5
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM C 6 – 12 - 2015 “Mẫu Gương Mùa Vọng” Lời Chúa: (Lc 3,1-6) 1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê, Hêrôđê làm tiểu vương miền Galilê, người em là Philípphê làm tiểu vương miền Iturê và Trakhonít, Lyxania làm tiểu vương miền Abilên, 2 Khanna và Caiphai làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa. 3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Giođan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, 4 như có lời chép trong sách sứ Isaia rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. 5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. 6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Suy Niệm: Ba nhân vt tiêu biu cho tinh thn mùa vng là ngôn sIsaia, ngôn sGioan Baotixita và Đức Trinh nMaria. Và trong mùa vng ta thy kinh tin tng s2 ca lên rằng: "Người là Đấng các tiên tri loan báo, Đức MĐồng Trinh đã cưu mang với tình yêu khôn tả, thánh Gioan đã loan tin sắp đến và đã chỉ cho thy khi xut hin". Nếu xét vtm quan trng thì Gioan Baotixita là khuôn mt ni hng nhì ca mùa vng. Chính phúc âm cho ta biết vthi thế hội khi ông ra đời, cho ta hiu gia cnh thân thế và chc vca ông"Tin hô" làm ni bt lên sđiệp ông rao ging. Ông đi khắp vùng ven sông rao truyn săn năn thống hi, làm phép ra. Nht là chp nhn blãng quên, và ví mình như mt ngọn đèn bị lu mđể Đấng Cu Thế sáng lên. Đời sng ca ông hu hết là n dật trong hoang địa và chxut hin khi smệnh đòi hỏi, để ri li txóa mình đi khi smnh chm dt. Ông tht chng khác nào mt tiếng kêu nơi hoàng địa, vẳng lên không trung để rơi vào hư vô. Nếu nhìn toàn bcuộc đời ca Gioan Baotixita ddàng nhn thy cđời ông là chng nhân cho Chúa Kitô và kêu gọi người ta ăn năn sám hi trvvi Chúa. Tt cnhng công vic ca Gioan làm cũng chỉ nhm "dn sẵn con đường cho Đức Chúa, sa li cho thẳng để Người đi". Gioan Baotixita. tht là mẫu gương tuyt vi cho chúng ta chiêm ngắm qua hành động: 1. Kêu gi thng hi Phép ra ca Gioan tuy không phải là Bí Tích nhưng nó cũng có giá trtht ln lao. Phép rửa đó chính là dấu chca lòng thng hi. Nếu con người không khước tnhng khuynh hướng ti li, không làm mt cuộc đổi thay hoàn toàn đưa đến vic trli, và không thđón nhận được Đấng Cu Thế nếu không có lòng ao ước, không có sthng hối như đòi buộc bước đầu. Vì sthng hi là ct lõi của ơn cứu Độ. Đó là một đòi hỏi mà con người không bao gimun tý nhc nhmình, nhưng lại rt cn thiết cho h2. Sửa đường cho ngay thng Li Tin Mừng được chen vào như để làm trn li ngôn sIsaia: "Hãy dọn đường cho Đức Chúa, sa li cho thẳng để người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, phi bt cho thp, khúc quanh co phi uốn cho ngay đường li lõm phi sang cho thng. Ri hết người phàm sthấy ơn cứu độ ca Thiên Chúa". Bản văn ngôn sứ bàn vvic tái trvtnơi lưu đày của dân Do Thái. Giavê trli dẫn đầu dân Ngài trong sa mạc để vào đất ha. Vì thế, đám rước khi hoàn đi qua thì đường sá phi bng phng, không còn ghghnữa. Đến lúc này, lời tiên tri đã nên trọn vn vi một ý nghĩa cao cả và nng vtinh thn hơn. Nó không còn nói về sshay chvcon đường trn tc, mà nói vmt hành trình thiêng liêng. Con người đã thoát khỏi cảnh lưu đày tội lỗi lên đường vNước Chúa vi một thái độ cương quyết, vá chính Đức Giêsu Đấng Cu Thế sdẫn đầu đoàn rước. Vì thế con đường thiêng liêng t hn sphng lì, do vic sson tinh thn và tâm hồn. Do đó, mà ta không có gì ngc nhiên sau li kêu gi ca Gioan Baotixita dân chúng đã bị lay chuyển và lũ lượt kéo đến vi Ngài. 3. Gioan Baotixita mẫu gương trong mùa vng Sau khi nghe tiếng "hô" ca Gioan người ta đã lũ lượt kéo đến vi ngài. Còn chúng ta ngày nay không nhng chkéo đến vi ông, mà còn phi trnên giống ông, để trông chChúa và được đón rước Chúa. Người Kitô hữu cũng phải bt chước như Gioan vy. Ai mun tìm gp Chúa mà không phi lui vào sa mc ca tâm hồn để nghe Chúa nói rót vào lòng, gia thinh lng? Ai mun gp Chúa mà không phi noi gương Gioan sng bn tính khc kh. Ai muốn được chiếm hu Thiên Chúa mà không phi bắt chước Gioan xóa bcon người cũ tội li của mình đi? Ai muốn được kết hp vi Chúa mà không phi mô phng Gioan, để hy sinh mng sng mình vì Chúa, vì chân lý, vì anh em. Gioan là ngôn sđược Chúa khen thưởng bởi đã sống khiêm tn, khc kh, âm | Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 | 5

