20
23/2/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983.309.320 - GIÁ: 6.800Đ http://baophapluat.vn SỐ 54 (7.767) KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2020)

K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

23/2/2020XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983.309.320 - GIÁ: 6.800Đ

http://baophapluat.vn

SỐ 54(7.767)

KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2020)

Page 2: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

2 http://baophapluat.vnSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 ĐỌC CHẬM

lTÒA SOẠN: Số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh,phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.* ĐT: (024) 37245180 * Fax: (024) 37245178 *Email: [email protected] số 86/GP-BTTTT ngày 06/03/2014 doBộ TTTT cấp.lGiấy phép sửa đổi, bổ sung số 290/GP-BTTTT ngày 22/9/2014 do Bộ TTTT cấplThiết kế mỹ thuật tại Tòa soạn.l In tại Cty TNHH một thành viên In báo Hà NộiMới, Cty In Ba Đình.

lCơ quan đại diện:TP HCM: Tầng 3 số 200C Võ Văn Tần, phường 5, quận 3 TP HCM * ĐT: (028) 38181281 * Fax: (028) 38181282 * Email: [email protected] Cần Thơ: 109 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận NinhKiều, TP.Cần Thơ * ĐT/Fax: (0292) 3819009 * Email: [email protected]ên hải phía Bắc:Số 10 đường Hồ Sen, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. *ĐT: 0912181122Miền Trung và Tây Nguyên: Số 4 Hoàng Văn Thụ, TP Pleiku, tỉnh GiaLai. ĐT: (0269) 3658888 *Fax: (0269) 365 7777 * Email: [email protected]

lVăn phòng đại diện Báo PLVN:Bắc Miền Trung: Số 56 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An * ĐT: 0968115998; Quảng Ninh: Số 701 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà,TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh * ĐT: 0912 181122; Thừa Thiên - Huế: Số 22 đườngNguyễn Lương Bằng, phường Phú Hội, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. *ĐT:0903029099; Đà Nẵng: Số 93 đường Dương Chí Trạch, phường An Hải Bắc, quậnSơn Trà, TP Đà Nẵng * ĐT: 0904359697 *Email: [email protected]; ĐồngNai: Số 134 đường Phan Trung, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai *ĐT: 0918442754; Kiên Giang: Số 916 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TPRạch Giá, tỉnh Kiên Giang * ĐT: 0905555722; Phú Thọ: Số 2747 đường HùngVương, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ *ĐT: 0968699633

MÃ ĐẶT BÁO: B51 Giá: 6.800Đ(SÁU NGHÌN TÁM TRĂM ĐỒNG)

lTổng Biên tập:TS. ĐÀO VĂN HỘI

lPhó Tổng Biên tập:TRẦN ĐỨC VINH

lTổ chức thực hiện:TRẦN NGỌC HÀ

Khi bác sĩ xắn tay hiến máuThời điểm vừa qua Tết, dịch

bệnh ập đến, kéo theo bao hệ quảvà nỗi lo. Đối với các y, bác sĩViện Huyết học – Truyền máuTrung ương thì có một nỗi lo nữa,mang tên “cạn kiệt kho máu”.Ảnh hưởng của dịch viêm phổicấp, người dân không dám đếnhiến máu, khiến hai tuần sau Tết,ngân hàng máu cạn kiệt. Thốngkê thời điểm ấy, kho máu củaViện chỉ còn 6.700 đơn vị, trongkhi số lượng xuất cho 170 cơ sởy tế phía Bắc cần tới 1.500 đơn vịmỗi ngày. Từ 29 Tết đến mùng 8Tết (ngày 1/2), Viện chỉ tiếp nhậnđược 226 đơn vị, đến mùng 10Tết có thêm 250 đơn vị. Trong sốnày, phần lớn là máu do nhânviên y tế và người nhà bệnh nhântại Viện hiến. Khi ấy, lượng máudự trữ của Viện ước tính chỉ cóthể xài cho 4 ngày nữa.

Tình trạng khan hiếm máucho điều trị cũng xảy ra tạiTP.HCM, Huế, Đà Nẵng, CầnThơ… Tại Bệnh viện Truyềnmáu Huyết học TP.HCM, lượngmáu dự trữ sáng 1/2 chỉ cònkhoảng 4.000 đơn vị, trong khinhu cầu sử dụng máu của cácbệnh viện toàn thành phố tăng độtbiến so với các năm trước, mỗingày cần 800 – 1.000 đơn vị máu.

Trước tình trạng đáng lo ngạiấy, khắp các bệnh viện trên cảnước phát đi lời kêu gọi tham giahiến máu tình nguyện. Và nhữngngười đi đầu tham gia các phong

trào hiến máu khắp nơi lại chínhlà các lãnh đạo Viện, Bệnh viện,các y, bác sĩ, nhân viên y tế vàngười nhà họ, theo lời kêu gọi.

Đó là tại Cần Thơ, ngày 9/2,gần 200 y, bác sĩ Bệnh viện Đakhoa Trung ương Cần Thơ đãđăng ký hiến máu tình nguyện.Ông Trương Quang Hoài Nam,Phó Chủ tịch UBND TP.CầnThơ, cũng tham gia hiến máu.

Ngày Valentine năm nay,không chỉ là một ngày của cáccặp tình nhân, ngày của nhữngđôi yêu nhau mà đánh dấu tìnhyêu thương rộng lớn của ngườivới người, của tập thể y, bác sĩdành cho bệnh nhân khi hàngngàn y, bác sĩ, nhân viên y tế khắpnơi trên cả nước tham gia hiếnmáu cứu người - Valentine Xuânhồng.

Tại BV Đại học Y Hà Nội,PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu –Giám đốc Bệnh viện kêu gọi trênfacebook cá nhân: “Tình trạngthiếu máu trong điều trị đã ở mứcbáo động ở hầu hết các bệnh viện,trong đó có Bệnh viện Đại học YHà Nội. Ngày lễ tình yêu đượcchúng tôi chọn để chúng ta cùngbiến những điều tốt đẹp trong mỗingười thành hành động cụ thể”.Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, trongngày hội “Valentine Xuân hồng”ngày 14/2, gần 600 đơn vị máu đãđược các y bác sĩ, điều dưỡng,sinh viên, người nhà bệnh nhânhiến tặng tại Bệnh viện Đại học YHà Nội.

Sáng 14/2, hai Bệnh viện

Thống nhất và Nhi đồng TP đã tổchức cho y bác sĩ, cán bộ nhânviên BV, đồng thời vận độngthêm thân nhân bệnh nhân tại cáckhoa, phòng của bệnh viện thamgia hiến máu. Cùng ngày, BanGiám đốc và cán bộ, nhân viêncủa Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đãhiến tặng gần 300 đơn vị máu.PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh,Giám đốc và TS.BS Nguyễn ThịThu Hà, Phó Giám đốc Bệnh việnPhụ sản Hà Nội là một trongnhững người tham gia hiến máuđầu tiên tại chương trình.PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh chiasẻ: “Biết được Ngân hàng máu tạiViện Huyết học – Truyền máuTrung ương đang gặp khó khănnên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đãquyết định tổ chức chương trìnhhiến máu và động viên toàn thểcán bộ nhân viên, những người cóđủ điều kiện tham gia hiến máu.Hôm này tôi rất vui khi các cánbộ, nhân viên của mình đều háohức đến tham gia hiến máu và cómong muốn làm những điều tốtđẹp cho người bệnh và cộngđồng. Chúng tôi là những ngườitrực tiếp làm công tác cứu ngườinhưng tôi nghĩ hiến máu là việclàm thiết thực và nhân văn nhấtgóp phần cứu sống người bệnhcủa mình”.

PGS.TS. Nguyễn ViếtNhung - Giám đốc Bệnh việnPhổi Trung ương cùng các đồngnghiệp của mình đã tham giahiến máu tại cơ quan. Đồngthời, các bệnh viện tại mọi miền

đất nước cũng ghi nhận nhữnghình ảnh đẹp từ các lãnh đạoBV, các y, bác sĩ, nhân viên y tếtham gia hiến máu tình nguyện.

Tại viện Huyết học - Truyềnmáu Trung ương, thời điểm qua,sau lời kêu gọi đã có hàng ngànngười đến tham gia hiến máu.Công việc của y, bác sĩ nơi đâycàng vất vả hơn, đặc biệt là thờiđiểm đang có dịch Corona. Do sốlượng người đến tăng đột biếnnên Viện đã sử dụng hội trườngđể làm địa điểm tiếp nhận. Đểtránh người hiến phải chờ đợi lâu,Viện đã bố trí hàng chục ngườilấy thông tin ban đầu. Trước tìnhhình quá tải về người, Tiến sĩ NgôMạnh Quân - Phó Giám đốcTrung tâm Máu quốc gia, cũngtrực tiếp tham gia lấy thông tin.

Những giọt máu trân quýtình người

Những lời kêu gọi tìnhnguyện, những nỗi lo về cạn kiệtnguồn máu dự trữ và nhất là hìnhảnh các y, bác sĩ, lãnh đạo bệnhviện trực tiếp tham gia hiến máutình nguyện đã lay động lớn đếntinh thần người dân.

Chị Nguyễn Lê Minh Trang,26 tuổi, ngụ TP.HCM, một ngườidân tham gia hiến máu tìnhnguyện tại Ngày hội Xuân hồng2020 cho biết, chị có em trai làbác sĩ, anh và bạn bè cũng thamgia hiến máu đợt này, kéo theongười yêu, người nhà, bạn bètham gia rất đông. “Ngay cả cácbác sĩ đã luôn vất vả, cực nhọc

cứu chữa bệnh nhân, lại tham giahiến máu cứu người, thì ngườidân chúng tôi càng cần tích cựctham gia hiến máu để không phụtấm lòng của các y bác sĩ ấy”, chịTrang chia sẻ.

Tuần vừa qua, tình hình lượngmáu hiến đã tăng một cách tíchcực và đáng vui ở khắp các bệnhviện trên cả nước. Ghi nhận tạiViện Huyết học - Truyền máutrung ương, những ngày đầu tuầntới nay đều có từ 400-500 ngườiđến hiến máu. Bệnh viện Huyếthọc và truyền máu Cần Thơnhững ngày qua mỗi ngày cóhàng trăm người đến bệnh việnhiến máu. Buổi hiến máu tạiBệnh viện Quận 2 đạt kết quả 168người với 222 túi máu. Bệnh việnĐại học Y dược TP.HCM, trong2 ngày vận động đã nhận được308 đơn vị máu… Tình hìnhcũng khả quan với các bệnh việnđang và sắp tổ chức hiến máu trênđịa bàn TP.

Ngày hội Xuân Hồng, Valen-tine ý nghĩa càng trở nên đángyêu hơn khi hàng trăm cặp đôiđến các bệnh viện để hiến máu,cùng với nhiều người tình nguyệnkhác, tạo nên lượng máu tăng độtbiến cho ngân hàng máu vàongày này. Thống kê cho thấy, từngày 1/2 đến 14/2/2020, đã có 13bệnh viện tổ chức hiến máu, tiếpnhận 4.237 đơn vị máu từ cán bộ,nhân viên, y bác sĩ, giảng viên,học viên, người nhà bệnh nhân,một con số rất đáng nhớ.

Những lãnh đạo bệnh viện,những y, bác sĩ, người nhà bệnhnhân cho đến các doanh nhânthành đạt, người nổi tiếng, nhàbáo, sinh viên, nhân viên vănphòng, công nhân… là nhữngngười đã góp mặt trong đợt hiếnmáu tình nguyện lần này. Từ lờikêu gọi khẩn thiết đến từ ngânhàng máu, từ những nghĩa cử caođẹp, đầy nhiệt huyết của các y,bác sĩ, nhân viên y tế khắp cảnước, hiến máu tình nguyện đãlan tỏa thành một phong tràothiện nguyện rộng rãi và đem lạikết quả tốt đẹp. Những tấm lòngấy thật đáng tri ân biết bao nhiêu.

Ngân hàng máu đã qua cơnnguy khốn cạn kiệt máu. Tấtnhiên, vẫn cần những tấm lòngtiếp tục “tiếp sức” để duy trì trạngthái dồi dào này. Tin rằng, vớimỗi bệnh nhân được truyền máucứu chữa hôm nay và ngày sau,trong họ không chỉ là những giọtmáu với ý nghĩa sinh học. Đó lànhững giọt máu hồng ấm áp tìnhngười, là động lực để sống tốthơn, để đền đáp, tri ân những tấmlòng. Và họ hoàn toàn có thể xúcđộng, tự hào thốt lên: “Trong cơthể tôi đang chảy dòng máu bácsĩ. Trong cơ thể tôi đang chảydòng máu của những trái timthiện lương, đầy yêu thương”.

NGỌC MAI

Trong cơ thể tôi, dòng máu bác sĩ... đang chảy Cảm động và cao quý biết bao khi không chỉ cứu chữa bệnh nhân bằng chuyên môn, bằng tinh thần tráchnhiệm mà hàng trăm vị y, bác sĩ sẵn sàng xắn tay, hiến máu cứu người khi ngân hàng máu cạn kiệt.

lGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc và TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc BVPhụ sản Hà Nội tham gia hiến máu.

lCác nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện.

Page 3: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

Bác sĩ đầu tiên trên thế giớivà lời thề “vì lợi ích bệnh nhân”

Quan niệm truyền thống chorằng Hippocrates, người đượccoi là cha đẻ của y học phươngTây, là tác giả của Lời thề Hip-pocrates. Sinh vào khoảng 460-370 trước Công nguyên tại đảoCos, Hy Lạp, Hippocrates đượchọc nghề y từ cha là Heracleidesvà trở thành một y sĩ Hy Lạp.Thời đó, y học vẫn gắn liền vớitôn giáo và bệnh tật được chữatrị bằng những hiện tượng siêunhiên thần bí. Tuy nhiên, Hip-pocrates bác bỏ những quanniệm này. Ông là người đầu tiêncoi y học là ngành khoa học vàcho rằng mỗi bệnh tật đều cónguyên nhân tự nhiên riêng. Hainguyên tắc y học nổi tiếng củaông là: “Trước tiên là khônglàm gì có hại” và “Y thuật thìdài còn cuộc đời lại ngắn ngủi”.

Vì vậy, ông dành thời giannghiên cứu sinh lý học, giảiphẫu, tìm hiểu các nguyênnhân có chứng cớ, trực tiếp, vàcác nguyên nhân còn chưa rõcủa bệnh tật. Từ đó, Hip-pocrates kết luận bệnh tật là domất cân bằng tỷ lệ dịch trongcơ thể gây ra. Khi điều này xảyra, thầy thuốc có thể can thiệpgiúp cơ thể trở về trạng thái cânbằng. Hippocrates luôn khuyêncác thầy thuốc ghi chép lại cácphát hiện và phương pháp điềutrị của họ để truyền lại cho các

thế hệ sau áp dụng. Đến nay, phần lớn những gì

được biết về phương pháp y họcđến từ một bộ sưu tập hơn 60cuốn sách y học Hippus Corpus,được coi là những tác phẩm cổnhất về y học. Bộ sưu tập đượcbiên soạn 100 năm sau khi ôngqua đời. Dù rằng, một số tài liệucủa Hippocrastes đến naykhông còn phù hợp để áp dụngcho y khoa hiện đại, song vẫn

tồn tại như là nền tảng cho cácsinh viên tốt nghiệp y tế tuyênthệ lúc bắt đầu sự nghiệp của họvới nguyên lý cơ bản là: “Thựchành y học với khả năng tốtnhất của một người, chia sẻ kiếnthức với các bác sĩ khác, thái độthông cảm, từ bi, tôn trọngquyền riêng tư của bệnh nhân vàgiúp ngăn ngừa bệnh tật bất cứkhi nào có thể”.

Và đó cũng chính là "Lời thề

Hippocrates" - một tài liệu quenthuộc về thực hành y tế và đạođức trong ngành y. Dù rằng, mộtsố nhà nghiên cứu cho rằng lờithề Hippocrates là do nhữngmôn đồ của Pythagoras soạn ravì thời điểm xuất hiện của lờithề này vào khoảng thế kỷ IVTCN, được viết bằng tiếng vùngIonia của Hy Lạp cổ đại. Mặcdù vậy, trong cộng đồng y khoa,lời thề này mặc nhiên được chấpnhận là của Hippocrates và vẫnđược các bác sĩ trang trọngxưng tụng trước khi bắt đầuhành nghề y.

Đến nay, cái chết của Hip-pocrates hay tuổi tác của ôngvẫn còn là một bí ẩn, chỉ biếtrằng ông là bác sĩ đã đóng góplớn cho y học và thiết lập mộttiêu chuẩn thực hành đạo đứccủa nghề y.

“Miễn người dân khỏibệnh, họ không biết tôi là aicũng không sao”

Một trong những nội dungcủa lời thề Hippocrates là: “Tôisẽ giữ tinh khiết cho đời tôi vàcho nghề nghiệp của tôi”. Vàquả thật, sự tinh khiết cho cuộcđời và cho nghề nghiệp này đãvà đang được các thế hệ bác sĩgìn giữ và thực hiện, mà gầnđây nhất là đội ngũ những bácsĩ, nhân viên y tế quả cảm ở tâmdịch Vũ Hán.

Với nhiều y, bác sĩ ngày đêmmặc đồ bảo hộ kín mít chốngdịch tại Trung Quốc, điều mongmỏi nhất là ngày càng chữa khỏicho nhiều bệnh nhân để nhanhchóng dập tắt dịch. "Hôm nay,có tổng cộng 11 bệnh nhântrong phòng tôi phụ trách đượcxuất viện. Tôi và các đồngnghiệp rất vui mừng", bác sĩShang Xiending, thuộc nhómnhân viên y tế từ Phúc Kiến tớihỗ trợ Vũ Hán chống dịch, chiasẻ với truyền thông.

Mỗi buổi sáng, Shang sẽ tớikiểm tra các giường bệnh. Gầnđây, có nhiều bệnh nhân đãđược xuất viện nhưng tình hìnhdịch vẫn rất nghiêm trọng. Sốbệnh nhân nguy kịch và nhập

viện mới cũng tăng trong khilượng giường bệnh có hạn,khiến đội ngũ chữa trị gặp áplực rất lớn. Giữa tình hình khókhăn, Shang và nhiều đồngnghiệp được tiếp thêm sứcmạnh khi nhận về những lá thưcảm ơn của bệnh nhân. Một sốchỉ biết cô là bác sĩ đến từ PhúcKiến mà không rõ tên tuổi hayđơn vị cụ thể. "Bệnh nhânkhông cần phải nhớ tôi là ai,miễn họ được khỏe mạnh xuấtviện, chúng tôi sẽ rất hạnhphúc", nữ bác sĩ chia sẻ.

Một câu chuyện cảm độngkhác về nữ bác sĩ Wang Xiaot-ing. Làm việc ở tâm dịch, vìthường xuyên phải tiếp xúc vớicác bệnh nhân nên cô cần cáchly với gia đình. Hết giờ làm, côtrở về một khách sạn nhỏ dànhriêng cho các y, bác sĩ đangtham gia điều trị tại một bệnhviện gần đó.

Từ 3 giờ sáng, nữ bác sĩ đãphải rời khỏi khách sạn, đi bộtới bệnh viện để chuẩn bị vào catrực của mình, người chồng củacô - anh Wang Yinghe đã xuấthiện, chầm chậm lái xe theo sauvợ để vợ cảm thấy an tâm trênchặng đường di chuyển tới bệnhviện, đồng thời đèn xe cũng sẽgiúp cô nhìn thấy đường dễdàng hơn vì trời còn chưa sáng.Đây là cách duy nhất để anh cóthể cùng đồng hành với vợ trênmột đoạn đường trong nhữngngày này.

Dù họ không thể trực tiếpgặp gỡ, nhưng hai vợ chồngvẫn thường xuyên trò chuyệnqua video chat mỗi khi có thờigian. Anh Wang cũng thườnggửi đồ ăn tẩm bổ tới khách sạnnhỏ nơi vợ anh đang lưu lạinhững ngày này.

Ở Việt Nam, tại Bệnh việnViệt Pháp ở Hà Nội, ngôi miếunhỏ thờ các y, bác sĩ đã chết khidịch Sars bùng phát năm 2003luôn nghi ngút khói hương.Linh hồn của họ đã theo mâytrời, nhưng thông điệp: “Tất cảvì bệnh nhân” từ cái chết của họđể lại cho cuộc đời thì vang mãingàn năm… HỒNG MINH

Lời thề vọng mãingàn năm

Nói đến nghề y, mọi ngườiđều liên tưởng đến bác sĩtrong chiếc áo blousetrắng cùng với chiếc ốngnghe đeo ở cổ. Và đểbước được vào nghề, cácthầy thuốc phải nhớ rõ vềlời thề Hippocrates, đượccoi là chuẩn mực của yđức. Vậy những điều quenthuộc gắn liền với bác sĩnày được hình thành nhưthế nào?

3http://baophapluat.vn Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 ĐỌC CHẬMNguyên văn Lời thề Hippocrates“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và

Panacea và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôigìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:

Yêu kính như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sốnghòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc concái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩmđịnh của tôi và không bao giờ làm hại ai.

Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽkhông tư vấn một kế hoạch như vậy. Tôi sẽ không cho bất kỳ ngườiphụ nữ nào một dụng cụ phá thai.

Tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ

là mang bệnh này. Tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyêngia về bệnh này.

Mỗi căn nhà tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữgìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ, đặc biệt là khỏi các khoáilạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do haynô lệ.

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếpvới mọi người mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽkhông bao giờ tiết lộ.

Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởngđời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi.Nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đếnvới tôi”.

Màu trắng của áo blouse bác sĩ vì đâu mà có?Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối (hay còn gọi là blouse

trắng) gắn liền với hình ảnh của bác sĩ bắt nguồn từ trang phục củanhững nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm, chính thứcđược sử dụng vào đầu thế kỷ XX. Trước thời điểm đó, y học nói chungbị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những ngườikhông được đào tạo chính thống và mặc quần áo bình thường ngaycả trong phòng mổ.

Khi đó, các nhà khoa học chứng minh nhiều loại thuốc và phươngpháp chữa bệnh mà bác sĩ áp dụng không đem lại hiệu quả. Điều đókhiến người dân ngày càng mất lòng tin vào những người làm nghề y.

Để lấy lại sự tin tưởng của bệnh nhân, các bác sĩ cũng chọn áochoàng trắng làm đồng phục như ngầm chứng tỏ họ giống như nhàkhoa học và khiến bệnh nhân yên tâm hơn. Trang phục này còn giúpđảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân.Đặc biệt, màu truyền thống của áo trong phòng thí nghiệm là màube, nhưng các bác sĩ đã chọn màu trắng để tượng trưng cho cuộc sốngvà sự tinh khiết đúng như tinh thần của lời thề Hippocrates: “Tôi sẽgiữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi”.

Tuy nhiên, việc sử dụng trang phục này cũng gặp phải nhiều ý kiếntrái chiều của chính những người làm trong nghề. Nhóm đồng tìnhcho rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghềnghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe đối lập lạikhẳng định đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.

Mặc dù vậy, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng (white coatceremony) vẫn được nhiều sinh viên ngành y, bác sĩ coi trọng. Điềuđó có ý nghĩa đánh dấu bước khởi đầu của họ với nghề.

lLời thề Hippocrates.

lÁo blouse trắng của bác sĩ như sự tinh khiết của nghề nghiệp.

Page 4: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

4 http://baophapluat.vnSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

SỰ HY SINH THẦM LẶNG

Những tín hiệu lấp lánhMới đây, thông tin về việc

Việt Nam nuôi cấy và phân lậpthành công virus Corona chủngmới là một tin vui không nhỏ giữanỗi buồn lo đại dịch. Việc ViệnVệ sinh dịch tễ Trung ương nuôicấy và phân lập thành côngchủng virus Corona mới trongphòng thí nghiệm, tạo điều kiệncho việc xét nghiệm nhanh cáctrường hợp nhiễm và nghi nhiễm,giúp mỗi ngày tại Việt Nam sẽ cókhả năng xét nghiệm hàng nghìnmẫu bệnh phẩm trong trường hợpcần thiết. Đây là thời gian xétnghiệm tìm virus Corona đượccho là nhanh nhất trong số 28quốc gia, vùng lãnh thổ có dịchcho đến nay.

Kết quả này khiến người dâncủng cố thêm niềm tin về nănglực của ngành Y tế Việt và khảnăng khống chế virus trong tươnglai. Bởi trước đó, Việt Nam cũngđã phân lập được virus cúm giacầm H5N1 và sau đó đã phát triểnvắc-xin ngừa cúm gia cầm trênngười. Hiện nay, Viện Vệ sinhdịch tễ đã nghiên cứu điều trị Co-rona trong ống nghiệm và tiến tớisẽ điều trị trên lâm sàng, để tìm raphác đồ tối ưu. Bộ Y tế cũng đánhgiá cao kết quả mà Viện Vệ sinhdịch tễ Trung ương đã đạt được,đây là tiền đề cho việc nghiên cứuvà phát triển vắc-xin phòngchống virus Corona trong tươnglai, cũng như giúp cho việc đưa racác biện pháp dự phòng hiệu quảhơn. 1 tập thể và 6 cá nhân đãđược tặng bằng khen của Bộtrưởng Bộ Y tế vì có thành tíchxuất sắc trong việc nghiên cứu

thành công, nuôi cấy và phân lậpchủng mới virus Corona.

Và phía sau đó, mấy ai biếtnỗi vất vả của những cán bộ,những người trực tiếp đối mặtvới virus trong phòng thínghiệm. Đằng sau những từngữ “cô lập được virus”, “kếtquả xét nghiệm”… có vẻ đơngiản là rất nhiều nỗ lực, vất vảvà cả hiểm nguy.

Theo ông Đặng Đức Anh -Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễTrung ương, virus này được phânlập từ mẫu bệnh phẩm lấy từngười bệnh nhiễm tại Việt Nam.Và để lấy mẫu bệnh phẩm cho rađộ chính xác cao thì phương pháplấy mẫu từ dịch phết họng hoặcdịch phết mũi đúng cách. Nhưthế, những nhân viên y tế trực tiếplấy phẩm bệnh cho tới những bácsĩ, kĩ thuật viên trong phòng xétnghiệm chính là những ngườiphải trực tiếp đối diện với virusvà nguy cơ lây lan.

Đi qua những mùa đại dịchNếu như Viện Vệ sinh dịch tễ

Trung ương là đầu mối phía Bắcđảm trách quá trình xét nghiệmnhững loại bệnh dịch truyềnnhiễm phức tạp, có nguy cơ lâynhiễm cao thì tại phía Nam, ViệnPasteur đảm nhận vai trò quantrọng trong phòng chống dịch,đào tạo cán bộ chuyên ngành vềvi sinh y học, miễn dịch, dịch tễhọc, đề xuất với Bộ Y tế các biệnpháp phòng, chống dịch bệnh phùhợp với điều kiện phát triển kinhtế - xã hội của 20 tỉnh từ LâmÐồng đến Cà Mau.

Trong mùa dịch này, ViệnPasteur là một trong những đơn

vị vất vả hàng đầu tại phía Namkhi phần nhiều cán bộ, nhân viêntrực xuyên Tết. 6 đội cơ độngphòng chống dịch và 3 đội đápứng nhanh, các xe hậu cần cũngluôn được phân công trực để sẵnsàng đáp ứng với dịch bệnh.

Với các cán bộ, nhân viên tạiViện Vệ sinh dịch tễ Trung ươngvà Viện Pasteur thì không chỉCovid-19, trong cả ngày thường,mùa bệnh dịch và đại dịch, việcđối mặt với virus, vi khuẩn, cácbệnh phẩm từ nguy hiểm tới cựckì nguy hiểm là điều thườngxuyên: H1N1, H5N1, thươnghàn, tả lị châu Phi, SARS, HIV,viêm não, tay - chân - miệng, Co-rona… Có những loại bệnh, triệuchứng thông thường không thểnhận định được, mà chỉ có thểthông qua xét nghiệm tại phòngthí nghiệm. Những dịch bệnh ấykhiến công việc của cán bộ, nhânviên phòng xét nghiệm càng áplực bội phần. Những cố gắng, vấtvả ấy đã đem lại rất nhiều kết quảtốt đẹp, góp phần duy trì mộtcuộc sống bình an. Từ duy trì việcgiám sát, khống chế bệnh dịchhạch, hơn 7 năm qua (từ năm1998) không phát hiện trườnghợp mắc bệnh nào trong khu vực,Khống chế tốt dịch tả, thươnghàn, các bệnh đường ruột. Nhữngmùa dịch lớn trước đây nhưA/H5N1, H1N1, SARS, cán bộ,nhân viên của hai Viện cũng lànhững người trực tiếp lấy mẫubệnh phẩm, phân tách, cô lậpvirus ngày đêm không ngừngnghỉ để góp phần đem lại kết quảlà cô lập thành công, nghiên cứura thuốc đặc trị, ra vắc-xin. Để rồi,

góp phần khống chế thành côngdịch các đại dịch và giờ đây vẫntiếp tục giám sát tốt để bệnhkhông có cơ hội bùng phát trênlãnh thổ nước ta.

Câu chuyện thành công là câuchuyện của cả một tập thể, củamột ngành. Nhưng, đằng saunhững kết quả tốt đẹp, có sự nỗlực của rất nhiều con người thầmlặng. Ðể đáp ứng kịp thời các yêucầu phòng, chống dịch, cán bộ,công nhân viên của Viện Vệ sinhdịch tễ Trung ương và Viện Pas-teur ngày đêm làm việc trong cácphòng xét nghiệm. Mỗi một mùadịch lại là một mùa mất ăn, mấtngủ và đầy hiểm nguy. Sốngchung với muỗi, sống chung vớiho lao, sống chung với sốt rét…là những cụm từ đùa nhưng phảnánh thực tế công việc của các cánbộ, nhân viên phòng xét nghiệm,của các viện dịch tễ. Mùa dịch,với các cán bộ, nhân viên lànhững chuyến công tác tại vùngdịch, đối mặt với dịch bệnh. Vànhiều cán bộ, nhân viên, khi bướcra khỏi các ổ dịch, các phòng xétnghiệm đã âm thầm cách ly bảnthân khỏi người thân, hoặc chịusự xa lánh của người chungquanh vì sợ lây bệnh.

Và rủi ro không thể đong đếm

Ở bất cứ quốc gia nào cũngvậy, những bác sĩ, nhân viên, kĩthuật viên trong các phòng nuôicấy, phân tích, xét nghiệm virusluôn là những người làm côngviệc thầm lặng, ít gây chú ý,nhưng đây cũng là một côngviệc được đánh giá nguy hiểmhàng đầu.

Việt Nam có Viện Vệ sinhdịch tễ Trung ương thì Nhật Bảncó Viện Nghiên cứu các bệnhtruyền nhiễm quốc gia (NIID) vàđơn vị này, cũng gần thời điểmvới Việt Nam, nuôi cấy và cô lậpthành công chủng virusCorona mới gây bệnh viêm phổicấp từ một bệnh nhân nhiễm virusnày. Tất nhiên, để đến được kếtquả này cũng là một quá trình đầyvất vả và không kém hiểm nguycủa những người trực tiếp tiếpxúc với bệnh phẩm, virus.

Tại Mỹ, có những nhómchuyên gia nghiên cứu về các loàibệnh lạ và virus nguy hiểm. Côngviệc của họ là đến những nơi códịch hoặc nghi dịch ở nhiều quốcgia, tìm kiếm và tiếp xúc vớinhững loại bệnh nguy hiểm hoặcbệnh là chưa được biết đến. Đơncử như điều tra vụ 3.000 conchim hoang dã sống ở một hồMông Cổ chết, ngăn chặn bệnhdịch nguy hiểm ở một vườn thúCampuchia vì nguồn thức ăn -những con gà nhiễm cúm, haynhận diện những virus từ dơi màđội bóng đá thiếu nhi Thái Lan cóthể bị phơi nhiễm khi bị mắc kẹttrong hang động ở Thái Lan…

Ở Vũ Hán, Phòng thí nghiệmkiểm tra virus Corona có tên gọiđặc biệt “Huoyan” vừa được đưavào hoạt động thử nghiệm và ướctính, Houyan sẽ phải sẵn sàng cho100.000 thử nghiệm NAT ở thànhphố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Đâyquả là một con số khủng khiếp, vànhư vậy, các bác sĩ, nhân viên tạiHouyan sẽ cùng các bệnh viện dãchiến bước vào “cuộc chiến sinhtử” với virus Corona trong thờiđiểm khắc nghiệt này.

Thế giới từng ghi nhận nhiềuđại dịch. Đằng sau những đại dịchấy là số người chết khủng khiếp,những đau đớn, tang thương.Trong số ấy, có những cái chếtmang ý nghĩa “hy sinh” của cácbác sĩ, nhân viên y tế và các cánbộ, kĩ thuật viên, chuyên gianghiên cứu ngày đêm tiếp xúc vớibệnh phẩm và virus.

Các báo cáo từ Tổ chức Y tếthế giới cũng chỉ ra rằng, nhữngnhân viên phòng thí nghiệm làngười mang nguy cơ lây nhiễmbệnh cao, mặc dù họ có bảo hộ,nhưng rủi ro có thể đến bất cứ lúcnào. Như trường hợp ở Đài Loanvào tháng 12/2003, khi một nhànghiên cứu SARS ngã bệnh trênchuyến bay quay về lãnh thổ saukhi tham gia hội nghị y khoa ởSingapore. Kết quả điều tra chothấy bệnh nhân xử lý rác sinh họcnhiễm virus mà không mang đồphòng hộ.

Trong khi người ta sợ virusnhư sợ những điều kinh hoàngnhất. Người ta né tránh ngườibệnh và cả người nghi bệnh,không bệnh thì các nhân viên, cánbộ phòng xét nghiệm lại cận kềvới những thứ đầy hiểm nguy vàgieo rắc sợ hãi ấy. Để làm điềuđó, ngoài năng lực chuyên môn,họ cần có cả lòng dũng cảm vàđức hy sinh. Họ chính là nhữngngười anh hùng trong thời bình.

NGỌC MAI

Phía sau những căn phòng…nguy hiểm

Những ngày này, “virus dịch bệnh” trởthành thứ đáng sợ nhất thế giới. Và họ -các bác sĩ, kĩ thuật viên, nhân viên củacác phòng thí nghiệm, phân tách viruschính là những người mà ngày ngày phảiđối mặt với hiểm họa, căng mình đi tìmnhững câu trả lời còn ở phía trước…

lNuôi cấy virus Corona tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Page 5: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

5http://baophapluat.vn TÂM đIểM TUầN NÀY Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

SỰ HY SINH THẦM LẶNGThực trạng báo động

Những năm gần đây, việc bác sĩ, y tábị hành hung tại các bệnh viện, cơ sở ytế không còn quá xa lạ. Mỗi vụ án xảyra đều bị pháp luật trừng trị thích đáng,công bằng, mang tính răn đe cao. Tuynhiên tình trạng này vẫn liên tiếp xảy ra.

Gần đây nhất là vụ án tại Bệnh việnĐa khoa tỉnh Ninh Bình. Theo cáo trạngcủa VKSND TP Ninh Bình, khoảng 3giờ 15 phút ngày 9/8/2019, Đinh ViệtBắc đưa con gái là Đ.D.T.M. (SN 2017)đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoatỉnh Ninh Bình để chữa trị vết thươngtrên trán.

Tại đây, bác sĩ Lê Trần Cương tiếpnhận bệnh nhi, sau đó cùng điều dưỡngBùi Thị Thu Hà thăm khám, sơ cứu vếtthương cho cháu bé. Khi điều dưỡngđang sơ cứu vết thương cho cháu M.,bác sĩ Cương đi ra ngoài để làm các thủtục nhập viện và tiếp nhận các bệnhnhân khác. Cho rằng bác sĩ Cươngkhông quan tâm đến con mình nênĐinh Việt Bắc đã chửi bới, sau đó laovào túm cổ áo, đánh bác sĩ Cương, gâynáo loạn cả bệnh viện. Chiều ngày16/1/2020, TAND Ninh Bình, tỉnh NinhBình đã kết thúc phiên xét xử sơ thẩmvụ án hình sự và tuyên phạt 4 năm tùđối với Đinh Việt Bắc.

Trước đó, tại Khu A Bệnh viện Đakhoa Đồng Nai cũng xảy ra trường hợptương tự. Vào khoảng 19 giờ, tối26/6/2019, trong lúc đợi vợ sinh,Nguyễn Công Lâm (32 tuổi) nghe loaphát thanh thông báo của bệnh viện códấu hiệu bị lỗi, phát ra tiếng hú lớn, kéodài gây khó chịu nên liên hệ nhân viênđề nghị tắt loa.

Tuy nhiên, nhân viên y tế tại đâykhông rành về âm thanh đã báo cho bộphận kỹ thuật bệnh viện đến sửa. Trongkhi đợi sửa chữa loa thì bất ngờ Lâmxông vào khu vực cấp cứu của KhoaSản, dùng tay đấm vào mặt bác sĩNguyễn Lan Hương. Lúc này, bác sĩHương bị choáng, ôm mặt cầu cứu vàđược chuyển xuống Khoa Cấp cứu tổnghợp điều trị.

Qua chẩn đoán bước đầu, bác sĩHương bị chấn thương vùng mặt, hoảngloạn tinh thần. Ngay sau đó, lực lượngbảo vệ của bệnh viện đã có mặt, khốngchế Lâm và trình báo công an. Bướcđầu, Lâm thừa nhận đánh bác sĩ Hươngtrong tình trạng say rượu.

Không chỉ ở Việt Nam, tình trạngnày cũng xảy ra tại thành phố Vũ Hán(Trung Quốc), nơi tâm dịch Covid-19.Theo tờ Thanh Niên Bắc Kinh, ngày28/1 vừa qua, hai bác sĩ tại Bệnh việnVũ Hán đã bị một nhóm người nhà củabệnh nhân vây đánh. Quần áo bảo hộcủa họ bị xé rách ngay trong khu vựccách ly.

Tại một bệnh viện khác ở Vũ Hán,một người bị ho và sốt không rõ vìkhông hài lòng điều gì đó đã cởi khẩutrang và cố tình ho vào các nhân viên ytế. Đoạn video quay lại cảnh này sau đóđã được lan truyền trên mạng xã hội chothấy những nguy hiểm không thể lườngtrước đối với các y, bác sĩ.

Có thể nhận thấy, việc bác sĩ, nhânviên y tế bị hành hung có rất nhiềunguyên nhân nhưng đa phần do gia đìnhcủa bệnh nhân quá nôn nóng, lo cho tìnhtrạng sức khoẻ nên yêu cầu bác sĩ phảikhám cho thân nhân họ trước. Khikhông được theo ý nguyện thì đổ lỗi chocác bác sĩ hời hợt, không nhiệt tìnhkhám bệnh, đội ngũ y tá, điều dưỡng

chăm sóc chưa tận tình, chu đáo. Ngoàira, có thể do tâm lý họ lúc đó khôngđược tỉnh táo, bị kích động do rượu, bia.Và hơn cả là tâm lý bạo lực, manh độngtrong cuộc sống của không ít người…

Cảm xúc của đội ngũ nhân viên y tế

Theo bác sĩ NHG, giảng viên tại mộttrường cao đẳng y dược ở Hà Nội chiasẻ: “ Tôi đã xem nhiều vụ bác sĩ, y tá bịngười nhà bệnh nhân bạo hành. Điều đóthật đáng sợ! Bản thân tôi cảm thấy rấtmay mắn vì chưa gặp phải trường hợpđấy bao giờ, nhưng cũng rất lo lắng sợrằng tương lai mình sẽ gặp phải. Trongmôi trường làm việc căng thẳng và áplực như vậy, nhưng chúng tôi luôn rấtlạc quan, yêu nghề cố gắng hết sức đểlàm hài lòng bệnh nhân và người nhàcủa họ, không vì nỗi sợ mà bỏ bê, haylàm ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy tôihi vọng rằng bệnh nhân và người nhàcủa họ sẽ hiểu được và cảm thông.Mong họ có cái nhìn tích cực về đội ngũnhân viên y tế để có cách hành xử đúng

mực nhất!”.Một y tá tại Bệnh viện Nhi Trung

ương cho biết: “Trong quá trình làmviệc, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợpnhững bệnh nhân đến cấp cứu trước,nhưng có ca nặng hơn đến sau. Theonguyên tắc, bác sĩ phải tập trung chữa trịngười bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, ngườibệnh và thân nhân người đến trướckhông hiểu sẽ bức xúc và phản ứng gaygắt lại, thậm chí có thể sẵn sàng ra tayvới bác sĩ.

Tôi hi vọng rằng bệnh nhân và ngườinhà của họ có thể hiểu được nguyên tắclàm việc của chúng tôi. Chúng tôi khônghề thiên vị hay ghét bỏ ai cả. Nhiệm vụ củachúng tôi là cứu người, nên chúng tôi sẽlàm hết sức mình để bảo vệ các bệnhnhân”.

“Tôi rất sợ bản thân mình sẽ có thểtrở thành nạn nhân của những vụ bạohành y tế nên tôi luôn làm việc với tháiđộ tích cực và niềm nở nhất đối với bệnhnhân. Theo tôi, nếu bệnh nhân hay ngườinhà không hài lòng có thể trực tiếp liên

lạc và kiến nghị lên, bình tĩnh giải quyết!Hiện giờ, ngoài hotline của Bộ Y tế, ởmỗi bệnh viện đều có số hotline, hòmthư phản ánh về chất lượng và thái độphục vụ, để tương tác giữa bệnh nhân vàbệnh viện. Tôi mong rằng nếu có gìkhông hài lòng đôi bên đều có thể giảiquyết bằng cách êm đẹp nhất!”, một y tákhác chia sẻ.

Chủ động phòng tránh và tự bảovệ mình

Chia sẻ với các đồng nghiệp, bác sĩNguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Trungtâm Tim mạch Đại học Y Hà Nội - kiêmPhó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y HàNội, nghành Y thế giới đã đúc kết 3nguyên tắc nhân viên y tế cần lưu ý đểtránh nguy cơ bị bạo hành khi làm việc.

Thứ nhất là người nhà, bệnh nhân vàbác sĩ không đứng sát nhau quá, ít nhấtcách một cánh tay. Khi đó nếu có bạohành xảy ra thì chấn thương cũngkhông quá nặng nề. Về lý thuyết, khikhoảng cách vượt qua cách tay thì lựcđánh giảm đi rất nhiều, nhất là khi códùng hung khí.

Thứ hai là khi tiếp xúc với ngườinhà, bệnh nhân thì phải có người thứ bađứng cạnh để vừa làm chứng vừa bảovệ. Tiếp xúc có hai người trở lên thì sựmanh động cũng ít hơn.

Và nguyên tắc thứ ba là không đứngxoay lưng lại bệnh nhân, nếu đứng ở tưthế này thì phải có người khác quan sátbệnh nhân, người nhà. Khi bị tấn công,không quay lưng chạy mà đi lùi. Hànhđộng này giúp đề phòng những trườnghợp nguy hiểm tính mạng khi bệnh nhândùng hung khí, vật sắc nhọn đâm saulưng.

Ngày 1/10, trên mạng facebook chiasẻ một clip ghi lại cảnh đánh nhau trongphòng khám bệnh khi người nhà củabệnh nhi lao vào đánh bác sĩ và bác sĩcũng quay ra phản đòn. Sau khi xemxong, TS Võ Xuân Sơn – nguyên bác sĩBệnh viện Chợ Rẫy cho biết : “Bản thânông thấy mừng nhân viên y tế đã biếtphản kháng, đã biết tự bảo vệ mình.Người bác sĩ đang đứng ở một vị trícùng đường, không có đường để tháochạy (đứng phía bên trong). Như vậy,nếu không phản kháng, anh có thể sẽ trởthành Bác sĩ Giàu thứ hai.” (PV – BSGiàu – Bệnh viện Đa khoa huyện VũThư, Thái Bình bị người nhà bệnh nhânđâm tử vong).

Phần nữa, từ trước đến nay, ngườinhà bệnh nhân cho rằng việc hành hungbác sĩ và nhân viên y tế mà không cóphản kháng nào là đương nhiên, điềunày càng gây ra tiền lệ nạn bạo hành ytế. Việc bác sĩ phản kháng lại là mộtcảnh báo cho họ: nếu họ hành hung, họsẽ nhận được sự đáp trả.

“Mạng sống của chúng ta là do cha mẹchúng ta tạo lập nên. Sức khỏe, sự an toàncủa chúng ta là điều thiêng liêng nhất, làquyền tự do thân thể, được Hiến phápcông nhận. Chẳng có quan chức nào, dù ởbất cứ cấp nào, có quyền bắt chúng takhông phản kháng khi bị tấn công” – TSXuân Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, TS Sơn cho rằng tất cảcác khu vực "nóng" trong các cơ sở y tếđều phải được thiết kế có đường thoáthiểm, cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.Có phương án khả thi để thoát hiểm, songsong với việc trấn áp những kẻ manhđộng. Tất cả những điều này phải là bắtbuộc đối với các cơ sở y tế.

SINH NGUYỄN – THU THẢO

BẠO LỰC VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ Y:

Đáng lên án vàcần xử lý

Hiện nay, tình trạng nhân viên y tế bị hành hung liên tiếp xảyra. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sứckhỏe của các thầy thuốc mà còn ảnh hưởng tới như chấtlượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Mặc dù Bộ Y tế đãthực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường an ninh, trật tựbệnh viện, bảo vệ nhân viên y tế, tuy nhiên tình trạng này vẫnchưa được cải thiện lớn…

l Tình trạng y, bác sỹ bị hành hung vẫn xảy ra.

Page 6: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

6 http://baophapluat.vnTÂM đIểM TUầN NÀYSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

SỰ HY SINH THẦM LẶNGNhững người hùng thầm lặng

Sơn Hiệp, 30 tuổi, là mộttrong số gần 1.000 nhân viên y tếluôn túc trực tại bệnh viện kể từthời điểm dịch viêm phổi bùngphát tại Vũ Hán (Hồ Bắc, TrungQuốc). Với bộ đồ bảo hộ cách lygây nhiễm luôn bó chặt vàongười, cô và các đồng nghiệpphải làm mọi cách để ngăn ngừabệnh dịch lây lan ngay trongbệnh viện, bao gồm cả cắt tóc.“Phải cạo trọc đầu thì mới hạnchế lây bệnh qua tóc và cũng tiếtkiệm thời gian mặc đồ bảo hộ lênngười nữa”, Sơn Hiệp giải thích.

Sau mái tóc trụi lủi của các ytá là khuôn mặt đầy những vếthằn vì phải đeo khẩu trang suốthơn 20 giờ mỗi ngày. Đôi tay củanhiều người cũng nứt nẻ, thậmchí hiện lên vằn vện các mạchmáu nhỏ vì tiếp xúc quá nhiềuvới thuốc sát trùng. Cộng thêmđôi mắt thâm quầng vì mất ngủ.Nhưng, không một ai trong số họgục ngã.

Không ít bác sĩ, y tá đangchống dịch tại Vũ Hán lập giađình với đồng nghiệp ở chính chỗhọ làm việc. Nhưng làm chungmột bệnh viện không có nghĩa làhọ có thời gian gặp nhau để chiasẻ vui buồn trong thời khắc khókhăn này. Vì thế, một cặp vợchồng bác sĩ - y tá đã nghĩ ra cáchduy trì liên lạc qua những bức thưđược bỏ vào tủ đồ của nhau mỗingày. Nhưng không phải ai cũngcó thể may mắn nói chuyện vớinhau như thế.

Zhang Zhibo, sinh năm 1993:“Ban đầu khi biết tôi không về,mẹ phản ứng rất dữ dội. Bà khócvà nói rằng lí do có bữa ăn đoànviên là để cả nhà cùng quây quầnbên nhau, chứ không phải lao đầulàm việc ở nơi nguy hiểm nhưvậy. Tôi phân tích cho mẹ rằngđó là trách nhiệm của nhân viêny tế. Hơn nữa, tôi không chỉ cómột mình mà xung quanh lànhững đồng nghiệp xuất sắc. Tôisẽ không bị đánh bại. Mặc dùkhó khăn vẫn luôn chồng chất,tôi sẽ không chùn bước. Tôi hivọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi đểcó thể về nhà. Đã quá lâu tôiquên cảm giác ra ngoài kia, trở vềnhư một đứa trẻ”.

Và như thế, không chỉ nặngnề và oi bức, đồ bảo hộ còn cheđi nhận diện của mỗi người. Đếnnhững đồng nghiệp thân thiếtnhất cũng chỉ có thể nhận ra nhauthông qua bảng tên, nói gì tớibệnh nhân. Thế nhưng nhữngkhuôn mặt phờ phạc vì chiến đấuhết công suất ấy mới là đẹpnhất... Nhiều gương mặt vẫn cònrất trẻ nhưng đã tích lũy thêmkinh nghiệm trong cuộc chiến ácliệt với Covid-19. Họ là nhữngngười chồng, vợ, con hay ngườibạn. Họ nói mình không phải anhhùng gì cả, chỉ là làm tốt côngviệc được giao.

Mới đây, hình ảnh một bác sĩđang nằm ngủ thiếp đi ngay trênhành lang của bệnh viện đangđược lan truyền rộng rãi trênmạng xã hội Trung Quốc. Điềukhiến nhiều người xúc động hơn

đó chính là vị bác sĩ này vẫn cònmặc nguyên bộ đồ bảo hộ, đeokhẩu trang và mắt kiếng kín mít.Được biết, hình ảnh này đượcchụp tại bệnh viện Nhân dânhuyện Ôn Giang (Thành Đô, TứXuyên, Trung Quốc). Vào lúc10h sáng ngày 14/2, bác sĩ LiChen đã tình cờ bắt gặp hình ảnhnày của đồng nghiệp Zhang Ruinên đã chụp lại.

Sau khi đánh thức anh Zhangdậy, Li Chen đề nghị đổi ca đểngười đồng nghiệp có thể nghỉngơi nhưng anh Zhang Rui lại lắcđầu bỏ qua. Anh nói rằng:“Không sao, tôi vẫn ổn” và tiếptục công việc của mình.

“ Đường dù dài đến đâu, thìcũng phải tới đích”…

Bác sĩ Huang Xiaobo - Đơnvị chăm sóc tích cực (ICU) củaBệnh viện nhân dân tỉnh TứXuyên ở thành phố Thành Đô.Nhưng vào ngày Mùng 1 TếtÂm lịch, 25/1, ông được giaonhiệm vụ Phó giám đốc một độingũ y tế gồm 30 người chi việncho Vũ Hán.

Trong cuộc phỏng vấn vớitrang Tài Tân (Caixin, TrungQuốc), ông chia sẻ: “Khung cảnhtuyệt vọng. Ngày hôm qua là 10ngày kể từ khi tôi dẫn đội chiviện chống dịch tới Vũ Hán vàcũng là ngày đầu tiên tôi có thểnghỉ ngơi một chút từ khi đếnđây. Chúng tôi có mặt ở Vũ Hánvào sáng sớm ngày 26/1 rồi bắt

đầu công việc tại Hội Chữ thậpđỏ vào buổi chiều.

Trong hơn 10 năm kinhnghiệm điều trị các bệnh nhânbị ốm nặng, công việc chưa baogiờ khiến tôi cảm thấy khổ sởnhư khoảng thời gian tại Bệnhviện Hội Chữ thập đỏ Vũ Hán.Vai trò của tôi ở đây bao gồmtái điều phối ICU của bệnhviện. Khi nhóm của tôi mớiđến, khoảng hơn chục nhânviên ICU đã kiệt sức. Một trongbốn bác sĩ bị xác nhận nhiễmvirus corona, hai trường hợpđược phát hiện ở nhóm y tá vàhai hay ba trường hợp ở nhómkhác. Và vấn đề chính là sự lâynhiễm trong đội ngũ y tế, hơn30 người đã phải nhập viện,trong khi 30 người khác bị cáchly. Điều này có nghĩa là khoảng1/6 nhân lực của bệnh việnkhông thể công tác, và ai cũnglo rằng họ sẽ là người tiếp theođổ bệnh.

Bệnh viện Hội Chữ thập đỏcòn thiếu nhiều nguồn lực để cứubệnh nhân trước ngưỡng cửa củatử thần. Tất cả bệnh nhân đềukhao khát được sống, họ nắmchặt tay các bác sĩ của chúng tôivà khẩn cầu đừng bỏ rơi họ.Nhưng khi không có được trangthiết bị đúng, thì chúng tôi chỉđành bất lực nhìn sự sống trôidần khỏi những bệnh nhân.

Vào lúc này, chúng tôi khôngthể làm được gì nhiều cho những

bệnh nhân trong tình trạngnghiêm trọng. Chúng tôi chưabiết được những loại thuốc nàocó thể ngăn chặn virus, vậy nênchỉ có thể cố gắng kéo dài sựsống cho bệnh nhân và chờ đợibệnh tình chuyển biến.

Phần quan trọng nhất củacông việc là phải giữ được tinhthần phấn chấn: Phải khích lệbệnh nhân không bỏ cuộc, tiếptục chiến đấu để chiến thắngbệnh tật. Tôi cũng thường nhậncuộc gọi từ những bác sĩ trẻ cảmthấy mệt mỏi và muốn tâm sự.Mới đây tôi nhận điện của mộtbác sĩ và một y tá, cả hai đềukhóc vì bệnh nhân qua đời dovirus. Họ tự vấn là đã làm tất cảđể cứu người bệnh chưa, hay liệuhọ đã mắc sai sót gì.

Tôi chỉ có thể nói với họ rằng,những điều kiện đang có chính làhiện trạng và chúng tôi không thểlàm gì hơn ngoài cố gắng mọiđiều có thể để hỗ trợ. Trong vaitrò bác sĩ, đó là nghĩa vụ lớn nhấtcủa chúng tôi lúc này.

Và trong cuộc chiến khôngcân sức ấy, có nhiều người đã ngãxuống. Thời Báo Hoàn Cầu ngày12/2 thông tin nữ bác sĩ Xu Hui,phó chủ nghiệm khoa y họcTrung Quốc thuộc bệnh việnNam Kinh, đã qua đời ở tuổi 51vào ngày 7/2 vì “đổ bệnh bấtngờ” và kiệt sức sau 18 ngày làmviệc không ngừng nghỉ. Trước bàXu đã có ít nhất 3 bác sĩ khác qua

đời liên quan đến dịch Covid-19.Người đầu tiên là bác sĩ LiangWudong (62 tuổi) của bệnh việnHubei Xinhua, đã chết vì đau timkhi đang làm việc ở tuyến đầuứng phó với dịch bệnh này ( theođài CGTN ngày 25/1). Bác sĩ LýVăn Lượng (Li Wenliang) đã quađời ngày 7/2 vì nhiễm virus co-rona chủng mới. Đầu tuần này,bác sĩ Lin Zhengbin (62 tuổi),chuyên gia nổi tiếng trong lĩnhvực ghép thận tại Trung Quốc vớihơn 30 năm kinh nghiệm, cũngqua đời sau chưa đầy 1 thángnhiễm virus corona chủng mới…

Tào Gia Thụy, học sinh lớp 7trường Thực nghiệm thành phốNgân Xuyên, thủ phủ khu tự trịNinh Hạ có mẹ đang là một bácsĩ tình nguyện ở Vũ Hán. Mẹ côbé, bác sĩ Lưu Nhạn Hồng cùngđồng nghiệp đã có mặt ở tâmdịch hơn một tháng qua. Xa nhàhàng nghìn km, hàng ngày haimẹ con chỉ được nói chuyện vớinhau vài câu qua điện thoại. TàoGia Thụy đã viết một lá thư gửimẹ với tựa đề “Đường dù dài đếnđâu, thì cũng phải đến đích”.

“Mẹ yêu quý. Những ngàyqua con biết mẹ rất mệt mỏi vàcăng thẳng. Nhưng mẹ ơi, dù đêmcó dài đến đâu thì bóng tối cũngsẽ phải kết thúc. Mẹ hãy cố lên,Vũ Hán cố lên. Con rất yêu vànhớ mẹ”, một phần bức thư viết.

Vào ngày 4/2, bác sĩ Lưu rấtbất ngờ khi nhận được thư củacon gái kèm theo một bài thơngắn cô bé tự làm bày tỏ tình yêuđặc biệt đối với mẹ. “Hồ Bắcnghìn xa/ Mẹ vẫn chiến đấu/ Nhớcon đau đáu/Mẹ có mệtkhông/Mẹ có khát không/Conyêu mẹ lắm”...

Nhận được thư của con, LưuNhạn Hồng ứa nước mắt: “Dù rấtthương nhớ con nhưng ở đâyngười dân cần tôi hơn. Chínhnhững lời động viên của con gáiđã tiếp thêm sức mạnh để tôi cóthể cùng đồng nghiệp chống chọilại dịch bệnh này”.

Vài ngày sau khi nhận thư,bác sĩ Lưu đã viết thư trả lời con“Mẹ hy vọng con có thể cảmnhận được trái tim yêu thươngcủa mẹ. Chúng ta cần phải kiêncường, khi dịch bệnh kết thúc,mẹ con mình sẽ lại được gặpnhau”…

Qua mỗi ngày, nỗi nhớ lạicàng tăng thêm, như để thử tháchnhững người ở trong lẫn ngoàivùng dịch. Song, họ vẫn cùngnhau đối diện căn bệnh quái ácvới chung suy nghĩ: Cuối cùng trítuệ và sự hy sinh của con ngườinhất định sẽ giành chiến thắng!

Có thể họ không sinh ra nhưnhững người hùng trên thế giớinày. Có điều, một vài người bìnhthường đã phải đứng lên và bướcra tuyến đầu để bảo vệ mọingười! Họ đã hy sinh cho nhânloại được sống, bất kể hiểm nguyvà thần chết luôn cận kề trướcmắt. Và dù thế nào, chúng ta chỉbiết nguyện cầu cho Vũ Hán nhưlời nhắn nhủ của cô bé lớp 7:“Đường dù dài đến đâu, thì cũngphải đến đích”…

NGUYỄN MỸ

Nguyện cầu cho Vũ Hán

l Tranh sơn dầu của một cựu chiến binh 61 tuổi tại Trùng Khánh, Trung Quốc, miêu tả hình ảnh các y bác sĩ tại tâm dịch

Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Người thì phải rời xa vòng tay vợ và con nhỏ, người phải cắt phăng mái tócyêu thích, nhiều người bị thương ở tay và mặt… không thể kể xiết những hisinh thầm lặng của y bác sĩ tuyến đầu tại Vũ Hán. Gạt đi nỗi ám ảnh vềCovid-19, các bác sĩ ở tâm dịch vẫn chiến đấu tận tụy, giằng giật lại từngsinh mệnh...

Page 7: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

7http://baophapluat.vn Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

SỰ HY SINH THẦM LẶNG

Luôn trong tâm thế sẵn sàng

Là tuyến đầu điều trị cho cácbệnh nhân nhiễm bệnh, các bácsĩ, y tá tại Bệnh viện Bệnh Nhiệtđới Trung ương đang ngày đêmgồng mình chống dịch Covid-19.Họ khoác lên vai trọng trách caocả của “chiếc áo trắng”, chuẩn bịcho mình tâm thế vững vàng, sẵnsàng tiếp nhận và điều trị khi cóca nhiễm bệnh.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớiTrung ương, có thời điểm sốngười đến khám sàng lọc quá lớnkhiến các bác sĩ, điều dưỡng nơiđây phải làm việc liên tục. Thờiđiểm căng thẳng nhất, nhữngngười làm việc tại bệnh viện luônphải túc trực thường xuyên, bámtrụ cả chục ngày đêm để theo dõisát sao tình hình các bệnh nhân.Trong bộ quần áo bảo hộ, nhữngbác sĩ tuyến đầu luôn phải sẵnsàng ứng phó với tình hình mớicủa diễn biến dịch bệnh.

Từ ngày 31/1, ngày bệnh nhânđầu tiên dương tính Covid-19nhập viện, lịch sinh hoạt của cácy, bác sĩ Khoa Cấp cứu xáo trộnkhá nhiều. Đây là đơn vị tuyếnđầu tiếp nhận các trường hợpdương tính với Covid-19 và bệnhnhân nghi nhiễm nặng nên mọihoạt động đều phải chính xác,nhanh chóng. Mỗi ngày, các bácsĩ chia làm 3 kíp trực, trong đó 2kíp trực 6 tiếng và 1 kíp trực đêm12 tiếng. Mỗi kíp trực gồm 1 bácsĩ và 3 điều dưỡng.

Không chỉ là những người

đảm nhiệm việc điều trị cho bệnhnhân, mà các y, bác sĩ tại đâycũng là những người nghiên cứurất kỹ lưỡng về cơ chế bệnh,chuẩn bị tài liệu, thông tin cầnthiết, lên phương hướng cụ thểcho việc điều trị bệnh nhân. Bácsĩ Thân Mạnh Hùng, Phó khoaCấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đớiTrung ương 2 chia sẻ: “Ngay khitrường hợp nhiễm Covid-2019 ởTrung Quốc được thông báo, tôicùng đồng nghiệp đã lập tức laovào tìm hiểu cơ chế sinh bệnh củanó. Thậm chí, mọi người còn biênsoạn tài liệu, phổ biến về bệnh vàxây dựng kịch bản ứng phó khiViệt Nam vẫn chưa có ai mắc”.

Trong vai trò là bác sĩ, y tánhưng họ còn kiêm luôn cảnhiệm vụ là những người “chiếnsĩ hậu cần” chăm sóc cho cácbệnh nhân. Theo bác sĩ Trần ThịHải Ninh - Trưởng khoa Nội tổnghợp, bệnh nhân ở đây phải cáchly hoàn toàn, do đó các y, bác sĩkhông chỉ thăm khám mà còn loviệc hậu cần cho những bệnhnhân này, từ bữa ăn, vệ sinh đếnnhững vật dụng cá nhân củangười bệnh. Nhiều khi, y tá cònnhờ người lặn lội đi mua đồ rồimang vào cho bệnh nhân khi cóngười thèm ăn vặt. Bệnh nhâncòn được trang bị cả wifi để cậpnhật thông tin và giải trí cho đỡbuồn. Để hạn chế bệnh nhân trốnvề, bệnh viện luôn tạo điều kiệnthoải mái và tốt nhất cho họ.

Tuy nhiên, cũng là nhữngngười phải tiếp xúc trực tiếp với

người bệnh, những bác sĩ, y tá tạiđây đối mặt với nguy cơ cao bịlây nhiễm. Theo nghiên cứu củacác bác sĩ Chung Nam tại Đại họcVũ Hán, tỷ lệ người nhiễm virusCovid-19 trong thời gian lưu trútrong bệnh viện là 41%. Đã cótrường hợp 1 bệnh nhân mắcCovid-19 lây nhiễm cho 10 nhânviên y tế.

PGS. TS Lương Ngọc Khuêcho biết: “Với bệnh dịch nguyhiểm như Covid-19 mà Tổ chứcY tế Thế giới phải công bố khẩncấp và tại Trung Quốc hằng ngàyvẫn có thêm hàng nghìn ngườimắc, cả trăm người tử vong, thìngười thầy thuốc ở tuyến nào tiếpxúc bệnh đều nguy hiểm”.

Bởi đó, mỗi khi vào thămkhám, chăm sóc cho bệnh nhânCovid-19, các y, bác sĩ đều tuânthủ mặc bộ quần áo chuyên dụngbó sát, kín mít, không dễ chịuchút nào. Thêm vào đó, họ luônphải đeo khẩu trang N95 dày,nhiều lớp, không những khó thởmà còn in vết hằn rất lâu trêngương mặt. Nhưng dường nhưđiều này không làm các y, bác sĩở đây cảm thấy e ngại.

Bác sĩ Trần Quang Vịnh, 46tuổi, là Trưởng khoa Bệnh Truyềnnhiễm Bệnh viện Đa khoa khuvực Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Anhđược điều động tăng cường đếnPhòng khám Đa khoa Quang Hàở huyện Bình Xuyên từ ngày 7/2,khi phòng khám phát hiện 5 bệnhnhân nhiễm virus Corona và trởthành nơi điều trị cách ly người

nhiễm. Suốt 12 ngày đêm, bác sĩchưa rời phòng khám phút nào.Bình Xuyên nửa tháng qua cũngtrở thành tâm dịch Covid-19 củacả nước. “Là bác sĩ, tôi hiểu tìnhhình thực tế của dịch Covid-19nên không cảm thấy lo lắng hayngại ngần khi trực tiếp điều trịcho các bệnh nhân nhiễm nCoV”,bác sĩ Vịnh cho biết.

Cũng với tâm thế đó, bác sĩNguyễn Viết Nam, Khoa Cấpcứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớiTrung ương chia sẻ: “Chúng tôiđã xác định đã làm bác sĩ chuyênngành truyền nhiễm thì khôngđược nề hà trong lúc có dịchbệnh. Chúng tôi làm việc vất vảhơn ngày thường và không cóngày nghỉ. Hầu như mọi ngườiđều ngủ lại cơ quan để sẵn sàngđáp ứng những tình huống có thểxảy ra”.

Áp lực lớn nhất không phảitừ người bệnh…

Làm việc hết mình, hy sinhthầm lặng giữa bão dịch nhưngcác bác sĩ, y tá đối mặt với áp lựclớn hơn đến từ gia đình và ngườidân. Điều dưỡng Ngô Đình Tú(Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớiTrung ương) xót xa kể: “Nhiềungười cứ nghĩ làm việc ở KhoaCấp cứu, tiếp xúc với bệnh nhândương tính Covid-19 là mắcbệnh. Thậm chí, một nữ đồngnghiệp của tôi bị chủ nhà trọ báovới cả xóm “cách ly” bạn ấy đểtránh lây bệnh. Bạn ấy khôngdám về nhà từ đầu dịch đến giờ.Một nữ điều dưỡng khác cũng

vô cùng sốc khi thấy mọi ngườicứ thấy mình là đeo khẩu trang,có người còn xì xào nói chị ấy bịnhiễm virus Corona”.

Một điều dưỡng khác tạiKhoa Virus - Kí sinh trùng cũngbị nhà trọ dọa đuổi vì bị đồn đoánnhiễm Covid-19. Một nam điềudưỡng của Khoa Cấp cứu cũng bịchủ trọ đòi đuổi khỏi nhà sau khitrạm y tế xã phát tán thông tin anhtiếp xúc với người nhiễm Corona.

Còn bác sĩ Vịnh cho hay:“Mọi người đều tỏ ra ngại ngầnvới vợ tôi khi biết tôi tham giachống dịch tại Vĩnh Phúc. Giađình cũng không muốn tôi phảiđi làm ở vùng dịch nhưng là mộtbác sĩ, tôi không thể bỏ mặcbệnh nhân”.

Có lẽ, đối với các y, bác sĩđang điều trị cho bệnh nhân,không có điều gì chua xót hơntình cảnh bị cộng đồng cách ly, xalánh. Thậm chí, nhiều ngườikhông dám trở về nhà thăm giađình bởi áp lực từ những ngườixung quanh.

Đương đầu với dịch bệnh làmột phần nhưng cái khó hơn củahọ là đương đầu với sự kỳ thị củacộng đồng dù họ là những ngườingày đêm cống hiến hết mìnhthầm lặng trong cuộc chiến này.Không chỉ áp lực từ những ngườixung quanh mà thông tin khôngchính xác lan truyền trên mạng xãhội, những tin tức vô căn cứ cũngkhiến họ cảm thấy áp lực hơn.

Bác sĩ Bá Đình Thắng, KhoaCấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệtđới Trung ương chia sẻ: “Mạngtruyền thông phát triển, bất kểthông tin gì đều đưa lên mạng.Đưa tốt thì không sao nhưng hiệntại rất nhiều tin giả gây ra tìnhtrạng dân lo lắng. Ngoài nhữngbệnh nhân như này thì bọn mìnhvẫn phải tiếp nhận các bệnh nhânnặng khác, đan xen công việc vớinhau nên nặng hơn bình thường”.

Hiểu được sự hy sinh thầmlặng đó, Bộ Y tế đã kịp thời độngviên, trao tặng bằng khen cho cáctập thể Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớiTrung ương, Khoa Cấp cứu Bệnhviện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,Khoa Nội tổng hợp Bệnh việnBệnh Nhiệt đới Trung ương,Khoa Vi rút - Kí sinh trùng Bệnhviện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đây là những nơi tuyến đầu trongcông cuộc chiến đấu với dịchvirus Covid-19, cũng là nhữngtập thể với tinh thần “thép”,không ngần ngại cống hiến chotrọng trách cao cả này.

PGS.TS Lương Ngọc Khuêcũng chia sẻ rằng: “Bộ Y tế đã sátcánh cùng với các thầy thuốctrong công tác phòng chống dịchở cả Trung ương và cơ sở nênthấu hiểu được sự vất vả, sự cốgắng cũng như nỗi lòng củanhững các bộ y tế tham gia côngtác chống dịch. Về phía cơ quanquản lý, chúng tôi đánh giá cao tấtcả thầy thuốc đã tham gia vàocông cuộc điều trị, phòng chốngdịch cũng như tấm lòng, sự cốgắng của các thầy thuốc đã quênmình, không vì lợi ích nhân cánhân để phục vụ người bệnh”.

HÀ TRANG

Bác sĩ Việt gồng mình giữa “tâm bão” Covid-19

Trong “tâm bão” Covid-19 khôngchỉ chịu áp lực công việc, nguy cơsự lây lan của dịch bệnh mà cácy, bác sĩ còn phải chịu sự xa lánh,kỳ thị của cộng đồng. Nỗi lo sợdịch khiến nhiều người trở nên íchkỷ để rồi những câu chuyện nhưviệc điều dưỡng, y tá bị chủ trọđòi đuổi với lý do điều trị, tiếp xúcvới người nhiễm Corona khiến aicũng chạnh lòng. Thế nhưng, bỏqua tất cả họ vẫn luôn làm việchết mình, chuẩn bị tâm thế vữngvàng để đối phó với dịch bệnh. lCác y, bác sĩ được động viên, hỗ trợ kịp thời nhờ những cống hiến hết mình trong bão dịch.

lDịch bệnh do virus Corona khiến cho tâm lý nhiềungười trở nên hoang mang.

lCác y, bác sĩ đang phải ngày đêm túc trực tại bệnhviện, theo dõi sát sao tình hình bệnh nhân.

lLà tuyến đầu chống dịch bệnh, các y bác sĩ cũng phải đốimặt với áp lực và sự kỳ thị từ những người xung quanh.

Page 8: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

8 http://baophapluat.vnSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

SỰ HY SINH THẦM LẶNG

Chuyện kể rằng, ngôi miếu ấythờ 5 y, bác sĩ đã mất trong cuộcchiến chống dịch SARS vào năm2003. Họ là: Điều dưỡng NguyễnThị Lượng (mất ngày 15/3); Bácsĩ Jean - Paul Dirosier (mất ngày19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (mấtngày 24/3); Bác sĩ Nguyễn ThếPhương (mất ngày 24/3) và Bác sĩNguyễn Hữu Bội (mất ngày 12/4).

Trước đó, ngày 26/2/2003,một thương nhân gốc Hoa, quốctịch Mỹ tên là Johnie ChongCheng nhập viện Bệnh viện ViệtPháp với các triệu chứng giốngcúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, honhiều và khó thở. Các bác sĩ, y távẫn thăm khám và điều trị chobệnh nhân này như với bệnh cúmthông thường khác. Vài ngày sau,tình trạng bệnh nhân xấu đi rấtnhanh, gia đình ông đã thuêchuyên cơ đưa về nước, để lại saulưng tại Bệnh viện Việt Pháp mộtsố bác sĩ, y tá sốt với biểu hiệngiống Chung Cheng cùng với nỗihoảng loạn, lo lắng khôn cùng. Vìcăn bệnh mới tuy quen mà rất lạkhi các triệu chứng có vẻ giốngcúm nhưng diễn tiến rất khácthường: sốt, ho nhiều và khó thởkhiến người bệnh nhanh chóng bịhôn mê sâu dẫn đến tử vong màkhông có cách chữa. Nữ điềudưỡng Nguyễn Thị Lượng đã rađi mãi mãi vào một ngày giữatháng 3 và sau đó là các đồngnghiệp khác. Bệnh viện buộc phảicách ly, đóng cửa…

Vì sao số phận lại chọn cô ấy?

17 năm đã trôi qua, nhưng vớiông Nguyễn Thế Vĩnh năm nay71 tuổi, là chồng của nữ điềudưỡng Nguyễn Thị Lượng (ngườiđầu tiên trong số cán bộ y tế tửvong vì dịch SARS năm 2003 tạiBệnh viện Việt - Pháp) vẫn đauđáu một câu hỏi: “Vì sao số phậnlại chọn cô ấy?” để khiến ông mấtđi người vợ thương yêu.

Nỗi mất mát đã trôi qua 17năm, nhưng mỗi khi nhớ lại, nướcmắt vẫn chảy tràn trên gương mặtkhắc khổ của người đàn ông ấy.Bởi mới như ngày nào thôi, ôngcòn dắt xe giúp vợ để vợ đi làm.Mọi chuyện bắt đầu vào cuối tháng2/2003, khi nữ điều dưỡng NguyễnThị Lượng đi làm về nói với chồnglà mình cảm thấy mệt và hơi sốt.Nghĩ vợ cảm cúm thông thườngbởi thời tiết đang mùa nồm ẩm,ông Vĩnh đã chợ mua lá xông vềcho vợ. “Nhưng rồi tôi chưa baogiờ tôi thấy vợ ốm nặng vậy, vợ tôisốt cao tại nhà được ba bốn ngàythì nhận được điện thoại từ bệnhviện phải nhập viện ngay lập tức”.Ngày 7/3/2003 khi nhập viện nữđiều dưỡng Nguyễn Thị Lượngvẫn nói với chồng rằng: “Anh vềđi, ngày mai em sẽ về”. Cả ngày8/3/2003, không thấy vợ về ôngVĩnh mua hoa quà vào thăm vợ vàthấy có mấy người khác cũng đangđược điều trị với căn bệnh tương tựvợ mình.

Điều ông Vĩnh mãi mãi khôngngờ tới đó là trận ốm đã mãi mãicướp đi người vợ thân yêu củaông. Chỉ chưa đầy hai tuần, ngườiđàn ông mất vợ, đứa con thơ mấtmẹ trong một đại dịch mang tênSARS. Trong lần nói chuyện vàongày 12/3/2003, nữ điều dưỡngNguyễn Thị Lượng dặn dò chồngcố gắng lo con gái học hành chotốt. Và ngờ đâu lần đó cũng là lầncuối cùng ông Vĩnh được chuyệntrò cùng vợ vì ngày 13/3/2003bệnh viện thông báo bà Lượng đãở tình trạng rất xấu…

Sự ra đi bất ngờ của người vợkhiến ông Vĩnh bị sốc tâm lý, suysụp một thời gian dài. Nhiều nămsau ngày vợ mất ông Vĩnh khôngdám đi qua con đường cạnh bệnhviện vì nó gợi nhớ về người vợcủa mình. Ông vẫn giữ những bộquần áo vợ từng thích mặc, trang

sức vợ thường đeo. Ông bảo sẽcất lại đến khi nào mình chết sẽđưa lại cho con. Giữ đúng lời hứavới vợ, ông Vĩnh đã chăm sóc vàdạy dỗ con gái nên người. 17 nămđã qua, nhưng mỗi khi nhắc lạiông vẫn nói: “Giá như năm đó tôira đi thay vợ thì con gái sẽ sướnghơn”. Vừa làm cha, vừa làm mẹ,trong nỗi niềm gà trống nuôi con,lòng ông luôn quặn thắt nỗi nhớthương vợ…

Chung một nỗi đau đớn, nhớthương người ra đi, đến giờ kể lạivới báo chí, Y tá trưởng BùiThanh Xuân vẫn còn nhắc từngchi tiết nhỏ về những đồngnghiệp đã mất: “Tôi còn nhớ bácsĩ Tấn kiếm đâu được túi gạo nhờtôi đánh lưng cho anh ấy. Bác sĩPhương nằm giường bên cạnhcòn đùa cợt cách làm ấy khônghiệu quả, nói là bệnh cúm đâu cóđáng sợ như thế. Vậy mà chỉ vàingày sau anh Phương đã ra đi”…

Nỗi buồn in đậmTrong câu chuyện của mình

không chỉ có nỗi đau, ôngNguyễn Thế Vĩnh, chồng của nữđiều dưỡng Nguyễn Thị Lượngcòn nhắc đến nỗi buồn, sự côđơn của việc bị xa lánh, kỳ thị.Sau cái chết của vợ, hai cha conông bị hàng xóm xa lánh vì sợmắc bệnh, thậm chí phải nghỉhọc một thời gian.

Trong trí nhớ của các y bác sĩthì hồi đó, dọc con phố PhươngMai trước cổng viện vốn đôngđúc nay vắng tanh, thậm chí mọingười phải đi sát lề đường bên kiađể tránh. Quán xá khu vực nàyđều hạn chế mở cửa, không ai bánđồ ăn cho bệnh viện. Lãnh đạobệnh viện phải liên hệ nhờ nhữngkhách sạn lớn viện trợ thức ăn.Khi các khách sạn đưa cơm đếncho nhân viên bệnh viện thì họchỉ dừng xe lại trước cổng viện,sau đó gọi người ra nhận cơm rồi

đi ngay. Xe ô tô có logo của Bệnhviện Việt Pháp đi đến đâu cũng bịđuổi không cho đỗ vì sợ lây bệnh.Những y bác sĩ mất vì dịchSARS, vì mất do nhiễm bệnh nênngười nhà cũng không được đếnmà chỉ có người của bệnh việnđưa vào Đài hóa thân Hoàn Vũ…

Thế nhưng, bên cạnh sự kỳ thị,lạnh lẽo đó còn có rất nhiều sự ấmáp, sẻ chia từ những người bìnhthường nhất. Là một trong nhữngngười chứng kiến dịch SARS nămđó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhânviên bảo vệ Bệnh viện Việt - Phápđã từng kể lại với báo chí: “Tôicũng là một trong những người ởlại bệnh viện năm đó. Thực sự lúcđó bản thân cũng là người sợ lâybệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anhem trong tổ vẫn cố gắng ở lại,hoàn thành nhiệm vụ”.

Cũng là một trong những“nhân chứng sống” của đại dịchnăm đó, ông Đỗ Đức Hùng, lái xecấp cứu tại Bệnh viện Việt - Phápkể lại: “Lúc đó, chúng tôi thì chẳngsợ dịch, nhưng cũng muốn giữ chongười nhà không bị lây bệnh và thứnữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vảchăm sóc bệnh nhân với các y, bácsĩ nên lúc đó chúng tôi quyết địnhở lại viện. Hồi ấy nhân viên bệnhviện ở lại đông lắm, gần như toànbộ nhân viên”…

Sự ra đi không uổng phíNăm đó, dịch SARS không

chỉ hoành hành tại Việt Nam màở Hong Kong, Singapore,Canada… đều có người mắcbệnh. Sau một tháng “chântướng” của virus được nhận diệnvà trong 25 nước hứng chịu đạidịch bệnh năm đó, Việt Namđược Tổ chức Y tế thế giới côngnhận là nước đầu tiên khống chếđược đại dịch.

Sau chuỗi ngày kinh hoàng“chiến đấu” với đại dịch, Bệnhviện Việt - Pháp phải khử trùng,

đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng11 cùng năm đó bệnh viện lạitiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.Cũng cùng năm đó khoảng tầmtháng 8-9/2003, ngôi miếu nhỏtưởng nhớ những người chiến sĩmặc áo blouse trắng đã hìnhthành và tồn tại cho đến ngàyhôm nay.

Trao đổi với phóng viênPLVN, bác sĩ Võ Văn Bản – PhóGiám đốc Bệnh viện Việt - Phápcho biết, đã từ lâu nơi đây trởthành nơi gửi gắm niềm nhớthương đồng nghiệp của các y,bác sĩ trong bệnh viện. “Bởi khiấy họ ra đi khi mà y học chưa thểnhận diện ra thể virus gì mangđộc lực đến vậy. Họ vô tư quênmình lao vào công cuộc cứu bệnhnhân mà không hay chính mìnhlại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mànhững người ở lại luôn canh cánhtrong lòng”.

Cũng theo bác sĩ Bản, sau khibệnh viện mới được khánh thànhnăm 2019, miếu thờ đã đượcchuyển vị trí nằm dưới bóng câyđa già cổ thụ và bia tưởng niệmkhắc tên các y, bác sĩ đã khuấtcũng được làm mới. “Người Phápcó câu không đào bới quá khứ,nhưng cũng không được quên quákhứ. Chúng tôi chưa bao giờ quênnhững đồng nghiệp đã nằm xuốngnăm đó…” – bác sĩ Bản tâm sự.

Xin được kết bài viết nàybằng cảm xúc cũng của mộtngười bác sĩ. Đó là bác sĩ HuỳnhThanh Hiển, công tác tại Bệnhviện Tâm thần thành phố Hồ ChíMinh và cũng là người từngchứng kiến sự kiện dịch SARStại Việt Nam năm đó: “Vàonhững ngày này, chúng tôi đâucần các lời chúc tụng có cánh,chúng tôi chỉ cần một sự cảmthông để chúng tôi hoàn thànhcông việc mà xã hội đã giao phócho chúng tôi”. Nằm dưới gốcđa già, bốn mùa nghe gió lùaqua tán lá, nhìn nắng đu đưa trênvòm cây, cầu mong rằng, nhữngy bác sĩ đã ra đi năm đó thấuhiểu được nỗi lòng của nhữngngười ở lại… HỒNG MINH

Chuyện kể về ngôi miếu nhỏtrong khuôn viên bệnh việnNgôi miếu nhỏ nằm ẩn dưới gốc đa già không baogiờ nguội lạnh hương khói. 17 năm đã trôi qua,nhưng câu chuyện mà ngôi miếu ấy thầm thì kể lạivới cuộc đời vẫn chỉ như mới hôm qua. Bởi ẩnchứa trong câu chuyện đó là rất nhiều sự hy sinhthầm lặng, lớn lao của những người nằm xuống vàlà cả một đại dương nước mắt, một bầu trời nhớthương của những người ở lại…

Trong danh sách các y, bác sĩđã khuất còn thiếu một cái tên.Đó là bác sĩ Carlo Urbani, bác sĩngười Ý làm việc cho Tổ chức Ytế thế giới (WHO), ông là ngườiđầu tiên đến Việt Nam sau khicó thông tin về một căn bệnh lạvà phát hiện ra căn bệnh quái ácnày. Ngày 29/3/2003, tại mộtbệnh viện ở Thái Lan, bác sĩCarlo Urbani đã qua đời ở tuổi46 vì dịch SARS - căn bệnh màông là người đầu tiên nhận diệnlà hội chứng hô hấp cấp nặng. Tổchức Y tế Thế giới cùng với Bộ Ytế Việt Nam đã có buổi lễ tưởngniệm và ghi ơn ông. “Dù ra đisớm, bác sĩ Carlo Urbani đã sốngcuộc đời trọn vẹn. Nếu còn sống,ông ấy vẫn là đại diện mẫu mựccho sứ mệnh của WHO - bảo vệsức khỏe, đảm bảo an toàn chothế giới và phục vụ những ngườiyếu thế” - WHO đã tưởng niệmvị bác sĩ - anh hùng trong trậnchiến chống dịch SARS năm2003 như thế.

lKhung cảnh ngôi miếu nhỏ dưới gốc đa già ở Bệnh viện Việt - Pháp.

Page 9: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

Chuyện bà cung phi tài sắcvẹn toàn…

Cách thành phố Hà Tĩnhchừng 50km về phía Nam,người dân Hà Tĩnh không aichưa từng biết đến đền thờ Chếthắng Phu nhân Nguyễn ThịBích Châu, hay còn gọi với tênkhác là đền Bà Hải. Ngôi “đềnthiêng nơi cửa biển” nằm uynghi, trầm mặc trên nền cát pha,quay mặt về hướng đông nam,nơi nhìn ra sẽ thấy được mâynúi biển trời giao thoa, hòa hợp.Thuộc xã Kỳ Ninh, huyện KỳAnh – vùng đất khai sơ nổitiếng với nhiều kỳ tài của HàTĩnh, đây là nơi thờ phụng bàNguyễn Thị Bích Châu, cungphi của Vua Trần Duệ Tông(1337 – 1377). Người đời biếtđến bà với sắc đẹp vẹn toàn, tàitrí thông tuệ, là người phụ nữ cóchí khí với quốc gia, đất nướccho đến lúc hy sinh.

Truyền thuyết kể rằng, BàHải tên thật là Nguyễn Cơ, tựBích Châu, quê ở xã Bảo Lộc,huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh. Trong các bộ sử tuyệtnhiên lại không có tên của vịcung phi này. Nhưng trong cácáng văn chương và truyền

ngôn, bà là con gái đại thầnNguyễn tướng công, một vịquan rất mực thanh liêm và bàPhạm phu nhân. Năm 40 tuổimới sinh con, ông bà rất đỗivui mừng coi con như ngọc,như châu, ngày đêm nâng niu,cho nên đặt tên là Bích Châu.

Từ nhỏ cho đến khi trưởngthành, nàng Bích Châu đượccha mẹ săn sóc, dạy dỗ chu đáovề văn chương, đạo lý và đượccậu là một võ tướng dạy võthuật, cung kiếm. Vốn có nhansắc, nên nàng sớm trở thànhngười văn võ toàn tài. Đến nămLong Khánh thứ nhất (1373)nàng được Vua Trần Duệ Tôngtuyển làm cung phi. Sách“Truyền kỳ tân phả” của ĐoànThị Điểm chép lại câu chuyện:“Dịp rằm tháng 8 năm nọ, nhàvua thấy mọi người đi lại muabán nhộn nhịp vui vẻ, cảnh tríthật là ngoạn mục, nhà vua liềnnghĩ ra một vế đối rằng:

“Thu thiên họa các quảingân đăng nguyệt trung đanquế”. (Tức: “Trời thu gáctía/Treo đàn bạc, quế đỏ trongtrăng”).

Trong lúc các quan lại đangsuy nghĩ thì Bích Châu đã đối

lại rằng:“Xuân sắc trang đài khai

bảo kính, thủy đê phù dung”(Tức: “Sắc xuân đài trang mờgương báu, phù dung đáynước”).

Nhà vua nghe được liền tấmtắc khen. Và từ vế đối này, nàngđược vua kén vào cung, lấy hiệulà Phù Dung. Nàng được vua rấtmực yêu quý. Là phụ nữ, nhưngcái khí phách của nàng lấn át vàlàm lu mờ các đấng tu mi namtử, cho dù họ là bậc minh quân,là loài thủy quái hay là nhữngnhân vật đời thường. Đối nghịchvới Vua Trần Duệ Tông do dự vàmềm yếu, nàng Bích Châu tỏasáng bởi sự thông tuệ và quyếtđoán. Trong tác phẩm của ĐoànThị Điểm, Bích Châu còn làngười phụ nữ tài sắc vẹn toàn vàcó chí khí, quyết sống chết vớitấc lòng trung quân ái quốc.

Lúc bấy giờ, chế độ phongkiến nhà Trần suy vong, nhântài không được trọng dụng, Quýphi Nguyễn Thị Bích Châu thảobản “Kê minh thập sách” dânglên nhà vua, được vua khen làthông tuệ.

“Kê minh thập sách” nàngđã đưa ra được những điểm

trọng yếu nhất, thiết thực nhấtvề đường lối chính trị, văn hóa,quân sự để có thể giúp vua trị vìđất nước. “Kê minh thập sách”không chỉ phù hợp với thời đạicủa nhà Trần lúc bấy giờ mà còncó giá trị to lớn đối với các thếhệ sau này.

Khi Vua Duệ Tông muốn cấtquân đánh Chiêm Thành, bà lạicùng Ngự sử Lê Tích hết sứccan ngăn, vua vẫn không nghe.Bà bèn xin theo hầu vua. Đếncửa bể Kỳ Hoa, sóng gió nổi lêncản trở đoàn chiến thuyền, BíchChâu xin tự hiến mình cho giaothần để cứu ba quân. Bà nhảyxuống biển, tự nhiên gió im,sóng lặng. Nhưng lần ấy, VuaDuệ Tông bại trận và chết trongquân. Đó là ngày 23 thángGiêng năm Đinh Tỵ (1377).

Trong dân gian, người ta luôntâm niệm rằng nàng Bích Châuchính là hiện thân cho hình ảnhngười phụ nữ thời phong kiếnchịu nỗi oan ức khó mà phânđịnh. Đó là nỗi oan của phận nữnhi khí phách hơn người, ngangcường chí khí, bởi nặng lòngtrung quân ái quốc mà chấp nhậngieo mình nơi đầu sóng. Dù làtình nguyện thì sự hy sinh của bàcho đến nay, theo nhiều nhànghiên cứu lịch sử, vẫn mang âmhưởng oan nghiệt, dù rằng cáioan này khác với nỗi oan củanàng Mị Nương trong Ngườicon gái Nam Xương.

Ngày nay, khi đến đền BàHải, người ta thấy được hai câuđối trước cửa đền để ghi nhớ vềvai trò của bà trong lịch sử:

“Kê Minh Thập Sách thánhtrí truyền lưu phù Việt Quốc

Chế thắng Phu nhân Mẫu ânvĩnh bảo hộ Nam dân”

(Tức: “Kê Minh Thập Sáchtrí tuệ thánh hiền truyền lưu phùnước Việt

Chế thắng Phu nhân ơn mẹdài lâu gìn giữ giúp dân Nam”).

Đến ngôi đền thiêng củavùng Hải Khẩu

Đền Bà Hải với vị trí nằmngay Eo Bạch, vùng cửa biểnHải Khẩu, im lìm tựa lưng vàonúi, cũng đủ tạo cho người tacảm nhận được sự linh thiêngcủa vùng một thời đất linh kiệt.Người Hà Tĩnh bảo nhau rằng,những ngày đầu năm, chưa điđược đền Bà Hải thì chưa thểthấy yên lòng. Có lẽ rằng, sựlinh thiêng của ngôi đền tự nàyđến từ niềm tin đã hình thànhtrăm năm, hoặc cũng có thể đấttrời nơi đây phú cho khu vựcnày một hồn thiêng mà hiếm nơinào có được.

Những ngày đầu năm, ngườidân thường đến đây làm lễ. Đặcbiệt, khi làm lễ khấn vái ở đây,bốc được que săm, đến lúc nhìnlại, người ta mới gật gù rằngquẻ săm ở đây là tốt nhất. Quẻsăm rút được tại đền Bà Hải sẽnói lên tình hình bản thân và giađình mình trong năm nay. Quẻ“thượng thượng” hay “đại cát”biểu hiện cho một năm thànhcông, mọi việc được như ý. Cònquẻ “hạ hạ”, “trung bình” lạibiểu hiện cho một năm khá vấtvả, khó khăn của gia chủ. Có

người kể lại rằng: “Năm đó, giađình tôi đi bốc quẻ săm, trongquẻ có ý “Con thuyền dongbuồm lại ra khơi”, ý chỉ nămđó sẽ đi làm ăn xa. Đúng thật,năm đó em trai tôi đi ra nướcngoài lao động thuận lợi, bìnhan”. Nhưng có lẽ đây khôngchỉ là sự ngẫu nhiên bởi cácgia đình đến đây hầu như aicũng kể với nhau những câuchuyện linh thiêng của quẻsăm bốc được ở đền Bà Hải.

Thuyết rằng, trong năm1470, Vua Lê Thánh Tông điđánh Chiêm Thành qua cửa biểnKỳ Hoa, bà Bích Châu báomộng xin nhà vua cứu giúp.Vua sai làm tờ điệp trách vuaThủy tề là Quảng Lợi vương,bắn ra biển. Vua Thủy tề liền ralệnh tróc nã giao thần (thầnthuồng luồng). Thi hài bà nổilên mặt nước, vẫn như ngườinằm ngủ. Nhà vua sai làm lễmai táng ở bãi Bạch Tấn, lại sailập đền (miếu) thờ ở cửa biển vàcó sắc phong thần. Trong sắcphong năm đó, vua tặng bà haichữ Chế thắng. Từ đó, đền thờnày cũng được đặt tên thành đềnthờ Chế thắng Phu nhânNguyễn Thị Bích Châu.

Cứ mỗi dịp lễ… lại nô nức người

Những ngày này, đền Bà Hảiluôn tấp nập người đi cầu lễ.Theo lời người quản lý tại đền,trong vòng một tháng đầu nămkể từ ngày 30 Âm lịch đến hếttháng Giêng, lượng khách đếnđây rất đông. Khách đến cầu lễkhông chỉ riêng người dân HàTĩnh mà còn có khách các tỉnhkhác từ xa đến. Trong mộtngày, lượng khách đến đây làmlễ có thể lên tới hàng trămngười, thường đông nhất vàocác ngày từ mồng 1 đến mồng10 Âm lịch.

Riêng với người dân HàTĩnh, đi đền Bà Hải như đã trởthành tục lệ ngày đầu năm. Điđền Bà Hải không chỉ để cầu tàivận cho một năm mới mà còntrở thành một phong tục truyềnthống đẹp ở Hà Tĩnh. Anh ĐặngVăn Thành (Cẩm Xuyên, HàTĩnh) cho biết: “Nhân dịp đầuxuân năm mới, tôi và gia đìnhđến đền Bà Hải bắt thăm cầumay. Gia đình tôi nhiều lần đếnđây, thấy đền Bà Hải linh thiêngvà tin tưởng nên năm nào cũngđi đền để cầu cho năm mới khỏemạnh, gia đình yên ấm, làm ănthuận lợi”.

Ngày 03/8/1991, Bộ Vănhóa - Thông tin đã có Quyếtđịnh công nhận đền thờ Chếthắng Phu nhân Nguyễn ThịBích Châu là Di tích lịch sử vàDanh lam thắng cảnh cấp Quốcgia. Đền thờ Chế thắng PhuNhân Nguyễn Thị Bích Châu đãtrở thành địa chỉ tâm linh thuhút du khách đến thăm dịp đầunăm mới. Cùng với đất cảngVũng Áng, núi Bàn Độ, nơi đâyđã trở thành một phần trong hơithở tâm linh của người ThànhSen, để người ta nhớ đến côngơn vị cung phi thân nữ nhi, cốtchí khí hiếm có trong lịch sửdân tộc. HÀ TRANG

Đến Kỳ Ninh nghechuyện ngôi đền thờngười vợ hiền, vợ giỏiĐền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vốn nổi tiếng là địachỉ văn hóa linh thiêng với người dân Hà Tĩnh. Tồn tại đã hơn 6 thế kỉ,hiện đây không chỉ là nơi để người dân tới dâng hương cầu lễ mà còntrở thành địa chỉ du lịch tâm linh hút khách.

9http://baophapluat.vn Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 SắC MÀU TÂM LINH

lNgôi đền nằm trầm mặc, cổ kính nhưng mang đầy âm hưởng linh thiêng nơi cửa biển.

lNgười dân viết sớ tại khu vực làm lễ.

lNhững ngày đầu năm, đền Bà Hải luôn tấp nậpkhách đến để dâng hương hành lễ, mong bốc đượcquẻ săm tốt cho một năm mới.

Page 10: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

10 Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 VĂN HỌC - N

Phòng có bốn người thì bangười làm thợ may, chỉHằng là còn học. Vì thếđôi khi có sự lạc lõng ở

đây. Mấy cô nàng thường xuyêncó người yêu đến chơi, còn Hằng,có lẽ vì tính nhút nhát, nội tâmvà không giao du bạn bè nhiềungoài trường, thành ra bơ vơmột mình mỗi tối… Muốn họcbài cũng không yên. Căn nhàtrọ, bạn của người cùng phòngđến, chả lẽ lúc nào cũng cắmđầu vào sách vở. Mà ngồi lạichẳng tiện chút nào, thành ra cứphải… di cư chơi chỗ khác.

Các cô, mỗi người ở một vùngquê khác nhau đến đây, học hếtlớp bảy, lớp tám, ra phố làm may,kiếm chút an nhàn nơi đô hội, chờmong lấy một tấm chồng yên bềđời con gái. Hằng khác, học kếtoán của một trường cao đẳng,đeo đuổi một ước mơ bình dị. Thứnhất đó là công việc, ước mơ nàycó ở phần lớn những cô gái ở quêra, và sau đó, tất nhiên là mốilương duyên tốt lành.

Tôi về xóm trọ thì mọi chuyệnđã xảy ra rồi. Là chuyện tình yêucủa các cô ở cùng đó, toàn nhữngchuỵên lộn xộn rối tinh rồi mù. CôDung lại thích bạn của cô Hòa vàngược lại, cô Hòa thích bạn củacô Dung. Còn bản thân cô Thu thìchán nản người yêu của mìnhcùng với sự thô kệch trong cáchăn nói của anh ta, trong sự lụn bạivề chí hướng của anh ta và hơnnữa là sự nhạt nhẽo của đời sốnganh ta. Có nghĩa là Thu cảm thấyngười yêu mình thua kém ngườikhác quá, anh ta lại chẳng chămchút được cho cô và nhất làtương lai về sau này. Thành raHằng cảm thấy rất sợ và lườiyêu. Cô dành nhiều thời giancắm đầu vào mấy trang sách màcô cảm thấy nó không thực sựcần thiết đối với mình. Hay côtìm mấy cuốn truyện tranh vàgiấu mình trong đó.

Tôi ở phòng đối diện cô ta, haiphòng cách nhau cái lối đi rộngcủa cả xóm trọ lớn. Hôm đầuchuẩn bị chuyển đồ đến, Hiếu đãdẫn tôi đến các cô làm quen. Tôithực sự muốn thân thiện đối vớicác cô. Vì đã là hàng xóm, tôi cầnphải hòa đồng với mọi người, đểcuộc sống không bị tẻ nhạt lẻ loi.

Qua tiếp xúc, biết được rằngcác cô còn trẻ, non dại. Trảiqua mối tình ở tuổi này, gầnnhư là không có suy nghĩ thậtsự chín chắn.

Rồi cũng đến lúc tôi quen mặtngười yêu từng người và tận mắtchứng kiến những mâu thuẫn cảmtưởng như âm ỉ của các cô, cộngthêm những anh người yêu.

Lại còn có cả những trận cãivã nữa, dù các cô có ý bưng bít,đôi khi những lời to tiếng khôngthể kìm hãm vẫn nổ ra và hàngxóm biết chuyện. Vì tôi và Hiếuthường sang phòng các cô chơi vàcác cô hầu như cũng chỉ thân thiếtvới phòng chúng tôi trong xómtrọ. Nên những chuyện này tôihiểu rõ.

Về Hằng, chẳng hiểu saochính cách sống khép kín mình,cộng thêm vẻ lẻ loi tội nghiệp của

cô đã làm tôi để ý. Hằng khôngquá xinh, nhưng những đường nétbề ngoài duyên dáng, giọng nóidịu dàng dễ nghe, mái tóc dài đentuyệt diệu. Thêm nữa là Hằng nấuăn rất ngon.

Trước đây, tôi có yêu mộtngười con gái. Về sau chúng tôichia tay. Người con gái ấy đãkhiến thằng tôi có quả tim non nớtrung rinh đầu đời, sau đó gửi vàotôi vết thương lòng khó nguôingoai. Tôi ôm vết thương đó, vàđến sau này, khi vào trường Vănhoá, trong lớp, dù chẳng ít bạn gáixinh, tôi chẳng thể rung độngtrước một ai. Tôi sợ lại có thêmnhững vết thương như thế, nhữngvết thương xoáy vào quả tim nonnớt của tôi.

Gặp Hằng, lòng tôi bắt đầuthấy an tâm trở lại. Có nghĩa là tôicảm nhận được sự ấm áp của một

người con trai khi ở bên bạn gái,loại trừ tất cả các khả năng dẫnđến mâu thuẫn như các cô gái ởtrong căn phòng trọ này. Qua sáchvở, tôi đọc được rằng: “Chỉ sợkhông dám tin, chứ trên đời khôngthiếu gì cái để ta tin”. Nếu tôi cứmãi sợ sệt như thế, tôi sẽ chẳngdám tiếp cận một cô gái nào nữa,tôi sẽ hoàn toàn bị loại khỏi cuộcsống hiện đại này. Và cảm giácchết chìm trong xã hội vận độngmới đáng sợ biết bao. Vì thế màtôi quyết tâm sẽ chinh phục cô gáisống khép kín kia.

Sự thực là từ ngày chuyển đếnở đây, tôi vẫn thường ngắm Hằngtừ cửa sổ nhà mình, lúc cô cặm cụinấu cơm hay phơi quần áo. Hằngcó thể biết hoặc không. Và tôichẳng ngại gì nếu Hằng biết tôinhìn cô và cho rằng tôi là kẻkhông đứng đắn, nhìn trộm người

khác. Người đẹp để người khácngắm chứ, đó là thứ tài sản củanhân loại cơ mà.

Quyết định đó một cách rấtnhanh, là sẽ chinh phục Hằng,theo lời con tim mách bảo. Tôithường mời em sang phòng mìnhmỗi khi tôi ở nhà và thấy em.Cũng rất khó để được em chấpnhận, vì em ngại. Mỗi khi tôi cầmtay hay tỏ ra thân thiện, gần gũivề khoảng cách là mặt em đỏ lên.Điều đó càng gợi hứng cho tôiphải chinh phục em cho bằngđược. Tôi thể hiện tình cảm bằngsự chân thành đến mộc mạc, làmsao cho giống với cuộc sống củaem hiện tại, gần như sự ngoanhiền của một cô gái chưa từng biếtđưa môi ra cho bạn trai hôn.

Sự quan tâm của tôi đã khiếnHằng nghĩ khác, ít nhất em biếtý đồ của tôi. Và sự tự tin của tôi

đãrằlựchmộkê

giúlộ troviêkhEmhãKhngcũtìncủchemcù

đoTrxảlà đưkianhDuTrnhDuphxóthámắbạchcũthếthếcủkhtôich

thấý tsốchcủthà

đợcứgiữcòch

Tội ác được thực hiện bởi chínhnhững kẻ đang ngồi trên ghếnhà trường và nạn nhân cũng

đang trong tuổi đi học. "Trên đờikhông nên tồn tại một quy luật nhưthế: Chỉ cho kẻ hại người đi hạingười, chứ không cho phép kẻ bị hạiphản kháng"…

Đi sâu vào thế giới đằng sau cánhcửa trường học, tiểu thuyết trinh thám

Phục thù của Hô Diên Vân là hiện thựctrần trụi của vấn nạn bạo lực họcđường, tội phạm trẻ vị thànhniên,những góc khuất mà người lớnchưa từng thấy được. Đồng thời, trả lờicho câu hỏi: ý niệm về cái ác được sinhra từ đâu?

Không chỉ là một cuộc đấu trí giữathám tử với tài suy luận nổi danh thiênhạ với một kẻ tội phạm nguy hiểm,

“Phục thù” do Phúc Minh Books pháthành còn là câu chuyện về mối quan hệtrong gia đình, ranh giới mong manhgiữa bạn học và kẻ thù, là những ẩn ức

về tuổi thơ, chứng ám thị, là nỗi cô đơnvà bế tắc của những đứa trẻ "hoànhảo". Thì ra thế giới của con trẻ cũngkhốc liệt không kém gì so với thế giới

của những ngưnuốt cá bé.

Cha mẹ, nghết con cái ccuộc sống thậsau cánh cổngvỏ bọc của mộmặt? Phục thùcủa những ngư

Người lớnhành chăm chnghe lời bố mkhông dạy đứnạt hay thấy nên ứng xử ntránh hoặc tà

cho sự bắt nạt "khác người" htiếp theo?

Nạn bạo lự

ọC SÁCHĐ

n Truyện ngắn của Tô Sỹ Lực

l Ảnh minh họa.

Phục Thù: Khi trường họccũng là một thế giới cá lớn

nuốt cá bé

Bàn tay ấm

Page 11: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

11Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020NGHỆ THUẬTã cho phép mình khẳng địnhằng, với sự chân thành, năngực của mình hiện nay, mình sẽhinh phục được. Và, chẳng cầnột khẩu hiệu rườm rà hay sự

ênh kiệu nào.Thời gian còn là liều thuốc trợ

úp ta sức mạnh. Tôi đã dám thổtình yêu của mình với Hằng,

ong buổi tối rủ nhau đi côngên. Vì nghĩ rằng thời gian đã

hiến tình cảm của tôi chín rồi.m nói để em nghĩ đã, đừng vội,ãy cho em thời gian. Tôi đồng ý.hông quá vội để bắt em trả lờigay. Tình yêu dễ dàng có quá thìũng dễ dàng mất đi. Tôi muốnnh yêu phải là thứ thiêng liêngủa đời con người, tôi cũng muốnhờ đợi ở Hằng sự chân thành, khim thực sự cần tôi. Hai trái tim sẽùng nhịp đập.

***Giai đoạn này lại là giai

oạn khó khăn nhất của tôi.rong phòng đó, hai người đãảy ra chuyện với người yêu. Đó

Thu và Dung, chỉ Hoà còn giữược. Thu chia tay anh chànga vì mất niềm tin ở anh, ở sựhạt nhẽo của anh ta. Cònung, là chuyện ghen tuông.rước đó, đã có một trận cãihau gay gắt xảy ra giữa Hoà vàung, đến nỗi Dung phải bỏhòng đó, đi ở với bạn ở mộtóm trọ khác xa xôi. Có oánán, có khóc lóc và nhiều nướcắt. Từ chuyện tình cảm của cácạn khiến Hằng đề phòng. Hằnghưa trả lời tôi. Em sợ mìnhũng sẽ lâm vào tình trạng nhưế. Yêu mà để phải đau khổ nhưế thì tội gì mà yêu. Cách nói

ủa Hằng tỏ ra là rất thận trọnghi quyết định chuyện này. Còni mong muốn chuyện này mau

hóng thành hiện thực.Và đến lúc tôi sốt ruột, cảm

ấy ngày nào đó em chưa đồngthì mình sẽ không yên tâm mà

ống. Rằng tình cảm này cònhênh chao, khi Hằng không làủa mình thì có thể mau chóngành sở hữu của kẻ khác.

Cứ thế, sự giằng kéo và chờợi, hy vọng và thất vọng. Hằngứ để tôi chờ đợi, còn em vẫnữ một lối sống như thế. Em lại

òn tỏ ra xa tôi, ít sang phòng tôihơi hơn. Thậm chí có lúc cảm

tưởng như em tránh mặt tôi.Một ngày Hằng ốm. Tôi nghĩ

đây là cơ hội tốt để “quyết định”xem em có nhận lời không. Hằngốm ba bốn ngày liền. Con ngườikhi ốm đau, nhận được sự quantâm của người khác thường dễmềm lòng. Vậy là tôi chẳng quảnngại việc gì, hết mua thuốc choem uống, mua thịt nấu cháo đểem ăn, rồi còn kể chuyện cườicho em vui nữa. Đêm về tôi mơmàng và hy vọng. Em vui thế,chắc chắn sẽ rung động trước sựnhiệt thành của tôi. Nhưng đếncả hai tháng sau khi em khỏi ốm,tôi vẫn chỉ nhận được những câuđại loại như “anh bình tĩnh đã”hay “cho em thêm thời gian suynghĩ”. Em suy nghĩ đến bao giờhả Hằng?

Tôi thấy mệt mỏi, uể oải vàbắt đầu mất niềm tin ở mối tìnhnày, chắc nó chẳng có kết quảgì. Lòng Hằng đã trơ như đáhoặc cứng như thép, khó laychuyển quá. Tôi bắt đầu tỏ ranguội lạnh và hờ hững.

Trời bắt đầu vào mùa mưa.Buổi chiều, bất ngờ mưa đổ nhưtrút nước vào lúc hoàng hônđang dần buông. Hằng đi học vàcơn mưa kéo dài, khiến emkhông thể về được. Tôi đủ nhạycảm để nhận ra điều đó và mauchóng đi đến quyết định là kiếmáo mưa mang đến cho em.Chúng tôi ở chẳng xa trường làmấy, nên đạp xe mang đến. Đếnnơi, Hằng vẫn đứng chờ mưangớt ở nhà xe. Thấy tôi mang áomưa đến, người bị nước mưangấm lạnh run. Em thực sự thấycảm động, đứng nhìn tôi một hồilâu, rồi dường như nhớ ra là tôiđang lạnh, em hỏi: “Anh lạnhlắm không?”. Tôi lắc đầu, trongkhi run lập cập. Tức thì em đưatay ra, nắm lấy bàn tay tôi:“Chẳng tội gì em không giữ anhở bên đời mình, anh Khánh ạ.Em hành hạ anh thế thôi, anh đãchứng tỏ lòng mình rồi…”.

Cảm tưởng nhà xe lúc đó chỉcó hai chúng tôi. Tôi hân hoantrong niềm vui mới. Tôi hiểuđược rằng, Hằng đã cố tình thửsự chân thành của mình. Tìnhyêu phải có sự chân thành vàxuất phát từ con tin yêu. Tôi thấybàn tay mình thật ấm. n

Dẫu quá nhiều hư cấu, nhưng cảm xúc thì vôcùng run rẩy. Bởi đi cùng trời cuối đất, họvẫn gặp nhau. Họ nhớ nhau từ bản nhạc, từ

khoảnh khắc bên hồ ở Thụy Sỹ. Rồi cô ấy nhảy dùvà bị cơn lốc cuốn tới biên giới Bắc Hàn... Và tìnhyêu sinh tử bắt đầu từ đó, khi họ có thể chết vì nhaumà biết rằng chẳng thể bên nhau!...

Giữa những ngày dịch bệnh và không khí ảmđạm sau Tết, thì bộ phim Hàn Hạ cánh nơi anh(Crash landing on you) đi tới những tập cuối và mộtcái kết như cổ tích khiến bao “đồng chí nữ” ( cáchgọi đồng chí về cuộc sống ở Bắc Triều) càng thêmthổn thức. Bởi ở đó lấp lánh tình yêu và mơ mộng,với những rung cảm về một tình yêu sinh tử. Vàbạn, lâu lắm chẳng xem những bộ phim dài tập,thấy chị em Việt, chị em bạn dì Á châu ngợi ca,mà tò mò, rồi xem một lèo 14 tập đã phát suốt 2tháng trong một đêm…

Cuối cùng thì các ông chồng Việt cũng cũng thởhắt ra sung sướng: “Tạm biệt gã trai đã cướp vợ tôi(và cả đám nhân tình của tôi). Tình yêu giáng xuốngđầu nhau giờ hạ cánh rồi. Cánh đàn ông thở hắt ratrong sung sướng vì đã lấy lại vợ mình sau chuỗingày cái anh virus Corobin Hyun Bin này hoànhhành. Mà thôi, kệ đi, tôi lấy lại được vợ tôi rồi, gớmchết, mất vợ suốt bao hôm”...

Trong khi đó, nhiều “đồng chí” nữ vẫn tựa nhưchia tay một cuộc tình: “Cần 6 tháng để chia taymột chuyện tình nhưng phim này chắc tôi phải dànhcả năm mới nguôi ngoai được”... Không ít “đồngchí” nữ của Crash landing on you, đã bày tỏ sựluyến tiếc như thế...

Dẫu quá nhiều hư cấu nhưng cảm xúc thì vôcùng run rẩy. Bởi đi cùng trời cuối đất, họ vẫn gặpnhau. Họ nhớ nhau từ bản nhạc, từ khoảnh khắc bênhồ ở Thụy Sỹ. Rồi cô ấy nhảy dù và bị cơn lốc cuốntới biên giới Bắc Hàn... Và tình yêu sinh tử bắt đầutừ đó, khi họ có thể chết vì nhau mà biết rằng chẳngthể bên nhau!

Cuộc sống ở Bắc Hàn hiện lên đầy thi vị và mơmộng. Quân thôn trở thành mảnh đất màu mỡ gieohạt giống tình yêu lấp lánh. Tình người thì chanchứa chứa chan dù người dân toàn ăn khoai, ngô,nấu bếp củi và đêm đến trẻ con phải thắp nến họcbài vì điện cắt.

Chàng đại úy quân nhân cao cấp từng là du họcsinh Thuỵ Sĩ, con nhà quyền thế xứ Bắc Hàn, lại đẹptrai, cao ráo, ga lăng, chu đáo, lãng mạn, tinh tế,sến súa vô độ. Đã từng là thần đồng âm nhạc. Thíchxay cafe và trồng cà chua nhưng một khi đã oánhnhau thì anh cũng rất ác liệt. Một tay chấp cả chụctên côn đồ mà mặt mũi chỉ xước vài miếng bé xíu.Đã thế tửu lượng cũng rất ra gì, chỉ có điều cànguống lại càng... sến. Đến cả khi nhân vật chính trúngđạn, nguy kịch rồi, đạo diễn vẫn chưa vội đưa đi cấpcứu. Vẫn thong thả thả tuyết ra cho đẹp đã, để namchính khóc rồi ngửa cổ lên trời tuyệt vọng...

Và nữa, “The song you and I used to sing to-gether” (ca khúc mà Se Ri hát ở buổi tiệc chia tayHyeok và các “đồng chí” cấp dưới của anh, giaiđiệu buồn mênh mang của bài hát đầy luyến nhớ:“Xin anh đừng cô đơn, đừng để bị ốm nhé... Ca khúcngày đó em và anh cùng hát, anh còn nhớkhông...”… Và bản piano mà Hyeok viết và đàn chongười anh trai xấu số của mình: “The song pianofor brother”, Đại uý Hyeok nhắn nhủ Se Ri: “Đừnguống thuốc mỗi khi em không ngủ được. Thay vì nhưvậy, hay là em hãy lắng nghe bản nhạc này. Em từngnói là sau khi nghe bản nhạc này, em đã muốn tiếptục sống. Lời em nói giúp xoa dịu quá khứ của anh,khiến anh cảm thấy anh muốn sống lần nữa... Emphải đảm bảo ăn và ngủ cho thật tốt... Hay là chúngta sống tháng ngày của mình, vờ tin rằng chúng tacó thể gặp lại nhau, ngay ngày hôm sau, và nhờ đósống một một cuộc sống thật là vui vẻ? Và rồi, khiviệc sống trên đời này dần trở nên vui thú và em trở

nên hạnh phúc. Cho dù một ngày nào đó em có quênanh đi chăng nữa, anh cũng sẽ không sao”…

Làm sao có thể không rung động khi nhìn Đại úyBắc Hàn lặn lội đường xa, hiểm nguy tìm tới Seoul(Hàn Quốc) để bảo vệ người con gái mình yêu? Aicó thể không xuýt xoa khi anh nói: “Nếu không bảovệ được Se Ri, cuộc đời sau này của tôi sẽ là địangục”? “Chỉ cần em ở trong tầm mắt của anh, anhsẽ luôn bảo vệ em”…

Và sâu xa trong những khát vọng ấy, có ngàythống nhất Nam Bắc Triều, có những giây phútthực như mơ mà họ không muốn tỉnh dậy... Khiđang mắc kẹt lại Bắc Triều Tiên sau tai nạn, côgái Nam Hàn trong những lần trò chuyện vớingười miền Bắc, nhiều lần nhắc tới viễn cảnh “khihai nước thống nhất”…

Bởi tình yêu ấy gặp vô vàn cách biệt. Sau lưnghọ là cuộc chiến đã chia cắt Triều Tiên 66 năm qua.Trước mắt họ là hàng rào dây thép gai phân chiaranh giới hai nước ở vĩ tuyến 38. Giữa họ là sợi dâytình cảm đang lớn lên từng ngày. Chàng sĩ quan BắcHàn đã mạnh mẽ bước qua hàng rào phân giới đểđược ở cùng người yêu thêm giây lát: “Bước thêmmột bước nữa thôi, chắc cũng không sao nhỉ”, lờinói của Jung Hyeok gửi gắm thông điệp giản dịnhưng đầy nhân văn: Hãy tiến lên để trao gửithương yêu và niềm tin, để phá bỏ những biên giớihữu hình hay vô hình...

Và trong những lời chia tay không biết lần thứbao nhiêu, cô gái Nam Hàn hỏi “đồng chí” BắcHàn: “ Em cứ chờ đợi, có ngày chúng ta gặp nhaukhông? Sẽ không gặp nhau suốt cuộc đời nàysao?”… “Có thể, tại nơi chúng ta bắt đầu, nếu emtin”… Và cuối cùng cho một tình yêu, là một kết thúccó hậu như cổ tích. Khi trong nỗi nhớ “đồng chí”Đại úy đến tuyệt vọng, nàng một lần nữa nhảy dùvào một ngày đẹp trời trong lần thứ n sang Thụy Sỹvới niềm tin sẽ gặp chàng một ngày nào đó…Thìnàng lại rơi xuống chính nơi đó, nơi chàng đang ởđó. Bởi nàng tin: “Anh ấy luôn có khả năng đoánbiết, luôn biết em đang ở bất kì nơi đâu”…

Sẽ không là ngẫu nhiên cho những lấp lánh hayđau đớn mà ai đó từng gặp trong đời. Khi ai đó biếtđược, những giấc mơ đang là hiện thực ấy, nhưnhững thước phim quay chậm mà không phải aicũng may mắn nhận biết về tình yêu, về cái đẹp vàsự lấp lánh. Những lời thoại ấy, có thể mỗi chúng tacũng đã từng gặp, trong một không gian, thời gianthắt lòng nào đó. Cho những nỗi nhớ về một người,một tình yêu… Bởi mộng mơ - để cho tâm trí đượcdạo chơi đâu chỉ là viển vông mà mộng mơ để mỗingười vươn tới cái đẹp... Cho những điều đẹp đẽ,những người yêu nhau rồi sẽ về bên nhau. Chonhững ai đó may mắn trong đời, biết rằng họ đã cómột tình yêu đẹp, tràn nỗi nhớ cắt lòng như thế…

MIÊN THẢO

gười lớn, cũng là cá lớn

gười lớn có thật sự hiểucủa mình? Hiểu đượcật sự của con trẻ đằngg trường học? Đằng sauột học sinh ưu tú về mọiù hé lộ một phần thế giớiười trẻ tuổi.

n dạy trẻ nhỏ phải họchỉ, phải ngoan ngoãnmẹ, thầy cô nhưng lạiứa trẻ khi bị bạn bè bắt

bạn bè bị bắt nạt thìnhư thế nào? Nên né

àn nhẫn hơn là tiếp tayđó chỉ vì không muốn

hay trở thành mục tiêu

ực học đường vốn đã

trở thành một vấn nạn trên khắp thếgiới, với đầy những trăn trở, nhữngdự tính biện pháp, nhưng thẳm sâutrong lòng thế giới ấy, biết bao nhiêuđứa trẻ vẫn đang hàng ngày chịuđựng nỗi đau đớn, chà đạp, gàokhóc bằng sự câm lặng, trong hố sâucủa chính mình.

Sự lạnh lùng của những ngườingười lớn khi ngoảnh mặt làm ngơ.Bạo lực học đường vẫn tồn tại ở đó, bởisự dung túng, thờ ơ hay né tránh củanhững người lớn? Pháp luật luôn muốnnhẹ tay với tội phạm trẻ vị thành niênbởi khi gây án các em đang còn chưahoàn thiện về mặt nhận thức cũng nhưcảm xúc thế nhưng đối với những đứatrẻ bị biến dạng, méo mó ngay từ bêntrong thì nên làm như thế nào?

BẢO MI

IếNG LÒNGT

lẢnh minh họa.

Cho những nỗi nhớ...

Page 12: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

12 Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 http://baophapluat.vnSỐNG KHỎE

Trẻ em nhiễm Covid-19hiện nay diễn biến như thế nào?

Trung tâm Phòng chống dịchbệnh Trung Quốc đã thực hiệnmột nghiên cứu lớn nhất vềCovid-19 kể từ khi dịch bùng phátcuối tháng 12/2019, theo Hãng tinAFP ngày 18/2 về kết quả nghiêncứu cho biết:

“Tỉ lệ tử vong cao nhất,14,8%, là ở nhóm bệnh nhân từ 80tuổi trở lên.

Không có trường hợp tử vongnào ở trẻ dưới 9 tuổi dù có ít nhấthai trường hợp trẻ sơ sinh nhiễmCovid-19 từ mẹ.

Ở bệnh nhân dưới 39 tuổi, tỉ lệtử vong vẫn khá thấp, ở mức0,2%. Tỉ lệ này tăng theo độ tuổi,lên 0,4% ở nhóm 40-49 tuổi, 1,3%ở nhóm 50-59 tuổi, 3,6% ở nhóm60-69 tuổi và 8% ở nhóm 70-79tuổi.

Nam giới có tỉ lệ tử vong là2,8%, cao hơn so với nữ giới là1,7%”.

Như kết quả nghiên cứu trênthì tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh ít hơnso với người trưởng thành vàngười già. Tuy nhiên, ít lây nhiễmchứ không phải trẻ em không cókhả năng lây nhiễm Covid-19.

Gần đây, theo Giáo sư HuijunChen và cộng sự của BV Đại họcVũ Hán đã báo cáo có 9 ca thaiphụ nhiễm Covid-19 đã sinh nởthành công bằng phương pháp mổ

đẻ và may mắn không bé sơ sinhnào bị nhiễm Covid-19. Ngay khimổ bác sĩ đã thu thập mẫu máucuống rốn, mẫu nước ối, mẫu sữamẹ và mẫu dịch hầu họng của bésơ sinh. Tất cả các mẫu bệnhphẩm này đều âm tính với Covid-19. Mặc dù không bị lây nhiễmCovid-19, các bé sơ sinh vẫn phảicách ly với mẹ đã bị nhiễm Covid-19.

Trong khi dịch bệnh Covid-19vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp,đây có thể coi là một tín hiệu khảquan vì Covid-19 không lây từ mẹmang thai sang con, cho dù cơ chếvì sao trẻ em ít bị nhiễm Covid-19và vì sao Covid-19 không lây từmẹ mang thai sang con chưa rõràng.

Tại Việt Nam, ngày 11/2/2020vừa qua, Bộ Y tế nước ta ghi nhậntrường hợp một bé gái 3 thángtuổi mắc Covid-19 ở xã Quất Lưu,huyện Bình Xuyên, tỉnh VĩnhPhúc. Bé gái bị lây bệnh từ bàngoại, là ca bệnh F3 đầu tiên ởViệt Nam nhiễm Covid-19. Trướcđó, bà ngoại lây từ một trườnghợp dương tính là nữ công nhântừ TP Vũ Hán về. Sau 2 ngày điềutrị theo dõi sát sao tại Bệnh việnNhi Trung ương, các bác sĩ chobiết sức khỏe cháu bé tiến triển tốt,cháu và mẹ đang được cách ly.Đến nay, sức khỏe của bé gáinhiễm Covid-19 đã ổn định vàcho kết quả xét nghiệm âm tính.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễmCovid-19 ở trẻ em

Theo PGS.TS. Trần MinhĐiển, Phó Giám đốc Bệnh việnNhi Trung ương, đến nay, các nhàkhoa học vẫn chưa thể lý giảiđược đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ emmắc Covid-19 lại thấp hơn cácnhóm khác do các dữ liệu liênquan đến đặc điểm môi trường,miễn dịch của trẻ, đặc điểm củavirus vẫn đang được nghiên cứu.

Dù tỷ lệ nhiễm bệnh Covid-19ở trẻ em không cao nhưng vẫntiềm ẩn nguy cơ trẻ bị lây nhiễmbệnh nếu không được bảo vệđúng cách.

“Nếu Covid-19 lây truyền chủyếu ở trẻ em, sẽ thật sự là thảmhọa. Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhiễmvirus Covid-19 ở mức thấp là mộtđiều đáng mừng, bởi vì trẻ khôngtự ý thức được như phải rửa tay,che miệng hay chạm vào ngườikhác hoặc những hành động cóthể làm lan truyền virus”, bác sĩTrương Hữu Khanh, Trưởngkhoa Nhiễm – Thần kinh, BV NhiĐồng 1 TP HCM chia sẻ.

Đối với người lớn chúng ta,mọi người đều có ý thức rửa tay,che miệng, đeo khẩu trang,… vàtriệu chứng ít nhiều đều đã rõràng. Nhưng ở trẻ em thì ngượclại, khả năng nhiễm bệnh từ trẻnhiễm virus dễ dàng hơn rất nhiềuso với từ người lớn. Các đồ chơicủa trẻ cũng như thói quen chơi

và bám vào các vật dụng hay bòdưới sàn nhà, trẻ nhỏ chưa thể ýthức được phải tự bảo vệ bảnthân hay tự rửa tay nên đó lànhững mối nguy cơ khiến trẻ dễbị lây nhiễm nếu sinh sống trongvùng dịch.

Không chỉ nguy cơ nhiễm từbề mặt của các đồ vật, mà còn từcác hành động như ôm, hôn, haytiếp xúc với người lạ. Thông quacác hành động này, các virus sẽ đitheo đường giọt bắn và trẻ thìchưa thể kiểm soát được điều này,dẫn đến việc lây nhiễm nguyhiểm hơn.

Hơn nữa, “hầu hết các trẻnhiễm Covid-19 đều biểu hiệnlâm sàng nhẹ. Các bệnh nhân nàykhông sốt và không có triệuchứng của viêm phổi, rất khó đểphụ huynh nhận biết”, theo cácchuyên gia nhận xét.

Do vậy, bảo vệ trẻ khỏe mạnhtrong mùa bệnh dịch cũng là cáchbạn đang bảo vệ chính bản thân,cả gia đình và cả xã hội.

Biện pháp bảo vệ trẻ eman toàn trong mùa dịchCovid-19

Để tránh khỏi nguy cơ lâynhiễm Covid-19 và an toàn đi quamùa dịch, các chuyên gia cũngnhư Bộ Y tế, WHO vẫn cảnh báophụ huynh không chủ quan trongthời điểm dịch bệnh và chuẩn bịgiao mùa như hiện nay. Vì thế,

chúng ta không nên chủ quan,không có các biện pháp bảo vệ,phòng ngừa. Cần phải dự phòng,tất cả mọi người đều phải đượcphòng ngừa và thực hiện biệnpháp phòng ngừa như nhau.

Theo tài liệu mới nhất về“Hướng dẫn chẩn đoán, điều trịvà dự phòng nhiễm nCoV (nay làCovid-19) ở trẻ em”, dựa trênHướng dẫn của Bộ Y tế Việt Namvà Bản đồng thuận của Ủy ban Ytế Trung Quốc, các biện pháp dựphòng Covid-19 cho trẻ em củaTS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức,Bộ môn Nhi, Trung Tâm NhiKhoa - Bệnh Viện Trung ươngHuế như sau:

1. Kiểm soát nguồn lâyTrẻ em bị nhiễm Covid-19

nên được cách ly tại nhà hoặc vàobệnh viện được chỉ định theohướng dẫn của nhân viên y tế;

Cần cố gắng cung cấp phòngđơn cho trẻ em bị cách ly vàgiảm cơ hội tiếp xúc giữa các trẻđồng nhiễm;

Cần đảm bảo về thông khíphòng, vệ sinh thiết yếu và côngviệc khử trùng cho các vật phẩmđược trẻ sử dụng;

Sử dụng mặt nạ dùng một lầnvà thải bỏ đúng cách sau khichăm sóc trẻ bệnh;

2. Chặn đường truyềnNgăn ngừa lây truyền qua

các giọt bắn hô hấp (droplets)và tiếp xúc:

Che miệng và mũi bằngkhăn ăn hoặc khăn vải khi hohoặc hắt hơi;

Rửa tay cho trẻ thườngxuyên, hoặc dạy trẻ kỹ thuật rửatay bảy bước;

Cố gắng không chạm vàomiệng, mũi hoặc mắt trước khi đãrửa tay kỹ sau khi trở về từ nơicông cộng, sau khi che miệng khiho, trước khi ăn hoặc sau khi đivệ sinh;

Thường xuyên khử trùng đồchơi bằng cách làm nóng ở56°C trong 30 phút, cồn 75%hoặc chất khử trùng có chứa clovà tia cực tím.

Giảm tiếp xúc với tác nhânlây nhiễm:

Tránh giao thông công cộngtại các vùng dịch tễ và đeo khẩutrang khi đến nơi đông ngườihoặc thông gió kém;

Tránh chạm vào hoặc ăn thịtđộng vật hoang dã và đi chợ bánđộng vật sống.

Theo dõi sức khỏe trẻ em:Trẻ em có tiền sử tiếp xúc gần

gũi với bệnh nhân nhiễm trùngcần được theo dõi nhiệt độ cơ thểvà các biểu hiện lâm sàng thườngxuyên. Khi xuất hiện các triệuchứng nghi ngờ ngờ, nên đưa đisàng lọc;

Trẻ sơ sinh được sinh ra bởicác bà mẹ bị nhiễm bệnh phảiđược xét nghiệm mầm bệnh vàcách ly trong một phòng bệnhhoặc tại nhà tuỳ theo điều kiệny tế.

3. Tăng cường miễn dịchĂn uống điều độ;Giữ sức khỏe răng miệng;Tập thể dục đầy đủ;Nghỉ ngơi thường xuyên;Tiêm vaccine là một cách hiệu

quả để ngăn ngừa nhiễm virus.M.NGỌC

Đừng chủ quan với Covid-19 ở trẻ em

Tính đến thời điểmhiện nay, các chuyêngia vẫn chưa nghiêncứu ra bằng chứngvà các cơ sở khoahọc để lý giải vì saoCovid-19 lại “khôngthích” trẻ em. Tuynhiên, phòng bệnhhơn chữa bệnh, cácphụ huynh nên chủđộng trong công tácphòng dịch Covid đểbảo vệ con em mình.

lHướng dẫn trẻ rửa tay là một trong những cách phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em.

Page 13: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

13http://baophapluat.vn Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 BLOG SốNG

Căn bệnh khó chẩn đoánvà điều trị

Gần đây nhất là trường hợpcủa bệnh nhân NTL (Hà Giang).Vài ngày trước khi nhập viện,người bệnh xuất hiện tình trạngsốt cao, ho nhiều, đau ngực âmỉ, người mệt mỏi không thể đilại và không nói được trong khitrước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau khi được chuyển tuyếntừ Bệnh viện Đa khoa tỉnh HàGiang đến Bệnh viện PhổiTrung ương, các bác sĩ Khoa Hôhấp đã nhanh chóng chẩn đoánđây là ca bệnh nấm phổi phứctạp, căn bệnh ít người biếtnhưng nguy cơ tử vong caothường gặp ở người suy giảmmiễn dịch, già yếu, mắc bệnhmạn tính lâu ngày.

ThS Ngô Thị Thúy Quỳnh,Khoa Hô hấp cho biết, nhiều bộphận hô hấp của người bệnhtrên đã bị tổn thương viêm loétnặng, hoại tử do nấm sợi As-pergillosis xâm nhập và lanrộng. Đồng thời người bệnhcũng có tiền sử bị nhiều bệnhkhác như suy gan, K tuyến giápnên phương án điều trị khó khănhơn, đòi hỏi sự kiên trì, thườngxuyên theo sát để thay đổi phácđồ phù hợp.

Người bệnh NTL được điềutrị trong thời gian tương đối dàivới hai liệu trình liên tục kéo dàihơn một tháng. Ở liệu trình đầutiên, cơ thể người bệnh khôngđáp ứng thuốc tốt nên tình trạngsức khỏe ít cải thiện. Sau rấtnhiều lần hội chẩn xem xét cácphương án điều trị, sự thay đổiphác đồ thuốc ở liệu trình thứ

hai đã mang lại hiệu quả rất tốt.Hiện nay người bệnh đã khỏehơn rất nhiều tiếng nói rõ hơn,cắt ho… và đặc biệt là xétnghiệm nấm Aspergillosis trởvề âm tính.

Trước đó, Bệnh viện PhổiTrung ương cũng đã tiếp nhậnmột bệnh nhân người Nghệ Anbị nấm phổi nặng. Lúc nhậpviện, Nguyễn Trọng Nguyên(15 tuổi trú tại phường HòaHiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnhNghệ An) chỉ còn gần 30kg,phải thở oxy liên tục. Bệnhnhân cũng đã được cho sử dụngnhững loại thuốc rất mạnhnhưng không đáp ứng thuốc.

“Sau khi cho bệnh nhânchụp CT ngực, trên phim chụpchúng tôi nhận thấy có hình ảnhtổn thương phổi bất thường nghido nấm. Ngay lập tức chúng tôicho chỉ định điều trị theo hướngnấm phổi. Căn bệnh này nếukhông được xác định và điều trịkịp thời, nguy cơ tử vong có thểlên tới 50-70%” – bác sĩ Ngoạncho hay.

Theo tìm hiểu, trước đó bốntháng, bệnh nhân trên bị sốt caonằm viện nhưng không tìm ranguyên nhân. Thời điểm đó,Nguyên đang phải tham gia vàokỳ thi tuyển sinh lớp 10 nên đãtrở thành thí sinh đặc biệt khi đithi mang theo bình oxy. Ngaysau kỳ thi, nam sinh bị kiệt sức,phải nhập viện điều trị.

Được biết, Nguyên đượcchuyển từ bệnh viện tuyến dướilên Bệnh viện Bạch Mai rồichuyển sang Bệnh viện PhổiTrung ương trong tình trạng suy

hô hấp do tổn thương phổi rấtnặng, kèm theo tắc mật và viêmcầu thận. Sau gần ba tháng điềutrị tại Bệnh viện Phổi Trungương, đến nay Nguyên đã tăngđược 4kg và có thể tự đi lại.

Trên thế giới, năm 2018, mộtbệnh viện ở Chương Châu, tỉnhPhúc Kiến, Trung Quốc cũng đãtiếp nhận một bệnh nhân nam38 tuổi họ Bành. Các triệuchứng của bệnh nhân là ho vàtức ngực, sau khi chụp X -quang ở bệnh viện, ông Bành bịchẩn đoán mắc bệnh viêm phổi.

Nhưng trải qua 1 tuần điềutrị, tình trạng bệnh không nhữngkhông cải thiện mà còn có triệuchứng xấu đi. Bệnh viện đã tiếnhành sinh thiết phổi và chẩnđoán chính xác, ông Bành bịnấm phổi.

Hiểu về bệnh để phòngtránh kịp thời

Nấm phổi là bệnh viêm phổido nấm gây ra. Đây là bệnhnhiễm trùng ở phổi có thể domột hoặc nhiều loại nấm gây ra.Phần lớn nấm chỉ là ký sinh cơhội, tuy nhiên khi gặp điều kiệnthuận lợi, chẳng hạn như sửdụng quá nhiều kháng sinh,dùng corticoid kéo dài, hoặcnhững người bị suy giảm hệmiễn dịch (bị nhiễmHIV/AIDS)... Căn bệnh nàyđược gây ra bởi nhiều loại nấmnhưng thường gặp nhất là nấmAspergillus và nấm Histo-plasma.

Bệnh nấm phổi là căn bệnhnguy hiểm bởi việc chẩn đoánbệnh ở phổi do nấm rất khó

khăn và dễ bị nhầm lẫn bởi cáctriệu chứng của nấm phổi rấtgiống với các dấu hiệu của cácbệnh viêm phổi khác. Chính vìvậy, việc điều trị cho nhữngbệnh nhân bị nấm phổi cũng rấtdễ đi sai hướng, khiến tìnhtrạng bệnh càng trở nên trầmtrọng. Thêm vào đó, không khíchính là con đường lây nhiễmchủ yếu của nấm, những ngườihít phải bào tử nấm trongkhông khí, vào phổi, nếu gặpđiều kiện thuận lợi sẽ phát triểnvà gây bệnh.

Khi hít phải số lượng lớnbào tử nấm, người bình thườngchỉ có thể bị viêm phổi cấp tínhlan tỏa và thường tự khỏi,không để lại di chứng gì đặcbiệt sau vài tuần. Ở những bệnhnhân bị lao phổi, nấm As-pergillus có thể mọc trên cáccây phế quản bị tổn thương, trêncác nang phế quản hoặc trongcác hang lao.

Theo PGS.TS Nguyễn HoàiNam, có một số bệnh nhân bị unấm phổi có thể tồn tại nhiềunăm mà không có triệu chứng gìvề lâm sàng, số lượng nhữngbệnh nhân này chiếm từ 18 -22% theo Y văn. Bệnh nhânthường có các triệu chứng cơnăng của bệnh phổi mạn tínhsẵn có như: ho, khạc đàm, khóthở, đau ngực và sốt. Nhưngphần lớn, bệnh nhân u nấm đềucó các triệu chứng khá điển hìnhvà đặc hiệu như: sốt, khó thở,ho và ho ra máu.

Với triệu chứng sốt, ngườibệnh thường sốt không cao,không phải sốt liên tục mà thànhtừng đợt có những thời giankhông bị sốt. Sốt là biểu hiệncủa tình trạng dị ứng với nấm,hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệthoặc sụt cân.

Một triệu chứng điển hình làbệnh nhân khạc đàm rất nhiều,khạc đàm thường là do bệnh đikèm hơn là do u nấm. Trongđàm có thể tìm thấy các tế bàonấm nếu mang đi xét nghiệmbằng cách soi tươi và quan sátdưới kính hiển vi. Tuy nhiên, cóthể các tế bào nấm này lại cónguồn gốc của nhiễm nấm từđường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khó thở cũng làmột biểu hiện của người mắcbệnh nấm phổi. Chứng của cácbệnh đi kèm như lao, giãn phế

quản, áp-xe phổi, ung thưphổi… gây suy giảm chức nănghô hấp.

Ngoài ra, ho và ho ra máu làtriệu chứng nổi bật đặc trưngnhất của bệnh. Ho thường daidẳng, kéo dài, trong đó có tới95% các trường hợp là ho ramáu từ số lượng ít có dính đàm,đến nhiều có thể gây tử vong.Trong số đó có 20% ho ra máutái phát nhiều lần và ho ra máuvới số lượng từ trung bình đếnrất nhiều. Một số bệnh nhân bịho ra máu kiểu sét đánh, tức làho nhiều ồ ạt do tổn thương cácmạch máu của phổi vì tế bàonấm ăn lan vào. Ho ra máu làmột triệu chứng làm bệnh nhânrất lo lắng và là chỉ định chínhđể can thiệp phẫu thuật chobệnh nhân.

Việc phòng tránh các tácnhân gây bệnh nấm phổi thực sựrất khó khăn bởi chúng có ởkhắp mọi nơi, từ nguồn nước,không khí... Theo các chuyêngia y tế, để chủ động phòngngừa bệnh nấm phổi, chúng tacần nâng cao sức đề kháng củamỗi cá nhân, chẳng hạn nhưthường xuyên luyện tập thể dục,ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

Những bệnh nhân có nguycơ cao bị nấm phổi cần đượcnâng cao nhận thức, nhanhchóng chẩn đoán và điều trịkịp thời, tránh để lây lan racộng đồng.

Những đồ vật trong nhà cầnđược lau chùi sạch sẽ, tránh đểbị nấm mốc, sắp xếp đồ đạc gọngàng tránh để bị ẩm ướt.

Cần phải cạo đi và phủ sơnđối với những đoạn tường bị ẩmmốc. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,tránh tình trạng thực phẩm rơivãi trong nhà. Nên mang khẩutrang khi vệ sinh nhà cửa nhằmtránh hít phải nấm.

Bệnh nhân bị bệnh nấm phổithường rất khó chẩn đoán, dễ bịnhầm lẫn với các bệnh viêmkhác ở phổi bởi các biểu hiệncủa bệnh thường không điểnhình và rất giống với triệuchứng của tình trạng viêm phổikhác. Vì vậy, khi phát hiện rabất cứ dấu hiệu nào của bệnh,bạn cần đến ngay các cơ sở y tếuy tín để được thăm khám, chẩnđoán và điều trị kịp thời, tránhbiến chứng nguy hiểm.

THẢO ANH

NẤM PHỔI:

Bệnh hiếm gặpnhưng tử vong cao

Nấm phổi làbệnh nhiễmtrùng phổi,thường rấthiếm gặp ởnhững ngườicó sức đềkháng tốt.Tuy nhiên,căn bệnhnày rất khóđể chẩnđoán và dễnhầm lẫn vớicác bệnhviêm phổikhác. Nếukhông đượcphát hiện vàđiều trị kịpthời, ngườibệnh cónguy cơ caotử vong.

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢNTS:Phần vốn góp của Công ty CP Du lịch tỉnh BR-VT tại Công ty TNHH Du lịch Nam Biển Đông,

giá trị phần vốn góp: 3.572.350.000đ.GKĐ:7.557.000.000đ.Tiền đặt trước:10%GKĐ. Người có TS: Công ty CP Du lịch tỉnh Bà BR-VT-207 Võ Thị Sáu,P.Thắng Tam,TP.Vũng Tàu,BR-VT. Tổ chức đấu giá:Cty ĐGHD Bến Thành-336An Dương Vương,P.4,Q.5,TP.HCM; Bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá: Từ ngày niêm yết đến 17h00 ngày 13/03/2020tại 336An

Dương Vương,P4,Q5,TPHCMThời hạn nộp tiền đặt trước:Trong giờ hành chính các ngày 11,12,13/03/2020,trừ trường hợp

tổ chức ĐGTS và người tham gia ĐG có thỏa thuận khác.Tổ chức, cá nhân đủ đkiện tham gia ĐG nộpHS hợp lệ và tiền đặt trước cho Cty ĐGHD Bến Thành theo quy định.

Mở phiên đấu giá:Lúc09h30 ngày 16/03/2020tại 520A Trần Phú,P.5,TP.Vũng Tàu,BR-VTLiên hệ:028.66820690. Website:daugiabenthanh.com

CTY ĐẤU GIÁ HỢP DANH BẾN THÀNH

THÔNG BÁO TÌM KIẾMThông báo tìm kiếm chị Nguyễn Thị Thủy, sinh năm 1970 nơi cư trú cuối cùng: Số

134 đường Hà Giang, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bỏ địaphương đi từ năm 2010 cho đến, chị Thủy hay ai biết thông tin của chị Thủy, xin báo vềcho anh Nguyễn Công Minh (chồng chị Thủy) ở địa chỉ: Số 134 đường Hà Giang, phườngLộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, số điện thoại (03339923

TÒA ÁN NHÂN DÂN, TP BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG

lẢnh minh họa.

Page 14: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

14 http://baophapluat.vnSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

Vỗ béo trâu bòkiếm tiền triệu

Để có nguồn hàng là trâu bòphục vụ cho phiên chợ mỗi tháng,những thương lái phải thu muatrâu, bò khắp các tỉnh, trong đóphần lớn là ở phía Nam về tậptrung ở chợ Ú. Quá trình vậnchuyển qua nhiều ngày nên trâu,bò bị bỏ đói và gầy đi, do đó cácthương lái thuê người dân địaphương chăn thả trâu, bò để“hàng” béo tốt lên sẽ được giáhơn khi bán tại chợ. Hoặc có khitrâu, bò về đến nơi nhưng chưađến ngày họp chợ nên cũng phảichăn thả để trâu bò ăn, vì thếngười dân địa phương được thuêđể cho trâu ra đồng ăn cỏ. Dọctheo tuyến đường N5 (tuyếnđường từ huyện Đô Lương vềhuyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)dễ dàng nhận thấy hai bên đườngkhi đi qua địa phận xã Đại Sơntrâu, bò được chăn thả rất nhiềutại đây. Những con trâu, bò nàytất cả là cũng không phải củanhững người chăn thả mà có khilà của những người khác mua vềthuê người chăn thả vỗ béo chờngày họp chợ.

Những người chăn thả trâu,bò tại đây chủ yếu là phụ nữ địaphương ở nhiều độ tuổi khácnhau, mỗi ngày cầm theo chiếcroi tre để “cai quản” cả chục contrâu, bò, có khi là cả trăm con điăn dưới ruộng. Họ chủ yếu lànông dân địa phương, nhữngngày nông nhàn rỗi nhận thêmviệc chăn thả trâu, bò kiếm thêmthu nhập. Chị Nguyễn Thị Tú,người dân địa phương cho biết:“Trâu, bò ở đây chủ yếu là họthuê chúng tôi chăn thả để vỗ béo,chờ ngày bán cho được giá, mỗicon tầm giá trung bình từ 30 đến40 triệu đồng. Đối với những contrâu còn nhỏ (nghé con) giá chỉ từ2,5 - 3 triệu đồng. Nếu mua đượccon trâu mộng to, khỏe, dáng đẹpthì số tiền có thể lên đến cả trămtriệu đồng. Loại trâu mộng hiếmhơn, tìm được thì thương lái phảilùng sục tại các huyện miền núiNghệ An hay ở trong tận TâyNinh mới có.

Bà Phạm Thị Nhi - ngườichăn thả trâu, bò chia sẻ: “Tranhthủ lúc rảnh rỗi mùa màng đangkhông có việc làm thì nhận thêmvài con trâu chăn thả, vỗ béo vàcũng chăn thêm trâu nhà mình đểkiếm thêm thu nhập. Cả trăm contrâu trong xã được thả trên cánhđồng làng, nếu không muốn đểlạc thì phải đi sát cả đàn qua nhiềucánh đồng để canh chừng. Khiđàn trâu của mình được quây vềmột góc trên cánh đồng thì mớiđược thong thả ngồi nghỉ. Đếncuối buổi thì cho trâu về, tuy vấtvả nhưng cũng kiếm được đồngra đồng vào”. Được biết, mỗingày những người phụ nữ nàyđược trả công từ 200 đến 250ngàn/ngày tùy theo từng đàn íthay nhiều. Nếu thương lái nào thumua được khoảng 50 con trở lênthì cần 3 người trông coi tiềncông cũng phải cao hơn.

Hàng ngàn con trâu, bòmỗi tháng tham dự phiên chợ

Trước kia, chợ Ú là bãi đất

trũng, nếu ngày mưa gió thì ướtvà ngập nước nhưng vẫn thu hútđược lượng trâu, bò và người thumua rất đông. Hai năm trở lại đây,chính quyền địa phương đã đầu tưxây dựng lại khu chợ khang tranghơn nên mưa gió vẫn có thể họp

được. Chợ được chia ra 2 khubuôn bán tách biệt: khu chợ trâu,bò và khu chợ thường. Người thumua thường gọi đây là chợ trâu,bò lớn nhất cả nước, có người còncho đây là khu chợ trâu, bò lớnnhất Đông Nam Á, mỗi phiên chợ

có hàng nghìn con trâu, bò đượcmua bán, trao đổi đưa về từ cácnơi trong và ngoài tỉnh, có nguồntừ từ Lào đưa về.

Những thương lái thu muatrâu, bò ở đây đều có kinh nghiệmnhiều năm “chinh chiến” trong

“nghề” nên rất sành trong việc lựachọn. Có những người từ xa đếnđem trâu, bò đi bán chợ Ú từ chiềuhôm trước nên trong đêm đem gửiở nhà dân, sáng mai đưa ra chợsớm cho kịp phiên chợ. Mặt hàngtrong chợ trâu, bò có đủ loại trâu,bò (to, nhỏ, béo, gầy, non, già)được mua bán, trao đổi. Số trâu, bònày được chủ nhân dắt tay, cột vàonhững chiếc xe hoặc những cộttrên sân chợ chờ người đến xem.Người dân trong vùng quanh khuvực chợ Ú cũng bỗng dưng thànhnhững thương lái sành điệu vì làmnhiều nên có kinh nghiệm. Họ cóthể thu mua trâu, bò rồi bán lại chongười khác kiếm tiền chênh lệch,hoặc thấy trâu, bò gầy ốm nhưngdáng đẹp thì mua đem về vỗ béođợi bán phiên sau.

Những con trâu, bò sau khimua bán xong xuôi được chủnhân đánh dấu hoặc viết chữ, sốlên da để khẳng định sở hữu cũngnhư để không bị lạc. Phần lớn, sốtrâu, bò được các lái buôn đườngxa đến thu mua rồi gom lại, sauđó được đưa lên các xe tải chở đicác tỉnh phía Bắc bán. Việc đưatrâu bò lên xe tải để vận chuyểncũng không dễ dàng gì, có khiphải huy động nhiều người để lôikéo hoặc có khi phải khiêng lênxe. Cũng tại đây, không ít các emnhỏ theo bố mẹ đi mua trâu bò, từbé các em đã được đi chợ để dắttrâu, bò đến hoặc đưa về nhà chănthả. Cũng vì thế, không ít emcũng được “truyền nghề” muabán trâu, bò như những thương láisau nhiều năm theo bố mẹ. Donắm bắt được thị trường cũngnhư có nhiều kinh nghiệm, nhiềubài học nên người dân quanhvùng chợ Ú cũng kiếm được thunhập từ việc thu mua, chăn thảtrâu, bò, vì thế mà cuộc sống cũngkhấm khá hơn.

Ông Đặng Văn Toàn, Chủ tịchUBND xã Đại Sơn cho biết, theonhững người cao niên trong xã kểlại, chợ Ú có từ rất lâu rồi, có thểlà từ những thập niên 50 – 60 củathế kỷ trước. Mỗi phiên chợ cókhoảng 1.500 con trâu, bò đượcđưa đến chợ để giao dịch, mỗiphiên có khoảng 1.200 – 1.300con được mua bán thành công.Phần lớn số trâu, bò sau khi muabán thành công được vận chuyểnra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ, mộtsố đưa về các thành phố lân cận.“Sau khi sửa sang lại chợ thì khumua bán cũng đã khang tranghơn, chợ tạo công ăn việc làm chongười dân địa phương có thunhập ổn định. Một phần cũng gópvào khoản thu cho địa phươngthông qua việc thu phí mỗi contrâu, bò khoảng 1.500 đồng…”.

Cứ thế, đều đặn mỗi tháng 6phiên nhộn nhịp, không khi nàothiếu vắng người cũng như trâu,bò. Đến những ngày đó, ngườidân địa phương dậy từ sáng sớmđể ăn sáng, có người còn khôngkịp ăn để ra chợ tìm những contrâu, bò trả giá hợp lý để dắt đibán hoặc đưa về nhà. Công việcđã nuôi sống không biết baonhiêu con người, cũng như tạosinh kế và cho thu nhập ổn địnhcho hàng trăm con người từ hàngchục năm nay tại mảnh đất ĐôLương xứ Nghệ. NGÔ TOÀN

Từ lâu nay, chợ Ú xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An) được biết đếnlà chợ trâu, bò lớn nhất Việt Nam. Điều kì lạ, mỗi tháng 6 phiên họp vào cácngày 1, 6, 11, 16, 21, 26. Dù mỗi tháng có 6 phiên họp nhưng nguồn hàngtrâu bò không bị bị thiếu hụt hay khan hiếm, mà cung, cầu luôn tỉ lệ thuận vớinhau. Hãy cùng khám phá phiên chợ đặc biệt này vào những ngày đầu XuânCanh Tý 2020.

Ghi ở chợ trâu, bòlớn nhất Việt Nam

tại xứ Nghệ

lMỗi ngày có phiên chợ trâu, bò thì người dân dậy từ rất sớm.

lChợ Ú thu hút hàng trăm người dân và khoảng 1.500 con trâu, bò mỗi phiên họp.

lNhững con trâu sau khi đã được mua bán thành công sẽ được buộc lại để đưa lên xe chở đi các tỉnh để tiêu thụ.

Page 15: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

15http://baophapluat.vn PHÓNG Sự GHI CHÉP Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

“ Đời không đi thì còn gìlà đời”

Dịch hạch là căn bệnhkhủng khiếp nhất trong lịch sửloài người, có thời điểm làmgiảm dân số toàn cầu cả trămtriệu người. Chính bác sĩ Yersinlà người đầu tiên tìm ra vikhuẩn này và các nhà khoa họcsau này đã khống chế nó hoàntoàn, nên cả thế giới rất biết ơnông, đặt tên vi khuẩn dịch hạchlà Yersinia. Ông là bác sĩAlexandre Yersin, người ThụySĩ gốc Pháp. Ông sinh năm1863 tại Thụy Sĩ và mất năm1943 tại Nha Trang.

Điều thú vị là, bác sĩ Yersindành cả cuộc đời gắn bó với 2chữ Việt Nam. Người dân khắpthế giới yêu quý ông, nhất làngười HongKong, nơi ông đãgiúp hàng triệu người thoátkhỏi dịch cúm gà. Úc từng mờiông sang thành lập viện Pasteurcho họ nhưng ông đã từ chối.Nhiều nước tìm mọi cách mờiông đến làm việc với điều kiệnlàm việc và bổng lộc hậu hĩnh.Nhưng ông vẫn một mực quayvề dải đất hình chữ S mà ôngtrót yêu thương.

Tốt nghiệp y khoa, Yersin vàthầy hướng dẫn của mình làgiáo sư Roux phát minh ra vắcxin bạch hầu. Thành tựu củaông khiến thiên tài Louis Pas-teur chú ý và được nhận vàolàm ở Viện Pasteur Paris danhgiá. Nhưng máu thám hiểmtrong người khiến Yersin quyếtchí xin nghỉ việc để đi làm thuỷthủ tàu viễn dương “dù chưa cókinh nghiệm đi biển bao giờ”.Ông nói “Đời mà không đi, thìcòn gì là đời”...

Các lần đi thám hiểm vàquay lại Pháp, ông đều đượcLouis Pasteur “mời ăn tối vànghe báo cáo”, “thấy thú vịtrước các thông tin mới mẻ doYersin kể”, Pasteur yêu cầu ônghãy làm gì thì làm cho trọn vẹnđể “vang danh thiên hạ, giúpnhân loại”. Vâng lời thầy,Yersin xách đồ đạc lên tàu vượtngàn hải lý, mặc cho gió bãokhôn lường…

Sang Việt Nam, ông làm bácsĩ trên tàu giữa Sài Gòn,Manila, Hải Phòng rồi sau đóđịnh cư ở Nha Trang. Sau mộtlần tàu cập bến và ông phảilòng với cảnh sắc nơi đây.Không những thế, ông cũng đođược trong không khí hàmlượng i-ốt và ion có lợi ở NhaTrang là cao nhất thế giới, tốtcho sức khoẻ. Đầu thế kỷ 20,ông tham gia hội đồng sáng lậpvà là hiệu trưởng đầu tiên củaĐH Y Khoa Đông Dương (naylà Y Hà Nội), xây dựng toàn bộgiáo trình sơ khởi và nhận thứcy đức cho các thế hệ bác sĩ, quyhoạch các bệnh viện ở các tỉnh,thành khắp Việt Nam theokhoảng cách địa lý để “ai bịbệnh cũng có chỗ gần nhất màđến trị kịp thời”.

Nhưng Hà Nội cũng chỉ cóthể giữ chân ông được hai năm.Sau khi “khởi nghiệp” xongĐH Y Hà Nội, ông quay trở lạiNha Trang, thực hiện chuỗinhững ngày làm khoa học và

thám hiểm khắp núi rừng ĐôngDương. Ông là người đã tìm racao nguyên Lang Biang và quyhoạch TP Đà Lạt, xây dựngViện Pasteur Đà Lạt và gópphần phát triển mạnh hơn choViện Pasteur Sài Gòn. Trạingựa nuôi lấy huyết thanh sảnxuất vắc xin của ông nằm ởsuối Dầu là trại ngựa thuốc lớnnhất châu Á khi đó. Ông còncho trồng cây ký ninh để trịbệnh sốt rét. Ông mong muốnNha Trang là trung tâm sảnxuất vắc xin cho cả châu Á.

Yêu thương Việt Namnhiều đến thế…

Ngoài y học, ông còn gópcông lớn vào phát triển nôngnghiệp, chăn nuôi, thám hiểm,khí tượng ở Việt Nam. Bác sĩYersin là người thực nghiệmnhiều giống cây cao su, ca cao,cà phê (thậm chí ông cho thửnghiệm cây điều từ Brazil vàtiêu đen từ Ấn Độ ở nông trạicủa mình nhưng lúc đó chưathành công). Và bây giờ chúngta đã có hàng tỷ đô la xuất khẩutừ các nông sản này.

Ông mang nhiều giống câyôn đới trồng ở khu vực Đà Lạtvừa khám phá, như cà rốt, súplơ, su su, lay-ơn, cẩm tú cầu, xàlách, cà chua... (hầu như tất cảcác loại rau củ mang tiếngPháp). Ông còn nuôi thử cừu,trồng thử nho ở Phan Rang,nuôi thí nghiệm đà điểu ở NinhHòa, gà Tây (turkey) ở ĐồngNai, tuy chưa thành côngnhưng sau đó có người triểnkhai tiếp.

Ông cũng là một triệu phúnhờ có nhiều nông trại trồngcao su xuất bán cho hãng lốp xeMichelin và đồng thời là cổđông lớn của Ngân hàngHSBC. Ông cho rằng: “Tôi

phải kiếm tiền kiểu khácchứ không tài nào cầm đượctiền của các bệnh nhân”. Toànbộ tiền lãi của ông đến nay vẫncòn và vẫn bí mật chuyển đềuđặn về một quỹ từ thiện và quỹnghiên cứu khoa học.

Với tầm nhìn vĩ đại, ngoàiviệc mang sang cho chúng tabao nhiêu giống cây trồng, vậtnuôi mới lạ, khám phá và xâydựng Sapa, Đà Lạt, Bà Nà...thành những nơi du lịch nghỉdưỡng, ông còn tham gia quyhoạch đô thị khu trung tâm SàiGòn, Hà Nội, Nha Trang, ĐàNẵng, Hải Phòng, ranh giới cáctỉnh... mà chúng ta ngày nayhay có cụm từ “ngày xưa ngườiPháp đã quy hoạch chỗ này là,chỗ kia là...”. Ông đã giúpngười Việt chúng ta có đượcnền tảng kinh tế ban đầu từ mộtnước thuần nông lạc hậu,những công trình về hạ tầng,giáo dục, y tế.

Do chính quyền Pháp khi đórất tín cẩn ông, vì ông đi nhiều,khám phá nhiều. Hầu như mọingóc ngách ở Lào, Việt Nam vàCampuchia đều có dấu chânông. Núi cao vực sâu, thú dữ,bệnh tật... không hề làm ôngnản bước. Ông luôn yêu cầuPháp phải xây dựng ít nhất ởmỗi tỉnh một trường trung họclớn và 1 bệnh viện đủ để chữatrị hết cho cư dân tỉnh đó. Ôngcòn yêu cầu Chính phủ Phápđầu tư tiền để xây đường sắtBắc - Nam từ ga Hà Nội đến gaSài Gòn, hiện chúng ta vẫn cònđang khai thác. Con đườngquốc lộ 1A thời đó là conđường đất nhỏ xíu (gọi là conđường cái quan) bề rộng chỉ có2-3 mét từ thời Chúa Nguyễnđã được ông “bày vẽ” cho kèđá, rải nhựa, mở rộng nâng cấpđể xe ô tô có thể chạy được.

Ông nói phải ưu tiên làm conđường to nhất, tốt nhất gọi làquốc lộ, chạy ngang qua hết cáctỉnh ven biển để người dân tỉnhnào cũng có thể hưởng lợi từgiao thông. Đường sắt leo dốcPhan Rang đi Đà Lạt cũng làông tư vấn cho toàn quyềnDoumer làm. Các trạm khítượng từ Sapa đến Mẫu Sơn,đến Bạch Mã, các ngọn hảiđăng ngoài biển mà chúng tathường nói “do Pháp xây” là doông chọn vị trí. Những gì ôngcó thể nghĩ ra, ông đã làm tất cảcho người Việt…

Ngôi nhà ông là trại tế bầnkhổng lồ

Và cuối cùng, ông chọn NhaTrang để sống giản dị đến cuốiđời. Một cuộc đời đầy ắp nhữngchuyến đi thám hiểm và thànhtựu, đầy ắp sự kính trọng vàthương yêu. Nha Trang cũng lànơi tiếp cận điện ảnh đầu tiên củanước ta do ông mang về chiếu.Có lần khi trẻ con vào nhà ôngxem phim và nghịch phá nhữngchậu hoa quý, gia nhân toan ramắng nhưng ông bảo “thôi đừngla trẻ nhỏ, mình lớn tiếng chúngsẽ sợ”. Một lần ông lái xe hơi trênđường Rue de beau Rivage(đường bờ biển đẹp, nay làđường Trần Phú), một người dânbất cẩn lao vào xe ông và bị tainạn. Dù lỗi của người đi bộ,nhưng ông chạy xuống giúp họbăng bó, xin họ tha thứ và kiênquyết trả lại xe cho chính phủ.Ông từ đó chỉ đi xe đạp, vì theoông “dân chúng xứ này chưaquen luật lệ nên đi lại vô tư, mìnhđi xe đạp có va chạm thì cũngnhẹ để không gây thương vongcho họ”...

Có lần ông lên Tây Nguyêntìm thuốc, người dân tộc đã bắtông, định hành quyết. Nhưng

họ nhìn vào mắt ông, thấy mộtsự chân thành và thiện lương kỳlạ, họ lại thả ông ra. Ông sau đóchữa trị bệnh cho cả buôn làngvà gửi thuốc men lên cho họđều đặn. Ngôi nhà của ông làtrại tế bần khổng lồ cho ngườisa cơ lỡ vận, ốm đau, bệnh tật,đói kém... của khắp vùng, mởcửa suốt ngày, suốt đêm. Ôngkhông có vợ con vì dâng hiếnphụng sự cả đời cho khoa học,nhưng người ta kính yêu ôngnhư cha mẹ ruột.

Năm 1943, trí thức toàn thếgiới, đặc biệt giới Y khoa và giớithám hiểm đã bày tỏ sự thươngtiếc vô hạn về một tài năng, mộtnhân cách lớn lao của nhân loại,một trái tim vĩ đại đã ngừng đập.Yersin từ trần tại nhà riêng ở xómCồn, Nha Trang. Giây phút cuốiđời, ông nhờ người quản gia dìuông ra phía cửa sổ, nhìn về phíabiển, nhìn những con sóng vỗ ghidấu một cuộc đời dọc ngang tráiđất rồi trút hơi thở cuối cùng…Trong di chúc để lại, ông đã viết:“Tôi muốn được chôn ở SuốiDầu. Hãy chôn tôi nằm úpxuống. Yêu cầu ông Bùi QuangPhương (cộng sự lâu năm) giữ tôilại tại Nha Trang, đừng cho aiđem tôi đi nơi khác. Mọi tài sảncòn lại xin tặng hết cho Viện Pas-teur Nha Trang và những ngườicộng sự lâu năm”.

Không kèn trống, không điếuvăn, đám tang của ông diễn ralặng lẽ, giản dị. Nghe tin ôngmất, người dân Nha Trang bỏ hếtcông ăn việc làm để lo hậu sựnhư cha mẹ mình mất vậy. Tàubè ngoài biển ngưng mọi hoạtđộng đánh bắt trong nhiều ngày,vội cập bến vô xóm Cồn. Nhữngphụ nữ tiểu thương bán cá đã bỏhết cá mắm, tiền bạc danh lợi, cởicái nón lá Việt Nam quen thuộcxuống và lấy khăn tang đeo lênđầu, dù không ruột rà máu mủ gì.Người dân vừa đi vừa khóc. Đámtang dài ba cây số, đưa ông đếnnơi an nghỉ cuối cùng…

Ông được chôn theo đúng ýnguyện. Thi hài ông nằm sấp,đầu quay về biển như muốn ômtrọn mảnh đất Khánh Hòa vàolòng mình.

Tên ông được lấy đặt cho conđường ở Hà Nội, Sài Gòn, NhaTrang. Quần thể mộ Yersin ởSuối Dầu cùng Thư viện Yersinở Viện Pasteur Nha Trang đượcxếp hạng di tích lịch sử văn hóacấp quốc gia…

NGUYỄN MỸ

Có một trái tim “thần đèn” còn mãi…Dù quê hương ông là đất nước Thuỵ Sĩ giàu có và xinh đẹp, dù tốt nghiệptrường Y Paris và là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giớinhưng ông vẫn khăn gói xuống tàu đi đến một miền đất nghèo xa lạ. Ông nói:“Tôi mãi mãi là một công dân Pháp, nhưng tôi yêu Việt Nam và sẽ phụng sựtính mạng và cuộc đời tôi cho họ”…. Ngày ông mất năm 1943, người dân NhaTrang bỏ hết công ăn việc làm để lo hậu sự, như cha mẹ mình mất vậy…

Mãi nhớ người đặtnền móng cho một

Việt Nam tốt hơnNhân dân Việt Nam biết đến

Yersin là Hiệu trưởng đầu tiên củaTrường Đại học Y Hà Nội, ngườikhám phá ra cao nguyên LâmViên (Đà Lạt), người sáng lập raViện Pasteur Nha Trang...Cảnhân loại biết đến Yersin là nhà visinh vật học lỗi lạc. Trong tất cảcác cuốn sách viết về những sựkiện lớn lao của lịch sử y học thếgiới, chúng ta luôn gặp tên tuổiYersin với hai khám phá nổi tiếng:xác định được cơ chế gây bệnh củavi khuẩn bạch hầu và tìm ravi khuẩn dịch hạch.

l Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu ( Nha Trang).lBác sĩ Alexandre Yersin, tên ông được lấy đặt cho

đường phố Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang.

Page 16: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

16 http://baophapluat.vnPHÁP LUậT VÀ CUộC SốNGSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

Thông tin minh bạch, đa chiều

Theo đơn kiến nghị gửi Báocủa bà Lê Thị Nhê đại diện chochồng là ông Huỳnh Thành Lê(là cha mẹ của ông HuỳnhThanh Bình - nhân vật chínhtrong nội dung 02 bài báo màBáo PLVN nêu trên) cho rằngcó một số thông tin được nêutrong 02 bài báo là không chínhxác và khách quan.

Cụ thể, theo ý kiến của bàNhê, bài báo “Vụ tranh chấp đấtđai tại Nhơn Trạch: Tờ di chúc bịche giấu và những uẩn khúc cầnlàm rõ” có nội dung: … “đến cănnhà tuềnh toàng, ông Bình khôngtấc đất trong tay...” là khôngchính xác. Bà Nhê cho rằng, ôngBình có hàng nghìn mét đất tạimặt đường, khu đất này có giá trịđể kinh doanh, buôn bán.

Về vấn đề này, Báo PLVNphản hồi lại với bạn đọc như sau:Việc ông Bình có sở hữu (hoặckhông) khu đất khác không nằmtrong khu vực đang tranh chấpgiữa vợ chồng ông bà Nhê vớiông Bình không phải là căn cứ đểlàm thay đổi nội dung, bản chấtcủa bài báo. Nội dung của 02 bàibáo nhằm đưa thông tin về nhữngvướng mắc, một số vấn đề ôngBình cho rằng chưa được làmsáng tỏ trong việc xử lý, giảiquyết vụ án tranh chấp đất đaigiữa các bên. Cùng với đó, tài sảncủa ông Bình – một nông dân

bình thường, không phải diện cánbộ, công chức phải công khai tàisản. Do vậy, việc sở hữu tài sảnnào, ở đâu của ông Bình là quyềnriêng tư, không nằm trong phạmvi báo chí được khai thác và sửdụng đưa tin.

Cũng trong đơn kiến nghị, vợchồng bà Nhê cho rằng, ông Bìnhcó hành vi hành hung, đe dọa vợchồng bà là trái với đạo làm con,trái luân thường đạo lý nhưng lạikhông được phóng viên thu thậpvà đăng tải vào bài viết. Liênquan đến nội dung này, BáoPLVN cho rằng: Việc mâu thuẫntrong gia đình gần như là khôngtránh khỏi, việc ông Bình cónhững hành vi như bà Nhê nêu ởtrên, Báo PLVN nhận thấy khôngcần thiết phải tìm hiểu và đặc biệtlà đăng tải. Thậm chí, với những

thông tin như vậy, gây tâm lýkhông tốt cho bạn đọc, hoangmang trong dư luận, ảnh hưởngtới thuần phong mỹ tục củangười Việt.

Với hai lý do trên, Báo PLVNcho rằng, việc vợ chồng bà Nhêcho rằng bài báo đưa thông tinkhông khách quan, không chínhxác và có mục đích nào khác làkhông có căn cứ.

Tờ tương phân là tờ di chúcCũng trong đơn kiến nghị,

vợ chồng ông bà Nhê có ý kiếncho rằng, tít bài báo lại viết“Tờ di chúc bị che giấu…” làkhông đúng.

Về vấn đề này, Báo PLVNphản hồi như sau: Trong đơn kiếnnghị gửi báo, vợ chồng bà Nhêđã thừa nhận: Tờ tương phân (tờdi chúc) do bố mẹ chồng bà là

ông Huỳnh Ngọc Châu vàNguyễn Thị Phú lập ngày8/1/1976, có nội dung: “Phần 1hacòn lại, số ruộng này và 2ha rừngđể phần hương hỏa, vợ chồng tôihưởng đến tuổi già sẽ cho HuỳnhThanh Bình cháu nội được quyềnhưởng”… Sau khi cụ Châu vàPhú qua đời, do anh Bình cònquá nhỏ, nên vợ chồng ông bàNhê trực tiếp quản lý và sử dụngvà sau đó sang nhượng cho ngườikhác. Đến năm 2001, khi vợchồng ông bà Nhê có tranh chấpvới người khác thì tại buổi hoàgiải tranh chấp tại UBND xã, anhBình mới có ý kiến “Phần đất rẫycủa ông nội tôi để lại cho tôi (cótương phân), tôi đồng ý để lại chocha tôi sang nhượng để xây dựngmồ mả và đơm cúng ông bà”nhằm giải quyết tranh chấp giữaông bà và người liên quan.

Theo thông tin bài báo đăngtải và vấn đề nêu trên trong đơnkiến nghị của vợ chồng ông bàNhê thì nội dung này không cósự khác biệt. Bài báo cũngkhẳng định, đến năm 2001 ôngBình mới chỉ được nghe nói cótờ di chúc do ông bà nội mìnhđể lại. Bên cạnh đó, năm 1981cụ Châu chết, năm 1982 cụ Phúchết, lúc này ông Bình mới 14tuổi. Theo quy định, đến khiông Bình đủ 18 tuổi, vợ chồngông bà Nhê phải có trách nhiệmcông bố tờ di chúc trên cho ôngBình biết.

Theo đó, bà Nhê và ông Lêphải có trách nhiệm công bố dichúc vào năm 1986 chứ khôngphải là năm 2001. Thế nhưng,trong suốt gần 15 năm, kể từ khiông Bình trưởng thành, ông Bìnhhoàn toàn không được biết về tờdi chúc. Do vậy, bài báo có tựađề: “Tờ di chúc bị che giấu…:”là hoàn toàn chính xác và phùhợp với quy định.

Bên cạnh đó, theo phản ánhcủa ông Bình, đến năm 2012,ông mới biết nội dung bản dichúc như thế nào do người muađất của bà Ngọc phô tô một bảnđưa cho. Và đến ngày 24/9/2018,ông Bình mới chính thức đượccầm trên tay bản di chúc gốc (cóchụp ảnh lại) trước sự chứng kiếncủa Thẩm phán Nguyễn VănThành tại phiên tòa phúc thẩm.

SINH NGUYỄN

Lộn xộn, ngổn ngang tạicông trình

Theo ghi nhận thực tế vàongày 18/2/2020, tại công trình thicông đường tỉnh lộ 254 vẫn cònngổn ngang và lộn xộn. Tại nhiềuđoạn đường, vật liệu được tập kếtthành những ụ rất lớn, chiếm nửachiều rộng của lòng đường.Nhiều đoạn khác, hệ thống thoátnước vẫn chưa được triển khai.Hoặc mới chỉ đào rãnh, chưađược gia cố bằng bê tông.

Thậm chí, có những đoạnvẫn đang chỉ là mặt nền cũ, đơn

vị thi công mới chỉ cào bằng, luqua, chưa hề được trải thảmnhựa… Tại những đoạn đườngnày, đất bụi vẫn bay mù mịt mỗikhi có phương tiện di chuyểnqua. Theo sơ tính của phóngviên, khắp trục đường tỉnh lộ254, có đến gần chục km đườngở tình trạng như vậy.

Cụ thể, tại gói thầu xây lắp số20, đoạn đường trước trạm kiểmlâm Quảng Bạch (xã QuảngBạch – Chợ Đồn) dài khoảng1km gần như vẫn như cũ. Đơn vịthi công mới chỉ cào bằng mặt

đường, chưa dải đá dăm, chưalắp hệ thống hộ lan, cọc biển báo,hệ thống rãnh thoát nước…

Còn tại gói thầu xây lắp số 18,đoạn đi qua xã Ngọc Phái (huyệnChợ Đồn), đơn vị thi công mớihoàn thành việc trải nhựa mặtđường vào chiều ngày 18/2. Tuynhiên, hệ thống thoát nước, hộlàn, vạch kẻ đường, biển báo…vẫn chưa hoàn thiện. Khối lượngcông việc để hoàn thành vẫn cònrất lớn.

Ngoài hai khu vực này, nhiềuđoạn đường thuộc các gói thầu

xây lắp khác cũng ở tình trạngtương tự. Một số đoạn, các đơnvị thi công mới chỉ thi công xâydựng nền đường, cấp phối đádăm. Các công việc khác vẫnchưa được triển khai hoặc đangtrong quá trình xây lắp như: Trảinhựa mặt đường, lắp hệ thốngbiển báo, hộ lan, vạch kẻ đường,thoát nước…

Trao đổi với phóng viên, mộtchỉ huy công trường cho biết:“Đơn vị vẫn đang cố gắng thicông, nhưng do nhiều lý do nênmột số hạng mục công trình vẫnchưa được triển khai. Đơn vị sẽcố gắng hoàn thiện các hạng mụctrong tuần này. Dự kiến, 3 đến 5ngày nữa sẽ cơ bản hoàn thiện”.

Chủ đầu tư đang báo cáo“khống”?

Theo tìm hiểu của phóngviên, Dự án mở rộng, nâng cấptỉnh lộ 254 có tổng mức đầu tư là820 tỷ đồng, từ nguồn vốn tráiphiếu Chính phủ. Do thực hiệntiết kiệm chi tiêu ngân sách, dựán này được bố trí số vốn là 738tỷ đồng. Năm 2018, toàn bộ sốvốn này đã được giải ngân vàgiao cho chủ đầu tư là BanQLDA tỉnh Bắc Kạn quản lý.

Mặc dù được ổn định nguồnvốn, thế nhưng, ngay từ ban đầuthực hiện dự án, trong quá trìnhtổ chức đấu thầu của chủ đầu tưđã có nhiều dấu hiệu sai phạm,phát sinh nhiều khiếu kiện buộccơ quan chức năng phải vàocuộc. Bên cạnh đó, công tác thẩmđịnh, phê duyệt, quản lý của chủđầu tư, tư vấn giám sát quá trìnhthi công cũng còn nhiều sai sót.

Không những vậy, mới đây,một số ý kiến cho rằng BQLDAtỉnh Bắc Kạn đang báo cáo

không trung thực về khối lượngxây lắp được hoàn thiện của dựán nhằm hợp thức hoá số tiền đãđược giải ngân.

Cụ thể, theo Báo cáo số135/BCGSĐGĐT-BQLDA vềviệc giám sát, đánh giá, thực hiệnđầu tư Dự án mở rộng, nâng cấpĐT 254 của BQLDA tỉnh BắcKạn, đơn vị này lại báo cáo rằngkhối lượng xây lắp tại các góithầu số 18, 19, 20, 21 đạt 100%khối lượng theo hợp đồng và chấtlượng được đảm bảo theo cáctiêu chuẩn hiện hành.

Đối chiếu thực tế như phóngviên đã phản ánh ở trên với nộidung báo cáo này của BQLDAtỉnh Bắc Kạn thì hoàn toàn có sựkhác biệt. Vậy phải chăng, việcbáo cáo như vậy của lãnh đạođơn vị này nhằm mục đích “hợpthức hoá” số vốn đã được giảingân? Bên cạnh đó, một số ýkiến cho rằng, việc giải ngân100% vốn cho dự án này là chưaphù hợp quy định, cần phải xemxét và làm rõ.

Liên quan đến lãnh đạoBQLDA tỉnh Bắc Kạn, gần đây,dư luận cho rằng việc ông Mã VănThịnh – Giám đốc Ban được cử đihọc và cấp bằng Cao cấp lý luậnchính trị là chưa đúng quy định.

Trước sự việc trên, BáoPLVN đề nghị các cơ quan chứcnăng cần làm rõ có hay khôngviệc vi phạm pháp luật trong việcgiải ngân cho dự án? Đồng thờixem xét trách nhiệm của lãnh đạoBQLDA tỉnh Bắc Kạn và các cánhân, tổ chức khác, nếu có viphạm cần phải xử lý nghiêm.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thôngtin về sự việc!

TÚ LINH

VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI NHƠN TRẠCH (ĐỒNG NAI):

Phản hồi kiến nghị từ bạn đọc

Sau khi đăng tải, Báo PLVN nhận được phản hồi,thắc mắc từ một số bên liên quan đến sự việc. Ngày 22 và 29/12/2019, Báo PLVN có đăng tải 02bài viết với tiêu đề: “Nhiều khúc mắc cần làm rõtrong vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất tại NhơnTrạch” và “Vụ tranh chấp đất tại Nhơn Trạch: Tờ dichúc bị che giấu và những uẩn khúc cần làm rõ”.

DỰ ÁN MỞ RỘNG, NÂNG CẤP ĐƯỜNG 254 TẠI BẮC KẠN:

Có hay không việc chủ đầu tưthanh toán khống

khối lượng?Mặc dù, công trình thi công Dự án mở rộng, nâng cấp đường tỉnh lộ 254vẫn đang dở dang, nhiều hạng mục vẫn chưa được triển khai, thế nhưngchủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn(BQLDA tỉnh Bắc Kạn) lại được giải ngân 100% số vốn của dự án. Để “hợpthức hoá” số tiền đã được giải ngân, đơn vị này đã làm báo cáo khôngtrung thực gửi các đơn vị có liên quan.

l Một đoạn trên trục đường tỉnh lộ 254 vẫn chưa được hoàn thiện.

l Bản di chúc (tờ tương phân) của cụChâu, cụ Phú để lại.

Page 17: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

17Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020http://baophapluat.vn ĐIỀU TRA

Một thửa đất - 2 chủ sử dụng

Tại khu dự án Khu du lịch HảiHoà đang diễn ra một nghịch lý,đó là có nhiều trường hợp mộtthửa đất nhưng có tới 2 chủ sởhữu. Nghịch lý này đã diễn ra từlâu, gây bức xúc cho người dân,dẫn tới khiếu kiện kéo dài,nguyên nhân xuất phát là do viphạm trong công tác đền bù giảiphóng mặt bằng của chínhquyền UBND huyện Tĩnh Giakhi thu hồi đất để làm dự án khudu lịch này.

Trường hợp của gia đình bàNguyễn Thị Thành (sinh năm1948 - trú tại phường Phúc Diễn- Bắc Từ Liêm - Hà Nội) là mộtví dụ điển hình.

Cụ thể, theo phản ánh của bàThành, chồng bà là ông Lê TrọngKiêm (sinh năm 1934, quê quánxã Hải Hoà - Tĩnh Gia - ThanhHoá), tháng 12 năm 1993, ôngKiêm có làm đơn xin cấp đất gửichính quyền xã Hải Hoà. Đếntháng 1/1994, ông được cấp Uỷchi bộ và Chủ nhiệm HTX HảiHoà đồng ý cấp cho 500m2 đất.Đến năm 1995, Chủ tịch UBNDxã Hải Hoà đồng ý việc xin cấpđất của ông Kiêm. Trong xácnhận của Chủ tịch UBND xãHải Hoà đã ghi rõ ranh giớicũng như diện tích và mục đíchsử dụng của khu đất cấp cho giađình ông Kiêm.

Tuy nhiên, đến năm 2009, giađình ông Kiêm làm đơn gửiUBND huyện Tĩnh Gia để xinxây dựng nhà kiên cố thì gia đìnhông mới biết thửa đất của gia đìnhđã bị thu hồi và đem đấu giá báncho người khác.

Cụ thể, theo Công văn số190/CV-UBND do ông NguyễnXuân Thủy - Phó Chủ tịchUBND huyện Tĩnh Gia ký ngày1/4/2009 trả lời đơn xin xây dựngcủa ông Kiêm, thì thửa đất củagia đình ông nằm trong quyhoạch nên UBND chi tiết Khudu lịch nghỉ mát Hải Hoà đãđược phê duyệt và được UBNDhuyện giao đất có thu tiền sửdụng đất cho các hộ thông quahình thức đấu giá quyền sửdụng đất. Do đó, việc ông đề nghịcho phép xây dựng nhà trên đấtđã được giao cho người khác sửdụng là không được.

Với nội dung của công vănnày, thì phần diện tích của giađình ông Kiêm, bà Thành sửdụng từ bấy lâu nay đã đượcchính quyền UBND huyện TĩnhGia giao và bán đấu giá chongười khác. Nhưng nghịch lý làviệc thu hồi và bán đấu giá trêncủa chính quyền địa phương lạikhông hề thông báo cho gia đìnhông Kiêm, bà Thành là nhữngngười đang sử dụng, có tài sảntrên thửa đất.

Bất ngờ và không đồng tìnhtrước những nội dung trong côngvăn trả lời trên của UBND huyệnTĩnh Gia, gia đình ông Kiêm làmđơn khiếu nại gửi các cấp chínhquyền nhưng đến nay vẫn chưađược giải quyết thoả đáng.

Tương tự như trường hợp củagia đình ông Kiêm, bà Thành còncó nhiều trường hợp khác. Việccác thửa đất bị thu hồi, đưa ra đấugiá và cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất cho người khác khimà các chủ sở hữu vẫn đang sửdụng một cách hợp pháp phải

chăng thể hiện sự tắc trách, thiếutrách nhiệm và vi phạm nghiêmtrọng quy định của pháp luật đấtđai của chính quyền UBNDhuyện Tĩnh Gia?

Sai phạm kéo dàiTheo tìm hiểu của phóng viên,

Dự án khu du lịch, nghỉ mát HảiHoà tại xã Hải Hoà – nay là thịtrấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia -tỉnh Thanh Hoá được UBND tỉnhThanh Hoá phê duyệt theo Quyếtđịnh số 2416 vào ngày 28/7/2003.theo đó, diện tích xây dựng khunhà nghỉ, khách sạn là hơn 7hađược giao cho UBND huyệnTĩnh Gia làm chủ đầu tư.

Từ năm 2005 đến năm 2010,UBND huyện Tĩnh Gia đã tổchức bán đấu giá quyền sử dụngđất cho 62 lô đất, cấp nhiều giấychứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) cho người trúngđấu giá và thu về hơn 80 tỷ đồng.Tuy nhiên, việc thu hồi đất và bánđấu giá của UBND huyện này lạiphát sinh nhiều sai phạm.

Cụ thể, nhiều lô đất trong sốcác lô đất được bán đấu giá và cấpGCNQSDĐ lại chưa phải là đất“sạch”. Bởi lẽ, các lô đất này vẫnthuộc quyền sở hữu của ngườidân nơi đây và họ vẫn đang sửdụng. Như trường hợp của giađình ông Kiêm, bà Thành vànhiều trường hợp khác. Thếnhưng, UBND huyện Tĩnh Giavẫn cố tình mang bán đấu giá vàcấp GCNQSDĐ, khiến cả ngườimua đấu giá lẫn người bị mất đấtbức xúc.

Việc này dẫn đến một thựctrạng, người mua chỉ cầmGCNQSDĐ, không được bàngiao đất, không được sử dụng.

Còn người đang sử dụng đất vàđã được cấp GCNQSDĐ lại bịtước bỏ quyền và lợi ích củamình.

Việc một dự án có quy môlớn, góp phần thúc đẩy kinh tế địaphương lại được chính quyền sởtại thực hiện một cách khôngnghiêm túc, không đúng quy địnhdẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéodài, ảnh hưởng đời sống và gâythiệt hại tới nhân dân địa phươngphải chăng thể hiện sự yếu kémtrong công tác quản lý đất đai củachính quyền nơi đây?

Thậm chí, do sai phạm củaUBND huyện Tĩnh Gia trongviệc giải phóng mặt bằng dự ánđã dẫn đến mâu thuẫn nghiêmtrọng, xảy ra xô xát giữa ngườimua đã trúng đấu giá với nhữngngười chủ đất cũ, đang sử dụng.

Theo như phản ánh của bàThành, vào tháng 10/2019, khigia đình bà đang sửa sang lạihàng rào cho khu đất nhà mình thìbất ngờ người trúng đấu giá thửađất của gia đình bà đang sử dụngcùng với hơn 20 thanh niên vớidáng vẻ hung dữ, xăm trổ kéo đếnphá toàn bộ hàng rào. Các concháu của bà Thành ra ngăn cản thìbị nhóm người này lao vào đánh,đấm. Bản thân bà Thành tuy caotuổi nhưng cũng bị đánh. Thậmchí, cháu của bà Thành là anh LêTrọng Đại bị đánh thương tíchnặng phải nằm điều trị tại Bệnhviện Tĩnh Gia.

Có hay không lợi ích nhóm?Theo tìm hiểu, vào cuối năm

2010, 19 lô đất tại khu dự án vẫnđược chính quyền nơi đây đemđấu giá. Điều này khiến chongười dân địa phương và dư luận

không khỏi hoài nghi về việc cóhay không lợi ích nhóm của chínhquyền nơi đây trong việc tổ chứcđấu giá các lô đất? Người dân chorằng, lãnh đạo chính quyền nơiđây hoàn toàn biết rõ đất vẫnchưa được giải phóng, mặt bằngchưa “sạch” hoàn toàn nhưng họvẫn đem mang ra bán đấu giá.Việc tổ chức bán đấu giá chỉ trêngiấy tờ, không căn cứ vào tìnhhình thực tế của dự án phải chănglà có sự khuất tất của lãnh đạochính quyền địa phương nơi đây?

Mặc dù sai phạm tại dự án nàyđã kéo dài, liên quan đến nhiềunhiệm kỳ nhưng đến nay, lãnhđạo đương nhiệm của chínhquyền nơi đây vẫn loay hoay vàlúng túng trong việc xử lý.

Trao đổi với báo chí, ôngNguyễn Xuân Thủy - Bí thưHuyện uỷ Tĩnh Gia thừa nhận viphạm của dự án: “Liên quan đếnviệc đấu giá, từ giai đoạn đầu củadự án, cho đến thời kì ông Quylàm Chủ tịch thì đấu giá xong hếttất cả các lô. Tuy nhiên, việc đấugiá này có cái sai của UBNDhuyện là vẫn còn vướng mặtbằng, mặt bằng chưa “sạch” đãđem đấu giá”.

Để tìm hiểu rõ hơn, phóngviên Báo PLVN đã liên hệ làmviệc với UBND thị trấn Tĩnh Giavà UBND huyện Tĩnh Gia. Tạibuổi trao đổi với lãnh đạo UBNDxã thị trấn Tĩnh Gia, vị lãnh đạonày cho hay, các vấn đề liên quanđến dự án thì thị trấn không nắmđược nhiều hồ sơ, nên để cụ thểđề nghị phóng viên làm việc vớiUBND huyện.

Còn tại buổi làm việc với Bangiải phóng mặt bằng – hỗ trợ vàtái định cư huyện Tĩnh Gia, lãnhđạo đơn vị này cho biết, do dự ánđược thực hiện từ nhiều nhiệm kỳtrước nên ông cũng không nắmcụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, khiphóng viên đề nghị cung cấp hồsơ liên quan đến việc thu hồi vàgiải phóng mặt bằng của dự án, vịnày từ chối cung cấp và đưa ra lýdo: “Hồ sơ không còn lưu”.

Việc vi phạm trong công tácgiải phóng mặt bằng liên quanđến dự án đã rõ, được phát hiệntừ lâu. Tuy nhiên, đến nay chínhquyền địa phương nơi đây vẫnchậm trễ trong công tác xử lýkhiếu nại, khiếu kiện của ngườidân có liên quan, cũng như khôngcó biện pháp xử lý kịp thời dẫnđến tình trạng bức xúc trong nhândân, khiếu kiện kéo dài.

Trước sự việc trên, Báo PLVNđề nghị UBND tỉnh Thanh Hoácùng các đơn vị liên quan nhanhchóng vào cuộc làm rõ các vấn đềsai phạm, đồng thời xử lý nghiêmcác cá nhân, tổ chức có vi phạm.

Được biết, gần đây liên quanđến trường hợp của gia đình bàThành tố cáo nguyên lãnh đạoUBND huyện Tĩnh Gia đã viphạm pháp luật trong công tácgiải phóng mặt bằng, đền bù chodự án Khu du lịch, nghỉ mát HảiHoà, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội(UBTP) đã có công văn gửi Chủtịch UBND tỉnh Thanh Hoá xemxét, làm rõ, trả lời bà Thành vàthông báo kết quả cho UBTP đểUBTP báo cáo Phó Chủ tịchQuốc hội. SINH NGUYỄN

SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG TẠI DỰ ÁN KHU DU LỊCH HẢI HOÀ (TĨNH GIA – THANH HOÁ):

Đất chưa “sạch” đã đấu giá, cấp “sổ đỏ” cho người khác

Từ năm 2005 đến năm 2010, UBND huyện Tĩnh Gia đã tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất cho các lôđất và cấp nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua tại Dự án khu du dịch, nghỉ mát HảiHoà. Điều đáng nói, trong số này, nhiều lô đất được bán đấu giá mà không phải đất “sạch” bởi vẫn thuộcquyền sở hữu hợp pháp của những người dân bản địa.

l Văn bản của Ủy ban Tư pháp Quốc hội liên quan

đến khiếu nại của bà Thành.

l Khu đất gia đình bà Thành đang quản lý, sử dụng.

Page 18: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

“Hồi sinh” những khu “đất chết”…

Khu vực ven sông Hồng bịcoi như "khoảng tối" củaphường Phúc Tân (Hà Nội).Đây là khu vực xóm nghèo, dânngụ cư tụ tập nên tình hình anninh trật tự và môi trường xã hộitại khu vực vốn khá phức tạp.Đã bao năm nay, người dânthoải mái xả rác hoặc những thứphế thải ra đó. Bãi rác to, nhỏchồng chất khiến không gian ônhiễm và hình ảnh đầy nhếchnhác, ruồi nhặng bay đầy. Mộtbức tường cũ bẩn còn nguyênvết hằn mức nước của nhữnglần lũ lên. Nhìn ra bãi sông làcon đường lổn nhổn do dân tựđổ xi măng, rác ngập ngụa vàmặc định là nơi để cư dân dẫnchó đi vệ sinh. Đi qua bãi rácnày là nỗi sợ kinh hoàng củanhiều người.

Với ý tưởng biến bãi rácthành nơi nghệ thuật, “Dự ánnghệ thuật công cộng” phườngPhúc Tân do 16 nghệ sỹ trongvà ngoài nước tham gia đã làmnên một phép màu. Dựa theobức tường dài 500 cũ kỹ, các tácphẩm nghệ thuật của dự ánđược làm từ chính nguyên vậtliệu tái chế, rác thải của chínhkhu vực bất ngờ hiện lên longlanh. Dự án đã tận dụng nhữngđồ tái chế từ vỏ chai nhựa,thùng phi, vành lốp bánh xemáy, ống bô xe máy, túi nilông… Biến chúng thành nhữngtác phẩm nghệ thuật, sắp xếptheo những chủ đề lịch sử vănhóa khác nhau để làm sống lạimột khu vực vốn khá sầm uấtcủa đất Thăng Long Kẻ Chợ.

Là giám tuyển dự án, đồngthời có tác phẩm tham gia, nghệsĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ:“Sau gần 2 tháng miệt mài sángtạo nhóm nghệ sĩ 3 miền Bắc,Trung, Nam và 2 họa sĩ ngoài…một không gian nghệ thuật vớinhững tác phẩm không theo bấtcứ khuôn mẫu nào đã đượchoàn thiện trên khu vực trướcđây là bãi rác tự phát nằm bênsông Hồng”.

Điều đặc biệt, dự án khôngchỉ đơn thuần là tái chế, mà quanghệ thuật để kể những câuchuyện của ký ức, lịch sử.Trong đó, nghệ sĩ Phạm KhắcQuang đã hàn những thanh sắtcũ dựng lên thành hình ảnh toatàu, trên đó có bóng dáng“người hát xẩm cuối cùng củathế kỷ 20” Hà Thị Cầu. Nghệ sĩNguyễn Thế Sơn, từ sắt phế thảivà inox gương, mang đến tácphẩm sắp đặt cho thấy hình ảnhcủa những gánh hàng rong,những người lao động ở bếnsông Hồng, cùng với 2 bức phùđiêu với tổng chiều dài 6 mphục dựng lại bức Ngư nghiệpvà nông nghiệp. Tác phẩm sắpđặt của anh giống như cuộc đốithoại về ngữ cảnh cuộc sống,những di sản nghệ thuật từngtồn tại và bị biến đổi theo thờigian. Trong khi đó, nghệ sĩ VũXuân Đông đã dùng hơn 10.000chai nhựa là chai nước, hộp dầuxe máy đã qua sử dụng... gomđược ở các trường học, khu dâncư xung quanh và nơi anh sinh

sống, để tạo thành 4 chiếcthuyền buồm gợi nhớ hình ảnhtrên bến dưới thuyền tấp nập ởbãi sông Hồng cách đây hơn100 năm. Còn nghệ sĩ Lê ĐăngNinh sử dụng 20 chiếc thùngphuy, vật dụng đặc trưng củanhững ngôi nhà nổi ở bãi giữasông Hồng, để đưa vào tácphẩm sắp đặt Nhà nổi mang đếncái nhìn về những góc khuấttrong cuộc sống của nhữngngười dân ngụ cư nơi bãi giữasông Hồng.

Bà Thu Nga (62 tuổi), ngườidân phường Phúc Tân phấnchấn: “Từ khi có không giannghệ thuật “xua đuổi” bãi rácbẩn thỉu, người dân chúng tôivui lắm. Sáng và chiều tối,người dân trong xóm thường rađây để thư giãn, vui chơi. Bọntrẻ càng thích thú hơn khi vừangắm tác phẩm, vừa được ngườilớn kể về ký ức Hà thành cũngnhư tìm hiểu những thông điệpbảo vệ môi trường mà các tácgiả đã gửi gắm bên cạnh nhữngtác phẩm của mình. Người dânchúng tôi ý thức bảo vệ môitrường, thay phiên nhau giữ gìncảnh quan, quyết liệt cấm tiệtcác hành vi đổ rác bừa bãi. Thờigian gần đây, không gian nghệthuật Phúc Tân còn đón nhiềubạn trẻ Hà Thành và du kháchđã tới để checkin với sự háo hứctrên khuôn mặt”.

Ngoài Phúc Tân, ở Hà Nộicòn có những vườn hoa, tácphẩm nghệ thuật “mọc” lên thaythế những bãi rác. Cách đây 4năm, nhóm sinh viên trẻ đã biếnmột bãi rác thải sinh hoạt "dọn10 năm không sạch" thành mộtvườn hoa thẳng đứng xinh xắn,rợp hoa lá tươi mát được mọingười rất yêu thích. Ý tưởng

xây dựng vườn hoa này là dobạn trẻ Đàm Thanh Tùng khởixướng. Tùng cho biết, cậu thamgia cuộc thi "Siêu thủ lĩnh" doVTV6 tổ chức và việc xây dựngvườn hoa trên bãi rác là mộttrong những thử thách mà Tùngcần phải trải qua. "Ban tổ chứcchỉ định sẵn một địa điểm vàthử thách của mình là phải "hôbiến" nó thành một khu vườnlung linh". Tùng cho biết, vậtliệu xây dựng khu vườn chủ yếulà gạch sinh học, thân thiện vớimôi trường và những chai, lọ bỏđi gom được từ sự ủng hộ củangười dân sống gần đó. Và, bãirác thải bỗng biến thành vườnhoa thẳng đứng đã đem lại mộtsắc thái mới cho phố Trần Bình.

Thành những nơi “checkin” sang chảnh

Cứ thấy bãi rác tự phát làĐàm Thanh Tùng lại nung nấuý định cải tạo thành vườn hoathật đẹp. Sau thành công ở khuvực phố Trần Bình, ĐàmThanh Tùng và Đoàn Thanhniên phường Mai Dịch đã vàtriển khai thực hiện “hô biến”thêm được những bãi rác ở khuvực tổ 3- Tân Đô và khu vực tổ23 Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8. Chia sẻ về những khó khănkhi làm công việc này, Tùngcho biết khó khăn lớn nhất vẫnlà vấn đề kinh phí. “Mỗi vườnhoa trung bình mất khoảng 10-15 triệu đồng. Lúc đầu, để cókinh phí, bọn mình từng đi bánhoa giấy gây quỹ. Nhưng saumột thời gian dài, nhóm “Sentrong phố” của Tùng đã đượccông nhận và giờ đây hầu hếtkinh phí đều được tài trợ nênnhóm cũng dễ thở hơn ” - Tùngcho biết.

Sau một thời gian triển khai,12 quận trên địa bàn TP. Hà Nộiđã hoàn thành 100 công trìnhvườn hoa thanh niên ở khắp cácngõ ngách của thành phố.Những công trình này đã tạo sựchuyển biến rõ rệt trong việcthay đổi cảnh quan đô thị, nângcao ý thức giữ gìn vệ sinh môitrường, góp phần xây dựng Thủđô xanh – sạch – đẹp. Vườn hoathanh niên cũng là một trong 10công trình thanh niên tiêu biểutoàn quốc năm 2016.

Ngay cạnh Trung tâm Giáodục chuyên biệt Ban Mai (MêLinh - Hà Nội) là khu vui chơiphát triển vận động dành cho trẻem, đặc biệt là trẻ tự kỉ do chínhcác giáo viên của Trung tâm lênkế hoạch thực hiện.“Trước đây,ngay tại khu vui chơi này là mộtbãi đất trống, người dân thườngđem rác ra đổ, có những lúc rácchất thành đống, gây ô nhiễmmôi trường trầm trọng. Vì bãirác bốc mùi hôi thối, khó chịunên những nhà xung quanh luônluôn phải đóng cửa, nhân viêntrung tâm đã nhiều lần tự dọnrồi đốt, thậm chí thuê máy ủi đểsan bằng đống rác, nhưng đượcmột thời gian ngắn mọi ngườitrong khu lại mang rác ra đổ.Nhận thấy trẻ trong khu vực vàtrẻ ở trung tâm không có nơinào để chơi nên chúng tôi đã cóý tưởng biến bãi rác thành khuvui chơi cho trẻ em” – Chị VũThị Hòa - Giám đốc Trung tâmGiáo dục chuyên biệt Ban Maichia sẻ. Sau khi được sự đồngthuận của chủ sở hữu khu đất,toàn bộ các giáo viên của Trungtâm bắt tay ngay vào công việckhông kể ngày nghỉ. Nhữngbuổi lên lớp, các cô cũng tranhthủ giờ nghỉ trưa và lúc chiều tối

để dọn dẹp. Từ những nguyênliệu tưởng chừng đã hết giá trịsử dụng đều được các cô tậndụng như: Lốp ô tô dùng làmxích đu và ống chui cho trẻchơi, những thanh tuýp sắt đượcgia công làm thành những thangcầu vồng, các khối gỗ đượcdùng làm bộ leo núi… để trẻvận động. Đến nay khu vui chơiđã được hoàn thiện khang trang,sạch đẹp.

Không chỉ ở Hà Nội, nhiềutỉnh, thành cũng thực hiện dự án“Biến rác thành bồn hoa”.Nhóm “Sen trong phố” lên kếhoạch thiết kế các vườn hoatrong trường hay vườn hoatrong khu tập thể tập thể bằngchất liệu đặc biệt như bếp thantổ ong bỏ đi tái chế, tổ chức cáchoạt động cộng đồng với chủ đềmôi trường... nhóm đã thànhcông khi đưa dự án vào tớiLong Xuyên, An Giang với 2vườn hoa.

Với dự án “độc lạ”, nhưngkhả thi và dễ thu hút sự quantâm của cộng đồng, BanThường vụ huyện Đoàn LấpVò (Đồng Tháp) đã phối hợpvới các đơn vị khảo sát thựctrạng trên địa bàn huyện, đềxuất thực hiện tái chế các lốpxe đã qua sử dụng để xây dựngcác sân chơi miễn phí chothiếu nhi và thực hiện mô hình“Biến bãi rác thành vườn hoa”.Theo đó, xã Hội An Đông vàMỹ An Hưng B là điểm xâydựng điểm vui chơi miễn phícho thiếu nhi và Thị trấn LấpVò làm điểm thực hiện môhình “Biến bãi rác thành vườnhoa”. Theo ước tính ban đầu,một điểm vui chơi thiếu nhicần khoản từ 150 đến 200 lốpxe. Các thành viên câu lạc bộkỹ năng huyện đã tìm kiếm,vận động nguồn vỏ xe ở các cơsở vá lốp xe, các gara ô tô trênđịa bàn huyện và cả ở các nơingoài huyện như: An Giang,Vĩnh Long, TP HCM. Kết quảsau hơn 2 tuần triển khai,nhiều không gian vui chơi đẹpmắt, bổ ích cho các em thiếunhi đã ra đời với xích đu, cầutrượt, nhà leo, đường ống, bậpbênh, thú nhún... Đến nay, toànhuyện Lấp Vò đã có 14 sânchơi miễn phí được làm bằngcác vật liệu tái chế tại 13 xã,thị trấn trên địa bàn.

Hơn ai hết, những người đãbiến “bãi rác thành vườn hoatuyệt sắc, tác phẩm nghệ thuậtđộc đáo” đều mong muốn có thểthay đổi nếp sống, văn hóa,nâng cao ý thức bảo vệ môitrường của người dân. Khôngchỉ là việc họ không xả rác ở đónữa mà còn là việc họ chung taybảo vệ, chăm sóc hay đơn giảnlà cùng tận hưởng không giansống. Những vườn hoa, tácphẩm nghệ thuật góc phố sẽgiúp bộ mặt đô thị văn minh,đẹp đẽ hơn.

“Đừng chỉ nói về những bãirác, đừng chỉ than phiền, mộtlần chia sẻ của bạn có thể tạonên những thay đổi lớn!”- Đólà thông điệp của những ngườiyêu thiên nhiên, luôn bảo vệmôi trường. BẢO CHÂU

18 http://baophapluat.vnSốNG đẹPSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020

Những người biến bãi rác thành vườn hoa,

tác phẩm nghệ thuậtTừ những điểm đen xả rác, phóng uế gây ám ảnh, kinh hoàng với ngườidân xung quanh, một số nghệ sĩ, bạn trẻ đã thực hiện dự án dọn dẹp,trang trí, trồng cây để biến thành những vườn hoa đẹp mắt hay tácphẩm nghệ thuật độc đáo.

lMột tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Page 19: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

http://baophapluat.vn 19Số 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 DU LịCH - TRảI NGHIệM“Mỏ vàng” bỏ ngỏ ở Việt Nam

Những năm gần đây, biếnđổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, thức ăn độc hại khiếnsức khoẻ trở thành vấn đề lolắng hàng đầu trên toàn cầu.Theo đó, ung thư vẫn là cănbệnh thế kỉ gây tử vong ở hầuhết mọi quốc gia, người Việtcũng không ngoại lệ. Thống kêcho thấy, cứ 100 người chết ởViệt Nam thì khoảng 25 ngườilà bởi ung thư, ngoài ra còn cócác loại bệnh theo mùa, bệnhtâm lý, bệnh di truyền…

Trên thực tế, người Việtkhông hề keo kiệt khi bỏ “tiềntúi” chi tiêu cho sức khoẻ củamình. Năm 2014, Tổ chức Y tếThế giới (WHO) thống kê ngườiViệt Nam bỏ ra khoảng 7,8% thunhập của mình cho chăm sóc sứckhoẻ, con số này có xu hướngtăng qua các năm. So với mộtngười Thái Lan chi trả khoảng4,1% thu nhập, một người Singa-pore dành ra khoảng 4,9% thunhập, một người Lào chi rakhoảng 1,9% thu nhập...

Có thể thấy, người Việt, mặcdù thu nhập bình quân đầungười có thể hạn chế hơn cácnước phát triển, nhưng mốiquan tâm của họ dành cho sứckhoẻ không hề thua kém, thậmchí sẵn sàng chi trả cao. Theothống kê cũng từ WHO, tuổi thọbình quân của người Việt tínhđến năm 2015 là 71 đối với namvà 81 đối với nữ. Đây là con sốtương đối cao. Tuy nhiên điềuđó không phản ánh mức độnguy hiểm về sức khỏe màngười Việt đang phải đối mặt.

Dù nhu cầu là có thật, tìnhhình quá tải bệnh viện ở ViệtNam đã và đang là nỗi ám ảnhhàng đầu của bệnh nhân, bêncạnh đó kéo theo những vấn đềvề chất lượng, thái độ của y bácsĩ…. Thị trường Việt Nam vìvậy đang là “miếng mồi ngon”của các quốc gia lân cận. Mặcdù khó có thể thống kê đầy đủ,đầu năm 2016 Bộ Y tế cho biết,bình quân mỗi năm người Việtchi tới 2 tỷ USD cho việc ranước ngoài chữa bệnh.

Loại hình du lịch y tế đãmanh mún ở Việt Nam từ vàinăm, đến nay, vẫn là một “mỏvàng” chưa được khai phá hếttiềm năng. Được biết, TP. HồChí Minh đã đưa ra định hướngphát triển mạnh loại hình du lịchnày trên địa bàn. Nha khoa, yhọc cổ truyền, thẩm mỹ, khámsức khỏe và tầm soát bệnh là 5loại hình du lịch y tế chất lượngcao đang được lãnh đạo thànhphố chú trọng tập trung. Theođó, để phát triển du lịch y tếtheo hướng chất lượng cao,những thách thức trước mắt vẫnphải là tạo dựng cơ sở hạ tầng,nâng cao tay nghề khám chữabệnh, dịch vụ chăm sóc thânthiện, chuyên nghiệp đạt tiêuchuẩn quốc tế. Khi có được sảnphẩm y tế hoàn chỉnh, nối tiếpchính là các công ty lữ hànhhình thành các gói tour du lịchđặc trưng về y tế như du lịchnha khoa, du lịch y học cổtruyền, du lịch chữa bệnh hiếm

muộn…. Đồng thời, kết hợp vớiđẩy mạnh quảng bá xúc tiếngiới thiệu du lịch y tế đến cáctỉnh và các quốc gia là thịtrường tiềm năng.

Để làm được điều này, việchọc hỏi những “người tiênphong” rất quan trọng. Hiện,Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, TháiLan, Ấn Độ, Mexico, Myan-mar… là những điển hình thànhcông cho mô hình du lịch y tếtrên thế giới. Nói riêng về xứ sởchùa vàng, Chính phủ Thái Lanđã nhận ra “mỏ vàng” du lịch ytế từ rất sớm và đã “nung nấu”tham vọng trở thành một “thủphủ” du lịch y tế toàn cầu.

Từ giấc mơ trung tâm y tếchâu Á…

Năm 2004, Thái Lan đã đềra chiến lược trở thành trungtâm y tế của Châu Á. Chính phủThái Lan đã không ngừng nỗlực để thực hiện tham vọng củamình. Bộ Y tế Thái Lan đề ra 3mục tiêu trọng điểm: dịch vụ ytế, dịch vụ sức khỏe bao gồmmassage truyền thống, spa vàcác sản phẩm dược liệu. Du lịchy tế nhanh chóng trở thành mộtnguồn thu ngoại tệ đáng kể củaThái Lan, mức tăng trưởngngành mỗi năm đạt 20%. Năm2011, ngành này đóng góp 0,4%GDP Thái Lan. Thái Lan đượcmệnh danh là “thiên đườngchuyển giới”, một điểm đến“chống lại những sắp đặt củatạo hóa”. Năm 2014, theo ước

tính của Bloomberg, phẫu thuậtchuyển giới đã mang lại cho dulịch Thái Lan 4 tỷ USD doanhthu.

Đầu tháng 9/2016, Bộ Y tếThái Lan phát động chươngtrình “Đến Thái Lan vì sức khỏecủa bạn”. Chương trình này đãliên kết với các đại lý du lịchcùng với trung tâm chăm sócsức khỏe tư nhân cung cấp cácdịch vụ trọn gói dành cho dukhách nước ngoài đến Thái Lan.Bộ Y tế cũng đồng thời giớithiệu ra thế giới các dịch vụchăm sóc sức khỏe dành chokhách nước ngoài. Trung Quốc,Myanmar, Lào, Campuchia vàViệt Nam là các thị trường trọngđiểm mà Thái Lan đang hướngtới trong tương lai gần.

Đầu tư vào lĩnh vực vực dulịch y tế được chính phủ khuyếnkhích, đặc biệt tại các vùng dulịch trọng điểm của Thái Lannhư Bangkok, Chiang Mai,Phuket, Surat Thani, Pattaya,Hua Hin. Ngoài ra, những nămgần đây, nhiều bệnh viện vàtrung tâm y tế ở Thái Lan đãđược niêm yết trên thị trườngchứng khoán để gây quỹ đầu tưtrang thiết bị và cơ sở hạ tầngcho nên mức độ cung cấp dịchvụ điều trị tại Thái Lan tốt nhấtcó thể.

Đặc biệt, ngành du lịch TháiLan rất nỗ lực vượt qua đượcvấn đề trở ngại về ngoại ngữ.Người Thái Lan không ngại học

ngoại ngữ để nâng cao chấtlượng dịch vụ du lịch của họ, vínhư tiếng Việt, Hàn, Nhật, Anh,Trung… Một số bệnh viện ởThái Lan còn thiết lập bộ phậnchuyên trách về du lịch, phốihợp và tiếp thị các dịch vụ củamình với các cơ quan điều hànhdu lịch trong nước. Chưa kể, cáccơ sở y tế của Thái Lan hướngtới cung cấp dịch vụ 24/24 tạicác thành phố lớn ở các tỉnh vínhư Bangkok, hoặc các trungtâm du lịch. Theo đó, du kháchcó thể tiếp cận với các loại hìnhdịch vụ y tế một cách thuận tiện,từ các dịch vụ điều trị mắt bằnglasik, phẫu thuật tim, hay phẫuthuật thẩm mỹ.

Với người Việt, Thái Lankhông chỉ hấp dẫn bởi trình độphát triển y học tiên tiến, chấtlượng dịch vụ tốt, mà còn bởiviệc điều trị ở đây hoàn toàn cóthể kết hợp với chương trình dulịch, nghỉ dưỡng theo chươngtrình các bệnh viện hoặc cáccông ty lữ hành tổ chức. Bêncạnh đó, việc bay sang TháiLan hết sức đơn giản, khôngcần xin visa, không cần chứngminh tài chính.

Đến tham vọng trở thànhtrung tâm y tế quốc tế

Trong kế hoạch năm 2016 -2025, Chính phủ Thái Lan triểnkhai chính sách nhằm đưa đấtnước này dần trở thành mộttrung tâm y tế quốc tế đến năm2025. Hiện, Thái Lan có hơn

400 bệnh viện với tiêu chuẩncao và giá phục vụ thấp hơn sovới nhiều nước trên thế giới.

Đầu năm 2019, Tập đoànchăm sóc sức khỏe ThonburiHealthcare Group (THG) - đơnvị đứng đầu trong lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe tại Thái Lan,công bố khai trương Bệnh việnThonburi Bamrungmuang tạiBangkok, đem đến dịch vụchăm sóc sức khoẻ tiêu chuẩn 6sao quốc tế. Bệnh viện Thon-buri Bamrungmuang có 6 trungtâm, bao gồm: Trung tâm Kiểmtra sức khỏe cá nhân; Trung tâmTái tạo và Gen; Trung tâmThẩm mỹ và Phẫu thuật thẩmmỹ; Trung tâm Sinh sản IVF;Trung tâm Chăm sóc vết thươngcho bệnh nhân tiểu đườngThonburi; Trung tâm Nha khoakỹ thuật số. Đây đều là cácchuyên khoa “đắt khách” dulịch y tế. Việc mở những trungtâm y tế như vậy trong tương laiđược kỳ vọng sẽ góp phần hỗtrợ Chính phủ Thái Lan thựchiện tham vọng của mình.

Chính phủ đang tiếp tục hỗtrợ doanh nghiệp Thái Lan đầutư hoàn thiện ngành du lịch y tếcủa nước nhà. Cho đến nay,nhiều bệnh viện, đơn vị lữ hànhcòn chú trọng mở rộng ra các thịtrường khác thông qua các Hộichợ thương mại quốc tế ở châuÂu, Trung Đông. Các bác sĩ vàchuyên gia có thể nhận bệnh áncủa bệnh nhân tức thì bằng vệtinh. Các bệnh viện thuê nhânviên lưu loát tiếng Anh đã đượcđào tạo ở nước ngoài và nhữngngười nói tiếng Ả rập để đápứng nhu cầu dịch vụ từ các nướcvùng Trung Đông.

Chuyên gia nước ngoài,chuyên viên quản trị của cáccông ty đa quốc gia và nhânviên sứ quán đều chứng thựcđiều trị của các bệnh viện ở TháiLan với chi phí thấp. Tổng cụcDu lịch Thái Lan liên tục giớithiệu các bệnh viện uy tín dànhcho người nước ngoài như Bệnhviện Bumrungrad, Bệnh việnĐa khoa Bangkok - nơi tất cảbác sĩ đều được đào tạo ở nướcngoài, thường là Hoa Kỳ, Anhhay Úc và nhân viên nói nhiềuthứ tiếng được thuê đặc biệtdành cho chăm sóc bệnh nhân.

Những nỗ lực và thành tựumà xứ sở chùa vàng đạt được cóthể sẽ là những bài học quý giácho Việt Nam noi theo. Số liệunăm 2016 cho thấy Singapoređã tiếp nhận khoảng 550.000bệnh nhân nước ngoài,Malaysia tiếp nhận 940.000,trong khi Thái Lan từ 1,3 triệuđến 1,8 triệu bệnh nhân nướcngoài. Thái Lan là một điểmđến được yêu thích trong sốnhững người tìm kiếm phẫuthuật thẩm mỹ, nhưng Malaysiavà Singapore đang cạnh tranhquyết liệt trong lĩnh vực phẫuthuật điều trị bệnh phức tạp vàmang lại doanh thu cao nhất.

Thiết nghĩ, ngành du lịch ytế Việt Nam mặc dù có đặc thùriêng biệt, nhưng vẫn là một thịtrường còn manh mún, nhỏ lẻ,chưa phát huy được thế mạnh.

ĐỖ TRANG

“Xứ sở chùa vàng” đón đầu xu hướng

du lịch y tế như thế nào? Nhìn từ mô hình du lịchy tế thành công ở TháiLan, thị trường du lịchy tế Việt Nam có tiềmnăng nhưng còn manhmún. Trong khi đó, thịtrường khách Việtđang trở thành “miếngmồi béo bở” của cácquốc gia khác.

lBệnh viện 6 sao Thonburi Bamrungmuang (Bangkok) được kỳ vọng trở thành trung tâm y tế lớn của Thái Lan.

lChăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng của du lịch y tế.

Page 20: K NIM 65 NM NGÀY THY THUC VIT NAM (27/2/1955 …...B c Mi n Trung: S 56 ng Nguy n Th Minh Khai, TP Vinh, t nh Ngh An * T: 0968115998; Qu ng Ninh: S 701 ng Nguy n V n C , phng H ng

20 http://baophapluat.vnSố 54 (7.767) Chủ nhật 23/2/2020 THế GIớI TRONG TUầN

Theo tờ Washington Post, thay vìđứng trước cột cờ và hát quốc ca vàosáng thứ hai hàng tuần, tất cả họcsinh cùng nhau theo dõi buổi chào cờtrước màn hình máy tính tại nhà. Sauđó, khi chào cờ là những tiết học nhưtiếng Trung, tiếng Anh, Toán, Khoahọc, thậm chí thể dục cũng được dạyonline.

Hiện nay, Chính quyền Trung Quốcđã thực hiện các biện pháp để ngănchặn dịch Covid-19 đang lan rộng khắpcả nước. Hơn một nửa 1,4 tỷ người bịyêu cầu hạn chế ra khỏi nhà. Tụ tậpđông người tại nơi công cộng cũng bịcấm hoàn toàn. Cũng chính vì vậy, biệnpháp hiện nay mà Trung Quốc đang ápdụng, đó là hướng toàn bộ sức mạnhcông nghệ để đảm bảo rằng học sinh cóthể học từ xa.

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 17/2đã giới thiệu “lớp học đám mây internet

toàn quốc” được hỗ trợ bởi hơn 7.000máy chủ và có thể đáp ứng cho 50 triệuhọc sinh cùng học một thời điểm. Cácbài học bao trùm 12 môn học khácnhau. Trong khi đó, Kênh truyền hìnhgiáo dục Trung Quốc cũng đang pháttrực tuyến các chương trình học qua vệtinh tới các khu vực hẻo lánh có kết nốimạng chậm.

Có rất nhiều người ủng hộ việc họconline. Đơn cử như cô Annie Yao, mẹcủa một học sinh lớp 5 tại Bắc Kinhchia sẻ, cô không bị phiền toái bởi lũ trẻvà chúng có thể tự xoay xở với bài tậpmà không cần sự trợ giúp của mẹ. “Contrai tôi rất vui khi được quay trở lại họctập, dù là học trực tuyến tại nhà. Giáoviên đưa ra một quyển sách, yêu cầuhọc sinh đọc rồi sau đó viết bản báocáo, vẽ tranh hoặc bất cứ điều gì màchúng thấy mình giỏi nhất”. Dù vậy,con trai cô Annie nói rằng cậu bé thích

được đến trường hơn vì sẽ được chơivới bạn bè giờ nghỉ giải lao.

Tuy nhiên, học online cũng đanggặp phải nhiều vấn đề khó khăn, từ việcthiếu hụt giáo viên, học sinh xao nhãngkhi học online tại nhà, phụ huynh thiếukiên nhẫn khi nhà có 2 đứa trẻ nhưngcó một máy tính, cộng thêm việc thiếuam hiểu về công nghệ…

Cụ thể là trường hợp của cô CaoJing, bà mẹ đã có hai con ở thành phốTrịnh Châu cho biết: “Tôi không biếtmình phải sống ra sao nữa”. Cô khôngchỉ nấu ăn và giặt quần áo cho con gái11 tuổi và con trai 7 tuổi, mà còn phảichép bài kiểm tra bằng tay cho con vàcố gắng làm quen với công nghệ củacác lớp học trực tuyến. Các con của côCao đã quen chơi và không thích thúvới việc học qua mạng. Cô hy vọngchúng sẽ trở lại học ở trường sớm trướckhi cô “phát ốm”. THU THU

Thế giới có thể sẽ phảiđối mặt với tình

trạng thiếu thuốckháng sinh vàhàng loạt cácloại thuốc khácvì mất đi nguồncung chủ yếutừ Trung Quốc.Tình trạng nàysẽ trở nên nghiêmtrọng nếu như dịchCovid-19 không đượcgiải quyết sớm.

Hiện nay Trung Quốc là nhàcung cấp hàng đầu về nguyên liệucủa một số loại thuốc mà nhiều nướctrên thế giới sử dụng nhiều, bao gồmthuốc điều trị bệnh huyết áp, trầmcảm, Alzheimer, hay Parkinson…

Theo Bộ Thươngmại Mỹ, 97%

thuốc khángsinh ở Mỹ

bắt nguồntừ TrungQuốc.

T h e oR e u t e r s

dẫn lờiChủ tịch

P h ò n gThương mại

Liên minh châu Âu(EU) ở Trung Quốc Joerg

Wuttke, tại một buổi hội thảo ở BắcKinh, vấn đề nguồn cung dượcphẩm ở Trung Quốc đang ngày càngtrầm trọng hơn vì bị cản trở bởi dịchbệnh, khi nhà chức trách Bắc Kinh

áp dụng biện pháp cách ly bắt buộc14 ngày đối với những người đến từnước ngoài.

Từ đó, nhiều công ty thuốc đangthiếu vật liệu đóng gói và gặp tháchthức do sự bất trắc về quy định. Việcvận chuyển các nguồn cung dượcphẩm ở Trung Quốc, khiến hàng hóaứ đọng, do các biện pháp hạn chế cácphương tiện lưu thông nhằm ngănchặn dịch Covid-19. Thêm nữa, cácbiện pháp cách ly nghiêm ngặt cũnggây khó khăn cho việc cử các chuyêngia kỹ thuật trên thế giới tới hỗ trợdập dịch.

Ngoài ra, ông Joerg Wuttke cũngcho biết ngành xe hơi cũng bắt đầugặp một số khó khăn trong việc cungcấp hàng hóa tại Trung Quốc và hàngtồn ngày càng nhiều. BÙI MẾN

Mỹ chỉ xếp thứ 39 về chỉ số“thịnh vượng trẻ em”Mới đây, theo báo cáo chung “Tương lai

của trẻ em thế giới” do Tổ chức Y tế thếgiới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc(UNICEF) và Tạp chí y khoa Lancet công bố,Mỹ xếp hạng sau 38 quốc gia khác trên thếgiới về chỉ số “thịnh vượng trẻ em”.

Chỉ số “thịnh vượng trẻ em” là một chỉ sốmới được xây dựng, nhằm so sánh các điềukiện cơ bản của công dân từ 0-18 tuổi ở cácquốc gia toàn thế giới, với hai chỉ số cấu thànhlà chỉ số sinh tồn và chỉ số thịnh vượng. Theođó, chỉ số sinh tồn phản ánh tỷ lệ sống sót củasản phụ, trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tự tử, dịch vụchăm sóc bà mẹ và trẻ em, vệ sinh cơ bản vàtỷ lệ nghèo. Chỉ số thịnh vượng phản ánh tìnhhình giáo dục, phát triển thể chất, dinh dưỡng,tự do mang thai, phá thai, bảo vệ trẻ em khỏibạo lực.

Được biết, có 180 quốc gia được khảo sát,quốc gia phát triển Bắc Âu Na Uy xếp thứ hạng1 trong bảng chỉ số này. Trong top 10 còn có cácnước Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Ireland, ĐanMạch, Nhật Bản, Bỉ, Iceland, Anh. Trong khi đóMỹ chỉ đứng ở vị trí 39.

Báo cáo trên còn đánh giá riêng về vấn đềxả thải carbon, coi đây là một yếu tố có thể ảnhhưởng tới sự thịnh vượng của trẻ em thế giớikhông chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trongtương lai. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 85 trongsố 180 quốc gia. Trong khi đó, Mỹ đứng thứ173. Na Uy, Hàn Quốc và Hà Lan là 3 nước xếphạng cao nhất về “thịnh vượng trẻ em”, nhưngvề chỉ số bền vững toàn cầu dựa trên lượng phátthải carbon, những nước này xếp lần lượt vị tríthứ 156, 166 và 160.

Để cải thiện “an sinh trẻ em”, báo cáo kêugọi các quốc gia ngừng phát thải carbon quámức. Thắt chặt các quy định về tiếp thị thươngmại đồ ăn vặt, rượu và các sản phẩm độc hạikhác. Đưa ra các chính sách mới để bảo vệ sứckhỏe, dinh dưỡng và quyền của trẻ em. Và kếthợp tiếng nói của trẻ em vào các quyết địnhchính sách. HOÀI THU

Campuchia xử lý người phụ nữ ăn mặc “khêu gợi” để bán hàng onlineMột cô gái mặc đồ gợi cảm bán hàng trực

tuyến trên mạng xã hội trở thành trườnghợp đầu tiên bị Thủ tướng Campuchia HunSen xử lý, vì cho rằng ảnh hưởng đến “ giá trịđạo đức và phẩm giá của phụ nữ Khmer”.

N g ư ờ iphụ nữ nàycó tên ThaiSreyneang,39 tuổi, đãđược đưađến đồncảnh sát.Cô nóirằng, vì bánđồ lót nênăn mặckhêu gợi đểthu hútkhách hàng. Cô được yêu cầu chấm dứt việc ănmặc khiêu dâm khi bán hàng, đồng thời phảiđăng một video xin lỗi cộng đồng mạng vì hànhđộng của mình. “Tôi xin lỗi. Tôi hy vọng cơquan chức năng và cộng đồng mạng tha thứ chotôi”, cô nói.

Được biết, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnhcho Bộ Nội vụ làm việc để theo dõi và hànhđộng chống lại tất cả những phụ nữ Khmer làmnhư vậy và cả những người chụp ảnh selfie gợicảm trên mạng xã hội. “Hành động của họ ảnhhưởng xấu đến danh dự và đạo đức của ngườiphụ nữ Campuchia”, ông nói.

MẾN THƯƠNG

lMột phụ nữ ăn mặc khêu gợi khi bánhàng qua mạng.

MẤT NGUỒN CUNG TỪ TRUNG QUỐC:

Thế giới có thể thiếu thuốc kháng sinh nghiêm trọng

TRUNG QUỐC:

200 triệu học sinhHọC TRựC TUYếN

Gần 200 triệu trẻ em trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu học kỳ thứ hai trong tuần qua, theocách “đặc biệt” hơn so với trước đây. Đó là học trực tuyến tại nhà.

lẢnh minh họa.