24
Bài 1: Tng quan vThuế 1 Mc tiêu Hiu được bn cht và đặc trưng ca thuế Hiu và nm rõ các đặc đim ca các loi thuế theo các tiêu thc phân loi khác nhau Nm được các yếu tcu thành mt sc thuế Nm được hthng thuế hin hành Vit Nam Nm được các ni dung cơ bn ca lut qun lý thuế bao gm trách nhim, quyn hn ca người np thuế, cơ quan thu thuế; các qui định vkhai, np thuế, n định thuế, thanh tra, kim tra và xpht vi phm hành chính vthuế. Ni dung Hướng dn hc Khái nim, đặc đim ca thuế Phân loi thuế Các yếu tcu thành mt sc thuế Hthng thuế hin hành Vit Nam Các ni dung cơ bn ca lut qun lý thuế Thi lượng hc 6 tiết. Hc viên nghiên cu bài ging powerpoint, tài liu hc tp, nghe video trli các câu hi. Tìm đọc các văn bn sau: o Lut Qun lý thuế được ban hành ti khp th10 Quc hi khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006. o Nghđịnh s85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 ca Chính phquy định chi tiết thi hành mt sđiu ca Lut Qun lý thuế; o Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 ca Btrưởng Btài chính hướng dn thi hành mt sđiu ca Lut Qun lý thuế và hướng dn thi hành Nghđịnh s85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 ca Chính phquy định chi tiết thi hành mt sđiu ca Lut Qun lý thuế. BÀI 1: TNG QUAN VTHUv1.0

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

1

Mục tiêu

• Hiểu được bản chất và đặc trưng của thuế • Hiểu và nắm rõ các đặc điểm của các loại thuế theo

các tiêu thức phân loại khác nhau • Nắm được các yếu tố cấu thành một sắc thuế • Nắm được hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam

• Nắm được các nội dung cơ bản của luật quản lý thuế bao gồm trách nhiệm, quyền hạn của người nộp thuế, cơ quan thu thuế; các qui định về kê khai, nộp thuế, ấn định thuế, thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Nội dung Hướng dẫn học

• Khái niệm, đặc điểm của thuế • Phân loại thuế • Các yếu tố cấu thành một sắc thuế • Hệ thống thuế hiện hành ở

Việt Nam • Các nội dung cơ bản của luật

quản lý thuế

Thời lượng học

• 6 tiết.

• Học viên nghiên cứu bài giảng powerpoint, tài liệu học tập, nghe video trả lời các câu hỏi.

• Tìm đọc các văn bản sau: o Luật Quản lý thuế được ban hành tại kỳ họp

thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006.

o Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

o Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ

v1.0

Page 2: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

2

1.1. Một số vấn đề chung về thuế

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại thuế

1.1.1.1. Khái niệm

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Cho đến nay, thuế được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, vì vậy chưa có một định nghĩa chung nhất về thuế. Xét trên góc độ của người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Xét trên góc độ của Nhà nước, thuế là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn tài chính cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu cho chi tiêu khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ. Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước. Từ các khía cạnh trên, có thể tổng hợp một khái niệm về thuế như sau: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước đối với các chủ thể trong nền kinh tế nhằm sử dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

1.1.1.2. Đặc trưng của thuế

Những đặc trưng của thuế giúp ta phân biệt thuế và các hoạt động tài chính khác: • Thuế là biện pháp tài chính mang tính bắt buộc và tính pháp lý cao.

Tài chính được hiểu là quá trình hình thành, tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối giá trị giữa các chủ thể trong nền kinh tế với biểu hiện bên ngoài là các hoạt động thu, chi bằng tiền. Trong quan hệ thu nộp thuế, các chủ thể đã sử dụng nguồn tiền tệ của mình để hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, chính vì vậy thuế là một quan hệ tài chính. Nhà nước với tư cách là tổ chức chính trị đặc biệt có chức năng nhiệm vụ bảo trợ và điều hành các hoạt động của xã hội nhằm đem lại lợi ích cho mọi chủ thể trong xã hội. Lợi ích này được thể hiện qua số lượng và chất lượng các hàng hóa, dịch vụ công cộng mà nhà nước cung cấp như an ninh trật tự, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải… Những hàng hoá dịch vụ này không thể phân định mức tiêu dùng cụ thể cho từng cá nhân trong xã hội. Do vậy nguồn tài chính để Nhà nước sử dụng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ phải bắt buộc các cá nhân trong xã hội đóng góp thông qua công cụ thuế. Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E.Stiglitz cho rằng: “thuế khác với đa số những

