13
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT ĐỒNG NAI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG 2007 TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG -2007-

Huong Dan Nuoi Luon

  • Upload
    lecong

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huong Dan Nuoi Luon

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT ĐỒNG NAI

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

2007

TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG

-2007-

Page 2: Huong Dan Nuoi Luon

Chuẩn bị mô hình nuôi lươn trong bùn.

Mô hình nuôi giun quế trong bể nuôi lươn.

Page 3: Huong Dan Nuoi Luon

I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƢƠN.

1. Sinh sản

Lươn là loài có hiện tượng sinh sản lưỡng tính (trong tuyến sinh dục có cả tinh

sào và trứng xen kẽ lẫn nhau). Ở miền Bắc nước ta cỡ lươn nhỏ hơn 20cm hoàn

toàn là cái, cỡ 36 - 47cm lươn ở thời kỳ lưỡng tính, cỡ lớn hơn 54 cm hầu hết là

lươn đực.

Mùa lươn đẻ chủ yếu vào tháng 3-6 dương lịch và có thể đẻ vào mùa phụ

tháng 8-9 dương lịch.

Lươn làm tổ đẻ nơi đất sét pha thịt như bờ ruộng, ven kênh mương, bờ ao, ...

Trước lúc đẻ, lươn đực có nhiệm vụ khoét hang. Hang thường có hình chữ “U”, cao

hơn mặt nước ruộng khoảng 5 - 10cm. Toàn bộ khu vực hang thường có ba ngách:

- Ngách phụ để thông khí cho lươn thở.

- Ngách chính của tổ thường nằm sâu dưới bùn.

- Ngách từ trên bờ vòng xuống, tạo thành chữ “U”.

Trước khi lươn cái tới đẻ, lươn đực phun đầy bọt trong tổ để lươn cái đẻ trứng

trên đám bọt đó. Lúc đầu đám bọt có màu trắng; khi trứng sắp nở, đám bọt ngả

sang màu ngà. Trong một tổ đẻ số lượng trứng biến đổi từ 80 đến 600 trứng. Cỡ

lươn dài 20 cm có 200 - 400 trứng, dài 30cm có 300 - 500 trứng, cỡ lớn có thể đạt

1000 trứng. Đường kính trứng 3,5 - 4mm.

Ở nhiệt độ 30oC trong vòng một tuần lễ trứng nở ra lươn con, tới ngày thứ 10

noãn hoàng tiêu biến hết, lúc này lươn dài khoảng 20mm có thể tự kiếm mồi được.

2. Tính ăn

Lươn là loài ăn tạp, nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ,

lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp ăn côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn,

đôi khi ăn các thể hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, các tạo sợi...).

Lươn lớn ăn giun, ốc, tôm, tép, cá con và những động vật trên cạn gần mép

nước như: giun, dế...

Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau, lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu

giác là chủ yếu. Mùa lươn đẻ, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ sống thích hợp là

22 -25oC, lúc nhiệt độ xuống thấp dưới 10

oC lươn ngừng kiếm ăn và đào hang sâu

để trú qua đông. Cường độ ăn mạnh vào tháng 5 -7, lươn béo vào mùa thu và mùa

xuân trước khi đẻ.

3. Sinh trƣởng

Lươn 1 tuổi dài 27 cm nặng 18 -60g.

Page 4: Huong Dan Nuoi Luon

Lươn 2 tuổi dài 36-48 cm nặng 40 -100g.

Lươn con năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, sang năm thứ 2-3 trọng lượng

tăng lên là chủ yếu.

Trong điều kiện tự nhiên, đánh bắt lươn có chiều dài 30 - 50cm chiếm ưu thế.

4. Tập tính sinh sống.

Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi

theo môi trường sống. Hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo cỡ của lươn, chỗ ở thường

có nhiều ngõ ngách, hang của lươn không cố định. Khi gặp người bắt, lươn có thể

tháo chạy rất nhanh xuyên qua cả lớp đất tương đối rắn.

Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè, hay đi kiếm ăn sau trận mưa rào, có khi

sống thành đàn đi kiếm ăn.

II/ KỸ THUẬT NUÔI LƢƠN

2.1 Vị trí xây dựng ao nuôi

Nhìn chung, một vị trí lý tưởng cho xây dựng ao nuôi nên có các đặc điểm

sau:

- Ao phải gần nguồn kênh rạch để tiện lợi cho việc cấp và thóat nước, nơi thiết

kế ao phải thóang đề phòng rắn và chuột phá hại sau này.

- Nếu thiết kế ao đất thì phải chọn địa điểm đất có ít phèn, nơi tương đối yên

tỉnh.

- Ao nên gần nhà để tiện chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

Tùy theo điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường, diện tích ao và khả năng

quản lý mà quyết định nuôi theo hình thức nào, nuôi mật độ dày hay mật độ thưa.

Song, người nuôi cần tạo môi trường sống cho lươn tương tự như môi trường tự

nhiên của chúng ở bên ngoài.

2.2 Thiết kế và chuẩn bị ao nuôi

Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn

nước phong phú, chất nước tốt, có độ dốc nhất định để tháo nước. Hình dáng, kích

thước bể tuỳ theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài m2, nhìn chung từ

10 – 30 m2 là thích hợp, bể đất hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững

nguyên tắc đề phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết

kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau :

a/ Ao đất lót nilon: chọn nơi có đất cứng, đào sâu xuống khoảng 20-40cm, lấy

phần đất trên mặt đắp bờ cao khoảng 40-60cm, rộng 1m (cần nện thật chặt từng lớp

đất). Riêng phần đáy ao, sau khi đào xong cũng phải nện và lót thật chặt. Xung

Page 5: Huong Dan Nuoi Luon

quanh bờ và đáy ao có thể dùng nilon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc

lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất.

b/ Bể xi măng: Xây bể bằng gạch, có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo

sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn để giảm chi phí đầu tư cho bể nuôi. Nếu xây

bể nuôi mới thì thiết kế có chiều cao 0,8-1m, diện tích từ 10 – 30 m2 để dễ dàng

kiểm tra và quản lý trong quá trình nuôi. Đáy bể nên lát bằng gạch hoặc tráng xi

măng thật láng để tránh làm xây xát lươn trong quá trình nuôi.

Bể nuôi không nên để trống ngoài trời vì lươn không ưa ánh sáng mạnh và ánh

nắng sẽ làm nóng nước. Nên làm giàn trồng dây leo hoặc làm mái che nắng mưa

cho lươn bằng lưới nilon.

Bể nuôi cần thiết kế đường ống cấp thoát nước. Ống cấp nước phải thấp hơn

mặt nước để khi cấp nước không gây tiếng động, ống thoát nước tốt nhất là ống

thoát tràn (có bịt lưới) để tự động thoát nước phòng tránh lươn đi khi nước dâng lên

tràn bể nuôi. Nếu nước sâu quá, lươn sẽ vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng

của cơ thể nên sẽ chậm lớn.

Đối với ao đất lót nilon hay ao xi măng thì trong mỗi kiểu ao nuôi đều có hai

hình thức nuôi. Chúng ta có thể thực hiện nuôi lươn theo 2 dạng đáy có đất hoặc

tạo thành từng ụ đất và đáy không có đất.

2.2.1 Nuôi theo mô hình có bùn.

Có thể áp dụng trong bể xi măng hay trong ao đất lót nilon. Nếu diện tích ao

lớn có thể nuôi thêm giun quế trên mặt ụ đất ngay trong bể nuôi lươn. Công việc

chuẩn bị gồm: lấy bùn, chuối cây, rơm, cỏ mục, phân giun quế hay phân bò hoai và

lục bình.

