64
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NẤU THÉP KHÔNG GỈ ĐỊA ĐIỂM : BÀ RỊA -VŨNG TÀU CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH TM & SX CN Bà Rịa-Vũng Tàu, Tháng 3 năm

Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Embed Size (px)

DESCRIPTION

sdfsdfsdfs

Citation preview

Page 1: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY NẤU THÉP KHÔNG GỈ

ĐỊA ĐIỂM : BÀ RỊA -VŨNG TÀUCHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH TM & SX CN

Bà Rịa-Vũng Tàu, Tháng 3 năm 2012

Page 2: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc----------- ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY NẤU THÉP KHÔNG GỈ

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY TNHH TM & SX

CÔNG NGHIỆP

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY

Bà Rịa-Vũng Tàu, Tháng 3 năm 2012

Page 3: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN...........................................................4I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.............................................................................................................4I.2. Mô tả sơ bộ dự án...................................................................................................................4I.3. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................................4CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG..........................................................................6II.1. Tình hình thị trường thép thế giới......................................................................................6II.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước................................................................7CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ......................................................................9III.1. Mục tiêu đầu tư xây dựng...................................................................................................9III.2. Sự cần thiết phải đầu tư......................................................................................................9CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN...........................................................................10IV.1. Vị trí đầu tư dự án.............................................................................................................10IV.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................10IV.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.............................................................................................10IV.4. Kết luận..............................................................................................................................11CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ............................12V.1. Phạm vi dự án......................................................................................................................12V.2. Quy mô công suất................................................................................................................12V.2.1. Quy mô diện tích sử dụng...............................................................................................12V.2.2. Hạng mục đầu tư..............................................................................................................12V.3. Công nghệ nấu thép không gỉ............................................................................................13V.3.1. Thép không gỉ...................................................................................................................13V.3.2. Tính chất và công dụng của một số nhóm thép không gỉ.............................................13V.3.3. Quy trình sản xuất thép không gỉ..................................................................................16CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.....................................................17VI.1. Tổng quan về các vấn đề môi trường khi thực hiện dự án............................................17VI.2. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật về môi trường.........................................................18VI.3. Đánh giá các nguồn gây tác động của dự án tới môi trường.........................................19VI.3.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.................................................................19VI.3.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước..........................................................................20VI.3.3. Chất thải rắn...................................................................................................................21VI.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường..............................................................22VI.4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí...............................................22VI.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.........................................................23VI.4.3. Chất thải rắn...................................................................................................................24VI.5. Phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường......................................................................25VI.6. Kết luận..............................................................................................................................26CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN......................................................................27VII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư..............................................................................................27VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư...............................................................................................28VII.2.1. Nội dung.........................................................................................................................28

Page 4: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

VII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư..............................................................................................31VII.3. Nhu cầu vốn lưu động......................................................................................................32CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN........................................................33VIII.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư................................................................33VIII.2. Tiến độ sử dụng vốn.......................................................................................................33VIII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án...........................................................................................34CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH..............................................................35IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...........................................................................35IX.2. Tính toán chi phí của dự án..............................................................................................35IX.2.1. Chi phí nhân công...........................................................................................................35IX.2.2. Chi phí hoạt động...........................................................................................................36IX.3. Doanh thu từ dự án...........................................................................................................38IX.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án..........................................................................................39IX.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...................................................................................41CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................42X.1. Kết luận................................................................................................................................42X.2. Kiến nghị..............................................................................................................................42X.3. Cam kết của chủ đầu tư.........................................................................................................42

Page 5: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri
Page 6: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH TM & SX Công nghiệp Trụ sở công ty : Tp.Hồ Chí Minh Đại diện pháp luật : Chức vụ : Chủ tịch HĐQT

I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Nhà máy nấu thép không gỉ Địa điểm xây dựng: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

I.3. Cơ sở pháp lý Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc

Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về

thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi

tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy

định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

5

Page 7: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 v/v Hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật BVMT về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh NK phế liệu;

Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Quyết định số 16/2008/QĐ-BCT ngày 03 tháng 7 năm 2008 về việc tạm thời áp dụng chế độ cấp Giấy phép xuất khẩu tự động đối với sắt, thép;

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;

Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường ra ngày 08/09/2006 về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

6

Page 8: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tình hình thị trường thép thế giới Theo nghiên cứu thị trường, thép là một trong những mặt hàng có nhu cầu ngày

càng tăng và là một trong những yếu tố chủ chốt đối với hầu hết các ngành công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu thép của thế giới không ngừng tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sản lượng thép của thế giới cũng tăng trưởng liên tục. Theo báo cáo công bố ngày 23/1/2012, Hiệp hội Thép thế giới (World Steel) cho biết tổng sản lượng phôi thép trong năm 2011 của 64 nước được Hiệp hội theo dõi đạt 1.527 tỷ tấn, tăng 6.8% so với năm 2010 và là mức cao nhất trong lịch sử. Trong đó, theo báo cáo của Steel and Metals Market Research (SMR), sản lượng thép không gỉ toàn cầu năm 2011 đạt 34 triệu tấn, tăng từ 7 đến 10% so với năm 2010.

.Hình: Sản lượng thép thô hàng năm (Đơn vị: triệu tấn; Nguồn: WSA)

Sản lượng thép ở tất cả các nước đều tăng trong năm qua, ngoại trừ Nhật Bản và Tây Ban Nha. Sản lượng tăng mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Italia.

Tại châu Á, sản lượng thép thô năm qua đạt 988.2 triệu tấn, tăng 7.9% so với năm 2010. Tỷ trọng thép châu Á so với thế giới tăng lên 64.7% từ mức 64% năm trước đó.

Sản lượng thép của riêng Trung Quốc đạt 695.5 triệu tấn, tăng 8.9% và chiếm 45.5% tổng sản lượng thép toàn cầu. Thị phần của nước này năm 2010 chỉ là 44.7%. Đây cũng là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới năm 2011.

Tại châu Âu, sản lượng thép thô tăng 2.8% lên 177.4 triệu tấn. Tại khu vực Bắc Mỹ, sản lượng thép tăng 6.8% lên 118.9 triệu tấn. Tại khu vực CIS, sản lượng thép năm 2011 tăng 4% lên 112.6 triệu tấn.

Sản lượng thép thô khu vực Nam Mỹ năm qua là 48.4 triệu tấn, tăng 10.2%

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

7

Page 9: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Hình: Tăng sản lượng thép thô hàng năm (Đơn vị: %; Nguồn: WSA)

Đồng hành với sự phát triển của thị trường thép thô, thép không gỉ cũng có những bước tăng đột phá vào cuối năm 2010 đầu năm 2011. Nhu cầu thép trong năm 2011 sẽ bằng mức trung bình của 5 năm tiếp theo trong dự đoán, nhưng thấp hơn so với mức của năm 2012. CRU dự báo, tiêu thụ thép không gỉ cuốn nguội toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình trên 6% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Theo Beatrix Nowak, phân tích gia thuộc Heinz H. Pariser Alloy Metals & Steel Market Research tại hội nghị thép không gỉ tại Matxcova, sản lượng thép không gỉ thế giới tiếp tục tăng 6% lên 36 triệu tấn trong năm 2012 do đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong năm 2012, dự đoán Trung Quốc sẽ sản xuất 15,5 triệu tấn thép không gỉ, tăng 8,5%;  Ấn Độ sản xuất 2,6 triệu tấn, tăng 15%; EU có thể sản xuất 7,7 triệu tấn, tăng 1,8% và Nhật Bản sẽ sản xuất 3,4 triệu tấn, tăng 2,8%. Sản lượng thép không gỉ thế giới sẽ tăng 4,65 % đạt 33,38 triệu tấn trong năm 2012.

II.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nướcLà quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong 10 năm trở lại đây,

nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, và dự đoán những năm sắp tới sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngành thép của Việt Nam lại ở vị trí lạc hậu so với khu vực Đông Nam Á và thế giới mà trong đó chủ yếu là năng lực sản xuất phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho cán thép.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2011 lượng thép sản xuất trong nước đạt khoảng 9.5 triệu tấn, tăng gần 2.19% so với năm 2010, trong đó sản xuất thép mạ kim tăng cao nhất, đạt 19.73%, sản xuất thép xây dựng tăng 1.93%.

Trong khi đó tiêu thụ sản phẩm thép 2011 của Việt Nam giảm so với 2010. Mặc dù tiêu thụ các loại thép khác tăng 25.36%, xuất khẩu tăng 17.5% nhưng đối với các sản phẩm dài năm 2011 giảm 3.98% so với năm 2010, và nhập khẩu sản phẩm dẹt giảm mạnh ở mức 23.38%.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

8

Page 10: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Năm 2011 là giai đoạn khó khăn của ngành thép trong nước khi chi phí nguyên vật liệu ở mức cao, sự giảm giá của đồng nội tệ và chi phí lãi vay tăng cao. Thêm vào đó, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã dẫn tới sự sụt giảm của ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng - vốn chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép. Lượng tiêu thụ thép trong nước năm 2011 ước tính giảm khoảng 8% so với năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ tiêu thụ thép bình quân của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 128 kg thép/người năm 2010 so với mức bình quân 193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, yếu tố thuận lợi là ngành thép trong nước đang được đầu tư phát triển theo chiều sâu. Thép đã, đang và sẽ là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế.

