66
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 834/BC-ĐHSP-KT&ĐBCLGD Thái Nguyên, ngày 30 tháng 03 năm 2018 V/v Báo cáo thực hiện quy chế ba công khai đợt tháng 03 năm 2018 Kính gửi: Đại học Thái Nguyên Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện quy chế 3 công khai của từng năm học do Bộ GD & ĐT và Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) ban hành, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) báo cáo như sau: Phần 1. Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế 1.1. Mô tả thực trạng 1.1.1. Công tác tuyển sinh a) Công tác tuyển sinh đại học năm 2018 - Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông - Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước - Phương thức tuyển sinh: Có 03 phương thức xét tuyển + Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Các ngành SP Toán; SP Tin; SP Vật lý; SP Hóa học; SP Sinh học; SP Ngữ văn; SP Lịch sử; SP Địa lý; SP Tiếng Anh; GD Chính trị; GD Tiểu học; Giáo dục học (SP Tâm lý - Giáo dục), Quản lý Giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Sư phạm Khoa học tự nhiên. + Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia kết hợp với thi năng khiếu (hát; kể chuyện): Ngành Giáo dục Mầm non. + Xét tuyển theo học bạ: Ngành Giáo dục Thể chất. - Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/ nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo; TT Ngành học/ Tổ hợp môn xét tuyển ngành/mã tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu (1) (2) (3) (5) Tổng chỉ tiêu 950 1 Giáo dục học (Sư phạm Tâm lý - Giáo dục) 7140101 30 1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140101.1 15 2. Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20) 7140101.2 10 3. Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04) 7140101.3 5 2 Giáo dục Mầm non 7140201 150 1. Toán, Ngữ Văn, Năng khiếu (hệ số 2) (M06) 7140201 150

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_04/bao-cao-ba-cng-khai_03.2018__bacon...+ Xét tuyển dựa vào kết quả

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 834/BC-ĐHSP-KT&ĐBCLGD Thái Nguyên, ngày 30 tháng 03 năm 2018

V/v Báo cáo thực hiện quy chế

ba công khai đợt tháng 03 năm 2018

Kính gửi: Đại học Thái Nguyên

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân; căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện quy chế 3 công khai của

từng năm học do Bộ GD & ĐT và Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) ban hành, Trường Đại

học Sư phạm (ĐHSP) báo cáo như sau:

Phần 1. Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế

1.1. Mô tả thực trạng

1.1.1. Công tác tuyển sinh

a) Công tác tuyển sinh đại học năm 2018

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông

- Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước

- Phương thức tuyển sinh: Có 03 phương thức xét tuyển

+ Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Các ngành SP Toán; SP Tin; SP

Vật lý; SP Hóa học; SP Sinh học; SP Ngữ văn; SP Lịch sử; SP Địa lý; SP Tiếng Anh; GD

Chính trị; GD Tiểu học; Giáo dục học (SP Tâm lý - Giáo dục), Quản lý Giáo dục, Tâm lý

học giáo dục, Sư phạm Khoa học tự nhiên.

+ Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia kết hợp với thi năng khiếu (hát; kể

chuyện): Ngành Giáo dục Mầm non.

+ Xét tuyển theo học bạ: Ngành Giáo dục Thể chất.

- Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/ nhóm ngành, theo từng phương thức

tuyển sinh và trình độ đào tạo;

TT

Ngành học/ Tổ hợp môn xét tuyển

ngành/mã

tổ hợp xét

tuyển

Chỉ tiêu

(1) (2) (3) (5)

Tổng chỉ tiêu 950

1

Giáo dục học (Sư phạm Tâm lý - Giáo dục) 7140101 30

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140101.1 15

2. Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20) 7140101.2 10

3. Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04) 7140101.3 5

2 Giáo dục Mầm non 7140201 150

1. Toán, Ngữ Văn, Năng khiếu (hệ số 2) (M06) 7140201 150

2

3 Giáo dục Tiểu học 7140202 130

1. Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) 7140202 130

4

Giáo dục Chính trị 7140205 30

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140205.1 20

2. Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20) 7140205.2 05

3. Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân (C19) 7140205.3 05

5

Giáo dục Thể chất (xét theo học bạ) 7140206 30

Toán, Hóa, Sinh học (B00) 7140206.1 10

Toán , Vật lý, Hóa học (A00) 7140206.2 10

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140206.3 10

6

Sư phạm Toán học 7140209 110

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00) 7140209.1 90

2. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01) 7140209.2 10

3. Toán, Văn, Tiếng Anh (D01) 7140209.3 10

7

Sư phạm Tin học 7140210 30

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00) 7140210.1 20

2. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01) 7140210.3 05

3. Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07) 7140210.2 05

8

Sư phạm Vật Lý 7140211 40

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00) 7140211.1 30

2. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01) 7140211.2 10

9

Sư phạm Hoá học 7140212 40

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00) 7140212.1 30

2. Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07) 7140212.2 10

10

Sư phạm Sinh học 7140213 30

1. Toán, Hóa học, Sinh học (B00) 7140213.1 20

2. Toán, Sinh học, Tiếng Anh (D08) 7140213.2 10

11

Sư phạm Ngữ Văn 7140217 110

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140217.1 100

2. Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14) 7140217.2 05

3. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01) 7140217.3 05

12 Sư phạm Lịch Sử 7140218 30

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140218 30

13

Sư phạm Địa Lý 7140219 40

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý(C00) 7140219.1 30

2. Toán, Địa lý, Tiếng Anh (D10) 7140219.2 05

3. Toán, Địa lý, Ngữ văn (C04) 7140219.3 05

14 Sư phạm Tiếng Anh 7140231 60

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (hệ số 2) (D01) 7140231 60

15 Quản lý Giáo dục 7140114 30

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7140114.1 15

2. Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20) 7140114.2 10

3. Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04) 7140114.3 5

3

16

Tâm lý học giáo dục 7310403 30

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00) 7310403.1 15

2. Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20) 7310403.2 10

3. Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04) 7310403.3 5

17

Sư phạm Khoa học tự nhiên 7140247 30

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00) 7140247.1 20

2. Toán, Hóa học, Sinh học (B00) 7140247.2 10

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành xét tuyển theo kết quả

thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sau khi có kết quả thi.

+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Giáo dục thể chất: học sinh

tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

- Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển

giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...

+ Mã số trường: DTS

+ Mã số ngành, tổ hợp xét tuyển (xem bảng ở mục 2.4)

+ Những ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, điểm trúng tuyển của các tổ hợp so với

điểm trúng tuyển của tổ hợp có điểm trúng tuyển cao nhất không quá 2 điểm.

- Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các

điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...

+ Thời gian nhận đăng ký xét tuyển đợt 1: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

+ Hình thức nhận đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(trực tuyến qua mạng internet).

+ Tổ hợp xét tuyển xem bảng ở mục 2.4.

+ Thời gian thi các môn năng khiếu: ngày 01, 02, 03 tháng 07 năm 2018.

- Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;...

+ Xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 2, 3, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại

học chính quy, ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 01

năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT

ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ

sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao

đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số số

05/2017/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

+ Xét tuyển thẳng đối với học sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh,

thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải nếu đáp ứng điều

kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong

các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

4

- Các ngành xét tuyển thẳng:

TT Ngành xét

tuyển thẳng

Môn thi HS giỏi/

môn chuyên ở THPT

Lĩnh vực thi khoa học kỹ thuật

cấp quốc gia

1 SP Toán Toán Toán học; Vật lý&thiên văn; Năng lượng

vật lý; Phần mềm hệ thống.

2 SP Tin học Tin học Hệ thống nhúng; Robot và máy thông

minh; Phần mềm hệ thống; Toán học;.

3 SP Vật Lý Vật Lý Vật lý&thiên văn; Năng lượng vật lý

4 SP Hóa học Hóa học Hóa học; Hóa sinh

5 SP Sinh học Sinh học

Khoa học động vật; Khoa học thực vật; Y

Sinh và Khoa học sức khỏe; Kỹ thuật Y

sinh; Sinh học tế bào &phân tử; Vi sinh.

6 SP Ngữ Văn Ngữ Văn

7 SP Lịch Sử Lịch Sử

8 SP Địa lý Địa lý Khoa học trái đất và môi trường

9 SP Tiếng Anh Tiếng Anh

+ Ngành Giáo dục Thể chất, tuyển thẳng những thí sinh đoạt huy chương (Vàng,

Bạc, Đồng) các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh

được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia hoặc

vận động viên cấp 1; đã tốt nghiệp THPT.

+ Chỉ tiêu xét tuyển thẳng: Các ngành giành tối đa 50% chỉ tiêu xét tuyển thẳng.

+ Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng

+ Phiếu đăng ký xét tuyển;

+ Một trong các bản photocopy sau: chứng nhận là thành viên tham dự kỳ thi chọn

đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc chứng nhận là thành viên đội

tuyển tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ GDĐT);

Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi

Khoa học kỹ thuật quốc gia và Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng

khiếu nghệ thuật và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác; Bản

photocopy học bạ 3 năm học THPT kèm theo bản photocopy hộ khẩu thường trú (đối với

thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên).

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí

sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

+ Đăng ký xét tuyển thẳng: Thí sinh phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng tại Sở

giáo dục và đào tạo trước ngày 20/5/2018.

- Lệ phí xét tuyển/thi tuyển..

+ Lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Lệ phí thi năng khiếu: 300.000đ/một thí sinh (đối với ngành Giáo dục Mầm

non).

- Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho

từng năm (nếu có)

+ Sinh viên được miễn học phí

- Các nội dung khác

5

- Phương thức xét tuyển theo học bạ

+ Ngành Giáo dục Thể chất xét tuyển theo học bạ.

- Điều kiện xét tuyển

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

+ Nam chiều cao từ 1,65 m trở lên; cân nặng từ 45 kg trở lên; Nữ chiều cao từ

1,55 m trở lên; cân nặng từ 40 kg trở lên; thể hình cân đối không bị dị tật, dị hình (Nhà

trường sẽ kiểm tra sức khỏe sau khi thí sinh nhập học).

- Xét tuyển

+ Điểm xét tuyển = Điểm TB của Toán + Điểm TB của Hóa học + Điểm TB Sinh

học + Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Hoặc Điểm xét tuyển = Điểm TB của Toán + Điểm TB của Vật lý + Điểm TB Hóa

học + Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Điểm xét tuyển = Điểm TB của Ngữ văn + Điểm TB của Lịch sử + Điểm TB Địa

lý + Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Điểm trung bình của các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch

sử, Địa lý là điểm trung bình cộng học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 12 trong học bạ.

- Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 1).

+ Học bạ THPT (photocopy công chứng).

+ 01 phong bì (để 02 tem bên trong) và ghi rõ số điện thoại, địa chỉ liên lạc của thí

sinh để Trường gửi Giấy báo trúng tuyển.

- Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Từ 01/6/2018 đến 17h00 ngày 20/7/2018 (theo dấu bưu điện nếu chuyển qua

đường bưu điện).

- Cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Cách thứ nhất: Chuyển qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh

về địa chỉ Ban tuyển sinh, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Số 20, Đường Lương

Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên.

+ Cách thứ hai: Nộp trực tiếp tại Nhà A1, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,

Số 20, Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên.

- Phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi THPT quốc gia với thi năng khiếu

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non

+ Điểm xét tuyển = Điểm Toán+Điểm Ngữ văn+Điểm NK*2+Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Điểm Toán, Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia.

+ Môn năng khiếu Mầm non (hát; kể chuyện) chỉ sử dụng kết quả thi do Trường tổ

chức thi.

6

- Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại

học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

- Thi các môn năng khiếu

Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

- 01 Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu ở phụ lục 2).

- 02 ảnh 4x6 (ghi rõ họ, tên, ngày sinh, ngành đăng ký dự thi sau ảnh).

- 02 Phong bì ghi sẵn địa chỉ người nhận (để gửi giấy xác nhận điểm thi các môn

năng khiếu) + 02 tem thư (để trong phong bì) .

Đăng ký dự thi năng khiếu:

- Thí sinh muốn dự thi năng khiếu phải nộp hồ sơ đăng ký thi và lệ phí thi.

+ Lệ phí dự thi năng khiếu: 300.000đ/01 hồ sơ

+ Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí thi: Từ ngày 01/4/2018 đến hết

ngày 25/6/2018.

- Nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí thi môn năng khiếu: Thí sinh có thể chọn

một trong ba cách sau.

+ Cách thứ 1: Đăng ký trực tuyến

Tại địa chỉ: http://nangkhieu.dhsptn.edu.vn

Lưu ý: Thí sinh đăng ký trực tuyến khi đến dự thi phải nộp 02 ảnh để làm thẻ dự thi.

+ Cách thứ 2: Chuyển qua đường bưu điện

Thí sinh gửi phiếu đăng ký dự thi năng khiếu bằng chuyển phát nhanh về địa

chỉ: Ban tuyển sinh, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Số 20 – Đường Lương Ngọc

Quyến, Thành phố Thái Nguyên.

