12
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 15/11) VN - Index 897,15 0,42% HNX - Index 101,02 0,18% D.JONES CK Mỹ 25.289,27 0,83% STOXX CK C.Âu 3.190,31 0,47% CSI 300 CK TQ 3.242,37 1,17% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 16/11) SJC Ng.đ/L 36.600 0,19% Quốc tế USD/Oz 1212.80 0,41% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.721 0,01% EUR/USD 1,1330 0,12% Du WTI USD/th 56,50 0,98% 6 Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Trên thực tế, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng và khảo sát của NHNN, cơ quan công an, ngoại tệ giả đã xuất hiện trong các giao dịch vãng lai, có nhiều trường hợp ngoại tệ giả tinh vi, khó phát hiện và gây thiệt hại cho các tổ chức được phép giao dịch ngoại tệ, tổ chức kinh tế và cá nhân. Do đó, NHNN đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Tin nổi bật NHNN đề xuất quy định xử lý ngoại tệ giả Con số 486.000 tỷ đồng đã phản ánh hết thực trạng của nợ xấu? Ngân hàng cho vay 'bia kèm lạc' Phác hoạ bức tranh thu - chi NSNN 2019 IPAF: Việt Nam sẽ trụ vững trong bối cảnh toàn cầu bất ổn 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gặp khó tăng trưởng Chủ tịch FED: “Kinh tế Mỹ đang rất tốt” ThSáu, ngày 16/11/2018 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 15/11)

VN - Index 897,15 0,42%

HNX - Index 101,02 0,18%

D.JONES CK Mỹ 25.289,27 0,83%

STOXX CK C.Âu 3.190,31 0,47%

CSI 300 CK TQ 3.242,37 1,17%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 16/11)

SJC Ng.đ/L 36.600 0,19%

Quốc tế USD/Oz 1212.80 0,41%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.721 0,01%

EUR/USD 1,1330 0,12%

Dầu

WTI USD/th 56,50 0,98%

6

Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết

định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

bảo vệ tiền Việt Nam đã bộc lộ một số hạn

chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành

chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Trên thực

tế, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng và

khảo sát của NHNN, cơ quan công an, ngoại

tệ giả đã xuất hiện trong các giao dịch vãng

lai, có nhiều trường hợp ngoại tệ giả tinh vi,

khó phát hiện và gây thiệt hại cho các tổ

chức được phép giao dịch ngoại tệ, tổ chức

kinh tế và cá nhân. Do đó, NHNN đang đề

nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về

đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ

tiền Việt Nam.

Tin nổi bật

NHNN đề xuất quy định xử lý ngoại tệ giả

Con số 486.000 tỷ đồng đã phản ánh hết

thực trạng của nợ xấu?

Ngân hàng cho vay 'bia kèm lạc'

Phác hoạ bức tranh thu - chi NSNN 2019

IPAF: Việt Nam sẽ trụ vững trong bối cảnh

toàn cầu bất ổn

3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang

gặp khó tăng trưởng

Chủ tịch FED: “Kinh tế Mỹ đang rất tốt”

Thứ Sáu, ngày 16/11/2018

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

2

Ngân hàng Nhà nước đề xuất

quy định xử lý ngoại tệ giả

NHNN VN cho biết đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về

đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15

năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc bảo vệ

tiền VN đã bộc lộ một số hạn chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành

chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Do đó, việc ban hành Nghị định thay

thế Quyết định 130 trong bối cảnh hiện nay là cần thiết để khắc phục

những bất cập của quy định pháp luật về công tác đấu tranh phòng,

chống tiền giả và bảo vệ tiền VN, giúp cho công tác này hoạt động đạt

hiệu quả cao hơn, góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia. Cụ thể,

dự thảo đề xuất bổ sung quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi

giả bao gồm việc thu giữ ngoại tệ giả, tạm thu giữ ngoại tệ nghi giả;

giám định ngoại tệ; đóng gói, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển ngoại tệ

giả; giao nộp, thu nhận, tiêu hủy ngoại tệ giả; thông tin về ngoại tệ giả.

