180
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng ni dung ca lun án này là kết qunghiên cu ca riêng tác gi. Tt cnhng tham kho tcác nghiên cứu liên quan đều được nêu ngun gc mt cách rõ ràng. Nhng kết qunghiên cu và đóng góp trong luận án chưa được công btrong bt kcông trình khoa hc nào khác. Tác gilun án Nghiên cu sinh Nguyn Xuân Vinh

i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tác

giả. Tất cả những tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đều được nêu nguồn gốc một

cách rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu và đóng góp trong luận án chưa được công bố

trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận án

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Xuân Vinh

Page 2: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Ngọc

Lâm và TS. Nguyễn Minh Thạnh đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện các công trình nghiên

cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, Cán bộ, Nhân viên của Viện Nghiên cứu

Điện tử, Tin học, Tự động hóa và Phân Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa

TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập

và nghiên cứu.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Gia đình của tôi, những người

thân đã chia sẻ mọi khó khăn, luôn động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận

án này.

Page 3: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH PLATFORM VÀ

CÁC CƠ SỞ TOÁN HỌC. .............................................................................................. 5

1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform. .......................................................................................................... 5

1.1.1 Giới thiệu về tay máy song song .................................................................. 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform . 6

1.2 Các cơ sở toán học về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.......... 13

1.2.1 Phân tích hình học tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform ........ 14

1.2.2 Mô hình toán của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform .......... 15

1.3 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 22

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ MÔ HÌNH HÓA, KHẢO SÁT KHẢ NĂNG

HOẠT ĐỘNG CỦA TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH PLATFORM

.............................................................................................................................. 23

2.1 Xây dựng công cụ mô hình hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

......................................................................................................................... 23

2.2 Mô hình hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform sử dụng bộ công

cụ đã thiết kế.............................................................................................................. 27

2.2.1 Điểm làm việc của tay máy với góc hướng tâm khâu là hằng số................. 27

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng làm việc ................................................... 29

2.2.3 Cấu hình làm việc của tay máy song song với góc hướng tâm khâu thay

đổi ................................................................................................................... 32

2.2.4 Áp dụng lý thuyết Vít xác định cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng lân cận

của tay máy song song ........................................................................................... 34

2.2.5 Độ cứng vững của tay máy......................................................................... 39

2.3 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 39

Page 4: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

iv

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ

TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH PLATFORM .......................... 41

3.1 Các thuật toán tối ưu và phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song.... 41

3.1.1 Các thuật toán tối ưu .................................................................................. 41

3.1.2 Phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song ................................... 46

3.2 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo một tiêu chí................................... 51

3.3 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo hai tiêu chí .................................... 56

3.3.1 Tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền và thuật toán PSI

................................................................................................................... 57

3.3.2 Tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng thuật toán GA-PSI..................... 61

3.3.3 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo ba tiêu chí............................... 66

3.4 Nhận xét và kết luận chương 3.......................................................................... 71

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VỚI ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP

TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ ............................................................................................. 73

4.1 Xây dựng mô hình thực nghiệm........................................................................ 73

4.1.1 Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí................................................................ 74

4.1.2 Thiết kế, lập trình hệ thống điều khiển ....................................................... 76

4.2 Xác định thiết kế tối ưu cho mô hình thực nghiệm............................................ 81

4.3 Kết luận chương 4 ............................................................................................ 87

CHƯƠNG 5. ĐIỀU KHIỂN TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH

PLATFORM TRÊN CƠ SỞ TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN................... 89

5.1 Khảo sát bằng mô phỏng các thuật toán điều khiển tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform............................................................................................ 89

5.1.1 Bộ điều khiển PID...................................................................................... 91

5.1.2 Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD) ........................................... 95

5.1.3 Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID ................................................... 101

5.1.4 Nhận xét về các bộ điều khiển.................................................................. 108

Page 5: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

v

5.2 Điều khiển tay máy song song trên cơ sở tối ưu hóa thiết kế tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform.................................................................................. 109

5.2.1 Bộ điều khiển PID.................................................................................... 110

5.2.2 Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID ................................................... 114

5.3 Quy trình ứng dụng kết quả luận án cho hệ thống thực tế ............................... 119

5.4 Kết luận chương 5 .......................................................................................... 120

KẾT LUẬN................................................................................................................. 122

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................. 123

CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 124

CÔNG TRÌNH THAM GIA CỦA TÁC GIẢ............................................................... 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 125

PHỤ LỤC.................................................................................................................... 137

Page 6: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Viết đầy đủ Tiếng Việt

ASMEAmerican Society of Mechanical

EngineersHội kỹ sư cơ khí Mỹ

AVI Active Vibration Isolation Hệ thống cô lập dao động tích cực

CRIGOSCompact Robot for Image

Guided Orthopedic Surgery

Robot nhỏ gọn cho phẫu thuật

chỉnh hình với hướng dẫn bằng

hình ảnh.

CSA Canadian Space Agency Cơ quan Vũ trụ Canada

ESA European Space Agency Cơ quan Vũ trụ Châu Âu

GA Genetic Algorithms Giải thuật di truyền

ICRAInternational Conference on

Robotics and Automation

Hội nghị quốc tế về Robot và Tự

động hóa

IEEEInstitute of Electrical and

Electronics EngineersViện Kỹ sư Điện và Điện tử

IFACInternational Federation of

Automatic Control

Liên đoàn quốc tế về Điều khiển

tự động

IFToMM

International Federation for the

Promotion of Mechanism and

Machine Science

Liên đoàn quốc tế về Phát triển

khoa học máy và Cơ cấu.

IROSInternational Conference on

Intelligent Robots and Systems

Hội nghị quốc tế về Robot và Hệ

thống thông minh.

NASANational Aeronautics and Space

Administration

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ

NASA (Mỹ)

Page 7: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

vii

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

NISTNational Institute of Standards

and Technology

Viện tiêu chuẩn và công nghệ

quốc gia (Mỹ)

PC Personal computer Máy tính cá nhân

PID Proportional Integral Derivative

Bộ điều khiển (giải thuật) vi tích

phân tỷ lệ – Bộ điều khiển (giải

thuật) PID

PPR Pulse per rovolution Số xung trên vòng quay

PSA Peugeot Société Anonyme Công ty Peugeot

PSI Parameters Space InvestigationThuật toán điều tra không gian

tham số

PWM Pulse Width Modulation Điều chế độ rộng xung

SPI Serial Peripheral Interface Giao tiếp ngoại vi nối tiếp (SPI).

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Đại lượng

m meter mét Chiều dài

mm millimeter mi-li-mét Chiều dài

kg kilogram kilôgam Khối lượng

s second giây Thời gian

h hour giờ Thời gian

rad radian rađian Góc

N newton niutơn Lực

Page 8: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Cấu tạo tay máy song song. .............................................................................. 5

Hình 1.2. Tay máy song song của hãng Dunlop Rubber [19] ........................................... 7

Hình 1.3. Thiết bị mô phỏng bay của D. Stewart [19] ...................................................... 7

Hình 1.4. Delta robot [37]................................................................................................ 7

Hình 1.5. Thiết bị gia công Hexapod - Dự án của NIST [3] ............................................. 7

Hình 1.6. Tay máy Stewart–Gough - Dự án Cubic Hexapod [20]..................................... 8

Hình 1.7. Máy phay với hệ cấu trúc song song - Dự án Hexaglide [3].............................. 8

Hình 1.8. Thiết bị SurgiScope [37] .................................................................................. 8

Hình 1.9. Robot CRIGOS [31]......................................................................................... 8

Hình 1.10. Hệ thống định vị kính viễn vọng James Webb [84] ........................................ 9

Hình 1.11. Hệ thống thử nghiệm động cơ PSA [84] ......................................................... 9

Hình 1.12. Tay máy song song với các dẫn động tuyến tính [62] ................................... 10

Hình 1.13. Tay máy song phẳng dùng trong y tế [81]..................................................... 11

Hình 1.14. Tay máy song song Stewart Platform - Đại học SASTRA [75]..................... 11

Hình 1.15. Hệ thống kiểm định cơ sinh học [9].............................................................. 12

Hình 1.16. Hệ thống gia công 5 trục ảo CNC+Hexapod [110] ....................................... 13

Hình 1.17. Giản đồ vector của tay máy song song Stewart–Gough Platform.................. 14

Hình 1.18. Bố trí khớp nối Bi trên mặt phẳng nền (a) và Pi trên tấm chuyển động (b) .... 15

Hình 2.1. Lưu đồ thuật toán mô hình hóa tay máy song song ......................................... 24

Hình 2.2. Giao diện công cụ mô hình hóa tay máy song song ........................................ 26

Hình 2.3. Cấu hình khảo sát điểm làm việc của tâm khâu .............................................. 28

Hình 2.4. Tập hợp điểm làm việc với góc hướng tâm khâu là hằng số............................ 28

Hình 2.5. Vùng làm việc với góc hướng tâm khâu là hằng số......................................... 29

Hình 2.6. Tập hợp điểm làm việc khi xét giới hạn góc khớp .......................................... 30

Hình 2.7. Vùng làm việc khi xét giới hạn góc khớp ....................................................... 30

Hình 2.8. Điểm làm việc của tâm khâu khi tăng bán kính mặt phẳng nền....................... 31

Hình 2.9. Vùng làm việc của tâm khâu khi tăng bán kính mặt phẳng nền....................... 31

Hình 2.10. Ví dụ về cấu hình khác nhau tại điểm khảo sát (xd=-1,4; yd=-0,7; zd=1,1)..... 32

Hình 2.11. Điểm làm việc của tâm khâu khi góc hướng thay đổi ................................... 33

Hình 2.12. Vùng làm việc của tay máy khi góc hướng tâm khâu thay đổi ...................... 33

Page 9: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

ix

Hình 2.13. Cấu hình Stewart–Gough Platform đối xứng – xác định cấu hình suy biến... 35

Hình 2.14. Tập hợp điểm làm việc ................................................................................. 35

Hình 2.15. Phân bố điểm kỳ dị....................................................................................... 35

Hình 2.16. Kết quả về cấu hình suy biến tại vị trí S4 (x4 = -0,44, y4 = -0,44, z4 = 1,19). . 36

Hình 2.17. Cấu hình biến thể – xác định cấu hình suy biến. ........................................... 37

Hình 2.18. Lân cận điểm kỳ dị với det(T)<10-4 .............................................................. 38

Hình 2.19. Lân cận điểm kỳ dị với det(T)<10-3 .............................................................. 38

Hình 2.20. Lân cận điểm kỳ dị với det(T)<10-2 .............................................................. 38

Hình 2.21. Lân cận điểm kỳ dị với det(T)<10-1 .............................................................. 38

Hình 3.1. Sơ đồ giải thuật di truyền ............................................................................... 43

Hình 3.2. Sơ đồ thuật toán PSI....................................................................................... 46

Hình 3.3. Phương pháp tối ưu hóa tay máy song song (thay đổi góc αi>0) ..................... 47

Hình 3.4. Cấu hình ban đầu của tay máy trước khi tối ưu hóa thiết kế............................ 50

Hình 3.5. Tập hợp điểm làm việc trước khi tối ưu theo 1 tiêu chí................................... 51

Hình 3.6. Vùng làm việc của tay máy trước khi tối ưu theo 1 tiêu chí ............................ 51

Hình 3.7. Quá trình tối ưu hóa theo 1 tiêu chí ................................................................ 54

Hình 3.8. Tập hợp điểm làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí............ 54

Hình 3.9. Vùng làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí......................... 54

Hình 3.10. Cấu hình của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí ............................... 55

Hình 3.11. Phân bố điểm làm việc trước khi tối ưu theo 2 tiêu chí ................................. 56

Hình 3.12. Quá trình tối ưu hóa theo hai tiêu chí. ........................................................... 59

Hình 3.13. Tập hợp điểm làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí.......... 60

Hình 3.14.Vùng làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí........................ 60

Hình 3.15. Cấu hình tối ưu hóa của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí ............... 60

Hình 3.16. Quá trình tìm kiếm cấu hình ban đầu dùng giải thuật di truyền. .................... 63

Hình 3.17 Phân bố điểm làm việc – Vùng làm việc của cấu hình ban đầu. ..................... 63

Hình 3.18. Cấu hình ban đầu - Phương pháp GA-PSI .................................................... 64

Hình 3.19. Quá trình tối ưu hóa theo hai tiêu chí dùng thuật toán PSI ............................ 64

Hình 3.20. Tập hợp điểm làm việc (a) – Vùng làm việc (b) trước khi tối ưu theo 3 tiêu chí.

...................................................................................................................................... 67

Hình 3.21. Quá trình tối ưu theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI theo hai trường hợp...... 68

Hình 3.22. Tập hợp điểm làm việc sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí ............................. 69

Page 10: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

x

Hình 3.23. Vùng làm việc sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí .......................................... 69

Hình 3.24. Cấu hình tối ưu hóa theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI................................ 70

Hình 4.1. Tay máy song song với chân dẫn động phụ ngoài không gian làm việc [111]. 73

Hình 4.2. Thiết kế cơ khí mô hình thực nghiệm tay máy. ............................................... 74

Hình 4.3. Mô hình cơ khí tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.................. 75

Hình 4.4. Cấu trúc hệ thống điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

...................................................................................................................................... 77

Hình 4.5. Mô hình điều khiển tay máy song song trên phần mềm Matlab ...................... 77

Hình 4.6. Lưu đồ bộ điều khiển Master.......................................................................... 78

Hình 4.7. Lưu đồ bộ điều khiển Slave............................................................................ 79

Hình 4.8. Sơ đồ bộ điều khiển hai vòng kín (vị trí và tốc độ) chân dẫn động.................. 80

Hình 4.9. Định dạng các gói dữ liệu của hệ thống điều khiển......................................... 80

Hình 4.10. Bộ điều khiển tay máy song song đã thiết kế ................................................ 81

Hình 4.11. Cấu hình tay máy trước khi tối ưu - Mô hình thực nghiệm ........................... 82

Hình 4.12. Tập hợp điểm làm việc (a), vùng làm việc (b) của tay máy trước khi tối ưu.. 83

Hình 4.13. Quá trình tối ưu hóa đa tiêu chí dùng thuật toán PSI – Mô hình thực nghiệm84

Hình 4.14. Tập hợp điểm làm việc và vùng làm việc sau khi tối ưu hóa thiết kế - Mô hình

thực nghiệm................................................................................................................... 85

Hình 4.15. Cấu hình tối ưu hóa - Mô hình thực nghiệm ................................................. 85

Hình 4.16. Mô hình thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform...... 87

Hình 5.1. Mô hình tay máy song song trên nền Simulink – Matlab ................................ 90

Hình 5.2. Sơ đồ điều khiển các chân dẫn động. .............................................................. 91

Hình 5.3. Sơ đồ điều khiển dùng thuật toán PID ............................................................ 92

Hình 5.4. Chương trình mô phỏng bộ điều khiển PID trên Simulink - Matlab................ 92

Hình 5.5. Đáp ứng theo vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID................... 92

Hình 5.6. Đáp ứng theo góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID.......... 93

Hình 5.7. Sai số vị trí (Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID ........................ 93

Hình 5.8. Sai số vị trí (X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID ................... 94

Hình 5.9. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID ..................... 94

Hình 5.10. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển PID .................. 95

Hình 5.11. Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD) ............................................. 96

Hình 5.12. Chương trình mô phỏng bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)........ 96

Page 11: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

xi

Hình 5.13. Mặt điều khiển mờ - Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)............. 97

Hình 5.14. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

...................................................................................................................................... 97

Hình 5.15. Chuyển động góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-

PD ................................................................................................................................. 98

Hình 5.16. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

...................................................................................................................................... 98

Hình 5.17. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-

PD ................................................................................................................................. 99

Hình 5.18. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD99

Hình 5.19. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

.................................................................................................................................... 100

Hình 5.20. Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy – PID................................................... 101

Hình 5.21. Mô hình bộ điều khiển Fuzzy-PID trên Simulink - Matlab ......................... 101

Hình 5.22. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số KP' ..................................................... 103

Hình 5.23. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số KD'..................................................... 103

Hình 5.24. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số β ........................................................ 104

Hình 5.25. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID .... 105

Hình 5.26. Chuyển động góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

.................................................................................................................................... 105

Hình 5.27. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID... 106

Hình 5.28. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

.................................................................................................................................... 106

Hình 5.29. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID....... 107

Hình 5.30. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID...... 107

Hình 5.31. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID .......... 110

Hình 5.32. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID......... 111

Hình 5.33. Sai số xác lập (trục X, Y) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID 111

Hình 5.34. Sai số góc hướng của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID............. 112

Hình 5.35. Đáp ứng của các chân dẫn động – Thực nghiệm bộ điều khiển PID............ 112

Hình 5.36. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID 115

Page 12: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

xii

Hình 5.37. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

.................................................................................................................................... 115

Hình 5.38. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

.................................................................................................................................... 116

Hình 5.39. Sai số góc hướng của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID.. 116

Hình 5.40. Đáp ứng của các chân dẫn động – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID. 117

Hình 5.41. Quá trình điều khiển tay máy song song - Bộ điều khiển Fuzzy-PID .......... 118

Page 13: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thông số tay máy và giới hạn không gian khảo sát ........................................ 27

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát điểm làm việc của tâm khâu ................................................ 28

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát điểm làm việc khi xét giới hạn góc khớp............................. 30

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát điểm làm việc khi thay đổi bán kính mặt phẳng nền............ 31

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát điểm làm việc với góc hướng tâm khâu thay đổi. ................ 33

Bảng 2.6. Thông số tay máy và giới hạn không gian khảo sát ........................................ 34

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị với cấu hình Stewart–Gough Platform đối xứng 35

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị với cấu hình biến thể ......................................... 37

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị và vùng lân cận theo chuẩn số det(T)................. 38

Bảng 3.1. Tập tham số khởi tạo - Quá trình tối ưu hóa thiết kế....................................... 48

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của số bước khảo sát tại từng chu kỳ/thế hệ tối ưu....................... 49

Bảng 3.3. Vị trí của các khớp tại mặt phẳng nền trước khi tối ưu hóa thiết kế ................ 50

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát vùng làm việc theo 1 tiêu chí............................................... 51

Bảng 3.5. Thông số của giải thuật di truyền - Tối ưu hóa theo 1 tiêu chí ........................ 52

Bảng 3.6. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo 1 tiêu chí – Giải thuật di truyền .................... 52

Bảng 3.7. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo một tiêu chí - Phương pháp PSI.................... 52

Bảng 3.8. Kết quả tối ưu hóa theo một tiêu chí .............................................................. 53

Bảng 3.9. Vị trí khớp nối tại phẳng nền sau khi tối ưu theo 1 tiêu chí ............................ 55

Bảng 3.10. Thông số giải thuật di truyền tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí................. 57

Bảng 3.11. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí - Giải thuật di truyền ................ 57

Bảng 3.12. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí - Thuật toán PSI ....................... 58

Bảng 3.13. Kết quả tối ưu theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền và thuật toán PSI.. 58

Bảng 3.14. Vị trí khớp nối trên mặt phẳng nền sau khi tối ưu 2 tiêu chí. ........................ 61

Bảng 3.15. Thông số giải thuật di truyền – Thuật toán GA-PSI...................................... 62

Bảng 3.16. Kết quả tìm kiếm cấu hình ban đầu dùng giải thuật di truyền GA................. 62

Bảng 3.17. Vị trí khớp nối của cấu hình ban đầu............................................................ 64

Bảng 3.18. Kết quả sau khi tối ưu hai tiêu chí dùng thuật toán GA-PSI.......................... 65

Bảng 3.19. Kết quả tối ưu theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI........................................ 68

Bảng 3.20. Vị trí khớp nối sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI .......... 70

Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật mô hình cơ khí .................................................................. 75

Page 14: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

xiv

Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật bộ điều khiển tay máy song song ...................................... 81

Bảng 4.3. Vị trí khớp nối trước khi tối ưu - Mô hình thực nghiệm ................................. 82

Bảng 4.4. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí dùng PSI - Mô hình thực nghiệm 83

Bảng 4.5. Vị trí khớp nối sau khi tối ưu hóa thiết kế - Mô hình thực nghiệm ................. 86

Bảng 5.1. Luật hợp thành mờ u(t) - Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD) ....... 96

Bảng 5.2. Luật hợp thành mờ hệ số KP’ - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID....... 102

Bảng 5.3. Luật hợp thành mờ hệ số KD’ - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID. ..... 103

Bảng 5.4. Luật hợp thành mờ hệ số β - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID. ......... 104

Bảng 5.5. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Mô phỏng bộ điều khiển ......................... 108

Bảng 5.6. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Bộ điều khiển PID .................................. 113

Bảng 5.7. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Bộ điều khiển Fuzzy-PID........................ 117

Page 15: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

1

1 MỞ ĐẦU

Vào những năm gần đây, tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform đã được

nghiên cứu và ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: gia công cơ khí chính

xác, giải phẫu trong y học, thiên văn học, mô phỏng chuyển động, … Tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform có những ưu điểm vượt trội so với tay máy nối tiếp như: độ

cứng vững cao, khả năng chịu tải trọng lớn, khả năng thay đổi vị trí và định hướng linh

hoạt, độ chính xác, ổn định cao,... Tuy nhiên, tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: không gian làm việc bị giới hạn,

thiết kế chế tạo phức tạp, giá thành cao, bài toán động học thuận phức tạp và đặc biệt tồn

tại các điểm kỳ dị (singularities) trong không gian làm việc [3], [19], [26], [41]. Nhằm hạn

chế các nhược điểm nêu trên, việc nghiên cứu về tối ưu hoá thiết kế và điều khiển được

quan tâm đặc biệt trong quá trình thiết kế chế tạo và vận hành tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform. Quá trình này bao gồm các bước: mô hình hóa; đánh giá khả

năng hoạt động của tay máy với các ràng buộc; tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí; tối ưu

hóa bộ điều khiển phân cấp trên cơ sở các cấu hình tối ưu hóa thiết kế.

Hiện nay tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform vẫn đang là đề tài nghiên

cứu của nhiều trường đại học trên thế giới, là đề tài của nhiều luận văn thạc sỹ và tiến sỹ

đã và đang được triển khai ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam [9], [67], [86].

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tay máy song song đã được chú ý từ năm 2002. Nhiều

trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất đã triển khai các nghiên cứu, chế tạo tay

máy song song.

Qua tìm hiểu các công trình đã công bố trong nước, tác giả nhận thấy việc nghiên

cứu thường thực hiện một cách riêng biệt về thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí [17], [113],

[114], [116], [119], [120] hoặc hệ điều khiển [24], [123], [124], mô phỏng hoạt động [105],

[112], [117], [121], giải bài toán động học [57], [106], [107], phân tích độ cứng vững [36],

đề xuất ứng dụng [122],... của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform theo từng

vấn đề khác nhau. Các nghiên cứu này chủ yếu giải quyết các vấn đề học thuật và cần được

tiếp tục phát triển để có thể áp dụng vào thực tiễn cho quá trình thiết kế, chế tạo và vận

hành tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Vì vậy, một nghiên cứu có tính

toàn thể, có khả năng áp dụng với các tham số khác nhau về cấu hình cơ khí, không gian

khảo sát, đặc tính điều khiển,… nhằm phục vụ việc thiết kế, chế tạo và vận hành tay máy

song song kiểu Stewart–Gough Platform có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Page 16: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

2

Luận án này đặt ra các vấn đề nghiên cứu như sau:

Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng những cơ sở khoa học về tối ưu hóa thiết kế và

điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform, góp phần tạo ra công

cụ để thiết kế, chế tạo các hệ thống ứng dụng cụ thể.

Đối tượng nghiên cứu: Tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform (các

phần trình bày về tay máy song song trong luận án được hiểu là tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform).

Phạm vi nghiên cứu: Tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform trên mô hình máy tính và thực nghiệm.

Giới hạn của luận án:

- Về tối ưu hoá thiết kế cấu hình, luận án giới hạn ở việc áp dụng một số lý thuyết

và giải thuật như lý thuyết Vít xác định cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng

lân cận của tay máy song song; các giải pháp tối ưu hóa sử dụng giải thuật di

truyền (GA), thuật toán PSI, thuật toán GA-PSI.

- Việc tối ưu hóa thiết kế cấu hình được giới hạn gồm 3 tiêu chí: số điểm làm việc,

số cấu hình làm việc, độ cứng vững của tay máy.

- Mô hình thực nghiệm được xây dựng với mục tiêu kiểm tra, so sánh các giải

thuật tối ưu hoá thiết kế và điều khiển, không đòi hỏi tốc độ lớn và độ chính xác

cao (sử dụng các chân dẫn động dùng vít me và động cơ DC servo).

- Luận án cũng giới hạn thực nghiệm khảo sát 2 giải thuật điều khiển: PID và

Fuzzy-PID.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết dựa trên các phương pháp mô

hình hóa, sử dụng công cụ điện tử - phần mềm máy tính thực hiện tối ưu hóa thiết

kế và điều khiển. Tiến hành thực nghiệm trên mô hình được thiết kế chế tạo.

Nội dung nghiên cứu:

Xây dựng bộ công cụ mô hình hóa, khảo sát và đánh giá khả năng hoạt động của

tay máy song song.

Xây dựng giải pháp nhằm tối ưu hóa thiết kế tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform theo đa tiêu chí (số điểm làm việc, số cấu hình làm việc, độ

cứng vững của tay máy).

Xây dựng mô hình thực nghiệm và thực hiện tối ưu hóa cấu hình thiết kế.

Page 17: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

3

Đề xuất thiết kế giải thuật tối ưu hóa cho bộ điều khiển tay máy trên cơ sở sử

dụng các thuật toán điều khiển kinh điển và hiện đại.

Đóng góp chính và ý nghĩa khoa học của luận án:

Xây dựng cơ sở toán học cho tối ưu hoá thiết kế, xây dựng bộ công cụ nghiên

cứu dùng để mô hình hóa, đồng thời đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến khả

năng làm việc của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Đề xuất các giải pháp tối ưu hóa, xây dựng các chương trình tối ưu hóa thiết kế

theo đa tiêu chí cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform theo giải

thuật di truyền, thuật toán PSI, phương pháp kết hợp giữa giải thuật di truyền và

thuật toán PSI (thuật toán GA-PSI). Đặc biệt, thuật toán GA-PSI có khả năng

giảm thiểu thời gian tối ưu hóa với cấu hình ban đầu được xác định phù hợp theo

không gian khảo sát.

Xây dựng mô hình vật lý tay máy song song có khả năng tái cấu hình và tính

mở, cho phép kiểm chứng các thuật toán tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay

máy song song.

Đề xuất giải pháp tối ưu hóa điều khiển tay máy song song trên cơ sở áp dụng

thuật toán điều khiển thông minh (Fuzzy) và phương pháp kết hợp (Fuzzy-PID).

Ý nghĩa thực tiễn của Luận án:

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của luận án, với mỗi ứng dụng thực tiễn của

tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform, ta có thể lựa chọn và xác định

cấu hình thiết kế tối ưu với các tiêu chí phản ánh khả năng làm việc như: vùng

làm việc, cấu hình suy biến, độ cứng vững,… theo các yêu cầu của nhà thiết kế.

Ứng dụng các giải thuật điều khiển tối ưu đa hợp cho tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform.

Từ các kết quả thu được, luận án đề xuất một quy trình sử dụng để tối ưu hoá

thiết kế và điều khiển cho tay máy song song theo yêu cầu thực tiễn đề ra.

Cấu trúc của luận án: Luận án gồm phần mở đầu, 5 chương nội dung và phần kết

luận.

Phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi, giới hạn,

phương pháp, nội dung nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Page 18: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

4

Chương 1 trình bày tổng quan về các vấn đề cần nghiên cứu, các cơ sở toán học làm

nền tảng cho các nghiên cứu trong luận án (các bài toán về động học, các giới hạn về động

học, động lực học, cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và lân cận, độ cứng vững của tay máy).

Các đóng góp chính của luận án được trình bày trong chương 2, 3, 4 và 5.

Chương 2 trình bày việc ứng dụng các cơ sở toán học nêu trong chương 1 để xây

dựng bộ công cụ nghiên cứu dùng cho mô hình hóa, đồng thời đánh giá các tiêu chí ảnh

hưởng đến khả năng làm việc của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Công

cụ cho phép: 1) Khảo sát vùng làm việc và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vùng làm

việc; 2) Khảo sát cấu hình làm việc của tay máy với góc hướng tâm khâu thay đổi; 3) Áp

dụng lý thuyết Vít xác định cấu hình suy biến (Singularity), điểm kỳ dị và vùng lân cận

của tay máy song song; 4) Độ cứng vững của các cấu hình thiết kế.

Chương 3 trình bày các kết quả nghiên cứu của tác giả về tối ưu hóa thiết kế tay

máy song song. Các giải pháp tối ưu hóa thiết kế như giải thuật di truyền, thuật toán PSI,

thuật toán kết hợp GA-PSI được áp dụng để tìm kiếm cấu hình thiết kế tối ưu tay máy song

song theo một và đa tiêu chí. Các kết quả tối ưu được tìm kiếm, phân tích và đánh giá với

cùng không gian tham số đầu vào cho tất cả các trường hợp tối ưu.

Chương 4 trình bày kết quả thiết kế và chế tạo mô hình thực nghiệm để kiểm chứng

các kết quả nghiên cứu. Ứng dụng giải pháp tối ưu hóa thiết kế ở chương 3 để xác định và

xác lập cấu hình thực nghiệm về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển cho tay máy song song.

Chương 5 trình bày các kết quả nghiên cứu về tối ưu hóa bộ điều khiển cho tay máy

song song. Trên cơ sở cấu hình tối ưu hóa thiết kế ở chương 4, luận án đề xuất và mô phỏng

trên máy tính các giải pháp tối ưu hóa bộ điều khiển dùng các thuật toán điều khiển kinh

điển và hiện đại: PID, Fuzzy, Fuzzy-PID. Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh,

đánh giá kết quả và chất lượng các bộ điều khiển (PID, Fuzzy-PID) trên mô hình thực

nghiệm tay máy song song.

Phần kết luận tổng hợp lại những kết quả của luận án, hướng phát triển nghiên cứu

tiếp theo.

Page 19: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

5

1 CHƯƠNG 1: TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH

PLATFORM VÀ CÁC CƠ SỞ TOÁN HỌC.

Chương này trình bày những vấn đề chính như sau:

- Giới thiệu tóm tắt về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform;

- Những nghiên cứu về tối ưu hoá và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform;

- Đề xuất nội dung nghiên cứu và phương pháp tiến hành luận án;

- Xác định các cơ sở toán học làm nền tảng cho các kết quả nghiên cứu của luận án.

1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform.

1.1.1 Giới thiệu về tay máy song song

Tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform [19] có 6 bậc tự do được cấu tạo

bởi một mặt phẳng nền (base platform), tấm chuyển động (payload platform) và 6 chân

dẫn động. Các chân dẫn động này có khả năng thay đổi chiều dài và kết nối với hai mặt

phẳng thông qua các khớp nối (khớp cầu hoặc khớp các đăng) tại các đầu cuối. Các khớp

nối giữa các chân với mặt phẳng nền và tấm chuyển động được bố trí như hình 1.1.

Hình 1.1. Cấu tạo tay máy song song.

{P}

{B}

B1 B2

B3B4

B5B6

P1P2 P3

P4 P5

P6

Tấm chuyển động(payload platform)

Mặt phẳng nền(base platform)

Chân dẫn động(link + actuator)

Khớp nối(S-U joints)PP1

PB1

BP1

BB1

Page 20: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

6

Theo [32], số bậc tự do của tay máy song song được tính như sau:

1

( 1)j

i di

F l j f I

(1.1)

Trong đó: λ: số bậc tự do của vùng làm việc;

l: số khâu của cơ cấu;

j: số khớp của cơ cấu;

fi: số bậc tự do của khớp thứ i;

Id: số bậc tự do thừa của cơ cấu;

Trong trường hợp cả hai đầu mỗi một khâu được gắn với khớp cầu (spherical joint),

từ công thức (1.1), ta có:

F = 6(n + 1 + 1 – 2.n – 1) + 2.n.3 = 6 – n (1.2)

Trong trường hợp dùng khớp các đăng (universal joint) và khớp lăng trụ (prismatic

joint) dọc trên mỗi khâu, công thức (1.1) sẽ được tính:

F = 6(2.n + 1 + 1 – 3.n – 1) + 2.n.2 + n.1 = 6 – n (1.3)

Từ phương trình (1.2), (1.3), chúng ta thấy cơ cấu sẽ được định vị một cách vững

chắc nếu có n = 6 khâu, khi đó bậc tự do của tấm dịch chuyển sẽ là zero. Nếu có thể điều

khiển thay đổi chiều dài các chân dẫn động thì ta sẽ có số bậc tự do của tay máy song song

F = 6. Như vậy, khả năng điều khiển vị trí của tay máy song song 6 bậc tự do kiểu Stewart–

Gough Platform sẽ phụ thuộc vào việc điều khiển chiều dài các chân dẫn động này.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Tình hình nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực này như sau:

Từ năm 1947, tại Birmingham, Anh quốc, tiến sĩ Eric Gough đã cho ra đời cấu

hình đầu tiên về tay máy song song. Thiết kế này được Eric Gough hoàn thiện và

chế tạo vào năm 1954 tại hãng Dunlop Rubber với mục đích sử dụng để nâng

chuyển các tải trọng nặng (hình 1.2).

Năm 1965, tại IMechE, Anh Quốc, Tiến sĩ Stewart, D. công bố công trình mô tả

một ứng dụng tấm chuyển động (platform) 6 bậc tự do dùng để mô phỏng và huấn

luyện bay [19]. Bản thiết kế này đã gây tác động rất lớn đến việc hình thành các

dạng tay máy song song sau này (hình 1.3).

Năm 1980: Giáo sư Reymond Clavel thiết kế ra Delta robot [37], sau này trở thành

một trong những tay máy song song nổi tiếng nhất (hình 1.4).

Page 21: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

7

Năm 1985: Tay máy song phẳng ra đời dựa trên các cơ cấu phẳng 3 bậc tự do dùng

khớp trụ và tịnh tiến.

Năm 1987: Máy động học theo cơ cấu song song ra đời.

Năm 2002: Hội nghị khoa học về tay máy song song được tổ chức tại Đại học

Laval, Quebec, Canada đưa ra những định hướng phát triển quan trọng về ứng

dụng cho tay máy song song.

Hàng năm những hội nghị khoa học quốc tế do IFToMM, ASME, IFAC, IEEE,

ICRA, IROS, … đều công bố các công trình nghiên cứu mới về tay máy song song.

Hình 1.2. Tay máy song song của hãngDunlop Rubber [19]

Hình 1.3. Thiết bị mô phỏng bay của D.Stewart [19]

Hình 1.4. Delta robot [37] Hình 1.5. Thiết bị gia công Hexapod - Dựán của NIST [3]

Nhiều dự án ở các nước như CHLB Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ đã được triển khai trên

cơ sở ứng dụng tay máy song song – Hexapod như:

Dự án NIST (Mỹ) (hình 1.5) với mục tiêu là đo đạc và mở rộng khả năng của máy

dựa trên nguyên lý Stewart–Gough Platform - Hexapod được triển khai từ năm

1998 đến năm 2001.

Dự án Cubic Hexapod hợp tác giữa Đại học Washington và Tập đoàn công nghệ

Hood kéo dài 6 năm từ năm 1998 đến năm 2004. Dự án này được phát triển từ tay

Page 22: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

8

máy Stewart–Gough Platform để loại trừ nhiễu trong các hệ thống chính xác (hình

1.6), điều khiển vị trí với độ chính xác 1 nanômét.

