137
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HC BÀ RỊA VŨNG TÀU NGUYN THDIU HNG CÁC NHÂN TTÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SDỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TCA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÕA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trkinh doanh Mã số ngành: 8340101 Mã số học viên: 18110131 CÁN BỘ HƢỚNG DN KHOA HC: TS. NGÔ QUANG HUÂN Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2021

TR I HỌC - thuvienso.bvu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

NGUYỄN THỊ DIỆU HỒNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

KHÁNH HÕA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 8340101

Mã số học viên: 18110131

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGÔ QUANG HUÂN

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Diệu Hồng

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý

Thầy, Cô, Lãnh đạo và anh chị em đồng nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, tôi đã

hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài: “ Các nhân tố tác động đến quyết định

sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

Với lòng biết ơn sâu sắc của tôi, tôi xin gừi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường

Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các Thầy Cô tham gia giảng dạy

trong khóa học đã luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho

tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, TS.Ngô Quang Huân đã trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cùng anh chị em

đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình

thu thập thông tin số liệu phục vụ nghiên cứu Luận văn tại đơn vị.

Và tôi cũng chân thành cảm ơn chuyên gia của các đơn vị dịch vụ hóa đơn điện tử,

các doanh nghiệp đã nhiệt tình hoàn thành phiếu phỏng vấn, phiếu khảo sát và đóng góp

những ý kiến chất lượng giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn này.

Nhân đây, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên tôi

trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu Luận văn.

Trân trọng cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2021

Học viên

Nguyễn Thị Diệu Hồng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii

MỤC LỤC ...................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................. viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................... ix

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................... x

TÓM TẮT ....................................................................................................... 1

Chƣơng 1: Giới thiệu luận văn .................................................................... 1

1.1 Lý do chọn luận văn ....................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5

1.6 Ý nghĩa của luận văn ...................................................................................... 6

1.7 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 7

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu .................................. 9

2.1. Tổng quan về hóa đơn điện tử và quyết định sử dụng .............................. 9

2.1.1 Cơ sở pháp lý về việc áp dụng hóa đơn điện tử ........................................ 9

2.1.2 Khái niệm về hóa đơn điện tử ................................................................ 10

2.1.3 Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử ................................. 10

2.1.4 Quy định phát hành hóa đơn điện tử của doanh nghiệp......................... 10

2.1.5 Điều kiện đối với doanh nghiệp để thực hiện hóa đơn điện tử .............. 11

iv

2.1.6 Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử ........................................................... 12

2.1.7 Dịch vụ về hóa đơn điện tử .................................................................... 12

2.1.8 Điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử ............... 13

2.1.9 Quy trình quản lý về hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế ....................... 13

2.2 Lý thuyết nền của luận văn ......................................................................... 15

2.2.1 Lý thuyết thể chế ..................................................................................... 15

2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA) .............................................................. 16

2.2.3 Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .......................................................... 17

2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) .................................................... 18

2.2.5 Mô hình kết hợp TAM và TPB ................................................................ 19

2.2.6 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

của Venkatesh và cộng sự ......................................................................................... 20

2.3 Lƣợc khảo các mô hình nghiên cứu liên quan ........................................... 21

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 21

2.3.2 Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 25

2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 26

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 26

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 30

Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu ................................................................. 31

3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................... 32

3.2.1 Tiến hành nghiên cứu định tính .............................................................. 32

3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định lượng ........................................................... 36

v

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu .................................................................. 38

4.1 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa ....................................................................................................... 38

4.1.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 38

4.1.2 Tình hình tổ chức triển khai hóa đơn điện tử ......................................... 39

4.1.3 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa ......................................................................................................... 42

4.2 Phân tích kết quả khảo sát .......................................................................... 51

4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình ....................................................................... 60

Chƣơng 5: Giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ............................................ 63

5.1 Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu lộ trình triển khai hóa đơn điện tử .. 63

5.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp ..................................................................... 64

5. 3 Các giải pháp đề xuất .................................................................................. 65

5.3.1 Giải pháp tăng cường cơ sở pháp lý của hóa đơn điện tử ..................... 65

5.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ tuyên truyền ................ 66

5.3.3 Giải pháp tích cực phối hợp với các Cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền

địa phương ................................................................................................................ 68

5.3.4 Giải pháp phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử . 69

5.3.5 Giải pháp đề xuất để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển

các ứng dụng về thuế ................................................................................................ 70

5.3.6 Giải pháp tổ chức sự kiện truyền thông với người tiêu dùng ................. 71

5.3.7 Giải pháp hỗ trợ khai thác cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin cảnh báo về hóa

đơn ............................................................................................................................ 73

5.3.8 Giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản hồi74

vi

5.4 Kết luận ......................................................................................................... 78

5.5 Kiến nghị ....................................................................................................... 78

5.6 Hạn chế của luận văn ................................................................................... 80

5.7 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ............................................................. 81

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIÁ ................... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 83

I. Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................ 83

II. Tài liệu tiếng Anh .......................................................................................... 84

PHỤ LỤC ................................................................................................... - 1 -

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA : Phương pháp phân tích phương sai (Analysis of Variance)

CQT : Cơ quan thuế

DN : Doanh nghiệp

EFA : Phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis)

GTGT : Giá trị gia tăng

HĐĐT : Hóa đơn điện tử

KMO : Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA (Kaiser – Meyer- Olkin)

PBC : Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control)

PU : Nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness)

SN : Chuẩn chủ quan (Subjective Norms)

SPSS : Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu

TRA : Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

TPB : Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior)

TAM : Mô hình chấp nhận thông tin (Technology Acceptance Model)

VIF : Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

UTAUT : Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ (the

unified theory of acceptance and use of technology)

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Rào cản đối với hóa đơn điện tử ....................................................................... 22

Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước ................................................................ 25

Bảng 4.1. Bảng phân bổ nhu cầu hỗ trợ của DN ............................................................... 55

Bảng 4.2. Bảng xếp hạng các nhân tố ................................................................................ 60

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Miêu tả Quy trình phát hành HĐĐT .................................................................. 11

Hình 2.2. Mô hình lưu trữ dữ liệu ...................................................................................... 12

Hình 2.3. Thuyết hành động hợp lí (TRA) ........................................................................ 16

Hình 2.4. Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). ................................................................... 17

Hình 2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). ............................................................. 18

Hình 2.6. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB). ............................................... 19

Hình 2.7. Lý thuyết UTAUT và cấu trúc cốt lõi ................................................................ 20

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu ý định áp dụng HĐĐT ...................................................... 23

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 26

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 31

Hình 4.1. Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa .................................. 39

Hình 4.2. Số DN áp dụng HĐĐT tại các mốc thời gian .................................................... 44

Hình 4.3. Thành phần loại hình, quy mô ........................................................................... 52

Hình 4.4. Thành phần thời gian hoạt động ........................................................................ 53

Hình 4.5. Thành phần ngành nghề, số lượng HĐĐT ......................................................... 53

Hình 4.6. Kết quả mô hình hồi quy ................................................................................... 61

Hình 5.1. Mục tiêu kế hoạch .............................................................................................. 63

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT ......................................... - 1 -

Phụ lục 2. Tổng hợp số lượng DN đã sử dụng HĐĐT theo từng Chi cục Thuế đang quản

lý toàn ngành thuế tỉnh Khánh Hòa 3 năm 2018-2020 ........................................... - 3 -

Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn chuyên gia ......................................................................... - 4 -

Phụ lục 4. Danh sách chuyên gia ................................................................................... - 8 -

Phụ lục 5. Thống kê kết quả cuộc phỏng vấn .............................................................. - 10 -

Phụ lục 6. Kết quả bổ sung và điều chỉnh thang đo..................................................... - 13 -

Phụ lục 7. Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................. - 17 -

Phụ lục 8. Phân tích thống kê, mô tả tần số ................................................................. - 22 -

Phụ lục 9. Phân tích ANOVA ...................................................................................... - 28 -

Phụ lục 10. Kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................................. - 29 -

Phụ lục 11. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................. - 32 -

Phụ lục 12. Phân tích tương quan ................................................................................ - 36 -

Phụ lục 13. Phân tích hồi quy bội ................................................................................ - 37 -

1

TÓM TẮT

Luận văn “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử

của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”

Mục tiêu nghiên cứu: Từ việc thu thập thông tin, tác giả phân tích thực trạng

về sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, xác định

các hạn chế và nguyên nhân cụ thể của hạn chế. Tiến hành xây dựng và kiểm định

các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp. Tác

giả đưa ra đề xuất một số hàm ý quản trị để cải thiện các nhân tố tác động giúp

doanh nghiệp sớm quyết định sử dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

theo lộ trình quy định tại Luật Quản thuế.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định

tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn

tay đôi với chuyên gia để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên

cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, thống kê và xử lý

dữ liệu bằng phần mềm SPSS với các công cụ phân tích như thống kê tần số,

ANOVA, cronbach Anpha, EFA, phân tích tương quan và hồi quy bội.

Kết quả nghiên cứu: Xác định được 8 nhân tố tác động đến quyết định sử

dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa thông qua tất cả

31 biến quan sát. Đồng thời đề ra các hàm ý và giải pháp cụ thể để thúc đẩy quyết

định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Kết luận: Trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định, hành động hợp lý và Mô

hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ, nghiên cứu mối quan

hệ giữa quản lý nhà nước về thuế và việc sử dụng HĐĐT của DN, tác giả đã tiến

hành nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố

tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo

trong mô hình đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích kết luận rằng quyết định sử

dụng HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị tác động bởi 08 nhân tố

chính được sắp xếp từ nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến nhân tố có mức độ ảnh

2

hưởng ít hơn: (1) Cơ sở pháp lý, (2) Sự hữu ích/Lợi ích, (3) Đặc điểm của doanh

nghiệp, (4) Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT, (5) Nhận thức rào cản

chuyển đổi, (6) Yêu cầu về an toàn và bảo mật, (7) Khả năng tích hợp dịch vụ điện

tử khác với HĐĐT, (8) Đặc tính dể sử dụng. Kết quả phân tích dữ liệu là cơ sở quan

trọng để tác giả đề xuất giải pháp nhằm giúp Cục Thuế, DN và các tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thực hiện triển khai HĐĐT. Qua đó,

nâng cao số lượng DN sử dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh trong thời gian ngắn nhất.

Một số điểm hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát điều tra trong phạm vi

các DN do Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa quản lý nên có thể không phản ánh hết thực

trạng áp dụng HĐĐT ở những đối tượng khác và ở những địa phương khác. Nghiên

cứu áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng phiếu khảo sát nhỏ và chỉ

vừa đủ yêu cầu. Chưa xác định được sự khác biệt về quyết định sử dụng HĐĐT

giữa các DN có loại hình DN khác nhau, ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau,

thời gian hoạt động khác nhau và cũng như sự khác biệt giữa các DN có số lượng

hóa đơn sử dụng khác nhau. Bảng câu hỏi được thiết kế chưa thật sự chặt chẽ, cần

phân biệt rõ câu hỏi dành cho đối tượng đã sử dụng HĐĐT và đối tượng chưa sử

dụng HĐĐT.

Hướng nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu việc quyết định sử dụng chứng

từ điện tử khác ngoài HĐĐT của tất các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt là nghiên

cứu lĩnh vực HĐĐT với hộ cá thể theo lộ trình Luật quản lý thuế 38/2019/QH14

quy định. Nghiên cứu có thể được mở rộng với cuộc điều tra trên cả nước để tìm

hiểu thêm sự khác biệt về sử dụng HĐĐT, chứng từ điện tử ở các ngành nghề, loại

hình, quy mô DN khác nhau.

Từ khóa: Hóa đơn điện tử, electronic invoice; electronic envoicing; e-

invoice; nhân tố tác động, hành vi thực sự.

1

Chƣơng 1: Giới thiệu luận văn

1.1 Lý do chọn luận văn

1.1.1 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Việt Nam bắt nhịp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra trên toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến

mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Để theo kịp thời đại, Việt

Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc áp dụng công nghệ

hiện đại. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ ngành vào cuộc thực hiện nhiều

nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, phát

triển hình thức giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực. Trong đó việc áp dụng rộng rãi

HĐĐT sẽ giúp Việt Nam mở rộng được cơ sở thuế; xây dựng hệ thống tài chính

hiện đại, minh bạch và hiệu quả phù hợp thông lệ quốc tế. Do vậy đòi hỏi ngành

Thuế cần phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT để có

giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi HĐĐT. Tạo điều kiện cho nền kinh tế

Việt Nam bắt nhịp được với sự phát triển của cuộc cCách mạng công nghệ số.

Hóa đơn điện tử là sản phẩm của công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích

cho các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việc sử dụng

HĐĐT phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân

trong quá trình sản xuất kinh doanh và hội nhập. Hóa đơn điện tử hỗ trợ doanh

nghiệp chuyển dữ liệu điện tử đến CQT thuận tiện, nâng cao tính công khai minh

bạch dữ liệu khai thuế của doanh nghiệp. Việc sử dụng HĐĐT giúp các tổ chức

cung cấp dịch vụ về HĐĐT phát triển, hỗ trợ dịch vụ tốt hơn về pháp luật, về kế

toán, kê khai thuế cho doanh nghiệp. Nhờ vậy mà các đơn vị cung cấp dịch vụ này

sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho CQT trong thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ chính

sách thuế và tuyên truyền về HĐĐT. Cơ quan Thuế không những cần phải có giải

pháp tác động đến DN mà còn phải có giải pháp tác động đến các tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT để nhanh chóng triển khai rộng rãi HĐĐT theo quy định của Luật

quản lý thuế.

2

Nền tảng pháp lý về HĐĐT trong thời kỳ chuyển tiếp. Giai đoạn hiện nay, quy

định về HĐĐT kế thừa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật cũ (Nghị định

51/2010/NĐ-CP; Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP) đồng

thời vẫn có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mới (Luật quản lý thuế số

38/2014/QH14 – Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC và

Thông tư 88/2020/TT-BTC). Điều này khiến cho DN lúng lúng khi phải tìm hiểu

nhiều văn bản về HĐĐT cùng một lúc để thực hiện. Xuất phát từ nền tảng pháp lý

mang đặc tính chuyển tiếp nên thực tế vẫn sẽ có nhiều quy định thay đổi theo từng

mốc thời gian. Vì thế đòi hỏi CQT phải có nghiên cứu về HĐĐT để sớm tìm ra giải

pháp định hướng cho doanh nghiệp trong việc áp dụng và chuyển đổi.

Trong thời gian chuyển tiếp chúng ta cũng cần phải công nhận mặt tích cực

của pháp luật về hóa đơn hiện nay là rất linh động và phù hợp. Doanh nghiệp được

sử dụng 02 loại hóa đơn giấy và HĐĐT nên sẽ là cơ hội giúp cho DN có điều kiện

làm quen với HĐĐT. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng đã triển khai nhiều biện pháp

để thúc đẩy việc áp dụng HĐĐT theo lộ trình của Luật Quản thuế. Số doanh nghiệp

sử dụng HĐĐT cũng đã tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng còn rất khiêm tốn.

Tính đến thời điểm cuối tháng 06/2020 chỉ đạt khoảng 33,4% doanh nghiệp, tổ chức

sử dụng hình thức HĐĐT. Luật quản lý thuế mới quy định thời gian sẽ bắt buộc sử

dụng HĐĐT còn khá xa (từ ngày 01/07/2022) nên nhiều doanh nghiệp còn chần

chừ, chưa tích cực chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT. Nhận thức về việc áp dụng hóa

đơn điện tử của các doanh nghiệp và xã hội nói chung còn đang lan tỏa với tốc độ

chậm. Vì vậy ngành thuế cần gấp rút đẩy mạnh tuyên truyền triển khai HĐĐT cùng

với việc nghiên cứu các nhân tố tác động để có giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả

cao hơn.

Hơn nữa, đối với cơ quan thuế thì triển khai mạnh mẽ việc sử dụng HĐĐT là

một giải pháp quan trọng để quản lý thuế hiệu quả. Giải pháp này được đánh giá là

có tính khả thi cao nhằm minh bạch hơn thông tin kê khai của doanh nghiệp. Mở

rộng đối tượng sử dụng HĐĐT sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác đối chiếu, xác minh

hoá đơn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp

3

pháp, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn hành vi trốn thuế. Thực tế công tác thanh tra

kiểm tra thuế hiện nay của CQT đang gặp rất nhiều khó khăn do tờ khai thuế giá trị

gia tăng của doanh nghiệp không có bảng kê hóa đơn kèm theo. Việc doanh nghiệp

không kê khai thông tin từng hóa đơn khiến CQT không đủ dữ liệu để có thể nhận

định, phân tích rủi ro, đối chiếu để kiểm tra sơ bộ hoặc tổng quát tình hình hoạt

động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội do dịch bệnh

COVID19 đầu năm 2020 thì công tác thanh tra, kiểm tra càng gặp nhiều khó khăn

hơn do thiếu quá nhiều dữ liệu để đối chiếu. Chính vì thế ngành Thuế cần phải

nghiên cứu giải pháp để thúc đẩy quyết định áp dụng HĐĐT của DN nhằm tháo gỡ

khó khăn và mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

khai thác tốt nguồn thu và tối ưu hóa công tác quản lý thuế mà pháp luật quy định

cho ngành Thuế nên cần phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định của

DN trong quá trình chuyển đổi áp dụng HĐĐT.

1.1.2. Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết

Luận văn về HĐĐT đã được nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam. Các tác

giả đã nghiên cứu về những thách thức đối với hệ thống HĐĐT; về các nhân tố tác

động đến xu hướng chọn HĐĐT của doanh nghiệp; về rào cản đối với hóa đơn điện

tử; về việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia và giải pháp thúc đẩy sử dụng HĐĐT.

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tương tự về các nhân tố tác động đến quyết định sử

dụng HĐĐT trong không gian nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Xuất phát từ các lý do trên, bản thân là công chức thuế nên tự nhận thấy mình

phải có trách nhiệm nghiên cứu “ Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hóa

đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Nghiên cứu này thật

sự là rất cần thiết trong bối cảnh thực tế hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý thuế và tăng thu cho ngân sách. Nghiên cứu sẽ xác định các nhân tố tác

động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của DN từ đó đưa ra các giải pháp

nhằm cải thiện các nhân tố tác động một cách phù hợp, thúc đẩy quá trình triển khai

HĐĐT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Luận văn tiến hành xây dựng và kiểm định các nhân tố tác động đến quyết

định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Đưa ra giải

pháp cải thiện các nhân tố tác động nhằm thúc đẩy quyết định sử dụng HĐĐT của

các DN trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Mục tiêu 1: Nghiên cứu tình hình thực tế, xác định các nhân tố có tác động

đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử

dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp cải thiện các nhân tố tác động nhằm thúc đẩy

quyết định sử dụng HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đặt ra của Luận văn, câu hỏi nghiên cứu chính là các

nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong

phạm vi của Luận văn, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

Câu hỏi số 1: Các nhân tố nào tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của

doanh nghiệp?

Câu hỏi số 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng HĐĐT

của DN như thế nào?

Câu hỏi số 3: Giải pháp nào cải thiện các nhân tố tác động nhằm thúc đẩy

quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT

của DN.

5

Đối tượng khảo sát : Đội ngũ kế toán và chủ/quản lý của các DN trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa.

Phạm vi nghiên cứu: Các DN, tổ chức trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (bao gồm

đã sử dụng và chưa sử dụng HĐĐT).

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát chủ yếu đối với quyết

định sử dụng HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Quyết định sử dụng HĐĐT của DN phụ thuộc vào

rất nhiều nguyên nhân và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Tuy nhiên Luận văn chỉ

xem xét nghiên cứu các nguyên nhân và nhân tố dựa trên kết quả khảo sát việc sử dụng

HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển

khai HĐĐT mà tác giả đưa ra là sự chọn lọc có tính khả thi và phù hợp với thực tế.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên có thể còn nhiều nhân tố khác liên quan tác động

đến quyết định sử dụng HĐĐT của đối tượng thành phần kinh tế khác mà tác giả chưa

thể nghiên cứu đến.

Thông tin số liệu nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo của CQT

trong thời gian từ năm 2018 đến hết năm 2020; Số liệu sơ cấp được thu thập thông

qua việc tìm hiểu, tiến hành phỏng vấn và tổ chức cuộc khảo sát từ tháng 05/2020

đến tháng 9/2020.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn.

Tham khảo kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan trước đây của các giả

thuyết nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình

nghiên cứu. Lập phiếu phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về HĐĐT.

Phân tích mẫu nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung biến quan sát cho thang đo xác

định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN.

6

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng google form hoặc khảo sát

trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thu về kết quả khảo sát thì tiến hành

áp dụng phần mềm Xử lý dữ liệu thống kê (SPSS) để phân tích: làm sạch (hoặc mã

hóa) dữ liệu, thống kê mô tả; anova; kiểm định độ tin cậy Cronbach’alpha và giá trị

của thang đo; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy bội nhằm đánh

giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa

bàn tỉnh Khánh Hòa.

Số mẫu khảo sát cho nghiên cứu định lượng chính thức: n= 197 mẫu (sau khi đã

loại bỏ 05 mẫu không phù hợp).

1.6 Ý nghĩa của luận văn

1.6.1 Ý nghĩa khoa học: Luận văn kiểm định thang đo các khái niệm nghiên

cứu và phát triển thành một tập hợp các biến quan sát của nhân tố tác động đến hành

vi: quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Nghiên cứu này bổ sung dữ liệu cho các

nghiên cứu khoa học trong tương lai về HĐĐT.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị lợi ích thực tiễn

cho các đối tượng liên quan bao gồm người chủ/quản lý DN, các tổ chức tư vấn

dịch vụ HĐĐT, CQT địa phương, các nhà hoạch định chính sách của quốc gia và

toàn dân.

Đối với các doanh nghiệp: Giúp DN nhận thức được tầm quan trọng của việc

sử dụng HĐĐT, xác định được rào cản tác động đến quyết định về việc sử dụng

HĐĐT để khắc phục, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt

động.

Đối với các tổ chức tư vấn: Nghiên cứu giúp cho tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT, các tổ chức tư vấn về thuế nhận thấy nhiệm vụ của mình trong việc cung

cấp các dịch vụ về HĐĐT, chú trọng các khâu đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho DN

7

(khách hàng), lưu trữ, truyền dẫn và bảo mật thông tin, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ

cho DN.

Đối với CQT địa phương: Xây dựng được các giải pháp để tác động tích cực

đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn.

Luận văn đã giúp cho Ban lãnh đạo Cục Thuế nắm được thang đo của các khái

niệm nghiên cứu và các biến quan sát của nhân tố tác động đến hành vi: quyết định sử

dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó có những kế hoạch, phương

án hành động nhằm thúc đẩy DN sử dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu là cơ

sở nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý Thuế và để quản lý thuế tốt hơn.

Đối với quốc gia: Kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách ban

hành các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho các DN cụ thể và thiết thực, sửa đổi một

số văn bản (quyết định, nghị định, kế hoạch, luật, thông tư, quy trình v.v.) đã ban

hành nhưng chưa phù hợp. Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cải thiện và phát

triển việc xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đồng nhất. Giải pháp sử dụng

phổ biến HĐĐT trong các DN trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao chất lượng cơ sở

dữ liệu của ngành Thuế nói riêng và của Quốc gia nói chung, thúc đẩy nhanh chóng

quá trình hình thành Chính phủ điện tử và hội nhập.

Ngoài ra, nghiên cứu còn giúp cho toàn dân nâng cao nhận thức về HĐĐT,

chấp nhận HĐĐT trong các giao dịch liên quan, nhận thức giao dịch điện tử là điều

tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0.

1.7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu luận văn

Chương này trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp

nghiên cứu đồng thời nêu đối tượng, phạm vi, ý nghĩa đề tài nghiên cứu và kết cấu

của luận văn.

8

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết tổng quan về HĐĐT theo Luật quản lý

thuế số 38/2019/QH14. Tiếp đến, luận văn nêu hệ thống các lý thuyết nền, các khái

niệm nghiên cứu có liên quan, tổng quan các mô hình nghiên cứu trong và ngoài

nước.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Nêu quy trình nghiên cứu; đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết; quá

trình phỏng vấn và điều chỉnh thanh đo để xây dựng thang đo chính thức cho nghiên

cứu định lượng, xác định đối tượng điều tra, phương pháp lấy mẫu, xây dựng bảng

câu hỏi để tiến hành điều tra.

Sau khi thu được phiếu điều tra, tác giả thực hiện các bước kỹ thuật phân tích

bao gồm: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,

phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội; kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

đưa ra kết quả mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Giới thiệu không gian nghiên cứu và phân tích thực trạng áp dụng HĐĐT của

DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Bàn luận về thực tiễn tình hình triển khai HĐĐT

đến hết năm 2020 tại tỉnh Khánh Hòa; Phân tích khó khăn hạn chế và xác định

nguyên nhân. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu, xác định mức độ tác động của

từng nhân tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn.

Chương 5: Giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên

địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể hóa nội dung và các bước thực hiện. Đồng thời đưa

ra một số đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành và cơ quan thuế cấp trên.

Kết luận, xác định các hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai.

9

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày tổng quan về hóa đơn điện tử và các lý thuyết nền phục

vụ cho nghiên cứu. Sơ lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện có

liên quan đến đề tài để biện luận cho các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên

cứu. Đề xuất mô hình nghiên cứu.

2.1. Tổng quan về hóa đơn điện tử và quyết định sử dụng

2.1.1 Cơ sở pháp lý về việc áp dụng hóa đơn điện tử

Văn bản pháp lý về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo thời gian như sau:

Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng

hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã mở đường cho việc sử dụng

HĐĐT từ năm 2011.

Quyết định 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 về việc thí điểm sử dụng HĐĐT có

mã xác thực của CQT cho một số DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và

thành phố Hà Nội; thời gian thí điểm từ tháng 06/2015 đến hết tháng 12/2016.

Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14,Chương X quy định về hóa đơn, chứng từ.

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về

HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định

119/2018/NĐ-CP về HĐĐT.

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi

hành kể từ ngày 01/7/2022, hướng dẫn Chương X - Luật quản lý thuế số

38/2019/QH14 quy định về hóa đơn, chứng từ.

Thông tư 88/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Điều 26 Thông

tư 68/2019/TT-BTC về HĐĐT .

10

Hiện nay cơ sở pháp lý về HĐĐT đã có quy định tương đối chặc chẽ và có lộ

trình thực hiện phù hợp với thực tiễn, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân sử

dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7

năm 2022.

2.1.2 Khái niệm về hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của CQT được thể hiện

ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi

nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế

toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn

được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT.

Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện

tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện

tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.

2.1.3 Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT để giao cho

người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định

của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán

hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp

dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế

toán, pháp luật về thuế.

2.1.4 Quy định phát hành hóa đơn điện tử của doanh nghiệp

Hiện nay, hồ sơ thông báo phát hành HĐĐT của DN thực hiện theo quy định

Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT;

Mẫu biểu thông báo phát hành thực hiện theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ

Tài chính. Trường hợp khi có đủ điều kiện triển khai HĐĐT theo Nghị định số

119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ và Thông tư 68/2019/TT-BTC của

11

Bộ Tài chính thì CQT sẽ thông báo đến các DN có đủ điều kiện để thực hiện. Kể từ

ngày 1/7/2022, bắt buộc phải thực hiện rộng rãi HĐĐT thì hồ sơ thông báo phát

hành HĐĐT sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày

19/10/2020 của Chính phủ.

Hình 2.1. Miêu tả Quy trình phát hành HĐĐT

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

2.1.5 Điều kiện đối với doanh nghiệp để thực hiện hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp thực hiện HĐĐT là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang

thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với CQT hoặc là tổ chức kinh tế có sử

dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; DN có các đường truyền tải

thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát,

xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử; DN có đội ngũ người thực thi

đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử

dụng HĐĐT theo quy định.

Cơ quan

Thuế Tổ chức

cung cấp

dịch vụ

HĐĐT

DN ra quyết

định sử dụng

HĐĐT

Thông báo

phát hành gửi

Cơ quan Thuế

(kèm hóa đơn mẫu,

trước khi sử dụng 02

ngày)

Khởi tạo

HĐĐT trên

hệ thống

điện tử

Phát

hành

HĐĐT

điện

tử

Người mua

12

2.1.6 Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ

liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ

thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận

hành, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin về hóa đơn; xây dựng

định dạng chuẩn về hóa đơn. Cơ sở dữ liệu về HĐĐT được sử dụng để phục vụ

công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin HĐĐT cho tổ chức, cá nhân có liên

quan theo quy định của pháp luật.

Hình 2.2. Mô hình lƣu trữ dữ liệu

Nguồn: https://einvoice.vn

2.1.7 Dịch vụ về hóa đơn điện tử

Dịch vụ về HĐĐT bao gồm dịch vụ cung cấp giải pháp HĐĐT không có mã

của CQT, dịch vụ truyền dữ liệu HĐĐT không có mã của CQT từ người nộp thuế

tới CQT và dịch vụ về HĐĐT có mã của CQT. Tổ chức cung cấp dịch vụ về HĐĐT

bao gồm tổ chức cung cấp giải pháp HĐĐT tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền,

lưu trữ dữ liệu HĐĐT và các dịch vụ khác có liên quan đến HĐĐT.

13

2.1.8 Điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phải đáp ứng các điều kiện theo quy định

tại Điều 23 Thông tư số 68/2019/TT-BTC của Bộ tài chính. Tổng cục Thuế căn cứ

quy định tại Điều 23 Thông tư này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ HĐĐT

đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đủ các

điều kiện.

2.1.9 Quy trình quản lý về hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế

Quy trình quản lý HĐĐT của ngành Thuế vẫn đang thực hiện theo Quy trình

quản lý ấn chỉ ban hành tại Quyết định số 747/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng

cục Trưởng Tổng cục Thuế áp dụng chung cho tất cả các loại ấn chỉ. Hiện nay chưa

có Quy trình thực hiện phù hợp với quy định mới về HĐĐT và Luật Quản lý thuế số

38/2019/QH14. Tổng cục Thuế đang tiếp tục đề nghị các Cục Thuế nghiên cứu

tham gia ý kiến về Dự thảo quy trình quản lý HĐĐT để ban hành trong thời gian

tới.

2.1.10 Lợi ích và sự cần thiết của việc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh

nghiệp

Hóa đơn điện tử giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí. Doanh nghiệp tiết kiệm

được thời gian sử dụng, thời gian báo cáo, thời gian truyền tải thông tin đến người

mua. Khi sử dụng HĐĐT theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, DN không cần phải lập

báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bởi tất cả thông tin hóa đơn đã được gửi lên và

lưu trữ trên hệ thống dữ liệu của tổng cục Thuế. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định việc sử dụng HĐĐT giúp

DN tiết kiệm được thời gian (giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90%

các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản

lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí in - xuất hóa đơn cho mỗi hóa đơn). Tiết kiệm chi

phí vận chuyển, bảo quản hóa đơn, giảm được các vụ việc tranh chấp xảy ra do các

lỗi thất lạc hoặc giao chậm trễ hóa đơn.

14

Hóa đơn điện tử giúp DN thuận tiện cho việc hạch toán kế toán; đối chiếu dữ

liệu; quản trị kinh doanh của DN, thuận tiện hơn cho việc xuất trình, chứng minh,

báo cáo liên quan về hóa đơn cho các cơ quan quản lý nhà nước. Chủ DN thuận tiên

hơn trong việc khai báo và quyết toán thuế.

Hóa đơn điện tử giúp DN hạn chế rủi ro. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm

mất, cháy, hỏng hóa đơn. Hóa đơn điện tử là loại hình hóa đơn có tính bảo mật rất

cao. Hệ thống phần mềm HĐĐT bảo đảm tính chính xác, có cấu trúc chặt chẽ, có

khả năng bảo mật.

Hóa đơn điện tử giúp DN quảng bá thương hiệu, DN có thể tự thiết kế mẫu

hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của tổ chức mình lên hóa đơn để

quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.

Hóa đơn điện tử giúp DN nâng cao trình độ quản trị tài chính. Theo xu hướng

công nghệ hóa, DN đã và đang cải tiến theo hướng tự động hóa, ứng dụng công

nghệ thông tin vào quản lý, điều hành DN, quản trị tài chính và quản trị sản xuất.

Nâng cao tính minh bạch của DN và tăng lợi thế cạch tranh cho DN. Nhà quản lý

DN dễ theo dõi chứng từ thanh toán, truy soát hóa đơn, tránh sai sót số liệu.

Hóa đơn điện tử giúp DN đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng.

Khi sử dụng HĐĐT thì DN có thể xuất - gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các

cách thức như: gửi hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tích hợp trên phần

mềm; gửi thông tin hóa đơn qua hình thức tin nhắn SMS để khách hàng tra cứu.

Export ra file zip để gửi cho khách hàng qua hình thức gửi email thông thường hoặc

copy vào USB...

Hóa đơn điện tử là điều kiện cần cho thương mại điện tử toàn cầu. Trong thời

đại công nghệ thông tin 4.0 hiện nay, DN có cơ hội mở rộng kinh doanh, hợp tác

với các DN trên toàn cầu. Các thủ tục hành chính cần thiết đang dần được điện tử

hóa. HĐĐT được xem là nhân tố cần thiết để giao dịch nhanh chóng và gia tăng

được uy tín thương hiệu của DN. Chính vì vậy, chuyển đổi HĐĐT là một xu hướng

tất yếu của thời đại mà DN cần nắm bắt và nhanh chóng hòa nhập.

15

2.2 Lý thuyết nền của luận văn

Luận văn vận dụng 06 lý thuyết nền gồm Lý thuyết thể chế, Thuyết hành động

hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action); Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB –

Theory of Planned Behaviour); Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Technology

Acceptance Model) và Mô hình kết hợp TAM và TPB, Mô hình lý thuyết thống

nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).

2.2.1 Lý thuyết thể chế

North (1995) định nghĩa thể chế là “luật chơi của xã hội”, là các quy định, hạn

chế do con người tạo ra để định hướng, quy định những việc cá nhân không được

làm, hoặc được làm trong một số điều kiện nhất định, là khung quy định về sự

tương tác giữa con người.

Scott (1995) định nghĩa thể chế bao gồm các ràng buộc và hành động thuộc về

nhận thức, chuẩn mực và luật lệ nhằm tạo ra sự ổn định và ý nghĩa của hành vi xã

hội. Scott (1995) đưa ra 3 trụ cột của lí thuyết thể chế (kiểm soát - chuẩn mực -

nhận thức).

Vai trò của thể chế: Thể chế được tạo ra cung cấp một khuôn khổ hành vi cho

các hoạt động, nhằm giảm tính bất định cho sự giao dịch của con người/ tổ chức.

Phân loại: Thể chế bao gồm thể chế chính thống và thể chế không chính

thống. Thể chế chính thống là các luật lệ, chính sách được ban hành thành các văn

bản của nhà nước. Thể chính không chính thống thường đề cập đến các tục lệ,

truyền thống, quy định ngầm.

Aldrich & Fiol (1994) nêu ra “Sự chấp nhận trong nhận thức”: nhận thức về

thực thể (DN/ngành) hay thực hành (hệ thống, chính sách quản lý) mới được lan

tỏa. Sự chấp nhận cao nhất là mức độ mà mọi người không cần phải nghĩ, cứ coi

thực thể hay thực hành đó là đương nhiên.

16

DN khi tuân thủ các ràng buộc từ thể chế, sẽ được xã hội chấp nhận

(legitimacy). Khi được chấp nhận, DN có nhiều khả năng “sống sót”, tồn tại. “Sự

chấp nhận của xã hội” trở thành mấu chốt trong lý thuyết thể chế.

2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) tìm hiểu hành vi tự nguyện của một

cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện

một hành động. Theo lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước

hành vi thực tế. Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ thì

khả năng thực hiện hành vi càng lớn.

Hình 2.3. Thuyết hành động hợp lí (TRA)

(Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975, tham khảo Bang & cộng sự, 2000)

Niềm tin về tác

động của thực hiện

hành vi

Đánh giá tác động

Niềm tin mang

tính chuẩn tắc

Động cơ tuân thủ

Thái độ đối

với hành vi

Chuẩn chủ

quan

Ý định

hành vi Hành vi

17

Hạn chế lớn nhất của thuyết này xuất phát từ việc giả định rằng hành vi là

dưới sự kiểm soát của ý chí. Trên thực tế, việc thực hiện một hành vi không phải lúc

nào cũng do một ý định đã có từ trước, hơn nữa, thái độ và hành vi không phải lúc

nào cũng được liên kết bởi các ý định, đặc biệt khi hành vi không đòi hỏi nhiều nỗ

lực về nhận thức. Do đó, thuyết này chỉ sử dụng đối với hành vi có ý định từ trước.

Như vậy sử dụng lí thuyết hành động hợp lý sẽ giúp các nghiên cứu xác định

các nhân tố tác động, dẫn tới việc thực hiện một hành vi nào đó. Hiểu được điều này

sẽ giúp cho việc phát triển các cách thức, biện pháp để thay đổi hành vi hoặc thay

đổi niềm tin và qua đó sẽ làm thay đổi hành vi.

2.2.3 Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Thuyết hành vi có kế hoạch TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung

thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Bahavioural Control – PBC)

vào mô hìnhTRA. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng

hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các

nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

Hình 2.4. Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB).

(Nguồn: Azjen, 1991)

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm

soát hành vi

Thái độ

Ý định

hành vi

Hành vi

thực sự

18

2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Davis (1989) đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ. “Mục tiêu của TAM là

cung cấp một sự giải thích các nhân tố này có khả năng giải thích hành vi người sử

dụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng máy tính và cộng

đồng sử dụng”.

Dựa theo thuyết TRA, mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và tác động của các

nhân tố liên quan: tin tưởng (beliefs), thái độ (attiudes), ý định (intentions) và hành

vi (behaviors) trong việc chấp nhận công nghệ thông tin (IT) của người sử dụng.

Mô hình TAM nhận dạng các biến này có liên quan đến thành phần cảm xúc

sự ưa thích (affective) và nhận thức (cognitive) của việc chấp nhận sử dụng máy

tính(computer) – thành phần của công nghệ thông tin.

Tin tưởng Thái độ

(Thành phần nhận thức) (Thành phần ưa thích)

Hình 2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM).

(Nguồn Davis, 1989)

Xu

hướng sử

dụng

Sử dụng

hệ thống

thực sự

Nhận thức

sự hữu ích

Thái độ

hướng đến

sử dụng

Các biến

ngoại sinh

Nhận thức

tính dể sử

dụng

19

2.2.5 Mô hình kết hợp TAM và TPB

Taylor và Todd (1995) bổ sung vào mô hình TAM hai nhân tố chính là chuẩn

chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi để cung cấp việc kiểm định hoàn chỉnh về

các nhân tố quan trọng trong việc sử dụng công nghệ thông tin, gọi là “mô hình

TAM được gia tăng” (Augmented TAM) hoặc mô hình kết hợp TAM và TPB (C-

TAMTPB).

Mô hình TAM quan tâm nhiều đến tác động sự nhận thức đến việc chấp nhận

của người sử dụng. Taylor và Todd cho rằng việc tăng thêm các nhân tố cho TAM

sẽ cung cấp mô hình thích hợp cho việc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin, bao

gồm đối tượng đã có và chưa có kinh nghiệm sử dụng. Mô hình C-TAM-TPB được

dùng để dự đoán xu hướng sử dụng của đối tượng chưa sử dụng công nghệ trước

đây.

Hình 2.6. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB).

(Nguồn: Taylor và Todd, 1995)

Nhận thức

sự hưu ích

Nhận thức tính

dể sử dụng

Thái độ

sử dụng

Xu

hướng sử

dụng

Sử dụng

thực sự

Chuẩn chủ quan

Kiểm soát hành vi cảm nhận

20

2.2.6 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

(UTAUT) của Venkatesh và cộng sự

Mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003) cũng có thể “giải thích

sự chấp nhận của tổ chức đối với một công nghệ” (Carlsson et al. 2006,p. 4). Sự

tương đồng này là một động lực để sử dụng mô hình lý thuyết UTAUT. Một lý do

khác để sử dụng UTAUT cho nghiên cứu này là do phạm vi áp dụng CNTT rộng rãi

của nó (Qureshi và Anne, 2008). Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng

công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al. (2003) là một sự kết hợp của tám lý

thuyết: Lý thuyết về Hành động theo lý trí (TRA) Fishbein và Ajzen (1975, 1980),

Mô hình tạo động lực (MM) Davis et al. (1992), Mô hình Chấp nhận Công nghệ

Kết hợp và Mô hình hành vi có kế hoạch (C-TAM-TPB) Taylor và Todd (1995a),

Lý thuyết khuếch tán đổi mới (IDT) Rogers (1995), Mô hình chấp nhận công nghệ

(TAM) Davis (1989), Lý thuyết về kế hoạch Hành vi (TPB) Ajzen, (1991), Mô hình

sử dụng PC (MPCU) Triandis (1980), Thompson et al. (1991) và Lý thuyết Nhận

thức Xã hội (SCT) Bandura (1986), Compeau và Higgins (1995b).

Hình 2.7. Lý thuyết UTAUT và cấu trúc cốt lõi

(Nguồn: Venkatesh và cộng sự. 2003)

Điều kiện thuận lợi

(Facilitating Conditions)

Hành vi sử dụng

( Use Behavior)

Ý định hành vi

(Behavioral

Intention)

Giới tính

(Gender)

Tuổi

(Age)

Kinh nghiệm

( Experience)

Hiệu suất mong đợi

( Performance

Expectancy)

Nổ lực mong đợi

( Effort Expectancy)

Ảnh hưởng xã hội

(Social Influence)

21

UTAUT giải thích rằng việc áp dụng hệ thống thông tin chủ yếu phụ thuộc

vào tuổi thọ hoạt động hoặc tính hữu ích được cảm nhận. Người có liên quan sẽ coi

công nghệ được mong đợi là công nghệ sẽ cải thiện hiệu suất công việc của mình.

Biến thứ hai, kỳ vọng nỗ lực, cũng bằng nhận thức dễ sử dụng trong TAM, khuyến

khích người đó rằng công nghệ đầu vào sẽ ít cồng kềnh hơn. Biến thứ ba, tác động

xã hội, giải thích ảnh hưởng của bên thứ ba đối với việc sử dụng công nghệ mới.

Biến thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi, giải thích sự tiện dụng của các hỗ trợ cần thiết

để cải thiện việc sử dụng hệ thống. UTAUT mô tả tuổi thọ hiệu suất, tuổi thọ nỗ

lực, ảnh hưởng xã hội và các điều kiện tạo điều kiện như các cấu trúc độc lập, ý

định hành vi và người dùng hành vi. UTAUT giải thích hành vi của người dùng có

ý định sử dụng một công nghệ và hành vi của người dùng tiếp theo.

2.3 Lược khảo các mô hình nghiên cứu liên quan

2.3.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài

2.3.1.1 Nghiên cứu của tác giả Harald, B. (2009) cho thấy trong báo cáo của

mình rằng hệ thống HĐĐT là một mô hình ba chân thể hiện nền tảng cải thiện việc

sử dụng hệ thống cải tiến này. Mô hình này bao gồm ba khối công việc, bao gồm

xây dựng các yêu cầu pháp lý để hướng dẫn các DN thực hiện khi sử dụng HĐĐT,

khả năng tương tác giữa các nhà vận hành và nội dung hướng dẫn tiêu chuẩn. Các

đề xuất pháp lý và quy định nhằm đưa ra "một khuôn khổ pháp lý thống nhất được

sử dụng rõ ràng cho HĐĐT" (Harald 2009, 29). Ngoài ra, mở rộng các phương thức

tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong các tình huống của HĐĐT. (Harald 2009, 37.).

Harald (2009) cũng gợi ý rằng tỷ lệ chấp nhận hóa đơn điện tử có thể nhanh hơn

nếu tất cả các trở ngại có thể được loại bỏ, mặc dù việc quản lý sự thay đổi này

trong hệ thống hiện có có thể khó thực hiện.

2.3.1.2 Nghiên cứu của tác giả Basware (2012, 9), PayStream (2010, 6) và

Harald (2009, 17-18). Các tác giả phân loại các rào cản vào các nhân tố bên trong

và bên ngoài. Các nhân tố nội bộ liên quan đến các vấn đề có nguồn gốc từ công ty

riêng của mình, mà cản trở khả năng của mình để sử dụng hệ thống HĐĐT. Các

22

nhân tố bên ngoài hoặc bắt nguồn từ bên ngoài, ví dụ như các nhà cung cấp, khách

hàng, nhà cung cấp dịch vụ, và các chính phủ, ngăn ngừa hoặc làm giảm sự hấp dẫn

của việc sử dụng HĐĐT.

Bảng 2.1. Rào cản đối với hóa đơn điện tử

(Basware 2012,9; PayStream 2010, 6; Harald Năm 2009, 17-18).

Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố nội tại

Khách hàng miễn cưỡng nhận HĐĐT

Sự khác biệt trong các kênh lập hóa

đơn giữa nhà cung cấp và khách hang

Khả năng liên kết hoạt động giữa các

tổ chức vận hành.

Thiếu nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT.

Không có hướng dẫn của chính phủ

Khó khăn khi sử dụng

Phát sinh thêm chi phí kinh doanh

Khó khăn về ngân sách.

Vẫn muốn giữ hệ thống cũ

Cơ sở hạ tầng CNTT yếu kém

Thiếu năng lực kinh doanh

Quy trình thực hiện phức tạp

Lo lắng về khả năng thực hiện và an

ninh.

2.3.1.3 Nghiên cứu của Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila

Temitayo (2009) áp dụng Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

(UTAUT) để điều tra nhu cầu về các Công ty ở Nigeria. Nghiên cứu này cung cấp

một số hướng dẫn hữu ích cho các DN trong ngành như các nhà cung cấp dịch vụ

lập HĐĐT (EISP), các nhà hoạch định chính sách và các nhà tiếp thị. Với sự tích

hợp mới, mức độ hiểu biết cao hơn có thể đạt được về việc chấp nhận lập HĐĐT

giữa các Các công ty Nigeria lập HĐĐT có một tiềm năng tiết kiệm chi phí so với

lập hóa đơn trên giấy truyền thống (Lempinen và Penttinen 2009). Kết hợp với các

23

-H1

+H2

+H3

-H4

+H5

+H6

+H7

+H8

cấu trúc từ các nghiên cứu hiện có khác, đã được sử dụng để hình thành lý thuyết

cho ý định áp dụng HĐĐT của các công ty Nigeria. Mô hình UTAUT là phép đo

trực tiếp hành vi của người dùng nhưng nó được sử dụng như một nhân tố quyết

định ý định hành vi của các công ty trong nghiên cứu này.

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu ý định áp dụng HĐĐT

Nguồn: Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila Temitayo (2009)

Mô hình nghiên cứu của Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila

Temitayo (2009) về ý định hành vi áp dụng HĐĐT. Ý định hành vi (Behavioral

Intention) là mức độ sẵn sàng sử dụng hệ thống của các công ty (Venkatesh et al.

2003). Nghiên cứu sử dụng ý định hành vi như một biến phụ thuộc vào 8 biến độc

lập:

Anxiety: H1: Lo lắng (ANX) có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của các

công ty trong ý định áp dụng HĐĐT.

Lo lắng

Tuổi thọ nỗ lực

Điều kiện tạo điều kiện

Rủi ro tài chính

Hình ảnh

Kỳ vọng về Hiệu suất

Ảnh hưởng xã hội

Kiến thức về Công nghệ

Ý định sử dụng

hóa đơn điện tử

24

Effort Expectancy: H2: Tuổi thọ nỗ lực (EE) có ảnh hưởng tích cực đến

hành vi dự định áp dụng e-invoicing của các công ty.

Facilitating Conditions: H3: Điều kiện tạo điều kiện (FC) có ảnh hưởng

tích cực đến hành vi của các công ty trong ý định áp dụng HĐĐT ở Nigeria.

Financial Risk: H4: Rủi ro tài chính (FR) có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi

của các công ty trong ý định áp dụng HĐĐT.

Image: H5: Hình ảnh (IMG) có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi của

các công ty trong việc áp dụng HĐĐT.

Performance Expectancy e-invoicing user: H6: Kỳ vọng về Hiệu suất (PE)

có ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng hành vi của các công ty lập HĐĐT.

Social Influence: H7: Ảnh hưởng xã hội (SI) có ảnh hưởng tích cực đến

hành vi dự định áp dụng einvoicing của các công ty.

Technology Literacy: H8: Kiến thức về Công nghệ (TL) có tác động tích

cực đến hành vi của các công ty trong ý định áp dụng lập HĐĐT.

2.3.1.4 Nghiên cứu của tác giả Hoang Ngo (2013)

Luận án tiến sĩ, cử nhân kinh doanh quốc tế. Trường Đại Học Khoa học Ứng

dụng HAAGA – HELIA – Phần Lan về những thách thức đối với hệ thống HĐĐT:

Một nghiên cứu định lượng về DN vừa và nhỏ ở Việt Nam (Challenges for

electronic invoicing systems: A quantitative study of Vietnamese SMEs). Luận án

này nhằm mục đích điều tra các rào cản hiện tại, quan điểm của các DN vừa và nhỏ

ở Việt Nam về việc thực hiện hệ thống HĐĐT. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cung cấp

câu trả lời cho các lý do sử dụng hóa đơn giấy dài hạn của các công ty. Nghiên cứu

cho thấy Công ty thực hiện HĐĐT gặp những thách thức đối với việc triển khai hệ

thống HĐĐT và những lợi ích mà hệ thống HĐĐT mang lại cho các công ty. Đồng

thời kế hoạch tương lai của các công ty liên quan đến HĐĐT cũng được xem xét.

25

2.3.2 Nghiên cứu trong nƣớc

Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nƣớc

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

stt Tác giả năm Không gian nghiên

cứu Kết quả nghiên cứu

1

Đỗ Lê

Thùy

Trang

2013 Sự chấp nhận kê

khai thuế qua mạng

internet của DN tại

Cục Thuế tỉnh

Khánh Hòa.

(1) Hiệu quả mong đợi (lợi ích mang

lại khi sử dụng),

(2) Cơ sở hạ tầng CNTT ở CQT,

(3) Sự phù hợp với DN,

(4) Yêu cầu về đổi mới công nghệ,

(5) Vai trò của chính phủ,

(6) Đặc điểm của DN,

(7) Đặc điểm của lãnh đạo.

2

Nguyễn

Thị Hồng

Liêm

2016 Các nhân tố ảnh

hưởng đến xu

hướng chọn HĐĐT

của DN Cục Thuế

Thành phố HCM

quản lý

(1) Nhận thức sự hữu ích,

(2) Nhận thức tính dễ sử dụng,

(3) Chuẩn chủ quan,

(4) Nhận thức kiểm soát hành vi,

(5) Niềm tin,

(6) Nhận thức về rào cản chuyển đổi.

3

Nguyễn

Đại Trí,

Tổng Cục

Thuế

2018 Việc hình thành cơ

sở dữ liệu quốc gia

và giải pháp thúc

đẩy sử dụng HĐĐT

Việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc

gia và giải pháp thúc đẩy sử dụng

HĐĐT

4

Phạm

Hữu Trị

2019 Nghiên cứu xu

hướng sử dụng

HĐĐT của các DN

tại Chi cục Thuế

Quận Bình Thủy

Thành phố Cần

Thơ

(1) Hiệu quả mong đợi,

(2) Dễ sử dụng,

(3) Chuẩn chủ quan,

(4) Nhận thức rủi ro,

(5) Nhận thức kiểm soát hành vi,

(6) Nhận thức niềm tin.

26

2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong mô hình có 01 biến phụ thuộc:

Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của DN (gồm 03 biến quan sát) và 7 biến độc

lập (H1 đến H7) tác động đến biến phụ thuộc (thông qua 33 biến quan sát). Tác giả

phân tích các khái niệm nghiên cứu để xác định thang đo và xây dựng mô hình

nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến Quyết định sử dụng HĐĐT của DN.

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Cơ sở pháp lý

chất

Đặc điểm của tổ chức cung

cấp dịch vụ HĐĐT

ứng

Sự hữu ích/ Lợi ích

bạch

Đặc điểm của doanh nghiệp

Yêu cầu về an toàn và bảo

mật

cảm

Nhận thức rào cản chuyển

đổi

Khả năng tích hợp dịch vụ

điện tử khác với HĐĐT

Quyết định sử dụng HĐĐT

của Doanh nghiệp

H1

H2

H3

H4

H5

H6

H7

27

Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (QĐ)

Quyết định là phải thực hiện cho được việc phải làm, việc mà trước đó đã có ý

định và muốn thực hiện. Theo mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) được sử

dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi

đã có từ trước của họ. Thuyết hành động hợp lý (TRA) cho thấy rằng ý định càng

mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả

năng hành vi được thực hiện. Ví dụ như khi đã có đầy đủ các nhân tố về ý định hay

xu hướng sử dụng HĐĐT như các nghiên cứu trước (Tác giả Harald (2009); Tác

giả Basware (2012), PayStream (2010) và Harald (2009) và Nguyễn Thị Hồng

Liêm (2016)) đã đề cập và có đủ các điều kiện về nguồn lực thì tỷ lệ chấp nhận và

quyết định sớm sử dụng HĐĐT sẽ tăng nhanh hơn.

H1: Cơ sở pháp lý (PL)

Cơ sở pháp lý là một nền tảng và điều kiện có vai trò làm kim chỉ nam hướng

dẫn trong bất kỳ một hoạt động, một mối quan hệ nào nhằm đảm bảo một kỷ luật

chung cho mọi người nhận biết và chấp hành. Ở đây cơ sở pháp lý là các văn bản

mang tính quy phạm pháp luật (thuộc thể chế chính thống) quy định và hướng dẫn

chúng ta trong quá trình áp dụng triển khai HĐĐT như Luật quản lý Thuế, Nghị

quyết, Nghị định, Thông tư quy định về áp dụng HĐĐT và các văn bản hướng dẫn.

Vận dụng nội dung nghiên cứu của tác giả Harald, B. (2009) về hệ thống HĐĐT có

đề xuất: “ Một khuôn khổ pháp lý thống nhất được sử dụng rõ ràng cho HĐĐT" và

lý thuyết thể chế, tác giả đề xuất nghiên cứu nhân tố: Cơ sở pháp lý”cho rõ nghĩa và

phù hợp ngữ cảnh nghiên cứu. Các DN sẽ quyết định áp dụng HĐĐT khi tin tưởng

rằng cơ sở pháp lý về HĐĐT được quy định rõ ràng.

H2: Sự hữu ích/ Lợi ích (LI)

Lợi ích là điều có lợi, điều cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu. Theo A.M.

Đikovsịj thì: “ Lợi ích được nhận thức sẽ định hướng nhận thức nhu cầu và điều

kiện khách quan, chính nó xác định sự tìm kiếm phương thức, con đường và

phương tiện để giải quyết những mâu thuẩn trong thực tiễn”. Ngoài ra, nó sẽ mở

28

rộng các phương thức tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong các tình huống của HĐĐT.

(Harald 2009, 37.). Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng HĐĐT sẽ giúp DN sớm

quyết định áp dụng HĐĐT. Đồng thời phỏng theo nhân tố nhận thức sự hữu ích

trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Liêm (2016), tác giả đề xuất nghiên

cứu đối với biến Sự hữu ích/ Lợi ích.

H3: Đặc điểm của doanh nghiệp (DN)

Trên cơ sở kế thừa tính ưu việt trong luận văn của tác giả Đỗ Lê Thùy Trang

(2013) về khai thuế điện tử, tác giả chọn tên nhân tố là: “ Đặc điểm của doanh

nghiệp” bao hàm cả niềm tin, động cơ tuân thủ và năng lực của DN trong việc thực

hiện áp dụng HĐĐT. Theo thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) thi thành phần nhận

thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi,

điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành

vi. Nếu DN đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ (bao gồm nguồn nhân lực và

vật lực) đảm bảo việc dể dàng thực hiện hành vi (việc phát hành HĐĐT), có đặc

điểm hoạt động trên nhiều địa bàn, sử dụng lượng hóa đơn nhiều thì chủ DN sẽ có

xu hướng ủng hộ việc thực hiện HĐĐT nhiều hơn, có khả năng quyết định sử dụng

HĐĐT sớm hơn.

H4: Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (CC)

Nghiên cứu của tác giả Hoang Ngo (2013) cho thấy Công ty thực hiện

HĐĐT gặp những thách thức đối với việc triển khai hệ thống HĐĐT và những lợi

ích mà hệ thống HĐĐT mang lại cho các công ty. Vì vậy cần có các tổ chức cung

cấp hệ thống ứng dụng để triển khai tốt. Các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT cần

cung cấp thêm các tính năng bổ trợ và nhiều chương trình làm cho nền tảng lập

HĐĐT trở nên mạnh mẽ, dễ dàng thao tác và thân thiện khi sử dụng. Phần mềm

HĐĐT cũng phải đảm bảo về tốc độ, độ chính xác và hiệu quả mới đáp ứng yêu cầu

thực tiễn. Các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phải có khả năng tương tác và khả

năng kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định của pháp

luật.

29

Tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 68/2019 ngày 30/09/2019 của Bộ Tài chính

định nghĩa:“ tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT bao gồm: tổ chức cung cấp giải pháp

HĐĐT; cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu HĐĐT và các dịch vụ khác

liên quan đến HĐĐT”. HĐĐT được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý

bằng phương tiện điện tử. Thành phần chứa dữ liệu HĐĐT và phương thức truyền

nhận HĐĐT với CQT được quy định chặc chẽ tại Quyết định số 635/QĐ-TCT ngày

11/5/2020 của Tổng cục Thuế. Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT không đáp ứng

được các yêu cầu mà pháp luật quy định sẽ có tác động không nhỏ đến quyết định

sử dụng HĐĐT của DN. Vì vậy tác giả đề xuất khảo sát nghiên cứu đối với nhân tố

Đặc điểm tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.

H5: Nhận thức rào cản chuyển đổi (NTRC)

Nhân tố Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT của tác giả được vận dụng theo

thuyết hành vi dự định (TPB) phản ảnh mức độ về việc tin tưởng rằng sự sẵn có của

các nguồn lực và cơ hội thực hiện HĐĐT; phỏng theo kết quả nghiên cứu nhân tố

rào cản đối với HĐĐT của tác giả Basware (2012, 9), PayStream (2010, 6) và

Harald (2009, 17-1). Tác giả Harald (2009) cũng gợi ý rằng tỷ lệ chấp nhận

einvoicing có thể nhanh hơn nếu tất cả các trở ngại có thể được loại bỏ. Vì vậy tác

giả đề xuất nhân tố Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT và các biến quan sát được

chỉnh lại ngữ nghĩa cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nhân tố Nhận thức rào

cản chuyển đổi HĐĐT của DN càng cao làm tăng ý định sử dụng và chấp nhận sử

dụng HĐĐT. Khi DN càng nhận thức và chấp nhận vượt qua rào cản chuyển đổi thì

càng sớm có quyết định sử dụng HĐĐT.

H6: Yêu cầu về an toàn và bảo mật (AT)

Luật quản lý Thuế quy định CQT có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và

phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức

thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo

đảm duy trì, vận hành, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin về hóa

đơn; xây dựng định dạng chuẩn về hóa đơn. Đây là những mục tiêu gắn với việc đổi

30

mới công nghệ và đáp ứng sự mong đợi của người thụ hưởng dịch vụ HĐĐT. Vì

vậy tác giả chọn nhân tố :” Yêu cầu an toàn và bảo mật” là hoàn toàn phù hợp với

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Liêm (2015) về nhân tố niềm tin và phù

hợp ngữ cảnh nghiên cứu.

H7: Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT (KN)

Nghiên cứu của tác giả Harald, B. (2009) cho thấy khả năng tích hợp giải

quyết các vấn đề liên quan đến việc vận hành HĐĐT. Doanh nghiệp khi nhận thức

về sự tích hợp giữa các dịch vụ điện tử sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng kiến thức công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến ý

định của các công ty trong việc áp dụng lập HĐĐT. Do đó các tổ chức đã sử dụng

phần mềm kế toán, thực hiện thương mại điện tử hay thanh toán điện tử sẽ có xu

hướng và sớm quyết định sử dụng HĐĐT hơn các DN khác. Vì vậy tác giả đề xuất

nghiên cứu nhân tố Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT.

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Cơ sở pháp lý (PL) tác động cùng chiều đến Quyết định sử dụng

HĐĐT của Doanh nghiệp (QĐ).

Giả thuyết H2: Sự hữu ích/ Lợi ích (LI) tác động cùng chiều đến QĐ.

Giả thuyết H3: Đặc điểm của doanh nghiệp (DN) tác động cùng chiều đến QĐ.

Giả thuyết H4: Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (CC) tác động

cùng chiều đến QĐ.

Giả thuyết H5: Nhận thức rào cản chuyển đổi (NTRC) tác động cùng chiều đến

QĐ.

Giả thuyết H6: Yêu cầu về an toàn và bảo mật (AT) tác động cùng chiều đến

QĐ.

Giả thuyết H7: Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT (KN) tác

động cùng chiều đến QĐ.

31

Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính:

(1) Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính

(2) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Xác định

vấn đề

nghiên cứu

Mục tiêu

nghiên

cứu

Cơ sở

lý thuyết Thang đo

nháp

Thang đo

chính thức

Định lượng

chính thức

(n = 197 phiếu)

Nghiên cứu

định tính

Phân tích hồi quy

bội Phân tích EFA

Phân tích tần số,

anova, Cronbach

Đề xuất hàm ý quản trị

Kết luận và kiến nghị

32

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Tiến hành nghiên cứu định tính

Bước thực hiện này nhằm điều chỉnh bổ sung thang đo gốc, tìm ra các nhân

tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Trên cơ sở tổng hợp kết quả

phỏng vấn thu được, tác giả hiệu chỉnh để hình thành Bảng câu hỏi khảo sát phục vụ

nghiên cứu định lượng.

3.2.1.1 Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu:

Dựa trên tổng quan lý thuyết có liên quan đến HĐĐT, tác giả đã chắt lọc và

hệ thống lại các khái niệm, định nghĩa và mối quan hệ giữa quyết định của DN và

HĐĐT. Để đảm bảo thang đo rõ ràng, phù hợp hơn với ngữ cảnh nghiên cứu và

thực trạng triển khai tại tỉnh Khánh Hòa, tác giả thực hiện xây dựng thang đo nháp

ngay trong nội dung Phiếu phỏng vấn chuyên gia và theo mô hình đề xuất. Mẫu

phiếu phỏng vấn đối với chuyên gia tại Phụ lục 3.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

Tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia - những người có

kinh nghiệm trong lĩnh vực HĐĐT. Tổng số thành viên chuyên gia được phỏng vấn

là 13 người, bao gồm: 05 chuyên gia thuộc ngành Thuế trong lĩnh vực liên quan

HĐĐT, 05 đại diện tổ chức cung cấp dịch vụ phần mềm HĐĐT, 03 DN đã sử dụng

HĐĐT ổn định trong vòng 3 năm. Danh sách các thành viên được phỏng vấn tại

Phụ lục 4. Sau đó, tác giả điều chỉnh thang đo thông qua kết quả tham khảo ý kiến

đóng góp của các chuyên gia để hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng.

Bước 3: Phân tích và tổng hợp kết quả phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhiều chuyên gia rất tích cực tìm hiểu các thông

tin liên quan đến việc vận hành phần mềm, các quy định pháp luật và các nội dung

hướng dẫn vướng mắc, tham gia phiếu khảo sát có chất lượng. Những chuyên gia

phỏng vấn đều hiểu rõ và có quá trình tiếp cận với HĐĐT. Họ cũng đồng ý rằng:

33

quyết định sử dụng HĐĐT chịu tác động từ nhiều nhân tố. Hầu hết các chuyên gia

đồng ý các nhân tố đề cập trong phiếu phỏng vấn là tương đối phù hợp và đầy đủ để

tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Tác giả chọn các nhân tố có tỷ lệ

đồng thuận của các chuyên gia trong phiếu phỏng vấn đạt từ 75% trở lên để có thể

phù hợp với thực tiễn hiện nay trong bối cảnh triển khai mở rộng đối tượng sử dụng

HĐĐT. Bảng thống kê kết quả cuộc phỏng vấn tại Phụ lục 5.

Các chuyên gia đã thống nhất cao đối với các biến quan sát của nhân tố: “Cơ

sở pháp lý” (PL) trong phiếu phỏng vấn. Đây có thể nói là cơ sở nền tảng cơ bản để

cả nước thực hiện và là cơ sở pháp lý mang tính tác động trực tiếp đến quyết định

sử dụng HĐĐT của DN. Đồng thời qua công tác thực tiễn, tác giả nhận thấy nhân tố

về cơ sở pháp lý luôn gắn liền việc triển khai áp dụng HĐĐT, ảnh hưởng nhiều đến

số lượng DN quyết định sử dụng HĐĐT.

Nhân tố (LI): “Sự hữu ích/ Lợi ích” có biến quan sát: “Thao tác thực hiện

HĐĐT đơn giản ” và biến quan sát ”Dễ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của HĐĐT”

có số phiếu đồng thuận là 77% và 85% nhưng ý kiến tham gia là hai biến này thuộc

nội dung “Đặc tính dể sử dụng”. Nên cần phải bổ sung nhân tố mới và đưa thành

biến quan sát của nhân tố Đặc tính dể sử dụng (DSD). Điều này cũng phù hợp với

nhân tố Effort Expectancy: Nhận thức về sự dễ dàng trong việc sử dụng của tác giả

Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila Temitayo (2009); và cũng phù hợp

với biến quan sát “HĐĐT được thực hiện dễ dàng hơn” và “Quy trình thực hiện

HĐĐT thật dễ hiểu” của tác giả Nguyễn Thị Hông Liêm (2015). Bên cạnh đó có ý

kiến góp ý bổ sung thêm biến quan sát của nhân tố “Đặc tính dể sử dụng” là “Dể

dàng kiểm soát được quá trình sử dụng HĐĐT” do sử dụng HĐĐT sẽ có phần mềm

ghi nhận dữ liệu bằng phương tiện điện tử nên dể dàng kiểm tra được. Do vậy nhân

tố “Sự hữu ích/ Lợi ích” được thiết kế lại trong bảng câu hỏi của phiếu khảo sát

thành 2 nhân tố là nhân tố (LI) “Sự hữu ích/ Lợi ích” gồm có 5 biến quan sát và

nhân tố (DSD) “Đặc tính dể sử dụng” gồm có 3 biến quan sát.

34

Nhân tố (CC): “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT” có 02 biến

quan sát: “Kho dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu HĐĐT” và biến quan

sát:”Xây dựng được chuẩn cơ sở dữ liệu kết nối dữ liệu với CQT” tuy không ít

phiếu đồng thuận nhưng ý kiến tham gia là hai biến này thuộc nội dung bắt buộc

“Đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật” của tổ chức cung cấp dịch vụ.

Nghĩa là thuộc nội dung của quy định tại chương X của Luật quản lý Thuế. Bên

cạnh đó ý kiến của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT cho rằng quyết định sử

dụng HĐĐT của DN còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ tư vấn hỗ trợ của tổ

chức cung cấp dịch vụ HĐĐT nên cần thiết điều chỉnh ngữ nghĩa nội dung của biến

quan sát: “Nhiều giải pháp phần mềm HĐĐT khác nhau cung cấp phù hợp với từng

quy mô, ngành nghề của DN” thành “ Tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phù hợp, có

dịch vụ hỗ trợ, tư vấn bảo hành sản phẩm tốt” cho ngắn gọn và đủ nghĩa.

Nhân tố (NTRC): “Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT” là nhân tố có ý

nghĩa tác động việc DN quyết định áp dụng HĐĐT. Nhận thức rào cản càng tăng thì

DN có hướng khắc phục và đi đến Quyết định sử dụng HĐĐT nhiều hơn. Vì vậy có

ý nghĩa tác động cùng chiều. Liên quan đến biến quan sát: “DN muốn duy trì sử

dụng hóa đơn giấy vì mục đích trốn thuế, mua bán hóa đơn hoặc ghi sai thời điểm”,

tác giả nhận định rằng quy định thời điểm lập hóa đơn phải đồng thời với thời điểm

phát sinh doanh thu hoặc thu được tiền sẽ gây khó khăn cho DN trong vấn đề hợp

thức hóa số liệu nhằm mục đích trốn thuế. Tuy nhiên nhân tố này có tỷ lệ đồng

thuận rất thấp vì vậy tác giả tiếp thu ý kiến và loại biến quan sát này ra khỏi nghiên

cứu. Chuyên gia là DN và tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT không đồng ý với biến

quan sát: “Lo lắng việc Bên bán đơn phương hủy hóa đơn” thể hiện ít phiếu đồng

thuận và ý kiến cho rằng: biến này chỉ trả lời phù hợp nếu đứng trên góc nhìn của

người nhận được HĐĐT nên không phù hợp với mục tiêu khảo sát của luận văn.

Biến này không tác động trực tiếp đến quyết định của DN sử dụng hay không sử

dụng HĐĐT. Vì vậy tác giả loại biến này ra trong thang đo chính thức.

Nhân tố (AT): “Yêu cầu về an toàn và bảo mật” có biến quan sát: “Việc

truyền nhận dữ liệu HĐĐT giữa người bán, người mua và cơ quan quản lý nhà

35

nước thuận lợi, an toàn, bảo mật” được ít phiếu đồng thuận. Các chuyên gia cho

rằng ý kiến bị trùng với ý các biến trên về an toàn, bảo mật của HĐĐT và đề nghị

bổ sung nội dung “Tính pháp lý của HĐĐT “ cho nhân tố này theo nghiên cứu của

Nguyễn Thị Hồng Liêm (2015).

Nhân tố (KN): “Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT” có biến

quan sát: “DN có sử dụng hóa đơn đặc thù như ngân hàng, bệnh viện, tem, vé xe” ít

phiếu đồng thuận. Các Chuyên gia ý kiến rằng việc DN sử dụng hóa đơn đặc thù

không phải là phần mềm để quan sát đánh giá “Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử

khác với HĐĐT” nên tác giả tiếp thu ý kiến và loại biến quan sát này trong mô

hình nghiên cứu.

3.2.1.2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Từ các ý kiến đóng góp của các chuyên gia về điều chỉnh thang đo trong quá

trình phỏng vấn, tác giả tổng hợp bổ sung, xây dựng, điều chỉnh ngữ nghĩa của

thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Thang đo chính thức bao gồm 8

biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, gồm tất cả có 31 biến quan sát dùng để tiến hành

nghiên cứu định lượng tiếp theo. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu được minh

họa tại phụ lục số 6. Mẫu nghiên cứu chính thức tại Phụ lục số 7.

Phiếu khảo sát có kết cấu bao gồm 3 phần:

A. Thông tin doanh nghiệp: Loại hình DN, Quy mô DN, Thời gian hoạt động

của DN, Các loại hóa đơn mà DN sử dụng, Ngành nghề kinh doanh của DN, Số

lượng hóa đơn DN sử dụng trong 1 năm, Thông tin người tham gia khảo sát.

B. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố giúp doanh nghiệp quyết

định sử dụng HĐĐT theo 05 mức độ chọn (5 liker) để trả lời cho 8 biến độc lập

(thông qua 28 biến quan sát) và 01 biến phụ thuộc (gồm 3 biến quan sát).

C. Ý kiến đề nghị đề xuất của doanh nghiệp: gồm 3 câu hỏi: DN gặp khó

khăn gì ? Lý do không hài lòng (nếu có) ? Đề nghị của DN để nâng cao hiệu quả sử

dụng HĐĐT.

36

3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng google form hoặc khảo sát

trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thu về kết quả khảo sát thì tiến hành

áp dụng phần mềm. Xử lý dữ liệu thống kê (SPSS) để phân tích: làm sạch (hoặc mã

hóa) dữ liệu, thống kê mô tả; anova; kiểm định độ tin cậy Cronbach’alpha và giá trị

của thang đo; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy bội nhằm đánh

giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa

bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận

tiện. Các DN được chọn là đang hoạt động và có sử dụng hóa đơn, kể cả đã sử dụng

HĐĐT và chưa sử dụng HĐĐT, không hạn chế hay phân biệt về quy mô (số lượng

lao động, vốn), loại hình và ngành nghề hoạt động. Người tham gia khảo sát là ngẫu

nhiên, có thể là giám đốc, kế toán hay quản lý…của DN.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến qua email và các

kênh mạng xã hội (facebook và zalo) bằng công cụ Google Form. Bảng khảo sát

được gửi đến các DN theo dõi tại tất cả các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa. Sau đó, tác giả liên hệ trực tiếp qua facebook và zalo với từng DN để nhờ họ

dành thời gian từ 5 đến 10 phút thực hiện khảo sát. Riêng các DN được biết thông

tin (số điện thoại và địa chỉ email), tác giả gọi điện trước nhờ sự hỗ trợ. Khi các DN

phản hồi theo đường dẫn đã gửi sẽ được cập nhật liên tục trên Google Form.

3.2.2.3 Tiêu chí chọn mẫu

Phiếu khảo sát được chọn là của các DN đang hoạt động và có sử dụng hóa

đơn, chọn đầy đủ tiêu chí phân loại theo quy mô (số lượng lao động, vốn), loại hình,

ngành nghề hoạt động, đã sử dụng hoặc chưa sử dụng HĐĐT. Mẫu hoàn chỉnh khi

đảm bảo chọn đầy đủ, phù hợp các nội dung bắt buộc trong mẫu khảo sát.

37

Kết quả thu thập sau khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia sẽ phục vụ

cho mục đích của phương pháp này là đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo

lường. Kết quả cuộc khảo sát thu được 202 phiếu khảo sát. Sau khi kiểm tra dữ liệu

khảo sát, tác giả loại ra 05 phiếu ( 02 phiếu không trả lời, 03 phiếu có kết quả trả lời

không phù hợp). Vậy nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu n = 197 phiếu.

3.2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hoá và tiến hành phân tích trên

phần mềm SPSS. Bao gồm 05 bước sau:

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả (xem phụ lục 8 và 9).

Bước 2: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha (xem phụ lục 10).

Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (xem phụ lục 11).

Bước 4: Phân tích hệ số tương quan (xem phụ lục 12).

Bước 5: Phân tích hồi quy bội (xem phụ lục 13).

38

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu

4.1 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh Khánh Hòa

4.1.1 Không gian nghiên cứu

Trong những năm qua, ngành Thuế Việt Nam luôn chú trọng thực hiện các

giải pháp cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế và đẩy mạnh điện tử hóa

trong các giao dịch của DN như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và hoàn thuế

điện tử. Đến tháng 5/2020, cả nước đã có khoảng 800 nghìn DN tham gia sử dụng

dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,7% trong tổng số DN đang hoạt động (theo Tạp chí

Thuế). Việc triển khai áp dụng HĐĐT cũng nằm trong chương trình thuế điện tử (e

- tax) của ngành thuế và nội dung HĐĐT đã được đưa vào đề án phát triển thanh

toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số

2545/QĐ - TTg ngày 30/12/2016 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với việc triển khai HĐĐT của cả nước, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa đang

tìm cách giải bài toán áp dụng hóa đơn chứng từ điện tử theo quy định của Luật

quản lý thuế (100% doanh nghiệp sử dụng HĐĐT từ ngày 01/07/2022).

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập ngày 01/10/1990. Hiện nay có trụ sở tại

địa chỉ: Số 17 đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha

Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế,

có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của

ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm

theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan

khác.

Từ tháng 08 năm 2019 đến nay, thực hiện theo Quyết định số 927/QĐ-BTC

ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục Thuế trực

thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa; DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được theo dõi

quản lý phân cấp bao gồm các DN do Cục Thuế quản lý và các DN do 04 Chi cục

thuế thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế khu vực quản lý bao gồm: Chi cục Thuế

39

thành phố Nha Trang, Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, Chi cục Thuế khu

vực Bắc Khánh Hòa, Chi cục Thuế khu vực Tây Khánh Hòa.

Hình 4.1. Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Nguồn: Theo Quyết định số 927/QĐ-BTC của Bộ Tài chính

Qua quá trình triển khai sử dụng các dịch vụ công điện tử về thuế trên địa

bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Số DN

thực hiện kê khai thuế qua mạng (KTQM), nộp thuế điện tử (NTĐT), hoàn thuế

điện tử và sử dụng HĐĐT chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm. Số DN hoàn

thành đăng ký khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đến hết tháng 6/2020 đạt

100%. Đến tháng 6 năm 2020, số tiền nộp thuế điện tử tăng và tỷ lệ nộp thuế điện tử

đạt trên 95%. Tỷ lệ hoàn thuế GTGT bằng phương tiện điện tử đạt 100% trường

hợp (xuất khẩu và đầu tư). Số lượng DN đã được giải quyết hoàn thuế GTGT và

tổng số tiền hoàn thuế điện tử tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ các DN

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phần lớn đã có nền tảng điều kiện về công nghệ để có

thể chuyển đổi sang HĐĐT theo chủ trương chung của Chính phủ.

4.1.2 Tình hình tổ chức triển khai hóa đơn điện tử

Cùng với cả nước phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Chính Phủ đã đề ra

Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2020, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đặt ra kế hoạch

giám sát việc thực thi các quy định quản lý hóa đơn, tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng

HĐĐT đến DN trên địa bàn tỉnh ngay từ những tháng đầu năm 2020.

40

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã từng bước triển khai nhiều biện pháp, nhằm tác

động đến tất cả các DN chưa tham gia áp dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh để đảm bảo

lộ trình triền khai chung. Cụ thể Cục Thuế đã tiến hành:

Lập kế hoạch: Cục Thuế Khánh Hòa đã lập và thông báo kế hoạch triển khai

công tác HĐĐT trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã giao chỉ tiêu số lượng DN triển khai

sử dụng HĐĐT trong năm 2020 cụ thể cho các đơn vị trực thuộc.

Phân công nhiệm vụ: Thực hiện phân công rõ ràng bằng văn bản chỉ đạo từ

cấp Cục đến cấp Chi cục. Phân công Phòng Tuyên truyền & Hỗ trợ NNT làm đầu

mối triển khai, phối hợp với các Chi cục Thuế để theo dõi, tổng hợp kết quả triển

khai theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục Thuế.

Công tác phối hợp: Ban hành 02 văn bản nhằm phối hợp tăng cường triển

khai HĐĐT với các tổ chức, DN có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ HĐĐT. Triển

khai rà soát và lập danh sách DN chưa sử dụng HĐĐT không thuộc diện rủi ro cao

về hóa đơn cung cấp cho các tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ HĐĐT để tiếp

cận DN. (Xem phụ lục 1).

Tổ chức hội thảo, hội nghị: Ban hành văn bản 04 văn bản về việc tổ chức

hội nghị thực hiện triển khai HĐĐT năm 2020. Tính đến hết tháng 6/2020, Cục

Thuế tổ chức được 01 cuộc Hội thảo về HĐĐT. Công tác tổ chức Hội nghị tập huấn

đối thoại, tuyên truyền cho DN trong 6 tháng đầu năm gặp khó khăn nhất định do

đại dịch COVID.

Thông tin tuyên truyền: Đã thường xuyên cập nhật văn bản tuyên truyền về

HĐĐT trên các kênh truyền thông. Trong 6 tháng 2020, Cục Thuế đã xây dựng

02 chuyên mục thuế, 03 tin thời sự - 02 phóng sự tuyên truyền về HĐĐT trên truyền

hình Khánh Hòa; 12 tin bài về HĐĐT trên Báo Khánh Hòa, tuyên truyền các công

văn hướng dẫn về HĐĐT trên website Cục Thuế.

Công tác hỗ trợ: Thông qua công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa

Cục Thuế, công chức thuế đã thực hiện hỗ trợ bằng các hình thức giao tiếp trực tiếp

41

và qua điện thoại nhằm vận động tìm hiểu, thăm dò, nắm bắt ý kiến của DN trong

việc thực hiện HĐĐT.

Tổ chức sự kiện: Ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa có tổ chức hoạt động hỗ trợ

DN mang tính trọng tâm trọng điểm để triển khai thường xuyên nhiều giải pháp.

Triển khai “Tháng cao điểm đồng hành cùng người nộp thuế”, tổ chức giải đáp chủ

yếu qua điện thoại và thư điện tử để phù hợp với bối cảnh Covid trong những tháng

đầu năm.

Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh Khánh hòa chỉ có khoảng 7,8%. Cuối năm

2019 là khoảng 26,6% DN đã đăng ký và thực hiện HĐĐT. Như vậy số DN năm

2019 tăng đáng kể trong khi số DN sử dụng hình thức HĐĐT 06 tháng đầu năm lại

tăng với tốc độ rất chậm. Tính đến thời điểm cuối quý I/2020 đạt khoảng 30,5% DN

tổ chức áp dụng hình thức HĐĐT; Thời điểm cuối quý II/2020 đạt khoảng 33,4% tổ

chức, DN áp dụng HĐĐT. Tăng 6,8% so với số lượng DN tham gia áp dụng HĐĐT

so với thời điểm cuối năm 2019. Chi tiết xem phụ lục 2.

Như vậy trong thời gian qua, ngành thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã nổ lực

phối hợp tốt với các tổ chức cung cấp HĐĐT, các cơ quan truyền thông trong tỉnh

triển khai HĐĐT nhưng kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Với tốc độ tăng 6,8%

trong vòng 6 tháng thì không thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong

công tác quản lý thuế và xây dựng dữ liệu quốc gia. Nếu không có giải pháp trong

quá trình triển khai thì khó có thể thực hiện được mục tiêu 100 % DN và người nộp

thuế sử dụng hóa đơn và chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022.

Có thể nói quá trình nghiên cứu của tác giả gắn liền với các hoạt động triển

khai về HĐĐT của Cục Thuế Khánh Hòa. Trong thời gian 6 tháng cuối năm, đồng

thời với cuộc khảo sát về HĐĐT, tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã cố gắng

tăng cường hơn các nội dung triển khai. Tính đến cuối tháng 12/2020, Cục Thuế

phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đã triển khai được 09 cuộc Hội

thảo về HĐĐT trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng 05 chuyên mục thuế, 10 tin thời sự

- phóng sự tuyên truyền về HĐĐT trên truyền hình Khánh Hòa. Cục Thuế đã thực

42

hiện đăng tải 7 tin bài tuyên truyền về HĐĐT trên Báo Khánh Hòa, 03 tin bài tuyên

truyền về HĐĐT trên Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Thuế, 10 tin bài

tuyên truyền. và đăng tin trên trên website Cục Thuế (30 công văn). Đăng trên trang

cải cách hành chính nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; các trang

mạng xã hội Facebook, zalo với nội dung tăng cường công tác triển khai sử dụng

HĐĐT. Cục Thuế Khánh Hòa tăng cường tổ chức giải đáp trực tuyến các vướng

mắc tại mục hỏi đáp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn để phù hợp với bối cảnh dịch

bệnh Covid; Đặc biệt trong tháng 8/2020, Cục Thuế tiếp tục triển khai “Tuần lễ

đồng hành cùng người nộp thuế” để hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho DN về

HĐĐT.

4.1.3 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Mặc dù Cục Thuế đã cố gắng nhiều biện pháp, đóng vai trò là cầu nối giữa DN

và tổ chức cung cấp dịch vụ để triển khai mạnh mẽ HĐĐT nhưng một số DN vẫn

nêu vướng mắc, khó khăn, trở ngại của mình để từ chối chuyển đổi HĐĐT. Nhiều

DN chưa có ý định sử dụng HĐĐT nếu quy định của pháp luật chưa bắt buộc. Nói

chung chưa tháo gỡ được các khó khăn từ nhiều phía khi triển khai rộng rãi HĐĐT.

Thực tế cũng có không ít rào cản do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trong 06

tháng đầu năm 2020, việc triển khai các hội nghị hội thảo, tập huấn HĐĐT có phần

bị hạn chế. Hội nghi tổ chức chỉ giới hạn với số lượng ít DN. Cơ quan Thuế chủ yếu

phối hợp tổ chức hội nghị về HĐĐT với DN thông qua các tổ chức dịch vụ HĐĐT.

Tình hình kinh doanh của DN trong giai đoạn này không mấy khả quan nên tạm

thời ít quan tâm đến việc đầu tư để chuyển đổi sang HĐĐT. Sử dụng HĐĐT tuy có

nhiều tiện ích nhưng nhiều DN cũng chưa có cơ hội kiểm chứng. DN chưa tin vào

tính hiệu quả của HĐĐT, không sẵn sàng chi mức chi phí ban đầu phải trả cho các

tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT để thực hiện. Một số DN vẫn chần chừ, ngại thay

đổi nên chưa thực hiện. Có trường hợp DN đã đăng ký thông báo phát hành HĐĐT

43

vẫn liên hệ đề nghị CQT cho phép tạm thời chưa sử dụng vì cho rằng quy định của

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 chưa bắt buộc.

Nhiều DN chưa sử dụng HĐĐT hầu hết là do bản thân các DN không đáp ứng

được yêu cầu công nghệ của việc sử dụng HĐĐT. Đặc biệt là có DN nhỏ và siêu

nhỏ tìm cách né tránh việc chuyển đổi sang HĐĐT hoặc thậm chí có thái độ khó

chịu. Một số DN cho rằng có một số nội dung được hướng dẫn ở nhiều văn bản gây

khó hiểu, chưa được rõ ràng nên không muốn sử dụng HĐĐT. Hiện nay, một số DN

còn tồn nhiều hoá đơn giấy nên cũng không chấp nhận sử dụng song song với

HĐĐT. Ngoài ra có DN còn muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy để có thể sử dụng

sai quy định nhằm mục đích trốn thuế.

Cuộc khảo sát diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9/2020 đã có tác động không nhỏ

đến nhận thức về việc chuyển đổi sử dụng HĐĐT đến từng DN. Dù DN có tham gia

khảo sát hay không cũng đều được tác giả gởi mẫu và giới thiệu mục đích của cuộc

khảo sát. Vì vậy các DN phần nào cũng thấy được trách nhiệm phải tìm hiểu để

thực hiện HĐĐT của mình. Nhờ đó, công tác triển khai HĐĐT trên địa bàn tỉnh đã

đạt kết quả rất tương đối tốt trong 6 tháng cuối năm. Số DN sử dụng hình thức

HĐĐT cũng đã tăng đáng kể. Cụ thể: cuối quý III/2020, toàn tỉnh đã có 4.536 DN

sử dụng HĐĐT, đạt khoảng 37,36% trong tổng số tổ chức, DN có phát hành hóa

đơn. Thời điểm cuối quý IV/2020, toàn tỉnh đã có 5.603 DN áp dụng HĐĐT trên

tổng số 12.405 DN có phát hành hóa đơn.

Tính đến thời điểm cuối năm 2020 số DN áp dụng HĐĐT chiếm tỷ lệ: 45,17

% trong tổng số tổ chức, DN có phát hành hóa đơn (tăng 18,57 % so với thời điểm

cuối năm 2019).

Riêng năm 2020, Cục Thuế đã vận động được 3.133 DN chuyển đổi sang áp

dụng HĐĐT tạo đà cho việc triển khai trong các năm tiếp theo. Số liệu DN đã áp

dụng HĐĐT theo từng Chi cục Thuế đang quản lý toàn ngành thuế tỉnh Khánh Hòa

3 năm 2018-2020 được minh họa tại phụ lục 1.

44

Hình 4.2. Số DN áp dụng HĐĐT tại các mốc thời gian

Nguồn: Theo báo cáo triển khai HĐĐT của Cục Thuế Khánh Hòa

Nếu xem xét phân tích các nhân tố tác động thì rõ ràng năm 2020 là một năm

đầy khó khăn. Mọi hoạt động của xã hội nói chung và hoạt động của DN, của cơ

quan Thuế nói riêng đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh covid. Công tác triển

khai HĐĐT chưa đem lại kết quả tối ưu vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó lý do về

quy định chưa bắt buộc chuyển đổi hoàn toàn sang HĐĐT đã được rất nhiều DN

nêu ra để trì hoãn áp dụng. Chính vì vậy ngành Thuế phải nhìn nhận phân tích các

khó khăn và nguyên nhân trong qua trình chuyển đổi HĐĐT để có hướng đề ra các

giải pháp thích hợp và hiệu quả.

4.1.3.1 Khó khăn trong quá trình chuyển đổi HĐĐT của Doanh nghiệp

Khó khăn về cơ sở hạ tầng của quốc gia và yêu cầu đổi mới công nghệ

Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được Bộ Tài chính ban hành

nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần trong một chỉnh thể thống

nhất, đảm bảo tính liên kết, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Cuối năm 2019

Cuối tháng 3/2020

Cuối tháng 6/2020

Cuối tháng 9/2020

Cuối năm 2020

Số DN sử dụng HĐĐT

45

giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ

chức, cá nhân ngoài ngành Tài chính. Tuy nhiên đến nay mô hình kiến trúc tổng thể

của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính vẫn chưa hoàn chỉnh, các chức năng từ việc

cung cấp dữ liệu nguồn, tích hợp, thu nhận, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, trực quan

hóa dữ liệu tổng hợp từ các nguồn, đến việc phân phối sử dụng dữ liệu chưa thật sự

phát huy hiệu quả, chưa đảm bảo sự thống nhất đồng bộ của dữ liệu. Ngành Thuế đã

thực hiện thí điểm HĐĐT có mã xác thực của CQT từ tháng 06/2015 theo quyết

định số 1209/QĐ-BTC và quyết định số 2660/QĐ-BTC. Trước mắt đã triển khai tại

03 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh và TP Hà Nội và T.P Đà Nẵng nhưng hiện nay

vẫn chưa thể triển khai rộng rãi được do còn hạn chế về cơ sở nền tảng công nghệ.

Hóa đơn điện tử được thực hiện bằng phần mềm phải có chứng thư số, đòi hỏi

hạ tầng ngành viễn thông cũng như các điều kiện khác từ phía các DN, phải kết nối

CQT và các cơ quan liên quan thì mới có thể sử dụng được. Đặc biệt khi sử dụng

phần mềm HĐĐT, bản thân các DN phải liên kết với ngân hàng, người mua, người

bán. Người bán có thể thực hiện HĐĐT nhưng với người mua thì vẫn còn quá khó

để kết nối đồng bộ khiến cho việc triển khai thực hiện HĐĐT tiến triển chậm. Cơ sở

dữ liệu của dịch vụ tra cứu HĐĐT của quốc gia chưa đầy đủ, đồng bộ nên nhiều

trường hợp không tìm thấy thông tin khách hàng để xuất hóa đơn, không tra cứu

được thông báo phát hành hóa đơn, không kiểm tra được tính pháp lý của hóa đơn

kịp thời. Đây chính là một trong những lý do mà các DN còn do dự chưa chuyển đổi

sang áp dụng HĐĐT.

Phần mềm tra cứu hóa đơn trên trang Website: tracuuhoadon.gdt.gov.vn của

Tổng cục Thuế giúp tra cứu thông tin về hóa đơn trên phạm vi toàn quốc. Nhờ đó

DN có thể tra cứu được tình trạng của hóa đơn (hợp lệ hay không hợp lệ, thông qua

tra cứu nhận biết được hóa đơn đã được phát hành hay chưa, có giá trị sử dụng hay

hết giá trị sử dụng do: xóa bỏ, hủy, mất cháy hỏng). Tuy nhiên vẫn còn một số hạn

chế lớn: khi tra cứu chỉ biết được tình trạng của hóa đơn là đã phát hành và có giá

trị sử dụng nhưng không biết thực tế tại thời điểm tra cứu hóa đơn đã được sử dụng

hay chưa, hoặc có bị hóa đơn xóa bỏ không. Chương trình chỉ có thể tra cứu được

46

các trạng thái về thực tế hóa đơn sau khi đến kỳ báo cáo và DN đã báo cáo tình hình

SD hóa đơn (Mẫu BC26/AC) theo quy định.

Bên cạnh đó đối với CQT, phần mềm quản lý ấn chỉ là hệ thống do tổng Cục

Thuế xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý ấn chỉ của

CQT. Tuy nhiên đối với trường hợp các số hóa đơn trước đây bị cưỡng chế nhưng

sau đó có thông báo được tiếp tục sử dụng của CQT, khi tra cứu trên website “tra

cứu hóa đơn” sẽ cho ra các kết quả bao gồm các Thông báo hóa đơn hết giá trị sử

dụng và Thông báo khôi phục số...Nhưng các thông báo này không được thể hiện

theo thứ tự ngày tháng năm gây khó khăn cho việc tra cứu hóa đơn để biết có còn

giá trị sử dụng hay không ? Đối với các loại hóa đơn đặc thù như hóa đơn của ngân

hàng hay các loại vé, xổ số thì phần mềm quản lý ấn chỉ vẫn chưa tích hợp tự động

khi nhận Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC) hay Báo cáo kết quả hủy

hóa đơn (TB03/AC) nên cán bộ ấn chỉ vẫn phải nhập thủ công. Nói chung phần

mềm cũng còn có nhiều lỗi ở một số tình huống cần phải khắc phục để đảm bảo hóa

đơn được cập nhật kịp thời cho cơ sở dữ liệu quốc gia.

Khó khăn liên quan đến quy định và hướng dẫn về HĐĐT

Cuộc khảo sát được tiến hành trong bối cảnh khi Nghị định số 123/2020/NĐ-

CP chưa ra đời nên một số DN cho rằng có một số nội dung được hướng dẫn ở

nhiều văn bản gây khó hiểu, không nhất quán hoặc còn có điểm chưa được rõ ràng.

Mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn vẫn còn áp dụng theo thông tư 32/2011/TT-BTC

trong khi nhiều nội dung khác lại thực hiện theo thông tư 68/2019/TT-BTC mới phù

hợp. Vướng mắc khi áp dụng cho loại vé (điện tử) cổng ra vào, chưa có giải pháp về

cách lập và giao như hóa đơn giấy.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày

19/10/2020 đã quy định cụ thể về việc triển khai HĐĐT trên diện rộng, đánh dấu

bước ngoặt trong việc chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT. Nghị định

123/2020/NĐ-CP đã tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc quan trọng. Tuy nhiên trong

thời kỳ quá độ chuyển đổi áp dụng HĐĐT hiện nay, văn bản pháp quy cũng có sắc

47

thái của sự chuyển đổi. Quy định định cũ không hoàn toàn bị bãi bỏ, quy định mới

thì vẫn được áp dụng và có tính kế thừa linh động. Điểm hay của chính sách hiện

nay là linh động và phù hợp nhưng cũng là một trở ngại cho việc áp dụng. Khi mà

một tình huống được áp dụng và dẫn chiếu theo nhiều quy định sẽ khiến cho việc

hiểu chính sách trở nên phức tạp, khó có sự đồng nhất giữa các cơ quan thuế. Vì vậy

cần thiết CQT phải sớm đề ra các nguyên tắc giải quyết nhất quán phù hợp để tuyên

truyền và định hướng cho DN trong việc áp dụng HĐĐT.

Khó khăn liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp

Nhận thức về HĐĐT của nhiều DN vẫn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. DN còn

chưa tin tưởng các giao dịch trên môi trường mạng... Một số DN phản ảnh chưa

hiểu chữ ký chỗ người mua hàng trên HĐĐT ký như thế nào? Doanh nghiệp chưa

hiểu hình thức hóa đơn có kết nối với CQT vì hiện nay DN đa số vẫn sử dụng hình

thức HĐĐT chưa kết nối với CQT. Việc sử dụng chữ ký số khi xuất hóa đơn đồng

nghĩa với việc DN và CQT phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn bảo mật

thông tin trên môi trường mạng trong khi hiểu biết và ý thức bảo mật của nhiều DN

chưa cao. Có DN thì ngại tiếp xúc với sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ. Tính

hiệu quả của HĐĐT chưa được nhiều DN kiểm nghiệm dẫn đến DN chưa thật sự

yên tâm khi chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT. Ngoài ra có DN chưa nắm chắc các

quy định pháp luật về phát hành sử dụng hóa đơn hoặc quy định của luật an ninh

mạng để vận dụng thực hiện.

Nhiều DN nhỏ do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, doanh thu ít, số

lượng hóa đơn phát sinh quá ít nên chưa đầu tư về công nghệ để chuyển đổi trong

điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn. DN nhỏ, siêu nhỏ còn e ngại về mức chi phí

ban đầu phải trả cho các tổ chức cung cấp dịch vụ để thực hiện. Nhiều DN có cơ sở

hạ tầng kém (đường truyền, đường truyền internet không ổn định) và lo sợ nguy cơ

hư hỏng máy tính hoặc bị vi rút dẫn đến mất dữ liệu. Một số chủ DN đã cao tuổi

không muốn thay đổi, không biết sử dụng công nghệ dẫn đến khó khăn khi kiểm tra

thông tin hóa đơn và các thông tin khác của DN. Một số khác, đội ngũ kế toán nhân

48

sự chưa sử dụng phần mềm kế toán, chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu. Nhiều

doanh nghiệp hiện nay còn tồn nhiều hoá đơn giấy đã đặt in nên chưa mặn mà với

việc chuyển đổi.

Khó khăn trong quá trình sử dụng

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 21% DN đã sử dụng HĐĐT có phát sinh vướng

mắc khó khăn trong quá trình sử dụng HĐĐT. Những khó khăn trong quá trình sử

dụng HĐĐT được DN phản ánh trong phiếu khảo sát như: quy định HĐĐT không

được phép có ngày lập hóa đơn khác ngày ký; Quy định phải lập bảng kê khó phù

hợp với những hợp đồng có số lượng hàng hóa dịch vụ lớn; khi xuất nhầm (đã ký

phát hành) thì không hủy được mà phải lập biên bản trong khi người mua hàng

không liên quan; việc điều chỉnh, huỷ HĐĐT phải làm trên bản giấy, ký tên, đóng

dấu trong khi bản gốc HĐĐT lại chỉ cần chữ ký điện tử; Quy định của HĐĐT phải

ghi số lượng, đơn giá, thành tiền nên khi xuất hóa đơn các đơn giá có số lẻ nhân cho

sản lượng sẽ không khớp với số tiền theo hợp đồng...Các nội dung này đã được

Nghị định 123/2020/NĐ-CP tháo gỡ.

Ngoài ra, một số khó khăn chưa thể tháo gỡ được ngay như: Người mua chưa

hiểu về tính pháp lý của HĐĐT nên chưa chấp nhận hình thức HĐĐT và yêu cầu

DN sử dụng HĐĐT phải in ra, ký tên đóng dấu người bán. Như vậy làm mất đi ý

nghĩa của HĐĐT. Khó khăn khi người mua không hợp tác ký để hủy hóa đơn. Kế

toán khi làm báo cáo mất nhiều thời gian để thu thập và kiểm tra tính pháp lý của

HĐĐT đầu vào. Doanh nghiệp chuyên xây dựng các công trình do khách hàng

thường chậm chi trả nên quy định DN phải xuất HĐĐT đúng thời điểm phát sinh

gây khó khăn cho DN trong việc đòi nợ vì người mua biết rằng HĐĐT đã được phát

hành cho dù DN có gởi hay không gởi HĐĐT cho người mua... Như vậy sự bất tiện

trong quá trình sử dụng HĐĐT hầu như liên quan khả năng truy cập kiểm soát

thông tin và liên quan đến mối quan hệ giữa DN với khách hàng đối tác.

49

Khó khăn liên quan đến đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

DN cần phải lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT hợp pháp, đáng tin

cậy để ký hợp đồng để được cung cấp dịch vụ về HĐĐT. Hiện nay có nhiều tổ chức

cung cấp quảng cáo dịch vụ giải pháp HĐĐT mà DN sử dụng không thể phân biệt

được đâu là đơn vị đáng tin cậy để mạnh dạn ký hợp đồng. Hơn nữa, một số chỉ tiêu

của tổ chức cung cấp dịch vụ mà DN không thể kiểm chứng ngay được như: Hệ

thống thiết bị, kỹ thuật, khả năng sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, năng lực của

đội ngũ nhân sự kỹ thuật, an toàn hệ thống. Một số DN đã sử dụng HĐĐT cho rằng

phần mềm của một vài tổ chức cung cấp HĐĐT khó sử dụng và quản lý mã hàng

chưa khoa học; Có lúc dịch vụ hỗ trợ chưa thật sự chu đáo kịp thời khiến DN lúng

túng khi có vướng mắc liên quan đến xử lý phần mềm. Hệ thống kết nối chưa thật

đồng bộ nên đôi khi sử dụng bất tiện vì mạng không ổn định, chậm và còn mắc lỗi

hệ thống, không đăng nhập được, có lúc phải đăng nhập làm lại nhiều lần.

4.1.3.2 Xác định những nguyên nhân cơ bản

Rõ ràng là chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận các khó khăn rào cản trong

quá trình chuyển đổi sang HĐĐT; cần xác định các nguyên nhân cơ bản khiến DN

chưa chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT và dẫn tới kết quả hạn chế về tốc độ tăng số

DN tham gia sử dụng HĐĐT trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mới

có thể đề ra các giải pháp hiệu quả.

Nguyên nhân chủ quan

DN vẫn có thói quen xuất hóa đơn theo kiểu truyền thống, ngại thay đổi cách

giao dịch và và ngại thay đổi quy trình luân chuyển chứng từ của DN.

Chủ DN chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng HĐĐT nên chưa tìm hiểu

về HĐĐT, chưa nhận thức đúng về lợi ích, ý nghĩa của HĐĐT.

DN chưa mạnh dạn chủ động phối hợp với CQT và các tổ chức cung cấp dịch

vụ khi thấy chưa bị bắt buộc sử dụng HĐĐT. Một số DN có nhu cầu muốn dùng thử

HĐĐT một thời gian nhưng chưa tự tin bắt đầu.

50

DN hạn chế năng lực về tài chính, nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ nên

chưa đáp ứng được yêu cầu để chuyển đổi.

Nguyên nhân khách quan

Hàng lang pháp lý chưa ổn định: Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 vẫn

chưa bắt buộc DN sử dụng HĐĐT ngay trong năm 2020. Doanh nghiệp cần phải có

thời gian và lộ trình thực hiện theo quy định pháp luật.

Điều kiện nhất định về hạ tầng công nghệ thông tin: Hệ thống cơ sở dữ liệu

quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ và khả năng kết nối thông tin.

Nền tảng công nghệ còn rời rạc, chưa hoàn toàn kết nối được giữa các bộ ngành. Hệ

thống Thuế điện tử (Etax) của CQT chưa đáp ứng yêu cầu để triển khai hóa đơn có

mã xác thực của cơ quan thuế, chưa có khả năng hay giải pháp lưu trữ lượng thông

tin khổng lồ về HĐĐT trong phạm vi cả nước.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ và phần mềm HĐĐT còn chưa đủ mạnh để có

thể cung cấp dịch vụ HĐĐT trên diện rộng. Các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

chưa xây dựng và tích hợp đồng thời nhiều tiện ích trong phần mềm HĐĐT để

mang lại thuận lợi và hiệu quả hơn cho DN khi sử dụng. Một số DN chưa tin tưởng

vào năng lực và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.

Bên cạnh đó, hiện người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt

trong nhiều giao dịch, chưa hiểu biết nhiều về HĐĐT nên nghi ngờ tính pháp lý của

HĐĐT, miễn cưỡng nhận HĐĐT khi mua hàng. Đó cũng là lý do mà việc triển khai

HĐĐT chưa lan tỏa trong cộng đồng.

Mỗi DN có thể gặp khó khăn vướng mắc riêng do những nguyên nhân chủ

quan hay khách quan khác nhau. Vì vậy, CQT cần phải nghiên cứu xác định được

những nguyên nhân và nhân tố chính dẫn tới thực trạng hạn chế về tốc độ tăng số

DN tham gia sử dụng HĐĐT trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Từ đó nghiên

cứu giải pháp tháo gỡ và thay đổi nhận thức về việc chuyển đổi sang HĐĐT trong

cộng đồng DN.

51

4.2 Phân tích kết quả khảo sát

Đặc điểm cuộc khảo sát. Cuộc khảo sát được tiến hành vào thời điểm khi

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 mới có hiệu lực (từ ngày 01/7/2020) và chưa có

nghị định hướng dẫn. Sau khi cuộc khảo sát đã kết thúc, thì ngày 19/10/2020, Nghị

định số 123/2020/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về HĐĐT mới

được ban hành đã giải đáp được một số vướng mắc cơ bản về HĐĐT mà các DN đã

đề cập trong cuộc khảo sát. Ví dụ như nội dung mà rất nhiều DN quan tâm đã được

Nghị định 119/2019/NĐ-CP giải đáp như: thời điểm bắt buộc sử dụng HĐĐT là

01/7/2022; chấp nhận ngày ký và ngày lập trên hóa đơn khác nhau; DN được sử

dụng HĐĐT song song với hóa đơn giấy khi đến ngày quy định bắt buộc sử dụng;

HĐĐT được phép lập bảng kê; DN không phải hủy hóa đơn giấy đang sử dụng

...Như vậy nhân tố cơ sở pháp lý của việc sử dụng HĐĐT đã được Chính phủ minh

chứng bằng các quy định rõ ràng hơn, tạo cơ sở niềm tin vững chắc cho DN để

quyết định sử dụng HĐĐT.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Trong tổng số 197 DN tham gia khảo sát ( tính

theo số phiếu khảo sát hoàn chỉnh) thì có 95 DN đã sử dụng HĐĐT chiếm 48,2%;

có 102 DN chưa sử dụng HĐĐT chiếm 51,8% tổng số DN khảo sát. Tác giả nhận

thấy loại hình Công ty TNHH và công ty cổ phần có số DN tham gia cuộc khảo sát

vượt trội. Xét về tỷ lệ DN sử dụng HĐĐT trong từng loại hình, có 54/117 Công ty

TNHH đã sử dụng HĐĐT chiếm 46,1%; có 13/26 Công ty cổ phần đã sử dụng

HĐĐT chiếm 50%; có 5/14 DNTN đã sử dụng HĐĐT chiếm 35%; có 8/12 đơn vị

hành chính sự nghiệp đã sử dụng HĐĐT chiếm 66,6%; có 8/11 DN có vốn nước

ngoài đã sử dụng HĐĐT chiếm 72,7%; có 3/10 Công ty có vốn nhà nước đã sử

dụng HĐĐT chiếm 30%, có 4/7 các DN và tổ chức khác đã sử dụng HĐĐT chiếm

57,1%. Kết quả trên chưa đủ cơ sở để kết luận loại hình DN nào có tỷ lệ DN sử

dụng HĐĐT nhiều hơn.

Qua mẫu nghiên cứu có thể thấy các DN siêu nhỏ (92DN, chiếm 46,7%) và

DN nhỏ và vừa (90 DN, chiếm 45,6%) có sự quan tâm đặc biệt đến cuộc khảo sát

52

của CQT. Số còn lại rất ít là DN lớn (chiếm 7,7 %). Điều này cũng phù hợp với cơ

cấu về quy mô DN ở tỉnh Khánh Hòa.

Hình 4.3. Thành phần loại hình, quy mô

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

DN tại Khánh Hòa đa phần có quy mô không lớn và trình độ quản trị DN

chưa cao. Đặc điểm chung của DN có quy mô nhỏ và vừa là toàn quyền quyết định

mọi vấn đề tập trung ở chủ DN, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện, phụ

thuộc lớn vào năng lực và kinh nghiệm của chủ DN. Do đó, trong một chừng mực,

DN có quy mô nhỏ, hoạt động ít phức tạp, tính chất gọn nhẹ và thuận tiện của cơ

cấu tổ chức đơn giản thì nhân tố đặc điểm (DN4) về hệ thống công nghệ thông tin

của DN khó có thể đảm bảo yêu cầu. Điều này phần nào lý giải về sự tăng trưởng

chậm số lượng DN quyết định sử dụng HĐĐT ở tỉnh Khánh Hòa.

Về nhân tố thời gian hoạt động thì có đến 71 DN hoạt động trên 10 năm

chiếm 36%. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 3 đến 10 năm chiếm khoảng

18% đến 20% tổng số DN khảo sát. DN có thời gian hoạt động dưới 3 năm là 48

DN, chiếm 24%. Như vậy các DN có quá trình hoạt động lâu dài, kinh doanh bền

vững có xu hướng quan tâm tìm hiểu về HĐĐT nhiều hơn. Nghiên cứu chưa tìm

thấy cơ sở để kết luận thời gian hoạt động của DN có tác động đến quyết định sử

dụng HĐĐT.

53

Hình 4.4. Thành phần thời gian hoạt động

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Về ngành nghề kinh doanh, số lượng DN tham gia khảo sát thuộc ngành

thương mại (65 DN tương đương 33%) và dịch vụ (44 DN tương đương 22,3%)

chiếm số đông DN tham gia cuộc khảo sát. Tiếp đến là DN kinh doanh bất động sản

(28 DN) chiếm 14,2% trên tổng số DN tham gia khảo sát. Điều này rất phù hợp với

cơ cấu ngành nghề của tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa là thành phố du lịch nên phát

triển mạnh về dịch vụ, thương mại và kinh doanh bất động sản.

Hầu hết các DN tham gia khảo sát sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Có 182

DN sử dụng hóa đơn GTGT chiếm tỷ lệ 92,4% tổng số DN tham gia khảo sát, chỉ

có 15 DN sử dụng hóa đơn bán hàng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy số DN quan

tâm đến HĐĐT đại đa số tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có thực

hiện tốt nghĩa vụ thuế theo phương pháp kê khai.

Hình 4.5. Thành phần ngành nghề, số lƣợng HĐĐT

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

54

Số lượng hóa đơn DN sử dụng bình quân 01 năm phần lớn nằm trong khoảng

dưới 500 số, tập trung ở loại hình Công ty TNHH có quy mô siêu nhỏ và thời gian

hoạt động dưới 3 năm. Số lượng hóa đơn DN sử dụng bình quân 01 năm từ 500 số

đến 5000 số, tập trung ở loại hình Công ty TNHH có quy mô nhỏ và vừa với thời

gian hoạt động trên 10 năm. Số lượng hóa đơn DN sử dụng bình quân 01 năm từ

5000 số trở lên tập trung chủ yếu ở các DN với quy mô vừa và lớn có thời gian hoạt

động lâu từ trên 3 năm. Như vậy số lượng hóa đơn sử dụng có vẻ như tỷ lệ thuận

với quy mô và thời gian hoạt động.

Theo kết quả khảo sát cho thấy người quan tâm tham gia khảo sát nhiều nhất

là nhân viên kế toán, kế toán trưởng của DN. Đây chính là đội ngũ thường xuyên

tiếp xúc và trực tiếp thực hiện các thao tác phát hành và sử dụng HĐĐT. Có 134

DN đồng ý sử dụng HĐĐT, chiếm tỷ lệ 89,3% trong tổng số 150 kế toán có tham

gia cuộc khảo sát, chiếm 68% trong tổng số phiếu của cuộc khảo sát. Điều này cũng

phù hợp với nhân tố về đặc điểm DN (DN5) vì để có quyết định áp dụng HĐĐT thì

đội ngũ kế toán phải có sự hiểu biết về HĐĐT. Bên cạnh đó, giám đốc - chủ DN

phải có chủ trương, quan tâm và ủng hộ việc sử dụng HĐĐT. Có 37 DN đồng ý áp

dụng HĐĐT, tỷ lệ đồng ý chiếm 92,5 % trong tổng số 40 lãnh đạo DN tham gia

cuộc khảo sát, chiếm 18,7% tổng số phiếu của cuộc khảo sát. Điều đó thể hiện nhân

tố (DN3) lãnh đạo DN đang rất quan tâm và tỷ lệ đồng ý chủ trương sử dụng HĐĐT

cao.

Ngoài ra, tác giả nghiên cứu thiết kế câu hỏi khảo sát có phân biệt đánh giá

riêng đối với DN đã sử dụng HĐĐT và chưa sử dụng HĐĐT:

Đối với các DN đã sử dụng HĐĐT, tác giả có câu hỏi để tìm hiểu sự đánh giá

của DN trong quá trình thực hiện để xác định mức độ hài lòng. Đồng thời nhằm

mục đích tìm câu giải đáp về lý do nếu DN không hài lòng để phục vụ cho nghiên

cứu giải pháp. Tuy câu hỏi này không bắt buộc các DN phải trả lời nhưng có đến

102 DN nhiệt tình tham gia đánh giá. Trong đó có 75 DN đánh giá hài lòng thuận

tiện và 26 DN đánh giá bình thường, còn lại 96 trường hợp không tham gia đánh

55

giá. Đặc biệt là không có DN nào đánh giá không hài lòng. Có đến 177 DN (chiếm

tỷ lệ 90%) đồng ý giới thiệu về HĐĐT cho DN khác thực hiện. Như vậy là bước

đầu việc thực hiện HĐĐT đã được đánh giá cao và được cộng đồng DN hưởng ứng

tích cực.

Bảng 4.1. Bảng phân bổ nhu cầu hỗ trợ của DN

Hình thức hỗ trợ DN đã sử dụng

HĐĐT

DN chưa sử

dụng HĐĐT

Tổng DN tham

gia trả lời khảo sát

CQT khuyến

khích DN sử dụng

Số lượt chọn 33 32 65

% lượt/ tổng số 15,21% 14,75% 29,95%

CQT hỗ trợ DN

trong thời gian đầu

Số lượt chọn 27 21 48

% lượt/ tổng số 12,44% 9,68% 22,12%

CQT hỗ trợ DN

khi gặp vướng

mắc

Số lượt chọn 30 30 60

% lượt/ tổng số 13,82% 13,82% 27,65%

Cung cấp phần

mềm HDDT miễn

phí 3 tháng

Số lượt chọn 22 22 44

% lượt/ tổng số 10,14% 10,14% 20,28%

Điều kiện khác Số lượt chọn 3 6 9

% lượt/ tổng số 1,38% 2,76% 4,15%

Total Số lượt chọn 184 199 383

% lượt/ tổng số 51,61% 48,39% 100 %

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2020

Đối với các DN chưa sử dụng HĐĐT, tác giả đã điều tra nguyện vọng của DN

để có thể áp dụng HĐĐT trong thời gian gần nhất. Câu hỏi có thể trả lời nhiều lựa

chọn nên có 225 lượt trả lời. Trong đó có 65 DN đề nghị CQT khuyến khích sử

dụng HĐĐT, 48 DN đề nghị CQT hỗ trợ DN trong thời gian đầu áp dụng HĐĐT,

60 DN đề nghị CQT hỗ trợ khi gặp vướng mắc, 44 DN có nhu cầu được miễn phí sử

dụng phần mềm HĐĐT 3 tháng đầu, 09 DN có đề nghị cụ thể khác (được minh họa

tại Phụ lục 8). Điều này chứng tỏ DN rất cần sự hỗ trợ của CQT trong việc hướng

56

dẫn, giải đáp và định hướng khuyến khích DN áp dụng HĐĐT. Bên cạnh đó DN

cũng rất cần sự hỗ trợ chi phí hoặc muốn được dùng thử các ứng dụng HĐĐT trong

thời gian đầu.

Thống kê cho thấy có 75 DN tham gia trả lời các câu hỏi: Trong quá trình sử

dụng HĐĐT, DN còn gặp những khó khăn nào? Lý do không hài lòng? Và có 63

DN tham gia ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT.Theo thống kê thì cứ 2

DN (kể cả DN đã sử dụng HĐĐT) thì có 01 DN đề nghị CQT hoặc tổ chức cung

cấp dịch vụ HĐĐT hỗ trợ 01 trong các hình thức mà tác giả nêu ra.

Tác giả đã kiểm định sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát theo từng nhân

tố định danh bằng mô hình ANOVA trên phần mềm SPSS xem có ảnh hưởng đến

quyết định sử dụng HĐĐT (nhân tố định lượng) hay không ? Kết quả thu được là

giá trị sig> 0,05 nên kết luận chưa thấy sự khác biệt của việc quyết định sử dụng

HĐĐT đối với các DN có loại hình DN khác nhau, ngành nghề khác nhau, quy mô

khác nhau, thời gian hoạt động khác nhau và cũng không có sự khác biệt giữa các

DN có số lượng hóa đơn sử dụng khác nhau. Điều này có thể do số lượng mẫu

nghiên cứu khảo sát quá ít nên chưa tìm ra sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát.

Kết quả minh họa tại phụ lục số 9.

Bước 2: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin

cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có

cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Hệ số tương quan biến tổng là

hệ số cho biết mức độ liên kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn

lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến

quan sát cụ thể. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương

quan biến tổng.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát cho thấy tất cả

các thang đo đều đạt mức độ tin cậy, tất cả đều có hệ số alpha lớn hơn 0,6 và hệ số

tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. (Kết quả phân tích ở phụ lục 10)

57

Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định

lượng. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu hình thành

những nhân tố có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu, đồng thời phát hiện cấu trúc

tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu theo dữ liệu thực tế (Nguyễn Đình Thọ,

2010). Phân tích hướng đến việc khám phá ra cấu trúc cơ bản của một tập hợp các

biến có liên quan với nhau.

Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Với 31 biến quan sát của thang đo chính thức, tác giả tiến hành phân tích các

nhân tố với kỹ thuật Principal Components và phép quay Varimax. Kết quả phân

tích EFA cho kết quả thống kê có hệ số KMO = 0,862 > 0,5. Chứng tỏ dữ liệu dùng

để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett's là

3314.167 và sig = 0,000 < 0,05 (độ tin cậy 95%), các biến quan sát có tương quan

với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 8 nhân tố được trích tại

eigenvalue là 1,098 >1 và phương sai trích lũy kế 76.627% > 50%. Như vậy,

phương sai trích đạt yêu cầu. 08 nhân tố giải thích được cho 76,627 % biến thiên

của dữ liệu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5) có ý nghĩa thống

kê, dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá. (Kết quả Phụ lục 11)

Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO = 0,660 > 0,5 chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn

toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett's là 166.354 và sig = 0,000 < 0,05 (độ tin

cậy 95%), các biến quan sát có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân

tích nhân tố phụ thuộc.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 1 nhân tố được trích tại

eigenvalue là 2,063 >1 và phương sai trích lũy kế 68,764% > 50%. Như vậy,

phương sai trích đạt yêu cầu. Nhân tố giải thích được cho 68,764 % biến thiên của

58

dữ liệu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5) có ý nghĩa thống kê.

Thang đo “Quyết định sử dụng HĐĐT” đạt giá trị hội tụ. Kết quả phân tích cụ thể

được trình bày ở phụ lục 10.

Vậy kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc

trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được: phân tích

EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Có 8 nhân tố được trích ra từ kết quả phân

tích bao gồm 28 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát trong từng nhân tố tương

ứng được trích đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Bước 4: Phân tích hệ số tương quan

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có tương

quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1%. Biến phụ thuộc QD “Quyết định sử

dụng HĐĐT” có tương quan mạnh nhất với biến độc lập PL “ Cơ sở pháp lý” (hệ

số Pearson = 0.396); có tương quan ít mạnh hơn với biến độc lập LI “ Sự hữu ích/

Lợi ích” (hệ số Pearson = 0.381) và tương quan yếu nhất với biến độc lập DSD “

Đặc tính dể sử dụng” (hệ số Pearson = 0.166). Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến

giải thích được sự ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Do đó, các biến độc lập này có

thể đưa vào phân tích hồi quy để giải thích ảnh hưởng đến kết quả của mô hình

nghiên cứu.

Giữa các biến độc lập cũng có tương quan khá mạnh với nhau ở mức ý nghĩa

1%. Do đó, trong phân tích hồi quy sẽ thận trọng với trường hợp đa cộng tuyến có

thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Kết quả phân tích cụ thể được trình bày

ở phụ lục 12

Bước 5: Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy (regression analysis) là kỹ thuật thống kê dùng để ước

lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ

thuộc và biến độc lập. Phương pháp phân tích cho kết quả ước lượng tốt nhất về

mối quan hệ chân thực giữa các biến số. Từ phương trình ước lượng, ta có thể dự

báo về biến phụ thuộc dựa vào giá trị của biến độc lập. Mục đích của phân tích hồi

59

quy là để ước lượng mức độ tác động của các nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy bội xem chi tiết trong phụ lục 13.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Phân tích hồi quy được thực hiện

với 8 biến độc lập và phương pháp chọn là Enter.

Kết quả của mô hình cho thấy R2 hiệu chỉnh là 0,606: có nghĩa là 60.6% sự

biến thiên của biến phụ thuộc (QD) được giải thích chung bởi các biến độc lập trong

mô hình. Bên cạnh đó, kiểm định F cũng cho giá trị Sig rất nhỏ (Sig = 0,000), cho

thấy mô hình trên phù hợp với tập dữ liệu đang khảo sát. Các biến độc lập DN, LI,

NTRC, CC, KN, AT, PL, DSD đều có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig < 0,05).

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy hệ số chấp nhận

(Tolerance =1) và hệ số phóng đại phương sai VIF thấp (=1< 2): mối liên hệ giữa

các biến độc lập này không đáng kể, không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan. Giá trị Dubin Watson ( d =1,817). Như

vậy 1 < d < 3 nên mô hình không bị hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:

Tại Biểu đồ Histogram. Giá trị trung bình bằng 0, phương sai của phần dư =

0,979 gần bằng 1, như vậy có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn.

Tại Biểu đồ Normal P-P Plot. Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư

tập trung thành đường chéo. Như vậy phần dư tuân theo luật phân phối chuẩn.

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi. Dựa vào đồ thị phân tán của phần

dư, mật độ phân tán của phần dư phân bố đồng đều xoay quanh giá trị trung bình

nên mô hình không bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

60

4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình

Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và quyết

định HĐĐT của DN.

QD = 0,396PL + 0,381LI + 0,298DN + 0,254CC + 0,232NTRC + 0,195AT +

0,176KN + 0,166DSD

Căn cứ kết quả phân tích hồi quy, quyết định sử dụng HĐĐT của DN chịu sự

tác động của 8 nhân tố. Mức độ tác động của từng nhân tố đến Quyết định sử dụng

HĐĐT của DN được thể hiện và xếp hạng như bảng dưới đây.

Bảng 4.2. Bảng xếp hạng các nhân tố

Nhân

tố

Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

đã chuẩn hóa

Giá trị

thống kê

Giá trị có ý nghĩa

thống kê (Sig).

Xếp

hạng

Hằng số 3,.330 79,247

PL 0,364 0,396 8,643 0,000 1

LI 0,350 0,381 8,308 0,000 2

DN 0,274 0,298 6,508 0,000 3

CC 0,234 0,254 5,552 0,000 4

NTRC 0,214 0,232 5,074 0,000 5

AT 0,179 0,195 4,250 0,000 6

KN 0,162 0,176 3,849 0,000 7

DSD 0,152 0,166 0,616 0,000 8

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả nghiên cứu như trên của tác giả cho thấy 08 nhân tố nghiên cứu đều

được chấp nhận, không có biến quan sát nào bị loại khỏi mô hình. Kết quả nghiên

cứu định lượng không có sự thay đổi nhiều so với mô hình tác giả đã đề xuất. Trước

khi nghiên cứu định lượng, tác giả nhận định nhân tố “ Khả năng tích hợp dịch vụ

điện tử khác với HĐĐT” có tác động yếu nhất nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy

nhân tố này xếp hạng thứ 7, mạnh hơn nhân tố “Đặc tính dể sử dụng”.

61

+ 0,298

+ 0,195

+ 0,232

+ 0,254

96

+ 0,396

+ 0,176 + 0,166

+ 0,396

+ 0,381

Theo Hair & cộng sự (2017) thì hệ số Beta hiệu chỉnh (R2

) càng

lớn thì mức

độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc càng lớn. Như vậy trong 08 nhân tố

tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa. Cụ thể:

Hình 4.6. Kết quả mô hình hồi quy

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Quyết định sử dụng

HĐĐT của doanh

nghiệp

Đặc điểm của doanh nghiệp

Yêu cầu về an toàn và bảo mật

Khả năng tích hợp dịch vụ điện

tử khác với HĐĐT

Nhận thức rào cản chuyển đổi

Đặc điểm của tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT

Sự hữu ích/ Lợi ích

Cơ sở pháp lý

Đặc tính dể sử dụng

62

Vậy:

Nhân tố (1)“ Cơ sở pháp lý” có tác động lớn nhất, hệ số hồi quy là 0,396.

Tiếp đến là nhân tố (2) “Sự hữu ích/ Lợi ích” hệ số hồi quy là 0,381.

Tiếp đến là nhân tố (3) “ Đặc điểm của doanh nghiệp” cũng có tác động

đáng kể, hệ số hồi quy là 0,298.

Sau nữa là nhân tố (4) “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT” có

hệ số hồi quy là 0,254.

Nhân tố (5) “ Nhận thức rào cản chuyển đổi” có hệ số hồi quy là 0,232 tác

động tương đối.

Bên cạnh đó, nhân tố (6) “ Yêu cầu về an toàn và bảo mật”, có hệ số hồi quy

là 0,195 chứng tỏ có tác động yếu hơn đến biến phụ thuộc.

Yếu hơn là nhân tố (7) “ Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT”

, hệ số hồi quy là 0,176.

Yếu nhất là nhân tố (8) “Đặc tính dể sử dụng” có hệ số hồi quy là 0,166.

63

Chƣơng 5: Giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Dựa vào kết quả nghiên cứu và với mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết của

thực tiễn triển khai HĐĐT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thay vì đưa ra một số hàm

ý quản trị, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố có tác động

đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN.

5.1 Xác định phương hướng, mục tiêu lộ trình triển khai hóa đơn điện tử

Để đảm bảo triển khai kịp thời theo quy định của Luật Quản lý Thuế số

38/2019/QH14 về thời gian bắt buộc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử (ngày 01

tháng 7 năm 2022), Cục Thuế Khánh Hòa đề ra mục tiêu cụ thể, lộ trình phương

hướng thực hiện như sau:

Hình 5.1. Mục tiêu kế hoạch

Nguồn: Kế hoạch triển khai HĐĐT của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, cuối năm này Cục Thuế lập kế hoạch triển khai

cho năm tiếp theo. Trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu cụ thể, giao kế hoạch cho từng

đơn vị trực thuộc; Yêu cầu các đơn vị trực thuộc lập và báo cáo kế hoạch chi tiết,

phân công rõ nhiệm vụ đến từng công chức, giao trách nhiệm cho người đứng đầu

đơn vị chịu trách nhiệm triển khai. Nội dung kế hoạch còn đề ra các mốc thời gian

thực hiện, chương trình phối hợp với các cơ quan ban ngành; tăng cường tuyên

truyền hỗ trợ chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN chuyển dịch từ

hóa đơn giấy sang áp dụng HĐĐT. Chỉ đạo các bộ phận lựa chọn các DN có điều

kiện kinh doanh tương đối tốt, có thể đáp ứng điều kiện công nghệ để phân kỳ và

thông báo đề nghị sớm chuyển đổi sang HĐĐT hoặc sử dụng song song HĐĐT với

Cuối năm 2020

đã đạt

45,17%

Cuối năm 2021

đạt trên 70%

Quý I năm 2022

đạt 100%

64

hóa đơn giấy. Bên cạnh đó Cục Thuế cũng có chính sách động viên khuyến khích,

khen thưởng đối với công chức tích cực nghiên cứu đề ra các sáng kiến cải tiến, giải

pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi áp dụng phổ biến HĐĐT, đảm bảo đạt mốc

100% DN áp dụng HĐĐT ngay quý đầu năm 2022.

5.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Với phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tác động,

thúc đẩy DN sớm tự nguyện tham gia áp dụng HĐĐT và dựa trên các nguyên tắc

sau:

Đảm bảo tính cần thiết

Nguyên tắc này được xem là quan trọng nhất để tác giả đưa ra giải pháp

mang tính hiệu quả. Giải pháp phải dựa trên nguyên tắc xuất phát từ sự cần thiết,

nhu cầu cần phải thực hiện để đạt được hiệu quả cao hơn.

Đảm bảo tính pháp lý

Tuân thủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và các chủ trương và nhiệm vụ

của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật.

Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra trước hết phải đồng nhất, không

đối lập, không mâu thuẫn giữa các giải pháp và với các đề án, chính sách và chương

trình mục tiêu của ngành Thuế. Các giải pháp phải hường đến mục tiêu tích cực đẩy

mạnh triển khai áp dụng HĐĐT.

Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính khả thi.

Tức là, giải pháp phải thiết thực và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, phù hợp

với tri thức văn hóa của DN tại tỉnh Khánh Hòa để đảm bảo có thể thực hiện được.

65

5. 3 Các giải pháp đề xuất

Qua kết quả đánh giá thực tế và nghiên cứu xác định các nhân tố tác động

đến quyết định sử dụng HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tác giả

nhận thấy muốn giải được bài toán chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng hóa đơn,

chứng từ điện tử thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đồng thời thực tế triển

khai đòi hỏi phải có sự đồng lòng nổ lực phối hợp của tất cả mọi người, mọi cơ

quan ban ngành.

Trước tiên, ngành thuế cần duy trì tốt việc thực hiện chức năng nhiệm vụ về

quản lý thuế, cải cách hệ thống thuế, theo dõi kiểm tra chặc chẽ thường xuyên việc

sử dụng HĐĐT của DN. Đồng thời ngành thuế cần có các giải pháp mang tính cải

cách mạnh mẽ với quy mô lớn trong toàn ngành như sau:

5.3.1 Giải pháp tăng cƣờng cơ sở pháp lý của hóa đơn điện tử

Sự cần thiết

Để tránh tình trạng hướng dẫn nội dung thực hiện không rõ ràng, không nhất

quán giữa CQT các cấp thì cần có giải pháp tăng cường cơ sở pháp lý của HĐĐT.

Tính pháp lý của HĐĐT càng đảm bảo thì càng có nhiều DN quyết định áp dụng

HĐĐT.

Mục đích ý nghĩa

Hoàn thiện hành lang pháp lý về HĐĐT rõ ràng cụ thể. DN yên tâm tin

tưởng và cảm nhận rằng được pháp luật bảo vệ khi thực hiện HĐĐT.

Biện pháp thực hiện

CQT đẩy mạnh phòng chống gian lận về hóa đơn bằng cách tăng cường kiểm

tra giám sát việc sử dụng HĐĐT. Bảo vệ tính pháp lý của hóa đơn cho DN chấp

hành tốt pháp luật thuế. Kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng bất hợp pháp

hóa đơn nhằm đảm bảo an toàn bảo mật thông tin HĐĐT. Kiên quyết xử lý các

trường hợp sử dụng hóa đơn không đúng quy định nhằm mục đích trốn thuế.

66

Thường xuyên tổ chức các hoạt động khảo sát, thăm dò để nắm bắt nhu cầu,

khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai HĐĐT. CQT các cấp phải thường

xuyên tập hợp được tất cả các vướng mắc của DN trong lĩnh vực sử dụng HĐĐT;

Báo cáo thường xuyên, đề xuất tham mưu với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính để ban

hành sửa đổi văn bản chính sách kịp thời phù hợp; Tích cực tham gia và vận động

DN cùng góp ý tham gia xây dựng các dự thảo Thông tư, Nghị định, Luật trước khi

ban hành.

Tăng cường phối hợp và quản lý chặc chẽ bằng việc kiểm tra hoạt động, kê

khai và việc đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định đối với các tổ chức cung

cấp dịch vụ HĐĐT.

Kết quả mang lại

Hoàn thiện các quy định trình tự thực hiện HĐĐT thống nhất đảm bảo quản

lý chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn. Tạo niềm tin cho DN khi chuyển đổi sang sử

dụng HĐĐT.

5.3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác hỗ trợ tuyên truyền

Sự cần thiết

Để giúp các tổ chức, DN, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết được những nội dung

thay đổi của chính sách về hình thức hóa đơn, lộ trình triển khai áp dụng thống nhất

HĐĐT của Chính phủ thì cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên

truyền hỗ trợ.

Mục đích ý nghĩa

Tuyên truyền giúp DN thấy được lợi ích khi DN áp dụng HĐĐT trong mọi

giao dịch với khách hàng, với các cơ quan ban ngành và với chính sự phát triển của

DN. Công tác hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho DN.

67

Biện pháp thực hiện

Giáo dục tư tưởng đạo dức, đào tạo bồi dưỡng trình độ, kỹ năng cho công

chức làm công tác hỗ trợ tuyên truyền. Đánh giá công tâm kết hợp chế độ khen

thưởng thỏa đáng với công chức thực hiện tốt công tác hỗ trợ tuyên truyền.

Biên soạn các ấn phẩm, tài liệu có nội dung phân tích, đối chiếu với quy định

hiện hành kèm hình ảnh minh họa cụ thể. Tập huấn thường xuyên cho các DN về

nội dung sử dụng HĐĐT. Bố trí công chức hỗ trợ, giải đáp mọi vướng mắc về

HĐĐT của DN dưới mọi hình thức và đảm bảo kịp thời.

Tăng cường công tác tuyên truyền về tần suất, về chất lượng, đa dạng hóa

hình thức, phương thức tuyên truyền; phát huy tối đa các hình thức, phương tiện

hiện có của CQT; Chuyển tải các thông tin này thông qua việc kết hợp đồng bộ

nhiều phương thức như: Gửi nội dung qua tin nhắn, Email, đăng tải lên Trang thông

tin điện tử Cục Thuế; Chuyển tải qua các hệ thống quảng cáo các mạng xã hội như

Zalo, facebook (có tốn phí) để tăng phạm vi tiếp cận thông tin. Nghiên cứu triển

khai các giải pháp hỗ trợ DN theo từng nhóm, đối tượng DN cụ thể.

Phối hợp với các tạp chí, Báo, Đài Truyền hình địa phương thực hiện chuyên

mục thuế, các phóng sự với sự đầu tư nhiều hơn sao cho gây ấn tượng và nêu bật

được tiện ích của việc sử dụng HĐĐT.

Lựa chọn DN tiêu biểu để tuyên truyền lợi ích của HĐĐT nhằm nhân rộng

đối tượng áp dụng và lan tỏa tinh thần cũng như nhận thức của DN về HĐĐT.

Kết quả dự kiến mang lại:

Bảo đảm các DN đều bình đẳng trong tiếp cận thông tin chính sách về

HĐĐT; giúp DN nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để nắm rõ về trách nhiệm, quyền lợi,

nghĩa vụ về việc sử dụng HĐĐT và các tiện ích dịch vụ công mà ngành thuế đã

triển khai; Tạo tâm lý đồng thuận, thay đổi thói quen, cộng đồng và DN chấp nhận

loại hình giao dịch HĐĐT.

68

5.3.3 Giải pháp tích cực phối hợp với các Cơ quan Đảng, đoàn thể và chính

quyền địa phƣơng

Sự cần thiết

Nếu việc triển khai sử dụng HĐĐT chỉ do mỗi ngành thuế thực hiện thì chắc

chắn không có sự tác động mạnh mẽ bằng khi có các cơ quan Cơ quan Đảng, đoàn

thể và chính quyền địa phương tham gia. Chắc chắn không thể có sự ảnh hưởng sâu

rộng trong cộng đồng nhân dân và không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy rất cần thiết

phải tăng cường phối hợp với các Cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền địa

phương.

Mục đích ý nghĩa

Cục Thuế tranh thủ được sự ủng hộ của UBND các cấp và sự đồng thuận,

phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh trong triển khai HĐĐT trên địa

bàn.

Biện pháp thực hiện

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị và công văn chỉ đạo thực hiện công

tác triển khai HĐĐT trên địa bàn như văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hỗ

trợ chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền

về chủ trương, tiện ích của HĐĐT.

Lập văn bản đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư, Phòng Tài chính các địa phương

phổ biến các nội dung liên quan về HĐĐT cho các DN trong quá trình đăng ký kinh

doanh, đề nghị các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp thực hiện công tác vận

động DN trong quá trình tiếp xúc, thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị.

Cải cách các nghiệp vụ công tác quản lý thuế, xây dựng Quy trình quản lý

HĐĐT trong nội bộ ngành thuế cũng như Quy chế phối hợp với các cơ quan ban,

ngành khác để thực hiện đồng bộ.

Đề xuất chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân của các cơ quan

ban ngành có sự phối hợp tích cực và hiệu quả.

69

Kết quả mang lại

Phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng để đẩy mạnh triển khai sử

dụng HĐĐT. Đặc biệt tạo mối quan hệ kết nối để đảm bảo tính thống nhất, khoa

học giữa các cơ quan, đặc biệt là trong giao dịch chung tại Cổng thông tin dịch vụ

hành chính công trực tuyến của tỉnh.

5.3.4 Giải pháp phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Sự cần thiết

So với các DN lớn, thì DN nhỏ và vừa có nhiều hạn chế về mặt nguồn lực

như nguồn lực về tài chính, con người, tri thức (Ein-Dor và Segev, 1978). Đây

chính là lý do chính mà các DN nhỏ và vừa và siêu nhỏ thường né tránh việc phải

triển khai HĐĐT. Việc triển khai hệ thống HĐĐT cần được xây dựng và được vận

hành quản lý bởi một nhà cung cấp (Leavitt, 2009). Do vậy phối hợp chặt chẽ với

các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT là giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán mà

các DN nhỏ vừa và siêu nhỏ đang phải đối mặt.

Mục đích ý nghĩa

Về phía CQT: việc phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT là

thêm một kênh để tuyên truyền, vận động DN triển khai áp dụng HĐĐT.

Về phía DN: Có đầy đủ danh sách, thông tin các tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT tin cậy để chủ động, lựa chọn tiếp cận để quyết định áp dụng HĐĐT. Hỗ trợ

trực tiếp giúp DN thực hiện HĐĐT song song với sử dụng hóa đơn giấy trong thời

gian chuyển tiếp.

Khuyến khích xây dựng và tích hợp nhiều tiện ích trong phần mềm HĐĐT

để mang lại thuận lợi và hiệu quả hơn khi sử dụng.

Biện pháp thực hiện

Thành lập ban chỉ đạo và tổ triển khai thực hiện. Xây dựng kế hoạch kết hợp

tổ chức hội nghị thảo luận về HĐĐT với tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.

70

Phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ DN dùng thử phần mềm HĐĐT nếu tổ chức

cung cấp dịch vụ tự nguyện hỗ trợ. Thông tin các chính sách ưu đãi khuyến mãi của

các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đang triển khai để DN tích cực tham gia dùng

thử, làm quen với HĐĐT. Ngược lại, CQT cung cấp thông tin cơ bản của DN cho

các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT để phối hợp hỗ trợ.

Rà soát các điều kiện quy định tại Điều 23 Thông tư số 68/2019/TT-BTC của

các tổ chức cung cấp HĐĐT để công khai, thông báo để DN trên địa bàn lựa chọn,

liên hệ.

Phân chia, cung cấp các thông tin cơ bản của DN trên từng địa bàn cho các tổ

chức cung cấp HĐĐT để phối hợp với CQT. Yêu cầu các tổ chức cung cấp HĐĐT

báo cáo kết quả triển khai định kỳ về CQT để theo dõi, nắm bắt thông tin.

Định kỳ đảo thông tin cơ bản của DN đã cung cấp tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT này nhưng chưa triển khai áp dụng HĐĐT cho tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT khác để tiếp tục tiếp cận DN.

Kết quả mang lại

Giúp DN tự tin sớm làm quen và sử dụng dịch vụ HĐĐT. Thúc đẩy DN sử

dụng ngay HĐĐT song song với hóa đơn giấy. Giúp ngành Thuế khắc phục các tồn

tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng, khả năng trao đổi lưu trữ thông tin; tạo tiền đề vững

chắc trước khi chuyển áp dụng đồng loạt HĐĐT. Các tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT có cơ hội phát triển và tiếp cận khách hàng.

5.3.5 Giải pháp đề xuất để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin;

phát triển các ứng dụng về thuế

Sự cần thiết

Nhu cầu kết nối được thông tin, sử dụng thông tin trên nền tảng công nghệ

hiện đại an toàn bảo mật trong thời đại công nghệ 4.0 là điều tất yếu. Vì vậy việc

phải có giải pháp hỗ trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển

các ứng dụng dịch vụ công về thuế là vô cùng bức thiết.

71

Mục đích ý nghĩa

Tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển vượt bật, thông

tin cơ sở dữ liệu có khả năng liên kết, thuận tiện trong việc tra cứu, kết xuất, đối

chiếu giữa CQT và DN.

Biện pháp thực hiện

Tích cực phối hợp xác định lỗi phát sinh để đề nghị Tổng cục Thuế nâng cấp

kịp thời các dịch vụ công trực tuyến về thuế như: Cổng thông tin (Etax) phục vụ

việc khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; website tra cứu hóa đơn phù hợp, hệ thống hỗ

trợ thủ tục về thuế (một cửa điện tử).

Đề xuất giải pháp khắc phục bất cập về kết nối, tích hợp, trao đổi thông

tin dữ liệu khai thác về hóa đơn giữa CQT với các cơ quan thuộc Bộ Tài chính và

các ngành, địa phương để cập nhật kịp thời bất cập, đề xuất giải pháp khắc phục

phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý thuế.

Đề xuất xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hợp tác với các tổ chức cung

cấp dịch vụ hỗ trợ DN phù hợp với pháp luật về hóa đơn. Chú trọng đề xuất các giải

pháp an toàn, bảo mật thông tin tại CQT các cấp, ngăn chặn các nguy cơ xâm nhập,

mất an ninh thông tin trong môi trường ứng dụng thuế điện tử.

Kết quả mang lại Tạo điều kiện cho Tổng cục Thuế nâng cấp kịp thời các

dịch vụ công trực tuyến về thuế. Nâng cao khả năng tự động kiểm soát, phân tích,

thống kê thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia.

5.3.6 Giải pháp tổ chức sự kiện truyền thông với ngƣời tiêu dùng

Sự cần thiết

Qua kết quả khảo sát tác giả thấy nếu tác động nâng cao nhận thức của khách

hàng và người tiêu dùng về việc chấp nhận HĐĐT thì sẽ giúp DN thuận lợi hơn

trong quá trình sử dụng HĐĐT. Khi khách hàng và người tiêu dùng xem việc sử

dụng HĐĐT là điều hiển nhiên, phổ biến thì sẽ hỗ trợ và ảnh hưởng tích cực đến

quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Đây chính là giải pháp nhằm nâng cao sự Nhận

72

thức rào cản chuyển đổi và nhận thức sẵn sàng khắc phục rào cản đối với HĐĐT

của DN để có quyết định chuyển đổi.

Mục đích ý nghĩa

Giúp người tiêu dùng, đối tác của DN hiểu về HĐĐT để chấp nhận HĐĐT

của DN khi mua hàng. Xem hình thức HĐĐT là xu hướng tất yếu của giao dịch

trong thời đại công nghệ số.

Biện pháp thực hiện

Chủ động lập kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp để tổ chức được

các sự kiện truyền thông có nội dung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân như

“Tuần lễ tuyên truyền HĐĐT trong các hiệp hội, ngành nghề ..”; “ DN phường ….

cùng nhau triển khai HĐĐT”.

Phối hợp trung tâm văn hóa thông tin và thể thao địa phương tổ chức phong

trào văn nghệ phối hợp lồng ghép nội dung tuyên truyền về HĐĐT. Phát các nội

dung này trên hệ thống loa truyền thanh, xe lưu động; In tờ rơi cấp phát miễn phí tại

các hội nghị, nhà ga, bến tàu, các trung tâm thương mại và nơi đông dân cư.

Truyền thông điệp các sự kiện đến các thiết bị di động của người nộp thuế

qua ứng dụng mạng xã hội trong thời gian, bán kính phạm vi, giới, tuổi, ngành

nghề...lựa chọn các từ khóa gây sự chú ý để có hiệu quả cao trong việc truyền

thông.

Kết quả dự kiến mang lại

Giúp các chủ DN, hội viên các hiệp hội, nhân dân hiểu hơn về tiện ích, giá trị

của HĐĐT trong kinh doanh. Góp phần gia tăng niềm tin vào giao dịch có sử dụng

HĐĐT. Tiến tới chuyển đổi thói quen sử dụng HĐĐT của toàn dân.

73

5.3.7 Giải pháp hỗ trợ khai thác cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin cảnh báo

về hóa đơn

Sự cần thiết. Việc gian lận về hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế ngày càng

tăng cả về số lượng và cả về mức độ tinh vi. Đặc biệt khi HĐĐT được thực hiện

trên môi trường mạng thì nguy cơ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của DN, nhân dân về

công nghệ điện tử để sử dụng bất hợp pháp hóa đơn càng lớn. Bản chụp hóa đơn giả

sẽ có thể đánh lừa sự nhận biết của người sử dụng nếu không có công cụ phương

tiện để tra cứu kiểm chứng thông tin ngay lập tức. Vì vậy cần thiết phải có giải pháp

hỗ trợ DN khai thác dữ liệu HĐĐT và cập nhật thông tin cảnh báo về hóa đơn bất

hợp pháp.

Mục đích ý nghĩa. Tránh những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro cho bên nhận hóa

đơn, tránh rủi ro trong việc kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế do không kiểm tra được

tính pháp lý của hóa đơn đầu vào. Khắc phục phần lớn hạn chế trong việc tra cứu

hóa đơn khi cơ sở dữ liệu quốc gia chưa kịp hoàn thiện.

Biện pháp thực hiện

Tích cực chủ động hướng dẫn cách thức và tạo điều kiện để DN biết và khai

thác các nguồn thông tin dữ liệu về hóa đơn đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và

đáng tin cậy nhất trên website http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ của tổng cục Thuế.

Phân công công chức hướng dẫn và hỗ trợ trực tuyến cho DN các thông tin

về đơn vị phát hành hoá đơn; thời gian phát hành, thời gian hoá đơn có giá trị sử

dụng và thông tin hoá đơn không còn giá trị sử dụng (của người nộp thuế ngừng

hoạt động, hoá đơn đã báo mất, huỷ, xoá bỏ, hoá đơn không có giá trị sử dụng qua

kết luận thanh tra, kiểm tra của CQT) trong các trường hợp gặp sự cố tra cứu.

Tổng hợp và cung cấp thông tin cảnh báo cho DN về hóa đơn không còn giá

trị sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Chuyển thông tin thành file có định dạng exel,

định kỳ ngày 15 hoặc ngày 30 hàng tháng gửi tệp dữ liệu này đến DN qua email

hoặc công khai website để DN tra cứu.

74

Kết quả mang lại

Thuận tiện cho người nộp thuế và công chức thuế trong việc tra cứu, tìm

kiếm, nắm bắt thông tin pháp lý về hóa đơn của các DN trên địa bàn. Kiểm tra được

tính pháp lý của HĐĐT để hỗ trợ DN phòng tránh rủi ro về hóa đơn khi mua hàng

hóa dịch vụ và kê khai thuế.

5.3.8 Giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản

hồi

Sự cần thiết Vừa qua, tổng cục Thuế đã chính thức kích hoạt “Hệ thống 479

kênh thông tin hỗ trợ thủ tục thuế qua cổng điện tử” nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận

giao dịch qua phương tiện điện tử với DN trên phạm vi cả nước. Tại chức năng hỏi

đáp của cổng thông tin điện tử của ngành thuế Thuedientu.gdt.gov.vn, ứng dụng cho

phép tiếp nhận ý kiến, trả lời trực tuyến trên website ngành thuế. Các DN có thể đặt

câu hỏi để gởi trực tuyến đến CQT và nhận được kết quả trả lời (ngoài 3 hình thức

truyền thống là trực tiếp, điện thoại, văn bản). Tác giả đề xuất giải pháp khai thác

triệt để hiệu quả chức năng kênh hỏi đáp trực tuyến này trên ứng dụng.

Mục đích ý nghĩa. Cơ quan thuế nâng cao được mật độ tiếp cận dịch vụ và xử

lý thông tin phản hồi cho DN. Doanh nghiệp thực hiện thường xuyên hình thức tiếp

cận dịch vụ và nhận thông tin phản hồi nhanh chóng.

Biện pháp thực hiện

Tăng cường tuyên truyền để DN biết và khai thác tiện ích từ “Hệ thống 479

kênh thông tin hỗ trợ thủ tục thuế qua cổng điện tử” bằng nhiều biện pháp.

Phân công phối hợp một cách khoa học giữa các phòng chức năng trong

CQT. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm công chức triển khai thực hiện

toàn diện các khâu công việc: cập nhật và phản hồi đối với thông tin riêng lẽ do

người dùng trang web gởi đến.

Xây dựng quy trình nội bộ để phối hợp thực hiện nhịp nhàng đảm bảo nội

dung trả lời DN chất lượng, đúng chính sách và kịp thời. Quy định cụ thể thời gian

75

phối hợp, quy định trình tự luân chuyển nội dung hỏi và giải đáp, quy định trách

nhiệm phối hợp của từng bộ phận, từng công chức Thuế theo chức danh nhiệm vụ.

Quy định quy chế về chế độ khen thưởng hay phê bình đối với công chức

thực hiện. Đồng thời quy định rõ công chức thực hiện gây chậm trể thời gian trả lời

DN phải có trách nhiệm xin lỗi DN bằng văn bản. Quy định định kỳ thời gian đánh

giá tổng kết trong phạm vi ngành để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Tập hợp các vướng mắc trong quá trình tra cứu, xử lý thông tin cho DN và

cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng khi cần thiết. Mở chiến dịch hội thảo

để trưng cầu ý kiến về các biện pháp kiểm soát chặc chẽ đối với HĐĐT và kịp thời

xử lý thông tin phản hồi của DN.

Kết quả mang lại

Doanh nghiệp tiếp cận thông tin về pháp luật thuế, về HĐĐT kịp thời để

giảm thiểu rủi ro, sai sót khi áp dụng HĐĐT. Tạo niềm tin cho DN qua bằng chứng

hướng dẫn, giải đáp về HĐĐT được lưu trữ trong hệ thống. Tăng cường tần suất

giao dịch trực tuyến giữa DN với CQT.

Sự lựa chọn các giải pháp cần căn cứ vào hệ số hồi quy thể hiện mức độ tác

động của nhân tố đó đến biến phụ thuộc để chọn giải pháp cải thiện theo thứ tự ưu

tiên các nhân tố có tác động mạnh nhất đến các nhân tố có mức độ tác động yếu

hơn. Một nhân tố có thể được cải thiện bằng nhiều giải pháp. Ngược lại, một giải

pháp có thể cải thiện nhiều nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của

DN.

(1) Trước tiên cần đặc biệt chú trọng giải pháp cải thiện nhân tố“ Cơ sở pháp

lý” (hệ số hồi quy là 0,396). Trong đó cần ưu tiên cải thiện biến quan sát số 1 (Hệ

thống văn bản pháp luật về HĐĐT đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết) bằng cách

tăng cường tập hợp vướng mắc, đề xuất các kiến nghị sửa đổi chính sách để hệ

thống văn bản về HĐĐT ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết (giải pháp 1).

76

(2) Tiếp theo cần chú trọng giải pháp cải thiện nhân tố “Sự hữu ích/ Lợi ích”

(hệ số hồi quy là 0,381): Cơ quan Thuế tăng cường nâng cao chất lượng hỗ trợ

tuyên truyền (giải pháp 2), chú trọng công tác phối hợp với tổ chức cung cấp dịch

vụ HĐĐT (giải pháp 4), nâng cao chất lượng dịch vụ HĐĐT để giúp DN giảm chi

phí, nâng cao hiệu suất công việc và tạo điều kiện hạch toán, kế toán và quản lý tốt

tài chính DN. Đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền

địa phương tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về lợi ích của HĐĐT

(giải pháp 3) nhằm tạo hiệu ứng domino và sức lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng.

(3) Cần quan tâm đến việc cải thiện nhân tố “ Đặc điểm của doanh nghiệp”

(hệ số hồi quy là 0,298): ưu tiên cải thiện nâng cao nhận thức của chủ DN về HĐĐT

để ủng hộ việc sử dụng HĐĐT (biến quan sát số 3). Cơ quan thuế, cơ quan đoàn thể

đẩy mạnh giải pháp tuyên truyền, đặc biệt là tổ chức sự kiện truyền thông để tạo

điều kiện cho chủ DN cập nhật càng nhiều thông tin càng tốt (kết hợp giải pháp 2,3

và 5). Từ đó tác động sự nhận thức đến việc chấp nhận của người sử dụng (Mô hình

TAM)- chủ DN ủng hộ chủ trương triển khai và sớm quyết định sử dụng HĐĐT để

phù hợp với xu thế thời đại.

(4) Tiếp đó là cải thiện đối với nhân tố “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch

vụ HĐĐT”(hệ số hồi quy là 0,254): ưu tiên cải thiện biến quan sát số 2 (tổ chức

cung cấp dịch vụ HĐĐT có giá thành rẻ). Cần tăng cường vận động các tổ chức

cung cấp dịch vụ HĐĐT giảm giá thành hoặc tạo điều kiện cho DN sử dụng miễn

phí thời gian đầu (giải pháp 4). Quy định pháp luật chặt chẽ và có biện pháp quản lý

tốt các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (giải pháp 1), giới thiệu các tổ chức đảm

bảo đủ tiêu chuẩn và thực hiện dịch vụ tốt cho DN yên tâm sử dụng dịch. Tạo điều

kiện tối đa cho tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT tiếp cận với khách hàng để phát

triển.

(5) Để cải thiện nhân tố “ Nhận thức rào cản chuyển đổi” (hệ số hồi quy là

0,232) cần áp dụng 5 giải pháp tăng cường cơ sở pháp lý của HĐĐT (giải pháp 1),

giải pháp phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (giải pháp 4),

77

giải pháp tổ chức sự kiện truyền thông với người tiêu dùng (giải pháp 5), giải pháp

nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về

thuế (giải pháp 6) và giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin

phản hồi (giải pháp 8).

(6) Đối với nhân tố“ Yêu cầu về an toàn và bảo mật” được nhiều DN quan

tâm thì cần chú trọng các giải pháp cơ chế bảo mật thông tin của hệ thống dữ liệu

quốc gia thông qua quá trình kiểm soát và nâng cấp cơ chế quản trị mạng, quản lý

dữ liệu. Cụ thể ở giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và

nâng cấp các ứng dụng về thuế (giải pháp 6), giải pháp hỗ trợ khai thác cơ sở dữ

liệu, cập nhật thông tin cảnh báo về hóa đơn (giải pháp 7) và giải pháp nâng cao

mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản hồi (giải pháp 8). Các giải pháp này

đòi hỏi nhiều sự nổ lực của cơ quan ở cấp trung ương như Chính phủ, Bộ Tài chính,

Tổng cục Thuế.

(7) Đối với nhân tố “ Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT” áp

dụng giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp

các ứng dụng về thuế (giải pháp 6). Ngoài ra cần phải mở rộng việc thanh toán điện

tử của DN, xây dựng các giải pháp tạo điều kiện tiến đến quy định không thanh toán

bằng tiền mặt để buộc DN tham gia các giao dịch thanh toán điện tử (ví điện tử, thẻ

ngân hàng, thanh toán qua các tổ chức trung gian bằng phương tiện điện tử).

(8) Đối với nhân tố “Đặc tính dể sử dụng” giải pháp được quan tâm là giải

pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng

dụng về thuế (giải pháp 6) nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác

để đảm bảo các cơ quan chức năng có thể kiểm tra được chứng từ HĐĐT lưu thông

trên thị trường ngay tức thời, không phải yêu cầu DN phải chứng minh hoặc chuyển

đổi, sao chụp HĐĐT. Từ đó khắc phục tình trạng chuyển đổi HĐĐT sai quy định

hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

78

5.4 Kết luận

Trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định, hành động hợp lý và Mô hình lý

thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ cũng như mối quan hệ giữa

quản lý nhà nước về thuế và việc sử dụng HĐĐT của DN, tác giả đã tiến hành

nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố tác

động đến quyết định sử dụng HĐĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo

trong mô hình đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích là quyết định sử dụng HĐĐT

của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị ảnh hướng bới 08 nhân tố chính được

sắp xếp từ nhân tố có mức độ tác động lớn đến nhân tố có mức độ tác động ít hơn:

(1) Cơ sở pháp lý, (2) Sự hữu ích/Lợi ích, (3) Đặc điểm của doanh nghiệp, (4) Đặc

điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT, (5) Nhận thức rào cản chuyển đổi, (6)

Yêu cầu về an toàn và bảo mật, (7) Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với

HĐĐT, (8) Đặc tính dể sử dụng. Kết quả phân tích dữ liệu là cơ sở quan trọng để

tác giả đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm giúp Cục Thuế, DN và các tổ chức

cung cấp dịch vụ HĐĐT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch triển khai HĐĐT

hiệu quả.

Nghiên cứu đã đề ra được 08 giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định sử dụng

HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời nghiên cứu đã khảo sát

được nhu cầu đề nghị hỗ trợ của DN đối với cơ quan thuế trong việc triển khai

HĐĐT. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, cuộc khảo sát về HĐĐT trên địa bàn

tỉnh khánh Hòa đã có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng số DN quyết định sử

dụng HĐĐT trong các tháng quý IV năm 2020 (Xem hình 4.2) tạo tiền đề cho việc

nâng cao số lượng DN sử dụng HĐĐT trong thời gian tới.

5.5 Kiến nghị

Đối với Chính phủ: Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn Luật quản

lý Thuế về HĐĐT số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 (thay thế Nghị định

119/2018/NĐ-CP của Chính phủ) đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc trong quá trình

thực hiện HĐĐT. Nghị định đã tạo hành lang pháp lý cơ bản phù hợp với thực tiễn.

79

Tuy nhiên một số nội dung Nghị định chưa quy định mà giao Bộ Tài chính hướng

dẫn. Đặc biệt văn bản cần phải có thời gian bắt đầu có hiệu lực là trọn kỳ kê khai

theo năm tài chính để tạo thuận lợi cho việc kê khai các loại thuế liên quan. Cần

từng bước quy định thu hẹp đối tượng sử dụng tiền mặt, tiến đến bắt buộc giao dịch

bằng phương tiện điện tử trong thanh toán nhằm minh bạch các giao dịch và nâng

cao khả năng kiểm soát quản lý thuế của các cơ quan nhà nước. Cần có cơ chế, gắn

chỉ tiêu triển khai HĐĐT của DN vào khung bình xét, chấm điểm CCHC của

UBND cấp tỉnh, huyện khi gần đến thời điểm triển khai rộng rãi hóa đơn, chứng từ

điện tử.

Đối với Bộ Tài chính: Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn

Nghị định của Chính phủ đối với các nội dung được Chính phủ phân quyền. Đồng

thời các nội dung hướng dẫn phải rõ ràng cụ thể tránh hiểu nhầm hoặc hiểu theo

nhiều nghĩa khác nhau. Có như vậy CQT và DN mới có cơ sở pháp lý vứng chắc để

triển khai và thi hành. Cần nghiên cứu quy định và hướng dẫn theo hướng chú trọng

khuyến khích các đối tượng DN chuyển đổi sang HĐĐT như giảm thủ tục hành

chính khi sử dụng HĐĐT, thực hiện khấu trừ trực tiếp tiền thuế thu nhập hoặc ưu

tiên hoàn thuế GTGT cho những DN tích cực áp dụng HĐĐT. Tiến đến bổ sung

hình thức tạo HĐĐT có mã số xác thực cho cá nhân bằng các giải pháp công nghệ

hiện đại với phương tiện điện tử thông dụng như điện thoại. Giải pháp này sẽ thúc

đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong cộng đồng.

Đối với Tổng cục Thuế: Thứ nhất, cần có giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về thuế hiện đại an toàn

bảo mật trong thời đại công nghệ 4.0; Đảm bảo kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin

giữa CQT với các cơ quan thuộc Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương; Xây

dựng cơ chế quản lý, chính sách hợp tác với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ

DN; Nâng cao khả năng tự động kiểm soát, phân tích, thống kê thông tin của cơ sở

dữ liệu. Thứ hai, cần phân công cơ quan cấp Vụ thẩm tra xác minh điều kiện cơ sở

hạ tầng, kỹ thuật, nhân sự của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT theo quy định

pháp luật để có cơ sở công bố chung thông tin toàn quốc cho các tổ chức, cá nhân,

80

DN biết, lựa chọn, ký kết giao dịch dịch vụ. Thứ ba, cần có những chính sách ngắn

hạn để hỗ trợ chi phí hoặc khen thưởng đột xuất cho các tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT và tổ chức, cá nhân, DN áp dụng HĐĐT trong thời gian đầu. Đề xuất các

tiêu chí khen thưởng và tổ chức công bố công khai kết quả đạt được các tiêu chí

đánh giá, kết quả xếp hạng.. để đảm bảo khen thưởng công bằng mang lại hiệu quả

cao và đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT có uy tín.

Đối với cơ quan ban ngành trong địa phương: Sở Kế hoạch Đầu tư, Phòng

Tài chính các địa phương phối hợp liên tục phổ biến các nội dung liên quan về

HĐĐT cho các DN trong quá trình đăng ký kinh doanh. Các cơ quan, ban ngành

liên quan phối hợp cần thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền vận động DN

trong quá trình tiếp xúc, thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị. Tiến tới gắn việc

sử dụng HĐĐT với điều kiện để giải quyết thủ tục hành chính.

Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần hợp tác với cơ quan thuế để kinh

doanh và phát triển một cách bền vững trên tinh thần chấp hành tốt pháp luật nhà

nước, sử dụng hóa đơn hợp pháp. Tích cực phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch

vụ HĐĐT để áp dụng HĐĐT (có thể sử dụng song song với hóa đơn giấy) trong

thời gian sớm nhất.

5.6 Hạn chế của luận văn

Nghiên cứu này đem lại kết quả và những đóng góp nhất định, phần nào giúp

cho cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ được các nhân tố tác động đến quyết định sử

dụng HĐĐT của DN và mức độ tác động của các nhân tố đó đến quyết định sử dụng

HĐĐT. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số điểm hạn chế.

Thứ nhất, do hạn chế về điều kiện như thời gian, chi phí… nên nghiên cứu

chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi các DN do Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa quản lý

nên có thể không phản ánh hết thực trạng áp dụng HĐĐT ở những đối tượng khác

và ở những địa phương khác.

81

Thứ hai, luận văn này áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng

phiếu khảo sát nhỏ và chỉ vừa đủ yêu cầu. Bên cạnh đó, việc phân bố mẫu là ngẫu

nhiên theo kết quả khảo sát nên không đồng đều giữa các nhóm ngành nghề. Nếu

lấy số lượng phiếu khảo sát lớn hơn thì kết quả nghiên cứu có thể sẽ đúng với thực

tế hơn. Nghiên cứu chưa tìm ra được sự khác biệt về Quyết định sử dụng HĐĐT

giữa các DN có loại hình DN khác nhau, ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau,

thời gian hoạt động khác nhau và cũng sự khác biệt giữa các DN có số lượng hóa

đơn sử dụng khác nhau.

Cuối cùng, bảng câu hỏi được thiết kế chưa thật sự chặt chẽ, cần phân biệt rõ

câu hỏi dành cho đối tượng đã sử dụng HĐĐT và đối tượng chưa sử dụng HĐĐT.

5.7 Hướng nghiên cứu trong tương lai

Nghiên cứu này đặt nền tảng cho việc đề xuất giải pháp triển khai HĐĐT tại

Việt Nam. Có rất nhiều chủ đề về HĐĐT để có thể phát triển nghiên cứu thuận tiện.

Nghiên cứu có thể tiến hành theo hướng không chỉ nghiên cứu về HĐĐT mà hướng

đến nghiên cứu đối với các loại chứng từ điện tử khác ngoài HĐĐT. Nghiên cứu có

thể hướng đến quyết định sử dụng các loại hóa đơn chứng từ điện tử của tất cả các

thành phần kinh tế. Đặc biệt là nghiên cứu lĩnh vực HĐĐT với hộ kinh doanh theo

Luật quản lý thuế 38/2019/QH14. Nghiên cứu có thể được mở rộng với cuộc điều

tra trên cả nước để tìm hiểu thêm sự khác biệt về sử dụng HĐĐT, chứng từ điện tử

ở các ngành nghề khác nhau. Chủ đề này sẽ là điều thú vị vì nó là nghiên cứu nối

tiếp góp phần tạo nên một tổng thể các vấn đề của quá trình triển khai rộng rãi toàn

diện HĐĐT, chứng từ điện tử ở Việt Nam./.

82

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIÁ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Đề tài khoa học cấp ngành Thuế

Trần Sỹ Quân, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Diệu Hồng..(2018). Xây

dựng tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa. Đề tài khoa học cấp ngành Thuế.

2. Bài viết trên Tạp chí Thuế

Nguyễn Thị Diệu Hồng.(2020). Nghị định 123/2020/NĐ-CP tháo gỡ khó

khăn về hóa đơn, chứng từ cho doanh nghiệp. Tạp chí Thuế số 46 [821] ,10-11.

< http://tapchithue.com.vn/cai-cach-va-hien-dai-hoa/19466-nghi-dnkh-123.html >.

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

[1]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, tập 1-tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh, nhà xuất bản lao động – xã hội. Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Thắng (2015). Giáo trình Một số lý thuyết đương đại về quản

trị kinh doanh: ứng dụng trong nghiên cứu. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

Hà nội.

[4]. Đỗ Lê Thùy Trang (2013). Sự chấp nhận kê khai thuế qua mạng internet

của DN tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[5]. Nguyễn Thị Hồng Liêm (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng

chọn HĐĐT của DN.

[6]. Nguyễn Đại Trí (2018). Việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia và giải

pháp thúc đẩy sử dụng HĐĐT, Đề tài nghiên cứu khoa học của Phó tổng cục trưởng

- Tổng cục Thuế.

[7]. Phạm Hữu Trị (2019). Nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của

các DN tại Chi cục Thuế Quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[8]. Quốc Hội (2019). Luật quản lý thuế số: 38/2019/QH14, Hà Nội.

Chính phủ (2020). Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định

về quy định về hóa đơn chứng từ, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2019). Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định

119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, Hà Nội.

[9]. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. (2018, 2019, 2020). Báo cáo công tác tuyên

truyền hỗ trợ người nộp thuế năm, quý, tháng.

84

II. Tài liệu tiếng Anh

[1]. Ajzen I., Fishbein M. (1975), “Belief, Attitude, Intention and Behavior:

An Introduction to theory and research”. Addition-Wesley, Reading, MA.

[2]. Basware. (2012). 2012 Global E-invoicing study: A shift toward e-

invoicing ecosystems.

[3]. Davis F.D. (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use, and user

acceptance of information technologys, MIS Quarterly, Vol. 13 No. 3, pp. 319-340.

[4]. Harald, B. (2009). Final report of the Expert Group on e-Invoicing.

[5]. PayStream (2010), Einvoicing adoption Benchmarking report,

http://www.directinsite.com/pdf/PayStream-eInvoicing-Adoption-Benchmark-

Report-2010.pdf

[6]. Taylor, S., and Todd, P. A. (1995). "Understanding Information

Technology Usage: A Test of Competing Models" Information Systems Research,

Vol. 6, No. 2 (June), pp. 144-176.

[7]. Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila Temitayo (2009),

Intention to ues E-invoicing in Nigeria” ,viewed 07 August 2020, from:

<https://digitalcommons.kennesaw.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1483&context=

ajis>

[8]. Hoang Ngo (2013). Challenges for electronic invoicing systems: A

quantitative study of Vietnamese SMEs, viewed 21 september 2020, from:

<https://www.theseus.fi/handle/10024/64889>.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Email

1

1

Công ty Cổ phần

MISA

MST:

01012433150

Tòa nhà MISA, Lô 5

CVPM Quang Trung,

49 Tô Ký, Phường

Tân Chánh Hiệp,

Quận 12, TP HCM

0901750 039/

0964 006 327

Tel: 028 54

318 318 (máy

lẻ 226)

[email protected]

1

2

Trung tâm kinh

doanh - VNPT

Khánh Hòa

MST:

0106869738-034

01 Hùng Vương - Lộc

Thọ - Nha Trang -

Khánh Hòa

0914456996;

Hotline

24/24: (+84)

944 205657

[email protected]

3

3

Công ty Cổ phần

dịch vụ T-VAN

HILO

MST:

0106713804

Chi Nhánh HCM: Số

10 Đường C1 –

Phường 13 - Quận

Tân Bình

0888 440 588

/0904 048

626

- Hotline:

1900 292 962

[email protected]

4

4

Công ty TNHH

NC9 Việt Nam

MST:

0312270160

87 Nguyễn Thị Thập,

Khu đô thị mới Him

Lam, phường Tân

Hưng, quận 7 – TP

HCM

0829997070

09 2121 9000

Ms Trúc

[email protected]

[email protected]

5

5

Công ty Cổ phần

Bkav

MST:

0101360697

Tòa nhà BKAV, Khu

đô thị mới Yên Hòa,

Cầu Giấy - Hà Nội

1900545414;

0964.070.666 [email protected]

[email protected]

6

6

Tập đoàn Công

nghiệp - Viễn

thông Quân đội

MST:

0100109106

09 Võ Thị Sáu, Vĩnh

Nguyên, Nha Trang,

Khánh Hòa.

(Chi nhánh Khánh

Hòa)

Hotline 24/7:

0869.60.7979

0333.550.779

[email protected]

7

7

Công ty cổ phần

Đầu tư công nghệ

và Thương mại

SOFTDREAMS

MST:

0105987432

Tầng 3, Nhà khách

ATS, số 8 Phạm

Hùng, Mễ Trì, Nam

Từ Liêm, Hà Nội

0917216600

0967163073 [email protected]

8

8

Công ty TNHH

Win Tech

Solution

MST:

0312303803

232/17 Cộng Hòa,

Phường 12, Quận Tân

Bình, TP Hồ Chí

Minh

Hotline:

19001129

0911420738

Myphuong19091991@gm

ail.com; [email protected]

9

9

Công ty TNHH

Công nghệ Vĩnh

Hy

MST:

0314743623

82 đường 76, phường

10, quận 6, TP Hồ Chí

Minh

02838768679

0913733960 [email protected]

[email protected]

1

10

Công ty CP công

nghệ tin học EFY

Việt Nam, MST:

0102519041

Tầng 9, tòa nhà

Sannam, số 78 phố

Duy Tân, phường

Dịch Vọng Hậu, quận

Cầu Giấy, Hà Nội

0911876899 [email protected]

1

11

Công ty TNHH

HĐĐT M-

INVOICE

MST:

0106026495

Nhà số 16, Ngõ 269/1

đường Giáp bát,

phường Giáp Bát,

quận Hoàng Mai – Hà

Nội

0901801618 [email protected]

1

12

Công ty TNHH

MTV Viễn thông

quốc tế FPT (FTI)

MST:

0305793402

Lô L.29B-31B-33B

đường Tân Thuận,

KCX Tân Thuận,

quân 7, TP Hồ Chí

Minh

Tầng 4, tòa nhà 42 Lê

Thành Phường, TP

Nha Trang, Khánh

Hòa

28 7300 2222

(Ext 89223)

0905087968

[email protected]

1

13

Công ty TNHH

phần mềm và tư

vấn Kim Tự Tháp

(Công ty PSC)

MST:

0303549303

5 Hoa sữa, phường 7,

quận Phú Nhuận, TP

Hồ Chí Minh

66727722 [email protected]

Phụ lục 2. Tổng hợp số lƣợng DN đã sử dụng HĐĐT theo từng Chi cục Thuế

đang quản lý toàn ngành thuế tỉnh Khánh Hòa 3 năm 2018-2020

S

Số thứ

tự

Đơn vị

Năm 2018 Năm 2019

Năm 2020

Đến tháng 06 Đến tháng 12

DN sử

dụng

HĐĐT

Tổng số

DN có

phát

hành HĐ

DN sử

dụng

HĐĐT

Tổng số

DN có

phát hành

DN sử

dụng

HĐĐT

Tổng số

DN có

phát

hành HĐ

DN sử

dụng

HĐĐT

Tổng số

DN có phát

hành HĐ

1

1

Cơ quan Cục

Thuế 31 697 261 746 390 946 599 891

2

2 CCT Nha Trang 450 5.746 1.687 6.274 2.404 7260 3.653 8.942

3

3

H. Vạn Ninh -

CCT KV Bắc

Khánh Hòa

41 199 69 217 98 228

146 237

TX. Ninh Hòa -

CCT KV Bắc

Khánh Hòa

26 485 105 532 167 568

332 672

4

4

H. Diên Khánh -

CCT KV Tây

Khánh Hòa

49 556 133 602 183 613

358 688

H. Khánh Vĩnh -

CCT KV Tây

Khánh Hòa

1 90 18 99 19 100

64 127

5

5

TP. Cam Ranh -

CCT KV Nam

Khánh Hòa

19 498 86 530 122 538

230 528

H. Cam Lâm -

CCT KV Nam

Khánh Hòa

48 219 109 256 135 279

207 293

H. Khánh Sơn -

CCT KV Nam

Khánh Hòa

1 17 2 20 7 21

14 27

Tổng số 666 8.507 2.407 9.276 3.525 10.553 5.603 12.405

Tỷ lệ tƣơng ứng 7,8% 26,6 % 33,4% 45,17%

Số tuyệt đối tăng so với năm

trƣớc liền kề Tăng 1.804 DN Tăng 1.055 DN Tăng 3.194 DN

Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn chuyên gia

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Xin chào chuyên gia!

Tôi tên Nguyễn Thị Diệu Hồng, là nghiên cứu sinh đang thực hiện Luận văn “Các

nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Để hoàn thành luận văn, tôi rất mong nhận được sự quan tâm

giúp đỡ của các chuyên gia trong việc tham gia trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Mọi ý kiến

đóng góp không có ý kiến nào đúng hay sai, tất cả ý kiến đóng góp góp phần vào sự

thành công của nghiên cứu này.

Trước khi bắt đầu trả lời, mong Anh/chị đọc những chú ý sau:

Trả lời tất cả các câu hỏi (theo những chỉ dẫn trong bảng câu hỏi dưới đây)

Tất cả những thông tin mà chuyên gia cung cấp trong bảng câu hỏi, tôi chỉ sử

dụng cho mục đích nghiên cứu của Luận văn, ngoài ra, tôi hoàn toàn không sử dụng cho

mục đích khác.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chuyên gia!

Câu hỏi 1: Theo Anh/Chị, các nhân tố sẽ tác động đến quyết định áp dụng

HĐĐT (HĐĐT) của Doanh nghiệp (DN) là gì? (khoanh tròn nhân tố mà anh/chị lựa

chọn, có thể lựa chọn nhiều nhân tố, ghi rõ ý kiến bổ sung nếu có).

1. Cơ sở pháp lý

1.1.Hệ thống văn bản pháp luật về HĐĐT đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết.

1.2. Cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích sử dụng HĐĐT

1.3. Quy định tính pháp lý và quản lý chặt chẽ đối với DN các tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT

1.4 Ý kiến bổ sung của anh/chị………………………………… ........................

1.5. Ý kiến bổ sung của anh/chị…………………………………… ...................

.. ...........................................................................................................................

2. Sự hữu ích/ Lợi ích

2.1. Tiết kiệm thời gian xuất HĐĐT so sử dụng với hóa đơn giấy

2.2. Tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy

2.3. Giảm thiểu sai sót khi lập HĐĐT so với sử dụng hóa đơn giấy

2.4. Khắc phục tình trạng hư hỏng, mất hóa đơn.

2.5. Thuận tiện hơn cho việc giao/nhận HĐĐT cho người mua

2.6. Sử dụng HĐĐT tạo điều kiện hạch toán, kế toán và quản lý tài chính DN

2.7.Thao tác thực hiện HĐĐT đơn giản

2.8. Dễ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của HĐĐT

2.9. Ý kiến bổ sung của anh/chị: .................. ……………………………………

2.10. Ý kiến bổ sung của anh/chị: .... ……………………………………………

3. Đặc điểm của doanh nghiệp

3.1. Doanh nghiệp có lượng sử dụng hóa đơn nhiều sẽ quyết định sử dụng HĐĐT

hơn các DN khác.

3.2. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều địa bàn hoặc có

nhiều địa điểm kinh doanh, kho hàng sẽ quyết định sử dụng HĐĐT hơn các DN khác.

3.3. Lãnh đạo DN ủng hộ sử dụng HĐĐT.

3.4. Doanh nghiệp có hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm (kế toán, bán hàng)

hỗ trợ sử dụng HĐĐT, đường truyền internet ổn định.

3.5. Doanh nghiệp có đội ngũ kế toán, nhân viên thành thạo công nghệ thông tin.

3.6. Ý kiến bổ sung của anh/chị:……………………………………………… ..

3.7. Ý kiến bổ sung của anh/chị ...........................................................................

4. Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

4.1. Đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.

4.2. Giá thành rẻ, có nhiều chương trình khuyến mãi

4.3. Kho dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu HĐĐT.

4.4. Xây dựng được chuẩn cơ sở dữ liệu kết nối dữ liệu với CQT.

4.5. Nhiều giải pháp phần mềm HĐĐT khác nhau cung cấp phù hợp với từng quy

mô, ngành nghề của DN, chính sách hỗ trợ khách hàng tốt.

4.6. Ý kiến bổ sung của anh/chị ...........................................................................

4.7. Ý kiến bổ sung của anh/chị…………………………………………………

5. Nhận thức rào cản chuyển đổi

5.1. Các quy định và các hướng dẫn thực hiện HĐĐT của Chính phủ chưa rõ ràng

5.2. Thói quen của người dân, DN khi mua hàng còn thanh toán tiền mặt, lấy hóa

đơn giấy.

5.3. Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được đầu

tư, phát triển đồng bộ, chưa tương thích, chưa kết nối được với nhau.

5.4. Doanh nghiệp muốn duy trì sử dụng hóa đơn giấy vì mục đích trốn thuế, mua

bán hóa đơn hoặc ghi sai thời điểm.

5.5. Lo lắng việc Bên bán đơn phương hủy hóa đơn.

5.6. Ý kiến bổ sung của Anh/chị…………………… .................................. ……

5.7. Ý kiến bổ sung của Anh/chị ..........................................................................

6. Yêu cầu về an toàn và bảo mật

6.1. Thông tin về hóa đơn HĐĐT được bảo mật.

6.2. Dữ liệu HĐĐT được lưu trữ an toàn.

6.3. Việc truyền nhận dữ liệu HĐĐT giữa người bán, người mua và cơ quan quản lý nhà

nước an toàn, bảo mật.

6.4. Ý kiến bổ sung của anh/chị ...........................................................................

7. Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT

7.1. Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán (chứng từ kế toán điện tử) sẽ dễ dàng

sử dụng HĐĐT hơn hóa đơn giấy.

7.2. Doanh nghiệp mua bán thương mại điện tử sẽ quyết định sử dụng HĐĐT hơn

hóa đơn giấy.

7.3. Doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đặc thù như ngân hàng, bệnh viện, tem, vé

xe.

7.4. Kết hợp sử dụng HĐĐT với thanh toán điện tử (ví, thẻ ngân hàng, tổ chức trung

gian thanh toán).

7.5. Ý kiến bổ sung của anh/chị ...........................................................................

8. Quyết định sử dụng HĐĐT

8.1. Doanh nghiệp sẽ chủ động tìm hiểu thông tin để sử dụng HĐĐT

8.2. Doanh nghiệp sẽ sử dụng HĐĐT lâu dài

8.3. Doanh nghiệp sẽ giới thiệu DN khác sử dụng HĐĐT trong thời gian tới

9. Nhân tố khác, cụ thể ......................................................................................

10. Ý kiến bổ sung của anh/chị .........................................................................

Câu hỏi 2: Theo Anh/Chị, vấn đề khó khăn của DN trƣớc khi quyết định sử

dụng HĐĐT là gì?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………

Câu hỏi 3: Theo Anh/Chị, những khó khăn, vƣớng mắc của của DN trong quá

trình sử dụng HĐĐT là gì ?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu hỏi 4: Theo Anh/Chị, những giải pháp nào cần thực hiện để DN quyết

định sử dụng hóa đơn điện tử?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chuyên gia!

Phụ lục 4. Danh sách chuyên gia

stt Chuyên gia Tên đơn vị, doanh nghiệp Chức vụ Ghi chú

1 Trần Sỹ

Quân Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Phó Cục Trưởng -

Phụ trách triển khai

HĐĐT

Thạc sĩ - chuyên

viên chính

2

Lương

Xuân Thu Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Trưởng Phòng tuyên

truyền Hỗ trợ NNT Chuyên viên

chính – cử nhân

3 Vũ Bách

Hải Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Trưởng Phòng

CNTT

Chuyên viên – cử

nhân CNTT

4 Trịnh lê Nin Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Phó trưởng phòng

Kê khai

Chuyên viên

chính - cử nhân

CNTT

5 Nguyễn

Văn Thắng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Trưởng Chi cục

Thuế Nha Trang

Thạc sỹ-chuyên

viên chính

6 Võ Chí

Nam

Viện Pasteur Nha Trang.

4200288287; Hộp thư:

[email protected]

Trưởng Phòng Tài

chính kế toán Võ Chí Nam

7 Trần Văn

Nghĩa

Doanh Nghiệp Tư Nhân

Thiên Phúc Nha Trang.

4201686604; Hộp thư:

[email protected]

Chủ Doanh nghiệp Trần Văn Nghĩa

8

Lê Trịnh

Minh

Phương

Công ty TNHH Kế toán Tài

chính FATA. MST:

4201720083

Giám đốc doanh

nghiệp

Thạc Sỹ - Kế

toán, kiểm toán,

tư vấn thuế.

9

Đặng Văn

Thắng

Công ty Cổ phần Bkav

MST: 0101360697; Hộp thư:

Mobile: 0964 070 666

Trưởng Phòng Kinh

doanh - Ban Khách

hàng

Đặng Văn Thắng

10 Ngô Quý

Tài

Trung tâm kinh doanh -

Viễn thông Khánh Hòa -

[email protected]

MST: 0106869738-034

Hộp thư:

[email protected]

Giám đốc kinh

doanh Ngô Quý Tài

11

Trịnh Linh

Bảo

Công ty Cổ phần dịch vụ T-

VAN HILO

MST: 0106713804

Hộp thư: [email protected]

Giám đốc kinh

doanh Trịnh Linh Bảo

12

My

Phượng

CÔNG TY TNHH WIN

TECH SOLUTION –

MST: 0312303803

Giám đốc

[email protected]

Lê Bảo Việt –

Phụ trách trực

tiếp về phần

mềm HĐĐT

13

Trần

Thanh

Khiết

Công ty TNHH MTV Viễn

Thông quốc tế FPT (FTI) –

MST: 0305793402

Phụ trách trực tiếp

về phần mềm

HĐĐT

Trần Thanh

Khiết

Phụ lục 5. Thống kê kết quả cuộc phỏng vấn

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

STT Thang đo dự kiến

Mức độ đánh giá của

chuyên gia Tỷ lệ

đồng

thuận Đồng ý Không Không

đồng ý ý kiến

1 Cơ sở pháp lý 37 0 2 94,8%

1.1.Hệ thống văn bản pháp luật về HĐĐT đầy đủ,

chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết. 12

1 92%

1.2. Cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ và khuyến

khích sử dụng HĐĐT 13

100%

1.3. Quy định tính pháp lý và quản lý chặt chẽ

đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT 12

1 92%

2 Sự hữu ích/ Lợi ích 86 5 13 82,69%

2.1. Tiết kiệm thời gian xuất HĐĐT so sử dụng

với hóa đơn giấy 11 1 1 85%

2.2. Tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng hóa

đơn giấy 11 1 1 85%

2.3. Giảm thiểu sai sót khi lập HĐĐT so với sử

dụng hóa đơn giấy 9 1 3 69%

2.4. Khắc phục tình trạng hư hỏng, mất hóa đơn. 13

100%

2.5. Thuận tiện hơn cho việc giao/nhận HĐĐT

cho người mua 10 1 2 77%

2.6. Sử dụng HĐĐT tạo điều kiện hạch toán, kế

toán và quản lý tài chính DN 11

2 85%

2.7. Thao tác thực hiện HĐĐT đơn giản 11

2 85%

2.8. Dễ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của HĐĐT 10 1 2 77%

3 Đặc điểm của Doanh nghiệp 57 2 6 88%

3.1. Doanh nghiệp có lượng sử dụng hóa đơn

nhiều sẽ quyết định sử dụng HĐĐT hơn các DN

khác.

11 1 1 85%

3.2. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh

doanh trên nhiều địa bàn hoặc có nhiều địa điểm

kinh doanh, kho hàng sẽ quyết định sử dụng

HĐĐT hơn các DN khác.

10 1 2 77%

3.3. Lãnh đạo DN ủng hộ sử dụng HĐĐT. 11

2 85%

3.4. Doanh nghiệp có hệ thống công nghệ thông

tin, phần mềm (kế toán, bán hàng) hỗ trợ sử dụng

HĐĐT, đường truyền internet ổn định.

13

100%

3.5. Doanh nghiệp có đội ngũ kế toán, nhân viên

thành thạo công nghệ thông tin. 12

1 92%

4 Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT 54 3 8 83%

4.1. Đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp

luật. 11 1 1 85%

4.2. tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT có giá

thành rẻ 12 1

92%

4.3. Kho dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh dữ

liệu HĐĐT. 9

4 69%

4.4. Xây dựng được chuẩn cơ sở dữ liệu kết nối

dữ liệu với CQT. 11 1 1 85%

4.5. Nhiều giải pháp phần mềm HĐĐT khác nhau

cung cấp phù hợp với từng quy mô, ngành nghề

của DN.

11

2 85%

5 Rào cản chuyển đổi 49 1 15 75,3%

5.1 Các quy định và các hướng dẫn thực hiện

HĐĐT của Chính phủ chưa rõ ràng. 11

2 85%

5.2 Thói quen của người dân, DN khi mua hàng

còn thanh toán tiền mặt, lấy hóa đơn giấy. 12

1 92%

5.3 Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan

quản lý nhà nước chưa được đầu tư, phát triển

đồng bộ, chưa tương thích, chưa kết nối được với

nhau.

12

1 92%

5.4 DN muốn duy trì sử dụng hóa đơn giấy vì

mục đích trốn thuế, mua bán hóa đơn hoặc ghi sai

thời điểm.

8 1 4 62%

5.5 Lo lắng việc Bên bán đơn phương hủy hóa

đơn. 6

6 46%

6 Yêu cầu về an toàn và bảo mật 33 2 4 85%

6.1. Thông tin về hóa đơn HĐĐT được bảo mật. 11 1 1 85%

6.2. Dữ liệu HĐĐT được lưu trữ an toàn. 12

1 92%

6.3 Việc truyền nhận dữ liệu HĐĐT giữa người

bán, người mua và cơ quan quản lý nhà nước an

toàn, bảo mật.

10 1 2 77%

7 Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với

HĐĐT 40 1 11 77%

7.1. Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán

(chứng từ kế toán điện tử) sẽ dễ dàng sử dụng

HĐĐT hơn hóa đơn giấy.

10 1 2 77%

7.2. Doanh nghiệp mua bán thương mại điện tử

sẽ quyết định sử dụng HĐĐT hơn hóa đơn giấy. 12

1 92%

7.3. Doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đặc thù

như ngân hàng, bệnh viện, tem, vé xe. 6

7 46%

7.4. Kết hợp sử dụng HĐĐT với thanh toán điện

tử (ví, thẻ ngân hàng, tổ chức trung gian thanh

toán).

12

1 92%

Thang đo của biến phụ thuộc: DN quyết định sử dụng HĐĐT

8 Quyết định sử dụng HĐĐT 32 3 4 82,05%

8.1. Doanh nghiệp sẽ chủ động tìm hiểu thông tin

để sử dụng HĐĐT 11 1 1 85%

8.2. Doanh nghiệp sẽ sử dụng HĐĐT lâu dài 11 1 1 85%

8.3. DN sẽ giới thiệu DN khác sử dụng HĐĐT

trong thời gian tới 10 1 2 77%

Phụ lục 6. Kết quả bổ sung và điều chỉnh thang đo

Thang đo gốc Mã

hóa

Thang đo sau khi điều

chỉnh

Mức độ

điều

chỉnh

Ghi chú

Cơ sở pháp lý

Chính phủ đã xây dựng

hệ thống văn bản pháp

luật về giao dịch điện tử

làm cơ sở pháp lý cho

KKQM. Đỗ lê Thùy

Trang (2013)

PL1

B1. Hệ thống văn bản

pháp luật về HĐĐT đầy

đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi

tiết

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Các đề xuất pháp lý và

quy định một cách rõ

ràng, đơn giản hóa, hài

hòa và nhằm mục đích

cho Khung pháp lý được

áp dụng một cách chính

xác cho HĐĐT (Harald

2009, 29)

CQT khuyến khích thực

hiện HĐĐT - Nguyễn

Thị Hông Liêm (2015)

PL2

B3. Cơ quan quản lý Nhà

nước hỗ trợ, tuyên truyền

và khuyến khích sử dụng

HĐĐT

Chính phủ quản lý các

nhà cung cấp dịch vụ

chứng thực chữ ký số, tự

do hóa cạnh tranh nhưng

đảm bảo nhân tố giá cả

và nâng cao kỹ thuật

công nghệ. Đỗ lê Thùy

Trang (2013)

PL3

B3. Quy định tính pháp lý

và quản lý chặt chẽ đối với

doanh nghiệp và các tổ

chức cung cấp dịch vụ

HĐĐT

Điều 32 Nghị định

119/2019/NĐ-CP: lựa

chọn tổ chức để ký hợp

đồng cung cấp dịch vụ

HĐĐT; Luật QLT

Sự hữu ích/ Lợi ích

Performance Expectancy

e-invoicing user: Kỳ

vọng về hiệu suất. Olaleye, Sunday

Adewale and Sanusi,

Ismaila Temitayo (2009)

LI1

B4. Sử dụng HĐĐT tiết

kiệm chi phí và thời gian

hơn so với sử dụng với hóa

đơn giấy

Giải thích

cho rõ

nghĩa

HĐĐT giúp tiết kiện thời

gian so với hóa đơn truyền

thống. HĐĐT giúp tiết

kiệm chi phí so với hóa

đơn truyền thống Nguyễn

Thị Hông Liêm (2015)

Giảm lỗi và tranh chấp

liên quan đến hóa

đơn.Hoang Ngo (2013)

LI2

B5. Sử dụng HĐĐT giảm

thiểu sai sót khi lập hóa đơn

hơn so với sử dụng hóa đơn

giấy

Tác giả đề

xuất

Giảm tác động môi

trường. Hoàng Ngô

(2013) LI3

B6. Sử dụng HĐĐT khắc

phục tình trạng hư hỏng,

mất hóa đơn

Tác giả đề

xuất Kết quả nghiên cứu định

tính

Mối quan hệ chặt chẽ

giữa nhà cung cấp và

khách hàng. Hoàng Ngô

(2013)

LI4

B7. Sử dụng HĐĐT thuận

tiện hơn cho việc giao/nhận

hóa đơn giữa người bán và

người mua

Giải thích

cho rõ

nghĩa

Cải thiện quản lý vốn

lưu động. Hoàng Ngô

(2013)

LI5 B8. Sử dụng HĐĐT tạo

điều kiện hạch toán, kế toán

và quản lý tài chính DN

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Mức độ mà một người tin

rằng việc sử dụng một hệ

thống sẽ nâng cao hiệu

suất công việc của mình”

(Davis, 1989, tr 320).

Đặc tính dể sử dụng

HĐĐT thuận tiện hơn,

DN dễ dàng tìm được

thông tin liên quan.

Nguyễn Thị Hông Liêm

(2015)

DSD1 B9. Dể dàng kiểm soát

được quá trình sử dụng

HĐĐT

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Giảm lỗi và tranh chấp

liên quan đến hóa

đơn.Hoàng Ngô (2013)

HĐĐT được thực hiện

dễ dàng hơn ; Quy trình

thực hiện HĐĐT thật dễ

hiểu. Nguyễn Thị Hông

Liêm (2015)

DSD2 B10. Thao tác thực hiện

HĐĐT đơn giản

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Effort Expectancy:

Nhận thức về sự dễ dàng

trong việc sử dụng.

Olaleye, Sunday

Adewale and Sanusi,

Ismaila Temitayo (2009)

DN dễ dàng tìm được

thông tin liên quan.

Nguyễn Thị Hông Liêm

(2015)

DSD3 B11. Dễ kiểm tra tính pháp

lý, hợp lệ của HĐĐT

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Giảm lỗi và tranh chấp

liên quan đến hóa

đơn.Hoàng Ngô (2013)

Đặc điểm của Doanh nghiệp

Số lượng tờ khai thuế

phải nộp của DN nhiều

có ảnh hưởng đến sự

chấp nhận KKQM. Đỗ

lê Thùy Trang (2013)

DN1

B12. DN có số lượng hóa

đơn nhiều sẽ quyết định sử

dụng HĐĐT hơn các DN

khác.

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Quy mô DN có ảnh

hưởng đến KKQM (DN

có quy mô lớn và vừa dễ

chấp nhận KKQM hơn

DN có quy mô nhỏ). Đỗ

lê Thùy Trang (2013)

DN2

B13. DN có hoạt động sản

xuất, kinh doanh trên nhiều

địa bàn, nhiều địa điểm

kinh doanh sẽ quyết định sử

dụng HĐĐT hơn các DN

khác

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Lãnh đạo Công ty ủng

hộ chọn HĐĐT. Nguyễn

Thị Hông Liêm (2015)

DN3 B14. Lãnh đạo DN ủng hộ

sử dụng HĐĐT.

Không có

điều

chỉnh

Công ty tận dụng hạ

tầng công nghệ thông tin

(kế thừa từ khai thuế qua

mạng) thực hiện HĐĐT.

Nguyễn Thị Hông Liêm

(2015)

DN4 B15. DN có hệ thống công

nghệ thông tin tốt hỗ trợ sử

dụng HĐĐT

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Technology Literacy:

Kiến thức Công nghệ.

Olaleye, Sunday

Adewale and Sanusi,

Ismaila Temitayo (2009)

DN5 B16. DN có đội ngũ kế

toán, nhân viên thành thạo

công nghệ thông tin.

Đủ kiến thức và khả năng

cần thiết (đã khai thuế qua

mạng thành công) để thực

hiện HĐĐT. Nguyễn Thị

Hông Liêm (2015)

Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

CC1

B17. tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT đảm bảo

điều kiện theo quy định của

pháp luật

Tác giả đề

xuất

Quy định tại Điều 23.

Thông tư số

68/2019/TT-BTC về

Điều kiện của tổ chức

cung cấp dịch vụ

HĐĐT.; Luật QLT

Giá cả sử dụng dịch vụ

chứng thực chữ ký số

KKQM hợp lý. Đỗ lê

Thùy Trang (2013)

CC2 B18. tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT có giá thành

rẻ

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Tạo điều kiện thuận lợi,

sự tiện dụng của các hỗ

trợ cần thiết. Venkatesh

và cộng sự (2003)

CC3

B19. tổ chức cung cấp dịch

vụ HĐĐT phù hợp, có dịch

vụ hỗ trợ, tư vấn bảo hành

sản phẩm tốt

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Facilitating Conditions:

Điều kiện tạo điều kiện.

Olaleye, Sunday

Adewale and Sanusi,

Ismaila Temitayo (2009)

Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT

Không có hướng dẫn

của chính phủ. Basware

(2012, 9), PayStream

(2010, 6) và Harald

(2009, 17-18)

NTRC1

B20. Các quy định và các

hướng dẫn thực hiện

HĐĐT của Chính phủ chưa

rõ ràng

Khách hàng ngần ngại

thực hiện HĐĐT.

Basware (2012, 9),

PayStream (2010, 6) và

Harald (2009, 17-18)

NTRC2 B21. Đối tác thích sử dụng

hóa đơn giấy hơn HĐĐT

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Khách hàng miễn cưỡng

chấp nhận HĐĐT.

Hoàng Ngô (2013)

Nâng cao tốc độ đường

truyền dữ liệu; hệ thống

trang web tiếp nhận

KKQM hoạt động ổn

định, thông tin đầy đủ.

Đỗ Lê Thùy Trang

(2013).

NTRC3

B22. Hạ tầng công nghệ

thông tin của các cơ quan

quản lý nhà nước chưa phát

triển

Yêu cầu về an toàn và bảo mật

HĐĐT bảo mật. .

Nguyễn Thị Hông Liêm

(2015)

AT1 B23. Thông tin về HĐĐT

được bảo mật.

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

HĐĐT an toàn. Nguyễn

Thị Hông Liêm (2015)

AT2 B24. Dữ liệu HĐĐT được

lưu trữ an toàn.

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

HĐĐT có tính pháp lý

cao.Nguyễn Thị Hông

Liêm (2015)

AT3 B25. HĐĐT có tính pháp

lý cao.

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Được quy định tại

Chương X , Luật

38/2019/QH14

Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT

Các phần mềm hỗ trợ

KKQM tương thích với

hệ điều hành trên máy

tính và hệ thống phần

mềm kế toán của DN.

Đỗ Lê Thùy Trang

(2013).

KN1

B26 DN sử dụng phần mềm

kế toán (chứng từ kế toán

điện tử) sẽ dễ dàng sử dụng

HĐĐT hơn hóa đơn giấy

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

KN2

B27 DN mua bán thương

mại điện tử sẽ quyết định

sử dụng HĐĐT hơn hóa

đơn giấy

Đề xuất

của Tác

giả

KN3

B28 DN có sử dụng thanh

toán điện tử (ví, thẻ ngân

hàng, tổ chức trung gian

thanh toán) sẽ quyết định

sử dụng HĐĐT hơn hóa

đơn giấy

Đề xuất

của Tác

giả

Quyết định sử dụng HĐĐT

DN sẽ tìm hiểu và có kế

hoạch sử dụng KKQM

trong vòng 1 năm tới

(Đỗ Lê Thùy Trang

(2013).

QD1 B29. DN sẽ chủ động tìm

hiểu thông tin để sử dụng

HĐĐT

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

QD2 B30. DN sẽ sử dụng HĐĐT

lâu dài

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

QD3 B31 DN sẽ giới thiệu DN

khác sử dụng HĐĐT trong

thời gian tới

Điều

chỉnh ngữ

nghĩa

Phụ lục 7. Bảng câu hỏi khảo sát

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào Quý doanh nghiệp!

Tôi tên Nguyễn Thị Diệu Hồng, là nghiên cứu sinh đang thực hiện Luận văn “Giải pháp

thúc đẩy quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

Để hoàn thành Luận văn, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Quý doanh

nghiệp trong việc tham gia trả lời bảng câu hỏi dưới đây.

Trước khi bắt đầu, mong Anh/chị xem những lưu ý sau:

Trả lời tất cả các câu hỏi (theo những chỉ dẫn trong bảng câu hỏi)

Tất cả những thông tin mà Quý doanh nghiệp cung cấp trong bảng câu hỏi, tôi chỉ sử

dụng cho mục đích nghiên cứu của Luận văn, ngoài ra, tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục

đích khác.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý doanh nghiệp !

PHẦN A: THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP (DN) (chọn một mã số phù hợp với thực tế của

DN)

1. Loại hình doanh nghiệp

Công ty cổ phần....................1; Công ty TNHH............................2;

Công ty có vốn Nhà nước…..3; DN có vốn đầu tư nước ngoài…...4;

DNTN……………………. …5, Đơn vị hành chính sự nghiệp….... 6;

DN, tổ chức khác, cụ thể là ............................................................................... 7;

2. Quy mô doanh nghiệp:

DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động).............................................................. ........ 1;

DN nhỏ và vừa (vốn dưới 100 tỷ đồng hoặc lao động dưới 300 người) ......... 2;

DN lớn (vốn từ 100 tỷ đồng hoặc lao động từ 300 người trở lên) .................. 3;

3. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp:

Dưới 3 năm................... 1; Từ 3 năm đến 5 năm...... 2;

Từ 5 năm đến 10 năm.... 3; Trên 10 năm…….......... 4;

4. Các loại hóa đơn mà doanh nghiệp sử dụng (có thể lựa chọn một hoặc nhiều mã số):

Hóa đơn giá trị gia tăng .....1; Hóa đơn bán hàng ……......2;

Tem, vé, thẻ, hóa đơn đặc thù và chứng từ khác quản lý như hóa đơn: ………….3;

5. Hình thức hóa đơn mà doanh nghiệp đang sử dụng (có thể lựa chọn một hoặc nhiều mã

số)?

Hóa đơn giấy: Đặt in…… 1; Tự in……2; Mua của CQT.........3

Điện tử

6. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (chọn một ngành nghề chính phù hợp nhất)?

Thương mại, mua bán hàng hóa.…............................................................ 1;

Cung cấp dịch vụ ,ăn uống, du lịch, giải trí........…................................... 2,

Vận tải (hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy)……………….. 3;

Cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền hình, công nghệ thông tin……. 4;

Xây dựng, kinh doanh bất động sản………………………...................... 5;

Sản xuất, chế biến………………….......................................................... 6;

Chăn nuôi, trồng trọt…………………….................................................. 7;

Lĩnh vực khác…………………………………………………………… 8;

7. Số lƣợng hóa đơn doanh nghiệp sử dụng trong 1 năm :

Dưới 500 số……………….…...1;

Từ 500 đến 5.000 số…………..2;

Từ 5000 số đến 10.000 số .........3;

Trên 10.000 số…………………4,

8. Thông tin ngƣời tham gia khảo sát:

Chức vụ của Anh/chị trong doanh nghiệp:

Giám đốc…..…1; Phó giám đốc……........2; Kế toán trưởng…… 3;

Trưởng phòng…4; Nhân viên bán hàng…...5; Nhân viên kế toán……. 6,

PHẦN B: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (HĐĐT) CỦA DOANH NGHIỆP

Xin Anh/chị cho biết mức độ đồng ý về Nhân tố giúp

Doanh nghiệp quyết định sử dụng HĐĐT được phát biểu

dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô số thích hợp:

- Hoàn toàn không đồng ý : chọn ô số 1

- Không đồng ý : chọn ô số 2

- Trung lập : chọn ô số 3

- Đồng ý : chọn ô số 4

- Hoàn toàn đồng ý : chọn ô số 5

Ho

àn

to

àn

k

ng

đ

ồn

g ý

Kh

ôn

g

đồ

ng

ý

Tru

ng

lậ

p

Đồ

ng

ý

Ho

àn

to

àn

đ

ồn

g

ý

Cơ sở pháp lý: Anh /chị có đồng ý rằng nhân tố giúp

DN quyết định sử dụng HĐĐT là :

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B1. Hệ thống văn bản pháp luật về HĐĐT đầy đủ, chặt chẽ, rõ

ràng, chi tiết

B2. Cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ, tuyên truyền và khuyến

khích sử dụng HĐĐT

B3. Quy định tính pháp lý và quản lý chặt chẽ đối với doanh

nghiệp và các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

Sự hữu ích/ Lợi ích : Anh /chị có đồng ý rằng nhân tố

giúp DN quyết định sử dụng HĐĐT là :

1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

B4. Sử dụng HĐĐT tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với sử

dụng với hóa đơn giấy

B5. Sử dụng HĐĐT giảm thiểu sai sót khi lập hóa đơn hơn so

với sử dụng hóa đơn giấy

B6. Sử dụng HĐĐT khắc phục tình trạng hư hỏng, mất hóa đơn

B7. Sử dụng HĐĐT thuận tiện hơn cho việc giao/nhận hóa đơn

giữa người bán và người mua

B8. Sử dụng HĐĐT tạo điều kiện hạch toán, kế toán và quản lý

tài chính DN

Đặc tính dể sử dụng: Anh /chị có đồng ý rằng nhân tố

giúp DN quyết định sử dụng HĐĐT là :

1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

B9. Dể dàng kiểm soát được quá trình sử dụng HĐĐT

B10. Thao tác thực hiện HĐĐT đơn giản

B11. Dễ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của HĐĐT

Đặc điểm của Doanh nghiệp : Anh /chị có đồng ý rằng

nhân tố giúp DN quyết định sử dụng HĐĐT là:

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B12. DN có số lượng hóa đơn nhiều sẽ quyết định sử dụng

HĐĐT hơn các DN khác.

B13. DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều địa bàn,

nhiều địa điểm kinh doanh sẽ quyết định sử dụng HĐĐT

hơn các DN khác

B14. Lãnh đạo DN ủng hộ sử dụng HĐĐT.

B15. DN có hệ thống công nghệ thông tin tốt hỗ trợ sử dụng

HĐĐT

B16. DN có đội ngũ kế toán, nhân viên thành thạo công nghệ

thông tin.

Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

Anh /chị có đồng ý rằng nhân tố giúp DN quyết định sử

dụng HĐĐT là :

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B17. tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đảm bảo điều kiện theo

quy định của pháp luật

B18. tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT có giá thành rẻ

B19. tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phù hợp, có dịch vụ hỗ

trợ, tư vấn, bảo hành sản phẩm tốt

Nhận thức rào cản chuyển đổi : Anh /chị có đồng ý

rằng nhân tố cản trở DN quyết định sử dụng HĐĐT là :

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B20. Các quy định và các hướng dẫn thực hiện HĐĐT của Chính

phủ chưa rõ ràng

B21. Đối tác thích sử dụng hóa đơn giấy hơn HĐĐT

B22. Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà

nước chưa phát triển

Yêu cầu về an toàn và bảo mật: Anh /chị có đồng ý

rằng nhân tố giúp DN quyết định sử dụng HĐĐT là :

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B23. Thông tin về HĐĐT được bảo mật.

B24. Dữ liệu HĐĐT được lưu trữ an toàn.

B25. HĐĐT có tính pháp lý cao

Khả năng tich hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT : Anh /chị có đồng ý rằng nhân tố giúp DN quyết định sử

dụng HĐĐT là :

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B26. DN sử dụng phần mềm kế toán (chứng từ kế toán điện tử)

sẽ dễ dàng sử dụng HĐĐT hơn hóa đơn giấy

B27. DN mua bán thương mại điện tử sẽ quyết định sử dụng

HĐĐT hơn hóa đơn giấy

B28. DN có sử dụng thanh toán điện tử (ví, thẻ ngân hàng, tổ

chức trung gian thanh toán) sẽ quyết định sử dụng HĐĐT

hơn hóa đơn giấy

Quyết định sử dụng HĐĐT DN quyết định sử dụng HĐĐT lâu dài

5

1

2

2

2

3

4

4

5

5

B29. DN sẽ chủ động tìm hiểu thông tin để sử dụng HĐĐT

B30. DN sẽ sử dụng HĐĐT lâu dài

B31. DN sẽ giới thiệu DN khác sử dụng HĐĐT trong thời gian

tới

Tóm lại, đánh giá quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp (chọn một lựa chọn phù

hợp nhất)

DN đã sử dụng HĐĐT, thời điểm bắt đầu sử dụng là: từ tháng .….năm..............

Đánh giá của DN khi sử dụng HĐĐT:

Hài lòng, thuận tiện………………………………… .… 1;

Bình thường, cũng như sử dụng hóa đơn giấy ….……. 2;

Không hài lòng………………………………… ………3;

DN sẽ giới thiệu cho các DN khác sử dụng HĐĐT: Có……1; Không.… .2;

DN chƣa sử dụng, DN sẽ quyết định sử dụng HĐĐT trong thời gian gần nhất nếu (chọn một

hoặc nhiều lựa cho phù hợp với DN):

Cơ quan thuế khuyến khích cho DN sử dụng ..................... .................1;

Cơ quan thuế hỗ trợ DN trong thời gian bắt đầu……….......................2;

Cơ quan thuế hỗ trợ DN khi DN gặp vướng mắc…................. ............3;

tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT miễn phí dùng thử 3 tháng…............4;

Điều kiện khác, cụ thể…………….………………………............. ......5.

PHẦN C: Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

1. Trong quá trình sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp còn gặp những khó khăn nào? Lý do

không hài lòng ?

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………..………………………………………………………………………

2. Đề nghị của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT ?

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý doanh nghiệp!

Phụ lục 8. Phân tích thống kê, mô tả tần số

Frequency Table

LOAI HINH DN

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Công ty cổ phần 26 13.2 13.2 13.2

Công ty TNHH 117 59.4 59.4 72.6

Công ty có vốn nhà nước 10 5.1 5.1 77.7

DN có vốn của nước ngoài 11 5.6 5.6 83.2

DNTN 14 7.1 7.1 90.4

Đơn vị hành chính sự nghiệp 12 6.1 6.1 96.4

DN tổ chức khác 7 3.6 3.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

QUY MO

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid DN siêu nhỏ 92 46.7 46.7 46.7

DN nhỏ và vừa 90 45.7 45.7 92.4

DN lớn 15 7.6 7.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

TG HOATDONG

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Dưới 3 năm 48 24.4 24.4 24.4

Từ 3 năm đến 5 năm 37 18.8 18.8 43.1

Từ 5 năm đến 10 năm 41 20.8 20.8 64.0

Trên 10 năm 71 36.0 36.0 100.0

Total 197 100.0 100.0

LOAI HD

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Hóa đơn GTGT 182 92.4 92.4 92.4

Hóa đơn bán hàng 15 7.6 7.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

LOAI HD KHAC

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Tem, vé thẻ, biên lai thu phí,

chứng từ khác 14 7.1 7.1 7.1

Không sử dụng loại này 183 92.9 92.9 100.0

Total 197 100.0 100.0

HT HD GIAY

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Đặt in 103 52.3 52.3 52.3

Tự in 8 4.1 4.1 56.3

Mua của CQT 12 6.1 6.1 62.4

Không sử dụng loại này 74 37.6 37.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

HDDT

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa sử dụng HDDT 102 51.8 51.8 51.8

Đã sử dụng HDDT 95 48.2 48.2 100.0

Total 197 100.0 100.0

NGANH KD

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Thương mại, mua bán hàng hóa 65 33.0 33.0 33.0

Dịch vụ, ăn uống, du lịch, giải trí 44 22.3 22.3 55.3

Vận tải 10 5.1 5.1 60.4

Công nghệ thông tin, điện, nước,

viễn thông 7 3.6 3.6 64.0

Bất động sản 28 14.2 14.2 78.2

Sản xuất chế biến 14 7.1 7.1 85.3

Chăn nuôi, trồng trọt 3 1.5 1.5 86.8

Lĩnh vực khác 26 13.2 13.2 100.0

Total 197 100.0 100.0

SOLUONG

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Dưới 500 số 121 61.4 61.4 61.4

Từ 500 số đến 5000 số 45 22.8 22.8 84.3

Từ 5000 số đến 10.000 số 14 7.1 7.1 91.4

Trên 10.000 số 17 8.6 8.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

CHUC VU

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Giám đốc 32 16.2 16.2 16.2

Phó giám đốc 8 4.1 4.1 20.3

Kế toán trưởng 62 31.5 31.5 51.8

Trưởng phòng 5 2.5 2.5 54.3

Nhân viên bán hàng 2 1.0 1.0 55.3

Nhân viên kế toán 88 44.7 44.7 100.0

Total 197 100.0 100.0

Analyze/descriptive statis …Crosstabs

LOAI HINH DN * QDSUDUNG Crosstabulation

Count

QDSUDUNG

Total Có Không

LOAI HINH DN Công ty cổ phần 25 1 26

Công ty TNHH 104 13 117

Công ty có vốn nhà nước 10 0 10

DN có vốn của nước ngoài 8 3 11

DNTN 13 1 14

Đơn vị hành chính sự nghiệp 10 2 12

DN tổ chức khác 6 1 7

Total 176 21 197

Custom Tables

Frequency Table

QDSUDUNG

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Có 176 89.3 89.3 89.3

Không 21 10.7 10.7 100.0

Total 197 100.0 100.0

DANHGIA

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Hài lòng, thuận tiện 75 38.1 38.1 38.1

Bình thường như sử dụng hóa

đơn giấy 26 13.2 13.2 51.3

Không tham gia đánh giá 96 48.7 48.7 100.0

Total 197 100.0 100.0

SOLUONG

Dưới 500 số

Từ 500 số đến

5000 số

Từ 5000 số đến

10.000 số Trên 10.000 số

Count Count Count Count

LOAI HINH DN Công ty cổ phần 15 5 2 4

Công ty TNHH 79 27 5 6

Công ty có vốn nhà nước 4 3 2 1

DN có vốn của nước ngoài 4 2 2 3

DNTN 10 3 1 0

Đơn vị hành chính sự nghiệp 4 4 2 2

DN tổ chức khác 5 1 0 1

QUY MO DN siêu nhỏ 74 13 3 2

DN nhỏ và vừa 41 31 7 11

DN lớn 6 1 4 4

TG HOATDONG Dưới 3 năm 42 5 1 0

Từ 3 năm đến 5 năm 24 8 2 3

Từ 5 năm đến 10 năm 21 11 6 3

Trên 10 năm 34 21 5 11

GIOI THIEU

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Có 177 89.8 89.8 89.8

Không 20 10.2 10.2 100.0

Total 197 100.0 100.0

DENGHI1

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid CQT khuyến khích DN sử dụng 65 33.0 33.0 33.0

Không chọn de nghi này 132 67.0 67.0 100.0

Total 197 100.0 100.0

DENGHI2

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid CQT hỗ trợ DN trong thời gian

đầu 48 24.4 24.4 24.4

Không chọn de nghi này 149 75.6 75.6 100.0

Total 197 100.0 100.0

DENGHI3

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid CQT hỗ trợ DN khi gặp vướng

mắc 60 30.5 30.5 30.5

Không chọn de nghi này 137 69.5 69.5 100.0

Total 197 100.0 100.0

DENGHI4

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Cung cấp phần mềm HDDT

miễn phí 3 tháng 44 22.3 22.3 22.3

Điều kiện khác 1 .5 .5 22.8

Không chọn de nghi này 152 77.2 77.2 100.0

Total 197 100.0 100.0

DENGHI5

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Điều kiện khác 8 4.1 4.1 4.1

Không chọn de nghi này 189 95.9 95.9 100.0

Total 197 100.0 100.0

Custom Tables

HDDT

Chưa sử dụng

HDDT

Đã sử dụng

HDDT

Count Count

DENGHI1

CQT khuyến khích DN sử dụng 32 33

Không chọn de nghi này 70 62

DENGHI2

CQT hỗ trợ DN trong thời gian

đầu 21 27

Không chọn de nghi này 81 68

DENGHI3

CQT hỗ trợ DN khi gặp vướng

mắc 30 30

Không chọn de nghi này 72 65

DENGHI4

Cung cấp phần mềm HDDT

miễn phí 3 tháng 22 22

Điều kiện khác 0 1

Không chọn de nghi này 80 72

DENGHI5

Điều kiện khác 6 2

Không chọn de nghi này 96 93

Phụ lục 9. Phân tích ANOVA

Descriptives

QD

N Mean

Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

Công ty cổ phần 26 3.6026 .81660 .16015 3.2727 3.9324 1.67 4.67

Công ty TNHH 117 3.2336 .95218 .08803 3.0593 3.4080 1.33 5.00

Công ty có vốn nhà nước 10 3.5333 1.12437 .35556 2.7290 4.3377 1.67 5.00

DN có vốn của nước ngoài 11 3.4545 .87271 .26313 2.8683 4.0408 2.00 4.33

DNTN 14 3.5000 .82431 .22031 3.0241 3.9759 2.00 4.67

Đơn vị hành chính sự nghiệp 12 3.2778 .77633 .22411 2.7845 3.7710 2.00 4.33

DN tổ chức khác 7 3.1905 .94000 .35529 2.3211 4.0598 1.67 4.33

Total 197 3.3299 .91967 .06552 3.2007 3.4592 1.33 5.00

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.830 6 190 .548

ANOVA

QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 4.176 6 .696 .818 .557

Within Groups 161.599 190 .851

Total 165.776 196

Phân tích ANOVA tương tự như trên đối với từng cặp nhân tố định lượng (Quyết

định sử dụng HĐĐT) và các nhân tố định danh (quy mô của DN, thời gian hoạt động của

DN, ngành nghề hoạt động của DN, số lượng hóa đơn sử dụng bình quân năm của DN..).

Kết quả thu được đều có giá trị sig>0,05 nên kết luận chưa tìm thấy sự khác biệt.

Phụ lục 10. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Descriptives

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.820 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

PL1 5.14 3.058 .691 .736

PL2 5.02 2.984 .714 .713

PL3 4.99 2.872 .624 .810

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.888 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

LI1 14.96 12.100 .842 .837

LI2 14.89 13.069 .641 .883

LI3 14.71 12.778 .744 .860

LI4 15.02 12.372 .796 .847

LI5 15.09 13.161 .627 .886

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.804 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

DSD1 6.87 2.846 .571 .820

DSD2 7.10 2.516 .765 .605

DSD3 7.34 3.083 .631 .755

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.939 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

DN1 14.03 12.866 .845 .923

DN2 14.09 13.222 .830 .926

DN3 14.08 13.224 .841 .924

DN4 14.01 13.148 .849 .922

DN5 14.04 13.157 .813 .929

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.871 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

CC1 7.05 3.370 .787 .786

CC2 7.09 3.396 .765 .806

CC3 6.97 3.596 .706 .859

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.861 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

NTRC1 5.05 3.911 .787 .786

NTRC2 4.97 3.570 .765 .806

NTRC3 5.05 3.222 .706 .859

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.834 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

AT1 5.40 3.893 .702 .762

AT2 5.19 3.970 .727 .739

AT3 5.10 3.898 .657 .808

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.830 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

KN1 7.14 3.231 .722 .732

KN2 7.22 3.631 .664 .790

KN3 7.32 3.270 .684 .771

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.769 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

QD1 8.13 2.264 .722 .732

QD2 7.98 2.163 .664 .790

QD3 8.03 2.647 .684 .771

Phụ lục 11. Phân tích nhân tố khám phá EFA

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .862

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3314.167

df 378

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

PL1 1.000 .763

PL2 1.000 .787

PL3 1.000 .707

LI1 1.000 .838

LI2 1.000 .617

LI3 1.000 .728

LI4 1.000 .812

LI5 1.000 .626

DSD1 1.000 .628

DSD2 1.000 .842

DSD3 1.000 .725

DN1 1.000 .825

DN2 1.000 .804

DN3 1.000 .815

DN4 1.000 .823

DN5 1.000 .786

CC1 1.000 .821

CC2 1.000 .801

CC3 1.000 .779

NTRC1 1.000 .768

NTRC2 1.000 .824

NTRC3 1.000 .775

AT1 1.000 .783

AT2 1.000 .790

AT3 1.000 .734

KN1 1.000 .787

KN2 1.000 .715

KN3 1.000 .756

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 8.211 29.325 29.325 8.211 29.325 29.325 4.116 14.702 14.702

2 2.694 9.621 38.946 2.694 9.621 38.946 3.530 12.608 27.309

3 2.366 8.450 47.396 2.366 8.450 47.396 2.434 8.693 36.002

4 2.106 7.520 54.916 2.106 7.520 54.916 2.311 8.254 44.257

5 1.963 7.012 61.928 1.963 7.012 61.928 2.309 8.248 52.505

6 1.558 5.566 67.494 1.558 5.566 67.494 2.309 8.247 60.752

7 1.459 5.212 72.706 1.459 5.212 72.706 2.232 7.971 68.723

8 1.098 3.921 76.627 1.098 3.921 76.627 2.213 7.904 76.627

9 .621 2.219 78.846

10 .578 2.063 80.910

11 .505 1.802 82.711

12 .459 1.638 84.349

13 .447 1.596 85.945

14 .398 1.423 87.368

15 .372 1.330 88.698

16 .361 1.288 89.986

17 .350 1.250 91.236

18 .308 1.100 92.336

19 .278 .995 93.331

20 .274 .977 94.308

21 .247 .883 95.191

22 .233 .832 96.023

23 .229 .819 96.842

24 .220 .784 97.626

25 .213 .761 98.387

26 .178 .634 99.021

27 .151 .538 99.559

28 .123 .441 100.000

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

PL1 .793

PL2 .849

PL3 .810

LI1 .858

LI2 .704

LI3 .766

LI4 .871

LI5 .703

DSD1 .749

DSD2 .866

DSD3 .800

DN1 .863

DN2 .857

DN3 .868

DN4 .872

DN5 .865

CC1 .809

CC2 .776

CC3 .817

NTRC1 .847

NTRC2 .874

NTRC3 .859

AT1 .857

AT2 .837

AT3 .825

KN1 .832

KN2 .787

KN3 .832

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Factor Analysis

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .660

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 166.354

df 3

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

QD1 1.000 .663

QD2 1.000 .780

QD3 1.000 .619

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.063 68.764 68.764 2.063 68.764 68.764

2 .586 19.525 88.289

3 .351 11.711 100.000

omponent Matrixa

Component

1

QD1 .815

QD2 .883

QD3 .787

Phụ lục 12. Phân tích tƣơng quan

Correlations

QD DN LI RC CC KN AT PL DSD

QD Pearson Correlation 1 .298** .381** .232** .254** .176* .195** .396** .166*

Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .013 .006 .000 .020

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

DN Pearson Correlation .298** 1 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) .000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

LI Pearson Correlation .381** .000 1 .000 .000 .000 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) .000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

NTRC Pearson Correlation .232** .000 .000 1 .000 .000 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) .001 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

CC Pearson Correlation .254** .000 .000 .000 1 .000 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) .000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

KN Pearson Correlation .176* .000 .000 .000 .000 1 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) .013 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

AT Pearson Correlation .195** .000 .000 .000 .000 .000 1 .000 .000

Sig. (2-tailed) .006 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

PL Pearson Correlation .396** .000 .000 .000 .000 .000 .000 1 .000

Sig. (2-tailed) .000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

DSD Pearson Correlation .166* .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 1

Sig. (2-tailed) .020 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

N 197 197 197 197 197 197 197 197 197

Phụ lục 13. Phân tích hồi quy bội

Model Summaryb

Model R R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate Durbin-Watson

1 .778a .606 .589 .58978 1.817

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.063 68.764 68.764 2.063 68.764 68.764

2 .586 19.525 88.289

3 .351 11.711 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1

QD1 .815

QD2 .883

QD3 .787

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 100.382 8 12.548 36.074 .000b

Residual 65.394 188 .348

Total 165.776 196

a. Dependent Variable: QD

b. Predictors: (Constant), DSD, PL, AT, KN, CC, RC, LI, DN

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 3.330 .042 79.247 .000

DN .274 .042 .298 6.508 .000 1.000 1.000

LI .350 .042 .381 8.308 .000 1.000 1.000

NTRC .214 .042 .232 5.074 .000 1.000 1.000

CC .234 .042 .254 5.552 .000 1.000 1.000

KN .162 .042 .176 3.849 .000 1.000 1.000

AT .179 .042 .195 4.250 .000 1.000 1.000

PL .364 .042 .396 8.643 .000 1.000 1.000

DSD .152 .042 .166 3.616 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: QD

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition

Index

Variance Proportions

Constant DN LI NTRC CC KN AT PL DSD

1 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 .41 .20 .28 .11 .00

2 1.000 1.000 .00 .00 .22 .77 .00 .01 .00 .00 .00

3 1.000 1.000 .00 .96 .03 .00 .00 .00 .00 .00 .00

4 1.000 1.000 .00 .02 .14 .03 .35 .04 .40 .03 .00

5 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 1.00

6 1.000 1.000 .00 .01 .18 .03 .02 .37 .24 .15 .00

7 1.000 1.000 .62 .00 .03 .00 .04 .01 .03 .27 .00

8 1.000 1.000 .00 .01 .35 .15 .12 .37 .00 .00 .00

9 1.000 1.000 .38 .00 .04 .01 .06 .01 .05 .44 .00

a. Dependent Variable: QD

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.3711 4.6654 3.3299 .71565 197

Std. Predicted Value -2.737 1.866 .000 1.000 197

Standard Error of Predicted

Value .060 .213 .123 .028 197

Adjusted Predicted Value 1.3546 4.6997 3.3295 .71439 197

Residual -1.75987 1.42295 .00000 .57762 197

Std. Residual -2.984 2.413 .000 .979 197

Stud. Residual -3.117 2.451 .000 1.003 197

Deleted Residual -1.92035 1.46827 .00040 .60548 197

Stud. Deleted Residual -3.192 2.484 .000 1.007 197

Mahal. Distance 1.022 24.459 7.959 4.116 197

Cook's Distance .000 .098 .005 .009 197

Centered Leverage Value .005 .125 .041 .021 197

a. Dependent Variable: QD

Charts