58
Bài tiểu luận cá nhân LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HY LẠP VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG EURO Giáo viên hướng dẫn : HOÀNG THỌ PHÚ Lớp K09402A

MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Bài tiểu luận cá nhân

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài:

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HY LẠP

VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG EURO

Giáo viên hướng dẫn: HOÀNG THỌ PHÚ

Lớp K09402A

Họ tên: MAI THỊ HƯƠNG

MSSV: K094020162

Page 2: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........2

1, Liên minh châu Âu.............3

1.1.Tìm hiểu chung..3

1.2Đồng Euro....4

2, Khủng khoảng kinh tế Hy Lạp...........5

2.1.Một số đặc điểm nền kinh tế Hy Lạp trước khủng hoảng..5

2.2Diễn biến khủng hoảng kinh tế Hy Lạp dẫn đến khủng hoảng châu Âu..............6

2.3Nguyên nhân khủng hoảng

kinh tế Hy Lạp........................................................................................................................................................................ 9

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan – chính sách trong nước...........................................................................9

1 | P a g e

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

…………………………………………………………………………………..

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Page 3: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

2.3.2 Nguyên nhân khách quan – chủ yếu là chính sách kinh tế của EU.....................................12

2.4 Tác động của khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đến nền kinh tế thế giới...........................................15

2.4.1 Phản ứng dây chuyền kéo theo khủng hoảng các nước EU......................................................15

2.4.2 Ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của Mỹ và thế giới.................................................................16

2.5 Các giải pháp đối với khủng hoảng kinh tế Hy Lạp.............................................................................17

2.5.1 Các gói cứu trợ của IMF và EU.............................................................................................................17

2.5.2 Hy Lạp và các cải cách kinh tế: thắt chặt ngân sách....................................................................19

2.5.3 Ngân hàng ECB nhiều lần phá lệ để cứu Hy Lạp.........................................................................20

3. Khủng hoảng Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro...........................................................................................21

3.1 Diễn biến của đồng Euro..........................................................................................................................................21

3.2 Tác động của biến động Euro đến kinh tế thế giới.......................................................................................25

3.3 Giải pháp nhằm ổn định đồng Euro............................................................................................................27

4, Các bài học rút ra cho EU và Việt Nam...................................................................................................................29

4.1 Bài học cho EU từ khủng hoảng kinh tế Hy Lạp...................................................................................29

4.2 Các bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng Hy Lạp.............................................................................31

KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................ 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................... 35

2 | P a g e

Page 4: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

1, Liên minh châu Âu

1.1 Tìm hiểu chung

Liên minh châu Âu hay liên hiệp châu Âu (tiếng anh: European Union), viết tắt là

EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu.

Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm

1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu

chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008), GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la

Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.

Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật

pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do

của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại,

nông nghiệp, ngư nghiệp vafphast triển địa phương. Có tất cả 16 nước thành viên của EU

chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro.

Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại,

có đại diện trong Tổ chức thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên Hiệp

Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước

Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là thành viên Liên minh

châu Âu.

Hệ thống chính trị của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu

Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương

châu Âu

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm

gia nhập.

1951: Bỉ, Đức, Ý. Luxembourg, Pháp, Hà Lan

1973: Đan Mạch, Ireland, Anh

1981: Hy Lạp

1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

Ngày 1/5.2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Estonia,

Malta, Cộng hòa Síp

Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary

3 | P a g e

Page 5: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

1.2 Đồng Euro

Quá trình thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ được chia thành 3 giai đoạn từ

ngày 1 tháng 7 năm 1990 tới ngày 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán

Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Theo Hiệp ước Maastricht, điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ

(còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:

1. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc nội không vượt

quá 3%;

2. Tỷ lệ nợ của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc nội không vượt quá 60%;

3. Cần phải có một mức độ ổn định giá cả bền vững và một tỷ lệ lạm phát trung bình

(được theo dõi trong vòng một năm để xem xét gia nhập EMU) không vượt qua

1,5% mức của ba quốc gia có thành tích ổn định giá cả tốt nhất;

4. Cần phải có lãi suất danh nghĩa dài hạn không vượt quá 2% mức của ba quốc gia

có thành tích ổn định giá cả tốt nhất;

5. Biên độ dao động danh nghĩa đối với cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) của Hệ thống

tiền tệ châu Âu (theo mô hình sau năm 1992) phải được tôn trọng mà không gây

căng thẳng nghiêm trọng trong ít nhất hai năm trước khi xem xét gia nhập.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12

quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan,

Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là

Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.

Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước của Liên minh châu Âu,

chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của đồng Euro nói chung và Liên minh châu

Âu nói riêng.

Đồng tiền chung châu Euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường

duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển,

xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ,

thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn

chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội tại khổng lồ trong

phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung Euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho

sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục.

4 | P a g e

Page 6: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

2, Khủng khoảng kinh tế Hy Lạp

2.1 Một số đặc điểm nền kinh tế Hy Lạp trước khủng hoảng

Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu, là thành viên của khu vực đồng tiền chung

châu Âu. Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2,8% GDP của

EU. Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp

trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ

tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16.

Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ

yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những thị

trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%),Ireland (7,5%),

Bulgaria (6,3%) và Mỹ (5,3%).

Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỷ USD. Các mặt hàng nhập

khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và hóa chất. Các thị

trường nhập khẩu chính của nước này là Đức(13,3%), Ý (12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan

(5,5,%) và Nga (5,5%).

Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng gia

tăng. Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách là 12,7% GDP vượt ngưỡng an toàn là 5% GDP

và vượt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3% GDP. Để bù đắp thâm hụt ngân

sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tăng cường thực hiện

phát hành trái phiếu chính phủ.

5 | P a g e

Page 7: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Tình hình nợ công của Hy Lạp nói riêng và khu vực đồng Euro nói chung từ năm

1999-2009 liên tục gia tăng. Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực Euro vào khoảng

7.062 tỉ Euro, trong đó khoản nợ của Hy Lạp là 273 tỉ Euro, chiếm khoảng 4% tổng nợ

của khu vực đồng tiền chung. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 108,1%.

Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp đang phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải

thanh toán 8,5 tỉ Euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu chính phủ vào ngày 19-5-

2010. Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm

2010 là 16% tổng nợ.

Qua phân tích tình hình tài chính, kinh tế của Hy Lạp ta thấy khủng hoảng kinh tế

Hy Lạp là không thể tránh khỏi. Nói cách khác nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Hy Lạp

đã tiềm ẩn và tồn tại trong thời gian dài. Và khi khủng hoảng xảy ra cũng chính là lúc

“giọt nước tràn ly”.

2.2 Diễn biến khủng hoảng kinh tế Hy Lạp dẫn đến khủng hoảng châu Âu

Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của Đảng xã

hội Hy Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che

dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải. Thâm hụt ngân

sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền

nhiệm dự báo trước đó. Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của Hy

Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của

chính phủ Hy Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt

giảm thâm hụt ngân sách. Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha,

các nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp bắt đầu lo

ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng Euro. Họ cam kết bảo vệ đồng tiền của

khu vực nhưng từ chối một gói cứu trợ ngay đối với Hy Lạp.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong khủng hoảng nợ châu Âu tính từ tháng

11/2009 khi chính phủ mới của Hy Lạp tuyên bố nâng gấp đôi ước tính về thâm hụt ngân

sách năm 2009.

5/11/2009 Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức

12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả

năng vỡ nợ.

6 | P a g e

Page 8: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

22/12/2009 Moody’s hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi

thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của

Hy Lạp.

14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tuyên

bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012.

29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ Euro tương

đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương lao

động trong lĩnh vực công giảm 4%.

11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

chấp thuận kế hoạch 30 tỷ Euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.

23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF.

2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận

với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro

trong 3 năm tới.

Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ Euro trong 3 năm. Đây là nước

đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp

22,4 tỷ Euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp.

9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp

lập tức 5,5 tỷ Euro.

10/5/2010 Các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn

cấp trị giá 750 tỷ Euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng Euro, ngăn đồng

tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp.

18/5/2010 Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi

như nguyên nhân dẫn dến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu

của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng Euro và hợp đồng

hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS).

Gói giải cứu bao gồm 440 tỷ Euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu

Âu, 60 tỷ Euro từ công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 tỷ Euro, tổng số tiền lên tới

750 tỷ Euro tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó.

7 | P a g e

Page 9: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

25/5/2010 Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm

24 tỷ Euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức

5,3% của năm 2009.

27/5/2010 Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm

tiết kiệm 15 tỷ Euro tương đương 18,4 tỷ USD

28/5/2010 Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi

nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ

công đang ở mức đáng báo động.

29/5/2010 Hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch

thắt chặt ngân sách của chính phủ.

