúng tôi kỳ vọng, tuy nhiên, mô hình hiệu ứng

ngẫu nhiên random effect, RE cũng có thể phù hợp. Do đó, để đảm bảo tính chính xác chúng tôi

sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình này.3 Tất cả các mô hình sẽ được ước

lượng cho mẫu tổng thể và các mẫu nhỏ hơn, và cũng được phân tách theo thời gian, hình thức sở

hữu và loại hình doanh nghiệp; các vấn đề mà chúng tôi tập trung nghiên cứu, ví dụ như phân

tách mẫu thành 2 mẫu phụ trước và sau khủng hoảng hoặc theo loại hình doanh nghiệp. Kỹ thuật

ước lượng đối với dữ liệu mảng tương đối phức tạp. Do không gian bài viết hạn chế và cũng

không phải mục đích của nghiên cứu nên chúng tôi cũng không đi sâu vào mô tả chi tiết.

2.2. Dữ liệu và biến

2.2.1. Dữ liệu và xây dựng dữ liệu

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, dữ liệu vi mô được chúng tôi triết xuất số liệu từ bộ

“Điều tra doanh nghiệp (GES)” của Tổng cục Thống kê (GSO) sau hơn một thập k phát triển, từ

năm 2000 đến 2012. Dữ liệu chéo hằng năm sẽ được thiết lập bao gồm cả hai giai đoạn trước và

sau khủng hoảng. Đây cũng là khoảng thời gian mà Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều

này cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và xem xét ảnh hưởng khác biệt của

thế chế đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như năng suất của doanh nghiệp.

Để đánh giá sâu hơn tác động của thể chế đến kết quả kinh doanh, bộ số liệu mảng trong

khoảng thời gian từ 2006 đến 2012 đã dược chúng tôi thiết lập. Dữ liệu chỉ có thể thiết lập từ năm

2006 do hạn chế về chiều dài của bộ dữ liệu đánh giá “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)” và bộ

dữ liệu đánh giá “Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI).” Dữ liệu mảng được

thiết lập bằng cách được khớp nối giữa 3 bộ số liệu này. Bộ dữ liệu PCI được sử dụng chính vì nó

đại diện tốt nhất cho môi trường kinh doanh, hay nói cách khác là các thể chế hỗ trợ thị trường, 3 Kết quả ước lượng như chúng tôi kỳ vọng và về cơ bản hàm ý nhất quán giữa các mô hình do đó chúng tôi sẽ

chỉ cung cấp kết quả ước lượng với mô hình FE cho dữ liệu mảng.

Page 5: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

nơi mà doanh nghiệp thu thập thông tin đầu vào và thực hiện các quyết định kinh doanh. Bộ dữ

liệu PAPI được sử dụng với mục tiêu bổ trợ để kiểm soát ảnh hưởng của năng lực quản trị công

cấp tỉnh đến kết quả kinh doanh và năng suất của hãng.

Dữ liệu chéo có thể phân tích và ước lượng cho mẫu từ năm 2006 đến 2012. Sau khi xử lý và

làm sạch số liệu, bộ dữ liệu mảng tổng gộp cuối cùng có thể được phân tách thành các mẫu nhỏ

hơn phục vụ cho mục đích ước lượng, phân tích, và đánh giá sâu hơn. Đặc biệt, dữ liệu mảng

tổng gộp thiết lập sẽ được phân tách thành 3 mẫu phụ: (i) Sub-panel 1: 2006-2007 (giai đoạn

trước khủng hoảng); (ii) Sub-panel 2: 2008 (trong khủng hoảng); và (iii) Sub-panel 3: 2009-2012

(giai đoạn sau khủng hoảng).4

2.2.2. Biến và xử lý biến

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm và sự sẵn có của dữ liệu, các

biến số sẽ được trích xuất và xử lý. Đầu tiên, biến phụ thuộc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của của doanh nghiệp i tại thời điểm t được đại diện bằng tổng doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ (Yi,t). Hai đầu vào sản xuất quan trọng vốn (Ki,t) và lao động (Li,t) hằng năm của

doanh nghiệp được đại diện bằng tổng tài sản cố định và tổng số lao động mà doanh nghiệp sử

dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cả ba biến số này được trích xuất từ dữ liệu GES sơ cấp

của GSO từ 2000 đến 2012. Như mô tả trong mô hình, ba biến số này được lấy log hóa trước khi

đưa vào các mô h nh hồi quy. Do hạn chế về không gian bài viết và về dữ liệu nên chúng tôi sẽ

chủ yếu cung cấp những kết quả phân tích chính trong giai đoạn 2006-2012.

Các biến số độc lập kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố quản chế và đặc điểm của doanh

nghiệp (Xi) cũng được chiết suất từ dữ liệu GES, bao gồm: loại h nh sở hữu, quy mô doanh

nghiệp, ngành nghề kinh doanh, số năm hoạt động, đòn bẩy tài chính, và sự tinh gọn trong hoạt

động quản lý doanh nghiệp. Trong đó, ba véc tơ biến số đầu tiên được đại diện bằng các biến giả

(dummy), và nhận giá trị bằng 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và bằng 0 trong các trường hợp

khác. Ngành nghề kinh doanh được phân loại theo phân ngành cấp 5 trong VSIC-2007; ngành

được lấy làm chuẩn so sánh là ngành nông, lâm, ngư nghiệp. T lệ đòn bẩy tài chính được tính

bằng tổng chi phí tài chính trên vốn chủ sở hữu. Cuối cùng, biến số đại diện cho sự tinh gọn của

doanh nghiệp được tính bằng chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng tài sản.5 Véc tơ Zi kiểm soát

ảnh hưởng của các nhân tố về mặt địa lý, biến giả sẽ được sử dụng để đại diện cho 6 vùng kinh tế

của cả nước Bảng 1 .

4 Do hạn chế về không gian bài viết nên chúng tôi chủ yếu cung cấp kết quả đối với mẫu dữ liệu mảng tổng gộp

với chiều dài 7 năm từ 2006 đến 2012. Bộ dữ liệu này sẽ là kết quả tổng của cả ba giai đoạn trước (2006-2007), trong

(2008) và sau khủng hoảng (2009-2012). Độc giả quan tâm sẽ được cung cấp kết quả chi tiết nếu có nhu cầu. 5 Trong cơ sở dữ liệu GES, thông tin nguồn về hai biến này chỉ có thể trích xuất được từ năm 2009 trở đi. Do

đó, việc tính toán biến này và đưa vào mô hình hồi quy sẽ làm quy mô mẫu tổng gộp giảm xuống đáng kể. Panel còn

lại chỉ gồm 4 sóng từ 2009-2012 giai đoạn hậu khủng hoảng). Kết quả ước lượng với mẫu này ko được đề cập trong

báo cáo này (xem chú thích 3).