Vì vậy, chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn cho ngành thép trong nước, mặc dù những thách thức về nhu cầu thấp và chi phí sản xuất cao mà các công ty thép nội địa phải đối mặt có thể tiếp tục trong năm 2012.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

9

Page 11: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1. Mục tiêu đầu tư xây dựngCông ty TNHH TM & SX Công nghiệp Dương Linh đầu tư xây dựng mới Nhà

máy nấu thép không gỉ tại Bà Rịa- Vũng Tàu với công suất 500 đến 1,000 tấn /tháng. Nhà máy được xây dựng nhằm sản xuất ra một lượng lớn thép không gỉ (inox) với công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong sản xuất, thân thiện với môi trường.

Nhà máy nấu thép không gỉ đi vào hoạt động nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động có chuyên môn của tỉnh, giúp các đơn vị gia công cơ khí trong tỉnh và các tỉnh phía Nam chủ động trong nguyên liệu. Đồng thời hoạt động của nhà máy sẽ góp phần giảm nhập siêu, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Bên cạnh đó, dự án còn mong muốn góp phần xây dựng và phát triển ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.

III.2. Sự cần thiết phải đầu tưThép không gỉ (inox) là vật liệu điển hình thuộc nhóm vật liệu kim loại, được sử

dụng nhiều trong các trong công nghiệp, y tế, đời sống. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế cả nước nói chung và thị trường thép không gỉ

nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tách mình ra khỏi những khó khăn chung, Công ty TNHH TM & SX Công nghiệp Dương Linh chúng tôi một mặt đầu tư xây dựng nhà máy nấu thép không gỉ, một mặt tập trung đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, lựa chọn những giải pháp tiết kiệm năng lượng, hoàn thiện công tác quản lý, chuyển hướng đầu tư bền vững, sản xuất sản phẩm có sự ổn định để phát huy năng lực của mình, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập và tiến tới xuất khẩu.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án Nhà máy nấu thép không gỉ là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

10

Page 12: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

IV.1. Vị trí đầu tư dự ánNhà máy nấu thép không gỉ do Công ty TNHH TM & SX Công nghiệp Dương

Linh đầu tư có quy mô khoảng 20,000 m2 được đặt tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.Nhà máy nằm ở đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương. Hiện tại, dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang được đầu tư xây dựng, đây là tuyến giao thông quan trọng nối liền vùng tam giác kinh tế Vũng Tàu - Đồng Nai - Thành Phố Hồ Chí Minh, được bằng ba đường Quốc lộ 51, 55, 56 qua ba hướng Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51 vừa được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 – 2.5 giờ xe ôtô chạy.

Do đó, xét về bài toán giao thông thì Nhà máy nấu thép không gỉ có một vị trí rất thuận lợi.

IV.2. Điều kiện tự nhiênKhu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng với khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Nhiệt độ trung bình nơi đây khoảng 26 – 270C, số ngày nắng trung bình trong năm là 261 ngày, lượng mưa trung bình khoảng 1,350 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình đạt 85%.

IV.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Cấp điện: Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 trạm biến điện trung gian,

trong đó trạm Vũng Tàu có dung lượng 106 MVA với 11 đường ra. Về đường dây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 đường dây 220 KV và 1 đường dây 100 KV nối liền Bà Rịa - Phú Mỹ - Long Bình. Theo định hướng năm 2012, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thêm đường dây 500 KV nối liền Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm.

Cấp nước: Hiện có 4 nhà máy nước, 2 trạm cấp nước với tổng công suất 62,000 m3/ngày cùng với hơn 150 km đường ống từ D100 - D760. Trong đó nhà máy nước mặt Sông Dinh công suất 30,000m3/ngày và nhà máy nước ngầm Bà Rịa 15,000 m3/ngày có nhiệm vụ cấp nước cho khu vực thị xã Bà Rịa và Tp Vũng Tàu. Nhà máy nước ngầm Mỹ Xuân công suất 10,000 m3/ngày cấp nước cho khu vực huyện Tân Thành chủ yếu là các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân và hệ thống cảng dọc theo sông Thị Vải . Trạm cấp nước Xuyên Mộc công suất 500 m3/ngày cung cấp nước cho khu vực thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc. Nhà máy nước mặt Ngãi Giao công suất 1,000 m3/ngày cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức và các vùng lân cận. Đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ cho hoạt động của các nhà máy.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

11

Page 13: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Thông tin: Có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ  đảm bảo liên lạc trong nước và quốc tế dễ dàng bao gồm điện thoại, điện thoại di động, Fax, Internet.

Khí đốt: Có tuyến ống khí 14 inch dẫn từ trung tâm khu vực đến và trạm giảm áp khí đặt tại khu công nghiệp, từ trạm giảm áp khí sẽ có các tuyến nhánh khí dẫn đến để cấp trực tiếp cho các nhà máy. Tuyến nhánh khí có đường kính 3 - 4 inch.

Giao thông: Đường bê tông nhựa tải trọng H30. Bao gồm các loại đường có chiều rộng 8m, 15m có hè đường cho người đi bộ kết hợp với hệ thống chiếu sáng, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp.

Hệ thống thoát nước: Tại khu vực xây dựng dự án sẽ có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt, một hệ thống thoát nước mưa và một hệ thống thoát nước thải công nghiệp.

Xử lý nước thải: Có nhà máy xử lý nước thải công suất 4.000 m3/ngày đêm.

IV.4. Kết luậnTừ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án có vị

trí rất thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, kinh tế và hạ tầng. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

12

Page 14: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

V.1. Phạm vi dự ánNhà máy nấu thép không gỉ đặt tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

V.2. Quy mô công suấtV.2.1. Quy mô diện tích sử dụng

- Tổng diện tích đất gần 20,000 m2 , diện tích đất sử dụng 2,000 m2

- Quy mô công suất của dự án: 500 – 1,000 tấn /tháng

V.2.2. Hạng mục đầu tư

STT HẠNG MỤC ĐVT Số lượng

I Hạng mục xây dựng nhà xưởng m2 2,0001 Nhà máy m2 1,8002 Nhà văn phòng m2 1003 Căn tin m2 1004 Cổng, hàng rào, cây xanh m2 600II Hạng mục máy móc thiết bị1 Lò nấu điện cái 12 Bình điện cái 13 Cần cẩu HT 14 Hệ thống làm lạnh HT 15 Máy đóng khuôn HT 16 Máy kéo máy 27 Máy cán máy 28 Máy định hình máy 39 Máy đánh bóng máy 110 Máy mài máy 311 Máy điều chỉnh nhiệt độ máy 112 Các loại máy phụ khác máy 113 Hê thống PCCC máy 114 Thiết bị điện thoại văn phòng HT 1

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

13

Page 15: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

V.3. Công nghệ nấu thép không gỉV.3.1. Thép không gỉ

Thép không gỉ, hay còn gọi là inox (từ gốc tiếng Pháp: inoxydable) là một loại thép hợp kim có chứa Cr (với hàm lượng Cr tối thiếu là 10.5% khối lượng), Ni, Fe. Nếu các loại thép thông thường khi tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa (như không khí, độ ẩm ...) sẽ tạo thành gỉ sắt và ăn mòn vào lớp vật liệu bên trong, thì trong thép không gỉ, khi hàm lượng Cr đủ cao, trên bề mặt nó sẽ hình thành một lớp màng thụ động là oxit crom có tác dụng ngăn cản quá trình tạo gỉ và ăn mòn vào lớp vật liệu bên trong khiến cho bề mặt nó luôn tạo cảm giác sáng bóng.

V.3.2. Tính chất và công dụng của một số nhóm thép không gỉ Thép không gỉ martensite

Đây là nhóm thép không gỉ có chứa 12 ~ 17% Cr. Nếu hàm lượng Cr ở giới hạn dưới (12 ~ 13%) thì phải khống chế hàm lượng C không quá 0.4% để tránh tạo thành quá nhiều cacbit crom, làm nghèo Cr ở phần kim loại nền và giảm tính chống gỉ. Nếu hàm lượng Cr lên tới 17% thì lượng C có thể cao 0.9 ~ 1.1% để tăng cơ tính (độ cứng) mà vẫn đảm bảo tính chống gỉ.

