28
Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Hơn 4 năm thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cho đến nay, tập thể Khoa dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế đã không ngừng nổ lực phấn đấu để hoàn tành tốt nội dung của từng tiểu mục theo Bộ tiêu chí qui định cho người làm công tác Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế góp phần vào thành công chung của Đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Tập thể Khoa còn gặp rất nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất trước đó còn chật hẹp, cũ kỹ, xuống cấp, giờ thuận lợi hơn khi chuyển sang cơ sở mới; Đội ngũ nhân viên còn hạn chế, trình độ còn chưa đồng đều và biên chế còn thiếu nên việc thực hiện tiêu chí còn gặp rất nhiều khó khăn. Xong với những nổ lực của tập thể Khoa; Sự quan tâm của Ban giám đốc đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Đoàn kiểm tra Sở Y tế Bạc Liêu hàng năm, đánh giá những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế. Từ đó, Khoa rút ra được nhiều kinh nghiệm và tự tinh hơn trong việc thực hiện Tiêu chí với mục tiêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017 này, Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế đề ra Kế hoạch để thực hiện và đạt năm mức 4 và một mức 5. Nội dung của từng tiểu mục được Khoa xác định là quan trọng như nhau, nhưng trong đó tiểu mục 20 của C9.5 được ưu tiên hàng đầu, vì Khoa xác định công tác Thông tin thuốc hay Dược lâm sàng cho người bệnh được sử dụng thuốc hợp lý an toàn, giúp Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng cập nhật lại kiến thức, có thêm nguồn thông tin hơn để nâng cao chất lượng trong điều trị. Đây là lý do để lần thứ 2 Khoa phát hành 02 bản thông tin thuốc với 11 nội dung được Khoa cập nhật, đúc kết, sắp xếp kỷ. Rất mong các cấp lãnh đạo, quí đồng nghiệp sau khi xem có những ý kiến đóng góp để cho những bản tin sau ngày càng được hoàn chỉnh và chất lượng hơn ./. DsCKI. Lâm Trung Cƣờng Trƣởng khoa Dƣợc – TTB - VTYT

LỜI MỞ ĐẦU - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/274_bai-tong-hop-01-2017.pdf · acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim. Bản

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hơn 4 năm thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện theo Quyết định số

4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cho đến nay, tập thể

Khoa dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế đã không ngừng nổ lực phấn đấu để hoàn tành tốt

nội dung của từng tiểu mục theo Bộ tiêu chí qui định cho người làm công tác Dược – Trang

thiết bị - Vật tư y tế góp phần vào thành công chung của Đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Tập thể Khoa còn gặp rất nhiều khó

khăn như: Cơ sở vật chất trước đó còn chật hẹp, cũ kỹ, xuống cấp, giờ thuận lợi hơn khi

chuyển sang cơ sở mới; Đội ngũ nhân viên còn hạn chế, trình độ còn chưa đồng đều và biên

chế còn thiếu nên việc thực hiện tiêu chí còn gặp rất nhiều khó khăn. Xong với những nổ

lực của tập thể Khoa; Sự quan tâm của Ban giám đốc đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình

của Đoàn kiểm tra Sở Y tế Bạc Liêu hàng năm, đánh giá những mặt đã làm được và những

mặt còn hạn chế. Từ đó, Khoa rút ra được nhiều kinh nghiệm và tự tinh hơn trong việc thực

hiện Tiêu chí với mục tiêu năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2017 này, Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế đề ra Kế hoạch để thực hiện

và đạt năm mức 4 và một mức 5. Nội dung của từng tiểu mục được Khoa xác định là quan

trọng như nhau, nhưng trong đó tiểu mục 20 của C9.5 được ưu tiên hàng đầu, vì Khoa xác

định công tác Thông tin thuốc hay Dược lâm sàng cho người bệnh được sử dụng thuốc hợp

lý an toàn, giúp Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng cập nhật lại kiến thức, có thêm nguồn thông tin

hơn để nâng cao chất lượng trong điều trị. Đây là lý do để lần thứ 2 Khoa phát hành 02 bản

thông tin thuốc với 11 nội dung được Khoa cập nhật, đúc kết, sắp xếp kỷ.

Rất mong các cấp lãnh đạo, quí đồng nghiệp sau khi xem có những ý kiến đóng góp

để cho những bản tin sau ngày càng được hoàn chỉnh và chất lượng hơn ./.

DsCKI. Lâm Trung Cƣờng

Trƣởng khoa Dƣợc – TTB - VTYT

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 2

Cơ chế tác dụng kháng sinh và phối hợp kháng sinh Ds Lâm Thái Hƣng

1. Cơ chế tác động của kháng sinh

Sau khi vào tế bào, kháng sinh được

đưa tới đích tác động – 4 thành phần cấu tạo

cơ bản của tế bào và phát huy tác dụng: kìm

hãm sự sinh trưởng & phát triển hoặc tiêu diệt

vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn

đang sinh trưởng và phát triển mạnh (giai đoạn

2/ log phase – phát triển theo cấp số nhân),

bằng cách:

a) Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào

vi khuẩn: các kháng sinh nhóm beta-lactam,

fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng

hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được

khung murein – tức là vách không được hình

thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa

không sinh sản được vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị

li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như

vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt

khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát

triển (degenerative bactericide).

b) Gây rối loạn chức năng màng sinh

chất: chức năng đặc biệt quan trọng của màng

bào tương là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối

loạn các thành phần (ion) bên trong tế bào bị

thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào

trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B,

colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin

có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute

bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân lên

và cả tế bào ở trạng thái nghỉ – không nhân

lên.

c) Ức chế sinh tổng hợp protein:

tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom

còn có các ARN thông tin và các ARN vận

chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S (gồm 2

tiểu phần là 30S và 50S) của vi khuẩn: tại tiểu

phần 30S ví dụ như aminoglycosid (nơi ARN

thông tin trượt qua), tetracyclin (nơi ARN vận

chuyển mang acid amin tới) hoặc tại tiểu phần

50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid)

như erythromycin, cloramphenicol,

clindamycin. Kết quả là các phân tử protein

không được hình thành hoặc được tổng hợp

nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng

trệ quá trình sinh trưởng và phát triển.

d) Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: gồm 3 cấp độ:

- Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ

tạo ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào

enzym gyrase làm ADN không mở được vòng

xoắn, như nhóm quinolon.

- Ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ

do gắn vào enzym ARN-polymerase như

rifampicin.

- Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển

hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng

hợp acid folic – coenzym cần cho quá trình

tổng hợp các purin & pyrimidin (và một số

acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và

trimethoprim.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 3

Phân loại kháng sinh theo cơ chế tác động

Ức chế tổng hợp

vách tế bào

Penicillins

Cephalosporins

Vancomycin ok

Beta-lactamase Inhibitors

Carbapenems

Aztreonam

Polymycin

Bacitracin

Ức chế sinh tổng

hợp protein Ức chế tiểu đơn vị 30S

Aminoglycosides

(gentamicin)

Tetracyclines

Ức chế tiểu đơn vị 50S

Macrolides

Chloramphenicol

Clindamycin

Linezolid

Streptogramins

Ức chế tổng hợp

ADN

Fluoroquinolones

Metronidazole

Ức chế tổng hợp

ARN

Rifampin

Ức chế tổng hợp

mycolic acid

Isoniazid

Ức chế tổng hợp

acid folic

Sulfonamides

Trimethoprim

Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động

lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu

tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong

các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi

khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát

triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị

li giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và

tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng

sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi

phục/ sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào

sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, sau

vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể

đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa”

thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ – ban đầu phát

triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 230 –

hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào

sống sót đó đề kháng kháng sinh. 2. Phối hợp kháng sinh

Trong thực tế để nâng cao hiệu quả điều trị,

một số trường hợp cần thiết chúng ta phải phối

hợp kháng sinh.

a) Cơ sở lí thuyết cho phối hợp

kháng sinh là nhằm mục đích: - Làm giảm khả năng xuất hiện chủng

đề kháng: với những đề kháng do đột biến thì

phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất xuất

hiện một đột biến kép. Ví dụ: xác suất đột biến

kháng streptomycin là 10-7 và đột biến kháng

rifampicin là 10-9, thì xác suất đột biến đề

kháng cả 2 kháng sinh này là 10-16. Đây chính

là lí do phải phối hợp kháng sinh trong điều trị

lao và phong; ngoài ra còn áp dụng cho một số

bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng

trong tim và viêm tủy xương.

- Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi

khuẩn gây ra, ví dụ do cả vi khuẩn hiếu khí và

kị khí thì phối hợp beta-lactam với

metronidazol như trường hợp viêm phúc mạc,

áp xe não, áp xe phổi, một số nhiễm khuẩn phụ

khoa… Như vậy mỗi kháng sinh diệt một loại

vi khuẩn, phối hợp kháng sinh sẽ diệt nhiều

loại vi khuẩn hơn.

- Làm tăng khả năng diệt khuẩn: ví dụ

sulfamethoxazol & trimethoprim (trong Co-

trimoxazol) tác động vào 2 điểm khác nhau

trong quá trình sinh tổng hợp acid folic hoặc

cặp phối hợp kinh điển beta-lactam (penicilin

hoặc cephalosporin) với aminoglycosid

(gentamicin hoặc tobramycin hay amikacin).

b) Kết quả của phối hợp kháng sinh

Mỗi kháng sinh đều có ít nhiều tác

dụng không mong muốn; khi phối hợp thì

những tác dụng phụ này cũng sẽ cộng lại hoặc

tăng lên. Không nên hy vọng phối hợp thì hạ

được liều lượng từng thuốc vì có thể dẫn đến

nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh.

Phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến tác

dụng cộng (addition) hoặc hiệp đồng

(synergism) hoặc đối kháng (antagonism) hay

không thay đổi (indifference) so với khi dùng

đơn lẻ.

- Tác dụng đối kháng: 2 mà tác dụng

không bằng 1 thuốc.

+ Phối hợp các kháng sinh có cùng một

đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì

chúng đẩy nhau ra khỏi đích, ví dụ phối hợp

erythromycin với clindamycin (hoặc

lincomycin) và cloramphenicol.

+ Dùng tetracyclin cùng penicilin có

thể dẫn đến tác dụng đối kháng, vì penicilin có

tác dụng tốt trên những tế bào đang nhân lên,

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 4

trong khi tetracyclin lại ức chế sự phát triển

của những tế bào này.

- Tác dụng hiệp đồng (đơn giản hóa

có thể nói: 1+1 lớn hơn 2): + Trimethoprim và sulfamethoxazol ức

chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con

đường tổng hợp coenzym – acid folic cần thiết

cho vi khuẩn phát triển nên 2 thuốc này có tác

dụng hiệp đồng và được phối hợp thành một

sản phẩm (Co-trimoxazol).

+ Cặp phối hợp kinh điển: một beta-

lactam với một aminoglycosid cho kết quả

hiệp đồng do beta-lactam làm mất vách tạo

điều kiện cho aminoglycosid dễ dàng xâm

nhập vào tế bào và phát huy tác dụng. Ví dụ

phối hợp piperacilin với aminoglycosid điều trị

nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn mủ xanh;

penicilin với gentamicin nhằm diệt liên cầu.

+ Phối hợp penicilin với một chất ức

chế beta-lactamase giúp cho penicilin không bị

phân hủy và phát huy tác dụng; ví dụ phối hợp

amoxicilin với acid clavulanic hoặc ampicilin

với sulbactam hay ticarcilin với acid

clavulanic. Acid clavulanic hoặc sulbactam

đơn độc không có tác dụng của một kháng

sinh, nhưng có ái lực mạnh với beta-lactamase

do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn

đường ruột sinh ra.

