29
1 v1.0014105223 1 LUT HC SO SÁNH Ging viên: ThS. Phm Quý Đạt

LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

1v1.0014105223

1

LUẬT HỌC SO SÁNH

Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt

Page 2: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

2v1.0014105223

BÀI 4DÒNG HỌ PHÁP LUẬT

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt

Page 3: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

3v1.0014105223

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được một cách khái quát về sự hìnhthành và phát triển của dòng họ pháp luật XHCN.

• Phân tích được đặc điểm cơ bản của dòng họ phápluật XHCN.

• Trình bày khái quát về hệ thống pháp luật Liên Xô.

• Phân tích được lý do dẫn đến nhu cầu cải tổ phápluật ở các nước XHCN.

Page 4: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

4v1.0014105223

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để học được môn học này, sinh viên cần có cáckiến thức các môn học sau:

• Lý luận Nhà nước và Pháp luật;

• Luật Hiến pháp.

Page 5: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

5v1.0014105223

HƯỚNG DẪN HỌC

• Đọc tài liệu tham khảo.

• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khácvề những vấn đề chưa nắm rõ.

• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.

• Vận dụng những kiến thức học được để giảiquyết các ví dụ và các tình huống trên thực tế.

Page 6: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

6v1.0014105223

CẤU TRÚC NỘI DUNG

Hệ thống pháp luật Liên Xô – Hệ thống pháp luật chủ đạo trong dòng họ pháp luật XHCN

4.2

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật xã hội chủ nghĩa4.1

Page 7: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

7v1.0014105223

4.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4.1.1. Sự hình thành pháp luật XHCN ở

Liên Xô

4.1.2. Đặc điểm của dòng họ pháp luật

XHCN

4.1.3. Sự mở rộng pháp luật XHCN

sang các nước khác

4.1.4. Sự khác biệt với Civil law vàCommon law

4.1.5. Nhu cầu cải tổcác hệ thống pháp luật trong dòng họpháp luật XHCN

Page 8: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

8v1.0014105223

a. Pháp luật Nga trước 1917

• Lịch sử nước Nga cổ (với thủ phủ là Kiev – là khởi thuỷ của nước Nga và Ucraina)bắt đầu phát triển từ cuối thế kỷ 9 trên tuyến thương mại nối biển Baltic với BiểnĐen. Mặc dù phần lớn dân cư ở đây là người Đông Xlavơ nhưng những hoàng tửđầu tiên của nước Nga cổ là người Viking.

• Năm 989 Đại hoàng tử Vladimir xác lập Chính thống giáo ở nước Nga cổ. Năm 1236các công quốc của nước Nga cổ bị quân Mông Cổ xâm lược và thống trị đến năm1480. Pháp luật địa phương và luật tập quán được sao chép lại trong tập “Sự thậtNga” (Ruskaya Pravda). Luật Bizantin được trình bày trong những văn bản về luậtdân sự và luật giáo hội.

• Từ 1480 đến 1694: Vua Ivan III đã lật đổ ách thống trị của quân Mông Cổ, lấy tướchiệu là Sa hoàng và tuyên bố Nga là thành Rome thứ Ba sau Constatinople. NướcNga dưới chế độ chuyên chế của các Sa hoàng. Luật nhà thờ được xuất bản chínhthức năm 1653 thay thế Pháp điển của Ivan Hung bạo năm 1551. Pháp luật thế tụcđược tập hợp trong pháp điển của Sa hoàng Alekxay Mikhalovic năm 1649.