Chế độ nhiệt luyện của loại thép này: tôi ở 950 ~ 1100°C, môi trường nguội có thể là dầu hoặc không khí (do có %Cr cao nên dễ tôi), nhiệt độ ram tùy theo yêu c000ầu cụ thể nhưng phải chú ý tránh giòn ram loại II ở vùng nhiệt độ 350 ~ 575 °C (bằng cách nguội nhanh trong dầu, nếu nguội chậm sẽ hình thành Cr23C6 làm thép bị giòn và giảm khả năng chống ăn mòn).

Thép không gỉ martensite có tính chống ăn mòn cao trong môi trường nước ngọt, do hiệu ứng thụ động hóa của crom nên không bị ăn mòn trong môi trường axit HNO3 (nhưng bị ăn mòn trong các loại axit khác). Loại thép này với hàm lượng carbon thấp (VD: mác 410 của Mỹ) được dùng làm đồ trang sức, ốc vít không gỉ, chi tiết chịu nhiệt (dưới 450 °C) như cánh tuốc bin hơi .. Các mác có %C cao hơn (VD: 420) có độ cứng và giới hạn đàn hồi cao hơn được dùng làm lò xo không gỉ, dụng cụ đo ... Các mác có %C lên tới 0.9 ~ 1.0% (VD: 440, 440B) được dùng làm dụng cụ mổ (dao, kéo), chi tiết chịu nhiệt và chịu mài mòn như supap xả, một số loại ổ bi làm việc trong môi trường ăn mòn.

Thép không gỉ ferriteThép không gỉ ferrite có giới hạn đàn hồi cao hơn thép không gỉ austenite nhưng

mức độ hóa bền do biến dạng dẻo thếp hơn nên chúng thích hợp cho việc chế tạo các chi tiết bằng phương pháp biến dạng dẻo nguội (cán, kéo, gò, dập ...). Độ bền chống ăn mòn của chúng phụ thuộc hàm lượng Cr nhưng tốt nhất là ở trạng thái ủ. Để hạn chế hiện tượng ăn mòn cục bộ (ăn mòn điểm), phải tăng hàm lượng Cr lên trên 20% và tốt hơn là hợp kim hóa thêm 2% Mo để có thể sử dụng trong môi trường khí hậu biển, nước biển và axit.

Tùy theo hàm lượng Cr, thép không gỉ ferrite được chia thành 3 nhóm:* Nhóm thép chứa khoảng 13% Cr (VD: 405) có rất ít carbon (< 0.08%). Cho

thêm ~ 0.2%Al sẽ ngăn cản sự tạo thành austenit khi nung và tạo thuận lợi cho việc hàn. Nhóm thép này được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

14

Page 16: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

* Nhóm thép chứa tới 17% Cr (VD: 430) là nhóm thép không gỉ ferrite được dùng nhiều nhất vì chúng có thể thay thế thép không gỉ austenite trong điều kiện cho phép, lại không chứa Ni nên có giá thành rẻ hơn nhiều. Nhóm thép này được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất axit HNO3, hóa thực phẩm, kiến trúc ... Nhược điểm chính là khó hàn, khi nhiệt độ vượt quá 950 °C, vùng gần mối hàn trở nên giòn và bị ăn mòn theo biên hạt (có thể khắc phục bằng cách hạ thấp %C hoặc thêm Ti vào thép).

* Nhóm thép chứa từ 20 ~ 30% Cr (VD: 446, 446B) có tính chống oxy hóa cao (không bị tróc vẩy ở 800 ~ 900 °C).

Thép không gỉ austeniteThép không gỉ austenite là nhóm thép không gỉ có tổ chức austenite ngay cả ở

nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thường nhờ việc tăng hàm lượng Ni trong thép đến mức thích hợp. Điển hình cho loại thép này là các mác 304 ( 18 - 8) và 316 (18 - 10).

Các ưu điểm chính của nhóm thép này:+ Tính chống ăn mòn cao: hoàn toàn ổn định trong môi trường nước ngọt, nước

mặn, trong hơi nước bão hòa và quá nhiệt, trong các dung dịch muối. Trong môi trường axit: ổn định trong axit HNO3 với mọi nồng độ và nhiệt độ, trong axit H2SO4 nguội, trong axit HCl loãng. Vì vậy, chúng được dụng trong công nghiệp sản xuất axit, hóa dầu, thực phẩm và các chi tiết chịu nhiệt tới 900 ~ 1000 °C.

+ Tính dẻo cao (độ biến dạng 40 ~ 60%) nên dễ cán, dập, gò ở trạng thái nguội, thích hợp để chế tạo các loại bình, ống .. Cũng do có cấu trúc mạng lập phương tâm mặt nên nó không bị giòn ngay cả khi hạt lớn (do quá nung) và nhất là không có điểm chuyển biến dẻo - giòn. Vì vậy, chúng có thể dùng ở nhiệt độ rất thấp như ở vùng băng giá, làm bình chứa khí hóa lỏng và trong kỹ thuật lạnh.

+ Cơ tính đảm bảo: mặc dù không hóa bền được bằng phương pháp nhiệt luyện (do không có chuyển biến pha) nhưng lại hóa bền mạnh bằng biến dạng dẻo nguội. Nguyên nhân là do phần lớn austenite ở vùng bị biến dạng mạnh đã chuyển thành martensite (gọi là martensite biến dạng). Cũng vì nguyên nhân này, thép bị biến cứng rất nhanh sau mỗi lần biến dạng, để có thể biến dạng tiếp thì cần phải được ủ ở nhiệt độ thích hợp.

Những nhược điểm chính:+ Đắt tiền: do có chứa nhiều Ni, có thể giảm giá thành bằng cách dùng Mn thay

thế cho Ni như các trong các mác thép 201, 202 để chế tạo chi tiết làm việc trong môi trường ăn mòn yếu (axit hữu cơ, muối, kiềm) trong công nghiệp hóa thực phẩm.

+ Khó gia công cắt gọt: do dẻo quánh, phôi khó bó gãy. Có thể cải thiện bằng cách cho thêm selen hoặc tăng hàm lượng lưu huỳnh nhưng sẽ làm giảm chút ít khả năng chống ăn mòn của thép.

+ Bị ăn mòn trong một số trường hợp cụ thể: bị ăn mòn biên hạt ở vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn hoặc khi chi tiết phải thường xuyên làm việc ở vùng nhiệt độ 400 ~ 800 °C, bị ăn mòn tập trung (ăn mòn điểm), ăn mòn dưới ứng suất và các hiệu ứng tích

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

15

Page 17: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

lũy do ăn mòn và mỏi ... vì có sự tiết pha cacbit crom ở vùng biên hạt làm nghèo crom ở vùng liền kề và khiến chúng bị ăn mòn nhanh hơn. Có thể khắc phục bằng cách giảm lượng cacbon đến mức thấp nhất có thể hoặc hợp kim hóa thêm các nguyên tố tạo cacbit mạnh hơn Cr như Ti, Nb, Ta, Mo ... VD: các mác 316, 316L, 347 ..

Thép không gỉ austenite - ferriteLoại thép này có 18 ~ 28% Cr và 5 ~ 9% Ni, VD: mác 12X21H5T của Nga.Đặc điểm quan trọng của loại thép này là cơ tính rất tốt: hầu như không có hiện

tượng giòn của thép ferrite, giới hạn đàn hồi cao gấp 3 lần thép austenite. Ngoài ra, nhóm thép này cũng có độ bền chống ăn mòn đảm bảo, nhất là trong điều kiện chịu áp lực (ăn mòn ứng suất), hoặc chịu ăn mòn tập trung (ăn mòn điểm) và dạng hang hốc trong môi trường có tính xâm thực mạnh (ống xả, lỗ van xả, ống dẫn hơi hóa chất ...)

Thép không gỉ austenite - martensite (thép không gỉ hóa cứng tiết pha)Nhóm này có ít nhất hai ưu điểm: có thể gia công bằng biến dạng nguội và cắt gọt

ở trạng thái tương đối mềm, tiếp đến là có thể hóa bền bằng hóa già ở vùng nhiệt độ tương đối thấp để tránh biến dạng hoặc oxy hóa. VD: mác 361

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

16

Page 18: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

V.3.3. Quy trình sản xuất thép không gỉ

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

17

Phế liệu: Inox vụn vụn

Thép nóng chảy

Lò nấu

PhôiThỏi nóng đỏ

Máy mài

Máy đánh bóng

Thỏi thép không gỉ

Máy định hình(U, V, L, O….)

Thép thành phẩm(U, V, L, O……)

Cuộn dây láp(thành phẩm)

Máy kéo(nhiều kích cỡ)

Láp cuộn

Page 19: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VI.1. Tổng quan về các vấn đề môi trường khi thực hiện dự ánDự án Nhà máy sản xuất thép không gỉ được xây dựng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu, với công suất hoạt động từ 500 đến 1,000 tấn sản phẩm/tháng.Như đã trình bày ở chương III về sự cần thiết đầu tư dự án, thì khi dự án ra đời sẽ

tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tăng nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương cũng như trung ương; tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động tại địa phương, sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ làm nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực. Mặt khác, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có một lượng lớn công nhân từ các nơi khác tập trung tại đây, sự khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng đến người dân xung quanh, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực.