Văn bản thuế

v1.0

Page 3: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

3

khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”1. Tuy nhiên để đảm bảo các chủ thể trong xã hội đều phải nộp thuế cũng như đảm bảo mức thu phù hợp với thu nhập của xã hội, việc thu thuế phải được cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước ban hành dưới hình thức luật hoặc pháp lệnh.

• Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp (tính không đối giá). Tính chất của hàng hoá dịch vụ công cộng là việc tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người khác và không thể phân chia hàng hoá dịch vụ công cộng thành các phần cụ thể để định giá. Chính vì vậy lợi ích mà các chủ thể trong xã hội nhận được từ việc tiêu dùng hàng hoá dịch vụ công cộng sẽ không hoàn toàn tương xứng với các khoản thuế bắt buộc phải nộp cho Nhà nước.

• Việc thu nộp thuế được quy định trước bằng pháp luật Trong các quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ thông thường, mức giá hình thành trên cơ sở thoả thuận của các chủ thể. Nhưng trong quan hệ nộp thuế mức “giá” mà các chủ thể trả cho nhà nước được xác định trước. Bất cứ sắc thuế nào cũng xác định ngay chủ thể nào có trách nhiệm nộp thuế, các căn cứ để chủ thể nộp tự xác định mức phải nộp.

• Thuế chịu tác động của các yếu tố kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội. Do điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội nên sự tăng trưởng của nền kinh tế đồng nghĩa với thu nhập xã hội tăng và nguồn thu từ thuế cũng tăng. Thuế được hình thành trên cơ sở quyền lực chính trị của nhà nước, do vậy bản chất của Nhà nước khác nhau sẽ tác động hình thành chính sách thuế khác nhau ở mỗi quốc gia. Để đảm bảo các chính sách ban hành có tính khả thi cao, phải luôn tính đến các yếu tố văn hoá xã hội, chính sách thuế.

1.1.1.3. Phân loại thuế

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Căn cứ vào nguồn thu nhập đánh thuế • Thuế tiêu dùng: Là loại thuế đánh vào phần thu nhập dành cho tiêu dùng. Loại

thuế này được hình thành theo nguyên tắc người nào tiêu dùng càng nhiều tức là nhận được các lợi ích từ xã hội càng lớn thì phải có nghĩa vụ thuế lớn và ngược lại. thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... là các loại thuế tiêu dùng.

• Thuế thu nhập: Là loại thuế có căn cứ tính thuế là thu nhập nhận được. Thu nhập tính thuế là các nguồn thu có được từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; từ hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi tức, lợi nhuận, cổ tức… thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… là các loại thuế thu nhập.

1 Joseph E. Stiglitz – Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1995, trang 456.

v1.0

Page 4: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

4

• Thuế tài sản: Là loại thuế đánh vào thu nhập có được do nắm giữ các tài sản có giá trị. Hầu hết các tài sản thông thường nếu nắm giữ càng lâu thì giá trị càng giảm do tác động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, nhưng bên cạnh đó có những tài sản mà việc nắm giữ đem lại giá trị tăng thêm cho chủ sở hữu như các tác phẩm nghệ thuật quý, đất đai...Phần giá trị tăng thêm sẽ được Nhà nước điều tiết một phần thông qua thuế tài sản.