4.1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ

Page 9: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

9v1.0014105223

4.1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ (tiếp theo)

• Từ 1687 – 1917: Pie Đệ nhất (trị vì từ 1682 đến 1725) và những người thừa kế (đặcbiệt là Nữ hoàng Catherine II trị vì từ 1762 đến 1796) đã để lại cho nước Nga hệthống quản lý theo mẫu phương Tây nhưng những cải cách không ảnh hưởng nhiềuđến pháp luật, dân Nga tiếp tục sống theo tập quán. Tập hợp pháp điển Nga trongBộ luật 1832 giống Bộ luật Dân sự Đức hơn Bộ luật Napoleon vì Nga và Pháp xảy rachiến tranh năm 1812 và các Sa hoàng chịu nhiều ảnh hưởng của người Đức. Bãibỏ chế độ nông nô năm 1861 và Pháp điển hình sự 1855 là những mốc đáng ghinhớ dưới thời Sa hoàng Alexandre II – mệnh danh là “Người giải phóng” (trị vì từ1855 đến 1881).

• Trước 1917 ở Nga có truyền thống và ý thức pháp luật yếu ớt – quan trọng khôngphải là sự lạc hậu về kỹ thuật pháp lý hay việc không pháp điển hoá hoàn toàn phápluật mà quan trọng là thái độ đối với pháp luật ở Nga khác với ở các nước châu Âu.Pháp luật không được coi là sự bổ sung tất yếu cho đạo đức và là một trong nhữngnền tảng của xã hội, pháp luật không thể hiện ý chí và truyền thống của nhân dân.Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tonstoi đưa ra mô hình pháp luật bị tiêu vong và xâydựng xã hội trên cơ sở sự từ bi và tình yêu thương. Quan điểm Mac xít về xã hộitương lai có nguồn gốc một phần từ những luân lý đạo đức và tôn giáo của nhândân Nga.

Page 10: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

10v1.0014105223

b. Pháp luật thời kỳ xây dựng xã hội XHCN

• Từ 1917 – 1936: Common law XHCN và xây dựng Nhà nước XHCN

Thời kỳ 1917 – 1921: Đảng Bonsevic muốn mau chóng xây dựng XHCS. TrongHiến pháp đầu tiên của Nhà nước công nông dầu tiên thậm chí không nhắc đếntừ Nhà nước.

Đây là thời kỳ cộng sản thời chiến, thù trong giặc ngoài. Các sắc lệnh đầu tiêncủa chính quyền Xô Viết “Ruộng đất về tay nông dân”... có ý nghĩa tuyên truyềnlà chính.

Thời kỳ 1921 – 1928: Thời kỳ chính sách kinh tế mới (NEP): Lênin soạn thảo kếhoạch xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, tập thể hoá nông nghiệp và điện khíhoá với khẩu hiệu nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là Chính quyền Xô Viết cộngvới điện khí hoá toàn quốc”. Để khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh,Chính quyền đã có những nhượng bộ đáng kể để tạo việc làm cho nhân dân vàthu hút tư bản nước ngoài. Thông qua các Bộ luật: Dân sự, Tố tụng dân sự, Hìnhsự, Tố tụng hình sự... Nguyên tắc pháp chế XHCN được tuyên bố, thành lập chếđịnh đặc biệt – Viện kiểm soát để giám sát việc tuân thủ pháp chế.

4.1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ (tiếp theo)

Page 11: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

11v1.0014105223

4.1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ (tiếp theo)

Thời kỳ 1928 – 1936: Công hữu hoá nền kinh tế. Hiến pháp 1936 tuyên bố xoábỏ chế độ người bóc lột người, lực lượng sản xuất do xã hội quản lý và sử dụngvì mục đích của mọi người.

Các bộ luật thời NEP vẫn còn hiệu lực, được thay đổi, điều chỉnh nội dung bởicác nghị quyết. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống pháp luật Xô Viết vào cuốinhững năm 30 của thế kỷ 20 khi sở hữu nhà nước chiếm vị trí độc nhất trongnền kinh tế và hệ tư tưởng Bonsevic thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thầncủa xã hội.