Thực tế, theo báo cáo của các TCTD và khảo sát của NHNN, cơ quan

công an, ngoại tệ giả đã xuất hiện trong các giao dịch vãng lai, có nhiều

trường hợp ngoại tệ giả tinh vi, khó phát hiện và gây thiệt hại cho các tổ

chức được phép giao dịch ngoại tệ, tổ chức KT và cá nhân. Trước đây,

Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 04/11/1992 "Về công tác bảo vệ an

ninh và tài sản Nhà nước do ngành NH quản lý và bảo quản" chỉ quy

định trách nhiệm phối hợp giữa ngành NH và Bộ Nội vụ trong việc đấu

tranh kiên quyết với các hoạt động phá hoại tiền tệ, SX, tàng trữ, lưu

hành tiền giả (nội tệ và ngoại tệ giả)...; không quy định cụ thể về xử lý tiền

giả và không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động KD ngoại hối hiện

nay. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có văn bản QPPL quy định về công tác

đấu tranh phòng, chống tiền giả tiền VN (QĐ số 130/2003/QĐ-TTg), chưa

có văn bản QPPL quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả, dẫn

đến ngoại tệ giả vẫn có thể lưu hành ngoài XH, gây khó khăn, lúng túng

cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi gặp phải ngoại tệ giả, ngoại tệ

nghi giả. Thực tế này đòi hỏi phải có quy định về xử lý ngoại tệ giả,

ngoại tệ nghi giả. Vì vậy, NHNN đề xuất bổ sung quy định về xử lý

ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả vào Nghị định mới thay thế Quyết định số

130/2003/QĐ-TTg. Phương án này đảm bảo tính thống nhất của hệ

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

3

thống văn bản QPPL và đạt được mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh

vực tiền tệ. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung các

quy định chi tiết về sao chụp tiền VN, quy định về trách nhiệm của lực

lượng cảnh sát biển và quy định việc tiêu hủy tiền giả, tiền VN bị hủy

hoại trái pháp luật là vật chứng/tang vật trong các vụ án…

Nỗi lo thanh khoản tiền đồng

Nếu như cùng thời điểm này giai đoạn năm trước, LS qua đêm trên thị

trường LNH vẫn ổn định ở mức thấp <1%, thì hiện tại các NH đang phải

vay mượn qua đêm với mức LS ngày càng tiến gần đến vùng 5%. Đây

là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thanh khoản tiền đồng

của hệ thống đã trở nên căng thẳng. Điều đáng lưu ý là dù trong tháng

10, NHNN có 4 tuần bơm ròng liên tiếp, với tổng giá trị lên đến 87,649 tỷ

đồng, riêng trong tuần cuối tháng 10 là 46,414 tỷ đồng, nhưng vẫn

không đủ để giúp LS trên thị trường 2 hạ nhiệt. Không chỉ LS trên thị

trường 2 dâng lên, mà động thái liên tiếp điều chỉnh tăng LS huy động

VNĐ của các NH thời gian qua càng củng cố cho nhận định sự thiếu hụt

thanh khoản tại các NH. Và với nhu cầu vốn mùa cao điểm cuối năm,

thì thanh khoản của hệ thống khả năng sẽ càng đối mặt với căng thẳng

gia tăng từ nay cho đến trước tết Nguyên đán, nếu như nhà điều hành

không có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho hệ thống. Theo quy định

thì các DN XK sẽ phải tất toán các hợp đồng vay ngoại tệ chậm nhất

vào cuối năm nay. Điều này dẫn đến việc các DN sẽ cơ cấu các khoản

nợ từ ngoại tệ sang tiền đồng. Do đó, một lượng lớn khoản vay ngoại tệ

cũng sẽ được chuyển thành dư nợ tiền đồng, do đó càng làm tăng nhu

cầu vốn VNĐ. Chẳng những vậy, trong cơ cấu loại tiền cho vay cũng có

sự thay đổi mạnh mẽ, với dư nợ tiền đồng tăng mạnh trở lại, trong khi

dư nợ ngoại tệ giảm dần càng khiến cung cầu vốn tiền đồng của NH

đứng trước khả năng thiếu hụt. Dự trữ ngoại hối cũng 3,5 tỷ USD

trong các tháng gần đây, tương ứng với lượng lớn vốn tiền đồng bị hút

ra khỏi thị trường là >81.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các NH cũng có thể đối

mặt với lượng vốn từ NSNN bị rút ra mạnh trong những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, các yếu tố như nhu cầu vốn để đáp ứng những quy định,

tỷ lệ an toàn vốn mới sắp có hiệu lực, áp lực lạm phát hay diễn biến

đồng nhân dân tệ liên tiếp bị phá giá tác động giảm giá tương tự lên tiền

đồng cũng sẽ khiến mặt bằng LS biến động khó lường, bên cạnh những

nỗi lo về thanh khoản từ nay đến hết năm.

