34
a BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 17 tháng 10 năm 2016

ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1075/DB17... · các lỗ hổng, khe hở, điềm mù mờ mà cơ quan soạn thảo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 17 tháng 10 năm 2016

QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ1. Luật sửa các luật về đầu tư, kinh doanh: Liệu có trễ hẹn?2. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bậttuần từ 10-14/103. Thí điểm cấp Visa điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vàoViệt Nam4. Hướng dẫn mới về hồ sơ khai lệ phí trước bạ nhà, đấtBỘ, NGÀNH5. Thêm điều kiện khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ6. Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ7. “Sức nặng” kiểm tra chuyên ngành: Bộ, ngành ép doanh nghiệp“gánh”8. Nhập khẩu giống cây trồng theo "cơ chế một cửa": Vẫn quencách làm cũĐỊA PHƯƠNG9. Khơi thông rào cản cho doanh nghiệp: Kiến tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi10. Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế: Hiện đại, giảm thờigian11. Hà Nội: Xử lý người đứng đầu để xảy ra nhũng nhiễu trong cấpsổ đỏ12. Quảng Ninh: 7 chủ tàu … lãng phí 30 triệu đồng mỗi ngày?!13. Đắk Lắk: Sở GTVT có làm khó người dân khi cấp đổi Giấy phéplái xe?

1. Luật sửa các luật về đầu tư, kinh doanh: Liệu có trễhẹn?

BizLIVE - Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Sửa đổi,bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chấtlượng, các cơ quan thẩm tra kịp chuẩn bị thì mới đồng ý cho trình luật này vàođợt 2 phiên họp Thường vụ Quốc hội diễn ra vào ngày 17/10 tới đây.

Ảnh minh họa.

Một luật sửa nhiều luật

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh là một dự thảo luậtđặc biệt, bởi nó được soạn thảo theo một thể thức “rút gọn”: một luật sửa nhiều luật.

Cụ thể, luật này sẽ được sửa đổi bổ sung tới 12 luật liên đến quan đến đầu tư, kinhdoanh, bao gồm: Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ môi trường,Quản lý thuế, Quảng cáo, Nhà ở, Khoáng sản, Đấu thầu, Quy hoạch đô thị và cảLuật Điện ảnh.

Nhiều chuyên gia, doanh nhân cho rằng sự ra đời của dự án luật này là hết sức cấpthiết, khắc phục tình trạng “ông chẳng bà chuộc” của nhiều quy định trong các luật vềdoanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên, cho đến tận phiên họp giữa tháng 8 vừa qua của Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội, hồ sơ dự án luật vẫn chưa có để cơ quan này có thể xem xét có đủđiều kiện để trình Quốc hội hay không. Cho đến phiên họp đầu tháng 10, khi dự thảoluật được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng phải hoãn lại vì thời gian “quágấp”, không đảm bảo điều kiện để thẩm tra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, luật này sửa tới 12 luật liên quan,các nội dung cần thẩm tra liên quan đến nhiều cơ quan, uỷ ban của Quốc hội. Việc

này, theo Chủ tịch Quốc hội sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian, khó đảm bảo để các uỷban vừa chủ trì các phiên họp và thẩm tra dự án luật.

Liên quan đến dự án Luật này, Thủ tướng đã gọi điện cho Chủ tịch Quốc hội. Thủtướng mong mỏi làm sao có thể khẩn trương thẩm tra dự án luật này để kịp trình raQuốc hội tại kỳ họp thứ 2.

Dù Thủ tướng rất tha thiết và việc tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư, kinhdoanh cũng được người dân và doanh nghiệp mong chờ, Chủ tịch Quốc hội một lầnnữa nhấn mạnh, dự thảo luật phải đảm bảo chất lượng.

Trên tinh thần yêu cầu dự thảo luật phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng, các cơquan thẩm tra kịp chuẩn bị thì mới đồng ý cho trình luật này vào đợt 2 của phiên họpThường vụ Quốc hội (vào ngày 17/10 tới).

Cần nghiêm túc, thận trọng

Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh, có 3 luật Đầu tư,Doanh nghiệp và Đất đai chiếm nhiều nội dung được sửa đổi hơn cả. Riêng đối vớiLuật Đầu tư đã kiến nghị sửa khoảng hơn 70 điều, khoản.

Ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh,nhưng nhiều chuyên gia đều đồng tình cho rằng việc thận trọng trong rà soát, thẩmđịnh dự án luật này là rất quan trọng.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cơquan soạn thảo luật chưa đánh giá một cách nghiêm túc các tác động của Luật Đầutư tới môi trường kinh doanh và các lĩnh vực khác, trước khi kiến nghị sửa tới hơn70 điều, khoản trong luật.

Ông Kiên phân tích, chỉ riêng kiến nghị sửa khoản 5 Điều 3 trong Luật Đầu tư đã làviệc không đơn giản. Bởi vì Luật Đầu tư hiện chỉ quy định về khái niệm đầu tư kinhdoanh, trong khi dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về đầu tư,kinh doanh lại sửa theo hướng bổ sung cả khái niệm điều kiện đầu tư và điều kiệnkinh doanh.

Khi đã bổ sung theo hướng này thì một loạt các luật chuyên ngành khác cũng phảiđiều chỉnh theo để phù hợp và đồng bộ. Chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,theo cách sửa mới không rõ ngân hàng kinh doanh các hoạt động tín dụng khác thìcó phải là kinh doanh có điều kiện không, và nếu có điều kiện thì ảnh hưởng như thếnào.

Theo đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tínhdụngcũng phải sửa đổi từ trình tự thành lập, cổ đông, góp vốn… để phù hợp với LuậtĐầu tư…

Khi bàn về dự thảo luật này, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo cần tránh tình trạng,Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh lạicó thể tạo điều kiện cho 70.000 giấy phép con thế hệ 3 tinh vi hơn ra đời. Bởi vì7.000 giấy phép trước đó cũng được sinh ra từ sự chung chung của các đạo luật, từcác lỗ hổng, khe hở, điềm mù mờ mà cơ quan soạn thảo hoặc là cố tình không biết,hoặc là cố tình làm ngơ trong các dự thảo luật.

Mặc dù mong ngóng việc sửa đổi các điều kiện đầu tư, kinh doanh còn bất cập, songquan trọng nhất đối với mỗi người dân, đối với các doanh nghiệp vẫn là sự chặt chẽ,phù hợp, tháo gỡ thực sự các vướng mắc và không “đẻ” thêm những rào cản khác.

Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung cácluật về đầu tư, kinh doanh phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng, các cơ quanthẩm tra kịp chuẩn bị thì mới đồng ý cho trình luật này vào đợt 2 phiên họp Thườngvụ Quốc hội diễn ra vào ngày 17/10 tới đây.

Sau đó, nếu đáp ứng được yêu cầu về hồ sơ và chất lượng, dự thảo luật một luậtsửa nhiều luật nó trên sẽ được trình Quốc hội khoá 14 xem xét tại kỳ họp diễn ra vàocuối năm nay.

N.Mạnh

Theo bizlive.vn

2. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ nổi bật tuần từ 10-14/10

(Chinhphu.vn) - Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016;nhiều hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu; mức thu lệ phí trước bạ; nâng caođời sống, tinh thần cho công nhân KCN, KCX; làm rõ phản ánh nước mắmcông nghiệp có nhiều loại hóa chất... là những thông tin chỉ đạo, điều hành củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/10/2016.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳtháng 9/2016

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016trong đó quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng vềkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân cấpthẩm quyền quyết định vị trí việc làm trong đơn vịsự nghiệp công lập, về bán vốn của SCIC tạidoanh nghiệp đã niêm yết…

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhànước Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa

chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạmphát.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chứctriển khai tái cơ cấu ngân sách và bảo đảm an toàn bền vững nợ công theo nghịquyết của Bộ Chính trị; quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm tiết kiệm, chốnglãng phí.

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đẩy nhanh quá trình táicơ cấu doanh nghiệp nhà nước...

Điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ của 2 DA giao thông quan trọng

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1977/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch vốn tráiphiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 và kế hoạch năm 2016 của các dự án cảitạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Cụ thể, điều chỉnh giảm 16.422,874 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014- 2016 và kế hoạch năm 2016 của 30 dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đườngHồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên tại Quyết định 2426/QĐ-TTg ngày 12/12/2013của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, bổ sung 11.902,357 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 và giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 cho 22 dự án sử dụngvốn dư từ các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn quaTây Nguyên quy định tại Nghị quyết 99/2015/QH13 của Quốc hội.

