37
SOÁ 461 (BOÄ MÔÙI) (15-6-2016) http://www.tapchicaosu.vn Phóng viên Bản tin truyền hình Tạp chí Cao su VN tác nghiệp trên vườn cây Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận. Ảnh: Nguyên Khánh Ra mắt tính năng E - Paper trên trang tapchicaosu.vn (Trang 8) KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VN (21/6/1925 - 21/6/2016)

KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

SOÁ 461 (BOÄ MÔÙI)(15-6-2016) http://www.tapchicaosu.vn

Phóng viên Bản tin truyền hình Tạp chí Cao su VN tác nghiệp trên vườn cây Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận. Ảnh: Nguyên Khánh

Ra mắt tính năng E - Paper trên trang

tapchicaosu.vn(Trang 8)

KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VN (21/6/1925 - 21/6/2016)

Page 2: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

Toång Bieân taäp:

Hoà Thò Tuù Anh

Phoù Toång Bieân taäp:

Nguyeãn Phi Long

Toøa soaïn - Trò söï:

236 Bis Nam Kyø Khôûi Nghóa, Q.3, TP. HCM;

ÑT: (08)39325223 - 39321162

Fax: (08)39322625

Email: [email protected]

[email protected]

Website: www.tapchicaosu.vn

VPÑD taïi Haø Noäi:

56 Nguyeãn Du, ÑT: (04)39428040

VPÑD taïi Taây Nguyeân:

322 Tröôøng Chinh, TP. Pleiku, Gia Lai;

ÑT: (059)3747797 - 0918749230

E-mail: [email protected]

GPXB Baùo chí soá: 151/GP-BVHTT

In taïi Coâng ty Coå phaàn Vaên Hoùa Vaên Lang

Giaù: 10.000 ñoàng

1

NÔNG SẢN ĐỘC VÀ THÔNG TIN “ĐỘC” Thực phẩm bẩn, nông sản độc đang trở thành vấn nạn nhức nhối khiến

toàn xã hội quan tâm. Bởi vậy, thông tin về vấn đề này đang trở nên hết sức nhạy cảm. Và cách đưa tin thiếu cẩn trọng có thể khiến những người làm ăn chân chính, nhất là nông dân, bị “trúng độc”!

Đáng lo là chuyện này xảy ra ngày càng nhiều. Liên tục thời gian qua xuất hiện những thông tin sai sự thật trên báo chí và các trang mạng xã hội liên quan đến nông sản. Những thông tin này gây tác hại tức thì với nông dân.

Đơn cử như tháng 2/2013, bỗng rộ lên tin đồn ăn bắp (ngô) bị ung thư do bắp nguyên liệu ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang chứa kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ. Tin này khiến người dân không dám ăn bắp, nhà chăn nuôi cũng không dám mua bắp làm thức ăn gia súc, giá bắp nguyên liệu giảm thê thảm, còn nông dân thì điêu đứng.

Tháng 5/2014, trên mạng xuất hiện tin nông dân xã Kh.Th (Phú Xuyên, Hà Nội) lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí sử dụng cả phân tươi, thuốc kích thích tăng trưởng để trồng rau cần, khiến các hộ dân ở đây không bán được rau, thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Đầu tháng 4/2016, trên một số phương tiện thông tin và mạng xã hội rộ lên tin đồn nhà vườn tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sử dụng túi bao trái của Đài Loan có chứa độc để bọc trái xoài. Tin này xuất hiện ngay vào chính vụ thu hoạch đã khiến giá xoài tại 2 tỉnh này giảm mạnh, nông dân bị lỗ nặng.

Nhưng đến câu chuyện một đài truyền hình dàn dựng cảnh người nông dân dùng chổi quét rau thì đúng là vượt quá sự chịu đựng của người dân và công chúng. Đó không còn là tin đồn mà đó là thông tin “chính ngôn” nên mức độ tác động rất lớn, như một cú đánh trực diện vào người nông dân, khiến dư luận và bản thân người nông dân hết sức phẫn nộ.

Trong thời buổi mạng xã hội phổ biến như hiện nay, thì một thông tin “nóng”, đặc biệt là thông tin về thực phẩm bẩn được phát ra, sẽ lan nhanh như vết dầu loang. Bản thân “bị can” hoàn toàn bất lực trong việc thanh minh và ngăn chặn “cơn bão” về thông tin và chỉ còn biết sự nương cậy vào chính quyền và truyền thông.

Với thực trạng “ai cũng có thể đưa tin” khiến dư luận gần như không thể biết đâu là thông tin đúng, thì vai trò, trách nhiệm của nhà báo và cơ quan báo chí trong việc đưa tin chính xác, trung thực, khách quan để định hướng dư luận là rất quan trọng.

Kiểu đưa tin không kiểm chứng, thiếu cẩn trọng mà vội vã quy kết là rất “độc hại”, gây hoang mang dư luận và người bị “trúng độc” đau đớn nhất vẫn là những người làm ăn chân chính. Một viên đạn lạc có thể chỉ làm bị thương một người, nhưng một thông tin “độc hại” có thể làm vô số người lâm vào cảnh khốn cùng.

Với vai trò, chức năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình, báo chí cần có sự kiểm chứng mức độ xác thực các thông tin tràn lan trên mạng, để đưa tin chính xác, khách quan, trung thực nhằm định hướng dư luận.

Để hạn chế những thông tin “độc hại”, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc kiểm định thông tin. Cùng với đó, cần bổ sung chế tài xử lý, quy trách nhiệm tới cùng đối với những kẻ có hành vi tung tin đồn thất thiệt, xử lý nghiêm tận gốc những những tin đồn thất thiệt gây thiệt hại cho cộng đồng, nhất là người nông dân.

Phú Vinh

Trồng xen canh: Bước đầu phát huy hiệu quả ............................................................. (Trang 4)Tapchicaosu.vn - Nơi tích hợp thông tin về ngành cao su ............................................ (Trang 8)Bạn đọc và Tạp chí Cao su VN - Tình cảm, gắn bó ....................................................(Trang 10)Khi đi xa, ta thấy mình bỗng lớn! .................................................................................(Trang 21)Nhớ một “ngày hội” báo chí ở đất Sài Thành ..............................................................(Trang 29)Nhà báo trên vùng cao su Tây Bắc ............................................................................(Trang 26)

Page 3: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

2 Soá 461 (15-6-2016)

Gặp mặt thân mật báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng VN 21/6 là một trong nhiều hoạt động thường niên mà VRG tổ chức. Cùng với đó, hàng năm VRG còn tổ chức gặp mặt báo chí mừng Xuân vào dịp cuối năm; thăm và chúc mừng các sự kiện lớn của giới báo chí; ngày thành lập các cơ quan báo chí…

Nói về đóng góp của báo chí đối với ngành cao su, ông Võ Sỹ Lực – Chủ tịch HĐTV VRG, nhấn mạnh: “Có thể khẳng định, sự phát triển và những thành tựu mà ngành cao su VN đạt được trong những năm qua, có sự đóng góp, đồng hành trong công tác thông tin tuyên truyền của các cơ

Họp mặt báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng VN 21/6*Triển lãm ảnh và chiếu phim: Báo chí đồng hành cùng ngành cao su*Trao giải Cộng tác viên xuất sắc lần thứ IV

Cộng tác viên xuất sắc lần IV của Tạp chí Cao su VN:

Lê Đình Bửu, Hà Đức Thành, Nguyễn Sỹ Vui (Gia Lai), Tống Trường Ngữ (Đắk Lắk), Nguyễn Đức Trọng (Bình Phước), Nguyễn Thanh Bạch (Bình Phước).

Cộng tác viên xuất sắc của Bản tin Công đoàn Cao su VN:

Dương Hoàng Phụng (Công đoàn Cao su Tân Biên), Nguyễn Thị Luân (Công đoàn Cao su Lai Châu).

Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016), tại TP.HCM, VRG, CĐ Cao su VN phối hợp với Tạp chí Cao su VN tổ chức các hoạt động ý nghĩa.

Tại buổi gặp mặt lãnh đạo VRG sẽ phổ biến, thông tin các hoạt động trọng tâm của VRG và CĐ Cao su VN năm 2016. Trong đó, đề cao vai trò và sự đóng góp của báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền một cách chính xác, khách quan và kịp thời; đồng thời nhấn mạnh đến trách nhiệm của báo chí trong việc hỗ trợ và đồng hành với

sự phát triển của doanh nghiệp và đời sống, việc làm của CNLĐ.

quan báo chí. Lãnh đạo VRG mong muốn báo chí tiếp tục đồng hành cùng ngành cao su, trong những lúc khó khăn cả những khi thuận lợi, để đưa sự nghiệp phát triển cao su ngày càng bền vững”.

Cũng chung quan điểm, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận khẳng định, nhiều năm qua, báo chí có sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn đối với sự phát triển của ngành cao su. Báo chí đã tuyên truyền những thành quả tốt đẹp của ngành cao su, đồng thời cũng chia sẻ với VRG trong những lúc khó khăn. TGĐ Trần Ngọc Thuận cũng bày tỏ mong muốn, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành và chia sẻ cùng

doanh nghiệp, động viên người lao động gắn bó với ngành cao su.

Ông Đào Văn Lừng – Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM, đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo VRG với báo chí. Ông Lừng cho rằng, trong mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp, ngoài việc báo chí tham gia góp ý cho doanh nghiệp thì cũng cần khen ngợi, động viên để doanh nghiệp phát triển. Việc báo chí thông tin trung thực, chính xác và kịp thời là hành động cụ thể thể hiện sự đồng hành.

Về góc độ Công đoàn, ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch CĐ Cao su VN, bày tỏ mong muốn báo chí phát huy tinh thần trách nhiệm, thông tin chính xác, khách quan về việc làm, đời sống của CNLĐ và những biện pháp quan tâm, hỗ trợ, chăm lo cho CNLĐ của doanh nghiệp và tổ chức CĐ. Đặc biệt, có sự quan tâm, động viên người lao động ổn định tư tưởng, yên tâm gắn bó với nghề, với ngành cao su. Trong tình hình hiện nay, ngành cao su rất cần chia sẻ, cổ vũ, động viên, góp ý xây dựng và cả những hiến kế của báo chí nhằm giúp doanh nghiệp vượt khó. Đó là hành động cụ thể và thiết thực, thể hiện sự đồng hành và góp sức của báo chí vào việc xây dựng ngành cao su VN ngày càng phát triển.

T.S

TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận trao đổi thông tin với báo chí tại buổi gặp mặt báo chí mừng Xuân Bính Thân 2016. Ảnh: Tùng Châu

BÁO CHÍ ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU

Dịp này, Ban Biên tập Tạp chí Cao su VN và Ban Biên tập Bản tin CĐ Cao su VN trao Giải Cộng tác viên xuất sắc lần thứ IV/2016. Đây là hoạt động nhằm ghi nhận những đóng góp của đội ngũ Cộng tác viên trong những năm qua đối với sự phát triển của tờ Tạp chí Cao su VN và Bản tin Công đoàn Cao su VN.

Đồng thời, Tạp chí Cao su VN tổ chức triển lãm ảnh và chiếu phim: Báo chí đồng hành cùng ngành cao su. Qua đó, thể hiện mối quan hệ gắn kết, thường xuyên và liên tục giữa báo chí với ngành cao su và ngành cao su với báo chí.

P.V

Page 4: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

3

Đó là phát biểu chỉ đạo của TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận tại Hội nghị triển khai công tác cổ phần hóa

(CPH) ngày 8/6. Hội nghị nhằm tập huấn, rà soát và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lộ trình CPH của 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị hành chính sự nghiệp.Đẩy nhanh tiến độ xác định giá trị doanh nghiệp

Về lộ trình CPH của VRG, ngày 7/4, Bộ NN&PTNT đã có thông báo số 2791/TB-BNN-QLDN. Theo đó, VRG phải kết thúc quá trình CPH trong quý 2/2017. Với các mốc thời gian cụ thể như sau: thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (GTDN) là 1/1/2016; thực hiện công bố GTDN vào quý 3/2016; hoàn thiện phương án CPH vào quý IV/2016 và thực hiện phương án CPH vào quý I/2017.

Nhằm hỗ trợ các đơn vị trong việc xác định GTDN, Ban chỉ đạo CPH VRG thống nhất triển khai xác định GTDN ở đơn vị nào thì hoàn thành hồ sơ tài liệu ngay tại đơn vị đó, nếu có sai sót sẽ chỉnh sửa ngay lập tức, nhằm rút ngắn thời gian. Việc thực hiện xác định GTDN và thẩm định báo cáo xác định GTDN đối với tất cả các đơn vị phải hoàn thành trước ngày 20/7. Ngày 5/8, Ban chỉ đạo CPH thông qua báo cáo xác định GTDN và ngày 15/8 trình Bộ NN&PTNT. Sau đó đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận CPH

Nhận xét về những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng phương án CPH, ông Phạm Văn Thành – Trưởng Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, cho biết: “Các công ty TNHH MTV, đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng đầy đủ các hồ sơ xác định GTDN, xây dựng vốn điều lệ, phương án kinh doanh, phương án sử dụng đất, phương án sử dụng lao động. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, cung cấp tài liệu kịp thời để hoàn thành các báo cáo đúng tiến độ”.

Theo ông Thành, trong các hạng mục thì việc xây dựng phương án sử dụng đất dễ bị chậm trễ nhất, do khối lượng công việc lớn, thuộc lĩnh vực nhạy cảm và phải có quyết định phê duyệt của địa phương. Về nguyên tắc việc lập phương án sử dụng đất vẫn có thể thuê tư vấn thực hiện, tuy nhiên với đặc thù về đất đai của Tập đoàn, các đơn vị tư vấn không thể thực hiện được. “Đối với công tác này chủ yếu là các công ty phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường của địa phương thực hiện. Nếu có vướng mắc phải báo cáo ngay với Ban chỉ đạo CPH VRG để cùng phối hợp tháo gỡ”, ông Thành nói.Bảo vệ tối đa quyền lợi người lao động khi CPH

Tại hội nghị, ông Trần Khắc Chung – Trưởng Ban Lao động Tiền lương VRG cũng đã hướng dẫn các đơn vị công tác xây dựng phương án lao động và giải quyết chế độ chính sách khi CPH DN. “Các đơn vị cần cẩn thận khi xây dựng phương án lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải hoàn thành đầy đủ 9 biểu mẫu theo quy định tại Thông tư 44/2015/TT-

CÁC ĐƠN VỊ CẦN TÍCH CỰCVÀ QUYẾT LIỆT HƠN NỮA

TRONG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA

BLĐTBXH, để phục vụ cho công tác chi trả chế độ khi CPH, tránh những rắc rối, tranh chấp sau này” – ông Chung nhấn mạnh.

Kết luận hội nghị, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận chỉ đạo: “Tôi đánh giá cao sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị trong 6 tháng đầu năm. Khối lượng công việc để thực hiện lộ trình CPH là rất lớn và áp lực rất nhiều. Tôi mong rằng các đơn vị phải nỗ lực, tích cực và quyết liệt hơn nữa để hoàn thành CPH theo đúng tiến độ. Ban CPH ở các đơn vị không chỉ phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo CPH VRG, mà còn phải cử cán bộ chuyên trách liên tục phối hợp với các ban chuyên môn của VRG trong từng hạng mục CPH”.

Ngọc Cẩm

CN Công ty CPCS Bà Rịa- đơn vị đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ảnh: Vũ Phong

“Năm 2016 là năm tái cơ cấu. Thế nhưng trước hay sau CPH thì các đơn vị cũng phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống người lao động”- TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh.

Page 5: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

4 Soá 461 (15-6-2016)

Khu vực Đông Nam bộ: Đã trồng xen 8.488 haTheo Báo cáo sơ kết công tác trồng xen năm 2015

khu vực miền Đông Nam bộ (MĐNB) của Ban Quản lý Kỹ thuật VRG, tổng diện tích trồng xen khu vực MĐNB là 8.488 ha/10.778 ha; trong đó trồng xen 22 loại cây ngắn ngày và lâu năm theo quy cách thiết kế hàng đơn là 6.783 ha và 1.705 ha hàng kép.

Ông Lê Thanh Hưng - TGĐ Công ty Cao su Dầu Tiếng, cho rằng việc trồng xen đã được công ty thực hiện từ năm 2007, đến năm 2015, thực hiện chủ trương của VRG, công ty thực hiện trồng xen với diện tích khoảng 2.600 ha trên đất cao su các loại cây ngắn ngày và dài ngày như: đậu xanh, bắp, dưa hấu, mè, chuối, dó bầu...

“Lợi ích trực tiếp thu được từ việc trồng xen canh đã rõ, đó là tiết kiệm công cày lại vườn cây, hưởng lợi lượng phân bón hữu cơ của cây ngắn ngày sau thu hoạch và tận dụng phế phẩm ủ gốc giữ ẩm cây cao su. Bên cạnh đó, công ty còn thu về 1,541 tỷ đồng từ các hợp đồng trồng xen trên đất cao su; trong đó với loại cây ngắn ngày 500 ngàn đồng/ha/vụ, cây dài ngày 2,5 triệu đồng/ha/vụ”, ông Hưng cho biết.

Với mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng đất, chăm sóc tốt diện tích vườn cây KTCB, đảm bảo sinh trưởng vườn cây cao su, TCT Cao su Đồng Nai đã có những yêu cầu về quy trình kỹ thuật trồng xen canh, hạn chế trồng các loại cây cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, dễ cháy...

Ông Đỗ Minh Tuấn – TGĐ TCT Cao su Đồng Nai, cho hay: “Năm 2015, TCT thu về từ công tác xen canh khoảng 13 tỷ đồng. Qua kiểm tra, đánh giá ban đầu vườn cây cao su trong vườn xen phát triển bình thường, mật độ cây so với mật độ thiết kế đạt 100%. Năm 2016, TCT sẽ tiếp tục trồng xen 450 ha trên vườn cây KTCB”.

Với đặc điểm thổ nhưỡng hơn 50% diện tích hạng 3 và hạng 4, lượng mưa thấp, đến trễ, gần biển gió nhiều, việc thực hiện trồng xen trong cao su của Công ty CPCS Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, tổng diện tích KTCB của đơn vị là 591 ha, trong đó thiết kế 85 ha hàng đơn và 506 ha hàng kép. Công ty liên kết trồng 242 ha cây keo lai và dó bầu 276 ha để xen canh. Đến thời điểm

hiện tại chưa thấy sự cạnh tranh cây keo đối với cao su, diện tích cao su có trồng xen canh phát triển tương đối ổn định. Năm đầu tiên thực hiện phương án trồng xen keo lai trong cao su, công ty giảm chi phí công phát luồng hơn 500 ngàn đồng/ha; đối với diện tích liên kết trồng dó bầu, tiền thu đất 2,7 triệu đồng/ha/năm.

“Dự kiến sắp tới công ty sẽ thực hiện trồng xen 2 chu kỳ trồng keo lai và 1 chu kỳ trồng tràm bông vàng theo suốt chu kỳ phát triển của cây cao su để giảm diện tích đất trống và gãy đổ trên vườn cây cao su”, bà Võ Thị Thủy - Phó TGĐ công ty cho biết.Trồng xen đem lại hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế

Theo đánh giá của Ban Quản lý Kỹ thuật VRG, bước đầu, mô hình xen canh trên đất cao su đem lại hiệu quả tích cực, cây cao su sinh trưởng và phát triển bình thường, hiệu quả sử dụng đất được nâng cao, đáp ứng được chủ trương giảm suất đầu tư của VRG. Bên cạnh lợi ích về mặt kỹ thuật, còn tăng thu nhập cho người trồng xen, giảm công làm cỏ chống cháy, thu trực tiếp bằng tiền hoặc phân bón, bình quân 1,2 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận thu về từ mô hình hàng kép là 2,22 triệu đồng/ha/năm.

“Về mặt kỹ thuật, các đơn vị nên có phương án trồng xen trong hàng kép với mô hình cây cao su với cây cao su lấy gỗ hoặc theo dõi đánh giá thêm phương án luân canh giữa cây keo lai và tràm bông vàng... Nếu đầu tư đúng cho cây trồng xen canh như các đơn vị đã thực hiện, sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cây cao su hoặc chấp nhận ảnh hưởng ở mức độ có thể cho phép”, ông Lại Văn Lâm –Trưởng Ban Quản lý Kỹ thuật VRG nêu quan điểm.

TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị MĐNB trong việc thực hiện chủ trương trồng xen canh trên vườn cây cao su của VRG. TGĐ lưu ý, đây là chủ trương đúng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết giảm suất đầu tư và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, VRG không bắt buộc các đơn vị phải thực hiện, tùy đặc thù của từng đơn vị để chọn các loại cây phù hợp và khuyến khích tăng dần diện tích trồng xen trong những năm tới.

Nguyễn Lý

Trồng mía xen cao su tại TCT Cao su Đồng Nai. Ảnh: Vũ Phong

Trồng xen canh:

BƯỚC ĐẦU PHÁT HUY HIỆU QUẢ

Chủ trương trồng xen canh trên đất cao su nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tuy đang ở giai đoạn thử nghiệm nhưng bước đầu đã chứng minh hướng đi đúng với việc mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật, tăng thu nhập cho người lao động và lợi nhuận cho đơn vị.

Page 6: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

5

Giá bán bình quân toàn VRGđạt 27,4 triệu đồng/tấn

Tính đến ngày 3/6, toàn VRG đã khai thác được 40.000 tấn cao su, đạt 16% kế hoạch năm. Sản lượng thu mua đạt hơn 12.000 tấn, sản lượng chế biến đạt 57.000 tấn. VRG đã tiêu thụ trên 92.000 tấn cao su các loại, trong đó xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu 38.500 tấn, tiêu thụ nội địa 54.000 tấn. Giá bán bình quân toàn VRG đến ngày 3/6 đạt 27,4 triệu đồng/tấn.

P.V

VRG tặng 150 triệu đồng cho Quỹ hỗ trợ ngư dân nghèo huyện đảo Lý Sơn

Từ ngày 23-25/5, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận cùng đoàn công tác VRG đã ra thăm huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đoàn đã thăm nhà bảo tàng, cột cờ, các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đảo...

Nhân dịp này, TGĐ Trần Ngọc Thuận đã thay mặt đoàn công tác trao tặng 150 triệu đồng cho Quỹ hỗ trợ ngư dân nghèo của huyện đảo Lý Sơn. TGĐ Trần Ngọc Thuận cũng chia sẻ với lãnh đạo huyện về những khó khăn của bà con ngư dân và cho biết trong thời gian tới, VRG sẽ có chương trình cụ thể để hỗ trợ cho huyện đảo.

Tin, ảnh: Lê Đình

TGĐ Trần Ngọc Thuận trao quà cho đại diện huyện đảo Lý Sơn

Ra mắt chương trình“Phân bón giả - Tác hại thật”

Chuỗi chương trình hành động “Phân bón giả - Tác hại thật” vừa được ra mắt ngày 6/6. Chương trình do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) chỉ đạo; Đài Truyền hình Việt Nam, báo Tuổi Trẻ bảo trợ thông tin.

Chương trình “Phân bón giả - Tác hại thật” sẽ góp phần trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp nông dân tự bảo vệ mình trước những thủ đoạn tinh vi của nạn phân bón giả, qua đó tạo niềm tin của người dân đối với các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp chân chính.

Theo đại diện Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, phân bón chiếm khoảng 50% chi phí đầu vào trong trồng trọt và là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, thị trường phân bón nước ta đang diễn biến rất phức tạp, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả gây nên những thiệt hại lớn cho bà con nông dân và các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính.

Thực tế đó đòi hỏi phải có các giải pháp tổng thể từ cơ chế, chính sách, pháp luật, chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng và nhất là sự chủ động phòng ngừa của chính bà con nông dân thông qua việc nâng cao nhận thức, khả năng nhận biết, sử dụng phân bón.

Linh Đan (Theo chinhphu.vn)

Sẽ rà soát toàn diện về cơ cấugiống cao su

Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và diễn biến thời tiết khó lường, Ban lãnh đạo VRG cho biết sẽ giao Viện Nghiên cứu Cao su VN phối hợp với Ban Quản lý Kỹ thuật VRG rà soát toàn diện về cơ cấu giống cao su của toàn VRG.

Trên cơ sở đó, thanh lọc các giống cao su mẫn cảm với thời tiết và bệnh hại ra khỏi bảng giống của VRG. Đồng thời tích cực nghiên cứu bổ sung các giống năng suất cao, phù hợp với từng vùng miền và tiểu vùng khí hậu khác nhau để các đơn vị có căn cứ chuẩn bị giống phù hợp phục vụ cho tái canh và trồng mới.

P.V

VRG sẽ rà soát toàn diện về cơ cấu giống cao su. Ảnh: N.P

Page 7: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

6 Soá 461 (15-6-2016)

Cục Chính trị Quân khu 7Tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên

báo chí cho 122 học viên

Cục Chính trị Quân khu 7 vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên báo chí năm 2016. Có 112 học viên đến từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân khu và các đơn vị bạn đứng chân trên địa bàn tham gia lớp tập huấn (riêng Tạp chí Cao su VN có 3 phóng viên).

Trong 2 ngày tập huấn, các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về viết tin, bài, phóng sự; kỹ năng viết gương người tốt việc tốt; cách chụp ảnh và ảnh báo chí; kỹ năng thực hiện tin, bài cho báo điện tử; một số kinh nghiệm phát hiện, xây dựng đề tài, cách viết tin, bài đăng trên hệ thống báo chí Quân khu 7. Kết thúc chương trình tập huấn các học viên được trao Giấy chứng nhận hoàn thành lớp học.

P.V

Ông Trần Minh giữ chứcTrưởng ban Công nghiệp VRG

Ngày 30/5, TGĐ VRG đã ký ban hành Quyết định số 505/QĐ-CSVN về việc điều động và bổ nhiệm ông Trần Minh – Phó Trưởng ban Quản lý Kỹ thuật đến nhận công tác tại Ban Công nghiệp và giữ chức vụ Trưởng ban Công nghiệp thuộc VRG, kể từ ngày 1/6/2016.

P.V

VRG sẽ thực hiện brochure mớiHiện nay, brochure (tờ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ)

VRG đang sử dụng được in từ năm 2012 có nhiều thông tin đã lạc hậu và thiếu thông tin về một số lĩnh vực hoạt động khác của VRG. Vừa qua, VRG đã tổ chức cuộc họp triển khai xây dựng brochure mới nhằm tạo hiệu ứng tốt trong công tác ngoại giao, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của VRG.

Về hình thức, brochure mới được in trên giấy kích thước A4, gồm 16 trang cả bìa và hình thức mới hoàn toàn so với brochure cũ. Về nội dung, brochure mới sẽ cập nhật và bổ sung thêm các thông tin, bao gồm: Cập nhật danh sách các đơn vị thành viên, tổng diện tích cao su theo từng khu vực; giới thiệu sản phẩm cao su công nghiệp như găng tay, chỉ sợi, băng tải, bóng thể thao, nệm mousse…; giới thiệu sản phẩm gỗ MDF của VRG – Quảng Trị, VRG – Dongwha, VRG – Kiên Giang và sản phẩm gỗ gia dụng; giới thiệu Viện Nghiên cứu Cao su, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su… Tạp chí Cao su VN chịu trách nhiệm thiết kế và in ấn brochure mới của VRG.

L.K

73 học viên tham gia lớp tập huấn quy trình công nghệ chế biến và đánh giá hệ thống ISO

Từ ngày 7 - 10/6, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su phối hợp với Ban Công nghiệp VRG tổ chức lớp tập huấn quy trình công nghệ chế biến và đánh giá hệ thống ISO. Phó TGĐ VRG Huỳnh Trung Trực tham dự Lễ khai giảng. Có 73 học viên đến từ 18 đơn vị trong ngành và 1 đơn vị tư nhân tham gia lớp học.

Chương trình tập huấn chia thành 2 lớp, đó là “lớp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo quy trình công nghệ chế biến SVR 10, SVR 5S từ Latex của TCCS 109:2015 và 110:2016/TĐCNCSVN” do giảng viên Nguyễn Hoàng Thái, Tào Mạnh Cương chủ trì; lớp Đánh giá viên nội bộ ISO do Thạc sĩ Nguyễn Đào Duy Tài giảng dạy. Các học viên học lý thuyết tại trường và đi thực tế tại Công ty CPCS Phước Hòa và Đồng Phú, kết thúc tập huấn học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học.

Anh Võ Công Thành - Phó phòng Công nghiệp Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, cho rằng lớp học rất bổ ích, giúp cho CBCNV lĩnh hội được những kiến thức mới ứng dụng vào công việc ở đơn vị. Sau khóa học, các học viên sẽ phổ biến lại cho các đồng nghiệp tại đơn vị của mình. Ông Huỳnh Trung Trực - Phó TGĐ VRG cho biết, sau khóa học nhà trường kết hợp với Ban Công nghiệp VRG tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để phát huy hơn nữa những lớp học thiết thực trong thời gian tới, góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng tay nghề đội ngũ cán bộ cho các đơn vị.

Minh Tâm – Tuấn Anh

Phó TGĐ VRG Huỳnh Trung Trực phát biểu tại Lễ khai giảng

Page 8: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

7

Đó là thông tin đáng chú ý tại buổi làm việc của ông Hứa Ngọc Hiệp – Phó TGĐ VRG, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ VRG với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Cao su Ea H’Leo vào ngày 31/5.

Theo Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Cao su Ea H’Leo, toàn công ty hiện có 801 nữ CBCNV-LĐ, chiếm 49% tổng số lao động toàn công ty. Từ đầu năm 2016 đến nay, công ty đã tạo nguồn phát triển vốn giúp chị em làm kinh tế gia đình với tổng số tiền hơn 165 triệu đồng, cho 82 chị em vay. Đồng thời, CĐ công ty tín chấp cho chị em vay với số tiền trên 5 tỷ đồng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Viện Nghiên cứu Cao su VNKhánh thành khu nghiên cứu

thí nghiệm hiện đại Với tổng mức đầu tư xây dựng trên 61 tỷ đồng, diện

tích sử dụng trên 4.000 m2, công trình xây dựng Khu nhà nghiên cứu, thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Cao su VN được khánh thành vào ngày 31/5, tại Lai Khê, Bàu Bàng, Bình Dương.

Tham dự lễ khánh thành, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đánh giá cao các hạng mục công trình, với lối kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, tính hài hòa của từng khu vực cũng như công năng sử dụng của tòa nhà, biểu dương những nỗ lực vượt bậc của Viện để đưa khu nghiên cứu vào sử dụng đúng tiến độ. Ông Thuận nhấn mạnh: “Đây là công trình có tầm cỡ so với các Viện nghiên cứu trong khu vực và thế giới, vì thế Viện cũng nên có những nghiên cứu mang tính đột phá, xứng tầm so với các nước có cao su…”.

Từ đề nghị của Viện, TGĐ đã đồng ý, thống nhất bước đầu về việc đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm cao su tham chiếu quốc gia. TGĐ cũng đề nghị Viện sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới, theo đúng lộ trình VRG đang tiến hành.

Tin, ảnh: Vũ Phong

Lãnh đạo VRG và Viện cắt băng khánh thành khu thí nghiệm

Thị trường nông sản 2016sẽ không có cú sốc về giá

Đó là nhận định của ông Sergio René Enciso - Ban Thương mại và Thị trường, chuyên gia Quỹ lương thực Thế giới tại Hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp VN 2016”, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức ngày 27/5 tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên - Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và ngành hàng (IPSARD), nhìn lại mấy năm gần đây cho thấy, giá nội địa nhiều mặt hàng nông sản chủ lực trong xu hướng giảm khiến giảm động lực sản xuất. Trong bối cảnh đó, hạn hán và xâm mặn gây thiệt hại nặng cho nông nghiệp.

Trước đó, năm 2015, xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản cũng giảm. Sang quý I/2016, dù một số mặt hàng XK có tăng trưởng trở lại so với năm 2015 nhưng giá trị XK các mặt hàng chủ lực có sự suy giảm. Trong đó, XK gạo, cà phê giảm trên các thị trường lớn và truyền thống; cao su và thủy sản cũng tương tự. Một số sản phẩm khác có tăng trưởng XK (gỗ, hồ tiêu, hạt điều, rau quả) nhưng cũng không bù đắp được suy giảm trên.

VN đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như: nỗ lực tái canh cà phê; điều chỉnh giảm thuế đối với doanh nghiệp cao su; tăng kiểm soát cung, giám sát chất lượng hồ tiêu; khơi thông thị trường XK rau quả chất lượng cao… Doanh nghiệp cũng đã chú ý nâng cao tiêu chuẩn chất lượng lúa gạo, cà phê, hồ tiêu; tăng kết nối, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí… Nhưng nhìn chung hiệu quả thực tiễn vẫn chưa cao, áp lực với ngành nông nghiệp ngày càng tăng.

Nghiên cứu của IPSARD khuyến nghị: VN cần tiếp tục phát triển kinh doanh với các đối tác truyền thống có nhu cầu tăng trở lại, như: Lúa gạo (Philippines, Indonesia); cao su, rau quả, hạt điều (Trung Quốc); hồ tiêu, hạt điều (EU, Mỹ); gỗ và sản phẩm từ gỗ (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU). Theo ông Sergio René Enciso, để nâng sức cạnh tranh trong hội nhập, VN nên tập trung vào nâng cao chất lượng, chế biến nông sản theo chiều sâu…

P.V

Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’LeoCho 82 chị em vay hơn 165 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình

Ông Hứa Ngọc Hiệp chỉ đạo, thời gian tới, Ban và lãnh đạo công ty cần chú trọng đảm bảo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CBCNV-LĐ. Đưa công tác đào tạo cán bộ nữ vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thực hiện công tác quy hoạch dài hạn đối với chị em phụ nữ trong công ty. Cùng với đó, đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xây dựng gia đình văn hóa. Quan tâm, tổ chức các hoạt động văn thể cho nữ CBCNV-LĐ...

Trường Ngữ

Page 9: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

8 Soá 461 (15-6-2016)

Ra đời vào năm 2014, sau 2 năm, trang tin điện tử tapchicaosu.vn đến nay đã trở thành ấn phẩm không thể thiếu của bạn đọc, bên cạnh báo in.

Trong thời đại công nghệ số, người người, nhà nhà lướt web đọc thông tin mới cập nhật, nóng hổi, bạn đọc ngành cao su cũng có nhu cầu tiếp cận thông tin trong ngành nhanh nhất, kịp thời nhất. Đáp ứng đòi hỏi đó, trang tin điện tử tapchicaosu.vn ra đời và hoạt động đến nay được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Thống kê trong vòng 3 tháng gần nhất đã có trên 1 triệu lượt truy cập.

Chủ đề được bạn đọc quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất là thông tin về giá cao su, những dự báo, phân tích xu hướng trong thời gian tới, nhất là trong thời kỳ giá mủ xuống thấp. Và

tapchicaosu.vnnơi tích hợp thông tin về ngành cao su

đây cũng là đề tài được bạn đọc phản hồi nhiều nhất, có những bài viết đã 6 tháng trôi qua, từ tháng 1/2016, đến nay vẫn còn nhận được bình luận của bạn đọc. Điển hình như bài viết “Dự báo giá cao su 2016: Sẽ ấm lên?”. Bài viết đã nhận được tổng cộng 125 phản hồi từ bạn đọc, chủ yếu thể hiện sự hy vọng, mong mỏi giá cao su sẽ cải thiện trong năm 2016.

Bên cạnh chuyên mục Thị trường cao su, Thời sự trong ngành là chuyên mục bạn đọc thường xuyên truy cập để xem thông tin, hình ảnh mới nhất về các sự kiện của Tập đoàn và các đơn vị. Các bài viết trong các chuyên mục mang tính chất giải trí, ngoài ngành như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, gia đình xã hội cũng được bạn đọc quan tâm theo dõi và bình luận, phản hồi.

Đặc biệt, vừa qua, từ bài viết đăng tải ý kiến của ông Phạm Hữu Huy, Tổ trưởng Tổ 3, NT Minh Hưng, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, về việc cân nhắc việc cạo đèn, Ban Biên tập Tạp chí đã triển khai thành diễn đàn “Có nên cạo đèn?” để bạn đọc thảo luận. Qua 4 kỳ liên tiếp đăng trên báo in và tổ chức để bạn đọc thảo luận trên trang tin điện tử, trang fanpage, Ban Biên tập đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của

bạn đọc, tranh luận về mặt lợi và hại của cạo đèn.

Xác định tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc là lợi thế quan trọng của báo điện tử, Ban Biên tập đã thành lập hẳn chuyên mục Góc bạn đọc, với những tương tác trực tiếp, thuận lợi cho bạn đọc gửi bài cộng tác hoặc gửi ý kiến đề xuất, cũng như phản hồi. Tòa soạn cũng nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc bằng hình thức này, và đã triển khai thành nhiều tuyến bài.

Trong từng thời điểm, chỉ số thống kê về số bài được đọc nhiều, bài có nhiều phản hồi là niềm động viên cho Ban Biên tập để triển khai các đề tài, bài viết khác hấp dẫn, thu hút bạn đọc hơn. Tòa soạn xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã ủng hộ, theo dõi thông tin trên trang tin thời gian qua. Đáp lại sự quan tâm của bạn đọc, trong thời gian tới, tòa soạn sẽ triển khai nhiều tuyến bài, đề tài thời sự, hấp dẫn, đông đảo bạn đọc quan tâm, để nhận được nhiều hơn nữa những phản hồi, nhằm tạo mối liên kết gắn bó giữa bạn đọc và tòa soạn, để trang tin điện tử nói riêng và Tạp chí Cao su VN xứng đáng là diễn đàn của ngành cao su.

CSVN

Tạp chí vừa ra mắt ứng dụng E – paper – Đọc báo in, trên trang tin tapchicaosu.vn. Nhấp chuột vào chuyên mục này, bạn đọc sẽ được đọc toàn bộ tờ báo in với hình ảnh, thông tin như cầm tờ báo in trên tay. Trong chuyên mục sẽ lưu trữ từng số báo in đã phát hành, tạo thuận lợi cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu thông tin.

Ngoài ra, trong thời gian tới, để thuận tiện cho bạn đọc theo dõi trang tin, Tạp chí sẽ triển khai viết phần mềm ứng dụng (app) trên công cụ di động như điện thoại, máy tính bảng. Ứng dụng di động Tạp chí Cao su VN sẽ tích hợp nhiều chuyên mục, sắp xếp hình ảnh, thông tin thuận lợi cho bạn đọc theo dõi, thay vì truy cập vào địa chỉ tapchicaosu.vn như hiện nay.

BBT

RA MẮT TÍNH NĂNG ĐỌC BÁO IN E - PAPERVÀ SẼ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM DI ĐỘNG TẠP CHÍ CAO SU VN

Page 10: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

9

Trong dịp 30/4 vừa qua, Tạp chí CSVN đã ra mắt Bản tin truyền hình trên trang tin điện tử tapchicaosu.vn, nhận được nhiều lời ngợi khen của bạn đọc. Ít ai biết rằng, đây là sản phẩm “tay ngang”, không hề qua đào tạo trường lớp nào của đội ngũ ê kíp thực hiện chương trình, từ PV, BTV, kỹ thuật viên và cả dẫn chương trình, đọc lời bình. Thật ra Tạp chí đã có đội ngũ PV quay, dựng phim từ vài năm nay, thực hiện được các sản phẩm tin tức, phóng sự, riêng lẻ theo đặt hàng các đơn vị và đăng rải rác trên trang tin.

Tuy nhiên trước 1 sản phẩm mới là tổng hợp các tin thành một bản tin hàng tuần, với đầy đủ người dẫn chương trình – MC thì không đơn giản. Đây là sáng kiến của PV Nguyễn Cường – PV có tay nghề quay, dựng phim và kiến thức về truyền hình khá nhất trong đội ngũ PV Tạp chí. Nếu so với nhân lực thực hiện 1 bản tin của 1 đài truyền hình chuyên nghiệp, con người và cơ sở vật chất của Tạp chí hiện nay có thể nói quá nhỏ bé. PV quay phim kiêm luôn dựng phim, còn lời bình và MC thì chính là PV nội dung.

Để thực hiện được bản tin, ê kip thực hiện đã phải tự tìm tòi, học hỏi, mày mò nghiên cứu, nhất là bộ phận

Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể VRG cho biết vừa triển khai kế hoạch tổ chức bình chọn bài hát truyền thống Ngành Cao su Việt Nam trên hai kênh: Bình chọn bằng văn bản và bình chọn qua trang tin điện tử của Tạp chí Cao su Việt Nam tại địa chỉ: tapchicaosu.vn.

Đối với cách thức bình chọn bằng văn bản, căn cứ vào kế hoạch do VRG ban hành, các đơn vị có trách nhiệm tải 3 bài hát trên tuyên truyền đến CNLĐ nghe từ cấp tổ, đội, nông trường, nhà máy, xí nghiệp, công ty… và tổ chức bình chọn bằng phiếu, sau đó tổng hợp, gửi kết quả bình chọn bằng văn bản báo cáo về Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể VRG.

Đối với cách thức bình chọn qua trang tin điện tử của Tạp chí Cao su, ban đọc truy cập vào địa chỉ: www.tapchicaosu.vn, chọn mục “Bình chọn bài hát truyền

Ngnh Cao su Vit Nam trên trang tin

tapchicaosu.vn

Bnh chn bài ht truyn thng

thống Ngành Cao su Việt Nam” và làm theo hướng dẫn.

Có 3 bài hát được giới thiệu bình chọn làm ca khúc truyền thống Ngành Cao su Việt Nam, gồm: Cao su Việt Nam (của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn), Hành khúc Cao su Việt Nam (của nhạc sỹ Nguyễn Long), Hành khúc Công nhân Cao su (của nhạc sỹ Ngọc Thu Hồng).

Đây là 3 trong số những bài hát được tuyển chọn từ cuộc vận động sáng tác Thơ – Ký – Nhạc của Ngành Cao su Việt Nam vào năm 2013, được đông đảo CNLĐ và các đơn vị sử dụng vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật của đơn vị cũng như của

VRG trong thời gian qua. Thời gian bình chọn bắt đầu từ

ngày ban hành kế hoạch cho đến hết ngày 30/9/2016. Sau đó, Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể VRG sẽ tiến hành tổng hợp kết quả bình chọn qua 2 kênh trên, báo cáo lãnh đạo VRG xem xét quyết định chính thức bài hát truyền thống Ngành Cao su Việt Nam. Đồng thời, tổ chức lễ công bố, ra mắt bài hát truyền thống Ngành Cao su Việt Nam và trao thưởng cho tác giả bài hát được chọn, dự kiến tổ chức nhân kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống Ngành Cao su Việt Nam (28/10/1929 – 28/10/2016).

T.S

Bản tin truyền hình - Sản phẩm từ “cây nhà lá vườn”*Tổ chức thực hiện chương trình đối thoại truyền hình

kỹ thuật dựng phim. Về MC thì ‘tận dụng” ngay 2 PV nữ là Quỳnh Mai, Ngọc Cẩm có ngoại hình và giọng đọc tương đối. Những ngày đầu, ê kip đã rất vất vả, có những đêm PV Nguyễn Cường thức trắng để dựng, do máy tính quá cũ, không chạy được nhanh nên mất nhiều thời gian. Rồi 2 MC vừa phải lo viết bài trên báo in, trang tin điện tử, lại tranh thủ luyện giọng đọc để hôm sau quay.

Sau bao nỗ lực, sản phẩm đầu tay còn nhiều thiếu sót, Ban Biên tập sẽ tiếp tục hoàn thiện, cải tiến trong thời gian tới, đồng thời với việc tăng cường đào tạo PV quay phim, dựng

phim, nâng cấp chất lượng, trang thiết bị, tiến tới chuyên nghiệp hóa sản phẩm này. Bản tin truyền hình cũng được lãnh đạo Tạp chí xác định là sản phẩm quan trọng được đẩy mạnh trong thời gian tới, bên cạnh tờ báo in và trang tin điện tử.

*Dự kiến trong tháng 7/2016, Tạp chí sẽ thực hiện chương trình đối thoại truyền hình với chủ đề: “Giải pháp giữ chân người lao động trong ngành”. Khách mời là một số lãnh đạo các đơn vị, Công đoàn CSVN, công nhân trò chuyện, trao đổi về vấn đề lao động. Mời bạn đọc đón theo dõi.

Q.K

Ê - kip thực hiện bản tin truyền hình tác nghiệp tại trường quay. Ảnh: Minh Tú

Page 11: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

10 Soá 461 (15-6-2016)

Bản tin truyền hình - bước đột phá của Tạp chí CSVN

Nguyễn Sỹ Vui (Cao su Mang Yang): “Bản tin truyền hình của Tạp chí CSVN ra đời đánh dấu một bước ngoặt phát triển lớn mạnh của báo ngành Cao su Việt Nam. Cùng với tờ báo giấy, mỗi tháng phát hành hai kỳ, trước đây là trang tin điện tử và hiện nay là Bản tin truyền hình, cả ba món ăn tinh thần đã được độc giả, khán giả trong và ngoài ngành đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt là báo hình tuy mới ra đời đầu tháng 5, nhưng đã kịp thời đăng tải những hình ảnh nóng hổi, thời sự về hoạt động của ngành, về giá mủ, người tốt việc tốt. Những thước phim đã được các phóng viên ghi hình, các biên tập viên đọc truyền cảm, đưa ra những quan điểm tích cực, vươn lên trong gian khó để gắn bó với ngành. Rất mong báo ngành phát huy những thành quả đạt được và tiếp tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu của độc giả và khán giả theo chặng đường phát triển của ngành cũng như trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay”.

Nguyễn Thị Phương Anh – Phó Phòng TCHC, Công ty CP Chế biến Gỗ Thuận An: “Bản tin truyền hình cao su là một bước phát triển đột phá của Tạp chí. Tôi thấy bản tin rất hay, cung cấp những tin tức, sự kiện nổi bật của ngành cao su bằng hình ảnh sinh động, thiết thực. Đặc biệt là phần thông tin giá cả thị trường cao su. Tôi nghĩ trong thời gian tới bản tin nên mở rộng các chuyên đề ở nhiều lĩnh vực trong ngành, như lĩnh vực gỗ… Bên cạnh đó, ở cuối bản tin nên có mục văn hóa giải trí, mỗi số có thể giới thiệu một ca khúc về ngành cao su”.

Anh Hồ Minh Đức – Giám đốc NT Sông Giêng, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận: “Theo dõi Bản tin truyền hình hàng tuần của Tạp chí CSVN, tôi thấy đây là một sự nỗ lực rất lớn của tòa soạn và các phóng viên của Tạp chí. Bản tin truyền hình hàng

Bạn đọc và Tạp chí Cao su VN:

Tình cảm, gắn bóVần thơ tô điểm cho ngànhTạp chí Cao su Việt Nam ơi!Ba tư năm tuổi vẫn xanh tươiĐẹp lắm ngành ta tươi thắm lắmTương lai rạng rỡ điểm hành trangĐứng hiên ngang giữa bão táp mưa ngànVẫn sung sức tràn đầy nhựa sốngCác bạn ơi cùng tôi nới rộngNhững vần thơ tô điểm cho ngànhVà hôm nay trên trang báo của mìnhĐược đông đảo công nhân mến mộBa tư năm qua một thời gian khóPhóng viên mình vững dạ một niềm tin.

Nguyễn Thị Nhị (Cao su Bình Long)

Hãy đến với vùng “khát báo”!

Tôi là độc giả thường xuyên của tờ Tạp chí, thời gian gần đây Tạp chí đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Nhiều bài viết hay, đề tài phong phú, chuyển tải kịp thời chủ trương của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên, nhiều tấm gương người tốt việc tốt có sức lan tỏa trong ngành...Đặc biệt Trang tin điện tử tapchicaosu.vn đã đưa tin kịp thời, nhanh chóng đến với bạn đọc trong ngành cũng như ngoài ngành tạo hiệu ứng tốt, đáp ứng nhu cầu của người xem. Gần đây Tạp chí còn ra mắt Bản tin truyền hình, tổng hợp những tin chính trong tuần giúp người xem nắm bắt đầy đủ, trọn vẹn những hoạt động của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên trên khắp vùng miền của Tổ quốc, cũng như các đơn vị cao su đóng chân ở nước ngoài.

Tôi cũng mạo muội có những ý kiến đóng góp đối với bản báo: Tờ Tạp chí CSVN là tiếng nói chính thống - cơ quan ngôn luận của VRG, đối tượng chính vẫn là NLĐ trong ngành, mục tiêu các bài viết đều hướng về NLĐ. Vì thế đề tài khai thác cần gần gũi, thiết thực hơn nhất là những bài viết trên các trang VHVN; nên chăng ở trang Công nhân sáng tác có thêm thể loại, những góc ảnh đẹp để người công nhân có thêm “đất” khám phá và sáng tác; các bài viết phản ánh mảng cao su tiểu điền quá ít, chưa toàn diện; các đơn vị phía Bắc, Lào, Campuchia còn khá nhạt; cần có những bài phản biện kịp thời trước những luồng dư luận trái chiều...

Nên chăng Tòa soạn gây dựng thêm đội ngũ công tác viên đủ mạnh để đáp ứng kịp thời tin, bài cho các loại hình báo giấy, báo mạng và truyền hình của đơn vị. Công tác phát hành cũng cần được quan tâm, người lao động ở vùng xa, vùng khó khăn vẫn rất “khát báo”...

Thành Tâm (Bình Dương)

Công nhân Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận đọc Tạp chí Cao su VN. Ảnh: Hồng Lý

tuần rất bổ ích với CNVC LĐ ngành cao su. Bản tin đã chuyển tải nhanh những thông tin của ngành. Ngoài những thông tin trong ngành, tôi nghĩ bản tin nên có thêm phần giới thiệu người tốt việc tốt, nhằm nhân rộng các gương điển hình”.

Ngọc Cẩm - Nguyễn Lý (ghi)

Page 12: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

11

Từng ý tưởng được ấp ủ, hun đúc để viết thành các tác phẩm nhỏ như: mẩu chuyện vui, tiểu phẩm hoặc bài thơ… với niềm mong ước thật giản đơn, là đem lại cho CNLĐ những phút thư giãn, nghỉ ngơi… cùng tiếng cười vui tươi rộn rã, xua tan đi bao nỗi vất vả, khó nhọc.

Và thật là hạnh phúc khi những tác phẩm nhỏ nhoi đó mỗi kỳ được “lên sóng” tôi luôn nhận được sự ủng hộ và khích lệ… không chỉ là CNLĐ mà cả độc giả “ngoại đạo” (ngoài ngành).

Một chú ở cùng xóm bảo: - Cháu viết báo “giỏi” thế, sao không nghỉ cạo ở nhà

mà viết báo...Tôi (cười) cảm ơn, rồi từ tốn trả lời:- Nghỉ cạo ở nhà chưa hẳn đã viết được chú ạ! Cũng

nhờ gắn bó với nghề mà có trải nghiệm thực tế để… viết lách đó chú!

Chú cười khà khà… sung sướng, rồi hưởng ứng câu nói:

- Cháu nói nghe có lý. Trong cuộc sống thì có biết bao điều hay, điều tốt… Nếu như không có những người như cháu đây viết ra thì làm sao nhân lên được điều hay, cái tốt đó. Còn những điều khuất tất cháu viết lên sự thật cũng nhằm cho họ sửa và bỏ đi thói tiêu cực, tham quan ô lại, hách dịch, cửa quyền… vậy là giúp họ đó chứ!

Thật đúng là như thế, nhưng cũng còn một bộ phận, tiêu cực… tư tưởng còn cực đoan và thiếu tinh thần cầu thị. Đọc những bài báo phê phán, châm biếm… họ rất bực tức, thậm chí họ sẽ trút giận hành xử cá nhân lên tác giả bài viết, một cách thiếu văn hóa và vô đạo đức…

Bởi trong thực tế cuộc sống, cũng không ít tác giả của những tòa báo lớn viết bài phê phán điều khuất tất, sự

thật, nhưng rồi phải chịu hàm oan, thiệt thòi… thậm chí, còn bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

Và tôi cũng bị tiêu cực đầu nậu trộm mủ giàn cảnh để đụng xe gây tai nạn. Rồi vào một buổi sáng đi ra lô cạo mủ mà dửng dưng nhìn phần cây cạo của mình chỉ còn thân cây cao su trơ trụi: kiềng, chén, máng… mất tích đâu hết.

Nhưng tôi chẳng nản lòng, vì luôn được đồng nghiệp và bạn bè viết lách ủng hộ, động viên… Có rất nhiều đồng nghiệp CNLĐ chân tình giúp đỡ nói: “Đối với vật tư: kiềng, chén, máng… tụi mình không thiếu, bạn cứ viết bài chống tiêu cực đi nhé!”; và thâm tình như anh Rờ Châm Phước (Gia Lai) thì mượn thơ để gửi gắm tâm sự của anh với tôi qua bài: “Nhịp cầu Tạp chí Cao su – đăng trên Tạp chí CSVN số 340, ra ngày 1/6/2011”; anh Nguyễn Sỹ Vui thì cảm thông chia sẻ: “Làm CNLĐ mà có thân thế… đôi khi được tặng đứng phần cây ngon nữa là”; với chị Ánh Ngọc (TTYT Chư Păh) thì gọi điện thoại báo tin vui: “Ý tưởng mà em phác thảo, chị viết thành tiểu phẩm diễn trong hội thi khu vực đạt giải I, khi nào có điều kiện gặp chị sẽ khao em, em nhé!”…

Đặc biệt nữa là, được Ban biên tập Tạp chí CSVN tin yêu và xem tôi như “người nhà” luôn chân tình giúp đỡ góp ý chỉnh sửa bài viết, hình ảnh… đồng thời khích lệ tăng cường viết những bài báo thời sự cho Tạp chí. Với sự thân thiện và tình cảm quý mến đó, tôi càng có thêm động lực, cố gắng nỗ lực bản thân cống hiến hết mình nhằm đem đến cho độc giả những bài báo tốt, trung thực… cùng những ý tưởng vui lạ, độc đáo đáp ứng sự kỳ vọng của độc giả Tạp chí ngành.

Nguyễn Củ Cải(Bà Rịa – Vũng Tàu)

Tự nỗ lựcTác giả Nguyễn Củ Cải (thứ 3 từ trái sang) cùng các CTV thân thiết của Tạp chí Cao su VN tại buổi giao lưu kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng VN, năm 2013. Ảnh: Tùng Châu

để đáp ứng kỳ vọng của độc giả!

Tôi viết báo trong tâm trạng hòa trộn buồn, vui… và khát khao được cầm bút viết lách. Ở đó, mỗi con chữ là sự trải lòng của tình yêu thương hay những ray rứt, trăn trở trong công việc và cuộc sống của người công nhân lao động (CNLĐ).

Page 13: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

12 Soá 461 (15-6-2016)

Thưa ông, được biết công ty thành lập dự án trồng cao su tại Campuchia từ năm 2010, đến nay tình hình công tác của các cán bộ được cử đi làm việc tại nước ngoài ra sao?

Ông Phan Sỹ Bình: Công ty CPCS Chư Prông – Strung Treng được thành lập tháng 1/2010 để đầu tư trồng cao su tại Vương quốc Campuchia. Ngay khi mới thành lập, công ty cử 14 cán bộ, nhân viên sang làm bộ khung cho công ty cổ phần. Họ đều là những người có năng lực, có kinh nghiệm công tác tại Chư Prông, trẻ tuổi, có sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Công ty quán triệt tư tưởng khi ra công tác ở nước ngoài là: Phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chấp hành pháp luật nước sở tại, xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân nước bạn, để lại hình ảnh tốt đẹp của VRG và Công ty Chư Prông trên nước Campuchia.

Đến nay, qua 6 năm công tác tại nước bạn, số CBCNV của công ty từ 14 người đã tăng lên 35 người, trong đó có 3 cán bộ chuyên môn là người Campuchia. Tất cả anh chị em đều đã vượt qua những khó khăn ban đầu, yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện nay, có một số cán bộ chưa yên tâm về việc luân chuyển cán bộ, hoặc cử sang Campuchia làm việc dài ngày nhưng chưa được rút về. Tại đơn vị mình có tình trạng này không, thưa ông?

Ông Phan Sỹ Bình: Công tác cán bộ bao gồm: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ … là việc phải làm thường xuyên hàng năm. Phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và yêu cầu công tác cán bộ của công ty để giải quyết cho

phù hợp. Cán bộ công tác tại Campuchia tuy khó khăn, vất vả nhưng có ưu thế là đã quen với môi trường công tác ở nước bạn về thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, luật pháp...

Đặc biệt, đại bộ phận anh em đều biết ngôn ngữ sở tại - yếu tố rất cần để làm quen và vận động nhân dân, những ưu thế này không thể chỉ vài ba năm mà có được. Vậy nên, cần động viên tư tưởng cho anh em, tạo điều kiện công tác và đời sống tốt cho gia đình anh em tại công ty mẹ. Có chế độ đãi ngộ về tiền lương, chế độ chính sách… thỏa đáng để động viên yên tâm gắn bó với công việc. Tuy nhiên, công ty vẫn thực hiện việc luân chuyển cán bộ đối với những trường hợp cần thiết và từng bước, để tránh xáo trộn. Do vậy, anh chị em ở Campuchia của công ty đều yên tâm công tác.

Những người được cử đi làm việc tại Campuchia sau khi được trở về Việt Nam làm việc thì công ty sẽ sắp xếp công việc ra sao? Có thuận lợi và khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Phan Sỹ Bình: Những người công tác ở Campuchia sau khi đã luân chuyển về Việt Nam thì Công ty mẹ tại Việt Nam sẽ tiếp tục bố trí công tác với chức danh tương đương như khi đang công tác tại Campuchia. Có trường hợp được luân chuyển và bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn tùy theo nhu cầu công việc và nhu cầu cán bộ của Công ty mẹ. Việc bố trí công tác cho anh, chị em trở về cơ bản là thuận lợi chứ không có khó khăn gì đáng kể.

Văn Vĩnh (thực hiện)Xin cảm ơn ông!

CẦN CÓ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG TÁC Ở LÀO VÀ CAMPUCHIA

Ông Phan Sỹ Bình – TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông:

“Động viên anh em, tạo điều kiệncông tác và đời sống gia đình”

Ông Phan Sỹ Bình - TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (thứ 2 bên trái) cùng Công đoàn công ty thăm hỏi và tặng quà cho CBCNV công tác tại Nông trường 1, Công ty CPCS Chư Prông - Strung Treng. Ảnh: Văn Vĩnh

Chuyên đề:

LTS: Bắt đầu từ số báo 460 (1/6/2016), Tạp chí CSVN thực hiện chuyên đề về cán bộ công tác ở Lào và Campuchia, ghi nhận ý kiến của CBCNV VRG, các đơn vị về việc cần có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ cán bộ được cử đi làm nhiệm vụ phát triển cao su tại nước ngoài. Số báo này, PV Tạp chí CSVN đã có buổi trao đổi với ông Phan Sỹ Bình - TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông về vấn đề này.

Page 14: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

13

CHUẨN BỊ KHƠI DÒNG “VÀNG TRẮNG” NƠI TÂY BẮCDự kiến trong năm nay, VRG sẽ mở miệng khai thác mủ cao su tại Công ty CPCS

Lai Châu. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu chặng đường hơn 8 năm khai sơn trồng cao su của tỉnh Lai Châu. Những công việc quan trọng chuẩn bị sẵn sàng đón dòng “vàng trắng” đầu tiên đã hoàn tất.

Những bóng áo xanh miệt mài Tại Nông trường (NT) Lùng

Thàng và Nậm Cuổi - nơi được lựa chọn để khai thác 70ha đầu tiên trong năm nay, mặc dù thời tiết những ngày đầu tháng 6 mưa nhiều nhưng bóng dáng áo xanh CN của 2 NT vẫn miệt mài tiến hành đo chu vi của thân cây.

Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty CPCS Lai Châu, đối với những cây đã đạt tiêu chuẩn là chu vi thân đạt 60-70 cm tính từ gốc cây trở lên và được đánh dấu để CN tránh khai thác nhầm lẫn. Có thể nói, đây là thời điểm quan trọng nhất bởi sau nhiều năm dày công vun trồng, chăm sóc, cây cao su đã bắt đầu cho dòng mủ trắng đầu tiên.

Được biết, cây cao su được VRG và tỉnh Lai Châu triển khai trồng từ năm 2008 tại các xã vùng thấp Sìn Hồ. Bởi nơi đây có điều kiện khí hậu nóng ẩm, tầng đất dày rất phù hợp với việc phát triển, sinh trưởng của cây cao su. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở và sự đồng thuận của người dân, hơn 8 năm ròng rã vượt nắng, thắng mưa, diện tích cây cao su được mở rộng phát triển trên 12.000ha tại 5 huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Than Uyên. Trong đó, có 3 Công ty Cổ phần Cao su đứng ra quản lý thực hiện dự án với sự tham gia của hàng nghìn CN là lao động địa phương. Riêng Công ty CPCS Lai Châu có gần 7.000ha cao su trồng tại huyện Sìn Hồ và Phong Thổ với 6 NT.

Chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện tốt nhất

Trao đổi với chúng tôi, anh Lò Văn Thương – Phó TGĐ Công ty CPCS Lai Châu cho biết: “Việc mở

miệng cạo mủ cao su sẽ là bước đệm quan trọng cho dự án triển khai trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung. Đồng thời, sẽ sự hoài nghi của nhiều người về việc phát triển cây cao su trên vùng biên giới của Tổ quốc bởi cây cao su được biết đến chỉ có thể trồng ở miền Nam có khí hậu nóng, ẩm. Sang năm 2017, công ty sẽ dự kiến đưa vào khai thác khoảng 300-400ha cao su tại vùng thấp huyện Sìn Hồ”.

Tuy nhiên, theo anh Thương diện tích khai thác ít, lượng mủ khai thác năm đầu tiên dự kiến sẽ, ít ước tính khoảng 5 tạ/ha, thời gian cạo trung bình 4 ngày sẽ cạo lại 1 cây liên tục trong 1 năm trừ mùa Đông. Do nhà máy sơ chế mủ cao su năm 2017 mới được xây ở xã Nậm Tăm (Sìn Hồ) nên số lượng mủ cạo trong năm nay sẽ được công ty đánh đông để thuận tiện cho việc vận chuyển đến các nhà máy chế biến. Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương với mức lương bình quân từ 2,5-3,5 triệu đồng/tháng, công ty còn thực hiện việc chia lợi tức cho các hộ đã tham gia góp đất trồng cao su theo quy định đã ký kết.

Anh Hoàng Văn Cảnh - Giám đốc NT Lùng Thàng chia sẻ: “Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho mùa khai thác mủ cao su, đơn vị đã cùng cán bộ kỹ thuật của công ty xuống vùng dự án triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực bảo vệ, phòng cháy chữa cháy vườn cây. Đồng thời, tiến hành chuẩn bị thiết kế đường cạo mủ, chia lô, phân lô cạo mủ; tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là địa hình đồi núi dốc ảnh hưởng đến khai thác, vận chuyển mủ. Đơn vị cũng đưa ra nhiều phương án tối ưu kể cả thời tiết và địa hình để đảm bảo việc khai thác thuận lợi nhất”.

Để đảm bảo cho CN ở các NT thu hoạch mủ cao su đúng quy trình kỹ thuật, công ty đã phối hợp các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh và Trường chuyên nghiệp của VRG tổ chức tập huấn phương pháp cạo và cách đánh đông, bảo quản mủ cao su.

Bài ảnh: Phương Ly

Công nhân Nông trường Cao su Lùng Thàng tập huấn kỹ thuật cạo mủ

Page 15: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

14 Soá 461 (15-6-2016)

Cao su Mang Yang

KHẨN TRƯƠNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỐC XOÁY, SẴN SÀNG CHO MÙA CẠO MỚI

Vào đầu tháng 5/2016, một trận mưa đá kèm theo lốc xoáy đã xảy ra trên diện rộng tại huyện Đăk Đoa, nơi vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Mang

Yang đứng chân. Mưa đá và lốc xoáy đã làm ảnh hưởng khoảng 300 ha cao su tại 4 nông trường là Hòa Bình, Bờ Ngoong, Tân Lập và Kon Thụp. Sau 20 ngày, công tác khắc phục hậu quả thiên tai cơ bản đã hoàn tất, công ty sẵn sàng cho mùa cạo mới.

Diện tích bị thiệt hại quy đông đặc khoảng 30 ha với tổng số 14.554 cây, trong đó có đến 12.381 cây bị gãy ngang thân và 2.173 cây bị gãy cành, gãy ngọn. Số cây bị ảnh hưởng bởi lốc tập trung chủ yếu tại Tổ 13 - NT Hòa Bình với 13.567 cây, trong đó có 11.957 cây gãy ngang thân, số còn lại thuộc các NT Bờ Ngoong, Tân Lập và Kon Thụp. Lốc xoáy cũng làm sập, tốc mái hoàn toàn 3 nhà sinh hoạt tập thể của NT Hòa Bình và Tân Lập, may mắn không có thiệt hại về người.

Ngay sau khi cơn lốc đi qua, công ty đã chỉ đạo các đơn vị bị lốc xoáy quét qua khẩn trương kiểm kê diện tích bị thiệt hại, chỉ đạo 2 xí nghiệp chế biến gỗ và xí nghiệp chế biến mủ cao su nhanh chóng có phương án tiến hành cưa cắt lấy gỗ và củi phục vụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để người công nhân sớm trang bị vật tư vườn cây, phục vụ cho công tác khai thác mùa vụ mới.

Ông Phan Duy Toan – Phó TGĐ công ty cho biết: “Lãnh đạo công ty đã chỉ đạo cho NT thống kê thiệt hại, phân bổ lại vườn cây để CN có vườn cây thiệt hại ít chia sẻ cho CN có vườn cây bị thiệt hại nhiều, động viên CN cùng chia sẻ những khó khăn với đơn vị. Bên cạnh đó, công ty cũng chỉ đạo cho 2 xí nghiệp chế biến gỗ và chế biến mủ khẩn trương cùng với CN khắc phục để tập trung cho sản xuất như thu gom toàn bộ vật tư hư hao, trang bị lại vật tư mới. công ty báo cáo và xin ý kiến Tập đoàn cho thanh lý sớm vườn cây, vì số lượng cây còn lại không đủ để duy trì sản xuất …”.

Theo báo cáo của công ty gửi VRG thì phần lớn diện

tích bị thiệt hại trong đợt này là vườn cây khai thác, chủ yếu trồng vào năm 1998, còn lại vào các năm trồng từ 1994 đến 2015.

Để người CN sớm ổn định tinh thần, tâm lý sau cơn lốc, lãnh đạo NT Hòa Bình đã có những phương án hỗ trợ như động viên gia thuộc cùng CN tích cực dọn dẹp cây gãy đổ, thuê thêm máy cưa cắt, đề nghị Công đoàn công ty hỗ trợ một phần kinh phí giúp lực lượng bảo vệ cùng CN sớm dọn dẹp phần cây để tiến hành khai thác mủ.

Về vấn đề này, Phó GĐ kiêm Chủ tịch Công đoàn NT Hòa Bình, ông Lê Văn Thọ cho hay, sau khi vườn cây bị gãy đổ NT đã kịp thời báo cáo công ty huy động CN và nhân viên nhà máy gỗ tích cực dọn dẹp nhằm kịp thời để CN quay lại sản xuất, sắp xếp lại vườn cây để đảm bảo thu nhập cho CN. Công đoàn công ty và NT cũng thường xuyên gặp gỡ động viên CN bám vườn cây, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngoài ra, phía địa phương cũng đã cử lực lượng quân đội xuống hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, người có công và CN có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, khắc phục hậu quả, thu dọn vườn cây…Đồng thời hỗ trợ mỗi gia đình có nhà bị sập số tiền 4 triệu đồng, hộ bị tốc mái 2 triệu đồng cùng với một số nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Sau hơn 20 ngày khẩn trương dọn dẹp, vườn cây của các NT cơ bản đã ổn định, thông thoáng, CN đã có thể đi cạo.

Văn Vĩnh – Hà Đức Thành

Cưa cắt, dọp dẹp vườn cây gãy đổ. Có tổng số 30 ha cao su thiệt hại không phục hồi.

Page 16: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

15

Nông trường Sông Giêng (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận)

VƯỜN CÂY ẢNH HƯỞNG NẮNG HẠN, KHÓ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH

Những ngày đầu mùa mưa cuối tháng 5,

chúng tôi đến Nông trường (NT) Sông Giêng – đơn vị có diện tích vườn cây bị ảnh hưởng nhiều nhất của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận trong đợt nắng hạn kéo dài vừa qua. NT có tổng số trên 5.000 cây cao su kinh doanh chết do nắng hạn, trong khi đó, sản lượng năm nay được giao 2.200 tấn mủ. Theo nhận định, NT khó có thể hoàn thành kế hoạch bởi thiên tai.

Khó vững chân trong CLB 2 tấn năm nay

NT Sông Giêng quản lý tổng diện tích 1.348 ha cao su. Trong đó diện tích cao su khai thác là 1.202 ha, diện tích cao su KTCB 147 ha. Năm 2015, sản lượng nông trường khai thác được 2.504 tấn/2.200 tấn kế hoạch, đạt tỷ lệ 106,4 %. Năng suất bình quân 2,06 tấn/ha. Đây là năm thứ 4 liên tiếp nông trường nằm trong CLB 2 tấn.

Tại thời điểm này, (cuối tháng 5/2016), trên NT mưa chỉ đến mới 10 ngày, hiện vườn cây vẫn chưa được đưa vào khai thác. Đứng trước vườn cây bị khô cành, chết ngọn, ông Hồ Minh Đức – Giám đốc NT Sông Giêng, chia sẻ: “Trong thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 5, do tình hình thời tiết nắng nóng, gió hanh khô, đã làm khô cành chết ngọn vườn cây khai thác, KTCB. Chưa năm nào thời tiết khô hạn lại kéo dài như năm nay, những năm trước vào mùa khô một số cây mới trồng cũng bị héo rũ do thiếu nước, nhưng tỷ lệ rất ít”.

Cao su vốn là cây chịu hạn rất tốt vậy mà cũng không chống chọi nổi với nắng hạn gay gắt những tháng qua. Nhằm giúp cây cao su chống đỡ với thời tiết khắc nghiệt, NT đã cho quét

vôi chống nắng, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, nếu nắng nóng, khô hạn kéo dài thì cũng khó xử lý.

Ông Đức cho biết thêm, “Những năm trước đây, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để nuôi dưỡng cây, khai thác đúng quy trình kỹ thuật, phòng chống bệnh và bảo vệ sản phẩm mủ trên lô… Nhưng năm nay có đến 19.145 cây cao su khai thác bị thiệt hại và 34 ha cao su ngừng chăm sóc KTCB, nông trường khó giữ vững CLB 2 tấn và khó hoàn thành kế hoạch công ty giao”.300 ha ngừng khai thác

Chia sẻ về kế hoạch trong năm 2016, Giám đốc Hồ Minh Đức cho biết: “Năm nay, nông trường mở miệng cạo 900 ha và ngưng khai thác 300 ha để theo dõi. Một số vườn cây bị chết hẳn bắt buộc chúng tôi phải thanh lý. Vì vậy, nông trường đang kiến nghị công

ty xem xét giảm bớt kế hoạch sản lượng trong năm nay”.

Vườn cây ngưng khai thác kéo theo hàng trăm công nhân chưa thể đi cạo dù đang bắt đầu vào mùa cạo mủ. Đây không chỉ là trăn trở của ban lãnh đạo Nông trường Sông Giêng mà còn của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận. Anh Bùi Ngọc Vĩnh – công nhân khai thác đội 2, NT Sông Giêng, chia sẻ: “Năm ngoái vườn cây khai thác đã yếu, năm nay nắng hạn kéo dài làm thiệt hại diện tích lớn. Mỗi lần đi ngang vườn cây bị chết khô là tôi xót lắm! Tôi làm công nhân cao su đã 19 năm, nhưng chưa năm nào thấy vườn cây bị thiệt hại nặng nề đến vậy”.

Tuy nhiên anh Vĩnh vẫn quả quyết trước tình hình khó khăn: “ Cây cao su đã gắn bó với người dân Tánh Linh chúng tôi, dù giá cao su có giảm, dù vườn cây bị ảnh hưởng bởi thiên tai, nhưng tôi sẽ luôn gắn bó với cây cao su”.

Trước tình hình này, theo ông Phạm Nguyên Khang – Phó TGĐ công ty, với kế hoạch toàn công ty 6.300 tấn năm 2016 cũng khó đạt, công ty cũng sẽ kiến nghị VRG điều chỉnh giảm sản lượng.

Ngọc Cẩm

Qua mùa nắng nóng, nông trường có 19.145 cây cao su khai thác bị thiệt hại, trong đó cây chết hẳn là 5.041 cây, số còn lại thì khô cành, chết ngọn, 7.610 cây cao su kiến thiết cơ bản bị thiệt hại, trong đó có 5.753 cây chết hẳn, số còn lại bị khô cành, chết ngọn.

Vườn cây chết khô do nắng hạn kéo dài ở Nông trường Sông Giêng

Page 17: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

16 Soá 461 (15-6-2016)

Chuyện gần đây hai “đại gia” có tiếng giàu có

và có tiếng… nợ nần, thừa nhận đang “chết dở” với cây cao su, cho thấy vị đắng của giọt mủ.

KHÔNG THỂ “YÊU VỘI” CÂY CAO SUCòn nhớ cách đây dăm năm, tại thời điểm giá cao su

đang ở thời hoàng kim, chủ một doanh nghiệp (DN) nêu trên đã hùng hồn tuyên bố: Có bán nhà cũng trồng cao su! Nói là làm. Ông đã không ngần ngại vung dăm ngàn tỉ để đầu tư trồng cao su tại Lào, Campuchia. Không muốn lỡ thời cơ, nhiều DN khác (đặc biệt là ở Tây Nguyên), cũng nhanh nhảu “xí” đất trồng cao su. Điểm chung của họ là đều “tay ngang” làm cao su; chủ yếu dùng vốn vay để đầu tư và cùng ôm mộng làm giàu từ cây trồng này.

Nhưng sau khi “lên đỉnh” vào năm 2011, từ năm 2012 đến nay, do thị trường tiêu thụ diễn biến bất lợi, giá cao su như một chiếc xe mất phanh lao dốc vun vút, khiến những ai “lỡ” ngồi trên nó không khỏi... rụng tim!

Một số DN đã dốc tiền tỉ vào cây cao su thực sự vỡ mộng và vỡ nợ! Cao su vào kỳ khai thác nhưng không dám mở cạo, vì càng cạo, càng bán, càng lỗ. Báo cáo tài chính năm 2015 và quý I/2016 của 2 DN nêu trên cho thấy, doanh thu từ mảng cao su giảm mạnh trong khi lỗ từ lĩnh vực này lại tăng lên. Các DN này đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Bỏ thì tiếc (vẫn hi vọng giá cao su phục hồi), vương thì nợ! Nợ cũ nợ mới, nợ lĩnh vực chính và nợ lĩnh vực trồng cao su, lãi mẹ đẻ lãi con…, khiến DN điêu đứng, phải cầu cứu các ngân hàng chủ nợ và Ngân hàng Nhà nước.

Thực tiễn cho thấy: Cây cao su đem lại niềm vui và giúp đổi đời nhiều người, nhưng nó cũng mang đến nỗi buồn và những giọt nước mắt cho những ai “yêu vội” chúng. Thiếu am hiểu quy trình kỹ thuật, non kinh nghiệm, vốn mỏng, thiếu bạn hàng… nhưng vẫn “liều mạng” với cây cao su thì khó có thể thành công.

Trồng cao su bây giờ không thể phó mặc cho trời. Ngoài kinh nghiệm thì còn cần rất nhiều hàm lượng khoa học kỹ thuật theo một chuỗi liên hoàn, từ khâu xác định điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, các giống cao su tiên tiến hợp từng vùng miền, đến quy trình chăm sóc bài bản, khai thác đúng quy trình kỹ thuật, chế biến đúng quy chuẩn v.v…

Là cây công nghiệp dài ngày, cây cao su cần nguồn vốn lớn để đầu tư chăm sóc, khai thác, chế biến, nhất là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Nếu không trường vốn mà chủ yếu sử dụng vốn vay, khi khâu tiêu thụ bế tắc và giá bán thấp thì cầm chắc lỗ!

Làm cao su không thể tư duy theo kiểu “đánh nhanh rút gọn”. Là cây công nghiệp dài ngày, cây cao su cắm chặt rễ vào đất để sinh trưởng, còn người làm cao su cũng phải xác định gắn bó lâu bền với cây. Trong suốt chu kỳ có thể có vài mùa vụ thất thu, nhưng nếu vẫn chăm sóc đàng hoàng, vẫn kiên trì gắn bó thì giá trị kinh tế cây cao su đem lại vẫn khá ổn.

Cũng vì tâm huyết với cây cao su mà ở nước ta có không ít DN có bề dày hoạt động vài chục năm. Cũng vì trọn tình với cây, chung thủy với nghề mà có nhiều gia đình có 4-5 thế hệ làm công nhân cao su. Rất nhiều trong số họ đã đổi đời nhờ làm cao su và không bao giờ xa cây, bỏ nghề, dù khó khăn đến đâu… Suy cho cùng, người phụ cây chứ cây chẳng phụ người.

P.L

CBCNVC-LĐ C.ty TNHH MTV Cao su Kon Tum:QUYẾT TÂM XÂY DNG ĐƠN V

ANH HÙNG LAO ĐỘNG Những năm qua, công tác quản lý và điều hành

SXKD của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum ngày càng đi vào nề nếp, doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn tăng hơn năm trước. Nhiều năm liền công ty luôn về đích trước thời gian, trong đó năm 2012 và 2013 đều về đích trước 22 ngày; năm 2014 về đích trước 34 ngày; năm 2015 về đích trước 26 ngày.

Năng suất vườn cây của công ty hiện đứng đầu khu vực Tây Nguyên, đạt trên 1,83 tấn/ha, là đơn vị duy nhất khu vực Tây Nguyên có tên trong Câu lạc bộ 2 tấn/ha của VRG. Bên cạnh nhiệm vụ SNKD, công ty còn tích cực tham gia đóng góp cho địa phương thông qua thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội...

Ông Lê Khả Liễm – Bí thư Đảng ủy, TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum cho biết, cũng như các đơn vị khác trong ngành, năm 2016 công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Song với truyền thống và những thành quả đã đạt được, CBCNVC-LĐ công ty quyết tâm đoàn kết phấn đấu, nỗ lực vượt khó, hoàn thành vượt mức mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đó là việc làm thiết thực nhằm quyết tâm xây dựng công ty đạt danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Bi Sỹ Hưng

Page 18: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

17

KIẾN NGHỊ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 15% CHO VƯỜN CÂY THANH LÝ

Hiệp hội Cao su VN (VRA) vừa gửi văn bản đến hội viên đề nghị cho ý kiến về

việc kiến nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc thanh lý vườn cây cao su, từ 22% xuống còn 15%.

Theo VRA, VRA đã phối hợp với VRG kiến nghị thành công áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các doanh nghiệp trồng trọt, chế biến nông sản, trong đó có cây cao su.

Cụ thể, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 quy định, “Thuế suất 15% đối với thu nhập DN từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”.

Chính sách này là một khích lệ rất lớn cho DN trồng và chế biến cao su trong tình hình khó khăn chung của ngành.

Tuy nhiên cũng tại Thông tư này, Mục a, Khoản 1, Điều 6 có quy định miễn trừ việc áp dụng đối với vườn cây cao su thanh lý. Do đó gỗ cao su thanh lý vẫn phải chịu mức thuế thu nhập hiện hành là 22%.

VRA nhận định, sự phân biệt chính sách thuế giữa các sản phẩm trồng trọt và việc loại trừ vườn cây cao su thanh lý khỏi đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi trên là chưa phù hợp, đặc biệt trong tình hình giá cao su đang ở mức thấp và dự báo kéo dài đến năm 2020. Vừa qua, một số doanh nghiệp hội viên đã phản ánh, kiến nghị với VRA về quy định bất hợp lý này.

P.V

Thanh lý cao su. Ảnh: Ngô Thị Thu Ba

Theo báo cáo mới đây của Công ty Grand View Research – công ty nghiên

cứu về thị trường có trụ sở tại Hoa Kỳ – thị trường lốp xe (lốp bơm hơi) thế giới dự kiến sẽ đạt 334,5 tỷ USD vào năm 2022.

Sự gia tăng nhu cầu lốp trong ngành ô tô và hàng không sẽ tác động tích cực đến ngành lốp xe trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc khách hàng có xu hướng tăng chi tiêu cho các loại xe hai bánh và bốn bánh như xe thể thao đa dụng (SUV), ô tô con và những loại xe thể thao khác cũng giúp tăng nhu cầu sử dụng lốp xe.

Doanh số bán ô tô tăng tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng của ngành lốp xe. Sau Trung Quốc, Ấn Độ dự kiến sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhờ Chính phủ Ấn Độ đã cho phép đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài trong ngành ô tô.

Sản xuất lốp xe đòi hỏi sự phức tạp về kỹ thuật không cao nhưng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cao. Những cải tiến công nghệ và đổi mới sản phẩm nhằm tăng công suất và giảm chi phí sản xuất sẽ tạo tiềm năng to lớn cho ngành lốp xe. Tuy nhiên, ngành lốp xe sẽ phải đối mặt với những thách thức như sự biến động của giá nguyên vật liệu và cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế.

Trong năm 2014, doanh số lốp thay thế chiếm phần lớn trong toàn ngành với doanh thu trên 140 tỷ USD. Nhu cầu lốp thay thế đến năm 2022 sẽ tiếp tục tăng lên do tình trạng đường xá kém phát triển, xe chở quá tải trọng và ảnh hưởng từ thời tiết.

Máy bay là phương tiện được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về doanh thu với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2022 là 10%. Sự tăng trưởng của ngành hàng không, đặc biệt tại Hoa Kỳ, sẽ tạo ảnh hưởng tích cực cho ngành lốp.

Lốp radial hiện là phân khúc lốp xe lớn nhất với giá trị đạt trên 130 tỷ USD trong năm 2014. Nhiều nhà sản xuất ô tô ưa chuộng sử dụng lốp radial nhờ các ưu điểm vượt trội như độ bền cao, giúp kiểm soát tay lái tốt hơn và lực cản lăn thấp.

Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất với doanh thu ước tính năm 2014 đạt trên 75 tỷ USD. Dự báo sản lượng ô tô tăng lên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là tại các nước Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan sẽ giúp gia tăng nhu cầu lốp xe.

Ngành lốp xe thế giới đang được định hình theo chuỗi cung ứng nguyên liệu thô, sản xuất và phân phối. Hiện nay, một số công ty như Michelin, Goodyear, Bridgestone và Yokohama đang thực hiện quy trình này.

P.V (theo VRA)

DOANH SỐ LỐP XE THẾ GIỚI D ĐOÁN TĂNG MẠNH

Thò tröôøng cao su

Page 19: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

18 Soá 461 (15-6-2016)

2. Cao su có protein cực thấpMặc dù có sự tiến bộ của công nghệ cao su nhân tạo

và các loại chất dẻo khác nhau hiện có, cao su latex thiên nhiên vẫn là nguyên liệu được lựa chọn cho việc sản xuất các loại sản phẩm có các đặc tính ưu việt như độ đậm đặc ẩm (wet gel strength), tính chất tiếp xúc được (Tactile characteristic), dai, đàn hồi và tính chất ngăn cản (vi khuẩn, virus, vi sinh vật), (barrier property).

Dị ứng là một mối quan tâm chính đối với cao su thiên nhiên latex. Các nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 240 proteins trong latex, trong đó có khoảng 52 proteins gây dị ứng. Tổng lượng protein trong cao su latex là vào khoảng 1 – 1.5 wt%, trong đó 27% bám trên hạt cao su và một lượng xấp xỉ 25% trong phần đáy (bottom praction – lutiod fraction or B serum) và vẫn còn 45% trong giai đoạn serum (C Serum). Lượng protein bám trên hạt cao su là đặc tính giống (Clonal characteristic). Các proteins hình thành trong giai đoạn thành phẩm là loại Anion có điểm đẳng điện (Iso-electric) vào khoảng 3.5 – 6.0. Tỷ lệ chính của protein chiết nước phát sinh trong giai đoạn B-Serum và C-Serum. Chúng bao gồm các proteins Anion và Cation có điểm đẳng điện dao động trong khoảng 3.5 – 9.0, chủ yếu là protein Anion.

Có các phương pháp giảm protein khác nhau, bao gồm phương pháp vật lý hoặc/và hóa học, chẳng hạn như: Ly tâm; Sử dụng các enzim phân giải protein (proteolysis enzymes) và các chất có hoạt tính bề mặt (surfactants); Lọc (bao gồm cả sóng siêu âm); Chiếu xạ bằng Coban (Irradiation by Cobalt); Sử dụng Clo hoặc Acid/hypochlorite (Clorox) để rửa; Sử dụng các giống cây cao su mà mủ của nó đã qua sản xuất thử trong thời gian dài không chứa chất gây dị ứng.

Sample

ELISA ASTM D-6499-03µg/g % giảm so

với mẫu so sánhVNRL NRL

Fresh sample 2.3 3.2 28%

21 ngày 4.9 56.3 89%

6 tháng 6.4 58.7 89%

Tuy nhiên, các phương pháp này nói chung loại bỏ được protein rất hạn chế trong khi các sản phẩm latex làm ra có thể bị giảm các tính chất vật lý. Hãng Vystar, Atlanta của Mỹ đã phát triển quy trình sản xuất cao su thiên nhiên latex có hàm lượng protein cực thấp có tên thương mại là Vytex@NRL. Tổng lượng protein chiết xuất được (EP- Extractable Protein) và protein kháng

nguyên (AP – Antigenic Protein) trong latex được xác định bằng phương pháp Modified Lowry và phương pháp ELISA được cho là dưới mức độ nhận thấy được. Phương pháp loại bỏ protein kháng nguyên là một công nghệ đơn giản và giữ được tổng lượng cao su latex thông thường mà không tốn nhiều chi phí. Quy trình loại bỏ protein liên quan đến việc xử lý nguyên liệu latex bằng Hydroxide nhôm (Aluminum Hydroxide) theo quy trình thông thường liên quan đến sản xuất cao su ly tâm thông thường.

Kết quả protein đo được theo thời gian của phương pháp Vytex NRL và phương pháp thông thường (Hevea NRL) thể hiện trong bảng sau:

Tất cả giá trị protein kháng nguyên trên đây là con số trung bình của bốn tấm sấy khô bằng không khí cộng lại.

Kết quả protein ở găng tay y tế được làm bằng nguyên liệu theo phương pháp Vytex (VNRL) so với găng tay y tế làm bằng phương pháp thông thường (NRL).

Sample

ASTM D-6499-03 (µg/g)

ASTM D5712-05 (µg/g)

VNRL NRL VNRL NRL

Chưa tẩy rửa (Unleached) 8.7 65.7 78 770

Tẩy rửa khi còn ướt (Wet

leached) 9.2 140.6 68 645

Sau tẩy rửa (Post leached)

3.4 103.2 <42 795

Găng tay y tế tại phòng thí nghiệm, đã tẩy rửa khoảng 1 phút tại nhiệt độ 55OC.

Nghiên cứu lợi ích chi phí trong việc sử dụng Vytex NRL cho găng tay y tế cho thấy rằng việc tẩy rửa các găng tay giảm từ mức 6 đối với cao su ly tâm (CL60) xuống còn 2 đối với Vytex NRL cho ra cùng giá trị protein chiết xuất được và protein kháng nguyên. Chi phí tăng thêm đối với Vytex NRL đã được bù đắp bằng chi phí sử dụng nước tẩy rửa và năng lượng. Khi sử dụng Vytex NRL, chất thải (effluent) sẽ ít hơn và tiết kiệm chi phí xử lý chất thải này (bao gồm nước thải, chất thải rắn và khí thải).

(xem tiếp kỳ sau)T.S

(Nguồn: Tạp chí Cao su quốc tế Thái Lan)

ĐẶC TÍNH CAO SU KHÔNG CÓ AMMONIA VÀ HÀM LƯỢNG PROTEIN CC THẤP

(Tiếp theo kỳ trước)

Page 20: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

1919

Điểu Thị Nét, sinh năm 1982, hiện đang là công nhân (CN) đồng bào dân tộc

thiểu số (DTTS) tại Tổ 4 - Đội 1 - Nông trường V - Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh. Chị là tấm gương về CN đồng bào DTTS vừa lao động giỏi vừa tích cực phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập.

Chúng tôi gặp Điểu Thị Nét tại vườn cây khi chị vừa làm xong đợt cạo xả và trút những giọt mủ cao su đầu tiên của mùa cạo mới. 11 năm làm nghề cạo mủ, Điểu Thị Nét luôn là tấm gương trong lao động sản xuất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và làm kinh tế. Bàn tay thoăn thoát trút mủ vừa đi, chị Nét vừa kể cho chúng tôi về công việc và gia đình.

Hoàn cảnh nhà khó khăn, trình độ học vấn thấp vốn là điểm chung của đồng bào S’Tiêng ấp Thiện Cư. Vì vậy chị xin vào làm nghề cạo mủ để mưu sinh. “Từ khi vào làm CN cao su, gia đình mới có của ăn của để, đời sống khấm khá dần. Cao su cũng giống như nhiều loại cây khác cũng có lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ cao su mà mình có cuộc sống khấm khá hơn. Con cái được học hành đến nơi đến chốn. Mình chỉ sinh một đứa nên được lãnh đạo nông trường khen là chấp hành tốt kế hoạch hóa gia đình”, Điểu Thị Nét cười nói.

Lương bình quân trên tháng của chị Nét trên 8 triệu đồng gồm cả lương phụ. Tích cóp nhiều năm, năm 2010 gia đình chị đã mua được 2 ha điều và đã thu được 2 năm. Ngoài ra gia đình còn trồng thêm 400 nọc tiêu đang cho trái bói trên đất của cha mẹ cho mượn. Nhờ đó giúp kinh tế gia đình ngày càng ổn định, chị càng yên tâm gắn bó với ngành hơn.

Năm 2015, Điểu Thị Nét nhận kế hoạch khai thác 7,3 tấn mủ cao su. Kết quả chị khai thác được 7,450 tấn mủ đạt 102,05%. Nhiều năm liền chị Nét là Lao động xuất sắc và là Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2015.

Nhắc đến Điểu Thị Nét còn nhắc đến tay bóng chuyền có hạng. Sở hữu chiều cao 1,70m, chị Nét từng là chủ công là CN đồng bào S’Tiêng trong đội bóng chuyền của Nông trường V và công ty. Năm 2010 chị từng tham gia

đội tuyển bóng chuyền nữ đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước.

Điểu Thị Đinh con gái duy nhất của chị và anh Điểu Nhất vừa học xong lớp 3. Hằng ngày anh Điểu Nhất lên lô phụ vợ cạo mủ. Tranh thủ giờ rảnh anh lại tập trung chăm sóc vườn tiêu, điều. Vợ chồng anh chị luôn xem đây là nguồn thủ nhập để kinh tế gia đình ổn định hơn.

Đa số CN đồng bào DTTS nông trường đều tham gia tốt các phong trào văn nghệ, thể thao, phong trào thi đua do nông trường và công ty phát động. “Có những CN DTTS như Điểu Thị Nét vừa là CN giỏi vừa tranh thủ làm kinh tế phụ chúng tôi rất phấn khởi”, ông Hoàng Hoa Chí – Giám đốc Nông trường V khẳng định.

Bài, ảnh: Đức Trọng

SINH TRƯỞNG CAO SU PHỤ THUỘC VÀO CÂY TRỒNG XEN

Theo nghiên cứu của các tác giả Wibawa, G. and Thomas vào năm 2002, tại Indonesia,

những thí nghiệm về ảnh hưởng của cây trồng xen lên sinh trưởng của cao su trong điều kiện có kiểm soát đã được bắt đầu từ năm 1993. Trong đó có các nghiệm thức thí nghiệm gồm: A (cao su+làm cỏ sạch giữa hàng); B (Cao su + cây thảm phủ họ đậu); C (Cao su+lúa nương); D (cao su + dứa); E (cao su + chuối + dứa); F (cao su +alang alang Imperata cylindrica).

Kết quả thu được cho thấy sinh trưởng của cao su phụ thuộc vào dạng cây trồng xen. Đường kính thân cao su ở 30 tháng tuổi giữa các nghiệm thức A, D và E là tương đương nhau nhưng ở hai nghiệm thức D và E sinh trưởng của cao su có xu hướng chậm hơn bắt đầu từ tháng thứ 15.

Sinh trưởng của cao su chậm nhất ở nghiệm thức F; hai nghiệm thức còn lại B và C đứng ở mức trung gian. Yếu tố chủ yếu làm hạn chế sự sinh trưởng của cao su trong cây trồng xen là do cạnh tranh về ẩm độ hơn là dinh dưỡng.

P.V

ĐIỂU TH NÉTCÔNG NHÂN GIỎI MÊ LÀM KINH TẾ Chị Điểu Thị Nét trên vườn cây

Page 21: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

20 Soá 461 (15-6-2016)

BÁO NGÀNH: HẤP DẪN, CẦN THIẾTNói về Tạp chí CSVN hiện nay, chị Xuân - GĐ

NT Đồng Nơ, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long chia sẻ, bây giờ, cuốn Tạp chí rất cần thiết, những thông tin trong ngành ngày càng nhiều hơn, nội dung phong phú, trình bày đẹp và bắt mắt, ngày càng thu hút trên từng trang báo....

Bạn đọc đều đánh giá, Tạp chí CSVN hiện nay đã đến tận tay người công nhân trực tiếp sản xuất, đến tận từng nông trường nên đã chuyển tải các thông tin thiết thực trong ngành, từ những hoạt động, phong trào vừa diễn ra khắp nơi, đến đời sống của công nhân lao động và cả những bài viết mang tính chiều sâu của ngành cao su. Anh Nguyễn Thanh Hải, Chánh văn phòng Công đoàn Cao su Dầu Tiếng cho rằng, Tạp chí ngành ngoài là người bạn đồng hành của công nhân cạo mủ,

cũng rất cần thiết đối với cán bộ làm công tác quản lý. Sự hấp dẫn về nội dung, lôi cuốn về cách thức trình bày đã mang lại hứng thú cho người xem. Mỗi lần đi cơ sở hay đến tận tổ, đội sản xuất, anh thường thấy công nhân đọc báo trong giờ giải lao, báo đã có sự đổi mới rất nhiều so với trước đây.

Cùng ý kiến về nhận xét như trên, chị Hà, làm công tác văn phòng ở Cao su Dầu Tiếng, lại có những vận dụng riêng cho mình từ các nội dung, thông tin từ Tạp chí. Theo đó, mỗi kỳ Tạp chí phát hành là chị phải tranh thủ xem hết các thông tin trên đó. Bởi nó rất có ích đối với chị, giúp chị có được những sáng kiến hay phục vụ tốt hơn công tác của mình.

Hoài Thuận

TẠP CHÍ CAO SU VIT NAMNGƯỜI BẠN TINH THẦN THÂN THIẾT VÀ TIN CẬYC

ó rất nhiều sự lựa chọn từ các kênh thông tin khác nhau để dung nạp lượng kiến thức cho riêng mình.

Với tôi, Tạp chí CSVN đáp ứng đủ yêu cầu đó và là món ăn tinh thần không thể thiếu được giúp tôi phấn chấn, hứng thú với cuộc sống. Việc đọc báo, đặc biệt là báo in, với tôi đã trở thành thói quen mỗi ngày không thể dứt được. Trong số đó có Tạp chí CSVN. Tạp chí đến với tôi qua sự giới thiệu của người cậu. Từ chỗ yêu thích, dần dà tôi tích cực cộng tác với báo và vui mừng mỗi khi có bài được đăng. Đặc biệt, tôi vinh dự lọt vào danh sách được tặng báo biếu phát hành vào ngày 1 và 15 hàng tháng.

Hằng ngày, dù bận rộn nhiều công việc nhưng tôi vẫn dàn xếp thời gian để đọc báo. Có hôm đi chơi xa hay đi công tác dài ngày, việc đầu tiên không thể quên là bỏ vào hành lý của mình một vài số báo được sắp xếp chăm chút cẩn thận, coi đó là bầu bạn những lúc buồn vui.

Còn nhớ, lần đầu tiên tôi được người cậu ở Gia Lai tặng quyển Tạp chí CSVN, tôi trân trọng đón nhận từ tay cậu, săm sẽ nhìn ngắm, vui lặng người. Nhờ có cuốn tạp chí mà tôi biết được các bức thư, những lời chúc của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho báo qua các chặng đường phát triển; biết được những trang vàng truyền thống cũng như cơ cấu, tổ chức của báo.

Đọc báo giúp tôi nâng cao hiểu biết, học hỏi được

nhiều điều bổ ích. Ví dụ như, tin tiêu điểm giúp tôi nắm bắt được các vấn đề một cách nhanh nhất; tin trong ngành giúp tôi biết được các hoạt động của các công ty cao su của các nông trường trên toàn quốc, sản lượng thu hoạch của các đơn vị, mức thu nhập của công nhân; chuyên mục Công nhân sáng tác giúp người đọc đến với những bài thơ hay, những trang viết đi vào lòng người. Đặc biệt là trang tin Công đoàn Cao su VN luôn đăng tải những sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ những gia đình công nhân gặp khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, đồng thời động viên tinh thần để họ tiếp tục yên tâm công tác, góp phần tăng năng suất lao động của nông trường… Cũng bởi sự gắn bó đời thường, thông tin phản ánh nhanh nhạy, chân thực, vì lợi ích cuộc sống dân sinh, nhất là lĩnh vực phát triển của ngành cao su nên tờ báo được rất nhiều độc giả tìm đến để đọc.

Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng VN 21/6, xin gửi đến tòa soạn báo, những người làm báo lời tri ân sâu sắc. Báo sẽ là quà tặng vô giá không gì thay thế được và mãi mãi tin tưởng rằng, Tạp chí CSVN mãi là người bạn chân thành, tin cậy của độc giả, là tiếng nói chính thống, cơ quan ngôn luận của Tập đoàn CN CSVN.

Đặng Thị Thiên Thu (Nông Sơn, Quảng Nam)

Page 22: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

21

Vâng, tôi thật sự “lớn” hơn về sự trải nghiệm, “lớn” trong suy nghĩ và “lớn” hơn rất nhiều về sự đồng cảm, chia sẻ những khó khăn của người lao động trực tiếp trên những cánh rừng cao su đang “khát giá” vào những ngày giáp Tết Bính Thân.

Tôi đến với ngành khi tuổi đời không còn trẻ, nhưng khát vọng đi xa luôn cháy bỏng và thôi thúc trong tôi. Lần đầu tiên, khi được giao nhiệm vụ đi công tác dài ngày về cơ sở vào những ngày giáp Tết và nơi tôi sẽ đến: Cao su Bình Thuận. Có lẽ cảm giác khó diễn tả thành lời: Hồi hộp, nôn nao và lo lắng đan xen...

Xe bán tải Fortunor đưa đoàn công tác đến miền Đông trong khí trời mát mẻ của bình minh ló dạng, hai bên đường những cánh rừng cao su đang trong kỳ rụng lá để tích nhựa sang Xuân còn ướt đẫm sương đêm cứ trải dài tít tắp. Anh lái xe nói với đoàn: “Sự đời có nhiều nghịch lý, niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác”. Rồi anh cười xòa, tôi vẫn chưa hiểu ẩn ý trong lời nói, bởi đang mê mải nhìn qua cửa kính tận hưởng không khí trong lành và bay bổng với ý tưởng miên man...

Thật sự, điều tôi chưa nghĩ đến đó chính là thân phận của từng cây cao su xù xì, già cỗi kia là nay mai chúng bị cưa cắt, thanh lý. Và đằng sau những khung cảnh đẹp như tranh của mùa cao su rụng lá, điểm đến của bao cặp đôi hạnh phúc trong bộ ảnh cưới thi vị, của bao thước phim đẹp, bao nốt nhạc thăng hoa...

“Dưới cái nhìn của người nghệ sĩ, mùa cao su rụng lá là cái đẹp của nghệ thuật, còn đối với công nhân lao động – người thợ cạo thì đó là nỗi buồn bởi thu nhập sẽ không có”. Anh lái xe cười buồn, quay mặt sang nói nhỏ.

Câu chuyện về cây cao su, về cuộc sống người lao động trong thời giá mủ thấp kéo dài...

Nắng miền Đông gắt gỏng đến kỳ lạ, cái nóng cứ hầm hập phả vào mặt. Nhưng có lẽ, “nóng” nhất vẫn là không khí của hội thi gói bánh chưng, bánh tét lần thứ nhất đang sắp diễn ra tại công ty.

Tiếng nói cười rộn rã, những khuôn mặt rám nắng, những phần quà Tết được chuyển lên những chuyến xe để về các nông trường cứ hối hả. Tôi cảm nhận niềm vui của người lao động qua ánh mắt, nụ cười và những cái xiết tay thật chặt.

“Vui và phấn khởi lắm chị ạ, lần đầu tiên công đoàn công ty tổ chức gói bánh - một sân chơi thật ý nghĩa”, chị Oanh NT Thuận Đức nói với tôi.

Điều làm tôi thật sự ngạc nhiên đó là tấm chân tình, tinh thần lạc quan của người lao động trong thời điểm cực kỳ khó khăn đối với ngành cao su khi giá mủ chưa có dấu hiệu phục hồi.

Theo đoàn công tác của Công đoàn công ty, tôi được về các nông trường, xuyên qua những cánh rừng cao su đang kỳ rụng lá để về các đội sản xuất, thấu hiểu sâu sắc công việc của người lao động và cả nỗi xúc động lớn lao khi nhận

những phần quà Tết của công ty trao tặng.“Tết này, thế là ấm rồi”, đó là chia sẻ của chị công nhân

ở NT Gia Huynh khi nhận quà. Câu nói chân chất, mộc mạc và bàn tay thô ráp của chị làm tôi xúc động đến ứa nước mắt.

Nếu không có chuyến đi này, làm sao tôi có thể có những phút giây nồng ấm sẻ chia những khó khăn của người lao động, làm sao tôi có thể cảm nhận niềm vui sau những khuôn mặt rám nắng kia là bao nỗi lo toan. Và làm sao tôi biết được những bàn tay chai sần ấy đã từng mong đón những tờ Tạp chí của ngành để chờ thông tin “giá mủ khởi sắc”...

Bữa cơm trưa tại khu làm việc của NT Gia Huynh là những món ăn “cây nhà lá vườn”, câu chuyện trong bữa ăn toàn là chuyện vui, niềm lạc quan của những cán bộ trẻ gắn bó với nghiệp và cả cái ước ao gần 300 ha cao su suy kiệt hiện tại sẽ có những tín hiệu tốt đẹp trong năm mới của anh giám đốc trẻ quê tận Bến Tre...

Nhà thơ Chế Lan Viên đã tinh tế khi khám phá quy luật tình cảm của trái tim: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Vâng, Bình Thuận với những Thuận Tân, Gia Huynh, Sông Giêng, Thuận Đức... Tất cả trong tôi là nỗi nhớ, xốn xang câu hát niềm tin “Bạn ơi, ta hát hát lên vì ngày mai...”, nao nao với ly rượu nồng có pha nước lọc mà anh Tổ trưởng Tổ 11 trong buổi mừng công trao “ăn gian đi chị, có sao đâu”, ngọt ngào với nải chuối sạch “quà của rừng” mà chị công nhân NT Gia Huynh dúi vội trong buổi chia tay...

Tôi còn nợ với công nhân ở nơi này nhiều lắm. Nhất định rồi, sẽ có ngày trở lại với những trang viết về dòng nhựa trắng tuôn chảy, nụ cười và niềm vui của người lao động với thông tin giá mủ đang phục hồi...

Chào một mùa cạo mới! Bao cảm xúc xốn xang...Bình Thuận ơi!

Nguyễn Lý

Sổ tay phóng viên

KHI ĐI XA, TA THẤY MÌNH BỖNG LỚN!

Tác giả (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng CBCNV Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận trong chuyến công tác.

Page 23: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

22 Soá 461 (15-6-2016)

GIA ÑÌ

NH-XA

Õ HOÄI

DIEÃN ÑAØN DAØNH CHO CBCNV HÖU TRÍ CUÛA VRG

Là một người có gần 30 năm công tác trong tờ báo ngành, nên tôi hiểu biết khá rõ về những đồng đội cầm bút của mình. Có thể kể ở đây lứa đầu mùa

gồm các anh, chị Năm Xuân, Phan Xê, Hưng Văn, Xuân Biết, Quỳnh Lệ, Quang Minh, Lê Bân, Nam Cao, Diệp Hồng Phương, Hồ Tú Anh, Lê Sỹ Ngọ… Lứa kế tiếp là các bạn trẻ hơn như Phi Long, Trần Hậu, Nguyễn Cường, Văn Vĩnh, Nguyên Khánh, Văn Thắng, Vũ Phong, Tùng Châu, Ngọc Cẩm, Minh Tâm, Quỳnh Mai, Hồng Lý...

Nói đến Cao su Việt Nam thì không thể không nhắc tới anh Phan Xê. Anh xuất hiện tại tờ báo ngành từ năm đầu thành lập 1982, với vai trò Thư ký tòa soạn chứ không phải phóng viên. Thế nhưng vào những lúc rảnh chuyện “bếp núc” thì anh cũng thường khăn gói lên đường cùng anh em cho nó có “thực tế”. Với bút danh Phan Lê Phương, anh thường có bài nêu về những khó khăn của ngành để tìm cách tháo gỡ, về những việc còn có thể làm tốt hơn trong chăm lo

đời sống công nhân. Bạn đọc rất ưng giọng văn “rề rề” bình dân mà sâu sắc, ý nhị của anh. Năm 1992, tôi có một chuyến công tác cùng anh (lúc ấy đã là Tổng Biên tập) vào vùng cao su Krông Búk. Anh em ở cơ quan công ty được giới thiệu nhà báo Phan Lê Phương đã rất vui, rồi họ kể về một số bài báo anh đã viết. Nghe anh em chưa gặp mà “rành” về mình như vậy, anh rưng rưng nước mắt.

Cùng về Báo Cao su sớm như anh Phan Xê là anh Hưng Văn, xin chuyển vào từ báo Nghĩa Bình năm 1982. Với tư duy nghiệp vụ sắc bén, anh thường xuyên có những bài “đinh” trên báo. Năm 1991, khi Tổng cục Cao su (từ trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng) chuyển thành Tổng Công ty Cao su (trực thuộc Bộ Nông nghiệp) đã có hướng cho sáp nhập tờ Cao su VN vào báo Nông nghiệp VN (Nhưng lãnh đạo báo Nông Nghiệp cho biết chỉ nhận có 2 người). Sau sự kiện này thì nhiều phóng viên đã như chim rời tổ. Anh Hưng Văn về báo Nông Nghiệp (phụ trách tin, bài phía Nam); anh Lê Bân chuyển qua làm

Trụ sở của Tạp chí CSVN đóng tại TP. HCM, nhưng địa bàn hoạt động trải dài gần như khắp nước, từ miền Đông, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên đến các tỉnh miền núi phía Bắc, qua cả Campuchia, Lào; là những đơn vị thường khởi nghiệp ở những vùng đất mới sâu, xa, hoang hóa. Vì thế mà PV, BTV thường xuyên “chiến đấu” trên những “chiến trường” xa hút, cách “trung tâm chỉ huy” hàng trăm, hàng ngàn cây số, mỗi chuyến công tác đi năm ba ngày, thậm chí cả tuần lễ, nửa tháng là chuyện bình thường.

Taùc giaû, nhaø baùo Saùu Vöôøn Öôm vieát baøi ngay treân vöôøn caây. AÛnh: Tuøng Chaâu

Page 24: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

23

GIA ÑÌNH-XAÕ HOÄI

23

Tổng Thư ký tòa soạn báo Người Lao Động; anh Diệp Hồng Phương về làm Thư ký tòa soạn tờ Long An số đặc biệt, anh Nam Cao đến với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, anh Nguyễn Thiện Sơn về báo Công An TP.HCM. Chỉ còn chị Quỳnh Lệ, anh Quang Minh, anh Sỹ Ngọ ở lại cầm cự. Sau này anh Phan Xê giữ lại được tờ báo, ba vị này trở thành “kỳ cựu”, đến năm 1998 thì chị Quỳnh Lệ lên làm Tổng Biên tập.

Tiếp nối thế hệ đầu tiên ấy là thế hệ thứ hai xuất hiện từ sau những đợt thi tuyển phóng viên của Tổng Biên tập Hồ Tú Anh. Trúng tuyển vào Tạp chí Cao su năm 2001, anh Phi Long sớm bộc lộ năng khiếu, trình độ qua các bài viết đặt nhiều vấn đề sát thực của ngành. Chỉ mấy năm sau, từ năng khiếu và trình độ này, anh được đề bạt Thư ký tòa soạn rồi Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung. Trưởng Ban Biên tập hiện tại là anh Nguyên Khánh, điềm đạm “chậm mà chắc”.

Và đặc biệt nhất là sự xuất hiện của anh Hồ Trung Trực, một nhà báo về tuổi đời thì thuộc thế hệ đầu tiên, nhưng tinh thần làm việc thì luôn trẻ trung, sung mãn như lớp trẻ đương thời. Ngoài viết lách, anh còn chủ trì thực hiện sách Kỷ yếu cho hàng trăm đơn vị trong ngành, với những thành phẩm đẹp trang trọng, được sự tin tưởng và ngày càng có thêm nhiều khách hàng tìm đến. Như một sự thư giãn qua những phút giây lãng mạn, anh còn đều đặn “Chia sẻ” với bạn đọc khắp nơi qua từng số báo với bút danh Đức Trung đã trở nên quen thuộc.

Các phóng viên thì luôn năng nổ, hết lòng vì nhiệm vụ. Trong đợt tuyên truyền cho Hội diễn Văn nghệ Ngành Cao su năm 2012, anh Nguyễn Cường từng đi từ Tây Bắc đến Quảng Trị, xuống Vũng Tàu rồi về TP.HCM, mất đúng một tháng! Cô Ngọc Cẩm trúng tuyển năm 2010, đến với tờ báo ngành ngoài cây bút còn có khả năng viết kịch bản truyền hình khá tốt, đã mở thêm một chương mới cho báo, với những phóng sự truyền hình minh họa sinh động cho các báo cáo tại Hội nghị công chức, các sự kiện của tạp chí, và đã “lây lan” sang nhiều đơn vị khác.

Cô Quỳnh Mai hiện là một phóng viên “chủ lực” của tạp chí, đi nhiều, viết nhiều. Quỳnh Mai trúng tuyển báo ngành năm 2011 với điểm số cao, bài thi viết súc tích, trình bày đẹp. Khi vào vòng đi thực tế đã có bài viết khá thuyết phục về bảo vệ môi trường của Nhà máy Chế biến mủ Cao su Phú Riềng (bắt nguồn từ một ao nuôi cá từ nước thải đã qua xử lý của nhà máy).

Sau gần 30 năm công tác trong tờ báo ngành, tôi nghỉ hưu năm 2012, nhưng vẫn tiếp tục viết báo với vai trò là cộng tác viên thường xuyên của Cao su Việt Nam. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, anh em ở tòa soạn đề nghị tôi có những góp ý cho tờ tạp chí. Nhưng do trang báo có hạn, tôi chỉ tinh lọc một số góp ý cho phóng viên - lực lượng “chiến đấu” thường trực trên “miền nhựa trắng”.

Thứ nhất, hãy không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và khả năng viết lách thông qua học tập theo như tinh thần của Lênin: “Học, học nữa, học mãi!”. Học qua tài liệu, qua đồng

nghiệp, qua những tài năng, qua cả những tầm thấp, bởi ở đấy vẫn có những cái hay dù hiếm hoi, để học. Có thế mới thích nghi, mới sâu sắc trong nhận thức, mới làm mềm mại được những xù xì gai góc của cuộc sống qua ngòi bút của mình - để đạt mục đích cuối cùng là có được những tác phẩm báo chí giá trị.

Thứ hai, cần dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn nơi các đối tượng. Bởi có thâm nhập sâu, có lặn lội đến chơi nhà công nhân mới hiểu thấu đáo tâm tư nguyện vọng, cùng những góp ý vào bước phát triển ngành của công nhân mình. Góp ý của bà con có thể nhỏ, nhưng nhiều cái nhỏ góp nhặt lại cho giá trị lớn. Đến với công nhân, rất cần tránh những hời hợt, cho có. Tôi nhớ có lần đến tận nhà để viết về một gương điển hình trong làm kinh tế gia đình, mỗi năm có thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng ở Nông trường Phú Riềng Đỏ (Phú Riềng). Chị Hoàng Thị Chín tiếp tôi và tâm sự về chuyện nghề, chuyện kinh tế phụ rất chân thành, rồi chị còn dắt tôi ra tận vườn cao su tiểu điền 3 năm tuổi của gia đình được trồng xen đậu xanh lên mát mắt. Cái quý là chị sẵn lòng truyền đạt cách làm sao để có thể có hiệu quả nhất trong làm kinh tế phụ. Tôi cùng chị say sưa trao đổi đến gần hết một buổi chiều. Chị nói vui: “Anh hỏi nhiều thật đấy, chả bù với trước đây tôi từng tiếp một nhà báo. Ảnh chỉ hỏi qua loa năm ba phút rồi về, sau đó cũng chẳng thấy bài được đăng trên báo!”. Bạn ơi, ngoài tìm hiểu kỹ cũng cần giữ uy tín. Đã trao đổi, phỏng vấn thì phải có bài đăng. Với tôi, sau khi báo đăng bài, tôi đều cẩn thận gởi đến cho đối tượng của mình một cuốn.

Thứ ba, trong làm nghề, phóng viên rất thường được đãi... nhậu! Điều này không cấm, nhưng chúng ta nên vừa vừa phải phải, tránh sa đà, dễ dẫn tới mất tư cách, mất cơ hội thu thập thông tin và lãng phí thời gian trong tác nghiệp. Còn nhớ vào năm 1986 tại Công ty Cao su Phú Riềng, tôi đã rất vinh dự được gặp bác Nguyễn Mạnh Hồng (khi ấy đã ngoài 80 tuổi), nguyên là một phu công tra từ quê nhà Hà Nội vào thăm lại Đồn điền Phú Riềng xưa. Bác Nguyễn Mạnh Hồng là một trong 6 Đảng viên đầu tiên của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, là một nhân chứng sống của phong trào công nhân vùng lên đấu tranh ở Phú Riềng Đỏ năm 1930. Hôm đó, sau một ngày làm việc vất vả, nhóm phóng viên được công ty mời chút rượu bia, tôi đã xin không đi để dành thời gian gặp bác Hồng. Qua hơn tiếng đồng hồ trao đổi cùng bác, tôi đã có được nhiều tư liệu quý, sau đó viết được nhiều bài có tính độc quyền về sự kiện Phú Riềng Đỏ từ nhân chứng sống lịch sử này. Nếu mà hôm đó tôi ngồi vào chiếu rượu, thì đã bỏ mất một cơ hội thu thập thô.

Tôi xin kết thúc bài viết này bằng suy nghĩ: Phóng viên chúng ta phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để hun đúc tài năng và tâm huyết, phấn đấu cống hiến hơn nữa để xứng đáng với sự tin yêu, tình nghĩa của bạn đọc, của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn mà “Khó khăn mấy thì tiết giảm các thứ khác chứ quyết không bỏ báo ngành!”.

Sáu Vườn Ươm

Page 25: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

24 Soá 461 (15-6-2016)24 Soá 461 (15-6-2016)

Cháu trai thân mến!

Thông tin để cháu biết: Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, và Tổng cục Thống kê đã công bố Bản tin thị trường lao động năm 2015, cả nước có 1.128.700 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Trong đó, có 225.500 người là cử nhân trở lên thất nghiệp (chiếm 20%).

Như vậy, chuyện khởi nghiệp ở thế hệ các cháu đang hot và đang thuộc tầm vĩ mô. Được mọi người quan tâm, bởi vì một cử nhân hay một kỹ sư thất nghiệp thì có đến mấy người ảnh hưởng và bức xúc, đó là cha mẹ, anh chị em của họ. Nước ta đã không có chiến lược đúng và sớm cho bạn trẻ ngay từ khi vừa ra nhà trường đã liên thông, thiếu nhu cầu và ứng dụng. Thừa thầy thiếu thợ là vậy!

Hệ thống giáo dục đào tạo của ta đang thực sự có vấn đề. Đồng thời, với cái cách trọng bằng cấp chưa chú ý nhiều đến tài, khi chọn cán bộ, công chức của ta cũng đang thực sự gây áp lực lên việc học đua vì bằng cấp, mà rất ít chú ý đến kỹ năng, kỹ thuật…học nghề gần như không được chú trọng, quan tâm.

Ở Philippines người ta được tổ chức đào tạo để đi làm ô-sin khắp thế giới, khi đi, họ được chính quyền tiễn đưa và gọi họ là “anh hùng cứu quốc”. Vậy đó, do thiết kế vĩ mô, do quan niệm được định hướng và do nhu cầu của kinh tế thị trường, nước người ta không “sĩ diện hão” gì cả.

Mỗi thế hệ đều có cách vào đời và lập thân của họ. Chú Đức Trung nghĩ rằng cháu đã rất tiến bộ và thực tế; sự suy nghĩ, việc làm của cháu hoàn toàn đúng, đã và đang thành công. Đó là minh chứng có thể thuyết phục được ba má và em cháu.

Nước mắt người mẹ bao giờ chẳng mềm lòng con. Đàn ông vốn sợ nước mắt, người già, vợ con. Nhưng hãy tự tin đi theo đường mình đã chọn!

Anh em cháu cứ làm người cần cù và tử tế đi rồi sẽ thấy mình đúng là món quà cho tuổi già của ba má. Chúc 2 cháu thành công!

Chú Đức Trung

Chú Đức Trung kính mến!

Cháu đang rất cần được chia sẻ tư vấn về vấn đề khởi nghiệp của hai anh em cháu. Ba má cháu là công nhân chế biến mủ cao su tại một nhà máy của một công ty cao su khu vực Tây Nguyên, chúng cháu thường đọc Tạp chí CSVN. Thưa chú Đức Trung! Biết mình học không giỏi, mọi thứ đều làng nhàng, nên học xong lớp 12 cháu không thi đại học, mà chọn đi học nghề. Khi ấy ba má cháu buồn và thất vọng về cháu lắm. Kệ, cháu chọn nghề cơ khí. Khi cháu học xong cao đẳng nghề ở tỉnh, cũng là lúc giá cao su xuống thấp, cộng với sự quản lý chưa tốt của công ty chỗ ba má cháu làm, nên đời sống của công nhân cao su ở nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, cháu quyết định không xin về làm chỗ công ty của ba má, mà ở lại thị xã, tự xin việc.

Xin việc trong Nhà nước rất khó khăn, phải lo lót tiền bạc, nên cháu làm cho công ty tư nhân. Bây giờ thì cháu tự kinh doanh. Nói chú Đức Trung mừng, cháu đã thuê mặt bằng, làm cơ khí, hàn và nhôm, kính, hợp đồng cung cấp và trực tiếp thi công cho khách hàng khắp thị xã.

Phần cháu tạm ổn. Nhưng việc học hành và thi cử của em cháu lại đang là nỗi bận tâm nhất của cả gia đình chúng cháu.

Nhà có 2 anh em, em gái cháu học cũng làng nhàng loại trung bình khá thôi, tiếng Anh không giỏi, vi tính cũng không thật hay, có gắng vô được đại học cũng chỉ là đại học khu vực loại xoàng. Vì vậy cháu khuyên em nên chọn học nghề cao đẳng kế toán, rồi ra trường, về làm cùng cháu. Nhưng ba má quyết liệt phản đối, và nhất quyết: “Nhà phải có một đứa vào đại học, để cha mẹ được nở mày nở mặt với người ta!”.

Cháu nghĩ chuyện đó không thực tế. Nếu em cháu đỗ đại học. Bốn năm ăn học, ra trường thất nghiệp. Những con số chú Đức Trung chắc cũng có nghe, có biết. Có bài báo tổng kết thanh niên học vì thể diện của ba mẹ. Có người đậu đại học, chỉ nhiều hơn điểm sàn có nửa điểm mà ba má đã làm heo ăn mừng. Hiện nay, đã có nhiều người đi học ngược lại, đi trung cấp nghề. Cháu thấy vậy là thực tế nhưng có phần tiêu cực.

Hồi cháu quyết định bám thị xã, khởi nghiệp tự mình. Ba má cháu mới nghe qua thì đã làm dữ. Má cháu vật vã như cháu vừa phạm tội. Má nói cháu thất chí, cháu phí công cha nghĩa mẹ!

Giờ đến chuyện của em cháu, cháu rối trí quá, bao giờ má cũng làm cháu chùng lòng. Theo chú Đức Trung, cháu nghĩ vậy và làm vậy là sai đường hay đúng hướng, cho cả anh em chúng cháu?

Cháu trai

Page 26: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

25

GIA ÑÌNH-XAÕ HOÄI

trên Facebook Tạp chí Cao su VNMạng xã hội ngày nay trở thành công cụ không thể thiếu của những người làm báo. Đối với tờ báo ngành như Tạp chí CSVN cũng không ngoại lệ. Địa chỉ mạng xã hội facebook (FB) “Tạp chí Cao su” và fanpage “Tạp chí Cao su Việt Nam” không những là nơi chia sẻ liên kết các bài báo từ trang tin điện tử tapchicaosu.vn cho bạn đọc, mà trở thành công cụ cho đội ngũ PV, BTV Tạp chí theo dõi thông tin, nắm bắt đề tài để triển khai.

Đăng tải thông tin - Nhận phản hồiRa đời song song với trang tin điện tử tapchicaosu.vn,

vào năm 2014, đến nay tài khoản FB “Tạp chí Cao su” đã “full” (đầy) 5.000 bạn bè là độc giả trong ngoài ngành, còn trang fanpage “Tạp chí Cao su Việt Nam” cũng lan tỏa thông tin rộng rãi với trên 600 lượt “like”. Mỗi bài viết chia sẻ liên kết các bài báo từ trang tin điện tử tapchicaosu.vn hằng ngày đều được bạn đọc truy cập, bấm “like” thường xuyên.

Cũng như trên trang tin điện tử, chủ đề bài viết nhận được nhiều “like” (thích) và “còm” (comment - bình luận) nhất từ bạn đọc là về giá cả cao su và các vấn đề thiết thực khác liên quan đến công việc, đời sống người lao động. Có thể nói trong friend list (danh sách bạn bè) của FB Tạp chí, đông đảo nhất là người công nhân trực tiếp sản xuất trên vườn cây, nhà máy. Bởi vậy những vấn đề Ban Biên tập (BBT) Tạp chí chọn đưa lên FB thường gần gũi, thiết thực, nhất là giá cao su - việc “cơm áo gạo tiền” trong thời điểm hiện nay. Đây là chủ đề bạn đọc trên FB quan tâm, bấm “like”, chia sẻ và bày tỏ chính kiến nhiều nhất.

Diễn đàn về cạo đèn được Tạp chí triển khai vừa qua

thành công cũng nhờ lượng bạn đọc phản hồi, thảo luận trên FB. Nhờ tính năng tương tác trực tiếp tiện lợi mọi lúc mọi nơi của FB, chỉ cần chiếc điện thoại trên tay, bạn đọc đã bày tỏ chính kiến về vấn đề mình quan tâm. Có thể nói, diễn đàn cạo đèn đã thực sự “nóng” trên FB Tạp chí. Qua từng bài viết đăng tải, bạn đọc không ngớt tranh luận về lợi ích và tác hại của việc nên cạo đèn hay không. Nhờ hiệu ứng tích cực này, Ban Biên tập Tạp chí sẽ tiếp tục triển khai những chủ đề tương tự trong thời gian tới.

Tiếp nhận thông tinNgoài đăng bài, tạo diễn đàn, đội ngũ quản trị viên FB

Tạp chí còn tiếp nhận nhiều thông tin từ bài viết, hình ảnh của các friends là người lao động trong ngành. Những sự kiện, thông tin, hình ảnh vừa diễn ra từ đơn vị bạn đọc được đăng tải là nguồn tin quý giá cho PV, BTV Tạp chí. Địa bàn hoạt động của ngành cao su rộng, đội ngũ PV Tạp chí còn mỏng nên chưa quán xuyến hết, thì đây là trợ thủ đắc lực để BBT triển khai. Ngoài ra với những thông tin ngắn, đơn giản, từ tài khoản bạn đọc, quản trị FB Tạp chí đã chia sẻ ngay, công khai, xem như một thông tin chính thức từ Tạp chí. Khi đó, bạn đọc đã trở thành người làm báo thật sự. Chính bạn đọc cũng nhận thức được điều này, nên FB Tạp chí thường xuyên nhận được những bài viết được bạn đọc tag (gắn thẻ).

Bên cạnh tiếp nhận thông tin công khai trên diễn đàn, quản trị viên FB còn nhận được rất nhiều thông tin qua tính năng messenger - trò chuyện. Với kênh này, nhiều bạn đọc hỏi về các chế độ chính sách, liên quan trực tiếp đến trường hợp của mình, cả những tâm tư, bức xúc mang tính chất cá nhân về một vấn đề không hợp lý nào đó trong công việc. Trước những thông tin này, đội ngũ quản trị FB đã hướng dẫn các bạn gửi thư chính thức qua e-mail, đề cập thông tin rõ ràng, các kiến nghị để Tạp chí chuyển đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

Quốc An

Page 27: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

26 Soá 461 (15-6-2016)

Khi bước vào nghiệp làm báo, ai cũng mang trong mình khát vọng thể hiện, lòng say nghề, sự háo hức qua mỗi chuyến đi để có tác phẩm xuất sắc. Hơn 9 năm làm báo cũng là thời gian tôi chứng kiến những mầm xanh cây cao su bám rễ nơi ven trời Tây Bắc bắt đầu cho dòng“vàng trắng” đầu tiên. Đó là thành quả từ sự vào cuộc hệ thống chính trị tỉnh Lai Châu trong công tác tuyên truyền, vận động đến sự đồng lòng của người dân vùng dự án.

“Lăn đùng”… trên đường tác nghiệpSau một năm tôi chập chững bước vào viết báo, năm

2009, cũng là thời điểm tỉnh Lai Châu phối hợp với VRG triển khai dự án trồng cao su tại vùng thấp huyện Sìn Hồ. Thời đó, không chỉ giữ vai trò là phóng viên đưa tin về tiến độ trồng cao su, bản thân tôi cũng góp sức tham gia làm đường đồng mức, đào hố, bón phân trồng cao su.

Nhớ lại những ngày trời nắng như đổ lửa, gió táp khô từng ngọn cỏ, ấy vậy mà cán bộ, thanh niên của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh mang trong mình khí thế hừng hực xung phong đi trồng cao su. Những lán trại dã chiến được dựng lên bên triền đồi, ai vào việc nấy, người vận chuyển phân bón, người mang cây giống, người khơi lại hố để bón phân, trồng cây. Nhịp điệu lao động như một guồng máy chuyển động thanh thoát khắp các sườn đồi. Sau hơn một năm “vượt nắng thắng mưa” khắc phục mọi khó khăn, những đội quân tình nguyện đã cùng Công ty CPCS Lai Châu trồng được trên

Nhà báo trên vùng

1.500ha cao su. Mỗi ngày trôi qua, cuốn sổ tay của tôi cứ dày thêm, ở trong đó những thông tin, số liệu, rồi những bức ảnh mang đậm hơi thở cuộc sống về con người thực, việc thực đang vun trồng “mầm xanh” tương lai.

Tôi còn nhớ có lần cùng cán bộ huyện Sìn Hồ, Công ty CPCS Lai Châu lên bản Lùng Thàng thuộc xã Ma Quai (nay là xã Lùng Thàng và Ma Quai) để tuyên truyền việc người dân tham gia phát triển cao su. Do trời mưa, đường vào bản toàn đất trơn trượt nên cả người tôi và “con chiến mã” lăn đùng ra đường, người bị trầy xước, lấm lem ướt hết. Tuy nhiên, tôi được chứng kiến buổi họp bản rất ý nghĩa về câu chuyện bên cây cao su. Lúc đầu bà con chưa hiểu, nắm rõ và chưa thực sự tin tưởng về lợi ích từ cây cao su mang lại. Nhiều người sợ rằng, khi tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ không còn đất sản xuất, không có nơi để chăn thả gia súc. Từ vướng mắc đó, cán bộ đã phân tích, giải thích lợi ích cây cao su mang lại như: cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, người dân còn được hưởng lợi thu hoạch mủ sau này từ việc góp đất, cùng tham gia làm công nhân cho công ty...

Trưởng thành hơn qua từng ngày trên vùng cao suTừ câu chuyện góp đất, tuyên truyền đến những chuyến

đi cơ sở xuống từng vùng cao su đã giúp tôi trưởng thành hơn qua việc thể hiện tác phẩm phản ánh, phóng sự chất lượng xung quanh cây cao su. Mỗi lần được ăn cùng, sinh hoạt với người dân, lượng kiến thức của tôi ngày càng nhiều, phong phú hơn với chất liệu được tổng hợp từ thực tế. Đó cũng là động lực thôi thúc những người cầm bút như tôi theo dõi từng ngày cây cao su lớn lên thích nghi nơi miền Tây Bắc. Chả thế mà chặng đường hơn 8 năm khai sơn trồng cao su đến nay màu xanh cao su đang thay thế cỏ dại, lau lách xưa kia. Tất cả đang đang chuẩn bị sẵn sàng đón dòng “vàng trắng” đầu tiên trong tháng 6 này.

Có thể nói, từ chủ trương đưa cây cao su vào trồng đã mở ra hướng đi mới, tạo thế và lực cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng dự án thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai, lợi thế lao động. Việc phát triển cây cao su không chỉ tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương, mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang hình thành vùng cây công nghiệp. Quan trọng hơn, đời sống đồng bào được nâng lên khi cây cao su trở thành cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo nơi vùng cao biên giới.

Tùng Phương (Báo Lai Châu)

Caùn boä Coâng ty CPCS Daàu Tieáng - Lai Chaâu tuyeân truyeàn chuû tröông phaùt trieån caây cao su ñeán baø con baûn Thaåm Pheù, xaõ Möôøng Kim, huyeän Than Uyeân

Page 28: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

2727

Phóng viên, phát thanh viên, nhân viên diệt côn trùng nằm trong số những nghề nghiệp “tồi tệ nhất năm 2016” do trang CareerCast.com, chuyên tin về việc làm nổi

tiếng thế giới, bình chọn.CareerCast.com đưa ra bảng xếp hạng sau khi phân tích về

môi trường làm việc (cảm xúc, thể chất và giờ làm việc), thu nhập (tiềm năng tăng trưởng và mức lương), triển vọng (cơ hội thăng tiến, tiềm năng tăng thu nhập và khả năng bị thất nghiệp), cùng 11 yếu tố gây căng thẳng để xác định ngành nghề nào có chỉ số tồi tệ nhất.

Theo tiêu chí đó thì lĩnh vực truyền thông truyền thống có nhiều nghề nằm trong top công việc tồi tệ nhất. Trong đó, phóng viên báo giấy ở vị trí số một trong 3 năm liền; nghề phát thanh viên nằm ở vị trí thứ ba.

Cựu phát thanh viên Ann Baldwin - Chủ tịch Công ty truyền thông Baldwin Media PR ở New Britain, Connecticut nói: “Lĩnh vực truyền thông đã thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua, nhưng không phải theo hướng tốt. Tôi luôn cảm thấy như thể mình vừa nhảy ra được một con tàu chìm”.

Một trong những yếu tố góp phần trực tiếp vào sự đi xuống của các phương tiện truyền thông truyền thống là sự suy giảm về doanh thu quảng cáo. Đây cũng là lý do khiến nghề kinh doanh quảng cáo nằm trong Top 10 trong bảng xếp hạng những công việc tồi tệ nhất.

Một yếu tố khác được quan tâm khi đánh giá các công việc là sự nguy hiểm và mức độ căng thẳng. Đó là lý do chính khiến quân nhân và nhân viên cứu hỏa, hai nghề rất cao quý, nằm trong Top 10 không mong muốn này.

Bảo Châu (theo Infonet)

“Điểm hẹn tháng 6” - sân chơi của người làm báo

Phóng viên - nghề “tệ” nhất năm 2016

Ngheà baùo ñöôïc xem laø raát caêng thaúng. Trong aûnh: PV taùc nghieäp taïi hieän tröôøng xaûy ra

ñaáu suùng ôû Syria. Nguoàn: Internet

1. Phóng viên báo in2. Tiều phu (đốn gỗ)3. Phát thanh viên4. DJ - Người chỉnh nhạc5. Quân nhân6. Diệt côn trùng7. Nhân viên kinh doanh bán lẻ8. Nhân viên bán quảng cáo9. Lái xe Taxi10. Lính cứu hỏa

10 công việc “tồi tệ nhất của năm 2016”:

Chào mừng 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng VN (21/6/1925 - 21/6/2016), Cơ quan thường trực Ban tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM,

Cơ quan Hội nhà báo VN tại TP.HCM, Cục Công tác phía Nam (Bộ Thông tin Truyền thông), Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Hội Nhà báo TP.HCM, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức Liên hoan “Điểm hẹn tháng 6” lần 2.

Đây là sân chơi cho những người làm báo gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và thể hiện sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống thường nhật trên tinh thần “vui, hấp dẫn và văn hóa”, thắt chặt thêm tình đồng nghiệp. Có 20 cơ quan báo chí Trung ương, TP.HCM và các địa phương đăng ký tham gia.

Liên hoan “Điểm hẹn tháng 6” sẽ gồm 3 nội dung chính: Chúng tôi nói về mình, Biểu diễn tài năng kết hợp với thời

trang ký giả. Theo đó, các đơn vị báo chí sẽ tự giới thiệu về đơn vị mình đang công tác, những thành tựu đã đạt được trong năm qua. Các nhà báo đại diện đơn vị cũng sẽ biểu diễn tài năng qua các tiết mục đơn ca, tốp ca, hát múa tổng hợp, diễn kịch, đọc thơ, nhảy múa, vẽ... Trong phần thi thời trang ký giả, các nhà báo sẽ thể hiện gu thẩm mỹ, đặc tính của từng đơn vị báo để khẳng định một điều: Người làm báo không chỉ “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” mà còn mang nhiều vẻ đẹp khác.

Sáng 11/6, buổi sơ duyệt chương trình “Điểm hẹn tháng 6” được tiến hành. Sáng 17/6 buổi tổng duyệt cùng ngày sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h30 trên HTV9, phát lại trên kênh VTC, VTV9 và THQP, đồng thời được các cơ quan báo chí TW đưa tin và đài truyền hình TP.HCM phát sóng.

Ngọc Cẩm

Page 29: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

28 Soá 461 (15-6-2016)

Để có những bài báo hay, sắc sảo, những phóng sự hấp dẫn, lôi cuốn

độc giả, nhiều nhà báo đã phải “lăn xả” hết mình, không màng nguy

hiểm đến tính mạng, “dấn thân” để cho ra đời những tác phẩm hay, góp phần truyền tải thông tin, giúp giới truyền thông, chính quyền và cả xã hội vào cuộc trước những thông tin

nóng, thời sự.

và câu chuyện tác nghiệpBáo ngành cũng vất vả

Báo ngành cao su, không ai là không biết nhà báo Nguyễn Quang Minh, một nhà báo kỳ cựu với bút danh Sáu Vườn Ươm. Để có những bài viết hay, chân thực về ngành, về người công nhân cao su, nhà báo Quang Minh trên chiếc xe Lambretta cũ kỹ, cọc cạch đã vượt qua hàng ngàn km, mặc trời mưa nắng để về với người công nhân, hòa mình với họ để viết những bài viết hay.

Hay nhà báo Văn Vĩnh, bút danh Gia Linh, nhà báo Hoàng Dung đã phải dậy từ 3-4 giờ sáng, vào lô thức cùng người công nhân cạo mủ với bài viết được giải báo chí “Thương lắm! Ánh đèn đêm”. Các nhà báo Nguyên Khánh, Nguyễn Cường... đi thâm nhập, viết điều tra về nạn mủ tặc, pha tạp chất vào mủ lộng hành thời gian trước đây... Trên những hành trình tác nghiệp, có những trải nghiệm mới cho ra đời những bài báo hay, cống hiến cho độc giả.

Từ đóng vai nông dân, thợ sửa xe…Nhiều độc giả của báo Thanh Niên, chắc hẳn vẫn còn nhớ

và cảm ơn PV Hoài Nam (Báo Thanh Niên) trong vai nông dân viết hẳn phóng sự nhiều kỳ về rau bẩn nhái VietGAP tuồn vào siêu thị, trường học tại TP.HCM.

Trong vai người nông dân lao động, sau một thời gian dài xâm nhập nhà báo Hoài Nam đã làm xe ôm, đi chở rau, trồng rau... và theo chân các thương lái rau bẩn để ghi âm, quay hình... tạo nên một phóng sự chân thực, sống động, mô tả đầy đủ về các loại rau từ nhiều nguồn nhái rau sạch vào siêu thị, trường học để bán cho người dân. Trước loạt bài này, độc giả hoan nghênh PV và báo đã mạnh dạn dấn thân, đưa những mặt khuất của xã hội ra ánh sáng. Bạn Phan Hải Kỳ, Văn Dũng cùng ý kiến: “Cảm ơn nhà báo, báo Thanh Niên đã thông tin cho độc giả, cần nhiều hơn nữa những bài báo như thế này để cho người dân biết”.

Bạn đọc báo Tuổi Trẻ cũng đã được mãn nhãn với nhiều clip chân thực, phóng sự hấp dẫn về “đinh tặc” trong một thời gian vấn nạn rải đinh trước đây, đó là phóng sự của nhà báo Anh Thoa. Phóng sự điều tra “Vạch trần mánh khóe đinh tặc” của nhà báo Anh Thoa, đã đạt được Huy chương vàng liên hoan truyền hình toàn quốc 2011 và giải ba nhóm phóng sự điều tra trong giải báo chí TP.HCM lần thứ 30. Anh Thoa và các đồng nghiệp đã đóng vai người thợ sửa xe dạo, thuê mở tiệm sửa xe... để lân la lấy thông tin và thâm nhập vào đường dây đinh tặc.

…đến người nghiện, gái quán barNhà báo My Lăng, PV Báo Tuổi Trẻ cũng đã có hàng

loạt phóng sự nhiều kỳ về phận làm gái quán Bar, vũ trường, nhà hàng trên địa bàn TP.HCM. Để có được những phóng sự chân thực, PV My Lăng đã phải đóng vai xin việc làm ở nhà hàng, quán Bar, nhân viên PR để viết lại những góc khuất, số phận, tâm sự của một bộ phận gái miền Tây lên thành phố với khát vọng đổi đời. Hàng loạt phóng sự: Phận Kiều nữ; Nước mắt kiều nữ… đã được ra đời.

Phóng viên Hoàng Lộc - Đức Phú, báo Tuổi Trẻ đã đóng vai người dân đi xe để viết một loạt bài phóng sự điều tra về một băng cướp bao gồm tài xế, lơ xe cấu kết bọn lưu manh khác lộng hành trấn lột, cướp tiền của hành khách đi tuyến TP.HCM - miền Tây: “Nhà xe trắng trợn cướp tiền khách: Lột sạch từng đồng!”. Bạn Thành cảm phục: “ Xin chân thành cảm ơn các phóng viên báo Tuổi Trẻ, dù để lấy thông tin nhưng nếu là mình đi một chuyến thôi đã “tởn” rồi mà các anh còn đi nhiều chuyến của chúng, thật can đảm”.

Có được những bài báo hay như thế là cả một quá trình, thời gian tác nghiệp, không quản ngại nguy hiểm rình rập. Nhiều nhà báo đã bị đe dọa, dọa giết, trả thù, đánh đập, giam giữ trái phép, cản trở tác nghiệp, nhiều trường hợp bị đập phá máy chụp hình, máy quay phim... Mặc dù nghề báo được xếp vào loại nghề nguy hiểm nhất, nhưng vì đã đam mê nghiệp báo, những nhà báo, phóng viên vẫn miệt mài, lăn xả hết mình, dấn thân để cống hiến vì một cuộc sống bình yên cho người dân.

Dương Cầm

PV Vaên Vónh cuûa Taïp chí Cao su VN daét xe qua moät con suoái,

treân ñöôøng vaøo vuøng cao su

Page 30: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

2929

May mắn đến với tôi khi trở thành cộng tác viên (CTV) của Tạp chí Cao su VN. Nhiều năm liền gắn bó với cây cao su nơi miền đất lạ Hà

Giang, Tạp chí đã giúp tôi trở thành một thành viên trong “ngôi nhà” báo chí của ngành cao su này. Đó cũng thực sự là một niềm hạnh phúc của người làm báo ở một tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn như Hà Giang, khi được hội nhập, mở mang thêm tầm nhìn đối với nghề báo, đặc biệt là miền đất phương Nam, nơi có những rừng cao su đậm sức sống.

May mắn hơn nữa khi Tạp chí nói riêng và VRG đã tạo điều kiện để cho một số CTV trong cả nước có sự gắn kết với người và cây cao su, được một dịp vào với Sài Thành nhân dịp kỷ niệm 90 năm, ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015). Trong hành trình một ngày, một đêm “siêu tốc” từ miền địa đầu Tổ quốc, tôi đã có mặt tại thành phố HCM. May mắn hơn khi từ đầu hành trình, một “người đẹp” của Tạp chí là phóng viên Quỳnh Mai liên tục hỏi xem tôi đã đi đến đâu và khi đến Tòa soạn ở đất Sài Thành, khi đang “lạc” giữa gác một, gác hai “đầy khó hiểu” thì Quỳnh Mai cũng đã kịp “phát hiện” ra tôi. Cái chất giọng “chiếc áo bà ba” ấy có lẽ sẽ làm tôi nhớ mãi mỗi khi nghĩ về miền Nam.

“Ngày hội” báo chí ở đất Nam trong dịp kỷ niệm 90 năm, ngày Báo chí Cách mạng VN cũng thật đặc biệt. Dù là một tạp chí ngành, nhưng cách Tạp chí CSVN tổ chức sự kiện với sự

quy tụ của rất nhiều đại diện các cơ quan báo chí, đại diện Ban Tuyên giáo T.W, Hội Nhà báo VN… Qua đó, thể hiện được sự quan tâm của ngành cao su, của Tạp chí CSVN với những người làm báo và ngược lại.

Lần đầu được về với Tạp chí CSVN, trong ngôi nhà chung, theo cảm nhận của tôi là một sức sống miền Nam nhưng mang hơi ấm miền Bắc, khá tình cảm. Rất nhiều lần tâm sự với anh Phi Long, Phó Tổng biên tập Tạp chí và nhiều anh em của tòa soạn qua điện thoại, nhưng khi gặp trực tiếp lại thấy tình cảm, gần gũi hơn. Đó có lẽ là tính cách sống, bản sắc của người cao su, chân thành, mộc mạc. Thân mật hơn, trong không khí “ngày hội” giữa đất Sài Gòn không chỉ là của những người làm báo mà còn là cuộc hội ngộ, giao lưu đầy tình cảm của những người công nhân trực tiếp từ các lô cao su, họ là những CTV thân tín với Tạp chí.

Giữa Sài Gòn hoa lệ, được cảm nhận không khí báo chí của miền đất phương Nam, đó là một chuyến đi thực sự bổ ích sau mười mấy năm làm báo của tôi. Những tình cảm mà chị Tú Anh, anh Phi Long và các anh chị em trong tòa soạn dành cho cánh én phương Bắc, giúp tôi cảm thấy ấm lòng. Từ đó, giúp cho những người làm báo ở miền đất lạ phương Bắc như chúng tôi thêm yêu người và cây cao su, đồng thời tiếp tục gắn bó, đồng hành với những nỗ lực vượt lên của cây cao su trên vùng đất Bắc.

Huy Toán (Báo Hà Giang)

một “ngày hội” báo chí ở đất Sài Thành

“Văn Bắc, báo Nam”, đó là câu nói mà ai trong làng báo cũng đều biết. Với những người làm báo ở các địa

phương phía Bắc thì câu nói ấy càng trở nên rõ hơn mỗi khi cầm trên tay các tờ báo, tạp chí từ miền đất phương Nam. Thế nhưng, để trực tiếp cảm nhận không khí báo

chí ở phương Nam thì không phải ai cũng có được.

Taùc giaû - CTV Huy Toaùn (thöù 2 töø phaûi sang) nhaän kyû nieäm chöông Vì söï nghieäp phaùt trieån ngaønh cao su, taïi buoåi hoïp maët kyû nieäm 90 naêm ngaøy baùo chí Caùch maïng VN, naêm 2015. AÛnh: Tuøng Chaâu

Page 31: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

30 Soá 461 (15-6-2016)

Nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ ngoại khoa từ nhỏ, Nguyễn Thị Xuân Tâm (Lớp 12C10, Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai) ra sức rèn luyện, trau dồi kiến thức. Mười hai năm ngồi trên ghế nhà trường, em đã sưu tầm không ít danh hiệu học sinh giỏi các cấp. Mới đây, em đã xuất sắc giành giải quán quân cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần thứ 4. Xuân Tâm là con gái đầu của anh Nguyễn Thành Khương - Đội trưởng Đội bảo vệ Nông trường Dầu Giây, TCT CS Đồng Nai.

Theo đuổi ngành y để giúp ngườiBiết được ước mơ của con gái theo ngành y, ba mẹ em

luôn động viên con cố gắng và tạo điều kiện tốt nhất để con theo đuổi ước mơ. Không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ, em đã có bề dày thành tích đủ làm người khác phải nể phục: Là học sinh giỏi toàn diện, đạt được nhiều giải thưởng thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thủ lĩnh của các phong trào Đoàn, Hội của trường.

Trên con đường chinh phục ước mơ, em đã để lại dấu ấn đặc biệt giành giải quán quân chương trình “Thực hiện ước mơ” lần 4 do Trung tâm hỗ trợ HSSV TP.HCM, Viện đào tạo quốc tế - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức. Vượt qua 205.000 thí sinh tham dự, em đã giành suất học bổng du học chương trình cử nhân toàn phần tại Trường

phải theo đuổi đam mê”Đại học Western, Sydney trị giá 75.000 đô la Úc, tiền mặt 10 triệu đồng, và Học bổng toàn phần Chuỗi chương trình “Thế Hệ Tiếp Nối - Gennext” dành cho học sinh cấp 3 trị giá 43 triệu đồng. Phần thưởng này như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để em tiếp tục theo đuổi ước mơ.

Với mong muốn trở thành bác sĩ để cứu người và sau khi học sẽ trở về quê hương Đồng Nai để góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển y khoa tỉnh nhà, em đã chuyển từ học sinh chuyên văn sang theo đuổi các môn tự nhiên. Em chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là mỗi người phải có được một ước mơ, một cái nhìn rõ ràng cho tương lai của mình khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Ước mơ đó sẽ là kim chỉ nam để mình phấn đấu cho mục tiêu phía trước. Thành tích mà em có được hôm nay chưa là gì so với thành công của rất nhiều người, nhưng qua đó, em hiểu được rằng muốn có thành công, chúng ta phải tự tìm ra được năng lực, đam mê của bản thân và không ngừng theo đuổi, trau dồi nó”.

“Đặc biệt, hãy luôn lạc quan và tập trung cao độ, dốc toàn lực vào mọi công việc thì dù cho có đạt được kết quả tốt nhất hay không, chúng ta đã có được những kinh nghiệm quý giá và hơn hết là mãn nguyện với nỗ lực của bản thân mình”, Xuân Tâm nhắn nhủ.

Thu thập kiến thức từ nhiều kênh thông tinThời điểm này, em đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi

quốc gia sắp tới, lịch học của em kín hết thời gian trong ngày, giờ ôn trên lớp, học thêm, học nhóm và tự ôn luyện ở nhà. Em chia sẻ: “Kiến thức không phải ngày một ngày hai là có được mà đó là kết quả của một quá trình tích lũy. Theo em, kiến thức phải là tổng hòa từ nhiều hướng, em thường chọn nhiều kênh thông tin để làm giàu thêm kiến thức cho mình. Ngoài sách vở, thầy cô, em còn học từ các anh chị đi trước, tìm hiểu thêm trên internet”.

Ngoài ra, Xuân Tâm còn dành thời gian học nhóm để trao đổi, chia sẻ với các bạn. Bên cạnh học kiến thức, em cho rằng tham gia hoạt động ngoại khóa để có thêm nhiều kỹ năng sống, bởi kỹ năng sống là rất cần thiết trên con đường chinh phục ước mơ của mỗi người.

Trong mắt thầy cô và bạn bè, em là một cô gái năng động, tràn đầy nhiệt huyết trong các hoạt động phong trào và chuyên cần trong học tập. Dù con đường phía trước còn nhiều chông gai nhưng chúng tôi tin tưởng rằng em sẽ trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi chuyên môn và y đức như em hằng mong muốn. Vì em luôn tâm niệm “cứ tự tin hoạch định và dạn dĩ theo đuổi ước mơ, rồi thành công sẽ đến với mình”.

Quỳnh Mai

Xuaân Taâm (giöõa) giaønh giaûi nhaát Chöông trình “Thöïc hieän öôùc mô”

Page 32: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

31

Vui buồn phóng viên thể thao

Tổng số tiền thưởng cho các đội bóng tại VCK Euro 2016 được dự tính sẽ rơi vào khoảng 300 triệu Euro, tăng hơn 50% so với kỳ Euro 2012 được tổ

chức tại Ba Lan và Ukraine. Tổng số tiền thưởng này được tăng lên là bởi lẽ, Euro 2016 sẽ có sự góp mặt của 24 đội bóng còn tại Euro 2012, chỉ có 16 đội có cơ hội được tham dự.

Bên cạnh đó, ban tổ chức Euro năm nay cũng đã tìm được nhiều nhà tài trợ lớn hơn, với tổng số tiền tài trợ lên tới hơn 450 triệu Euro, gấp rưỡi so với Euro 2012. Số tiền 300 triệu tiền thưởng được phân bố như sau: Mỗi đội tham dự nghiễm nhiên nhận được 8 triệu Euro.

Tại vòng bảng, mỗi trận hòa, họ lại nhận được thêm 500 triệu Euro còn nếu thắng, số tiền nhận được là 1 triệu Euro. 16 đội bóng xuất sắc vượt qua vòng bảng sẽ được nhận 1,5 triệu Euro mỗi đội. Cùng với đó, nếu tiếp tục đi tới được tứ kết, họ sẽ nhận được 2,5 triệu Euro, tới bán kết là 4 triệu Euro.

Đội thua cuộc trong trận chung kết cũng sẽ nhận được thêm 5 triệu Euro còn nếu thắng cuộc, đội bóng đó sẽ mang về thêm 8 triệu Euro. Như vậy, tổng cộng 1 đội bóng có thể thu về 27 triệu Euro nếu lên ngôi vô địch tại Euro lần này.

T.P

PV theå thao taùc nghieäp taïi Voøng chung keát giaûi boùng ñaù U21 Baùo Thanh Nieân

Nghề báo vốn dĩ vất vả, nhiều áp lực. Riêng phóng viên (PV) thể thao càng nhọc nhằn, vất vả so với các đồng nghiệp ở những mảng khác. Những PV

đang “chiến đấu” ở những tờ báo thể thao hiện nay, đều là những người cực kỳ tâm huyết với nghề.

Hầu hết PV thể thao đến với công việc bắt nguồn từ đam mê và đều không được đào tạo (để viết hoặc chụp ảnh) về lĩnh vực thể thao. Điều kiện tác nghiệp cũng là trở ngại, nhất là với phóng viên ảnh, khi không phải lúc nào “ông trời” cũng ủng hộ!

Nếu thiếu ngọn lửa đam mê, làm sao đội ngũ PV thể thao sẵn sàng dầm mưa dãi nắng suốt những năm này, qua tháng nọ! Cũng chẳng mấy ai dám bỏ ra một khoản tiền không nhỏ,

nếu không muốn nói là rất lớn, chỉ để đầu tư phương tiện, máy móc. Nếu thiếu đi tình yêu, quá khó để mỗi người có thể vượt cả trăm cây số chỉ trong ngày để có những bức ảnh, những bài viết về mỗi trận đấu, về các giải đấu thể thao.

Cái được lớn nhất của PV thể thao, mà không hẳn đồng nghiệp ở các mảng khác có được, chính là việc được đi đây đi đó khá nhiều. Cũng từ những chuyến công tác ấy, các PV thể thao lại được hiểu biết nhiều về các vùng, miền, có thêm nhiều trải nghiệm.

Việc được gặp gỡ tương đối thường xuyên còn giúp đội ngũ PV thể thao cả nước có mối quan hệ khá gắn bó, thân tình, quan tâm, giúp đỡ nhau. Có thể chính sự phóng khoáng, bình dị hay nói vui là “dễ nuôi” của cánh PV thể thao cũng giúp anh em rất dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt lẫn tác nghiệp. Ví cách đây hơn 20 năm, khi rong ruổi theo những cuộc đua xe đạp xuyên Việt, không ít lần PV thể thao phải “ăn bờ, ngủ bụi” nhưng chẳng thấy ai than phiền hay kể khổ.

Vui là vậy, song vẫn có những khoảnh khắc chạnh lòng! Nếu được lãnh đạo đánh giá đúng sự nỗ lực, những cống hiến thì sẽ là niềm vui rất lớn. Ngược lại, ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết của từng người cũng sẽ nguội dần. Chưa nói đến việc không ít tờ báo xem thể thao chỉ như thể loại tin - bài giải trí, có cũng được, mà không cũng chẳng sao! Vì thế, khó khơi gợi được nhiệt tâm để các PV thể thao dốc toàn bộ trí lực cho công việc.

Với một nghề đầy căng thẳng, áp lực như nghề báo, nhất là mảng thể thao, họ bước vào nghề với sự khốc liệt, sự thử thách về thời gian để thể hiện được giá trị của mình rất cần được sự trân trọng hơn. Bởi họ đang luôn sống hết mình với niềm đam mê và nghiệp của mình.

Trung Phong

Tiền thưởng Euro 2016 tăng hơn 50% so với Euro 2012

31

Page 33: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

Hoan hoâ truyeàn hình cao su- Này, ông xem truyền hình cao su của Tạp chí ngành mình

chưa?- Xem rồi chứ, từ số đầu tiên luôn, Tạp chí Cao su VN

mình là báo ngành mà cũng hay quá ông hả, làm giống như VTV, HTV luôn.

- Báo ngành nhưng cũng phải chuyên nghiệp chứ, chẳng qua thông tin phục vụ chủ yếu trong ngành thôi, chứ báo in, báo điện tử, truyền hình có đủ cả.

- Đúng rồi, để phục vụ công nhân mình đọc, nghe, nhìn chứ, đọc báo in hoài cũng chán.

- Nhân ngày Báo chí 21/6, anh em mình cùng chúc mừng Tạp chí chứ ông hả.

- Đúng rồi, chúc mừng Tạp chí Cao su. Chúc mừng truyền hình cao su.

Hai Cạo

32 Soá 461 (15-6-2016)

Baùo chí vaø Truyeän Kieàu- Báo nói: Khen tài nhả ngọc phun châu - Báo hình: Cười cười, nói nói ngọt ngào - Bài viết đầu tay: Thế nào xin quyết một bài cho xong - Chờ bài đăng trên báo: Tuần trăng thấm thoát nay

đà thêm hai - Bài viết đầu tiên được đăng: Mừng nào là quá mừng

này nữa chăng? - Bài không đạt yêu cầu có hồi âm: Thôi còn chi nữa

mà mong- Thông tin thiếu chính xác, “được” bạn đọc phê bình:

Mình làm mình chịu kêu mà ai thương

- Chờ nhận nhuận bút, nhuận ảnh: Tin sương luống những rày mong mai chờ

- Đạo văn bị phát hiện: Đời người như thế là xong một đời

- Nhuận bút ngày thường: Hãy cho ba chục, biết tay một lần

- Nhuận bút báo Xuân: Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Hiếu Văn

Nhaø baùo vaø thôï söûa oáng nöôùcMột nhà báo uy tín gọi thợ ống nước đến sửa đường

ống trong nhà tắm. Mười phút sau, đường ống hết rỉ nước và người thợ đòi 50.000đ tiền công. Nhà báo tức giận:

- Tôi là nhà báo, và tôi chưa hề làm được 50.000đ trong mười phút bao giờ.

- Tôi cũng vậy, hồi tôi còn là nhà báo - Thợ sửa ống nước trả lời.

Gia Hân

Caù ñoäEu-rô bóng đá tưng bừngThâu đêm suốt sáng canh chừng anh coiChỉ xin nhớ dặn mấy lờiVui chơi vừa phải chớ hoài cá đô (độ)Đừng đem xe máy cầm đồTi vi không cánh mà vô tiệm ngườiLương thì cá độ tiêu rồiTháng sau ăn mắm mút giòi thấy thươngĐể dành sắm sửa trăm đườngÁo quần sách vở, tiền trường cho conChớ ham cá trái bóng trònMất nhà, hết của, thân mòn anh ơi!

Nguyễn Văn Dũng

San seûCha khuyên con:- Hãy lấy vợ đi, cô ấy sẽ san sẻ mọi nỗi phiền muộn và

khó khăn của con!- Nhưng con chẳng có nỗi phiền muộn hay khó khăn

gì cả.- Rồi sẽ có con ạ! Ngay sau lễ cưới thôi.

Bá Huỳnh (st)

Page 34: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

A

CĐ CẦN ĐỔI MỚI TRƯỚC THÁCH THỨC TPP

• CĐ Cao su VN tổ chức tập huấn “Nâng cao

chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”

“Khi VN phê chuẩn và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hội nhập toàn diện cộng đồng ASEAN, tổ chức CĐ VN sẽ phải đối mặt với những khó khăn thách thức vô cùng to lớn. Vận động, thuyết phục người lao động thế nào? Chăm lo bảo vệ người lao động ra sao? Triển khai nhiệm vụ công tác CĐ trong tình hình mới làm sao để hiệu quả? Là những vấn đề cấp bách cần được trao đổi thảo luận tìm ra biện pháp giải quyết” - đó là ý kiến chỉ đạo của ông Bùi Văn Cường - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN tại buổi khai mạc lớp tập huấn “Chủ tịch LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương và tương đương, CĐ TCT trực thuộc TLĐ năm 2016”, vừa được tổ chức tại TP.Hải Phòng.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường cho biết, mục đích của lớp tập huấn là để các báo cáo viên, các cán bộ CĐ trao đổi thảo luận tìm ra các biện pháp hiệu quả, ý tưởng hay áp dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động CĐ của đơn vị mình.

*Thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)”, CĐ Cao su VN phối hợp với Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ VN) tổ chức tập huấn về công tác nâng cao chất lượng TƯLĐTT và vai trò của tổ chức CĐ khi VN tham gia Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tại buổi tập huấn, các cán bộ CĐ đã được giới thiệu về Hiệp định TPP; những nội dung chủ yếu về lao động, CĐ trong hiệp định TPP và những tác động đến tổ chức CĐ khi VN tham gia Hiệp định này. Đồng thời được hướng dẫn về kỹ năng, phương pháp xây dựng và ký kết TƯLĐTT...

P.V-.H.Đ

CĐ Cao su VN

TẶNG QUÀ CHO CNLĐ CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Với chủ trương hướng về người lao động (NLĐ) trong Tháng công nhân 2016, vừa qua, lãnh đạo CĐ Cao su VN đã thăm và tặng quà cho CNLĐ.

Cụ thể, từ ngày 6 đến 12/6, Chủ tịch CĐ Cao su VN Phan Mạnh Hùng cùng Phó Chủ tịch Võ Việt Ngân, Trưởng Ban tổ chức Nguyễn Văn Khánh đã đi thăm và tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các đơn vị ở Lào

và Campuchia.Trước đó, lãnh đạo CĐ Cao su VN cũng đã thăm và

trao quà hỗ trợ cho CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Công ty CP Thể thao Ngôi sao Star, Công ty CP Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su, Xí nghiệp Liên doanh Visorutex…

C.V

CĐ Cao su BÌNH THuẬN

HỖ TRỢ 250 TRIỆU ĐỒNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Nhân Lễ ra quân thu hoạch mủ và Tháng công nhân 2016 tổ chức vào ngày 31/5, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận đã hỗ trợ 250 triệu đồng cho Quỹ

hỗ trợ người lao động khó khăn mượn vốn phát triển kinh tế hộ gia đình.

Dịp này, CĐ công ty đã trao 32 phần quà cho 32 CN có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 1 triệu đồng/người; hỗ trợ 12 CN bị tai nạn lao động với số tiền 1 triệu đồng/người; tặng thưởng 12 học sinh vượt khó học giỏi với số tiền 1 triệu đồng/học sinh. Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào văn nghệ thể dục thể thao ở cơ sở, CĐ công ty đã tặng cho mỗi CĐ nông trường một cây đàn ghi-ta và 3 quả bóng chuyền.

Trong Tháng công nhân 2016, với phương châm hướng về người lao động, CĐ công ty phát động rộng rãi đến từng CĐ cơ sở, chăm lo đời sống người lao động bằng các hoạt động thiết thực như, thăm hỏi động viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng những CNVCLĐ tiêu biểu, gương lao động xuất sắc, có nhiều sáng kiến hay, cách làm sáng tạo trong các phong trào thi đua góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh lao động...

Tin, ảnh: Ngọc Cẩm - Quỳnh Mai

OÂng Nguyeãn Ngoïc Muøi - Chuû tòch CÑ coâng ty trao tieàn hoã trôï CN khoù khaên

Page 35: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

B Soá 461 (15-6-2016)

QuY ĐỊNH “DoaNH NGHIỆP PHẢI ĐÓNG TÀI CHÍNH CHo CĐ BẰNG 2% QuỸ TIỀN LƯƠNG LÀM CĂN CỨ ĐÓNG BHXH”:

TỒI HAY TỐT?Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết sẽ công bố kết quả “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”. Trong số các đề cử “quy định tồi”, theo VCCI, quy định “doanh nghiệp phải đóng tài chính cho CĐ bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH” nằm trong hạng mục quy định tồi”, đã gây xôn xao dư luận. Trước sự việc này, Tổng LĐLĐ VN đã lên tiếng.

Vì sao “DN phải đóng tài chính cho CĐ bằng 2%” lại tồi?

Từ cuối năm 2015, VCCI đã quyết định tiến hành một cuộc bầu chọn mang tên “Các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất - Top ten Regulations”. Đây là một cuộc bình chọn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với các quy định pháp luật về kinh doanh được ban hành. Kết quả của cuộc bình chọn sẽ chỉ ra 10 quy định tốt nhất và 10 quy định tồi nhất đối với môi trường kinh doanh.

Trong số các đề cử “quy định tồi” có quy định “DN phải “đóng tài chính” cho CĐ bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Bên đề cử cho rằng cho rằng CĐ là tổ chức tự nguyện của người lao động (NLĐ) nhưng lại yêu cầu NLĐ đóng CĐ phí là không cần thiết; việc yêu cầu DN đóng CĐ phí sẽ làm giảm tính độc lập của CĐ; khoản tiền 2% quỹ lương của toàn bộ NLĐ là chi phí xã hội rất lớn nhưng không mang lại hiệu quả rõ ràng. Nếu số tiền này được chủ sử dụng lao động giữ lại thì có thể giúp tăng lương cho NLĐ hoặc tăng đầu tư cho tư liệu sản xuất giúp tăng năng suất lao động.

Ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, khẳng định: “Tài chính CĐ không phải là ngân sách Nhà nước. Kinh phí CĐ thu từ 2% lương cơ bản NLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. Việc chi tiêu như thế nào phải có quyết định, hướng dẫn của Tổng LĐLĐ VN”.

Tổng LĐLĐ VN: Lý do VCCI đưa ra không chính xác

Sau khi nhận được công văn của VCCI, ngày 16/5, Đảng đoàn Tổng LĐLĐ VN có công văn gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đề nghị chỉ đạo VCCI ngừng tổ chức bình chọn đối với Luật Công đoàn (CĐ) năm 2012.

Được biết, Tổng LĐLĐ VN là tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CĐ và ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật CĐ và luật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013. Luật CĐ là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định địa vị pháp

lý, vai trò, trách nhiệm của CĐ và cơ chế thực hiện các chức năng của tổ chức CĐ.

Theo Tổng LĐLĐ VN, trong quá trình thảo luận để thông qua Luật CĐ tại Quốc hội, giới chủ và các hiệp hội DN đã ra sức phản đối, nhất là về tài chính CĐ (Điều 26). Nay nếu lấy ý kiến đề cử từ các DN, Hiệp hội DN về Luật CĐ, đương nhiên các chủ DN, Hiệp hội DN không đồng tình với Luật CĐ, nhất là các nội dung của Điều 26.

Cũng theo Tổng LĐLĐ VN, đoàn phí CĐ do Đoàn viên CĐ đóng theo quy định của Điều lệ CĐ VN (Khoản 1, Điều 26), chứ không phải do NLĐ đóng. DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ (khoản 2, Điều 26), chứ không phải DN đóng tài chính cho CĐ. Việc DN đóng kinh phí CĐ không ảnh hưởng gì đến tính độc lập của tổ chức CĐ. Nếu không đóng kinh phí CĐ 2%, chưa chắc chủ sử dụng lao động tăng lương cho NLĐ. Thực tế cho thấy, có hàng nghìn DN, chủ yếu là các DN chưa có CĐ, trốn đóng BHXH cho NLĐ, dẫn đến nhiều cuộc ngừng việc tập thể, đình công, quan hệ lao động phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, từ nguồn kinh phí CĐ 2%, CĐ cơ sở đã có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Cụ thể như thăm hỏi CNLĐ và thân nhân bị ốm đau, bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động; chi ma chay, hiếu hỉ; tặng quà trong các dịp lễ, Tết, kỷ niệm tặng học bổng cho con NLĐ... Được chăm lo tốt hơn, NLĐ sẽ làm việc hăng say, hiệu quả hơn; yên tâm, gắn bó với DN hơn. Chính việc làm này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN. Nghĩa là chính DN thụ hưởng hiệu quả từ sự chăm lo của CĐ.

C.Đ

Nhieàu yù kieán cho raèng, töø nguoàn kinh phí CÑ 2%, CÑ cô sôû coù ñieàu kieän chaêm lo NLÑ toát hôn. Trong aûnh:

Trao quaø cho CNLÑ Cao su Haø Tónh taïi Leã ra quaân Thaùng CN vaø thu hoaïch muû naêm 2016. AÛnh: Haûi Ñaêng

Page 36: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

C

GERU STAR QUAN TÂM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN

Trong 6 tháng đầu năm 2016, CĐ Cao su Đồng Nai tham gia cùng Ban TGĐ thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ.

Cụ thể, CĐ công ty đã tổ chức cho 450 CNLĐ tham quan Đà Lạt với số tiền 610 triệu đồng; vận động CĐ đóng góp xây dựng Quỹ Mái ấm CĐ với số tiền thu được trên 400 triệu đồng; xây dựng 10 căn nhà Mái ấm CĐ và trao 1 căn cho CN ở NT Cẩm Đường, trị giá 35 triệu đồng.

Nhân Tháng công nhân 2016, CĐ tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 27 CN bị tai nạn lao động nặng các đơn vị với số tiền 13,5 triệu đồng. Ngoài ra, CĐ Cao su VN tặng 7 phần quà; LĐLĐ tỉnh tặng 1 phần, CĐ TCT tặng 120 phần (500.000 đồng/phần) cho CN có hoàn cảnh khó khăn tại 6 đơn vị của

TCT và đơn vị kết nghĩa Cao su Sơn La, Điện Biên.TCT đã chi trên 3,8 tỷ thưởng cho mỗi CBCNVC-LĐ 1

triệu đồng. Thưởng cho 12 CBCNV-LĐ nghỉ hưu theo chế độ, mỗi người 20 triệu đồng và một biểu trưng. Hỗ trợ lao động nữ trong diện sinh đẻ có kế hoạch mỗi tháng 60.000 đồng. Cùng với đó, hỗ trợ cho 47 chị em vay vốn “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế” với số tiền 270 triệu đồng; phát quà cho 6.000 cháu là con CBCNV-LĐ nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Tại Lễ ra quân khai thác và phát động Tháng công nhân 2016, BTV CĐ TCT đã ký giao ước thi đua với Ban giám đốc TCT nhằm thể hiện quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ SXKD năm 2016.

Thanh Trúc

V qua, Ban Giám đốc và CĐ Công ty CP Thể thao Ngôi sao Geru (Geru Star) đã có nhiều việc làm thiết thực, được người CN đồng tình,

đánh giá cao.Cụ thể, trong mùa nắng nóng vừa qua, CĐ công ty đã

tham mưu đề xuất với lãnh đạo, lắp đặt mới 1.000 m2 trần chống nóng, chống bụi, 10 quạt hút công suất lớn, với cột áp cao, lưu lượng gió lớn, giúp hút khí nóng trong môi trường lưu hóa, cấp gió tươi cho các xưởng sản xuất bóng.

Ở các khâu sản xuất trong xưởng, đặc biệt là các khâu cần sự tỉ mỉ, các bóng đèn điện được thay mới, nhằm cung cấp ánh sáng tốt nhất, tránh khúc xạ cho người lao động. Công ty còn lắp đặt thiết bị lọc nước thải đạt chuẩn cho bếp ăn công nghiệp. Ngoài ra còn đầu tư xây dựng mới hội trường, căn-tin, ráp mới hệ thống máy lạnh hiện đại, tạo môi trường thoáng mát cho những buổi sinh hoạt định kỳ, những bữa ăn giữa ca, thay mới toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh, cải thiện bếp ăn… Tổng số tiền đầu tư cho việc cải tạo môi trường làm việc nói trên lên đến gần 1 tỷ đồng.

Trong những ngày hè nắng nóng, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể người lao động, nhất là lao động trong môi trường công nghiệp là rất cần thiết. Được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, CĐ công ty đã phân công cán bộ ở các tổ CĐ làm nước giải khát cung cấp cho CN. Những ca nước như: đá chanh, nước sâm, nước tắc... tuy chi phí không nhiều, chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng, nhưng đã phục vụ cho hơn 200 lao động được giải khát vào những buổi trưa nắng nóng. Đây tuy là việc làm nhỏ nhưng thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty đến người lao động, cùng chia sẻ khó khăn trong điều kiện sản xuất công nghiệp.

Trong Tháng công nhân 2016, CĐ công ty còn thăm hỏi, động viên CN bị ốm đau. Đồng thời hỗ trợ cho vay vốn đối

với CN đang trực tiếp sản xuất có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền mỗi suất là 20 triệu đồng.

Nói về những việc làm này của Ban Giám đốc và CĐ công ty, chị Bích Ngọc - CN Phân xưởng vỏ bóng, xúc động: “Đây là những việc làm được hết sức thiết thực, thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho người lao động. Nhờ vậy mà người CN phần nào tái tạo sức lao động, phục vụ tốt hơn cho công việc sản xuất bóng. Người CN cũng yên tâm gắn bó với công ty hơn”.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch CĐ Geru Star cho biết, trong thời gian tới, CĐ công ty sẽ tiếp tục có sự quan tâm, chia sẻ; đồng thời kiến nghị, đề xuất Ban Giám đốc công ty kịp thời có những giải pháp hỗ trợ người CN, qua đó để người CN yên tâm gắn bó và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Vũ Phong

Pha cheá nöôùc giaûi khaùt ñeå giaûi nhieät trong nhöõng ngaøy naéng noùng

CAO SU ĐỒNG NAI CHĂM LO TỐT NGƯỜI LAO ĐỘNG

Page 37: KỶ NIỆM Ra mắt tính năng 91 NĂM NGÀY E - Paper trên trang ...tapchicaosu.vn/wp-content/uploads/2016/10/461.pdfquan đến nông sản. Những thông tin này gây tác

D Soá 461 (15-6-2016)Tin, baøi coäng taùc vôùi Trang tin CÑ, vui loøng göûi theo ñòa chæ

Email: [email protected] Traân troïng caûm ôn!

BCH CĐ Cao su Sa Thầy và Ban TGĐ công ty thống nhất chỉ đạo rà soát, kiểm tra lại nguồn nước sinh hoạt của CNVC-LĐ tại khu vực đang sinh sống và sản xuất. Đến nay đã cấp 742 bi giếng, trị giá hơn 200 triệu đồng để hỗ trợ cho 34 hộ CN làm giếng và hỗ trợ làm 31 giếng nước tập trung. Bùi Minh Phú

CĐ Công ty CP Ngôi sao Geru vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ CĐ cho gần 20 cán bộ là CĐ viên, nhằm tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, việc thực hiện qui chế dân chủ tại cơ sở, nâng cao năng lực và trang bị kiến thức cơ bản về phương pháp hoạt động CĐ. Nhân Tháng công nhân 2016, CĐ công ty phối hợp cùng Trung tâm Y tế ngành cao su tổ chức khám bệnh tại chỗ cho toàn bộ CBCNV công ty. Hoàng Tuấn - Vũ Phong

CĐ Cao su Tây Ninh cùng với CĐ các nông trường, xí nghiệp trực thuộc đã đi thăm hỏi và tặng quà cho 11 cháu là con em cán bộ CNVC-LĐ bị dị tật bẩm sinh, bệnh tự kỷ, suy thận mãn, thiểu năng, trẻ mồ côi… với tổng số tiền 5,5 triệu đồng. Ban Giám đốc và CĐ công ty cũng đã chi hơn 60 triệu đồng từ Quỹ phúc lợi để mua quà bánh, tổ chức vui chơi cho 1.689 cháu, nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngoài ra, Ban Giám đốc, CĐ Công ty Tây Ninh - Siêm Riệp Phát triển Cao su chi 4,6 triệu để mua 225 suất quà bánh cho các cháu là con em, cán bộ CNVC-LĐ và CN người Campuchia vui chơi ngày 1/6. Thế Trung

CĐ Cao su VN

TÍCH CỰC THAM GIA CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA

VRG đang khẩn trương tiến hành cổ phần hóa (CPH) các đơn vị thành viên theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt. Với chức năng, vai trò,

nhiệm vụ của mình, thời gian qua, CĐ Cao su VN và các CĐ các đơn vị trực thuộc đã tích cực tham gia vào công tác CPH.

Cụ thể, CĐ Cao su VN tham gia góp ý với VRG xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm; tham gia xây dựng thang bảng lương và phương án trả lương thưởng cuối năm. Cùng với đó, giám sát xây dựng các định mức lao động, bảo hộ lao động, chế độ ăn giữa ca ở các đơn vị. Đồng thời tham gia giám sát cụ thể hóa các chế độ chính sách đối với người lao động như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, CĐ còn tham gia dự họp, đối thoại trực tiếp với CNLĐ, qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tổng hợp các kiến nghị đề xuất trình Ban TGĐ VRG để đề ra các biện pháp quản lý điều hành phù hợp, kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích, trách nhiệm của CNLĐ. P.B

TỪ 1/7/2016:

PHẠT TÙ ĐẾN 3 NĂM NẾU SA THẢI LAO ĐỘNG TRÁI LUẬT

Đây là một nội dung được quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 2015, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Quy định có với chế tài có

tính răn đe này nhằm giảm tình trạng lợi dụng chức vụ vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động.

Theo đó, Điều 162 của Bộ Luật Hình năm 2015 cũng nêu rõ, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Cụ thể: Đối với 2 người trở lên; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát. Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1-5 năm.

T.S

CĐ Cao su VN cho biết sẽ có 500 em thiếu nhi dự trại hè ngành cao su lần thứ XVII/2016, dự kiến tổ chức tại 3 địa điểm: Lào Cai, Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu. C.Đ

Cụm thi đua số 6 CĐ Cao su VN vừa thăm, tặng quà cho 11 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại Viện Nghiên cứu Cao su VN, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng. P.V

CĐ Cao su Phước Hòa và Trung đoàn 271 đã phối hợp tổ chức tổng kết hoạt động 10 năm kết nghĩa (2005 - 2015) giữa 2 đơn vị. Dịp này, CĐ cơ sở Cơ quan công ty và CĐ cơ sở KCN Tân Bình ký kết nghĩa với Cơ quan Chính trị, CĐ cơ sở Trường Phát ký kết nghĩa với Khối trực thuộc 2. Ân Châu

CĐ Cao su Quảng Trị kết hợp với ĐTN công ty tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trong những ngày nghỉ hè cho 1.200 cháu con CN và phát thưởng cho 286 cháu học giỏi từ mầm non đến THCS với tổng kinh phí trên 50 triệu đồng. Lê Thị Thuận

CĐ các đơn vị thành viên trong Cụm thi đua số II (Tây Nguyên, Quảng Trị) vừa tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2016 nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho CNLĐ; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; chăm lo tốt đời sống của CNVCLĐ; xây dựng tổ chức CĐ cơ sở vững mạnh… CTV