7/6/2010  Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và

thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên

minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013.

8/6/2010 Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực

công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Tỷ

lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các chuyên gia và

lên mức cao nhất từ tháng 8/1997.

9/6/2010 Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và

Đảng có chủ trương này đã chiến thắng. Tuy nhiên cuối cùng, thật khó để các nhà hoạch

định chính sách thống nhất với nhau.

10/6/2010 Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ. Chính

phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng leo hơn dù không có sự hỗ trợ

của nghiệp đoàn lao động.

Quá trình khủng hoảng kinh tế Hy Lạp diễn ra trở thành “cú sốc lớn” cho cả nền

kinh tế châu Âu, và giải pháp chủ yếu mà các nước đưa ra đầu tiên là nhờ sự giúp đỡ của

IMF và sau đó là thực hiện thắt chặt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các giải pháp này

đều có tính hai mặt, nếu không thực hiện hợp lý và khôn ngoan sẽ để lại những hậu quả

nặng nề cho cả nền kinh tế và chính trị. Và để có thể thực hiện các giải pháp toàn diện

hơn, hiệu quả hơn chúng ta cần phải đi tìm hiểu rõ nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

Hy Lạp.

8 | P a g e

Page 10: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

2.3 Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Hy Lạp

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan – chính sách trong nước

Khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản

trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả

năng kiểm soát. Kết quả là thâm hụt ngân sách của Hy Lạp vượt hơn 13% GDP và tổng

nợ công chiếm tới gần 130% GDP (năm 2010). Có thể nêu những nguyên nhân chính của

nợ công Hy Lạp, đó là:

Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công:

Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%,

thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang

có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào

các dòng vốn đến từ bên ngoài; Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên

minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy

Lạp đã để tuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường

vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.

Chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách: 

Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm

là 4,3% (2001–2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên,

trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ

chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của

Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công

trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nước thành

viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều. 

Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các

ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt

giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn

thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng

cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng

9 | P a g e

Page 11: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

năm 2008 cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Tính đến tháng 01/2010, nợ công

của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.

Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực

châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công. Dự

đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi của Hy Lạp sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060.

Người về hưu được hưởng một khoản tiền tương đương với 70-80% mức lương chính

thức trước khi về hưu chưa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm

cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác. Ước tính tổng số tiền chi trả

cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).

Một ví dụ dễ thấy nhất là công tác tổ chức Olympic 2004 - kỳ thế vận hội được

hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử. Chi 12 tỷ euro (cao hơn tới 10 tỷ

so với dự kiến) nhưng không cho phép bất cứ một biển hiệu quảng cáo nào được xuất hiện

trên đường phố, Chính phủ Hy Lạp đã khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt tới

6,1% (so với GDP) trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%.

Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách

và gia tăng nợ công.

Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu

ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng thê giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy

Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP (so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của

Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế

cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản

lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham

nhũng cao nhất trong EU. Không chỉ có công nhân viên chức không chịu nộp thuế, mà

việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ương đến địa phương. Năm 2008, hơn

13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công

và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu

thuật; các nhà quy hoạch thành phố là những người quyết định thời gian giấy phép xây

dựng được cấp và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối

lộ. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống”

(systematic corruption) là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt

10 | P a g e

Page 12: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP. Tham nhũng không

chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao

cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra

nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh

nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi. Lương

cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 đô la Mỹ lên đến 1 euro đổi 1,6 đô la

trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ

quả tất yếu là một cán cân thương mại thâm hụt triền miên.

Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn

không hiệu quả: 

Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp

cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn

như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung

ương châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp đã có được hình ảnh ổn định

cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với

mức lãi suất thấp. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu

để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu

chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay

(phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến

mức nợ ngày càng tăng.

Thiếu tính minh bạch trong số liệu thống kê kinh tế làm giảm niềm tin của các

nhà đầu tư: 

Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các

nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone

và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy

quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế.

Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn

thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Khủng hoảng nợ công của Hy

Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu

hồng về tình trạng ngân sách, về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những

11 | P a g e

Page 13: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó

sẽ bị hạn chế nhiều.

Tóm lại, nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng kinh tế Hy Lạp chính là sự chi

tiêu quá mức của chính phủ, đầu tư kém hiệu quả. Bên cạnh đó là “bệnh thành tích”

trong EU đã khiến Hy Lạp đã cố tình che giấu khuyết điểm, cố tình đưa ra những số liệu

ảo trong việc thống kê các thông tin kinh tế. Vì thế mà khủng hoảng kinh tế Hy Lạp còn

gọi là khủng hoảng nợ Hy Lạp.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan – chủ yếu là chính sách kinh tế của EU

Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là

tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy

thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát

triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên,

thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có Hy Lạp và EU. Do

vậy, bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp còn có những nguy cơ tiềm ẩn - đó là các

yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung.

Việc EU không tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiệp ước Maastricht trong

việc gia nhập thành viên

Thật vậy, theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các

quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của

ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm hụt đang

trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính tạm thời,

không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP,

có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.

Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung

châu Âu vào tháng 5-1998. Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ

chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện

phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các

ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không

những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.

Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực: năng lực cạnh tranh

và sự công bằng giữa các quốc gia

12 | P a g e

Page 14: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các

quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa,

vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của

nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Là một quốc gia nhỏ, Hy Lạp có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại

thấp, năng lực cạnh tranh thấp vì thế không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất

trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu

ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất

nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển

vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao

thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập

khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được;

thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình.

Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.

Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi

thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an

sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ(do ECB điều hành) và chính sách tài

chính (ngân hàng trung ương của các nước tự quyết định):

Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng

Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.

ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Quy định này tạo nền tảng cho

việc hình thành và ổn định đồng euro. Nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các

chính phủ do họ không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh

tế phát triển.

Các quốc gia thành viên khu vực đồng Euro chấp thuận một ngân hàng trung ương

chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung.

Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng thì

cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp lý nhưng

13 | P a g e

Page 15: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau.

Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB

định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định.

Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia.

Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các

quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi

suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi

trả chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu thuế

của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thật vậy, Mỹ có thu nhập bình

quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã

hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó, tại EU, tỷ

lệ này dao động từ trên 20-38,2%.

Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng các khoản

thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU cũng tăng

vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50%

GDP.

Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ, Nhật , Canada lần lượt là 28,2%; 27,4%; 33,4%. Để

có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn. Thuế giá trị gia tăng trung

bình trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10%; tại Nhật và Canada là

5%. Chính điều này đã làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp

dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU

cũng bị tác động

Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia

ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự. Không chỉ bị tác động bởi các yếu

tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là một quốc gia nhỏ,

nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ

lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền

chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công.

14 | P a g e

Page 16: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Sau khi phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế Hy Lạp, ta thấy

nguyên nhân xâu xa chính là sự “bảo hộ” trong EU, “tham vọng” muốn lớn mạnh, rộng

lớn về số lượng và đã bộc lộ những yếu kém trong EU. Những yếu kém đó không những về

cơ cấu tổ chức, sự tôn trọng các quy định, hiệp ước mà còn trong cả chính sách tiền tệ và

tài chính của Khu vực đông tiền chung châu Âu.

2.4 Tác động của khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đến nền kinh tế thế giới

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự

phá sản của Worldcom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005,

và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Lehman

Brothers, ùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang 2010, tuy ảnh hưởng

khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động, điển hình là

khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, các nước châu Âu như Tây Ban Nha, ý và Bồ Đào Nha

cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.

2.4.1 Phản ứng dây chuyền kéo theo khủng hoảng các nước EU

Mặc dù chỉ chiếm 2% GDP của EU, nhưng khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ tác

động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyền đối với các nền

kinh tế trong khu vực và thế giới. Những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu của Hy

Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sỹ đứng trước nguy cơ mất trắng số trái phiếu này nếu Hy Lạp

vỡ nợ, điều này tác động đến ngân sách của các nước chủ nợ.

Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồng tiền này

và có thể sẽ làm tỷ giá trên tòan châu Âu tăng cao. Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã

châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng

đồng tiền chung Euro.

Với số nợ 404 tỉ USD (113% GDP) của Hy Lạp nếu không được giải quyết sớm sẽ

gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nền kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác, có nguy cơ đẩy

hàng vạn người lao động đến tình cảnh thất nghiệp. Nếu không được kiểm soát tốt, khủng

hoảng sẽ đe dọa đến sự ổn định của 16 nước đang dùng đồng tiền chung Euro và rất có thể

lan sang Đại Tây Dương đến nước Mỹ.

Sau khi quyết định tài trợ 110 tỷ € cho Hy Lạp trong vòng 3 năm, lãnh đạo khối

đồng Euro cho rằng rằng mọi việc sẽ từng bước ổn định. Thế nhưng, thị trường tài chính

không như mong muốn, thậm chí, có người còn cho rằngngoài Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây

15 | P a g e

Page 17: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Ban Nha, thì có thể cả Ý và Pháp cũng gặp khó khăn. Theo tính toán của ngân hàng

Natixisthìtừ nay đến 2012, Bồ Đào Nha sẽ cần 65 tỷ €, Tây Ban Nha 410 tỷ.

2.4.2 Ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của Mỹ và thế giới

Vào đầu tháng 3/2010, thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã đến thăm nước

Mỹ đồng thời phát đi thông điệp: khủng khoảng nợ đang đe dọa kinh tế Hy Lạp, sự ổn

định tài chính của Liên minh châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nước Mỹ, và

chúng ta cần cùng nhau giải quyết vấn đề này. Thủ tướng Hy Lạp khi đó thậm chí còn liên

hệ đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới nếu khủng hoảng nợ ở châu Âu lan

rộng.

Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng nợ Hy Lạp đối với nước Mỹ không phải là

một tác động trực tiếp. Liên minh châu Âu đang hi vọng có thể kiểm soát được khủng

hoảng nợ của Hy Lạp trước khi nó có thể lan rộng trong khu vực và đe dọa sự ổn định của

các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu, và sau đó thậm chí là bên kia bờ Đại Tây

Dương. Khủng hoảng châu Âu đã tác động xấu đến nước Mỹ chủ yếu qua kênh xuất khẩu.

Nếu khủng hoảng nợ lan rộng, đồng Euro sẽ mất giá và lãi suất ở châu Âu sẽ tăng. Điều

này khiến cho hàng hóa Mỹ trở nên đắt đỏ hơn và người dân châu Âu khó có khả năng

thanh toán cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, xuất khẩu của Mỹ sang các nước khác

như Trung Quốc có thể cũng giảm do hàng hóa châu Âu trở nên cạnh tranh hơn.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng chỉ riêng cú sốc xuất khẩu không thôi sẽ là không đủ

để đưa nước Mỹ và kinh tế thế giới quay trở lại suy thoái. Không phải xuất khẩu không

ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ tuy nhiên tiến trình hồi phục kinh tế của nước Mỹ phụ thuộc

chủ yếu vào tiêu thụ nội địa chứ không phải xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của Mỹ sang khu

vực sử dụng đồng euro chỉ xấp xỉ hơn 1% GDP của Mĩ. Do vậy tác động tiêu cực trực tiếp

của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu với Mĩ là rất nhỏ.

Bên cạnh đó khủng hoảng nợ của Hy Lạp không phải không có những tác động

tích cực đến kinh tế Mĩ và thế giới. Lo ngại về sự lan rộng khủng hoảng khiến cho giá dầu

thế giới liên tục giảm trong thời gian vừa qua, và hiện ở mức khoảng dưới 70USD/thùng.

Rõ ràng điều này tác động tích cực đến chi phí sản xuất và sức mua ở nước Mỹ cũng như

kinh tế thế giới. Hơn nữa, dòng vốn quốc tế cũng đang chu chuyển theo hướng có lợi hơn

cho nước Mỹ. Dòng vốn quốc tế đang tự tìm đến nơi trú ẩn an toàn hơn. Cầu mua trái

phiếu chính phủ Mỹ từ Trung Quốc và Anh tăng vọt kể từ tháng 3 sau những lo ngại về

16 | P a g e

Page 18: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

châu Âu. Điều này giúp cho lãi suất ở Mỹ tiếp tục được duy trì ở mức thấp và các tín hiệu

hồi phục kinh tế ngày càng tốt hơn (kinh tế tăng trưởng trong quý thứ ba liên tiếp, hơn

nửa triệu việc làm được tạo ra trong 4 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh quý 1 của nhiều

công ty tốt hơn dự kiến,…). Trường hợp xấu nhất, khi khủng hoảng nợ lan rộng sang các

nước khác ở châu Âu, hệ thống ngân hàng Mỹ một lần nữa có thể chịu ảnh hưởng. Tuy

nhiên, lúc đó nước Mỹ có thể sẽ sử dụng lại những biện pháp giải cứu mà họ vừa ngừng

sử dụng.

Thị trường tài chính thế giới đang trong tình trạng bất ổn do những lo ngại về sự

lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ và tiến trình hồi phục kinh tế ở khu vực châu Âu. Tuy

nhiên, chúng ta cũng có những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục chậm nhưng khá chắc của

kinh tế Mĩ. Bài học về Hy Lạp với những hậu quả của nó có lẽ sẽ còn được nhắc lại nhiều

lần với các quốc gia đang thiếu thận trọng với các quyết định chi tiêu của mình.

Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp diễn ra sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã

giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế của các nước châu

Âu nói chung và EU nói riêng. Bên cạnh đó, khi khủng hoảng xảy ra cũng chính là thử

thách đối với nền kinh tế các nước, nó là thách thức nhưng cũng là cơ hội nếu các nước

biết cách tận dụng. Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì khủng hoảng vẫn tác động xấu đến nền

kinh tế thế giới, vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của nó, các nước trên thế giới, đặc biệt là

EU cần phải có những giải pháp hợp lý, kịp thời và hiệu quả.

2.5 Các giải pháp đối với khủng hoảng kinh tế Hy Lạp

2.5.1 Các gói cứu trợ của IMF và EU

Sau nhiều tháng tranh cãi, vào cuối tháng 3 các nước sử dụng chung đồng Euro đã

đồng ý về một giải pháp an toàn cho Hy lạp. Theo đó Hy Lạp sẽ nhận được các khoản vay

từ các quốc gia châu Âu và IMF. Vào ngày 11/4/2010 các nhà lãnh đạo châu Âu thông

báo hứa sẽ cho chính phủ Hy Lạp vay 30 tỉ USD, cùng với khoản vay 15 tỷ USD từ IMF,

với mức lãi suất 5%- thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hy Lạp đang phải trả trên thị

trường tài chính trong nước (trái phiếu chính phủ Hy Lạp).

Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu trợ trị

giá 60 tỷ USD nhằm cứu “con tàu kinh tế” đang chìm dần. Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hạ

thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp, điều này khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF) và các đối tác của Hi Lạp ở châu Âu buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn

17 | P a g e

Page 19: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

hơn. Theo kế hoạch này, công bố ngày 2/5 và được thông qua bởi quốc hội Hy Lạp ngày

6/5, Hi Lạp sẽ nhận được khoản vay trị giá 110 tỉ euro (140 tỉ USD) trong vòng 3 năm tới

nhằm tránh mất khả năng thanh toán. Đổi lại, chính phủ Hy Lạp phải đáp ứng những cam

kết cắt giảm nợ trong vòng 3 năm tới. Chính phủ Hy Lạp đã đồng ý thực hiện các biện

pháp thắt lưng buộc bụng và nhiều khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhưng đồng thời

cũng nhiều khả năng gây ra một chu kì khủng hoảng kinh tế mới cho nước này.

Ngày 18/5 Hi Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu trợ kéo dài 3

năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IFM nhằm tránh khả năng phá sản. Gói

cứu trợ kéo dài 3 năm này được đưa ra nhằm giúp Hi Lạp không cần dựa vào thị trường

tài chính cho tới cuối năm 2011 và quý đầu của năm 2012. Tuy nhiên bộ trưởng tài chính

Hi Lạp Papaconstantinou cho rằng nước này có thể không cần phải đợi đến thời gian đó

nếu kinh tế Hi Lạp hồi phục và niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường và các khoản

chi phí khác mà Hy Lạp có thể phải trả. Khoản giải ngân ngày 18/5 đã giúp Hi Lạp trả

món nợ trị giá 8,5 tỉ euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp theo mà chính phủ Hi

Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỉ euro sẽ đáo hạn vào tháng 3/2011.

Các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong đó có Đức, Italy, Bồ Đào

Nha và Hà Lan, ngày 7/5 đã "bật đèn xanh" cho việc triển khai gói cứu trợ Hy Lạp nhằm

giúp Athens khắc phục cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng hiện nay.

Hai viện Quốc hội Đức trong phiên họp ngày 7/5 đã thông qua dự luật trợ cấp tài

chính cho Hy Lạp trị giá 22,4 tỷ euro trong ba năm.

Cùng ngày, Chính phủ Italy cũng đã thông qua nghị quyết về "ổn định tình hình

trong Khu vực đồng euro bằng cách trợ giúp tài chính cho Hy Lạp," theo đó nước

này sẽ hỗ trợ Hy Lạp 14,8 tỷ euro trong ba năm.