Page 4: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

4

Con số 486.000 tỷ đồng đã phản

ánh hết thực trạng của nợ xấu?

Ngày 15/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công

ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) với chủ đề "Củng cố an ninh tài

chính Châu Á và giải pháp thực hiện". Ông Eric Sidgwic, GĐ ADB tại

VN, Chủ tịch luân phiên của IPAF cho rằng chủ đề an ninh tài chính

đang nóng trong những tháng vừa qua, đặc biệt ở châu Á. Những biến

động trên thị trường như đồng USD tăng lên, căng thẳng thương mại,

tăng trưởng KT chậm đã đặt ra vấn đề cần tìm cách tạo bước đệm

chống chọi với những cú sốc bên ngoài. Ông Phạm Mạnh Thường,

PTGĐ Công ty mua bán nợ VN DATC cho biết con số nợ xấu đã có sự

thay đổi đáng kể, giảm từ 7,7% cuối 2017 xuống còn 6,67% cuối tháng

6/2018, #486.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Thường, con số này mới

chỉ phản ánh quy mô nợ xấu trong các TCTD chứ chưa phản ánh hết

mức độ nợ xấu của nền KT. Cần phải tìm cách để hệ thống NH khi duy

trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp từ đó kiểm soát được rủi ro và làm tốt

vai trò kênh truyền dẫn vốn thúc đẩy tăng trưởng KT. Nhiều diễn giả cho

rằng, vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ cho thị trường mua bán nợ ở

VN. Trong đó, ông Phạm Mạnh Thường cho rằng, ở góc độ của DATC,

một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là các khoản nợ có tính chất

"Nhà nước" có cơ chế xử lý rất cứng, dẫn đến sự lệch pha với xử lý các

khoản nợ xấu thương mại và nhiều khi gây đổ vỡ phương án tái cơ cấu

DN. Ông kiến nghị Chính phủ nên cho phép áp dụng cơ chế thị trường

khi xử lý các khoản nợ có tính chất "nhà nước" bình đẳng như các

khoản nợ thương mại để tạo sự hài hòa lợi ích giữa thu hồi nợ với bảo

vệ sự sinh tồn của DN. Ông Lê Việt Dũng, Phó trưởng ban phụ trách

Ban Giám sát tổng hợp, NFSC cho rằng, (i) cần chú trọng hình thành

sàn giao dịch mua bán nợ, đây là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin

chính thức, đẩy đủ nhất về các khoản nợ đến các NĐT. (ii) đa dạng

hàng hóa trên thị trường mua bán nợ, đồng thời cần xây dựng khuôn

khổ pháp lý cho hoạt động CK hóa các khoản nợ. (iii) phát triển hệ

thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với chủ nợ và tổ chức định giá

độc lập, giúp cho bên mua và bên bán xác định được giá trị thị trường

của khoản nợ, từ đó xem xét quyết định việc mua bán. (iv) cần tăng

cường năng lực tài chính của các đơn vị tham gia thị trường như VAMC,

DATC và các AMC của TCTD.

Page 5: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

5

Ngân hàng cho vay 'bia kèm lạc'

Từng bước giảm cho vay đơn lẻ rời rạc, một số NH bắt đầu tăng cho

vay và cung ứng DV theo hệ sinh thái, chuỗi mà có chuyên gia nói vui là

“cho vay bia kèm lạc”. Mặc dù được cho là an toàn nhưng mô hình này

vẫn xuất hiện rủi ro nếu NH lơ là. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên

gia tài chính độc lập, hệ sinh thái được hiểu là các liên kết hàng dọc và

hàng ngang. Vai trò của NH là cung ứng vốn và tiện ích NH cho các DN

trong hệ sinh thái, kể cả hàng dọc lẫn hàng ngang. Nhìn nhận về cho

vay theo hệ sinh thái, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: “Cho vay chuỗi hoặc