Tại Quyết định 1978/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bố trí 4.520,517 tỷđồng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 của các dự áncải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theodanh mục và mức vốn phân bổ cụ thể.

Phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh

Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam banhành Nghị quyết liên tịch phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nôngthôn mới, đô thị văn minh.

Nghị quyết liên tịch này quy định trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcác cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phốihợp với cơ quan nhà nước cùng cấp vận động, giám sát thực hiện giảm nghèo bềnvững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ,ngành trung ương, chính quyền địa phương trong việc phối hợp và tạo điều kiệnthuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh.

Mức thu lệ phí trước bạ

Nghị định về lệ phí trước bạ đã được Chính phủ ban hành.

Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Cụ thể, nhà, đất mức thulà 0,5%; súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao là 2%; tàu thủy, sà lan,ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, thuyền, du thuyền, tàu bay mức thu là 1%; ô tô, rơ moóchoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Mức thu lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định khống chế tối đa là 500 triệu đồng/1tài sản/1 lần trước bạ, trừ ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, tàu bay, du thuyền.

Nhiều hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết môt sô điêu vàbiện pháp thi hành Luật thuê xuât khâu, thuê nhâp khẩu.

Trong đó, Nghị định quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như: hànghoá của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hành lýcủa người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; quà biếu, quà tặng; hàng hóamua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩmgia công xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu;hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập, tái xuấthoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định; hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sảncố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Nghị định cũng quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiệntrong thời hạn 5 năm; hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí; hàng hóanhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu; giống cây trồng, giốngvật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ...

Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế

Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cônglập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, laođộng thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đếnnăm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vớimục tiêu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển kinh tếnăng động, bền vững. Là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyểnhàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng,an ninh...

Quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã đượcThủ tướng Chính phủ ban hành trong đó quy định về xây dựng kế hoạch; huy động,phân bổ và sử dụng nguồn vốn; tổ chức, điều phối; theo dõi, kiểm tra và đánh giátrong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nâng cao đời sống, tinh thần cho công nhân KCN, KCX

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TWngày 9/1/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân laođộng khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX).

Kế hoạch nhằm tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đếncơ sở trong việc xây dựng cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực, tạo điều kiện để tổchức công đoàn các cấp triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nângcao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động KCN, KCX; nâng cao nhậnthức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quantrọng của công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhânlao động KCN, KCX.

Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtvới mục đích xây dựng vàthực hiện thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ một số chương trình khoahọc và công nghệ theo hướng huy động nguồn lực và sự tham gia thực hiện củanhiều đối tác khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề lớn của ngành, lĩnh vực; thúcđẩy sự hợp tác và gắn kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ,các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư trong hoạt động khoa học và công nghệ...

Làm rõ phản ánh nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với BộCông Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báoThanh niên phản ánh về tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chấtđang chi phối thị trường.

Phương Nhi

Theo chinhphu.vn

3. Thí điểm cấp Visa điện tử cho người nước ngoài nhậpcảnh vào Việt Nam

i

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 mới được banhành, Chính phủ đã thống nhất việc thực hiện thí điểm cấp thị thực (Visa) điệntử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ thừa ủy quyền Thủ tướngChính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trìnhQuốc hội dự thảo Nghị quyết về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người

nước nhập cảnh vào Việt Nam trong chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cụ thể, Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9/2016 của Chính phủ nêu rõ, về đềnghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thực hiện thí điểm cấp thị thực điệntử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, Chính phủ thống nhất việc thựchiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Đồng thời, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Vănphòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiệnhồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm cấp thị thựcđiện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định.

Chính phủ chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thaymặt Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội dự thảoNghị quyết này trong chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.

Tại Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã giao BộCông an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứuphương án và xây dựng lộ trình triển khai cấp thị thực điện tử cho khách nhập cảnhvào Việt Nam. Thời hạn hoàn thành nhiệm vụ này là trước ngày 1/1/2017.

Trong báo cáo quý III/2016 tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử,Văn phòng Chính phủ cho biết, triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Côngan đang đẩy nhanh tiến độ của Đề án; xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướngChính phủ về việc áp dụng giao dịch điện tử trong thủ tục cấp thị thực cho ngườinước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; đồng thời triển khai xây dựng hệ thống điện tửđón nhận, xét duyệt, quản lý, kiểm tra và cấp thị thực.

Trước đó, kết luận hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch được tổ chức tại TP HộiAn, tỉnh Quảng Nam ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉđạo các bộ, ngành, địa phương tập trung xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc đểtạo mọi thuận lợi cho phát triển du lịch.

Cụ thể, về tạo điều kiện thuận lợi cho thủ tục xuất nhập cảnh, Thủ tướng Chính phủyêu cầu Bộ Công an chủ trì khẩn trương triển khai Đề án cấp thị thực điện tử, cấp thịthực tại cửa khẩu; thực hiện từ ngày 1/1/2017.

Các Bộ Tài chính, Công an, Ngoại giao, VHTT&DL theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao đề xuất áp dụng mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp; nghiên cứu, đề xuấtsửa đổi các quy định về xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch; các BộNgoại giao, Công an, Quốc phòng phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giảipháp tạo điều kiện thuận lợi về cấp thị thực nhập cảnh, từ việc cung cấp thông tin,cải tiến quy trình, thủ tục, đón tiếp, trả kết quả, giảm tối đa thời gian cấp thị thực.

Vân Anh

Theo ictnews.vn

4. Hướng dẫn mới về hồ sơ khai lệ phí trước bạ nhà, đất(TBTCO) - Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất sẽ bao gồm tờkhai lệ phí trước bạ (theo mẫu số 01 của phụ lục, ban hành kèm theo Nghị định140/2016/NĐ-CP), các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diệnmiễn (nếu có).

Người nộp thuế chụp lại các quy định mới về chính sách thuế để nghiên cứu, thựchiện. Ảnh chụp tại Văn phòng Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: NM

Đây là nội dung Nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành và có hiệulực từ 1/1/2017.

Cũng theo Nghị định 140, hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản khác, không phảilà nhà và đất (trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếuhồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam) sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu 02 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140); cácgiấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp; giấy đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng tài sản của chủ cũ (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sửdụng tại Việt Nam từ lần 2 trở đi).

Tiếp đến là giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường docơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đượckéo bởi ô tô, hoặc các loại xe tương tự); các giấy tờ chứng minh tài sản, hoặc chủ tàisản thuộc diện miễn phí trước bạ (nếu có).

Nghị định 140 cũng quy định thời gian ra thông báo nộp lệ phí trước bạ. Cụ thể, đốivới tài sản là nhà và đất, chi cục thuế phải ra thông báo nộp lệ phí trước bạ trongthời hạn 3 ngày làm việc, đối với tài sản khác là 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồsơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì chi cục thuế trả lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhậnhồ sơ về giải quyết thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai(đối với hồ sơ phí trước bạ nhà, đất) hoặc cho người có tài sản (đối với lệ phí trướcbạ là tài sản khác) theo thời hạn quy định.

Trường hợp nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cụcThuế thì thông báo nộp lệ phí trước bạ sẽ được Cổng thông tin điện tử của Tổng cụcThuế trả về qua tài khoản giao dịch, thư điện tử…

Khi người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách nhànước tại các cơ quan, tổ chức thu lệ phí trước bạ theo quy định của Luật Quản lýthuế, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạcủa cơ quan thuế./.

Nhật Minh

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

5. Thêm điều kiện khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ(TBKTSG Online) – Bộ Tài chính đề xuất Chínhphủ đặt thêm một số điều kiện với doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên,một số yêu cầu khác đang được áp dụng lâunay lại được nới lỏng hơn.

Tại dự thảo nghị định về kinh doanh dịch vụ đòinợ được Bộ Tài chính soạn thảo và vừa đăng tảitrên website của bộ này để lấy ý kiến góp ý, BộTài chính đề xuất doanh nghiệp được phép hoạtđộng dịch vụ đòi nợ khi và chỉ khi đã được cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành

nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vàdoanh nghiệp đã thông báo công khai về ngành, nghề kinh doanh trên Cổng thôngtin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụđòi nợ. Cộng với đó còn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,trật tự theo quy định của Chính phủ về điều kiện an ninh, trật tự đối với một sốngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Lâu nay, doanh nghiệp chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòinợ là được phép hoạt động.