- Chuối cây: đập dập hay chẻ nhỏ, ngâm dưới mương rạch (hoặc ngâm ngay

trong bể xi măng mới xây để xử lý bể trước khi nuôi) cho ra hết chất chát thời gian

35- 40 ngày. Sau khi đã sử lý, vớt cho vào bể xi măng tiếp tục ngâm nước đến khi

xác chuối cây đã chín (hoai mục, nước không còn màu đen sau khi ngâm 3 ngày).

- Bùn (đất): Chất liệu đất phải là đất cục, xắn ngoài ruộng đang canh tác,

phải chọn loại đất để khi rả ra không làm đục nước. Nếu được đất thịt pha sét hoặc

đất sét thì rất tốt, bà con gọi là đất mỡ gà vì đất này khi cho nước vào không làm

đục nước. Lớp đất bùn không nên có lẫn cát hoặc những mãnh vụn bén nhọn.

- Nếu đất rã ra đục nước thì lươn thiếu oxy sẽ bị ngóc đầu lên và phồng xoang

hầu to lên, kéo dài ngày lươn dễ bệnh. Chất liệu đất rất quan trọng, yếu tố này

quyết định tỉ lệ thành công khoảng 60% trong việc thực hiện mô hình nuôi. Có thể

lấy bùn từ đất phù sa tầng mặt ven sông (không gần với nguồn nước thải khu công

nghiệp hay trên ruộng có thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ). Đất mang về phơi khô

vài ngày để các khí độc trong đất bay hơi.

Page 6: Huong Dan Nuoi Luon

- Đắp ụ đất cao 30-35cm gồm: dưới cùng là một lớp chuối cây (hoặc rơm, cỏ

mục) 10cm, tiếp theo là một lớp bùn dày 10cm và lớp trên cùng là chuối cây, cỏ,

rơm mục và bùn 10-20cm.

- Sau khi đắp ụ tiến hành phơi bể 2- 3 ngày để ụ đất khô không bị sạt lở khi

cấp nước vào. Tiếp theo cho nước vào ngập ụ đất 10cm ngâm 2-3 ngày thì xả nước

cũ và lập lại 2 lần để xử lý hết chất chát còn lại trong chuối và các khí độc còn lại

trong đất.

- Cấp nước vào nuôi: Mực nước từ 25-30cm, tức thấp hơn ụ bùn 5-10cm. Nếu

nuôi giun quế ngay trong bể thì cho một lớp phân bò hoai 10 cm vào các ụ đất rộng

trong bể để nuôi giun trực tiếp cho lươn ăn sau này, mật độ giun thả từ 2-3kg/m2,

quan sát khi giun ăn hết thức ăn phải thay lớp phân bò hoai mới, cần hạn chế gây ra

tiếng động làm lươn bỏ ăn, giữ cho lớp phân luôn luôn ẩm để tạo điều kiện tốt cho

giun ăn mồi và sinh sản nhanh. Thả lục bình vào rãnh nước giữa các ụ bùn có tác

dụng ổn định nhiệt độ và hấp thu dưỡng chất từ lớp phân bò và phân giun hòa tan,

làm sạch nước (lục bình cần rửa sạch rễ trước khi cho vào bể nuôi, là lắng tụ các

vật chất vô cơ làm trong nước). Các ụ đất còn lại trong bể có thể trồng các loại cỏ,

rau mác, môn nước để tạo cảnh quan tự nhiên.

2.2.2 Nuôi theo mô hình sử dụng dây nilon.

Đối với mô hình nuôi lươn trong bể lót nilon hoặc bể xi măng không có lớp

đất ở đáy: Chúng ta căng lưới phía trên, căng lưới thẳng, cho lưới ngập vào nước

khoảng 15-20 cm, kích thước mắt lưới lớn 3-4cm, để khi lươn lớn có thể chui rúc

lên không bị kẹt, xây xát. Phía trên lưới dùng dây bẹ (dây nilon) màu đen (phù hợp

màu bùn) xé nhỏ bó lỏng và trãi đều khắp phía trên như rong cỏ để lươn chui rúc

vào trú ẩn. Mực nước trong bể duy trì khoảng 40-45 cm, và nước ngập trên dây bẹ

5-10cm.