hệ sinh thái, NH vừa kiểm soát được vốn khi mà tiền ra, tiền vào đều

nằm trong hệ thống tài khoản NH, giảm đáng kể rủi ro so với cho vay

đơn lẻ. Cùng đó, NH còn bán chéo DV khác để nâng hàm lượng giá trị

gia tăng”. Theo ông Hiếu, trước đây, NH thường cho vay và cung cấp

DV cho tất cả các nhóm đối tượng và thường không quan tâm đến hệ

sinh thái. Kéo theo đó, quan niệm về thị trường ngách, phân khúc khách

hàng chuyên biệt luôn mờ nhạt trong hoạt động NH. Cũng chính vì vậy,

các NH luôn có nhu cầu mở rộng mạng lưới để hút khách. Ở Hà Nội,

TP.HCM và các đô thị lớn, CN, PGD NH san sát cạnh nhau. Dẫn đến

tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc chèo kéo khách gửi,

khách vay. Sự việc trầm trọng đến mức NHNN phải ban hành quyết

định hạn chế mở CN, PGD ở các thành phố; đồng thời, khuyến khích

mở mạng lưới ở nông thôn. Theo ông Cấn Văn Lực, “KD NH bây giờ

cũng phải theo kiểu bán bia kèm lạc và các đồ nhắm, đóng gói DV cho

khách hàng. Nhờ đó, khách hàng tiện lợi, NH giữ được khách, vừa tăng

giá trị thu được”. Ngoài ra, NH kiểm soát khá tốt dòng tiền bởi lẽ, tiền ra

chỗ này, vào chỗ kia đều theo dõi được. Tuy nhiên, mô hình này vẫn

xuất hiện rủi ro, đó là chỉ cần NH lơ là một khâu, một mắt xích bị ngắt

quãng, sẽ tác động xấu đến nợ vay NH. Do vậy, để tránh rủi ro thì NH

phải nắm được bản chất và nguyên lý hoạt động của chuỗi là gì. Tiếp

đó, phải kiểm soát tốt dòng tiền và hệ thống tài khoản của khách hàng;

thậm chí, ở một số trường hợp phải cần đến tài sản thế chấp. Ngoài ra,

cũng theo ông Lực NH phải có khả năng liên kết với các đối tác thương

mại là bạn hàng lâu năm của khách hàng đang quan hệ với NH. Qua

đó, NH sẽ nắm bắt được thông tin cũng như sự dịch chuyển tài sản (nếu

có) của khách vay để sớm lên phương án ứng phó.

Page 6: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

6

Phác hoạ bức tranh thu - chi

NSNN năm 2019

IPAF: Việt Nam sẽ trụ vững trong

bối cảnh toàn cầu bất ổn

Công ty TNNN Mua bán nợ VN (DATC) phối hợp NH phát triển Châu Á

(ADB) tổ chức hội nghị thường niên và Hội nghị quốc tế Diễn đàn các

công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 với chủ đề "Củng

cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện". Ông Lê Hoàng Hải,

Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC cho biết trong cuộc họp chiều qua

giữa các thành viên IPAF và ADB đã kết nạp thêm thành viên mới là

công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Theo ông Hải, Hội nghị

năm nay thảo luận về chủ đề "Củng cố an ninh tài chính Châu Á và giải

pháp thực hiện" là vấn đề cấp thiết để thị trường tài chính từng quốc gia

thành viên và KV phát triển ổn định và bền vững. Theo giám đốc ADB

VN, 2 thập kỷ vừa qua các nước KV Châu Á có khả năng chống chịu tốt

hơn với khủng hoảng. Các bài học từ khủng hoảng cũng chỉ ra tầm

quan trọng trong việc xây dựng khả năng ứng phó và giải pháp liên

quan đến quản lý tài sản, quản lý về dự trữ ngân sách quốc gia, dự trữ

ngoại hối, điều hành tỷ giá, nợ xấu, giám sát mạnh mẽ, phát triển sâu

sắc thị trường vốn trong nước, có sự kết nối để có thể ứng phó với rủi ro

tài chính mang tính hệ thống bên ngoài. Ông Arief Ramayandi, chuyên

gia kinh tế ADB chia sẻ Châu Á sẽ tăng trưởng vững chắc 6% vào năm

2018 và 2019 tỷ lệ tăng trưởng sẽ #5,8%, điều này được thúc đẩy nhờ

sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu nội địa mạnh mẽ

Kinh tế Việt Nam

Page 7: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

7

nhờ nhu cầu tiêu dùng tư nhân tăng. Lạm phát được kiểm soát dù giá

nhiên liệu và thực phẩm tăng. Rủi ro lớn nhất bắt nguồn từ leo thang

xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như sự bất ổn của thị trường tài

chính toàn cầu. Lạm phát vẫn được kiểm soát, giá tiêu dùng toàn cầu

vẫn duy trì ở mức 2,8% cho đến năm 2019.

