30
Aa BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 11 tháng 4 năm 2016

ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Aa

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 11 tháng 4 năm 2016

Page 2: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

BỘ, NGÀNH1. Các tân Bộ trưởng khẳng định sẽ đẩy mạnh cải cách2. Thêm địa chỉ tra cứu quy định pháp luật3. Liên thông thủ tục đất đai tạo thuận lợi cho người dân4. Những nỗ lực cải cách gặp thử thách5. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh6. TS. Nguyễn Đình Cung: "2 vạn doanh nghiệp đóng cửa là rất bấtthường!"7. Hơn 55.000 hồ sơ được thực hiện qua Cơ chế một cửa8. Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến9. Báo cáo quyết toán hàng gia công, SXXK: Đơn giản hơn sao vẫnkhông thực hiện?10. Cấm nhập khẩu máy móc trên 10 năm tuổi: nên hay không?11. Nhập khẩu và bán xe ô tô mới: Doanh nghiệp FDI cần lưu ýnhững gì?ĐỊA PHƯƠNG12. Cục Thuế TP.HCM: Hiệu quả tích cực từ văn phòng điện tử13. Cấp số định danh cá nhân: Hà Nội sai sót nhiều nhất14. Tạo mọi thuận lợi, xe máy điện đi đăng ký nhỏ giọt.

1. Các tân Bộ trưởng khẳng định sẽ đẩy mạnh cải cách(Chinhphu.vn) – Các tân Bộ trưởng nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cáchhành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanhnghiệp…

Page 3: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Các thành viên mới của Chính phủ ra mắt Quốc hội

Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúcxác định là một trong những trọng ưu tiên chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Phát biểu trước Quốc hội và chia sẻ với báo chí, Thủ tướng đã khẳng định sẽ tậptrung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư-kinh doanh thuận lợi, khuyến khíchkhởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo, trọng dụng nhân tài, huy động mọi nguồn lựccho phát triển.

Trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổnhiệm đảm nhận chức vụ mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biếtBộ Công Thương cũng xác định, trong năm 2016, nhiệm vụ hết sức nặng nề khi bốicảnh chung của thế giới chưa thuận lợi cho thúc đẩy sản xuất và chuyển biếnthương mại.

Vì vậy, giai đoạn còn lại của năm 2016, Bộ Công Thương tập trung quyết liệt thựchiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng Quốc hội yêu cầu, trong đó chỉ tiêutăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng như thương mại phải đạt được mức độ khảquan để đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung thể chế hóa các cam kết hội nhập, bởi hội nhập củachúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng khi hàng loạt cam kết bắtđầu phải được triển khai ngay trong năm 2016. Vì vậy, theo Bộ trưởng, thể chế hóasớm để hoàn thiện khung pháp lý cũng như môi trường nhằm thúc đẩy cho các hoạtđộng hội nhập của doanh nghiệp là nhiệm vụ được ưu tiên.

Đối với những vấn đề tồn đọng đang bộc lộ, những tồn tại trong quản lý nhà nướccủa Bộ Công Thương đã được dư luận xã hội, đại biểu và cử tri nêu lên, tập thể lãnhđạo Bộ Công Thương sẽ khẩn trương nghiên cứu, tiếp tục rà soát và hoàn thiện lạikhung pháp lý, đồng thời tổ chức thực hiện, khắc phục các tồn tại này.

Page 4: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng khẳng định một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phầntạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điềukiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tiếp cận với các nguồn lực tài nguyên quađó tạo thêm xung lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Bộ trưởng, giải quyết tốt vấn đề chính sách, pháp luật về đất đai sẽ tạo thêmđộng lực phát triển kinh tế, góp phần ổn định xã hội bởi đây là lĩnh vực hệ trọng củađất nước, luôn là vấn đề nóng, nhạy cảm, phức tạp có liên quan đến mọi người dân,doanh nghiệp.

“Cá nhân tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng nhân dân luôn mong muốn các Bộ trưởnggần dân, hiểu dân, tôn trọng dân và có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm; lời nói phải đi đôi với hành động để giải quyết cácvấn đề bức xúc đang đặt ra trong thực tiễn cuộc sống”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra 6 trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo điều hành củaChính phủ. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ là giúp Chính phủ, Thủ tướngChính phủ tổ chức triển khai thực hiện với kết quả cao nhất các trọng tâm công tácnày.

Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng chia sẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rấtquan tâm tới cải cách hành chính, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Điều khiếnBộ trưởng “đau đáu” là làm sao để Văn phòng chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ thammưu, tổng hợp, cải cách hành chính sao cho đáp ứng được đòi hỏi của người dân,doanh nghiệp, địa phương.

Theo Bộ trưởng, chúng ta phải làm sao không ngừng cải thiện môi trường kinhdoanh. Tuy nhiên, nhà nước chỉ tạo hành lang và cơ chế, phần còn lại phụ thuộc vàodoanh nghiệp. Một vấn đề mà nhà nước không làm thay doanh nghiệp được, đó lànâng cao chất lượng quản trị kinh doanh.

Thành Đạt

Theo chinhphu.vn

2. Thêm địa chỉ tra cứu quy định pháp luật(Chinhphu.vn) - Người dân có thể tra cứu những quy định pháp luật mà mìnhquan tâm tại Cổng Thông tin điện tử pháp điển địa chỉhttp://phapdien.moj.gov.vn/.

Page 5: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Cổng Thông tin điện tử pháp điển - Ảnh VGP/Hoàng Diên

Cổng Thông tin điện tử pháp điển vừa được Bộ Tư pháp ra mắt hôm nay.Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) pháp điển là một cổng TTĐT độc lập, đăng tải Bộpháp điển điện tử, do Nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quảnlý và duy trì hoạt động.

Bộ pháp điển đang xây dựng được cấu trúc theo chủ đề, chứa đựng những quyphạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất được được xác định theolĩnh vực; mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Những chủ đề, đề mục của Bộ phápđiển sau khi được Chính phủ thông qua sẽ được đăng tải, duy trì, cập nhật thườngxuyên, liên tục trên Cổng TTĐT pháp điển và sử dụng miễn phí.

Theo ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, BộTư pháp, trong nhiều lĩnh vực pháp luật, các quy định còn tản mát trong nhiều vănbản dẫn đến khó khăn cho việc tìm kiếm, tra cứu, áp dụng. Mặt khác, trong điều kiệncác quan hệ kinh tế - xã hội ở nước ta đang tiếp tục thay đổi mạnh mẽ, hệ thốngpháp luật đang phát triển không ngừng cả về lượng và chất.

Trong điều kiện đó, việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, gópphần tạo chuyển biến mới về chất, nhất là tính đồng bộ, công khai, minh bạch của hệthống pháp luật, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng Nhànước pháp quyền. Chính vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháplệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựngBộ pháp điển của Nhà nước.

Cũng theo ông Đồng Ngọc Ba, Bộ pháp điển có 45 chủ đề, trong đó chứa 265 đềmục. Người dân có thể tra cứu những quy định pháp luật mà mình quan tâm theochủ đề và đề mục này. Ví dụ: Chủ đề số 33 chứa đựng các đề mục về thuế như thuếgiá trị gia tăng, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập

Page 6: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu. Qua đó, mọi cá nhân, tổ chức có thể tra cứu,tìm kiếm và áp dụng các quy định pháp luật một cách thuận lợi, dễ dàng.

Thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện pháp điển và hoàn thành 20đề mục. Bộ Tư pháp đã thẩm định đối với 20 đề mục này và đang chuẩn bị trìnhChính phủ thông qua trong thời gian sớm nhất. Sau khi Chính phủ thông qua, các đềmục này sẽ được đăng tải tại Bộ pháp điển điện tử trên Cổng TTĐT pháp điển. Hiệnnay, các đề mục này được đăng tải tạm thời tại mục "Kết quả pháp điển đã thẩmđịnh" trên Cổng TTĐT pháp điển để người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan nhànước có thể tham khảo, tra cứu trước.