Dây nilon phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng bằng cách ngâm trong

nước 10-15 ngày để các hóa chất tẩm trong dây nilon được rữa trôi và tảo bám vào

dây nhằm hạn chế độ bén của dây nilon làm xây xát lươn trong quá trình nuôi.

Điểm thuận lợi của phương pháp này là dễ dàng vệ sinh, chăm sóc theo dõi

trong suốt quá trình nuôi, có thể phân cỡ dễ dàng khi trong bể có những con vượt

đàn. Nhưng cần phải chú ý đến nhiệt độ nước trong bể vào mùa hè để có biện pháp

xử lý kịp thời.

2.3 Nguồn giống

Hiện nay, việc sản suất nhân tạo lươn giống vẫn còn trong giai đoạn nghiên

cứu. Vì thế việc nuôi lươn thịt chủ yếu vẫn dựa vào nguồn giống thu gom ngoài tự

nhiên hoặc vớt lươn bột, vớt trứng về ấp cho nên có nhiều vấn đề tồn tại đang gặp

phải mà ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc sản suất như:

Page 7: Huong Dan Nuoi Luon

- Lươn có kích cỡ không đồng đều

- Lươn bị xây xát do đánh bắt và bị hao hụt nhiều sau khi thả

- Nguồn giống hiếm và bị động.

- Giá lươn giống cao.

Khắc phục những tồn tại nêu trên hiện đang là mối quan tâm chung của người

sản xuất cũng như người làm công tác nghiên cứu.

2.4 Con giống

a/ Chọn giống

Hiện nay, Lươn có 3 loại :

- Loại màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất.

- Loại màu vàng xanh, phát triển bình thường.

- Loại màu xám tro, chậm lớn.

Bắt từ các nguồn sau: Bắt trực tiếp lươn sẵn có trong tự nhiên (từ tháng 6 - 10

hằng năm) và thu gom mua ở chợ.

Mật độ thả phải căn cứ vào điều kiện môi trường và trình độ quản lý của người

nuôi mà quyết định. Mật độ nuôi lươn thường từ 40-50 con/m2 với kích thước lươn

giống từ 60-80 con/kg. Cần chọn lươn giống có kích cở đồng đều tránh thả lươn

chênh lệch nhau quá nhiều vì khi đói lươn tranh mồi và có thể ăn thịt lẫn nhau. Con

giống khỏe, nhiều nhớt, không xây xát, bụng không ửng đỏ, không có hiện tượng

phồng mang.

Không nên chọn con giống:

- Lươn có kích cỡ lớn từ 8-10 con/kg.

- Lươn bắt từ nguồn gốc dẫn dụ bằng thuốc hoặc dược thảo, các chất này sẽ

hủy hoại tế bào máu hoặc làm hư đường ruột.

- Lươn bị mất nhớt từ lổ hậu môn trở dần về đuôi, hoặc từ 1/3 thân trở về

đầu, đặc biệt viền nấp mang có màu đỏ hoặc tím nhạt.

- Xung quanh lổ hậu môn lươn có màu đỏ hoặc những chấm xuất huyết.

b/ Vận chuyển lƣơn giống

- Vận chuyển khô

Nếu vận chuyển lươn giống từ nơi mua về nơi thả nuôi trong các dụng cụ

không giữ được nước thì không nên chứa nhiều lươn trong một diện tích nhỏ vì

lươn sẽ bị chết hoặc bị mệt do lươn đè lên nhau.