Page 6: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Nhóm biến số thể chế đại diện cho ảnh hưởng của môi trường kinh doanh (BEi,t) đến hiệu

quả hoạt động và năng suất của doanh nghiệp được trích xuất từ bộ số liệu PCI. Chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh (PCI Index) gồm 9 chỉ tiêu trụ cột và các chỉ tiêu phụ của các chỉ tiêu trụ cột

này. Trong đó, 9 chỉ tiêu trụ cột gồm: (i) Chi phí gia nhập thị trường; (ii) Tiếp cận đất đai và Sự

ổn định trong sử dụng đất; (iii) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (iv) Chi phí thời gian để

thực hiện các quy định của Nhà nước; (v) Chi phí không chính thức; (vi) Tính năng động và tiên

phong của lãnh đạo tỉnh; (vii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (viii) Đào tạo lao động; và (ix) Thiết

chế pháp lý. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu trụ cột trong hợp phần của PAPI có thể được sử dụng

nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu quản trị công, gồm: (i) Kiểm soát tham nhũng; ii) Thủ tục hành

chính công; và (iii) Cung ứng dịch vụ công. Các chỉ tiêu này được sử dụng ở dạng thứ cấp, được

tính điểm bình quân, do đó không cần log hóa trước khi đưa vào mô h nh ước lượng.

3. Kết quả phân tích thực nghiệm

3.1. Thống kê mô tả dữ liệu

Kết quả khớp nối dữ liệu GES từ năm 2006 đến năm 2012 cho thấy có 63296 doanh nghiệp

được điều tra và sống sót qua giai đoạn này. Cơ sở dữ liệu này sẽ được sử dụng để phân tích và

ước lượng ở cả hai dạng chéo (cross-sections) và mảng (panel). Với chiều dài 7 năm, quy mô

mẫu đối với dữ liệu mảng tăng lên thành 443072 quan sát. Tuy nhiên, quy mô mẫu này sẽ bị giảm

một lượng quan sát đáng kể khi chúng tôi tiến hành tính toán và làm sạch dữ liệu.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy trung bình doanh nghiệp đã hoạt động 10 năm trên thị

trường. Trong đó, một nửa số doanh nghiệp (50% mẫu) có kinh nghiệm 10 năm trên thị trường;

25% số doanh nghiệp hoạt động dưới 10 năm; và 25% số doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm.

Phần lớn doanh nghiệp (75% mẫu) thuộc khu vực tư nhân; 20% thuộc khu vực FDI; doanh

nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 1% và số còn lại thuộc các loại hình doanh nghiệp khác. Phần

lớn các doanh nghiệp này hoạt động trong các ngành xây dựng, và bán lẻ.

Đa phần doanh nghiệp trong mẫu có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao

động chiếm khoảng 25% và 50% số doanh nghiệp có quy mô từ 7 đến 40 lao động; và chỉ 25%

còn lại có quy mô 41 lao động trở lên (Bảng 2).

3.2. Một số bằng chứng thực nghiệm quan trọng6

3.2.1. Đóng góp của của các nhân tố, năng suẩt và hiệu quả của doanh nghiệp

Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy đóng góp của đầu vào lao động ở

hều hết các năm đều lớn hơn mức đóng góp của đầu vào vốn trung b nh khoảng 3 lần, và đóng

6 Kết quả ước lượng thu được từ dữ liệu chéo nhất quán và hỗ trợ cho kết quả thu được từ dữ liệu mảng. Thêm

vào đó, kết quả với dữ liệu mảng tương ứng với mức bình quân của dữ liệu chéo ước lượng cho từng năm . Ngoài

ra, như đã đề cập dữ liệu mảng khắc phục được nhiều vấn đề của dữ liệu chéo. Vì thế mà chúng tôi dành phần lớn

không gian bài viết để cung cấp kết quả ước lượng chính thu được từ dữ liệu mảng. Kết quả chi tiết đối với cả dữ liệu

chéo và dữ liệu mảng sẽ được cung cấp nếu độc giả có yêu cầu.

Page 7: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

góp của hai nhân tố đầu vào này có xu hướng tăng đáng kể từ năm 2006 trở lại đây. Điều này cho

thấy hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào thâm dụng lao động, tăng

trưởng doanh thu vẫn chủ yếu dựa vào đóng góp của các yếu tố lao động. Trong khi đó, đóng góp

của vốn vào mức kết quả kinh doanh của các hãng vẫn chỉ ở mức thấp. Một điểm đáng chú ý đó

là kể từ năm 2006 tới nay, yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP , hay còn gọi là đóng góp của

các yếu tố ngoài vốn và lao động mà ở đây chủ yếu là yếu tố công nghệ , vào tăng trưởng của

các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Nếu như trong những năm 2006-2008, đóng góp

của yếu tố này vẫn ở mức xấp xỉ 5,3 điểm, có nghĩa là nếu yếu tố công nghệ tăng lên 1 điểm %

thì có thể giúp tăng 5,3 điểm % doanh thu. Trong khi đó kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu 2009 đến nay, chỉ số này đã liên tục giảm. Hệ số ước lượng đại diện cho năng suất nhân

tố tổng hợp lần lượt từ 5,0 điểm năm 2009 xuống chỉ còn 4,5% năm 2012 (Bảng 3).

Kết quả ước lượng hàm sản xuất Translog cũng cho thấy bằng chứng tương tự đối với yếu

tố năng suất nhân tố tổng hợp. Kết quả với mô hình này cho biết một hàm ý quan trọng đó là

đóng góp của đầu vào lao động là dương nhưng năng suất cận biên của nó có xu hướng giảm dần

trong khi năng suất cận biên của vốn đang có xu hướng tăng dần. Có một điều thú vị là những

năm suy thoái kinh tế xảy ra và kinh tế trì trệ th đóng góp của vốn là tích cực nhưng năm suất

cận biên của nó giảm dần (2008, 2010, 2012) trong khi những năm kinh tế khởi sắc đóng góp của

vốn là âm nhưng năng suất cận biên của nó tăng dần. Bên cạnh đó, tương tác giữa yếu tố vốn và

lao động dường như không có sự thay đổi đáng kể. Điều này hàm ý gia tăng của yếu tố đầu vào

không đi cùng với sự gia tăng của vốn và ngược lại) dẫn tới mức trang bị vốn cho một lao động

hiệu quả chậm cải thiện và do đó không nâng cao được năng suất lao động.