Dự án Hexaglide được triển khai ở Viện robot của Thụy sỹ bắt đầu từ năm 1996.

Tay máy là hệ cấu trúc song song 6 bậc tự do, sử dụng máy phay tốc độ cao với

không gian làm việc 700600500 mm, sử dụng hệ điều khiển VME-Bus và hệ

thống thời gian thực. Ưu điểm của nó là có thể thực hiện các chuyển động nhanh

với độ cứng vững và độ chính xác cao (hình 1.7).

Hình 1.6. Tay máy Stewart–Gough -Dự án Cubic Hexapod [20]

Hình 1.7. Máy phay với hệ cấu trúc songsong - Dự án Hexaglide [3]

Công ty Elekta (Thụy Điển), một công ty chuyên về các trang thiết bị y tế đã dùng

robot Delta để làm thiết bị Surgiscope nâng giữ kính hiển vi có khối lượng 20 kg

dùng trong giải phẫu (hình 1.8).

Một dự án của châu Âu chế tạo robot CRIGOS (Compact Robot for Image Guided

Orthopedic Surgery) sử dụng cơ cấu Gough-Stewart nhằm cung cấp cho các bác sĩ

phẫu thuật một công cụ hiệu suất cao cho phẫu thuật xương (hình 1.9).

Hình 1.8. Thiết bị SurgiScope [37] Hình 1.9. Robot CRIGOS [31]

Hãng Symetrie (Pháp, chuyên thiết kế và chế tạo tay máy song song) tham gia các

dự án như:

Page 23: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

9

o Kính viễn vọng không gian James Webb được thiết kế với hai hệ thống định

vị cảm biến CCD và nguồn sáng dùng hai tay máy song song kiểu Hexapod

(tay máy SONORA và BREVA) (hình 1.10).

o Hệ thống thử nghiệm động cơ PSA cho hãng ô tô Peugeot-Citroën (hình 1.11)

Hình 1.10. Hệ thống định vị kính viễn vọngJames Webb [84]

Hình 1.11. Hệ thống thử nghiệm độngcơ PSA [84]

Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về tay máy song:Kể từ hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về cơ điện tử vào năm 2002, các tác giả đã

bước đầu nghiên cứu, khảo sát các cấu trúc, các bài toán động học và động lực học về tay

máy song song thông qua phương pháp mô phỏng [104], [107], [112], [123].

Tại hội nghị toàn quốc lần II về cơ điện tử năm 2004, các tác giả Phạm Văn Bạch

Ngọc, Vũ Thanh Quang, Đỗ Trần Thắng và Phạm Anh Tuấn tại Phòng Cơ Điện tử, Viện

Cơ học đã lựa chọn mô hình, mô phỏng động lực học và tính toán thiết kế để chế tạo một

robot cơ cấu song song cụ thể (Hexapod) ứng dụng trong gia công cơ khí [121]. Nhóm tác

giả trên cũng đã chế tạo thành công thiết bị này và thiết bị hiện đang được trưng bày tại

Viện Cơ học. Một số tác giả khác cũng công bố các kết quả thiết kế, phân tích lực và biến

dạng máy cắt gọt kim loại và hệ chân hexapod dùng phần mềm Matlab [106], [117].

Các bài toán cơ bản về tay máy song song tiếp tục được công bố trong những năm

tiếp theo như: tìm miền làm việc của họ robot song phẳng [105], nghiên cứu xây dựng tay

máy song song [113], [114], [119], bài toán điều khiển cho cơ cấu song song [47], [124],

ứng dụng tay máy song song [122]. Các vấn đề được đề cập của các tác giả đến từ Đại học

Hannover, CHLB Đức ở các công trình [11], [12], [34] có giá trị học thuật cao để tham

khảo cho nghiên cứu triển khai thực tế.

Page 24: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

10

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này tay máy song song – Hexapod đã được nhiều

nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu nói trên đa phần

mang tính cơ bản, phù hợp với các mô hình thực nghiệm và mô phỏng. Qua khảo sát các

công trình công bố trong nước chưa thấy các nghiên cứu tổng hợp về tối ưu hoá thiết kế và

điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tối ưu hoá hệ thống tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform.

Các nghiên cứu của V.A.Glazunov và nhóm tác giả [62], [63], [66], [90], [94] đã

đề cập sâu hơn về phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song có các chân

dẫn động tuyến tính (hình 1.12). Trong đó, có xét đến các tiêu chí về không gian

làm việc, các điểm kỳ dị ... bằng phương pháp điều chỉnh độ dài các chân dẫn động

tuyến tính. Các nghiên cứu này có tính lý thuyết, chưa được kiểm chứng bằng thực

nghiệm, phương pháp tối ưu hóa thiết kế sử dụng thuật toán tìm kiếm PSI dùng tập

hợp tối ưu Pareto. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu là tay máy song song có chân

dẫn động phụ nằm ngoài vùng không gian làm việc (cơ cấu đặc biệt). Tuy nhiên,

các vấn đề nêu trong các công trình trên đã đặt ra những hướng nghiên cứu mới

cho lĩnh vực tối ưu hóa thiết kế tay máy song song. Luận án này được phát triển

theo hướng nghiên cứu tổng thể tối ưu hóa thiết kế và điều khiển cho đối tượng tay

máy song song kiểu Stewart-Gough được tác giả công bố trong các công trình

[CTTG-1]-[CTTG-6].

Hình 1.12. Tay máy song song với các dẫn động tuyến tính [62]

Các nghiên cứu của Sergiu-Dan Stan và nhóm tác giả [81], [82], [83] đề cập đến

phương pháp dùng giải thuật di truyền để tối ưu hóa tay máy song phẳng dùng

trong y tế (hình 1.13) và tay máy song song với chân dẫn động tuyến tính.

Page 25: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

11

Hình 1.13. Tay máy song phẳng dùng trong y tế [81]

Các công trình này được thực hiện cùng thời gian với các nghiên cứu của luận án,

giúp cho luận án khẳng định sự đúng đắn trong việc lựa chọn giải pháp sử dụng

giải thuật di truyền để tối ưu hóa thiết kế tay máy song song. Các kết quả nghiên

cứu trong luận án đã đưa ra giải pháp tối ưu hóa thiết kế cho tay máy song song

bằng cách sử dụng giải thuật di truyền kết hợp với thuật toán tìm kiếm PSI và tập

hợp tối ưu Pareto. Giải pháp này được thực hiện mà không có sự trùng lặp với các

công trình công bố trên thế giới.

Các nghiên cứu của nhóm tác giả Rahmath Ulla Baig và S. Pugazhenthi (Đại học

SASTRA - Ấn Độ) [75], [76] đề cập đến phương pháp dùng giải thuật di truyền và

thuật toán nơ ron để tối ưu hóa hệ thống cô lập dao động tích cực (AVI – Active

Vibration Isolation) trên cơ sở điều chỉnh khoảng cách giữa các khớp nối trên mặt

phẳng nền và tấm chuyển động (Bj, Bt, Pt, Pj) của tay máy song song kiểu Stewart

Platorm (hình 1.14). Hệ thống này được vận hành với thuật toán điều khiển PID.

Hình 1.14. Tay máy song song Stewart Platform - Đại học SASTRA [75]

Các công trình này được thực hiện cùng thời điểm với các nghiên cứu của luận án.

Các tác giả tập trung thực hiện tối ưu hóa theo tiêu chí giảm dao động tích cực và

Page 26: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

12

điều khiển tay máy theo giải thuật điều khiển kinh điển PID. Các nội dung nghiên

cứu mà luận án đề xuất có tính tổng quát hơn các công trình nêu trên về các tiêu

chí tối ưu hóa thiết kế và nghiên cứu sâu hơn về giải thuật điều khiển thông minh

dùng bộ điều khiển mờ (Fuzzy) và bộ điều khiển tự chỉnh định PID-Fuzzy.

Luận án tiến sĩ của Boyin Ding năm 2014 [9] trình bày ứng dụng tay máy song

song kiểu Stewat-Gough Platform trong hệ thống kiểm định cơ sinh học. Hệ thống

này (hình 1.15) có khả năng đo và xác định độ cứng vững của tay máy với độ chính

xác cao với các thuật toán điều khiển PID cho các chân dẫn động.

Hình 1.15. Hệ thống kiểm định cơ sinh học [9].

Công trình này quan tâm đến vấn đề kiểm định và đo đạc độ cứng vững của tay

máy song song bằng thực nghiệm. Kết quả của công trình này là cơ sở so sánh giá

trị tham số độ cứng vững được trình bày trong chương 2 và chương 4 của luận án.

Năm 2011, đề tài thuộc chương trình KHCN KC.03 về nghiên cứu, phát triển, ứng

dụng công nghệ tự động hóa: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tay máy song song (Stewart–

Gough Platform) sử dụng trong hệ thống thiết bị tạo chuyển động phức hợp, hình thành

trung tâm gia công chế tạo 5 trục ảo” do PGS.TS. Lê Hoài Quốc làm chủ nhiệm đã được

thực hiện thành công. Sản phẩm đề tài là một hệ thống gia công cắt gọt, xây dựng trên cơ

sở một tay máy song song Stewart–Gough Platform, có khả năng tạo hình tương đương

một máy phay CNC 5 trục cỡ nhỏ. Bàn máy (mang phôi) được vận hành và điều khiển bởi

6 chân (Hexapod), đẫn động bằng các động cơ tuyến tính [110] (hình 1.16). Hệ thống trên

được điều khiển tích hợp máy tính với phần mềm điều khiển hoạt động gia công tạo hình

theo chuẩn IEA (G&M code) tương thích với các phần mềm CAD/CAM chuẩn.

Page 27: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

13

Hình 1.16. Hệ thống gia công 5 trục ảo CNC+Hexapod [110]

Qua các công trình công bố nêu trên, có thể thấy các nghiên cứu về tối ưu hoá tay

máy song song kiểu Stewart–Gough Platform chỉ dừng ở tối ưu hoá cơ hệ hoặc tối ưu hoá

điều khiển mà chưa có các nghiên cứu có tính tổng hợp, đầy đủ và xuyên suốt để có thể áp

dụng vào thực tiễn cho toàn bộ quá trình thiết kế, chế tạo và vận hành tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform. Vì vậy, các nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn trong việc thiết kế và chế tạo tay máy song song.

Năm 2012, Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa đã thực hiện

(giai đoạn 1) đề tài nghiên cứu về tay máy song song với chân dẫn động phụ phục vụ ứng

dụng công nghiệp [111]. Luận án đã phát triển các cơ cấu cơ khí và mạch điều khiển của

đề tài này để xây dựng mô hình thực nghiệm tối ưu hóa bộ điều khiển tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform (mục 4.1).

Công trình [110] về thiết kế, chế tạo hệ thống gia công 5 trục ảo CNC+Hexapod

cũng đề xuất nhu cầu nghiên cứu về tối hóa để xác định các thông số ban đầu (không gian,

góc nghiêng) cho ứng dụng thực tiễn của tay máy song song.

1.2 Các cơ sở toán học về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Có hai phương pháp chính được dùng để mô hình hóa tay máy song song: phương

pháp hình học và phương pháp đại số. Phương pháp hình học dựa trên nguyên tắc phân

tích hình học các vectơ trong không gian của các khớp nối và chân dẫn động của tay máy

song song. Trong khi đó, phương pháp đại số dựa trên các phương trình toán học phức tạp,

Page 28: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

14

khó tiếp cận hơn. Trên cơ sở ứng dụng các giải pháp dùng các vectơ không gian như lý

thuyết Vít, phương pháp xác định độ cứng vững trong luận án, tác giả chọn lựa phương

pháp phân tích hình học để mô hình hóa tay máy song song.

1.2.1 Phân tích hình học tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Các vector biểu diễn chuyển động của các chân dẫn động và các mặt phẳng được

trình bày theo hình 1.17. Trên mỗi mặt phẳng, một hệ tọa độ sẽ được xác định. Hai hệ tọa

độ {B} trên mặt phẳng nền và hệ tọa độ {P} đặt trên tấm chuyển động sẽ xác định các

vector vị trí của các khớp nối Bi, Pi cũng như góc hợp thành giữa các chân dẫn động và hai

mặt phẳng.

Hình 1.17. Giản đồ vector của tay máy song song Stewart–Gough Platform

Tay máy Stewart–Gough Platform dạng đối xứng có vị trí các khớp nối nằm trên

mặt phẳng nền hoặc tấm chuyển động được sắp xếp từng cặp đối xứng nhau và cùng nằm

trên một vòng tròn. Nhờ thế, việc biểu diễn hình học của mặt phẳng nền và tấm chuyển

động có thể biểu diễn đơn giản bằng 4 biến sau (hình 1.18):

rb: Bán kính vòng tròn tạo bởi các khớp nối trên mặt phẳng nền.

rp: Bán kính vòng tròn tạo bởi các khớp nối trên tấm chuyển động.

αb: Góc tạo bởi cặp khớp nối đối xứng trên mặt phẳng nền.

αp: Góc tạo bởi cặp khớp nối đối xứng trên tấm chuyển động.

{B}

{P}

Page 29: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

15

Hình 1.18. Bố trí khớp nối Bi trên mặt phẳng nền (a) và Pi trên tấm chuyển động (b)

1.2.2 Mô hình toán của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Trước khi khảo sát mô hình toán [109] của tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform ta cần phải làm rõ một số vấn đề về động học. Khác với tay máy nối tiếp, việc

giải bài toán động học ngược (xác định tọa độ Cartesian với vị trí của các chân dẫn động

cho trước) cho tay máy song song là không quá phức tạp [8], [43], [46], [56]. Trong khi

đó, việc giải quyết bài toán động học thuận (xác định vị trí của các chân dẫn động từ hệ tọa

độ Cartesian cho trước) sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tồn tại các phương trình phi tuyến và

không giải tích được [22], [49], [68], [70], [101].

1.2.2.1 Động học ngược

Hệ tọa độ chân dẫn động của tay máy song song là tập hợp các biến về chiều dài.

Viết dưới dạng véc tơ, ta có:

L = [l1 l2 l3 l4 l5 l6]T (1.4)

Tọa độ đầu cuối, thông thường là hệ tọa độ Cartesian của tay máy, sẽ bao gồm tọa

độ trong không gian và các góc Euler:

X = [x y z φ θ ψ]T (1.5)

Để thể hiện bài toán động học ngược, một ánh xạ G được biểu diễn như sau:

:G X L . Bài toán này có nhiệm vụ tìm véc tơ chiều dài Li từ tọa độ đầu cuối X cho trước.

Đối với tay máy song song, hệ tọa độ của mặt phẳng nền {B} và hệ tọa độ của tấm chuyển

động {P} sẽ được đặt tại tâm của mặt phẳng nền và tấm chuyển động. Véc tơ tọa độ của

các khớp trên mặt phẳng nền {B} được biểu diễn:

rbB2

B3

B4

B5

B6

αb

B1120o

120o

P2

P3

P4

P5

P6

P1

120o

120oαp

rp

(a) (b)

Page 30: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

16

cos( )

sin( )

0

ix b i

i iy b i

iz

B r

B B r

B

(1.6)

Với3 2

bi

i ; (i = 1, 3, 5) và 1i i b ; (i = 2, 4, 6)

Véc tơ tọa độ của các khớp nối trên tấm chuyển động {P} được xác định:

cos( )

sin( )

0

ix p i

i iy p i

iz

P r

P P r

P

(1.7)

Với3 2

pi

i ; (i = 1, 3, 5) và 1i i p ; (i = 2, 4, 6)

Nếu vị trí mong đợi của tấm chuyển động so với tọa độ gốc được xác định bằng véc

tơ BP = [xd yd zd]T thì chúng ta sẽ có véc tơ biểu diễn chiều dài của các chân dẫn động như

sau:

Li = Pi + BP − Bi (1.8)

Khai triển (1.8) theo {B} chúng ta sẽ có lời giải của bài toán động ngược:

B B P B Bi P i iL R P P B (1.9)

Trong đó BRT là ma trận chuyển đổi Euler 3-2-1:

11 12 13

21 22 23

31 32 33

( ) ( ) ( )BT Z Y X

r r r c c c s s c s s s c c s

R R R R r r r c s c c s s s c s s c s

r r r s c s c c

(1.10)

với cα = cos(α) và sα = sin(α)

Chiều dài của các chân dẫn động sẽ được xác định từ (1.9):

i i ix iy izl L L L L (1.11)

1.2.2.2 Động học thuận

Ở bài toán động học thuận, ánh xạ F biểu diễn việc xác định véc tơ vị trí theo tọa

độ Cartesian với chiều dài xác định cho trước của các chân dẫn động: F: L => X.

Ánh xạ F có tính chất không xác định và sẽ có nhiều lời giải cho ma trận X tương

ứng với một giá trị cụ thể của L. Nếu ánh xạ của bài toán động học thuận chỉ là việc nghịch

Page 31: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

17

đảo ánh xạ G (ở bài toán động học ngược), thì việc xác định ánh xạ F chỉ cần xác định

ngược lại quy trình (1.9) hoặc (1.11) một cách tuần tự đối với tất cả 6 chân dẫn động. Do

chỉ có li được xác định, trong khi đó Li chưa rõ nên chỉ có (1.11) sẽ được áp dụng. Tuy

nhiên, việc xác định ngược theo (1.11) khá phức tạp, khi cần giải quyết đồng thời các

phương trình phi tuyến với các biến chưa rõ trong ma trận X. Theo phương pháp Newton-

Raphson, để giải quyết bài toán động học thuận, cần phải định nghĩa một véc tơ biểu diễn

sai lệch giữa chiều dài tính toán và thực tế (đo được) của các chân dẫn động:

2Ti i i i a

f X L L L (1.12)

Trong đó 2

i aL là chiều dài thực tế đo được của các chân dẫn động. Thay vào (1.9)

ta có:

2TB P B B B P B Bi P i i P i i i a

f X R P P B R P P B L (1.13)

Khai triển đạo hàm theo các thành phần trong X = (x, y, z, φ, θ, ψ):

11 12 13

( )2

x y z x

P P P Bii i i i

f Xx P R P R P R B

x

21 22 23

( )2

x y z

P P P Bii i i iy

f Xy P R P R P R B

y

31 32 33

( )2

x y z

P P P Bii i i iz

f Xz P R P R P R B

z

13 12 23 22

33 32

( )2 2

2

x y z y y z

y z

B P P B P Pii i i i i i

B P Piz i i

f Xx B P R P R y B P R P R

y B P R P R

\

sin cos sin cos cos( )2

cos cos cos

sin sin sin cos sin2

cos cos sin

2 cos sin cos cos sin

x y

x

z

x y

y

z

z x y z

P Pi iBi

i Pi

P Pi iB

i Pi

B P P Pi i i i

P Pf Xx B

P

P Py B

P

z B P P P

21 22 23

11 12 13

( )2

2

x x z z

y x z z

B P P Pii i i i

B P P Pi i i i

f Xx B P R P R P R

y B P R P R P R

(1.14)

Trong đó Rij là các thành phần của (1.10). Ma trận X sẽ được viết lại dưới dạng:

Page 32: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

18

1

1 1 1 1 1 1

1

2 22

3

4

5

616

. . . .

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . .

. . . . .n n n

n

f f f f f f

x y zfx x

f ffy y

x yfz z

f

f

ff

x

(1.15)

Các bước tiến hành giải bài toán động học thuận:

Bước 1: Đo chiều dài thực tế các chân dẫn động.

Bước 2: Ước lượng vị trí và góc hướng của tấm chuyển động.

Bước 3: Tính (1.10), (1.13) và (1.14) cho mỗi chân dẫn động.

Bước 4: Thực hiện (1.15) cho đến khi Xn+1 – Xn đạt hội tụ mong muốn với

sai số cho phép.

Cần phải xác định rõ là bài toán động học thuận không thể được thực hiện theo thời

gian thực (real-time). Vì phương pháp Newton-Raphson là một kỹ thuật lặp, nên sự hội tụ

của (1.15) sẽ cần rất nhiều bước lặp. Do đó, ta nên chọn sai số vừa phải, đồng thời cần giới

hạn số bước lặp để có thể đạt được X với độ chính xác tương đối có thể chấp nhận được.

1.2.2.3 Động lực học

Trong trường hợp tổng quát, phương trình động lực học của cơ hệ Stewart–Gough

Platform [85], [97], [101] được viết như sau:

( ) ( , ) ( ) TgH q q C q q q q J (1.16)

Trong đó: H(q) là ma trận moment quán tính (n×n), đối xứng và xác định dương với

mọi 6q R ; ( , )C q q là vectơ thể hiện các lực quán tính ly tâm và Coriolis, τg(q) là vectơ

(n×1) thể hiện moment xoắn tạo ra bởi trọng lượng của cơ hệ và τ là vectơ (n×1) thể hiện

moment xoắn tại điểm thuộc khâu tác động cuối (tạo bởi lực tác động); q = [xp, yp, zp, ϕx,

ϕy, ϕz]T

Các thông số trong phương trình động lực học được xác định:

Ma trận moment quán tính H(q):

Page 33: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

19

44 45 46

54 55

64 66

0 0 0 0 0

0 0 0 0 0

0 0 0 0 0( )

0 0 0

0 0 0 0

0 0 0 0

h

h

hH q

H H H

H H

H H

(1.17)

trong đó: 2 2 2 2 244 45 54; ( ) ;x y z x yH I C C I C S I S H H I I C C S

2 246 64 55 66; ; ;z x y zH H I S H I S I C H I

Ma trận Coriolis hướng tâm được tính như sau:

1 2 1 3 4 2 4

1 4 5 4 5

2 4 4 5

0 0 0 0 0 0

0 0 0 0 0 0

0 0 0 0 0 0

0 0 0

0 0 0

0 0 0 0

CK K K K K K K

K K K K K

K K K K

(1.18)

trong đó: 2 2 21 2 3( ); ( ); ( );x y z x y x yK C S C I S I I K C C S I I K C S S I I

4 5

1( )( )( ); ( );

2 x y x yK C C S C S I I K C S I I

Ngoài ra, ma trận Jacobian [55] được xác định như sau:

1 1 1 1 1 2 1 1 3 1

2 2 1 2 2 2 2 2 3 2

3 3 1 3 3 2 3 3 3 3

4 4 1 4 4 2 4 4 3 4

5 5 1 5 5 2 5 5 3 5

6 6 1 6 6 2 6 6 3 6

T T P T P T P

T T P T P T P

T T P T P T P

T T P T P T P

T T P T P T P

T T P T P T P

u u R P u R P u R P

u u R P u R P u R P

u u R P u R P u R PJ

u u R P u R P u R P

u u R P u R P u R P

u u R P u R P u R P

(1.19)

trong đó: 1 2 3; ( ) ; ( ) ; ( ) ;i ii

i i

R P T Bu R S i R R R S j R R R R R S k R

R P T B

với:

0 0 0 0 0 1 0 1 0

( ) 0 0 1 ; ( ) 0 0 0 ; ( ) 1 0 0 ;

0 1 0 1 0 0 0 0 0

S i S j S k

Page 34: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

20

1 0 0 0 0

0 ; 0 1 0 ; 0 ;

0 0 0 0 1

C S C S

R C S R R S C

S C S C

R R R R là những ma trận quay.

1.2.2.4 Các giới hạn về động học

Các giới hạn về động học được đặc biệt quan tâm đối với tay máy song song do kết

cấu đặc thù của các chân dẫn động cũng như những ràng buộc về các chuyển động cơ khí.

Tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform có 3 giới hạn động học chính ảnh hưởng

đến khả năng hoạt động của tay máy:

Giới hạn chiều dài chân dẫn động (limin ≤ li ≤ limax)

Giới hạn góc chuyển động các khớp nối.

Giới hạn không gian giữa các chân dẫn động.

Các giới hạn nêu trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của tay máy

song song. Khi tiến hành mô hình hóa và tối ưu thiết kế cần phải xem xét đến các ảnh

hưởng này.

1.2.2.5 Lý thuyết Vít (Screw theory) và cấu hình suy biến (Singularity)

Lý thuyết Vít được phát triển bởi Robert Stawell Ball [71] để áp dụng trong động

học và tĩnh học của các cơ cấu (cơ học vật rắn). Đó là một cách để thể hiện chuyển vị, vận

tốc, các lực và moment xoắn trong không gian ba chiều, kết hợp cả hai phần quay và tịnh

tiến.

Có nhiều định lý cơ bản của lý thuyết Vít bao gồm: định lý của Poinsot và định lý

của Chasles. Một số định lý khác bao gồm J. Plücker [38], W.K. Clifford [96], A.T. Yang

[7], FM Dimentberg [28], K.H. Hunt [49], ...

Việc áp dụng lý thuyết Vít để giải các bài toán trong lĩnh vực tay máy đã được sử

dụng từ khá lâu [6], [72], [95], [100]. Với sự phát triển, lý thuyết Vít được sử dụng như

một công cụ quan trọng trong cơ học robot, thiết kế cơ khí, hình học tính toán và động lực

học đa vật thể (multi body). Tuy nhiên, trong những năm gần đầy lý thuyết Vít mới được

áp dụng vào những bài toán cụ thể về tay máy song song [55], [62], [66], [90], [91], [93],

[115]. Lý thuyết Vít thường được áp dụng để tìm kiếm các cấu hình suy biến của tay máy

song song. Tại các cấu hình này, tay máy sẽ rơi vào trạng thái bất định và mất khả năng

Page 35: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

21

điều khiển. Vì vậy, lý thuyết Vít được xem là một phương pháp hỗ trợ quan trọng để nghiên

cứu về tay máy song song.

Các cấu hình suy biến được xác định như sau: áp dụng lý thuyết Vít để xác định các

tọa độ Plücker theo trục các chân dẫn động tuyến tính của tay máy. Từ các tọa độ Plücker

này, ta cần thiết lập các ma trận để xác định các giá trị chuẩn số hoạt động của cơ cấu tay

máy song song. Cấu hình suy biến sẽ được tìm thấy nếu tất cả các véctơ trên trục của các

chân dẫn động là phụ thuộc tuyến tính.

Tại các cấu hình suy biến, số bậc tự do của tay máy song song sẽ giảm đi. Khi đó,

quá trình điều khiển của tay máy song song sẽ không còn phù hợp với mô hình toán ban

đầu. Khi điều khiển quá trình di chuyển của tấm chuyển động, cần chú ý đến quỹ đạo dịch

chuyển và cấu hình làm việc tĩnh của tay máy. Cần phải thiết lập trước các quỹ đạo dịch

chuyển và các cấu hình làm việc của tay máy song song sao cho tay máy không rơi vào các

cấu hình suy biến đã được tìm thấy. Do đó, để điều khiển tay máy song song, đầu tiên ta

cần phải xác định trước vùng làm việc, các giới hạn về động học và các cấu hình suy biến

[16], [21], [65], [89], [92], [94], [115].

Xét tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform (hình 1.17) với tọa độ của các

khớp nối trên mặt phẳng nền và tấm chuyển động (Bi, Pi). Các vít lực được định vị dọc trục

trên các chân dẫn động được xác định bởi các tọa độ Plücker Ei:

Ei = ei + ƛeoi; (i = 1, .., 6) (1.20)

Với: ƛ: hệ số Clifford, (ƛ2 = 0)

ei: tọa độ của véc tơ (eieoi = 0)

Các tọa độ của véc tơ ei được thể hiện thông qua tọa độ của các điểm:

; ;i i i i i iP B P B P B

i i i

x x y y z z

L L L

với: , ,i i iP P Px y z : tọa độ của điểm Pi, , ,

i i iB B Bx y z : tọa độ của điểm Bi

Từ các tọa độ Plücker của các vít đơn vị Ei, ta cần xác định ma trận T như sau:

1 1 1 1 1 1

2 2 2 2 2 2

6 6 6 6 6 6

. . . . . .( )

. . . . . .

. . . . . .

o o ox y z x y z

o o ox y z x y z

o o ox y z x y z

e e e

e e e e

e e e e e e

e e e

e e

T

(1.21)

Page 36: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

22

Trong đó: , ,Bi Ai Bi Pi Bi Pixi yi zi

i i i

x x y y z ze e e

L L L

; ;o o oxi Pi zi Pi yi yi Pi xi Pi zi zi Bi yi Bi xie y e z e e z e x e e x e y e

Cấu hình của cơ cấu song song là đặc biệt khi định thức của ma trận T tiến đến zero,

nghĩa là: det(T) = 0. Cấu hình suy biến sẽ được tìm thấy nếu tất cả các véctơ trên trục của

các dẫn động là phụ thuộc tuyến tính.

1.2.2.6 Độ cứng vững của tay máy song song

Độ cứng vững là đặc tính quan trọng trong các thông số kỹ thuật của các cơ cấu

song song. Theo [CTĐT-1], giá trị thể hiện “độ cứng vững” của tay máy song song được

xem là giá trị trung bình các định thức det(T) tương ứng với mỗi cấu hình thiết kế. Nếu giá

trị này càng lớn thì tay máy song song càng giảm được các cấu hình suy biến và nâng cao

độ cứng vững trong quá trình hoạt động. Tại mỗi cấu hình thiết kế, độ cứng vững (stiffness)

được xác định như sau:

1 1 1 1 1 1

| ( ) |

. . . . .

ji k l m n

x y z

det T

stiffnessi j k l m n

(1.22)

với i, j, k, l, m, n là các bước khảo sát trong không gian làm việc theo vị trí dịch

chuyển (x, y, z) và góc chuyển động (φ, θ, ψ) của tâm khâu. Độ cứng vững là một tiêu chí

dùng để tối ưu hóa thiết kế tay máy song song sẽ được trình bày trong chương 3 của luận

án.

1.3 Kết luận chương 1Chương 1 đã giới thiệu tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

về tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Trong đó tác giả đã tập trung vào các

công trình nghiên cứu hiện nay về tối ưu hoá thiết kế và điều khiển cho tay máy này. Từ

đó luận án đã đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu tổng thể về tối ưu hoá thiết kế và điều khiển

cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Chương 1 cũng xác định những các cơ sở toán học liên quan đến luận án như:

phương pháp phân tích hình học, các bài toán động học (động học ngược, động học thuận),

bài toán động lực học, các giới hạn về động học, phương pháp áp dụng lý thuyết Vít để xác

định cấu hình suy biến và phương pháp xác định độ cứng vững của cấu hình tay máy. Các

cơ sở toán học và các phương pháp này sẽ được sử dụng làm nền tảng để thực hiện các

nghiên cứu trong luận án.

Page 37: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

23

2 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ MÔ HÌNH HÓA, KHẢO SÁT KHẢ

NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–

GOUGH PLATFORM

Chương này trình bày kết quả ứng dụng các cơ sở toán học và các khái niệm cơ bản

đã nêu trong chương 1 để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu dùng cho mô hình hóa, đồng

thời đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng làm việc của tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform. Kết quả ứng dụng công cụ được trình bày bao gồm: Khảo sát

điểm làm việc và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vùng làm việc; Khảo sát cấu hình làm

việc của tay máy với góc hướng tâm khâu thay đổi; Áp dụng lý thuyết Vít xác định các cấu

hình suy biến (singularity), điểm kỳ dị và vùng lân cận; Xác định độ cứng vững của cấu

hình thiết kế tay máy. Bộ công cụ này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu về tối ưu hóa

thiết kế ở các chương sau.

Mô hình hóa không gian làm việc của tay máy song song [5], [78], [88] là quá trình

tìm kiếm không gian hoạt động của tâm khâu (vị trí tâm của tấm chuyển động). Quá trình

này cần xem xét đến các giới hạn về động học tay máy song song. Các giới hạn về động

học và các thông số của tay máy như: giới hạn chiều dài chân dẫn động, giới hạn về góc

khớp nối, bán kính đường tròn tạo bởi các khớp nối,… sẽ lần lượt được khảo sát và đánh

giá ảnh hưởng của chúng đến khả năng làm việc của tay máy song song.

2.1 Xây dựng công cụ mô hình hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Công trình [110] đã xây dựng một công cụ tính toán và mô phỏng cho phép mô tả

bằng hình ảnh chuyển động của cơ cấu song song, có khả năng ước lượng chiều dài các

chân dẫn động, khảo sát bài toán động lực học và mô phỏng chuyển động của cơ cấu từ

điểm hiện tại đến điểm đích cho trước, cho phép tìm ra giải pháp tối ưu hóa khả thi và lựa

chọn trên cơ sở tập hợp tối ưu Pareto. Tuy nhiên, với nhu cầu ứng dụng nhiều thuật toán

khác nhau như giải thuật di truyền, phương pháp PSI, thuật toán kết hợp GA-PSI, tác giả

nhận thấy cần phải xây dựng một bộ công cụ mới có khả năng thực hiện việc mô hình hóa

tay máy và tối ưu hóa thiết kế theo yêu cầu tổng quát đã đặt ra của luận án.

Bộ công cụ được xây dựng có khả năng khảo sát vùng làm việc với các cấu hình

thiết kế khác nhau cũng như đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của

tay máy song song. Tập tham số khảo sát gồm: thông số tay máy, vùng không gian khảo

sát, số bước khảo sát, các giới hạn động học mà chúng sẽ được điều chỉnh dễ dàng thông

Page 38: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

24

qua giao diện của bộ công cụ. Bộ công cụ này sẽ được ứng dụng để thực hiện các phép tính

cơ sở cho quá trình tối ưu hóa với các thuật toán tối ưu khác nhau ở chương sau.

Lưu đồ thuật toán thực hiện quá trình mô hình hóa tay máy song song của bộ công

cụ được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Lưu đồ thuật toán mô hình hóa tay máy song song

Bắt đầu

Nhập thông số

Xác định bước dịch chuyển

Giải bài toán động học

Kiểm tra các ràng buộc

Ghi dữ liệu, thay đổi vị tríkhảo sát

Số bước nhảy đủ ?Sai

Đúng

Vị trí khảo sát ban đầu

Dựng hình 3D

Kết thúc

Tính độ cứng vững

Xác định cấu hình suy biến

Page 39: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

25

Bộ công cụ được viết dưới dạng ngôn ngữ C tạo thành các M-file trên phần mềm

Matlab để giải các bài toán cơ bản bao gồm:

Bài toán động học

Bài toán động lực học

Xác định tập hợp các điểm làm việc, vùng làm việc, cấu hình làm việc của tay máy

Xác định các cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng lân cận

Tính độ cứng vững của cấu hình tay máy

Hiển thị tay máy theo các cấu hình tùy chọn.

Đầu tiên, tập tham số khảo sát gồm: thông số của tay máy, vùng không gian khảo

sát, số bước khảo sát, các giới hạn về động học như chiều dài chân dẫn động, giới hạn góc

khớp được xác định. Từ số bước khảo sát và vùng không gian khảo sát cho trước, chương

trình sẽ tính bước dịch chuyển cần thiết theo các trục (x, y, z) và các góc Euler (φ, θ, ψ).

Tại vị trí khảo sát đầu tiên, một chương trình con được thực thi để giải bài toán động

học nhằm xác định tọa độ các khớp trên mặt phẳng nền (công thức 1.6) và tấm chuyển

động (công thức 1.7), từ đó xác định chiều dài các chân dẫn động (công thức 1.11) thông

qua các vetơ chân dẫn động (công thức 1.8) và các ma trận quay (công thức 1.10). Các ràng

buộc về chiều dài chân dẫn động, giới hạn góc khớp (mục 1.2.2.4) sẽ được kiểm tra để xác

định các cấu hình làm việc của tay máy song song. Kế tiếp, một chương trình con được

thực thi để xác định các cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng lân cận (mục 1.2.2.5).