• Thuế chuyển nhượng tài sản: Là loại thuế đánh vào thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản. Thuế chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế thuộc nhóm này

Căn cứ vào phương thức đánh thuế • Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của các

chủ thể trong nền kinh tế mà thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. o Đặc điểm của loại thuế này

Chủ thể nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Chủ thể chịu thuế là những người tiêu dùng cuối cùng; Là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hoá, dịch vụ ; Mang tính luỹ thoái (Mức động viên của thuế trên thu nhập càng giảm khi

thu nhập càng tăng). o Ưu điểm:

Dễ thu, dễ quản lý do đối tượng nộp là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Chủ thể chịu thuế không cảm nhận được “gánh nặng” thuế nên thường không có phản ứng với những thay đổi mức thuế

o Nhược điểm: Do có tính luỹ thoái nên mức độ đảm bảo công bằng không cao. • Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của các chủ thể

trong nền kinh tế. o Đặc điểm:

Chủ thể nộp thuế đồng thời là chủ thể chịu thuế. Mức thuế phụ thuộc vào kết quả tạo thu nhập như tiền lương, tiền công, lợi

nhuận, lợi tức… Mang tính luỹ tiến (Mức thuế tăng cùng mức tăng của thu nhập chịu thuế)

o Ưu điểm: Do có tính lũy tiến nên mức độ đảm bảo công bằng cao. o Nhược điểm:

Chủ thể chịu thuế cảm nhận được gánh nặng thuế nên có xu hướng trốn, tránh loại thuế này và có phản ứng trước những thay đổi về mức thuế.

Khó thu, khó quản lý do đối tượng nộp thuế là tất cả các chủ thể có thu nhập.

1.1.2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế

Mặc dù phạm vi điều chỉnh khác nhau, mục đích thu khác nhau nhưng các sắc thuế đều được qui định với những nội dung cơ bản sau: • Tên gọi của sắc thuế: Cho biết đối tượng tác động của sắc thuế đó. Ví dụ với tên gọi

“Thuế tiêu thụ đặc biệt” cho biết sắc thuế này đánh trên các hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc biệt. Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm, …

v1.0

Page 5: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

5

• Đối tượng nộp thuế: Xác định các chủ thể có nghĩa vụ nộp loại thuế đó cho nhà nước, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

• Đối tượng chịu thuế: Xác định thuế đánh vào cái gì (hàng hoá, dịch vụ, thu nhập hay là tài sản,...). Mỗi một Luật Thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân. Thông thường các Luật Thuế bên cạnh quy định đối tượng chịu thuế còn có các điều khoản xác định đối tượng không chịu thuế. Cơ sở để loại trừ các đối tượng không chịu thuế có thể do chính sách ưu đãi của Nhà nước, có thể do xét tính hiệu quả trong việc quản lý thu thuế hoặc do tính chất của hàng hoá, dịch vụ, nguồn thu nhập hoặc do tập quán và thông lệ quốc tế có quy định loại trừ….

• Cơ sở tính thuế: bộ phận của đối tượng chịu thuế, là căn cứ tính thuế. Nếu đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ, thu nhập hay tài sản thì cơ sở tính thuế là giá trị hàng hoá, dịch vụ, là số thu nhập hay là giá trị tài sản.

• Mức thuế: Thể hiện mức độ động viên của sắc thuế đó trên một đơn vị cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế o Định suất thuế (hay còn gọi là mức thuế tuyệt đối): Là mức thuế được tính

bằng số tuyệt đối theo một đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Ví dụ theo Quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 của Thủ tướng mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu từ 15 chỗ ngồi trở xuống quy định theo dung tích xi lanh động cơ như loại xe dưới 1.000 cc có mức thuế là 3.000USD.

o Thuế suất (hay còn gọi là mức thuế tương đối): Là mức thuế được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Các mức thuế suất của một sắc thuế hợp thành một biểu thuế. Có nhiều loại thuế suất khác nhau như: Thuế suất tỷ lệ cố định: Là loại thuế suất không thay đổi mặc dù cơ sở tính

Thuế có thay đổi. Ví dụ thuế suất, thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường là 10%, dù giá trị hàng hoá có thay đổi nhưng mức thuế suất là không đổi.

Thuế suất luỹ tiến: Là loại thuế suất có các bước thuế khác nhau khi cơ sở tính thuế có thay đổi. Thuộc loại thuế suất lũy tiến tuỳ theo cách thức đánh thuế mà chia thành thuế suất luỹ tiến toàn phần và thuế suất lũy tiến từng phần. Thuế suất lũy tiến toàn phần: Áp dụng đối với toàn bộ cơ sở tính thuế, việc xác định mức thuế suất căn cứ vào mức độ của cơ sở tính thuế Thuế suất luỹ tiến từng phần: Cơ sở tính thuế được chia thành các khoảng tương ứng với mỗi mức thuế suất và số thuế được xác định là tổng mức thuế ở mỗi khoảng.