Kết quả ước lượng thu được từ dữ liệu mảng được hiển thị trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Giai

đoạn sau khủng hoảng, từ 2009 đến 2012, hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy đóng góp của

đầu vào lao động lớn hơn đầu vào vốn (hay co giãn của doanh thu đối với đầu vào vốn và lao

động) khoảng gần 3 lần. Trong đó, đóng góp của yếu tố lao động trong khu vực DNNN lớn hơn

hai khu vực còn lại. Đóng góp của nhân tố vốn trong khu vực DNNN lớn hơn khoảng 1,5 lần so

với KVTN và chỉ bằng ⅔ lần so với khu vực FDI. Trong khi, đóng góp của năng suất nhân tố

thấp nhất trong số ba khu vực và dưới mức bình quân chung của nền kinh tế cho thấy sự thâm

dụng đầu vào của khu vực DNNN. Mặt khác, đóng góp của vốn và lao động của doanh nghiệp

KVTN gần bằng và yếu tố năng suất nhân tố cao hơn so với mức bình quân trung của nền kinh tế.

Đối với khu vực FDI, đóng góp của nhân tố vốn và lao động gần như tương đương và đóng góp

của năng suất nhân tố lớn nhất trong cả ba khu vực. Tất cả cho thấy sự thiếu hiệu quả của khu

vực DNNN so với hai khu vực còn lại, và sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực vốn của

KVTN. Ngoài ra, hàm sản xuất Translog cho biết năng suất cận biên của lao động giảm dần trong

khi năng suất cận biên của vốn tăng dần trong khi năng suất cận biên của vốn trong KVNN có xu

hướng giảm dần.

Page 8: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Để đánh giá sâu hơn về sự phi hiệu quả của ba khu vực và cả nền kinh tế, chúng tôi sử dụng

phương pháp phân tích hàm sản xuất biên sản xuất ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis,

SFA).7 Kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 5.1 và Bảng 5.2. Phương pháp này cho

phép bóc tách “hiệu quả hoạt động trung bình (từ hàm hồi quy ” và “hiệu quả biên của từng yếu

tố đầu vào (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tức là cố định các biến số khác .” Với hàm

sản xuất Cobb-Douglas, Bảng 5.1 cho thấy, trong khu vực DNNN độ co giãn của sản lượng đối

với lao động (0,88) lớn hơn độ co giãn của sản lượng đối với vốn (0,15). Doanh nghiệp KVTN và

khu vực FDI có mức độ sử dụng lao động thấp hơn nên độ co giãn của sản lượng đối với lao

động thấp hơn tương ứng là 0,60 và 0,54), và nó ngụ ý rằng, DNNN vẫn dựa vào lao động nhiều

hơn so với khu vực ngoài nhà nước; và ngược lại đối với đầu vào lao động. Hiệu quả quy mô

được tính bằng cách cộng tất cả độ co giãn của sản lượng đối với các đầu vào vốn và lao động.

Lợi suất kinh tế trung bình theo quy mô của khu vực DNNN đạt ở mức cao hơn so với hai khu

vực còn lại (1,03 so với 0,82 và 0,92 . Điều này gợi ý rằng rất nhiều DNNN có thể cải thiện mức

doanh thu của nó.

Vấn đề hiệu quả có thể được phân tích thông qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với kết quả

ước lượng từ mô hình phi hiệu quả cố định theo thời gian qua hai chỉ số σ2 ( 2 2 2 u v ) và

(2

2

u

v

). Trong đó, 2( , )

iid

it uu N và 2(0, )iid

it vv N được giả định phân phối độc lập và

phương sai cố định. 2 đại diện cho tổng phương sai của doanh thu, gồm hai nhân tố là nhân tố

phi hiệu quả kỹ thuật 2

u và sai số ngẫu nhiên 2

v . Theo định nghĩa th phải nằm trong khoảng

từ 0 đến 1, được STATA biểu diễn bằng tham số “ilgtgamma”, dưới dạng log nghịch đảo (inverse

logit) của .8 Bên cạnh đó, 2 phải dương và do đó được STATA biểu diễn dưới dạng ln( 2 )

và báo cáo bằng tham số “lnsigma2”. Cuối cùng, “mu” là giá trị ước lượng của . Bảng 5.1 và

5.2. cho thấy lnsigma2 của KVTN lớn hơn so với khu vực DNNN và khu vực FDI ở cả hai mô

hình. Tuy nhiên, theo định nghĩa, giá trị lnsigma2 lớn không có nghĩa là phương thức sản xuất

của KVTN không có hiệu quả vì chỉ số này bao hàm cả hai nhân tố đại diện cho các mặt khác

nhau của quá trình sản xuất. Trong khi đó, giá trị ilgtgamma ước lượng được nhỏ nhất đối với

KVTN và lớn nhất với khu vực DNNN ở cả hai mô hình; ngụ ý phần khu vực DNNN kém hiệu

7 chúng tôi sử dụng cả hai hàm sản xuất Cobb-Douglas và Translog trong bài viết này. Ngoài ra, chúng tôi giả

định rằng có một số nhân tố ngẫu nhiên không quan sát được có tác động đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

nên phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được sử dụng. 8 Như vậy, càng gần 0 thì càng ít sự phi hiệu quả và càng gần 1 thì sự phi hiệu quả càng lớn đồng nghĩa với

tham số “ilgtgamma” mang giá trị âm càng nhỏ; tức là khi ilgtgamma thì sự phi hiệu quả 0 .

Page 9: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

quả nhất.9 Điều này có ý nghĩa chính sách đặc biệt quan trọng rằng trong quá trình cải cách cơ

cấu cần phải tập trung vào cải cách DNNN và đặc biệt là đẩy mạnh cổ phần hóa.

3.2.2. Tác động của của thể chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố thể chế môi trường kinh doanh đến kết quả

hoạt động của doanh nghiệp cho dữ liệu mảng tổng gộp từ 2006 đến 2012 được hiển thị trong

Bảng 6.1. Kết quả đối với mẫu dữ liệu mảng trước khủng hoảng (2006-2007) và sau khủng hoảng

(2009-2012) nhất quán nên chúng tôi không cung cấp trong bài viết này.