Quá trình khảo sát được lặp lại với tất cả các vị trí trong không gian khảo sát. Sau

khi kết thúc vòng lặp, độ cứng vững của cấu hình thiết kế tay máy sẽ được xác định. Cuối

cùng, một chương trình con được dùng để dựng hình 3D từ tập hợp các điểm làm việc của

tay máy cũng như các cấu hình làm việc theo tùy chọn của người dùng.

Bộ công cụ được xây dựng như trên cho phép thực thi các nhiệm vụ:

Tính toán và thể hiện các kết quả mô hình hóa về khả năng làm việc của tay máy

song song (số điểm làm việc, số cấu hình làm việc với góc hướng thay đổi, độ cứng

vững) với tập tham số khảo sát. Trên cơ sở đó, ta có thể phân tích và đánh giá các

tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng làm việc của tay máy song song (giới hạn không

gian khảo sát, chiều dài chân dẫn động, bán kính mặt phẳng nền, giới hạn góc khớp,

cấu hình suy biến, …) như mục 2.2.

Page 40: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

26

Thực hiện các tính toán cơ sở, xác định các tiêu chí tối ưu trong quá trình tối ưu

hóa thiết kế tay máy song song. Tại mỗi chu kỳ của quá trình tối ưu hóa thiết kế,

bộ công cụ được sử dụng để khảo sát và đánh giá các kết quả về vùng làm việc,

các tiêu chí cần tối ưu theo thứ tự ưu tiên để giúp các giải thuật có cơ sở chọn lựa

các giải pháp thiết kế tiếp theo.

Thể hiện hình dạng 3D các cấu hình thiết kế tay máy song song với tùy chọn vị trí

khảo sát và góc hướng của tâm khâu. Xác định vị trí khớp nối của các cấu hình

thiết kế.

Bộ công cụ mô hình hóa tay máy song song được xây dựng với một giao diện (hình

2.2) cho phép nhập các tham số khảo sát như: thông số tay máy, vùng không gian khảo sát,

các giới hạn về động học, số bước khảo sát theo vị trí và góc hướng ở cột bên trái. Khi tiến

hành khảo sát (check workspace), máy tính sẽ thực hiện chương trình mô hình hóa (hình

2.1) cho các kết quả như: số điểm làm việc, số cấu hình, vùng làm việc, thời gian khảo sát

sẽ được thể hiện trực quan ở giữa giao diện. Các cấu hình làm việc đạt được của tay máy

sẽ được biểu diễn trong không gian 3D. Các cấu hình này có khả năng thay đổi theo tùy

chọn về vị trí và góc hướng khảo sát trong các ô tương ứng bên phải giao diện.

Hình 2.2. Giao diện công cụ mô hình hóa tay máy song song

Page 41: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

27

Phần tiếp theo sẽ trình bày các kết quả ứng dụng bộ công cụ đã thiết kế để mô hình

hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform, khảo sát khả năng làm việc của tay

máy với các tiêu chí khác nhau, các ảnh hưởng từ các thông số, các giới hạn về động học,

xác định cấu hình suy biến …

2.2 Mô hình hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform sử dụng bộ công

cụ đã thiết kế.

2.2.1 Điểm làm việc của tay máy với góc hướng tâm khâu là hằng sốVùng làm việc của tay máy song song được xác định bằng tập hợp các điểm làm

việc đạt được của tâm khâu trong một giới hạn không gian khảo sát [1]. Vùng không gian

khảo sát sẽ được chia lưới theo các trục x, y, z thành tập hợp các điểm cần khảo sát của tâm

khâu. Trong bài toán này, một điểm làm việc đạt được của tay máy được xác định khi tâm

khâu có thể vươn tới được một điểm khảo sát với góc hướng là hằng số. Khi đó điểm khảo

sát của tay máy được xem là thỏa mãn giới hạn chiều dài của các chân dẫn động. Đây được

xem là tiêu chí thể hiện được vùng làm việc của tay máy, quy định khả năng hoạt động của

tay máy song song.

Kết quả khảo sát được thực hiện theo các vị trí của tâm khâu (xd, yd, zd) trong vùng

không gian khảo sát được giới hạn: xmin ≤ xd ≤ xmax; ymin ≤ yd ≤ ymax; zmin ≤ zd ≤ zmax với góc

hướng Euler của tâm khâu (φ, θ, ψ) là hằng số. Thông số tay máy và giới hạn không gian

khảo sát được thể hiện ở bảng 2.1. Cấu hình tay máy song song được khảo sát thể hiện theo

hình 2.3 với vị trí tâm khâu xd = yd = 0, zd =3,5 m.

Bảng 2.1. Thông số tay máy và giới hạn không gian khảo sát

Thông số tay máy Giá trị Giới hạn khảo sát Giá trị

αb π/3 rad xmin -3,5 m

αp π/3 rad xmax 3,5 m

rb 2,5 m ymin -3,5 m

rp 1 m ymax 3,5 m

limin 1 m zmin 0,7 m

limax 5,2 m zmax 4,7 m

φ, θ, ψ 0 rad xdstep, ydstep, zdstep 30 bước

Page 42: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

28

Hình 2.3. Cấu hình khảo sát điểm làm việc của tâm khâu

Kết quả khảo sát điểm làm việc của tay máy song song với góc hướng tâm khâu là

hằng số được thể hiện ở bảng 2.2 và hình 2.4.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát điểm làm việc của tâm khâu

Số điểm khảo sát trong không gian 29.791

Số điểm làm việc đạt được 12.984

Tỷ lệ đạt được (%) 43,6

Thời gian khảo sát (s) 62

(Ghi chú: Các kết quả khảo sát thu được trong luận án này được thực hiện trên cấu

hình máy tính: Intel Core 2 Duo E7200, 2.53 GHz, 2GB Ram; phần mềm Matlab R2009b)

Hình 2.4. Tập hợp điểm làm việc với góc hướng tâm khâu là hằng số

Page 43: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

29

Ta có thể nhận xét rằng không phải tất cả các điểm khảo sát đều có thể thỏa mãn

các điều kiện ràng buộc về giới hạn chiều dài của các chân dẫn động. Vì vậy, nếu thay đổi

vùng không gian khảo sát, ta sẽ có các phân bố điểm làm việc khác nhau của tay máy song

song. hình 2.4 thể hiện tập hợp các điểm làm việc của tâm khâu thỏa mãn điều kiện ràng

buộc về chiều dài chân dẫn động với không gian khảo sát ở bảng 2.2.

Để có thể xem xét rõ hơn vùng làm việc của tay máy song song, từ phân bố điểm

làm việc đạt được trong không gian, ta sẽ xác định đường bao bên ngoài (tập hợp các điểm

nằm ngoài cùng) của phân bố điểm làm việc này. Nếu xem vùng không gian lân cận giữa

những điểm làm việc đều thỏa mãn ràng buộc về chiều dài các chân dẫn động thì tập hợp

toàn bộ các không gian lân cận này được gọi là vùng làm việc của tay máy song song.

Vùng làm việc của tay máy (hình 2.5) được thể hiện với góc nhìn khác để quan sát vùng

lõm tạo ra do ràng buộc về liên kết chuyển động giữa các chân dẫn động.

Hình 2.5. Vùng làm việc với góc hướng tâm khâu là hằng số

Như vậy, có thể nhận xét rằng, vùng làm việc khi góc hướng tâm khâu là hằng số

phụ thuộc vào giới hạn về chiều dài các chân dẫn động, không gian khảo sát và các ràng

buộc về liên kết chuyển động giữa các chân dẫn động của tay máy song song.

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng làm việc

2.2.2.1 Ảnh hưởng bởi giới hạn góc khớp

Ngoài giới hạn về chiều dài của các chân dẫn động, giới hạn góc chuyển động của

các khớp nối tại mặt phẳng nền (angle_baseimin, angle_baseimax) và tấm chuyển động

(angle_topimin, angle_topimax) là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của tay máy

Page 44: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

30

song song. Các góc này hình thành từ cơ cấu cơ khí, vị trí của các khớp nối trên mặt phẳng

nền và tấm chuyển động của tay máy.

Tiến hành khảo sát vùng làm việc của tay máy song song theo tập tham số như bảng

2.1, thêm vào đó là các giới hạn về góc khớp trên mặt phẳng nền và tấm chuyển động:

angle_baseimin = 0,2618 rad; angle_baseimax =2,8798 rad. Kết quả khảo sát được trình bày

ở bảng 2.3, hình 2.6 và hình 2.7.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát điểm làm việc khi xét giới hạn góc khớp

Số điểm khảo sát trong không gian 29.791

Số điểm làm việc đạt được 7.516

Tỷ lệ đạt được (%) 25,2

Hình 2.6. Tập hợp điểm làm việc khi xétgiới hạn góc khớp

Hình 2.7. Vùng làm việc khi xét giới hạngóc khớp

So sánh kết quả ở bảng 2.2 và bảng 2.3, số điểm làm việc của tâm khâu đạt được từ

12.984 điểm đã giảm xuống còn 7.516 điểm (giảm 42,1 %). Như vậy, có thể nhận xét rằng:

giới hạn góc khớp làm suy giảm số điểm làm việc cũng như thu nhỏ vùng làm việc của tay

máy song song (hình 2.4, hình 2.5, hình 2.6 và hình 2.7).

2.2.2.2 Ảnh hưởng bởi bán kính mặt phẳng nền

Một trong những thông số ảnh hưởng đến vùng làm việc của tay máy song song là

bán kính đường tròn tạo bởi vị trí của các khớp nối trên mặt phẳng nền và tấm chuyển động

(rb, rp). Để xem xét ảnh hưởng của thông số này, ta tiến hành khảo sát vùng làm việc của

tay máy song song (theo bảng 2.1) với bán kính rb được thay đổi: rb = 4 m. Kết quả khảo

sát được biểu diễn theo bảng 2.4, hình 2.8 và hình 2.9.

Page 45: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

31

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát điểm làm việc khi thay đổi bán kính mặt phẳng nền

Số điểm khảo sát trong không gian 29.791

Số điểm làm việc đạt được 3.494

Tỷ lệ đạt được (%) 11,7

So sánh kết quả tại bảng 2.2 và bảng 2.4, số điểm làm việc giảm từ 12.984 điểm

xuống còn 3.494 điểm (giảm 73%). Bên cạnh đó, vùng làm việc bị thu nhỏ và kéo thấp

xuống do các khớp cầu tại mặt phẳng nền được dịch ra xa (bán kính rb tăng), trong khi giới

hạn về chiều dài các chân dẫn động không thay đổi (hình 2.4, hình 2.5, hình 2.8 và hình

2.9).

Hình 2.8. Điểm làm việc của tâm khâu khităng bán kính mặt phẳng nền

Hình 2.9. Vùng làm việc của tâm khâu khităng bán kính mặt phẳng nền

2.2.2.3 Kết luận về các ảnh hưởng tác động đến vùng làm việc

Như vậy, khi tiến hành xem xét một số ảnh hưởng tác động đến vùng làm việc của

tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform, có thể nhận xét như sau:

Chiều dài của các chân dẫn động càng lớn thì vùng làm việc của tay máy song song

sẽ càng lớn và ngược lại.

Góc khớp càng lớn thì vùng làm việc của tay máy song song (số điểm khảo sát đạt

được trong không gian) sẽ càng lớn và ngược lại.

Khi giới hạn về chiều dài các chân dẫn động và giới hạn góc khớp không thay đổi,

bán kính đường tròn trên mặt phẳng nền càng nhỏ thì vùng làm việc của tay máy

song song sẽ càng lớn và ngược lại.

-4-2

02

4

-4-2

02

40

1

2

3

4

5

6

z

y x-4

-20

24

-4-2

02

40

1

2

3

4

5

6

xy

z

Page 46: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

32

Các kết luận nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng việc tạo ra các giải pháp toán

học và chứng minh chúng bằng kết quả định lượng là cần thiết để phát triển các nghiên cứu

tiếp theo.

2.2.3 Cấu hình làm việc của tay máy song song với góc hướng tâm khâu thay đổi

Ở mục 2.2.1, vùng làm việc của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

được xác định khi góc hướng của tâm khâu là hằng số không đổi. Trên thực tế, tay máy

song song có nhiều cấu hình làm việc khác nhau tại mỗi một điểm khảo sát trong không

gian. Tại mỗi điểm khảo sát, khi tấm chuyển động lần lượt thay đổi theo các góc hướng

Euler (φ, θ, ψ) sẽ tạo thành các cấu hình khác nhau của tay máy song song (hình 2.10). Ứng

với mỗi cấu hình khác nhau này, ta sẽ phải tính đến các ràng buộc về chiều dài các chân

dẫn động. Nếu thỏa mãn các ràng buộc này, ta có thể xem đây là cấu hình làm việc đạt

được của tay máy.

Hình 2.10. Ví dụ về cấu hình khác nhau tại điểm khảo sát (xd=-1,4; yd=-0,7; zd=1,1).

Trong bài toán này, một điểm khảo sát được xem là điểm làm việc đạt được nếu tay

máy thỏa mãn các ràng buộc (độ dài chân dẫn động, giới hạn góc khớp …) cho tất cả các

cấu hình khảo sát khi góc hướng thay đổi tại điểm khảo sát đó. Như vậy, khi tiến hành khảo

sát theo góc hướng thay đổi, ngoài kết quả về số điểm làm việc đạt được trong không gian

ta cần phải xem xét đến tổng số cấu hình đạt được của tay máy song song cho dù tại một

vị trí khảo sát nào đó không thỏa mãn hết tất cả các cấu hình khảo sát. Bên cạnh tiêu chí

về số điểm làm việc đạt được, tiêu chí về số cấu hình làm việc cũng ảnh hưởng đến khả

năng hoạt động của tay máy song song. Các kết quả này sẽ là tiền đề cho các bài toán tối

ưu theo đa tiêu chí sẽ được nghiên cứu trong chương 3.

Tiến hành khảo sát cấu hình làm việc của tay máy theo bảng 2.1 với các góc hướng

thay đổi trong giới hạn: φmin ≤ φd ≤ φmax; θmin ≤ θd ≤ θmax; ψmin ≤ ψd ≤ ψmax.

-4-2

02

4

-4-2

02

40

0.5

1

1.5

XY

Z

-4-2

02

4

-4-2

02

40

0.5

1

1.5

XY

Z

Page 47: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

33

Trong đó φmin = θmin = ψmin = -0,2618 rad; φmax = θmax = ψmax = 0,2618 rad.

Số bước khảo sát theo góc hướng: φdstep = θdstep = ψdstep = 5 bước

Kết quả khảo sát các cấu hình làm việc của tâm khâu với sự thay đổi về các góc

hướng được biểu diễn theo bảng 2.5, hình 2.11 và hình 2.12.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát điểm làm việc với góc hướng tâm khâu thay đổi.

Hình 2.11. Điểm làm việc của tâm khâu khigóc hướng thay đổi

Hình 2.12. Vùng làm việc của tay máy khigóc hướng tâm khâu thay đổi

Số điểm làm việc so với mục 2.2.1 đã giảm từ 12.984 điểm xuống còn 10.450 điểm

với 2.996.056 cấu hình làm việc. Trong vùng làm việc (hình 2.12) tay máy song song sẽ

có thể hoạt động với tất cả các cấu hình trong giới hạn góc hướng cho trước. Ngoài ra, sẽ

tồn tại một số cấu hình tay máy nằm ngoài vùng làm việc. Việc sử dụng các cấu hình này

cần được cân nhắc khi tính toán điều khiển chuyển động cho tay máy song song.

Khi tiến hành xem xét các giới hạn về góc khớp tại mặt phẳng nền và tấm chuyển

động, bán kính mặt phẳng nền,… có thể kết luận rằng số điểm làm việc, số cấu hình làm

việc của tâm khâu sẽ bị ảnh hưởng tương tự như các bài toán ở mục 2.2.1 và mục 2.2.2.

Các cấu hình thiết kế sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng hoạt động của tay máy song

song. Các giới hạn về chiều dài chân dẫn động, giới hạn góc khớp nối, các yếu tố khác như

bán kính mặt nền ảnh hưởng đáng kể đến vùng làm việc của tay máy song song.

Các kết quả khảo sát vùng làm việc sẽ là cơ sở xác định phạm vi chuyển động cho

bài toán điều khiển của tay máy trình bày trong chương 4 và chương 5.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-1] của tác giả.

Số điểm khảo sát 29.791 Số cấu hình khảo sát 6.434.856

Số điểm làm việc đạt được 10.450 Số cấu hình đạt được 2.996.056

Tỷ lệ đạt được (%) 35,1 Tỷ lệ đạt được (%) 46,6

Page 48: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

34

2.2.4 Áp dụng lý thuyết Vít xác định cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng lân cận

của tay máy song song

Phần này sẽ trình bày phương pháp ứng dụng lý thuyết Vít [63], [64] (mục 1.2.2.5)

để tìm kiếm các cấu hình suy biến và từ đó xem xét các ảnh hưởng của các cấu hình suy

biến đến vùng làm việc và quá trình điều khiển chuyển động của tay máy song song.

Phương pháp cũng sẽ xác định các điểm kỳ dị và vùng lân cận của chúng theo giá trị của

chuẩn số det(T). Để đánh giá tính hiệu quả, phương pháp này được thực hiện với hai cấu

hình thiết kế khác nhau của tay máy song song trong cùng không gian khảo sát. Cấu hình

thiết kế được khảo sát đầu tiên là cấu hình kiểu Stewart–Gough Platform với các vị trí Bi

đối xứng (hình 2.13). Cấu hình thiết kế thứ hai là một biến thể của tay máy song song được

trình bày ở hình 2.17.

2.2.4.1 Cấu hình kiểu Stewart–Gough Platform đối xứng

Tập tham số khảo sát của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform có cấu

hình thiết kế như hình 2.13 và các thông số ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thông số tay máy và giới hạn không gian khảo sát

Thông số tay máy Giá trị Giới hạn khảo sát Giá trị

αb π/2 rad xmin -1,1 m

αp π/3 rad xmax 1,1 m

rb 2,4 m ymin -1,1 m

rp 0,9 m ymax 1,1 m

limin 1 m zmin 0,5 m

limax 3,7 m zmax 2,8 m

φdstep, θdstep, ψdstep 5 bước xdstep, ydstep, zdstep 10 bước

Tại mỗi một vị trí tâm khâu khảo sát, các góc hướng sẽ thay đổi với giới hạn các

góc khớp: 0 ≤ angle_basei, angle_topi ≤ π rad.

Tiến hành tìm kiếm các cấu hình suy biến dựa theo các giá trị det(T) (mục 1.2.2.5).

Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 2.7, hình 2.14 và hình 2.15.

Page 49: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

35

Hình 2.13. Cấu hình Stewart–Gough Platform đối xứng – xác định cấu hình suy biến

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị với cấu hình Stewart–Gough Platform đối xứng

Số điểm khảo sát 1.331 Số cấu hình khảo sát 287.496

Số điểm làm việc đạt được 1.263 Số cấu hình đạt được 113.866

Số điểm kỳ dị 4 Số cấu hình suy biến 4

Kết quả cho thấy xuất hiện 04 cấu hình suy biến tại 04 điểm làm việc của tâm khâu.

Các điểm này được xem là điểm kỳ dị (singularity) của tay máy song song được khảo sát.

Hình 2.14. Tập hợp điểm làm việc Hình 2.15. Phân bố điểm kỳ dị

Các điểm kỳ dị (hình 2.15) được xác định với tọa độ:

S1 (x1 = 0,66, y1 = 0,44, z1 = 0,5);

S2 (x2 = 0,66, y2 = 0,66, z2 = 0,73);

S3 (x3 = 0, y3 = 0,88, z3 = 0,96);

S4 (x4 = -0,44, y4 = -0,44, z4 = 1,19)

-4-2

02

4

-4-2

02

40

0.5

1

1.5

2

2.5

3

xy

z

-2-1

01

2

-2-1

01

20

1

2

3

4

z

y x-2

-10

12

-2-1

01

20

1

2

3

4

z

y x

Page 50: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

36

Hình 2.16. Kết quả về cấu hình suy biến tại vị trí S4 (x4 = -0,44, y4 = -0,44, z4 = 1,19).

Cấu hình suy biến này có các thông số như sau:

Vị trí các khớp nối trên mặt phẳng nền (Bi):

2,3182 2,3182 0,6211 -1,697 -1,697 0,6211

-0,6211 0,6211 2,3182 1,697 -1,697 -2,3182

0 0 0 0 0 0

Bi

i Bi

Bi

x

B y

z

Vị trí các khớp nối trên tấm chuyển động (Pi):

0,010 0,890 1,340 0,890 0,010 0,460

-0,339 0,339 0,440 1,219 1,219 0,440

1,190 1,190 1,190 1,190 1,190 1,190

Pi

i Pi

Pi

x

P y

z

Chiều dài các chân dẫn động: 2,768 3,433 3,088 3,251 2,135 2,472iL

Ma trận của Plücker (Ma trận T) theo (1.21)

-0,8336 0,3469 0,4298 0,2670 0,9963 0,2864

-0,9344 0,0821 0,3466 0,2153 0,8035 0,3902

-0,2327 -0,8930 0,3853 0,8931 0,2393 1,0942

0,2482 -0,8969 0,3660 0,6211 0,6211 1,1009

0,7996 0,2237 0,5574 0,9459 0,9459 0,9772

0,437

T

3 0,7597 0,4813 1,1158 0,2990 0,5419

det( ) 0T

Định thức của ma trận T có giá trị det(T) = 0. Kết quả này cho thấy, tại cấu hình

khảo sát, tất cả các véctơ trên trục của các chân dẫn động là phụ thuộc tuyến tính. Theo lý

thuyết Vít, cấu hình đang được khảo sát được xem là một cấu hình suy biến. Đồng thời,

điểm khảo sát cũng được xem là điểm kỳ dị của tay máy song song. hình 2.16 cho thấy,

-4-2

02

4

-4-2

02

40

1

2

3

4

xy

z

Page 51: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

37

cấu hình tay máy sẽ rơi vào tình trạng bất định và mất kiểm soát. Nói cách khác, trong

trường hợp này tay máy song song sẽ mất khả năng điều khiển và không thể khôi phục lại

các cấu hình trước đó. Vì vậy, đối với bài toán điều khiển tay máy song song, cần phải xác

định trước tất cả các cấu hình suy biến trong không gian làm việc, sau đó cần điều chỉnh

thuật toán điều khiển tránh hoặc vượt qua những cấu hình suy biến này trong quá trình

chuyển động của tâm khâu.

2.2.4.2 Cấu hình biến thể

Tiến hành khảo sát vùng làm việc của tay máy song song với tập thông số đầu vào

cho trước tương tự như mục 2.2.4.1 với cấu hình biến thể như hình 2.17. Cấu hình biến thể

có vị trí các khớp nối trên mặt phẳng nền (Bi ) và tấm chuyển động (Pi) như sau:

0 0,7794 0,7794 0,7794 0,7794 0

-0,9 0,45 0,45 0,45 0,45 -0,9

0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5iP

2,0785 2,0785 0 0 2,0785 -2,0785

-1,2 -1,2 2,4 2,4 -1,2 -1,2

0 0 0 0 0 0iB

Hình 2.17. Cấu hình biến thể – xác định cấu hình suy biến.

Ta có kết quả khảo sát được thể hiện như bảng 2.8.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị với cấu hình biến thể

Số tâm khâu khảo sát 1.331 Số cấu hình khảo sát 287.496

Số điểm làm việc đạt được 479 Số cấu hình đạt được 170.674

Số điểm kỳ dị 0 Số cấu hình suy biến 0

-3-2 -1

0 12 3

-20

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

xy

z

Page 52: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

38

Theo kết quả khảo sát, số điểm làm việc của tâm khâu và số cấu hình đạt được ít

hơn so với kết quả khảo sát ở cấu hình chuẩn kiểu Stewart–Gough Platform (mục 2.2.4.1).

Trong vùng làm việc của tay máy không xuất hiện các cấu hình suy biến cũng như điểm

kỳ dị. Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại cho thấy tồn tại những cấu hình có giá trị det(T) rất

nhỏ. Những điểm làm việc chứa các cấu hình này có thể được xem là lân cận của những

điểm kỳ dị. Nếu xem xét với các giá trị det(T) > 0, ta sẽ xác định được vùng lân cận của

các điểm kỳ dị của tay máy song song. Việc điều khiển tránh các vùng lân cận điểm kỳ dị

sẽ nâng cao độ an toàn cho tay máy song song trong quá trình chuyển động.

Tiến hành khảo sát theo những giá trị chuẩn số khác nhau của det(T) ta thu được kết

quả theo bảng 2.9, hình 2.18 ÷ hình 2.21.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát điểm kỳ dị và vùng lân cận theo chuẩn số det(T)

det(T) ≤ 0 10-4 10-3 10-2 10-1

Số điểm kỳ dị 0 1 23 60 113

Số cấu hình suy biến 0 4 42 414 4.354

Hình 2.18. Lân cận điểm kỳ dị vớidet(T)<10-4

Hình 2.19. Lân cận điểm kỳ dị vớidet(T)<10-3

Hình 2.20. Lân cận điểm kỳ dị vớidet(T)<10-2

Hình 2.21. Lân cận điểm kỳ dị vớidet(T)<10-1

-2-1

01

2 -2-1

01

2

0

1

2

3

4

z

xy

-2-1

01

2 -2-1

01

2

0

1

2

3

4

z

xy

-2-1

01

2 -2-1

01

2

0

1

2

3

4

z

xy

-2-1

01

2 -2-1

01

2

0

1

2

3

4

z

xy

Page 53: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

39

Các kết quả thu được cho thấy tồn tại các điểm kỳ dị trong vùng làm việc của tay

máy song song. Các điểm kỳ dị này có các vùng lân cận cần tránh khi điều khiển tay máy

song song. Các giá trị của chuẩn số det(T) sẽ ảnh hưởng đến vùng làm việc của tay máy

song song: khi giá trị chuẩn số của det(T) càng tăng, vùng làm việc của tay máy càng giảm

và ngược lại. Việc xác định các giới hạn của chuẩn số det(T) giúp cho việc điều khiển tay

máy song song đảm bảo một mức độ an toàn cần thiết trong quá trình điều khiển.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-3] của tác giả.

2.2.5 Độ cứng vững của tay máy

Như đã trình bày ở mục 1.2.2.6, độ cứng vững là đặc tính quan trọng trong các thông

số kỹ thuật của các cơ cấu song song. Sử dụng bộ công cụ, tiến hành xác định độ cứng

vững của tay máy song song theo các cấu hình khác nhau.

Tính theo công thức 1.22 và bảng 2.1, ta có:

Cấu hình tay máy dạng đối xứng kiểu Stewart–Gough Platform như hình 2.3 có

độ cứng vững stiffness = 1,92.10-18 .

Cấu hình tay máy dạng biến thể như hình 2.17 có độ cứng vững stiffness =

0,012724.

Có thể nhận thấy rằng, cấu hình tay máy dạng biến thể (hình 2.17) có độ cứng vững

cao hơn so với cấu hình tay máy đối xứng kiểu Stewart–Gough Platform (hình 2.3). Trong

quá trình thiết kế, độ cứng vững của các cấu hình quyết định đến khả năng đứng vững và

khả năng chịu tải trong quá trình hoạt động của tay máy song song, đặc biệt là đối với các

ứng dụng trong gia công cơ khí và máy công cụ. Ngoài ra, độ cứng vững sẽ giúp xác định

tính khả thi của cấu hình thiết kế trong việc bố trí và lắp đặt mô hình cơ khí cho tay máy

song song.

Tiêu chí về độ cứng vững sẽ được xem xét trong quá trình tối ưu hóa thiết kế cho

tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform trong chương 3.

Các kết quả trên được đánh giá là phù hợp với công trình [9], [10], [33], [52],

[CTĐT-1].

2.3 Kết luận chương 2Trong chương này tác giả đã trình bày giải pháp xây dựng bộ công cụ để mô hình

hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Bộ công cụ được xây dựng có khả

Page 54: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

40

năng khảo sát vùng làm việc cũng như đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng hoạt

động của tay máy song song. Điểm đặc biệt là bộ công cụ cho phép ứng dụng để thực hiện

các giải thuật tối ưu hoá thiết kế và hiển thị tường minh các cấu hình tối ưu hóa từ các dữ

liệu số.

Bộ công cụ đã được ứng dụng để mô hình hóa vùng làm việc của tay máy song song

gồm: khảo sát điểm làm việc, cấu hình làm việc với góc hướng tâm khâu thay đổi; các ảnh

hưởng tác động đến vùng làm việc: giới hạn chiều dài chân dẫn động, giới hạn khớp nối,

bán kính đường tròn trên mặt phẳng nền; xác định cấu hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng

lân cận; độ cứng vững của tay máy với các cấu hình thiết kế. Bộ công cụ cũng được ứng

dụng để thể hiện trực quan cấu hình tay máy song song theo các điểm làm việc và cấu hình

tùy chọn.

Các kết quả ứng dụng bộ công cụ trong chương này cũng cho thấy không gian làm

việc của tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố khác nhau. Khi xem xét càng nhiều các yếu tố ràng buộc, khả năng làm việc của tay máy

càng bị giới hạn. Để nâng cao khả năng làm việc của tay máy song song, cần thiết phải xây

dựng một giải pháp nhằm tìm kiếm cấu hình thiết kế tối ưu của tay máy sao cho các tiêu

chí khác nhau của tay máy như: số điểm làm việc, số cấu hình, độ cứng vững,… đạt được

là lớn nhất. Đây chính là bài toán tối ưu hóa thiết kế cần phải giải quyết.

Các kết quả ứng dụng bộ công cụ thực hiện việc khảo sát các tham số của tay máy

song song như trên cho thấy bộ công cụ được thiết kế là hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu

nghiên cứu. Bộ công cụ này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu về tối ưu hóa thiết kế ở

chương 3 và 4.

Page 55: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

41

3 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỐI ƯU HÓA

THIẾT KẾ TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH

PLATFORM

Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform là bài toán tìm

kiếm, xác định cấu hình tối ưu của tay máy theo các tiêu chí và mục tiêu khác nhau. Tại

các cấu hình tối ưu này, tay máy sẽ có khả năng hoạt động tốt nhất theo các điều kiện và

tiêu chí đã đặt ra trong quá trình tối ưu hóa.

Trên cơ sở sử dụng bộ công cụ (chương 2), chương này đề xuất các giải pháp và

trình bày các kết quả thực hiện tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí cho tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform với các giải pháp tối ưu hóa khác nhau bao gồm: giải thuật

di truyền, thuật toán PSI, phương pháp kết hợp giữa giải thuật di truyền và thuật toán PSI

(thuật toán GA-PSI). Các kết quả khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá theo các tiêu chí:

số điểm làm việc, số cấu hình đạt được, độ cứng vững của tay máy song song. Việc chọn

lựa thứ tự ưu tiên các tiêu chí sẽ ảnh hưởng đến quá trình và kết quả tối ưu hóa. Các giải

pháp tối ưu hóa thiết kế có kết quả tối ưu tương đồng và được áp dụng phù hợp theo từng

bài toán cụ thể. Các kết quả thu được cho phép kết luận khả năng làm việc của tay máy

song song sau khi tiến hành tối ưu hóa thiết kế.

3.1 Các thuật toán tối ưu và phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song

3.1.1 Các thuật toán tối ưuCác thuật toán tối ưu có thể chia thành 3 nhóm: các thuật toán tìm kiếm kiểu liệt kê,

các thuật toán tìm kiếm toán học, và các thuật toán tìm kiếm ngẫu nhiên [27], [77], [79],

[87].

Nguyên tắc của các thuật toán tìm kiếm kiểu liệt kê khá đơn giản. Trong một không

gian tìm kiếm hữu hạn, hoặc rời rạc, thuật toán sẽ ước lượng giá trị của hàm mục tiêu tại

tất cả các điểm tồn tại trong vùng khảo sát. Các thuật toán tìm kiếm kiểu liệt kê phù hợp

cho các quá trình thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, khi khảo sát với không gian tham số lớn,

các thuật toán này lại có mặt hạn chế và không hiệu quả do cần nhiều thời gian xử lý.

Các thuật toán tìm kiếm toán học dựa trên các khai triển toán học các hàm mục tiêu

và các gradient của nó. Các thuật toán này đòi hỏi các khai triển của các hàm mục tiêu phải

là hàm tường minh, đôi khi phải là hàm liên tục và khả vi. Ngoài ra, các thuật toán tìm

kiếm này chỉ có khả năng tìm kiếm tối ưu cục bộ. Tối ưu toàn cục chỉ có thể xác định khi

điểm tìm kiếm ban đầu của thuật toán nằm trong vùng lân cận của điểm tối ưu toàn cục.

Page 56: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

42

Các thuật toán tìm kiếm ngẫu nhiên dựa trên sự tiến triển của quá trình xử lý. Các

thuật toán này thường được phát minh dựa theo sự sao chép của các hiện tượng, quy luật

tự nhiên. Có thể liệt kê một số thuật toán cơ bản: giải thuật mô phỏng luyện kim (simulated

annealing), giải thuật leo đồi (hill climbing), giải thuật tìm kiếm tabu (tabu search), thuật

toán đàn kiến (ant colony algorithm) [39], [53], [58], giải thuật di truyền (genetic

algorithm) [30], [81], [82], [83], [108], [118]…

Bài toán tối ưu hóa tay máy song song có không gian tìm kiếm rất lớn và các hàm

mục tiêu không thể xác định bằng các biểu thức toán học tường minh. Vì vậy, các thuật

toán tìm kiếm kiểu liệt kê và các thuật toán tìm kiếm toán học là không phù hợp để tối ưu

hoá tay máy song song.

Giải thuật di truyền là giải thuật tiến hóa dựa theo cơ chế của chọn lọc tự nhiên và

các hiểu biết về di truyền học [108]. Phương pháp chủ yếu của giải thuật di truyền là tìm

kiếm lời giải tối ưu từ quá trình tiến hóa của quần thể. Ở mỗi thế hệ tiến hóa, các cá thể

mang lời giải kém sẽ bị loại bỏ và thay vào đó là các cá thể mới có lời giải tốt hơn. Sau

mỗi thế hệ, quần thể khảo sát sẽ có được tập hợp các lời giải tốt hơn. Quá trình này sẽ lặp

lại cho đến khi đạt được lời giải tốt nhất (hình 3.1).

Giải thuật di truyền, cũng như các giải thuật tiến hóa nói chung dựa trên quan điểm

cho rằng quá trình tiến hóa của tự nhiên là quá trình hoàn hảo nhất, hợp lý nhất và tự nó đã

mang tính tối ưu. Quá trình tiến hóa thể hiện tính tối ưu ở chỗ, thế hệ sau bao giờ cũng tốt

hơn (phát triển hơn, hoàn thiện hơn) thế hệ trước. Tiến hóa tự nhiên được duy trì nhờ hai

quá trình cơ bản: sinh sản và chọn lọc tự nhiên. Các thế hệ mới luôn được sản sinh ra để bổ

sung, thay thế thế hệ cũ. Cá thể nào phát triển hơn, thích ứng hơn với môi trường sẽ có

nhiều khả năng tồn tại và phát triển, cá thể nào không thích ứng được với môi trường sẽ bị

đào thải. Các cá thể mới sinh ra trong quá trình tiến hóa nhờ sự lai ghép ở thế hệ cha-mẹ.

