57
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THKHÁNH HUYỀN NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYN TRONG TRUYN NGẮN LÊ MINH KHUÊ Luân văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Người hướng dn khoa học: PGS, TS Đoàn Đức Phương Hà Nội 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ KHÁNH HUYỀN

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN

TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Luân văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội – 2016

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1. L{ do chọn đề tài 4

2. Lịch sử vấn đề 5

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 9

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Cấu trúc luận văn 10

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 11

1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện 11

1.1.1. Khái lược về nhân vật 11

1.1.2. Khái lược về cốt truyện 13

1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê 15

1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê 15

1.2.2. Hành trình sáng tác 15

1.3. Quan điểm sáng tác 17

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 22

2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 22

2.1.1. Nhân vật tỏa sáng 24

2.1.2. Nhân vật tha hóa 34

2.1.3. Nhân vật bi kịch 44

2.1.4. Nhân vật chức năng 49

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Error! Bookmark not

defined.

2.2.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình, hành động nhân vật Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật Error! Bookmark not defined.

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

2.2.4. Không gian trong việc khắc họa nhân vật Error! Bookmark not defined.

Chương 3: CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ Error! Bookmark not defined.

3.1. Các loại cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Cốt truyện sự kiện Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Cốt truyện tâm l{ Error! Bookmark not defined.

3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Tổ chức phần trình bày Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Tổ chức phần vận động Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Tổ chức phần kết thúc Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Nghệ thuật tạo tình huống Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1. Kể từ sau năm 1975 văn học Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ, văn xuôi có sự chuyển

mình đáng kể. Văn xuôi tuy chưa có những tác giả, tác phẩm để đời như ta hằng mong

đợi, song nó có đội ngũ cây bút trẻ dồi dào, sung sức, bền bỉ đã và đang ghi được nhiều

thành tựu. Đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn đã và đang phát triển mạnh mẽ hứa hẹn

một tương lai tốt đẹp. Nhiều cây bút mới, độc đáo, sáng giá được bạn đọc yêu mến,

được giới nghiên cứu lưu tâm như: Võ Thị Hảo, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn

Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy.... Trong số các nhà văn đó có Lê Minh Khuê.

2. Lê Minh Khuê, tác giả của nhiều tập truyện ngắn có giá trị, được các nhà nghiên cứu,

phê bình, bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá và ghi nhận là một cây bút truyện ngắn

“sung sức càng viết càng chín, càng viết càng say và càng viết càng sâu sắc, xứng đáng

với sức lao động nghệ thuật nghiêm túc là Lê Minh Khuê”. Lê Minh Khuê trở thành một

trong những cây bút nữ hàng đầu Việt Nam với hai lần nhận giải thưởng của Hội nhà văn

(năm 1987 với Một chiều xa thành phố in năm 1986, năm 2002 với tập Trong làn gió

heo may in năm 1999), một lần đoạt giải của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994 với

tập Bi kịch nhỏ in năm 1993. Và mới đây, nhà văn nữ này đã vinh dự là nhà văn đầu tiên

đoạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong – zu Lee lần thứ

nhất (tháng 4 năm 2008), với tập truyện ngắn The stars, The Eart, The River Những ngôi

sao, trái đất, dòng sông do nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ năm 1998. Hiện

nay, Lê Minh Khuê được xem là nhà văn có bút lực mạnh trong thể loại truyện ngắn.

Trong đó, thế giới tác phẩm của Lê Minh Khuê, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu tố tạo

dấu ấn với bạn đọc. Đây cũng là phương diện không thể tách rời nhau trong một truyện

ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực đời sống

một cách hình tượng, cũng là nơi thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời.

Và cốt truyện là phương diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

thống các sự kiện được tạo dựng. Khi viết truyện, Lê Minh Khuê có { thức tạo dựng

nhân vật một cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lí, sao cho vấn đề truyền tải đến

bạn đọc được hiệu quả nhất.

3. Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài Nhân vật và cốt truyện

trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, bởi đây là một trong số rất ít nhà văn nữ có tác phẩm

Những ngôi sao xa xôi được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và việc tìm hiểu

về tác giả này còn chưa tương xứng. Đồng thời, chúng tôi muốn qua việc tìm hiểu nhân

vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn những

thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện

ngắn của một nhà văn nữ - Lê Minh Khuê.

Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện trong

truyện ngắn Lê Minh Khuê làm đề tài nghiên cứu cho mình.

2. Lịch sử vấn đề

Lê Minh Khuê một nhà văn nữ, một cây bút truyện ngắn có tiếng trong văn xuôi

đương đại đã được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá khái quát: Lê Thị Đức Hạnh

khen “cây bút truyện ngắn sung sức” [10; tr.28]. Bùi Việt Thắng đánh giá là “một ngòi

bút có sức bền”. Phạm Xuân Nguyên cho Lê Minh Khuê là ‘cây bút văn xuôi có thể tiến

xa”. Hà Minh Đức cho rằng “Lê Minh Khuê - một cây bút trẻ, xông xáo”. Tô Hoài khen Lê

Minh Khuê viết truyện ngắn “hay có không khí”. Vũ Hà nhận xét “về một điều đáng ghi

nhận, trong sáng tác, Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn”. Đó là những {

kiến đánh giá khái quát về truyện ngắn của Lê Minh Khuê.

Không dừng ở đánh giá khái quát, các nhà nghiên cứu còn nhận xét đánh giá qua

mỗi tập truyện nữa: Tập truyện ngắn đầu tay Cao điểm mùa hạ ra đời đã được Lê Thị

Đức Hạnh nhận xét là “hình thành được dáng vẻ riêng”[10]. Bùi Việt Thắng khen “chiếm

được cảm tình của người đọc” và gọi là “chất lạ”[78]. Lê Hương Thủy khen “những trang

viết của chị về chiến tranh có sức đằm sâu da diết”[86].

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Tập truyện Đoạn kết được các nhà nghiên cứu dánh giá là tập truyện ít thành

công nhất. Tác giả Thiên Hương cho là “có những sắp sẵn mà người đọc có thể đoán

trước, biết trước hoặc sơ sài đơn giản đến khó đọc” và “người ta thấy hễ cứ có bản lĩnh,

sống tốt đẹp là tình yêu hạnh phúc sẽ tới như một công thức”[22].

Tập truyện Một chiều xa thành phố ra đời năm 1986 là tập truyện thể hiện nỗ lực

hết mình của Lê Minh Khuê. Hồ Anh Thái nhận xét “Một chiều xa thành phố là một

thành công mới của Lê Minh Khuê...Đến tập thứ ba này, Lê Minh Khuê đã thực sự thuyết

phục được người đọc bởi chị đã thoát ra khỏi cách nhìn nhận duy cảm, trở nên khách

quan hơn, đa diện hơn nhưng không vì thế mà kém phần nồng hậu”[69]. Lê Thị Đức

Hạnh khảng định “đã có nhiều khám phá...”. Bùi Việt Thắng cho rằng “Một chiều xa

thành phố của Lê Minh Khuê đang ở thời kz nỗ lực rất cao để vượt lên những gì đã

có”[76].

Tập Bi kịch nhỏ là tập truyện xôn xao dư luận, được xếp vào “những cuốn sách tai

tiếng”[92]. Các nhà nghiên cứu có những { kiến trái chiều khi định giá tác phẩm. Những

{ kiến phê phán có: Trung Nguyên, Đậu Thị Vĩnh, Đỗ Nguyên Chí, Trần Thanh, Dương

Tùng. Những { kiến khen có: Bùi Việt Sỹ, Bùi Việt Thắng, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Thị Kim

Cúc.

Tập truyện Trong làn gió heo may được Bùi Việt Thắng khen “Trong làn gió heo

may đã chứng tỏ là một cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, có nội lực và biến ảo”[75].

Những tập Truyện ngắn chọn lọc, Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa, Màu

xanh man trá, Một mình qua đường...được Lê Thị Đức Hạnh khen “người đọc cảm thấy

như Lê Minh Khuê đang trăn trở, vật lộn, tìm kiếm một cách nhìn, một cách thể nghiệm

mới”[10].

Vẫn là những nhận xét đánh giá mang tính khái quát chưa đi vào cụ thể. Trong

những nhận xét đó ta thấy phần nhân vật và cốt truyện cũng được nhắc đến.

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Trong bài Lê Minh Khuê người đàn bà viễn thị có nhận xét: “Nhân vật của Lê Minh

Khuê thường xuất hiện trong hai khung cảnh chính: Công trường và nhà tập thể”, “cư

trú mà hóa thành hang ổ của dục vọng” và “nhiều nhân vật của Lê Minh Khuê thuộc về

hang ổ tối tăm đó”[69]. Hồ Anh Thái đã đề cập tới hai vấn đề trong truyện ngắn của Lê

Minh Khuê là: không gian và ảnh hưởng của nó đối với tính cách, phẩm chất của nhân

vật.

Trong bài Văn xuôi gần đây và quan niệm con người, Bùi Việt Thắng cho rằng:

“hoàn cảnh hiện nay con người đang sống là một hoàn cảnh khá tồi tệ, trong đó cái xấu

bao vây cái tốt, cái ác đang lấn chiếm cái thiện, con người đang trong tình thế bị bao

vây”. Chính vì vậy “lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền là một hoàn cảnh làm con

người nhiễm thứ bệnh mất nhân tính điển hình như Đồng đô la vĩ đại, Anh lính Tony

D”[73, tr. 699].

Trong bài viết Để có sức bền ngòi bút, Bùi Việt Thắng nhận xét “Nhân vật của chị

thuần phác, hồn nhiên nhưng không giản đơn, cảnh ngộ không có gì thật éo le, gây cấn

nhưng tiêu biểu. Người đọc thấy ở ngòi bút này lối cảm đời sống theo con đường trực

giác”[78]. Những { kiến của Bùi Việt Thắng cắt nghĩa vì sao nhân vật xấu, lỗi lầm xuất

hiện nhiều trong sáng tác của Lê Minh Khuê, tình huống của truyện và tính cách nhân

vật trong truyện ngăn của nhà văn.

Thiên Hương nhận xét về tập Đoạn kết, tác giả cho rằng “Đọc truyện Lê Minh

Khuê người ta thấy cứ có bản lĩnh, sống tốt đẹp là tình yêu hạnh phúc đến như một công

thức”[22].

Hồ Anh Thái nhận xét tập truyện Một chiều xa thành phố cho rằng:“Các nhân vật

của Lê Minh Khuê không đơn giản một chiều mà có sức thuyết phục của sự chân thực,

hợp tình, hợp lẽ phải”[69].

Lê Thị Đức Hạnh trong bài Lê Minh Khuê - cây bút truyện ngắn sung sức có nhận

xét: “Lê Minh Khuê đã mổ xẻ, phơi trần sự tha hóa xuống cấp, thậm chí mất hết nhân

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

cách đến khủng khiếp của con người” và “Ở đây, tác giả tỏ ra sắc sảo, nhưng có phần

quá tay nên đã trở thành khe khắt, lạnh lùng...”[10].

Trong bài Lê Minh Khuê và cái nhìn nhân ái về số phận con người của

http://vietbao.vn. có { “Qua những trang viết của chị, người đọc không chỉ thấy những

cảnh chết chóc man rợ mà chỉ thấy nỗi đau xót lặng lẽ, khát vọng tươi sáng bị cắt dở

dang và vượt lên trên mọi chuyện tầm phào vô bổ là cái nhìn nhân ái về số phận con

người”[94].

Đặc biệt có nhiều { kiến về các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê,

Lê Thị Đức Hạnh cho rằng, nét riêng của Lê Minh Khuê: “trước hết là ở khía cạnh ghi lại

khá chân thực, sống động dáng vóc của một tầng lớp thanh niên, đặc biệt là nữ ở một

thời điểm trọng đại của đất nước”. Bùi Việt Thắng nhận xét “Nhân vật của Lê Minh Khuê

- đặc biệt là nhân vật nữ, lúc nào cũng như đuổi bắt một cái gì không rõ ràng, lúc nào

cũng thấy bất ổn ở chính mình về cuộc đời. Và nếu nói “văn là người” thì ở phương diện

này tác giả tự thể hiện mình rất rõ”[78]. Giáo sư Phan Cư Đệ cho rằng: “Kiểu nhân vật

như người mẹ, người phụ nữ là “đồng phái” với nhà văn. Vì thế khi viết về họ bà đồng

cảm chia sẻ như những tri âm tri kỷ. Những trang văn đẹp của Lê Minh Khuê là viết về

những nhân vật nữ mang bộ mặt buồn”[5]. Hồ Anh Thái cho rằng: “...Đặc biệt, số phận

của những người phụ nữ là sự quan tâm thường xuyên của Lê Minh Khuê với niềm mong

mỏi thường xuyên rằng họ sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều hơn”[69].

Nhìn chung các { kiến khen, chê mang tính chất khái quát hoặc nói ở khía cạnh

thẩm định chứ chưa đi sâu, chưa cụ thể, hệ thống song nó cũng là định hướng, gợi mở

cho người nghiên cứu truyện ngắn của Lê Minh Khuê.

Những năm gần đây trong các trường Đại học có những khóa luận, luận văn thạc

sĩ, luận văn tiến sĩ đã đi khá sâu về từng mặt thành công của Lê Minh Khuê. Song về mặt

tiếp cận, cấu trúc về đề tài nghiên cứu ở mỗi người khác nhau. Tiếp nhận những điều đã

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

có, hướng đến giải quyết một đề tài cốt lõi, sâu và hệ thống tôi chọn vấn đề nghiên cứu

Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các tập truyện ngắn của tác giả Lê Minh Khuê với vấn

đề được nghiên cứu là Nhân vật và cốt truyện của tác giả ở thể loại truyện ngắn.

Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá về các

kiểu nhân vật, cách xây dựng nhân vật, các kiểu cốt truyện, cách xây dựng cốt truyện

trong các truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Luận văn muốn khẳng định những tài hoa, sự

độc đáo của tác giả qua vấn đề nghiên cứu. Thông qua đó là hướng tới khẳng định và

ngợi khen một cây bút dẻo dai bền bỉ, sung sức và thành công của Lê Minh Khuê trên

văn đàn Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Lê Minh Khuê có tới 10 tập truyện ngắn, do thời gian, do

mức độ của một luận văn thạc sĩ nên tác giả luận văn giới hạn nhân vật và cốt truyện

trong một số tập, số truyện tiêu biểu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp lịch sử - xã hội

- Phương pháp cấu trúc

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp loại hình

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung luận văn được triển khai thành ba

chương:

Chương 1: Khái lược về nhân vật, cốt truyện và sáng tác của Lê Minh Khuê.

Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.

Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Chương 1

KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC

CỦA LÊ MINH KHUÊ

1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện

1.1.1. Khái lược về nhân vật

Ở mỗi thời đại, trong cuộc sống của mỗi con người luôn có nhu cầu tìm lại chính

mình. Đây là một câu hỏi đặt ra cho các ngành khoa học nghệ thuật tìm lời giải đáp. Văn

học từ ngà xưa đã coi nhiệm vụ và múc đích cơ bản là khám phá, phát hiện, nhận thức

và bảo vệ con người. Con người là trọng tâm trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về

thế giới. Theo giáo sư Trần Đình sử: "Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc

cảm nhận thẩm mỹ về con người nằm ẩn trong cách miêu tả, thể hiện chứng tỏ chiều

sâu chiếm lĩnh con người của tác tỉa" [62]. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn

hướng về con người với chiều sâu của nó. Đối với văn học, đây được coi là tiêu chuẩn

quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm văn học, tính độc đáo của sáng tác nghệ thuật.

Nó là tiêu chuẩn, thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của tác phẩm, tác giả,

trào lưu, thời đại văn học. Trong quan niệm nghệ thuật về con người có cái chung của

thời đại của nền văn học của truyền thống, có vai trò năng động sáng tạo của người

nghệ sĩ. Văn học tìm hiểu và thể hiện con người được bộc lộ chủ yếu trên phương diện

xây dựng nhân vật trong tác phẩm.

Văn học nghệ thuật là tấm gương phản ánh cuộc sống, con người ở mỗi thời đại

trong hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Văn học từ ngàn xưa đến nay luôn hướng về

con người, khám phá phát hiện nhận thức về con người. Nhà văn M.Gorki đã nói “Văn

học là nhân học”. Chính vì lẽ ấy, con người luôn là trung tâm của văn học nghệ thuật.