• Từ 1936 – 1985: Củng cố Nhà nước tiến lên CNCS: Năm 1964 Nguyên soái LeonidBreznev được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW ĐCS Liên Xô. Liên Xô trởthành cường quốc hùng mạnh, hoàn thành xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH, đề ramô hình tiến lên CNCS. Hiến pháp 1977 khẳng định những thành tựu đạt được vàtuyên bố Liên Xô tiến lên CNCS.

• Năm 1985, Mikhail Gorachov lên làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, đề ra đường lối cảitổ (perestroika) và công khai hoá, đưa Liên Xô xa rời con đường của chủ nghĩaMác-Lênin. Năm 1991 Liên Xô tan rã.

Page 12: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

12v1.0014105223

• Là dòng họ pháp luật gắn liền với hệ tư tưởng Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất,hình thức nhà nước và pháp luật, gắn liền với Cách mạng tháng Mười năm 1917 củanước Nga và sự ra đời, phát triển của nhà nước XHCN.

• Là dòng họ pháp luật ra đời muộn nhất trong các dòng họ pháp luật khi nghiên cứu(dòng họ pháp luật Hồi giáo ra đời thế kỷ VII; dòng họ Common law ra đời vào thế kỷX, dòng họ Civil law ra đời vào thế kỷ XIII; dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào thếkỷ XX).

• Cấu trúc pháp luật của dòng họ này không có sự phân chia thành công pháp vàtư pháp.

• Cũng giống với dòng họ Civil law, dòng họ pháp luật XHCN gắn liền với mô hình tốtụng thẩm vấn.

• Đây là dòng họ pháp luật coi trọng luật thành văn và không có truyền thống án lệ(không thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp).

• Truyền thống pháp luật của từng quốc gia trong dòng họ này có nhiều điểm khácnhau vì nó bao gồm rất nhiều quốc gia đến từ châu ÂU, châu Á, châu Mỹ Latinh (đadạng về truyền thống pháp luật); sau khi dòng họ pháp luật XHCN sụp đổ, sự khácnhau này lại càng được thể hiện rõ rệt hơn.

4.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Page 13: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

13v1.0014105223

• Trụ cột của hệ thống pháp luật XHCN là hệ thống pháp luật của nước Nga Xô Viết,sau này là Liên Xô.

• Trật tự xã hội XHCN, bao gồm nền kinh tế kế hoạch và pháp luật XHCN, ảnh hưởngmạnh mẽ tới các nước thuộc hệ thống XHCN được hình thành sau Chiến tranh Thếgiới II. Đó là Mông Cổ, các nước Đông Âu (Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary,Rumania, Bulgaria), và các nước ngoài châu Âu (Trung Quốc, Việt Nam, Lào,Cu Ba, một số nước châu Phi). Trong một chừng mực nhất định, sự phát triển củapháp luật tại Nam Tư và Albania dựa trên mô hình Liên Xô.

• Từ năm 1917, dòng họ pháp luật XHCN đã hình thành và phát triển. Đến những năm89 – 90 của thế kỷ XX, ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra những thayđổi cơ bản về chính trị, kinh tế – xã hội. Hệ thống các nước XHCN ở châu Âu tan rã.Đây là mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật XHCN.

• Các nước châu Âu đã từng là nước XHCN sẽ theo xu hướng hoà nhập với dòng họpháp luật châu Âu lục địa, một số nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ theo Đạo Hồi cóxu hướng áp dụng luật Hồi giáo,một số nước vẫn kiên trì theo đuổi quan điểm củachủ nghĩa Mác về pháp luật trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật mới phục vụcho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trung Quốc,Việt Nam, Cu Ba, Lào).

4.1.3. SỰ MỞ RỘNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SANG CÁC NƯỚC KHÁC

Page 14: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

14v1.0014105223

• Sự thống nhất pháp luật của các nước châu Âu lục địa đã được thiết lập và duy trì từhàng thế kỷ trên cơ sở nhấn mạnh luật tư. Luật tư có thể tiếp tục tồn tại như banđầu, không chịu sự chi phối của những thay đổi về chính trị và kinh tế.