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc xây dựng Bộ pháp điểnđược thực hiện trong 10 năm (2014- 2023) với 3 giai đoạn. Tuy nhiên với mongmuốn đưa Bộ pháp điển vào khai thác sử dụng đáp ứng nhu cầu tra cứu, áp dụngpháp luật của người dân, doanh nghiệp, một số Bộ, ngành đã và đang tích cực phốihợp với Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trước năm 2018.

Tại Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: “Pháp điển làviệc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang cònhiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ươngban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”.

Hoàng Diên

Theo chinhphu.vn

3. Liên thông thủ tục đất đai tạo thuận lợi cho người dânBộ Tư pháp đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dựthảo thông tư liên tịch hướng dẫn liên thông về công chứng, đăng ký quyền sửdụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế để triển khai thống nhất trên toànquốc.

Thông tin trên được ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng kiêm Chánh Văn phòng Bộ Tưpháp đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra sáng 8/4, tại Hà Nội.

Page 7: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Thứ trưởng kiêm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Trần TiếnDũng thông tin tới báo chí sáng 8/4.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho biết, khi áp dụng mô hình liên thông này sẽ tiết kiệmđược chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và cơ quan quản lý. Cụ thể,đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, số lần đi lại làm thủ tục hành chính (TTHC) làtối giản, chỉ phải đến duy nhất một đầu mối là phòng công chứng hoặc văn phòngcông chứng để nộp hồ sơ, ký hợp đồng và nhận kết quả thay vì phải đi lại 3 – 4 lầnđến 3 cơ quan, tổ chức (gồm văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuế, kho bạc) nhưhiện nay.

Bên cạnh đó, hồ sơ thực hiện sẽ giảm bớt được các thành phần trùng lặp, khôngcần thiết. Cụ thể, với thủ tục công chứng, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thìcho phép lựa chọn nộp bản sao giấy tờ tùy thân hoặc xuất trình bản chính để đốichiếu. Với thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, sẽ không yêu cầu nộp bản sao cóchứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký.

Với thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế, sẽ không yêu cầu nộp quyết định giao đất, muabán, tặng cho, thừa kế, giấy phép xây dựng…, không yêu cầu nộp giấy tờ, hóa đơnchứng minh đã nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… Đặc biệt, chi phí thực hiện một quytrình thủ tục liên quan tới đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liềnvới đất giảm đáng kể.

“Theo đánh giá sơ bộ, chi phí làm TTHC theo quy trình hiện tại là khoảng 355.000đồng/trường hợp (tính thời gian thực hiện ngắn nhất, không phải chờ đợi và thờigian đi lại tối thiểu). Trong khi đó, nếu áp dụng liên thông chỉ còn khoảng 145.000đồng/trường hợp, giảm bớt được các hồ sơ trùng lặp, không cần thiết. Việc làm nàycũng sẽ hạn chế thất thoát thuế cho Nhà nước và tăng cường theo dõi, quản lý biến

Page 8: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

động đất đai đồng thời giúp văn phòng đăng ký đất đai giảm tải công việc”, Thứtrưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh.

Thu Phương

Theo baotintuc.vn

4. Những nỗ lực cải cách gặp thử thách

Tổ Công tác làm việc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện với BộNông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 22-3-2016

Theo kế hoạch, trước thời điểm ngày 1-7-2016, toàn bộ các điều kiện đầu tưkinh doanh phải được rà soát, trình cơ quan có thẩm quyền phù hợp để banhành các điều kiện còn lại sau khi bãi bỏ, sửa đổi. Dù còn một vài tháng đểthực thi, nhưng giờ đây đã có thể thấy trước được nhiệm vụ này sẽ khó lòngđạt được. Đang có bước lùi trong nỗ lực cải cách.

Chặng đường 15 năm

Trong 15 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽnhằm cải thiện chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh. Từ những năm 1997-1999, Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10)trong quá trình làm việc và tham vấn đã phát hiện trên thực tế có rất nhiều loại giấyphép kinh doanh và các giấy phép này đã là một cản trở nghiêm trọng đối với quyềntự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Tại thời điểm đó, khoảng hơn 300giấy phép kinh doanh các loại đã được phát hiện và tập hợp. Nghịch lý là các giấy

Page 9: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

phép kinh doanh được áp dụng đối với nhiều hoạt động kinh doanh rất bình thườngnhư nhặt sắt vụn, ve chai, bán báo lẻ, đánh máy chữ, sửa chữa dụng cụ âm nhạc,...Những phân tích, đánh giá về thực trạng các giấy phép kinh doanh được tập hợp làcơ sở thiết kế nội dung về quyền tự do kinh doanh và kiểm soát chất lượng quy địnhvề điều kiện kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp 1999.

Thực thi Luật Doanh nghiệp, giai đoạn từ năm 2000 đến 2003, Thủ tướng Chính phủvà Chính phủ đã tích cực rà soát, đánh giá các giấy phép kinh doanh đã tập hợpđược và quyết định bãi bỏ được khoảng 160 giấy phép kinh doanh các loại khôngcòn cần thiết, không hợp lý. Cải cách này ngay lập tức đã tạo tác động rất tích cựctrong thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kể từ sau năm 2003, thời điểm cuối cùng của nỗ lực cắt bỏ những giấyphép kinh doanh không cần thiết, một “làn sóng” giấy phép kinh doanh mới bắt đầuxuất hiện và nổi lên một cách nhanh chóng với quy mô đáng kể. Thêm nữa, các quyđịnh về giấy phép kinh doanh nói riêng và điều kiện kinh doanh nói chung còn nhiềukhiếm khuyết, như: nhiều điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không minh bạch,không nhất quán, không đồng bộ, không ổn định, không khả thi và không tiên liệutrước.

Cũng kể từ năm 2003 đến trước khi ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệpnăm 2014, không có thêm một cải cách đáng kể nào được thực hiện thành công đốivới quy định về điều kiện kinh doanh.

Vai trò của bộ, ngành, địa phương

Trong bối cảnh ấy, việc ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 đãthể hiện một nỗ lực mới của Quốc hội và Chính phủ trong quyết tâm cải thiện chấtlượng quy định về điều kiện kinh doanh. Hai luật này tiếp tục thực hiện một số giảipháp từ Luật Doanh nghiệp 1999, như hạn chế các bộ, ngành, UBND, HĐND khôngđược ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, hai luật này đã cómột số nội dung cải cách mạnh mẽ mới, đó là: tập hợp và công khai hóa hai danhmục về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng; xác định rõ các điều kiệnđầu tư kinh doanh đã được ban hành trước ngày 1-7-2015 và trái với Luật Đầu tư sẽhết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2016.

Tuy nhiên, qua quan sát trên thực tế đến nay, nguy cơ rất lớn là các nỗ lực cải cáchmới của Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục không thành công. Bởi, một số bộ, ngànhvẫn tiếp tục ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trái với Luật Đầu tưsau ngày 1-7-2015. Trở lực cho các nỗ lực cải cách đến từ sự thiếu tích cực của mộtsố bộ, ngành và cơ quan có liên quan.

Cải cách hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung và giấyphép kinh doanh nói riêng trong 15 năm qua lại một lần nữa cho thấy khả năng

Page 10: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

không thành công như mục tiêu và mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và xãhội. Nỗ lực của Quốc hội và Chính phủ đã là rất lớn nhưng sẽ không đủ nếu thiếu sựquyết tâm, nỗ lực và trách nhiệm từ chính các bộ, ngành và cơ quan có liên quan -những cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ trong việc soạn thảo và ban hànhquy định về điều kiện kinh doanh.