Việc tìm hiểu và thể hiện con người được bộc lộ chủ yếu trên phương diện xây dựng

nhân vật. Vậy nhân vật là gì? Hiểu như thế nào là đúng về khái niệm này? Nhân vật có

vai trò { nghĩa như thế nào đối với tác phẩm văn học nghệ thuật? Để trả lời những câu

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

hỏi này các nhà l{ luận văn học đã trình bày sâu sắc trên các trang viết của mình. Với yêu

cầu và mức độ của một luận văn về nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê,

người viết chỉ khái lược một số nét về nhân vật để làm cơ sở cho việc triển khai phần nội

dung chính của luận văn.

Nhân vật là những con người có tên hay không có tên chỉ xuất hiện khi được khắc

họa sâu đậm hoặc thoảng qua trong tác phẩm văn học. Nhân vật cũng có thể là sự vật,

động vật mang bóng dáng của con người, tính cách của con người. Nó không phải là con

người, sự vật, động vật mang tính người như vốn nó tồn tại. Nó là hình tượng mang tính

ước lệ.

Nhân vật trong văn học rất đa dạng. Tùy theo góc nhìn, các tiêu chí đặt ra, ta có

những kiểu nhân vật khác nhau: Nếu lấy tiêu chí vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn

học ta có: nhân vật chính, phụ. Nếu lấy tiêu chí tính cách nhân vật ta có: loại nhân vật

chính diện, loại phản diện. Nếu lấy tiêu chí cấu trúc hình tượng trong tác phẩm ta có:

Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.

Nhân vật là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để các tác giả hiện thực

hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng. Nhân

vật có vai trò hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư

tưởng nghệ thuật. Nhân vật là nơi k{ thác cái nhìn riêng của nhà văn đối với thế giới và

con người. Nhân vật là linh hồn của mỗi tác phẩm, là phương diện quan trọng để tìm

hiểu đặc điểm, cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo,

thường bộc lộ cá tính rõ nét nhất để nhằm mang lại một giọng điệu riêng, dấu ấn riêng

trong đứa con tinh thần của mình, để chúng trở thành một sinh mệnh sống thực sự

trong lòng bạn đọc. Nhà văn xây dựng được những nhân vật độc đáo, sáng tạo, không

lặp lại để chứng tỏ bản lĩnh, tài năng của người cầm bút khi thể hiện con người trong

mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định.

Tóm lại:

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Nhân vật là con người được hình tượng hóa trong tác phẩm nghệ thuật. Nhân vật

trong tác phẩm là quan điểm nghệ thuật của tác giả về con người. Nhân vật trong tác

phẩm thật đa dạng. Tùy theo góc nhìn, các tiêu chí đặt ra ta có những kiểu nhân vật

khác nhau. Nhân vật có vai trò quan trọng hàng đầu trong tác phẩm. Nó là linh hồn, là

tiêu chí, là thước đo giá trị tác phẩm, tác giả, xu hướng và thời đại văn học.

1.1.2. Khái lược về cốt truyện

Cuộc sống vô cùng phong phú và không kém phần phức tạp. Lựa chọn tổ chức,

sắp xếp phương tiện nào của hiện thực vào trong một trật tự, nhằm phục vụ đắc lực

nhất cho việc thể hiện, { đồ nghệ thuật là một công việc mang đậm dấu ấn cá nhân, làm

phát lộ bản lĩnh và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Cốt truyện là yếu tố cơ bản và không thể thiếu được của một tác phẩm tự sự.

Gerth nói "Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả nền l{ luận nghệ

thuật còn gì nữa". Maugham lại ví von giầu hình ảnh "Nhà văn sống bằng cốt truyện, y

như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy". Ta thấy cốt truyện quan trọng như thế nào.

Theo cách hiểu truyền thống cốt truyện là cái lõi của truyện, thể hiện những biến

cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc diễn biến của truyện gồm các thành phần: giới

thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc.

Cốt truyện là chất liệu, là sự kiện tác động đến số phận tính cách của nhân vật.

Nói cách khác cốt truyện là sự kiện được diễn biến trong quá trình của tác phẩm. Nhiều

tình tiết tạo nên sự kiện. Sự kiện lớn tạo nên bước ngoặt quan trọng của nhân vật, được

gọi là biến cố. Sự kiện được vận động phát triển. Có lúc sự kiện có nút thắt hoặc có xung

đột, gay go căng thẳng cần được mở, cần được giải quyết đến hồi kết. Khởi đầu của sự

kiện được giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh xung đột, giới thiệu sơ lược

lai lịch các nhân vật, lứa tuổi, nghề nghiệp, quan hệ gia đình xã hội. Tiếp đến là phần vận

động của sự kiện. Trong phần này phần thắt nút là giai đoạn mở đầu cho sự vận động

của xung đột. Nó được bắt đầu với sự kiện nào đó được gọi là sự kiện thắt nút. Sự kiện

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

này làm thay đổi thể ban đầu, lôi cuốn các nhân vật cùng tham gia và bản chất của

chúng được bộc lộ. Tiếp đến phần phát triển. Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất của

sự kiện. Phần này bao gồm một chuỗi sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau làm cho xung

đột phát triển về chiều sâu, chiều rộng đẩy phần xung đột lên cao. Kế sau là phần đỉnh

điểm, sau phần đỉnh điểm là phần mở nút. Ở phần này nhà văn có cách giải quyết để

chấm dứt sự kiện. Phần kết thúc cho thấy xung đột đã được giải quyết. Cũng có những

tác phẩm không có phần kết thúc.

Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử cụ thể để thể hiện tính chân thực của hiện

thực. Tính kịch để thể hiện sự xung đột mang tính chất kịch. Tính hoàn chỉnh thể hiện

tính hợp lô gíc của sự kiện. Tuy nhiên, có những truyện không có cốt truyện và có những

cốt truyện không đầy đủ các phần: trình bầy, vận động, phát triển, nút thắt, đỉnh điểm,

mở nút, kết thúc.

Cốt truyện không phải giản đơn là tính truyện, mà là là chuỗi sự kiện được bố trí

sắp xếp trong trận tự kể có nghệ thuật và giầu { nghĩa thẩm mỹ. Theo cách hiểu đó ta có

thể chia cốt truyện thành hai loại: Loại truyện ly kz, gây cấn có thể kể lại một cách dễ

dàng, tương đương với loại truyện có cốt truyện theo kiểu truyền thống. Tôi tạm gọi là

loại truyện ngắn có cốt truyện sự kiện. Loại kể về trạng huống đời thường vặt vãnh, các

thành tố trong cốt truyện truyền thống bị chìm đắm trong những trạng thái tinh thần,

những suy tư, xúc cảm nhân vật. Ởloại truyện này vừa tự sự vừa trữ tình, vừa kể chuyện

vừa miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Tôi tạm gọi là truyện ngắn có cốt truyện tâm

l{.

Dĩ nhiên, mọi việc phân chia chỉ có tính tương đối, bởi đôi khi giữa các tiểu loại

cũng có sự giao thoa và bởi bản chất của nghệ thuật là một sự sáng tạo, nó không chấp

nhận bất kz công thức khô cứng nào áp đặt nên.

Tóm lại:

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và

nhất là những xung đột trong xã hội một cách nghệ thuật. Qua đó các tính cách được

hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ

chủ đề tư tưởng tác phẩm.

1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê

1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê có bút danh Vũ Thị Miền, sinh năm 1949 tại An Hải, Tĩnh Gia, Thanh

Hóa. Ông nội làm việc ở Huế và lấy vợ tại đây. Ông ngoại là người Hà Đông lấy vợ người

Kinh Bắc. Có thể nói cả không gian quê hương rộng dài ẩn chứa các phong tục tập quán,

giá trị văn hóa đa dạng phong phú có ảnh hưởng đến tuổi thơ của nhà văn, đã làm giầu

thêm vốn sống vốn hiểu biết của nhà văn. Sinh trưởng trong thời kz đất nước đương

đầu với hai cuộc chiến: chống Pháp, chống Mỹ, thấm thía nỗi nhục mất nước, khao khát

độc lập tự do, mong muốn được cống hiến sức mình cho đất nước, năm 16 tuổi, cô đã

khai tăng 01 tuổi để xung phong gia nhập Thanh niên xung phong. Ở đó cô làm đường,

dạy văn hóa. Năm 20 tuổi cô gạt việc đi nước ngoài, chọn nghề phóng viên cho báo Tiền

phong. Năm 1973, cô chuyển sang Đài phát thanh Giải phóng, đi sâu vào chiến trường

Miền Nam. Năm 1975 nhà văn đi cùng một cánh quân vào giải phóng Đà Nẵng. Sau đó

về làm biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam. Năm 1978, Lê Minh Khuê chuyển sang

làm biên tập viên văn học tại nhà xuất bản Tác phẩm mới, nay là nhà xuất bản Hội nhà

văn Việt Nam. Cuộc sống sau chiến tranh của bà xoay quanh công việc xuất bản, sáng

tác. Đó là công việc thích hợp với bà. Có lúc bà tâm sự:“Nghề biên tập viên đã làm chỗ

dựa để có thể hết mình đến với nghiệp văn”.

Hiện nay đã nghỉ hưu, bà được tín nhiệm đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng

văn xuôi Hội nhà văn Hà Nội, làm phó Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Việt Nam.

1.2.2. Hành trình sáng tác

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Lê Minh Khuê là một trong những cây bút văn xuôi đương đại đã tạo được một

chỗ đứng chắc chắn, vững chãi trên văn đàn. Bắt đầu đường văn nghiệp từ những năm

60 của thế kỷ trước, với thể loại sở trường là truyện ngắn, đến nay đã có trên dưới 10

tập truyện ngắn, một truyện k{ Thiếu nữ mặc áo xanh (1988), một tiểu thuyết Em đã

không quên (1990) và hai bút k{ Những người lên Miền Tây, Chú và cháu (2000). Bà đã

hai lần được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam: 1987 với tập Một chiều xa thành

phố (in 1986), với tập Trong làn gió heo may (in 1999), một lần đoạt giải của Tạp chí văn

nghệ Quân đội năm 1994 với tập Bi kịch nhỏ (in 1993). Nhiều tác phẩm của Lê Minh

Khuê đã được dịch và giới thiệu ở Mỹ, Pháp, Thủy Điển, Nhật, Malaysia, Hàn

Quốc.....Đặc biệt tập truyện Những ngôi sao, trái đất, dòng sông xuất bản tại Curstone

Press - Mỹ, 1996 đã đạt giải thưởng Quốc tế văn học Byeong - Juless, năm 2008 trong

liên hoan văn học Quốc tế Hadong - Hàn Quốc. Tập truyện trở thành bạn đường của sinh

viên nước ngoài khi muốn tìm hiểu về con người, đất nước Việt Nam. Tập truyện được

giới nghiên cứu Thủy Điển khen ngợi. Với bốn mươi năm cầm bút, bền bỉ sáng tạo, Lê

Minh Khuê đã thành danh. Nhà văn đã chưng cất hiện thực cuộc sống theo từng chặng

đường lịch sử dân tộc. Sáng tác của nhà văn vắt qua hai thời kz lịch sử dân tộc. Trước

năm 1975 cả nước bước vào cuộc chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt, hào hùng rất đỗi

tự hào Lê Minh Khuê vào chiến trường khởi nghiệp văn chương. Được đắm mình trong

không khí náo nức hào hùng của thời đại đánh Mỹ, được tiếp xúc, chia sẻ với những con

người dũng cảm, trẻ trung, lạc quan yêu đời, bà đã viết truyện Những ngôi sao xa xôi in

trong Tạp chí Tác phẩm mới, 1971 sau này in trong Tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng

1973. Trong hòa bình, giang sơn thu về một mối, cả nước bước vào khôi phục, phát triển

kinh tế, những con người bình thường lại cống hiến hết mình cho dân tộc cho đất nước.

Những con người anh hùng trong thời đại mới lại được hiện hữu trên những trang

truyện của nhà văn. Hòa bình, cuộc sống thay đổi, con người phức tạp, cuốn theo cơn lũ

của đời sống tiện nghi, của tâm l{ tiêu dùng, chạy theo đồng tiền, Lê Minh Khuê trăn trở

nghĩ suy, phản ánh chân thực, chính xác những con người đó trong tác phẩm của mình.

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Có thể nói, cái lãng mạn, vô tư của tuổi trẻ, của người chiến sĩ dần qua đi để nhường chỗ

cho cái ưu tư trăn trở nghĩ suy được chưng cất trên những trang truyện của mình. Cái

tâm trạng đó, được manh nha từ Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoàn kết, sôi nổi

trong tập Một chiều xa thành phố, rồi dâng trào trong Bi kịch nhỏ và trong Làn gió heo

may. Trên từng trang truyện, người đọc thấy đau, chua xót, tiếc thương những giá trị

tốt đẹp đang mòn đi, đang dần mất mà ánh lên những mong muốn khát vọng. Nhìn lại

hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê, có thể lấy năm 1986 làm dấu mốc, để phân chia

hai giai đoạn sáng tác của nhà văn.

Trước năm 1986 có: Cao điểm mùa hạ: nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1978.

Đoạn kết: nhà xuất bản Phụ nữ, 1982.

Sau năm 1986: Một chiều xa thành phố, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1986. Bi

kịch nhỏ, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, 1993. Trong làn gió heo may, Nhà xuất

bản Văn học, 1999. Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

2002. Màu xanh man trá: Nhà xuất bản Phụ nữ, 2003. Một mình qua đường, Nhà xuất

bản Hội nhà văn, 2006. Những ngôi sao, trái đất, dòng sông, Nhà xuất bản Phụ nữ,

2008. Nhiệt đới gió mùa, Nhà xuất bản Nhã Nam - Hội nhà văn, 2012. Truyện ngắn chọn

lọc, Nhà xuất bản Thanh niên, 2013.

Trong hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê, ta thấy nhà văn “luôn trăn trở, vật

lộn, tìm kiếm một cách nhìn, cách thể hiện mới”. Nhà văn bền bỉ kiền trì với những quan

điểm sáng tác nghệ thuật của mình. Nhiều truyện có giá trị, có tên tuổi trên văn đàn.

Càng ngày càng khẳng định: “cây bút truyện ngăn sung sức” [10, tr.28+. Nhà văn càng lao

động, càng trưởng thành. Đúng như nhà nghiên cứu Vũ Hà trong bài Lê Minh Khuê - một

cốt cách văn chương, đã được đánh giá, ngợi khen: “Sáng tác của Lê Minh Khuê ngày

càng đằm hơn, sâu hơn”[8].

