19
Hội thảo kiều hối – Khoa Ngân hàng Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế Nguyễn Thị Thanh Hoa NHC-K11 0168 996 7265 Phạm Xuân Dũng NHC-K11 0168 996 7547 (Đăng ký thuyết trình) *********************************** Việt Nam là một nước đang phát triển, cũng như các nước đang phát triển khác, chúng ta cần thu hút một lượng vốn lớn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển nền kinh tế, trong cơ cấu lượng vốn đó thì nguồn ngoại tệ từ nước ngoài có vai trò vô cùng quan trọng. Từ sau khi Việt Nam mở cửa với thế giới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thì các kênh huy động nguồn ngoại tệ cũng không ngừng phát triển. Hiện nay chúng ta đã có một số kênh chính để huy động ngoại tệ như xuất khẩu, FDI, FII, kiều hối…Trong các nguồn lực trên thì kiếu hối là kênh ngoại tệ có sự tăng trưởng cao, liên tục trong những năm qua, trở thành kênh ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không có một kênh thu hút nào có thể sánh nổi. 1

Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Ki u h i và v n đ phát tri n kinh tề ố ấ ề ể ế

Nguyễn Thị Thanh Hoa NHC-K11 0168 996 7265

Phạm Xuân Dũng NHC-K11 0168 996 7547

(Đăng ký thuyết trình)

***********************************

Việt Nam là một nước đang phát triển, cũng như các nước đang phát triển

khác, chúng ta cần thu hút một lượng vốn lớn trong và ngoài nước để đầu tư phát

triển nền kinh tế, trong cơ cấu lượng vốn đó thì nguồn ngoại tệ từ nước ngoài có vai

trò vô cùng quan trọng. Từ sau khi Việt Nam mở cửa với thế giới, cùng với sự phát

triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thì các kênh huy động nguồn ngoại tệ cũng không

ngừng phát triển. Hiện nay chúng ta đã có một số kênh chính để huy động ngoại tệ

như xuất khẩu, FDI, FII, kiều hối…Trong các nguồn lực trên thì kiếu hối là kênh

ngoại tệ có sự tăng trưởng cao, liên tục trong những năm qua, trở thành kênh ngoại

tệ mạnh cho đất nước mà không có một kênh thu hút nào có thể sánh nổi.

1. Kiều hối – các trường phái trên thế giới về vấn đề kiều hối

Kiều hối có thể hiểu một cách đơn giản là “phần thu nhập của người lao

động ở nước ngoài gửi về nước” theo Puri & Ritzema (1999). Một cách chi tiết

hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa kiều hối của người lao động “là hàng

hóa và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ

một năm trở lên chuyển về đất nước họ” (dẫn lại từ Addy et all. 2003).

Bàn về tác động của kiều hối tới nền kinh tế của một quốc gia nhận kiều

hối, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển giống như Việt Nam vẫn đang

còn rất nhiều tranh cãi. Hiện nay trên thế giới tạm thời chia thành ba nhóm quan

điểm.

Nhóm thứ nhất bao gồm các tác giả lạc quan về vai trò của kiều hối. Ví dụ,

Adams & page (2003) phát hiện ra rằng cả quy mô di cư quốc tế (được đo bằng tỷ

trọng dân số sống ở nước ngoài) và quy mô kiều hối gửi về (được đó bằng tỷ lệ

lượng kiều hối trên GDP) đều có tác động đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo ở

1

Page 2: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

các nước đang phát triển. Ratha (2003) thừa nhận kiều hồi là nguồn tài chính tăng

trưởng nhanh, quy mô lớn và ổn định (ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế). Nhờ những

đặc điểm đó, tác giả đặt nhiều kỳ vọng vào kiều hối với tư cách một nguồn tài

chính hữu hiệu cho phát triển. Ngân hàng thế giới (World Bank 2003, 2004, 2006)

công khai ủng hộ quan điểm này. Giuliano và Ruiz-Arranz (2005) lập luận rằng

kiều hối có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ đóng vai trò như một nguồn thay

thế cho nguồn tín dụng trên thị trường nội địa. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của

họ cho thấy ảnh hưởng tăng trưởng của kiều hối phát huy tác dụng rõ nhất ở các

nền kinh tế có thị trường tài chính còn kém phát triển. Bugamelli và Paternò (2005)

cho rằng dòng kiều hối có thể giúp làm ổn định cán cân vãng lai của các nền kinh tế

mới nổi, và nhờ thế giúp giảm khả năng tháo lui tư bản ồ ạt ở các nước này. León-

Ledesma và Piracha (2004) phát triển một mô hình để nghiên cứu hiệu ứng tích cực

của kiều hối trên thị trường lao động (tạo công ăn việc làm), và khảo sát thực trạng

sử dụng kiều hối ở một loạt nước Đông Âu.

Nhóm thứ hai, trái lại, tấn công các quan điểm lạc quan nêu trên hầu như

từ tất cả mọi phía. Lucas (2004) tóm tắt các lập luận chính yếu của nhóm này như

sau: “khía cạnh tiêu cực của kiều hối nằm ở khả năng làm suy giảm cung hoặc nỗ

lực lao động bắt nguồn từ việc nhận được tiền chuyển về, cùng với hiệu ứng gần

giống như “căn bệnh Hà Lan”1 do tỷ giá bị giữ ở mức cao và do đó làm giảm động

lực sản xuất các mặt hàng có tham gia thương mại quốc tế (tradable goods). Thêm

vào đó, Bracking (2003) lập luận rằng một trong những ảnh hưởng có hại của kiều

hối nằm ở chỗ những người không nhận kiều hối sẽ trở nên nghèo đi, không chỉ

tương đối mà có thể là tuyệt đối, vì hiệu ứng lạm phát xuất hiện do những người

nhận kiều hối tăng chi tiêu. Nói cách khác, những hộ gia đình nhận kiều hói làm xói

mòn sức mua của những hộ không nhận kiều hối.

1 Hiện tượng do điều kiện kinh tế hoặc môi trường được ưu đãi quá mức làm giảm động lực sản xuất, hoặc

gây các hiệu ứng phụ lấn át các khu vực sản xuất khác, làm giảm năng suất chung của toàn nền kinh tế.

Nguồn gốc của tên gọi bắt nguồn từ việc Hà Lan vào thập niên 1960 phát hiện ra nguồn dầu khí rất lớn, đưa

lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Chính phủ Hà Lan đã thực hiện một chính sách hỗ trợ xã hội rất rộng rãi.

Kết quả là người dân Hà Lan có khuynh hướng giảm thời gian lao động và ngành nghề chế tạo có khuynh

hướng bị thu hẹp.

2

Page 3: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Chami, Fullenkamp và Jabjal (2005) cho rằng vì các dòng kiều hối không

tuân theo hành vi lợi nhuận (như FDI), nên tác động của nó đối với tăng trưởng có

thể không tích cực như nhiều người thường nghĩ. Lập luận của họ dựa trên một mô

hình kinh tế vĩ mô cho phép người ta dự đoán hành vi của hộ gia đình tiếp nhận

kiều hối. Tiếp đó, nhóm tác giả sử dụng một panel số liệu cho 113 nước trong

quãng thời gian 19 năm để kiểm định giả thuyết của họ.

Ngay cả niềm tin truyền thống rằng các dòng kiều hối tương đối ổn định đi

ngược lại các chu kỳ kinh tế thì Chami et al. (2006) cũng chỉ ra rằng các tác động

của chúng là phức tạp. Nhóm tác giả sử dụng một mô hình cân bằng tổng quát động

ngẫu nhiên (stochastic dynamic general equilibrium model) để khảo sát tác động

của các dòng kiều hối đi ngược chu kỳ trong việc hình thành chính sách tài khóa và

tiền tệ, rồi sau đó xem xét các hiệu ứng tác động lên các biến thực và danh nghĩa

trong môi trường nền kinh tế đang diễn biến theo chu kỳ. Nghiên cứu này cho thấy

kiều hối làm tăng thu nhập khả dụng và tiêu dùng, và có tác dụng chống lại các cú

sốc thu nhập, do đó làm tăng phúc lợi hộ gia đình. Tuy nhiên, kiều hối lại làm thay

đổi mối tương quan giữa lao động và sản lượng. Ví dụ: trong thời kỳ có suy thoái,

sản lượng có khuynh hướng giảm và tiền công có khuynh hướng giảm. Trong điều

kiện không có kiều hối, cung lao động sẽ tăng để bù đắp thu nhập suy giảm, góp

phần hãm sản lượng không giảm quá nhanh. Tuy nhiên, do kiều hối đóng vai trò

như một phần “bảo hiểm” chống lại cú sốc thu nhập giảm, nó đồng thời khiến cung

lao động không tăng lên như kỳ vọng. Do đó, chu kỳ kinh tế có thể diễn ra nghiêm

trọng hơn và làm tăng rủi ro cả về sản lượng lẫn thị trường lao động. Trên cơ sở đó,

nhóm tác giả cho rằng chính sách tiền tệ tối ưu trong bối cảnh có kiều hối sẽ chệch

khỏi nguyên tắc của Friedman (tăng cung tiền đều đặn ở tốc độ vừa phải), và do đó

nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các công cụ chính sách độc lập khác.

Nhóm thứ ba bao gồm những người thận trọng với tác động hai chiều,

hỗn hợp của kiều hối. Ví dụ, Glytsos (2002a) khảo sát tác động của kiều hối lên cán

cân thanh toán, cán cân tiết kiệm-đầu tư và thay đổi cơ cấu của một số nước Địa

trung hải. Sau đó, cũng tác giả này (Glytsos, 2002b) phát triển một mô hình kiểu

Keynes để nghiên cứu các hiệu ứng vĩ mô của kiều hối. Kết quả cho thấy ảnh

hưởng của kiều hối mang tính hỗn hợp và phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước.

3

Page 4: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Kapur (2003) thảo luận về những ảnh hưởng có thể của kiều hối trên cả hai mặt

kinh tế và chính trị. Trên khía cạnh kinh tế, tác giả này lưu ý cả hai mặt tiêu cực và

tích cực có thể, ở những tầng bậc khác nhau (hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia).

Drinkwater et al. (2003) đánh giá tác động của kiều hối lên thị trường lao động

bằng cách liên kết hai hiệu ứng ngược chiều nhau: thứ nhất là hiệu ứng kiểu “căn

bệnh Hà Lan”, hay giả thuyết cho rằng kiều hối đóng vai trò một loại bảo hiểm thất

nghiệp và do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp; thứ hai là hiệu ứng được cho là tích cực

của kiều hối, nghĩa là kiều hối giúp nới lỏng ràng buộc tín dụng và do đó tạo công

ăn việc làm. Tác động tổng hợp phụ thuộc vào việc hiệu ứng nào lấn át được hiệu

ứng còn lại.

Tóm lại, vai trò của kiều hối vẫn đang là một đề tài thú vị cho các cuộc

tranh luận của giới nghiên cứu. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này, khi nghiên

cứu tác động của kiều hối tới nền kinh tế Việt nam, tác giả xem xét cả hai khía cạnh

tác động tích cực và tiêu cực của kiều hối. Đồng thời trên cơ sở đánh giá đó, tác giả

xin đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát huy những tác động tích cực của

dòng kiều hối trong dài hạn.

2. Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

2.1. Thực trạng kiều hối Việt Nam những năm qua

Kiều hối là nguồn lực có quy mô lớn. Nếu xét về nguồn ngoại tệ thực

chuyển vào nước ta, thì đây có thể thuộc vào một trong các nguồn lực có quy mô

lớn nhất tính cho đến nay ở Việt Nam. Nguồn lực này lại tăng gần như liên tục qua

các năm và gần đây có xu hướng tăng đột biến.

Hình 1. Lượng kiều hối chảy về nước

(Đv: triệu USD)

4

Page 5: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Nguồn: Hernández-Coss (2005), World Bank ( 2011)

Nhìn vào Hình 1 có thể thấy, từ năm1999 đến hết năm 2008 lượng kiều hối

gửi về Việt Nam hàng năm tăng lên 6 lần, lên tới 7.2 tỷ USD vào năm 2008, tương

đương với 6.4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Năm 2009, lượng

kiều hối giảm xuống còn khoảng 6.6 tỷ USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2010 lượng kiều hối gửi về nước đạt

con số kỷ lục: trên 8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay; so với mức cao nhất trước

đó của năm 2008 lượng kiều hối chuyển về nước đã tăng hơn 11%, và tương đương

với khoảng 7.8% GDP (lớn hơn mức tăng của GDP năm 2010 so với năm 2009 là

6.7%~7.1 tỷ USD). Với lượng kiều hối đó, năm 2010, theo đánh giá của World

Bank, Việt Nam đứng hàng thứ 16/30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về lớn

nhất thế giới.

Có thể lý giải sự tăng lên một cách nhanh chóng của dòng kiều hối vào

nước ta trong những năm gần đây là do các nguyên nhân chủ yếu sau: (a) sự thay

đổi trong chính sách quản lý kiều hối của Nhà nước theo hướng thông thoáng, linh

hoạt hơn, (b) sự tiến bộ trong các lĩnh vực hỗ trợ việc chuyển tiền (chi phí hạ hơn,

mạng lưới mở rộng), (c) sự cải thiện trong việc cung cấp số liệu, (d) số người di cư

và làm việc ở nước ngoài tăng lên.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 6.5%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua,

nền kinh tế Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nguồn vốn quốc tế,

5

Page 6: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

đặc biệt là kiều hối. Hình 2 dưới đây sẽ cho thấy tỷ lệ kiều hối so với tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong giai đoạn 1999 - 2010.

Hình 2. Tỷ lệ kiều hối so với GDP (%)

Nguồn: Hernández-Coss (2005),World Bank (2011)

Nếu như năm 1999, lượng kiều hối chuyển về nước mới chỉ chiếm 4.2%

GDP, thì con số này năm 2002 đã tăng lên 7.8%, và cho tới năm 2010, lượng kiều

hối chuyển về Việt Nam tương đương 7.8% GDP. Có thể thấy rằng tỷ lệ kiều hối so

với GDP là tương đối ổn định kể từ năm 2001.

Trong khi các dòng tài chính khác khá bất ổn định, và thậm chí còn có

khuynh hướng giảm từ sau năm 2000, thì việc dòng kiều hối chảy về Việt Nam vẫn

tăng một cách đáng kể đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Hình 3 đã cho thấy mối tương quan giữa kiều hối và FDI tại Việt

Nam trong suốt thập kỷ vừa qua (1999-2009).

Hình 3. Kiều hối và FDI

(Đv: triệu USD)

6

Page 7: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Nguồn: Hernández-Coss (2005), World Bank (2011)

Trước năm 2000, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam còn khá khiêm tốn so với

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI. Tuy nhiên, trong suốt những năm 2000

– 2006, lượng kiều hối đã có sự tăng lên đáng kể, vượt qua cả lượng FDI thực tế

vào Việt Nam, đặc biệt năm 2005 tổng giá trị dòng kiều hối chảy vào nền kinh tế là

4 tỷ USD, gấp hai lần giá trị vốn FDI thực tế (khoảng 2 tỷ USD). Tuy nhiên, giai

đoạn từ năm 2007 tới nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại,

vượt kiều hối, thể hiện đúng vai trò, cùng với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính

thức – ODA, là một trong hai nguồn tài trợ truyền thống và quan trọng hàng đầu

đối với nền kinh tế Việt Nam.

Hình 4 sau đây sẽ cho thấy mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA và lượng

kiều hối chảy về Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2009.

Hình 4. Kiều hối và ODA

(Đv: triệu USD)

7

Page 8: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Nguồn: Hernández-Coss (2005),World Bank (2011)

Có thể thấy rằng, so với nguồn vốn ODA, dòng kiều hối chuyển về nước

luôn chiếm ưu thế tuyệt đối. Năm 1999, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam là 1.2

tỷ USD, lớn hơn so với con số nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA chảy

vào nước ta cùng thời điểm đó (khoảng 0.97 tỷ). Giai đoạn từ năm 2001 trở lại đây,

khoảng cách chênh lệch giữa lượng kiều hối chuyển về nước và nguồn vốn ODA

ngày càng lớn (năm 2010, khoảng cách này là ~4.5 tỷ USD).

2.2. Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Bằng việc nghiên cứu các kết quả thu được từ các cuộc khảo sát mức sống

dân cư Việt Nam (Vietnam Living Standard Surveys – VLSS 1992/93, 1997/98,

2002, và 2004), Pfau and Long (2006) đã phát hiện ra rằng hầu hết nguồn kiều hối

chảy về Việt Nam là từ Mỹ và các quốc gia công nghiệp phát triển khác. Sự sụp đổ

của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các các quốc gia Đông Âu khác vào cuối những

năm 1980 là nguyên nhân làm cho lượng người nước ngoài sống và làm việc ở khu

vực này giảm sút nhanh chóng, và cho tới nay, chỉ còn một lượng tương đối nhỏ

các công nhân Việt Nam đang sống và làm việc tại đây. Do đó, trong suốt những

năm 1990 đã có một sự sụt giảm mạnh của dòng kiều hối chuyển về Việt Nam từ

các quốc gia này. Nhưng ngược lại, dòng kiều hối chuyển về từ Mỹ lại có sự tăng

lên đáng kể, từ khoảng 40% tổng giá trị kiều hối chuyển về trong đầu những năm

1990 cho tới gần 60% vào thời điểm cuối thập kỷ đó.

8

Page 9: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Bảng 1. Kiều hối chuyển về Việt Nam phân theo các quốc gia và khu vực (%)

By country 1992/93 1997/98

Cambodia 0.2 0.0

Thailan 0.3 0.4

China 0.2 0.2

Hong Kong 0.0 1.1

Taiwan n/a 0.8

Australia 7.3 8.6

France 2.8 4.0

Western Europe 9.9 7.7

Former Soviet Union 3.4 3.2

Eastern Europe 9.3 3.9

United States 41.1 57.7

Canada 6.2 6.1

Others 19.2 6.5

By region

North America 47.3 63.8

Europe 20.0 15.6

Australia 7.3 8.6

Asia 4.2 5.6

Others 19.2 6.5

Nguồn: Pfau and Long (2006)

Các nghiên cứu của Pfau và Long (2006) đã cho thấy sự phân phối của kiều

hối trong cả nước. Về mặt địa lý, đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm, và

vùng Đông Nam (với trung tâm là Tp. Hồ Chí Minh) là hai vùng tiếp nhận kiều hối

chủ yếu trên tất cả các mặt: dân số, tổng giá trị và mật độ dân chúng nhận kiều hối.

Vào đầu thập niên 1990, hai vùng này, mặc dù chỉ chiếm 38% dân số cả nước,

nhưng đã tiếp nhận gần ba phần tư tổng lượng kiều hối toàn quốc. Tuy nhiên, đã có

một sự dịch chuyển mạnh trong cơ cấu phân bổ kiều hối những năm sau đó cho tới

nay. Lượng kiều hối chuyển về hai cực nói trên giảm một cách tương đối, và tăng

lên ở tất cả các vùng khác, trong đó đáng kể nhất là vùng Bắc Trung Bộ và đồng

bằng sông Cửu Long. Sự dịch chuyển này phản ánh một thực tế là trong thời gian

9

Page 10: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

qua, nguồn cung công nhân xuất khẩu lao động đã dịch chuyển khỏi hai thành phố

lớn và chuyển về các vùng lân cận.

Giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự dịch chuyển đáng kể

(Hình 5). Trong khi dân số ở khu vực nông thôn dần dần giảm đi, thì tỷ trọng kiều

hối khu vực này nhận được lại tăng lên đáng kể.

Hình 5. Phân phối kiều hối theo vùng nông thôn – thành thị

Nguồn: Pfau and Long (2006)

Là một nguồn lực quan trọng, nhưng vấn đề kiều hối được sử dụng như thế

nào thực tế vẫn đang đặt ra nhiều điều cần xem xét. Câu trả lời chính xác cho vấn

đề này có thể sẽ giúp ích cho việc làm sáng tỏ cuộc tranh luận về hiệu ứng thực sự

của kiều hối đối với đời sống kinh tế. Nghiên cứu của Pfau và Long (2006) đã chỉ

ra rằng 73% lượng kiều hối chuyển về nước được phân bổ cho tiêu dùng trực tiếp,

trong khi 14% được dùng cho “xây (và sửa) nhà”, và chỉ có 6% là được dùng cho

“đầu tư” nói chung, tức là kể cả đầu tư cho giáo dục và đầu tư vào sản xuất nông

nghiệp.

Hình 6. Kiều hối phân theo mục đích sử dụng (%)

10

Page 11: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

Nguồn: Pfau and Long (2006)

Có thể dễ dàng nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn kiều hối đối với sự

phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Là một trong những nguồn ngoại tệ vào Việt

Nam lớn nhất (tương đương với lượng ngoại tệ thực vào từ nguồn đầu tư trực tiếp

nước ngoài FDI, cao gấp 2.5 lần nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA giải

ngân và gấp hàng chục lần nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII), kiều hối đã và đang có

những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua.

Thứ nhất, nguồn kiều hối tương đối ổn định hơn các nguồn vốn viện trợ

khác, vì vậy nó giúp Việt Nam khắc phục được những khó khăn trong thời kỳ nền

kinh tế chịu tác động của các cuộc khủng hoảng (khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997,

khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009) và các sự kiện chính trị (sự kiện

11/9/2001) mà thường trong thời kỳ này các nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay vay

nước ngoài của doanh nghiệp có xu hướng suy giảm. Do đó, kiều hối giúp làm

giảm bớt những xáo trộn đột biến cho nền kinh tế như khan hiếm vốn đầu tư, giảm

tốc độ tăng trưởng, sự biến đổi lãi suất…

Thứ hai, trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những

thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất

phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng

11

Page 12: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt

nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của

Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp

nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ

gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú

sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam

có xu hướng thu hẹp. Bởi vậy với tính chất là dòng vốn ổn định và có sự tăng

trưởng nhanh trong những năm gần đây mà không tạo gánh nặng nợ nần cho nền

kinh tế, kiều hối đang hứa hẹn trở thành một kênh tài trợ quan trọng cho thâm hụt

cán cân vãng lai.

Thứ ba, kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực đẩy

mạnh tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ

xuất khẩu dầu thô, đồng thời lại nhận được nguồn kiều hối tương đối lớn. Do đó,

Việt Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập

từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi thu nhập từ dầu thô gần 5 tỷ usd trong

năm 2010 và hoàn toàn do nhà nước quản lý. Ngược lại, dòng kiều hối khoảng 8 tỷ

usd (năm 2010), được phân phối rộng rãi không qua nhà nước. Trên phương diện

thực tế, kiều hối góp phần giúp nhiều gia đình nghèo có phương tiện sinh sống và

vốn làm ăn, góp phần giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn

vì phần đông công nhân lao động xuất phát từ đây.

Tuy vậy, kiều hối cũng có những mặt hạn chế của nó. Thứ nhất, lượng kiều

hối lớn có thể ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà

nước (NHNN). Năm 2010 lượng kiều hối là 8 tỉ USD (thực tế có thể cao hơn do

một lượng kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức) gây ra áp lực gia tăng tổng

phương tiện thanh toán thông qua gia tăng tài sản nước ngoài ròng (NFA), gây khó

khăn cho NHNN trong kiểm soát tiền tệ. Thứ hai, nguồn kiều hối không được thu

hút hoàn toàn vào hệ thống Ngân hàng (nhất là những thời điểm tỉ giá trên thị

trường tự do cao hơn tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại), dẫn đến một

phần kiều hối bán ra chợ đen đã làm trầm trọng thêm tình trạng đôla hóa tiền mặt

12

Page 13: Kiều hối và vấn đề phát triển kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phạm Xuân Dũng. NHC-K11

H i th o ki u h i – Khoa Ngân hàngộ ả ề ố

trong nền kinh tế khiến cho NHNN khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại

hối. Thứ ba, việc gia tăng lượng kiều hối đổ về Việt Nam mà phần lớn số đó được

các hộ gia đình tiêu dùng (hàng trong nước và nhập khẩu) làm gia tăng tổng cầu,

góp phần làm mất cân bằng cung-cầu hàng hóa gây ra lạm phát...

Từ thực tiễn của Việt Nam, nhìn chung, tác dụng tích cực và dễ thấy của

dòng kiều hối là giúp tăng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình, do đó làm tăng

chi tiêu trong nước. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu đồng thời có khuynh hướng dịch

chuyển theo hướng làm tăng cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu. Bên cạnh đó, trên thị

trường ngoại tệ, nếu không có sự can thiệp ổn định tỷ giá, lượng cung ngoại tế lớn

dẫn đến khuynh hướng tăng giá đồng nội tệ. Điều này dẫn tới làm giảm sức cạnh

tranh của hàng Việt Nam với hàng nước ngoài cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Do

đó, tổng cầu về hàng Việt Nam có thể suy giảm. Để khắc phục hiệu ứng tiêu cực và

khó nhận biết này, cần thực thi các chính sách nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử

dụng của kiều hối, như định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối được sử dụng cho

các mục đích mang tính đầu tư cao hơn (cả đầu tư vào sản xuất lẫn đầu tư vào con

người như giáo dục).

Bên cạnh đó, lượng kiều hối gia tăng một phần phản ánh thực tế là lượng

lao động của Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nhiều (kết quả của chính sách xuất

khẩu lao động). Để lực lượng lao động này khi hết hạn hợp đồng trở về nước có thể

sử dụng phần tiền họ đã tiết kiệm và gửi về một cách hiệu quả, cần có các chính

sách định hướng ngành nghề của người lao động xuất khẩu ở nước ngoài. Nếu các

ngành là những ngành có nhiều kỹ năng, khi trở về người lao động có khuynh

hướng sử dụng tiền tiết kiệm theo hướng đầu tư nhiều hơn là tiêu dùng thuần tuý.

Điều này cũng giúp tạo ra các hiệu ứng phát triển kinh tế tích cực trong dài hạn của

kiều hối.

13