+ Cách thứ 3: Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Sư phạm

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đào Tạo (Phòng 311), Nhà A1, Trường Đại học Sư

Phạm Thái Nguyên, Số 20 – Đường Lương Ngọc Quyến Thành phố Thái Nguyên.

- Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ và

những ngày diễn ra kỳ thi THPT Quốc Gia.

Chú ý: Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến, nộp lệ phí

thi bằng cách đến ngân hàng gần nhất chuyển tiền vào tài khoản của Trường với thông

tin sau:

Tên chủ tài khoản: Trường Đại học Sư Phạm

Số tài khoản: 113000093168 - Vietinbank Thái Nguyên

Nội dung nộp tiền: LP_THI_NK2018 - <Họ và tên thí sinh> - <Số CMND của thí sinh>

* Lưu ý: Sau khi nộp lệ phí qua ngân hàng, thí sinh phải giữ lại biên lai đóng lệ

phí hoặc giấy chuyển tiền để đối chiếu khi đến làm thủ tục dự thi.

Môn thi, địa điểm và thời gian thi:

* Môn thi:

- Ngành Giáo dục Mầm non thi môn Năng khiếu, gồm 02 nội dung:

7

Nội dung 1: Hát (01 bài tự chọn, 01 bài theo yêu cầu);

Nội dung 2: Kể chuyện (Kể 1 câu chuyện theo yêu cầu).

(Điểm thi môn năng khiếu là trung bình cộng điểm thi của 02 nội dung trên, Các nội dung

thi năng khiếu được đăng tải trên website: http://tuyensinh.dhsptn.edu.vn/ . Thí sinh có

thể tham khảo để ôn, luyện)

* Địa điểm thi:

Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Số 20, Đường Lương Ngọc Quyến Thành

phố Thái Nguyên.

* Thời gian thi

- Dự kiến 3 ngày, từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 7 năm 2018.

- Tập trung thí sinh nghe phổ biến Quy chế thi: 8h sáng ngày 01/7/2018

- Bắt đầu thi từ 13h ngày 01/07/2018 (Kế hoạch thi chi tiết, thí sinh xem trên trang

thông tin của Trường tại địa chỉ http://tuyensinh.dhsptn.edu.vn/)

- Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm

- Tuyển sinh bổ sung đợt 1:

+ Sau ngày 22/8/2018 (sẽ thông báo chỉ tiêu tuyển bổ sung trên websites của

Trường).

- Tuyển sinh bổ sung đợt 2:

+ Sau ngày 05/9/2018 (sẽ thông báo chỉ tiêu tuyển bổ sung trên websites của

Trường).

*Chi tiết xem tại: http://dhsptn.edu.vn/daotao/daotaodaihoc-caodang/thongtintuyensinh.

b) Công tác tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ

- Thời gian thi

+ Đợt 1: ngày 21 tháng 4 (Thứ Bảy), ngày 22 tháng 4 năm 2018 (Chủ Nhật).

+ Đợt 2 (dự kiến): ngày 22 tháng 9 (Thứ Bảy), ngày 23 tháng 9 năm 2018 (Chủ Nhật).

- Môn thi tuyển sinh; Chuyên ngành đào tạo

- Môn thi Cơ bản và Chủ chốt theo chuyên ngành đào tạo thạc sĩ

TT Chuyên ngành đào tạo Môn thi

Cơ bản Chủ chốt

1 Toán giải tích Toán giải tích Đại số

2 Đại số và lý thuyết số

3 LL&PPDH bộ môn Toán Toán cơ sở LL&PPDH bộ môn Toán

4 Hóa vô cơ Hóa học vô cơ

- hữu cơ Hóa học cơ sở 5 Hóa hữu cơ

6 Hóa phân tích

7 Di truyền học

Sinh học đại cương Tế bào - Di truyền 8 Sinh học thực nghiệm

9 Sinh thái học

10 LL&PPDH bộ môn Sinh học

11 LL&PPDH bộ môn Văn-T.Việt Văn học LL&PPDH BM Văn-

8

T.Việt

12 Văn học Việt Nam

Triết học

Văn học Việt Nam

13 Ngôn ngữ Việt Nam Ngôn ngữ đại cương

14 Lịch sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam

15 Địa lý học

Địa lý cơ sở 16 Địa lý tự nhiên

17 LL&PPDH bộ môn Địa lý

18 Quản lý giáo dục

Giáo dục học đại cương 19 Giáo dục học

20 Giáo dục học (Giáo dục Tiểu

học)

21 LL&PPDH bộ môn LL Chính

trị Chủ nghĩa XH khoa học

22 Vật lý chất rắn Toán Vật lý Vật lý cơ sở

23 LL&PPDH bộ môn Vật lý

- Môn Tiếng Anh

+ Thi viết, nội dung tương đương cấp độ B.

+ Các trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ (xem Phụ lục II, Thông tư số:

15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GD&ĐT).

- Đối tượng và điều kiện dự thi

Là công dân nước CHXHCN Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:

- Về văn bằng

+ Có bằng tốt nghiệp đại học (TNĐH) ngành đúng, ngành phù hợp loại trung bình khá trở

lên (≥6,5 (niên chế)/≥2,2 (tín chỉ)) được đăng kí dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những

đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên

môn phù hợp với ngành, chuyên nghành đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định công

nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ.

+ Nếu TNĐH ngành đúng/ ngành phù hợp hệ, tại chức, vừa làm vừa học, dự tuyển các

chuyên ngành đào tạo cần có thêm một bằng tốt nghiệp Cao đẳng/THCN hệ chính quy

ngành đúng/ ngành phù hợp.

+ Nếu TNĐH ngành gần/ngành phù hợp thì cần học bổ sung chương trình kiến thức để

đạt trình độ tương đương.

- Điều kiện đăng kí và dự tuyển chuyên ngành Quản lý giáo dục

+ Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học (TNĐH). Trừ người tốt nghiệp đại học ngành

đúng, các đối tượng khác phải học chương trình bổ sung kiến thức của ngành trước khi dự thi.

+ Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học không thuộc mục 3.a phải có 01 năm và nếu

TNĐH ngành khác phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn thuộc lĩnh

vực Quản lý giáo dục, tính từ ngày quyết định phân công công tác đến ngày nộp hồ sơ dự

thi.

Đối tượng dự tuyển: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

các trường từ mầm non đến phổ thông các cấp; trưởng khoa, phó trưởng khoa, tổ trưởng,

tổ phó chuyên môn, lãnh đạo, cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác Quản lý giáo

9

dục của sở/ phòng GD&ĐT, phòng/ban đào tạo, giáo vụ, quản lý học sinh - sinh viên

hoặc một số phòng/ban liên quan khác của các trường ĐH, cao đẳng, THCN và dạy nghề;

cán bộ Đoàn từ ủy viên BCH Chi đoàn, cán bộ Đảng từ ủy viên ban Chi ủy, cán bộ Công

đoàn từ ủy viên BCH công đoàn bộ phận trở lên của các trường từ mầm non đến phổ

thông các cấp, các cơ sở đào tạo và dạy nghề; lãnh đạo và chuyên viên làm công tác

Quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

- Đối tượng và chính sách ưu tiên

+ Đối tượng ưu tiên

Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp

hồ sơ đăng ký dự thi) ở Khu vực 1 theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ

chính quy hiện hành (căn cứ trên quyết định tiếp nhận/ điều động, biệt phái công tác của

CQ có thẩm quyền); ii) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; iii) Con

liệt sĩ; iv) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; v) Người dân tộc thiểu số có

hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở Khu vực 1 theo quy định của Quy chế tuyển sinh

đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; vi) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị

nhiễm chất độc hoá học, được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả

năng tự lực do hậu quả của chất độc hoá học.

Người được ưu tiên cần nộp vào hồ sơ dự tuyển giấy tờ hợp lệ xác nhận thuộc đối

tượng ưu tiên.

- Mức ưu tiên

Thí sinh diện ưu tiên (kể cả thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10 điểm

(thang 100) vào kết quả thi môn tiếng Anh (nếu phải thi) và cộng 01/10 điểm vào kết quả

thi môn Cơ bản.

- Hồ sơ đăng kí dự tuyển, thời gian nhận hồ sơ đăng kí dự tuyển

Người có nguyện vọng dự tuyển liên hệ với Phòng Đào tạo (Bộ phận Sau đại học)

để nhận mẫu Hồ sơ đăng ký dự tuyển; Kê khai, xác nhận, hoàn chỉnh hồ sơ, nộp đúng

thời hạn; Tham gia lớp học bổ sung kiến thức (nếu thuộc diện phải học). Trong và sau kì

thi tuyển, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên không nhận bổ sung, thay đổi về

bất kì nội dung nào của Hồ sơ đăng kí dự tuyển.

+ Tuyển sinh đợt 1, nhận hồ sơ từ ngày 10/12/2017 đến hết ngày 20/03/2018.

+ Tuyển sinh đợt 2, nhận hồ sơ từ ngày 20/05/2018 đến hết ngày 20/08/2018.

+ Lệ phí đăng kí và lệ phí thi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

(Thông tin tuyển sinh chi tiết xem trên các website: http://www.dhsptn.edu.vn).

Điện thoại liên hệ: 0208.3855.785 (trong giờ hành chính).

c) Công tác tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ

Thời gian thi:

- Đợt 1: ngày 21 tháng 04 (Thứ 7) và ngày 22 tháng 04 năm 2018 (Chủ nhật).

- Đợt 2: ngày 22 tháng 09 (Thứ 7) và ngày 23 tháng 09 năm 2018 (Chủ nhật).

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển (Đối tượng, ưu tiên, hồ sơ đăng ký… được công

khai trên Website của Trường Đại học Sư phạm).

10

Bảng 3. Thông tin tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2017

STT Chuyên ngành Mã số Tuyển theo đề án 911 Chỉ tiêu

1. Địa lý học 9310501 01

2. LL&PPDH Bộ môn Vật lý 9140111 01

3. Lý luận và Lịch sử Giáo dục 9140102 √ 02

4. Quản lý giáo dục 9140114 02

5. Hóa vô cơ 9440113 01

6. LL&PPDH Bộ môn Sinh học 9140111 01

7. LL&PPDH Bộ môn Toán 9140111 03

8. Di truyền học 9420121 √ 01

9. Sinh thái học 9420120 √ 01

10. Toán giải tích 9460102 √ 03

11. Văn học Việt Nam 9220121 √ 02

12. Lịch sử Việt Nam 9220313 01

13. Ngôn ngữ Việt Nam 9220102 01

*Chi tiết xem tại: http://dhsptn.edu.vn/daotao/daotaosaudaihoc/thongtintuyensinh.

1.1.2. Tổ chức đào tạo

Sinh viên (SV) được học đúng ngành đã đăng ký và trúng tuyển theo quy định của

Bộ GD&ĐT, ĐHTN.

Từ năm học 2008 - 2009, Trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ (TC).

Ưu điểm của mô hình đào tạo theo TC là tăng cường tính độc lập học tập của SV, phân

loại học sinh rõ rệt và sàng lọc kết quả học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo. Tỷ lệ SV tốt nghiệp khoảng 70% lần 1 so với số SV nhập học đầu khóa.

Hệ thống văn bản về công tác đào tạo của Trường được ban hành và điều chỉnh kịp

thời. Các văn bản đã ban hành: Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống TC, theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHSP, ngày 10/6/2013 của Hiệu trưởng Trường

ĐHSP- ĐHTN; Quy chế thực tập sư phạm theo Quyết định số 2158/QĐ-ĐHSP, ngày

10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP… cùng với các văn bản chỉ đạo đã góp phần

đưa công tác quản lý và hoạt động đào tạo của Trường đi vào nề nếp ổn định.

Trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo, nhà trường luôn cập nhật những vấn đề

đổi mới giáo dục của đất nước; coi trọng định hướng giáo dục phẩm chất và năng lực

nghề nghiệp cho SV. Hiện nay, Trường đang thực hiện đổi mới toàn diện chương trình

đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

11

1.1.3. Các ngành và các chương trình đào tạo

- Năm 2018, Trường tổ chức tuyển sinh đào tạo 17 ngành đại học với 23 chương

trình đào tạo; 23 chuyên ngành thạc sỹ và 13 chuyên ngàng tiến sĩ.

