111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- LÊ VĂN LỢI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020

LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

---------------------------

LÊ VĂN LỢI

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025

VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020

Page 2: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

---------------------------

LÊ VĂN LỢI

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025

VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 8340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN VĂN ANH

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020

Page 3: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.

Học viên

LÊ VĂN LỢI

Page 4: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân

thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Văn Anh – Người thầy đã luôn tận tình hướng

dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt

nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học thạc

sĩ, Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương, Quý thầy, cô viện Đào tạo quốc tế

và Sau đại học đã truyền đạt các kiến thức bổ ích, đồng thời có những góp ý quý

báu về những thiếu sót, hạn chế của Luận văn, giúp tôi nhận ra những vấn đề cần

khắc phục để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin giá trị, đóng góp

một phần quan trọng để tác giả hoàn thành Luận văn.

Học viên

Page 5: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ................................................................................... 1

1.1 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 1

1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 1

1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 3

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................. 4

1.6 Những điểm mới của luận văn .............................................................. 4

1.7 Kết cấu của luận văn ............................................................................. 5

1.8 Một số lý luận cơ bản về chiến lược và chiến lược phát triển ngành .. 5

1.8.1 Chiến lược .......................................................................................... 5

1.8.2 Chiến lược phát triển ngành ............................................................. 10

1.9 Quy trình hoạch định chiến lược ........................................................ 11

1.9.1 Xác định mục tiêu chiến lược ........................................................... 11

1.9.2 Phân tích môi trường hoạt động ....................................................... 11

1.9.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược ..................................................... 12

Page 6: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

iv

1.10 Đặc điểm của ngành du lịch ................................................................ 15

1.10.1 Khái niệm du lịch .............................................................................. 15

1.10.2 Sản phẩm du lịch .............................................................................. 16

1.10.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế ................................................ 18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 20

Chương 2. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

.............................................................................................................................. 21

2.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.................................................. 21

2.1.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong chiến lược phát triển du

lịch quốc gia ................................................................................................... 21

2.1.2 Vị trí của du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của

Tỉnh 21

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............................ 22

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .......................................................... 22

2.2.2 Nguồn nhân lực du lịch .................................................................... 24

2.2.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ....................................... 25

2.2.4 Hoạt động lưu trú ............................................................................. 28

2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ ............................................................................. 31

2.2.6 Khách du lịch và doanh thu du lịch .................................................. 34

2.2.7 Đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .......................... 35

2.3 Tài nguyên du lịch và các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Bà Rịa - Vũng Tàu ............................................................................................... 36

2.3.1 Tài nguyên du lịch ........................................................................... 36

2.3.2 Các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

47

2.4 Điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ... 49

2.4.1 Những điểm mạnh ............................................................................ 49

2.4.2 Những điểm yếu ................................................................................ 50

Page 7: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

v

2.4.3 Những nguyên nhân ......................................................................... 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 54

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ...................... 55

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm

2025 55

3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................ 55

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 .. 56

3.1.3 Những cơ hội và thách thức về phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu ....................................................................................................... 57

3.2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu .. 60

3.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ................................. 60

3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................... 61

3.2.3 Ma trận SWOT .................................................................................. 65

3.3 Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...... 66

3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường ....................................................... 68

3.3.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh .............................. 69

3.3.3 Chiến lược liên doanh, liên kết ......................................................... 70

3.3.4 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch ................................. 70

3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu ............................................................................................................. 71

3.4.1 Tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển du lịch ............................... 71

3.4.2 Đẩy mạnh khai thác thị trường, xúc tiến phát triển du lịch ............. 73

3.4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh....... 74

3.4.4 Tiến hành liên kết để phát triển ........................................................ 76

3.4.5 Phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao cả về số và chất lượng

77

3.4.6 Thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững .......................... 79

Page 8: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

vi

3.5 Khuyến nghị ........................................................................................ 80

3.5.1 Đối với Trung ương .......................................................................... 80

3.5.2 Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu ........................................................ 81

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87

Page 9: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EFE : External Factor Evaluation Matrix - ma trận đánh giá các yếu tố bên

ngoài

IFE : Internal Factor Evaluation Matrix - ma trận đánh giá các yếu tố bên

trong

GDP : Tổng sản phẩm nội địa

UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới

AIEST : hiệp hội các chuyên gia du lịch quốc tế

SWOT : ma trận Swot

WTTC : Hội đồng lữ hành du lịch thế giới

Page 10: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Mẫu ma trận EFE ................................................................................. 13

Bảng 1. 2. Mẫu ma trận SWOT ............................................................................. 14

Bảng 2. 1. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2017 ......................... 28

Bảng 2. 2. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2018 ......................... 29

Bảng 2. 3. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2019 ......................... 29

Bảng 2. 4. Tình hình hoạt đông lưu trú và doanh thu lưu trú của Tỉnh giai đoạn

2017– 2019 ............................................................................................................ 30

Bảng 2. 5. Tình hình khách du lịch, và doanh thu của Tỉnh giai đoạn 2017– 2019 . 35

Bảng 2.6. Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch ............................ 37

Bảng 2.7. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ........................................... 39

Bảng 2.8. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia của Tỉnh .................................. 43

Bảng 2.9. Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................. 46

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................................................... 59

Bảng 3. 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu (EFE) ........................................................................................... 62

Bảng 3. 3. Ma trận các yếu tố bên trong ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu (IFE) ............................................................................................ 63

Bảng 3. 4. Ma trận SWOT của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................... 66

Page 11: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Số cơ sở lưu trú và số phòng đạt chuẩn từ 1-5 sao .................................. 30

Hình 2.2. Tình hình hoạt đông lưu trú và doanh thu lưu trú của Tỉnh giai đoạn

2017– 2019 ............................................................................................................ 31

Hình 2.3. Tình hình khách du lịch, và DT của Tỉnh giai đoạn 2017– 2019 ............. 35

Page 12: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

x

TÓM TẮT

Tên đề tài: "Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030"

Với tiềm năng và tài nguyên du lịch sẵn có, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi

thế phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa

tương xứng với tiềm năng của mình. Vì vậy, Tỉnh cần có chiến lược phát triển du

lịch phù hợp nhằm phát huy những lợi thế, góp phần vào sự phát triển chung của đất

nước. Nhận thức được điều này, học viên đã chọn đề tài: "Đề xuất giải pháp phát

triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030"

để làm luận văn thạc sĩ của mình. Đây là đề tài nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể

về ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2017 – 2019.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xây dựng chiến lược phát triển và tìm ra

cách thức thực thi chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025. Cụ thể:

- Phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội cũng như

những thách thức ngành du lịch Tỉnh có thể gặp phải;

- Định hướng chiến lược phát triển cho ngành du lịch Tỉnh;

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để thực hiện chiến lược đã lựa chọn

Phương pháp nghiên cứu:

1) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Luận văn sử dụng nguồn dữ

liệu thu thập từ các tài liệu, báo cáo và thông tin nội bộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

giai đoạn 2017 - 2019, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài như cơ quan Bộ ngành

trung ương.

2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Học viên tiến hành xin ý kiến

Page 13: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

xi

các chuyên gia trong ngành du lịch, các nhà hoạch định chiến lược của Tỉnh về các

nội dung nghiên cứu như: môi trường bên ngoài; môi trường bên trong; lựa chọn

chiến lược,...

Những kết quả nổi bật của đề tài:

Về mặt lý luận, luận văn góp phần khái quát và phát triển những nội dung lý

thuyết về chiến lược phát triển ngành, đặc điểm của ngành du lịch và quy trình

hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch.

Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các kinh nghiệm

thực tiễn quý báu về vấn đề phát triển ngành du lịch. Qua ý kiến của các chuyên gia,

luận văn đã khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

những năm qua, đi sâu vào xem xét những tiềm năng của ngành du lịch Tỉnh, phân

tích và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, học viên

cũng đã đưa ra được nhận định, với việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của

ngành du lịch Tỉnh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển

ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025.

Với luận văn này, học viên hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để ngành du

lịch Tỉnh ngày càng phát triển về mọi mặt, giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng

trong chiến lược phát triển của toàn Tỉnh nói riêng và góp phần tích cực vào quá

trình đổi mới đất nước nói chung.

Page 14: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

1

Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

1.1 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong

những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tộc độ cao bởi những lợi ích to lớn về

kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu

hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Hiện nay, du lịch đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách

thức. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng ngành du lịch để làm cơ sở xây dựng chiến

lược phát triển, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu thực tế. Xuất phát từ những vấn

đề trên, tác giả chọn đề tài: "Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030" để nghiên cứu là cần thiết,

có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược phát triển và tìm ra cách thức

thực thi chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản

cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam

Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Page 15: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

2

- Để đạt được mục tiêu chung như trên đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần đạt

được các mục tiêu cụ thể sau:

- Phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng

- Tàu;

- Nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội cũng như

- những thách thức ngành du lịch Tỉnh có thể gặp phải;

- Định hướng chiến lược phát triển cho ngành du lịch Tỉnh;

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để thực hiện chiến lược đã lựa chọn.

1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển du lịch;

- Đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017

- 2019;

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và đề ra các giải pháp để thực hiện chiến

lược.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng ngành du lịch

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, thấy được điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội

cũng như những thách thức ngành du lịch Tỉnh có thể gặp phải để xây dựng chiến

lược phát triển ngành này của Tỉnh đến năm 2025 và đề ra các giải pháp thực hiện

chiến lược với hi vọng trả lời được một số câu hỏi sau:

- Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có những điểm mạnh và điểm yếu gì về sự phát

triển du lịch, khai thác những điểm đó để tìm phương án phát triển toàn diện.

- Ngành du lịch Tỉnh có thể gặp phải những cơ hội, thách thức gì?

Page 16: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

3

- Chiến lược phát triển cho ngành du lịch Tỉnh có thể đi theo hướng nào?

- Có những giải pháp nào để thực hiện chiến lược phát triển ngành này của

Tỉnh đến năm 2025?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích môi trường hoạt động của ngành du

lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó định hướng chiến lược phát triển du lịch của

Tỉnh đến năm 2025.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu giai đoạn 2017 - 2019. Định hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đến năm 2025.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu,

báo cáo và thông tin nội bộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian từ năm

2017 - 2019, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài như cơ quan Bộ ngành trung

ương, các ấn phẩm đã được xuất bản (giáo trình, báo chí, bài báo, tạp chí, internet,

luận văn,…).

- Dữ liệu sơ cấp: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành du lịch, các

nhà hoạch định chiến lược của Tỉnh về các nội dung nghiên cứu như: môi trường

Page 17: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

4

bên ngoài; môi trường bên trong; lựa chọn chiến lược,... để có được kết quả phân

tích các ma trận IFE, EFE và SWOT.

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê là phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản

của tài liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích môi

trường hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp được áp dụng xuyên suốt

trong từng chương của luận văn. Hiểu một cách đơn giản phân tích là chia vấn đề

cần nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ, số liệu cần thu thập cũng được chia nhỏ theo

đó. Và vấn đề chính sẽ được nghiên cứu thông qua các vấn đề nhỏ này, sau khi kết

thúc từng vấn đề có thể rút ra được những thông tin, dữ liệu nhỏ cần được tổng hợp

lại để đánh giá vấn đề cần nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, việc chia nhỏ vấn đề

nghiên cứu cũng giúp cho người đọc dễ hình dung bản chất, nguồn gốc cội rễ của

vấn đề vĩ mô ban đầu. Giúp thấy được góc nhìn nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn

đề và cũng để có phương pháp giải quyết các vấn đề còn bất cập, hạn chế một cách

triệt để và hiệu quả.

1.6 Những điểm mới của luận văn

Luận văn chỉ ra tiềm năng và thực trạng ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu, nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội cũng như

những thách thức có thể gặp phải. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những nguyên

nhân then chốt trong hoạt động phát triển ngành này của Tỉnh trong giai đoạn 2017

– 2019. Từ đó, đề tài định hướng chiến lược phát triển cho ngành này tại Tỉnh đến

năm 2025, cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính khoa học và khả thi để

thực hiện chiến lược đã lựa chọn, góp phần vào xây dựng và phát triển ngành du

lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong tương lai.

Page 18: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

5

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị đối với ngành du lịch của

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và ngành du lịch các tỉnh thành khác nói chung.

1.7 Kết cấu của luận văn

Nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1. Tổng quan và Cơ sở chiến lược về Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chương 2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương 3. Đề xuất Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

1.8 Một số lý luận cơ bản về chiến lược và chiến lược phát triển ngành

1.8.1 Chiến lược

1.8.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ chiến lược xuất hiện cách đây khá lâu, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp

“Strategos” dùng trong lĩnh vực quân sự. Theo từ điển di sản văn hoá Mỹ, chiến

lược được định nghĩa như là một “Khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được

ứng dụng để lập tổng thể và tiến hành những chiến dịch quy mô lớn”. Ngày nay,

thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực ở cả phạm

vi vĩ mô cũng như vi mô.

Qua phân tích các khái niệm trên, ta có thể thấy chiến lược bao gồm các nội

dung sau:

- Xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức (3 đến 5 năm)

- Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện

- Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.

Page 19: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

6

Các khái niệm chiến lược đều bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan trong

thực tiễn. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật phối hợp

các hành động tổng quát, các quyết định (xác định mục tiêu, lựa chọn đường lối,

chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực,…) và phương châm hành động để đạt

được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những

điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua thách thức

từ bên ngoài một cách tốt nhất, giành lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế, chiến

lược là phương tiện để đạt mục tiêu dài hạn.

1.8.1.2 Phân loại

Phân loại chiến lược là một công việc quan trọng. Xét theo quy mô và chức

năng lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà quản trị cần lựa chọn

những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với nhiệm vụ, chức

năng của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.

Theo cấp độ quản lý

Dựa theo cấp độ quản lý mà chiến lược được chia thành 3 nhóm sau:

- Chiến lược cấp công ty: Chiến lược cấp công ty xác định và vạch rõ mục

đích, các mục tiêu của công ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo

đuổi, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt được mục tiêu của công

ty, phân phối nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh. Chiến lược công ty được áp

dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.

- Chiến lược cấp chức năng: Trong chiến lược cấp chức năng người ta tập

trung vào việc hỗ trợ chiến lược công ty và tập trung vào những lĩnh vực tác nghiệp,

những lĩnh vực kinh doanh.

Page 20: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

7

- Chiến lược cấp kinh doanh: Chiến lược cấp kinh doanh được hoạch định

nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động

kinh doanh riêng trong nội bộ công ty. Trong chiến lược cấp kinh doanh, người ta

phải xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh phải hoàn thành để đóng góp vào

hoàn thành mục tiêu cấp công ty.

Theo chức năng

Căn cứ vào chức năng mà chiến lược thể được chia thành các nhóm sau:

- Nhóm chiến lược kết hợp: Trong nhóm chiến lược này có chiến lược kết

hợp về phía trước, kết hợp về phía sau và kết hợp theo chiều ngang.

+ Kết hợp về phía trước: Doanh nghiệp thực hiện để tăng quyền kiểm soát

hoặc quyền sở hữu đối với các nhà phân phối hoặc bán lẻ.

+ Kết hợp về phía sau: Doanh nghiệp thực hiện tăng quyền sở hữu hoặc kiểm

soát đối với các nhà cung cấp. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp ổn định trong

việc cung cấp, kiểm soát được chi phí đầu vào.

+ Kết hợp theo chiều ngang: Doanh nghiệp muốn kiểm soát các đối thủ cạnh

tranh. Chiến lược này cho phép tập trung tài nguyên, mở rộng phạm vi hoạt động và

làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nhóm chiến lược chuyên sâu: Có các chiến lược như chiến lược thâm nhập

thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.

+ Chiến lược thâm nhập thị trường: Làm tăng thị phần cho các sản phẩm

hoặc dịch vụ hiện có trong thị trường hiện tại của doanh nghiệp.

+ Chiến lược phát triển thị trường: Đưa vào những khu vực địa lý mới các

sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

Page 21: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

8

+ Chiến lược phát triển sản phẩm: Đưa vào thị trường hiện tại các sản phẩm,

dịch vụ tương tự sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp nhưng đã được cải

tiến sửa đổi.

- Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động: Các chiến lược mở rộng hoạt động

bao gồm chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm, đa dạng hóa hoạt động theo

chiều ngang và đa dạng hóa hoạt động hỗn hợp.

+ Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: Đưa vào thị trường hiện hữu những sản

phẩm hoặc dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm hiện thời.

+ Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Đưa vào thị trường hiện hữu cho

nhóm khách hàng hiện tại những sản phẩm, dịch vụ mới, không liên quan đến các

sản phẩm đang có.

+ Đa dạng hóa hoạt động hỗn hợp: Đưa vào thị trường hiện hữu những sản

phẩm, dịch vụ mới, không liên quan đến các sản phẩm đang có.

- Nhóm chiến lược khác: Ngoài các chiến lược đã nêu ở trên, trong thực tế

còn có một số chiến lược khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng như chiến lược liên

doanh, thu hẹp hoạt động, từ bỏ hoạt động, thanh lý,...

+ Chiến lược liên doanh: Khi một hay nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau

để theo đuổi một mục tiêu nào đó.

+ Chiến lược thu hẹp hoạt động: Khi doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại, từ bỏ

một số sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động nhằm cứu vãn lại vị thế của doanh

nghiệp.

+ Chiến lược thanh lý: Là việc bán đi tài sản của doanh nghiệp. Doanh

nghiệp chấp nhận thất bại và cố gắng cứu vớt tối đa những gì có thể.

Page 22: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

9

Theo nội dung chiến lược

Căn cứ vào nội dung có 3 loại chiến lược chung:

- Chiến lược chi phí thấp: là việc doanh nghiệp duy trì mức chi phí thấp nhất

trong ngành hoặc trên thị trường. Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này cần

có:

+ Vốn để đầu tư cho những công nghệ giúp cắt giảm chi phí.

+ Quy trình vận hành đạt hiệu quả cao.

+ Nền tảng chi phí thấp (nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị,…).

Rủi ro lớn nhất khi áp dụng chiến lược chi phí thấp là doanh nghiệp nào cũng

có thể tiếp cận được các nguồn lực giá rẻ. Vì thế, các đối thủ hoàn toàn có thể sao

chép chiến lược của một doanh nghiệp và điều quan trọng đặt ra là liệu doanh

nghiệp đó có khả năng duy trì chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong cuộc

đua đường trường hay không?

- Chiến lược khác biệt hóa: là làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt

và hấp dẫn hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (về hình thức, tính năng, độ bền,

chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu,…). Để áp dụng thành công chiến lược

này, các doanh nghiệp cần có:

+ Quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sản phẩm tốt

+ Khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cao

+ Hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả, nhằm đảm bảo khách hàng có thể

cảm nhận được sự khác biệt và lợi ích mà nó mang lại.

Page 23: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

10

- Chiến lược tập trung: là doanh nghiệp chỉ tập trung vào những thị trường

ngách. Đó là những phân khúc thị trường nhỏ với đặc điểm riêng biệt. Lợi thế cạnh

tranh của những doanh nghiệp này được tạo dựng dựa trên việc thấu hiểu sâu sắc

những đặc thù của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với những

đặc điểm đó.

Theo quá trình chiến lược

Theo quá trình chiến lược, chiến lược kinh doanh được chia thành 2 loại:

- Chiến lược định hướng: đề cập đến những định hướng lớn về mục tiêu của

doanh nghiệp, phương hướng và biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Nó được

xây dựng trên kết quả của việc phân tích môi trường và phân tích nội bộ doanh

nghiệp. Chiến lược định hướng phướng án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.

- Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp trong

từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược. Chiến lược hành động

có thể được lựa chọn từ những chiến lược đã được xây dựng trong khi xây dựng

chiến lược định hướng và cũng có thể được lựa chọn từ chiến lược nổi lên trong quá

trình thực hiện chiến lược định hướng.

1.8.2 Chiến lược phát triển ngành

Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó cũng bao

gồm các yếu tố chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển của

một đất nước, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến lược phát triển

ngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấu

kinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải xem xét nhân tố con

người là quan trọng mang tính quyết định. Khi xây dựng chiến lược chung ta phải

xét đến tính đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược do nhiều yếu tố hưởng.

Page 24: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

11

1.9 Quy trình hoạch định chiến lược

1.9.1 Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà tổ chức mong

muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định. Xác định mục tiêu chiến lược là bước

đầu tiên và cũng là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược. Mục tiêu đặt ra nhằm tạo

điều kiện tiền đề, là hướng phấn đấu cho tổ chức thực hiện và đạt được kết quả theo

mong muốn. Do đó, để chiến lược cụ thể và mang tính thực tiễn cao thì mục tiêu đặt

ra phải phù hợp thực tiễn, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của tổ chức, phải xác

định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như những căn cứ để xác định

thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ nguồn lực. Việc ấn định mục tiêu không phải là

vấn đề hoàn toàn giản đơn hay mang tính chủ quan để có một mục tiêu phù hợp đối

với tổ chức mục tiêu phải thoả mãn các nhân tố sau: tính cụ thể, tính khả thi, tính

thống nhất, tính linh hoạt.

1.9.2 Phân tích môi trường hoạt động

1.9.2.1 Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tổ

chức, gồm các yếu tố như: yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội, công

nghệ, môi trường,... Trong quá trình xây dựng chiến lược chúng ta không thể bỏ qua

phân tích các yếu tố này.

Môi trường vi mô là môi trường rất năng động, gắn liền và tác động trực tiếp

đến đến ngành như: yếu tố nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối

thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế.

Page 25: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

12

Phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược

thấy được các cơ hội có thể phát triển cũng như những thách thức tổ chức có thể sẽ

gặp phải trong quá trình hoạt động.

1.9.2.2 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội bộ của tổ chức và tổ chức có

thể kiểm soát được như: tình hình sản xuất, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, phân phối,

tiếp thị,... sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược thấy được điểm mạnh, điểm

yếu của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh.

1.9.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược

Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các

phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành. Ngoài ra

chiến lược còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yếu cầu. Việc lựa

chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tổ chứ sẽ là “kim chỉ nam” cho sự thành

công của tổ chức đó.

Trong giai đoạn này để có thể xây dựng và lựa chọn được chiến lược, ta có

thể sử dụng rất nhiều các công cụ khác nhau như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên

ngoài (EFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), Ma trận điểm mạnh –

điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT), Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston

(BCG), Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE), Ma trận bên

trong, bên ngoài (IE), Ma trận chiến lược chính, Ma trận hoạch định chiến lược có

khả năng định luợng (QSPM) để bổ trợ cho việc đưa ra các chiến lược khả thi có thể

lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài quan trọng.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên trong phạm vi luận văn này, để

phân tích, đánh giá môi trường hoạt động cũng như để kiểm tra, đánh giá và lựa

chọn được chiến lược phù hợp, khả thi nhất với tổ chức, tác giả sử dụng các công cụ

và kỹ thuật sau:

Page 26: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

13

1.9.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép nhà chiến lược tóm tắt và

đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, pháp

luật, công nghệ và cạnh tranh theo mẫu bảng 1.1. Có 5 bước trong việc phát triển

một ma trận đánh giá các yéu tố bên ngoài (EFE):

Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng), tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại các yếu tố, cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh

hưởng nhiều nhất) dựa trên hiệu quả chiến lược của tổ chức.

Bước 4: Nhân các mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương

ứng nhằm xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bảng 1. 3. Mẫu ma trận EFE

TT

Các yếu tố

bên ngoài

Mức độ

quan trọng

Phân loại

Số điểm

quan trọng

1 …

2 …

Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố. Số điểm trung bình thường

là 2,5. Tổng số điểm quan trọng < 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu với môi

trường và > 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt với môi trường. Tất cả các cơ hội

và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận đánh các nhân tố bên ngoài, tổng số

điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0.

Page 27: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

14

1.9.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE cho phép đánh giá các mặt mạnh,

mặt yếu quan trọng của các bộ phận chức năng trong tổ chức, cách triển khai cũng

tương tự như ma trận EFE. Riêng ở bước thứ 3 thì phân loại từ 1 đến 4 cho cho mỗi

yếu tố như sau: 1 (điểm yếu nhất), 2 (điểm yếu nhỏ nhất)), 3 (điểm mạnh nhỏ nhất),

4 (điểm mạnh lớn nhất).

1.9.3.3 Ma trận SWOT

Ma trận SWOT sẽ giúp cho nhà hoạch định lựa chọn các chiến lược tốt nhất

phù hợp nhất cho tổ chức. Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức mà nhà hoạch

định sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận SWOT để tiến hành phân tích và lựa chọn

giải pháp. Ma trận SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản theo mẫu bảng

1.2:

Bảng 1. 4. Mẫu ma trận SWOT

SWOT O – Các cơ hội T – Các thách thức

S – Các điểm mạnh

Các chiến lược kết hợp S/O:

Sử dụng các điểm mạnh để tận

dụng cơ hội

Các chiến lược kết hợp S/T:

Vượt qua những bắc trắc bằng

tận dụng các điểm mạnh

W – Các điểm yếu

Các chiến lược kết hợp W/O:

Hạn chế các mặt yếu để

lợi dụng các cơ hội

Các chiến lược kết hợp W/T:

Tối thiểu hóa những điểm yếu

và tránh khỏi các mối đe dọa

Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi có lợi

cho tổ chức vì có vô số biện pháp khả thi và vô số cách để thực hiện các biện pháp.

Do đó, chỉ một nhóm chiến lược hấp dẫn nhất được lựa chọn phát triển.

Page 28: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

15

Để lập được một ma trận SWOT, theo Ferd R. David phải qua 8 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội bên ngoài của tổ chức.

Bước 2: Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài tổ chức.

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong tổ chức.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả

chiến lược S/O vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi

kết quả chiến lược W/O vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi

kết quả chiến lược S/T vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với thách thức bên ngoài, ghi kết

quả chiến lược W/T vào ô thích hợp.

1.10 Đặc điểm của ngành du lịch

1.10.1 Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không

chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn

chưa thống nhất.

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người

có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về

du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.

Page 29: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

16

Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về

du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu như:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch được hiểu là một hành

động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm

mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một công việc

kiếm tiền sinh sống”.

Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp Lệnh Du Lịch Việt

Nam công bố ngày 20/2/1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Các khái niệm nêu trên đều phản ánh bản chất thực tế của hoạt động này.

Nhìn chung, du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng

dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp

ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu

cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị,

xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp.

1.10.2 Sản phẩm du lịch

Khái niệm

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi

tác giả. Nhìn chung, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du

khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội

với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,

một vùng hay một quốc gia nào đó.

Đặc tính

Page 30: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

17

- Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.

- Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.

- Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.

- Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.

- Sản phẩm du lịch không có tính tồn kho.

- Sản phẩm du lịch thường có tính thới vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các

yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.

- Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.

- Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.

Thành phần

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sản phẩm du lịch bao gồm:

- Di sản thiên nhiên.

- Di sản năng lượng.

- Di sản vễ con người.

- Hình thái xã hội.

- Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.

- Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.

- Những hoạt động kinh tế, tài chính.

Page 31: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

18

1.10.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế

Vai trò của du lịch được thể hiện trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm,

giúp xóa đói giảm nghèo. Do du lịch là ngành thu hút rất lớn lao động. Theo thống

kê của UNWTO, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn

10,7% tổng lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo

ra thêm 15.000 – 20.000 việc làm trực tiếp trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ

sở dịch vụ du lịch. Với sự phát triển của du lịch, dân cư có nhiều cơ hội được đào

tạo nghề, được hưởng hạ tầng kỹ thuật tốt.

Du lịch còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu tinh thần, nâng cao chất

lượng cuộc sống, hồi phục sức khỏe, tái sản xuất khả năng lao động cho con người.

Nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lí, bệnh tật của dân cư hiện nay so với thời kì

trước trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm

30%, bệnh tiêu hóa giảm 20%.

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế

giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế các

nước. Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là “thu nhập kép”, khi phát triển một cơ

sở dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh tế khác.

Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu

ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao: Mỹ 58 tỷ USD,

Italia 27 tỷ USD,... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều

nước như: Thailand, Philippin, Hongkong,.... Du lịch còn là ngành có đóng góp

quan trọng vào nguồn thu của đất nước thông qua nghĩa vụ thuế. Đây còn là ngành

xuất khẩu tại chỗ với nhiều ưu thế nổi trội, góp phần quan trọng vào việc thu ngoại

tệ, cân bằng cân thanh toán quốc tế.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển du lịch giúp đa dạng hóa

và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác: giao thông vận tải, nông

Page 32: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

19

nghiệp, công nghiệp, thương mại,... Ngoài ra, còn tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở

vật chất kĩ thuật cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Page 33: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với tiềm năng và tài nguyên du lịch sẵn có, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi

thế phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa

tương xứng với tiềm năng của mình. Vì vậy, học viên chọn đề tài: "Đề xuất giải

pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến

năm 2030" để nghiên cứu với mục đích phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du

lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu và

những cơ hội cũng như những thách thức có thể gặp phải, từ đó định hướng chiến

lược phát triển cho ngành này tại Tỉnh. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các giải

pháp và kiến nghị để thực hiện chiến lược thông qua các phương pháp xử lý dữ liệu

như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp. Với các lý thuyết cơ

bản đã được nêu ở Chương 1 giúp chúng ta hiểu được rõ về chiến lược, đặc điểm

của ngành du lịch và quy trình hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch, giúp

cho tổ chức hoạt động tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh không những với các đối

thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với các tổ chức nước ngoài. Bởi

chúng ta đang ngày càng hội nhập, nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa sẽ tạo nhiều

cơ hội thu hút du khách, nhưng cũng sẽ có không ít các khó khăn, thách thức mà các

tổ chức phải đối mặt. Và đây sẽ là những cơ sở để học viên tiến hành phân tích,

đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu trong chương 2.

Page 34: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

21

Chương 2. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong chiến lược phát triển du lịch

quốc gia

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 147/QĐ-TTg thì hướng khai

thác sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Du lịch MICE (Hội họp,

khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ

dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm. Trong đó,

địa bàn trọng điểm phát triển du lịch sẽ là thành phố Vũng Tàu gắn với các khu du

lịch quốc gia Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo và đô thị du lịch Vũng Tàu.

Vị trí địa lý cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối hoàn thiện

là cơ sở để những năm qua, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu giữ vai trò là một trung tâm

nghỉ dưỡng cuối tuần lớn nhất vùng Đông Nam Bộ.

2.1.2 Vị trí của du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Du lịch trở thành ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự tối ưu về đóng góp của ngành vào thu nhập quốc

dân, chuyển dịch cơ cấu, việc làm.

Phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền

thống; làm đẹp thêm cảnh quan môi trường; ngăn chặn các tiêu cực và tệ nạn xã hội

xâm nhập vào các hoạt động đời sống văn hóa; nâng cao nhận thức, trình độ dân trí

của người dân trong hoạt động du lịch; nâng cao thu nhập, mức sống của cộng đồng

dân cư. Phát triển cần phải quy hoạch hợp lý đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, an

ninh biển đảo.

Page 35: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

22

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hai thành phố loại 1 và loại 2 vừa được nhà nước

công nhận, đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm

cho bộ mặt đô thị thay đổi tích cực. Hình ảnh một đô thị du lịch khang trang, hiện

đại dần định hình, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Nhiều dự án du lịch quy

mô lớn, có tính đột phá trên địa bàn đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động

như: Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel, Trung tâm hội

nghị triển lãm quốc tế Dragon Sea, One Opera Complex, Khu du lịch phức hợp The

Grand Hồ Tràm…

Mạng lưới giao thông

Hiện tại du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu bằng đường bộ, đường

biển. Trong thời gian qua Tỉnh đã mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ

tương đối đồng bộ với các quốc lộ 51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ có chất lượng rất tốt; các

đường ôtô đi đến trung tâm xã, đường liên huyện và các đường trục trong các đô thị

đều được nâng cấp và nhựa hóa.

Để phá thế độc đạo Biên Hòa – Vũng Tàu chỉ có Quốc lộ 51, việc thúc đẩy

đường Cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, đường Liên cảng Cái Mép - Thị Vải để đi qua

cầu Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là giải pháp quan trọng. Do đó,

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề xuất dùng nguồn lực của tỉnh một phần từ quỹ đất công

bán đấu giá, huy động hình thức đầu tư BOT để đầu tư hai tuyến đường trên. Năm

2020, sẽ xúc tiến triển khai xây dựng các tuyến đường này

Trước năm 1975 tỉnh có nhiều sân bay quân sự nhỏ. Sau giải phóng phần lớn

bị hư hỏng nặng không sử dụng được. Hiện nay chỉ có 2 sân bay phục vụ cho công

việc vận chuyển hành khách và khai thác dầu khí là sân bay Vũng Tàu và sân bay

Page 36: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

23

Cỏ Ống (Côn Đảo). Sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800 m và Cỏ Ống có

đường băng dài 1.200 m.

Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai sẽ là một nhân tố quan trọng

nữa thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cho Bà Rịa –

Vũng Tàu.

Đường sông với hơn 20 sông rạch có tổng chiều dài khoảng 200km, trong đó

có 167 km có thể sử dụng cho vận tải đường sông. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa-Vũng Tàu quy hoạch tổng thể có 69 dự án cảng, trong đó đã triển khai xây dựng

và đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm.

Tổng diện tích kho bãi chuyên dùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 2.312ha,

đến nay đã có 20 dự án kho bãi, logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng

224ha.

Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải cũng là cảng biển có tốc độ phát triển nhanh

nhất thế giới năm 2017 và là một trong 21 cảng trên thế giới có thể đón tàu đến

200.000 tấn, mở ra hướng đi mới cho ngành cảng biển Việt Nam trên con đường

phát triển và hội nhập.

Hệ thống điện, nước

Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của Tỉnh được đảm bảo cung cấp

từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV bắc nam và Bà Rịa - Vũng Tàu

có trung tâm điện lực Phú Mỹ với 5 nhà máy điện, hòa mạng quốc gia 40% sản

lượng điện với tổng công suất khoảng 3.855 MW.

Trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện có 11 dự án điện mặt trời của Bộ Công

Thương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với

tổng công suất 397,4 MW, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.668 tỷ đồng, trong đó

Page 37: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

24

5 dự án điện mặt trời (268MW) đang triển khai; 5 dự án (96,9MW) hiện đang triển

khai các thủ tục đầu tư. Ngoài ra còn có 5 dự án điện mặt trời điều chỉnh quy hoạch

phát triển điện lực với 204MWp, tổng mức đầu tư khoảng 5.553 tỷ đồng và 1 dự án

điện gió với 102,6MW, mức đầu tư khoảng 4.725 tỷ đồng đã trình Bộ Công Thương

thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển

điện lực quốc gia.

Toàn Tỉnh hiện có 7 nhà máy nước với tổng công suất khoảng 78.000m3

/ngày, đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.

Hệ thống thông tin truyền thông

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn Tỉnh phát triển khá nhanh và bố

trí đều ở các huyện, thành phố. Theo thống kê năm 2001, toàn tỉnh có 1 bưu điện

trung tâm, 6 bưu điện quận huyện, 36 bưu điện khu vực, tổng cộng 43 cơ sở. Từ Bà

Rịa - Vũng Tàu, du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi trong nước và quốc tế

bằng các loại hình đa dịch vụ như Viba, Fax, telex, nhắn tin, Internet, truyền data,

số liệu, Vinaphone, Mobiphone, Viettel, gọi đi quốc tế IDD,... Tuy nhiên, hiện nay

giá cước điện thoại tại Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực châu Á

và thế giới nên hạn chế sự phát triển ngành bưu chính viễn thông và gây ảnh hưởng

đến các ngành kinh tế khác.

Mạng lưới chợ và siêu thị: bao gồm Trung tâm thương mại lớn tại

Bà Rịa, nhiều siêu thị tại Vũng Tàu Coop mak, Lotte Metro, 65 chợ và hàng loạt các

cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố, thị trấn.

2.2.2 Nguồn nhân lực du lịch

Du lịch được xác định là 1 trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh BR-VT.

Về cơ bản, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến BR-VT ngày càng tăng.

Page 38: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

25

Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng là yêu cầu cấp thiết để đưa ngành du

lịch BR-VT lên tầm cao mới.

Theo thông kê cua Sơ Du lich, hiện toàn tinh co hơn 10.000 lao đông lam

viêc trong nganh du lich. Dự báo đến năm 2025 nganh du lich cân gân 13.000 lao

đông. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện mới có 3 cơ sơ đao tao nhân lưc nganh du lịch

gôm: Trường ĐH BR-VT, Trương CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu va Trương CĐ Nghề

Khách sạn Quốc tế Imperial. Hàng năm, có khoảng 800 SV cac cơ sơ trên ra

trường.

Lao động của ngành du lịch Tỉnh tuy đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất

cập, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du

lịch trong xu thế hội nhập và phát triển số lượng sinh viên tốt nghiệp này chưa đáp

ứng được nhu cầu thực tế về lao động du lịch của địa phương. Chưa kê, nhiêu sinh

viên sau khi tôt nghiêp phai đao tao lai vi it đươc cọ xát thực tế trong các môi

trường lam viêc chuyên nghiệp. Thực tế nguồn nhân lực chính phục vụ cho ngành

du lịch hiện nay của tỉnh còn yếu và thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ

cấu tuổi, giới tính, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ...

Phần lớn nguồn nhân lực được tuyển dụng lấy từ các ngành khác nhau, nên chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Hiện nay có rất nhiều trường đại

học tại Việt Nam đào tạo về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhưng hầu hết mới

chỉ tập trung đào tạo về kỹ năng công việc, chứ chưa có những môn học chuyên sâu

về quản lý, lãnh đạo. Do vậy tạo ra một nghịch lý là các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường

nhưng vẫn thất nghiệp, trong khi đó, các Doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu nhân lực

chất lượng cao. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên còn

hạn chế, chỉ biết những ngôn ngữ phổ biến như: Anh, Pháp, Hoa ở cấp độ A, B; lao

động biết nhiều ngôn ngữ là rất hiếm.

2.2.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Page 39: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

26

Kinh doanh lữ hành

Năm 2013 số doanh nghiệp là 20, trong đó có 10 đơn vị kinh doanh lữ hành

quốc tế. Hiện nay, toàn Tỉnh có 35 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, trong

đó có 15 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 20 doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Hoạt động lữ hành của Tỉnh rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực vùng Nam

trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị lữ hành hoạt động trên địa bàn Tỉnh thường liên kết

chặt chẽ với các đơn vị lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh trong việc đưa khách từ

thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, các nơi khác và ngược lại. Ngoài ra còn liên

hệ với các đơn vị lữ hành các khu vực lân cận như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,...

để tổ chức các tour liên tỉnh và nước ngoài.

Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều

loại hình hấp dẫn. Một số đơn vị đã phát huy thế mạnh của mình như công ty Sài

Gòn Bình Châu, OSC Việt Nam, công ty CP Casablanca, công ty Du lịch

Viettravel, công ty CP du lịch DV dầu khí VIETSOPETRO… với các tour du lịch

đường biển và khai thác tốt thị trường khách quốc tế. Nhưng hoạt động lữ hành tại

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh không lành mạnh như

giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để thu hút khách, nên không đảm bảo chất

lượng dịch vụ.

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá thuận tiện, phong phú

và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau:

Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng

loại xe 47 – 52 – 16 - 9 ghế trong niên hạn sử dụng theo quy định của bộ Giao thông

Vận tải của các hãng xe chất lượng cao như: Hoa Mai, Rạng Đông, Thiên Phú,

Phương Trang, Mai Linh, Toàn Thắng, Huy Hoàng…. Nhìn chung trong thời gian

Page 40: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

27

qua công tác vận chuyển hành khách tưong đối đầy đủ, chưa có trường hợp khách

phải chờ xe, ở lại bến xe, kể cả ngày lễ, tết. Song song đó, phương tiện vận chuyển

đường bộ nội thành rất phong phú, bao gồm: xích lô, taxi, xe buýt,... du khách có

thể thoải mái tự do lựa chọn phương tiện phù hợp khi tham quan Bà Rịa - Vũng Tàu

và các danh lam thắng cảnh.

Hệ thống các cảng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên đón

các tàu du lịch quốc tế cập cảng với các cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam (SITV),

cảng quốc tế SP-PSA và cảng Tân Cảng - Cái Mép. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

chưa có cảng chuyên dùng cho khách tàu biển. Năm 2016, cảng đã đón 60 chuyến

tàu với 124.000 lượt khách; năm 2017 là 67 chuyến, với 300.000 lượt khách; năm

2018 đón 122 chuyến, với 250.500 lượt khách. Các đơn vị lữ hành chuyên tổ chức

đón khách du lịch bằng tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm có công ty du lịch

Tân Hồng, công ty du lịch Destination Asia và công ty dịch vụ lữ hành

Saigontourist. Do thời gian các tàu du lịch quốc tế chỉ lưu lại tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu trong ngày, 60% lượng khách chọn đi tour, số còn lại ở trên tàu. Phần lớn

khách du lịch chọn các tour tham quan đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân

cận, chỉ một lượng ít khách du lịch chọn tour tham quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên vận chuyển đường thủy phát triển chậm, chưa có cảng chuyên

dụng dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu, mới chỉ có một số ít tàu nước ngoài cập

cảng. Tàu cánh ngầm hoạt động 30 phút/chuyến với các tuyến thành phố Hồ Chí

Minh - Vũng Tàu - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Châu Đốc - Cần Thơ đi và ngược lại

trong ngày. Tàu du lịch siêu tốc đi thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu và ngược lại

trong ngày. Tuy nhiên, những sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm như chậm

chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển làm du khách ngần ngại với phương tiện

này.

Đường hàng không còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng đơn giản, lạc hậu, chỉ

tiếp nhận được các máy bay loại nhỏ. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu lại không có

Page 41: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

28

tuyến đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia, nên đã hạn chế nhiều việc

phát triển kinh tế - xã hội cũng như ngành du lịch.

2.2.4 Hoạt động lưu trú

Năm 2017 Tổng lượng khách đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu tăng trên 20%. Trong đó tổng lượng khách lưu trú là 2,79 triệu

lượt, đạt 105,3 % kế hoạch năm, tăng 11,3 % so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc

tế lưu trú là 363 ngàn lượt, đạt 106,8% kế hoạch năm, tăng 14,7 % so với cùng kỳ.

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 1.781 tỷ đồng, đạt 03,8% kế hoạch năm, tăng 11,6

% so cùng kỳ.

Toàn tỉnh hiện có 1015 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 21.371 phòng.

Trong đó: 206 cơ sở đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và hạng cao cấp với 10.633

phòng bao gồm:

Bảng 2. 1. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2017

Hạng khách

sạn

5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Căn hộ

cao cấp

Nhà nghỉ

Số lượng 4 15 24 50 109 2 135

Số phòng 1.848 2.236 1.823 2.264 2.462 94 2.669

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Năm 2018 khách lưu trú đạt 3,1 triệu lượt; tăng 13,2% so với cùng kỳ. Riêng

khách quốc tế lưu trú đạt 424.000 lượt; tăng 14,18% so với cùng kỳ. Trong đó,

doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch đạt 4.550 tỷ đồng; doanh thu từ dịch vụ lưu

trú có ngủ qua đêm đạt 2.353 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ. Doanh thu lữ

hành đạt 321 tỷ đồng, tăng 15,79% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 1.015 cơ sở

Page 42: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

29

lưu trú đang hoạt động. Trong đó: 459 cơ sở đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và

hạng cao cấp với 14.172 phòng bao gồm:

Bảng 2. 2. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2018

Hạng khách sạn 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Biệt

thự

Số lượng 4 16 23 42 106 269

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Theo thông tin của Sở Du lịch, năm 2019, toàn tỉnh đón khách lưu trú đạt

3,71 triệu lượt, riêng khách quốc tế có lưu trú đạt hơn 500 ngàn lượt, tăng hơn 17%

so với cùng kỳ; tổng doanh thu du lịch đạt 16.558 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng

kỳ. Toàn tỉnh hiện có 1.060 cơ sở lưu trú đang hoạt động. Trong đó: 198 cơ sở đã

được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 9.988 phòng bao gồm:

Bảng 2. 3. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2019

Hạng khách sạn 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Căn hộ

cao cấp

Số lượng 4 16 24 47 107 3

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Page 43: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

30

Hình 2.1. Số cơ sở lưu trú và số phòng đạt chuẩn từ 1-5 sao

Bảng 2. 4. Tình hình khách lưu trú và doanh thu lưu trú của Tỉnh giai đoạn

2017– 2019

Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm 2018 so

với 2017

Năm 2019 so

với 2018

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Khách lưu trú

(triệu người)

2,79 3,1 3,7 310 11,1 600 12,0

Khách quốc tế

(ngàn lượt)

363 424 500 61 11,6 76 11,7

Doanh thu lưu

trú

(Nghìn đồng)

1.781 2.353 3.125 572 13,2 722 13,2

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số cơ sở xếp hạng

Số phòng xếp hạng

Page 44: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

31

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Khách Lưu trú

Khách Quốc tế

Doanh Thu Lưu trú

Hình 2.2. Tình hình hoạt khách lưu trú và doanh thu lưu trú của Tỉnh giai

đoạn 2017– 2019

2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ

Cơ sở ăn uống

Hệ thống các nhà hàng tại Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá nhanh, đa dạng

và phong phú. Các nhà hàng có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn đã đáp ứng được nhu

cầu ẩm thực của nhiều đối tượng du khách khi đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh

đó, phần lớn các khách sạn đều có nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách.

Các khách sạn tiêu chuẩn từ hai sao trở lên có phục vụ buffet. Các nhà hàng phục

vụ từ các món Á - Âu đến đặc sản biển. Đáng chú ý là nhà hàng đặc sản Gành Hào,

các nhà hàng hải sản ven biển Lan Rừng,... ngoài ra, những nhà hàng lớn, có thương

hiệu trong ngành kinh doanh ẩm thực của Bà Rịa - Vũng Tàu như: Imperial, Sao

biển và Con sò vàng,… luôn chu đáo trong việc tân trang không gian, phong cách

phục vụ, thực đơn phục vụ thực khách và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Page 45: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

32

Khu vui chơi, giải trí

Với hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát Đất Đỏ, nhà hát

Long Điền, nhà biểu diễn đa năng Vũng Tàu, Bà Rịa là nơi thường xuyên diễn ra

các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như

cầu lông, bóng đá mini,… Đặc biệt còn có hệ thống các cở sở chiếu phim như rạp ở

Bà Rịa,...

Đặc biệt ở Vũng Tàu còn có hoạt động đua chó được tổ chức hàng tuần cũng

thu hút được rất nhiều khách du lịch cũng như khách địa phương.

Giải trí về đêm có các vũ trường thường nằm trong các khách sạn lớn:

Number Seven trong khách sạn Bưu Điện P&T, Blue Moon khách sạn Grand,

Holywood trong khách sạn Pacific, VIP trong khách sạn Royal, Hải Âu trong khách

sạn Hải Âu.

Ngoài ra, cũng có những dịch vụ giải trí được đưa vào khai thác phục vụ

khách như: Sân golf Vung Tau Paradise, hệ thống tham quan cáp treo núi Lớn, công

viên nước Vũng Tàu với các loại hình vui chơi dưới nước, các ống trượt, sân

bowling, phòng chơi game, câu cá trên biển và các dịch vụ vui chơi giải trí có

thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu chưa

có các khu vui chơi giải trí tập trung đủ sức thu hút du khách, đặc biệt là các loại

hình giải trí cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ ở chưa nhiều.

Song song đó, diện tích công viên bãi Trước và các công viên trong Tỉnh còn quá

hẹp cần được nâng cấp, mở rộng.

Dịch vụ mua sắm

Dịch vụ mua sắm tại Bà Rịa - Vũng Tàu khá phát triển, khu trung tâm Bà Rịa

- Vũng Tàu có rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ mang đến nhiều lựa chọn hơn, tạo

thuận lợi cho du khách trong việc mua sắm được những món đồ yêu thích. Các phố

Page 46: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

33

mua sắm hình thành tại các tuyến đường như: Ba Cu, Hạ Long, Thùy Vân, Nguyễn

Thái Học. Ngoài ra du khách còn có thể tham quan mua sắm tập trung tại các siêu

thị, các chợ trung tâm như siêu thị Metro, siêu thị thị Coop mart, Lotte, chợ đêm.

Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Bà Rịa - Vũng Tàu còn khá nghèo nàn.

Các dịch vụ khác

- Dịch vụ ngân hàng

Số lượng ngân hàng và mạng lưới chi nhánh phát triển mạnh nhưng dịch vụ

ngân hàng trên địa bàn Tỉnh vẫn chưa phong phú, sản phẩm chưa đa dạng. Các chi

nhánh ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung khai thác các sản phẩm của hai dịch vụ căn

bản và truyền thống là dịch vụ cho vay và dịch vụ nhận tiền gửi.

- Dịch vụ viễn thông

Hiện nay mạng viễn thông ở Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói

riêng không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn cung cấp nhiều

dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, nhất là các dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật

hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng với

chất lượng và phương thức phục vụ hoàn thiện hơn.

- Dịch vụ y tế

Trong những năm qua, hệ thống y tế ngoài công lập tại Bà Rịa - Vũng Tàu

tiếp tục phát triển mạnh, nhiều cơ sở y tế tư nhân được thành lập dưới nhiều hình

thức khác nhau như: trung tâm bác sĩ gia đình, bệnh viện tư nhân, các cơ sở hành

nghề y dược,... giúp giảm tình trạng quá tải ở hệ thống y tế công lập và phục vụ tốt

hơn nhu cầu của người dân, du khách.

Page 47: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

34

Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt đội ngũ Y bác sĩ còn rất nhiều, cùng với những

bất cập về việc phân bổ nhân sự, chính sách lương thưởng cũng như giải quyết các

chế độ theo quy đinh hiện hành.

2.2.6 Khách du lịch và doanh thu du lịch

Năm 2017 Tổng lượng khách đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu đón và phục vụ 11,2 triệu. Trong đó tổng lượng khách lưu trú là

2,79 triệu lượt, đạt 105,3 % kế hoạch năm, tăng 11,3 % so với cùng kỳ. Trong đó

khách quốc tế lưu trú là 363 ngàn lượt, đạt 106,8% kế hoạch năm, tăng 14,7 % so

với cùng kỳ. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 1.781 tỷ đồng, đạt 3,8% kế hoạch

năm, tăng 11,6 % so cùng kỳ. Tổng doanh thu là 12.159 tỷ đồng.

Năm 2018, ngành Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đón và phục vụ 13,5

triệu lượt khách. Trong đó, khách lưu trú đạt 3,1 triệu lượt; tăng 13,2% so với cùng

kỳ, khách quốc tế lưu trú đạt 424.000 lượt; tăng 14,18 % so với cùng kỳ. Tổng thu

từ du lịch đạt 14.248 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Đây là thành quả quan

trọng góp phần vào thắng lợi chung của du lịch Việt Nam năm 2018.

Theo thông tin của Sở Du lịch, năm 2019, toàn tỉnh đón 15,55 triệu lượt

khách, tăng 11,4% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú đạt 3,71 triệu lượt, riêng

khách quốc tế có lưu trú đạt hơn 500 ngàn lượt, tăng hơn 17% so với cùng kỳ; tổng

doanh thu du lịch đạt 16.558 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Năm 2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu đón 18 triệu lượng du

khách, tăng hơn 15% so với năm 2019, tổng doanh thu du lịch đạt 19.160 tỷ đồng.

Page 48: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

35

Bảng 2. 5. Tình hình khách du lịch, và doanh thu của Tỉnh giai

đoạn 2017– 2019

Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm 2018 so

với 2017

Năm 2019 so

với 2018

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Khách du lịch

(triệu người) 11,2 13,5 15,5 2,3 12,0 2,0 11,4

Doanh thu du

lịch

(Nghìn đồng) 12.159 14.248 16.558 2.089 11,7 2.310 11,6

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Năm

2017

2019

Khách lưu trú

Doanh thu ưutrú

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Khách du lịch

Doanh thiu du lịch

Hình 2. 3. Tình hình khách du lịch, và DT của Tỉnh giai đoạn 2017– 2019

2.2.7 Đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Page 49: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

36

Tính đến nay, toàn tỉnh có 157 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích hơn

3.400 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 35,4 ngàn tỉ đồng và 10.758 triệu USD;

tổng vốn thực hiện đến nay hơn 8.000 tỉ đồng và 701,52 triệu USD. Trong đó, có

18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 139 dự án đầu tư trong nước. Ngoài 157 dự

án trên, còn 41 dự án đầu tư du lịch trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần

3.300ha; tổng vốn đăng ký đầu tư là 12,2 ngàn tỉ đồng, vốn thực hiện hơn 164 tỉ

đồng. Nhiều khu resort, nghỉ dưỡng hạng sang, tầm cỡ khu vực đi vào hoạt động

như: Hồ Tràm Strip, Hồ Tràm Beach, Vietsovpetro Ho Tram Resort… đã góp phần

tăng lượng khách quốc tế và doanh thu cho ngành du lịch, đồng thời tạo dấu ấn

trong chiến lược phát triển du lịch cao cấp trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm tốt công

tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, qua đó, nhiều dự án có số vốn lớn đã được

khởi công như các huyện Xuyên Mộc, Côn Đảo,… hai địa phương này hiện đang có

những dự án du lịch mang tầm cỡ quốc tế.

Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát

triển về khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030.

Theo đó thì diện tích khu vực dự kiến để phát triển và trở thành khu du lịch

quốc gia Côn Đảo sẽ là 1000 ha thuộc vào địa giới hành tính tại huyện Côn Đảo.

Mục tiêu của quy hoạch sẽ hướng đến phát triển Côn Đảo để trở thành một khu du

lịch sinh thái biển đảo và văn hóa – lịch sử - tâm linh và phát huy các giá trị của khu

di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo.

2.3 Tài nguyên du lịch và các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bà Rịa

- Vũng Tàu

2.3.1 Tài nguyên du lịch

2.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

Page 50: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

37

Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

nên nét nổi bật về địa hình là thấp dần từ bắc xuống nam, phổ biến 3 dạng địa hình:

miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển lẫn bãi cát, cồn cát,

bãi lầy,… một vài nơi nhô lên những ngọn núi đá hoa cương dựng đứng.

Nhìn tổng thể, địa hình có hướng dốc ra biển. Tuy nhiên, ở sát biển vẫn có

một số núi cao. Những núi đá ăn sâu ra biển tạo nên những mũi đá, bờ biển được

tạo bởi những vách đá dựng đứng, nhất là khu vực Vũng Tàu.

Bảng 2.6 . Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch

TT Tên bãi biển Địa điểm

1 Bãi Trước Thành phố Vũng Tàu

2 Bãi sau Thành phố Vũng Tàu

3 Bãi Dứa Thành phố Vũng Tàu

4 Bãi Dâu Thành phố Vũng Tàu

5 Bãi Hồ Tràm Huyện Xuyên Mộc

6 Bãi Hồ Cốc Huyện Xuyên Mộc

7 Bãi Lộc An Huyện Đất Đỏ

8 Bãi Thùy Dương Huyện Đất Đỏ

9 Bãi Long Hải Long Điền

10 Bãi Đất Dốc Côn Đảo

11 Bãi Cạnh Côn Đảo

12 Bãi Đầm Trầu Côn Đảo

13 Bãi Hòn Cau Côn Đảo

14 Bãi Hòn Tre Côn Đảo

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Page 51: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

38

Tài nguyên biển là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động sâu sắc

đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Toàn tỉnh có 305 km đường bờ biển, trong

đó Côn Đảo có hơn 200km. Các bãi tắm tập trung chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu,

Vũng Tàu trở thành phố Biển, gắn liền với thương hiệu du lịch biển. Các bãi tắm ở

Xuyên Mộc và Côn Đảo, Long Hải mới được khai thác du lịch trong thời gian gần

đây. 72 km là bãi cát bằng phẳng có thể được sử dụng như những bãi biển sạch và

đẹp.

Đảo Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch có nhiều bãi tắm

đẹp tuyệt vời như: bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn

Tre,... Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo với nhiều loài thực vật và thú quý

hiếm.

Bà Rịa - Vũng Tàu như một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình,

có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông

có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ (xem thêm bảng 4.1).

Khí hậu

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,

chịu ảnh hưởng của đại dương, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 - 10) và mùa

khô (tháng 11 - 4). Nhiệt độ trung bình là 27,9°C, cao nhất là 29,1°C, thấp nhất là

25,2°C. Độ ẩm trung bình 83 - 85%. Tháng 6,7 có lượng mưa nhiều nhất, lượng

mưa trung bình năm thấp 1.600mm, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng. Bà Rịa

– Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, du lịch

cả năm.

Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần

như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa,

tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ gió

trung hình 3 - 5m/s. Trong mùa khô có một số ngày gió chướng (tập trung từ tháng

Page 52: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

39

12 đến tháng 3, tổng cộng khoảng 30 ngày trong năm), tốc độ gió vào những ngày

này có thể đạt tới 8 - 10m/s, gây ra sóng cao 3 - 4m, không thuận lợi cho tắm biển.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung

bình năm (oC)

Nhiệt độ trung

bình tháng nóng

nhất (oC)

Lượng mưa

trung bình năm

(mm)

1 Thích nghi 18 - 24oC 24 - 27oC 1.250 - 1.990

2 Khá thích nghi 24 - 27oC 27 - 29oC 1.990 - 2.550

3 Nóng 27 - 29oC 29 - 32oC >2.550

4 Rất nóng 29 - 32oC 32 - 35oC < 1.250

5 Không thích nghi >32oC > 35oC < 650

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ

1995- 2010, Tổng cục Du lịch)

Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24

- 29oC, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27oC. Số giờ nắng trong năm dao động

trong khoảng 2.370 - 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa

trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.500mm) và phân bố không đều theo thời gian,

tạo thành hai mùa rõ rệt.

Thủy văn

Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen,

Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu,...

Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông, sông Thị Vải, sông

Dinh,... và có trên 200 con suối như: Suối Đá, Suối Tiên với những cảnh sắc thiên

nhiên hoang sơ, kỳ thú.

Page 53: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

40

Đặc biệt suối khoáng nóng Bình Châu nóng 80oC là một tài nguyên nước

khoáng quý với 70 điểm phun, vùng suối nước khoáng nóng rộng khoảng 1 km2

gồm nhiều hồ, vũng lớn nhỏ liên kết với nhau bởi các mạch thông. Suối khoáng

nước nóng Bình Châu cách bờ biển khoảng 3 – 4 km và nằm sát khu rừng nguyên

sinh Bình Châu - Phước Bửu. Tại đây, du khách được tham quan qua các điểm phun

nước có nhiệt độ từ 40 - 50 - 70oC,... Ở điểm phun 40oC du khách có thể ngâm chân

xuống nước để chữa bệnh, tại điểm phun 80oC du khách có thể luộc trứng. Hiện

nay, ở điểm phun 73oC đang được làm nguội để tắm, để bơi, liệu pháp chữa các

bệnh ngoài da, thần kinh, bệnh phù, thấp khớp,...

Tài nguyên rừng

Rừng Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 700 loài thực vật thân gỗ và thân thảo, là

rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới - đại dương với nhiều loại gỗ quý. Ngoài ra

có khoảng 200 loài động vật trong đó có nhiều loại quý hiếm và đang có nguy cơ bị

tiêu diệt. Rừng tự nhiên hầu hết bị khai thác kiệt quệ và hiện nay đã đóng cửa rừng,

chấm dứt khai thác gỗ tròn.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2000 là 34.592 ha chiếm 17,5% diện

tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha. Tỉ lệ che

phủ rừng tăng nhưng chất lượng che phủ giảm. Trung bình mỗi năm trồng mới được

1.300 - 2.000 ha, duy trì tốc độ này trong 5 - 6 năm tới thì toàn bộ đất lâm nghiệp sẽ

được phủ xanh. Các tài nguyên rừng chủ yếu tập trung vào các khu vực huyện

Xuyên Mộc, Bình Châu và Côn Đảo.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có hệ thực vật phong phú

đa dạng với diện tích trên 11.000 ha, phía Nam có 15 km bờ biển bao bọc. Khu vực

Bình Châu có các núi nhỏ như: Hồ Linh, Tầm Bồ, Bà Ma, Mộ Ông cao trung bình

80 - 100m. Suối nước nóng Bình Châu cách bìa rừng 10 km về phía Đông Bắc. Ở

khu Bến Lội có một rạch nước khá sâu, rộng 300m, ngăn cách giữa đất liền với bãi

cát ngoài biển gần như ốc đảo.

Page 54: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

41

Rừng quốc gia Côn Đảo có diện tích là 6.043 ha (chiếm 83,7% tổng diện tích

tự nhiên của huyện Côn Đảo) và hơn 4km hành lang đệm trên biển. Rừng quốc gia

Côn Đảo đa dạng sinh học rất cao. Các khu rừng và các rạn san hô dưới biển chứa

đựng hàng nghìn loài sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ lẫn nhau và

sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái.

Rừng quốc gia Côn Đảo là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải

đảo, tập hợp những kiểu rừng như: hệ thực vật các tỉnh miền Bắc, miền Nam Trung

Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

2.3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất được khai phá và xây dựng cách nay hơn 300

năm, với nhiều di tích lịch sử cùng các phong tục, tập quán và các lễ hội mang bản

sắc của địa phương.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương đứng thứ hai khu vực miền Đông Nam Bộ

về số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong số đó, có nhiều chùa, đình,

đền thờ, miếu. là điểm đến hấp dẫn khách hành hương. Du lịch tâm linh là loại hình

du lịch đặc biệt, luôn có sức hấp dẫn với du khách gần xa. Bà Rịa - Vũng Tàu đón

hàng triệu du khách trong và ngoài nước hằng năm đến di. Các di tích lịch sử - văn

hóa được chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm di tích lịch sử - kiến trúc

Chùa Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Trong chính

điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo

léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.

Đình thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm ba di tích Thắng Tam.

Đó là Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà Ngũ Hành và Lăng Ông Nam Hải.

Page 55: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

42

Miếu Bà nằm phía bên trái khu đình Thần Thắng Tam, còn có tên là miếu

Ngũ Hành. Miếu Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Miếu Bà thờ Bà Thiên Y

- A - Na và Thuỷ Long Thần Nữ.

Lăng Cá Ông được xây dựng khoảng giữa thế kỉ XIX. Trong Lăng còn bảo

tồn được bộ xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được trên 100 năm

trước đây và bộ xương cá Ông vớt được sau bộ xương trước 40 năm dài 12m bề

ngang 1,5m.

Thích ca Phật Đài tọa lạc ở phía Tây Bắc sườn núi Lớn, giữa bến Đình và

bến Đá thành phố Vũng Tàu. Chùa gồm hai khu vực phía dưới là Thiền Lâm Tự,

phía trên là Thích Ca Phật Đài.

Niết Bàn Tịnh Xá còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi

Nhỏ, mặt hướng ra biển. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tàu với

những đường nét kiến trúc hiện đại. Phía trước chính điện có một chiêc lư đồng lớn

với hình tượng bốn con vật trong “Tứ Linh”. Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà,

toà bên phải có tượng Phật Dược Sư. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ

có công truyền bá Đạo Phật.

Đền ông Trần ở đảo Long Sơn với những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ.

Trong đó, quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn. Khu di tích Nhà Lớn hiện

đang lưu dữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: bộ tủ thời cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo

gồm 33 cái có nguồn gốc vùng Hà Đông, bộ bàn ghế Bát Tiên (tương truyền của

vua Thành Thái) đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX.

Tượng chúa Jêsus nằm trên đỉnh núi Nhỏ, tượng chúa được xây dựng trên

núi, cao hơn so với mực nước biển 176m. Tượng đài cao 31m, hai tay dang rộng

18,4m được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên

mặt tượng. Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc

Page 56: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

43

thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn

bộ thành phố Vũng Tàu.

Bạch Dinh tọa lạc dưới chân núi lớn, cuối bãi Trước của thành phố Vũng

Tàu. Bạch Dinh được xây dựng năm 1898, dùng làm nơi nghỉ mát cho viên toàn

quyền Đông Dương. Sau này nhiều đời toàn quyền Đông Dương người pháp cũng

dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, giải trí nên được gọi là Dinh Toàn Quyền. Bạch

Dinh là một trong những công trình xây dựng sớm nhất có sự kếp hợp giữa kiến

trúc cổ châu Âu và một số yếu tố kiến trúc cổ Việt Nam.

Tháp đèn Hải Đăng có từ năm 1907, lúc đầu thắp bằng dầu, năm 1911 được

xây dựng thành tháp tròn đường kính 3m, cao 18m trên đỉnh núi Nhỏ. Đèn tháp

chiếu xa 35 hải lý, có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền. Đứng

trên Tháp đèn du khách có thể nhìn thấy bao quát được toàn bộ thành phố Vũng

Tàu, Bà Rịa, huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).

- Nhóm di tích lịch sử - cách mạng

Địa đạo Long Phước tại xã Long Phước cách Bà Rịa 7km về phía Bắc, hình

thành từ năm 1948, lúc đầu là những hầm nhỏ nơi để du kích tránh địch. Đầu năm

1949 đã hoàn thành một địa đạo 300m, cao 1,5m, rộng 0,8 m, sâu 3m có nhiều ụ

chiến đấu và hầm bí mật cá nhân nối liền qua tuyến địa đạo. Tháng 3 năm 1992 di

tích cách mạng địa đạo Long Phước được trùng tu.

Bảng 2.8. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia của Tỉnh

TT Tên di tích Địa điểm

1 Khu nhà tròn Thành phố Bà Rịa

2 Khu di tích nhà tù Côn Đảo Côn Đảo

3 Bia hình thánh giá Long Tân - Đất Đỏ

4 Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu Phước Long Thọ - Đất Đỏ

Page 57: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

44

5 Niết Bàn Tịnh Xá Thành phố Vũng Tàu

6 Nhà số 42/11 Trần Phú Thành phố Vũng Tàu

7 Thích Ca Phật Đài Thành phố Vũng Tàu

8 Địa đạo Long Phước Long phước - Thành phố Bà Rịa

9 Chùa Long Bàn TT Long Điền - Long Điền

10 Đình Thắng Tam, lăng Cá Ông, miếu Bà Thành phố Vũng Tàu

11 Trụ sở UB Việt Minh 1954 Thành phố Vũng Tàu

12 Nhà 18/5 Lê Lợi Thành phố Vũng Tàu

13 Nhà 18 Lê Lợi Thành phố Vũng Tàu

14 Đen ông Trân Long Sơn - Thành phố Vũng Tàu

15 Chùa Linh Sơn Thành phố Vũng Tàu

16 Trận địa pháo và hầm thủy lôi Thành phố Vũng Tàu

17 Chùa phước Lâm Thành phố Vũng Tàu

18 Nhà 86 Phan Chu Trinh Thành phố Vũng Tàu

19 Thắng cảnh Bạch Dinh Thành phố Vũng Tàu

20 Đồn nhà máy nước Thành phố Vũng Tàu

21 Khu căn cứ Minh Đạm Long Đất

22 Trận địa pháo trên núi Tao Phùng Thành phố Vũng Tàu

23 Khu vực Ăngten Parapol Thành phố Vũng Tàu

24 Khu căn cứ núi Dinh Tân Hòa, Tân Hải-Tân Thành

25 Trận địa pháo câu Đá Thành phố Vũng Tàu

26 Địa đạo xã Kim Long Kim Long - Châu Đức

27 Chiến thắng Bình Giã Châu Đức

28 Dinh Cô Thị Trấn Long Hải - Long Đất

29 Bến Lộc An Phước Thuận - Xuyên Mộc

30 Địa đạo Hắc Dịch Hắc Dịch - Tân Thành

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Hệ thống địa đạo Hắc Dịch được xây dựng và hoạt động từ năm 1961 đến

năm 1965. Hiện nay di tích này không còn nguyên vẹn nên rất khó cho công tác bảo

tồn và nâng cấp.

Page 58: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

45

Căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Đất Đỏ, là căn cứ kháng chiến chống Pháp,

Mỹ. Minh Đạm ngoài di tích cách mạng còn là rừng núi đẹp.

Nhà tù Côn Đảo địa điểm tiêu biểu về kí ức khó quên về chế độ nhà tù của

thực dân - đế quốc.

Các di tích lịch sử ở Bà Rịa - Vũng Tàu có tính chất văn hoá vùng, miền độc

đáo, có nội dung phong phú, đa dạng. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 44 di tích đã

được xếp hạng, trong đó cấp quốc gia là 29 và 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (nhà tù

Côn Đảo), 14 di tích cấp tỉnh cùng hàng trăm địa điểm lịch sử, văn hoá, danh lam

thắng cảnh là những di sản văn hoá vật chất, tiêu biểu cho truyền thống lịch sử - văn

hoá, truyền thống cách mạng.

Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch ở Bà

Rịa - Vũng Tàu, của vùng Đông Nam Bộ. Dựa vào di tích lịch sử, danh lam thắng

cảnh, các lễ hội, các bảo tàng và những hoạt động văn hoá nghệ thuật, là thế mạnh

xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hoá. Quá trình hơn 300 năm khai phá, mở

mang, xây dựng và phát triển vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Những địa danh nổi

tiếng như Nhà tù Côn Đảo, chiến trường Bình Giã, địa đạo Long Phước, căn cứ

Minh Đạm, căn cứ núi Dinh,... là niềm tự hào truyền thống đấu tranh cách mạng

kiên cường của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong cuộc đấu tranh giành độc lập,

giải phóng quê hương.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

- Lễ hội

Người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đời sống văn hóa, phong tục tập quán,

nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng,.. rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất

là yếu tố văn hóa miền biển như: Lễ hội Dinh Cô, lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Nghing

Page 59: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

46

Ông (rước cá Ông), lễ hội Miếu Bà. Đây là những ngày hội thu hút rất nhiều du

khách từ các tỉnh Miền Đông về dự hội lễ và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.

Bảng 2.9. Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

TT Tên lễ hội Thời gian Địa điểm

1 Lễ hội Dinh Cô 10 - 12 tháng 2 Dinh Cô, Long Hải

2 Lễ hội Nghinh Ông 16 - 18 tháng 8 Đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu

3 Lễ Trùng Cửu 9 tháng 9 Nhà Lớn, Long Sơn

4 Lễ hội Miếu Bà 16 - 18 tháng 10 Miếu Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Lễ Hội Dinh Cô, tên gọi "Dinh Cô" ở Long Hải đã trở nên quen thuộc với

khách thập phương. Là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm

đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu và tục thờ cá Ông (Cá voi) bắt nguồn từ dạng

tín ngưỡng vật tổ của cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển

Thanh Hoá đến tận Kiên Giang. Hàng năm, trên địa bàn Tỉnh, bà con cư dân ở các

làng cá đều tổ chức Lễ hội Nghinh Ông, trong đó tiêu biểu nhất là Lễ hội Nghinh

Ông ở đình Thắng Tam.

Ngoài ra, còn có các lễ hội dân tộc Chơro, lễ hội của cộng đồng người Hoa,

lễ hội các tôn giáo hằng năm ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng mang đầy sắc thái của dân

tộc, tôn giáo. Những lễ hội này thu hút đông đảo khách thập phương về dự lễ kết

hợp với du lịch. Đây là cơ sở phát triển loại hình du lịch văn hóa của địa phương,

làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

- Nghề truyền thống

Page 60: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

47

Nghề thủ công mỹ nghệ có điều kiện phát triển từ khi Vũng Tàu trở thành

thành phố du lịch như: mỹ nghệ sò ốc, sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ, đá;

đắp tượng, hội họa. Đồ mỹ nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu có giá trị ở trong và ngoài

nước, đã từng xuất sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Triều Tiên,

Nhật Bản, Nga,...

Các nghề truyền thống ở Bà Rịa - Vũng Tàu ngoài đáp ứng cho nhu cầu của

người dân địa phương, còn tạo nên văn hóa làng nghề để khai thác du lịch. Có thể

kể đến các làng nghề nổi bật: làng bún Long Kiên, làng nấu rượu Hòa Long, làng

bánh tráng An Ngãi, làng đúc chuông đồng,...

- Các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, phong cách ẩm thực

Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát

triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể

chuyện dân gian, đánh đàn, thổi sáo của dân tộc Châu Ro bên cạnh các trò chơi dân

gian như đánh đu, kéo co, đua thuyền,... Các loại hình nghệ thuật đặc sắc mang âm

hưởng của vùng biển Phương Nam này chưa được đưa vào khai thác triệt để phục

vụ khách du lịch.

2.3.2 Các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

2.3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Bà Rịa - Vũng Tàu về phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh,

Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh;

Phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận; Phía Nam giáp Biển Đông. Ở vị

trí địa lí này, tạo điều kiện cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một cửa ngõ, đầu

cầu quan trọng của vùng kinh tế Nam Bộ hướng ra biển Đông, nằm trên đường giao

lưu quốc tế đường hàng không, đường biển.

Lãnh thổ của Tỉnh bao gồm phần phía Đông của miền Đông Nam Bộ, trên

phần đất liền có tọa độ địa lý là 10o05‘– 10o48‘ vĩ độ Bắc và 107o – 107o35‘ kinh độ

Page 61: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

48

Đông. Đặc biệt, lãnh thổ của Tỉnh còn bao gồm cả quần đảo Côn Lôn (huyện Côn

Đảo) ở phía Nam biển Đông cách Vũng Tàu 180km.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh thành

phố của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng động lực và trên

thực tế là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là một

cực của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch Việt Nam xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những khu

vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước, một địa bàn du lịch có vị trí

quan trọng đặc biệt trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói

riêng và của cả nước nói chung.

2.3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2019, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh đã có mức tăng trưởng khá

với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trừ dầu khí đạt 7,65%. Cụ thể, ngành công

nghiệp trong năm 2019 tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ đạo vào

tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt)

đạt khoảng 275.246 tỷ đồng, tăng 9,12%; các lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều

tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chế tạo

tăng từ 9,8–9,9%; các sản phẩm công nghiệp mức tăng thấp nhất từ 1,4%, cao nhất

đạt 69,92%,; trong đó sản xuất sắt, thép chiếm 35% tỷ trọng trong giá trị sản xuất

công nghiệp, tăng trưởng 8,75%. Trong năm 2019, có thêm 15 dự án công nghiệp đi

vào hoạt động ổn định, đóng góp thêm khoảng 35.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất

công nghiệp.

Dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics tăng trưởng mạnh, doanh thu dịch vụ

cảng khoảng 4.056 tỷ đồng, tăng 4,8%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng năm

2019 ước đạt khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 4,82%, đạt khoảng 52% tổng công suất

Page 62: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

49

thiết kế của cảng đang hoạt động. Đến nay, đã có hơn 100 ha kho bãi logistics đi

vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch phát triển tốt, các chỉ tiêu tăng trưởng của

ngành du lịch đều đạt ở mức cao, chất lượng được cải thiện. Doanh thu dịch vụ lưu

trú khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85%; số lượng khách lưu trú khoảng 3,71 triệu

lượt, tăng 19,68%, trong đó khách nước ngoài khoảng 500.000 lượt, tăng 17,92%.

Ngoài ra, đối với mức bán lẻ hàng hóa ước khoảng 45.246 tỷ đồng, tăng

13,98%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước khoảng 5,082 triệu USD, tăng

14,02%; giá trị sản xuất nông nghiệp ước khoảng 8.362 tỷ đồng, tăng 3,45%, ngư

nghiệp ước khoảng 10.777 tỷ đồng, tăng 4,21%...

Tình hình y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ được cải

thiện tốt. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tạo lập môi trường pháp lý

thuận lợi hơn. Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân sự

có trình độ cao công tác tại Tỉnh. Công tác an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội được

đảm bảo. Kết hợp chặt chẽ giữa an ninh với quốc phòng và phát triển kinh tế - xã

hội.

2.4 Điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu ở trên, ta có thể khái quát những điểm mạnh ngành du lịch Tỉnh đang có cũng

như thấy được những điểm yếu chính đang tồn tại của ngành như sau:

2.4.1 Những điểm mạnh

Có vị trí địa lý đẹp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam - khu vực

có nền kinh tế phát triển năng động và thu hút đầu tư nhiều nhất nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, không có mùa

đông, ít bão thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm, đặc biệt là du lịch biển.

Page 63: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

50

Bà Rịa – Vũng Tàu có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, có

đầy đủ núi - rừng và biển - đảo, đặc biệt là suối nước nóng và các bãi tắm đẹp. Bên

cạnh các di tích lịch sử - văn hóa với điểm nhấn: hệ thống nhà tù Côn Đảo cùng với

các lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương.

Ngành du lịch được khai thác sớm, từ thời Pháp thuộc nên Tỉnh có kinh

nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác, được đầu tư cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất

kỹ thuật và ngày càng được mở rộng, nâng cấp.

Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương,

sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch.

Với những thuận lợi trên ngành du lịch Tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng

liên tục cả về doanh thu, số lượt khách, số lượng lao động. Bà Rịa – Vũng Tàu là

một trong những địa phương có lượng khách du lịch lớn nhất nước ta, thu hút được

lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sản phẩm du lịch mới, các loại

hình dịch vụ đạt chất lượng được đầu tư phát triển.

2.4.2 Những điểm yếu

Mặc dù có nhiều điểm mạnh như trên nhưng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Tỷ lệ đóng góp

GDP du lịch trong GDP khu vực dịch vụ - thương mại và tổng GDP toàn Tỉnh còn

rất khiêm tốn, lần lượt tương ứng là 11,45%, 1,06%.

Đội ngũ nhân lực du lịch tuy đông đảo về số lượng song còn yếu về chất

lượng, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá thuận tiện song chủ

yếu là trên đường bộ; vận chuyển đường thủy phát triển chậm; đường hàng không

Page 64: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

51

còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng đơn giản, lạc hậu; không có tuyến đường sắt nối

vào hệ thống đường sắt quốc gia.

Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ vui chơi giải trí, mua sắm, ngân hàng mới chỉ

dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách

du lịch nội địa, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, quy mô nhỏ,…

Doanh thu và hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao: mới chỉ phát triển theo

chiều rộng, chưa thu hút được khách có mức chi tiêu cao, khách nước ngoài,…

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa có những sản phẩm nhằm níu chân

khách hàng trong nhiều ngày, chủ yếu khách xuống tắm biển nghỉ qua 1 đêm rồi về.

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

phía nam

W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển

tương xứng với tiềm năng

S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai

thác du lịch quanh năm

W2. Đội ngũ nhân lực du lịch còn yếu về chất

lượng

S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự

nhiên phong phú, đa dạng

W3. Hệ thống giao thông vận tải du lịch chậm

phát triển

S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ

chức quản lý, khai thác du lịch

W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ,

các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn

S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan

tâm sâu sát

W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển

theo chiều rộng

S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được

lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và

ngoài nước

Page 65: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

52

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại, qua phân tích thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác

giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du

lịch của Tỉnh như trên.

2.4.3 Những nguyên nhân

Từ những nhận định trên, ta có thể thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng

phát triển du lịch rất lớn nhưng trong quá trình khai thác và phát triển còn nhiều bất

cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính của tình trạng này được

xác định đó là:

- Ngành du lịch Tỉnh đang thiếu một chiến lược marketing dài hơi, sự đầu tư

bài bản và hợp lý. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhỏ lẻ, việc phối hợp, hợp

tác giữa lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ gắn kết

khai thác có hiệu quả dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá

để thu hút khách nhưng không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn mang tính du lịch mùa vụ và du lịch cuối

tuần, thường quá tải trong những ngày lễ lớn. Vì vậy vào những đợt cao điểm xuất

hiện tình trạng giá cả tăng cao và nạn “chặt, chém nhà hàng, quán ăn”.

- Phần lớn lao động là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng,

khách sạn tư nhân, chủ yếu là các thành viên trong gia đình và một bộ phận đáng kể

lao động từ ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch.

- Những trở ngại về giao thông cũng là nguyên nhân chính khiến du lịch Bà

Rịa – Vũng Tàu kém sức hút. Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có hai lựa chọn

phương tiện đến Bà Rịa – Vũng Tàu là đường bộ và đường thủy. Trong đó, đi

đường thủy bằng tàu cánh ngầm sẽ rút ngắn thời gian di chuyển. Tuy nhiên, những

Page 66: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

53

sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên

biển làm du khách ngần ngại với phương tiện này.

- Xu hướng đi du lịch bằng đường biển được ưa chuộng ở các nước phát

triển. Là tỉnh ven biển, Bà Rịa – Vũng Tàu có một hệ thống cảng nước sâu dày đặc

đủ sức tiếp nhận tàu container tải trọng lớn nhưng lại không có cảng chuyên dụng

dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu.

- Sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của Tỉnh vẫn còn đơn điệu lại na ná

nhau (như tắm biển, ăn hải sản, tham quan một số di tích, đình chùa); các dịch vụ

phụ trợ còn hạn chế; các di tích lịch sử thiếu sự đầu tư, nâng cấp; thiếu khu vui chơi

giải trí và các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc có thể thu hút khách và kéo dài

thời gian lưu trú khách.

Page 67: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đã khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua, đi sâu vào xem xét những tiềm năng của

ngành du lịch Tỉnh, phân tích và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu. Qua đó, cũng đã đưa ra được nhận định, với việc đánh giá các điểm

mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Tỉnh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chiến

lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong chương 3.

Page 68: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

55

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025

3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung

Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thành một ngành kinh tế mũi nhọn,

tương xứng với tiềm năng. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thúc

đẩy phát triển khu vực dịch vụ - thương mại. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch

trong cơ cấu GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tăng cường sức hút bằng cách đầu tư

vào các công trình du lịch trọng điểm trên địa bàn.

Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ

môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài

nguyên nhân văn. Phát triển trên cơ sở các kế hoạch được lập ra dựa vào những

định hướng chiến lược cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý,

chỉ đạo, điều hành và định hướng cho các giai đoạn tiếp theo, tạo đà cho sự phát

triển du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành hữu quan để có thể khai thác một

cách hiệu quả nhất các tiềm năng vốn có của Tỉnh.

Mục tiêu cụ thể

Ngày 11/9/2018, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành

Quyết định số 2538/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu là

phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu

kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và

nâng cao vị thế du lịch Việt Nam. Trong đó, chú trọng phát triển các mục tiêu cụ

thể:

Page 69: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

56

- Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 8,6 triệu lượt khách (trong đó khách

quốc tế đạt 1,4 triệu lượt khách), tốc độ tăng trưởng trung bình là 11 - 13%/năm.

Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 17 triệu lượt khách có lưu trú (trong đó khách

quốc tế đạt 4 triệu lượt), tốc độ tăng trưởng trung bình là 12 - 14%/năm

- Năm 2025 đạt 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đến

2025 khoảng 30 - 35%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đạt gần 102.000 tỷ đồng, tốc

độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 20 - 25%/năm.

- Đến năm 2025, số lượng buồng lưu trú đạt chuẩn cần có là 16.000 buồng;

năm 2030 là 20.000 buồng, trong đó tỷ lệ buồng chất lượng cao chiếm khoảng

35%.

- Đến năm 2025, tạo được 38.000 việc làm, trong đó khoảng 10.000 lao động

trực tiếp; năm 2030 tạo được hơn 45.000 việc làm, trong đó có khoảng 15.000 lao

động trực tiếp.

- Phát triển du lịch "xanh", du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn

hoạt động du lịch với mục tiêu gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái và bảo

vệ môi trường.

- Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội góp phần

ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt đối với vùng biển và ven

biển.

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025

Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tài nguyên khá

phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật hơn cả là tài nguyên rừng – biển – đảo, các

di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở Côn Đảo, suối khoáng nước nóng Bình Châu.

Theo đó, đặc trưng du lịch của Tỉnh là nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái rừng –

biển – đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử. Theo đó, Quy hoạch đã đưa ra các định

hướng phát triển chủ yếu của ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về phát triển thị

Page 70: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

57

trường khách du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển

du lịch theo không gian lãnh thổ và định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển

du lịch

3.1.3 Những cơ hội và thách thức về phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

Qua thực tế xem xét ở trên về các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng

đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

nói riêng, tác giả đưa ra những nhận định về các cơ hội cũng như những thách đối

với sự phát triển du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:

3.1.3.1 Những cơ hội

- Theo dự báo thì xu thế phát triển thị trường du lịch quốc tế trong khu vực

và toàn cầu có sự phát triển mạnh đến năm 2020, doanh thu du lịch quốc tế tăng

nhanh hơn bất cứ lĩnh vực xuất khẩu nào, kể cả dầu thô, xe có động cơ cùng linh

kiện và dịch vụ kèm theo. Đặc biệt, vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là

trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất, lượng khách đến khi vực

này chỉ xếp hạng sau Châu Âu và Bắc Mỹ.

- Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm du lịch an toàn nhất

trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, nâng cao sức khỏe, du lịch sinh thái là

những lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, do nhịp độ đô thị hóa ngày

càng nhanh, ô nhiễm môi trường trở thành hiểm họa đối với con người.

- Cơ chế thị trường có sự điều tiết thống nhất của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để thực hiện thành công chiến lược

công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuất khẩu, trong đó du lịch được xác định

Page 71: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

58

như một ngành kinh tế mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh tầm quốc tế là ngành công

nghiệp không khói mang lại nguồn lợi nhuận lớn được Chính phủ khuyến khích đầu

tư phát triển.

- Từ năm 2014 đến nay, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long

Thành - Dầu Giây đã phát huy tác dụng hút khách du lịch về Bà Rịa – Vũng Tàu thể

hiện ở lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh, nhất là ở phân khúc

khách đoàn.

- Năm 2016, nhà xuất bản du lịch nổi tiếng Lonely Planet (Úc) công bố Côn

Đảo có mặt trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á" - những cái tên

đầy triển vọng và hấp dẫn du khách trong năm 2017. Bên cạnh đó, Côn Đảo cũng

được xếp đứng đầu trong danh sách 26 hòn đảo dành cho khách du lịch chứa nhiều

bí ẩn nhất thế giới do tạp chí Travel And Leisure (Mỹ) bình chọn.

- Cùng với ngành du lịch Việt Nam, các hãng hàng không như Vietnam

Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút

khách: tăng chuyến bay, điều chỉnh giờ bay phù hợp, thực hiện một số đường bay

thẳng từ Việt Nam,… đặc biệt là các chương trình giảm giá, khuyến mại.

3.1.3.2 Những thách thức

- Các nhân tố phi kinh tế như thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong

những năm gần đây, tuy Việt Nam đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời nhưng

nguy cơ bùng pháp rất cao.

- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các

doanh nghiệp, các ban ngành, địa phương,… nhằm giới thiệu với thế giới một hình

ảnh Việt Nam “an toàn, thân thiện”, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh,

chất lượng dịch vụ không đảm bảo, kinh doanh kém hiệu quả.

Page 72: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

59

- Ngành du lịch Việt Nam đang thiếu những chuyên gia, đội ngũ hướng dẫn

viên thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng nhu

cầu hướng dẫn du khách với các ngôn ngữ như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý,

Đức, Nhật và cả Pháp,…

- Quy mô phát triển của ngành du lịch Việt Nam lớn song các nguồn lực

chưa tập trung cao, từ đó làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Việt Nam so

với các nước khác trong khu vực.

- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu chiến lược cạnh tranh dài hạn và sách

lược để thích ứng nhanh với cơ chế thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp du lịch

Việt Nam phổ biến vẫn phát triển theo quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn đầu tư công

nghệ và chi phí để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ với trình độ

chuyên nghiệp cao.

Tóm lại, sau khi phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến

hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói

riêng, tác giả tổng hợp những nhận định về các cơ hội cũng như các thách thức có

tác động đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

CƠ HỘI THÁCH THỨC

O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày

càng tăng

T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng

phát trở lại

O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn

nhất

T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch

và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên

nghiệp

Page 73: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

60

O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ

dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh

T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát

triển mang tính liên kết giữa các ban ngành,

địa phương và các doanh nghiệp

O4. Ngành du lịch được Chính phủ

khuyến khích đầu tư

T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh

tranh do các nguồn lực phát triển chưa được

tập trung cao

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí

Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về

Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu

trong 26 hòn đảo dành cho khách du

lịch và nằm trong danh sách điểm đến

tốt nhất tại khu vực châu Á

T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy

mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát

triển

O6. Các hãng hàng không cũng tiến

hành nhiều biện pháp thu hút khách

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

3.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Để đánh giá khách quan mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên

ngoài, tác giả lập Phiếu xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia theo Mẫu phiếu số

01, Phụ lục 3.1. Qua tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng và phân loại

các yếu tố bên ngoài tại Phụ lục 3.2, tác giả thiết lập ma trận EFE như bảng 3.2.

Từ ma trận EFE, tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định chung với kết quả tổng

điểm đạt được là 2,85 cho thấy ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên mức

trung bình (điểm trung bình là 2,5 điểm) trong việc theo đuổi các chiến lược để tận

dụng các cơ hội từ môi trường cũng như né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Vì

vậy, việc xây dựng chiến lược trong tương lai cần chú trọng đến những chiến lược

Page 74: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

61

nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phản ứng cho ngành du lịch Tỉnh nhằm tận dụng

tối đa cơ hội và hạn chế các rủi ro từ các yếu tố bên ngoài.

3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Để có thêm nhận định khách quan và chính xác hơn về những điểm mạnh,

điểm yếu cũng như tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển du lịch tỉnh Bà

Rịa – Vũng tàu, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia theo Mẫu phiếu số 02

tại Phụ lục 3.3.

Căn cứ tổng hợp nhận định và điểm đánh giá của các các chuyên gia về mức

độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên trong tại Phụ lục 3.4, tác giả tiến hành

đưa vào ma trận IFE tại bảng 3.3. Với tổng số điểm đạt được là 2,45 cho thấy ngành

du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở dưới mức trung bình về chiến lược nội bộ

tổng quát. Do đo, chiến lược được xây dựng trong tương lai của ngành du lịch Tỉnh

cần lưu ý phát huy tối đa mặt mạnh và khắc phục các nhược điểm của mình.

Page 75: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

62

Bảng 3. 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (EFE)

TT Các yếu tố môi trường bên ngoài

Mức độ thích ứng của Ngành

Mức độ quan

trọng

Phân

loại

Điểm

Số

1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng 0,1 3,0 0,3

2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất 0,1 4,0 0,4

3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh 0,1 4,0 0,4

4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư 0,05 3,0 0,15

5

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về

Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du

lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á”

0,1 4,0 0,4

6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách 0,1 3,0 0,3

7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại 0,1 2,0 0,2

8 T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên

thiếu chuyên nghiệp 0,15 2,0 0,3

9 T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa 0,1 2,0 0,2

Page 76: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

63

các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp

10 T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển

chưa được tập trung cao 0,05 2,0 0,1

11 T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn

đầu tư và phát triển 0,05 2,0 0,1

Tổng cộng 1,00 2,85

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 3. 3. Ma trận các yếu tố bên trong ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (IFE)

TT Các yếu tố môi trường bên trong

Mức độ thích ứng của Ngành

Mức độ

quan trọng

Phân

loại

Điểm

Số

1 S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm phía nam 0,05 2,0 0,1

2 S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm 0,1 3 0,3

3 S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng 0,15 3,0 0,45

4 S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác du lịch 0,1 3,0 0,3

5 S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát 0,1 3,0 0,3

Page 77: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

64

6 S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong

và ngoài nước 0,1 2,0 0,2

7 W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng 0,05 2,0 0,1

8 W2. Đội ngũ nhân lực du lịch yếu về chất lượng 0,05 2,0 0,1

9 W3. Hệ thống giao thông vận tải chậm phát triển 0,1 2,0 0,2

10 W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các sản phẩm dịch vụ

còn nghèo nàn 0,1 2,0 0,2

11 W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng 0,1 2,0 0,2

Tổng cộng 1,00 2,45

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Page 78: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

65

3.2.3 Ma trận SWOT

Qua phân tích thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược của ngành du lịch tỉnh

Bà Rịa – Vũng tàu đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng ma trận SWOT như bảng 3.4.

Kết quả phân tích ma trận SWOT này của ngành du lịch Tỉnh đã hình thành 4 nhóm

chiến lược là:

- Nhóm chiến lược S/O: Với ý nghĩa phát huy các điểm mạnh để tận dụng các

cơ hội, nhóm này có các phương án đề xuất:

+ Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường

+ Phương án 2: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh

- Chiến lược nhóm S/T: Với ý nghĩa sử dụng điểm mạnh để hạn chế, né tránh

thách thức, nhóm này có các phương án đề xuất:

+ Phương án 1: Chiến lược tăng trưởng

- Nhóm chiến lược W/O: Với ý nghĩa tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu,

nhóm này có các phương án chiến lược đề xuất:

+ Phương án 1: Chiến lược liên doanh, liên kết

+ Phương án 2: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Nhóm chiến lược W/T: Với ý nghĩa tối thiểu hóa các điểm yếu để né tránh các

thách thức, nhóm này có các phương án đề xuất:

+ Phương án 1: Chiến lược tăng trưởng nội bộ.

Page 79: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

66

3.3 Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Để ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển theo những quan điểm và đạt

được những mục tiêu đã đề ra, ta chỉ lực chọn những chiến lược khả thi mang tính

trọng tâm và cấp thiết để định hướng phát triển ngành du lịch Tỉnh đến năm 2025. Qua

phân tích tác giả đề xuất các phương án chiến lược có thể thực hiện là: Chiến lược phát

triển thị trường, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh, chiến lược liên doanh,

liên kết, chiến lược tăng trưởng tăng trưởng nội bộ trong đó nhấn mạnh phát triển

nguồn nhân lực du lịch.

Bảng 3. 4. Ma trận SWOT của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

SWOT

Điểm mạnh (S)

S1. Tỉnh có ưu thế phát triển

du lịch nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm phía nam

S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi

cho khai thác du lịch quanh

năm

S3. Tỉnh có tài nguyên du

lịch tự nhiên phong phú, đa

dạng

S4. Tỉnh có kinh nghiệm

trong tổ chức quản lý, khai

thác du lịch

S5. Ngành du lịch Tỉnh được

Điểm yếu (W)

W1. Ngành du lịch Tỉnh

vẫn chưa phát triển

tương xứng với tiềm

năng

W2. Đội ngũ nhân lực

du lịch yếu về chất

lượng

W3. Hệ thống giao

thông vận tải chậm phát

triển

W4. Phần lớn các dịch

vụ hỗ trợ quy mô nhỏ,

các sản phẩm dịch vụ

còn nghèo nàn

Page 80: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

67

sự quan tâm sâu sát

S6. Ngành du lịch Tỉnh thu

hút được lượng lớn nguồn

vốn đầu tư trong và ngoài

nước

W5. Ngành du lịch Tỉnh

mới chỉ phát triển theo

chiều rộng

Cơ hội (O)

O1. Xu hướng người dân đi du

lịch ngày càng tăng

O2. Việt Nam là điểm du lịch an

toàn nhất

O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng

trưởng nhanh

O4. Ngành du lịch được Chính

phủ khuyến khích đầu tư

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ

Chí Minh - Dầu Giây hút khách

du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó,

Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn

đảo dành cho khách du lịch và

nằm trong danh sách "Điểm đến

tốt nhất tại khu vực châu Á”

O6. Các hãng hàng không cũng

tiến hành nhiều biện pháp thu

hút khách

1. Các chiến lược S/O:

sử dụng thế mạnh để khai

thác cơ hội thị trường

S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1,

O2 O5, O6 → Chiến lược

phát triển thị trường

S1, S2, S3, S6 + O3, O5 →

Chiến lược đa dạng hóa sản

phẩm du lịch Tỉnh

2. Các chiến lược

W/O: cải thiện điểm

yếu bằng việc khai thác

các cơ hội thị trường

W1, W2, W4, W5 +

O4, O5, O6 → Chiến

lược liên doanh, liên kết

W2, W5 + O4 → Chiến

lược phát triển nguồn

nhân lực du lịch

Page 81: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

68

Thách thức (T)

T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có

nguy cơ bùng phát trở lại

T2. Việt Nam thiếu các chuyên

gia về du lịch và đội ngũ hướng

dẫn viên thiếu chuyên nghiệp

T3. Ngành du lịch Việt Nam còn

thiếu sự phát triển mang tính liên

kết giữa các ban ngành, địa

phương và các doanh nghiệp

T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi

thế cạnh tranh do các nguồn lực

phát triển chưa được tập trung

cao

T5. Các doanh nghiệp du lịch

Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên

thiếu vốn đầu tư và phát triển

3. Các chiến lược S/T:

sử dụng các thế mạnh để

tránh hoặc giảm thiểu các

thách thức

S1, S5, S6 + T5 → Chiến

lược tăng trưởng

4. Các chiến lược

W/T: chiến lược phòng

vệ - giảm thiểu các

điểm yếu và né tránh

các đe dọa.

W2, W4, W5 + T2, T4,

T5 → Chiến lược tăng

trưởng nội bộ

Nguồn : Tác giả tổng hợp

3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường

Với tiềm năng du lịch sinh thái biển độc đáo, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần

hướng đến thị trường quốc tế, song trước mắt cũng như lâu dài Bà Rịa – Vũng Tàu cần

củng cố và mở rộng khai thác thị trường nội địa có hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh

thực tế hiện nay.

Page 82: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

69

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đi đầu trong việc thu hút khách nội địa, tuy

nhiên lượng khách đến Tỉnh không ổn định, thường quá tải trong những ngày lễ lớn,

dịp cuối tuần nhưng lại thưa thớt trong những ngày thường. Khách đến chủ yếu từ

thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

chiếm 70%. Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía nam, khu vực năng động và có

mức thu nhập bình quân/người rất cao, nhu cầu đi du lịch của người dân khu vực này là

rất lớn. So với Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc thì ngành du lịch Tỉnh có lợi thế lớn

về vị trí địa lý dễ thu hút khách du lịch ngắn ngày. Nhằm vào thị trường nội địa, đặc

biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ

là chiến lược đúng đắn bởi ngành du lịch Tỉnh chưa có lợi thế nhiều trong việc thu hút

khách quốc tế, sản phẩm du lịch chưa đa dạng nên chưa thể kéo dài thời gian lưu trú

của khách.

3.3.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh

Như đã trình bày ở trên, các sản phẩm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hiện được

đánh giá là quá đơn điệu và chất lượng kém. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa,

phong phú sẽ thu hút được nhiều du khách hơn, thời gian lưu trú của khách dài hơn,

doanh thu du lịch nhiều hơn và điều quan trọng hơn là sẽ làm cho ngành du lịch Bà Rịa

– Vũng Tàu tăng sức cạnh tranh. Do đó ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần đẩy

mạnh phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sau:

Loại hình du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan di tích lịch sử cách

mạng, chữa bệnh, thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE).

Loại sản phẩm du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan nghiên cứu khoa

học, tham quan di tích văn hóa - lịch sử - lễ hội, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng

Page 83: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

70

nóng, nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp, giải trí cao cấp (chơi Golf), thương mại - hội

nghị, cuối tuần, thể thao biển và núi, mạo hiểm, tham quan cho người khuyết tật.

Bên cạnh đó, du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển

mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, tận hưởng khí hậu trong lành,

khám phá hệ động thực vật xung quanh,…Vì vậy ngành du lịch phải thiết kế các sản

phẩm du lịch gần giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xunh quanh.

3.3.3 Chiến lược liên doanh, liên kết

Trong thời gian tới, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần chú trọng nâng cao

nhận thức, quán triệt quan điểm, định hướng vai trò và nhiệm vụ của công tác hợp tác

và phát triển du lịch từ các cơ quan ban ngành đến các cơ sở kinh doanh du lịch. Trên

cơ sở đó góp phần giúp các cơ quan, đơn vị định đúng hướng, xây dựng chính sách, kế

hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hợp tác.

Phối hợp với các địa phương trong vùng hoàn thành các tuyến du lịch liên tỉnh,

liên quốc gia, đồng thời xây dựng các chương trình du lịch có tính vùng, tập trung các

nguồn lực tạo ra ấn tượng sâu sắc hơn cho từng tỉnh cũng như cả vùng.

Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động du lịch của các tỉnh lân cận và các cơ sở

kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động nhận – gửi khách được tiến hành đồng bộ,

hiệu quả, đem lại lợi ích chung cho ngành du lịch các tỉnh.

3.3.4 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch

Thực tế của ngành du lịch Việt Nam nói chung là đang thiếu các chuyên gia du

lịch. Hiện nay du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang nằm trong tình trạng chung đó và

hơn thế nữa là du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn thiếu cả nguồn nhân lực có trình độ và

Page 84: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

71

kinh nghiệm về kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng

cho nhu cầu phát triển du lịch ở hiện tại và trong tương lai.

Bà Rịa – Vũng Tàu cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn - trung - dài

hạn cho đối tượng lao động trong ngành du lịch. Lao động trong ngành du lịch sẽ được

quan tâm nhiều hơn, các chương trình đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn thường

xuyên được mở cho nhân viên của ngành. Trong tương lai nhu cầu lao động có chuyên

môn đáp ứng cho các khu du lịch là rất lớn.

Bên cạnh việc Bà Rịa – Vũng Tàu tự tổ chức và liên kết với các trường đào tạo

du lịch để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, Tỉnh có thể phối hợp với thành phố

Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch để đào tạo cán bộ theo chương trình, dự án của ngành

nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, có

chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch

đến với Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch thành

ngành kinh tế quan trọng. Để thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể cũng

như thực thi hiệu quả chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh đến năm 2025 như đã

trình bày ở trên thì các chiến lược bộ phận phải được thực hiện đạt kết quả tốt. Do đó,

trong thời gian tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

3.4.1 Tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển du lịch

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch

Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ

thuật, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao,… giữ vai trò chủ đạo. Nếu không đầu tư hoặc

Page 85: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

72

đầu tư không đồng bộ thì việc quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc huy

động tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng.

Bà Rịa – Vũng Tàu có thể huy động vốn từ nguồn ngân sách, nguồn tích lũy

GDP của Tỉnh, nguồn vốn ODA với các nhà tài trợ chính như: Nhật Bản, Ngân Hàng

Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát Triển Châu Á và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu cần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) vào các dự án có quy mô lớn tầm cỡ quốc tế như các khu du lịch giải

trí cao cấp, thương mại, du lịch.

Tự tạo nguồn vốn cũng là giải pháp có ý nghĩa đối với hoàn cảnh nước ta nói

chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh

nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thực hiện đổi đất

lấy cơ sở hạ tầng.

Theo đó, Tỉnh cần tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc tôn tạo các

di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông,

điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,…) cho các khu du lịch trọng điểm. Nguồn

vốn đầu tư này đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tạo môi trường thuận lợi

thu hút vốn đầu tư của các thành phần khác đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm.

Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú. Hiện nay hệ thống các cơ sở lưu trú

chưa đồng bộ, đặc biệt là khách có khả năng chi trả cao. Hướng đầu tư cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ du lịch cần chú trọng xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao kèm

theo các công trình thể thao tổng hợp, khu tổ chức hội nghị hội thảo. Cần xây dựng hệ

thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn. Đầu tư phát triển hệ thống các công

viên kết hợp với khu vui chơi giải trí thể thao.

Page 86: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

73

3.4.2 Đẩy mạnh khai thác thị trường, xúc tiến phát triển du lịch

Bà Rịa – Vũng Tàu cần xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường

theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả

năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường

nội địa chú trọng khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm.

Khi khai thác thị trường trong và ngoài nước Tỉnh cần lựa chọn thị trường trọng

điểm để xây dựng chương trình quảng bá phù hợp, hình thành các nhóm nghiên cứu thị

trường, xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng, hình thành cầu du lịch.

Theo đó, Tỉnh sẽ tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông

Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương

(Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường

khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha,

Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường

mới từ Trung Đông.

Đối với thị trường nội địa chú trọng thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Đông

Nam Bộ. Tích cực mở rộng thị trường bằng các biện pháp thu hút khách và cơ chế

thông thoáng. Gắn thị trường của Tỉnh với thị trường của vùng, của cả nước.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần đưa ra các phương thức quảng bá phù hợp, góp phần tiêu

thụ nhanh chóng sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Huy động vốn

của các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp vốn nhà nước cho công tác quảng bá các

sản phẩm du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình để quảng bá du lịch Bà

Rịa – Vũng Tàu như: Vũng Tàu - Biển hát, Cuộc thi thả diều quốc tế, ẩm thực thế giới,

Page 87: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

74

hoa hậu quí bà,… Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền du lịch Bà Rịa

– Vũng Tàu trên các phương tiện truyền thông, báo chí và có trách nhiệm cung cấp

đầy đủ cho du khách những thông tin để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi

trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa

hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh du lịch. Marketing trong du

lịch giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Tỉnh nên tham gia các chương trình hội chợ, hội nghị quốc tế để tìm kiếm đối

tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Kết hợp với việc tổ chức các tuần lễ

văn hóa ẩm thực, nghệ thuật văn hóa, họp báo quốc tế. Do đó, Tỉnh cần tạo lập mối

quan hệ tốt với báo chí trong và ngoài nước, mời các công ty kinh doanh lữ hành, công

ty du lịch, nhà báo đến thăm tìm hiểu về du lịch của Tỉnh. Phối hợp với các cơ quan

ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không của chúng ta để quảng bá

hình ảnh du lịch của Tỉnh ở nước ngoài.

3.4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, Tỉnh

cũng phải chú trọng phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên nhân văn. Với

nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, nổi tiếng, ngành du lịch dễ dàng

cung cấp các lọai hình tham quan di tích, lịch sử cách mạng, lễ hội. Vấn đề khó khăn

nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững.

Nếu khai thác không đúng thì chất lượng các sản phẩm này sẽ không phản ánh đúng

bản chất, rất dễ bị thương mại hóa.

Ngành du lịch Tỉnh cần đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện

đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du

khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua

Page 88: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

75

một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ,

mức độ quan tâm của du khách, mức chi tiêu đối với sản phẩm,…

Thực hiện phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, định vị sản phẩm

chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư

hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa

hiệu quả các nguồn lực.

Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện

nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô

nhiễm môi trường.

Song song đó là nghiên cứu các sản phẩm đặc thù, phù hợp với nhu cầu thị hiếu

của du khách. Tập trung vào các khu du lịch trọng điểm tạo ra các sản phẩm độc đáo.

Du lịch sinh thái biển – biển – đảo, tham quan, nghiên cứu tại các khu du lịch như khu

bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng ngập mặn ven biển, vườn quốc gia

Côn Đảo. Xây dựng các tuyến du lịch sinh thái, khảo cứu trong rừng nguyên sinh, khu

bảo tồn nối kết với các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển làm đa dạng, phong phú các tour

du lịch.

Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển đảm bảo lợi thế cạnh

tranh, coi đây là sản phẩm chủ lực. Sản phẩm du lịch biển phải đa dạng:tắm biển, nghỉ

dưỡng, các loại hình thể thao trên biển và thưởng thức các món ăn đặc sản miền biển.

Đẩy mạnh du lịch điều dưỡng chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng nóng Bình

Châu, nghỉ dưỡng Núi Dinh.

Tổ chức lại khu phố mua sắm, phố ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu du khách

lưu trú. Loại hình này đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả không cao do sản

Page 89: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

76

phẩm quá nghèo nàn, trùng lặp, chất lượng thấp và giá cả quá cao. Nâng cao chất lượng

bãi tắm, tiếp tục xây dựng các bãi tắm du lịch kiểu mẫu.

Xây dựng các khu vui chơi giải trí cao cấp, khu giải trí cảm giác mạnh, các

chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhạc nước, các chương trình văn hóa ẩm thực.

Phát triển loại hình du lịch MICE ở thành phố Vũng Tàu. Giữ gìn và tôn tạo các

lễ hội truyền thống, đăng cai tổ chúc các sự kiện văn hóa, thể dục – thể thao lớn. Khai

thác hiệu quả văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Phát triển các làng nghề truyền

thống, các sản phẩm lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng của địa

phương. Thông qua những sản phẩm này du khách đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bà

Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển các sản phẩm du lịch mới: ngủ đêm trên biển ở xã đảo Long Sơn, du

lịch – du thuyền nhằm khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch biển.

3.4.4 Tiến hành liên kết để phát triển

Theo quy hoạch tổng thể, phát triển du lịch cùa vùng Đông Nam Bộ, trọng điểm

du lịch chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, trong

tương lai các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần tích cực liên kết, hợp tác cùng nhau

phát triển du lịch, quyết liệt trong các chiến lược để tăng sức cạnh tranh, phát triển theo

chiều sâu và nâng tầm thương hiệu,... Đồng thời du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần tranh

thủ cơ hội trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và đào

tạo phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh, các trung tâm phát triển du lịch.

Song song đó, để thu hút khách của thị trường du lịch trong tình hình cạnh tranh

khốc liệt hiện nay thì du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có sức cạnh tranh yếu, quy mô của

ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn rất bé, công nghệ du lịch lạc hậu, lực lượng lao

Page 90: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

77

động không đáp ứng nhu cầu phát triển,... Vì thế việc thực hiện liên doanh, liên kết với

các doanh nghiệp du lịch lớn để thu hút đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải trí,

xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường là việc làm cấp thiết.

Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nên có chiến lược phối hợp, liên kết với các địa

phương: Tây Ninh, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận để thực hiện

nối tour du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp giữa các địa phương liên kết, phát triển sản

phẩm du lịch. Thực hiện chiến lược này, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiết kiệm được

rất nhiều thời gian và chi phí trong việc quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách, vì du

lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có thể thực hiện quảng bá các sản phẩm du lịch của Tỉnh thông

qua các doanh nghiệp lữ hành này vì các doanh nghiệp này đã có quá trình phát triển

và đã cũng có được thị phần của mình và khách du lịch đã biết đến họ.

3.4.5 Phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao cả về số và chất lượng

Hiện tại để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển du lịch, du lịch Bà Rịa –

Vũng Tàu cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ ngay khi dự án bắt đầu

khởi động và bồi dưỡng định kỳ bằng nhiều hình thức, có chế độ đãi ngộ xứng đáng

đối với lao động có tay nghề cao.

Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn văn hoá giao tiếp cho những

đối tượng thường xuyên tiếp xúc khách du lịch đặc biệt khách quốc tế như: nhân viên

phục vụ nhà hàng, khách sạn, đội xích lô, taxi,…

Tiến hành khảo sát, thống kê chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà

nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, trên cơ sở đó xây

dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng.

Page 91: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

78

Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên là người Bà Rịa – Vũng

Tàu đang học tại các trường đại học trên toàn quốc nói chung và chuyên ngành du lịch

nói riêng, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho ngành du lịch Tỉnh nhà.

Những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá

trình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Bà Rịa – Vũng Tàu đã và

đang có nhiều chính sách nhằm tăng cường số lượng và chất lượng lao động trong

nghành du lịch để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai. Một số giải pháp phát

triển nguồn nhân lực của Tỉnh có thể kể đến như:

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Phối hợp

chặc chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,

trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu

thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

Tổ chức các hội thảo, hội thi nhằm giúp cho lao động có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn

nhau.

- Xây dựng các chương trình dài hạn, nghiên cứu, học hỏi mô hình đào tạo

ngành du lịch của các quốc gia tiên tiến. Hợp tác đào tạo với các trường học trong

nước, quốc tế chuyên sâu về du lịch nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực, thực hiện đưa một số cán bộ nòng cốt ra nước ngoài học tập. Xây dựng kế hoạch

đào tạo linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ nhân

viên. Cần có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tổ chức các lớp tập

huấn, khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khuyến khích

tinh thần tự học, sáng tạo trong độ ngũ cán bộ, công nhân viên. Cố gắng duy trì và thực

Page 92: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

79

hiện tốt liên kết “3 nhà”: nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp trong việc đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Du lịch được xác định là 1 trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh BR-VT. Về

cơ bản, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến BR-VT ngày càng tăng. Phát

triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng là yêu cầu cấp thiết để đưa ngành du lịch BR-

VT lên tầm cao mới.

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030” đề xuất 7 nhóm giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức và trách

nhiệm của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân về phát

triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch; phát hiện và thu hút nguồn nhân lực du lịch

chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng cho đội ngũ

tham gia hoạt động du lịch; tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề du lịch đối với học

sinh; hỗ trợ năng lực doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch; ứng dụng công nghệ thông

tin trong du lịch thông minh; huy động các nguồn lực xã hội gắn với phát triển nguồn

nhân lực du lịch.

3.4.6 Thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững

Nhiều quốc gia đã xác định phát triển du lịch bền vững là xu hướng phát triển

nhanh chóng trong tương lai. Phát triển du lịch bền vững cần phải gắn liền với lợi ích

kinh tế và xã hội, biểu hiện là phải tối ưu hoá thu nhập cho nhà nước và tối ưu hoá thu

nhập cho cộng đồng, giúp phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý.

Phát triển du lịch bền vững phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật

tự an toàn xã hội. Do đó, Tỉnh cần tích cực thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham

Page 93: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

80

gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực, khả năng

tư duy sáng tạo, tính tích cực để hiện thực hóa các sáng kiến đề ra nhằm mang lại hiệu

quả cho quá trình phát triển du lịch bền vững. Từng bước tạo cho ngành du lịch là nhu

cầu chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó,

địa phương phải tập trung vào những việc sau:

Một là, quy hoạch phát triển ngành du lịch phải chú trọng đến yếu tố phát triển

bền vững, cần quy hoạch các khu du lịch rõ ràng, hợp lý với điều kiện tự nhiên của

Tỉnh.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền ý thức người dân địa phương cũng như

du khách trong việc bảo vệ môi trường. Tập trung quản lý, xây dựng các phương án thu

gom rác tại những nơi tập trung đông khách du lịch, dễ bị ô nhiễm như các bãi biển

trung tâm thành phố Vũng Tàu. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện đồng

bộ và thường xuyên.

Ba là, khai thác tài nguyên du lịch phải đi liền với đầu tư tôn tạo. Đối với tài

nguyên tự nhiên, Tỉnh cần khai thác hiệu quả nhưng phải luôn đầu tư gìn giữ chúng.

Đối với tài nguyên nhân văn, Tỉnh không được xem nhẹ, phải dành một nguồn ngân

sách lớn khôi phục và gìn giữ, tránh tình trạng thương mại hóa tài nguyên nhân văn.

Bốn là, từng bước di dời cảng cá ở Vũng Tàu sang cảng Long Sơn, trả lại không

gian phục vụ du lịch. Bãi tắm tại Vũng Tàu bị ô nhiễm trong những năm qua một phần

cũng là do cảng cá này gây ra. Mặt khác, việc di dời cảng cá này đi nơi khác sẽ giúp

cho không gian du lịch mở rộng.

3.5 Khuyến nghị

3.5.1 Đối với Trung ương

Page 94: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

81

Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam

hội nhập với thế giới.

Tổng cục du lịch cần tăng cường quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh du lịch Việt

Nam ra thế giới, tận dụng mọi cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong

nước tiếp cận đến các thị trường du lịch lớn.

Mở rộng thêm nhiều diện được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam cho khách

hàng đi du lịch của các thị trường lớn, tiềm năng. Cải tiến thủ tục đăng ký khách du

lịch tại các điểm lưu trú.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, ban hành triển khai hiệu quả các nghị

định, thông tin về kinh doanh lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận tải du lịch. Thanh

tra, kiểm tra thường xuyên các khu du lịch, xử phạt các đơn vị kinh doanh vi phạm

nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Phải xây dựng được ấn tượng tốt cho du khách ngay từ lúc ban đầu khi họ mới

đến Việt Nam vì vậy nhân viên tại các sân bay, tại các cửa khẩu phải có trách nhiệm

xây dựng hình ảnh thân thiện, nhiệt tình tránh gây phiền hà cho du khách, đặc biệt là

du khách nước ngoài.

Cần hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong đầu

tư xây dựng, thu hút vốn đầu tư. Cần đầu tư nâng cấp sân bay Vũng Tàu và sân bay Cỏ

Ống để thuận tiện trong việc vận chuyển hành khách.

3.5.2 Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu

Tăng cường liên doanh với các đối tác trong nước, ưu tiên cho các dự án đầu tư

trong nước. Hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn tại thành phố Vũng Tàu, Long

Page 95: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

82

Hải – Phước Hải, Côn Đảo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch,

đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thành lập trung tâm xúc tiến du lịch MICE với sự tham gia các đối tác như các

khách sạn, các công ty lữ hành, trung tâm hội chợ triễn lãm,… Trung tâm này sẽ kết

nối với trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để quảng bá, thu

hút khách MICE cho Tỉnh.

Đánh giá lại tốc độ đầu tư các khu du lịch, chất lượng khai thác các nguồn tài

nguyên du lịch; công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái; xác lập và duy trì, nuôi

dưỡng tốt mối quan hệ với cộng đồng địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Thu hút đầu tư bằng các chính sách hợp lý, hấp dẫn hơn nhằm thu hút những dự

án lớn, nhanh chóng xây dựng các trung tâm giải trí lớn tại những khu du lịch trọng

điểm.

Quản lý giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các khách sạn, quán ăn và các khu lịch. Quy

hoạch một vài khu vực bán hàng rong hoặc bán trong Chợ du lịch nhưng phải bảo đảm

vệ sinh.

Tăng cường thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục du lịch toàn dân, nâng

cao văn hóa ứng xử với khách du lịch của người dân địa phương. Phải cho người dân

hiểu được tầm quan trọng của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,

hướng họ đến mục tiêu phát triển chung của ngành du lịch Tỉnh nhà.

Xây dựng khu du lịch trú đông cho người già, thu hút các đối tượng khách quốc

tế từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Mở các tour du lịch sinh thái, tham quan và giáo dục

ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của nhân dân địa phương và du khách.

Page 96: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

83

Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong

tỉnh, trong khu vực, trong nước và cả các doanh nghiệp các quốc gia khác, để nâng cao

chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác doanh

nghiệp cần được thực hiện thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp,

Page 97: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

84

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 dựa trên mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng

Tàu mà Tỉnh đã vạch ra, tác giả đưa ra được nhận định, đánh giá các yếu tố có ảnh

hưởng lớn sự phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua sử dụng ma trận các

yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận các yếu tố bên trong (IFE) với việc đánh giá các điểm

mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Tỉnh.

Đồng thời, tác giả đã tiến hành xây dựng ma trận SWOT với các phương án

chiến lược có thể thực hiện là: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đa dạng hóa

sản phẩm du lịch Tỉnh, chiến lược liên doanh, liên kết, chiến lược tăng trưởng tăng

trưởng nội bộ trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Dựa trên các chiến lược đã lựa chọn, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp

thực hiện các chiến lược đã được lựa chọn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, làm nòng cốt

cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Tỉnh.

Page 98: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

85

KẾT LUẬN

Với đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, quá

trình hơn 50 năm hình thành đến nay, ngành du lịch đã có những bước phát triển vượt

bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp

phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nước. Chủ trương của Đảng và các chính sách

của Nhà nước đều có những định hướng chỉ đạo về phát triển du lịch nhằm đưa du lịch

thực sự trở thành ngành một kinh tế mũi nhọn. Từ đó, ngành du lịch đất nước đã có sự

phát triển rõ rệt, đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía

nam. Trong những năm qua, ngành du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả

quan, bên cạnh đó ngành cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém, chưa theo kịp xu

hướng phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của Tỉnh. Để ngành du lịch

Bà Rịa – Vũng Tàu thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế -

xã hội thì cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển du lịch mới để tổ chức thực

hiện.

Trong giới hạn nghiên cứu, luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các

vấn đề cơ bản sau:

1. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan về du lịch và chiến

lược phát triển du lịch.

2. Phân tích môi trường vĩ mô và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu qua một số nội dung về: khách du lịch; doanh thu du lịch; thu hút đầu tư

phát triển du lịch; cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hạ tầng phục vụ du lịch, phát

triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, nhận định chung về những điểm mạnh, điểm yếu,

Page 99: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

86

cơ hội, thách thức đối với ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu để làm cơ sở cho xây dựng

chiến lược.

3. Trên cơ sở thực trạng của ngành du lịch; căn cứ chiến lược phát triển ngành

du lịch của quốc gia và mục tiêu của Tỉnh; vai trò, vị trí của ngành du lịch Tỉnh; đánh

giá môi trường và các nguồn lực phát triển du lịch. Đề tài định hướng chiến lược phát

triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và đề ra sáu nhóm giải pháp để

thực hiện là: (1) Tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển du lịch; (2) Đẩy mạnh khai

thác thị trường, xúc tiến phát triển du lịch; (3) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao

năng lực cạnh tranh; (4) Tiến hành liên kết để phát triển; (5) Phát triển nguồn nhân lực

du lịch, nâng cao cả về số và chất lượng; (6) Thực hiện phát triển du lịch theo hướng

bền vững. Các giải pháp này đều nhằm mục đích phát triển hơn nữa ngành du lịch tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với luận văn này, tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để ngành du lịch

Tỉnh ngày càng phát triển về mọi mặt, giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng trong

chiến lược phát triển của toàn Tỉnh nói riêng và góp phần tích cực vào quá trình đổi

mới đất nước nói chung.

Page 100: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn 2030

2. Cục thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu, niên giám thống kê 2014 – 2016

3. Fred R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược (Concepts of Strategic

management), NXB Thống kê

4. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael E. Porter

5. Huỳnh Thị Trúc Giang (2012), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp -

Hiện trạng và định hướng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội

7. Luật Du lịch Việt Nam (2007), NXB Tư pháp

8. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB

Giáo dục

9. Phạm Thủy Quỳnh (2011), Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội

nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

10. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo tình hình hoạt

động du lịch giai đoạn 2014 – 2016

11. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Kỷ yếu chặn đường

20 năm phát triển (1991 – 2011)

12. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân

13. Lê Thông (2000), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục

Page 101: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

88

14. Trần văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục

15. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

16. La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát

triển bền vững, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh

17. Phùng Đức Vinh (chủ nhiệm đề tài ) (2008), Nghiên cứu phát triển loại hình du

lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch

Vũng Tàu

18. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/

19. Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trên con đường phát triển bền vững của nhóm nghiên

cứu: TS.Nguyễn Tấn Bình (Trường ĐH Văn Hiến) – TS. Võ Thị Thu Hồng

(Trường ĐH Bà Rịa Vũng Tàu) – ThS. Lưu Đức Thịnh (Công ty TNHH Tầm

nhìn xanh.

20. Tham khảo các nghị định và căn cứ sau:

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về Phát triển du lịch trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh về Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020,

định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 11/9/2018 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Page 102: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1 Mẫu phiếu: 01

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÊN NGOÀI

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Nhằm xác định được những thách thức, cơ hội quan trọng đối ngành du lịch tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát trỉển ngành du lịch

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của

mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu

khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong

dưới đây đối với sự phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? (Xin cho

điểm bằng cách đánh dấu X vào các ô 1, 2 hoặc 3 tùy theo mức độ quan trọng: 1 là

ít quan trọng; 2 là quan trọng; 3 là rất quan trọng và (+) là thuận lợi hay (-) là khó

khăn vào ô tính chất tác động).

TT Các yếu tố môi trường bên ngoài

Mức độ

quan trọng Tính chất

tác động 1 2 3

1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng

2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất

3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc

độ tăng trưởng nhanh

4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư

5

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long

Thành - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh

đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách

du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại

khu vực châu Á”

6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện

Page 103: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

pháp thu hút khách

7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở

lại

8 T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ

hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp

9

T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển

mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và

các doanh nghiệp

10 T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các

nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao

11 T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và

vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển

2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của ngành du lịch Tỉnh dưới sự tác

động của các yếu tố bên ngoài? (cho điểm từ 1 đến 4 theo mức độ phản ứng: 1 là

phản ứng yếu; 2 là phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 là phản

ứng tốt).

(Gợi ý: Phản ứng tốt có nghĩa là Ngành đã tận dụng tốt được cơ hội hoặc né tránh

hoàn toàn được thách thức; phản ứng yếu có nghĩa là Ngành hoàn toàn không tận

dụng được cơ hội hoặc không né tránh được thách thức).

TT Các yếu tố môi trường bên ngoài

Mức độ

phản ứng

1 2 3 4

1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng

2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất

3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng

trưởng nhanh

Page 104: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư

5

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút

khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong

26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách

"Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á”

6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu

hút khách

7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại

8 T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng

dẫn viên thiếu chuyên nghiệp

9 T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính

liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp

10 T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn

lực phát triển chưa được tập trung cao

11 T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên

thiếu vốn đầu tư và phát triển

Cảm ơn Ông/Bà đã tham gia trả lời câu hỏi của chúng tôi!

Page 105: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

Phụ lục 3.2.

Bảng tổng hợp phân loại các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

TT Các yếu tố môi trường bên ngoài

Mức quan trọng Mức phản ứng

Điểm

số 1 2 3 Tổng

điểm

Trọng

số 1 2 3 4

Tổng

điểm

Điểm

bình

quân

1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày

càng tăng 9 1 0 11 0,1 3 5 1 1 20 3,0 0,3

2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất 0 9 1 21 0,1 0 3 4 3 30 4,0 0,4

3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

biển có tốc độ tăng trưởng nhanh 0 0 10 30 0,1 0 2 6 2 30 4,0 0,4

4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến

khích đầu tư 1 8 1 20 0,05 0 3 4 3 30 3,0 0,15

5

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh

- Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên

cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn

đảo dành cho khách du lịch và nằm trong

danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực

châu Á”

0 9 1 21 0,1 0 2 6 2 30 4,0 0,4

6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành

nhiều biện pháp thu hút khách 3 4 3 20 0,1 3 4 3 0 20 3,0 0,3

7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ

bùng phát trở lại 9 1 0 11 0,1 3 4 3 0 20 2,0 0,2

Page 106: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

8

T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du

lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên

nghiệp

9 1 0 11 0,15 4 2 4 0 20 2,0 0,3

9

T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự

phát triển mang tính liên kết giữa các ban

ngành, địa phương và các doanh nghiệp

1 8 1 20 0,1 3 5 1 1 20 2,0 0,2

10

T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh

tranh do các nguồn lực phát triển chưa được

tập trung cao

0 9 1 21 0,05 4 3 2 1 20 2,0 0,1

11

T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy

mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát

triển

2 6 2 20 0,05 3 4 3 0 20 2,0 0,1

Tổng 202 1,00 2,85

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Page 107: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

Phụ lục 3.3. Mẫu phiếu: 02

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÊN TRONG

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Nhằm xác định được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với ngành du lịch

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát trỉển ngành

du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến

của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết

phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong

dưới đây đối với sự phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? (Xin cho

điểm bằng cách đánh dấu X vào các ô 1, 2 hoặc 3 tùy theo mức độ quan trọng: 1 là

ít quan trọng; 2 là quan trọng; 3 là rất quan trọng và (+) là thuận lợi hay (-) là khó

khăn vào ô tính chất tác động).

TT Các yếu tố môi trường bên trong

Mức độ quan

trọng Tính chất

tác động 1 2 3

1 S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong

vùng kinh tế trọng điểm phía nam

2 S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch

quanh năm

3 S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú,

đa dạng

4 S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai

thác du lịch

5 S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát

6 S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn

nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

7 W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương

xứng với tiềm năng

8 W2. Đội ngũ nhân lực du lịch còn yếu về chất

lượng

Page 108: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

9 W3. Hệ thống giao thông vận tải du lịch chậm phát

triển

10 W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các

sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn

11 W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo

chiều rộng

2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của ngành du lịch Tỉnh dưới sự tác

động của các yếu tố bên trong? (cho điểm từ 1 đến 4 theo mức độ phản ứng: 1 là

phản ứng yếu; 2 là phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 là phản

ứng tốt).

(Gợi ý: Phản ứng tốt có nghĩa là Ngành đã tận dụng tốt được điểm mạnh hoặc khắc

phục được điểm yếu; phản ứng yếu có nghĩa là Ngành hoàn toàn không tận dụng

được điểm mạnh hoặckhắc phục được điểm yếu).

TT Các yếu tố môi trường bên trong Mức độ phản ứng

1 2 3 4

1 S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm phía nam

2 S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch quanh

năm

3 S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa

dạng

4 S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác

du lịch

5 S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát

6 S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn nguồn vốn

đầu tư trong và ngoài nước

7 W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng

với tiềm năng

8 W2. Đội ngũ nhân lực du lịch còn yếu về chất lượng

9 W3. Hệ thống giao thông vận tải du lịch chậm phát triển

Page 109: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

10 W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các sản

phẩm dịch vụ còn nghèo nàn

11 W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng

Cảm ơn Ông/Bà đã tham gia trả lời câu hỏi của chúng tôi!

Page 110: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

Phụ lục 3.4. Bảng tổng hợp phân loại các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

TT Các yếu tố môi trường bên trong

Mức độ quan trọng Mức phản ứng

Điểm

số

Điểm số Tổng

điểm

Trọng

số

Phân loại Tổng

điểm

Điểm

bình

quân 1 2 3 1 2 3 4

1 S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong

vùng kinh tế trọng điểm phía nam 9 1 0 11 0,05 3 5 1 1 20 2,0 0,1

2 S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du

lịch quanh năm 0 9 1 21 0,1 0 3 4 3 30 3 0,3

3 S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong

phú, đa dạng 0 0 10 30 0,15 0 2 6 2 30 3,0 0,45

4 S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý,

khai thác du lịch 1 8 1 20 0,1 0 3 4 3 30 3,0 0,3

5 S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát 0 9 1 21 0,1 0 2 6 2 30 3,0 0,3

6 S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn

nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước 3 4 3 20 0,1 3 4 3 0 20 2,0 0,2

7 W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển

tương xứng với tiềm năng 9 1 0 11 0,05 3 4 3 0 20 2,0 0,1

8 W2. Đội ngũ nhân lực du lịch yếu về chất lượng 9 1 0 11 0,05 4 2 4 0 20 2,0 0,1

9 W3. Hệ thống giao thông vận tải chậm phát triển 1 8 1 20 0,1 3 5 1 1 20 2,0 0,2

10 W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các

sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn 0 9 1 21 0,1 4 3 2 1 20 2,0 0,2

Page 111: LÊ VĂN LỢI - thuvienso.bvu.edu.vn

11 W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo

chiều rộng 2 6 2 20 0,1 3 4 3 0 20 2,0 0,2

Tổng 206 1,00 2,45

Nguồn: Tác giả tổng hợp