Đầu tiên, mẫu dữ liệu mảng tổng gộp cho thấy đóng góp yếu tố năng suất nhân tố giảm mạnh

khi các biến số thể chế được thêm vào mô hình. Hệ số ước lượng giảm từ mức 5,19 ban đầu

xuống chỉ còn 0,32 đối với hàm Cobb-Douglass, và từ mức 6,66 ban đầu xuống chỉ còn 1,10 đối

với hàm Translog. Tức là nếu tính bình quân cho cả hai hàm này th 1% gia tăng của yếu tố năng

suất nhân tố chỉ có thể làm tổng doanh thu tăng 65 điểm phần trăm. Điều này có thể được giải

thích thông qua phương tr nh (3). Các nhân tố trước đây đóng góp vào kết quả hoạt động của

doanh nghiệp thông qua năng suất nhân tố giờ đã được tham số hóa thông qua các biến số đại

diện trong mô hình đặc biệt là các biến số thể chế cả vĩ mô và vi mô.

Các biến số đại diện cho đặc điểm và năng lực quản chế doanh nghiệp có tác động mạnh đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng trải nghiệm thì càng có mức

doanh thu cao nhưng với mức tăng cận biên giảm dần. Gia tăng 1 năm kinh nghiệm có thể làm

cải thiện khoảng 4 điểm phần trăm doanh thu. Về h nh thức sở hữu, doanh nghiệp FDI là những

doanh nghiệp có được mức doanh thu cao nhất với hệ số ước lượng lớn hơn DNNN trung bình

khoảng 4 lần. Điều này phù hợp với thực tế và số liệu mô tả thống kê vì doanh nghiệp KVTN

thường có quy mô nhỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lại là

những doanh nghiệp với quy mô vốn lớn nằm trong các khu công nghiệp. Doanh nghiệp nhà

nước nhận được nhiều ưu đãi hơn nhưng đóng góp cho doanh thu lại không lớn hơn nhiều so với

KVTN. Điều này có thể giải thích bởi DNNN hoạt động kém hiệu quả như bằng chứng đã chỉ ra

trong phần phân tích trên. Trong khi đó, xét theo ngành nghề kinh doanh, kết quả ước lượng cho

thấy ngành bán lẻ có được mức doanh thu cao nhất, lớn hơn 1,88 lần so với ngành nông, lâm và

thủy sản được chọn làm chuẩn so sánh. Tiếp theo đó là ngành tài chính ngân hàng và ngành công

nghiệp sản xuất, chế biến. Ngược lại, một doanh nghiệp sẽ có doanh thu thấp hơn nếu nó hoạt

động kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, lưu trú và ăn uống; khai khoáng; hay các ngành nghề

khác. Hệ số lớn hơn khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là không rõ ràng

điều này phù hợp với thực trạng về tình trạng đóng băng của thị trường nhà đất kể từ khủng

hoảng.

9 Kết quả ước lượng về tác động của thể chế môi trường kinh doanh và thể chế cấp độ hãng tới hiệu quả và

năng suất của doanh nghiệp sẽ được chúng tôi cung cấp đầy đủ hơn trong một phiên bản nghiên cứu khác thay vì

trong bản thảo này.

Page 10: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Có thể thấy rằng các yếu tố thể chế môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể đến kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các hệ số ước lượng đại diện cho

các yếu tố thể chế đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hầu hết các yếu tố đều có tác động tích

cực ngoại trừ yếu tố chi phí thời gian. Cứ mỗi 1 điểm tăng lên trong chỉ tiêu về chi phí thời gian

để thực hiện các quy định nhà nước sẽ làm giảm khoảng 4 điểm phần trăm doanh thu của hãng.

Điều này ngụ ý về chi phí giao dịch lớn với những thủ tục hành chính phức tạp, nhiêu khê ví dụ

như việc thực thi các thủ tục về thuế. Trong khi, chỉ tiêu về chi phí không chính thức đo lường

các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí

không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngụ ý rằng việc chi

trả cho những khoản chi phí không chính thức này có thể đem lại kết quả hay “dịch vụ” như

doanh nghiệp mong đợi và thông qua đó doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu. Chỉ tiêu chi phí

gia nhập thị trường được xây dựng nhằm đo lường sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của

các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Điều thú vị là chỉ tiêu này có tác động

tích cực và đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Một điểm gia tăng của chỉ tiêu này có thể

giúp doanh nghiệp đang tồn tại trong lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường cải thiện 7 điểm phần

tram doanh thu. Điều này được giải thích bởi khi chi phí gia nhập thị trường tăng thì các doanh

nghiệp mới sẽ phải khó khăn và mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn để gia nhập ngành trong khi

các hãng đang tồn tại trong ngành không phải đối mặt với sự cạnh tranh và do đó có thể giúp cải

thiện doanh thu của hãng.

Đặc biệt là, chỉ tiêu về đào tạo lao động, và yếu tố pháp lý và bảo vệ hợp đồng có ảnh hưởng

tích cực và mạnh nhất đến doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đào tạo lao động đo lường các

nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các

ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Chỉ tiêu thiết chế

pháp lý đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh về

việc xem các thiết chế pháp lý là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh

nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương (chỉ tiêu

này cải thiện sẽ làm giảm đáng kể chi phí giao dịch). Một điểm gia tăng trong chỉ tiêu pháp lý và

bảo vệ hợp đồng có thể cải thiện 10 điểm phần trăm doanh thu của doanh nghiệp. Một điểm gia

tăng trong chỉ tiêu đào tạo lao động có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm 15

điểm phần trăm. Điều này ngụ ý việc cải thiện chất lượng đào tạo lao động và hiệu quả pháp lý sẽ

tạo ra hiệu ứng tích cực đáng kể, làm tăng doanh thu của doanh nghiệp thông qua việc làm tăng

năng suất.

Bên cạnh đó, việc cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho thị trường

cũng ảnh hưởng tích cực đáng kể, và có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm

khoảng 8 điểm phần trăm. Đo lường khả năng và tính công bằng trong việc tiếp cận các kế hoạch

và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác như chỉ

tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh

Page 11: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến

riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng

những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp; chỉ

tiêu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; và chỉ tiêu về tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất đai cũng có

ảnh hưởng tích cực, đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.3. Tác động của của thể chế đến năng suất nhân tố của doanh nghiệp

Để nghiên cứu sâu hơn về tác động của thể chế môi trường kinh doanh đến năng suất nhân tố

của hãng chúng tôi tiến hành ước lượng phương tr nh 4 cho cả hai hàm Cobb-Douglass và hàm

Translog. Kết quả ước lượng đối với dữ liệu mảng giữa hai giai đoạn 2006-2007 và giai đoạn

2009-2012 được trình bày trong Bảng 7.1.