• Các quy định về đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế: Nội dung này quy định các thủ tục, hồ sơ, thời hạn nộp báo cáo, thời hạn nộp thuế.

v1.0

Page 6: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

6

• Các quy định về miễn giảm thuế, hoàn thuế: Xác định các trường hợp được hoàn thuế, miễn giảm thuế và hồ sơ, chứng từ cần có. Các quy định này được ban hành với ý nghĩa sử dụng thuế để điều tiết sản xuất, tiêu dùng và hỗ trợ các ngành nghề, các lĩnh vực và địa bàn khu vực kinh tế có điều kiện phát triển.

1.1.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt nam

Mặc dù thuế được hình thành ở Việt Nam từ rất lâu nhưng cho đến tận thế kỷ XI, đời vua Trần Thái Tông (1225 – 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức quy củ và có hệ thống thuế. Cùng với lịch sử phát triển của đất nước, hệ thống thuế dần được hoàn thiện để trở thành công cụ tập trung phần lớn nguồn thu cho nhà nước và là công cụ giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, đến nay hệ thống thuế bao gồm 9 loại thuế sau: 1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Thuế giá trị gia tăng 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5. Thuế thu nhập cá nhân 6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 7. Thuế tài nguyên 8. Thuế nhà đất 9. Thuế môn bài Cùng với việc hoàn thiện các loại thuế trên cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đòi hỏi hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế sẽ được bổ sung một số loại thuế mới như thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử.

1.2. Quản lý thuế

Quản lý thuế là việc nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế. Việc quản lý thuế hiện được thực hiện theo các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau: • Luật Quản lý thuế được ban hành tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11

năm 2006; • Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Quản lý thuế; • Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

• Một số nội dung cơ bản của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

v1.0

Page 7: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

7

1.2.1. Nguyên tắc quản lý thuế

• Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

• Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

• Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế

1.2.2.1. Quyền của chủ thể nộp thuế

• Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

• Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

• Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. • Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. • Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. • Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu

cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

• Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

• Yêu cầu cơ quan quản lý Thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. • Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá

nhân khác. Ví dụ 1.1: Công ty TNHH Thiên Phong bán sản phẩm phần mềm cho công ty cổ phần đầu tư Tinh Hoa. Kế toán của công ty Thiên Phong chưa nắm được cách viết hóa đơn đối với sản phẩm này. 1. Để thực hiện đúng quy định, kế toán công ty có những cách thức nào để có được câu trả lời? 2. Sau khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở công ty, đoàn kiểm tra của cơ quan Thuế lập biên bản xử phạt công ty Thiên Phong. Nếu không đồng ý với quyết định xử phạt, kê toán có cách giải quyết như thế nào? Đáp án: 1. Để thực hiện đúng qui định, kế toán công ty có những cách thức sau để có được câu trả lời:

v1.0

Page 8: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

8

• Hỏi bộ phận hỗ trợ tuyên truyền tại cơ quan thuế quản lý công ty; • Gửi thư điện tử theo địa chỉ [email protected] đề nghị được hỗ trợ; • Gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị hướng dẫn thực hiện; 2. Bảo lưu ý kiến trong biên bản. Nếu cơ quan thuế vẫn ra quyết định xử phạt thì kế toán chấp hành đồng thời làm đơn khiếu nại lên cơ quan thuế theo đúng trình tự của luật khiếu nại tố cáo.

1.2.2.2. Nghĩa vụ của người nộp thuế

• Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. • Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu

trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. • Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. • Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo

quy định của pháp luật. • Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế,

khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. • Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá

trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. • Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định

nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

• Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

• Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

1.2.3. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

1.2.3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế

• Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật. • Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục

về thuế. • Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho

người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

• Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của luật này. • Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế

theo theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế. • Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy

định của pháp luật.

v1.0

Page 9: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

9

• Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

• Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.

• Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của luật này. • Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2.3.2. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

• Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

• Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

• Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. • Ấn định thuế. • Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. • Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện

thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. • Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế

theo quy định của pháp luật. • Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà

nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

1.2.3.3. Nội dung quản lý thuế gồm

• Đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế. • Ấn định thuế; • Nộp thuế; • Uỷ nhiệm thu thuế; • Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; • Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; • Thủ tục hoànt, bù trừ thuế; • Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; • Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp Luật Thuế.

1.2.3.4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế

• Đăng ký thuế: Là việc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của các Luật Thuế thực hiện thủ tục với cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan nhằm xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Quyền hạn

v1.0

Page 10: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

10

Việc đăng ký thuế được thực hiện trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày: o Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

o Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

o Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; o Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; o Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

• Hồ sơ đăng ký thuế: o Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:

Tờ khai đăng ký thuế; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và

hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư. o Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:

Tờ khai đăng ký thuế; Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản

sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân; Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.

• Tính và kê khai thuế: Là việc khai báo của chủ thể nộp thuế theo từng lần hoặc theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về số thuế phải nộp theo quy định. Việc kê khai Thuế được thực hiện: o Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ

Thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng. o Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:

Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ Thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý;

Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;

o Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.

o Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai tthuế là thời hạn nộp tờ khai hải quan: Đối với hàng hoá nhập khẩu thì hồ sơ khai thuế được nộp trước ngày hàng

hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến

v1.0

Page 11: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

11

cửa khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;

Đối với hàng hoá xuất khẩu thì hồ sơ khai thuế được nộp chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;

Đối với hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh, thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khai hải quan được nộp ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập hoặc trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

• Hồ sơ kê khai: o Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm:

Tờ khai thuế tháng; Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra; Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào; Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.

o Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm: Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;

Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;

Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

o Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm: Tờ khai thuế; Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

o Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế. o Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình

thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: Tờ khai quyết toán thuế; Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;

Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

1.2.3.5. Ấn định thuế

Là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và buộc các chủ thể nộp thuế phải thực hiện. Ấn định thuế được áp dụng cho các trường hợp sau:

v1.0

Page 12: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

12

• Đối với người theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế: o Không đăng ký thuế; o Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai

thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

o Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;

o Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

o Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

o Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

o Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế. Các căn cứ ấn định thuế đối với trường hợp này gồm: o Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; o So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô; o Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

• Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế khi o Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; o Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng

ký thuế. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán, mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch và được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn.

• Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu o Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính

thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;

o Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;

o Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

o Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

v1.0

Page 13: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

13

Cơ quan hải quan căn cứ hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; tài liệu và các thông tin khác có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.

1.2.3.6. Nộp thuế

Thời hạn nộp thuế được áp dụng như sau: • Đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế thời

hạn nộp là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

• Đối với trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế;

• Đối với hàng hoá xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; • Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận

hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

• Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là hai trăm bảy lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định;

• Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập;

• Đối với hàng hoá khác là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Địa điểm nộp thuế có thể tại Kho bạc Nhà nước; tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; hoặc thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hình thức nộp: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

1.2.3.7. Ủy nhiệm thu thuế

Là việc cơ quan thuế ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu một số khoản thuế gồm: • Thuế sử dụng đất nông nghiệp; • Thuế nhà đất; • Thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương

pháp khoán; • Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Khi được ủy nhiệm thu , tổ chức, cá nhân phải căn cứ các quy định trong hợp đồng ủy nhiệm ký với cơ quan thuế để thực hiện theo các nội dung.

1.2.3.8. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

• Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh: Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

v1.0

Page 14: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

14

• Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. • Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp: Các

doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nếu doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.

1.2.3.9. Hoàn thuế

Là việc cơ quan chức năng hoàn lại số thuế đơn vị đã nộp thừa hoặc khấu trừ chưa hết cho chủ thể nộp thuế. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm: • Văn bản yêu cầu hoàn thuế; • Chứng từ nộp thuế; • Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

1.2.3.10. Miễn giảm thuế

Là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn toàn bộ hoặc một phần số thuế mà chủ thể nộp thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Hồ sơ miễn giảm gồm: • Đối với trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm

thuế, hồ sơ gồm có: o Tờ khai thuế; o Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.

• Đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có: o Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn,

giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm; o Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.