• Dòng họ Civil Law không chỉ có luật tư, mà có cả luật công – được phát triển mạnhmẽ từ sau cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Luật công chịu sự chi phối mạnh mẽcủa những thay đổi về chính trị, kinh tế, và hệ tư tưởng.

• Chính sự khác biệt quá lớn giữa luật công (chứ không phải luật tư) ở các nướcXHCN và các nước phương Tây đã làm rạn nứt sự thống nhất của hệ thống phápluật châu Âu lục địa. Các nước thuộc dòng họ pháp luật này tách ta làm hai nhóm:Liên Xô và các nước theo hệ tư tưởng Mác-Lênin hình thành hệ thống phápluật XHCN, độc lập với dòng họ pháp luật châu Âu lục địa; các nước còn lại tiếptục duy trì hệ thống pháp luật của mình.

• Hệ thống pháp luật của các nước XHCN nhìn bề ngoài có vẻ giống như các quốc giathuộc dòng họ Civil law, nhưng nội dung của từng khái niệm pháp lý, từng chế địnhlại có thể rất khác nhau.

• Dòng họ Civil Law thủa ban đầu đánh giá cao ý chí của nhà lập pháp, do đó nhấnmạnh vai trò của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật, thì hệ thống pháp luậtXHCN cho rằng "pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị", đồng thời là người lậppháp, do đó về nguyên tắc, dòng họ pháp luật XHCN chỉ thừa nhận một loại nguồnluật duy nhất là các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền ban hành, chủ yếu là Hiến pháp, Bộ luật, Luật và các văn bản dưới luật.

4.1.4. SỰ KHÁC BIỆT VỚI CIVIL LAW VÀ COMMON LAW

Page 15: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

15v1.0014105223

4.1.4. SỰ KHÁC BIỆT VỚI CIVIL LAW VÀ COMMON LAW (tiếp theo)

• Đặc điểm nổi bật của dòng họ pháp luật XHCN là mối tương quan giữa luật và vănbản dưới luật. Mặc dù các nước đều thừa nhận luật là nguồn cơ bản của hệ thốngpháp luật, tuy nhiên, trong thực tế, văn bản dưới luật (đặc biệt là các văn bản phápquy của Chính phủ) đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.Trong một số trường hợp những văn bản này còn dùng để thay thế luật.

• Về nguyên tắc, dòng họ pháp luật XHCN không coi án lệ là nguồn luật. Tuy nhiên,trên thực tế, toà án tối cao vẫn thường xuyên làm công tác tổng kết việc giải quyếtmột số loại vụ việc để từ đó đề ra đường lối, hướng dẫn cách giải quyết những vụviệc tương tự cho các toà án địa phương. Có thể coi đây là một biến dạng của án lệ.

• Tương tự như vậy, về nguyên tắc, tập quán pháp không phải là nguồn luật. Nhưngdo điều kiện đặc thù về văn hoá pháp lý ở rất nhiều nước XHCN, trong thời gian gầnđây, các nước này đã chấp nhận áp dụng tập quán pháp với tư cách là nguồn luậtbổ trợ trong phạm vi nhất định.

• Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật XHCN, những lỗ hổng trong pháp luật đượclấp bằng cách áp dụng nguyên tắc tương tự.

Page 16: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

16v1.0014105223

• Dòng họ pháp luật XHCN không phân chia pháp luật thành luật công và luật tư, bởivì các luật gia XHCN cho rằng chỉ tồn tại luật "công" (không có luật tư). Hệ thốngpháp luật XHCN cũng không phân loại pháp luật thành common law và equity law,mà phân loại pháp luật thành các ngành luật độc lập dựa trên cơ sở đối tượng điềuchỉnh, phương pháp điều chỉnh và hệ thống chủ thể đặc thù.