Với đa số phiếu ủng hộ, Quốc hội Hà Lan cũng đã thông qua quyết định của chính

phủ trợ giúp tài chính cho Hy Lạp 4,7 tỷ euro. Đại diện phái lớn nhất trong Quốc

hội nước này nhấn mạnh sự ổn định của đồng euro cần phải được đảm bảo để ngăn

chặn sự lây lan của "căn bệnh Hy Lạp.

Quốc hội Bồ Đào Nha cùng ngày 7/5 đã nhất trí dành cho Hy Lạp khoản vay hơn 2

tỷ euro, bất chấp việc quốc gia nghèo nhất Khu vực đồng euro này cũng đang phải

chịu sức ép của các thị trường do gánh nặng nợ nần của chính nước này.

18 | P a g e

Page 20: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Như vậy, sau khi những lời hứa thất bại trong việc lấy lại niềm tin của thị trường

tài chính vào Hy Lạp thì phần đầu tiên của gói cứu trợ đã thực sự được giải ngân. Những

lo ngại về khả năng tuyên bố phá sản và quỵt nợ của Hy Lạp hầu như không còn nữa. Giá

trị đồng euro, thể hiện niềm tin của giới đầu tư vào khu vực châu Âu, đã tăng nhẹ trở lại.

Cái mà thế giới đang quan tâm lúc này chính là khả năng phục hồi của kinh tế HyLạp

cũng như tác động của nó đến kinh tế thế giới mà đầu tàu là kinh tế Mĩ.

2.5.2 Hy Lạp và các cải cách kinh tế: thắt chặt ngân sách

Nằm trong kế hoặc thắt lưng buộc bụng nhằm nhận được gói cứu trợ, vào đầu

tháng 3/2010 chính phủ Hy Lạp đã phê chuẩn một kế hoạch cắt giảm chi tiêu bao gồm: cắt

giảm lương của khu vực công, tăng thuế, và cắt giảm lương hưu. Những biện pháp thắt

lưng buộc bụng khó khăn này đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ công chúng khi mà có

tới 1/3 lực lượng lao động thuộc khu vực nhà nước. Các nhà phân tích cho rằng, các cuộc

biểu tình có thể là tín hiệu khởi đầu của một xã hội bất ổn. Nó có thể làm tê liệt và đẩy

nền kinh tế lún sâu vào suy thoái. 

Gần đây, bộ trưởng tài chính Hi Lạp, ông George Papaconstantinou, thông báo

rằng Hy Lạp đã đồng ý tăng thuế VAT từ 21% lên 23%, giữ nguyên tiền lương và bỏ tiền

thưởng của khu vực công. Đồng thời, các thành viên quốc hội sẽ không nhận tiền thưởng.

Ông cũng cho rằng, những quy định đặc biệt cho phép về hưu sớm sẽ được thắt chặt và

chính phủ dự định tăng thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, và rượu khoảng 10%. Hy Lạp hy

vọng những cải cách kinh tế sẽ giúp thâm hụt ngân sách của HyLạp giảm xuống còn 8,1%

GDP trong năm nay, so với mức 13,6% của năm 2009. Theo quy định của EU, các nước

nên giới hạn thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP nếu không muốn bị trừng phạt. Hy

Lạp dự kiến sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,9% vào năm 2013 và xuống

dưới mức giới hạn của EU vào năm 2014.

Tuy nhiên, việc thắt chặt ngân sách cũng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho

nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh kém đã làm giảm cầu về hàng hóa Hy Lạp và dẫn đến

thâm hụt cán cân thương mại cao (khoảng 14% GDP). Hơn nữa, do sử dụng đồng tiền

chung châu Âu nên Hy Lạp không có khả năng phá giá tiền tệ nhằm khôi phục khả năng

cạnh tranh. Các giải pháp thắt lưng buộc bụng hiện tại có thể chỉ làm trầm trọng thêm vấn

đề. Các nước đang kêu gọi Hy Lạp cần phải cắt giảm chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, khi

19 | P a g e

Page 21: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

nền kinh tế đang lâm vào suy thoái và thất nghiệp cao, việc thắt chắt chặt tài khóa trong

khi không có khả năng nới lỏng tiền tệ, chỉ làm cho mọi thứ xấu thêm.

Thách thức lớn nhất đối với Hy Lạp là phải tăng trưởng mạnh cùng với thắt chặt tài

khóa, đây là hai vấn đề cơ bản để ổn định nợ nần. Trong đó, giải pháp dài hạn là phải có ý

chí chính trị để cải cách ngân sách theo hướng giảm giá cả và lương nhằm phục hồi năng

lực cạnh tranh, đồng thời thuyết phục dân chúng thực hành tiết kiệm để ngăn ngừa vỡ nợ.

Tóm lại, việc khắc phục khó khăn phụ thuộc vào nỗ lực của chính Hy Lạp trong

việc cắt giảm thâm hụt, đồng thời phụ thuộc vào sự đồng thuận của các nước EU trong

việc cho phép Hy Lạp được vay với lãi suất hợp lý.

2.5.3 Ngân hàng ECB nhiều lần phá lệ để cứu Hy Lạp

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB trong ngày 6/5/2010 sẽ công bố chính sách

lãi suất mới nhất. Để cứu Hy Lạp, ngân hàng này đã nhiều lần phá lệ, được biết, ECB sẽ

bắt đầu thu mua trái phiếu Hy Lạp.

Khôi phục các khoản cho vay lãi suất thấp

Trên thực tế, trong năm qua, cùng với sự xấu đi của tình trạng nợ công Hy Lạp,

Ngân hàng ECB, vốn luôn “bảo vệ danh dự ngân hàng”, đã âm thầm đánh mất lập trường,

tạo điều kiện bơm vốn thuận lợi cho Hy Lạp, hiện đang lâm vào tình thế khó khăn. 

ECB đã một lần nữa tuyên bố, sẽ tạm thời nới lỏng các yêu cầu, chấp nhận số trái

phiếu mà chính phủ Hy Lạp đã phát hành hoặc bảo lãnh làm tài sản thế chấp tín dụng.

Điều này đồng nghĩa, ngân hàng này sẽ áp dụng một chính sách đặc biệt đối với Hy Lạp,

miễn cho họ không bị hạn chế bởi ngưỡng tối thiểu của các tài sản thế chấp tín dụng. Hay

nói cách khác, ECB sẽ đồng ý coi tất cả trái phiếu chính phủ Hy Lạp là tài sản thế chấp,

mà không bị hạn chế bởi sự xếp hạng tín dụng.

Cuối tháng trước, cơ quan xếp hạng tín dụng nợ Standard & Poor’s đã hạ thấp xếp

hạng tín dụng nợ dài hạn của Hy Lạp xuống cấp BB+, mà theo chính sách thế chấp hiện

hành của ECB, định mức tín dụng tối thiếu của chứng khoán thế chấp là BBB +, vẫn cao

hơn một cấp so với xếp hạng tín dụng của Hy Lạp.

Mặc dù ECB đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh trên không phải là để

cứu Hy Lạp, nhưng tình hình thực tế đó là, nếu ECB không thay đổi chính sách hiện hành,

trái phiếu chính phủ Hy Lạp sẽ không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn từ

ECB, việc này đối với Hy Lạp, một nước đang cần tiền gấp chắc chắn sẽ càng tồi tệ hơn.

20 | P a g e

Page 22: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

ECB cân nhắc việc mua trái phiếu

Trước khi khủng hoảng Hy Lạp leo thang, thực tế ECB đã dần dần thu hồi một số

một số biện pháp bơm vốn khẩn cấp, như ngân hàng trung ương đã chấm dứt các khoản

vay không hạn chế kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng và từ ngày 28/4, mức lãi suất huy động vốn

kỳ hạn 3 tháng đã khôi phục về cơ chế thả nổi trước khủng hoảng. Tuy nhiên, hiện nay

cho thấy, khi đối mặt với những thay đổi đột ngột, ngân hàng trung ương có thể cần phải

“quay ngược xe”.

Chính ECB cũng chưa đưa ra một câu trả lời xác định. Ông Jean-Claude Trichet

cho biết, tháng trước, việc bãi bỏ một số biện pháp ứng cứu phi chính quy không có tác

dụng chỉ thị đối với lãi suất cơ bản, ECB sẽ tiếp tục bơm vốn vào hệ thống các ngân hàng

của khu vực Eurozone với điều kiện có lợi.

Nếu cách tung ra các biện pháp bơm vốn khẩn cấp không có hiệu quả, hoặc để

khủng hoảng nợ lây lan thêm. Giới trong ngành dự đoán, ECB có thể mở rộng phạm vi

miễn tài sản thế chấp cho nhiều nước hơn, như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha..v..v..

Trong trường hợp khẩn cấp, không loại trừ khả năng ngân hàng trung ương có thể

lần đầu tiên lên kế hoạch bắt đầu mua lại trái phiếu .Theo pháp luật hiện hành, ECB

không thể trực tiếp mua trái phiếu từ chính phủ, nhưng có thể mua tại thị trường thứ cấp.

Ta thấy khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng vẫn

chưa thể giải quyết. Có thể nói những ảnh hường xấu của khủng hoảng Hy Lạp là hoàn

toàn có thể hạn chế được và cũng đã không nghiêm trọng đến như vậy nếu như không có

sự chần chừ trong việc thực hiện các giải pháp của cả chính phủ Hy Lạp cũng như các

nước EU. Nếu không nói rằng, nếu EU thực hiện đúng các quy định trong Hiệp ước

Maastricht trong việc gia nhập thành viên, hay minh bạch hơn trong quản lý nền kinh tế

thì khủng hoảng kinh tế Hy Lạp có thể đã không xảy ra, nhưng điều đó không thể thay đổi

được mà quan trọng bây giờ là cách các nước thực hiện các giải pháp và rút ra các bài

học, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng đó.

3. Khủng hoảng Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

3.1 Diễn biến của đồng Euro

Thị trường ngoại hối New York đã chứng kiến đồng Đô la Mỹ và Euro sụt giảm so

với đồng Yên Nhật. Sự khác biệt về quan điểm của các nước trong EU xung quanh vấn đề

21 | P a g e

Page 23: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

đưa ra các chính sách giải quyết vấn đề nợ của Hy Lạp đã gây ra tâm lý bất an cho nhà

đầu tư.

Tình trạng sụt giảm của đồng Euro đối với Đô la Mỹ và Yên Nhật trong suốt thời

gian dài khiến các nhà đầu tư lo ngại. Cộng với việc, các nhà đầu tư không biết giới lãnh

đạo EU sẽ phát biểu gì vế các kế hoạch phát triển, các giải pháp khắc phục vấn đề Hy

Lạp, và khả năng phục hồi mong manh vì có nhiều nhận định cho rằng vấn đề tương tự

Hy Lạp sẽ có thể tiếp tục lan rộng trong EU… khiến họ hoang mang.

Sau đây là biểu đồ tỷ giá của Euro so với USD từ 2/2006 đến đầu năm 2010:

Biểu đồ tỷ giá giữa Euro so với USD từ tháng 2/2006 đến đầu 2010

Sau khi tăng khá đều đặn trong hơn hai năm, đồng Euro đạt mức đỉnh gần 1 Euro

đổi được 1,60 USD vào tháng 7/2008. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Euro

và phần lớn các đồng tiền chủ chốt khác đã đồng loạt trải qua sự biến động chóng mặt về

tỷ giá. Tháng 11/2008, tỷ giá Euro/USD chỉ còn 1 Euro tương đương hơn 1,20 USD, rồi

sau đó tiếp tục “nhảy múa” và leo lên mức 1 Euro đổi được hơn 1,50 USD vào tháng

12/2009.

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, trong giai đoạng từ cuối năm 2009 đến năm 2010

đồng Euro liên tục biến đổi, nhưng tính chung cả thời gian này thì sức mạnh của đồng

Euro đã giảm.

Một số điểm chính trong biến động của Euro đầu 2010 – đầu 2011:

22 | P a g e

Page 24: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Euro giảm so với USD, Yên do những quan tâm về khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp

(2/7/2010)

Đồng Euro giảm xuống còn 1.3414 USD từ mức 1.3484 cuối phiên New York

1/7/2010 và ngày 2/7/2010 đồng Euro đang giao dịch ở mức 1.3429 lúc 1:37 p.m.

Đồng tiền chung cũng giảm so với đồng Yên, xuống mức thấp nhất tại 126.02 Yên

so mức mở cửa đầu ngày quanh 127.25 Yên.

Euro giảm mạnh nhất trong hai tuàn so với USD do lo ngại các lãnh đạo khu vực

chưa thống nhất được giải pháp giải quyết khủng hoảng nợ của EU

Cụ thể, đồng Euro giảm 0.6% xuống mức1.3888/1.3891 sau khi chạm ngưỡng $1.4036

trong phiên hôm qua- mạnh nhất từ ngày 8/11/2010.

Eur0 vượt trội so với Yên khi phạm vi của gói cứu trợ có thể được mở rộng hơn

(6/12/2010)

Đồng euro tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần so với đồng yên sau khi Bộ trưởng

tài chính Bỉ ông Didier Reynders cho biết khu vực này có thể gia tăng quy mô của gói

cứu trợ 750 tỷ euro ($1 ngàn tỷ), hạn chế lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ.

Đồng euro tăng lên 110.93 yên vào lúc 8:19 giờ Tokyo từ 11.73 yên tại New York

vào ngày 3/12. Tiền tệ này chạm mức 111.19 yên vào ngày 2/12, mức giá cao nhất kể từ

ngày 29/11. Tiền tệ này giao dịch $1.3412 từ mức $1.3414 tuần trước sau khi trước đó

tăng lên $1.3442, mức giá cao nhất kể từ ngày 23/11. Đồng yên hạ xuống 82.70/đôla từ

82.53.

Euro xuống mức thấp nhất (10/12/2010)

Đồng euro giảm giá so với 10/16 đồng tiền chính do lo ngại khủng hoảng nợ công

tại châu Âu kéo dài sẽ đẩy nhu cầu tích trữ tài sản đi xuống. 

Đồng tiền chung châu Âu gần chạm mức thấp nhất hàng tuần so với đồng đôla sau

khi Fitch Ratings hạ mức tín nhiệm nợ của Ireland từ A xuống BBB. 

Đồng euro giảm xuống còn 1,3241 đôla tại Tokyo từ 1,3239 USD tại New York

ngày hôm qua. Tuần này, Uuro đã giảm 1,3% so với đồng bạc xanh. Hiện, đồng tiền

chung châu Âu giao dịch tại 110,85 yên từ 110,87 yên, sau khi sụt giảm 0,5% so với đồng

yên ngày 9/12/2010.

Euro suy yếu do xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha bị giáng cấp (10/3/2011)

23 | P a g e

Page 25: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Tiền tệ chung cho khu vực này đã mất 1.5% so với đôla kể từ khi tăng lên các mức

cao trong 4 tháng trở lại đây vào ngày 7/3. Xếp hạng nợ của Tây Ban Nha đã bị Moody’s

giáng xuống còn Aa2 và trong tuần này Hy Lạp cũng bị giáng cấp.

Euro giảm 0.6% xuống còn $1.3833  vào lúc 7:09 giờ New York, đây đợt lỗ thứ 3

trong 4 ngày từ $1.3909  hôm qua. Trước đó, tiền tệ này suy yếu xuống còn $1.3805, mức

thấp nhất kể từ ngày 2/3. Tiền tệ của 17 quốc gia này mất 0.3% xuống còn 114.74 yên và

suy yếu 0.1% xuống 1.2915 đồng Thụy Sĩ. Đồng đôla tăng lên 82.94 từ 82.74.

Euro rớt giá sau tin Bồ Đào Nha bị hạ bậc nợ xếp hạng (16/2/2011)

Cập nhật lúc 9:19 sáng theo giờ New York, Euro đã giảm mạnh xuống $1.3922 so

với mức giao dịch $1.3965 tại thời điểm ngay trước thềm báo cáo.

Đồng euro rớt giá từ đầu sáng hôm nay sau tin tổ chức xếp hạng nợ quốc tế

Moody's hạ xếp hạng nợ của Bồ Đào Nha2 bậc từ A1 xuống A3 cùng với triển vọng tiêu

cực do lo ngại triển vọng tài chính công và tăng trưởng kém của nước này

Euro phục hồi sức mạnh do sức khẩu Đức tăng vượt dự đoán (8/4/2011)

Sau khi thông tin chính thức cho biết xuất khẩu của Đức tăng 2.7% trong tháng 2,

euro hầu như đều lên giá so với tất cả 16 đồng tiền chủ chốt khác. Điều đáng ghi nhận là

số liệu này tăng với mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây và vượt 2% ước tính bình

quân của các chuyên gia kinh tế Bloomberg.

Kết quả, Euro tăng lên $1.4407 và giao dịch ở $1.4402 khi có thêm 0.7% vào lúc

8:05 tại Luân Đôn, mở rộng mức tăng của tuần lên 1.1%. yên giảm 0.9% xuống

122.53/euro và đế mất 0.3% còn 85.12 yen so với đôla. 

Euro lên giá bởi ngân hàng ECB sớm tăng lãi suất trước FED và BoJ (11/4/2011)

Kết quả, Euro tăng 1.7% lên $1.4483 tại New York, từ $1.4237 đạt được vào ngày

1/4. Yên giảm 2.6% xuống 122.76/euro và hạ 0.8% còn 84.76/dollar.

Euro lên giá nhờ thông tin Trung Quốc mua trái phiếu Tây Ban Nha (13/4/2011)

Sau khi chạm mức cao 15 tháng so với đôla tại 1.4520 vào 12/4/2011, đồng Euro

đã điều chỉnh giảm nhẹ nhưng rồi tăng lại 0.1% lên 1.4500 trong 13/4/2011. Lần tăng giá

này của euro có được sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc sẽ

mua trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha.

Euro rớt giá so với USD sau khi Moody’s hạ xếp hạng nợ của Ireland xuống Baa3

(15/4/2011)

24 | P a g e

Page 26: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Đồng tiền chung đã giảm 0.3% xuống $1.4467 lúc 8:05 giờ Luân Đôn.

Cơ quan đánh giá tín nhiệm Moody’s đã hạ 2 bậc xếp hạng tín dụng trái phiếu

nước ngoài và trái phiếu chính phủ của Ireland từ Baa1 xuống Baa3. Triển vọng tín dụng

vẫn được đánh giá tiêu cực

Euro tăng do ECB sẽ tăng lãi suất (20/4/2011)

Euro tăng 0.7% lên $1.4335 lúc 5 giờ chiều ở New York, từ $ 1.4235 hôm qua.

Euro tăng 0.6% lên 118.39 Yên, từ 117.66. Yên tăng 0.1% lên 82.59 so với USD từ

82.66. 

Euro tăng so với USD và Yên khi khủng hoảng nợ khó ngăn được ECB sẽ tăng lãi

suất (9/5/2011)

Đồng Euro tăng giá so với đồng USD và Yên khi viễn cảnh khủng hoảng nợ của

khu vực khó có thể ngăn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất.

Đồng tiền chung châu Âu tăng giá so với 15/16 đồng tiền giao dịch chủ chốt khi

các quan chức Liên minh châu Âu có thể yêu cầu Hy Lạp đưa ra khoản đảm bảo cho gói

hỗ trợ trong nỗ lực ngăn việc tái cơ cấu nợ tại nước này.

Lúc 9h07 sáng tại Tokyo, đồng Euro tăng lên 1,4405 USD/euro, từ mức 1,4316

USD/euro ngày 6/5 tại New York. So với đồng yên, đồng euro cũng tăng từ 115,44

yên/euro lên 116,22 yên/euro, sau khi chạm mức 114,99 yên/euro đầu phiên giao dịch,

mức thấp nhất kể từ ngày 29/3.

Đồng USD tăng từ 80,63 yên/USD lên 80,75 yên/USD.

Qua phân tích diễn biến của Euro, ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức

mạnh của Euro, trong đó có 2 yếu tố chính là: tình hình giải quyết khủng hoảng kinh tế ở

châu Âu và tình hình kinh tế của Mỹ. Bên cạnh đó, các nhân tố góp phần trong việc dẫn

đến biến động của Euro đó là: lãi suất của ECB; lãi suất của FED; đánh giá của các tổ

chức nhiệm lớn trên thế giới như: Standard & Poor’s, Moody’s và Value Line đối với các

nền kinh tế, đặc biệt với các nước Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…

3.2 Tác động của biến động Euro đến kinh tế thế giới

Có thể nói, đồng Euro đang chịu áp lực kép, bao gồm tác động của suy thoái toàn

cầu và thâm hụt tài chính tại Hy Lạp, trong đó tình hình tài chính Hy Lạp không thể khắc

phục một sớm một chiều và cần có biện pháp khắt khe.

25 | P a g e

Page 27: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ rằng, đối với các doanh nghiệp ở khu vực sử

dụng đồng Euro (Eurozone), một đồng USD mạnh là tốt, còn một đồng Euro mạnh là

không tốt.

Đúng là đồng Euro suy yếu là một nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu của châu

Âu. Với tỷ giá Euro giảm, hàng hóa xuất khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu

bia trở nên re hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và cả những quốc gia

neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là điều mà các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và

Bồ Đào Nha đang cần, vì họ đang đương đầu với thâm hụt thương mại khổng lồ và chật

vật để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù vậy, sự đi xuống của đồng Euro cũng mang trong nó hàng loạt những ảnh

hưởng tiêu cực. Giá dầu lửa và các loại nguyên vật liệu thô được định giá bằng đồng USD

đang leo thang. Giá tiêu dùng cũng có thể chịu áp lực tăng do hàng hóa nhập khẩu từ thị

trường bên ngoài vào Eurozone có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân ở khu vực

này.

New York Times cũng cho rằng, Euro mất giá cũng là bằng chứng rõ nét nhất về

sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của

Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quỹ định về

chính sách tài khóa.

Mặc dù vậy, vấn đề mà các doanh nghiệp trong Eurozone quan tâm nhất những

ngày này không phải là giá trị của Euro mà là tính ổn định của tỷ giá đồng tiền này. Giới

chủ doanh nghiệp trong khu vực hy vọng, tỷ giá Euro sẽ không có những cú tăng giảm

quá mạnh. “Các công ty thường định ra kế hoạch kinh doanh trướng 18 tháng. Nếu tỷ giá

đồng tiền biến động mạnh, họ sẽ không có đủ thời gian để phản ứng và phòng vệ”, ông

Praefcke cho hay.

Những biến động mạnh về tỷ giá đồng USD, Euro và Yên Nhật cũng tạo ra những

cú sốc đối với đồng tiền của các nước thuộc Đông Âu và châu Á. Nhiều nhà xuất khẩu,

trong đó có hãng xe lớn nhất châu Âu Volkswagen đã ngậm ngùi trả thêm chi phí 1,2 tỷ

Euro (tương đương 1,65 tỷ USD) do biến động tỷ giá của đồng Rúp và các đồng tiền khác

trong năm 2009.

26 | P a g e

Page 28: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Hãng bia Heineken của Đức cũng khốn đốn vì sự mất giá mạnh của đồng tiền của

các nước mới nổi. Heineken cho biết, đồng Zloty của Ba Lan mất giá 23% trong năm

2009 đã khiến doanh thu của hãng sụt giảm 37 triệu USD. Tương tự, đồng USD của năm

2009 yếu đi so với năm 2008 đã khiến doanh thu của Heineken “bốc hơn” 17 triệu USD.

Sự biến động liên tục, nhưng chủ yếu là sự mất giá của Euro so với USD và Yên

vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nước, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến giá

dầu và trong lĩnh vực xuất khẩu của các nước.

3.3 Giải pháp nhằm ổn định đồng Euro

Khủng hoảng nợ châu Âu đã giáng một đòn nặng nề vào sức mạnh của đồng Euro,

nhưng vẫn còn đó cơ hội để lấy lại vị thế cho đồng tiền này trước khi quá muộn. 

Khi đồng euro ra mắt công chúng năm 1999, những nhà sáng lập tuyên bố đây là

một bước tiến vượt bậc trong lịch sử kinh tế, đem đến cơ hội cải thiện thương mại và đầu

tư trong khu vực. Kể từ đó, Euro trở thành đồng tiền phổ biến thứ hai trong thương mại

toàn cầu, sau đô la Mỹ, và có mặt trong hơn 1/3 tổng số giao dịch ngoại hối trên thế giới.

Tuy nhiên, áp lực lên đồng tiền chung châu Âu đang ngày càng gia tăng khi cuộc

khủng hoảng nợ bắt nguồn từ Hy Lạp và Ireland có xu hướng lan rộng. Lường trước

những nguy cơ tiềm ẩn, các chuyên gia của Viện kinh tế học quốc tế Peterson đưa ra ba

biện pháp có thể giúp đồng euro đứng vững trong tương lai:

Nhìn nhận nghiêm túc vấn đề của các ngân hàng.

Một nguyên nhân quan trọng đẩy châu Âu rơi vào khủng hoảng là do các khoản tín

dụng được ngân hàng cấp dễ dãi cùng với việc tiêu dùng kém hiệu quả diễn ra trong thời

gian dài.

Tương tự đợt thanh tra ở Mỹ, các ngân hàng châu Âu cũng đã trải qua cuộc khảo

nghiệm tình hình tài chính khi khủng hoảng nợ bùng phát. Kết quả được thông báo vào

tháng Bảy cho thấy chỉ có 7 trong số 91 ngân hàng bị “đánh trượt”, các ngân hàng ở Tây

Ban Nha, Đức và Hy Lạp gặp nhiều khó khăn nhất trong việc huy động vốn. Kết luận này

đáng lạc quan hơn rất nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư.

Trong khi đó, gói cứu trợ Ireland trị giá 115 tỷ USD được các nhà lãnh đạo khu

vực đưa ra sau cuộc họp vào cuối tháng 11 cho thấy đợt thanh tra không nói lên được

nhiều về tình hình thực tế.

27 | P a g e

Page 29: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Hai ngân hàng ở Ireland là Allied Irish Banks và Bank of Ireland là đối tượng cần

cứu trợ nhưng “giấy chứng nhận sức khỏe” của họ lại chẳng hề có tỳ vết. Veron nhận xét:

“Đó chỉ là một hành động mang tính hình thức, không có nhà đầu tư nào tin rằng cuộc

thanh tra được tiến hành một cách nghiêm túc.”

Lập quỹ đề phòng khủng hoảng.

Không ai có thể nói chắc cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu hiện nay sẽ gây ra tác

động sâu sắc và mạnh mẽ đến mức nào, hay những hậu quả của nó sẽ kéo dài bao nhiêu

năm nữa.

Vì vậy, chuyên gia Jacob Funk Kirkegaard của viện Peterson cho rằng bước quan

trọng trên con đường hướng tới sự ổn định của đồng Euro là việc thành lập một quỹ hỗ trợ

lâu dài.

Quỹ này đóng vai trò như hợp đồng bảo hiểm cho các quốc gia trước những cuộc

khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo châu Âu đã sớm tiếp cận giải pháp này với việc cho

ra đời Quỹ bình ổn tài chính châu Âu hồi tháng Năm nhằm giải cứu Hy Lạp và Ireland.

Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, tất nhiên là quốc gia đóng góp nhiều nhất với 575 tỷ

USD. Quỹ bình ổn tạm thời sẽ hết hiệu lực vào năm 2013, nhưng nhiều khả năng nó sẽ

chuyển thành một định chế vĩnh viễn thông qua Cơ chế bình ổn châu Âu, một dự án mới

được ra mắt nhằm cung cấp các hỗ trợ tài chính cho những quốc gia trong eurozone gặp

rủi ro thanh khoản (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán).

Mặt trái của việc thành lập quỹ là có thể khuyến khích những động thái gây rủi ro

lớn hơn từ các thành viên trong liên minh tiền tệ châu Âu, bởi họ biết chắc mình sẽ được

trợ giúp nếu chẳng may gặp hoạn nạn.

Tuy nhiên, Kirkegaard lập luận rằng khả năng này sẽ được hạn chế với việc đặt ra

điều kiện chặt chẽ cho các khoản vay từ quỹ bình ổn.

Kéo khu vực tư nhân vào cuộc.

Quỹ bình ổn vĩnh viễn một khi được thành lập sẽ trở thành chỗ dựa dẫm cho các

quốc gia trong eurozone. Cuối cùng, không ai khác ngoài Đức và Pháp, những thành viên

giàu có nhất, sẽ phải gánh chịu phần lớn khoản chi phí của quỹ.

28 | P a g e

Page 30: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Vì thế, để tạo sự công bằng, cần có một cơ chế đúng đắn buộc chính phủ các nước

trong khu vực phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ

công khác.

Ngoài quỹ bình ổn vĩnh viễn, các nhà lãnh đạo châu Âu rất có thể sẽ tiến hành tái

cơ cấu nhằm chia se một phần gánh nặng sang khu vực tư nhân.

Bước đi này đóng một vai trò quan trọng, bởi nó buộc chính phủ phải thừa nhận áp

lực từ thị trường và thi hành chính sách tài khóa hợp lý hơn nhằm đề phòng nguy cơ

khủng hoảng nợ.

Có rất nhiều giải pháp nhằm ổn định đồng Euro, và các nước EU, chủ yếu là Khu

vực đồng tiền chung châu Âu đang thực hiện. Mục đích các giải pháp tập trung chủ yếu

vào giải quyết tình trạng nợ công của Hy Lạp, từ đó giải quyết nợ công của các nước

khác trong khu vực. Vấn đề quan trọng là xây dựng một sức mạnh về tài chính lớn mạnh

và bền vững để chủ động và giải quyết kịp thời các nhân tố tiêu cực nhằm ngăn chặn

khủng hoảng xảy ra và lan rộng.

4, Các bài học rút ra cho EU và Việt Nam

4.1 Bài học cho EU từ khủng hoảng kinh tế Hy Lạp

Với gói cứu trợ khổng lồ trị giá 110 tỷ Euro của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và khu

vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã tạm thời

được giải quyết, nhưng không một chuyên gia kinh tế nào có thể đảm bảo rằng sẽ không

xảy ra những cuộc khủng hoảng tiếp theo trong khu vực Eurozone, khi mà Bồ Đào Nha,

Tây Ban Nha và một số nước khác cũng đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng nợ.

Sau khi cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp tạm lắng, các chuyên gia kinh tế đã tổng

kết được ít nhất 6 bài học xương máu từ cuộc khủng hoảng này, nhằm giúp Liên minh

châu Âu (EU) có thể phản ứng nhanh hơn và tốt hơn đối với nguy cơ vỡ nợ của một quốc

gia thành viên trong tương lai.

Bài học đầu tiên là các nước Eurozone phải có những hỗ trợ nhanh hơn.

Việc Đức lúc đầu phản đối, sau lại đồng ý hỗ trợ khiến thị trường tài chính mất

niềm tin và đẩy lãi suất cho vay lên tới trên 15%. Điều này có thể gây thiệt hại nặng nề

cho Hy Lạp hơn cả lỗ thủng ngân sách. 

Chuyên gia Jens Boysen-Hogrefe của Viện Kinh tế Thế giới ở Kiel cho rằng để

làm yên lòng thị trường tài chính thì việc giải cứu nhanh là giải pháp tốt nhất. Nếu

29 | P a g e

Page 31: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Eurozone sẵn sàng buông Hy Lạp thì nguy cơ xảy ra phản ứng dây chuyền rất lớn, vì các

nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng tìm mục tiêu tiếp theo là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mặc

dù tình hình ở hai nước này khá hơn Hy Lạp.

Thứ hai, không thể tiếp tục mở rộng EU và khu vực Eurozone như hiện nay.

Việc thẩm tra một nước muốn gia nhập phải kỹ lưỡng hơn trước đây. Danh sách

những ứng viên muốn lưu hành đồng Euro rất dài, từ Iceland đang nợ đầm đìa đến các

nước có nạn tham nhũng như Romania và Bulgaria và nước ổn định như Đan Mạch.

Theo đề nghị của Ủy ban châu Âu (EC), Estonia sẽ trở thành thành viên thứ 17 của

eurozone trong tháng 5 này, nhưng nhiều khả năng việc này sẽ bị trì hoãn. Tấm gương Hy

Lạp là một sự cảnh báo: Nước này đã gian lận về số liệu để được gia nhập eurozone. Vì

vậy, khu vực này phải sớm cho phép cơ quan thống kê Eurostat kiểm tra các số liệu của

các nước thành viên chặt chẽ hơn nữa. 

Ba là, phải có những quy định rõ ràng về sự phá sản của Nhà nước, mặc dù đây

là một điều cấm kỵ.

Tại châu Âu, điều này không phải là điều chưa từng xảy ra như ở Ba Lan năm

1981, ở Bulgaria năm 1990 và Nga năm 1998. Những vấn đề nảy sinh đã được giải quyết

theo kiểu tùy hứng. Nhưng thị trường toàn cầu cần có những quy định rõ ràng và một bộ

luật về phá sản Nhà nước sẽ góp phần làm yên lòng thị trường.

Bốn là, châu Âu cần có một quỹ tiền tệ riêng của EU.

Về lâu dài không thể làm chủ được sự khác biệt trong Eurozone. Từ lâu, Pháp đã

muốn có một chính phủ kinh tế châu Âu thống nhất, nhưng Đức thì kịch liệt phản đối.

Một trong những vấn đề chính của Eurozone là sự khác biệt về năng suất lao động cũng

như những trường phái khác nhau về kinh tế quốc dân.

Các nước Eurozone phải chia tay với một quy ước giáo điều là các nước trong khu

vực không nên hỗ trợ lẫn nhau. Việc hỗ trợ Hy Lạp trên thực tế là một hoạt động của Quỹ

Tiền tệ châu Âu trong tương lai, mà hiện tại có sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Thứ năm, phải trừng phạt nghiêm khắc những nước thành viên vi phạm Hiệp

ước ổn định và tăng trưởng.

Theo đó nợ công của các nước thành viên không được vượt quá 60% GDP cũng

như thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP.

Cuối cùng, phải xem xét lại vai trò của thị trường tài chính.

30 | P a g e

Page 32: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Với việc hạ thấp giá trị của Hy Lạp, các nhà đầu cơ đã đánh cá với việc Hy Lạp sẽ

phá sản, khiến những vấn đề của nước này trầm trọng hơn. Lãi suất cho vay được tăng cao

tới mức Athens không thể vay được tiền từ thị trường tài chính. 

Việc các nước Eurozone phải viện trợ để cứu một quốc gia vỡ nợ mà thực chất để

cứu đồng Euro là một hành động khẩn cấp mang tính chính trị và là điều chưa từng có tiền

lệ. Một lần nữa những người đóng thuế lại phải trả giá vì sai lầm của các chính khách và

chủ ngân hàng. Đương nhiên, một câu hỏi có tính chất quyết định được đưa ra là: Làm thế

nào để tránh được một cuộc khủng hoảng như Hy Lạp ở một nước eurozone khác trong

tương lai.

Bên cạnh đó, EU cần có tổ chức đánh giá tín nhiệm riêng của khu vực mình. Thực

tế cho thấy, mỗi khi các tổ chức tín nhiệm đánh hạ bậc xếp hạng nợ của các nước EU thì

Euro lại giảm giá, làm cho khủng hoảng nợ càng ảnh hưởng trầm trọng hơn. Tuy nhiên,

vần đề đặt ra chính là tính minh bạch của tổ chức tín nhiệm này. Nếu tổ chức tín nhiệm

không minh bạch hoặc có sự bảo vệ ngầm, số liệu sai thực tế thì các nhà đầu tư cũng sẽ

không tin tưởng. Khi đó, việc thành lập tổ chức tín nhiệm này sẽ trở nên vô nghĩa.

Các bài học rút ra cho các nước EU chủ yếu vẫn tập trung trong việc nhất quán,

minh bạch trong chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế

Hy Lạp giúp cho EU nhìn nhận lại mục tiêu của mình là một khu vực kinh tế vững mạnh

và chính trị ổn định thực sự chứ không phải là việc mở rộng về số lượng thành viên.

4.2 Các bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng Hy Lạp

Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất

nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Khủng

hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công

và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián

tiếp vào Việt Nam.

Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ thương mại,

dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp

nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.

Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước này

và một số nước có liên quan, chúng tôi cho rằng khả năng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ khó diễn

31 | P a g e

Page 33: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

ra. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và

đặc biệt là kinh tế châu Âu. Là khu vực có quan hệ thương mại và dòng vốn đầu tư khá

lớn vào Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng.

Ổn định tỷ giá và tâm lý trên TTCK. 

Các dòng vốn đầu tư từ khu vực châu Âu suy giảm, hay đà tăng trưởng kim ngạch

xuất khẩu sang khu vực này chậm lại đều tạo ra mối đe dọa lên sự phát triển kinh tế Việt

Nam và ổn định của tỷ giá tiền đồng. Tâm lý nhà đầu tư trên TTCK cũng sẽ bị tác động

không nhỏ bởi sự sút giảm của thị trường chứng khoán châu Âu và thế giới. Không loại

trừ khả năng có một đợt rút lui mạnh mẽ của dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước và cả

nước ngoài nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.

Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. 

Trong thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra

cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép. Dù hiện

tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đang ngày càng

tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%.

Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế

để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi

sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở rộng thủ đô Hà Nội,

xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam,... Đây là những dự án

tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ

nguồn vốn vay từ nước ngoài.

Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị

tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. 

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam

phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng. Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm

gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao so trung bình các nước trong khu

vực và trên thế giới.Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn

vốn tiết kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA

và các khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Với việc dòng vốn

đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam

sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ.

32 | P a g e

Page 34: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Tóm lại, từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế Việt

Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư

từ bên ngoài. Tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một số yếu tố như: thâm hụt

tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quản lý chi tiêu công… Vấn đề quan trọng của

Việt Nam hiện nay là phải phát huy được nội lực của nền kinh tế, phải có kế hoạch đầu

tư, đặc biệt là đầu tư công hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế bền vững và hạn chế

phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế của nước ngoài. Chỉ có như vậy, thì khi khủng

hoảng xảy ra Việt Nam mới hạn chế những ảnh hưởng của nó để ổn định nền kinh tế.

33 | P a g e

Page 35: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

KẾT LUẬN

Có thể nói khủng hoảng kinh tế là một khái niệm không quá xa lạ nếu không nói là

khá quen thuộc với tất cả chúng ta. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây khủng hoảng

kinh tế thường xuyên xảy ra. Một cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác

nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các cuộc khủng hoảng đó lắng xuống và để

lại cho thế giới những hậu quả to lớn về kinh tế, xã hội của nó. Cuộc khủng hoảng trước

tác động, góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng sau. Gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế

Hy Lạp đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế của EU nói riêng và thế giới nói chung.

Và để có thể vượt qua được khủng hoảng kinh tế Hy Lạp chúng ta phải phân tích được

nguyên nhân cũng như thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra. Khủng hoảng kinh tế Hy

Lạp thực chất là cuộc khủng hoảng nợ công. Cuộc khủng hoảng không những phản ánh

những yếu kém trong chính sách kinh tế và xã hội của Khu vực đồng tiền chung châu Âu

mà còn dấy lên phong trào nợ công của các nước phát triển và đang phát triển trên thế

giới, trong đó có Việt Nam. Thế giới nói chung và EU nói riêng cần phải rút ra những bài

học để có thể ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng tiếp theo, hoặc ít nhất cũng hạn chế ảnh

hưởng của các cuộc khủng hoảng và chủ động hơn trong việc ổn định nền kinh tế.

Với kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, đề tài không tránh khỏi những

sai xót, kính mong thầy có thể góp ý để em rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau

này. Em xin chân thành cảm ơn!

34 | P a g e

Page 36: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GS. Carlo Altomonte GS. Mario Nava(2004), Kinh tế và chính sách của EU mở rộng, chương 4, Liên minh kinh tế và tiền tệ, trang 185-186, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.

http://www.bsc.com.vn/News/2010/5/8/92669.aspx

http://vov.vn/Home/Chau-Au-no-luc-dap-tat-khung-hoang-no-Hy-Lap/20105/143147.vov

http://www.baomoi.com/Lap-truong-cua-Hy-Lap-trong-viec-giai-quyet-khung-hoang-no/45/4030422.epi

http://www.tin247.com/dong_euro_se_khong_guc_nga_vi_khung_hoang_no-3-21685134.html

http://www.kienthuckinhte.com/tai-chinh/kien-thuc/1008-dong-euro-trong-con-khung-hoang.html

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/The_gioi/309850/%C4%91ong-tien-chung-chau-%C3%A2u-truoc-khung-hoang-no-hy-lap-hoa-vo-don-chi.htm

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=169541

http://vietnamese.cri.cn/481/2010/05/03/1s140065.htm

http://baoquangnam.com.vn/component/content/article/66/30011-giai-phap-cho-khung-hoang-no-cong-tai-eu.html

http://theanh98.blogspot.com/2010/05...no-hi-lap.html

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/34359/

http://vietstock.vn/ChannelID/582/Tin-tuc/154388-khung-hoang-no-cong-hy-lap-va-nhung-anh-huong-den-viet-nam.aspx

http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/249/tin-tuc/27134/khung-hoang-no-hy-lap-va-chau-au.aspx

http://vov.vn/Home/Khung-hoang-o-Hy-Lap-lam-EU-boi-roi/20103/138741.vov

http://dantri.com.vn/c76/s76-382564/khung-hoang-tai-chinh-o-hy-lap-nguyen-nhan-la-benh-thanh-tich.htm

http://tuoitre.vn/The-gioi/377532/Cac-nuoc%C2%A0su-dung%C2%A0dong%C2%A0euro-nhat-tri-thanh-lap-Quy-chong-khung-hoang.html

35 | P a g e

Page 37: MAI THỊ HƯƠNG- K094020162- Khủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

Kh ủng hoảng kinh tế Hy Lạp và sức mạnh của đồng Euro

http://vominhtap.blogspot.com/2011/04/lien-minh-chau-au-voi-cuoc-khung-hoang.html

http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2008/12/68247.cand

http://www.apec.com.vn/TabId/81/ArticleId/54999/PreTabId/192/Default.aspx

http://www.taichinhthegioi.net/thong-tin/chi-tiet/9131/Nguy-co-moi-cua-dong-euro/

http://atpvietnam.com/vn/quocte/49379/index.aspx

http://atpvietnam.com/vn/quocte/48896/index.aspx

http://vitinfo.vn/MMuctin/Kinhte/Taichinhnganhang/LA76377/default.html

http://vneconomy.vn/20100618111547305P0C99/eu-siet-chat-giam-sat-no-cong.htm

http://taichinhthegioi.net/forex/danh-sach/1/tien-te/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_%C3%82u

36 | P a g e