Dự thảo nghị định cũng quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn cótrách nhiệm cấp trang phục cho người lao động thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi

Doanh nghiệp kinh doanh dịchvụ đòi nợ phải đáp ứng một sốđiều kiện. Ảnh: TL

nợ. Trang phục này phải được thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chínhquyền địa phương về việc sử dụng.

Trong trường hợp kết thúc hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệpphải thu hồi trang phục, thẻ nhân viên đã cấp cho người lao động.

Tuy nhiên, dự thảo nghị định lần này không yêu cầu về vốn pháp định như quy địnhhiện hành (2 tỉ đồng và phải luôn duy trì mức vốn này).

Bên cạnh đó, người quản lý và giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợcũng không phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành như kinh tế,quản lý, pháp luật, an ninh; không có tiền án… như lâu nay.

Tương tự, nhân viên làm dịch vụ đòi nợ trong doanh nghiệp cũng không cần phải cótrình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý,pháp luật, an ninh như hiện hành.

Dẫu vậy, để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, BộTài chính đề xuất Chính phủ giao trách nhiệm quản lý cho Bộ Công an. Đây là mộtđiểm mới hoàn toàn so với quy định hiện hành, Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

Trước dự thảo nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được công bố này, hồitháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo một nghị định với chủ ý sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định 104/2007. So với dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sungmột số điều Nghị định 104 đã công bố trước đó, dự thảo nghị định lần này đã bỏ hẳncác điều kiện về vốn, về trình độ của giám đốc, nhân viên của doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ đòi nợ như đã nói ở trên.

Minh Tâm

Theo thesaigontimes.vn

6. Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ

ẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Một DN quy mô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 - 3 tỉ đồng/năm cho kiểm trahàm lượng formaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyênngành tối thiểu 3.000 tỉ đồng/năm.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã mở tiệc ăn mừng sự kiện ngày 12.10 Bộ trưởng BộCông thương Trần Tuấn Anh ký Thông tư 23 bãi bỏ quy định về mức giới hạn vàkiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trongsản phẩm dệt may trong Thông tư 37.

Theo thống kê, hiện VN có khoảng 6.000 doanh nghiệp (DN) dệt may. Một DN quymô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 - 3 tỉ đồng/năm cho kiểm tra hàm lượngformaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyên ngành tối thiểu3.000 tỉ đồng/năm.

“Mừng muốn khóc”

Bà Phạm Kiều Oanh, Phó tổng giám đốcTổng công ty may Nhà Bè - Công ty cổ phần(NBC), cho biết bà “mừng muốn khóc” khinhận được thư điện tử từ Bộ Công thươngthông báo tin Thông tư 37 được bãi bỏ.NBC là một trong những DN bền bỉ lên tiếngphản đối quy định kiểm tra chuyên ngành đãgây khó khăn, bức xúc cho DN trong suốt 7năm qua. “Bộ Công thương cũng hiểu tâmtư DN lắm, nên đã gửi tin vui đến tôi ngaylập tức sau khi ban hành văn bản. Tôi đãmở tiệc cho toàn bộ nhân viên logistics ănmừng, bởi đã gỡ bỏ được nút thắt, trút bỏđược gánh nặng phiền nhiễu này”, bà Oanhhồ hởi nói và cho biết từ nay NBC sẽ khôngtốn bình quân 100 triệu đồng/tháng cho việckiểm tra chuyên ngành nữa. “Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi mừng vì việc cắt bỏkiểm tra chuyên ngành giúp thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn hơn rất nhiềulần”, bà Oanh nói.

Ông Nguyễn Công Nghiêm, Giám đốc bộ phận xuất nhập khẩu Công ty Maison, thìthở phào nhẹ nhõm và nói vui: “Thế là từ nay tôi hết việc rồi”. Theo ông Nghiêm, khốilượng việc thông quan hàng hóa của DN sẽ giảm đáng kể khi chấm dứt kiểm trachuyên ngành. “Ngày trước, hàng nhập về xin kiểm định phải chờ kết quả giám địnhđạt yêu cầu, có kết quả mới mang đi làm thủ tục thông quan, rồi mới được thôngquan hàng hóa. Giờ thì khác nhiều rồi, sắp tới DN có thể bán được hàng luôn, khôngbị đình trệ 2 - 3 ngày, mất cơ hội kinh doanh nữa”, ông cho biết.

“Việc lớn thế này nhất định phải ăn mừng. DN mong chờ tin này từ lâu lắm rồi!”, bàTrịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Đô, vui vẻ nói.Bà cho hay, việc bãi bỏ Thông tư 37 nghĩa là Bộ đã “cởi trói” cho DN trong kiểm trahàm lượng formaldehyt mà lâu nay được ví như “giấy phép con”. Từ nay, DN có nhucầu có thể nhập khẩu hàng bất cứ lúc nào, chứ không phải chờ chực, mất thời giannhư trước. “Lúc trước chúng tôi thường kiểm định tại Viện Dệt may.

Hải quan vẫn làm thứ bảy, chủ nhật nhưng viện thì lại nghỉ, nên hàng phải ùn tắcnằm chờ. Thông thường 5 giờ chiều có kết quả kiểm nghiệm, gửi kết quả đến hảiquan làm thủ tục thông quan, kéo dài đến 9 - 10 giờ tối hàng mới được ra khỏi cảng.Tình trạng mệt mỏi này bây giờ chắc chắn là được chấm dứt rồi”, bà kể.

Tôi đã mở tiệc cho toànbộ nhân viên logistics ănmừng, bởi đã gỡ bỏ đượcnút thắt, trút bỏ đượcgánh nặng phiền nhiễunày. Nhưng quan trọnghơn, chúng tôi mừng vìviệc cắt bỏ kiểm trachuyên ngành giúp thờigian thông quan hàng hóarút ngắn hơn rất nhiều lần

Bà Phạm Kiều Oanh, Phó tổnggiám đốc NBC

Doanh nghiệp dệt may thoát gánh nặng kiểm tra chuyên ngành gây tốn kémhàng ngàn tỉ đồng mỗi nămẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Theo ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm WTO tại TP.HCM, đây đích thực làmột trong những cái “đinh” đặt dưới tấm thảm đầu tư, sản xuất dệt may đã được nhổbỏ. DN dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay, việc dỡ bỏ bấtcứ ràng buộc hay cản trở nào đối với ngành chính là hỗ trợ thiết thực, giúp DN giảmchi phí cả thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cụctrưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, chuyên gia tư vấn dự án GIG - Cơ quan Pháttriển Mỹ (USAID), nhận định việc bãi bỏ là sự đột phá mạnh mẽ của Bộ Công thươngtrong đợt cải cách thủ tục theo Nghị quyết 19 của Chính phủ. Theo đó, một trongnhững đích nhắm là giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tạigiai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016.

Còn nhiều rào cản cần dỡ bỏ

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại - Công nghiệp VN(VCCI), đánh giá trong khi tình trạng chất lượng các quy định pháp luật chưa đápứng kỳ vọng của cộng đồng DN, thì Bộ Công thương đã có bước đi tiến bộ qua việcgỡ bỏ Thông tư 37, thể hiện cách tiếp cận rất mới trong xây dựng thể chế và quản lýnhà nước, cho thấy Bộ hướng đến lợi ích cộng đồng DN. Các DN cũng trông mongđây là bước đi đầu tiên, bởi Bộ đang cân nhắc bỏ hàng loạt quy định làm khó DN.“Lĩnh vực Bộ Công thương quản lý khá sâu rộng, nên mỗi bước đi tích cực là có tácđộng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hưởng lớn đến môitrường kinh doanh”, ông Tuấn nói.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng “hoan nghênh bước đi mới của Bộ Côngthương” và xem đây là chuyển biến theo hướng tích cực của Bộ sau khi có bộ

trưởng mới. Tuy nhiên, ông chỉ ra còn nhiều việc phải làm, khi hàng loạt bộ ngànhnhư KH-CN, GTVT, NN-PTNT... vẫn còn nhiều quy định kiểm tra chuyên ngành đốivới hàng hóa nhập khẩu quá mức, gây trở ngại, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đếnmôi trường kinh doanh. “Tôi hy vọng Bộ Công thương tích cực đi đầu, đồng hành gỡkhó cùng DN. Giảm bớt thủ tục là DN bớt khổ”, ông Doanh đặt vấn đề.