ải là Bí Tích nhưng nó cũng 6 – 12 - 2015 Chúa · 2015-11-29 · Khanna và Caiphai làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM C

6 – 12 - 2015 “Mẫu Gương Mùa Vọng”

Lời Chúa: (Lc 3,1-6) 1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê, Hêrôđê làm tiểu vương miền Galilê, người em là Philípphê làm tiểu vương miền Iturê và Trakhonít, Lyxania làm tiểu vương miền Abilên, 2 Khanna và Caiphai làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa. 3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Giođan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, 4 như có lời chép trong sách sứ Isaia rằng: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. 6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Suy Niệm: Ba nhân vật tiêu biểu cho tinh thần mùa vọng là ngôn sứ Isaia, ngôn sứ Gioan Baotixita và Đức Trinh nữ Maria. Và trong mùa vọng ta thấy kinh tiền tụng số 2 ca lên rằng: "Người là Đấng các tiên tri loan báo, Đức Mẹ Đồng Trinh đã cưu mang với tình yêu khôn tả, thánh Gioan đã loan tin sắp đến và đã chỉ cho thấy khi xuất hiện". Nếu xét về tầm quan trọng thì Gioan Baotixita là khuôn mặt nổi hạng nhì của mùa vọng. Chính phúc âm cho ta biết về thời thế xã hội khi ông ra đời, cho ta hiểu gia cảnh thân thế và chức vụ của ông"Tiền hô" làm nổi bật lên sứ điệp ông rao giảng. Ông đi khắp vùng ven sông rao truyền sự ăn năn thống hối, làm phép rửa. Nhất là chấp nhận bị lãng quên, và ví mình như một ngọn đèn bị lu mờ để Đấng Cứu Thế sáng lên. Đời sống của ông hầu hết là ẩn dật trong hoang địa và chỉ xuất hiện khi sứ mệnh đòi hỏi, để rồi lại tự xóa mình đi khi sứ mệnh chấm dứt. Ông thật chẳng khác nào một tiếng kêu nơi hoàng địa, vẳng lên không trung để rơi vào hư vô. Nếu nhìn toàn bộ cuộc đời của Gioan Baotixita dễ dàng nhận thấy cả đời ông là chứng nhân cho Chúa Kitô và kêu gọi người ta ăn năn sám hối trở về với Chúa. Tất cả những công việc của Gioan làm cũng chỉ nhằm "dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi". Gioan Baotixita. thật là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta chiêm ngắm qua hành động: 1. Kêu gọi thống hối

Phép rửa của Gioan tuy không phải là Bí Tích nhưng nó cũng có giá trị thật lớn lao. Phép rửa đó chính là dấu chỉ của lòng thống hối. Nếu con người không khước từ những khuynh hướng tội lối, không làm một cuộc đổi thay hoàn toàn đưa đến việc trở lại, và không thể đón nhận được Đấng Cứu Thế nếu không có lòng ao ước, không có sự thống hối như đòi buộc bước đầu. Vì sự thống hối là cốt lõi của ơn cứu Độ. Đó là một đòi hỏi mà con người không bao giờ muốn tự ý nhắc nhở mình, nhưng lại rất cần thiết cho họ 2. Sửa đường cho ngay thẳng