1.3. Quan điểm sáng tác

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Quan điểm nghệ thuật là vấn đề quan trọng đối với đời sống nghệ thuật. Là một

người cầm bút sáng tác văn học nghệ thuật thì lại càng quan trọng. Trong từ điển văn

học có định nghĩa:“Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người

vốn có của hình thức nghệ thuật đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một

chiều sâu nào đó”. Lê Minh Khuê hiểu và quán triệt nó trong quá trình sáng tác. Là một

nhà văn như bao nhà văn khác, Lê Minh Khuê phải thực hiện chủ trương đường lối văn

nghệ của Đảng và Nhà nước. Trên lĩnh vực văn học người viết phải trung thành với quan

điểm chân thiện mỹ để những đứa con tinh thần của mình chân thực có tính nhân văn

và hướng tới cái đẹp. Ngoài quan niệm chung mà ai cũng phải theo thì Lê Minh Khuê có

chính kiến riêng về quan niệm sáng tác của mình. Quan niệm sáng tác ấy đã được bà hé

mở qua những điều tâm sự và phát ngôn trên báo chí. Trước hết bà thường đề cập đến

trách nhiệm của người cầm bút trước những sáng tác của mình. Nhà văn đã cầm bút, đã

lao động nghệ thuật là phải nghiêm túc không bằng lòng với người viết không có trách

nhiệm. Bà tâm niệm:“Đã làm nhà văn nên nghĩ mình viết lách sao cho người thợ lành

nghề, không được làm ẩu. Tôi rất ghét những người đan lát, dối trá, chữ nghĩa tuôn ra

rào rào, in ấn ào ào, không có thời gian đọc lại cái mình viết. Điều đó giống như tình

trạng làm hàng giả đang đầu độc cuộc sống” [83+. Bà cũng khuyên những người cầm

bút:“đừng viết khơi khơi, đừng viết ào ào”. Lê Minh Khuê quan niệm văn chương là

nghề cần có sự chuyên tâm chuyên nghiệp. Quan niệm này cho ta thấy bà có { thức

nghệ thuật sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật vững vàng. Bà nắm chắc bản chất văn

chương, bản chất của nhà văn và nhiệm vụ của họ phải vững vàng thể hiện quan điểm

đường lối của Đảng để nhìn thế giới và con người một cách khách quan. Lê Minh Khuê

cho rằng: “Nói về nghề thì mệt lắm. Nước mình có những người làm văn chương nghiệp

dư, thỉnh thoảng mới viết một cuốn, lại hay hơn người chuyên nghiệp cầm bút. Nhưng

có những nhà văn chuyên nghiệp... thì lại cho ta rút ra kết luận ngược lại. Theo mình,

nhà văn chuyên nghiệp có thể viết tới đầu đến đũa bất cứ khi nào muốn và cần phải

viết” [84+. Lê Minh Khuê đề cao mối quan hệ giữa nhà văn và dân tộc. Với chị: “Nhà văn

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

cần phải tồn tại ngay trong lòng dân tộc mình” [84+. Năm 1993 khi cùng đoàn nhà văn

thăm Mỹ trở về, nói chuện với phóng viên báo Tuổi trẻ chủ nhật, Lê Minh Khuê khẳng

định vị trí của nhà văn: “Tôi đã từng chiêm nghiệm và từ đấy càng thấy rõ rằng văn nghệ

sỹ không thể tìm thấy chỗ đứng nào khác hơn ngay trên chính quê hương mình. Những

gì tôi viết, chỉ những đồng bào đang sống trên đất nước tôi là đồng cảm hơn” *84]. Trên

tạp chí Tác phẩm mới, Lê Minh Khuê cho rằng: “Cái ác như nấm độc, như cỏ dại đang

hủy hoại cộng đồng, báo hiệu sự suy kiệt khủng khiếp về văn hóa, báo hiệu sự mất trắng

về đạo đức truyền thống của dân tộc”. Bà có niềm tin, người cầm bút có thể làm được

điều gì đó cho dân tộc, cho con người: “Nếu như cái ác trong đời sống được nhìn qua

lăng kính lòng tốt của nhà văn, nó sẽ có cái gì đó như sự thức tỉnh nhân tính của đồng

loại, làm cho con người, tự ghê tởm thú tính của mình và sẽ đỡ ác hơn chăng?” [32].

Quan điểm sáng tác của Lê Minh Khuê rõ ràng kiên định nhất quán trong hành trình

sáng tác của nhà văn. Nó mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ. Quan

điểm sáng tác đó chi phối cách chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện và hình thức thể hiện.

Nó thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc sống, con người của nhà văn. Nó tạo dựng

được thành công của tác phẩm và vị trí của nhà văn trên văn đàn.

Lê Minh Khuê không đưa ra quan niệm cụ thể về truyện ngắn như nhiều nhà văn

khác nhưng nhà văn đồng tình với Pauxtopxki: "Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ

rằng truyện ngắn là truyện viết ngăn gọn, trong đó, cái không bình thường hiện ra như

một cái gì không bình thường". Như vậy, sự đan xen giữa cái bình thường và cái không

bình thường cũng chính là sự đan xen giữa cái hợp l{ và phi l{, lôgic và phi logic trong

đời sống. Khi trả lời báo Nông thôn ngày nay, nhà văn Lê Minh Khuê cũng từng l{ giải:

"văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp....Tôi chuyển khát

vọng ấy vào từng truyện ngắn nên các tác phẩm của tôi chứa đựng nhiều yếu tố bất

thường". Quan niệm nghệ thuật về con người được triển khai qua nhân vật trong từng

tác phẩm cụ thể. Lê Minh Khuê quan niệm: "Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân

cho một trạng thái quan hệ xã hội, { thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người".

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Nhà văn hiểu rằng mình là người thổi hồn vào chữ nghĩa để người đọc thấy được {

tưởng, thấy được tâm trạng vui buồn của người viết. Nhà văn đã truyền được tâm trạng

người viết sang tâm trạng đồng cảm của người đọc. Lê Minh Khuê cho rằng truyện ngắn

có thể có hoặc không có cốt truyện. Có những cốt truyện đầy kịch tính, ly kz, gay cấn, kể

được, có cốt truyện đầy tâm trạng, không kể được, có kết cấu rõ ràng, có cấu trúc lỏng

lẻo....Tất cả các dạng thức trên nhằm phân tích l{ giải những vấn đề phức tạp của con

người, cuộc sống hiện đại. Lê Minh Khuê đề cao vị trí quan trọng của chi tiết trong

truyện ngắn: "Lúc viết truyện ngắn, tôi rất quan tâm tìm chi tiết, bởi lẽ chi tiết đóng vai

trò quan trọng trong sáng tác truyện ngắn. Truyện có thể gây được ấn tượng hay không

là nhờ rất nhiều vào chi tiết. Nếu { tưởng là cội rễ thân cành thì chi tiết là lá, là hoa, làm

nên sự sinh sắc, tươi mát của cây cối. Chi tiết là cái làm cho tư tưởng mang được máu

thịt, hơi thở của đời sống". Theo nhà văn, chi tiết trong truyện ngắn ngoài tính xác thực

còn phải đạt tới cái gì đó cao hơn, đó là tính chất tượng trưng của nó. Vì thế ẩn sau mỗi

sự kiện, chi tiết của truyện ngắn Lê Minh Khuê là những { tưởng sâu sắc. Lê Minh Khuê

cho rằng: "Trong văn chương quan trọng là viết như thế nào chứ không phải viết cái gì vì

văn học là phong cách. Sự tìm tòi đổi mới khi viết văn không đơn giản là sự phá cách mà

là sáng tạo một cách nghệ thuật". Ngoài những { kiến về quan niệm văn học nghệ thuật,

về truyện ngắn Lê Minh Khuê còn trả lời báo chí về chính kiến của mình đối với những

vấn đề thuộc phạm trù tác giả và văn chương.

Có thể nói quan điểm sáng tác của Lê Minh Khuê là tâm huyết, nhiệt tình, chuyên

nghiệp, trách nhiệm, nghiêm túc luôn xác định chỗ đứng trong cộng đồng vì cộng đồng

vì quê hương đất nước mà sáng tác. Nhà văn luôn ánh lên tấm lòng đôn hậu, nhân ái,

yêu thương con người và cuộc sống nên những trang sách của nhà văn thấm đậm tình

đời, tình người. Là một nhà văn đích thực, thành công, có chỗ đứng trên văn đàn, trong

lòng độc giả, Lê Minh Khuê còn thể hiện những { kiến, quan điểm của mình trên nhiều

lĩnh vực của văn học nước ta. Những { kiến đó trả lời câu hỏi của giới báo chí càng thể

hiện quan điểm tiến bộ và bản lĩnh của nhà văn Lê Minh Khuê.

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Tiểu kết:

Những vấn đề cốt yếu về nhân vật, cốt truyện, tác giả, quá trình sáng tác và quan

niệm văn học nghệ thuật của Lê Minh Khuê đã được trình bày một cách tính lược, thiết

thực. Những vấn đề đó trở thành công cụ để soi sáng, triển khai, l{ giải cho các phần sau

của luận văn. Do vị trí của chương 1, người viết không trình bày dài, chỉ nói những gì cần

thiết cô đọng đề giành thời gian và tâm lực cho hai chương trọng tâm của luận văn. Đó

là chương 2 và chương 3.

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Chương 2

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Nhân vật là “Công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa

quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [44]. Với

vai trò hàng đầu của tác phẩm, nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật,

là linh hồn của một tác phẩm, là nơi k{ thác cái nhìn của nhà văn với thế giới với con

người. Dấu ấn tài năng của mỗi nhà văn được thể hiện rõ qua thế giới nhân vật do họ

tạo ra. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, cái nhân sinh quan của nhà văn.

M.Gorki đã nói:“Nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả, chỉ có trông và

nghe thấy những con người do tác giả trình bầy trước người đọc”.

Khảo sát về nhân vật trong truyện ngăn của Lê Minh Khuê, ta thấy thế giới nhân

vật trong tác phẩm của bà phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Tùy theo góc nhìn,

tiêu chí đặt ra ta có thể phân loại thành nhiều kiểu nhân vật. Mỗi kiểu nhân vật đều thể

hiện từng khía cạnh nhìn nhận và phản ánh hiện thực đời sống, quan điểm về con người,

niềm mong mỏi của nhà văn cho con người và cuộc sống.

Như đã trình bày trong chương 1, tôi lấy tiêu chí cấu trúc hình tượng trong tác

phẩm để xem xét các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.

2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Đây là “Kiểu nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất tính cách nào đó của

con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một

thời đai”. [9]

Lê Minh Khuê, sinh trưởng trong một thời kz lịch sử đầy biến động, nhưng rất đỗi

vẻ vang và tự hào. Bà gia nhập thanh niên xung phong, trở thành người chiến sĩ trên

chiến trường ác liệt. Nhà văn được sống với đồng đội, được chia sẻ những gian nguy,

được cống hiến sức mình cho dân tộc cho đất nước, càng thấy trách nhiệm nặng nề của

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

người cầm bút. Nhà văn phải đi tiên phong, phải sáng tạo để ca ngợi đất nước đang thế

“vươn lên như một thiên thần”, dựng tạc những con người “đẹp như hoa và rắn hơn sắt

thép” đã tạo lên thế đứng của Việt Nam.

Hình mẫu người chiến sĩ chân trần chí thép, là hình mẫu l{ tưởng một thời, nay

đã bước vào trang truyện của nhà văn với tình cảm yêu quí nhất, sáng đẹp nhất: “Những

người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thương nhất là những người mặc quân

phục, có ngôi sao trên mũ”(Những ngôi sao xa xôi). Sáng tác của nhà văn trong thời kz

đầu đậm chất sử thi lãng mạn: “Nhìn về dân tộc và con người trong quầng sáng sử thi,

phủ lên trên nhân vật những vẻ đẹp mang tính huyền thoại”.

Những con người trong thời chiến, ở tác phẩm của Lê Minh Khuê đều có chung

một phẩm chất: tự nguyện, sắn sàng hy sinh cho l{ tưởng, cho dân tộc cho quê hương

đất nước; chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất; thấm đấm tình yêu nhà, yêu

nước, yêu đồng đội, yêu nhân dân; họ yêu đời, lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi

sáng. Những con người đó là: Nho, Thao, Định trong Những ngôi sao xa xôi, Sún, Mua

trong Con sáo nhỏ của tôi, Vân, Ngãi trong Bạn bè tôi, Huy, Tuân, Miên, Trung trong Cao

điểm mùa hạ, Trúc, Bội, Hải, Mai, Hiền trong Mẹ, Bình, Hòa trong Con trai của người

chiến sĩ, Qu{, Mạnh, Hiếu trong Nhiệt đới gió mùa, Mai, Quân trong Nơi bắt đầu của

những bức tranh v.v.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, hòa bình được lập lại, giang sơn thu về

một mối, cả đất nước bước vào thời k{ khôi phục, phát triển kinh tế. Những con người

anh hùng trong vẻ đẹp mới xuất hiện. Họ là những người mặc áo lính bước ra khỏi chiến

trận đang hăng say góp sức mình trên khắp các nẻo đường đất nước để xây dựng và

phát triển đất nước. Họ cũng là những người dân bình thường, thuộc các tầng lớp khác

nhau đang mang hết sức lực trí tuệ xây dựng Tổ quốc ngày một giầu mạnh. Những phẩm

chất chung của họ là: họ có tư tưởng đúng đắn, tình cảm đẹp, có tri thức, có năng lực

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và thiên nhiên. Họ luôn tìm tòi sáng tạo, cháy hết mình

cho công việc để dâng hiến thật nhiều cho đất nước.

Lê Minh Khuê, ra khỏi chiến trường, tiếp tục con đường văn nghiệp của mình

bằng nhiều trang truyện ngắn để phản ánh, cổ vũ cho cuộc sống và con người mới sau

chiến tranh. Những con người mới được tỏa sáng trong các truyện của nhà văn. Những

con người đó là: Qu{ trong Đoạn kết, chị kỹ sư trong Căn nhà bên kia đồi, Khánh, Mỹ

trong Miền quê, Dũng trong Gió xóa dần những dẫu chân, Na, Thắng trong Làng xi

măng, bà Tuy trong Một cuộc đời, Ngọc, bà giáo, vợ chồng tôi trong Dòng sông, mẹ con

anh Hải trong Những ngày trở về, ông Tưởng trong Trong làn gió heo may, Hằng trong

Một buổi chiều thật muộn, người mẹ trong Mong manh như là tia nắng, Châu trong Lời

chào ngưỡng cửa, Hợp trong Bên kia đường, Duyên trong Khoảnh khắc của số phận,

Mi trong Cơn mưa cuối mùa v.v.

Tóm lại nhân vật loại hình là kiểu nhân vật tiêu biểu mà Lê Minh Khuê có dụng {

xây dựng trong những tác phẩm ở thời kz đầu. Nhân vật thể hiện bằng những chi tiết

khá chân thực và sinh động của đời sống. Nhân vật có tính cách cao đẹp của con người

Việt Nam đang trong thời điểm lịch sử có nhiều biến cố vĩ đại của dân tộc. Những nhân

vật không có những uẩn khúc, những khoảng tối trong tâm hồn.. Họ sống ngay thẳng,

trong sáng như một tấm gương. Họ có phẩm chất đẹp từ đầu đến cuối truyện. Tính cách

của họ không bị thay đổi, xấu đi trong môi trường, hoàn cảnh. Họ là những nhân vật

theo khuôn mẫu chung của thời đại mà nhiều nhà văn lớp trước đã thể hiện trong tác

phẩm của mình như cụ Mết, Mai, TNú trong Rừng xà nu, Lãm, Nguyệt trong Mảnh

trăng cuối rừng, chị Sứ trong Hòn Đất v.v.

2.1.1. Nhân vật tỏa sáng

2.1.1.1. Nhân vật tỏa sáng trong thời chiến

Thời chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, gian nguy chồng chất gian nguy, con người

phải đối mặt với bom, đạn và cái chết bất cứ lúc nào. Nhân vật trong tác phẩm của Lê

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Minh Khuê phải có bản lĩnh và phẩm chất tuyệt vời để vượt qua. Họ vững vàng kiên định

về l{ tưởng, dám xả thân để thực hiện l{ tưởng đó. Họ nguyện đi vào cái chết, không

màng tới lợi ích của bản thân. Họ lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng của cả dân

tộc. Họ có tình yêu trong sáng thủy chung.....Ở mỗi con người trong mỗi tác phẩm có

những nét phẩm chất riêng làm thành bức tranh chung của con người thời chiến. Họ là

những anh giải phóng quân, anh pháo thủ, người lính thông tin, anh lái xe tăng, cô liên

lạc hoặc thanh niên xung phong hoặc những chàng trai cô gái lái xe vượt Trường Sơn,

những y, bác sĩ... Lê Minh Khuê đã tạo dựng được những nhân vật ngời sáng như vầng

hào quang tỏa sáng trong thời chiến làm xúc động bao người đọc. Người đọc nhớ mãi

Hiền trong truyện Mẹ. Cô gái ở mặt trận cùng con Hoàng Ngọc Hải - một trung úy chỉ

huy đại đội ở cao điểm Trà Rồng. Chị có chồng là trung tá cũng ở mặt trận. Như vậy một

gia đình có ba người ở mặt trận đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do. Đẹp và vinh

quang biết chừng nào. Nhưng đẹp hơn là suy nghĩ và hành động của Hiền khi đứa con

trai duy nhất hy sinh. Mùa khô 1967, khi Hải chạy sang phía Bắc cao điểm “bị vùi xuống

hố bom ngay chỗ mỏm núi chìa ra”. Nhận được tin sét đánh ấy, Hiền không thể giữ

được bình tĩnh như ngày thường “mặt bà trắng bệch” bà “gục mặt vào hai bàn tay một

lúc lâu”. Người y sĩ nơi chiến trường từng cứu được bao nhiêu đồng đội nhưng không

thể cứu được con mình nên rất đau đớn. Xác Hải bị vùi ở chỗ đoàn xe ra chiến trường đi

qua. Đã hai tiếng toàn bộ lực lượng tìm kiếm vẫn chưa thấy xác Hải. Nhưng nếu quyết

định thông đường cho xe đi qua thì hy vọng tìm được xác của anh sẽ tắt. Lúc ấy không ai

nỡ làm như vậy đối với đồng đội với người anh hùng như Hải. Tình huống thật khó xử xe

đang ở bên phía Bắc cần đi gấp, xác Hải lại chưa thấy, mọi người chưa biết tính thế nào.