Ông Phạm Bình An cho rằng, mặc dù điều kiện kinh doanh là cần thiết trong việcquản lý và kiểm soát các DN hướng tới chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, môitrường hay vấn đề an ninh…, tuy nhiên hiệu quả quản lý phải được tính đến và trênhết phải lắng nghe ý kiến DN. Nếu điều kiện kinh doanh hay văn bản nào mà DNphàn nàn nhiều thì buộc phải xem xét kỹ. Nguyên tắc nhà nước phải tin cậy DN, tạođiều kiện tối đa cho tự do kinh doanh. “Không phải ngẫu nhiên Chính phủ yêu cầu ràsoát và đảm bảo tính pháp lý của gần 7.000 điều kiện kinh doanh hiện nay trướcngày 1.7. Tất nhiên, thời hạn 1.7 đã qua và đã được gia hạn, nhưng nếu DN và bộngành "đấu" từng thông tư như hiện nay, chắc chắn tiến độ dỡ bỏ các rào cản kinhdoanh không đảm bảo theo Nghị quyết 35 và mục tiêu 1 triệu DN hoạt động vào năm2020 sẽ khó đạt được cả về số lượng lẫn chất lượng. Thủ tướng đã “thắp lửa” tinhthần Chính phủ kiến tạo, liêm chính, thì các bộ ngành hãy tích cực thực thi "Chínhphủ phá bỏ rào cản" trong kinh doanh, tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnhtranh, lành mạnh”, ông An nói.

Theo ông Phạm Thanh Bình, với Thông tư 23, Bộ Công thương đãvượt lên dẫn đầu các bộ khi giảm ngay lập tức 100% thủ tục kiểmtra chuyên ngành đối với ngành dệt may. “Đây là việc làm có tráchnhiệm với Nghị quyết 19, đồng thời Bộ đã “ghi điểm” khi chứng tỏcó lắng nghe DN với tinh thần hết sức cầu thị”, ông Bình nhận xét.

Hồng Sương

Theo thanhnien.vn

7. “Sức nặng” kiểm tra chuyên ngành: Bộ, ngành épdoanh nghiệp “gánh”

(DĐDN) – Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách được ngành hảiquan xác định là phải thay đổi về “chất” mối quan hệ đối tác Hải quan –DN. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động, đại diện các DN cho rằng động thái nàycần nhưng chưa đủ.

DN làm thủ tục NK nguyên liệu vải qua cảng Cát Lái. (Ảnh: T.H)

Cần “trách nhiệm” hơn để hiểu nhau

Theo kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan-DN năm 2016, mục tiêu Tổng cụcHải quan đưa ra là cộng đồng DN tham gia xây dựng chính sách pháp luật và giámsát thực thi pháp luật trong lĩnh vực Hải quan. Cơ quan Hải quan hỗ trợ, tạo điềukiện thuận lợi cho các DN thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Hải quan,kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh. Vấn đề cần đạt được khi phát triển mốiquan hệ này là: Thông tin, tham vấn, tham gia và trao quyền. Để xây đắp mối quanhệ này, phía hải quan đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tham vấn, lấy ý kiến DN vềchính sách mới, những điểm mới của Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK…, tổchức nhiều buổi tọa đàm, hội nghị giải đáp vướng mắc của DN, tổ chức các chươngtrình đối tác chuyên đề để lắng nghe ý kiến DN, nhận diện khó khăn và cùng đưa raphương án tháo gỡ.

Những áp lực về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK vẫn tạo gánh nặngchi phí gây kéo dài thời gian thông quan cho DN.

Các hoạt động này của Hải quan được cộng đồng DN đánh giá cao và hưởng ứngtham gia. Đại diện Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, Hiệp

hội cùng nhiều DN hội viên thường xuyên nhận được thư mời góp ý về những vấnđề liên quan đến Hải quan. Nhờ đó, các chính sách đến gần với thực tế hoạt độngcủa DN hơn, giúp tạo niềm tin vững chắc giữa DN với các cơ quan chức năng. Đểnâng cao chất lượng tham vấn, Lefaso đã cùng các Hiệp hội khác như Dệt may,Thủy sản, Gỗ… thành lập một Liên minh tư vấn các vấn đề về hải quan. Khi có bấtkỳ vấn đề gì của ngành Hải quan triển khai mà cộng đồng DN cảm thấy cần nêu ýkiến, góp ý hoặc đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, liên minh sẽ lấy ý kiến của đông đảocác hiệp hội rồi cùng gửi tới cơ quan Hải quan.

Tuy nhiên, nhìn nhận nghiêm túc trách nhiệm của mình trong việc thực hiện thamvấn, đại diện các Hiệp hội cho rằng đôi khi các DN vẫn còn bàng quan với quá trìnhxây dựng pháp luật. Chính vì vậy, khi văn bản đi vào thực hiện mới nảy sinh nhiềuvướng mắc, nhiều khái niệm hải quan và DN không thống nhất với nhau.

“Kéo” bộ ngành vào cuộc

Cũng theo ý kiến của các DN, mặc dù việc triển khai chương trình đối tác Hải quan –DN đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng để cải cách một cách hiệu quả thủ tụchải quan thì rất cần sự vào cuộc của các bộ ngành.

Theo đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, nên đưa các cơ quan thuộc bộ ngànhkhác vào quan hệ đối tác Hải quan – DN để cùng giải quyết những bất cập phát sinh,đặc biệt trong công tác kiểm tra chuyên ngành. Bởi hiện nay công tác này cần sự liênthông của nhiều bộ ngành, một lô hàng DN có thể phải thực hiện kiểm tra chuyênngành ở 3-4 cơ quan chuyên môn khác nhau, sau đó mới quay trở lại Hải quan đểthực hiện thông quan. Do đó, nếu các vướng mắc được giải quyết một cách thôngsuốt thì DN sẽ được thuận lợi hơn nữa.

Hiện những áp lực về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK vẫn tạo gánhnặng chi phí gây kéo dài thời gian thông quan cho DN.

Hi vọng với kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải quan giai đoạn2016 -2020, chỉ tiêu đem đến sự hài lòng của DN đối với thủ tục hành chính tronglĩnh vực hải quan ít nhất đạt 70% sớm trở thành hiện thực.

Minh Nguyên

Theo enternews.vn

8. Nhập khẩu giống cây trồng theo "cơ chế một cửa":Vẫn quen cách làm cũ

(HQ Online)- Mặc dù đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi thủ tục “Cấp giấy phép NKgiống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam” được chính thức triển khai theo Cơ chế một cửa Quốc gia

(NSW), song đến nay vẫn có ít hồ sơ được giải quyết qua cách này và phần lớn DNchưa từng thử làm sau khi được tập huấn.

Dự kiến trong năm tới sẽ có thêm hai thủ tục lĩnh vực trồng trọt được triển khai theoNSW. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Ít nhu cầu

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, nhân viên củaCông ty CP Giống cây trồng T.Ư cho biết: DN chủyếu NK giống lúa, ngô từ thị trường Trung Quốc, quacửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Nhu cầu NK giốngmới về khảo nghiệm, sản xuất thử của DN khôngnhiều. Thông thường, mỗi năm DN chỉ cần NK 2-3giống mới, nếu nhiều mới lên tới 10 giống. Bởi vậy,tần suất làm thủ tục xin “Cấp giấy phép NK giống câytrồng không có tên trong Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” khákhiêm tốn. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, vào thời điểmcuối năm hoặc đầu năm, Công ty sẽ tiến hành làmthủ tục xin cấp phép cho toàn bộ các giống cần thiết.Từ khi được tập huấn về NSW đến thời điểm hiện tại,do chưa có nhu cầu thực tế nên DN cũng chưa từngthử triển khai.