Một cá thể mới có thể mang những tính trạng của cha-mẹ (di truyền), cũng có thể mang

những tính trạng hoàn toàn mới (đột biến). Di truyền và đột biến là hai cơ chế có vai trò

quan trọng như nhau trong tiến trình tiến hóa, dù rằng hiện tượng đột biến diễn ra với xác

suất nhỏ hơn nhiều so với di truyền. Giải thuật di truyền nói riêng và các giải thuật tiến hóa

nói chung tuy có điểm khác biệt nhưng đều mô phỏng ba quá trình cơ bản của tiến hóa tự

nhiên: chọn lọc tự nhiên, lai ghép (sinh sản) và đột biến.

Page 57: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

43

Hình 3.1. Sơ đồ giải thuật di truyền

Về mặt hình thức, GA được định nghĩa là một tập: , , , , , ,GA I s t với:

tI B : Không gian tìm kiếm lời giải của bài toán.

: I R : Ký hiệu của hàm thích nghi (Fitness function).

Ω: Ký hiệu cho tập các phép toán di truyền.

Bắt đầu

Khởi động

Đánh giá

Mã hóa

Chọn lọc

Hội tụ ?Sai

Đột biến

Đúng

Sinh sản

Kết thúc

Giải mã

Page 58: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

44

:s I I ký hiệu cho thao tác chọn; giữ lại µ cá thể.

: ,t I True False là tiêu chuẩn dừng.

, lần lượt là số cá thể trong thế hệ cha mẹ và thế hệ con cháu.

Với những khái niệm và định nghĩa trên chúng ta có thể hình thức hóa giải thuật di

truyền tổng quát dùng để giải quyết một bài toán bao gồm năm thành phần chính sau:

Cấu trúc dữ liệu I biểu diễn cho không gian tìm kiếm của bài toán.

Phương pháp khởi tạo quần thể ban đầu P(0).

Hàm thích nghi xác định độ thích nghi của các cá thể trong quần thể.

Các phương thức tiến hóa của giải thuật di truyền như lai ghép và đột biến.

Các tham số cần thiết cho giải thuật như kích thước quần thể, xác suất lai, xác suất

đột biến, số thế hệ tiến hóa,....

Giải thuật di truyền tổng quát được viết như sau:

Begin

t:=0;

Khởi tạo 1 2(0) (0), (0), , (0)P a a a I

Tính độ thích nghi cho các cá thể thuộc P(0)

1 2(0) ( (0)), ( (0)), , ( (0)) ;P a a a

While (chưa thỏa điều kiện dừng) do

t:=t + 1;

Tái sinh P’(t) từ P(t);

Lai Q(t) từ P(t – 1);

Đột biến R(t) từ P(t – 1);

( ) : ( 1) ( ) ( );P t P t Q t R t

Đánh giá

1 2( ) ( ( )), ( ( )), , ( ( )),..., ( ( )) ;P t a t a t a t a t

Return;

End

Page 59: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

45

Thuật toán điều tra không gian tham số (PSI) cho phép hình thành và đưa ra giải

pháp cho bài toán xác định tập hợp các giải pháp khả thi. Mới đầu, việc sử dụng thuật toán

PSI phải dựa trên các cuộc đối thoại giữa máy tính và nhà thiết kế. Sau đó, thuật toán

PSI được sử dụng như một cơ sở cho sự phát triển các phương pháp tìm ra giải pháp

có tính khả thi và tập hợp tối ưu Pareto, xác định tiêu chuẩn, phân chia và tổng hợp

các hệ thống quy mô lớn, ước lượng độ nhạy của các tiêu chuẩn đối với việc thay đổi

các biên.

Sơ đồ thuật toán PSI được tiến hành theo 3 bước (hình 3.2):

Bước 1: Xây dựng các bảng tra

Bước 2: Lựa chọn các ràng buộc của các tiêu chí

Bước 3: Kiểm tra và xác định các giải pháp phù hợp

Một số đặc điểm liên quan đến phương pháp tối ưu hóa thiết kế dùng PSI:

Các bài toán về cơ bản có nhiều tiêu chí.

Xem xét đồng thời tất cả các tiêu chí cơ bản theo các thứ tự ưu tiên.

Xác định tập hợp các giải pháp khả thi là một bước quan trọng trong việc hình thành

và giải quyết các bài toán.

Việc hình thành và giải quyết bài toán là một quá trình thống nhất và được giải quyết

theo phương thức tương hỗ.

Các tham số của một mô hình có tính liên tục, có rất nhiều các ràng buộc khác nhau

giữa các tham số và biến thiết kế.

Các nhà thiết kế thường gặp những khó khăn lớn trong việc phân tích các giải pháp

khả thi và các tập hợp tối ưu cũng như trong việc lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Thuật toán và chương trình sẽ xác định các nghiệm cho phép và các nghiệm tối ưu

hóa trên tập hợp Pareto khi lựa chọn các tham số cơ cấu song song với nhiều tiêu chí khác

nhau. Tập hợp tối ưu Pareto sẽ được tìm thấy trên biên thay đổi của những khoảng các

tham số.

Page 60: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

46

Hình 3.2. Sơ đồ thuật toán PSI

Luận án này sẽ lần lượt sử dụng các giải thuật di truyền, thuật toán PSI và thuật toán

kết hợp GA-PSI để tiến hành tối ưu hóa thiết kế tay máy song song. Tham số của các tiêu

chí tối ưu trong luận án được xem xét gồm: số điểm làm việc, số cấu hình làm việc khi góc

hướng thay đổi và độ cứng vững của tay máy.

3.1.2 Phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song

Có nhiều phương pháp để tối ưu hóa thiết kế một tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform bằng cách thay đổi các tham số của tay máy như: góc αb, αp, bán kính rb,

rp, giới hạn chuyển động theo chiều dài của các chân dẫn động (limin, limax) hoặc giới hạn

Lựa chọn một điểmthử

Tạo chuỗi phân bốđồng dạng

Mô hình toán

Tính toán các tiêu chíhiệu quả hoạt động

Xây dựngcác bảng tra

Lựa chọn ràng buộccủa các tiêu chí

Xác định ràng buộccác tiêu chí

Lời khuyên của ngườithiết kế / Hệ chuyên gia

tối ưu hóa thiết kế.

Tạo và phân tích tậphợp các giải pháp khảthi và tập hợp tối ưu

Pareto

Xác định giải pháphợp lý

Bước 1

Bước 2

Bước 3 Lời khuyên của ngườithiết kế / Hệ chuyên gia

tối ưu hóa thiết kế(được tích hợp trong

chương trình máy tính).

Page 61: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

47

chuyển động góc của khớp nối (angle_baseimin, angle_baseimax, angle_topimin,

angle_topimax) của tay máy. Tuy nhiên, khi chọn lựa các phương pháp tối ưu hóa thiết kế

khác nhau, cần xem xét khả năng áp dụng khả dĩ các kết quả nghiên cứu trong việc chế tạo

hệ thống cơ khí và điều khiển của tay máy.

Có thể nhận thấy rằng việc thay đổi các tham số như giới hạn chuyển động của chiều

dài chân dẫn động, giới hạn chuyển động góc của khớp nối, bán kính rb, rp của tay máy gặp

nhiều khó khăn và hạn chế do phụ thuộc nhiều vào cấu tạo cơ khí. Trong khi đó các góc

αb, αp lại có thể thay đổi dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cơ cấu của tay máy nếu các

khớp Bi, Pi được bố trí theo các đường tròn trên mặt phẳng nền hoặc tấm chuyển động.

Luận án này sử dụng phương pháp tối ưu hóa thiết kế cho tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform bằng cách thay đổi các vị trí khớp Bi = (B1, B2, …, B6) trên một

đường tròn có bán kính cố định rb với thứ tự giữa các khớp không thay đổi. Nói cách khác,

các thuật toán tối ưu sẽ tìm kiếm các góc αi = (α1, α2, …, α6) > 0 sao cho tay máy đạt được

các tiêu chí (số điểm làm việc, số cấu hình làm việc, độ cứng vững) là lớn nhất (hình 3.3).

Phương pháp này có tính khả thi cao trong việc thi công mô hình vật lý và khảo sát các cấu

hình tối ưu hóa thiết kế về sau.

Hình 3.3. Phương pháp tối ưu hóa tay máy song song (thay đổi góc αi>0)

Luận án sẽ lần lượt áp dụng các giải pháp tối ưu hóa khác nhau cho các bài toán tối

ưu thiết kế tay máy song song theo đa tiêu chí. Các kết quả tối ưu sẽ được khảo sát và đánh

giá với cùng một tập tham số khởi tạo bao gồm các thông số của tay máy và vùng không

gian khảo sát giả thiết cho trước thể hiện ở bảng 3.1. Ở từng bài toán cụ thể, các thông số

liên quan khác sẽ được bổ sung vào quá trình tối ưu hóa.

Page 62: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

48

Các tham số xác lập cho bài toán tối ưu hóa thiết kế:

Bảng 3.1. Tập tham số khởi tạo - Quá trình tối ưu hóa thiết kế

Thông số tay máy Ký hiệu Giá trị

Bán kính đường tròn tạo bởi khớp nối Bi rb 2 m

Bán kính đường tròn tạo bởi khớp nối Pi rp 1 m

Giới hạn chiều dài chân dẫn độnglimin 1 m

limax 3 m

Giới hạn góc khớp nối trên mặt phẳng nềnangle_baseimin 0,2618 rad

angle_baseimax 2,8798 rad

Giới hạn góc khớp nối trên tấm chuyển độngangle_topimin 0,1745 rad

angle_topimax 2,9670 rad

Không gian khảo sát

Giới hạn khảo sát theo trục xxmin -1,5 m

xmax -0,7 m

Giới hạn khảo sát theo trục yymin 1,2 m

ymax 1,8 m

Giới hạn khảo sát theo trục zzmin 0,9 m

zmax 2,5 m

Giới hạn khảo sát theo góc hướng φ, θ, ψφmin, θmin, ψmin -0,1745 rad

φmax, θmax, ψmax 0,1745 rad

Số bước khảo sát theo vị trí xdstep, ydstep, zdstep 5 bước

Số bước khảo sát theo góc hướng φdstep, θdstep, ψdstep 5 bước

Chọn cấu hình ban đầu trước khi tối ưu có vị trí các khớp Bi và Pi được bố trí đều

với αb = αp = π/3 rad (hình 3.4, bảng 3.3). Từ cấu hình ban đầu này, các giải pháp tối ưu

hóa sẽ lần lượt được áp dụng để tối ưu hóa thiết kế tay máy lần lượt theo các trường hợp:

Tối ưu hóa theo 1 tiêu chí: Số điểm làm việc của tâm khâu với góc hướng là

hằng số φ = θ = ψ = 0 rad (mục 3.2).

Page 63: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

49

Tối ưu hóa theo đa tiêu chí:

o Bài toán 2 tiêu chí: Số điểm làm việc của tâm khâu; số cấu hình làm việc

của tay máy với góc hướng thay đổi trong giới hạn khảo sát (mục 3.3).

o Bài toán 3 tiêu chí: Số điểm làm việc của tâm khâu; số cấu hình làm việc

của tay máy với góc hướng thay đổi; độ cứng vững của tay máy. Trong

bài toán này, thứ tự ưu tiên của các tiêu chí sẽ được xem xét và đánh giá

trong hai trường hợp khác nhau (mục 3.3.3).

Các kết quả tối ưu hóa thiết kế trong luận án (chương 3, chương 4) được thực hiện

trên cơ sở sử dụng bộ công cụ (chương 2) để khảo sát các cấu hình thiết kế của tay máy tại

các chu kỳ/thế hệ tối ưu.

Số cấu hình khảo sát tại một chu kỳ/thế hệ tối ưu sẽ quyết định đến thời gian tối ưu

hóa. Nếu số bước khảo sát (step) quá nhỏ, kết quả khảo sát sẽ không bao quát được hết

vùng không gian khảo sát cũng như các cấu hình của tay máy. Trong trường hợp chọn số

bước khảo sát lớn, số cấu hình khảo sát sẽ rất lớn, quá trình tối ưu hóa không mang tính

khả thi về mặt thời gian (bảng 3.2). Bên cạnh đó các cấu hình khảo sát được chọn lựa quá

gần nhau sẽ có các kết quả tương tự, không hỗ trợ nhiều trong việc đánh giá khả năng làm

việc của tay máy. Vì vậy, số bước khảo sát theo vị trí và góc hướng cần được cân nhắc và

chọn lựa trước khi tiến hành quá trình tối ưu hóa thiết kế tay máy song song.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của số bước khảo sát tại từng chu kỳ/thế hệ tối ưu

Số bước khảo sát (step) theo vị trí và góc hướng 3 5 7 10

Số điểm khảo sát = (step)3 9 125 343 1.000

Số cấu hình khảo sát = (step)6 81 15.625 117,649 1.000.000

Thông qua quá trình thử nghiệm và điều chỉnh các thuật toán tối ưu hóa thiết kế

trong luận án, số bước khảo sát theo vị trí (xdstep, ydstep, zdstep) và góc hướng (φdstep, θdstep,

ψdstep) sẽ được lựa chọn phù hợp theo thể tích vùng không gian khảo sát và giới hạn góc

hướng của tấm chuyển động. Việc lựa chọn này được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo

tính toàn vẹn của vùng không gian khảo sát và thời gian khảo sát khả thi. Các kết quả tối

ưu hóa trong luận án cho thấy các giá trị này là phù hợp cho việc xác định vùng không gian

làm việc với thời gian tối ưu hóa không quá lớn trong khi vẫn đảm bảo được tính khác biệt

và đa dạng của các giải pháp tối ưu hóa thiết kế. Các kết quả tối ưu hóa thiết kế được xem

Page 64: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

50

xét loại bỏ các cấu hình suy biến, điểm dị biệt và vùng lân cận của chúng. Vì vậy, số bước

khảo sát (chia lưới) sẽ không ảnh hưởng đến việc xác định cấu hình tối ưu hóa.

Các cấu hình thiết kế của tay máy trong chương 3 sẽ được thể hiện với vị trí tâm

khâu: xd = -0,7; yd = 1,56; zd = 1,22 m.

Cấu hình ban đầu trước khi tối ưu hoá thiết kế:

Hình 3.4. Cấu hình ban đầu của tay máy trước khi tối ưu hóa thiết kế

Bảng 3.3. Vị trí của các khớp tại mặt phẳng nền trước khi tối ưu hóa thiết kế

Vị trí Bi (m) 1 2 3 4 5 6

xiB 1,73205 1,73205 0 -1,73205 -1,73205 0

yiB -1 1 2 1 -1 -2

Với giải thuật di truyền, các tiêu chí tối ưu sẽ xác định hàm thích nghi của các cá

thể. Ở thế hệ đầu tiên, cấu hình thiết kế của tay máy sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên. Các cấu

hình thiết kế có hàm thích nghi tốt nhất sẽ được chọn lọc và lưu lại cho quá trình tiến hóa

ở thế hệ tiếp theo. Trong thuật toán điều tra không gian tham số PSI, sau mỗi chu kỳ tối

ưu, cấu hình thiết kế có số điểm làm việc nhiều nhất sẽ được lựa chọn theo lời khuyên của

nhà thiết kế hoặc từ hệ chuyên gia tối ưu hóa được tích hợp trong chương trình máy tính

(hình 3.2). Cấu hình thiết kế được lựa chọn này sẽ là cơ sở cho chu kỳ tối ưu kế tiếp. Thuật

toán GA-PSI sử dụng giải thuật di truyền để tìm kiếm cấu hình ban đầu phù hợp cho thuật

toán PSI để giảm thiểu thời gian tối ưu hóa. Thuật toán này có khả năng giúp nhà thiết kế

xác định được các cấu hình ban đầu phù hợp với sự thay đổi về không gian khảo sát và

thông số tay máy.

-3-2

-10

12

3

-3-2

-10

12

30

0.5

1

1.5

xy

z

Page 65: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

51

Đối với các giải pháp nêu trên, tại mỗi chu kỳ hoặc thế hệ tối ưu, bộ công cụ mô

hình hóa (hình 2.2) sẽ thực hiện việc khảo sát và đánh giá vùng làm việc của các cấu hình

thiết kế. Kết thúc quá trình tối ưu hóa, thiết kế tối ưu của các giải pháp sẽ được đánh giá

và so sánh với cấu hình thiết kế ban đầu (hình 3.4).

3.2 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo một tiêu chí

Tiến hành khảo sát cấu hình ban đầu của tay máy (hình 3.4) theo bảng 3.1, số điểm

làm việc của tâm khâu với góc hướng là hằng số φ = θ = ψ = 0 (rad) được thể hiện theo

hình 3.5, hình 3.6 và bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát vùng làm việc theo 1 tiêu chí

Số điểm khảo sát trong giới hạn không gian 216

Số điểm làm việc đạt được 47

Tỷ lệ đạt được (%) 21,7%

Hình 3.5. Tập hợp điểm làm việc trước khitối ưu theo 1 tiêu chí

Hình 3.6. Vùng làm việc của tay máytrước khi tối ưu theo 1 tiêu chí

Trong phần này, tác giả tiến hành tối ưu hóa thiết kế lần lượt theo các giải pháp sau:

Giải thuật di truyền (GA).

Thuật toán điều tra không gian tham số (PSI).

Áp dụng giải thuật di truyền (hình 3.1) với các thông số như bảng 3.5 và hàm

thích nghi:

Fitness = Số điểm làm việc đạt được (3.1)

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

Page 66: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

52

Bảng 3.5. Thông số của giải thuật di truyền - Tối ưu hóa theo 1 tiêu chí

Số cá thể trong quần thể 50 Xác xuất đột biến 0,01

Số nhiễm sắc thể trong cá thể 6 Xác xuất lai ghép 0,89

Số gen trong nhiễm sắc thể 4 Số thế hệ tối đa 2.000

Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo một tiêu chí dùng giải thuật di truyền được trình

bày theo bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo 1 tiêu chí – Giải thuật di truyền

Dựa vào bảng kết quả sau khi tối ưu, ta có thể nhận thấy rằng, số điểm làm việc đạt

được tăng từ 47 lên 125 vị trí chỉ sau bốn thế hệ đầu của giải thuật di truyền (tăng 165,9%).

Tại thế hệ cuối, ta có số điểm làm việc đạt được sau khi tối ưu là 179 điểm. Như vậy, khi

kết thúc quá trình tối ưu, số điểm làm việc đạt được đã tăng lên 280,8% so với cấu hình

khảo sát ban đầu (từ 47 điểm lên 179 điểm).

Quá trình tối ưu hóa chi tiết theo một tiêu chí của giải thuật di truyền được thể hiện

trong hình 3.7, hình 3.8, hình 3.9 với tọa độ vị trí khớp Bi của tay máy thể hiện ở bảng 3.9.

Áp dụng thuật toán PSI (hình 3.2), ta có kết quả tối ưu hóa thiết kế theo một tiêu

chí được trình bày theo bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo một tiêu chí - Phương pháp PSI

Thông số Ban đầuChu kỳ tối ưu

1 2 7 100

Số điểm làm việc đạt được 47 68 93 180 180

Tỷ lệ tối ưu (%) 0 44,6 97,8 282,9 282,9

Thời gian tối ưu (s) 0,56 16 33 116 1.662

Thông sốBan đầu Thế hệ tối ưu

1 5 47 247

Số điểm làm việc đạt được 47 57 125 179 179

Tỷ lệ tối ưu (%) 0 21,2 165,9 280,8 280,8

Thời gian tối ưu (s) 0,8 4,1 39,3 206,5

Page 67: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

53

Dựa vào bảng 3.7, chúng ta có thể nhận thấy số tâm khâu đạt được tăng từ 47 lên

68 điểm làm việc chỉ sau chu kỳ tối ưu đầu tiên (tăng 44,6%). Từ chu kỳ tối ưu thứ bảy

đến chu kỳ cuối (chu kỳ 100), số tâm khâu ra đạt được sau khi tối ưu là 180 vị trí (tăng

282,9%) so với cấu hình ban đầu (hình 3.4).

Từ chu kỳ tối ưu thứ bảy đến chu kỳ tối ưu cuối, giá trị tối ưu theo tiêu chí thứ nhất

là như nhau. Điều này cho thấy khả năng tồn tại các cấu hình thiết kế khác nhau có cùng

số tâm khâu ra đạt giá trị lớn nhất trong vùng khảo sát. Trong trường hợp này, bài toán tối

ưu sẽ có nhiều lời giải khác nhau dựa trên các thông số ràng buộc của tay máy song song.

So sánh kết quả tối ưu của hai giải pháp:

Để có thể đánh giá hiệu quả của các giải pháp tối ưu hóa thiết kế theo một tiêu chí,

các kết quả tổng hợp, quá trình tối ưu hóa chi tiết của giải thuật di truyền và phương pháp

PSI sẽ được trình bày và so sánh theo bảng 3.8, hình 3.7, hình 3.8, hình 3.9. Tọa độ vị trí

khớp nối Bi của tay máy sau khi tối ưu được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.8. Kết quả tối ưu hóa theo một tiêu chí

Thông số Trước khitối ưu hóa

Kết quả tối ưu

Thuật toán GA Thuật toán PSI

Số điểm làm việc đạt được 47 179 180

Tỷ lệ tối ưu (%) 0 280,9 282,9

Thế hệ/chu kỳ đạt tối ưu 47 7

Thời gian tối ưu (s) 206 1.662

Page 68: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

54

Hình 3.7. Quá trình tối ưu hóa theo 1 tiêu chí

a) Giải thuật di truyềnb) Thuật toán PSI

Hình 3.8. Tập hợp điểm làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí.

a) Giải thuật di truyền b) Thuật toán PSI

Hình 3.9. Vùng làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

a) Giải thuật di truyền b) Thuật toán PSI

0 50 100 150 200 2500

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1000

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

Page 69: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

55

a) Giải thuật di truyền b) Thuật toán PSI

Hình 3.10. Cấu hình của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 1 tiêu chí

Vị trí của các khớp tại mặt phẳng nền Bi = (B1, B2, …, B6) sau khi tối ưu được thể

hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Vị trí khớp nối tại phẳng nền sau khi tối ưu theo 1 tiêu chí

Thuậttoán

Vị trí Bi (m) 1 2 3 4 5 6

Di truyềnxi

B 1,6483 0,7135 -0,4771 -1,5565 -1,8818 -1,8818

yiB 1,1328 1,8684 1,9423 1,2559 -0,6775 -0,6775

PSIxi

B 1,5321 0,3473 -1,0000 -1,7321 -1,7321 -1,9696

yiB 1,2856 1,9696 1,7321 1,0000 -1,0000 -0,3473

Cấu hình thiết kế tối ưu theo hai giải pháp được miêu tả trong hình 3.10 với các

khớp nối Bi có vị trí dịch chuyển lại gần với vùng không gian khảo sát hơn so với cấu hình

thiết kế ban đầu (hình 3.4 và hình 3.10). Các khớp nối này có thứ tự bố trí trên mặt phẳng

nền và theo đường tròn phù hợp với phương pháp tối hóa thiết kế đã trình bày ở mục 3.1.2.

Có thể kết luận rằng, với số điểm làm việc đạt được của tâm khâu (góc hướng là

hằng số), vùng làm việc của tay máy song song đã được mở rộng hơn sau khi tiến hành tối

ưu hóa thiết kế (hình 3.6 và hình 3.9) với cả hai giải pháp. Kết quả tối ưu về số điểm làm

việc thuật toán PSI tốt hơn giải thuật di truyền (180 điểm so với 179 điểm làm việc). Tuy

nhiên, thời gian tối ưu hóa của thuật toán PSI lớn hơn so với giải thuật GA (1.662 giây so

với 206 giây).

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình [CTTG-1] và [CTTG-2] của tác giả.

-3-2

-10

12

3

-2

0

2

0

0.5

1

1.5

xy

z

-3-2

-10

12

3

-2

0

2

0

0.5

1

1.5

xy

z

Page 70: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

56

3.3 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo hai tiêu chí

Phần này trình bày kết quả áp dụng giải thuật di truyền và thuật toán PSI để tối ưu

hóa thiết kế tay máy song song theo hai tiêu chí: số điểm làm việc và số cấu hình đạt

được. Tiếp đó là phương pháp kết hợp giải thuật di truyền và PSI để giảm thiểu thời gian

tối ưu hóa và nâng cao tính linh hoạt trong việc chọn lựa cấu hình ban đầu trước khi tối ưu.

Trước tiên, giải thuật di truyền và thuật toán PSI được áp dụng cho việc tìm kiếm

không gian làm việc của tay máy song song với hai tiêu chí như sau: số tâm khâu và cấu

hình làm việc khi góc hướng thay đổi. Tại mỗi một vị trí tâm khâu được khảo sát, các góc

hướng (φ, θ, ψ) lần lượt thay đổi tạo thành các cấu hình khác nhau. Trong luận án này, một

điểm làm việc được xác định khi tay máy có khả năng hoạt động ở tất cả các cấu hình khác

nhau khi góc hướng thay đổi tại điểm khảo sát đó. Khi tiến hành khảo sát với góc hướng

thay đổi, cần lưu ý rằng, ngoài kết quả về số điểm làm việc đạt được (tiêu chí thứ nhất)

trong không gian chúng ta cần phải xem xét đến số cấu hình đạt được của tay máy song

song cho dù tại vị trí tâm khâu được khảo sát không thỏa mãn hết tất cả các cấu hình. Đây

là tiêu chí thứ hai quyết định đến khả năng hoạt động của tay máy song song.

Tiến hành khảo sát cấu hình ban đầu trước khi tối ưu (hình 3.4) với tập tham số ở

bảng 3.1. Kết quả khảo sát trước khi tiến hành tối ưu hóa cho thấy tay máy song song với

giới hạn góc khớp có số điểm làm việc đạt được 1 vị trí và 5.829 cấu hình (hình 3.11). Có

thể nhận thấy rằng, khi xem xét thêm ràng buộc về các cấu hình tại mỗi điểm làm việc và

giới hạn của các khớp nối, số điểm làm việc đạt được của tay máy đã giảm xuống rất nhiều.

Để mở rộng vùng làm việc của tay máy, quá trình tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí trong

luận án sẽ dựa trên nguyên tắc ưu tiên cải thiện tiêu chí thứ nhất (số điểm làm việc) trước

so với tiêu chí thứ hai (số cấu hình làm việc).

Hình 3.11. Phân bố điểm làm việc trước khi tối ưu theo 2 tiêu chí

-2

-1

0

0 0.51 1.5 2

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

yx

Page 71: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

57

3.3.1 Tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền và thuật toán PSI

Áp dụng giải thuật di truyền (hình 3.1) với các tham số như bảng 3.10 với hàm

thích nghi được định nghĩa như sau:

Fitness = Số điểm làm việc đạt được * 10i + Số cấu hình đạt được. (3.2)

Với i > log(Số cấu hình khảo sát); ( ; 0i Z i )

Bảng 3.10. Thông số giải thuật di truyền tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí

Số cá thể trong quần thể 50 Xác xuất đột biến 0,05

Số nhiễm sắc thể trong cá thể 6 Xác xuất lai ghép 0,89

Số gen trong nhiễm sắc thể 4 Số thế hệ tối đa 500

Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền thể hiện ở bảng

3.11. Quá trình tối ưu hóa theo hai tiêu chí của giải thuật di truyền được thể hiện từ hình

3.12 đến hình 3.14 với tọa độ vị trí khớp Bi của tay máy thể hiện ở hình 3.15 và bảng 3.14.

Bảng 3.11. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí - Giải thuật di truyền

Thông sốBanđầu

Thế hệ tối ưu

1 6 89 131 181

Số điểm làm việc đạt được 1 39 68 160 169 169

Tỷ lệ tối ưu (%) 3.900 6.800 16.000 16.900 16.900

Số cấu hình đạt được 5.829 37.389 41.967 44.407 44.407 44.407

Tỷ lệ tối ưu (%) 641,4 720 761,8 761,8 761,8

Thời gian tối ưu (s) 234 1.407 20.884 30.739 42.471

Kết quả tối ưu hóa theo hai tiêu chí cho thấy, ở thế hệ thứ 131 giải thuật di truyền

đã đạt tới kết quả tìm kiếm tốt nhất với số điểm làm việc đạt được là 169 điểm, số cấu hình

làm việc đạt được là 44.407 cấu hình. Thời gian tối ưu hóa của giải thuật di truyền là 42.471

s ≈ 11,8 giờ.

Áp dụng thuật toán PSI để tiến hành hóa thiết kế theo hai tiêu chí cho tay máy

song song. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng thuật toán PSI được trình bày

theo bảng 3.12.

Page 72: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

58

Bảng 3.12. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí - Thuật toán PSI

Thông số Banđầu

Chu kỳ tối ưu

1 12 25 40

Số tâm khâu đạt được 1 28 28 169 169

Tỷ lệ tối ưu (%) 2.800 2.800 16.900 16.900

Số cấu hình đạt được 5.829 10.877 10.877 44.601 44.601

Tỷ lệ tối ưu (%) 186,6 186,6 765,2 765,2

Thời gian tối ưu (s) 3.492 41.92 87.293 139.670

Thuật toán PSI cho kết quả tối ưu từ chu kỳ 25 với 169 điểm làm việc đạt được và

44.601 cấu hình. Trong chu kỳ tối ưu đầu tiên, số điểm làm việc và số cấu hình làm việc

đạt được tăng nhanh so với cấu hình ban đầu. Trong 11 chu kỳ tối ưu kế tiếp, các tiêu chí

không được cải thiện. Từ chu kỳ 12 trở đi, các tiêu chí khảo sát tăng nhanh và đạt tối ưu

tại chu kỳ 25. Quá trình tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí kết thúc tại chu kỳ 40. Thời

gian tối ưu hóa là 139.670 s ≈ 38,8 giờ.

So sánh các kết quả tối ưu hóa theo hai tiêu chí: Các kết quả được trình bày ở

bảng 3.13, từ hình 3.12 đến hình 3.14 với tọa độ vị trí khớp Bi của tay máy thể hiện ở hình

3.15 và bảng 3.14.

Bảng 3.13. Kết quả tối ưu theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền và thuật toán PSI

Kết quả cho thấy, sau khi tối ưu hóa tay máy có sự cải thiện rất lớn về số điểm làm

việc cũng như số cấu hình làm việc đạt được. Hai giải pháp tối ưu hóa có cùng tập hợp

Thông số Trước khitối ưu hóa

Kết quả tối ưu

Giải thuật di truyền Thuật toán PSI

Số điểm làm việc đạt được 1 169 169

Tỷ lệ tối ưu (%) 16.900 16.900

Số cấu hình đạt được 5.829 44.407 44.601

Tỷ lệ tối ưu (%) 761,8 765,2

Thế hệ /chu kỳ đạt tối ưu 131 25

Thời gian tối ưu (s) 42.471 139.670

Page 73: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

59

điểm làm việc và vùng làm việc sau khi tối ưu (169 điểm). Thuật toán PSI có số cấu hình

làm việc đạt được nhiều hơn 3,4% so với giải thuật di truyền (44.601 so với 44.407 cấu

hình). Hai cấu hình tối ưu hóa thiết kế (hình 3.15) có vị trí khớp nối sai lệch ≤ 1.10-4 m.

Thời gian tiến hành tối ưu hóa của thuật toán PSI lớn hơn so với giải thuật di truyền (38,8

giờ so với 11,8 giờ) (bảng 3.14).

Trong 80 thế hệ đầu tiên của giải thuật di truyền, các tiêu chí tối ưu thay đổi theo

hướng tăng nhưng không theo quy luật do ảnh hưởng bởi tính đột biến và lai ghép của giải

thuật di truyền. Từ thế hệ 80 trở đi, hàm thích nghi bắt đầu hội tụ và đạt tối ưu tại thế hệ

131. Đối với thuật toán PSI, trong khoảng 12 chu kỳ tối ưu đầu tiên, các tiêu chí không

được cải thiện (hình 3.12 b, d). Trong khoảng thời gian này, quá trình tối ưu hóa được xem

là không hiệu quả do cấu hình ban đầu của thuật toán PSI không phù hợp với vùng không

gian khảo sát. Tính hiệu quả ban đầu và thời gian tối ưu hóa lớn của thuật toán PSI sẽ được

xem xét và giải quyết ở phần sau.

Hình 3.12. Quá trình tối ưu hóa theo hai tiêu chí.

a) Giải thuật di truyền (tiêu chí 1) b) Thuật toán PSI (tiêu chí 1)

c) Giải thuật di truyền (tiêu chí 2) d) Thuật toán PSI (tiêu chí 2)

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 20020

40

60

80

100

120

140

160

180

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

Sốđi

ểm là

m v

iệc

5 10 15 20 25 30 35 4020

40

60

80

100

120

140

160

180

Chu kỳ tối ưu

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2003.7

3.8

3.9

4

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5x 104

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

0 5 10 15 20 25 30 35 401

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5x 104

Chu kỳ tối ưu

Page 74: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

60

a) Giải thuật di truyền b) Thuật toán PSI

Hình 3.13. Tập hợp điểm làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí.

a) Giải thuật di truyền b) Thuật toán PSI

Hình 3.14.Vùng làm việc của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí

a) Giải thuật di truyền a) Thuật toán PSI

Hình 3.15. Cấu hình tối ưu hóa của tay máy sau khi tối ưu hóa theo 2 tiêu chí

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

-3-2

-10

12

3

-2

0

2

0

0.5

1

1.5

xy

z

-3-2

-10

12

3

-3-2

-10

12

30

0.5

1

1.5

xy

z

Page 75: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

61

Bảng 3.14. Vị trí khớp nối trên mặt phẳng nền sau khi tối ưu 2 tiêu chí.

Thuậttoán Vị trí Bi (m) 1 2 3 4 5 6

Di truyềnxi

B -1,5343 0,8325 0,0942 -0,7297 -1,1492 -1,2281

yiB 1,2828 1,8184 1,9977 1,8621 1,6368 1,5785

PSIxi

B -1,5343 0,8326 0,0942 -0,7298 -1,1493 -1,2281

yiB 1,2829 1,8185 1,9978 1,8621 1,6368 1,5785

Như vậy có thể nhận xét rằng, giải thuật di truyền và thuật toán PSI đã được tác giả

áp dụng thành công trong việc tối ưu hóa thiết kế tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform theo hai tiêu chí. Cấu hình ban đầu của tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform có số điểm làm việc cũng như số cấu hình làm việc ban đầu thấp. Khi áp dụng

giải thuật di truyền và thuật toán PSI, cấu hình tối ưu hóa thiết kế có các tiêu chí hoạt động

được nâng cao hơn nhiều lần so với cấu hình ban đầu (tăng từ 1 lên 169 điểm làm việc đối

với tiêu chí 1, từ 5.829 lên 44.601 cấu hình làm việc đối với tiêu chí 2).

Các kết quả trên chưa xét đến yếu tố về độ cứng vững. Yếu tố này sẽ được khảo sát

và đánh giá ở phần sau.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình [CTTG-1] và [CTTG-2] của tác giả.

3.3.2 Tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí dùng thuật toán GA-PSI

Với kết quả khảo sát từ mục 3.2 và 3.3.1, có thể kết luận rằng thuật toán PSI có kết

quả tối ưu tốt hơn so với giải thuật di truyền. Tuy nhiên thuật toán này vẫn còn điểm hạn

chế về hiệu quả tối ưu ban đầu (hình 3.12 b, d) và thời gian tối ưu hóa lớn (bảng 3.8, bảng

3.13) do việc chọn lựa cấu hình ban đầu chưa thật sự phù hợp với không gian khảo sát. Cấu

hình thiết kế ban đầu này thường được chọn theo cấu hình chuẩn (đối xứng) và có số điểm

làm việc ban đầu tương đối thấp. Do các chu kỳ tối ưu của thuật toán PSI có thời gian xử

lý lớn và kế thừa kết quả từ các chu kỳ tối ưu trước đó. Vì vậy, việc chọn lựa cấu hình ban

đầu phù hợp có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu thời gian tối ưu hóa của thuật toán

PSI, đặc biệt là với tối ưu hóa đa tiêu chí với vùng không gian khảo sát khác nhau. Bài toán

chọn lựa cấu hình ban đầu sao cho phù hợp với vùng khảo sát bất kỳ được đặt ra nhằm mục

đích giảm thiểu thời gian tính toán cho quá trình tối ưu hóa.

Page 76: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

62

Luận án đề xuất dùng giải thuật di truyền nhằm tìm kiếm cấu hình ban đầu cho quá

trình tối ưu hóa dùng thuật toán PSI (gọi tắt là thuật toán GA-PSI) theo 3 bước:

Bước 1: Áp dụng giải thuật di truyền có thời gian tối ưu hóa ngắn để tìm kiếm

cấu hình ban đầu phù hợp cho quá trình tối ưu hóa dùng thuật toán PSI với vùng

không gian khảo sát bất kỳ.

Bước 2: Trên cơ sở cấu hình ban đầu được xác định từ giải thuật di truyền, thuật

toán PSI được áp dụng để xác định cấu hình tối ưu hóa thiết kế với các tham số

như phần 3.3.1.

Bước 3: Phân tích, đánh giá và so sánh kết quả tối ưu hóa thiết kế của thuật toán

GA-PSI với các kết quả đã thực hiện ở mục 3.3.1.

Bước 1: Áp dụng giải thuật di truyền tìm kiếm cấu hình ban đầu cho thuật toán PSI

Với mục đích không phải là xác định giá trị tối ưu toàn cục và giảm thời gian xử lý,

giải thuật di truyền có số cá thể không quá lớn và số thế hệ khảo sát sẽ được giới hạn so

với mục 3.2 và mục 3.3.1.

Áp dụng giải thuật di truyền với các tham số như bảng 3.15 và hàm thích nghi như

công thức 3.2. Quá trình và kết quả tìm kiếm cấu hình ban đầu dùng giải thuật di truyền

được thể hiện ở bảng 3.16, hình 3.16, hình 3.17, hình 3.18. Vị trí các khớp nối Bi được

trình bày theo bảng 3.17.

Bảng 3.15. Thông số giải thuật di truyền – Thuật toán GA-PSI

Số cá thể trong quần thể 20 Xác xuất đột biến 0,01

Số nhiễm sắc thể trong cá thể 6 Xác xuất lai ghép 0,89

Số gen trong nhiễm sắc thể 4 Số thế hệ tối đa 1.000

Bảng 3.16. Kết quả tìm kiếm cấu hình ban đầu dùng giải thuật di truyền GA

Thông sốThế hệ khảo sát

1 2 3 36 137

Số điểm làm việc đạt được 0 1 13 94 66

Số cấu hình đạt được 1.824 2.717 7.474 29.429 20.629

Thời gian khảo sát s 95 191 287 3.447 13.118

Page 77: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

63

a) Giải thuật di truyền (tiêu chí 1). b) Giải thuật di truyền (tiêu chí 2).

Hình 3.16. Quá trình tìm kiếm cấu hình ban đầu dùng giải thuật di truyền.

Kết quả tìm kiếm tốt nhất của giải thuật di truyền đạt được từ thế hệ thứ 36 với số

tâm khâu là 94 vị trí, số cấu hình làm việc đạt được là 29.429 cấu hình (hình 3.16, hình

3.17). Kết quả này sẽ được xem là thông số khởi tạo cho quá trình tối ưu hóa tiếp theo dùng

thuật toán PSI. Tọa độ vị trí khớp nối trên mặt phẳng nền Bi = (B1, B2,…, B6) của cấu hình

được lựa chọn thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.18.

Hình 3.17 Phân bố điểm làm việc – Vùng làm việc của cấu hình ban đầu.

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x-2

-1

0

00.5

11.520

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

0 20 40 60 80 100 120 1400

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

0 10 20 30 40 50 60 70 800

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5x 104

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

Page 78: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

64

Hình 3.18. Cấu hình ban đầu - Phương pháp GA-PSI

Bảng 3.17. Vị trí khớp nối của cấu hình ban đầu

Vị trí Bi (m) 1 2 3 4 5 6

xiB -1,3918 1,5454 0,9604 0,1603 -0,3154 -0,4118

yiB 1,4362 1,2694 1,7542 1,9935 1,9749 1,9571

Bước 2: Trên cơ sở cấu hình ban đầu được xác định từ giải thuật di truyền, áp dụng

thuật toán PSI tìm kiếm cấu hình tối ưu hóa thiết kế.

Tiến hành tối ưu theo hai tiêu chí với cấu hình ban đầu (hình 3.18) dùng thuật toán

PSI, ta thu được kết quả như bảng 3.18 với quá trình tối ưu hóa được thể hiện tại hình 3.19.

a) Thuật toán PSI - Tiêu chí 1. b) Thuật toán PSI - Tiêu chí 2.

Hình 3.19. Quá trình tối ưu hóa theo hai tiêu chí dùng thuật toán PSI

-3-2

-10

12

3

-3-2

-10

12

30

0.5

1

1.5

xy

z

5 10 15 20 25 30 350

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

5 10 15 20 25 30 350

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5x 104

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

Chu kỳ tối ưu

Page 79: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

65

Bảng 3.18. Kết quả sau khi tối ưu hai tiêu chí dùng thuật toán GA-PSI

Thông số Tối ưuGA

Chu kỳ tối ưu PSI

1 2 12 17 32

Số điểm làm việc đạt được 94 141 146 169 169 169

Số cấu hình đạt được 29.429 36.726 37.266 42.122 46.601 46.601

Thời gian tối ưu (s) 13.118 16.369 19.620 52.133 68.389 117.159

Bước 3: Đánh giá và so sánh kết quả thuật toán GA-PSI

Theo kết quả đạt được, ở chu kỳ tối ưu thứ nhất dùng thuật toán PSI, số tâm khâu

tăng từ 94 lên 141 vị trí (tỷ lệ tối ưu đạt 150%), đồng thời cấu hình làm việc của tay máy

song song tăng từ 29.429 lên 36.726 cấu hình (tỷ lệ tối ưu đạt 124,8%). Thuật toán GA-

PSI có kết quả tối ưu hóa tại chu kỳ tối ưu thứ 17 với số điểm làm việc đạt được là 169

điểm và số cấu hình đạt được là 44.601 cấu hình. Tập hợp điểm làm việc, vùng làm việc

và tọa độ vị trí khớp nối trên mặt phẳng nền Bi = (B1, B2,…, B6) trùng với kết quả tối ưu

hóa theo hai tiêu chí của thuật toán PSI thể hiện ở hình 3.13, hình 3.14. Cấu hình thiết kế

tối ưu của tay máy song song thể hiện ở hình 3.15 với tọa độ vị trí khớp Bi ở bảng 3.14.

Quá trình tối ưu hóa thiết kế theo hai tiêu chí với thuật toán GA-PSI (hình 3.16, hình

3.19) cho thấy có sự cải thiện liên tục theo hai tiêu chí. Khoảng thời gian kém hiệu quả do

việc chọn lựa cấu hình không phù hợp khi áp dụng thuật toán PSI thuần túy (mục 3.3.1) đã

được loại trừ.

So sánh kết quả tối ưu theo trường hợp dùng thuật toán PSI thuần túy và phương

pháp kết hợp GA-PSI chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Kết quả tối ưu của hai thuật toán này theo hai tiêu chí là tương đồng.

Cấu hình thiết kế tay máy sau khi tối ưu trong hai trường hợp (tọa độ vị trí khớp

nối trên mặt phẳng nền Bi) có sai số ≤ 1.10-4m.

Thời gian tối ưu dùng phương pháp kết hợp GA-PSI ít hơn so với thuật toán PSI

và tập hợp tối ưu Pareto thuần túy:

+ Thời gian tối ưu hóa dùng thuật toán GA-PSI:

tGA-PSI = 117.159 s ≈ 32,5 (giờ)

+ Thời gian tối ưu hóa dùng thuật toán PSI:

tPSI = 139.670 s ≈ 38,8 (giờ)

Page 80: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

66

Việc kết hợp thuật toán GA-PSI để giải quyết bài toán tối ưu hóa tay máy song song

theo hai tiêu chí cho kết quả không khác biệt so với trường hợp dùng thuật toán PSI. Ưu

điểm của thuật toán GA-PSI là cho phép loại bỏ thời gian tối ưu kém hiệu quả ban đầu đối

với thuật toán PSI (cải thiện > 16% thời gian khảo sát) nhờ vào việc xác định được cấu

hình ban đầu phù hợp với vùng không gian khảo sát. Khi tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu

chí với số bước khảo sát lớn, thời gian tính toán có thể mất đến hàng trăm giờ. Khi đó,

phương pháp kết hợp GA-PSI có thể giảm thiểu một khoảng thời gian tính toán đáng kể

cho các nhà thiết kế. Bên cạnh đó, thuật toán GA-PSI còn giúp nhà thiết kế trong việc chọn

lựa cấu hình ban đầu phù hợp khi tiến hành tối ưu hóa thiết kế trong vùng không gian khảo

sát bất kỳ.

Các kết quả nghiên cứu trong phần này chưa xét đến độ cứng vững của tay máy

song song. Đây là một tiêu chí quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động của tay máy

song song trên thực tế. Tiêu chí này sẽ được xem xét và đánh giá trong quá trình tối ưu hóa

ở phần tiếp theo.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-1] và [CTTG-2] của tác

giả.

3.3.3 Tối ưu hóa thiết kế tay máy song song theo ba tiêu chí

Việc áp dụng các giải pháp tối ưu hóa theo hai tiêu chí dùng giải thuật di truyền,

thuật toán PSI, thuật toán GA-PSI đã cho kết quả cải thiện rõ rệt về số điểm làm việc và số

cấu hình làm việc của tay máy song song. Các cấu hình tối ưu này có vị trí các khớp nối Bi

trên mặt phẳng nền tập trung gần vùng không gian khảo sát để đạt được số điểm làm việc

và số cấu hình làm việc là lớn nhất. Trên thực tế, các cấu hình tối ưu hóa ở hình 3.15 không

đảm bảo được độ cứng vững để hoạt động và không có tính khả thi trong việc xây dựng

mô hình thực nghiệm của tay máy (mục 1.2.2.6). Vì vậy, nhất thiết cần phải xem xét đến

tiêu chí về độ cứng vững của các cấu hình thiết kế trong quá trình tối ưu hóa.

Phần này trình bày kết quả áp dụng thuật toán PSI tối ưu hóa thiết kế tay máy song

song theo 3 tiêu chí: (1) Số điểm làm việc; (2) Số cấu hình làm việc; (3) Độ cứng vững

của các cấu hình thiết kế. Quá trình tối ưu hóa sẽ được khảo sát và đánh giá theo hai

trường hợp với thứ tự ưu tiên đối với các tiêu chí lần lượt là (1)-(2)-(3) và (3)-(1)-(2) theo

bảng 3.1 với các thông số được điều chỉnh: angle_baseimin = angle_topimin = 0 rad;

angle_baseimax = angle_topimax = π rad; xdstep, ydstep, zdstep = 10 bước.

Page 81: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

67

Kết quả khảo sát trước khi tiến hành tối ưu hóa với giới hạn các góc hướng và số

bước khảo sát như trên cho thấy tay máy song song (hình 3.4) đạt được 50 vị trí và 41.383

cấu hình (hình 3.20), độ cứng vững (stiffness) đạt giá trị 1,92.10-18.

a) b)

Hình 3.20. Tập hợp điểm làm việc (a) – Vùng làm việc (b) trước khi tối ưu theo 3 tiêu chí.

Áp dụng thuật toán PSI, tiến hành tối ưu hóa tay máy song song theo 3 tiêu chí.

Quá trình tối ưu hóa được thể hiện theo hình 3.21 và bảng 3.19. Tập hợp điểm làm việc và

cấu hình tối ưu hóa trong hai trường hợp được thể hiện ở hình 3.22-hình 3.24 và bảng 3.20.

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x -2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

Page 82: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

68

a) Tiêu chí 1 – Thứ tự (1)-(2)-(3) b) Tiêu chí 1 – Thứ tự (3)-(1)-(2)

c) Tiêu chí 2 – Thứ tự (1)-(2)-(3) d) Tiêu chí 2 – Thứ tự (3)-(1)-(2)

e) Tiêu chí 3 – Thứ tự (1)-(2)-(3) f) Tiêu chí 3 – Thứ tự (3)-(1)-(2)Hình 3.21. Quá trình tối ưu theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI theo hai trường hợp

Bảng 3.19. Kết quả tối ưu theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI

Tiêu chí tối ưu Ban đầu Thứ tự ưu tiên(1)-(2)-(3)

Thứ tự ưu tiên(3)-(1)-(2)

(1) Số điểm làm việc đạt được 50 159 84

(2) Số cấu hình đạt được 41.383 65.387 62.018

(3) Độ cứng vững 1,92.10-18 0,0133 0,0292

0 5 10 15 20 25 30 35 4040

60

80

100

120

140

160

Chu ky toi uu

So

diem

lam

vie

c

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

0 5 10 15 20 25 30 35 400

20

40

60

80

100

120

140

160

Chu ky toi uu

So d

iem

lam

vie

c

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

0 5 10 15 20 25 30 35 404

4.5

5

5.5

6

6.5

7x 104

Chu ky toi uu

So c

au h

inh

dat d

uoc

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

0 5 10 15 20 25 30 35 402

2.5

3

3.5

4

4.5

5

5.5

6

6.5x 104

Chu ky toi uu

So c

au h

inh

dat d

uoc

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

0 5 10 15 20 25 30 35 400

0.002

0.004

0.006

0.008

0.01

0.012

0.014

Chu ky toi uu

Do

cung

vun

g

Chu kỳ tối ưu

Độ

cứng

vữn

g

0 5 10 15 20 25 30 35 400

0.005

0.01

0.015

0.02

0.025

0.03

Chu ky toi uu

Do c

ung

vung

Chu kỳ tối ưu

Độ

cứng

vữn

g

Page 83: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

69

Bảng 3.19 cho thấy thuật toán PSI đã nâng cao được khả năng hoạt động của tay

máy song song (hình 3.24) theo các tiêu chí về số điểm làm việc, số cấu hình làm việc và

độ cứng vững của tay máy. Trong cả hai trường hợp, các tiêu chí đều được cải thiện đáng

kể so với cấu hình ban đầu (hình 3.4). Trường hợp (1)-(2)-(3) có số điểm làm việc và cấu

hình đạt được lớn hơn so với trường hợp (3)-(1)-(2). Khi áp dụng thứ tự ưu tiên (3)-(1)-

(2), tay máy song song có độ cứng vững lớn hơn so với trường hợp (1)-(2)-(3).

a) Thứ tự ưu tiên (1)-(2)-(3) b) Thứ tự ưu tiên (3)-(1)-(2)

Hình 3.22. Tập hợp điểm làm việc sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí

a) Thứ tự ưu tiên (1)-(2)-(3) b) Thứ tự ưu tiên (3)-(1)-(2)

Hình 3.23. Vùng làm việc sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

z

y x

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

-2

-1

0

00.5

11.5

20

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

xy

z

Page 84: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

70

a) Thứ tự ưu tiên (1)-(2)-(3) b) Thứ tự ưu tiên (3)-(1)-(2)

Hình 3.24. Cấu hình tối ưu hóa theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI

Bảng 3.20. Vị trí khớp nối sau khi tối ưu hóa theo 3 tiêu chí dùng thuật toán PSI

Thứ tựtối ưu

Vị trí Bi

(m) 1 2 3 4 5 6

(1)-(2)-(3)xi

B 1,9126 1,4627 0,2437 -1,9126 -1,6773 -0,2437

yiB -0,5847 1,3639 1,985 0,5847 -1,0892 -1,985

(3)-(1)-(2)xi

B 1,891 1,8671 -0,3816 -1,5542 -1,5094 -0,3128

yiB -0,6511 0,7167 1,9632 1,2586 -1,3121 -1,9753

Khi xét đến độ cứng vững, kết quả tối ưu hóa có số điểm làm việc và số cấu hình

đạt được ít hơn so với trường hợp tối ưu theo hai tiêu chí (mục 3.3). Kết quả tối ưu hóa khi

xét đến tiêu chí độ cứng vững đã giúp cho tay máy đảm bảo được khả năng hoạt động cũng

như khả năng chịu tải trên thực tế. Cấu hình tối ưu hóa theo 3 tiêu chí (hình 3.24) có phân

bố vị trí các khớp nối Bi không tập trung về vùng khảo sát như mục 3.3. Các khớp này được

phân bố rộng với khả năng chứa được trọng tâm của tấm chuyển động tốt hơn so với hình

3.15 đồng thời vẫn cải thiện được vùng làm việc của tay máy so với cấu hình ban đầu.

Có thể kết luận rằng, thuật toán PSI đã được áp dụng thành công trong việc tối ưu

hóa theo 3 tiêu chí. Khả năng hoạt động của tay máy song song được nâng cao với các tiêu

chí khác nhau về số điểm làm việc, số cấu hình làm việc, độ cứng vững của tay máy. Việc

chọn thứ tự ưu tiên để tối ưu sẽ ảnh hưởng đến quá trình và kết quả tối ưu hóa. Đây là một

chọn lựa cho nhà thiết kế trong quá trình tối ưu hóa tay máy song song theo đa tiêu chí.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-5], [CTTG-6] của tác giả.

-3-2

-10

12

3

-3-2

-10

12

30

0.5

1

1.5

xy

z

-3-2

-10

12

3

-3-2

-10

12

30

0.5

1

1.5

xy

z

Page 85: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

71

3.4 Nhận xét và kết luận chương 3Trong chương này, tác giả đã trình bày các giải pháp tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu

chí cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform, sử dụng giải thuật di truyền GA,

thuật toán PSI, thuật toán GA-PSI.

Khi tối ưu hoá 1 tiêu chí (số điểm làm việc của tâm khâu với góc hướng là hằng số)

kết quả tối ưu về số điểm làm việc của giải thuật GA và thuật toán PSI nhận được gần

giống nhau. Số tâm khâu đã tăng lên 380,9% khi áp dụng GA và 382,9% khi áp dụng PSI.

Tuy nhiên, thời gian tối ưu hóa của PSI (1.662 giây) lớn hơn so với giải thuật GA (206

giây).

Khi tối ưu hoá 2 tiêu chí (theo số điểm làm việc và số cấu hình làm việc), kết quả

tối ưu hoá của giải thuật GA và thuật toán PSI cũng cho kết quả tương đồng về tập hợp

điểm làm việc và không gian làm việc sau khi tối ưu (169 điểm), có tương đương số cấu

hình làm việc (PSI: 44.601 ; GA: 44.407 cấu hình), có vị trí khớp nối sai lệch ≤ 1.10-4 m.

Thời gian tiến hành tối ưu hóa của thuật toán PSI (38,8 giờ) lớn hơn so với giải thuật di

truyền (11,8 giờ).

Một điểm mới trong chương này là đề xuất giải thuật kết hợp GA-PSI, trong đó

dùng giải thuật di truyền để tìm kiếm cấu hình ban đầu cho quá trình tối ưu hóa dùng thuật

toán PSI. Việc kết hợp hai thuật toán GA-PSI để giải quyết bài toán tối ưu hóa tay máy

song song theo hai tiêu chí không làm thay đổi kết quả của PSI. Ưu điểm của giải pháp cho

phép loại bỏ thời gian tối ưu kém hiệu quả ban đầu của thuật toán PSI (cải thiện hơn 16%

thời gian khảo sát). Điều này có ý nghĩa thực tế, cho phép giảm thời gian tối ưu hoá thiết

kế theo đa tiêu chí khi có thay đổi về không gian khảo sát và số bước khảo sát lớn.

Khi tối ưu hoá 3 tiêu chí: (1) số điểm làm việc, (2) số cấu hình làm việc, (3) độ cứng

vững của các cấu hình thiết kế, kết quả tối ưu hoá của giải thuật PSI cho thấy số điểm làm

việc, số cấu hình làm việc và độ cứng vững của tay máy được nâng cao. Số cấu hình, số

điểm làm việc và độ cứng vững sẽ phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên của các tiêu chí. Trường

hợp ưu tiên theo thứ tự (1)-(2)-(3) có số điểm làm việc và cấu hình đạt được lớn hơn so với

trường hợp (3)-(1)-(2). Khi áp dụng thứ tự ưu tiên (3)-(1)-(2), tay máy song song có độ

cứng vững lớn hơn so với trường hợp (1)-(2)-(3).

Các kết quả thu được nói trên cho phép kết luận : sau khi tiến hành tối ưu hóa thiết

kế với các giải pháp đề xuất, khả năng làm việc của tay máy song song đã được nâng cao.

Page 86: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

72

Phụ thuộc vào bài toán cụ thể, các giải pháp tối ưu tương ứng sẽ được lựa chọn phù

hợp để tìm kiếm cấu hình tối ưu hóa. Thuật toán PSI có thể được áp dụng trong trường hợp

cấu hình thiết kế ban đầu của tay máy được xác định là cận biên với không gian làm việc

cho trước. Giải thuật di truyền GA có thể được sử dụng để khảo sát nhanh các cấu hình gần

tối ưu với phạm vi khảo sát lớn. Thuật toán GA-PSI cho phép xác định cấu hình thiết kế

tối ưu trong trường hợp vùng không gian khảo sát là các biến số thay đổi.

Thứ tự ưu tiên các tiêu chí cho bài toán tối ưu hoá sẽ được chọn lựa theo yêu cầu cụ

thể của nhiệm vụ thiết kế. Đối với các ứng dụng trong y học (hình 1.8, hình 1.9), tay máy

song song sẽ cần nhiều vùng không gian làm việc (số điểm làm việc, số cấu hình làm việc).

Để tăng độ linh hoạt và độ phân giải chuyển động của góc hướng, ta có thể chọn thứ tự là

(1)-(2)-(3). Đối với các ứng dụng gia công cơ khí, máy công cụ (hình 1.5, hình 1.7, hình

1.16), thì tiêu chí về độ cứng vững của tay máy song song sẽ được chú trọng, chọn thứ tự

là (3)-(1)-(2). Trong sản xuất, các tay máy song song kiểu Delta robot (hình 1.4) thực hiện

các tác vụ gắp và đặt (pick and place) lại chú trọng nhiều đến khả năng đáp ứng nhanh và

hướng dịch chuyển trong không gian rộng, có thể chọn thứ tự tối ưu hóa là (2)-(1)-(3).

Như vậy, có thể kết luận rằng, việc ứng dụng các giải pháp tối ưu hoá đề xuất trong

chương này có ý nghĩa thực tiễn, cho phép nhà thiết kế có khả năng xác định cấu hình cần

thiết trong quá trình thiết kế và chế tạo tay máy song song theo nhiệm vụ đặt ra. Các giải

pháp tối ưu hóa này cũng có thể áp dụng với các tiêu chí tối ưu khác như: tốc độ dịch

chuyển, khả năng tải trọng, gia tốc chuyển động,… Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên

cứu về sau.

Các kết quả tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí trong chương này sẽ được ứng dụng

để tìm kiếm một cấu hình thiết kế tối ưu theo 3 tiêu chí cho mô hình thực nghiệm được xây

dựng trong chương 4.

Page 87: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

73

4 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VỚI ỨNG DỤNG GIẢI

PHÁP TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾPhần đầu của chương này trình bày các kết quả thiết kế, chế tạo một mô hình để áp

dụng các thuật toán tối ưu hóa và điều khiển cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform. Mô hình tay máy có tính mở, được thiết kế với khả năng thay đổi các cấu hình

làm việc và áp dụng các thuật toán điều khiển khác nhau. Mô hình được xây dựng gồm hai

phần: Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án; Chế

tạo, lập trình hệ thống điều khiển chuyển động cho tay máy song song.

Phần tiếp theo của chương trình bày kết quả ứng dụng giải pháp tối ưu hóa thiết kế

trong chương 3 để xác lập một cấu hình thực nghiệm cho tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform. Trên cơ sở tập thông số và không gian khảo sát của mô hình tay máy,

thuật toán PSI được áp dụng để xác định các cấu hình tối ưu hóa thiết kế đa tiêu chí với

thứ tự ưu tiên khác nhau. Cấu hình tối ưu hóa được chọn để xây dựng thành cấu hình thực

nghiệm phục vụ cho việc khảo sát quá trình tối ưu bộ điều khiển chuyển động của tay máy

như sẽ trình bày trong chương 5.

4.1 Xây dựng mô hình thực nghiệm

Tại Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu cho thấy tay máy song song đã từng bước

được ứng dụng vào các lĩnh vực như gia công cơ khí, ứng dụng công nghiệp [110], [113],

[119], [122], [124]. Năm 2012, Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa

TP.HCM đã thực hiện thành công đề tài tay máy song song có hai chân dẫn động phụ nằm

ngoài không gian làm việc với mạch điều khiển hệ thống có khả năng áp dụng các thuật

toán điều khiển và giao tiếp máy tính [111].

Hình 4.1. Tay máy song song với chân dẫn động phụ ngoài không gian làm việc [111]

04 chân dẫn độngtrong vùng không gian

làm việc

Chân dẫn động phụ 2

Chân dẫn động phụ 1

Page 88: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

74

Trên cơ sở tay máy song song với chân dẫn động phụ (hình 4.1) [111], tác giả luận

án đã xây dựng một mô hình tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform bằng việc

tái cơ cấu, bổ sung, điều chỉnh các chi tiết, thành phần cơ khí và mạch điều khiển hệ thống.

4.1.1 Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khíMô hình thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform được thiết

kế có cơ cấu bao gồm mặt phẳng nền và tấm chuyển động gắn với sáu chân dẫn động thông

qua các khớp các đăng được bố trí trên các rãnh trượt tròn như hình 4.2.

Thông thường, các tay máy song song ứng dụng để gia công cơ khí chính xác sử

dụng chân dẫn động là động cơ tuyến tính [110]. Tuy nhiên, với mục tiêu xây dựng một hệ

thống phục vụ việc nghiên cứu, khảo sát kỹ thuật điều khiển, không đòi hỏi tốc độ và độ

chính xác cao, tác giả sử dụng các chân dẫn động sử dụng vitme-động cơ DC.

Hình 4.2. Thiết kế cơ khí mô hình thực nghiệm tay máy.

Để có thể thay đổi và khảo sát các cấu hình khác nhau của tay máy, tấm chuyển

động và mặt phẳng nền được thiết kế có rãnh trượt theo đường tròn. Nhờ vậy, các khớp

các đăng có thể được bố trí trên rãnh trượt tròn của mặt phẳng nền và tấm chuyển động.

Thiết kế này cho phép xây dựng các cấu hình tay máy khác nhau phù hợp với nội dung

nghiên cứu và phương pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy của luận án đã trình bày trong

chương 3.

Chân dẫn động là cơ cấu vitme-động cơ DC có cảm biến giới hạn khoảng cách

chuyển động. Chiều dài thực tế của chân dẫn động được xác định bằng tín hiệu encoder

Tấm chuyển động

(Payload platform)

Mặt phẳng nền

(Base platform)

Khớp các đăng(Universal joints)

Chân dẫn động

(Vitme-DC motor)

Khớp các đăng(Universal joints)

Rãnh trượt

(Slide circle)

Page 89: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

75

gắn với động cơ DC. Mô hình cơ khí sau khi hoàn chỉnh có cơ cấu như hình 4.3. Mô hình

này có khả năng thay đổi vị trí các chân dẫn động trên mặt phẳng nền và tấm chuyển động.

Các thông số kỹ thuật của mô hình cơ khí được trình bày ở bảng 4.1. Các cấu tạo chi tiết

cơ khí của hệ thống thực nghiệm (khớp các đăng, tấm chuyển động, mặt phẳng nền, chân

dẫn động, ...) được trình bày trong phụ lục 2.

Hình 4.3. Mô hình cơ khí tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật mô hình cơ khí

Thông số kỹ thuật Giá trị

Bán kính rãnh trượt mặt phẳng nền rb = 0,2 m

Bán kính rãnh trượt tấm chuyển động rp = 0,15 m

Giới hạn của chân dẫn động 0,32 m ≤ li ≤ 0,52 m

Tốc độ dịch chuyển tối đa của chân dẫn động vmax = 16 mm/s

Điện áp định mức động cơ U = 24 VDC

Số xung/vòng quay của encoder 100 ppr

Bước ren của vitme 2,52 mm

Giới hạn chuyển động của tâm khâuX/Y/Z: 300/300/200 mm

φ/θ/ψ: ± 0,43 rad

Trọng lượng 5 kg

Page 90: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

76

4.1.2 Thiết kế, lập trình hệ thống điều khiển

Do tay máy song song có nhiều chân dẫn động với các ràng buộc lẫn nhau cho nên

không gian làm việc hết sức đa dạng và quá trình điều khiển rất phức tạp [32], [103]. Để

thực hiện một tác động điều khiển cho khâu động học cuối, các khâu động học phải được

điều khiển đồng thời, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và chính xác. Đối với tay

máy song song, việc áp dụng các giải thuật điều khiển cho các chân dẫn động cần thực hiện

quá trình phối hợp chuyển động giữa các khớp. Thông thường, hệ thống điều khiển được

thiết kế có bộ điều khiển trung tâm để phối hợp các bộ điều khiển chuyển động của các

chân dẫn động. Ngoài ra, để có thể đánh giá và cải thiện các thuật toán điều khiển, hệ thống

điều khiển cần có tính mở, dễ dàng áp dụng các thuật toán điều khiển khác nhau với chức

năng giám sát, thu nhập số liệu theo thời gian thực. Đây là những yêu cầu cơ bản cần phải

giải quyết khi thiết kế và xây dựng hệ thống điều khiển cho mô hình tay máy song song.

Trong luận án này, cấu trúc hệ thống điều khiển được đề xuất như hình 4.4. Các

nhiệm vụ điều khiển được phân cấp cụ thể như sau:

Máy tính (PC) thực hiện các tính toán về động học, động lực học của tay máy;

giám sát, hiển thị và lưu trữ các dữ liệu thực nghiệm theo thời gian thực; giao

tiếp với bộ điều khiển trung tâm (Master); tạo giao diện người dùng.

Bộ điều khiển trung tâm (Master) thực hiện nhiệm vụ kết nối giữa máy tính và

các bộ điều khiển trực tiếp (Slave); tính toán và phối hợp tốc độ chuyển động

của các khớp.

Các bộ điều khiển trực tiếp (Slave 1, .., Salve 6) kết nối với Master thông qua

bus nối tiếp SPI, thực hiện nhiệm vụ điều khiển chuyển động của chân dẫn động

bám theo vị trí và tốc độ đặt thông qua mạch công suất và encoder. Các thuật

toán điều khiển được tích hợp và lựa chọn thực thi thông qua giao diện người

dùng từ máy tính.

Page 91: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

77

Hình 4.4. Cấu trúc hệ thống điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Để đảm bảo quá trình xử lý dữ liệu của hệ thống được liên tục cũng như đảm bảo

độ tin cậy trong quá trình điều khiển, bộ điều khiển Master, các bộ điều khiển Slave và

máy tính PC được đồng bộ hóa với thời gian lấy mẫu Ts = 1 ms.

Để so sánh kết quả với mô phỏng bằng Matlab, tác giả xây dựng một chương trình

điều khiển trên nền Simulink-Matlab sử dụng công cụ Realtime Windows Target (hình

4.5). Trong quá trình điều khiển, máy tính sẽ tính toán các vị trí chuyển động cần thiếtir

l

và nhận về vị trí thực tếiml của các chân dẫn động. Các dữ liệu về vị trí, tốc độ của các

chân dẫn động được thu thập, giám sát và điều khiển trong suốt quá trình vận hành tay máy

theo thời gian thực. Các thuật toán điều khiển tích hợp sẵn trong các bộ điều khiển Slave

sẽ được lựa chọn thực thi (control mode) thông qua giao diện của chương trình điều khiển

trên máy tính. Các dữ liệu được lưu lại, hiển thị dưới dạng biểu đồ để đánh giá chất lượng

của bộ điều khiển thông qua việc xem xét các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống.

Hình 4.5. Mô hình điều khiển tay máy song song trên phần mềm Matlab

Page 92: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

78

Bộ điều khiển Master đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, thu thập dữ liệu

và chuyển động đồng bộ của hệ thống (hình 4.6). Bộ điều khiển Master sẽ truyền các tín

hiệu điều khiển và dữ liệu đo đạc giữa máy tính và bộ điều khiển Slave thông qua các giao

thức truyền thông khác nhau (hình 4.9). Trong quá trình điều khiển, bộ điều khiển Master

sẽ tính toán và đưa ra tốc độ chuyển động mong muốn (ir

v ) phù hợp cho các chân dẫn động.

Các giá trị tốc độ này sẽ được tính dựa vào các sai số vị trí (ei) và tốc độ thực tế (imv ) của

các chân dẫn động. Nhờ đó, hệ thống sẽ được đảm bảo chuyển động nhịp nhàng giữa các

chân dẫn động của tay máy song song.

Hình 4.6. Lưu đồ bộ điều khiển Master

Các bộ điều khiển Slave có nhiệm vụ điều khiển chuyển động của chân dẫn động

(cơ cấu vitme-động cơ DC) bám theo vị trí đặt (ir

l ) và tốc độ đặt (ir

v ) thông qua một mạch

công suất và tín hiệu hồi tiếp từ encoder (hình 4.7). Các thuật toán điều khiển như PID,

Fuzzy-PID được xây dựng và tích hợp thành các chương trình con với ngôn ngữ lập trình

Bắt đầu

Tín hiệu điều khiển (lri, control mode)

Tính tốc độ điều khiển

Kết nối ?Đúng

Sai

Truyền nhận Master - Slave

Kết thúc

Truyền nhận Master - PC

Page 93: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

79

ANSI C. Các thuật toán này có thể dễ dàng điều chỉnh, phát triển theo yêu cầu nghiên cứu

và được gọi thực thi thông qua giao diện từ máy tính. Điều này cho phép chọn lựa tức thời

các thuật toán điều khiển khác nhau trong quá trình điều khiển. Tín hiệu điều khiển (PWM)

thông qua mạch công suất sẽ điều chỉnh vị trí và tốc độ của chân dẫn động theo sơ đồ điều

khiển hai vòng kín như hình 4.8.

Hình 4.7. Lưu đồ bộ điều khiển Slave

Bắt đầu

Truyền nhận Slave - Master

Đọc encoder

Kết nối ?

Đúng

Sai

Thuật toán điều khiển 2 vòngkín (vị trí và tốc độ)

(hình 4.8)

Kết thúc

Home

Xuất PWM

Chọn thuật toán điều khiển

Page 94: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

80

Hình 4.8. Sơ đồ bộ điều khiển hai vòng kín (vị trí và tốc độ) chân dẫn động.