Bảng 4. Các ngành và chương trình đào tạo đại học

STT Ngành đào tạo Mã

ngành Chương trình đào tạo

Ghi

chú

1 Giáo dục học 7140101 SP Tâm lý-Giáo dục

SP Tâm lý-Công tác xã hội

2 Quản lý Giáo dục 7140114 Sư phạm Quản lý Giáo dục

3 Giáo dục Mầm non 7140201 Giáo dục Mầm non

4 Giáo dục Tiểu học 7140202 GD Tiểu học

GD Tiểu học- Tiếng Anh

5 Giáo dục Chính trị 7140205 Giáo dục Chính trị

6 Giáo dục Thể chất 7140206 Giáo dục Thể chất

GD thể chất-Quốc phòng

7 Sư phạm Toán học 7140209

SP Toán học

Sư phạm Toán học dạy bằng tiếng

Anh

8 Sư phạm Tin học 7140210 Sư phạm Tin học

9 Sư phạm Vật lý 7140211 Sư phạm Vật lý

10 Sư phạm Hoá học 7140212 Sư phạm Hoá học

11 Sư phạm Sinh học 7140213

SP Sinh học

Sư phạm Sinh học dạy bằng tiếng

Anh

SP Sinh – KTNN

12 Sư phạm Ngữ Văn 7140217 SP Ngữ văn

13 Sư phạm Lịch Sử 7140218 Sư phạm Lịch Sử

14 Sư phạm Địa Lý 7140219 Sư phạm Địa Lý

15 Sư phạm tiếng Anh 7140231 Sư phạm tiếng Anh

16 Tâm lý học Giáo dục 7310403 Tâm lý học trường học

12

17 Sư phạm Khoa học tự

nhiên 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên

Bảng 5. Các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

STT Chuyên ngành đào tạo STT Chuyên ngành đào tạo

1. Toán giải tích 13 Ngôn ngữ Việt Nam

2. Đại số và lý thuyết số 14 Lịch sử Việt Nam

3. LL&PPDH Bộ môn Toán 15 Địa lý học

4. Hóa vô cơ 16 Địa lý tự nhiên

5. Hóa phân tích 17 LL&PPDH Bộ môn Địa lý

6. Hóa hữu cơ 18 Quản lý giáo dục

7. Di truyền học 19 Giáo dục học

8. Sinh học thực nghiệm 20 Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

9. Sinh thái học 21 LL&PPDH Bộ môn LL Chính trị

10. LL&PPDH Bộ môn Sinh học 22 LL&PPDH Bộ môn Vật lý

11. LL&PPDH Bộ môn Văn – T. Việt 23 Vật lý chất rắn

12. Văn học Việt Nam

Bảng 6. Các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ

STT Chuyên ngành đào tạo STT Chuyên ngành đào tạo

1. Địa lý học 8 Di truyền học

2. LL&PPDH Bộ môn Vật lý 9 Sinh thái học

3. Lý luận và Lịch sử Giáo dục 10 Toán giải tích

4. Quản lý giáo dục 11 Văn học vệt Nam

5. Hóa vô cơ 12 Lịch sử Việt Nam

6. LL&PPDH Bộ môn Sinh học 13 Ngôn ngữ Việt Nam

7. LL&PPDH Bộ môn Toán ... …………………

Các chương trình đào tạo cung cấp cho SV hệ thống tri thức cơ bản, cập nhật về các

lĩnh vực khoa học chuyên ngành và phương pháp dạy học (PPDH). Bên cạnh đó, chương

trình quan tâm trang bị cho SV kiến thức thuộc các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với nhà

trường phổ thông và trường mầm non thuộc khu vực miền núi và dân tộc.

13

Chương trình đào tạo của nhà trường đảm bảo cung cấp cho người học năng lực cơ

bản của một người giáo viên với một hệ thống kỹ năng sư phạm cao, đáp ứng đầy đủ yêu

cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết

quả giáo dục dạy học ở các cấp học, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của sự

nghiệp giáo dục. Qua quá trình đào tạo, người học có kỹ năng làm công tác chủ nhiệm,

ứng xử với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp ở trường phổ thông và trường mầm non; kĩ

năng tự đánh giá trong quá trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông; kỹ

năng vận dụng kiến thức nghiên cứu khoa học (NCKH) trong việc tự bồi dưỡng, NCKH

chuyên ngành, nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo;

Chương trình đào tạo giúp người học xác định thái độ đúng đắn, tích cực:

- Luôn nêu cao tinh thần yêu nước, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa

vụ công dân; Nắm vững Luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành, chấp hành

đúng các quy chế, quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và của nhà trường;

- Chủ động tích cực trong việc học tập tiếp thu tri thức khoa học, có niềm say mê

NCKH, nâng cao ý thức tự giáo dục, tự đào tạo;

- Ra sức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, phấn đấu trở

thành người giáo viên tốt trong tương lai, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách

nhiệm giữ gìn danh dự, uy tín nhà giáo, luôn có ý thức tu dưỡng nhằm hình thành và phát

triển lý tưởng cao quý, thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo

dục nước nhà.

Hàng năm, Trường tổ chức phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhiệm vụ đổi

mới giáo dục.

1.1.4. Đội ngũ giảng viên

Công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên (GV) của Trường được

thực hiện theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy thông qua các Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ Trường và Nghị quyết công tác thường kỳ. Đây là một trong những công tác trọng tâm

của Nhà trường. Hàng năm, Trường đều có kế hoạch tuyển dụng bổ sung, bồi dưỡng và

đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, trong đó ưu tiên chủ yếu cho cán bộ trẻ. Đội ngũ GV

có trình độ cao đáp ứng được nhu cầu đào tạo của Trường. Hiện nay, Trường có 534 cán

bộ viên chức, trong đó có 328 giảng viên (02 Giáo sư (GS); 30 Phó Giáo sư (PGS); 133

Tiến sĩ (TS); 187 Thạc sĩ (ThS) và 8 cử nhân). Số GV có học vị TS chiếm 44,18%.

1.1.5. Cơ sở vật chất

- 05 toà nhà giảng đường lớn, 01 nhà học đa dụng 1.000 chỗ ngồi, 1 phòng học 350

chỗ ngồi. Tổng số 122 phòng học phục vụ các ngành đào tạo, trong đó có: 07 phòng học

lớn từ 100 đến 200 chỗ ngồi, 101 phòng học từ 50 đến 100 chỗ ngồi, 14 phòng học dưới

50 chỗ ngồi. 80 phòng học tại các giảng đường được lắp máy chiếu. Trong đó, một số

phòng còn được trang bị bảng tương tác, máy chiếu đa vật thể, camera, thiết bị trợ giảng,

14

bảng viết ray trượt, bộ phát sóng wifi... để phục vụ giảng dạy và học tập. Hiện tại đang

xây thêm 01 giảng đường 05 tầng với diện tích 4.500m2

đến tháng 12/2017 được nghiệm

thu bàn giao và đưa vào sử dụng.

- Nhà thí nghiệm với 37 phòng, tổng diện tích 2.826m2

gồm: Vật lý đại cương, Vô

tuyến điện, Kỹ thuật điện, Nhiệt kỹ thuật, Vật lý chất rắn, Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa

phân tích, Công nghệ tế bào, Sinh lý thực vật, Sinh lý người - động vật, Thực vật, Sinh

hóa…được trang bị các thiết bị hiện đại như: hệ máy quang phổ huỳnh quang, hệ máy tạo

mẫu Nano, hệ máy quang phổ hấp thụ, hệ máy HPLC.... đã đáp ứng được đủ nhu cầu thực

hành thí nghiệm của các ngành Sư phạm: Vật lý, Hóa học, Sinh học

- 01 nhà vườn thí nghiệm Sinh học phục cho ngành Sư phạm Sinh học.

- 09 phòng học nhạc họa và học múa tại giảng đường B5 gồm các loại nhạc cụ, máy

chiếu, giá vẽ và những trang thiết bị khác phục vụ cho các bộ môn nghệ thuật được trang

bị trong 4 phòng học nhạc, 4 phòng học vẽ, 1 phòng học múa cơ bản đã đủ phục vụ cho

các hoạt động thực hành các môn nghệ thuật của các ngành: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục

Mầm non, Sư phạm Âm nhạc.

- 09 phòng thực hành máy tính phục vụ thực hành Ngoại ngữ và Tin học với 521 bộ

máy tính phục vụ tốt công tác đào tạo.

- 01 Trường THPT thực hành phục vụ công tác NVSP cho SV có quy mô đào tạo là

600 học sinh, được bố trí trong khuôn viên có diện tích là 3.920m2, có 16 phòng học, 3

phòng thực hành (Tin, Lý, Sinh - Hóa).

- 228 phòng cho cán bộ, GV làm việc, NCKH và trao đổi, thảo luận với người học

ngoài giờ lên lớp. Hiện tại 01 nhà làm việc 05 tầng với diện tích 3.240m2

đến tháng

12/2017 được nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng.

- Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm đã được đưa vào sử dụng, với quy mô 7

tầng, diện tích sàn xây dựng 3.050m2 có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bao gồm cả phòng

máy tính, phòng học trực tuyến có thể kết nối với một số trường trung học phổ thông, tạo

điều kiện thuận lợi cho SV rèn luyện NVSP. Ngoài ra, Nhà trường cũng đã được đầu tư

xây dựng mới tòa nhà giảng đường 5 tầng GS1.

Kết quả tính đến tháng 10/2017 diện tích sàn phục vụ trực tiếp cho hoạt động đào

tạo tính bình quân trên đầu người học là 3,18m2/SV. Hệ thống phòng học, phòng thực

hành, thí nghiệm được khai thác sử dụng liên tục, hiệu quả, cơ bản đáp ứng đủ cho công

tác đào tạo cũng như NCKH của GV và người học, phù hợp với yêu cầu của từng ngành

15

đào tạo. Tuy nhiên, còn một số hạng mục của giảng đường và nhà thí nghiệm xuống cấp,

ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, NCKH của GV và người học.

- Sân bãi: Trường có 01 sân vận động với diện tích 18.375 m2, 02 sân tennis với

diện tích 1.780m2, Nhà tập đa năng đang xây dựng lại với diện tích 3.870m

2, 01 bể bơi

với diện tích 1.250m2, 02 Sân bóng rổ với diện tích 189m

2, 08 Sân bóng chuyền và 01 sân

bóng ném với diện tích 3000 m2, sân tập luyện bổ trợ (các loại dụng cụ TDTT cho các

môn thể dục dụng cụ, điền kinh, bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu...

trang bị cho Khoa TDTT cơ bản đã đủ phục vụ cho các hoạt động dạy học, tập luyện

TDTT của các ngành Giáo dục thể chất, Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng và tất

cả các ngành không chuyên TDTT trong toàn Trường).

- Thư viện: Trường có 01 tòa nhà thư viện 5 tầng với 37 phòng, tổng diện tích

2.934m2; có trên 13.779 đầu sách, có 282.437 cuốn sách và 27 tạp chí, hơn 9.704 Luận

văn, Luận án, Đề cương bài giảng và Đề tài NCKH.

- 01 tòa nhà Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm 07 tầng với 32 phòng, tổng diện

tích 3.000m2 được trang bị đầy đủ các thiết bị như: phòng hội thảo, phòng Seminar,

phòng thực hành tin học - ngoại ngữ, phòng kỹ năng - nghiệp vụ sư phạm, phòng học kết

nối với trường THPT.

- Hệ thống phòng thí nghiệm:có 37 phòng, tổng diện tích 2826 m2.

- KTX SV: với diện tích 21.022 m2, có 08 dãy nhà (từ H1 đến H8) với 476 phòng,

tổng số chỗ ở theo thiết kế là 3.272 chỗ. Hiện tại, nhà H3 gồm 60 phòng được trang bị

bình nóng lạnh và điều hòa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của sinh viên; đang xây

dựng thêm nhà H9 gồm 60 phòng với tổng diện tích 2.000m2

dự kiến đưa vào sử dụng

tháng 11/2017.

- Nhà ăn SV: Nhà ăn 2 tầng, diện tích 1.500 m2

đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống cho

SV ở nội trú và một số dịch vụ thiết yếu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ưu đãi.

- Trạm xá 2 tầng đầy đủ các thiết bị thiết yếu phục vụ khám, chữa bệnh.

Bảng 7. Cơ sở vật chất để xác định quy mô đào tạo

TT Hạng mục Diện tích sàn xây dựng (m2)

1 Hội trường, giảng đường, phòng học các loại 22.386

2 Thư viện, trung tâm học liệu 2.934

3 Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa

năng, xưởng thực tập

10.763

16

4 KTXSV, nhà ăn 22.522

5 Các nhà làm việc và nghiên cứu khoa học A1,

A2, A3, A4, A5

15.395

6 Sân vận động, sân tennis, sân bóng chuyền, bóng

ném, bóng rổ, nhà tập đa năng, bể bơi

22.327

Tổng cộng 96.327

1.1.6. Các hoạt động hỗ trợ người học

- SV được học đúng ngành đã đăng ký và trúng tuyển theo quy định của Bộ

GD&ĐT, ĐHTN.