Quản lý nợ công còn nhiều việc

phải làm

Dù nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm lại và

hiện tỷ lệ nợ công của VN so với GDP đã giảm xuống còn 61,4%,

nhưng các chỉ số nợ vẫn còn cao, áp lực nợ công vẫn rất lớn, nhiều rủi

ro tiềm ẩn. Trong khi đó, VN đã không còn nguồn vay ưu đãi từ WB và

từ đầu 2019 cũng không được vay ưu đãi từ ADB, mà sẽ chỉ còn các

khoản vay với điều kiện thị trường. Nhưng VN vẫn cần tiếp tục vay nợ

để đầu tư, để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều đó cho thấy áp lực

quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công ngày càng lớn hơn nhiều. Trước

tình hình này, phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ

quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi

ro của nợ công. Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Nhóm chuyên gia của

WB xây dựng Khung cải cách về quản lý nợ công, hướng đến quản lý

nợ công bảo đảm sự đồng bộ giữa quản lý nợ với quản lý ngân sách và

đầu tư công, kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ, các trần ngưỡng an

toàn nợ; kiểm soát rủi ro đối với danh mục nợ công. Với mục tiêu như

vậy thì Khung cải cách công tác quản lý nợ công sẽ là một ma trận tổng

thể nhưng bao gồm các hoạt động rất cụ thể, có lộ trình thực hiện rõ

ràng. Áp dụng các mô hình phân tích bền vững nợ, mô hình xây dựng

Chương trình quản lý nợ trung hạn nhằm quản lý nợ, quản lý rủi ro một

cách chủ động; cải thiện công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng

hóa các hình thức huy động vốn trong nước của Chính phủ, mở rộng,

tiếp cận các hình thức huy động vốn nước ngoài, thay thế dần cho

nguồn vốn ODA… Theo kinh nghiệm của ông Rodrigo Cabral - Cán bộ

tài chính cao cấp của WB, cần phải có những cải cách về quản lý nợ.

Trong đó, cơ quan quản lý nợ cần phải lựa chọn cách vay cho phù hợp

ở các thời điểm khác nhau; cần tính toán đánh giá mức độ, tính chất

khoản vay có phù hợp với sử dụng không. “Nợ công tới đây sẽ là ít dần

ưu đãi mà vay thương mại nghĩa là tiếp cận nhiều hơn với thị trường. Vì

vậy, ngay từ khâu đàm phán đã phải kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời phải

nâng cao năng lực quản lý tài chính và năng lực tiếp cận thị trường và

khả năng tiếp cận vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ”.

Page 8: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

8

TS Nguyễn Đình Cung: Gần 70%

điều kiện kinh doanh cắt giảm

chưa thực chất

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý KT trung ương

(CIEM), cho biết mới 1/3 số điều kiện KD cắt giảm, bổ sung sửa đổi là

thực chất. Trong đó, lượng điều kiện KD cắt giảm bãi bỏ cũng không

nhiều và chủ yếu là cắt giảm về thời gian, số lượng, địa điểm, chất

lượng nhân sự... 2/3 trong số điều kiện KD trong danh sách cắt giảm

chỉ thay đổi về hình thức như gộp nhiều điều kiện KD làm một, lồng

ghép vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn mà không thay đổi một cách thực

chất. Nhiều điều kiện KD được sửa đổi với mục đích tránh gây sự chú ý

và không có ý nghĩa cải cách. Chẳng hạn, điều kiện KD mới bỏ tên bộ

ngành trong câu văn, nhưng về quản lý Nhà nước chỉ có duy nhất một

bộ chịu trách nhiệm. Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại & Công

nghiệp VN (VCCI) Đậu Anh Tuấn cũng cho hay nhiều bộ ngành tuyên

bố cắt giảm 50% điều kiện KD nhưng thực chất chủ yếu là đơn giản

hóa. Nhiều quy định chỉ thay đổi cách diễn đạt, không có ý nghĩa về

mặt cắt giảm. Theo ông Tuấn, trước hết, cần phải có cơ quan thuộc

Chính phủ rà soát và chuẩn hóa các quy định. Chỉ khi tách chức năng

ban hành văn bản với việc cấp phép thì điều kiện KD mới giảm bớt.