Cũng với lý do tương tự, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, nhân viên Tổng công tyGiống cây trồng Thái Bình (DN thường xuyên NK giống lúa lai từ Trung Quốc vào

Thủ tục “Cấp giấy phép NKgiống cây trồng không có têntrong Danh mục giống câytrồng được phép sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam”được chính thức áp dụngtheo NSW từ 28-12-2015. Dựkiến, trong giai đoạn 2017-2018 sẽ có thêm hai thủ tụclĩnh vực trồng trọt được triểnkhai theo NSW gồm: “Cấpphép XK giống cây trồngnông nghiệp” và “Cấp phépNK cây trồng biến đổi gen”.

tháng 11 và tháng 12 hàng năm với số lượng NK 500-600 tấn trong 2 tháng): BàHuyền đã tham gia tập huấn tại Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) về áp dụng NSW tấtcả hai lần, tuy nhiên vẫn chưa từng làm thử trong thực tế. Chỉ cách đây khoảng 2tháng, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, lý do được bà Huyền đưa ra là quátrình tập huấn diễn ra khá nhanh chóng nên DN chưa thực sự nắm bắt được đầy đủ,ngại ngần thử nghiệm. Còn hiện tại, bà Huyền cho biết đã chủ động tìm hiểu lại và rõràng mọi vấn đề, tuy nhiên do suốt cả thời gian dài, DN hầu như đều NK các giốngđã được cấp phép, quen thuộc nên cũng chưa có nhu cầu áp dụng NSW.

Ngại đổi thay

Trên thực tế, ngoài lý do chưa có nhu cầu thật sự nên chưa triển khai, hầu hết DNđều có tâm lý ngần ngại khi bắt tay vào áp dụng cái mới trong khi đã quen với cáchlàm cũ. Có vị đại diện DN bộc bạch rằng, mỗi năm DN chỉ xin cấp phép có vài loạigiống cây trồng về khảo nghiệm, lại chủ động trong kế hoạch nên DN cảm thấy làmthủ tục theo hồ sơ giấy vẫn khá ổn. DN nộp hồ sơ lên Cục Trồng trọt, 2-3 tuần saumới gọi điện hỏi và có kết quả thì lên nhận. Sau khi được Cục Trồng trọt cho phépNK giống cây trồng, DN tiếp tục sang Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) để hoàntất thủ tục. Thông thường, để hoàn tất thủ tục nhân viên DN sẽ phải chạy đi chạy lạigiữa các đơn vị nhiều lần, song vị này cho hay, vì đã quen thuộc và cả năm cũng chỉlàm vài bộ hồ sơ nên không thấy ngại. Điều này khiến DN càng khất lần chuyện ápdụng NSW.

Mặc dù vậy, khi được hỏi thời gian tới nếu tiếp tục NK giống cây trồng mới về khảonghiệm, DN có thử làm theo NSW hay không, vị này cho biết, DN sẽ áp dụng. Lý dolà bởi qua quá trình tập huấn, DN đã nhận thấy những lợi ích thiết thực mà NSWđem lại. Nếu áp dụng thành công, bản thân nhân viên làm thủ tục sẽ chủ động tiếtkiệm thời gian, công sức. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng là DNphải áp dụng để tránh bị “tụt hậu” khi về lâu dài, các thủ tục sẽ được áp dụng hoàntoàn theo hồ sơ điện tử, không còn tiếp nhận hồ sơ giấy.

Theo Bộ NN&PTNT, cập nhật đến ngày 19-9, chỉ có 24 bộ hồ sơ xin “Cấp giấy phépNK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sảnxuất, kinh doanh tại Việt Nam” được tiếp nhận qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia.Trong số đó, 11 hồ sơ đã giải quyết cấp phép. Con số này chỉ nhích lên một chút sovới thời điểm 3-8, khi phóng viên Báo Hải quan trao đổi với đại diện Cục Trồng trọtvà nhận được câu trả lời đến thời điểm đó, có khoảng 10 bộ hồ sơ được xử lý hoàntất, cấp phép trên tổng số khoảng 20 bộ hồ sơ được tiếp nhận. Toàn bộ số hồ sơnày đến từ 5 DN.

Nói về kết quả khá khiêm tốn trong triển khai NSW lĩnh vực trồng trọt, ông VươngĐức Hinh, Phó Chánh Văn phòng Thường trực cải cách hành chính, Bộ NN&PTNTđánh giá: Thực tế, thời gian qua các DN cũng chưa thực sự hiểu hết những lợi ích

mà NSW mang lại, từ đó còn thiếu mặn mà. Ngoài lý do từ bản thân DN, còn do sựthiếu chủ động, rốt ráo từ phía Cục Trồng trọt. Được biết, Bộ NN&PTNT sẽ có buổilàm việc riêng với Cục Trồng trọt để thúc đẩy triển khai NSW trong thời gian tới.

Thanh Nguyễn

Theo baohaiquan.vn

9. Khơi thông rào cản cho doanh nghiệp: Kiến tạo môitrường kinh doanh thuận lợi

BNEWS.VNTp. Hồ Chí Minh đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh bằngcác biện pháp và hành động cụ thể, phấn đấu đạt mục tiêu 500.000 doanhnghiệp trong năm 2020.

Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đề cập về mục tiêu 500.000 doanh nghiệp đến năm 2020, ông Nguyễn ThànhPhong, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh chia sẻ, mục tiêu này là một tâm điểm, mộtnhiệm vụ lớn đối với thành phố bởi trọng tâm không chỉ là số lượng doanh nghiệphoạt động mà quan trọng hơn là tạo nên một cơ chế, chính sách, một nền tảng đểthành phố có nhiều doanh nghiệp lớn, vươn tầm quốc tế.

Bên cạnh đó, định hướng xây dựng một “Thành phố khởi nghiệp” cũng đòi hỏi cầncó sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nhân.

Tp.Hồ Chí Minh nỗ lực hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt độngkhởi nghiệp sáng tạo, trọng tâm là 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo,điện – điện tử, hoá dược – cao su, nhựa, chế biến tinh lương thực – thực phẩm; hỗtrợ gián tiếp và trực tiếp 2.000 dự án khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các hoạt độngtư vấn, đào tạo kết nối, vườn ươm...

Thành phố tiến hành quy hoạch và thu hút đầu tư dự án khởi nghiệp với quy mô40.000m2 trên toàn thành phố. Trong đó, hợp tác theo hình thức đối tác công tư vớicác đối tác trong và ngoài nước để xây dựng và vận hành 2 vườn ươm tạo theo tiêuchuẩn quốc tế thuộc lĩnh vực ươm tạo của 2 trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu.

Xây dựng hạ tầng cho hệ sinh thái khởi nghiệp gồm không gian giới hạn dịch vụ vănphòng, thực nghiệm, logistics, thư viện, hội trường...

Về môi trường kinh doanh, Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phốihợp với các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đăng kýkinh doanh và gia nhập thị trường.

Sự thay đổi đáng kể nhất là ở thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thủ tục đăng ký kinhdoanh ở các địa phương. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, xây dựng và hướng dẫn cụ thể thủ tục liên quan đến việc cấp/điềuchỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư; rút ngắn thờigian giải quyết các thủ tục về đăng ký đầu tư giảm đến 30% so với quy định của LuậtĐầu tư, gồm: giảm từ 15 thành 10 ngày làm việc đối với cấp mới hồ sơ đăng ký đầutư, giảm từ 10 thành 7 ngày làm việc đối với thông báo về việc góp vốn, mua cổphần, phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp.

Đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền sởhữu nhà và tài sản gắn liền với đất từ 57 ngày xuống 14 ngày. Dành quỹ đất để xâydựng các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ nguồn, côngnghệ sạch có giá giá trị gia tăng; tạo nguồn cung sẵn có về mặt bằng sản xuất kinhdoanh với chi phí hợp lý; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật ổn định như điện,nước, viễn thông, vận tải...

Về tiếp cận nguồn vốn, thành phố bố trí gói đầu tư 2.000 tỷ đồng từ ngân sách thànhphố cho chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đổimới thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ. Bố trí gói đầu tư 1.000 tỷ đồng từ ngânsách thành phố để hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể chuyểnsang doanh nghiệp.

Đề cập đến việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ông Sử Ngọc Anh,Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nhiệm vụ chungcủa tất cả các sở ngành, địa phương.

Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cũng cho biết,hiện nay, toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 286.382 doanh nghiệp,như vậy còn cần khoảng 214.000 doanh nghiệp để đạt con số doanh nghiệp đặt rađến năm 2020.

Để đạt được mục tiêu này, có hai tuyến phải làm, đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp phát triển, tuyến tiếp theo là chuyển đổi 25.000 hộ kinh doanh cáthể lên doanh nghiệp.