• Việc xác định các ngành luật theo đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnhlà một vấn đề khoá khó khăn và phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể tìm ra sựtrùng khớp giữa ngành luật với các quan hệ xã hội cần điều chỉnh.

• Một lĩnh vực quan hệ xã hội có thể do một số ngành luật điều chỉnh, hoặc ngược lạimột số ngành luật có thể điều chỉnh đồng thời nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội. Vì vậyviệc xác định các quan hệ xã hội cần điều chỉnh thuộc về ngành luật nào không phảilúc nào cũng thực hiện được dễ dàng. Sự nhầm lẫn trong việc xác định các đốitượng điều chỉnh của các ngành luật (đặc biệt là các ngành luật gần gũi nhau) dẫnđến việc điều chỉnh chồng chéo, lấn sâu và mâu thuẫn, làm mất đi hiệu quả của sựđiều chỉnh pháp luật.

4.1.4. SỰ KHÁC BIỆT VỚI CIVIL LAW VÀ COMMON LAW (tiếp theo)

Page 17: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

17v1.0014105223

4.1.4. SỰ KHÁC BIỆT VỚI CIVIL LAW VÀ COMMON LAW (tiếp theo)

• Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành luật cũng là một trong những đặcđiểm của dòng họ pháp luật XHCN. Trước đây, ở Liên Xô cũ và một số nước XHCNĐông Âu cũ, ngành luật hiến pháp (luật Nhà nước) phát triển mạnh mẽ nhất; Cộnghoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc ngành luật kinh tế phát triển ở mức độ cao hơn so vớicác ngành luật khác vì hai quốc gia này có nền kinh tế phát triên hơn.

• Theo quan điểm của dòng họ pháp luật XHCN, quy phạm pháp luật được rút ra từcác văn bản quy phạm pháp luật. Quan điểm này không giống như Dòng họ CivilLaw và dòng họ Common Law.

Page 18: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

18v1.0014105223

a. Cơ sở lý luận của pháp luật XHCN:

• Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở tư tưởng của các hệ thống pháp luật XHCN.

• Các đặc trưng của nó là:

Sự khẳng định tính bị quyết định bởi chế độ kinh tế – xã hội.

Tính giai cấp của pháp luật với tư cách là ý chí của giai cấp thống trị về kinh tếđược đưa lên thành luật, là công cụ của quyền lực chính trị của giai cấp đó, khảnăng tác động ngược lại một cách đáng kể của pháp luật đối với sự phát triểncủa các quan hệ kinh tế – xã hội và chính trị.

Theo quan điểm về giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước và pháp luật chỉlà những hiẹn tượng tạm thời, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tương đốingắn trong lịch sử lâu dài của xã hội loài người.

4.1.5. NHU CẦU CẢI TỔ CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG DÒNG HỌPHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Page 19: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

19v1.0014105223

b. Nền kinh tế kế hoạch và nhu cầu cải tổ hệ thống pháp luật XHCN:

• Nền kinh tế kế hoạch được xác định bởi các quyết định hành chính vốn được coi làhợp lý và khoa học, đối lập với nền kinh tế thị trường không có tổ chức và trật tự.Các doanh nghiệp chịu sự định hướng của Nhà nước và hoạt động được đánh giákhông phải theo lợi nhuận. Điểm yếu quan trọng nhất của nền kinh tế kế hoạch hoálà nó không có độ mềm dẻo.

• Thất bại của nền kinh tế kế hoạch đã tác động đến dòng họ pháp luật XHCN trênhầu hết các lĩnh vực, ngay cả những lĩnh vực không có mối liên hệ trực tiếp tới nềnkinh tế như Luật Hiến pháp và Luật Hình sự cũng phản ánh những khó khăn củanền kinh tế.

• Tính chất hà khắc tiêu biểu của dòng họ pháp luật XHCN thể hiện ở chế độ kiểmduyệt nghiêm ngặt, quy định cấm rời bỏ đất nước, hình phạt nặng đối với các tộidanh chính trị.