- Phối hợp 2 kháng sinh cùng ức chế

sinh tổng hợp vách vi khuẩn, nếu mỗi kháng

sinh tác động vào một protein gắn penicilin

(PBP) – enzym trong quá trình tổng hợp vách

thì sẽ có tác dụng hiệp đồng; ví dụ phối hợp

ampicilin (gắn PBP1) với mecilinam (gắn

PBP2) hay ampicilin với ticarcilin.

c) Chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh

Phối hợp kháng sinh là cần thiết cho

một số ít trường hợp như điều trị lao, phong,

viêm màng trong tim, Brucellosis.

Ngoài ra, có thể phối hợp kháng sinh

cho những trường hợp: bệnh nặng mà không

có chẩn đoán Vi sinh hoặc không chờ được kết

quả xét nghiệm; người suy giảm sức đề kháng;

nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác

nhau.

Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên

lựa chọn những kháng sinh có tính chất dược

động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp

đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo (trong cơ

thể) thay đổi tùy theo số lượng và tuổi (non –

đang sinh sản mạnh hay già) của vi khuẩn gây

bệnh cũng như các thông số dược động học

của các kháng sinh được dùng phối hợp.

Một số ví dụ: nhiễm khuẩn nặng do tụ

cầu có thể dùng các phối hợp khác nhau như

oxacilin (hoặc flucloxacilin) với acid fusidic

hoặc cephalosporin thế hệ 1 với aminoglycosid

hoặc aminoglycosid với clindamycin. Khi

nhiễm vi khuẩn kị khí thì dùng metronidazol

phối hợp để chữa viêm phúc mạc hay các

nhiễm khuẩn ổ bụng; nếu nghi nhiễm vi khuẩn

kị khí ở vùng đầu và đsờng hô hấp thì dùng

cùng clindamycin (kháng sinh này có tác dụng

tốt trên cả vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn

kị khí).

Quan sát in vivo cho thấy phần lớn các

phối hợp kháng sinh có kết quả không khác

biệt (indifferent) so với dùng một kháng sinh,

trong khi đó các tác dụng không mong muốn

do phối hợp lại thường gặp hơn; vì vậy cần

thận trọng và giám sát tốt người bệnh khi kê

đơn kháng sinh.

Nguồn: Cơ chế tác dụng kháng sinh và phối hợp kháng sinh, trích trong Chương I. Đại cương về

kháng sinh và vi khuẩn học, thuộc tài liệu Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015, Bộ Y tế.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 5

HIỆU CHỈNH LIỀU KHÁNG SINH

TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN Ds Danh Lê Minh Hiếu

Theo: Nhịp cầu Dược Lâm Sàng

Nhiễm trùng xảy ra ở các bệnh nhân suy thận

cấp tính lên đến 88% và lên đến 60% ở bệnh

nhân suy thận mãn tính.1 Do đó, các bệnh nhân

có tổn thương thận thường được điều trị bằng

kháng sinh trong suốt cuộc đời của họ và rất

có thể sẽ gặp các phản ứng có hại của thuốc.

Hệ thống thận là cơ chế điều hòa thể dịch và

cân bằng điện giải cũng như chuyển hóa và

thải trừ thuốc chủ yếu của cơ thể. Suy giảm

chức năng thận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng

đến phương thức thuốc được phân bố trong cơ

thể và đào thải ra khỏi cơ thể. Một số lượng

lớn bệnh nhân bị phẫu thuật chi dưới của bác

sĩ phẫu thuật là bệnh nhân đái tháo đường có

biến chứng bao gồm nhiễm trùng và bệnh thận

do đái tháo đường. Đó là một thách thức dược

lý trong việc quyết định liều khởi đầu và liều

duy trì phù hợp khi điều trị kháng sinh ở các

bệnh nhân này. Các chất chuyển hóa từ kháng

sinh có thể tích lũy đến mức gây độc nếu liều

không được điều chỉnh hợp lý.

Có rất nhiều yếu tố sinh lý có thể được

xem xét để hỗ trợ việc xác định xem một tác

nhân kháng khuẩn sẽ được thải trừ ra khỏi cơ

thể như thế nào. Các yếu tố này bao gồm độ

thanh thải creatinin, tốc độ lọc cầu thận,

creatinine huyết thanh, và nitơ urê máu. Phải

nhớ rằng sự hấp thu thuốc, thể tích phân bố, tỉ

lệ liên kết protein, và tỷ lệ chuyển dạng sinh

học sẽ thay đổi ở các bệnh nhân thận nên xét

nghiệm và tính toán là chưa đủ để xác định

liều. Mặc dù là không bao gồm tất cả, nhưng

bài viết này sẽ xem xét các phương pháp dược

động học được sử dụng để xác định chức năng

thận cũng như các tác nhân kháng khuẩn phổ

biến nhất được sử dụng bởi bác sĩ phẫu thuật

chi dưới và sự điều chỉnh của họ trên các bệnh

nhân có tổn thương thận.

DƢỢC ĐỘNG HỌC

Lượng kháng sinh trong hệ tuần hoàn

sau khi đưa thuốc được gọi là sinh khả dụng

của thuốc. Trong trạng thái urê huyết (thường

gặp ở bệnh nhân suy thận), sự hấp thu thuốc

qua hệ tiêu hóa có thể bị thay đổi do sự gia

tăng pH dạ dày, liệt dạ dày, nôn mửa, và phù

nề đường ruột làm giảm sinh khả dụng của

thuốc.2 Thể tích phân bố (Vd) được tính bằng

cách chia tổng lượng thuốc đưa vào bằng

đường tĩnh mạch cho nồng độ thuốc trong

huyết tương sau cân bằng.3Do đó Vd =

liều/nồng độ huyết tương. Thể tích phân bố

của nhiều loại kháng sinh có thể tăng lên trong

suy thận do giảm liên kết thuốc - protein huyết

tương làm giảm nồng độ huyết tương.3 Các

thuốc có tính acid như dicloxacillin sẽ giảm

nhiều liên kết huyết tương ở bệnh nhân suy

thận, có thể là do sự tranh chấp vị trí gắn

protein bởi các hợp chất khác.4

Thời gian bán thải (T ½) của một thuốc

được định nghĩa là thời gian thuốc cần để nồng

độ của nó giảm còn 50%.5 T ½ của một thuốc

được tính bằng công thức: T ½ = 0,693 (Vd) /

độ thanh thải huyết tương. Như đã nêu ở trên,

với bệnh nhân suy thận, Vd có thể tăng lên, do

đó tăng T ½ và kéo dài thời gian thuốc còn

hoạt tính trong cơ thể theo một cách nào đó

không dự đoán được.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 6

Biến đổi sinh học là một quá trình chủ

yếu ở gan, ở đó kháng sinh mẹ được chuyển

đổi sang dạng dễ hòa tan hơn trong nước và do

đó bài tiết qua thận, gan, và sang dạng ít hoát

tính hơn.6 Bằng cách thay đổi dạng thuốc, biến

đổi sinh học làm giảm hoạt tính của kháng

sinh và hình thành các sản phẩm phụ của quá

trình chuyển hóa. Các chất chuyển hóa, chẳng

hạn như kali từ penicillin, và natri từ chuyển

hóa carbenicillin có thể tăng lên trong

máu.7 Suy thận làm giảm khả năng bài tiết các

chất chuyển hóa của thuốc và tích lũy có thể

gây ra các phản ứng có hại hoặc quá mẫn.

Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng

một số loại thuốc có thể được chuyển hóa

nhanh hơn ở những bệnh nhân bị suy thận do

cơ chế bù trừ của gan.8

Công thức tính độ thanh thải creatinin

xấp xỉ với tốc độ mà máu được lọc ở cầu thận.

Tốc độ lọc trung bình ở cầu thận (GFR) là 120

mL/phút.9 Công thức tính độ thanh thải

creatinin được tính như sau:

Cl Cr = (140 - tuổi) x (trọng lượng cơ thể tính

bằng kg) / 72 x (creatinin huyết thanh)

Công thức đối với nữ phải nhân giá trị

này với 0,85.9 Độ thanh thải creatinin được

tính xấp xỉ bằng GFR do đó hai thuật ngữ

được sử dụng thay thế cho nhau. Công thức

này chỉ chính xác khi chức năng thận của bệnh

nhân ổn định và creatinine huyết thanh giữ

không đổi. Độ thanh thải creatinin được giả

định là <10 ml/phút nếu bệnh nhân thiểu

niệu.2 Thông số này khác với creatinine huyết

thanh vì creatinine huyết thanh là thông số

phản ánh cả mức độ lọc ở cầu thận đồng thời

cả khối lượng cơ của cơ thể. Creatinine huyết

thanh thực tế có thể thấp hoặc bình thường ở

những bệnh nhân suy thận nặng nếu bệnh nhân

có khối lượng cơ thấp ở người suy yếu hay

người già.2

LIỀU KHÁNG SINH KHI SUY THẬN

Liều nạp được đưa vào để nhanh chóng

thiết lập nồng độ kháng sinh trong huyết thanh

nằm trong khoảng liều điều trị. Nói chung, liều

nạp không giảm hoặc giảm nhẹ khoảng 10%-

20% bất kể bệnh nhân có suy thận hay không

nếu thăm khám lâm sàng ở bệnh nhân không

có phù nề, cổ trướng, hoặc mất nước.7 Sau một

liều nạp, liều duy trì có thể cần phải được điều

chỉnh dựa trên mức độ rối loạn chức năng

thận. Hiệu chỉnh liều sẽ phụ thuộc vào các tính

chất nội tại của kháng sinh cũng như trạng thái

sinh lý của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không

dùng một liều nạp, sau ba đến bốn liều duy trì

(trung bình 3,3) phải được đưa vào trước khi

đạt được liều điều trị trong huyết thanh.7

Cephalosporin

Cephalosporin thế hệ I có tác dụng trên

tất cả các cầu khuẩn Gram dương ngoại trừ

Enterococcus faecalis.10

Kháng sinh đường

uống thường được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu

thuật chi dưới nhất là cephalexin (KEFLEX).

T ½ ở bệnh nhân có chức năng thận bình

thường là khoảng 40 phút, nhưng ở bệnh nhân

có bệnh thận nặng, nó có thể kéo dài đến 16

giờ.2,9

Liều dùng đường uống bình thường của

cephalexin là 250-500 mg mỗi 6 giờ nhưng

khoảng đưa liều có thể cần phải được tăng lên

thành mỗi 8 hoặc 12 giờ tùy thuộc vào tốc độ

lọc cầu thận.2,9

Cephalexin là một thuốc liên

kết mạnh với protein, do đó làm giảm nồng độ

CSF ở bệnh nhân có chức năng thận bình

thường. Tuy nhiên, trong tình trạng urê huyết,

tỷ lệ thuốc liên kết với protein giảm khiến

thuốc ở dạng tự do đi vào hệ thần kinh trung

ương (CNS). Do đó có thể gây nhiễm độc thần

kinh với các triệu chứng như nói lắp (chứng

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 7

loạn cận ngôn - dysarthria), lú lẫn, rung giật

cơ, co giật, và hôn mê. Cephalexin cũng liên

quan đến độc tính trên tai ở bệnh nhân suy

thận.

Cephalosporin thế hệ I tiêm tĩnh mạch

IV được sử dụng phổ biến nhất bởi bác sĩ phẫu

thuật chi dưới trong dự phòng phẫu thuật là

cefazolin (Ancef). T ½ của cefazolin thường là

1,5 giờ nhưng có thể tăng đến 36-70 giờ ở

bệnh nhân suy thận. Ancef thường được dùng

ở liều 0,5 - 2,0 g mỗi 8 giờ, nhưng sẽ có

khoảng đưa liều tăng thành mỗi 12 hay 24-48

giờ phụ thuộc vào GFR.2,9

Cefazolin cũng liên

quan đến các triệu chứng nhiễm độc thần kinh

trung ương, quá trình giải độc có thể bị chậm

ngay cả sau khi ngừng điều trị.1

Cephalosporin từ thế hệ II đến IV gia

tăng hoạt tính trên vi khuẩn gram âm và giảm

hoạt tính trên vi khuẩn gram dương.

Cephalosporin thế hệ III như ceftriaxone có

thời gian bán thải dài trong khi ceftazidime có

thời gian bán thải ngắn, do đó cần phải hiệu

chỉnh liều, như đã tóm tắt trong Bảng 1.

Carbapenem

Imipenem-Cilistatin là một kháng sinh

phổ rộng và có hiệu lực mạnh trên vi khuẩn

gram dương (ngoại trừ MRSA), gram âm và

kỵ khí. Imipenem nhanh chóng bị phân hủy ở

tế bào ống thận bởi enzyme dehydropeptidase,

làm giảm sự hấp thu thuốc và do đó làm độc

thận, vì vậy, nó được dùng với cilistatin, một

chất ức chế dehydropeptidase. T ½ của

imipenem bình thường nhỏ hơn 1 giờ, nhưng

tăng đến 4 giờ ở bệnh nhân thận. Điều này rất

quan trọng bởi nồng độ cao imipenem trong

huyết thanh có thể gây co giật. Liều dùng có

thể cần phải được giảm xuống còn 25%-50%

liều bình thường, phụ thuộc vào GFR.9

Fluoroquinolon

Các fluoroquinolon có sinh khả dụng

đường uống tốt và có tác dụng trên phần lớn

các trực khuẩn gram âm kể cả Pseudomonas

aeruginosa. Ciprofloxacin (Cipro) là một 4-

quinolon phổ rộng, tác dụng trên nhiều vi

khuẩn gram dương và gram âm, thường được

sử dụng để điều trị viêm tủy xương.11

T ½

ciprofloxacin tăng từ 3-6 giờ thành 6-9 giờ với

bệnh thận. Liều dùng có thể cần phải giảm

xuống còn 75-50% liều bình thường, phụ

thuộc vào GFR nhưng vẫn có những độc tính

tối thiểu liên quan đến nhóm này.2,9

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 8

Bảng 1

HIỆU CHỈNH LIỀU TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN

Thuốc T ½

Bình thƣờng/

Bệnh thận

(Giờ)

Liều với chức

năng thận

bình thƣờng

GFR > 50 GFR 10-50 GFR <

10

Cephalexin 0,7 / 1,6 250-500mg

Q6hr

Q8hr Q12hr Q12hr

Cefazolin 2 / 40-70 0,5-2,0g

Q8hr

Q8hr Q12hr Q24-

48hr

Cefotetan 3,5 / 13-25 1-2g

Q12hr

100% 50% 25%

Ceftazidime 1,2 / 13-25 1-2g

Q8hr

Q8-12hr Q24-48hr Q48hr

Ceftriaxone 7-9 / 12-24 1-2g

Q12-24hr

100% 100% 100%

Clindamycin 2-4 / 3-5 150-900mg

Q6-8hr

100% 100% 100%

Ciprofloxacin 3-6 / 6-9 400mg IV

hoặc

500-750mg po

Q12hr

100% 75% 50%

Clindamycin 6-8 / 200-250 1g

Q12hr

500mg

Q6-12hr

500mg

Q24-48hr

500 mg

Q48-

96hr

Metronidazole 6-14 / 7-21 7,5mg/kg Q6-

12hr

100% 100% 75%

Sulfamethoxazole 10 / 20-50 1g Q8hr Q 12hr Q18hr Q 24hr

Trimethoprim 9-13 / 20-49 100-200mg

Q12hr

Q12hr Q18hr Q 24hr

Vancomycin

Vancomycin là một glycopeptide ba

vòng có tác dụng diệt khuẩn chống lại hầu hết

các vi khuẩn gram dương và cầu khuẩn đường

ruột enterococci.10

Vancomycin là thuốc được

lựa chọn để điều trị Staphylococcus aureus

kháng methicillin (MRSA). Vancomycin

thường được dùng với liều 1 gam mỗi 72 giờ

truyền chậm trong hơn một giờ ở người có

chức năng thận bình thường.5 Thời gian bán

thải của thuốc là 0,5-1,5 giờ và thuốc được

khuyến nghị xây dựng nồng độ đỉnh (peak) và

nồng độ tối thiểu (trough) để tránh độc tính.

Nồng độ trough được xác định để đảm bảo

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 9

rằng nồng độ vancomycin huyết thanh giữ ở

trên mức khuyến cáo để duy trì hiệu

quả.2 Nồng độ trough nên được duy trì ở mức

5-10 µg/ml và nồng độ peak ở 20-40 µg/ml.

Nồng độ trough cần xác định từ mẫu máu lấy

từ 1 tiếng trước và nồng độ peak một giờ sau

khi đưa thuốc. Trong trường hợp suy thận, liều

có thể được điều chỉnh thành 500mg mỗi 12-

96 giờ tùy thuộc vào GFR.9 Nồng độ

vancomycin ngẫu nhiên trong máu cũng có thể

được xác định và thuốc có thể được đưa vào

khi nồng độ giảm xuống còn 7-10µg.12

Một số

nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng đồng thời

vancomycin với aminoglycosid có thể gây độc

thận vì vậy nên tránh nếu có thể.1,7

Clindamycin

Clindamycin là một dẫn xuất 7-chloro

của lincomycin có hoạt lực tốt trên

Staphylococcus aureus và hầu hết các vi khuẩn

kỵ khí bao gồm cả Bacteroides

fragilis.10

Clindamycin chủ yếu được chuyển

hóa ở gan, thời gian bán thải của thuốc không

kéo dài ở bệnh nhân suy thận và hiệu chỉnh

liều là không cần thiết. Việc sử dụng

clindamycin có liên quan tới sự phát triển của

viêm đại tràng giả mạc do Clostrodium

dificile.3,9

Metronidazole

Metronizazole (Flagyl) có hoạt tính

diệt khuẩn rất tốt trên các vi khuẩn kỵ khí và

được dùng phổ biến trong điều trị các nhiễm

khuẩn kỵ khí như Bacteroides và

Clostrodium.10

Metronidazole có T ½ bằng 6-

10 giờ và không được thải trừ ra khỏi cơ thể

qua thận với một tỷ lệ lớn. Nên giảm liều

xuống còn 75% liều bình thường trên các bệnh

nhân thận giai đoạn cuối (ESRD), nhưng nếu

không, vẫn có thể dùng liều bình thường. Có

thể có mối liên quan giữa metronidazole với

bệnh thần kinh ngoại vi và độc tính trên tiền

đình.

Sulfamethoxazole-Trimethoprim

Sulfamethoxazole-Trimethoprim

(SMX/TMP) là dạng phối hợp 160mg

Trimethoprim và 800mg Sulfamethoxazol,

thuốc ngăn chặn sự sinh tổng hợp của folate

bởi các vi sinh vật.10

SMX/TMP được sử dụng

bởi các bác sĩ phẫu thuật chi dưới để điều trị

trực khuẩn gram âm còn nhạy cảm trong viêm

tủy xương. Các phản ứng bất lợi như rối loạn

tạo máu, buồn nôn/nôn, phát ban và hội chứng

Stevens-Johnson có liên quan tới thuốc thường

là do thành phần sulfamethoxazole.5 Liều dùng

thông thường của thuốc là một viên mỗi 12

giờ. T½ của SMX là 8-10 giờ và TMP là 10-12

giờ. T½ có thể tăng gấp đôi trong suy thận nên

liều có thể cần phải được giảm xuống 25% so

với bình thường mỗi 12 giờ.9

KẾT LUẬN

Các bệnh nhân có tổn thương thận là

môt thách thức đối với bác sĩ phẫu thuật chi

dưới trong việc lựa chọn chế độ kháng sinh

thích hợp. Những thách thức này có thể được

giải quyết với những hiểu biết vững chắc về

sinh lý cũng như dành thời gian để tính toán và

tìm hiểu nhu cầu cá nhân của mỗi người bệnh.

Bác sĩ cần phải có đầy đủ kiến thức về đặc tính

của kháng sinh cũng như các biến chứng tiềm

tàng có liên quan. Cũng cần phải tham khảo ý

kiến dược sĩ đáng tin cậy hoặc bác sĩ chuyên

khoa thận để hình thành một nhóm hiệu quả để

đưa ra một liệu trình kháng sinh thích hợp và

an toàn.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 10

Tài liệu tham khảo: 1. Manian, FA, Stone WJ, Alford RH. Adverse antibiotic effects associated with renal insufficiency. Rev of

Infect Dis 1990; 12:2 236-49.

2. Gilbert DN, Bennett WM. Use of antimicrobial agents in renal failure. lnfec Dis Clin N Am. 1989;3:577-

31.

3. Swan SK, Bennett WM. Drug dosing guidelines in patients with renal failure.West J Med. 1992;156:633-

8.

4. Maher JF. Principles of dialysis and dialysis of clrugs. An J Med 1977;62:475-81.

5. Bernstein JM, Erk SD: Choice of antibiotics, pharmacokinetics and dose adjustments in acute and chronic

renal failure. Med Clin N Am 1990;74:1059-75.

6. Reidenberg MM. The biotransformation of drugs in renal failure. An J Med1977;62:482-4.

7. Maher JF. Pharmacokinetics in patients with renal farlore. Clin Nepb1984;21:39-46.

8. Verbeeck RK, Branch RA.. Wilkinson GR: Drug metabolites in renal failure. Clin Pharmakin 1981;6:329-

45.

9. Livornese LL, Slavin DS, Benz RL, et al. Use of antibacterial agents in renalfailure. lnfect Dis Clin N

Am 2000;14:371-90.

10. Woeltje KF, Ritchie DJ. Antimicrobials. In Carey DF, Lee HH. Woeltje KF, eclitors. The Washington

manual of medical therapeutics. Philadelphia; Lippincott,Williarns & Wilkins; 1998. p. 244-54.

11. Davies SP. Azadian BS, Kox WJ, et al. Pharmacokinetics of ciprofloxacin and vancomycin in patients

with acute renal failure treated by continuos hemodialysis.Nephol Dial Transplant 1992;7:848-54.

12. Saunders NJ, Want SV, Adams DJ. Assay of vancomycin by fluorescencepolarization immunoassay and

EMIT in patients with renal failure. J Antimic Chemo1995;36:411-5.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 11

TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR NĂM 2016

Ds Lâm Thái Hƣng

(Theo Trung tâm DI&ADR Quốc gia)

Năm 2016, Trung tâm DI & ADR

Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực

TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 10977

báo cáo ADR (đạt 119,7 báo cáo/1 triệu dân),

tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2015 (9266

báo cáo). Trong đó, 9467 báo cáo được gửi từ

các cơ sở khám, chữa bệnh và 1568 báo cáo

ADR xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn

vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (58 báo

cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa

bệnh).

Trong số các báo cáo đã tiếp nhận, có

10584 (96,4%) báo cáo về biến cố bất lợi của

thuốc và 68 (0,6%) báo cáo về chất lượng

thuốc, 325 (3,0%) báo cáo về các vấn đề khác

(báo cáo liên quan đến thiết bị y tế, ma túy, sử

dụng với chỉ định chưa được phê duyệt, …).

I. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC CƠ SỞ

KHÁM, CHỮA BỆNH

1. Tình hình báo cáo từ các đơn vị Tính đến hết ngày 15/12/2016, 805 cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh của toàn bộ 63 tỉnh,

thành phố trong cả nước đã gửi báo cáo ADR.

Phần lớn báo cáo được gửi từ các đơn vị ở

vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng,

từ các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa

và bệnh viện thuộc khối công lập (bảng 1).

Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số

lượng báo cáo cao nhất (tương ứng 21,2% và

14,4% tổng số báo cáo nhận được của cả

nước). TP. Đà Nẵng là địa phương có công tác

báo cáo ADR hiệu quả nhất với số báo cáo/1

triệu dân cao nhất trong cả nước (426,7 báo

cáo/1 triệu dân). Các đơn vị có số lượng báo

cáo ADR cao tập trung tại TP. Hồ Chí Minh,

trong đó bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là đơn

vị có số báo cáo ADR nhiều nhất trong cả

nước, chiếm 4,8% tổng số báo cáo ADR từ các

đơn vị khám, chữa bệnh

2. Các thuốc nghi ngờ gây ADR đƣợc báo

cáo nhiều nhất Trong số 9467 báo cáo có 82 báo cáo

liên quan đến các vấn đề không liên quan đến

thuốc. Vì vậy, thông tin về thuốc nghi ngờ

được thống kê trên 9385 báo cáo. Tổng số

thuốc nghi ngờ được báo cáo là 11290 thuốc

(1,2 thuốc/1 báo cáo). Các thuốc nghi ngờ gây

ADR được báo cáo thuộc 3 nhóm chính:

kháng sinh (cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim,

ciprofloxacin, cefuroxim, amoxicilin/acid

clavulanic, levofloxacin), các thuốc điều trị lao

(rifampicin/isoniazid/pyrazinamid) và nhóm

thuốc giảm đau, chống viêm (diclofenac).

Cefotaxim vẫn là thuốc nghi ngờ gây ra ADR

được báo cáo nhiều nhất với tỷ lệ 12,2%.

3. Phản hồi cá nhân báo cáo Tổng số báo cáo đã được nhóm chuyên

gia thẩm định và được Trung tâm DI & ADR

Quốc gia phản hồi cho cán bộ y tế và đơn vị

gửi báo cáo trong năm 2016 là 5990 báo cáo.

Các báo cáo được ưu tiên phản hồi bao gồm

báo cáo khẩn, báo cáo nghiêm trọng và báo

cáo từ các chương trình y tế quốc gia (HIV,

lao, sốt rét).

II. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC ĐƠN VỊ SẢN

XUẤT, KINH DOANH DƢỢC PHẨM Trong năm 2016, 31 đơn vị sản xuất và

kinh doanh dược phẩm đã gửi báo cáo ADR

đơn lẻ, 46 đơn vị sản xuất và kinh doanh dược

phẩm đã gửi báo cáo tổng hợp định kỳ và 2

đơn vị đã gửi thư cung cấp thông tin về an

toàn thuốc về Trung tâm DI & ADR Quốc gia

và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí

Minh.

Tổng số báo cáo ADR xảy ra tại Việt

Nam đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh

dược phẩm ghi nhận là 1568 (trong đó có 58

báo cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám,

chữa bệnh), tăng 116,8%. Các chế phẩm đang

được lưu hành trên thị trường được báo cáo

nhiều nhất là dung dịch thẩm phân màng bụng

(13,9%), imatinib (8,0%), bevacizumab

(7,5%), losartan (7,5%).

Số báo cáo ADR xảy ra trong các nghiên cứu

lâm sàng là 85. Trong đó, các thuốc được ghi

nhận nhiều nhất: lisinopril/amlodipin (32 báo

cáo), cetuximab (10 báo cáo), bedaquilin (09

báo cáo) và capecitabin (8 báo cáo).

III. CÁC TRƢỜNG HỢP KHẨN LIÊN

QUAN ĐẾN AN TOÀN THUỐC

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 12

Trong năm 2016, Trung tâm DI &

ADR Quốc gia đã giải quyết 75 trường hợp

khẩn bao gồm 67 trường hợp báo cáo ADR

khẩn phản hồi cho đơn vị gửi báo cáo ADR và

08 trường hợp công văn cung cấp thông tin về

an toàn thuốc cho cơ quan quản lý của Bộ Y

tế. Trong các trường hợp báo cáo ADR khẩn,

có 46 trường hợp tử vong và 24 chuỗi báo cáo

(thông tin về các chuỗi báo cáo ADR được cập

nhật thường xuyên tại địa

chỉ http://canhgiacduoc.org.vn). Song song với

công tác phản hồi khẩn cho cá nhân, đơn vị

gửi báo cáo ADR, Trung tâm DI&ADR Quốc

gia cũng cập nhật các thông tin về an toàn

thuốc gửi cơ quan quản lý của Bộ Y tế. Tính

đến hết ngày 15/12/2016, tổng số công văn đã

gửi là 08 công văn, trong đó, có 2 vấn đề đã

được Cục Quản lý Dược cung cấp thông tin

đến các cán bộ y tế bao gồm: cập nhật thông

tin ngừng lưu hành các chế phẩm chứa

fusafungin và cung cấp thông tin cập nhật về

thuốc chứa hoạt chất mycophenolat mofetil

hoặc acid mycophenolic.

IV. KẾT LUẬN Trong năm 2016, số lượng báo cáo

ADR được Trung tâm DI & ADR Quốc gia và

Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí

Minh tiếp nhận tăng 18,5% so với năm 2015,

tỷ lệ báo cáo vẫn chưa đồng đều giữa các địa

phương, khu vực và các tuyến bệnh viện. Do

đó, công tác báo cáo ADR cần tiếp tục được

thúc đẩy hơn nữa, đặc biệt tại đơn vị, địa

phương chưa tham gia báo cáo ADR. Dược sĩ

đã trở thành đối tượng chính tham gia báo cáo

ADR và cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò

của mình trong công tác đảm bảo an toàn

thuốc nói chung và hoạt động theo dõi, báo

cáo ADR nói riêng. Bên cạnh việc báo cáo

ADR của các thuốc được sử dụng nhiều (thuốc

kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc giảm đau,

hạ sốt, chống viêm) và các phản ứng có hại

thông thường (dị ứng ngoài da, phản ứng phản

vệ/sốc phản vệ), cán bộ y tế cần tập trung báo

cáo phản ứng có hại của các thuốc mới được

sử dụng tại đơn vị, phản ứng có hại mới chưa

được ghi nhận và các phản ứng có hại cần xét

nghiệm cận lâm sàng hoặc thăm dò chức năng

chuyên biệt.

Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin

trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các đơn vị và

cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR và mong

muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển

khai hiệu quả hoạt động giám sát ADR.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 13

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO ADR

TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHƢỚC LONG

DS Nguyễn Thị Kim Nhung

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug

Reaction - ADR) Phản ứng có hại của thuốc có thể dự

đoán được (nghĩa là có thể kiểm soát, có thể

tránh được hoặc không) hoặc không thể dự

đoán được; nó có thể xảy ra thường xuyên

hoặc không thường xuyên đối với một thuốc

hay nhiều thuốc mà hậu quả của nó có thể

nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng.

Tại sao phải theo dõi phản ứng có hại của

thuốc?

Thử nghiệm lâm sàng với một thuốc

trước khi đưa ra thị trường chỉ được tiến hành

trên một số lượng bệnh nhân rất ít so với lượng

bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc

đó trong thực tế.

Mặt khác các thử

nghiệm lâm sàng thường

không đánh giá trên các đối

tượng bệnh nhân đặc biệt

như người già, trẻ em, phụ

nữ có thai, bệnh nhân suy

gan, suy thận…Điều đó cho

thấy những thông tin về độ

an toàn của một thuốc thu

được từ các thử nghiệm lâm

sàng là rất hạn chế, đặc biệt là thông tin về các

phản ứng nghiêm trọng nhưng tần suất xảy ra

thấp. Do vậy, thông tin do các cán bộ y tế cung

cấp về các phản ứng có hại của thuốc sẽ vô

cùng hữu ích để tiếp tục đánh giá một cách

toàn diện hơn về các nguy cơ tiềm ẩn của

thuốc khi lưu hành trên thị trường.

Trên tinh thần đó tại Bệnh Đa khoa

huyện Phước Long, đã nâng cao nhận thức về

vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc và khuyến

khích cán bộ y tế báo cáo phản ứng có hại của

thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn trong thực

hành lâm sàng và là một phần trách nhiệm, đạo

đức nghề nghiệp. Phát hiện sớm các vấn đề an

toàn thuốc, kịp thời xử trí và chủ động thực

hiện các biện pháp dự phòng các biến cố bất

lợi xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc trên

người bệnh.

Hoạt động giám sát và Báo cáo ADR

tại Trung tâm Y tế Phƣớc Long 6 tháng đầu

năm nhƣ sau:

Tổng số ca được

báo cáo: 03; Các thuốc

được báo cáo: Cefotaxim

1g (02 ca bệnh được báo

cáo), Diclofenac 75mg

dạng tiêm.

Biểu hiện ADR

được mô tả: Nổi mẩn đỏ ,

ngứa. Sau khi xử trí biểu

hiện dần hồi phục.

Dựa trên kết quả

báo cáo, Bác sĩ điều trị cần

lưu ý trong kê đơn cho bệnh nhân những loại

thuốc trên để phòng những phản ứng không

mong muốn có thể xảy ra cho bệnh nhân, chủ

động trong xử trí phản ứng. Điều dưỡng, hộ

sinh, khi thực hiện y lệnh cần lưu ý theo dõi

bệnh nhân sau khi dùng thuốc để kịp thời báo

cho Bác sĩ điều trị xử trí kịp thời tránh để ra tai

biến nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 14

57.14

28.57

14.29 14.29

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

Cefotaxim Diclofenac Ceftriaxon EFV

Tỷ lệ % ADR theo tên thuốc

ADR

CEFOTAXIM CẢNH BÁO TÁC DỤNG PHỤ

VÀ TẦN SUẤT XUẤT HIỆN ADR

Ds Bùi Thị Thùy Linh Phản ứng có hại của thuốc theo WHO (1972): “ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng

độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán

hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các

trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu ”

Tác dụng phụ của thuốc là tác dụng không định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều

thường dùng ở người và liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc.

Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Các kháng

sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, tuy nhiên mỗi thuốc lại khác nhau về tác

dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định. So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, thì

cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của

phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương lại yếu hơn các

cephalosporin thuộc thế hệ 1.

Cefotaxim dạng muối natri được dùng tiêm bắp. Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm.

Được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhiều báo cáo rằng tỷ lệ

xuất hiện ADR của Cefotaxim là rất cao. Theo Trung tâm DI&ADR Quốc gia thì báo cáo phản ứng

có hại của Cefotaxim trong 6 tháng đầu năm 2017 là 524 ca và chiếm tỷ lệ 12%, đây là con số rất

cao. Ở Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long tổng số báo cáo ADR năm 2017 do Cefotaxim là 4

ca chiếm 57.14% tổng số ca báo cáo ADR (theo biểu đồ bên dưới)

Hình: Tỷ lệ % thuốc gây ADR tại Bệnh viện Phƣớc Long Năm 2017

Bảng 4: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất trong 06 tháng đầu năm 2017 (do Trung tâm DI&ADR cung cấp)

STT Hoạt chất Số lượng Tỷ lệ % (n=4355)

1 Cefotaxim 524 12,0

2 Ceftriaxon 282 6,5

3 Ceftazidim 218 5,0

4 Ciprofloxacin 211 4,8

5 Diclofenac 206 4,7

6 Amoxicilin/chất ức chế beta lactamase 167 3,8

7 Ethambutol 165 3,8

8 Haloperidol 150 3,4

9 Rifampicin/isoniazid/pyrazinamid 133 3,1

10 Cefuroxim 115 2,6

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 15

Các tác dụng phụ của Cefotaxim gây ra chủ yếu là nổi mề đay, đỏ ngứa da toàn thân, chảy

nước mắt, khó thở, khó chịu… Chính vì tác dụng phụ trên và tần xuất xảy ra ADR rất cao nên các

cán bộ y tế phải chú ý khi sử dụng Cefotaxim và khi có dấu hiệu ADR xảy ra thì báo cáo về khoa

dược của bệnh viện để báo cáo về Trung tâm DI&ADR quốc gia kịp thời./.

SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAIDs - Nonsteroidal anti-inflammatory drugs)

Ds Danh Lê Minh Hiếu

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

1. Đại cƣơng về thuốc chống viêm không

steroid Thuốc chống viêm không steroid-

NSAIDs là một nhóm thuốc bao gồm các

thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa

nhân steroid. Nhóm này bao gồm nhiều dẫn

chất có thành phần hoá học khác nhau nhưng

có chung cơ chế tác dụng là ức chế các chất

trung gian hoá học gây viêm, quan trọng nhất

là prostaglandine - điều này lý giải phần lớn

các hiệu quả của thuốc, đồng thời cũng giải

thích tác dụng phụ của nhóm thuốc chống

viêm không steroid. Đa số các thuốc trong

nhóm cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau.

Các thuốc chống viêm không steroid chỉ làm

giảm các triệu chứng viêm mà không loại trừ

được các nguyên nhân gây viêm, không làm

thay đổi tiến triển của quá trình bệnh lý chính.

Hiện thuốc được chia thành hai nhóm chính:

nhóm thuốc ức chế COX không chọn lọc (đa

số các thuốc chống viêm không steroid “cổ

điển”) với nhiều tác dụng không mong muốn

về tiêu hóa (viêm, loét, thủng... dạ dày tá

trạng, ruột non...) và nhóm thuốc ức chế ưu thế

(hoặc chọn lọc) COX-2 ( meloxicam,

celecoxib, etoricoxib... có ưu thế là tác dụng

không mong muốn về tiêu hóa thấp, xong cần

thận trọng trong các trường hợp có bệnh lý tim

mạch (suy tim xung huyết, bệnh lý mạch

vành...). Việc chỉ định một thuốc nào trong

nhóm cần cân nhắc trên một bệnh nhân cụ thể.

Thuốc chống viêm không steroids là một thuốc quan trọng ban đầu trong bậc thang giảm đau của

Tổ chức Y tế Thế giới. Ảnh: Uptodate

2. Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm

không steroid- NSAIDs

- Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác

dụng không mong muốn nhất. Lý do lựa chọn

thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể

của mỗi bệnh nhân. Cần thận trọng ở các đối

tượng có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị

ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 16

thai... và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc

giữa lợi và hại khi dùng thuốc.

- Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất,

không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu

có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn

nhất có thể.

- Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan,

thận, máu, dị ứng...

- Không sử dụng đồng thời hai hoặc

nhiều thuốc chống viêm không steroid, vì kết

hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả

mà gây tăng tác dụng không mong muốn.

- Đường tiêm bắp không dùng quá 3

ngày. Nên dùng đường uống do thuốc được

hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Mỗi

thuốc có dạng bào chế riêng, do đó đa số các

thuốc uống khi no song một số thuốc có thời

gian uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Ví dụ Voltaren SR: uống sau ăn 1h, chứ không

uống lúc no như các loại diclofenac khác

- Cần kết hợp với thuốc giảm đau

(nhóm paracetamol) và cố gắng điều trị

nguyên nhân gây bệnh (điều trị đặc hiệu, điều

trị cơ bản bệnh, kết hợp nhóm DMARDs-

Disease-modifying antirheumatic drugs đối

với một số bệnh khớp tự miễn).

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc

chống viêm không steroid

a) Chỉ định của thuốc chống viêm không

steroid trong thấp khớp học

- Các bệnh viêm khớp: Thấp khớp cấp,

viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính

khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy

nến, gút, viêm khớp tự phát thiếu niên...

- Các bệnh hệ thống (luput ban đỏ hệ

thống, xơ cứng bì toàn thể...)

- Thoái hóa khớp (hư khớp), thoái hóa

cột sống, đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau

thắt lưng cấp hoặc mạn tính, đau thần kinh

toạ...

- Bệnh lý phần mềm do thấp: Viêm

quanh khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay,

hội chứng De Quervain, hội chứng đường hầm

cổ tay...

b) Chống chỉ định của thuốc chống viêm

không steroid

- Chống chỉ định tuyệt đối:

+ Bệnh lý chảy máu không được kiểm

soát

+ Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc

+ Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển

+ Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng

+ Phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba

tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú

- Chống chỉ định tương đối, thận

trọng:

+ Nhiễm trùng đang tiến triển.

+ Hen phế quản

+ Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng

c) Khuyến cáo sử dụng thuốc chống viêm

không steroid khi có nguy cơ tiêu hóa, tim

mạch

- Phương pháp dự phòng biến chứng

tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid

Cần điều trị dự phòng biến chứng tiêu

hóa do thuốc chống viêm không steroid ở các

đối tượng có nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ biến chứng tiêu

hóa do thuốc chống viêm không steroid:

+ Các yếu tố nguy cơ cao: nữ, trên 60

tuổi; tiền sử loét dạ dày tá tràng, tiền sử xuất

huyết tiêu hoá cao; cần sử dụng thuốc chống

viêm không steroid liều cao; sử dụng kết hợp 2

loại thuốc chống viêm không steroid (một cách

sai lầm), kết hợp với aspirin liều thấp.

+ Các yếu tố nguy cơ trung bình: nữ

giới, tuổi trên 55 tuổi; tiền sử có các triệu

chứng tiêu hoá (đau thượng vị, đầy hơi, ợ hơi,

ợ chua, chậm tiêu...); hút thuốc lá, uống rượu;

nhiễm HP; bệnh viêm khớp dạng thấp; tình

trạng dinh dưỡng kém; stress tinh thần hoặc

thể chất mới xuất hiện.

Phương pháp dự phòng biến chứng

tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid:

+ Hạn chế sử dụng thuốc: liều thấp

nhất có thể và thời gian dùng ngắn nhất có thể

+ Ưu tiên lựa chọn các thuốc ức chế

chọn lọc COX 2 như celecoxib, etoricoxib

hoặc các thuốc có dạng bào chế đặc biệt như

piroxicam-β- cyclodextrin...

+ Sử dụng kèm các thuốc ức chế bơm

proton: Thuốc nhóm này có hiệu quả dự phòng

và điều trị các tổn thương dạ dày tá tràng do

chống viêm không steroid. (Omeprazole 20mg

hoặc các thuốc trong nhóm như Esomeprazole

20 mg uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi

ngủ). Các thuốc này ít hiệu quả dự phòng các

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 17

tác dụng không mong muốn trên đường tiêu

hóa dưới. Do vậy đối với các bệnh nhân có

nguy cơ cao nên dùng nhóm ức chế chọn lọc

COX 2. Một số trường hợp có nguy có rất cao

về tiêu hóa mà có chỉ định dùng thuốc chống

viêm không steroid, có thể kết hợp nhóm ức

chế chọn lọc COX 2 với thuốc ức chế bơm

proton.

+ Không nên sử dụng các thuốc chất

kháng acid dạng gel có chứa aluminium trong

dự phòng tổn thương dạ dày tá tràng do chống

viêm không steroid. Các thuốc nhóm này có

tác dụng với các cơn đau bỏng rát hoặc tình

trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày, thực

quản song không có tác dụng dự phòng. Hơn

nữa, chúng có thể gây cản trở hấp thu các

thuốc khác.

- Nguyên tắc sử dụng thuốc chống

viêm không steroid ở các đối tượng có nguy

cơ tim mạch + Nếu dùng aspirin, uống aspirin trước

khi uống thuốc chống viêm không steroid ít

nhất 02 giờ (đặc biệt nếu là ibuprofen; nếu

celecoxibthì không cần)

+ Không sử dụng thuốc chống viêm

không steroid trong vòng 3-6 tháng nếu có

bệnh lý tim mạch cấp hoặc can thiệp tim mạch

+ Theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt

chẽ

+ Sử dụng liều thuốc chống viêm

không steroid thấp, loại có thời gian bán thải

ngắn và tránh các loại giải phóng chậm

- Nguyên tắc lựa chọn thuốc chống

viêm không steroid chỉ định cho bệnh nhân

mắc bệnh khớp

+ Nguy cơ thấp: dưới 65 tuổi, không

có nguy cơ tim mạch, bệnh lý khớp không đòi

hỏi sử dụng thuốc thuốc chống viêm không

steroid (CVKS) liều cao và kéo dài, không kết

hợp aspirin, corticosteroids, hoặc thuốc chống

đông: chỉ định thuốc chống viêm không

steroid kinh điển với liều thấp nhất có thể và

thời gian ngắn nhất có thể.

+ Nguy cơ cao hoặc vừa: chỉ định các

thuốc theo mức độ nguy cơ

Nguy cơ Khuyến cáo chỉ định thuốc theo mức độ nguy

Nguy cơ vừa

- ≥65 tuổi

- Cần phải sử dụng thuốc chống viêm

không steroid liều cao và kéo dài

- Không có tiền sử hoặc biến chứng loét

đường tiêu hóa

- Celecoxib mỗi ngày một lần

- Kết hợp thuốc ức chế bơm proton, hoặc

misoprostol, hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 liều

cao

- Nguy cơ tim mạch thấp, có thể đang

dùng aspirin với mục đích dự phòng

- Nếu phải dùng aspirin, cần dùng liều thấp (75 -

81 mg/ngày)

- Cần phải sử dụng thuốc chống viêm

không steroid liều cao và kéo dài

- Nếu phải kết hợp aspirin, dùng NSAID cổ điển ít

nhất 2 trước khi uống aspirin

Nguy cơ cao

- Người cao tuổi, gầy yếu hoặc tăng

huyết áp, có bệnh lý gan, thận kèm theo

- Chỉ định acetaminophen <3 g/ngày

- Tránh thuốc NSAID nếu có thể

- Có tiền sử biến chứng loét đường tiêu

hóa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ đường

tiêu hóa

- Dùng liều thuốc NSAID ngắt quãng

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 18

- Tiền sử tim mạch và dùng aspirin hoặc

thuốc chống ngưng tập tiểu cầu để dự

phòng

- Dùng thuốc NSAID liều thấp và loại có thời gian

bán hủy ngắn

- Không dùng các loại thuốc NSAID dạng giải

phóng chậm

- Tiền sử suy tim - Chỉ chỉ định thuốc NSAID khi thực sự cần thiết

- Theo dõi và quản lý huyết áp

- Theo dõi creatinin và điện giải đồ

- Nguy cơ tiêu hóa > nguy cơ tim mạch - Celecoxib một lần mỗi ngày kết hợp thuốc ức

chế bơm proton hoặc misoprostol

- Nguy cơ tim mạch > nguy cơ tiêu hóa - Naproxen kết hợp thuốc ức chế bơm proton hoặc

misoprostol

- Tránh thuốc ức chế bơm proton nếu dùng thuốc

chống ngưng tập tiểu cầu như clopidogrel

Bảng liều một số thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng

Nhóm Tên chung Liều 24 giờ (mg) Trình bầy (mg)

Proprionic Ibuprofen 400-1200 Viên: 400

Viên đặt hậu môn: 500

Proprionic Naproxen 250-1000 Viên: 250; 500; 275; 550

Oxicam Piroxicam 10-40 Viên: 10, 20; ống: 20

Oxicam Piroxicam-β-

cyclodextrin

10-40 Viên: 20

Oxicam Tenoxicam 20 Viên, ống 20

Diclofenac Diclofenac 50-150 Viên: 25, 50; Viên đặt hậu môn: 100;

Ống: 75

Nhóm coxib Meloxicam 7,5-15 Viên: 7,5; ống 15

Nhóm coxib Celecoxib 100-200 Viên: 100

Nhóm coxib Etoricoxib 30-120 Viên: 30, 60, 90, 120

3. Một số ví dụ

- Diclofenac: Viên 50mg: 2 viên/ngày

chia 2 sau ăn no hoặc viên 75mg (dạng SR:

phóng thích chậm) 1 viên/ngày sau ăn 1 giờ.

Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75

mg/ngày trong 1-3 ngày đầu khi bệnh nhân

đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

- Meloxicam: Viên 7,5mg: 2

viên/ngày, sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp

15 mg/ngày x 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau

nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

- Piroxicam: Viên hoặc ống 20 mg,

uống 1 viên/ngày, uống sau ăn no hoặc tiêm

bắp ngày 1 ống trong 1-3 ngày đầu khi bệnh

nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường

uống.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 19

- Celecoxib: Viên 200 mg liều 1 đến 2

viên/ngày, uống sau ăn no. Không nên dùng

cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và

thận trọng hơn ở người cao tuổi.

- Etoricoxib: Tùy theo chỉ định. Với

gút cấp có thể uống 1 viên 90 mg hoặc 120

mg trong vài ngày đầu (không quá 8 ngày).

Với các bệnh khác, dùng liều 30-45- 60-90

mg mỗi ngày (lúc no). Nên tránh chỉ định cho

bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận

trọng hơn ở người cao tuổi.

Lưu ý với một số cơ địa đặc biệt:

Đối với trẻ em nên cho một trong các

thuốc sau:

- Aspirin: liều không quá

100mg/kg/ngày (nhưng cần thận trọng).

- Indomethacin: 2,5 mg/kg ngày.

- Diclofenac: 2mg/kg/ngày.

- Naproxen: 10 mg/kg/ngày

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 20

HOẠT ĐỘNG PHÁT THUỐC TỪ THIỆN

CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƢỚC LONG

DS Ngô Văn Lợi

Phát thuốc từ thiện là hoạt động nhân đạo nhằm

mục đích chăm lo sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là

những người nghèo, gia đình chính sách, các dân tộc

thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Ở Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long hàng

năm điều có kế hoạch cấp, phát thuốc từ thiện miễn phí

cho người dân. Để làm tốt việc này cần có sự chỉ đạo

và sự quan tâm của Giám đốc bệnh viện và chính

quyền địa phương nơi được cấp phát thuốc miễn phí.

Năm 2017 được sự chỉ đạo và quan tâm của

Giám đốc bệnh viện, hoạt động khám, chữa bệnh, cấp

thuốc miễn phí cho người nghèo, khó khăn, các dân

tộc thiểu số ở xã Vĩnh thanh diễn ra thành công tốt

đẹp. Người dân ở đây rất thật thà và chịu khó, họ phải

làm việc hàng ngày để kiếm tiền lo cho cuộc sống, tuy

nhiên khi nghe tin có đoàn khám bệnh từ thiện ở Bệnh

viện đa khoa Phước Long về khám bệnh, phát thuốc

miễn phí cho người dân thì họ rất phấn khởi và đi đến

rất sớm để được khám, chữa bệnh cho mình.

Các đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện cũng rất nhiệt

tình, tận tụy phụ vụ cho bà con ở đây và rất vui vẻ khi

được người dân ở đây chào đón rất nhiệt tình. Chăm

lo sức khỏe cho người dân cũng như chăm lo cho sức

khỏe người thân của mình, coi họ đau đớn như mình

đau đớn cũng như Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ

mẫu”./.

Khám bệnh từ thiện xã Vĩnh Thanh

Phát thuốc từ thiện xã Vĩnh Thanh

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 21

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ARV VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Ds Lâm Thái Hƣng

Theo SK&ĐS

Hiện nhờ có các thuốc kháng virut

(ARV) mà cuộc sống của người nhiễm HIV

được kéo dài hơn. Tuy nhiên các thuốc này lại

có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy chỉ dùng cho

bệnh nhân "có chỉ định". Không phải tất cả

mọi người nhiễm HIV đều có chỉ định điều trị

bằng ARV. Chỉ định điều trị phải dựa vào giai

đoạn lâm sàng và/hoặc số tế bào lympho,

CD4; hoặc để điều trị dự phòng phơi nhiễm,

dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Khi dùng các thuốc này bệnh nhân có

thể gặp một số tác dụng phụ sau:

Buồn nôn: Hay gặp khi dùng các

thuốc zidovudine (ZDV), stavudine (d4T),

didanosine (ddI); abacavir (ABC), tenofovir

(TDF), indinavir (IDV), saquinavir (SQV),

lopinavir (LPV), ritonavir (RTV). Để hạn chế

tác dụng phụ này, có thể cho uống thuốc trong

bữa ăn. Tuy nhiên IDV và ddI không nên

dùng trong bữa ăn vì ảnh hưởng tới hấp thu

và chuyển hoá thuốc.

Tiêu chảy: Thường gặp khi dùng các

thuốc: TDF, SQV, LPV, RTV. Khi bị tiêu

chảy cần bù nước điện giải đầy đủ bằng

đường uống (oresol) hoặc đường truyền nếu

nặng. Có thể phải dùng các thuốc chống tiêu

chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.

Đau đầu: Có thể gặp khi trong phác đồ điều

trị có các loại thuốc như: ZDV, lamivudine

(3TC), IDV, SQV, LPV. Có thể dùng thuốc

giảm đau thông thường như paracetamol để

giảm bớt đau đầu cho người bệnh.

Đau bụng, khó chịu ở bụng: Thường

gặp khi dùng các loại thuốc sau: ddI, ABC,

SQV cần theo dõi kỹ, nếu đau liên tục cần tới

cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hướng dẫn

thêm, thậm chí phải thay thế thuốc khác hoặc

đổi phác đồ.

Nổi ban đỏ, ngứa: các loại thuốc: ddI,

3TC, ABC, EFV, NVP, LPV có thể gây dị

ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác,

ngứa... hết khi điều trị bằng kháng histamin;

nhưng cũng có thể bị dị ứng nặng như hội

chứng Stevens Johnson, Lyell có thể đe dọa

tính mạng (có

thể gặp khi

dùng các

thuốc: EFV,

NVP ). Khi bị

dị ứng thuốc

nặng cần

ngừng thuốc

ngay và điều

trị tích cực tại

các trung tâm y

tế có đủ điều

kiện.

Rối loạn giấc ngủ, ác mộng: Hay gặp

biểu hiện này khi dùng các thuốc sau: EFV,

3TC. Nên dùng vào buổi tối, trước khi đi

ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo

dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc

hỗ trợ để ngủ tốt hơn.

Ngoài ra, một số độc tính, tác dụng

phụ khác của thuốc ARV có thể gặp khi điều

trị:

Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Biểu

hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu đầu

chi, đi lại khó khăn. Thường gặp khi dùng

d4T, ddI, các thuốc kháng retrovirus non-

nucleosid. Cần dùng vitamin B liều cao, nếu

nặng phải thay thế thuốc.

Viêm tụy: Gặp khi dùng ddI, d4T.

Cần dừng ngay thuốc và thay bằng ZDV.

Phân bố lại mỡ: Khi dùng ddI, thuốc ức chế

proteases. Biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực,

bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng

chân, mông, má.

Độc cho gan: NVP, EFV, ZDV và

thuốc ức chế proteases rất độc với gan, gây

huỷ hoại tế bào gan, tăng men gan. Cần

ngừng thuốc nếu có tăng men gan gấp 5 lần

bình thường.

Độc với thần kinh trung ƣơng: Biểu

hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm

thường xảy ra khi dùng EFV. Cần dừng và

thay thế thuốc khi bệnh nhân có vấn đề về

tâm thần, thần kinh.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 22

THỰC HIỆN 5 ĐÚNG KHI SỬ DỤNG THUỐC

Ds Lâm Thái Hƣng

1. Đúng ngƣời bệnh: một trong những

phần quan trọng trong việc dùng thuốc là phải

đảm bảo rằng thuốc được đưa vào đúng người

bệnh. Có nhiều người bệnh giống nhau về tên,

họ, tuổi vì vậy để tránh nhầm lần là khi có 2

người bệnh giống nhau ta nên sắp xếp giường

khác phòng nhau hoặc nếu không có thể cho

họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau, và điều quan

trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, số giường, số

phòng, trước khi dùng thuốc.

2. Đúng thuốc: khi dùng thuốc cho

người bệnh, người điều dưỡng phải đọc nhãn

thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:

− Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất

giữ.

− Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ,

ống, chai thuốc.

− Trước khi trả chai, lọ thuốc về chỗ cũ

hoặc bỏ vào thùng rác.

3. Đúng liều dùng: sự tính toán liều

cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm

lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong

môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm

cao độ, không làm việc gì khác, đôi khi cũng

cần kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng

cách so với các điều dưỡng khác. Sau khi tính

toán liều thuốc chính xác, người điều dưỡng

phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác

từng ml hay từng giọt một, việc bẻ đôi một

viên thuốc nên dùng dụng cụ cắt thuốc cho cân

xứng. Với số lượng thuốc quá nhỏ vài giọt ta

có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh

hoặc cho một ít nước vào ly trước khi cho

thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.

4. Đúng đƣờng dùng thuốc: khi sử

dụng thuốc người điều dưỡng cần phải kiểm

tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào:

uống, ngoài da, niêm mạc hay tiêm vì nếu

nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Ví dụ: thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ

gây ngộ độc những chất không thể hấp thu qua

niêm mạc tiêu hoá hoặc thuốc dùng tiêm bắp

lại dùng tiêm tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc

mạch vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất

không tan trong máu.

5. Đúng thời gian: điều dưỡng phải biết vì sao

một số thuốc được cho y lệnh vào một số giờ

nhất định trong ngày, ví dụ: thuốc lợi tiểu

không nên dùng sau 15 giờ vì người bệnh có

thể đi tiểu ban đêm gây mất giấc ngủ, hoặc

một số thuốc như kháng sinh cần duy trì nồng

độ thuốc đều trong máu do phải cách mỗi 8

tiếng hoặc 12 tiếng dùng thuốc một lần. Nếu

như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của

việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng

và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 23

CÁCH DÙNG THUỐC SẮC Ds Lâm Thái Hƣng

Thuốc sắc (thuốc thang) là dạng thuốc

hay sử dụng nhất. Để phát huy được đầy đủ tác

dụng chữa bệnh cả các vị thuốc, tránh lãng phí

thuốc, sơ bộ cách sắc và cách uống thuốc thang.

1. Cách sắc thuốc

a. Nên dùng nồi đất, xoong tráng men để

sắc thuốc, không nên dùng nồi kim loại để tránh

biến chất của thuốc.

Đổ nước lạnh ngập các vị thuốc, các

thuốc nổi lên trên mặt nước khi đun phải quấy

luôn hoặc ngâm nước trước khi sắc. Khi đã sôi

nước để nhỏ lửa, sôi âm ỉ, tránh sôi trào ra hoặc

mau làm cạn nước; không nên mở vung ấm sắc

luôn dễ bay hơi mất hoạt chất có tác dụng.

b. Các vị thuốc bổ như thục địa, Bạch

truật, Bạch thược, … cần sắc lâu các vị thuốc có

độc sắc lâu độc tính sẽ giảm nhiều hoặc mất như

phụ tử.

c. Một số vị thuốc phải sắc theo thứ tự

thời gian khác nhau: loại thuốc khoáng vật như

võ ốc, mai mực, long cốt, … cần sắc trước để

lấy các ion kim loại hòa tan, vị thuốc có tính

dầu như hương nhu, Bạc hà, …. Cho vào sắc lúc

được thuốc để tránh bay mất tinh dầu.

Loại thuốc gây kích thích niên mạc

họng, có lông gây ho, … khi sắc cần phải bọc

(lá nhót tây, xích thạch chi,…)

Loại thuốc loại keo như: Agiao, cao quy

bản, … khi được nước thuốc gạn bỏ bã, cho

thuốc vào đun sôi nhỏ lửa để hòa tan. Nếu đun

chung với các vị thuốc sẽ dính vào bã gây lãng

phí và làm giảm lượng cần dùng.

Loại thuốc quí như Nhân sâm, Tam thất,

Lộc nhung cần sắc riêng để tránh lãng phí vì

nước thuốc dính vào bã thuốc khác.

Một số vị thuốc nếu sắc thuốc khi lắng

xuống đáy nồi, quá nóng bị phân tích thành độc

như Chu sa (quặng sulfua thủy ngân bị phân hủy

ra thủy ngân gây ngộ độc) Phải uống riêng với

thuốc sau khi đã sắc.

Một số vị thuốc phải hòa tan với nước

thuốc hay uống riêng như các loại cao lỏng, bột

Chu sa, Bột Phác tiêu …

Các vị thuốc cần sắc theo thứ tự trước sau, hòa tan, quấy đều, sắc riêng như sau:

Sắc trước Thạch huyết minh, Mẫu lệ, Lang cốt, Quy bản, Thạch cao sống,

Từ thạch, Xương hổ

Sắc sau Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khẩu, Thanh hao, Hương

nhu

Bọc khí sắc thuốc Xích trạch chi, Toàn phác hoa, Tỳ bà diệp, đất lồng bếp (Hoàng

thổ)

Sắc riêng Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung

Hòa tan khi được thuốc A giao, Cao Kê huyết đắng, Cao sừng hươu, Kẹo mạch nha, Cao

Hổ cốt, Cao Quy bản

Quấy đều vào nước thuốc khi

uống, hay uống riêng

Bột Ngưu hoàng, bột Chu sa, Bột Hổ phách, Bột Sa nhân, Mang

tiêu, Trúc lịch

2.Cách uống thuốc

a. Thời gian uống thuốc: Nói chung là

nên uống trước khi ăn, các thuốc kích thích niên

mạc dạ dày nên uống sau khi ăn; Thuốc sốt rét

nên uống 2 giờ trước khi lên cơn; Thuốc an thần

uống trước khi đi ngủ. Bệnh cấp tính thời gian

uống không nhất định, bệnh nhân mãm tính

dùng thuốc viên, thuốc hoàn, tán, … uống đúng

giờ.

Tùy theo tình hình bệnh tật có thể uống

nhiều lần trong ngày.

b. Uống nóng và uống lạnh: nói chung

thuốc sắc nên uống nóng, thuốc giải biểu nên

uống ấm, sau khi uống đắp chăn cho ra mồ hôi

bệnh nhân có sốt cao nên uống lạnh; bệnh hàn

nên uống nóng.

Nếu bệnh nhân hôn mê có thể đưa thuốc vào

dạ dày qua đường mũi.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 24

ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƢỢC

Ds Lâm Thái Hưng (tổng hợp)

TGA: Nguy cơ huyết khối khi sử dụng

thuốc tránh thai phối hợp đƣờng uống Ngày 21/12/2016, Cơ quan Quản lý

Điều trị Úc (TGA) thông báo đã hoàn thành

tổng quan về nguy cơ huyết khối ở phụ nữ sử

dụng thuốc tránh thai phối hợp dùng đường

uống (CHC) chứa ethinyloestradiol và một

progesteron.

Các khuyến cáo chính được TGA đưa

ra bao gồm:

- Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở phụ

nữ nhìn chung hiếm gặp, khoảng 2 ca trong

10.000 phụ nữ mỗi năm.

- Dựa trên dữ liệu hiện có, nguy cơ

huyết khối tĩnh mạch tăng lên tùy thuộc

loại progesteron có trong thuốc tránh thai.

- Nguy cơ huyết khối động mạch, như

đột quỵ hoặc đau tim (heart attack), cũng tăng

lên khi sử dụng các thuốc tránh thai phối hợp

nhưng hiếm gặp hơn và không có bằng chứng

cho thấy sự khác biệt giữa các thuốc tránh thai

về nguy cơ này. Nguy cơ huyết khối động

mạch tăng lên theo tuổi, tình trạng hút thuốc

và béo phì.

- Tờ Thông tin về sản phẩm và các tài

liệu thông tin thuốc cho người sử dụng thuốc

tránh thai phối hợp đường uống nên được cập

nhật về nguy cơ huyết khối để đảm bảo thông

tin rõ ràng và nhất quán hơn giữa các

sản phẩm.

Gần đây, EMA cũng thực hiện đánh

giá về vấn đề này và đưa ra các kết luận tương

tự. Một số nhà sản xuất thuốc tránh thai phối

hợp đã cập nhật các thông tin này vào thông

tin sản phẩm dành cho cán bộ y tế và người sử

dụng thuốc trên sản phẩm của họ. TGA đang

tiếp tục làm việc với các nhà sản xuất khác để

cập nhật nguy cơ này.

Nguy cơ huyết khối có khả năng gia

tăng ở các phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau:

- Trên 35 tuổi.

- Hút thuốc.

- Chỉ số khối cơ thể trên 30 kg/m2.

- Có di truyền hoặc mắc phải khuynh

hướng mắc bệnh về huyết khối, bao gồm

kháng protein C hoạt động (APC) (như yếu tố

V Leiden).

- Có tiền sử về huyết khối trong gia

đình hoặc bản thân.

- Bất động (ví dụ sau phẫu thuật hoặc

trong chuyến bay đường dài).

- Có một hoặc vài yếu tố khác làm tăng

nguy cơ huyết khối.

Thông tin dành cho cán bộ y tế:

Nếu bác sĩ đang xem xét kê đơn thuốc tránh thai phối hợp hoặc điều trị cho bệnh nhân đang

sử dụng thuốc tránh thai phối hợp, cần đảm bảo rằng bác sĩ đã nắm được các thông tin được cung

cấp trong bản tin này. Đặc biệt là nắm được các chống chỉ định và thận trọng liên quan đến nguy

cơ rối loạn huyết khối tắc mạch liên quan đến các thuốc tránh thai phối hợp.

Giáo dục bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến rối loạn huyết khối tắc

mạch và hướng dẫn bệnh nhân liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị nếu họ bị tăng nặng, trầm trọng

hơn hoặc xuất hiện các tình trạng hoặc nguy cơ được liệt kê bên dưới. Cần ngừng sử dụng ngay lập

tức thuốc tránh thai phối hợp ngay từlần đầu xuất hiện bất kỳ tình trạng nào trong đó trong thời

gian sử dụng thuốc.

Các chống chỉ định liên quan đến các rối loạn huyết khối tắc mạch bao gồm:

1. Sự có mặt hoặc có nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE):

- Đang mắc VTE (đang được dùng thuốc chống đông) hoặc có tiền sử huyết khối tĩnh mạch

sâu hoặc thuyên tắc mạch phổi, hoặc rối loạn huyết khối khác.

- Có di truyền hoặc mắc phải khuynh hướng huyết khối tĩnh mạch, như kháng protein C hoạt

động (bao gồm yếu tố V Leiden), thiếu antithrombin III, thiếu protein C và thiếu hụt protein S.

- Đại phẫu thuật với thời gian bất động kéo dài.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 25

- Có nguy cơ cao mắc VTE do sự có mặt của nhiều yếu tố nguy cơ.

2. Sự có mặt hoặc có nguy cơ thuyên tắc huyết khối động mạch (ATE):

- Đang mắc ATE hoặc có tiền sử ATE (ví dụ như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ) hoặc tình

trạng báo trước (ví dụ đau thắt ngực hoặc cơn thiếu máu thoáng qua; cơn thiếu máu thoáng qua).

- Có di truyền hoặc mắc phải khuynh hướng ATE, ví dụ tăng homocystein máu và kháng thể

kháng phospholipid (kháng thể kháng cardiolipin và kháng đông lupus).

- Tiền sử đau nửa đầu có các triệu chứng thần kinh cục bộ.

- Nguy cơ cao mắc ATE do có nhiều yếu tố nguy cơ hoặccó một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng

như:

+ Đái tháo đường với các triệu chứng mạch máu.

+ Tăng huyết áp nặng.

+ Rối loạn lipid máu nặng.

FDA Hoa Kỳ: Cảnh báo mới về việc sử

dụng thuốc gây mê toàn thân và thuốc an

thần cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai Ngày 14/12/2016, Cơ quan Quản lý Thuốc và

Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) đã thông

báo về việc sử dụng lặp lại hoặc kéo dài thuốc

gây mê toàn thân và thuốc an thần khi tiến

hành phẫu thuật hoặc thủ thuật ở trẻ dưới 3

tuổi hoặc phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối của

thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não

bộ của trẻ.

Tương tự như các nghiên cứu trên động vật,

các nghiên cứu trên người gần đây cho

thấy sử dụng đơn liều, phơi nhiễm trong thời

gian tương đối ngắn với thuốc gây mê toàn

thân và thuốc an thần đối với trẻ sơ sinh hoặc

trẻ nhỏ dường như không gây ảnh hưởng tiêu

cực đến hành vi hoặc khả năng học tập. Tuy

nhiên, cần có thêm nghiên cứu phân tích đầy

đủ hơn về ảnh hưởng của việc sử dụng các

thuốc này lên sự phát triển não bộ của trẻ khi

trẻ phơi nhiễm với các thuốc này sớm trong

những năm đầu đời.

Nhằm tăng cường truyền thông đến cộng đồng

về nguy cơ tiềm tàng này, FDA Hoa Kỳyêu

cầu bổ sung cảnh báo này vào nhãn thuốc và

tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc gây mê và

an thần đang lưu hành trên thị trường. FDA

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giám sát việc sử dụng các

loại thuốc này ở trẻ em và phụ nữ mang thai và

sẽ cập nhật tới cộng đồng nếu có thêm thông

tin mới.

Thuốc gây mê và thuốc an thần cần

thiết cho trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang

thai trong trường hợp cần tiến hành phẫu thuật

hoặcthủ thuật khác gây đau và stress, đặc

biệt trong trường hợp đe dọa tính mạng và

không thể trì hoãn phẫu thuật. Ngoài ra, việc

không điều trị giảm đau có thể gây hại cho trẻ

và ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển

của trẻ.

Theo FDA Hoa Kỳ, cần tiến hành thêm

các nghiên cứu đểcung cấp thông tin bổ sung

về việc sử dụng an toàn các thuốc này ở trẻ

nhỏ và phụ nữ mang thai.FDA Hoa Kỳcũng

khuyến khích cán bộ y tế báo cáo các biến cố

bất lợi ghi nhận được liên quan đến các thuốc

này.

Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế: Cần đánh giá cân bằng lợi ích - nguy cơ khi sử dụng thuốc gây mê trên trẻ nhỏ và phụ nữ mang

thai, đặc biệt khi tiến hành các thủ thuật can thiệpcó thể kéo dài hơn 3 giờ hoặc tiến hành nhiều

thủ thuật cho trẻ em dưới 3 tuổi. Cần trao đổi trước với cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân phụ

nữ mang thai về những lợi ích, nguy cơ và thời gian thích hợp tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật

đòi hỏi phải sử dụng thuốc gây mê hoặc an thần vàthời điểm phẫu thuật hoặc thủ thuật có thể trì

hoãn mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

NSAID: Không sử dụng từ tháng thứ 6 của

thai kỳ

Một số lượng lớn phụ nữ có thai vẫn đang

phơi nhiễm với Các thuốc chống viêm không

steroid(NSAID) từ tháng thứ 6 của thai kỳ. Cơ

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 26

quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã

nhắc lại chống chỉ định của các NSAID (như

ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, …) và cả

aspirin từ tháng thứ 6 của thai kỳ với bất kể

thời gian và đường dùng nào của thuốc. Các

thuốc này có thể gây ra độc tính cho thai nhi,

ngay cả khi chỉ sử dụng 1 liều duy nhất, với

nguy cơ tổn thương thận và tim phổi có thể

gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

NSAID được sử dụng trong nhiều tình trạng

bệnh lý, đặc biệt trong giảm đau, hạ sốt và

chống viêm (khớp). Trong đó, có nhiều thuốc

được cấp phát không cần đơn và có thể sử

dụng để tự điều trị.

Các dữ liệu ban đầu của một nghiên cứu cho

thấy một số lượng lớn phụ nữ có thai vẫn được

kê đơn với NSAID từ khi bắt đầu tháng thứ 6

thai kỳ, mặc dù sử dụng này là một chống chỉ

định đã được quy định rõ trong thông tin của

thuốc khi lưu hành.

Do vậy, ANSM đã nhắc lại đối với phụ nữ có

thai, người thân và các cán bộ y tế rằng các

NSAID bị chống chỉ định từ đầu tháng thứ 6

của thai kỳ (khoảng tuần thứ 24 sau khi hết

kinh nguyệt). Chống chỉ định này áp dụng với

mọi loại NSAID, bao gồm cả aspirin (acid

acetylsalicylic), bán theo đơn hoặc bán không

cần đơn (OTC), với bất kể khoảng thời gian và

đường dùng nào của thuốc (đường uống,

đường tiêm hay ngoài da). Đặc biệt, chống chỉ

định sử dụng các thuốc chứa celecoxib và

etoricoxib trong toàn bộ thai kỳ.

Chống chỉ định này dựa trên các nguy cơ

nghiêm trọng của NSAID đối với sức khỏe

thai nhi và trẻ sơ sinh. Việc phơi nhiễm với

thuốc từ tháng thứ 6 của thai kỳ gây nguy cơ

tổn thương thận và tim phổi có thể không hồi

phục, thậm chí gây tử vong cho thai nhi

và/hoặc trẻ sơ sinh.

Cần có hướng dẫn cụ thể về các liệu pháp thay

thế dùng thuốc và không dùng thuốc trong

từng giai đoạn của thai kỳ.

Cần luôn luôn cảnh giác ngăn ngừa sử dụng

NSAID ở phụ nữ có thai trong giai đoạn nhạy

cảm trên (bất kể là kê đơn hay tự điều trị).

ANSM cũng lưu ý cần đánh giá lại tất cả các

điều trị bằng thuốc nói chung ở phụ nữ có thai.

Đặc biệt, cho đến tháng thứ 5 của thai kỳ,

NSAID chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết,

với liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng

thời gian ngắn nhất.

ANSM: Cập nhật danh mục các thuốc trên

hệ thần kinh trung ƣơng có thể ảnh hƣởng

đến khả năng vận hành máy móc Tại Pháp, danh mục các thuốc tác dụng

trên thần kinh trung ương liên quan được bổ

sung thêm nhãn cảnh báo đã được cập nhật

theo văn bản ngày 13/3/2017 và được công bố

chính thức ngày 18/3/2017.

Việc sử dụng một số thuốc nhất định

có thể thay đổi khả năng lái xe. Tại Pháp,

3,4% các tai nạn gây tử vong trên đường là do

sử dụng thuốc và một nửa số trường hợp trong

số đó, nguyên nhân được xác định là do điều

trị bằng benzodiazepin (an thần gây ngủ),

được sử dụng trên 11 triệu người tại quốc gia

này. Do đó, các nhãn cảnh báo phản ánh mức

độ nguy cơ khác nhau của các thuốc đã được

áp dụng trên bao bì sản phẩm từ năm 2008 để

thông tin đến bệnh nhân và cán bộ y tế.

Với mỗi hoạt chất có liên quan, các ký

hiệu theo từng mức độ được xác định rõ tùy

theo mức độ nguy cơ và thận trọng:

- Mức độ 1: Thận trọng: Không lái xe

khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

- Mức độ 2: Hết sức thận trọng: Không

lái xe khi chưa có ý kiến của cán bộ y tế.

- Mức độ 3: Nguy hiểm, không lái xe:

Cần có ý kiến của bác sĩ khi muốn vận hành

máy móc.

Việc cập nhật danh mục các thuốc này

bao gồm việc bổ sung 30 hoạt chất mới và

đánh giá lại 72 hoạt chất cũ. Đối với khoảng

15 hoạt chất cũ, chủ yếu là các benzodiazepin,

ký hiệu ứng với mức 3, tức là không được

dùng khi lái xe. Đánh giá của ANSM với các

nhóm thuốc khác về nguy cơ trên điều khiển

phương tiện được tiếp tục và 2 cập nhật mới

được tiến hành từ nay đến cuối năm 2017.

Trong bối cảnh này, một thoả thuận đã

được ký kết vào ngày 22/3/2017 nhằm tăng

cường cảnh báo cho cộng đồng về các thuốc

có tác dụng trên lái xe. Thoả thuận này đi kèm

với một hoạt động cảnh báo chưa từng có cho

các nhà thuốc ở Pháp và một bộ quy tắc truyền

thông sẽ được áp dụng giúp các dược sĩ cảnh

báo cho cộng đồng.

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 27

HƢỚNG DẪN BÁO CÁO ADR

Ds Lâm Thái Hưng

Theo Trung tâm DI&ADR Quốc gia

1. Cách phát hiện phản ứng có hại của thuốc

Một biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị có thể xuất phát từ tiến triển bệnh lý của

bệnh nhân hoặc do thuốc gây ra và việc phân định rõ do nguyên nhân nào nhiều khi rất khó khăn.

Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc thì bất kỳ biến cố nào xảy ra cũng nên được xem xét đến khả năng có

phải là do thuốc gây ra hay không. Các cán bộ y tế có thể xem xét những nội dung sau khi nghi ngờ

một biến cố là phản ứng có hại của thuốc:

Mô tả lại phản ứng một cách rõ ràng

Tìm hiểu tiền sử bệnh nhân để loại trừ tất cả những nguyên nhân có thể giải thích cho biến

cố đó như các bệnh mắc kèm, thức ăn và các thuốc dùng đồng thời có khả năng gây ra tương tác

thuốc

Chú ý đến mối quan hệ thời gian giữa thời điểm xảy ra biến cố với thời điểm sử dụng thuốc.

Một số phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức sau khi sử dụng thuốc, trong khi cũng có những phản

ứng diễn biến chậm hơn và sau một thời gian mới xuất hiện

Thăm khám bệnh nhân thường xuyên và tiến hành các xét nghiệm liên quan. Kết quả xét

nghiệm rất hữu ích trong việc phát hiện sớm các phản ứng cận lâm sàng và có thể được sử dụng để

đo lường mức độ nghiêm trọng cũng như theo dõi giám sát bệnh nhân

Ngừng thuốc và sử dụng lại thuốc

Tình trạng bệnh nhân được cải thiện khi ngừng thuốc là một dấu hiệu có tính gợi cao cho

việc quy kết tác ADR có phải do thuốc hay không. Tương tự như vậy, phản ứng xuất hiện trở lại khi

dùng lại thuốc cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng lại thuốc khi

không có thuốc thay thế hoặc khi lợi ích của thuốc vượt trội hơn so với nguy cơ mà thuốc mang lại

Xem lại tác dụng dƣợc lý của thuốc

và kiểm tra xem liệu phản ứng xảy ra đã được liệt kê ở các tài liệu tra cứu về thuốc hay chưa

(tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, bản tóm tắt đặc tính sản phẩm trong hồ sơ đăng ký thuốc, các tài liệu

tham khảo tin cậy khác). Nếu phản ứng chưa được biết đến và không giải thích được bằng cơ chế

tác dụng dược lý thì nên lưu ý trong quá trình theo dõi, xử lý và báo cáo

2. Cách báo cáo một trường hợp nghi ngờ là phản ứng có hại của thuốc

Đảm bảo việc phân phối mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc kèm theo bản hƣớng dẫn

báo cáo trong các khoa phòng của cơ sở điều trị

Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Hội đồng

thuốc và điều trị của các bệnh viện trong việc phân phối mẫu báo cáo này tới các khoa phòng của

các cơ sở điều trị

Khi cần, cán bộ y tế có thể liên hệ với khoa Dược, phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện,

hoặc trực tiếp gửi yêu cầu tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia để lấy mẫu báo cáo. Các cán bộ y tế

cũng có thể tham gia báo cáo trực tuyến bằng cách truy cập vào cổng thông tin điện tử của trung

tâm tại địa chỉ http://canhgiacduoc.org.vn

Ai là ngƣời nên báo cáo về phản ứng có hại của thuốc?

Tất cả các cán bộ y tế, bao gồm:

Bác sĩ, Nha sĩ

Dược sĩ

Bản tin Thông tin thuốc số 01-2017 Trang 28

Y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác

Mọi thông tin về bệnh nhân và người báo cáo đều được bảo mật

Báo cáo những gì?

Nên báo cáo tất cả các biến cố nghi ngờ là phản ứng có hại gây ra bởi:

Thuốc và các chế phẩm sinh học

Vắc xin

Thuốc cổ truyền và thuốc có nguồn gốc dược liệu

Thực phẩm chức năng (có thuộc quyền quản lý của bệnh viện?)

Đặc biệt nên chú trọng báo cáo các phản ứng có hại

Của thuốc mới

Nghiêm trọng

Chưa từng được biết đến với thuốc đó

Ngoài ra, khuyến khích các cán bộ y tế báo cáo các vấn đề về chất lượng thuốc và những sai

sót trong sử dụng thuốc.

Khi nào nên báo cáo?

Nên báo cáo sớm nhất có thể sau khi xảy ra phản ứng và ngay cả khi thông tin thu được

chưa đầy đủ. Báo cáo trong khi bệnh nhân vẫn còn nằm viện sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để khai

thác đủ thông tin và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết

Trường hợp yêu cầu báo cáo khẩn (có nên yêu cầu báo cáo khẩn đối với bệnh viện, hiện tại

mới chỉ có yêu cầu báo cáo khẩn đối với các công ty dược như sau:

Phạm vi:

Các phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

Các phản ứng có hại không định trước xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

Thời hạn báo cáo khẩn: Đơn vị phải báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đơn vị

nhận được thông tin về phản ứng có hại.)

Hoàn thành mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc nhƣ thế nào?

Nguyên tắc chung

Các cán bộ y tế nên hoàn thành mẫu báo cáo với tối đa thông tin có được

Mỗi bệnh nhân cần được báo cáo bằng một bản báo cáo riêng

Hạn chế sử dụng các từ viết tắt

Xin hãy điền tối đa thông tin có được trên mẫu báo cáo ADR (phụ lục….) theo những nội

dung cơ bản sau

Nơi báo cáo

Ghi tên cơ sở điều trị hay nơi phát hiện phản ứng

Gửi báo cáo ADR đến đâu?

Xin hãy gửi báo cáo về Khoa Dược TTB VTYT – Trung tâm Y tế huyện Phước Long.

Anh/chị có thể lấy mẫu báo cáo này tại khoa Dược –TTB-VTYT. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào,

anh/chị có thể liên hệ với khoa Dược –TTB-VTYT theo số điện thoại 02913864561.