- SV được phố biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và của Nhà trường. SV học tập tại

Trường được tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Được Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để SV học tập, rèn luyện như: sử dụng

nguồn học liệu tại Thư viện, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động học tập, thí

nghiệm, NCKH, văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao.

- Được tham gia NCKH, hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn; được

tham gia các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, thi Olympic các môn học, thi năng khiếu...

Được tham gia các diễn đàn, các câu lạc bộ. Được học chương trình đào tạo chất lượng

cao và các chương trình đào tạo khác, nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Được đóng góp ý kiến phản hồi về chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường; về

chất lượng giảng dạy của GV, tinh thần, thái độ phục vụ của chuyên viên và nhân viên

phục vụ các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn trực thuộc.

- SV được đăng ký, xét chuyển sang học ở một ngành khác; được dự tuyển đi học

ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn nếu có nguyện vọng và đáp

ứng được yêu cầu quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và của Nhà trường; được tham gia

các hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi trong khuôn khổ chương trình hoặc hiệp định

hợp tác quốc tế của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, ĐHTN và của Nhà trường.

- SV được thôi học, nghỉ học có thời hạn, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh;

học cùng lúc hai chương trình; được bảo lưu kết quả học tập, chuyển trường; được nghỉ

hè, nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định hiện hành.

- SV được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ quy định; được tham gia các hoạt

động phong trào do cấp trên hoặc Nhà trường tổ chức; được tham gia các hoạt động xã

hội do địa phương tổ chức theo quy định của pháp luật.

- Được cấp Thẻ SV, Thẻ thư viện, Thẻ Trung tâm Học liệu – ĐHTN và các giấy tờ

liên quan khác theo quy định, trong quá trình học tập tại Trường.

- SV được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được

nhận học bổng của chương trình/hệ đào tạo, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định.

17

- SV được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình, kiến nghị về các

giải pháp góp phần xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển; được đề đạt nguyện vọng

và khiếu nại lên Hiệu trưởng đề nghị giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi

chính đáng.

- SV được xem xét, giải quyết nguyện vọng ở nội trú, ngoại trú theo quy chế, quy

định hiện hành; được tạo điều kiện để đăng ký tạm trú, tạm vắng; được hưởng các quyền

công dân cư trú trên địa bàn.

- SV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp sẽ được Nhà trường cấp Bằng tốt nghiệp,

bảng kết quả học tập và rèn luyện; được nhận lại hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan

và được giải quyết các thủ tục hành chính khi ra trường.

- Trong quá trình học tập tại Trường, SV được tư vấn các vấn về nội dung, chương

trình đào tạo; về tâm lý, sức khỏe, giới tính, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp; được

giới thiệu việc làm đến các cơ sở có nhu cầu sử dụng lao động.

1.1.7. Trình độ ngoại ngữ, tin học củaSV đạt được sau khi tốt nghiệp

Về ngoài ngữ: SV sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường có khả

năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, NCKH trong lĩnh vực chuyên ngành được đào

tạo; có khả năng ngoại ngữ để học lên các bậc cao hơn. SV tốt nghiệp phải đạt trình độ

chuẩn ngoại ngữ A2 (theo khung tham chiếu châu Âu).

Về tin học: Đối với SVtuyển sinh sau năm 2013 (khóa 49), sau khi hoàn thành

chương trình đào tạo của nhà trường sẽ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tin học.SV

tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra tin học theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại

Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ

thể: SV không thuộc chương trình chất lượng cao tốt nghiệp phải đạt trình độ Chuẩn kỹ

năng sử dụng CNTT cơ bản; SV thuộc chương trình chất lượng cao tốt nghiệp phải đạt

trình độ Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và ít nhất 03 mô dun nâng cao;

1.1.8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

SV sau khi tốt nghiệp sẽ đảm đương được tốt các vị trí công việc sau:

+ Làm giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, THCS, Tiểu học và Mầm non, các

trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề.

+ Làm GV ở các Trường Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và Đại học.

+ Làm cán bộ trong lĩnh vực ngành Giáo dục.

+ Tiếp tục học lên các bậc cao hơn (cao học, NCS);

+ Làm cán bộ nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành đào tạo;

+ Làm cán bộ trong một số ngành nghề liên quan đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.

1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Đội ngũ GV có trình độ đạt chuẩn, có kinh nghiệm trong công

tác đào tạo và bồi dưỡng GV. Cơ sở vật chất của Nhà trường ngày càng được nâng cấp.

18

Công tác quản lý thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Chất lượng đào tạo được coi trọng. Nhà

trường đã thực hiện đúng các cam kết SV được thụ hưởng trong quá trình học tập tại Trường.

Chế độ chính sách đối với SV được thưc hiện dân chủ, công khai, theo đúng quy định của

Nhà nước, quy chế, quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và của Nhà trường.

- Những điểm tồn tại: Cơ cấu đội ngũ GV chưa cân đối giữa các ngành và các

chương trình đào tạo, còn có chương trình đào tạo thiếu GV có trình độ cao; Chương

trình đào tạo của một số nhóm ngành chưa có tính liên thông cao.

1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Thực hiện đào tạo, phát triển đội ngũ theo yêu cầu cụ thể của từng ngành, từng

chương trình đào tạo; Đổi mới chương trình đào tạo, tăng tính thực tiễn và tính liên thông

đối với các nhóm ngành.

- Nắm vững các văn bản pháp quy của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ

GD&ĐT, ĐHTN và của Nhà trường liên quan đến công tác học sinh sinh viên. Tiếp tục

bổ sung, hoàn thiện các văn bản về công tác học sinh sinh viên. Tiếp tục nâng cao hiệu

quả công tác học sinh sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống,

kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Tăng cường thực tập nghề, đưa SV đi thực tế ở các trường

phổ thông. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn SV, công tác quản lý SV nội, ngoại trú,

hoạt động của Ban liên lạc cựu sinh viên và khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp.

Phần 2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

2.1. Cơ sở vật chất

2.1.1. Mô tả thực trạng

- Giảng đường: Trường có 122 phòng học (diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ

đào tạo: 17.649 m2). Các nhà làm việc và nghiên cứu khoa học (A1, A2, A3, A4, A5): Có

228 phòng với diện tích sàn xây dựng là 15.395m2 phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý

và nghiên cứu khoa học.

- Hệ thống máy chủ (Servers) và cơ sở hạ tầng mạng: Để đáp ứng nhu cầu học tập,

NCKH và quản lý, hiện nay Nhà Trường đăng ký với Viễn Thông Thái Nguyên hai

đường truyền dẫn: 01 đường FTTH dung lượng 50mb (Down- Up: 50mb); 01 đường

ADSL 2mb Down-0.512 mb Up. Năm 2017 đã bổ sung 02 đường LeadLine dung lượng

4mb (sẵn sàng mở thêm dung lượng mỗi khi cần đăng ký học online để không bị tắc

ngẽn, phiền hà cho sinh viên). Hệ thống truyền dẫn nội bộ có 07 đường cáp quang (tổng

chiều dài hơn 1.800m) và 02 đường cáp đồng (CAT6 - tổng chiều dài khoảng 200m) nối

từ phòng máy chủ tới các nhà làm việc, giảng đường, nhà thí nghiệm, thư viện, phòng

thực hành, ký túc xá (KTX)... Hệ thống máy chủ bao gồm 10 máy server (có năng lực lưu

trữ hơn 10TB), 02 Fire Wall, 17 Switch CISSCO (layer 2 và layer 3), 10 tủ mạng (Rack),

cùng hệ thống làm mát (điều hòa), lưu điện UPS, hệ thống chống sét, các hệ thống phần

mềm diệt virus có bản quyền... đảm bảo cho hệ thống LAN của nhà Trường luôn làm

19

việc an toàn, ổn định. Các phòng thực hành, nhà làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện…

đều được nối mạng Internet, đáp ứng yêu cầu học tập, thực hành, tra cứu.

- Thư viện: Trường có 01 tòa nhà thư viện 5 tầng với 37 phòng, tổng diện tích

2.934m2; có trên 13.779 đầu sách, có 282.437 cuốn sách và 27 tạp chí, hơn 9.704 Luận

văn, Luận án, Đề cương bài giảng và Đề tài NCKH. Thư viện có phòng đọc tại chỗ,

phòng học nhóm với 370 chỗ ngồi, có một hệ thống mạng nội bộ, có một phòng tra cứu

internet với 102 máy tính hiện đại, phục vụ SV tra cứu tài liệu học tập của SV. Thư viện

có 01 phòng máy chủ cùng hơn 10 nút mạng làm công tác chuyên môn (quản lý bạn đọc,

quản lý mượn/trả tài liệu, các hoạt động xử lý kỹ thuật và thống kê số liệu…). Toàn bộ

các hoạt động của thư viện được vận hành thông qua hệ thống phần mềm Quản lý Thư

viện tích hợp iLiB, sử dụng hệ thống mã vạch, đảm bảo quản lý số liệu chặt chẽ và chính

xác. Trung bình hàng năm phục vụ hơn 28.000 lượt SV đến thư viện. Tổng số sách được

mượn trả trên 16.000 cuốn/ năm. Số lượng sách hồi cố, bổ sung đạt hơn 10.000

cuốn/năm. Ngoài công tác phục vụ, hàng năm Thư viện còn tổ chức tập huấn cho hơn

2.500 lượt cán bộ, học viên, NCS và SV cách tra cứu thông tin, tìm kiếm học liệu.

- Phòng học ngoại ngữ và tin học: 09 phòng với 521 máy tính (phục vụ giảng dạy và

học tập). Các phòng máy đều hoạt động hết công suất. Trung bình mỗi năm học các

phòng máy phục vụ hơn 60.000 lượt sinh viên đến thực hành và thi.

- 01 tòa nhà Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm 07 tầng với 32 phòng, tổng diện

tích 3.000m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị như: phòng hội thảo, phòng seminar,

phòng thực hành tin học - ngoại ngữ, phòng kỹ năng - nghiệp vụ sư phạm, phòng học kết

nối với trường THPT.

- Hệ thống phòng thí nghiệm có 37 phòng với tổng diện tích 2.826 m2.

- Nhà ăn SV: Nhà ăn 2 tầng, diện tích 1.500 m2

đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống cho

SV ở nội trú và một số dịch vụ thiết yếu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ưu đãi.

- Sân bãi: 01 sân vận động với diện tích 18.375 m2, 02 sân tennis với diện tích 1.780m

2,

Nhà tập đa năng đang xây dựng với diện tích 3.200m2, 01 bể bơi với diện tích 1.250m

2, 02

Sân bóng rổ với diện tích 189m2 và 08 Sân bóng chuyền và 01 sân bóng ném với diện tích

3.000 m2, sân tập luyện bổ trợ (xà đơn, xà kép, các thiết bị vận động tại chỗ...)

- Trạm xá 02 tầng đầy đủ các thiết bị thiết yếu phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu.

- KTX SV: Tổng diện tích 21.022 m2, với 08 dãy nhà (từ H1 đến H8) có 476 phòng.

Hiện tại, nhà H3 gồm 60 phòng đang sửa chữa nên không bố trí người ở. Hiện nay, KTX

có 1.900 SV đang ở.

Bảng 8. Thông tin về KTX

Nhà Số chỗ

ở/1phòng

Giá tiền 1SV/tháng

(chưa tính điện, nước) Chất lượng phòng

H6 (Dành cho SV nước ngoài – có quy

định riêng)

Công trình phụ khép kín, giường, tủ, bàn

hiện đại, ghế gấp, bình tắm nóng lạnh

20

H2 (chẵn) 8 175.000 đ

Công trình phụ khép kín, giường, tủ bàn

hiện đại, ghế gấp, bình tắm nóng lạnh,

điều hòa nhiệt độ.

H3, H4, H1

(lẻ) 6 80.000 đ

Công trình phụ khép kín, giường tầng,

bình tắm nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ.

H1 (chẵn),

H5, H7, H8 8 80.000 đ

Nhà mới xây, trang thiết bị mới, công

trình phụ khép kín, giường tầng.

Hệ thống văn bản quy định, quy chế cho KTX được ban hành đầy đủ, rõ ràng, cụ

thể, chi tiết, được công khai trên wesite http://dhsptn.edu.vn/kytucxa/. Các thông tin về

phòng ở, giá cả, số lượng người ở theo từng phòng, các dịch vụ trong KTX... được cập

nhật thường xuyên trên website. Đã bước đầu đưa phần mềm quản lý KTX kết nối hệ

thống IU vào sử dụng. Hệ thống Internet wifi phủ sóng toàn KTX. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị phòng ở đáp ứng được nhu cầu của SV: nhà ở cao tầng kiên cố, công trình phụ

khép kín, giường, quạt, điện chiếu sáng, nước được cung cấp đầy đủ; một số nhà (H6, H2

chẵn) có bình nóng lạnh, máy điều hòa nhiệt độ; Hệ thống sân thể thao có 2 sân bóng

chuyền, 3 sân bóng rổ, sân tập luyện bổ trợ (xà đơn, xà kép, các thiết bị vận động tại

chỗ...), sân thể thao, vui chơi cho từng dãy nhà; KTX liền kề với bể bơi, sân tennis, sân

vận động. An ninh trật tự, an toàn cháy nổ trong KTX được đảm bảo. Tổ chức thường

xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ sở thích (CLB Quà tặng

Âm nhạc, CLB Võ thuật, CLB Tình nguyện, CLB Thanh niên tuyên truyền vận động

hiến máu tình nguyện...) và một số hoạt động khác.