1.5. NHU CẦU CẢI TỔ CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (tiếp theo)

Page 20: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

20v1.0014105223

1.5. NHU CẦU CẢI TỔ CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (tiếp theo)

• Nhu cầu cải tổ hệ thống pháp luật XHCN xuất phát từ sự chuyển đổi của nền kinh tếkế hoạch sang kinh tế thị trường. Hệ thống pháp luật XHCN hoàn toàn thiếu cácngành luật cơ bản cho nền kinh tế thị trường.

• Điều quan trọng cần lưu ý là cuộc cải cách hệ thống pháp luật vì nền kinh tế thịtrường khó có thể thực hiện được nếu không có sự sao chép của các mô hình nướcngoài và thậm chí trong một số giai đoạn cần có sự trợ giúp trực tiếp của các chuyêngia luật nước ngoài

• Vào những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống pháp luật Xô Viết đã ở vào trạnh tháikhủng hoảng mãn tính, nguyên nhân của sự khủng hoảng đó là:

Sự tập trung hoá hoạt động lập pháp một cách không có căn cứ và điều đó đãcản trở việc ban hành các quyết định quản lý hợp nhất của địa phương.

Sự không phù hợp với các nhu cầu mới của sự phát triển kinh tế của đất nước.

Sự không phù hợp giữa các quy phạm lập pháp và việc thực hiện chúng trongthực tiễn.

Sau năm 1991, hệ thống pháp luật Xô Viết đã tan rã thành các yếu tố phân tánnhững vẫn được duy trì trong pháp luật các nước trong Cộng đồng các quốc gia độclập và trong ý thức pháp luật của công dân các nước đó.

Page 21: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

21v1.0014105223

4.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN XÔ – HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ ĐẠO TRONG DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XHCN

4.2.1. Nguồn luật

4.2.2. Hệ thống tòa án Liên Xô

4.2.3. Đào tạo luật vàhành nghề luật

Page 22: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

22v1.0014105223

• Quan niệm về nguồn: Luật được coi như phương thức tạo lập pháp luật với nguyêntắc tập trung quyền lực: quyền lập pháp do Xô Viết tối cao Liên Xô và Xô Viết tối caocác nước cộng hoà thực hiện.

• Các loại nguồn:

Ở Liên Xô trong hệ thống các nguồn của pháp luật, nguyên tắc về tính tối caocủa đạo luật được thực hiện triệt để nhưng trên thực tế không hoàn toàn nhưvậy. Ở hình chóp của hệ thống quy phạm pháp luật, vị trí trung tâm là các tưtưởng chỉ đạo của Ban chấp hành TW ĐCS Liên Xô hoặc từ các cơ quan Đảng:Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ban của Đảng.

Do tập quán chính trị được hình thành ở Liên Xô, văn bản chứa các quy phạmchính trị chiếm ưu thế so với các văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan củaĐảng đã ra các Nghị quyết có địa chỉ trực tiếp là các cơ quan Nhà nước, trongkhi trên quan điểm luật học về mặt hình thức các Nghị quyết đó chỉ có thể dànhcho các Đảng viên trong các cơ quan đó.

Từ những năm 1930 việc ban hành các văn bản liên tịch của Ban chấp hành TWĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô trở thành phổ biến và đó là hìnhthức hợp pháp hoá hoạt động xây dựng pháp luật của Đảng.

4.2.1. NGUỒN LUẬT

Page 23: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

23v1.0014105223

Luật thành văn• Năm 1958 “Những nguyên tắc cơ bản” trong các lĩnh vực: tổ chức toà án, tố tụng

hình sự và luật hình sự; năm 1961 “Những nguyên tắc cơ bản” của luật gia đình, luậtlao động... được thông qua làm cơ sở cho việc pháp điển hoá ở các nước cộng hoà.