Cùng chung quan điểm, TS.Lê Đăng Doanh và TS.Nguyễn Đình Cung

cũng cho rằng cần có một "bộ lọc" đối với các điều kiện KD, cần có một

cơ quan độc lập thẩm định tất cả các văn bản pháp luật nhưng không

chịu chi phối bởi bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước nào, không điều

hành DN, không cấp phép KD.

Page 9: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

9

3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế

giới đang gặp khó tăng trưởng

Theo CNN Business, nền KT toàn cầu đang giảm tốc và không loại trừ

khả năng sự giảm tốc này có thể lan tới Mỹ vào 2019. Trong Q.III, KT

Nhật và Đức cùng suy giảm, trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ

của KT Mỹ. KT TQ xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu giảm tốc.

Hiện nay, TQ phải đối mặt với tăng trưởng tiêu dùng yếu đi, niềm tin suy

giảm và TTTD gây thất vọng. TQ có thể sẽ sớm đẩy mạnh các biện

pháp kích cầu để giảm bớt ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với

Mỹ. Mặc dù, KT Đức và Nhật có thể hồi phục trong Q.IV nhưng KT toàn

cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong 2019. IMF đã dự báo

tăng trưởng KT toàn cầu chỉ đạt 2,5% trong 2019, sv mức 2,9% của

2018. Những "đám mây đen" đang phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

KT toàn cầu bao gồm chiến tranh thương mại và tác động của việc Mỹ

nâng LS đối với các thị trường mới nổi. Italy có thể sẽ là nhân tố châm

ngòi cho một cuộc khủng hoảng nữa ở châu Âu. Theo các chuyên gia

KT: "Hiện tại, chúng tôi không nghĩ đến những khả năng như xảy ra một

cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tăng trưởng sẽ giảm nhiều vào năm

tới. Rất có thể là như vậy. Chúng tôi cho rằng dự báo của IMF là quá

lạc quan… Chúng tôi cho là KT Mỹ sẽ giảm tốc đáng kể. Gói kích cầu

tài khóa chỉ là tạm thời, mà FED lại đang nâng LS".

Chủ tịch FED: “Kinh tế Mỹ đang

rất tốt”

Ngày 14/11, chủ tịch FED miêu tả bức tranh KT toàn cầu là tốc độ tăng

trưởng đang "giảm dần một chút" nhưng "không phải là sự giảm tốc tồi

tệ. Tôi rất vui về tình trạng của nền KT Mỹ hiện nay. Chính sách của

chúng tôi là một phần lý do vì sao mà nền KT của chúng ta lại đang tốt

đến như vậy". Sự tin tưởng của ông vào sức khỏe KT Mỹ đã biến thành

cam kết của FED về tiếp tục nâng LS với tốc độ từ tốn. Theo ông, trong

2019, NĐT nên biết rằng việc FED nâng LS hàng quý sẽ không còn là

"thông lệ": "Chúng tôi sẽ phải nghĩ đến việc nâng LS thêm bao nhiêu,

với tiến độ như thế nào. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ theo đõi

thực sự cẩn trọng sự tương tác giữa thị trường và nền KT với chính

sách của chúng tôi.. Sứ mệnh của chúng tôi là vì các điều kiện KT Mỹ:

giá cả ổn định, việc làm tối đa và ổn định tài chính nhưng những gì xảy

Kinh tế Quốc tế

Page 10: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

10

ra trên thế giới cũng thực sự quan trọng. Một nền KT Mỹ tốt sẽ tốt cho

KT toàn cầu". Tình hình tài khóa hiện nay của Mỹ rất đáng ngại, khi nợ

công và thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng (Nợ quốc gia đã vượt ngưỡng

21.000 tỷ USD, thâm hụt ngân sách đang tiến tới mốc 1.000 tỷ USD/năm).