Bỗng người mẹ nuốt nỗi đau trong lòng dứng dậy và nói rành rọt: “Nghe bác đây này,

Quân, cháu ra lệnh cho anh em thông xe đi chứ. Xe đang chờ hả? phải, thông xe đó.

Thôi, đừng phản đối...Dù sao thì em nó đã hy sinh rồi, cháu nghe chưa? Bác lên đó bây

giờ đây, còn cháu thì làm việc đi, nghe bác nói chưa? Thông xe ngay”. Quyết định ấy, lựa

chọn thật khắc nghiệt, làm ứa máu trái tim người mẹ. Mẹ đã đặt nhiệm vụ chung lên

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

trên tình cảm riêng của mình khiến sự hy sinh của Hải thêm một lần { nghĩa nữa. Anh

không mất, anh được hồi sinh trong lòng mẹ, đồng đội và đất nước. Đây chính là vẻ đẹp

tâm hồn, sức mạnh { chí nghị lực với những hy sinh lặng thầm của người mẹ khi đối

diện với cái chết của đứa con thương yêu nhất.

Cô Sim trong truyện Con sáo nhỏ của tôi hồn nhiên, nhí nhảnh như một “con sáo

nhỏ của tôi, con sáo yêu qu{ của tôi”. Đó là lời ghi nhật k{ của Hoàng, giáo viên văn hóa

của đơn vị gọi Sim một cách trùi mến. Cô gái có nhiều hành động trẻ con, ngây thơ đến

độ “được yêu mà không biết”. Thế như trong thử thách cam go cô bé lại có tinh thần

thép, có hành động cao cả. Cô tự nhận mình “làm cục nam châm biết đi”, “chạy qua bãi

bom dài gần một cây số” để hút bom. Cô tự nguyện đi vào cái chết một cách thanh thản,

nhẹ nhàng. Đây không phải là bột phát mà là sự phát sáng của tâm hồn phẩm chất đẹp

của người con gái ngây thơ trẻ con ấy. Cô vẫn hồn nhiên nói:“Em chết thì được, chứ con

sáo mà chết ấy à, còn ra thể thống gì?”.

Các cô Nho, Thao, Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là những đội

viên trinh sát mặt đường ở một cao điểm mà sự ác liệt của cuộc chiến đang diễn ra từng

giờ nhưng họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Nơi cao điểm, máy bay địch ráo riết trên đầu,

bắn và thả bom, tiếng nổ ùng oàng, đất đai tung lên bắn ra xung quanh nghe tiếng ào

ào. Khói đen bốc lên thành những cột lớn. Một ngày hàng tốp máy bay địch cứ trà đi trà

lại bắn phá, thả bom. Không chỉ diễn ra một ngày mà diễn ra nhiều ngày nhiều tháng.

Sau những đợt thả bom, bắn phá, các chị lại phá bom, lật đất, san đường. Các chị làm

trong khung cảnh khắc nghiệt thế đó. Phải nói rằng các chị gan dạ, dũng cảm vô cùng

bình tĩnh và sáng suốt vô cùng. Đối mặt với nguy hiểm, với tử thần các chị khi phá bom

cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết đối với các chị là “mờ nhạt”[27, tr.37] mà vẫn nghĩ

đến nổ bom, “còn nhiều quả chưa nổ” [27, tr.25]. Ta thấy ở họ một phẩm chất của một

thế hệ coi thường hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cho l{ tưởng cao đẹp. Nho, Thao bị

thương bị đất vùi, nhưng vẫn say sưa, ngày cũng như đêm, lao vào gian khổ nguy hiểm

một niềm phấn khích vui vẻ. Họ chia sẻ, yêu thương nhau như ruột thịt. Họ sống lạc

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

quan, mơ ước và khao khát vào tương lai hạnh phúc của dân tộc đất nước. Họ nghĩ đến

ngày mai sau chiến tranh sẽ làm y sĩ, làm nghề thêu, ca sĩ.... Sau những lần phá bom về

lại cười đừa, lại hát, lại nhớ đến người yêu, lại lang thang về miền k{ ức để nhớ tuổi thơ,

nhớ Hà Nội. Ở mỗi cô gái vẫn có cái chung và cái riêng: Nho thích thêu thùa, Thao chăm

chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối, thả hồn theo dòng

hồi tưởng. Mặc dù vậy, họ vẫn dùng xẻng đào đất dưới quả bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng

chạm vào quả bom nghe tiếng sắc lạnh đến gai người như cứa vào da thịt. Tuy có lúc

rùng mình nhưng họ vẫn giục nhau “Nhanh lên một tí!”[27, tr.36]. Cả ba người đều nghĩ

như Phương Định “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang theo

dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi

khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” [27; tr. 35]. Đó là những con người tự

trọng, dũng cảm biết nhường nào. Sau những khoảnh khắc nguy hiểm, họ lại thư giãn,

bình tĩnh đến lạ thường. Các cô sống trong hang sao mà lạc quan thế. Bên ngoài 30 độ,

chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. "Cái mát lạnh làm toàn thân run lên đột

ngột. Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm

dài trong nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng

có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung....hình như sắp mở chiến dịch lớn” [27,

tr.25]. Có thể nói Thao, Nho, Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời đại chống Mỹ đã

tỏa ngời trên trang truyện của nhà văn.

Nguyên trong Bạn bè tôi từng tâm sự: “Bạn bè tôi đã mang tuổi thanh xuân đời

mình như trân trọng cầm trên tay một trái cây đang độ ngọt ngào, đặt vào nơi cần thiết.

Gian khổ không lường hết được. Nhưng bảo chúng tôi hãy thôi đi, quay về ôm lấy một

vài nhàn nhã, đứa nào, đứa nào trong chúng tôi chịu”. Rõ ràng lớp thanh niên như anh

đã nhận rõ vai trò vị trí của tuổi trẻ, trách nhiệm dâng hiến cho Tổ quốc nên tự nguyện,

săn sàng, chiến đấu giải phóng dân tộc. Họ không ngại gian khổ, không bằng lòng với

cuộc sống nhàn hạ vô vị mà phải sống cho ra sống.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Những chiến sĩ lái xe, đồng đội của Nguyên đã cứu một đoàn xe bị bom chặn ở

cửa rừng. Họ không thể không cầm được nước mắt khi mở bật một cửa xe, thấy một

thân người bị cháy đen vẫn ngồi ở tư thế dấm ga. Trong chiến trường phải tổn thất, phải

có sự hy sinh, nhưng có sự hy sinh nào đẹp bằng. Người lái xe ra tiền tuyến chết trong

tư thế tiến lên. Cái chết đã tạc dáng hình anh thành “dáng đứng Việt Nam”. Họ, những

người lái xe, nhìn đồng đội hy sinh, nhìn con đường mở ra trước mắt, càng thấy sự nỗ

lực, hy sính của biết bao nhiêu người mà nghĩ suy trách nhiệm của mình: “Con đường

thế hệ đi trước mở cho chúng tôi, hôm nay bon Mỹ đang làm mọi cách chặn lại. Thế thì

đi thôi. Đã đến lúc chúng mình bắt tay vào làm việc của những người đi trước”.

Những chiến sĩ trong Con trai của những người chiến sĩ chiến đấu ở trên biển

thật oanh liệt. Máy bay Mỹ vẫn lao xuống. Con tầu của các chiến sĩ hải quân bị trúng đạn

thủng, nhiều khoang nước tràn vào, con tầu không cơ động được. Một số chiến sĩ hy

sinh anh dũng song các khẩu pháo còn lại vẫn kiên cường nhả đạn, nã vào đầu giặc lái.

“Những đường đạn ở các khẩu đội quyết liệt làm mặt biển như bị xé rách ra vì tiếng

động sắt thép”. Giữa khói lửa và những cột nước bao kín con tầu, “những đường đạn

vẫn xé rách khói lửa lao lên, lao lên mãi”.

Trong Cao điểm mùa hạ, “một đại đội làm nhiệm vụ thông đường cho xe ra trận

phải chịu 46 trận bom trong một đêm. Nhưng ai cũng hiểu rằng những người hy sinh

nhiều nhất còn ở trước ta, họ ở ngoài mặt trận, nơi đang giáp mặt ngày đêm với kẻ

thù”.

Qu{, Nhân, Hiếu trong Nhiệt đới gió mùa ở tiểu đoàn ba quân chủ lực bị sa vào

tay giặc vẫn kiên trung với cách mạng, không khuất phục trước sự tra tấn dã man của kẻ

thù. Qu{ đã hy sinh không hề tiết lộ mảy may những gì mà địch mong đợi. Nhâm thấy kẻ

thù khoét mắt Hiếu đau đớn nằm dưới sàn xi măng, anh không giữ được bình tĩnh “dùng

toàn thân lao vào cái gã đứng bên kia bàn”[30, tr.47]. Tên Phong rút súng bắn vào trán,

Nhâm ngã xuống“mắt nhằm chằm chằm vào người đại đội trưởng quằn quại trên sàn.

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Cái nhìn ấy không thể khép lại khi Nhâm chết”[30, tr.47]. Con mắt không khép, vẫn nhìn

người chỉ huy của mình như gửi gắm niềm tin, truyền thêm sức mạnh cho Hiếu trong lúc

đối đầu với kẻ thù không có vũ khí trong tay. Ôi cái nhìn ấy, làm xúc động bao người

đọc. Hiếu ở Hà Nội, con thày giáo Cơ, là đại đội trưởng tiểu đoàn ba chủ lực tham chiến

ở Quảng Trị bị sa vào tay giặc sắp bị thẩm vấn. Trước lúc thẩm vấn, anh cùng Nhâm

được “gã thượng sĩ đưa cái áo cầu vai của lính thông tin Bắc Việt”[30, tr.41] cho mặc.

Áo còn loang máu, Hiếu cầm áo “ấp vào ngực rồi mặc vào”[30, tr.42]. Cử chỉ đó thể hiện

sự nhớ thương, lòng cảm phục, song về lĩnh vực tâm linh anh mong “linh hồn người ấy

được chở che. Hiếu vững tâm đứng lên”[30, tr.42] trước khi đưa ra thẩm vấn. Cái nhìn

đầu tiên đối với kẻ tra hỏi mình là Phong, thằng em cùng cha khác mẹ, Hiếu đã nhận ra

và nghĩ chuyện gì sẽ xẩy ra trong việc gặp gỡ kz quặc này. Phong hờ hững, thờ ơ chủ

động nói chức vụ, đơn vị của Hiếu nhưng không biết anh là “đội quân đặc biệt đã lật tẩy

một thằng nằm vùng của chúng nó”[30, tr.44]. Hắn nói với Hiếu “cần anh hợp tác”[30,

tr.44], câu nói gọn rõ thông tin song nhẹ và lạnh. Rồi hắn nói tiêp:“Anh đại đội trưởng

tiểu đoàn ba chủ lực trung sĩ Qu{ đã khai trước khi chết”[30, tr.44], Hiếu “thờ ơ hờ

hững” [30, tr.44] trước câu hỏi của hắn. Hắn lại tiếp: “khai chức vụ đồng đội không có gì

xấu, không khai chúng tôi cũng biết, tôi vẫn cảm phục anh ấy”[30, tr.44]. Hắn lại tiếp:“là

đại đội trưởng uy tín....là con nhà trí thức tiếng nói của anh có hiệu lực trong quân ngũ,

Anh chỉ cần đọc lời hiệu triệu cán binh tiểu đoàn, anh quay súng quy hàng Quốc gia ly

khai Bắc Việt anh sẽ được đưa về Sài Gòn sống như một thanh niên trí thức. lời hiệu

triệu đã thảo sẵn”[30, tr.44]. Hiếu càng nhìn càng nghĩ, anh đã hiểu “thằng này chuyên

nghiệp máu lạnh”[30, tr.45] và “chẳng là chỉ cần Hiếu đọc lời hiệu triệu đồng đội mà

thằng Mỹ cũng phải ngồi đây?”[30, tr.45] lúc ấy thằng Mỹ “dân chuyên nghiệp máu

lạnh”[30, tr.45], “nói tiếng Việt có dấu rõ rang”[30, tr.45]. Điều này quan trọng với anh

với cả chúng tôi Anh chỉ cần đọc chậm, hết tờ giấy này thu âm xong là anh thoát. Hiếu

nhớ những đêm mưa rừng chiếc OV10 bay rè rè phát ra cái thứ tiếng không khác lời

triệu hồi của bọn chúng “Các anh, em đồng đội tôi xin đảm bảo”[30, tr.45] và “sẽ được

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

đối xử tử tế như tôi”[30, tr.45]. Anh thấy bản chất hèn hạ của chúng và chuẩn bị câu trả

lời. Để lay động làm chuyển { Hiếu chúng cho bọn tay chân trong phòng tra hỏi “quay

cái cao su vun vút”[30, tr.45] để uy hiếp. Hiếu bật tiếng nói đầu tiên và “cũng như quyết

định một lời hứa với chính mình: Tôi không đọc lời hiệu triệu mà các ông soạn sẵn. Nếu

tôi nói với lính của tôi chỉ có thể bảo họ hãy chiến đấu”[30, tr.46], Hiếu nói như quát:

“đừng lải nhải vô ích” [30, tr.46], Phong lại từ phòng tối hỏi ra: “tên tiểu đoàn, tên tiểu

đoàn trưởng, lương thực, vũ khí”[30, tr.46], Hiếu cho nó là “hỗn xược”[30, tr.46] và trả

lời “tụi này là lính chiến cấp trên bảo đánh đâu là đánh muốn biết tinh thần chiến đấu

của Bắc Việt ra sao không liên lạc với mấy ông Trung ương ở Hà Nội? Cái đó không bí

mật họ trả lời ngay”[30, tr.46]. Lúc này thằng Pat vứt báo: “quát bằng cái giọng lạnh

như kim khí”; “mất thời gian quá. Nào! đi làm đi!”[30, tr.46] . Lệnh Xlăng phát ra, bọn

tay chân “lấy con dao biệt kích nhọn hoắt” [30, tr.46] chúng “thọc mũi dao vào một bên

mắt khoét một vòng rồi hất một cục như hòn bi cùng với da thịt dính theo xuống nền xi

măng”[30, tr.46]. Ra khỏi phòng thẩm vấn, tên “Phong nhặt cái cục thịt đẫm máu trong

có con mắt của Hiếu cho vào túi ni lông như giữ tang vật”[30, tr.47] rồi nói với Hiếu một

cách tàn nhẫn: “Thế là huề nhá, anh Hiếu. Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi”[30,

tr.47]. Hắn đã trả thù cho mẹ như hắn đã hứa với mẹ Viết, làm tròn phận sự của kẻ bên

kia chiến tuyến.

Qua cuộc phỏng vấn, tra tấn này ta thấy được nhân cách phẩm giá sáng ngời của

Hiếu. Nhưng Hiếu còn nét đẹp nữa là: Hòa bình, Phong bị bắt cải tạo, Hiếu lúc đầu cũng

có { trả món nợ ấy, làm cho Phong thấm và hồi tâm chuyển {. Song với tấm lòng, nhân

văn cao cả anh đã khép lại quá khứ, khép lại thù oán mở ra con đường sống cho Phong -

kẻ đã lấy đi một con mắt của Hiếu.

Có thể nói, có nhiều tấm gương sáng ngời trong chiến tranh chống Mỹ song để

cân đối các phần trong luận văn, tôi chỉ nêu và phân tích một số nhân vật tiêu biểu. Họ

là những đốm lửa phát sáng trong đời sống hiện thực, là những ngôi sao lấp lánh trên

bầu trời Việt Nam ở thời “ra ngõ gặp anh hung”.