Page 8: Huong Dan Nuoi Luon

Có một điều cần lưu ý khi vận chuyển lươn bằng phương pháp này là phải giữ

da lươn luôn ẩm ướt bằng cách thường xuyên tưới nước lên mình lươn. Vì da lươn

là một cơ quan hô hấp và cơ quan hô hấp này chỉ họat động tốt khi da lươn luôn ẩm

ướt. nếu da lươn bị khô thì lươn dễ bị mệt hoặc chết do thiếu oxy để thở. Đây cũng

là một nguyên nhân gây hao hụt. Trong quá trình vận chuyển có thể bố trí thêm

rơm mục, cỏ, lục bình ướt, mềm để tạo môi trường trú ẩn, lươn không cuốn vào

nhau và luôn giữ ướt được da lươn.

- Vận chuyển ướt.

Nếu dụng cụ chứa lươn giữ được nước thì tỉ lệ trọng lượng lươn giống và

trọng lượng nước nên theo tỉ lệ 1:1. Cần bố trí thêm rơm mục, cỏ, lục bình ướt,

mềm để hạn chế lươn cuốn vào nhau.

Ngoài ra có thể chuyển lươn bằng túi nilon. Bao có kích thước 60 x 90cm.

Lượng nước chứa trong bao khỏang 10 lít. trọng lượng lươn không quá 5kg. Thới

gian vận chuyển nếu quá 8 giờ phải thay nước. Trong quá trình vận chuyển cần có

biện pháp che mát cho lươn.

c/ Phƣơng pháp thuần dƣỡng lƣơn

Do không rõ nguồn gốc, phương pháp đánh bắt lươn giống nên việc thuần

dưỡng lươn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi thương phẩm.

Quá trình thuần dưỡng đựơc tiến hành theo các bước sau:

- Nên có nhiều bể thuần dưỡng để có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau.

- Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt

ở chổ có bóng râm hoặc có mái che).

- Lươn thu gom về phải tắm bằng nước muối 4 - 5% trong 4-5 phút. Sau đó

vớt ra và phân loại trước khi đưa vào nuôi thuần dưỡng.

- Trong 2 - 3 ngày không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường

nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 - 4 kg/m2.

- Mực nước trong bể thuần dưỡng không quá 30 cm.

- Nguồn nước không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất công nghiệp và

nước thải sinh hoạt.

- Điều kiện môi trường thích hợp: Nhiệt độ từ 230C - 28

0C; pH từ 6.5 – 8.0,

Độ mặn không quá 60/00.

- Tùy thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà có biện pháp xử lý cụ thể, thay

nước 1 - 2 lần/ngày (nước bị nhiễm bẩn nhiều hay ít do chất thải của lươn tiết ra).

Cần có một bể chứa nước để thay lúc cần thiết.

Page 9: Huong Dan Nuoi Luon

- Sau 2-3 ngày, cho ăn một ít trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích

như giun, cá, tép …băm nhuyễn.

- Theo dõi hoạt động và mức ăn mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời.

- Tránh gây chấn động trong thời gian thuần dưỡng.

- Sau 10 - 15 ngày, cho lươn vào bể nuôi thương phẩm.

d/ Thả giống

Nếu lươn đã qua thuần dưỡng thì sẽ dể dàng đưa vào nuôi thương phẩm và tỉ

lệ sống rất cao.

Do việc nuôi lươn chủ yếu dựa vào nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên nên

mùa vụ thả giống có thể quanh năm. Tuy nhiên, vào các tháng mùa mưa, vào mùa

nước thủy triều cao, điều kiện nguồn nước dồi dào và nhiều dinh dưỡng, nhiệt độ

thích hợp và cũng là mùa sinh sản của lươn nên nguồn giống phong phú hơn. Vì

thế, đây là thời điểm thả giống tập trung trong năm.

Thời gian thả giống thích hợp là đầu mùa mưa, vào lúc sáng sớm hay chiều

mát, tốt nhất là thả lươn trước 10 giờ sáng. Trước khi thả lươn vào bể nuôi cần tắm

cho lươn bằng dung dịch nước muối 3-5% trong 4-5 phút (khoảng một muỗng cà

phê cho một lít nước) để trị bệnh ký sinh cho lươn hay phòng các loại vi khuẩn và

nấm có hại cho lươn trong quá trình vận chuyển. Cần chú ý trong lúc tắm cho lươn,

nếu thấy chúng phóng lên khỏi mặt nước hay có biểu hiện bất thường thì vớt lươn

ra ngay và tắm lại bằng nước sạch trong bể nuôi 10-15 phút trước khi thả lươn vào

ao nuôi.

Loại bỏ ngay những con lươn nằm trên mặt bùn, những con nằm ngửa bụng

dưới đáy, những con bơi lội lờ đờ vì lươn sắp chết có những biểu hiện như vậy.

Trong ao có thể thả một ít bèo tây hoặc bèo cái làm nơi trú ẩn cho lươn, xung

quanh ao trồng một ít cây có dàn để mùa hè che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao.

2.5 Thức ăn

Sau khi trải qua thời gian thuần dưỡng, lươn đã quen với điều kiện nuôi nhốt,

việc bố trí thức ăn được tiến hành từng bước như sau:

Nên cho lươn ăn vào buổi tối và chọn loại thức ăn lươn ưa thích như giun đất

(1-2% trọng lượng lươn). Sau 10 - 15 ngày có thể cho ăn theo khẩu phần 5 - 8%

trọng lượng lươn nuôi. Thời điểm cho ăn thích hợp nhất: từ 17- 18 giờ.

Theo dõi mức ăn của lươn để hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm nguồn nước,

khi cho lươn ăn từ 17-18giờ thì sáng sớm hôm sau nên kiểm tra và vớt bỏ phần

thức ăn thừa.

Page 10: Huong Dan Nuoi Luon

Lươn là động vật ăn tạp thiên về động vật, thức ăn của chúng là cá tạp, ốc,

giun, nhộng tầm, sâu bọ, phế phẩm lò mổ…Sau khi thả lươn không cho ăn ngay, 1-

2 ngày sau thả giống mới tập cho lươn ăn dần với một lượng nhỏ để kích thích lươn

tìm thức ăn khi đói. Nên cho lươn ăn những thức ăn cố định không thay đổi thường

xuyên. Tuy nhiên, không cho lươn ăn một loại thức ăn duy nhất, bởi vì sau đó

muốn thay đổi thức ăn cho lươn rất khó. Tốt nhất là tận dụng những loại thức ăn rẻ

tiền, dễ kiếm miễn sao lươn tăng trọng nhanh là được. Thức ăn ban đầu cần thiết

cho lươn giống là các loại giun sau đó kết hợp dần bằng các lọai thức ăn khác như

cá tạp, ốc băm nhỏ…. Cần chú ý phối hợp dần, không thay đổi nhiều và đột ngột

(ví dụ lươn nuôi trong giai đọan thuần dưỡng cho ăn 100% giun quế sau 15 ngày

muốn kết hợp khẩu phần thức ăn với cá tạp thì trước tiên giãm lượng thức ăn còn

50% trong 2-3 ngày sau đó tăng lượng thức ăn trở lại bằng 75% giun cộng với 25%

cá tạp xay nhuyễn. Khi lươn đã quen với khẩu phần thức ăn mới thì tăng dần lượng

cá lên. Nếu muốn tiếp tục bổ xung thêm ốc bưu vàng thì giãm lượng thức ăn còn

50%, giãm lượng cá tạp 25% và bổ xung 25% lượng ốc). Đối với lươn giống nguồn

thức ăn quan trọng trong giai đọan đầu là giun quế, giun đất nó sẽ ảnh hưởng lớn

đến tỉ lệ sống và sức tăng trưởng của lươn trong quá trình nuôi.

Khi cho lươn ăn phải tuân theo nguyên tắc 4 định: định chất, định lượng, định

thời gian, định vị trí.

- Định chất: dùng thức ăn luôn tươi, tuyệt đối không cho lươn ăn thức ăn ươn

thối.

- Định lượng: Lượng thức vừa đủ, nếu cho lươn ăn quá nhiều lươn ăn không

hết sẽ lãng phí thức ăn, nếu cho lươn ăn thiếu thì lươn sẽ tăng trọng kém.Tốt nhất

nên theo dõi lượng ăn hằng ngày mà điều chỉnh hợp lý.

- Định thời gian: Ngày cho ăn 1 lần vào 17-18 giờ chiều. Sau khi lươn quen

có thể tập cho lươn ăn vào thời điểm sớm hơn.

- Định vị trí: Chỗ cho lươn ăn phải cố định, sàn cho ăn làm bằng gỗ hoặc tre,

đáy sàn làm bằng lưới rây, rổ thưa hoặc dùng đĩa sành có kích cở phù hợp với

lượng thức ăn để làm máng ăn cho lươn. Vị trí cho ăn thường đặt ở gần ống thoát

nước để dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa.

Thường xuyên bổ xung cá con, tép ruộng (vừa kích cỡ miệng của lươn) vào bể

cho lươn tự tìm thức ăn.

Đối với bể nuôi có kết hợp nuôi giun thì cũng cần phải cho lươn ăn thêm và

cũng cần phối hợp thêm các loại thức ăn khác để dễ dàng thay đổi thức ăn sau này

và giun trong bể nuôi có thời gian sinh sản. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của giun

để cấp thêm phân và lượng giun còn lại trong ụ đất để bổ sung kịp thời.

2.6 Quản lý bể nuôi

Page 11: Huong Dan Nuoi Luon

- Phòng chất nước bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước lưu thông, sạch. Do

mực nước trong bể nuôi lươn rất nông chỉ có 20 - 25cm mà thức ăn lại giàu đạm

nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn.

Khi nước quá bẩn thì lươn có biểu hiện nửa thân trước của lươn dựng thẳng đứng

trong nước, đầu nhô lên khỏi mặt nước để thở. Khi có hiện tượng đó phải nhanh

chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh chất nước nhiễm bẩn thì từ 2 - 3 ngày

thay nước 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao thời gian thay nước ngắn hơn, thường xuyên

vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn ... Tốt nhất mỗi ngày thay nước 2 lần vào lúc sáng

sớm và trước khi cho ăn.

- Khi thay nước cần chú ý lượng nước cấp bằng lượng nước thoát ra bằng hệ

thống chảy tràn, không nên tháo nước trước rồi mới cấp nước vào.

- Phòng nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Mùa hè nắng nóng phải che hoặc làm

dàn cho mát hoặc thả nuôi trong ao một ít rong, lục bình, trồng cỏ, rau mác, môn

nước… ngay trên các ụ đất, thường xuyên thay nước.

- Trong suốt quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường thích hợp: Nhiệt độ từ

230C - 28

0C; pH từ 6,5 - 8,0. Độ mặn không quá 6

o/oo.

Phòng lươn bò trốn: phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở

phải kịp thời sửa chữa.

2.7 Phòng và trị bệnh

- Không quá 3 ngày nên thay nước 1 lần.

- Nếu thấy lươn dựng đầu khỏi mặt nước thì phải thay nước do môi trường

nước đã ô nhiễm. Nếu bể nuôi bốc mùi hôi thối mà thay nước vẫn không hết thì

phải thay lớp đất bùn ở những nơi cho ăn hoặc thay toàn bộ lớp đất bùn vì trong

quá trình nuôi đã cho ăn dư thừa hoặc do xác lươn chết phân hủy.

- Định kỳ khoảng 7 ngày trộn vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề

kháng và sử dụng chế phẩm sinh học, Zeolite... để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

2.8 Một số bệnh thƣờng gặp

Những nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn đó là do nguồn giống ban đầu

không tốt, do trong quá trình vận chuyển bị xây xát, hoặc do nhiệt độ thay đổi đột

ngột và môi trường nước ô nhiễm khi quá trình chăm sóc không tốt, nên nguồn

nước nhiễm bẩn, các mầm bệnh và ký sinh trùng tồn tại gây bệnh cho lươn. Các

bệnh thường gặp ở lươn đó là bệnh sốt nóng, bệnh lở loét, nội và ngoại ký sinh,

bệnh nấm thuỷ mi.