1.2.3.11. Kiểm tra, thanh tra

Là việc cơ quan thuế tiến hành xem xét đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế; xác minh, thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm pháp Luật Thuế. • Kiểm tra thuế: Có thể được thực hiện

o Tại trụ sở cơ quan quản lý thuế o Tại trụ sở của người nộp thuế Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Khi kiểm tra hồ sơ thuế nếu có nội dung cần làm rõ phải thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Người nộp thuế phải giải trình và bổ sung tài liệu chứng minh số thuế đã khai đúng; hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không chứng minh số thuế đã khai là đúng: người nộp thuế khai bổ sung. Nếu người nộp thuế không giải trình, bổ

Thanh tra thuế

v1.0

Page 15: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

15

sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế..: cơ quan thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Khi thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải theo trình tự sau: o Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế; o Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài

chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;

o Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra; (Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày; trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra huế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn được kiểm tra);

o Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế o Người nộp thuế có các quyền sau đây:

Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế; Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra

Thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;

Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế; Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.

o Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây: Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế; Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội

dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;

Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế. • Thanh tra thuế

Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp sau: o Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh

rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần. o Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. o Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản

lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

v1.0

Page 16: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

16

Thời hạn thanh tra thuế: o Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố

quyết định thanh tra thuế. o Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn

thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi ngày.

1.2.3.12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp Luật Thuế

• Khiếu nại, tố cáo o Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền

khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

o Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

o Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

• Khởi kiện Việc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

• Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế o Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về

thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

o Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

o Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

1.2.3.13. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

• Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế: o Vi phạm các thủ tục thuế. o Chậm nộp tiền thuế.

v1.0

Page 17: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

17

o Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn. o Trốn thuế, gian lận thuế.

• Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế o Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được

phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

o Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

o Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.

o Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

o Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.

o Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

• Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế áp dụng đối với các hành vi sau: o Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế; o Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời

hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; o Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai

hải quan đến trước ngày xử lý hàng hoá không có người nhận ; o Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp

thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định; o Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa

vụ thuế; o Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế,

cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. • Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:

o Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

o Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

v1.0

Page 18: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

18

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì bị xử phạt chậm nộp thuế, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

o Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

o Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

• Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.

• Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn: o Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế

sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế ;

o Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

o Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;

o Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

o Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

o Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

o Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; o Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;

v1.0

Page 19: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

19

o Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.

• Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế o Cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định, gây thiệt hại cho

người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

o Trường hợp ấn định thuế, hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định.

• Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với công chức quản lý thuế o Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh

hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

o Công chức quản lý thuế thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

o Công chức quản lý thuế dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

o Công chức quản lý thuế lợi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.

• Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế. o Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm

trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế (nếu tài khoản đủ số dư)

o Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế.

• Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. o Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp

thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

o Tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

v1.0

Page 20: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

20

Mức xử phạt các hành vi vi phạm trên được quy định cụ thể trong các văn bản sau: o Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về việc xử

lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, o Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện

xử lý vi phạm pháp luật về thuế; o Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi bổ sung một số điều

của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

• Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: o Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế đã quá 90

ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế theo quy định.

o Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

o Đối tượng nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

• Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế o Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc nhà nước, Ngân

hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; o Yêu cầu phong toả tài khoản; o Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; o Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quyết định của pháp luật để thu

đủ tiền thuế, tiền phạt; o Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác

đang nắm giữ; o Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; o Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; o Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy

phép hành nghề.

v1.0

Page 21: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

21

PHỤ LỤC

Phụ lục: Các văn bản pháp quy 1. Thuế giá trị gia tăng

• Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; • Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của LuậtThuế giá trị gia tăng. • Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số

123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ. 2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

• Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; • Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; • Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; • Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

• Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;

• Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.;

• Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; • Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; • Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ;

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; • Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 11/12/2008 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập

doanh nghiệp; • Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành Nghị định số

124/2007/NĐ-CP ngày 11/12/2008 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; • Thông tư 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử

dụng và trích khấu hao TSCĐ. 5. Thuế môn bài

• Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 200/NQ-TVQH ngày 18 tháng 01 năm 1996 của ủy ban Thường vụ Quốc hội;

• Pháp lệnh ngày 03 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước sử đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, điều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá;

• Nghị quyết số 473/NQ-HĐNN ngày 10 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước về thuế môn bài và thuế sát sinh;

v1.0

Page 22: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

22

• Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài;

• Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài;

• Thông tư số 113/2002/TT-BTC ngày 16/12/2002 Bộ Tài Chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh mức thuế môn bài;

• Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 Bộ Tài Chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh mức thuế môn bài;

6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp • Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/7/1993; • Nghị định số 74-CP ngày 24 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; • Thông tư số 89 TT/TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 74-CP

ngày 24 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ; • Nghị định 129-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số

15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;

• Thông tư số 122 Hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ;

• Thuế tài nguyên • Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16/4/1998 về

thuế tài nguyên (sửa đổi); • Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp

lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi); • Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều

của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP • Thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27/04/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và Nghị định số 147/2006/NĐ-CP.