Không hoàn thành được việc rà soát, đánh giá toàn bộ các điều kiện đầu tưkinh doanh trái với Luật Đầu tư đã được ban hành trước ngày 1-7-2015, khôngphải do khối lượng công việc lớn. Nguyên nhân chính là từ sự thiếu quyết tâm,chưa tích cực của một số bộ, ngành và cơ quan có liên quan.

Phan Đức Hiếu

Theo nhandan.com.vn

5. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh

Khi gỡ bỏ những rào cản tham gia thị trường, sẽ tạo cơ hội phát triển cảvề lượng và chất cho đội ngũ doanh nghiệp Việt.

“Quyền tự do kinh doanh” bắt đầu được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992và được tái khẳng định theo hướng cởi mở hơn trong Hiến pháp năm 2013. Sựchuyển biến về tư duy còn được hiện thực hóa trong hệ thống pháp luật vềkinh doanh, đặc biệt là ở các văn bản gốc tác động lớn đến cộng đồng kinhdoanh như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Tuy vậy, bảo đảm quyền tự dokinh doanh vẫn là cuộc chiến đầy cam go.

Dọn dẹp “rừng” điều kiện kinh doanh

Trong một thời gian dài kể từ khi có những quy định đầu tiên thừa nhận kinh tế thịtrường và cạnh tranh, ở Việt Nam chưa tồn tại một cơ chế kiểm soát việc ban hành

Page 11: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

và áp dụng các rào cản gia nhập thị trường. Trước năm 2005, trong pháp luật ViệtNam về kinh doanh nói chung, không có định nghĩa về điều kiện kinh doanh, thẩmquyền ban hành các điều kiện kinh doanh không bị giới hạn và mục tiêu ban hànhcác quy định về điều kiện kinh doanh cũng không được xác định rõ ràng.

Chính vì vậy, giữa các cơ quan nhà nước với nhau thường có cách hiểu hoặc diễngiải khác nhau về điều kiện kinh doanh cũng như xác định các mục tiêu quản lý nhànước khi áp đặt điều kiện kinh doanh đối với một ngành, nghề nào đó. Điều này cũngdẫn đến tình trạng là nhiều điều kiện kinh doanh được ban hành không rõ mục tiêuquản lý, hoặc để phục vụ các mục tiêu không phù hợp, có tính cản trở đối với sựphát triển của thị trường hay để bảo vệ cho một nhóm lợi ích nhất định.

Điều đáng quan ngại hơn cả là do không có giới hạn nào về thẩm quyền ban hànhcác điều kiện kinh doanh nên rất nhiều điều kiện kinh doanh được ban hành ở vănbản cấp Bộ và địa phương- như một dạng hoạt động quản lý hành chính, khôngđược kiểm soát chặt chẽ và vì vậy tạo ra một “rừng” các điều kiện kinh doanh phứctạp về nội dung, nhiều về số lượng, dưới vô số các dạng thức, tên gọi khác nhau(chấp thuận, ý kiến đồng ý, phê chuẩn/duyệt, báo cáo…). Hệ quả là môi trường cạnhtranh trong các lĩnh vực ngành nghề có các điều kiện kinh doanh bất hợp lý này bịbóp méo, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhóm chủ thể nhất định và gây ra thiệt hạicho các chủ thể cạnh tranh khác cũng như người tiêu dùng.

Cơ chế kiểm soát các rào cản thị trường chỉ chính thức hình thành từ năm 2005, vớisự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005. Cụ thể, trong Luật này, lần đầu tiên việc banhành các quy định chứa các rào cản gia nhập thị trường dưới hình thức các điềukiện kinh doanh ở Việt Nam đã được đưa vào khung khổ, qua đó được kiểm soát.Luật đã loại bỏ thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh của các Bộ, địa phương.

Thiết kế các “nút chặn”

Năm 2014, các quy định về điều kiện kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp 2005được chuyển sang Luật Đầu tư năm 2014 với một số bổ sung quan trọng, trong đóphải kể đến việc giới hạn các mục tiêu ban hành điều kiện kinh doanh. Như vậy,ngoại trừ các điều kiện nhằm bảo vệ các trật tự công, cơ quan Nhà nước khôngđược ban hành bất kỳ điều kiện ràng buộc nào cho việc gia nhập thị trường của cácchủ thể trong mọi ngành nghề đầu tư kinh doanh. Luật Đầu tư năm 2014 quy định,cần xây dựng và công khai một Danh mục về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,qua đó minh bạch hóa chính sách về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Có thể nói Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2014 đã tạo ra khung khổ cơ bảnđể kiểm soát các rào cản gia nhập thị trường ở Việt Nam. Lần đầu tiên, các mục tiêucủa quy định về điều kiện kinh doanh được xác định và Danh mục đầy đủ các ngành,nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện được tập hợp trong một văn bảnLuật. Đây được xem là một bước đột phá về tính minh bạch trong chính sách và kỳ

Page 12: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

vọng là “nút chặn” có hiệu quả việc ban hành các điều kiện kinh doanh một cáchthiếu kiểm soát, bất hợp lý như trước đây.

Lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng, luôn biến đổi, bộ máy nhà nước thìlại hữu hạn. Do vậy, sứ mệnh của Nhà nước phải bảo đảm không gian củaquyền tự do kinh doanh rộng mở, chứ không phải từ sự hữu hạn của mình màníu hẹp không gian này.

Cảnh báo bước lùi trong cải cách

Thế nhưng, dù đã có các cơ sở pháp lý để xác định các quy định về điều kiện kinhdoanh như đã đề cập ở trên, thì thực tế vẫn có những bất cập lớn. Trước hết, theobáo cáo của Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Tổ công tác),hiện có 16 ngành, nghề trong 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưaban hành điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng. Như vậy, chưa bảo đảm thực thiquyền cho doanh nghiệp.

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định 8 hành vi bị cấm.

Theo rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanháp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định củaLuật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bảnpháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền, bao gồm cả các văn bản đượcban hành trước và sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Cũng theo Luật Đầu tư, các điều kiện đầu tư kinh doanh đã được ban hành trướcngày 1-7-2015 dưới hình thức thông tư, quyết định sẽ đương nhiên hết hiệu lực thihành từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ công tác, các bộ chưa chúý rà soát, đánh giá bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, không cần thiết.

Page 13: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Nhìn chung, chất lượng của hệ thống các quy định điều kiện kinh doanh chưa có sựcải thiện so với trước.

Đáng lo ngại, điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn tiếp tục được ban hành trái thẩmquyền. Một số bộ vẫn đang tiếp tục soạn thảo, ban hành các Thông tư, trong đó cóquy định về điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn như, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13-7-2015 quy định về đăngký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt độnggiáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 3-12-2015 quy định vềhành nghề chứng khoán. Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12-10-2015 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi đốivới giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế; trong đó quy định về các điều kiện kinhdoanh… Rõ ràng, có nhiều điều kiện kinh doanh quy định tại cấp thông tư ban hànhsau khi Luật Đầu tư có hiệu lực, như vậy là trái luật nhưng vẫn đang được áp dụng.Điều này đã làm suy giảm hiệu lực thi hành các quy định của Luật Đầu tư về kiểmsoát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Đậu Anh Tuấn

Theo nhandan.com.vn

6. TS. Nguyễn Đình Cung: "2 vạn doanh nghiệp đóngcửa là rất bất thường!"

Dân trí "Số doanh nghiệp (DN) phá sản, ngừng hoạt động như thời gian qua làrất bất thường. Ai nói bình thường là an ủi nhau, là vô trách nhiệm", TS.Nguyễn Đình Cung nói với báo chí chiều nay (8/4) khi trao đổi về tình hình thựchiện Luật DN và Luật Đầu tư.

Vô trách nhiệm nếu nói số DN đã phá sản là bình thường.

Page 14: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

T.S Nguyễn Đình Cung: "Số doanh nghiệp phá sản lớn như vậy là rất bấtthường".