Đội ngũ cán bộ nhân viên đồng đều, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.

Trong KTX có hệ thống tự quản SV bao gồm 370 trưởng phòng, 36 trưởng tầng, 8 trưởng

nhà, 20 SV trong đội Phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả. Trưởng nhà được miễn

100% lệ phí KTX, Trưởng tầng giảm 30% lệ phí KTX; Miễn phí chỗ ở, tiền điện nước

cho lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định và một số trường hợp khác.

2.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

-Những điểm mạnh

Hệ thống giảng đường, hội trường, nhà thí nghiệm, thư viện, nhà làm việc và trang

thiết bị hiện có đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về công tác đào tạo, công tác NCKH,

công tác quản lý cho cán bộ, GV và SV; Hệ thống sân tập TDTT đã đáp ứng được yêu

cầu học tập và rèn luyện các môn học về GDTC;

Thư viện được quan tâm đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, có cơ ngơi khang trang,

rộng rãi, nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Thư viện có nguồn học liệu dồi dào và phong

phú, nhiều cuốn sách cũ qúy hiếm rất có giá trị. Cách quản lý và phục vụ của thư viện có

nhiều cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học;

Hệ thống máy chủ (Servers), cơ sở hạ tầng mạng và các phòng máy tính đáp ứng tốt

nhu cầu học tập, NCKH và quản lý trong nhà trường.

21

Công tác quản lý KTX đã có nhiều cải tiến, đã bước đầu đưa phần mềm quản lý

KTX kết nối hệ thống IU vào sử dụng đạt hiệu quả, quản lý chặt chẽ khoa học về người

ở, tài chính, cơ sở vật chất ở KTX; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên tận tình, chu

đáo. Số lượng SV ở KTX đạt trên 85% quỹ chỗ ở hiện có. KTX thường xuyên được sửa

chữa, nâng cấp. Đã tiến hành sửa chữa lớn nhà H3, xây mới nhà H9 KTX hiện đại. Hệ

thống Internet, nhà ăn, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người ở. An ninh trật tự,

an toàn cháy nổ, vệ sinh KTX được đảm bảo.

Trạm xá nhà trường với những trang thiết bị thiết yếu đã phục vụ tốt công tác chữa

bệnh ban đầu cho cán bộ và SV.

- Những điểm tồn tại

Một số thiết bị, dụng cụ đã sử dụng lâu cần phải được sửa chữa và thay thế. Một số

điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu của SV như: phòng

học, thí nghiệm, phòng ở nội trú, tài liệu tham khảo… diện tích và thời gian phục vụ chưa

đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của SV. Kinh phí đầu tư để phát triển đề án Thư viện

mở và thư viện điện tử còn gặp nhiều khó khăn nên hạn chế phần nào sức thu hút của thư

viện cũng như hiệu quả phục vụ học tập, NCKH cho cán bộ, GV và SV.

Chưa có quy định thống nhất về cơ chế hoạt động, quản lí, điều hành khu nội trú

trong toàn ĐHTN; cán bộ, nhân viên không được đào tạo về chuyên môn quản lí KTX

một cách cơ bản, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; Nhà H4 có thời gian sử dụng

trên 20 năm nên đã xuống cấp cần được sửa chữa lớn.

2.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn trung hạn 2015 -

2020 trình ĐHTN và Bộ GD & ĐT.

- Cụm công trình Nhà đa năng, KTX và Nhà làm việc với tổng giá trị đầu tư 80 tỷ

đồng, hiện nay đang tổ chức thi công xây dựng và hoàn thiện dự kiến 12/2017 sẽ đưa vào

sử dụng.

- Năm 2017 - 2019, Trường triển khai Dự án ETEP với tổng số tiền trên 140 tỷ

đồng, trong đó có nhóm hoạt động 2: xây dựng thư viện điện tử, nâng cấp hạ tầng mạng

và cổng thông tin điện tử, xây dựng phòng sản xuất học liệu, xây dựng phòng học trực

tuyến…; nhóm hoạt động 3: sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức

năng, KTX…);

- Tiếp tục xây dựng mới Dự án Hóa - Lý - Sinh với tổng số kinh phí khoảng 30 tỷ

đồng trình BGD & ĐT phê duyệt và đầu tư vào năm 2018 nhằm đổi mới phương pháp

đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các ngành khoa học tự nhiên của Trường; Dự án Thư viện

điện tử phục vụ đề án trường học kết nối và nhu cầu sử dụng, khai thác sách giáo khoa

điện tử....

22

- Hàng năm, Trường luôn xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp các hạng

mục công trình (KTX, giảng đường, sân tập TDTT…), đầu tư mua sắm các trang thiết bị,

dụng cụ mới để nâng cao chất lượng phục vụ công tác đào tạo.

- Hàng năm, Trường luôn xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp các hạng

mục công trình (KTX, giảng đường, sân tập TDTT…), đầu tư mua sắm các trang thiết bị,

dụng cụ mới để nâng cao chất lượng phục vụ công tác đào tạo và NCKH.

- Nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ, trách nhiệm trong công việc của từng cá

nhân. Lượng hóa việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, nhân viên. Có

kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân

viên Ban Quản lý KTX. Xây dựng cơ chế để thu hút sinh viên vào ở KTX.

- Triển khai xây dựng nhà ở chất lượng cao H9. Quy hoạch lại sân chơi, vườn hoa,

đường đi lại trong KTX; Tăng chất lượng, đa dạng hình thức phục vụ nhà ăn và các dịch

vụ cho SV.

2.2. Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

2.2.1. Mô tả thực trạng

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên cơ bản đáp ứng được yêu

cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo quyền lợi theo quy

định hiện hành của Nhà nước. Trường hiện có 534 cán bộ viên chức, cụ thể: 02 Giáo sư;

30 Phó Giáo sư; 133 Tiến sĩ (132 GV & 01 Chuyên viên); 221 Thạc sĩ; 112 Cử nhân; 36

trình độ khác. Hiện nay, một số Bộ môn, Trung tâm trực thuộc trường mặc dù đã được

thành lập nhưng đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện do thiếu đội ngũ cán bộ cơ hữu

có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành. Nhà trường luôn quan tâm hỗ trợ về

thời gian và kinh phí cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên môn ở

trong và ngoài nước. Hiện nay, Trường có 73 GV đang đi học NCS (trong nước 44; ngoài

nước 29), 03 cán bộ học sau tiến sĩ, 01 cán bộ giảng dạy ở ngước ngoài; 09 cán bộ, GV đi

học cao học (trong nước 08; ngoài nước 01).

Cơ cấu tổ chức của Trường gồm: Chủ tịch Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, 08

phòng chức năng, 14 khoa/bộ môn trực thuộc Trường, 01 viện nghiên cứu, 01 trường

THPT thực hành, 02 ban và 05 trung tâm trực thuộc. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên

được đào tạo về chuyên môn phù hợp và được định kỳ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,

phục vụ tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, GV và SV trong hướng dẫn và sử

dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và NCKH.

Trường có kế hoạch và công khai chỉ tiêu tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao

động, bổ sung và thay thế các cán bộ viên chức đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí, trong đó ưu

tiên cho tuyển dụng GV. Việc thi tuyển viên chức, hợp đồng lao động được thực hiện

khách quan, đảm bảo chất lượng.

2.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh

23

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên đáp ứng được yêu cầu về

số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ cao

ngày càng tăng. Cơ cấu đội ngũ GV về cơ bản là hợp lý, đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ kỹ

thuật viên, nhân viên được đào tạo về chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng nâng cao

nghiệp vụ, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ được trú trọng. Việc tuyển dụng nhân sự được

thực hiện đúng quy trình, chọn lựa kỹ càng và đảm bảo chất lượng, khách quan.

Nhà trường đã ban hành và thực hiện nhiều quy định, các quy định về tuyển dụng,

bổ nhiệm và phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, GV và nhân viên… bổ sung

các văn bản còn thiếu trong hệ thống quản trị đại học. Đội ngũ cán bộ, viên chức và SV

của Trường được đảm bảo các quyền dân chủ, tạo môi trường dân chủ để tham gia góp ý

kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch công tác của Nhà trường.

Nhà trường có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo tính khoa học, chặt

chẽ, công bằng, công khai, dân chủ; có Quy chế chi tiêu nội bộ; hỗ trợ thời gian và kinh

phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn ở trong và ngoài nước.

- Những điểm tồn tại

Hầu hết cán bộ quản lý đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo qua trường lớp chính

quy về công tác quản lý hành chính, nên hạn chế phần nào trong công tác quản lý. Một số

bộ môn cũng như GV trẻ chưa chủ động và chưa có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng,

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Trường

còn thiếu đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng chuyên ngành theo quy định.

Tính dự báo chiến lược về phát triển ngành còn yếu, có những ngành chưa có GV

có trình độ cao. Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế,

chưa đồng đều. Cơ cấu, tỷ lệ GV có học vị TS, độ tuổi chưa cân đối giữa các đơn vị, các

ngành, chuyên ngành. Một số bộ môn còn khó khăn trong việc tuyển dụng giảng viên và

còn có giảng viên thuyên chuyển công tác sau đào tạo nâng cao.

2.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ của

cán bộ và GV, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đúng chuyên ngành để nâng cao hiệu quả

hoạt động của giảng dạy của Nhà trường. Triển khai việc giao, nhận nhiệm vụ năm học

2017-2018 đến toàn thể cán bộ và GV toàn trường.

Thực hiện các đề án của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học

tập: Đề án tái cấu trúc Nhà trường đápp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên mới; Đề án đào

tạo, bồi dưỡng giáo viên; Đề án tiếp tục hoàn chỉnh các chương trình đào tạo giáo viên;

Đề án xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu của Trường giai đoạn 2017-2020.

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học đối với GV tạo được sự chuyển biến tích

cực trong hoạt động đào tạo (100% GV được đánh giá về chất lượng giảng dạy và thực

hiện nhiệm vụ); tổ chức lấy ý kiến đánh giá, phản hồi đối với cán bộ quản lý và cán bộ

các phòng, ban, trung tâm.

24

Tạo điều kiện để GV đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,

hoàn thành đúng tiến độ học tập; có chính sách hỗ trợ và thu hút giảng viên có trình độ

cao về công tác tại Trường; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ

hữu đúng chuyên ngành để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Bộ môn vàTrung tâm.

Tăng cường vai trò của Hội đồng ngành trong mọi hoạt động chuyên môn của của

các ngành liên quan trong các Khoa, Bộ môn cụ thể. Tăng cường cử GV đi thực tế tại các

trường phổ thông.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch và có các biện pháp chỉ đạo các bộ môn để thực hiện

chiến lược phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn

2015 - 2020 để đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của Nhà trường. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ

máy đến năm 2020 căn cứ vào định hướng phát triển của Trường và của ĐHTN.

Phần 3. Tài chính

3.1. Mô tả thực trạng

Thực hiện công khai tài chính đầy đủ, kịp thời theo quy định.Xây dựng dự toán thu,

chi hàng năm và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công khai trên mạng nội bộ.

Công khai các nguồn kinh phí để xây dựng dự toán và phê duyệt dự toán chi cho các đơn

vị trong Trường.

Lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính đúng quy định, được cấp có thẩm quyền

thẩm định và phê duyệt. Hàng năm, công khai báo cáo tài chính trước Đại hội công nhân

viên chức theo mẫu biểu của Thông tư 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài

chính và niêm yết đủ thời gian 90 ngày theo quy định.

Đầu mỗi năm học công khai định mức thu học phí theo nghị định 49/CP của Chính phủ

và các khoản thu theo quy định cho người học trên cơ sở các quyết định về định mức thu học

phí và công khai với người học. Việc quản lý, sử dụng học phí theo các quy định hiện hành.

Công khai tiêu chuẩn, chế độ định mức, điều kiện sử dụng các phương tiện và các

định mức chi hỗ trợ khác của CBVC thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được

gửi bằng văn bản về cho các đơn vị. Hàng năm đều rà soát và điều chỉnh quy chế chi tiêu

nội bộ cho phù hợp.

Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra, chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra,

duyệt dự toán, quyết toán, kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.