Theo ông Sử Ngọc Anh, bài toàn này rất khó, vì hầu hết các hộ kinh doanh này nằmtrong các chợ truyền thống. Họ chỉ có một cái sạp thôi, lên được một doanh nghiệpnhư thế nào là vấn đề cần phải tính toán cụ thể. Sắp tới, Sở sẽ làm việc với Cụcthuế, các quận huyện để tháo gỡ về đơn giản thủ tục giản, công tác quản lý... để hỗtrợ doanh nghiệp hình thành và phát triển.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh cho biết, lãnh đạo thànhphố luôn mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy và đồng hànhcùng thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thành phố cam kết hành động và kiến tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất về cơchế, chính sách để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng,bền vững và cạnh tranh lành mạnh nhằm phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư kinhdoanh./.

Anh Tuấn

Theo bnews.vn

10. Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế: Hiện đại,giảm thời gian

Khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử giờ đây không còn xa lạ với doanh nghiệp vàngười nộp thuế của Hải Phòng. Thay vì phải tới cơ quan thuế như trước đây, tốnnhiều thời gian và công sức, giờ đây, người nộp thuế có thể ở bất cứ đâu và chỉ cầnchiếc máy tính nối mạng, mọi thủ tục về thuế đều được diễn ra nhanh chóng, thậmchí có thể nộp thuế 24/ 24 giờ.

Công ty CP Cáp điện và hệ thống LS-Vina là một trong những doanhnghiệp đi đầu trong kê khai và nộp thuế điện tử .Ảnh: Phương Duy

Phát huy tính chủ động của người nộp thuế

Lãnh đạo Cục Thuế Hải Phòng cho biết, các luật thuế gần đây đều đề cao tính chủđộng của người nộp thuế. Thay vì cơ quan thuế phải quản lý, phải chịu trách nhiệmvề mức nộp thuế của doanh nghiệp, từ nhiều năm nay, người nộp thuế tự khai, tựtính thuế và nộp thuế, cơ quan thuế đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra, thanh trathuế với tinh thần hậu kiểm là chính. Đây là bước cải cách vượt bậc của ngành thuế,từ đó doanh nghiệp hiểu sâu sắc hơn về các chính sách thuế hiện hành để áp dụngvà chấp hành, cũng để giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và người nộpthuế, hạn chế các hành vi tiêu cực và nhũng nhiễu.

Việc tự khai, tự tính và nộp thuế thực hiện được là cả quá trình, đòi hỏi sự chuyểnbiến sâu sắc về tư duy và nhận thức của cả cơ quan thuế, cán bộ thuế và người nộp

thuế, kèm theo đó là sự cải cách về lề lối, cách thức làm việc cũng như phương tiện,thiết bị, máy móc, sự kết nối và ứng dụng công nghệ thông tin. Vai trò của cán bộcông chức thay đổi từ chỗ quản lý sang đồng hành, sát cánh cùng người nộp thuế,phát huy vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện các chức năng kiểm tra, thanh trathuế. Theo lãnh đạo Cục Thuế Hải Phòng, mỗi năm, sự cải cách này mang lại hiệuquả cao hơn. Phần lớn người nộp thuế khai và tính đúng, tính đủ các khoản thuếphải nộp. Tuy nhiên, hằng tháng, quý, năm, cơ quan thuế đều xây dựng và thực hiệnchương trình thanh tra, kiểm tra thuế, uốn nắn kịp thời các sai phạm, loại chi phíkhông hợp lệ và truy thu nhiều khoản chưa được kê khai, nộp thuế theo quy định,mỗi năm tăng thu cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chủ động củangười nộp thuế và mỗi CBCC thuế đều tự học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụchuyên môn, tạo ra những chuyển biến căn bản và đồng bộ trong công tác thu thuế,không chỉ giảm thời gian, thủ tục, mà còn bảo đảm sự chính xác và góp phần quantrọng chống thất thu ngân sách.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Cải cách hành chính mạnh mẽ kết hợp với hiện đại hóa và ứng dụng rộng rãi côngnghệ thông tin đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cả cơ quan thuế và ngườinộp thuế, trong đó có nộp thuế điện tử. Phó cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng NguyễnHuy Nhặn cho biết, nộp thuế điện tử là dịch vụ công cho phép doanh nghiệp nộpthuế bằng phương thức điện tử thông qua tài khoản mở tại ngân hàng thương mạivà được xác nhận việc nộp thuế bằng chứng từ điện tử. Đây là một trong những nộidung quan trọng thực hiện NQ 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủyếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm2015- 2016; Chỉ thị số 24 ngày 5- 8- 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cườngquản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Mục tiêu làphấn đấu giảm số giờ thực hiện thủ tục nộp thuế bằng mức trung bình của các nướcASEAN 4.

Hải Phòng là một trong 18 địa phương được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chọn triểnkhai nộp thuế điện tử đợt 1, thực hiện từ tháng 9- 2014. Kết quả đến ngày 31- 8-2016, Cục Thuế Hải Phòng có 16.773 doanh nghiệp khai thuế qua mạng, vượt kếhoạch đặt ra là 16.659 doanh nghiệp, đạt 100,68% (do các tổ chức chính trị, xã hộikhông thuộc diện bắt buộc khai thuế điện tử nhưng vẫn đăng ký); 14.504 doanhnghiệp đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, đạt tỷ lệ trên tổng số doanhnghiệp đang hoạt động (không bao gồm chi nhánh, đơn vị phụ thuộc,…) là 96,23%.Kết quả đó đưa Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đứng đầu cảnước về nộp thuế điện tử. Tuy nhiên, cái được lớn nhất là sự thuận tiện, nhanhchóng đối với doanh nghiệp, tạo ra bước chuyển quan trọng về tư duy, nhận thứccủa cả ngành thuế và doanh nghiệp, buộc phải nâng cao trình độ mọi mặt cũng như

đầu tư trang bị hạ tầng CNTT để bảo đảm sự tương thích, phù hợp sự vận độngnhanh và biến đổi không ngừng của quá trình hội nhập quốc tế.

Theo đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần cáp điện và hệ thống LS- Vina, công ty điđầu trong thực hiện khai thuế điện tử và năm 2015 là nộp thuế điện tử. Trước đây,khi nộp thuế, thường phải đi theo trình tự: doanh nghiệp- ngân hàng- kho bạc- cụcthuế. Đường đi của đồng tiền thuế vòng vo, nhiều khi trục trặc ở khoảng giữa, giữangân hàng và kho bạc, nên hệ thống thuế chưa ghi nhận, doanh nghiệp mất thờigian yêu cầu kiểm tra lại và giải trình. Nay với quy trình nộp thuế điện tử, doanhnghiệp chỉ việc nộp thuế tại ngân hàng, ngân hàng có hệ thống kết nối trực tiếp vớiTổng cục Thuế. Ngay sau đó, Tổng cục Thuế có phản hồi báo lại về việc nộp thuếcủa doanh nghiệp. Hơn nữa, giờ nộp thuế có thể thực hiện bất cứ lúc nào, kể cảtrước 12 giờ đêm. Số chứng từ nộp thuế phải lưu giữ của doanh nghiệp cũng giảmhẳn.

Đây là những minh chứng rõ nét về hiệu quả của CCHC trong lĩnh vực thuế. Khôngnhững thế, đến nay, Cục Thuế tự động hóa hầu hết chức năng quản lý thuế: từ đăngký thuế, xử lý kê khai tới nộp thuế, kế toán thuế, quản lý thu nợ và phân tích rủi rophục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, thu nộp ngân sách… Cục Thuế Hải Phòngcũng kịp thời triển khai xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVNISO 9001:2008; xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý thuế tập trung TMS thực hiệnthống nhất trong toàn ngành…

Phát huy kết quả đó, Cục Thuế Hải Phòng đang tiếp tục đôn đốc thực hiện nghiêmNghị quyết số 19 ngày 28- 4- 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủyếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm2016-2017, định hướng đến năm 2020 và các văn bản triển khai thực hiện của BộTài chính, Tổng cục Thuế về cải cách hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chínhthuế một cách toàn diện, theo hướng văn minh, hiện đại, rút ngắn thời gian hoànthành thủ tục hành chính thuế còn 119 giờ bằng các nước ASEAN 4. Đồng thời, thựchiện công khai thủ tục hành chính thuế, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hànhchính tại cơ quan thuế các cấp; thực hiện hoàn thuế và công khai cơ sở dữ liệu hoànthuế ngay khi Tổng cục Thuế triển khai ứng dụng; tham gia triển khai thực hiện thíđiểm kê khai điện tử, nộp thuế điện tử đối với lệ phí trước bạ khi đăng ký xe ô tô, xemáy theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; phối hợp chặt chẽ với chi nhánhngân hàng nước ngoài để triển khai nộp thuế điện tử; nâng cấp hệ thống thanh toánliên ngân hàng (citad) để chứng từ điện tử thu NSNN có đầy đủ thông tin phục vụquản lý thu của cơ quan Thuế theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, tạo điều kiệ0n thuận lợinhất cho người nộp thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Hồng Thanh

Theo baohaiphong.com.vn

11. Hà NộiXử lý người đứng đầu để xảy ra nhũng nhiễu trongcấp sổ đỏ

TPO - UBND thành phố Hà Nội nêu rõ quan điểm xử lý trách nhiệm của ngườiđứng đầu đơn vị để xảy ra nhũng nhiễu, gây phiền hà trong cấp sổ đỏ.

