16
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KINH T--------------------- NGUYN THNGC QUAN HTHƢƠNG MẠI VIT NAM - ẤN ĐỘ T2007 TI NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TQUC THà Nội 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ 2007 TỚI NAY

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ 2007 TỚI NAY

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ LAN HƢƠNG

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................... Error! Bookmark not defined.

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA

HỌC VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ................................ 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................................... 4

1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 4

1.1.2. Khoảng trống để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu ................................................................... 8

1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn ĐộError! Bookmark not defined.

1.2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................ Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Cơ sở thực t iễn.................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.

2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Phương pháp luận ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2 Phương pháp cụ thể ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Phương pháp thống kê – so sánh .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp ........................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.4 Phương pháp kế thừa ................................................................ Error! Bookmark not defined.

2.3 Thiết kế nghiên cứu ................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN

ĐỘ TỪ 2007 ĐẾN NAY .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.1 Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trước năm 2007Error! Bookmark not defined.

3.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ từ 2007 đến nayError! Bookmark not defined.

3.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn Độ ................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn Độ .............. Error! Bookmark not defined.

3.3 Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ từ 2007 đến nayError! Bookmark not defined.

3.3.1 Thành tựu và nguyên nhân ......................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................ Error! Bookmark not defined.

4.1 Quan điểm, định hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn ĐộError! Bookmark not defined.

4.1.1 Quan điểm, định hướng .............................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

4.1.2 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ ... Error! Bookmark not defined.

4.1.3 Những trở ngại phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn ĐộError! Bookmark not defined.

4.2 Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2020Error! Bookmark not defined.

4.2.1 Giải pháp về phía nhà nước ....................................................... Error! Bookmark not defined.

4.2.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp ................................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 9

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nếu thế kỷ XIX có thể được xem là “thế kỷ của nước Anh” và thế kỷ XX là “thế

kỷ của nước Mỹ” thì thế kỷ XXI có thể được xem là “thế kỷ của châu Á” (Asian

Century). Mặc dù tình hình khu vực và thế giới vẫn tồn tại những diễn biến phức tạp

đến từ an ninh truyền thống và phi truyền thống, nhưng xu thế hòa bình và hợp tác đóng

vai trò chủ đạo đã góp phần giúp những phương thức ứng xử dựa trên luật lệ và những

giá trị hòa bình, hợp tác được đề cao. Cũng trong bối cảnh đó, sự “trỗi dậy” của Ấn Độ

được hiểu là sự trỗi dậy của một chủ thể quyền lực kinh tế - chính trị có sức chi phối

mạnh mẽ sự vận động của quan hệ quốc tế khu vực và thế giới.

Bắt đầu những năm 1990, với mục đích tăng cường hội nhập kinh tế, và hợp tác

chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề ra chính sách “Hướng Đông”, đó là

kết quả của cách tiếp cận thực tế hơn trong quan hệ đối ngoại. Chính sách này đã mang

lại những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ

với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho đến những năm gần đây, Ấn Độ nổi

lên là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu

vực. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á - khu vực

trọng điểm trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và được Ấn Độ coi đây là điều

kiện then chốt để mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực ASEAN và toàn Châu

Á. Đồng thời, trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của mình, Việt

Nam cũng coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong cả khuôn khổ song

phương và đa phương. Sự hiểu biết sâu sắc về Ấn Độ chính là điều kiện để thắt chặt mối

quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tới.

Với phạm vi địa lý rộng lớn, dân số đông thứ 2 thế giới, tầng lớp thu nhập cao

ngày càng đông, Ấn Độ được coi là thị trường khổng lồ với sức mua ngày càng gia tăng

và nhu cầu sẽ ngày càng đa dạng. Hơn nữa, thị trường Ấn Độ được dự đoán sẽ mở cửa

hơn trong thời gian tới với mặt bằng thuế quan nhìn chung giảm dần. So với thị trường

Mỹ, EU, thị trường Ấn Độ được đánh giá là tương đối dễ tính, có yêu cầu về chủng loại

và chất lượng hàng hóa nhập khẩu có dung lượng lớn tương đối phù hợp với trình độ

sản xuất của Việt Nam. Mặc dù đã có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhưng

quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ mới trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn kể từ khi hai

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

2

nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2007. Và vào ngày 3/9/2016 mới đây,

Chính phủ hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Quan

hệ thương mại giữa hai nước đã tăng lên rõ rệt từ mức khởi điểm khoảng 50 triệu USD

vào giữa thập kỷ 1980 lên 5,1 tỷ USD năm 2015, và triển vọng tăng cường quan hệ hợp

tác thương giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn hết sức phong phú và to lớn, phù hợp với

mong muốn, nguyện vọng chung và với sự nỗ lực của cả hai bên. Vì vậy, việc phân tích

tình hình quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua, trên cơ sở đó đóng

góp một số ý kiến nhằm thúc đẩy tăng trưởng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là

thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản trong quan hệ thương mại Việt

Nam - Ấn Độ khiến mối quan hệ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Trước thực tế đó, đề tài “Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Ấn Độ từ 2007 tới

nay và các giải pháp thúc đẩy” sẽ đi vào phân tích quan hệ thương mại giữa hai quốc

gia để thấy được những cơ hội cũng như những khó khăn thách thức của hoạt động thúc

đẩy thương mại song phương trong bối cảnh hiện nay, từ đó kiến nghị các giải pháp

thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ, tìm

hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế trong quan hệ thương mại song

phương, từ đó kiến nghị chính sách đối với Việt Nam để khai thác hiệu quả tiềm năng

và thúc đẩy sự phát triển thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

+ Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ.

+ Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến

nay, và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ, từ đóđánh

giá được các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

+ Phân tích khả năng mở rộng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ và đề xuất

một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Ấn Độ

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

3

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào xem xét, đánh giá hoạt động thương

mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay (7 tháng/2016) bao

gồm: quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

chủ yếu giữa hai nước.

+ Phạm vi về thời gian: Những số liệu thương mại sẽ được thu thập trong giai

đoạn từ năm 2007 thời điểm mà Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

cho đến nay (7 tháng/2016) và giải pháp đề ra cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.

+ Phạm vi không gian: Hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ

4. Đóng góp của luận văn

- Luận giải tính tất yếu, sự cần thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác song

phương giữa Việt Nam - Ấn Độ.

- Đánh giá những bước tiến trong quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ từ năm

2007 đến nay so với thời gian trước đó.

- Làm rõ những khó khăn, rào cản trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia và

đưa ra các nguyên nhân gây ra những khó khăn, rào cản đó.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt

Nam - Ấn Độ đến năm 2020.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu,

phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong bốn chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quan hệ thương mại

Việt Nam - Ấn Độ

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ năm 2007

đến nay

Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ.

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận văn

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa,

khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì tính phụ

thuộc giữa các quốc gia cũng vì thế mà trở nên rõ rệt, nhu cầu hợp tác song phương giữa

càng quốc gia ngày càng gia tăng. Song kèm theo đó cũng đặt ra những thách thức

không nhỏ đối với nhiều nước trong việc quản lý và thúc đẩy nền kinh tế.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc phát triển quan hệ thương mại song

phương của Việt Nam. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, các công trình

nghiên cứu có thể chia thành 3 nhóm chính : (1) Nhóm các công trình nghiên cứu về

quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, (2) nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ

thương mại song phương giữa Việt Nam và nước ngoài và (3) nhóm các công trình

nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ.

Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến là:

- Cuốn sách “Quan hệ kinh tế quốc tế” do Giáo sư Võ Thanh Thu (2012) chứa

đựng các kiến thức khoa học về mảng kinh tế đối ngoại: các vấn đề về lý luận về quan

hệ kinh tế quốc tế, về hội nhập, Về cơ sở thiết lập và vận dụng chính sách thương mại,

đầu tư, du lịch … quốc tế, nghiên cứu các định chế quốc tế tác động tới kinh tế, tài

chính, thương mại của Việt Nam; ngoài ra cuốn sách kinh tế này còn giới thiệu chính

sách Quan hệ kinh tế của Việt Nam và triển vọng phát triển. Đây cũng là những nội

dung luận văn dùng tham khảo để đưa ra lý luận và thực tiễn của thương mại quốc tế.

- Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (The Competitive Advantage of

Nations) của Micheal E. Porter do Nguyễn Ngọc Toàn, Lương Ngọc Hà, Nguyễn Quế

Nga, Lê Thanh Hải dịch, nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2008, tác giả đưa ra lý thuyết

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

5

đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau.

Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên hay lực

lượng lao động đã không còn là nguồn gốc của sự thịnh vượng và những lý giải vĩ mô

về sức cạnh tranh là không đầy đủ. Cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đã cố gắng lý

giải bản chất lợi thế cạnh tranh của các quốc gia khác nhau trong những ngành công

nghiệp cụ thể bằng một lý thuyết đơn giản nhưng có khả năng áp dụng rộng rãi. Cuốn sách

giới thiệu một khuôn khổ phân tích lợi thế cạnh tranh mới dựa trên sự vận động và tương

tác của bốn nhân tố quyết định trong “hình thoi”, đó là: điều kiện các yếu tố sản xuất; các

điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; chiến lược công ty, cấu trúc và

cạnh tranh nội địa. Michael Porter cho rằng thành công hay thất bại của một quốc gia trong

một ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vi

của các nhân tố quyết định trong “hình thoi” và một quốc gia chỉ thành công khi nó khai

thác được những thuận lợi và nâng cấp được lợi thế để vượt qua những bất lợi về các nhân

tố. Lợi thế cạnh tranh lâu dài chỉ có thể đạt được nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế

cạnh tranh. Luận văn vận dụng có lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Micheal E. Porter để

phân tích đánh giá trong trường hợp của Việt Nam và Ấn Độ.

Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại song phương giữa

Việt Nam và nước ngoài.

- Cộng hòa dân chủ Algeria và khả năng hợp tác với Việt Nam đến 2020, của

Nguyễn Thanh Hiền (2013), sách do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Cuốn sách

này trình bày về 3 vấn đề chính là khái quát về đất nước Algeria, quá trình phát triển

của Algeria và khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Algeria đến năm 2020. Trong đó, nổi

bật nhất là nội dung thứ ba, thông qua sử dụng lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế

cạnh tranh giữa Việt Nam và Algeria để chỉ ra tiềm năng hợp tác giữa nước. Từ đó, đưa

ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Phương

thức ứng dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cuốn sách này được

luận văn tham khảo cho trường hợp của mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam

và Ấn Độ.

- “Việt Nam – Ai Cập Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới”

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

6

của Bùi Nhật Quang và Trần Thị Lan Hương (2014), sách do Nhà xuất bản Khoa học

Xã hội ấn hành. Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống về 3 vấn đề chính là cơ sở lý

luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Ai Cập, thực trạng quan

hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập và một số giải pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện

Việt Nam – Ai Cập giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, tiêu biểu là lý luận về hợp tác

kinh tế song phương giữa hai quốc gia như: nguyên tắc song phương và đa phương; cấp

độ của quan hệ hợp tác quốc tế; nguyên tắc đối xử quốc gia... Đồng thời, cuốn sách

cũng sử dụng lý luận về lợi thế so sánh để chỉ ra tiềm năng và hướng phát triển giữa hai

nước, từ đó đề ra những giải pháp để nâng tầm hợp tác giữa hai quốc gia trong phần ba.

Đây là hai nội dung chính của cuốn sách mà luận văn có thể tham khảo.

- Luận văn Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Australia: Thực trạng và giải

pháp, của Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2012), thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế

tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn làm sáng tỏ 3 vấn đề

chính là cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách quan hệ kinh tế của Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Australia từ

năm 2005 đến 2011 và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai

nước. Trong đó, nội dung cơ sở lý luận của quan hệ kinh tế quốc tế và những giải pháp

thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế giữa hai quốc gia là hai vấn đề mà luận văn dùng để

tham khảo.

Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ

-“ Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2013” do Ngô Xuân Bình (chủ biên)

thuộc Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam, là cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam trong năm

2013 về Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực. Cuốn sách bao gồm

bốn phần: Phần một, chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế của Ấn Độ, quan

hệ kinh tế của Ấn Độ với một số nước và những liên quan đến Việt Nam. Phần hai, nói

về những vấn đề “chính trị - an ninh” với các nghiên cứu về Hiến pháp Ấn Độ và sự

biến đổi tư tưởng chính trị ở Ấn Độ. Phần ba, tập trung vào những vấn đề “ văn hóa-xã

hội” ở Ấn Độ với những bài viết đa dạng từ sự ảnh hưởng về văn hóa và tôn giáo của

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

7

Ấn Độ cho đến những vấn đề môi trường sống và giáo dục. Phần cuối, tập trung vào

nghiên cứu quan hệ của Ấn Độ với các nước và Việt Nam như thế nào. Trong khuôn

khổ cuốn sách này chỉ giới thiệu các công trình nghiên cứu của Viện trong năm 2013, vì

thế chưa khỏa lấp hết được khoảng trống về nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam, và đặc

biệt là quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

- Tiếp đến là công trình nghiên cứu “ 40 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt

Nam - Ấn Độ và chặng đường đi tới” của Shatanu Srivastava, Tổng giám đốc điều hành

công ty Ishan, Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại Ấn Độ - ASEAN, Chủ tịch sáng

lập Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, người vinh dự được tặng Huân chương

Hữu nghị Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu, tác giả khẳng định rằng, lịch sử cho

thấy, Ấn Độ và Việt Nam là hai người bạn thực sự của nhau với mối quan hệ thủy

chung, hàng thế kỷ. Tác giả khảo lược, phân tích bốn thập kỷ kinh tế - thương mại Việt

Nam - Ấn Độ. Nhiều số liệu trong công trình nghiên cứu là tư liệu giúp luận văn có cứ

liệu phân tích, đánh giá về quan hệ hai nước, đồng thời các đề xuất, kiến nghị của tác

giả đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, Ấn Độ cũng rất có giá trị.

- Trong báo cáo “Đánh giá tác động của FTA ASEAN - Ấn Độ tới trao đổi

thương mại Việt Nam với Ấn Độ”(2014) của tác giả Trần Quang Tùng, Vụ thị trường

Tây Phi, Tây Á, Nam Á , từ việc sơ lược về Hiệp định và lộ trình cắt giảm thuế giữa hai

bên, người viết đã có những phân tích chi tiết tác động của Hiệp định đến quan hệ

thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong trao đổi thương mại và thu hút đầu tư FDI. Ngoài

ra, báo cáo cũng đưa ra phân tích thách thức không nhỏ cho Việt Nam khi nhiều mặt

hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam lại thuộc danh mục nhạy cảm của Ấn Độ, tức

có lộ trình cắt giảm thuế chậm, như dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, máy móc, thiết bị,

phụ tùng. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều cơ

hội lớn không chỉ trong thương mại mà còn có tiềm năng rất lớn trong các lĩnh vực công

nghiệp, khai thác dầu khí, khoáng sản, đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển nguồn

nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản, công nghệ thông tin, du lịch, hàng

không, y tế, giáo dục...Những luận điểm trong báo cáo rất thiết thực và được luận văn

vận dụng vào việc phân tích đánh giá tình hình quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

8

trong thời gian qua.

- Ngoài ra, phải kể đến một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về quan hệ

Việt Nam - Ấn Độ nói chung và quan hệ thương mại nói riêng. Như tóm tắt “India –

Việt Nam: New Waves of Strategic Engagement” của Rahal Mishara thuộc India

Council of World Affairs đã đưa ra tổng quan tình hình quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ

chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, văn hóa, đến kinh tế thương mại. Bản tóm

tắt đã nêu ra rằng một quan hệ đối tác bền vững Ấn Độ - Việt Nam có vai trò rất quan

trọng trong việc hiện thực hóa những lợi ích chiến lược của Ấn Độ trong lĩnh vực hàng

hải và giúp ích cho nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện của các đối tác

quốc tế đáng tin cậy trong khu vực. Năm 2013 là “năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ”, cả

hai nước đều cố gắng thúc đẩy quan hệ toàn diện và đi vào chiều sâu.

Công trình nghiên cứu “India – Vietnam: Agenda for Strenthening Partnership”

của tác giả Rajiv K. Bhatia (2014), từ việc xem xét mối quan hệ đối chiến lược giữa

Việt Nam - Ấn Độ qua các mốc thời gian, tác giả đã có nhiều nghiên cứu về hợp tác

thương mại, đầu tư và công nghệ của hai quốc gia. Đồng thời, công trình cũng đã đưa ra

nhiều triển vọng cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới. Đây cũng là

những điểm mà luận văn tiếp thu kế thừa để nhìn nhận đa dạng hơn về triển vọng quan

hệ của Việt Nam và Ấn Độ.