3.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chấp hành đầy đủ và kịp thời các quy định về thực hiện công

khai về công tác tài chính. Công khai kết quả kiểm toán theo quy định. Ứng dụng Công

nghệ thông tin trong công việc chuyên môn thông qua phần mềm kế toán phục vụ tốt

công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, quản lý vật tư tài sản. Ứng dụng CNTT

thông qua phần mềm CMC quản lý các nguồn thu của người học, công khai các khoản

thu của người học thông qua phần mềm CMC.

- Điểm tồn tại:Chưa có mục riêng trên Website để thông tin về công tác Kế hoạch-

Tài chính đối với người học.

25

3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong thời gian tới, đề nghị Nhà trường tạo mục riêng trên Website của Trường để

thông tin về công tác Kế hoạch Tài chính với CBVC và người học góp phần thực hiện

công tác 3 công khai được đầy đủ và toàn điện.

Phần 4. Báo cáo từng chương trình đào tạo bậc đại học

4.1. Chương trình Sư phạm Toán học

4.1.1 Mô tả thực trạng

- Chương trình được thực hiện theo quy định chung về việc xây dựng chương trình

đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC của Bộ

GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 60 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và Giáo dục Quốc phòng (GDQP). Chương trình được cấu trúc thành

hai khối kiến thức chính: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao gồm

các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 43 học phần, 103 TC bao gồm: kiến thức

cơ sở ngành (20 TC); kiến thức chuyên ngành (60 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm (11

TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá luận

tốt nghiệp (07 TC).

4.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh

+ Chương trình Sư phạm Toán học được xây dựng nhằm thuận lợi cho việc phát

triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các ngành cùng khối.

Chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp cho người học nền tảng về lí luận chính trị, khoa

học xã hội nhân văn và khoa học Giáo dục.

+ Chương trình đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức Toán học cơ bản

và hiện đại, là cơ sở vững chắc để người học có thể trở thành giáo viên Toán tại các

trường THPT, Trung cấp; GV các trường Cao đẳng và Đại học. Đồng thời chương trình

đào tạo có thể tạo tiền đề vững chắc để người học học lên cao.

+ Chương trình đào tạo được thiết kế một cách khoa học, mềm dẻo. Ngoài khối kiến

thức bắt buộc, chương trình còn có nhiều học phần tự chọn nhằm cập nhật những kiến

thức mới của khoa học Toán học và hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục trong

cả nước.

+ Chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm

trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên

cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu của khoa học Toán học và Giáo dục Toán

26

học, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, bài tập, đọc tài liệu, thảo luận và tự

nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành chưa được chú trọng. Các học phần tự chọn trong các khối kiến thức

trong chương trình còn chưa nhiều (số học phần, TC).

4.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện rà soát, đổi mới Chương trình Sư phạm Toán học nhằm mục đích cập

nhật những kiến thức mới, tăng cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào

tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của

chương trình đã thực hiện, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

4.2. Chương trình Sư phạm Tin học

4.2.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Sư phạm Tin học được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 62 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 45 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (17 TC); kiến thức chuyên ngành (64 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(10 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh

+ Chương trình Sư phạm Tin học được xây dựng nhằm thuận lợi cho việc phát

triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các ngành cùng khối.

Chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp cho người học nền tảng về lí luận chính trị, khoa

học xã hội nhân văn và khoa học Giáo dục.

+ Chương trình đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức Tin học cơ bản

và hiện đại, là cơ sở vững chắc để người học có thể trở thành giáo viên Tin học tại các

trường THPT, Trung cấp; GV các trường Cao đẳng và Đại học hoặc chuyên viên Tin học

của các cơ quan và tổ chức khác. Đồng thời chương trình đào tạo có thể tạo tiền đề vững

chắc để người học học lên cao.

+ Chương trình đào tạo được thiết kế một cách khoa học, mềm dẻo. Ngoài khối

kiến thức bắt buộc, chương trình còn có nhiều học phần tự chọn nhằm cập nhật những

27

kiến thức mới của lĩnh vực CNTT và hướng tới đổi mới căn bản và toán diện Giáo dục

trong cả nước.

+ Chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm

trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên

cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu về CNTT và khai thác các ứng dụng của

CNTT vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ

thực hành, bài tập, đọc tài liệu, thảo luận và tự nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Các học phần tự chọn trong các khối kiến thức trong chương

trình còn chưa nhiều (số học phần, TC). Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào

tạo trong cùng nhóm ngành chưa được chú trọng. Còn nhiều học phần trong chương trình

đào tạo nặng về lý thuyết chưa coi trọng rèn luyện năng lực vận dụng và khả năng thực

hành cho SV.

4.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện đổi mới chương trình Sư phạm Tin nhằm mục đích cập nhật những kiến

thức mới, tăng cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng

nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự chọn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

4.3. Chương trình Sư phạm Vật lý

4.3.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Sư phạm Vật lý được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 64 học phần, 134 TC không bao gồm

các học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức

chính: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 47 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (19 TC); kiến thức chuyên ngành (57 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(15 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.3.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Sư phạm Vật lý được biên soạn nhằm thuận lợi

cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các

ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,

cập nhật những kiến thức mới và hướng tới chương trình cải cách giáo dục đang tiến

hành ở các trường phổ thông trung học trong cả nước. Nhìn chung chương trình thiết kế

theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng

28

CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng các nội

dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ

thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các

khối kiến thức trong chương trình còn quá ít (số học phần, TC).

4.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Chương trình Sư phạm Vật lý được điều chỉnh theo kế hoạch đổi mới chương trình

của nhà trường nhằm mục đích cập nhật những kiến thức mới, tăng cường tính liên thông

ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự

chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục phổ thông.

4.4. Chương trình Sư phạm Hoá học

4.4.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Sư phạm Hoá học được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 62 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 45 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (25 TC); kiến thức chuyên ngành (55 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(11 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.4.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh

+ Chương trình Sư phạm Hoá học được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các

ngành cùng khối, có sự kết hợp hài hoà giữa các khối kiến thức về khoa học tự nhiên,

khoa học xã hội và nhân văn và khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp.

+ Chương trình Sư phạm Hoá học thường xuyên cập nhật những định hướng mới

trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nghề, hướng tới đáp ứng tốt những yêu cầu việc

thực hiện chương trình cải cách giáo dục đang tiến hành ở bậc học phổ thông.

+ Chương trình được thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học theo quan điểm

dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV,

29

chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý

thuyết tăng cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu, ứng

dụng CNTT trong dạy học.

+ Chương trình đảm bảo kiến thức cho người học sau khi tốt nghiệp không những

có đủ điều kiện trở thành người giáo viên hoá học đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, mà còn có

thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn hoá học.

- Những điểm tồn tại: Các chuyên đề tự chọn dành cho các khối kiến thức trong

chương trình còn chưa phong phú.

4.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình nhằm mục đích cập nhật những kiến thức mới,

tăng cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành,

tăng cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện.

Điều chỉnh chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

4.5. Chương trình Sư phạm Ngữ văn

4.5.1. Mô tả thực thực trạng

- Chương trình Sư phạm Ngữ văn được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 76 học phần, 134 TC không bao gồm

các học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức

chính: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 20 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 56 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (20 TC); kiến thức chuyên ngành (58 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(13 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.5.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Sư phạm Ngữ văn được biên soạn nhằm thuận

lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các

ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,

cập nhật những kiến thức mới và hướng tới chương trình cải cách giáo dục đang tiến

hành ở các trường phổ thông trung học trong cả nước. Chương trình thiết kế theo hướng

đổi mới các PPDH ở đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT

trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng các nội dung

30

chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực

hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng

nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng. Học phần tự chọn chưa thực sự đổi mới.

4.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình nhằm mục đích cập nhật những kiến thức mới,

tăng cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành,

tăng cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện.

Điều chỉnh chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

4.6. Chương trình Sư phạm Lịch sử

4.6.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Sư phạm Lịch sử được xây dựng theo ”Quy chế đào tạo đại học và

cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC” ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-

BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá gồm 73 học phần với 134 TC được cấu trúc

thành hai khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 17 học phần với 31 TC (29 TC bắt buộc

và 2 TC tự chọn)

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có 56 học phần với 103 TC bao gồm 27

TC kiến thức cơ sở ngành; 44 TC kiến thức chuyên ngành; 20 TC kiến thức nghiệp vụ sư

phạm; 5 TC thực tập sư phạm; 7 TC khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế .

4.6.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Điểm mạnh: Chương trình được cấu trúc theo kiểu đơn ngành chuyên sâu về Lich

sử có sự kết hợp với các kiến thức khác trong khối khoa học xã hội và nhân văn, hướng

vào đổi mới PPDH ở đại học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát huy năng lực tự học, tự

nghiên cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo,

tinh giản giờ lý thuyết, tăng cường giờ thực hành nghề nghiệp.

- Điểm tồn tại: Chương trình chưa chú trọng đến tính liên thông ngang giữa các

chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, học phần tự chọn giữa các các khối kiến

thức chưa cân đối.

4.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện đợt điều chỉnh chương trình nhằm mục đích cập nhật kiến thức, tăng

cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng

cường kiến thức tự chọn; Việc điều chỉnh chương trình cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục phổ thông.

4.7. Chương trình Sư phạm Địa lý

4.7.1. Mô tả thực trạng:

31

- Chương trình Sư phạm Địa lý được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 63 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 46 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (25 TC); kiến thức chuyên ngành (53 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(13 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.7.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại:

- Những điểm mạnh

Chương trình Sư phạm Địa lý được biên soạn nhằm thuận lợi cho việc phát triển các

chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các ngành cùng khối, kết hợp

kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cập nhật những kiến thức

mới và hướng tới chương trình cải cách giáo dục đang tiến hành ở các trường phổ thông

trung học trong cả nước.

Nhìn chung chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người

học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học,

tự nghiên cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào

tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và

tự nghiên cứu. Chương trình có tính thực tiễn, có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tế

khách quan (môn thực địa) và thực tiễn nghề nghiệp (thực tập sư phạm). Chương trình

liên tục được phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông và tính tích hợp trong chương trình đào tạo

chưa được coi trọng

4.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trên cơ sở tham khảo một số chương trình quốc tế, chương trình trong nước và

tiến hành khảo sát điều tra nhu cầu xã hội để điều chỉnh chương trình Sư phạm Địa lý

theo kế hoạch đổi mới chương trình đào tạo của nhà trường, nhằm mục đích xây dựng

chương trình có tính thực tiễn và tính cập nhật; đồng thời tăng cường tính liên thông

ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự

chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện.

4.8. Chương trình Sư phạm Sinh học

4.8.1. Mô tả thực trạng

32

- Chương trình Sư phạm Sinh học được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 69 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 52 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (25 TC); kiến thức chuyên ngành (54 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(12 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.8.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học,

lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng

lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của

ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập,

đọc tài liệu và tự nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ GV thực hiện chương trình có trình độ cao

và có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các

khối kiến thức trong chương trình còn quá ít (số học phần, TC)...

4.8.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện đổi mới đào tạo nhằm mục đích tăng cường tính liên thông ngang giữa các

chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự chọn, chuẩn bị thực

hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

4.9. Chương trình Giáo dục Thể chất

4.9.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình GDTC được thực hiện theo quy định chung về việc xây dựng

chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 79 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

33

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 62 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (21 TC); kiến thức chuyên ngành (50 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(20 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.9.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc

điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành cho SV. Đội

ngũ GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo.

- Những điểm tồn tại: Thiết kế chương trình đào tạo chưa chú trọng tính liên thông

ngang giữa trong cùng nhóm ngành của các học phần; Kiến thức tự chọn dành cho các

khối kiến thức trong chương trình còn ít. Số lượng GV có trình độ TS của chương trình

còn ít.

4.9.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình nhằm tăng cường tính liên thông ngang giữa các

chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự chọn. Tuyển dung

GV có trình độ đạt chuẩn quy định; Bồi dưỡng trình độ đội ngũ GV, nâng cao tỉ lê GV có

trình độ ThS, TS.

4.10. Chương trình Giáo dục Chính trị

4.10.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Giáo dục chính trị được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 58 học phần, 134 TC không bao gồm

các học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức

chính: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 41 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (25 TC); kiến thức chuyên ngành (55 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(11 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.10.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Giáo dục chính trị được biên soạn nhằm thuận

lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, kết hợp kiến thức về

khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; hướng tới chương trình cải cách giáo

dục đang tiến hành ở các trường phổ thông trung học trong cả nước. Chương trình được

34

thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng

dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng

các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng

cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu. Chương trình

cũng đã chú trọng tới việc cung cấp những kỹ năng, năng lực sư phạm cần thiết cho SV.