Đầu tiên, có thể thấy một sự khác biệt rõ ràng trong ảnh hưởng của t lệ vốn trên lao động

(K/L) giữa hai giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Mức trang bị vốn cho một công nhân hiệu

quả đóng góp tích cực cho năng suất nhân tố đã suy giảm mạnh và đổi dấu trong giai đoạn từ sau

khủng hoảng đến nay. Điều thú vị là DNNN có mức đóng góp tích cực và đáng kể so với doanh

nghiệp KVTN trước khủng hoảng đã đột ngột đổi dấu và giảm mạnh sau khủng hoảng. Điều này

phù hợp với thực tế rằng khi cuộc khủng hoảng xảy ra, ngay lập tức chính phủ đã thực hiện gói

kích cầu quy mô lớn đặc biệt là thông qua khu vực DNNN. Trong khi, DNNN hoạt động kém

hiệu quả, thất thoát, lãng phí không khó để phát hiện những trường hợp như Vinashin và

Vinaline. Vì thế mà việc nhà nước sở hữu doanh nghiệp sẽ có tác động tiêu cực đến năng suất.

Mặt khác, khu vực doanh nghiệp FDI không những không cho thấy tác động cải thiện đến năng

suất nhân tố mà còn làm giảm đáng kể trong cả hai giai đoạn.

Đặc biệt là sự tinh gọn trong quản chế doanh nghiệp có tác động tiêu cực đáng kể đến năng

suất nhân tố của doanh nghiệp. Một sự gia tăng trong t lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng

tài sản sẽ làm cho yếu tố năng suất nhân tố giảm tới 5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, các yếu tố

quản chế doanh nghiệp khác như đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất nhân tố.

Những chỉ tiêu này cho biết sự cồng kềnh trong quản lý doanh nghiệp và việc sử dụng đòn bẩy tài

chính cao sẽ làm suy giảm năng suất của doanh nghiệp. Điều này có thể hàm ý sự thiếu hiệu quả

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi gói kích cầu.

Về các yếu tố thể chế môi trường kinh doanh, kết quả gợi ý nhiều bằng chứng quan trọng và

có ý nghĩa về mặt chính sách. Nhìn chung, hầu hết các yếu tố thể chế tại Việt Nam đang có

những tác động tiêu cực lớn tới năng suất nhân tố tổng hợp. Nó cho thấy một bộ khung pháp lý

môi trường kinh doanh và hỗ trợ thị trường kém hiệu quả. Do vậy, chính sách cần hướng tới để

cải thiện chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh. Có thể thấy từ

sau khủng hoảng giai đoạn 2009-2012), chỉ tiêu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu

cực trước đó đã đổi chiều và có tác động tích cực đến năng suất nhân tố của doanh nghiệp. Chỉ số

này hướng tới các chính sách phát triển KTTN, đo lường các dịch vụ của tỉnh như xúc tiến

Page 12: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh

doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ

cho doanh nghiệp. Một điểm gia tăng trong chỉ số này có thể cải thiện 2 điểm phần trăm năng

suất nhân tố. Tương tự, chỉ tiêu minh bạch và tiếp cận thông tin, đo lường khả năng tiếp cận các

kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

đã đảo chiều và đổi dấu từ âm sang dương trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Thêm vào đó,

chương tr nh cải cách thủ tục hành chính đặc biệt cải cách về thuế và hải quan đã làm giảm đáng

kể chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực thi các quy định của nhà nước nhưng

đang có sự suy giảm trong giai đoạn từ khủng hoảng đến nay.

Tất cả cho thấy một hệ thống thể chế môi trường kinh doanh kém hiệu quả. Trên thực tế quá

trình cải cách thể chế đã bị trì hoãn và Việt Nam đã bỏ qua những cơ hội cải cách tuyệt vời. Hậu

quả của việc chậm cải thiện chất lượng thể chế đã khiến cho nền kinh tế không chỉ mất đi năng

suất mà còn làm gia tăng t nh trạng bất ổn kinh tế vĩ mô, khiến nền kinh tế rơi vào tr trệ trong

vòng 5 năm trở lại đây. Bởi vậy, nếu không có những cải cách thể chế cơ bản và triệt để, Việt

Nam sẽ mất đi hiệu suất tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong dài hạn do sự suy giảm năng suất của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhân tố mà quyết định sự thành bại của một xã hội.

3.2.4. Tác động của của thể chế đến hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp

[Em bổ sung sau thầy nhé! vì hiện tại bài đã dài rồi với lại em chưa biết cách bóc tách vi và

ui. Để bóc tách được và ước lượng (với các biến thể chế) em phải dành thêm thời gian để đọc tài

liệu! Về các yếu tố thể chế mình còn có thể sử dụng các chỉ tiêu thể chế phụ của 9 chỉ tiêu trụ cột

PCI nữa thầy ạ.

Về mảng DNNN thì em nghĩ có thể bóc tách và phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân

bổ của nó bằng cách ứng dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và DEA cho bộ dữ

liệu từ năm 2000 đến 2012. Mình có thể phân tích so sánh với khu vực tư nhân và khu vực FDI,

nếu làm thêm cái này nữa th đề tài sẽ lại lớn hơn. Em có thể phân tích sâu nếu tập trung vào các

phân ngành hẹp ạ.]

4. Kết luận

(i) Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là những doanh nghiệp

thâm dụng lao động. Độ co giãn của doanh thu đối với đầu vào lao động vẫn gấp khoảng

2-4 lần so với đầu vào vốn. Năng suất cận biên của đầu vào lao động có xu hướng giảm

dần trong khi năng suất cận biên của vốn đang có xu hướng tăng dần. Đóng góp của yếu

tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) hay chính là đóng góp của yếu tố công nghệ vẫn còn

ở mức thấp. Điều đáng nói là yếu tố TFP của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu

hướng giảm dần đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nay.