Triển khai xây dựng và hoạt động của dự án Nhà máy thép không gỉ (Inox) sẽ gây ra một số tác động đến môi trường tự nhiên như tác động đến môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.

Trong giai đoạn xây dựng dự án, hoạt động của máy móc thiết bị trên công trường và lao động trực tiếp tham gia xây dựng sẽ có những tác động đến môi trường như sau:

+ Tác động đến môi trường không khí: Từ quá trình đào đất, đào móng, san lấp mặt bằng sẽ phát sinh ra một lượng lớn bụi, khí thải, ngoài ra các loại khí thải như: Bụi, SO2, CO, NO2,… tiếng ồn, cũng phát sinh khi sử dụng các máy móc, phương tiện thi công (xe đào đất, đào móng, máy hàn, máy cắt, máy trộn bê tông…) và xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến khu vực dự án.

+ Tác động đến môi trường nước: Giai đoạn này sẽ tập trung một lượng lớn công nhân lao động. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên bề mặt xây dựng dự án sẽ cuốn theo đất, cát xây dựng… đây cũng là nguyên nhân phát sinh nước thải và chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường.

Trong giai đoạn hoạt động của dự án cũng sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm đến môi trường không khí, môi trường nước. Nguồn phát sinh như sau:

+ Tác động đến môi trường không khí: Bụi phát sinh trong các công đoạn xử lý và chuẩn bị nguyên liệu là vận chuyển, bốc dỡ, khử bỏ tạp chất trong nguyên liệu và phối trộn nguyên liệu…, tiếng ồn từ hoạt động của máy móc, thiết bị. Ngoài ra, đề phòng trong trường hợp mất điện, chủ đầu tư trang bị máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu là dầu DO cũng thải ra môi trường một lượng khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx…

Tiếng ồn phát sinh từ các công đoạn: Ráp cuộn, công đoạn kéo, mài, định hình và đánh bóng sản phẩm…

Nhiệt dư phát sinh từ công đoạn: Nấu nguyên liệu, công đoạn kéo…+ Tác động đến môi trường nước: Hoạt động của dự án sẽ sử dụng khoảng 50 lao

động, nguồn nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm bởi các chất như: BOD5, COD, Tổng N,

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

18

Page 20: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Tổng P, dầu mỡ… Toàn bộ lượng nước này được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Đối với nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất bẩn trên bề mặt như cát, đất… chủ đầu tư sẽ xây dựng các hố ga xung quanh khu vực nhà máy để thu gom toàn bộ nước mưa này sau đó được thải ra hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực.

Trong quá trình sản xuất, nước được sử dụng để rửa cao lanh trên khuôn cán, làm nguội khuôn, lò, máy móc, thiết bị...

+ Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt như thực phẩm thừa, giấy báo, túi nilong, vỏ hộp… Chất thải rắn công nghiệp: Bao bì nilong, bìa cartong, vụn thép,… Chất thải rắn nguy hại: Dầu nhớt thải từ quá trình bôi trơn máy móc, thiết bị, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải… Lượng chất thải này nếu không được thu gom và xử lý cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

VI.2. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật về môi trường- Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2005;- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/05/1998 của Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3;- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23/11/2003;- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều

của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006;- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải

nguy hại; - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;- QCVN 27 : 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;- TCVSLĐ 3733/QĐ-BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với không khí trong

nhà xưởng;- QCVN 03 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim

loại nặng trong đất;- QCVN 09 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

ngầm;- QCVN 05 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất không khí xung

quanh đối với các chất vô cơ;- QCVN 06 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh;- QCVN 14 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải

sinh hoạt;- QCVN 24:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

19

Page 21: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

- QCVN 07 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

VI.3. Đánh giá các nguồn gây tác động của dự án tới môi trườngVI.3.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Trong giai đoạn xây dựng dự ánTrong quá trình thi công xây dựng dự án, các loại phương tiện vận chuyển nguyên

vật liệu ra vào khu vực sẽ gây một lượng khí thải ra môi trường không khí. Tùy vào điều kiện thời tiết (tốc độ gió), chất lượng của các tuyến đường ... mà lượng bụi sinh ra nhiều hay ít, đặc biệt vào những ngày khô, nắng và gió mạnh lượng bụi sẽ phát sinh lớn hơn rất nhiều lần so với những ngày trời bình thường. Tuy thời gian gây ô nhiễm không liên tục, song nồng độ bụi cao cục bộ và theo diện rộng theo hướng di chuyển của phương tiện hoặc theo chiều gió có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án sẽ phát sinh bụi chủ yếu từ công đoạn đào đất, đào móng… sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm như: CO, NO2, SO2…, chủ yếu từ các động cơ (máy ủi, máy xúc, xe vận chuyển…).

Khi đào đất, đào móng sẽ sinh ra một khối lượng bụi cục bộ như bụi đất, cát, bụi phát sinh từ các công đoạn bốc dỡ các vật liệu xây dựng như: Xi măng, cát xây dựng, đá và sắt thép… Mặt khác, bụi còn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trình. Các tác nhân gây bụi này thường xảy ra tại nơi xây dựng và ảnh hưởng chủ yếu đến công nhân xây dựng là chính.

Trong giai đoạn hoạt động của dự ánBụi, khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất: Chuẩn bị nguyên liệu như sàn, loại

bỏ tạp chất, công đoạn nấu nguyên liệu, láp cuộn, kéo, định hình sản phẩm, công đoạn mài và đánh bóng sản phẩm… khí thải chủ yếu là bụi, hơi khí từ các vụn thép đổ vào lò, các hợp chất hữu cơ có ở inox vụn gồm bụi từ kim loại, CO, CO2, SO2 và NOx, VOC.

Đối tượng bị tác động chính là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất và vận hành trong nhà máy. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo hành máy móc thiết bị một cách hợp lý và đúng yêu cầu kỹ thuật cũng đảm bảo các tác động gây ra.

Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, mật độ giao thông của khu vực cũng tăng lên do có sự hoạt động của nhân viên làm việc bên trong nhà máy, các phương tiện sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu Diesel (DO). sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm đến không khí. Thành phần của khí thải chủ yếu là CO x, NOx, SOx, CxHy, Aldehyd, bụi. Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, lưu lượng lưu thông tương đối thấp, không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động.

Để ổn định cho hoạt động của khu vực trong trường hợp lưới điện có sự cố, Chủ đầu tư sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 1,000 KVA, nguyên liệu sử dụng là dầu DO. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 105 kg dầu DO/h. Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30% và các loại khí thải phát sinh ra môi trường chủ yếu là CO, SO2, NO2…

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

20

Page 22: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Do đặc điểm của quá trình công nghệ là dùng nhiệt trong một số công đoạn như nấu thép nóng chảy, đổ khuôn, láp cuộn, kéo… cho nên nhiệt độ trong môi trường lao động sẽ cao hơn khá nhiều so với nhiệt độ không khí bên ngoài. Nhiệt độ cao không ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài mà chủ yếu trực tiếp đến sức khỏe của người công nhân lao động trong nhà bảo trì, gây những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất nhiều mồ hôi, kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng như các ion Na, K, Fe… Nhiệt độ cao cũng tác động đến cơ tim như làm tăng chức năng làm việc của tim, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương…

VI.3.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Trong giai đoạn xây dựng dự án

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án: Nước mưa chảy tràn trên công trường

xây dựng sẽ cuốn theo đất cát, rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong quá trình xây dựng… chảy tràn xuống mương thoát nước chung của khu vực, loại nước này có chứa nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng.

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Nước thải sinh hoạt với hàm lượng BOD, COD cao nếu không được xử lý có thể làm ô nhiễm môi trường tại khu vực dự án. Ước tính, khi công trình xây dựng sẽ có khoảng 50 công nhân làm việc, tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân xây dựng trên công trường là 100 lít/người.ngày, lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 5m3/ngày.

+ Nước thải thi công: Trong quá trình thi công xây dựng, một lượng nước thải thi công sẽ phát sinh do quá trình súc rửa thiết bị, bồn chứa, nước rửa xe thi công trước khi ra khỏi công trường. Lượng nước thải này có thành phần chủ yếu là đất cát, xi măng và có thể có nhiễm dầu từ quá trình rửa xe.

Trong giai đoạn hoạt động của dự án+ Nước thải sinh hoạt: Theo ước tính có khoảng 50 người sinh hoạt hằng ngày bao

gồm nước thải sinh hoạt của nhân viên, và công nhân làm việc... nhu cầu sử dụng nước là 120 lít/người.ngày như vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt sẽ là Q1 = 6 m3/ngày, lượng nước thải bằng 80% nước cấp, vậy lượng nước thải là:

Qnt = 6 x 80% = 4,8 m3/ngàyNồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bao gồm: BOD5 : 515mg/l; COD :

968,5mg/l; TSS : 1.114mg/l; Amoni : 61,5 mg/l; Tổng N : 93,7mg/l; Tổng P : 23,7mg/l. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ

lửng, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh cao, với nồng độ các chất nêu trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu nước thải này không được xử lý hiệu quả.

+ Nước thải sản xuất: Trong quá trình sản xuất, công ty chỉ sử dụng nước cho các công đoạn làm mát máy móc, thiết bị, nước rửa sàn và vệ sinh máy móc, loại nước này chủ yếu là chứa các chất rắn lơ lững, nồng độ gây ô nhiễm thấp.

+ Nước mưa chảy tràn:

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

21

Page 23: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

+ Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l+ Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l+ COD : 10 – 20 mg/l+ Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l

Nước mưa chảy tràn trên đường giao thông được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa chung của khu vực. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét. Vì vậy, tác động từ nước mưa chảy tràn trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động là không đáng kể.

VI.3.3. Chất thải rắn Trong giai đoạn xây dựng dự án

+ Chất thải rắn sinh hoạtKhi công trường hoạt động, lượng công nhân làm việc tại đây trung bình sẽ có

khoảng 50 người, hệ số phát thải rác thải sinh hoạt cho khu vực công trường là 0,5 kg/người.ngày. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 25 kg/ngày.

+ Chất thải rắn xây dựngThành phần chủ yếu là vật liệu xây dựng rơi vãi như xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, xà

bần, sắt vụn, gỗ cốp pha, nhựa vụn.... Phần chất thải này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất mỹ quan của khu vực.

+ Chất thải nguy hạiHoạt động của các xe máy công trình sẽ làm phát sinh ra một lượng chất thải nguy

hại như các loại dầu, mỡ và giẻ lau ngấm dầu mỡ, dầu mỡ tách ra từ khu vực rửa xe máy, bao bì đựng hóa chất thải, bóng đèn huỳnh quang hư… Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường.

Đây là các loại chất thải được phân loại là chất thải nguy hại và sẽ được quản lý theo đúng quy định.

Trong giai đoạn hoạt động của dự án+ Chất thải rắn sinh hoạtChất thải rắn thải ra chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh từ

các phân xưởng, khu vực văn phòng, nhà vệ sinh... với số lượng nhân viên là 50 người, ước tính lượng thải bình quân khoảng 0.5 kg/người/ngày, thì mỗi ngày có khoảng 25 kg/ngày. Rác thải sinh hoạt có thành phần:

Các hợp chất có thành phần hữu cơ: Thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa, giấy báo, thùng cartong….;

Các hợp chất có thành phần vô cơ: Bao nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại…;

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

22

Page 24: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Chất thải sinh hoạt có chứa các thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi muỗi,… Đây là vật trung gian gây bệnh cho người và có thể phát triển thành dịch.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng sẽ bị phân hủy kị khí hay hiếu khí, sinh ra các khí như CO, CO2, CH4, H2S, NH3,… gây mùi hôi.

Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống và gây mất mỹ quan nếu không được thu gom và vận chuyển đi xử lý.

+ Chất thải rắn sản xuất:Vụn kim loại khi chuẩn bị nguyên liệu, công đoạn mài và định hình sản phẩm;Các loại bao bì đựng nguyên liệu, bao bì chứa sản phẩm bị lỗi...Các vật liệu phụ sinh ra trong quá trình lắp ráp, hệ đường ống, hệ thống bơm.

+ Chất thải rắn nguy hạiBên cạnh chất thải rắn sản xuất, trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cũng

như các vật dụng khác sẽ tạo ra một lượng chất thải nguy hại như: Dầu nhớt thải từ quá trình bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, hộp mực in thải…

VI.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trườngVI.4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Giai đoạn thi công xây dựng dự án:Để hạn chế bụi tại khu vực công trường, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa

các công đoạn thi công: Phát quang mặt bằng, vận chuyển thực bì, san ủi, đào đất, đào móng. Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa.

- Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển; Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm; Che chắn khu vực thi công để cô lập với xung quanh bằng tường Panel cao tối thiểu 3m nhằm hạn chế ồn và bụi khi thi công xây dựng. Khi dự án được xây dựng lên cao trên 5m sẽ tiến hành dựng lưới đỡ nhằm ngăn chặn vật liệu xây dựng rơi rớt gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh dự án.

- Tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí.

- Việc vận chuyển xà bần từ cao xuống phải chuyển dần bằng các hộp gen và thùng chứa. Thùng chứa phải có nắp đậy bằng vải nylon hoặc bằng vải bạt tránh bụi bốc lên cao khi đổ xuống hoặc do gió cuốn lên cao.

- Xà bần sẽ được vận chuyển trong ngày, tránh ùn tắt và tồn đọng trên công trường nhằm hạn chế bị nước mưa cuốn vào các cống rãnh gây tắt nghẽn dòng chảy.

- Lập trạm rửa xe trước khi ra khỏi công trường.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

23

Page 25: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Trong giai đoạn hoạt động của dự ánTại những công đoạn phát sinh ô nhiễm bụi và các chất khí độc hại cần thu hồi

bụi bằng các chụp hút sau đó dẫn về các thiết bị lọc bụi ống tay áo, thiết bị lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện. Đối với nồng độ của các chất độc hại như SO2, NO2, CO, VOC... thải vào môi trường xung quanh có thể sử dụng phương pháp hấp thụ, phương pháp này được thực hiện bằng thiết bị xử lý hấp thụ dạng đệm hoặc dạng đĩa. Dung dịch hấp thụ có thể là nước hoặc dung dịch kiềm loãng.

Tại các công đoạn lắp cuộn, mài, kéo… các loại bụi kim loại phát sinh có trọng lượng lớn hơn nên dễ sa lắng. Vì vậy, công nhân làm việc sẽ thu gom và tái sử dụng lại.

Các vấn đề môi trường cần xem xét về hệ thống nhà xưởng như:- Lựa chọn hướng nhà hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông

gió tự nhiên, góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà xưởng.- Xác định kích thước vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục

công trình của nhà máy cũng như giữa các nhà máy luyện gang thép và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy, chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh.

- Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, kho bãi, khu hành chính và có dải cây xanh ngăn cách. Tỷ lệ cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của nhà máy tối thiểu phải đạt 15%. Các hệ thống thải khí, ống khói cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lý.

- Khu vực bố trí trạm điện, khu xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải cần được đặt ở phía cuối hướng gió chủ đạo của khu vực.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải.- Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính

xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.

VI.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Giai đoạn thi công xây dựng dự án

Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp để kiểm soát nước thải do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường, bao gồm:

- Tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương để hạn chế việc công nhân sẽ lưu trú vào ban đêm tại công trường trong thời gian thi công;

- Trang bị các nhà vệ sinh lưu động tạm thời cho công nhân xây dựng, tránh trường hợp nước thải sinh hoạt bị cuốn theo nước mưa gây ô nhiễm môi trường nước mặt;

- Chất thải trong nhà vệ sinh lưu động sẽ được dịch vụ cho thuê nhà vệ sinh mang đi đổ thải đúng quy định. Khi giai đoạn thi công kết thúc, nhà vệ sinh lưu động sẽ được trả lại dịch vụ cho thuê;

Mặt khác do dự án thi công theo phương thức cuốn chiếu nên lượng nước thải phát

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

24

Page 26: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

sinh từ quá trình sinh hoạt là tương đối nhỏ. Khi dự án đã thi công xong phần nhà vệ sinh thì nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ được dẫn vào bể tự hoại của khu nhà vệ sinh của dự án

Giai đoạn hoạt động của dự ánNước thải phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước

thải sản xuất từ khâu giải nhiệt, làm mát sản phẩm, vệ sinh máy móc thiết bị, rửa sàn… Nước thải được tập trung về hệ thống thu gom nước thải:

Hệ thống cống thoát nước thải của khu quy hoạch được thiết kế xây dựng riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ hoạt động của nhà máy sẽ được xử lý đạt mức quy định trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.

Nước mưa chảy tràn: Hệ thống cống được bố trí dọc theo hai bên của công ty, trên các đoạn cống bố trí các hố ga có miệng thu để thu nước mưa từ các tuyến đường vào. Nguồn nước được tập trung đổ về các hố ga, theo các tuyến ống góp nhánh và tập trung chảy về tuyến ống chính, rồi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Khoảng cách giữa các hố ga thay đổi từ 20 – 40 m tuỳ vị trí và kích thước của cống. Độ dốc cống đảm bảo khả năng tự làm sạch i>1/D, độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,7 m.

Nước mưa thuộc loại khá sạch, do đó chỉ áp dụng biện pháp thu gom và cho lắng cặn đối với nước mưa chảy tràn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thu gom nước mưa chung.

Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được thu gom chôn lấp đúng nơi quy định

VI.4.3. Chất thải rắn Giai đoạn thi công xây dựng dự án

Các loại chất thải trong quá trình xây dựng sẽ được tập trung tại bãi chứa quy định. Các loại chất thải rắn đất, cát, đá được thu gom liên tục trong quá trình xây dựng và tận dụng để san lấp mặt bằng. Phần còn lại như chất thải rắn sinh hoạt, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý.

Giai đoạn hoạt động của dự ánTrong giai đoạn hoạt động, chất thải rắn phát sinh bao gồm:- Chất thải rắn sinh hoạt: Sử dụng các thùng chứa rác 660l, trên mỗi thùng có

hướng dẫn các loại rác được bỏ vào (bao gồm có 2 loại: thùng rác hữu cơ và thùng rác vô cơ), chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom vào cuối ngày.

- Chất thải rắn sản xuất: Toàn bộ lượng chất thải rắn sẽ thu gom và lưu trữ tại kho chứa phế liệu, lượng chất thải rắn có khả năng tái chế, sẽ bán lại cho đơn vị thu mua phế liệu, phần còn lại sẽ được Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Chất thải nguy hại: Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được thu gom, phân loại, lưu giữ vào đúng nơi quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng để mang xử lý, tiêu hủy theo đúng Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

25

Page 27: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

VI.5. Phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường Phòng chống cháy nổ

Tham gia và hợp tác các buổi tuyên truyền về PCCC của địa phương tổ chức;Nội quy PCCC được phát và yêu cầu niêm yết tại mỗi khu;Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật;Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Các phương tiện chữa

cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và luôn trong tình trạng sẵn sàng;Kiểm tra dây điện tránh tình trạng quá tải trên đường dây;Nhân viên vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có

sự cố.Kiểm tra hệ thống chống sét, rò rỉ;Bố trí các hạng mục công trình trong khuôn viên phù hợp với yêu cầu PCCC sao

cho xe cứu hỏa có thể đến được gần tất cả các vị trí khi có sự cố cháy nổ xảy ra.Lắp đặt và sử dụng các hệ thống tiếp đất cho thiết bị dung điện;Đối với bộ phận nhập thép phế liệu phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ các loại vật

liệu nổ và các hoá chất độc hại có thể lẫn trong sắt thép phế liêụ. Đối với xưởng sản xuất oxy, phải đảm bảo quy trình công nghệ chặt chẽ.

Đối với nhà xưởng nơi đặt lò nung, các chất thải rắn trên nền nhà xưởng có thể gây thương tích khi công nhân đi lại. Do đó cán bộ, công nhân trong nhà máy phải nghiêm túc thực hiện tốt nội quy và kỷ luật lao động.

Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao độngNhà máy thực hiện tất cả các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động, các quy định,

tiêu chuẩn, yêu cầu liên quan của Bộ luật Lao động theo Nghị định 06/CP của chính phủ Việt Nam kí ngày 20/01/2005. Các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân được áp dụng:

Trang bị quần áo và thiết bị bao hộ lao động cho công nhân, tạo điều kiện cho người lao động làm việc thoải mái, dễ chịu;

Thường xuyên phổ biến cho công nhân các kiến thức về an toàn lao động khi vận hành máy móc và thiết bị;

Khi xảy ra sự cố ngộ độc hóa chất dung môi và ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng chuyển người bị nạn ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, chuyển đến nơi an toàn và thông thoáng và đưa ngượi bị nạn đến bệnh viện.

Trang bị tủ thuốc y tế để sơ cứu người bị nạn;Hướng dẫn công tác sơ cứu và cấp cứu cho công nhân;Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn lao động, nhắc nhở công tác an toàn

lao động cho công nhân bằng các bảng nội quy đặt tại các vị trí dễ nhìn trong khu vực sản xuất của Nhà máy;

Trang bị các biển báo tại các khu vực nguy hiểm;

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

26

Page 28: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Đảm bảo chiếu sáng cho những khu vực làm việc;Tổ chức các chương trình kiểm tra và giám định sức khoẻ định kỳ cho cán bộ,

công nhân viên;Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do Bộ Y tế

ban hành nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động;Thành lập phòng môi trường chuyên trách về vệ sinh, môi trường và an toàn lao

động. Các nhân viên môi trường này có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn cho cán bộ, công nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động;

Giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi trường và ý thức kỷ luật lao động.

VI.6. Kết luậnDựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá

trình thực thi dự án có thể tạo ra những tác động ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài. Bên cạnh đó, những công nghệ hiện đại và những biện pháp hữu hiệu mà chúng tôi sử dụng sẽ làm giảm tối đa những nguy hại xấu đến môi trường.

Cuối cùng, Công ty TNHH TM & SX Công nghiệp Dương Linh chúng tôi khẳng định dự án “Nhà máy nấu thép không gỉ” không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Đồng thời cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường, hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi đi vào hoạt động sản xuất.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

27

Page 29: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy nấu thép không gỉ” được

lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây :- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số

14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự

án đầu tư và xây dựng công trình;- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý

chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ Tướng chính phủ về “Cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản phẩm sản xuất cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015”;

- Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc “ Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020”;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

28

Page 30: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

VII.2. Nội dung tổng mức đầu tưVII.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy nấu thép không gỉ”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: Chi phí xây dựng nhà xưởng, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng).

Chi phí mua nhà xưởngNhà xưởng bao gồm các hạng mục nhà máy, nhà văn phòng, căn tin, ngoài ra còn

phải bố trí cảnh quan khu vực chung và hàng rào cổng.

Bảng các hạng mục nhà xưởngĐVT :1,000đ

STT

HẠNG MỤC GTTRƯỚC THUẾ

VAT GT SAU

THUẾI Chi phí mua nhà xưởng

1 Nhà máy 4,909,091 490,909 5,400,0002 Nhà văn phòng 363,636 36,364 400,0003 Căn tin 272,727 27,273 300,0004 Cổng, hàng rào, cây xanh 654,545 65,455 720,000

TỔNG 6,200,000 620,000 6,820,000

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

29

Page 31: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Chi phí máy móc thiết bịChi phí mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất bao gồm :

Bảng các máy móc thiết bị đầu tưĐVT : 1,000 đ

STT HẠNG MỤC GTTRƯỚC THUẾ

VAT GT SAU THUẾ

II Chi phí máy móc thiết bị1 Lò nấu điện 3,528,455 352,845 3,881,3002 Bình điện 2,863,636 286,364 3,150,0005 Cần cẩu 114,436 11,444 125,8806 Hệ thống làm lạnh 76,291 7,629 83,9207 Máy đóng khuôn 972,709 97,271 1,069,9808 Máy kéo 227,273 22,727 250,0009 Máy cán 100,000 10,000 110,00010 Máy định hình 681,818 68,182 750,00011 Máy đánh bóng 500,000 50,000 550,00012 Máy mài 180,000 18,000 198,00013 Máy điều chỉnh nhiệt độ 76,291 7,629 83,92014 Các loại máy phụ khác 1,487,673 148,767 1,636,44015 Hê thống PCCC 50,000 5,000 55,00016 Thiết bị điện thoại văn

phòng50,000 5,000 55,000

TỔNG CỘNG 10,908,582 1,090,858 11,999,440

Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư

xây dựng công trình.Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc

quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra

thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây

dựng công trình;Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết

toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

30

Page 32: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;Chi phí khởi công, khánh thành;

=> Chi phí quản lý dự án = (GNX+GTB) x 2.371% = 446,184,000 (3)GNX: Chi phí nhà xưởngGTB: Chi phí thiết bị, máy móc

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm:- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;- Chi phí lập hồ sơ mời thầu để mua sắm thiết bị ;- Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị;- Chi phí kiểm tra tính đồng bộ của hệ thống thiết bị ; Chi phí lập dự án = (GNX + GTB) x 0.875% = 164,708,000 đ Chi phí lập HSMT mua máy móc thiết bị: GTB x 0.408% = 48,929,000 đ Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị: GTB x 0.837% = 100,443,000 đ Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị : GTB x 0.15% = 17,999,000 đ

=> Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng =332,078,000 đ (4)

Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi chi phí thiết bị; chi phí

quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;Chi phí vận hành thí nghiệm máy móc; Chi phí kiểm toán= (GXL +GTB) x 0.322% = 60,646,000 đ Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GNX+GTB) x 0.201% =

37,851,000 đ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường = 55,000,000 đ

=> Chi phí khác =153,496,000 đ (5)

Dự phòng phíDự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.=> Chi phí dự phòng=(GNx+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)x10%=1,975,120,000 đ (7)

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

31

Page 33: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

VII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tưBảng Tổng mức đầu tư

ĐVT: 1,000 đSTT HẠNG MỤC GT

TRƯỚC THUẾ

VAT GT SAU THUẾ

I Chi phí mua nhà xưởng 6,200,000 620,000 6,820,000

II Chi phí máy móc thiết bị 10,908,582 1,090,858 11,999,440III Chi phí quản lý dự án 405,622 40,562 446,184IV Chi phí tư vấn đầu tư xây

dựng301,889 30,189 332,078

1 Chi phí lập dự án 149,734 14,973 164,7082 Chi phí lập HSMT mua sắm

thiết bị44,481 4,448 48,929

3 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

91,311 9,131 100,443

4 Chi phí kiểm tra tính đồng bộ hệ thống thiết bị

16,363 1,636 17,999

V Chi phí khác 139,542 13,954 153,4961 Chi phí kiểm toán 55,132 5,513 60,6462 Chi phí thẩm tra phê duyệt

quyết toán34,410 3,441 37,851

3 Báo cáo đánh giá tác động môi trường

50,000 5,000 55,000

VII CHI PHÍ DỰ PHÒNG 1,795,564 179,556 1,975,120TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

19,751,199 1,975,120 21,726,319

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

32

Page 34: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

VII.3. Nhu cầu vốn lưu động Ngoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng trong giai đoạn đầu; khi

dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động.Vốn lưu động của dự án bao gồm tiền mặt chiếm 20% chi phí hoạt động, khoản

phải trả chiếm 10% chi phí hoạt động ngoài ra còn có hàng tồn kho.

Bảng nhu cầu vốn lưu động

ĐVT: 1,000 đNăm 2011 2012 2013 2014Hạng mục 0 1 2

1 Tiền mặt 0 9,952,990 31,773,573 35,185,713Thay đổi tiền mặt 0 9,952,990 21,820,583 3,412,140

2 Khoản phải trả 0 4,976,495 15,886,787 17,592,857Thay đổi khoản phải trả 0 (4,976,495) (10,910,292) (1,706,070)

3 Hàng tồn kho 0 3,000,000 5,842,500 6,595,830Thay đổi hàng tồn kho 0 (3,000,000) (2,842,500) (753,330)

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

33

Page 35: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

VIII.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tưĐVT : 1,000 đ

STT Khoản mục chi phíThành tiền trước thuế

VATThành tiền

sau thuế

1 Chi phí xây lắp 6,200,000 620,000 6,820,0002 Chi phí máy móc thiết bị 10,908,582 1,090,858 11,999,4403 Chi phí quản lý dự án 405,622 40,562 446,1844 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 301,889 30,189 332,0785 Chi phí khác 139,542 13,954 153,4966 Dự phòng phí 1,795,564 179,556 1,975,120

Cộng 19,751,199 1,975,120 21,726,319

VIII.2. Tiến độ sử dụng vốn ĐVT: 1,000 đ

STT Hạng mục Quý II/2012 Năm 2013 Tổng cộng1 Chi phí xây lắp 5,456,000 1,364,000 6,820,0002 Chi phí máy móc thiết bị 5,999,720 5,999,720 11,999,4403 Chi phí quản lý dự án 446,184 446,1844 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 332,078 332,0785 Chi phí khác 153,496 153,4966 Dự phòng phí 1,975,120 1,975,1207 Cộng 14,362,599 7,363,720 21,726,319

Theo dự kiến, nhà xưởng sẽ được xây dựng hoàn tất trong quý II/2012, sau đó dự

án chính thức đi vào hoạt động quý III/2012, năm đầu tiên Nhà máy chỉ sản xuất thỏi cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2013, đầu tư mở rộng thêm nhà xưởng và máy móc thiết bị sản xuất dây chuyền từ thỏi tạo ra sợi láp và thép V, U, L, O…

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

34

Page 36: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

VIII.3. Nguồn vốn thực hiện dự ánĐVT: 1,000 đ

STT Hạng mục Quý II/2012 Năm 2013 TỔNGVốn chủ sở hữu 14,362,599 7,363,720 21,726,319

  Cộng 14,362,599 7,363,720 21,726,319

Theo dự kiến chủ đầu tư sẽ bỏ toàn bộ vốn của mình với tổng mức đầu tư 21,726,319,000 đồng (Hai mươi mốt tỷ bảy trăm hai mươi sáu triệu ba trăm mười chín ngàn đồng).

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

35

Page 37: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở

tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án trong thời gian hoạt động là 15 năm, dự án sẽ đi vào hoạt động từ quý III/2012 và mở rộng xây dựng thêm đến năm 2014 hoàn thành.

- Vốn chủ sở hữu 100%;- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;- Doanh thu của dự án thu được từ sản xuất các dây chuyền sản xuất gạch nhẹ bê

tông và dây chuyền sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu;- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường

thẳng. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án: 25%/ năm.

IX.2. Tính toán chi phí của dự ánIX.2.1. Chi phí nhân công

Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 50 người, trong đó :- Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung gồm :+ Giám đốc : 1 người Chịu trách nhiệm chính đối với toàn bộ hoạt động của nhà máy.+ Phó giám đốc : 1 người Phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà máy, báo cáo trực tiếp cho

Giám đốc.- Bộ phận hành chính: 1 ngườiChịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và điều phối công việc do Giám đốc phân

công.- Bộ phận nhân sự - tiền lương: 2 người Phụ trách nhân sự và chịu trách nhiệm tiền lương của công nhân viên.- Bộ phận kế hoạch kinh doanh: 3 ngườiChịu trách nhiệm lên kế hoạch và triển khai thực hiện phương án kinh doanh cho

hoạt động của nhà máy.- Bộ phận kế toán: 2 ngườiChịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh của

Giám đốc đưa ra.- Bộ phận kỹ thuật: 3 ngườiChịu trách nhiệm quản lí, hướng dẫn, giải quyết các vấn đề trong lắp đặt và sữa

chữa dây chuyền sản xuất.- Thủ kho: 2 người

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

36

Page 38: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Chịu trách nhiệm quản lí theo dõi hàng hóa nhập - xuất kho.- Lao động sản xuất trực tiếp: công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân vận

chuyển: 37 người.Tham gia sản xuất ở nhà máy và vận chuyển hàng hóa nhập xuất kho.Chi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên, phụ cấp

và các khoản chi phí BHXH,BHYT, trợ cấp khác.,…mỗi năm chi phí này ước tính trung bình khoảng 5,713,400,000 đồng, lương nhân viên tăng khoảng 3%/năm. Chi phí lương cụ thể như bảng sau:

ĐVT: 1,000 đ

TT Chức danh SL LCBPhụ cấp

Tổng lương tháng

Chi phí BHXH, BHYT (tháng)

Tổng lương năm

Chi phí BHXH, BHYT (năm)

I Quản lý 13     239,000 47,800 3,107,000 573,600

1 Ban giám đốc 2 12,000 3,000 30,000 6,000 390,000 72,0002 Hành chính 1 5,000 1,000 6,000 1,200 78,000 14,4003 Nhân sự - tiền lương 2 5,000 1,000 12,000 2,400 156,000 28,8004 Kế hoạch - kinh doanh 3 3,000 1,000 12,000 2,400 156,000 28,8005 Kế toán 2 3,500 1,000 9,000 1,800 117,000 21,6006 Kỹ thuật 3 7,000 1,000 24,000 4,800 312,000 57,6007 Thủ kho 2 6,000 1,000 14,000 2,800 182,000 33,600II Công nhân trực tiếp 37     132,000 26,400 1,716,000 316,800

1 Công nhân sản xuất 32 3,000 500 112,000 22,400 1,456,000 268,8002 Công nhân vận chuyển 5 3,500 500 20,000 4,000 260,000 48,000  TỔNG CỘNG 50     371,000 74,200 4,823,000 890,400

IX.2.2. Chi phí hoạt động Chi phí quảng cáo, tiếp thịChi phí hoạt động này sẽ được trích ra từ 1% doanh thu hằng năm, chi phí quảng

cáo tiếp thị năm đầu tiên là 570,000,000 đồng.

Chi phí điện nướcChi phí điện nước bằng 2% doanh thu mỗi năm, tổng chi phí của năm đầu hoạt

động là 1,140,000,000 đồng.

Chi phí bảo trì máy móc thiết bịChi phí này ước tính bằng 2% chi phí mua máy móc thiết bị, trong năm đầu tiên

do công suất hoạt động thấp nên chi phí bảo trì máy móc thiết bị thấp hơn các năm sau, dự kiến chi phí này tăng 2%/ năm.

Chi phí bảo hiểm máy móc, thiết bịChi phí mua bảo hiểm cho các loại máy móc, thiết bị sử dụng bằng 1.5% giá trị

máy móc thiết bị, chi phí này tăng 3%/năm.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

37

Page 39: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Chi phí vận chuyểnChi phí vận chuyển chiếm 3% doanh thu mỗi năm.

Chi phí quỹ phúc lợi, BHYT, BHXH, trợ cấp thất nghiệp, khen thưởng…Theo quy định, chi phí này khoảng 25% chi phí lương, chi phí này theo quy định

gồm 20% chi BHYT, BHXH và 5% chi cho các khoản trợ cấp khen thưởng, ước tính năm đầu tiên khoảng 445,200,000 đồng/năm.

Chi phí văn phòng phẩm, điện thoạiChi phí này chiếm khoảng 1% doanh thu hằng năm.

Chi phí phế liệu sản xuấtChi phí này chiếm 75% doanh thu của sản phẩm.

Chi phí khác Chi phí này chiếm 10% các loại chi phí từ dự án.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁNĐVT: 1,000 đ

Năm 2012 2013 2014 2015Hạng mục 0 1 2 3Chi phí quảng cáo, tiếp thị 570,000 1,829,175 2,027,005 2,224,732Chi phí điện, nước 1,140,000 3,658,350 4,054,010 4,362,220Chi phí bảo trì máy móc thiết

bị119,994 239,989 244,789 249,684

Phí bảo hiểm 89,996 179,992 183,591 189,099Chi phí vận chuyển 1,710,000 5,487,525 6,081,016 6,543,330Quỹ phúc lợi, bảo hiểm thất

nghiệp, trợ cấp, khen thưởng

445,200 890,400 908,208 926,372

Văn phòng phẩm, điện thoại 570,000 1,829,175 2,027,005 2,181,110Chi phí mua phế liệu sản xuất 42,750,000 137,188,125 152,025,390 163,583,262Chi phí khác 2,369,760 7,565,137 8,377,551 9,012,991TỔNG CỘNG 49,764,950 158,867,867 175,928,565 189,272,802

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

38

Page 40: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

IX.3. Doanh thu từ dự ánDoanh thu của dự án từ sản phẩm thỏi, thép U, V, O, I và láp. Năm đầu chỉ sản

xuất thép thỏi, qua năm sau sản xuất thỏi và một phần dùng cho công đoạn sản xuất thép U, V, O, I và láp. Năm đầu công suất hoạt động của dự án 80% các năm sau thị trường ổn định thì công suất tăng dần lên đến năm 2015 đạt 100%.

Thỏi Năm đầu hoạt động, giá bán 25,000,000 đồng/tấn, giá bán này tăng khoảng

2%/năm. Doanh thu năm đầu tiên hoạt động là 57,000,000,000 đồng cho hai quý III,IV/2012.

Thép U, V, I, O và lápBắt đầu sang năm 2013 sẽ đầu tư thêm máy móc sản xuất thỏi ra thép U, V, O, I và

láp. Giá bán sản phẩm năm đầu tiên là 20,000,000 đồng/tấn, giá tăng 2%/năm. Doanh thu của sản phẩm năm 2012 là 45,600,000,000 đồng.

Sau đây là bảng tổng hợp doanh thu của dự án qua các năm:ĐVT : 1,000 đồng

NĂM 2012 2013 2014 2015TÊN SẢN PHẨM 1 2 3 4Thỏi

Hiệu suất sản xuất 80% 90% 95% 100%+Số lượng sản xuất (tấn) 2,400 5,400 5,700 6,000+ Số lượng thỏi giữ lại 2,400 2,700 2,850 3,000+ tỷ lệ sản xuất thép U, V, I, O và láp

100% 50% 50% 50%

Tổng số lượng 2,400 5,520 5,835 6,143+ Tỷ lệ tồn kho 5% 5% 5% 5%+Số lượng tồn kho 120 135 143 150+Số lượng tiêu thụ 2,280 5,385 5,692 5,993+ Đơn giá 25,000 25,500 26,010 26,530+ Doanh thu 57,000,000 137,317,500 148,048,920 158,995,489Thép U, V, I, O - Láp

Hiệu suất sản xuất 0% 80% 90% 95%Số lượng sản xuất ( tấn) 0 2,400 2,700 2,850Tổng số lượng dây chuyền

0 2,400 2,820 2,991

+Số lượng tồn kho 0 120 141 150+ Số lượng tiêu thụ - 2,280 2,679 2,841+ Đơn giá - 20,000 20,400 20,808+ Doanh thu - 45,600,000 54,651,600 59,115,528TỔNG CỘNG 57,000,000 182,917,500 202,700,520 218,111,017

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

39

Page 41: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

IX.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánBáo cáo thu nhập của dự án:

ĐVT: 1,000 đNăm 2012 2013 2014 2015

Doanh thu 57,000,000 182,917,500 202,700,520 218,111,017

Tổng Chi phí 54,875,729 166,390,146 183,595,534 197,088,802

Chi phí thuê đất 629,400 629,400 629,400 629,400

Chi phí sx kinh doanh 49,764,950 158,867,867 175,928,565 189,272,802

Chi phí khấu hao 2,069,879 2,069,879 2,069,879 2,069,879

Lương nhân viên 2,411,500 4,823,000 4,967,690 5,116,721

Lợi nhuận trước thuế 2,124,271 16,527,354 19,104,986 21,022,215

Thuế TNDN (25%) 531,068 4,131,838 4,776,246 5,255,554

Lợi nhuận sau thuế 1,593,203 12,395,515 14,328,739 15,766,661

Trong năm đầu tiên vì dự án hoạt động với công suất thấp thêm vào đó chỉ mới hoạt động hai quý cuối năm nên chưa đạt hiệu quả sản xuất so với các năm sau, khi công suất của dự án tăng lên, dự án bắt đầu thu được nguồn doanh thu ổn định mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.

Bảng báo cáo ngân lưu:ĐVT: 1,000 đ

Năm NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 20150 1 2 3

NGÂN LƯU VÀODoanh thu 57,000,000 182,917,500 202,700,520 218,111,017Vay ngân hàng -Giá trị tài sản thanh lý còn lạiThay đổi hàng tồn kho (3,000,000) (2,842,500) (753,330) (504,900)Tổng ngân lưu vào 54,000,000 180,075,000 201,947,190 217,606,117NGÂN LƯU RAChi phí đầu tư ban đầu 14,362,599 7,363,720Chi phí thuê đất 9,441,000Chi phí hoạt động 49,764,950 158,867,867 175,928,565 189,272,802Chi phí nhân công 2,411,500 4,823,000 4,967,690 5,116,721Nợ vay - - - -Thay đổi khoản phải trả (4,976,495) (10,910,292) (1,706,070) (1,334,424)

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

40

Page 42: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

Thay đổi tiền mặt 9,952,990 21,820,583 3,412,140 2,668,847Tổng ngân lưu ra 80,956,544 181,964,879 182,602,325 195,723,946Ngân lưu ròng trước thuế (26,956,544) (1,889,879) 19,344,865 21,882,170Thuế TNDN 531,068 4,131,838 4,776,246 5,255,554Ngân lưu ròng sau thuế (27,487,611) (6,021,717) 14,568,619 16,626,616Hệ số chiết khấu 1.00 0.81 0.66 0.54Hiện giá ngân lưu ròng (27,487,611) (4,895,705) 9,629,598 8,934,876Hiện giá tích luỹ (27,487,611) (32,383,316) (22,753,719) (13,818,842)NPV 28,525,440IRR 39%Tpb 5 năm

TT Chỉ tiêu

1 Tổng mức đầu tư 21,726,319,000

2 Giá trị hiện tại thuần NPV 28,525,440,000

3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 39%

4 Thời gian hoàn vốn 5 năm

Đánh giá Hiệu quả

Phân tích hiệu quả của dự án hoạt động trong vòng 15 năm.Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân

hàng; giá trị tài sản thanh lí.Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu mua nhà xưởng, mua sắm

MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chi phí nhân công; thay đổi số dư tiền mặt, thay đổi khoản phải trả, chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc; tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 23%

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 28,525,440,000 đồng >0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 39%Thời gian hoàn vốn tính là 5 năm (bao gồm cả 1 năm đầu tư mua sắm MMTB)Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy

dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

41

Page 43: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

IX.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án “Nhà máy nấu thép không gỉ” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển

kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;

Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực cơ khí xây dựng, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 28,525,440,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 39% ; thời gian hoà vốn sau 5 năm kể cả năm mua sắm nhà xưởng và máy móc thiết bị. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

42

Page 44: Mau Du an Dau Tu Nha May Nau Theo Khong Ri

Dự án đầu tư: Nhà máy nấu thép không gỉ

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

X.1. Kết luậnBáo cáo thuyết minh dự án xây dựng “Nhà máy nấu thép không gỉ” là căn cứ để

các cấp chính quyền phê duyệt chủ trương và trên cơ sở đó nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển.

Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động.

Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau: Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư. Cải thiện đời sống cho người dân Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà

nước Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ

mang lại nhiều hiệu quả.

X.2. Kiến nghịThép không gỉ là vật liệu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực dân dụng và công

nghiệp. Do đó việc ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội. Hơn thế nữa dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người. Điều đó cho thấy dự án rất khả thi về nhiều mặt.

Đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư để dự án sớm được phê duyệt và đi vào hoạt động.

X.3. Cam kết của chủ đầu tư- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực, sự chính xác của nội dung hồ sơ;- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm 2012CHỦ ĐẦU TƯ

Đơn vị tư vấn: www.lapduan.com.vn – 08.39118552

43