- Những điểm tồn tại: Thời lượng (số TC) dành cho khối kiến thức phương pháp

giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm trong chương trình chưa đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ

năng nghề nghiệp cho SV. Một số kiến thức mới và khó (các kiến thức liên quan đến các

vấn đề thực tiễn cấp bách của đất nước và trên thế giới) chưa được cập nhật và bổ sung

kịp thời.

4.10.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện cập nhật, điều chỉnh chương trình theo hướng tăng thêm thời lượng cho

khối kiến thức phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm nhằm khắc phục những tồn

tại của chương trình cũ đã thực hiện. Điều chỉnh, cập nhật những kiến thức mới liên quan

đến các vấn đề thực tiễn cấp bách của đất nước và trên thế giới.

4.11. Chương trình Tâm lý – Giáo dục

4.11.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Tâm lý – Giáo dục được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 63 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên

ngành. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm: Khối kiến thức cơ sở ngành

(20 TC); Kiến thức chuyên ngành (55 TC); Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (16 TC); Thực

tập sư phạm (05 TC); Khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp

(07 TC).

4.11.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Tâm lý – Giáo dục được xây dựng trên quan

điểm tiếp cận phát triển, thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội cho SV phát triển năng lực tự

học, tự nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp theo hướng đa dạng. Bên cạnh đó có chú trọng

các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo và tính đặc thù của ngành. Đội

ngũ GV thực hiện chương trình đào tạo có trình độ TS tăng nhanh.

35

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành còn thấp, Khối kiến thức tự chọn của chương trình chưa đa dạng,

phong phú, tính đang dạng của phát triển nghề nghiệp chưa cao, khối kiến thức lý thuyết

và kiến thức thực hành, thực tế chưa thực sự tương xứng.

4.11.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh theo định kỳ, bổ sung kiến thức liên thông giữa nhóm ngành

khoa học Giáo dục, giảm một số môn, tăng cường các môn học thuộc khối kiến thức tư

vấn học đường, chuyên gia tham vấn tâm lý, giáo dục Thanh, Thiếu niên trong các tổ

chức chính trị xã hội nhằm đa dạng hóa đầu ra của SV, giảm thời lượng lý thuyết, tăng

thời thượng thực hành, thực tế để tăng cường rèn kỹ năng nghề nghiệp cho SV.

4.12. Chương trình Giáo dục Mầm non

4.12.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Giáo dục Mầm non được thực hiện theo quy định chung về việc

xây dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

theo hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT

ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 65 học phần, 134 TC không bao gồm

các học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức

chính: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 16 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 49 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (27 TC); kiến thức chuyên ngành (32 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(32 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.12.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình ngành Giáo dục Mầm non được biên soạn

nhằm thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao

thoa với các ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội -

nhân văn và khoa học giáo dục, cập nhật những kiến thức mới về đổi mới giáo dục mầm

non hiện nay và hướng tới chương trình cải cách giáo dục đang tiến hành ở các trường

phổ thông trong cả nước. Nhìn chung, chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở

đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy

năng lực tự học của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào

tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, tự học và

NCKH.

36

- Những điểm tồn tại: liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng

nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các khối

kiến thức giáo dục chuyên nghiệp còn ít (số học phần, TC)...

4.12.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình theo định kỳ, cập nhật những kiến thức mới,

tăng cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành,

tăng cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình đã thực hiện.

Tăng thời lượng thực tế tại các cơ sở giáo dục mầm non đối với SV.

4.13. Chương trình Giáo dục Tiểu học

4.13.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Giáo dục Tiểu học được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 62 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 45 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (23 TC); kiến thức chuyên ngành (36 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(32 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.13.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Giáo dục Tiểu học được biên soạn nhằm

thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa

với các ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và

nhân văn, cập nhật những kiến thức mới và hướng tới chương trình cải cách giáo dục

đang tiến hành ở các trường phổ thông trung học trong cả nước. Nhìn chung chương trình

thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng

dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng

các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng

cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các

khối kiến thức trong chương trình còn quá ít (số học phần, TC)...

4.13.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

37

Cập nhật, điều chỉnh chương trình theo định kỳ, cập nhật những kiến thức mới, tăng

cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng

cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện.

4.14. Chương trình Sư phạm Tiểu học Tiếng Anh

4.14.1. Mô tả thực trạng

- Chương trình Sư phạm Tiểu học Tiếng Anh được thực hiện theo quy định chung

về việc xây dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ

chính quy theo hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-

BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 63 học phần, 134 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 17 học phần, 31 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (29 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 46 học phần, 103 TC bao gồm: kiến

thức cơ sở ngành (27 TC); kiến thức chuyên ngành (40 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm

(24 TC); Thực tập sư phạm (05 TC); khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khoá

luận tốt nghiệp (07 TC).

4.14.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Sư phạm Tiểu học Tiếng Anh được biên soạn

nhằm thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành hoặc ngành

chính – ngành phụ, có sự giao thoa với các ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học

tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cập nhật những kiến thức mới và hướng tới chương

trình cải cách giáo dục đang tiến hành ở các trường phổ thông trung học trong cả nước.

Nhìn chung chương trình thiết kế theo hướng đổi mới PPDH ở đại học, lấy người học làm

trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên

cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản

giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, thực nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu.

- Những điểm tồn tại: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong

cùng nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các

khối kiến thức trong chương trình còn quá ít (số học phần, TC)...

4.14.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình theo định kỳ, cập nhật những kiến thức mới, tăng

cường tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng

cường kiến thức tự chọn, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ đã thực hiện.

4.15. Chương trình Sư phạm Tiếng Anh

4.15.1. Mô tả thực trạng

38

Chương trình Sư phạm Tiếng Anh được thực hiện theo quy định chung về việc xây

dựng chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống TC của Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá: 61 học phần, 130 TC không bao gồm các

học phần GDTC và GDQP. Chương trình được cấu trúc thành hai khối kiến thức chính:

Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm: 24 học phần, 33 TC không bao

gồm các học phần GDTC và GDQP (31 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn).

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 37 học phần, 97 TC bao gồm: kiến thức

cơ sở ngành (13 TC); kiến thức chuyên ngành (58 TC); kiến thức nghiệp vụ sư phạm (21

TC); Thực tập sư phạm (05 TC).

4.15.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình Sư phạm Tiếng Anh được biên soạn nhằm thuận

lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, có sự giao thoa với các

ngành cùng khối, kết hợp kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cập

nhật những kiến thức mới và hướng tới chương trình cải cách giáo dục đang tiến hành ở

các trường phổ thông trung học trong cả nước. Chương trình thiết kế theo hướng đổi mới

PPDH ở đại học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học,

phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV, chú trọng các nội dung chuyên sâu theo

đặc điểm của ngành đào tạo, tinh giản giờ lý thuyết tăng cường giờ thực hành, thực

nghiệm, bài tập, đọc tài liệu và tự nghiên cứu. Chương trình chú trọng kiến thức văn hóa

mỹ thuật vùng miền khu vực phía Bắc, gắn hặt với phong tục, tập quán, nền mỹ thuật dân

gian của đồng bào các dân tộc ít người; chú trọng kỹ năng chuyên ngành.

- Những điểm tồn tại: Chương trình Sư phạm Tiếng Anh còn một số điểm tồn tại

cần được khắc phục: Tính liên thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng

nhóm ngành của các học phần chưa được chú trọng, kiến thức tự chọn dành cho các khối

kiến thức trong chương trình còn quá ít (số học phần, TC).

4.15.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cập nhật, điều chỉnh chương trình, cập nhật những kiến thức mới, tăng cường tính liên

thông ngang giữa các chương trình đào tạo trong cùng nhóm ngành, tăng cường kiến thức tự

chọn, khắc phục những tồn tại. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ GV đạt chuẩn theo quy định.

Phần 5. Báo cáo từng chương trình đào tạo bậc thạc sỹ

5.1. Chuyên ngành Toán giải tích (Mã số: 60 46 01 02)

5.1.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

39

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Hiểu được các vấn đề cơ bản, quan trọng của Toán học và

Toán giải tích; Hiểu và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu của chuyên

ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, lôgic,

thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội; Chương

trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung đào tạo; PPDH phù hợp với chuyên ngành

đào tạo. Đội ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH

và quản lý; tận tụy trong công việc. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập và sinh hoạt

của người học; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để

đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ

cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Trang bị thêm thiết bị hiện đại và

nguồn học liệu phong phú để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề

tài nghiên cứu khả thi và có giá trị cao trong toán học, trong các lĩnh vực khoa học khác

hoặc theo hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.2. Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số (Mã số: 60 46 01 04)

5.2.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Hiểu được các vấn đề cơ bản, quan trọng của Toán học và

Đại số & lý thuyết số; Hiểu và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu của

chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.2.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

40

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, lôgic,

thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội; Chương

trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung đào tạo; PPDH phù hợp với chuyên ngành

đào tạo. Đội ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH

và quản lý; tận tụy trong công việc. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập và sinh hoạt

của người học; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để

đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ

cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Trang bị thêm thiết bị hiện đại và

nguồn học liệu phong phú để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề

tài nghiên cứu theo nhiều hướng, có giá trị cao trong toán học hoặc trong các lĩnh vực

khoa học khác và theo hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.3. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Toán (Mã số: 60 14 01 11)

5.3.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Hiểu được các vấn đề cơ bản, quan trọng của giáo dục toán

học; Hiểu biết về lý luận và PPDH bộ môn Toán; Hiểu và vận dụng được một số phương

pháp nghiên cứu của chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm

việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.3.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, lôgic,

thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội; Chương

trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung đào tạo; PPDH phù hợp với chuyên ngành

đào tạo. Đội ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH

và quản lý; tận tụy trong công việc. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập và sinh hoạt

của người học; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

41

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để

đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Tăng cường thực tế phổ thông

nhằm gắn lí luận với thực tiễn; tăng cường các đề tài nghiên cứu gắn với đổi mới giáo

dục phổ thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của

ngành, chuyên ngành. Trang bị thêm thiết bị hiện đại và nguồn học liệu phong phú để đáp

ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng

gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.4. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Vật lý (Mã số: 60 14 01 11)

5.4.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về lý luận và PPDH bộ môn Vật lý; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.4.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế

phổ thông và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.5. Chuyên ngành Hóa hữu cơ (Mã số: 60 44 01 14)

5.5.1. Mô tả thực trạng

42

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Hóa và chuyên ngành Hóa hữu cơ;

Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu

và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.5.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây

dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ

sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường

trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với thực tiễn và đổi mới giáo dục.

5.6. Chuyên ngành Hóa phân tích (Mã số: 60 44 01 18)

5.6.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Hóa và chuyên ngành Hóa phân

tích; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên

cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.6.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

43

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây

dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ

sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường

trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với thực tiễn và đổi mới giáo dục.

5.7. Chuyên ngành Hóa vô cơ (Mã số: 60 44 01 13)

5.7.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ.

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Hóa và chuyên ngành Hóa vô cơ; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.7.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây

dựng chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ

sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường

44

trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với thực tiễn và đổi mới giáo dục.

5.8. Chuyên ngành Di truyền học (Mã số: 60 42 01 21)

5.8.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Sinh và chuyên ngành Di truyền

học; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên

cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.8.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.8.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ xung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ xung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang

thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với hoạt động sản xuất và đổi mới giáo dục phổ thông.

5.9. Chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Sinh học (Mã số: 60 44 01 11)

5.9.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

45

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về lý luận và PPDH bộ môn Sinh học; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.9.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.9.3. Kế hoạch khắc phục và kế hoạch phát triển

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế

phổ thông và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.10. Chuyên ngành Sinh thái học (Mã số: 60 44 01 20)

5.10.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Sinh, chuyên ngành Sinh thái học và

bảo vệ môi trường; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp

thực hiện nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.10.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

46

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.10.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang

thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với hoạt động sản xuất và đổi mới giáo dục phổ thông.

5.11. Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm (Mã số: 60 44 01 14)

5.11.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Sinh và chuyên ngành Sinh học thực

nghiệm; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện

nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.11.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.11.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang

thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài

nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với hoạt động sản xuất và đổi mới giáo dục phổ thông.

5.12. Chuyên ngành Văn học Việt Nam (Mã số: 60 22 01 21)

47

5.12.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Văn và chuyên ngành Văn học Việt

Nam; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện

nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.12.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.12.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng

cường thực tế, trang thiết bị hiện đại và nguồn tài liệu, để đáp ứng tốt cho việc tra cứu,

thực hành và triển khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng và gắn với đổi mới giáo

dục phổ thông.