Lời Tin Mừng được chen vào như để làm trọn lời ngôn sứ Isaia: "Hãy dọn đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay đường lồi lõm phải sang cho thẳng. Rồi hết người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa". Bản văn ngôn sứ bàn về việc tái trở về từ nơi lưu đày của dân Do Thái. Giavê trở lại dẫn đầu dân Ngài trong sa mạc để vào đất hứa. Vì thế, đám rước khải hoàn đi qua thì đường sá phải bằng phẳng, không còn ghồ ghề nữa. Đến lúc này, lời tiên tri đã nên trọn vẹn với một ý nghĩa cao cả và nặng về tinh thần hơn. Nó không còn nói về sứ sở hay chỉ về con đường trần tục, mà nói về một hành trình thiêng liêng. Con người đã thoát khỏi cảnh lưu đày tội lỗi lên đường về Nước Chúa với một thái độ cương quyết, vá chính Đức Giêsu Đấng Cứu Thế sẽ dẫn đầu đoàn rước. Vì thế con đường thiêng liêng ắt hẳn sẽ phẳng lì, do việc sử soạn tinh thần và tâm hồn. Do đó, mà ta không có gì ngạc nhiên sau lời kêu gọi của Gioan Baotixita dân chúng đã bị lay chuyển và lũ lượt kéo đến

với Ngài. 3. Gioan Baotixita mẫu gương trong mùa vọng Sau khi nghe tiếng "hô" của Gioan người ta đã lũ lượt kéo đến với ngài. Còn chúng ta ngày nay không những chỉ kéo đến với ông, mà còn phải trở nên giống ông, để trông chờ Chúa và được đón rước Chúa. Người Kitô hữu cũng phải bắt chước như Gioan vậy. Ai muốn tìm gặp Chúa mà không phải lui vào sa mạc của tâm hồn để nghe Chúa nói rót vào lòng, giữa thinh lặng? Ai muốn gặp Chúa mà không phải noi gương Gioan sống bản tính khắc khổ. Ai muốn được chiếm hữu Thiên Chúa mà không phải bắt chước Gioan xóa bỏ con người cũ tội lỗi của mình đi? Ai muốn được kết hợp với Chúa mà không phải mô phỏng Gioan, để hy sinh mạng sống mình vì Chúa, vì chân lý, vì anh em. Gioan là ngôn sứ được Chúa khen thưởng bởi đã sống khiêm tốn, khắc khổ, âm

| Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 | 5

thầm, đã nhiệt tình rao giảng sự ăn năn thống hối, đã chấp nhận hy tình cảm và mạng sống để dọn đường cho Chúa ngự đến. Tóm lại, mầu nhiệm Gioan Baotixita đang còn tiếp tục nơi trần thế, vì ông là gương mẫu cho ta trong mùa vọng nói riêng, và cả trong cuộc đời trông đợi Chúa nói chung. Cầu Nguyện: Lạy Chúa, trong một xã hội bon chen nhiều náo động. Xin cho con biết học theo Gioan Baotixita, biết ăn năn thống hối, biết rửa sạch tội lỗi, đổi mới tâm hồn để đón Chúa trong mùa vọng này. Amen ***

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C 13 – 12 – 2015

“Mừng Vui Lên ”

Lời Chúa: (Lc 3,10-18) 10 Dân chúng lũ lượt kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa; họ hỏi ông rằng: "Chúng tôi phải làm gì đây?" 11 Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy". 12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?" 13 Ông bảo họ: "Ðừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình". 14 Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình". 15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gioan: biết đâu ông chẳng là Ðấng Mêsia. 16 Ông Gioan trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. 17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi". 18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ Suy Niệm: “Mừng vui lên Sion! Này đây Chúa ngươi đến rồi! Mừng vui lên Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó! Ngài dẫn đưa ngươi qua những hố sâu, qua núi đồi, Về nơi an vui, nơi suối mát đẹp tươi…” (Trích từ bài thánh ca “Vui lên, Sion”) Bạn thân mến! “Mừng Vui Lên” là chủ đề phụng vụ trong Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng hôm nay. Phụng vụ với màu tím bao trùm mùa Vọng. Trong Mùa Vọng, người Kitô được mời gọi sám hối để lãnh nhận ơn giao hòa với Thiên Chúa. Nhiều người ngại xưng tội, ngại đào bới lại quá khứ. Xưng