UBND thành phố Hà Nội nêu rõ quan điểm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luậtnếu phát hiện trường hợp cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị nào nhũng nhiễu,vi phạm pháp luật, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, làm chậm tiến độ thực hiện,ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và công dân. Đồng thời xử lý tráchnhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra nhũng nhiễu, gây phiền hà trong cấp sổđỏ.

UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu Sở TN&MT lập các tổ công tác trực tiếp xuốngcác quận, huyện đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cấp sổ đỏ. Trong thựchiện, UBND thành phố giao Sở TN-MT, UBND các quận, huyện, thị xã tự rà soát bộmáy, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cấp sổ đỏ để phân công lãnhđạo phụ trách và vị trí việc làm của từng cán bộ, thực hiện phương châm “rõ người”;phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, khoa học cho từng phòng, ban, bộ phậnđể “rõ việc”.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Thanh tra TP, Sở TN-MT xây dựng kếhoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cấp sổ đỏ trên địa bàn, kịp thời xử lý.Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát nếu phát hiện trường hợp cán bộ, côngchức, viên chức của đơn vị nào nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật, gây phiền hà cho tổchức, cá nhân, làm chậm tiến độ thực hiện, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước,

tổ chức và công dân, UBND TP Hà Nội nêu rõ quan điểm xử lý nghiêm theo quy địnhcủa pháp luật. Đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ranhũng nhiễu, gây phiền hà trong cấp sổ đỏ.

Thành phố cũng yêu cầu Sở TN&MT xây dựng kế hoạch cấp Giấy chứng nhận toànthành phố và đề xuất giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận đến các quận, huyện, thị xã,báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố và Thường trực Thành ủy để chỉ đạo.UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu, gửi Sở Tài nguyên và Môitrường trước ngày 20/10/2016.

UBND các huyện, thị xã báo cáo cấp ủy xác định công tác cấp Giấy chứng nhận làcông tác trọng tâm, quan trọng của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Căn cứ chỉtiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho cácphòng, ban, UBND cấp xã thực hiện (trong đó việc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhậncho các hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa đất nôngnghiệp phải thực hiện xong trong năm 2016), báo cáo Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy đểđược lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Đi đôi với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt phương châm: “rõngười - rõ việc - rõ trách nhiệm - rõ quy trình - rõ hiệu quả”; kiện toàn tổ chức bộmáy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, thànhphố chỉ đạo tổng hợp, giải quyết các trường hợp tồn đọng trong công tác cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổchức, cá nhân.

Tú Anh

Theo tienphong.vn

12. Quảng Ninh: 7 chủ tàu … lãng phí 30 triệu đồng mỗingày?!

(Xây dựng) – Đó là 8 con tàu vỏ thép được 7 chủ tàu đóng mới đang nằmchờ… tỉnh đồng ý cho phép hoạt động kinh doanh du lịch trên vịnh Hạ Long.Tiền đã vay, tàu đã đóng, mỗi ngày không hoạt động là nguy cơ thua lỗ, lãngphí, thậm chí phá sản đang rình rập khiến 7 chủ tàu đứng ngồi không yên, nhưngồi trên chảo lửa.

8 con tàu vỏ thép đang “ dài cổ” chờ…cấp phép. Mỗi ngày qua đi là có hơn 30 triệuđồng bị “ném qua cửa sổ”?! Một sự phí phạm lẽ ra không đáng có!

Được biết, từ năm 2011 đến nay tỉnh Quảng Ninh ra một số văn bản không nằmtrong quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh tàu khách du lịchtrên vịnh Hạ Long đang diễn ra sôi động. Do lịch sử để lại, do luật không cấm nênhiện tại trên vịnh Hạ Long đã có khoảng 533 con tàu du lịch chủ yếu là vỏ gỗ đang làniềm tự hào cho địa phương bởi sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của loại hình dulịch này. Nhưng do tàu vỏ gỗ rất khó kiểm soát về kết cấu, chất lượng, dễ cháy, dễchìm… nên Tỉnh đã khuyến khích, thậm chí bắt buộc các chủ tàu khi đóng mới, hoánđổi phương tiện đều phải chuyển sang đóng tàu vỏ thép cho an toàn hơn.

Chính vì vậy 7 chủ tàu trên đã chủ động “ khai tử” những con tàu gỗ cũ kỹ của mìnhkhi đã hết hoặc chưa hết niên hạn sử dụng. Nên nhớ, việc kinh doanh tàu du lịchkhác với kinh doanh xe khách đường bộ ở chỗ, ô tô muốn mua thì có ngay, các thủtục đăng ký cũng rất nhanh, nhưng tàu thì không có sẵn để mua ngay được. Do vậy,theo một cán bộ đăng kiểm cho biết quy định khi đóng mới tàu là chủ tàu chỉ phảitrình hồ sơ thiết kế để đăng kiểm giám sát trong quá trình đóng tàu, sau hoàn tất cáccông đoạn thì đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm và chủ tàu làm thủ tụcđăng ký tại sở giao thông vận tải là xong.

Trong khi những chủ tàu trên cho biết, trước khi đóng tàu họ đã trình hồ sơ và đơnxin phép Tỉnh, chẳng biết bao giờ được tỉnh chấp thuận ( thực ra các luật hướng dẫnchuyên ngành không quy định chủ tàu phải được tỉnh chấp thuận mới được đóngmới tàu). Vậy là việc xin cứ xin, việc đóng mới tàu cứ đóng. Trung bình mỗi con tàuvỏ thép đóng mới hết 3.2 tỷ đồng; chủ tàu được vay ngân hàng 70%; lãi suất vay

0,9%/tháng; thời gian vay 7 năm. Như vậy là nếu tàu “ nằm chơi, xơi nước” như hiệnnay thì mỗi chủ tàu phải trả ngân hàng tiền và lãi hơn 56 triệu đồng/tháng; phí neođậu 1.650.000 đồng/tháng; thuê hai người trông coi, vận hành, bảo dưỡng khoảng15 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng chưa được hoạt động thì mỗi tàu cũng thất thukhoảng 30 triệu đồng tiền lợi nhuận sau thuế. Và đặc biệt các tour lữ hành và thuyềntrưởng, thuyền viên cũ sẽ có thể “ một đi không trở về” đó là sự mất mát vô hình tolớn…

Nhìn vào những con số trên hẳn chúng ta thấy 7 chủ tàu “ đang sống dở, chết dở”,đang “ ngồi trên chảo lửa”. Một ngày Tỉnh chậm cấp phép hoạt động là số tiền “némqua cửa sổ” của 8 con tàu ước chừng mất hơn 30 triệu/ngày đồng hỏi rằng ai chẳngxót xa, đau đớn!

Vậy thì những ai sẽ có thể “ chết” nếu dự án đóng mới 8 con tàu vỏ thép trên nếu họphá sản? Người “ chết” chắc chắn thuộc về phía ngân hàng nếu họ không thu hồiđược vốn. Nếu họ chứng minh được quy trình thẩm định tín dụng là đúng luật thì đólà “cái chết oan” ! Nhưng, người “ chết” đầu tiên thuộc về 7 chủ tàu như số tiền “ độinón ra đi, không có ngày trở lại” như đã nói ở trên. Và đây cũng là “cái chết oanuổng” bởi họ không sai, lỗi không phải tự họ gây nên. Vậy thì người “ chết” cuối cùngsẽ là Nhà nước, bởi họ mất đi nguồn thu không đáng mất… Ngoài ra an sinh xã hộibị đe dọa, lãng phí, lạm phát, tiêu cực…cũng góp phần từ những “ dự án” kiểu này.

Tuy nhiên, có thể 8 con tàu sắt trên rồi sẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuậnvà được đăng ký, cho phép hoạt động. Nhưng ai cũng thấy một điều đáng tiếc đã vàđang xảy ra là: Một là nếu các chủ tàu phải trình hồ sơ xin đóng mới thay thế tàu vỏgỗ và phải chờ Tỉnh chấp thuận đã rồi mới tiến hành đầu tư cho dù đó là những quyđịnh dưới luật. Hai là nếu các cơ quan giúp việc cho Tỉnh về vấn đề trên tham mưuđúng, tham mưu đủ thì quy trình xét duyệt hồ sơ chắc chắn diễn ra nhanh hơn. Ba làthủ tục giải quyết thủ tục hành chính về vấn đề trên nếu đúng quy trình, đúng thờigian thì không thể có những con tàu xuất xưởng tới gần 1 năm mà không biết có thểđược cấp phép hoạt động hay không ./.

Văn Nguyễn

Theo baoxaydung.com.vn

13. Đắk Lắk: Sở GTVT có làm khó người dân khi cấp đổiGiấy phép lái xe?

Cùng với ngành GTVT cả nước, Sở GTVT Đắk Lắk đang thực hiện thông tư58/2015/TT-BGTVT ( Thông tư 58) của Bộ GTVT về việc đổi Gíây phép lái xe cũsang thẻ nhựa. Tuy nhiên việc làm của Sở GTVT Đắk Lắk không nhận được sựđồng tình của rất nhiều người đổi Giấy phép lái xe.

Việc đăng ký đổi GPLX qua điện thoại còn nhiều bất cập

Những ngày gần đây chúng tôi liên tục nhiện được điện thoại phản ảnh việc ngườidân từ các huyện lên Sở GTVT Đắk Lắk để đổi GPLX ( giấy phép lái xe) cũ sangGPLX bằng thẻ nhựa, nhưng họ phải mất công quay về làm lại thủ tục.

Ông Trịnh Hữu Kiêm đang trao đổi với phóng viên

Những người đổi GPLX cho biết, khi họ mang hồ sơ lên tới phòng đổi GPLX của Sở,thì những người tiếp nhận hồ sơ nói rằng: Các cô chú về nhà và đăng ký số thứ tựqua tin nhắn điện thoại, sau đó đúng hẹn thì lên đây lấy.

Cụ thể như chị Đậu Thị Thanh Hoa cho biết: "Tôi ở thị xã Buôn Hồ cách TP Buôn MaThuột, nơi đặt trụ sở của Sở GTVT 40 km. Vậy mà tôi lên đến nơi để đổi cái GPLXhạng A2 cô nhân viên nói tôi phải về làm Gíây khám sức khỏe thì lên mới được đổi".Theo Thông tư 58/2015 của Bộ GTVT thì nhân viên trên sai. Vì Thông tư 58 nói rõ là:Có 3 trường hợp không cần phải có giấy khám sức khỏe. Đó là: Đổi bằng lái hạngA1,A2,A3, đổi bằng lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng từ gấy bìa sangmẫu FET, tách bằng lái. Còn chị Hoa là thuộc đối tượng đổi GPLX hạng A1, nênkhông cần phải có giấy khám sức khỏe. Vậy mà sau khi chi có giấy khám sức khỏexong mang lên, thì cô nhân viên lại bảo cô về và đăng ký bằng điện thoại.

Cũng trong thời gian này chúng tôi có chuyến công tác ở huyện Ea Kar và M’Đrắk (2huyện xa của tỉnh Đắk Lắk). Ở đây có những bản làng rất xa xôi, giao thông đi lại hếtsức khó khăn, suốt ngày đồng bào nơi đây đầu tắt mặt tối với nương rẫy, đến nỗingày trước đi học bằng lái cũng phải Trung tâm xuống tận bản để hướng dẫn làmthủ tục và đăng ký. Nhiều người ở đây nói: "Nay họ nói đổi chúng tôi nghe mọi ngườinói, nhưng chúng tôi chưa biết và chưa hiểu gì cả, Chúng tôi cũng hay xem Truyềnhình của đài Đắk Lắk và đài truyền hình huyện mỗi tối, mà chẳng nghe họ thông báogì cả. Có những người đi lên phố cả mấy lần mà về vẫn chưa đổi được. giờ là mùachuẩn bị thu hoạch cà phê nên chúng tôi cũng chưa ra huyện để hỏi và để đi làmviệc này".

Quay trở lại với điểm đổi GPLX của Sở GTVT Đắk Lắkk, rất nhiều người phản ảnhvà không đồng tình với cách làm của Sở GTVT. "Vì chẳng có lý do gì khi họ trực tiếpđổi, mà lại không đổi cho họ lại bắt họ về nhắn tin qua điện thoại cả. Nhiều ngườibức xúc, nhưng vì Sở đã muốn làm như vậy thì mình phải chịu thôi", một người dânđã nói như vậy ngay tại điểm đổi GPLX của Sở GTVT Đắk Lắk.

Đại diện Sở GTVT Đắk Lắk nói gì?).

Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Hữu Kiệm, Trưởng phòng Quản lý phương tiện vàngười lái, thuộc Sở GTVT Đắk Lắk, người được lãnh đạo Sở GTVT giao trả lờichúng tôi về việc này, cho biết: “Lộ trình đã được Bộ GTVT quy định, tại Đắk Lắk dânsố đông nên áp lực cho chúng tôi rất lớn. Năm 2015, khi có thông ti của Bộ GTVT vàSở GTVT Đắk Lắk thực hiên, thì hàng ngày có tới cả 1000 người đến đổi nên chúngtôi làm không thể kịp. với chỉ 6 người làm việc này, nên chỉ đổi được 250 người/ngày. Khi đổi bằng cách cũ có người đi sớm bấm và lấy tới mấy chục số, sau đó rabán lại cho người đi lấy và đã xảy ra hiện tượng cò, cuốc và phát sinh sự móc nốicủa các đối tượng bên ngoài và phòng một cửa.

Người dân đang cấp đổi Giấy phép lái xe tại Sở GTVT Đắk Lắk.

Từ nhu cầu đó chúng tôi đã học tập TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, sau đó chúngtôi đã ra Tổng đài ở Đà Nẵng để ký kết với đối tác và lập ra một dịch vụ công,để lậpmột đầu số cho bà con đăng ký, sau đó đăng ký số thứ tự trên số chúng tôi đã đăngký và công bố, mỗi lần đăng ký như vậy chỉ mất 300 nghìn đồng, để thuận tiện choviệc đăng ký, đỡ mất thời gian đi lại, việc cấp đổi được nhanh gọn và có trình tựhơn”.

Cũng theo ông Kiệm: “ Sở đã thực hiện cấp đổi GPLX qua đăng ký trên điện thoại từtháng 5/2016, đến thời điểm này đã giải quyết được hơn 100 nghìn GPLX cho dân.Hiện toàn tỉnh còn hơn 400 nghìn GPLX mô tô và 2800 GPLX ô tô chưa được đổi”.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc ông đánh giá thế nào về hiệu quả của việc đổiGPLX qua điện thoại?. Ông Kiệm cho biết, chưa tổng kết nên chưa đánh giá được.Nhưng ông đã thừa nhận về việc Sở đã sai sói khi không đăng thông tin lên cácphương tiện thông tin đại chúng ở cấp tỉnh và các huyện, để người dân được hiểu vàđược biết là một sai sót. Nhưng sai sót này không biết đến bao giờ mới sửa được đểtất cả người dân được biết.

Qua bài viết này chúng tôi muốn nêu lên những ý kiến phản ảnh của người dân ĐắkLắk về việc bất cập trong việc đổi GPLX, mong rằng Sở GTVT Đắk Lắk có nhữngphương án tối ưu hơn, nhằm phục vụ tốt hơn nữa trong việc thực hiện Thông tư58/2015 một cách hiệu quả nhất.

Ngọc Anh – Lê Nhuận

Theo baodansinh.vn