Page 13: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

(ii) Hệ số co giãn của doanh thu đối với đầu vào lao động trong khu vực DNNN lớn hơn hai

khu vực còn lại. Hệ số co giãn đối với đầu vào vốn lớn hơn khoảng 1,5 lần so với KVTN

và chỉ bằng ⅔ lần so với khu vực FDI. Trong khi, đóng góp của TFP thấp nhất trong số ba

khu vực và dưới mức bình quân chung của nền kinh tế cho thấy sự thâm dụng đầu vào và

sự thiếu hiệu quả của khu vực DNNN. Ngoài ra, năng suất cận biên vốn tăng dần ở

KVTN trong khi năng suất cận biên của vốn trong KVNN có xu hướng giảm dần. Đặc

biệt phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy DNNN kém hiệu quả nhất.

(iii)Các biến số đại diện cho đặc điểm và năng lực quản chế doanh nghiệp có tác động mạnh

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng trải nghiệm thì

càng có mức doanh thu cao nhưng với mức tăng cận biên giảm dần. Về h nh thức sở hữu,

doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có được mức doanh thu cao nhất với hệ số ước

lượng lớn hơn DNNN trung b nh khoảng 4 lần. Xét theo ngành nghề kinh doanh, kết quả

ước lượng cho thấy ngành bán lẻ có được mức doanh thu cao nhất, lớn hơn 1,88 lần so

với ngành nông, lâm và thủy sản được chọn làm chuẩn so sánh. Tiếp theo đó là ngành tài

chính ngân hàng và ngành công nghiệp sản xuất, chế biến.

(iv) Có thể thấy rằng các yếu tố thể chế môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể đến kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các hệ số ước lượng đại diện

cho các yếu tố thể chế đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hầu hết các yếu tố đều có tác

động tích cực ngoại trừ yếu tố chi phí thời gian. Chỉ tiêu về đào tạo lao động, và yếu tố

pháp lý và bảo vệ hợp đồng có ảnh hưởng tích cực và mạnh nhất đến doanh thu của doanh

nghiệp. Một điểm gia tăng trong chỉ tiêu pháp lý và bảo vệ hợp đồng có thể cải thiện 10

điểm phần trăm doanh thu của doanh nghiệp. Một điểm gia tăng trong chỉ tiêu đào tạo lao

động có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm 15 điểm phần trăm. Việc cải

thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho thị trường cũng ảnh hưởng tích

cực đáng kể, và có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm khoảng 8 điểm

phần trăm.

(v) Mức trang bị vốn cho một công nhân hiệu quả đóng góp tích cực cho năng suất nhân tố đã

suy giảm mạnh và đổi dấu trong giai đoạn từ sau khủng hoảng đến nay. Điều thú vị là

DNNN có mức đóng góp tích cực và đáng kể so với doanh nghiệp KVTN trước khủng

hoảng đã đột ngột đổi dấu và giảm mạnh sau khủng hoảng. Mặt khác, khu vực doanh

nghiệp FDI không những không cho thấy tác động cải thiện đến năng suất nhân tố mà còn

làm giảm đáng kể trong cả hai giai đoạn.Đặc biệt là sự tinh gọn trong quản chế doanh

nghiệp có tác động tiêu cực đáng kể đến năng suất nhân tố của doanh nghiệp. Một sự gia

tăng trong t lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng tài sản sẽ làm cho yếu tố năng suất

nhân tố giảm tới 5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, các yếu tố quản chế doanh nghiệp khác

như đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất nhân tố.

Page 14: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

(vi) Về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế môi trường kinh doanh đến năng suất của doanh

nghiệp gợi ý nhiều bằng chứng thực nghiệm quan trọng và có ý nghĩa về mặt chính sách.

Nhìn chung, hầu hết các yếu tố thể chế tại Việt Nam đang có những tác động tiêu cực lớn

tới năng suất nhân tố tổng hợp. Nó cho thấy một bộ khung pháp lý môi trường kinh doanh

và hỗ trợ thị trường kém hiệu quả. Do vậy, chính sách của chính quyền trung ương và địa

phương cần được thiết lập để hướng tới việc cải thiện chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi

cho môi trường đầu tư và kinh doanh.

Page 15: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Phụ lục

Bảng 3.

CROSS-SECTIONS: OLS MODEL

Cobb-Douglas Production Function Translog Production Function

YEAR 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006

(1) (3) (5) (7) (9) (11) (13) (2) (4) (6) (8) (10) (12) (14) VARIABLES

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lntongdthu

lnL 0.69*** 0.65*** 0.68*** 0.68*** 0.55*** 0.60*** 0.56*** 0.58*** 0.56*** 0.52*** 0.55*** 0.15*** 0.25*** 0.06***

(0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

lnK 0.30*** 0.27*** 0.26*** 0.24*** 0.25*** 0.22*** 0.23*** 0.08*** -0.07*** 0.03 -0.06*** 0.00 -0.11*** -0.06***

(0.01) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

lnL^2

-0.11*** -0.09*** -0.05*** -0.07*** -0.04*** -0.03*** -0.01***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

lnK^2

-0.01*** 0.01*** -0.00 0.00* -0.01*** 0.01*** 0.00

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

lnL*lnK

0.11*** 0.08*** 0.07*** 0.08*** 0.09*** 0.07*** 0.08***

(0.01) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Constant 4.54*** 5.04*** 4.95*** 5.00*** 5.47*** 5.31*** 5.25*** 5.66*** 6.44*** 6.06*** 6.27*** 6.99*** 6.94*** 7.00***

(0.03) (0.02) (0.03) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.07) (0.06) (0.06) (0.06) (0.05) (0.05) (0.05)

Observations 58,776 53,532 54,411 51,717 51,645 49,261 45,967 58,776 53,532 54,411 51,717 51,645 49,261 45,967

R-squared 0.48 0.47 0.46 0.46 0.42 0.44 0.43 0.48 0.48 0.46 0.46 0.43 0.45 0.44

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Page 16: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Bảng 4.1.

PANEL DATA (2006-2012): FIXED EFFECT MODEL

Cobb-Douglas Production Function Translog Production Function

KVNN KVTN KVFDI

KVNN KVTN KVFDI

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

VARIABLES lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu

lnL 0.62*** 0.89*** 0.60*** 0.54*** 0.43*** 0.90*** 0.37*** 1.28***

(0.00) (0.02) (0.00) (0.01) (0.01) (0.10) (0.01) (0.03)

lnK 0.25*** 0.15*** 0.22*** 0.38*** -0.09*** -0.27*** -0.08*** -0.47***

(0.00) (0.01) (0.00) (0.01) (0.01) (0.07) (0.01) (0.02)

lnL^2

-0.07*** -0.21*** -0.07*** -0.09***

(0.00) (0.01) (0.00) (0.00)

lnK^2

0.01*** -0.04*** 0.00*** 0.04***

(0.00) (0.01) (0.00) (0.00)

lnL*lnK

0.09*** 0.22*** 0.09*** 0.02***

(0.00) (0.01) (0.00) (0.00)

Constant 5.19*** 4.79*** 5.40*** 4.72*** 6.66*** 6.78*** 6.73*** 6.70***

(0.01) (0.10) (0.01) (0.04) (0.02) (0.33) (0.03) (0.11)

Observations 297,432 6,110 269,539 21,783 297,432 6,110 269,539 21,783

R-squared 0.41 0.45 0.31 0.56 0.42 0.48 0.32 0.59

Number of time 7 7 7 7 7 7 7 7

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 4.2.