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

2.1.1.2. Nhân vật tỏa sáng trong đời thường

Những chàng trai, cô gái, những người lao động bình thường lại lập chiến tích

trên mặt trận mới, một mặt trận không kém phần cam go và vinh quang. Những người

mặc áo lính, nay bước vào công việc mới với tinh thần mới cùng toàn dân làm chủ mình,

làm chủ xã hội và thiên nhiên. Họ lại tỏa sáng trên những trang truyện của Lê Minh

Khuê. Những con người đó là những người bình thường có nhân cách phẩm chất đẹp.

Chị kỹ sư trong truyện Căn nhà bên kia đồi, không an phận, không chỉ biết lo cho

gia đình, lo cho chồng con mà biết hy sinh, biết sống xứng đáng, biết vượt lên khó khăn

để trở thành người kỹ sư giỏi, được mọi người yêu mến khâm phục.

Bà giáo, vợ chồng “tôi” trong truyện Dòng sông, ghét lối sống mải miết cuống

cuồng chạy theo đam mê vật chất và nhận rõ giá trị của cuộc sống đích thực, cuộc sống

có { nghĩa.

Trong truyện Trong làn gió heo may, ông Tưởng sống đối lập với loại người bon

chen, sống gấp gáp ở xung quanh. Đến cuối đời ông vẫn day dứt một điều: Ông không

cứu được chiếc xe chở hóa chất trong chiến tranh. Vì day dứt đó ông đối diện với cái

chết, chầm chậm đến với ông. Cái chết gần đến với mình, ông vẫn giấu vợ con, sống vui,

âm thầm chịu đựng. Cái nghĩ của một con người tin tưởng vào sự tồn tại cái đẹp. Cái

đẹp làm cho nhựa cây đời xanh tươi mãi mãi.

Trong truyện Dòng sông, nhân vật “tôi” nghĩ về cô chú làm nghề giáo thời anh

học: “Cô chú tôi vẫn cặm cụi làm việc quên mình, trong khi ở chung quanh, người ta đã

quan niệm khác về cách sống mới. Biết bao thế hệ học trò đã ảnh hưởng lòng tốt, lương

tâm trong sạch của ông bà”[29, tr.229].

Trong truyện Quà biển, nhân vật Phương khi đi dạo với cô gái, em của đồng đội

mình thì nghĩ về công việc của chính mình:“Anh tốt nghiệp trường kỹ thuật quân sự. Ra

đảo vài năm rồi về đất liền. Chắc là theo binh nghiệp cho đến già. Anh thấy cũng phải

thôi. Trong quân ngũ mình không phải đôn đáo đi lo từng chi tiết cho cuộc đời. Mình xác

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

định là mắt xích của một cỗ máy lớn. Cứ thế mà đi tiếp thôi”[31, tr.30]. Một người có tri

thức vào quân ngũ, tự nguyện ra công tác ở đảo xa yên tâm ở trong quân ngũ và cho

mình là “mắt xích của một cỗ xe lớn. Cứ thế mà đi thôi”. Một người như anh thật đẹp.

Truyện Đầu máy hơi nước, bác sĩ Thống mà các cô gái đồng nghiệp tặng cho cái

tên “Thống gàn”. Anh không cùng gia đình đi Hà Lan. Anh ở lại xây dựng đất nước. Anh

không thích đồ ngoại, không thích công tác ở nơi đô hội, thích sống bình dân. Anh xin

lên công tác tại vùng đất đỏ bạt ngàn cà phê. Ở nơi đố dân nghèo, tốt bụng và cần anh.

Anh tâm niệm: “Những con người nhỏ bé đen đủi, không giận ông bác sỹ. Họ biết nên

giận ai, nên thương ai. Những con người như hạt cát. Những đứa trẻ ai thương thật

lòng nhận biết ngay. Thống tìm được nơi để đặt lòng tốt. Thời buổi kz quặc, ai có lòng

tốt đề như người ngoài hành tinh. Thống đi lại như cá trong nước ở đây. Đất sạch trời

trong không bụi lắm” [31, tr.101, 102]. Có lần anh đi tập huấn ở Hà Nội về, ông Phúc

người bạn vong niên nói: “Tưởng ra Hà Nội giữ anh rồi”. Thống điềm tĩnh trả lời:“Em

cũng mê Hà Nội. Nhưng loanh quanh vài tuần thấy rõ ở đây người ta cần mình hơn. Ở

chỗ đông người mà không có ai cần mình, chán thì ít, tủi thì nhiều, như cô dâu bị chê

không còn nguyên anh ơi” [31, tr. 97]. Chả thế mà Thống đi tập huấn lâu về, ai cũng

mong cũng đợi anh về. Mong đợi của họ như mong người thân vậy.

Gấp trang truyện lại ta ngẫm nghĩ hai chữ biệt danh “Thống gàn” và lời tự nhận

của anh:“Trương Đình Thống bình dân như chúng sinh”[31, tr.98]. Vâng “gàn” mà đẹp,

“bình dân” mà cao quí. Đó là lời khen của độc giả đối với anh.

Trong truyện Cuộn dây nhân vật cầm tìm về với mẹ già. Anh gặp lại hình ảnh đẹp,

trong trẻo của cô thiếu nữ láng giềng. Từ đó anh quyết định ở lại lập nghiệp tại quê nhà.

Ở quê với { nghĩ muốn đứng ra bảo vệ cô gái trước nguy cơ tấn công của những kẻ chán

ngán của những kẻ ăn chơi ở chốn phồn hoa, muốn nếm thử cái “của ngon vật lạ ở chốn

thôn quê”. Ý nghĩ, mong muốn được che chở, bảo vệ cô gái của anh đáng trân trọng.

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Bà Tuy là hình ảnh người phụ nữ, tần tảo, chịu thương, chịu khó sống tình nghĩa

nhân hậu, giầu đức hy sinh “cái đức hy sinh tự nhiên như trời sinh cô ra để sống cho

người khác”. Là con ông Tú, sống không nhàn vẫn tất tả lao động. Bà lo cho cha mẹ, cưu

mang những đứa cháu của người em cùng cha khác mẹ. Bà mở lòng đón đứa con riêng

của chồng để chăm sóc, vỗ về, yêu thương “Cô đã khóc vì thương cho thân phận con

chồng ăn mặc rách rưới”. Bà vẫn tần tảo chắt chiu “gây dựng được đời sống yên ấm cho

mấy mẹ con”. Mặc dù vất vả, cay đắng nhưng khi mang hài cốt của Thắng về bên mẹ bà

thấy thanh thản. Có thể nói, đó là nét đẹp của người phụ nữ, người vợ, người mẹ Việt

Nam. Hình ảnh gây cảm động, thương xót một đời người trong Một đời.

Bà Hòa trong Xóm nhỏ dịu dàng nhân hậu, bà chăm sóc yêu thương cho đứa cháu

“ruột rà máu mủ”, bỏ cả số tiền dành dụm sửa sang nhà cửa cho cháu ở, đi làm thêm để

có tiền lo ăn cho cháu. Bà vất vả đến nỗi “cái lưng còng xuống” nhưng bà vẫn thấy

“mình còn hạnh phúc hơn hai mẹ con người đàn bà ăn xin không nhà cửa”.

Thủy trong Mờ mờ nhân ảnh chăm lo cho các em, với { chí vươn lên khiến cho

nhân vật “tôi” ngỡ ngàng. Cô miệt mài ôn luyện để thi đỗ đại học, học ở thành phố luôn

giữ cho tâm hồn trong sạch. Thủy đã tát vào mặt lão chủ khi lão giở trò và nói: “Em

không ngán chết. Khổ mấy thì khổ....em leo lên cái nhà năm tầng chung cư nhảy xuống

cho tan thây”. Thủy đã làm thay đổi nhân vât “tôi” và khiến nhân vật ấy phải khâm phục

bởi tâm hồn trong sáng, thánh thiện của chị.

Nhân vật Cầm trong Qua vườn là đến trường giống như một bà tiên trong cổ

tích. Cầm trò chuyện khuyên nhủ Việt làm cho Việt thay đổi. Việt từ con người chán

sống, phế thân thành một người có ích, yêu đời và hiểu giá trị cuộc sống. Cuối tác phẩm

Cầm “biến mất”. Người đọc cứ băn khoăn: liệu cuộc sống có những người con gái như

vậy không? hay là hư ảo? Dù cô Cầm rất hiếm hoi trong cuộc sống song nó là mầm thiện

và đưa con người đến niềm tin và hy vọng.

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Thắng, Na trong Làng xi măng là những con người trong sáng, thánh thiện biết

nỗ lực vươn lên. Na tật nguyền sống có { nghĩa, sống chân thật. Na thương bà và biết bà

là người duy nhất gìn giữ gia phong của nhà: “Còn bà, tối bố phải về đúng giờ. Mẹ ăn

cơm phải thưa con mời bà, dù thưa xong có dài đôi mắt ngu{t, bà cũng biết nhưng cho

qua. Thằng Roi bán xe máy lấy tiền đi hát karaoke cũng phải lến lút”. Na chọn nghề sư

phạm cho cuộc sống sạch ít bụi bặm. Em không ra gì vẫn mong em thay đổi. Thắng luôn

đứng về phía Na, bảo vệ cho Na và đi bộ đội coi đó là nơi l{ tưởng để anh cống hiến.

Nghĩa, Dân trong Câu chuyện tác thành là những con người sống cho ta đáng học

tập. Nghĩa xấu xí, Dân vì mẹ ốm không có tiền chữa. Dân phải lấy Nghĩa để có tiền chữa

cho mẹ. Nghĩa biết vậy nhưng cô vẫn chăm sóc mẹ ở bệnh viện vì nghĩ mình là con dâu

và cô chăm sóc cho chồng “sẵn sàng dọn dẹp nhà cửa”. Dần dần ngày tháng trôi qua

Dân mới phát hiện được vẻ đẹp của Nghĩa ẩn náu bên trong cái vỏ bọc xấu xí. Dân thấy

mình may mắn, không phải vì gia tài kếch sù của ông bố vợ để cho hai vợ chồng mà vì

người vợ như Nghĩa sống phải đạo, chân tình, yêu thương chồng.

Thời đại mới, cuộc sống mới, con người mới thật đa diện. Lê Minh Khuê cổ vũ cho

cái mới, cái đẹp. Cái đẹp trong lao động, trong lẽ sống và nhân cách làm người. Những

cái đẹp đó như những sa vàng lấp lánh trong cuộc sống. Tuy không nhiều song nó đã

góp phần khẳng định những con người mới rạng ngời trong công cuộc xây dựng phát

triển đất nước

2.1.2. Nhân vật tha hóa

Ta thấy con người là một thực thể sinh học - xã hội, vì vậy trong con người gồm

hai mặt thống nhất hài hòa nhau: mặt tự nhiên, mặt xã hội. Phát triển hoàn thiện con

người phải chú { hai mặt đó. Nếu quá thiên lệch về một trong hai mặt này tức là phá vỡ

sự cân bằng trong quan hệ giữa chúng dẫn đến nguy cơ tha hóa con người. Khi phần tự

nhiên lẫn át phần xã hội con người sẽ sống theo bản năng thấp hèn, mộng mị, thú tính.

Ngược lại quá coi trọng phần xã hội, coi nhẹ phần tự nhiên, con người sẽ biến thành cỗ

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

máy vô hồn, duy l{. Thực tế lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy xã hội càng có

nhiều biến động phức tạp thì nguy cơ con người biến thành cái khác, thành sinh vật

khác càng lớn. Con người sẽ không còn là mình, không được là mình, sẽ gây nên bi kịch

cho xã hội, cho người khác và cho chính bản thân.

Trong nền văn học thế giới, nhân vật tha hóa đã xuất hiện từ lâu, có nhiều nhân

vật sống mãi và gắn liền với tên tuổi nhà văn như Juyliêng Xoren trong Đỏ và Đen của

Xtăngđan, Rebecca trong Hội chợ phù hoa của M.Thacơrê, Raxcônnhicôp trong Tội ác

và trừng phạt của Đôxtôiepxki, Raxtinhắc trong Tấn trò đời của Banzắc....Ở Việt Nam,

nhân vật tha hóa xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930

- 1945 với các tên tuổi: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Từ năm 1945

đến 1975 các nhà văn không có điều kiện để xây dựng loại hình nhân vật này. Sau 1975,

nhất là từ giai đoạn đổi mới, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện trở lại ở nhiều cây bút văn

xuôi, trong đó có Lê Minh Khuê.

Khảo sát các truyện của nhà văn viết sau 1975 ta thấy số lượng loại nhân vật này

khá nhiều. Đây cũng là dụng { của nhà văn. Nhân vật tha hóa trong các truyện ngắn của

tác giả xuất hiện ở nhiều thành phần xã hội, nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau với tầng

bậc cấp độ tha hóa. Nhà văn liên tục đặt nhân vật trong những tình huống đầy cám dỗ,

sa ngã trong danh giới mong manh, để từ đó phát hiện ra bản chất của nhân vật. Có loại

tha hóa do chính nhân vật, có loại do tình thế đưa lại, có loại do hoàn cảnh bắt buộc. Có

kẻ thì ham vật chất, tiền bạc, quyền lực; có kẻ mới chớm hư hỏng còn có khả năng thức

tỉnh; có kẻ thì nhuộm đen hoàn toàn, chỉ là con thú đội lốt người. Nhà văn khai thác

mảng đề tài náy thật mới và bằng cách viết mạnh bạo, sắc lạnh đã làm bật dậy những

thân phận, những tính cách có góc cạnh và chiều sâu tâm l{. Gấp trang truyện lại ta vẫn

thấy bóng dáng nhân vật như đang tính toán, ôm hận trong phút sa ngã trước ma lực

của đồng tiền, vật chất, quyền lực.

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Nhân vật tha hóa trong truyện Lê Minh Khuê ở nhiều thành phần xã hội, tầng lớp

giai cấp: Thắng trong Dạo ấy thời chiến, Tranh trong Là cựu chiến binh, giáo Trí trong

Thân phận cu ly, Hắn trong Thằn lằn, My trong Cơn mưa cuối mùa, gã đàn ông trong

Ngỗng non, Kim, Đước trong Dòng sông, Bính là nghệ sĩ trong Những người đàn bà,

Xoan, Quanh, Lanh, mụ Hấn trong Sân gôn, Sơn là nông dân trong Cuộc chơi, ông Tuyên

quan chức cao cấp trong Bi kịch nhỏ, An, Khang trong Đồng đô la vĩ đại, chị cả trong Làn

nước dịu dàng, Huyền trong Thi trấn, là thành phần tiểu thương, lão Tê nghề nghiệp

không rõ trong Những kẻ chờ sung, Soi trong Làng xi măng, Thằng Thán trong Anh lính

Tony D....

Xây dựng hệ thống nhân vật tha hóa có đủ các đại diện tầng lớp xã hội, nhà văn

đã không đơn giản trong cách nhìn, cách khám phá hiện thực cuộc sống và con người.

Trong cuộc sống đời thương, nhà văn có độ lùi để nhìn về quá khứ. Nhà văn nhìn rõ hơn

mặt khuất và nỗi đau của con người Việt Nam. Bức tranh hậu chiến của một đất nước

mà ở đó con người luôn phải gồng mình lên để hứng chịu những đau thương mất mát

được phác họa với chiều sâu thăm thẳm. Sự tàn phá không đơn thuần ở bề mặt vật chất

mà còn toàn bộ dời sống tinh thần văn hóa dân tộc. Di chứng chiến tranh để lại dai

dẳng, và có sức công phá của nó, lan tỏa trong bề rộng và chiều sâu. Chính một bạn đọc

người Mỹ nhận xét:“Qua các câu chuyện của Lê Minh Khuê chúng ta hiểu được rằng ở

Viêt Nam xây dựng lại cuộc sống không dễ như xây lại các con đường hay các cây cầu

của họ bị chiến tranh tàn phá” (Tạp chí Crab Orchard Review). Lẽ tất nhiên, trong cái

ngổn ngang, bề bộn đầy sự biến động của cuộc sống, con người dễ bị tha hóa biến chất.

Nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê được chia làm hai loại chính:

nhân vật bị tha hóa, nhân vật tự tha hóa.