5.13. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Văn-Tiếng Việt (Mã số: 60 14 01 11)

5.13.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

48

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về lý luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt;

Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu

và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.13.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.13.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế

phổ thông và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.14. Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam (Mã số: 60 22 01 02)

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Văn và chuyên ngành Ngôn ngữ

Việt Nam; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện

nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.14.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

49

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.14.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ

hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

trang thiết bị hiện đại và nguồn tài liệu, để đáp ứng tốt cho việc tra cứu, thực hành và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng và gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.15. Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (Mã số: 60 22 03 13)

5.15.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.15.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.15.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ

hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

trang thiết bị hiện đại và nguồn tài liệu, để đáp ứng tốt cho việc tra cứu, thực hành và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng và gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.16. Chuyên ngành Địa lý học (Mã số: 60 31 05 01)

5.16.1. Mô tả thực trạng

50

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo: Tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình đào tạo,

kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo. Được sử dụng giảng đường, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Địa và chuyên ngành Địa lí học; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.16.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.16.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ

hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

trang thiết bị hiện đại và nguồn tài liệu, để đáp ứng tốt cho việc tra cứu, thực hành và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng và gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.17. Chuyên ngành Địa lý tự nhiên (Mã số: 60 44 02 17)

5.17.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về ngành Địa và chuyên ngành Địa lí tự nhiên;

Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu

và làm việc theo nhóm.

51

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.17.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.17.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ

hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

trang thiết bị hiện đại và nguồn tài liệu, để đáp ứng tốt cho việc tra cứu, thực hành và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng và gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.18. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Địa lý (Mã số: 60 14 01 11)

5.18.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về lý luận và PPDH bộ môn Địa lí; Có

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và

làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.18.2 Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.18.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

52

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế

phổ thông và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.19. Chuyên ngành Giáo dục học (Mã số: 60 14 01 01)

5.19.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về chuyên ngành Giáo dục học; Có phương

pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc

theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.19.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.19.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

nguồn thông tin và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành và triển khai các

đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.20. Chuyên ngành Quản lý giáo dục (Mã số: 60 14 01 14)

5.20.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

53

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về chuyên ngành Quản lí giáo dục; Có phương

pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc

theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong hoạt động quản lý,

giảng dạy và NCKH.

5.20.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.20.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, tăng cường đội ngũ cán bộ

cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực

tế, nguồn thông tin và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành và triển khai các

đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.21. Chuyên ngành PPDH bộ môn Lý luận chính trị

5.21.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về chuyên ngành lý luận và PPDH bộ môn lý

luận chính trị; Có phương pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực

hiện nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong hoạt động quản lý,

giảng dạy và NCKH.

54

5.21.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.21.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thường

xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, tăng cường đội ngũ cán bộ

cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực

tế, nguồn thông tin và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành và triển khai các

đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.22. Chuyên ngành Vật lý chất rắn (Mã số: 60 44 01 04)

5.22.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về Vật lý chất rắn; Có phương pháp nghiên

cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.22.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.22.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

55

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế

phổ thông và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành, thực nghiệm và triển

khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

5.23. Chuyên ngành Giáo dục học (Chương trình GD Tiểu học - Mã số: 60 14 01 01)

5.23.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Người học

phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành của

Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin chương

trình đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo; được sử dụng giảng đường, nhà ăn

SV, KTX, phòng thí nghiệm, Thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kĩ năng: Có hiểu biết về chuyên ngành Giáo dục học; Có phương

pháp nghiên cứu chuyên ngành; Có khả năng phối hợp thực hiện nghiên cứu và làm việc

theo nhóm.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

5.23.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, lôgic, đảm bảo

được mục tiêu, nội dung và PPDH phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào

tạo thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội

ngũ cán bộ cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH và quản lý; tận

tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

5.23.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào tạo, xây dựng

chương trình đào tạo mềm dẻo để đáp ứng được đối tượng đi học. Xây dựng, bổ sung đội

ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành. Tăng cường thực tế,

nguồn thông tin và trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng tốt cho thực hành và triển khai các

đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông.

Phần 6. Báo cáo từng chương trình đào tạo bậc tiến sĩ

6.1. Chuyên ngành Toán giải tích (Mã số: 62 46 01 02)

6.1.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

56

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Hiểu căn bản về toán học và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực

Toán giải tích; Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các

nhóm nghiên cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

6.1.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, lôgic,

thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội; Chương

trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung đào tạo; PPDH phù hợp với chuyên ngành

đào tạo. Đội ngũ các nhà khoa học và GV tham gia đào tạo là những GV có trình độ cao ,

đạt chuẩn về chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và NCKH, có uy

tín trong lĩnh vực chuyên môn sâu, tận tụy trong công việc. Cơ sở vật chất đảm bảo cho

việc học tập và sinh hoạt của người học; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học

sau khi tốt nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Toán giải tích, có khả năng độc lập

trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới

đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục

phổ thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành,

chuyên ngành. Trang bị thêm thiết bị hiện đại và nguồn học liệu phong phú để triển khai

các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng phục vụ cho sự phát triển khoa học, kinh tế - xã

hội và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.2. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn toán

6.2.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

57

+ Về kiến thức, kỹ năng: Hiểu căn bản về toán học và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực

Toán giải tích; Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các

nhóm nghiên cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong giảng dạy và NCKH.

6.2.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, lôgic,

thiết thực đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội; Chương

trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung đào tạo; PPDH phù hợp với chuyên ngành

đào tạo. Đội ngũ các nhà khoa học và GV tham gia đào tạo là những GV có trình độ cao,

đạt chuẩn về chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và NCKH, có uy

tín trong lĩnh vực chuyên môn sâu, tận tụy trong công việc. Cơ sở vật chất đảm bảo cho

việc học tập và sinh hoạt của người học; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học

sau khi tốt nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Toán giải tích, có khả năng độc lập

trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới

đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục

phổ thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng theo yêu cầu của ngành,

chuyên ngành. Trang bị thêm thiết bị hiện đại và nguồn học liệu phong phú để triển khai

các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng phục vụ cho sự phát triển khoa học, kinh tế - xã

hội và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.3. Chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Vật lý (Mã số: 62 14 01 11)

6.3.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực khoa học giáo dục và lí luận

PPDH bộ môn Vật lý; Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ

chức các nhóm nghiên cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.3.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

58

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản đáp

ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà khoa

học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy;

tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp, có kiến thức

chuyên sâu về lĩnh vực khoa học giáo dục và lí luận PPDH bộ môn Vật lý, có khả năng độc

lập trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu và triển khai

các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng phục vụ cho sự phát triển khoa học giáo dục, kinh

tế - xã hội và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.4. Chuyên ngành Hóa vô cơ

6.4.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực Hóa vô cơ; Có khả năng độc

lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên cứu; Có khả năng

giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.4.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản đáp

ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà khoa

học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy;

tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp, có kiến thức

59

chuyên sâu về lĩnh vực khoa học giáo dục và lí luận PPDH bộ môn Vật lý, có khả năng độc

lập trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu và triển khai

các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng phục vụ cho sự phát triển khoa học giáo dục, kinh

tế - xã hội và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.5. Chuyên ngành Di truyền học (Mã số: 62 42 01 21)

6.5.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực Di truyền học; Có khả năng

độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên cứu; Có khả

năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.5.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản

đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà

khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia

giảng dạy; tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho

học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp,

có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Di truyền học, có khả năng độc lập trong nghiên cứu

hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

60

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại để đáp ứng tốt cho thực

hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với hoạt

động sản xuất, bảo vệ môi trường và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.6. Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học (Mã số: 62 44 01 11)

6.6.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực khoa học giáo dục và lí luận

PPDH bộ môn Sinh học; Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ

chức các nhóm nghiên cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.6.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản đáp

ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà khoa

học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy;

tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh

hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp, có kiến thức

chuyên sâu về lĩnh vực khoa học giáo dục và lí luận PPDH bộ môn Sinh học, có khả năng

độc lập trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu và triển khai

các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng phục vụ cho sự phát triển khoa học giáo dục, kinh

tế - xã hội và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.7. Chuyên ngành Sinh thái học (Mã số: 62 44 01 20)

6.7.1. Mô tả thực trạng

61

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực sinh thái học, sinh thái môi

trường và phát triển bền vững; Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học

và tổ chức các nhóm nghiên cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.7.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có đội ngũ các nhà khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ

về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy; tận tụy trong công việc. Có

chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy phù

hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu về

nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm

bảo cho học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi

tốt nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực sinh thái học, có khả năng độc lập trong

nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại để đáp ứng tốt cho thực

hành, thực nghiệm và triển khai các đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng gắn với hoạt

động sản xuất, bảo vệ môi trường và đổi mới giáo dục phổ thông.

6.8. Chuyên ngành Văn học Việt Nam (Mã số: 62 22 01 21)

6.8.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ

62

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực Văn học Việt Nam; Có khả

năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên cứu; Có

khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.8.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản

đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà

khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia

giảng dạy; tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho

học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp,

có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Văn học Việt Nam, có khả năng độc lập trong

nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.8.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú để

phục vụ cho công tác tra cứu và triển khai các đề tài NCKH.

6.9. Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam (Mã số: 62 22 01 02)

6.9.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ Việt Nam; Có khả

năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên cứu; Có

khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.9.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản

đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà

63

khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia

giảng dạy; tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho

học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp,

có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ Việt Nam, có khả năng độc lập trong

nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.9.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú để

phục vụ cho công tác tra cứu và triển khai các đề tài NCKH.

6.10. Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (Mã số: 62 22 03 13)

6.10.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực Lịch sử Việt Nam; Có

khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên cứu;

Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.10.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung,

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đáp ứng được yêu cầu về

nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đội ngũ các nhà khoa học, GV có trình độ

cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy; tận tụy trong

công việc. Được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu

và thông tin phong phú. Sau khi tốt nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Lịch sử

Việt Nam, có khả năng độc lập trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ

hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.10.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

64

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú để

phục vụ tra cứu và triển khai các đề tài NCKH.

6.11. Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục (Mã số: 62 14 01 02)

6.11.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ:

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực Lí luận & lịch sử giáo dục;

Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên

cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.11.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản

đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Có đội ngũ các nhà

khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia

giảng dạy; tận tụy trong công việc. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm bảo cho

học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi tốt nghiệp,

có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Lí luận & lịch sử giáo dục, có khả năng độc lập trong

nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.11.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú để

phục vụ cho công tác tra cứu và triển khai các đề tài NCKH.

6.12. Chuyên ngành Quản lý giáo dục (Mã số: 62 14 01 14)

6.12.1. Mô tả thực trạng

65

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX, thư

viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ

+ Về kiến thức, kỹ năng: Có hiểu biết sâu về lĩnh vực khoa học Quản lý giáo dục;

Có khả năng độc lập trong nghiên cứu các đề tài khoa học và tổ chức các nhóm nghiên

cứu; Có khả năng giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ và NCS.

+ Về tinh thần thái độ: Có tinh thần, thái độ trung thực trong khoa học.

6.12.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Có đội ngũ các nhà khoa học, GV có trình độ cao, cơ bản đủ

về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng tham gia giảng dạy; tận tụy trong công việc. Có

chương trình đào tạo đảm bảo được mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy phù

hợp với chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu về

nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Người học được sử dụng cơ sở vật chất đảm

bảo cho học tập và sinh hoạt; nguồn tài liệu và thông tin phong phú. Người học sau khi

tốt nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học quản lý, có khả năng độc lập

trong nghiên cứu hoặc tập hợp nhóm nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

- Những điểm tồn tại: Một số trang thiết bị hiện đại chưa thật đầy đủ.

6.12.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát triển chương trình đào tạo, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội và đổi mới giáo dục phổ

thông. Xây dựng, bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ cao đáp ứng theo yêu cầu

của ngành, chuyên ngành. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú để

phục vụ cho công tác tra cứu và triển khai các đề tài NCKH.

6.13. Chuyên ngành Địa lý học (Mã số: 62 31 05 01)

6.13.1. Mô tả thực trạng

- Yêu cầu trong quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo tập trung 03 - 04 năm. Người

học phải thực hiện: Nghĩa vụ công dân; Chấp hành đúng các quy chế đào tạo hiện hành

của Bộ GD&ĐT; Quy định đào tạo trình độ TS của ĐHTN và của Trường ĐHSP.

- Điều kiện hỗ trợ người học: NCS được cung cấp đầy đủ thông tin chương trình

đào tạo, kế hoạch đào tạo về quy chế đào tạo và sinh hoạt chuyên môn cùng tổ bộ môn.

NCS được sử dụng giảng đường và có phòng làm việc dành riêng, nhà ăn SV, KTX,

phòng thí nghiệm, thư viện, trạm xá theo quy định của nhà trường.

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và tinh thần thái độ: