204
I/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống các cơ quan trong bộ máy NN của nước ta hiện nay? QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ I/ Trình bày nội dung chủ yếu về định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay? (hoặc Trình bày đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay?) II/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải giữ vững định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường ở nước ta? III/ Trình bày sự cần thiết khách quan của QLNN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN? IV/ Trình bày nội dung chủ yếu của QLNN về kinh tế ở nước ta hiện nay? V/ Phương pháp QLNN về kinh tế VI/ Các chức năng quản lý kinh tế của NN VII/ Các nguyên tắc cơ bản trong QLNN về kinh tế VIII/ Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế IX/ QLNN đối với các DN X/ QLNN đối với kinh tế đối ngoại XI/ QLNN đối với các dự án đầu tư QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ I/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải QLNN về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN? II/ Trình bày chức năng của tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay? III/ Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay? IV/ Trình bày yêu cầu QLNN về tài chính tiền tệ V/ Trình bày nội dung chủ yếu QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay? VI/ Trình bày vai trò, nguyên tắc của NSNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN? LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ I/ Trình bày các lĩnh vực và hình thức công khai trong THTK, CLP? II/ Trình bày các nội dụng THTK, CLP được nêu trong luật THTK, CLP? (lĩnh vực cần thực hiện THTK, CLP) III/ Trình bày trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc THTK, CLP? IV/ Trình bày các hình thức và mức độ xử lý vi phạm Luật THTK, CLP? PHÁP LỆNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC - TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH THUẾ I/ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ công chức II/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế III/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế

Kien thuc chung full

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kien thuc chung   full

I/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống các cơ quan trong bộ máy NN của nước ta hiện nay?

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾI/ Trình bày nội dung chủ yếu về định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay? (hoặc Trình bày đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay?)II/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải giữ vững định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường ở nước ta? III/ Trình bày sự cần thiết khách quan của QLNN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN?IV/ Trình bày nội dung chủ yếu của QLNN về kinh tế ở nước ta hiện nay?V/ Phương pháp QLNN về kinh tếVI/ Các chức năng quản lý kinh tế của NNVII/ Các nguyên tắc cơ bản trong QLNN về kinh tếVIII/ Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tếIX/ QLNN đối với các DNX/ QLNN đối với kinh tế đối ngoạiXI/ QLNN đối với các dự án đầu tư

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆI/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải QLNN về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?II/ Trình bày chức năng của tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay?III/ Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay?IV/ Trình bày yêu cầu QLNN về tài chính tiền tệV/ Trình bày nội dung chủ yếu QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay?VI/ Trình bày vai trò, nguyên tắc của NSNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?

LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍI/ Trình bày các lĩnh vực và hình thức công khai trong THTK, CLP?II/ Trình bày các nội dụng THTK, CLP được nêu trong luật THTK, CLP? (lĩnh vực cần thực hiện THTK, CLP)III/ Trình bày trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc THTK, CLP?IV/ Trình bày các hình thức và mức độ xử lý vi phạm Luật THTK, CLP?

PHÁP LỆNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC - TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH THUẾ

I/ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ công chứcII/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục ThuếIII/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THUẾ

I. hãy trinh bày đặc điểm và chức năng (vai trò) của thuế:

LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

I. sự cần thiết ban hành luât quản lý thuế:II.mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng dự án luật quản lý thuế:III. 1 số nội dung mới về quản lý thuế được quy định tại luật quản lý thuế

CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NGÀNH THUẾI/ Mục tiêu, yêu cầu của cải cách

Page 2: Kien thuc chung   full

II/ Nội dung của chiến lược cải cáchIII/ Nội dung, mục tiêu các chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010IV/ Chương trình Cải cách thể chế

LUẬT THUẾ GTGTI/ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGTII.Trình bày phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăngIII. Hãy trình bày phương pháp khấu trừ thuếIV. Các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào Các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vàoV.Thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng cho HH, DV nào?VI.Thuế suất thuế 5% áp dụng cho các loại hình dịch vụ nào?VII. Đói tượng ko chịu thuế GTGTVIII. Hoàn thuế GTGTIX. Nguyên tác hoàn thuế

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPI. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDNII. Phạm vi áp dụng thuế TNDNIII. Căn cứ tính thuế TNDNIV. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpV. Miễn, giảm thuế TNDN:

LUẬT THUẾ TNCNI. Sự cần thiết ban hành thuế TNCNII. Quan điểm, mục tiêu xây dựng thuế TNCNIII. Đối tượng nộp thuế TNCNIV. Thu nhập chịu thuế TNCNV. Thu nhập miễn thuế TNCNVI. Giảm thuế TNCNVI. Tính thuế đối với cá nhân cư trúVII. Tính thuế đối với cá nhân ko cư trúVIII. Những nội dung mới của luật thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thu nhập cao hiện hành

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

I. Khái niệm vai trò đặc điểm của thuế TTDBII. Phạm vi áp dụng thuế ttdbIII. Giảm thuế, miễn thuế TTDBIV. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệtV. Căn cứ tính thuế và thuế suất

2

Page 3: Kien thuc chung   full

Câu I/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống các cơ quan trong bộ máy NN của nước ta hiện nay?

Theo Hiến pháp năm 1992, ở nước ta có các loại cơ quan trong bộ máy NN sau đây:- Các cơ quan quyền lực NN (quốc hội là cơ quan quyền lực NN cao nhất. HĐND là cơ quan quyền lực NN ở địa phương)- Các cơ quan hành chính NN gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.- Các cơ quan xét xử (TAND tối cao, Toà án quân sự, các TAND địa phương, Toà án đặc biệt và các Toà án khác do luật định).- Các cơ quan kiểm sát (VKS nhân dân tối cao, VKS quân sự, Viện Kiển sát nhân dân địa phương)Chủ tịch nước là 1 chức vụ NN, 1 cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên khống xếp vào bất kỳ 1 loại cơ quan nào.Tất cả các cơ quan NN tạo thành bộ máy NN. Nhưng bộ máy NN ko phải là 1 tập hợp đơn giản các cơ quan NN mà là 1 hệ thống thống nhất các cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành theo 1 cơ chế đồng bộ.1. Quốc hộiVị trí của Quốc hội trong bộ máy NN được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 83, Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CH XHCN VN”.Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín.* Là cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CH XHCN VN, thống nhất 3 quyền lập pháp, hiến pháp và tư pháp nhưng ko phải là cơ quan độc quyền. Quốc hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp: Lập hiến là làm ra hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, lập pháp là làm luật và sửa đổi luật. Đây là chức năng ban hành các QPPL có hiệu lực pháp luật cao nhất điều chỉnh các QHXH cơ bản nhất tạo nên nền tảng của thể chế XH.- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-XH, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong cơ quan NN ở TW, về quan hệ XH và hoạt động của công dân.- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của NN, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.* Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán NSNN và phân bổ NSNN, phê chuẩn quyết toán NSNN, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế 5. Quyết định chính sách dân tộc của NN; 6. Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương; 7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. 8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập và giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; 10. Quyết định đại xá

3

Page 4: Kien thuc chung   full

11. Quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp NN khác; quy định huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự NN; 12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; 13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước; 14. Quyết định việc trưng cầu ý dân.2. Chủ tịch nướcChủ tịch nước là người đứng đầu NN, thay mặt NN CH XHCN VN về đối nội và đối ngoại.Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội. Khi cần thiết, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban Thường vụ quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn ko nhất tri, thì Chủ tịch nước trình quốc Hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKS nhân dân tối cao.Căn cứ vào Nghị quyết của quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội ko thể hợp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.Nhiệm vụ, quyền hạn về những công việc do Chủ tịch nước tự quyết định như: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm cấp NN trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng NN và danh hiệu vinh dự NN. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN; tiếp nhận đặc sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế nhân danh NN CH XHCN VN với người đứng đầu NN khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập Điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định...3. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan HCNN cao nhất của nước CH XHCN VN. Chính phủ gồm TT, các Phó TT, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cq ngang Bộ.Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn.- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính NN từ TW đến cơ sở hướng dẫn, kiểm tra HĐND thực hiện các văn bản của cơ quan NN cấp trên; tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức NN;- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức XH, đơn vị vũ trang và công dân, tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục. Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-XH và NSNN, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản lợi ích của NN và của XH, bảo vệ môi trường.- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn XH, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước.- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của NN; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nuớc, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy NN; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế nhân danh NN CH XHCN VN, trừ trường hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu NN khác; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều

4

Page 5: Kien thuc chung   full

ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà CH XHCN VN ký kết hoặc gia nhập, bảo vệ lợi ích của NN, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân VN ở nước ngoài.- Thực hiện chính sách XH, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.- Phối hợp với uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc VN, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động VN, Ban chấp hành TW của các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.4. Bộ, Cơ quan ngang Bộ.Bộ, cơ quan nganh Bộ (gọi chung là Bộ) gồm hai loại: Bộ quản lý theo ngành, Bộ quản lý đối với lĩnh vực (Bộ quản lý chức năng hay Bộ quản lý liên ngành).Bộ quản lý ngành là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý những ngành kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, XH nhất định (như nông nghiệp, công thương, giao thông vận tải, xây dựng, văn hoá, giáo dục, y tế...)Bộ quản lý ngành có chức năng, quyền hạn, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị hành chính-sự nghiệp, kinh doanh do mình quản lý về mặt NN.Bộ quản lý theo lĩnh vực là cơ quan của Chính phủ có chức năng QLNN theo từng lĩnh vực (kế hoạch, tài chính, khoa học-công nghệ, môi trường, lao động, tổ chức và công vụ...) liên quan tới hoạt động của tất cả các Bộ, các ngành, các cấp, các cơ quan NN, tổ chức và công dân. Bộ quản lý theo lĩnh vực có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế-XH chung; xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định, chính sách, chế độ chung tham mưu cho Chính phủ, hoặc mình ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực mình phụ trách, hướng dẫn các cơ quan NN và các tổ chức kinh tế, văn hoá, XH thi hành; kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp luật của NN trong hoạt động của các Bộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý, đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ quản lý ngành hoàn thành nhiệm vụ. Bộ quản lý theo lĩnh vực chỉ quản lý 1 mặt hoạt động nào đó có liên quan tới hoạt động của các Bộ, các ngành, các cấp chính quyển, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, chỉ có quyền kiểm tra về mặt hoạt động thuộc lĩnh vực do mình quản lý, ko can thiệp vào những mặt hoạt động khác của các cơ quan, tổ chức đó.5. HĐND: là cơ quan quỳen lực NN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước ND địa phương và cơ quan NN cấp trên.HĐND là 1 thiết chế hoạt động có chức năng QLNN ở địa phương, “căn cứ vào hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan NN cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế-XH và ngân sách về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước” (Điều 120 Hiến pháp 1992).Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước; của nhân dân địa phương, HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt kinh tế, văn hoá-XH, y tế, giáo dục... làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước. HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức XH, đơn vị vũ trang ND và của công dân ở địa phương.Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐND từng cấp. HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan NN cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, CBCC NN và trong bộ máy chính quyền địa phương.6. UBND: do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên.- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiếp pháp, luật và các văn bản của cơ quan NN cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức XH, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn XH, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân... quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của NN và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn XH khác;- Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo CBCC, bảo hiểm XH;

5

Page 6: Kien thuc chung   full

- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương;- Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương, phối hợp các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kip thời các loại thuế của các khoản thu khác ở địa phương.Ngoài ra, UBND còn có nhiệm vụ quản lý địa giới đơn vị hành chính ở địa phương; phối hợp với thường trực HĐND và các Ban của HĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xét và quyết định. UBND thực hiện chức năng quản lý NN ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính NN từ TW tới cơ sở.7. Toà án nhân dân: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét xử.Hệ thống TA ở VN gồm có TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự và các TA khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể q’định thành lập TA đbiệt.TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CH XHCN VN, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự, giám đốc việc xét xử của toà án đặc biệt và các toà án khác; trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thành lập toà án đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tối cao được quy định tại Điều 19, 20 Luật Tổ chức TAND năm 2002.TAND các cấp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, hành chính.- Hoạt động xét xử của các TA có đặc điểm:+ Nhân danh NN VN, căn cứ vào pháp luật của NN đưa ra phán xét quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án.+ Xét xử là kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan NN, các CBCC trong BMNN trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên quan đến việc bảo vệ các quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người, bảo vệ quyền làm chủ của ND.+ Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương, xã hội, tự do an toàn của con người, làm lành mạnh hoá các quan hệ XH.+ Xét xử mang nội dung giáo dục pháp luật cho mỗi cá nhân, tạo tinh thần tích cực đấu tranh của công dân chống các hành vi VPPL.- Các nguyên tắc xét xử của TAND:+ Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm ND độc lập chỉ tuân theo pháp luật.+ TAND xét xử công khai trừ trường hợp đặc biệt do luật định.+ TA bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.+ CD thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc mình trước phiên toà.+ Các bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.8. Viện kiểm sát nhân dânTrong bộ máy NN, VKS là cơ quan có những đặc điểm, đặc thù so với các cơ quan khác của NN. VKS được tổ chức thành 1 hệ thống thống nhất, nghiêm ngặt, làm việc theo chế độ thủ trưởng. VKS do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKS nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của VKS nhân dân và Viện trưởng VKS quân sự chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKS nhân dân tối cao. - VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.- VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Các VKS nhân dân địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.- Trong phạm vi chức năng của mình, VKSND có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế XHXN, và quyền làm chủ của ND, bảo vệ tài sản của NN, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của CD, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của NN, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của CD đều phải được xử lý.* VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng các công tác sau:+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra vấcc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra;+ Điều tra 1 số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là các cơ quan tư pháp;+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

6

Page 7: Kien thuc chung   full

+ Kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

7

Page 8: Kien thuc chung   full

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Câu I/ Trình bày nội dung chủ yếu về định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay? (hoặc Trình bày đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay?)Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là 1 kiểu tổ chức nền kinh tế mà trong đó, sự vận hành của nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ thống kinh tế thị trường, lại vừa bị chi phối bởi những nguyên tắc và những quy luật phản ánh bản chất XH hoá-XHCN. Do đó, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mang tính chất chung, phổ biến đó là “tính kinh tế thị trường” vừa mang tính đặc thù đó là “tính định huớng XHCN”.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN có các đặc trưng sau đây:1. Về hệ thống mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Tính định hướng XHCN trong phát triển kinh tế-XH quy định quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-XH tổng quát “Dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh” cụ thể là: a-Về mục tiêu kinh tế-XH-văn hoá

- Làm cho dân giàu, mà nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân đóng góp GDP/đầu người tăng nhanh trong 1 thời gian ngắn và khoảng cách giàu nghèo trong XH ta ngày càng được thu hẹp.

- Làm cho nước mạnh thể hiện ở mức đóng góp to lớn vào ngân sách quốc gia, ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn, ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, ở sự bảo vệ môi sinh, môi trường, tạo mọi điều kiện cho khoa học, công nghệ phát triển, ở khả năng thích ứng của nền kinh tế trong mọi tình huống bất trắc.

- Làm cho XH công bằng, văn minh thể hiện ở cách xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ kinh tế thị trường đó, ở việc góp phần to lớn vào việc giải quyết các vấn đề XH, ở việc cung ứng các hàng hoá và dịch vụ có giá trị ko chỉ về kinh tề mà còn có giá trị cao về văn hoá.b- Về mục tiêu chính trị

Làm cho XH dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủ hoá nền kinh tế, mọi nguời, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, vào sản xuất-kinh doanh, có quyền sở hữu về tài sản của mình: quyền của người sản xuất và tiêu dùng được bảo về trên cơ sở pháp luật của NN.2. Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN có cấu trúc từ nhiều loại hình, hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trong đó: chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản “ (Văn kiện Đại hội IX của Đảng, tr 96). “Từ các hinh thức sở hữu đó hình thành nên nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế NN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân “(Văn kiện Đại học IX của Đảng, tr 87).3. Về cơ chế vận hành kinh tế.Cơ chế vận hành nền kinh tế trước hết phải là cơ chế thị trường để đảm bảo phân bổ hợp lý các lợi ích và nguồn lực, kích thích phát triển các tiềm năng kinh doanh và các lực lượng sản xuất, tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động XH. Đồng thời, ko thể phủ nhận vai trò của NN XHCN-đại diện lợi ích chính đáng của nhân dân lao động và XH thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với kinh tế thị trường trên cơ sở học tập, vận dụng kinh nghiệm có chọn lọc cách quản lý kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa, điều chỉnh cơ chế kinh tế. giáo dục đạo đức kinh doanh phù hợp; thống nhất điều hành, điều tiết và hướng dẫn sự vận hành nền kinh tế cả nước theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế XH.4. Về hình thức phân phối.Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức phân phối đan xen, vừa thực hiện theo nguyên tấc phân phối của kinh tế thị trường và nguyên tắc phân phối của CNXH. Trong đó, các ưu tiên phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng và hiệu quả, đồng thời bảo đảm sự phân phối công bằng và hạn chế bất bình đẳng XH. điều này vừa khác với phân phối theo tư bản của kinh tế thị trường thông thường, lại vừa khác với phân phối theo lao động mang tính bình quân trong CNXH cũ.5. Về nguyên tắc giải quyết các mặt, các mối quan hệ chủ yếu.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp ngay từ đầu giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng lực lượng sản xuất, xây dựng lực lượng sản xuất mới kết hợp với củng cố và hoàn

8

Page 9: Kien thuc chung   full

thiện quan hệ sản xuất, quan hệ quản lý tiên tiến của nền kinh tế thị trường nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đất nước; giữa phát triển sản xuất với từng nước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết với các vấn đề XH và công bằng XH, việc làm, nghèo đói, vấn đề bảo đảm y tế và giáo dục, vấn đề ngăn chặn các tệ nạn XH; đóng góp giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, XH, môi trường tạo sự phát triển bền vững.6. Về tính cộng đồng, tính dân tộc.Kinh tế thị trường định hướng XHCN mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của XH VN, phát triển có sự tham gia của cộng đồng và có lợi ích của cộng đồng, gắn bó máu thìt với cộng đồng trên cơ sở hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng, chăm lo sự làm giàu ko chỉ chú trọng cho 1 số ít người mà cho cả cộng đồng, hướng tới xây dựng 1 cộng đồng XH giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, công bằng, dân chủ, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.7. Về quan hệ quốc tế.Kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực ngoài nước theo phương châm “Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại” và sử dụng chúng 1 cách hợp lý-đạt hiệu quả cao nhất, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bền vững.

Câu II/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải giữ vững định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường ở nước ta? Sở dĩ cần giữ vững định hướng XHCN là vì:- Định hướng XHCN về bản chất là nhân văn, nhân đạo, công bằng, văn minh, đó là mục tiêu xây dựng và phát triển của XH ta mà Đảng và NN đã chọn.- Định hướng XHCN là nguyện vọng của nhân dân ta và nguyện vọng của nhân loại tiến bộ. Nói cách khác, chúng ta theo đuổi định hướng XHCN vì nó hợp với thời đại.- Định hướng XHCN đã và đang trở thành hiện thực nhiều mặt ở nước ta, là động lực lý tưởng cho nhiều thế hệ cách mạng VN.- Kinh tế thị trường là mô hình phát triển kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật kinh tế và XH trong đó có quy luật giá trị; thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của nhân dân. Vì vậy, trong đổi mới kinh tế, Đảng và NN đã lựa chọn kinh tế thị trường thay cho mô hình phát triển kinh tế cũ.Câu III/ Trình bày sự cần thiết khách quan của QLNN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN?Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN là nền kinh tế thị trường có điều tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của NN theo định hướng XHCN. Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và chịu sự điều tiết của NN (sự quản lý của NN). Sự QLNN đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:Thứ nhất, phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế XH đã đề ra.Sự điều tiết của thị trường đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn có những hạn chế cục bộ. Ví dụ như về mặt phát triển hài hoà của XH, thì bộc lộ tính hạn chế sự điều tiết của thị trường.Thị trường ko phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập XH, trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống XH, trong việc phát triển kinh tế XH giữa các vùng… Cùng với việc đó, thị trường cũng ko khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nêu ở trên. Tất cả điều đó ko phù hợp và cản trờ việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh tế-XH đã đề ra. Cho nên trong quá trình vận hành kinh tế, sự QLNN đối với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của trhị trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế XH. Đó cũng là thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của quàn lý NN về kinh tế.Thứ hai: Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. NN phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Mọi thứ mà con người phấn đấu đền liên quan đến lợi ích của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình. Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn và ko thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự tranh giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường có những loại mâu thuẫn cơ bản sau đây:- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường.

9

Page 10: Kien thuc chung   full

- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp - Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường, ko tính đến lợi ích chung trong việc họ cung ứng những hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trong việc xâm hại trật tự, an toàn XH, đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.- Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cá nhân; công dân với NN, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp với nhau trong quá trình hoạt động kinh tế của đất nước.- Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liên quan đến quyền lợi “về sống-chết của con người”. đến sự ổn định kinh tế-XH. Chỉ có NN mới có thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích của các bên.Thứ ba, tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tếĐể thực hiện bất kỳ 1 hoạt động nào cũng phải giải đáp các câu hỏi: Có muốn làm ko? Có biết làm ko? Có phương tiện để thực hiện ko? Có hoàn cảnh để làm ko? Nghĩa là, cần có những điều kiện chủ quan và khách quan tương ứng. Nói cụ thể và để hiểu, làm kinh tế nhất là làm giầu phải có ít nhất các điều kiên: ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, phương tiện sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh. Ko phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên để tiến hành làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của NN rất cần thiết trong việc hỗ trợ công dân có những điều kiệncần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế.Thứ tư, tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của NNNN hình thành từ khi XH có giai cấp. NN bao giừ cũng đại diện lợi ích của giai cấp thống trị nhất định trong đó có lợi ích kinh tế. NN XHCN VN đại diện cho lợi ích dân tộc và nhân dân, NN của ta là NN của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu phát triển kinh tế - XH do NN ta xác định và quản lý chỉ đạo là nhằm cuối cùng đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy vây, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với nước ngoài, ko phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng luôn luôn nhất trí. Vì vậy, xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.

Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế, NN ta phải thể hiện bản chất giai cấp của mình để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta. Chỉ có NN mới có thể làm được điều đó. Như vậy là, trong quá trình phát triển kinh tế, NN ta đã thể hiện bản chất giai cấp của mình.

Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của NN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN.Câu IV/ Trình bày nội dung chủ yếu của QLNN về kinh tế ở nước ta hiện nay?Việc QLNN (QLNN) về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:1. Tổ chức bộ máy QLNN về kinh tếNhững nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy QLNN nói chung, bộ máy QLNN về kinh tế nói riêng. (đã có các chuyên đề, môn học khác trình bày)2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - XH của đất nước. Cụ thể là:- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- XH của đất nước.- Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó.3. Xây dựng pháp luật kinh tế3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tếHoạt động này có tác dụng:- Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế.- Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho 1 hoạt động kinh tế- XH.3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựngHệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính sau:- Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp NN, Luật Hợp tác xã, Luật doanh nghiệp tư nhân và công ty,v.v… Loại hình pháp luật này thực chất là Luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi do NN làm trọng tài.- Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên môi trường, được NN đặt ra cho mọi thành viên trong XH, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên.4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp4.1. Tổ chức và ko ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp NN cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm:

10

Page 11: Kien thuc chung   full

- Đánh giá hệ thống doanh nghiệp NN (DNNN) hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu của hệ thống hiện hành.- Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giao…- Tổ chức xây dựng mới các DNNN cần thiết.- Củng cố các DNNN hiện còn cần tiếp tục duy trì nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng cấp để các DNNN này ngang tầm vị trí được giao.4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời- Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân trên thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh…- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện…5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước- Xây dựựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.- Tổ chức việc xây dựng.- Quản lý, khai thác, sử dụng.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh.- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.- Kiểm tra việc tuân thủ phápluật về tài chính, kế toán, thống kê…- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của XH , của NN và của công dân7.1. Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích XH chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà NN có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ- Phần vốn của NN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.- Các khoản được thu của NN vào NSNN từ các hoạt động kinh tế của công dân.7.2. Nội dung bảo vệ bao gồm- Tổ chức bảo vệ công sản.- Thực hiện việc thu thuế, phí, các khỏan lợi ích khác.Câu V/ Phương pháp QLNN về kinh tếPhương pháp quản lý kinh tế của NN là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể của NN lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của NN.Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế, NN có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục.1. Phương pháp hành chính1.1. Khái niệm: Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của NN thông qua các quyết định dứt khoát và có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháp lên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của NN trong những tình huống nhất định.1.2. Đặc điểm: Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân…) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.- Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan QLNN chỉ đựoc phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình.Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực NN để tạo sự phục tùng của đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, doanh nhân…) trong hoạt động quản lý của NN.1.3. Hướng tác động- Tác động về mặt tổ chức: NN xây dựng và ko ngừng hoàn thiện khung pháp luật , tạo ra 1 hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. NN ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định về mặt thủ tục hành chính buộc tất các những chủ thể từ cơ quan NN đến các doanh nghiệp đều phải tuân thủ.- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động bắt buộc của NN lên quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhắm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của NN.1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chínhPhương pháp hành chính đựoc dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho NN. Trong trường hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của NN, có thể gây ra

11

Page 12: Kien thuc chung   full

những nguy hại nghiêm trọng cho XH thì NN phải sử dụng phương pháp cuỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo 1 chiều hường nhất định, trong khuôn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn , những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị NN phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành chính như: đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản…2. Phương pháp kinh tế2.1. Khái niệm: Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của NN, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính huớng dẫn lên đối tượng quản lý, nhằm làm cho đối tượng quản lý tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.2.2. Đặc điểm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lí ko bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là NN chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất cớ thể sử dụng đẻ họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy đây là phương pháp quản lí tốt nhấ để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.2.3. Hướng tác động.- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế - XH qui định nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế.- Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế, lãi suất…), các biện pháp đòn bảy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất theo hướng ích nước, lợi nhà.- Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế.2.4. Trường hợp áp dụng phương pháp kinh tế.Phương pháp kinh tế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi ko có nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho NN hoặc chưa đủ điều kiện để áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế. Trên thực tế, có những hành vi mà nếu ko có sự điều chỉnh của NN, sẽ ko diễn ra theo chiều hướng có lợi cho NN và cho cộng đồng, nhưng cũng ko có nghĩa là nó gây ra những thiệt hại cần phải điều chỉnh tức thời. Chẳng hạn, NN muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào các vùng miền núi, biên cương, hải đảo để cải thiện đời sống dân cư ở các vùng này, song nếu ko có những ưu đãi hay khuyến khích của NN, các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào các vùng đồng bằng, đô thị. Hành vi đầu tư này rõ ràng là trái với lợi ích mà NN mong muốn, nhưng ko phải vì thế mà gây tác hại cho các nhà đầu tư hoạt động theo hướng có lợi cho mình, NN phải chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằng các hình thức như: giảm thuế, miễn thuế thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về kĩ thuật,…3. Phương pháp giáo dục3.1. Khái niệm: Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của NN vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.3.2. Đặc điểm: Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, ko dùng sự cưỡng chế, ko dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan đẻ đối tượng quản lí tự giác thi hành nhiệm vụ.3.3. Hướng tác động.- Giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và NN.- Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả.- Xây dựng tác phong lao động trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa.3.4. Trường hợp áp dụng phương pháp giáo dục.Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phải được kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Sở dĩ như vậy là do, việc sử dụng phương pháp hành chính hay kinh tế để điều chỉnh các hành vi của đối tượng quản lý suy cho cùng vẫn là tác động bên ngoài, và do đó ko triệt để, toàn diện. 1 khi ko có những ngoại lực này nữa, đối tượng rất có thể lại có nguy cơ ko tuân thủ người quản lí. Hơn nữa, bản thân phương pháp hành chính hay kinh tế cũng phải qua hoạt động thuyết phục, giáo dục thì mới truyền tới được đối tượng quản lý, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu quản lý do NN đề ra.Câu VI/ Các chức năng quản lý kinh tế của NN1. Định hướng sự phát triển của nền kinh tế1.1. Khái niệm: Định hướng sự phát triển kinh tế là xác định con đường và hướng sự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến 1 đích nhất định (gọi là mục tiêu) căn cứ vào đặc điểm kinh tế, XH của đất nước trong từng thời kỳ nhất định (cách đi, bước đi cụ thể, trình tự thời gian cho từng bước đi để đạt được mục tiêu)1.2. Sự cần thiết khách quan của chức năng định hướng phát triển nền kinh tế.Sự vận hành của nền kinh tế thị trường mang tính tự phát về tính ko xác định rất lớn. Do đó NN phải thực hiện chức năng, định hướng phát triển nền kinh tế của mình. Điều này ko chỉ cần thiết đối với sự phát triển

12

Page 13: Kien thuc chung   full

kinh tế chung mà còn cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dự đoán được sự biến đổi của thị trường, từ đó nắm lấy cơ hội trong sản xuất kinh doanh cũng như lường trước những bất lợi có thể xẩy ra, hạn chế những bất lợi có thể xẩy ra trong cơ chế thị trường, khắc phục những ngành phát triển tự phát ko phù hợp với lợi ích XH, đẩy mạnh những ngành mũi nhọn.1.3. Phạm vi định hướng phát triển nền kinh tế bao gồm:- Toàn bộ nền kinh tế- Các ngành kinh tế- Các vùng kinh tế- Các thành phần kinh tếNN ko có chức năng định hướng phát triển cho từng doanh nghiệp ngoài NN mà căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp tự xác định hướng phát triển của mình.1.4. Nội dung định hướng phát triển nền kinh tếChức năng định hướng có thể khái quát thành những nội dung chủ yếu sau đây:- Xác định mục tiêu chung dài hạn. Mục tiêu này là cái đích trong 1 tương lai xa, có thể vài chục năm hoặc xa hơn.- Xác định mục tiêu trong từng thời kỳ (có thể là 10, 15, 20 năm) được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế XH và được thể hiện trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch 3 năm, kế hoạch hàng năm.- Xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu- Xác định các giải pháp để đạt được mục tiêu1.5. Công cụ thể hiện chức năng của NN về định hướng phát triển kinh tế- Chiến lược phát triển kinh tế XH- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế XH- Kế hoạch phát triển kinh tế XH (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn)- Các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế XH- Các dự án ưu tiên phát triển kinh tế XH- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển cũng dùng cho việc định hướng phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ.1.6. Nhiệm vụ của NN để thực hiện chức năng định hướng phát triển.NN phải tiến hành các công việc sau:- Phân tích đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiên nay, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của nền kinh tế nước nhà.- Dự báo phát triển kinh tế- Hoạch định phát triển kinh tế, bao gồm:+ Xây dựng đường lối phát triển kinh tế-XH+ Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-XH+ Hoạch định chính sách phát triển kinh tế-XH+ Hoạch định phát triển ngành, vùng, địa phương+ Lập chương trình mục tiêu và dự án để phát triển2. Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế2.1. Khái niệm về môi trường cho sự phát triển kinh tế: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. nói cách khác, là tổng thể các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan; bên ngoài, bên trong; có mối liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế.1 môi trường thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng; ngược lại, môi trường kinh doanh ko thuận lợi ko những sẽ kìm hãm, cản trở mà còn làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ và các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt.Vì vậy, việc tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước và cho sự phát triển sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp là 1 chức năng quản lý kinh tế của NN.2.2. Các loại môi trường cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.a. Môi trường kinh tếMôi trường kinh tế là 1 bộ phận của môi trường vĩ mô. Môi trường kinh tế được hiểu là 1 hệ thống hoàn cảnh kinh tế được cấu tạo nên bởi 1 loạt nhân tố kinh tế. Các nhân tố thuộc về cầu như sức mua của XH và

13

Page 14: Kien thuc chung   full

các nhân tố thuộc về cung như sức cung cấp của nền sản xuất XH có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế.- Đối với sức mua của XH. NN phải có:+ Chính sách nâng cao thu nhập dân cư+ Chính sách giá cả hợp lý+ Chính sách tiết kiệm và tín dụng cần thiết+ Chính sách tiền tệ ổn định, tránh lạm phát- Đối với sức cung của XH, NN cần phải có:+ Chính sách hấp dẫn đối với đầu tư của các doanh nhân trong nước và nước ngoài để phát triến sản xuất kinh doanh+ Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho xuất kinh doanh, giao lưu hàng hoá.Yêu cầu chung căn bản nhất đối với môi trường kinh tế là ổn định, đặc biệt là gía cả và tiền tệ. Giá cả ko leo thang, tiền tệ ko lạm phát lớn.b. Môi trường pháp lýMôi trường pháp lý là tổng thể các hoàn cảnh luật định được NN tạo ra để điều tiết sự phát triển kinh tế, bắt buộc các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải tuân theo.Môi trường càng rõ ràng, chính xác, bình đẳng càng tạo ra cho sự hoạt động sản xuất kinh doanh tránh sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.NN cần tạo ra môi trường pháp lý nhất quán đồng bộ từ việc xây dựng Hiến pháp, các Luật và các văn bản duới luật để làm căn cứ pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế. Do đó:- Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách kinh tế của NN phải được thể chế hoá.- Công tác lập pháp, lập quy, xây dựng các luật kinh tế cần được NN tiếp tục tiến hành, hoàn thiện các luật kinh tế đã ban hành, xây dựng và ban hành các luật kinh tế mới.c. Môi trường chính trị.Môi trường chính trị là tổ hợp các hoàn cảnh chính trị, nó được tạo bởi thái độ chính trị NN và của các tổ chức chính trị, tương quan giữa các tầng lớp trong XH, là sự ổn định chính trị để phát triển.Môi trường chính trị có ảnh hướng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, NN ta phải tạo ra môi trường chính trị ổn định, rộng mở cho sự phát triển kinh tế, tạo sự thuận lợi tối đa cho phát triển nền kinh tế đất nước, và cho sự hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp.Việc tạo lập môi trường chính trị phải thực hiện trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc, thể chế chính trị dân chủ, thể chế kinh tế có phù hợp đối với kinh tế thị trường, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, tôn vinh các doanh nhân, các tổ chức, chính trị và XH, ủng hộ doanh nhân làm giàu chính đáng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.d. Môi trường văn hoá-XH.Môi trường văn hoá-XH có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của nền kinh tế nói chung, đến sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.Môi trường văn hoá là ko gian văn hoá được tạo nên bởi các quan niệm về giá trị, nếp sống, cách ứng xử, tín ngưỡng, hứng thú, phương thức họat động, phong tục tập quán và thói quen.Môi trường XH là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người do luật lệ, các thể chế, các cam kết, các quy định của cấp trên của các tổ chức, của các cuộc họp cấp quốc tế và quốc gia, của các cơ quan, làng xã, các tổ chức tôn giáov.v…Môi trường văn hoá-XH ảnh hưởng đến tâm lý, đến thái độ, đến hành vi và đến sự ham nuốn của con người.Trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh luôn phải tính đến môi trường văn hoá-XH. NN phải tạo ra môi trường văn hoá-XH đa dạng; đậm đà bản sắc dân tộc của cả dân tộc VN và của riêng từng dân tộc sống trên lãnh thổ VN, quý trọng, giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp và tiếp thu nền văn hoá hiện đại 1 cách phù hợp, tôn trọng và tiếp thu tinh hoa của nền văn hoá thế giới, xây dựng nền văn hoá mới thích ứng với sự phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh.e. Môi trường sinh thái.Môi trường sinh thái hiều 1 cách thông thường, là 1 ko gian bao gồm các yếu tố, trước hết là các yếu tố tự nhiên, gắn kết với nhau và tạo điều kiện cho sự sống của con người và sinh vật. Chúng là những điều kiện đầu tiên cần phải có để con người và sinh vật sống và dựa vào chúng, con người mới tiến hành lao động sản xuất để tồn tại và phát triển như ko khí để thở; nước để uống; đất để xây dựng, trồng trọt và chăn nuôi; tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu, hoặc những thứ vật liệu để phục vụ cuộc sống hàng ngày, cảnh quan thiên nhiên để hưởng ngoạn v.v…

14

Page 15: Kien thuc chung   full

Môi trường sinh thái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.NN phải tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, đa dạng sinh học, bền vững để bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. NN phải có biện pháp chống ô nhiễm, chống hủy hoại môi trường tự nhiên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên bằng các biệp pháp và các chính sách bảo vệ, hoàn thiện môi trường sinh thái.f. Môi trường kỹ thuật.Môi trường kỹ thuật là ko gian khoa học công nghệ bao gồm các yếu tố về số lượng, tính chất và trình độ của các ngành khoa học công nghệ: về nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; về chuyển giao khoa học công nghệ v.v…Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển với tốc độ cao. Những thành tựu khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã xuất hiện. Tiến bộ khoa học công nghệ đã mở ra môi trường rộng lớn cho nhu cầu của con người. Chúng ta ko thể ko tính đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.NN bằng chính sách của mình phải tạo ra 1 môi trường kỹ thuật hiện đại, thích hợp, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.g- Môi trường dân sốMôi trường dân số là hệ thống các yếu tố tạo thành ko gian dân số, bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, sự di chuyển dân số, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng dân số. Môi trường dân số là 1 trong những môi trường phát triển kinh tế.Trong quá trình phát triển kinh tế, con người đóng vai trò hai mặt:- 1 mặt là người hưởng thụ (người tiêu dùng)- Mặt khác: Là người sản xuất, quyết định quá trình biến đổi và phát triển sản xuất, tức là cho sự phát triển kinh tế.NN phải tạo ra 1 môi trường dân số hợp lý cho phát triển kinh tế bao gồm các yếu tố số lượng và chất lượng dân số, cơ cấu dân số. NN phải có chính sách điều tiết sự gia tăng dân số với tỷ lệ hợp lý, thích hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng dân số trên cơ sở nâng cao chỉ số H.D.I (Human development index) bố trí dân cư hợp lý giữa các vùng, đặc biệt giữa đô thị và nông thôn, phù hợp với quá trình công nghệip hoá và hiện đại hoá.h- Môi trường quốc tế.Môi trường quốc tế là ko gian kinh tế có tính toàn cầu, bao gồm các yếu tố có liên quan đến các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động kinh tế quốc tế.Môi trường quốc tế là điều kiện bên ngoài của sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đến sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó tuỳ thuộc và tính chất của môi trường quốc tế thuận lợi hay ko thuân lợi cho sự phát triển.Môi trường quốc tế cần được NN tạo ra là môi trường hoà bình và quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Với tính toán “Giữ vững môi trường hoà bình, phát triển quan hệ trên tinh thần sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập hợp tác và phát triển “( trích “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới 1 cách toàn diện và đồng bộ”. Phát triển của Tổng Bí thư Nông Đức mạnh, bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành TW khoá IX, Hà Nội mới 26/2005, số 12916). NN chủ động tạo môi trường hoà bình, tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, thực hiện có hiệu quả quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế XH, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Cụ thể trước mắt, NN phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong đó có những cam kết kinh tế, thực hiện AFTA, tham gia tổ chức WT0, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với các nước EU, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và các nước Châu á, Trung quốc, Nhật bản, Ấn độ và các nước khối ASEAN và tranh thủ sự trợ lực quốc tế cho sự phát triển kinh tế.2.3. Những điều NN phải làm để tạo lập các môi trường:Để tạo lập các môi trường, NN cần tập trung tốt các vấn đề sau:- Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại, trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại.- Xây dựng và thực thi 1 cách nhất quán các chính sách kinh tế-XH theo hướng đổi mới và chính sách dân số hợp lý.- Xây dựng và ko ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật

15

Page 16: Kien thuc chung   full

- Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế có hiệu quả: giao thông, điện nước, thông tin, dự trữ quốc gia.- Xây dựng cho được 1 nền văn hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và thừa kế tinh hoa văn hoá của nhân loại.- Xây dựng 1 nền khoa học-kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cần thiết và phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cải cách nền giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật và trí tuệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế.- Xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ và sử dụngcó hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường tự nhiên, sinh thái.3. Điều tiết sự hoạt động của nèn kinh tế.3.1. Khái niệm.NN điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế là NN sử dụng quyền năng chi phối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy tắc hoạt động kinh tế đã định sẵn nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế.Điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế và điều chỉnh sự hoạt động kinh tế là hai mặt của 1 quá trình phát triển kinh tế. Nhưng điều chỉnh ko giống với điều tiết, điều chỉnh là sửa đổi lại, sắp xếp lại cho đúng, như điều chỉnh tốc độ phát triển quá nóng của nền kinh tế; điều chỉnh lại sự bố trí ko hợp lý của các nhà máy đường, điều chỉnh thể lệ đấu thầu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, điều chỉnh thang bậc lương v.v…3.2. Sự cần thiết khách quan phải điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế.Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của NN. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta vừa chịu sự điều tiết của thị trường, vừa chịu sự điều tiết của NN. Mặc dù nền kinh tế thị trường có khả năng tự điều tiết các hành vi kinh tế, các hoạt động kinh tế theo các quy luật khách quan của nó. Tuy vậy, trên thực tế, có những hành vi kinh tế, có những hoạt động kinh tế nằm ngoài sự điều tiết của bản thân thị trường. Chẳng hạn như gian lận thương mại, trốn thuế, hỗ trợ người nghèo, các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, cung cấp hàng hoá công (an ninh, quốc phòng…)Hơn nữa, quá trình phát triển của nền kinh tế do chịu sự tác động của nhiều nhân tố và các nhân tố này lại ko ổn định do nhiều nguyên nhân như hệ thống pháp luật ko hoàn thiện, hệ thống thôn tin kihiếm khuyết, sự lộn xộn của nhân tố độc quyền sản xuất trên thị trường, sự ko ổn định của XH, diễn biến và tai hoạ bất ngờ của thiên nhiên, sự sai lầm và bảo thủ của các đơn vị kinh tế trong việc tính toán cung cầu, trước mắt, dự đoán thiếu chính xác và xác định sai lầm…dẫn đến hàng loạt hoạt động kinh tế ko bình thường. NN cần phải điều tiết và có khả năng điều tiết sự hoạt động của kinh tế và NN có quyền lực.3.3. Những nội dung điều tiết sự hoạt động kinh tế của NN.Câu hỏi đặt ra là NN điều tiết sự hoạt động của kinh tế trên những lĩnh vực nào? Nhìn chung, NN điều tiết sự hoạt động của kinh tế thường được biểu hiện ở sự điều tiết các mối quan hệ kinh tế, nơi diễn ra nhiều hiện tượng phức tạp, mâu thuẫn về yêu cầu, mục tiêu phát triển, về lợi ích kinh tế v.v..Chúng ta thấy NN thường điều tiết quan hệ cung cầu, điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô, quan hệ lao động sản xuất, quan hệ phân phối lợi ích; quan hệ phân bố và sử dụng nguồn lực v.v..Để thực hiện việc điều tiết các quan hệ lớn trên, NN cũng tiến hành điều tiết nhữnt mặt cụ thể như điều tiết tài chính, điều tiết giá cả, điều tiết thuế, điều tiết lãi suất, điều tiết thu nhập v.v..Ở đây chúng ta chỉ xem xét sự điều tiết hoạt động kinh tế của NN trên những quan hệ chủ yếu sau đây:a- Điều tiết các quan hệ lao động sản xuất.Trong quá trình tiến hành lao động, đặc biệt lao động sản xuất trong nền kinh tế thị trường (kinh tế hàng hoá) diễn ra các mối quan hệ trong phân công và hiệp tác lao động giữa cá nhân, giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Sự phân công và hiệp tác diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó thuộc tầm điều tiết của NN có các quan hệ sau đây: NN điều tiết sao cho các quan hệ đó được thiết lập 1 cách tối ưu, đem lại hiệu quả.- Quan hệ quốc gia với quốc tế để hình thành cơ cấu hinh thành cơ cấu kinh tế quốc dân phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng các vận hội quốc tế để phát triển kinh tế quốc dân. Ở đây, NN thường điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại: Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; đầu tư quốc tế; hợp tác với chuyển giao khoa học-công nghệ; dịch vụ quốc tế thu ngoại tệ.- Quan hệ phân công và hợp tác trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, tạo nên sự hình thành các doanh nghiệp chuyên môn hoá được gắn bó với nhau thông qua các quan hệ hợp tác sản xuất. Ở đây, NN thường điều tiết lãi suất, điều tiết thuế, hỗ trợ đầu tư để khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyên môn hoá hoạt động có hiệu quả.

16

Page 17: Kien thuc chung   full

- Quan hệ phân công, hợp tác theo lãnh thổ nội bộ quốc gia thông qua việc phân bổ lực lượng sản xuất theo lãnh thổ, hình thành nền phân công chuyên môn hoá theo lãnh thổ. Ở đây, ngoài những điều tiết các mặt tài chính, tín dụng, thuế, hỗ trợ đầu tư nói trên. NN còn điều tiết bằng pháp luật để tránh tình trạng cục bộ địa phương, phân tán và dàn trải đầu tư như cảng biển, sân bây, phải thông qua cấp thẩm quyền Quốc hội, Chính phủ phê duyệt các dự án kinh tế lớn, các dự án ko có trong quy hoạch ko được đầu tư v.v…- Sự lựa chọn quy mộ xí nghiệp, lựa chọn nguồn tài nguyên, các hành vi sử dụng môi trường, các hành vi lựa chọn thiết bị, công nghệ, các hành vi đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đưa các hành vi đó vào chuẩn mực có lợi cho chính doanh nhân và cho cộng đồng, ngăn ngừa các hành vi gây bất lợi cho các doanh nhân và cho cộng đồng XH.b- Điều chỉnh các quan hệ phân chia lợi ích và quan hệ phân phối thu nhậpCác quan hệ lợi ích trong lĩnh vực kinh tế sau đây được NN điều tiết:- Quan hệ trao đổi hàng hoá: NN điều tiết quan hệ cung cầu sản xuất hàng hoá để trao đổi và tiêu dùng trên thị trường bình thường, chống gian lận thương mại, lừa lọc về giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm v.v…nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ.- Quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty: Quan hệ tiền công-tiền lương: NN điều tiết quan hệ này sao cho được công bằng, văn minh, quan hệ chủ-thợ tốt đẹp.Phân chia thu nhập quốc dân (v+n) hợp lý, hợp tình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho giới thợ và giới chủ theo đúng cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền, đúng pháp luật của NN.- Quan hệ đối với công quỹ quốc gia (quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp và NN). Các doanh nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp tích luỹ cho ngân sách và các khoản phải nộp khác do họ sử dụng tài nguyên, công sản và do gây ô nhiẽm môi trường.- Quan hệ giữa các tầng lớp dân cư, giữa những người có thu nhập cao (người giàu) và có thu nhập thấp (ngưòi nghèo), giữ các vùng phát triển và kém phát triển.NN điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, những vùng có thu nhập cao vào ngân sách và phân phối lại, hỗ trợ những người có thu nhập thấp (người nghèo)những vùng nghèo, vùng sâu,để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống.c) Điều tiết các quan hệ phân bố các nguồn lựcNN có vai trò quan trọng trong việc phân bố các nguồn lực bằng sự chi tiêu nguồn tài chính tập trung (NSNN và bằng đánh thuế)- NN điều tiết việc phân bố các nguồn lực:lao động tài nguyên,vốn, các hàng hóa công( quốc phòng giáo dục, y tế) hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái,phát triển nghệ thuật dân tộc...- NN điều tiết phân bổ nguồn lực của nền kinh tế quốc dân về những vùng còn nhiều tiềm năng, hoặc các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.- NN điều tiết nguồn lực theo hướng khuyến khích, hoặc hạn chế sự phát triển các nghành nghề nhằm xây dựng 1 cơ cấu kinh tếhợp lý trên phạm vi cả nước.3.4.Những việc cần làm điều tiết hoạt động của nền kinh tếĐể thực hiện chức năng điều tiết hoạt động của nền kinh tế, NN cần làm những việc sau đây:a) Xây dựng và thực hiện 1 hệ thống chính sách với các công cụ tác động của chính sách đó, chủ yếu là:- Chính sách tài chính (với hai công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế).- Chính sách tiền tệ (với hai công cụ chủ yếu là kiểm soát mức cung tiền và lãi suất).- Chính sách thu nhập (với các công cụ:giá cả và tiền lương).- Chính sách thương mại (với các công cụ: thuế quan,hạn ngạch tỷ giá hối đoái, trợ cấp xuát khẩu, cán cân thanh toán,quốc tế...).b)Bổ sung hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế trong những trường hợp cần thiết.Những trường hợp được coi là cần thiết sau đây :- Những ngành, lĩnh vực tư nhân ko được làm- Những ngành, lĩnh vực mà tư nhân ko làm được- Những ngành, lĩnh vực mà tư nhân ko muốn làm.c) Hỗ trợ công dân lập nghiệp kinh tếCụ thể NN cần thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ sau:- Xây dựng các ngân hàng đầu tư ưu đãi cho những doanh nhân tham gia thực hiẹn các chương trình kinh tế trọng điểm của NN, kinh doanh những ngành mà NN khuyến khích.- Xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiếm sản xuất kinh doanh cho những người thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của NN, những doanh nghiệp mới khởi sự,hoặc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất trong giai đoạn đầu.

17

Page 18: Kien thuc chung   full

- Cung cấp những thông tin : kinh tế - chính trị - XH có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .- Thục hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thông qua việc xây dựng các Trung tâm dây nghề và xúc tiến việc làm.- Mở ra các trung tâm giới thiệu sản phẩm; triển lãm thanh tựu kinh tế kỹ thuật để tạo điều kiện cho các doanh nghiêp giao tiếp và bắt mối sản xuất – king doanh với nhau .- Thực hiện hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ko chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết .4. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế4.1. Khái niệmKiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là NN xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tế đươc thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật.Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là 1 chức năng quản lý của NN. Công tác này phải được thực thi thừơng xuyên và nghiêm túc.4.2. Sự cần thiết phải kiểm tra, giám sát hoạt độngQuá trình hoạt động kinh tế ko phải lúc nào cũng diễn ra 1 cách bình thường và đưa lại kết quả mong muốn. Sự kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, những thành công và thất bại, nền kinh tế đang trong trạng thái phồn vinh hay khủng hoảng, suy thoái, dao động hay ổn định, hiệu quả hay kém hiệu quả, ách tắc hay thông thoáng, đúng hướng hay chệch hướng, tuân thr hay xem thường pháp luật v.v...Trên cơ sở đó rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm, đồng thời phát hiện ra các cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế quốc dân và đưa nền kinh tế lên 1 bứoc tiến mới. Như vậy, kiểm tra và giám sát sự hoạt động kinh tế là cần thiết.4.3. Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tếKiểm tra giám sát hoạt động kinh tế càn thiết được tiến hành trên các mặt sau đây :- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của NN về kinh tế.- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước.- Kiểm tra,giám sát việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trừong sinh thái.- Kiểm tra, giám sát sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra.- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan NN trong quá trình QLNN về kinh tế.4.4. Những giải pháp chủ yếu thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế- Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với Chính phủ và các Ủy ban nhân dân các cấp trong QLNN về kinh tế.- Tăng cường chức năng, kiểm tra của các VKS nhân dân, các cấp thanh tra của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan an ninh kinh tế các cấp đối với các hoạt động kinh tế.- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm của những người lãnh đạo NN (Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) và Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBNN các cấp; Thủ trưởng các ngành kinh tế và có lợi ích liên quan từ TW đến địa phương trong việc kiểm tra, giám sát sự hoạt động kinh tế trong cả nước, trong các địa phương, trong các ngành của mình.- Sử dụng các cơ quan chuyên môn trong nước như kiểm toán NN, các tổ chức tư vấn kinh tế v.v… và khi cần thiết có thể sử dụng các tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài vào việc kiểm tra hoạt động kinh tế.- Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân,của các tổ chức chính trị XH, các cơ quan ngôn luận, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc kiểm tra hoạt động kinh tế.- Củng cố hoàn thiện hệ thống cơ quan kiểm tra, giám sát của NN và xây dựng các cơ quan mới cần thiết, thực hiện việc phân công và phân cấp rõ ràng, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của công chức trong bộ máy kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh tế.Câu VII/ Các nguyên tắc cơ bản trong QLNN về kinh tếCác nguyên tắc QLNN về kinh tế các quy tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế.Các nguyên tắc QLNN về kinh tế do con người đặt ra nhưng ko phải do ý muốn chủ quan mà phải dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối quá trình quản lý kinh tế. Đồng thời, các nguyên tắc này

18

Page 19: Kien thuc chung   full

phải phù hợp với mục tiêu của quản lý; phải phản ánh đúng tính chất các quan hệ kinh tế; phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.QLNN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cần vận dụng các nguyên tắc cơ bản sau đây:- Nguyên tắc tập trung dân chủ.- Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ.- Nguyên tắc phân định và kết hợp QLNN về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.- Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa người lao động, doanh nghiệp và XH.- Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN trong QLNN về kinh tế.1. Tập trung dân chủ.1.1. Khái niệm.Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa hai mặt cơ bản “tập trung” và “dân chủ” trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng chứ ko phải chỉ là tập trung, hoặc chỉ là dân chủ. “Dân chủ” là điều kiện, là tiền đề của tập trung; cũng như “tập trung” là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Hay nói cách káhc, tập trung phải trên cơ sở dân chủ; dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung.Nguyên tắc tập trung dân chủ được đặt ra xuất phát từ lí do sau đây: hoạt động kinh tế và việc của công dân, nên công dân phải có quyền (đó là dân chủ), đông thời, trong 1 chừng mực nhất định, hoạt động kinh tế của công dân có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích của NN, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, do đó NN cũng phải có quyền (đó là tập trung).1.2. Hướng vận dụng nguyên tắc.- Bảo đảm cho cả NN và công dân, cho cả cấp trên và cấp dưới, tập thể và các thành viên tập thể đều có quyền quyết định, ko thể chỉ có NN hoặc chỉ có công dân, chỉ có cấp trên hoặc chỉ có cấp dưới có quyền. Có nghĩa là vừa phải có tập trung, vừa phải có dân chủ.- Quyền của mỗi bên (NN và công dân; cấp trên và cấp dưới) phải được xác lập 1 cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có nghĩa là, phải xuất phát từ yêu cầu và khả năng làm chủ của mỗi chủ thể: NN và công dân, cấp trên và cấp dưới.- Trong mỗi cấp của hệ thống quản lý nhiều cấp của NN phải bảo đảm vừa có cơ quan thẩm quyền chung, vừa có cơ quan thẩm quyền riêng. Mỗi cơ quan phải có thẩm quyền rõ rệt, phạm vi thẩm quyền của cơ quan thẩm quyền riêng phải trong khuôn khổ thẩm quyền chung. Trong cơ quan thẩm quyền chung, mỗi ủy viên phải được giao nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu 1 số vấn đề, có trách nhiệm phát biểu sâu sắc về các vấn đề đó, đồng thời tập thể được trao đổi, bổ sung và biểu quyết theo đa số.Tập trung quan liêu vào cấp trên, vào TW hoặc phân tán, phép vua thua lệ làng; chuyên quyền, độc đoán của NN đến mức vi phạm nhân quyền, dân quyền hoặc dân chủ quá trớn trong hoạt động kinh tế đều trái với nguyên tắc tập trung dân chủ. Khuynh hướng phân tán, tự do vô tổ chức của nền sản xuất nhỏ đang là cản trở nguy hại và phổ biến hiện nay.2. Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.2.1. QLNN theo ngành.a) Khái niệm ngành trong kinh tế (ngành kinh tế kỹ thuật)Ngành kinh tế kỹ thuật là tổng hợp của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, mà hoạt động của chúng có những đặc trưng kỹ thuật – sản xuất giống nhau, hoặc tương tự nhau, vê: cùng thực hiện 1 phương pháp công nghệ hoặc công nghệ tương tự; sản phẩm sản xuất ra từ 1 loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại; sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau. Chẳng hạn, về công nghệ sản xuất có ngành công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp hóa học, ngành công nghiệp sinh hóa; về nguyên liệu cho sản xuất có ngành công nghiệp chế biến xen-luy-lo, ngành công nghiệp chế biến kim loại đen, kim loại màu; về công dụng của sản phẩm có ngành công nghiệp thực phẩm, ngành chế tạo ô tô, ngành công nghiệp điện tửb) Khái niệm quản lí theo ngànhQuản lý theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ quản lý ngành ở TW đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành trong phạm vi cả nước.c) Sự cần thiết phải quản lý theo ngànhCác đơn vị sản xuất trong cùng 1 ngành có rất nhiều mối liên hệ với nhau. Chẳng hạn, các mối liên hệ về sản phẩm sản xuất ra ( như các thông số kỹ thuật để đảm bảo tính lắp lẫn; chất lượng sản phẩm; thị trường tiêu thụ…); các mối liên hệ về việc hỗ trợ và hợp tác (như hỗ trợ và hợp tác trong việc sử dụng lao động; trang bị máy móc thiết bị; ứng dụng công nghệ - kỹ thuật; áp dụng kinh nghiệm quản lý…)d) Nội dung QLNN theo ngànhQLNN theo ngành bao gồm các nội dung quản lý sau đây:

19

Page 20: Kien thuc chung   full

- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoach, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu và khoa học công nghệ….cho toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với NSNN.- Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng sản phẩm. Hình thành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm.- Trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chung cho toàn ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết.- Trong việc áp dụng các hình thức tổ chứ sản xuất khoa học và hợp lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn ngành.- Trong việc thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong ngành. Định hướng đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung cua rnền kinh tế quốc dân.- Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội địa.- Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố.- Thực hiện các biện pháp, các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành.- Tham gia xây dựng các dự án Luânt, pháp lệnh, pháp quy, thẻ chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành.2.2. Quản lí theo lãnh thổ.a) Khái niệm lãnh thổLãnh thổ của 1 nước có thê chia ra thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó có lãnh thổ của các đơn vị hành chính với các cấp độ khác nhau. Chẳng hạn: lãnh thổ VN dược chia thành 4 cấp: lãnh thổ cả nước, lãnh thổ tỉnh, lãnh thổ huyện, lãnh thổ xã.b) Khái niệm quản lý theo lãnh thổQuản lý về NN trên lãnh thổ là việc tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các đơn vị kinh tế phân bổ trên địa bàn lãnh thổ (ở nước ta, chủ yếu là theo lãnh thổ của các đơn vị hành chính)c) Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổCác đơn vị kinh tế phân boỏ tren cùng 1 địa bàn lãnh thổ (có thể cùng 1 ngành hoặc ko cùng ngành) có nhêìu mối quan hệ. Có thể kể đến các mối quan hệ chủ yếu sau:- Mối quan hệ về việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau.- Sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ. Cụ thể: trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản,…), khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên ( như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa…); sử dụng nguồn nhân lực và ngành; xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cung ứng điện nước, bưu chính viễn thông…)Chính vì giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ có nhiều mối quan hệ như trên nen đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo 1 cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và hoạt động kinh tế có hiệu quả trên địa bàn lãnh thổ.d) Nội dung quản lý kinh tế theo lãnh thổ- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - XH trên lãnh thổ ( ko phân biệt kinh tế TW, kinh tế địa phương, các thành phần kinh tế khác nhau) nhằm xây dựng 1 cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và có hiệu quả.- Điều hòa, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ nhằm tận dụng tối đa và sử dụng 1 cách có hiệu quả nhất nguồn lực sẵn có tại địa phương.- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệ thống giao thông vận tải; cung ứng điện năng; cấp thoát nước; đường sá, cầu cống; hệ thống thông tin liên lạc….để phục vụ chung cho cả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ.- Thực hiện công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn lãnh thổ.

20

Page 21: Kien thuc chung   full

- Thực hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn lãnh thổ 1 cách hợp lí và phù hợp với lợi ích quốc gia.- Quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên địa bàn lãnh thổ.- Quản lý, kiểm soát việc xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn lãnh thổ.2.3. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.a) Khái niệmNguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này sẽ tránh được tư tưởng bản vị của bộ, ngành, TW và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, ko có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng 1 địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.b) Nội dung kết hợpSự kết hợp QLNN theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:- Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có nghĩa là, các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ) đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương trong 1 số nội dung theo chế độ quy định.- Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, ko trùng lặp, ko bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.- Các cơ quan QLNN theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quảnl hiệp quản, tham quản với cơ quan NN thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của NN. Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch. Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc quản lý , ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của bên kia.3. Phân định và kết hợp QLNN về kinh tế với quản lý sản xuất, kinh doanh3.1. Sự cần thiết của việc phân biệt QLNN về kinh tế với quản lý sản xuất, kinh doanhQLNN về kinh tế với quản lý sản xuất- kinh doanhlà hai phạm trù, hai mặt khác nhau của quá trình quản lý, cần có sự phân biệt vì những lý do sau đây:1 là, trong thời kỳ đổi mới, trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, đã từng ko có sự phân biệt giữa hai loại quản lý nói trên. Điều này thể hiện ở việc NN can thiệp 1 cách toàn diện, triệt để và sâu rộng vào mọi hoạt động của sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp lại được giao cho thực hiệnc 1 số chức năng vượt quá khả năng và tầm kiểm soát của chúng. Đó là chế độ quản lý tập trung, quan liêu, can thiệp quá sâu vào nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn là việc giao cho bộ máy quản lý doanh nghiệp 1 số chức năng quản lý mà chỉ có NN mới có thể đảm nhận được. Hai là, việc phân biệt QLNN với quản lý sản xuất kinh doanh cho phép định rõ được trách nhiệm của cơ quan NN và trách nhiệm của cơ quan sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chỉ khi đó, mọi sai lầm trong quản lý dẫn đến tổn thất tài sản quốc gia, lợi ích của nhân dân sẽ được truy tìm nguyên nhân, thủ phạm. Ko ai có thể trốn tránh trách nhiệm.Ba là, trong điều kiện nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, việc ko phân biệt QLNN với quản lý sản xuất kinh doanh là vi phạm tính tự do kinh doanh và sự chịu trách nhiệm cảu các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường và trong khuôn khổ pháp luật, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của giới kinh doanh và hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh.3.2. Nội dung cần phân biệt giữa QLNN về kinh tế và quản lý sản xuất, kinh doanhCó thể phân biệt sự khác nhau trên 5 tiêu chí sau đây:- Về chủ thể quản lý: chủ thể QLNN về kinh tế là các cơ quan NN, còn chủ thể quản lý sản xuất kinh doanh là các doanh nhân.- Về phạm vi quản lý: NN quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản lý ttất cả các doanh nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, thuộc tất cả các ngành, còn doanh nhân thì quản lý doanh nghiệp của mình. QLNN về kinh tế là quản lý vĩ mô còn quản lý sản xuất, kinh doanh là quản lý vi mô.- Về mục tiêu quản lý: QLNN theo đuổi lợi ích toàn dân, lợi ích cộng đồng (phát triển nền kinh tế quốc dân, ổn định sự phát triển kinh tế- chính trị- XH, tăng thu nhập quốc dân, tăng mức tăng trưởng của nền kinh tế,

21

Page 22: Kien thuc chung   full

giải quyết việc làm…). Quản lý sản xuất kinh doanh theo đuổi lợi ích riêng của mình (thu được lợi nhuận cao, ổn định và phát triển doanh nghiệp, tăng thị phần, tạo uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp…)- Về phương pháp quản lý: NN áp dụng tổng hợp các phương pháp quản lý (phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục), trong đó phương pháp đặc trưng của QLNN là cưỡng chế bằng quyền lực NN. Trong khi đó, doanh nhân chủ yếu áp dụng phương pháp kinh tế và giáo dục thuyết phục.- Về công cụ quản lý: Công cụ chủ yếu trong QLNN về kinh tế là: đường lối phát triển kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế, pháp luật kinh tế, chính sách kinh tế, lực lượng vật chất và tài chính của NN. Các doanh nghiệp có công cụ quản lý chủ yếu là: chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuât- kỹ thuật – tài chính, dự án đầu tư để phát triển kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, các quy trình công nghệ, quy phạm pháp luật, các phương pháp và phương tiện hạch toán.4. Nguyên tắc tăng cưòng pháp chế XHCN trong QLNN về kinh tế4.1. Sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tắc1 trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là 1 nền kinh tế đa sở hữu về tư liệu sản xuất. Chính sự xuất hiện của nhiều loại hình kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế tư nhân…đòi hỏi NN phải quản lý đối với nền kinh tế bằng những biện pháp, trong đó đặc biệt phải coi trọng phương pháp quản lý bằng pháp luật, trên cơ sở pháp luật. Thực tiễn QLNN đối với nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy, tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, sự hữu khuynh trong việc thực hiện chức năng tổ chức, giáo dục, xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh nghiệp…đã làm cho trật tự kinh tế ở nước ta có nhiều rối loạn, gây ra những tổn thất ko nhỏ cho đât nước, đồng thời làm giảm sút nghiêm trọng uy tín va làm lu mờ quyền lực của NN. Vì vậy, việc thực hiện nguyên tác tăng cường pháp chế XHCN là 1 yêu cầu khách quan của quá trình quản lý kinh tế của NN ta.4.2. Yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắcĐể thực hiện nguyên tắc trên cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp.- Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật. Các đạo luật phải được xây dựng đầy đủ, đồng bộ, có chế tài rõ ràng, chính xác và đúng mức.- Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm mimh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tó đến khâu xét xử, thi hành án…) ko để xảy ra tình trạng có tội ko bị bắt, bắt rồi ko xét xử hoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi mà ko thi hành án hoặc thi hành án nửa vời v.v …Câu VIII/ Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế1. Cơ chế kinh tế1.1 Khái niệm cơ chế kinh tếCơ chế là 1 thuật ngữ chỉ sự diễn biến nội tại của 1 hệ thống, trong đó có sự tương tác giữa các yếu tố hợp thành hệ thống trong quá trình vận động của mỗi yếu tố đó, nhờ đó hệ thống có thể vận hành, phát triển.

Thuật ngữ cơ chế được áp dụng vào lĩnh vực kinh tế gọi là cơ chế kinh tế. Do đó, cơ chế kinh tế là sự diễn biến nội tại của hệ thống kinh tế trong quá trình phát triển, trong đó có sự tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành của kinh tế trong quá trình vận động của các yếu tố cấu thành, tạo nên sự vận động và phát triển của cả hệ thống kinh tế.1.2. Các yếu tố cấu thành và sự tương tác giữa chúng trong cơ chế kinh tế

- Cơ chế tương tác giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Quan hệ này phù hợp thì lực lượng sản xuất phát triển. Cả hai mặt, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vừa là nhân, vừa là quả cuâ nhau.

-Cơ chế tương tác giữa các ngành kinh tế với nhau trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, như cơ chế tương tác giữa công nghiệp với nông nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi, khai thác và chế biến.vv…

- Cơ chế tương tác giữa tiến bộ khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất XH, theo đó, việc tổ chức sản xuất tạo tiền đề cho cách mạng khoa học và công nghệ phát triển. Đến lượt nó, cách mạng khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy và là then chốt để củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất.

1.3. Ý nghĩa của việc nhận thức cơ chế kinh tế đối với nhà quản lýNhận thức này mở ra cho nhà quản lý hướng tác động vào đối tượng quản lý ở 1 số bộ phận, 1 số khâu nhất định của mình, theo đó có thể tạo ra sự lan truyền tự động, có tính hệ thống trong nội bộ đối tượng quản lý mà ko cần nhà quản lý tác động vào mọi khâu của hệ thống đó. Chẳng hạn, tác động vào quan hệ sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất, tác động vào nông nghiệp để thúc đẩy công nghiệp phát triển, tác động vào khâu tổ chức sản xuất để làm cho khoa học và công nghệ tiến triển,vv… theo kiểu “dương đông kích tây”2. Cơ chế quản lý kinh tế2.1 Cơ chế quản lý kinh tế

22

Page 23: Kien thuc chung   full

Theo nghĩa hẹp của từ cơ chế, cơ chế quản lý kinh tế là sự tưong tác giã các phương thức, biện pháp quản lý kinh tế khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý. Nó cũng có thể được hiểu như là sự diễn biến của quá trình quản lý, trong đó có sự tác động của từng biện pháp quản lý lên đối tượng, những kết quả tích cực và tiêu cực sẽ xảy ra sau mỗi biện pháp đó, sự khắc phục các mặt tiêu cực mới phát sinh bằng các biện pháp song hành như thế nào? Với quan niệm hẹp này, cơ chế quản lý kinh tế bao gồm các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp quản lý, các công cụ được sử dụng đồng thời trong quá trình tác động lên đối tượng quản lý.

Theo nghĩa rộng, cơ chế quản lý kinh tế cũng có thể được hiểu đồng nghĩa với phương thức (cách thức) quản lý mà qua đó NN tác động vào nền kinh tế.2.2. Các bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế

- Cơ chế của đối tượng quản lý, tức cơ chế kinh tế- Cơ chế của chủ thể quản lý, tức cơ chế quản lý theo nghĩa hẹp (như đã nêu ở trên).

Thông qua cách nhìn toàn diện này giúp người quản lý có thể thấy được rằng, hành vi quản lý chỉ là khâu khởi đầu, phần còn lại chính là sự tự vận hành của đối tượng theo cơ chế nội tại của nó. Cơ chế quản lý bao gồm cả cơ chế khách quan và chủ quan, khách thể và chủ thể trong sự tương tác lẫn nhau.Câu IX/ QLNN đối với các DNI. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1. Khái niệm doanh nghiệp1.1 Trên giác độ kỹ thuật - tổ chức sản xuấtDoanh nghiệp (DN) là 1 tổ hợp có tổ chức, có khả năng hoàn thành dứt điểm 1 công việc , 1 giai đoạn công nghệ , tạo ra được 1 loại sản phẩm, thực hiện1 dịch vụ. Điều đó có nghĩa là, quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp do yếu tố kỹ thuật và tổ chức quyết định.1.2. Trên giác độ thương trườngDoanh nghiệp là 1 đơn vị sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ có bản hiệu và có người đại diện sản suất kinh doanh, được gọi là doanh nhân. Điều đó có nghĩa là, các bộ phận nội bộ doanh nghiệp ko xuất hiện trên thương trường, trong doanh nghiệp, ngoài người đại diện kinh doanh, ko ai có thẩm quyền giao dich thương mại, mọi quan hệ trao đổi hàng hoá với doanh nghiệp nhất thiết phải trên cơ sở thẩm quyền của người đại diện kinh doanh.1.3. Trên giác độ pháp lýDoanh nghiệp là 1 tổ chức kinh tế của công dân khi có đủ các dấu hiệu do luật định. Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp VN (29/11/2005): “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.Như vậy 1 tổ chức kinh tế sẽ được coi là doanh nghiệp khi hội tụ đủ những dấu hiệu sau đây:- Phải tiến hành các hoạt động kinh doanh: là việc thực hiện liên tục 1, 1 số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.- Phải có tài sản: tài sản là cơ sở vật chất ko thế thiếu để cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Ko có tài sản thì doanh nghiệp ko thể tham gia 1 cách độc lập vào các quan hệ kinh tế. Trên thực tế, tài sản đó đựoc biểu hiện bằng vốn sản xuất, kinh doanh. Dấu hiệu cơ bản để xác định 1 doanh nghiệp có tài sản thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có 1 khối tài sản nhất định và có những quyền và nghĩa vụ nhất định với tài sản đó. Doanh nghiệp có tài sản và quyền chi phối tài sản đó theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.- Phải có tên gọi riêng, đảm bảo 1 số yêu cầu của pháp luật như: ko trùng hoặc nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác; ko sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tụccủa dân tộc; phải viết bằng tiếng Việt, có kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tền riêng…- Phải có trụ sở giao dịch ổn định trên lãnh thổ VN, có địa chỉ được xác định; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).- Phải đăng ký kinh doanh trước cơ quan NN có thẩm quyền: Đăng ký kinh doanh là 1 thủ tục hành chính- tư pháp bắt buộc nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chính thức được NN thừa nhận, trở thành chủ thể kinh doanh độc lập, tự chủ trong nền kinh tế thị trường.2. Các cách phân loại doanh nghiệp

23

Page 24: Kien thuc chung   full

2.1. Căn cứ vào sự có mặt của vốn NN trong doanh nghiệp, có:- Doanh nghiệp NN, trong đó, vốn NN bằng 100% hoặc NN có cổ phần, vốn góp chi phối (chiếm

trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp).- Doanh nghiệp ko của NN, trong đó NN ko có vốn.

Doanh nghiệp có 1 phần vốn của NN: là doanh nghiệp mà phần vốn chiếm từ 50% trở xuống.2.2. Căn cứ vào trình độ XH hoá về tư liệu sản xuất, có:- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tập thể, trong đó lại có:+ Hợp tác xã , tập thể của những người lao động hùn vốn.+ Công ty, tập thể của những ông chủ.- Doanh nghiệp toàn dân (DNNN).2.3. Căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu về vốn của doanh nghiệp, có:- Doanh nghiệp đơn chủ, trong đó chỉ có 1 chủ như doanh nghiệp tư nhân.- Doanh nghiệp đa chủ. Đó là tất cả các loại công ty.2.4. Căn cứ vào các đặc trưng kinh tế- kỹ nghệ- tổ chức sản xuất kinh doanh, có thể chia các doanh nghiệp thành:

- Theo quy mô doanh nghiệp, có: các doanh nghiệp lớn, vừa , nhỏ.- Theo mức độ chuyên môn hoá, có: các doanh nghiệp chuyên môn hoá và các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh tổng hợp.- Theo nội dung sản xuất kinh doanh, có: các doanh nghiệp công nghiệp- nông nghiệp- thương mại-

giao thông vận tải- xây dựng cơ bản v.v …- Theo vị trí của doanh nghiệp trong quá trình chế tác sản phẩm, có: các doanh nghiệp khai thác- chế

biết, sản xuất tư liệu sản xuất - sản xuất vật phẩm sinh hoạt dân dụng,v.v…2.5. Căn cứ vaò mức độ độc lập về pháp lý của doanh nghiệp, có:- Doanh nghiệp độc lập (còn gọi là doanh nghiệp hạch toán độc lập).- Doanh nghiệp phụ thuộc (còn gọi là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc).2.6. Căn cứ vào “quốc tịch” của doanh nghiệp, có:- Doanh nghiệp của nước ngoài- Doanh nghiệp của nước nhà- Doanh nghiệp có vốn nước ngoài2.7. Căn cứ vào tính XH của sản phẩm sản xuất ra, có thể chia thành:- Doanh nghiệp sản xuất hàng công cộng Loại này gồm:+ Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hoá công cộng thuần tuý.Ví dụ, các DN vận tải công cộng, các DN cầu, đường, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, bảo tàng, vv…+ Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hoá công cộng ko thuần tuý.Ví dụ, các DN vận tải công cộng, các DN cầu, đường, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, bảo tàng,v.v…- Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cá nhân.2.8. Căn cứ vào hình thức tổ chức quản lý, có:- Doanh nghiệp có Hội đồngquản trị- Doanh nghiệp ko có Hội đồng quản trị.2.9 Căn cứ vào mức độ trách nhiệm tài chính, có:

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh trách nhiệm hữu hạn. Đó là các doanh nghiệp NN, tất cả các công ty các loại.

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh trách nhiệm vô hạn. Đó là doanh nghiệp tư nhân , công ty hợp danh.3. Hệ thống các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của NN VNCác loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của ta thể hiện trong hệ thống các Luật chủ thể kinh doanh như Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nứoc, Luật Doanh nghiệp năm 2005 bao gồm:3.1. Doanh nghiệp NNTheo Luật Doanh nghiệp NN 2003: “Doanh nghiệp NN là tổ chức kinh tế do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức: Công ty NN, Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)”.- Công ty NN là doanh nghiệp do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp NN. Công ty NN là doanh nghiệp do NN sở hữu toàn bộ vốn

24

Page 25: Kien thuc chung   full

điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp NN. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty độc lập và Tổng công ty NN.- Công ty cổ phần NN là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty NN hoặc tổ chức được NN uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.- Công ty TNHH NN 1 thành viên là công ty TNHH do NN ở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chứcquản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.- Công ty TNHH NN có hai thành viên trở lên là công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty NN hoặc có thành viên là công ty NN và thành viên khác là tổ chức được NN uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 3.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanhDoanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm những loại hình dưới đây:- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu lợi ích chung, tự nguỵện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- XH của đất nước.- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.- Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. trong công ty cổ phần, số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 3, ko hạn chế số lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toàn ghi sổ xác nhận quyền sở hữu 1 , hoặc 1 số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên trở lên cùng góp vốn; việc phân chia lợi nhuận và rủi ro căn cứ theo tỷ lệ vốn góp. Khác với công ty cổ phần, công ty TNHH ko được quyền phát hành cổ phiếu.- Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giống như công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành vien cũng ko được phép phát hành cổ phiếu.- Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh ko được phát hành bất kỳ loại chứngkhoán nào.3.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức dưới hai hình thức:- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại VN trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước CHXHCN VN và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp VN , hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại VN.

II. VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO SỞ HỮU TRƠNG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA NƯỚC TA1. Vai trò của doanh nghiệp NN (DNNN)Sự cần thiết khách quan phải có DNNNSở dĩ tất cả các quốc gia đều có DNNN, tuy tỷ lệ có khác nhau giữa các nước, là vì:- NN cần có thực lực về kinh tế để thực hiện các tác động quản lý đối với nền kinh tế nói riêng, XH nói chung.- NN cần tích tụ, tập trung tư bản XH để tạo nên những bàn đạp ban đầu cho sự khởi phát kinh tế.Trong thời kỳ tích luỹ ban đầu, lượng tích luỹ của nhân dân còn quá phân tán và nhỏ bé, ko đáp ứng được yêu cầu về quy mô vốn đầu tư tối ưu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh

25

Page 26: Kien thuc chung   full

tế quốc dân. Phải có sự tập trung của NN để mọi nguồn vốn nhỏ bé, rải rác của nhân dân được dồn tích lại, đủ để xây dựng nền móng chung cho toàn XH.- Có 1 số hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp ko của NN ko được làm, ko làm được và ko muốn làm, còn NN thì ko thể để XH thiếu sản phẩm hoặc dịch vụ.NN ko thể để cho XH thiếu sản phẩm và dịch vụ là vì: việc thiếu hàng hoá, dịch vụ có thể gây nên các bất ổn về chính trị- XH.Vai trò của DNNN- DNNN là 1 công cụ kinh tế đặc biệt trong hệ thống các công cụ kinh tế để NN thực hiện sự QLNN đối với nền kinh tế quốc dân nói riêng, toàn XH nói chung 1 cách hiệu lực.Vai trò này thể hiện trên hai mặt:+ Là công cụ kinh tế để NN gây áp lực kinh tế đối với các đối tượng mà NN muốn dùng áp lực kinh tế để điều chỉnh.+ Là công cụ kinh tế để NN bày tỏ thiện chí, thiện cảm, tính nhân văn, nhân đạo của giai cấp cầm quyền, mà NN là đại biểu, đối với toàn thể cộng đồng, để từ đó dành lấy thiện cảm của toàn thể cộng đồng XH đối với giai cấp cầm quyền, mà NN là đại diện.Cả hai mục đích trên của NN đều có thể đạt được bằng nhiều cách khác.- DNNN là con đường tích tụ và tập trung vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ở các nước mới phát triển.NN bằng các hoạt động tập hợp vốn của mình trong nhân dân, những lượng vốn nhỏ bé, rải rác, chưa đủ để lập nên các cơ sở công nhiệp NN ban đầu. Từ những điểm tựa này, công dân từng bước trưởng thành tích luỹ thêm vốn và kinh nghiệm, đến 1 giai đoạn nào đó sẽ tự thân lập nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất của riêng minhf, hoặc tiếp quản sự chuyển giao các DNNN của NN theo trình tự từng phần hoặc toàn bộ. Sứ mạng này của DNNN đã từng có ở nhiều quốc gia vào các năm sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Lúc đó các nước này phải qua NN mà tập trung vốn để gây dựng nền tảng ban đầu cho nền công nghiệp của đất nước, mà nếu ko làm như vậy thì ko ai có đủ vốn tối thiểu cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.- DNNN có vai trò hỗ trợ công dân lập nghiệp+ Thông qua DNNN, NN dựng nên những trung tâm công nghiệp , có khả năng thu hút quanh mình các vệ tinh, thuộc các thành phần kinh tế khác, với những quy mô và kỹ thuật khác nhau, thực hiện 1 số công đoạn hoặc cung ứng dịch vụ công nghiệp cho trung tâm, theo sự đặt hàng của trung tâm, hoặc được trung tâm cung cấp các phế liệu, phế thải để dùng làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp vệ tinh này. Bằng cách này, NN tạo ra việc làm cho dân.+ Thông qua DNNN, NN thực hiện các ý đồ phân bố công nghiệp theo hướng đem lại ánh sáng văn minh cho mọi vùng lãnh thổ, xoá bỏ sự cách biệt quá mức giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và vùng núi.+DNNN giữ vai trò bổ sung thị trường khi cần thiết:Chức năng này được các DNNN thực hiện thông qua việc chúng cung cấp cho thị trường những hàng hoá và dịch vụ theo chủ trương, kế hoạch NN nhằm vào các khoảng trống của cung.2. Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanhSự cần thiết khách quan phải có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQ):- Sự hình thành các DNNQ ở nước ta gắn liền với sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Đây là tiền đề cho sự ra đời tất yếu của DNNQD.- Chuyển sang kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân ko ngừng được cải thiện, sự tích luỹ của nhân dân ngày càng tăng cao. Đối với NN, muốn thu hút vốn cho công cuộc CNH-HĐH thì tất yếu phải xây dựng nên các mô hình kinh doanh đa dạng để mọi ngưòi dân có thể tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.- Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, sự tồn tại của các DNNQD trở nên tất yếu bởi đây là hình thức doanh nghiệp phù hợp với các hoạt động hợp tác đầu tư với những nhà đầu tư nước ngoài, là “ chiếc cầu nối” quan trọng cho sự hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.2. Vai trò của DNNQD- Là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, NN ko công nhận thị trường, giá cả, cũng ko chấp nhận cạnh tranh, do đó ko có yêu cầu nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngày nay, khi chấp nhận nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhất là trước yêu cầu hội nhập, cạnh tranh là điều ko thể tránh khỏi thì nhân tố thúc đẩy cạnh tranh đương nhiên thuộc về doanh nghiệp tư nhân, có sự tham gia của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.- Là khu vực góp phần ngày càng quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP). Cho đến nay, mặc dù vẫn chịu nhiều rào cản, nhiều đối xử bất công và nhũng nhiễu của công chức tiêu cực, kinh

26

Page 27: Kien thuc chung   full

tế dân doanh đã trở thành lực lượng chủ công trong nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, trong tất cả các ngành, từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ thương nghiệp nội địa đến xuất nhập khẩu. Vị trí của kinh tế dân doanh mỗi năm được tăng lên trong đầu tư phát triển cũng như trong tăng trưởng đã trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế VN, ko chỉ hiện nay mà có ý nghĩa quyết định cả trong tương lai.- Là lực lượng chủ yếu thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế phát triển đa dạng, cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá, theo yêu cầu của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể khẳng định rằng, nếu chỉ đơn thuần dựa vào đầu tư của NN, ko dựa vào lực lượng của kinh tế dân doanh thì chắc chắn ko thể thực hiện được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường.- Là nơi đảm bảo đại đa số chỗ làm việc cho người lao động, là lực lượng to lớn nhất trong các hoạt động XH, từ thiện, xoá đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo trong XH. Trên thực tế, nơi giải quyết việc làm chủ yếu và quyết định nhất cho số người đến tuổi lao động dôi dư từ các doanh nghiệp NN được sắp xếp lại vẫn phải dựa vào kinh tế dân doanh.- Cũng chính khu vực kinh tế dân doanh là nơi đang hình thành 1 lớp người mới, 1 tầng lớp XH mới, đó là doanh nhân. Đó chính là những người lính xung kích thời bình được XH công nhận. Họ có đủ dũng cảm đưa tài sản, vốn liếng ra kinh doanh trong 1 môi trường chưa đủ thông thoáng, còn nhiều rủi ro; khá nhiều người trong họ đang trở thành nhà quản lý tài năng, nắm được tri thức hiện đại về quản lý và công nghệ để bảo đảm và ko ngừng nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm hàng hoá cũng như hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp dân doanh trong sóng gió của kinh tế thị trường.3. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàia. Sự cần thiết khách quan phải có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Hợp tác quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, chúng ta cần mở cửa hợp tác kinh tế với thế giới bên ngoài, mà trước hết phải tạo lập ra các hình thức doanh nghiệp mới nhằm thu hút sự đầu tư vốn, công nghệ, nhân lực… từ những cá nhân, tổ chức nước ngoài vào nền kinh tế VN- Quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân cần 1 khối lượng lớn vốn đầu tư, song nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế của VN đã vựot xa khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế. Do đó, Đảng và NN ta đã có quyết sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.- Thừa nhận các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là đòi hỏi khách quan, là phương thức thuận lợi và thích hợp nhất để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật và học hỏi những kỹ năng, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý kinh tế.b. Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Đây là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động, nhờ đó mà ổn định đời sống nhân dân, ổn định chính trị.- Đây cũng là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để nước ta sớm bắt kịp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giớ. Bởi thông qua quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vào VN trang thiết bị hiện đại, bí quyết công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý kinh doanh, chất xám ứng dụng …Nếu biết tiếp thu 1 cách có chon lọc, các doanh nghệip có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra được 1 môi trường trí tuệ công nghiệp hiện đại cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước sau này.- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những khách hàng tiềm năng để VN xuát khẩu tại chỗ những hàng hoá, nguyên liẹu, tài nguyên có số lượng ít, phân bố rải rác và khó bảo quản. Đồng thời, việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của VN.- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1 phương cách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cho quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hóa, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các liên doanh, còn là địa thế thuận lợi, tạo cơ hội để NN ta thực hiện các ý đồ quản lý theo hướng có lợi cho mình. Thông qua người đại diện vốn của NN trong các liên doanh, với vị trí cổ đông thành viên Hội đồng quản trị…NN có thể tác động ít nhiều lên hoạt động của công ty, giám sát thường xuyên các hành vi kinh tế và điều chỉnh 1 cách gián tiếp hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1. Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với doanh nghiệp

27

Page 28: Kien thuc chung   full

Sự cần thiết của QLNN đối với DN cũng chính là sự cần thiết phải QLNN về kinh tế, như đã nêu ở phần chung. Ngoài ra, có 1 số lý do đặc thù đối với doanh nghiệp như sau:1.1 Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hang loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt ko đủ khả năng giải quyết.NN bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họ để đáp ứng. Tuy nhu cầu được đặt ra có thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng, phương hướng chính có liên quan đến kinh tế. 1.2 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà các chỉ có NN mới có khả năng xử lý các xung đột đó.Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là kiếm lời. Do đó, mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau và các đối tác khác có quan hệ với các doanh nhân, là điều ko thể tránh khỏi.Thường có các quan hệ lợi ích sau đây.- Quan hệ giữa các doanh nhân với nhau. Thuộc các đối tác này có nhiều nội dung quan hệ cụ thể: Quan hệ hàng - tiền với rất nhiều chi tiết liên quan; Quan hệ cổ phần cổ phiếu trong việc chia lời lãi; Quan hệ tranh chấp tài nguyên môi trường khi hoạt động liền kề bên nhau….- Quan hệ giữa doanh nhân với người lao động. Quan hệ này cũng có nhiều nội dung cụ thể, nhưng tựu chung là quan hệ lao động, liên quan đến tiều công, điều kiện làm việc, thái độ đối xử, sự tuân thủ hợp đồng và thoả ước lao động của đôi bên, ….- Quan hệ giữa doanh nhân với XH nói chung, trong đó có quan hệ giữa doanh nhân với các công dân khác, với tư cách cá nhân, và quan hệ giữa doanh nhân với XH, với tư cách là 1 tập thể, 1 cộng đồng, có NN làm đại biểu. Quan hệ này có nhiều nội dung cụ thể, như quan hệ liên quan đến môi trường, đến nguồn tài nguyên và mọi loại công dân, đến chất lượng và sự an toàn cho cuộc sống của người tiêu dùng, sản phẩm khi bán cho người tiêu dùng đến tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH mà hoạt động kinh tế có thể ảnh hưởng tới….2. Phương hướng can thiệp của NN vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.2.1 Xét theo mục đích can thiệp có 3 hướng lớn sau đây:- Can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của các doanh nhân và doanh nghiệp.- Can thiệp để giúp đỡ các doanh nhân và doanh nghiệp sao cho họ có thể thành đạt trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà quốc gia quốc gia cũng hùng mạnh theo, theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”.- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, của cộng đồng.2.2 Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp, có 1 số hướng lớn sau đây:- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là cho phép hay ko cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, cho phép 1 loại cụ thể sở hữu nào đó được, hoặc ko được kinh doanh trên lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác vì lý do chính trị, kinh tế, XH và an ninh quốc gia.Sự can thiệp này là cần thiết, vì nó liên quan đến hiệu quả của nền kinh tế đó đạt được sự phù hợp hay ko phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự can thiệp này là quan trọng vì vấn đề để sở hữu chính là vấn đề chính trị của kinh tế, liên quan đến cơ sở chính trị của NN. - Định hướng tổ chức quản lý của nội bộ doanh nghiệp, định hướng điều lệ doanh nghiệp, ban hành điều lệ mẫu, quy định các tiêu chuẩn đối với từng loại doanh nghiệp về vốn, về nhân sự, về hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán, …Sự quản lý trên đây là cần thiết xét từ cả hai phía: NN và doanh nhân. Với doanh nhân, đó là những chỉ dẫn chính đáng của NN để họ đủ khả năng tồn tại và phát triển trên thương trường, bảo đảm cho nội bộ họ sống tốt với nhau, từ đó mà sản xuất, kinh doanh phát đạt. Với NN, đó là việc đặt trước những tiền đề, những kênh giao tiếp quản lý, từ đó NN có thể kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp 1 các có hiệu lực.- Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quản trị kinh doanh, doanh nhân và bộ máy giúp việc bao giờ cũng phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: sản xuất hoặc làm dịch vụ gì? Việc trả lời câu hỏi này có ý nghĩa lớn lao đối với cả NN và doanh nhân. Trên thực tế, ko phải doanh nhân nào cũng có khả năng tìm được lời giải tối ưu. Vì vậy, NN phải can thiệp để 1 mặt ngăn ngừa việc sản xuất những sản phẩm, hoặc tạo ra các dịch vụ bất lợi cho XH, mặt khác hỗ trợ doanh nhân tìm được phương hướng sản xuất kinh doanh lâu bền, có doanh lợi cao và tránh được rủi ro.- Can thiệp vào việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, cụ thể là:+ Trong việc sử dụng tài nguyên và công sản vào các quá trình kinh tế, NN cần phải ngăn chặn các hành vi trộm cắp tài nguyên; các hành vi khai thác 1 cách lãng phí các nguồn tài nguyên, các hành vi sử dụng tài nguyên vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ko đem lại hiểu quả cao; các hành vi lạm dụng, phá hoại, trốn phí khi sử dụng các công sản, nhằm bảo toàn chúng.

28

Page 29: Kien thuc chung   full

+ Trong việc gây ô nhiễm môi trường, NN phải quan tâm đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đế việc làm ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, việc lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho ít gây ô nhiễm; việc áp dụng các phương pháp tiêu huỷ chất thải; việc bố trí địa thế doanh nghiệp sao cho ít ảnh hưởng đến dân cư và các loại sản xuất xung quanh…+ Trong phân bố địa điểm sản xuất chung của doanh nghiệp cũng như phân bố các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Trên thực tế, 1 số địa điểm được các doanh nghiệp lựa chọn đem lại lợi thể cho doanh nghiệp, nhưng lại gây ra bất lợi chung cho XH. Trên giác độ từng doanh nghiệp, việc bố trí nơi làm việc có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.- NN quản lý vấn đề thống nhất hoá sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm và bản quyền kiểu dáng sản phẩm, vấn đè này có ý nghĩa trên nhiều mặt. Đối với người tiêu dùng, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đối với người sáng chế, đây là cơ sở để chống mọi hành vi ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Đối với XH nói chung, đây là biện pháp để đảm bảo cho quá trình chuyên môn hoá được duy trì và phát triển.- NN định hướng sự lựa chọn đối tác quan hệ của các doanh nhân, đặc biệt là các quan hệ với người nước ngoài để ngăn ngừa được các tác động ngoại xâm về mọi phương diện: văn hoá, chính trị, an ninh, dịch bệnh… núp dưới con người và hàng hoá nhập khẩu, ngăn ngừa mọi sự rò rỉ chất xám kết tinh trong hàng hoá, thông tin kinh tế kỹ thuật…ra nước ngoài.- NN can thiệp vào các hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệp nhằm giúp họ chống lại mọi đe doạ về tài sản và tính mạng, cũng như các bất trắc, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiên tai, địch hoạ hoặc bất kỳ sự đe doạ nào.Đối với mọi doanh nhân, đây là mối quan tâm cực kỳ to lớn mà họ ko thể tự lo liệu nổi. Chỉ có NN mới đủ khả năng bảo vệ các doanh nhân cở các mặt nói trên.3. Nội dung QLNN đối với các loại hình doanh nghiệp3.1. Xây dựng và ban hành các luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêngNN xây dựng hai loại pháp luật để điều chỉnh các doanh nghiệp. Đó là:- Luật Tổ chức các loại hình doanh nghiệp, như Luật Doanh nghiệp NN, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, …theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể ra đời.- Luật quy định các mặt hoạt động của các doanh nghiệp, như Luật Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Tài chính…để điều chỉnh các hành vi của doanh nhân khi hoạt động của họ có liên quan đến các yếu tố nói trên.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật và các định hướng sản xuất kinh doanh của NN, bao gồm việc:- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kế hoạch, dự án đầu tư.- Khuếch trương các hướng đầu tư.- Tìm hiểu khả năng, nguyện vọng, khó khăn của công nhân trong việc hưởng ứng pháp luật và các dự án đầu tư mà NN kêu gọi; định hướng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đói với các đối tượng mà NN đặt sự lưu ý.- Tư vấn đầu tư đối với các đối tượng có khả năng, nguyện vọng đầu tư.- Xét duyệt và cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, làm các thủ tục khác để đưa doanh nghiệp và doanh nhân vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của NN.3.3 Xây dựng các doanh nghiệp NN trong những ngành và lĩnh vựcNội dung này bao gồm hàng loạt công vụ đó là:- Sáng kiến đầu tư và xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các dự án xây dựng doanh nghiệp NN mới, tổ chức lại, gọi thêm vốn,…- Thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định về các dự án đã đệ trình.- Thủ trưởng hành chính có thẩm quyền (tuỳ theo luật định) phê chuẩn.- Bộ phận thực thi dự án tiến hành xây dựng cơ bản theo trình tự quản lý xây dựng cơ bản theo luật định.3.4. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh Để thực hiện nội dung quản lý này, NN các cấp phải tiến hành hàng loạt công vụ như:- Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm của NN, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà NN khuyến khích.- Xây dựng và tiến hành bảo hiểm sản xuất kinh doanh cho những doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của NN và thực hiện các quy định của bảo hiểm.- Thực hiện miễm giảm thuế cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo định hướng ưu tiên của NN.- Chuyển giao đến các nhà kinh doanh những thông tin chính trị, thời sự quan trọng có giá trị trong sản xuất kinh doanh để họ tham khảo.

29

Page 30: Kien thuc chung   full

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá đội ngữ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh.- Mở ra các trung tâm thông tin, các triểm lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật để tạo môi trường cho các doanh nghiệp giao tiếp và bắt mối sản xuất kinh doanh với nhau.- Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồng bộ các loại thị trường. Đồng thời quản lý các loại thị trường đó để các doanh nhân có được môi trường thuận lợi trong giao lưu kinh tế: thị trường hoá thông thường, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường thông tin, thị trường chất xám, …NN bảo đảm 1 môi trường thị trường chân thực để giúp các doanh nhân ko bị lừa gạt trên thị trường đó.3.5. NN thực thi sự kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của các doanh nhân trên thương trường- Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải có giấy phép. Giấy phép chỉ cấp cho những doanh nhân với doanh nghiệp đủ điều kiện. Việc kiểm tra này nhằm loại trừ các doanh nghiệp ra đời ko đăng ký hoặc ko đủ điều kiện mặc dù đã được cấp giấy phép.- Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp. Khi các doanh nhân đăng ký kinh doanh, họ phải có đủ điều kiện mới được NN cấp giấy phép kinh doanh. Do đó trong quá trình hoạt động, nếu những điều kiện ấy ko được đảm bảo thì doanh nghiệp đó phải bị đình chỉ hoạt động. Để kịp thời phát hiện được dấu hiệu sa sút khả năng, biểu hiện của sự phá sản, để có quyết định phá sản doanh nghiệp, NN phải tiến hành kiểm tra.- Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệp thường xuyên chấp hành pháp luật. Các đối tượng kiểm tra thường là về vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy, về chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, về kiểm toán nhằm bảo đảm chế độ ghi chép ban đầu đúng quy định của chế độ kế toán NN, …- Thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, như có hiện tượng trốn lậu thuế, xâm phạm tài sản XHCN hoặc tài sản công dân, kinh doanh các mặt hàng quốc cấm, …- Thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư khiếu tố.3.6 NN thực hiện thu lợi ích công từ hoạt động của các doanh nghiệpThuộc loại công vụ chung này có hai loại công vụ cụ thể là:- Thực hiện quyền thu đối với mọi loại doanh nghiệp.- Thực hiện quyền thu đối với doanh nghiệp NN với tư cách người chủ sở hữu.4. QLNN đối với DNNN4.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển hệ thống DNNNĐây là bước mở đầu của toàn bộ quá trình QLNN đối với doanh nghiệp NN. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển hệ thống doanh nghiệp NN phải đặt trong mối quan hệ với tổng thể chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn bộ hệ thống doanh nghiệp chung của cả nước, của từng ngành và từng vùng lãnh thổ, vì vậy phải đưa ra được:- Những chỉ tiêu thể hiện nhiệm vụ kinh tế mà các doanh nghiệp NN phải đảm nhiệm;- Mô hình tổng thể lực lượng doanh nghiệp NN cần có để đảm nhiệm những nhiệm vụ nói trên được thể hiện thành các dự án doanh nghiệp cụ thể;- Phần tăng giảm lực lượng doanh nghiệp NN so với mô hình trên, bao gồm việc xây dựng và cắt giảm những doanh nghiệp NN mới, những doanh nghiệp NN ko còn tồn tại.Đối với việc xây dựng các doanh nghiệp NN mới cần có dự án cụ thể. Đối với việc cắt giảm các doanh nghiệp NN hiện có, cần có kế hoạch, bước đi theo những phương án chuyển sở hữu cụ thể.Đối với cả hai trường hợp cần có sự tính toán, cân nhắc, thực hiện 1 cách thận trọng để thu được kết quả mong muốn.4.2 Hoàn thiện thể chế tổ chức và QLNN đối với doanh nghiệp NNViệc bổ sung, đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức QLNN đối với doanh nghiệp NN cho phù hợp với sự phát triển thường xuyên do thực hiện đề ra là 1 nội dung ko thể thiếu được. Điều này đòi hỏi sự theo dõi, phát hiện liên tục, kịp thời sự phát triển của bản thân lực lượng doanh nghiệp NN và sự phát triển của thị trường; tiến hành đánh giá, tổng kết công tác QLNN đối với vốn doanh nghiệp NN.Trên cơ sở đó, hoàn thiện thể chế tổ chức và QLNN đối với doanh nghiệp NN bằng các hình thức:- Bổ sung và hoàn thiện hệ thốn pháp luật, thể chế, quy tắc nhằm điều chỉnh, tổ chức bộ máy và quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp NN.

30

Page 31: Kien thuc chung   full

- Bổ sung và hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiẹm giữa các cấp, các ngành trong bộ máy NN để quản lý các doanh nghiệp NN.Để thực hiện việc hoàn thiện thể chế tổ chức và QLNN đối với doanh nghiệp NN, phải tiến hành nghiên cứu, tổng kết, đánh giá có phê phán hệ thống pháp luật, thể chế hiện hành, nêu ra những điều cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Trên cơ sở đó, nêu ra những quy định mới phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp và của các cơ quan NN trong việc quản lý các doanh nghiệp NN.4.3 Tổ chức đầu tư xây dựng doanh nhân NN theo kế hoạch dự án đã lậpĐây là bước tiếp theo sau khi xây dựng chiến lược, quy hoạch và các dự án phát triển cụ thể, là hành động cụ thể biến các định hướng tiềm năng (còn nằm trên giấy) trở thành hiện thực. Vì vậy, phải đạt mục tiêu và yêu cầu là biến các kế hoạch, dự án xây dựng mới, xây dựng lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp NN thành hệ thống doanh nghiệp NN mới, hoặc thành công ty có cổ phần của NN, công ty, hoặch doanh nghiệp tư nhân … trên thực tế.Đối với vấn đề này, có hai việc phải làm:- Xây dựng mới, xây dựng lại, chỉnh đốn doanh nghiệp NN. Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theo trình tự quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản.- Chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp NN. Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theo các quy định về tiến hành giải thể doanh nghiệp NN và cổ phần hoá doanh nghiệp NN.4.4 Bố trí nhân sự cho bộ máy quản trị các DNNNVấn đề nhân sự trong các doanh nghiệp NN có vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng tới việc bảo toàn vốn của NN có trong doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo đảm có được bộ máy quản trị DNNN đáng tin cậy, công tác tổ chức nhân sự cho bộ máy quản trị các DNNN phải giải quyết các vấn đề sau:- Xây dựng điều lệ mẫu và phê chuâẩ điều lệ cụ thể của từng DNNN.- Chọn và bổ nhiệm nhân sự cụ thể ở các vị trí quan trọng của DNNN như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc DNNN theo sự phân cấp … Chuẩn bị nguồn lực, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và đào tạo lại.- Giám sát người đại diện.4.5 Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp NN vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của NNTrong QLNN đối với các doanh nghiệp NN, việc khai thác sử dụng lực lượng doanh nghiệp NN như là đội quân chủ lực kinh tế, hoặch như là “vũ khí kinh tế chủ yếu” của NN là nội dung cực kỳ quan trọng trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó nói lên ý nghĩa đích thực của doanh nghiệp NN, mà nếu ko làm được việc này thì việc xây dựng doanh nghiệp NN là điều vô nghĩa,Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp NN vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của NN, thực chất là sử dụng các doanh nghiệp NN vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của NN. Những nhiệm vụ kinh tế này cần cho NN để thực hiện 1 ý đồ phục vụ quốc phòng, nhiệm vụ kinh tế để thực hiện chương trình ổn định phân bố dân cư, nhiệm vụ kinh tế để khống chế các hoạt động kinh tế của các lực lượng kinh tế mà NN cần phải khống chế, nhiệm vụ sản xuất các hàng hoá, dịch vụ mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ko được, khổng thể và ko muốn làm để bổ sung nguồn hàng hoá và dịch vụ XH.Để khai thác, sử dụng các doanh nghiệp NN vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh tế của NN, cần phải thực hiện các công việc sau đây:- Xác định các mục tiêu mà NN cần đạt được trong lĩnh vực kinh tế - XH mà NN quan tâm.- Xác định các hành vi kinh tế, có khả năng hoặc có tác dụng đối với thực hiện các mục tiêu trên.- Giao nhiệm vụ hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp NN.- Chuyển giao những phương tiện cần thiết, đủ để cho DNNN thực hiện các nhiệm vụ được giao.- Ban hành và áp dụng các biện pháp, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với doanh nghiệp NN nhằm giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên.4.6 Quản lý vốn và lãi của vốn NN trong các DNNN nói riêng và trong tất cả các doanh nghiệp có vốn NN nói chung- Mục tiêu quản lý:+ Bảo toàn và phát triển vốn NN.+ Nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư của NN.- Nội dung quản lý:+ Kiểm kê tài sản và vốn của DNNN trong từng năm.+ Thực hiện kiểm toán đối với các DNNN.+ Thực hiện thanh tra tài chính khi cần thiết.

31

Page 32: Kien thuc chung   full

5. QLNN với các hợp tác xã5.1 Xác định phương hướng phát triển các hợp tác xãXác định phương hướng là nội dung quan trọng hàng đầu trong quy trình QLNN đối với hợp tác xã. Tập thể hoá 1 cách nóng vội chẳng những kém hiệu quả mà dân chủ còn bị vi phạm. Sự buông lỏng, để mặc cho người lao động tự lo, như đã có trong thời gian dài vừa qua là chưa xác định đúng vai trò của kinh tế hợp tác xã.Cần xuất phát từ hai yêu cầu sau đây để định hướng áp dụng hình thức doanh nghiệp tập thể:- 1 là, ngành nghề đó có cần phải hợp tác lao động ko? Hợp tác ở khâu nào?- Hai là, người lao động đang hành nghề đó có nhu cầu, có nguyện vọng liên kết lại với nhau nhưng lại chưa tìm ra giải pháp để thực hiện liên kết.QLNN cần hướng vào việc nghiên cứu, phát hiện vấn đề và có biện pháp giải quyết kịp thời.5.2 Xây dựng các mô hình xí nghiệp tập thể với các loại ngành nghề khác nhau, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền vận động và hỗ trợ các tập thể lao động sau này. Mô hình đó phải bao gồm hai mảng:- Phương thức tổ chức lao động.- Phương thức quản lý HTX mà trung tâm phải là phương án phân chia thành quả lao động sản xuất.Thông thường, phương thức trên đây được thể hiện trong điều lệ mẫu của hợp tác xã các loại: từ thấp đến cao, từ ngành này sang ngành khác.5.3 Tuyên truyền vận động, cố vấn bảo trợ để người lao động hình thành các tổ chức lao động của họCó hai cách giúp đỡ của NN:- Trực tiếp, đó là cách mà cán bộ NN sử dụng 1 số phương tiện nhất định ban đầu, đứng ra tập hợp lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, đưa tổ hợp vào vận hành trên thương trường sao cho mọi người quen việc, tự lập được thì NN bàn giao cho tập thể đỏ, rút người và có thể rút vốn ra, hoặc giao hẳn cho hợp tác xã.Cách làm trực tiếp này rất thích dụng và cần thiết đối với những ngành nghề mà đối với những ngành nghề đó, muốn tổ chức hợp tác xã đòi hỏi phải có khà năng tổ chức và cơ sở vật chất nhất định. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương thức này ko chỉ trong việc gây dựng hợp tác xã mà còn cả trong việc xây dưng doanh nghiệp tư nhân. Cách làm này được công dân rất gắn bó và ủng hộ.- Gián tiếp, đó là cách giúp đỡ của NN đối với 1 nhóm người, có ý chí và khả năng, cố vấn cho họ để họ đứng ra tập hợp phường hội, hình thành tổ chức, cơ sở vật chất, bộ máy quản trị.5.4 Thường xuyên quan tâm tìm việc, tìm nguyên liệu hỗ trợ các hợp tác xã, đặc biệt là các hợp tác xã có ý nghĩa chính trị, XH rõ rệtLoại hình doanh nghiệp tập thể phải được NN coi trọng, bởi nó gần gũi với công bằng, bác ái, là tổ chức của người nghèo nương tựa nhau. Hơn thê, hợp tác xã còn thường là tổ chức của những người tàn tật, khiếm năng, thương bệnh binh. Do đó cần sự giúp đỡ đặc biệt của NN. Sự giúp đỡ này là rất cần thiết ko chỉ ở nước ta, 1 nước XHCN, mà ở các quốc gia trên thế giới cũng vậy, bởi tính nhân đạo là cái bảo đảm ổn định chính trị cho mọi quốc gia.5.5 Thực hiện những hỗ trợ đặc biệt về vật chất kỹ thuật cho các doanh nghiệp tập thể để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáTrong QLNN đối với các doanh nghiệp tập thể, cần có chính sách thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nghĩa là thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh nhằm tạo ra nhiềm sản phẩm hàng hoá với chất lượng ngày càng tốt hơn. Để nâng cao năng suất, hiệu suất, chất lượng hàng hoá nông nghiệp, NN phải có chính sách khuyến khích, đầu tư cho các doanh nghiệp tập thể theo những hướng đưa các công nghệ tiến bộ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, trước hết là các khâu giống, thực hiện cơ giới hoá từng phần công việc.5.6. NN tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luậtChế biến nông, lâm, thuỷ sản ở nông thôn theo quy mô vừa và nhỏ tại các cụm công nghiệp.Khuyến khích phát triển nhiều ngành nghề truyền thống để tạo việc làm, giải quyết lượng lao động dôi thừa, tăng thu nhập, phát triển các ngành nghề mới.NN có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy giải quyết vấn đề thị trường, đối với các doanh nghiệp tập thể, ngoài thị trường nội địa, cần tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để sản xuất mặt hàng gì, sản xuất bao nhiêu, chất lượng thế nào, vì nhu cầu thị trường quyết định loại sản phẩm, quy mô, tốc độ, bước đi của các doanh nghiệp tập thể.NN tổ chức tốt công tác thông tin và thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Vấn đề này rất quan trọng vì nó giúp cho các nhà sản xuất, kinh doanh có thông tin để có chiến lược phát triển doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.

32

Page 33: Kien thuc chung   full

6. Nội dung QLNN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiNội dung phần này có thể tìm thấy trong phần kinh tế đối ngoại tiếp sau.Câu X/ QLNN đối với kinh tế đối ngoạiI. Những kiến thức chung về kinh tế đối ngoại 1. Sự cần thiết khách quan của kinh tế đối ngoại1.1 Có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc giaCác quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, khoáng sản, vị trí địa lý… đưa đến tình hình là, mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất 1 số loại sản phẩm nào đó và họ phải trao đổi cho nhau nhằm khắc phục tình trạng dư thừa về sản phẩm này, thiếu hụt về sản phẩm khác.1.2 Có sự khác biệt về điều kiện tái sản xuấtĐó là sự khác biệt về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, về bí quyết công nghệ, về nhân lực, về trình độ quản lý… Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi như di chuyển về vốn, về sức lao động… do đó đối tượng tham gia vào trao đổi quốc tế được mở rộng hơn nhiều.1.3 Các quốc gia cần có sự chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất để đạt hiệu quả tối đaChuyên môn hoá và tối ưu hoá quy mô các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) là xu thế tất yếu trong tổ chức sản xuất ở mọi quốc gia.Nhưng chính hai quá trình đó làm cho các quốc gia ở vào thế vừa thừa, vừa thiếu, từ đó phải trao đổi với nhau để bù đắp sự thiếu thừa do tập trung hoá và chuyên môn hoá gây ra.1.4 Tại mỗi quốc gia có sự đa dạng về nhu câầ tiêu dùng trong khi khả năng sản xuất lại phiến diệnChủng loại nhu cầu của các quốc gia tuỳ thuộc nhiền nhân tố. Do đó, nhìn chung nhu cầu là đa dạng và ko giống nhau.Trong khi đó, khả năng tự đáp ứng của các quốc gia thường ko hoàn toàn sát hợp với nhu cầu, xảy ra tình trạng: cái cần thì ko có, cái có thì ko cần. Từ đó, các quốc gia phải trao đổi để bù trừ.1.5 Phát triển kinh tế đối ngoại còn có ý nghĩa tăng cường quốc phòngQuan hệ ngoại giao mở đường cho kinh tế đối ngoại. Khi 1 quốc gia có nhiều đối tác kinh tế trong ngoại thương, trong đầu tư nước ngoài thì quốc gia đó đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các đối tác. Môi trường hoà bình là cơ sở bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài của các bên. Cho nên kinh tế đối ngoại được mở rộng, phát triển còn có ý nghĩa tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh quốc gia.2. Khái niệm và các hình thức kinh tế đối ngoạiKinh tế đối ngoại là tổng thể các hoạt động, các quan hệ kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật của 1 nước với bên ngoài, qua đó tham gia vào sự phân công và hợp tác lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế.Nội dung chủ yếu của kinh tế đối ngoại (KTĐN) bao gồm:2.1 Xuất nhập khẩu hàng hoá (Thương mại Quốc tế)Có lịch sử phát triển rất lâu đời, Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau thông qua hình thức mua và bán.Hoạt động XNK hàng hoá hay trao đổi hàng hoá quốc tế diễn ra rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nội dung hoạt động XNK hàng hoá quốc tế bao gồm:- Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình.- Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình.- Thuê và nhận thuê gia công hàng hoá cho nước ngoài.- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.- Xuất khẩu tại chỗ.a) Những ưu điểm của XNK hàng hoá- Tạo nguồn thu cho ngân sách QG thông qua các khoản như thuế, lệ phí, phí ngoại thương.- Phát huy lợi thế so sánh, tạo điều kiện thuận lợi để các QG có thể đẩy mạnh mô hình chuyên môn hoá, phát huy hiệu quả kinh tế.- Góp phần làm đa dạng thị trường hàng hoá tại mỗi QG, nâng cao tính cạnh tranh cho các hàng hoá nội địa theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.- Đẩy mạnh giao lưu văn hoá, tăng cương hiểu biết giữa các dân tộc.b) Nhưng khuyết điểm của XNK hàng hoá- Tạo nguy cơ chèn ép sản xuất nội địa (đặc biệt tại các nước đang phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật yếu, nguồn vốn hạn chế).- Đem lại nguy cơ bị lộ những bí mật về khoa học công nghệ, kèm theo đó có thể là những vi phạm về bản quyền, thương hiệu sản phẩm.

33

Page 34: Kien thuc chung   full

- Do đi sâu vào chuyên môn hoá, có thể xảy ra hiện tượng mất cân đối trong tổ chức sản xuất hàng hoá tại mỗi QG và điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng, nếu vì lý do nào đó mà nguồn hàng hoá nhập khẩu bị mất đi.- Gây ô nhiễm môi trường (môi trường sinh thái và môi trường văn hoá).2.2 Xuất nhập khẩu tư bản (Đầu tư nước ngoài)a) Đầu tư gián tiếpKhái niệm: Đầu tư tư bản gián tiếp là hình thức đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm thu về lợi ích. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư ko trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điều hành vốn tại nước ngoài.Trong hình thức đầu tư này, thông thường các chủ đầu tư là những Tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân… Chúng có 1 số mô hình cơ bản trong đầu tư tư bản gián tiếp như sau:- Vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance):Vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức là hình thức viện trợ ko hoàn lại hay cho vay dài hạn với lãi suất thấp do Chính phủ các nước phát triển, các Tổ chức phi Chính phủ, Hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, các tổ chức tài chính Quốc tế…. hỗ trợ các Quốc gia tạo dựng cơ sở vật chất nhằm vượt qua khó khăn về kinh tế.Với mục đích ban đầu mang đậm tính nhân văn, nhân đạo như đã nêu trên, trong thực tế ngày nay, thông qua các điều kiện buộc các Quốc gia phải cam kết và thực hiện để được nhận ODA, các chủ đầu tư có thể lồng ghép nhiều mục đích khi cấp ODA cho các nước như: thu lợi về Chính trí - ngoại giao trên trường Quốc tế, chuyển giao dây chuyền Công nghệ theo định hướng của Chủ đầu tư, triển khai việc thuê tư vấn bắt buộc, khai thác các dịch vụ hậu mãi sau này…Đối với các quốc gia nhập ODA, đây là 1 cách huy động tốt nguồn vốn nước ngoài. tạo đà cho phát triển Kinh tế - XH đất nước nhưng cũng cần hết sức lưu ý khi thu hút nguồn vốn này. Nếu công tác QLNN ko tốt sẽ dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn tràn lan, gây thất thoát vốn, sử dụng vốn sai mục đích và ko hiệu quả, song song với đó, đất nước sẽ lâm vào cảnh nợ nần, phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài, gây khó khăn trong duy trì và nâng cao vị thế Quốc gia…- Vốn đầu tư thông qua Thị trường Chứng khoán:Đây là đầu tư tư bản ra ngoài bằng cách chủ đầu tư nước ngoài sẽ mua cổ phần của các doanh nghiệp tại nước sở tại. Hình thức này chỉ được coi là đầu tư tư bản gián tiếp tại các Quốc gia, cho phép người nước ngoài được sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động trong nước với số lượng cổ phần ko quá 50%. Hình thức này sẽ được hiểu như hình thức đầu tư tư bản trực tiếp nước ngoài nếu hệ thống Luật nước sở tại cho phép người nước ngoài được sở hữu trên 50%, hay ko khống chế lượng cổ phần chủ đầu tư nước ngoài được sở hữu, vì lúc này nhà đầu tư nước ngoài đã có thể nắm quyền điều hành doanh nghiệp.- Tín dụng thương mại:Các chủ đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện việc cho vay vốn và hưởng lợi thông qua lãi suất cho vay.b) Đầu tư trực tiếp nước ngoàiKhái niệm: Đầu tư tư bản trực tiếp là hình thức đầu tư vốn nước ngoài, theo đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điều hành và hưởng lợi vốn tại nước ngoài.Đầu tư trực tiếp có các hình thức sau:- Đầu tư độc lập:Đây là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động độc lập trong khuôn khổ luật pháp nước sở tại. Các doanh nghiệp theo mô hình này có thể hoạt động trong môi trường kinh tế nội địa thông thường hay tại các khu vực được quy hoạch như: Cụm Công nghiệp, Khu Công nghiệp, Đặc khu Kinh tế… tuỳ theo chế độ quản lý và định hướng của nước sở tại.- Đầu tư liên doanh:Đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài cùng hợp tác, hùn vốn với đối tác nước sở tại thành lập nên Công ty liên doanh. Đối với thị trường VN, mô hình đầu tư liên doanh phát triển mạnh vào giai đoạn 1988 – 1991, thời kỳ đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài đang đi những bước thăm dò môi trường mới cũng như muốn tận dụng những thế mạnh của đối tác bản địa.- Đầu tư hợp tácHình thức các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tư cách độc lập về vốn và quản trị nội bộ nhưng cùng phối hợp, thống nhất hoạt động trong 1 chương trình khai thác 1 tổng thể lợi ích kinh tế với đối tác bản địa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sự gắn kết trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh vì tuy là những pháp nhân độc lập nhưng các đối tượng này chịu sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ đối tác trong quá trình hoạt động do đầu ra sản phẩm của mỗi bên.2.3 Xuất nhập khẩu trí tuệ (Hợp tác và chuyển giao công nghệ)

34

Page 35: Kien thuc chung   full

a) Xuất nhập khẩu trí thứcĐó chính là sự trao đổi chuyên gia, các trí thức của mỗi quốc gia, nhằm truyền bá, trao đổi, học tập lẫn nhau, xử lý cho nhau các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xử lý tình huống… mà mỗi nước ko tự xử lý tốt được.b) Xuất nhập khẩu tri thứcKhác với sự xuất nhập khẩu trí thức, trong đó đối tượng xuất nhập khẩu là con người, xuất nhập khẩu tri thức được thực hiện với đối tượng là kiến thức, đã thoát khỏi con người trí thức. Do đó, xuất nhập khẩu tri thức được thực hiện thông qua việc mua bán quốc tế về các kết quả nghiên cứu, thể hiện dưới dạng các tài liệu khoa học công nghệ, các đồ án thiết kế, các công thức, các bí quyết công nghệ,…Theo luật pháp VN, đó là “là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của luật pháp. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ, hoặc cung cấp các máy móc thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ”.c) Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuậtĐây là hình thức xuất nhập khẩu mà đối tượng xuất nhập khẩu ko chỉ là tri thức mà là tri thức đã được vật chất hoá thành máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cao cấp, …. Trong 1 chừng mực nhất định, hình thức trên đồng nghĩa với thương mại. Chỉ khác ở chỗ, hàng hoá ko phải là mọi thức mà chỉ là vật tư kỹ thuật.d) Xuất nhập khẩu Công trình công nghiệpĐây là hình thức cao hơn cả về chất trong các hình thức XNK trí tuệ. Nhà xuất khẩu xây dựng nên những công trình công nghiệp hoàn thiện và thực hiện chuyển giao cho bên nhập khẩu. Đây là hình thức rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển trong điều kiện thiếu vốn và khoa học công nghệ.XNK Công trình công nghiệp được thực hiện theo các cách sau:- BT (Buildinh- Transfer). Đây là mô hình mua bán đứt đoạn các Công trình công nghiệp (thường là các công trình đòi hỏi công nghệ cao).- BTO (Building – Transfer – Operation). Đây là mô hình mua bán kèm theo các dịch vụ hậu mãi, cố vấn kỹ thuật công nghệ do bên mua yêu cầu. Công trình công nghiệp sau khi chuyển giao, các chuyên gia công nghệ của bên bán sẽ lưu lại giúp bên mua làm chủ công nghệ mới.- BOT (Building – Operation – Transfer). Đây là hình thức mua bán gián đoạn các công trình công nghiệp. Căn cứ vào các hợp đồng được thoả thuận trước, bên bán sau khi xây dựng nên các công trình công nghiệp hoàn chỉnh sẽ tiến hành khai thác công trình trong 1 khoảng thời gian nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận. Sau khi hết thời hạn thoả thuận, bên bán sẽ chuyển giao toàn bộ công trình cho bên mua tiếp nhận, khai thác.Với những hình thức nêu trên, hình thức BOT thể hiện rất nhiều ưu điểm đối với các nước đang phát triển. Hình thức này giúp các QG tuy hạn chế về vốn nhưng vẫn có được các công trình công nghiệp phục vụ phát triển và có khoảng thời gian để chuẩn bị lao động tiếp nhận công trình. Với mô hình thuận lợi này, có thể triển khai cho các công trình phát triển cơ sở hạ tầng và cần mở rộng nghiên cứu đối tượng chủ đầu tư là doanh nghiệp trong nước đối với những công trình có quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo lợi ích cho các bên.2.4 Xuất nhập khẩu các dịch vụCó rất nhiều loại dịch vụ quốc tế, trong đó phổ biến là:- Dịch vụ vận chuyển quốc tế.- Dịch vụ bảo hiểm quốc tế.- Dịch vụ du lịch quốc tế.- Dịch vụ viễn thông quốc tế.- Dịch vụ ngoại hối.- Dịch vụ xuất khẩu lao động.3. Chức năng, nhiệm vụ của kinh tế đối ngoạiKinh tế đối ngoại có các chức năng sau đây:- Làm cầu nối giữa nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới.- Khai thác triệt để lợi thế của đất nước, xây dựng 1 số ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng xuất khẩu.- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu.- Bù đắp sự thiếu hụt của đất nước về háng hoá, dịch vụ cho đời sống.- Bù đắp sự thiếu hụt các yếu tố của sản xuất như tri thức khoa học và công nghệ, vốn đầu tư, lao động lành nghề, nguyên vật liệu…

35

Page 36: Kien thuc chung   full

- Hỗ trợ các quốc gia đi sâu vào chuyên môn hoá và tối ưu hoá quy mô sản xuất của các doanh nghiệp của nước mình.- Tạo ra lực lượng bè bạn quốc tế trong kinh tế nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc xử lý nhiều quan hệ quốc tế khác.II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOẠI1. Sự cần thiết khách quan của QLNN về kinh tế đối ngoạiSự cần thiết của QLNN về kinh tế đối ngoại vì các lý do đặc biệt sau đây:- Kinh tế đối ngoại có ý nghĩa toàn diện sâu sắc đối với sự phát triển tổng thể kinh tê, XH, chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao của đất nước.- Hoạt động kinh tế đối ngoại hơn mọi hoạt động kinh tế khác về mặt cần đến sự quản lý, hỗ trợ của NN, do quan hệ XH trong kinh tế đối ngoại vượt khỏi tầm quốc gia, là thứ quan hệ vừa rộng, vừa đầy bất trắc và phức tạp, chỉ có NN mới có đủ tư cách pháp lý và đủ khả năng giúp các doanh nhân vận động tốt trên thị trường quốc tế.2. Phạm vi QLNN về kinh tế đối ngoại2.1 Trong lĩnh vực ngoại thương, NN phải quản lý các mặt sau đây:- Nội dung hàng hoá xuất khẩu về các mặt số lượng, chất, chủng loại.Chất lượng mọi mặt của đối tác giao dịch với các doanh nhân của nước nhà.- Lợi ích của NN phải thu được qua các hoạt động ngoại thương.2.2 Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tư bản và trí tuệ, NN phải quản lý các mặt sau: - Phương hướng xuất nhập khẩu tư bản và trí tuệ, định hướng cho các chủ đầu tư, các nhà hoạt động khoa học và công nghệ trong, hoặc ngoài nước đầu tư hoặc chuyển giao tri thức vào những ngành nghề, địa bàn có lợi cho đất nước.- Chất lượng đối tác mà thực chất là lựa chọn chủ đầu tư, các nhà khoa học, đáp ứng được các đòi hỏi của đất nước.- Chất lượng khoa học – công nghệ đi theo vốn đầu tư về các mặt có liên quan đến môi trường đất nước, đến sự an toàn lao động cho người lao động, đến chất lượng sản phẩm.- Các ảnh hưởng văn hoá, XH, phát sinh từ sự hiện diện kinh tế nước ngoài trên đất nước ta.- Các tác hại có thể xảy ra trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trên đất nước nhà về mặt sử dụng lao động, tài nguyên, môi trường, an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn XH.3. Nội dung QLNN đối với kinh tế đối ngoại3.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtVề pháp luật, trong quản lý về kinh tế đối ngoại gồm có Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại nói chung, các chế định về ngoại thương nói riêng, danh mục các hàng hoá cấm xuất nhập, Luật Khoa học và Công nghệ, các Luật Thuế, các quy chế hoạt động của các khu chế xuất, đặc khu kinh tế…Pháp luật phải đồng bộ, rõ ràng và nhất quán, ít thay đổi. Phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.Pháp luật phải được thực thi 1 cách nghiêm túc. Các công chức thực thi nhiệm vụ QLNN về kinh tế đối ngoại phải căn cứ vào luật pháp, ko gây trở ngại cho đối tác.3.2 Xây dựng quy hoạch đối với kinh tế đối ngoạiThông qua quy hoạch thể hiện các dự định về khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế nước ngoài, bộ phận kinh tế của nước nhà ở nước ngoài (Tư bản được xuất khẩu).Toàn bộ viễn cảnh trên phải được thể hiện thành các dự án đầu tư. Những dự án là tài liệu để thu hút gọi vốn đầu tư nước ngoài, là cơ sở để nước nhà thực hiện những công việc cần thiết cho việc tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời các dự án trên cũng là định hướng của NN để thu hút, khuyến khích đầu tư trong nước, hoặc đầu tư của chính NSNN.3.3 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuậtKết cấu hạ tầng bao gồm điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lach, các cơ sở phục vụ đời sống văn hoá, y tế, giáo dục, ngân hàng, thương nghiệp phải trở thành 1 hệ thống đồng bộ. Kết cấu hạ tầng có thể xây dựng chung cho cả quốc gia, cũng có thể đầu tư có trọng điểm, tạo thành các đặc khu kinh tế.NN có thể đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng, hoặc mời thầu đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước, có sự tổ chức của NN.Việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật với cơ cấu thích hợp, có đủ năng lực cũng như việc chuẩn bị kết cấu hạ tầng là để tiếp ứng ngoại lực, khai thác ngoại lực, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.3.4 Bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế để phát triển kinh tế đối ngoại

36

Page 37: Kien thuc chung   full

Sự ổn định về chính trị, kinh tế thể hiện ở sự rõ ràng và nhất quán về đường lối chính trị, các đạo luật cơ bản, các quan hệ ngoại giao, các chính sách kinh tế (tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và thanh toán quốc tế).3.5 Thu hút đầu tư nước ngoài- Giới thiệu các dự án đầu tư qua các cuộc hội thảo, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại chúng.- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận môi trường đầu tư để họ thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với nước sở tại 1 cách thuận lợi, nhanh chóng nhất.3.6 Điều hành hoạt động ngoại thương, đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ qua các hoạt động QLNN về các mặt trên, như:- Ban bố danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu.- Cấp phép cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.4. Những định hướng chính trị, pháp lý cơ bản của Đảng và NN trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và QLNN đối với kinh tế đối ngoại4.1 Những định hướng chính trị cơ bản của Đảng taQuan điểm chủ đạo của chính sách kinh tế đối ngoại (KTĐN) nước ta được Đảng ta khẳng định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần VN muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, ko can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng”.Từ quan điểm tổng thể chủ đạo trên, có thể nêu thành những quan điểm cụ thể sau đây:a) Coi phát triển kinh tế đối ngoại là 1 tất yếu khách quan của đất nước nhằm phát triển kinh tế XH theo định hướng XHCN.b) Trong quan hệ KTĐN phải bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phát huy cao độ nội lực, dùng nội lực để thu hút ngoại lực, hướng ngoại lực phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - XH ta.Định hướng trên định rõ nội dung lợi ích bao gồm cả chính trị và kinh tế và định rõ biện pháp hàng đầu là phát huy nội lực.c) Khai thác có hiệu quả những lợi thế trong phân công lao động quốc tếĐịnh hướng này đòi hỏi đạt hiệu quả cao trong khai thác lợi thế khi thực hiện sự phân công lao động quốc tế. Chỉ có như vậy mới vừa hội nhập, vừa độc lập.d) Đa phương hoá các quan hệ KTĐNĐa phương hoá là quan hệ với nhiều quốc gia trong nhiều việc, hoặc trong cùng 1 việc.Phải đề ra quan điểm này vì trước đây chúng ta chỉ giới hạn trong các nước XHCN. Nay theo quan điểm này, chúng ta đã và sẽ quan hệ với nhiều quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, có thế mạnh kinh tế khác nhau.Đa phương hoá kinh tế đối ngoại là giải pháp nhiều ưu điểm. Chúng ta sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn minh quốc tế. Điều đó tạo ra nhiều động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.e) Đa dạng hoá các hoạt động KTĐNĐa dạng hoá hoạt động KTĐN là mở rộng nội dung, tăng thêm nhiều hình thức kinh tế đối ngoại, từ chỗ chỉ đơn thuần là xuất nhập khẩu hàng hoá đến chỗ có cả các hoạt động xuất nhập khẩu tư bản, tri thức và dịch vụ. Trong mỗi hình thức trên lại mở rộng chủng loại cụ thể hơn nữa.f) Lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động KTĐNQuan điểm này nhấn mạnh mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng của mở cửa về kinh tế là nhằm đạt được hiệu quả, trong đó hiệu quả bao giờ cũng phải được hiểu 1 cách toàn diện trên giác độ toàn XH và trong 1 tương lai dài, ko thiểu cận, phiến diện.g) Đổi mới toàn diện và triệt để về QLNN đối với KTĐN theo các nguyên tắc chung của QLNN về kinh tế với tinh thần ưu tiên đổi mới QLNN đối với KTĐN, tạo sự thuận lợi tối đa cho mở cửa, thu hút tối đa ngoại lực.4.2 Những nội dung pháp lý cơ bản của NN taa) Những quan hệ pháp luạt quốc tế về kinh tế của VNTừ năm 1986 đến nay, VN đã đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới.

37

Page 38: Kien thuc chung   full

- Ngày 14/7/2000, Hiệp định thương mại song phương VN – Hoa Kỳ được ký kết đã mở ra 1 trang mới trong quan hệ mậu dịch giữa hai nước.- Về hiệp định đa phương, chúng ta cũng đã ký hiệp định về buôn bán hàng dệt may với EU (12/1992); Hiệp định khung hợp tác VN – EU (7/1995); gia nhập ASEAN (7/1995) và tham gia khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996.Tuy vậy, VN hiện nay chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Nước ta cũng chưa thiết lập được 1 hệ thống luật phù hợp với hệ thống pháp luật của WTO, như luật về quyền sở hữu trí tuệ, luật ngân hàng…- Nước ta đã tham gia Công ước Viên (1980) về mua bán hàng hoá quốc tế. Điều ước này nhằm loại bỏ những quy định khác nhau trong các hệ thống luật quốc gia về những vấn đề liên qua đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng của các bên trong mua bán quốc tế. Luật Thương mại (5/1997) cũng đã dành 1 số điều quy định về hợp đồng ngoại thương, nhưng cũng mới chỉ tạo ra những nguyên tắc chung nhất điều chỉnh quan hệ mua bán quốc tế mà chưa có những chế định cụ thể phù hợp đáp ứng nguyện vọng của các thương nhân Viêtn Nam có quan hệ thương mại quốc tế. Mặt khác, Pháp lệnh của NN về hợp đồng kinh tế (1989) đã bộc lộ khá nhiều điểm bất cập, mâu thuẫn, thiếu tính cập nhật để điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng, trong đó loại hình hợp đồng mua bán hàng hoá là 1 chế định điển hình.- Công ước Hamburg (1978) về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.- Công ước Vacsava về thống nhất các quy tắc trong vận tải hàng ko quốc tế (1924, được bổ sung các năm 1955, 1966 và 1975).- Quy tắc York- Anwerp 1974 (1990- 1994) quy định về tổn thất chung trong vận chuyển hàng hoá.- Công ước của Liên hợp quốc về hối phiếu đòi nợ và nhận nợ…b) Pháp luật cho lĩnh vực đầu tư- Luật Đầu tư nước ngoài tại VN (1987) chính thức tuyên bố mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào VN. Luậnt này đã được bổ sung, sửa đổi vào các năm 1990 và 1992. Các Luật Đầu tư nước ngoài đó cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác về cơ bản đã tạo lập được 1 khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại VN, bảo đảm sự an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện quyền tự chủ kinh doanh, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹ lãnh thổ VN, tuân thủ pháp luật của VN, bình đẳng và các bên cùng có lợi.- Luật Đầu tư nước ngoài tại VN, 1987 đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt nội dung và kỹ thuật lập pháp, tuy đã qua hai lần sửa đổi. Để khắc phục những hạn chế đó, trong điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, ngày 12/11/1996 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại VN (Luật Đầu tư nước ngoài, 1996).- Từ năm 1997, tình hình trong nước cũng như khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi. Trong nước, nhịp thu hút đầu tư nước ngoài vào VN liên tục suy giảm. Để chặn đà suy giảm, tiến tới có sự tăng trưởng, đồng thời để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, năm 2000 Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại VN (gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài, 2000) đã ra đời, với 6 chương, 68 điều, nhằm:+ Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép và đang hoạt động.+ Thu hút nhiều dự án đầu tư mới, với chất lượng cao.+ Xích thêm 1 bước giữa pháp luật đầu tư trong nước và nước ngoài để tiến tới 1 luật đầu tư thống nhất, thực hiện sự hội nhập quốc tế về pháp luật.- Những điểm đổi mới chủ yếu của Luật Đầu tư nước ngoài, 2000:Về hình thức đầu tư:+ Mở rộng diện chủ đầu tư trong nước tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoaà tới mọi doanh nghiệp VN thuộc mọi thành phần kinh tế.+ Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài tại VN.+ Bổ sung quy định địa vị pháp lý và thẩm quyền của cơ quan NN có thẩm quyền ký hợp đồng B.O.T nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của loại hợp đồng này.Về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:+ Cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền VN có nguồn gốc hợp pháp tại VN.+ Bãi bỏ yêu cầu về việc cấp chứng chỉ giám định giá trị vốn góp của tổ chức giám định độc lập.+ Cho phép doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoìa tự quyết định việc chuyển nhượng vốn và phải đăng ký tại cơ quan cấp giấy phép đầu tư.

38

Page 39: Kien thuc chung   full

+ Bổ sung mới quy định về việc tổ chức tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo cách sáp nhập, chia, tách phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, 1999, có sự chuẩn thuận của cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và ngược lại.+ Cho phép các bên liên doanh thoả thuận các điều kiện chấm dứt hoạt động trong hợp đồng để tránh sự đơn phương đình chỉ hợp đồng.+ Bổ sung quy định việc cấp giấy phép đầu tư theo phương pháp thẩm định xét duyệt cấp giấy phép nhằm cải tiến và đơn giản hoá thủ tục đầu tư.Chính phủ kiên quyết loại bỏ những quy định do các ngành, các địa phương ban hành trái với chủ trương chính sách của Chính phủ, tránh tình trạng phép vua thua lệ làng, tạo nên 1 hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, xuyên suốt từ TW đến địa phương.- Luật Đầu tư trong nước và các luật khác có liên quan đến đầu tư nước ngoài.Tính đến sự tương thích đối với đầu tư của nước ngoài vào VN, Quốc hội nước ta đã ban bố:+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/5/1998.+ Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990).+ Luật Doanh nghiệp (1999).+ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (1987), Bộ Luật Hàng hải (1990), Luật Hàng ko dân dụng (1991), Luật Đất đai (1993), Luật Doanh nghiệp NN (1994), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Luật Khoáng sản (1996).+ Quốc hội khoá 9 ngày 18/10/1995 đã thông qua Bộ Luật Dân sự đầu tiên của VN (có hiệu lực từ 1/7/1996).c) Pháp luật cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá- Trước khi có Luật Thương mại, Bộ Thương mại, cơ quan QLNN đối với hoạt động XNK đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quyền kinh doanh XNK, về chính sách mặt hàng (danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu); danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch; danh mục hàng XNK quản lý chuyên ngành; danh mục hàng hoá có liêu quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (xăng dầu, đường, thép, xây dựng, phân bón); quản lý nhập khẩu hàng tiêu dùng; về ký kết và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương, về các phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá cảnh chuyển khẩu, hướng dẫn đặt văn phòng đại diện thường trú của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN, về hoạt động XNK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….- Luật Thương mại 1997. Đây là bộ luật đầu tiên của chế độ mới ở nước ta về lĩnh vực thương mại, gồm 6 chương, 24 mục và 264 điều, để điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung, trong đó có thương nhân nước ngoài.d) Pháp luật cho lĩnh vực xuất nhập khẩu tri thức (cho việc sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ)NN ta đã có tương đối nhiều văn bản pháp luâậtvề lĩnh vực này, như:- Pháp lệnh Xử phạt hành chính ban hành ngày 6/7/1995: đây là văn bản pháp luật cao nhất trong hệ thống văn bản về xử phạt hành chính tại VN. Văn bản này quy định thẩm quyền của các cơ quan pháp luật, hình thức xử lý, thủ tục thực thi của các cơ quan trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm hành chính cũng như quyền khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức trong quá trình xử lý các vi phạm hành chính.- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các biện pháp xử phạt và thẩm quyền của các cơ quan chức năng có liên quan.- Bộ Luật Dân sự được ban haàh ngày 28 tháng 10 năm 1995 quy định về sở hữu trí tuệ (phần thứ sáu) và về sở hữu công nghiệp (chương II). Ngoài ra còn có 1 số văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về sở hữu công nghiệp. Hợp đồng chuyển giao công nghệ là 1 phần trong Bộ luật Dân sự.- Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 là 1 bước tiến quan trọng của pháp luật VN trên lĩnh vực này.- Các chế định về hợp đồng chuyển giao công nghệ:Hợp đồng chuyển giao công nghệ là văn bản pháp lý thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm hai bên giao và nhận công nghệ và các điều kiện tương ứng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên.Hiện nay, về việc này, pháp luật VN đã có:+ Chương III phần 6 Bộ Luật Dân sự+ Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998.+ Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996, quy định về hợp đồng Li-xăng.Về hình thức, tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa chủ thể VN và chủ thể nước ngoài đều phải được lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan NN có thẩm quyền. Riêng các hợp đồng sau đây cần phải được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt trước khi đăng ký:

39

Page 40: Kien thuc chung   full

+ Hợp đồng có sự tham gia của doanh nghiệp có NN góp vốn.+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ VN ra nước ngoài.+ Hợp đồng có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có giá trị trên 30.000 USD.- Các chế định về hợp đồng Li-xăng:Hợp đồng Li-xăng là 1 dạng đặc thù của hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó đối tượng của hợp đồng là các sáng chế, phải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá… Vì chủ sở hữu các tài sản trên có độc quyền cho, hoặc ko cho người khác sử dụng trí tuệ của mình, nên việc sử dụng chúng phải được phép của chủ sở hữu. Phép đó chính là hợp đồng.Theo luật VN, mọi hợp đồng Li-xăng phải được đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp, riêng 1 số hợp đồng sau đây cần phải được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt trước khi đăng ký:+ Hợp đồng có sự tham gia của doanh nghiệp có NN góp vốn.+ Hợp đồng Li-xăng có bên giao là VN, bên nhận là nước ngoài.Hợp đồng Li-xăng có hiệu lực từ thời điểm phê duyệt, đăng ký.Ngoài các hình thức hợp đồng như trên, còn có các hợp đồng tư vấn công nghệ, như tư vấn cải cách hành chính, tư vấn đầu tư… Các hợp đồng này có thể được coi như hợp đồng dịch vụ, song nếu trong hợp đồng có chuyển giao kiến thức nhằm đạt được 1 số hiệu quả nhất định, các hợp đồng đó cũng được coi là hợp đồng chuyển giao công nghệ.Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể tồn tại độc lập, hay cũng có thể được tiến hành trong khuôn khổ 1 dự án đầu tư, theo đó, 1 bên đóng góp vốn vào công ty liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, gọi là hợp đồng liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các hợp đồng này, 1 bên đóng góp công nghệ để được chia lợi nhuận từ dự án đầu tư. Theo luật VN, tỷ lệ góp vốn bằng công nghệ trong hợp đồng liên doanh tối đa ko quá 30% vốn pháp định của 1 dự án.Như vậy, tính đến nay, NN ta có tương đối đầy đủ các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên còn ít nội dung về các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra trong pháp luật dân sự, hình sự chưa thể hiện cụ thể việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Điều đó làm giảm khả năng thực thi cũng như độ tin cậy của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại VN.e) Định hướng tăng cường pháp luật về kinh tế đối ngoại của VN trong tương lai- Tiếp tục bổ sung sự thiếu hụt về pháp luật cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại, 1 lĩnh vực rộng lớn và nhạy cảm.- Nâng cao chất lượng pháp luật hiện có, tăng cường tính tương thích của pháp luật VN với pháp luật của các nước trong cộng đồng khu vực và thế giới.Chẳng hạn, cần tăng cường pháp luật sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đã thể hiện trong việc quy định tại Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, xét về chi tiết, còn xuất hiện những sai sót cần phải sửa đổi. Ví dụ: quy định sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, những phạm trù đơn nhâấ như phạm vi bảo hộ, quyền sở hữu trong Bộ Luật Dân sự có thể gây nên nhầm lẫn trong cách hiểu của những người sử dụng quyền sở hữu công nghiệp ít kinh nghiệm. 1 ví dụ khác, tại Điều 14 Nghị định 63/CP quy định quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã gộp việc giải thích các điều kiện khác nhau cho tất cả các đối tượng sở hữu dưới 1 mục đơn nhất. Điều này dẫn đến kết quả là 1 người chỉ quan tâm đến 1 đối tượng vẫn phải tìm hiểu tất cả đề tìm ra quy định mà họ cần. Sự hạn chế nói trên đang làm giảm những nỗ lực tăng cường nhận thức và hiểu biết về quyền sở hữu công nghiệp tại VN. Nó cũng gây ảnh hưởng cho việc tìm hiểu pháp luật VN ở nước ngoài, cho các nhà đầu tư và đối tác thương mại tiềm năng.Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến từng đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền tác giả riêng biệt, theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn thường làm là đề xuất cần được xem xét khẩn cấp và nghiêm túc.Mặt khác, NN cần tăng cường quản lý việc cung cấp thông tin về sở hữu công nghiệp, vừa bảo đảm bí mật quốc gia, vừa tránh các thông tin thất thiệt, gây tổn thất cho người sử dụng.Nhu cầu cung cấp thông tin cho các nhà khoa học, cá nhân, các công ty…. rất lớn. Do đó, hoạt động sở hữu công nghiệp cần được các cơ quan NN có thẩm quyền và đặc biệt là Cục Sở hữu công nghiệp chú trọng:+ Tổ chức các cuộc tuyên truyền, hội thoả dưới hình thức đào tạo nội bộ cho các Viện nghiên cứu và công ty, doanh nghiệp.+ Tổ chức các khoá học ngắn ngày cho các trường đại học về những vấn đề cơ bản và thực tế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.+ Cục Sở hữu công nghiệp cần tiến hành 1 cách có hệ thống các cuộc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

40

Page 41: Kien thuc chung   full

+ Cần phải thành lập 1 trung tâm về quyền sở hữu công nghiệp cho các nhà công nghiệp mang tính chất tư vấn, trực thuộc Cục Sở hữu công nghiệp để hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật và pháp lý, chiến lược về quyền sở hữu công nghiệp, đàm phán Li-xăng và hợp đồng, quy định về vốn và xây dựng kế hoạch làm việc cho các doanh nghiệp muốn tạo lập công việc kiểu dáng trên cơ sở công nghệ của chính họ.- Tăng cường tính nghiêm minh của việc tuân thủ pháp luật đã có.- Thực thi có hiệu quả các chương trình kinh tế đối ngoại, trong đó có việc thiết lập các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ, khôi phục và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại truyền thống với 1 số quốc gia đã có từ lâu.Ngày 14/7/2000, VN và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Thương mại Viêt-Mỹ. Theo Hiệp định, hàng hoá VN vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nation, MFN hay Normal Trade Relations, NTR) và được hưởng các quyền lợi như hàng hoá của Mỹ ở trong nước (National Treatment). Hàng hoá và đầu tư của Hoa Kỳ vào VN cũng sẽ được hưởng quy chế MFN. Hiệp định dành riêng chương III quy định về quyền sở hữu trí tuệ, có nội dung chủ yếu như: Các bên dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia.Hiệp định quy định chi tiết tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu và các quyền tối thiểu đối với bản quyền tác giả (đặc biệt là phần mềm máy tính), nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế vi mạch, bí mật thương mại, và phương pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ.Hiệp định cũng quy định cụ thể các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, bao gồm việc bắt giữ hành vi xâm phạm tại cửa khẩu (ko quá 10 ngày, khi gia hạn phải có lệnh của cơ quan thẩm quyền), kê khai đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu hải quan dễ bảo vệ, theo dõi.Để thực thi hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng như đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập, VN cần đặt ra 1 lộ trình để tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ như Công ước Berne, Công ước Geneva về quyền kế cận, Công ước UPOV về giống thực vật, Công ước Brussels về tín hiệu phát sóng thu qua vệ tinh.Việc VN đề đơn gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO cũng có nghĩa là phải xây dựng khung pháp luật về sở hữu trí tuệ theo quy định của thoả ước TRIPS.Câu XI/ QLNN đối với các dự án đầu tưI. DỰ ÁN ĐẦU TƯ1. 1 số khái niệm cơ bản về dự án đầu tư1.1. Khái niệm đầu tưĐầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành 1 số hay nhiều hoạt động nào đó trong 1 khoảng thời gian tương đối dài, nhằm đem lại hiệu quả tài chính và hiệu quả Kinh tế - XH.Trong khái niệm này, các nguồn lực để đầu tư có thể là tiền mặt, là tài nguyên, là công nghệ hay sức lao động … Biểu hiện bằng giá trị của tất cả các nguồn lực mà người đầu tư phải ứng trước đó để tổ chức quá trình đầu tư, được gọi là vốn đầu tư.Hiệu quả do hoạt động đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - XH. Hiệu quả tài chính là khoản lợi nhuận mà hoạt động đầu tư mang lại cho bản thân nhà đầu tư; còn hiệu quả kinh tế - XH được thể hiện thông qua những lợi ích kinh tế mà hoạt động đầu tư mang lại cho XH và cộng đồng (như tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; đóng góp vào NSNN…)1 đặc điểm khác nữa của hoạt động đầu tư, đó là thời gian thực hiện tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm nhưng tối đa ko quá 70 năm. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính ko được gọi là hoạt động đầu tư (chẳng hạn hoạt động mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất…).1.2 Khái niệm về dự án (DA)Dự án là 1 tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong 1 khoảng thời gian nhất định.Ko phải dự án nào cũng là 1 dự án đầu tư. 1 dự án đầu tư phải đề cập đến việc bỏ vốn. Đây chính là đặc trưng điển hình làm nên sắc thaá đầu tư của 1 dự án đầu tư.1.3 Khái niệm dự án đầu tưDự án đầu tư là 1 tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong 1 khoảng thời gian xác định.Dự án đầu tư ko phải là 1 dự định đầu tư bởi có tính cụ thể và mục tiêu xác định. Dự án đầu tư cũng ko giống với dự báo, vì người đầu tư phải lập dự án dựa trên những dự báo khoa học chính xác. Đồng thời, dự án cũng ko phải là 1 cơ hội đầu tư mặc dù cơ hội đầu tư là điểm khởi đầu của quá trình lập dự án; mà người đầu tư phải thực hiện những công việc cần thiết để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực.2. Phân loại dự án đầu tư

41

Page 42: Kien thuc chung   full

2.1 Phân theo lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư - Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh là những dự án mà mục tiêu cuối cùng là tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ để tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.- Dự án đầu tư xây dựng công trình là những dự án được thực hiện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (như làm đường, xây cầu, cảng biển…) ko liên quan đến giai đoạn sản xuất. Việc thực hiện các dự án này nhằm mục đích bao trùm là đem lại lợi ích kinh tế - XH cho cộng đồng và cho toàn XH.2.2 Phân theo tính chất của hoạt động đầu tư- Dự án đầu tư mới là những dự án đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là ko phải trên cơ sở của những cái hiện có phát triển lên.- Dự án đầu tư theo chiều rộng là những dự án nhằm mở rộng những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để làm tăng quy mô sản xuất mà ko làm tăng trình độ tiên tiến về khoa học, công nghệ của cơ sở đó. Dự án đầu tư theo chiều rộng thường gắn liền với việc mở rộng quy mô xí nghiệp và do đó ko có xây dựng cơ bản.2.3 Phân theo chủ thể đầu tư- Dự án đần tư NN là các dự án mà chủ đầu tư chính là NN; nguồn vốn đầu tư có thể lấy từ NSNN; vốn tín dụng của NN; vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp NN hoặc vốn vay, việc trợ của nước ngoài (ODA).- Dự án đầu tư tư nhân là những dự án mà chủ đầu tư của các dự án đó là các doanh nhân trong nước hoặc nước ngoài. Loại dự án này bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài (dự án FDI).- Dự án đầu tư hỗn hợp là những dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau; kết hợp cả vốn NN và vốn của tư nhân.2.4 Phân theo quy mô và tính chất của dự án đầu tưTheo tiêu chí này, các dự án đầu tư NN được chia thành 4 nhóm sau:- Dự án quan trọng quốc gia là những dự án có quy mô vốn đàu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên hoặc những dự án phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên… (chẳng hạn, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất; dự án đường Hồ Chí Minh; dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La).- Dự án nhóm A.- Dự án nhóm B.- Dự án nhóm C.Việc phân loại dự án theo các nhóm A, B và C là tuỳ thuộc vào quy mô vốn đầu tư do NN quy định cho từng thời kỳ.

Lĩnh vực đầu tư Nhóm A Nhóm B Nhóm C1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia; có ý nghĩa chính trị-XH quan trọng

Ko kể mức vốn

2. Dự án đầu tư sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

Ko kể mức vốn

3. Dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở.

Vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng

Vốn đầu tư từ 30 đến 600 tỷ đồng

Vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng

4. Dự án đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông (cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ…), cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất thiết bị thông tin điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.

Vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng

Vốn đầu tư từ 20 đến 400 tỷ đồng

Vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng

5. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị mới, dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản.

Vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng

Vốn đầu tư từ 15 đến 300 tỷ đồng

Vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng

6. Dự án y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học

Vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng

Vốn đầu tư từ 7 đến 200 tỷ đồng

Vốn đầu tư dưới 7 tỷ đồng

(Theo Nghị định 16/NĐ-CP ban hành tháng 2 năm 2005)Đối với các dự án đầu tư tư nhân, theo quy định mới nhất của Luật Đầu tư, 2005, được phân chia thành 3 mức cũng theo tiêu chí về quy mô vốn đầu tư và tính chất của dự án:- Dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng.

42

Page 43: Kien thuc chung   full

- Dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng.- Dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên, hoặc dự án đầu tư vào lĩnh vực đầu tư có điều kiện.2.5 Phân theo mức độ chi tiết của nội dung dự án- Báo cáo đầu tư (trước đây gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi): là loại dự án đề cập 1 cách sơ bộ và mang tính chất thăm dò các vấn đề của đầu tư như: quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, công nghệ, kỹ thuật, phương án huy động vốn… Những vấn đề này được đưa ra chưa phải đã được nghiên cứu cụ thể, chi tiết, chắc chắn, mà để nhằm mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về tính khả thi của dự án đầu tư.- Dự án đầu tư (trước đây gọi là Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Luận chứng kinh tế- kỹ thuật): loại dự án này thực chất là 1 bản báo cáo đầy đủ, chi tiết, cụ thể những nội dung cần có cho hoạt động đầu tư. Khác với báo cáo đầu tư, các nội dung đưa ra trong dự án đầu tư ko chỉ dừng lại ở mức độ sơ bộ, dự kiến, mà phải có căn cứ rõ ràng, thuyết phục; phải mang tính hợp lý và hiện thực; phải thể hiện được tính khả thi của dự án đầu tư. Nói cách khác, loại dự án này được lập ra ko phải nhằm mục đích thăm dò, tham khảo mà là để chứng minh, khẳng định 1 cách chắc chắn khả năng có thể thực hiện được của dự án đầu tư.3. Vai trò, tác dụng của dự án đầu tưCho dù chủ đầu tư là NN hay công dân, khi thực hiện bất kỳ 1 hoạt động đầu tư nào cũng cần phải có dự án. Sở dĩ như vậy là vì dự án có vai trò, tác dụng như sau:3.1 Dự án giúp chủ đầu tư kiểm tra tính cần thiết , tính khả thi của hoạt động đầu tư. Từ đó chủ đầu tư hạn chế bị thất bại, tránh bị tổn thất hoặc kết quả ko như mong muốn. Dự án là cơ sở để nhà đầu tư, thực hiện đầu tư, kiểm tra và đánh giá kết quả đầu tư.3.2 Dự án giúp chủ đầu tư tổ chức quá trình đầu tư, phối hợp hoạt động của nhiều người, nhiều bộ phận tham gia vào quá trình này. Dự án có vai trò như kịch bản cho 1 bộ phim. Nhà đầu tư căn cứ vào đó để phân vai, các diễn viên căn cứ vào đó để diễn xuất.3.3 Đối với NN, dự án là cơ sở để các cơ quan QLNN quản lý hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Thông qua dự án đầu tư, NN nắm được quy mô, chất lượng của hoạt động đầu tư để từ đó ra quyết định cấp phép đầu tư.4. Các bộ phận chủ yếu của 1 đầu tưDự án đầu tư được lập ra cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên ko có 1 mẫu chung cho mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, ở dạng chung nhất, dự án thường gồm các bộ phận sau đây:4.1 Thuyết minh về lý do đầu tư, sự cần thiết phải có dự án đầu tư4.2 Hình thức đầu tư, địa điểm thực hiện dự án4.3 Phần dự án, tức là sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án đầu tư, công trình phải được tạo ra (vật chất hoá các nguồn vốn đầu tư).4.4 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư (thời gian, lượng vốn, điểm hoà vốn…)4.5 Các phương án thực hiện dự án: giải pháp về vốn, lao động, chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, về thiết bị kỹ thuật và công nghệ… Các phương án về nguồn vốn (xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ…); phương án kiến trúc (giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ công trình); phương án kỹ thuật công nghệ; phương án về môi trường và XH; phương án quản lý, khai thác dự án và sử dụng lao động; phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).4.6 Tiến độ triển khai dự án: các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư, kế hoạch đấu thầu, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.5. Các bước của quy trình soạn thảo dự án đầu tư5.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư, hình thành sáng kiến đầu tưThực chất đây là giai đoạn nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu môi trường đầu tư…. để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư thích hợp. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội đầu tư, có thể có nhiều hướng bỏ vốn, nhưng nhà đầu tư cần chọn hướng nào phù hợp nhất, thuận lợi nhất cho mình được gọi là sáng kiến đầu tư. Khi đã lựa chọn được sáng kiến đầu tư, nhà đầu tư sẽ chuyển sang giai đoạn nghiên cứu kiền khả thi.5.2 Nghiên cứu tiền khả thiĐây là bước nhà đầu tư nghiên cứu sơ bộ các nội dung của hoạt động đầu tư: sự cần thiết đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ, kỹ thuật. Tuy nhiên, bước nghiên cứu này mới chỉ dừng lại mức sơ bộ, khái quát, dự kiến, chưa tính toán 1 cách cụ thể và chi tiết. Chẳng hạn, dự kiến quy mô, hình thức đầu tư, dự kiến khu vực, địa điểm xây dựng, phân tích sơ bộ công nghệ, kỹ thuật, tính toán sơ bộ hiệu quả của đầu tư. Những nghiên cứu đó chưa thể làm cơ sở để quyết định thực thi. Kết quả của bước này là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nay gọi là báo cáo đầu tư).

43

Page 44: Kien thuc chung   full

Tuy nhiên ko phải mọi dự án đầu tư đều phải trải qua bước NCTKT. Chỉ dự án có quy mô đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, độ phức tạp cao, chứa đựng nhiều yều tố bất định. Bởi những dự án này nếu ko nghiên cứu tiền khả thi mà đi ngay vào nghiên cứu chi tiết, cụ thể sẽ dễ gặp thất bại và tổn phí rất lớn.5.3 Nghiên cứu khả thiSơ với bước NCTKT, các nội dung được nghiên cứu ở bước này đầy đủ, chính xác, toàn diện hơn rất nhiều. Mọi vấn đề được đưa ra ở bước này đều phải có căn cứ, các giải pháp được đề cập phải mang tính hợp lý, thực tế, phải khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án. Kết quả bước nghiên cứu này gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi (nay gọi là dự án đầu tư). Dựa trên các kết quả tính toán này, chủ đầu tư mới có thể thực hiện dự án thành công.6. Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư Trong giai đoạn này chủ đầu tư cần giải quyết các công việc sau:- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư.- Tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước, ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.- Xem xét khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư.- Lựa chọn địa điểm đầu tư.- Lập dự án đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư.Giai đoạn này kết thúc khi chủ đầu tư nhận được văn bản quyết định đầu tư nếu là dự án đầu tư sử dụng vốn NN, hoặc văn bản Giấy chứng nhận đầu tư (trước đây gọi là Giấy phép đầu tư) nếu là dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác.6.2 Giai đoạn thực hiện đầu tưGiai đoạn này bao gồm các công việc sau đây:- Xin cấp đất hoặc thuê đất theo quy định của NN.- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải phóng mặt bằng (nếu có).- Chọn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế.- Thẩm định thiết kế.- Đấu thầu lựa chọn nhà cung ứng thiết bị hoặc lựa chọn đơn vị thi công xây lắp- Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).- Ký các hợp đồng thực hiện dự án với nhà thầu.- Thi công xây lắp công trình.- Nghiệm thu công trình.6.3. Giai đoạn vận hành, khai thác dự ánGiai đoạn này bao gồm các công việc sau:- Bàn giao công trình xây dựng.- Bảo hành công trình.- Vận hành dự án, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh.II. QLNN đối với các dự án đầu tư 1. Sự cần thiết của QLNN đối với đầu tư và dự án đầu tưSự cần thiết của QLNN đối với các dự án đầu tư tư nhânNN phải quản lý các dự án đầu tư tư nhân, vì các dự án đó nếu được thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích NN.- Đầu tư của dự án. Đầu ra của ác dự án đầu tư là sản phẩm, dịch vụ và chất thải các loại. Với đầu ra là chất thải như rác thải, nước thải, tiếng ồn…nếu ko có biện pháp xử lý sẽ có hại cho cộng đồng, tác động xấu đến môi trường. Ngay cả những sản phẩm, hoặc dịch vụ được tạo ra từ dự án, ko phải đều có lợi cho cộng đồng, mà có thể có những sản phẩm hoặc dịch vụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, vi phạm đạo đức… Do đó, ở cả mặt nàu của đầu ra, NN cũng phải quản lý.- Đầu vào của dự án. Đó là các yếu tố được sử dụng trong quá trình xây dựng và vận hành dự án, như tài nguyên, lao động, máy móc, thiết bị và công nghệ… Việc sử dụng các đầu vào đó của chủ dự án đôi khi gây ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt như lãn phí tài nguyên, bóc lột người lao động, sử dụng công nghệ đã hết khấu hao… nên NN phải quản lý để định hướng cho các chủ đầu tư, khi sử dụng các yếu tố đầu vào phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của NN.- Các nội dung khác của dự án đầu tư như: Quy mô đầu tư, địa điểm phân bố công trình, kết cấu kiến trúc công trình (độ cao, hình khối, mầu sắc, phản quang, …), do đều có ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, XH, quốc phòng, an ninh… rất sâu sắc, nên NN cần phải quản lý xem xét kỹ trước khi cho phép đầu tư.

44

Page 45: Kien thuc chung   full

1.2 Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với các dự án quốc giaSở dĩ NN phải quản lý các dự án NN là vì đó là vống của NN bỏ ra hoặc vốn tín dụng của NN, hoặc vống viện trợ do NN đứng ra tiếp nhận và sử dụng. Đối với mọi dự án đầu tư sử dụng vốn NN đều thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý sử dụng vốn của NN.Tuy vậy, hoạt động quản lý của các Ban QLDA chỉ giới hạn trọng phạm vi quản trị dự án, chứ ko phải là hoạt động QLNN đối với các dự án NN. Các Ban QLDA vẫn phải chịu sự QLNN của tất cả các cơ quan quản lý khác vì hai lý do:- Ban QLDA thực hiện trách nhiệm với tư cách chủ đầu tư. Họ là người đại diện cho NN về mặt vốn đầu tư, có nhiệm vụ làm cho vốn đó sớm biến thành mục tiêu đầu tư. Như vậy, các ảnh hưởng khác của dự án như tác động của môi trường, an ninh quốc phòng, trình độ công ghệ… họ ko có trách nhiệm và ko đủ khả năng để quan tâm đến. Nếu ko có sự QLNN đối với các Ban QLDA này, các DA NN trong khi theo đuổi các mục đích chuyên ngành có thể làm tổn hại quốc gia ở các mặt mà họ ko lường hết hoặc ko quan tâm.- Mặt khác, bản thân các Ban QLDA cũng có thể ko thực hiện trọn vẹn trách nhiệm đại diện sở hữu vốn, từ đó sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí tham ô, chiếm đoạt vốn của NN2. Chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với các dự án đầu tư2.1 Đối với các loại dự án nói chung, QLNN có chức năng:- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi đầu ra của các dự án.- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án ko đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước.- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực khác mà có thể gây ra như các công trình xây dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan, thuần phong, mỹ tục, an ninh quốc gia.2.2. Riêng đối với các dự án NN, QLNN có thêm chức năng sau:- Hỗ trợ các ban QLDA thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu NN trong các dự án.- Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn NN nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN.3. Biện pháp QLNN đối với dự án đầu tưNN thực hiện QLNN đối với các dự án bằng cách sau đây:3.1. Thực hiện chế độ cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án Biện pháp này được áp dụng đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn của tư nhân trong cả nước và ngoài nước. Các nhà đầu tư trước khi triển khai, thực hiện các hoạt động đầu tư phải tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định của NN để được cấp giấy chứng nhận đầu tư . Mục đich của biện pháp này là để NN kiểm soát các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế ngay từ khi các hoạt động này còng thể hiện trên giấy tờ. Từ đó, các cơ quan NN quản lý đầu tư có thể kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm, sai phạm hướng tới các mục tiêu kinh tế - XH.- Ko cần đăng ký đầu tư: áp dụng đối với những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Những dự án này chủ đầu tư ko cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư.- Đăng ký đầu tư: áp dụng đối với những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng; những dự án đầu tư FDI có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng. Theo quy trình này, chủ đầu tư ko cần trình bản dự án đầu tư (giải trình kinh tế - kỹ thuật) cho cơ quan quản lý đầu tư của NN mà chỉ cần lập hồ sơ hợp lệ, theo mẫu và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.- Thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư: Áp dụng đói với nhứng dự án ( cả trong nước và nước ngoài) có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc những dự án đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện như an ninh quốc phòng, văn hoá thông tin, giải trí, bất động sản, khai thác tài nguyên, tài chính ngân hàng… Đối với những dự án này, chủ đầu tư phải trình bản Dự án đầu tư lên cơ quan QLNN về đầu tư để thẩm tra, xem xét, sau 1 thời gian quy định, nếu các cơ quan này đồng ý sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư.3.2. Thực hiện chế độ phê duyệt nhiều bước Biện pháp này áp dụng đối với dự án sử dụng vốn NN, các cơ quan đầu tư phê duyệt dự án theo nhiều bước để ra quyết định đầu tư (ko phải cấp GCNĐT)Phê duyệt theo nhiều bước là phê duyệt nhiều lần cho 1 dự án, trong đó ở mỗi lần phê duyệt, DA phải được chuẩn bị ở mức cao hơn, cụ thể, chính xác hơn lần trước.Có ba bước phê duyệt sau đây:- Phê duyệt chủ trương đầu tư: Nội dung được xem xét ở bước này là sự cần thiết, tính cấp thiết phải đầu tư. Quyết định quản lý của NN sau bước này là cho phép đầu tư về mặt chủ trương.

45

Page 46: Kien thuc chung   full

- Phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi (hay còn gọi là báo cáo đầu tư): Nội dung xem xét ở bước này là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Kết luận ở bước này là cho phép (chủ đầu tư tiếp tục tiến hành) nghiên cứu khả thi.- Phê duyệt nghiên cứu khả thi (hay còn gọi là DAĐT): Tại bước này, nội dung xem xét báo cáo nghiên cứu khả thi, đó là báo cáo chi tiết nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường, XH và thương mại của dự án. Kết luận ở bước này là cho phép thực thi DA; tức là DA được phép chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư.- Chế độ phê duyệt 1 lần, theo đó, chủ đầu tư phải trình dự án khả thi ngay trong lần duyệt đầu.- Chế độ phê duyệ hai lần, theo đó chủ đầu tư trình dự án:+ Báo cáo tiền khả thi (BCĐT) trong lần 1.+Báo cáo khả thi (DAĐT) trong lần hai.- Chế độ phê duyệt ba lần đó là: chủ trương đầu tư, tiền khả thi và khả thi…

Sở di NN áp dụng biện pháp trên trong QLNN về DAĐT là để:- Buộc các chủ đầu tư với tư cách đại diện chủ sở hữu vốn NN phải thận trọng trong công việc chuẩn

bị đầu tư. Do đó, khi các dự định đầu tư ko quan trọng, ko phức tạp, vốn đầu tư lớn, NN ko yêu cầu phê duyệ nhiều lần là để giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà cho các chủ đầu tư, đồng thời tiết kiệm lãng phí vốn NN. Còn đối với các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, NN yêu cầu phê duyệt nhiều lần để đảm bảo độ thận trọng khi ra quyết định đầu tư, đảm bảo cao nhất khả năng thành công của dự án.

3.3 Thực hiện chế độ phân loại dự án để ấn định chế độ phê duyệtPhân loại dự án để thẩm định chế độ phê duyệt là việc phân chia dự án thành các loại, tuỳ theo quy

mô của vốn đầu tư, tầm quan trọng của từng dự án, theo đó mỗi loại dự án được phê duyệt theo 1 số lần nhất định. Dự án quốc gia áp dụng chế độ phê duyệt 3 lần; dự án nhóm A áp dụng chế độ phê duyệt 2 lần; dự án nhóm B, C áp dụng chế độ phê duyệt 1 lần.

3.4. Thực hiện chế độ phân loại dự án để phân cấp quyết định đầu tưPhân loại dự án để phân cấp phê duyệt là phân chia dự án thành các loại, theo đó mỗi loại được phê

duyệt tại 1 cấp trong hệ thống tổ chức QLNN. Cũng tương tự như biện pháp trên, tiêu chí để phân loại dụ án trong biện pháp này cũng căn cứ vào quy mô tính chất của dự án. Theo đó dự án sử dụng vốn NN cũng được phân chia thành 4 nhóm tương tự:

Dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tưDự án A, B, C: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh (NĐ 16CP/2005).Dự án B, C có thể phân cấp QĐ ĐT cho cơ quan cấp dưới trực tiếp, chẳng hạn hội đồng quản trị

Tổng công ty, Tổng cục trưởng, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã.3.5. Thực hiện chế độ đầu thầu bắt buộcBiện pháp này được thực hiện đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn NN, DAĐT sử dụng vốn hỗn

hợp trong đó vốn NN chiếm từ 30% trở lên.Theo biện pháp này, việc tuyển chọn đơn vị thi công trong các dự án sử dụng vốn NN phải theo

phương thức đấu thầu.Sở dĩ NN quy định bắt buộc đấu thầu nhằm mục đích tuyển chọn được nhà thầu có trình độ, năng lực

công nghệ tốt nhất để xây dựng công trình đạt chất lượng và tiết kiệm vốn đầu tư, chống lãng phí thất thoát vốn của NN.

Theo quy định của Luật Đấu thầu, 2005, có 3 hình thức đấu thầu để tuyển chọn nhà thầu:- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu ko hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành

hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư phải thông báo công khai các thông tin về đấu thầu, đồng thời có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà chủ đầu tư chỉ mời 1 số nhà thầu có đủ khả năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu (tối thiểu 5 nhà thầu). Hình thức này chỉ được áp dụng đối với những gói thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, hoặc những gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật mà chỉ có 1 số nhà thầu có khả năng đáp ứng.

- Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu để tiến hành thi công xây dựng công trình. Do ko có tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch nên chỉ định thầu chỉ được phép áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như sụ cố do thiên tai, địch hoạ cần chỉ định nhà thầu để khắc phục ngay; gói thầu thuộc bí mật quốc gia; hay những gói thầu xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng.

Đối với mỗi gói thầu chỉ được tiến hành đấu thầu 1 lần.

46

Page 47: Kien thuc chung   full

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Câu I/ Trình bày sự cần thiết khách quan phải QLNN về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?1. Sự cần thiết QLNN về tài chính tiền tệTrong nền kinh tế thị trường nói chung và nề kinh tế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện, tiền đề của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế XH, nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất đời sống đến quản lý NN. Để tài chính iền tệ tác động đến các hoạt động của đời sống kinh tế, XH theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi NN trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi hoạt động của XH cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử dụng tàichinh là công cụ để quản lý đời sống XH. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ XH nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mởi nước ta.vai trò quản lý NN đối với tài chính tiền tệ là 1 tất yếu được thể hiện qua 2 khía cạnh:Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ với mọi hoạt động trong đới sống kt-xh. Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó có tác động và chi phối mọi mặt hoạt động trong xh, quan hệ tài chính tiền tệ thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của NN, của chế độ và phục vụ NN. Do vậy, đòi hỏi NN phải trực tiếp can thiệp, chi phối các quan hệ tài chính tiền tệ trong nền kinh tế, 1 mặt được thực hiện thei yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước. mặt klhac phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của NN trong từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của NN.Thứ 2, xuất phát từ vai trò tài chính NN. Điều này được thể hiện NN phải sử dụng tài chính tiền tệ là cong cụ quan trọng trong quản lý XH nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. NN là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của XH, của nền kinh tế quốc dân. 1 trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của NN là tài chính tiền tệ. Vai trò to lớn của NN về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điểm sau đây:- 1 là, NN định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, các chính sách về nhân sách, về thuế về tín dụng, tiền tệ… các luật chính sách này ko những bắt buộc doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ mà còn tạo điều kiện môi trường để doanh nghiệp hoạt động.- Hai là, NN bỏ vốn đầu tưvaof các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực công cộng, kết cấu hạ tầng. những nguồn tài chính to lớn dầu tư vào các lĩnh vực khác nhau ko chỉ tạo ra môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động mà còn tạo ra cơ sỏ vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.- Ba là, NN cũng là người cung ứng các nguồn vốn cho đất nuoc. NN là người quyết định phát hanh tiền tệ, kiêmt soat tất cả các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. ngoài rta NN còn hỗ trợ giá, bù lỗ, quy định giá.- Bốn là, NN chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ là người mua hàng lớn nhất của đất nước. những khoản chi nhân sách NN tạo thành 1 sức mua bằng tiền to lớn và đòi hỏi những HH, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra nhưng thị trường to lớncho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. trong bất cứ hình thái XH nào, sức mua do chi tiêu NSNN tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trương và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.- Năm là, NN với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soat tài chinhs đối với các hoạt động kinh tế-xh, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. những việc kinh doanh phạm pháp, những bê bối về tài chính của các doanh nghiệp, được NN xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầucuar nền kinh tế và đời sống của Nhan dân.Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô ấy chỉ có NN mới có khả năng chi phố tác động đên mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xh. Qua đó NN vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền KT phát triển.Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng trong bất kỳ xh nào đặc biệt là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN ở nước ta, NN quản lý tài chính tiền tệ là tất yếu khách quan đồng thời cũng đòi hỏi chủ quan xuất phát từ bản chất NN ta.Câu II/ Trình bày chức năng của tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay? A. Chức năng của tài chính: VN đang thực hiện đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN, phù hợp với đặc điểm của đất nước trong giai đoạn hiện nay, 3 chức năng cơ bản của tài chính được thể hiện qua các chức năng chủ yếu sau đây:

47

Page 48: Kien thuc chung   full

1/ Chức năng tạo lập vốn: Là chức năng đầu tiên và vốn có của tài chính. Tạo lập vốn để chuyển hoá vốn thành nguồn năng lực cho các hoạt động KT-XH. Trong kinh tế thị trường vốn tiền tệ là tiền đề và là yếu tố phải có đầu tiên cho mọi hoạt động KT-XH. Bất cứ 1 hoạt động nào trước tiên cũng phải có 1 số tiền tệ thì hoạt động mới diễn ra.

Có rất nhiều cách tạo lập vốn như: từ tài nguyên, đất đai, tích tụ quá trình sản xuất, kinh doanh liên kết, phát hành công trái, khuyến khích đầu tư trong, ngoài nước.

Vấn đề quan trọng tạo lập vốn là 1 khi đã được vốn thì phải biết sử dụng vốn đó để phát triển ko để hao phí, mất vốn, phải biết biến vốn tạo lập thành năng lượng tự thân.2/ Chức năng phân phối vốn: Quá trình tái sản xuất XH đòi hỏi có sự phân công vốn tiền tệ việc phân phối qua hai giai đoạn: Phân phối lần đầu và phân phối lại.

- Phân phối lần đầu diễn ra trong khu vực sản xuất vật chất theo công thức của Mác : C + V + M, trong đó C là bù đắp tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất; V là vù đắp hao phí lao động; M là sản phẩm thặng dư - lợi nhuận (phần để lại cho DN và phần nghĩa vụ cho NSNN). Phân phối lần đầu chỉ áp dụng yêu cầu của khu vực sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của XH do đó đòi hỏi có sự phân phối lại.

- Phân phối lại đáp ứng nhu cầu những ngành ko sản xuất vật chất: bộ máy NN, giáo dục, y tế, văn hoá…. Phân phối lại đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, XH, an ninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển các vùng lãnh thổ, các địa phương.

Trong quá trình phân phối vai trò của NN rất quan trọng, phân phối đúng đắn thì kinh tế phát triển mạnh, vững chắc, lâu bền, phân phối ko đúng gây ra thâm hụt, lạm phát, XH tiêu cực, kinh tế khủng hoảng.3/ Chức năng đảm bảo vốn và thúc đẩy sự vận động liên tục. Sự vận động của quá trình sản xuất, các hoạt động của NN, XH, đòi hỏi phải đảm bảo sự vận động vốn đủ số lượng, kịp thời gian đúng mức độ tương ứng. Các hoạt động có tiến hành liên tục thì vốn cũng phải đảm bảo đủ và vận động liên tục có như vậy mới đảm bảo cho quá trình phát triển KT-XH liên tục. Sự vận động của các hoạt động sản xuất và hoạt động khác luôn gắn liền với sự vận động tiền vốn là 1 yêu cầu khách quan, mà chức năng tài chính phải thực hiện, từ khi quá trình đó bắt đầu, diễn ra và kết thúc. Bảo đảm vốn cho quá trình hoạt động và thúc đẩy sự vận động vốn liên tục là 1 trong những nhân tố tạo ra lực đẩy của các quá trình kinh tế-XH. 4/ Chức năng kích thích: Tài chính được coi là lợi ích vật chất thể hiện nội dung cơ bản có giá trị là hệ thống đòn bẩy kinh tế, là động lực huy động các nguồn lực, lợi ích cá nhân, là nét đặc trưng cơ bản của con người. Con người tìm nguồn tài chính như 1 động lực thúc đẩy họ hành động, tiến lên tìm kiếm lợi ích lớn hơn. Nó có chất kích thích, sức thu hút, sự quyến rũ to lớn. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng chức năng kích thích của tài chính theo hướng tích cực, ngăn chặn xu hướng tiêu cực.5/ Chức năng sinh lời: Tiền là của cải XH đúc kết lại, là lao động XH đúc kết lại. Sử dụng tốt của cải ấy sẽ tạo ra giá trị thặng dư, sẽ sinh lời. Mọi nguồn vốn tài chính đều phải sinh lời. Đồng tiền sinh lời thông qua vận động, qua hoạt động sản xuất kinh doanh, qua hoạt động tài chính, tín dụng.6/ Chức năng kiểm tra: chức năng này xuất phát từ chức năng quan trọng của tiền tệ là thước đo giá trị. Kiểm tra sự vận động các nguồn vốn tiền tệ và hiệu quả sử dụng vốn tiền tệ, phản ánh sự vận động vốn vật chất trong quá trình tái sản xuất XH. Đó là kiểm tra bằng đồng tiền, thông qua giá trị mà kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng của toàn XH, cũng như kiểm tra hoạt động sản xuất của từng tổ chức, cá nhân. Mục đích kiểm tra nhằm: kiểm tra việc xây dựng và thực hiện ké hoạch, chính sách, pháp luật; kiểm tra bảo đảm an toàn vốn, tài sản, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao tính hiệu quả.B. Chức năng tiền tệ1/ Chức năng thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để phản ánh và đo lường giá trị hàng hoá khác. Nó phải là tiền thực chất, nhưng thực tế cần dấu hiệu của giá trị, cũng ko cần có tiền mặt thực tế mà tiền trên ý niệm. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng tiền là giá cả hàng hoá. Để so sánh giá trị hàng hoá khác nhau cần phải có đơn vị tiền tệ biểu hiện tức là tiêu chuẩn giá cả của tiền do NN đặt ra.2/ Chức năng phương tiện lưu thông: Tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông khi làm môi giới trong quan hệ trao đổi hàng hoá. Khi có tiền tệ, sự trao đổi hàng hoá đã tách rời. Để đảm bảo lưu thông hàng hoá bình thường đòi hỏi có khối lượng tiền tệ lưu thông phù hợp. 3/ Chức năng phương tiện cất trữ hay dự trữ: Tiền tệ là đại biểu cho cả XH, là hiện thân cho của cải XH, nó có thể biến thành hàng hoá bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Khi làm phương tiện cất trữ tiền tệ rút khỏi lưu thông. Thực hiện chức năng cất trữ người ta thường dùng tiền tệ để dành, để tích luỹ vốn 1 cách thuận tiện. Trường hợp đồng tiền bị mất giá nếu muốn sử dụng chức năng cất giữ trong huy động vốn phải bù đắp mức sụt giá đó bằng nâng mức lãi suất.

48

Page 49: Kien thuc chung   full

4/ Chức năng phương tiện thanh toán: Tiền tệ thực hiện chức năng thanh toán khi quá trình trao đổi hàng hoá kết thúc, khi vay mượn đến hạn trả, thuế đến kỳ nộp. Vậy quá trình vận động tiền tệ tách rời với vận động hàng hoá, dịch vụ, tạo ra sự vận động độc lập của giá trị. Qua chức năng thanh toán có mặt tích cực là giảm bớt được khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhưng cũng tiềm ẩn khả năng thanh toán ko bảo đảm của người mua, người vay, người nộp gây ra nợ nần dây dưa, dây chuyền mất khả năng chi trả.5/ Chức năng tiền tệ thế giới.

Tiền tệ ko chỉ còn lại là vật giá ngang giá chung đối với lưu thông trong cả nước, mà trở thành vật ngang giá chung trong quan hệ trao đổi mua bán trên phạm vi thế giới. Tiền tệ thực hiện chức năng này phải là tiền thực ko thể là dấu hiệu giá trị. Trong thế giới hiện đại, với sự phát hiện phong phú của các hình thức kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia song phương hay đa phương xuất hiện hiện tượng sử dụng đồng tiền mạnh của 1 số nước làm phương tiện thanh toán thể hiện chức năng tiền tệ thế giới. Sự phát triển trên thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.Câu III/ Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay?1. Mục tiêu, nhiệm vụ của QLNN về tài chính tiền tệ:Quản lý NN về tài chính tiền tệ là quá trình tác động của NN vào các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống kinh tế XH phục vụ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nói chung và KTXH nói riêng mà NN đặt ra trong từng thời kỳ. quản lý NN về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài chính tiền tệ như là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế phát triển theo ý đồ của NN. Về tổng thể, tài chính phải bảo đảm đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị trường là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế XH, làm cho nền kinh tế phát huy được hiệu quả cao và bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo đường lối của Đảng và NN.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo xuất phát từ bản chất của NN ta (NN của dân, do dân và vi dân) mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý NN vê tài chính tiền tệ được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:- 1 là, xây dựng, hình thành 1 hệ thống cơ chế mới, quản lý cĩ mô nền kinh tế, kích thích, thúc đẩy mọi tổ chức cá nhân dầu tư và nâng cao hiêu jquar sản xuát xh, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chiến lược phat trien kTXH- Hai là, hình thành và bảo đảm cân đối chủ yếu, tỉ lệ phát tiển nền kinh tế, phân phối hợp lý quan hê tích luy – tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lý cho từng igai đoạn và sự phát triển lâu dài.- Ba là, thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất XHCN, nâng cao vai trò sở hữu NN về tư liệu sản xuất chủ yếu; doanh nghiệp NN phải giữ vai trò chủ đạo trong nền KT- Bốn là, định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác bằng chính sách tài chính cởi mở, khuyến khích, công bằng về nghiac vụ và quyền lợi- Năm là, khai thác triệt để mọi mguoonf vốn, kỹ thuạt lao đông thị trường cho hpats triển kinh tế - xh- Sáu là, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới vì mục đích lợi ích cho đất nước.- Bảy là khai thác, nuôi dưỡng tạo lập và phát triển các nguồn thu cho NSNN, thực hiện chính sách động viên thu nhập quốc dân vào NSNN; quản lý chặt chẽ các nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các chức năng khác của NN.- Tám là, bảo đảm thực hiện các chính sách XH của NN.- Chín là, bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trí đồng tiền, làm cổ cho ổn định và phát triển KT.- Mười là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chính sách tài chính tiền tệ nhất quán, giữ vững trật tự kỷ cương về KTXH.2. Với mục tiêu nhiệm vụ trên, QLNN về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:- NN quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công phân cấp hợp lý cho các ngành, các địa phương. NN quy định thống nhất về chế độ tài chính và lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng; thống nhất về công tác kế hoạch hoá NSNN. Việc phân công phân cấp cho các ngành, địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách thống nhất của NN. Phát huy triệt để vai trò tự chủ về tài chính của cơ sở. Chính sách tài chính thống nhất lấy phục vụ sản xuất làm cơ sở.- NN quản lý và điều hành NSNN và lưu thông tiền tệ theo nguyên tác tập trung thống nhất. Bảo đảm quyết định tập trung vào quốc hội và sụ điều hành của chính phủ. Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia.

49

Page 50: Kien thuc chung   full

- Phấn đấu bằng ngân sách tích cực, ko in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên của NSNN ko được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế. Bộ thu (nếu có) được đầu tư để phát triển.- Tài chính NN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính.- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với doanh nghiệp. Xóa bỏ mọi sự bù lỗ từ NSNN.- Tiết kiệm là quốc sách.Với những điều trên quản lý NN về tài chính tiền tệ nhằm đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát tạo điều kiện tài chính bền vững cho quá trình hội nhập vào khu vực.Câu IV/ Trình bày y êu cầu QLNN về tài chính tiền tệ 1. Phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, xuất phát từ bản chất của NN ta, QLNN về tài chính tiền tệ cần đáp ứng 1 số yêu cầu chủ yếu sau đây:- Thứ nhất: giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: lợi ích NN, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động, theo hướng: với sự quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được, mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… tự giác thực hiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng của NN.- Thứ hai: giải quyết hài hoà quan hệ giữa trước mắt và lâu dài theo hướng: có sự chuẩn bị lâu dài với xu thế vận động của nền văn minh nhân loại, của khu vực và quá trình đổi mới của đất nước trên cơ sở ko ngừng cải thiện đời sống trước mắt của nhân dân, ko lãng phí.- Thứ ba: giải quyết hài hoá quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng với phương châm “tiêu dùng trong cái làm ra”. Ở đây đòi hỏi tiêu dùng phải trên cơ sở phát triển sản xuất. Đời sống chỉ có thể được nâng cao trên cơ sở nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.2. Với tiến trình đổi mới của nền kinh tế hiện nay, trong QLNN đối với tài chính tiền tệ, cần giải quyết 1 số vấn đề chủ yếu:

- Tài chính phải tham gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường với phương châm: tài chính tiền tệ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải lấy thị trường làm cơ sở. Chỉ đầu tư vào những lĩnh vực, ngành, sản phẩm có thị trường nhằm hạn chế rủi ro.- Tài chính tiền tệ góp phần giải quyết việc rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền ngược, cũng như hạn chế những khuyết tật mà nền kinh tế thị trường tạo nên.- Thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước và thị trường hoá nền kinh tế trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng XH.- Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của NN trong từng thời kỳ- Bảo đảm cân đối tài chính tích cực, hàng năm có phần bổ sung dự trữ cũng như thanh toán dần nợ đến hạn.Giải quyết tốt những vấn đề trên là đòi hỏi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QLNN về tài chính tiền tệ cũng như chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.Câu V/ Trình bày nội dung chủ yếu QLNN về tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay?1. Quản lý và điều hành NSNNa. Nhiệm vụ của NSNN là:- Huy động các nguồn chi cho NN từ thuế, phí, lệ phí; các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản vay nợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.- Phân phối sử dụng cho mục đích tích lũy để phát triển và tiêu dùng trong việc thực hiện chức năng NSNN gồm: chi phát triển KTXH, an ninh quốc phòng bộ máy NN, trả nợ viện trợ và cá khoản chi khác theo quy định của pháp luật.- Hình thành quỹ dự trữ quốc gia.- Tổ chức cân đối NSNN bảo đảm yêu cầu điều tiết kinh tế vĩ mô của NN.- Kiểm tra, kiểm soát bảo đảm kỹ thuật, kỷ cương pháp luật tài chính.b. NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia, là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của NN. Quản lý và điều hành NSNN có tác dụng chi phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân.NSNN toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự toán dã được quốc hội quyết định và được thực hiện trong 1 năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN.NSNN được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 30/3/1996. Theo đó, những nội dung chủ yếu về quản lý và điều hành NSNN bao gồm:Thứ 1, NSNN được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất từ TW đến cơ sở. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ TW đến cơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm.

50

Page 51: Kien thuc chung   full

Thứ 2, Thực hiện phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp hành chính: cấp TW; cấp tỉnh (thành phố trực thuộc TW); cấp huyện (quận); cấp xã (phường).Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp quản lý NSNN là phân công phân cấp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu chi NS cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất, kế hoạch thống nhất. Cần thấy rõ phân công phân cấp, ko phải là phân chia NS. Thứ 3, Quản lý thuế, nguồn thu chủ yếu của NSNN. Quản lý thuế cần tập trung thực hiện 1 số việc sau:- 1 là: Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và hướng chính sau:+ Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu+ Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho NSNN; ko nên đặt ra cho thuế phải thực hiện 1 lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách XH. + Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.+ Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.+ Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân 1 cách hợp lý, tạo sự công bằng XH.+ Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong 1 thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán được; tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.+ Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng có thể kiểm soát được; kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.+ Thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- XH.+ Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế ko có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thuế thu được.- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về thuế.- Ba là: Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký KD làm cơ sở, căn cứ pháp lý để thu thuế.- Bốn là: Lập sổ thuế cho từng DN và hộ sản xuất KD tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế được lập và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế, thì các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai để điều chỉnh lại.- Năm là: Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế.Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các luật thuế, phối hợp với Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt sổ thuế các xã phường, đề nghị cấp trên những vấn đề cần thiết. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác thu thuế ở xã, phường, thị trấn.Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp thuế, giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc NN trong việc thu nộp thuế vào NSNN- Sáu là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện các luật thuế+ Hệ thống thanh tra NN, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế.+ Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế- Bảy là: Củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại CB thuế, sắp xếp lại đội ngũ CB thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ này.Thứ 4, Thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của NSNN- 1 là: đối với các nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của NN, trên cơ sở kế hoạch NSNN hàng năm- Hai là: đối với các khoản chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng:

51

Page 52: Kien thuc chung   full

+ Dành tỉ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng XH;+ Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn trải;+ Bảo đảm kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo;+ Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh;- Ba là: thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ, chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của NN. Đồng thời qua đó chấn chỉnh chế độ chi ngân sách của NN cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.2. QLNN đối với tài chính DNDN là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tài chính DN là cơ sở của hệ thống tài chính, nó sáng tạo ra của cải vật chất và làm tăng thêm nguồn tài chính quốc gia. QLNN đối với TCDN bảo đảm quyền tự chủ về tài chính của các DN, kích thích DN khai thác và sử dụng hợp lý mọi nguồn tài chính để phát triển sản xuất, cạnh tranh trên thị trường 1 cách có hiệu quả nhất; mặt khác, giám sát, kiểm tra, tạo đk để DN thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính của NN, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NN.QLNN đối với tài chính DN nói chung được tập trung vào 1 số ND chủ yếu sau đây:- 1 là, NN chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế huy động mọi nguồn lực tài chính đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước.- Hai là, NN thực hiện quyền quản lý tài nguyên, tài sản công và giao cho các doanh nghiệp sử dụng trên nguyên tắc phải trả tiền, phải hoàn trả trong thời gian quy định, hoặc nộp tiền sử dụng vốn, thuế sử dụng tài nguyên… - Ba là, NN quản lý tài chính, bằng nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, bằng đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.- Bốn là, NN tạo môi trường tài chính thuận lợi, thực hiện các chính sách tài chính cởi mở để khuyến khích các DN phát triển, có doanh lợi thoả đáng và bảo vệ lợi ích chính đáng của DN.- Năm là, NN có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc khuyến khích SX hàng hoá xuất khẩu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, có chính sách hài hoà và tỷ giá phù hợp, chính sách tín dụnh thông thoáng để tạo điều kiện cho DN có điều kiện hoạt động hiệu quả.- Sáu là, NN quản lý giá cả hành hoá, nhằn ổn định thị trường, giá cả.- Bảy là, NN buộc các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán, báo cáo tài chính của NN.- Tám là, NN thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với các doanh nghiệp.- Chín là, NN quyết định công bố phá sản doanh nghiệp, thực hiện thanh lý tài sản theo luật phá sản của NN.Với tư cách là chủ sở hữu QLNN về tài chính, đối với DNNN được thực hiện theo hướng cụ thể sau:- QLNN về tài chính qua cơ chế phân phối thu nhập: việc nộp các loại thuế và hình thành các quỹ theo quy định.- Quản lý trong việc tạo vốn, cân đối vốn, bảo toàn vốn. Thực hiện xoá bỏ bao cấp về vốn.- Thông qua quản lý tài chính mà sắp xếp lại DN, có kế hoạch giải quyết về tài chính: trợ cấp vốn, trợ giá, miên giảm nộp NSNN trong 1 thời gian hoặc thực hiện sáp nhập, phân chia, cổ phần hóa, bán, cho thuê, giải thể...- Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN cần thiết.- NN tài trợ kinh phí cho việc đào tạo lại, cho người đi tìm việc làm, giảm chi phí quản lý trong giá thành và phí lưu thông.- NN giải quyết những tồn tại cũ về tài chính trong các DNNN: lỗ chưa được cấp, tổn thất cũ chưa được bù, công nợ dây dưa cũ chưa được giải quyết.- Quản lý và điều hành tiền lương, tiền thưởng gằn với kết quả cuối cùng, với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh.- Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ hành hóa trực tiếp, được quyền định giá bán, trừ 1 số sản phẩm độc quyền do NN quy định giá. Trong 1 số trường hợp, tuỳ theo tính chất quan trọng của sản phẩm và vì lợi ích của chính sách NN, NN có chính sách trợ giá.- NN thành lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản DNNN, để quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu NN, xóa bỏ đầu mối quản lý trung gian.- Xây dựng quy chế gắn trách nhiệm vật chất trong việc bảo tồn và phát huy vốn trong DN đói với người được NN giao quyền sử dụng vốn, tài sản NN.Những điều trên nhằm tạo điều kiện cho DNNN nâng cao được tính độc lập, tự chủ, năng động huy động triệt để mọi tiềm năng tài chính trong cạnh tranh 1 cách có hiệu quả.

52

Page 53: Kien thuc chung   full

3. QLNN về lưu thông tiền tệ và tín dụng: với mục tiêu ổn định tiền tệ, nâng cao sức mua đồng tiền, tăng vòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tiến tới 1 đồng tiền có khả năng chuyển đổi; mặt khác kích thích hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển lành mạnh, phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế XH mà NN đề ra. Thực hiện theo các ND chủ yếu sau đây:Thứ nhất, QLNN đối với tiền tệ.+ Áp dụng chính sách tiền tệ tích cực vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo cung ứng tiền tệ cho yêu cầu phát triển kinh tế - XH ổn định.+ NN độc quyền phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ. Ngân hàng NN là cơ quan duy nhất quản lý thống nhất việc phát hành tiền giấy và tiền kim loại ra lưu thông.NN nghiêm cấm các hành vi: làm tiền giả, tàng trữ và lưu hành tiền giả, phá hoại tiền, dùng tiền vào MĐ khác, làm biến đổi màu sắc, mệnh giá tiền nhằm mục đích lừa đảo; từ chối ko nhận tiền do NHNN phát hành.+ Ngân hàng NN tổ chức quy định việc mở rộng hoạt động thanh toán ko dùng tiền mặt. + NN thống nhất quản lý ngoại tệ, quản lý vàng. NHNN thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, chủ động lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý của NN về ngoại hối.NHNN thực hiện quản lý xuất nhập khẩu vàng, lập quỹ dự trữ vàn, tổ chức mua bán vàng nhằm mục đích định giá cả vàng và ổn định tiền tệ; cấp và thu hồi giấy phép các tổ chức kinh doanh vàng.- Thứ hai, QLNN về tín dụng- NN quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh tế. NN quyết định hay giải thể các ngân hàng quốc doanh; cấp giấy phép, thu hồi giấy phép kinh doanh tín dụng của tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh.- Bằng luật NH và các văn bản pháp quy quy định và kiểm tra việc chấp hành mức vốn pháp định, duy trì mức dự trữ tối thiểu bắt buộc, các nguyên tác tín dụng, tôn trọng các tỷ lệ an toàn, nguyên tác chống rủi ro, mức huy động vốn tối đa so với vốn tự có.- NN khống chế tổng mức tín dụng phù hợp với yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ và phân phối tổng hạn mức tín dụng có kế hoạch, có căn cứ khoa học cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tiền tệ.- NN định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển KTXH.- NN quản lý chặt chẽ về tín dụng NN trong việc thực hiện phát hành công trái, trái phiếu tín phiếu, vay trả nợ nước ngoài.- NN quản lý tín dụng vì mực đích thực hiện chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia, vì đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo ổn định và phát triển nền KT.Thứ ba, quản lý NN đối với lãi suất.- NN coi lãi suất như 1 công cụ quản lý, điều hành vĩ mô của NN. NN thực hiện chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phối hợp lý cho yêu cầu phát triển kinh tế; điều tiết hoạt động kinh tế; điều hòa cung cấp vốn tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khối lượng lưu thông tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khối lượng lưu thông tiền tệ, thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc lới lỏng.- NN quy định mức lãi suất cơ bản để các ngân hành kinh doanh vận dụng nhằm vừa để ổn định lãi suất, vừa chống tình trạng cho vay nặng lãi, chèn ép lãi suất của người gửi tiền.- NN quy định mức lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn đối với các giấy tờ có giá nhằm khuyến khích hay hạn chế cho vay vốn với các ngân hàng kinh doanh vì mục đích thực hiện chính sách tiền tệ.- NN xóa bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất, công bằng trong lãi suất đối với các thành phần KT, từng bước xóa bỏ chính sách XH trong lãi suất.- NN áp dụng chính sách tài trợ đối với các dự án khuyến kích như xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc... bằng nguồn vốn NSNN. NN cũng áp dụng chính sách lãi suất thích hợp để huy động qua công trái, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trong quá trình thực hiện tín dụng NN.- NN còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi cho vay để khống chế lợi ích đối với các tổ chức tín dụng, thúc đẩy hạ thấp chi phí trong hoạt động ngân hàng, tăng nhanh vòng quay tín dụng và chống tổn thất trong tín dụng.4. Quản lý NN đối với thị trường tài chính: Bao gồm các nội dung chủ yếu:- Thứ nhất, nội dung QLNN đối với thị trường tiền tệ.+ Ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt động.

53

Page 54: Kien thuc chung   full

+ Ban hành hệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ. Trong đó quan trọng nhất là chính sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông…+ Chống lạm phát.+ Chính sách kích thích tiêu dùng (kích cầu về vốn tiền tệ)+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ.- Thứ hai, nội dụng quản lý chủ yếu đối với thị trường vốn (thị trường đầu tư)+ Ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó quan trọng nhất là: Chính sách về thời hạn vay, mức vay; Chính sách lãi suất ưu đãi; Chính sách về thế chấp, tín chấp.+ Chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất và thuế ưu đãi.+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra.- Thứ ba, nội dung quản lý NN chủ yếu đối với thị trường chứng khoán.+ Ban hành hệ thống pháp luật, quy định các điều kiện pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán.+ Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường (các trung tâm giao dịch chứng khoán).+ Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường (các trung tâm giao dịch chứng khoá).+ Lúc cần thiết thông qua NSNN, điều chỉnh cung cầu, bảo đảm ổn định cho thị trường chứng khoán.+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán, chống các hiện tượng tiêu cực ko lành mạnh như gian lận, đầu cơ chứng khoán...+ Tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán.- Thứ tư, nội dung quản lý NN chủ yếu đối với thị trường ngoại hối.+ Thực hiện chính sách tài chính đối ngoại tích cực, từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá phù hợp, thực hiện quản lý tập trung ngoại tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoạI tệ của NN.+ Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ, đặc biệt là vốn vay NN, chống lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực này.+ Sử dụng tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để điều chỉnh quan hệ tiền trong nước và tiền nước ngoài, đặc biệt là USD; mặt khác điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng sp trong hđộng XNK. + Phát huy triệt để tác dụng điều tiết kích thích của đòn bẩy tỷ giá, + Bảo đảm nền kinh tế phát triển với thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu QLNN về kinh tế. V. QLNN đối với hoạt động bảo hiểm- Thứ nhất, bảo hiểm XH được thực hiện theo loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp.- Thứ hai, đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. NN thống nhất quản lý bảo hiểm bằng pháp luật, chính sách, chế độ…- Thứ ba, ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loại hình bảo hiểm.+ Quy định đk bắt buộc và thủ tục hành chính cho việc ra đời và hoạt động của cq bảo hiểm+ Quy định về chế độ và thủ tục về bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm.+ Quy định về cơ chế hoạt động của cq bảo hiểm (mức dự trữ cần thiết, cơ chế đầu tư phát triển quỹ bảo hiểm...)- Thứ tư, thống nhất quản lý đối với bảo hiểm XH từ TW đến cơ sở. Thống nhất về chế độ, mức chi trả, hình thức và phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm XH ở ta phản ánh rõ bản chất tốt đẹp của NN XHCN VN.- Thứ năm, thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm.- Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm.VI. NN sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền kinh tế thị trường có sự QLNN theo định hướng XHCN* Thanh tra tài chính là ND hoạt động QLNN, là công cụ quan trọng đặc biệt của NN để xxét, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị, qua đó phát hiện và ngăn ngừa và xử lý các VP bảo đảm các nguồn tài chính được quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, qua đó phát hiện sự ko phù hợp của chế độ tài chính, cơ chế tài chính của NN để đề xuất các biện pháp hoàn thiện. Với công cụ thanh tra tài chính, NN thực hiện 1 số nội dung công việc sau:

54

Page 55: Kien thuc chung   full

+ 1 là, ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được NN coi là chế độ thường xuyên đối vớI các dân sự sử dụng NSNN. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả NSNN.+ Hai là, quy định về nội dung, phương pháp, trình tự về thanh tra tài chính.+ Ba là, quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính.+ Bốn là, quy định về tiêu chuẩn, trình độ, cũng như trách nhiệm quyền hạn đối với cán bộ thanh tra.* NN sử dụng công tác kiểm toán như là công cụ tích cực để ktra tình hình hoạt động tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ kế toán ở các đơn vị. Đó là cơ sở, là căn cứ để chấn chỉnh chế độ tài chính kế toán. Với công cụ kiểm toán, NN thực hiện 1 số nội dung công việc:+ 1 là, ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan kiểm toán.+ Hai là, hoàn thiện hệ thống kiểm toán NN để thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với NSNN mà Chính phủ quy định.+ Ba là, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập. Tổ chức kiểm tra cấp giấy phép chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập.+ Bốn là, ban hành quy định về nội dung, trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy trình và phương pháp xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán.+ Năm là, thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với mọi hoạt động kiểm toán.* Chế độ kế toán NN là chuẩn mực để ghi chép, đánh giá, tính toán các hoạt động tài chính ở đơn vị mà NN bắt buộc đối với mọi tổ chức, mọi hoạt động trong nền kinh tế. Với công cụ kế toán, NN thực hiện 1 số nội dung công việc:+ 1 là, ko ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp với điều kiện đổi mới của nền kinh tế đất nước.+ Hai là, ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo, hoá đơn chứng từ… cho các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp.+ Ba là, quy định về chế độ, tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng, công nhận đối với kế toán trưởng đơn vị.+ Bốn là, XD hệ thống thông tin về kế toán, kiểm toán… trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán.+ Năm là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đối với công tác kế toán nhằm chấn chỉnh công tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán.+ Sáu là, thực hiện tin học hoá công tác kế toán.Câu VI/ Trình bày vai trò, nguyên tắc của NSNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN đã được cơ quan có thẩm quyền của NN quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.1. Vai trò của NSNNVai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường về mặt chi tiêu có thể đề cập đến nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau, song có thể khái quát trên những khía cạnh sau:1.1. Vai trò của 1 ngân sách tiêu dùng: Đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy NNNSNN đảm bảo tài chính cho bộ máy của NN bằng cách khai thác, huy động các nguồn lực tài chính từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, dưới các hình thức bắt buộc hay tự nguyện. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là nguồn thu từ thuế. Việc khai thác, tập trung các nguồn tài chính này phải được tính toán sao cho đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu của NN với doanh nghiệp và dân cư, giữa tiêu dùng và tiết kiệm…- Từ các nguồn tài chính tập trung được, NN tiến hành phân phối các nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN theo tỷ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy NN, vừa đảm bảo thực hiện chức năng kinh tế- XH của NN đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.- Kiểm tra, giám sát việc phân phối và sử dụng các nguồn tài chính từ NSNN đảm bảo việc phân phối và sử dụng được tiến hành hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu của QLNN và phát triển kinh tế XH.1.2. Vai trò của ngân sách phát triển: là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của NN- Thông qua NSNN, NN định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng của NN cả về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành.- Thông qua chi NSNN, NN đầu tư cho kết cấu hạ tầng- lĩnh vực mà tư nhân sẽ ko muốn tham gia hoặc ko thể tham gia. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, thức đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.

55

Page 56: Kien thuc chung   full

- Bằng nguồn chi NSNN hàng năm, tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hóa và tài chính, trong trường hợp thị trường biến động, giá cả tăng quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ vào lực lượng dự trữ hàng hóa và tiền, NN có thể điều hòa cung cầu hàng hóa để ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất.- NN cũng có thể chống lạm phát bằng việc cắt giảm chi NSNN, tăng thuế tiêu dùng, khống chế cầu, giảm thuế đầu tư để khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường cung. Sử dụng các công cụ vay nợ như công trái, tín phiếu kho bạc… để hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông nhằm giảm sức ép về giá cả và bù đắp thâm hụt ngân sách.1.3. NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng XH và giải quyết các vấn đề XHNền kinh tế thị trường với sức mạnh thần kỳ của nó cũng luôn chứa đựng những khuyết tật mà nó ko thể tự sửa chữa, đặc biệt là về mặt XH như bất bình đẳng về thu nhập, sự chênh lệch về mức sống, tệ nạn XH… Do đó, NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và giải quyết các vấn đề XH.- Trong việc thực hiện công bằng, NN cố gắng tác động theo hai hướng: Giảm bớt thu nhập cao của 1 số đối tượng và nâng đỡ những người có thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.+ Giảm bớt thu nhập cao: đánh thuế (lũy tiến) vào các đối tượng có thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người có thu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn.+ Nâng đỡ các đối tượng có thu nhập thấp: giảm thuế cho những hàng hóa thiết yếu, thực hiện trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước… và trợ cấp XH cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.- Trong việc giải quyết các vấn đề XH: Thông qua NSNN, tài trợ cho các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, tài trợ cho các chương trình việc làm, chính sách dân số, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn XH…2. Những nguyên tắc cơ bản quản lý NSNNQuản lý NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:- Nguyên tắc thống nhất: Theo nguyên tắc này, mọi khoản thu, chi của 1 cấp hành chính đưa vào 1 kế hoạch ngân sách thống nhất. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ 1 khuân khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo có hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro, nhất là những rủi ro, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.- Nguyên tắc dân chủ: 1 chính sách tốt là 1 ngân sách phản ảnh lợi ích của các tầng lớp, các bộ phận, các cộng đồng người trong các chính sách, hoạt động thu chi ngân sách. Sự tham gia của XH, công chúng được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thể hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý ngân sách. Sự tham gia của người dân sẽ làm cho ngân sách minh bạch hơn, các thông tin ngân sách trung thực, chính xác hơn.Tuy nhiên, thực hiện dân chủ, tăng cường sự tham gia hoạt động của người dân trong quản lý ngân sách đôi khi làm cho quản lý ngân sách trở lên khó khăn. Các nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với các ý kiến, các luồng quan điểm khác nhau của người dân, đôi khi là những hành động mang tính lợi dụng, chống đối.- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối. Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp.- Nguyên tắc công khai, minh bạch: ngân sách là 1 chương trình, là tấm gương phản ánh các hoạt động của chính phủ bằng các số liệu. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả. Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách.- Nguyên tắc quy trách nhiệm:NN là cơ quan công quyền, sử dụng các nguồn lực của nhân dân thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là nguyên tắc yêu cầu về trách nhiệm của các đơn vị cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm:+ Quy trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách nhiệm về các quyết định về ngân sách của mình.+ Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trê và trách nhiệm đối với công chúng, đối với XH.Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện NSNN theo chất lượng công việc đạt được.

56

Page 57: Kien thuc chung   full

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG, DỊCH VỤ CÔNG VÀ CÔNG SẢNCHƯƠNG I: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

I. Tổng quan về tài chính công và quản lý tài chính công1. Bản chất của tài chính côngDừa theo 1 số tiêu chí nhất định, hệ thống tài chính quốc dân được phân loại thành tài chính công và

tài chính tư. Tài chính công là 1 thuật ngữ mới xuất hiện ở VN, do đó, ít nhiều còn chưa được thống nhất về quan niệm.

Nhiều quan niệm cho rằng thuật ngữ tài chính công được hiểu là sự hợp thành bởi ý nghĩa và phạm vi của hai thuật ngữ “tài chính” và “công”.

Về thuật ngữ tàichính: Theo quan niệm phổ biến, tài chính có biểu hiện bên ngoài là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; có nội dung vất chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tề; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế-quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị (gọi tắt là quan hệ tài chính) nảy sinh trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ.

Về thuật ngữ công hay công công: xét về ý nghĩa, thuật ngữ công có thể hiểu trên các khía cạnh:Về quan hệ sở hữu (đối với tài sản, các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ) là sở hữu công cộng; Về

mục tiêu hoạt động: là vì lợi ích công cộng; Về chủ thể tiến hành hoạt động: là các chủ thể thuộc khu vực công; Về pháp luật điều chỉnh: là các luật công.

Những luận giải trên đây cho phép rút ra nhận xét các đặc trưng của tài chính công là:Về mặt sở hữu: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở

hữu toàn dân mà NN là đại diện, thường gọi là sở hữu NN.Về mặt mục đích: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công được sử dụng vì lợi ích

chung toàn XH, của toàn quốc và của cả cộng đồng.Về mặt chủ thể: các hoạt động thu, chi bằng tiền trong tài chính công do chủ thể thuộc khu vực công

tiến hành.Về mặt pháp luật: các quan hệ tài chính chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy

phạm pháp luật mệnh lệnh- quyền uy. Các quan hệ tài chính công là quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với công việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công mà 1 bên của quan hệ là chủ thể thuộc khu vực công.

Trong thực tiễn đời sống XH, hoạt động tài chính thể hiện ra như là các hiện tượng thu, chi bằng tiền- sự vân động của nguồn tài chính- gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực kinh tế XH khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và sử dụng. Ví dụ như: Quỹ tiền tệ của hộ gia đình, quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm tín dụng, các quỹ tiền tệ công.

Gắn với chủ thể là NN, các quỹ tiền tệ công được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế và chính trị của NN và thực hiện các chức năng kinh tế XH của NN. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ công chính là quá trình NN tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính công. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công. Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền của NN tiến hành trên cơ sở các luật lệ do NN quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa NN với chủ thể khác trong XH. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình NN tham gia phân phối và sử dụng những nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế XH của tài chính công.

Từ những phân tích trên đây có thể có khái niệm tổng quát về tài chính công như sau:Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do NN tiến hành, nó phản ánh các quan

hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của NN và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của toàn XH.

Như vậy, tài chính công là 1 phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của NN. Tài chính công vừa là nguồn lực để NN thực hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để NN chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của XH. Tài chính công là công cụ quan trọng của NN để thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, XH của đất nước.

Cơ cấu tài chính bao gồm:- NSNN (TW và địa phương).- Tài chính các cơ quan hành chính NN.- Tài chính các đơn vị sự nghiệp NN.- Các quỹ tài chính ngoài NSNN.

57

Page 58: Kien thuc chung   full

2. Các chức năng của tài chính côngChức năng của tài chính công là các thuộc tính khách quan vốn có, là khả năng bên trong thể hiện tác

dụng của XH của tài chính.Tài chính nói chung có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tài

chính công là 1 bộ phận cấu thành quan trọng của tài chính, có nét đặc thù là gắn với thu nhập và chi tiêu của Chính phủ. Do đó, các chức năng của tài chính công cũng xuất phát từ hai chức năng của tài chính, đồng thời có mở rộng thêm căn cứ vào nét đặc thù của tài chính công. Có thể nêu lên ba chức năng của tài chính công là tạo lập vốn, phân phối lại và phân bổ, giám đốc và điều chỉnh.2.1. Chức năng tạo lập vốnTrong nền kinh tế thị trường, vốn tiền tệ là điều kiện và tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế-XH. Thực ra, chức năng tạo lập vốn là 1 khâu tất yếu của quá trình phân phối, nên khi nói về chức năng của tài chính nói chung, người ta thường ko tách riêng ra thành 1 chức năng. Tuy nhiên, đối với tài chính công, vấn đề tạo lập vốn có sự khác biệt với tạo lập của các khâu tài chính khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phân phối, vì vậy, có thể tách ra thành 1chức năng riêng biệt.Chủ thể của quá trình tạo lập vốn là NN. Đối tượng của quá trình này là các nguồn tài chính trong XH do NN tham gia điều tiết. Đặc thù của chức năng tạo lập vốn của tài chính công là quá trình này gắn với quyền lực chính trị của NN. NN sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ tiền tệ của mình thông qua việc thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh tế XH.2.2. Chức năng phân phối lại và phân bổ

Chủ thể phân phối và phân bổ là NN với tư cách là người nắm giữ quyền lực chính trị. Đối tượng phân phối và phân bổ là các nguồn tài chính công tập trung trong NSNN và các quỹ tiền tệ khác của NN, cũng như thu nhập của các pháp nhân và thể nhân trong XH mà NN tham gia điều tiết.

Thông qua chức năng phân phối, tài chính công thực hiện sự phân chia nguồn lực tài chính công giữa các chủ thể thuộc NN, các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế với NN trong việc thực hiện các chức năng vốn có của NN, chức năng phân phối của tài chính công nhằm mục tiêu công bằng XH. Tài chính công, đặc biệt NSNN, được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh thu nhập của các chủ thể trong XH thông qua thuế và chi tiêu công.

Cùng với phân phối, tài chính công còn thực hiện chức năng phân bổ. Thông qua chức năng này, các nguồn nhân lực tài chính công được phân bổ 1 cách có chủ đích theo ý chí của NN nhằm thực hiện sự can thiệp của NN vào các hoạt động kinh tế-XH. Trong điều kiện chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của NN, chức năng phân bổ của tài chính công được vận dụng có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt hiệu quả phân bổ cao.

2.3. Chức năng giám đốc và điều chỉnh.Với tư cách là 1 công cụ quản lý trong tay NN, NN vận dụng chức năng giám đốc và điều chỉnh của tài

chính công để kiểm tra bằng tiền đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính công và điều chỉnh quá trình đó theo các mục tiêu mà NN đề ra. Chủ thể của quá trình giám đốc và điều chỉnh là NN. Đối tượng của sự giám sát đốc và điều chỉnh là quá trình vận động của các nguồn tài chính công tròn sự hình thành vừa sử dụng các quỹ tiền tệ.

Giám đốc bằng đồng tiền là vai trò khách quan của tài chính nói chung. Tài chính công cũng thực hiện sự giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi sự vận động cả các nguồn tài chính công, thông qua đó biểu hiện các hoạt động của các chủ thể thuộc NN. Còn chức năng điều chỉnh của tài chính công được thực hiện trên cơ sở các kết quả của giám đốc, là sự tác động có ý chí của NN nhằm điều chỉnh các bất hợp lý trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công.

3. Quản lý tài chính công3.1. Khái niệm quản lý tài chính công.Quản lý nói chung được quan niệm như 1 quy trình mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng

các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu đã định.

Trong hoạt động quản lý, các nội dung về chủ thể quản lý, đối tượng lquản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn.

Quản lý tài chính công là 1 nội dung của quản lý tài chính và 1 mặt XH nói chung, do đó trong quản lý tài chính công, các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ.

Trong hoạt động tài chính công chủ thể quản lý tài chính công là NN hoặc các cơ quan được NN giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan NN.

58

Page 59: Kien thuc chung   full

Đối tượng của quản lý tài chính công là các hoạt động tài chính công. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt dộng thu chi bằng tiền của NN; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cộng điểm ra trong bộ phận cấu thành của tài chính công, đó cũng là nội dung chủ yếu của quản lý tài chính công.

Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau.

Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính công theo nhữn khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó.

Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính công muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ 1 cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.

Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động tài chính công.

Các công cụ quản lý tài chính công bao gồm:Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính công được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động

tài chính công được xem như 1 loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.Trong quản lý tài chính công, các công cụ pháp luật được sử dụng để thể hiện dưới dạng cụ thể là

chính sách, cơ chế quản lý tài chính, mục lục NSNN (NSNN)Cùng với pháp luật, hàng loạt các công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý tài chính công

như: Các chính sách kinh tế tài chính; kiểm tra, thanh tra giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính công…

Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm 1 mục đích là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Từ những phân tích kể trên, có thể có khái niệm tổng quát về quản lý tài chính công như sau:Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thểquản lý tài chính công thông qua việcc sử dụng

có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tcs động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chưcss, đièu hành và kiểm soát hoạt động thu chi của NN nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của NN có hiệu quả nhất.

3.2. Nguyên tắc quản lý tài chính công.Hoạt dộng quản lý tài chính ông được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:.- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính công.

Điều này được thể hiện ở quản lý NSNN, quản lý quỹ tài chính NN và quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của XH, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.

-Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính công. Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và XH. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công cộng, NN luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đông. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng là thước đo quan trọng để NN cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết định liên quan đến chi tiêu công. Hiệu quả về XH là tiêu thức rất cần quan tâm trong quản lý tài chính công. Mặc dù rất khó định lượng, song những lợi ích của XH luôn được đề cập, cân nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công. Hiệu quả XH và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành 1 quyết định, hay 1 chính sách chi tiêu ngân sách.

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp luật là nguyên tắc ko thể thiếu trong quản lý tài chính công. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ theo 1 quy định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiẻm tra thanh tra, thanh quyết toán, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu công,.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực tài chính công, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo cho việc quản lý nguồn tài chính công được thực hiện thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể

59

Page 60: Kien thuc chung   full

giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của những khoản thu, chi tiêu công.

4. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công4.1. Cải cách tài chính công trong xu thế cải cách hành chính

Cải cách hành chính NN là 1 quá trình chuyển đổi từ nền hành chính theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang nền hành chính của cơ chế thị trường định hướng XHCN. Quá trình chuyển đổi đó nhằm hình thành và xây dựng 1 nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của NN pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ CBCC có đạo đức, phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phục vụ nhân dân.

Ở nước ta, công cuộc cải cách hành chính bắt đầu được triển khai từ khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ XX, với sự ra đời của Nghị quyết 38/CP ngày 4-5-1994 của Chính phủ về cải cách 1 bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII, tháng 1-1995 đã đặt cải cách hành chính thành 1 nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện ở đất nước ta và xác định cải cách hành chính là trọng tâm của công cuộc xây dựng và kiện toàn NN Cộng hòa XHCN VN.

Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, thực tế đã cho thấy, chúng ta chỉ có thể thực hiện cải cách hành chính thành công khi tiến hành đồng thời với việc cải cách hành chính công. Thông qua hoạt động thu- chi bằng tiền của NN, tài chính công phản ánh các mối quan hệ giữa NN , tài chính công phản ánh các mối quan hệ giữa NN với các chủ thể kinh tế- XH khác trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của NN nhằm thực hiện đúng các chức năng vốn có của mình. Hiệu quả của quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực của bộ máy NN, vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan trong bộ máy này. Từ nhận thức đó, cải cách tài chính công trở thành 1 nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.

Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với tài chính công được thể hiện:- Việc thực thi hoạt động của bộ máy NN gắn liền với cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đó.- Việc phân cấp quản lý hành chính phải tương ứng với sự phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp

quản lý tài chính công để đảm bảo kinh phí cho hoạt động có hiệu quả ở mỗi cấp.- Bản thân mỗi cấp chính quyền trong bộ máy hành chính đều có trách nhiệm và quyền hạn nhất định

trong quản lý tài chính công ở phạm vi của mình.- Các thể chế về quản lý tài chính công có tác dụng chi phối hoạt động của các cơ quan NN theo

mong muốn của NN.- Quy mô và cơ chế chi tiêu tài chính công, đặc biệt là để trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức

trong bộ máy NN, có tác động quan trọng đến việ phát huy năng lực của đội ngũ trong công việc đó.- NN thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối với hoạt động của các cơ quan hành chính NN.4.2. Nội dung của cải cách tài chính côngCải cách tài chính công là 1 trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính NN

giai đoạn 2001-2010. Tuy nhiên, cải cách tài chính công là vấn đề nhạy cảm, luôn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức cả từ phía khách quan và nội tại, vì vậy, quá trình cải cách tài chính công cần phải được quan tâm thực hiện 1 cách thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, từng năm với những biện pháp cụ thể.

Nội dung của cải cách tài chính công bao gồm:Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, đảm bảo tính thống nhất của hệ

thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách TW; đồng thời phát huy tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo và trách nhiệm của địa phương cũng như các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.

Thứ hai, đảm bảo quyền quyết định ngân sách địa phương của HĐND các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc của địa phương; quyền quyết định của các Sở, Bộ, Ban, Ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

Thứ ba, trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chỉ tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho cơ quan sử dụng ngân sách.

60

Page 61: Kien thuc chung   full

Thứ tư, đổi mới cơ bản chế độ tài chính đối với khu vực dịch vụ công.- Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công. NN có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn

hóa của nhân dân, nhưng ko phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ đều do cơ quan NN trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà NN phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần phải chuyển để các tổ chức XH đảm nhiệm. NN có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức XH và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính NN.

- Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu... trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ NSNN và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.

Thứ năm, thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi 1 số cơ chế tài chính mới, như sau:- Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện.- Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nghề, đại

học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các thành phố, khu công nghiệp; khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này.

- Thực hiện 1 số cơ chế khoán, 1 số loại dịch vụ công cộng, như: vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanh, công viên, nước phục vụ nông nghiệp...

- Thực hiện cơ chế hợp đồng 1 số dịch vụ công trong cơ quan hành chính.Thứ sáu, đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng

cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hnàh chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai.

Những nội dung cải cách tài chính công được trình bày ở trên có tác động trực tiếo đến hoạt động của bộ máy hành chính NN, làm tăng tính tự chủ của các đơn vị gắn với sự chủ động về tài chính; tạo ra cơ chế tài chính khuyến khích các đơn vị chi tiêu có hiệu quả, hướng vào kết quả đầu ra và tiết kiệm ngân sách, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động. Đó chính là những động lực thúc đẩy các cơ quan trong bộ máy NN đổi mới về tổ chức, phương hướng hoạt động và nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC, làm cho bộ máy NN hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.II. Quản lý NSNN1. Khái niệm NSNN

Luật NSNN năm 2002 đã định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN đã được cơ qua có thẩm quyền của NN quyết định và thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN”.

Định nghĩa của Luật ngân sách năm 2002 vừa phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách, quá trình chấp hành ngân sách đồng thời thể hiện được tính pháp lý của ngân sách, thể hiện quyền chủ sở hữu NSNN; thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của NSNN.

Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa NN với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN, phát sinh khi NN tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài nguyên chính quốc gia.

Dưới giác độ pháp lý, SN được luật hóa cả hình thức lẫn nội dung; trình tự và biện pháp thu, chi NSNN là sự thể hiện quyền lực NN trong lĩnh vực ngân sách.

Dưới giác độ chuyên môn, nghiệp vụ, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN được dự toán và thực hiện trong 1 năm, theo quy trình bao gồm cả khâu dự toán (kể cả khâu chuẩn bị, thảo luận, quyết định phê chuẩn) chấp hành quyết toán NSNN.

Dưới giác độ quản lý vĩ mô, NSNN là 1 công cụ sắc bén nhất để NN thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình tác động vào nền kinh tế.

2. Vai trò của NSNN 3. Những nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN

4. Cơ cấu NSNN4.1. Thu NSNN

Thu NSNN là quá trình NN sử dụng quyền lực để huy động 1 bộ phận giá trị của cải XH hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN.

61

Page 62: Kien thuc chung   full

Thu NSNN bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí còn có các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của NN; các khoản đóng góp của các tổ chức và các cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Để cung cấp thông tin 1 cách có hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảo trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại các khoản thu theo những tiêu thức nhất định là việc hết sức qua trọng. Hiện nay, trong quản lý ngân sách thường dùng hai cách phân loại theo phạm vị phát sinh và theo nội dung kinh tế.

Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia thành: thu trong nước và thu ngoài nước.

Thu trong nước là các khoản thu phát sinh tại VN. Khoản thu này bao gồm: thu từ các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…), thu từ các khoản thu lệ phí, phí, tiền thu hồi vốn ngân sách, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi); thu từ vốn góp cho NN, thu sự nghiệp, thu tiền bán nhà và cho thuê đất thuộc sở hữu NN…

Thu ngoài nước là các khoản thu phát sinh ko tại VN, bao gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ ko hoang lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ước ngoài cho Chính phủ Viêt Nam.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN, thì các khoản vay nợ trong nước, ngoài nước như ban hành trái phiếu chính phủ, vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và đầu tư phát triển rất quan trọng.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta bao gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật, như: tiền thu hồi vốn của NN tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của NN (cả gốc và lãi), thu nhập từ góp vốn của NN vào các cơ sở kinh tế...; thu từ các hoạt động sự nghiệp: tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích, tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, thu từ bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu NN; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các khoản viện trợ ko hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ VN, các cấp chính quyền và các cơ quan đơn vị NN; Thu từ quỹ dự trữ tài chính; Thu kết dư ngân sách; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản di sản của NN được hưởng, các khoản phạt, tịch thu; Thu hồi dự trữ NN, thu chênh lệch giá, phụ thu, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách năm trước chuyển sang.

4.2. Chi NSNNChi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc

thực hiện các nhiệm vụ của NN trong từng thời kỳ.Về thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các

nhiệm vụ của NN. Cho nên, việc chi NSNN có những đặc điểm sau:Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, XH mà NN phải đảm nhận. Mức độ

và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của NN trong từng thời kỳ.Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện

cả về kinh tế, XH, chính trị và ngoại giao.Thứ ba, các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính ko hoàn trả tực tiếp.Thứ tư, chi NSNN thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, XH, tạo việc làm mới, thu nhập, giá

cả và lạm phát...Phân loại chỉ có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quá trình hoạch định chính sách và phân bổ

ngân sách giữa các lĩnh vực; đảm bảo trách nhiệm của cơ quan NN trong quản lý ngân sách. Tùy thuộc vào các mục tiêu khác nhau mà chi ngân sách có nhiều cách phân loại.

Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân. Đây là cách phân loại dựa vào chức năng của Chính phủ đối với nền kinh tế XH thể hiện qua 20 ngành kinh tế quốc dân như: nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy lợi; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng; khách sạn, nhà hàng và du lịch; giao thông vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; khoa học và công nghệ; QLNN và an ninh quốc phòng; giáo dục và đào tạo; y tế và các hoạt động XH; hoạt động và văn hóa thể thao...

Phân loại theo nội dung kinh tế của các khoản chi. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản chi và được chia thành chi thường xuyên, chi đầu tư cho phát triển và chi khác.

Chi thường xuyên là khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới 1 năm. Nhìn chung đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng QLNN và điều hành XH 1 cách thường xuyên của NN như: quốc phòng, anh ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng cộng sản VN.

62

Page 63: Kien thuc chung   full

Chi đầu tư phát triển: là những khoản có thời hạn tác động dài, thường trên 1 năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước. Chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- XH; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp NN, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của NN; chi hỗ trợ tài chính; chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án NN, chi bổ sung dự trữ NN; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi khác: bao gồm những khoản chi còn lại ko được xếp vào hai nhóm chi kể trên, bao gồm như: chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trợ; chi cho vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung cho NSNN cấp dưới; chi chuyển nguồn cho ngân sách cấp năm trước cho ngân sách cấp năm sau.

Phân loại theo tổ chức hành chính. Phân loại theo tổ chức bộ máy hành chính NN là cần thiết để xác định rõ trách nhiệm quản lý chi tiêu công cộng cho từng ngành, cơ quan, đơn vị và cũng cần thiết cho quản lý thực hiện ngân sách hàng ngày, ví dụ như: giao dịch thu chi quan kho bạc NN. Theo cách phân loại này, chi ngân sách được phân loại theo các Bộ, Cục, Sở, Ban hoặc các cơ quan hưởng thụ kinh phí NSNN theo cấp quản lý: TW, tỉnh, huyện hay xã.

5. Quản lý chi trình NSNN1 trong những điểm khác biệt của quản lý NSNN so với các khu vực khác như doanh nghiệp hay hộ

gia đình là quản lý theo năm ngân sách (còn gọi là năm tài chính hay năm tài khóa).Năm ngân sách được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu chi NSNN được thực hiện. Ở các

nước thì thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách là khác nhau. Ví dụ: ở Mỹ và Thái Lan, năm ngân sách là khác nhau, năm ngân sách bắt đầu từ 1-10 đến 30-9 năm sau; ở Nhật, năm ngân sách bắt đầu từ 1-4 đến 31-3 năm sau; ở VN, Malaysia, Hàn Quốc, năm ngân sách trùng khớp với năm dương lịch.

Hoạt động NSNN có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thành chu trình ngân sách. Chu trình ngân sách bao gồm: dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách.

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của 1 năm ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang năm ngân sách mới.

Như vậy, chu trình ngân sách có độ dài hơn năm ngân sách.Xét về mặt nội dung, trong 1 năm ngân sách cũng đồng thời diễn ra cả ba khâu: quyết toán năm

trước, chấp hành ngân sách, dự toán năm sau.5.1. Lập dự toán ngân sácha) Mục tiêu của lập dự toán NSNNLập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu

trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong 1 năm ngân sách (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngân sách là chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các chính sách của NN. Vì vậy, cần có cơ chế cho việc hình thành các chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trọng.

Quá trình lập dự toán ngân sách nhằm mục tiêu sau:Trên cơ sở nguồn lực của NN là có hạn, cần bảo đảm rằng, NSNN đáp ứng được việc thực hiện các

chính sách kinh tế XH.Phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách ưu tiên của NN trong từng thời kỳ.Tạo điều kiện cho việc quản lý thu, chi trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán

NSNN.b, Phương pháp lập dự toánKhuôn khổ kinh tế vĩ mô là điểm khởi đầu của việc lập dự toán ngân sách. Việc lập dự toán ngân

sách trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, dựa trên các giả định thực tế, ko tính quá cao các chỉ tiêu về thu ngân sách, ngược lại ko tính quá thấp các khoản chi tiêu bắt buộc là hết sức quan trọng để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ngân sách.

Lập ngân sách hàng năm thường được tổ chức thực hiện như sau:- Cách tiếp cận từ trên xuống, bao gồm: Xác định tổng các nguồn lực có sẵn cho chi tiêu công cộng

trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; Chuẩn bị thông tư hướng dẫn lập ngân sách; Hình thành sổ kiểm tra về thu, chi cho các Bộ, các địa phương, đơn vị phù hợp với chính sách ưu tiên của NN...; Thông báo số kiểm tra cho các Bộ, các địa phương, đơn vị.

63

Page 64: Kien thuc chung   full

- Cách tiếp cận từ dưới lên, bao gồm: Các Bộ, các địa phương, đơn vị đề xuất ngân sách của mình trên cơ sở các hướng dẫn ở trên.

- Trao đổi, đàm phán, thương lượng: Đàm phán ngân sách giữa các Bộ, đơn vị với cơ quan tài chính là quá trình rất quan trọng để xác định dự toán ngân sách cuối cùng trình lên cơ quan lập pháp, trên cơ sở đạt được sự nhất quán giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có.

c, Căn cứ lập dự toán NSNNĐể dự toán NSNN thật sự trở thành công cụ hữu ích trong điều hành ngân sách, lập dự toán NSNN

phải căn cứ vào các nhân tố chủ yếu sau:- Nhiệm vụ phát triển kinh tế- XH và đảm bảo anh ninh quốc phòng nói chung và nhiệm vụ cụ thể

của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác ở TW và các cơ quan khác ở địa phương.- Căn cứ vào phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN.- Chính sách chế độ thu ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho

ngân sách cấp dưới (cho năm tiếp theo của thời kỳ ổn định); chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế XH và dự toán ngân

sách. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch-đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- XH, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN và văn bản hướng dẫn của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã.

- Số kiểm tra về dự toán thu chi NSNN- Tình hình thực hiện NSNN của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.5.2. Chấp hành ngân sáchChấp hành ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách. Đó chính là quá trình sử dụng tổng hợp

các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực.

a, Mục tiêu của việc chấp hành NSNNBiến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ

đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế XH của NN.Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tài chính.Đối với quản lý NSNN, chấp hành NSNN là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến 1 chu trình

ngân sách.b, Nội dung tổ chức chấp hành ngân sáchTổ chức chấp hành NSNN bao gồm tổ chức thu NSNN và tổ chức chi NSNN.- Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu

lập dự toán ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước. Cơ quan thu bao gồm: Cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được NN giao nhiệm vụ ngân sách.

Về nguyên tắc, toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào KBNN, trừ 1 số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào KBNN theo quy định.

- Tổ chức chi NSNN. Giai đoạn này gồm các khâu:+ Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Các đơn vị dự toán cấp I sau khi nhận được dự toán của

cấp trên giao, tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Dự toán chi ngân sách bao gồm dự toán chi thường xuyên và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Lập nhu cầu chi quý: Trên cơ sở dự toán năm được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia tháng) chi tiết theo các nhóm chi gửi KBNN và cơ quan tài chính cuối quý trước để phối hợp thực hiện chi trả cho đơn vị.

- Cơ chế kiểm soát NSNN trong quá trình chấp hành ngân sách.Luật NSNN quy định chỉ có cơ quan thu thuế và các cơ quan được NN giao nhiệm vụ mới được

phép thu NSNN. Toàn bộ các khoản thu NSNN phải nộp vào kho bạc, hạn chế mức thấp nhất qua người trung gian.

Luật NSNN quy định chi chỉ thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: đã có trong dự toán; đúng chế độ tiêu chuẩn; được thủ trưởng đơn vị quyết định chi.

5.3. Quyết toán ngân sácha, Mục đích, ý nghĩaQuyết toán NSNN là khâu cuối cùng của 1 chu trình ngân sách. Mục đích là nhằm đánh giá toàn bộ

kết quả hoạt động của thu, chi NSNN, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm.b, Phương pháp

64

Page 65: Kien thuc chung   full

Lập quyết toán NSNN thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên.6. Phân cấp quản lý NSNN6.1. Khái niệmPhân cấp quản lý NSNN là quá trình NN TW phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định

cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý NSNN.Phân cấp quản lý ngân sách giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền NN TW và chính quyền địa

phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN trong 3 nội dung sau: quan hệ về mặt chế độ chính sách; quan hệ vật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; quan hệ về mặt quản lý chu trình ngân sách.

Theo Luật NSNN 2002, điều 4: “NSNN bao gồm ngân sách TW, ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND”. Như vậy, hệ thống NSNN bao gồm:

- Ngân sách TW- Ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc TW)- Ngân sách huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)- Ngân sách xã (phường)Việc tổ chức NSNN thành nhiều cấp là 1 tất yếu khách quan, nó phụ thuộc vào cơ chế phân cấp quản

lý hành chính.- Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ và cần được đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định.- Mặt khác, mỗi cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở từng vùng, từng khu vực có

những yêu cầu, mục tiêu đặc thù riêng phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình trạng kinh tế, chính trị, XH của khu vực đó. Do đó, sẽ là ko hiệu quả nếu đánh đồng các nội dung NSNN cho từng cấp và cho từng khu vực.

Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động NSNN với những hoạt động kinh tế XH cụ thể, theo đặc điểm của từng cấp và theo đặc điểm của từng khu vực.

6.2. Nội dung phân cấp quản lý NSNNa, Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chế độ chính sáchVề cơ bản, NN TW vẫn giữ vai trò quyết định các loại như thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ,

tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước.Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế ở

địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. HĐND cấp tỉnh cũng quyết định 1 số chế độ thu gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính NN của chính quyền địa phương và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

b, Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chiTrong Luật ngân sách quy định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách TW và ngân sách

địa phương được ổn định từ 3 đến 5 năm. Bao gồm các khoản thu mà từng cấp được hưởng 100%; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cũng như nhiệm vụ chi của từng cấp trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc phân cấp.

Ngân sách TW hưởng các khoản thu tập trung quan trọng ko gắn trực tiếp với công tác quản lý của địa phương như: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu từ dầu thô... hoặc ko đủ căn cứ chính xác để phân chia như: thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành.

NSNN TW chi cho các hoạt động có tính chất đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương như: thuế nhà, thuế đất, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Chi ngân sách địa phương chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế- XH, quốc phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý.

Đảm bảo nguồn lực cho chính quyền cơ sở cũng được luật hết sức quan tâm. Luật NSNN quy định các nguồn thu về nhà đất phải phân cấp ko dưới 70% cho ngân sách xã, đối với lệ phí trước bạ thì cần phải phân cấp ko dưới 50% cho ngân sách các thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

c, Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNNMặc dù, ngân sách VN vẫn nằm trong tình trạng ngân sách lồng ghép giữa các cấp chính quyền

trong chu trình ngân sách, nhưng quyền hạn, trách nhiệm HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách được tăng lên đáng kể.

Bên cạnh các quyền về quản lý ngân sách có tính chất truyền thống, HĐND còn có nhiệm vụ:

65

Page 66: Kien thuc chung   full

Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương.Quyết định tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách

địa phương ko được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách TW với ngân sách địa phương và các khoản thu có phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.

Ngoài ra, việc tổ chức lập ngân sách ở các địa phương được phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định cụ thể cho từng cấp địa phương. Thảo luậ về dự toán đối với cơ quan tài chính chỉ thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo chỉ tiến hành khi địa phương có đề nghị.

Ngân sách TW và ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- XH của NN.

NSTƯ giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ cho các địa phương chưa cân đối được thu, chi.

- Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý NSTƯ.

- NSTƯ chi phối và quản lý các khoản thi, chi lớn trong nền kinh tế và XH.Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu, bảo đảm chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được

giao, tăng cường năng lực cho ngân sách cấp cơ sở.Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo. Nếu cơ quan cấp trên uỷ quyền

cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên xuống cơ quan cấp dưới.

Thực hiện phân chia theo tỷ lệ % đối với các khoản thu phân chưa giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới, để đảm bảo thực hiện công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương. Tỷ lệ % được ổn định từ 3- 5 năm. Thời gian này được gọi là thời kỳ ổn định ngân sách.

III. Quản lý tài chính chi tiêu công theo kết quả đầu ra1. Nội dung cơ bản quản lý chi tiêu công1.1. Khái niệm, vai trò của chi tiêu công Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn

vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ của Chính phủ. Ngoài các khoản chi của các quỹ ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của Chính phủ được Quốc hội thông qua. Chi tiêu công phản ánh giá trị các hàng hoá mà Chính phủ mua vào để đó cung cấp các loại hàng hoá công cho XH nhằm thực hiện các chức năng của NN .

Trong nền kinh tế hiện đại, các khoản chi tiêu công ko mất đi mà nó lại tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế, trong đó NN đóng vai trò trung tâm trong quá trình này. Thông qua các khoản chi tiêu công, NN cung cấp cho XH những hàng hoá mà khu vực tư ko có khả năng cung ứng, hoặc cung ứng ko có hiệu quả mà nguồn từ các khoản thu nhập XH như thuế, phí, lệ phí. Như vậy, NN thực hiện tái phân phối thu nhập XH công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng và bền vững.

a) Đặc điểm của chi tiêu công - Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay các quốc gia. Điều này

xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế XH của NN và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó, NN cung cấp 1 lượng hàng hoá khổng lồ cho nền kinh tế.

- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy NN và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, XH mà NN thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền NN các cấp đảm nhiệm theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý NSNN và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý , phát triển kinh tế - XH . Các cấp của cơ quan quyền lực NN là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, XH của đất nước.

- Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN . Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như chi lương cho đội ngũ CBCC, chi hàng hoá, dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của dân cư…

- Chi tiêu công mang tính chất ko hoàn trả hay hoàn trả ko trực tiếp và thể hiện ở chỗ ko phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công.

b) Vai trò của chi tiêu công đối với nền kinh tế được biểu hiện qua những nội dung sau:

66

Page 67: Kien thuc chung   full

- Chi tiêu công công vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc NN tạo ra các hàng hoá công tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống của dân chúng và góp phần điều chỉnh nền kinh tế theo những mong muốn của NN.

- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế . Chi tiêu công hình thành nên 1 thị trường đặc biệt. Chính phủ tiêu thụ 1 khối lượng hàng hoá khổng lổ đã làm cho tổng cầu của nền kinh tế được gia tăng 1 cách đáng kể. Tổng cầu nền kinh tế tăng làm nâng cao khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất hơn nữa. Như vậy, thị trường của Chính phủ lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng của Chính phủ nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hoá khi bị mất cân đối bằng các tác động vào quan hệ cung cầu thông qua tăng hay giảm mức độ chi tiêu công của thị trường này.

- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập XH giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng XH. NN sử dụng công cụ thay thuế và chi tiêu công để tái phân phối thu nhập XH, với công cụ thuế mang tính chất động viên nguồn thu cho NN thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp qua các chương trình phúc lợi XH .

1.2. Chiến lược quản lý chi tiêu công hiện đạiQuản lý chi tiêu công phản ánh hoạt động tổ chức, điều khiển và ra quyết định của NN đối với quá

trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của NN . Nói cách khác, chi tiêu công là 1 trong những thuộc tính vốn có khách quan của tài chính công, phản ánh sự phân phối nguồn lực tài chính của NN .

Trong quản lý chi tiêu công, NN là người trực tiếp tổ chức điều hành quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính công với mục tiêu là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Quản lý chi tiêu công có hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dịch vụ nhằm tăng trưởng nền kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Quản lý chi tiêu công gắn liền với quá trình lập NSNN, phản ánh về mặt tài chính các lựa chọn kinh tế và XH của NN .

Khi chuyển sang lập NSNN theo kết quả đầu ra, thì chính sách quản lý chi tiêu công của các nền kinh tế hiện đại đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược theo 3 cấp độ nhằm tạo ra 1 hệ thống ngân sách hoạt động có hiệu quả, đó là: kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ và sử dụng các nguồn lực dựa trên chiến lược ưu tiên; tính hiệu quả và hiệu lực của các chương trình cung cấp hàng hoá công.

Có thể nói, ba nội dung chiến lược trên là việc tái lập của 3 chức năng - kiểm soát nguồn lực, lên kế hoạch cho sự phân bổ nguồn lực và quản lý nguồn lực – mà vốn đã được định hướng trong cải cách quản lý chi tiêu công trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.

a) Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thểĐối với 1 nền kinh tế, nguồn lực tài chính cung ứng để thoả mãn nhu cầu là có hạn, nếu để chi tiêu

ngân sách gia tăng sẽ dẫn đến những hậu quả: Gia tăng gánh nợ của nền kinh tế trong tương lai; Gia tăng gánh nặng về thuế; Phá vỡ thế cấn bằng kinh tế, đó là cân bằng về tiết kiệm- đầu tư cân bằng cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế .

Vì vậy, cần thiết phải giữ kỷ luật tài chính tổng thể để ổn định kinh tế vĩ mô. Kỷ luật tài chính tổng thể trước hết yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu công phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP; tỷ suất thu / GDP; sự gia tăng chi hằng năm trong tổng GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP; mức độ thâm hụt cán cân thanh toán…Giới hạn tổng chi tiêu ngân sách phải được tăng cường trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và được duy trì , giữ vững ổn định trong dài hạn.Thứ đến, nó yêu cầu chi ngân sách phải được dùng thiết lập 1 cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần( từng khoản mục chi tiêu ngân sách).

Việc xây dựng 1 khuôn khổ tài chính luôn luôn là trách nhiệm của các cơ quan TW. Trần chi tiêu tài chính tổng thể nên đưa vào các cuộc thảo luận của Chính phủ để phân tích hợp lý của chính sách tài chính trong những năm ngân sách tiếp theo. Trong quá trình lập kế hoạch, mức trần có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn kinh tế XH, nhưng sự điều chỉnh được kiềm chế ở mức tối thiểu để đảm bảo tính minh bạch.

Sau khi trần chi tiêu tổng thể đã được cơ quan lập pháp phê duyệt, các cơ quan hành pháp phải tăng cường các biện pháp để thực thi va thường xuyên kiểm tra chi tiêu thực tế trong suốt quá trình chấp hành ngân sách nhằm phát hiện sớm những điểm gây áp lực đến mức trần chi tiêu tổng thể. 1 sự ràng buộc quan trọng nữa đối với những người hoạch định chính sách là yêu cầu họ phải tổng hợp tất cả các khoản chi tiêu thực tế vào dự toán ngân sách trong suốt quá trình chấp hành ngân sách và công khai khi kết thúc năm ngân sách. Tính toàn diện và minh bạch là những điều kiện cần thiết cho kỷ luật tài chính tổng thể hữu hiệu.

b, Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược

67

Page 68: Kien thuc chung   full

Sau khi đã xác định tính kỷ luật tài chính tổng thể, vấn đề quan trong trong quản lý chi tiêu công là làm thế nào để ưu tiên hóa những nhu cầu hay mục tiêu có tính cạnh tranh với nguồn lực tài chính khan hiếm. Nói khác đi, đối với 1 nền kinh tế, do nguồn lực tài chính là có giới hạn, cho nên chính phủ cần phải đánh đổi và lựa chọn giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển kinh tế XH. Thử thách ở đây là cấu trúc sắp xếp thể chế như thế nào để tạo ra động lực cho sự phân bổ nguồn lực theo các hướng ưu tiên chiến lược chặt chẽ và nâng cao chất lượng thông tin cần thiết để thực hiện điều đó có hiệu quả . Để tạo ra những thông tin đáng tin cậy và kịp thời, đòi hỏi phải có hệ thống kế toán và luật lệ hợp lý, hệ thống thông tin quản lý tài chính hoạt động hữu hiệu, cũng như năng lực kiểm soát và đánh giá của bộ máy hành pháp. Chức năng kiểm toán bên ngoài và sự độc lập của nó là yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp thể chế nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra và giám sát.

1 khi bộ phận hành pháp soạn, lập xong ngân sách, thì những giải pháp chọn lựa chính sách để thực hiện ngân sách phải được trình bày trước cơ quan lập pháp nhăm tăng tính giám sát và hiệu lực. Giám sát việc thực hiện chính sách trong suốt thời gian điều hành ngân sách là trách nhiệm của

mỗi Bộ, ngành.c, Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực.

Chiến lược này đòi hỏi NN phải cung cấp hàng hóa công với mức chi phí hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế XH cao nhất.

Để làm được điều này, đòi hỏi phải:-Người quản lý được trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt động của họ và nâng cao tính chịu

trách nhiệm của họ về kết quả.-Người quản lý có đủ năng lực và chủ động đề ra những giải pháp làm giảm chi phí hoạt động và

nâng cao khối lượng hoặc chất lượng đầu ra cung cấp cho XH.-Tạo ra những đòn bầy kinh tế khuyến khích người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt

động.Các thể chế cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công là:-Cần giới hạn chi phí hoạt động. Những người quản lý nên được trao quyền tự chủ rộng rãi trong việc

sử dụng nguồn lực tài chính. Thực hiện tốt chế độ khoán chi để người quản lý chủ động trong phân bổ nguồn lực và tạo động lực kích thích tiết kiệm chi phí và nânh cao kết quả hoạt động. Đồng thời, cần tăng cường chế độ khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của người quản lý.

-Thiết lập hệ thống thông tin minh bạch. Những thông tin tài chính về công việc thực hiện cần được công khai trong các bản báo cáo hằng năm và trong các tài liệu khác.

-Chuyển dần từ kiểm soát chi phí đầu vào sang kiểm soát các yếu tố đầu ra. Theo đó, cần chi tiết hóa các kết quả đầu ra. Những kết quả cần được chi tiết hóa trong ngân sách và trong các bản báo cáo tài chính có lien quan, qua đó tạo điầu kiện cho người quản lý thấy trước kết quả thực hiện và giúp cho Chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế.

-Phải tách bạch giữa người mua và người cung cấp. Đồng thời tăng cường vai trò kiểm soát của thị trường.

-Tăng cường kiểm soát bên trong và bên ngoài; tăng cường trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực.

2. Những nội dung cơ bản của lập ngân sách theo kết quả đầu ra2.1. Giới thiệu về lập ngân sách theo kết quả đầu ra.Trong quản lý chi tiêu công có các phương thức lập ngân sách, đó là phương thức lập ngân sách theo

khoản mục; lập ngân sách theo công việc thực hiện; lập ngân sách theo chương trình và lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

Đối với phương thức lập ngân sách theo khoản mục, chi tiêu ngân sách được khoản mục hóa. Những khoản mục này luôn được chi tiết và định rõ khoản chi tiêy cho từng tiểu mục chi. Với phương thức này các cơ quan, đơn vị phải chi tiêu theo đúng khoản mục quy định và cơ chế trách nhiệm giải trình tập trung vào các yếu tố đầu vào.

Lập ngân sách chi tiêu công theo khoản mục có điểm mạnh là tính đơn giản và khả năng kiểm soát chi tiêu bằng việc so sánh dễ dáng với các năm trước thông qua việc ghi chép chi tiết các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên phương thức này bộc lộ những điểm hạn chế như chỉ nhấn mạnh đến khâu lập ngân sách với các khoản chi tiêu có tính tuân thủ mà NN đưa ra; Sự phân phối nguồn lực tài chính ko trả lời được câu hỏi tại sao lại chi tiêu cho công việc đó; Ngân sách chỉ được lập trong thời gian ngắn hạn là 1 năm; ko chú trọng đúng mức đến tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ công.

68

Page 69: Kien thuc chung   full

Lập ngân sách chi tiêu công theo công việc thực hiện phân bổ nguồn lực theo những khối lượng hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc với chi phí bỏ ra. Lập ngân sách thực hiện cho phép ngân sách được xây dựng ko gia tăng them mà dựa vào khối lượng công việc được tiên đoán trước. Đây là phương thức thể hiện sự thay đổi từ quy trình lập ngân sách dựa vào kiểm soát chi tiêu đến việc lập ngân sách dựa trên cơ sở những quan tâm về hiệu quả quản lý. Tuy nhiên phương thức này cũng biểu hiện những hạn chế như nó ko chú trọng đúng mức đến những tác động hay ảnh hưởng dài hạn của chính sách. Mặt khác, lập ngân sách theo công việc thực hiện được thiết kế hướng vào thực hiện tất cả các mục tiêu trong khi nguồn lực có giới hạn cho nên nó đã ko quan tâm đúng mức đến tính hiệu lực của chi tiêu NSNN.

Lập ngân sách theo chương trình tập trung vào sự lựa chọn của ngân sách trong số các chính sách, chương trình có tính cạnh tranh. Lập ngân sách theo chương trình thiết lập 1 hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết chi phí chương trình với kết quả của những chương trình đầu tư công. Đây là phương thức lập ngân sách đòi hỏi các mục tiêu chương trình phải kéo dài hơn 1 năm ngân sách. Bên cạnh đó, lập ngân sách theo chương trình yêu cầu phải đo lường tính hiệu lực, nghĩa là đo lường đầu ra và tác động đến mục tiêu. Tuy nhiên lập ngân sách theo chương trình cũng bộc lộ những hạn chế như ko thể tạo ra chương trình cho tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện; lập ngân sách chương trình ko đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phân phối và những mục tiêu chiến lược cần ưu tiên; ko gắn kết được việc thiết lập chương trình công với kế hoạch chi tiêu thường xuyên để sử dụng nguồn lực tài chính công hiệu quả.

Lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công là 1 công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý chi tiêu công, tạo điều kệi để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được kết quả mong muốn. Lập ngân sách chi tiêu công theo kết quả đầu ra là phương thức lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển NN.

a, Đặc điểm của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra.-Ngân sách lập theo tính chất mở, công khai, minh bạch.-Các nguồn tài chính của NN được tổng hợp toàn bộ trong dự toán NSNN.-Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn.-Ngân sách được lập căn cứ theo nhu cầu thực tế, hướng tới người thụ hưởng và mục tiêu phát triển

kinh tế XH.-Ngân sách được hợp nhất giữa kế hoạch chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.-Ngân sách được lập dựa trên nguồn lực được tính trong thời gian trung hạn và do vậy cần có sự cam

kết chặt chẽ.-Việc phân bổ ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược.-Nhà quản lý được trao trách nhiệm hơn trong quản lý chi tiêu công.Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra có tầm quan trọng đặc biệt khi những quyết định về tài

chính được phân cấp từ TW đến địa phương. Nó tạo ra mối liên kết giữa các mục tiêu chính sách của Chính Phủ và việc khoán kinh phí từ trung ường cho các địa phương được phân cấp và các nguồn lực được sắp xếp thứ tự ưu tiên và sử dụng để cung cấp dịch vụ.Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra nhằm mục đích:- Tăng cường quản lý chiến lược và tập trung nâng cao hiệu quả của các cơ quan nhà nước ở TW và địa phương. Đặt ra những mục tiêu rõ rang và cụ thể, tạo điều kiện cho các cơ quan ở khu vực công đạt được mục tiêu của mình và thông qua 1 khung kế hoạch, quản lý và hoạt động rõ ràng.- Gắn các yếu tố đầu vào thuộc nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác với kết quả đầu ra dự kiến để đạt được mục tiêu và giúp cho việc phân bổ nguồn lực thể hiện được những ưu tiên. - Tập trung vào kết quả đầu ra chính và các ưu tiên chính hơn là thực hiện các hoạt động hoặc quy trình.

b, Vai trò của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công- Lập ngân sách theo kết quả đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực trong khu vực

công, nhằm thiết lập ba vấn đề trong quản lý chi tiêu công đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục ưu tiên chiến lược trong giới hạn nguồn lực cho phép; và nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa dịch vụ công.

- Lập ngân sách theo kết quả đầu ra đặt Chính phủ và các cơ quan vào vị trí để đảm bảo các đầu ra theo yêu cầu để đạt được tài trợ mà nó được xác định thông qua những mối liên hệ được miêu tả với các kết quả; các đầu ra theo yêu cầu được tài trợ ở những mức độ, khối lượng, giá cả, và chất lượng cụ thể; các đầu ra hướng tới mục tiêu và được cung cấp trong khuôn khổ thời gian yêu cầu.

69

Page 70: Kien thuc chung   full

- Lập ngân sách theo kết quả đầu ra tăng cường các nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

- Lập ngân sách theo kết quả theo kết quả đầu ra cho phép Chính phủ và các cơ quan đặt đúng quy trình thông tin cần thiết nhằm xác định những kết quả mong muốn, những gì nên được làm và những gì sẽ được làm ra; Kiểm tra được sự kiên quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trình chi tiêu công; Xác định được nguồn lực tài trợ cho các đầu ra ưu tiên để đạt được những kết quả mong muốn.

2.2. Vận dụng ngân sách theo kết quả đầu ra trong qúa trình quản lý tài chính tại cơ quan dự toán1 nguyên tắc để quản lý tốt hoạt động chi tiêu công là cần kết hợp chặt chẽ hai yếu tố thẩm quyền và

trách nhiệm. Để thực hiện cung cấp hàng hóa và dịch vụ công 1 cách nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị sử dụng ngân sách cần được giao quyền 1 cách rõ rang, được phân bổ các nguồn lực phù hợp và có trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trong những năm gần đậy, việc trao them thẩm quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sáh là 1 bước phát triển quan trọng trong quản lý chi tiêu công ở VN. Cùng với chương trình phân cấp quản lý từ chính quyền TW cho tới chính quyền địa phương và chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, Chính phủ giao ngày càng nhiều quyền chủ động ngân sách từ các cơ quan quản lý tài chính ở tất cả các cấp chính quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Việc giao quyền đó đang tiến hành song song những riêng biệt giữa cơ quan hành chính (Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005) và các đơn vị hành chính sự nghiệp (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006). Đây là cơ chế quản lý tài chính công dựa trên việc lập ngân sách theo kết quả đầu ra, tuy nhiên vẫn còn đang ở giai đoạn bắt đầu.

-Đánh giá những đặc điểm quan trọng của môi trường hoạt động. Đây là giai đoạn khởi đầu trong công tác lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Đơn vị phải tiến hành xác định và phân tích những khuynh hướng, mối liên hệ và các sự kiện bên trong mà đơn vị hoạt động. Đánh giá môi trường sẽ cung cấp những thông tin cơ bản từ đó lựa chọn và ưu tiên hóa các mục tiêu trong tiến trình soạn, lập ngân sách.

-Xác định các kết quả đầu ra cần đạt được. Đơn vị phải xác định nhữnh kết quả đầu ra phù hợp với nhiệm vụ và năng lực của mình. Đơn vị ko nên lựa chọn quá nhiều mục tiêu và kết quả vượt quá so với khả năng nguồn lực. Dựa trên những kết quả đã xác định, đơn vị lập kế hoạch phân bổ nguồn lực nhằm hướng vào thực hiện các đầu ra trong khoảng thời gian từ 3-5 năm.

-Lựa chọn các đầu ra tốt nhất để hướng vào việc đạt được các kết quả đã lựa chọn trong thời gian 3-5 năm. Đơn vị cần ưu tiên trên cơ sở dựa vào sự đánh giá tính hiệu quả và chi phí của mỗi đầu ra. Đầu ra va mối liên kết của nó sẽ tạo nên sự gắn kết giữa lập kế hoạch và quá trình soạn lập ngân sách thông qua các quyết định bên trong để làm thế nào với nguồn lực giới hạn thì có thể thực hiện kế hoạch hiệu quả nhất.

-Xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực hiện kế hoạch. Đơn vị nên đưa ra nhữnh ưu tiên để đánh giá đầu ra mà nó phản ánh lợi ích cũng như rủi ro có thể có đối với đơn vị.

-Đánh giá năng lực của đơn vị trong việc cung cấp các đầu ra nhằm đạt được kết quả lựa chọn. Đơn vị cần xác định rõ về các kết quả mong đợi, các đầu ra có thể cung cấp và năng lực của đơn vị mình.

Để lập ngân sách theo kết quả đầu ra thì vấn đề quan trọng là hệ thống báo cáo của đơn vị về tình hình sử dụng ngân sách như thế nào. Hệ thống báo cáo gồm: báo cáo kết quả, báo cáo đầu ra, báo cáo chi phí đầu ra.

Báo cáo kết quả giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa đầu ra và kết quả; xác định các kết quả phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả thống nhất với mục tiêu của NN hay ko; có phát sinh những kết quả ko mong đợi từ các đầu ra của đơn vị hay ko.

Báo cáo đầu ra gồm các nguồn tài liệu có liên quan đến các đầu ra để đạt được những kết quả dự kiến; cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở hoạt đọng của đơn vị để xác định trách nhiệm và quá trình cung ứng các đầu ra của đơn vị; danh mục của các hoạt động được tổng hợp thành mỗi đầu ra cho mục đích báo cáo ngân sách.

Báo cáo chi phí đầu ra cung cấp toàn bộ thông tin về chi phí; cung cấp cho nhà quản lý thông tin lựa chọn những người cung cấp đầu ra thay thế. Đây cũng là cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực.

CHƯƠNG 2- QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG

I. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ công1. Bản chất và phân loại dịch vụ côngDịch vụ công được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

70

Page 71: Kien thuc chung   full

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà NN can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả, công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án, … cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.

Tuỳ theo quan niệm cũng như trình độ phát triển của từng nước mà phạm vi dịch vụ công ở mỗi nước có thể rộng, hẹp khác nhau. Việc sử dụng khái niệm dịch vụ công theo phạm vi rộng hẹp phải nhằm hướng tới các mục tiêu phù hợp. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khái niệm dịch vụ công được hiểu theo nghĩa hẹp bởi các lý do:

- Do yêu cầu tách biệt chức năng QLNN và chức năng phục vụ của NN để từ đó có thể đề ra biện pháp cải tiến thích hợp đối với từng loại hoạt động nói trên. Chức năng QLNN (trước đây thường được gọi là chức năng cai trị bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống kinh tế-XH thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát). Chức năng, phục vụ bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho XH, cho các tổ chức và công dân nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Việc thực hiện QLNN là do nhu cầu của bản thân bộ máy NN nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng XH. Còn việc cung ứng dịch vụ công lại do nhu cầu cụ thể của các tổ chức và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu của NN.

- Do càng ngày người ta càng chú trọng hơn đến chức năng phục vụ của NN. Trước đây, chúng ta thường nhấn mạnh chức năng cai trị hay chức năng QLNN. Song trên thực tế, do bản chất của mình, NN luôn phải tiến hành cung cấp công công 1 số hàng hoá phục vụ nhu cầu XH. Tuy nhiên, khi đó do nhận thức rằng, NN gắn liền với cai trị, có nghĩa là NN can thiệp, chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ công cộng dưới hình thức xin-cho.

Chức năng phục vụ chỉ được tách riêng ra và giữ 1 vị trí tương ứng với chức năng QLNN khi điều kiện kinh tế - XH trên thế giới và ở mỗi quốc gia có sự biến đổi lớn lao, xu thế dân chủ hoá và đòi hỏi của nhân dân đối với NN trong việc cung ứng dịch vụ công ngày càng cao hơn. NN ko còn là 1 quyền lực đứng trên cai trị nhân dân nữa, mà có trách nhiệm phục vụ nhân dân, thể hiện bằng hoạt động cung ứng dịch vụ công của NN cho các tổ chức và nhân dân.

Dịch vụ công có các đặc trưng cơ bản sau:Thứ nhất, đó là những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản

của các tổ chức và công dân.Thứ hai, do NN chịu trách nhiệm trước XH (trực tiếp cung ứng hoặc uỷ nhiệm việc cung ứng). Ngay

cả khi NN chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì NN vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này, khắc phục các khiểm khuyết của thị trường.

Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân.

Thứ tư, mục tiêu nhằm bảo đảm tính công bằng và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ.Có các cách phân loại dịch vụ công khác nhau căn cứ vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Căn cứ

vào tình chất của dịch vụ, người ta có thể phân ra thành các loại dịch vụ sau:- dịch vụ hành chính: là việc cấp các giấy phép, đăng ký, chứng thực, chứng nhận, cung cấp các thông

tin cần thiết của NN … do các cơ quan hành chính thực hiện.- Dịch vụ sự nghiệp công: bao gồm việc cung cấp các phúc lợi vật chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt của

toàn XH như xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, giao thông công cộng.- Dịch vụ pháp lý: bao gồm việc cung cấp các thông tin, tư vấn về các vấn đề giao dịch dân sự, mua

bán nhà cửa, đất đai, tài sản, tranh chấp nhân sự; các giao dịch về lao động đấu tranh phòng ngừa tội phạm…do các toà án, VKS, cơ quan điều tra, cơ quan cảnh sát, luật sư ….thực hiện.

- Dịch vụ công phục vụ sản xuất như các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp giống, thuỷ lợi, dự báo dịch bệnh, thông tin thị trường.

- Dịch vụ thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của NN : thu thuế nội địa, hải quan, thu phí.

-….Căn cứ vào tính chất phục vụ của dịch vụ công, có thể phân ra hai loại dịch vụ công khác nhau:- Loại thứ nhất là các hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu của đại đa số hay của cộng đồng,

bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Đây là loại dịch vụ phục vụ cho lợi ích của đa số, của cộng

71

Page 72: Kien thuc chung   full

động. Loại dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ công ích.

- Loại thứ hai bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu có tính hành chính – pháp lý của các tổ chức và công dân. Các dịch vụ này là các hoạt động xử lý các công việc cụ thể của các tổ chức và công dân theo quy định pháp luật. Chẳng hạn như việc cấp các loại giấy phép, các chứng nhận, xử lý vi phạm hành chính, dịch vụ tư vấn pháp luật…

2. Vai trò của NN trong cung ứng dịch vụ công Bàn tay vô hình của kinh tế thị trường ko phải bao giờ cũng thành công trong vận hành nền kinh tế.

Các thất bại của thị trường dẫn đến chỗ người ta thừa nhận sự can thiệp của NN – bàn tay hữu hình vào nền kinh tế là cần thiết. Sự can thiệp của NN được thể hiện qua việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc sản xuất và cung ứng các hàng hoá và dịch vụ công.

Thất bại của thị trường thể hiện rõ nét trong 4 trường hợp sau đây:- Hàng hoá công cộng thuần tuý là những hàng hoá và dịch vụ có hai đặc tính- tính ko cạnh tranh và

tính ko loại trừ. Tính ko cạnh tranh thể hiện ở chỗ tiêu dùng của mỗi cá nhân ko làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Tính ko loại trừ là việc 1 người tiêu dùng hàng hoá công cộng thuần tuý lại ko làm giảm khả năng tiêu dùng của người khác. Thị trường tư nhân ko muốn cung cấp các hàng hoá công thuần tuý gặp khó khăn lớn trong việc tạo doanh thu để bù đắp chi phí, nếu như ko nói là nhà cung cấp tư nhân ko có khả năng bắt người tiêu dùng phải trả tiền.

- Tác động ngoại ứng: Tác động ngoại ứng xuất hiện khi tác động của 1 giao dịch trên thị trường có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến người thứ ba, mà người này ko pải trả tiền ngân sách hay nhận được sự bù đắp. Ví dụ, như việc ô nhiễm môi trường- tác động ngoại ứng tiêu cực và giáo dục tiểu học có xu thế cung cấp các dịch vụ và hàng hoá có lợi nhuận mà ko quan tâm đến các tác động ngoại ứng gây ra do hoạt động của mình.

- Độc quyền thị trường: Tình trạng 1 số ít hãng thống trị, chi phối thị trường, hình thành nên thế lực độc quyền. Thất bại thị trường xuất hiện do ko có cạnh tranh dẫn đến tình huống các nhà độc quyền giới hạn việc cung ứng ở mức thấp tối ưu nhằm tăng giá và lợi nhuận.

- Thông tin ko hoàn hảo: Trên thị trường có thể xuất hiện trường hợp 1 bên nào đó tham gia thị trường mà lại ko có đủ các thông tin cần thiết. 1 ví dụ điển hình là dịch vụ chăm sóc y tế, khi người cung ứng biết nhiều hơn người tiêu dùng, và do vậy có thể dẫn đến việc tăng các nhu cầu giả tạo hoặc nhu cầu do người cung ứng tạo nên.

Các thất bại của thị trường nêu trên là cơ sở khách quan để NN can thiệp vào nền kinh tế.Sự can thiệp của NN vào nền kinh tế là nhằm hai mục tiêu:Thứ nhất, bảo đảm hiệu quả kinh tế . Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường ko

thể cung cấp các hàng hoá và dịch vụ ở mức hiệu quả XH . Khi đó, sự can thiệp của NN là cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế, cụ thể là:

- NN là người cung ứng các hàng hoá công cộng bằng cách sử dụng doanh thu có được từ sự đóng góp chung có tính bắt buộc (thuế, phí, lệ phí) để trang trải các chi phí về hàng hoá công cộng cho tất cả mọi người.

- Trong trường hợp ngoại ứng, sự can thiệp của Chính phủ buộc các bên tham gia giao dịch phải tính đến tác động của mình gây ra cho đổi tượng thứ ba, nhờ đó có thể điều chỉnh thị trường đạt tới mức tối ưu XH.

- Với tình trạng độc quyền, NN cần kiểm soát chặt chẽ thị trường để xoá bỏ các rào cản đối với việc gia nhập thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh có hiệu quả.

- Khi có thông tin ko hoàn hảo, sự can thiệp của NN sẽ giúp bổ sung thông tin cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của bên có lợi thế về thông tin để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ hai, bảo đảm công bằng XH . Cùng với các nguyên nhân về hiệu quả, NN còn can thiệp vì những lý do công bằng để đạt được kết quả mong muốn trong việc phân phối thu nhập hay dịch vụ. Việc NN trợ cấp các dịch vụ y tế xuất phát từ chỗ trong XH tồn tại sự ko bình đẳng về thu nhập. Những loại dịch vụ tư nhân có thể cung cấp, nhưng việc tư nhân cung cấp sẽ dẫn đế chỗ những người có thu nhập thấp ko có cơ hội sử dụng các dịch vụ này, chẳng hạn y tế, giáo dục, cung cấp điện, nước sinh hoạt…Khi đó, NN phải có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát thị trường tư nhân nhằm đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ đó được bình thường, phục vụ những nhu cầu cơ bản của con người.

Như vậy, NN có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả và công bằng trong hoạt động của nền kinh tế thị trường, thể hiện qua việc NN tổ chức cung ứng dịch vụ công nhằm đáp ứng các quyền và lợi ích cơ bản, thiết yếu của XH.

72

Page 73: Kien thuc chung   full

II. Tổ chức cung ứng dịch vụ công1. Các hình thức cung ứng dịch vụ côngMỗi cấp chính quyền có thể lựa chọn các cách thức khác nhau để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ 1

cách đầy đủ:Thứ nhất, trực tiếp cung ứng : Đối với 1 số hàng hoá hay dịch vụ, Chính phủ có thế thấy cần thiết phải

duy trì vị trí sở hữu, là người chủ cung ứng để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ đối với 1 số dịch vụ nhất định. Việc Chính phủ trực tiếp cung ứng dịch vụ được tiến hành thông qua:

- Các cơ quan trong bộ máy hành chính NN : các cơ quan này thực hiện cung ứng các dịch vụ hành chính công là những dịch vụ gắn với thẩm quyền hành chính pháp lý của NN.

- Các tổ chức công được uỷ thác hoặc giao quyền: bao gồm các tổ chức được NN uỷ quyền thực hiện 1 số nhiệm vụ nhất định về dịch vụ hành chính, hoặc các tổ chức công khác (tổ chức sự nghiệp) thực hiện các dịch vụ công như trường học, bệnh viện…

- Các doanh nghiệp NN hoạt động công ích: các doanh nghiệp cung ứng các kết cấu hạ tầng và dịch vụ công phục vụ sản xuất và đời sống khấc như điện, nước, thuỷ lợi, giao thông công cộng…

Thứ hai, ko trực tiếp cung ứng, mà cho phép tư nhân cung ứng các dịch vụ công nhất định. Chính phủ thực hiện sự can thiệp gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ đó nhằm đảm bảo các mục tiêu XH mà Chính phủ đề ra.

1.1 Điều chỉnh bằng quy địnhVề bản chất đây là phương án can thiệp nhẹ nhất và với chi phí thấp nhất, khi mà Chính phủ để việc

cung cấp dịch vụ này cho thị trường thực hiện, nhưng có đặt ra các quy định để quản lý các nhà cung ứng dịch vụ tư nhân. Chẳng hạn, đối với các tác động ngoại ứng, Chính phủ bằng cách làm cho các cá nhân có lợi từ các tác động ngoại ứng phải gánh chịu tất cả các chi phí, ví dụ: đánh thuế ô nhiễm đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ô nhiễm. Để hạn chế độc quyền, Chính phủ có thể didều tiết bằng chất lượng và giá cả. Trong trường hợp thong tin ko đầy đủ, Chính phủ điều chỉnh sự cân bằng giữa các đơn vị có nhiều thông tin và người có ít thông tin (thường là bảo vệ người tiêu dùng). Ví dụ: các quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn dược liệu, quy định về vệ sịnh và ngăn chặn hoả hoạn tại các nhà hàng, khách sạn…; quy định về tài chính - kế toán; quy định về dịch vụ giáo dục, y tế.

Chính phủ có thể sử dụng các quy chế để điều tiết và kiểm soát các doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công theo yêu cầu của NN. Chẳng hạn, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tư nhân cung ứng điện, nước… cho nhân dân, song sử dụng những quy chế bắt buộc đối với các doanh nghiệp này, như đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp điện cho những vùng xa xôi, hẻo lánh; điều tiết mức giá cung ứng điện và nước…

1.2. Cấp vốnChính phủ có thể lựa chọn việc cấp vốn để cung ứng mọi dịch vụ cụ thể đặc biệt nào đó. Trong trường

hợp cấp phát vốn, Chính phủ có thể lựa chọn việc này với nhiều cách khác nhau. Ví dụ như Chính phủ cấp phát vốn cho bên sản xuất hoặc người cung ứng, hay bằng cách cung ứng cho bên có nhu cầu qua việc cấp tiền đến tay người tiêu dùng và cho phép họ lựa chọn giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau. Cụ thể là:

- NN sử dụng biện pháp miễn giảm thuế hoặc trợ cấp cho những doanh nghiệp tư nhận nào cung ứng dịch vụ công cộng. Ở đây, NN dùng biện pháp miễn thuế hoặc trợ cấp với mục tiêu là 1 phần lợi ích này sẽ được chuyển lại người tiêu dùng qua mức giá thấp hơn. Để đảm bảo cung ứng 1 số dịch vụ công cộng cần thiết cho XH, như quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải, NN có thể trợ cấp cho các tổ chức tư nhân trong hoạt động này. NN có thể miễn thuế cho những doanh nghiệp tư nhân cung ứng nước sạch cho các vùng nông thông, hoặc phạt hay bắt đóng thuế cao đối với những doanh nghiệp nào gây tác hại cho XH như làm ô nhiễm ko khí, nguồn nước…

- NN trợ cấp cho những người tiêu dùng qua thuế hoặc trợ cấp trực tiếp. Ví dụ: NN trợ cấp bằng học bổng cho những sinh viên đang học đại học; trợ cấp miễn thuế cho các chương trình nghiên cứu cơ bản; trợ cấp cho bệnh nhân qua giá bán thuốc thấp ở các bệnh viện công…

1.3. Ký hợp đồng với tư nhânNN có thể dùng biện pháp ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân để mua lại các dịch vụ

và giữ quyền phân phối dịch vụ. NN cũng có thể ký hợp đòng với các doanh nghiệp tư nhân để doanh nghiệp tự cung ứng các dịch vụ theo các điều khoản nhất định.

Tất cả các hoạt đoọng cung ứng dịch vụ nói trên, dù được tiến hành dưới hình thức nào thì NN cũng là người chịu trách nhiệm trước XH về việc cung ứng chúng. Vì vậy, khác với các dịch vụ do tư nhân trực tiếp cung ứng và thu lời, các dịch vụ công cộng chịu ảnh hưởng quan trọng của NN trong việc thực thi, phân phối, chi phí, giá cả….

73

Page 74: Kien thuc chung   full

Mỗi hình thức cung ứng dịch vụ nói trên có những ưu điểm nhất định, nhưng cũng ko tránh khỏi 1 số hạn chế có thể phát sinh. Vấn đề ở đây ko phải là hình thức nào đúng hay sai mà là những điều kiện nào là phù hợp để áp dụng 1 hình thức nào đó.

2. Phân cấp cung ứng dịch vụ công Nếu xem xét hoạt động của NN bao gồm việc QLNN và việc cung ứng dịch vụ công, có thể thấy phân

chia hai chức năng này giữa các cấp được thể hiện trong mô hình sau:

Mô hình phân bổ chức năng trong bộ máy NN

Theo mô hình trên, việc thực hiện chức năng QLNN tập trung nhiều ở cấp quản lý cao hơn, trong khi đó chức năng cung ứng dịch vụ công lại càng xuống cấp dưới càng tăng lên. Trên thực tế, đa số các dịch vụ công phù hợp với các cấp địa phương, bao gồm cả giáo dục tiểu học, y tế công cộng, đường phố, cấp và thoát nước, phòng cứu hoả, công an và các dịch vụ vệ sinh khác. Hiệu quả kinh tế đã khẳng định ưu thế của việc chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho cấp chính quyền địa phương, nhằm làm cho dịch vụ đó gần với người dân hơn, đồng thời tăng trách nhiệm giải trình và tính năng động của chính quyền địa phương. Điều đó, cũng cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy NN ở địa phương sẽ phục vụ chủ yếu việc cung ứng dịch vụ công.

Việc xác định 1 dịch vụ công nào đó thuộc phạm vi cung ứng của TW hay địa phương căn cứ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, dịch vụ đó là có lợi chủ yếu cho quốc gia hay cho địa phương? Nếu như lợi ích này thuộc địa phương và ko có tác động lan truyền nào khác, thì việc cung ứng chúng có thể chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất. Về nguyên tắc, các dịch vụ cần được cung ứng bởi các đơn vị nhỏ nhất gắn trực tiếp với người hưởng lợi, để tăng hiệu quả phân bổ (bằng cách chuyển việc ra quyết định gần với những người dân bị tác động bởi quyết định này), để khuyến khích sự sáng tạo (bằng việc tăng số người ra quyết định) và làm tăng ý định đóng thuế của người nộp thuế (bởi vì các dịch vụ này phản ánh trực tiếp hơn sự lựa chọn của người dân).

Tuy nhiên, cần cân nhắc đến sự công bằng giữa các khu vực có thể khiến cho chính quyền TW vẫn duy trì vai trò của mình trong việc cung ứng các dịch vụ công có tính địa phương, ví dụ như giáo dục tiểu học, y tế cộng đồng và an sinh XH để đảm bảo tối thiểu việc cung ứng trong điều kiện địa phương. Chẳng hạn, chính quyền TW vẫn duy trì quyền quyết định về chương trình nội dung học tập, quyết định tỷ lệ ngân sách cho giáo dục, nhưng chuyển giao việc cung ứng trực tiếp dịch vụ giáo dục phổ thông cho chính quyền địa phương.

Thứ hai, dịch vụ công được cung ứng bằng nguồn tài chính địa phương. Việc chuyển giao việc ra quyết định và quyền quản lý cho các chính quyền địa phương được coi là phù hợp 1 khi các dịch vụ này được cấp phát tài chính từ các nguồn lực địa phương, và do vậy Chính phủ ko có lý do can thiệp vào các quyết định của địa phương. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, khi quy mô hiệu quả tối thiếu để cung cấp dịch vụ có thể vượt ra khỏi phạm vi của 1 cấp chính quyền địa phương thì việc cung ứng dịch vụ nào đó có thể giao cho cấp chính quyền cao hơn hoặc thành lập các tổ chức đặc thù để cung ứng dịch vụ cho 1 số địa phương. Chẳng hạn, việc cấp nước, cung cấp điện và tổ chức các trường trung học phổ thông sẽ kém hiệu quả nếu mỗi xã tự thực hiện, trong trường hợp đó có cấp huyện đứng ra tổ chức cung ứng chung các dịch vụ nói trên cho các xã trên địa bàn huyện mình.

74

Cung ứng DVC

Chức năng

QLNN

Cung ứng DVC

Page 75: Kien thuc chung   full

Việc cung ứng các dịch vụ công tại địa phương có thể từ các nguồn kinh phí sau:- Bằng nguồn kinh phí do địa phương tự bảo đảm từ các khoản thu độc lập của địa phương.- Bằng kinh phí do chính quyền TW chuyển giao: Chẳng hạn việc Chính phủ cấp kinh phí bổ sung có

mục tiêu, hoặc các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện tại địa phương. Chính quyền địa phương cũng có thể cung cấp dịch vụ bằng cách thu phí của người sử dụng.3. Định hướng đổi mới quản lý dịch vụ côngViệc đổi mới quản lý dịch vụ công trước hết phải đảm bảo tách hoạt động cung ứng dịch vụ công ra

khỏi các hoạt động QLNN. Ko thể kéo dài tình trạng cơ quan quản lý cấp trên can thiệp vào hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ công, áp đặt cơ chế hành chính lên hoạt động dịch vụ công, gây trở ngại cho cơ sở này. Đồng thời, việc cơ quan quản lý ko can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ công cũng xoá bỏ sự bao cấp của NN đối với các cơ sở này, làm cho các cơ sở này nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều thành phần.

Để có việc tổ chức cung ứng dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các tổ chức và công dân, cần định hướng đổi mới quản lý dịch vụ công theo kết quả. Quản lý dịch vụ công theo kết quả là cách thức quản lý trên cơ sở sử dụng hệ thống công cụ quản lý giúp cho nhà quản lý giám sát được quá trình cung ứng dịch vụ công, có đầy đủ thông tin để đề ra các quyết định quản lý nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Quản lý dịch vụ công theo kết quả bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:Thứ nhất, quản lý theo kế hoạch chiến lược. Hệ thống theo kết quả có tính chiến lược hỗ trợ các nhà

hoạch định chính sách và các nhà quản lý đảm bảo các hoạt động được tiến hành là để đạt được những mục tiêu dài hạn.

Hệ thống quản lý theo kết quả có tính chiến lược bao gồm các yếu tố:- Xác định các mục tiêu chính sách được thể hiện dưới dạng “tầm nhìn” của tương lai.- Xác định nguồn lực tài chính được phân bổ để đạt được những mục tiêu này.- Xác định các đầu ra cần thiết nhằm đạt mục tiêu.- Nguồn lực tài chính được phân bổ phù hợp để đạt được mỗi đầu ra.- Xác định các hoạt động theo thời gian và chi phí cần thiết để đạt được đầu ra.- Xác định các chỉ số đánh giá việc hoàn thành mỗi hoạt động.- Phân công trách nhiệm hoặc cá nhân từng đầu ra.- Xây dựng hệ thống theo dõi để giám sát việc hoàn thành những đầu ra..Hệ thống quản lý theo kết quả mang tính chiến lược cho phép lập kế hoạch các mục tiêu và đảm bảo

chúng được hoàn thành trong dài hạn.Thứ hai, quản lý chất lượng và hiệu quả dịch vụ công.Những công cụ được sử dụng phổ biến để quản lý chất lượng và hiệu quả dịch vụ công là:- Tổ chức lại những quy trình làm việc để loại bỏ những quy trình làm việc ko cần thiết và hợp lý hoá

quy trình nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Cải cách dịch vụ công theo mô hình “1 cửa” nhằm giảm bớt các thủ tục và quy trình hành chính rườm rà, ko cần thiết, tập trung việc giải quyết các dịch vụ công vào 1 đầu mối thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại các cơ quan hành chính NN. Mô hình “1 cửa” thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh từ năm 1995 và được áp dụng rộng rãi trên cả nước kể từ năm 2004. Mô hình này đã được mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời tạo lề lối làm việc khoa học, có hiệu quả trong bản thân và giảm được các tiêu cực, sách nhiễu đối với nhân dân trong đội ngũ công chức.

- Xây dựng ý thức sử dụng nguồn lực bằng cách kiểm tra và đặt câu hỏi tiền đã chi như thế nào và phục vụ mục đích gì?

- Giới thiệu 1 văn hoá “chăm sóc khách hàng” thông qua bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng nhóm cải tiến công việc (1 công cụ của quản lý chất lượng tổng thể - TQM)

- Đảm bảo có những mục tiêu về hiệu quả cung ứng dịch vụ và đảm bảo những mục tiêu này được giám sát, khen thưởng cho những cá nhân làm việc tốt và kỷ luật những trường hợp làm việc kém.

- Áp dụng phương thức quản lý chất lượng thích ứng. Hệ thống quản lý chất lượng (ISO) đang được áp dụng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện dịch vụ công theo cơ chế “1 cửa”. Với mục tiêu chủ yếu là hướng tới chất lượng và hiệu quả, hệ thống quản lý chất lượng chuẩn hoá các hoạt động, xây dựng các quy trình làm việc khoa học, hợp lý; bảo đảm tính nhất quán về chất lượng của dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hệ thống này đang dần được áp dụng trong 1 số lĩnh vực khác và có thể coi là công cụ chính để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của khu vực dịch vụ công.

Thứ ba, tạo cơ chế phản hồi của khách hàng và ứng dụng các công nghệ truyền thông, thông tin để cải tiến dịch vụ công.

75

Page 76: Kien thuc chung   full

Việc tiếp xúc với người dân, lắng nghe ý kiến và có phản ứng với những ý kiến, đóng góp ngày càng trở nên quan trọng. Cơ chế phản hồi có thể thu thập thông tin từ khách hàng của 1 dịch vụ công nào đó về tình hình cung cấp dịch vụ này, chẳng hạn như về thời gian, thái độ ứng xử của các công chức, chất lượng dịch vụ, việc giải quyết khiếu nại. Các biện pháp lấy ý kiến khách hàng có thể là: hộp thư góp ý của khách hàng, thông báo công khai số điện thoại hoặc hòm thư điện tử email, nhận các đóng góp ý kiến của khách hàng, mở các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng , bố trí lịch tiếp của thủ trưởng cơ quan…

1 phương thức có hiệu quả để thực hiện kiểm tra hành vi của bên cung ứng dịch vụ, tìm ra nguyên nhân gây nên vướng mắc và giải quyết những vấn đề bất hợp lý trong chính sách và thủ tục. Những ý kiến phản hổi phải được lãnh đạo đơn vị quan tâm, tổng kết và rút kinh nghiệm khi đưa ra các quyết định quản lý hoạt động của đơn vị mình. Cần công bố cho dân biết cách cung ứng dịch vụ. Việc giải quyết khiếu nại đúng đắn và nhanh chóng sẽ tạo ra tác động tích cực đến cơ quan cung ứng dịch vụ công. Các cơ quan phải có cơ chế phân tích các thông tin phản hồi và thông báo cho người phụ trách đơn vị về vấn đề xảy ra. Kết quả giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai.

Việc ứng dụng công nghệ truyền thông và thông tin trong cung ứng dịch vụ công là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cung cấp thông tin cho người dân về hoạt động cung ứng dịch vụ công của NN và tạo điều kiện tiếp nhận ý kiến phản hồi.

Trong thời đại của khoa học công nghệ, việc cải cách dịch vụ công sẽ có bước tiến nhanh nếu biết áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong cung ứng các dịch vụ công . Thực tế cho thấy, những nơi chú trọng đầu tư phát triển công nghệ thông tin ttrong cung ứng dịch vụ công sẽ giảm bớt đáng kể thời gian cung ứng dịch vụ, tạo ra cách thức làm việc có khoa học và hiệu quả . Việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin có thể coi như mắt xích trọng yếu dẫn đến sự đổi mới toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ công.

4. XH hoá dịch vụ công Việc NN trực tiếp cung ứng dịch vụ công ko có nghĩa là các tổ chức NN luôn có hiệu quả hơn tư

nhân. Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức công hoạt động kém hiệu quả, gây tổn thất cho XH và lãng phí nguồn lực ngân sách do nhân dân đóng góp. XH hoá là 1 chủ trương đúng đắn của Đảng và NN ta nhằm cải cách dịch vụ công.

Có thể hiểu XH hoá là quá trình huy động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động của nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên cơ sở phát huye tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người.

XH hoá dịch vụ công bao gồm các nội dung cơ ban như sau:1 là, chuyển giao dịch vụ công cho khu vực tư. Đối với các dịch vụ công mà Chính phủ ko cần can

thiệp, hoặc can thiệp ko có hiệu quả thì Chính phủ có thể chuyển giao nhiệm vụ này cho khu vực tư, tức là cho phép các tổ chức trong khu vực tư tham gia vào cung ứng những dịch vụ công này.

Việc Chính phủ chuyển giao các dịch vụ công sẽ mở ra cơ hội cạnh tranh cho 1 loạt dịch vụ có sự tham gia của khu vực tư nhân.

Vậy là những dịch vụ công nào có thể chuyển giao:Về nguyên tắc, những dịch vụ công có tính chất cá nhân có thể có sự tham gia của tư nhân. Những

dịch vụ như vậy có các đặc điểm sau:- Là những dịch vụ có tính cạnh tranh, có thể thu hút các tư nhân tham gia vào việc cung ứng.- Là những dịch vụ mà NN có thể xác định được đầu ra với phí tổn thấp.- Là những dịch vụ ko ảnh hưởng đến sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng.Các loại dịch vụ này có thể là giáo dục, y tế, cung cấp điện, nước sinh hoạt, nhà ở, vệ sinh môi

trường, tư vấn, bảo hiểm…Hai là, huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân.Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân được thực hiện với hai phương thức cơ bản:- Huy động kinh phí đóng góp của dân vào việc cung ứng các dịch vụ công của NN.- Động viên, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của các tổ chức và công dân vào quá

trình cung ứng dịch vụ công, đa dạng hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở phát huy công sức và trí tuệ của dân. Chẳng hạn, huy động chất xám, năng lực quản lý, công sức của người dân vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công.

XH hoá dịch vụ công có các tác động tích cực như sau:- Việc chuyển giao 1 số dịch vụ công cho các cơ sở ngoài NN sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh giữa

các tổ chức này và tạo cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất. Các tổ chức này luôn luôn phải đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả để có thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh.

76

Page 77: Kien thuc chung   full

- Việc XH hoá các dịch vụ công tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động này, phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong XH, khơi dậy tính sáng tạo và chủ động tích cực của người dân, nhờ đó đa dạng hoá và tăng nguồn cung ứng các dịch vụ công cho XH.

- XH hoá các dịch vụ công cũng bao hàm ý nghĩa động viên sự đóng góp kinh phí của mỗi người cho hoạt động cung ứng dịch vụ công của NN. Trong điều kiện của NSNN còn hết sức hạn hẹp, khối lượng dịch vụ công cộng cần phải cung ứng cho XH lại quá lớn thì việc huy động 1 phần đóng góp của nhân dân sẽ làm giảm gánh nặng cho NN, tập trung ngân sách vào những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

- XH hoá dịch vụ công trong điều kiện phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng trong cơ chế thị trường nước ta là 1 giải pháp cần thiết để góp phần tạo ra sự công bằng trong tiêu dùng các dịch vụ công. Điều đó có nghĩa là, những ai tiêu dùng nhiều dịch vụ công thì phải trả tiền nhiều hơn. Riêng trong những trường hợp cung ứng các dịch vụ tối cần thiết cho những người thuộc diện khó khăn, nghèo đói, hoặc là đối tượng chính sách NN cần có những quy định ưu đãi phù hợp để đảm bảo công bằng XH.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình XH hoá nếu ko được quản lý phù hợp cũng nảy sinh các tiêu cực, chẳng hạn như việc các tổ chức tư nhân tăng phí dịch vụ, ko đảm bảo chất lượng dịch vụ …

Điều cần lưu ý ở đây là: tất cả những hoạt động cung ứng dịch vụ công dù được tiến hành dưới hình thức nào thì NN vẫn là người chịu trách nhiệm trước XH về việc đảm bảo cung ứng chúng. Vì vậy, khác với hàng hoá và dịch vụ thông thường khác, các dịch vụ công chịu ảnh hưởng quan trọng của NN trong việc hình thành, phân phối, chi phí và giá cả. Nói cách khác, NN có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát đối với việc cung ứng các dịch vụ nhằm đảm bảo ở mức cao nhất nhu cầu của nhân dân.

Tóm lại, cung ứng dịch vụ công là trách nhiệm của NN trước XH, là thể hiện sự trực tiếp nhất vai trò của NN trước các tổ chức và công dân. NN có thể bảo đảm các dịch vụ công bằng cách trực tiếp cung ứng hoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt động của các tổ chức công, hoặc tự cung ứng dịch vụ công. Trong xu thế dân chủ hoá đời sống XH ngày càng mạnh mẽ, cải cách dịch vụ công đang trở thành 1 nội dung quan trọng trong cải cách hoạt động của NN nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của NN làm cho NN đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công dân.

CHƯƠNG III - QUẢN LÝ CÔNG SẢN

I- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG SẢN1. Khái niệm công sảnỞ VN, công sản được quan niệm là tài sản công- tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Điều 17 Hiến pháp

nước CH XHCN VN năm 1992 quy định :”đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản NN đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, XH, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của NN đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Các cơ quan NN, các tổ chức cũng như mọi công dân VN đều có quyền và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ công sản theo đúng chế độ do NN quy định. Mọi sự vi phạm vào tài sản công đều phạm tội xâm phạm tài sản quốc gia, tài sản XHCN.

Công sản bao gồm tất cả các tài sản (động sản và bất động sản) thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích của NN , lợi ích của toàn dân.

Công sản có những đặc trưng chủ yếu sau đây:- Về sở hữu, công sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà NN là người đại diện chủ sở hữu.- Về mục đích sử dụng, công sản được sử dụng vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân.- Về chế độ quản lý, công sản được quản lý theo quy định của NN.Ở tầm vĩ mô, công sản được quản lý thống nhất theo pháp luật của NN.Về quản lý sử dụng (quản lý vĩ mô) công sản được NN giao cho các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân

quản lý sử dụng có thời hạn theo chế độ của NN.Mọi sự nhượng, bán, cho thuê,…công sản đều phải đúng quy định của pháp luật.2. Vai trò của công sản Công sản có vai trò đặc biệt quan trọng:1 là, công sản là tài sản vật chất, của cải của đất nước, phản ánh sức mạnh kinh tế của đất nước, là

tiền đề, yếu tố vật chất để NN tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.

77

Page 78: Kien thuc chung   full

Hai là, việc sử dụng, khai thác các tài sản công có tác dụng kích thích quá trình phát triển kinh tế -XH , tạo ra những khoản thu lớn cho tài chính công. Hằng năm nguồn lợi từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản…của đất nước đã tạo nên phần thu rất lớn và quan trọng cho NSNN.

Ba là, tài sản công, đặc biệt là tài sản trong các cơ quan NN phản ánh trình độ hiện đại hoá của nền hành chính quốc gia, hiện đại hoá hoạt động công sở.

Bốn là, bộ phận tài sản công thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng XH (đường xá, cầu cống, các công trình thuỷ điện, thủy lợi, các công trình văn hoá…) phản ánh tính hiện đại, trình độ đô thị hoá của đất nước. Tài sản công được hình thành trong những lĩnh vực này là điều kiện, nền tảng cho sự phát triển của đất nước theo con đường đi lên văn minh, hiện đại.

3. Phân loại công sản Có nhiều cách phân loại tài sản công. Ở đây chỉ giới thiệu cách phân loại tài sản công theo đối tượng

quản lý và sử dụng tài sản bao gồm:- Tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp – là những tài sản của NN giao cho các đơn vị

hành chính, sự nghiệp quản lý và sử dụng.- Tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng.- Tài sản dự trữ NN.- Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng.- Đất đai và các tài nguyên khác.Mỗi loại tài sản công khác nhau có những yếu tố riêng chi phối. Do vậy, cần có sự nghiên cứu, xem

xét cụ thể từng loại tài sản này nhằm tạo lập cơ chế quản lý hiệu quả nhất cho từng loại tài sản công.II- SỰ CẦN THIẾT , NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CÔNG SẢN.1. Sự cần thiết quản lý công sản Quản lý công sản là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình thành và vận động của công sản

nhằm khai thác, sử dụng công sản 1 cách có hiệu quả nhất vì lợi ích của đất nước.Quản lý công sản là 1 tất yếu, thể hiện qua 1 số điểm sau đây:1 là, công sản là tài sản của đất nước, của nhân dân, do đó việc quản lý tốt để tạo lập, khai thác và sử

dụng công sản hiệu quả là đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng của NN ở mọi quốc gia.

Hai là, công sản (đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng XH) phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng. NN cần có kế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này 1 cách hợp lý, đồng đều, nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền, lãnh thổ.

Ba là, công sản, đặc biệt là phần tài sản công trong các cơ quan NN, là phần vốn hiện vật của cơ quan, được hình thành từ nguồn chi tiêu công. Đó là điều kiện bảo đảm cho các cơ quan NN thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý tốt phần tài sản công trong các cơ quan NN qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản công, chống thất thoát lãng phí là đòi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi cán bộ công chức trong các cơ quan NN.

Cuối cùng, quản lý tài sản công là yêu cầu mong muốn của mọi công dân. Tạo lập, khai thác, sử dụng tài sản công có ý nghĩa kinh tế, chính trị, XH to lớn. Uy tín cuả NN, cán bộ công chức NN, 1 phần rất lớn được công dân đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong tiến trình, cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và NN ta rất chú trọng đến quản lý công sản. Luật phòng, chống tham nhũng, pháp lệnh cán bộ công chức quy định rất rõ yêu cầu, điều kiện sử dụng tài sản công của cán bộ công chức NN.

2. Nguyên tắc quản lý công sản Mục tiêu quản lý công sản là nhằm tạo lập, khai thác, sử dụng công sản 1 cách hợp lý, hiệu quả tốt

nhất cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước, xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh. Để đạt được mục tiêu nêu trên, công sản đựơc quản lý theo các nguyên tắc sau đây:

1 là, tập trung thống nhất.Công sản là tài sản quốc gia phải được tập trung theo quy định pháp luật thống nhất của NN . Việc

phân cấp quản lý công sản hiện nay là nhằm phân công trách nhiệm, nghĩa vụ cho các ngành, các cấp quản lý tài sản công thuộc ngành, địa phương theo luật pháp thống nhất của NN. Tuyệt đối ko phân chia tài sản quốc gia, tài nguyên đất nước, NN giao quyền quản lý tài sản công cho các ngành, đơn vị là để thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng được giao. Mọi sự chiếm dụng công sản làm của riêng đều là vi phạm pháp luật.

Hai là, theo kế hoạchQuản lý công sản phải trên cơ sở kế hoạch đã lập ra. Điều đó có nghĩa là việc khai thác công sản hiện

có, tạo lập công sản mới, sử dụng công sản đều theo kế hoạch.

78

Page 79: Kien thuc chung   full

Quản lý công sản theo nguyên tắc kế hoạch cho phép việc khai thác, sử dụng công sản phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, tạo lập sự cân đối, hài hoà trong quản lý công sản, đặc biệt đối với tài nguyên khoáng sản, các công trình thủy lợi, thuỷ điện…

Tính kế hoạch cho phép các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng có hiệu quả, hợp lý tài sản quốc gia. Nguyên tắc này chống khuynh hướng tuỳ tiện, tự do khai thác, tạo lập cũng như sử dụng công sản.

Ba là, nguyên tắc tiết kiệm.Công sản phải được quản lý tốt nhằm bảo đảm sử dụng 1 cách tiết kiệm. Tiết kiệm ở đây cần nhận

thức theo hai khía cạnh:- Tiết kiệm phải đáp ứng tính hợp lý khi tạo lập, khai thác và sử dụng công sản .- Tiết kiệm phải đảm bảo hiệu quả của công sản Việc quản lý công sản phải tạo điều kiện để công sản phục vụ hợp lý và hiệu quả nhất cho quá trình

xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ tốt quá trình cải cách nền hành chính quốc gia và phục vụ cho việc quản lý và điều hành đất nước của NN.

3. Yêu cầu quản lý công sản Việc quản lý công sản phù hợp phải thực hiện các yêu cầu chủ yếu sau:1 là, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - XH của đất nước cũng như các ngành, địa phương .- Đối với nhóm công sản là tài nguyên khoáng sản, đất đai, sông ngòi, ao hồ, vùng biển, vùng trời…

việc khai thác, sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế XH của đất nước, ngành và địa phương . Điều đó cho phép khai thác sử dụng công sản hợp lý, hài hoà, cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước.

- Đối với nhóm công sản phục vụ cho cộng đồng như đường sá, cầu cống, công trình thủy lợi, thuỷ điện, công trình văn hoá XH …việc tạo lập đầu tư xây dựng cũng như khai thác sử dụng phải theo kế hoạch phát triển kinh tế XH từng thời kỳ, ở từng địa phương. Thực tế đã chứng minh rằng sự ko phù hợp với kế hoạch tạo nên sự lãng phí, thất thoát, xuống cấp của tài sản công.

- Đối với tài sản công trong các cơ quan NN – là yếu tố vật chất để các cơ quan này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao - việc quản lý công sản phải phù hợp với kế hoạch hoạt động của đơn vị. Việc quản lý công sản theo kế hoạch cho phép tài sản công phát huy tốt vai trò của mình; ngược lại đây sẽ là nguồn gốc tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài sản của NN .

Kế hoạch mua sắm và sử dụng tài sản công là 1 bộ phận trong kế hoạch của đơn vị, của ngành, địa phương và của nền kinh tế quốc dân.

Hai là, việc quản lý công sản phải được xác định cụ thể, chi tiết từ chủ thể đến đối tượng quản lý.Khi xác định đối tượng quản lý phải cụ thể về phạm vi, thời gian, ko gian, số lượng, khối lượng. Đồng

thời khi phân công cụ thể cho các đơn vị, ngành quản lý cũng phải quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm quản lý. Yêu cầu này cho phép xoá bỏ tình trạng nhiều đơn vị, cá nhân cùng quản lý 1 đối tượng công sản .

Yêu cầu cụ thể đòi hỏi khi phân công quản lý cần xem xét cụ thể năng lực của từng đơn vị, cá nhân. Điều đó, cho phép giao công sản cho cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào phải phù hợp với khả năng quản lý của cơ quan, đơn vị hay cá nhân đó. Thực tế cho thấy rằng, nếu ko cụ thể, chi tiết khi phân công trong quản lý công sản sẽ tạo điều kiện cho sự lãng phí trong sử dụng công sản , làm hư hỏng, thất thoát công sản.

Ba là, quản lý công sản phải gắn với trách nhiệm vật chất của cá nhân quản lý.Công sản là tài sản của đất nước, của nhân dân. Trong quá trình khai thác, sử dụng, công sản được

giao cho từng cơ quan, cá nhân phụ trách. Nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cần thông qua pháp luật để gắn trách nhiệm vật chất đối với cá nhân, đơn vị thực hiện quản lý. Việc sử dụng, khai thác công sản phải theo pháp luật, chế độ và quy chế của cơ quan. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm vật chất đối với cá nhân được giao quyền quản lý trực tiếp cũng như cơ quan, đơn vị được giao quản lý.

Gắn liền với trách nhiệm vật chất cần có chế độ khen thưởng bằng vật chất thoả đáng nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trực tiếp quản lý tài sản công.

Thực hiện yêu cầu này cho phép tránh được hai khuynh hướng:- Công sản là của chung ko ai chịu trách nhiệm, dẫn đến việc sử dụng, khai thác bừa bãi gây nên hư

hỏng, thất thoát.- Biến công sản thàn của riêng cá nhân. Đây là hiện tượng đặc quyền, đặc lợi sử dụng tài sản công bừa

bãi trong cán bộ công chức NN .Bốn là, quản lý công sản phải đáp ứng yêu cầu công khai. Yêu cầu công khai trong quản lý công sản

phải thực hiện các vấn đề chủ yếu:- Công khai về luật pháp, chế độ, quy chế khai thác sử dụng công sản từ những tài sản lớn như tài

nguyên đến những tài sản nhỏ như máy tính, máy fax, bàn làm việc…

79

Page 80: Kien thuc chung   full

- Công khai chế độ tài chính về khai thác sử dụng công sản . Chẳng hạn công khai về thuế tài nguyên, thuế đất, phí đường bộ, phí cầu phà…Việc công khai này nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân, tổ chức có liên quan hiểu biết để chủ động thực hiện.

- Công khai về chế độ sử dụng tài sản công trong cơ quan NN . Chẳng hạn chế độ xe công, điện thoại, nhà cửa….đối với từng đối tượng cán bộ công chức. Việc công khai này cho phép hạn chế tình trạng tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của cán bộ khi sử dụng tài sản công.

Yêu cầu công khai trong quản lý tài sản công cho phép thực hiện được cơ chế “dân biết, dân kiểm tra” trong quản lý công sản . Đây cũng là yếu tố đảm bảo dân chủ trong công tác QLNN nói chung và quản lý công sản nói riêng.

III. QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚCCông sản theo đặc điểm hình thành và tính chất sử dụng được chia làm nhiều loại. Ngoài nguyên lý

quản lý chung, mỗi loại công sản có cơ chế riêng phù hợp với đặc điểm hình thành và tính chất sử dụng.Trong phần này chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý tài sản công trong các cơ quan NN .1. Tài sản công trong các cơ quan NN :Tài sản công trong các cơ quan NN là những tài sản được hình thành từ các nguồn:- Được cơ quan chủ quản giao khi thành lập như đất đai, nhà cửa, các phương tiện làm việc…- Được mua sắm theo quy định từ nguồn ngân sách của cơ quan.- Được cấp phát bổ sung, tài trợ thêm trong quá trình hoạt động .- Được các tổ chức quốc tế tài trợ.- Quà biếu, tặng cho đơn vị, cơ quan…Dù hình thành từ những nguồn nào thì tài sản trong các cơ quan NN đều thuộc sở hữu toàn dân mà

NN là đại diện chủ sở hữu. Tài sản đó được NN giao cho đơn vị quản lý sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tài sản công trong các cơ quan NN bao gồm nhiều chủng loại phong phú và đa dạng. Xuất phát từ yêu cầu quản lý, có thể phân loại tài sản công căn cứ vào đặc điểm tiêu hao của tài sản :

- Loại tài sản tiêu hao: Là loại tài sản khi đã qua sử dụng làm mất tính chất, hình dạng, tính năng ban đầu của vật. Ví dụ: giấy, mực, đồ ăn, thức uống…

- Loại tài sản ko tiêu hao: Là loại tài sản dù đã qua sử dụng mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dạng, tính năng ban đầu. Những tài sản này được sử dụng nhiều lần, khấu hoa trong thời gian dài. Đó là những tài sản cố định gồm: đất đai, nhà cửa, kiến trúc,xây dựng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn; dụng cụ làm việc; súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm (nếu có); cây lâu năm, các tài sản công khác…

Tài sản công trong cơ quan NN là nguồn lực, điều kiện vật chất bảo đảm cho đơn vị hình thành. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, là cơ sở để đơn vị tồn tại, phát triển. Quản lý tốt tài sản công có ý nghĩa kinh tế chính trị XH to lớn ko chỉ đối với cơ quan mà với toàn XH.

2. Nội dung quản lý tài sản công trong các cơ quan NN Tài sản công trong các cơ quan NN được quản lý theo khâu:- Quá trình hình thành tài sản công.- Khai thác, sử dụng tài sản công.- Kết thúc sử dụng tài sản công.2.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản công trong cơ quan NN 1 là, khi cơ quan được thành lập, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơ quan được cấp

1 số tài sản ban đầu nhất định để làm công sở và phương tiện làm việc bao gồm: đất đai, nhà cửa, phương tiện đi lại phương tiện là việc…Cơ quan có toàn quyền sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh tài sản được cấp, cơ quan có kế hoạch mua sắm tài sản ban đầu từ nguồn ngân sách cơ quan. Những tài sản này được quản lý theo quy chế do cơ quan xây dựng trên cơ sở chế độ của NN và đặc thù hoạt động của cơ quan. Quy chế này được thảo luận dân chủ, công khai.

Từng loại tài sản được giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách quản lý, khai thác sử dụng cần được công bố công khai cho tất cả công chức trong cơ quan biết để thực hiện kiểm tra, giám sát.

Hai là, việc mua sắm bổ sung tài sản Tài sản cơ quan được mua sắm bổ sung, hằng năm đều thực hiện thông qua kế hoạch hằng năm.Theo quy trình kế hoạch, các đơn vị trong cơ quan lập dự trù đề nghị mua sắm. Cơ quan tập hợp dự

trù của các đơn vị đưa vào kế hoạch ngân sách hằng năm.

80

Page 81: Kien thuc chung   full

Căn cứ vào kế hoạch ngân sách để tổ chức mua sắm tài sản của cơ quan. Trong công tác quản lý cần chú ý là chỉ được mua sắm tài sản đã được ghi vào kế hoạch. Tuyệt đối ko

thực hiện các nhu cầu ngoài kế hoạch. Trừ các trường hợp được cấp chủ quản bổ sung, các tổ chức quốc tế tài trợ, có quà biếu, tặng…

2.2 Quản lý quá trình khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết hiệu quả của tài sản công. Quản lý ở khâu

này cần tập trung xử lý 1 số vấn đề chủ yếu sau:- Giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản.- Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản công.- Có sự kiểm kê đột xuất và định kỳ đối với tài sản công trong cơ quan. Qua kiểm kê, đánh giá số

lượng, chất lượng tài sản công.- Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng, bảo quản tài sản công.- Xử lý các trường hợp rủi ro xảy ra có liên quan đến tài sản công của các cơ quan.Tài sản cần được sửa chữa, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm sử dụng. Mọi sự sửa chữa,

bảo dưỡng phải có kế hoạch và theo lịch trình kỹ thuật sử dụng. Tránh mọi sự tuỳ tiện trong sửa chữa, bảo dưỡng tài sản . Đồng thời cần tuân thủ quy định chặt chẽ về quản lý tài chính đối với hoạt động này.

Kết thúc quá trình sử dụng tài sản công:Tài sản công hết kỳ sử dụng, đã khấu hao hết hoặc đổi mới kỹ thuật được tiến hành thanh lý. Quá

trình thanh lý phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật như sau:- Thành lập ban quản lý - Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật, giá trị tài sản còn lại để lựa chọn phương thức thanh lý phù hợp:+ Thanh lý theo hình thức bán đấu giá. Thường được áp dụng đối với các tài sản có giá trị lớn như

máy móc, thiết bị phương tiện vận tải được đổi mới kỹ thuật.+ Thanh lý theo hình thức quy định giá. Thường được áp dụng đối với các tài sản có giá trị thấp, đã

khấu hao hết song còn sử dụng được. Hình thức thanh lý này thường được cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan.

Dù hình thức nào cũng phải được công bố và thực hiện công khai. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ quản lý tài chính. Ở đây tránh tình trạng đặc quyền, đặc lợi của 1 số cán bộ lãnh đạo cơ quan khi thanh lý tài sản công.

2.3. 1 số nội dung chủ yếu đổi mới quản lý tài sản công trong cơ quan NN Cùng với tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách quản lý tài chính công, đổi mới quản lý

tài sản công trong các cơ quan NN, cần tập trung thực hiện 1 số nội dung chủ yếu sau:1 là, hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các cơ quan NN, dặc biệt là các

phương tiện đi lại, công cụ làm việc… nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực tham nhũng…

Hai là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với việc quản lý sử dụng tài sản công trong các cơ quan NN. Trong đó, cần xây dựng cơ chế đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát của dân (cơ quan dân cử cũng như mọi công dân) đối với việc sử dụng tài sản công.

Ba là, cơ chế pháp lý, với tính răn đe mạnh đối với các cá nhân, lãnh đạo cũng như các công chức trực tiếp quản lý, sử dụng bảo quản tài sản công về sự thất thoát tài sản công trong cơ quan NN.

Bốn là, đổi mới công tác thẩm định chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của cơ quan NN. Bảo đảm cắt bỏ những nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản vượt quá chỉ tiêu chuẩn định mức, thật sự chưa cần thiết. Kiên quyết ko thanh toán, quyết toán các khoản chi về đầu tư, mua sắm tài sản ngoài dự toán ngân sách được duyệt.

Năm là, kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng tài sản công sai mục đích hoặc chưa sử dụng. Điều phối các tài sản bảo đảm đưa vào sử dụng hợp lý, hiệu quả .

Sáu là, xây dựng quy chế nhằm phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm vật chất của các thủ trưởng Bộ, ngành, địa phương, đơn vị về việc QL tài sản công trong cơ quan NN.

Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài sản công từ TW đến các cơ sở nhằm tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng cũng như quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của từng cấp, cá nhân trong quản lý tài sản công ở các cơ quan NN.

81

Page 82: Kien thuc chung   full

LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Câu I/ Trình bày nguyên nhân vì sao Quốc hội thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp

thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, với những lý do sau:- Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các thành phần, chủ thể kinh

tế ngày càng tăng lên và chủ yếu hướng theo lợi nhuận bởi sự chi phối của quy luật giá trị cho nên việc sử dụng tài sản, tài nguyên, lao động của nhiều cơ sở ko hợp lý, lợi dụng cơ chế để trục lợi cá nhân dẫn đến lãng phí các nguồn lực.

1 bộ phận ko có ý thức tiết kiệm, ko coi trọng lợi ích của NN, của tập thể nên việc sử dụng tiền của, tài sản của NN 1 cách vô cùng lãng phí, thậm chí tham ô, tham nhũng để làm giàu bất chính gây thiệt hại cho NN và XH.

- Tiết kiệm được xác định là quốc sách để phát triển kinh tế của đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta. Vì tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, lao động, thời gian lao động trong khu vực NN và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta có hạn, nguồn NSNN chưa đủ để chi dùng cho đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên nên chúng ta phải tiết kiện trong sản xuất và tiêu dùng để tránh lãng phí. Có thể hiểu lãng phí là: việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên ko hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, lao động, thời gian lao động trong khu vực NN và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc ko đạt mục tiêu đã định.

- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, lao động, thời gian lao động trong khu vực NN và tài nguyên thiên nhiên; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân thủ các nguyên tắc sau:+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của CBCC, viên chức trong cq, tổ chức+ Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai. - Đảm bảo triển khai Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực và hiệu quả phải:+ Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.+ Thực hiện đầy đủ các lĩnh vực công khai và hình thức công khai để đảm bảo việc giám sát của ND.+ Đảm bảo cơ chế giám sát của Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể ND và mọi công dân trong XH, kết hợp việc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp lãng phí, tham nhũng.+ Đảm bảo cơ chế trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan Bộ, chính quyền địa phương, đặt biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, trách nhiệm của CBCC, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Câu II/ Nguyên tắc và căn cứ tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm: 10 Chương, 86 Điều.- Chương I: Những quy định chung, 9 Điều

82

Page 83: Kien thuc chung   full

- Chương II: THTK,CLP trong quản lý, SD Kphí NSNN, 16 Điều- Chương III: THTK,CLP trong đầu tư XD các DA sử dụng NSNN, 9 Điều- Chương IV: THTK,CLP trong quản lý, SD trụ sở,.... 3 Điều- Chương V: THTK,CLP trong quản lý, khai thác, SD tài nguyên thiên nhiên, 11 Điều- Chương VI: THTK,CLP trong Đào tạo, quản lý SD lao động,...5 Điều- Chương VII: THTK,CLP trong quản lý, SD vốn, TS trong DNNN, 8 Điều- Chương VIII: THTK,CLP trong quản lý SX và TD cá nhân, 4 Điều- Chương IX: Trách nhiệm của các CQ trong THTK, CLP, 13 Điều- Chương X: Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm, 6 Điều- Chương XI: Điều khoản thi hành, 2 Điều I. 1 số khái niệm:1/ Tiết kiệm là gì ?- Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, lao động, thời gian lao động trong khu vực NN và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. 2/ Lãng phí được hiểu như thế nào? - Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên ko hiệu quả. - Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, lao động, thời gian lao động trong khu vực NN và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc ko đạt mục tiêu đã định II. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí- THTK, CLP phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.- THTK, CLP phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.- THTK, CLP phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của CBCC, viên chức trong cơ quan, tổ chức.- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của QH, HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và ND trong việc THTK, CLP. - Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.III. Căn cứ tổ chức thực hiện việc THTK, CLP- Cơ quan NN có thẩm quyền phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.- Định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế và khả năng của NSNN; được công khai đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng thực hiện.- Người đứng đầu cơ quan NN có thẩm quyền ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải thực hiện đúng quy định theo Luật THTK, CLP.

Câu II I/ Trình bày các lĩnh vực và hình thức công khai trong THTK, CLP? 1. Lĩnh vực công khai bao gồm:a) Phân bổ và sử dụng NSNN;b) Tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN;c) Động viên vào NSNN, huy động vốn cho NSNN và cho tín dụng NN; các quỹ có nguồn huy động đóng góp của nhân dân;d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - XH; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; kế hoạch mời thầu;đ) Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;e) Phân bổ, sử dụng nguồn lực lao động.2. Hình thức công khai bao gồm:a) Phát hành ấn phẩm;

83

Page 84: Kien thuc chung   full

b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử;c) Công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. 3. Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai ko thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan NN với tổ chức, cá nhân.Câu IV/ Trình bày các nội dụng THTK, CLP được nêu trong luật THTK, CLP? (lĩnh vực cần thực hiện THTK, CLP)- Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí NSNN.- Trong quản lý, sử dụng phương tiện di lại và phương tiện thiết bị làm việc.- Trong quản lý sử dụng NSNN cho hoạt động của cơ quan, tổ chức như hội nghị, hội thảo, tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm, quản lý sử dụng điện nước, sử dụng VPP...- Trong việc sử dụng kinh phí, chương trình, mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.- Trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN.- Trong quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức, sử dụng kinh phí NSNN và công trình phúc lợi công cộng.- Trong quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.- Trong đào tạo quản lý sử dụng lao động và thời gian lao động trong DNNN.- Trong quản lý sử dụng vốn và tài sản NN tại DN.- Trong sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Câu V/ Trình bày trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc THTK, CLP?* Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao quản lý và trong cơ quan tổ chức mình.Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát THTK, CLP của công dân, của CBCC trong cơ quan. Khi nhận được tin báo của công dân, người đứng đầu CQ, tổ chức phải kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng VB cho người đã phát hiện.- Xử lý hoặc phối hợp với cơ quan NN có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong CQ, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức. - Gương mẫu THTK, CLP và chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.* Trách nhiệm của CBCC, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức bảo đảm thực hành tiết kiệm chống lãng phí- Sử dụng tiền, tài sản NN được giao đúng mục đích, định mức tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành- Tham gia giam sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong cơ quan tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện tố cáo ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan NN có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.* Trách nhiệm giám sát việc THTK, CLP: - Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc THTK, CLP, phát hiện và kịp thời báo cho CQ NN có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.- Quốc hội, UB vụ QH, các cơ quan khác của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH có quyền và trách nhiệm giám sát việc TTHTK, CLP theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. - Hội đồng ND, đại biểu Hội đồng ND có quyền và trách nhiệm giám sát việc THTK, CLP tại địa phương theo quy định của pháp luật.- Thanh tra ND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Cụ thể:Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ 1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

84

Page 85: Kien thuc chung   full

2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN phù hợp với điều kiện kinh tế - XH trong từng thời kỳ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí. 3. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền. 4. Phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, có biện pháp khen thưởng bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt, xử lý bộ, ngành và địa phương ko triển khai thực hiện, thực hiện chậm hoặc kém hiệu quả; báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại kỳ họp cuối năm.5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ1. Cụ thể hoá, xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo cơ quan, tổ chức cấp dưới triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.3. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện; tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.4. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức.5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý được giao. Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài chính về quản lý và sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN, bảo đảm phù hợp với thực tế và khả năng của NSNN; ban hành quy chế, thủ tục kiểm soát chi; quy định về chế độ báo cáo tài chính công khai và quy trình quản lý, sử dụng tài sản NN.2. Thanh tra, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng NSNN; việc quản lý, sử dụng tài sản NN, cấp vốn cho đầu tư xây dựng, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản NN tại doanh nghiệp.3. Tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; triển khai thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư1. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; xây dựng và hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2. Thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - XH và các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. 3. Hướng dẫn thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đấu thầu theo thẩm quyền.4. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng 1. Quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn trong đầu tư xây dựng cơ bản làm căn cứ kiểm tra, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

85

Page 86: Kien thuc chung   full

3. Hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng, bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường1. Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm bố trí, khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. 2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.3. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên khác theo thẩm quyền quản lý. Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy định về chế độ trách nhiệm của CBCC, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hướng dẫn xây dựng, xét duyệt và thực hiện cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.2. Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ sử dụng phương tiện đi lại, nhà công vụ đối với CBCC, viên chức.3. Hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thi hành các quy định về quản lý biên chế, quản lý ngạch công chức, viên chức và quản lý quỹ lương trong các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí NSNN.Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và XH 1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức lao động, quy định về kỷ luật lao động và thời gian lao động, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.2. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức lao động, quy chế sử dụng lao động có tay nghề cao.3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, thời gian lao động trong các công ty NN.Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân.2. Ban hành quy chế về nghi thức lễ kỷ niệm, lễ hội, hội nghị, hội thảo.3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh, phê phán các hành vi gây lãng phí.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.Điều 75. Trách nhiệm của HĐND các cấp1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo thẩm quyền được phân cấp và phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương.2. Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.3. Quyết định các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương. 4. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này tại địa phương. Điều 76. Trách nhiệm của UBND các cấp1. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương.2. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài sản NN; kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản NN tại doanh nghiệp theo quy định về phân cấp quản lý. 3. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này theo thẩm quyền và theo phân cấp tại địa phương; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.4. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương với HĐND cùng cấp tại các kỳ họp, UBND cấp trên hoặc Chính phủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương. 5. Chủ tịch UBND các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận

86

Page 87: Kien thuc chung   full

1. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.2. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN, tiền, tài sản NN; giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí.Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán NN, cơ quan điều tra, VKS nhân dân, TAND1. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm thanh tra, phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan NN có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.2. Cơ quan Kiểm toán NN trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan NN có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm toán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai. 3. Cơ quan điều tra, VKS nhân dân, TAND trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Câu VI/ Trình bày các hình thức và mức độ xử lý vi phạm Luật THTK, CLP?Điều 81. Bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này gây lãng phí thì phải bồi thường 1 phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.2. Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 82. Hình thức xử lý kỷ luật và thẩm quyền xử lý kỷ luật1. CBCC, viên chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng 1 trong các hình thức sau đây:a) Khiển trách;b) Cảnh cáo;c) Hạ bậc lương;d) Hạ ngạch;đ) Cách chức;e) Buộc thôi việc.2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với CBCC, viên chức quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về CBCC.Điều 83. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức sau đây:a) Cảnh cáo;b) Phạt tiền;2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng 1 hoặc các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.4. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Điều 84. Truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

87

Page 88: Kien thuc chung   full

PHÁP LỆNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC - TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH THUẾ

Câu I/ Đối tượng là cán bộ công chức Pháp lệnh CBCC đã được UB thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/2/1998, sửa đổi, bổ sung ngày 29/4/2003.1. CBCC chức quy định tại PL CBCC là công dân VN, trong biên chế, bao gồm: a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào 1 ngạch công chức hoặc giao giữ 1 công vụ thường xuyên trong các cơ quan NN ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào 1 ngạch viên chức hoặc giao giữ 1 nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên VKS nhân dân; e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà ko phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà ko phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); h) Những người được tuyển dụng, giao giữ 1 chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.2. CBCC quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h nêu trên được hưởng lương từ NSNN; CBCC quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Câu II/ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ công chức1. Nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCCĐiều 6: CBCC có những nghĩa vụ sau đây: 1. Trung thành với NN CH XHCN VN; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của NN; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; ko được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật NN theo quy định của pháp luật;7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Điều 7: CBCC chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; CBCC giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của CBCC thuộc quyền theo quy định của pháp luật.Điều 8: CBCC phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và ko phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.2. Quyền lợi của CBCCĐiều 9: CBCC có các quyền lợi sau đây:1. Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3 Điều 76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động;

88

Page 89: Kien thuc chung   full

2. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ ko hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng CBCC;3. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm XH, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107,142,143,144,145 và 146 của Bộ luật lao động;4. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này;5. CBCC là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111,113,114,115,116 và 117 của Bộ luật lao động;6. Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định.Điều 10 CBCC được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc.CBCC làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.Điều 11 CBCC có quyền tham gia hoạt động chính trị, XH theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.Điều 12 CBCC có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.Điều 13 CBCC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ.Điều 14 CBCC hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.CBCC bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh.

Câu III/ Những việc CBCC ko được làmĐiều 15 CBCC ko được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; ko được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.Điều 16 CBCC ko được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.Điều 17 CBCC ko được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.CBCC ko được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật NN, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của CBCC.Điều 18 CBCC làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật NN, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, ko được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà CBCC ko được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.

89

Page 90: Kien thuc chung   full

Điều 19 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó ko được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý NN.Điều 20 Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ko được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

Câu IV/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục ThuếĐiều 1. Vị trí và chức năngTổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng QLNN đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức thực hiện quản lý thuế theo quy định của pháp luật.Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmTổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành thuế;b) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý thuế; đề xuất, tham gia việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế;c) Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật NSNN; d) Các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương về thuế.2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật; dự toán thu thuế hàng năm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thuế sau khi được phê duyệt; 3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế;4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của NN; 6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; 7. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quy trình nghiệp vụ về kế toán thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;8. Soạn thảo, đàm phán các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương hoặc đa phương về thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các Điều ước, các Hiệp định, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế về thuế;9. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt; 10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;11. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế;12. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;13. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan NN có thẩm quyền;14. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;15. Quyết định việc ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu 1 số khoản thuế theo quy định của pháp luật;

90

Page 91: Kien thuc chung   full

16. Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế; 17. Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế; 18. Tổ chức thực hiện công tác thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định; quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế;19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, CBCC, viên chức, lao động trong hệ thống tổ chức ngành thuế;20. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức thuế theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế khoán kinh phí do Thủ tướng Chính phủ quy định;22. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao theo quy định của pháp luật. Điều 4. Tư cách pháp nhân của cơ quan quản lý thuế1. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc NN và được sử dụng con dấu hình quốc huy. 2. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế huyện có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc NN và có con dấu riêng.3. Công chức thuế được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương với Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân1. Cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế và tình hình thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan khác trong việc quản lý thuế, cung cấp thông tin, số liệu có liên quan đến việc quản lý ngân sách ở địa phương.2. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, kiểm tra và tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thuế; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn.3. Cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực thi pháp luật thuế theo quy định của pháp luật.

Câu V/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục ThuếĐiều 1. Vị trí, chức năngCục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn của tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmCục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế;4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của NN trên địa bàn tỉnh, thành phố; 6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; 7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;

91

Page 92: Kien thuc chung   full

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế; 9. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế.12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế;13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế;

14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

15. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan NN, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân ko thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào NSNN;

16. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế;17. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan NN có thẩm quyền;19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế;20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, CBCC, viên chức, lao động của Cục Thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của NN và của ngành;21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật;22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Câu VI/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục ThuếĐiều 1. Vị trí, chức năngChi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmChi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu NSNN; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao;3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN...

92

Page 93: Kien thuc chung   full

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;5. Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;6. Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền;7. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế;8. Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. 9. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế;10. Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế;11. Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế;12. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật; 13. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;14. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân ko thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật;15. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;16. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.17. Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục Thuế; quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định;18. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

93

Page 94: Kien thuc chung   full

CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NGÀNH THUẾ

Câu I/ Mục tiêu, yêu cầu của cải cách1. Mục tiêu tổng quátXây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng XH và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thểa) Chính sách thuế, phí và lệ phí (sau đây gọi chung là chính sách thuế) phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của NN đối với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.b) Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của NN và dành 1 phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế vào NSNN bình quân hàng năm đạt từ 20% - 21% GDP.c) Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm được yêu cầu về bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện 1 cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.d) Chính sách thuế phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. áp dụng hệ thống thuế thống nhất ko phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.đ) Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai; tách chính sách XH ra khỏi chính sách thuế.e) Nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém làm cho bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.Câu II/ Nội dung của chiến lược cải cách1. Nội dung cải cách hệ thống chính sách thuếa) Ban hành mới các sắc thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử; thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất.Việc ban hành và thực hiện các sắc thuế mới trên đây phải chú ý đến đối tượng, mức độ và thời điểm áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - XH của đất nước, đảm bảo ổn định sản xuất, thị trường và đời sống nhân dân.b) Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế.c) Nội dung, lộ trình cải cách 1 số sắc thuế chủ yếu:- Thuế giá trị gia tăng: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá, dịch vụ ko chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh; áp dụng 1 mức thuế suất để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng để thực hiện 1 phương pháp tính thuế khấu trừ, phù hợp với thông lệ quốc tế.- Thuế tiêu thụ đặc biệt: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng. Tiến tới xoá bỏ miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc ko phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu.- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: trong năm 2005 sẽ trình Quốc hội hoàn thiện Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu theo hướng khuyến khích tối đa xuất khẩu; sửa đổi các quy định về thuế suất, giá tính thuế, thời hạn nộp thuế để thực hiện cam kết và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy trình, thủ tục thu nộp thuế cho phù hợp với Luật Hải quan, góp phần tăng cường quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu theo cam kết quốc tế.- Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử dự kiến sẽ trình Quốc hội ban hành vào cuối năm 2005.

94

Page 95: Kien thuc chung   full

- Thuế thu nhập DN: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh.- Thuế thu nhập cá nhân: đến năm 2007 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thu hẹp sự khác biệt giữa đối tượng nộp thuế là người VN và người nước ngoài.- Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.- Thuế bảo vệ môi trường: đến năm 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng đối tượng chịu thuế là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường; căn cứ tính thuế được xác định phù hợp với từng loại hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường chỉ dành để dùng cho bảo vệ môi trường, ko dùng cho việc khác.- Thuế tài sản: đến năm 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản theo hướng mở rộng đối tượng tài sản chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản.- Về phí, lệ phí được sắp xếp lại theo hướng: tiếp tục rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các loại phí, lệ phí ko hợp lý, gây phiền hà cho sản xuất và đời sống. Các loại phí thu do cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển dần sang giá dịch vụ, các loại phí mang tính chất thuế chuyển thành thuế. Thống nhất mức thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện công bằng XH.2. Nội dung cải cách quản lý thuếĐẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao trình độ quản lý thuế của VN ngang tầm với các nước trong khu vực theo hướng:a) Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSNN.b) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế. Năm 2006 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế nhằm quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bổ sung quyền cưỡng chế thuế, điều tra các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế. Từ năm 2007 áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc.c) Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về thuế bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế; khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn, kế toán thuế; mở rộng diện nộp thuế theo phương pháp kê khai. Từ năm 2005, áp dụng các hình thức dịch vụ hỗ trợ về thuế cho mọi đối tượng nộp thuế trên toàn quốc.d) Áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác quản lý thuế: giai đoạn 2005 - 2008 sẽ kết nối mạng giữa các cơ quan: Thuế, Hải quan, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan; xây dựng chương trình ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế; xây dựng chương trình ứng dụng quản lý thuế theo cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp thuế; xây dựng chương trình ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân.Giai đoạn 2009 - 2010 củng cố các chương trình đã được thiết lập, mở rộng việc kết nối thông tin với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan phục vụ cho công tác quản lý thuế.đ) Mở rộng ủy nhiệm thu đối với 1 số loại thu gắn với cơ quan, tổ chức chi trả nguồn thu nhập để đảm bảo chống thất thu.e) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.g) Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.Câu III/ Nội dung, mục tiêu các chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010Triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 ban hành Kế hoạch và lộ trình triển khai chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Thuế đã xây dựng kế hoạch, chi tiết lộ trình thực hiện cụ thể 10 chương trình Bộ đã ban hành bao gồm: (1) cải cách thể chế, (2) tuyên truyền hỗ trợ, (3) thanh tra- kiểm tra, (4) quản lý thu nợ, (5) xây dựng hệ thống thông tin ĐTNT, (6) phát triển hệ

95

Page 96: Kien thuc chung   full

thống tin học, (7) tổ chức bộ máy, (8) nâng cao năng lực cán bộ, (9) hiện đại hoá công sở và (10) quản lý chất lượng hiệu quả); Nội dung, mục tiêu của các chương trình cải cách hệ thống thuế cụ thể như sau:1/ Chương trình cải cách thể chế nhằm xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định huớng XHCN, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng XH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ hàng đầu cho mục tiêu quản lý hiệu lực, đồng thời đảm bảo quản lý minh bạch và công bằng trên cơ sở xây dựng các quy trình và thủ tục quản lý thuế đơn giản và hiệu quả 2/ Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT nhằm mục tiêu chiến lược là tuyên truyền chính sách pháp luật thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT có chất lượng cao từ đó nâng cao sự hiểu biết pháp luật về thuế, sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức cá nhân trong toàn XH, góp phần nâng cao tính tuân thủ tự nguyện các luật thuế của NNT. 3/ Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế đảm bảo công bằng XH và hiệu lực quản lý thuế. Theo cơ chế cơ chế tự khai - tự nộp thuế, công tác thanh tra cần được thực hiện theo phương thức quản lý rủi ro trên cơ sở thông tin từ cơ sở dữ liệu NNT bao gồm các thông tin đăng ký thuế, tờ khai thuế, chứng từ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính doanh nghiệp của NNT; kết hợp thông tin thu thập từ kho bạc, hải quan, ngân hàng, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tổng cục Thống kê và 1 số ngành khác có liên quan.4/ Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thu nợ thuế là nhằm nhằm đổi mới công tác thu nợ, đảm bảo số trường hợp nợ và số thuế nợ hàng năm phát sinh giảm so với năm trước, chống thất thu thuế hiệu quả thông qua kịp thời phát hiện và xử lý các người nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế. Công tác thu nợ cần được chú trọng và áp dụng phương thức hiện quản lý hiện đại thông qua phân tích, xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của NNT để từ đó có biện pháp thu nợ phù hợp và hiệu quả. 5/ Chương trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế nhằm xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của ngành thuế phục vụ cho yêu cầu quản lý thuế hiện đại, hiệu quả theo mô hình quản lý theo chức năng và ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế được xây dựng thông qua triển khai ứng dụng tin học trong các nghiệp vụ quản lý thuế theo qui trình thủ tục trong ngành thuế và sự phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hệ thống này cần có đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế (thông tin về đăng ký thuế; về kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế; về kế toán tài khoản thuế của người nộp thuế; về kết quả sản xuất kinh doanh; về tình hình chấp hành pháp luật thuế; các thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động, giao dịch của tổ chức, cá nhân nộp thuế...) và được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, kịp thời.6/ Chương trình phát triển tin học thực hiện mục tiêu hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, hiện đại, đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao cho hệ thống thông tin toàn ngành thuế 24/24 giờ 1 ngày, 7/7 ngày 1 tuần, ứng dụng tin học trong hầu hết các chức năng quản lý của cơ quan thuế với hệ thống thông tin thuế từ cơ sở dữ liệu người nộp thuế tập trung, phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi với các cơ quan: Hải quan, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác, đầy đủ theo yêu cầu quản lý của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. 7/ Chương trình kiện toàn tổ chức ngành thuế hướng tới bổ sung đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế các cấp; hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng chức năng. Tổ chức bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo đối tượng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế 1 cách đầy đủ để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự khai và tự nộp thuế vào NSNN. Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ quản lý giữa các cấp ngành thuế, tăng cường uỷ nhiệm thu cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý hành chính NN trên địa bàn từ đó tiến hành sắp xếp, củng cố lại bộ máy tổ chức quản lý thuế tại các cơ quan thuế nhằm quản lý thu các loại thuế mới và người nộp thuế 1 cách hiệu quả. Xây dựng cơ cấu cán bộ theo chức năng tại từng cấp cơ quan thuế và chính sách phát triển cán bộ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của ngành. Đồng thời, ngành thuế cần chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý đảm bảo đủ nguồn lực cho yêu cầu hiện đại hoá.

96

Page 97: Kien thuc chung   full

8/ Chương trình nâng cao năng lực cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ theo hướng: đảm bảo được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết theo từng chức năng quản lý thuế được phân công. Đồng thời tăng cường các kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu quản lý. Các cán bộ được đào tạo thường xuyên liên tục để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và hướng đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thuế nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp là nội dung quan trọng đảm bảo thực hiện thành công chiến lược cải cách thuế đến năm 2010.9/ Chương trình hiện đại hoá công sở và phương tiện làm việc của cơ quan Thuế nhằm hiện đại hóa hệ thống công sở và phương tiện làm việc của ngành thuế, trang bị theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. 10/ Chương trình quản lý chất lượng công việc và tổ chức thực hiện dự án cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đảm bảo tất cả các chương trình thực hiện kế hoạch cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010 cùng định hướng nhằm đạt mục tiêu chung. Chương trình này phối hợp đồng bộ, thống nhất đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ các hoạt động của các chương trình, điều phối nguồn lực và kinh phí cho các chương trình đi đến thành công.Các chương trình nằm trong Kế hoạch có mối quan hệ hữu cơ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau cùng hướng đến 1 mục tiêu là xây dựng hệ thống thuế hiện đại, công bằng, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Câu IV/ Chương trình Cải cách thể chếChương trình 1: Cải cách thể chế1.1 Đã sửa đổi, bổ sung, trình Quốc hội ban hành mới các Luật thuế:- Đã sửa đổi, bổ sung các Luật thuế: Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT); Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Luật thuế xuất, nhập khẩu (XNK); Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNC);Pháp lệnh thuế Tài nguyên (TN); Ban hành mới Luật Quản lý thuế có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2007 và Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực áp dụng từ 1/1/20091.2 Các nội dung sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các Luật, Pháp lệnh thuế đã đảm bảo định hướng theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và lần thứ X của Đảng và Chiến lược cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2010, cụ thể là:- Hầu hết các Luật, Pháp lệnh thuế sửa đổi, bổ sung và ban hành mới đều giảm nghĩa vụ cho người nộp thuế, tạo điều kiện tích luỹ, tái sản xuất mở rộng cho người dân và doanh nghiệp: Về thuế GTGT: mở rộng diện ko chụi thuế và thuế suất 0%; Áp dụng 2 mức thuế suất thấp 5% và 10%, bỏ mức thuế suất cao 20%. Về thuế TNDN: Giảm thuế mức suất phổ thông từ 32% xuống còn 28%; Bỏ điều tiết thuế thu nhập bổ sung sau thuế TNDN đối với doanh nghiệp trong nước; Bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bổ sung nhiều khoản chi phí thực tế hợp lý được tính trừ vào thu nhập chụi thuế như: chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, chi đào tạo nghiệp vụ, chi cho lao động nữ… Về thuế TNC: cho tính triết trừ gia cảnh ở mức cao hơn so đồng thời giảm mức thuế suất cao nhất từ 45% xuống còn 40%. Thuế CQSD đất giảm 5 lần; Lệ phí trước bạ tài sản giảm 2 lần. Hầu hết các loại phí, lệ phí mức thu đều giảm và đã xoá bỏ trên 340 loại phí, lệ phí gây phiền hà, tốn kém cho người dân và DN…- Đã xoá bỏ sự cách biệt về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; giữa cá nhân người VN với cá nhân người nước ngoài, cụ thể: Thống nhất về mức thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, phương pháp tính và điều kiện được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Thống nhất khởi điểm chụi thuế, bậc tính thuế, mức thuế suất thuế đối với người có thu nhập cao của người VN và người nước ngoài. - Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần ưu đãi đầu tư: Ko thu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc loại hàng hoá trong nước chưa SX được; Bảo hộ có chọn lọc và có thời hạn đối với các cơ sở SX, lắp ráp trong nước thông qua việc áp dụng biểu thuế linh kiện nhập khẩu thấp hơn sản phẩm nguyên chiếc…Góp phần tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng GDP về nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ: mở rộng diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với SXKD phần mềm tin học; Hàng hoá chụi thuế tiêu thụ đặc biệt; Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất…- Hầu hết các sắc thuế đều sửa đổi, bổ sung giảm mức đóng góp của người dân và doanh nghiệp; Thủ tục bảo đảm đơn giản thuận tiện hơn cho việc kê khai, nộp thuế và nâng cao tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

97

Page 98: Kien thuc chung   full

- Phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cho VN tham gia hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế với các tổ chức Quốc tế: ASEAN, EU, Hoa Kỳ, … và đỉnh cao là tham gia vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO.Triển khai thực hiện Luật quản lý Thuế (Có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2007) đã tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý thuế; Đề cao vai trò của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế, thống nhất các quy định về quản lý thuế; Nâng cao tính pháp lý của các quy định quản lý thuế bảo đảm thực thi hiệu quả các luật thuế, pháp lệnh thuế; Khắc phục các hạn chế của công tác quản lý thuế hiện tại. -Kế hoạch 2008-2010: Năm 2008 trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT, TNDN, TTĐB và Pháp lệnh phí lệ phí; Trình Quốc hội thông qua luật thuế tài nguyên và luật thuế sử dụng đất để thi hành vào năm 2010; chuẩn bị triển khai thực hiện Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 01/01/2009;Năm 2010 trình Quốc hội ban hành luật thuế tài sản và luật thuế bảo vệ môi trường để áp dụng vào năm 2010.

98

Page 99: Kien thuc chung   full

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THUẾ

Câu I. Trinh bày đặc điểm và chức năng (vai trò) của thuế: 1. Khái niệmThuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân cho NN theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. Ngoài khoản thu về thuế, NSNN còn có những khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được một cơ quan NN hoặc tổ chức, cá nhân được NN uỷ quyền cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng.2. Đặc điểm:(1) Tính pháp lý cao, thuế gắn với yếu tố quyền lựcĐặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của thuế. Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, hay bãi bỏ bất kỳ một thứ thuế nào cũng chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, đó là Quốc Hội - Cơ quan quyền lực NN tối cao. Mặt khác tính quyền lực NN cũng thể hiện ở chỗ NN không thể thực hiện thu thuế một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định đã được xác định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực NN ban hành. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho NN.Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thuế nhằm phân biệt với tất cả các hình thức động viên tài chính cho NSNN khác.(2) Tính bắt buộc Đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế của thuế. NN thực hiện phương thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức thuế, mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho NN mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào NSNN, thể hiện ở chỗ, đối với NNT đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho NN khi có đủ đk mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với cq thu thuế, khi thay mặt NN thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử với NNT.Với đặc điểm này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính tự nguyện hoặc hình thức phạt tiền tuy có tính chất bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng đối với những tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.(3) Tính không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện trên các khía cạnh:- Thứ nhất, Sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho NN không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá công cộng do NN cung cấp. Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi NN cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho NN.- Thứ hai, Các khoản thuế đã nộp cho NN sẽ không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Người nộp thuế sẽ nhận được một phần các hàng hoá, dịch vụ công cộng mà NN đã cung cấp cho cả cộng đồng, phần giá trị mà người nộp thuế được hưởng thụ không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họ đã nộp cho NN. Đặc điểm này của thuế giúp ta phân định rõ thuế với các khoản phí, lệ phí và giá cả.

3. Chức năng: lịch sử phát triển thuế đã chứng minh rằng thuế phải thực hiện được 3 chức năng cơ bản đó là:- Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN: mức độ động viên các nguồn thu từ thuế vào ngân sách phần lớn gắn với tổng số chi tiêu của NN vì các khoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi NS. Nhưng các khoản thu này cũng ko phải là nguồn bù đắp duy nhất mà bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách còn được bù đắp bằng nguồn vay hoặc phát hành tiền tề. mức độ động viên thu NS với tỷ lệ với thâm hụt NS trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi nước cho thấy mức độ huy động của NN để bù đắp cho các khoản chi này (kể cả khoản lãi phải trả chi hoàn trả nợ)- Chức năng phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng XH: về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia 1 cách công bằng, thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo cho sự công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, sự công bằng chỉ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay ko trong việc phân chia quyền sở hữu diễn ra trên

99

Page 100: Kien thuc chung   full

thị trường. chính vì vây, đánh thuế lũy tiến đối với 1 số người có thể được coi nhu sự đồng nghĩ với sự công bằng với 1 số người khác thì bị coi là tùy tiện- Chức năng điều tiêt vĩ mô nền kinh tế hay khắc phục nhưng bất cân bằng của thị trường: NN thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội bằng nhiều biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế, trong đó biện pháp kinh tế làm gốc. NN cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó thuế là một công cụ thuộc lĩnh vực tài chính và là một trong những công cụ sắc bén nhất được NN sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nghề, mặt hàng nào mà NN không cấm, miễn rằng họ phải có đăng ký kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Bằng việc ban hành hệ thống pháp luật về thuế, NN quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc thuế suất thấp, có chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với ngành nghề, mặt hàng và địa bàn kinh doanh cụ thể. Thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, NN còn sử dụng thuế để tác động trực tiếp lên các yếu tố đầu vào của sản xuất như lao động, vật tư, tiền vốn nhằm điều tiết hoạt động kinh tế trong cả nước. NN cũng sử dụng thuế để tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế.

Như vậy, thông qua việc thu thuế NN đã thực hiện điều tiết và kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của xã hội, tức là chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế đã được thực hiện.

Tóm lại, để phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sự dụng thuế đúng với chức năng của nó... Tuy nhiên, vai trò của thuế trong nền KT ở mỗi quốc gia ko giống nhau mà tùy thuộc vào “nghệ thuật sử dụng” công cụ thuế ở mỗi quốc gia đó. Vấn đề có tính nguyên tác là thuế phải luôn luôn phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế XH và là công cụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối phát triển KTXH của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định. Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường xuyên rà soát mức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển KTXH của mình thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết.Câu II. Phân loại thuế

1- Khái niệm về phân loại thuế:Phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống chính sách thuế thành những nhóm

khác nhau theo các tiêu thức nhất định.2- Phân loại thuế:

2.1- Dựa theo phương thức đánh thuế: 2.1.1- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.2.1.2- Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người nộp thuế

mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ đó là người chịu loại thuế này.2.2 Dựa vào cơ sở tính thuế: có 3 loại thuế sau2.2.1- Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được. Thu nhập kiếm dược từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần... do đó thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, thuế lợi tức cổ phần...2.2.2- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...2.2.3- Thuế tài sản là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện:- Tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu...; - Tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà máy, xe cộ..; - Tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật ...Thuộc loại thuế tài sản là các sắc thuế như thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp...2.3 - Dựa vào phạm vi điều chỉnh của thuế:Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của thuế người ta có thể chia các sắc thuế thành hai loại:2.3.1- Thuế tổng hợp: Là loại thuế đánh vào tất cả các thành phần của cơ sở đánh thuế mà không có trường hợp ngoại lệ, không có miễn, giảm thuế.

100

Page 101: Kien thuc chung   full

2.3.2- Thuế có lựa chọn: Là loại thuế chỉ đánh vào một phần nhất định của cơ sở đánh thuế. Thuế thu nhập cá nhân có thể coi là một sắc thuế điển hình của loại này.2.4- Ngoài ra đôi khi người ta còn tiến hành phân loại thuế theo tính chất thuế suất mà sắc thuế đó áp dụng như thuế tỷ lệ, thuế luỹ tiến, thuế luỹ thoái, thuế tuyệt đối...Câu III. Các yếu tố cấu thành 1 sắc thuế1- Đối tượng nộp thuế: ĐTNT theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho NN. Người có trách nhiệm nộp thuế theo pháp luật quy định không nhất thiết là người phải chịu thuế. Trong nhiều trường trường hợp người có trách nhiệm nộp thuế cũng chính là người chịu thuế, khi trong sắc thuế đó người nộp thuế không có khả năng chuyển giao nghĩa vụ thuế cho người khác.2- Đối tượng chịu thuế: Theo các luật thuế hiện hành của Việt Nam, đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để đánh thuế. Đối tượng chịu thuế thường được xác định là thu nhập, hàng hoá hay tài sản. Mỗi một sắc thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, thông thường tên gọi của một sắc thuế bắt nguồn từ đối tượng chịu thuế của sắc thuế đó. Ví dụ: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.v.v.. Đối tượng chịu thuế thường được tính trên một đơn vị giá trị hoặc một đơn vị vật lý.3- Căn cứ tính thuế: Luật thuế quy định mức thuế phải nộp vào NSNN được xác định trên căn cứ nào. Căn cứ tính thuế đối với một sắc thuế là cơ sở tính thuế và thuế suất. 3.1- Cơ sở tính thuế: là số lượng đơn vị (theo giá trị hoặc theo đơn vị vật lý) đối tượng chịu thuế. Mỗi sắc thuế có một cơ sở tính thuế riêng, chẳng hạn như: Thuế tiêu thụ đặc biệt có cơ sở tính thuế là giá tính thuế TTĐB, thuế thu nhập có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế, thuế sử dụng đất nông nghiệp có cơ sở tính thuế là diện tích và hạng đất. 3.2- Mức thuế phải nộp trên một đơn vị đối tượng chịu thuế:Mức thuế thể hiện mức độ động viên của NN trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Theo thuật ngữ chuyên ngành về thuế thì người ta thường gọi mức thuế phải nộp trên một đơn vị đối tượng chịu thuế là thuế suất hay định suất thuế. Có thể nói, thuế suất hay định suất thuế là linh hồn của một sắc thuế, vì nó thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính cho NSNN và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của NN, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định thuế suất hay định suất thuế trong một sắc thuế phải quán triệt quan điểm vừa coi trọng lợi ích quốc gia, vừa chú ý đến lợi ích thích đáng của người nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ trong việc sử dụng công cụ thuế.

Tuỳ theo quy định của từng sắc thuế mà người ta áp dụng các loại thuế suất khác nhau. Trong thực tế có nhiều loại thuế suất, nhưng nhìn chung có các loại sau: - Thuế suất thống nhất: là loại thuế suất quy định mức nộp thuế như nhau cho tất cả đối tượng chịu thuế. Loại thuế suất này thường gặp ở thuế thân, nhưng hiện nay loại thuế này ít được áp dụng.- Thuế suất phân biệt: là loại thuế suất quy định các mức khác nhau cho từng đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của mỗi nước. - Thuế suất đơn vị (hay còn gọi là định suất) là một loại thuế suất được quy định theo đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Loại thuế này không phụ thuộc vào giá trị của đối tượng chịu thuế.- Thuế suất theo giá trị là loại thuế suất quy định tỷ lệ phần trăm huy động trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Thuế suất theo giá trị các dạng cụ thể sau:+ Thuế suất theo tỷ lệ là loại thuế suất áp dụng một tỷ lệ (%) cố định không thay đổi trong mọi trường hợp tăng giảm của cơ sở tính thuế.+ Thuế suất luỹ tiến là loại thuế mà mức thuế tăng (hoặc giảm theo mức tăng (hoặc giảm) của cơ sở tính thuế. Thuế suất luỹ tiến bao gồm thuế suất luỹ tiến toàn phần và thuế suất luỹ tiến từng phần.Thuế suất luỹ tiến từng phần: áp dụng với mức thuế suất tăng dần theo từng phần tăng lên của cơ sở đánh thuế. Với các sắc thuế áp dụng loại thuế suất này trong biểu thuế suất, cơ sở đánh thuế được chia thành nhiều bậc theo mức độ tăng dần. Ứng với mỗi phần tăng lên trong từng bậc thuế đó là một mức thuế suất. Số thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp bằng tổng số thuế tính theo từng bậc. Việc tính toán và kiểm tra loại thuế này nhìn chung khá phức tạp, nhưng nó đảm bảo số thuế phải nộp tăng từ từ, không bị đột biến cùng tốc độ tăng của cơ sở đánh thuế. Do đó, đảm bảo được tính công bằng theo chiều dọc và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập. Chính vì vậy, Thuế thu nhập cá nhân đang được áp dụng trên thế giới và ở nước ta là loại thuế áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần.Thuế suất luỹ tiến toàn phần: Biểu thuế suất cũng chia làm nhiều bậc với mỗi mức tăng lên của thuế suất, nhưng toàn bộ cơ sở đánh thuế được áp dụng một mức thuế suất chung tương ứng. Thuế suất luỹ tiến toàn phần cho phép xác định số thuế phải nộp khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy, nó cũng có nhược điểm là

101

Page 102: Kien thuc chung   full

gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế ở những mức thu nhập cận biên giữa hai bậc thuế. Mặc dù giá trị của cơ sở đánh thuế thay đổi không đáng kể, nhưng sự thay đổi về số thuế phải nộp rất đáng kể do phải áp dụng các mức thuế khác nhau trên toàn bộ cơ sở đánh thuế. Chính vì vậy, áp dụng thuế suất luỹ tiến toàn phần dễ dẫn đến sự phản ứng từ phía các đối tượng nộp thuế và như vậy tất yếu làm giảm vai trò của thuế. Hiện nay, thuế suất luỹ tiến toàn phần rất ít được áp dụng trên thế giới.+ Thuế suất luỹ thoái: là loại thuế suất có tính chất ngược lại với thuế suất luỹ tiến, tức là mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở đánh thuế lại tăng dần. Ở một số nước trên thế giới, để khuyến khích các công ty vừa và nhỏ phát triển thành những công ty có quy mô lớn hơn, người ta đã áp dụng thuế suất luỹ thoái (ở Mỹ, theo luật thuế thu nhập công ty năm 1991). Nói chung, thuế suất luỹ thoái là loại thuế suất không được áp dụng phổ biến.4- Miễn, giảm thuế: Một số sắc thuế có quy định cho phép người nộp thuế không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế mà người đó phải nộp cho NN (gọi là miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần số tiền thuế đó (gọi là giảm thuế). Miễn thuế, giảm thuế chỉ là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế. Thông thường, những lý do để người nộp thuế được NN cho phép miễn thuế, giảm thuế quy định trong các sắc thuế là:- Do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị giảm sút thu nhập.- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế của NN như: khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn...Tuy nhiên thực hiện việc miễn giảm thuế cũng có tính hai mặt, nó chứa đựng những yếu tố tích cực, tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của NN, nhưng cũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực, có thể làm méo mó những ý tưởng ban đầu khi thiết lập các sắc thuế, không phù hợp với những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại.

Câu IV. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường1- Thuế là công cụ chủ yếu tập trung nguồn thu cho NSNN:Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, NN có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: phát

hành thêm tiền; phát hành trái phiếu để vay trong nước và ngoài nước; bán một phần tài sản quốc gia; thu thuế.... Trong các hình thức nêu trên thì thuế là công cụ chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất. Vì so với các hình thức huy động khác, sử dụng công cụ thuế có những ưu điểm:

- Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập nộp thuế.

- Phương thức huy động của thuế là sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Chính vì vậy, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.

- Thông qua thu thuế một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước taọ ra đã tập trung vào NN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng và thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội.

- Tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các công cụ khác còn thể hiện ở chỗ: thuế kết hợp hài hoà giữa phương pháp cưỡng bức và kích thích vật chất nhằm tạo ra sự quan tâm của các đối tượng nộp thuế tới chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh.2- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NN: NN thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế, trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Trong các biện pháp kinh tế thì thuế là công cụ quan trọng và sắc bén nhất.Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của công cụ thuế được biểu hiện rõ qua các nội dung NN can thiệp vào nền kinh tế và phương pháp NN sử dụng công cụ thuế để đạt được các mục tiêu đã định.2.1- Những nội dung điều tiết vĩ mô nền kinh tế của công cụ thuế:Trên cơ sở mục tiêu và đối tượng NN cần tác động tới nền kinh tế thì nội dung điều chỉnh của thuế đối với nền kinh tế quốc dân bao gồm: điều chỉnh chu kỳ kinh tế; cơ cấu ngành, khu vực và từng vùng lãnh thổ; lưu thông tiền tệ; giá cả; tiền lương; phân phối thu nhập; các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; bảo vệ môi trường ... Như vậy, nội dung điều chỉnh của thuế đối với nền kinh tế quốc dân rất rộng, nó bao hàm hầu hết các quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Dưới đây là một số nội dung điều tiết cơ bản của thuế đối với nền kinh tế quốc dân: 2.1.1- Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế: là một trong những nội dung quan trọng của quá trình sử dụng công cụ thuế điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường thì sự phát triển theo chu kỳ là điều không

102

Page 103: Kien thuc chung   full

thể tránh khỏi. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, NN đã sử dụng thuế để điều chỉnh quá trình đó. Trong những năm khủng hoảng và suy thoái kinh tế, NN có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện ưu đãi về thuế thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sức sản xuất. Điều đó có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, NN có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra.2.1.2- Thuế còn góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển nền kinh tế. Bằng việc ban hành hệ thống thuế, NN sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể. Thông qua đó NN có thể thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.2.1.3- Điều chỉnh tích luỹ tư bản: là một nội dung quan trọng của điều chỉnh thuế. Một mặt, sản xuất chiếm hữu và tư bản hoá lợi nhuận luôn luôn là mục đích cơ bản của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, NN cần sử dụng thuế để điều chỉnh sự tích luỹ đó phù hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế và lợi ích xã hội. Mặt khác, sự phát triển nền kinh tế luôn đòi hỏi phải tăng nhanh vốn đầu tư cơ bản, để phát triển nền kinh tế quốc dân, NN cần phải khuyến khích tích luỹ và tích tụ trong các doanh nghiệp, để tạo ra nguồn vốn đầu tư. Việc thay đổi các chính sách thuế của NN có thể ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích luỹ tư bản, do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển kinh tế.2.1.4- Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp. Khi nền kinh tế có mức thất nghiệp cao thì cùng với việc mở rộng các khoản chi tiêu của Chính phủ, thuế cần phải được cắt giảm để tăng tổng cầu và việc làm. Trong thời kỳ nền kinh tế lạm phát thì cùng với việc cắt giảm các khoản chi tiêu của Chính phủ, thuế lại được gia tăng để giảm tổng cầu và hạn chế sự gia tăng của nền kinh tế.2.1.5- Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hoà nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế. Thông qua điều chỉnh mức thuế xuất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường và đưa vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa. Mặt khác, tác động đánh thuế nhập khẩu cũng gây nên phản ứng của người tiêu dùng trong nước tạo nên sự lựa chọn của họ trong tiêu dùng. Ngoài ra người ta còn sử dụng công cụ thuế để kích thích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hay ít nhất là giảm đến mức thấp nhất tính kém hiệu quả của sản xuất trong nước. Chẳng hạn, trong trường hợp cần hạn chế xuất khẩu những hàng hoá mà giá cả của chúng bị ấn định bởi giá cả bất lợi của thị trường thế giới, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, trường hợp này có thể sử dụng thuế xuất khẩu để kích thích chuyển các nguồn lực từ sản xuất hàng xuất khẩu sang sản xuất hàng hoá tiêu dùng nội địa. 2.2- Những phương pháp NN sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Tác động điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế chỉ đem lại hiệu quả thiết thực khi công cụ thuế được NN áp dụng theo các phương pháp điều chỉnh thích hợp. Phương pháp điều chỉnh của thuế là phương thức tác động của NN thông qua thuế đến các đối tượng điều chỉnh của thuế để đạt được những mục tiêu đã định. Trong thực tiễn thế giới có rất nhiều phương thức NN sử dụng công cụ thuế để tác động đến nền kinh tế. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh chủ yếu của thuế :2.2.1- Xác định mối quan hệ hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu:Tất cả các hình thức thuế đều có thể được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Sự cần thiết áp dụng các loại thuế gián thu và trực thu trong quá trình sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế được quyết định bởi tính đặc thù của mỗi loại thuế cụ thể.Thuế trực thu hay thuế gián thu đều có những nét đặc trưng riêng, có ưu điểm và nhược điểm riêng của mỗi loại thuế. Vì vậy, tuỳ theo đặc điểm trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, cũng như quan điểm của những người lãnh đạo NN trong từng thời kỳ mà người ta có thể lựa chọn coi trọng loại thuế gián thu hơn thuế trực thu và ngược lại.Thông thường thuế gián thu có diện thu nộp thuế rộng và ít bị hạn chế, nên có thể áp dụng thuế suất thấp nhưng tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Áp dụng thuế gián thu thì khả năng thất thu thuế ít và ít gây tác động tiêu cực hơn thuế trực thu. Bằng việc đánh thuế gián thu, NN có thể tác động tới nhu cầu tiêu dùng xã hội, qua đó tác động tới sản xuất, kinh doanh. Do đó, vai trò của thuế gián thu không chỉ điều tiết khả năng tiêu dùng mà còn hiệu chỉnh quy mô và tốc độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn vai trò của thuế trực thu phụ thuộc chủ yếu vào quy mô và tốc độ hoạt động của nền kinh tế.

103

Page 104: Kien thuc chung   full

Việc điều chỉnh mức độ động viên thuế gián thu dễ dàng mà ít bị dân chúng phản ứng. Hơn nữa thủ tục thu nộp cũng dễ dàng, dễ quản lý và chi phí quản lý thấp hơn so với thuế trực thu. Việc quản lý thuế trực thu rất khó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thuế đông đảo và có trình độ chuyên môn, quản lý kinh tế cao, kèm theo việc áp dụng các phương tiện quản lý có kỹ thuật hiện đại với một hệ thống pháp luật đầy đủ và có hiệu lực.Mặt khác thuế gián thu có tính chất ổn định hơn thuế trực thu vì thuế gián thu đánh vào tiêu dùng nên ngay cả khi kinh tế đi xuống người ta vẫn phải mua sắm và chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu, do vậy NN vẫn thu được thuế. Còn thuế trực thu đánh vào thu nhập nên thường bị biến động. Nếu tình hình kinh tế phát triển tốt thu nhập sẽ khá hơn và từ đó thuế trực thu sẽ tăng. Ngược lại, thì sự suy giảm kinh tế có thể làm giảm đi số lượng thu nhập từ thuế trực thu một cách rõ rệt.Các hình thức thuế trực thu có vai trò khác nhau trong phân phối thu nhập và điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Thuế thu nhập cá nhân giữ vị trí quan trọng để điều tiết thu nhập của dân cư. Mặc dù có thể tác động đến hành vi tiết kiệm của người dân nhưng khả năng kích thích hiệu quả đầu tư của thuế thu nhập cá nhân lại rất thấp. Trong trường hợp đó người ta sử dụng thuế thu nhập công ty để ảnh hưởng tới sự tích luỹ tư bản và mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.Chính vì vậy, NN không thể chỉ áp dụng một hình thức thuế nào đó để đạt được các mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mà bắt buộc phải sử dụng nhiều hình thức thuế khác nhau, cũng như kết hợp chặt chẽ giữa thuế trực thu và thuế gián thu. Mối quan hệ giữa thuế trực thu và thuế gián thu hợp thành hệ thống thuế của NN trong lĩnh vực điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mỗi một tương quan theo tỷ lệ giữa chúng sẽ đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu nhất định của NN trong hoạt động quản lý của mình. Việc xác định một mối quan hệ cụ thể nào đó thông thường phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập của dân cư và quy mô tích luỹ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý nghĩa của những loại thuế cơ bản trong sự kết hợp của từng nước cũng có sự khác nhau. Trong điều kiện năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh thấp, thu nhập thực tế của dân cư không cao thì thuế thu nhập không thể trở thành nguồn thu chủ yếu cuả NSNN. Khi đó nguồn thu chủ yếu của thuế sẽ chuyển từ thuế trực thu sang thuế gián thu. Điều đó đã được minh chứng rằng, trong điều kiện suy thoái kinh tế, không phải ngẫu nhiên mà một vài quốc gia đã áp dụng phương pháp hạ thấp thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập công ty để kích thích đầu tư phát triển nền kinh tế. 2.2.2- Thay đổi thuế suất : Như chúng ta đã biết thuế suất hay định suất thuế là linh hồn của mỗi sắc thuế. Thay đổi thuế suất tức là thay đổi mức thu thuế hay đại lượng thu thuế tính trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thông qua đó, NN tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập được tạo ra giữa các chủ thể kinh tế, giữa các ngành, các vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội, làm thay đổi lợi ích kinh tế của họ.Mục đích của NN điều tiết đối với nền kinh tế quốc dân là tạo ra sự cân bằng trong nền kinh tế và kích thích tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trước hết phụ thuộc vào mức đầu tư, mà mức đầu tư được quyết định bởi đại lượng tiết kiệm và khối lượng tích luỹ đã đạt đến mức độ nhất định. Rõ ràng, biểu thuế cao hay thấp đã tác động đến hành vi tiết kiệm và tích luỹ, do đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ đầu tư.Nếu NN sử dụng hệ thống thuế có các mức thuế suất quá cao sẽ cản trở quá trình hình thành những điều kiện cần thiết tạo mức tiết kiệm đủ để đảm bảo cho việc đầu tư trong các thành phần kinh tế. Nếu NN sử dụng hệ thống thuế có các mức thuế suất thấp sẽ làm tăng thu nhập của dân cư và doanh nghiệp, do đó làm tăng mức tiết kiệm và tích luỹ tư bản.Thay đổi thuế suất được coi là một phương pháp quan trọng trong quá trình NN sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế. Thông qua việc quy định đánh thuế với thuế suất cao hay thấp vào các ngành nghề, mà NN tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung, cầu trên thị trường nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự giữa các ngành nghề trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc thay đổi thuế suất trong thực tiễn cũng gặp những khó khăn nhất định về kinh tế - kỹ thuật. Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, NN cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Một trong những điều kiện đó là ổn định biểu thuế. Sự thay đổi thường xuyên hệ thống thuế suất sẽ làm trở ngại đến việc lựa chọn và quyết định đầu tư của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Thứ hai, hệ thống thuế suất thường được xây dựng trên cơ sở xem xét và tính toán có căn cứ khoa học và thực tiễn. Sự thay đổi thậm chí một thuế suất cũng có thể kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống. Thứ ba, hệ thống thuế suất chính là thể hiện mức độ động viên một phần tổng sản phẩm xã hội vào NSNN, tức là phản ánh thực trạng nền kinh tế và mức độ lòng tin của nhân dân đối với NN. Chính vì những nguyên nhân trên, mà ngoài phương pháp thay đổi thuế suất, NN khi sử dụng công cụ thuế để tác động điều tiết vĩ mô nền kinh tế còn sử dụng nhiều phương pháp khác.

104

Page 105: Kien thuc chung   full

2.2.3- Áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế: Ưu đãi thuế tức là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi khi nộp thuế. Thông qua thực hiện ưu đãi thuế, NN đã điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của cục diện nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Tác dụng kích thích của các hình thức ưu đãi thuế được xem như một hình thức NN cấp phát vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, NN có thể tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích luỹ và tích tụ vốn trong các doanh nghiệp và dân cư.Các hình thức ưu đãi thuế rất đa dạng: quy định mức thu nhập tối thiểu không phải nộp thuế; cho phép loại trừ một số khoản chi phí trong thu nhập chịu thuế; miễn hoặc giảm một phần hay toàn bộ số thuế phải nộp; cho hoãn nộp thuế; cấp tín dụng thuế để tái đầu tư. Hiện nay, trên thế giới hình thức cấp tín dụng thuế để tái đầu tư được sử dụng rất rộng rãi.Tuỳ theo phạm vi sử dụng, có thể phân chia các loại ưu đãi thuế thành hai nhóm khác nhau: ưu đãi thuế mang tính chất ngành, vùng lãnh thổ và ưu đãi thuế mang tính chất cá biệt. Việc cấp ưu đãi thuế mang tính chất cá biệt được sử dụng nhằm giải quyết nhiệm vụ điều chỉnh trong phạm vi hẹp, gắn liền với lợi ích của từng chủ thể kinh doanh. Tuy có những ưu điểm nhất định, nhưng ưu đãi thuế mang tính cá biệt cũng tạo ra sự không công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế, gây hậu quả tâm lý xấu đối với người nộp thuế và tạo ra những tiền đề trốn thuế, do đó làm mất tính trung lập của thuế.Ngoài các phương pháp điều chỉnh của thuế kể trên, trong thực tiễn NN còn sử dụng một số phương pháp điều chỉnh thuế khác như sử dụng biểu thuế phân biệt, thay đổi hình thức nộp thuế. Mỗi phương pháp điều chỉnh của thuế đều có những ưu, nhược điểm nhất định và giữ vị trí khác nhau trong quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác hoặc tất cả các phương pháp là phụ thuộc vào trạng thái kinh tế và mục tiêu của NN trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. 3- Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối:Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư. Chính vì vây, NN cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là một công cụ mà NN sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Các hàng hoá, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng thuế suất luỹ tiến là sắc thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. 4- Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh:Vai trò này được xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý NN về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.V- Chính sách thuế và các yếu tố tác động đến chính sách thuế

1- Khái niệm về chính sách thuế : Thuế là một phần thu nhập của các thể nhân và pháp nhân được động viên vào NSNN. Vì vậy, chính

sách thuế phải thể hiện được đường lối và phương hướng của NN trong động viên thu nhập từ nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức thuế vào NSNN. Chính sách thuế được thiết lập bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật ban hành các loại thuế, trong lĩnh vực nộp thuế, xác định biểu thuế và ưu đãi thuế trong từng giai đoạn phát triển nhất định.Chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm, phương hướng của NN trong lĩnh vực thu nộp thuế và các phương thức, biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định.

2- Những yếu tố tác động tới chính sách thuế:

105

Page 106: Kien thuc chung   full

Như ở phần bản chất của thuế chúng ta đã phân tích rõ thuế có bản chất chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc. Do đó, thuế chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố chính trị, kinh tế, và xã hội trong những thời kỳ nhất định.

2.1- Yếu tố chính trị: Bản thân thuế là do NN đặt ra. Mà NN là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội, do đó chính sách thuế trước hết phải phục vụ cho các mục tiêu do NN đặt ra và phục vụ cho ý đồ chính trị của giai cấp thống trị.Thể chế chính trị của NN có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu chính sách thuế và tổ chức bộ máy thu thuế. Nếu thể chế chính trị của NN tổ chức theo chế độ NN Liên bang thì trong cơ cấu hệ thống thuế thường bao gồm các loại thuế trung ương và thuế địa phương. Bộ máy tổ chức thu thuế thường cũng bao gồm các cơ quan thu thuế trung ương và thuế địa phương riêng biệt nhau. Còn nếu thể chế chính trị của NN tổ chức theo chế độ NN đơn nhất thì thường chỉ có một hệ thống chính sách thuế thống nhất cho cả nước. Bộ máy tổ chức thu thuế thường là tổ chức theo một hệ thống ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương.Yếu tố chính trị có tác động quyết định đến chính sách thuế được thể hiện rõ ngay cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách thuế quan và thuế nội địa của các nước phải sửa đổi lại cho phù hợp với các cam kết quốc tế (như các cam kết gia nhập AFTA, WTO, APEC..) hoặc tuỳ thuộc vào các quan hệ chính trị giữa các nước mà áp dụng thuế trả đũa, thuế chống trợ cấp, thuế chống phá giá... Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố chính trị đến chính sách thuế để hiểu rõ hơn về bản chất giai cấp của thuế và quán triệt tinh thần xây dựng chính sách thuế phải phù hợp và phục vụ cho những mục tiêu chính trị của NN. Ở nước ta, vấn đề tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế thời gian tới đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là: “Tiếp tục cải cách Hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế, từng bước áp dụng hệ thông thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hoá công tác thu thuế và tăng cường quản lý NN.”

2.2- Yếu tố kinh tế:Điều này, trước hết thể hiện ở chỗ thuế là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân được tập trung

vào NSNN. Do đó, kinh tế là cơ sở của thuế. Thuế luôn luôn gắn chặt với sản xuất kinh doanh và nguồn thu từ thuế chỉ có thể tăng nhiều và nhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và có hiệu quả.

Những yếu tố kinh tế thường tác động đến chính sách thuế là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường, sự biến động của Ngân sách, tỷ giá hối đoái... Điều này đã được chứng minh qua các phân tích về bản chất và chức năng của thuế ở phần trên.. Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với chính sách thuế để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựng chính sách thuế phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

2.3- Yếu tố xã hội: Chính sách thuế do NN ban hành nhưng những người thực hiện chính sách thuế là các tầng lớp dân cư

trong xã hội. Do đó các yếu tố xã hội như tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hội của dân tộc, kết cấu giai cấp trong xã hội... đều tác động và ảnh hưởng nhất định đến nội dung của chính sách thuế cũng như quá trình tổ chức thực hiện chúng.

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố xã hội đến chính sách thuế giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hội của thuế, qua đó thấy rõ về yêu cầu xây dựng chính sách thuế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, đễ thực hiện và dễ kiểm tra./.

106

Page 107: Kien thuc chung   full

LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Câu I. Sự cần thiết ban hành luât quản lý thuế:Luật quản lý thuế được xây dựng và ban hành do các yêu cầu cần thiết sau:- Thứ nhất, nâng cao tính pháp lý của các quy định quản lý thuế bảo đảm thực thi có hiệu quả các luật thuế, pháp lệnh thuếhiện nay các noi dung co bản về quản lý thuế đã được quy địnhtrong các luật thuế nhưng chỉ mang tính nguyên tác chung. Các quy định cụ thể về thủ tục hành chính thế, thời gian giải quyết các công việc về thuế dều được quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, nên tính phap lý ko cao. Mặt khác, do quy định về quản lý thuế được dặt tại cac luật thuế khác nhau, nên dẫn đến tình trạng 1 nội dụng về quản lý thuế nhưng lại được quy định khác nhau tại các luật thuế khác nhau. Các quy định phân tán và ko thống nhất làm ảnh hưởng đến triển khai cải cahcsh hành chính thuế; cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế đều gặp phải nhungc vướng mắc ko đáng có,, nhát là đối với những cơ sỏ kinh doanh.Việc ban hành luật quản lý thuế áp dung chung cho các loại thuế se khác phục được tình trạng trên và ko phải sủa đổi nhiều luật thuế. Từ đó sẽ tách bạch được nội dung quy định về quản lý thuế ra khỏi các luật thuế hiện hành. Các luật thuế sau nay sec chỉ tập trung vàocac nội dung quy đinh về chính sách thuế.- Thứ hai, đề cao vai trong của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế và thống nhất các quy định về quản lý thuếquản lý thuế là công viêc liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trng các luạt thuế quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp luật của các chủ thêt tham gia quản lý thuế chưa được quy đinh đày đủ rõ ràng. Người nộp thuế chưa được quy định các quyền như: yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế,thủ tuc hành chính thuế yêu cầu cơ quan thuế thục hiện đúng viêc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, bồi thường thiệt hại về thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của minh, yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mật thong tin do mình và các tổ chức cá nhân khác cung cấp phục vụ cho việc quản lý thuế… nghĩa vụ của người nộp thuế (như về đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế cung cấp thông tin cho cơ quan thuế) cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng tại các luật thuế. Cơ quan quản lý thuế chưa có quy định đày đr về quyền xử phạt vi phạm hành chính, quyền cưỡng chế thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế song chưa được đề cập đến trong các văn bản pháo luật nên việc cung cấp thông tin về người nộp thuế, phối hợp với cơ quan thuế để cưỡng chế thuế, xử lý vi phạm vè thuế chưa được thực hiện nghiêm túc.Theo chiến lược cải cách hệ thóng thuế, cơ chế quản lý thuế được thay đỏi, chuyển từ chuyên quản sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Vai trò của các chue thể trong việc chấp hành pháp luạt thuế được đề cao hơn. Viêc ban hành luật quản lý thuế tọa cơ sỏ pháp lý để cho các chủ thể này hoạt đọng bình đẳng trước pháp luật và cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật thuế.- Thứ ba, khác phục các hạn chế của công tác quản lý thuế và đáp ứng yêu cầu hôi nhập kinh tế quốc tê.Hiện nay tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều sắc thuế, nhieu địa phuong. Ngoài các nguyên hnaan về nhận thức của người nộp thuế, còn có nguyên nhân là chua có quy định cụ thể về các công cụ giám sát, các che tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; phương pháp quản lý thuế còn lạc hậu so với các nuoc trong khu vuc. Vì vậy, viec ban hành luật thuế phù hợp với thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết.II. Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng dự án luật quản lý thuế:- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào NSNN và cơ quan quản lý thuế thu đúng thu đủ tiền thuế.- Quy định rõ quyền hạn nghĩa vụ trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh ựach, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của NN, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế.Câu III. Một số nội dung mới về quản lý thuế được quy định tại luật quản lý thuế1. Đối tượng áp dụng của Luật quản lý thuế- Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, các nhân nộp thuế, các khoản phụ thuộc NSNN theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.- Cơ quan quản lý thuế, bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan.- Công chức quản lý tghuees, bao gồm công chức thuế và công chức hải quan- Cơ quan NN, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế2. Nội dung quản lý thuế

107

Page 108: Kien thuc chung   full

- đăng lý thuế, khai thuế, nộp thuế ấn định thuế- thủ tục hoàn thue, miên thuế, giảm thuế- xóa nợ tiên thuế tiền phat- quản lý thông tin về ngươi nộp thuế- kiem tra thuê, thanh tra thuê- cương chế thi hành quyết định hành chính thuế- xử lý vi phạm pháp luật về thuế- giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

3. Các nội dung mới về quản lý thuế:a. Các thủ tục hành chính thuế dược quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người nộp thúe, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.- quy định rõ các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế (hồ sơ khai thuế, hồ sơ miên giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế…) để người nộp thuế tự xác định dược trách nhiệm của mình và tránh sự tùy tiện củ công chức quản lý thuế trong khi thi hành nhiệm vụ- thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phù hợp với từng loại thuế khai theo tháng , theo năm , theo từng lần phát sinh để người nộp thuế dễ thự hiện. quy định thời hạn, phương thức khai thuế của 1 số loại thúe cho phù hợp với thực tế. cu the nhu sau:+ Mở rộng thơig hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng (thuế giá trị gia tưng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đói với người có thu nhập cao) là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế thay cho quy định hiện hành là ngày 10 của tháng tiếp theo, để tạo điều kiện thuận lơi jcho người nộp thuế có thoi gian chuẩn bị tờ khai và làm tốt thủ tục khai thuế.+ Đổi mới việc khai thuế theo quý. Luật quy định khi kết hôn mội quý thì người nộp thuế mới phải khai thuế theo quý dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của quý đó. Như vậy số liệu kê khai sẽ sát với thực tế hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng số tạm tính đầu năm có chênh lêch lon so voi số phát sinh thực tế trong từng quy như trước đây vẫn khai thuế.+ thống nhất thời hạn kê kha quyết toán thuế năm đói với tất cả các loại thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệpl khác phục tính trạng hiện nay, 1 doanh nghiệp kinh doanh phải nọp quyết toán thuế giá trị gia tăng chậm nhâts là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhấp là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm+ quy định gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đói với trường hợp người nộp thuế ko co khả năng nộp hồ sơ khai thuế đugns thưoif hạn do thiên tai, hỏa hoạn tai nan j bát ngờ để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế.+ quy định người nộp thuế khi phat hiện hồ sơ khai thuế có sai sot thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi cơ quan quản ký thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, nhằm khuyến khích tính tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.+ quy định hình thức khai thuế điện tử: bên cạnh việc nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc nộp qua đường bưu điện như hiện nay, người nộp thuế còn có thể nộp hồ sơ thuế điện tử. điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp, giảm được chi phí đi lại và thời gian lưu chuyển hồ sơ thuế.+ quy định thời hạn khai thuế là thời hạn nộp thuế, vừa đảm bảo phù hợp với tính chất của từng loại thuế,vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện va ko phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm chi phí tuan thủ pháp luạt về thuế cho người nộp thuế.+quy định gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế trong các trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đên sản xuất, kinh doanh mà ko co nguồn tiền để nộp thuế hoặc gạp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến ko có khả năng nộp thuế đúng hạn.- Quy định thứ tự thanh toán các khoản tiền thuế như sau: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế để giúp cho người nộp thuế biêt được nhiệm vụ thanh toán các khoản nghĩa vụ với ngan sách NN, giúp doanh nghiệp tránh bị rơi vào tình trạng nợ đọng kéo dàivaf thuộc diện bị áp dụng các bien pháp cưỡng chế nộp thuế.- Đối với số tiền thuế nộp thừa hoặc số tiền thuế thuộc diện được hoàn, người nộp thuế dược quyền lựa chọn hoặc yêu cầu cơ quan thuê làm thu tục hoàn trả ngay, hoặc để thanh toán cho số thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo. So với quy đinh hiện hành, (chỉ có thuế gia tăng thì được hoàn ngay, còn các loại thuế khác phải để lại nộp cho kỳ tiếp theo và chỉ được hoàn trả khi người nộp thuế kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế) thì quy định này linh hoạt và tôn trọng quyền lợi của người nộp thuế hơn.-Luật quản lý thuế còn quy định 1 số quyền hạn của người nôp thue như: yeu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích vè chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế để tuej giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình; yêu cầu

108

Page 109: Kien thuc chung   full

cơ quan thuế thực hiện dúng việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, booif thường thiệt hại về thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mạt thôgn tin do mình và các tổ chức cá nhân khác cung cáo phục vụcho việc quản lý thuế.b. Luật quản lý thuế quy định rõ ràng hơn về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nhằm bảo đảm phục vụ hỗ tro người nộp thuế và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả.- nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Công khai. Minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế.quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuế theo cơ chế 1 cửa. gắn trách nhiệm của công chức quản lý thuế với việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuế. Trường hợp cơ quan quả lý thuế, công chức quản lý thuế ko làm đúng trách nhiệm gay thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nôp thuế theo quy định của pháp luật.- quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xây dựng hệ thống cơ sỏ dữ liệu và thông tin về người nộp thuế để phân tích, đánh giá mứcdooj tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, phục vụ công tác quản lý thuế. Trong quá trình sử dụng cơ sỏ dữ liệu thông tin về người nộp thuế, cơ quan qunr lý thuế được công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luạt thuế.- Quy định kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sỏ cơ quan qunr lý thuế là nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ chính xác của các thong tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, phát hiện kịp thời sai sot vi pham của người nôp thuế. Thông qua đó, cơ quan thuế sẽ thông báo hướng dẫn để người nộp thuế khác phục các sai sot, nâgn cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuê.- Quy định công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở của người nôp thuế. Rieng thanh tra thuế chỉ được áp dụng đối với 1 số trường hợp:đối với doanh nghiepj có ngành nghe kinh doanh đa dạng, phạm vi hoạt động kinh doanh rộng thì than htra định kỳ 1 năm ko quá 1 lần. khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cáp hoặc bộ trưởng bộ tại chính. Trong quá t rình thanh tra thuế phát hiện người nôp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế mang tính phức tạp, liên quan đến tổ chức cá nhân khác thì cơ quan quản lý thuế đuwocj áp dụng 1 số biện pháp mạnh sau:+ thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong đó, co quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức cá nhâncos lien quan cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp; đồng thời được ghi am, ghi hình công khai khi thu thập thông tin.+ tạm giữu tại liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thue, gian lận thuế.+ Khám xét nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.- quy định 6 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trong đó, biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức cá nhân khác(bên thứ ba) đang nắm giữu là biện hpaps mới, có tác dụng ngăn chặn các hành vi tẩu tán tiền, tài sản của người nộp thuế để cố tình trốn thuế, ko nôp thuế.- Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế:+ Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế mức phạt là: 0,05%/ngày tính trên số tiền chậm nộp+ Đối với hành vi khai sai dân đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: mức phạt bao gồm 10% trên số thuế thiếu (hoặc số thuế được hoàn cao hơn) và phạt 0,05%/ngày của số thuế khai thiếu(hoặc số thuế được hoàn cao hơn) chưa được nộp vào NSNN.+ đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: luật quy định múc phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, số tiền thuế gian lận.c. Các quy định của Luật quản lý thuế nâng cao vai trò của cơ quan NN, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác thuếCác cơ quan NN, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác quản lý thuê thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo duc pháp luạt thuế và giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế. Bên cạnh đó, luật còn quy định nội dung cụ thể của 1 số cơ quan, tổ chức trong việc tham gia công tác quản lý thuế:- trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế của cáccow quan quản ly NN được quy thành 2 nhóm:+ Nhóm 1: cung cấp thông tin tự động theo phát sinh hoạt động liên quan đến người nộp thuế, gồm cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép thành lập, kho bạc NN…+ Nhóm 2: cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, gồm ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan QLNN về nhà đất, cơ quan công an, cơ quan chi trả thu nhập, cơ quan quản lý thương mại…

109

Page 110: Kien thuc chung   full

- quy định các cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cưỡng chế thu thuế, bao gồm ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề…- quy định hoạt đọng kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện, được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế được thay maetj người nộp thuế thực hiện 1 trong các thủ tục: khai thuế, nộp thuế, quyêt toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tienf thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn.Trong quá trình cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế chịu trách nhiệm về viec làm sai của mình với người nộp thuế theo quy định của pháp luật dân sự; người nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm với NN về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

2/ Đăng ký thuế- Người nộp thuế đã đăng ký thuế thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, trong đó có thông tin về mã số thuế và cơ quan quản lý thuế trực tiếp.- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc NN sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào NSNN. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản.- Người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế biết. Trường hợp có sự thay đổi trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và ko phải quyết toán thuế (nếu thời điểm thay đổi trụ sở ko trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

3/ Khai thuế, tính thuếLuật quy định nguyên tắc khai thuế, hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ khai thuế. - Áp dụng nguyên tắc tự tính, tự khai với tất cả các loại thuế, khoản thu NSNN, trừ trường hợp người nộp thuế theo phương pháp khoán thuế và hộ gia đình, cá nhân nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

4/ Nộp thuế5/ Miễn, giảm thuế- Thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp: Người nộp thuế tự xác định số

thuế được miễn thuế, giảm thuế hoặc ko phải nộp thuế và khai báo với cơ quan quản lý thuế trong hồ sơ khai thuế.

- 1 số trường hợp cơ quan thuế phải ra quyết định miễn thuế, giảm thuế:+ Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ hoặc ko có khả năng nộp

thuế.+ Miễn thuế TNDN cho hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán có mức thu nhập

thấp hoặc nghỉ kinh doanh liên tục.+ Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép

khai thác. 6/ Hoàn thuế

Cơ quan quản lý thuế trực tiếp thực hiện giải quyết thủ tục hoàn thuế cho người nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo chính sách (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu) hoặc trường hợp người nộp thuế có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.

d. Một số nội dung của Luật quản lý thuếĐiều 4. Nguyên tắc quản lý thuế1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

110

Page 111: Kien thuc chung   full

2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Điều 5. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đại diện của người nộp thuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế. 2. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.3. Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.4. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.5. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.6. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt.7. Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.8. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.9. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.Điều 6. Quyền của người nộp thuế1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế 1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. 6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

111

Page 112: Kien thuc chung   full

7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này.5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.4. Ấn định thuế.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

112

Page 113: Kien thuc chung   full

LUẬT THUẾ GTGT

Câu I/ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT1. Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được gọi là thuế GTGT nhưng thực chất thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, luu thông đến tiêu dùng.Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu, cơ sỏ SXKD là người nộp thuế vào NSNN thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thêm vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa dịch vụ2. Vai trò (tác dụng)của thuế GTGT: Thuế GTGT có diện diều chỉnh rộng (đối với mọi hàng hóa, dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu dùng tại VN) và khác phục được nhưngc hược điểm của thuế doanh thu trong cơ chế thị trường (ko thu thuế trùng lặp vào các khâu của quá trình SXKD) nên có tác dụng”-đảm bảo nguồn thu lớn, ổn dinh, kịp thời về cho NSNN, góp phần tăng cường tài chính quốc gia, đbao để phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu (do cơ chế đặc thù về khấu trừ, hoàn thuế GTGT: thuế đầu vào đã trả khi mua cac san phẩm đầu tư dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế được khấu trừ toàn bộ; hàng hóa dịch vụ X khẩu ko phải nộp thuế khi XK mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa dịch vụ để SX hàn XK)vi vạy thuế GTGT có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích XK, khuyến khích đ tư và từ đó thúc đẩy SXKD phát triển-khuyến khích DN tăng cường hạch toán KD, thực hiện tốt chế độ kế toán lưu giữ hóa đơn, c từ; chống trốn, lậu thuế;anwng cao tinh thần tự giác của các đối tượng kinh doanh-góp phần hoàn thiện hệ thống chinh sách thuế , làm cho hệ thống chính sách thuế từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trinhf hội nhập KT của nước ta với khu vực và thế giới.

Câu II. Trình bày phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tănga. Đối tượng áp dụng:- Cá nhân sản xuất kinh doanh là người VN.- Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở VN ko theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN (Nhà thầu nước ngoài nộp thuế theo Thông tư 169 và Thông tư 05 – thuế nhà thầu nước ngoài)1 số đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp như nhà thầu nước ngoài có thể chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ nếu:-Có đầy đủ hoá đơn chứng từ-Ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ KT VN-Kê khai nộp thuế GTGT đúng chế độ Ngược lại, các công ty ko tuân thủ đúng các điều kiện trên sẽ phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếpSo thue GTGT phai nop = gia tri gia tang cua HH DV chiu thue x thue suat thue GTGT cua HH DV doGTGT cua HH DV = Doanh so cua HH DV ban ra – Gia von cua HH DV ban raĐối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán thì GTGT được xác định như sau:a- Trường hợp XĐ được doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra:GTGT = Doanh thu x tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thub- Trường hợp ko xác định được doanh thu

GTGT = Doanh thu do CQ thuế ấn định x Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thuCâu III. Hãy trình bày phương pháp khấu trừ thuếa. Đối tượng áp dụng:Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Đối tượng chịu thuế là Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định của Luật thuế GTGT. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

113

Page 114: Kien thuc chung   full

Trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo pp khâu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc đá quý, ngoại tệ thì hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.b. Cách xác định thuế GTGT phải nộpSố thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;Trong đó:- thuế GTGT đầu ra: là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra, được xác định bằng giá tính thuế của HH, dvụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất GTGT của hh dich vụ đó.Cơ sỏ kinh doanh nộp thuế theo pp khấu trừ khi bán hh, d vụ phải tính và thu thuế GTT của hh, dvụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hh, dvụ cơ sỏ kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, số thuê GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đon GTGT chỉ ghi gía thanh toán, ko ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hh d vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn chứng từ. doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ thuế tính trên giá bán.- thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: bằng tổng số thuê GTGT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, d vụ dùng cho sxuat hh d vụ chịu thuế, số thuế GTGT ghi trên c từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho các tổ chức cá nhân nươc ngoài và đáp ứng đủ các điều kiện về khấu trừ thuế đầu vào theo quy định của Luật thuế GTGT:- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; - Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; - Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay NN được coi là thanh toán qua ngân hàng.Câu IV. Các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào 1- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dung cho SXKD hàng hoá chịu thuế.2- Đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và ko chịu thuế GTGT nhưng cơ sở ko hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá dịch vụ bán ra.3- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất ko được tính vào số thuế đầu vào mà phải tính vào giá trị hàng hoá tổn thất. 4-Thoi gian khau tru thue GTGT dau vao: ngay trong thang phat sinh va thang ke tiep cham nhat khong qua 3 thang ke tu thoi diem ke khai thue cua thang phat sinh5- Hàng hoá dịch vụ XK được khấu trừ, hoàn thuế phải đáp ứng các điều kiện về HĐKT, về tờ khai hải quan, thủ tục thanh toán qua ngân hàng, phải lập hoá đơn GTGT.6- Cơ sở KD ko được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn GTGT sử dụng ko đúng quy định của pháp luật.7- Hộ KD nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ. 8- Đối với phần mềm xuất khẩu, bán cho DN chế xuất dưới hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được hoàn thuế GTGT đầu vào cơ sở phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan.

c. điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:cơ sỏ kd nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:-có hóa đơn GTGT hợp pháp của hh dvu mua vào hoặc chung tu nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế thay cho phia nước ngoài-có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hh, dvu mua vào, trừ hh dvu mua tung có giá trị dưới 20 triệu đồng (trước 1/1/2009 chư quy định điều này)-đối với hh dvu xuất khẩu, ngoài các điều quy định nêu trên còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về viec bán, gia công hàng háo, cung ứng dich vụ, hóa đơn bán HH, DV, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai Hải quan đối với HH xuất khẩu.

114

Page 115: Kien thuc chung   full

Câu V. Thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng cho HH, DV nào? Thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng đối với:- Hàng hoá xuất khẩu (kể cả XK tại chỗ, hàng gia công XK, hàng bán cho doanh nghiệp khu chế xuất), hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của DN chế xuất- Dịch vụ xuất khẩu, dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất (trừ chi phí cho tiêu dùng cá nhân)Trừ các trường hợp ko áp dụng mức thuế suất 0% như sau:-Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ. Chuyển nhượng quyền sỏ hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa dịch vụ cung cấp cho cá nhân ko đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của thủ tướng chính phu;-Xăng, dầu bán cho cơ sở kd trong khu phi thuế quan mua tại nội địa.-xe o tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan-các dịch vụ do cơ sỏ kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngaoi khu phi thue quan như: cho thuê nhà, hội trường văn phòng khách sạn kho bãi; d vu vận chuyển, đưa đón người lao động.3.1 hh xk bao gồm xk ra nước ngoài kể cả ủy thác xk, bán cho dn chế xuất và các trường hợp được coi là xk theo quy định cuat chính phủ như:a. hh gia công chuyen tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua,bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua ban gia công hàng hóa với nước ngoài.b. hh gia công xk tại chỗ theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hh quóc tế và các hoạt động đại lý mua bán gia công hh với nước ngoàic. hh xk để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.3.2. d vu xk và dvu cung cấp cho dn chế xuất để sử dụng cho sxkd của doanh nghiệp chế xuất, trừ các dv sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dv vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của dn chế xuất)Dich vụ xk là dvu được cung cap truc tiếp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và được hiểu dùng ngoài viet nam nếu có đủ điều kiện: c sở cung cấp dvu phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định của luật thương mại; người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sỏ cung cấp dv tại VN.Câu VI. Thuế suất thuế 5% áp dụng cho các loại hình dịch vụ sau:-Nước sạch, phân bón, thiết bị y tế, giáo cụ giảng dạy, đồ chơi tre em, thuốc chữa bệnh, thực phẩm tươi sống, đường, đát, đá, cát, sỏi, than, đá, khuôn đúc, hóa chất cơ bản-Sản phẩm tròng trọt chăn nuôi chưa qua chế biến-Dịch vụ khoa học kỹ thuật , dịch vụ sỏ hữu trí tuệ, dịch vụ vận tải, bốc xếp, nạo vét cảng sông, biển…

Câu VII. đói tượng ko chịu thuế GTGT1 số hàng hoá, dịch vụ ko thuộc diện chịu thuế GTGT.-Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản chưa qua chế biến của tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng ở khâu nhập khẩu và kinh doanh thương mại.-Dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh,...-Dịch vụ công cộng về vệ sinh thoát nước, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ -Thiết bị máy móc thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo TSCĐ-Hoạt động dạy học, dạy nghề, phát hành sách chính trị, sách giáo khoa, sách pháp luật, vận chuyển hành khách công cộng, điều tra thăm dò địa chất, đo đạc lập bản đồ thuộc điều tra cơ bản,...-Chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở thuộc sở hữu của NN bán cho người đang thuê.-Duy tu sửa chữa, XD công trình văn hoá nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng vốn đóng góp của nhân dân; vốn viện trợ nhân đạo kể cả trường hợp NN cấp ko quá 30% vốn cho công trình.-Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ cho an ninh, quốc phòng-Hàng nhập khẩu trong các trường hợp: hàng viện trợ; quà tặng, quà biếu cho cơ quan NN, hàng tạm nhập tái xuất,

115

Page 116: Kien thuc chung   full

-Vận tải quốc tế, chuyển giao công nghệ; dịch vụ bưu chính viễn thông và internet phổ cập theo chương trình phổ cập của Chính phủ.-Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến như dầu thô, đá phiến, cát, đất hiếm, quặng, đá quý.-Sản phẩm là bộ phận nhân tạo: xe lăn, nạng, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện của các cơ sở vận tải xe buýt, xe điện được thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân có lộ trình trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TW, nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch và chạy tuyến lân cận có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch, trong đó điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của 1 tuyến ko vượt quá 2 tỉnh, thành phốCâu VIII. Hoàn thuế GTGTCơ sở kdoanh thuộc đói tượng nộp thuế theo phương thức khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong trường hợp:-Cơ sỏ kd trong 3 tháng liên thục trở lên(ko phân biệt nên độ ké toán) có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế-cơ sỏ KD trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu cơ sỏ có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 tr thì được xet hoàn theo tháng-cơ sỏ kinh doanh mới chưa phát sinh thuế đầu ra nếu thời gian đầu tư tù 1 năm trở lên thì hoàn thuế đầu vào theo năm, trường hơph thuế GTGT của tài sản đâu tu lớn hơn 200 tr thì được xet hoàn theo quý -hoàn thuế cho các trường hợp dự án ODA; trường hợp mua hàng hóa để viện trợ; các đối tượng được miễn trừ ngoại giao theo quy đinhCâu IX. Nguyên tắc hoán thuế- Đối tượng được hoàn thuế GTGT phải là đối tượng lưu giữ sổ sách kế toán và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng- Cơ sở đã lập hồ sơ hoàn thuế thì ko được tính bù trừ số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng sau.- Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn cơ sở có số thuế nộp thừa thì được cộng vào số thuế xin hoàn- Việc hoàn thuế phải phân loại đối tượng:+ Đối tượng thanh tra, kiểm tra trước hoàn thuế sau: thời hạn giải quyết 60 ngày+ Đối tượng hoàn trước thanh tra, kiểm tra sau: thời hạn 15 ngày

Câu X. Trình bày tính ưu việt của Thuế GTGT so với thuế Doanh thu?- Thuế GTGT là loại thuế gián thu được thu ngày từ khâu phát sinh (ngày từ nơi sản xuất hay nhập khẩu). Trong qua trình lưu thông hàng hóa, phát sinh giá trị ở đâu sẽ thu ngày tại đó (thể hiện qua hóa đơn).- Thuế DT là loại thuế trực thu, thu trực tiếp dựa trên cơ sở thu nhập cụ thể cúa từng doanh nghiệp trong từng tháng, từng quý, từng năm...Qua các định nghĩa trên, có thể thấy mỗi loại hình, (hình thái của thuế), đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.Thuế GTGT có đặc điểm là tận thu ngày từ đầu đến khâu cuối cùng trong qua trình lưu thông hàng hóa. Nhược điểm là tính thoái thu. Có thể hạch toán âm.Thuế DT có ưu điểm là doanh nghiệp sinh lợi càng nhiều sẽ đóng góp cho ngân sách càng nhiều. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm. "Là cơ hội" để doanh nghiệp "cố tình" tạo ra nhiều chi phí nhằm làm giảm lợi nhuận thưc tế để nộp ngân sách ít.Nếu đánh thuế trên doanh thu thì sẽ gây ra tình trạng đánh thuế trùng , và thuế vat ra đời chính là để khắc phục nhược điểm này.vd: nếu Tôi bán 1 cái áo giá 100000 đ , thuế 105 , vậy Tôi phải nộp thuế 10000 đ, với giá vải là 50000 đ.Người bán vải lúc bán vải cho tôi thì họ đã bị đánh thuế 5000 đ trên miếng vải bán cho tôi, do doanh thu họ có được là 50000 đ tiền bán vải.Vậy suy ra NN thu được 15000 đ trên sản phẩm là cái áo , nói cách khác là người bán áo đã bị nộp dư thuế thêm 5000 đ.Và thuế vat ra đời, nó tính theo nguyên tắc khấu trừ thuế, tức là thuế đầu ra (10000 đ , tiền bán áo) trừ thuế đầu vào (5000 đ , tiền mua vải) , vậy người bán áo chỉ phải nộp thuế 5000đ, thực tế thì thuế này do người tiên dùng nộp chứ doanh nghiễp cũng chẳng có nộp xu nào cả (họ tính 10% trên giá bán)Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng, hay gọi là VAT là ở chỗ thuế này di chuyển từ người mua này sang người mua khác làm cho giá của hàng tăng theo số lần bán. VAT vì thế kìm hãm mua đi bán lại nhiều lần (tăng giá

116

Page 117: Kien thuc chung   full

thì thị trường không chấp nhận). VAT khuyến khích xuất khẩu nên hàng hoá Xuatá khẩu đều được hưởng thuế suất 0%, nghĩa là toàn thuế thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu đều được khấu trừ, hoàn thuế. Tuy nhiên, nó cũng dể bị người ta lợi dụng kiếm tiền tỷ qua những vụ dựng hồ sơ xuất khẩu hàng hóa. Hồ sơ xuất khẩu có ba bên liên đới thông đồng với nhau – DN xuất khẩu – DN bán hoá đơn - Hải quan như trường hợp hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu qua biên giới đất liền trước đây. Thuế doanh thu, cũng có lợi nhưng không khuyến khích được Xuất khẩu.

117

Page 118: Kien thuc chung   full

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Câu I/ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN1. Khái niệm:Thuế TNDN là 1 loại thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp hoạt động SXKD.Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động SXKD trong 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế.Thu nhập chịu thuế (TNCT) được xác định trên cơ sở khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi 1 số khoản thu nhập và chi phí để tạo ra thu nhập đó.2. Đặc điểm của thuế TNDN:- Thuế TNDN là 1 loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.3. Vai trò của thuế TNDN:- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN.- Thuế TNDN là 1 công cụ để NN thực hiện chính sách công bằng XH.- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của NN trong việc điều tiết các hoạt động SXKD của các doanh nghiệp: thông qua hệ thống thuế suất ưu đãi, chế độ miễn giảm v.v… thuế TNDN góp phần khuyến khích đầu tư, SXKD phát triển theo định hướng của NN nhằm đảm bảo 1 cơ cấu kinh tế hợp lý.Câu II. Phạm vi áp dụng thuế TNDN1. Đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDNa- Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: Doanh nghiệp NN; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở VN ko theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi tắt là hợp tác xã); tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH, tổ chức XH - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ b- Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:- Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.- Hộ kinh doanh cá thể.- Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và cá nhân hành nghề độc lập khác.- Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.c- Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại VN, ko phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại VN hay ở nước ngoài .d- Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại VN .2. Đối tượng ko thuộc diện nộp thuế TNDN:- Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.Tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho đến khi có quy định của Chính phủ. Câu III. Căn cứ tính thuế TNDNCăn cứ tính thuế bao gồm: thu nhập chịu thuế và thuế suất.1- Thu nhập chịu thuế:Thu nhập chịu thuế (TNCT) trong kỳ tính thuế bao gồm TNCT của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và TNCT khác, kể cả TNCT từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch . Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của CSKD mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng (CSKD chuyển đổi loại hình, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế

118

Page 119: Kien thuc chung   full

năm tiếp theo (CSKD mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (CSKD chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành 1 kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng ko vượt quá 15 tháng.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định theo công thức:

TNCT trong ky tinh thue = Doanh thu tinh TNCT trong kỳ – Chi phi hop ly trong ky + TNCT khac trong ky

Sau khi xác định TNCT theo công thức trên, cơ sở kinh doanh trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế TNDN phải nộp theo quy định Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà CHXHCN VN đã ký kết có quy định khác về phương pháp xác định TNCT đối cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.2/ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà CSKD được hưởng ko phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.a. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.VD1: Trên hoá đơn GTGT của doanh nghiệp A bán hàng thể hiện:

Giá bán: 100.000 đồngThuế GTGT (10%): 10.000 đồngGiá thanh toán: 110.000 đồng

Doanh thu mà doanh nghiệp A được hưởng để tính thu nhập chịu thuế là: 100.000 đồng.b. Đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.èThời điểm xác định doanh thu để tính TNCT:- Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơn bán hàng.- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng* Riêng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản:- Doanh thu tính thuế là số tiền phải thu về kinh doanh bất động sản.- Thời điểm xác định doanh thu: là thời điểm bàn giao hoặc thời điểm xuất hoá đơn.3. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính TNCT:3.1- Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ và nếu đáp ứng 3 điều kiện sau:- TSCĐ sử dụng cho SXKD- Phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN- Phải được quản lý, theo dõi trên sổ sách kế toán theo quy định, mức tính khấu hao theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC cña Bộ Tài chính.CSKD sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa ko quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ nhưng phải đảm bảo có lãi.Riêng TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại CSKD như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao toàn bộ tính vào chi phí hợp lý.3.2- Chi phí nguyên liệu vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho.- Định mức vật tư do giám đốc DN xây dựng, đến cuối năm phải quyết toán vật tư. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. - Giá vật tư, hàng hóa phải thể hiện trên chứng từ hợp pháp, hoá đơn, bảng kê* Riêng hàng hoá, dịch vụ được phép lập Bảng kê theo mẫu số 01/TNDN phải kèm theo chứng từ thanh toán, bao gồm:- Mua nông, lâm, thuỷ, hải sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.- Mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ của người nông dân trực tiếp làm ra.

119

Page 120: Kien thuc chung   full

- Mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân ko kinh doanh.- Mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác.- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.- Mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra.- 1 số dịch vụ mua của cá nhân ko kinh doanh.3.3- Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:3.4- Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho việc mở trường học theo các hình thức công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục; 3.5- Chi bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức quy định hiện hành.3.6- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ chi phí do NN hoặc cơ quan cấp trên hỗ trợ); chi thưởng sáng kiến, chi phí đào tạo lao động theo chế độ quy định, chi y tế trong nội bộ CSKD.3.7- Chi phí trả tiền điện, nước theo các hoá đơn thanh toán cho nhà cung cấp điện, nước.3.8- Chi phí thuê TSCĐ: tính phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê mà trong hợp đồng thuê TSCĐ bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa ko quá 3 năm.3.9- Chi phí để có các tài sản ko thuộc TSCĐ như chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh... được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa ko quá 3 năm 3.10- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn chứng từ theo chế độ quy định: điện thoại; văn phòng phẩm; tiền thuê kiểm toán; thuê dịch vụ pháp lý; mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người; 3.11- Công tác phí 3.12- Các khoản chi cho lao động nữ:a) Chi cho đào tạo lại nghề cho lao động nữ phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của CSKD, gồm: học phí + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương).b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do CSKD tổ chức và quản lý. c) Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm 01 lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Mức chi ko vượt quá 1,5 tháng lương tối thiểu do NN quy định để giúp lao động nữ khắc phục 1 phần khó khăn do sinh đẻ.e) Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ (trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ ko nghỉ theo chế độ quy định) tính theo theo chế độ hiện hành.3.13- Chi bảo hộ lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp chi trang phục bằng tiền cho người lao động thì ko được vượt quá 1.000.000 đồng/năm.3.14- Chi bảo vệ CSKD.3.15- Trích nộp quỹ bảo hiểm XH; bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định. 3.16- Chi trả lãi tiền vay vốn SXKD hàng hoá dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế. Chi trả lãi vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa ko quá 1,2 lần lãi suất cho vay cao nhất cùng thời điểm của tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch với CSKD.Chi trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ ko được tính vào chi phí hợp lý.3.17- Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.3.18- Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.3.19- Trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước khác theo chế độ quy định. Các khoản chi phí trích trước mà thực tế ko chi thì ko được tính vào chi phí hợp lý .3.20- Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.

120

Page 121: Kien thuc chung   full

3.21- Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi bảo quản, chi bao gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ 3.22- Chi quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại...3.23- Các khoản chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và 1 số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.3.24- Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế TNDN):- Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí theo quy định của pháp luật;- Thuế GTGT đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.- Thuế GTGT đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong trường hợp: mua, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ ko thuộc diện chịu thuế GTGT; thuế GTGT đầu vào trong trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nhưng ko đủ điều kiện để được khấu trừ và hoàn thuế; thuế GTGT đầu vào ko được khấu trừ do kê khai chậm.3.25- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN.4. Các khoản ko được tính vào chi phí hợp lý:4.1- Tiền lương, tiền công do CSKD ko thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc.4.2- Chi thưởng sáng kiến cải tiến mà cơ sở ko có quy chế, ko có Hợp đồng nghiệm thu.4.3- Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế ko chi gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.4.4- Chi phí thuê tài sản vượt quá mức phân bổ theo số năm trả tiền trước. 4.5- Các khoản chi ko có hoá đơn, chứng từ hoặc hoá đơn, chứng từ  ko hợp pháp.4.6- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm về kế toán thống kê, vi phạm về thuế và các vi phạm hành chính khác.4.7- Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh) 4.8- Các khoản chi ko liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư XDCB; chi ủng hộ các địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức XH nằm ngoài CSKD; chi từ thiện và các khoản chi khác ko liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.4.9- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như: chi phí sự nghiệp; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất. 4.10-Các khoản thuế: - Thuế GTGT của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế.- Thuế thu nhập doanh nghiệp.- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.- Thuế thu nhập cá nhân.4.11- Các khoản chi vượt mức quy định tại điểm 3 nêu trên.4.12- Chi phí ko hợp lý khác theo quy định của pháp luật5. Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ:5.1- Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán. 5.2- Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.5.3- Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.5.4- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản. 5.5- Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay (bao gồm cả lãi trả chậm, lãi quá hạn...), lãi bán hàng trả chậm, lãi bán hàng trả góp, lãi do người mua thanh toán chậm so với quy định tại hợp đồng, lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế theo quy định). 5.6- Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ.5.7- Thu nhập về chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động SXKD (ko bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB giai đoạn trước hoạt động SXKD). 5.8- Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp

121

Page 122: Kien thuc chung   full

đã trích nhưng hết thời hạn bảo hành ko sử dụng hoặc sử dụng ko hết.5.9- Thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được5.10- Thu các khoản nợ phải trả ko xác định được chủ nợ.5.11- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.5.12- Các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.5.13- Thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. 5.14- Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ ko tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó. 5.15- Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước. Trường hợp khoản thu nhập được chia từ thu nhập sau khi nộp thuế TNDN của hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế thì CSKD nhận được khoản thu nhập ko phải nộp thuế TNDN.5.16- Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ. 5.17- Quà biếu, quà tặng; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.5.18- Các khoản thu nhập khác.Câu IV. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp1. Điều kiện ưu đãi thuế TNDN:Dự án đầu tư có 1 trong các điều kiện sau được hưởng ưu đãi thuế TNDN:1.1- Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ.1.2- Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư tại Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ.1.3- Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế- XH khó khăn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ.1.4- Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - XH đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ..2. Miễn, giảm thuế TNDN:- Đối với DN sản xuất mới thành lập, miễn thuế 02 năm kể từ khi có TNCT và giảm 50% thuế TNDN cho 02 năm tiếp theo.- Miễn 04 năm và giảm đến 09 năm cho các DN đáp ứng 1 số đk về khuyến khích đầu tư.CCKD đang hoạt động có đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại.Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế khác:- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm theo đúng quy trình sản xuất, nhưng tối đa ko quá 06 tháng kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm.- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại VN, nhưng tối đa ko quá 1 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm.- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.- Phần thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ của CSKD dành riêng cho lao động là người tàn tật. CSKD xác định là dành riêng cho lao động là người tàn tật phải có đủ các điều kiện theo quy định.- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn XH. Các hoạt động dạy nghề được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm này phải có đủ các điều kiện theo quy định.- Miễn thuế TNDN cho hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do NN quy định đối với công chức NN.- Miễn thuế TNDN cho cá nhân, hộ cá thể SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do NN quy định đối với công chức NN.- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, tính và nộp thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được miễn thuế của tháng đó.

122

Page 123: Kien thuc chung   full

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.- CSKD hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 lao động đến 100 lao động nữ và số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động thường xuyên của CSKD được giảm thuế TNDN tương ứng với mức chi phí cho lao động nữ. Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty NN có đủ điều kiện về lao động nữ nhưng ko trực tiếp kinh doanh thì ko giảm thuế theo điểm này Lưu ý: CSKD đang trong thời gian ưu đãi thuế TNDN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì cơ sở kinh doanh ko hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với số thuế TNDN phát hiện tăng thêm è Nguyên tắc thực hiện ưu đãi thuế TNDN:- CSKD đáp ứng 1 trong các điều kiện ưu đãi thuế hoặc cơ sở sản xuất mới thành lập, CSKD di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; CSKD đang hoạt động có dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới và 1 số trường hợp cụ thể khác- CSKD thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai.- CSKD tự lựa chọn 1 trong các trường hợp miễn giảm thuế có lợi nhất theo chế độ quy định.- CSKD phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp ko hạch toán riêng thì phần thu nhập của hoạt động SXKD miễn thuế, giảm thuế xác định bằng (=) tổng TNCT nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động SXKD miễn thuế, giảm thuế so với tổng doanh thu trong kỳ tính thuế - Trường hợp trong năm quyết toán thuế, CSKD vừa có hoạt động lãi, vừa có hoạt động lỗ (trừ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, chuyển nhượng vốn, hoạt động đầu tư ở nước ngoài) thì TNCT được xác định như sau:+ Nếu hoạt động SXKD có lãi thuộc diện miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thì CSKD có thể lựa chọn:

� Hạch toán riêng lãi của hoạt động ưu đãi để thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo quy định, hoạt động lỗ được chuyển lỗ theo chế độ quy định;

� Lấy lãi của hoạt động đang được ưu đãi để bù lỗ cho hoạt động khác, nếu còn lãi thì ưu đãi, nếu còn lỗ thì chuyển lỗ;+ Nếu hoạt động kinh doanh miễn thuế, giảm thuế bị lỗ thì bù lỗ từ hoạt động kinh doanh có lãi.Sau khi bù trừ, phần thu nhập còn lại áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động kinh doanh có thu nhập. - CSKD đang trong thời gian hưởng ưu đãi về thuế TNDN có tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì CSKD mới sau khi có sự thay đổi nêu trên tiếp tục hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.- Trường hợp, Kỳ tính thuế đầu tiên CSKD có TNCT, nhưng thời gian hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ dưới 12 tháng đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay Kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ Kỳ tính thuế tiếp theo. Nếu CSKD đăng ký thời gian miễn giảm thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào NSNN theo quy định.

Câu V. Phân biệt sự khác nhau giữa thuế TNDN và thuế TNCN?- Về đối tượng nộp thuế:+ Thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN+ Thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định của Luật thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định của Luật thuế TNCN phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. - Về thu nhập chịu thuế:+ Thuế TNDN là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của luật.

123

Page 124: Kien thuc chung   full

Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.+ Thuế TNCN là thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại,...- Điều tiết về thuế:+ Thuế TNDN điều tiết theo tỷ lê cố định là 25%+ Thuế TNCN điều tiết theo từng loại thu nhập. Đối với tiền lương, tiền công theo biểu luỹ tiến. Đối với các khoản thu nhập khác theo tỷ lệ cố định.- Các khoản được trừ:+ Thuế TNDN là các khoản chi phí hợp lệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.+ Thuế TNCN là khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân 4 triệu/người/tháng và giảm trừ tối đa cho hai người phụ thuộc 1,6 triệu/người/tháng.

124

Page 125: Kien thuc chung   full

LUẬT THUẾ TNCN

Câu I/ Sự cần thiết ban hành thuế TNCN1. Ban hành Luật thuế TNCN nhằm thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và NN về lĩnh vực tài chính: Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: "Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng XH và tạo động lực phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ... điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập..." 2. Ban hành Luật thuế TNCN nhằm tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - XH:Luật thuế TNCN được ban hành nhằm thực hiện công bằng XH, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thu nhập, thu hẹp hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.Nếu thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt...) động viên thu nhập XH thông qua tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân thì thuế TNCN là thuế trực thu, động viên 1 phần thu nhập của cá nhân, thể hiện nghĩa vụ cụ thể của công dân đối với đất nước. Thực hiện Luật thuế TNCN góp phần hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.Thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, NN sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân, thông qua đó vừa thực hiện động viên nguồn lực cho NSNN, vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.Chính vì vậy mà thuế thu nhập cá nhân đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi nền kinh tế chưa pháp triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, điều kiện kiểm soát thu nhập còn hạn chế. Đến nay, đã có trên 180 nước trên thế giới áp dụng thuế thu nhập cá nhân. 3. Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - XH và hội nhập kinh tế quốc tế:Thời gian qua, NN đã sử dụng 3 sắc thuế để động viên thu nhập của cá nhân vào NSNN: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với hộ kinh doanh), Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao từ tiền lương, tiền công), Luật chuyển quyền sử dụng đất (áp dụng đối với người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất). Trong điều kiện của nền kinh tế ở giai đoạn vừa qua, việc thực hiện chính sách thuế như trên là tương đối phù hợp nên đã phát huy tác dụng tốt trong quản lý và thu Ngân sách. Định hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm tới là hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; người dân được tạo điều kiện tăng thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau ngoài tiền lương (đầu tư vào sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn, chứng khoán...). Đồng thời, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, người nước ngoài đến làm ăn sinh sống và có thu nhập tại VN ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục áp dụng 3 loại thuế như hiện hành đối với thu nhập của cá nhân là ko còn phù hợp, chưa đảm bảo công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thuế.Để đảm bảo phát triển kinh tế - XH ổn định bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó có hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực; đồng thời giải quyết tốt các quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng XH và xoá đói giảm nghèo. 4. Ban hành Luật thuế TNCN nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho NSNN:Kinh tế - XH càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của NN để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh XH, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế... cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế dẫn đến cơ cầu thu Ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng số thu Ngân sách tại các nước trong khối ASEAN như: Thái Lan, Malaysia, Philippin... khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... khoảng 30-40% tổng thu Ngân sách. Tỷ lệ thuế TNCN tại VN (bao gồm cả 3 sắc thuế nêu trên) hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 4,1% trong tổng số thu Ngân sách.

125

Page 126: Kien thuc chung   full

Việc ban hành Luật thuế TNCN trên cơ sở thống nhất 3 sắc thuế nêu trên sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - XH, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - XH và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, góp phần đảm bảo tính ổn định và nguồn lực cho NSNN. Câu II. Quan điểm, mục tiêu xây dựng thuế TNCNĐảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong XHĐảm bảo động viên hợp lý thu nhập của dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động SXKD, gia tăng thu nhập, làm giàu chính đángÁp dụng thuế TNCN có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc chính sách thuế hiện hànhĐảm bảo huy động nguồn lực để NN giải quyết tốt hơn những vấn đề XHCâu III. Đối tượng nộp thuế TNCN- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN.- Cá nhân ko cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ VN. + Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong các điều kiện sau đây:a) Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN;b) Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại VN theo hợp đồng thuê có thời hạn. + Cá nhân ko cư trú là người ko đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Câu IV. Thu nhập chịu thuế TNCN1. Thu nhập từ kinh doanh :a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.b. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn.Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong 1 ĐKKD thì xác định theo 1 trong các nguyên tắc sau đây:+ Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong ĐKKD.+ Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong ĐKKD+ Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp ĐKKD ko xác định tỷ lệ vốn góp hoặc ko có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân. - Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà ko xác định được doanh thu, chi phí và TNCT thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định TNCT phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công : a. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.b. Các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí 1 lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm XH chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn XH.c) Tiền thù lao dưới các hình thức.d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc ko bằng tiền.

126

Page 127: Kien thuc chung   full

e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được NN phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan NN có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan NN có thẩm quyền.3. Thu nhập từ đầu tư vốn : a. Tiền lãi cho vay.b. Lợi tức cổ phần.c. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn :a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.Trường hợp ko xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán.5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:- Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng;- Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;- Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.Trường hợp ko xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản. 6. Thu nhập từ trúng thưởng :a) Trúng thưởng xổ số.b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.7. Thu nhập từ bản quyền :a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Câu VI. Thu nhập miễn thuế TNCNLuật quy định 14 loại thu nhập được miễn thuế.1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có 1 nhà ở, đất ở duy nhất.3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được NN giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với

127

Page 128: Kien thuc chung   full

cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được NN giao để sản xuất.7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.8. Thu nhập từ kiều hối. 9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm XH chi trả.11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ NSNN. b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường NN và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, ko nhằm mục đích lợi nhuận.14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt. Câu VII. Giảm thuế TNCNĐối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng ko vượt quá số thuế phải nộp. Câu VIII. Tính thuế đối với cá nhân cư trúThue thu nhap ca nhan phai nop = thu nhap tinh thue x thue suat+ Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế, trừ các khoản đóng bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với 1 số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. + Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế+ Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là phần thu nhập chịu thuế vượt trên 10 triệu đồng.Câu IX. Tinh thue doi voi ca nhan khong cu tru* Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh:- Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân ko cư trú mà ko được hoàn trả.Trường hợp thoả thuận hợp đồng ko bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân ko cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại VN ko phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh. - Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân ko cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (X) với thuế suất.- Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:+ 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá.+ 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.+ 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác. * Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công : - TNCT từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân ko cư trú nhận được do thực hiện công việc tại VN, ko phân biệt nơi trả thu nhập.- Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân ko cư trú bằng thu nhập chịu thuế nhân (X) với thuế suất 20%.

* Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn :Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân ko cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân ko cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại VN nhân (X) với thuế suất 5%.

128

Page 129: Kien thuc chung   full

* Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn :Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân ko cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân ko cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân VN nhân (X) với thuế suất 0,1%, ko phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại VN hay tại nước ngoài. * Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản :Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại VN của cá nhân ko cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%. Câu X. Những nội dung mới của Luật thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thu nhập caoLuật thuế TNCN so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có những điểm mới là:- Về đối tượng nộp thuế: cá nhân kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và 1 số thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, có bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng- Thu nhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trong đó có chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc chuyển quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; 1 số khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.- Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế bằng quy định về giảm trừ gia cảnh và mở rộng áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.- Người nộp thuế được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già ko nơi nương tựa.- Xác định cụ thể về thu nhập tính thuế để đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là khi xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú: ngoài khoản giảm trừ gia cảnh, thu nhập này còn được trừ thêm các khoản đóng góp bảo hiểm XH, bảo hiểm nghề nghiệp đối với 1 số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo để áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. - Quy định riêng về thu nhập tính thuế, biểu thuế giữa các cá nhân cư trú và ko cư trú. Thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người VN và người nước ngoài.- Bổ sung 1 số khoản phụ cấp hiện đang thuộc diện ko chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nay thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.- Bổ sung và quy định rõ các khoản trợ cấp theo quy định ko tính vào thu nhập chịu thuế như: trợ cấp khó khăn, trợ cấp tai nạn, trợ cấp sinh con, trợ cấp hưu trí 1 lần, trợ cấp thôi việc, trợ cấp XH...* Ưu điểm của Thuế TNCN hiện nay so với thuế TN đối với người thu nhập cao:- Luật thuế TNCN đảm bảo hiệu lực pháp lý cáo hơn so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.- Về đối tượng nộp thuế: Thuế TNCN có đội tượng nộp thuế mở rộng hơn gồm cả cá nhân kinh doanh, từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại,... nên nguồn thu ngân sách từ thuế TNCN lớn hơn so với thuế TN cao.- Luật thuế TNCN quy định về giảm từ gia cảnh đối với thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công đảm bảo tính công bằng, nhân văn và phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội hơn so với thuế thu nhập cao. Điều 19. Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao

129

Page 130: Kien thuc chung   full

động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Điều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. 2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.- Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân vừa góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.Câu IX. Giảm trừ gia cảnh của Thuế TNCN? Điều 19. Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Điều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. 2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu I. Khái niệm vai trò đặc điểm của thuế TTDB1. khai niệm- thuế ttdb là 1 loại thuế gián thu đánh vào các hh va d vu đặc biệt nằm trong danh mục do nha nước quản lý2. vai trò của thuế ttdb-thông qua thuế ttdb NN thực hiện chính sách quản lý đối với hh d vu khong co lợi cho cộng đồng-thuế ttdb là công cụ kinh tế để nn điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao-thuế ttdb là công cụ quan trọng để tăng thu cho nn3. đăc điểm của ttdb:- thuế ttdb là môt loại thuế gián thu, 1 yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng phải gánh chịu

130

Page 131: Kien thuc chung   full

-đối tượng của thuế ttdb chỉ giới hạn ở nhũng hh và dvu đặc bietj năm trong danh mục hh và dvu đặc bietj do nn quy định-thuế ttdb thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập và hươgns dẫn tiêu dùng-thuế ttdb chỉ thu 1 lần ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu.Câu II. Phạm vi áp dụng thuế ttdb1. đối tượng chịu thuế ttdb:-thuốc lá điếu, xì gà (65%); rượu(từ 40 độ trở lên: 65%, rượu từ 20 đến 40 độ: 30%, rượu dưới 20% 20%); bia: (75%); ô tô dưới 24 chỗ ngồi; xăng các loại, napha, chế phẩm tái hợp và các chế phảm để pha chế xăng; điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở xuống (15%); bài lá (40%); vàng mã, hàng mã (70%)-dịch vụ chịu thuế ttdb: kinh doanh vũ trường, mát xa, kẩoke (30%); kinh doanh cáino, trò chơi bằng máy giắc pót (25%); kinh doanh giải trí có đặt cược (25%); kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn (10%); kinh doanh xổ số (15%).2. đối tượng nộp thuế ttdb: là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế ttdb3. 1 sốtruong hop hàng hóa ko chịu thuế ttdb (hh thuộc đói tương chiu thuế ttdb nhưng ko phải nộp thuế ttdb)3.1. hàng hóa do cơ sỏ sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nuuwocs ngoài, kêt cả hàng hóa bán cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới24 chỗ ngồi3.2. hàng hóado cơ sỏ sản xuất bán hoặc ủy thác ch ôcw sỏ kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. hồ sơ gồm: +hợp đồng mua bán hh để xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu+hóa đơn bán hàng, giao hàng ủy thác xk+bảng kê hàng bán tịa hội chợ+chứng từ thanh toán tiền bán tại hội chợ3.4. hàng hóa nhập khẩu trong cá trường hợp sau:+hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ ko hoàn lại+quà tặng của các tổ chức, cá nhân ước ngoài cho các cơ quan tổ chuc vietnam theo quy định cua chính phủ, bộ tài chính+ dồ dung của tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trù ngoại giao phù hợp với điều ước quốc tế.+hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu khi xuất nhập cảnh quan cửa khẩu vietnam3.5. hangf hóa chuyển khẩu , quá cảnh mượn đường qua VN theo các hình thức:- hàng hóa vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu thông qua cửa khẩu vietnam-hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua của khẩu vietnam nhung ko làm thủ tục nhập khẩu vào vietnam mà xuất khẩu ra khỏi vietnam theo hiep định ký kết3.6. hàng hóa tạm nhập khẩu để dự hội chợ triển lãm. Khi hết thời gian dự hội chợ trien lãm phai tái xuất hàng hóa đó. Nếu ko tái xuát phải kê khai và chịu thuế tiêu thụ đặc biệt3.8. hàng hóa từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế cuất trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi3.9.hàng hóa nhập khẩu để bán lại tại cửa hàng kinh doanh, hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của chính phủ.Câu III. Căn cứ tính thuế và thuế suấtThuế TTDB phải nộp = giá tính thuế TTDB * thuế suất thuế TTDB

I. giá tính thuế TTDB1.đối với hàng sản xuất trong nước: giá tính thuế TTDB là giá bán của cơ sỏ sx chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTDBgiá tính thuế TTDB = giá bán chưa có thuế GTGT / (1+ thuế suất thuế TTDB)Đối với bia hộp được trừ giá trị vỏ hộp theo mức ấn định 3800/1lit bia hộp khi tính thuế TTDB+cơ sỏ sản xuất bán hàng hóa chịu thuế TTDB qua chi nhánh, cửa hàng cơ sỏ phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTDB là giá do cửa hàng chi nhánh bán ra chưa có thuế GTGT+ cơ sỏ sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ tính thuế ttdb là giá bán chưa có thuế gtgt do cơ soản xuất quy định chưa trừ hoa hồng+cơ sỏ sản xuất bán cho các cơ sỏ kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thue TTDB là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sỏ sản xuất nhưng ko dược thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sỏ kinh doanh thương mại bán ra.

131

Page 132: Kien thuc chung   full

2.đói với hàng nhập khẩuGiá tính thuế TTDB = giá tính thuế NK + thuế NK-giá tính thuế NK: xác định theo kuật thuế xuất nhập khẩu-đối với bia hộp nhập khẩu: giá tính thuế TTDB được trừ giá trị vỏ hộp 3800/l bia hộpgiá tính thuế TTDB = giá tính thuế NK +thuế NK -3800đối với rượu chai, bia chai khi tính thuế TTDB ko được trừ gí trị vỏ chai3.đối với hàng hóa gia cônggiá tính thuế TTDB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTDB của cơ sỏ đua gia cônggiá tính thuế TTB đối với hàng hóa gia công – giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sỏ gia công / (1+ thuế suất thuế TTDB)4.đối với hàng hóa bán theo phương thức trả gópGiá tính thuế TTDB là giá bán chưa có thuế GTGT, chưa có thuế TTDB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền 1 lần (ko bao gồm lãi trả góp) 4.giá tính thues đối voeis dịch vụ chịu thuế TTDB là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT, chưa có thuế TTDBGiá tính thuế TTDB = giá dịch vụ chưa có thuế GTGT/ (1+thuế suât thuế TTDB)Câu IV. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt1. đối với hàng hóa nhập khẩu:a.hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTDB khi tái xuất khaaur được hoàn lại số thuế TTDB đã nộp tương ứng vơi số hàng tái xuất khẩub.hàng nhập khẩu đã nộp thues TTDB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trinh nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTDBc.đối với hang nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩunếu dược phép nhập thì phải xác định lại số thuếTTDB phải nộp, nếu đã nộp thừa thì được hoàn, nộp thiếu thì phải nộp bổ sung-trường hợp được phéo nhập khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại thuế TTDB đã nộpa.hàng tạm nhập khẩu để dự hộp chợ,triển lãm đã nộp thuế TTDB, khi tái xuất khẩub.Nguyên liệu nhạp khẩu để sản xuất, gia công hàng xuát khẩuc.hàng nhập khẩu của doanh nghiệp vietnam được phép nhập khẩu để làm đại lý giao,bán hàng cho nước ngoài có đăng ký trước voi cơ quan thu thuế ở khâu nhập khẩu<việc giải quyết hoàn thuế đối với hàng nhập khẩu trên được thực hiện theo quy định như đối với hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của luật thuế xuát khẩu, thuế nhập khẩu)d.cơ sở sản xuất kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách, giải thể… cps spps thuế TTDB nộp thừa.e.cơ sỏ sản xuất kinh doanh được hoàn thuế TTDB trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc của bộ trưởng bộ tài chính trong nước (theo quy định tại thông tư số 28/2006/TT-BTC)Câu V. Giảm thuế, miễn thuế TTDB1.co sỏ sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTDB gặp khó khăn do thiên tai, định họa. tai nạn bất ngờ được xét giảm miênc thuế TTDB. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sỏ số bị lỗ nhưng ko vượt quá giá trị tài sản bi thiệt hại sau khi ssax được bồi thường (nếu có) và ko quá 30% số thuế phải nộp theo luật định của năm bị thiệt hại2.trường hợp cơ sỏ sản xuấ hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTDB gặp khó khăn do thiên tai, định họa, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại nặngm ko có khả năng sản xuat kinh doanh và nôp thuế thì được xét miện thuế TTDB đối với số thuế TTDB còn phải nộp ko có khả năng nộp.

132