2.1.2.1. Nhân vật bị tha hóa

Trở về cuộc sống đời thường sau bao nhiêu năm chiến tranh, con người không dễ

thích ứng. Dù là người lính bước ra từ cuộc chiến, hay những người đi qua chiến tranh,

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

không có bản lĩnh không đủ tỉnh táo, không thích ứng với thời cuộc sẽ bị cơn lũ cuốn của

đồng tiền, vật chất, tiện nghi cuốn đi thành những người không là chính mình nữa. Ngay

từ cuối cuộc chiến nhà văn đã nhận ra điều này. Rời chiến trường, con người bị cám dỗ

vật chất nhanh chóng quên đi một thủa oanh liệt hào hùng mà chính mình, đồng đội đã

tham gia, “Sao lúc đó anh chiu được? Nghĩ lại mà lạnh cả người”. Đó chính là Quang,

Nguyên trong Anh kỹ sư dạo trước. Anh kỹ sư đã từng để nhớ, để thương cho cô gái lái

xe. Trở về với cuộc sống bình yên trong ngôi nhà của mình khi vẫn còn tiếng bom, sự hy

sinh của đồng đội, Nguyên nhanh chóng ngụp sâu trong vật chất, sự hưởng lạc, tự đánh

mất mình, trở thành kẻ xa hoa, ghê sợ trong con mắt của Thi.

Cuộc sống của Nguyên trong căn phòng đầy đồ đạc xa xỉ kiểu cách trong hoàn

cảnh chiến tranh trăm bề thiếu thốn “Chiếc thảm cói màu trăng ngà”, “Đôi dép thêu

hoa”, “cái tủ nhỏ có mặt kính trong đó lộng lẫy một con bút bê tóc vàng quấn những

vòng kim tuyến quanh cổ”. Đức trong Một ngày trên đường quáng mắt trước tiện nghi,

vật chất, vội vã “đổi màu” như loài kz nhông trước môi trường sống mới. Mọi người nô

nức ra mặt trận, Đức “không bao giờ xa Hà Nội” lại còn chế giễu gọi họ là “lũ cuồng tín”.

Vừa giải phóng, cô người yêu Đức trở về kinh ngạc thấy anh ta thu xếp đồ đạc đi Sài

Gòn. Bởi Hà Nội chỉ là nơi trú ẩn lúc bom rơi còn bây giờ Hà Nội đối với Đức “ru rú mãi

Hà Nội chán lắm”. Anh say sưa với nồi cơm điện, đồ nhựa, một miếng mút rửa bát ở Sài

Gòn: Nhưng tệ hơn, đáng châm biếng hơn là Đức gói ghém mực, lạp sườn, nước mắm

cho mẹ ở Bắc nhờ người yêu mang hộ. Ta thấy mức độ tha hóa của Đức trong cơ chế thị

trường ngụp sâu trong vật chất và càng cảm thương cho cô người yêu của Đức. Tân

trong Một chiều xa thành phố một cô gái cùng Viện có mặt trong thời chiến. Hai cô “đi

đến đâu cũng có người nhìn theo” [25, tr.163] ngưỡng mộ, khâm phục. Hai cô thân thiết

“chả bao giờ muốn xa nhau. Đứa này đi công tác, đứa kia nằm trằn trọc thao thức” [25,

tr.164]. Họ vào đại học buồn vui có nhau, rồi họ xa nhau.Thời vô tư đẹp đẽ biến mất.

Tân bước vào chốn thượng lưu, giầu có, xa hoa, tiện nghi đầy đủ, danh vọng. Tân lúc này

tính toán, tham vọng ích kỷ trục lợi. Tân nghĩ đến mốt quần áo mới, son phấn, những

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

cuộc gặp gỡ, hội họp yến tiệc với những người quí tộc có tiếng tăm, đâu nghĩ đến lời

hứa với Viện. Tân thật vô tâm ích kỷ. Người chồng của Tân ngán ngẩm nghĩ rằng “cái

nông cạn của đàn bà cũng như một thứ tội ác, chỉ có điều người ta khó lòng nhìn thấy”

[25, tr.185]. Kim trong Dòng sông sa ngã trước cám dỗ vật chất, tự đánh mất mình khiến

người anh của Kim đã ngỡ ngàng trước sự thay đổi: Trước thì ngây thơ trong sáng nay là

khuôn mặt lòe loẹt son phấn, mở mồm ra là nói đến tiền chả màng đến mẹ, đến tình

cảm gia đình - Bích trong Những người đàn bà chơi bời, trơ trẽn, tham vọng. Cô sẵn

sàng yêu người đàn ông già vì ông ta giầu có, sẵn sàng quyến rũ chồng của bạn thân

mình. Họ luẩn quẩn trong vòng xoáy sa ngã, chạy theo đồng tiền, lối sống thực dụng,

đánh mất mình mà chẳng hay biết.

Lê Minh Khuê còn xây dựng nhân vật tha hóa do bị hoàn cảnh o ép, xô đẩy. Ninh

trong Bầu trời trong xanh sống bên cạnh ông trưởng ban biên tập quái đản, có cái đầu

“đầy những nghi ngờ đen tối” [29, tr.66] và một tay phóng viên nhỏ nhen bần tiện, ướn

hèn “sợ chết một cách kz quặc” [29, tr.58], cô dần mất lòng tin vào những kì tích của

người anh hùng mà cô viết về họ. Cuối cùng cô quay sang ngờ vực một thời mình đã

từng tin yêu bảo vệ “Đông bảo với mình là lúc lái tăng, chả nhìn thấy gì, chỉ nhìn thấy

trời! Không hiểu anh ta bịa hay thật? Có lẽ anh ta bịa!” [29, tr.70]. Huyền trong Thị trấn,

yêu, chờ đợi, thủy chung cho đến lúc nhận được tin “báo tử” của người yêu. Cô lo ma

chay cho các cụ dù “chưa phải là con dâu”. Cô nhanh chong trở thành chủ quán Karaoke

“đèn mờ”. Một loại “tú bà” của thế giới “thuốc phiện”, “màu đen”, “chăn nệm nhàu

nát”. Người đọc hy vọng rồi thất vọng đau lòng cho thân phận lầm lạc. Nhân vật trí thức

được nhà văn hằng kính trọng nay chỉ thấy họ bảo thủ, bạc nhược, yếu hèn đáng

thương. Trước đây Nam Cao đã thể hiện Thứ trong Sống mòn, Hộ trong Đời thừa, nay

lại thấy giáo Trí trong Thân phận cu ly của Lê Minh Khuê. Một giáo sư dạy đại học, có

“ba bằng đại học” lại vẫn ngửa tay nhận chai dầu ăn của cô Cành mà ông khinh là người

không có chữ. Ông “học đến nỗi hói cả tóc, giơ cả xương”, vậy mà trí thức và sức lực của

ông chỉ dành cho “một việc vĩ đại” là tính toán cách ăn tiêu thế nào cho vừa đồng lương.

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Ông tính bữa ăn lúc nào cũng có một miếng thịt, một miếng đậu rang mặn cho đủ chất.

Trời rét ông ngồi thu lu “để bảo toàn năng lượng”. Vợ chồng nhân vật “hắn” trong Thằn

lằn đáng thương, chồng dạy sinh, cảm thấy mình không bằng con thằn lằn bởi lúc trẻ“nở

nang”, “tràn trề sức lực”, nay “lòng khòng”, “chỉ nặng bốn chục k{”, “tóc bạc ở tuổi 42”,

“trông như cái mắc áo bằng gỗ mọt”. Chỉ vì hắn suốt ngày chỉ cắm mặt vào lợn gà, cám

bã, nuôi ăn tám đứa con “trứng gà trứng vịt” mà hắn chỉ nhớ tên ba đứa. Vợ dạy tiểu

học “ỏn ẻn dịu dàng” gã không biết lúc nào “vợ hắn trở thành hổ cái” bụng chỉ “tâm

niệm kẹo lạc này, đậu phụ này”. Ông giáo dạy triết trong Cơn mưa cuối mùa ở tập thể

có đủ tính xấu của dân thất học: “tắt mắt” ăn cắp cả ổ trứng gà, “tức ai đều không nói

ra” [29, tr.228] rình ban đêm “sẽ dùng kim chọc nát lốp xe của người ta” [29, tr.228] vì

chỉ một chuyện tranh nhau chỗ để rác. Nhân vật của Lê Minh Khuê về nhà giáo cũng

không khác gì vợ Đức, một cô giáo dạy văn trong Mi nu xinh đẹp của Nguyễn Thị Thu

Huệ vì đón “Mi nu xinh đẹp” về, chị trở thành người đàn bà khốn khổ, lôi thôi, tục tĩu

trong công việc mưu sinh. Mi trong Cơn mưa cuối mùa, một phụ nữ đảm đang “vợ thế

mới là vợ, mẹ thế mới là mẹ” nhưng thấy mình tồi tệ, “khốn nạn” không phải vì vật chất

mà vì suốt ngày giáp mặt với kẻ ô trọc, lão “đại công tước”, lão “sâu đo” phải sống “chật

chội”“tù túng” suốt ngày phải tránh nước. Ông thày dạy hợp đồng văn “Ronan Keating”

bị cô học trò “lỡm” vì ông chỉ “đọc sách ngày xưa”, những “câu triết l{ cao siêu” nên

không phân biệt được lời dẫn của cô học trò.

Những nhân vật này có lúc nghĩ lại dằn vặt và hối hận: Thắng trong Dạo đó - thời

chiến tranh đã nói một cách chua chát “Ông ạ, cái thời buổi này, cái hoàn cảnh này nó

có sức mạnh vô song trong việc tiêu diệt tình yêu. Tiêu diệt thẳng tay, triệt để hoàn toàn,

tiêu diệt hết”. Nhân vật bà mẹ chồng trong Làn nước dịu dàng có { thức hoàn toàn

được mức độ “sạch sẽ” món lòng tiết canh rửa bằng nước cống đặc sánh vì bẩn của cô

con dâu nhưng cũng chỉ biết chép miệng “Cho ăn uống thế này phải tội đấy! nhưng chỗ

nào cũng bẩn, mình kỹ lại lỗ vốn với lại đâu ra nước”. Huyền trong quan karaoke,

ngượng ngập, e sợ và thú nhận:“Anh đừng cười.Vắng anh em sống tệ lắm” trong Thị

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

trấn. Hắn trong Thằn lằn định tự tử để giải thoát, khóc hối hận, bộc bạch với con gái “tại

bố tiếc, bố nhớ cái thời xưa. Bố có dến nỗi nào. Chả đến nỗi dị mọ như bây giờ”. Những

con người này nếu ở trong môi trường lành mạnh, tiến bộ thì họ sẽ tốt chứ không như

thế này.

2.1.2.2. Nhân vật tự tha hóa

Với sự nhạy bén, tỉnh táo, Lê Minh Khuê tạo được cái nhìn riêng về một thế giới

mà ở đo “đồng tiền lên ngôi thượng đế”. Nhà văn nhìn thẳng vào sự thật về những mặt

cắt của đời sống, mổ sẻ nó bằng cách nhìn trung thưc, táo bạo để lật tẩy những trớ trêu,

những nghịch cảnh trong cuộc đời. Nhà văn nhìn thấy một loại người cơ hội chạy theo

vật chất, quyền lực, quay cuồng đảo điên trong vũ điệu Đồng đô la vĩ đại có ma lực của

Màu xanh huyền ảo.

Thái độ tôn thờ đồng tiền một cách mù quáng, coi tiền là trên hết là nguyên nhân

gây ra sự tha hóa trong chính con người lão Thiến và gia đình lão. Lão Thiến trong Anh

lính Tony D vì tiền “lão xéo lên tất cả” [29, tr.143], lão bán sản nghiệp ở ngoại ô để lấy

tiền “mua vàng giắt túi” [29, tr.143]. Lão tự nguyện cuộc sống ăn ở như súc vật để giành

tiền. “Bắt cả nhà chui vào cái hộc chưa đầy chục mét vuông” “xung quanh nồng nặc mùi

hôi thối” [29, tr.143]. Lão chịu ăn mắm làm từ “đầu cá, ruột gà nhặt nhạnh ở chợ chiều”

về ăn. Món ăn của lão khiến “cả xóm phải nín thở vì nặng mùi” Đối với lão, lão thấy “hợp

khẩu vị”. Lão trở thành một tên ăn cắp vặt, bẩn thỉu: “Suốt ngày lão chỉ chăm chăm xem

ai có gì thì lão thó”. Lão lấy từ “cái quần lót đàn bà”, “đoạn dây điện”, đến cả “cái bô trẻ

con để ngoài sân”, “Thỉnh thoảng lão làm chuyến về quê” và “đổi cái ba lô đựng đồ ăn

cắp vặt” cho người anh để lấy “nắm khoai sọ, nắm đỗ...” [29, tr.147] mang ra thành phố.

Điều nguy hiểm là lão luôn thấy “hoàn toàn hài lòng” với cuộc sống, cách hành xử của

mình; “lão cứ làm việc, lão cứ ăn cứ ngủ như thường”. Lão sống hoàn toàn theo bản

năng, lão nhìn thấy tiền như lão Grăngđê vậy. Khi Thán con lão đeo ba lô về, lão đoán là

“của sự”, “lão Thiến quẩn ra quẩn vào, mắt liếc liếc cái ba lô. Ruột gan lão cồn cào. Lão

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

không thể nhịn được nữa....lão như ngồi trên đống lửa” [29, tr.148]. Lão trở thành mụ

mị, ngu muội, trước cái ba lô của thằng Thán mang về. Nhưng “con thú bố” còn thua

“con thú con”. Thằng con mang gen tha hóa di truyền từ lão, hắn là môn đệ của lão

trong cái nghề “thó của” người khác. Hắn còn sành hơn lão “thường làm các quắn to”,

“không lèm nhèm ăn vặt” như bố. Hai bố con “đầu trộm đuôi cướp” này luôn gầm gừ

canh chừng lẫn nhau trước bọc tiền kiếm được từ bộ xương người lính Mỹ. Thằng Thán

đầu cơ trên bộ xương ấy để kiếm tiền. Lão Thiến muốn con nhả cho một chút. Chúng

chẳng còn gì là bố con nữa. Lão trông cái ba lô ngày đêm như trông mả tổ khi con lão đi

vắng. Thán trở về hỏi cha số tiền trong ba lô đâu, Thán đổi diệt cho bố lấy - Lão thề sống

thề chết với con là không lấy. Thằng Thán vẫn không tha và truy, tra hỏi đến cùng, lão

khăng không lấy.. Mất trắng số tiền thằng Thán xót như muối xát vào lòng, liền bảo lão:

“- Thề cái con chó. Nếu ông không lấy thì tự cầm con dao kia rạch mặt ra cho tôi

xem, không thì tôi bóp cổ ông chết, Dao đây!, lão Thiến run lập cập, cầm con dao sắc

như nước lão Thiến van nài?

- Tha cho tao, tao không lấy của mày đâu.....bố làm thế phải tội.

- Rạch mặt đi!.

- Thôi đau lắm tao chịu sao được?.

- Không rạch thì chặt đi một ngón tay. Làm ngay. Ông có làm thì tôi mới tin,

không thì tôi bóp cổ ông chết tươi.

- Chặt đi!. ”

- Thằng con xông tới, mặt xù ra độc ác, lão kê ngón tay lên thành giường nhìn con

bằng con mắt tội nghiệp

- Thán vẫn không tha và thét “thề đi, chặt đi, đồ sâu bọ! Chặt ngay không là thụt

lưỡi với thằng này. Con dao giơ lên, phập một tiếng, máu chẩy ra, ngón tay rơi xuống

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

sàn”*29, tr.158+, lão ngã lăn ra, Thán không nói một lời nào đi ra khỏi nhà để mặc lão

nằm đấy, thật táng tận lương tâm vì tiền.