1.1.2. Khoảng trống để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu

Các công trình trên đã nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế trên những khía cạnh

khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu cụ thể về tình hình hợp tác thương

mại Việt Nam – Ấn Độ hiện nay là chưa nhiều. Liên quan trực tiếp đến đề tài chỉ có

Nghiên cứu Đánh giá tác động của FTA ASEAN - Ấn Độ tới trao đổi thương mại Việt

Nam với Ấn Độ (2014), đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi Trung Đông và Hồ sơ

Thị trường Ấn Độ 2015 do Ban Quan hệ Quốc tế (2015), thuộc phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện. Nghiên cứu Đánh giá tác động của FTA

ASEAN - Ấn Độ tới trao đổi thương mại Việt Nam với Ấn Độ được hoàn thành trong

năm 2014 nên các số liệu được đề cập trong bài viết này chỉ được cập nhật tới năm

2013, và bài viết cũng chỉ đưa ra những đánh giá tổng quan, chưa đi vào phân tích cụ

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Từ Thúy Anh và Tô Minh Thu, 2010. Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội

nhập Đông Á, chương 6 trong Nguyễn Đức Thành, 2009. Báo cáo Thường niên

Kinh tế Việt Nam 2010: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tri thức.

2. Ngô Xuân Bình và cộng sự, 2012. Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối

cảnh mới. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.

3. Ngô Xuân Bình và cộng sự, 2013. Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2013. Hà Nội:

Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

4. Ngô Xuân Bình và cộng sự, 2013. Việt Nam, Ấn Độ và Tây Nam Á – Những mối

liên hệ trong lịch sử và hiện tại, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ

điển Bách Khoa.

5. David Vanzetti, 2010. Đánh giá tác động của các FTA đến kinh tế Việt Nam. Dự án

Hỗ trợ Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương.

6. Nguyễn Văn Dân, 2014. Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển

quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

7. Phạm Việt Dũng, 2013. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới: cơ hội và

thách thức. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á những mối

liên hệ trong lịch sử và hiện tạ. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.

8. Nguyễn Hoàng Giáp và cộng sự , 2013. Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông

Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

9. Bùi Nhật Quang và Trần Thị Lan Hương, 2014. Việt Nam – Ai Cập Phát triển quan

hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

10. Lưu Thị Mai Hương, 2013. Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ

XXI. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

11. Nguyễn Thị Minh Hương, 2012. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu thương mại

hàng hóa song phương. Chuyên đề tiến sĩ. Học viện Khoa học xã hội, Viện Khoa

học xã hội Việt Nam.

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

10

12. MUTRAP, 2009. Đánh giá tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam. Mã

hoạt động: FTA-9A, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu.

13. Hoàng Khắc Nam, 2014. Một số vấn đề lý luận Quan hệ Quốc tế dưới góc nhìn lịch

sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

14. Trần Thọ Quang, 2014. Quan hệ đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại Việt

Nam thời kỳ Đổi mới. Tạp chí Lịch sử Đảng, Tháng 9/2014.

15. Phạm Thái Quốc, 2013. Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của

các nước Đông Á. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

16. Lê Thu Quỳnh, 2014. Năm 2013 – Trao đổi thương mại Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục

đà tăng trưởng ấn tượng. Vụ Thị trường Châu Phi, Tâ Á, Nam Á.

17. Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du, 2006. Chiến lược đối ngoại của các nước

lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia.

18. Lục Minh Tuấn, 2015. Mẫu số chung trong thế trận giữa các cường quốc.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/mau-so-chung-trong-the-tran-giua-cac-cuong-

quoc-221272.html. Ngày truy cập 16/11/2016.

19. Hồ Anh Thái, 2008. Xin chào Ấn Độ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn Nghệ.

20. Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Mạnh Hùng, 2011. Một số đặc điểm nổi bật của thế

giới và khu vực những năm đầu thế kỷ 21. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

21. Nguyễn Xuân Thiên, 2015. Giáo trình Thương mại quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia.

22. Trần Nam Tiến và cộng sự, 2016. Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế

mới. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa – Nghệ thuật.

23. Lê Nguyễn Hương Trinh, 2005. Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách.

Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

24. Nguyễn Ngọc Trường, 2014. Vấn đề Biển Đông. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia.

25. Nguyễn Thị Quỳnh Vân, 2012. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Australia:

Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

11

gia Hà Nội.

26. Tridib Chakraborti, 2003. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Một tình bạn hướng đông đã

được thử thách qua thời gian. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2013, tr. 29.

27. Thông tấn xã Việt Nam, 2013. Vai trò của Ấn Độ tại Đông Á. Tài liệu tham khảo

đặc biệt, Thứ 2, ngày 24/6/2013.

28. Tổng cục thống kê, 2014. Niên giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

29. Vijay Sakhuja, 2012. Lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông, trong sách của Đặng Đình

Quý (chủ biên), Tranh chấp Biển Đông – Luật pháp, Địa chính trị và Hợp tác Quốc

tế, NXB Thế giới, Hà Nội.

30. Võ Xuân Vinh, 2013. ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Hà Nội:

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Tài liệu Tiếng Anh

31. Amar Nath Ram, 2012. Two decades of India’s Look East Policy: Partnership for

Peace, progress and prosperity. New Delhi: Manohar Publishers.

32. Anuradha Bhattacharjee, 2012. India’s Look East Policy – Relations with Vietnam.

Brussels: European Institute for Asian Studies.

33. Bhasin, Avtar Singh, 2013. India’s Foreign Relations-2012 Documents. New

Delhi: Geetika Publishers.

34. Bilveer Singh, 2011. Southeast Asia – India Defence Relations in the Changing

Regional Security Landscape. New Delhi: Institute for Defence Studies and

Analyses.

35. Chak Mun, 2009. India’s strategic Interests in Southeast Asia and Singapore. New

Delhi: Macmillan.

36. David Brewster, 2012. India as an Asia Pacific Power, Routledge Security in Asia:

Pacific series. London: Routledge Publishing.

37. Dennis Rumley & Sanjay Chaturvedi (eds.), 2015. Geopolitical orientations,

regionalism and security in the Indian Ocean. London: Routledge.

38. Foreign Investment Agency (Ministry of Planning and Investment, Vietnam), 2015.

Indian Investment in Vietnam, May 14, 2015.

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20805/1/00050007802.pdf · chính trị với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã đề

12

39. Frederic Grare – Amitabh Mattoo, 2001. India and ASEAN: The Politics of India’s

Look East Policy. New Delhi: Centre de Sciences Humanies.

40. Geoffrey Till, 2009. Seapower: A guide for the Twenty First Century. Oxford:

Taylor and Francis.

41. Ghosh, P K, 2014. India’s Strategic Vietnam Defense Relations. The Diplomat,

November 11.

42. Hiro Lee and Michael G. Plummer, 2011. Assessing the Impact of the ASEAN

Economic Community. OSIPP Discussion Paper: DP-2011-E-002.

43. Michael Kugelman (ed.), 2011. India’s Contemporary Security Chanllenges.

Washington DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars.

44. Milo Kearney, 2004. The Indian Ocean in World History. London and New York:

Routledge.

45. Mohit Anand, 2009. India – ASEAN Relations – Analysing Reginonal Implications.

New Delhi: IPCS Special Report, Institude of Peace and Confict Studies.

46. Nanda, Prakash, 2003. Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy.

New Delhi: Lancer Publishers & Distributors.

47. Rahul Mishra, 2014. Indian – Vietnam : New Wages of Strategic Engagement.

Indian Council of World Affairs.

48. Rajiv K. Bhatia, 2014. India – Vietnam : Agenda for Strengthening Partnership.

New Delhi: Shipra Publications.

49. Rockin Th. Singh, 2011. Security in the Indian Ocean Region: Role of India. New

Delhi: Vij Books India Pvt. Ltd.,.

50. Shantanu Srivastava, 2015. 40 years of Vietnam – India economic and trade

cooperation and the path ahead.

51. Wiliam Nobrega – Ashish Sinha, 2008. Riding the Indian Tiger: Understanding

India-the World’s Fastest Growing Market, Hoboken, N.J : J. Wiley & Sons.

52. World Bank, 2014. India at a glance