tội mang dáng dấp của một cái gì buồn thảm! Thật ra bí tích Hòa Giải là một điều tươi vui hơn nhiều. Sám hối không phải chỉ là quay về quá khứ, mà còn là hướng đến tương lai với nhiều hy vọng. Sám hối còn có màu hồng như màu áo lễ trong Thánh lễ Chúa nhật hôm nay. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại rằng: Khi dân chúng đến với Gioan, nhận phép rửa sám hối, họ đã hỏi ông: “Thưa Thầy! Chúng tôi phải làm gì đây?” (Lc.3:10). Cả những người thu thuế và binh lính cũng hỏi những câu tương tự. Tôi phải làm gì đây? Gioan đã trả lời một cách thật rõ ràng. Đối với người thu thuế, ông bảo họ: ”Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh” (Lc.3:13). Ông cũng bảo các binh lính: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình." (Lc.3:14).

Tôi phải làm gì đây? Phải chăng Gioan muốn mời gọi ta thay đổi cuộc sống, nhắn nhủ ta phải ăn năn sám hối. Sám hối không phải chỉ là một cảm xúc mông lung, xa rời thực tế. Sám hối đích thực dẫn đưa ta đến một hành động cụ thể. Sám hối là sống bác ái, có hai áo chia cho người một. Nhường cơm sẻ áo là ra khỏi nỗi bận tâm về mình. Sám hối là sống công bằng, không tham lam vơ vét, không dùng quyền lực để cưỡng đoạt, áp bức ai. Sám hối là hết nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực. Trong niềm trông chờ Chúa đến, Gioan nhắn nhủ ta dọn đường cho Chúa đến bằng sám hối ăn năn, ông mời gọi ta chỉnh đốn lại con đường đến với Chúa và với tha nhân. Trở về với Chúa diễn tả qua việc trở về với anh em. Gioan không bắt những người thu thuế bỏ cái nghề ô nhục, cũng không đòi những người lính Do thái bỏ phục vụ Hêrôđê. Ông cũng không bảo họ lên đền thờ dâng lễ đền tội, hay vào hoang địa sống nghiêm ngặt như mình. Họ cứ làm nghề của họ, nhưng với một tinh thần mới, một hành động mới … Phải chăng

sám hối và thay đổi cuộc sống là bước đầu chuẩn bị cho Chúa đến và cũng là ngưỡng cửa bước vào sự hiệp thông với Người. Trong dân chúng thời bấy giờ, Gioan cao trọng đến nỗi người ta đã có thể coi ông là Đấng Thiên Sai. Nhưng Tin Mừng hôm nay thuật lại hành động khiêm nhường của Gioan, ông đã tự hạ trước sự cao cả của Đấng Thiên Sai mà ông chỉ đóng vai là kẻ dọn đường cho Ngài:"Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”(Lc.3:16). Vì là kẻ dọn đường nên ông phải nhỏ bé đi để Đấng Thiên Sai được lớn lên. Hôm nay trong thinh lặng, ta cần lắng đọng tâm hồn và thưa với Chúa: Con phải làm gì để dọn lòng đón Chúa đến trong mùa Giáng Sinh này? Con phải làm gì để luôn luôn sẵn sàng đón Chúa đến, nhất là trong ngày sau hết của cuộc đời con ?

6 | Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 |

Cầu Nguyện: Lạy Chúa! Rất nhiều lần con chỉ nghe Lời Chúa dạy, nhưng lại không dám đem ra thực hành. Xin cho con đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa, đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ. Xin giúp con dọn dẹp tâm hồn, để hạt giống Lời Chúa được lớn lên trong con. Và Lạy Chúa! Xin giúp con biết sám hối ăn năn, biết thay đổi cuộc sống, biết quay về với Chúa trong mùa Giáng Sinh này, và trong suốt cuộc đời con . Amen ***

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C 20 – 12 – 2015

“Chia Sẻ Niềm Vui”

Lời Chúa: (Lc 1,39-45) 39 Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. 40 Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. 41 Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, 42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? 44

Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. 45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em." Suy Niệm: Trong bầu khí mừng lễ Chúa Giáng sinh, phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người qua sự gặp gỡ hữu hình giữa Chúa Giêsu trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và Gioan Tẩy Giả trong lòng bà Elizabeth. Nơi bài đọc thứ nhất, tiên tri Mikêa cho thấy lời Chúa hứa là Người sẽ gặp dân Người và điểm quan trọng là tiên tri gọi đích danh thành Bêlem và cho biết từ đó sẽ xuất hiện Đấng thống trị Israel. Với lời hứa đó, con người sống trong hy vọng và từ nay Thiên Chúa không còn gặp gỡ con người trong tiếng sấm kinh hồn, trong chớp lòa khủng khiếp, mà trong một Đấng xuất thân từ một địa điểm rõ rệt trên mặt đất này. Và chính Đấng đó sẽ chăn dắt Israel trong sức mạnh của Chúa, trong thánh danh cao cả của Thiên Chúa. Như thế từ 700 năm trước Chúa Giêsu giáng sinh, tiên tri Mikêa đã chỉ rõ nơi Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra và ở cùng con cái loài người. Đó là một điểm khuyến khích niềm hy vọng, sự mong chờ trong Cựu Ước. Thiên Chúa đến gặp gỡ con người, ở với con người và hướng dẫn con người trên con đường về Nước Thiên Chúa. Bài đọc thứ hai trích từ thư gởi tín hữu Do Thái của thánh

Phaolô, diễn tả một cách chính xác hơn, cụ thể hơn Đấng đến gặp con người mà tiên tri Mikêa chỉ diễn tả cách lờ mờ trong hy vọng. Đấng đó đến với một thể xác để thi hành thánh ý Chúa trong thân xác của mình thay thế cho bao nhiêu của lễ toàn thiêu, của lễ đền tội. Đấng đó chính là Chúa Giêsu, Ngài đã đến và đã là điểm gặp gỡ hữu hình giữa Thiên Chúa và con người. Ngài là trung gian giữa trời và đất. Nơi Ngài, con người nhìn thấy Thiên Chúa hữu hình để qua Ngài, con người đem lòng yêu mến những sự vô hình, và Thiên Chúa chí tôn chí thánh yêu mến con người yếu đuối, tội lỗi khi nhìn thấy nhân loại nơi Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, vì Chúa yêu thương con người qua những gì Chúa quí mến nơi Con Một Chúa Nhập thể làm người. Đó là một sự gặp gỡ nhiệm mầu mà chỉ có Thiên Chúa mới bắc cầu qua được vực thẳm xa cách giữa Thiên Chúa và con người đó. Chính nhờ Chúa Kitô, cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô mà chúng ta được nên thánh và được vui mừng tiến về thiên quốc, qua vực thẳm đã được Thiên Chúa bắc cầu gặp gỡ. Tiếp đến chúng ta thấy người cộng tác trực tiếp và tích cực cho cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người này, chính là Đức Maria. Người đã mang thai Đức Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần, để cung cấp cho Ngôi thứ hai một thân xác theo

ý định Thiên Chúa, như thánh Phaolô đã nói trong bài đọc thứ hai: "Chúa đã không muốn của hy tế và của lễ hiến dâng nhưng đã tạo nên cho tôi một thể xác". Với hình ảnh Maria đi viếng bà Elisabeth nơi Phúc Âm hôm nay, các thánh trong Giáo Hội hay suy niệm đó là hình ảnh người đem Chúa đến cho nhân loại. Khi nói đến sự gặp gỡ đầu tiên trong thân xác với thân xác, giữa Thiên Chúa và con người này, thánh Luca đã diễn tả một quang

cảnh tràn ngập niềm vui. Trước tiên niềm vui của bà Elisabeth, bà đang có mang lần đầu tiên trong lúc tuổi già và bà biết nhờ thiên thần đã nói với Giacaria chồng bà rằng: "Người con trai của bà sẽ được tràn đầy Chúa Thánh Thần từ trong lòng mẹ và người con đó sẽ đi trước Chúa để dọn đường cho Chúa". Niềm vui đó tràn trề khi Maria chào bà, làm bà phải kêu lên trong hân hoan ngây ngất: "Bởi đâu mà tôi được diễm phúc là Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi!" Đến lượt Maria, người cũng vui mừng và từ đáy lòng thốt lên kinh Magnificat: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa". Lời kinh tuyệt vời cô đọng từ trong Kinh Thánh mà Giáo Hội hằng ngày dùng để ca tụng Chúa trong giờ Kinh Chiều của mình. Tiếp đến là Gioan, dầu còn trong lòng mẹ cũng cảm thấy được niềm vui gặp Đấng cứu độ. Chính Elisabeth đã âu yếm để ý đến con mình và nói lên cho mọi người biết: "Này, tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi". Truyền thống Công Giáo cho rằng: khi Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ, chính là lúc Gioan được tha tội tổ tông và được thánh hóa nhờ ơn cứu chuộc của Đấng Cứu Thế.

| Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 | 7

Tất cả mọi người đều vui mừng trong Phúc Âm Chúa nhật hôm nay, mà nguyên nhân của sự vui mừng đó chính là sự hiện diện của Chúa Giêsu, dầu Người mới tượng thai vài tuần trong lòng Mẹ Maria. Chúng ta có thể mở ngoặc một chút ở đây, để nhìn thấy sự kiện trong Phúc Âm hôm nay là một bằng chứng hùng hồn để tôn trọng đời sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai. Mới có vài tuần trong lòng Mẹ, Chúa Giêsu đã là Thiên Chúa thật, đã mang niềm vui đến cho mọi người nhất là đem ơn thánh hóa đến cho Gioan cũng còn trong lòng mẹ. Nhưng ở đây, Chúa nhật này, chúng ta đặt trọng tâm suy niệm vào niềm vui được ơn cứu độ, niềm vui gặp được Chúa. Cùng với Elisabeth và Gioan ước gì chúng ta cảm thấy được niềm vui Chúa đến với chúng ta, và cùng với Mẹ Maria ước gì chúng ta biết đem niềm vui đến cho mọi người. Để có việc làm cụ thể trong tuần này, tôi sẽ cố gắng dàn xếp tất cả những gì đã làm tôi phiền muộn bực bội khó chịu để có tâm hồn vui tươi, an bình mừng lễ Chúa Giáng sinh. Và tôi sẽ cố gắng là niềm vui của tất cả mọi người nhất là niềm vui sâu xa nơi tâm hồn. Và vì lễ Giáng sinh là lễ để chia sẻ niềm vui, cho nên tôi cố gắng chia sẻ thời giờ, sức lực với người khác, nhất là phục vụ người khác. Cố gắng chia sẻ nụ cười với người khác và cố gắng ủi an, nâng đỡ người khác. Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa được Mẹ Maria mang đến gia đình bà Ysave. Xin Chúa cũng thương đến với gia đình chúng con, đem ơn cứu rỗi cho chúng con. ***

CHÚA NHẬT MÙA GIÁNG SINH

NĂM C LỄ THÁNH GIA THẤT

27 – 12 – 2015 “Con Có Bổn Phận”

Lời Chúa: (Lc 2,41-52) 41 Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. 42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. 43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. 44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. 45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. 46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. 47 Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. 48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" 49 Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" 50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. 52 Còn Ðức Giêsu, ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến. Suy Niệm: Có lẽ chưa bao giờ gia đình lại khủng hoảng trầm trọng trong thế giới như chúng ta đang sống hiện nay. Rất nhiều gia đình trong xã hội là những gia đình què quặt, tan nát, nạn ly thân, ly dị và phá thai, và những gia đình chia ly vì chiến tranh, bạo lực, áp bức của các chế độ vô nhân. Những gia đình bất hòa vì nạn thất nghiệp, vì nạn kinh tế khó khăn, eo hẹp hay vì nạn cờ bạc rượu chè, ma túy, thuốc sái và ham mê buông thả trong lạc thú. Vì thế, những người phải trả giá mắc mỏ nhất cho hậu quả của các cuộc khủng hoảng này là con cái, là trẻ em và giới trẻ. Làm sao con người có thể hạnh phúc tươi vui khi phải sống trong các gia đình như thế? Làm sao thế giới có thể an bình thịnh vượng khi các tế bào nòng cốt của xã hội bị bệnh hoạn như vậy?