Khang, An trong Đồng đô la vĩ đại, chỉ vì đồng đô la mà hai chị em dâu chửi nhau,

cho nhau ăn đủ thứ “quí” trên đời. Và cũng chính vì đô la mà Khang, An “sẵn sàng xin

tiết nhau”. Cuối cùng lưỡi dao oan nghiệt cũng nhuốm máu vợ Khang và đứa trẻ vô tội

nằm trong bụng. Vợ chồng lão Tó trong Ký sự những mảnh đời trong ngõ tạo ra một

màn kịch che mắt thiên hạ để đưa ông bố về suối vàng. Vợ chồng lão cắt được hộ khẩu,

được tiền bồi thường, không phải cung phụng. Vợ chồng lão thấy xe thằng Tây đi về tối,

rượu say, xe đâm vào Tí Câm con bà Tít chết phải đền số tiên lớn. Từ nghèo khó, khốn

khổ bà đã đổi đời. Thấy vậy, vợ chồng lão hàng đêm đưa ông bố ra ngõ hóng mát hòng

“cái may” cái lợi sẽ đến. Có đêm vợ chồng lão bỏ quên cả bố chả mang vào. Vận “may”

không tới vợ chồng lão lại đưa ông bố về nhà.. Vì tiền mà vợ chồng lão tệ và tàn nhẫn

đến thế là cùng.. Lão Tê trong Những kẻ chờ sung thì gian manh lọc lõi, táng tận lương

tâm khi giăng bẫy lấy đến đồng xu cuối cùng của gia đình em ruột bằng giá cắt cổ. Vẫn

chưa thỏa, chưa dừng, lão quyết định giết Tải lấy “nốt xâu vàng” của em. Thật là thú

tính “máu lạnh” của kẻ ham tiền. Những nhân vật tha hóa này không phải nghèo mà ăn

bậy. Họ giầu, vợ chồng lão Tó “nghe đâu làm chức gì khá to”, “công ty của ngài hái ra

tiền” nhưng lão vẫn tham tiền để làm cái việc vô đạo đối với bố. Người đọc mới nghiệm

ra: càng giầu thì chúng lại càng tham lam, càng ham tiền hơn bao giờ hết.

Thằng Roi trong Làng xi măng đang sống trong vòng tay sự bao cấp của bố mẹ

nhưng hắn chẳng coi bố mẹ ra gì, gọi bố mẹ là “ông bô, bà bô”. Hăn hỗn hào, vô đạo,

gây chiến với mọi người, đùa cợt trên nỗi đau của người khác để làm vui. Việt trong Qua

vườn là đến trường cũng là một kiểu tha hóa. Cha mẹ nuông chiều, nới lỏng giáo dục,

lại sống trong giầu sang Việt đã dùng đồng tiền thỏa mãn dục vọng, bất chấp đạo l{, tính

mạng. Hắn đã bị trả giá trong lần làm “anh hùng xa lộ”. Thằng Đáng trong Xóm nhỏ,

chạy theo cám dỗ vật chất, giày xéo lên người cô của mình. Sự vô ơn, vô đạo của đứa

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

cháu mất dạy đã đẩy người cô vào cái chết cô đơn tuyệt vọng. Ông Tuyên trong Bi kịch

nhỏ là nhân vật để lại ấn tượng và ám ảnh cho người đọc.

Lê Minh Khuê bóc mẽ chân tướng đội lốt cách mạng và dũng cảm khai thác đề tài

cải cách ruộng đất vốn cấm kỵ để vạch mặt chỉ tên kẻ cơ hội, thâu tóm quyền lực, xảo

quyệt, phí nhân tính trong quan hệ, trong cư xử với gia đình và xã hội. Ông là quan đầu

tỉnh trực thuộc trung ương, đứng đầu trăm dân trăm họ. Xuất thân là trí thức, địa chủ

phong kiến, là đối tượng của cải cách ruộng đất, ông đã lọt lưới. Vì tham quyền lực lớn,

ông quay lưng với gia đình, dùng mọi cách bao bọc mình trong lớp son hào nhoáng, giả

tạo. Con đường tiến thân của ông thật gian hùng. Khi cải cách ruộng đất ở quê nhà, ông

biết tin nhưng “lặn rất kỹ, rất sâu”, “bỏ rơi vợ trẻ, bỏ rơi đứa con trai”, “bỏ một cách

nhẫn tâm, độc ác để quay lại chăm lo cho bộ lông của mình như loài thú”. Vợ ông “thù

oán sự hèn hạ” của ông "đã chết tức tưởi". Con trai ông, ba tháng tuổi đã lưu lạc nơi góc

bể chân trời. Khi đã đánh bóng được tên tuổi, ông bắt đầu cuộc đời quan chức uy nghi

quyền lực “đứng đầu thành phố trực thuộc trung ương”. Suốt thời gian làm quan “ông

không hề cứu giúp một ai”. Ông cho thanh niên ra san đường ban ngày bị máy bay Mỹ

thả bom chết rất nhiều. Hòa bình lập lại ông huy động trai tráng làm thủy lợi ở một vùng

địa chất không ổn định “làm chết cả thẩy một trăm tám mươi sáu người”. Ông “tha hồ

nướng thịt con em” vì mục đích trả thù riêng. Nhưng vì thủ đoạn trí trá, che giấu được

tội ác lại được khen là “thành tích, thắng lợi”. “Khi rời vị trí, tay chân hoàn toàn sạch sẽ,

lương tâm yên ổn vì ông đã hoàn thành nhiệm vụ”. Lúc làm quan, khi hạ cánh, ông được

hưởng đặc quyền, đặc lợi như “hưởng khí trời”. Gia đình ông đầy đủ, sung sướng, xa

hoa trong lúc mọi người đều khốn khó. Ông “cấy” con ông vào chỗ an toàn “nghề nghiệp

của đám con cái ông thích hợp với mọi hình thái xã hội, không bao giờ bị chính trị

khuynh đảo thay đổi”. Nhân vật ông Tuyên - một sản phẩm cặn bã của sự tha hóa quyền

lực được nhà văn tái hiện một cách sắc lạnh, để lại ấn tượng khó phai cho người đọc.

Nhân vật gian hùng, cơ hội, tham quyền lực đã hại dân hại nước. Tội ác của ông Tuyên

đã gây ra tất phải trả giá. Cái giá mà ông phải trả là ông phải chứng kiến sự loạn luân của

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

hai đứa con đẻ, và cái chết của Quang đứa con trai mà ông đã bỏ nó lúc ba tuổi. Nhân

vật Tuyên ra đời làm nhiều người thị phi cho rằng nhà văn “không trung thực”, “cường

điệu”, “hằn thù cá nhân”. Nhưng cứ suy đi nghĩ lại, nhìn cho khách quan, cho thiện chí,

ta thấy không phải như thế. Nhà văn đã làm những cái ít ai làm, đã dũng cảm, táo bạo

để dùng con dao sắc mổ xẻ ung nhọt đang âm ỉ để cứu người, sống cho ra người như

nhà văn tâm niệm “viết về cái ác cũng là một cách thức tỉnh nhân tính”. Nhiều nhân vật

tha hóa đã nhìn được chính mình, băn khoăn, trăn trở hối hận. Đó cũng là dấu hiệu tốt,

cũng là cái thức tỉnh của nhà văn đối với loại người này.

Xây dựng nhân vật tha hóa, Lê Minh Khuê đã vượt qua lối mòn tư duy của nhà

văn cũ: hiện thực đơn giản một chiều, thể hiện chân thực, đa dạng cuộc sống con người

như nó vốn có. Đó là bức tranh nguyên dạng của cuộc sống đầy phức tạp đa sự. Nhân

vật thực sự để lại ấn tượng cho người đọc. Trong văn học trước năm 1975 vấn đề cá

nhân chỉ là “nốt lặng”, những ngang trái éo le của cá nhân chỉ là phương tiện để tô đậm

phẩm chất con người cộng đồng. Văn học thời đổi mới “đi thẳng vào những vấn đề về

thân phận con người ở đời sâu sắc hơn. Bên cạnh những nhân vật tha hóa, ta còn thấy

nhân vật bi kịch éo le ngang trái cũng được nhà văn khắc họa.

2.1.3. Nhân vật bi kịch

Chiến tranh qua đi, di chứng và hậu quả của nó còn chi phối hiện tại. Chiến tranh

là vinh quang, chiến thắng song không tránh khỏi tổn thất, mất mát cay đắng. Nó là

nguyên nhân dẫn đến những bi kịch éo le. Không đao to, búa lớn, Lê Minh Khuê viết

những trang truyện nhẹ nhàng thấm thía về những bi kịch xẩy ra trong cuộc sống thời

hậu chiến, để lại dư âm cho người đọc. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, cơ hội hạnh

phúc của con người, đặc biệt là những người phụ nữ ở hậu phương. Huyền trong Thị

trấn yêu một chàng trai ở chiến trường, mong đợi nhớ thương rồi một ngày cô nhận

được giấy báo tử rất đau khổ. Cô lại chăm lo phụng dưỡng cho mẹ cha người yêu như

một người con dâu. Thời gian trôi đi, tuổi trẻ, nhan sắc đã phai, không thể lựa chọn

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

hạnh phúc như cô mong muốn. Cô lỡ thời, quá lứa đành phải lấy một ông già. Cô chua

xót tâm sự với đồng đội người yêu “Em lấy chồng khi đã tuổi ba mươi rồi. Còn kén cá

chọn canh gì nữa. Hỏi em lấy ai được ngoài cái lão kia”. Từ đó Huyền trở thành “tú

bà”của thế giới “đèn màu” luôn “ngượng ngùng”, “e sợ”. Cô y tá trong Gió xóa dần

những dấu chân thấm thía những thiệt thòi của đời mình. Hòa bình lập lại cô thấy “xấu

xí, cứng tuổi” với cái khao khát đời thường giản dị muốn được làm mẹ mà khó khăn.

Chiến tranh đã làm cho người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ.

Do quan niệm lệch lạc, ấu trĩ của cơ chế thị trường cũng gây nên những bi kịch

cho con người.

Bà Tuy và gia đình trong Một đời xuất thân từ gia đình qu{ tộc nhưng bà, gia đình

sống cuộc sống thanh liêm, minh bạch. Suốt đời tần tảo siêng năng không ngần ngại giúp

đỡ người cơ nhỡ trong chiến tranh, cống hiến cho cách mạng, kháng chiến. Cải cách

ruộng đất vì thành phần xuất thân bị đấu tố cha không chịu được cảnh đấu tố oan ức đã

treo cổ tự vẫn. Bà mẹ đau đớn trước cái chết của chồng cũng đi theo. Ruộng vườn nhà

cửa “xung công” bà phải bỏ quê hương ra đi. Hòa bình vết thương không lành của đứa

con hy sinh và ám ảnh “cái vết bầm của sợi dây trên cổ ông Tú mãi mãi như cái xích cứa

vào tim cô”. Nhân vật “tôi” trong Bi kịch nhỏ không thể quên hình ảnh người cha trong

cải cách ruộng đất bị “hai người đàn ông căm thù đến mất trí, nhảy xuống lấy gạch đập

vào đầu ông cho đến chết rồi bỏ đi”. Người anh trai duy nhất không chịu nổi nỗi oan ức

vì tiếng “búa rìu dư luận” nhằm vào gốc gác của mình nên đã bỏ lại đứa em “lao đầu vào

gầm xe lửa”. Nhân vật “tôi” trở nên cô đơn, trơ trọi giữa cõi đời và mãi mãi không thể

quên những điều đó. Bi kịch của người mẹ trong Mong manh như là tia nắng là bi kịch

của tình yêu. Người mẹ là y sĩ ở chiến trường, thấy một đoàn tù binh đang đi. Trong đó

có một sĩ quan ngụy là bác sĩ quân y bi thương đi không nổi. Người bác sĩ của ta cùng

người mẹ đến chữa trị cho để họ đi tiếp. Chỉ một cái nhìn hút hồn, trái tim người mẹ

thổn thức và lưu giữ ánh mắt, cái nhìn, dáng hình ấy suốt cuộc đời. Nó trở thành bi kịch

tình yêu không vượt qua ranh giới địch, ta được. Nỗi đau trong lòng người mẹ cứ âm ỉ

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

giằng xé cho dù thời gian có qua đi. “Hai mươi năm đã trôi qua , mọi thứ hàng rào đã

được dỡ bỏ” [29, tr.193] , trái tim người mẹ vẫn thổn thức, buồn tuyệt vọng “không dò

ra địa chỉ” của người ấy. người phụ nữ “chẳng thể ngủ yên” chỉ khao khát trong cuộc

đời, chỉ cần một phút được gặp lại. Nhân vật Hằng trong Một buổichiều thật muộn cũng

mang một bi kịch như thế. Một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đã từng có một tình yêu với

một người châu Âu. Người đó có “một khuôn mạt trẻ, mắt nâu, tóc nâu, đẹp đến mức

trái tim mười sáu của chị đau nhói”. Nhưng cú sốc bị nghi là “quan hệ bất chính với

người nước ngoài” nên bị bắt giam, tra hỏi, k{ vào biên bản không được quan hệ với

người nước ngoài, chị không thể vượt qua nó được. Từ đó Hằng “mất tuổi tre, mất lòng

tin, sự vô tư, nhẹ nhõm” vì sự cứng nhắc, ấu trí trong quan niệm cũ. Qua bao nhiêu năm

vết thương lòng chưa hề xóa nhòa. Hiện tại là phó tiến sĩ nghiên cứu khoa học, trai tim

chị chưa một lần mở, chị sống như bà “Qui ri” của thời đại mới. Có lần trái tim chị hé

mở, chị đưa thiệp có hẹn Tân đến chơi. Tân nhỡ hẹn, Tân đến lúc chị đang làm việc thì

trái tim chị đã khép lại. Tân đến với chị, yêu chị nhưng chị từ chối, rồi chuyển vào Sài

Gòn sống. Có thể nói không vượt qua được cú sốc ban đầu, nên tình yêu có đến nhưng

nó lại qua, trái tim chị mãi đóng.

Lối sống thực dụng, phi nhân tính của thời đại mới cũng là nguyên nhân của biết

bao bi kịch éo le. Ông Lăng trong Ga xép đã đi qua biết bao thăng trầm của số phận

nhưng đến cuối đời vẫn phải sống trong ngậm ngùi cô độc. Hai cô con gái, ông hết lòng

yêu thương, ngỡ tường nó sẽ ở nơi ông. Nhưng “trong hai năm trời hai đứa con ông

xách va ly về hai phía”. Chúng bỏ lại cho ông già sự cô đơn lạc lõng, điều duy nhất ông

nhận lại từ các con ông là tiền bạc là “xây cho ông cái nhà ba tầng”. Khi mọi người đua

nhau xây nhà, coi đó là thời thượng thì đối với ông nó là địa ngục. Trong căn nhà rộng

mênh mông, giữa những “bờ tường kẽm đầy mảnh chai”, ông rỏi vào bi kịch lạc lõng, cô

đơn. Ông chết trong sự cô đơn ấy. Cái chết của ông Lăng chứng tỏ nhân vật đã dứt

khoát từ chối cuộc sống xa lạ, ngột ngạt, vắng tình thương. Hoàn cảnh và cái chết cô độc

không người thân bên cạnh của ông Lăng phần nào giống hình ảnh lão Gôriô của Banzắc

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

hay Ông tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Thắng, Na trong Làng xi măng là những

người trẻ tuổi cũng không chấp nhận tình trạng ngột ngạt “bê tông hóa” chà đạp lên

truyền thống của cuộc sống hiện đại nên đã chấp nhận sự ra đi. Hải trong Những ngày

trở về bước ra khỏi cuộc chiến, mong muốn có được tổ ấm hạnh phúc bên người vợ.

Nhưng bi kịch đến đã đè lên anh khi người vợ của anh là điển hình cho lối sống thực

dụng. Không thể thích ứng, hòa hợp trong một mái nhà, anh và mẹ phải sống trong sự

xấu hổ với người xung quanh. Đó là bi kịch nẩy sinh khi con người trở nên quá nhỏ bé,

bất lực trước sự thay đổi chóng mặt không dễ hòa hợp của xã hội.

Những nhân vật ấy là sự thể hiện khát khao của nhà văn mong muốn cho mỗi cá

nhân được sống là mình, được sống với những ước mơ khát vọng chính đáng của mình.

Bi kịch do những mối tình ngang trái ngoài hôn nhân cũng được nhà văn quan

tâm thể hiện trong những trang truyện của mình. Viết bi kịch về vấn đề này Lê Minh

Khuê muốn đặt một vấn đề giữa khát vọng tình yêu nhân bản và những rào cản của

quan niệm xã hội, giữa số phận cá nhân và cuộc sống xã hội đầy phức tạp.

