6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SÔ THIẾT BỊ ĐO THÔNG DỤNG I.Máy hiện sóng (Oscilloscope): CRT -Núm INTENSITY: điều chỉnh độ sáng của dao động đồ trên màn hình. -Núm FOCUS : điều chỉnh độ hội tụ của chùm tia điện tử, thay đổi độ nét của dao động đồ. KÊNH LỆCH ĐỨNG Y (CH1 và CH2) - Vert. Mode: Thay đổi chế độ hiển thị - Chuyển mạch kết nối đầu vào: gồm AC, GND, DC. Khi chuyển mạch đặt ở AC: chỉ có thanh phần xoay chiều của tín hiệu được hiển thi trên màn. Khi chuyển mạch đặt ở DC: cả thành phần xoay chiều và 1 chiều của tín hiệu được hiển thị trên màn. Khi chuyển mạch đặt ở GND: tín hiệu GND được đưa vào lối vào của MHS. - Núm VOLTS/DIV thay đổ hệ số phân áp của kênh Y. - VAR : Thay đổi hệ số khuếch đại của mạch tiền KĐ Chú ý: khi tính biên độ của tín hiệu dựa vào số ô tương ứng với biên độ của tín hiệu cần tính và hệ số volts/div, cần điều chỉnh núm VAR (màu đỏ nằm phía trên núm volts/div về vị trí chuẩn (CAL) của nó (xoay theo chiều kim đồng hồ về vị trí tận cùng). -Núm X-Y: ấn nút này để chuyển sang chế độ khuếch đại, ảnh trên màn hình là hình Lixazu. Chú ý: thông thường trong chế độ này thì chuyển mạch SOURCE lựa chọn tín hiệu đưa vào kênh X, chuyển mạch VERTICAL MODE lựa chọn tín hiệu đưa vào kênh Y. -Núm POS↕ để dịch ảnh trên màn theo chiều dọc. 1

Huongdansudungmaydo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huongdansudungmaydo

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SÔ THIẾT BỊ ĐO THÔNG DỤNG

I.Máy hiện sóng (Oscilloscope):

CRT

-Núm INTENSITY: điều chỉnh độ sáng của dao động đồ trên màn hình.

-Núm FOCUS : điều chỉnh độ hội tụ của chùm tia điện tử, thay đổi độ nét của dao động đồ.

KÊNH LỆCH ĐỨNG Y (CH1 và CH2)

- Vert. Mode: Thay đổi chế độ hiển thị

- Chuyển mạch kết nối đầu vào: gồm AC, GND, DC.

Khi chuyển mạch đặt ở AC: chỉ có thanh phần xoay chiều của tín hiệu được hiển thi trên màn.

Khi chuyển mạch đặt ở DC: cả thành phần xoay chiều và 1 chiều của tín hiệu được hiển thị trên màn.

Khi chuyển mạch đặt ở GND: tín hiệu GND được đưa vào lối vào của MHS.

- Núm VOLTS/DIV thay đổ hệ số phân áp của kênh Y.

- VAR : Thay đổi hệ số khuếch đại của mạch tiền KĐ

Chú ý: khi tính biên độ của tín hiệu dựa vào số ô tương ứng với biên độ của tín hiệu cần tính và hệ số volts/div, cần điều chỉnh núm VAR (màu đỏ nằm phía trên núm volts/div về vị trí chuẩn (CAL) của nó (xoay theo chiều kim đồng hồ về vị trí tận cùng).

-Núm X-Y: ấn nút này để chuyển sang chế độ khuếch đại, ảnh trên màn hình là hình Lixazu. Chú ý: thông thường trong chế độ này thì chuyển mạch SOURCE lựa chọn tín hiệu đưa vào kênh X, chuyển mạch VERTICAL MODE lựa chọn tín hiệu đưa vào kênh Y.

-Núm POS để dịch ảnh trên màn theo chiều dọc.

KÊNH LỆCH NGANG X

-Núm Time/Div:thay đổi chu kỳ quét thích hợp.