Chiến tranh Thương mại tiến

triển bất ngờ, Trung Quốc hồi

đáp yêu cầu cải cách thương mại

của Mỹ

Các nguồn tin trong Chính phủ Mỹ cho biết TQ đã chính thức phản hồi

những đòi hỏi cải cách trên diện rộng về thương mại của Mỹ. Động thái

này của TQ có thể là khởi đầu tốt cho các cuộc đàm phán nhằm chấm

dứt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Được biết, phía TQ không chỉ

phản hồi những y/c của Mỹ mà còn đề cập tới các vấn đề khác. Người

phát ngôn Bộ Thương mại TQ cũng cho biết 2 nước đã nối lại đàm phán

cấp cao sau thời gian dài gián đoạn… Những thông tin tiến bộ liên tiếp

về cuộc Chiến tranh thương mại mở ra hy vọng cho việc giải quyết tranh

chấp giữa 2 nền KT lớn nhất thế giới. Cuộc điện đàm "dài và rất tốt"

giữa ông Trump và ông Tập hồi đầu tháng được xem là cú huých mạnh

mẽ với những tiến triển của cả 2 nước. Hiện tại, rất khó để đoán được

được kết quả cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới. Tuy

nhiên, một kết quả bất lợi là điều không nhiều người muốn thấy bởi

Tổng thống Trump từng đe dọa sẽ đánh thuế lượng hàng hóa NK còn

lại từ TQ nếu không đạt được thành tựu sau cuộc gặp ở Argentina.

Campuchia: Các ngân hàng phải

đạt mức tối thiểu 10% cho vay

bằng Riel

Các NHTM Campuchia hiện đang ưu tiên hơn trong việc cho các tổ

chức tài chính vi mô (MFI) vay bằng Riel khi họ đang tăng tốc để nâng tỷ

lệ cho vay bằng Riel trong danh mục cho vay đạt mức tối thiểu 10%

trước thời điểm kết thúc 2019. Động thái này của các NH đồng thời

cũng thể hiện sự tuân thủ của họ theo y/c mới của NHQG Campuchia

(NBC) đã được công bố hồi tháng 12/2016. Cụ thể, tất cả các NH và

MFI phải đạt được mức tối thiểu là 10% tỷ lệ cho vay bằng Riel trong

danh mục cho vay của họ. Thời hạn để các NHTM đáp ứng tỷ lệ tối

thiểu trên là đến cuối năm 2019… Một số NHNNg cho biết, hiện họ mới

đạt được tỷ lệ cho vay bằng Riel trong danh mục cho vay của họ ở mức

dưới 5%. Tuy nhiên, các NH này vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng đáp

ứng quy định của NCB trong 2019 khi họ xem các MFI chính là những

khách hàng mục tiêu của mình để gia tăng tỷ lệ cho vay bằng Riel….

Page 11: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

11

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://vietnamfinance.vn/ngan-hang-cho-vay-bia-kem-lac-20180504224216068.htm

http://cafef.vn/con-so-486000-ty-dong-da-phan-anh-het-thuc-trang-cua-no-xau-

20181115134801548.chn

http://cafef.vn/ngan-hang-nha-nuoc-de-xuat-quy-dinh-xu-ly-ngoai-te-gia-20181115105449269.chn

https://vietstock.vn/2018/11/noi-lo-thanh-khoan-tien-dong-757-638962.htm

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/phac-hoa-buc-tranh-thu-chi-nsnn-nam-2019-20181115134155454.chn

http://ndh.vn/ipaf-viet-nam-se-tru-vung-trong-boi-canh-toan-cau-bat-on-

20181115111646156p145c151.news

http://thoibaonganhang.vn/quan-ly-no-cong-con-nhieu-viec-phai-lam-82083.html

http://ndh.vn/ts-nguyen-dinh-cung-gan-70-dieu-kien-kinh-doanh-cat-giam-chua-thuc-chat-

20181114023820697p145c153.news

Tin KT Quốc tế https://vietstock.vn/2018/11/3-trong-4-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-dang-gap-kho-tang-truong-775-

639509.htm

http://cafef.vn/chu-tich-fed-kinh-te-my-dang-rat-tot-20181115155049204.chn

http://cafef.vn/chien-tranh-thuong-mai-tien-trien-bat-ngo-trung-quoc-hoi-dap-yeu-cau-cai-cach-

thuong-mai-cua-my-20181115162206908.chn

https://vietstock.vn/2018/11/campuchia-cac-ngan-hang-phai-dat-muc-toi-thieu-10-cho-vay-bang-

dong-riel-1326-639413.htm

Page 12: i b - Sacombank · đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền VN. Theo NHNN, sau 15 năm thi hành Quyết định 130 năm 2003 của Chính phủ về việc

12

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân DNTN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhà đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới World Bank Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)