Qua ngày lễ Thánh Gia, Mẹ Giáo Hội kêu mời chúng ta suy tư nghiêm chỉnh trở lại ý nghĩa cuộc sống gia đình và đề nghị với chúng ta một mẫu gương, đó là mẫu gương của tổ ấm gia đình Nazareth xưa, gia đình của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse… Suy tư trên đây là một thí dụ điển hình cho thấy người sống đạo, người đạo đức như tác giả sách Đức Huấn Ca, biết nhìn ra ý nghĩa sâu thẳm siêu việt nằm trong chính cái nhân loại tầm thường của cuộc sống mỗi ngày. Thiên Chúa không xa vời đối với Chúa Giêsu nhưng Ngài luôn hiện diện ngay trong cái tầm thường nhất của mỗi ngày sống chúng ta. Bởi vì Ngài đã đến sống giữa con cái loài người, đồng hành với con người, chia sẻ mọi buồn vui,

mọi âu lo khó nhọc của cuộc sống con người. Khi biết nhìn thực tại bằng đôi mắt của lòng tin thì mọi sự trong thế giới hữu hình này đều được biến đổi và nói lên được sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nhắn gởi chúng ta: một gia đình trong đó mọi thành phần biết kính sợ Thiên Chúa, biết yêu thương tôn trọng lẫn nhau, hy sinh cho nhau, sống cho nhau và sống vì nhau thì sẽ là một gia đình được tràn đầy phúc lành và sức sống thiên linh của Thiên Chúa. Sự thật này được nêu bật trong Thánh Vịnh 28. Đây là bí quyết tạo hạnh phúc cho gia đình, nhưng rất tiếc cũng là điều rất thiếu sót trong các gia đình của xã hội chúng ta ngày nay. Làm sao gia đình có thể hài hòa hạnh phúc nếu mỗi người chỉ ích kỷ, sống và tìm hưởng thụ cho riêng mình mà không muốn yêu thương, không muốn chia sẻ, không muốn dâng hiến, trao ban và lo lắng cho những người khác. Tình yêu đích thực bao giờ cũng đơm hoa kết trái, và gia đình chỉ là gia đình khi cha mẹ, con cái xum vầy bên nhau.

8 | Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 |

Một tình yêu không sinh hoa trái là một thứ tình yêu cằn cỗi, què quặt, bất bình thường. Một gia đình không có con cái là một gia đình buồn tẻ và không trọn vẹn. Dĩ nhiên, vì những lý do ngoài ý muốn, gia đình có thể thiếu vắng thành phần này hay thành phần khác, nhưng tình yêu là nhân tố nòng cốt không thể thiếu được. Một cuộc hôn nhân không tình yêu là một cuộc hôn nhân lầm lẫn, bởi vì chỉ có tình yêu chân thành sâu đậm được chăm bón vun xới mỗi ngày mới khiến cho gia đình trở thành tổ ấm hạnh phúc. Còn lấy nhau vì tiền của, vì lợi lộc, lấy nhau vì chức tước và địa vị thì sẽ không bao giờ tạo hạnh phúc cho con người và hôn nhân sẽ đi đến chỗ đổ vỡ. Nhưng tình yêu không chân thành, không thôi thúc cũng chưa đủ để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình mà cần phải có những nhân đức Kitô và nhân đức xã hội… Trong chương III thư gởi tín hữu Côlôsê, thánh Phaolô thôi thúc chúng ta hằng ngày biết mặc lấy tâm tình của lòng thương xót, nhân từ, khiêm tốn, dịu hiền và kiên nhẫn. Tất cả các nhân đức này đều giúp chúng ta duy trì được bầu khí hài hòa trong nội tâm, trong gia đình và giữa cộng đoàn. Bởi vì khi có lòng thương xót và nhân từ, chúng ta sẽ cảm thông với những lỗi lầm thiếu sót và yếu đuối của nhau, và dễ tha thứ cho nhau hơn bắt đầu bằng các thành phần trong gia đình mình, vợ chồng, con cái, họ hàng, bạn bè. Khi khiêm tốn, chúng ta cũng biết nhận ra những tội lỗi, những khuyết điểm, những yếu hèn và thiếu sót của chúng ta chứ không luôn luôn cho mình là phải, là hay, là giỏi, là nhất, và hung hăng chỉ trích lên án và kết tội người khác. Khi khiêm tốn, chúng ta dễ châm chước cho người khác, vì biết rằng mình cũng như họ thôi, hay đôi khi còn tệ hơn họ nhiều và chúng ta sẵn sàng xin lỗi, sẵn sàng làm hòa, sẵn sàng đền bù sửa chữa. Khi hiền dịu và khiêm tốn, chúng ta không nóng nảy gay gắt với người khác, mà biết chịu đựng mọi thiếu sót, sơ xuất của họ, đồng thời ý thức được rằng người khác cũng đang phải kiên nhẫn chịu đựng những thiếu sót và sai quấy của mình. Cầu Nguyện Lạy Chúa trong cuộc sống ai cũng muốn đời mình được êm ả, được như ý mình muốn. Nhưng chính những sở thích đó lại không là Thánh Ý Chúa muốn. Xin cho con biết noi gương gia đình thánh hôm nay để biết hoàn toàn chấp nhận theo ý Chúa. Amen R. Veritas (‘Suy Niệm Lời Chúa’)