SUB-PANEL DATA (2009-2012): FIXED EFFECT MODEL

Cobb-Douglas Production Function Translog Production Function

KVNN KVTN KVFDI KVNN KVTN KVFDI

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

VARIABLES lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu lntongdthu

lnL 0.65*** 0.68*** 0.65*** 0.46*** 0.82*** 0.78*** 0.78*** 0.97***

(0.00) (0.03) (0.01) (0.01) (0.02) (0.19) (0.02) (0.05)

lnK 0.25*** 0.27*** 0.21*** 0.40*** -0.17*** -0.49*** -0.12*** -0.48***

(0.00) (0.02) (0.00) (0.01) (0.01) (0.12) (0.02) (0.04)

Page 17: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

lnL^2

-0.07*** -0.15*** -0.08*** -0.07***

(0.00) (0.02) (0.00) (0.01)

lnK^2

0.02*** -0.00 0.01*** 0.04***

(0.00) (0.01) (0.00) (0.00)

lnL*lnK

0.04*** 0.15*** 0.05*** 0.02***

(0.00) (0.03) (0.00) (0.01)

Constant 5.37*** 5.10*** 5.58*** 5.12*** 6.68*** 8.71*** 6.59*** 8.00***

(0.02) (0.19) (0.02) (0.06) (0.05) (0.66) (0.06) (0.17)

Observations 86,637 1,871 74,890 9,876 86,637 1,871 74,890 9,876

R-squared 0.48 0.45 0.37 0.56 0.48 0.47 0.38 0.59

Number of time 4 4 4 4 4 4 4 4

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 5.1.

PANEL DATA (2006-2012): STOCHASTIC FRONTIER ANALYSIS

Stochastic Frontier Analysis for Cobb-Douglas Production Function: Time-invariant inefficiency model

Tổng nền kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực FDI

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

VARIABLES lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu

lnL 0.62***

0.88***

0.60***

0.54***

(0.00)

(0.02)

(0.00)

(0.01)

lnK 0.25***

0.15***

0.22***

0.38***

(0.00)

(0.01)

(0.00)

(0.01)

Constant 5.36*** 0.85*** -4.87*** 0.14 5.21*** 0.82*** -3.31***

0.38* 5.58*** 0.86*** -4.71*** 0.14 5.03*** 0.46*** -4.00***

0.30***

(0.02) (0.01) (0.94) (0.10) (0.14) (0.04) (0.87)

(0.21) (0.02) (0.01) (0.96) (0.11) (0.07) (0.02) (0.72) (0.11)

Observations 297,432

297,432 297,432

297,432 6,110 6,110 6,110

6,110 269,539

269,539 269,539

269,539 21,783 21,783 21,783

21,783

Number of time 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Page 18: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Bảng 5.2.

PANEL DATA (2006-2012): STOCHASTIC FRONTIER ANALYSIS

Stochastic Frontier Analysis for Translog Production Function: Time-invariant inefficiency model

Tổng nền kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực FDI

(1) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (12) (13) (14) (15) (16)

VARIABLES lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu lntongdt

hu lnsigma

2 ilgtgam

ma mu

lnL 0.43***

0.90***

0.37***

1.28***

(0.01)

(0.10)

(0.01)

(0.03)

lnK -0.09***

-0.27***

-0.08***

-0.47***

(0.01)

(0.07)

(0.01)

(0.02)

lnL^2 -0.07***

-0.21***

-0.07***

-0.09***

(0.00)

(0.01)

(0.00)

(0.00)

lnK^2 0.01***

-0.04***

0.00***

0.04***

(0.00)

(0.01)

(0.00)

(0.00)

lnL*lnK 0.09***

0.22***

0.09***

0.02***

(0.00)

(0.01)

(0.00)

(0.00)

Constant 6.83*** 0.83*** -4.65*** 0.12 7.18*** 0.77*** -3.28***

0.36* 6.91*** 0.85*** -4.65*** 0.14 7.02*** 0.39*** -3.98***

0.30***

(0.03) (0.01) (1.03) (0.13) (0.35) (0.04) (0.90)

(0.22) (0.03) (0.01) (0.97) (0.11) (0.13) (0.02) (0.71) (0.10)

Observations 297,432

297,432 297,432

297,432 6,110 6,110 6,110

6,110 269,539

269,539 269,539

269,539 21,783 21,783 21,783

21,783

Number of time 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 6.1.

PANEL DATA (2006-2012): STOCHASTIC FRONTIER ANALYSIS

Cobb-Douglas production function Translog production function

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

VARIABLES lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u lntongdth

u

lnL 0.62*** 0.78*** 0.79*** 0.79*** 0.79*** 0.43*** 1.05*** 1.07*** 1.09*** 1.09***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01)

lnK 0.25*** 0.25*** 0.26*** 0.26*** 0.26*** -0.09*** -0.13*** -0.12*** -0.11*** -0.10***

Page 19: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01)

exper

0.04*** 0.04*** 0.04*** 0.04*** 0.04*** 0.04*** 0.04*** 0.04***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

exper^2

-0.00*** -0.00*** -0.00*** -0.00*** -0.00*** -0.00*** -0.00*** -0.00***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Khu vực DNNN

0.12*** 0.13*** 0.15*** 0.14*** 0.04** 0.05*** 0.08*** 0.08***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Khu vực FDI

0.49*** 0.48*** 0.44*** 0.42*** 0.43*** 0.42*** 0.39*** 0.37***

(0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01) (0.01)

Ngành công nghiệp, sản xuất

0.35*** 0.32*** 0.29*** 0.26*** 0.33*** 0.30*** 0.27*** 0.23***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Ngành khai khoáng

-0.14*** -0.12*** -0.11*** -0.08*** -0.18*** -0.16*** -0.15*** -0.13***

(0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03)