7. Thuế thu nhập cá nhân • Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 qui định chi tiết một số điều của luật thuế

thu nhập cá nhân; • Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 qui định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân;

8. Thuế nhà, đất • Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 31/7/1992; • Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 19/5/1994; • Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về

thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất; • Thông tư số 83 TC/TCT ngày 07/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định

số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất;

v1.0

Page 23: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

23

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài học này chúng ta đã nghiên cứu 3 nhóm vấn đề chủ yếu. Thứ nhất là khái niệm, các đặc trưng và phân loại thuế. Thứ hai là các yếu tố cấu thành một sắc thuế và hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam. Thứ ba là các nội dung cơ bản của Luật Quản lý thuế. Chúng ta đã xem xét khái niệm thuế trên các góc độ khác nhau và tìm hiểu 4 đặc trưng của thuế đồng thời nghiên cứu hai cách phân loại thuế theo nguồn thu nhập và theo phương thức đánh thuế. Trong phần này chúng ta cần nắm chắc các đặc trưng của thuế gián thu và thuế trực thu. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế được đề cập đến bao gồm tên gọi, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, cơ sở tính thuế, mức thuế, khởi điểm tính thuế, miễn giảm thuế.... Khi nghiên cứu bất kỳ sắc thuế nào chúng ta cũng đều phải quan tâm đến các yếu tố này trong đó cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng chịu thuế, cơ sở tính thuế và các quy định về miễn giảm, hoàn thuế. Luật quản lý thuế là công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của cơ quan thu thuế và người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thu nộp thuế cho Ngân sách nhà nước. Do vậy các chủ thể nộp thuế cần nghiên cứu các quy định trong Luật này nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm mà mình phải thực hiện trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

v1.0

Page 24: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC401/Giao trinh/03-ACC401-Bai 1-v1.0.pdf · 09.08.2008 · Bài 1: Tổng quan về Thuế

Bài 1: Tổng quan về Thuế

24

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Tại sao Nhà nước cần thu thuế. Xét ở khía cạnh doanh nghiệp thuế được hiểu là gì?

2. Tại sao nói thuế không có tính hoàn trả trực tiếp?

3. Thế nào là thuế gián thu và thuế trực thu, sự khác biệt giữa các loại thuế này là gì?

4. Thế nào là thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản và thuế chuyển nhượng tài sản? Hãy phân chia các sắc thuế trong hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam vào từng nhóm thuế trên.

5. Hãy kể tên các yếu tố cơ bản của một sắc thuế. Thế nào là đối tượng chịu thuế, chủ thể chịu thuế, cơ sở tính thuế và thuế suất?

6. Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế.

7. Cho biết thủ tục và thời hạn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với chủ thể là các doanh nghiệp.

8. Khi nào doanh nghiệp có thể bị ấn định thuế? Cơ sở để ấn định thuế?

9. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt trong những trường hợp nào và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính thuế?

10. Khi nào cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, tại trụ sở của chủ thể nộp thuế, thanh tra thuế?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thuế là gì? Hãy phân tích các đặc trưng của thuế.

2. Nêu các cách phân loại thuế. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu.

3. Nêu các quy định về đăng ký thuế.

4. Nêu các quy định về khai thuế.

5. Hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế.

6. Việc ấn định thuế được áp dụng trong trường hợp nào? Căn cứ để cơ quan thuế ấn định thuế?

7. Hãy cho biết các hành vi vi phạm hành chính thuế và hình thức xử lý.

8. Khi nào cơ quan thuế sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Trình tự các biện pháp cưỡng chế được áp dụng.

v1.0