Phương thức giao tiếp giữa máy tính và bộ điều khiển Master được xây dựng thông

qua giao thức truyền thông RS-232 có tốc độ 115.2 kps. Giao thức SPI (Serial Peripheral

Interface) được sử dụng làm giao thức truyền thông giữa bộ điều khiển Master và các bộ

điều khiển Slave. Các định dạng gói dữ liệu của hệ thống điều khiển được trình bày ở hình

4.9

a) Từ PC đến Master

b) Từ Master đến PC

c) Từ Master đến Slave

d) Từ Slave đến Master

Hình 4.9. Định dạng các gói dữ liệu của hệ thống điều khiển

Bộ điều khiển thực tế sau khi chế tạo được trình bày ở hình 4.10 với các thông số

kỹ thuật thể hiện ở bảng 4.2 và sơ đồ mạch nguyên lý chi tiết trình bày tại phụ lục 2.

Bộ điềukhiểnthứ i

Chân dẫn độngthứ i

-+

ri(t) ei(t)

ui(t)

ci(t)

Nhiễu

dci/dt

vmi(t)

-+

vi(t)

Header byte Checksum byte End byteControl mode

Header byte Checksum byte End byte

Header byte Checksum byte End byte

Header byte Checksum byte End byte

Page 95: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

81

Hình 4.10. Bộ điều khiển tay máy song song đã thiết kế

Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật bộ điều khiển tay máy song song

Vi điều khiển Master PIC18F4550

Vi điều khiển Slave DSPIC30F4011

Kết nối PC - Master RS232 115.2 kps

Kết nối Master - Slave SPI 1Mbps

Mạch công suất (PWM) LM18200 20 khz

Thuật toán điều khiển 2 vòng kín (tốc độ, vị trí) PID, Fuzzy-PID

Chu kỳ lấy mẫu (Ts) 1 ms

Phần mềm máy tínhSimulink - Matlab 2014a, Realtime

Windows Targets

Ngôn ngữ lập trình vi điều khiển (PIC, DSPIC)Ngôn ngữ lập trình ANSI C (CSS-C

Compiler v4.114 )

4.2 Xác định thiết kế tối ưu cho mô hình thực nghiệm.

Phần này sẽ trình bày kết quả ứng dụng giải pháp tối ưu hóa thiết kế (chương 3) cho

mô hình thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform đã cấu tạo trong

mục 4.1. Trên cơ sở các thông số kỹ thuật cơ khí (bảng 4.1) của mô hình thực nghiệm,

Mạch công suất

(PWM)

Bộ điều khiển

Master

Các bộ điều

khiển Slave

Nguồn DC

Page 96: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

82

không gian khảo sát của mô hình thực nghiệm được xác định trong khoảng

X/Y/Z=300/300/200 mm với giới hạn góc khớp φ/θ/ψ = ± 0,43 rad.

Tiến hành khảo sát trên máy tính một cấu hình ban đầu có vị trí các chân Bi và Pi

được bố trí như bảng 4.3 với các tham số khảo sát như mục 3.3. Sử dụng bộ công cụ mô

hình hóa (hình 2.2), kết quả khảo sát (hình 4.12 a) cho thấy tay máy có 52 điểm làm việc

và 24.525 cấu hình làm việc đạt được với độ cứng vững có giá trị stiffness = 2,2.10-18. Vùng

làm việc của tay máy với cấu hình ban đầu trước khi tối ưu được thể hiện ở hình 4.12 b.

Hình 4.11. Cấu hình tay máy trước khi tối ưu - Mô hình thực nghiệm

Bảng 4.3. Vị trí khớp nối trước khi tối ưu - Mô hình thực nghiệm

Vị trí Bi, Pi (m) 1 2 3 4 5 6

xiB 0,1732 0,1732 0,00 -0,1732 -0,1732 0,00

yiB -0,100 0,100 0,200 0,100 -0,100 -0,200

xiP 0,0928 0,0555 -0,1484 -0,1484 0,0555 0,0928

yiP 0,1177 0,1393 0,0215 -0,0215 -0,1393 0,1177

ziP 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03

-0.4-0.2

00.2

0.4

-0.4-0.2

00.2

0.40

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

xy

z

Page 97: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

83

(a) (b)

Hình 4.12. Tập hợp điểm làm việc (a), vùng làm việc (b) của tay máy trước khi tối ưu.

Áp dụng thuật toán PSI kết hợp với tập hợp tối ưu Pareto, tiến hành tối ưu hóa thiết

kế cho mô hình thực nghiệm với các tiêu chí tối ưu như sau: số điểm làm việc, số cấu hình

làm việc, độ cứng vững của cấu hình tay máy. Quá trình tối ưu hóa thiết kế được thực hiện

với thứ tự tối ưu các tiêu chí lần lượt là (1)-(2)-(3) và (3)-(1)-(2) như đã trình bày ở mục

3.3.3. Kết quả, quá trình tối ưu hóa thiết kế chi tiết trên mô hình thực nghiệm được thể hiện

ở bảng 4.4 và hình 4.13. Vùng làm việc và cấu hình tay máy sau khi tối ưu hóa thiết kế

được trình bày ở hình 4.14, hình 4.15 với vị trí các khớp nối thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.4. Kết quả tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí dùng PSI - Mô hình thực nghiệm

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2-0.1 0

0.1 0.20.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

z

yx

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

xy

z

Thông sốChu kỳ tối ưu PSI - Thứ tự tối ưu (1)-(2)-(3)

1 3 4 5 6 25

Số điểm làm việc đạt được 52 55 56 57 57 57

Số cấu hình đạt được 24.525 23.809 24.034 24.144 24.537 24.537

Độ cứng vững 2,2.10-18 0,00156 0,0012 0,00122 0,00156 0,00156

Thông sốChu kỳ tối ưu PSI - Thứ tự tối ưu (3)-(1)-(2)

1 3 4 17 18 25

Số điểm làm việc đạt được 52 44 44 44 42 42

Số cấu hình đạt được 24.525 18.327 18.046 17.915 17.592 17.598

Độ cứng vững 2,2.10-18 0,00011 0,00025 0,0211 0,0423 0,0423

Page 98: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

84

a) Tiêu chí 1 – Thứ tự (1)-(2)-(3) b) Tiêu chí 1 – Thứ tự (3)-(1)-(2)

c) Tiêu chí 2 – Thứ tự (1)-(2)-(3) d) Tiêu chí 2 – Thứ tự (3)-(1)-(2)

e) Tiêu chí 3 – Thứ tự (1)-(2)-(3) f) Tiêu chí 3 – Thứ tự (3)-(1)-(2)

Hình 4.13. Quá trình tối ưu hóa đa tiêu chí dùng thuật toán PSI – Mô hình thực nghiệm

5 10 15 20 2530

35

40

45

50

55

60

Optimal cycles

Num

ber o

f wor

king

poi

nts

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

5 10 15 20 2530

35

40

45

50

55

60

Optimal cycles

Num

ber o

f wor

king

poi

nts

Chu kỳ tối ưu

Sốđi

ểm là

m v

iệc

5 10 15 20 252.37

2.38

2.39

2.4

2.41

2.42

2.43

2.44

2.45

2.46

2.47x 104

Optimal cycles

Num

ber

of w

orki

ng c

onfig

urat

ions

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

5 10 15 20 251.5

2

2.5

3

3.5

4x 104

Optimal cycles

Num

ber o

f wor

king

con

figur

atio

ns

Chu kỳ tối ưu

Sốcấ

u hì

nh là

m v

iệc

5 10 15 20 250

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8

2x 10-3

Optimal cycles

Stif

fnes

s of

con

figur

atio

n

Chu kỳ tối ưu

Độ

cứng

vữn

g

5 10 15 20 250

0.005

0.01

0.015

0.02

0.025

0.03

0.035

0.04

0.045

Optimal cycles

Stif

fnes

s of

con

figur

atio

n

Chu kỳ tối ưu

Độ

cứng

vữn

g

Page 99: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

85

a) Tập hợp điểm làm việc– Thứ tự (1)-(2)-(3)

b) Tập hợp điểm làm việc– Thứ tự (3)-(1)-(2)

c) Vùng làm việc – Thứ tự (1)-(2)-(3) d) Vùng làm việc – Thứ tự (3)-(1)-(2)

Hình 4.14. Tập hợp điểm làm việc và vùng làm việc sau khi tối ưu hóa thiết kế - Mô hìnhthực nghiệm

Hình 4.15. Cấu hình tối ưu hóa - Mô hình thực nghiệm

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

z

yx

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

z

yx

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

xy

z

-0.2-0.1

00.1

0.2

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

xy

z

a) Thứ tự (1)-(2)-(3) b) Thứ tự (3)-(1)-(2)

-0.4-0.2

00.2

0.4

-0.4-0.2

00.2

0.40

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

xy

z

-0.4-0.2

00.2

0.4

-0.4-0.2

00.2

0.40

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

xy

z

Page 100: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

86

Bảng 4.5. Vị trí khớp nối sau khi tối ưu hóa thiết kế - Mô hình thực nghiệm

Thứ tự tốiưu Vị trí Bi (m) 1 2 3 4 5 6

(1)-(2)-(3)xi

B 0,1902 0,14862 0,0278 -0,1902 -0,1854 -0,0278

yiB -0,0618 0,13382 0,1980 0,0618 -0,0749 -0,1980

(3)-(1)-(2)xi

B 0,1952 0,1952 -0,0601 -0,1315 -0,1315 -0,0601

yiB -0,0432 0,0432 0,1907 0,1475 -0,1475 -0,1907

So sánh kết quả và quá trình tối ưu hóa (bảng 4.4, hình 4.13 và hình 4.14), có thể

nhận thấy rằng trong trường hợp (1)-(2)-(3) vùng làm việc và cấu hình làm việc đạt được

lớn hơn so với trường hợp (3)-(1)-(2). Tuy nhiên, đối với trường hợp (3)-(1)-(2), tay máy

song song sẽ có độ cứng vững lớn hơn trường hợp (1)-(2)-(3). Cấu hình sau khi tối ưu (3)-

(1)-(2) có vị trí các khớp nối được bố trí gần nhau theo từng cặp (hình 4.15 b). Kết quả này

phù hợp với các nghiên cứu đã trình bày trong chương 3 và các công trình [9], [10], [33],

[52].

Để đảm bảo độ cứng vững cho quá trình điều khiển chuyển động của tay máy, cấu

hình có độ cứng vững lớn nhất sau khi tối ưu theo thứ tự tối ưu (3)-(1)-(2) (hình 4.15 b) sẽ

được xây dựng và bố trí trên mô hình thực nghiệm nhằm kiểm chứng các giải pháp tối ưu

hóa bộ điều khiển. Mô hình thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

với cấu hình tối ưu hóa thiết kế được xây dựng hoàn chỉnh như hình 4.16.

Trên cơ sở cấu hình thực nghiệm, chương 5 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu về

tối ưu hóa bộ điều khiển. Các kết quả này sẽ có giới hạn vùng không gian làm việc của mô

hình thực nghiệm được xác định theo hình 4.15 d và tập thông số kỹ thuật được trình bày

tại bảng 4.1 và bảng 4.2.

Page 101: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

87

Hình 4.16. Mô hình thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-5], [CTTG-6] của tác giả.

4.3 Kết luận chương 4Trong chương 4, tác giả đã trình bày các kết quả thiết kế và xây dựng một mô hình

thực nghiệm tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Mô hình thực nghiệm được

xây dựng gồm hai bước: Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí phù hợp với phạm vi nghiên cứu

của luận án; Chế tạo, lập trình hệ thống điều khiển chuyển động cho tay máy song song.

Page 102: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

88

Cấu hình cơ khí sử dụng chân dẫn động dạng vít me và dẫn động bằng động cơ DC

servo. Cấu trúc dẫn động này tuy không đảm bảo tốc độ và độ chính xác cao nhưng phù

hợp cho các nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển.

Mô hình này đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu. Mô hình thực nghiệm có tính

mở, có khả năng thay đổi các cấu hình và áp dụng các thuật toán điều khiển một cách linh

hoạt. Hệ thống điều khiển được phân cấp với khả năng phối hợp đồng bộ các chân dẫn

động trong quá trình hoạt động. Các dữ liệu của hệ thống được thu thập, giám sát và điều

khiển theo thời gian thực.

Chương 4 cũng đã trình bày việc áp dụng thành công kết quả nghiên cứu về tối ưu

hóa thiết kế theo đa tiêu chí cho tay máy song song (chương 3) để xác định cấu hình thiết

kế tối ưu trên mô hình thực nghiệm. Thuật toán PSI được áp dụng để tối ưu hóa thiết kế

tay máy theo các tiêu chí về độ cứng vững, số điểm làm việc và cấu hình làm việc. Cấu

hình tối ưu hóa theo thứ tự (3)-(1)-(2) được áp dụng cho cấu hình thực nghiệm để làm cơ

sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong chương 5. Kết quả này đã chứng tỏ được khả năng

áp dụng trên thực tế của các giải pháp tối ưu hóa thiết kế tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform mà tác giả đã nghiên cứu, trình bày trong luận án và các công trình đã

công bố.

Page 103: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

89

5 CHƯƠNG 5. ĐIỀU KHIỂN TAY MÁY SONG SONG KIỂU STEWART–GOUGH PLATFORM TRÊN CƠ SỞ TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN

Phần đầu chương này trình bày kết quả khảo sát trên máy tính các thuật toán điều

khiển và phương pháp cải tiến các bộ điều khiển cho tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform thông qua quá trình mô phỏng. Trên cơ sở cấu hình tối ưu hóa thiết kế và

thông số của hệ thống thực nghiệm (chương 4), các thuật toán toán điều khiển kinh điển và

thuật toán điều khiển thông minh được áp dụng trong việc tìm kiếm bộ điều khiển thích

hợp cho tay máy song song. Để cải tiến bộ điều khiển, tác giả áp dụng các phương pháp

kết hợp nhằm cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống.

Trong phần tiếp theo, phương pháp điều khiển kinh điển (PID) và phương pháp điều

khiển kết hợp (Fuzzy-PID) sẽ được áp dụng trên mô hình thực nghiệm để kiểm chứng và

đánh giá các kết quả từ quá trình mô phỏng.

Một quy trình áp dụng các kết quả tối ưu hóa thiết kế và điều khiển cho tay máy

song song được đề xuất trong phần cuối chương 5.

5.1 Khảo sát bằng mô phỏng các thuật toán điều khiển tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform

Cấu hình thực nghiệm (hình 4.15 b) với vùng không gian làm việc và tập thông số

kỹ thuật (hình 4.14 b, bảng 4.1) được mô hình hóa trên phần mềm Simmulink - Matlab

(hình 5.1) với mô hình toán các thành phần và mô hình giải bài toán động học ngược của

tay máy được trình bày chi tiết tại phụ lục 1. Trên cơ sở cấu hình này, các thuật toán điều

khiển và phương pháp cải tiến sẽ được khảo sát, đánh giá thông qua kết quả mô phỏng và

phân tích chất lượng bộ điều khiển trong quá trình chuyển động [4], [13], [15], [54], [59],

[60]. Các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống sẽ được phân tích trên cơ sở đáp ứng quá độ

của tấm chuyển động và quá trình phối hợp của các chân dẫn động.

Page 104: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

90

Hình 5.1. Mô hình tay máy song song trên nền Simulink – Matlab

Các thông số của mô hình [61] được xác định theo bảng 4.1 với:

αb = 0,2182 rad; αp = 0,288 rad; rb = 0,2 m; rp = 0,15 m;

limin = 0,32 m; limax = 0,52 m; masslower_leg = 0,27 kg; massupper_leg = 0,23 kg

Ix_lower_leg = Iy_lower_leg = 0,1953 kg.m2; Iz_lower_leg = 0,3894 kg.m2

Ix_upper_leg = Iy_upper_leg = 0,0619 kg.m2; Iz_upper_leg = 0,1232 kg.m2

Chuyển động tham chiếu theo vị trí và góc hướng của tâm khâu áp dụng cho các

thuật toán điều khiển như sau:

Xang = -0,02sin(0,1πt) rad/s;

Yang = Zang = 0,02sin(0,1πt) rad/s;

Xpos = Ypos = 0,02sin(0,1πt) m; (5.1)

Zpos = 0,383 + 0,02sin(0,1πt) m;

Các kết quả khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá theo đáp ứng chuyển động (vị

trí và góc hướng) của tâm khâu và quá trình phối hợp giữa các chân dẫn động. Các tiêu

chuẩn chất lượng của hệ thống được đánh giá bao gồm: độ vọt lố (POT), sai số xác lập

(exl), thời gian lên (trise), thời gian xác lập (txl) theo đáp ứng chuyển động về vị trí và góc

hướng của tâm khâu [11], [13]. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu mô phỏng các tiêu chuẩn

chất lượng của các bộ điều khiển trong luận án được trình bày chi tiết tại phụ lục 5. Trên

cơ sở so sánh các tiêu chuẩn chất lượng của bộ điều khiển, ta có thể chọn bộ điều khiển

phù hợp với các mục tiêu điều khiển khác nhau. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở

phần kết luận của chương 5.

Scope

Force Pos

Vel

Plant

len

LegTrajectory

pos

v el

r_pos

Force

ControllerBodyPositionSensor

Leg Forces

Leg Forces

Body Position

Errors

Page 105: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

91

Từ chuyển động tham chiếu của tâm khâu, mô hình bài toán động học ngược được

thiết kế để xác định chiều dài mong muốn của các chân dẫn động. Tại các chân dẫn động,

các thuật toán điều khiển cũng như phương pháp cải tiến sẽ được áp dụng cho các bộ điều

khiển thành phần theo cùng một sơ đồ như hình 5.2.

Hình 5.2. Sơ đồ điều khiển các chân dẫn động.

Trong đó:

ri(t): chiều dài mong muốn của chân dẫn động thứ i.

ei(t): sai số chuyển động của chân dẫn động thứ i.

ui(t): lực điều khiển của chân dẫn động thứ i.

ci(t): chiều dài thực tế của chân dẫn động thứ i.

Tính ổn định và khả năng thích nghi của các bộ điều khiển sẽ được kiểm tra bằng

một tín hiệu nhiễu với công suất nhiễu: Noise_power = 0,2.

Trong luận án, với các bộ điều khiển khác nhau, các đáp ứng quá độ của các chân

dẫn động sẽ được xem xét đồng thời để đánh giá quá trình phối hợp giữa các chân dẫn

động. Quá trình phối hợp này sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn và khả năng điều khiển bám

của tay máy song song. Các đáp ứng quá độ thành phần của các chân dẫn động với các bộ

điều khiển khác nhau được trình bày chi tiết trong phụ lục 4.

5.1.1 Bộ điều khiển PID

Thuật toán điều khiển đầu tiên được áp dụng cho các bộ điều khiển chân dẫn động

là thuật toán điều khiển vi tích phân tỷ lệ PID (Proportional Integral Derivative) [42], [45],

[48], [80], [98], [99] với lực điều khiển được tính theo công thức:

( )( ) ( ) ( )P D I

de tu t K e t K K e t dt

dt (5.2)

Bộ điềukhiển i

Chân dẫn độngthứ i

-+

ri(t) ei(t)

ui(t)

ci(t)

Nhiễu

Page 106: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

92

Hình 5.3. Sơ đồ điều khiển dùng thuật toán PID

Hình 5.4. Chương trình mô phỏng bộ điều khiển PID trên Simulink - Matlab

Theo phương pháp Ziegler-Nichols thực hiện trong công trình [23], [40] và phương

pháp auto-tuning [2] trong quá trình mô phỏng, bộ thông số điều khiển khâu PID được tác

giả chọn với: KP = 5.103; KI = 8.103; KD = 2.103.

Tiến hành khảo sát bộ điều khiển PID với đáp ứng chuyển động của tâm khâu được

thể hiện ở hình 5.5 và hình 5.6. Các sai số chuyển động của tâm khâu theo vị trí và góc

hướng cùng với đáp ứng của các chân dẫn động được trình bày từ hình 5.7 đến hình 5.10.

Hình 5.5. Đáp ứng theo vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID

Bộ điềukhiển PIDi

Chân dẫn độngthứ i

-+

ri(t) ei(t)

ui(t)

ci(t)

Nhiễu

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.05

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

XYZ

(m)

time (s)

Zpos

Xpos, Ypos

Zreference

Page 107: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

93

Hình 5.6. Đáp ứng theo góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID

Hình 5.7. Sai số vị trí (Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.025

-0.02

-0.015

-0.01

-0.005

0

0.005

0.01

0.015

0.02

0.025

Angl

es (r

ad)

time (s)

Xang

Yang, Zang

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.04

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

X: 35.1Y: -0.0005716

Erro

rs (m

)

time (s)

Zpos_error

Page 108: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

94

Hình 5.8. Sai số vị trí (X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID

Hình 5.9. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12x 10-4

Erro

rs (m

)

time (s)

Ypos_error

Xpos_error

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-1.5

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5x 10-3

Angl

e er

rors

(rad

)

time (s)

Xang_error Yang_error

Zang_error

Page 109: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

95

Hình 5.10. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển PID

Kết quả khảo sát cho thấy bộ điều khiển PID có tính ổn định, chuyển động của tâm

khâu bám theo tín hiệu tham chiếu tốt, ảnh hưởng bởi nhiễu không đáng kể với thời gian

xác lập ngắn. Các tiêu chuẩn chất lượng của bộ điều khiển PID (bảng 5.5) cho thấy đáp

ứng theo trục Z có vọt lố khá lớn (POT=10,57%). Sai số xác lập (exl) của tâm khâu có giá

trị 1.10-3 m theo vị trí và 1,1.10-3 rad theo góc hướng. Thời gian xác lập của đáp ứng txl =

4,5 s với thời gian lên trise = 0,17 s cho thấy tốc độ biến thiên (dui/dt) của các lực điều khiển

ui là rất lớn trong khoảng thời gian quá độ.

Có thể thấy rằng bộ điều khiển PID với các hệ số KP, KI, KD mà luận án đã chọn có

tính ổn định, các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống chấp nhận được nhưng vẫn cần phải

cải thiện tốt hơn.

5.1.2 Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

Theo kết quả được trình bày ở mục 5.1.1, độ vọt lố (POT) và sai số xác lập (exl)

được xem là hai tiêu chuẩn quan trọng quyết định đến chất lượng của bộ điều khiển. Nhằm

cải thiện các tiêu chuẩn POT và exl so với bộ điều khiển PID, tác giả đề xuất sử dụng bộ

điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD) cho tay máy song song kiểu Stewart−Gough

Platform [18], [29], [35], [44], [51], [69], [73], [74], [103]. Đây là bộ điều khiển mờ với

tín hiệu điều khiển u(t) được tính theo sai số e(t) (khâu P) và đạo hàm của sai số ∆e(t) (khâu

D) như hình 5.11.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

Page 110: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

96

Hình 5.11. Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

Hình 5.12. Chương trình mô phỏng bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

Bộ điều khiển mờ trên nền Simulink−Matlab (hình 5.12) với các luật hợp thành mờ

được xây dựng nhằm giảm thiểu độ vọt lố và sai số xác lập của hệ thống theo sự biến thiên

của e(t) và ∆e(t) (bảng 5.1, hình 5.13). Các hàm liên thuộc của e(t), ∆e(t) và u(t) được xây

dựng theo dạng hàm tam giác với các biến ngôn ngữ nằm trong khoảng [−1,1]. Các hàm

liên thuộc này của bộ điều khiển mờ trực tiếp được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3.

Bảng 5.1. Luật hợp thành mờ u(t) - Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

∆e(t) / e(t) NB NM NS NT ZE PT PS PM PB

NB NB NB NB NB NM NS NT ZE PT

NM NB NB NB NM NS NT ZE PT PS

NS NB NB NM NS NT ZE PT PS PM

ZE NB NM NS NT ZE PT PS PM PB

PS NM NS NT ZE PT PS PM PB PB

PM NS NT ZE PT PS PM PB PB PB

PB NT ZE PT PS PM PB PB PB PB

Chân dẫnđộng thứ i

-+

r(t)e(t)

u(t)

c(t)Nhiễu

∆e(t)Fuzzy Logic

Control ler

Page 111: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

97

Hình 5.13. Mặt điều khiển mờ - Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

Tiến hành khảo sát bộ điều khiển, đáp ứng chuyển động của tâm khâu theo vị trí và

góc hướng được thể hiện ở hình 5.14 và hình 5.15 đã bám tốt theo chuyển động tham chiếu.

Các sai số chuyển động của tâm khâu được trình bày từ hình 5.16 đến hình 5.18. Đáp ứng

của các chân dẫn động thành phần được thể hiện ở hình 5.19. Các tiêu chuẩn chất lượng

của bộ điều khiển được trình bày chi tiết tại bảng 5.5.

Hình 5.14. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

∆e(t)e(t)

u(t)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.05

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

XY

Z (m

)

time (s)

Zpos

Xpos, Ypos

Zreference

Page 112: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

98

Hình 5.15. Chuyển động góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct

Fuzzy-PD

Hình 5.16. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.025

-0.02

-0.015

-0.01

-0.005

0

0.005

0.01

0.015

0.02

0.025

Angl

es (r

ad)

time (s)

Xang

Yang, Zang

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

X: 35.1Y: 7.683e-005

Erro

rs (m

)

time (s)

Zpos_error

Page 113: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

99

Hình 5.17. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

Hình 5.18. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-2

0

2

4

6

8

10x 10-4

Erro

rs (m

)

time (s)

Ypos_error

Xpos_error

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-1

-0.8

-0.6

-0.4

-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1x 10-3

Ang

le e

rrors

(rad

)

time (s)

Xang_error Yang_error

Zang_error

Page 114: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

100

Hình 5.19. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

Dựa theo kết quả khảo sát, có thể nhận thấy rằng độ vọt lố (POT) đã giảm xuống

đáng kể so với trường hợp dùng bộ điều khiển PID (từ 10,57% giảm xuống 1,37%). Sai số

xác lập theo vị trí của tâm khâu giảm từ 1.10-3 m xuống còn 0,84.10-3 m. Sai số xác lập

theo góc hướng giảm từ 1,1.10-3 rad xuống còn 0,5.10-3 rad. Bên cạnh các cải thiện rõ rệt

về độ vọt lố và sai số xác lập, bộ điều khiển mờ trực tiếp có khoảng thời gian lên (trise) và

thời gian xác lập (txl) lớn hơn trong trường hợp dùng bộ điều khiển PID. Thời gian xác lập

tăng từ 4,5 s lên 6,3 s và thời gian lên tăng từ 0,17 s lên 0,45 s. Điều này gây ra hạn chế về

tốc độ đáp ứng của hệ thống trong quá trình quá độ.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, bộ điều khiển mờ trực tiếp đã cải thiện các tiêu

chuẩn chất lượng về độ vọt lố và sai số xác lập tốt hơn so với bộ điều khiển PID trước đó.

Tuy nhiên, bộ điều khiển mờ lại làm chậm quá trình đáp ứng của hệ thống do có thời gian

lên và thời gian xác lập tăng cao. Hạn chế này sẽ được xem xét trong phần tiếp theo với bộ

điều khiển kết hợp Fuzzy-PID.

Đối với các bài toán có yêu cầu ưu tiên về độ vọt lố và độ chính xác (sai số xác lập)

và không phụ thuộc nhiều đến thời gian xác lập thì bộ điều khiển mờ trực tiếp như trên

được xem là phù hợp và có tính tối ưu hơn so với bộ điều khiển PID.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

Page 115: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

101

5.1.3 Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID

Theo kết quả khảo sát ở mục 5.1.1 và mục 5.1.2, bộ điều khiển PID có đáp ứng

nhanh với độ biến thiên của lực điều khiển ui(t) lớn. Bên cạnh đó, bộ điều khiển mờ trực

tiếp (Direct Fuzzy-PD) lại có ưu điểm về độ vọt lố và sai số xác lập nhỏ. Để có thể cải thiện

các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống một cách chung nhất, tác giả đề xuất sử dụng bộ

điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID dựa trên sự kết hợp ưu điểm của bộ điều khiển mờ và

bộ điều khiển PID [14], [25], [29], [50], [102]. Một trong những hạn chế của khâu PID là

các hệ số KP, KI, KD không thay đổi trong quá trình điều khiển. Vì vậy, đáp ứng của hệ

thống thường không cho kết quả tối ưu với sự biến thiên liên tục của sai số. Bộ điều khiển

tự chỉnh định Fuzzy-PID đề xuất (hình 5.20) có khả năng thay đổi các hệ số KP, KI, KD của

khâu PID trong quá trình điều khiển dựa theo các luật chỉnh định mờ và sự thay đổi của

các thông số e(t) và ∆e(t).

Hình 5.20. Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy – PID

Hình 5.21. Mô hình bộ điều khiển Fuzzy-PID trên Simulink - Matlab

Bộ điều khiểnPIDi

Khớp dẫnđộng thứ i

-+

r(t)

e(t)

Nhiễu

c(t)

u(t)

∆e(t)Fuzzy Logic

Control ler

Page 116: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

102

Theo [25], [50], [102], các hệ số KP, KD nằm trong khoảng [KPmin KPmax] và [KDmin

KDmax]

Trong đó: KPmin = 0,5.Kp; KPmax = 1,5.Kp; KDmin = 0,5.Kd; KPmax = 1,5.Kd;

với Kp = 5.103; Ki = 8.103; Kd = 2.103 được chọn như mục 5.1.1.

Tuyến tính hóa các hệ số KP, KI, KD cho bộ điều khiển tự chỉnh định (Fuzzy-PID)

theo [25], [50], [102], ta có:

'max min min

'max min min

2

( ).

( ).

/ ( . )

P P P P P

D D D D D

I P D

K K K K K

K K K K K

K K K

Trong đó ' ',P DK K được xác định từ 49 luật chỉnh định mờ và có giá trị chuẩn hóa

trong khoảng [0,1], / [1,1000]I DT T sẽ được xác định dựa vào việc chỉnh định tham số

KP, KD. Các hàm liên thuộc của e(t), ∆e(t), KP, KD và β được xác định có dạng tam giác và

các biến ngôn ngữ trong khoảng [-1, 1]. Các hàm liên thuộc này của bộ điều khiển tự chỉnh

định mờ được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3 của luận án. Luật hợp thành mờ và mặt chỉnh

định mờ các hệ số KP, KD và β của bộ điều khiển PID được thể hiện từ bảng 5.2 đến bảng

5.4 và từ hình 5.22 đến hình 5.24.

Bảng 5.2. Luật hợp thành mờ hệ số KP’ - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID.

∆e(t) / e(t) NB NM NS ZE PS PM PB

NB PM PS PT ZE PT PS PM

NM PB PM PS PT PS PM PB

NS PB PB PM PS PM PB PB

ZE PB PB PB PM PB PB PB

PS PB PB PM PS PM PB PB

PM PB PM PS PT PS PM PB

PB PM PS PT ZE PT PS PM

Page 117: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

103

Hình 5.22. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số KP'

Bảng 5.3. Luật hợp thành mờ hệ số KD’ - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID.

∆e(t) / e(t) NB NM NS ZE PS PM PB

NB PT PS PM PB PM PS PT

NM ZE PT PS PM PS PT ZE

NS ZE ZE PT PS PT ZE ZE

ZE ZE ZE ZE PT ZE ZE ZE

PS ZE ZE PT PS PT ZE ZE

PM ZE PT PS PM PS PT ZE

PB PT PS PM PB PM PS PT

Hình 5.23. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số KD'

e(t) ∆e(t)

KP’

∆e(t)e(t)

KD’

Page 118: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

104

Bảng 5.4. Luật hợp thành mờ hệ số β - Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID.

∆e(t) / e(t) NB NM NS ZE PS PM PB

NB PT PS PM PB PM PS PT

NM ZE PT PS PM PS PT ZE

NS ZE ZE PT PS PT ZE ZE

ZE ZE ZE ZE PT ZE ZE ZE

PS ZE ZE PT PS PT ZE ZE

PM ZE PT PS PM PS PT ZE

PB PT PS PM PB PM PS PT

Hình 5.24. Mặt điều khiển mờ chỉnh định hệ số β

Tiến hành khảo sát hệ thống với bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID với cùng

điều kiện và thông số khảo sát như trường hợp 5.1.1. Kết quả cho thấy các đáp ứng, sai số

chuyển động của tâm khâu (hình 5.25-hình 5.30) và các tiêu chuẩn chất lượng của bộ điều

khiển (bảng 5.5) được cải thiện đáng kể một cách chung nhất so với trường hợp chỉ dùng

bộ điều khiển PID kinh điển hoặc bộ điều khiển mờ trực tiếp.

∆e(t)e(t)

β

Page 119: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

105

Hình 5.25. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình 5.26. Chuyển động góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.05

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

XY

Z (m

)

time (s)

Zpos

Xpos, Ypos

Zreference

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.025

-0.02

-0.015

-0.01

-0.005

0

0.005

0.01

0.015

0.02

0.025

Angl

es (r

ad)

time (s)

Xang

Yang, Zang

Page 120: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

106

Hình 5.27. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình 5.28. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.04

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

X: 35.2Y: 0.000522

Erro

rs (m

)

time (s)

Zpos_error

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-2

0

2

4

6

8

10x 10-4

Erro

rs (m

)

time (s)

Ypos_error

Xpos_error

Page 121: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

107

Hình 5.29. Sai số góc hướng của tâm khâu – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình 5.30. Đáp ứng của các chân dẫn động – Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Từ các kết quả khảo sát ở mục 5.1.1 và mục 5.1.2, có thể nhận thấy rằng các tiêu

chuẩn chất lượng của hệ thống với bộ điều khiển Fuzzy-PID đã được cải thiện trên cơ sở

kết hợp các ưu điểm của bộ điều khiển PID và bộ điều khiển mờ trực tiếp.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8x 10-4

Ang

le e

rrors

(rad

)

time (s)

Xang_error Yang_error

Zang_error

Page 122: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

108

Bảng 5.5. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Mô phỏng bộ điều khiển

Tiêu chuẩn chất lượng PIDDirect

Fuzzy-PDFuzzy-PID

Độ vọt lố (POT) (%) 10,57 0 5

Sai số xác lập (exl) theo vị trí (m) 1.10-3 0,84.10-3 0,84.10-3

Sai số xác lập (exl) theo góc hướng (rad) 1,1.10-3 0,5.10-3 0,32.10-3

Thời gian xác lập (txl) (s) 4,5 6,5 3,9

Thời gian lên (trise) (s) 0,17 0,45 0,41

So với bộ điều khiển PID, độ vọt lố của bộ điều khiển Fuzzy-PID đã giảm từ 10,57%

xuống còn 5%. Khoảng sai số xác lập theo vị trí giảm từ 1.10-3 m xuống còn 0,84.10-3 m.

Giá trị này có kết quả tương đương so với trường hợp dùng bộ điều khiển mờ trực tiếp.

Ngoài ra, chuyển động theo góc hướng có khoảng sai số là nhỏ nhất so với hai trường hợp

dùng bộ điều khiển PID và bộ điều khiển mờ trực tiếp.

Khi xem xét đến tốc độ đáp ứng của hệ thống, thời gian xác lập của bộ điều khiển

Fuzzy-PID có giá trị txl = 3,9 s. Giá trị này cho thấy bộ điều khiển Fuzzy-PID có khả năng

xác lập nhanh hơn so với bộ điều khiển PID (txl = 4,5 s) và bộ điều khiển mờ trực tiếp (txl

= 6,5 s). Bên cạnh đó, thời gian lên được cải thiện đáng kể so với trường hợp dùng bộ điều

khiển mờ trực tiếp (trise giảm từ 0,45 s xuống còn 0,41 s).

Có thể thấy rằng các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống đã được cải tiến tốt hơn

thông qua việc dùng các luật điều khiển mờ để chỉnh định các hệ số KP, KI, KD của bộ điều

khiển PID kinh điển theo sự biến thiên của e(t) và ∆e(t). Tất cả các chỉ tiêu chất lượng của

hệ thống được nâng cao một cách đồng thời trong quá trình điều khiển chuyển động của

tay máy song song kiểu Stewart Platform.