Ngành xây dựng

0.16*** 0.21*** 0.21*** 0.23*** 0.20*** 0.25*** 0.26*** 0.28***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Ngành bán lẻ

1.88*** 1.91*** 1.91*** 1.90*** 1.92*** 1.95*** 1.95*** 1.95***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Ngành vận tải, kho vận

0.28*** 0.31*** 0.31*** 0.29*** 0.26*** 0.29*** 0.29*** 0.28***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Dịch vụ, lưu trú và ăn uống

-0.73*** -0.70*** -0.69*** -0.67*** -0.71*** -0.68*** -0.66*** -0.64***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Thông tin, truyền thông

0.35*** 0.32*** 0.34*** 0.31*** 0.31*** 0.29*** 0.32*** 0.30***

(0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03)

Tài chính, ngân hàng

0.65*** 0.72*** 0.73*** 0.76*** 0.60*** 0.67*** 0.69*** 0.73***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Ngành bất động sản

0.07*** 0.03 0.01 -0.03 0.08*** 0.04* 0.03 0.00

(0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03)

Khoa học & công nghệ

0.13*** 0.13*** 0.14*** 0.12*** 0.13*** 0.13*** 0.14*** 0.14***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Tổng ngành khác

-0.23*** -0.23*** -0.23*** -0.22*** -0.23*** -0.23*** -0.22*** -0.21***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Thuộc thành phố lớn

-0.04** -0.12*** -0.07***

-0.02 -0.10*** -0.06***

(0.02) (0.02) (0.02)

(0.02) (0.02) (0.02)

Đồng bằng sông Mê-kông

0.27*** 0.14*** 0.12***

0.27*** 0.14*** 0.13***

(0.01) (0.01) (0.01)

(0.01) (0.01) (0.01)

Bắc trung bộ & Duyên hải miền Trung

-0.06*** -0.08*** 0.00

-0.07*** -0.08*** -0.01

(0.01) (0.01) (0.01)

(0.01) (0.01) (0.01)

Tây nguyên

-0.06*** -0.20*** -0.13***

-0.04** -0.18*** -0.13***

Page 20: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

(0.02) (0.02) (0.02)

(0.02) (0.02) (0.02)

Gia nhập thị trường

0.07***

0.07***

(0.00)

(0.00)

Tiếp cận và ổn định sd đất đai

0.02***

0.03***

(0.00)

(0.00)

Minh bạch và tiếp cận thông tin

0.08***

0.08***

(0.01)

(0.01)

Chi phí thời gian

-0.04***

-0.04***

(0.00)

(0.00)

Chi phí phi chính thức

0.09***

0.09***

(0.01)

(0.01)

Năng động, tiên phong lãnh đạo

0.03***

0.03***

(0.00)

(0.00)

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

0.05***

0.05***

(0.01)

(0.01)

Đào tạo lao động

0.15***

0.14***

(0.01)

(0.01)

Pháp lý và bảo vệ hợp đồng

0.10***

0.10***

(0.00)

(0.00)

Chỉ số PCI

0.04***

0.04***

(0.00)

(0.00)

lnL^2

-0.07*** -0.07*** -0.08*** -0.08*** -0.08***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

lnK^2

0.01*** 0.02*** 0.02*** 0.02*** 0.02***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

lnL*lnK

0.09*** 0.03*** 0.03*** 0.03*** 0.03***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Constant 5.19*** 3.50*** 3.37*** 1.36*** 0.32*** 6.66*** 4.34*** 4.17*** 2.07*** 1.10***

(0.01) (0.03) (0.03) (0.05) (0.07) (0.02) (0.03) (0.03) (0.05) (0.07)

Observations 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434 297,434

R-squared 0.41 0.58 0.59 0.59 0.59 0.42 0.59 0.60 0.60 0.60

Number of time 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

Standard errors in parentheses; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Page 21: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

Bảng 7.1. THE INFLUENCE OF INSTITUTIONS ON FIRM'S TFP

PANEL DATA (2009-2012) PANEL DATA (2006-2007)

Cobb-Douglas production function

Translog production funtion

Cobb-Douglas production function

Translog production funtion

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

VARIABLES tfp_cobb tfp_cobb tfp_trans tfp_trans tfp_cobb tfp_cobb tfp_trans tfp_trans

Ln (K/L) -0.01** -0.00 -0.00 0.00 0.04*** 0.02*** 0.02*** 0.01*

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Đòn bẩy tài chính -0.00** -0.00** -0.00** -0.00*

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Sự tinh gọn -0.05*** -0.05*** -0.05*** -0.05***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

Sở hữu NN (DNNN) -0.29*** -0.30*** -0.03 -0.04 0.12*** 0.06* 0.18*** 0.12***

(0.04) (0.04) (0.04) (0.04) (0.03) (0.03) (0.03) (0.03)

Sở hữu tư nhân (FDI) -0.40*** -0.35*** -0.19*** -0.15*** -0.27*** -0.16*** -0.22*** -0.12***

(0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02) (0.02)

Gia nhập thị trường

-0.01

-0.01

-0.16***

-0.14***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Tiếp cận và ổn định sd đất đai

-0.03***

-0.05***

-0.03***

-0.04***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Minh bạch và tiếp cận thông tin

0.03***

0.04***

-0.19***

-0.17***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Chi phí thời gian

0.05***

0.05***

0.09***

0.08***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Chi phí phi chính thức

-0.05***

-0.04***

-0.11***

-0.11***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Năng động, tiên phong lãnh đạo

-0.07***

-0.06***

-0.02***

-0.02***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

0.02**

0.01

-0.13***

-0.12***

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Đào tạo lao động

-0.13***

-0.12***

-0.28***

-0.26***

(0.02)

(0.02)

(0.02)

(0.01)

Pháp lý và bảo vệ hợp đồng

-0.05***

-0.04***

-0.16***

-0.14***

Page 22: HungND(2014).Institutions&Productivity 1st Draft 06.04.2014

(0.01)

(0.01)

(0.01)

(0.01)

Constant 5.09*** 6.22*** 6.52*** 7.58*** 5.09*** 10.77*** 6.59*** 11.91***

(0.02) (0.14) (0.02) (0.14) (0.01) (0.13) (0.01) (0.13)

Observations 115,259 115,259 115,259 115,259 83,472 83,472 83,472 83,472

R-squared 0.01 0.02 0.01 0.01 0.00 0.05 0.00 0.04

Number of time 4 4 4 4 2 2 2 2

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1