- VAR SWEEP : Thay đổi liên lục thời gian quét thuận

Chú ý: khi tính chu kỳ của tín hiệu dựa vào số ô trong 1 chu kỳ và hệ số time/div, cần điều chỉnh núm VAR-SWEEP về vị trí chuẩn (CAL) của nó (xoay theo chiều kim đồng hồ về vị trí tận cùng).

1

Page 2: Huongdansudungmaydo

-Núm POS←→ Khi chuyển mạch đặt ở để dịch ảnh trên màn theo chiều ngang.

-Núm HOLD OFF: kết hợp với việc điêu chỉnh chuyển mạch SOURCE để điều chỉnh đồng bộ.

ĐỒNG BỘ VÀ KÍCH KHỞI

-Núm TRIG LEVEL: Điều chỉnh mức kích khởi

-Chuyển mạch COUPLING: lựa chọn chế độ kích khởi .

AUTO: chế độ kích khởi động tự động. Tín hiệu quét được tạo ra khi không có tín hiệu kích khởi phù hợp và tự động trở lại hoạt động quét có kích khởi khi có tín hiệu kích khởi phù hợp.

NORM: chế độ kích khởi bình thường, tín hiệu quét chỉ được tạo ra khi có tín hiệu kích khởi phù hợp .

TV-V: phạm vi băng thông kích khởi là DC-1khz

TV-H: phạm vi băng thông kích khởi là 1khz-100khz

-Chuyển mạch SOURCE: Nguồn tín hiệu đồng bộ

CH1: tín hiệu từ kênh CH1 trở thành nguồn kích khởi không quan tâm đến việc lựa chọn ở chuyển mạch VERTICAL MODE.

CH2: tín hiệu từ kênh CH2 trở thành nguồn kích khởi.

Khi CM ở vị trí CH1 hoặc CH2 ta có đồng bộ trong (tự đồng bộ).

LINE: tín hiệu xoay chiều từ lưới điện dược dùng làm nguồn kích khởi (đồng bộ với lưới điện, tần số 50Hz).

EXIT: tín hiệu kích khởi lấy từ đầu nối EXIT TRIG (đồng bộ ngoài).

II.Máy tạo sóng chức năng:Models FG-32

Gồm 3 khối chính, thực hiện ba chức năng sau:

1.Tạo sóng: cho phép tạo ra các dạng sóng khác nhau bằng cách xoay chuyển mạch (nút) Function. Biên độ của sóng ra lớn nhất là 20Vp-p (không tải) và nhỏ nhất là 0,1Vp-p (không tải). Tần số của sóng được hiển thị bởi các LED, đơn vị Hz và KHz. Độ rộng xung từ 0,4 s đến 100ns.

* Các núm chức năng:

-Núm Function:cho phép chọn dạng sóng được tạo ra. Có thể tạo ra được bao nhiêu dạng sóng? Kể tên.

2

Page 3: Huongdansudungmaydo

-Núm Frequency Range: chỉnh thô tần số thay đổi các thang tần số khác nhau, cho phép điều chỉnh các mức lớn của tần số.

-Núm Frequency: tinh chỉnh tần số (khi xoay núm này cho phép điều chỉnh những lượng nhỏ của tần số).

-Núm offset: kéo ra và xoay để điều chỉnh mức điện áp 1 chiều của tín hiệu ở lối ra chính (output).

-Núm AMPL: xoay để điều chỉnh mức biên độ của tín hiệu ở lối ra chính (kéo núm này ra thì biên độ giảm 10 lần, tương ứng với -20dB).

-Lối ra chính (OUTPUT): trở kháng ở lối ra chính là 50Ω. Biên độ cực đại là 20 Vp-p (khi không tải) và 10Vp-p khi tải là 50Ω.

-Lối ra đồng bộ (SYNC OUTPUT): tạo sóng vuông mức TTL có tần số bằng với tần số của sóng ở lối ra chính.