5.1.4 Nhận xét về các bộ điều khiển.

Qua kết quả mô phỏng, có thể thấy rằng bộ điều khiển PID với các hệ số KP, KI, KD

đã chọn có tính ổn định, các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống chấp nhận được nhưng

vẫn cần phải cải thiện tốt hơn. Bước đầu có thể khẳng định rằng bộ điều khiển PID phù

hợp cho quá trình chuyển động của tay máy song song kiểu Stewart Platform.

Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD) với luật điều khiển mờ đã chọn có

khả năng cải thiện tốt hơn so với điều khiển PID về các tiêu chuẩn như độ vọt lố, sai số xác

Page 123: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

109

lập. Tuy nhiên bộ điều khiển mờ trực tiếp lại có hạn chế về thời gian đáp ứng của hệ thống.

Đối với các bài toán yêu cầu ưu tiên về độ vọt lố và độ chính xác (sai số xác lập) và không

phụ thuộc nhiều đến thời gian xác lập thì bộ điều khiển mờ trực tiếp được xem là phù hợp

và có tính linh hoạt hơn so với bộ điều khiển PID.

Đối với bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID, kết quả cho thấy các tiêu chuẩn

chất lượng của hệ thống được cải thiện đồng thời và đạt giá trị tối ưu hơn so với bộ điều

khiển PID và bộ điều khiển mờ trực tiếp. Bộ điều khiển Fuzzy-PID có tính ổn định và đáp

ứng nhanh đồng thời có độ vọt lố và sai số xác lập nhỏ trong quá trình điều khiển chuyển

động của tay máy song song kiểu Stewart Platform. Đây chính là điểm tối ưu hóa của bộ

điều khiển Fuzzy-PID so với bộ điều khiển PID và bộ điều khiển mờ trực tiếp.

Các kết quả nghiên cứu mô phỏng áp dụng các phương pháp và giải thuật điều khiển

cho mô hình tay máy song song kiểu Stewart-Gough Platform có ý nghĩa quan trọng trong

việc định hướng lựa chọn và ứng dụng các giải thuật tối ưu cho hệ thống thực nghiệm.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-4] của tác giả.

Các kết quả khảo sát và cải tiến bộ điều khiển sẽ được kiểm chứng bằng thực nghiệm

trên mô hình vật lý ở phần tiếp theo.

5.2 Điều khiển tay máy song song trên cơ sở tối ưu hóa thiết kế tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform

Phần này trình bày kết quả thực nghiệm trên mô hình vật lý nhằm mục đích kiểm

chứng các kết quả khảo sát và cải tiến bộ điều khiển từ mục 5.1. Thuật toán điều khiển PID

và thuật toán điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID sẽ được lần lượt áp dụng cho các bộ điều

khiển trực tiếp (Slave) của các chân dẫn động. Các thuật toán này sẽ được áp dụng với cấu

hình thực nghiệm (hình 4.15 b), chuyển động tham chiếu và các thông số điều khiển như

mục 5.2.1 và 5.2.2. Các chuyển động tham chiếu được giới hạn trong phạm vi thông số kỹ

thuật của mô hình cơ khí (bảng 4.1) và vùng làm việc của cấu hình thực nghiệm (hình 4.14

d).

Các tiêu chí chất lượng của bộ điều khiển sẽ được đánh giá theo các đáp ứng quá

độ, sai số chuyển động của tâm khâu và quá trình phối hợp chuyển động giữa các chân dẫn

động thành phần của tay máy song song. Các đáp ứng quá độ, sai số chuyển động của tâm

khâu được nội suy bằng cách giải bài toán động học thuận (mục 1.2.2.2) từ giá trị chiều dài

thực tế đo được của các chân dẫn động. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Page 124: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

110

các tiêu chuẩn chất lượng đối với các bộ điều khiển khác nhau trong luận án được trình bày

chi tiết tại phụ lục 5. Kết quả thực nghiệm các đáp ứng quá độ thành phần của các chân

dẫn động với các bộ điều khiển khác nhau được trình bày chi tiết trong phụ lục 6 của luận

án.

5.2.1 Bộ điều khiển PID

Áp dụng thuật toán PID cho mô hình thực nghiệm (hình 4.16) với sơ đồ điều khiển

các chân dẫn động như hình 4.8. Theo phương pháp Ziegler-Nichols [23], [40] và phương

pháp auto-tuning [2] trong quá trình thực nghiệm, các thông số của bộ điều khiển PID cho

mô hình thực nghiệm được tác giả chọn với: KP = 8,5, KI = 0,005, KD = 0,02.

Trong quá trình điều khiển theo thời gian thực, chiều dài thực tế các chân dẫn động

đo từ các encoder được thiết bị ghi nhận và biểu diễn ở hình 5.35. Kết quả nội suy với đáp

ứng quá độ và sai số chuyển động của tâm khâu được thể hiện từ hình 5.31 đến hình 5.34.

Các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống được trình bày tại bảng 5.6.

Hình 5.31. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.05

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

XYZ

(m)

time (s)

Zpos

Xpos, Ypos

Zreference

Xreference, Yreference

Page 125: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

111

Hình 5.32. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID

Hình 5.33. Sai số xác lập (trục X, Y) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

X: 40.07Y: 0.001691

Erro

rs (m

)

time (s)

Zpos_error

20 25 30 35 40 45-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5x 10-3

Erro

rs (m

)

time (s)

Ypos_error

Xpos_error

Page 126: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

112

Hình 5.34. Sai số góc hướng của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển PID

Hình 5.35. Đáp ứng của các chân dẫn động – Thực nghiệm bộ điều khiển PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

20 25 30 35 40 45-0.01

-0.008

-0.006

-0.004

-0.002

0

0.002

0.004

0.006

0.008

0.01

Angl

e er

rors

(rad

)

time (s)

Xang_errorYang_error

Zang_error

Page 127: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

113

Bảng 5.6. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Bộ điều khiển PID

Tiêu chuẩn chất lượng Mô phỏng Thực nghiệm

Độ vọt lố (POT) (%) 10,57 0

Sai số xác lập (exl) theo vị trí (m) 1.10-3 1,7.10-3

Sai số xác lập (exl) theo góc hướng (rad) 1,1.10-3 2.10-3

Thời gian xác lập (txl) (s) 4,5 5,7

Thời gian lên (trise) (s) 0,17 3,7

Kết quả thực nghiệm cho thấy, đáp ứng chuyển động theo vị trí của tâm khâu (hình

5.31) không có độ vọt lố (POT = 0 %) so với kết quả mô phỏng (POT = 10,57 %). Sai số

xác lập theo vị trí và góc hướng của tâm khâu khá nhỏ và tương đồng với kết quả mô

phỏng. Theo giới hạn tốc độ của chân dẫn động (vmax = 16 mm/s), mô hình tay máy được

xem là có đáp ứng nhanh với thời gian xác lập txl = 5,7 s, thời gian lên trise = 3,7 s với

khoảng dịch chuyển (75 mm) trong quá trình quá độ. Có thể thấy rằng, bộ điều khiển PID

với các hệ số KP, KI, KD thực nghiệm đã chọn có tính ổn định, các tiêu chuẩn chất lượng

của hệ thống chấp nhận được.

Có thể khẳng định bộ điều khiển PID với các thông số đã chọn có chất lượng điều

khiển tốt và phù hợp cho mô hình thực nghiệm tay máy song song. Như vậy, các tiêu chuẩn

chất lượng cũng như các đặc trưng vể độ ổn định, tốc độ đáp ứng nhanh và sai số xác lập

của bộ điều khiển PID đã được kiểm chứng bằng các kết quả thực nghiệm trên mô hình tay

máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Trên thực tế, do sai số xác lập dao động theo chuyển động tham chiếu (hình 5.32,

hình 5.33, hình 5.34) nên tay máy có hiện tượng rung lắc trong quá trình điều khiển. Ngoài

ra, khi xem xét quá trình phối hợp giữa các chân dẫn động (hình 5.35), ta có thể thấy rằng

quá trình xác lập của các chân dẫn động không đồng nhất. Điều này gây ra hiệu ứng giằng

lực giữa các chân dẫn động, gây mất an toàn cho kết cấu cơ khí và bộ điều khiển. Các hạn

chế về sai số xác lập và khả năng phối hợp chuyển động giữa các khớp sẽ được cải tiến

trong phần tiếp theo với bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID.

Page 128: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

114

5.2.2 Bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID

Như đã trình bày ở mục 5.1.1 và mục 5.2.1, một trong những hạn chế của khâu PID

là các hệ số KP, KI, KD không thay đổi trong quá trình điều khiển. Vì vậy, các tiêu chuẩn

chất lượng của hệ thống (độ vọt lố, sai số xác lập) thường không đạt kết quả tốt nhất và

quá trình phối hợp giữa các chân dẫn động chưa đồng bộ. Bộ điều khiển tự chỉnh định

Fuzzy-PID là một lựa chọn tốt hơn để cải thiện các hạn chế nêu trên dựa theo sự kết hợp

các ưu điểm của bộ điều khiển mờ và bộ điều khiển PID. Các kết quả mô phỏng trình bày

ở mục 5.1.3 cho thấy, bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID cho kết quả cải thiện rõ rệt

về đáp ứng quá độ. Phần này sẽ trình bày các kết quả thực nghiệm bộ điều khiển tự chỉnh

định Fuzzy-PID cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Tiến hành áp dụng thuật toán tối ưu hóa bộ điều khiển Fuzzy-PID đã khảo sát ở

mục 5.1.3. Các thông số thực nghiệm được xác định theo [25], [50], [102] như sau:

KPmin = 3; KPmax = 15; KDmin = 0,01; KDmax = 0,1;

Tuyến tính hóa các hệ số KP, KI, KD như mục 5.1.3, ta có:

'max min min

' 2max min min

( ). ,

( ). , / ( . ),

P P P P P

D D D D D I P D

K K K K K

K K K K K K K K

Trong đó ' ',P DK K được xác định từ các luật điều khiển mờ (bảng 5.2, bảng 5.3) và

có giá trị chuẩn hóa trong khoảng [0,1], / [1,1000]I DT T sẽ được xác định dựa vào việc

chỉnh định tham số KP, KD (bảng 5.4). Hàm liên thuộc của KP, KD và β được xác định có

dạng tam giác, các biến ngôn ngữ và mặt điều khiển thể hiện như mục 5.1.3.

Chiều dài thực tế các chân dẫn động được thể hiện ở hình 5.40. Kết quả nội suy với

đáp ứng quá độ và sai số chuyển động của tâm khâu được thể hiện từ hình 5.36 đến hình

5.39. Các tiêu chuẩn chất lượng thực nghiệm của hệ thống được trình bày tại bảng 5.7.

Page 129: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

115

Hình 5.36. Chuyển động vị trí của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình 5.37. Sai số vị trí (trục Z) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.05

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

XY

Z (m

)

time (s)

Zpos

Xpos, Ypos

Zreference

Xreference, Yreference

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

X: 40.09Y: 0.001498

Erro

rs (m

)

time (s)

Zpos_error

Page 130: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

116

Hình 5.38. Sai số vị trí (trục X, Y) của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình 5.39. Sai số góc hướng của tâm khâu – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

20 25 30 35 40 45-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5x 10-3

Erro

rs (m

)

time (s)

Ypos_error

Xpos_error

20 25 30 35 40 45-0.01

-0.008

-0.006

-0.004

-0.002

0

0.002

0.004

0.006

0.008

0.01

Ang

le e

rrors

(rad

)

time (s)

Xang_error

Yang_error

Zang_error

Page 131: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

117

Hình 5.40. Đáp ứng của các chân dẫn động – Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Bảng 5.7. Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống – Bộ điều khiển Fuzzy-PID

Tiêu chuẩn chất lượng Mô phỏng Thực nghiệm

Độ vọt lố (POT) (%) 5 0

Sai số xác lập (exl) theo vị trí (m) 0,84.10-3 1,5.10-3

Sai số xác lập (exl) theo góc hướng (rad) 0,32.10-3 1,7.10-3

Thời gian xác lập (txl) (s) 3,9 5,7

Thời gian lên (trise) (s) 0,41 3,7

Kết quả thực nghiệm cho thấy chuyển động theo vị trí của tâm khâu không có vọt

lố (POT = 0%) (hình 5.36) và sai số xác lập của tâm khâu được cải thiện đáng kể so với

trường hợp dùng bộ điều khiển PID. Các sai số chuyển động giảm từ 1,7.10-3 m xuống còn

1,5.10-3 m theo trục Z và từ 1,5.10-3 m xuống còn 1.10-3 m theo trục X, Y (hình 5.37, hình

5.38). Khoảng sai số xác lập theo góc hướng cũng giảm từ 2.10-3 rad xuống còn 1,7.10-3

rad (hình 5.39) với thời gian xác lập và thời gian lên có giá trị tương đương so với trường

hợp bộ điều khiển PID. Nhờ các giá trị của sai số xác lập giảm đi đáng kể nên quá trình

chuyển động của tay máy trong thực tế đã triệt tiêu được sự rung lắc và tiếng ồn trong quá

trình vận hành.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

Page 132: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

118

Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng quá trình phối hợp chuyển động giữa các khớp của

bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID đã được cải thiện đáng kể. Trong quá trình quá độ,

chuyển động của các khớp được đồng bộ hóa và không có vọt lố như trong trường hợp sử

dụng bộ điều khiển PID (hình 5.40). Điều này đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ

giữa các khớp trong quá trình điều khiển chuyển động của tay máy song song (hình 5.41),

đặc biệt là trong các trường hợp có sự thay đổi đột ngột của tín hiệu điều khiển.

Hình 5.41. Quá trình điều khiển tay máy song song - Bộ điều khiển Fuzzy-PID

Kết quả thực nghiệm ở mục 5.2.1 và 5.2.2 cho thấy bộ điều khiển kinh điển PID đã

được tối ưu hóa thông qua việc kết hợp lý thuyết điều khiển mờ để chỉnh định các hệ số

của bộ điều khiển kinh điển PID. Các chỉ tiêu về chất lượng của hệ thống đã được cải thiện

một cách toàn diện cho quá trình điều khiển chuyển động của tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform.

Kết quả cho thấy một số điểm khác biệt về đáp ứng của hệ thống thực nghiệm (mục

5.2.1, 5.2.2) và kết quả mô phỏng (mục 5.1.1, 5.1.3). Các đáp ứng của hệ thống trên mô

hình thực nghiệm có độ vọt lố (POT) thấp hơn trong khi thời gian xác lập (txl) lớn hơn so

Page 133: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

119

với kết quả mô phỏng trên máy tính. Điều này được lý giải do mô hình tay máy thực tế có

các sai số về chế tạo và bị giới hạn về tốc độ chuyển động so với mô hình trên máy tính.

Việc chọn lựa, áp dụng và so sánh chất lượng điều khiển từ các thuật toán khác

thông qua hệ thống thực nghiệm tối ưu hóa điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–

Gough Platform sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu về sau.

Các kết quả khảo sát trên mô hình thực nghiệm (chương 4 và chương 5) đã kiểm

chứng một cách tin cậy, đầy đủ và mang tính hệ thống các kết quả nghiên cứu về tối ưu

hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform trình bày trong

luận án.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-5], [CTTG-6] của tác giả.

5.3 Quy trình ứng dụng kết quả luận án cho hệ thống thực tếCác kết quả nghiên cứu ở mục 4.2 và 5.2 cho thấy tính khả thi trong việc ứng dụng

các phương pháp tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform cho các mô hình thực tế. Các giải thuật tối ưu hóa nếu được áp dụng theo một

quy trình với các hướng dẫn cụ thể sẽ giúp các nhà nghiên cứu thực hiện quá trình thiết kế

và chế tạo tay máy song song với nhiều chọn lựa linh hoạt trong thời gian ngắn.

Tác giả đề xuất một quy trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu về tối ưu hóa thiết

kế và điều khiển cho tay máy song song kiểu Stewwart-Gough Platform. Quy trình thực

hiện như sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu thiết kế (vùng không gian làm việc, các cấu hình làm

việc với góc hướng tâm khâu thay đổi, độ cứng vững... ). Tiếp theo, cần xác định các tiêu

chí thiết kế và thứ tự ưu tiên của chúng. Đối với các ứng dụng trong thiên văn học, y học

(hình 1.8, hình 1.9 và hình 1.10), tay máy song song thường sẽ đòi hỏi độ chính xác và

không gian làm việc lớn hơn độ cứng vững. Trong trường hợp này thứ tự ưu tiên (1)-(2)-

(3) (mục 3.3.3) sẽ là phương pháp phù hợp cho quá trình tối ưu hóa thiết kế. Trong khi đó,

với các ứng dụng gia công cơ khí, máy công cụ, sản xuất, dịch vụ (hình 1.5, hình 1.7, hình

1.11 và hình 1.16), thì tiêu chí về độ cứng vững và tốc độ chuyển động của tay máy song

song sẽ được chú trọng nhiều hơn.

Bước 2: Dựa trên yêu cầu thực tế, tiến hành tối ưu hóa thiết kế. Các thuật toán tối

ưu hóa thiết kế đã trình bày trong luận án như thuật toán di truyền GA, thuật toán PSI, thuật

toán kết hợp GA-PSI có thể được áp dụng để xác định cấu hình thiết kế phù hợp đảm bảo

Page 134: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

120

các tiêu chí và thông số hoạt động đã đặt ra. Các giải thuật tối ưu hóa đã được nghiên cứu

và trình bày trong luận án này có thể áp dụng cho các phương pháp tối ưu với các tiêu chí

tối ưu khác như: tốc độ dịch chuyển, khả năng tải trọng, gia tốc chuyển động,…

Với các cấu hình tay máy được xác định sau quá trình tối ưu hóa thiết kế, các nhà

nghiên cứu có thể ứng dụng bộ công cụ để mô hình hóa tay máy cũng như khảo sát, đánh

giá và phân tích các ràng buộc, các tiêu chí hoạt động cho cấu hình tay máy song song trên

máy tính. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu xem xét sự phù hợp cũng như điều chỉnh

các thông số của tay máy trước khi triển khai thực hiện xây dựng mô hình vật lý.

Bước 3: Tối ưu hóa bộ điều khiển bằng cách cải tiến các thuật toán. Việc lựa chọn

thuật toán điều khiển phải phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống

như độ vọt lố, thời gian xác lập, thời gian lên, sai số xác lập,.... Ví dụ: đối với lĩnh vực

thiên văn học, y học,… thuật toán Dirrect Fuzzy-PD sẽ là một chọn lựa phù hợp với yêu

cầu không có độ vọt lố, thuật toán Fuzzy-PID sẽ cho phép các hệ thống có đáp ứng nhanh,

độ vọt lố rất thấp phù hợp với các hệ thống gia công cơ khí, máy công cụ, sản xuất, dịch

vụ…

Bước 4: Kiểm tra bằng mô phỏng và thực nghiệm.

5.4 Kết luận chương 5Chương 5 đã trình bày kết quả khảo sát bằng mô phỏng các bộ điều khiển kinh điển

PID, bộ điều khiển mờ trực tiếp và bộ điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID. Bộ điều khiển

PID được xem là phù hợp cho quá trình chuyển động của tay máy song song với tính ổn

định, các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống chấp nhận được và cần phải cải thiện tốt hơn.

Bộ điều khiển mờ trực tiếp có khả năng cải thiện tốt hơn so với điều khiển PID về các tiêu

chuẩn như độ vọt lố, sai số xác lập nhưng lại hạn chế về thời gian đáp ứng của hệ thống.

Bộ điều khiển mờ trực tiếp được xem là phù hợp và có tính linh hoạt hơn so với bộ điều

khiển PID đối với các bài toán yêu cầu ưu tiên về độ vọt lố và độ chính xác. Bộ điều khiển

tự chỉnh định Fuzzy-PID có các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống được tối ưu hóa một

cách đồng bộ so với bộ điều khiển PID và bộ điều khiển mờ trực tiếp.

Kết quả thực nghiệm trên cấu hình tối ưu hóa thiết kế cho thấy bộ điều khiển PID

với các hệ số KP, KI, KD đã chọn có tính ổn định, các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống

chấp nhận được với phạm vi của mô hình vật lý. Bộ điều khiển PID có hiện tượng rung lắc

trong quá trình điều khiển và quá trình xác lập của các chân dẫn động không đồng nhất. Bộ

Page 135: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

121

điều khiển tự chỉnh định Fuzzy-PID có các chỉ tiêu chất lượng của hệ thống được cải thiện

một cách toàn diện và khả năng phối hợp giữa các chân dẫn động tốt hơn so với bộ điều

khiển PID.

Các kết quả khảo sát trên mô hình thực nghiệm (chương 4 và chương 5) đã kiểm

chứng một cách tin cậy, đầy đủ và mang tính hệ thống các kết quả nghiên cứu về tối ưu

hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform trình bày trong

luận án.

Các kết quả tối ưu bộ điều khiển trong phạm vi chương 5 được xác định với một

cấu hình cụ thể. Trong trường hợp tổng quát, một quy trình ứng dụng các kết quả nghiên

cứu về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough

Platform đã được xây dựng với các hướng dẫn cụ thể.

Các kết quả trên đã được công bố ở công trình số [CTTG-4]-[CTTG-6] của tác giả.

Page 136: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

122

6 KẾT LUẬN

Luận án đặt đã ra vấn đề nghiên cứu về tối ưu hóa cấu hình cơ khí và hệ thống điều

khiển điện tử như một thể thống nhất. Kết quả luận án cho thấy bằng các giải pháp kỹ thuật

điện tử có thể hỗ trợ thực hiện quá trình thiết kế tối ưu cho các hệ thống cơ khí.

Dựa trên việc nghiên cứu về tối ưu hoá thiết kế và điều khiển tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform, luận án đã đưa ra những kết quả nghiên cứu chính như sau:

1. Xây dựng bộ công cụ mô hình hóa tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

Ứng dụng bộ công cụ để phân tích và đánh giá tổng hợp các ràng buộc (giới hạn

chiều dài chân dẫn động, giới hạn góc khớp, bán kính mặt phẳng nền); xem xét

những tiêu chí đặc biệt ảnh hưởng đến thể tích của vùng làm việc; xác định các cấu

hình suy biến, điểm kỳ dị và vùng lân cận, độ cứng vững cho tay máy song song

kiểu Stewart–Gough Platform.

2. Đề xuất những giải thuật tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí: giải thuật di truyền GA,

thuật toán PSI, thuật toán GA-PSI nhằm nâng cao khả năng hoạt động của tay máy

song song. Trong đó thuật toán GA-PSI có khả năng giảm thời gian tối ưu hóa thiết

kế cho tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

3. Xây dựng mô hình thực nghiệm linh hoạt gồm hệ cơ khí tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform có khả năng thay đổi cấu hình thiết kế với hệ thống điều

khiển phân cấp. Luận án ứng dụng giải thuật tối ưu hóa để xác định một cấu hình

thực nghiệm tối ưu trên mô hình đã xây dựng. Mô hình này được sử dụng làm công

cụ để kiểm tra các giải thuật điều khiển khác nhau cho quá trình chuyển động của

tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform.

4. Đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng bộ điều khiển đối tượng động học

tay máy song song trên cơ sở kết hợp các thuật toán điều khiển kinh điển và điều

khiển hiện đại (thuật toán Fuzzy, thuật toán tự chỉnh định Fuzzy-PID). Áp dụng

kiểm chứng các giải pháp tối ưu hóa thiết kế và điều khiển vào mô hình thực nghiệm

tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform. Kết quả thực nghiệm phù hợp với

các kết quả mô phỏng trên máy tính và các công trình đã công bố.

Page 137: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

123

7 KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Tiếp tục các nghiên cứu về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy song song kiểu

Stewart–Gough Platform bằng phương pháp kết hợp các thuật toán tìm kiếm ngẫu

nhiên khác và các thuật toán tìm kiếm theo biên.

Giải bài toán tối ưu hóa thiết kế theo đa tiêu chí có tính đến tải trọng.

Nghiên cứu, ứng dụng các giải thuật điều khiển khác trên mô hình thực nghiệm.

Page 138: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

124

8 CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

[CTTG-1] Nguyễn Minh Thạnh, Lê Hoài Quốc, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Ngọc Lâm

(2011), “Optimization of Parallel Manipulators Using Genetic Algorithms”,

Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử, VCM-2010, tr. 242-247.

Journal of Computer Science and Cybernetics, ISSN: 1813-9663, vol. 27, no.

1, pp. 93-106.

[CTTG-2] Nguyễn Minh Thạnh, Lê Hoài Quốc, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Ngọc Lâm

(2011), “Tối Ưu Hóa Thiết Kế Tay Máy Song Song Dùng Giải thuật di truyền

Kết Hợp Tập Hợp Tối Ưu Pareto”, Hội nghị toàn quốc về Điều khiển và Tự

động hoá - VCCA-2011, tr. 207-214.

[CTTG-3] Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Minh Thạnh, Lê Hoài Quốc, Nguyễn Ngọc Lâm

(2012), “Xác Định Tập Hợp Cấu Hình Suy Biến Tay Máy Song Song Dùng

Lý Thuyết Vít”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 6 về Cơ điện tử, VCM-2012, tr.

754-762.

[CTTG-4] Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Minh Thạnh, Lê Hoài Quốc, Nguyễn Ngọc Lâm

(2013), “Điều Khiển Tay Máy Song Song Dùng Lý Thuyết Mờ Kết Hợp Giải

Thuật Di Truyền”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về Điều khiển và Tự động

hoá - VCCA-2013, tr. 305-313.

[CTTG-5] Nguyễn Xuân Vinh, Lê Quốc Hà, Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Hoài Quốc, Nguyễn

Minh Thạnh (2014), “Experimental System for the Optimization of the

Parallel Manipulator Control”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử,

VCM-2014, tr. 280-287.

Journal of Computer Science and Cybernetics, ISSN: 1813-9663, vol. 31, no.

2, pp. 83-96.

[CTTG-6] Nguyen Xuan Vinh, Nguyen Ngoc Lam, Le Quoc Ha, Le Hoai Quoc, Nguyen

Minh Thanh, (2015), “Optimal Design and Control of a Stewart-Gough

Platform”, 7th IEEE International Conferences on Cybernetics and

Intelligent Systems (CIS) Robotics, Automation and Mechatronics (RAM),

Cambodia.

Page 139: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

125

9 CÔNG TRÌNH THAM GIA CỦA TÁC GIẢ

[CTĐT-1] Nguyen Minh Thanh, Victor Glazunov, Tran Cong Tuan, Nguyen Xuan Vinh

(2010), “Multi-criteria optimization of the parallel mechanism with actuators

located outside working space”, The 11th International Conference on

Control, Automation, Robotics and Vision, IEEE 2010, Singapore.

10 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. Calin, T. Muntean (2003), "Determining the Workspace of a Hexapod Machine

Tool", Proceedings of the International Conference on Manufacturing

Systems, Iassy.

[2] A. Leva, C. Cox, A. Ruano (2002), “Hands-on PID autotuning: a guide to better

utilisation”, IFAC. Professional Brief.

[3] A. Merlet J.P. (2006), Parallel Robots, Kluwer Academic Publishers.

[4] A. Omran, G. El-Bayiumi, M. Bayoumi, and A. Kassem (2008), “Genetic

Algorithm Based Optimal Control for a 6-DOF Non Redundant Stewart

Manipulator”, International Journal of Mecanical, Industrial and Aerospace

Engineering.

[5] A. V. Korobeynikov, V. E. Turlapov (2005), “Modeling and Evaluating of the

Stewart–Gough Platform”, International Conference Graphicon,

Novosibirsk Akademgorodok, Russia.

[6] A.F. Kraynev, V.A. Glazunov (1991), “Parallel Structure Mechanisms in Robotics”,

MERO’91, Sympos. Nation. de Roboti Industr, Bucuresti, Romania, pp. 104-

111.

[7] A.T. Yang (1974), "Calculus of Screws", Basic Questions of Design Theory,

William R. Spillers, Elsevier, pp. 266-281.

[8] B. Dasgupta and T. S. Mruthyunjaya (1998), “A Newton– Euler formulation for the

inverse dynamics of the Stewart–Gough Platform manipulator”, Mech.

Mach.Theory, vol. 33, no. 8, pp. 1135–1152.

[9] B. Ding (2014), “A Study of a Gough-Stewart Platformbased Manipulator for

Applications in Biomechanical Testing”, PhD thesis, The University of

Adelaide, School of Mechanical Engineering.

Page 140: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

126

[10] B. Ding, B. Cazzolato, R. Stanley, S. Grainger, J. Costi (2014), 'Stiffness Analysis

and Control of a Stewart Platform-Based Manipulator With Decoupled

Sensor-Actuator Locations for Ultrahigh Accuracy Positioning Under Large

External Loads”, ASME Journal of Dynamics, Measurement and Control.

[11] B. Heimann, H. Abdelatif (2007), “Dynamics and Control of Robots with parallel

kinematical Structures”, ISMA 2007, HCMC.

[12] B. Heimann, M. Grotijahn and J. Kuhn (2004), “Friction and Rigid Body

Identification of Robots with Parallel Kinematic”; The 8th Intl Conference

on Mechatronics Technology, Hanoi.

[13] C. Canudas de Wit, B. Siciliano, G. Bastin (1996), Theory of Robot Control,

Springer, London .

[14] C.C. Yu (1999), Autotuning of PID Controllers: Relay Feedback Approach,

Springer, London.

[15] C.H. An, C.G. Atkeson, J.M. Hollerbach (1988), Model–Based Control of a Robot

Manipulator, MIT Press, Cambridge.

[16] C.M. Gosselin, J. Angeles (1990), “Singularity Analysis of Closed Loop Kinematic

Chains”, IEEE Trans. on Robotics and Automation, vol. 6, no. 3, pp. 281-

290.

[17] Cong Bang Pham, Song Huat Yeo and Guilin Yang (2007), “Analytical Force-

closure workspace of Cable-driven planar Parallel Mechanisms”; ISMA

2007, HCMC.

[18] D. Angeli (1999), “Input-to-State stability of PD-controlled robotic systems”,

Automatica 35, pp. 1285–1290.

[19] D. Stewart (1966), “A Platform with Six Degres of Freedom”. In: Pr. Inst. Mech.

Eng. v.180, Pt.1, 15, pp. 371-386.

[20] D. Thayer, J. Vagners, A. von Flotow, C. Hardham, and K. Scribner (2002), “Six-

axis vibration isolation system using soft actuator and multiple

sensors”, Journal of Spacecraft and Rockets, vol. 39, no. 2, pp. 206-212.

[21] D. Zlatanov, R.G Fenton, B. Benhabib (1998), “Identification and Classification of

the Singular Configurations of Mechanisms”, Mechanism and Machine

Theory, vol. 33, no. 6, pp. 743-760.

Page 141: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

127

[22] D.C.H Yang, T.W Lee (1984), “Feasibility Study of a Platform Type of Robotic

Manipulators from a Kinematic Viewpoint”, Journal of Mechanisms,

Transmissions, and Automation in Design, vol. 106, pp. 191-198.

[23] Dingyu Xue, YangQuan Chen, and P. Derek Atherton (2007), Linear Feedback

Control: Analysis And Design With Matlab, ISBN 978-0-898716-38-2.

[24] Dinh Cong Huan, Vuong Thi Dieu Huong, Vu Minh Hung, Do Thi Ngoc Oanh,

Nguyen Huy Thuy and Pham Anh Tuan (2004), “Development of a Control

System for Hexapod”, The 8th Intl. Conference on Mechatronics

Technology, Hanoi.

[25] E. Yesil, M. Guzelkaya, I. Eksin (2004), “Self tuning fuzzy PID type load and

frequency controller”, Energy Conversion and Management, vol. 45, no. 3,

pp. 377-390.

[26] E.F. Fitcher (1986), “A Stewart–Gough Platform-Based Manipulator: General

Theory and Practical Construction”. The International Journal of Robotic

Research, vol. 5, no. 2, pp. 157-182.

[27] Ehrgott, Matthias, Gandibleux, Xavier (2002), “Multiple Criteria Optimization:

State of the Art Annotated Bibliographic Survey”, International Series in

Operations Research & Management Science, vol. 52, pp. 376-388.

[28] F. Dimentberg (1965), The Screw Calculus and its Applications in Mechanics,

Clearinghouse for Federal Technical and Scientific Information, Virginia.

[29] F. Herrera, M. Lozano, J. L. Verdegay (1995), “Tuning Fuzzy logic controllers by

Genetic Algoritms”, International Journal of Approximate Reasoning 12, pp.

299 – 315.

[30] F. Pernodet, H. Lahmidi, P. Michel (2009), “Use of genetic algorithms for

multicriteria optimization of building refurbishment”, Eleventh International

IBPSA Conference, Glasgow, Sclotland, July 27-30, 2009.

[31] G. Brandt, A. Zimolong ; L. Carrat, P. Merloz, H.-W. Staudte, S. Lavallee,

K. Radermacher and G. Rau (2002), “A compact robot for image guided

orthopedic surgery”, IEEE Transactions on Information Technology in

Biomedicine, vol. 3, no. 4, pp. 252-60.

Page 142: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

128

[32] G. Lebret, K. Liu, and F. L. Lewis (1993), “Dynamic analysis and control of a

Stewart–Gough Platform manipulator,” J. Robot. Syst., vol. 10, no. 5, pp.

629–655.

[33] Gong, Youhong (1992), “Design analysis of a Stewart platform for vehicle emulator

systems”, Mater thesis, Massachusetts Institute of Technology, Dept. of

Mechanical Engineering

[34] H. Abdellatif and B. Heimann (2006), “Dynamics and Control of Robots with

Parallel Kinematic Structures”, The 3rd Viet Nam Conference on

Mechatronics, Ha Noi, 2006.

[35] H. Ishibuchi, K. Nozaki, N. Yamamoto and H. Tanaka (1995), ” Selecting Fuzzy If

– Then Rules for Classification Problems using Genetic Algorihtm”, IEEE

Transaction on Fuzzy Systems, vol. 3, no. 3, August 1995.

[36] Huy Hoang Pham, I-Ming Chen (2007), “Stiffness Analysis of a 6-DOF Flexure

Parallel Mechanism”; ISMA 2007, HCMC.

[37] I. Bonev (2001), “Delta Parallel Robot - the Story of Success”,

http://www.parallemic.org.

[38] J. Plücker (1865), “On a New Geometry of Space”, Philosophical Transactions of

the Royal Society, vol. 155, pp. 725–791.

[39] J. Dr´eo, A. P´ Etrowski, P. Siarry, E. Taillard (2006), Metaheuristics for Hard

Optimization - Simulated Annealing, Tabu Search, Evolutionary and Genetic

Algorithms, Ant Colonies,…, Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2006, pp. 6-

9.

[40] J. G. Ziegler, N. B. Nichols (1942), “Optimum setting for Automatic Controllers”.

Trans. ASME 64, pp. 759-768.

[41] J. P. Merlet (1988), Parallel Manipulators, Rapport de Recherche Inria N0 791,

Fevrier.

[42] J. Park, W.K. Chung (2000), “Design of a robust H∞ PID control for industrial

manipulators”, ASME J. Dyn. Syst. Meas. Contr, vol. 122, no. 4, pp. 803–

812.

[43] J. Wittenburg (2008), “Dynamics of Multibody Systems” (Second Edition), ISBN

978-3-540-73913-5, Springer Berlin Heidelberg New York, pp. 9-23.