1/ Bệnh sốt nóng

Page 12: Huong Dan Nuoi Luon

* Nguyên nhân: Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men

và khi nhiệt độ nước tăng cao. Lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau,

dịch nhầy tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to,

lươn chết hàng loạt.

* Phòng trị: Mật độ nuôi hợp lý, thay nước tránh lươn cuốn vào nhau, bảo đảm

chất lượng nước tốt, thả thêm lục bình, trồng thêm cỏ, rau và nâng mực nước trong

bồn lên nhằm hạ nhiệt độ nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng Anti Shock liều 1

ký/ 1000m3 tạo đều trong bồn nuôi lươn hoặc dùng dung dịch Sulphate đồng

0,07%, mỗi mét khối nước tưới 5ml dung dịch trên trong toàn bể.

2/ Bệnh lở lóet:

* Nguyên nhân: Thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.

* Triệu chứng: trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da

lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội

khó khăn, đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5-9.

* Phòng trị: Trước khi nuôi phải sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc

bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000 UI/m2. Cứ 50 kg lươn

dùng 0,5g SulFamidine trộn vào thức ăn cho lươn ăn, mỗi ngày một lần, điều trị

mỗi đợt 5-7 ngày. Trực tiếp bôi Potassium permanganate (thuốc tím) vào vết loét.

3/ Bệnh nội và ngoại ký sinh

* Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký

sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần hoặc do đỉa bám

vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm

nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng.

* Phòng trị: Dùng dung dịch Sulphate đồng nồng độ 100 ppm (25 kg nước +

2,5g Sulphate đồng) ngâm rửa 5-10 phút hoặc dùng Bio Green Cut liều 1 ppm

( tức 1 lít/ 1000m3 nước ) diệt mầm bệnh, ấu trùng các ký sinh trùng trước khi

thay nước mới vào. Nếu lươn có bệnh trên thì có thể dùng Bio Benzol để trị.

4/ Bệnh nấm thuỷ mi

* Nguyên nhân: Do mốc ký sinh trùng gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân -

thu, có vết tròn, màu trắng bám vào lươn để hút dinh dưỡng.

Page 13: Huong Dan Nuoi Luon

* Phòng trị: Trước khi thả lươn vệ sinh bể nuôi, 100-150g vôi hòa tan tưới

vào bể. Ngâm lươn vào nước muối 3-5% trong 3-5 phút. Hoặc dùng sulphat đồng

để tấm cho lươn dùng Bio Oxocol liều 5g/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 3 đến 5

ngày sẽ trị được bệnh nấm thuỷ mi trên lươn.

2.8 Thu hoạch

Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông

thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 - 80 con/kg; thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng

lươn có thể đạt được 150 - 220g/con. Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các

bước như sau:

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa, sọt…

- Phương tiện vận chuyển lươn : thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ô

tô hoặc ghe ...

- Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi, cần có đội ngũ lao động

khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một gốc bể.

Do bị động nên lươn gom về gốc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi.

- Trước khi thu hoạch cần chuẩn bị một bể nuôi mới hay bể trữ vì trong quá

trình nuôi, lươn thành thục sinh dục và sinh sản trong bể nuôi khi có điều kiện thích

hợp nên có cả lươn bố mẹ và lươn con. Khi thu hoạch cần giữ lại lươn con, lươn

nhỏ tiếp tực phân cở và nuôi tiếp.

Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển:

- Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Nên bắt từng bể và thu gọn, vận chuyển nhanh.

- Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận

chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đè dẹp dễ

bị ngộp và chết.

- Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay.

- Năng suất: Lươn nuôi trong bể năng suất đạt từ 6 - 10kg/m2/vụ. Trong năm

có thể tiến hành thả 2- 3 vụ nuôi.