"Nếu chúng ta không có bình an. Đó là vì chúng ta quên rằng

tất cả chúng ta thuộc về nhau..." (Mẹ Teresa)

THIÊN ĐÀNG TRONG CUỘC SỐNG . Một tu sĩ sống cuộc đời hạnh phúc và an vui trong bốn bức tường của Tu viện. Đời sống tu trì đã biến đổi cuộc đời và tâm hồn của ông trở nên tốt lành, đến nỗi mọi người đều gọi ngài là ông thánh nhỏ. Ngày nọ, đang lúc ngài đang bắt tay vào rửa chén dĩa, thì một Thiên thần hiện ra và nói:- “Thiên Chúa sai ta đến là để báo cho ngươi là giờ ngươi lìa đời đã đến”. Tu sĩ vẫn điềm nhiên và vui vẻ trả lời: - “Tạ ơn Chúa đã thương nghĩ đến tôi, nhưng như ngài thấy đó, tôi còn phải rửa hàng chồng chén dĩa, tôi không muốn tỏ ra vô ơn với Thiên Chúa, nhưng liệu giờ tôi được hưởng nhan thánh của Người có thể hoãn lại sau khi làm xong bổn phận rửa chén dĩa này không?”. Nói xong, Thiên thần biến đi. Tu sĩ trở lại công việc bổn phận một cách hăng say như quên hẳn việc gặp gỡ Thiên thần. Bẵng đi một thời gian, trong lúc vị tu sĩ đang làm cỏ ngoài vườn, Thiên thần hiện ra. Như đoán trước ý nghĩ của Thiên thần, vị tu sĩ giơ tay chỉ mảnh đất trong vườn và nói:- “Đây ngài xem, cỏ dại mọc đẩy vườn, liệu giờ tôi vào cõi đời đời có thể hoãn lại cho đến khi tôi làm xong cỏ không?”. Cũng như lần trước, Thiên thần chỉ mỉm cười rồi biến mất. Một ngày nọ, trong lúc vị tu sĩ đang chăm sóc các bệnh nhân, thì Thiên thần hiện ra. Lần này vị tu sĩ không nói một lời, nhưng chỉ giơ tay chỉ vào các bệnh nhân nằm trên giường. Thiên thần biến đi không nói một lời nào. Chiều đến, vị tu sĩ trở lại căn phòng nhỏ bé đơn sơ của mình, bỗng chốc, ông cảm thấy mình đã già nua, mệt mỏi; ông thốt lên lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin sai Thiên thần Chúa đến, con sẽ sẵn sàng theo Ngài”. Lời cầu nguyện vừa dứt, Thiên thần Chúa hiện đến; vị tu sĩ mừng rỡ và nói: “Lần này, nếu Thiên thần mang tôi đi, tôi sẵn sàng theo Ngài về thiên quốc”. Thiên thần nhìn tu sĩ với tất cả âu yếm và nói: “Này ông thánh nhỏ ơi, sao còn mơ ước về thiên quốc, những ngày tháng vừa qua, ông nghĩ là mình đã ở đâu?” Nguyện xin các Thiên thần nhất là Thiên thần bản mệnh của mỗi người luôn nhắc nhở ta, để ta luôn tiến bước trong tin yêu và hy vọng nơi Thiên Chúa là tình yêu. Khanh Tran TẤT CẢ CHO MẸ

| Hieäp Nhaát 179 | 12 - 2015 | 9