Nhân vật Mi trong Cơn mưa cuối mùa là người phụ nữ đầy bi kịch, trong tình

yêu. Là một kỹ sư giỏi, cuộc sống đầy đủ êm ấm. Nhìn bề ngoài tưởng Mi là người hạnh

phúc. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn cô luôn khát khao một tình yêu đích thực. Gặp

Bình trong công trường rộng lớn, tình yêu chợt bùng lên như Cơn mưa cuối mùa, mạnh

mẽ trào dâng đã biến cô thành con người khác. Mi đã coi tình yêu mới như một lối thoát

ra khỏi cuộc sống ngột ngạt, tù túng trước đây. Nhưng rồi cô sẽ lâm vào bi kịch bởi

những giằng xé đau đớn giữa cuộc sống gia đình và tình yêu cá nhân. Bi kịch tình yêu

khiến cô phải “mang tâm trạng bi thương”, phải khóc vì “những điều tầm thường của

đời sống, vì những ước vọng đâu đâu” [29, tr.231]. Cuối cùng Mi lại phải trở về với cuộc

sống hiện tại, ngột ngạt, tù túng với vòng quay nghiệt ngã làm cho con người “mòn ra”,

“rỉ ra” và “mốc lên”. Lời nói của Mi với đồng nghiệp như lời thừa nhận sự bất lực của

mình: “Em không làm gì được nữa. Mọi thứ đã xong xuôi rồi”[29, tr.231]. Như vậy tình

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

yêu đã đánh thức Mi, giúp cô nhận ra sự vô nghĩa của cuộc sống hàng ngày và cũng

chính tình yêu làm cho cô rơi vào bi kịch của đời mình. Đối với cô tình yêu tươi mát tâm

hồn đang khô héo của cô nhưng nó chỉ là “cơn mưa cuối mùa” đến rồi qua rất nhanh,

chỉ còn là nỗi nuối tiếc, nỗi đau là mãi mãi.

Mai Anh, dì Hằng trong Mong manh như là tia nắng, cảnh ngộ thật trớ trêu, con

đường tìm đến hạnh phúc mong manh đến mức nào. Tưởng hạnh phúc đã ở trong tầm

tay khi có tình yêu đẹp tương xứng với Quốc. Ngày ra mắt là ngày “tiếng sét ái tình” đến

với Quốc và Hằng, dì của Mai Anh, ngay sau cái nhìn đầu tiên. Ba sống đến đau khổ.

Hằng nén lòng ra đi, sau 30 năm mới tìm được “người đàn ông của đời mình”. Chấp

nhận ra đi, trái tim của dì Hằng có chịu “ngủ yên” không? câu hỏi vọng lên sự thương xót

cho số phận, cho tình yêu trớ trêu. Còn Mai Anh và Quốc đến với nhau, liệu tình yêu của

họ có nguyên vẹn như ngày đầu? Câu hỏi cứ khắc khoải như chính sự bế tắc của mỗi con

người trong câu chuyện. Hằng trong Một buổi chiều thật muộn, người mẹ trong Mong

manh như là tia nắng đã phân tích ở trên, bi kịch tình yêu đã ám ảnh họ suốt đời. Châu

trong Lời chào ngưỡng cửa, dành trọn vẹn trái tim cho người mình yêu nhưng rồi vẫn

cảm thấy “chông chênh” như “đi trên dây”. Suốt một năm theo đuổi một mối tình câm

lặng với người đàn ông đã có vợ, từng hưởng hạnh phúc với niềm vui nhỏ bé nhưng cuối

cùng cô hiểu rằng: hạnh phúc trong tay mình quá mong manh, mơ hồ “cô như người

khao khát chạy ra biển nhưng bây giờ thấy mỏi mệt quá”.

Chúng ta thấy bản thân tình yêu không mang tội lỗi mà nó giúp con người sống

tốt hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên ở mỗi tình yêu lại có số phận định đoạt. Bi kịch tình yêu thì

luôn để lại giằng xé và ám ảnh với mọi người. Biết vậy, trái tim của họ vẫn thổn thức cho

một tình yêu đích thực - Đó mới là cuộc sống, nó đa dạng, phức tạp vô cùng. Hạnh phúc,

tình yêu thật khó kiếm. Những trang truyện của Lê Minh Khuê như tiếng nói ước mong

khao khát hạnh phúc của con người. Những con người bi kịch đều cố gắng vươn ra khỏi

số phận nghịch cảnh trớ trêu đó. Diễm trong Bước hụt sau lần “bước hụt” trong tình yêu

đã “nguyện với mình là phải bước qua sự tráo trở, bước qua nỗi thất vọng” để sống.

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

Châu trong Lời chào ngưỡng cửa mệt mỏi trên hành trình tình yêu nhưng cô không quỵ

ngã mà vẫn nhận ra “mùa xuân này mới có hai chín tuổi”. Ngân trong Mưa quyết định

trở về bên gia đình và hy vọng cuộc sống mới.

Bên cạnh đó, trong truyện của Lê Minh Khuê thường xuất hiện một loại nhân vật

nữa. Đó không phải là nhân vật chính, hoặc xuất hiện bất ngờ nhưng đóng vai trò quan

trọng tạo ra biến cố, sự kiện làm bộc lộ tính cách của nhân vật chính.

2.1.4. Nhân vật chức năng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Nhân vật chức năng (nhân vật mặt

nạ) là loại nhân vật có đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối tác

phẩm, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hành động của nó chỉ nhằm thực hiện

một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với

vai trò trong tác phẩm. Trong tác phẩm của Lê Minh Khuê nhân vật chức năng có hai

loại: người nước ngoài, Việt kiều, nhân vật mang chức năng người TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan điểm hiện thực trong văn xuôi

nước ta từ sau 1975, Tạp chí văn học, (số 4), tr. 21 - 26.

2. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau

1975, Luận án Phó tiến sỹ khoa học ngữ văn.

3. Nguyễn Thị Kim Cúc (1993, Bi kịch không thể bị lãng quên, Báo Phụ nữ TPHCM.

(số 231), tr. 14.

4. Trần Ngọc Dũng (2006), Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, Tạp

chí khoa học, (số 2), tr.6 - 12 .

5. Phan Cư Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam - lịch sử - chân dung - thi pháp, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), L{ luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

7. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1996), Cơ sở l{ luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Vũ Hà (ngày 28/8/2008), Lê Minh Khuê - Một cốt cách văn chương: htt://nnn.

vhdn.vn.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (đồng chủ biên) (2007) Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Thị Đức Hạnh (1992), Lê Minh Khuê, cây bút truyện ngắn sung sức, Tạp chí

khoa học và Phụ nữ (số 2), tr. 15 - 22.

11. Phạm Thị Hiền (2008), Chất trữ tình trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, Khóa luận

tốt nghiệp Ngữ văn.

12. Đào Thị Thu Hiền (2013), Thế giới nghệ thuất trong truyện ngắn Võ Thị Hảo,

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn.

13. Đào Huy Hiệp (1999), Những quan niệm của nước ngoài về truyện ngăn và đọc

truyện ngắn hiện đại, Nghiên cứu văn học, (số 5), tr. 19 - 25.

14. Nguyễn Thị Hoa (2013), Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ: Y Ban, Võ

Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn.

15. Nguyễn Thái Hòa (2000), Mấy vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Cao Thị Hồng (2003), Truyện ngắn Lê Minh Khuê (nhìn từ thi pháp thể loại, Luận

văn thạc sĩ khoa học ngữ văn.

17. Cao Thị Hồng (2005), Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 1975,

Tạp chí Ngôn ngữ, (số 9), tr. 21 - 27.

18. Cao Thị Hồng (2006), Nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong truyện ngăn

Lê Minh Khuê sau 1975, Tạp chí khoa học, (số 2), tr. 11 – 16.

19. Lê Thị Hường (1994), Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm

nay, Tạp chí Văn học (số 2), tr. 25 - 32.

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

20. Lê Thị Hường (1995), Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Văn

học, (số 4), tr. 7 - 14.

21. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai

đoạn 1975-1995, Luận án phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn.

22. Thiên Hương (1982), Đoạn kết, Tạp chí văn học, số 10

23. Lê Minh Khuê (1978), Cao điểm mùa hạ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

24. Lê Minh Khuê (1986), Đoạn kết, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

25. Lê Minh Khuê (1986), Một chiều xa thành phố, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

26. Lê Minh Khuê (1999), Trong làn gió heo may, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Lê Minh Khuê (1973), Những ngôi sao xa xôi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

28. Lê Minh Khuê (2002), Những dòng sông buổi chiều, cơn mưa, Nxb Phụ nữ, Hà

Nội.

29. Lê Minh Khuê (2008), Những ngôi sao trái đất dòng sông, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

30. Lê Minh Khuê (2012), Tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa, Nxb Hội nhà văn, Hà

Nội.

31. Lê Minh Khuê (2013), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

32. Lê Minh Khuê (1992), Nhà văn tồn tại ngay trong lòng dân tộc mình, Báo Tuổi

trẻ chủ nhật, (số 32), tr. 16.

33. Lê Minh Khuê (1992), Viết về cái ác cũng là một cách thức tỉnh nhân tính, Tạp chí

Tác phẩm mới, (số 6), tr. 21 - 27.

34. Lê Minh Khuê (1992), Yêu là nước mắt lặn vào trong, Báo Lao động, (số 30), tr.

12.

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

35. Đình Kính (1981), Nghĩ về truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 7), tr. 25 -

30.

36. Ma Văn Kháng (1992), Truyện ngắn - nỗi run sợ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số

7), tr. 11 - 17.

37. Yên Khương (2008), Nhà văn Lê Minh Khuê với Những ngôi sao xa xôi:

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-van-le-minh-khue-voi-nhung-

ngoi-sao-xa-xoi-n200861414336843.htm

38. Nguyễn Thị Mai Lan (2009), Hành trình truyện ngắn Lê Minh Khuê, Luận văn thạc

sĩ khoa học ngữ văn.

39. Tôn Phương Lan (1990), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kz đổi

mới, Tạp chí Văn học, (số 9), tr. 26 - 32.

40. Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh qua những tác phẩm được giải, Tạp chí Văn

học, (số 12), tr. 27 - 34.

41. Phong Lê (2002), Văn học trong công cuộc đổi mới - Tiểu luận và phê bình, Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội.

42. Nguyễn Văn Long (1985), Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ,

Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 4), tr. 17 - 23.

43. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi

mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

44. Phương Lựu (chủ biên), (2002), L{ luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Phương Lựu (1998), Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sỹ, Tạp chí Tác phẩm mới,

(số 3), tr. 12 - 18.

46. Nguyễn Đăng Mạnh (1992), Lợi thế của truyện ngắn, Tạp chí Tác phẩm mới, (số

2), tr. 18 - 26.

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

47. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay thời chiến tranh, Nxb, Hội nhà văn, Hà

Nội.

48. Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí Văn học, (số 6),

tr. 29 - 36.

49. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí Văn học,

(số 2), tr. 14 - 20.

50. Trung Nguyên (1993), Bi kịch nhỏ là truyện ngăn không trung thực, Báo Sài Gòn

giải phóng, (số 121), tr. 15.

51. Bảo Ninh (1993), Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê, Báo Tiền phong, ngày (số 233),

tr. 11.

52. Mai Thị Thúy Ninh (2002), Truyện ngắn Lê Minh Khuê, Luận văn thạc sĩ khoa học

ngữ văn.

53. Nguyễn Hương Ngọc (2014), Người kể chuyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê,

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

54. Nguyễn Mai Phương (2003), Sự vận động của thể loại truyện ngăn Việt Nam thời

kz đổi mới, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn.

55. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb

Văn học, Hà Nội.

56. Trần Đăng Suyền (2002), Cá tính, sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực của

Vũ Trọng Phụng, Tạp chí văn học (số 10), tr. 26 - 31.

57. Trần Đăng Suyền (2002), Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học, Tạp chí Văn

học, (số 9), tr. 29 - 35.

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

58. L.I.Timôfêep (1962) Lê Đình Kỵ, Cao Xuân Hạo, Bùi Khánh thế, Nguyễn Hải Hà,

Minh Hải, Như Thành (người dịch), Nguyên l{ l{ luận văn học (tập 2), Nxb Văn

hóa - Viện văn học, Hà Nội.

59. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo dục - Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Hà Nội.

60. Trần Đình Sử (1987), L{ luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

61. Trần Đình Sử (1991), Khái niệm nghệ thuật trong nghiên cứu văn học Xô Viết,

Tạp chí văn học, (số 1), tr. 10 - 16.

62. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

63. Trần Đình Sử (2000), L{ luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

64. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề l{ luận và lịch sử, Nxb Đại học sư

phạm, Hà Nội.

65. Bùi Viết Sỹ (1993), Bi kịch nhỏ ấn tượng mạnh, Báo Lao động, ngày (số 124), tr.

18.

66. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (1994), Nxb Văn học, Hà Nội.

67. Tuyển tập Nam Cao (1987), Nxb Văn học, Hà Nội.

68. Hồ Anh Thái (2002), Lê Minh Khuê người đàn bà "viễn thị" (lời cuối sách),

Truyện ngắn chọn lọc - Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa (Lê Minh Khuê),

Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

69. Hồ Anh Thái (1987), Một chiều xa thành phố, Báo Độc lập, (số 3), tr. 9 - 16.

70. Hồ Anh Thái (1993), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

71. Đinh Lưu Hoàng Thái (2006), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê,

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội.

72. Trần Thanh (1993), Bi kịch nhỏ hay bi kịch lớn, Tạp chí văn học (số 8), tr. 23 - 29.

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

73. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí Văn

học, (số 6), tr. 30 - 36.

74. Bùi Việt Thắng (1993), Truyện ngắn dự thi - Phía trước và hy vọng, Văn nghệ

quân đội, (số 7), tr. 12 - 20.

75. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn hôm nay, Tập chí nghiên cứu văn học, số 1.

76. Bùi Việt Thắng (1993), Thành công của truyện ngắn, Báo Văn nghệ, (số 10), tr.

16 - 22.

77. Bùi Việt Thắng (1993), Một thể nghiệm mới của Lê Minh Khuê trong truyện

ngắn, Báo văn hóa, (số 334), tr. 13.

78. Bùi Việt Thắng (1987), Để có sức bền ngòi bút, Tạp chí Văn nghệ, (số 11), tr. 17 -

24.

79. Bùi Việt Thắng (1989), Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu, Tạp chí

Văn nghệ trẻ, (số 20), tr. 19 - 26.

80. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

81. Bùi Việt Thắng (2000), Những vấn đề l{ thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

82. Nguyễn Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua hệ

thống mô típ chủ đề, Tạp chí Văn học, (số 4), tr. 21 - 26.

83. Nguyễn Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí

Văn học (số 9), tr. 17 - 24.

84. Nguyễn Bích Thu (2001), Văn xuôi của phái đẹp, Tạp chí Sông Hương, (số 145),

tr. 21 - 27.

85. L{ Hoài Thu (2002), Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kz

đổi mới, Tạp chí Văn học, (số 2), tr. 18 - 26.

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh

86. Lê Hương Thủy (2006), Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ,

Tạp chí Nhà văn (số 3), tr. 25 - 31.

87. Trần Đức Tiến (1993), Bi kịch nhỏ - Bi kịch to, Tạp chí văn học (số 9), tr. 16 - 23.

88. Dương Tùng (1993), Bi kịch nhỏ - Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, Tạp chí

Cộng sản, (số 10), tr. 27 - 34.

89. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp chí văn học

(số 2), tr. 26 - 32.

90. Dương Quznh Trang (1994), Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của cây

bút được giải, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 8), tr. 30 - 36.

91. Phạm Cung Việt (1993), Bi kịch nhỏ không mở thơ tốt hơn, Báo Giáo dục và thời

đại, (số 11), tr. 23 – 29.

92. Đậu Thị Vĩnh (1993), Bẩy cuốn sách tai tiếng, Báo Giáo dục và thời đại, (số 11),

tr. 21 - 27.

93. Viện Văn học (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

94. Tác giả Lê Minh Khuê và cái nhìn nhân ái về số phận con người ngày (2002):

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/le-minh-khue-va-cai-

nhin-nhan-ai-ve-so-phan-con-nguoi-1875303.html

95. Lê Minh Khuê ra tập truyện ngắn mới (2002):

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/le-minh-khue-ra-tap-

truyen-ngan-moi-1875466.html

96. Lê Minh Khuê đạt giải thưởng văn học quốc tế, (2008):

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/le-minh-khue-doat-giai-

thuong-van-hoc-quoc-te-1972943.html

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23673/1/02050004689.pdf · vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh