16
BỆNH KAWASAKI NỘI DUNG 1. Lịch sử bệnh Kawasaki Vào tháng1 năm 1961, một bệnh nhân nam 4 tuổi, sốt khoảng 7 ngày, hạch cổ sưng, môi nứt và rỉ máu, viêm kết mạc mắt, hồng ban khắp cơ thể, lòng bàn tay và bàn chân có ban và phù cứng, sau đó bong vảy đầu ngón tay và chân. Bệnh nhân được điều trị bằng Penicillin và corticoid. Sau 2 tuần sốt giảm và các triệu chứng khác được cải thiện, xuất viện sau 1 tháng điều trị. Từ 1961-1967 có 50 bệnh nhân có bệnh cảnh giống như trên được đặt tên là hội chứng da niêm hạch. Năm 1967, bác sĩ Tomisaku Kawasaki là người đầu tiên mô tả bệnh Kawasaki là hội chứng sốt cấp không rõ nguyên nhân ở các trẻ em dưới 4 tuổi. Các bệnh nhân có đặc điểm: sốt kéo dài, nổi hồng ban, kèm theo hạch viêm ở cổ hoặc không, có nguy cơ tổn thương mạch vành do phình mạch và huyết khối. Từ đó, thông tin về bệnh được truyền từ nước này sang nước khác. 2. Dịch tễ học 2.1 Tuổi: Tuổi thường gặp nhất là < 5tuổi. Theo kết quả thống kê của CDC: 50% trẻ dưới 2 tuổi, 80% là trẻ dưới 5 tuổi và 90% là trẻ dưới 8 tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất ở Nhật là 6-11 tháng, ở Mỹ và các nước khác là 18-24 tháng. Tuổi trung bình là 2.3 tuổi. Mặc dù bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhưng tuổi nhỏ nhất bị Kawasaki theo y văn là 20 ngày tuổi. Trẻ càng nhỏ nguy cơ tử vong và tổn thương ĐMV càng cao. Theo số liệu thống kê tại Nhật, tử vong do Kawasaki xảy ra 38% ở trẻ dưới 6 tháng, 23% ở trẻ 6-12 tháng tuổi. Theo Melish ME và Rowley AH [10,14], trẻ dưới 1 tuổi dù đã dùng gamma globulin đúng, tỷ lệ tổn thương ĐMV khoảng 15% sau 8 tuần so với 5% tính chung cho tất cả bệnh Kawasaki có truyền gamma globulin. 2.2 Giới : Tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn so với trẻ gái. Tại Nhật Bản, tỷ lệ nam/ nữ là 1.4 : 1, ở Mỹ tỷ lệ này là 1.5:1. Tỷ lệ này cũng tương tự nhau đối với các thống kê khác ở nhiều nơi. Mối liên quan giữa tần suất bệnh và giới tính vẫn chưa được hiểu rõ. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam cũng nhiều hơn nữ (Đỗ Nguyên Tín

Kawasaki

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kawasaki

BỆNH KAWASAKI

NỘI DUNG

1. Lịch sử bệnh Kawasaki

Vào tháng1 năm 1961, một bệnh nhân nam 4 tuổi, sốt khoảng 7 ngày, hạch cổ sưng, môi

nứt và rỉ máu, viêm kết mạc mắt, hồng ban khắp cơ thể, lòng bàn tay và bàn chân có ban và

phù cứng, sau đó bong vảy đầu ngón tay và chân. Bệnh nhân được điều trị bằng Penicillin và

corticoid. Sau 2 tuần sốt giảm và các triệu chứng khác được cải thiện, xuất viện sau 1 tháng

điều trị.

Từ 1961-1967 có 50 bệnh nhân có bệnh cảnh giống như trên được đặt tên là hội chứng da

niêm hạch. Năm 1967, bác sĩ Tomisaku Kawasaki là người đầu tiên mô tả bệnh Kawasaki là

hội chứng sốt cấp không rõ nguyên nhân ở các trẻ em dưới 4 tuổi. Các bệnh nhân có đặc điểm:

sốt kéo dài, nổi hồng ban, kèm theo hạch viêm ở cổ hoặc không, có nguy cơ tổn thương mạch

vành do phình mạch và huyết khối. Từ đó, thông tin về bệnh được truyền từ nước này sang

nước khác.

2. Dịch tễ học

2.1 Tuổi: Tuổi thường gặp nhất là < 5tuổi. Theo kết quả thống kê của CDC: 50% trẻ dưới

2 tuổi, 80% là trẻ dưới 5 tuổi và 90% là trẻ dưới 8 tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất ở Nhật là 6-11

tháng, ở Mỹ và các nước khác là 18-24 tháng. Tuổi trung bình là 2.3 tuổi. Mặc dù bệnh hiếm

gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhưng tuổi nhỏ nhất bị Kawasaki theo y văn là 20 ngày tuổi. Trẻ

càng nhỏ nguy cơ tử vong và tổn thương ĐMV càng cao. Theo số liệu thống kê tại Nhật, tử

vong do Kawasaki xảy ra 38% ở trẻ dưới 6 tháng, 23% ở trẻ 6-12 tháng tuổi. Theo Melish ME

và Rowley AH [10,14], trẻ dưới 1 tuổi dù đã dùng gamma globulin đúng, tỷ lệ tổn thương

ĐMV khoảng 15% sau 8 tuần so với 5% tính chung cho tất cả bệnh Kawasaki có truyền

gamma globulin.

2.2 Giới : Tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn so với trẻ gái. Tại Nhật Bản, tỷ lệ nam/ nữ là

1.4 : 1, ở Mỹ tỷ lệ này là 1.5:1. Tỷ lệ này cũng tương tự nhau đối với các thống kê khác ở

nhiều nơi. Mối liên quan giữa tần suất bệnh và giới tính vẫn chưa được hiểu rõ. Tại Việt Nam,

kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam cũng nhiều hơn nữ (Đỗ Nguyên Tín

Page 2: Kawasaki

2001-2002: 72.5% so với 27.5%, Đỗ Quỳnh Như, Đoàn Tấn Huy Tâm 2003-2004: 59,3% so

với 40,7%.

2.3 Địa dư: Bệnh xảy ra hầu như ở tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước

đang phát triển nhiều hơn so với các nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi tại

Nhật Bản là 90/100.000, ở Mỹ là 6-9/100.000. Bệnh thường xuất hiện ở vùng Châu A nhưng

cũng thấy ở tất cả các sắc tộc trên thế giới. Tuy nhiên mối quan hệ này cụ thể như thế nào thì

vẫn chưa được hiểu rõ.

Hiện nay, ở các nước phát triển, Kawasaki chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mắc

phải ở trẻ em, trong khi đó, bệnh thấp tim vẫn là nguyên nhân chủ yếu ở các nước đang phát

triển. Tại Việt Nam, chưa có thống kê quốc gia về tần số bệnh Kawasaki, tuy nhiên, chúng tôi

cũng ghi nhận bệnh xuất hiện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam qua các báo cáo của các tác giả

trong nước.

2.4 Chủng tộc: Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở trẻ em châu A, đặc biệt là người Nhật. Tần

suất mắc bệnh đối với người Mỹ gốc châu Á gấp 3 lần người da đen và gấp 6 lần người da

trắng. Ngay trong một vùng, tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau giữa các chủng tộc khác nhau.

2.5 Mùa: Liên quan giữa tần suất bệnh và mùa không rõ ràng. Bệnh có thể gặp suốt năm,

nhưng hơi nhiều về mùa đông và mùa xuân. Có những đợt bệnh tăng cao như tại Nhật như

năm 1982 có 15000 ca và năm 1986 có khoảng 12500 ca, tại Hàn Quốc đã có 2 trận dịch vào

1979-1980 và 5/1983- 11/1983, tại Hawaii năm 1978, tại Rochester, New York và

Massachussetts năm 1979-1980, Maryland năm 1983 và 10 vùng khác ở Mỹ năm 1984-1985.

Trong các đợt này, tần suất mắc bệnh tăng lên gấp 3-5 lần. Điều này tạo ra một giả thuyết là

bệnh Kawasaki có thể lây lan. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định khả năng lây từ

người này sang người khác của bệnh Kawasaki. Tại Việt Nam, chúng tôi ghi nhận bệnh xảy ra

quanh năm, không có tập trung theo mùa rõ rệt.

2.6 Yếu tố di truyền, gia đình: Một số ít trường hợp bệnh xuất hiện ở cả 2 trẻ sinh đôi. Các

tác giả Nhật Bản nhận thấy khoảng 1.5%-2% bệnh nhân có anh chị cũng bị bệnh. Điều này gợi

ý đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào xác định mối liên

quan giữa bệnh Kawasaki và hệ HLA cũng như liên quan đến gia đình và gen miễn dịch.

2.7 Tác nhân nhiễm trùng: Nhiều quan điểm cho rằng bệnh Kawasaki là một bệnh nhiễm

trùng dựa trên đặc điểm diễn tiến cấp tính và tự giới hạn của nó. Tuy nhiên, chưa có tác nhân

nhiễm trùng nào được phân lập từ những mẫu bệnh phẩm của đa số những bệnh nhân

Page 3: Kawasaki

Kawasaki. Tuy nhiên, một số tác nhân nghi ngờ có vai trò trong sinh bệnh học của bệnh

Kawasaki như: vi trùng (Streptococcus, Streptococcus sanguis, Staphylococcus, Yersinia,

Anerobic propioni bacteria, Rickettsia and Rickettsia-like bodies, Leptospira), virus (EBV,

RSV, Herpesvirus, Retrovirus, Adenovirus, Parovirus, Hepatitis B antigen), nấm (Candida),

các tác nhân khác (Toxoplasma, côn trùng, ve, mạc…)

3. Cơ chế bệnh sinh:

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn chưa được biết rõ. Các cơ chế bệnh sinh

vẫn còn là giả thuyết và đang được kiểm chứng. Tuy nhiên, qua những kết quả ban đầu cho

thấy có nhiều cơ chế cùng tham gia vào trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.

3.1 Vai trò của miễn dịch tế bào: Đây là cơ chế được xem là có vai trò quan trọng nhất

trong sinh bệnh học của bệnh Kawasaki. Nghiên cứu của Stanford T. Shulman và Anne H.

Rowley ghi nhận các đáp ứng rất khác nhau của dòng lympho T. Trong giai đoạn cấp, các tế

bào CD8 trong máu ngoại vi tăng, sau đó lắng tụ lại trên thành động mạch bị tổn thương.

Trong khi đó, số lượng CD4 không thay đổi đáng kể làm tỉ lệ CD4/CD8 thay đổi theo từng giai

đoạn của bệnh. Furuno K. và cộng sự ghi nhận dòng CD4 giảm rất thấp trong bệnh Kawasaki.

Một số báo cáo khác lại ghi nhận có tình trạng tăng số lượng tế bào CD4, giảm số CD8, làm

tăng tỷ lệ CD4/ CD8. Từ các kết quả rất khác nhau này cho thấy vai trò của miễn dịch tế bào

vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để xác định những đáp ứng miễn dịch tế bào khác nhau tùy theo

những giai đoạn khác nhau của bệnh.

3.2 Vai trò của miễn dịch dịch thể: Nồng độ các cytokines tiền thân của các phản ứng viêm

lưu hành trong máu như TNF-α, các interleukin IL-1, IL-6 và interferon-γ tăng, góp phần gây

tổn thương các tế bào nội mạc trong giai đoạn cấp tính. Các immunoglobulins cũng có vai trò

quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của Kawasaki. Trong giai đoạn cấp, IgG trong máu giảm là

đặc điểm điển hình của bệnh Kawasaki và có liên quan đến tổn thương ĐMV. Trong giai đoạn

bán cấp nồng độ IgG, IgM, IgA ,IgE tăng lên. Như vậy, các yếu tố miễn dịch dịch thể có tham

gia vào trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Kawasaki, nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

này như thế nào là 1 vấn đề chưa được sáng tỏ.

3.3 Vai trò của siêu kháng nguyên: Các nghiên cứu về vai trò của các siêu kháng nguyên

tương tự như trên bắt đầu được chú ý vào khoảng năm 1995. Siêu kháng nguyên là một peptid

có thể gây đáp ứng miễn dịch qua hệ thống lympho T nhờ gắn trên các thụ thể Vβ của lympho

T. Siêu kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch giống như kháng nguyên thông thường nhưng

Page 4: Kawasaki

mạnh hơn rất nhiều, vì vậy mà có tên gọi “siêu” kháng nguyên. Quá trình hoạt hóa hệ thống

miễn dịch trong bệnh Kawasaki được xem là có điểm tương đồng với hội chứng shock nhiễm

độc (toxic shock syndrome) do yếu tố TSST (toxic shock syndrome toxin). TSST này làm

phóng thích các IL-1, TNF-α, và hoạt hóa lympho T tạo ra các thụ thể đặc hiệu của tế bào T

Vβ. Một số nghiên cứu xác nhận có sự gia tăng các thụ thể tế bào lympho T Vβ2 và Vβ8 trong

giai đoạn cấp.

Terai và các tác giả khác nhận thấy trên mẫu sinh thiết các mạch máu dưới da ở những

bệnh nhân Kawasaki giai đoạn cấp tính cho thấy có hiện diện của IL-1, IL-2, interferon-γ,

TNF-α, IgA cùng với CD4, CD8 và đại thực bào. Điều này giúp khẳng định vai trò của cả 2

quá trình miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Kawasaki.

4. Giải phẫu bệnh.

4.1 Viêm mạch máu: Kawasaki là bệnh cấp tính gây viêm mạch máu hệ thống không đặc

hiệu. Tổn thương viêm mạch máu trong Kawasaki thường xảy ra ở các mạch máu có kích

thước nhỏ đến trung bình. Tổn thương mạch máu diễn tiến theo 4 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: là giai đoạn cấp (0-12 ngày từ lúc khởi bệnh): Thay đổi sớm trong vòng 10

ngày đầu là tình trạng viêm lan tỏa khởi đầu ở lớp áo ngoài cùng với tẩm nhuận và phì đại ở

lớp áo trong của của động mạch, đặc biệt ở hệ thống ĐMV. Trong giai đoạn này, lớp áo giữa

không bị tổn thương và chưa thấy dãn ĐMV.

- Giai đoạn 2: là giai đoạn bán cấp (từ 12- 25 ngày): trong giai đoạn này quá trình viêm

giảm dần và chấm dứt, các tế bào viêm chủ yếu tẩm nhuận ở mạch máu bạch cầu đơn nhân

thay vì bạch cầu đa nhân. Tổn thương chính trong giai đoạn này là viêm toàn bộ thành mạch

máu. Tổn thương lớp áo giữa gây phù nề và hoại tử tế bào cơ trơn mạch máu, phá vỡ cấu trúc

bình thường của mạch máu, làm phình mạch động mạch, dẫn đến tạo huyết khối & tắc nghẽn

tại chỗ mạch máu, đặc biệt hệ thống ĐMV. Tổn thương ĐMV thường ở 2 bên và nhiều nhất là

ngay tại gốc của ĐMV.

- Giai đoạn 3: là giai đoạn mãn (từ 26-40 ngày): Tổn thương trong giai đoạn này là tạo nốt,

hạt trong lòng động mạch, không còn phản ứng viêm ở tiểu động mạch và tĩnh mạch.

- Giai đoạn 4: là giai đoạn di chứng (từ ngày thứ 40 và sau đó): Tổn thương chính trong

giai đoạn này là xơ hóa, hóa sẹo, calci hóa, tạo huyết khối và thay đổi lòng ĐMV gây hẹp. Hẹp

thường xuất hiện ở ngay tại các đoạn mạch vành sau khi đã bị phình mạch. Trên các mẫu sinh

thiết mạch vành cho thấy có bằng chứng dầy đáng kể lớp áo trong và áo giữa ở những nơi bị

Page 5: Kawasaki

dãn mạch trước đó. Mạch máu sẽ bị kém đàn hồi và đáp ứng kém với các thuốc dãn mạch

nhóm nitrate. Lúc này phản ứng viêm không còn nữa.

4.2 Tổn thương cơ tim:

- Giai đoạn cấp: Viêm tim toàn bộ (pancarditis) cùng với tẩm nhuận các tế bào viêm cấp

trong hệ thống dẫn truyền nhĩ thất và trong cơ tim tại các sợi cơ tim và xung quanh các động

mạch nhỏ trong cơ tim. Viêm màng ngoài tim với biểu hiện chính là tràn dịch màng ngoài tim.

Viêm nội mạc tại các van nhĩ thất. Mặc dù bệnh nhân có thể bị suy tim sung huyết và rối loạn

chức năng cơ tim, nhưng tử vong trong giai đoạn này thường là đột tử do rối loạn nhịp. Theo

các tác giả tại bênh viện nhi Boston cho thấy hơn 50% trẻ có bất thường co bóp của cơ tim

trong giai đoạn cấp, nhưng khi dùng IVIG liều cao sẽ cải thiện nhanh chóng chức năng co bóp

của cơ tim trong vòng 24-72 giờ. Khả năng đáp ứng nhanh này cho thấy cơ tim của bệnh nhân

Kawasaki bị ức chế do các yếu tố ức chế tim có nguồn gốc từ các độc tố lưu hành trong máu

hoặc từ các cytokines được hoạt hoá.

- Giai đoạn bán cấp: quá trình viêm cơ tim, màng ngoài tim và nội mạc giảm dần. Nguyên

nhân tử vong trong giai đoạn này thường do tạo huyết khối cấp tính trong lòng động mạch

vành gây nhồi máu cơ tim.

- Giai đoạn mãn: Cơ tim sẽ có những vùng hóa xơ tại những nơi đã bị nhồi máu cũ. Tử

vong trong giai đoạn này thường do nhồi máu cơ tim hoặc do thiếu máu cơ tim mãn tính.

4.3 Tổn thương nội mạc: Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy chức năng của lớp tế bào nội

mạc bị giảm trong bệnh Kawasaki. Tế bào nội mô bị phù nề và thoái hóa nhân. Nghiên cứu về

những bất thường nội mạc trong bệnh Kawasaki được xem là một hướng mới để khám phá ra

cơ chế bệnh sinh còn nhiều bí ẩn của bệnh Kawasaki.

5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Sốt kéo dài trên 5 ngày: xảy ra 100% các trường hợp. Sốt cao (> 1020F hay 390C), đột

ngột là triệu chứng đầu tiên; sốt kéo dài trung bình khoảng 12 ngày nếu không dùng gamma

globulin truyền tĩnh mạch (IVIG). Sốt thường không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trường hợp sốt

cao kéo dài và sốt tái phát sau khi hết sốt 1-2 ngày là các yếu tố nguy cơ bị tổn thương ĐMV.

- Biến đổi đầu chi: xảy ra 90% các trường hợp. Sau khi sốt vài ngày (trong vòng 2-5 ngày

đầu) lòng bàn tay và bàn chân đỏ, phù cứng, nhám và lan tỏa ở cả 2 bàn tay và bàn chân,

thường giới hạn rõ từ cổ tay hay cổ chân xuống bàn tay hay bàn chân. Da ở cổ tay và cổ chân

Page 6: Kawasaki

bình thường. Khi sốt giảm, có hiện tượng bong da đầu ngón tay, ngón chân. Đôi khi da bị

bong ở toàn bộ bàn tay và bàn chân.

- Hồng ban đa dạng: xuất hiện và lan nhanh tòan thân, xảy ra 90% các trường hợp. Hồng

ban thường không ngứa, không tạo mụn mủ và không bong vảy da trừ tại vị trí tiêm ngừa

BCG. Hồng ban thường không cố định, có thể hết ở nơi này nhưng lại xuất hiện ở nơi khác

trong vòng vài ngày nhưng thứ tự xuất hiện không giống như sởi. Hồng ban thường xuất hiện

rõ khi bệnh nhân đang sốt cao.

- Xung huyết kết mạc mắt hai bên: không xuất tiết, không tạo mủ, giác mạc trong suốt, xảy

ra 96% các trường hợp. Các đặc điểm này giúp chẩn đoán phân biệt với sởi và các bệnh lý kết

mạc khác. Thường xuất hiện trong giai đoạn cấp tính khi trẻ còn sốt, tự khỏi không cần điều trị

đặc hiệu gì.

- Thay đổi ở môi miệng: xảy ra 98% các trường hợp. Môi đỏ, nứt, khô, có khi rỉ máu. Lưỡi

dâu tây với hình ảnh viêm đỏ và có nhiều nhú gai. Viêm lan tỏa niêm mạc miệng và hầu họng

nhưng không tạo bóng nước, không gây lở loét niêm mạc miệng, không có dấu Koplik.

- Sưng hạch cổ cấp không tạo mủ: xảy ra khoảng 70% các trường hợp và thường thấy ở

giai đoạn sớm, có thể xuất hiện ngay ngày đầu tiên của bệnh. Đặc điểm hạch cổ to > 1.5cm,

thường ở 1 bên, không có tính đối xứng, mất đi rất nhanh, không tạo mủ, dễ chẩn đoán nhầm

với bệnh quai bị (sưng vùng dưới hàm) hoặc viêm hạch cổ.

- Các triệu chứng khác:

• Triệu chứng tim mạch: Viêm tim thường xảy ra ở 2 tuần đầu, nhồi máu cơ tim thường

xảy ra trong thời gian sau đó. Nghe tim thấy tiếng tim mờ, tiếng gallop. Khoảng 20%

có biểu hiện suy tim, đau ngực hay nhồi máu cơ tim. ECG có thể ghi nhận PR dài, sóng

Q bất thường, điện thế thấp, ST-T thay đổi, rối loạn nhịp. Trên X quang thấy bóng tim

to trong khoảng 30% các trường hợp. Trên siêu âm tim thấy tràn dịch màng tim chiếm

30% trường hợp, có thể thấy hở 2 lá, giảm chức năng thất trái. Giai đoạn sau có biểu

hiện phình ĐMV thường ở 2 bên, tại gốc của ĐMV.

• Triệu chứng tiêu hoá: Tiêu chảy, ói thường xảy ra trong giai đoạn sớm khoảng 35%

các trường hợp. Đau bụng, căng tức hạ sườn phải do túi mật căng (túi mật nước). Hiếm

hơn, có thể thấy vàng da, tăng nhẹ men gan.

• Triệu chứng ở da: đỏ da, sưng bong tróc tại vị trí tiêm BCG.

Page 7: Kawasaki

• Triệu chứng ở khớp: có thể thấy đau và sưng ở các khớp cổ tay, gối, mắc cá, hiếm hơn

là khớp háng.

• Triệu chứng thần kinh: Viêm màng não vô trùng thường chiếm 25% các trường hợp,

biểu hiện bằng tình trạng tăng bạch cầu trong dịch não tủy từ 25-100 bạch cầu/ mm3

chủ yếu là bạch cầu đơn nhân, glucose bình thường, protein bình thường. EEG: sóng

điện thế thấp trong giai đoạn cấp của bệnh.

• Huyết đồ: Bạch cầu tăng thường cao nhất trong giai đoạn cấp tính và có liên quan đến

nguy cơ bị tổn thương ĐMV. Công thức bạch cầu chuyển trái, với tỷ lệ đa nhân chiếm

đa số. Tăng tiểu cầu ở giai đoạn bán cấp và mãn. Thiếu máu thường xảy ra ở những

bệnh nhân sốt kéo dài hoặc có tổn thương ĐMV. Trong giai đoạn cấp còn có thể thấy

α2 globulin tăng, tăng LDH, tăng IgA.

• Nước tiểu: có protein/ niệu, bạch cầu trong nước tiểu tăng.

• Các biểu hiện của phản ứng viêm gồm VS tăng cao trong tuần lễ đầu tiên và có thể kéo

dài trong 4-6 tuần. CRP tăng, giảm đạm máu.

6. Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định (Bảng 1)

Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki của AHA và CDC.

THỂ ĐIỂN HÌNH:

(a) Sốt ≥ 5 ngày và có ít nhất 4 trong 5 tính chất sau:

(1) Viêm 2 kết mạc mắt

(2) Một hay nhiều thay đổi niêm mạc hô hấp trên: viêm hầu họng; khô nứt môi; lưỡi dâu.

(3) Một hay nhiêù biến đổi ở tứ chi: phù; bong vảy quanh móng; bong vảy ở tay và chân.

(4) Hồng ban đa dạng chủ yếu ở thân mình.

(5) Viêm hạch lympho ở cổ điển hình.

và (b) Không nghĩ đến bệnh khác phù hợp với triệu chứng lâm sàng.

THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Sốt kéo dài ≥ 5 ngày và chỉ có 3 trong 5 triệu chứng trên kèm với có tổn thương ĐMV trên siêu

âm.

Page 8: Kawasaki

6.2 Chẩn đóan phân biệt Kawasaki:

6.2.1. Sốt tinh hồng nhiệt :

- Các đặc điểm giống: sốt, phát ban, lưỡi dâu tây, hạch cổ, bong vảy.

- Các đặc điểm khác: hồng ban không đa dạng, không viêm kết mạc mắt, thường có bong

vảy toàn thân, phân lập được vi khuẩn, bệnh hiếm thấy ở trẻ < 3 tuổi, bệnh đáp ứng nhanh khi

dùng penicillin trong vòng 24-48 giờ.

6.2.2. Dị ứng thuốc và hội chứng Steven Johnson: Biểu hiện tương tự nhau như hồng ban,

đôi khi khó phân biệt. Trong dị ứng hoặc hội chứng Steven Johnson, VS thường tăng ít hơn

trong bệnh Kawasaki.

6.2.3. Viêm khớp dạng thấp thể thiếu niên giai đoạn cấp:

* Các đặc điểm giống: sốt, hồng ban, sưng khớp tay và chân.

* Các đặc điểm khác: không có viêm kết mạc mắt; không thay đổi ở môi; không bong vảy

trong giai đoạn hồi phục. Sau giai đoạn cấp tính, diễn tiến bệnh sẽ giúp chẩn đoán phân biệt rõ

ràng hơn.

6.2.4 Sởi, Rubella, những bệnh phát ban đa dạng khác: thường các bệnh nhiễm siêu vi, nếu

không bị bội nhiễm, bạch cầu thấp hoặc chỉ tăng nhẹ, trong khi đó Kawasaki thường bạch cầu

tăng rất cao. Một số đặc điểm riêng về hình thức phát ban (hình dạng, vị trí, thứ tự xuất

hiện…) và các dấu hiệu khác có thể giúp chẩn đoán phân biệt.

Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng trong bệnh Kawasaki. Tỉ lệ tổn thương ĐMV có thể

giảm từ 20-25% xuống còn < 5% nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm bằng IVIG.

Hơn nữa, nếu chẩn đoán không đúng bệnh Kawasaki, bệnh nhân phải được làm xét nghiệm,

can thiệp điều trị không cần thiết và có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc.

7. Biến chứng

7.1 Tổn thương ĐMV

Thời điểm tổn thương ĐMV trong bệnh Kawasaki thường từ ngày thứ 7 đến 4 tuần, trung

bình là 10 ngày sau khi khởi bệnh. Dãn ĐMV thường ở dạng túi hoặc dạng thoi xuất hiện từ

ngày thứ 18-25 của bệnh. Tổn thương ĐMV có thể tự thoái lui theo thời gian. Sau 5-18 tháng,

khoảng 50% bệnh nhân có tổn thương dãn ĐMV sẽ trở về bình thường, số còn lại có thể diễn

tiến theo chiều thuận lợi với ĐMV bớt dãn hoặc diễn tiến tới hẹp ĐMV. Vì kích thước ĐMV

thay đổi theo tuổi nên Bộ y tế Nhật đã đưa ra tiêu chuẩn xác định tổn thương ĐMV và mức độ

tổn thương ĐMV (Bảng 2).

Page 9: Kawasaki

Bảng 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương ĐMV theo Bộ y tế Nhật năm 1984

ĐMV bị tổn thương khi có có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:

• Kích thước ĐMV > 3mm (<5 tuổi) hoặc > 4mm (>5 tuổi)

• Đường kính trong của một đoạn ĐMV >1.5 lần đoạn kế cận

• Lòng ĐMV có bất thường rõ rệt.

Mức độ dãn mạch vành:

• Nhẹ: 3-5mm

• Trung bình: 5-7mm

• Nặng: ≥ 8mm.

Tuỳ theo diễn tiến của tổn thương ĐMV, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã phân loại bệnh nhân

thành các nhóm nguy cơ khác nhau (Bảng 3)

Bảng 3: Phân loại các nhóm nguy cơ tổn thương ĐMV theo AHA

• Nhóm nguy cơ 1: Không thay đổi ĐMV trên siêu âm trong suốt quá trình bệnh.

• Nhóm nguy cơ 2: dãn ĐMV thoáng qua trên siêu âm (mất đi trong giai đoạn cấp)

• Nhóm nguy cơ 3: dãn ĐMV nhẹ đến trung bình (siêu âm hoặc chụp ĐMV).

• Nhóm nguy cơ 4: Dãn lớn một hoặc nhiều ĐMV hoặc bị dãn nhiều nơi từ nhẹ đến

trung bình, nhưng không bị tắc nghẽn trên siêu âm hoặc tốt hơn là trên chụp ĐMV.

• Nhóm nguy cơ 5: BN bị tắc ĐMV biểu hiện rõ trên chụp ĐMV.

Một vấn đề được quan tâm nhiều là làm sao tiên đoán nguy cơ bị tổn thương ĐMV ở 1 trẻ

bị Kawasaki. Có nhiều nghiên cứu cố gắng tìm ra các yếu tố nguy cơ tổn thương ĐMV ở bệnh

nhân Kawasaki để từ đó có hướng xử trí tích cực. Sau khi tổng kết nhiều công trình nghiên

cứu của nhiều tác giả, Asai đã đưa ra thang điểm để đánh giá nguy cơ tổn thương ĐMV cho

bệnh nhân Kawasaki (Bảng 4).

Ngoài ra, Harada đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ tổn thương ĐMV (Bảng 5). Tại Nhật,

tiêu chuẩn Harada được áp dụng rộng rãi để quyết định việc dùng IVIG. Những trẻ ở nhóm

nguy cơ cao sẽ được dùng IVIG ngay, còn những trẻ trong nhóm nguy cơ thấp có thể chờ đợi

để theo dõi thêm. Những trẻ trong nhóm nguy cơ thấp hầu như không bị tổn thương ĐMV,

Page 10: Kawasaki

trong khi đó những trẻ trong nhóm nguy cơ cao sẽ có tỷ lệ tổn thương ĐMV là 13% ở trẻ nam

và 5.5% ở trẻ nữ.

Bảng 4: Tiêu chuẩn Asai tiên đoán nguy cơ tổn thương ĐMV

0 1 2

1. Giới Nữ Nam

2. Tuổi ≤ 1 > 1

3. Thời gian sốt (ngày) < 14 14-15 >15

4. Sốt tái phát không có

5. Ban tái phát không có

6. Bạch cầu/ mm3 < 26.000 26-30.000 > 30.000

7. Hb ≤ 10g/dl không có

8. VS giờ đầu (mm) < 60 60-100 > 100

9. VS / CRP tăng kéo dài ≤ 1 tháng > 1 tháng

10. Tim to không có

11. Loạn nhịp không có

12. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim. không có

13. Viêm màng ngoài tim không có Tràn dịch

Nếu > 9 điểm: nguy cơ cao bị tổn thương ĐMV

Bảng 5: Tiêu chuẩn Harada tiên đoán nguy cơ tổn thương ĐMV [9]

1. Bạch cầu > 12000/mm3

2. Tiểu cầu < 350.000/mm3

3. CRP tăng > 100mg/l

4. Hematocrit < 35%

5. Albumin huyết thanh < 35 g/dl

6. Tuổi < 12 tháng.

7. Trẻ nam

Nếu ≥ 4/7 tiêu chuẩn xếp vào nhóm có nguy cơ tổn thương ĐMV cao

Page 11: Kawasaki

7.2 Nhồi máu cơ tim: thường xảy ra trong năm đầu tiên khi có dãn ĐMV nặng (đường kính

> 8mm). Những bệnh nhân có kích thước ĐMV càng lớn nguy cơ bị huyết khối càng nhiều.

Những bệnh nhân này nếu sống trên 5 năm thường sẽ dẫn đến hẹp ĐMV.

7.3 Tổn thương mạch máu ngoại biên: Khoảng 2% bệnh nhân không điều trị bị dãn mạch

máu hệ thống. Các động mạch thường bị ảnh hưởng nhất là mạch thận, mạch máu quanh

buồng trứng hoặc tinh hoàn, mạch mạc treo,tuỵ, hồi tràng, gan, lách, nách.

7.4 Biến chứng tim mạch khác: suy tim, rối loạn chức năng van tim, rối loạn nhịp. Các

biến chứng này thường thấy trong giai đoạn cấp của bệnh. Khi dùng IVIG có đáp ứng, các

biến chứng này sẽ mất đi nhanh chóng. Một số trường hợp Kawasaki có suy tim nặng cần phải

dùng thêm các trợ tim và vận mạch.

7.5 Các biến chứng khác như: rối loạn chức năng gan nguyên phát và thứ phát do dùng

thuốc ASA, viêm túi mật cấp, túi mật nước, viêm khớp, tiêu chảy, đau bụng.

LƯU ĐỒ THEO DI V XỬ TRÍ

Page 12: Kawasaki

8. ĐIỀU TRỊ

8.1 Điều trị ở giai đoạn cấp: Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là làm giảm phản ứng

viêm đặc biệt ở cơ tim và các động mạch. Các thuốc được dùng để điều trị gồm:

8.1.1 Aspirin: Trong giai đoạn cấp dùng Aspirin với mục đích kháng viêm, liều dùng 80-

100 mg/kg/ ngày trong 2 tuần, hoặc cho đến hết sốt. Cần lưu ý việc dùng ASA liều cao không

phải là vô hại. Tác dụng phụ của ASA là ói, thở nhanh, lừ đừ, hội chứng Reye. Khi có các dấu

hiệu này cần phải định lượng ngay nồng độ salicylate trong máu, ngưng ASA khi cần thiết.

Sau khi hết sốt, bệnh nhân trong giai đoạn bán cấp và mãn, aspirin được dùng với liều thấp 3-

5mg/kg/ngày với mục đích ức chế ngưng tập tiểu cầu.

8.1.2 Imunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG):

Page 13: Kawasaki

Cho đến nay vai trò của IVIG đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm cho thấy

IVIG không chỉ làm giảm nguy cơ tổn thương mạch vành mà còn làm giảm nhanh diễn tiến

của bệnh, giảm nhanh các triệu chứng trong giai đoạn cấp, IVIG cải thiện chức năng cơ tim

trong giai đoạn cấp. Cơ chế tác dụng chính xác của IVIG vẫn chưa được biết rõ, nhưng có lẽ

IVIG chẹn các thụ thể Fc làm ảnh hưởng đến các kháng thể chống các kháng nguyên hay độc

tố đặc hiệu hoặc IVIG tác dụng thông qua một cơ chế khác.

IVIG thường được dùng liều 2g/kg dùng 1 lần duy nhất hoặc 400mg/kg/ ngày trong 4

ngày. Cách dùng liều cao truyền 1 lần duy nhất giúp ức chế nhanh phản ứng viêm, bệnh nhân

nhanh chóng hết triệu chứng và không gây ra tác dụng phụ đáng kể nào. Do đó, cách dùng

IVIG này được nhiều trung tâm áp dụng. Có thể dùng liều thấp hơn 2g/kg, nhưng hiệu quả

không bằng liều 2g/kg. Khi dùng liều < 1g/kg sẽ không có tác dụng.

Nên dùng IVIG sớm trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi khởi bệnh. Dùng sau 10 ngày,

hiệu quả sẽ giảm đi nhiều. Theo dõi cẩn thận mạch, huyết áp, monitor vào các thời điểm ngay

lúc bắt đầu truyền, 30 phút sau truyền, 1 giờ sau truyền, và mỗi 2 giờ sau đó cho đến khi kết

thúc truyền. Truyền liều 2g/kg phài truyền kéo dài từ 10-12 giờ. Trong khi truyền có thể có

nhịp gallop, suy tim ứ huyết và thậm chí có thể sốc tim. Nhưng các phản ứng phụ này sẽ hết

nhanh chóng khi ngưng truyền.

Khoảng 10% bệnh nhân không đáp ứng IVIG, trẻ vẫn còn sốt sau 48 giờ sau khi dùng

đủ liều IVIG. Tỉ lệ tổn thương ĐMV ở nhóm không đáp ứng với IVIG cao hơn nhiều so với

nhóm đáp ứng với IVIG. Những bệnh nhân không đáp ứng với IVIG có thể cần dùng thêm

IVIG liều thứ 2 và có thể dùng thêm corticoid để làm giảm biến chứng trên ĐMV.

Những trẻ đã có dùng IVIG, không nên dùng các vacines virus sống giảm độc lực (như

sởi, quai bị, rubella và thủy đậu) để tiêm chủng trong vòng 6-11 tháng kể từ sau khi dùng IVIG

bởi vì IVIG có thể thay đổi việc đáp ứng miễn dịch của cớ thể đối với vaccines.

8.2 Điều trị và theo dõi ở giai đoạn mãn:

Các mục tiêu cần điều trị kéo dài cho bệnh nhân Kawasaki gồm:dùng thuốc để làm

giảm nguy cơ tạo huyết khối, ap dụng các hoạt động thể lực thích hợp, theo dõi bệnh nhân

bằng lâm sàng và các test gắng sức, chụp và can thiệp ĐMV khi có chỉ định.

Page 14: Kawasaki

Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo theo dõi và xử trí cho bệnh nhân

Kawasaki (Bảng 6).

Bảng 6: Khuyến cáo theo dõi và xử trí bệnh nhân Kawasaki của AHA

Mức độ

nguy cơ

Điều trị dùng thuốc Hoạt động thể lực Theo dõi và xét

nghiệm

Các thử nghiệm

xâm lấn

I Không (sau 6-8 tuần) Không giới hạn

sau 6-8 tuần

Đánh giá nguy cơ

tim mạch, mỗi 5

năm

Không có khuyến

cáo

II Không (sau 6-8 tuần) Không giới hạn

sau 6-8 tuần

Đánh giá nguy cơ

tim mạch, mỗi 3-

5 năm

Không có khuyến

cáo

III Aspirin 3-5mg/kg/ngày,

cho đến khi ĐMV về bình

thường

Không khuyến

cáo các môn thể

thao cường độ

cao hoặc va chạm

mạnh

Siêu âm tim,

ECG mỗi năm

Test gắng sức và

xạ hình tim mỗi 2

năm

Chụp ĐMV khi

test gắng sức (+)

IV Dùng aspirin kéo dài. Nếu

ĐMV ≥8mm: nên phối hợp

Warfarin hoặc Heparin

trọng lượng phân tử thấp

Tránh chơi các

môn thể thao

cường độ cao

hoặc va chạm

mạnh

Siêu âm tim,

ECG mỗi 6 tháng

Test gắng sức và

xạ hình tim mỗi

năm

Chụp ĐMV khi

test gắng sức (+)

hoặc đau ngực,

không hợp tác

khi làm test gắng

sức.

V Dùng aspirin kéo dài. Nếu

ĐMV ≥8mm: nên phối hợp

Warfarin hoặc Heparin

trọng lượng phân tử thấp.

Thuốc chẹn β (±)

Tránh chơi các

môn thể thao

cường độ cao

hoặc va chạm

mạnh

Siêu âm tim,

ECG mỗi 6 tháng

Test gắng sức và

xạ hình tim mỗi

năm.

Chụp ĐMV để

chọn lựa cách can

thiệp.

Page 15: Kawasaki

9.TIÊN LƯỢNG

Kawasaki là bệnh cấp tính, tự giới hạn, nhưng di chứng trên ĐMV rất nguy hiểm. Do đó,

tiên lượng bệnh nhân tùy thuộc chủ yếu vào có biến chứng tổn thương ĐMV hay không. Tỷ lệ

tử vong tại Nhật trong 24 năm từ 1967-1990 là 0.4%. tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, vào

giửa thập niên 1970 là 2%, tuy nhiên, ngày nay giảm xuống còn 0.1%. Điều này có lẽ do nhiều

hiểu biết hơn về bệnh Kawasaki, do dùng IVIG nhiều hơn, bệnh nhân được chăm sóc và theo

dõi kỹ hơn…

10. KẾT LUẬN

Kawasaki là bệnh lý miễn dịch gây tổn thương nhiều cơ quan trong đó di chứng nặng nề và

nguy hiểm nhất là tổn thương ĐMV. Cho đến nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học nhưng

còn rất nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ về bệnh Kawasaki. IVIG là thuốc cho thấy hiệu quả tốt

trong việc làm giảm tỷ lệ tổn thương ĐMV và các tổn thương khác trong giai đoạn cấp tính.

Cần theo dõi chặc chẽ những bệnh nhân có tổn thương ĐMV để phát hiện và xử lý kịp thời các

biến chứng.

Tài liệu tham khảo

1. Jane W. Newburger, Masato Takahashi, Michael A. Gerber, Michael H. Gewitz.

Kawasaki Disease: Diagnosis, Treatment, Long-Term Management. Pediatrics

2004;114;1708-1733.

2. Anne H. Rowley, Stanford T. Shulman. Kawasaki Syndrome. Clinical microbiology

reviews, July 1998, p. 405–414.

3. Robert C. Holman; Aaron T. Curns; Ermias D. Belay; Claudia A. Steiner. Kawasaki

Syndrome Hospitalizations in the United States, 1997 and 2000. Pediatrics Vol. 112

No. 3 September 2003.

4. Stanford T. Shulman, Anne H. Rowley. Advances in Kawasaki disease. Eur J Pediatr

(2004) 163: 285–291

5. P A Brogan, A Bose, D Burgner, D Shingadia, R Tulloh, C Michie, N Klein, R Booy.

Kawasaki disease: an evidence based approach to diagnosis, treatment, and proposals

for future research. Arch. Dis. Child 2002;86;286-290

6. Jane C Burns, Mary P Glod. Kawasaki syndrome. Lancet 2004; 364: 533–44

7. Richard V. Williams, LuAnn L. Minich and Lloyd Y. Tani. Pharmacological Therapy

for Patients with Kawasaki Disease. Paediatr Drugs 2001; 3 (9): 649-660.

Page 16: Kawasaki

8. Junichiro Fukushige, Michael R. Nihill 1998. Kawasaki disease. Arthus Garson. The

science and practice of pediatric cardiology 1998; vol2 1741-1758.Williams &

Wilkins.

9. Hoàng Trọng Kim, Vũ Minh Phúc, Đỗ Nguyên Tín: Tổng quan về bệnh Kawasaki ở

trẻ em. Thời sự Tim Mạch Học. Số 50 tháng 5/2002.

10. Rowley AH: Kawasaki syndrome. Pediatr Clin North Am - 1999 Apr; 46(2): 313-

29.

11. Neches W.H 2002. Kawasaki disease. Robert H Anderson. Pediatric

cardiology, 2nd Edition, Vol 2: 1683-1696. Churchill Livingstone.