Nhắc đến con số DN ngừng hoạt động khá lớn, đặc biệt quý I/2016, ông Cung nói:"Đây là dấu hiệu rất bất thường và rất đáng buồn! Ai nói bình thường là tự an ủinhau, là vô trách nhiệm. Tôi thấy chi phí của DN ngày càng tăng lên mà lợi nhuận thìngày càng giảm đi, đây có thể là 1 nguyên nhân khiến DN phá sản".

Thưa ông, số DN phá sản, ngừng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn rấtcao, trong khi chúng ta đã thực hiện những điểm mới được xem là tiến bộ, đổi mớicủa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp từ tháng 7/2015?

So với thời điểm số DN phá sản từ năm 2005 - 2007, số DN ngừng hoạt động chỉ 15% - 20% thì thời gian gần đây số này nhiều hơn. Riêng quý I/2016 đã có hơn hơn22.0000 DN đóng cửa. Số DN thành lập mới chỉ hơn số DN đóng cửa vài ngàn và xuhướng số DN phá sản, đóng cửa lại có xu hướng tăng lên. Đây là con số cực kỳ caoso với các năm. Số liệu này cho thấy, số DN gia nhập thị trường và sụp đổ đang gầntương đương nhau thì thử hỏi tốc độ phát triển DN thế nào? Chính sách hỗ trợ DNcó đúng chỗ không, có đi vào thực chất không?

Nhiều người nói các DN phá sản đa phần nhỏ, bé hoạt động không tuân thủ theo quyluật thị trường "ăn xổi, ở thì" nhưng số đó rất ít. Số DN chết vì chi phí của họ ngàycàng tăng lên như lãi suất, thuế, phí và các khoản ngoài phí, trong khi đó lợi nhuậncủa họ ngày càng mỏng, ngày càng bị đối thủ nước ngoài chiếm hết.

Đáng nói, tôi thấy hai thành phố Hà Nội và TPHCM có nhiều DN thành lập nhất cảnước nhưng số phá sản cũng là cao nhất. Các ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ, côngnghiệp chế tác, ăn uống du lịch…đáng lẽ có thị trường, dễ xoay vòng vốn nhất lại lànhững ngành phá sản nhiều nhất. Rất đáng buồn!

Nhìn tổng thể rõ ràng chi phí của họ tăng lên, lợi nhuận giảm xuống đến mức thua lỗngười ta mới bỏ đi, chẳng ai đang kinh doanh có lợi nhuận họ lại ngừng cả. Một làchi phí tăng lên, 2 là doanh thu giảm xuống và có lẽ cái quyết định phần lớn nằm ởchi phí tăng lên.

Chỉ thấy thu và thu...

Trong hai năm liền, Chính phủ đã lần lượt ban hành ra hai Nghị quyết 19 về cải cáchthủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và yêu cầu bộ ngành thực hiện.Trong đó những điểm nhắc đến nhiều nhất là giảm thủ tục hành chính, tránh phíchồng phí, thuế gánh thuế... Tại sao phí và thuế vẫn tăng? Có biểu hiện tận thukhông?

Page 15: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Tôi đã có liên hệ giữa ngân sách thất thu và bội chi lớn và việc tăng thu, tăng phí. Tôicho rằng ở đâu có đang có biểu hiện tận thu. Có những khoản trước đây người tacho rằng không phải thu, nhưng bây giờ thu. Có những khoản trước đây là chi phíhợp lý, hợp lệ, giờ bảo không phải. Có những khoản đang cần thu ngân sách thì bảoông nộp tạm cho tôi, năm sau tôi khấu trừ. Tôi đang lo thuế môn bài tăng lên, thuếmôi trường trong xăng dầu cũng vậy.

Tiếp xúc với DN, tôi luôn thấy chỉ thu và thu: từ chi phí vận tải, mọi trận địa đối vớiDN chỉ thấy tăng tăng và tăng, không thấy chỗ nào giảm chi phí, giảm rủi ro choDN... Nếu như này thì yếu tố tích cực từ cải cách của Nghị quyết 19 sẽ có tác độngđến DN rất nhỏ.

Tôi nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ tại sao DN giải thể nhiều đến thế là do một thờigian sức lực của DN tư nhân trong nước bị xói mòn, hao tổn đi rất lớn, do bất ổnkinh tế vĩ mô. Đến khi mình khắc phục lại, sức khỏe, năng lực tài chính của DN tưnhân mới lớn lên lại vướng vào hàng rào thuế, phí. Đáng lẽ thời kỳ này phải là thờikỳ nuôi dưỡng, nâng đỡ và tạo ra một tinh thần khởi sự, khởi nghiệp. Thì ko nhìnthấy những động lực như vậy.

Quay trở lại thực hiện Luật DN, Luật đầu tư có thể góp được cái gì và nói đã làmđược cái gì?

Một bước tiến là các Luật ban hành của chúng ta đã rút gọn được 267 ngành nghềkinh doanh có điều kiện. Nhưng thực ra đây vẫn là quá lớn và quá nhiều trong mộtnền kinh tế nhỏ, thị trường. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện nghĩa là hạn chế tựdo kinh doanh, han chế gia nhập thị trường để bảo vệ một lợi ích chung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, không ai tính đến điều đó. Các điều kiện kinh doanh (ĐKKD)vẫn đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích của ngành, lĩnh vực để dễ quản lý, hạn chế phát sinhtrong tiền kiểm, chứ chưa nghĩ đến cần chuyển sang hậu kiểm.

Trước Quốc hội, nhiều chuyên gia cũng nhắc đến việc có nên đưa quá nhiều ĐKKDra không, đặc biệt đối với những ngành không đặc thù, không tế nhị. Chính ôngNguyễn Sinh Hùng, khi đó còn làm Chủ tịch Quốc hội đốc thúc việc giảm bớt ĐKKDvà đặt thời gian biểu yêu cầu các bộ ngành đưa ra các ĐKKD để tạo thuận lợi choDN.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 16 ngành chưa đưa ra các điều kiện đăng ký kinhdoanh, cho dù hạn chót tháng 7/2016 sẽ phải đưa ra. Tôi cho rằng, tại sao một cảicách lớn có thể mang lại một sự thay đổi về chất đối với môi trường kinh doanh màlàm trầy trật.

Nếu tháng 7/2016 vẫn chưa đưa ra ĐKKD cho các ngành còn lại, thì DN ngành đó,lĩnh vực đó sẽ ra sao và người muốn đầu tư kinh doanh sẽ thế nào?

Page 16: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Tôi nói rất thực tình là: ngoài những ngành nghề ảnh hưởng an ninh quốc phòng,thuần phong mỹ tục hoặc ảnh hưởng xã hội... còn các ngành khác, bỏ hết ĐKKDcũng chẳng sao. ĐKKD chỉ là thước đo, cái hàng rào của cơ quan quản lý Nhà nướclập ra để anh tham gia phải tuân thủ.

Đứng dưới góc độ quản lý xã hội thì cần nhìn cả một chuỗi vấn đề thì mới thấy đượcđây là cách quản lý tiền kiểm, mang tính hình thức, các nước phát triển trên thế giớiđã bỏ lâu rồi. Nếu cho người ta kinh doanh rồi, họ đưa ra sản phẩm thì anh có hậukiểm không hay bỏ đó. Đây là một cách quản lý rất lạc hậu, mô tả chu trình, tốt chocơ quan quản lý. Còn khi DN đưa ra sản phẩm ra thị trường thế nào thì mặc kệ,không ai quản lý cả.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Tuyền

Theo dantri.com.vn

7. Hơn 55.000 hồ sơ được thực hiện qua Cơ chế mộtcửa

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, đến cuối tháng 3, ngoài thủ tục thông quanhàng hóa (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính), còn có 28 thủ tục hành chính của 8 Bộđược thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) với tổng số hồ sơ đượcgiải quyết là 55.026 bộ.

Khu vực cảng Hải Phòng- địa bàn thực hiện NSW đầu tiên trên cả nước.Ảnh: T.Bình.

Page 17: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Trong đó, bộ triển khai nhiều thủ tục nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- 8 thủ tục.

Tuy nhiên, xét ở góc độ quyết liệt, ngoài Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Giaothông vận tải được xem là đơn vị có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ nhất trong thựchiện NSW.

Theo kế hoạch, ngày 11-4, NSW sẽ được thực hiện tại khu vực cảng Đồng Nai. Việcthực hiện thêm tại Đồng Nai, sẽ nâng số địa bàn thực hiện NSW đối với cảng biểnquốc tế lên 9 tỉnh thành.

Các địa bàn thực hiện trước đó gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, QuảngNgãi, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngoài ra, Cơ chế một cửa quốc gia cũng được thực hiện tại 25 cảng vụ hàng hải đểphục vụ việc vận chuyển hàng hóa trong nội địa theo quy định của Bộ Giao thôngvận tải.

T.Bình

Theo baohaiquan.vn

8. Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 181dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Việc thực hiện thủ tục hải quan ngày càng tiện lợi. Trong ảnh, hoạt động nghiệpvụ tại Cục Hải quan Cao Bằng. Ảnh: T.Bình.

Page 18: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính được cung cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ4- cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ4 hiện nay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi cho DN được thực hiện thủ tụchành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục vớiphương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử (qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiềuthông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DN trong quá trình thức hiện thủ tục hảiquan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hảiquan...

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử các Cục Hải quan địa phương được kết nối vớiCổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố góp phần tích cực vào công tác cải cáchthủ tục hành chính trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với sốlượng nêu trên, Tổng cục Hải quan là một trong những bộ, ngành có số lượng thủtục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhiềunhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan năm 2016và giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, năm 2016,nâng cấp, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Hảiquan để đảm bảo dịch vụ công của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến tốithiểu mức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

T.Bình

Theo baohaiquan.vn

9. Báo cáo quyết toán hàng gia công, SXXK: Đơn giảnhơn sao vẫn không thực hiện?

(HQ Online)- Mới đây, một trong các quy định mới về thủ tục hải quan đi vào thựchiện, đó là việc nộp báo cáo quyết toán đối với tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư,máy móc, thiết bị hàng gia công, SXXK. Khi xây dựng quy định này, điều mà cơ quanquản lý mong đợi là đổi mới, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, nhưng ngược lại vớikỳ vọng đó là sự thiếu nghiêm túc trong chấp hành của DN.

Page 19: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Trong danh sách nộp báo cáo quyết toán đã có gần 50% DN nộp đúng hạn.

Tại một chi cục hải quan, thống kê vào ngày cuối của kỳ nộp báo cáo quyết toán đầutiên chỉ có gần 50% số DN thuộc diện phải nộp đã chấp hành đúng thời hạn quyđịnh. Để lý giải cho sự chậm trễ này, các DN đưa ra vô vàn lý do, hầu hết là “đổ lỗi”cho quy định mới.

Quy định nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan là thủ tụchoàn toàn mới theo Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Khi xây dựng quyđịnh này, ban soạn thảo đã bỏ nhiều thủ tục rườm rà trước đây như: Thủ tục thôngbáo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công; thông báo, điều chỉnh định mức gia công,SXXK, thông báo nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK; thủ tục thanh khoản hợpđồng gia công. DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vậtliệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tụcthanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáoquyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chínhcủa DN.

Khi thực hiện một thủ tục mới, chắc chắn các DN sẽ gặp bỡ ngỡ, khó khăn, tuynhiên nếu vì thế mà chưa thực hiện đúng quy định đưa ra thì có phần chưa kháchquan. Hơn nữa đây lại là những quy định mới đã được cải tiến, lược bỏ để tạo thuậnlợi cho DN. Thực tế thì trong danh sách nộp báo cáo quyết toán đã có gần 50% DNnộp đúng hạn. Chắc chắn đó là những DN có ý thức thực hiện nghiêm túc quy địnhmới.

Vậy 50% DN còn lại vì sao chưa nộp? Có một thực tế mà người trong ngành phảithốt lên đó là thói quen của rất nhiều DN “nước đến chân mới nhảy”. Và đươngnhiên, với những DN có hoạt động XNK thường xuyên thì việc lập báo cáo của cảnăm chỉ trong một vài ngày thì khó để hoàn thành kịp. Ý thức thực hiện các quy định

Page 20: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

mới cũng chưa được quan tâm đúng mức nên mới xảy ra tình trạng có DN gia cônglại lập báo cáo theo hướng dẫn đối với DN SXXK. Bởi lẽ, tại rất nhiều cuộc hội thảophổ biến các quy định pháp luật mới, các DN thường không cử đúng cán bộ có chứctrách tham dự nên chắc chắn các nội dung đó không đến hoặc chỉ đến một phần vớingười có trách nhiệm.

Cần nhắc lại rằng, Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2015,đến thời điểm này đã qua một năm thực hiện, chắc chắn với khoảng thời gian đó,nếu DN có sự đầu tư, nghiên cứu các quy định mới gắn với thực tế của mình thìchắc chắn kết quả sẽ khác.

Trước đó, Tổng cục Hải quan và hải quan các tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấnthông tư cho DN và đã có lưu ý điểm mới là việc thực hiện báo cáo quyết toán. Việcnày đòi hỏi phải có sự kết hợp của 2 bộ phận XNK và kế toán của DN, tuy nhiêntrong thực tế việc này cho đến nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức từ phíalãnh đạo doanh nghiệp.

Ở nhiều DN cho đến giờ, việc thực hiện báo cáo quyết toán vẫn là sự đùn đẩy tráchnhiệm của bộ phận XNK và kế toán. Điều này cho thấy đạo các doanh nghiệp vẫnrất thờ ơ với công tác thực hiện báo cáo quyết toán.

Thiết nghĩ, với rất nhiều kế hoạch cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan trongthời gian qua và sắp tới, nhằm đạt mục tiêu giảm thủ tục, giảm thời gian thông quanhàng hóa XNK mà bản thân người thụ hưởng là DN lại chưa quan tâm đúng mức tớicái “lợi” của mình thì chắc chắn hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

N.Linh

Theo baohaiquan.vn

10. Cấm nhập khẩu máy móc trên 10 năm tuổi: nên haykhông?

Nếu quy định cấm nhậpkhẩu máy móc, thiết bịcông nghệ đã qua sử

Page 21: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

(TBKTSG) - Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của BộKhoa học và Công nghệ quy định cấm nhập khẩumáy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có tuổiđời trên 10 năm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7tới, thay thế Thông tư 20/2014/TT-BKHCN. Tuynhiên, cộng đồng doanh nghiệp lại đang phản ứngmạnh mẽ vì cho rằng quy định này chưa hợp lý.

Nguy cơ chặn dòng vốn FDI?

So với Thông tư 20, quy định trong Thông tư 23 đã kéo dài thêm thời gian tuổi thiếtbị được nhập thêm năm năm, bỏ điều kiện về tỷ lệ chất lượng còn lại của thiết bị vàbổ sung sự phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo nhiềudoanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quy định của Thông tư 23 đang gâykhó khăn cho họ.

Ông Trần Tiến Phát, Giám đốc điều hành Công ty Datalogic Việt Nam, doanh nghiệpchuyên sản xuất máy quét mã vạch tại Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP), cho biếthiện nhà máy của công ty có hai dây chuyền lắp ráp tự động linh kiện điện tử củaĐức sản xuất cách đây gần 20 năm nhưng vẫn hoạt động tốt. Dây chuyền này cũngcần phải duy tu bảo dưỡng sau một thời gian hoạt động, đòi hỏi phải nhập khẩunhững thiết bị tương thích có thể được sản xuất cùng thời điểm. Do vậy, nếu khôngđược nhập thiết bị đã qua sử dụng, công ty buộc phải nhập khẩu dây chuyền mới màsố vốn cho mỗi dây chuyền lên đến khoảng 2 triệu đô la Mỹ. “Chúng tôi không dại gìnhập thiết bị hoạt động kém dẫn đến thua lỗ để cơ quan nhà nước phải can thiệp,kiểm soát”, ông Phát nói và cho biết thêm hiện nay cứ khoảng ba tháng công ty cònmời trung tâm kiểm định của Nhà nước đến kiểm tra việc ô nhiễm khí thải cũng nhưtiếng ồn tại nhà máy...

Cũng theo ông Phát, ngoài việc sản xuất và phân phối sản phẩm, Datalogic Việt Namcòn được công ty mẹ giao cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì sản phẩm. Do đó,công ty phải nhập dây chuyền, thiết bị cũ, đôi khi phải trên 10 năm sử dụng, nhưngtương thích với sản phẩm đã làm ra trước đây.

Bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý SHTP, cho biết nếu quy định về thời gian tuổi thiếtbị nhập khẩu của Thông tư 23 được áp dụng thì nhiều doanh nghiệp đang hoạt độngtại SHTP sẽ gặp vướng mắc. Dẫn lời các doanh nghiệp, bà Loan cho biết các loạidây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm công nghệ cao thường xuyên đượcsửa chữa, nâng cấp và chi phí rất cao. Do đó, khi doanh nghiệp nhập dây chuyền,máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì việc xác định thời gian sẽ gặp khó khăn vì máymóc gồm nhiều bộ phận liên kết, mỗi bộ phận lại có thời gian sử dụng khác nhau.

Tại hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TPHCM và doanh nghiệp FDI mới đây, cả Hiệphội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Vietnam) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

dụng có tuổi đời trên 10năm có hiệu lực, nhiềudoanh nghiệp nhỏ sẽ gặpkhó khăn do thiếu vốnđầu tư công nghệ mới.Ảnh: UYÊN VIỄN

Page 22: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

(JBAH) đều cho rằng Thông tư 23 đang khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải thayđổi chiến lược hoặc thậm chí không tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Ông HerbCochran, Giám đốc điều hành AmCham Vietnam tại TPHCM, cho rằng thiết bị sảnxuất và máy móc cho chất bán dẫn, ô tô... có thể sử dụng được 20 năm hoặc nhiềuhơn do thường xuyên bảo trì. Theo ông, Thông tư 23 còn vi phạm Hiệp định Rào cảnkỹ thuật tới thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do thiết lậpsự hạn chế một cách tùy tiện và không dựa trên khoa học về nhập khẩu. “Cơ quanquản lý cần sử dụng chiến lược “quản lý rủi ro” để giải quyết vấn đề cụ thể hơn làcấm việc nhập khẩu tất cả các máy móc có tuổi đời lớn hơn 10 năm”, ông Cochrannói.

Cùng quan điểm, ông Motohisa Nakagawa, đại diện của JBAH, cảnh báo nhiều nhàđầu tư Nhật có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam với ý định sử dụng công nghệ đã quasử dụng sẽ dè chừng về vấn đề này. Trước đó, đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳtại Việt Nam cũng cho rằng việc đưa ra quy định nói trên vô hình trung sẽ tạo rào cảntrong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Công ty Cơ khí Duy Khanh, kiêm Chủ tịch Hội Doanhnghiệp cơ khí - điện TPHCM, cho rằng một sản phẩm cơ khí làm ra phải qua nhiềucông đoạn sản xuất và sử dụng những máy móc, thiết bị khác nhau. Có những máyđã sản xuất 30-40 năm vẫn hoạt động tốt. Vậy tại sao phải đưa ra quy định giới hạnthiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng không quá 10 năm?

Ông Tống khẳng định, nhiều máy móc, thiết bị (máy cái) đã qua sử dụng, có tuổi đờitrên 20 năm, được sản xuất từ nước tiên tiến như Nhật, châu Âu vẫn vận hành hiệuquả về tiết giảm chi phí (vật liệu, năng lượng), ổn định về chất lượng sản phẩm vàthời gian sản xuất. Nếu so sánh với việc đầu tư máy móc, thiết bị của các quốc gialân cận Việt Nam, tuy mới sản xuất, có giá bán có thể bằng hoặc thấp hơn nhưng lạikém về độ bền, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu nhiều hơn và chi phí duy tu,bảo dưỡng cũng cao hơn. Do đó, ông Tống cho rằng nếu quy định này có hiệu lựcthì doanh nghiệp ngành cơ khí TPHCM sẽ khó phát triển vì phần lớn là doanh nghiệpnhỏ, không có nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới. Ông bức xúc: “Phải làm sao đểngành cơ khí phát triển, đừng tạo thêm rào cản nữa”.

Tương tự, theo ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, quy định niênhạn 10 năm đối với tất cả máy móc, thiết bị thuộc các ngành khác nhau là không hợplý. Một số loại máy móc, thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử thì niênhạn 10 năm là quá lạc hậu, trong khi những loại máy móc cơ khí được chế tạo ởtrình độ cao thì thời gian trên lại quá ngắn. Chẳng hạn ngành in, những loại thiết bịsắp chữ, dàn trang, ghi bản điện tử hoặc máy in kỹ thuật số thì chỉ sau 5-7 năm cáccơ sở in đã muốn thanh lý nhưng cũng chẳng ai mua. Trong khi đó, những loại máy

Page 23: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

in truyền thống như in offset, in ống đồng, in flexo hoặc máy gia công thành phẩm thì20 năm hoặc hơn nữa dùng vẫn rất tốt nếu do Đức, Nhật, Mỹ... sản xuất. Ngược lại,những máy cùng chủng loại nhưng do Trung Quốc sản xuất thì không mấy doanhnghiệp muốn mua.

Mỗi ngành, lĩnh vực có những đặc thù riêng trong khi Thông tư 23 quy định chungcho tất cả các ngành. Do đó, cả ông Dòng và ông Tống đều cho rằng tùy theo lĩnhvực mà áp dụng thời gian máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, đừng quá cứng nhắc sẽgây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thực ra, Thông tư 23 cũng có “đường mở” cho doanh nghiệp là trong trường hợpđặc biệt, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi đời quá 10 năm nhưng cần thiết phải nhậpkhẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào hồ sơ vàkiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ,ngành xem xét, quyết định. Và đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầutư, nếu trong hồ sơ dự án có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan cóthẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứngnhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy địnhnói trên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng đây là một dạng cơ chế xin - cho, rấtdễ phát sinh tiêu cực.

Ngoài ra, Thông tư 23 cũng quy định doanh nghiệp phải có bản chính giấy xác nhậncủa nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị hay bản chínhChứng thư giám định của một tổ chức giám định... Đây cũng là một sự lãng phí vềthời gian và tiền bạc cũng như gây khó cho doanh nghiệp.

Quốc Hùng

Theo thesaigontimes.vn

11. Nhập khẩu và bán xe ô tô mới: Doanh nghiệp FDI cầnlưu ý những gì?

(Taichinh) - Doanh nghiệp FDI đã đăng ký ngành nghề bán buôn và bán lẻ xe ôtô ngoại nhập không hiển nhiên có quyền nhập khẩu và bán ô tô mới.

Page 24: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Để thực hiện quyền nhập khẩu, doanh nghiệp FDI cần làm thủ tục bổ sung mục tiêuhoạt động thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô mới trong Giấy chứng nhận đầu tư.

Để tiến hành hoạt động bán lẻ ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp FDI phải được cấpphép lập cơ sở bán lẻ. Ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, tùy vào nhu cầu kinh tế của địaphương như: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư…mà doanh nghiệp FDI còn có thể thành lập cơ sở bán lẻ khác theo thủ tục đượcpháp luật quy định.

Khó khăn trong thủ tục nhập khẩu ô tô

Đối với ô tô mới, nguyên chiếc trên 9 chỗ, làm thủ tục nhập khẩu thông thường.

Đối với ô tô từ 9 chỗ trở xuống, ngoài tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như ô tô trên9 chỗ, nhà đầu tư nước ngoài cần thêm Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền để xácnhận là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tôđó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó; và Giấychứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tảicấp.

Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là: Hợp đồng đại lý, hợp đồng phân phối ký giữathương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đóhoặc giấy ủy quyền, giấy chỉ định do hãng sản xuất, hãng sở hữu hợp pháp đối vớinhãn hiệu hàng hóa cấp cho thương nhân Việt Nam.

Quy định vừa nêu trên được xem là một sự giới hạn cho hoạt động kinh doanh củanhững nhà nhập khẩu xe ô tô. Bởi lẽ việc có được hợp đồng đại lý với nhà sản xuấtô tô nước ngoài không dễ dàng.

Page 25: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Mỗi nhà sản xuất sẽ có những điều kiện và tiêu chuẩn riêng khắt khe trong việc lựachọn đại lý, nhà phân phối của mình ở nước ngoài. Hơn nữa, tùy theo từng chínhsách của nhà sản xuất mà số lượng đại lý, phân phối ở từng quốc gia sẽ bị giới hạn.

Những thay đổi về thuế suất trong năm 2016

Theo Thông tư 165/2014/TT-BTC (Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của ViệtNam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018) thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN giảm từ 50%năm 2015 xuống còn 40% kể từ ngày 01/01/2016; giảm xuống 30% kể từ ngày01/01/2017.

Tuy nhiên, Nghị định 108/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2016 đã gây bất ngờ chocác doanh nghiệp nhập khẩu ô tô với việc thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đốivới ô tô dưới 24 chỗ.

Theo đó, trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bánhàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưngkhông được thấp hơn105% giá vốn xe nhập khẩu.

Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: Giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu(nếu có) cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán củacơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tínhthuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật vềquản lý thuế.

Sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp FDI. Mức thuế tiêu thụđặc biệt doanh nghiệp phải đóng sẽ tăng lên, do đó bắt buộc phải tăng giá bán đểđảm bảo lợi nhuận.

Nguồn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực ô tô trở nên kém sôiđộng khi sự bất ổn về chính sách thuế vẫn chưa dừng lại. Điển hình là Dự thảo thayđổi mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt áp đặt trên từng dòng xe theo dung tích xi - lanhđang được thảo luận.

Theo đó, thuế suất tiêu thụ đặc biệt đự định sẽ tăng mạnh ở những xe có dung tíchxi - lanh 2 lít trở lên.Mức thuế suất mới bất lợi cho xe nhập khẩu vì xe nhập khẩuthường có dung tích từ 2 lít trở lên. Còn hầu hết các hãng lắp ráp chú trọng vào phânkhúc xe nhỏ và vừa với động cơ dưới 2 lít nên mức thuế suất như vậy sẽ có lợi choxe lắp ráp.

Theo tapchitaichinh.vn

Page 26: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

12. Cục Thuế TP.HCM: Hiệu quả tích cực từ văn phòngđiện tử

(HQ Online)- Triển khai từ năm 2013, ứng dụng văn phòng điện tử (VPĐT) khôngchỉ góp phần quan trọng tăng cường hiệu quả quản lý thuế của Cục Thuế TP.HCMmà còn giúp đơn vị tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn trong công tác điều hànhnội bộ.

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Huế.

Theo Cục Thuế TP.HCM, với 1 văn phòng cục và 24 chi cục thuế trực thuộc, 240 độivà trên 4.000 CBCC, nên chỉ cần 1 thông báo của Cục Thuế gửi đến 24 chi cục thuếquận, huyện đã có ít nhất 240 bản giấy được in ra, chưa kể đến từng CBCC tự in rakhi có nhu cầu. Trong khi đó trung bình mỗi năm Cục Thuế có trên 10.000 văn bảngửi đến 24 chi cục thuế quận huyện. Điều này dẫn đến Cục Thuế đã phải tốn chi phírất lớn cho giấy mực văn phòng phẩm hàng năm. Mặt khác, với diện tích trên 2.000km2, việc di chuyển từ quận này đến quận khác, hoặc từ các chi cục thuế đến CụcThuế trên địa bàn TP.HCM mất từ 1 đến 2 giờ đi xe. Do đó, việc vận chuyển 1 vănbản giấy (theo đường bưu điện hoặc đường bộ) đến các chi cục thuế có thể mất từ 1buổi, 1 ngày hoặc 2 ngày. Điều này đã gây tốn nhiều sức lực, thời gian và vật chấtcho việc luân chuyển văn bản, đặc biệt là các văn bản khẩn rất khó có thể truyền đạtnhanh chóng đến người nhận.

Từ thực trạng nêu trên, Cục Thuế TP.HCM đã quyết định từng thay thế phương thứcvăn phòng truyền thống thành văn phòng điện tử - văn phòng không có hoặc có rất ít

Page 27: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

giấy. VPĐT là một phần mềm cho phép gửi nhận, xử lý công việc, điều hành, thốngkê báo cáo và lưu trữ dữ liệu trên hệ thống. Khi bên gửi bấm chuyển thì lập tức bênnhận sẽ nhận được, tất cả việc gửi nhận đều được hệ thống lưu trữ, nhắc việc,thống kê, kiểm đếm hàng ngày. Ngoài các chức năng chính trên, VPĐT còn có nhiềutiện ích khác như, ngoài lịch làm việc của đơn vị, tất cả CBCC đều có thể đăng kýlịch công tác của cá nhân hoặc căn cứ lịch công tác đã được phân công để thựchiện. Bên cạnh đó, ứng dụng còn có chức năng nhắn tin đồng loạt hàng nghìn sốđiện thoại để thực hiện các cuộc họp khẩn cấp và nhắc lịch họp, lịch hẹn, lịch côngtác khi được cài đặt sẵn, sắp xếp trình tự, khoa học các thông tin chung cần thôngbáo để CBCC có thể tự vào xem thay vì phải gửi đến hàng nghìn CBCC như trướcđây. Ngoài việc kết nối với các sở, ban, ngành, ứng dụng còn kết nối cho phépngười nộp thuế gửi văn bản qua mạng, thay vì phải đi nộp trực tiếp. Đồng thời chophép cán bộ cập nhật, chuyển và xử lý các văn bản xác minh hóa đơn và quản lýtheo dõi các xác minh hóa đơn tại đơn vị.

Theo đánh giá của Cục Thuế TP.HCM, sau khi triển khai VPĐT, lượng giấy tờ luânchuyển hàng ngày tại đơn vị đã giảm đi rõ rệt. Tại văn thư đơn vị, các phòng lãnhđạo, các phòng ban hiện đã nhận rất ít hoặc không có nhận bản giấy. Đến nay cóhơn

1 triệu văn bản đến và hơn 1 triệu văn bản đi đã được vận hành trên VPĐT thay thếcho hình thức sử dụng văn bản giấy. Số lượng truy cập thường xuyên bình quân lêntới trên 500 user/mỗi lúc. Dữ liệu lưu trữ lớn và tăng nhanh, đến nay có trên 3 triệufile văn bản. Ngoài việc tạo thuận lợi cho công tác quản lí thuế, VPĐT còn tiết kiệmcho Cục Thuế TP.HCM gần 28 tỉ đồng chi phí giấy và mực in. Mặt khác, văn bảnđiện tử luân chuyển sớm hơn văn bản giấy ít nhất 1 ngày, CBCC tiếp nhận có thêm1 ngày để thực hiện công việc trên mỗi văn bản và tiết kiệm gần 111.000 giờphotocopy và chuyển văn bản chưa kể đến thời gian và công đi gửi văn bản…Không chỉ tiếp nhận luân chuyển và xử lý văn bản nhanh và hiệu quả, VPĐT còn xâydựng được cơ sở dữ liệu văn bản điện tử tập trung trong toàn Cục. Quan trọng nhấtlà VPĐT giúp cho việc điều hành và nắm bắt công việc giữa ban lãnh đạo và toànthể CBCC luôn chặt chẽ rõ ràng, chuyên nghiệp và khoa học.

Theo Cục Thuế TP.HCM, từ các kết quả đã đạt được từ việc triển khai VPĐT vàocông tác quản lí thuế hiện Cục Thuế đang tiếp tục tiến hành triển khai nâng cấp ứngdụng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Theo đó, trong thời gian tới,Cục Thuế sẽ cập nhật lại quy trình theo chuẩn ISO; Triển khai chữ ký số cho các đơnvị; Kết nối liên thông văn bản với các sở, ban, ngành... Theo Cục Thuế TP.HCM,hiện tại, việc triển khai chữ ký số và cập nhật quy trình theo chuẩn ISO tại các đơn vịđang là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để triển khai thành công cần có một sựchuẩn bị thật kỹ về con người và cơ sở pháp lý cho việc vận hành văn bản.

Nguyễn Huế

Page 28: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Theo baohaiquan.vn

13. Cấp số định danh cá nhân: Hà Nội sai sót nhiều nhất(PLO)- “Đến 9 giờ 15 sáng 8-4, đã có 71.353 trường hợp được cấp số địnhdanh cá nhân theo quy định mới của Luật Hộ tịch. Đây là kết quả thí điểm banđầu được thực hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM và huyện QuếPhong của tỉnh Nghệ An”. Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch -Bộ Tư pháp cho biết.

Trong chương trình thí điểm, bộ phận hộ tịch ở các địa phương này kết nối với hệthống đăng ký khai sinh của Bộ Tư pháp. Hệ thống này lại kết nối với phần mềm cấpsố định danh cá nhân. Do đó, trẻ sinh sau 1-1-2016 được Bộ Tư pháp cấp ngay mãsố định danh, sử dụng suốt đời. Còn trẻ sinh trước đó thì việc cấp mã số sẽ dongành công an thực hiện.

Hệ thống số định danh là một bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chínhliên quan trực tiếp tới người dân. Trong tương lai, khi có mã số rồi, mọi thủ tục hànhchính liên quan đến người dân sẽ được kết nối qua mạng. Người dân không cầnphải mang theo nhiều giấy tờ như hiện nay nữa.

Hệ thống đăng ký khai sinh trực tuyến

Tuy nhiên, theo ông Khanh, hiệu quả thực tế còn phụ thuộc vào năng lực phát triển,ứng dụng công nghệ thông tin của các ngành. Vì mỗi ngành phải phát triển tốt hệ

Page 29: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

thống giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến của mình, đồng thời kết nối được vớihệ thống số định danh thì việc cấp mã số định danh mới có ý nghĩa.

“Như trong lĩnh vực tư pháp, đăng ký khai sinh theo hệ thống thí điểm, mỗi trườnghợp chỉ mất một phút. Sau này, muốn cấp trích lục khai sinh chỉ việc thông báo sốđịnh danh, cán bộ hộ tịch bấm máy là in ra được ngay” - ông Khanh cho biết.

Kết quả thí điểm hệ thống đăng ký khai sinh của Bộ Tư pháp bước đầu cho thấy hiệuquả tùy thuộc rất lớn vào năng lực của địa phương. Chẳng hạn, từ khi thí điểm (ngày4-1-2016 tới nay), ở bốn TP và một huyện tham gia hệ thống vẫn còn 130 bộ phận tưpháp - hộ tịch chưa vận hành trực tuyến được. Sai sót trong nhập dữ liệu vẫn cònlớn, trong đó Hà Nội nhiều nhất, với trên 300 trường hợp, trong khi huyện miền núisát biên giới của tỉnh Nghệ An chỉ sai hai trường hợp… Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuậtmà Bộ Tư pháp trực tiếp vận hành cũng chưa đáp ứng được để mở rộng hơn nữaphạm vi thí điểm.

Những vấn đề trên sẽ phải khắc phục thì năm 2020 mới có thể triển khai trên toànquốc như lộ trình đã đặt ra.

Nghĩa Nhân

Theo plo.vn

14. Tạo mọi thuận lợi, xe máy điện đi đăng ký nhỏ giọt(ANTV) - Tính đến thời điểm này, hơn 4 tháng triển khai thực hiện Thông tư54/2015/TT-BCA về đăng ký xe máy điện, trên cả nước mới có hơn 150.000 xemáy điện được đăng ký biển số thành công. Đây là con số quá nhỏ đối với sốlượng xe máy điện đang lưu hành trên cả nước.

Thủ tục nhanh chóng, thuận lợi đó là suy nghĩ của nhiều người đi đăng ký xe máyđiện. Bởi theo Thông tư 54 của Bộ Công an, việc triển khai đăng ký xe máy điện sẽđược miễn hoàn toàn các lệ phí cho đến hết 1/7. Tuy nhiên cũng có nhiều cá nhândo chưa nắm rõ luật nên việc đăng ký cũng gặp không ít khó khăn.

Điểm đăng ký xe của Công an quận Hoàn Kiếm tại 90 Trần Quang Khải, TP Hà Nội,tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 600 trường hợp đã đăng ký. Tuy nhiên, lượngxe đến đăng ký không nhiều nếu so với số lượng xe máy điện đang có trên địa bànquận.

Cũng tại một điểm đăng ký xe máy điện khác tại Công an quận Long Biên, theothống kê của Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh, tính đến 31/3, toàn quận đã cógần 1.000 trường hợp có xe máy điện đến đăng ký, chiếm khoảng 1/4 số xe máyđiện trên địa bàn. Đặc biệt sau một thời gian triển khai, lực lượng chức năng đã gặpkhông ít những khó khăn trong quá trình đăng ký.

Page 30: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/940/DB11.4...chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng

Theo quy định việc đăng ký xe máy điện miễn phí sẽ tiếp tục được triển khai từ nayhết ngày 30/6/2016. Từ ngày 1/7/2016, xe môtô, xe máy điện khi đăng ký sẽ phảiđóng thuế trước bạ, lệ phí và những xe không đang ký sẽ bị xử lý theo quy định củapháp luật.

Do đó, trong thời gian tới lực lượng CSGT cũng đề nghị nhân dân tiếp tục mangphương tiện tới các điểm đăng ký để hoàn thành thủ tục đăng ký theo đúng quy địnhcủa pháp luật./.

Quảng Ninh: Tiếp nhận đăng ký xe máy điện vào tất cả các ngày Chủ nhật hàngtuần

Để tạo điều kiện thuận lợi và không làm ảnh hưởng đến lịch học trên lớp của họcsinh, sinh viên, từ ngày 10/4/2016 đến 30/6/2016, Phòng Cảnh sát giao thông đườngbộ - đường sắt, Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an các địa phương trong toàn tỉnhtổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe máy điện cho nhân dân vào tất cả các ngày Chủnhật hàng tuần.

Từ ngày 6/12/2015 đến ngày 22/3/2016, Công an tỉnh Quảng Ninh đã giải quyếtđăng ký, cấp biển số cho 4.400 trường hợp xe máy điện, nâng tổng số xe máy điệnđã làm thủ tục đăng ký từ trước đến nay lên hơn 5000 xe.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều xe máy điện tham gia giao thông chưa làmthủ tục đăng ký xe theo quy định, đối tượng điều khiển chủ yếu là học sinh, sinh viên.

Những trường hợp làm thủ tục đăng ký xe điện trước ngày 01/7/2016 được miễn lệphí trước bạ, miễn lệ phí đăng ký xe và không bắt buộc phải có giấy tờ nguồn gốc vàchứng từ mua bán.

Kể từ ngày 01/7/2016 các trường hợp xe mô tô điện, xe máy điện lưu hành trênđường không làm thủ tục đăng ký sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật vớimúc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tạm giữ xe 07 ngày./.

BT

Theo antv.gov.vn