-VCF input: lối vào tín hiệu DC ngoài dung để điều khiển tần số được tạo ra.

Đưa tín hiệu quét AC từ ngoài vào :dùng như một tín hiệu quét ngoài.

Đưa tín hiệu sin AC từ ngoài vào : dùng để điều chế tần số.

Tín hiệu vào : 0-10V, f <1khz

Trở kháng vào: 1kΩ

2. Bộ tạo xung quét (Sweep Generator): cho phép tạo quét tuyến tính hoặc quét logarit. Tốc độ quét từ 5s đến 10ms.

-Núm Width: xoay núm này để điều chỉnh độ rộng xung quét. Kéo núm Width ra chuyển sang chế độ quét loga, để bình thường thì ở chế độ quét tuyến tính, (khi điều chỉnh cần kéo núm Rate ra).

-Núm Rate: xoay núm này để điều chỉnh tốc độ quét từ 5s đến 25 ms. Lối ra của xung quét là SWEEP OUTPUT.

3. Bộ đếm tần số (Frequency Counter):trở kháng vào 1MΩ, băng thông rộng 0.2Hz-60MHZ, trigger ±2.5V được chỉ thị bằng LED (EXIT –TRIG’D)

* COUPLING:

-INT :hiển thị tần số của tín hiệu được tạo ra.

-EXIT AC/HF: hiển thị tín hiệu của tần số cao ở lối vào EXIT INPUT của bộ đếm. Chuyển mạch ở vị trí này để lọc đi các tín hiệu DC và các tín hiệu hài ở tần số thấp.

3

Page 4: Huongdansudungmaydo

+EXIT DC/LF: hiển thị tín hiệu ở tần số thấp ở lối vào EXIT INPUT của bộ đếm. Chuyển mạch đặt ở vị trí này để lọc các tín hiệu lớn hơn 100 kHz và làm cho tín hiệu tần số thấp ổn định hơn.

+TRIGGER: điều chỉnh mức kích khởi từ -2V đến +2V. Kéo núm này ra thì tín biên độ tín hiệu lối vào sẽ bị suy giảm 20 lần.

+EXIT INPUT : đầu đưa tín hiệu cần đếm tần số từ mạch ngoài vào bộ đếm.Tần số đưa vào nằm trong khoảng 0.2Hz đến 600MHz, điện áp vào cực đại 300Vp-p (khi núm TRIGGER được kéo ra ).

Chú ý: đèn LED ở bên tay trái chỉ thị điều kiện kích khởi. Đèn này sáng biểu thị ở mức kích khởi là quá cao, đèn này tối biểu thị mức kích khởi là quá thấp, khi đèn này nhấp nháy chị thị trạng thái đang kích khởi (chế độ làm việc bình thường của bộ đếm).

III Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim

-Cách đo điện áp, dòng điện:

Đặt chuyển mạch chức năng đo về vị trí thích hợp. Chọn thang đo thích hợp. Kim chỉ ở vị trí nào thì tính giá trị cần đo theo hệ số tỷ lệ với giá trị cực đại của thang đo và vị trí kim đồng hồ chỉ.

Chú ý: chọn thang đo sao cho giá trị cần đo nhỏ hơn giá trị cực đại của thang đo. Nếu không dự đoán được khoảng giá trị cần đi tì tốt nhất là chọn thang đo có trị số lớn nhất , sau đó giảm dần thang đo tới thang đo phù hợp.

-Đo điện trở:

Đặt chuyển mạch chức năng đo về vị trí đo điện trở x100Ω,x1k, 10k,…Chỉnh 0 thang đo điên trở bằng cách chập 2 que đo vào nhau, rồi chỉnh nút 0 ADJ ở bên phải trên mặt đồng hồ.

Đặt 2 đầu que đo lên 2 chân của điện trở cần đo, giá trị điện trở đo được tính bằng chỉ số của kim nhân với vị trí chuyển mạch đặt thang đo.

4