Page 143: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

129

[44] J. Yen, R. Langari (1999), Fuzzy Logic _ Intelligence, Control, and Information.

Center of Fuzzy Logic, Robotics, and Intelligent Systems Texas A&M

University. Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 07458.

[45] J.A. Ramirez, I. Cervantes, R. Kelly (2000), “PID regulation of robot manipulators:

stability and performance”, Sys. Contr. Lett. 41, pp. 73–83.

[46] J.Wang and C. M. Gosselin (1998), “A new approach for the dynamic analysis of

parallel manipulators”, Multibody Syst. Dyn, vol. 2, pp. 317–334.

[47] Jong-Gug Bae, Ho-Seok Shim and Jeh Won Lee (2004), “Active Control of a Ship

Cabin Motion Using 3-DOF Parallel Mechanisms”, The 8th Intl. Conference

on Mechatronics Technology, Hanoi, 2004.

[48] K. Aström, T. Hagglund (1995), PID Controllers: Theory, Design, and Tuning,

Instrument Society of America, Research Triangle Park.

[49] K. Hunt (1983), “Structural Kinematics of In-Parallel-Actuated Robot Arms”,

ASME Journal of Mechanisms, Transmissions, and Automation in Design,

vol. 105, no. 4, pp. 705-712.

[50] K. K. Ahn and B. K. Nguyen (2006), “Position Control of Shape Memory Alloy

Actuators Using Self Tuning Fuzzy PID Controller”, International Journal

of Control, Automation, and Systems, vol. 4, no. 6, pp. 756-762.

[51] K. K. Passino and S. Yurkovich (1998), Fuzzy Control, Department of Electrical

Engineering, The Ohio State University. Copyrigh 1998 Addision – Wesley

Longman, Inc.

[52] Klimchik, Pashkevich, Caro; Chablat (2011), “Stiffness Matrix of Manipulators

With Passive Joints: Computational Aspects”, IEEE Transactions on

Robotics, vol. 28, no. 4.

[53] L. Kuhn (2002), Ant Colony Optimization for Continuous Spaces, A thesis

submitted to The Department of Information Technology and Electrical

Engineering, The University of Queensland, pp. 9-15.

[54] L. Sciavicco, B. Siciliano (1996), Modeling and Control of Robot Manipulator

McGraw-Hill, New York.

[55] L. W. Tsai (1998), ‘‘The Jacobian Analysis of A Parallel Manipulator Using

Reciprocal Screws’’, Proceedings of the 6th International Symposium on

Page 144: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

130

Recent Advances in Robot Kinematics, Salzburg, Austria, edited by J.

Lenarcic and M. Husty, Kluwer Academic Dordrecht, pp. 327–336.

[56] L. W. Tsai (2000), "Solving the inverse dynamics of a Stewart–Gough manipulator

by the principle of virtual work", ASME Journal of Mechanical Design 122,

no. 1, pp. 3-9.

[57] Le Xuan Huy, Hoang Nga, Do Tran Thang and Pham Minh Tuan (2004),

“Determination of Control Data based on Dynamic Simulation for Hexapod”,

The 8th Intl. Conference on Mechatronics Technology, Hanoi, 2004.

[58] M. Dorigo and T. Stützle (2004), Ant Colony Optimization, ISBN 0-262-04219-3,

A Bradford Book, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London,

England, pp. 65-78.

[59] M. Takegaki, S. Arimoto (1981), “A new feedback method for dynamic control of

manipulators”, Trans. ASME J. Dyn. Syst. Meas. Contr, vol. 102, pp. 119–

125.

[60] M.W. Spong, M. Vidyasagar (1989), Robot Dynamics and Control, Wiley, New

York.

[61] Matlab, Modeling the Stewart–Gough Platform, http://www.mathworks.com.

[62] Nguyen Minh Thanh, Le Hoai Quoc, Victor Glazunov (2009), “Constraints

analysis, determination twists inside singularity and parametrical

optimization of the parallel mechanisms by means the theory of screws”,

Proceedings of the (CEE 2009) 6th International Conference on Electrical

Engineering, Computing Science and Automatic Control, IEEE, Toluca,

Mexico, 2009, pp. 89-95.

[63] Nguyen Minh Thanh, Le Hoai Quoc, Victor Glazunov (2012), “Singularity

Analysis, Constraint Wrenches and Optimal Design of Parallel

Manipulators”, Book chapter of Serial and Parallel Robot Manipulators -

Kinematics, Dynamics, Control and Optimization, ISBN: 978-953-51-0437-

7, pp. 359-372.

[64] Nguyen Minh Thanh, V.A Glazunov, Lu Nhat Vinh, Nguyen Cong Mau (2008),

“Parametrical optimization of parallel mechanisms while taking into account

singularities”. International Conference on Control, Automation, Robotics

Page 145: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

131

and Vision (ICARCV) Proceedings, Hanoi, Vietnam, IEEE 2008, pp. 1872-

1877.

[65] Nguyen Minh Thanh, V.A Glazunov, Tran Cong Tuan, Nguyen Xuan Vinh, “Multi-

criteria optimization of the parallel mechanism with actuators located outside

working space”, The 11th International Conference on Control, Automation,

Robotics and Vision, IEEE 2010, December 7-10, 2010, Singapore.

[66] Nguyen Minh Thanh, Victor Glazunov, Lu Nhat Vinh (2010), “Determination of

Constraint Wrenches and Design of Parallel Mechanisms”. International

Conference on Electrical Engineering, Computing Science and Automatic

Control, IEEE 2010, Mexico, pp. 46-53.

[67] O. Ulucay (2006), Design and Control of Stewart–Gough Platform, Master Thesis,

Sabaci University.

[68] P. Nanua, Kenneth J. Waldron, and V. Murthy (1990), “Direct Kinematic Solution

of a Stewart–Gough Platform”, IEEE Transactions on Robotics and

Automation, vol. 6. no. 4.

[69] P. Tomei (1991), “Adaptive PD controller for robot manipulators”, IEEE Trans.

Robot. Autom, vol. 7, no. 4, pp. 565–570.

[70] P.R. McAcree, R.W. Daniel (1996), “A Fast, Robust Solution to the Stewart–Gough

Platform Forward Kinematics”, Journal of Robotic Systems, vol. 13, no. 7,

pp. 407-427.

[71] R. Ball, (1900), A Treatise on the Theory of Screws, Cambridge at the University

Press.

[72] R. Featherstone (1987), Robot Dynamics Algorithms. Springer. ISBN 0898382300.

[73] R. Kelly (1997), “PD control with desired gravity compensation of robot

manipulators: A review”, Int. J. Robot. Res, vol. 16, no. 5, pp. 660–672.

[74] R. Kelly (1998), “Global positioning of robot manipulators via PD control plus a

class of nonlinear integral actions”, IEEE Trans. Autom. Contr, vol. 43, no.

7, pp. 934–937.

[75] R. Ulla Baig, S. Pugazhenthi (2011), “Design optimization of an active vibration

isolation system”, International Journal of the Physical Sciences, vol. 6, no.

30, pp. 6882 - 6890, 23 November, 2011.

Page 146: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

132

[76] R. Ulla Baig, S. Pugazhenthi (2014), “Neural Network Optimization of Design

Parameters of Stewart Platform for Effective Active Vibration Isolation”,

Journal of Engineering and Applied Sciences, vol. 9, no. 4, pp. 78-84.

[77] R.B Statnikov (1999), Multicriteria Design. Optimization and Identification,

Dordrecht/ Boston / London: Kluwer Academic Publishers, 1999.

[78] R.F. Boian, M. Bouzit, G.C. Burdea, J.E. Deutsch (2004), “Dual Stewart–Gough

Platform Mobility Simulator”, Proceedings of the 26th Annual International

Conference of the IEEE EMBS, San Fran cisco, CA, USA.

[79] R.T. Marler and J.S. Arora (2004), “Survey of multi-objective optimization methods

for engineering”, Struct Multidisc Optim 26, pp. 369–395, DOI

10.1007/s00158-003-0368-6, Springer-Verlag 2004.

[80] S. Arimoto, F. Miyazaki (1984), “Stability and robustness of PID feedback control

for robot manipulators of sensory capability”. Robotics Research, ed. by M.

Brady, R. Paul (MIT Press, Cambridge 1984) pp. 783–799

[81] S. D. Stan, M. Manic, R. Balan, V. Maties (2009), "Genetic algorithms for

workspace optimization of planar medical parallel robot", IEEE

International Conference on Emerging Trends in Computing, ICETIC 2009,

Virudhanagara, Tamil Nadu, India.

[82] S. D. Stan, V. Mătieş, R. Bălan (2008), “Kinematics Analysis, Design And

Optimization Of A Six Degrees-Of-Freedom Parallel Robot”, ENOC 2008,

Saint Petersburg, Russia.

[83] S. D. Stan, V. Maties, R. Balan, C. Lapusan (2008), “Optimization of a Hexapod

Micro Parallel Robot Using Genetic Algorithms”, Innovations and Advanced

Techniques in Systems, Computing Sciences and Software Engineering,

Springer-Verlag, 2008.

[84] Symetrie (2015), “Hexapod Technology”, http://www.symetrie.fr/.

[85] T. R. Kane and D. A. Levinson (1985), Dynamics: Theory and Application,

McGraw-Hill, New York, N.Y.

[86] T. W. Fong (1990), Design and Testing of a Stewart–Gough Platform Augmented

Manipulator for Space Applications, Master Thesis of Science in

Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute of Technology Aine.

Page 147: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

133

[87] T. Weise (2008), Global Optimization Algorithms – Theory and Application, pp.

250-274.

[88] V. Saxena, Dongming Liu, C. M. Daniel, J. W. Sutherland (1997), “A Simulation

Study of the Workspace and Dexterity of A Stewart–Gough Platform based

machine Tool”, Proceedings of the ASME Dynamic System and Control

Divison, Dallas, TX, USA.

[89] V.A Glazunov, A.F. Kraynev, G.V. Rashoyan, A.N. Trifonova (1999), “Singular

Zones of the parallel Structure Mechanisms”, Proceeding of the 10th World

Congress on TMM, Oulu, Finland, pp. 2710-2715.

[90] V.A Glazunov, R. Gruntovich, A. Lastochkin, Nguyen Minh Thanh (2007),

“Representations of constraints imposed by kinematic chains of parallel

mechanisms”, Proceedings of the 12th IFToMM World Congress in

Mechanism and Machine Science, France, June 17-21, vol. 1, pp. 380-385.

[91] V.A. Glazunov, Nguyen Minh Thanh (2008), “Determination of the parameters and

the Twists Inside Singularity of the parallel Manipulators with Actuators

Situated on the Base”, In Proceedings of the Seventeenth CISM-IFToMM

Symposium, Tokyo, Japan, pp. 467-474.

[92] V.A. Glazunov, Nguyen Ngoc Hue, Nguyen Minh Thanh (2009), “Singular

configuration analysis of the parallel mechanisms”, Journal of Machinery

and Engineering Education, ISSN 1815-1051, no. 4, 2009, pp. 11-16.

[93] V.A. Glazunov (2006), “Twists of Movements of the parallel Mechanisms Inside

Their Singularities”, Mechanism and Machine Theory, pp. 1185-1195.

[94] V.A. Glazunov, A.F. Krainev, G.V. Rashoyan, A.N. Trifonova, and M.G. Esina

(2000), “Modeling the zones of singular positions of the parallel-structure

manipulators”, Journal of Machinery Manufacture and Reliability, Allerton

Press Inc, no. 2, pp. 85-91.

[95] V.A. Glazunov, A.S. Koliskor, A.F. Kraynev (1991), Spatial Parallel Structure

Mechanisms, Moscow, Nauka.

[96] W. K. Clifford (1873), "Preliminary Sketch of Biquaternions", Paper XX,

Mathematical Papers, pp. 381.

[97] W. Q. D. Do and D. C. H. Yang (1998), “Inverse dynamic analysis and simulation

of a platform type of robot,” J. Robot. Syst, vol. 5, no. 3, pp 209–227.

Page 148: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

134

[98] Y. Choi, W.K. Chung (2004), “PID Trajectory Tracking Control for Mechanical

Systems”, Lecture Notes in Control and Information Sciences, vol. 289,

Springer, New York 2004.

[99] Y. Choi, W.K. Chung, I.H. Suh (2001), “Performance and H∞ optimality of PID

trajectory tracking controller for Lagrangian systems”, IEEE Trans. Robot.

Autom, vol. 17, no. 6, pp. 857–869.

[100] Y.N. Sarkissyan, T.F. Parikyan (1990), “Analysis of Special Configurations of the

parallel Topology Manipulators”, Eight CISM-IFMoMM Symp. of Robots

and Manipulators, Krakow, Poland, pp. 156-163.

[101] Z. Geng, L. S. Haynes, J. D. Lee, and R. L. Carroll (1992), “On the dynamics model

and kinematics analysis of a class of Stewart–Gough Platform”

Robot.Autonomous Syst, vol. 9, pp. 237–254.

[102] Zhen-Yu Zhao, M. Tomizuka, and S. Isaka (1993), “Fuzzy Gain Scheduling of PID

Controllers”, IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics, vol. 23,

no. 5, September/October 1993.

[103] Zude Zhou, Wei Meng, Qingsong Ai, Quan Liu, Xiang Wu (2013), “Practical

Velocity Tracking Control of a Parallel Robot Based on Fuzzy Adaptive

Algorithm”, Advances in Mechanical Engineering, vol. 2013, Article ID

574896.

[104] Bùi Quang Được, Đặng Văn Nghìn (2002), “Thiết kế và chế tạo Robot Crane”, Hội

nghị toàn quốc lần I về Cơ điện tử, Hà Nội.

[105] Đặng Bảo Lâm, Phạm Minh Hải, Phan Văn Đồng (2005), “Thuật toán tìm miền làm

việc của họ tay máy song song phẳng 3 bậc tự do”, Hội nghị toàn quốc lần 6

về Tự động hóa, Hà Nội.

[106] Đinh Công Huấn, Vương Thị Diệu Hương, Đỗ Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Huy Thụy,

Phạm Anh Tuấn, Hồ Đắc Hiền (2004), “Thiết kế động học máy cắt gọt kim

loại Hexapod bằng mô phỏng”, Hội nghị toàn quốc lần II về Cơ điện tử,

TP.HCM.

[107] Hồ Đắc Hiền (2002), “Giải bài toán động học ngược cơ cấu Hexapod 6 CTC”, Hội

nghị toàn quốc lần I về Cơ điện tử, Hà Nội.

[108] Hoàng Kiếm, Lê Hoàng Thái (2000), Giải thuật di truyền cách giải tự nhiên các bài

toán trên máy tính, Nhà xuất bản giáo dục.

Page 149: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

135

[109] Lê Hoài Quốc (2005), Kỹ thuật người máy, Tập I – Robot công nghiệp, NXB Đại

Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ nhất..

[110] Lê Hoài Quốc, Nguyễn Minh Thạnh (2011), “Mô hình hoá cơ hệ tay máy song song

và xây dựng trung tâm gia công trên máy phay CNC 5 trục ảo”, Hội nghị toàn

quốc về Điều khiển và Tự động hoá, VCCA-2011, 25-26/2011, Hà Nội, Việt

Nam.

[111] Lê Quốc Hà (2012), “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tay máy song song với chân dẫn

động phụ phục vụ ứng dụng công nghiệp”, Báo cáo đề tài KHCN&PTCN Bộ

Công Thương, 2012.

[112] Lê Thanh Thủy, Phạm Anh Tuấn, Phạm Văn Bích Ngọc, Đỗ Trần Thắng (2002),

“Mô phỏng động lực học robot cơ cấu song song”, Hội nghị toàn quốc lần I

về Cơ điện tử, Hà Nội.

[113] Nguyễn Hồng Thái (2006), “ Chế tạo thử nghiệm Robot Hexaglide”, Hội nghị toàn

quốc lần 3 về Cơ điện tử, Hà Nội.

[114] Nguyễn Hồng Thái (2006), “Một kỉểu máy khoan cao tốc 2 bậc tự do có cấu trúc

động học song song”, Hội nghị toàn quốc lần 3 về Cơ điện tử, Hà Nội.

[115] Nguyễn Minh Thạnh, Trần Công Tuấn, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Minh Thi, Phan

Văn Đức (2011), “Ứng dụng tọa độ Plücker xem xét cấu hình suy biến của

cơ cấu song song”, Hội nghị toàn quốc về Điều khiển và Tự động hoá -

VCCA-2011, Việt Nam.

[116] Nguyễn Minh Tuấn, Đặng Văn Nghìn (2004), “Những kết quả nghiên cứu ban đầu

về Hexapod”, Hội nghị toàn quốc lần II về Cơ điện tử, TP.HCM.

[117] Nguyễn Minh Tuấn, Đặng Văn Nghìn (2004), “Phân tích lực và biến dạng trong hệ

chân Hexapod bằng phần mềm MATLAB”, Hội nghị toàn quốc lần II về Cơ

điện tử, TP.HCM.

[118] Nguyễn Ngọc Tú, Trần Văn Lăng (2007), “Giải thuật lai cho bài toán sắp hàng đa

trình tự sinh học”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 04 – 2007.

[119] Nguyễn Thiện Phúc, Trần Minh Nghĩa, Nguyễn Đình Nin (2005), “Nghiên cứu tạo

dựng tay máy song song dạng Hexa”, Hội nghị toàn quốc lần 6 về Tự động

hóa, Hà Nội.

[120] Phạm Văn Bạch Ngọc, Vũ Quang Thắng, Đỗ Trần Thắng, Phạm Anh Tuấn (2004),

“Thiết kế robot cơ cấu song song (Hexapod) ứng dụng trong gia công cơ khí

Page 150: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

136

chính xác”, Hội nghị Cơ học toàn quốc nhân dịp 25 năm thành lập Viện Cơ

học.

[121] Phạm Văn Bạch Ngọc, Vũ Thanh Quang, Đỗ Trần Thắng, Phạm Anh Tuấn (2004),

“Mô phỏng và thiết kế Hexapod cho gia công cơ khí chính xác”, Hội nghị

toàn quốc lần II về Cơ điện tử, TP.HCM.

[122] Thái Thị Thu Hà, Hồ Thanh Tâm (2005), “Ứng dụng tay máy song song trong máy

đo tọa độ CMM”, Hội nghị toàn quốc lần 6 về Tự động hóa, Hà Nội.

[123] Từ Diệp Công Thành, Đặng Văn Nghìn (2002), “Bộ điều khiển Parallel Robot”, Hội

nghị toàn quốc lần I về Cơ điện tử, Hà Nội.

[124] Vũ Minh Hùng, Đỗ Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Huy Thụy, Phạm Anh Tuấn (2005),

“Điều khiển phối hợp vị trí nhiều trục cho robot cơ cấu song song 6 bậc tự

do – Hexapod PR6-01”, Hội nghị toàn quốc lần 6 về Tự động hóa, Hà Nội.

Page 151: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

137

11 PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mô hình toán tay máy song song trên phần mềm Simulink-Matlab

Hình PL1.1. Mô hình toán tay máy song song trên Simulink - Matlab

Hình PL1.2. Mô hình giải bài toán động học ngược tay máy song song trên Simulink –Matlab

Page 152: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

138

Phụ lục 2. Các chi tiết cơ khí, mạch điều khiển tay máy song song

20.0

0m

m

20.00 mm

20.7

5m

m

20.00 mm

20.0

8m

m

6.00

mm6.00 mm

6.00 mm

6.00

mm

34.29 mm

30.45 mm

319.

79m

m26

0.90

mm

27.32 mm

ben đẩy

Hình PL2.1. Cấu tạo chân dẫn động

(Vitme-động cơ DC)

Hình PL2.2. Chân dẫn động thực tế

Page 153: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

139

10.00 mm20.00 mm

20.19 mm

4.00 mm10.00 mm

20.0

0m

m

4.00

mm

10.00 mm20.00 mm

4.00 mm 12.0

0m

m

10.0

0m

m

10.00 mm

khớp cầuHình PL2.3. Cấu tạo khớp các đăng

Hình PL2.4. Khớp các đăng thực tế

Page 154: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

140

30,00 mm

292,

00m

m30

0,00

mm

308,

00m

m36

8,00

mm

8,00 mm30,00 mm

30.0

0m

m

30.00 mm20.00 mm

23.64 mm

gối đỡ

10.0

0m

m

Hình PL2.5. Cấu tạo tấm chuyển động

Hình PL2.6. Tấm chuyển động thực tế

Page 155: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

141

30,00 mm

8,00 mm

30,00 mm

392,

00m

m40

0,00

mm

408,

00m

m46

8,00

mm

30.00 mm12.00 mm

23.64 mm

30.0

0m

m

gối đỡ cầu

Hình PL2.7 Cấu tạo mặt phẳng nền

Hình PL2.8 Mặt phẳng nền thực tế

Page 156: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

142

Hình PL2.9. Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển Slave

Hình PL2.10. Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển Master

U1

DSPIC30F4011

MCLR1

EMUD3/AN0/VREF+/CN2/RB02

EMUC3/AN1/VREF-/CN3/RB13

AN2/SS1/CN4/RB24

AN3/INDX/CN5/RB35

AN4/QEA/IC7/CN6/RB46

AN5/QEB/IC8/CN7/RB57

AN6/OCFA/RB68

AN7/RB79

AN8/RB810

OSC1/CLKIN13

OSC2/CLKO/RC1514

FLTA/INTO/RE817

EMUD1/SOSCI/T2CK/UA1TX/CN1/RC1315

EMUC1/SOSCO/T1CK/UA1RX/CN0/RC1416

EMUD2/OC2/IC2/INT2/RD118

VSS12 VDD11

OC4/RD319

VSS20

AVDD40

AVSS39

PWM1L/RE038

PWM1H/RE137

PWM2L/RE236

PWM2H/RE335

PWM3L/RE434

PWM3H/RE533

VDD32

VSS31

C1RX/RF030

C1TX/RF129

U2RX/CN17/RF428

U2TX/CN18/RF527

PGC/EMUC/U1RX/SDI1/SDA/RF226

PGD/EMUD/U1TX/SDO1/SCL/RF325

SCK1/RF624

EMUC2/OC1/IC1/INT1/RD023

OC3/RD222

VDD21

R110K

5V

S1RESET C1

104

C2

22PF

C3

22PF

Y17.3M

J1

SENSORS

1234

J2

ICSP

123456

J4

SENSOR

12

24VU7

LMD18200/TO

BTP11

OUT12

VS6

CSOUT8 TFOUT9

OUT210

BTP211

DIN3

BIN4

PIN5

5V

SCKPGD SDOPGC SDI

PWM

DIRBRAKE

MCLR

GND5V

PGCPGD

GND5V

5V

5V

GND

J5

MOTOR

12

QEA

INDEXQEB

OSC2

OSC1

MCLR

MCLR

QEBQEA

OSC1OSC2

INDEX

10nF

10nF

PWM

BRAKEDIR

U1

PIC18F4550

MCLR/VPP/RE31

RA0/AN02

RA1/AN13

RA2/AN2/VREF-/CVREF4

RA3/AN3/VREF+5

RA0/TOCKI/C1OUT/RCV6

RA5/AN4/SS/HLVDIN/C2OUT7

RE0/AN5/CK1SPP8

RE1/AN6/CK2SPP9

RE2/AN7/OESPP10

OSC1/CLKI13

OSC2/CLKO/RA614

RC2/CCP1/P1A17

RC0/T1OSO/TI3CKI15

RC1/T1OSI/CCP2/UOE16

VUSB18

VSS12 VDD11

RD0/SPP019

RD1/SPP120

RB7/KBI3/PGD40

RB6/KBI2/PGC39

RB5/KBI138

RB4/AN11/KBI0/CSSPP37

RB3/AN9/CCP2/VPO36

RB2/AN8/INT2/VMO35

RB1/AN10/INT1/SCK/SCL34

RB0/AN12/INTO/FLTO/SDI/SDA33

VDD32

VSS31

RD7/SPP7/P1D30

RD5/SPP6/P1C29

RD5/SPP5/P1B28

RD4/SPP427

RC7/RX/DT/SDO26

RC1/TRC6/TX/CK25

RC5/V+/VP24

RC4/D-/VM23

RD3/SPP322

RD2/SPP221

R110K

5V

S1RESET C1

104

MCLR

C2

15pF

C3

15pF

Y120M

OSC1

OSC2

J2

ICSP

123456 MCLR

GND5V

PGCPGD

OSC2

MCLR

C4470nF

GND5V

J4

UART

123

J5

SPI

123456789

PGCPGD

SCKSDO

SDI

GND5V

SS2SS1

SS4SS3

TXDRXD

SS6SS5

RXDTXD

SS3SS2SS1

SS5SS4

SCK

SS6

SDOSDI

Page 157: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

143

Hình PL2.11. Mạch điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

(a)

Page 158: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

144

(b)

Hình PL2.12. Mô hình thực nghiệm hệ thống điều khiển tay máy song song kiểu Stewart–Gough Platform

Page 159: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

145

Phụ lục 3. Hàm liên thuộc các bộ điều khiển mờ

a) Hàm liên thuộc của e(t)

b) Hàm liên thuộc của ∆e/dt

c) Hàm liên thuộc của u(t)

Hình PL3.1. Các hàm liên thuộc - Bộ điều khiển mờ trực tiếp (Direct Fuzzy-PD)

Page 160: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

146

a) Hàm liên thuộc của e(t), ∆e/dt

b) Hàm liên thuộc của KP, KD

a) Hàm liên thuộc của β

Hình PL3.2. Các hàm liên thuộc - Bộ điều khiển Fuzzy-PID

Page 161: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

147

Phụ lục 4. Kết quả mô phỏng - Đáp ứng các chân dẫn động tay máy song song

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.1. Đáp ứng của các chân dẫn động Hình PL4.2. Đáp ứng của các chân dẫn động

Hình PL4.3. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.4. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 1

Hình PL4.5. Sai số của chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.6. Sai số của chân dẫn động thứ 1

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46c 1(t)

- c 6(t)

(m)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 1(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 1(t) (m

)

time (s)

Page 162: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

148

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.7. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.8. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 1

Hình PL4.9. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.10. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 2

Hình PL4.11. Sai số của chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.12. Sai số của chân dẫn động thứ 2

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 1(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 1(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 2(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 2(t) (m

)

time (s)

Page 163: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

149

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.13. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.14. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 2

Hình PL4.15. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.16. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 3

Hình PL4.17 Sai số của chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.18. Sai số của chân dẫn động thứ 3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 2(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 2(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 3(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 3(t) (m

)

time (s)

Page 164: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

150

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.19. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.20. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 3

Hình PL4.21. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 4 Hình PL4.22. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 4

Hình PL4.23 Sai số của chân dẫn động thứ 4 Hình PL4.24 Sai số của chân dẫn động thứ 4

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 3(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 3(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 4(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 4(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 4(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 4(t) (m

)

time (s)

Page 165: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

151

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.25. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 4 Hình PL4.26. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 4

Hình PL4.27. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 5 Hình PL4.28. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 5

Hình PL4.29 Sai số của chân dẫn động thứ 5 Hình PL4.30 Sai số của chân dẫn động thứ 5

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 4(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 4(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 5(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 5(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 5(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 5(t) (m

)

time (s)

Page 166: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

152

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.31. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 5 Hình PL4.32. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 5

Hình PL4.33. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 6 Hình PL4.34. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 6

Hình PL4.35 Sai số của chân dẫn động thứ 6 Hình PL4.36 Sai số của chân dẫn động thứ 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 5(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 5(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 6(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 6(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 6(t) (m

)

time (s)

Page 167: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

153

Mô phỏng bộ điều khiển PID Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy

Hình PL4.37. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 6 Hình PL4.38. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 6

Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL4.39. Đáp ứng của các chân dẫn động

Hình PL4.40. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.41. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 4

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 6(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 6(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 4(t) (m

)

time (s)

Page 168: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

154

Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL4.42 Sai số của chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.43 Sai số của chân dẫn động thứ 4

Hình PL4.44. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 1 Hình PL4.45. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 4

Hình PL4.46. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.47. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 5

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 4(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 1(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 4(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 5(t) (m

)

time (s)

Page 169: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

155

Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL4.48 Sai số của chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.49 Sai số của chân dẫn động thứ 5

Hình PL4.50. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 2 Hình PL4.51. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 5

Hình PL4.52. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.53. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 5(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 2(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 5(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 6(t) (m

)

time (s)

Page 170: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

156

Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL4.54 Sai số của chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.55 Sai số của chân dẫn động thứ 6

Hình PL4.56. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 3 Hình PL4.57. Lực điều khiển chân dẫn động thứ 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 3(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

udk 6(t)

(N)

time (s)

Page 171: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

157

Phụ lục 5. Các tiêu chuẩn chất lượng của bộ điều khiển tay máy song song

Bảng PL5.1. Mô phỏng bộ điều khiển PID

Tiêu chuẩn chất lượng / Trục X Y Z

Độ vọt lố (POT)Vị trí (%) 0 0 10,57

Góc hướng (%) 0 0 0

Sai số xác lập (exl)Vị trí (m) 0,53.10-3 1.10-3 0,57.10-3

Góc hướng (rad) 1.10-3 1,1.10-3 0,3.10-3

Thời gian xác lập (txl)Vị trí (s) 0 0 4,5

Góc hướng (s) 0 0 0

Thời gian lên (trise)Vị trí (s) 0 0 0,17

Góc hướng (s) 0 0 0

Bảng PL5.2. Mô phỏng bộ điều khiển Direct Fuzzy-PD

Tiêu chuẩn chất lượng / Trục X Y Z

Độ vọt lố (POT)Vị trí (%) 0 0 1,37

Góc hướng (%) 0 0 0

Sai số xác lập (exl)Vị trí (m) 0,1.10-3 0,84.10-3 0,076.10-3

Góc hướng (rad) 0,5.10-3 0,3.10-3 0,24.10-3

Thời gian xác lập (txl)Vị trí (s) 0 0 6,3

Góc hướng (s) 0 0 0

Thời gian lên (trise)Vị trí (s) 0 0 0,45

Góc hướng (s) 0 0 0

Page 172: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

158

Bảng PL5.3. Mô phỏng bộ điều khiển Fuzzy-PID

Bảng PL5.4. Thực nghiệm bộ điều khiển PID

Tiêu chuẩn chất lượng / Trục X Y Z

Độ vọt lố (POT)Vị trí (%) 0 0 5

Góc hướng (%) 0 0 0

Sai số xác lập (exl)Vị trí (m) 0,03.10-3 0,84.10-3 0,5.10-3

Góc hướng (rad) 0,32.10-3 0,28.10-3 0,2.10-3

Thời gian xác lập (txl)Vị trí (s) 0 0 3,9

Góc hướng (s) 0 0 0

Thời gian lên (trise)Vị trí (s) 0 0 0,41

Góc hướng (s) 0 0 0

Tiêu chuẩn chất lượng / Trục X Y Z

Độ vọt lố (POT)Vị trí (%) 0 0 0

Góc hướng (%) 0 0 0

Sai số xác lập (exl)Vị trí (m) 1.10-3 1,5.10-3 1,7.10-3

Góc hướng (rad) 1,8.10-3 2.10-3 2.10-3

Thời gian xác lập (txl)Vị trí (s) 0 0 5,7

Góc hướng (s) 0 0 0

Thời gian lên (trise)Vị trí (s) 0 0 3,7

Góc hướng (s) 0 0 0

Page 173: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

159

Bảng PL5.5. Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Tiêu chuẩn chất lượng / Trục X Y Z

Độ vọt lố (POT)Vị trí (%) 0 0 0

Góc hướng (%) 0 0 0

Sai số xác lập (exl)Vị trí (m) 1.10-3 1.10-3 1,5.10-3

Góc hướng (rad) 1,7.10-3 1,6.10-3 1,6.10-3

Thời gian xác lập (txl)Vị trí (s) 0 0 5,7

Góc hướng (s) 0 0 0

Thời gian lên (trise)Vị trí (s) 0 0 3,7

Góc hướng (s) 0 0 0

Page 174: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

160

Phụ lục 6. Kết quả thực nghiệm - Đáp ứng các chân dẫn động tay máy song song

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.1. Đáp ứng của các chân dẫn động Hình PL6.2. Đáp ứng của các chân dẫn động

Hình PL6.3. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 1 Hình PL6.4. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 1

Hình PL6.5. Sai số của chân dẫn động thứ 1 Hình PL6.6. Sai số của chân dẫn động thứ 1

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46c 1(t)

- c 6(t)

(m)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 1(t) -

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 1(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 1(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 1(t) (m

)

time (s)

X: 41.19Y: 0.00024

X: 41.32Y: 0.000107

Page 175: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

161

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.7. Lực điều khiển của chân dẫn động 1 Hình PL6.8. Lực điều khiển của chân dẫn động 1

Hình PL6.9. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 2 Hình PL6.10. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 2

Hình PL6.11. Sai số của chân dẫn động thứ 2 Hình PL6.12. Sai số của chân dẫn động thứ 2

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 1(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 1(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 2(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 2(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 2(t) (m

)

time (s)

Page 176: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

162

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.13. Lực điều khiển của chân dẫn động 2 Hình PL6.14. Lực điều khiển của chân dẫn động 2

Hình PL6.15. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 3 Hình PL6.16. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 3

Hình PL6.17. Sai số của chân dẫn động thứ 3 Hình PL6.18. Sai số của chân dẫn động thứ 3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 2(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 2(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 3(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 3(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 3(t) (m

)

time (s)

Page 177: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

163

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.19. Lực điều khiển của chân dẫn động 3 Hình PL6.20. Lực điều khiển của chân dẫn động 3

Hình PL6.21. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 4 Hình PL6.22. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 4

Hình PL6.23. Sai số của chân dẫn động thứ 4 Hình PL6.24. Sai số của chân dẫn động thứ 4

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 3(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 3(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 4(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 4(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 4(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 4(t) (m

)

time (s)

Page 178: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

164

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.25. Lực điều khiển của chân dẫn động 4 Hình PL6.26. Lực điều khiển của chân dẫn động 4

Hình PL6.27. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 5 Hình PL6.28. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 5

Hình PL6.29. Sai số của chân dẫn động thứ 5 Hình PL6.30. Sai số của chân dẫn động thứ 5

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 4(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 4(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 5(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

c 5(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 5(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 5(t) (m

)

time (s)

Page 179: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

165

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.31. Lực điều khiển của chân dẫn động 5 Hình PL6.32. Lực điều khiển của chân dẫn động 5

Hình PL6.33. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 6 Hình PL6.34. Đáp ứng của chân dẫn động thứ 6

Hình PL6.35. Sai số của chân dẫn động thứ 6 Hình PL6.36. Sai số của chân dẫn động thứ 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 5(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 5(t)

(N)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 450.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 6(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0.32

0.34

0.36

0.38

0.4

0.42

0.44

0.46

c 6(t) (m

)

time (s)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 6(t) (m

)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

e 6(t) (m

)

time (s)

Page 180: i LỜI CAM ĐOAN - vielina.comvielina.com/Uploads/Articles/Docs/nguyenxuanvinh/LATS - Nguyen Xua… · 1.1 Tổng quan về tối ưu hóa thiết kế và điều khiển tay máy

166

Thực nghiệm bộ điều khiển PID Thực nghiệm bộ điều khiển Fuzzy-PID

Hình PL6.37. Lực điều khiển của chân dẫn động 6 Hình PL6.38. Lực điều khiển của chân dẫn động 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 6(t)

(N)

time (s)0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

udk 6(t)

(N)

time (s)