• Luật và Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô – được đăng trên cácbáo chính thức của Liên bang và các nước cộng hoà là nền tảng của trật tự pháp lýXô Viết.

• Các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ các nước Cộng hoà đưa ra trên cơsở và để chấp hành Luật và Sắc lệnh, rất khác nhau về bản chất và hình thức.

• Các văn bản luật ở Liên Xô không quy định cơ chế thực hiện các quy phạm chứađựng trong đó. Các đạo luật được diễn đạt một cách trừu tượng và không quy địnhcác chế tài thực tế để áp dụng đối với việc vi phạm các quy phạm đó.

• Điểm hạn chế khác của các văn bản luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtcủa Liên Xô là thiếu tính hệ thống, khó tiếp xúc, khó tìm hiểu.

4.2.1. NGUỒN LUẬT (tiếp theo)

Page 24: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

24v1.0014105223

4.2.1. NGUỒN LUẬT (tiếp theo)

Phán quyết của toà và Tập quán• Dựa vào các truyền thống của dòng họ Civil Law, các nhà luật học Xô Viết cho phép

có sự tồn tại của tập quán pháp và của thực tiễn xét xử (hoạt động xây dựng quyphạm pháp luật của Toà án) theo trật tự đặc biệt và với điều kiện đảm bảo tính bắtbuộc tối cao về hình thức của luật.

• Ví dụ: Việc áp dụng tập quán pháp được phép trong Luật biển (tập quán của cáccảng trong vận chuyển hàng hải) và trong Luật đất đai (các quy tắc của địa phươngtrong giải quyết các vụ việc đất đai). Toà án tối cao Liên Xô và các nước Cộng hoàđã phân tích thực tiễn xét xử, trên cơ sở giải quyết các vụ việc cụ thể đã ban hànhcác văn bản có hiệu lực bắt buộc đối với các toà án cấp dưới và sửa chữa một cáchrất cơ bản các quy phạm pháp luật.

Page 25: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

25v1.0014105223

• Hệ thống toà án Liên Xô có bốn cấp:

Toà án nhân dân quận, huyện;

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

Toà án tối cao của các nước cộng hoà (các quốc gia XHCN ở Đông Âu và ChâuÁ không có cấp tòa này);

Toà án tối cao Liên Xô.

• Các vụ án hình sự và dân sự tuỳ theo tính chất được xác định thuộc thẩm quyền giảiquyết của một cấp Toà án nhất định.

• Thẩm phán và hội thẩm nhân dân đều do nhân dân bầu ra. Trong đó, thẩm phán củaTòa án nhân dân quận, huyện do nhân dân trực tiếp bầu; các thẩm phán của cácTòa án cấp cao hơn do các Xô Viết (đại biểu của nhân dân) bầu ra.

• Các Tòa án thực hiện 2 cấp xét xử và thực hiện nguyên tắc xét xử công khai, độclập và chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan nhà nước khác không được phép canthiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án.

4.2.2. HỆ THỐNG TÒA ÁN LIÊN XÔ

Page 26: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

26v1.0014105223

4.2.2. HỆ THỐNG TÒA ÁN LIÊN XÔ (tiếp theo)

• Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số được thực hiện triệt để trong hệthống tòa án Liên Xô và nhiều các quốc gia XHCN khác.

Cấp xét xử sơ thẩm Hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm.

Cấp xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán và không có hội thẩm.Riêng phiên tòa do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện sẽ có 5 thẩm phán.

• Tất cả các thẩm phán đều có nhiệm kỳ 5 năm và có thể bị cử tri bãi nhiệm trướcthời hạn.

• Trước đây, các ứng viên được bầu làm thẩm phán không nhất thiết phải là luật gianhưng sau này yêu cầu ứng viên muốn trở thành thẩm phán đầu tiên ít nhất phải làcử nhân luật để đảm bảo tính chuyên môn hóa và nâng chất lượng của thẩm phán.

• Toà án quân sự là một trong những toà án chuyên môn hoá hoạt động theo Bộ luậthình sự và tố tụng hình sự của các nước cộng hoà, thẩm quyền giới hạn trong xétxử các tội phạm hình sự ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Toà án quân sự chịu sựgiám sát của Toà án tối cao Liên Xô.

• Trọng tài: Ở Liên Xô có Trọng tài Nhà nước và Trọng tài theo thoả thuận. Hệ thốngTrọng tài Nhà nước Liên Xô có nét giống hệ thống tư pháp hành chính ở Pháp, tồntại song song với hệ thống toà án.

Page 27: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

27v1.0014105223

• Các cử nhân luật là những người được đào tạo đầy đủ và toàn diện các kiến thứctrên nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học pháp lý.

• Thời gian đào tạo khá dài (5 năm) với khối lượng kiến thức khá phong phú, nên saukhi tốt nghiệp các cử nhân luật có quyền lựa chọn cho mình một công việc gắn liềnvới nghề luật phù hợp.

• Thẩm phán: Thẩm phán Xô Viết luôn dược bầu và không nhất thiết phải là luật gia.Thẩm phán của Toà án nhân dân được bầu phổ thông và trực tiếp với nhiệm kỳ 5năm. Không có điều kiện nào – (học vấn và thâm niên) giới hạn được sự lựa chọncủa cử tri. Dưới thời Xô Viết trên toàn Liên Xô có khoảng 15.000 thẩm phán.

• Kiểm sát viên: Chế định Viện kiểm sát là chế định đặc biệt đảm bảo cho nguyên tắcpháp chế XHCN. Viện kiểm sát là cơ quan độc lập với các Bộ và Xô Viết địaphương, hoàn toàn tự quản và theo thứ bậc từ trên xuống dưới chỉ phục tùng Việntrưởng Viện kiểm sát Tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao do Xô Viết Tối caobầu với nhiệm kỳ 5 năm. Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao cử các Viện trưởng cácViện kiểm sát các nước cộng hoà, Tỉnh, Vùng, Thành phố.

4.2.3. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT

Page 28: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

28v1.0014105223

4.2.3. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT (tiếp theo)

• Luật sư: Theo quan điểm Liên Xô, quyền của công dân không chỉ được bảo vệ bớicác cơ quan nhà nước mà còn được bảo vệ bởi các tổ chức xã hội. Luật sư đượccoi là những người tham gia vào mắt xích chung gồm thẩm phán và kiểm sát viên đểđưa vụ việc ra trước toà. Luật sư Xô Viết trước hết là người phục vụ cho công lý vàpháp chế XHCN.

• Mãi đến Hiến pháp Liên Xô 1977 mới nói đến luật sư Xô Viết. Sau đó có sự pháttriển của chế định này: hàng năm luật sư Xô Viết tư vấn khỏang 9 triệu lượt và lậpkhoảng 3 triệu đơn từ. Luật sư tham gia vào khoảng 80% các phiên toà xét xử cácvụ án hình sự và khoảng 90% lỗi trong xét xử được sửa chữa theo đơn của luật sư.

• Nghề luật sư ở Liên Xô không mang lại nguồn thu nhập lớn như ở phương Tây và bịcoi như cái gì thứ yếu, trong các sách giáo khoa và các chương trình giảng dạykhông được chú ý. Sau này, các luật sư mới dần có được vị trí, vai trò tốt hơn trongxã hội.

Page 29: LUẬT HỌC SO SÁNH - eldata11.topica.edu.vn

29v1.0014105223

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:

• Sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật XHCN;

• Các đặc điểm của dòng họ pháp luật XHCN;

• Sự mở rộng của dòng họ pháp luật XHCN và nhu cầu cải tổcác hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật XHCN;

• Những vấn đề cơ bản nằm trong hệ thống pháp luật Liên Xô.